text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
VLC media player (thường gọi tắt là VLC) là một media player và streaming media server mã nguồn mở di động cao và đa nền tảng được viết bởi VideoLAN project.
VLC hỗ trợ nhiều phương thức nén âm thanh và video cũng như nhiều định dạng file, bao gồm DVD-Video, Video CD và giao thức streaming. Nó cho phép stream từ mạng máy tính và chuyển mã các file multimedia.
Phân phối mặc định của VLC bao gồm một số lượng lớn các thư viện decoding và encoding miễn phí, tránh việc tìm kiếm/ bổ sung các plugin độc quyền. Nhiều trong số các codecs của VLCđược cung cấp bởi thư viện libavcodec từ dự án FFmpeg, nhưng nó dùng chủ yếu từ muxer và demuxers riêng cũng như các giao thức riêng của nó. nó cũng được xem là media player đầu tiên hỗ trợ phát lại các đĩa DVD được mã hóa trên Linux và OS X bằng cách sử dụng thư viện giải mã DVD libdvdcss.
Lịch sử.
Dự án VideoLan ban đầu được bắt đầu như một dự án học tập trong năm 1996. "VLC" được dùng như "VideoLAN Client", nhưng từ khi VLC không còn đơn giản là một client, cái tên ban đầu đã không còn được sử dụng. Nó được dự định để bao gồm client và server để stream videos trên mạng của trường. VLC là client cho dự án VideoLAN. Được phát triển bởi sinh viên tại École Centrale Paris, bây giờ nó được phát triển bởi các thành viên trên toàn thế giới và được điều phối bởi VideoLAN - một tổ chức phi lợi nhuận..
Được viết lại vào đầu năm 1998, nó được phát hành theo giấy phép GPL vào 1/2/2001, với sự cho phép từ hiệu trưởng của École Centrale Paris. Các chức năng của chương trình máy chủ, "VideoLan Server" (VLS), hầu như đã được gộp vào VLC và đã bị phản đối. Tên dự án được đổi thành "VLC media player" bởi vì không còn là một mô hình client/server nữa.
Biểu tượng hình nón được sử dụng trong VLC là một tham chiếu đến các tế bào hình nón được thu thập bởi École Centrale École Centrale's Networking Students' Association. Thiết kế icon hình nón từ icon vẽ bằng tay phân giải thấp thành độ phân giải CGI cao hơn vào năm 2006, được minh họa bởi Richard Øiestad.
Sau 13 năm phát triển, phiên bản 1.0.0 của VLC được phát hành ngày 7/7/2009. Phiên bản 2.0.0 của VLC được phát hành vào ngày 18/2/2012.
VLC là lần đầu tiên tổng lượng tải về và đã tải về trên sourceforge.net vượt 1 tỷ lần.
VLC đã từng một lần có trên iPad, iPhone, và iPod Touch trên App Store của Apple, nhưng đã bị hủy do một cuộc xung đột giữa giấy phép GPL và các thỏa thuận của iTunes Store.
Trong năm 2011 và 2012, phần lớn VLC đã được cấp giấy phép GNU Lesser General Public License.
Nguyên lý thiết kế.
Thiết kế Modular.
VLC, giống như hầu hết framework đa phương tiên, được thiết kế theo kiểu modular tiêu chuẩn. Điều này giúp việc thêm các mô-đun/plugins cho các định dạng mới, codec mới hay các phương thức streaming. VLC 1.0.0 đã có hơn 380 modules.
Nhân VLC tạo ra động biểu đồ riêng của mình các module tùy thuộc vào tình hình: giao thức đầu vào, định dạng tập tin đầu vào, định đầu vào, khả năng card màn hình và các thông số khác. Trong VLC, gần như tất cả mọi thứ là modules như: giao diện, đầu ra video và âm thanh, control, scalers, codec, và âm thanh / bộ lọc video.
Giao diện.
Trong VLC, giao diện các mô-đun, có nghĩa là cốt lõi của VLC có thể khởi động một, nhiều, hoặc không có giao diện..
GUI mặc định là dựa trên Qt 4 cho Windows và Linux, Cocoa cho Mac OS X, và Be API trên BeOS; nhưng tất cả đều có giao diện tương tự nhau. GUI mặc định trước đây dựa trên wxWidgets cho Windows và Linux.
Giao diện có chứa một quả trứng phục sinh thay đổi biểu trưng cọc tiêu giao thông của VLC sao cho nó được đội một chiếc mũ Noel. Biểu trưng này thay đổi vào ngày 18 tháng 12, một tuần trước Giáng sinh, và trở lại như cũ vào ngày mùng một tháng 1. | 1 | null |
Adelaide Clemens (30 tháng 11 năm 1989) là một nữ diễn viên Úc. Năm 2008, Cô đã được đề cử cho giải Logie Award cho vai diễn của cô trong series phim Love My Way. Trong năm 2012, Cô cũng xuất hiện ở trong bộ phim X-Men Origins:Wolverine và đóng vai nữ chính Heather Mason trong bộ phim kinh dị Silent Hill:Revelation 3D và một số phim khác như The Great Gatsby(2013),Generation Um...(2012),No One Lives (2012)...
Cuộc sống.
Clemens sinh ra ở Brisbane,Australia.Bố của cô là người anh,cô đã từng sống ở Nhật Bản,Pháp và Hồng Kông-nơi mà cô theo học Trường Quốc tế Hồng Kông.
Sự nghiệp diễn xuất.
Cô bắt đầu đóng phim như là một diễn viên Australia. Cô được mời đóng trong một tập phim của Blue Water High năm 2006 và trong 2007 cô đóng vai Allison trong series phim Pirate Islands: The Lost Treasure of Fiji.Cô cũng đóng vai Harper trong series phim Love My Way năm đó và nhận được đề cử giải Graham Kenedy cho Diễn viên nổi bật nhất. Năm 2010 cô đóng vai Xandrie trong bộ phim Wasted On The Young,bộ phim kể về cuộc tình tay ba giữa các học sinh trung học là Xandrie,Zack và Darren.
Năm 2012 cô đóng bộ Phim Generation Um.. cùng với Keanu Reeves và Bojana Novakovic,bộ phim được chiếu hạn chế trên các rạp vào ngày 3/5/2013.
Tháng 1 năm 2010,Clemens đã tham gia vào đội ngũ diễn viên của bộ phim Fury Road,một phần tiếp theo của bộ phim Mad Max. Năm 2011,cô đóng trong bộ phim Certainly,đạo diễn bởi Peter Askin, dựa theo vở kịch Certainly của Mike O'Malley.Cô cũng đóng với Kevin Zegers trong bộ phim Vampire,vai Ladybird-một người mẹ đơn thân tự tử.
Năm 2012,cô đóng vai chính trong phim Camilla Dickinson cùng với Gregg SUlkin,Cary Elwes.Bộ phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên năm 1951 của tác giả Madeleine L'Engle.Cô đóng vai chính trong phim kinh dị Silent Hill:Revelation,bộ phim dựa theo trò chơi kinh dị nổi tiếng Silent Hill 3.Cũng năm ấy,cô đóng vai chính Valentine Wannop trong series Parade's End,cùng với Benedict Cumberbatch và Rebeca Hall.Cô cũng đóng trong bộ phim kinh dị No One Lives cùng với Luke Evans.
Năm 2013,cô đóng vai Catherine-người chị của Myrtle Wilson trong bộ phim bom tấn The Great Gatsby dựa theo tiểu thuyết cùng tên của F.Scott Fitzgerald's cùng với Isla Fisher.Cô đóng vai Tawney Talbot trong series truyền hình Rectify của Kênh Sundace Channel.series được coi là series mới hay nhất của năm 2013. | 1 | null |
McCartney là album solo đầu tay của Paul McCartney được phát hành vào tháng 4 năm 1970. Dù có sự tham gia hát bè của người vợ Linda, Paul thực tế là người duy nhất thực hiện và thu âm toàn bộ album. Với kỹ thuật hòa âm tối giản (thậm chí trong nhiều bài hát, còn chưa hoàn thiện), "McCartney" đã làm bật lên phong cách "quay-về-với-căn-nguyên" cùng được thể hiện trong album "Let It Be" của The Beatles. Album được chỉnh âm và tái phát hành vào ngày 13 tháng 6 năm 2011 và trở thành thành một phần trong tuyển tập "Paul McCartney Archive Collection".
Hoàn cảnh ra đời.
"McCartney" được ra mắt cùng lúc và cạnh tranh trực tiếp với album của The Beatles, "Let It Be". Ringo Starr, người đầu tiên trong nhóm sở hữu album solo, đã đề nghị Paul McCartney rời lại ngày phát hành album đầu tay. Paul sau này có bình luận: ""Họ gửi Ringo tới nhà tôi ở Cavendish với thông điệp: "Chúng tôi muốn cậu lùi lại ngày phát hành, điều đó thật tốt cho cả nhóm.", hay đại loại mấy thứ nhảm nhí kiểu đó. Cậu ta như kiểu đến để chỉ bảo tôi, họ gửi anh ta tới, và tôi đã làm điều mà tôi chưa bao giờ làm: tôi đuổi anh ta về. Tôi cần phải làm vậy vì tôi muốn khẳng định mình, nếu không tôi sẽ chìm nghỉm. Tất cả những điều đó đều đã từng khiến tôi phải dày vò suy nghĩ."" Trong buổi phỏng vấn tại chương trình "Evening Standard" vào ngày 2 tháng 4, Paul nói rằng "các thành viên của nhóm đã lần lượt hỏi những người còn lại về việc độc lập hoạt động mà không cần ý kiến của nhóm [..] Tôi đã có được sự đồng ý từ George [Harrison] về việc phát hành này." Khi Paul phát hiện ra qua cha vợ của mình, John Eastman, rằng Allen Klein thực tế đang cố gắng cản trở việc phát hành album để không phải đối đầu với "Let It Be", Eastman đã tự thu xếp sao chép một bản sao của băng gốc và gửi nó tới Capitol Records nhằm đảm bảo Paul vẫn có thể phát hành được album của mình dù bất kể chuyện gì xảy ra bằng con đường thông qua nước Mỹ.
Ngày 10 tháng 4, Paul McCartney tổ chức buổi họp báo chính thức dưới dạng hỏi đáp trực tiếp tuyên bố rời khỏi The Beatles. Một vài bản nháp của album đã được gửi tới phóng viên vài ngày trước đó. Các câu hỏi được phép đề cập tới việc giải tán của ban nhạc cũng như tương lai của họ. Paul trả lời rằng anh chưa rõ việc tan rã này là tạm thời hay vĩnh viễn. Chỉ 1 ngày trước, Paul đã gọi điện cho John Lennon, người đang phải điều trị tâm lý vào lúc đó, rằng album mới của anh sẽ được phát hành, song lại không hề đề cập tới việc chia tay The Beatles. Lennon nhớ lại những gì McCartney nói: """Giờ thì tôi đang làm những gì mà anh [và Ono] đã làm năm ngoái. Tôi biết rõ những gì anh đã làm, tất cả mấy thứ đó." Vậy nên tôi nói với cậu ta: "Chúc may mắn."""
Thu âm.
Quá trình thực hiện "McCartney" cũng được làm như với các sản phẩm khác của The Beatles. Album được thu trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 1969 tới tháng 3 năm 1970 ở London tại nhà riêng của Paul, Morgan Studios, rồi Abbey Road Studios (dưới tên ""Billy Martin"). McCartney đã tự chơi tất cả các nhạc cụ trong album. Paul cũng mang theo các nhạc cụ tới phòng thu, trong đó có cả chiếc máy thâu 4-băng Studer. Anh tiến hành thu thử ca khúc "The Lovely Linda" – câu trả lời của anh với những ca khúc của Lennon viết về tình yêu của anh với Ono – để kiểm tra khả năng vận hành của toàn bộ ê-kíp trước khi sang năm mới. Hài lòng với kết quả, Paul tiếp tục sáng tác, sử dụng thêm nhạc cụ và ghi đè các phần hát của mình. Tới tháng 3 năm 1970, khi mà Phil Spector vẫn còn đang loay hoay chỉnh âm với "Let It Be", "McCartney" đã được hoàn thiện. Ca khúc nổi tiếng nhất từ album chính là "Maybe I'm Amazed" – một bản tình ca tuyệt đẹp mà Paul viết cho người vợ Linda. Anh nói rằng chính Linda là nguồn động viên và cổ vũ tinh thần giúp anh thực hiện album, đưa anh thoát khỏi sự ghẻ lạnh từ các Beatle khác. Paul nói: "Có thể John đã đúng. Có thể The Beatles chỉ là thứ vứt đi. Tốt hơn cả là tôi nên có và hoàn thành album này càng sớm càng tốt."
Phát hành và đánh giá của công chúng.
"McCartney" được phát hành vào ngày 17 tháng 4 năm 1970 tại Anh, và ngày 20 tháng 4 tại Mỹ. Album đạt vị trí cao nhất là số 2 và ở đó 3 tuần, đứng sau duy nhất album bán chạy nhất của thập kỷ 1970, "Bridge Over Troubled Water" của Simon & Garfunkel. Ngay ngày phát hành, chủ tịch của Associated Television, Lee Grade, đã gọi album là "vô cùng xuất sắc". Ở Mỹ, tới ngày 15 tháng 5, album đã bán được 1 triệu bản, và tới ngày 23 album vươn lên đứng đầu tại đây với chứng chỉ 2x Bạch kim.
Album được đánh giá chủ yếu ở tính "tại gia" cũng như "dở dang" của các ca khúc. Tạp chí "Melody Maker" bình luận "Với album này, vai trò của George Martin (nhà sản xuất của The Beatles) lại càng trở nên rõ ràng quan trọng" và nhận xét rằng các ca khúc ngoại trừ "Maybe I'm Amazed" nhìn chung là "nhàm chán". Không lâu sau khi album phát hành, George Harrison cho rằng ca khúc trên và "That Would Be Something" là những bài "hay" song phần còn lại "chẳng tạo nên điều gì với tôi". Harrison cho rằng khác với anh, có lẽ Lennon, Starr hay McCartney đang tự "cô lập" chính mình với các nghệ sĩ khác "Người duy nhất mà anh ấy nói chuyện rằng đó là một ca khúc tốt hay dở lại chính là Linda". Lennon trong buổi phỏng vấn với tổng biên tập tờ "Rolling Stone", Jann Wenner, nhấn mạnh rằng Paul vốn là một người hướng tới sự cầu toàn trong phòng thu, và vì thế anh cảm thấy bất ngờ với chất lượng kém của album này. Lennon cũng từ đó so sánh một cách tiêu cực "McCartney" với album solo đầu tay của anh, "John Lennon/Plastic Ono Band".
Sau khi được tái bản và trở thành một phần của "Paul McCartney Archive Collection", album đã quay trở lại các bảng xếp hạng tại Anh, Hà Lan, Pháp và Nhật Bản.
Danh sách ca khúc.
Bản chỉnh âm năm 2011.
"McCartney" và "McCartney II" được tái bản vào ngày 13 tháng 6 năm 2011 ở Anh bởi Hear Music/Concord Music Group (sau đó ngày 14 tại Mỹ) và trở thành một phần trong tuyển tập "The Paul McCartney Archive Collection".
Bản tái bản được phát hành dưới nhiều ấn bản khác nhau:
Toàn bộ 13 ca khúc nằm trong album gốc.
Tất cả các ca khúc đều chưa từng được phát hành. | 1 | null |
Bassey Akpan (tên đầy đủ là Bassey Akpan Abobo, sinh ngày 6 tháng 1 năm 1984) là thủ môn bóng đá người Nigeria từng thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai.
Sự nghiệp tại Việt Nam.
