text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Liên đoàn điền kinh quốc tế (Tiếng Anh: International Association of Athletics Federations-IAAF) là một tổ chức điều hành thể thao quốc tế chuyên về điền kinh. Được thành lập vào ngày 17 tháng 7 năm 1912 tại kỳ đại hội đầu tiên tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển với sự tham gia của các đại biểu đến từ 17 liên đoàn điền kinh quốc gia, tên gọi ban đầu của nó là Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế (International Amateur Athletics Federation). Từ tháng 10 năm 1993, trụ sở của liên đoàn đặt tại Monaco. Bắt đầu từ năm 1982, IAAF đã thông qua một số sửa đổi trong luật của nó, cho phép các vận động viên được nhận những hỗ trợ kinh tế cho việc tham gia vào các cuộc thi đấu quốc tế. Tuy nhiên IAAF vẫn giữ từ "nghiệp dư" trong tên của mình cho đến tận kỳ đại hội năm 2001 mới đổi thành tên như bây giờ. Chủ tịch hiện nay của IAAF là Lord Coe người Anh. Ông được bầu chức chủ tịch tại kỳ Đại hội 2015 ngay trước Giải vô địch điền kinh thế giới 2015 diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Chủ tịch. Từ khi thành lập đến nay, IAAF đã có 6 chủ tịch: Hiệp hội khu vực. IAAF có tổng cộng 214 liên đoàn thành viên chia thành 6 khu vực. Sự cố. Vấn đề Doping 2015. Vào năm 2015 IAAF đã có nhiều tranh cãi khi nó được tiết lộ là 1/3 huy chương (146, bao gồm 55 huy chương vàng) trong những giải đấu dai sức tại giải thế vận hội và vô địch thế giới giữa 2001 và 2012 đã thắng bởi những vận động viên mà những thử nghiệm về doping gây nhiều nghi ngờ, nhưng IAAF đã không bắt quả tang được người nào. Chuyên gia khoa học Parisotto nói: " Chưa bao giờ tôi thấy những mẫu máu mà mất bình thường như vậy đáng gây báo động. Nhiều vận động viên dường như đã cả gan dùng thuốc cấm, và IAAF, đáng chê thay, dường như chỉ ngồi ì ra nhìn và để nó tiếp diễn." Cơ quan chống doping thế giới (World Anti-Doping Agency) (WADA) đã nói là họ rất bối rối bởi những nghi ngờ mới này và sẽ điều tra. Sau đó cũng trong năm 2015 IAAF bị buộc tội là đã giấu nhẹm đi những nghiên cứu mà trong đó 1/3 các vận động viên tài giỏi nhất đã thú nhận là đã vi phạm luật chống doping. Vào tháng 11 năm 2015 WADA công bố bản tường trình, mà đã tìm ra những lỗi lầm hệ thống trong tổ chức IAAF đã ngăn ngừa những chương trình chống doping có hiệu quả và kết luận rằng Nga phải bị cấm tham dự các giải quốc tế. Bản tường trình WADA xảy ra sau việc cựu chủ tịch IAAF Lamine Diack đã bị bắt giữ ở Pháp và đang bị điều tra tội nhận hối lộ và rửa tiền. Ông bị tình nghi là đã nhận tiền hoãn việc phạt các vận động viên Nga mà những thử nghiệm đã chứng minh là họ có dùng những thuốc cấm Doping có hệ thống của liên đoàn điền kinh Nga. Bản tường trình này, dưới sự điều hành của giám đốc thành lập WADA, Richard Pound, đã xác nhận những cáo buộc của phóng sự điều tra của đài truyền hình Đức ARD vào tháng 12 năm 2014 về việc Doping có hệ thống của môn điền kinh Nga. Theo đó liên đoàn điền kinh Nga, các cơ sở chống Doping, chính quyền và Lamine Diack, 16 năm làm chủ tịch IAAF, đã cùng làm việc với nhau, để cho các vận động viên dùng thuốc cấm, ngăn chặn cũng như làm sai kết quả các vụ kiểm soát cũng như khi bị bắt quả tang thì trả một số tiền lớn để không bị cấm thi đấu. Một phần của bản báo cáo không được công bố, vì Interpol và ngành tư pháp nước Pháp đang điều tra. Liên đoàn điền kinh Nga (Araf) vì vụ Doping có hệ thống này bị cấm thi đấu quốc tế và có lẽ sẽ mất cả vai trò là là nước tổ chức giải vô địch thế giới thiếu niên trong tháng 7 ở Kasan. Tuy nhiên vẫn còn là một câu hỏi, không biết quyết định này của 22 trong số 24 thành viên của ủy ban Liên đoàn điền kinh quốc tế IAAF, cũng cấm các vận động viên điền kinh Nga tham dự thế vận hội năm tới ở Rio de Janeiro. Ngày 17 tháng 6 năm 2016 IAAF gia hạn cấm liên đoàn Nga thi đấu đến một thời điểm không hạn định. Các cá nhân vận động viên có thể thi đấu với tư cách trung lập nếu chứng minh được mình trong sạch. Khi đó, các VĐV người Nga sẽ thi đấu dưới lá cờ chung của Olympic và không đại diện cho quốc gia Nga, giống trường hợp của các VĐV tị nạn. Theo Hiệp hội chống doping thế giới WADA, việc dung dưỡng vận động viên dùng doping dường như chưa thay đổi. Từ tháng 2 cho tới tháng 5 năm nay tổng cộng 736 dự định thử nghiệm vì nhiều lý do khác nhau đã không được thực hiện. Có nhiều thiếu sót rành rành của nhiều vận động viên không ghi nơi đang cư trú và những cáo buộc chi tiết về Bộ Thể thao sắp đặt cho vận động viên dùng doping có hệ thống và che đậy việc này. Ban chấp hành Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp qua điện thoại hôm thứ Bảy 18/6 để thảo luận về vấn đề này trước cuộc họp chính thức IOC tại Lausanne hôm thứ Ba 21/6. Phía Nga cho rằng có lý do chính trị đằng sau lệnh cấm thi đấu đối với các VĐV điền kinh của họ. Nhưng lãnh đạo IAAF phủ nhận quan điểm đó. Trong hai ngày qua, 24 thành viên được quyền bỏ phiếu của Hội đồng IAAF đã xem xét kỹ các bằng chứng, và tất cả họ thống nhất quyết định rằng các VĐV điền kinh Nga không được quyền tranh tài ở Olympic mùa hè 2016. Ngày 24-7, Ủy ban Olympic Quốc tế ra bản thông cáo báo chí cho biết họ không cấm thể thao Nga tham dự Thế vận hội Mùa hè 2016, thay vào đó họ trao quyền quyết định cho các liên đoàn thể thao thành viên.
1
null
Leopold Hermann von Boyen (6 tháng 6 năm 1811 tại Königsberg – 18 tháng 12 năm 1886 tại Jena) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, sau này là Thống đốc của pháo đài Mainz và thành phố Berlin. Ông đã tham gia chỉ huy quân đội trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đen cao quý của Phổ. Cuộc đời. Thân thế. Leopold Hermann là con trai duy nhất của Thống chế Hermann von Boyen (1771 – 1848), người đã hai lần giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh Phổ, và người vợ của ông là Ehefrau Amalie Berent (1780 – 1845). Sự nghiệp quân sự. Boyen đã sớm định hướng đến một sự nghiệp quân sự và được phong cấp Thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào năm 1829. Vào năm 1834, ông được bổ làm sĩ quan phụ tá của Bộ Chỉ huy Quân đoàn V và vào năm 1842 ông được tiến cử vào Bộ Tổng tham mưu. Từ năm 1848, ông là người hầu cận của Hoàng tử Wilhelm (sau này là Đức hoàng Wilhelm I. Sau chiến dịch tại Baden năm 1849, ông trở thành một phụ tá của Wilhelm. Giờ đây, ông lên quân hàm Thiếu tướng và Tướng dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của nhà vua. Vào năm 1865, ông lên cấp Trung tướng, và trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 ông đã phục vụ tại Đại bản doanh của nhà vua nước Phổ. Tiếp theo đó, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã tham gia trong các trận đánh lớn ở Gravelotte và Sedan, cùng với các trận đánh ở La Malmaison và núi Valérien trong cuộc vây hãm Paris của quân đội Đức. Do những thành tích đặc biệt của ông trong cuộc chiến tranh, về sau ông đã được phong làm Tướng phụ tá. Trong cuộc chiến, Boyen được biết đến vì ông đã thừa lệnh Quốc vương Wilhelm I thay mặt Bismarck hộ tống Hoàng đế Pháp Napoléon III đến lâu đài Wilhelmshöhe, nơi Napoléon bị giam lỏng sau khi ông ta cùng với toàn bộ đội quân của mình đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1870 trong trận Sedan. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1871, ông được bổ nhiệm Thống đốc pháo đài Mainz và giữ cương vị này cho đến tháng 11 năm 1875. Khi vị Thống đốc mãn nhiệm, Hội đồng thành phố Mainz để phong tặng ông danh hiệu Công dân danh dự của thành phố. Về sau, ông được ủy nhiệm làm Thống đốc thành phố Berlin và tại nhiệm cho đến năm 1879. Vào năm 1877, ông được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đen cao quý nhất của Phổ. Gia đình. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1850, Boyen kết hôn với Công nương Franziska Biron von Curland, con gái của tướng Gustav Kalixt von Biron. Cuộc hôn nhân đã sản sinh ra một người con, Luise (26 tháng 5 năm 1852 – 3 tháng 7 năm 1911). Vua Wilhelm I của Phổ là người đỡ đầu của đứa trẻ. Sau khi từ trần, cặp đôi Franziska và Hermann von Boyen đã được mai táng tại nghĩa trang Invalidenfriedhof ở Berlin. Sau khi con gái của ông là Luise von Tümpling qua đời, dòng dõi của Boyen đã tuyệt tự.
1
null
Thông tin. Vòng thứ hai xác nhận các đội bóng xếp hạng 7-25 tham gia cùng với 5 đội thắng từ vòng 2. Các đội đã được phân ra thành sáu nhóm bốn đội, diễn ra sơ bộ tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. Các trận đấu diễn ra từ 2 tháng 9 đến 15 tháng 11 năm 2011. Hai đội đứng đầu mỗi bảng đặc cách tiến vào vòng 3 Phân nhóm. Kết quả phân loại hạt giống như sau: † Đội thắng vòng 1 Kết quả. Bảng C. Bahamas rút lui khỏi giải vào ngày 19 tháng 8 năm 2011 và không được thay thế.
1
null
Thông tin. Vòng 3 xác định 3 đội xếp hạng 1-6 thi đấu cùng 6 đội thắng ở vòng 3. Các đội đã được phân thành thành ba nhóm bốn đội, diễn ra sơ bộ tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. Các trận đấu diễn ra từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 16 tháng 10 năm 2012. Hai đội đứng đầu mỗi bảng đặc cách tiến vào vòng 4. Phân nhóm. Kết quả phân nhóm như sau: Note: Danh tính của các đội trong nhóm 3 (đội thắng vòng 2) không được biết đến tại thời điểm công bố.
1
null
Đỗ Như Cát Phượng (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1970), nổi tiếng với nghệ danh Cát Phượng, là một nữ nghệ sĩ hài kịch nổi tiếng người Việt Nam. Trong lĩnh vực sân khấu, cô được biết đến với các vai diễn cả trong chính kịch lẫn hài kịch. Ngoài ra, cô còn đảm nhiệm nhiều vai diễn điện ảnh, truyền hình, và trực tiếp viết kịch bản, tham gia sản xuất và làm đạo diễn của nhiều liveshow và chương trình sân khấu khác nhau. Cô còn được biết đến là một trong những nghệ sĩ Việt tích cực nhất trong các hoạt động từ thiện. Tiểu sử. Cát Phượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công giáo ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). (Gốc quê Bạc Liêu) Năm 1980, Cát Phượng theo cha lên Thành phố Hồ Chí Minh buôn bán, một thời gian sau đó cô đậu cao vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh) và bén nghiệp với nghề diễn. Để bươn trải cuộc sống, Cát Phượng tham gia diễn bên ngoài quá nhiều dẫn đến việc cô bị đuổi học sau vài tháng nhập học. Sự nghiệp của Cát Phượng khởi phát từ thập niên 90 qua sự phát hiện của "ông bầu" Phước Sang. Trong một số phỏng vấn và đặc biệt qua chương trình Sau ánh hào quang tập 7 (2017), Cát Phượng thừa nhận mang ơn nghệ sĩ Phước Sang. Trong thời gian đầu, Cát Phượng tham gia diễn kịch như hợp tác với sân khấu Phú Nhuận, góp mặt trong nhiều phim truyền hình - đặc biệt nổi tiếng với vai vợ Tư Mắm trong phim truyền hình "Đất phương Nam" (1997), phim ca nhạc, MV ca nhạc và video karaoke. Tới đầu những năm 2000, tên tuổi Cát Phượng được ghi nhận với ba năm liền đoạt giải nữ diễn viên sân khấu được yêu thích nhất - giải Mai vàng. Năm 2009, cô tổ chức liveshow "Dấu ấn cuộc đời" để đánh dấu 20 năm sự nghiệp của mình. Năm 2015, Cát Phượng thành lập Công ty Cat Production. Công ty của cô từng đứng ra tổ chức nhiều liveshow như "Đời Bạc Lắm, Kệ, Cười Trước Đã" (Liveshow Hoài Linh 2016)", Em 18" "chưa" (Liveshow Kiều Minh Tuấn 2017), "Phù thổ và 8 nàng tiên" (Liveshow Hoài Linh 2019). Trước đó, Cát Phượng từng có kinh nghiệm tổ chức liveshow cho mục đích từ thiện như "Danh hài đụng độ danh ca" (2014), "Những cặp lệch pha" (2015). Trong giai đoạn từ giữa thập niên 2010 đến đầu thập niên 2020, Cát Phượng ít xuất hiện với tư cách diễn viên trên sấn khấu cũng như trong điện ảnh, truyền hình để tập trung làm đạo diễn, nhà sản xuất, và quản lý nghệ thuật. Tuy nhiên, đầu năm 2023, cô tuyên bố quyết định trờ lại với diễn xuất. Trong dịp Tết 2023, Cát Phượng bắt đầu hợp tác với sân khấu kịch Trương Hùng Minh (của Minh Nhí) và tham gia diễn xuất trong vở "Đụng vô là phỏng tay." Cô nổi tiếng với tư cách một diễn viên hài kỳ cựu của làng hài miền Nam, từng tham gia cộng tác với nhiều diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Chí Tài, Nhật Cường, Cẩm Ly, Phương Thanh, Lý Hải, Hồng Vân, Hữu Châu, Trường Giang, Trấn Thành, Lâm Vỹ Dạ, v.v. Cô từng 4 lần nhận giải Mai Vàng giải thưởng nữ diễn viên sân khấu được yêu thích nhất và giải Cánh Diều cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai mẹ Tuệ trong phim "Hạnh phúc của mẹ". Ngày 24/6/2023 , cô tái suất sân khấu sau 6 năm với Liveshow Đêm Của Cười 3 bao gồm : Thanh Điền , Hoài Linh , Minh Nhí , Mạc Văn Khoa , Quốc Đại , Cẩm Ly , Tiết Cương và các nghệ sĩ trẻ tài năng Sau thành công của Đêm Của Cười 3 thì 17/12/2023 , cô tổ chức liveshow Đêm Của Cười 4 gồm : Muộii ( top 5 Thần tượng âm nhạc Việt Nam (mùa 8) ) , Quốc Đại , Võ Tấn Phát , Dũng Nhi , Lê Giang , Mạc Văn Khoa , Cẩm Ly , Minh Nhí , Hoài Linh , Lương Bích Hữu và các nghệ sĩ trẻ tài năng Sản phẩm Ca Nhạc. Ngoài ra, Cát Phượng từng tham gia đóng nhiều MV ca nhạc hồi đầu thập kỷ 2000 như MV "Tình thôi xót xa" của ca sĩ Lam Trường, MV "Không bao giờ bó tay” của Tống Gia Vỹ, MV “Đừng có ghen” của Lâm Chấn Huy, MV “Mẹ ơi” - OST phim "Hạnh phúc của mẹ". Đời tư. Năm 2004, Cát Phượng kết hôn với diễn viên Thái Hòa. Hai người có một con trai. Năm 2006, hai người ly hôn, Cát Phượng một mình nuôi con. Từ năm 2009 đến 2021, Cát Phượng duy trì mối quan hệ tình cảm với nam diễn viên Kiều Minh Tuấn. Tuy nhiên, hai người chỉ chính thức công bố quan hệ của họ với giới truyền thông vào năm 2017. Năm 2022, Cát Phượng xác nhận mình và Kiều Minh Tuấn đã chia tay vào năm 2021 sau 12 năm chung sống. Tranh cãi. Tháng 12 năm 2020, Cát Phượng đăng tải một dòng trang thái trên Facebook phản bác ý kiến của nghệ sĩ Việt Anh trước đó. Do dòng trạng thái này có phần thẳng thắn quá mức nên một số người cho rằng cô "bất kính với đồng nghiệp". Sau vụ việc, Cát Phượng đã lên tiếng xin lỗi, cho rằng những từ ngữ đó cô chỉ dùng cho "người và trang Facebook không phải của nghệ sĩ Việt Anh".
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>67842777</parentid> <timestamp>2024-01-02T02:49:54Z</timestamp> <contributor> <username>InternetArchiveBot</username> </contributor> <comment>Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.9.5</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Rạn san hô Tubbataha hay Công viên tự nhiên Tubbataha () là một khu bảo tồn tự nhiên nằm giữa biển Sulu, thuộc tỉnh Palawan, Philippines. Khu bảo tồn biển này bao gồm hai đảo san hô khổng lồ, được đặt là Đảo san hô Bắc và Đảo san hô Nam cùng một rạn san hô nhỏ hơn có tên là Jessie Beazley với tổng diện tích . Nó nằm cách 150 km (93 mi) về phía đông nam của thành phố Puerto Princesa, thủ phủ của tỉnh Palawan. Các hòn đảo và rạn san hô đều không có người ở và là một phần của đô thị đảo Cagayancillo, nằm cách khoảng 130 km (81 dặm) về phía đông bắc của rạn san hô. Vào tháng 12 năm 1993, UNESCO đã công nhận Vườn quốc gia Rạn san hô Tubbataha là Di sản thế giới như một ví dụ độc đáo của một rạn san hô đảo với mật độ rất cao của các loài sinh vật biển; Đảo Bắc phục vụ như một nơi làm tổ cho nhiều loài chim và rùa biển. Địa điểm này là một ví dụ tuyệt vời về một rạn san hô nguyên sơ với bức tường san hô ngoạn mục cao tới 100 mét, đầm phá rộng lớn và hai hòn đảo san hô. Năm 1999, Tubbataha cũng đã được liệt kê như là một trong những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar. Năm 2008, rạn san hô được đề cử tại Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới. Vườn quốc gia và phần còn lại của quần đảo Philippines là một phần của Tam giác San Hô, được công nhận là trung tâm đa dạng sinh học biển chứa 75% các loài san hô được mô tả và 40% cá sống trong rạn san hô trên thế giới. Khu vực này đang bị đe dọa nghiêm trọng do các hoạt động đánh bắt quá mức. Nghiên cứu của các nhà khoa học khi đến thăm các rạn san hô từ những năm 1980 cho thấy Công viên tự nhiên Rạn san hô Tubbataha chứa không dưới 600 loài cá, 360 loài san hô, 11 loài cá mập, 13 loài cá heo và cá voi cùng 100 loài chim biển. Các rạn san hô là nơi làm tổ vô cùng quan trọng cho hai loài Đồi mồi và Đồi mồi dứa. Địa lý. Công viên tự nhiên này nằm giữa biển Sulu, thuộc tỉnh Palawan, cách thành phố Puerto Princesa 150 km về phía đông nam, có tổng diện tích . Rạn san hô Jessie Beazley nhỏ hơn nằm cách hai đảo san hô khoảng 20 km về phía bắc. Về địa chất, rạn san hô Tubbataha nằm trên sườn núi Cagayan, bao gồm các núi lửa tuyệt chủng dưới biển. Đây là một cấu trúc đảo san hô thực sự, người ta tin rằng các đảo san hô Tubbataha đã được hình thành từ hàng ngàn năm trước dưới dạng các rạn san hô và đảo núi lửa. Điều này dựa trên lý thuyết của Charles Darwin rằng, đảo san hô được hình thành khi một ngọn núi lửa phun trào và sau đó một hòn đảo được sinh ra. Khi các núi lửa bị tuyệt chủng và các hòn đảo dần chìm xuống sau một thời gian dài, chỉ còn lại san hô phát triển hướng về phía ánh sáng mặt trời. Các san hô rất lớn nhìn thấy ngày nay nằm xung quanh đầm phá ban đầu. Tổn hại. Tháng 1 năm 2013, tàu quét mìn USS "Guardian" của Hải quân Hoa Kỳ mắc cạn tại đây làm hỏng một phần rạn san hô. Ngày 8 tháng 4 năm 2013, một tàu cá Trung Quốc mắc cạn và làm hư hại khoảng 3.902 m² rạn san hô Tubbataha.
1
null
Heinrich Karl Ludwig Adolf von Glümer (5 tháng 6 năm 1814 tại Lengefeld – 3 tháng 1 năm 1896 tại Freiburg im Breisgau) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã tham gia chỉ huy các lực lượng Phổ - Đức trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Cuộc đời. Glümer đã nhập ngũ trong Trung đoàn Bộ binh số 26 vào năm 1831 và học tại Học viện Quân sự Phổ. Từ năm 1842 cho đến năm 1843, ông tham gia trong Lữ đoàn Pháo binh Cận vệ, và sau đó là cục trưởng cục đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu. Tiếp theo đó, từ năm 1847 cho đến năm 1851, ông là sĩ quan phụ tá trong Lữ đoàn Dân binh số 7, vào năm 1849 ông tham gia trấn áp bạo động tại Baden. Vào năm 1851, ông lên quân hàm Đại úy và trở thành một đại đội trưởng. Vào năm 1856, ông được phong cấp Thiếu tá trong bộ tham mưu của Sư đoàn số 11 và đến năm 1858 ông vào bộ tham mưu của Quân đoàn VI. Vào năm 1859, ông trở lại phục vụ quân ngũ với cương vị là Tư lệnh của tiểu đoàn bắn súng trường trong Trung đoàn Bộ binh số 23 tại Neisse, sau đó là giám đốc Trường Sư đoàn địa phương và sau đó lên cấp Thượng tá. Vào tháng 10 năm 1861, ông được bổ nhiệm làm Đại tá của Trung đoàn Phóng lựu "Graf Kleist von Nollendorf" (Tây Phổ số 1) số 6. Trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, Glümer lên cấp Thiếu tướng và chỉ huy một lữ đoàn thuộc sư đoàn dưới quyền tướng von Bayer trong "Binh đoàn Main", và tham gia trong các trận đánh tại Hammelburg, Helmstadt, Roßbrunn và Würzburg. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, Glümer giữ cương vị Tư lệnh Lữ đoàn Bộ binh số 32 tại Trier vào ngày 18 tháng 7 năm 1870 ông được bổ nhiệm làm Tướng Tư lệnh của Sư đoàn số 13. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã tham gia trong trận Spicheren vào ngày 6 tháng 8, chiếm đóng Forbach vào ngày 7 tháng 8. Ngoài ra, các lực lượng của ông cũng tham gia chiến đấu tại Colombey-Nouilly vào ngày 14 tháng 8 và tại Gravelotte vào ngày 17 tháng 8. Tiếp theo đó, ông tham gia trong cuộc vây hãm Metz, cho đến khi được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn Đại Công quốc Baden. Tuy nhiên, do lâm bệnh nặng, phải đến ngày 9 tháng 12 năm 1870, ông mới nhận chức tư lệnh tại Dijon. Đến ngày 18 tháng 12, quân của ông đã tấn công các lực lượng nhỏ hơn một chút của tướng Camille Crémer trong trận Nuits Saint Georges. "Để đánh đuổi một kẻ thù được vũ trang tốt và bền bỉ ra khỏi một vị trí có bản chất thuận lợi", quân đội của ông chịu thương vong cao, trong đó có Glümer và Vương công Wilhelm xứ Baden (đều bị thương nhẹ). Trận giao chiến quyết liệt đã kết thúc với thất bại ê chề của quân Pháp, trong đó phía Pháp chịu rất nhiều thiệt hại về sĩ quan, binh lính và quân trang. Trong trận sông Lisaine vào tháng 1 năm 1871, Glümer trấn giữ Montbéliard và giữ được vị trí bất lợi của mình trước mọi đợt tấn công của quân Pháp. Sau khi hòa bình được lập lại, ông ở lại Baden, được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn số 29 tại Freiburg im Breisgau. Đến năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc của pháo đài Metz, nhưng sau đó xuất ngũ với quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Vinh danh. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1871, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vì những cống hiến của ông đối với các lực lượng Đức. Tại Karlsruhe, Pforzheim và Freiburg đều có những con đường mang tên ông.
1
null
Thỏ Phục Sinh là con thỏ đem lại trứng phục sinh. Bắt đầu từ những tín hữu của giáo hội Luther ở Đức, thỏ Phục Sinh ban đầu đóng vai trò một người phân xử, đánh giá xem liệu những đứa trẻ đã cư xử ngoan ngoãn hay là không vâng lời vào lúc bắt đầu mùa Phục Sinh. Thỉnh thoảng, thỏ Phục Sinh được mô tả là có mặc quần áo. Theo truyền thuyết, nhân vật này mang những quả trứng có màu trong giỏ của mình, kẹo và đôi khi cả đồ chơi đến nhà của trẻ nhỏ. Cũng tương tự như ông già Noel, cả hai đều mang quà đến cho trẻ em vào buổi tối trước ngày lễ tương ứng của họ (thỏ Phục Sinh vào Lễ Phục Sinh còn ông già Noel vào Lễ Giáng Sinh). Phong tục này của những người Luther ở Đức lần đầu được nhắc đến trong tác phẩm của Georg Franck von Franckenau "De ovis paschalibus" (Nói về Trứng Phục Sinh) năm 1682. Tại Úc có khuynh hướng dùng chuột phục sinh để thay thế biều tượng thỏ phục sinh.
1
null
Trần Hiểu (tiếng Trung: 陈晓, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1987) là một nam diễn viên, ca sĩ của Trung Quốc. Anh nổi tiếng nhờ vai diễn Dương Quá trong tác phẩm Thần điêu đại hiệp (2014) đóng cùng nữ diễn viên Trần Nghiên Hy (hiện tại cũng chính là vợ của anh). Bên cạnh đó, Trần Hiểu còn có nhiều tác phẩm xuất sắc như Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn (hợp tác với Tôn Lệ), Mộng Hoa Lục (hợp tác với Lưu Diệc Phi) và gần đây nhất là bộ phim Con đường nhân sinh (đóng cùng nữ diễn viên Lý Thấm). Tiểu sử. Trần Hiểu sinh ra trong một gia đình công chức ở An Huy, vì sinh ra vào sáng sớm nên anh có tên là "Hiểu". Trần Hiểu khi còn nhỏ rất nghịch ngợm, để giúp anh bình tĩnh hơn, mẹ anh đã đăng ký cho anh một lớp học thư pháp. Năm 10 tuổi, anh vô tình được một đạo diễn phim truyền hình chọn đóng vai chính trong bộ phim truyền hình đầu tiên "Bài ca của lớp chúng ta". Anh cũng học hội họa và giỏi nhất là ký họa. Trần Hiểu bắt đầu học bóng rổ từ năm lớp 4. Anh từng là vận động viên bóng rổ của trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học, nhảy cao và nhảy xa giỏi và giành được danh hiệu vận động viên cấp hai quốc gia. Năm 2005, Trần Hiểu trúng tuyển vào Học viện Hý kịch Trung ương, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và Học viện Nghệ thuật Nam Kinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, và cuối cùng đã chọn Học viện Hý kịch Trung ương. Từ năm thứ ba, anh làm giáo viên dạy thay cho lớp biểu diễn của trường nghệ thuật ở quê nhà Hợp Phì, giúp các thí sinh nghệ thuật tập dượt các tiết mục. Sự nghiệp. Năm 1997, Trần Hiểu đóng vai nam chính Tôn Đông trong phim "Bài Ca Của Lớp Chúng Ta" của đạo diễn Trương Kim Đệ, đã nhận được giải: "Một trong năm công trình tỉnh An Huy" với giải thưởng: "Khôi Hỉ Thước". Trần Hiểu Nhận giải Huy Chương Vàng: "Liên hoan Hí Kịch Sinh Viên Đại Học Toàn Quốc" cho vai diễn: Prometheus (nhân vật thần thoại Hy Lạp) trong tác phẩm cùng tên. Trần Hiểu tham dự cuộc thi tiểu phẩm hí kịch sinh viên học viện hí kịch trung ương với tiểu phẩm "Red Rose White Rose" trong vai Đồng Chấn Bảo đạt được giải "tiểu phẩm hí kịch xuất sắc" và giải "cá nhân biểu diễn hay nhất". Đời tư. Ngày 26 tháng 8 năm 2015, anh và bạn diễn Trần Nghiên Hy bị bắt gặp hẹn hò. Cặp đôi xác nhận tin tức vào cùng ngày và đến ngày 27 tháng 8 thì công khai tình cảm trên trang cá nhân, tiếp nối cặp đôi Cô Long - Quá Nhi trước đó là Phạm Văn Phương và Lý Minh Thuận. Hai người đăng ký kết hôn vào ngày 5 tháng 7 năm 2016 cùng với thông báo Trần Nghiên Hy đang mang thai. Ngày 19 tháng 7 năm 2016, cặp đôi tổ chức đám cưới tại khu du lịch thuộc hồ Nhạn Tê (雁栖湖), Bắc Kinh với tổng cộng 300 khách mời, tiếp theo là buổi tiệc tối trong lễ quy ninh về thăm cha mẹ vợ tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan vào ngày 21 tháng 7. Ngày 20 tháng 12 năm 2016, Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy đón con trai đầu lòng tại Đài Loan. Tên thân mật của cậu bé là Tiểu Tinh Tinh (ngôi sao nhỏ), nặng gần 4 kg, dài 53 cm. Nhân dịp đầy tháng của Tiểu Tinh Tinh, cặp đôi gửi quà cảm ơn đến bạn bè và người thân, đồng thời tiết lộ tên khai sinh của cậu bé là Trần Mục Thần.
1
null
Thương mại Đại Việt thời Trần phản chính sách phát triển thương mại và hoạt động thương mại thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Tuyến giao thông. Hệ thống đường sông, đường biển và trên bộ, ngoài phục vụ mục đích quân sự còn nhằm phát triển thương mại. Các tuyến đường bộ không phải được xây cất tự phát của nhân dân địa phương mà do chính quyền địa phương và triều đình tổ chức thực hiện. Đây được xem là bước tiến so với thời Lý. Ngoài đường dài xuyên suốt trong nước (thiên lý) còn có đường phủ lộ, đường hàng huyện và đường hàng hương. Thuyền chuyên chở hàng hóa trên đường biển, đường sông và các kênh. Thuyền nhẹ và dài,ván mỏng, đuôi có cánh như uyên ương, hai bên mạn cao hẳn lên, mỗi chiếc có 30 người chèo, thuyền lớn thì có hàng trăm người. Mạng lưới phân phối. Nội thương. Chợ là kênh phân phối chủ yếu của mạng lưới thương mại tại đồng bằng sông Hồng. Số lượng chợ khá nhiều, mỗi huyện có vài chợ, chợ này họp lệch phiên với chợ kia. Theo mô tả của sứ nhà Nguyên là Trần Phu đến Đại Việt khi đến kinh thành Thăng Long: Ngoài chợ, hàng hóa còn được phân phối qua các phố. Các trung tâm phủ lỵ bên sông lớn, đầu mối giao thông thủy bộ đều có phố. Phố Luy Lâu bên bờ sông Dâu là nơi buôn bán cố định. Bờ sông Nghĩa Trụ còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời Trần. Chợ và phố là hai kênh phân phối của thị trường địa phương các hương, phủ nhằm giải quyết nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Ngoại thương. Đối với ngoại thương, ngoài con đường biên giới trên bộ để thông thương với Trung Quốc, hải cảng là con đường thông thương chủ yếu với các quốc gia khác. Cảng Vân Đồn là đầu mối tiếp nhận hàng hóa quốc tế quan trọng nhất từ thời Lý. Bên cạnh đó còn có các cảng Hội Thống, Cần Hải, Hội Triều. Những nơi này thu hút khá nhiều thương nhân nước ngoài và hàng hóa; đồng thời cũng là nơi xuất khẩu hàng hóa của Đại Việt. Đối tác tới buôn bán tại các thương cảng là Trung Quốc, Diệp Điều (Java), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ). Các thuyền buôn nước ngoài không được phép vào sâu trong nội địa, chỉ được phép cập bến ngoài một số cảng sau khi nộp đủ một số phương vật quý cho triều đình. Vân Đồn là cảng lớn nhất, nhưng từ sau cuộc chiến chống Mông-Nguyên, biệc buôn bán bị hạn chế. Nhà Trần chuyển nơi đây thành nơi phòng thủ vì nhu cầu quốc phòng, tuy nhiên vẫn cho phép một số thuyền buôn nước ngoài vẫn thường xuyên ra vào. Ngoài tiền do triều đình đúc, nhà Trần cho phép lưu hành tiền của nhà Tống. Đô thị buôn bán lớn nhất là kinh thành Thăng Long, có 2 cửa mở thông ra 2 cảng sông: Giang Khẩu và Đông Bộ Đầu. Người buôn bán ở kinh thành chủ yếu cũng là người sản xuất trong các phường. Họ là thợ thủ công kiêm thương nhân, một số là thương nhân chuyên nghiệp, trong đó có thương nhân nước ngoài - chủ yếu là người Trung Quốc và một số người Hồi Ngột(người Uighur). Chiến tranh với nhà Nguyên khiến việc buôn bán ở kinh thành Thăng Long bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Kinh thành bị chiếm đóng 3 lần và bị phá hủy cả ba lần, phải mất nhiều thời gian và công sức xây dựng lại. Hàng hóa. Hàng hóa trên thị trường chủ yếu là những hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân như vải, lụa, giấy, gạo, vũ khí. Hàng xuất khẩu phổ biến nhất là sành sứ.
1
null
Tái Phong (chữ Hán: 載灃; bính âm: Zài Fēng; ; 12 tháng 2, năm 1883 - 3 tháng 2, năm 1951), Ái Tân Giác La, biểu tự Bá Hàm (伯涵), hiệu Tĩnh Vân (靜雲), vãn niên tự hiệu Thư Phích (書癖), lại cải tên họ Tải Tĩnh Vân (載靜雲), thường được gọi là Hòa Thạc Thuần Thân vương (和碩醇親王), được biết đến trong lịch sử Trung Quốc với tư cách là Nhiếp chính vương cuối cùng của nhà Thanh. Với cương vị Nhiếp Chính vương, ông cũng là người cai trị thực tế trong thời kì của con trai ông là Tuyên Thống Đế Phổ Nghi, trong thời gian từ năm 1908 đến khi bị Long Dụ Thái hậu bãi nhiệm vào năm 1912. Trong lịch sử Đại Thanh, ông cùng Đa Nhĩ Cổn là hai vị Thân vương hiếm hoi có được tước vị ["Nhiếp Chính vương"], toàn quyền nhiếp chính cho một Hoàng đế. Thân thế. Nhiếp Chính vương Tái Phong sinh ngày 5 tháng 1 (âm lịch) năm Quang Tự thứ 9 (1883), là con trai thứ 5 của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn và là thứ hai nếu chỉ tính những người sống đến tuổi trưởng thành. Thân mẫu của ông là Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị, tên Thúy Nghiên, con gái Ngũ phẩm Điển vệ Lưu Đức Khánh (刘德庆), phục vụ trong phủ Thuần Thân vương trước khi trở thành thiếp của cha ông. Bà vốn là người Hán với họ là Lưu thị, sau khi trở thành thiếp của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn thì cải thành họ Mãn Châu là [Lưu Giai thị; 劉佳氏]. Năm Đồng Trị thứ 13 (1875), Đồng Trị Đế băng hà khi mới 18 tuổi. Anh của ông là Tái Điềm được Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu chọn làm người thừa kế ngai vàng, tức là Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế. Thuần Thân vương Dịch Hoàn trở thành cha của Đương kim Hoàng đế, cho nên ông có địa vị và ảnh hưởng lớn trong triều đình nhà Thanh, dù Từ Hi Thái hậu luôn lấy lý do ông là sinh phụ của Hoàng đế mà hạn chế quyền hành. Sau sự kiện ["Giáp Thân dịch xu"], Thuần Thân vương Dịch Hoàn được Từ Hi Thái hậu tin tưởng giao cho chức vị Quân cơ đại thần trong Quân cơ xứ với lý do là sinh phụ của Hoàng đế, cũng bởi một phần vì bởi Phúc tấn của ông, mẹ ruột của Quang Tự Đế là Uyển Trinh vốn là em gái của Từ Hi Thái hậu. Sự nghiệp. Tập tước Thuần vương (1891-1908). Tháng giêng năm Quang Tự thứ 16 (1891), Dịch Hoàn qua đời, Tái Phong lúc này mới tám tuổi ngay lập tức được tập tước [Thuần Thân vương; 醇親王]. Trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, khi quân đội của Liên quân tám nước chiếm đóng Bắc Kinh, Phúc tấn sắp cưới của ông đã tự vẫn để không rơi vào tay kẻ thù. Năm Quang Tự thứ 27 (1901), tháng giêng, thụ chức Duyệt binh Đại thần, chuyển đến Tây An. Tháng 5, thụ chức Đầu đẳng Chuyên sứ, thay mặt triều đình nhà Thanh tới Đức cáo lỗi về việc Công sứ Đức tại Bắc Kinh, Nam tước Clemens von Ketteler bị sát hại năm 1900. Tháng 6, ông rời khỏi nước Đức bằng đường biển và có cuộc hội kiến Hoàng đế Wilhelm II tại Berlin vào tháng 8 cùng năm. Ông cũng đi du lịch châu Âu trước khi trở về Trung Quốc và trở thành Hoàng thân đầu tiên của nhà Thanh được xuất dương. Từ Hi Thái hậu hài lòng với sứ mệnh của Tái Phong ở nước Đức, vì tương truyền ông là đã không quỳ xuống hành lễ với Wilhelm II mặc cho người Đức ép buộc. Tuy nhiên ngược lại ở Trung Quốc, việc quỳ gối trước mặt Hoàng đế là điều bắt buộc với các công sứ nước ngoài, vì mọi phái đoàn ngoại giao đều được coi là phái đoàn triều cống. Ông trở thành người được bảo hộ của các cường quốc ngoại quốc, uy tín của ông tăng lên nhanh chóng trong triều đình: năm Quang Tự thứ 33 (1907), thụ chức Quân cơ Đại thần, thượng học tập Hành tẩu; năm Quang Tự thứ 34 (1908), nhậm chức Quân cơ Đại thần. Nhận thấy địa vị của ông trong triều đình ngày một vững chắc, Từ Hi Thái hậu luôn cảnh giác và muốn ràng buộc ông. Năm Quang Tự thứ 28 (1902), bà đã lệnh cho Tái Phong kết hôn với Ấu Lan, con gái của Vinh Lộc, một đại thần thủ cựu trung thành với Từ Hi. Vinh Lộc đóng vai trò quyết định trong việc đàn áp Mậu Tuất Chính biến và giam cầm Hoàng đế Quang Tự. Tái Phong rất ghét ông ta, tuy nhiên để bảo toàn danh dự ông buộc phải chấp nhận cuộc hôn nhân này, để Từ Hi không còn xem ông như một mối đe dọa. Vì vậy, sau này, Phổ Nghi, con trai đầu của Tái Phong được xem xét để lập làm tự quân. Ấu Lan còn sinh Phổ Kiệt và ba con gái là Uẩn Anh, Uẩn Hòa và Uẩn Dĩnh. Nhiếp Chính vương (1908-1911). Năm Quang Tự thứ 34 (1908), tháng 10, Quang Tự Đế băng hà. Từ Hi Thái hoàng Thái hậu hậu ban chỉ dụ lập con trưởng của Thuần Thân vương Tái Phong là Phổ Nghi lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Tuyên Thống, mệnh Thuần Thân vương Tái Phong làm [Nhiếp Chính vương; 摄政王], mệnh "Giám quốc", có toàn quyền quản lý triều chính, cùng Long Dụ Thái hậu quản lý trong ngoài triều đình. Ngày hôm sau, Thái hoàng Thái hậu băng. Sau khi có được quyền lực, việc đầu tiên mà Tái Phong làm đó là trừng phạt thống soái quân Bắc Dương Viên Thế Khải, bởi vì Viên đã phản bội Quang Tự Đế và hỗ trợ Vinh Lộc trong cuộc Chính biến Mậu Tuất. Có tin đồn rằng Quang Tự Đế mất vì bị Khánh Thân vương Dịch Khuông và Viên đầu độc, nên nhiều người muốn giết Viên, tuy nhiên nếu Viên chết thì quân Bắc Dương sẽ nổi loạn nên Long Dụ Thái hậu bãi miễn quan tước của Viên, cho về Hà Nam dưỡng bệnh. Trong khoảng thời gian nhiếp chính, Tái Phong dự định thực hiện những cải cách kinh tế - chính trị được khởi xướng sau phong trào Nghĩa Hòa Đoàn kết thúc năm 1901, tuy nhiên ông bị giằng xế bởi phe bảo thủ của quan lại người Mãn và phe cải cách của các quan lại người Hán. Triều đình dự kiến lập hiến vào năm 1916 và bắt đầu từ ngày 5 tháng 2 năm 1909 (Tuyên Thống nguyên niên), các hội đồng lập pháp cấp tỉnh và các cuộc bầu cử cấp địa phương được thiết lập (trước đó, một cuộc bầu cử tại Thiên Tân đã diễn ra vào năm 1907). Tới ngày 14 tháng 10, 21 hội đồng lập pháp cấp tỉnh đã bầu cử xong. Đại đa số cử tri là những người ủng hộ quân chủ lập hiến. Những người cách mạng nhanh chóng chiếm lấy các hội đồng. Quốc hội nhóm họp tại Bắc Kinh ngày 3 tháng 10 năm 1910 (Tuyên Thống thứ 2) phải bổ nhiệm thêm 200 đại biểu. Các tỉnh đề nghị gửi 98 thành viên tới Tân Cương để tổ chức bầu cử. Tái Phong chỉ chấp nhận 96 thành viên. Các đại biểu quốc hội kêu gọi lập hiến, gây sức ép khiến Tái Phong phải lùi thời hạn lập hiến xuống năm 1913. Cơ quan Quân cơ xứ bị bãi bỏ, thay vào đó là một Nội các mới do Khánh Thân vương Dịch Khuông làm Tổng lý (Thủ tướng), được thiết lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1911 (Tuyên Thống thứ 3). Bề ngoài việc này có vẻ tiến bộ, nhưng thực ra là nguyên tắc Mãn-Hán ngang nhau gần như bị bãi bỏ, vì trong 13 thành viên Nội các chỉ có bốn người Hán, như vậy có chín người Mãn, mà 7 người là Hoàng tộc. Ngay hôm sau, Nội các mới tuyên bố quốc hữu hóa đường sắt. Nhiều thương nhân, địa chủ đầu tư vào ngành đường sắt, nay được tin chỉ được bồi thường số tiền bằng một phần tư số vốn của họ. Điều này đã khiến giai cấp tư sản và nhân dân căm phẫn, bắt đầu tiến hành phong trào bảo vệ đường sắt, châm ngòi cho một cuộc cách mạng. Những người cách mạng hoạt động phản Thanh ngày một gia tăng, bằng chứng là tháng 2 năm Tuyên Thống thứ 2 (1910), Uông Tinh Vệ định ám sát Tái Phong song không thành. Vốn không có thực tài, lại gặp phải giai đoạn khó khăn nên sự thiếu kinh nghiệm chính trị, thiếu quyết đoán của Tái Phong càng đấy nhà Thanh đi nhanh tới sự suy vong. Ngày 10 tháng 10 năm 1911 (ngày 19 tháng 8 năm Tuyên Thống thứ 3), cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, đánh dấu sự bắt đầu của Cách mạng Tân Hợi với mục đích lật đổ nhà Thanh, thành lập nền cộng hòa. Triều đình nhà Thanh trong cơn tuyệt vọng buộc phải triệu hồi Viên Thế Khải đang dưỡng bệnh ở Hà Nam về làm Tổng đốc Lưỡng Hồ để đàn áp cách mạng. Ngày 16 tháng 11, Viên Thế Khải ép nhà Thanh phải phong cho ông ta làm Tổng lý Nội các. Ngày 6 tháng 12, Tái Phong từ chức Giám quốc Nhiếp Chính vương, trở về phủ Thuần Thân vương, quyền nhiếp chính về tay Long Dụ Thái hậu. Khi ông trở về phủ vào hôm đó, ông đã nói: "Bây giờ tôi đã trở về nhà, và cuối cùng đã có thể chăm sóc được cho các con của tôi". Người ta nói rằng, Tái Phong cảm thấy vô cùng thanh thản khi bước ra khỏi nhiệm sở. Cuối đời. Sau khi nhà Thanh cáo chung năm 1911, Tái Phong vẫn là một nhân vật khả kính cả đối với Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản bởi họ đánh giá cao sự tự nguyện rời bỏ vị thế đầy quyền lực và ủng hộ Trung Quốc trở thành một nước cộng hòa của ông. Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân quốc Tôn Trung Sơn đã tiếp đón ông tại Bắc Kinh tháng 9 năm 1912, trong đó đã vinh danh Tái Phong và sự ủng hộ mà ông dành cho Trung Hoa Dân quốc. Sau khi Long Dụ Thái hậu mất vào năm 1913, Tái Phong vẫn quản lý "triều đình nhỏ" của con trai ông Phổ Nghi cho đến khi Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924. Năm 1917, quân phiệt Trương Huân tuyên bố "phục vị" cho Phổ Nghi và nói rằng [Không cho phép thân thích của Hoàng đế tham chính; 不准親貴參政], do đó vai trò của Tái Phong lại bị quên lãng. Tái Phong sống ở Bắc phủ (北府) tại Bắc Kinh. Ông dành hầu hết thời gian của mình cho việc đọc tân thư, nhất là sách lịch sử và báo chí mới xuất bản. Sau năm 1911 ông kết hôn với người vợ mới là Đặng Giai thị, bà cũng sinh cho ông một số đứa con nữa. Đích Phúc tấn của ông, Ấu Lan, đã tự sát bằng thuốc phiện vào năm 1921 vì bị Đoan Khang Thái phi trách mắng vì những hành vi sai trái của con trai bà là Phổ Nghi. Năm 1928, Tái Phong chuyển đến Thiên Tân. Ông sống trong tô giới của Anh và Nhật Bản. Tháng 8 năm 1929, Thiên Tân bị lụt, ông lại chuyển về Bắc phủ. Trong chiến tranh Trung - Nhật, ông bày tỏ lập trường không ủng hộ việc thành lập nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc và cố ngăn con trai Phổ Nghi song không thành. Ngày 1 tháng 3 năm 1933, Phổ Nghi lên làm Hoàng đế Mãn Châu Quốc, lấy niên hiệu Đại Đồng, năm 1934 cải niên hiệu thành Khang Đức. Tái Phong ba lần đến Mãn Châu thăm con trai, nhưng ông luôn từ chối làm việc cho nhà nước này. Phổ Nghi muốn đón cha về sống tại Mãn Châu Quốc nhưng Tái Phong lấy cớ bị ốm để từ chối và trở về Bắc Kinh. Khi Quốc dân Cách mạng quân tái chiếm Bắc Kinh từ tay người Nhật, Thị trưởng Bắc Kinh đã gửi thư cho Tái Phong ghi nhận thái độ của ông trong thời gian Nhật chiếm đóng. Sau khi cuộc Nội chiến Trung Quốc kết thúc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, Tái Phong nhận được sự quan tâm lớn từ phía Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Ông đã bán Bắc phủ cho chính phủ để họ khắc phục những khó khăn về tài chính. Ông cũng bán thư viện và bộ sưu tập nghệ thuật của mình cho Đại học Bắc Kinh, đồng thời cứu trợ các nạn nhân trong trận lụt sông Hoài Hà diễn ra vào năm 1950. Cuối cùng, Tái Phong mất ngày 3 tháng 2 năm 1951 tại Bắc Kinh, thọ 67 tuổi. Nhiều con cháu của ông vẫn tiếp tục sinh sống tại Bắc Kinh, như con trai thứ của ông Phổ Nhậm (sau đổi tên thành Kim Hữu Chi) và các con của Phổ Nhậm là Kim Dục Chướng và Kim Dục Lam. Họ đã đổi họ Ái Tân Giác La của mình thành họ Trung Quốc Kim (金), nghĩa là "vàng", bởi trong tiếng Mãn "Ái Tân" (Aisin) cũng có nghĩa là "vàng". Gia đình. Con cái. Tái Phong có tổng cộng 11 người con sinh bởi 2 người vợ. Năm người con đầu do bà Ấu Lan sinh. Hai con trai và bốn con gái do bà Đặng Giai thị sinh.