Cuối mùa giải 2011 Bassey Akpan đến Việt Nam thử việc qua môi giới của các cầu thủ người Nigeria đang chơi ở V-League. Anh ký hợp đồng một năm với Hoàng Anh Gia Lai vào tháng 10. Anh chơi rất tốt hầu hết tất cả vòng đấu trong vai trò thủ môn. Tuy nhiên, do cuối mùa giải gặp chấn thương nặng nên ngày trở lại của anh lại không thành công. Anh tiếp tục gắn bó với Hoàng Anh Gia Lai tới năm 2014. | 1 | null |
Max Payne 3 là trò chơi điện tử bắn súng góc nhìn người thứ ba được phát triển bởi Rockstar Vancouver và phát hành bởi Rockstar Games. Đây là phiên bản thứ ba của dòng trò chơi Max Payne, được phát hành trên hệ máy XBox 360 và PlayStation 3 vào tháng 5 năm 2012, và cho Microsoft Windows vào tháng 6 năm 2012. Ngoài phần sản xuất chính được đảm nhiệm bởi Rockstar Vancouver, trò chơi còn được các studio khác thuộc biên chế của Rockstar Games trợ giúp sản xuất như studio New England, Luân Đôn và Toronto. Về phần studio Vancouver, sau khi hoàn thành trò chơi, đã bị đóng cửa và sáp nhập vào Rockstar Toronto.
Đây là phần đầu tiên trong loạt trò chơi cùng tên không được phát triển bởi hãng game Phần Lan Remedy Entertainment và không được viết bởi người sáng lập của sê-ri là Sam Lake. Người viết kịch bản chính cho trò chơi là Dan Houser, cũng là người viết kịch bản chính cho Red Dead Redemption, Grand Theft Auto IV và Bully.
"Max Payne 3" nhận được phản hồi tích cực của các nhà phê bình, với những lời khen ngợi dành cho gameplay được cải tiến vượt bậc so với hai đàn anh trước. Theo bài phê bình tổng hợp từ Metacritic và Game Rankings đánh giá phiên bản cho XBox 360 là 87/100 và 84,75%; phiên bản cho PlayStation 3 là 87/100 và 86,08%; phiên bản cho PC là 87/100 và 85,67%.
Chỉ trong tuần đầu tiên bán ra, Max Payne 3 đã bán được 3 triệu bản trên toàn cầu. Game này giành được hàng loạt các danh hiệu của các tạp chí game trong năm 2012.
Nội dung.
Chín năm đã trôi qua kể từ thời điểm của phiên bản Max Payne 2, Max rời Sở cảnh sát New York (NYPD), thiêu đốt thời gian của mình ở quán rượu Hoboken, New Jersey ngày qua ngày, tự thỏa mãn mình trong rượu và cơn nghiện thuốc giảm đau. Max gặp lại Raul Passos, bạn cũ ở trường đào tạo cảnh sát. Raul rủ Max đến Nam Mỹ làm công việc vệ sĩ tư nhưng anh từ chối. Trong một cuộc ẩu đả ở quán rượu, Max bắn chết đứa con trai độc nhất của Anthony DeMarco, trùm xã hội đen địa phương, và bị Anthony treo thưởng cho ai bắt được anh. Bị truy sát gắt gao, Max đành trốn khỏi New Jersey cùng Raul.
Max và Raul đến São Paulo, Brasil làm việc cho nhà Branco. Gia đình giàu có này có 3 anh em: Rodrigo, một đại gia bất động sản, Victor, chính trị gia, và Marcelo, tay ăn chơi trác táng. Trong một buổi tiệc, Max cứu Rodrigo và vợ ông ta, Fabiana, thoát khỏi cuộc tấn công của nhóm Comando Sombra, một băng đảng giang hồ đường phố xuất phát từ khu ổ chuột. Tuy nhiên Comando Sombra không bỏ cuộc, chúng tiếp tục tấn công Max, Marcelo, Fabiana và em gái Giovanna khi họ đến một chơi ở một sàn nhảy. Dù Max đã chiến đấu rất cố gắng nhưng không thể ngăn cản việc Fabiana bị bắt đi. Yêu cầu về số tiền chuộc 3 triệu dollar Mỹ được gửi đến cho Rodrigo.
Max và Raul đem tiền đến điểm hẹn, một sân vận động. Tuy nhiên, cuộc hẹn bị phá ngang bởi Crachá Preto, một nhóm bán vũ trang cánh hữu. Chúng giết những người của Comando Sombra và cướp số tiền chuộc. Max và Raul chiến đấu vất vả để trở về an toàn.
Từ thông tin nghe lỏm được trong sân vận động, Max và Raul biết Comando Sombra giam giữ Fabiana ở một bến tàu cũ trên bờ sông Tietê. 2 người tấn công vào đây hòng cứu người vợ của Rodrigo. Max và Raul đã đến rất gần việc cứu được Fabiana. Nhưng kết thúc màn truy đuổi tốc độ trên sông, canô của Max và Raul chết máy, đành để những tên xã hội đen cuối cùng trốn thoát cùng Fabiana.
Sau đó, văn phòng của gia đình Branco bất ngờ bị Crachá Preto đột kích dữ dội khi chỉ có Rodrigo và Max ở đó. Max chiến đấu dũng cảm nhưng không cứu được Rodrigo, người bị hạ sát tại văn phòng riêng. Từ một thành viên Crachá Preto đang hấp hối, Max biết Fabiana đang bị giam ở khu ổ chuột Nova Esperança và cuộc tấn công này nhắm vào Max để trả thù cho vụ ở sân vận động, chứ không phải dành cho nhà Branco.
Cảm thấy tội lỗi vì những điều đã xảy ra, Max quyết tâm bỏ rượu, thay đổi diện mạo và tìm đường đến Nova Esperança để cứu Fabiana. Ở đó anh gặp Wilson Da Silva, một viên cảnh sát điều tra. Wilson tiết lộ rằng Crachá Preto có liên hệ với Rodrigo, người từng thuê chúng "dọn dẹp" những khu dân cư mà Rodrigo dự định đầu tư phát triển bất động sản. Wilson còn cho rằng Victor có những mối quan hệ mờ ám với lực lượng cảnh sát đặc nhiệm (UFE) và Armando Becker, chỉ huy nhóm này.
Khi tấn công vào hang ổ của Comando Sombra, Max tìm thấy không chỉ Fabiana, mà cả Marcelo và Giovanna. 2 người định tự mình đem tiền chuộc đến cứu Fabiana, cả ba đều đang bị giam giữ. Tuy nhiên Max không kịp ngăn cản việc Fabiana bị hành quyết bởi tên cầm đầu, Serrano, ngay trước mắt anh. Nhóm xã hội đen tiếp tục trốn thoát cùng Giovanna và Marcelo.
Bất ngờ lực lượng UFE đột kích khu ổ chuột, giết và bắt các thành viên Comando Sombra. Max chứng kiến việc UFE bán các con tin lại cho nhóm Crachá Preto. Max sau đó cũng tìm thấy Marcelo và Giovanna nhưng chỉ cứu được cô gái, trong khi Marcelo bị hành quyết bởi người của Crachá Preto. Giovanna cho biết cô và Raul yêu nhau, và đang mang trong người đứa con của anh ta. Max dẫn Giovanna thoát khỏi vòng vây. Cuối cùng Raul đem trực thăng đến đón Giovanna, nhưng bỏ Max lại trong lửa đạn hiểm nguy.
Ngay sau đó Max gặp lại Wilson Da Silva. Viên cảnh sát cho biết Raul thực ra làm việc cho Victor chứ không phải Rodrigo. Kể cả việc anh ta lên đường sang Mỹ tìm Max cũng là do Victor sắp đặt. Max nhớ lại lần anh làm việc cùng Raul vào buổi tiệc trên chuyến du thuyền của Marcelo. Lần đó chiếc thuyền đến kênh Panama và bị tấn công bởi một nhóm sát thủ địa phương. Ý định của chúng là cướp một món hàng gì đó rất giá trị trên tàu. Max thoát khỏi cuộc truy sát và thấy Marcelo cùng Raul đang tìm cách trốn thoát với một kiện hàng bí mật, mục tiêu của nhóm sát thủ, thứ mà Wilson phán đoán là khoản tiền của Victor dành cho những giao dịch đen. Điều này càng khẳng định thêm mối nghi ngờ của Max rằng anh đã bị Victor và Raul chơi xỏ, rằng anh chỉ là con tốt thí trong những mưu đồ của Victor trong việc giành giật tài sản gia đình và các âm mưu chính trị.
Wilson cho biết Crachá Preto và UFE đã đem các tù binh từ khu ổ chuột vào khách sạn Imperial Palace, nhưng chưa thấy ai trở ra. Max đột nhập khách sạn và khám phá ra đây chính là khu "chợ đen" buôn bán nội tạng con người, nơi các tù nhân bị cướp đi các bộ phận và chúng được đem bán trái phép bởi UFE. Max đặt thuốc nổ đánh sập toàn bộ tòa nhà. Nhưng anh suýt bị giết bởi Álvaro Neves, thủ lĩnh nhóm Crachá Preto, nếu như Raul Passos không xuất hiện đúng lúc để bắn hạ Álvaro. Raul thừa nhận âm mưu của Victor và nói anh bị Victor cùng Marcelo ép phải tham gia. Raul hối lỗi và Max bỏ qua. Sau đó Raul cùng Giovanna rời khỏi Brazil.
Wilson kết luận rằng Victor và Becker là những kẻ đứng sau tất cả các âm mưu. Anh ta muốn Max giải quyết việc này trong khi Wilson không thể làm gì vì tình trạng tham nhũng tồi tệ trong lực lượng cảnh sát.
Theo lời khuyên của Wilson, Max giả vờ đầu thú để lọt được vào tổng hành dinh UFE. Anh "dọn dẹp" hết tòa nhà và tìm thấy những chứng cứ chống lại Victor và Armando. Max khống chế Armando Becker nhưng Victor xuất hiện, cứu Armando trốn thoát sau khi cho biết sự thật: Victor muốn có được tiền từ Rodrigo để phục vụ cho những tham vọng chính trị, chính hắn đã phái Crachá Preto đến phục kích vụ trao tiền ở sân vận động, và số tiền này phục vụ cho chương trình mua bán nội tạng người của hắn.
Victor và Armando dự định trốn khỏi Brazil bằng đường hàng không. Max đoán được điều đó và một mình tấn công vào sân bay riêng của chúng. Sau những màn đấu súng nghẹt thở với UFE, Max đã hạ sát Armando trên đường băng trong khi Victor kịp thoát lên máy bay. Wilson xuất hiện, chở Max bằng ô tô đuổi theo máy bay của Victor. Với khẩu súng phóng lựu trong tay, Max bắn hạ chiếc máy bay trước khi nó kịp cất cánh và khống chế Victor. Wilson thuyết phục Max không giết Victor để hắn có cơ hội đối mặt với những tội ác đã gây ra.
Một tuần sau, trên một bãi biển ở Bahia, Max xem TV và được biết lực lượng UFE đã bị giải tán, còn Victor treo cổ trong nhà giam, không rõ là tự sát hay bị những người liên quan đến nạn nhân của hắn giết.
Max giờ đây có thể tìm thấy một chút bình an trong lòng. Anh tiếp tục rảo bước về phía hoàng hôn, tiếp tục đi tìm niềm vui và động lực sống, sau những biến động lớn của cuộc đời. | 1 | null |
Vương nữ Catharina-Amalia (Catharina-Amalia Beatrix Carmen Victoria; sinh ngày 7 tháng 12 năm 2003) là con trưởng của vua Willem-Alexander và Vương hậu Máxima của Hà Lan. Cô hiện đang đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan, bao gồm cả các lãnh thổ phụ thuộc: Curaçao, Aruba và Sint Maarten.
Vương nữ Catharina-Amalia được sinh ra ở The Hague, là người con lớn nhất của vua Willem-Alexander và Vương hậu Máxima. Cô là cháu gái thứ hai của Nữ vương Beatrix và Vương tế Claus. Cô đã trở thành người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Hà Lan, sau khi cha của cô lên ngôi vua vào ngày 30 tháng 4 năm 2013. Vương nữ Catharina-Amalia sống cùng với gia đình tại Villa Eikenhorst ở Wassenaar. Cô đi học tại Trường tiểu học công lập Bloemcamp thuộc thành phố này.
Sinh và rửa tội.
Vương nữ Catharina-Amalia được sinh ra vào lúc 17:01 CET ngày 7 tháng 12 năm 2003 tại Bệnh viện Bronovo ở The Hague. Cô là con gái đầu lòng của Thân vương Willem-Alexander và Thân vương phi Máxima, và cháu thứ hai của Nữ vương Beatrix và Vương tế Claus. Sau khi sự kiện cô ra đời được công bố, 101 bức ảnh chào đời của cô đã được trình chiếu cho công chúng tại bốn địa điểm ở Vương quốc Hà Lan: Den Helder và The Hague, Hà Lan, Willemstad tại Antilles Hà Lan, và Oranjestad thuộc Aruba.
Ông bà ngoại của vương nữ Catharina-Amalia là Jorge Zorreguieta và María del Carmen Cerruti Carricart, bị cấm không được tham dự đám cưới của bố mẹ cô năm 2002 do sự tham gia của Zorreguieta trong chế độ độc tài của Tổng thống Argentina Jorge Rafael Videla, nhưng đã có mặt tại lễ rửa tội của cô.
Địa vị.
Trong luật kế vị ngai vàng của Hà Lan từ năm 1814 đến năm 1887, ngai vàng sẽ được truyền cho trưởng nữ nếu Đức vua đương nhiệm không có con trai. Tuy nhiên, từ năm 1983 ngai vàng của Vương thất Hà Lan được truyền qua nhiều thế hệ theo chế độ ưu tiên quyền con trưởng bất kể giới tính.
Vương nữ Catharina-Amalia hiện đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan và cô sẽ trở thành Nữ vương thứ tư trong lịch sử Hà Lan sau bà sơ - Nữ vương Wilhelmina, bà cố - Nữ vương Juliana và bà nội - Nữ vương Beatrix. Cô cùng với 4 người thừa kế khác là Ingrid Alexandra của Na Uy, Élisabeth của Bỉ, Leonor của Tây Ban Nha và Estelle của Thụy Điển sẽ trở thành những Nữ vương tương lai của châu Âu.
Nữ Thân vương xứ Oranje.
"Thân vương/Nữ Thân vương xứ Oranje" là một tước hiệu ban đầu gắn liền với Thân vương quốc Oranje, ngày nay là miền nam của Pháp và hiện thuộc chủ quyền của Hà Lan. Từ thế kỷ 19, tước hiệu này được chỉ định cho người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Hà Lan. Ban đầu được giữ bởi người thừa kế là nam giới. Kể từ năm 1983, với sự thế tập về quyền con trưởng, tước hiệu sẽ là "Thân vương xứ Orange" nếu người thừa kế là nam và "Nữ Thân vương xứ Orange" nếu người thừa kế là nữ.
Vương nữ Catharina-Amalia được tấn phong là "Nữ Thân vương xứ Orange" vào ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi cha cô - vua Willem-Alexander kế vị ngai vàng từ bà nội cô - Nữ vương Beatrix. | 1 | null |
Vương hậu Máxima, Vương phi Hà Lan, Thân vương phi xứ Oranje-Nassau, Phu nhân Amsberg (; sinh 1971) là đương kim Vương hậu Hà Lan, vợ của Quốc vương Hà Lan Willem-Alexander của Hà Lan. Ngày 30 tháng 4 năm 2013, bà trở thành người đầu tiên được phong tước hiệu Vương hậu kể từ khi Emma của Waldeck và Pyrmont, người gần nhất giữ danh hiệu đó cho đến năm 1890.
Cuộc sống và Giáo dục.
Bà nhũ danh là Máxima Zorreguieta Cerruti, sinh ngày 17 tháng 5 năm 1971 tại Buenos Aires, Argentina, là con gái của Jorge Zorreguieta (sinh 1928) với vợ thứ hai của ông là María del Carmen Cerruti Carricart (sinh năm 1944). | 1 | null |
Alexia Juliana Marcela Laurentien, Vương nữ Hà Lan, Nữ Thân vương xứ Oranje-Nassau (; sinh ngày 26 tháng 06 năm 2005) là con gái thứ hai của Willem-Alexander, Quốc vương Hà Lan và Vương hậu Máxima. Vương nữ Alexia là thành viên của Vương thất Hà Lan và hiện đứng thứ 2 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan.
Cuộc sống.
Alexia đã được sinh ra tại Bệnh viện Bronovo ở The Hague. Rửa tội của cô diễn ra vào ngày 19 tháng 11 năm 2005 trong nhà thờ Wassenaar. Các cha mẹ đỡ đầu của công chúa Alexia: Vương tức Mathilde, Công tước phu nhân xứ Brabant; Jonkvrouwe Alexandra Jankovich de Jeszenice; Friso van Oranje-Nassau van Amsberg, Juan Zorreguieta và Jonkheer Frans Ferdinand de Beaufort. Alexia có một chị gái là Catharina-Amalia, Nữ Công tước xứ Brabant, và có một em gái là Vương nữ Ariane. | 1 | null |
Ariane Wilhelmina Máxima Ines của Hà Lan, Vương nữ Oranje-Nassau (; sinh ngày 10 tháng 04 năm 2007) là con gái thứ ba và người con nhỏ nhất của Vua Willem-Alexander và Máxima, Vương hậu Hà Lan. Cô là thành viên của Vương thất Hà Lan và hiện đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan.
Sinh.
Ariane được sinh ra tại Bệnh viện Bronovo ở The Hague giờ địa phương 21:56 vào ngày 10 tháng 04 năm 2007 là con gái thứ ba của Thái tử Willem-Alexander và Thái tử phi Máxima (nay là đương kiêm quốc vương và hoàng hậu Hà Lan). Vương nữ Ariane nặng 4,135 kg (£ 9,12) và cao 52 cm (20,5 inch) lúc sinh. Sáng hôm sau, Willem-Alexander xuất hiện trên truyền hình với con gái mới của mình. tên của cô đã được công bố vào ngày 13 tháng 4, giấy khai sinh đã được đăng ký ở The Hague. | 1 | null |
Vương hậu Mathilde của Bỉ (nhũ danh Mathilde Marie Christine Ghislaine d'Udekem d'Acoz, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1973) là Vương hậu Bỉ kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2013, khi chồng của bà là Thái tử Philippe đăng quang ngôi Quốc vương của Vương quốc Bỉ. Bà là Vương hậu Bỉ đầu tiên được sinh ra ở Bỉ và là Vương hậu châu Âu duy nhất hiện nay thuộc dòng dõi quý tộc.
Gia đình.
Vương hậu Mathilde sinh ngày 20 tháng 1 năm 1973 tại tỉnh Uccle thuộc Vương quốc Bỉ. Bà là con gái của Bá tước Patrick d'Udekem d'Acoz (1936-2008) - con trai của Nam tước Charles d'Udekem d'Acoz (1885-1968) - và Nữ Bá tước Anna Maria Komorowska - con gái của Bá tước Leon Michael Komorowski (1907-1992) và Công chúa Ba Lan Zofia María Sapieha xứ Krasiczyn (1919-1997). Bà lớn lên tại Lâu đài Losange ở Villers-la-Bonne-Eau thuộc thành phố Bastogne của Vương quốc Bỉ.
Sau khi Mathilde kết hôn với Thái tử Philippe, Vua Albert II đã nâng cấp bậc của các thành viên nam của gia đình d'Udekem d'Acoz từ nam tước lên thành bá tước. Khi Thái tử Philippe lên ngôi vua, Mathilde trở thành Vương hậu Bỉ đầu tiên mang quốc tịch Bỉ.
Học vấn.
Vương hậu Mathilde theo học trung học tại trường Institut de la Vierge Fidèle ở thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Từ năm 1991 đến 1994, bà theo học ngành "Ngôn ngữ trị liệu" tại Học viện Institut Libre Marie Haps ở Bruxelles và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân danh dự. Bên cạnh đó, bà còn là thạc sĩ danh dự của ngành "Tâm lý học" tại Đại học Université catholique de Louvain.
Bà có thể nói thông thạo tiếng Pháp, Anh, Hà Lan và Ý. Mẹ của bà, tuy là người Ba Lan nhưng lại không dạy cho bà tiếng Ba Lan vì nghĩ rằng điều đó là không cần thiết. Do đó, Vương hậu Mathilde chỉ biết một ít từ Ba Lan.
Hôn nhân.
Lễ đính hôn giữa Mathilde d'Udekem d'Acoz và Thái tử Philippe của Bỉ đã nhanh chóng làm cho toàn Vương quốc Bỉ bất ngờ. Lễ cưới của họ được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 năm 1999 tại thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Lễ cưới dân sự được tổ chức tại Tòa thị chính Bruxelles, còn lễ cưới theo nghi thức tôn giáo được tổ chức tại Thánh đường St. Michael và St. Gudula. Cô dâu xuất hiện với chiếc váy cưới trắng tinh khôi của nhà thiết kế Edouard Vermeulen. Sau đó, vào ngày 8 tháng 11 tháng 1999, bà chính thức được phong tước hiệu "Công nương Bỉ".
Con cái.
Vương hậu Mathilde và Vua Philippe có với nhau 4 người con:
Vương nữ Élisabeth hiện đang đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, theo Đạo luật Kế vị năm 1991, quy định người kế vị sẽ là con trưởng của Đức vua, không phân biệt là Vương tử hay Vương nữ.
Bên cạnh đó, Vương hậu Mathilde còn là mẹ đỡ đầu cho Alexia của Hà Lan và Isabella của Đan Mạch.
Nhiệm vụ vương thất.
Với cương vị là Vương hậu Bỉ, Mathilde phải đại diện cho Vương quốc Bỉ thực hiện nhiều chuyến viếng thăm và từ thiện ở trong nước lẫn ngoài nước. Bà là người đại diện cho Bỉ tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Năm 2001, bà đã mở quỹ từ thiện Vương tử phi Mathilde để giúp đỡ cho những người gặp khó khăn và trao thưởng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong mỗi lĩnh vực (giáo dục, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và chống bạo hành trẻ em). Từ năm 2007, bà trở thành thành viên của Nhóm Những nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.
Cùng với Vua Philippe, bà đã có các chuyến viếng thăm kinh tế đến Hoa Kỳ năm 2011 và Việt Nam năm 2012.
Từ năm 2009, Vương hậu Mathilde trở thành Chủ tịch danh dự của tổ chức UNICEF ở Bỉ. Bên cạnh đó, bà còn là người đại diện tiêm chủng đặc biệt cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Tước hiệu.
Theo Sắc lệnh Vương thất Bỉ ban hành vào ngày 8 tháng 11 năm 1999, trước lễ cưới của bà với Thái tử Philippe, Mathilde được Nhà vua phong cho tước hiệu "Vương tức Bỉ". Trước đây, vợ của Vương tử Bỉ sẽ nghiễm nhiên trở thành "Vương tức Bỉ". Tuy nhiên, theo Hiến pháp mới thì tước hiệu "Vương tức Bỉ" phải được Vương thất ban cho. | 1 | null |
Hoàng thân Claus (Claus George Willem Otto Frederik Geert van Amsberg, 06 tháng 9 năm 1926 - 06 tháng 10 năm 2002), là chồng của Nữ hoàng Beatrix, ông chính thức trở thành Hoàng thân Hà Lan sau khi vợ của ông là Công chúa Beatrix trở thành Nữ hoàng Hà Lan từ năm 1980 đến lúc ông qua đời 2002.
Tiểu sử.
Hoàng thân Claus được sinh ra Klaus-Georg Wilhelm Otto Friedrich Gerd von Amsberg, trên đất của gia tộc mình, Haus Dötzingen, gần Hitzacker, Đức vào ngày 6.9.1926. Cha ông là Claus Felix von Amsberg và mẹ ông là Baroness Gösta von dem Bussche-Haddenhausen. Cha ông, một thành viên của giới quý tộc Đức, điều hành một trang trại lớn ở Tanganyika (trước đây là thuộc địa của Đức ở Đông Phi) từ năm 1928 cho đến khi chiến tranh thế giới II. Từ năm 1938 Claus và sáu chị em của mình lớn lên trên ấp ông bà ngoại "của họ thuộc Lower Saxony.
Qua đời.
Hoàng thân Claus được chẩn đoán là mắt nhiều chứng bệnh khác nhau, chẳng hạn như trầm cảm, ung thư và bệnh Parkinson. Ông qua đời tại Amsterdam vào ngày 06.10.2002 sau một thời gian dài bị bệnh, mất hưởng thọ 76 tuổi. Ông qua đời chưa đầy 4 tháng sau sự ra đời của đứa cháu đầu tiên của mình, Catharina-Amalia của Hà Lan.
Ông được mai táng trong khu mộ của gia đình Hoàng gia ở Delft vào ngày 15 tháng 10. Đó là đám tang nhà nước đầy đủ đầu tiên kể từ khi Nữ hoàng Wilhelmina qua đời năm 1962. | 1 | null |
Johan Friso Bernhard Christiaan David, Vương tử Oranje-Nassau, Bá tước xứ Oranje-Nassau, Thiếu chủ nhà Amsberg (; 5 tháng 9 năm 1968 – 12 tháng 8 năm 2013) là một thành viên Hoàng thất Hà Lan. Ông là em trai của Quốc vương Willem-Alexander của Hà Lan. Dù xuất thân là một thành viên của Hoàng gia Hà Lan, nhưng vì cuộc hôn nhân của mình vào năm 2004, ông đã bị tước tư cách thành viên của Hoàng gia Hà Lan và cũng bị loại khỏi danh sách kế vị ngai vàng của Hà Lan, dù vẫn được giữ các tước hiệu quý tộc.
Vào ngày 17.12.2012, Hoàng tử Friso đã bị chôn vùi dưới một trận tuyết lở tại Lech, Áo, trong khi trượt tuyết. Ông được đưa tới một bệnh viện ở Innsbruck, trong trình trạng nguy kịch, nhưng đã ổn định. Theo bác sĩ, Tiến sĩ Wolfgang Koller, mặc dù Hoàng tử mắc kẹt trong một thời gian tương đối ngắn và hy vọng ban đầu cao hơn về việc phục hồi của ông, nhưng trên thực tế não ông đã bị thiếu oxy và hiện đang trong trình trạng hôn mê sâu, không rõ chừng nào tỉnh lại.
Ngày 12.8.2013, sau một năm hôn mê, hoàng tử Friso đã qua đời ở tuổi 45 tại lâu đài Huis ten Bosch, Den Haag.
Đời sống và Giáo dục.
Johan Friso Bernhard Christiaan David sinh ngày 25 tháng 09 năm 1968 sinh ra tại Đại học Y Trung ương ở Utrecht, Hà Lan là con trai thứ hai của công chúa Beatrix và phò mã Claus, và cháu trai của Nữ vương Juliana của Hà Lan và Vương tế Bernhard. Ông có một người anh trai là, vua Willem-Alexander của Hà Lan (1967) và một em trai, Hoàng tử Constantijn (1969).
Tước vị của ông khi sinh là Hoàng tử của Hà Lan, Hoàn tử của Orange-Nassau, Jonkheer van Amsberg. Hoàng tử Friso được rửa tội vào ngày 27 Tháng 12 năm 1968 tại nhà thờ Dom ở Utrecht. cha mẹ đỡ đầu của ông là Vua Harald V của Na Uy, Johan Christian Baron von Jenisch, JH van Roijen, Nữ hoàng Juliana của Hà Lan, và Christina von Amsberg.
Năm 1986, ông tốt nghiệp trường trung học Eerste Vrijzinnig Christelijk Lyceum ở The Hague. Từ năm 1986 đến năm 1988, ông học ngành kỹ sư cơ khí tại Đại học California, Berkeley. Từ năm 1988 đến năm 1994, ông học tại Đại học Công nghệ Delft, nơi ông lấy bằng kỹ sư ngành kỹ thuật hàng không. Ngoài ra, ông còn có bằng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Erasmus Rotterdam. Để chuẩn bị cho mình khả năng kế vị ngai vàng, ông đã học khóa học về luật Hà Lan và lịch sử. | 1 | null |
Constantijn Christof Frederik Aschwin, Vương tử Hà Lan, Vương tử Oranje-Nassau, Thiếu chủ nhà Amsberg (; sinh 11 tháng 10 năm 1969 tại Utrecht) là con trai thứ ba và là người con nhỏ nhất của Nữ vương Beatrix và Vương phu Claus. Cha mẹ đỡ đầu của ông là cựu vương Konstantinos II của Hy Lạp, Hoàng tử Aschwin zu Lippe-Biesterfeld, Axel Freiherr von dem Bussche-Streithorst, Max Kohnstamm và Corinne de Beaufort-Sickinghe. Ông là thành viên của Vương thất Hà Lan và hiện đang xếp thứ 4 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan.
Cuộc sống và Giáo dục.
Hoàng tử Constantijn có hai anh trai là Quốc vương Willem-Alexander và Hoàng tử Friso. Ông có biệt hiệu là Tijn. | 1 | null |
Laurentien Brinkhorst, Vương tức Hà Lan (nhũ danh Petra Laurentien Brinkhorst, sinh ngày 25 tháng 05 năm 1966 ở Leiden, Hà Lan) là vợ của Vương tử Constantijn của Hà Lan, con trai thứ ba của Nữ vương Beatrix và Claus, Vương tế Hà Lan, Jonkheer van Amsberg.
Thiếu thời.
Petra Laurentien Brinkhorst sinh ra ở Leiden vào ngày 25 tháng 5 năm 1966, con gái của cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Hà Lan, Laurens Jan Brinkhorst và mẹ của cô là Jantien Brinkhorst-Heringa. Cô có một người anh em. Cô được biết đến bởi tên đệm của mình, Laurentien, là một từ ghép giữa tên của cha và mẹ cô.
Laurentien bắt đầu đi học tiểu học ở Groningen. Gia đình cô sau đó chuyển đến The Hague, nơi cô hoàn thành giáo dục tiểu học của mình. Cô đã trải qua bốn năm tại Christelijk Gymnasium Sorghvliet và một năm tại Eerste Vrijzinnige Christelijk Lyceum, cả ở The Hague. Năm 1984, cô đã vượt qua một kỳ thi tú tài tại français Lycée ở Tokyo. Lúc đó cha cô là đặc phái viên thường trực của Liên minh châu Âu tại Nhật Bản.
Laurentien theo học lịch sử tại Đại học Groningen, nơi cô nhận được propaedeuse năm 1986. Sau này, cô học tại Đại học London, cô đã được nhận bằng Cử nhân khoa học chính trị vào năm 1989 và sau đó tại trường Đại học California, Berkeley, nơi bà được nhận bằng thạc sĩ Báo chí (MJ) trong năm 1991.
Tham khảo.
http://portal.unesco.org/en/ev.php-URL_ID=44938&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html | 1 | null |
Mabel Martine Wisse Smit (sinh ngày 11 tháng 08 năm 1968, Pijnacker, Hà Lan) là một nhà kinh tế và nhà khoa học chính trị người Hà Lan. Bà cũng là vợ góa của Hoàng tử Friso, con trai thứ hai của Nữ vương Beatrix và Vương tế Claus). Là với địa vị là con dâu Hoàng gia, bà được phong tước hiệu "Công nương Mabel xứ Oranje-Nassau" ("prinses Mabel van Oranje-Nassau"). Trong sinh hoạt thường ngày, bà thường sử dụng tên gọi Mabel van Oranje.
Sinh thời.
Cô được sinh ra bởi Mabel Martine Los (Voorschoten, ngày 27 tháng 04 năm 1944 - Loosdrecht, 18 tháng 02 năm 1978) và mẹ cô là Florence Malde Gijsberdina "Flos" Kooman (sinh năm 1944), con gái của Anthonie Kooman (Maastricht, 15 Tháng 6 năm 1915 - 's-Hertogenbosch, ngày 08 Tháng Mười Một 1979) và vợ Antoinette Petronella van Woerkom. Sau khi cha cô qua đời, cô mới được 9 tuổi, mẹ cô kết hôn với Peter Wisse Smit. Công nương Mabel có hai chị em gái, Nicoline Los, Nicoline Wisse Smit (sinh 1970) và Eveline Wisse Smit (sinh 1982). [1] Cô lớn lên tại Het Gooi ở trung tâm Hà Lan.
Cô theo học kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học Amsterdam, tốt nghiệp summa cum laude trong năm 1993. Trong thời gian học của mình, cô cũng đã hoàn thành thực tập tại Liên Hợp Quốc, Shell, ABN AMRO và Bộ Ngoại giao. Ngoài tiếng Hà Lan, cô nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp cô cũng có thể nói tiếng Slav trong thời gian cô làm việc tại vùng Balkan.