1
null
là loạt light novel do Nisio Isin sáng tác và Take minh họa. Kodansha đã xuất bản loạt tiểu thuyết này thẳng thành các tập dưới nhãn Kodansha Box từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2007 chứ không đăng trên tạp chí. Cốt truyện xoay quanh Shichika Yasuri - trưởng môn đời thứ bảy của trường kiếm thuật Kyotou, một trường kiếm thuật... Không sử dụng kiếm, sống tại đảo Fushou, lấy bối cảnh là Nhật Bản thời Edo, sau khi nhận được lệnh của Togame, nữ chỉ huy samurai, Shichika đã lên đường cùng cô đi tìm 12 thanh kiếm báu do nhà rèn kiếm huyền thoại Kiki Shikizaki tạo ra. Mỗi thanh kiếm có sức mạnh riêng và Shichika sẽ thi đấu với chủ nhân hiện tại của các thanh kiếm này để lấy được chúng. White Fox đã thực hiện chuyển thể anime của tiểu thuyết và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 11 tháng 12 năm 2010 với lịch chiếu là mỗi tháng một tập. Tổng quan. Sơ lược cốt truyện. Katanagatari là câu chuyện về Shichika Yasuri, một kiếm sĩ chiến đấu mà không cần thanh kiếm (kyotouryuu, hư đao vô phái), và Togame, một chiến lược gia trẻ đầy tham vọng tìm cách thu thập 12 thanh kiếm huyền thoại cho Mạc phủ. Shichika là con trai của một anh hùng chiến tranh lưu vong và là trưởng môn đời thứ bảy của môn phái Kyotouryuu sống trên đảo Fushou bị cô lập với chị gái Nanami. Togame tìm kiếm cậu vì phong cách chiến đấu tay không của cậu có nghĩa là cậu sẽ không bị tha hóa bởi sức mạnh của những thanh kiếm. Togame, người đã bị phản bội trước đó, đã thuyết phục Shichika đồng hành cùng cô trong một nhiệm vụ tìm kiếm Bảo kiếm. Họ bắt đầu cuộc hành trình cùng nhau trên khắp Nhật Bản thời Edo để thu thập Bảo kiếm trong tay những kẻ thù đáng gờm. 12 Bảo đao. Trọng tâm chính của câu chuyện là tập hợp mười hai vũ khí riêng biệt được chế tạo bởi Shikizaki Kiki, một kiếm sĩ ẩn dật. Những thanh kiếm do ông chế tạo đã được phổ biến rộng rãi trong cuộc chiến vừa qua, nhưng chỉ có mười hai trong số một ngàn thanh kiếm ông ta tạo ra xứng với tên gọi "Bảo đao" bởi vì chúng được đồn đại là được chế tạo đặc biệt thông qua thuật giả kim, huyền bí và các phương tiện thần bí khác. Mặc dù chúng được cho là "katana", không phải tất cả chúng đều là kiếm, nhưng chúng có một tính năng hoặc khả năng đặc biệt và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như một bộ áo giáp, dao găm và một cặp súng. Cũng có tin đồn rằng những người cầm chúng dễ bị nhiễm "độc" và sẽ tìm mọi cách để giữ vũ khí cho riêng mình. Về sau, bí mật được hé lộ rằng Shikizaki đang tìm cách tạo ra Bảo kiếm cuối cùng, thực tế chính là phong cách chiến đấu Kyotōryū tay không của gia đình Yasuri và được thực hiện trong cuộc hành trình của Shichika. Truyền thông. Light novel. Loạt light novel do Nisio Isin thực hiện và Take minh họa. Kodansha đã xuất bản loạt tiểu thuyết này thẳng thành các tập dưới nhãn Kodansha Box từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2007 với 12 tập chứ không đăng trên tạp chí. Sharp Point Press đã đăng ký bản quyền loạt tiểu thuyết này để phát hành tại Đài Loan và Hồng Kông. Drama CD. Một đĩa drama CD có tựa "Original Drama CD Fumon-go (Towazugatari)" (オリジナルドラマCD 不問語(トワズガタリ)) đã được thực hiện. Với năm nhân vật chính là Shichika, Togame, Nanami, Hitei Hime và Sōda Emonzaemon giới thiệu về bản thân, các diễn viên lồng tiếng đến từ nhóm lồng tiếng cho nhân vật trong bộ anime. Kodansha BOX đã phát hành đĩa này vào ngày 21 tháng 1 năm 2010 đính kèm với một cuốn sách hướng dẫn về tác phẩm. Một bộ drama CD khác cũng đã được thực hiện khi bộ anime được phát sóng, được thực hiện dưới dạng kể chuyện đọc lại tiểu thuyết phát hành từ ngày 07 tháng 4 năm 2010 đến ngày 03 tháng 3 năm 2011 với 12 đĩa tương ứng với 12 tập. Các đĩa này cũng chứa bài hát kết thúc của 12 tập anime. Anime. White Fox đã thực hiện chuyển thể anime của tiểu thuyết và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 11 tháng 12 năm 2010 đồng thời trên các kênh Fuji TV, MBS và BS Fuji với lịch chiếu là mỗi tháng một tập và mỗi tập dài 50 phút. Nhà viết kịch bản Toba Hiroshi đã nói rằng "Do tiểu thuyết vốn được phát hành mỗi tháng một lần nên chúng tôi cũng muốn chương trình này được phát một lần trong mỗi tháng" và lý do để làm bộ anime có lịch chiếu khá đặc biệt này là vì "Giống như tiểu thuyết người xem sẽ nghiền ngẫm một tập trong một thời gian để biết hết chúng". Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng 50 năm Fuji TV và MBS cùng hợp chiếu một chương trình. Nippon Ichi Software đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ. Âm nhạc. Bộ anime có 14 bài hát chủ đề, 2 mở đầu và 12 kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tựa "Meiya Kadenrō" (冥夜花伝廊) do Kuribayashi Minami trình bày dùng trong tập 1 đến 7, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 27 tháng 1 năm 2010. Bài hát mở đầu thứ hai có tựa "Katana to Saya" (刀と鞘) do ALI PROJECT trình bày dùng trong tập 8 đến 12, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 27 tháng 8 năm 2010 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm đĩa chứa đoạn phim ngắn trình bày nhạc phẩm. Mười hai bài hát kết thúc tương ứng với 12 tập là "Tasogare no Gekka" (誰そ彼の月華) do Teikoku Yousei trìnhh bày, "Refulgence" do Shoujobyo trìnhh bày, "Senbon Sennyo no Hamari Uta" (千本千女の刃毬唄) do Hata Aki trìnhh bày, "Kyomu no Hana" (虚無の華) do kukui trìnhh bày, "Ai to Makoto" (愛と誠) do Tamura Yukari trình bày, "Yuki no Onna" (雪ノ女) do ALI PROJECT trìnhh bày, "Mayoigo Sagashi" (迷い子さがし) do Nakahara Mai trình bày, "Karakuri Nemuridan" (からくり眠り談) do nomico trình bày, "Akashi" (証) do Annabel trình bày, "Ina, to Hime wa Subete o Katarazu" (否、と姫は全てを語らず) do Tomatsu Haruka trình bày, "Bōrei-tachi yo Yabō no Hate ni Nemure" (亡霊達よ野望の果てに眠れ) do Faylan trình bày, "Toki Sude ni Hajimari o Kizamu" (時すでに始まりを刻む) do Kuribayashi Minami trình bày. Các đĩa chứa các bài hát kết thúc đã phát hành dưới dạng đĩa đính kèm với các hộp phiên bản BD/DVD đặc biệt của bộ anime, các đĩa này cũng có chứa các đoạn drama và kể truyện. Hai album chứa các bài hát dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 23 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 năm 2010.
1
null
Grand Theft Auto IV (được gọi và viết ngắn gọn là GTA IV) là video game hành động-phiêu lưu thế giới mở, được phát triển bởi Rockstar North và phát hành bởi Rockstar Games. Trò chơi ra mắt vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 trên hệ máy Xbox 360 và PlayStation 3, và trên Microsoft Windows vào ngày 2 tháng 12 năm 2008. Đây là một bản reboot, giới thiệu một không gian thời gian hoàn toàn khác biệt so với các phiên bản trước đó. Bối cảnh trò chơi đặt tại Liberty City, một thành phố giả tưởng được mô phỏng theo thành phố New York và Alderney City, một thành phố giả tưởng thuộc bang Alderney, có nét được mô phỏng giống thành phố Jersey. Nhân vật chính là Niko Bellic, một cựu quân nhân của một cuộc chiến tranh không rõ tên ở Đông Âu, nay đi đến Mỹ để tìm kiếm Giấc mơ Mỹ, nhưng đã nhanh chóng sa vào cạm bẫy trong thế giới đầy rẫy tội phạm, băng đảng và hối lộ. Giống như những phiên bản trước của sê-ri Grand Theft Auto, "GTA IV" là một game hành động góc nhìn người thứ ba, đặt trong một thế giới mở mà người chơi có thể tương tác trong thế giới của game. Có hai bản mở rộng được phát triển, và được phân phối theo dạng DLC dành cho XBox 360 vào năm 2009. Cả hai và đều có cốt truyện riêng, nhân vật chính riêng và kết nối với mạch truyện chính của "GTA IV". Hai bản mở rộng này sau đó được phát hành chung cho mọi hệ máy với tên gọi . Một phiên bản kết hợp khác, Grand Theft Auto IV: The Complete Edition, là sự hợp nhất của bản chính "GTA IV" và hai bản DLC. Phiên bản cầm tay ra mắt năm 2009 cũng có bối cảnh tại thành phố Liberty. Phần tiếp theo của dòng trò chơi là Grand Theft Auto V, được phát hành vào tháng 9 năm 2013. Là tựa game đầu tiên trong sê-ri được đánh giá cao dành cho thế hệ máy chơi game thứ bảy, "Grand Theft Auto IV" rất được cộng đồng mong chờ. Nó phá vỡ kỷ lục của ngành game với 3,6 triệu bản đã được bán sạch chỉ trong vòng 24 giờ ra mắt và thu về cho Rockstar 500 triệu USD trong tuần đầu tiên, với số lượng bán ra xấp xỉ 6 triệu bản trên toàn cầu. Cho tới tháng 11 năm 2011, trò chơi đã "tẩu tán" được 22 triệu bản. "Grand Theft Auto IV" thắng nhiều giải thưởng lớn với nhiều giải cho hạng mục "Game of the Year". Đến năm 2012 thì trò chơi đã bán được 25 triệu đĩa. "Grand Theft Auto IV" được công nhận rộng rãi là trò chơi xuất sắc nhất trong thế hệ hiện tại và là một trong những trò chơi vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhà biên tập báo Game Informer xếp hạng "Grand Theft Auto IV" đứng đầu bảng danh sách "Những trò chơi xuất sắc nhất ở thế hệ này". Empire xếp hạng "GTA IV" đứng thứ 16 trong danh sách 100 game hay nhất mọi thời đại, đồng nghĩa với vị trí cao nhất chưa từng có của một trò chơi thuộc thế hệ bây giờ. Lối chơi. Người chơi có thể sử dụng võ thuật và các vũ khí như dao, gậy bóng chày... để cận chiến; vài loại súng ngắn, súng trường, carbine, tiểu liên và thậm chí là Súng phóng lựu (RPG là loại duy nhất) để bắn từ xa, cùng với các chất nổ như lựu đạn, chai cháy, C4 khi chiến đấu. Game thủ có thể di chuyển trong game bằng cách đi bộ, chạy, nhảy, bơi, trèo hoặc dùng phương tiện giao thông như xe máy, ô tô,thuyền (cano), trực thăng... ("Grand Theft Auto IV" không cho phép người chơi sử dụng máy bay dân dụng vì đường hàng không bị hạn chế ở New York, cảm hứng của game sau vụ 9/11). Khi ngắm bắn trong hoặc trên phương tiện giao thông, người chơi sẽ chuyển sang góc nhìn thứ nhất. Khi chiến đấu, trò chơi có thể hỗ trợ game thủ bằng các hệ thống ngắm bắn tự động và bảo vệ, che chắn. Hệ thống này có thể giúp người chơi di chuyển tới các nơi ẩn nấp khác nhau, tung hỏa mù, ngắm bắn tự do, và bắn một đối phương cụ thể. Để không bị tổn thương, người chơi có thể mặc áo giáp, nhưng nó sẽ bị mất đi nếu người chơi bị bắn quá nhiều. Khi bị thương, tình trạng sức khỏe (nôm na là "máu") của người chơi - được hiển thị ở góc dưới của màn hình - sẽ giảm. Game thủ sẽ hồi sức khi dùng các trang bị cứu thương, ăn, hoặc nhập viện. Nếu toàn bộ "máu" của người chơi đã cạn kiệt, tức là người chơi đã "chết", thì nhân vật đã "chết" đó sẽ hồi sinh và quay lại ở bệnh viện gần nhất. Khi người chơi phạm tội, các lực lượng chức năng sẽ phản ứng với người chơi. Một thang đo từ một đến sáu "sao" tượng trưng cho mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà game thủ gây ra được hiển thị ở góc trên bên phải màn hình. Và càng nghiêm trọng, phản ứng của game với người chơi càng dữ dội (khi bị truy nã với sáu "sao", xe tăng và trực thăng sẽ được cử đi để tiêu diệt người chơi). Khi người chơi lẩn trốn, các cơ quan thực thi pháp luật sẽ tìm kiếm người chơi. Khi người chơi tìm ra được nơi trốn lí tưởng sao cho cảnh sát không tìm ra được, số "sao" nói trên sẽ giảm dần và cuối cùng là biến mất. Khi đó, người chơi không còn bị truy lùng nữa. Trong chế độ chơi đơn, người chơi nhập vai Niko Bellić. Anh gặp gỡ nhiều người và thường kết bạn với họ, trong đó có em họ của mình là Roman - một trong những người anh yêu quý nhất. Khi đã thân thiết với một người bạn nào đó, Niko thường sẽ được họ giúp đỡ (Roman sẽ cho Niko đi taxi miễn phí, chẳng hạn). Grand Theft Auto IV có nhiều lựa chọn kép dành cho người chơi, như chọn giết một trong hai đối tượng nào đó, hay chọn giết hoặc tha một mục tiêu nào đó. Những lựa chọn này có thể ảnh hưởng tới cốt truyện và diễn biến chính của trò chơi. Khi tung hoành quanh thế giới của trò chơi, người chơi có thể giải trí với những trò chơi trong game như bowling hay phi tiêu, tham gia làm "hiệp sĩ" - những người trừng trị tội phạm mà không phải cảnh sát, sử dụng mạng Internet trong game để gửi và nhận email cũng như hẹn hò - từ những quán café Internet xung quanh game. Chiếc điện thoại thông minh của Niko có thể được dùng để trò chuyện và hẹn gặp bạn của anh và để nhập các mật mã để gian lận trong trò chơi. Chế độ trực tuyến của game có thể cho phép tới 32 người chơi tung hoành trên một thế giới chơi đơn đã được tái tạo. Ở đó, những người chơi có thể đua xe, tham chiến trong các đấu trường sinh tử, hay bất cứ chế độ gì mà họ muốn chơi. Tóm tắt. Bối cảnh. Grand Theft Auto IV lấy bối cảnh năm 2008, vào khoảng giữa tháng 4 và tháng 9, ở các thành phố Liberty và Alderney (dựa trên New York và Jersey). Thành phố Liberty trong game được thiết kế lại từ Grand Theft Auto III và Grand Theft Auto: Liberty City Stories, dựa trên bốn quận của thành phố New York (game đã loại bỏ quận Staten Island của New York mà trong phiên bản thành phố Liberty của Grand Theft Auto III gọi là Staunton Island) là: Broker (tức Brooklyn), Dukes (tức Queens), Bohan (tức Bronx) và Algonquin (tức Manhattan). Ngoài ra, trò chơi còn có nhiều liên tưởng đến New York và những tập đoàn, công ty của nước Mỹ, như Quảng trường Thời đại, đảo Tự Do, tòa nhà Empire State, Công viên Trung tâm, trụ sở Liên Hợp Quốc... Grand Theft Auto IV xảy ra trong chiều không gian khác với các tựa game trước (thuộc chiều không gian 3D) nhưng cùng dòng thời gian với Grand Theft Auto V - game tiếp theo của dòng trò chơi, cũng như hai bản đi kèm của nó, là The Ballad of Gay Tony và The Lost and Damned (tức chiều không gian HD). Cốt truyện. Vladimir "Vlad" Glebov, chủ nợ người Nga của Roman, yêu cầu Niko phải làm việc cho hắn để Roman được xóa nợ. Tuy nhiên, sau này Niko đã giết hắn vì đã có quan hệ bất chính với Mallorie. Do đó, Niko và Roman bị cấp trên của Vlad là băng mafia Nga bắt cóc. Mikhail Faustin, kẻ đứng đầu băng mafia Nga, thực ra đã muốn Vlad chết từ lâu, thuê Niko làm việc cho hắn, trong đó bao gồm một nhiệm vụ là hạ sát con trai của một băng mafia Nga khác. Để tránh xung đột, Dimitri Rascalov - đồng thủ lĩnh với Mikhail, đã thuyết phục Niko rằng hắn sẽ trả tiền hậu hĩnh cho anh nếu anh ám sát Mikhail. Niko làm theo, nhưng khi gặp Dimitri để lĩnh thưởng, hắn lại phản bội anh bằng cách bán đứng anh cho Ray Bulgarin, tên này cho rằng anh đã trộm tiền nhân lúc làm chìm một con tàu chở người vượt biên sang Ý hồi anh còn làm việc cho hắn ở châu Âu nhiều năm về trước. Niko nói rằng con tàu đó đã bị bắn chìm, nhưng tay sai của Dimitri và Bulgarin nổ súng tấn công anh, rồi chúng chuồn đi. Niko phải nhờ Jacob trợ giúp mới có thể trốn thoát lũ tay sai của chúng. Căn hộ và công ty taxi của Roman bị băng đảng của Dimitri đốt cháy không lâu sau đó, khiến họ phải chuyển sang ở tạm nhà họ hàng của Mallorie ở Bohan. Không còn một xu dính túi và thất nghiệp, Niko đã được Mallorie giới thiệu với một vài người bạn của cô để làm việc và kiếm tiền. Trong số những nhân vật mà Niko đã làm việc cùng có Manny Escuella, một tay giang hồ chỉ muốn thu hút sự chú ý của truyền thông; Elizabeta Torres, một bà trùm buôn ma tuý, và cộng sự Patrick "Packie" McReary của bà ta; Playboy X, một tên buôn ma tuý trẻ tuổi ở quận Algonquin. Francis McReary, một tay cảnh sát biến chất của thành phố Liberty, trong một lần làm việc với Manny, đã phát hiện "tài năng" của Niko và chiêu mộ anh làm vài công việc dơ bẩn cho hắn ta, đổi lại hắn sẽ bỏ qua các tội trạng của anh. Lúc đó tại Bohan, Roman bị người của Dimitri bắt cóc nhưng được Niko giải cứu; nghiêm trọng hơn, trong khi đang cùng với Jacob đi lấy lại số ma tuý của Elizabeta bị cướp, Michelle xuất hiện và tiết lộ rằng cô ta là đặc vụ ngầm và buộc Niko phải làm việc cho một cơ quan tình báo bí mật, United Liberty Paper (từ nay gọi tắt là ULP). Giám đốc của ULP hứa sẽ giúp Niko tìm ra thủ phạm khiến các đồng chí của anh hy sinh trong chiến tranh và xóa bỏ những hồ sơ tội phạm của anh, đổi lại anh sẽ làm việc cho họ. Nhờ số tiền mà Roman kiếm được sau khi đánh bạc, Roman đã có thể khôi phục hãng taxi của mình và mua một căn hộ cao cấp ở Algonquin. Trong khi đó, Niko dần chứng tỏ vị thế của mình như là một tay máu mặt ở thành phố Liberty khi nhận nhiều nhiệm vụ khó khác nhau. Thông qua Packie, Niko có cơ hội gặp mặt gia đình McReary, một gia đình tội phạm gốc Ai-len đưa anh đi cướp nhà băng thành phố. Sau vụ cướp nhà băng, các anh trai của Packie bao gồm Gerry và Derrick, đã tin tưởng Niko và giao nhiều nhiệm vụ hơn. Kate, cô con gái của nhà McReary, mặc dù bị Packie ngăn cản, quyết định làm bạn với Niko, nhưng chỉ dừng lại ở mối quan hệ bạn bè. Cùng lúc đó, Francis, nhận ra mối quan hệ của Niko với gia đình hắn ta, không muốn anh trai Derrick cản bước con đường thăng tiến của mình, đã ra lệnh Niko thủ tiêu Derrick. Tại đây Niko có thể lựa chọn giết Francis hoặc Derrick. Nếu Derrick bị giết, ngoài khoản tiền 10000$ (hoặc 20000$ nếu Niko đòi thêm tiền chuộc), Niko còn có thể gọi điện cho Francis nhằm xoá lệnh truy nã; nhưng nếu Francis bị giết thì Niko sẽ không nhận được gì. Dù đưa ra lựa chọn nào, ngày hôm sau Niko vẫn phải đi dự đám tang của một trong hai người và bảo vệ gia đình McReary khỏi vụ xả súng của những tên giang hồ người Albania. Ngoài những nhiệm vụ từ gia đinh McReary, Niko còn có một lựa chọn khó khăn khác khi Playboy X đề nghị Niko ám sát Dwayne Forge, đàn anh của Playboy X, do lo sợ Dwayne sẽ thủ tiêu mình. Cảm nhận được đệ tử đang lên kế hoạch giết mình, Dwayne gọi điện cho Niko cầu cứu. Một lần nữa, số phận của hai nhân vật đều do người chơi quyết định. Playboy X trả công 25000$ cho cái xác của Dwayne, nhưng Dwayne thì có thể cho Niko căn hộ của Playboy X, và một người bạn. Nhờ vào việc tham gia các nhiệm vụ của anh em nhà McReary, Niko còn làm quen với Ray Boccino và Phil Bell, hai thành viên cấp cao của gia đình Pegorino, khi gia đình Pegorino yêu cầu nhà McReary làm bảo kê. Ray Boccino đồng ý giúp đỡ Niko tìm kẻ phản bội sau một loạt nhiệm vụ khó nhằn mà Ray giao cho, bao gồm đi cướp và đi giành lại số kim cương mà Ray và thuộc hạ cướp được từ nhà Ancelloti (nhưng không thành công). Tuy nhiên, Florian Cravic (bây giờ lấy tên là Bernie Crane), người đồng đội mà Niko nghĩ là kẻ phản bội, hoá ra chỉ chuyển tới thành phố Liberty vì anh ta là người đồng tính. Nhận thấy những việc mà Boccino giao cho quá vất vả trong khi kết quả lại chẳng được gì, Niko chủ động cắt đứt liên lạc với Ray. Gerry, người phải đi tù không lâu trước đám tang anh trai hắn ta, nhận thấy cơ hội làm giàu từ số kim cương mà Ray Boccino làm mất, hướng dẫn cho Niko và Packie bắt cóc Gracie Ancelloti, con gái ông trùm nhà Ancelloti hòng đổi lấy tiền chuộc là số kim cương của nhà Ancelloti. Vụ trao đổi diễn ra thành công, nhưng Ray Bulgarin bỗng dưng xuất hiện lần nữa, hòng cướp lại số kim cương cho riêng hắn. Tuy nhiên, sau một hồi giằng co, số kim cương rơi vào một xe chở rác, không bên nào nhận được số kim cương đó cả. Qua những công việc mà Phil và Niko đã làm, Phil giới thiệu Niko với Jimmy Pegorino, ông trùm của gia đình Pegorino, cũng là cấp trên của Bell và Boccino. Jimmy rất tin tưởng Niko, thậm chí còn yêu cầu Niko thủ tiêu Anthony, vệ sĩ riêng của Jimmy, sau khi phát hiện ra Anthony là nội gián của cảnh sát; một lần khác là thủ tiêu Ray Boccino vì nghi ngờ tên này là kẻ phản bội. Trong suốt quá trình Niko phục vụ cho Jimmy, Jimmy bày tỏ mong muốn được vào Hội đồng (The Commission), gồm 5 gia đình mafia lớn nhất thành phố. Trong lúc đó, nhờ Giám đốc của ULP giới thiệu, Niko nhận được đề nghị làm việc của Jon Gravelli, ông trùm của nhà Gambetti, gia đình mafia đứng đầu Hội đồng, hiện đang nằm trên giường bệnh. Tay giám đốc nói nếu Niko hoàn thành hết công việc mà Gravelli giao cho, lão sẽ thực hiện lời hứa của lão với Niko. Sau những nhiệm vụ của Jon Gravelli, Giám đốc của ULP thông báo cho Niko là cuối cùng đã tìm ra được kẻ đã phản bội tiểu đội của anh, Darko Brevic, người hiện đang ở châu Âu, và họ đem hắn tới Mỹ để anh quyết định số phận của hắn. Niko đối mặt với Brevic, căm phẫn vì hắn ta bán đứng tiểu đội của anh chỉ để đổi lấy $1000, nhưng Brevic chất vấn ngược lại Niko khi anh cũng chẳng khác gì hắn: cũng giết người để đối lấy phần thưởng; tuy vậy Brevic cũng đang phải khổ sở vì chứng nghiện ma tuý của hắn, và cầu xin Niko hãy giết hắn, vì đối với hắn đó chính là "sự giải thoát". Nếu Niko lựa chọn giết Brevic, anh sẽ bắn 12 phát đạn vào người Brevic, tương ứng với 12 đồng chí đã hy sinh; trước khi trút hơi thở cuối cùng, Brevic chỉ nói "Cảm ơn." Dù đã trả thù thành công, nhưng Niko lại cảm thấy trống rỗng trong lòng. Còn nếu Niko bỏ đi và chấp nhận quên đi quá khứ, Roman, Bernie và Giám đốc ULP sẽ chúc mừng anh vì đã quyết định đúng đắn. Sau khi đã đối mặt với quá khứ, cũng là lúc Niko dần thoát ra khỏi xã hội đen, Jimmy Pegorino đã yêu cầu (và nài nỉ, sau đó là đe doạ) Niko thực hiện một thỏa thuận về heroin với Dimitri. Pegorino ra mức thù lao $250000 cho Niko, cùng với đó là Phil Bell hỗ trợ anh giao dịch. Niko phải lựa chọn: bắt tay với Dimitri và nhận lấy số tiền lớn như vậy, hoặc là trả đũa hắn nhưng chấp nhận mất số tiền. Roman khuyên Niko nên nhận tiền, vì Roman muốn có thêm tiền để trang trải cuộc sống với Mallorie, trong khi Kate, cô bạn của Niko, khuyên nhủ anh hãy chấm dứt quá khứ tội lỗi. Nếu người chơi chọn làm việc với Dimitri, hắn sẽ lại phản bội Niko và giữ lấy heroin cho riêng hắn, sau đó phục kích Niko và Phil; tuy vậy cả hai vẫn trốn thoát thành công và cướp lấy số tiền. Sau vụ giao dịch, Niko chào tạm biệt Phil và Jimmy, cắt đứt quan hệ với gia đình Pegorino; Roman chúc mừng Niko về số tiền và mời anh làm phù rể cho đám cưới của Roman, tuy nhiên Kate lại bực tức vô cùng, cô nói Niko chỉ là kẻ hám tiền và từ chối đến đám cưới của Roman cùng với Niko. Tại lễ cưới, Dimitri phái một sát thủ tới để hạ sát Niko, nhưng khi anh phản kháng lại, súng nổ và vô tình giết chết Roman. Trong khi đó Dimitri lại phản bội Pegorino và bắn chết hắn, nhưng rồi chính y bị Niko, sau một màn rượt đuổi gay cấn, giết chết trong căm hận. Sau vụ truy đuổi, Mallorie gọi cho Niko, thông báo rằng cô đang mang thai, nói rằng "Sẽ rất khó khi nuôi đứa trẻ mà không có bố nó." Kate cũng gọi cho Niko, nói rằng cô ấy sẽ luôn bên cạnh Niko nếu anh cần. Nếu người chơi chọn trả thù Dimitri, Niko sẽ lên con tàu "Platypus" và đấu súng với lũ tay sai của Dimitri. Cuối cùng, anh tìm thấy Dimitri và bắn chết hắn, kết thúc mọi chuyện trên con tàu mà Niko đã tới nước Mỹ. Sau vụ việc, Phil Bell chúc mừng Niko đã quyết định đúng đắn vì Phil cũng không tin tưởng Dimitri, sau đó cắt đứt liên lạc với Niko; Roman dù tiếc số tiền nhưng không giận Niko mà còn mời anh làm phù rể cho đám cưới của mình, còn Kate chúc mừng Niko vì đã lựa chọn sáng suốt, và cùng anh tới lễ cưới. Trên đường đi, Kate bày tỏ mong muốn trở thành bạn gái của Niko. Trớ trêu thay, Pegorino - phẫn nộ vì Niko đã làm phản hắn - lái xe qua lễ cưới và xả súng hòng giết Niko, nhưng bắn trượt và lỡ giết chết Kate. Bị toàn bộ thế giới ngầm của thành phố Liberty coi là kẻ thù, Pegorino cuối cùng bị Niko, nhờ có hỗ trợ của Jacob và Roman, truy đuổi và giết. Trước khi giết Jimmy, Niko nói ra sự thật với hắn rằng Hội đồng đã trả anh $250000 để giết Jimmy, bằng với số tiền mà hắn đã đề nghị cho Niko. Sau vụ truy đuổi, Mallorie gọi cho Niko, thông báo rằng cô đang mang thai, nói rằng nếu đứa trẻ là con gái thì cô và Roman sẽ đặt tên là Kate. Packie cũng gọi cho Niko, nói rằng Kate không đáng phải chết như vậy khi anh em của Kate mới là những kẻ có tội. Sau khi Dimitri và Pegorino đã bị tiêu diệt và Roman hoặc Kate đã chết, Niko dứt khoát từ bỏ tội phạm và sống âm thầm ở Mỹ. Ở đoạn kết, Niko có nói rằng "Vậy đây chính là giấc mơ, đây là chiến thắng mà chúng ta đã mong ước từ lâu." Sản xuất. Phát triển. Rockstar đã bắt đầu xây dựng những bước đầu tiên cho Grand Theft Auto IV không lâu sau khi ra mắt Grand Theft Auto: San Andreas (2004). Khoảng 150 lập trình viên đã tập trung phát triển game, trong đó có nhiều thành viên đã từng phát triển Grand Theft Auto III. Rockstar đã sử dụng RAGE, cùng với phần mềm Euphoria cho trò chơi. Điều đó làm cho đồ họa của game và cử động của nhân vật sinh động và chân thực hơn những game trước. Phần mềm này cũng làm cho các NPC (nhân vật không phải người chơi) phản ứng chân thực và tự nhiên với những hành động của người chơi. Trò chơi sử dụng phần mềm trung gian ImageMetrics để khắc họa những biểu hiện phức tạp trên khuôn mặt nhân vật và nhép môi nhân vật sao cho khẩu hình khớp với lời thoại của người lồng tiếng. SpeedTree được sử dụng để khắc hhọa cây cối. Grand Theft Auto IV là một bước ngoặt của sê-ri, sống động và tinh vi trong từng đường nét, phần nào là từ sự chuyển giao sang những consoles có độ nét cao hơn. Nhà đồng sáng lập của Rockstar, Dan Houser đã từng phát biểu: "Cái mà chúng tôi coi là khẩu hiệu cho Grand Theft Auto IV là thế nào mới là chất lượng cao. Không chỉ riêng đồ họa, mà hiển nhiên là chúng tôi đang đạt được, mà là nói chung về mọi khía cạnh của mẫu thiết kế này... Bạn hiểu mà, cố gắng tạo ra gì đó sống động hơn, gắn kết với nhau hơn, nhưng vẫn giữ được mối liên kết tổng thế mà những tựa game khác đều có". Aaron Garbut, đạo diễn mảng đồ họa của game nói rằng một trong những lý do tại sao họ quyết định dựa Grand Theft Auto IV vào thành phố New York là vì "chúng ta đều biết rằng đó là một thành phố tuyệt vời, đa dạng, náo nhiệt và tràn ngập điện ảnh", và vì họ muốn đẩy sự "chi tiết, sự đa dạng và nét sống" lên một mức độ cao hơn, có vẻ "lấy ý tưởng cho game từ một thành phố giống hệt với những điều trên là rất thích hợp". Dan Houser nói thêm: "Bởi vì chúng tôi phải làm việc với độ phân giải cao và chúng tôi biết rằng chúng tôi cần nghiên cứu nhiều, nên chúng tôi muốn ở một nơi mà chúng tôi có chỗ đứng". Các nhà phát triển cố ý tránh tạo ra một thành phố y nguyên thành phố New York; Dan Houser nói: "Những gì chúng tôi luôn cố gắng làm là tạo ra một thứ trông thật và có chất lượng của một môi trường thực, nhưng cũng rất vui nhộn từ góc nhìn thiết kế trò chơi". Thành phố Liberty trong Grand Theft Auto IV chi tiết và rộng lớn hơn rất nhiều so với Grand Theft Auto III hay những trò chơi ra trước trong sê-ri. Dù không rộng lớn bằng bang San Andreas viễn tưởng, hoàn cảnh và khung cảnh của game có thể sánh ngang với về "độ thẳng đứng của thành phố, số tòa nhà mà bạn có thể đi vào, và sự tỉ mỉ của những tòa nhà đó". Một mục tiêu khác khi tạo nên Liberty City là sao cho thành phố không có những vùng trống trải hoặc khó tiếp cận, như sa mạc trong San Andreas. Để có được một môi trường thực tế, Rockstar North (trụ sở ở Edinburgh, Scotland) đã tới New York hai lần để trải nghiệm và nghiên cứu. Chuyến đi đầu tiên được thực hiện lúc mới khởi thảo dự án (giống như những tựa game Grand Theft Auto khác) và một chuyến đi ngắn ngày khác khi trò chơi đang dần phát triển. Một đội nghiên cứu toàn thời gian, tức trực ở New York, luôn có mặt để cung cấp thêm thông tin cho nhà sản xuất, từ thông tin về dân tộc thiểu số ở một vùng dân cư đến video về nhịp độ giao thông. Cốt truyện của Grand Theft Auto IV được viết bởi Dan Houser và Rupert Humphries. Không giống như các trò chơi Grand Theft Auto trước đây có ảnh hưởng mạnh từ văn hóa hoặc điện ảnh, "Grand Theft Auto IV không thực sự có bất kỳ ảnh hưởng điện ảnh nào", Houser giải thích: "Chúng tôi đã cố gắng làm, vì nếu trò chơi điện tử phát triển sang một giai đoạn tiếp theo, thì không nên cố gắng tri ân hoặc nhắc tới những thứ khác, mà là phải liên tưởng tới chính nơi đó". Houser cũng nói: "Về mặt nhân vật, chúng tôi muốn thứ gì đó mới mẻ và không phải thứ gì đó mà rõ ràng là lấy từ một bộ phim. Có lẽ chúng tôi có thể tự mình làm điều gì đó mà sẽ sóng đôi với thứ đó". Giám sát phần âm nhạc Ivan Pavlovich cho biết: "Chúng tôi đã chọn những bài hát tạo nên New York ngày hôm nay, nhưng đảm bảo rằng chúng sẽ không bị lỗi thời khi trò chơi ra mắt. "Các nhà phát triển đã liên lạc với hơn 2.000 người để có được quyền ghi âm và xuất bản. Họ thậm chí đã thuê một nhà điều tra tư nhân để định vị người thân của thành viên quá cố Sean Delaney của nhóm Skatt Bros. để cấp phép cho bài hát "Walk the Night" của ban nhạc. Billboard báo cáo rằng Rockstar đã trả tới 5.000 đô la cho mỗi sáng tác và 5.000 đô la nữa cho mỗi bản thu âm chính trên mỗi bản nhạc. Các nhà phát triển ban đầu đã nghĩ tới việc cho phép người chơi mua nhạc bằng cách đến một cửa hàng thu âm trong trò chơi và để Niko có máy nghe nhạc MP3, nhưng cả hai ý tưởng đều bị hủy bỏ. DJ Green Lantern đã sản xuất các bản nhạc dành riêng cho đài phát thanh hip-hop của trò chơi The Beat 102.7. Chủ sở hữu hãng thu âm và nhà sản xuất thu âm Bobby Konders, người điều hành đài phát thanh trong trò chơi, Massive B Soundystem 96.9, thậm chí đã bay tới Jamaica để thuyết phục các nghệ sĩ dancehall thu âm lại các bản nhạc để liên tưởng các quận của thành phố Liberty. Phó Chủ tịch Tập đoàn của Bộ phận Kinh doanh giải trí tương tác của Microsoft, Peter Moore, đã tuyên bố tại E3 2006 rằng trò chơi sẽ xuất hiện trên Xbox 360, rồi xắn tay áo để lộ hình xăm Grand Theft Auto IV tạm thời. Rockstar Games ban đầu dường như cam kết phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2007; tuy nhiên, Michael Pachter, nhà phân tích của Wedbush Morgan cho rằng Take-Two có thể chọn trì hoãn phát hành trò chơi để tăng kết quả tài chính cho năm 2008 và tránh phải cạnh tranh với những trò chơi được mong chờ khác như Halo 3. Rockstar đã trả lời bằng cách nói rằng Grand Theft Auto IV vẫn đang chờ ngày phát hành vào "cuối tháng 10". Vào ngày 2 tháng 8 năm 2007, Take-Two thông báo rằng Grand Theft Auto IV sẽ bỏ lỡ ngày phát hành ban đầu vào ngày 16 tháng 10 năm 2007, trái với những lời khẳng định trước đó, và, phải bị trì hoãn đến tháng 2 tới tháng 4 năm 2008. Trong một cuộc gọi hội nghị sau đó với các nhà đầu tư, Strauss Zelnick của Take-Two quy cho sự chậm trễ là do "các vấn đề về công nghệ... không phải là vấn đề, mà là những thách thức." Sau đó, Rockstar tiết lộ rằng những khó khăn về kỹ thuật với phiên bản PlayStation 3 của trò chơi gây ra sự chậm trễ, cùng với các vấn đề lưu trữ trên Xbox 360. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2008, Take-Two thông báo rằng Grand Theft Auto IV sẽ được phát hành vào ngày 29 tháng 4 năm 2008. Khi ngày phát hành đến gần, Rockstar Games và Take-Two tiếp thị trò chơi rất nhiều thông qua các hình thức khác nhau, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, video trên Internet, bảng quảng cáo, tiếp thị lan truyền và trang web được thiết kế lại. Một phiên bản đặc biệt của trò chơi cũng được phát hành cho cả PlayStation 3 và Xbox 360. Tại một cuộc họp cổ đông của Take-Two vào ngày 18 tháng 4 năm 2008, Giám đốc điều hành của Take-Two Ben Feder tuyên bố rằng Grand Theft Auto IV đã "thành vàng" (tức được phân phối rộng rãi) và "đang được sản xuất và nằm trong xe tải trên đường tới các nhà bán lẻ". Trò chơi cuối cùng đã được phát hành cho các máy chơi game PlayStation 3 và Xbox 360 ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương vào ngày 29 tháng 4 năm 2008, và tại Nhật Bản vào ngày 30 tháng 10 năm 2008. Nhìn chung, Grand Theft Auto IV đã cần tới hơn 1000 người và hơn ba năm rưỡi để hoàn thành, với tổng chi phí ước tính khoảng 100 triệu đô la, vào thời điểm đó là trò chơi video đắt nhất từng được phát triển. Vào ngày 6 tháng 8 năm 2008, Rockstar đã thông báo rằng phiên bản dành cho Windows của Grand Theft Auto IV đã được phát triển bởi Rockstar North và Rockstar Toronto. Trò chơi ban đầu được công bố phát hành tại Bắc Mỹ vào ngày 18 tháng 11 năm 2008 và tại châu Âu vào ngày 21 tháng 11 năm 2008 nhưng sau đó đã bị đẩy lùi về ngày 2 và 3 tháng 12 năm 2008. Game chứa các tính năng mở rộng, bao gồm kiểm soát mật độ lưu lượng, vẽ các cấu hình phân tán và trình chỉnh sửa phát lại. Trình chỉnh sửa phát lại cho phép người chơi ghi và chỉnh sửa clip trò chơi, video sau đó có thể được tải lên trang web của Câu lạc bộ xã hội của Rockstar. Nó sử dụng dịch vụ Games for Windows - Live để chơi trực tuyến và hỗ trợ tối đa 32 người chơi cho chế độ nhiều người chơi. SecuROM được sử dụng và cần phải kích hoạt trực tuyến một lần để chơi trò chơi. Trò chơi đã được phát hành trên Steam vào ngày 4 tháng 1 năm 2009. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2017, phiên bản Xbox 360 của Grand Theft Auto IV đã được cung cấp để tương thích ngược với Xbox One. Ngoại truyện. Hai trò chơi ngoại truyện của Grand Theft Auto IV đã được ra mắt. Lúc đàu hai game này ra mắt riêng biệt, dành riêng cho Xbox Live, đóng vai trò là gói nội dung có thể tải xuống (DLC) và cần có bản gốc thì mới chơi được. Sau đó thì được tái xuất thành một tựa game riêng, lấy tên là "Grand Theft Auto: Episodes from Liberty City", và không cần đến Grand Theft Auto IV cũng có thể chơi được. "...một khía cạnh khác của Liberty City", Dan Houser khẳng định. Gói mở rộng thứ nhất, Grand Theft Auto IV: The Lost and Damned, ra mắt lần đầu ngày 17 tháng 2 năm 2009. Nhân vật chính diện của tựa game là Johnny Klebitz, thành viên băng nhóm đua xe The Lost. Gói mở rộng thứ hai, Grand Theft Auto IV: The Ballad of Gay Tony, ra mắt ngày 29 tháng 10 năm 2009. Nhân vật chính của trò chơi là Luiz Fernando Lopez, bảo vệ người Dominica của chủ hộp đêm Anthony "Gay" Prince. Jeronimo Barrera, Phó Chủ tịch Cục Phát triển Sản phẩm của Rockstar nói rằng hai phần ngoại truyện là một thí nghiệm vì Rockstar không chắc rằng có đủ người dùng mà có thể truy cập vào nội dung trực tuyến của Xbox 360. Giám đốc tài chính của Take-Two Interactive, Lainie Goldstein, tiết lộ rằng Microsoft đã trả tổng cộng 50 triệu đô cho hai tập đầu tiên. Tháng 1 năm 2010, Rockstar tuyên bố rằng bản DLC và "Episodes from Liberty City" sẽ sẵn có trên PlayStation 3 và Microsoft Windows vào ngày 13 tháng 4 năm 2010 ở Bắc Mỹ và 16 tháng 4 năm 2010 ở châu Âu. Grand Theft Auto IV: The Complete Edition, bộ game gồm Grand Theft Auto IV và hai phần ngoại truyện đã xuất hiện trên những cửa hàng online trước khi được Rockstar xác nhận. Bộ game này ra mắt trên PlayStation 3, Xbox 360 và Windows ngày 26 tháng 10 năm 2010 ở Bắc Mỹ, ngày 29 tháng 10 năm 2010 ở châu Âu. Bản ngoại truyện trên Xbox 360 đã được làm tương thích ngược với Xbox One ngày 9 tháng 2 năm 2017. Soundtrack. Giống như các trò chơi trước trong sê-ri Grand Theft Auto, Grand Theft Auto IV có nhạc nền (OST) nghe được qua các đài phát thanh trong khi người chơi đang ở trong xe. Thành phố Liberty có 19 đài phát thanh, ba trong số đó là các đài phát thanh nói chuyện. Các đài khác có âm nhạc từ nhiều thể loại, bao gồm các bài hát từ Genesis, David Bowie, Bob Marley, The Who, Queen, Kanye West và Elton John. Grand Theft Auto IV sử dụng hệ thống âm nhạc tương tự như Grand Theft Auto: San Andreas (2004). Trong các trò chơi khác trong sê-ri, mỗi đài phát thanh về cơ bản là một tệp âm thanh lặp, phát cùng một bài hát, thông báo và quảng cáo theo cùng một thứ tự mỗi lần. Nhưng với các đài phát thanh trong Grand Theft Auto IV, mỗi tệp âm thanh được giữ riêng biệt và được xâu chuỗi ngẫu nhiên, cho phép các bài hát được phát theo các thứ tự khác nhau, thông báo cho các bài hát khác nhau mỗi lần và các sự kiện liên quan đến cốt truyện được đề cập trên các đài. Một số bài hát cũng được chỉnh sửa để liên tưởng phù hợp đến thành phố Liberty hư cấu. Một số sao đã cung cấp tiếng nói của họ cho các DJ radio trong trò chơi, bao gồm nhà thiết kế thời trang Karl Lagerfeld, nhạc sĩ Iggy Pop, Femi Kuti, Jimmy Gestapo và Ruslana, và người dẫn chương trình trò chuyện Lazlow Jones. Các diễn viên của Saturday Night Live, Bill Hader và Jason Sudeikis lần lượt xuất hiện trên các chương trình trò chuyện trên đài phát thanh tự do và bảo thủ trong trò chơi, theo thứ tự, còn Fred Armisen đóng vai một số khách trong chương trình "Integrity 2.0" của Lazlow. Nhiều diễn viên hài khác, bao gồm Jim Norton, Patrice O'Neal, Rick Shapiro và Robert Kelly, cũng như người dẫn chương trình phát thanh Opie và Anthony xuất hiện trên đài phát thanh và/hoặc như các nhân vật trong trò chơi. "Music of Grand Theft Auto IV" là một bản nhạc năm 2008 được đóng gói với phiên bản đặc biệt của Grand Theft Auto IV. Nhạc có nhiều thể loại, như hip hop, rock và reggae. Một số nghệ sĩ đã thu âm lại các bài hát của họ để liên tưởng đến các địa điểm trong trò chơi. Hai bài hát, "Liberty City: The Invasion" và "No Sex for Ben", được sáng tác riêng cho trò chơi. Bài hát chủ đề của Grand Theft Auto IV, "The Soviet Connection", được sáng tác bởi Michael Hunter, người trước đây đã sáng tác bài hát chủ đề cho Grand Theft Auto: San Andreas. Gần kỷ niệm mười năm phát hành trò chơi vào tháng 4 năm 2018, Rockstar đã phát hành các bản vá cho tất cả các phiên bản của trò chơi để xóa một số bài hát đã cấp phép khỏi trò chơi mà không còn có quyền cấp phép nữa. Rockstar cho biết chủ yếu các bài hát bị loại trừ là từ đài phát thanh có chủ đề tiếng Nga, "Vladivostok FM", và họ đã thay thế những bài hát này bằng âm nhạc mới trong bản vá. Đánh giá. Grand Theft Auto IV được giới phê bình đồng loạt ca ngợi. Metacritic cho điểm trung bình là 98 trên thang 100, thể hiện rõ "sự tán dương toàn thể". Đây là trò chơi được đánh giá cao nhất trên trang web này, chỉ sau "The Legend of Zelda: Ocarina of Time." Các nhà phê bình đánh giá cao cốt truyện, thế giới mở, và hệ thống chiến đấu của trò chơi. Hilary Goldstein, nhà phê bình của IGN cảm thấy rằng tựa game đã "đặt ra một tiêu chuẩn mới cho các trò chơi thế giới mở", còn Andrew Reiner của Game Informer thì viết rằng "trò chơi đã thay đổi diện mạo của việc chơi game". Các nhà phê bình tán dương thiết kế thế giới mở của trò chơi và có người khen ngợi sự tự do mà trò chơi đem lại cho người chơi. Nhà báo Seth Schiesel của tờ New York Times coi thành phố Liberty là "ngôi sao" của trò chơi. Jon Hicks, viết cho tạp chí Official Xbox, cũng rất ấn tượng với thành phố Liberty và dành lời khen cho hệ thống AI của game. Andy Robinson của tạp chí Computer and Video Games thì cảm thấy rằng thế giới của trò chơi "hoàn toàn không thể so bì được". IGN viết rằng thành phố Liberty "tồn tại trong chiều không gian riêng của nó và theo một cách chính chủ". Crispin Boyer của trang 1UP.com hoan nghênh "khung cảnh ngoạn mục, phong cảnh vô cùng đa dạng và vẻ ngoài sống động" của trò chơi. Trái lại, Jesse Constantino từ trang Game Revolution thì lại không thấy ấn tượng với thành phố trong trò chơi, dù có khen ngợi cốt truyện hay. Các nhà phê bình cũng đề cao câu truyện của trò chơi. Nhà phê bình Goldstein của IGN thấy rằng một tông màu tối hơn cho cả khung cảnh và cốt truyện của trò chơi là hoàn toàn chấp nhận được, dù đây là điều chưa có tiền lệ trong dòng trò chơi nói chung. Hicks, của tờ OXM, thì đã ngạc nhiên trước chiều sâu tổng thể của câu truyện. Reiner của tờ Game Informer thì viết rằng sự tự do mà trò chơi mang lại cho người chơi đã làm cho anh thích thú với câu chuyện. Những lựa chọn trong trò chơi (như lựa chọn kép, lựa chọn tha mạng...) cũng được đông đảo nhà phê bình ưa thích. Boyer của 1UP.com cảm thấy rằng game có yếu tố của "sự thỏa chí trong việc chơi lại". Tom Bramwell của Eurogamer cho rằng những lựa chọn này là một sự thay đổi hợp lý cho "những tên trùm cuối to lớn". Những nhân vật trong trò chơi - cụ thể là Niko cũng được chào đón nồng nhiệt. Hicks và Robinson đều gọi Niko là một nhân vật "cuốn hút" và "dễ mến", nói rằng họ ưa chuộng Niko hơn những nhân vật chính trước đây của dòng game. George Walter, viết cho trang GamesRadar+ ấn tượng với chiều sâu tâm lý của nhân vật. Goldstein thì thấy rằng khi lâm vào hoàn cảnh khó thì Niko rất dễ cảm thông. Jeff Gerstmann của trang Giant Bomb coi Niko là "thứ duy nhất mà tôi thực sự quan tâm" khi chơi. Schiesel của tờ New York Times thì xướng tên Niko là một trong những nhân vật dễ nhận thấy và ưa chuộng nhất, cho rằng đó là thành quả của kịch bản hấp dẫn của game, còn Boyer thì khen ngợi đặc tính của trò chơi khi làm nhiệm vụ - đó là sự tương tác giữa các nhân vật. Nhiều nhà phê bình nhận thấy hệ thống chiến đấu phản ứng nhanh hơn so với các trò chơi trước, đặc biệt ca ngợi việc bổ sung hệ thống che chở. Justin Calvert của GameSpot đã viết rằng hệ thống che chắn làm cho việc chiến đấu của trò chơi trở thành một "sự cải tiến lớn" so với các trò chơi trước đó. Reiner của Game Informer đồng tình, cho rằng hệ thống nhắm mục tiêu khiến người chơi cảm thấy có trách nhiệm cho những nhân vật bị giết. Goldstein của IGN đã ca ngợi sự linh động của hệ thống ẩn nấp và cảm thấy rằng cơ chế ngắm tự động là một "công cụ tuyệt vời trong các cuộc đáu súng lớn". Walter của GamesRadar+ đã viết rằng hệ thống chắn đạn đó đã "mở đường cho một phong cách làm nhiệm vụ mới". David McComb của Empire gọi cơ chế chiến đáu là "sắc bén và đậm tính bản năng", và Hicks của OXM cảm thấy rằng hệ thống đó cho phép người chơi thực hiện kế hoạch tấn công dễ hơn. Ngoài hệ thống chiến đấu, hầu hết các nhà phê bình đều lưu ý rằng việc lái xe là thực tế hơn so với các trò chơi trước. Robinson của CVG cảm thấy rằng việc xử lý phương tiện đã cho thấy sự chân thực, trong khi Hicks của OXM gọi là "xuất sắc". Costantino của Game Revolution đã ca ngợi sự cải tiến về cơ chế của trò chơi, đặc biệt là hoạt hình nhân vật và động cơ vật lý của trò chơi, mang đến sự minh họa chân thật hơn về các phương tiện. Các nhà phê bình khen ngợi thiết kế âm thanh. Goldstein của IGN đã ca ngợi diễn xuất của các diễn viên và việc sử dụng âm nhạc được cấp phép. Calvert của GameSpot và Walter của GamesRadar+ cũng khen ngợi việc âm nhạc được cấp phép, sau này còn ngưỡng mộ sự hài hước của các chương trình nói chuyện của đài phát thanh trong game. Michael Pinson của The Pro Audio Files đã ca ngợi các tính năng riêng biệt của thiết kế âm thanh của trò chơi, bao gồm không khí của thành phố, âm nhạc được cấp phép, các cuộc đối thoại của nhân vật, và các hiệu ứng âm thanh xe cộ và vũ khí - chung quy hoan nghênh nhà phát triển đã kết hợp các tính năng lại với nhau. Carolyn Gudmundson của GamesRadar cũng ca ngợi nhạc nền của trò chơi, đề cao sự phù hợp của nó với bối cảnh của trò chơi. Chế độ nhiều người chơi trực tuyến của trò chơi đã nhận được phản ứng tích cực từ các nhà phê bình. Reiner của Game Informer đã ca ngợi khả năng tùy biến nhân vật có sẵn trong chế độ nhiều người chơi và lưu ý rằng nó chạy "mượt mà" như trò chơi một người chơi. Boyer của 1UP.com gọi các chế độ nhiều người chơi là "xuất sắc", và Goldstein của IGN đã gọi nó là một trong những chế độ tốt nhất. Hicks của OXM gọi chế độ nhiều người chơi là "giải trí cực kỳ", trong khi Walter của GamesRadar ca ngợi quá trình "liền mạch" khi tham gia chế độ nhiều người chơi. Gerstmann của Giant Bomb, Costantino của GameRevolution thì đều cảm thấy chia rẽ về phần chơi mạng, Constantino coi nó là một "ý tưởng tuyệt vời", nhưng cảm giác như các vấn đề kết nối dẫn đến trải nghiệm "hỏng hóc".