Trong suốt những năm đại học của mình, cô bày tỏ quan tâm đặc biệt trong các tình huống nhân quyền trên toàn thế giới, đặc biệt tại Balkan và quan hệ quốc tế. Năm 1995, cô đã có mặt tại các hội nghị hòa bình ở Dayton, Ohio. | 1 | null |
Vương phu Bernhard của Hà Lan (29 tháng 6 năm 1911 - 1 tháng 12 năm 2004), tên thật là Bernhard Leopold Frederik Everhard Julius Coert Karel Godfried Pieter Lippe-Biesterfeld, chồng của Nữ vương Hà Lan Juliana và là cha của nữ vương Hà Lan Beatrix.
Mặc dù cuộc sống riêng tư của ông là khá gây tranh cãi, ông vẫn thường được người Hà Lan quan tâm và mến mộ, như là một phi công chiến đấu và sĩ quan liên lạc và trợ lý cá nhân cho Nữ vương Juliana trong Thế chiến thứ hai và cho công việc của mình trong khi tái thiết sau chiến tranh. | 1 | null |
Cuộc đua tử thần 2 (tựa tiếng Anh: Death Race 2) là bộ phim hành động, tâm lý phần tiếp theo của phim hành động 2008 Death Race, Roel Reiné làm đạo diễn và được phát hành vào năm 2011. "Death Race 2" có sự tham gia của Luke Goss, Ving Rhames, Danny Trejo và Sean Bean.
Nội dung.
Vì có tội cướp ngân hàng nên tay lái xe siêu hạng Carl Lucas bị bắt vào tù, từ khi vào tù anh mới phát hiện ra mình cùng những tù nhân khác đang là mục tiêu của một trò chơi chết người do bọn cai ngục tổ chức... | 1 | null |
Danh sách trường Trung học phổ thông tại tỉnh Bắc Ninh là danh sách bao gồm các trường học có đào tạo cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ở miền Bắc Việt Nam. Các trường này bao gồm đa dạng các loại hình công lập, bán công, trường tư thục và trường quốc tế.
Danh sách.
Danh sách các trường đào tạo cấp trung học phổ thông trên địa bàn Bắc Ninh: | 1 | null |
Lý Thế Tích (李世勣) (594 – 1 tháng 1 năm 670), nguyên danh Từ Thế Tích (徐世勣), dưới thời Đường Cao Tông được gọi là Lý Tích (李勣), tên tự Mậu Công (懋功), thụy hiệu Anh Trinh Vũ công (英貞武公), là một trong các danh tướng vào đầu thời nhà Đường. Thoạt đầu, ông cùng Lý Mật chống lại triều Tùy, sau đó ông theo Lý Mật đầu hàng triều Đường. Đường Cao Tổ đã ban cho ông họ Lý của hoàng tộc Đường. Sau đó ông cùng quân Đường tiêu diệt quân nổi dậy của Từ Viên Lãng và Phụ Công Thạch. Dưới thời Đường Thái Tông, ông tham gia vào các chiến dịch tiêu diệt Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, khiến Đường trở thành thế lực thống trị khu vực Đông Á. Dưới thời Đường Cao Tông, ông từng giữ chức thượng thư tả bộc xạ, chỉ huy quân Đường tiến công Cao Câu Ly, kết quả đã tiêu diệt nước này vào năm 668.
Thân thế.
Gia đình của Từ Thế Tích có nguồn gốc tại Tào châu (曹州, nay gần tương ứng với Hà Trạch, Sơn Đông), song đến thời Tùy thì di cư đến Hoạt châu (滑州, nay gần tương ứng với An Dương, Hà Nam). Cha của Từ Thế Tích là Từ Cái (徐蓋), hai cha con được miêu tả là hào phóng, dùng lương thực trong lãnh địa của mình để tế bần cho những người đói kém, bất kể quan hệ với họ.
Tham gia Ngõa Cương quân.
Khoảng năm 616, Trạch Nhượng tập hợp một đội quân nổi dậy, Ngõa Cương quân, chống lại sự cai trị của Tùy Dạng Đế. Từ Thế Tích gia nhập vào Ngõa Cương quân, và đề xuất với Trạch Nhượng rằng không nên cướp bóc của người dân địa phương để có lương thực cho binh sĩ. Từ Thế Tích nói rằng vì Biện Thủy (汴水) chảy qua các quận Huỳnh Dương (滎陽, nay gần tương ứng với Trịnh Châu, Hà Nam) và Lương (梁郡, nay gần tương ứng với Thương Khâu, Hà Nam) và có hoạt động giao thông thủy nhộn nhịp, họ chỉ cần cướp bóc tàu thuyền đi lại trên sông; Trạch Nhượng chấp thuận. Nhiều người hưởng ứng Ngõa Cương quân, và khi tướng Tùy là Trương Tu Đà (張須陀) suất quân trấn áp, Từ Thế Tích đã giết chết Trương Tu Đà trên chiến trường vào năm 616, uy thế của Trạch Nhượng vì thế mà càng được khuếch trương. Khoảng thời gian này, ông trở nên thân thiết với Đan Hùng Tín- một bộ tướng khác trong Ngõa Cương quân, kết nghĩa anh em và nguyện chết cùng ngày cùng tháng.
Sau đó, do thấy Lý Mật là người có tài, xuất thân cao quý, và xuất hiện lời sấm ngôn "Lý thị đương vương", Lý Thế Tích và Vương Bá Đương, đã thuyết phục Trạch Nhượng nhường địa vị thủ lĩnh cho Lý Mật. Trạch Nhượng chấp thuận. Quân lính tôn Lý Mật làm Ngụy công, tiến đến gần đông đô Lạc Dương. Lý Mật phong cho Từ Thế Tích làm 'hữu vũ hậu đại tướng quân'. Sau khi Từ Thế Tích giành được một chiến thắng trước tướng Đường là Vương Thế Sung tại Lạc Thủy, Từ Thế Tích được Lý Mật phong tước Đông Hải quận công. Theo đề xuất của Từ Thế Tích, Lý Mật cho quân chiếm một kho lương lớn là Lê Dương thảng (黎陽倉, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam) và sau đó mở kho tế bần cho dân chúng nghèo đói. Do vậy, có đến 20 vạn người gia nhập vào Ngõa Cương quân chỉ trong vòng 10 ngày, một số quận cũng quy phục, các thủ lĩnh nổi dậy lớn là Đậu Kiến Đức và Chu Xán cũng quy phục Lý Mật trên danh nghĩa.
Vào mùa đông năm 617, Lý Mật phục kích sát hại Trạch Nhượng, Từ Thế Tích bị thương ở cổ trong trận phục kích và gần như vong mạng. Sau đó, Lý Mật tuyên bố không trừng phạt những thân tín khác của Trạch Nhượng, bao gồm Từ Thế Tích. Lý Mật còn đích thân đến chăm sóc cho Từ Thế Tích, sau đó cho Từ Thế Tích tiếp tục làm tướng trong Ngõa Cương quân.
Vào mùa xuân năm 618, Vũ Văn Hóa Cập tiến hành binh biến sát hại Tùy Dạng Đế tại Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô. Sau đó, Vũ Văn hóa Cập từ bỏ Giang Đô và tiến về Lạc Dương cùng Kiêu Quả quân tinh nhuệ. Ngõa Cương quân và triều đình Tùy ở Lạc Dương trước tình thế này đã liên kết, chuẩn bị đương đầu với Kiêu Quả quân. Theo thỏa thuận, hoàng đế Dương Đồng "xá tội" cho Lý Mật cùng thuộc hạ, trao chức "hữu vũ hậu đại tướng quân" cho Từ Thế Tích. Do Từ Thế Tích chỉ trích Lý Mật không ban thưởng đầy đủ cho tướng sĩ, Lý Mật phần nào xa lánh Từ Thế Tích, vì thế đã phái Từ Thế Tích đến trấn giữ Lê Dương thảng. Vũ Văn hóa Cập sau đó bao vây kho lương, song Từ Thế Tích đã kháng cự thành công, ngoài ra còn đẩy lui và đánh bại Vũ Văn hóa Cập.
Đến năm 618, Vương Thế Sung đoạt lấy quyền lực tại Lạc Dương, Lý Mật thấy vậy đã cắt đứt quan hệ với triều đình Lạc Dương. Tuy nhiên, Lý Mật sau đó đã bại trận trước Vương Thế Sung. Thoạt đầu, Lý Mật định chạy đến chỗ Từ Thế Tích (tức Lê Dương), song sau đó do nghi ngờ về mức độ trung thành của Từ nên Lý Mật quyết định chạy đến Trường An đầu hàng triều Đường.
Do Lý Mật chạy đến Trường An, Từ Thế Tích trên thực tế trở thành người cai quản lãnh thổ cũ của Lý Mật, vùng lãnh thổ này trải dài từ bờ bắc Trường Giang đến Ngụy quận, từ Nhữ châu ra đến biển. Biết tin Lý Mật quy hàng triều Đường, Từ Thế Tích cũng quyết định quy phục triều đình Trường An, song nói với trưởng sử Quách Hiếu Khác (郭孝恪):
Tự mình cai quản.
Do đó, Từ Thế Tích đã phái Quách Hiếu Khác đến Trường An để thưa với Lý Mật. Đường Cao Tổ hay tin Từ Thế Tích phái sứ giả đến, song rất lấy làm kỳ lạ khi biết người này chỉ bẩm báo với Lý Mật mà không thượng biểu cho triều đình Đường. Đường Cao Tổ đã triệu Quách Hiếu Khác vào triều và chất vấn, và Quách Hiếu Khác đã bẩm lại ý định của Từ Thế Tích. Đường Cao Tổ rất ấn tượng và nói: "Từ Thế Tích cảm đức thôi công, quả thực là một bầy tôi chất phác." Đường Cao Tổ đã hạ chiếu phong Thế Tích là Lê Dương tổng quản, Thượng trụ quốc, Lai quốc công. Sau đó, Đường Cao Tổ lại thăng Thế Tích là "hữu vũ hậu đại tướng quân", cải phong tước hiệu là Tào quốc công, ban cho họ Lý của hoàng tộc Đường, thưởng 50 khoảnh ruộng tốt. Ngoài ra, Đường Cao Tổ cũng phong cha của Thế Tích là Từ Cái là Tế Âm vương, song Cái kiên quyết thoái thác nên sau được phong là Thư quốc công, thụ chức "tán kị thường thị", Lang châu thứ sử. Đường Cao Tổ lệnh cho Thế Tích thống lĩnh binh sĩ vùng Lệ Dương kháng cự Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức.
Khoảng tết năm 619, Lý Mật bị giết khi muốn tái gây dựng nền độc lập của mình, Đường Cao Tổ phái sứ giả đến chỗ Lý Thế Tích thông báo tội trạng của Lý Mật. Lý Thế Tích thương tiếc Lý Mật và dâng biểu xin được phép an táng hợp lễ với Lý Mật. Đường Cao Tổ chấp thuận và cho đưa thi thể Lý Mật đến chỗ Lý Thế Tích. Lý Thế Tích mặc áo tang cùng các quan lại cũ và tướng sĩ táng Lý Mật ở phía nam Lê Dương.
Vào mùa thu năm 619, Hạ vương Đậu Kiến Đức tiến hành một cuộc tiến công lớn, khẳng định quyền kiểm soát ở khu vực Hà Bắc, chiếm cứ một số thành đã quy phục triều Đường. Sau khi quân Hạ giành được một số chiến thắng, Hoài An vương Lý Thần Thông (李神通) đã buộc phải rút quân từ Hà Bắc đến Lê Dương và hội quân với Lý Thế Tích. Khi Đậu Kiến Đức đang trên đường tiến công Vệ châu (衛州, nay gần tương ứng với Vệ Huy, Hà Nam), Lý Thế Tích đã cố gắng phục kích, và thuộc cấp của ông là Khâu Hiếu Cương (丘孝剛) đã suýt giết được Đậu Kiến Đức. Đậu Kiến Đức tức giận nên quay sang bao vây và tiến công Lê Dương, chiếm được kho lương và bắt giữ Lý Thần Thông, Lý Cái, Ngụy Trưng và Đồng An trưởng công chúa (bào tỉ/muội của Đường Cao Tổ). Lý Thế Tích đã chạy thoát, song vài ngày sau đó, vì biết cha đã bị bắt nên ông cũng đầu hàng Đậu Kiến Đức.
Phụng sự Đậu Kiến Đức.
Đậu Kiến Đức phong Lý Thế Tích làm tướng quân và vẫn để ông trấn thủ Lê Dương, song đưa Lý Cái đến thủ đô Minh châu (洺州, nay thuộc Hàm Đan, Hà Bắc) làm con tin.
Sau đó, Thế Tích dự tính chạy trốn sang lãnh thổ Đường, song lại sợ Đậu Kiến Đức sẽ xử tử cha mình. Quách Hiếu Khác đề xuất với Thế Tích rằng cần giành lấy tín nhiệm bằng cách lập công với Hạ, do đó Thế Tích đã tiến đánh Vương Thế Sung. Vào mùa đông năm 619, Thế Thích tiến công thành Hoạch Gia (獲嘉, nay thuộc Tân Hương, Hà Nam) của nước Trịnh, thu được nhiều tài vật và bắt được nhiều người, trong đó có bạn nối khố của Đậu Kiến Đức là Lưu Hắc Thát. Đậu Kiến Đức bắt đầu tín nhiệm Thế Tích.
Khoảng tết năm 620, Thế Tích tiếp tục đề xuất với Đậu Kiến Đức rằng nên tấn công Tào châu và Đái châu (nay thuộc Hà Trạch, Sơn Đông) do thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Mạnh Hải Công (孟海公) kiểm soát và đang quy phục Trịnh trên danh nghĩa. Thế Tích biện luận rằng nếu chiếm được lãnh địa của Mạnh Hải Công thì sau đó có thể tính đến việc tiến công Trịnh. Đậu Kiến Đức chấp thuận, và đã phái anh vợ là Tào Đán (曹旦) vượt sang bờ nam Hoàng Hà, hội quân với Thế Tích còn bản thân Đậu Kiến Đức dẫn quân đi phía sau. Theo kế của Thế Tích, đợi đến khi Đậu Kiến Đức đích thân đến, Lý Thế Tích sẽ tập kích doanh trại và giết chết Đậu Kiến Đức, sau đó cố gắng tìm kiếm và cứu cha. Tuy nhiên, do Tào hoàng hậu sinh nở nên Đậu Kiến Đức đã trì hoãn việc hành quân. Trong khi đó, Tào Đán đã sỉ nhục và cướp bóc các thủ lĩnh nổi dậy khác ở bờ nam Hoàng Hà (những người quy phục Hạ), các thủ lĩnh này đều bực tức. Lý Thương Hồ (李商胡) và mẹ của vị thủ lĩnh này đã kêu gọi Thế Tích thực kiện kế hoạch càng sớm càng tốt, và do thấy Lý Thế Tích do dự, họ đã tự hành động và phục kích Tào Đán, song Tào Đán đã thoát được và chuẩn bị phản kích. Lý Thương Hồ đã báo với Thế Tích và thỉnh Thế Tích tiến công Tào Đán, song Thế Tích thấy Tào Đán đã đề phòng nên quyết định cùng Quách Hiếu Khác chạy sang lãnh thổ Đường.
Tuy nhiên, khi các quan của Hạ thỉnh cầu xử tử Lý Cái, Đậu Kiến Đức đã nói: "Tích vốn là bầy tôi của Đường song bị ta bắt được, hắn ta không quên chủ của mình, trốn về bản triều, đó là trung thần, cha của hắn đâu có tội gì?, và tha cho Lý Cái.
Phụng sự Đường Cao Tổ.
Vào mùa xuân năm 620, Lý Thế Tích theo Tần vương Lý Thế Dân chống lại cuộc tiến công của Định Dương khả hãn Lưu Vũ Chu, và Lý Thế Tích đã thất bại trước bộ tướng của Lưu Vũ Chu là Tống Kim Cương (宋金剛), song được Lý Thế Dân cứu giúp.
Vào mùa đông 620, Lý Thế Dân tiến công nước Trịnh của Vương Thế Sung, tướng Trịnh là Dương Khánh (楊慶, cựu thân vương Tùy) đã dâng Quản châu (管州, nay thuộc Trịnh Châu, Hà Nam) để hàng Đường, Lý Thế Dân đã phái Thế Tích đi nhậm chức Quản châu tổng quản. Khi biết tin, Thái tử của Vương Thế Sung là Vương Huyền Ứng (王玄應) đã dẫn quân từ Hổ Lao quan đến Quản châu. Lý Thế Tích đẩy lui quân của Thái tử nước Trịnh, và sau đó lệnh cho Quách Hiếu Khác viết thư cho Ngụy Lục (魏陸)- thứ sử Huỳnh châu (滎州, nay cũng thuộc Trịnh Châu) để chiêu hàng. Ngụy Lục đã đầu hàng, khiến các thành lũy của Trịnh ở đông bộ Hà Nam ngày nay cũng noi theo. Vương Huyền Ứng lo sợ nên đã chạy về kinh thành Lạc Dương của Trịnh. Đến mùa xuân năm 621, Trịnh châu ti binh Thẩm Duyệt (沈悅) của Trịnh đã đầu hàng Lý Thế Tích, bộ tướng của Lý Thế Tích là Vương Quân khuếch (王君廓) nhờ đó mà đã chiếm dược Hổ Lao và bắt được Kinh vương Vương Hành Bản (王行本) của Trịnh.
Do tình thế nguy cấp, Vương Thế Sung đã cầu viện Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức quyết định đích thân suất quân cứu viện. Trong cuộc giao tranh với tiền quân của Đậu Kiến Đức, Lý Thế Dân đã phái Lý Thế Tích, Trình Tri Tiết, và Tần Thúc Bảo dẫn quân giao chiến, kết quả quân Đường giành thắng lợi. Vào mùa hè năm 621, Lý Thế Dân đánh bại và bắt giữ Đậu Kiến Đức trong trận Hổ Lao, Vương Thế Sung đầu hàng. Lý Thế Dân tha cho Vương Thế Sung song xử tử một số hạ thần nước Trịnh. Anh em kết nghĩa với Lý Thế Tích là Đan Hùng Tín cũng bị Lý Thế Dân xem là nguy hiểm vì đã quay lưng phản lại Lý Mật, nên cũng nằm trong số quan lại bị xử tử. Lý Thế Tích đã cầu xin Lý Thế Dân tha cho Đan Hùng Tín, biện luận rằng Đan Hùng Tín giỏi võ nghệ và sẽ hữu dụng cho Đường, ngoài ra còn xin từ bỏ mọi chức tước để đổi lấy mạng cho Đan Hùng Tín, song Lý Thế Dân đã từ chối. Mặc dù trước đây đã từng hứa chết cùng ngày cùng tháng với Đan Hùng Tín, Lý Thế Tích nay cho rằng mạng của ông là để phụng sự quốc gia và nó không còn là của riêng ông nữa; và rằng nếu ông cũng chết thì không còn ai chăm sóc cho thê tử của Đan Hùng Tín. Khi Đan Hùng Tín bị xử trảm, Lý Thế Tích đã từ chối chết cùng, song cắt một phần thịt ở đùi mình, nấu lên và đưa cho Đan Hùng Tín ăn, nói rằng: "sinh tử vĩnh quyết, thử nhục đồng quy ư thổ hĩ". Sau đó, khi Lý Thế Dân trở về Trường An, Lý Thế Tích là một trong 25 tướng được trọng thưởng, được phép mặc khôi giáp vàng giống như Lý Thế Dân. Ông cũng được đoàn tụ với cha Lý Cái trở về từ nước Hạ.
Đường thôn tính lãnh thổ nước Hạ, song đến năm 621, Lưu Hắc Thát đã nổi dậy phản Đường. Đến khi quân Lưu Hắc Thát tiến đến Minh châu, Lý Thế Tích đang ở Tông Thành (宗城) gần đó, ông đã bỏ Tông Thành và tiến đến Minh châu bố trí phòng thủ, song kết cục đã để mất Minh châu và phải chạy trốn.
Sau đó, Lý Thế Tích đã theo Lý Thế Dân tiến công Lưu Hắc Thát. Đến mùa xuân năm 622, trong một trận chiến, thuộc cấp của Lý Thế Tích là Phan Mao (潘毛) đã giết được đại tướng Cao Nhã Hiền (高雅賢) của Lưu Hắc Thát. Sau đó, khi Lưu Hắc Thát suất quân tiến công Lý Thế Tích, Lý Thế Dân đã cố đến cứu viện song đã bị bao vây và suýt bị bắt. Sau khi Lý Thế Dân đánh bại Lưu Hắc Thát, Lý Thế Tích lại theo Lý Thế Dân tiến công Từ Viên Lãng (người kiểm soát khu vực nay là trung bộ và tây bộ Sơn Đông). Sau khi Lý Thế Dân được triệu hồi về Trường An, Lý Thế Tích cùng Lý Thần Thông và Nhâm Côi (任瓌) tiếp tục chiến dịch tiến công Từ Viên Lãng. Vào mùa xuân năm 623, Từ Viễn Lãng tuyệt vọng nên đã quyết định bỏ kinh đô Duyện châu (兗州, nay thuộc Tế Ninh, Sơn Đông), và bị giết trong lúc chạy trốn. Lý Thế Tích lấy thủ cấp của Từ Viên Lãng và trình lên Đường Cao Tổ.
Sang năm 623, tướng Phụ Công Thạch nổi dậy phản Đường tại Đan Dương (丹楊, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô) và xưng là Tống Đế. Lý Thế Tích theo Triệu quận vương Lý Hiếu Cung trấn áp Phụ Công Thạch. Sau khi quân Đường tập hợp tại Đan Dương và đánh bại quân Tống ở Bác Vọng Sơn (博望山, nay thuộc Mã An Sơn, An Huy), Phụ Công Thạch chạy trốn, Lý Thế Tích dẫn quân truy kích, sau đó giải Phụ Công Thạch (do hào tộc địa phương bắt) đến Đan Dương.
Năm 626, Thái tử Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân tranh giành quyền lực khốc liệt, Lý Thế Dân thất thế nên đã thỉnh kế từ Lý Thế Tích và Lý Tĩnh, song cả hai đều từ chối nói về vấn đề này. Vào mùa hè năm 626, Lý Thế Dân đã phục kích sát hại Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát trong sự biến Huyền Vũ môn. Sau đó, Lý Thế Dân kế vị Đường Cao Tổ, tức Đường Thái Tông.
Dưới thời Đường Thái Tông.
Sau khi đăng cơ, Đường Thái Tông bổ nhiệm Lý Thế Tích làm đô đốc Tịnh Châu. Năm 629, khi Đường Thái Tông phái Lý Tĩnh suất quân đi đánh Hiệt Lợi khả hãn của Đông Đột Quyết, Lý Thế Tích là một trong các tướng chính dưới quyền thống soái của Lý Tĩnh và phụ trách một trong bốn lộ quân tiến công. Vào mùa xuân năm 630, Lý Thế Tích đánh bại quân Đông Đột Quyết tại Bạch Đạo. Sau khi Lý Tĩnh đánh bại đại quân của Hiệt Lợi khả hãn, buộc vị khả hãn này phải chạy trốn, Lý Thế Tích đã gặp Lý Tĩnh và quyết định tiếp tục truy kích Hiệt Lợi khả hãn bất chấp việc Hiệt Lợi khả hãn cầu hòa, quân Đông Đột Quyết thua trận và hầu hết dư bộ của Hiệt Lợi khả hãn đều bị quân Đường bắt.
Trong khi đó, do hoàng tử của Đường Thái Tông là Tấn vương Lý Trị được phong làm Tịnh châu đô đốc trên danh nghĩa, chức quan của Lý Thế Tích chuyển thành Đô đốc phủ Trưởng sử, song trên thực tế ông vẫn thực hiện quyền lực của đô đốc. Năm 637, là một phần trong chính sách ban các châu cho hoàng thân và các đại tướng hay quan lại cấp cao làm đất phong, Lý Thế Tích được cải phong là Anh quốc công, được đại tập chức Thứ sử Kỳ châu, song Lý Thế Tích vẫn ở Tịnh Châu và không thấy tường thuật rằng ông thực sự đến Kỳ Châu. Tuy nhiên, sau đó do có nhiều phản đối, nhất là từ Trưởng Tôn Vô Kỵ, Đường Thái Tông đã hủy bỏ chính sách phân phong này, song tước hiệu Anh quốc công của Lý Thế Tích vẫn được giữ nguyên. Năm 641, khi thảo luận về Lý Thế Tích, mà theo thư tịch lịch sử thì là người mà những người khác tuân theo không phàn nàn, Đường Thái Tông nói:
Vào mùa đông năm 641, Đường Thái Tông thăng chức Lý Thế Tích là Binh bộ Thượng thư. Tuy nhiên, trước khi Lý Thế Tích đến được Trường An, Chân Châu khả hãn của Tiết Diên Đà đã tiến công Sĩ Lực Bật khả hãn (do Đường lập nên và là một chư hầu của Đường) của Đông Đột Quyết. Sĩ Lực Bật khả hãn không chống đỡ nổi nên đã triệt thoái vào trong Trường Thành đến Sóc Châu. Đường Thái Tông cho lĩnh quân đi cứu viện Đông Đột Quyết, trong đó Lý Thế Tích được bổ nhiệm làm Sóc châu hành quân tổng quản, suất 3.000 quân. Khoảng đầu năm 641, Lý Thế Tích giao chiến với quân Tiết Diên Đà dưới quyền chỉ huy của Đại Độ (大度), con của Chân Châu, tại sông Nặc Chân (chảy qua Bao Đầu, Nội Mông), đánh bại quân Tiết Diên Đà, buộc những người còn lại phải chạy trốn. (Dựa theo ý kiến của Lý Thế Tích trong một chiến dịch tiến công Cao Câu Ly vào năm 644, có vẻ như Lý Thế Tích muốn tiếp tục tiến quân để tiêu diệt Tiết Diên Đà, song Đường Thái Tông đã nghe theo ý của Ngụy Trưng mà lệnh cho ông dừng lại.) Sau đó, Lý Thế Tích hồi kinh làm Binh bộ thượng thư.
Năm 643, Đường Thái Tông đã cho vẽ chân dung 24 đại công thần đóng góp cho triều Đường, đặt tại Lăng Yên các, Lý Thế Tích là một trong những người được họa. Vào mùa xuân năm đó, hoàng tử của Đường Thái Tông là Tề vương Lý Hựu (李祐) tức giận Trưởng sử Quyền Vạn Kỷ (權萬紀), kết quả đã giết chết Vạn Kỷ rồi sau đó tuyên bố nổi dậy. Đường Thái Tông phái Lý Thế Tíchlĩnh quân đi đánh Lý Hựu, song trước khi quân Lý Thế Tích đến thì Lý Hựu đã bị thuộc hạ của mình bắt. Sau đó, vào mùa hè năm 643, khi Thái tử Lý Thừa Càn lập mưu phế truất phụ hoàng, Đường Thái Tông đã phái Lý Thế Tích, cùng với các trọng thần khác như Trưởng Tôn Vô Kỵ, Phòng Huyền Linh và Tiêu Vũ tiến hành điều tra, họ đã xác nhận Thái tử phạm tội. Đường Thái Tống đã cho Lý Trị thay thế vị trí hoàng thái tử của Lý Thừa Càn. Lý Thế Tích được ban thêm chức Thái tử Chiêm sự kiêm Tả vệ soái, thăng chức thành Đặc tiến, Đồng trung thư môn hạ tam phẩm, chức quan tương đương với tể tướng.
"Tùy thư" viết rằng Lý Thế Tích đã đột ngột đổ bệnh vào một thời điểm, vì y thư có nói tro sau khi đốt râu sẽ giúp ích cho việc điều trị, Đường Thái Tông đã cắt râu của mình và đốt cháy rồi lấy tro trộn với thuốc. Sau khi Lý Thế Tích khỏe hơn, ông đã dập đầu cảm tạ Đường Thái Tông nhiều đến độ chảy máu ở trán, Đường Thái Tông: "Trẫm làm vậy vì xã tắc, ngươi không cần phải cảm tạ". Trong một dịp, khi Lý Thế Tích dự ngự yến, Đường Thái Tông đã nói: "Trẫm thấy trong số các tướng thuộc, không ai vượt qua được khanh để trẫm giao phó ấu cô [tức Thái tử]. Công [tức Thế Tích] đã không rời bỏ Lý Mật, và nay cũng sẽ không phụ Trẫm". Lý Thế Tích rất cảm kích, ông than khóc và thậm chí cắn ngón tay đến nỗi chảy máu. Cũng trong ngự yến, khi Lý Thế Tích say và ngủ thiếp đi, Đường Thái Tông đã cởi ngự phục để trùm cho Lý Thế Tích.
Vào mùa xuân năm 644, khi sứ Đường là Tướng Lý Huyền Tưởng (相里玄獎) trở về từ Cao Câu Ly và tấu trình rằng mạc ly chi Uyên Cái Tô Văn của Cao Câu Ly không muốn dừng các cuộc tiến công chống Tân La (chư hầu của Đường), Lý Thế Tích bèn ủng hộ tiến công Cao Câu Ly. Đường Thái Tông đã chấp thuận bất chấp phản đối từ nhiều hạ thần khác, bao gồm Chử Toại Lương. Đường Thái Tông sau nhiều tháng chuẩn bị đã tiến công Cao Câu Ly theo hai đạo vào mùa đông năm 644, Lý Thế Tích là 'hành quân đại tổng quản' của Liêu Đông đạo (tức lục đạo). Ông thống lĩnh 6 vạn lĩnh hướng đến Liêu Đông.
Vào mùa xuân năm 645, Lý Thế Tích tiến đến U Châu, và sau đó tiến vào lãnh thổ Cao Câu Ly. Cùng với Lý Đạo Tông, Lý Thế Tích chiếm được Cái Mưu, và sau đó cho bao vây Liêu Đông - một thành quan trọng của Cao Câu Ly. Sau khi Đường Thái Tông đích thân dẫn quân đến, Liêu Đông đã thất thủ. Quân Đường sau đó tiếp tục tiến về phía đông nam, vượt qua sông Áp Lục cũng như bao vây An Thị. Khi một đội quân lớn của Cao Câu Ly do các tướng Cao Diên Thọ (高延壽) và Cao Huệ Chân (高惠真) thống lĩnh tiến đến, Đường Thái Tông đã phái Lý Thế Tích dẫn 15.000 quân đi làm mồi nhử, và đến khi quân Cao Câu Ly tiến công Lý Thế Tích, Trưởng Tôn Vô Kỵ đã đánh họ từ phía sau với 11.000 lính, Lý Thế Tích cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ và Đường Thái Tông đã đánh bại đội quân Cao Câu Ly này, buộc họ phải đầu hàng. Sau đó, Đường Thái Tông dự tính tiến công thẳng vào quốc đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly, song Lý Thế Tích lại cho rằng nếu không chiếm được An Thị trước, tướng trấn thủ An Thị là Dương Vạn Xuân (楊萬春) có thể sẽ tiến công quân Đường từ phía sau. Đường Thái Tông chấp thuận và lại cho bao vây An Thị.
Tuy nhiên, tướng trấn thủ An Thị là một người tài giỏi, và quân dân trong thành càng thêm quyết tâm khi Lý Thế Tích tuyên bố sẽ giết hết cư dân trong thành sau khi chiếm được. Vào mùa thu năm 645, do không thể chiếm được An Thị, cùng nguồn cung lương thực hạn chế, Đường Thái Tông đã hạ lệnh toàn quân triệt thoái, Lý Thế Tích và Lý Đạo Tông bảo vệ phía sau.
Năm 646, Tiết Diên Đà rơi vào bất ổn nội bộ do Da Di khả hãn tàn ác, Đường Thái Tông nhân cơ hội này đã phái Lý Đạo Tông tiến hành một cuộc tiến công lớn vào Tiết Diên Đà, kết quả giành được thắng lợi. Đa Di khả hãn chạy trốn song sau đó bị người Hồi Hột bắt được và giết chết, Hồi Cốt cũng đoạt lấy lãnh thổ của Tiết Diên Đà. Dư bộ của Tiết Diên Đà ủng hộ cháu của Chân Châu khả hãn là Đốt Ma Chi làm khả hãn, tức Y Đặc Vật Thất khả hãn. Y Đặc Vật Thất khả hãn đề nghị quy phục Đường. Đường Thái Tông lo sợ rằng Tiết Diên Đà có thể phục hồi và tạo ra rắc rối về sau, vì thế đã phái Lý Thế Tích dẫn theo một đội quân đến chỗ của Y Đặc Vật Thất khả hãn. Y Đặc Vật Thất khả hãn đầu hàng, Lý Thế Tích tiến công dư bộ Tiết Diên Đà không muốn hàng phục, kết quả đánh bại và bắt giữ được họ. Lý Thế Tích giải Đốt Ma Chi đến Trường An, Đường Thái Tông cho Đốt Ma Chi làm tướng của Đường.