1
null
Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2 (còn có tên khác là Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1958 hay Kim Môn pháo chiến) là một cuộc xung đột xảy ra giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). CHNDTH đã nã pháo vào quần đảo Mã Tổ và Kim Môn nằm trên eo biển Đài Loan nhằm chiếm giữ những vùng lãnh thổ này từ Đài Loan. Khái quát. Cuộc xung đột mở màn bằng trận nã pháo 823 (Chữ Hán phồn thể: 八二三炮戰; giản thể: 八二三炮战; Bính âm: Bāèrsān Pàozhàn; phiên âm: Bát nhị tam pháo chiến) vào lúc 5h30 chiều ngày 23 tháng 8 năm 1958 khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nã pháo dữ dội vào Kim Môn. Lực lượng của Trung Hoa Dân quốc ở Kim Môn cũng nã pháo đáp trả. Vụ đấu pháo ác liệt này đã khiến 440 quân Đài Loan và 460 lính Trung Quốc thiệt mạng. Vụ đối đầu bằng quân sự này là quá trình tiếp diễn cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất, đã diễn ra ngay sau chiến tranh Triều Tiên. Tưởng Giới Thạch đã cho xây dựng nhiều công trình trên quần đảo Mã Tổ và Kim Môn. Năm 1954, CHNDTQ đã nã pháo vào cả hai quần đảo này, trong đó tập trung tấn công vào Kim Môn. Để đáp lại yêu cầu được hỗ trợ từ phía THDQ theo đúng nghĩa vụ đã được ký kết trong Hiệp ước Phòng thủ Mỹ-Đài Loan 1954, chính quyền tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã tăng viện cho các đơn vị hải quân Hoa Kỳ và ra lệnh cho các tàu chiến của mình đến hỗ trợ chính quyền Quốc Dân Đảng bảo vệ tuyến tiếp vận đến Kim Môn. Thông qua những hoạt động bí mật trong "Chiến dịch Ma thuật đen" (Operation Black Magic), hải quân Hoa Kỳ đã sửa đổi và bổ sung cho máy bay F-86 Sabre của không quân Đài Loan các tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder mới được giới thiệu, nhằm tăng sức mạnh chống lại các máy bay chiến đấu MiG tiên tiến hơn của CHNDTH. Những nghiên cứu gần đây từ Cục Lưu trữ Quốc gia đã chỉ ra rằng Không quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc Đại lục. 12 lựu pháo tầm xa 203mm M115 howitzer và các khẩu 155mm khác đã được thủy quân lục chiến Mỹ chuyển cho quân đội Đài Loan và được gửi đến Kim Môn để xoay chuyển tình thế trong cuộc đọ pháo ở đây. Liên Xô đã phái bộ trưởng ngoại giao Andrei Andreyevich Gromyko đến Bắc Kinh để thảo luận về những động thái của Trung Quốc. Kết quả. Kết quả, cả hai bên tiếp tục bắn phá bên kia và rải truyền đơn. Tình trạng này cứ tiếp diễn cho đến khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1979. Trong cuộc đụng độ, CHNDTQ đã bắn khoảng 450.000 quả pháo lên đảo Kim Môn. Những quả pháo này đã trở thành nguồn cung cấp kim loại tái chế cho kinh tế địa phương. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2, Kim Môn được biết đến với sản phẩm dao phay làm từ vỏ đạn của Trung Quốc Đại lục. Một thợ rèn ở Kim Môn thông thường làm được 60 dao phay từ một vỏ đạn pháo và ngày nay các khách du lịch đến từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mua dao Kim Môn để làm quà lưu niệm cùng với những sản vật khác của địa phương này.
1
null
Fate/unlimited codes là trò chơi điện tử thuộc thể loại đối kháng theo kế hoạch của hãng Cavia do Eighting phát triển và Capcom phát hành. Game dựa trên visual novel "Fate/stay night" của hãng Type-Moon được phát hành ở Nhật Bản cho hệ máy thùng Arcade vào ngày 11 tháng 6 năm 2008 và cho PlayStation 2 vào ngày 18 tháng 12 năm 2008. Một bản chuyển thể nâng cao được phát hành cho PlayStation Portable tại Nhật Bản vào ngày 18 tháng 6 năm 2009, rồi sau được phát hành dưới dạng kỹ thuật số trên hệ thống PlayStation Store ở Bắc Mỹ và châu Âu vào ngày 3 và 10 tháng 9 năm 2009. Ngày 30 tháng 5 năm 2012, theo nguồn tin từ phía công ty cho biết do giấy phép hết hạn, Capcom Mỹ đã ngừng cung cấp game trên hệ thống PlayStation Store trong khu vực này tính đến hết ngày 12 tháng 6 của năm đó. Nhân vật. Những nhân vật chỉ dành riêng cho PS2 và PSP
1
null
Quần đảo Gambier (tiếng Anh: "Gambier Islands") là một quần đảo nhỏ nằm giữa các điểm cực nam của bán đảo Eyre và bán đảo Yorke tại cửa vào vịnh Spencer, tiểu bang Nam Úc, Úc. Nhóm đảo này (trừ đảo Wedge) nằm trong "Công viên Biển Nhóm đảo Gambier" rộng 120 km². Miêu tả. Đảo lớn nhất trong quần đảo Gambier là đảo Wedge với diện tích khoảng 10 km². Các đảo còn lại là đảo North, đảo South West Rock và Peaked Rocks. Ngoại trừ đảo Wedge thì nhóm đảo này hợp thành Công viên Biển Nhóm đảo Gambier ("Gambier Islands Group Marine Park") có tên trong Sổ bộ Bất động sản Quốc gia. Một phần đảo Wedge là đất hoàng gia và một phần là đất tư nhân. Sau khi người châu Âu đến đây định cư thì hòn đảo được dùng làm nơi canh tác nông nghiệp trong hơn 130 năm. Trên đảo có một số tòa nhà chủ yếu dành cho khách du lịch lưu trú. Đảo còn có sân bay, bến tàu và hải đăng. Vùng biển quanh quần đảo Gambier là nơi diễn ra tấp nập hoạt động đánh bắt cá thương mại cũng như đánh cá giải trí và lặn thể thao. Thiên nhiên hoang dã. Quần đảo là nơi sinh sản của sư tử biển Úc và có ý nghĩa quan trọng với các loài chim biển như "Eudyptula minor", "Puffinus tenuirostris" và "Pelagodroma marina". Một số loài chim khác là "Neophema petrophila", "Burhinus grallarius", "Falco peregrinus" (cắt lớn), "Pandion haliaetus" (ó cá) và "Haliaeetus leucogaster" (đại bằng bụng trắng).
1
null
Hà hay hà biển là một loại động vật chân khớp đặc biệt (do chân đã tiêu biến) thuộc cận lớp Cirripedia trong phân ngành Giáp xác, và do đó có họ hàng với cua và tôm hùm. Hà chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là vùng nước nông và thủy triều. Hà là loài sống bám trên các vách đá, không di chuyển trong suốt cuộc đời. Hiện nay người ta đã biết tên khoảng 1.220 loài hà. Đây là loài hải sản có giá trị kinh tế cao nhưng khó khai thác và gây nhiều tác hại với ngành hàng hải. Hình thức. Khi nhìn trên vỏ tàu sắt, vách đá, đê chắn sóng, chân cầu tàu ta dễ dàng thấy những lớp xác vỏ cứng là do vô số hà biển tạo thành. Hình dạng đặc trưng của chúng là một lớp vỏ cứng bên ngoài, có một lỗ hở nhỏ, hình giống như những núi lửa tí hon. Nó có thể bám vào bề mặt của bất cứ thứ gì bắt gặp trên biển, thậm chí có thể an cư cả đời trên vỏ một con sò, cua bể hay da cá voi. Vòng đời. Hà có hai giai đoạn ấu trùng riêng biệt, nauplius và cyprid, trước khi phát triển thành một con hà trưởng thành. Nauplius. Một trứng đã thụ tinh nở thành một "nauplius": ấu trùng có một mắt một đầu và một râu, không có ngực hoặc bụng. Trải qua 6 tháng phát triển, sau năm lần lột xác nó chuẩn bị chuyển vào giai đoạn cyprid. Ấu trùng ban đầu bám lấy bố mẹ, và rời ra sau khi rụng lông lần đầu tiên và trở thành ấu trùng bơi tự do với lông cứng. Cyprid. Ấu trùng "cyprid" là giai đoạn cuối trước khi trưởng thành. Đây là giai đoạn ấu trùng không ăn mà tập trung tìm một nơi thích hợp để bám vĩnh viễn khi trưởng thành. Giai đoạn cyprid kéo dài từ ngày đến vài tuần. Nó khám phá các bề mặt có tiềm năng với đôi râu đã tiến hóa, một khi nó đã tìm thấy một vị trí có khả năng phù hợp, nó gắn cái râu thứ nhất lên bề mặt bằng một chất keo là glycoproteinous. Ấu trùng bắt đầu đánh giá dựa trên kết cấu của bề mặt, thành phần hóa học, độ ẩm tương đối, màu sắc và thành phần màng sinh học bề mặt; chúng thường đính kèm gần các con hà khác. Khi ấu trùng cạn kiệt năng lượng dự trữ nó trở nên ít kén chọn hơn và bắt đầu bám cứng bản thân vĩnh viễn với lớp nền là hợp chất proteinacous và sau đó trải qua biến thái thành một con hà "vị thành niên". Trưởng thành. Hà điển hình phát triển sáu tấm đá vôi cứng bao vây và bảo vệ cơ thể. Trong suốt phần còn lại của cuộc đời, hà được gắn với mặt đất, khi đó những bộ phận duy nhất di chuyển được là 6 đôi xúc tu hay chân lông (cirri) để bắt các sinh vật phù du. Sau nhiều lần biến thái hơn và đạt đến dạng trưởng thành, hà sẽ tiếp tục phát triển bằng cách thêm nguyên liệu mới cho những tấm vôi hóa nặng nề của nó. Những tấm đá vôi này không rụng đi, tuy nhiên, giống như tất cả ecdysozoans (động vật chân khớp nguyên thủy), con hà sẽ vẫn thay lông lớp biểu bì của nó. Sinh sản. Hà là loài lưỡng tính tuy nhiên cũng có nhiều cá thể chỉ có một giới tính. Buồng trứng được nằm trong vỏ hoặc dưới đế bám và có thể nằm sâu dưới bề mặt bám, tinh hoàn thì nằm cao hơn, ngay sát bề mặt lỗ hở. Những cá thể lưỡng tính cũng tiếp nhận tinh trùng như hà cái. Mặc dù về mặt lý thuyết tự thụ tinh có thể xảy ra nhưng đã được thực nghiệm chứng minh là hiếm xảy ra với hà. Lối sống bám cố định của hà làm cho sinh sản hữu tính trở nên khó khăn, không như các sinh vật khác hà không thể để lại vỏ để giao phối. Để tạo điều kiện chuyển gen giữa các cá nhân bị cô lập, hà có dương vật cực kỳ dài. Hà có lẽ có dương vật lớn nhất trong thế giới động vật nếu tính theo tỷ lệ với kích thước cơ thể. Hà cũng có thể sinh sản thông qua một phương pháp gọi là "spermcasting" (phóng tinh trùng), trong đó hà đực giải phóng tinh trùng của mình vào trong nước và hà cái tự đón lấy thụ tinh cho trứng của mình. Lịch sử phân loại. Phần ruột của con hà trông không khác gì bên trong con hàu - một động vật thân mềm. Các nhà khoa học cũng đã nhầm lẫn trong một thời gian dài và ngay đến bây giờ nhiều người vẫn cho rằng hà và hàu có họ hàng với nhau. Thật khó tin là con vật không biết bơi này có họ với tôm và cua. Hà ban đầu được Carl Linnaeus và Georges Cuvier phân loại là thân mềm, nhưng vào năm 1830 John Vaughan Thompson đã xuất bản các quan sát cho thấy sự biến thái của ấu trùng nauplius và cypris thành hà lớn và chứng minh những ấu trùng này cũng giống hệt như của động vật giáp xác. Năm 1834 Hermann Burmeister công bố thêm thông tin và khẳng định lại những phát hiện này. Kết quả là người ta đã chuyển hà từ ngành thân mềm sang nhóm Articulata Hypothesis (bao gồm ngành Chân khớp). Sự việc này đã cho thấy các nhà tự nhiên học cần phải nghiên cứu chi tiết để đánh giá lại các nguyên tắc phân loại của họ. Charles Darwin đã nêu lại vấn đề này vào năm 1846 và phát triển quan điểm của ông vào một nghiên cứu lớn được công bố dưới dạng một loạt các chuyên khảo trong năm 1851 và năm 1854. Darwin đã tiến hành nghiên cứu này theo đề nghị của người bạn Joseph Dalton Hooker, mục đích là triệt để hiểu ít nhất một loài trước khi đưa ra khái quát cần thiết cho lý thuyết của ông về sự tiến hóa của chọn lọc tự nhiên. Phân loại. Một số nhà phân loại coi Cirripedia là một lớp hoặc phân lớp, và các bộ đôi khi được coi là các siêu bộ. Vào năm 2001, Martin và Davis đã đặt Cirripedia là một phân thứ lớp của Thecostraca và chia nó thành sáu bộ: Vào năm 2021, Chan và cộng sự nâng Cirripedia lên thành phân lớp của lớp Thecostraca, và các siêu bộ Acrothoracica, Rhizocephala, và Thoracica thành phân thứ lớp. Phân loại được cập nhật, hiện bao gồm 11 bộ, đã được chấp nhận trong Cơ sở dữ liệu sinh vật biển. Trong đời sống con người. Hà là một loại thực phẩm ngon và giàu dinh dưỡng. Ở Việt Nam nhiều vùng biển như Quảng Ninh, Hải Phòng... có loài hải sản này, nên trở thành một đặc sản của Hạ Long. Hà bắt buộc phải khai thác tự nhiên vì không nuôi cấy nhân tạo được. Việc khai thác hà ở Việt Nam cũng như tại châu Âu là công việc khó khăn nguy hiểm vì vỏ hà rất sắc nhọn và thường bám ở những vách đá cheo leo. "Hà ngỗng" (Goose barnacle - ở Việt Nam gọi là đằng hồ) là một món ăn cao cấp ở các nước Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Sự tương đồng giữa hình dáng loại hà này với cổ của một loài ngỗng (Branta leucopsis tiếng Anh là "Barnacle Goose") đã khiến người cổ đại liên tưởng đến những con ngỗng, hoặc ít nhất là các loài vịt trời đã tiến hóa từ con hà này. Thật vậy, từ "hà" ("barnacle") ban đầu được dùng để gọi một loài ngỗng trời hay làm tổ trên các vách đá dựng đứng mà trứng và con non ít khi được nhìn thấy do nó sống ở Bắc Cực xa xôi. Hà (Austromegabalanus psittacus) cũng được sử dụng trong ẩm thực Chile và là một trong những thành phần của món curanto. Tập tính bám vào bề mặt vật rắn của hà, đặc biệt là hàng vạn con cùng bám một lúc gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế cho con người. Một chiếc tàu bị hà bám kín thân thì tốc độ sẽ giảm đi 50%. Hà bám vào bề mặt kim loại thường tiết ra chất kết đính cực kỳ bền chặt mà chỉ có cách cạo hết vỏ kim loại đi mới loại bỏ được hà. Chất dính này làm hỏng lớp sơn bảo vệ bề mặt kim loại gây ra ăn mòn (ăn mòn biển) và rỉ sét. Năm 1905, trong chiến tranh Nga - Nhật, Hải quân Nhật bất ngờ đánh bại hoàn toàn hạm đội Baltic của Nga được coi là vô địch lúc bấy giờ. Qua phân tích của các chuyên gia, một trong những yếu tố gây ra thất bại là do tốc độ di chuyển của các tàu chiến Nga quá thấp so với dự kiến. Thủ phạm gây ra chính là những con hà bám đầy vỏ tàu. Hành trình từ biển Baltic đến biển Nhật Bản mất một năm khiến những con hà sinh sôi nảy nở làm tăng trọng lượng và lực cản khiến tàu giảm tốc độ. Trong các thế kỷ trước ở vùng biển Caribe, bọn cướp biển thường phải lật úp thuyền chúng lại để cạo hà. Rất nhiều thuyền săn cá voi, sau nhiều ngày lênh đênh trên biển rất khó quay về vì lượng hà bám vào tàu quá lớn. Hà biển là mối đe dọa với thuyền nhỏ vì chúng bám vào, đến khi quay về đất liền sẽ mất thêm nhiều thời gian vì thế ngư dân phải đốt lửa để chống hà bám (nên hình thành địa danh mang tên Bãi Cháy). Ngày nay công suất các tàu rất lớn nhưng hà vẫn luôn là mối đe dọa và hằng năm vẫn làm hao tổn của ngành hàng hải không ít chi phí. Từ chất dính khủng khiếp mà con hà tiết ra, người ta đã chế tạo ra loại "keo hà" dùng để vá tàu khi bị thủng. Chỉ cần phết vào miếng kim loại rồi dán, rất nhanh mà bền chắc. Trong y tế, keo hà dùng làm băng giấy cầm máu, bịt miệng vết thương và vết mổ.
1
null
Led Zeppelin II là album phòng thu thứ hai của ban nhạc rock người Anh, Led Zeppelin. Album được phát hành vào tháng 10 năm 1969 bởi Atlantic Records. Quá trình thu âm album kéo dài qua nhiều địa điểm giữa Anh và Bắc Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 8 cùng năm. Jimmy Page tiếp tục là người sản xuất album này của nhóm, và đây cũng là album đầu tiên mà Led Zeppelin sử dụng những kỹ thuật thu âm mới của kỹ thuật viên Eddie Kramer. Pha trộn giữa folk và blues, "Led Zeppelin II" cũng cho thấy ban nhạc đã phát triển thêm nhiều kỹ năng của nhạc blues, đặc biệt trong việc sử dụng âm thanh miết. Đây được coi là album ồn ào nhất trong sự nghiệp của ban nhạc. Sau khi được phát hành, "Led Zeppelin II" có được số doanh thu khổng lồ và trở thành album đầu tiên của ban nhạc cùng đứng quán quân ở Anh và Mỹ. Năm 1970, nhà thiết kế David Juniper với album này được đề cử giải Grammy cho thiết kế album xuất sắc nhất. Ngày 15 tháng 9 năm 1999, album được nhận chứng chỉ 12x Bạch kim từ RIAA công nhận doanh thu 12 triệu đĩa đã bán. "Led Zeppelin II" luôn được các nhà phê bình và người hâm mộ coi như một trong những album xuất sắc nhất và có ảnh hưởng nhất của lịch sử nhạc rock. Danh sách ca khúc. Ấn bản cho băng cassette có "Heartbreaker" là ca khúc kết thúc mặt A, và "Thank You" là ca khúc mở đầu mặt B. "Moby Dick" là ca khúc thứ hai của mặt A, trong khi "What Is And What Should Never Be" được rời sang mặt B. Ấn bản LP cũng ghi sai độ dài thực tế của ca khúc "Thank You" là 3:50, trong khi phần coda của ca khúc này chưa dừng ở đó.
1
null
Trạch Nhượng (, ? - 14 tháng 12 năm 617) là một thủ lĩnh khởi nông dân vào thời Tùy mạt. Tin vào sấm ngôn cho thấy Lý Mật sẽ trở thành hoàng đế, ông đã nhường vị trí thủ lĩnh cho Lý Mật và phụng sự dưới quyền người này. Vào mùa đông năm 617, Lý Mật đã cho phục kích giết chết ông tại một bữa tiệc. Nổi dậy. Vào năm 616 hay trước đó, Trạch Nhượng là một pháp tào ở Đông quận (東郡, nay gần tương ứng với An Dương, Hà Nam), vì bị cáo buộc phạm tội nên ông bị phán xử trảm. Ngục lại Hoàng Quân Hán (黃君漢) thấy Trạch Nhượng kiêu dũng nên thương cảm, đã bí mật thả ông ra vào ban đêm. Sau đó, Trạch Nhượng chạy đến trại Ngõa Cương (瓦崗) ở gần đó và tập hợp một số nông dân nghèo khổ tổ chức nổi dậy chống triều đình. Hai trong số những thuộc hạ chủ chốt của ông là Đan Hùng Tín và Từ Thế Tích, họ đề xuất với ông rằng không nên cướp bóc của người dân địa phương để có lương thực cho binh sĩ. Hai người này nói rằng vì Biện Thủy (汴水) chảy qua các quận Huỳnh Dương (滎陽, nay gần tương ứng với Trịnh Châu, Hà Nam) và Lương (梁郡, nay gần tương ứng với Thương Khâu, Hà Nam) và có hoạt động giao thông thủy nhộn nhịp, họ chỉ cần cướp bóc tàu thuyền đi lại trên sông. Trạch Nhượng chấp thuận, đội quân của ông bắt đầu thu thập của cải. Ngày càng có thêm những người tuyệt vọng gia nhập vào Ngõa Cương quân, nâng tổng quân số lên hơn một vạn. Lý Mật vốn là mưu chủ của Dương Huyền Cảm khi Dương Huyền Cảm tiến hành nổi dậy vào năm 613. Sau khi Dương Huyền Cảm thất bại, Lý Mật phiêu bạt khắp nơi để tìm một thủ lĩnh nổi dậy có thể hợp tác với mình. Lý Mật thấy Trạch Nhượng là thủ lĩnh nổi dậy mạnh nhất trong khu vực nên đã gặp gỡ với Trạch Nhượng thông qua Vương Bá Đương (王伯当)- là một thủ lĩnh nổi dậy khác. Lý Mật đã đề xuất một số sách lược cho Trạch Nhượng, cũng thuyết phục được một số thủ lĩnh nổi dậy khác liên hiệp lại dưới quyền chỉ huy của Trạch Nhượng. Lý Mật từng đề xuất với Trạch Nhượng hãy tận dụng thời cơ Tùy Dạng Đế ở Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô) mà dẫn quân tiến công đông đô Lạc Dương và kinh đô Trường An. Trạch Nhượng không có tâm làm những việc trọng đại như vậy, vì thế không chấp thuận kế hoạch, song ngày càng trở nên ấn tượng trước Lý Mật và đối đãi như khách quý. Trong khi đó, xuất hiện sấm ngôn "Lý thị đương vương", các thủ lĩnh nổi dậy bắt đầu tin rằng Lý Mật là hoàng đế tiếp theo, do đó họ bắt đầu quy phục bản thân Lý Mật. Khi Trạch Nhượng biết được điều này, ông ta càng ấn tượng với Lý Mật hơn và xem xét chấp thuận kế hoạch của Lý Mật. Lý Mật cũng thuyết phục chiến lược gia và chiêm tinh gia Giả Hùng (賈雄) của Trạch Nhượng chấp thuận kế hoạch của mình. Khi Trạch Nhượng hỏi Giả Hùng liệu các dấu hiệu chiêm tinh có chỉ ra rằng kế hoạch của Lý Mật có thể thành công hay không, Giả Hùng nói rằng sẽ như vậy, song Lý Mật có thể sẽ không thành công trong việc trở thành hoàng đế, nhưng nên ủng hộ Lý Mật. Trạch Nhượng tin lời Giả Hùng và ban phú quý cho Lý Mật hơn nữa. Theo khuyến nghị của Lý Mật, Trạch Nhượng bắt đầu tiến công và chiếm các thành trong quận Huỳnh Dương. Đáp lại, Tùy Dạng Đế phái Trương Tu Đà (張須陀) dẫn quân thảo phạt Trạch Nhượng. Trạch Nhượng lúc trước từng thua vài trận trước Trương Tu Đà nên nay cảm thấy lo sợ, song Lý Mật đã thuyết phục Trạch Nhượng rằng có thể đánh bại được vị tướng Tùy này. Theo đề xuất của Lý Mật, Trạch Nhượng lệnh Lý Mật dẫn một nghìn lính và nấp trong rừng phục kích, còn mình sẽ giao chiến trực diện với quân Tùy. Trương Tu Đà vốn xem thường Trạch Nhượng, dẫn quân lao thẳng tới tiến công, Trách Nhượng chống ngự qua loa rời vờ thua chạy, Trương Tu Đà đuổi theo hơn 10 dặm, đường đi ngày càng hẹp, tiến vào nơi Lý Mật đã bố trí phục binh. Lý Mật cho quân mai phục xông ra tập kích Trương Tu Đà, bao vây quân triều đình. Ban đầu, Trương Tu Đà có thể thoát khỏi vòng vây, song do cố gắng cứu một số thuộc hạ, Trương Tu Đà đã tử trận, quân triều đình bị tiêu diệt. Qua chiến thắng này, danh tiếng của Ngõa Cương quân được khuếch trương rất nhiều, nguồn cung thực phẩm cũng nhiều lên. Sau chiến thắng, Trạch Nhượng lập một đội quân riêng do Lý Mật chỉ huy, gọi là "Bồ Sơn công doanh". Khi đội quân của Lý Mật phát triển, các binh sĩ của Trạch Nhượng bắt đầu có xích mích với binh sĩ của Lý Mật. Trạch Nhượng do đó đã tách quân của mình ra khỏi Lý Mật song ngay sau đó đã hối tiếc về quyết định này và lại hội quân với Lý Mật. Phụng sự Lý Mật. Vào mùa xuân năm 617, Lý Mật thuyết phục Trạch Nhượng rằng do Dạng Đế ở xa và để Dương Đồng trấn thủ đông đô Lạc Dương, các quần thần ở đó sẽ không đồng lòng. Do đó, họ đã phái Bùi Thúc Phương (裴叔方) đến Lạc Dương để do thám, song Bùi Thúc Phương đã bị phát giác và các quần thần ở Lạc Dương bắt đầu chuẩn bị tăng cường phòng thủ trước một cuộc tiến công. Đáp lại, Lý Mật và Trạch Nhượng dẫn 7.000 tinh binh công chiếm Lạc Khẩu thương (洛口倉), một kho lương thực to lớn do Dạng Đế cho xây dựng. Ngõa Cương quân mở kho cứu tế cho người dân, nhiều người thấy vậy cũng gia nhập quân nổi dậy. Các tướng Tùy là Lưu Trường Cung (劉長恭) và Phòng Trắc (房崱) nhận định Ngõa Cương quân không khác gì một lũ đạo tặc đến kiếm ăn, họ xem nhẹ đội quân này nên đã bị tiến công. Lý Mật và Trạch Nhượng để quân trong thành Lạc Dương bị đói, dự định sau đó sẽ tấn công và chiếm thành. Sau trận chiến, Trạch Nhượng nhường cho Lý Mật làm thủ lĩnh và đề xuất trao tước hiệu Ngụy công cho Lý Mật. Lý Mật chấp thuận, cải nguyên niên hiệu, trong văn thư xưng là hành quân nguyên soái Ngụy công phủ. Lý Mật trao cho Trạch Nhượng chức 'Thượng trụ quốc', 'tư đồ', phong tước "Đông quận công". Qua đời. Vào mùa đông năm 617, bắt đầu có xung khắc giữa Trạch Nhượng và một vài bộ tướng khác của Lý Mật. Tư mã Vương Nho Tín (王儒信) và Huỳnh Dương quận công Trạch Hoằng (翟弘) đều đề xuất Trạch Nhượng nắm lấy quyền nhiếp chính và tước bỏ quyền lực của Lý Mật, mặc dù đề xuất đó không được Trạch Nhượng chấp thuận song chuyện này đã đến tai Lý Mật. Trạch Nhượng cũng trở nên tham lam với các chiến lợi phẩm, tra tấn tướng Thôi Thế Xu (崔世樞) để lấy tiền, đánh đập Hình Nghĩa Kỳ (邢義期) vì tội từ chối đánh bạc với ông ta, và đòi một lượng lớn từ kho châu báu của Phòng Ngạn Tảo, thậm chí còn đi xa hơn khi nói với Phòng: Do lo sợ, Phòng Ngạn Tảo bẩm lại sự việc cho Lý Mật, Phòng và Trịnh Thính (鄭頲) đều đề xuất Lý Mật cho quân phục kích Trạch Nhượng, Lý Mật chấp thuận. Tại một bữa tiệc do Lý Mật tổ chức cho Trạch Nhượng, Trạch Hoằng, Bùi Nhân Cơ và Hác Hiếu Đức, giữa buổi tiệc, Lý Mật đuổi các binh sĩ bảo vệ Trạch Nhượng ra ngoài và giả vờ đưa ra một cây cung tốt rồi bảo Trạch Nhượng giương thử, tận dụng thời cơ, Lý Mật đã lệnh cho Thái Kiến Đức (蔡建德) giết chết Trạch Nhượng, sau đó giết chết Trạch Hoằng, cháu của Trạch Nhượng là Trạch Ma Hầu (翟摩侯), và Vương Nho Tín. Cả Đan Hùng Tín và Từ Thế Tích cũng suýt bị giết, song được tha theo lệnh của Vương Bá Đương. Sau đó, Lý Mật giao lại quân do Trạch Nhượng chỉ huy cho Đan, Từ và Vương.
1
null
Bá vương đường phố (tựa gốc tiếng Anh: Street Kings) là bộ phim hình sự - hành động - tâm lý Mỹ của đạo diễn David Ayer, phát hành vào năm 2008. Phim có sự tham gia của diễn viên Keanu Reeves, Forest Whitaker, Hugh Laurie, Chris Evans, Amaury Nolasco, John Corbett, Common và Cle Shaheed Sloan. Câu tagline chính thức là Their city. Their rules. No prisoners (dịch tiếng Việt: Thành phố của họ. Luật của họ. Không có tù nhân). Ban đầu bộ phim có tựa đề "The Night Watchman" nhưng sau này được đổi thành "Street Kings". Phần tiếp theo của "Street Kings" là "" đã được phát hành vào năm 2011. Nội dung. Tom Ludlow nổi tiếng là một người cảnh sát tài giỏi và thông minh ở đồn cảnh sát thành phố Los Angeles, vợ Ludlow sớm qua đời khiến anh phải làm bạn với những chai rượu Vodka nhỏ mỗi ngày để giải tỏa nỗi buồn. Nghe tin có hai cô bé người Hàn Quốc đang bị mất tích, Ludlow liền nghĩ cách tìm hai cô bé đó. Ludlow giả vờ làm người buôn lậu vũ khí rồi lừa một nhóm gangster Hàn Quốc ra mặt, Ludlow nghi ngờ bọn gangster này đã bắt cóc hai cô bé Hàn Quốc và sự thật đúng là như vậy. Ludlow xông vào nhà bọn gangster, anh ta cứu được hai cô bé Hàn Quốc sau khi giết hết bọn gangster. Trong khi các cảnh sát khác đều khen ngợi và nể phục Ludlow thì có một người cảnh sát tên Terrence Washington lại khinh bỉ Ludlow. Ludlow rất ghét thái độ bất lịch sự của Washington (mặc dù trước đây Washington cũng là cộng sự thân thiết của Ludlow), Đại úy Jack Wander khuyên Ludlow không nên nóng nảy. Buổi sáng hôm đó, Ludlow thấy Washington đi vào cửa hàng tạp hóa, anh ta tính dạy Washington một bài học nhưng ngờ đâu có hai tên bịt mặt cầm súng tiểu liên chạy vào bắn chết Washington. Ludlow quyết định sẽ điều tra hai tên hung thủ đó và giết chúng để trả thù cho Washington. DNA của hai tên hung thủ được tìm thấy ở hiện trường, bọn chúng được biết với cái tên Fremont và Coates. Ludlow hợp tác cùng Thám tử Paul Diskant đi thu thập thông tin của Fremont và Coates trên khắp các ngõ phố Los Angeles, khi lên một ngọn đồi thì họ phát hiện có hai xác chết chôn ở đây, DNA của hai tên hung thủ lại trùng khớp với hai xác chết này. Ludlow kết luận hai cái xác này chính là Fremont và Coates thật sự, họ đã bị giết trước khi Washington bị giết, vậy là có kẻ muốn đổ tội cho hai xác chết này. Buổi tối, Ludlow và Diskant giả vờ làm cớm bẩn rồi đi gặp hai tên hung thủ giả danh Fremont và Coates. Một trận đấu súng diễn ra, Ludlow giết được Fremont và Coates, còn Diskant bị trúng đạn chết. Ludlow lái xe đến nhà cô bạn gái Grace, anh ta nghe trên TV có tin báo rằng hai gã vừa bị giết chính là cảnh sát chìm. Sau đó Thám tử Santos và Demille ập vào bắt Ludlow đi, trên đường đi Ludlow đã hiểu ra rằng: Jack Wander đã sắp xếp mọi chuyện, ông ta muốn giết Ludlow và Washington nên thuê hai gã giả danh Fremont và Coates khử Washington trước, Wander bảo Santos và Demille bỏ DNA của hai xác chết trên đồi ở lại hiện trường án mạng Washington để nếu như Ludlow điều tra ra được thì cũng bị Fremont và Coates thủ tiêu, không ngờ Ludlow giết được Fremont và Coates nên bây giờ Santos và Demille phải giết Ludlow. Ludlow vùng lên chống cự rồi giết chết Santos và Demille, anh ta lấy xe lái đến nhà Wander. Vào nhà Wander, Ludlow thấy rất nhiều tiền được giấu trong bức tường và Wander định hối lộ Ludlow bằng số tiền đó để xin Ludlow tha mạng cho ông ta, tuy nhiên Ludlow vẫn bắn chết Wander. Đại úy James Biggs và Trung sĩ Green đến gặp Ludlow, Đại úy James Biggs khen ngợi Ludlow vừa trừ khử được những người cảnh sát tham nhũng trong xã hội. Liên kết ngoài. California
1
null
Đội quân nhí nhố (Hangul: 무술소년 꼬망 - "Musul So'nyeon Kkomang", nghĩa: "Thiếu niên Võ thuật Komang", tên tiếng Anh: "Kungfu Komang") là một bộ manhwa hài hước của Hàn Quốc do hai tác giả Park In-seo và Choi Sang sáng tác. Nội dung. Nhân vật chính của truyện là các thầy trò cực kỳ nhí nhố, với các tình tiết hài không đụng hàng luôn làm độc giả bất ngờ, đồng thời liên tục xuất hiện các nhân vật mới. Nhân vật. Komang. Là nhân vật chính trong câu chuyện. Cậu có tính cách ngay thẳng, trung thực, tinh thông võ nghệ tuy nhiên rất ngây thơ và ngoan ngoãn. Đặc biệt, đã làm chuyện gì là quyết làm đến cùng. Ninja Ling (Ninjaring). Trong lần đi giao bánh pizza cho Komang và Thủy Hỏa Thần, bị hai thầy trò cố tình cản trở giao muộn để ăn miễn phí nên bị đuổi việc. Thủy Hỏa Thần đành phải nhận làm đệ tử. Là người có khả năng nhảy xa nhất nhưng lại hậu đậu vụng về luôn gây ra những sai lầm tức cười. Thủy hỏa thần (Mulbuldosa). Ông là một vị thần cao tuổi, đồng thời là thủ lĩnh có nhiệm vụ chăm sóc, dạy dỗ cho cả đội quân nhí nhố. Tuy thế ông lại là người ít hiểu biết tự cao tự đại và chuyên dối trá, thế nên luôn bị nhận những cái lườm nguýt từ những cậu nhóc trong đội quân của mình. Kôngcha (Kongja). Cháu gái của Ma Vương được gởi đến sống cùng Thủy Hỏa Thần trong một gói quà lớn. Thỉnh thoảng với một vài việc làm đáng yêu của mình, cô đem đến cho mọi thành viên trong gia đình những bất ngờ thú vị. "Liên hoàn đập" là độc chiêu của cô bé này. Kunkun (Kulpang). Một nhân vật đặc biệt không biết nói gì ngoài 2 từ "Kun kun". Tất cả mọi suy nghĩ của chú heo này đều được diễn đạt trên những tấm bảng nhỏ luôn cầm trên tay. Rất tham ăn, nhưng bù lại luôn biết an ủi, động viên người xung quanh. Tuy nhiên cũng vì điều đó mà đôi khi cậu ta chịu những trận đòn đau. Áo choàng đen (Gwedopang). Một nhân vật bí ẩn đặc biệt có tài ăn trộm đồ của người khác. Nhiều lần đã làm cả nhóm Kômang phải khốn đốn, vất vả. Nhưng ở những tình cảnh nguy cấp, khả năng đặc biệt của nhân vật này được phát huy rất hữu hiệu. Robot Mekha (Mekanin). Là một robot đơn giản, lạnh lùng và chậm hiểu nhưng rất nhiệt tình. Bất cứ ai khi gặp vấn đề nan giải cấp bách cậu đều ra sức giúp đỡ. Đầu to. Anh chàng có chiếc đầu to quá khổ, chiều cao cực kì hạn chế nên luôn gặp những rắc rối, khó xử. Và có đặc điểm là hay hờn giận, thù dai.
1
null
Northrop YA-9 là một mẫu thử máy bay cường kích được phát triển cho chương trình A-X của Không quân Hoa Kỳ. Chiếc YA-9 đã được chuyển qua ưu tiên cho Fairchild Republic YA-10 được đưa vào sản xuất với tên A-10 Thunderbolt II. Tính năng kỹ chiến thuật (YA-9A). Có sự chỉ trích rằng Không quân Hoa Kỳ đã không thực hiện sự hỗ trợ không kích tầm gần nghiêm túc đã khiến một số thành viên phục vụ tìm kiếm một loại máy bay tấn công chuyên dụng. [2] Trong chiến tranh Việt Nam, một số lượng lớn máy bay tấn công mặt đất đã bị bắn hạ bởi vũ khí nhỏ, tên lửa đất đối không và súng phòng không tầm thấp, thúc đẩy sự phát triển của một loại máy bay có khả năng sống sót tốt hơn với những vũ khí đó. Các máy bay phản lực nhanh như North American F-100 Super Sabre, Republic F-105 Thunderchief, và McDonnell Douglas F-4 Phantom II đã chứng tỏ phần lớn không hiệu quả khi được hỗ trợ trên không tầm gần. Chiếc Douglas A-1 Skyraider là máy bay hỗ trợ trên không chính của USAF. [3] A-X Vào giữa năm 1966, Không quân Hoa Kỳ đã thành lập văn phòng chương trình Thử nghiệm Tấn công (A-X). [4] Vào ngày 6 tháng 3 năm 1967, Không quân đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin cho 21 nhà thầu quốc phòng cho A-X. Mục tiêu là tạo ra một nghiên cứu thiết kế cho một máy bay tấn công chi phí thấp. [2] Thảo luận với các phi công A-1 Skyraider đang hoạt động tại Việt Nam và phân tích hiệu quả của các máy bay hiện tại được sử dụng cho thấy máy bay lý tưởng cần có thời gian bay dài hơn, khả năng cơ động tốc độ thấp, hỏa lực pháo cực mạnh và khả năng sống sót cực cao; [2] Máy bay phải có các yếu tố tốt nhất của Ilyushin Il-2, Henschel Hs 129 và Skyraider. [2] Mặc dù các động cơ tua-bin được yêu cầu trong yêu cầu ban đầu, đến tháng 5 năm 1969, các yêu cầu đã thay đổi để chỉ định sử dụng động cơ phản lực quạt đẩy. [5] Vào tháng 5 năm 1970, USAF đã ban hành một yêu cầu sửa đổi và chi tiết hơn nhiều cho các yêu cầu đề xuất (RFP). Mối đe dọa của các lực lượng thiết giáp Liên Xô và các hoạt động tấn công trong mọi thời tiết đã trở nên nghiêm trọng hơn. Bây giờ bao gồm trong các yêu cầu là máy bay sẽ được thiết kế dành riêng cho pháo 30 mm. RFP cũng kêu gọi một máy bay có tốc độ tối đa 460 dặm / giờ (740 km / giờ), khoảng cách cất cánh 4.000 feet (1.200 m), tải trọng ngoài 16.000 pound (7.300 kg), bán kính nhiệm vụ 285 dặm (460 km) và chi phí đơn vị là 1,4 triệu đô la Mỹ. [6] Đơn giản và chi phí thấp cũng là những yêu cầu quan trọng, với chi phí máy bay tối đa 1,4 triệu đô la dựa trên hoạt động sản xuất 600 máy bay. Hiệu suất bay đã được hy sinh khi cần thiết để kiểm soát chi phí phát triển và sản xuất. [7] [8] Trong thời gian này, một RFP riêng biệt đã được phát hành cho pháo 30 mm của A-X với yêu cầu về tốc độ bắn cao (4.000 vòng / phút) và vận tốc đầu nòng cao. [9] Sáu công ty đã đệ trình các đề xuất lên USAF, với Northrop and Fairchild Republic được chọn vào ngày 18 tháng 12 năm 1970 để chế tạo các nguyên mẫu: YA-9A và YA-10A, tương ứng. Trong khi đó, General Electric và Philco-Ford đã được chọn để chế tạo và thử nghiệm các nguyên mẫu pháo GAU-8. [10]. [Thiết kế] A-9 là một monoplane (máy bay cánh đơn) với cánh gắn cao, được liên kết bằng đinh tán trong toàn bộ cấu trúc hợp kim nhôm, với cấu trúc tổ ong và thân vỏ được cán và xử lý qua hoá chất. Các động cơ phản lực quạt đẩy đôi cần thiết được lắp trong vỏ dưới gốc cánh của máy bay. [A] Northrop đã chọn động cơ Lycoming YF102 7.200 pound (32 kN) cho YA-9 thay vì động cợ General Electric TF34 mạnh hơn (9.280 pound (41.3 kN) được sử dụng bởi A-10, mặc dù một trong hai động cơ có thể được thay đổi qua lại. Động cơ F-102 là một thiết kế mới, dựa trên trục tuabin T55 cung cấp cho máy bay trực thăng CH-47, được chọn để giảm thiểu chi phí. [5] [8] Máy bay có bộ ổn định hình chữ thập lớn để cải thiện độ ổn định hướng cho hành trình bay thấp. Ailerons chia tách được trang bị có thể được sử dụng như airbrakes. Khi các aibbrake này được vận hành không đối xứng kết hợp với bánh lái của máy bay, lực điều khiển sang một bên có thể được áp dụng (và máy bay di chuyển sang một bên) mà không cần xoay hoặc nghiêng vòng, dễ dàng hơn cho việc ngắm bắn. [5] [11] Phi công ngồi dưới một canopy dạng bọt nước lớn trước rìa cánh của cánh. Buồng lái được bao quanh bởi một lớp giáp dạng bồn tắm (nhôm trong các nguyên mẫu, sẽ được thay thế bằng titan nếu sản xuất) trong khi các thùng nhiên liệu gắn trên cánh được tự hàn kín và chứa đầy bọt để giảm thiểu khả năng hỏa hoạn hoặc rò rỉ lớn nhiên liệu. Các hệ thống điều khiển bay thủy lực dự phòng kép đã được trang bị, ngoài ra một hệ thống lái bằng tay dự phòng để phòng ngừa khi bị trúng đạn gây ra lỗi điều khiển. Những đặc điểm thiết kế này được hy vọng sẽ giảm tới 90% tổn thất chiến đấu trong các hoạt động kiểu Việt Nam. [5] [12] Một khẩu súng Gatling 30 mm duy nhất được lắp vào bụng máy bay, với nòng súng kéo dài dưới mũi. Khi khẩu súng được gắn trên đường trung tâm của máy bay, phần mũi máy bay được đặt lệch một foot (0,30 m) sang trái. Do pháo GAU-8 Avenger chưa sẵn sàng, cả hai nguyên mẫu YA-9 (cũng như hai chiếc YA-10) thay vào đó được trang bị khẩu M61 Vulcan 20 mm nhỏ hơn. Mười mấu cứng dưới cánh được trang bị, cho phép vũ khí lên tới 16.000 pound (7.300 kg), bao gồm bom và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, được mang theo. [13] Thử nghiệm bay YA-9 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 30 tháng 5 năm 1972, [1] [14] với nguyên mẫu thứ hai bay vào ngày 23 tháng 8. [13] Thử nghiệm chuyến bay của Northrop đã thành công, với chiếc máy bay được cho là có khả năng xử lý "giống như máy bay chiến đấu" và là một nền tảng vũ khí tốt. [15] Chuyến bay thử bởi phi công thử nghiệm của USAF cả hai thiết kế cạnh tranh đã diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 tháng 10 đến 9 tháng 12 năm 1972. [16] Trong khi YA-9 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của USAF, YA-10 được tuyên bố là người chiến thắng vào ngày 18 tháng 1 năm 1973. Việc sử dụng động cơ TF34 đã được thiết lập thay vì F102 chưa được thử nghiệm của YA-10 có thể được Không quân ưa thích, trong khi Fairchild không có công việc thay thế khả dụng và khó có thể tồn tại nếu nó không giành được hợp đồng AX. [13] Hai nguyên mẫu YA-9 sau đó đã được chuyển xuống NASA để tiếp tục thử nghiệm chuyến bay trước khi nghỉ hưu. [13] Khi nghỉ hưu, các động cơ được chế tạo tùy chỉnh của YA-9 đã bị loại bỏ và sau đó được ghép vào một khung máy bay C-8 Buffalo như một phần của nghiên cứu Máy bay nghiên cứu đường dài yên tĩnh (QSRA) của NASA-Boeing máy bay. [17]
1
null
Ngõa Cương quân () là một trong các đội quân khởi nghĩa vào những năm cuối cùng của triều Tùy. Sau đó, Ngõa Cương quân trở thành một thế lực cát cứ, quốc hiệu là "Ngụy", cuối cùng tan rã sau khi chiến bại trước quân của Vương Thế Sung. Nổi dậy ban đầu. Trạch Nhượng vốn là một quan nhỏ của triều Tùy ở Đông quận (東郡, nay gần tương ứng với An Dương, Hà Nam) song bị quan trên phán xử trảm. Viên cai ngục thấy Trạch Nhượng là hảo hán, thương cảm nên vào đêm tối đã phá xiềng xích, mở cửa nhà tù thả Trạch Nhượng ra. Trạch Nhượng thoát khỏi ngục, chạy đến trại Ngõa Cương (瓦崗) ở gần đó và tập hợp một số nông dân nghèo khổ, tổ chức một đội quân khởi nghĩa chống triều đình Tùy. Thanh niên trong khu vực đến theo rất nhiều, trong số đó có Đan Hùng Tín và Từ Thế Tích (mới 17 tuổi), họ đề xuất với ông rằng người dân trong khu vực đều rất nghèo, không nên cướp bóc của những người này để lấy lương thực cho binh sĩ, thay vào đó nên đến quận Huỳnh Dương (滎陽, nay gần tương ứng với Trịnh Châu, Hà Nam) có nhiều nhà giàu có. Trạch Nhượng nghe theo, cho quân đến Huỳnh Dương, cướp bóc của phú thương, đoạt được nhiều tài sản. Ngày càng có thêm những người tuyệt vọng gia nhập vào Ngõa Cương quân, nâng tổng quân số lên hơn một vạn. Lý Mật bày mưu. Sau khi Dương Huyền Cảm nổi dậy thất bại, Lý Mật thấy Trạch Nhượng là thủ lĩnh nổi dậy mạnh nhất trong khu vực nên đã gặp gỡ với Trạch Nhượng. Sau khi đến với Trạch Nhượng, Lý Mật đã giúp chỉnh đốn binh mã thành đội ngũ chỉnh tề, còn thuyết phục các thủ lĩnh nổi dậy lân cận liên hiệp lại dưới quyền của Trạch Nhượng. Khi đội ngũ trở nên lớn mạnh, Trạch Nhượng vẫn không nghĩ rằng bản thân có thể lật đổ Tùy Dạng Đế, Lý Mật nói với Trạch Nhượng: "Xưa Lưu Bang, Hạng Vũ cũng chỉ là người dân bình thường mà cuối cùng lật đổ được triều Tần. Nay Thiên tử ngu tối, bạo ngược, bách tính oán hận, đại bộ phận quân triều đình ở xa tận Liêu Đông. Trong tay ngài có binh hùng ngựa khỏe, muốn đánh hạ Lạc Dương và Trường An thì không khó khăn gì". Trạch Nhượng nghe song thấy phấn chấn, mặc dù không đồng ý song ngày càng trở nên ấn tượng trước Lý Mật và đối đãi như khách quý. Theo khuyến nghị của Lý Mật, Trạch Nhượng bắt đầu tiến công và chiếm các thành trong quận Huỳnh Dương. Sau khi Huỳnh Dương thái thú cáo cấp với Tùy Dạng Đế, Tùy Dạng Đế phái Trương Tu Đà (張須陀) dẫn quân trấn áp. Trước đó, Trương Tu Đà đã từng trấn áp thành công nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, Trạch Nhượng từng chiến bại trước Trương Tu Đà nên lần này cảm thấy lo sợ. Lý Mật cho rằng Trương Tu Đà là người "Hữu dũng vô mưu", cậy có nhiều quân nên sẽ khinh địch và có thể lợi dụng điểm này để đánh bại. Theo đề xuất của Lý Mật, Trạch Nhượng lệnh Lý Mật dẫn một nghìn lính và nấp trong rừng ở phía bắc chùa Đại Hải phục kích, còn mình sẽ giao chiến chính diện với quân Tùy. Trương Tu Đà vốn xem thường Trạch Nhượng, dẫn quân lao thẳng tới tiến công, Trách Nhượng chống ngự qua loa rời vờ thua chạy, Trương Tu Đà đuổi theo hơn 10 dặm, đường đi ngày càng hẹp, tiến vào nơi Lý Mật đã bố trí phục binh. Lý Mật cho quân mai phục xông ra chém giết quân của Trương Tu Đà, bao vây quân triều đình. Trương Tu Đà vốn dũng mãnh nên có thể thoát khỏi vòng vây, song do cố gắng cứu một số thuộc hạ, Trương Tu Đà đã tử trận, quân triều đình bị tiêu diệt. Qua chiến thắng này, danh tiếng của Ngõa Cương quân được khuếch trương rất nhiều, nguồn cung thực phẩm cũng nhiều lên. Sau chiến thắng, Trạch Nhượng lập một đội quân riêng do Lý Mật chỉ huy, gọi là "Bồ Sơn công doanh". Khi đội quân của Lý Mật phát triển, các binh sĩ của Trạch Nhượng bắt đầu có xích mích với binh sĩ của Lý Mật. Trạch Nhượng do đó đã tách quân của mình ra khỏi Lý Mật song ngay sau đó đã hối tiếc về quyết định này và lại hội quân với Lý Mật. Vào mùa xuân năm 617, Lý Mật thuyết phục Trạch Nhượng rằng do Dạng Đế ở xa và để Dương Đồng trấn thủ Lạc Dương, các quần thần ở đó sẽ không đồng lòng. Do đó, họ đã phái Bùi Thúc Phương (裴叔方) đến Lạc Dương để do thám, song Bùi Thúc Phương đã bị phát giác và các quần thần ở Lạc Dương bắt đầu chuẩn bị tăng cường phòng thủ trước một cuộc tiến công. Đáp lại, Lý Mật và Trạch Nhượng dẫn 7.000 tinh binh công chiếm Lạc Khẩu thương (洛口倉) hay còn gọi là Hưng Lạc thương (興洛倉)- nay thuộc Củng Nghĩa, Hà Nam. Lạc Khẩu thương, do Tùy Dạng Đế cho xây dựng, là kho lương lớn nhất quốc gia, chu vi kho dài tới 20 dặm, trong đó có 3.000 hầm cất dấu lương thực, mỗi hầm chứa 8.000 thạch lúa. Quân tiến công đa phần là nông dân nghèo khổ, biết rằng sẽ công chiếm kho lương nên rất hồ hởi, dốc hết sức sức lực, quân bảo vệ kho lương không thể chống trả nổi. Ngõa Cương quân mở kho, phân phát thóc lúa cho người dân, nhiều người thấy vậy cũng gia nhập quân nổi dậy. Các tướng Tùy là Lưu Trường Cung (劉長恭) và Phòng Trắc (房崱) nhận định Ngõa Cương quân không khác gì một lũ đạo tặc đến kiếm ăn, họ xem nhẹ đội quân này nên đã bị tiến công. Lý Mật và Trạch Nhượng để quân trong thành Lạc Dương bị đói, dự định sau đó sẽ tấn công và chiếm thành. Lý Mật làm thủ lĩnh. Sau trận chiến, Trạch Nhượng thấy Lý Mật có tài năng hơn mình nên đã nhường chức thủ lĩnh cho Lý Mật, mọi người tôn Lý Mật làm Ngụy công. Lý Mật chấp thuận, cải nguyên niên hiệu, trong văn thư xưng là hành quân nguyên soái Ngụy công phủ. Lý Mật phong Phòng Ngạn Tảo (房彥藻) làm 'tả trưởng sử', Bính Nguyên Chân (邴元真) làm 'hữu trưởng sử', Dương Đắc Phương (楊得方) làm 'tả tư mã', Trịnh Đức Thao (鄭德韜) làm 'hữu tư mã'. Lý Mật trao cho Trạch Nhượng chức 'tư đồ', phong tước "Đông quận công". Về quân sự, Lý Mật phong Đan Hùng Tín làm 'tả vũ hậu đại tướng quân', Từ Thế Tích (徐世勣) làm 'hữu vũ hậu đại tướng quân', Tổ Quân Ngạn (祖君彥) làm 'ký thất'. Khi Lý Mật tức vị, các tướng nổi dậy trong vùng phần lớn đều quy phục, và phần lớn trung bộ và đông bộ tỉnh Hà Nam ngày nay nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Mật. Ngõa Cương quân tiến công đông đô, phát hịch kể tội Tùy Dạng Đế, kêu gọi bách tính vùng lên lật đổ nền thống trị của triều Tùy, việc này khiến Trung Nguyên chấn động. Tuy nhiên, đến khi Vương Thế Sung dẫn quân cứu viện Tùy từ Giang Đô đến, thoạt đầu Lý Mật đã giành được chiến thắng, song sau đó lâm vào bế tắc. Vào mùa thu năm 617, Bùi Nhân Cơ (裴仁基) đến hàng, Tần Thúc Bảo và Trình Giảo Kim cũng quy phục Lý Mật. Mặc dù số người đi theo ngày càng tăng lên, Lý Mật vẫn không thể chiếm được Lạc Dương. Đến khi Sài Chiêu Hòa (柴昭和) đề xuất với Lý Mật sách lược rằng để Trạch Nhượng và Bùi Nhân Cơ ở lại bao vây Lạc Dương, còn Lý Mật dẫn quân tập kích Trường An, Lý Mật đã nói rằng nếu không chiếm được Trường An trước tiên thì những người theo ông sẽ không tin rằng họ có thể thắng thế, Lý Mật do đó đã không chấp thuận đề xuất của Sài Chiêu Hòa. Vào mùa đông năm 617, bắt đầu có xung khắc giữa Trạch Nhượng và một vài bộ tướng khác của Lý Mật. Tư mã Vương Nho Tín (王儒信) và Huỳnh Dương quận công Trạch Hoằng (翟弘) đều đề xuất Trạch Nhượng nắm lấy quyền nhiếp chính và tước bỏ quyền lực của Lý Mật, mặc dù đề xuất đó không được Trạch Nhượng chấp thuận song Lý Mật đã biết được. Tại một bữa tiệc do Lý Mật tổ chức cho Trạch Nhượng, giữa buổi tiệc, Lý Mật đuổi các binh sĩ bảo vệ Trạch Nhượng ra ngoài và giả vờ bảo Trạch Nhượng giương cung thử, tận dụng thời cơ, Lý Mật đã lệnh cho Thái Kiến Đức (蔡建德) giết chết Trạch Nhượng. Có vài thuộc cấp của Lý Mật thực sự thương tiếc Trạch Nhượng, họ bắt đầu cảm thấy vị trí của mình trở nên bấp bênh dưới quyền chỉ huy của Lý Mật. Vào mùa xuân năm 618, Lý Mật rốt cuộc đã giành được một trận đại thắng trước Vương Thế Sung, sau chiến thắng này, ông đoạt được Kim Dong (金墉)- một thành lũy trọng yếu gần Lạc Dương- và chuyển đại bản doanh của Ngõa Cương quân về nơi này, cố gắng siết chặt bao vây Lạc Dương. Khi các hạ thần triều Tùy là Đoàn Đạt (段達) và Vi Tân (韋津) cố gắng tiến công, Lý Mật đã đánh bại họ, giết chết Vi Tân và buộc Đoàn Đạt phải thoát lui vào trong thành Lạc Dương. Sau đó, một số tướng lĩnh Tùy đã quy hàng Lý Mật, và một số các thủ lĩnh nổi dậy khác: gồm Đậu Kiến Đức, Chu Xán, Dương Sĩ Lâm, Mạnh Hải Công 孟海公, Từ Nguyên Lãng, Lô Tổ Thượng (盧祖尚), Chu Pháp Minh (周法明) đều viết thư thỉnh Lý Mật xưng đế. Tuy nhiên, Lý Mật nói: "đông đô chưa bình, chưa thể thảo luận về việc đó". Sau đó, Lý Uyên đã phái Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân suất quân tiến đến Trường An. Lý Mật đích thân dẫn quân giao chiến với Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân trong một thời gian ngắn, song sau một số cuộc chạm trán nhỏ, hai bên đều ngưng chiến, Lý Kiến Thành và Lý Kiến triệt thoái về Trường An. Cuối mùa xuân năm 618, Vũ Văn hóa Cập lãnh đạo một cuộc binh biến tại Giang Đô, giết chết Dạng Đế. Sau khi tôn Dương Hạo lên làm hoàng đế, Vũ Văn hóa Cập bắt đầu dẫn Kiêu Quả quân tinh nhuệ tiến về phương Bắc, hướng đến Lạc Dương, tạo ra một mối đe dọa lớn đối với Lý Mật. Giao chiến với Vũ Văn Hóa Cập. Cả quần thần triều Tùy ở Lạc Dương và Lý Mật đều lo lắng khi Vũ Văn hóa Cập tiến đến gần. Hai hạ thần triều Tùy là Nguyên Văn Đô (元文都) và Lô Sở (盧楚) đã đề ra sách lược mà theo đó sẽ 'miễn tội' và ban chức tước cao cấp cho Lý Mật để Lý Mật chống lại Vũ Văn hóa Cập, và sẽ tiêu diệt Lý Mật khi Ngõa Cương quân kiệt sức. Trong khi đó, Lý Mật đã giao chiến vài trận với Vũ Văn hóa Cập, mặc dù chiếm ưu thế song Lý Mật không thể đánh bại dứt điểm Kiêu Quả quân. Do đó, khi sứ giả của Dương Đồng đến, Lý Mật đã chấp thuận, Dương Đồng sau đó sách phong cho Lý Mật làm thái úy, thượng thư lệnh, Đông Nam đạo đại hành đài hành quân nguyên soái, Ngụy quốc công, và hứa hẹn sau khi bình định Vũ Văn hóa Cập thì sẽ mời Lý Mật vào đông đô phụ chính. Vào mùa thu năm 618, Lý Mật biết rằng nguồn lương thực của Vũ Văn hóa Cập sắp cạn kiệt, vì thế đã giả vờ cầu hòa với Vũ Văn hóa Cập. Lý Mật chấp thuận cung cấp lương thực cho Kiêu Quả quân, song lại nên kế hoạch để thu lại, và đợi đến khi Vũ Văn hóa Cập hết lương thực thì sẽ suất quân tiến đánh. Tuy nhiên, Vũ Văn hóa Cập đã biết được kế của Lý Mật nên đã tập kích, Lý Mật gần như vong mạng song được Tần Thúc Bảo cứu giúp, Kiêu Quả quân cuối cùng bị đẩy lui. Do không thể kiếm được lương thực, Vũ Văn hóa Cập dẫn Kiêu Quả quân tiến về phía bắc, Lý Mật không truy kích. Giao chiến với Vương Thế Sung. Vương Thế Sung sau đó giết chết Lô Sở và Nguyên Văn Đô, nắm quyền cai quản triều đình Lạc Dương. Biết được tin tức tại Lạc Dương, Lý Mật cắt đứt quan hệ hòa bình với triều đình Lạc Dương. Tuy nhiên, Lý Mật lại đánh giá thấp về Vương Thế Sung, vì vậy đã không có nhiều đề phòng trước việc sẽ bị Vương Thế Sung tấn công. Ngõa Cương quân có nguồn lương thực dồi dào, song lại có ít tiền bạc và tơ lụa, vì thế không thể ban thưởng nhiều cho tướng sĩ. Lý Mật cũng quá hào phóng với những người mới gia nhập, khiến những người đã theo ông từ trước không hài lòng. Khi Từ Thế Tích cố gắng thuyết phục Lý Mật thay đổi, Lý Mật đã phái Từ Thế Tích đi xa khỏi Lê Dương với danh nghĩa thăng chức. Do thấy có thể kiếm lợi từ giao dịch, Bỉnh Nguyên Chân (邴元真) đã thuyết phục Lý Mật trao đổi thực phẩm với Vương Thế Sung để đổi lấy y phục. Kết quả là người dân Lạc Dương sau khi không còn thiếu lương thực thì đã không còn đi hàng phục Lý Mật, sau đó Lý Mật dừng việc trao đổi. Trong khi đó, Ngõa Cương quân kiệt sức và bị thiệt hại nặng nề khi giao chiến với Kiêu Quả quân của Vũ Văn hóa Cập. Bên cạnh đó, Ngõa Cương quân cũng trở nên mệt mỏi, khá nhiều người đã bị thương khi giao chiến với Kiêu Quả quân tinh nhuệ của Vũ Văn hóa Cập. Vương Thế Sung nhận thấy các điểm yếu của Ngõa Cương quân, vì thế đã quyết định tiến công Lý Mật. Bùi Nhân Cơ thỉnh Lý Mật nên chặn bước tiến của quân Vương Thế Sung và sau đó lợi dụng lúc Vương Thế Sung thân chinh mà phái một đội quân công chiếm Lạc Dương. Lý Mật thì cho rằng nên từ chối giao chiến với Vương Thế Sung để chờ đến khi Vương Thế Sung cạn nguồn lương thực. Tuy nhiên, các bộ tướng Trần Trí Lược (陳智略), Phàn Văn Siêu (樊文超), và Đan Hùng Tín đều chủ trương giao chiến trực tiếp với Lý Mật, Lý Mật cuối cùng đã chấp thuận thỉnh cầu của họ. Vương Thế Sung cho quân mai phục ở bên sườn, và khi Lý Mật đem quân đến giao chiến, quân mai phục cũng tiến ra tấn công, khiến quân Lý Mật thảm bại. Vương Thế Sung chiếm được thành Yển Sư (偃師, nay thuộc Lạc Dương), trong thành có hầu hết gia quyến các tướng lĩnh của Ngõa Cương quân, các thành viên trong gia quyến sau đó đã gửi lời nhắn đến các tướng lĩnh này để thúc giục họ đầu hàng. Lý Mật cố gắng triệt thoát về Lạc Khẩu, song bị Vương Thế Sung đã đuổi kịp, Bỉnh Nguyên Chân dâng Lạc Khẩu hàng Vương Thế Sung, Đan Hùng Tín cũng đầu hàng. Lý Mật tự mình chạy về phía đông đến Hổ Lao quan, sau quyết định tiến về phía tây để hàng phục triều Đường, có khoảng 2-3 vạn quân đi theo ông. Hầu hết các lãnh thổ cũ của Lý Mật quy phục Vương Thế Sung, hay trên danh nghĩa là Dương Đồng.