Năm 647, Đường Thái Tông bắt đầu cuộc tiến công hàng năm chống Cao Câu Ly, mục đích là khiến khu vực biên giới của Cao Câu Ly suy yếu để chuẩn bị cho một cuộc tiến công lớn sau này. Trong cuộc tiến công này, Lý Thế Tích phụ trách đạo quân trên bộ, còn Ngưu Tiến Đạt (牛進達) phụ trách đạo quân trên biển.
Vào mùa hè năm 649, Đường Thái Tông lâm bệnh nặng, và do không hoàn toàn tin tưởng Lý Thế Tích, Đường Thái Tông đã nói với Lý Trị:
Đường Thái Tông sau đó giáng Lý Thế Tích làm tổng quản Điệp Châu. Sau khi tiếp chỉ, Lý Thế Tích đã đi nhậm chức mà không do dự. (Sử gia hiện đại Bá Dương nhận định rằng qua sự kiện này thì có thể thấy Lý Thế Tích và Đường Thái Tông không thực sự tin tưởng lẫn nhau, do tài của Lý Thế Tích vượt quá mức mà Đường Thái Tông mong muốn. Một giải thích khác là Đường Thái Tông thực hiện một thủ thuật đã có từ lâu nhằm kiểm tra lòng trung thành của Lý Thế Tích. Trong lúc Đường Thái Tông còn sống, ông ta đã có thể quản lý được Lý Thế Tích; ông ta lo sợ rằng con của mình sẽ không làm được như vậy sau khi mình qua đời. Nếu như Lý Thế Tích thể hiện bất kỳ sự do dự hay buồn rầu nào khi bị giáng chức, ông ta sẽ sát hại Lý Thế Tích để tân hoàng đế sẽ không phải đối phó với Thế Tích.) Chín ngày sau đó, Đường Thái Tông qua đời, Thái tử Lý Trị kế vị, tức Đường Cao Tông.
Thời Đường Cao Tông.
Sau khi đăng cơ làm hoàng đế, trong cùng tháng (ÂL), Đường Cao Tông đã bổ nhiệm Lý Thế Tích làm Lạc châu thứ sử, Khai phủ nghi đồng tam ti, Đồng trung thư môn hạ. Đường Cao Tông quy định việc dùng riêng lẻ từ "Thế" và từ "Dân" cũng là phạm húy kỵ, vì thế Lý Thế Tích được gọi là Lý Tích. Cùng năm, Đường Cao Tông phong Lý Tích là Thượng thư Tả bộc xạ. Vào mùa đông năm 650, Lý Tích dâng biểu mong được bãi chức Bộc xạ, Đường Cao Tông chấp thuận, song Lý Tích vẫn giữ chức Khai phủ nghi đồng tam ti, làm chủ chính sự. Năm 653, Đường Cao Tông phong Lý Tích chức Tư không.
Năm 655, Đường Cao Tông không còn sủng ái Vương hoàng hậu, song hết mực sủng ái Võ chiêu nghi, vì thế Đường Cao Tông muốn phế truất Vương hoàng hậu và đưa Võ chiêu nghi lên thay thế. Hầu hết quần thần đều phản đối Võ chiêu nghi làm hoàng hậu, song Lý Tích, Trưởng Tôn Vô Kỵ và Vu Chí Ninh lại im lặng. Tuy nhiên, khi Đường Cao Tông triệu Lý Tích đến để hỏi ý, Lý Tích đã nói: "Đó là gia sự của bệ hạ, hà tất phải hỏi người ngoài". Đường Cao Tông đã quyết định phế truất Vương hoàng hậu làm thứ dân và đưa Võ chiêu nghi làm hoàng hậu, lệnh cho Lý Tích làm sứ giả nghi lễ. Võ hoàng hậu nhanh chóng kiểm soát triều đình, thăng chức cho những người ủng hộ bà và tiến hành thanh trừng gần như tất cả những người chống đối hoặc thể hiện sự phản đối, Lý Tích do không phản đối hoàng hậu nên đã thoát nạn (Lý Tích trên danh nghĩa được giao phụ trách điều tra lời tố cáo Trưởng Tôn Vô Kỵ âm mưu làm phản). Năm 663, Lý Tích được giao điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại Lý Nghĩa Phủ (李義府) - người của Võ hoàng hậu, kết quả là Lý Nghĩa Phủ bị loại bỏ song vai trò của Lý Tích là không rõ ràng.
Tại Cao Câu Ly, sau khi Uyên Cái Tô Văn qua đời vào tháng 6 năm 666, hai con là Uyên Nam Sinh và Uyên Nam Kiến tranh giành quyền lực với nhau, kết quả là Uyên Nam Sinh phải chạy trốn sang Đường. Nhân cơ hội này vào khoảng tết năm 667, Đường Cao Tông bổ nhiệm Lý Tích làm Liêu Đông đạo hành quân tổng quản, lãnh binh cùng Tiết Nhân Quý đi đánh Cao Câu Ly. Tiết Nhân Quý còn thuyết phục được Khả hãn Khiết Đan là Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh cùng tham gia với quân Đường chinh phạt Cao Câu Ly với lời hứa sẽ giao Doanh Châu cho người Khiết Đan sau cuộc chiến. Uyên Nam Sinh (bị Đường Cao Tông đổi sang họ Toàn vì húy kỵ Đường Cao Tổ) tiếp tục dẫn quân Đường hạ 40 thành trì của Cao Câu Ly ở biên giới phía đông. Vào mùa thu năm 667, Lý Tích chiếm được Tân Thành (nay thuộc Phủ Thuận), và sau đó tiếp tục tiến quân. Trong khi đó, các bộ tướng của ông là Bàng Đồng Thiện (龐同善), Cao Khản (高侃), và Tiết Nhân Quý, cũng đánh bại quân của Uyên Nam Kiến. Tuy nhiên, hải quân Đường do Quách Đãi Phong (郭待封) chỉ huy lại gặp khó khăn trong việc cung cấp lương thực, Quách Đãi Phong muốn cầu viện Lý Tích, song sợ rằng nếu tin này đến chỗ quân Cao Câu Ly thì sẽ bị lộ nhược điểm. Quách Đãi Phong quyết định viết một bài thơ ám hiệu và gửi cho Lý Tích. Thoạt đầu, Lý Tích không hiểu rằng đó là ám hiệu, tức giận rằng Quách Đãi Phong lại viết thơ ở tiền tuyến, song quân quản ký Nguyên Vạn Khoảnh (元萬頃) đã có thể giải mã bài thơ, Lý Tích biết được nội dung thỉnh cầu và đã chuyển lương thực cho quân của Quách Đãi Phong. Quân Đường của Lý Tích và quân Khiết Đan của Tiết Nhân Quý, Lý Tận Trung, Tôn Vạn Vinh bỏ qua thành Ansi (thành An Thị, ngôi thành từng đánh lui quân Đường của Đường Thái Tông vào 22 năm trước), nhanh chóng vượt qua tỉnh Liêu Ninh của Cao Câu Ly mà nhắm đến sông Áp Lục. Sau đó, Uyên Nam Kiến bố trí quân Cao Câu Ly phòng thủ theo tuyến sông Áp Lục, quân Đường của Lý Tích không thể vượt sông.
Tháng 5 năm 668, nước Thổ Phiên tiến chiếm 18 châu của nhà Đường. Vua Đường Cao Tông lại cử Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong kháng cự Thổ Phiên. Quân Đường của Tiết Nhân Quý bị quân Thổ Phiên đánh úp, quân Đường đại bại, tử thương vô số. Ba tướng Tiết Nhân Quý, A Sử Na Đạo Chân, Quách Đãi Phong bỏ chạy thoát thân, vua Đường Cao Tông xét lúc trước họ lập nhiều công trạng, miễn tội chết, nhưng trừ danh. Tiết Nhân Quý nhanh chóng được Đường Cao Tông phái sang phía đông tiếp tục hỗ trợ Lý Tích đánh Cao Câu Ly.
Đến mùa thu năm 668, Lý Tích mới đánh bại quân Cao Câu Ly của Uyên Nam Kiến dọc bờ sông Áp Lục. Sau khi vượt sông Áp Lục, Lý Tích tiến đến quốc đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly và bao vây thành. Nghe nhà Đường hứa sẽ chia đất Cao Câu Ly sau khi diệt Cao Câu Ly, nước Tân La (đời vua Tân La Văn Vũ vương) phái Kim Yu-shin (金庾信, 김유신) dẫn quân lên bắc phối hợp với quân Đường diệt Cao Câu Ly. Em trai của Uyên Cái Tô Văn là Uyên Tịnh Thổ (Yeon Jeong-to) quy hàng quân Tân La của Kim Yu-shin. Quân Tân La của Kim Yu-shin nhanh chóng đến hội quân với Lý Tích để cùng vây đánh kinh đô Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly.
Em của Uyên Nam Kiến là Uyên Nam Sản và một số quan lại của Cao Câu Ly đã đầu hàng quân Đường, song Uyên Nam Kiến và Cao Câu Ly Bảo Tạng Vương vẫn tiếp tục chiến đấu. Một vài ngày sau đó (tháng 11 năm 668), bộ tướng của Uyên Nam Kiến là hòa thượng Tín Thành (Shin Sung, 信誠) lén mở một cổng thành ra đầu hàng quân Đường. Quân Đường của Lý Tích và Tiết Nhân Quý, quân Tân La của Kim Yu-shin, quân Khiết Đan của Lý Tận Trung và Tôn Vạn Vinh, quân Cao Câu Ly trung thành với Uyên Nam Sinh (Yeon Namseng) tiến vào kinh thành Bình Nhưỡng của Cao Câu Ly. Uyên Nam Kiến cố quyên sinh, song bị quân Đường bắt được và cứu mạng, bị giải sang nhà Đường cùng với Bảo Tạng Vương, Uyên Nam Sản, Cao Xá Kê, Phù Dư Phong. Tiết Nhân Quý được Đường Cao Tông phong làm An Đông đô hộ của An Đông đô hộ phủ (nơi cai trị của An Đông đô hộ phủ là thành Bình Nhưỡng). Cũng trong năm đó, sau khi Lý Tích trở về Trường An, triều đình Đường tổ chức một cuộc diễu hành lớn nhằm vinh danh ông, thăng làm 'thái tử thái sư'. Khoảng tết năm 669, khi Đường Cao Tông làm lễ tế Thiên, đã cho Lý Tích tế sau mình, một vinh dự đặc biệt.
Năm 669, Lý Tích lâm bệnh, Đường Cao ông đã triệu tất cả các anh em và con của Lý Tích đang phụng sự ở ngoài kinh thành trở về để chăm sóc cho ông. Lý Tích chỉ nhận thuốc do Đường Cao Tông và Thái tử Lý Hoằng trao, song mặt khác lại từ chối điều trị, nói rằng:
Vào một ngày, Lý Tích triệu em là Lý Bật (李弼) đến và nói với Lý Bật rằng đã cảm thấy bệnh tình khá hơn, và nên tập hợp toàn bộ thân thích để thiết tiệc. Đến cuối bữa tiệc, ông nói với Lý Bật:
Khoảng tết năm 670, Lý Tích qua đời. Đường Cao Tông chuyết triều trong 7 ngày, phong tước cho Lý Tích là Thái úy, Dương châu Đại đô đốc, thụy hiệu "Trinh Vũ", bồi táng ở Chiêu lăng. Ông được an táng theo nghi lễ đặc biệt, và theo chỉ của Đường Cao Tông, lăng mộ của ông được xây dựng theo hình một vài ngọn núi lớn thuộc lãnh thổ Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, nhằm tưởng nhớ các chiến công của ông.
Do trưởng tử Lý Chấn (李震) qua đời trước ông, tước hiệu "Anh quốc công" do con của Lý Chấn là Lý Kính Nghiệp (李敬業) kế tập. Năm 684, sau khi Đường Cao Tông qua đời, Võ thái hậu phế truất tam tử là Đường Trung Tông, đưa tứ tử lên thay thế, tức Đường Duệ Tông, song lại có bước đi nhằm tự mình đoạt lấy hoàng vị, Lý Kính Nghiệp đã tiến hành nổi dậy. Đáp lại, Võ thái hậu đã cho phá hủy lăng mộ của Lý Tích, tước bỏ các chức tước mà Đường Cao Tông đã tặng sau khi Lý Tích qua đời, đồ sát gần như toàn bộ các hậu duệ của Lý Tích. Năm 705, sau khi Đường Trung Tông phục vị, lăng mộ và chức tước của Lý Tích được khôi phục. | 1 | null |
USS Hué City (CG-66) là một tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ. Nó được đặt hàng vào ngày 16 tháng 4 năm 1987, và đặt lườn vào ngày 20 tháng 2 năm 1989 tại xưởng đóng tàu Ingalls, Pascagoula, Mississippi. Hué City được đưa vào hoạt động ngày 14 tháng 9 năm 1991. Nó được đặt tên theo Trận Mậu Thân tại Huế, chiến đấu trong thành phố xuyên suốt trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 bởi Trung đoàn 1 Thủy quân lục chiến (bao gồm Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến số 1, Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến số 5, Tiểu đoàn 2 Thủy quân lục chiến số 5 cùng các đơn vị trực thuộc) trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam. Chỉ huy của ba tiểu đoàn trên là những vị khách mời danh dự trong buổi thử nghiệm năm 1991 của con tàu.
"Hué City" là con tàu duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo một trận chiến trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù nó đã được lên kế hoạch để đặt tên cho LHA-5 là USS "Khe Sanh" sau Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, nhưng con tàu đó đã đưa được đưa vào hoạt động năm 1976 với tên gọi là USS Peleliu. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hoa Kỳ được đặt tên theo một trận chiến diễn ra trong Chiến tranh Việt Nam, "Hué City" đã có cơ hội để tiếp cận với những cựu chiến binh trong trận chiến mà con tàu mang tên. Nó đã làm như vậy thường xuyên khi mà tổ chức lễ tưởng niệm Trận Mậu Thân tại Huế hàng năm theo lịch trình cho phép của con tàu. Lễ tưởng niệm là một cơ hội tuyệt vời để các cựu chiến binh đoàn kết với nhau, gặp gỡ thủy thủ đoàn, cũng như là một khoảng thời gian để họ vinh danh những người đồng đội đã ngã xuống khi chiến đấu với họ.
Lịch sử của con tàu.
Những năm 1990.
"Hué City" ra khơi vào ngày 11 tháng 3 năm 1993, và để triển khai lần đầu tiên đến Biển Địa Trung Hải với tư cách Chỉ huy tác chiến trên không cho nhóm tác chiến Tàu sân bay USS (CVBG). Về nguyên tắc hoạt động ở Biển Adriatic, "Hué City" đã phát triển không ảnh và truyền nó tới các trung tâm chỉ huy trên cạn và trên bờ. "Hué City" cũng theo dõi sự an toàn của các chuyến bay cứu trợ thuộc Liên hợp quốc tới Bosnia, đảm bảo máy bay Serbia không vi phạm vùng cấm bay.
Trong khi tiến hành huấn luyện gần Vịnh Guantanamo, Cuba ,vào tháng 4 năm 1994, "Hué City" được chỉ định đóng vai trò là soái hạm của Hải đội Khu trục 22 để hỗ trợ các lệnh trừng phạt chống lại Haiti. "Hué City" lên đường cho đợt triển khai thứ hai vào ngày 22 tháng 3 năm 1995, với chiếc (CVGB). "Hué City" đóng quân ở Biển Đỏ, nơi nó cung cấp phạm vi bảo vệ trên không cho Lực lượng Tuần tra Không quân Chiến đấu thực thi vùng cấm bay ở Nam Iraq.