1
null
PAK DA (hay PAK-DA) là một thiết kế máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Nga, do Viện thiết kế Tupolev phát triển. PAK DA là từ viết tắt của "Перспективный авиационный комплекс дальней авиации" in Russian ("Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Dalney Aviatsyi") nghĩa là Tổ hợp hàng không tương lai cho Không quân tầm xa. PAK DA được thiết kế làm máy bay ném bom chiến lược tàng hình, dự kiến sẽ đưa vào phục giai đoạn 2025–30. Năm 2012 Nga tuyên bố chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2020 nhưng tiến độ hoàn thành máy bay ném bom tàng hình tương lai PAK DA của không quân Nga đang bị phàn nàn là quá chậm chạp và tụt lại phía sau Mỹ, Trung Quốc một khoảng cách rất xa. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và hiện là Phó Thủ tướng Nga, ông Yuri Borisov nói rằng máy bay ném bom chiến lược mới có thể cất cánh vào năm 2025 - 2026 và đi vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 2028 hoặc 2029. Dự kiến PAK DA sẽ ra mắt vào năm 2027, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 110 tấn. Máy bay sẽ có phạm vi hoạt động 12.000 km và có tốc độ cận âm. Máy bay tương tự. Dự án PAK DA đã được đề cập từ cuối những năm 1990 và việc tài trợ cho chương trình bắt đầu vào năm 2008 Bộ Quốc phòng Nga chỉ mới phê duyệt thiết kế sơ bộ của máy bay PAK DA và dự kiến mốc thời gian sản xuất hàng loạt sẽ chỉ diễn ra vào cuối năm 2027. Nga dự định PAK DA sẽ trở thành đối thủ của B-2 Spirit và máy bay sẽ được sản xuất vào năm 2029. B-2 được Mỹ chế tạo vào cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh B-2 Spirit có thể dội các loại vũ khí hủy diệt vào sâu trong không phận được bảo vệ kiên cố nhất của đối phương, điều này khiến nó trở thành một cỗ máy chiến tranh đáng sợ Năm 2016, Mỹ đã đề xuất để phát triển loại máy bay thế hệ mới B-21 Raider để thay thế B-1 và B-2. Trong khi PAK DA (Poslanhik) của Nga thậm chí còn chưa ra khỏi giai đoạn mô hình thì đến thời điểm tháng 9/2021 nhà thầu Northrop Grumman đã sản xuất 5 mẫu thử nghiệm B-21 Raider tại cơ sở ở Palmdale, bang California. Những chiếc B-21 đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025 và sẽ được trang bị tên lửa hành trình tầm xa (LRSO) mang đầu đạn hạt nhân, thay thế tên lửa ALCM đang trở nên lỗi thời. Một đối thủ khác của PAK DA là máy bay ném bom tàng hình H-20 của Trung Quốc. Không quân Trung Quốc đã công bố dự án máy bay ném bom tàng hình H-20 hồi năm 2016 và có thể sẵn sàng đưa vào hoạt động trong vòng 5 năm. Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm máy bay H-20 từ ngày 8/6 đến ngày 22/6 năm 2021 tại căn cứ Không quân Khotan, phía nam khu tự trị Tân Cương, cách các khu vực tranh chấp ở biên giới với Ấn Độ chỉ khoảng 250–400 km.
1
null
Lê Minh Hưng (sinh ngày 11 tháng 12 năm 1970) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khi được bổ nhiệm ở tuổi 46, ông trở thành Thống đốc trẻ nhất lịch sử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lê Minh Hưng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Thạc sĩ Chính sách công, cao cấp lý luận chính trị. Xuất thân và giáo dục. Lê Minh Hưng sinh ngày 11 tháng 12, năm 1970, nguyên quán tại xã Sơn Tân (nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm cuối của Chiến tranh Việt Nam. Thời niên thiếu, ông theo học phổ thông ở thủ đô, trong những năm gia đình hoạt động cách mạng. Ông tham dự khóa học về kinh tế thị trường và phân tích tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải, Trung Quốc, giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 năm 1996. Từ tháng 10 năm 1996 đến tháng 9 năm 1997, ông theo học chuyên ngành thạc sĩ về lĩnh vực kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Saitama, Nhật Bản. Đến năm 1997, ông nhận bằng Thạc sỹ Chính sách công. Ông cũng thành thạo hai ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 21 tháng 1 năm 2000, Lê Minh Hưng được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên chính thức ngày 21 tháng 1 năm 2001, một năm sau đó. Trong quá trình hoạt động và công tác, ông theo học lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Ngân hàng Nhà nước. Thời kỳ đầu. Tháng 10 năm 1993, Lê Minh Hưng tốt nghiệp đại học, được tuyển dụng làm Chuyên viên Phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Vụ Quan hệ Quốc tế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông bắt đầu sự nghiệp công tác của mình với chuyên ngành tài chính, tiền tệ, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam. Tháng 2 năm 1998, ông được phân công công việc hợp tác cùng Ngân hàng Phát triển châu Á, một ngân hàng quốc tế thuộc thể chế tài chính đa phương, hợp tác nhiều nước, trong đó có Việt Nam, cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo. Trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á được thiết lập và khơi thông. Giai đoạn 1998 – 2002, ông lần lượt là Phó phòng, Trưởng phòng của Phòng Ngân hàng Phát triển Châu Á; trao đổi, thỏa thuận, giao tiếp và đàm phán với nhiều hệ thống ngân hàng quốc tế. Tháng 3 năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tham gia công tác phụ trách quan hệ quốc tế về lĩnh vực tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Ông được thăng chức thành Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế giai đoạn sau đó và tiếp tục phụ trách cho đến năm 2009. Đến tháng 1 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tháng 10 năm 2011, Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiếp tục là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, công tác phụ giúp Ủy viên Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ông được phân công phụ trách lĩnh vực ngoại hối và hợp tác quốc tế. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bắt đầu một nhiệm kỳ mới, Trung ương và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giới thiệu và đề nghị ông vào vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đến ngày 09 tháng 4 năm 2016, Quốc hội Việt Nam khóa XIV tiến hành bỏ phiếu kín, với tổng số phiếu đồng ý là 403/486, tỷ lệ tán thành 81,58%, phê chuẩn Lê Minh Hưng giữ vị trí Thống đốc. Ông được Đại tướng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bổ nhiệm giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay cho Nguyễn Văn Bình chuyển công tác làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, ông được Trung ương Bổ nhiệm làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước, trở thành lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trẻ nhất Việt Nam khi mới 46 tuổi, đồng thời là cán bộ, công chức cấp Bộ trưởng, trưởng ngành trẻ nhất Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong gần một nhiệm kỳ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo toàn diện ngành tài chính, ngân hàng của cả nước, Lê Minh Hưng và người phụ tá là Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã chỉ đạo nhiều chính sách đối mặt vấn đề của tiền tệ Việt Nam, gồm: kiểm soát lạm phát, tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, giảm lãi suất, nắn dòng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, giảm nợ xấu. Đến năm 2020, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3,0 %. Tình hình nợ xấu được quản lý có hệ thống, chủ trương tái cơ cấu tổ chức tín dụng được nỗ lực thực hiện, song còn gặp nhiều khó khăn. Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tờ trình đề nghị Quốc hội khóa XIV phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng. Ông được thông qua, miễn nhiệm, kết thúc hơn 20 năm công tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và ngân hàng, bước sang một giai đoạn sự nghiệp mới. Trung ương Đảng. Văn phòng Trung ương. Trong sự nghiệp của mình, chính khách Lê Minh Hưng công tác ở cả tổ chức Đảng và Nhà nước. Tháng 11 năm 2014, Trung ương quyết định điều chuyển ông giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thôi nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Giai đoạn này, ông công tác ở Văn phòng Trung ương Đảng những năm 2014 – 2016, hỗ trợ Chánh Văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng. Đến cuối năm 2020, trong giai đoạn chuỗi các Đại hội Đảng bộ từ địa phương đến Trung ương, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII, ngày 15 tháng 10 năm 2020, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương quyết định điều động, phân công Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thay cho Nguyễn Văn Nên, được giới thiệu để bầu làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông công tác với nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng, tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Ban Bí thư Trung ương. Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII. Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII. Ngày 23 tháng 11 năm 2021, Tại Quyết định số 379-QĐNS/TW, Bộ Chính trị quyết định phân công ông Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng kiêm giữ chức Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đại biểu Quốc hội khóa XV. 7/2021: Hội đồng bầu cử quốc gia công bố ông Lê Minh Hưng trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
1
null
Cao Khai Đạo (, ? - 624), là một thủ lĩnh nổi dậy chống lại sự cai trị của triều Tùy vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế. Cao Khai Đạo chiếm giữ khu vực tập trung tại Hoài Nhung (懷戎, nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc) và xưng là Yên Vương, liên minh với Đông Đột Quyết. Năm 620, ông đã quy phục Đường Cao Tổ trong một thời gian ngắn và được ban cho họ Lý của hoàng tộc Đường. Tuy nhiên, năm 621, ông đã nổi dậy chống lại triều Đường và tái xác nhận vị thế độc lập. Năm 624, bộ tướng Trương Kim Thụ (張金樹) đã tiến hành chính biến, Cao Khai Đạo tự sát. Nổi dậy ban đầu. Cao Khai Đạo xuất thân từ Thương châu (滄州, nay gần tương ứng với Thương Châu, Hà Bắc). Khi còn niên thiếu, ông nuôi sống bản thân bằng việc đun nước biển lấy muối để bán. Ông được mô tả là dũng mãnh và nhanh nhẹn trên lưng ngựa. Vào năm 616 hay trước đó, Cao Khai Đạo gia nhập vào đội quân nổi dậy của thủ lĩnh Cách Khiêm (格謙). Cách Khiêm sau đó bị tướng Tùy là Dương Nghĩa Thần giết chết vào năm 616, Cao Khai Đạo thu thập tàn quân của Cách Khiêm. Cao Khai Đạo dẫn quân đi cướp bóc khu vực nay là bắc bộ Hà Bắc. Năm 617, Cao Khai Đạo cho quân bao vây thành Bắc Bình (北平, nay thuộc Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc), cuộc bao vây này kéo dài trong hơn một năm. Khoảng tết năm 619, tướng Tùy trấn thủ thành Bắc Bình là Lý Cảnh (李景) thấy không thể giữ thành lâu thêm nữa, vì thế đã bỏ thành khi một tướng Tùy khác là Đặng Cảo (鄧暠) đem quân đến cứu viện. Cao Khai Đạo đã chiếm được Bắc Bình, sau đó tiếp tục chiếm Ngư Dương (漁陽, nay thuộc Kế, Thiên Tân). Cao Khai Đạo xưng là Yên Vương và cải nguyên niên hiệu là Thủy Hưng, định đô tại Ngư Dương. Trong khi đó, một thủ lĩnh nổi dậy khác ở gần đó là tăng nhân Cao Đàm Thịnh (高曇晟) đã chiếm lấy Hoài Nhung và xưng là Đại Thừa hoàng đế. Cao Đàm Thịnh phái sứ giả đến chiêu hàng Cao Khai Đạo, Cao Khai Đạo chấp thuận. Cao Đàm Thịnh và Cao Khai Đạo kết làm huynh đệ, Cao Đàm Thịnh phong cho Cao Khai Đạo tước "Tề Vương". Tuy nhiên, vài tháng sau đó, Cao Khai Đạo giết chết Cao Đàm Thịnh, đoạt lấy bộ hạ của người này và rời quốc đô đến Hoài Nhung. Cả Cao Khai Đạo và Đậu Kiến Đức (một thủ lĩnh nổi dậy khác) đều cố tiến công U châu (幽州, nay gần tương ứng với Bắc Kinh) do La Nghệ trấn thủ, La Nghệ cự tuyệt quy hàng song thay vào đó lại quy phục triều Đường. Quy Đường, sau lại chống Đường. Vào mùa hè năm 620, Đậu Kiến Đức bao vây La Nghệ (nay được triều Đường ban cho họ Lý của hoàng tộc) ở U châu. Lý Nghệ cầu viện Cao Khai Đạo, Cao đích thân dẫn 2.000 kị binh đến cứu viện Lý Nghệ, buộc Đậu Kiến Đức phải triệt thoái. Sau đó, Cao Khai Đạo quyết định thông qua Lý Nghệ hàng Đường. Vào mùa đông năm 620, Đường Cao Tổ ban họ Lý cho Cao Khai Đạo, phong tước Bắc Bình quận vương, phong chức tổng quản của Uý châu (蔚州, nay gần tương ứng với Trương Gia Khẩu). Trong khoảng thời gian này, tính kiên nhẫn cương nghị và tàn ác của Cao Khai Đạo đã bộc lộ, đó là khi một mũi tên chọc vào mặt ông. Khi ông yêu cầu y sư phẫu thuật để lấy nó ra, y sư nói rằng mũi tên đâm quá sâu nên không thể lấy ra được, Cao Khai Đạo do tức giận nên đã xử tử y sư. Sau đó, ông hỏi một y sư khác, người này nói rằng có thể lấy nó ra song sẽ rất đau đớn, Cao Khai Đạo tiếp tục xử tử người này. Đến khi Cao Khai Đảo hỏi một vị y sư thứ ba, người này trả lời rằng "không có vấn đề gì". Y sư sau đó bắt đầu dùng thủ thuật trên khuôn mặt Cao Khai Đạo, khoét vào xương và tách nó ra để lấy đầu mũi tên. Người ta nói rằng trong quá trình phẫu thuật, Cao Khai Đạo vẫn tiếp tục yến tiệc, thưởng ca vũ và tỏ ra vui sướng. Vào mùa đông năm 621, U châu của Lý Nghệ rơi vào nạn đói, Cao Khai Đạo đồng ý cung cấp lương thực cho U châu. Khi Lý Nghệ phái những người già yếu đến Úy châu để tránh nạn đói, Cao Khai Đạo đã đối đãi tốt với họ. Lý Nghệ hài lòng, và đã phái 300 lính với hàng trăm cỗ xe và trên 1.000 ngựa và lừa đến Uý châu vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, Cao Khai Đạo đã quay sang chống Lý Nghệ và đã giữ tất cả lại, từ bỏ quan hệ với Lý Nghệ và triều Đường. Cao Khai Đạo liên kết với Đông Đột Quyết ở phía bắc và Lưu Hắc Thát ở phía nam. Ông tiến công Dịch châu (易州, một phần của Bảo Định, Hà Bắc hiện nay), song không thể chiếm được. Tuy nhiên, ông tiến hành cướp phá các châu nằm dưới quyền kiểm soát của Lý Nghệ và các tướng Đường khác. Vào mùa xuân năm 623, ông hợp quân với Hiệt Lợi khả hãn của Đông Đột Quyết và bộ tướng Uyển Quân Chương (苑君璋) của Định Dương khả hãn Lưu Vũ Chu, tiến công Nhạn Môn quan (雁門, nay thuộc Hãn Châu, Sơn Tây) của triều Đường song không thể chiếm được. Ông tiếp tục tấn công các châu của Đường trong nhiều năm, thường liên kết với Đột Quyết và Khố Mặc Hề. Năm 623, ông đã bang trợ Hiệt Lợi khả hãn đoạt lấy quận Mã Ấp (馬邑, nay thuộc Sóc Châu, Sơn Tây), song ngay sau đó Hiệt Lợi khả hãn đã trả Mã Ấp cho Đường. Qua đời. Vào mùa xuân năm 624, Đường đã chiếm lĩnh đại bộ phận Trung Quốc, tiêu diệt toàn bộ các thế lực cát cứ không có Đột Quyết chống lưng. Cao Khai Đạo lo sợ rằng mình sẽ là mục tiêu tiếp theo nên đã dự tính hàng phục triều Đường, song đã quyết định không làm như vậy vì trước đây từng phản lại triều Đường và vì có Đông Đột Quyết hỗ trợ. Tuy nhiên, binh lính của ông phần lớn xuất thân từ các khu vực nay do triều Đường kiểm soát, họ thương nhớ quê hương. Cao Khai Đạo sợ rằng các binh sĩ này sẽ quay lưng với mình nên đã chọn vào trăm dũng sĩ và chính thức xem họ là "nghĩa nhi", cho họ bảo vệ các nội, do Trương Kim Thụ (張金樹) thống lĩnh. Trong khi đó, Lưu Hắc Thát bại trận và bị quân Đường giết vào năm 623, bộ tướng Trương Quân Lập (張君立) của ông ta chạy đến chỗ Cao Khai Đạo. Trương Quân Lập và Trương Kim Thụ sau đó đã lập mưu chống lại Cao Khai Đạo. Vào một đêm, Trương Kim Thụ lệnh cho đồng đảng bí mật cắt dây cung và giấu gươm giáo của các "nghĩa nhi", sau khi các "nghĩa nhi" đã ngủ, Trương Kim Thụ và đồng đảng tấn công điện các của Cao Khai Đạo. Khi các "nghĩa nhi" nhận thấy vũ khí của họ không sử dụng được hoặc đã mất nên đầu hàng. Cao Khai Đạo nhận ra mình đang ở trong tình thế vô vọng, mặc áo giáp và cầm vũ khí, ngồi trong đường thượng cùng thê thiếp dự tiệc. Đồng đảng của Trương Kim Thụ biết Cao Khai Đạo vốn dũng mãnh nên không dám xông tới giết. Đến lúc bình minh, Cao Khai Đạo tự thắt cổ chết, thế thiếp cùng chư tử của ông cũng đều tự sát. Trương Kim Thụ sau đó giết chết các "nghĩa nhi" và Trương Quân Lập, quy hàng triều Đường.
1
null
FIFA 13 (còn gọi là FIFA Soccer 13 ở Bắc Mỹ) là phiên bản mới nhất của loạt trò chơi bóng đá FIFA của Electronic Arts. Nó được phát triển bởi EA Canada, một công ty con của Electronic Arts. Bản chơi thử của trò chơi được phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2012, các đội chơi thử bao gồm: Borussia Dortmund, Manchester City, Juventus, AC Milan và Arsenal. Bản chơi thử đã lập kỷ lục khi được tải về 1.99 triệu lần trong vòng ba ngày. Trò chơi chính thức được phát hành vào tháng 9 năm 2012 ở hầu hết các khu vực, và tại Nhật Bản vào tháng 10. Phiên bản của Wii U được phát hành cùng với giao diện điều khiển vào ngày nó đước bán tại tất cả các khu vực trên thế giới. Lionel Messi là người đầu tiên xuất hiện riêng lẻ trên một hộp bìa trò chơi FIFA phát hành tại Bắc Mỹ trong vòng 10 năm trở lại đây. Đây cũng là trò chơi đầu tiên không thấy Wayne Rooney xuất hiện trên trang bìa của phiên bản Anh kể từ khi FIFA 06 được phát hành. Hộp bìa phiên bản Anh của "FIFA 13" bao gồm Lionel Messi, Alex Oxlade-Chamberlain và Joe Hart và sân vận động St James'Park, sân nhà của Newcastle United, ở phía sau. "FIFA 13" bao gồm các tính năng mới như chức năng điều khiển cảm ứng. Nhiều lễ kỷ niệm cũng được thêm vào như là một tính năng mới. Tính năng mới. Các giải. Những mùa giải trong "FIFA 13" được EA Sports đăng lên website chính thức của mình, EA gọi đây là "trò chơi bóng đá đích thực nhất trên hành tinh với 30 giải đấu tốt nhất thế giới". Tất cả các giải từ FIFA 12, cùng với giải Vô địch Quốc gia Ả Rập Saudi được đưa lần đầu tiên trong lịch sử. Những giải mới được đưa vào FIFA được in đậm. Đội tuyển quốc gia. Các đội in đậm là các đội lần đầu xuất hiện trong series. Ca khúc. Các ca khúc chính thức được sử dụng cho "FIFA 13" được tiết lộ ngày 6 tháng 9 năm 2012. Dưới đây là danh sách 50 ca khúc được sử dụng trong trò chơi cùng với tên của ca sĩ.
1
null
Barisan Nasional (tiếng Mã Lai; tên gọi trong lịch sử là Mặt trận Dân tộc, thường được viết tắt là BN) là một liên minh chính trị lớn ở Malaysia, được thành lập vào năm 1973 như là sự kế thừa cho Alliance (Perikatan). Cùng với tổ chức tiền nhiệm của nó, nó đã là lực lượng chính trị cầm quyền liên bang của Malaysia từ khi độc lập. Trụ sở chính của liên minh nằm ở thủ đô Kuala Lumpur. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2008, Barisan Nasional mất hơn một phần ba số ghế quốc hội để Pakatan Rakyat, một liên minh lỏng lẻo của các đảng đối lập. Năm chính quyền tiểu bang, Kelantan, Kedah, Penang, Perak (mà sau này được trở lại thông qua phán quyết của tòa án sau một cuộc khủng hoảng hiến pháp) và Selangor, rơi vào tay Pakatan Rakyat. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 năm 2013, Liên minh Barisan Nasional của đương kim thủ tướng Mohd Najib bin Abdul Razak đã giành đa số ghế trong cuộc tổng tuyển cử ở Malaysia.
1
null
Lưu Chí Hàn (4 tháng 2 năm 1975; giản thể: 刘至翰; phồn thể: 劉至翰; bính âm: Liú Zhìhàn; tiếng Anh: Johnny Liu) là một nam diễn viên Đài Loan, sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, ngay từ nhỏ đã được xem là ngôi sao nhí của màn ảnh Đài Loan. " Scent of a Woman " là bộ phim đầu tiên dọn đường để anh trở thành một ngôi sao. Anh phải cố gắng rất nhiều sau nhiều năm gia nhập làng giải trí, và có một vị trí vững chắc, một diễn viên chuyên nghiệp nổi tiếng với danh hiệu "Ladykiller". Trong năm 2008, Lưu Chí Hàn đã bị ra lệnh cấm xuất hiện trên truyền hình vì đã mở cuộc họp báo để phản đối việc khai thác các quyền của các nghệ sĩ, kêu gọi cho việc bảo vệ lợi ích của nhân viên giải trí Truyền hình. Tuy nhiên, nhờ sự cống hiến ngoan cường của mình và diễn xuất tuyệt vời cuối cùng anh đã được hoạt động nghệ thuật trở lại khi tham gia diễn xuất trong các bộ phim truyền hình của ngành công nghiệp giải trí Đài Loan Xuất thân gia đình. Gia đình ly dị từ lúc lên ba, Anh phải sống với mẹ và bà ngoại từ nhỏ. Cha đẻ của Lưu Chí Hàn là một diễn viên ngôi sao Lưu Thượng Khiêm, nhưng anh không muốn dựa vào cha mình. Lưu Chí Hàn cho biết, "Cho dù con đường nghệ thuật của tôi có khó khăn đến mấy, dù thành công hay không, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện. Xuất thân từ gia đình nghệ thuật, nên ngay từ nhỏ đã đam mê diễn xuất, tham gia nhiều bộ phim, sau đó anh đến Nhật Bản du học về ngành nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn. Và cứ thế anh trở thành một ngôi sao một cách tự nhiên. Nói về bà của mình, sát thủ tuổi teen Đài Loan Lưu Chí Hàn rất khó khăn khi nghĩ đến tuổi thơ ấu đau buồn của anh, và anh thường làm bà lo lắng vì những trò nghịch ngợm của mình,Lưu Chí Hàn cười và nói: "Tôi là đứa trẻ rất nghịch ngợm và luôn làm cho người lớn phiền lòng, và người lo lắng cho tôi nhất là bà ngoại, tôi là người khiến mọi người đau đầu, thường dẫn đầu bọn nhóc trong các trò quậy phá. Bà tôi chỉ đơn giản là người đối đầu với tôi, giọng nói chậm rãi nhưng rất nghiêm khắc, tôi chỉ có thể trả lời một từ duy nhất có." Bà sống nhiều năm ở Hoa Liên, trong tâm trạng buồn, Lưu Chí Hàn nghĩ về bà ngoại vừa khóc và cười nói: "Mối quan hệ giữa tôi và bà ngoại của tôi rất nhiều rắc rối, bà bí ẩn và gần như đều biết suy nghĩ của tôi, bây giờ cuối cùng tôi không thể được chia sẻ với bà ngoại,đó là điều đáng tiếc nhất! "Ngay cả khi ngoại bệnh một thời gian dài, đạo diễn hô diễn cảnh tiếp theo, Anh vẫn còn như một người mất hồn, chưa bình tĩnh lại, và những giọt nước mắt không ngưng lại được.
1
null
Hedy Lamarr (; 9 tháng 11 năm 1914 – 19 tháng 1 năm 2000) là nữ diễn viên kiêm nhà phát minh người Mỹ gốc Áo. Lamarr đã cộng tác với nhà soạn nhạc George Antheil để phát minh ra các kĩ thuật truyền thông trải phổ và nhảy tần sơ khai, có vai trò cần thiết cho giao tiếp không dây từ trước kỷ nguyên máy tính cho tới ngày nay. Khi bà làm việc cùng với Max Reinhardt ở Berlin, ông gọi bà là "người đàn bà đẹp nhất châu Âu" do "sắc đẹp kỳ lạ bí ẩn đáng kinh ngạc", và điều này cũng được những nhà phê bình và khán giả đương thời công nhận. Bà bắt đầu nổi tiếng từ bộ phim "Ectasy" (1933) của Gustav Machatý, trong đó có các cảnh phim nhạy cảm vốn rất không phổ biến trong thời kỳ bấy giờ. Tiểu sử. Lamarr tên khai sinh là Hedwig Eva Maria Kiesler sinh năm 1914 tại Viên, Đế quốc Áo-Hung, là con gái duy nhất của bà Gertrud "Trude" Kiesler (nhũ danh Lichtwitz; 3 tháng 2 năm 1894 – 27 tháng 2 năm 1977) và ông Emil Kiesler (27 tháng 12 năm 1880 – 14 tháng 2 năm 1935). Mẹ bà là một nghệ sĩ dương cầm người Budapest gốc Do Thái thuộc tầng lớp tư sản cấp cao. Nhà nghiên cứu tiểu sử Stephen Michael Shearer khẳng định rằng mẹ bà đã cải từ Do Thái giáo sang Công giáo và là tín đồ Cơ Đốc giáo tập sự. Cha của Lamarr là một chủ ngân hàng sinh ra ở Lemberg. Sự nghiệp điện ảnh tại châu Âu. Sự nghiệp ban đầu. Lamarr tham gia lớp học diễn xuất ở Vienna. Năm 1930 cô nhận được một vai phụ đầu tiên trong trong Money on the Street (1930), và sau đó là một phần diễn thuyết nhỏ trong Storm in a Water Glass (1931). Cảnh khỏa thân trong phim. Năm 1933, thiếu nữ Hedy Lamarr đã gây chấn động thế giới bằng một cảnh khỏa thân trong phim "Extase" (tên tiếng Anh là "Ecstasy") của một hãng phim ở Tiệp Khắc. Trong phim này có cảnh Hedy đang bơi trần và phát hiện con ngựa của mình bỗng nhiên bỏ chạy. Bà đuổi theo nó cho tới khi đối diện với một người đàn ông lạ ở trong rừng. Trong phim, Hedy đã xuất hiện trong trạng thái khỏa thân trong khoảng 10 phút. Cảnh nóng gây sốc thứ hai của Hedy trong phim chính là đoạn "vui vẻ" của Hedy và bồ trẻ. Tuy cảnh phim không đi sâu vào chi tiết nhưng chỉ cần đặc tả biểu cảm khuôn mặt của Hedy trong phim cũng đủ để khiến cả thế giới bàng hoàng. Ecstary ra đời đã trở thành đề tài tranh cãi vô cùng gay gắt đối với làng điện ảnh. Sự mới mẻ và táo bạo mà Ecstary trở thành làn gió mới mẻ đối với cả người xem lẫn những người làm nghệ thuật. Nhiều luồng ý kiến ủng hộ sự đổi mới trong điện ảnh. Và họ ngợi ca Hedy - cô diễn viên 19 tuổi xinh đẹp dám hi sinh vì nghệ thuật. Tất nhiên, Ecstary vẫn trở thành "tội đồ" trong mắt những người canh giữ đạo đức. Bộ phim nhận phải sự kiểm duyệt vô cùng gắt gao từ các cơ quan chức năng. Ra đời vào năm 1933 nhưng phải tận 2 năm sau bộ phim mới được công chiếu. Tại Mỹ, bộ phim này con bị "giam giữ" tới tận năm 1940 và chỉ cho phép chiếu ở một số bang. So với những cảnh nóng ngày nay trong điện ảnh thì cảnh nóng trong "Ecstasy” vẫn khá lành. Tuy nhiên, nó lại mang tính chất đột phá vô cùng to lớn. Ecstasy bị chỉ trích và tất nhiên Hedy cũng không nằm trong sự bao dung của dư luận. Khá nhiều ý kiến thời bấy giờ dành cho cô những từ ngữ miệt thị vô cùng cay đắng như đồi bại, mại dâm, gái điếm... Ecstasy mang đến cho Hedy nhiều hào quang và danh vọng nhưng cũng mang lại cho cô vô số những cay đắng. Sự nghiệp điện ảnh tại Hollywood. Sau Ecstary, Hedy thường xuyên được mời đóng vai các cô nàng quyến rũ, sexy trong các bộ phim nổi tiếng như: “Boom Town”, “Samson and Delilah”, “Tortilla Flat”, “Lady of the Tropics”, “My Favorite Spy”, “Algiers”... Nhờ sự mạnh mẽ của mình mà chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, Hedy đã bước lên vị trí ngôi sao nữ đắt giá nhất Hollywood. Chia sẻ về mình, Hedy từng tâm sự: "Tôi là ngôi sao nổi bật và đắt giá nhất ở Hollywood nhưng tôi cũng là một người... khó chơi". Mặc dù Hedy nổi tiếng là vậy nhưng cô vẫn là đề tài gây tranh cãi của giới chuyên môn. Một số nhà phê bình cho rằng Hedy chẳng có tài cán gì ngoài "vốn tự có là nhan sắc" và khả năng "dám phơi mình" trên màn ảnh. Thành công trong sự nghiệp nhưng Hedy lại có đời sống tình cảm vô cùng phức tạp. Khi danh vọng, tiền tài đã được thỏa mãn, Hedy Lamarr bắt đầu lao vào những cơn lốc ái tình. Bà yêu, kết hôn rồi chia tay nhanh chóng như đóng một bộ phim. Nhà sáng chế. Không chỉ là 1 nữ diễn viên tài năng, Hedy Lamarr còn được biết đến như là một nhà sáng chế. Bà là người đồng sáng chế một công nghệ nhảy tần được sử dụng rộng rãi và được xem như là nền tảng cho công nghệ Wifi hiện nay. Bằng sáng chế về hệ thống thông tin bí mật. Sau khi đóng phim "Extase', Hedy kết hôn với nhà buôn vũ khí Fritz Mandel. Bà đã học về vũ khí và chiến tranh từ chồng mình. Chồng bà theo Đảng Quốc xã và giữ vợ như một tù nhân thực sự. Bà đã trốn thoát đóng vai người hầu và trốn đến Paris." Trong thế chiến II, Lamarr biết rằng ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến là vũ khí có khả năng quyết định trong tác chiến hải quân nhưng cũng rất dễ bị gây nhiễu bằng các sóng vô tuyến có chủ ý. Tháng 8 năm 1942, Lamarr và nhà soạn nhạc George Antheil được cấp bằng sáng chế cho hệ thống thông tin bí mật, dùng để chống nhiễu sóng cho các loại ngư lôi được điều khiển bằng sóng vô tuyến. Liên tục biến đổi tần số là điểm mấu chốt trong phát minh của Hedy, cô đã phác họa ý tưởng về tín hiệu nhảy tần (frequency-hopping) trên mặt sau của chiếc khăn ăn. Nói cách khác, tín hiệu sóng vô tuyến luôn di chuyển tần số làm cho chúng không thể bị chặn lại. Phát minh vượt xa thời đại này không được ứng dụng dân sự mãi đến khi xảy ra Khủng hoảng tên lửa Cuba 20 năm sau. Quan trọng hơn, phương pháp nhảy tần này cũng đã đặt nền móng cho một loạt các công nghệ truyền thông vô tuyến, tạo thành nền tảng của công nghệ truyền thông không dây hiện đại và cho phép sự bùng nổ của điện thoại thông minh và kết nối WiFi mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay. Ngày nay phát minh này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điện thoại di động, mã hóa vệ tinh và nhiều thành tựu khác. Vì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng nên Hedy không bao giờ được hưởng lợi từ nó. Hedy mất ngày 19 tháng 1 năm 2000 và được nhớ đến nhờ sắc đẹp và trí tuệ của mình. Hôn nhân và các mối quan hệ. Năm 1933 sau màn khỏa thân chấn động trong bộ phim "Ecstasy", Hedy Lamarr đã kết hôn doanh nhân Friedrich Mandl. Không lâu sau đó, bà đã gặp được Clark Gable và mê mẩn trước vẻ hào hoa phong nhã của ông. Chẳng quan tâm bản thân đã có gia đình và Gable đang hẹn hò với Claudette Colbert, bà đã xen vào mối quan hệ này. "Clark yêu tôi và tôi cũng rất yêu Clark. Chúng tôi sinh ra là để ở bên nhau" Nhưng ở bên Clark Gable một thời gian ngắn, Hedy đã bị "ông hoàng" này đá để đến với một nữ minh tinh khác, người đó không ai khác chính là Carole Lombard. Thậm chí để có thể danh chính ngôn thuận ở bên Clark Gable, Hedy Lamarr đã không ngại việc đâm đơn ra tòa xin ly dị người chồng đầu tiên. Nhưng rốt cuộc, bà lại không thể giữ được trái tim của Clark Gable. Sau khi biết tin Clark Gable và Carole Lombard làm đám cưới năm 1939, Hedy đã đau lòng đến mức sẵn sàng kết hôn với nhà biên kịch Gene Markey để quên đi nỗi đau. Nhưng ai ngờ sau khi biết tin Carole Lombard qua đời vì tai nạn máy bay năm 1942, Hedy Lamarr đã vội vàng ly hôn với Gene Markey để trở về bên Clark Gable. Thế nhưng Gable vẫn đào hoa như xưa, ở bên Hedy một thời gian ngắn ông lại ngoại tình với một nữ diễn viên trẻ đẹp. Cứ mỗi lần bị Clark Gable bỏ rơi là y như rằng Hedy Lamarr lại dùng một cuộc hôn nhân khác để thay thế. Để rồi 5/6 cuộc hôn nhân của Hedy Lamarr đều đến từ những lần chia tay với Clark Gable. Bà chưa từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc chỉ vì "Ông hoàng đào hoa" này. Năm 1960, Hedy Lamarr ly hôn với người chồng thứ 5 là ông trùm dầu mỏ Howard Lee, trở về bên Clark Gable và sống như vợ chồng với ông cho đến khi ông qua đời sau đó không lâu. Với Hedy, những ngày sống bên Clark là quãng thời gian hạnh phúc nhất của bà. "Đời tôi, tôi đã quyến rũ được nhiều đàn ông nhưng điều quan trọng là không làm cho họ thất vọng. Thế nhưng, người mà trái tim tôi đã dâng hiến trọn vẹn vẫn là Clark Gable" Gable qua đời, Hedy Lamarr kết hôn với luật sư Lewis J. Boies nhưng rồi họ đã ly hôn vào năm 1965 sau 2 năm bên nhau. Lamarr kết hôn sáu lần và có ba con, một trong số đó là con nuôi: Hai người chung sống tại số nhà 2727 đường Benedict ở Los Angeles, California trong suốt thời gian hôn nhân. Qua đời. Thành công là vậy nhưng những năm cuối đời của bà không hề thuận lợi. Ít ai ngờ rằng người đàn bà đẹp nhất thế giới một thời lại bị bắt vì ăn trộm đồ trong một siêu thị nhỏ ở Los Angeles. Có lần Hedy còn bị bắt vì mua thuốc mà không trà tiền. Những năm cuối đời, Hedy gặp ám ảnh về nhan sắc. Bà lao vào các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để mong níu kéo nhan sắc. Tính tình của Hedy cũng trở nên tệ hại hơn xưa. Rồi người ta chỉ thường xuyên nhớ đến tên của Hedy bằng việc phát đơn kiện hết người này người khác. Lamarr qua đời tại Casselberry, Florida, Mỹ vào ngày 19 tháng 1 năm 2000, thọ 85 tuổi. Giấy chứng tử của bà trích dẫn 3 nguyên nhân dẫn đến cái chết: suy tim, bệnh van tim mãn tính và bệnh động mạch vành. Cái chết của bà trùng với ngày sinh nhật lần thứ 55 của con gái bà là Denise. Con trai bà là Anthony Loder đã mang tro cốt của bà về Áo và rải trong những cánh rừng ở dãy núi Wienerwald theo đúng nguyện vọng cuối cùng của bà. Lamarr được dành riêng một ngôi mộ danh dự trong Nghĩa trang Trung tâm của thành phố Viên vào năm 2014. Ghi chú. Theo nhà nghiên cứu tiểu sử về Lamarr là Stephen Michael Shearer (pp. 8, 339) thì bà sinh năm 1914, chứ không phải năm 1913.
1
null
Bắc Ninh hiên nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 74,86%. Các KCN được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ thống đường giao thông trong KCN, cấp nước sạch, xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... cũng được đưa vào KCN. Một số KCN đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở cho người lao động, khu đô thị, khu vui chơi giải trí... Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh - trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề. Các khu công nghiệp. Tổng diện tích quy hoạch là 9070,7Ha chiếm khoảng 11% diện tích cả tỉnh (chưa bao gồm các cụm công nghiệp). Hiện nay, diện tích các khu công nghiệp khoảng 6.847Ha tương đương 8,32% diện tích cả tỉnh (chưa tính các cụm công nghiệp)
1
null
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng tiền thân của Tổ tư vấn Kinh tế của thủ tướng là một ban chuyên tư vấn ra các quyết định dưới hai thời Thủ tướng chính phủ Việt Nam,là ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải. Nguyên thủy Ban này có tên là Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính (gọi tắt là "Tổ tư vấn cải cách") (theo Quyết định số 494/TTg ngày 5-10-1993) trực tiếp giúp Thủ tướng trong việc hoạch định chương trình tiến hành cải cách từng thời gian, kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới, tham gia soạn thảo hoặc giám định và hoàn chỉnh các văn bản thể chế mang nội dung đổi mới chính sách.. Ông Lê Xuân Trinh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm nhiệm Tổ trưởng. Tổ gồm 8 thành viên. Ngoài ra còn có Nhóm không thường trực là các chuyên gia tư vấn do Thủ tướng trực tiếp gửi thư mời từng người. Năm 1996, Tổ tư vấn cải cách được tổ chức lại thành "Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội và hành chính" (gọi tắt là "Tổ nghiên cứu đổi mới"). Ông Trần Đức Nguyên được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ nghiên cứu đổi mới. Ngày 30 tháng 5 năm 1998, Thủ tướng Phan Văn Khải nâng cấp Tổ nghiên cứu đổi mới thành "Ban Nghiên cứu của Thủ tướng". Ông Trần Đức Nguyên được cử làm Trưởng ban và giữ cương vị này cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm 2003. Người kế nhiệm ông Nguyên trong cương vị Trưởng ban là nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá. Thời ông Phan Văn Khải, trước khi chính phủ ban hành bất cứ văn bản nào, thủ tướng cũng đều chuyển cho Ban Nghiên cứu xem trước. Các văn bản hay bị Ban Nghiên cứu có ý kiến lại thường được đưa lên từ Văn phòng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng. Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường xuyên làm việc với các thành viên thường trực của Tổ, trực tiếp nghe, đọc các báo cáo, kiến nghị, đề ra yêu cầu nghiên cứu. Hàng năm, Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng có cuộc họp với toàn Tổ, trực tiếp nghe các thành viên nhận xét và kiến nghị về tình hình kinh tế-xã hội và việc tiến hành cải cách kinh tế, cải cách hành chính. Thủ tướng thường mời thành viên Tổ Tư vấn tham dự các kỳ họp thường kỳ của Hội đồng Chính phủ, các cuộc họp Thường trực Chính phủ mở rộng bàn định một số vấn đề quan trọng về đổi mới chính sách, thể chế. Tuy nhiên, ngày 28 tháng 7 năm 2006, Thủ tướng kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, sau khi nắm quyền (28.06.2006) được gần 1 tháng, đã ký Quyết định Giải thể Ban Nghiên cứu và Tổ Nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng. Một số thành viên cũ của Ban Nghiên cứu đã tham gia thành lập Viện nghiên cứu Phát triển ("Institutes of Development Studies" - IDS).
1
null
Rượu mùi hay rượu hương là các loại rượu được pha chế từ một thức uống có cồn mà được chưng cất, được bỏ thêm với những vị từ trái cây, kem, dược thảo, gia vị, bông hoa hay các loại hạch, có thêm đường hoặc các chất tạo ra vị ngọt. Bởi vậy nên rượu mùi thường là rất ngọt; thường không để được lâu. Ở Mỹ va Canada rượu mạnh thường được gọi là "liquor", cho nên thường hay có sự lầm lẫn giữa liqueurs (rượu mùi) và liquors (rượu mạnh). Điều dễ phân biệt là rượu mùi thường hay rất ngọt và đặc như là si rô. Đa số các rượu mùi có lượng rượu thấp (15–30% ABV) hơn là rượu mạnh, nhưng cũng có loại có lượng rượu tới 55% ABV. Lịch sử. Rượu mùi ban đầu thường là rượu thuốc; đã được pha chế bên Ý từ thế kỷ thứ 13 bởi các thầy tu. Ngày nay rượu mùi được sản xuất khắp mọi nơi trên thế giới, và được dùng bằng nhiều cách: uống không, rót trên nước đá, uống với cà phê, pha với kem, hay các thứ nước khác để tạo nên cocktails... Chúng thường được dùng chung với món ăn trán miệng hay sau khi đó. Rượu mùi cũng được pha trộn vào các món ăn.