"Hué City" lên đường đến Biển Baltic vào ngày 24 tháng 5 năm 1996, để tham gia vào các hoạt động với bốn mươi tám tàu từ mười ba quốc gia. Các hoạt động tập trung vào việc theo dõi các mục tiêu trên không, mặt đất và bề mặt trong một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia. "Hué City" được triển khai vào ngày 29 tháng 4 năm 1997, đến Biển Địa Trung Hải với tư cách Chỉ huy Tác chiến Hàng không cho CVGB. "Hué City" hoạt động ở Biển Adriatic, giám sát tất cả các hoạt động trên không để hỗ trợ các hoạt động hải quân.
Năm 1999, "Hué City" lên đường tham gia các hoạt động chống ma túy ở vùng biển Caribe. Cuối năm đó, "Hué City" tham gia "Hoạt động Baltic", một cuộc tập trận đa quốc gia bao gồm 53 tàu chiến từ 12 quốc gia.
Liên kết ngoài.
__CHỈ_MỤC__ | 1 | null |
Skylab là trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày 14/5/1973, Skylab đã được phóng vào không gian.
Skylab là trạm không gian phát động và điều hành bởi NASA và là trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ. Skylab quay quanh Trái Đất 1973-1979, và bao gồm một phân xưởng, một đài quan sát năng lượng mặt trời và các hệ thống khác. Nó không có người lái và được đưa lên không gian bởi một tên lửa Saturn V cải hoán, với một khối lượng 169.950 pounds (77 tấn). Ba chuyến đi có người lái được thực hiện từ năm 1973 và 1974 bằng cách sử dụng Apollo Command / Service Module (CSM) trên đỉnh nhỏ hơn là Saturn IB. Mỗi phi hành đoàn có ba nhà du hành vũ trụ. | 1 | null |
Liên minh 90/Đảng Xanh (tên tắt: Đảng Xanh) là một đảng phái chính trị Đức. Nội dung hoạt động chủ yếu là chính trị bảo vệ môi trường sinh thái. Những vấn đề chính của chính trị Đảng Xanh là bảo dưỡng sinh thái, bền vững kinh tế, và trách nhiệm xã hội.
Quá trình.
Từ Tây Đức và Tây Berlin đảng Xanh được thành lập vào ngày 12/13. tháng giêng 1980 tại Karlsruhe, bắt nguồn từ phong trào chống nhà máy điện hạt nhân và phong trào bảo vệ môi trường cũng như những phong trào Xã hội và Cánh tả mới từ thập niên 1970. Đảng Xanh được vào Quốc hội liên bang Đức lần đầu tiên vào năm 1983 và từ 1985 cho tới 1987 họ đã tham dự vào chính quyền tại bang Hessen với Joschka Fischer lần đầu tiên một bộ trưởng tiểu bang. Sau khi nước Đức thống nhất, đảng Xanh không được lọt vào Quốc hội Đức trong cuộc bầu cử năm 1990 vì không đạt được 5% số phiếu người đi bầu.
Bên Đông Đức thì các thành viên kỳ cựu phát xuất từ phong trào công dân đối lập. Trong thời kỳ Cách mạng hòa bình vào mùa thu 1989 tại Đông Đức (Wende und friedliche Revolution in der DDR) các nhóm tranh đấu như nhóm tranh đấu cho Hòa bình và Nhân quyền (Initiative Frieden und Menschenrechte), nhóm Dân chủ ngay bây giờ (Demokratie Jetzt) cũng như nhiều phần của nhóm Diễn đàn Mới (Neues Forum) kết hợp lại thành Liên minh 90 (Bündnis 90). Sau khi nước Đức thống nhất Liên minh 90 đã đoạt được ghế trong quốc hội Đức năm 1990. Sau khi Đảng Xanh tại Đông Đức đã nhập vào Đảng Xanh ngay sau cuộc bầu cử quốc hội Đức 1990, năm 1993 Bündnis 90 và Đảng Xanh nhập thành Liên minh 90/Đảng Xanh.
Vào năm 1994 thì Liên minh 90/Đảng Xanh lại đoạt được ghế trong quốc hội, từ 1998 cho đến 2005 lần đầu tiên họ tham dự vào chính phủ liên bang Đức trong khối Đỏ-Xanh. Vào cuộc bầu cử quốc hội năm 2009 Liên minh 90/Đảng Xanh đạt 10,7% số phiếu, kết quả cao nhất trong lịch sử đảng này. Ở Baden-Württemberg từ tháng 5 năm 2011 với ông Winfried Kretschmann lần đầu tiên có một bang trưởng thuộc Liên minh 90/Đảng Xanh, người đứng đầu một nội các Xanh-Đỏ. Ngoài ra đảng này còn tham dự vào chính quyền tại bang Bremen, Niedersachsen, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz, và Schleswig-Holstein. | 1 | null |
Nguyễn Đình Đăng (sinh 1958) là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN). Ông còn là một họa sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005, là người nước ngoài đầu tiên được công nhận là hội viên chính thức trong lịch sử 41 năm từ khi thành lập của hội này). Ngoài ra, ông còn là tác giả nhiều bài viết, nhiều bài dịch từ tiếng Nga, Nhật, Anh, Pháp được đăng trên các báo như Talawas, Tia sáng, Người viễn xứ, Quân đội nhân dân, Lao động, Tạp chí mỹ thuật, Ngày nay, Vietnamnet, Sài Gòn tiếp thị, v.v.
Thân thế.
Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội. Song thân của ông là những trí thức Việt Nam hàng đầu thời bấy giờ. Cha ông là một Cử nhân Toán học tốt nghiệp tại Đại học Sorbonne (Paris), mẹ tốt nghiệp chuyên khoa nhi tại Đại học Y khoa Paris. Cha mẹ ông hồi hương năm 1954, mẹ ông trở thành nữ bác sĩ đầu tiên ở Hà Nội.
Tốt nghiệp trung học với điểm số nằm trong nhóm cao nhất cả nước, ông lên đường sang Nga du học vào mùa thu năm 1976 tại Đại học Quốc gia Moskva, Liên Xô. Năm 1982 ông lấy bằng thạc sĩ vật lý tại đây, rổi năm 1985 là Tiến sĩ về vật lý hạt nhân, năm 1990 là Tiến sĩ Khoa học về vật lý hạt nhân. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ khoa học ở Nga, ông về nước làm việc tại Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân.
Ông còn làm nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đức và Ý vào đầu thập niên 1990. Khi ở Ý, nhờ sự giới thiệu của thầy cũ, giáo sư Vadim Georgievitch Soloviev, một nhà vật lý nổi tiếng tại Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna (Nga), ông nhận được đề nghị nộp hồ sơ nhận tài trợ sang nghiên cứu tại Nhật.
Nguyễn Đình Đăng đã tổ chức một hội nghị quốc tế lớn về hạt nhân lần đầu tiên tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1994. Tại đây ông đã gặp giáo sư Akito Arima (sau này trở thành Bộ trưởng Giáo dục - Khoa học - Công nghệ của Nhật), chủ tịch Viện RIKEN - viện nghiên cứu hàng đầu ở Nhật về công nghệ gia tốc. Năm 1994 ông được Quỹ Nishina Memorial Foundation (NMF) mời sang Nhật nghiên cứu 10 tháng tại Viện nghiên cứu hạt nhân (Institute for Nuclear Study – INS) thuộc Đại học Tokyo. Trong khi làm việc tại INS ông được giáo sư Akito Arima, lúc đó là chủ tịch RIKEN mời đến RIKEN làm việc. Vì thế sau khi kết thúc 10 tháng nghiên cứu do NMF tài trợ ông chuyển đến RIKEN và làm việc ở đây từ đó đến nay.
Hiện ông đang thực hiện đề tài khảo sát cấu trúc hạt nhân nguyên tử, một trong những đề tài khó và then chốt trong lĩnh vực vật lý.
Bên cạnh vốn ngoại ngữ Nga, Anh lưu loát, ông còn sử dụng được cả tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Ý.
Tự học hội họa.
Ngoài vật lý, ông thường dành thời gian rảnh rỗi để vẽ - môn nghệ thuật ông yêu thích từ nhỏ. Ông là Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam (năm 1987), Hội viên hội Mỹ thuật Hà Nội (năm 1990), Hội viên hội Nghệ thuật quốc tế (1997 - 1999), Hội viên hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005).
Từ năm 1978 tới nay ông đã có nhiều cuộc triển lãm tranh lớn (triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm và triển lãm có hội đồng duyệt) tại nhiều nước: Việt Nam, Nga, Nhật Bản và Ý... và đã giành được nhiều giải thưởng uy tín về nghệ thuật ở cả Nhật và Việt Nam.
Ông cũng được mời thuyết trình về kỹ thuật vẽ sơn dầu tại Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm cộng đồng thành phố Wako, Nhật Bản; thuyết trình về tranh của mình tại Ý, Bồ Đào Nha, Mỹ.
Đánh giá.
Phát biểu tại khai mạc triển lãm cá nhân đầu tiên của Nguyễn Đình Đăng tại Nhật Bản năm 2001, giáo sư Akito Arima - nhà vật lý, thượng nghị sĩ, nguyên bộ trưởng văn hóa - giáo dục - khoa học Nhật Bản, nguyên chủ tịch viện RIKEN, nguyên hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Tokyo - đã gọi Nguyễn Đình Đăng là "một thiên tài".
Giáo sư vật lý D.H. Feng - phó hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Texas tại Dallas (Hoa Kỳ) - đã gọi Nguyễn Đình Đăng là "một người thời Phục Hưng" vì những mối quan tâm rộng và tài năng đa dạng của ông.
Tờ tạp chí danh tiếng tại Nhật Bản Japan Times đã chọn tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng là người đầu tiên để giới thiệu trên chuyên mục lớn "Họ là ai?", nói về những người Việt Nam thành đạt tại Nhật Bản. Ông được đánh giá là một trong những điển hình hiếm hoi của sự dung hòa khoa học và nghệ thuật trong một con người.
Song hành với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, Nguyễn Đình Đăng còn đam mê âm nhạc và hội họa. Nguyễn Đình Đăng được đánh giá là tác giả có những bức tranh mang đậm phong cách phương Tây kết hợp với nét văn hóa Á đông. Những bức tranh như: Biến thái, Giấc mơ bạch tuộc, Buổi học dương cầm, Ánh trăng… là những tác phẩm hội họa đậm chất thơ, nhạc điệu, pha trộn trong sự huyền ảo, giữa hư và thực là sự phô diễn kỹ thuật và biểu đạt suy tư sâu lắng là nét độc đáo, và là thế mạnh làm nên thành công của Nguyễn Đình Đăng (theo Đinh Quang Tỉnh - Ba Tỉnh) như một họa sĩ "thành danh" đứng ngang hàng với những nghệ sĩ chuyên nghiệp và tên tuổi trong nước.
Tác phẩm.
Tác phẩm văn xuôi.
Được đăng trong blog cá nhân, sau đó một vài tác phẩm được đăng lại ở một vài tờ báo, tạp chí, sách..bằng tiếng Việt. Trong đó có một vài tác phẩm đã bị đạo văn, một vài tác phẩm bị vi phạm bản quyền do được đăng khi chưa có sự cho phép của tác giả. Một vài tác phẩm tiêu biểu:
Công trình nghiên cứu vật lý.
Đã công bố trên 130 bài báo khoa học tại các tạp chí chuyên ngành như Physical Review C, Physical Review Letters, Nuclear Physics A, Physics Letters B, Journal of Physics G, v.v.
Công trình "Simultaneous Microscopic Description of Nuclear Level Density and Radiative Strength Function" của Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đình Đăng và Lê Thị Quỳnh Hương tại Physical Review Letters 118 (2017) 022502 là công trình vật lý hạt nhân đầu tiên với toàn bộ nhóm tác giả là người Việt được đăng tại tạp chí vật lý hạng nhất thế giới này.
Chuyên khảo hội họa.
Ông là người đầu tiên truyền bá phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp tới công chúng Việt Nam thông qua hơn 40 chuyên khảo công bố trên internet và 8 thuyết trình trong những năm 2009 - 2017 tại Hà Nội và Sài Gòn.
Cuốn "Kỹ thuật vẽ sơn dầu " của ông do nhà xuất bản Dân Trí và Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A phát hành năm 2018 là là cuốn sách đầu tiên do một họa sĩ Việt viết về kỹ thuật vẽ sơn dầu được xuất bản tại Việt Nam.
Cuốn "Nghệ thuật dessin" (Dân Trí & Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A) của ông ra mắt bạn đọc tháng 11 năm 2022. | 1 | null |
Nhật kiều, tiếng Nhật là , là từ để chỉ những di dân người Nhật từ Nhật Bản và con cháu của họ hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Chuyến di cư đầu tiên của người Nhật được ghi chép lại là đến Philippines vào đầu thế kỷ 12 nhưng chưa ồ ạt cho đến thời kỳ Minh Trị, khi người Nhật bắt đầu di cư đến Châu Mỹ, khởi đầu với 35 di dân đến Mexico năm 1897 và sau đó là Mỹ Latin, năm 1899, 790 người Nhật đặt chân đến Peru.
Trong thời kỳ đi xâm chiếm thuộc đia cũng có những luồng di cư đáng kể từ Nhật đến các lãnh thổ của đế quốc Nhật, tuy nhiên phần lớn những người này đã hồi hương sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tại châu Á.
Theo Hội Nhật kiều và người Nhật tại nước ngoài, có khoảng 2,5 triệu người Nhật ở hải ngoại, đông nhất là tại Brasil, Hoa Kỳ và Philippines. Con cháu của những người di cư từ thời Minh Trị vẫn tiếp tục là những cộng đồng dễ nhận ra tại các quốc gia này, hình thành nên những nhóm thiểu số khác biệt so với người Nhật ở quê hương.
Lịch sử hình thành.
Người Nhật định cư ở nước ngoài đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 15. Từ thế kỷ 15 cho đến thế kỷ 17, những thủy thủ người Nhật đã dong buồm đến Trung Quốc và Đông Nam Á, trong một số trường, họ đã hình thành nên những khu phố Nhật đầu tiên. Hoạt động này đã chấm dứt vào những năm 1660, khi Mạc phủ Tokugawa áp dụng chính sách Tỏa Quốc (Sakoku), ngăn cấm người Nhật rời khỏi đất nước và cũng không cho phép người Nhật ở nước ngoài được hồi hương. Trong suốt 200 năm, chính sách này không hề được bãi bỏ.
Việc hạn chế đi lại đã được nới lỏng khi Nhật Bản mở cửa ngoại giao với các nước phương Tây. 1867, Mạc phủ bắt đầu phát hành các tài liêu liên quan đến vấn đề xuất dương và di cư.
Trước năm 1885, tương đối ít người Nhật rời khỏi Nhật Bản, một phần bởi chính quyền Minh Trị không sẵn lòng cho phép di cư, phần khác vì khi đó thiếu những sức mạnh chính trị để bảo vệ xứng đáng cho những người Nhật di cư, và còn do người ta tin rằng việc hiện diện của người Nhật ở nước ngoài như những lao động thiếu chuyên môn sẽ gây bất lợi cho Nhật Bản khi phải ký kết các điều ước bất bình đẳng. Có một trường hợp ngoại lệ diễn ra vào năm 1868 khi một nhóm 153 lao động theo hợp đồng đã đi đến Hawai'i mà không có hộ chiếu chính thức.
Người gốc Nhật ở châu Á (trừ Nhật Bản).
Trước 1945.
Luồng di cư từ Nhật Bản đến những phần còn lại của châu Á được biết đến sớm nhất là vào thế kỷ 12 với điểm đến là Philippines. Họ đã định cư tại vịnh Lingayen, Manila, tại bờ biển Ilocos và trên đảo Visayas; khi đó Philippines đang chịu sự kiểm soát của đế quốc Srivijaya và Majapahit. Vào thế kỷ 16, người Nhật đã đến định cư tại Ayutthaya, Thái Lan., và vào đầu thế kỷ 17, những cư dân người Nhật lần đầu được ghi nhận đã sống tại Đông Ấn Hà Lan (Indonesia ngày nay).
Sau 1945.