1
null
Object 279 (tiếng Nga: "Объект 279") là một mẫu xe tăng thử nghiệm của Liên Xô sản xuất vào cuối năm 1959. Đây là loại xe tăng hạng nặng được chế tạo với mục đích chiến đấu trong các điều kiện địa hình khó khăn mà các loại tăng thông thường không di chuyển được, đảm nhận vai trò xuyên thủng các lớp vỏ cứng trong phòng tuyến của địch quân và có thể sống sót sau một đợt tấn công của vũ khí hạt nhân. Nó được dự tính phiên chế vào lực lượng dự bị của Bộ Tổng Tư lệnh Tối cao. Thiết kế. Xe tăng được thiết kế tại nhà máy Kirov ở Leningrad do một nhóm do kĩ sư L. Troyanov phụ trách. Công việc chế tạo bắt đầu vào năm 1957 dựa trên các yêu cầu vận hành xe tăng hạng nặng được phát triển vào năm 1956, và một mẫu thử nghiệm đã được hoàn thành vào năm 1959. Chiếc xe tăng này có thể được coi là biểu tượng cho một nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. Và cũng có thể coi là xe tăng hạng nặng cuối cùng của quốc gia "khổng lồ" Liên bang Xô Viết. Đây là chiếc xe tăng được bảo vệ tốt nhất trong lịch sử cũng như có hình thù kỳ lạ nhất. Ban đầu, nhiệm vụ của nó là đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ trước mọi cuộc tấn công "xâm nhập" kết hợp tác chiến ở các khu vực khó di chuyển. Object 279 có trọng lượng khoảng 60 tấn, trang bị động cơ diesel 2DG-8M có công suất 1000 mã lực, tốc độ tối đa khoảng 55 km/h (34 mph) cho phép tầm hoạt động tối đa lên đến 300 km (186 dặm) trong một lần tiếp nhiên liệu. Object 279 cũng có hệ thống chữa cháy tự động, thiết bị tạo khói và hệ thống sưởi và làm mát khoang chiến đấu. Vỏ giáp. Với lớp giáp dày tối đa là 269 mm (10,6 in), được bao phủ bởi một tấm chắn mỏng hình elip giúp bảo vệ chiếc xe tăng này khỏi loại đạn APDS và đạn nổ lõm, đồng thời ngăn không cho xe tăng bị lật bởi sóng xung kích trong trường hợp nổ hạt nhân. Nó bao gồm các cấu trúc hình dạng bất thường có độ dày và độ dốc thay đổi. Phần trước của thân xe có hình dạng tròn với các tấm giáp mỏng chống lại các loại đạn HEAT , chạy quanh các cạnh của mặt trước và hai bên của thân xe. Hai bên thân xe cũng được đúc và có các tấm giáp bảo vệ tương tự. Tháp pháo được bao phủ toàn bộ lớp giáp với độ dày tối đa là 319 mm, được thiết kế hình tròn và có các tấm bảo vệ giúp chống nhiệt. Vòng tháp pháo cũng được bảo vệ cẩn thận, được trang bị lớp bảo vệ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN). Vũ khí. Object 279 được trang bị pháo 130mm M-65 và súng máy đồng trục KPVT 14,5 x 114 mm với 800 viên đạn. Các vũ khí được ổn định trong hai mặt phẳng bằng bộ ổn định "Groza". Object 279 mang theo 24 viên đạn, có phụ tải và đạn được nạp riêng. Pháo được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động với tốc độ bắn 5–7 phát / phút. Hệ thống kiểm soát bắn bao gồm máy đo xa quang học, hệ thống dẫn đường tự động và tầm nhìn ban đêm L2 với đèn soi hồng ngoại chủ động. Một biến thể cải tiến của pháo M-65 sau đó đã được thử nghiệm trên xe tăng thử nghiệm Obyekt 785 vào cuối những năm 1970. Lịch sử. Một trong những lý do khiến dự án xe tăng này bị hủy bỏ, cũng như các dự án xe tăng hạng nặng khác, là do quân đội Liên Xô đã ngừng vận hành các loại xe tăng hạng nặng như vậy vào năm 1960. Kể từ đó, những chiếc tăng nặng nhất được giữ ở mức trọng lượng khoảng 50 tấn, không đếm các thiết bị phụ như áo giáp phản ứng bổ sung hoặc thiết bị dò phá bom mìn. Vào ngày 22 tháng 7 năm 1960, tại buổi trình diễn công nghệ mới ở Kapustin Yar , Nikita Khrushchev nghiêm cấm bất kỳ xe tăng nào có trọng lượng hơn 37 tấn được sử dụng bởi quân đội, do đó đã xóa bỏ toàn bộ chương trình xe tăng hạng nặng: loại xe tăng đã được chứng minh là rất thành công. Thêm vào quyết định này là bản thân ông Nikita Khrushchev là người ủng hộ một phương án thay thế - xe tăng tên lửa dẫn đường, trong đó nổi bật nhất là chiếc IT-1. Hơn nữa, quân đội Liên Xô muốn xe tăng có trọng lượng phù hợp để băng qua cầu của chính họ, trong trường hợp các tình huống phòng thủ quê hương tương tự như những gì xảy ra trong Thế chiến II, vào thời điểm đó dường như không đáng tin cậy để vượt qua các phương tiện hạng nặng. Một lý do khác là một số khiếm khuyết nghiêm trọng của thiết bị chạy đã xuất hiện trong quá trình thử nghiệm. Những khiếm khuyết này bao gồm khả năng cơ động thấp, giảm hiệu quả khi băng qua khu vực đầm lầy, sản xuất, bảo trì và sửa chữa phức tạp và tốn kém, và không thể giảm chiều cao tổng thể của xe tăng. Trưng bày. Hiện nay chỉ còn một chiếc Object 279 duy nhất được trưng bày tại Bảo tàng Xe tăng Kubika, Odintsovsky, Moscow, Nga.
1
null
Vann Molyvann (sinh ngày 23 tháng 11 năm 1926-2017) là một kiến trúc sư Campuchia. Dưới thời Sangkum Reastr Niyum (1955–1970) hoàng thân Norodom Sihanouk đã ban hành chính sách phát triển xây mới các thị trấn, các cơ sở hạ tầng và kiến trúc trên khắp vương quốc. Vann là người đi đầu của thế hệ những kiến trúc sư có những đóng góp vào việc hình thành phong cách kiến trúc độc đáo nổi bật của thời kỳ này, thường được gọi là kiến trúc Tân Khơme. Các công trình. Từ 1955 đến 1970, Vann đã thực hiện gần 100 công trình. Dưới đây là một số trong những công trình quan trọng nhất:
1
null
Chung kết UEFA Champions League 2013 là trận đấu cuối cùng của mùa giải Champions League 2012-2013, mùa thứ 58 của giải đấu bóng đá quy tụ tất cả các câu lạc bộ châu Âu và mùa giải thứ 21 kể từ khi được đổi tên thành Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu, UEFA Champions League. Trận đấu diễn ra vào 19:45, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (theo giờ mùa hè tại Anh), tức là lúc 01:45, ngày 26 tháng 5 năm 2013 theo giờ Việt Nam, tại sân vận động Wembley, thủ đô Luân Đôn, Anh. Đây là một trận chung kết toàn Đức, giữa hai câu lạc bộ thi đấu ở Bundesliga là Borussia Dortmund và Bayern München, và cũng là lần đầu tiên có một trận chung kết Champions League toàn Đức. Đội vô địch của giải chính là Bayern München, sau khi họ đã giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước Borussia Dortmund bằng hai bàn thắng của Mario Mandžukić và Arjen Robben còn bàn thắng của Dortmund được thực hiện bởi İlkay Gündoğan trên chấm phạt đền. Sau trận chung kết, Bayern Mūnchen đã giành thêm được danh hiệu cúp Quốc gia Đức để hoàn tất cú ăn ba trong mùa giải 2012-13. Họ sẽ đối đầu với đội vô địch UEFA Europa League là Chelsea, đội đã đánh bại họ ở trận chung kết Champions League mùa trước, tại Siêu cúp bóng đá châu Âu 2013 diễn ra trên sân vận động Eden Arena vào ngày 30 tháng 8 năm 2013. Bayern München cũng chính là đại diện của UEFA tiến thẳng vào vòng bán kết của FIFA Club World Cup 2013. Địa điểm tổ chức. Sân vận động Wembley, thủ đô London, Anh và là sân nhà của đội tuyển Anh chính là nơi tổ chức trận chung kết, được công bố vào ngày 16 tháng 6 năm 2011. Đây là trận chung kết thứ hai được tổ chức trên sân Wembley chỉ trong vòng 3 năm. Thảo luận về khoảng cách thời gian tổ chức hai trận chung kết, chủ tịch UEFA Michel Platini cho rằng thời điểm tổ chức trận chung kết sẽ trùng vào lễ kỷ niệm 150 năm tồn tại của hiệp hội bóng đá Anh. Đây là lần thứ 7 Wembley tổ chức trận trận chung kết Champions League, sau các năm 1963, 1968, 1971, 1978, 1992 và trận chung kết năm 2011. Sân vận động Wembley đã ban đầu tổ chức năm trận chung kết cúp châu Âu. Năm 1968 và 1978 chứng kiến sự lên ngôi thống trị của các câu lạc bộ Anh. Manchester United đánh bại Benfica tỷ số 4-1, còn năm 1978 Liverpool cũng đánh bại Club Brugge 1-0, còn Benfica cũng lên ngôi vô địch với chiến thắng 2-1 trước Milan, Ajax giành chức vô địch đầu tiên trong lượt 3 lần lên ngôi liên tiếp, đánh bại Panathinaikos 2-0. Trong mùa cuối cùng với tên European Cup 1992, câu lạc bộ Tây Ban Nha Barcelona đánh bại Sampdoria 1-0, và đây là trận chung kết UEFA European Cup cuối cùng trước khi đổi tên thành UEFA Champions League. Trước đây, sân vận động Wembley được khai trương vào năm 1923 và sân vận động là sân nhà của Đội tuyển Anh. Trận đầu tiên tổ chức là chung kết Cúp FA mùa giải 1922-23, khi có đến 200.000 khán giả đến xem trận chung kết giữa Bolton Wanderers và West Ham United. Wembley tổ chức tất cả các trận đấu của đội tuyển Anh tại World Cup 1966 trong đó có chiến thắng 4-2 trước Tây Đức trong trận chung kết. Sân vận động ban đầu đã được đóng cửa vào năm 2000 và bị phá hủy ba năm sau đó, được thay thế bằng một sân vận động mới 90.000 chỗ ngồi, mở cửa vào năm 2007. Sân vận động Wembley mới đã tổ chức trận chung kết UEFA Champions League 2011, đó là một cuộc đọ sức giữa Barcelona với Manchester United trong một trận tái đấu của trận chung kết diễn ra cách thời điểm đó hai năm. Barcelona đã có được chức vô địch Champions League lần thứ tư khi họ giành chiến thắng với tỷ số là 3-1. Các lần vào chung kết trước đây. Đây là trận chung kết Champions League đầu tiên giữa hai đội Đức đấu với nhau, trước đây cũng có những trận chung kết giữa các đội cùng quốc gia như Tây Ban Nha (2000), Ý (2003), Anh (2008). Đối với Bayern, đây là lần thứ 10 đội bóng lọt vào Chung kết cúp châu Âu, chỉ sau Real Madrid (12) và AC Milan (11) và đã giành chiến thắng trong 4 lần để lên ngôi vô địch. Đây cũng là trận chung kết Champions League thứ ba liên tiếp của Bayern Mūnchen chỉ trong vòng bốn năm. Họ đều thua trong cả hai trận đấu trước đây (2010 và 2012). Lần gần nhất Bayern giành chiến thắng là năm 2001. Đối với Dortmund, đây là trận chung kết Champions League thứ hai, lần trước và cũng là lần duy nhất họ đăng quang là vào năm 1997. Mùa bóng kế đó họ đánh bại Bayern, nhưng bị loại ở bán kết trước Real Madrid, lúc đó được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Bayern lúc này là Jupp Heynckes. Đường đến chung kết. "Lưu ý: C là sân nhà, K là sân khách" Thông tin trước trận đấu. Đại sứ. Cầu thủ từng hai lần giành chức vô địch UEFA Champions League và là cựu cầu thủ của Đội tuyển Anh Steve McManaman làm đại sứ chính thức cho trận chung kết. Bóng thi đấu. Bóng thi đấu của trận chung kết là bóng của mang tên Adidas Finale Wembley, trong đó có một hình phẳng "Starball" và được dùng trong các vòng tứ kết, bán kết và chung kết. Bóng có hình dạng chủ yếu là màu trắng, với mỗi ngôi sao màu xanh cùng khuôn mẫu màu vàng và viền tím. Sáu trong số mười hai ngôi sao đặc trưng được thiết kế lại như là sáu lần trước có trận chung kết cúp châu Âu đã được tổ chức tại sân vận động Wembley. Bóng đã được công bố vào ngày 30 tháng 1 năm 2013 và đã được sử dụng cho tất cả các vòng loại trực tiếp mùa giải 2012-13. Giá vé. Giai đoạn bán vé từ 11 tháng 2 năm 2013 đến 15 tháng 3 năm 2013. Giá mỗi vé lần lượt là £ 330, £ 230, £ 140 và £ 60. Borussia Dortmund nhận được 502.567 yêu cầu mua vé. Có tất cả 250.000 đơn mua vé từ các thành viên của hội cổ động viên Bayern Munich. Sự kiện liên quan. Festival UEFA Champions League được tổ chức từ 23-26 tháng 5 năm 2013 và được tổ chức tại khu phố Stratford City. Chung kết của giải dành cho nữ, Cúp các đội nữ vô địch bóng đá quốc gia châu Âu 2013, giũa WLF Wolfsburg và Olympique Lyonnais diễn ra trên sân vận động Stamford Bridge, Luân Đôn vào ngày 23 tháng 5 năm 2013, với phần chiến thắng thuộc về VfL Wolfsburg nữ (Đức) với tỷ số 1-0. Tóm tắt trận đấu. Tin tức. Cầu thủ của Borussia Dortmund, Mario Götze, người sẽ gia nhập Bayern München vào mùa hè, bỏ lỡ trận đấu với một chấn thương gân kheo đã khiến anh nghỉ thi đấu kể từ trận lượt về bán kết gặp Real Madrid. Hậu vệ phải Lukasz Piszczek đã chơi trong trận đấu, tuy nhiên được thi đấu mặc dù là do đã phẫu thuật hông, trong khi trung vệ Mats Hummels bị chất thương mắt cá chân do bị bong gân trong thời gian thi đấu. Bayern München sẽ không có hậu vệ Holger Badstuber, người được dự kiến ​​sẽ không thể ra sân trong 10 tháng với chấn thương đầu gối. Tóm tắt thi đấu. Dortmund là đội chiếm ưu thế trong nửa đầu của trận đấu, với những cơ hội được tạo ra về phía khung thành của Bayern. Neuer đã có năm pha cứu thua quan trọng trong 35 phút đầu tiên, trong đó có hai cú sút từ Lewandowski và một từ Reus. Bayern sau đó đã chủ động, và ghi bàn thắng đầu tiên ở phút thứ 60, khi Mandzukic đã ghi bàn từ pha phối hợp giữa Robben và Ribery, bóng đi qua Schmelzer rồi đi qua vạch vôi. Một thời gian ngắn sau, Dante phạm lỗi với Reus trong vòng cấm; sau đó Gundogan ghi bàn từ chấm phạt đền. Ở phút 89, Robben ghi bàn thắng ấn định chiến thắng cho Bayern từ đường kiến tạo của Ribéry. Phản ứng. Huấn luyện viên của Borussia Dortmund, Jürgen Klopp nhận xét rằng mùa giải này Dortmund đã hoàn thành nhiệm vụ, và nhận xét về Dortmund trong trận đấu: "Những phút cuối của trận đấu và đặc biệt từ phút thứ 75 là rất khó khăn cho chúng tôi sau một mùa giải đầy vất vả, nhưng chúng tôi xứng đáng có trong trận chung kết tối nay", ông nói. Hậu vệ của Borussia Dortmund, Mats Hummels cho biết: "Trận đấu rất đáng thất vọng, Dortmund là đội bóng tốt hơn trong 25 phút đầu tiên nhưng chúng tôi đã bỏ lỡ những cơ hội cần thiết". Huấn luyện viên Jupp Heynckes của Bayern München cho biết: "Chúng tôi đã đạt được một cái gì đó độc đáo". Trọng tài chính điều khiển trận đấu, ông Nicola Rizzoli, đã quá xúc động đến nỗi khóc trong phòng thay đồ. Rizzoli chia sẻ với Gazzetta dello Sport, "Tôi nghĩ là mình đã thể hiện tốt, nhưng vẫn phải chờ sự nhận xét của Collina. Sau đó ông ấy vào phòng và bảo tất cả đều đã làm tốt. Tôi đã rất hồi hộp cho đến khi nghe được nhận xét nhẹ nhõm ấy".
1
null
Khâu Hòa (chữ Hán: 丘和, 552-637) là một nhân vật chính trị vào thời nhà Tùy và nhà Đường. Ông là người cai quản quận Giao Chỉ (miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam) trong những năm chuyển giao từ nhà Tùy sang nhà Đường. Xuất thân. Khâu Hòa là người huyện Lạc Dương, phủ Hà Nam (nay là My, Thiểm Tây). Cha Khâu Hòa là Khâu Thọ (丘壽) - Trấn Đông tướng quân của triều Tây Ngụy. Từ thời niên thiếu, Khâu Hòa là người trọng nghĩa, thành thạo cưỡi ngựa bắn cung, sau khi trưởng thành thì tự tu dưỡng chí khí, tài năng. Sau đó ông xuất sĩ làm quan cho triều Bắc Chu, chức quan đến "nghi đồng tam ti". Phụng sự triều Tùy. Sang thời nhà Tùy, ông nhậm chức 'hữu vũ vệ tướng quân', được phong tước Bình Thành quận công, từng kinh qua chức vụ thứ sử của châu Tư (資州, trị sở nay thuộc Tư Trung, Tứ Xuyên), châu Lương (梁州, nay thuộc khu vực Hán Trung, Thiểm Tây), châu Bồ (蒲州, trị sở nay thuộc Lâm Y, Sơn Tây). Ông cai trị khoan dung, yêu thương dân chúng, có tiếng tăm xa gần. Khi Hán vương Dương Lượng (楊諒) tạo phản, đã phái binh sĩ giả mặc y phục của phụ nữ tiến công châu Bồ, Khâu Hòa thoát thân tránh được nạn song bị bãi chức làm thứ dân. Đương thời Vũ Văn Thuật (宇文述) nhận được tín nhiệm của Tùy Dạng Đế, Khâu Hòa ra sức gắn bó nhằm dựa thế. Không lâu sau, nhân có cáo giác Vũ Lăng công Nguyên Trụ (元胄) phạm tội, Khâu Hòa được phục chức, trở thành thứ sử của châu Đại (代州, nay thuộc Đại, Sơn Tây). Tùy Dạng Đế khi đi tuần thú phương Bắc đã đi qua châu Đại, Khâu Hòa đã dâng vua nhiều đồ ăn ngon và tinh tế. Đến khi Dạng Đế tiến đến châu Sóc (朔州, nay thuộc Sóc Châu, Sơn Tây), thứ sử châu này là Dương Khuếch (杨廓) không dâng lên được những đồ ăn như vậy, Dạng Đế hết sức không hài lòng. Vũ Văn Thuật lại hết sức nói tốt cho Khâu Hòa, Dạng Đế vì thế đã phong Khâu Hòa làm thái thú của quận Bác Lăng, hạ chiếu sai Dương Khuếch đến Bác Lăng học tập Khâu Hòa. Sau đó, Dạng Đế lại qua Bác Lăng, Khâu Hòa còn dâng đồ ăn ngon hơn, Dạng Đế càng hài lòng. Khâu Hòa thường vỗ về các quan lại và binh sĩ dưới quyền, nhận được sự ủng hộ của họ. Không lâu sau đó, Khâu Hòa trở thành Thiên Thủy quận thái thú, rồi vào triều làm 'tả ngự vệ tướng quân'. Cát cứ Giao Chỉ. Những năm cuối Đại Nghiệp (605-618), người dân khu vực Hải Nam cực khổ do quan lại cướp bóc, nhiều lần nổi dậy. Tùy Dạng Đế thấy Khâu Hòa có tiếng là người trị chính thuần lương, lại có Hoàng Môn thị lang Bùi Củ (裴矩) tiến cử, vì thế đã phái ông đi nhậm chức Giao Chỉ thái thú. Khâu Hòa tận tình vỗ về quan lại và dân chúng Giao Chỉ, do đó các khu vực hoang tàn khi xưa lại được an định. Sau khi Vũ Văn Hóa Cập lãnh đạo binh biến sát hại Tùy Dạng Đế, Khâu Hòa vẫn không biết tin. Đương thời, Ninh Trường Chân (寧長真) đem quận Uất Lâm (thuộc Quảng Tây ngày nay) quy phục Tiêu Tiển, Phùng Áng đem Châu Nhai (tức Hải Nam ngày nay) và Phiên Ngung (thuộc Quảng Đông hiện nay) quy phục Lâm Sĩ Hoằng, họ đều phái người đến chiêu Khâu Hòa quy phục song ông không theo. Tiêu Tiển sai Trường Chân đem quân Lĩnh Nam đi đường biển đến đánh Hòa. Hòa cho quân thủy bộ đón đánh, phá tan quân của Trường Chân. Khâu Hoà cho đắp thành để chống giữ. Nước Lâm Ấp nhiều lần tặng ngọc trai, văn tê, kim bảo cho Khâu Hòa, Khâu Hòa trở nên phú quý ngang hàng với bậc vương giả. Tiêu Tiển nghe được tin tức nên nổi thèm muốn các món lợi này, bèn lệnh cho Ninh Trường Quân suất binh các tộc Man, Lý ở Nam Việt tiến công Giao Chỉ. Khâu Hòa phái trưởng sử Cao Sĩ Liêm (高士廉) suất binh đánh đuổi quân của Ninh ra khỏi quận. Sau khi Khâu Hòa gặp được binh sĩ Kiêu Quả quân từ Giang Đô đến, Khâu Hòa mới biết rằng triều Tùy đã mất, Khâu Hòa lập tức dâng biểu quy phục Tiêu Tiển. Quy phục triều Đường. Sau khi quân Đường diệt nước Lương của Tiêu Tiển, Khâu Hòa quy phục triều Đường. Đường Cao Tổ hạ chiếu sai Lý Đạo Dụ (李道裕) tới trao cho Khâu Hòa chức Giao Châu đại tổng quản, phong tước 'Đàm quốc công'. Năm 622, Khâu Hòa phái Cao Sĩ Liêm mang biểu vào triều tấu trình xin hạ chiếu cho con trai là Khâu Sư Lợi (丘師利) đến Giao Chỉ. Đến khi Khâu Hòa đến triều kiến, Đường Cao Tổ đứng dậy, dẫn vào ngọa nội (phòng ngủ), nói chuyện bình sinh, cực kỳ cao hứng, cho diễn tấu "cửu bộ nhạc" để thiết đãi, phong Khâu Hòa làm 'tả vũ hậu đại tướng quân'. Khi về già, Khâu Hòa giữ chức thứ sử của Tắc châu (稷州, trị sở nay thuộc Vũ Công, Thiểm Tây), cũng là về cố hương dưỡng già, không lâu sau được thăng lên chức đặc tiến, song về sau chức này bị cắt. Năm Trinh Quán thứ 11 (637), Khâu Hòa qua đời, được truy là Kinh châu tổng quản, tự Tương (襄), bồi táng ở Hiến lăng. Khâu Hòa có 15 người con trai, trong đó Khâu Hành Cung (丘行恭) là nổi danh nhất.
1
null
Rockstar Games là nhà phát triển và phát hành video game đa quốc gia có trụ sở ở thành phố New York, sở hữu bởi Take-Two Interactive, sau khi Take-Two mua lại công ty phát hành game ở Anh là BMG Interactive. Rockstar rất nổi tiếng với những sản phẩm họ làm ra, như sê-ri Grand Theft Auto, Max Payne, L.A Noire, The Warriors, Bully, Manhunt, Red Dead, Midnight Club... với lối chơi thế giới mở, sandbox phi tuyến tính trong những trò chơi họ làm ra. "Rockstar Games" bao gồm nhiều studio; một số studio thì được hãng mua lại, còn số khác thì được thành lập nội bộ. Nguyên nhân này là do công ty m Take-two, đã mua lại một số studio và hợp nhất vào hãng Rockstar, còn số nhỏ studio khác thì sáp nhập với người anh em của "Rockstar", 2K Games, vốn nổi tiếng với thương hiệu NBA 2K. Ban đầu Rockstar Games được thành lập vào năm 1998, tại thành phố New York bởi hai anh em sản xuất game người Anh là Sam Houser và Dan Houser, cùng với các người bạn Terry Donovan, Jamie King và Gary Foreman. Trụ sở chính của Rockstar Games (được biết đến rộng rãi là Rockstar NYC), toạ lạc tại vùng SoHo ở hạt Mahattan, một phần văn phòng của Take-two Interactive. Đây là nơi sinh ra ý tưởng, tiếp thị, quan hệ công chúng và phát triển sản phẩm.
1
null
Trường Trung học phổ thông Thuận Thành 1 là một trường trung học phổ thông công lập ở Bắc Ninh. Được thành lập từ năm 1961, cho đến nay Trường Trung học phổ thông Thuận Thành 1 là trường dẫn đầu khối Trung học phổ thông không chuyên của tỉnh Bắc Ninh. Năm 2005, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt dự Lễ Khai giảng năm học và viết Sổ vàng truyền thống. Ngày 3 tháng 9 năm 2009, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện một số cơ quan trung ương đã dự Lễ khai giảng năm học tại trường Trung học phổ thông Thuận Thành 1. Ngày 13 tháng 11 năm 2011, Trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1961-2011), đón nhận Huân Chương Lao động hạng Nhất, cờ thi đua của Chính phủ và quyết định công nhận trường chuẩn Quốc gia. Cơ sở vật chất. Về quy mô, từ 3 lớp với 151 học sinh lúc ban đầu, thời kỳ chống Mỹ trung bình có 10 lớp, một trong những niềm hạnh phúc tự hào của trường là được đón các học sinh miền Nam về học tập, rồi số lớp tăng dần đến 24 năm 1975. Thời kỳ sau thống nhất đến 1995 bình quân có 21 lớp. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, thực hiện chủ trương "giáo dục là quốc sách hành đầu", quy mô của trường tăng mạnh, trung bình là 45 lớp, đỉnh cao là năm 2001 có 58 lớp với 2992 học sinh và hiện nay ổn định ở quy mô tối đa của trường chuẩn quốc gia là 45 lớp với 2018 học sinh. Một nhà đa chức năng mới được xây dựng. Đến tháng 11/2020, với sự đồng ý của phụ huynh học sinh toàn trường, nhà trường đã thực hiện việc lắp đặt điều hòa hai chiều gồm chiều nóng và lạnh cho tất cả các lớp học. Từ tháng 12/2020, nhà trường đã đưa khu nhà C 4 tầng vào sửa chữa, tu sửa để sẵn sàng chào đón kỉ niệm 60 năm thành lập trường (1961-2021). Thành tích. Trong sân chơi "Đất học Kinh Bắc", ba năm liên tiếp trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 có học sinh đạt giải Nhất. Đặc biệt, năm 2012, hai học sinh trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 giành giải Nhất, Nhì. Trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, hiện đang dẫn đầu khối Trung học phổ thông không chuyên trong tỉnh về thành tích thi Đại học, được xếp trong tốp 100 trường có tỷ lệ học sinh đỗ Đại học cao nhất toàn quốc; 6 năm gần đây liên tục có học sinh đỗ thủ khoa Đại học. Trường có tổng số 21 giải quốc gia và trên 800 giải cấp tỉnh… Trong tổng số 370 cán bộ giáo viên đã từng công tác tại trường, đến nay đã có 2 Nhà giáo Nhân dân, 5 Nhà giáo Ưu tú, 3 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, 1 vụ trưởng, 3 PGS-TS, hàng chục hiệu trưởng, hiệu phó các trường Trung học phổ thông và tương đương, 73 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong đó có Nhà giáo nhân dân Nguyễn Tiến Chấn - nguyên Hiệu trưởng nhà trường Năm học 2012-2013, trường THPT Thuận Thành số 1 có 492/678 em học sinh đỗ ĐH nguyện vọng 1, chiếm 73,32 % số học sinh thi đại học và xếp thứ 80 toàn quốc với điểm trung bình 17,07/học sinh (tăng 31 bậc so với năm học 2011-2012). Với những thành tích xuất sắc, Trường Trung học phổ thông Thuận Thành số 1 vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1987, hạng Nhì năm 2003 và hạng Nhất năm 2011; được Chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua"; Ba lần được UBND tỉnh tặng Cờ "đơn vị dẫn phong trào thi đua".
1
null
Lưu Vũ Chu (, ? - 622?) là một thủ lĩnh nổi dậy chống lại quyền cai trị của triều Tùy. Ông được Đông Đột Quyết lập làm khả hãn, tự xưng đế, song ban đầu chỉ kiểm soát được khu vực nay là bắc bộ Sơn Tây và một số bộ phận nay thuộc trung bộ Nội Mông. Tuy nhiên, sau khi Lý Uyên lập ra triều Đường vào năm 618, Lưu Vũ Chu đã chiếm được khu vực Thái Nguyên trong một thời gian ngắn vào năm 619 với sự hỗ trợ của Đông Đột Quyết. Năm 620, hoàng tử Lý Thế Dân đã phản công, tái chiếm Thái Nguyên và tiếp tục công chiếm đô thành Mã Ấp của Lưu Vũ Chu, buộc Lưu Vũ Chu phải chạy trốn đến Đột Quyết. Đến khi Lưu Vũ Chu cố gắng chạy về Mã Ấp, Đông Đột Quyết đã xử tử ông. Lập quốc ở Định Dương. Gia tộc của Lưu Vũ Chu có nguồn gốc từ quận Hà Gian (河間, nay gần tương ứng với Bảo Định, Hà Bắc). Đến đời cha ông là Lưu Khuông (劉匡) thì gia đình di cư đến Mã Ấp (馬邑, nay thuộc Sóc Châu, Sơn Tây). Mẹ của Lưu Vũ Chu mang họ Triệu. Lưu Vũ Chu là người kiêu dũng, giỏi bắn cung, ông thường giành thì giờ giao hảo với hào kiệt. Kì huynh Lưu Sơn Bá (劉山伯) thấy vậy không hài lòng, và quở trách, "Mày không chọn người mà giao du, kết cục sẽ diệt tộc đó." Do đó, Lưu Vũ Chu rời khỏi gia đình và đến đông đô Lạc Dương, tại đây Lưu Vũ Chu phụng sự dưới trướng của thái bộc Dương Nghĩa Thần. Đến khi Tùy Dạng Đế tiến hành chiến dịch tiến công Cao Câu Ly, Lưu Vũ Chu lập được quân công nên được phong làm hiệu úy. Lưu Vũ Chu sau đó trở về gia đình và giữ chức Ưng Dương phủ hiệu úy. Khi đó, thái thú Vương Nhân Cung (王仁恭) là một kẻ tham ô và không chăm lo cho dân nghèo, ông ta ấn tượng với danh tiếng của Lưu Vũ Chu trong quận, vì thế đã cho Lưu Vũ Chu thống lĩnh đột quân canh gác cho mình. Tuy nhiên, Lưu Vũ Chu lại tư thông với một thị nhi (nữ tì) của Vương Nhân Cung, ông sợ sự việc nếu bại lộ thì sẽ bị trừng phạt. Do đó, Lưu Vũ Chu nghĩ ra kế nói với người trong quận rằng Vương phủ doãn đóng kho lương không thương xót bách tính đói khổ, dân chúng bị kích động nên đều trở nên phẫn uất. Sau đó, Lưu Vũ Chu cáo bệnh, song khi hào kiệt làng xóm đến thăm hỏi, ông lại thiết tiệc họ và tuyên bố ý định muốn nổi dậy, các hào kiệt đều đồng ý theo ông. Vào mùa xuân năm 617, ông cùng Trương Vạn Tuế (張萬歲) và hơn 10 người khác chờ lúc Vương Nhân Cung thị sự, chém chết Vương Nhân Cung. Người dân trong quận quy phục, và ông mở kho phát chẩn lương thực cho người nghèo khổ. Lưu Vũ Chu tập hợp được khoảng một vạn lính và tự xưng là thái thú, khiển sứ đến Đông Đột Quyết xin nương cậy. Các quan lại ở quận Nhạn Môn (雁門, nay gần tương ứng với Hãn Châu, Sơn Tây) lân cận là Trần Hiếu Ý (陳孝意) và Vương Trí Biện (王智辯) đã đem quân tiến công Lưu Vũ Chu. Lưu Vũ Chu hợp quân với Đông Đột Quyết chống trả, giết chết Vương Trí Biện và buộc Trần Hiếu Ý phải chạy trốn. Trần Hiếu Ý chạy về Nhạn Môn, bị bộ nhân giết chết, dâng thành hàng Lưu Vũ Chu. Sau đó, Lưu Vũ Chu chiếm quận Lâu Phiền (樓煩, nay cũng thuộc Hán châu) và cướp phá Phần Dương cung (汾陽宮) -- một trong nhiều cung điện phụ mà Tùy Dạng Đế cho xây khắp đế quốc—bắt các cung nhân củ triều Tùy và giao họ cho Thủy Tất khả hãn A Sử Na Đốt Cát Thế, đổi lại, Thủy Tất khả hãn lấy ngựa báo đáp Lưu Vũ Chu. Lưu Vũ Chu công chiếm quận Định Tương (定襄, nay gần tương ứng với Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông). Thủy Tất khả hãn lập Lưu Vũ Chu làm "Định Dương khả hãn" (Dương là họ của hoàng tộc triều Tùy.) Thủy Tất khả hãn cũng ban lang đầu đạo (cờ đầu sói) cho Lưu Vũ Chu. Sau đó, Lưu Vũ Chu xưng đế, lập thê là Tự thị làm hoàng hậu, cải niên hiệu là "Thiên Hưng", cho vệ sĩ Dương Bộc Niệm (楊伏念) làm "tả bộc xạ", phong muội tế (em rể) Uyển Quân Chương (苑君璋) làm "nội sử lệnh". Vào mùa xuân năm 619, Thủy Tất khả hãn dường như đã lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công lớn vào Trung Nguyên, yêu cầu Lưu Vũ Chu và Lương Đế Lương Sư Đô (một thủ lĩnh nổi dậy khác) đến hợp quân, song Thủy Tất khả hãn đã qua đời sớm nên người Đột Quyết đã từ bỏ chiến dịch. Chiến dịch chống Đường. Tuy nhiên, Lưu Vũ Chu đã tự mình tiến hành chiến dịch chống Đường vào cuối mùa xuân năm 619, quân Đông Đột Quyết đóng vai trò phụ trợ. Vào mùa hè năm 619, ông tiếp cận Thái Nguyên- khi đó đang do Tề vương Lý Nguyên Cát trấn thủ. Lý Nguyên Cát phái tướng Trương Đạt (張達) đi chống Lưu Vũ Chu, Trương Đạt chỉ được giao một đội quân nhỏ song cũng miễn cưỡng phải đi, kết quả bị Lưu Vũ Chu đánh bại. Trương Đạt oán giận Lý Nguyên Cát nên đã đầu hàng Lưu Vũ Chu và dẫn Lưu Vũ Chu đến chiếm Du Thứ (榆次, nay thuộc Tấn Trung, Sơn Tây). Ngay sau đó, Lưu Vũ Chu bao vây Thái Nguyên. Lý Nguyên Cát ban đầu có thể đẩy lùi được Lưu Vũ Chu, song ngay sau đó Lưu Vũ Chu đã chiếm Thạch châu (石州, nay gần tương ứng với Lữ Lương, Sơn Tây) và Giới châu (介州, nay thuộc Tấn Trung). Tiếp theo, bộ tướng của Lưu Vũ Chu là Hoàng Tử Anh (黃子英) đã đánh bại và bắt được các tướng Đường là Khương Bảo Nghị (姜寶誼) và Lý Trọng Văn (李仲文), song hai tướng này sau lại trốn thoát khỏi doanh trai của Lưu Vũ Chu. Cùng lúc đó, Lưu Vũ Chu nhận được thêm hỗ trợ từ Tống Kim Cương (宋金剛)- một thủ lĩnh nổi dậy khác. Tống Kim Cương đánh không lại Đậu Kiến Đức nên đã chạy đến chỗ Lưu Vũ Chu, Lưu Vũ Chu cho rằng Tống Kim Cương là một tướng tài nên phong làm Tống Vương và ban cho nhiều phú quý, thậm chí tặng cho Tống Kim Cương một nửa tài sản của mình. Sau đó, Tống Kim Cương đã ly dị với chính thất và kết hôn với muội của Lưu Vũ Chu. Tống Kim Cương sau đó đề xuất với Lưu Vũ Chu rằng trước tiên nên chiếm Tịnh châu (并州, tức Thái Nguyên) và sau đó tiến về phía nam để chiếm thêm đất đai, tìm cách thống nhất Trung Nguyên. Đường Cao Tổ đã phái hữu bộc dạ Bùi Tịch suất một đội quân lớn đến đánh quân Lưu Vũ Chu. Bùi Tịch tiến đến Giới châu vào mùa thu và bao vây thủ phủ Giới Hưu (介休) do Tống Kim Cương trấn thủ, kết quả chiến bại. Sau trận chiến đó, Lưu Vũ Chu lại tiếp cận Thái Nguyên, Lý Nguyên Cát đã bỏ thành và chạy về Trường An. Sau đó, Lưu Vũ Chu rời đô từ Mã Ấp đến Thái Nguyên. Tống Kim Cương cũng chiếm được Tấn châu (晉州) và Quái châu (澮州)- hai châu này nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây, Bùi Tịch không chống lại được. Đường Cao Tổ sửng sốt và tính đến việc từ bỏ hoàn toàn Hà Đông (tức vùng phía đông Hoàng Hà- tỉnh Sơn Tây ngày nay), song hoàng tử Lý Thế Dân phản đối, tình nguyện dẫn quân đến giao chiến với Lưu Vũ Chu. Đường Cao Tổ sau đó cho Lý Thế Dân suất quân hướng về chỗ Lưu Vũ Chu đóng quân. Bại trận và qua đời. Lý Thế Dân vượt Hoàng Hà, song lại từ chối giao chiến với Tống Kim Cương, mục đích là để quân của Tống mệt mỏi. Tuy nhiên, trong lúc này một đồng minh của Lưu Vũ Chu là Lã Sùng Mậu (呂崇茂) tại Hạ huyện (夏縣, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây) bị một cánh quân Đường khác tiến đánh. Lã Sùng Mậu cầu viện Tống Kim Cương, vì thế Tống Kim Cương đã phái Uất Trì Kính Đức và Tầm Tương (尋相) đi đánh cánh quân Đường này, bắt được nhiều tướng lĩnh của Đường. Khi Uất Trì Kính Đức và Tầm Tương cố gắng cứu viện cho một đồng minh khác là Vương Hành Bản (王行本) cũng ở Vận Thành, họ bị Lý Thế Dân đánh bại và buộc phải triệt thoái. Đến mùa xuân năm 620, Lưu Vũ Chu tiến công Lộ châu (潞州, nay gần tương ứng với Trường Trị, Sơn Tây), và thoạt đầu đã đạt được một vài thành công song vẫn không thể chiếm được thành thủ phủ. Vào mùa hè năm 620, Lý Thế Dân tin rằng quân của Tống Kim Cương đã mệt mỏi nên đã phản công, giao chiến với Tống Kim Cương tại Tước Thử Cốc (雀鼠谷, nay thuộc Tấn Trung), Tống Kim Cương, buộc phải chạy trốn, Uất Trì Kính Đức và Tầm Tương đầu hàng. Lưu Vũ Chu hay tin Tống Kim Cương chiến bại thì từ bỏ Thái Nguyên và chạy trốn đến Đông Đột Quyết. Tống Kim Cương cố gắng tiếp tục tiến đánh quân Đường, song không thể tập hợp thêm binh lính, do đó cũng chạy trốn sang Đông Đột Quyết. Vào một ngày, có thể là vào năm 622, do cả "Đường thư" và "Tân Đường thư" đều ghi rằng các chiến dịch của Lưu Vũ Chu kéo dài trong 6 năm- Lưu Vũ Chu đã cố quay trở về Mã Ấp để tái lập lực lượng, chống lại lệnh của Đông Đột Quyết, và khi việc này bị phát hiện, ông đã bị xử tử.
1
null
Hôn ước là những thỏa thuận, giao ước tiền hôn nhân do vợ chồng thống nhất lập trước khi ký hôn thú cũng như những giao ước, hứa gả giữa hai gia đình. Đây là chế độ tài sản ước định, còn gọi là thỏa thuận tiền hôn nhân về tài sản. Về mặt pháp lý, những thỏa thuận hôn ước ngày nay có phạm vi nội dung rất rộng nhưng nhìn chung phần lớn chủ yếu đề cập phân chia tài sản khi ly hôn và pháp luật mỗi nước quy định quá trình lập cũng như công nhận hôn ước không giống nhau. Quan điểm. Về hôn ước (về nội dung thỏa thuận tài sản) vẫn còn hai luồng quan điểm đánh giá khác nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng, hôn ước có thể giết chết sự lãng mạn vợ chồng, đối với các cặp đôi thật sự yêu thương nhau, hôn nhân là để gắn bó, chia sẻ mọi thứ quý giá như cuộc sống, thân thể, con cái… chứ không chỉ đơn thuần là tiền bạc. Mặt khác, nếu hai người vô tư đến với nhau không nghĩ ngợi đến hôn ước thì nhiều khả năng cuộc hôn nhân sẽ hạnh phúc và lâu bền hơn. Tuy nhiên ý kiến khác cho rằng hôn ước hạn chế ly hôn vì nó giúp các cặp vợ chồng vượt qua bất đồng về tài chính ngay từ đầu, việc đặt vấn đề về nói chuyện tiền bạc trước hôn nhân không phải dễ nhưng lại giúp tránh được rắc rối về sau, đồng thời giúp hạn chế các tổn thương về tài chính và cả cảm xúc mà một cuộc ly hôn (nếu buộc phải xảy ra) mang lại. Nhiều khuyến cáo cho rằng những người có tài sản lớn và lập gia đình lần hai trở đi nên lập hôn ước và một người cần cân nhắc lập hôn ước trước khi kết hôn nếu sở hữu một cơ sở kinh doanh, bất động sản, dự đoán sẽ có một khoản thừa kế trong tương lai, thu nhập cao hơn nhiều so với người kia, có con từ các cuộc hôn nhân trước, có cha mẹ già phải nuôi dưỡng… Và một quan điểm cho rằng cho rằng việc lập hôn ước trước hôn nhân là cách ứng xử công bằng và tiến bộ. Nó trợ giúp kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân, giúp giảm thiểu xung đột và tiết kiệm án phí tranh tụng trong trường hợp ly hôn… đồng thời, việc lập hôn ước có thể củng cố vững chắc quan hệ vợ chồng, bởi nếu hiểu rõ ràng ý kiến của nhau về tiền bạc, tài sản sẽ giúp cuộc hôn nhân lâu bền hơn. Bên cạnh đó, việc thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn còn bảo đảm cho một cam kết hôn nhân thực sự chứ không vụ lợi và làm giảm tranh chấp khi ly hôn. Trên thế giới. Tại Úc, hôn ước có tên gọi khác nữa là thỏa thuận Tài chính và được công nhận trong Luật và vì các nội dung đề cập đơn thuần về tài chính, xử lý tài sản riêng mỗi người trước và trong hôn nhân khi ly hôn, cấp dưỡng vợ/chồng trong hôn nhân và sau ly hôn;… Và theo quy định của Luật thì vợ chồng có thể hủy bỏ hôn ước và thay thế bằng một thỏa thuận tài chính mới hai bên thống nhất lập khi ly hôn. Tại Ấn Độ Hôn ước theo quy định của Pháp luật Ấn Độ có nội dung chủ yếu đề cập phân chia tài sản khi ly hôn, xác định tài sản mỗi cá nhân trước hôn nhân và về cơ sở pháp lý thì nó thuộc Luật Hợp đồng và tính pháp lý được đánh giá ngang bằng các dạng hợp đồng khác.. Hôn ước hợp lệ do tòa án lập trước sự chứng kiến của vợ chồng, hôn ước vợ chồng tự lập không được công nhận hiệu lực. Tại Châu Âu, nhiều nước như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan có Hôn ước từ lâu được công nhận, quy định này giúp vợ hay chồng bảo vệ phần tài sản trước hôn nhân của mình mà không muốn chia sẻ hay dùng để trả nợ nần cho người kia trong quá trình hôn nhân. Ở Nam Phi, tài sản của hai vợ chồng được mặc định là chia đều cho hai bên sau ly hôn. Nếu muốn thay đổi điều này, vợ chồng phải ghi rõ mong muốn trong hôn ước. Tại Thái Lan hôn ước hợp lệ phải được lập (bằng bản viết) cùng ngày ký hôn thú, trong hôn ước, các bên phải khai hết toàn bộ tài sản mình sở hữu cũng như mọi nợ nần đang gánh, quyền của từng bên đối với tài sản của mình và tài sản bên kia. Khi thực hiện thủ tục ký hôn ước thì mỗi bên có sự trợ giúp của một luật sư người Thái (trong trường hợp người nước ngoài lập gia đình với một công dân Thái cần phải thuê một luật sư người Thái nhưng hiểu rõ luật pháp nước mình để tư vấn) và có hai nhân chứng, hồ sơ hôn ước được lưu một bản tại nơi đăng ký kết hôn. Tại Mỹ, nội dung chủ yếu trong các hôn ước là về tài sản, đặc biệt không được đề cập đến các vấn đề liên quan đến con cái do các vấn đề này phải được tòa quyết định dựa vào quyền lợi tốt nhất cho con, thực trạng ở Mỹ thì giành quyền nuôi con là cuộc chiến căng thẳng nhất của các cặp đôi sau ly hôn chứ không phải tranh chấp tài sản, dẫn đến tranh cãi rằng nên cho các cặp đôi đưa các vấn đề liên quan đến con cái vào hôn ước để tránh thực trạng này. Nước Mỹ trước đây không công nhận hôn ước vì cho rằng nó hủy hoại hôn nhân nhưng đến năm 1983, có 26 bang công nhận hôn ước và đến nay nó đã được công nhận trên toàn nước Mỹ. Ở Việt Nam, hiện nay không có quy định pháp lý cụ thể về hôn ước, Luật Hôn nhân và Gia đình nước này chỉ quy định chung cho tất cả các cặp vợ chồng về căn cứ xác định tài sản chung, riêng; về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn… và Luật Dân sự thì quy định Luật định mỗi cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, miễn sao không xâm hại lợi ích người khác, không trái thuần phong mỹ tục. Mặt khác ở Việt Nam Tâm lý của người Việt còn nặng về tình cảm nên người ta không quen rạch ròi về tài sản trước khi kết hôn để rồi về chung sống với nhau nhiều khi mâu thuẫn lại phát sinh từ chính chỗ không rõ ràng này do đó có quan điểm nên rõ ràng ngay từ đầu để tình cảm được bền lâu.
1
null
Brooklyn's Finest (tựa tiếng Việt: Cảnh sát Brooklyn hoặc Cán cân công lý) là một bộ phim hình sự - hành động - tâm lý Mỹ năm 2009 của đạo diễn Antoine Fuqua. Phim có sự tham gia của Richard Gere, Don Cheadle, Ethan Hawke và Wesley Snipes. Câu khẩu hiệu chính thức là "This is war. This is Brooklyn" (dịch tiếng Việt: "Đây là chiến tranh. Đây là Brooklyn"). Nội dung. Mở đầu phim là cảnh Bobby "Carlo" Powers và Thám tử Salvatore "Sal" Procida ngồi nói chuyện với nhau trong xe. Sal bất ngờ bắn chết Carlo và lấy túi tiền bỏ trốn. Sal cần tiền để lo cho gia đình, anh lên kế hoạch mua một căn nhà lớn hơn. Vợ anh đang mang thai và bị hen suyễn, trong khi căn nhà bằng gỗ mốc của họ ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình. Sal là một cảnh sát giỏi, nhưng bắt đầu ăn cắp tiền của bọn buôn ma túy từ những cuộc đột kích. Sĩ quan Edward "Eddie" Dugan sắp phải nghỉ hưu sau hơn 22 năm phục vụ cho ngành cảnh sát. Anh được giao nhiệm vụ hướng dẫn cho những cảnh sát tân binh đi kiểm tra những khu dân cư. Cuộc sống của anh nhàm chán khi mỗi sáng thức dậy anh đều uống rượu whisky và người bạn duy nhất của anh là cô gái mại dâm Chantal. Thám tử Clarence "Tango" Butler là cảnh sát chìm đang nằm vùng trong một tổ chức buôn ma túy. Anh mệt mỏi với công việc này và muốn chuyển sang làm công việc bàn giấy như lời cấp trên đã hứa. Anh mang nặng tình nghĩa giang hồ với tên tội phạm Casanova "Caz" Phillips. Đặc vụ Smith kêu Tango sắp đặt một phi vụ buôn ma túy để cảnh sát có thể bắt giữ Caz. Cảnh sát tân binh đầu tiên đi chung với Eddie là cựu Thủy quân lục chiến, người khó chịu với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của Eddie nên tách ra, để rồi bị giết trong chuyến đi kiểm tra tiếp theo. Eddie đi chung với cảnh sát tân binh thứ hai, người vô tình nổ súng khiến một thanh thiếu niên bị điếc. Sự việc này làm lực lượng cảnh sát New York xấu hổ trước công chúng. Tango cảnh báo Caz về việc hủy bỏ phi vụ buôn ma túy sắp tới, bất ngờ Caz bị bắn chết. Cuộc mưu sát này do tay du đãng Red sắp đặt. Đặc vụ Smith từ chối truy bắt Red, điều này làm Tango nổi giận với cô, tuy nhiên các sĩ quan khác đã trấn an anh. Tango quyết định trả thù cho Caz. Cuộc đột kích mới nhất của Sal bị hủy bỏ, nhưng anh quyết định đi đến địa điểm đó và ăn cắp tiền của bọn tội phạm. Thám tử Ronny Rosario, cộng sự của Sal, muốn ngăn cản anh nhưng không được. Sal xông vào căn hộ và bắn chết 3 tên tội phạm. Trong lúc thu gom số tiền, anh bị tên tội phạm trẻ tuổi bắn chết. Tango vừa giết chết Red thì anh cũng bị Rosario bắn chết do có nhầm lẫn. Để người thám tử bị thương nằm đó, Rosario tiếp tục chạy đi tìm Sal, và tìm thấy xác chết của Sal trong căn hộ. Eddie nghỉ hưu và ghé thăm Chantal, người đã từ chối dọn đi nơi khác sống cùng anh. Trên đường về nhà, Eddie nhìn thấy một cô gái (trên báo đăng tin mất tích) bị bắt lên xe. Eddie bám theo chiếc xe đó đến một khu nhà, phát hiện ra nơi này giam giữ nô lệ tình dục. Anh khống chế một tên tội phạm rồi đánh nhau với tên còn lại, lấy dây siết cổ hắn đến chết. Eddie giải cứu thành công những cô gái mất tích và gọi cảnh sát đến.
1
null
Chu Xán (, ? - 621) là một thủ lĩnh nổi dậy vào cuối thời Tùy. Ông được chú ý đặc biệt vì tính tàn nhẫn và từng dùng thịt người làm quân lương. Ông không lập căn cứ cố định cho các hoạt động quân sự của mình, thay vào đó, ông thường cùng binh sĩ di chuyển ở khu vực nay là nam bộ Hà Nam, tự xưng là Sở Đế. Ông từng quy phục Ngụy công Lý Mật, Tùy Đế Dương Đồng, Đường Cao Tổ và Trịnh Đế Vương Thế Sung. Sau khi đổ vỡ quan hệ với Đường, ông chạy đến kinh thành Lạc Dương của Trịnh, và đến khi Lạc Dương thất thủ trước quân Đường vào năm 621, ông bị xử tử. Bắt đầu nổi dậy. Chu Xán là người Hào châu (毫州, nay gần tương ứng với Bạc Châu, An Huy), ban đầu ông là một tá sử tại huyện nhà. Sau đó, ông tòng quân chiến đấu với đội quân nổi dậy ở Trường Bạch Sơn (長白山, nay thuộc Tân Châu, Sơn Đông). Tuy nhiên, vào năm 615 hoặc trước đó, ông lại trở thành một thủ lĩnh nổi dậy, đội quân này được gọi là "Khả Đạt Hàn tặc" (可達寒賊). Chu Xán tự xưng là Già Lâu La Vương (迦樓羅王), có đến hơn 10 vạn lính dưới quyền. Cuối cùng, Chu Xán quyết định vượt Hoài Hà về phía nam đến các quận huyện nay là phía nam tỉnh Hà Nam, phía bắc tỉnh Hồ Bắc, và phía nam tỉnh Thiểm Tây. Chu Xán được mô tả là người rất tàn bạo, thường tiến hành giết chóc nhân dân. Quy phục. Mặc dù Chu Xán đã xưng vương, song ông cũng giao thiệp với các thủ lĩnh nổi dậy khác, vào năm 617, ông phái sứ giả đến xin quy phục Ngụy công Lý Mật, được Lý Mật phong tước Đặng quốc công. Vào mùa đông năm 617, Chu Xán đại bại dưới tay Lý Hiếu Cung- một người họ hàng của Lý Uyên, song Lý Hiếu Cung đã tha cho các binh sĩ của Chu Xán. Vào mùa xuân năm 618, sau khi Lý Mật giành được một chiến thắng lớn trước tướng Tùy là Vương Thế Sung, Chu Xán là một trong số các thủ lĩnh nổi dậy cử sứ giả đến khuyên Lý Mật xưng đế, song Lý Mật từ chối. Trong khi đó, Chu Xán tiếp tục di chuyển ở nam bộ Hà Nam, bất chấp việc chiến bại trước các bộ tướng của Đường Cao Tổ là Mã Nguyên Quy (馬元規) và Chu Siêu (周超). Vào mùa thu năm 618, sau khi Lý Mật thảm bại trước Vương Thế Sung và phải quy hàng Đường Cao Tổ Lý Uyên, Chu Xán đã phái sứ giả đến quy phục trên danh nghĩa Dương Đồng- người được các quan lại Tùy ở Lạc Dương tôn làm hoàng đế. Dương Đồng phong cho Chu Xán làm Sở Vương. Vào mùa đông năm 618, các tướng Đường là Mã Nguyên Quy và Lã Tử Tang (呂子臧) lại đánh bại Chu Xán, song khi Lã Tử Tang đề xuất thực hiện một cuộc tấn công quyết định chống Chu Xán, Mã Nguyên Quy lại không chấp thuận, vì thế Chu Xán lại có thể tập hợp lại lực lượng. Chu Xán tự xưng là Sở Đế, đặt niên hiệu là "Xương Đạt", bao vây Mã và Lã ở Nam Dương (南陽, nay thuộc Nam Dương, Hà Nam), chiếm thành và giết chết Mã, còn Lã thì đã chết khi Chu Xán vây thành. Lúc này, Chu Xán có 20 vạn lính, ông tiếp tục di chuyển trong khu vực, chiếm các thành và đoạt lấy kho lương. Khi ông muốn dời đi mà kho lương vẫn chưa dùng hết, ông đều cho lính đốt số lương thực còn lại, dân chúng trong vùng vì thế gặp phải nạn đói. Cuối cùng, nguồn cung lương thực trong khu vực cũng gần hết do quân của Chu Xán không tiến hành trồng trọt. Để đối phó với tình cảnh khánh kiệt, Chu Xán khuyến khích binh sĩ giết phụ nữ và trẻ sơ sinh để ăn thịt: "Thịt người là ngon nhất. Khi nào trong nước còn có người, chúng ta chẳng cần phải lo lắng." Chu Xán cũng lệnh cho các thành nằm dưới quyền kiểm soát đưa người già yếu và trẻ em đến các doanh trại làm quân lương. Các thành không thể chấp thuận các lệnh này và đã tiến hành nổi dậy chống lại ông. Vào mùa xuân năm 619, Dương Sĩ Lâm (楊士林) và Điền Toản (田瓚), thủ lĩnh các hào tộc tại Hoài An (淮安, nay thuộc Trú Mã Điếm, Hà Nam), đã suất quân tiến công Chu Xán, các thành khác cũng hưởng ứng. Chu Xán bị đánh bại, phải tập hợp tàn quân và chạy đến Cúc Đàm (菊潭, nay thuộc Nam Dương). Sau đó, ông phái sứ giả đến xin quy phục triều Đường. Đường Cao Tổ phong Chu Xán làm Sở vương, và sau đó phái tán kị thường thị Đoàn Xác (段確) đến úy lạo Chu Xán. Bị đánh bại và qua đời. Đoàn Xác vốn là người hay chè chén say sưa, ông ta đến Cúc Đàm vào mùa hè năm 619. Một ngày, sau một bữa tiệc rượu, Đoàn Xác có ý xúc phạm Chu Xán, hỏi: " Nghe nói rằng khanh từng ăn thịt người, thế mùi vị của nó thế nào?", Chu Xán đáp: "Mùi vị thịt của kẻ thích uống rượu thì giống như thịt lợn ngâm rượu vậy.". Đoàn Xác cảm thấy bị xúc phạm, chửi rủa Chu Xán: "Cuồng tặc! Một khi nhập triều, ngươi sẽ chỉ là một tên nô lệ, lẽ nào ngươi còn được ăn thịt người thêm nữa sao!". Chu Xán cho bắt giữ Đoàn Xác cùng vài chục người đi cùng, nấu họ rồi ăn thịt. Tuy nhiên, sau khi hồi tỉnh lại, Chu Xán nhận ra rằng mình đã phá vỡ mối quan hệ với triều Đường, vì thế ông chạy đến Lạc Dương quy phục Vương Thế Sung, được trao chức "Long Tương đại tướng quân". Chu Xán tiếp tục phụng sự cho Vương Thế Sung sau khi Vương Thế Sung ép Dương Đồng phải thiện nhượng, lập ra nước Trịnh. Năm 620, Đường Cao Tổ phái hoàng tử Lý Thế Dân tiến công nước Trịnh, và đến năm 621, Vương Thế Sung buộc phải đầu hàng. Lý Thế Dân tha cho Vương Thế Sung song xử tử một số các quan lại cấp cao, trong đó có Chu Xán. Sử sách mô tả rằng người dân Lạc Dương khinh miệt Chu Xán do tính tàn nhẫn của ông, và họ đã ném đá vào thi thể của ông nhiều đến nỗi chúng chất thành một đống giống như một mồ mả cao.
1
null
Phillip John "Phil" Neville (sinh 1977) là một cựu cầu thủ và là huấn luyện viên bóng đá người Anh từng chơi vị trí hậu vệ và tiền vệ. Đồng thời, anh cũng là cựu huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Inter Miami tại Major League Soccer. Tuổi thơ. Philip Neville sinh ngày 21 tháng 1 năm 1977 ở Bury, Manchester là em trai của huyền thoại Manchester United Gary Neville Sự nghiệp. Manchester United. Anh gia nhập lò đào tạo trẻ của Manchester United vào năm 1990 và lên đội 1 vào năm 1995. Trong sự nghiệp của mình, Neville đã có 6 cup Priemier League, 3 cup FA, 1 Champions League khi chơi cho Manchester United. Anh nằm trong đội hình đoạt cú ăn ba lịch sử Manchester United Everton. Anh gia nhập Everton vào ngày 4 tháng 4 năm 2005 với giá 3.5 triệu bảng anh. Từ khi gia nhập thì anh không có được 1 danh hiệu nào. Neville trở thành đội trưởng Everton vào năm 2007 sau khi David Weir chuyển đến Ranger FC Vào ngày 9 tháng 4 năm 2013, anh rời Everton sau mùa giải năm ấy khi hết hạn hợp đồng. Huấn luyện viên Everton David Moyes nói rằng "Đó là 1 cầu thủ hay. Chúng tôi sẽ khó khăn khi mất cậu ấy". Đội tuyển quốc gia. Anh được gọi vào đội tuyển Anh vào năm 1996 trong trận đấu với đội tuyển Trung Quốc. Anh đã chơi trọn vẹn trận đấu với người anh Gary Neville trong sinh nhật thứ 19 của mình. Sự nghiệp huấn luyện. 11 tháng 7 Neville theo David Moyes để trở thành trợ lý cho Moyes cùng vớiRyan Giggs cầu thủ\huấn luyện viên
1
null
Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln (tiếng Anh: Lincoln Laboratory Near-Earth Asteroid Research Team hay còn gọi là Lincoln Near-Earth Asteroid Research (LINEAR)) là một dự án cộng tác giữa các tổ chức Không quân Hoa Kỳ, NASA và Phòng thí nghiệm Lincoln ở Học viện Công nghệ Massachusetts nhằm khám phá và truy tìm những tiểu hành tinh gần Trái Đất. LINEAR chịu trách nhiệm chính trong việc dò tìm các tiểu hành tinh từ năm 1998 đến khi bị cạnh tranh bởi Catalina Sky Survey năm 2005. , LINEAR đã dò tìm được 231,082 thiên thể, vả có ít nhất 2,423 là tiểu hành tinh gần Trái Đất và 279 là sao chổi.
1
null
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Thời kỳ dựng nước. Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Tương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm. Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thủy và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du. Thời kỳ nước Văn Lang, nước ta được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Bắc thuộc. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Bắc Ninh với trung tân Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên. Thời phong kiến độc lập. Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Nguyên Phi Ỷ Lan, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Quế Võ hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Từ Sơn hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay). Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Sau năm 1802. Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay). Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ nước ta. Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 04 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội. Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sáp nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 (ngày 15 tháng 11 năm 1996).
1
null
Giulio Andreotti (tiếng Ý: [ʤu ː ljo andreɔtti], 14 tháng 1 năm 1919 - 06 tháng 5 năm 2013) là một chính trị gia Ý của Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo ôn hòa. Ông từng là Thủ tướng thứ 41 của Ý từ năm 1972 đến năm 1973, từ năm 1976 đến năm 1979, và từ năm 1989 đến năm 1992. Ông cũng từng làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (năm 1954 và năm 1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1959-1966 và 1974) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1983-1989) và là một thượng nghị sĩ suốt đời từ năm 1991 cho đến khi ông qua đời vào năm 2013. Ông cũng là một nhà báo và tác gia. Ông nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi ông mới 34 tuổi, trở thành vị Bộ trưởng trẻ nhất trong lịch sử Ý. Giulio Andreotti đã là dân biểu Quốc hội Ý từ năm 1945 cũng như trong Hội đồng lập hiến được thành lập vào năm 1945 khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai và trong Cơ quan lập pháp được thành lập năm 1948. Từ năm 1991 ông trở thành Thượng nghị sĩ. Vào tháng 5 năm 2003, Giulio Andreotti bị cáo buộc có liên quan tới tổ chức mafia tại Sicilia nhưng Tòa án phúc thẩm Palermo đã xử ông trắng án vì không đủ cơ sở để buộc tội. Andreotti đôi khi được gọi Divo Giulio (từ tiếng Latin DIVUS Iulius, "Thiên Chúa Julius", một biệt danh của Julius Caesar). Trong nhiệm kỳ 16 ở Thượng viện trong giai đoạn 2008-2013, ông chọn tham gia vào nhóm UDC quốc hội - độc lập.
1
null
" 'Du lịch' 'là một trong những ngành kinh tế của Ý. Quốc gia này, vào năm 2019, đứng thứ năm trên thế giới với 65 triệu lượt khách nước ngoài theo ISTAT, và thứ hai với con số tương đương 221 triệu lượt người nước ngoài, sau Tây Ban Nha (299). Theo ước tính của Ngân hàng Ý năm 2018, ngành du lịch trực tiếp tạo ra hơn 5% GDP quốc gia (13% nếu tính cả GDP được tạo ra gián tiếp) và chiếm hơn 6% lao động . <ref>
1
null
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600. Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16. Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các ví dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các ví dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên. Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học. Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt là Phục Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ thành phố Firenze (tiếng Anh: "Florence") với những bức tượng của Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công trình xây dựng của Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là thành phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (Ví dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh). Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách Baroque. Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện đầy đặn và mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của phong cách Baroque. Phong cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc. Âm nhạc. Đầu tiên, trường phái âm nhạc Hà Lan chiếm lĩnh ưu thế trong âm nhạc Phục Hưng, bắt đầu từ giữa thế kỷ 16 nhiều thúc đẩy cơ bản đến từ Ý, đặc biệt là các trường phái soạn nhạc như Florentine Camerata, trường phái soạn nhạc Roma và trường phái soạn nhạc Venezia. Một số nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng: Kiến trúc. Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng. Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt. Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (Ví dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.
1
null
Kuwait là một quốc gia đơn nhất, diện tích toàn quốc là 17,818 km², tổng cộng phân thành 6 tỉnh, các tỉnh đều lấy tên theo thủ phủ. Thủ đô của Kuwait là thành phố Kuwait, cũng là thủ phủ của tỉnh Thủ đô. Trên biên giới phía đông nam của Kuwait giáp với Ả Rập Xê Út có một vùng phong phú về dầu mỏ với diện tích khoảng 5.770 km². Ngày 2 tháng 12 năm 1922, hai quốc gia ký kết hiệp định, quy định giữa hai nước hoạch định một khu trung lập, hai nước có quyền lợi bình đẳng với khu vực này. Năm 1970, hai quốc gia ký kết hiệp ước biên giới tại khu vực, phân biệt thống trị, song tài nguyên dầu khí tại đây vẫn chưa được phân định, dầu sản xuất được chia bình quân cho hai nước.
1
null
Chùa Đẩu Long là ngôi chùa cổ, có lịch sử hình thành từ thời Đinh - Lê thế kỷ X. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Mặc dù là kiến trúc chùa nhưng nơi đây cũng đồng thời là một đền thờ 9 vị thần của các làng xung quanh. Chùa Đẩu Long tọa lạc ở trung tâm thành phố Ninh Bình. Vị trí. Chùa Đẩu Long hiện nay thuộc phố Đẩu Long, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Chùa nằm trong địa bàn thành phố, trong khu đất thuộc di tích hiện nay vào loại rộng so với nhiều di tích khác ở trong tỉnh Ninh Bình (khoảng hơn 3ha). Khu đất rộng, bằng phẳng, có cảnh quan đẹp. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia theo quyết định ngày 25/4/1994 của Bộ Văn hoá thông tin. Tên gọi. Trong tên chữ của Chùa Đẩu Long, chữ Đẩu có nghĩa là sao Đẩu, vì chùa nằm ở phía Bắc xã Phúc Am thời xưa, phía có sao Đẩu chiếu, chữ Long có nghĩa là Rồng, là nơi Vua đã từng đến. Tại di tích hiện còn một vế câu đối chạm đá: "Thiên Đẩu Ngưu Quang Lâm Phạm Vũ" dịch: Sao Đẩu sao Ngưu chiếu sáng chùa vì vậy kết hợp chữ Đẩu và Long mà gọi là chùa Đẩu Long. Nhân dân thành phố Ninh Bình thường gọi tắt là Chùa Đẩu. Sự tích có liên quan đến vua Lê Hoàn, năm 981 khi đánh Tống thắng trận, khải hoàn trở về ông đã cho khao quân và ăn mừng trên đất Phúc Thành này mà có. Do đó Đẩu Long là một ngôi chùa có di tích được hình thành từ khá lâu đời, về niên đại đến nay đã trên 1000 năm lịch sử. Tương truyền rằng, ở trên địa bàn giáp danh giữa kinh thành Hoa Lư và đất Phúc Thành có nhiều ngôi chùa đều lấy tên là "Long" đó là: chùa Đẩu Long, chùa Bát Long, chùa Hưng Long đều thuộc thành phố Ninh Bình, chùa Bàn Long ở huyện Hoa Lư, và một ngôi chùa nữa có tên là chùa Phúc Long tự. Các ngôi chùa này đều chỉ cho rồng hoặc các bộ phận của con rồng, đó là những ngôi chùa do vua Lê Hoàn xây dựng, hoặc đã được khởi dựng từ thời gian đó. Các đối tượng suy tôn. Chùa Đẩu Long ngoài thờ phật còn thờ 9 vị thần ở nhiều giai đoạn lịch sử. Các vị thần này đều được thờ ở các di tích khác ở các làng xung quanh chùa nên được rước về thờ sở ở ngôi chùa hữu chung. Chùa Đẩu Long thờ Phật đã nghiễm nhiên trở thành một toà đền thờ các vị anh hùng dân tộc và các vị nhiên thần, những linh khí của núi sông núi Tràng An nước Việt hùng vĩ.
1
null
Trận Alytus là một trong các trận đánh lớn bằng xe tăng đầu tiên trên chiến trường Xô-Đức tại mặt trận vùng Baltic (nay thuộc Litva) trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong hai ngày 22 và 23 tháng 6 năm 1941, Sư đoàn xe tăng 5 (Liên Xô) do đại tá Fyodor Fyodorovich Fyodorov chỉ huy đã có trận kịch chiến với Sư đoàn xe tăng 7 (Đức) do thiếu tướng Hans von Funck chỉ huy và Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) do trung tướng Horst Stumpf chỉ huy. Sau hai ngày chiến đấu, tướng Hermann Hoth báo cáo đã tiêu diệt 170 xe tăng Liên Xô và mất 11 xe tăng Đức. Do phòng tuyến trên sông Niemen của Sư đoàn bộ binh 128 do thiếu tướng A. S. Zotov chỉ huy bị vỡ, tướng A. S. Zotov bị bắt, Sư đoàn xe tăng 7 (Đức) đã chiếm được cả hai cây cầu qua sông Niemen và đột kích vào sườn trái của Sư đoàn xe tăng 5, buộc sư đoàn này phải rút lui về Vilnius trong tình trạng hết đạn, cạn dầu. Nhiều xe tăng, xe bọc thép Liên Xô bị bỏ lại trên chiến trường và trên đường rút quân. Bối cảnh và binh lực. Đêm 21 rạng ngày 22 tháng 6 năm 1941, Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) triển khai Tập đoàn quân xe tăng 4, các tập đoàn quân binh chủng hợp thành 16 và 18 áp sát biên giới Liên Xô từ Klaipeda đến Gondap và chuẩn bị tấn công. Dải tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) dài 125 km trên khu vực Suwałki gồm các sư đoàn xe tăng 7, 12, 20 và các sư đoàn bộ binh 5, 6, 8, 26, 28, 35, 161 ở thê đội 1; Sư đoàn xe tăng 19 và các sư đoàn cơ giới 14, 18 ở thê đội 2. Khu vực tấn công trên hướng Alytus được giao cho Quân đoàn xe tăng 39 gồm các sư đoàn xe tăng 7 và 20. Tại thê đội 2 của Quân đoàn này còn có Sư đoàn cơ giới 14. Phối hợp bên sườn phải của Quân đoàn xe tăng 39 là Sư đoàn bộ binh 35 của Quân đoàn bộ binh 5, bên sườn trái là Sư đoàn bộ binh 6 của Quân đoàn bộ binh 6. Chiều sâu nhiệm vụ được giao cho Quân đoàn xe tăng 35 trong ba ngày đầu chiến dịch là tuyến sông Niemen. Ba ngày sau đó, Quân đoàn này phải chiếm được Vilnius, thủ đô của Litva. Quân đội Liên Xô phòng thủ trên khu vực có Sư đoàn xe tăng 5 thuộc Quân đoàn cơ giới 3, giữ Alytus (Olita). Sư đoàn này có 229 xe tăng BT-7, 25 xe bọc thép T-26, 57 xe bọc thép T-28 và 50 xe tăng T-34 nhưng chỉ có hơn 150 xe còn hoạt động được. Phòng thủ phía trước Sư đàn xe tăng 5 là Sư đoàn bộ binh 128 phòng thủ đoạn biên giới phía Tây Sarze. Sư đoàn bộ binh 126 phòng thủ đoạn biên giới phía Tây Simno. Phòng thủ trên khu vực Vilnius có các sư đoàn bộ binh 179 và 184. Đây là khu vực biên giới Litva - Ba Lan mà Liên Xô mới sáp nhập từ năm 1940. Các công trình phòng thủ đều đang được xây dựng nhưng chưa hoàn thành. Bộ chỉ huy Quân khu đặc biệt Pribaltic dự định lấy tuyến sông Niemen làm tuyến phòng thủ có bản để che chở cho Vilnius với các khu phòng thủ cơ bản tại Prienai, Alytus, Merkine và Druskininkai. Diễn biến. Các quân đoàn xe tăng và cơ giới của tướng Hermann Hoth sau khi đánh vòng qua các khu phòng thủ Suwałki và Osovet, đánh chiếm Grodno đã tăng tốc độ hành quân để đánh chiếm Kaunas và Vilnius trong thời gian sớm nhất nhằm vây bọc phía sau 3 tập đoàn quân Liên Xô đang chiến đấu tại Tây Belorussia. Quân đoàn cơ giới 57 có Sư đoàn xe tăng 12 đi trước mở đường tấn công theo hướng đến Merkine. Quân đoàn cơ giới 39 có các sư đoàn xe tăng 7 và 20 dẫn đầu tấn công theo hướng đến Alytus. Quân đoàn bộ binh 5 (có hai sư đoàn) tấn công theo xe tăng tại địa đoạn giữa Merkine và Alytus. Quân đoàn bộ binh 6 (có hai sư đoàn) tấn công chếch lên phía Bắc tuyến Alytus - Neman hướng tới Prienai, yểm hộ sườn trái cho Quân đoàn cơ giới 39. Đối diện với quân Đức trong khu vực Alytus là các sư đoàn bộ binh 23, 126, 128 thuộc thê đội dự bị của Tập đoàn quân 11 được giao nhiệm vụ bảo vệ các tiền đồn biên giới và xây dựng các công sự củng cố khu vực Alytus. Trong khu vực Alytus còn có Sư đoàn xe tăng 5 thuộc Quân đoàn cơ giới 3 (Liên Xô), các đại đội phòng thủ vùng biên giới được đặt dưới quyền chỉ huy của Đoàn biên phòng 29 đóng tại Varena (Orany), các đơn vị pháo binh của quân đoàn và trung đoàn bộ binh 184. Sáng sớm ngày 22 tháng 6, sau các cuộc pháo kích và ném bom của quân đội Đức, quân đội Xô Viết tại khu vực Alytus bị tấn công bởi hai sư đoàn xe tăng của Quân đoàn cơ giới 39 và hai sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn bộ binh 5. Sức chống cự của sư đoàn bộ binh 128 (Liên Xô) nhanh chóng bị các đơn vị xe tăng Đức đè bẹp. Tư lệnh sư đoàn, thiếu tướng A. S. Zotov bị bắt làm tù binh. Bộ phận còn lại của sư đoàn phải phân tán thành từng nhóm nhỏ vượt sông Neman rút lui theo hướng đến sông Tây Dvina. Ngày 22 tháng 6, trong khi các đơn vị xe tăng Đức đã dồn quân đội Liên Xô đến bờ Tây sông Neman, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm tạm thời điều chuyển hai quân đoàn bộ binh của tập đoàn quân xe tăng 3 cho tập đoàn quân dã chiến 9. Các sư đoàn xe tăng 7 và 20 của Quân đoàn cơ giới 39 xông đến Alytus, cố gắng đánh chiếm hai cây cầu vượt sông trong hành tiến. Khoảng trưa ngày 22 tháng 6, các đơn vị đi trước của sư đoàn xe tăng 5 (Liên Xô) đã đụng độ với hai sư đoàn xe tăng Đức tại ngoại vi Alytus. Sau các trận không kích và pháo kích của tập đoàn quân không quân 8 do tướng Wolfram von Richthofen chỉ huy, các sư đoàn xe tăng của tập đoàn quân xe tăng 3 đã chiếm được cả hai cây cầu và phá vỡ tuyến phòng thủ phía đông sông Neman. Các đơn vị của Bộ Nội vụ Liên Xô được giao nhiệm vụ với việc bảo vệ cầu và các đội công binh phá nổ đã không thể làm bất cứ điều gì để lật đổ hai cây cầu. Trên bờ đông sông Neman, các lực lượng chính của sư đoàn xe tăng 5 (Liên Xô) đã tham chiến và chặn được xe tăng Đức trong thị trấn Alytus. Cuộc chiến tại Alytus tiếp diễn cho đến cuối buổi tối ngày 22 tháng 6. Sáng ngày 23 tháng 6, trong tình trạng bị nửa hợp vây tại Alytus trên bờ phía đông sông Neman, chủ lực của Sư đoàn xe tăng 5 đã phải giao chiến với hai sư đoàn xe tăng của Quân đoàn cơ giới 39 (Đức). Dưới áp lực của lực lượng đối phương vượt trội, đến khoảng 8 giờ sáng, sư đoàn hầu như đã tiêu thụ hết nhiên liệu và đạn dược, phải vừa đánh, vừa lùi về hướng Vilnius dưới áp lực nặng nề của không quân Đức. Cựu tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức), tướng Hermann Hoth viết trong hồi ký của mình: A. V. Isaev dẫn bằng chứng trong trận chiến với xe tăng Đức của trung tá Khorsta Orlov: Cho đến nay, vẫn chưa có số liệu chính xác về thiệt hại của hai bên trong trận đấu tăng tại Alytus. Tướng Hermann Hoth báo cáo về việc đã phá hủy 170 xe tăng của Liên Xô và người Đức mất 11 xe tăng. Nhưng lại có một điều hiển nhiên là quân đội Liên Xô đã bỏ lại tại Alytus nhiều xe tăng đã hư hỏng từ trước trận đánh mà không thể sửa chữa và chúng được tướng Hermann Hoth tính cả vào chiến tích của mình. Sau khi bị đánh bật khỏi Alytus, chiều 23 tháng 6, Sư đoàn xe tăng 5 (Liên Xô) còn tham gia một trận đánh nữa ở ngoại ô phía Tây Nam Vilnius và tiếp tục bị tổn thất. Số quân và phương tiện còn lại của nó tiếp tục rút lui. Đến ngày 24 tháng 6, sư đoàn này được nhập vào biên chế Tập đoàn quân 13 tại khu vực Molodecchno (nam Belorrussia). Sư đoàn còn lại 15 xe tăng, 20 xe bọc thép và 9 khẩu pháo. Ngày 26 tháng 6, sư đoàn về đến Borisov và tiếp tục được rút về Kaluga để tổ chức lại. Kết quả. Trận phòng ngư Alytus cũng như các trận đánh phòng ngự của quân đội Liên Xô trên tuyến sông Niemen thất bại nhanh chóng đã đặt tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở sâu trong nội địa Byelorussia và Litva vào thế hoàn toàn bị động. Không bị các sư đoàn xe tăng Liên Xô cản bước, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) dễ dành đánh chiếm Vilnius, chia cắt sườn trái của Phương diện quân Tây Bắc với sườn phải của Phương diện quân Tây (Liên Xô). Sau khi chiếm Vinius, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) cùng Quân đoàn bộ binh 8 (có Sư đoàn xe tăng 12 trong đội hình thê đội 1) được tăng cường Sư đoàn xe tăng 19 và các sư đoàn cơ giới 14, 18 kéo từ thê đội 1 lên đã hình thành một mũi tấn công nguy hiểm từ hướng Tây vào Minsk. Phối hợp với mũi tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) từ phía Bắc và phía Nam Brest tấn công lên, hai cánh quân xe tăng này tạo ra nguy cơ bao vây các tập đoàn quân 3, 4 và 10 của quân đội Liên Xô trên một vùng đất kéo dài từ phía Tây Minsk đến phía Đông thượng nguồn sông Niemen.
1
null
Savar ( "Savar" hoặc "Shabhar") là một phó huyện (upazila) thuộc huyện Dhaka, phân khu Dhaka, Bangladesh. Savar nằm cách thủ đô Dhaka khoảng về phía tây bắc. Phó huyện này nổi tiếng với Jatiyo Smriti Soudho - Tượng đài Quốc gia Tưởng niệm Các liệt sĩ của Chiến tranh giải phóng Bangladesh. Savar nằm ở tọa độ . Phó huyện có 66.956 hộ gia đình và tổng diện tích là 280,13 km². Phía bắc của Savar giáp với hai phó huyện là Kaliakair và Gazipur Sadar, phía nam giáp với phó huyện Keraniganj, phía đông giáp với các phó huyện Mirpur, Mohammadpur, Pallabi và Uttara của thành phố Dhaka và phía tây giáp với hai phó huyện là Dhamrai và Singair. Đất đai của phó huyện cấu thành từ đất phù sa Pleistocen. Độ cao tăng dần từ đông sang tây. Phần phía nam của Savar là đất phù sa bồi từ sông Bangshi và sông Dhalashwari. Các sông chính ở đây là Bangshi, Turag, Buriganga và Karnatali. Sông Bangshi đã bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Tổng diện tích đất canh tác là trong khi phần đất hoang là . Ngày 24 tháng 4 năm 2013, một tòa nhà tám tầng sụp đổ ở Savar. Ít nhất 1.127 người chết và 2.500 người khác bị thương.
1
null
Đạo luật Magnuson hay Đạo luật hủy bỏ sự ngăn chặn người Trung Hoa năm 1943 là một đạo luật do Dân biểu (sau này là Thượng nghị sĩ) Warren G. Magnuson của tiểu bang Washington đề xuất và được ký ban hành ngày 17 tháng 12 năm 1943 ở Hoa Kỳ. Nội dung đạo luật là về việc cho phép dân Trung Hoa được nhập cư vào Mỹ sau khi Đạo luật ngăn chặn người Trung Hoa được ban hành năm 1882. Đạo luật này còn cho phép một số dân nhập cư Trung Hoa đang sinh sống tại Hoa Kỳ được phép trở thành công dân nước này. Đạo luật đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi Đạo luật nhập quốc tịch năm 1790 quy định rằng bất kỳ người Á châu nào cũng được phép nhập tịch Mỹ. Tuy vây, Đạo luật Magnuson vẫn tiếp tục kéo dài quy định cấm dân Trung Hoa sở hữu tài sản và doanh nghiệp. Tại nhiều tiểu bang, người Mỹ gốc Hoa (gồm cả những người đã là công dân Mỹ) không có quyền sở hữu tài sản cho đến tận khi Đạo luật Magnuson bị bãi bỏ hoàn toàn năm 1965. Đạo luật Magnuson được thông qua ngày 17 tháng 12 năm 1943, ngay vào năm mà Trung Hoa Dân quốc trở thành thành viên chính thức trong Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù nhiều người đánh giá đây là một bước tiến tích cực nhưng đạo luật vẫn giới hạn dân nhập cư Trung Hoa, chỉ cho phép cấp 105 visa nhập cảnh mỗi năm. Hạn mức visa do Đạo luật nhập cư năm 1924 quy định, theo đó thì xét nhập cư cho dân từ các quốc gia có người nhập cư mang quốc tịch quốc gia đó chiếm 2% dân số Hoa Kỳ năm 1890. Tuy nhiên, con số 105 dành cho dân Trung Hoa thì thấp hơn hẳn mức đó (đúng ra phải là 2.150 visa/năm vì lượng dân Trung Hoa sống ở Hoa Kỳ năm 1890 là 107.488 người). Cho dù không xét đến phương pháp tính toán thì số dân Trung Hoa được nhập cư cũng không tương xứng khi so sánh với số dân mang quốc tịch và sắc tộc khác.
1
null
Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, là văn bản thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Văn bản được ký kết tại Bangkok ngày 8 tháng 8 năm 1967 bởi 5 thành viên sáng lập là Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia và Thái Lan như một biểu hiện của sự đoàn kết chống lại chủ nghĩa cộng sản đang phát triển ở Việt Nam và sự nổi lên của chủ nghĩa cộng sản trong lòng chính các quốc gia này. Nó cũng đặt nền móng cho những nguyên tắc cơ bản của ASEAN là hợp tác, thân thiện và không can thiệp vào tình hình nội bộ của nhau. Ngày 8 tháng 8 hằng năm đã trở thành Ngày ASEAN. Các vấn đề liên quan. Chủ nghĩa cộng sản. Trước khi tuyên bố này ra đời, 5 nước Đông Nam Á đã nỗ lực chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. Khi đó, chính phủ Philippines đã cố gắng để ân xá cho các cựu binh sĩ Hukbalahap, những người đã gây ra xung đột vũ trang trên đảo Luzon trong suốt những năm 1950, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền trung ương. Xung đột giữa quân đội Indonesia và đảng Cộng sản Indonesia kết thúc vào cuối năm 1965 với việc ban hành đạo luật Trật tự Mới của tổng thống thứ 2 Suharto chống cộng tuyệt đối, trong khi chính quyền tổng thống tiền nhiệm Sukarno có sự gia tăng số lượng người theo chủ nghĩa cộng sản. Cùng lúc đó, Liên bang Malaya cũng đang bận chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản cũng dẫn đến ý tưởng sáp nhập Liên bang Malaya, Sarawak, Singapore và Bắc Borneo thành một thực thể chung, nhằm loại bỏ khả năng Singapore rơi vào chủ nghĩa cộng sản. Điều này đã đạt được với việc thành lập Liên bang Malaysia hiện đại. Singapore đã bị trục xuất khỏi Liên bang này vào năm 1965 vì những căng thẳng chủng tộc và tranh cãi về cách thức quản lý Liên bang Malaysia, nhưng vẫn là một xã hội dân chủ tư bản với quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng mới. Căng thẳng giữa các nước láng giềng. Một vấn đề liên quan khác là sự thành lập của Malaysia. Năm 1961, tổng thống Tunku Abdul Rahman của Malaysia đã tuyên bố kế hoạch thành lập một liên bang mới có tên là Malaysia. Việc này bị Indonesia và Philippines phản đối bởi vì Indonesia tin rằng chính thể này là một dạng của chủ nghĩa thực dân mới trong khi Philippines tuyên bố bắc Borneo thuộc lãnh thổ nước này. Để xoa dịu căng thẳng, một liên minh phi chính trị có tên là Maphilindo được thành lập. Tuy nhiên điều này cũng không thành công khi mà người ta nhận ra rằng Maphilindo được tạo ra chỉ nhằm mục đích trì hoãn và ngăn cản sự thành lập của Malaysia. Bất chấp những phản đối, quốc gia Malaysia đã ra đời năm 1963, dẫn đến sự đối đầu giữa Indonesia và Malaysia. Các học giả tin rằng việc thành lập ASEAN đã ngăn chặn những sự thù địch tương tự giữa các quốc gia Đông Nam Á.
1
null
"Purple Haze" là ca khúc được viết và thu bởi Jimi Hendrix vào năm 1967, được phát hành làm đĩa đơn thứ hai của ban nhạc The Jimi Hendrix Experience ở Anh và Mỹ. Sau đó ca khúc được nằm trong album đầu tay của nhóm "Are You Experienced". "Purple Haze" được coi là "bản mẫu của âm nhạc ma túy psychedelic của những năm 60". Phần guitar đặc biệt được chơi trong ca khúc là nguồn cảm hứng của rất nhiều tay guitar sau này.
1
null
Trận Zenta hay Trận Senta, diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1697 về phía nam Zenta (tiếng Serbia: Senta; khi ấy là đất thuộc Đế quốc Ottoman; ngày nay ở Serbia), ở bờ đông sông Tisa, là một trận đánh quan trọng trong cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683 – 1699) và là một trong những thất bại quyết định nhất trong lịch sử Ottoman. Bằng một đợt tập kích quyết liệt, các lực lượng Đế quốc Habsburg dưới sự chỉ huy của Vương công Eugène de Savoie-Carignan đã đập tan quân đội Ottoman vốn đang trong tiến trình vượt sông. Chỉ với cái giá khoảng 2.000 quân tử trận và bị thương, quân đội Habsburg đã gây cho quân Ottoman 30.000 thương vong, buộc Sultan Mustafa II cùng số quân còn lại của Ottoman phải rút chạy và kho báu của quân Ottoman cũng bị thu giữ. Như một hậu quả trực tiếp của trận đánh, Đế quốc Ottoman mất quyền kiểm soát Bosnia, và sau cùng, chiến thắng của quân Habsburg tại Zenta là bước quyết định cuối cùng để buộc Đế quốc Ottoman phải ký kết Hòa ước Karlowitz (1699), chấm dứt sự thống trị của Ottoman trên những phần đất rộng lớn ở Trung Âu. Mặc dù đây là thắng lợi trước một đội quân được tổ chức và huấn luyện lạc hậu, trận Zenta đã được khiến cho tên tuổi của Eugène được ca ngợi trên khắp châu Âu. Bối cảnh lịch sử. Sau khi đế đô của nhà Habsburg được giải nguy trong trận Viên vào năm 1683, nước Áo giành thắng lợi lớn trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ và vào năm 1688 Beograd cùng với phần lớn bồn địa Pannonia đã bị quân đội Habsburg chiếm giữ. Nhưng do chiến tranh với Pháp đòi hỏi Áo phải chuyển bớt quân, và vị Tể tướng mới của Ottoman chấn chỉnh tình hình quân đội, người Áo đã mất thế thượng phong của mình. Quân Ottoman tái chiếm Beograd vào năm 1690 và chiến dịch năm sau diễn ra tương đối bế tắc. Quân đội Áo sẽ được đặt dưới quyền Vương công Eugène de Savoie-Carignan trong lần đầu tiên mà ông giữ một chức chỉ huy độc lập; đây sẽ là chiến dịch đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch ngoạn mục của vị vương công. Trận đánh. Những vận động ban đầu. Vương công Eugène được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh tại bồn địa Pannonia mới được chinh phạt vào ngày 5 tháng 7 năm 1697. Đội quân của ông gồm tổng cộng là 7 vạn người, trong đó chỉ có 35.000 người sẵn sàng tham gia chiến trận. Do ngân quỹ chiến tranh đã trống rỗng, Eugène buộc phải mượn tiền để trả lương cho binh lính và xây dựng hệ thống quân y. Quân đội Habsburg bao gồm các lực lượng bộ binh và kỵ binh Đức, Áo và Hungary (xấp xỉ 7.000 binh sĩ). Nhờ vào Sứ quân Paul Eszterházy, Vương quốc Hungary dưới sự trị vì của nhà Habsburg đã cống hiến cho Áo 2 vạn binh sĩ trong các cuộc chiến tranh Ottoman-Habsburg. Kỵ binh nhẹ và dân quân được tuyển mộ người Serbia cũng tham gia lực lượng liên quân. Được tin Sultan và quân đội của mình đã đến Beograd, Eugène quyết định tập trung toàn bộ các lực lượng sẵn có của ông tại Hạ Hungary và Transilvania và bắt đầu kéo quân đến Petrovaradin. Sau khi tập trung binh lực, Eugène đã nắm trong tay mình từ 5 vạn đến 55.000 quân của Đế quốc La Mã Thần thánh để đối mặt với người Ottoman. Vào ngày 18 tháng 7, tại làng Kolut, Eugène đã tiến hành một cuộc thao duyệt các lực lượng của ông. Sau đó, ông dẫn quân tới Petrovaradin theo đường Sombor. Vào tháng 8, Eugène khiêu chiến ở vùng lân cận pháo đài Petrovaradin nhưng quân Ottoman, vốn đang thử phát độg một cuộc vây hãm, từ chối giao tranh với đối phương. Vào tháng 9, quân Ottoman tiến về phía bắc với ý đồ đánh chiếm pháo đài Szeged và quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh theo sau họ. Một số lính kỵ binh Kuruc người Hungary đã tham gia quân đội Ottoman dưới quyền Imre Thököly, mặc dù vậy phần lớn họ chiến đấu bên cạnh người Áo. Thököly đã được giao nhiệm vụ chỉ huy kỵ binh Ottoman trong trận đánh.
1
null
Google X, hay Google X Lab, đôi khi được viết ký hiệu là Google[x], là một bộ phận bí mật của Google. "Google X" có hai địa điểm: một tại chính trụ sở Google ở Mountain View, và nơi còn lại nằm đâu đó ở khu vực vịnh San Francisco. Công việc tại phòng thí nghiệm này được Sergey Brin, đồng sáng lập Google, phụ trách. Sergey Brin đã duyệt danh sách khoảng 100 ý tưởng táo bạo, ngoài những thứ nhiều người đã biết như kính tương tác, xe không người lái, nhận diện giọng nói... còn là dự án thang máy đưa con người di chuyển trong không gian qua ống nano siêu bền dài 35 km, dự án Web of Things (đồ vật kết nối, như bóng đèn tương tác chạy Android), mạng nơ-ron nhân tạo. Danh sách các dự án của Google x. Project Glass. Google Glass nằm trong dự án Project Glass là một chương trình đang được thí nghiệm và phát triển. Nó là một dạng máy tính có thể mang trên người, với cấu tạo giống như một chiếc kính. Chiếc kính thông minh này có khả năng kết nối với smartphone để thực hiện các tác vụ đơn giản. Những điều có thể làm với Google Glass gồm: tìm kiếm bằng giọng nói, tìm đường đi, chụp và chia sẻ ảnh, video lên mạng xã hội Google+, chat video qua dịch vụ Google Hangout, nhận các cuộc gọi, gửi tin nhắn và chạy các ứng dụng của hãng thứ ba. Xe hơi không người lái Google. Xe hơi không người lái là dự án của Google trong đó bao gồm phát triển công nghệ cho xe hơi chạy không cần người điều khiển. Dự án đang được điều hành bởi kỹ sư của Google, Sebastian Thrun, giám đốc Stanford Artificial Intelligence Laboratory và đồng phát minh của Google Street View. Google đã thử nghiệm xe không người lái của hãng từ khoảng năm 2011. Ngày 7 tháng 8 năm 2012, Google đã công bố kết quả thử nghiệm thành công hành trình gần 500.000 km không người lái một cách an toàn.
1
null
Phụ Công Thạch (, ? - 624) là một thủ lĩnh nổi dậy vào thời Tùy mạt Đường sơ. Ông từng là thuộc cấp của Đỗ Phục Uy trong một cuộc nổi dậy vào những năm cuối triều Tùy, sau đó theo Đỗ Phục Uy hàng phục triều Đường. Năm 623, Phụ Công Thạch đã nổi dậy chống triều Đường tại Đan Dương (丹楊, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô) và tự xưng là hoàng đế, lập ra nước Tống. Năm 624, Phụ Công Thạch chiến bại trước tướng Đường là Lý Hiếu Cung, sau đó bị bắt và bị xử tử. Nổi dậy ban đầu. Phụ Công Thạch là người Tề châu (齊州, nay gần tương ứng với Tế Nam, Sơn Đông). Ông thường trộm cừu của thúc phụ mình để trao cho bằng hữu thân thiết nhất là Đỗ Phục Uy, khiến cả hai bị quan phủ chú ý đến. Họ chạy trốn và trở thành các thủ lĩnh nổi dậy chống lại triều Tùy vào năm 613 hoặc trước đó. Đỗ Phục Uy sau đó trở thành một thủ lĩnh nổi dậy lớn mạnh, tự xưng là tổng quản, Phụ Công Thạch được trao chức trưởng sử. Năm 613, theo lệnh của Đỗ Phục Uy, Phụ Công Thạch đã đi thuyết phục một thủ lĩnh nổi dậy khác là Miên Hải Triều (苗海潮) chịu nằm dưới quyền lãnh đạo của Đỗ Phục Uy. Sau đó, Phụ Công Thạch cũng góp sức trong cuộc tập kích một đội quân nổi dậy khác của thủ lĩnh Triệu Phá Trần (趙破陳). Quy phục triều Đường. Sau khi Tùy Dạng Đế bị sát hại vào năm 618, thoạt đầu Đỗ Phục Uy định tranh giành quyền lực tối thượng tại vùng hạ du Trường Giang với một vài thủ lĩnh nổi dậy khác là Ngô Đế Lý Tử Thông, Lương Vương Thẩm Pháp Hưng và Trần Lăng (陳稜). Tuy nhiên, sau khi Đỗ Phục Uy bị Lý Tử Thông đánh bại, ông và Đỗ Phục Uy đã khiển sứ thần đến xin quy phục triều Đường. Đường Cao Tổ phong cho Phụ Công Thạch làm Hoài Nam đạo hành đài thượng thư tả bộc dạ, phong tước Thư quốc công, phụ trợ cho Đỗ Phục Uy (nay được triều Đường ban họ Lý của hoàng tộc). Cũng trong năm đó, Lý Phục Uy phái Phụ Công Thạch suất quân đánh Lý Tử Thông, cho Vương Hùng Đản (王雄誕) làm hữu tướng quân và Khám Lăng (闞稜) làm tả tướng quân. Phụ Công Thạch nhanh chóng chiếm được Đan Dương, và thoạt đầu tiếp tục chiến thắng trước Lý Tử Thông. Tuy nhiên, sau một cuộc phản công của Lý Tử Thông, Phụ Công Thạch đã quyết định dừng việc giao chiến. Vương Hùng Đản chống lại lệnh của Phụ Công Thạch khi tự tiến hành phản kích, kết quả đã đánh bại Lý Tử Thông, Lý Tử Thông chạy trốn và chiếm lấy lãnh thổ của Thẩm Pháp Hưng, lãnh thổ cũ của Lý Tử Thông thì rơi vào tay của Lý Phục Uy. Nổi dậy chống Đường. Trong lúc này, giữa Lý Phục Uy và Phụ Công Thạch nảy sinh xung khắc. Trong nhiều năm, vì biết tình bằng hữu sâu đậm giữa hai người nên bính lính đã tôn Lý Phục Uy là "cha" và tôn Phụ Công Thạch là "chú". Tuy nhiên, Lý Phục Uy lại trở nên nghi ngại về sự tôn trọng mà binh lính dành cho Phụ Công Thạch, vì thế ông ta bắt đầu trao thêm nhiều quyền uy cho Vương Hùng Đản và Khám Lăng, cho họ thống lĩnh quân đội trên thực tế. Đến khi Phụ Công Thạch nhận ra rằng Lý Phục Uy nghi ngờ mình, ông trở nên bực tức, song giả bộ mất hứng thú với quân đội, thay vào đó quay sang cùng với một cố nhân là Tả Du Tiên (左遊仙) học giả kim thuật. Năm 622, Lý Phục Uy lo sợ Đường Cao Tổ sẽ nghi ngờ về lòng trung thành của ông ta, vì thế đã quyết định đến kinh thành Trường An của Đường, đem Khám Lăng đi cùng. Trước khi đi, Lý Phục Uy trao lại quyền thống lĩnh quân lính cho Phụ Công Thạch, Vương Hùng Đản làm phó song nắm quyền trên thực tế, Lý Phục Uy bí mật nói với Vương Hùng Đản cần đề phòng Phụ Công Thạch làm biến. Khi Lý Phục Uy đến Trường An, được Đường Cao Tổ đối đãi tốt, song Đường Cao Tổ không cho Lý Phục Uy và Khám Lăng trở về Đan Dương. Khi Lý Phục Uy rời khỏi Đan Dương, Tả Du Tiên đã thuyết phụ Phụ Công Thạch khởi binh. Tuy nhiên, do quyền lực thực tế nằm trong tay Vương Hùng Đản, Phụ Công Thạch đã lừa Vương rằng Lý Phục Uy ngờ vực về lòng trung thành của Vương. Vương Hùng Đản tức giận nên đã từ bỏ quyền thống lĩnh binh sĩ, Phụ Công Thạch nắm lấy quyền lực và cố thuyết phục Vương tham gia cùng mình. Vương Hùng Đản nhận ra rằng mình đã bị lừa, từ chối tham gia nên đã bị Phụ Công Thạch siết cổ chết. Vào mùa thu năm 623, Phụ Công Thạch tuyên bố rằng Lý Phục Uy đã bị Đường Cao Tổ giam giữ và lệnh cho ông nổi dậy. Sau đó, Phụ Công Thạch tự xưng là Tống Đế. Tương Thiện An (張善安) là một thủ lĩnh nổi dậy kiểm soát khu vực nay là bắc bộ Giang Tây và đông bộ Hồ Bắc, mặc dù trước đó đã quy phục triều Đường song nay Tương đã chuyển sang quy phục Phụ Công Thạch. Đường Cao Tổ phái các bộ tướng là Lý Hiếu Cung, Lý Tĩnh, Hoàng Quân Hán (黃君漢) và Lý Thế Tích suất quân đi đánh Phụ Công Thạch, quyền thống lĩnh giao cho Lý Hiếu Cung. Vào mùa đông năm 623, Trương Thiện An bị tướng Đường là Lý Đại Lượng (李大亮) bắt giữ, Phụ Công Thạch mất đi một cánh quân hỗ trợ. Chiến bại và qua đời. Trong vài tháng, quân Đường và quân Tống giao chiến ở vùng biên thùy, song đến khi đại quân của Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh tiến đến, Phụ Công Thạch đã phái các bộ tướng Phùng Huệ Lượng (馮慧亮) và Trần Đương Thế (陳當世) bố trí phòng thủ trên núi Bác Vọng (博望山, nay thuộc Mã An Sơn, An Huy). Phụ Công Thạch lệnh cho Phùng và Trần từ chối giao chiến để cho quân Đường mệt mỏi, song Lý Hiếu Cung đã cắt được nguồn tiếp tế lương thực của quân Tống, vì thế Phùng và Trần buộc phải từ bỏ kế hoạch và giao chiến. Hầu hết các thuộc hạ của Lý Hiếu Cung tin rằng Phùng và Trần có một đội quân hùng mạnh và không dễ mà đánh bại được, và do vậy Lý Hiếu Cung nên bỏ qua và thẳng tiến đến Đan Dương. Tuy nhiên, Lý Tĩnh phản đối, chỉ ra rằng nếu quân Đường không thể đánh bại quân của Phùng và Trần trước, họ sẽ không thể dễ dàng mà bao vây thành Đan Dương được phòng thủ kiên cố. Lý Hiếu Cung chấp thuận và giao chiến trực tiếp với quân của Phùng và Trần, quân Tống mất tinh thần khi thấy Khám Lăng chiến đấu bên phía quân Đường. Kết quả quân Đường thắng trận, còn Phùng và Trần chạy trốn về Đan Dương. Lý Hiếu Cung và Lý Tĩnh tiến đến Đan Dương, Phục Công Thạch sợ hãi nên đã bỏ thành và chạy trốn về phía đông, hướng đến Cối Kê (會稽, nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang)- khi đó do Tả Du Tiên trấn thủ. Tuy nhiên, trên đường trốn chạy, quân lính của ông bắt đầu đào ngũ, và ông chỉ còn lại 500 lính khi tiến đến Thường châu (常州, nay gần tương ứng với Thường Châu, Giang Tô). Tại đây, một thuộc hạ của ông là Ngô Tao (吳騷) đã dự tính bắt ông và đầu hàng quân Đường. Khi Phụ Công Thạch phát hiện ra điều này, ông đã chạy trốn với chưa đầy 100 lính. Khi chạy đến Vũ Khang (武康, nay thuộc Hồ Châu, Chiết Giang), ông bị lính địa phương tấn công. Sau khi bằng hữu Tây Môn Quân Nghi (西門君儀) bị giết trong giao chiến, ông cũng bị bắt giữ. Khi Phụ Công Thạch bị giải đến Đan Dương, Lý Hiếu Cung quyết định xử tử ông. Trước khi chết, ông đã vu cáo Khám Lăng cũng liên quan đến mưu đồ của mình, Lý Hiếu Cung do đã có hiềm khích từ trước nên cũng xử tử Khám Lăng.
1
null
Nguyễn Viết Lãm (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1919 tại Quảng Ngãi, quê gốc ở Thừa Thiên Huế, mất 14 tháng 2 năm 2013 tại Hải Phòng) là nhà thơ, nhà văn, dịch giả Việt Nam. Ông còn có những bút danh: Nguyễn Hạnh Đàn, Việt Chi, Thạch Bích, Tường Khanh. Tiểu sử. Từ 1935 – 1938, Nguyễn Viết Lãm xuống Quy Nhơn học trường Quốc học, ông tham gia sinh hoạt trong hội thơ Quy Nhơn cùng với Hàn Măc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan. Cuối năm 1938, ông về dạy học ở Quảng Ngãi. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nguyễn Viết Lãm tham gia Ban Tuyên truyền văn hóa tỉnh Quảng Ngãi. Trong chiến tranh Đông Dương, ông là ủy viên thường trực Liên đoàn Văn hóa kháng chiến miền Nam Trung bộ, ủy viên ban chỉ huy Chi hội Văn nghệ Liên khu 5, Hội trưởng Hội Văn nghệ Quảng Ngãi. Năm 1954, ông ra Bắc. Năm 1956 là Thư ký ban Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, Nguyễn Viết Lãm là một trong những người sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, giữ vị trí Chánh Văn phòng Hội Nhà văn khóa đầu tiên (1957 – 1960). Năm 1962, Nguyễn Viết Lãm chuyển ra Hải Phòng làm Tổng Thư ký Hội văn nghệ Hải Phòng và định cư tại đây cho đến khi mất. Tác phẩm. Nguyễn Viết Lãm xuất bản 12 tập thơ, 4 tập truyện, ký và nghiên cứu - phê bình văn học, 5 tác phẩm phẩm dịch cùng rất nhiều bài báo.
1
null
Tăng Hoa Thiên (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1965) là nữ diễn viên truyền hình nổi tiếng Hong Kong thập niên 1980. Sự nghiệp. Tăng Hoa Thiên là con út trong một gia đình trung lưu. Năm 18 tuổi, cô không thi đại học mà đăng ký lớp đào tạo diễn viên TVB khóa 12, cùng Ngô Khải Hoa và Lưu Thanh Vân. Ngay sau khi tốt nghiệp, cô chủ trì chương trình truyền hình "Máy xuyên thời gian 430" của đài TVB cùng với Châu Tinh Trì. Năm 1985, Hoa Thiên mới thực sự bước vào phim trường trong "Tuyết sơn phi hổ". Dù chỉ được giao vai phụ, gương mặt thanh tú với đôi mắt sáng thông minh của Hoa Thiên đã gây chú ý với khán giả. Năm 1991, Hoa Thiên chuyển sang hãng ATV đóng phim và ở đây cô đã yêu bạn diễn Trần Đình Oai. Mối tình này kéo dài 3 năm và chấm dứt khi Hoa Thiên hết thời hạn hợp đồng với hãng. Trong thời gian này, cô đã kịp xuất hiện trong phim "Thiên hạ vô địch", "72 phòng khách mode", đặc biệt là "Ngân hồ về đêm" với Huỳnh Nhật Hoa. Đời tư. Năm 1994, sau khi tham gia "Oan gia kiếp trước" cùng với Thang Trấn Tông và Lý Mỹ Phụng, Hoa Thiên chính thức công khai quan hệ với Lâm Triệu Cơ. Họ tổ chức lễ cưới tại London năm 1996 và con trai Lâm Hạo Hiền ra đời ba năm sau đó. Lúc này, Tăng Hoa Thiên hạn chế các hoạt động nghệ thuật và dành nhiều thời gian cho gia đình. Cô chỉ giữ sợi dây tình cảm với khán giả qua chương trình "Hoa phật tân thế giới" của TVB. Tuy nhiên, do không chịu nổi quan hệ căng thẳng với mẹ chồng, cô và chồng đã ly hôn sau 6 năm chung sống.
1
null
Lý Tử Thông (, ? - 622) là một thủ lĩnh nổi dậy sau khi Tùy Dạng Đế bị Vũ Văn Hóa Cập sát hại năm 618. Sau khi Vũ Văn hóa Cập từ bỏ Giang Đô, Lý Tử Thông đã chiếm thành năm 619, xưng đế và lập ra nước Ngô. Năm 620, ông chiến bại trước tướng Đường là Lý Phục Uy, song đã dẫn quân tiến về phía nam và đánh bại một thủ lĩnh nổi dậy khác là Thẩm Pháp Hưng, chiếm được lãnh thổ nay là tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, vào năm 621, Lý Phục Uy lại tiến công, ông buộc phải đầu hàng. Sau đó, Lý Tử Thông bị giải đến kinh thành Trường An của Đường, song được Đường Cao Tổ miễn tội. Năm 622, do tin tưởng rằng có thể phục quốc, ông đã chạy trốn khỏi Trường An, song đã bị bắt giữ và xử tử. Xuất thân. Lý Tử Thông là người quận Đông Hải (東海, nay gần tương ứng với Liên Vân Cảng, Giang Tô). Ông được miêu tả là bần tiện khi còn niên thiếu, sống nhờ vào đánh cá và săn bắn. Khi sống ở thôn xóm, thấy người nhỏ yếu nào mang vác nặng nhọc, ông đều mang giúp họ. Ông có tính hay làm việc thiện mặc dù gia cảnh nghèo túng, song nếu có oán thì ông tất sẽ báo thù. Nổi dậy ban đầu. Vào năm 615 hoặc trước đó, Lý Tử Thông gia nhập vào quân nổi dậy của thủ lĩnh Tả Tài Tương (左才相) ở Trường Bạch Sơn (長白山, nay thuộc Tân Châu, Sơn Đông. Khi đó, các thủ lĩnh nổi dậy thường có xu hướng tàn nhẫn, song Lý Tử Thông lại được đánh giá là ân cần và khoan dung, do đó có nhiều người theo ông. Trong vòng nửa năm, ông đã tập hợp được một vạn người. Do Tả Tài Tương bắt đầu đố kỵ và nghi ngờ Lý Tử Thông, Lý Tử Thông đã đem quân rời đi vào năm 615, tiến về phía nam và vượt qua Hoài Hà để hợp quân với Đỗ Phục Uy- một thủ lĩnh nổi dậy khác. Sau đó, Lý Tử Thông cho phục kích nhằm giết chết Đỗ Phục Uy, song Đỗ Phục Uy chỉ bị thương. Lý Tử Thông tiếp theo chiến bại dưới tay tướng Tùy là Lai Chỉnh (來整), ông phải chạy trốn đến Hải Lăng (海陵, nay thuộc Thái Châu, Giang Tô), tập hợp được hai vạn lính và xưng là tướng quân. Tranh hùng. Trong vài năm sau đó ông tiếp tục chiếm cứ Hải Lăng. Vào mùa xuân năm 618, Vũ Văn hóa Cập tiến hành binh biến, sát hại Tùy Dạng Đế bị giết tại Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô). Sau đó, Vũ Văn hóa Cập dẫn quân rời Giang Đô để tiến về phía bắc, quyền kiểm soát vùng hạ du Trường Giang trở thành vấn đề tranh chấp giữa Đỗ Phục Uy, Thẩm Pháp Hưng và cựu tướng Tùy là Trần Lăng (陳稜). Vào mùa thu năm 619, Lý Tử Thông bao vây Giang Đô- thành này khi đó đang do Trần Lăng chiếm giữ. Trần Lăng cầu viện cả Thẩm Pháp Hưng và Đỗ Phục Uy, Đỗ Phục Uy đã đích thân dẫn quân đến giải vây cho Giang Đô, trong khi Thẩm Pháp Hưng phái con là Thẩm Quan (沈綸) dẫn quân đến. Nghe theo kế của Mao Văn Thâm (毛文深), Lý Tử Thông đã mộ người Giang Nam giả làm binh lính của Thẩm để tiến công quân Đỗ vào ban đêm, Đỗ Phục Uy không nhận ra nên đã phái binh tiến đánh quân Thẩm. Hai đội quân này tiến đánh lẫn nhau, không thể hỗ trợ được cho Trần Lăng nữa, Lý Tử Thông sau đó đã chiếm được Giang Đô, Trần Lăng chạy đến chỗ Phục Uy. Tại Giang Đô, Lý Tử Thông tức vị hoàng đế, đặt quốc hiệu là Ngô, đặt niên hiệu là Minh Chính. Năm 620, Lý Tử Thông vượt Trường Giang tiến công Thẩm Pháp Hưng- quốc đô tại Bì Lăng (毗陵, nay thuộc Thường Châu, Giang Tô). Lý Tử Thông nhanh chóng chiếm được Kinh Khẩu (京口, nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô), và đến khi Thẩm Pháp Hưng phái bộc dạ Tưởng Nguyên Siêu (蔣元超) đi kháng cự, Lý Tử Thông đã đánh bại và giết chết Tưởng Nguyên Siêu. Thẩm Pháp Hưng từ bỏ Bì Lăng và chạy đến Ngô quận (吳郡, nay gần tương ứng với Tô Châu, Giang Tô), Lý Tử Thông do vậy đã đoạt được Bì Lăng, người trấn thủ Đan Dương (丹楊, nay gần tướng ứng với Nam Kinh, Giang Tô) là Lạc Bá Thông (樂伯通) đem dân chúng ra hàng, được Lý Tử Thông phong làm thượng thư tả bộc dạ. Trong khi đó, Đỗ Phục Uy nay đã quy phục triều Đường và được ban họ Lý, ông ta đã phái Phụ Công Thạch, Khám Lăng (闞稜), và Vương Hùng Đản (王雄誕), đi đánh Lý Tử Thông. Các trận chiến thoạt đầu chưa ngã ngũ, song sau đó Lý Tử Thông đã bị đánh bại, và đến khi cạn nguồn lương thực, ông đã phải bỏ Giang Đô để tiến về Kinh Khẩu, sau đó lại bỏ Kinh Khẩu và tiến công Thẩm Pháp Hưng. Thẩm Pháp Hưng tự sát, lãnh thổ nay là tỉnh Chiết Giang rơi vào tay Lý Tử Thông. Lý Tử Thông định đô tại Dư Hàng (餘杭, nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang). Lãnh thổ cũ của Lý Tử Thông, và các lãnh thổ ông chiếm được từ tay Thẩm vào trước đó, bao gồm Đan Dương và Kinh Khẩu, rơi vào tay Lý Phục Uy. Bị đánh bại và qua đời. Vào mùa đông năm 621, Lý Phục Uy phái Vương Hùng Đản suất quân đánh Lý Tử Thông. Thoạt đầu, Lý Tử Thông phái tinh binh đến Độc Tùng Lĩnh (獨松嶺, nay thuộc Hồ Châu, Chiết Giang), song sau khi Vương Hùng Đản giả vờ rằng đội quân của mình rất hùng mạnh, Lý Tử Thông đã hoảng sợ và bố trí phòng thủ tại Hàng châu (杭州, nay cũng thuộc Hàng Châu), và bị Vương Hùng Đản đánh bại. Lý Tử Thông đầu hàng, Lý Phục Uy cho giải Lý Tử Thông và Lạc Bá Thông đến kinh thành Trường An của Đường. Đường Cao Tổ đã phóng thích Lý Tử Thông, ban cho nhà ở, năm khoảnh ruộng công, cũng như nhiều lễ vật. Vào mùa thu năm 622, Lý Phục Uy lo rằng Đường Cao Tổ sẽ nghi ngờ về lòng trung thành của minh nên đã quyết định đến Trường An. Đường Cao Tổ đối đãi tốt với Lý Phục Uy song không cho về. Khi nghe được tin này, Lý Tử Thông nhận định rằng một khi Lý Phục Uy không ở Đan Dương thì khu vực có thể sẽ hỗn loạn, và nếu như ông có thể trở về thì có khả năng sẽ phục được quốc. Do đó, Lý Tử Thông và Lạc Bá Thông chạy trốn khỏi Trường An, song họ bị quan lại địa phương bắt giữ tại Lam Điền quan (藍田關) ở không xa Trường An, và bị xử tử.
1
null
Phương tiện bay không người lái thường được gọi ngắn gọn là UAV (Unmanned Aerial Vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các phương tiện bay không có người điều khiển ở trên phương tiện, mà nó hoạt động một cách tự lập thông qua các phương pháp điều khiển như: Tự động hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn; Điều khiển từ xa bởi trung tâm hay máy điều khiển; Phương pháp điều khiển hỗn hợp. Đối chiếu tới nhóm máy bay, UAV được sử dụng ban đầu cho những nhiệm vụ quá "tốn kém, hoặc nguy hiểm" với con người. Mặc dầu chúng khởi đầu chủ yếu từ trong những ứng dụng quân sự, việc sử dụng được mở rộng nhanh chóng tới thương mại, khoa học, giải trí, nông nghiệp và các ứng dụng khác, như giám sát và bảo vệ, giao hàng, chụp ảnh trên không, kiểm tra cơ sở hạ tầng, và đua UAV. Các UAV dân sự hiện nay là đông đảo hơn nhiều so với UAV quân sự, với tổng cộng trên một triệu chiếc được bán năm 2015. Thuật ngữ. Một chiếc UAV được định nghĩa là một phương tiện di chuyển trong không trung, không có người lái, sử dụng lực khí động để cung cấp lực nâng, có thể bay tự hành hoặc được điều khiển từ xa, có thể thu hồi tái sử dụng hoặc không, có thể mang theo tải trọng hoặc không. Tên lửa thường không được coi là UAV vì chính nó được sử dụng làm vũ khí chứ không phải phương tiện vận chuyển, và không thể thu hồi để tái sử dụng, mặc dù nó cũng không có người lái và một số loại có thể điều khiển từ xa. Tuy nhiên, gần đây có một số tên lửa hành trình có thể điều khiển quay về nơi phóng nếu không tìm thấy mục tiêu (giống như UAV), ngược lại cũng có một số UAV cảm tử chuyên dùng để lao vào mục tiêu và phát nổ (giống như tên lửa), khiến ranh giới giữa UAV và tên lửa bị xóa nhòa. Khái quát. Theo sự phát triển công nghệ hiện có các dạng UAV: Ứng dụng của UAV drone đang tăng lên mạnh mẽ, từ các mục đích quân sự cho đến nghiên cứu khoa học, điện ảnh - truyền hình, nông nghiệp, thương mại, vận chuyển, giải trí. Tuy nhiên vấn đề an toàn bay UAV đang đặt ra cấp thiết, gồm sự uy hiếp của nó tới khu dân cư, và đến không gian hoạt động của hàng không quân dân sự hiện nay. Drone. Thiết bị dùng cho quay phim chụp ảnh trên không (drone with camera) hay thường bị gọi nhầm tại Việt Nam là flycam, là một loại thiết bị bay không người lái có lắp camera hay máy ảnh để quay phim hoặc chụp ảnh từ trên cao. Nó được điều khiển từ xa bằng trình điều khiển riêng biệt hoặc có thể kết nối vào điện thoại, máy tính bẳng để điều khiển qua sóng wifi. Ngày nay các thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quay phim, chụp ảnh từ trên cao. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị này, chủ máy cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng, đặc biệt là tại các địa điểm quan trọng về quân sự, chính trị, hoặc trên vùng đất công cộng... cũng như quan hệ với quyền riêng tư của cá nhân hay cộng đồng khác. Tại các nước phát triển thì có "Quy định về sử dụng phương tiện bay không người lái" (Regulation of unmanned aerial vehicles) rõ ràng. Tại Việt nam do ý thức chấp hành luật pháp chưa cao, nên thường ghi nhận sử dụng drone không phép hoặc xâm nhập vùng cấm. Vụ việc gần đây nhất là vụ "Thiết bị bay không người lái uy hiếp an toàn sân bay Liên Khương" xảy ra hồi tháng 11/2018. Drone nông nghiệp là loại UAV có cả chức năng chụp ảnh và các cảm biến khác để quan sát môi trường, nó là UAV ứng dụng trong nông nghiệp để giám sát các trang trại rộng lớn.
1
null
Trận phòng ngự Liepaja là một trong những xung đột quân sự đầu tiên giữa quân đội Đức Quốc xã và quân đội Liên Xô mở màn cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Cuộc chiến diễn ra từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6 năm 1941 tại thành phố cảng Liepāja thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Quân đội Đức Quốc xã tham chiến gồm Sư đoàn bộ binh 291 được tăng cường một số trung đoàn hỏa lực và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đã tấn công và bao vây Liepaja. Sau một tuần giao chiến, Sư đoàn bộ binh 67 (Liên Xô), trung đoàn hải quân đánh bộ, các khẩu đội pháo đều bị thiệt hại nặng và buộc phải rút lui khỏi thành phố. Sau khi chiếm Liepaja, Quân đoàn bộ binh 26 (Đức) lập tức triển khai lực lượng vào sau trong nội địa Latvia, đánh chiếm quân cảng Ventspils, làm chủ hoàn toàn bán đảo Kurlandia và tấn công sâu đến tuyến sông Tây Dvina, uy hiếp thành phố cảng và căn cứ hải quân Riga. Bối cảnh và binh lực. Bối cảnh. Liepāja là thành phố lớn thứ ba của Latvia, được xây dựng từ năm 1253, nằm ở bờ biển Baltic, phía Tây Nam bán đảo Kurladia. Do tác động của các dòng biển ấm, Liepāja là một trong số ít các cảng biển vùng Baltic thuộc Liên Xô không bị đóng băng vào mùa đông. Trước chiến tranh, thành phố rộng 60,37 km² này có khoảng 50.000 dân, chủ yếu là người Latvia và người Krievi. Tháng 6 năm 1940, Latvia sáp nhập vào Liên Xô. Một phần Hạm đội Batic của Hải quân Liên Xô đã đến đóng tại cảng Liepaja (Libava) và đặt tại đây một căn cứ hải quân tiền tiêu trên vùng bờ biển Baltic. Binh lực. Đơn vị chủ lực quân đội Đức Quốc xã tấn công trên hướng Klaipeda - Liepaja là Sư đoàn bộ binh 291 (thuộc Quân đoàn bộ binh 26) do thiếu tướng Kurt Herzog chỉ huy được tăng cường 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 tiểu đoàn đổ bộ đường không, các đơn vị pháo binh và 1 đoàn tàu hỏa bọc thép. Hỗ trợ cho sư đoàn này trong quá trình diễn ra chiến dịch còn có một Trung đoàn cơ giới 36 (độc lập) được điều động từ Quân đoàn cơ giới 41. Hải quân Đức Quốc xã tham gia chiến dịch gồm 2 khu trục hạm, 6 tàu tuần duyên và 2 tàu ngầm. Một phần Sư đoàn quân không quân 8 của Tập đoàn quân không quân 1 (Đức) được Quân đoàn 26 sử dụng, trong đó có ba biên đội máy bay ném bom Ju-88 gồm 9 chiếc. Quân đội Liên Xô bảo vệ Liapaja gồm Sư đoàn bộ binh 67 do thiếu tướng N. A. Dedayev chỉ huy, gồm các trung đoàn bộ binh 56, 114 và 281, các trung đoàn pháo binh 242 của Sư đoàn pháo binh 94, quân số hơn 7.000 người. Cụm quân của hạm đội Baltic đóng tại cảng Libava do Hạm trưởng bậc 1 M. S. Klevensky chỉ huy gồm khoảng 4.000 quân. Tại sân bay Liepaja có Trung đoàn không quân 148 thuộc Quân khu đặc biệt Pribaltic, Đại đội 43 thuộc lực lượng không quân của Hạm đội Baltic gồm 13 thủy phi cơ MBR-2. Hạm đội Baltic (Liên Xô) bố trí tại căn cứ Liapaja được trang bị Khu trục hạm "Lenin", 5 tàu phóng ngư lôi, 4 tàu pháo, 4 tàu và 9 xuồng máy tuần duyên, các khẩu đội pháo bờ biển 23 và 27 có 8 pháo 130 mm; khẩu đội pháo đặc biệt 18 gồm 4 khẩu pháo 180 mm chạy trên đường ray; các tiểu đoàn phòng không 43 và 84. Trong thời điểm xảy ra chiến sự, tại Liapeja còn có Tiểu đoàn 32 thuộc Trường Hải quân Riga đang thực tập tại quân cảng Libava. Diễn biến. Sáng 22 tháng 6 năm 1941, các cuộc không kích mạnh mẽ của quân đội Đức Quốc xã đã dọn đường cho các trận tấn công trên bộ và trên biển. Ngay trong loạt bom đầu tiên được ném xuống sân bay Liepaja lúc 3 giờ 55 phút, không quân Đức đã loại khỏi vòng chiến đấu các thủy phi cơ của Phi đội 43 và phá hủy 8 máy bay chiến đấu của Trung đoàn không quân 148 (Liên Xô). Không quân Liên Xô chỉ hạ được 3 máy bay Đức và phải đổi bằng 7 chiếc bị bắn rơi trong không chiến. 4 giờ sáng, sau khi dập tắt các hỏa điểm của Chi đội biên phòng Palanga (Liên Xô) các sư đoàn bộ binh 61 và 270 (Đức) có xe bọc thép yểm hộ đã đánh bật Sư đoàn bộ binh 10 (Liên Xô) khỏi khu vực vành đai biên giới phía Đông Klaipeda và hình thành vòng vây xung quanh sư đoàn này tại khu vực giữa Kretin và Palanga. Thiếu tướng Ivan Ivanovich Fadeev, chỉ huy sư đoàn này buộc phải đưa sư đoàn rút lui về Jelgava. Tuyến phòng thủ của Liên Xô ở phía Nam Liepaja bị vỡ một mảnh lớn. Tướng N. A. Dedayev định điều Trung đoàn bộ binh 114 đang phòng thủ cảng Ventspils và Trung đoàn bộ binh 281 đang đóng tại Liepaja tiến xuống phía Nam để chặn đánh quân Đức nhưng lúc 6 giờ cùng ngày, quân Đức đã chiếm thị trấn biên giới Palanga và bắt đầu tấn công lên phía Bắc. Tướng Kurt Herzog đưa cả hai trung đoàn bộ binh 504 và 505 lên tàu bọc thép di chuyển đến phía Nam Liepaja. Số quân còn lại và hai tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Đức) được chở đến Liepaja bằng tàu biển. Từ ngoài khơi Liepaya, các chiến hạm Đức bắt đầu nã pháo vào thành phố. 9 giờ sáng 22 tháng 6, toàn bộ Hạm đội Baltic (Liên Xô) nhận được lệnh thiết lập các hàng rào mìn để bảo vệ các căn cứ hải quân từ phía biển. Các tàu ngầm bắt đầu xuất phát săn tìm chiến hạm Đức và tham gia vào việc rải thủy lôi. Tướng N. A. Dedayev hủy bỏ ý định chặn đánh quân Đức từ xa. Ông ra lệnh đặt thành phố vào tình trạng quân quản, thiết lập ba khu phòng thủ trên bộ tại phía Bắc, phía Đông, phía Nam Liepaja và thành lập lực lượng dân quân bảo vệ thành phố gồm 3 tiểu đoàn với hơn 1.500 người được huy động từ Nhà máy đóng tàu Tosmare, Nhà máy luyện kim Sarkanais Metalurgs, nhà máy than cốc Liepaja, Nhà máy đường, Xưởng gỗ và các cơ quan chính quyền thành phố. Thường dân và những người không có nhiệm vụ được di tản về Riga bằng đường sắt, đường bộ và tàu phà ven biển. Ngày 23 tháng 6, tướng Kurt Herzog mở cuộc tấn công đầu tiên dọc theo bờ biển vào thành phố từ phía Nam trên tuyến sông Barta nhưng không thành công. Hỏa lực pháo binh của Tiểu đoàn pháo bờ biển 27 đã chặn đứng Trung đoàn 506 (Đức) trên tuyến sông này. Chiều 23 tháng 6, các trung đoàn bộ binh 504, 505 (Đức) đánh vòng sang các thị trấn Priekule và Grobiņa để chiếm các bàn đạp tấn công thành phố từ phía Đông. Chiều 23 tháng 6, Đô đốc Vladimir Filipovich Tributz, tư lệnh Hạm đội Baltic ra lệnh di chuyển tất cả các tàu pháo, tàu phóng lôi, tàu ngầm ra khỏi cảng Liepaja, hình thành một tuyến bảo vệ ngoài khơi cách bờ biển khoảng 10 km. Trong hành lang đó, các tàu vận tải di chuyển về cảng Ventspils và về Riga. Trong quá trình di chuyển, 8 tàu vận tải và 1 tàu chở dầu đã bị không quân Đức đánh đắm. Các tàu ngầm M-78 của Hạm đội Baltic đã làm nổ tung 2 pháo hạm của quân Đức. Sáng 24 tháng 6, quân Đức mở một cuộc oanh tạc lớn vào quân cảng và cảng hàng hải Liepaja. Cả thành phố rung chuyển vì các vụ nổ lớn. Tàu khu trục "Lenin" đang được các tàu kéo di chuyển ra khỏi đã bị trúng bom và hỏng nặng. Hạm trưởng bậc 1 M. S. Klevensky, chỉ huy căn cứ hải quân Libava buộc phải cho nổ tung con tàu này. Cuối ngày, các trung đoàn bộ binh 56 và 281 (Liên Xô) với sự yểm hộ của Trung đoàn pháo binh 242 (Liên Xô) đã mở cuộc phản kích tại phía Đông thành phố, quân Đức bị đẩy lùi về khu rừng Ilgskom. Một cuộc phản kích khác cũng được Trung đoàn bộ binh 114 (Liên Xô) và Tiểu đoàn hải quân đánh bộ 32 thuộc Hạm đội Baltic tiến hành tại khu vực Grobiņa (phía Bắc thành phố) nhưng không thành công. Quân Đức có đoàn tàu bọc thép và máy bay yểm hộ đã đẩy lùi Trung đoàn 114 về vị trí xuất phát. Tình hình phòng thủ Liepaja của quân đội Liên Xô xấu đi do các tiểu đoàn thủy quân lục chiến (Đức) đã đánh vòng lên bờ biển phía Bắc thành phố, đe dọa bao vây Liepaja từ ba phía. Trong các ngày 25 và 26 tháng 6, Liepaja tiếp tục hứng chịu các đợt không kích nặng nề của không quân Đức, một số đường phố như Aldar, Graud Vitol, Brivzemnieka, Helnaz đã trỏ thành những đống đổ nát. Sư đoàn bộ binh 291 Đức vừa gia tăng sức ép lên các tuyến phòng thủ trên cả ba hướng Bắc, Đông và Nam vừa uy hiếp cảng Ventspils lúc này chỉ có những đội trắc vệ mỏng yếu của hải quân đánh bộ bảo vệ. Mặc dù Hạm dội Baltic đã sử dụng tối đa lực lượng tàu ngầm và tàu vận tải tiếp tế cho Sư đoàn bộ binh 67 (Liên Xô) và các đơn vị bảo vệ thành phố nhưng tình hình ngày một xấu đi nghiêm trọng. Ngày 26 tháng 6, Sư đoàn cơ giới 36 được điều động từ thê đội 2 của Tập đoàn quân 18 bắt đầu tấn công từ Mazeikiai vào tuyến phòng thủ phía Đông thành phố, đánh chiếm thị trấn Priekule, một vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ phía Đông Liepaja của quân đội Liên Xô. Phía sau Priekule, Sư đoàn 67 chỉ còn tiểu đoàn học viên Trường Bộ binh Riga đang thực tập tại Liepaja hầu như chỉ có vũ khí bộ binh cá nhân là lực lượng dự bị cuối cùng. Việc quân Đức đột nhập vào thành phố chỉ còn là vấn đề thời gian. Hồi 6 giờ ngày 27 tháng 6, đại tá V. M. Bobovich, tham mưu trưởng Sư đoàn 67 nắm quyền chỉ huy sư đoàn thay thiếu tướng N. V. Dedayev tử trận ngày 25 tháng 6 đã ra lệnh triệt thoái khỏi Liepaja. Cánh quân trên bộ gồm Trung đoàn bộ binh 114, 4 tiểu đoàn bộ binh còn lại của các trung đoàn 56, 281 và các đơn vị khác đột kích lên phía Bắc dọc theo bờ biển hường về căn cứ hải quân Ventspils. Hơn 2.000 người bị thương trong bệnh viện Liepaja được đưa lên tàu cứu thương "Vieniba" có treo cờ chữ thập đỏ sơ tán về Riga bằng đường biển. Các khẩu đội pháo bờ biển đã bắn đi 10 viên đạn cuối cùng mở màn cho cuộc rút quân trước khi đặt chất nổ phá hủy các khẩu pháo. Một số nhóm dân quân Komsomol ở lại thành phố để cản hậu quân Đức. Cuộc rút quân diễn ra không thành công. Phần lớn đội hình trên bộ liên tục bị quân Đức tập kích vào bên sườn và trên không và bị tổn thất lớn. Các đại tá M. Buka, Ya. Zars, V. M. Bobovich (chỉ huy Sư đoàn 67), đại tá A. A. Tomilov, trưởng phòng đào tạo Trường bộ binh Riga đều tử trận. Trung đoàn 114 và tàn quân của các trung đoàn còn lại của Sư đoàn 67 không đủ sức để giữ Ventspils mà còn phải rút lui sâu hơn nữa về hướng Riga và liên lạc được với chủ lực Tập đoàn quân 8 tại Tukums. Tàu bệnh viện "Vieniba" cũng không đi thoát. Nó bị không quân Đức đánh chìm vào sáng 27 tháng 6 khi vừa rời khỏi cảng Liepaja. Chỉ có 15 người trên tàu thoát chết. Trong các ngày 28 và 29 tháng 6, các nhóm Komsomol ở lại Liepaja vẫn tiếp tục chiến đấu trên các con phố. Tuy nhiên, với binh lực áp đảo, Sư đoàn 291 (Đức) đã hoàn thành thành phố việc đánh chiếm thành phố vào cuối buổi chiều ngày 29 tháng 6. Chỉ huy các nhóm Komsomol gồm chính trị viên A. Dundurs và đại úy B. A. Solovyov bị quân Đức xử bắn ngay sau khi bắt được cùng nhiều binh sĩ Liên Xô khác. Thành phố Liepaja bị tàn phá nặng nề. 170 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. 450 ngôi nhà khác bị hư hại. Quân Đức chiếm được quân cảng Libava nhưng nó gần như rỗng không. Các tàu ngầm và tàu nổi đã được sơ tán về Riga và Tallin (không kể những chiếc bị đánh chìm). Kết quả. Theo phía Liên Xô, họ đã gây thương vong cho khoảng 10.000 quân Đức và bắn rơi 5 máy bay Đức. Trong các trận đánh trên biển, các tàu ngầm và tàu nổi Liên Xô đã đánh đắm hai tàu nổi Đức gồm tàu quét mìn M-3134 và tàu săn ngầm UJ-113. Thiệt hại của quân đội và Hải quân Liên Xô khá lớn, sau một tuần giao chiến, có khoảng 7.000 quân bị tiêu diệt hoặc bị bắt. Tàu bệnh viện "Vieniba" bị không quân Đức đánh chìm gây tử vong cho hơn 2.000 người. Tàu khu trục "Lenin" bị đánh đắm. Các khẩu pháo bờ biển 130 mm và 180 mm đều bị đặt mìn phá hỏng, Nhiều kho tàng tại Liepaja đã rơi vào tay quân Đức. Thành phố bị phá hủy nặng nề 117 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. 450 ngôi nhà khác bị hư hỏng. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là quân đội Đức Quốc xã đã chiếm được một quân cảng lớn của Liên Xô để từ đó triển khai nhiều tàu chiến tấn công vào Vịnh Riga, Vịnh Phần Lan, yểm hộ cho các cuộc tấn công trên bộ dọc theo bờ biển Baltic và làm bàn đạp tấn công qua cao nguyên Kurzeme sang Riga. Đối với quân đội Liên Xô, cuộc phòng thủ kéo dài 1 tuần tại Liepaja đã làm chậm tốc độ tấn công của Quân đoàn bộ binh 26 (Đức), tạo điều kiện cho Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây bắc có thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ trên hữu ngạn sông Tây Dvina trên tuyến Riga - Daugavpils. Tuy nhiên, do sự yếu kém trong chỉ huy dẫn đến cuộc vỡ trận của Quân đoàn cơ giới 12 tại Jekabpils và Livani, làm cho cuộc phòng thủ trên tuyến sông Tây Dvina của các quân đoàn bộ binh 10 và 11 (Liên Xô) không thể thực hiện được.
1
null
RBU-6000 (tiếng Nga: РБУ-6000, Реактивно-бомбовая установка-6000) là hệ thống vũ khí chống tàu ngầm phát triển tại Liên Xô, hệ thống này phóng các quả depth charge có đường kính 212 mm. Vũ khí này được phát triển bởi Viện Kỹ thuật Nhiệt Moskva (Моско́вский институ́т теплоте́хники) dưới sự chỉ đạo của công trình sư trưởng là V.A Mastalygin. Lực lượng hải quân Liên Xô đã thông qua để đưa hệ thống vào phục vụ năm 1961. Việc chế tạo được thực hiện tại Nhà máy số 9 của Cục Thiết kế đặc biệt. Hiện tại hệ thống được sử dụng rộng rãi trên các tàu của lực lượng hải quân Nga. Thiết kế. Hệ thống được điều khiển từ xa thông qua bộ phận điều khiển tác chiến với các ống phóng xếp cạnh nhau theo hình móng ngựa. Nó có thể phóng theo loạt định 1, 2, 4, 8 hay 12 quả một lần và việc nạp đạn được tự động hoàn toàn với hệ thống nạp đạn nằm ngay bên dưới trong thân tàu có thể chứa từ 72 đến 96 quả, khi sử dụng hết bom nó sẽ tự động nạp đạn, hệ thống sẽ gấp lại đưa các ống vào vị trí thẳng góc 90 độ so với sàn tàu để các quả bom được đẩy vào từ hệ thống nạp bên dưới trước khi trở về chỗ cũ. Góc bắn giới hạn của hệ thống là -15° đến 60° theo chiều dọc còn khi nạp đạn nó sẽ gấp đến 90°, góc xoay là 0° đến 180° theo chiều ngang và tốc độ quay là 30°/giây. Hệ thống sử dụng bom phóng RGB-60 với trọng lượng 119 kg, trọng lượng của đầu đạn là 25 kg, tốc độ chìm là 11,5 m/s với độ sâu hoạt động hiệu quả là 500 m. Đôi khi RBU-6000 cũng được dùng cho việc pháo kích bờ biển. Biến thể. RPK-8: Bản nâng cấp của RBU-6000 có khả năng bắn loại tên lửa 90R dò tìm mục tiêu chủ động trong nước. Việc này cho phép đầu đạn tìm mục tiêu để đâm vào tăng hiệu quả của việc chống ngầm đến độ sâu 1000 m. Đầu đạn của loại tên lửa này là đầu đạn lõm để có thể xuyên thủng vỏ của các loại tàu ngầm. Vì chúng có khả năng tự tìm mục tiêu nên cũng được dùng để chống thợ lặn và đánh chặn ngư lôi.
1
null
Thành Được (8 tháng 8 năm 1934 – 16 tháng 11 năm 2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Mỹ gốc Việt, thành danh cùng thế hệ với các nghệ sĩ như: Năm Châu, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Hữu Phước, Hùng Cường, Nam Hùng, Diệp Lang, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Văn Hường, Phùng Há. Sinh thời, ông được mệnh danh "Ông vua không ngai", "Ông hoàng sân khấu" hay "Kép hát thượng thặng"'" trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ. Tiểu sử. Ông có nguyên danh Châu Văn Được, sinh ngày 8 tháng 8 năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng, trong gia đình phú nông. Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng "Khi hoa anh đào nở"). Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng. Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành đôi giọng ca vàng qua các vở "Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi, Rồi 30 năm sau, Giấc mộng giữa hoàng lăng"..., nhưng đặc biệt hơn cả là vở "Nửa đời hương phấn". Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ. Theo kí giả Phạm Công Luận, năm 1962, trong trào lưu chung của giới tuồng cải lương, nghệ sĩ Thành Được đã đứng ra chủ trương tờ giai phẩm Xuân Cải Lương, "rất đáng khen về mặt kỹ thuật". Tuy nhiên vì tình hình chính trường miền Nam bấy giờ có nhiều lộn xộn nên chỉ ra được một kì. Nhưng đến năm 1967, Thành Được vẫn góp mặt trên giai phẩm Thanh Minh Thanh Nga với bài nghị luận "Hai tiếng cải lương" "trao đổi về các vấn đề học thuật sân khấu, như xuất phát cải lương từ đâu, cải lương khác ca kịch và thoại kịch thế nào, phân tích nghệ thuật diễn xuất của các nghệ sĩ nổi tiếng có thành tựu trong diễn xuất, hoặc bàn về kỹ thuật thiết kế sân khấu". Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng "Tiếng hạc trong trăng"). Ngay sau đó, ông được huy động vào Đoàn Văn nghệ Việt Nam lưu diễn tại Đài Loan, Nhật Bản và nhiều quốc gia Âu châu. Cho đến nay các cựu lưu học sinh Việt Nam tại Paris vẫn gìn giữ nhiều cuốn băng hình quay lại những buổi biểu diễn của tài tử Thành Được trong giai đoạn này. Cũng theo hồi ức của nhà văn Vương Trí Nhàn và ca sĩ Ái Vân, ngay từ đầu thập niên 1960 khi chiến tranh hai miền chưa sảy ra, các dĩa hát và băng cối ghi giọng ca Thành Được đã hiện diện tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam ở Hà Nội. Tên tuổi ông cùng với những Út Trà Ôn, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Út Bạch Lan đã được ngay cả giới văn nghệ sĩ trí thức miền Bắc biết, mặc dù khi đó ông vẫn chỉ là kép hát trẻ chưa có nhiều danh vọng. Tựu trung, trong suốt các thập niên 1960 và 1970, Thành Được liên tục được báo giới liệt vào Tứ Tử của dòng tuồng cải lương cổ trang kiếm hiệp. Bấy giờ ca sĩ Hùng Cường rất đắt sô ở mảng tuồng cải lương xã hội, nên thường được so sánh với Thành Được như thể hai ông hoàng của hai dòng ca kịch ăn khách nhất nhì. Tuy vậy, theo hồi ức của các bạn nghệ sĩ đương thời, hai ông chưa bao giờ có cơ hội hợp tác hoặc đứng chung sân khấu, không hiểu vì lí do gì. Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức và bị một nhóm người quá khích bắt cóc đưa sang Tây Berlin, nhân đó ông xin tị nạn chính trị tại đây. Ban đầu nghệ sĩ Thành Được sinh nhai bằng nghề nhà hàng tại Đức rồi năm 1995 sang Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một phố nhỏ sát San Jose, California. Từ thời điểm đó ông xin cư trú vĩnh viễn tại Mỹ và hàng năm vẫn về Việt Nam biểu diễn theo lời mời của các nghệ sĩ bạn hữu. Qua đời. Đài truyền hình CNN Mỹ thông báo với VnExpress và một số các báo chí khác biết ông qua đời lúc 8 giờ 20 phút (giờ California) ngày 16 tháng 11 năm 2023 tại thành phố San Jose, hưởng thọ 90 tuổi (tính theo âm lịch truyền thống Nam Bộ). Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây cũng là ngày giỗ vị hiền thê một thời của ông - sầu nữ Út Bạch Lan. Sự nghiệp. Liệt theo nhan đề thứ tự ABC.
1
null
Thẩm Pháp Hưng (, ? - 620) là một quan lại của triều Tùy. Sau khi Vũ Văn Hóa Cập tiến hành binh biến sát hại Tùy Dạng Đế vào năm 618, ông chiếm cứ khu vực nay là tỉnh Chiết Giang và nam bộ tỉnh Giang Tô, xưng là Lương Vương. Ông đã bại trận trước Vũ Đế Lý Tử Thông và năm 620, và cuối cùng đã nhảy xuống sông tự sát. Nổi dậy ban đầu. Thẩm Pháp Hưng là người Hồ châu (湖州, nay gần tương ứng với Hồ Châu, Chiết Giang). Phụ thân ông là Thẩm Khác (沈恪) làm quan cho Nam triều Trần, từng giữ các chức vụ như 'đặc tiến', Quảng châu thứ sử, Giao châu thứ sử. Sau khi phụ thân qua đời, Thẩm Pháp Hưng kế tập tước Đông Hưng công, song Nam triều Trần đã bị triều Tùy tiêu diệt vào năm 589. Năm 618, Thẩm Pháp Hưng nhậm chức thái thú quận Ngô Hưng (吳興, Hồ châu trước kia) dưới quyền Tùy Dạng Đế. Do quân nổi dậy của Lâu Thế Can (樓世干) tiến vào quận thành Đông Dương, Tùy Dạng Đế đã lệnh cho Thẩm Pháp Hưng cùng thái bộc Thừa Nguyên Hựu (丞元祐) dẫn quân đi trấn áp. Sau khi Tùy Dạng Đế bị sát hại tại Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô), Thẩm Pháp Hưng tuyên bố chống lại Vũ Văn Hóa Cập, tập hợp binh lính trong vùng, quân số trên 6 vạn người, chiếm được hơn 10 quận, bao gồm cả các thành như Dư Hàng (餘杭, nay thuộc Hàng Châu, Chiết Giang), Bì Lăng (毗陵, nay thuộc Thường Châu, Giang Tô), và Đan Dương (丹楊, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô). Trong đó, do Bì Lăng quận thông thủ Lộ Đạo Đức (路道德) suất binh kháng cự, Thẩm Pháp Hưng đã cùng đồng minh giết chết Lô Đạo Đức, chiếm thành. Thẩm Pháp Hưng tự xưng là Giang Nam đạo tổng quản, và thực thi quyền lực như một đế vương. Vào mùa thu năm 618, Thẩm Pháp Hưng sai sứ giả đến dâng biểu quy phục Dương Đồng tại đông đô Lạc Dương, song tự xưng là đại tư mã, lục thượng thư sự, Thiên Môn công. Thẩm Pháp Hưng cũng tự xây dựng chính quyền, phong Trần Quả Nhân làm tư đồ, Tôn Sĩ Hán làm tư không, Tưởng Nguyên Siêu làm thượng thư tả bộc dạ, Ân Thiên làm thượng thư tả thừa, Từ Lệnh Ngôn làm thượng thư hữu thừa, Lưu Tử Dực làm tuyển bộ thị lang, Lý Bá Dược làm phủ duyện. Xưng vương. Vương Thế Sung sau đó đã buộc Dương Đồng phải thiện nhượng cho mình, lập ra nước Trịnh. Thẩm Pháp Hưng cho rằng mình có thể dễ dàng bình định vùng bờ nam Hoài Hà nên vào mùa thu năm 619 đã xưng vương, đặt quốc hiệu là Lương, đặt niên hiệu là Diên Khang, định đô tại Bì Lăng, tổ chức chính quyền theo mô hình triều Trần. Tuy nhiên, Thẩm Pháp Hưng được mô tả là tàn nhẫn và chỉ biết giết chóc để giải quyết bất đồng, các binh lính bị xử chém đầu khi họ chỉ phạm phải lỗi nhỏ, vì thế các thuộc hạ trở nên khinh miệt ông. Thẩm Pháp Hưng cũng phải tranh giành quyền kiểm soát khu vực với Đỗ Phục Uy đang ở tại Lịch Dương (歷陽, nay thuộc Sào Hồ, An Huy); tướng Tùy Trần Lăng (陳稜) ở Giang Đô; thủ Lý Tử Thông ở Hải Lăng (海陵, nay thuộc Thái Châu, Giang Tô). Vào mùa thu năm 619, Lý Tử Thông bao vây Giang Đô do Trần Lăng chiếm giữ. Trần Lăng cầu viện cả Thẩm Pháp Hưng và Đỗ Phục Uy, Đỗ Phục Uy đã đích thân dẫn quân đến giải vây cho Giang Đô, trong khi Thẩm Pháp Hưng phái con là Thẩm Quan (沈綸) dẫn quân đến. Lý Tử Thông đã mộ người Giang Nam giả làm binh lính của Thẩm để tiến công quân Đỗ vào ban đêm, Đỗ Phục Uy không nhận ra nên đã phái binh tiến đánh quân Thẩm. Hai đội quân này tiến đánh lẫn nhau, không thể hỗ trợ được cho Trần Lăng nữa, Lý Tử Thông sau đó đã chiếm được Giang Đô. Bị đánh bại và qua đời. Năm 620, Lý Tử Thông vượt Trường Giang tiến công Thẩm Pháp Hưng. Lý Tử Thông nhanh chóng chiếm được Kinh Khẩu (京口, nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô), và đến khi Thẩm Pháp Hưng phái bộc dạ Tưởng Nguyên Siêu (蔣元超) đi kháng cự, Lý Tử Thông đã đánh bại và giết chết Tưởng Nguyên Siêu. Thẩm Pháp Hưng từ bỏ Bì Lăng và chạy đến Ngô quận (吳郡, nay gần tương ứng với Tô Châu, Giang Tô), Lý Tử Thông do vậy đã đoạt được Bì Lăng, người trấn thủ Đan Dương (丹楊, nay gần tướng ứng với Nam Kinh, Giang Tô) là Lạc Bá Thông (樂伯通) đem dân chúng ra hàng. Đỗ Phục Uy sau đó phái quân đi đánh Lý Tử Thông, kết quả giành được chiến thắng. Nguồn lương thực của Lý Tử Thông cạn kiệt, và ông ta đã quyết định lại tấn công Thẩm Pháp Hưng. Thẩm Pháp Hưng cùng vài trăm lính bỏ Ngô quận và chạy trốn. Một thủ lĩnh nổi dậy nhỏ là Văn Nhân Toại An (聞人遂安) đã phái bộ tướng Diệp Hiếu Biện (葉孝辯) đi nghênh tiếp và hộ tống Thẩm Pháp Hưng. Thoạt đầu Thẩm Pháp Hưng chấp thuận, song trên đường đã hối tiếc về quyết định này và mưu tính giết chết Diệp Hiếu Biện và chạy trốn về Cối Kê (會稽, nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang). Khi Diệp Hiếu Biện nhận ra âm mưu này, Thẩm Pháp Hưng sợ hãi bèn nhảy xuống sông tự tử. Lý Tử Thông chiếm lĩnh lãnh thổ còn lại của Thẩm Pháp Hưng, tương ứng với Chiết Giang ngày nay.
1
null
Hữu Phước (24 tháng 7 năm 1935–21 tháng 2 năm 1997) là một nghệ sĩ cải lương tài danh của Việt Nam trước 1975. Ông từng đoạt Giải Thanh Tâm xuất sắc năm 1965, một giải thưởng sân khấu danh giá nhất thời bấy giờ. Ông là thân phụ của 2 nữ nghệ sĩ Hương Lan và Hương Thanh. Thân thế. Ông tên thật là Henry Trần Quang, sinh năm 1932 tại Châu Thành, Sóc Trăng. Cha ông Trần Quang Cảnh, làm Trưởng tòa cho chính quyền Pháp ở Nam Kỳ. Mẹ ông là Tám Kiều. Gia đình ông theo đạo Công giáo và có quốc tịch Pháp. Sự nghiệp. Sớm chịu ảnh hưởng của song thân (thân phụ là nhạc sĩ cổ nhạc đờn vĩ cầm tài tử, thân mẫu là một nữ nghệ sĩ trong gánh hát Thầy Thuốc Minh ở Sóc Trăng), lại có năng khiếu âm nhạc, từ năm 1954, ông đã bắt đầu sự nghiệp ca hát tại quán Họa Mi thuộc khu Đại Thế Giới, do nghệ sĩ Năm Cần Thơ làm chủ. Nhạc sĩ Mười Lương (chồng nghệ sĩ Năm Cần Thơ) là người thầy đầu tiên huấn luyện, đào tạo ông. Chính nghệ sĩ Mười Lương là người đã đặt nghệ danh Hữu Phước cho ông. Tháng 2 năm 1955, ông lập gia đình, sau đó lên Đà Lạt tiến thân. Ông được ông Phan Văn Bản tức Ba Bản, bầu gánh Thủ Đô, chủ hãng đĩa Hoành Sơn, thu nhận vào làm việc với chức vụ thư ký riêng và phụ trách kỹ thuật thu âm. Trong một lần tình cờ, ông Ba Bản cho ông ca thử giọng và sau đó quyết định cho ông thu âm vào đĩa nhựa (loại đĩa quay 78 vòng) một số bài vọng cổ do hãng dĩa Hoành Sơn sản xuất. Tháng 9 năm 1955, Đài Phát thanh Đà Lạt thành lập tại Hotel du Parc, ông và nhạc sĩ Hai Ngưu phụ trách ban văn nghệ trên Đài. Cuối năm 1955, ông trở lại Sài Gòn, gia nhập gánh Kim Thoa do nữ nghệ sĩ Kim Thoa làm bầu gánh. Trong vụ ném lựu đạn đoàn hát Kim Thoa ngày 19 tháng 12 năm 1955, ông may mắn chỉ bị thương nhẹ. Khi đoàn Kim Thoa tan rã, ông chuyển sang hát cho Đài Pháp Á. Được sự tiến cử của nghệ sĩ Út Bạch Lan, ông gia nhập đoàn Thanh Minh – Năm Nghĩa bắt đầu thành danh sự nghiệp với vai diễn Văn Khiết trong vở "Đứa con hai dòng máu" của soạn giả Lê Khanh. Sau năm 1975, do có quốc tịch Pháp, nên ông cùng gia đình di cư sang Pháp. Năm 1986, ông đứng ra quy tụ những nghệ sĩ cải lương đang định cư tại Pháp để làm sống lại nghệ thuật cải lương ở hải ngoại. Tuy nhiên, ý định của ông không thành công. Ông qua đời ngày 21 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp. Đời tư. Gia đình Hữu Phước còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
1
null
Bùi Hành Nghiễm (chữ Hán: 裴行俨, ? – 619) là tướng lãnh cuối đời Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Ông là nguyên mẫu của nhân vật Bùi Nguyên Khánh (裴元庆) trong các tiểu thuyết thông tục về giai đoạn cuối Tùy đầu Đường. Tiểu sử. Hành Nghiễm là thành viên của nhánh Trung Quyến thuộc sĩ tộc họ Bùi ở quận Hà Đông . Cha là Vũ bôn lang tướng Bùi Nhân Cơ. Không rõ thiếu thời của Hành Nghiễm. Khi Bùi Nhân Cơ nhận chức Hà Nam đạo Thảo bộ đại sứ, nhận lệnh đi trấn thủ Hổ Lao quan, chống lại nghĩa quân Ngõa Cương, có lẽ ông cũng theo cha đến đấy. Năm Nghĩa Ninh đầu tiên (617), Bùi Nhân Cơ quy hàng Lý Mật; bấy giờ Hành Nghiễm đã nổi tiếng là kiêu dũng thiện chiến, được Lý Mật cho làm Thượng trụ quốc, Giáng quận công, đối đãi rất thân cận. Năm sau (618), Vương Thế Sung đánh bại Lý Mật, bắt sống hai cha con Hành Nghiễm, cũng đối đãi rất trọng thị, lấy con gái của anh mình gả cho ông. Đến khi Thế Sung tiếm ngôi, Hành Nghiễm được làm Tả phụ đại tướng quân. Hành Nghiễm mỗi khi ra trận, không kẻ nào chống nổi, được đặt hiệu là Vạn nhân địch. Thế Sung e dè uy danh của hai cha con, càng lúc càng nghi kỵ, đề phòng. Bùi Nhân Cơ hiểu ý, không yên lòng, bày mưu nổi loạn. Việc này bị Trương Đồng Nhi cáo giác, cả hai cha con đều bị hại. Hình tượng văn hóa. Trong tiểu thuyết khuyết danh Thuyết Đường, Bùi Nguyên Khánh là con trai thứ 3 của Sơn Mã quan tổng binh Bùi Nhân Cơ, còn có 1 chị gái là Bùi Thúy Vân – về sau gả cho Hỗn thế ma vương Trình Giảo Kim. Nguyên Khánh lên 12 tuổi đã dùng cặp chùy bằng cái vại cỡ 5 thăng, nặng hơn 300 cân. Nguyên Khánh theo cha 3 lần đánh trại Ngõa Cương, bị Từ Mậu Công dùng kế thu phục. Trong trận đánh ở núi Tứ Minh, vô số binh tướng của 18 lộ phản vương chỉ có Nguyên Khánh tiếp được 3 chùy của Lý Nguyên Bá. Ở , trong chiến dịch Ngũ quan, Nguyên Khánh trúng kế của Hồng Nghê quan tổng binh Tân Văn Lễ, chết bởi trận Hỏa Lôi, hưởng dương 15 tuổi. Trong Hưng Đường truyện, hồi 109, Hắc Phong trại chủ Nghiệt Thế Hùng thừa cơ quần hùng tham gia tranh giành Ngọc tỷ ở Dương Châu, tấn công núi Ngõa Cương. Lão tướng Bùi Nhân Cơ ra đánh, bị Nghiệt Thế Hùng dùng phi đao giết chết. Nguyên Khánh nổi giận xông ra, không đề phòng nên bị Nghiệt Thế Hùng tiếp tục dùng phi đao ám toán.
1
null
Lục Dận (chữ Hán: 陸胤; ?-?), tự Kính Tông (敬宗), là một đại thần nhà Đông Ngô, cháu của Lục Tốn tổng chỉ huy quân Ngô đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248. Tiểu sử. Lục Dận người Ngô quận, Ngô huyện (nay thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), là cháu của Đại đô đốc Lục Tốn và là em ruột của Tả thừa tướng Đông Ngô Lục Khải. Lục Dận khi còn trẻ đã làm quan Đông Ngô, nhậm chức Ngự sử. Thái tử Tôn Hòa nghe danh kết bạn, rất biệt đãi Lục Dận. Dận từng được Ngô chủ Tôn Quyền phong làm Thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu úy đem theo 8000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248, khiến Giao Châu trở lại thành một đơn vị hành chính của Đông Ngô.
1
null
Bí mật Trái Đất diệt vong (tựa tiếng Anh: Oblivion) là một bộ phim viễn tưởng - hành động - tâm lý Mỹ năm 2013 do Joseph Kosinski làm đạo diễn và sản xuất. Phim dựa theo một tiểu thuyết cùng tên của Kosinski, có sự tham gia của dàn diễn viên Tom Cruise, Olga Kurylenko, Andrea Riseborough và Morgan Freeman. Phim được chiếu ra các rạp vào ngày 12 tháng 4 năm 2013 ở Việt Nam và ngày 19 tháng 4 năm 2013 tại Mỹ. Nội dung. Bộ phim lấy bối cảnh năm 2077, sau khi thế giới bị người ngoài hành tinh xâm lược thì tất cả loài người được đưa đến những đám mây sống, chỉ còn chàng chiến binh Jack Harper là được giữ lại Trái Đất. Anh và người yêu mình là Victoria được lệnh hợp tác với nhau để chiến đấu chống lại bọn quái vật hung tợn, sau này Jack tình cờ cứu mạng một cô gái tên Julia trong chiếc phi thuyền bị hỏng, cô ấy đã giúp anh nhớ lại những ký ức bí ẩn của anh và cùng anh đi khám phá chúng. Jack nhận ra Julia mới chính là người vợ thật sự của mình, và sự thật là Jack đang bị người ngoài hành tinh lợi dụng với việc tạo ra hàng nghìn bản sao giống anh nhằm chống lại chính loài người. Vật thể ngoài hành tinh tên Tet là một khối máy móc có trí tuệ nằm ngoài vũ trụ. Jack thực chất là cơ trưởng của con tàu Odyssey trong nhiệm vụ khám phá vệ tinh Titan do NASA thực hiện. Trong chuyến đi đó Victoria là cơ phó và Julia cũng là phi hành đoàn. Trên đường đến Titan, NASA phát hiện một vật thể lạ và yêu cầu tàu Odyssey thăm dò. Khi Jack lại gần con tàu bí ẩn đó thì bị mất liên lạc và bị chiếm quyền điều khiển tàu, Jack lo sợ nên đã phóng khoang ngủ đông có chứa Julia về Trái Đất. Anh và Victoria bị Tet bắt và tẩy não, sau đó bị nhân bản thành một đội quân. Sau khi đã có đủ lực lượng, Tet xâm chiếm và hủy diệt Trái Đất. Nó sử dụng các máy bay không người lái drone và các trạm kiểm soát đặt khắp Trái Đất. Các máy phát điện hút nước từ biển và tách ra khí hydro tạo phản ứng nhiệt hạch. Jack và Victoria bị thao túng bởi ký ức giả mà Tet tạo ra và được đánh số để quản lý từng khu vực khác nhau. Sau khi đã nhận ra toàn bộ sự thật, Jack cùng Julia chiến đấu chống lại đám drone và đánh nhau với bản sao của Jack. Julia bị thương, Jack trở về trạm để lấy thuốc, anh tranh thủ lúc đó giải thích với Victoria nhưng cô không tin và sau đó cô bị chiếc drone tiêu diệt. Jack trốn thoát và mang Julia về căn nhà bên bờ hồ nơi cả hai từng gắn bó. Jack gặp Malcolm Beech và chiến đấu cùng quân kháng chiến, sau đó Jack định dùng một chiếc drone để vận chuyển quả bom hạt nhân đi phá hủy trung tâm Tet nhưng nó đã bị hỏng trong trận chiến. Jack và Malcolm nhất trí việc kích nổ pin hạt nhân lạnh bằng tay với kế hoạch Jack giả vờ giao nộp Julia cho Tet. Julia chấp nhận và chui vào khoang ngủ đông. Jack bay lên tàu mẹ Tet để giao nộp Julia, thực ra bên trong là Malcolm thay thế. Anh đã khám phá nốt các ký ức còn lại của mình qua hộp đen. Jack và Malcolm kích nổ pin hạt nhân và tiêu diệt Tet. Julia tỉnh dậy dưới Trái Đất và nhận ra Jack đã hi sinh. Sau đó ít lâu, Julia gặp Jack-52 - bản sao của Jack cũng đã nhớ lại ký ức của mình.
1
null
Kính lập thể là một loại thiết bị dùng để xem một cặp ảnh riêng biệt ở dạng lập thể hay dạng ảnh nổi, với nguyên tắc mắt phải và mắt trái nhìn vào cùng một cảnh trên hai ảnh. Nguyên tắc. Hai ảnh riêng biệt được đặt cạnh nhau. Khi không nhìn bằng kính lập thể, người sử dụng cần phải cố gắng để cho mắt của họ hoặc là đi qua hai ảnh hoặc là phân tán vì thế hai ảnh sẽ thể hiện thành 3. Khi mất thấy một ảnh khác, hiệu ứng về độ sâu sẽ đạt được tại trung tâm của ảnh 3. Một kính lập thể đơn giản có sự giới hạn về kích thước của ảnh đưa vào sử dụng. Kính phức tạp hơn có thể dùng một cặp thiết bị giống như kính tiềm vọng nằm ngang, điều này cho phép có thể sử dụng các ảnh lớn hơn, có thông tin chi tiết hơn và thị trường rộng hơn. Kính lập thể thực chất là một công cụ mà theo đó hai ảnh của một đối tượng được chụp từ hai góc độ hơi khác nhau, được hiển thị cùng lúc, mỗi ảnh được nhìn từ mỗi mắt. Mỗi hình được ghi nhận trên một kính riêng biệt, và hai kính này nghiêng một góc nhất định so với ảnh và hướng vào nhau để đảm bảo sự pha trộn hình của hai ảnh thành một ảnh 3 chiều.
1
null
Hopes and Fears là album đầu tay của ban nhạc alternative rock người Anh, Keane. Album được phát hành vào tháng 5 năm 2004 ở Anh và đạt ngay vị trí quán quân tại đây sau khi phát hành, trở thành album bán chạy thứ hai của năm tại Anh, sau album đầu tay của Scissor Sisters và có được sau đó 9 lần chứng chỉ Bạch kim từ British Phonographic Industry. Album sau đó quay trở lại đứng đầu tại Anh sau khi giành được giải Album của năm tại Brit Award vào tháng 2 năm 2005. Với 2,7 triệu bản đã bán, đây là album bán chạy thứ 11 trong thập niên 2000 ở Anh. Tới tháng 7 năm 2011, "Hopes and Fears" được xếp hạng thứ 9 trong danh sách những album bán chạy nhất thế kỷ 21 tại Anh. Trên toàn thế giới, album bán được 5,8 triệu bản tính tới tháng 11 năm 2009. Sản xuất. Không giống như album tiếp theo của ban nhạc, hầu hết những ca khúc nằm trong album đều được sáng tác từ trước và không nằm theo chủ đề; "She Has No Time" được viết vào khoảng năm 1999 và là ca khúc cũ nhất được cho vào trong album; các ca khúc còn lại được viết sau sự chia tay của thành viên Dominic Scott vào tháng 7 năm 2001. Hầu hết các ca khúc được sáng tác vào thời kỳ Sanger, trong khoảng từ tháng 8 tới tháng 9 cùng năm. "On a Day Like Today" và "We Might As Well Be Strangers" là 2 ca khúc cuối cùng được viết, vào năm 2003. Album được lấy tên theo câu hát trong ca khúc "Snowed Under", vốn là mặt B của đĩa đơn "Somewhere Only We Know". Hal Leonard Corporation từng cho phát hành tới 2 ấn bản sách sáng tác của "Hopes and Fears" dành cho những trình độ khác nhau. The Music Sales Group cũng cho phát hành một cuốn sách tương tự, trong đó theo kèm 2 CD demo cùng trống và bass cũng như phần sáng tác của các ca khúc mặt B là "Snowed Under", "Walnut Tree" và "Fly to Me". Phần bìa album được thiết kế theo những nhạc cụ chính mà ban nhạc sử dụng, bao quanh phần thùng chiếc piano vốn là nhạc cụ đặc trưng của nhóm. Những ấn bản khác nhau có thể được thấy qua phần màu sắc khác nhau ở phần bìa. Ấn bản chính thức ở Anh có màu xanh lam thẫm, ấn bản tại châu Âu có màu đen, còn ở Mỹ là màu trắng. Ấn bản quốc tế có màu nâu đỏ, còn tại Nhật là màu xanh dương. Ấn bản tại Anh còn có thêm ca khúc "On a Day Like Today" còn tại Nhật thì có thêm "Allemande". Kiểu chữ được sử dụng ở phần bìa là font chữ Cochin, được phóng tác vào năm 1912. Kiểu chữ nghiêng của font chữ này cũng từng được trang web Keaneshaped sáng tác sau đó. Ở phần bìa của đĩa đơn "The Sun Ain't Gonna Shine Anymore", kiểu chữ đã được thay đổi và đĩa đơn này được phát hành bởi War Child chứ không phải là Island Records. Danh sách ca khúc. Ấn bản Deluxe. Ấn bản được phát hành vào năm 2009. CD thứ nhất bao gồm các ca khúc gốc, cộng thêm các ca khúc từ 13 tới 19. CD thứ hai bao gồm mặt B, các đĩa đơn và cả vài bản thu nháp. Đánh giá. "Hopes and Fears" nhận được rất nhiều đánh giá chuyên môn tích cực. Trang web tổng hợp Metacritic dành cho album điểm số trung bình 61/100 thông qua tổng số 18 đánh giá, với ghi chú "tích cực" ở mục đánh giá. Playlouder nhận xét rất tích cực về album, gọi đây là "một trong những album hay nhất mà bạn có thể nghe trong năm"; tạp chí "Q" tặng album 4/5 sao và bình luận "một album đầu tay hoàn toàn có thể được so sánh với "Definitely Maybe" [của Oasis]". Allmusic xếp album với 3.5/5 sao và viết "lời tán gẫu tuyệt đẹp, đầy xúc cảm của nhạc cụ", gọi ca sĩ Tom Chaplin là một "giọng ca tuyệt vời" còn ban nhạc có "khao khát của một trái tim mở... vang vọng trong mọi ca khúc". Tạp chí "Rolling Stone" thì cho rằng album "sẽ có được nhiều thành công hơn hầu hết những nhóm nhạc pop khác". Với 3 sao, tờ "The Guardian" cho rằng nửa đầu của album "dựa nhiều vào khả năng ngắt hơi của Chaplin" và phù hợp với "sự đơn giản của phần ca từ để phát thanh", đánh giá cao "Can't Stop Now" như một "ca khúc pop cảm xúc và bất ngờ" và "cách chơi trống và bass mạnh mẽ" ở "Untitled 1" ở nửa sau của album. Drowned in Sound dành cho album 5/10 sao và không hài lòng với cách Keane bắt chước quá nhiều với Coldplay (đặc biệt khi so sánh "Your Eyes Open" và "On a Day Like Today" lần lượt với các ca khúc "Daylight" và "Politik" trong album "A Rush of Blood to the Head") rồi cho rằng album là một "kiểu thiết kế ở khắp nơi", ca từ thì "chưa trưởng thành" và còn khiến "người nghe phải nghiến răng". Tuy nhiên, họ vẫn đánh giá album nhìn chung đã đem đến những "khoảnh khắc mượt mà" và lấy ví dụ đĩa đơn chính của album "Somewhere Only We Know" là một "sản phẩm gây thổn thức". Năm 2006, "British Hit Singles & Albums" và NME đồng tổ chức một cuộc bình chọn với 40.000 người trên toàn thế giới để bình chọn 100 album hay nhất, và "Hopes and Fears" có được vị trí số 51. Album cũng đứng thứ 5 trong danh sách những album bán chạy nhất thập kỷ của Amazon.co.uk. Năm 2005, album cũng giành được giải Brit Awards cho Album của năm. Tới năm 2010, album cũng được đề cử tại Brit Awards cho "Album của 30 năm", song thua cuộc trước "(What's the Story) Morning Glory?" của ban nhạc Oasis. Năm 2011, tạp chí "Q" cũng xếp album ở vị trí 34 trong danh sách "250 album tôn vinh của Q giai đoạn 1986-2010".
1
null
Liên bang Mã Lai () gồm 11 (sau đó là 14) bang (chín bang Mã Lai và hai khu định cư Eo biển Penang và Malacca) tồn tại từ ngày 31 tháng 1 năm 1948 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963. Liên bang độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, Tập hợp các bang nguyên thuộc Liên bang Malaya hiện được gọi là Malaysia bán đảo. Lịch sử. Từ năm 1946 đến năm 1948, 11 bang hình thành một thuộc địa vương thất Anh Quốc đơn nhất mang tên Liên hiệp Malaya. Do sự phản đối từ những người dân tộc chủ nghĩa Mã Lai, Liên hiệp bị bãi bỏ và bị thay thế bằng Liên bang Malaya, thể chế này phục hồi vị thế tượng trưng của các quân chủ tại các bang Mã Lai. Trong Liên bang, các bang Mã Lai là những lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc, còn Penang và Malacca duy trì vị thế là các lãnh thổ thuộc địa. Giống như Liên hiệp Malaya trước đó, Liên bang không bao gồm Singapore, bất chấp việc lãnh thổ này có các liên kết truyền thống với Malaya. Liên bang giành được độc lập trong Thịnh vượng chung các Quốc gia vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Năm 1963, Liên bang được tái lập với tên "Malaysia" khi liên bang hóa với các lãnh thổ của Anh Quốc là Singapore, Sarawak, và Bắc Borneo; Philippines duy trì một yêu sách với Bắc Borneo. Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia và trở thành một nước cộng hòa độc lập vào ngày 9 tháng 8 năm 1965. Hiệp định liên bang. Hiệp định Liên bang Malaya được chế định từ Hội nghị Pleno Anh-Mã từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946. Cuối phiên họp, Hội nghị Pleno ban hành một "Sách Xanh" có 100 trang. Hiệp định Liên bang Malaya được các quân chủ Mã Lai và đại diện của chính phủ Anh Quốc là Edward Gent ký kết vào ngày 21 tháng 1 năm 1948 tại King House. Hiệp định này thay thế cho hiệp định thành lập Liên hiệp Malaya, và chuẩn bị cho việc thiết lập Liên bang Malaya vào ngày 1 tháng 2 năm 1948. Vị thế của các quân chủ Mã Lai cũng được khôi phục. Hệ thống chính phủ. Đứng đầu Chính phủ của Liên bang Malaya là một Cao ủy người Anh, nhân vật này có quyền lực hành pháp, được Hội đồng Hành pháp Liên bang Malaya và Hội đồng Lập pháp Liên bang Malaya trợ giúp và cố vấn. Hiệp định liên bang thiết lập quyền lực của các chính phủ liên bang và bang. Các vấn đề tài chính cần phải được giải quyết bởi các bang tương ứng. Sultan được trao toàn quyền trong các vấn đề tôn giáo và phong tục Mã Lai. Chính sách đối ngoại và phòng thủ tiếp tục do chính phủ Anh Quốc quản lý. Điều kiện quyền công dân. Điều kiện quyền công dân của Liên bang Malaya được thắt chặt hơn, theo luật, những trường hợp sau được tự động cấp quyền công dân: Thông qua nhập tịch (theo đơn), một cá nhân có thể đạt được quyền công dân, các tiêu chí là: Trong cả hai trường hợp nhập tịch, người nộp đơn cần có đạo đức tốt, tuyên thệ trung thành và làm rõ lý dọ họ sống trong liên bang, và thành thạo tiếng Mã Lai hoặc tiếng Anh. Thông qua hiến pháp, Liên bang Malaya đảm bảo quyền lợi và vị thế đặc biệt của người Mã Lai cũng như các quyền lợi, quyền lực và chủ quyền của các quân chủ Mã Lai trong các bang của họ. Cơ quan lập pháp. Cơ quan Lập pháp Liên bang Malaya có phiên hịp đầu tiên tại Tuanku Abdul Rahman Hall, Kuala Lumpur vào năm 1948. Cơ cấu này do Cao ủy người Anh Edward Gent mở ra. Cấu trúc thành viên của hội đồng gồm: Các thành viên phi chính thức được yêu cầu phải là công dân Liên bang hoặc là thần dân Anh Quốc. Năm 1948, thành phàn dân tộc của Hội đồng là: Onn Jaafar nhấn mạnh trong phiên họp đầu tiên rằng các công dân của Liên bang Malaya không muốn sự can thiệp của các thế lực ngoại bang vào các sự vụ của Liên bang; đại biểu người Hoa Vương Tông Kính (Ong Chong Keng) khẳng định rằng người Hoa sẽ trung thành với Liên bang Malaya. Tại phiên họp hội đồng đầu tiên này, một số ủy ban nhỏ được thành lập: Phiên họp đầu tiên thông qua Dự luật thành phố Kuala Lumpur, Dự luật Chuyền giao quyền lực, và Dự luật Vay nợ.
1
null
Đặng Tử Kính (1875 - 1928) là một chí sĩ yêu nước của Việt Nam thời cận đại. Ông cùng với Phan Bội Châu, Nguyễn Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Thái Thân... đều là những hội viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của Duy Tân hội. Tiểu sử. Đặng Tử Kính quê quán huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, là bạn đồng chí với Phan Bội Châu đồng thời là chú ruột liệt sĩ Đặng Thái Thân. Năm 1905, Đặng Tử Kính cùng với Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật (1905) để cầu ngoại viện. Tháng giêng năm 1906, Ông đã đưa hội chủ (Cường Để) từ bến cảng Hải Phòng sang Nhật để phát động phong trào Đông du, với mục đích đưa thanh niên sang Nhật du học. Năm 1908, Pháp và Nhật ký với nhau một hiệp ước, phong trào Đông Du bị đàn áp, du học sinh bị trục xuất, Ông phải rời đất Nhật trở về Hương Cảng rồi sang Xiêm (Thái Lan). Tại đây ông đã cùng Đặng Thúc Hứa xây dựng và tổ chức các hoạt động yêu nước cho Việt kiều và du học sinh Việt Nam tại bản Thầm, đồng thời lập quỹ để mua sắm vũ khí cho cách mạng. Năm 1911 cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) thành công, cho đây là cơ hội thuận lợi nên Ông liền từ Xiêm về Quảng Đông. Nơi đây Ông cùng Phan Bội Châu và các những người khác đã giải tán Duy Tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục Hội, thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ. Ông cùng với Mai Lão Bạng được bầu làm Ủy viên kinh tế trong "Chấp hành bộ". Năm 1913, Phan Bội Châu bị chính quyền Quảng Đông bắt giữ, lúc này Đặng Tử Kính và Nguyễn Thượng Hiền đã lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội. Tháng 3 năm 1915, Ông và Nguyễn Thượng Hiền sang Xiêm vận động công sứ Đức, Áo viện trợ 10.000 đồng tiền Xiêm, đồng thời chia làm 3 phần giao cho ba nhóm Quang Phục quân mua vũ khí để đánh vào Móng Cái, Hà Khẩu, Lạng Sơn. Song đáng tiếc những hoạt động quân sự trên không thành công. Sau khi Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng hải rồi đưa về nước vào năm 1925, phong trào Việt Nam Quang Phục hội dần dần tan rã, Ông tiếp tục sang Xiêm La. Sau một thời gian hoạt động vào năm 1928 thì Ông đã qua đời tại Phi Chịt (Thái Lan).
1
null
Friedrich Heinrich Ernst Graf von Wrangel (13 tháng 4 năm 1784 tại Stettin, Pommern – 2 tháng 11 năm 1877 tại Berlin) là một Bá tước và Thống chế của quân đội Phổ, được xem là một trong những người đã đóng góp đến sự thành lập Đế quốc Đức. Được thị dân Berlin mệnh danh là "Cha Wrangel" ("Papa Wrangel"), ông trở thành một trong những tướng lĩnh được dân chúng ưa chuộng nhất của Phổ vì khiếu hài hước thô kệch của mình. Gia nhập các lực lượng Phổ vào năm 1796, Wrangel đã tham gia chiến đấu chống Pháp và thể hiện khả năng của mình trong những cuộc chiến tranh của Napoléon. Trên cương vị là một tư lệnh cấp sư đoàn ông đã giải quyết tình hình bất ổn tại Köln vào năm 1837. Về sau, ông chỉ huy quân đội Liên minh các quốc gia Đức trong Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất vào năm 1848, tiến quân đến tận Jutland, và cùng năm đó ông dập dắt cuộc cách mạng ở Berlin. Vào năm 1864, ông được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh quân đội liên minh Áo - Phổ trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, nhưng vị Thống chế quá cao tuổi không giành được thắng lợi đáng kể trong cuộc chiến và vị vương thân-chiến sĩ Friedrich Karl đã thay thế ông làm Tổng Tư lệnh liên quân. Trong khoảng thời gian cuối đời, ông tích cực tái cấu trúc lực lượng kỵ binh Phổ và đóng vai trò cố vấn quân sự trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Cuộc đời ban đầu. Wrangel ra đời tại Stettin (ngày nay là Szczecin, Ba Lan) ở tỉnh Pommern, Phổ. Khi mới 12 tuổi, ông đã gia nhập một trung đoàn long kỵ binh vào năm 1796 và được phong cấp thiếu úy vào năm 1798. Trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, trung đoàn của chỉ được động viên hoàn toàn sau thất bại của Phổ trong trận Jena. Wrangel đặc biệt thể hiện khả năng của mình trong trận Heilsberg vào năm 1807, và được tặng thưởng huân chương cao quý nhất của Phổ – "Huân chương Quân công". Trong quá trình cải cách quân đội, Wrangel lên quân hàm trung úy và tiếp theo đó là đại úy. Với cuộc tái cấu trúc trung đoàn long kỵ binh của ông, Wrangel trở thành Tư lệnh của Trung đoàn Thiết kỵ binh số 3 được hình thành từ trung đoàn long kỵ binh cũ của ông. Trong cuộc Chiến tranh Giải phóng năm 1813, ông chiến đấu tốt tại Hainan, Liebertwolkwitz, và Leipzig, nên được thăng quân hàm thiếu úy, và được nhận Huân chương Thập tự Sắt tại Wachau gần Leipzig. Năm 1814, ông ban đầu tham gia trong các hoạt động phong tỏa quanh Luxembourg, sau đó đóng một vai trò quan trọng trong giao tranh ác liệt vào tháng 2. Trên đường rút quân đến Etouges, ông được Thống chế Blücher vì tài năng chỉ huy trung đoàn của mình. Ông cũng tích cực tham gia trong các trận đánh tại Laon và Sezanne. Cùng năm đó, do những cống hiến của mình trong cuộc chiến, ông lên quân hàm thượng tá, và được giao quyền chỉ huy Trung đoàn Long kỵ binh số 2 Tây Phổ. Mặc dù trung đoàn không tham chiến trong chiến dịch năm 1815, ông trở thành đại tá. Tướng và Thống chế Phổ. Trong thời kỳ hòa bình lâu dài, Wrangel đã thể hiện bản lĩnh của mình như một sĩ quan kỵ binh táo bạo và hiệu quả. Ông chỉ huy một lữ đoàn kỵ binh vào năm 1821, và được phong cấp Thiếu tướng hai năm sau đó, khi ông vừa tròn 40 tuổi. Ông chỉ huy Sư đoàn số 13, với tổng hành dinh đặt tại Münster ở Westfalen vào năm 1834, khi mà bạo động bùng nổ do những bất đồng giữa Tổng gám mục Köhn và vương quyền. Thái độ ứng xử cương quyết của ông đối với giới tăng lữ đã ngăn chặn tình trạng bất ổn nghiên trọng. Ông lên quân hàm Trung tướng, được triều đình tặng thưởng nhiều huân chương, có được sự tín nhiệm của tầng lớp quý tộc Junker, và lần lượt giữ chức chỉ huy tại Königsberg và Stettin. Vào năm 1848, Wrangel được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn II của quân đội Liên minh các quốc gia Đức trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, và được phong quân hàm Thượng tướng Kỵ binh. Dưới sự chỉ đạo của ông, quân đội Phổ đã giành một số chiến thắng trước quân Đan Mạch, và tấn công Jutland. Tuy nhiên, các cường quốc khác của châu Âu gây áp lực buộc Phổ phải rút quân, và do đó vua Friedrich Wilhelm IV đã huấn dụ cho Wrangel rút quân khỏi các công quốc Schleswig và Holstein. Song, Wrangel từ chối, khẳng định rằng ông đang nằm dưới sự chỉ huy của chấp chính quan Đức chứ không phải là vua Phổ. Ông đề xuất rằng bất kỳ một hòa ước nào được ký kết chí ít phải được đệ trình cho Nghị viện Frankfurt, do những người theo chủ nghĩa tự do, phê chuẩn. Điều này gây cho phe tự do hiểu nhầm rằng Wrangel đứng về phía họ. Tuy nhiên, người Đan Mạch từ chối đề xuất này và các cuộc đàm phán chấm dứt. Sau một sự lưỡng lự phân vân, Phổ ký kết thỏa ước tại Malmö vào ngày 26 tháng 8 năm 1848, theo đó họ thực sự nhượng bộ mọi yêu cầu của Đan Mạch. Sự bất tuân của Wrangel không gây tai họa cho ông: vào mùa hè, triều đình Phổ triệu tập ông đến Berlin để trấn áp các cuộc nổi dậy tại đây trong Các cuộc cách mạng năm 1848 ở Đức. Ông khởi binh tới thành phố Berlin vào ngày 10 tháng 11 năm 1848, mà không gặp phải nhiều sự kháng cự. Đoàn quân của ông được sự chào đón của tầng lớp trung lưu, những người đã mệt mỏi trước tình trạng rối ren và bất ổn trong cuộc cách mạng – chào đón. Trên cương vị là Thống đốc Berlin và Tổng Tư lệnh quân đội tại Brandenburg (chức vụ mà ông giữ cho đến khi mất), Wrangel đã tuyên bố vây hãm thành phố và trục xuất viên chủ tịch và các thành viên tự do chủ nghĩa của Hội đồng Quốc gia. Ông nhanh chóng khôi phục quyền lực của Chính phủ. Như vậy, trong lịch sử hồi sinh đầy biến động của Vương quốc Phổ, đã hai lần thái độ kiên quyết không khoan nhượng của Wrangel đạt được mục tiêu của mình mà không gây đổ máu. Để tưởng thưởng công trạng của Wrangel trong việc dập tắt cuộc cách mạng tại Berlin, Quốc vương Friedrich Wilhelm IV đã phong ông quân hàm Thượng tướng Kỵ binh, và bổ nhiệm ông làm Tổng Tư lệnh Quân đoàn III, chứ không chỉ là chỉ huy quân đội tại Brandenburg. Kể từ đây, ông trở thành một cộng sự thân cận của Vương tử Wilhelm, sau là Hoàng đế Wilhelm I của Đức. Kể từ giai đoạn này trở lại, Wrangel đóng một vai trò quan trọng trong việc hồi sinh lực lượng kỵ binh Phổ, binh chủng đã rơi vào tình trạng bị bỏ bê và kém hiệu quả kể từ năm 1815. Vào năm 1856, tướng Wrangel tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày ông gia nhập quân đội Phổ, và nhân dịp này ông được phong cấp bậc cao nhất Thống chế vào ngày 15 tháng 8. Ông trở thành viên sĩ quan duy nhất giữ quân hàm Thống chế trong quân đội Phổ khi ấy, mặc dù những người em của Đức vua là Vương tử Karl và Wilhelm giữ những cấp bậc được cho là tương đương với Thống chế. Khi cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai bùng nổ giữa Áo và Phổ với Đan Mạch, vị Thống chế 80 tuổi Wrangel được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh quân đội liên minh. Wrangel giờ đây đã quá cao tuổi nên không thể hoạt động theo các kế hoạch của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke. Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Anh (phiên bản năm 1911, ông thường ban bố những mệnh lệnh vu vơ hoặc không thể thực hiện được, và luôn khao khát Vương tử Friedrich Karl thay thế ông chỉ huy liên quân. Nhà sử học Hans-Ulrich Wehler đã đánh giá về Wrangel trong chiến dịch năm 1864 là "hoàn toàn bất lực", và trên thực tế, Wrangel không phải là một nhà chiến lược tài năng, mà là một sĩ quan can trường trên trận tuyến với khiếu hài hước thô kệch kiểu Berlin. Sau trận Dybbøl, Wrangel từ chức chỉ huy, được phong làm Bá tước (Graf) và được nhận nhiều vinh dự khác. Từ điển Bách khoa Anh cho rằng thanh danh của Wrangel, và tài năng chỉ huy của Friedrich Karl, Helmuth von Moltke, Eduard Vogel von Falckenstein, và Ludwig Karl Wilhelm von Gablenz đã mang lại chiến thắng vang dội cho liên quân trong chiến dịch này. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến, mâu thuẫn gay gắt đã nảy sinh giữa vị Thống chế và Thủ tướng Otto von Bismarck. Bất bình trước sự can thiệp của các nhà ngoại giao vào tình hình chiến sự, Wrangel đã đánh điện cho Đức vua: "Tâu Bệ hạ, đám nhà ngoại giao đáng bị đưa lên giá treo cổ". Nhưng đến một ngày, khi hai người ngồi cạnh nhau bên bàn của Đức vua, Wrangel đã tỏ ra ăn năn hối lỗi, và ông cùng Thủ tướng trở lại là bạn với nhau cho đến khi Wrangel mất. Vào năm 1866, trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, ông không giữ một chức Tư lệnh nào vì tuổi tác của mình, nhưng tình nguyện đi theo quân đội ra chiến trường. Nhà sử học G. L. M. Strausse đã từng chứng kiến một lần tại quân y viện ở Nachod, Wrangel đã chia sẻ và động viên các thương binh, đồng thời cấp chút tiền cho họ. Sau cuộc chiến, ông hăng say đóng góp cho cuộc cải tổ binh chủng kỵ binh lần thứ hai trong giai đoạn 1866 – 1870, và trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Cũng như trong cuộc chiến với Áo, ông làm cố vấn quân sự cho Phổ trong cuộc chiến tranh với Pháp. Trong cuộc diễu binh chiến thắng của quân đội Phổ – Đức về kinh thành Berlin sau các cuộc chiến năm 1866 và 1870 – 1871, Wrangel được vinh dự dong ngựa ở phía trước những nhân vật quan trọng như Bismarck, Roon và Moltke. Ông từ trần tại Berlin vào năm 1877, hưởng thọ 93 tuổi. Nhân dịp kỷ niệm thứ 70 ngày ông gia nhập quân ngũ, trung đoàn của Wrangel, Trung đoàn Thiết kỵ binh số 3, đã được đặt tên là "Bá tước Wrangel" ("Graf Wrangel"). Trong bộ phim "Bismarck" (1940) của đạo diễn Wolfgang Liebeneiner, Wrangel được Hans Junkermann thủ vai. Ngày nay ở Berlin-Kreuzberg có "Đường Wrangel" ("Wrangelstraße"), vốn đã được đặt theo tên ông từ năm 1849. Lưu ý. Chú ý đến tên gọi của ông: "Graf" là một tước hiệu, tương đương với Bá tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Bá tước" là "Gräfin".
1
null
Từ Viên Lãng (, ? - 623) là một thủ lĩnh nổi dậy chống lại triều Tùy vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế. Ông từng quy phục trên danh nghĩa Lý Mật, Dương Đồng, Đậu Kiến Đức, và triều Đường. Sau khi Đậu Kiến Đức bị quân Đường đánh bại và giết chết vào năm 621, Từ Viên Lãng trong một thời gian ngắn lại quy phục triều Đường, song sau đó lại nổi dậy, liên minh với Lưu Hắc Thát. Ông tự xưng là Lỗ Vương. Năm 622, sau khi bị quân Đường đánh bại, Từ Viên Lãng bị giết trên đường trốn chạy, nước Lỗ cũng diệt vong. Nổi dậy ban đầu. Từ Viên Lãng là người Duyện châu (兗州, nay gần tương ứng với Tế Ninh, Sơn Đông). Ông nổi dậy chống lại sự cai trị của triều Tùy vào mùa xuân năm 617 hoặc trước đó, và sau khi chiếm được Đông Bình (東平, nay thuộc Hà Trạch, Sơn Đông), ông đã khuếch trương lãnh thổ của mình, trải dài từ Đông Bình đến Lang Da (琅邪, nay thuộc Lâm Nghi, Sơn Đông), và có trên hai vạn lính. Quy phục. Vào mùa xuân năm 618, sau khi Ngụy công Lý Mật (một thủ lĩnh nổi dậy khác) đại thắng trước tướng Tùy là Vương Thế Sung và tiếp cận đông đô Lạc Dương, Từ Viên Lãng cũng một vài thủ lĩnh nổi dậy lớn khác đã quy phục Lý Mật trên danh nghĩa và dâng biểu thỉnh cầu Lý Mật xưng đế, song Lý Mật từ chối. Sau khi Vương Thế Sung đánh bại Lý Mật vào năm 619, Từ Viên Lãng quay sang quy phục hoàng đế Dương Đồng tại Lạc Dương, tuy nhiên ông cũng sai sứ dâng biểu xin quy phục Đường Cao Tổ và được phong tước Lỗ quận công. Sau khi Vương Thế Sung buộc Dương Đồng phải thiện nhượng, lập ra nước Trịnh, Từ Viên Lãng quy phục Trịnh trên danh nghĩa. Vào mùa đông năm 619, Hạ vương Đậu Kiến Đức (một thủ lĩnh nổi dậy khác) đã chinh phục lãnh thổ Đường ở bờ bắc Hoàng Hà, Từ Viên Lãng quy phục nước Hạ. Năm 621, khi hoàng tử Đường là Lý Thế Dân suất quân tiến công nước Trịnh, Đậu Kiến Đức đã trưng dụng quân của Từ Viên Lãng để cứu viện Vương Thế Sung. Cũng trong năm đó, Lý Thế Dân đánh bại và bắt giữ Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung cũng hàng phục Lý Thế Dân. Sau đó, Từ Viên Lãng quy phục triều Đường và được trao chức Duyện châu tổng quản, Lỗ quận công. Phản Đường và qua đời. Cũng vào năm 621, tướng cũ của Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát đã nổi dậy chống lại triều Đường, nhanh chóng tái chiếm hầu hết lãnh thổ cũ của Đậu Kiến Đức. Sau khi Lưu Hắc Thát liên lạc với Từ Viên Lãng, phong Từ Viên Lãng làm 'đại hành đài nguyên soái'. Từ Viên Lãng cũng nổi dậy và bắt được tướng Đường là Thịnh Ngạn Sư (盛彥師) và nhận được sự ủng hộ của tám châu Duyện, Vận, Trần, Kỉ, Y, Lạc, Tào, Đái. Từ Viên Lãng buộc Thịnh Ngạn Sư phải viết thư cho kì đệ đang giữ chức tại Ngu Thành (虞城, nay thuộc Thương Khâu, Hà Nam) khuyên hàng, song Thịnh Ngạn Sư lại viết thư bảo kì đệ trung thành và không phản lại Đường. Sau khi trông thấy bức thư, Từ Viên Lãng cho rằng Thịnh là một người trọng nghĩa nên nói rằng sẽ không giết. Mùa đông năm 621, Từ Viên Lãng xưng là Lỗ Vương. Năm sau đó, người dân địa phương do dự trong việc nên theo Lỗ hay Đường. Vào mùa hè năm 622, sau khi Lý Thế Dân đánh bại Lưu Hắc Thát, Lưu Hắc Thát tạm thời phải chạy trốn sang Đông Đột Quyết, Từ Viên Lãng hoảng sợ và không biết phải làm sao. Theo đề xuất của thuộc hạ là Lưu Phục Lễ (劉復禮), thoạt đầu Từ Viên Lãng định nghênh đón một thủ lĩnh nổi dậy khác là Lưu Thế Triệt (劉世徹) đến làm thủ lĩnh của mình do người này có danh tiếng, song khi Lưu Thế Triệt đến, Từ Viên Lãng lại nhớ đến chuyện Trạch Nhượng bị Lý Mật giết chết lúc trước nên chỉ cho Lưu Thế Triệt làm tướng. Sau đó, do nghi ngờ Lưu Thế Triệt, Từ Viên Lãng đã sát hại Lưu. Tuy nhiên, do phải hứng chịu các cuộc tấn công từ Lý Thế Dân và Lý Thần Thông (李神通), lãnh thổ của Từ Viên Lãng tiếp tục thu hẹp lại. Lý Thế Dân sau đó đã quay về kinh thành Trường An của Đường, song lệnh Lý Thần Thông, Lý Thế Tích và Nhâm Côi (任瓌) tiếp tục tiến công Từ Viên Lãng. Đến mùa xuân năm 623, quân Đường bao vây kinh thành ở Duyện châu của Lỗ, quân Lỗ lũ lượt đầu hàng. Từ Viên Lãng tuyệt vọng và đã ra khỏi thành, chạy trốn chỉ với vài kị binh. Sau đó, ông bị dã nhân giết chết. Lãnh thổ của Từ Viên Lãng rơi vào tay triều Đường.
1
null
Trong toán học, đa đồ thị ("multigraph" hay "pseudograph") là một đồ thị được phép có nhiều cạnh (còn gọi là cạnh song song), nghĩa là các cạnh có cùng một nút kết thúc. Do đó hai đỉnh có thể được kết nối bởi nhiều cạnh. Đa đồ thị vô hướng. Ta có một đa đồ thị "G":=("V", "E") với: Đa đồ thị có thể được dùng trong mô hình các chuyến bay bởi các hãng hàng không. Trong trường hợp này đa đồ thị sẽ là một đồ thị có hướng với những cặp cạnh có hướng song song nhau nối các thành phố để cho biết có thể bay từ vị trí này đến vị trí kia. Một số tác giả cũng cho phép đa đồ thị có khuyên, nghĩa là có một cạnh nối một đỉnh với chính nó, trong khi những người khác gọi là "pseudographs" và cho rằng đa đồ thị ("multigraph") là không có khuyên. Đa đồ thị có hướng. Một đa đồ thị có hướng ("multidigraph") mà độ thị được phép có nhiều cung ("arc"),cung có cùng một đỉnh đầu và cuối. Một đa đồ thị có hướng "G":=("V","A") với Một "đa đồ thị hỗn hợp" "G":=("V","E", "A") cũng có thể được định nghĩa như "đồ thị hỗn hợp". Ngoài ra ta có một đa đồ thị có hướng "G":=("V", "A", "s", "t") với
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự B. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự C. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự D. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự E. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự F. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự G. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự H. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự I. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự J. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự K. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự L. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Radermachera tiếng Việt thường gọi là chi Rà - đẹt, Boọc Bịp, Rọc Rạch là một chi thực vật gồm khoảng 15-16 loài thực vật có hoa thuộc họ Đinh (Chùm ớt), chúng có phân bổ tự nhiên ở phía nam châu Á. Các loài cây thuộc chi này chủ yếu là cây thường xanh dạng bụi lớn đến gỗ lớn, chiều cao dao động từ 5 - 40m. Lá của các loài chủ yếu là dạng lá kép từ 1 đến 3 lần. Hoa thường mọc trực tiếp ra từ thân hoặc cành lớn, tràng hoa thường hợp hoặc xẻ nông dạng chuông đường kính 5–7 cm, màu của tràng hoa thường là trắng, hồng, tím hoặc vàng nhạt, vàng cam. Tên của chi thực vật này được đặt vinh danh nhà tự nhiên học người Hà Lan ở thế kỷ 18 Jacob Cornelis Matthieu Radermacher sau khi ông mô tả và phân loại nhiều hệ thực vật trên các đảo Java và Sumatra. Sử dụng. Các loài thuộc chi này có nhiều tính năng sử dụng. Theo y học phương Đông thì nó được dùng như một loài thảo dược chữa một số bệnh sốt rét, lỵ, ỉa chảy, xấu máu. Ở Lào, một số loài có hoa có thể dùng làm thực phẩm. Ở Thái Lan, loài Radermachera ignea còn được xem như là biểu trưng cho 1 vùng đất, loài này cũng được trồng ở những nơi chủa chiền tôn nghiêm tâm linh. Cũng trong chi này còn có loài "R. sinica" được dùng làm cây cảnh bên trong nhà với mỹ quan đến từ các lá của chúng.
1
null
là một kiểu xe tăng hạng nhẹ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Đây là mẫu cải tiến cho xe tăng hạng nhẹ Ha-Go Kiểu 95 bằng cách gắn tháp pháo to hơn của xe tăng hạng trung Chi-Ha Kiểu 97 lên khung xe của Kiểu 95. Lịch sử phát triển. Ke-Nu Kiểu 4 ra đời từ quá trình nâng cấp xe tăng hạng trung Chi-Ha Kiểu 97. Kiểu 97 đời đầu tiên có nhược điểm là sử dụng pháo chính 57 mm có vận tốc đạn thấp nên sức xuyên giáp đối với xe tăng đối phương không cao, điều này được thể hiện trong quá trình chiến đấu tại Mãn Châu, Trung Quốc ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Trung-Nhật và nhất là trong cuộc đối đầu Hồng quân Liên Xô trong Trận Khalkhin Gol. Do đó, kiểu pháo chính 47 mm có vận tốc đạn cao hơn đã được phát triển và xe tăng Kiểu 97 trang bị pháo chính này được gọi là phiên bản Kiểu 97 - "kai" "Shinhoto". Những tháp pháo cũ 57 mm của Kiểu 97 đã được tận dụng để gắn lên khung của xe tăng hạng nhẹ lỗi thời Ha-Go Kiểu 95, tạo nên Ke-Nu Kiểu 4. Tổng cộng đã có 100 chiếc được thực hiện chuyển đổi vào năm 1944. Thiết kế. Ke-Nu Kiểu 4 là phiên bản nâng cấp của xe tăng hạng nhẹ Kiểu 95 bằng việc gắn tháp pháo của xe tăng hạng trung kiểu 97, do đó có hỏa lực tốt hơn và khối lượng nặng hơn Kiểu 95 cũ. Tốc độ tối đa so với Kiểu 95 cũng bị giảm đi (40 km/giờ so với 45 km/giờ). Nhược điểm lớn nhất của Ke-Nu Kiểu 4 cũng như của Kiểu 95 là lớp giáp xe không đủ dày. Chỗ giáp dày nhất (25 mm) chính là của tháp pháo Kiểu 97 cũ, không đủ bảo vệ kiểu xe này trước các loại pháo tăng Đồng Minh 37 mm, 75 mm và 2-pounders. Lịch sử hoạt động. Việc chuyển đổi diễn ra vào năm 1944 là quá trễ để do đó hầu hết số lượng kiểu xe này được đưa vào nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản trước cuộc đổ bộ của Đồng Minh. Một số được đưa đến các đơn vị tại Triều Tiên và Mãn Châu, tham gia chiến đấu hạn chế chống lại Hồng quân Liên Xô năm 1945. Một chiếc Ke-Nu Kiểu 4 đã bị quân Nga bắt giữ tại Mãn Châu và đưa về trưng bày tại Bảo tàng Tăng - thiết giáp Kubinka, Moscow
1
null
Radermachera sinica có tên trong tiếng Việt là Rà - đẹt hoa trắng, Rà - đẹt tàu, Boọc Bịp hoa trắng, Rọc rạch, Hầu dâu, Xoan dâu là một loài thực vật thường xanh thuộc họ Đinh (Chùm Ớt) có phân bổ tự nhiên ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam, miền bắc Miến Điện. Đây là loài gỗ lớn, trong tự nhiên có thể cao tới 30m và đường kính gốc có thể tới 1m. Lá của chúng là dạng lá kép lông chim 1 lần có thể dài từ 20–70 cm, rộng từ 15–25 cm, các lá chét có thể dài từ 2–4 cm, bề mặt lá chét bóng rất đẹp. Hoa của chúng điển hình của họ Đinh, có tràng màu trắng, gốc tràng hoa hợp tạo thành dạng loa kèn, có thể dài tới 7 cm. Cây mọc ở rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đai rừng từ 400-1500m, ưa đất nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt, nhu cầu ánh sáng rất lớn từ toàn phần tới bán phần dương. Cây không chịu được điều kiện gió khô và sương muối. Sử dụng. Y học truyền thống phương Đông dùng nó như là một vị thuốc trị sốt, trị thương và vài chứng bệnh khác. Nó còn được dùng làm cây cảnh quan, ngày nay thì người ta còn dùng nó như là một loài cây nội thất bởi lá chét có chất liệu lá bóng xanh đậm, hoa màu trắng dạng loa kèn mọc ra từ thân.
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự M. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự N. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự O. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự P. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Dương Nghĩa Thần (, ? - 617?), bản danh là Uất Trì Nghĩa Thần (尉遲義臣), là một tướng lĩnh của triều Tùy. Vào cuối thời gian trị vì của Tùy Dạng Đế, Dương Nghĩa Thần là một trong số ít các tướng Tùy có thể giành được chiến thắng trước các thủ lĩnh nổi dậy, song vào năm 616, Tùy Dạng Đế do nghi ngờ nên đã bãi binh quyền của ông, Dương Nghĩa Thần qua đời sau đó. Bối cảnh. Cha của Dương Nghĩa Thần là Uất Trì Sùng (尉遲崇), người Tiên Ti và là một họ hàng xa của Uất Trì Huýnh. Uất Trì Sùng nhậm chức 'nghi đồng đại tướng quân' của triều Bắc Chu và trú thủ tại Hằng Sơn. Khi đó, Dương Kiên giữ chức tổng quản Định châu (定州, nay gần tương ứng với Bảo Định, Hà Bắc) lân cận, Uất Trì Sùng thấy Dương Kiên là người có trí lớn nên đã kết thân. Năm 580, Dương Kiên trở thành thừa tướng, đoạt lấy quyền lực của triều đình Bắc Chu, Uất Trì Huýnh nghi ngờ về mục đích của Dương Kiên nên đã nổi dậy tại Tương châu (相州, nay gần tương ứng với Hàm Đan, Hà Bắc). Khi Uất Trì Sùng hay tin, do là họ hàng của Uất Trì Huýnh nên ông đã tự tống giam mình và sai sứ giả đễn chỗ Dương Kiên xin chịu hình phạt. Dương Kiên đã tha tội cho Uất Trì Sùng và lệnh ông nhập triều làm thuộc hạ thân tín. Sau khi Dương Kiên soán ngôi vị của Bắc Chu Tĩnh Đế vào năm 581, trở thành Văn Đế và lập ra triều Tùy, ông ta đã phong Uất Trì Sùng làm Tần Hưng huyện công. Năm 582, Uất Trì Sùng làm thuộc hạ của Đạt Hề Trưởng Nho (達奚長儒) trong một chiến dịch tiến đánh Sa Bát Lược khả hãn của Đột Quyết, mặc dù Đạt Hề Trưởng Nho giành chiến thắng, Uất Trì Sùng đã chết trận. Vào lúc cha qua đời, Uất Trì Nghĩa Thần vẫn còn nhỏ tuổi. Tùy Văn Đế đưa Uất Trì Nghĩa Thần vào trong cung dưỡng dục, cho phép ông kế tập các tước hiệu của cha. Sau khi Nghĩa Thần trở thành một tráng niên, ông phụng sự trong đội thị vệ của hoàng cung. Khi trông thấy ông, Tùy Văn Đế nhớ tới các công lao khi xưa của Uất Trì Sùng nên đã hạ lệnh ban phú quý cho Nghĩa Thần, ban họ Dương của hoàng tộc cho Nghĩa Thần, Nghĩa Thần trở thành "hoàng chất tôn". Ngay sau đó, Tùy Văn Đế bổ nhiệm Nghĩa Thần đi giữ chức thứ sử Thiểm châu (陝州, nay gần tương ứng với Tam Môn Hiệp, Hà Nam). Phụng sự cho Tùy Văn Đế. Dương Nghĩa Thần được đánh giá là người thành thật và cẩn trọng, và có các phẩm chất của một thủ lĩnh quân sự, được Tùy Văn Đế xem trọng. Năm 598, khi Đạt Đầu khả hãn của Đột Quyết suất quân tiến công biên thùy phương Bắc, Dương Nghĩa Thần được phong làm hành quân tổng quản, suất ba vạn binh sĩ đi kháng cự. Năm 599, quân Đột Quyết lại xâm nhập Nhạn Môn quan, Mã Ấp, Dương Nghĩa Thần cũng dẫn quân phản kích. Quân Đột Quyết rút lui về Tắc Ngoại, Dương Nghĩa Thần truy kích đến Đại Cân Sơn. Năm 600, liên kết với Thái Bình công Sử Vạn Mặc (史萬歲), ông đã đại phá quân Đột Quyết. Tuy nhiên, sau đó Sử Vặn Mặc bị Dương Tố hãm hại nên bị xử tử, và Dương Nghĩa Thần không được ban thưởng cho chiến công đã lập được. Vào đầu những năm Nhân Thọ (601-604), Dương Nghĩa Thần được thăng chức làm tổng quản Sóc châu (朔州, nay gần tương ứng với Sóc Châu, Sơn Tây). Dưới thời Tùy Dạng Đế. Năm 604, Tùy Văn Đế qua đời, Thái tử Dương Quảng kế vị, tức Tùy Dạng Đế. Ngay sau đó, em trai Tùy Dạng Đế là Hán Vương Dương Lượng đã tiến hành nổi dậy ở Tịnh châu (并州, nay gần tương ứng với Thái Nguyên, Sơn Tây). Bộ tướng của Dương Lượng là Kiều Chung Quỳ (喬鍾葵) bao vây Lý Cảnh (李景)- tổng quản Đại châu (代州, nay gần tương ứng với Hãn Châu, Sơn Tây). Tùy Dạng Đế lệnh cho Dương Nghĩa Thần suất hai vạn quân đi giải vây giúp Lý Cảnh, Dương Nghĩa Thần đã thành công, đánh bại Kiều Chung Quỳ. Sau khi Dương Lương bị đánh bại và buộc phải đầu hàng Dương Tố, Dương Nghĩa Thần được phong thưởng, thăng chức 'đại tướng quân', nhậm chức Tương châu thứ sử. Năm 607, Tùy Dạng Đế triệu ông về kinh, bổ nhiệm làm "tông chính khanh" rồi "thái bộc khanh". Năm 609, Dương Nghĩa Thần là một tướng lĩnh trong chiến dịch tiến công Thổ Dục Hồn, bao vây Mộ Dung Phục Doãn, kết quả phần lớn là thắng lợi. Năm 612, Dương Nghĩa Thần cũng tham gia trong cuộc viễn chinh lần thứ nhất chống Cao Câu Ly, chỉ huy một đội quân của Hứa công Vũ Văn Thuật với mục đích thâm nhập sau vào lãnh thổ Cao Câu Ly, tiến đánh kinh thành Bình Nhưỡng của nước này. Mặc dù đội quân Dương Nghĩa Thần chỉ huy giành được chiến thắng, song chiến dịch thì lại thất bại nặng nề, Dương Nghĩa Thần vì thế mà bị miễn chức. Tuy nhiên, ngay sau đó Tùy Dạng Đế đã phục chức cho ông, và đến năm 613, khi Tùy Dạng Đế tiến hành cuộc viễn chinh Cao Câu Ly lần thứ hai, Dương Nghĩa Thần được cử làm phó tướng, cùng Vũ Văn Thuật hướng đến Bình Nhưỡng, song khi ông đến Áp Lục Giang thì tin tức Dương Huyền Cảm nổi dậy truyền đến, Tùy Dạng Đế hủy bỏ chiến dịch. Sau đó, hầu hết lãnh thổ Tùy phát sinh các cuộc khởi nghĩa nông dân, Dương Nghĩa Thần được phái đi trấn áp cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Hướng Hải Minh (向海明) tại Phù Phong, kết quả là Dương Nghĩa Thần đã đánh bại Hướng Hải Minh. Năm 614, trong cuộc viễn chinh Cao Câu Ly lần thứ 3, Dương Nghĩa Thần được thăng chức là "tả quang lộc đại phu". Năm 616, Tùy Dạng Đế phái Dương Nghĩa Thần đi trấn áp cuộc nổi dậy của thủ lĩnh Trương Kim Xưng, và sau khi tạo cho Trương cảm giác an toàn, Dương Nghĩa Thần đã đánh bại và buộc Trương phải chạy trốn, một tướng Tùy khác là Dương Thiện Hội (楊善會) đã bắt giữ và xử tử Trương. Dương Nghĩa Thần sau lại giao chiến với quân nổi dậy của thủ lĩnh Cao Sĩ Đạt (高士達). Khoảng tết năm 617, Cao Sĩ Đạt không nghe theo lời khuyến nghị của thuộc cấp là Đậu Kiến Đức nên đã suất quân giao chiến với Dương Nghĩa Thần, kết quả Cao bị Dương Nghĩa Thần đánh bại và giết chết. Tuy nhiên, vì cho rằng Đậu Kiến Đức không tạo ra mối đe dọa lớn, Dương Nghĩa Thần đã không truy kích Đậu Kiến Đức đến cùng. Mặc dù có công lao bình loạn ở khu vực Hà Bắc và Sơn Đông hiện nay, song Dương Nghĩa Thần lại bị Tùy Dạng Đế và thừa tướng Ngu Thế Cơ (虞世基) ngờ vực. Tùy Dạng Đế đã triệu Dương Nghĩa Thần đến Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô), phong ông làm 'quang lộc đại phu', 'lễ bộ thượng thư', song giản tán đội quân của ông. Không lâu sau, Dương Nghĩa Thần qua đời.
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự Q. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự R. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null
Danh sách dưới đây liệt kê các đảo bắt đầu bằng ký tự S. A - B - C - D - Đ - E - F - G - H - I - J - K - L - M - N - O - P - Q - R - S - T - U - V - W - X - Y - Z
1
null