Sau thế chiến thứ II, phần lớn người Nhật ở nước ngoài quay về Nhật Bản. Quân Đồng Minh đã cho hồi hương hơn 6 triệu Nhật kiều từ các thuộc địa và các chiến trường trên khắp châu Á. Chỉ một số ít ở lại hải ngoại, thường là do ép buộc, ví dụ như trường hợp 2800 trẻ mồ côi Nhật bị bỏ lại Trung Quốc hoặc những tù binh chiến tranh bị Hồng Quân Liên Xô bắt giữ và phải lao động tại Siberia. Trong các thập kỷ 1950 và 1960, ước khoảng 6000 người Nhật có vợ hoặc chồng là người Triều Tiên sống tại Nhật (được gọi là "zainichi") đã trở lại Bắc Triều Tiên cùng vợ hoặc chồng mình. Trong khi đó,ước tính có khoảng 27.000 tù nhân chiến tranh cũng được Liên Xô chuyển đến Bắc Triều Tiên.
Hiện nay có một cộng đồng người Nhật ở Hồng Kông, phần lớn là những doanh nhân. Ở Ấn Độ cũng có khoảng 4.018 người Nhật tại Ấn Độ, đa số là kĩ sư và nhà quản lý doanh nghiệp, định cư chủ yếu tại Haldia, Bangalore và Kolkata. Thêm vào đó, cũng có 903 Nhật kiều tại Pakistan, hầu hết định cư tại các thành phố Islamabad và Karachi.
Ở châu Mỹ.
Người Nhật bắt đầu di cư đến Hoa Kỳ và Canada với số lượng đáng kể sau khi có những biến đổi về chính trị, văn hóa và xã hội từ sau cuộc Minh Trị Duy Tân 1868.
Ở Canada, những cộng đồng nhỏ đa thế hệ của người Nhật đã phát triển và hòa nhập với xã hội sở tại.
Ở châu Âu.
Cộng đồng người Nhật ở Anh là cộng đồng người Nhật lớn nhất ở châu Âu với trên 100.000 công dân trên khắp nước Anh (nhưng phần lớn là ở London). Gần đây, nhiều người Nhật trẻ tuổi đến Anh để làm việc trong lĩnh vực văn hóa và để trở thành những nghệ sĩ thành công ở London. Ở Nga cũng có một số lượng nhỏ người Nhật sinh sống.
Châu Đại Dương.
Những di dân người Nhật đầu tiên đến châu Đại Dương đã sống ở Broome, Tây Australia và tham gia vào ngành khai thác ngọc trai.
Gần đây, ngày càng nhiều người Nhật đến Australia, trong đó chiếm phần lớn là phụ nữ trẻ tuổi.
Hồi hương.
Vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đi kèm với sự phát triển kinh tế, Nhật Bản phải đối mặt với việc thiếu hụt nhân công sẵn sàng làm những công việc "3K" (きつい kitsui [khó nhọc], 汚い kitanai [bẩn thỉu], and 危険 kiken [nguy hiểm]). Khi đó, Bộ lao động Nhật Bản đã bắt đầu cấp hộ chiếu cho Nhật kiều từ Nam Mỹ tới Nhật Bản để làm việc trong các nhà máy. Phần đông (ước khoảng 300.000 người) đến từ Brazil, còn lại, cũng có một phần đáng kể nhân công người Nhật từ Peru, bên cạnh đó là từ Argentina và các quốc gia Mỹ Latin khác.
Để đối phó với suy thoái kinh tế năm 2009, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ 300.000 yên ($3.300) cho mỗi người Nhật thất nghiệp trở về từ Mỹ Latin để quay lại đất nước ngoài với lý do được tuyên bố làm dịu tình trạng thất nghiệp đang trầm trọng tại Nhật. Mỗi thành viên gia đình cũng nhận được 200.000 yên (tương đương $2.200) để rời khỏi đất nước. Những người nhận được gói hỗ trợ này không được phép quay lại Nhật Bản bằng hộ chiếu ưu đãi mà họ từng dùng để nhập cảnh về Nhật. Một trong những người phụ trách Thời báo Nhật Bản (một tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Nhật) đã lên án chính sách này là "phân biệt chủng tộc". | 1 | null |
Viktor Karl Ludwig von Grumbkow, còn gọi là Grumbkow-Pasha, (3 tháng 7 năm 1849 tại Graudenz – 1 tháng 7 năm Banat) là một Thiếu tướng quân đội Phổ. Từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871, ông trở thành một trong những sĩ quan được Chính phủ Đức phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để cải tổ quân đội Thổ vào cuối thế kỷ 19, và tham gia Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đời.
Viktor Karl Ludwig von Grumbkow sinh ra trong gia đình quý tộc Grumbkow ở tỉnh Pommern của Phổ, là con trai của viên đại úy Julius von Grumbkow. Sau khi học xong, ông gia nhập Trung đoàn Pháo dã chiến "von Scharnhorst", còn gọi là Trung đoàn số 10 (Hannover số 1), với quân hàm Thiếu úy, vào năm 1867.
Chỉ ba năm sau, trong cuộc chiến tranh với Pháp (1870 – 1871), ông đã chiến đấu cùng khẩu đội pháo hạng nhẹ số 3 của trung đoàn mình trong trận chiến Vionville vào ngày 16 tháng 8 năm 1870. Tại đây ông bị thương nặng do đạn pháo, một mảnh đạn bắn trúng vào mũi và trán ông. Vì những thành tích của mình trong cuộc chiến tranh, ông đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng nhì. Sau khi chiến sự kết thúc, ông học Trường Pháo binh và Công binh, tại đó ông có được vốn kiến thức lớn lao về tổ chức, kỹ nghệ và chiến thuật pháo binh. Vào năm 1873, ông được bổ nhiệm làm phụ tá tiểu đoàn trong Trung đoàn Pháo dã chiến số 10, và vào năm sau (1873) ông được thuyên chuyển sang Học viện Quân sự. Sau khi hoàn tất học tập ở Học viện Quân sự Phổ, Grumbkow được ủy nhiệm vào một số chức vụ tham mưu và được lên quân hàm Thiếu tá vào năm 1892.
Do tài nghệ pháo binh của ông, Grumbkow được Đức hoàng Wilhelm II phái đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng năm đó. Cùng với Goltz Pasha, người đã trở về phục vụ quân đội Đế quốc Đức, Grumbkow đã tiến hành những cải cách quan trọng trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là trong lực lượng pháo binh. Ông sớm được phong cấp Thiếu tướng và trở thành sĩ quan trợ lý của Sultan Thổ. Trên cương vị là Tướng thanh tra của lực lượng pháo binh hạng nhẹ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó ông chú trọng đến việc rèn luyện cho người Thổ chuẩn bị bắn nhanh, bắn an toàn và thay đổi vị trí nhanh chóng. Ông cũng thử nghiệm các vũ khí và đạn dược mới. Ông đã tích cực tham chiến trong cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1897 và thậm chí còn đánh chiếm Larissa vào ngày 24 tháng 7 năm 1897. Tuy nhiên, 6 ngày sau đó, vì mục đích chính trị, Chính phủ Đức buộc ông phải rời bỏ trận tuyến.
Trong cuộc chiến, ông từng được tặng thưởng Huân chương Osmanieh trên chiến trường vì những đóng góp của ông đến việc chuẩn bị cho chiến thắng của phía Thổ. Ông đã được Sultan phong tặng tước hiệu Pasha, và được lên quân hàm Thiếu tướng Phổ. Vào ngày 29 tháng 6 năm 1901, do lý do sức khỏe, ông phục viên và rời kinh đô Constantinopolis. Trên đường về nước Đức, Victor Karl Ludwig von Grumbkow đột ngột từ trần giữa Orșova và Herkulesbad. Ông được mai táng tại nghĩa trang Columbiadamm ở kinh đô Berlin. | 1 | null |
Lê Phong Lan là nhà đạo diễn phim tài liệu sinh năm 1966 tại Hà Nội.
Bà được biết đến qua loạt phim tài liệu về lịch sử, văn hóa Việt nam lên sóng truyền hình từ năm 2006 (Đài truyền hình Việt nam VTV, HTV, THVL,…. Một số tác phẩm nổi bật của bà bao gồm bộ phim tài liệu 12 tập “Huyền thoại về Tướng Tình báo Phạm Xuân Ẩn” bà làm trong 5 năm và trình chiếu lần đầu trên sóng HTV năm 2007 sau khi ông Phạm Xuân Ẩn qua đời; bộ phim tài liệu 10 tập “Con đường bí ẩn” (2009) về Tướng Tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc); bộ phim tài liệu 7 tập “Đi giữa kẻ thù” (2008) về Cụm trưởng Tình báo H63 Tư Cang; bộ phim tài liệu 13 tập “Mậu Thân 1968” (2012); bộ phim tài liệu 10 tập "Biệt động Sài Gòn" (2013); bộ phim tài liệu 10 tập “Biên giới Tây Nam - Cuộc chiến tranh bắt buộc” (2013); bộ phim tài liệu 4 tập "Đỉnh cao chiến thắng" (2014).
Phim của bà giành hai giải Bông sen Vàng cho phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2015 với bộ phim “Đỉnh cao chiến thắng”; giải Vàng Liên hoan Phim Truyền hình Toàn quốc năm 2008 với bộ phim tài liệu “Người thanh niên đến từ nước Mỹ” (2007); bằng khen của Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam trao cho ba bộ phim “Mậu Thân 1968” (2012), “Hiệp định Paris 1973” (2012), và “Biệt Động Sài Gòn” (2013); giải A Báo chí toàn quốc cho bộ phim “Biên giới Tây Nam - Cuộc chiến tranh bắt buộc” (2013).
Quá trình công tác.
Đạo diễn Lê Phong Lan bắt đầu trở lại làm phim từ năm 1998 sau một thời gian dài phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Với sự năng động và nhiệt tình say mê công việc, bà đã rong ruổi miệt mài trong hành trình đi tìm lại những con người làm nên những huyền thoại trong Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như Phạm Xuân Ẩn (Hai Trung), Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu), Đặng Trần Đức (Ba Quốc) và các sự kiện lịch sử như Đồng khởi Bến Tre 1960, Mậu Thân 1968, Hiệp định Paris 1973, Chiến tranh biên giới Tây Nam, v.v. Những thước phim của nữ đạo diễn được đánh giá là đã làm sống lại nhiều ký ức của một thời chiến đấu gian khổ và hy sinh hào hùng của những con người dũng cảm trong chiến tranh.
Đạo diễn Lê Phong Lan tìm đến những bí ẩn của lịch sử để giải mã nó như một công trình nghiên cứu: nhiều số phận con người, những quyết định quan trọng của mỗi trận đánh, những con át chủ bài của ngành tình báo quốc phòng Việt Nam và nhiều chiến dịch quan trọng khác, v.v. Bà đã có những so sánh, đánh giá, đối chiếu các tài liệu, hình ảnh trong nước và nước ngoài. Bà đã phỏng vấn các nhân chứng hàng giờ để xem độ chính xác của nhiều thông tin lịch sử, kết nối những sự kiện quan trọng, làm nên nhiều bộ phim tài liệu chân thực, hấp dẫn và đầy cảm xúc. Đạo diễn Lê Phong Lan đã dành trọn tâm huyết cho dòng phim tài liệu lịch sử chính luận, cho những khát vọng kiếm tìm những hình ảnh con người, đất nước Việt Nam trải qua những thăng trầm lịch sử và những gian khổ trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Bà luôn cố gắng thể hiện góc nhìn khách quan từ nhiều phía trong mỗi bộ phim.
Đạo diễn Lê Phong Lan trong cuộc trả lời phỏng vấn của Thạc sĩ văn hóa, Nhà báo Nguyễn Thành Luân, đã tiết lộ: "Tôi đã ao ước từ khi bắt đầu học Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (khóa 1 - miền Nam) là làm phim truyện nhưng duyên phận lại gắn với phim tài liệu mãi. Tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở lại với công việc là làm phim truyện".
Quan điểm.
"Phim tài liệu luôn hấp dẫn và mới mẻ, đó là những câu chuyện về sử thi, về cuộc sống nhân sinh của con người qua bao thăng trầm và biến đổi của lịch sử. Nó đầy thách thức nhưng cũng đầy lãng mạn và luôn làm cho những nhà làm phim như chúng tôi cảm thấy khao khát, tìm tòi, học hỏi. Phim đi vào số phận mỗi dân tộc, mỗi con người, cái chết, sự hy sinh và mất mát... và đặc biệt những bài học đó luôn luôn quý giá với những người còn sống trong mọi thời đại. Nó lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ và cần nhớ của lịch sử."
"Đạo diễn phim tài liệu thường là những người phải có bản lĩnh, có độ nhạy cảm cao, nắm bắt và hiểu biết thông tin chính xác nhưng lại phải có cảm xúc chân thật thì một bộ phim tài liệu mới hay và được khán giả chấp nhận. Không thì ngược lại sẽ rất khô khan."
"Bộ phim Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân ("Семнадцать мгновений весны") của nữ đạo diễn người Nga Tatyana Lioznova đọng lại trong tôi rất lớn. Bộ phim này làm tôi rất xúc động với câu chuyện cùng nhiều tình tiết của phim hấp dẫn đến nỗi đã khiến tôi muốn học đạo diễn. Nhưng không hiểu vì cơ duyên nào sau khi học đạo diễn xong ra trường thì lại đi làm phim tài liệu và rồi bị bám chặt, bị ám ảnh, chạy dài cho đến bây giờ."
Đánh giá.
Đạo diễn Lê Phong Lan xem công việc làm phim tài liệu về đề tài lịch sử và chiến tranh như cái nghiệp, là niềm đam mê không thể dứt. Chưa làm xong phim này bà lại phát hiện ra những nhân vật, những đề tài cho bộ phim khác. Trong những thước phim của bà, thông qua hình ảnh đã truyền tải những số phận, sự hy sinh mất mát, thử thách khắc nghiệt với những câu chuyện đầy vui buồn, nước mắt. Mỗi số phận giống như một bức tranh huyền bí, đi qua cuộc đời vẫn còn đọng lại nhiều day dứt. Những câu chuyện về chiến tranh và lịch sử vẫn còn làm vị nữ đạo diễn này trăn trở, suy tư hoài. Đó là lý do đến giờ bà vẫn mải miết rong ruổi trên con đường làm nghề, bằng tất cả tâm huyết của một người đam mê phim tài liệu. | 1 | null |
(sinh 22 tháng 9 năm 1989 tại Tokyo, Nhật Bản) là một người mẫu nude, diễn viên khiêu dâm, thần tượng phim người lớn của Nhật Bản. Là thành viên"Prime Model Agency", năm 2008, cô bắt đầu sự nghiệp với vai trò là người mẫu khiêu dâm trong video ảnh, , thuộc series"Departure dig girl"sản xuất bởi công ty Gratz.
Giữa năm 2008-2009 cô ra mắt 10 video và 8 sách ảnh khiêu dâm, ngoài ra cô còn hợp tác với một tạp chí người mẫu và xuất hiện trong một vài show truyền hình.
Năm 2009 cô bắt đầu chuyển sang đóng phim và trở thành diễn viên chính trong phim khiêu dâm .
Vào tháng 2 năm 2010 cô bước vào ngành công nghiệp phim người lớn, ký hợp đồng độc quyền với Soft On Demand (SOD). Thêm nữa năm 2010 cô còn là diễn viên đắt giá của một vài show và phim truyền hình, nổi bật nhất là cô tham gia diễn xuất trong phần 3 của bộ phim truyền hình ăn khách Nhật Bản Jyouou.
Tháng 12 năm 2010 cô đạt danh hiệu Diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ trao giải SOD và tháng 3 năm 2011 cô nhận được giải Best New Across tại buổi Lễ trao giải Truyền hình người lớn.
Ngoài ra trong năm 2011, cô tham gia vai diễn chính trong phim . | 1 | null |
Bạn hãy nói với chúng tôi là một chương trình phát thanh tương tác của Đài tiếng nói Việt Nam chia sẻ về tâm tư, tình cảm, những điều khó nói ra... của con người trong cuộc sống. Điều đặc biệt của chương trình là những người tư vấn chính là những thính giả, tức những người không chuyên về tâm lý, và bao gồm các thành phần trong xã hội.
Lịch sử.
Từ 22h30´ ngày 1/5/2006, chương trình Bạn hãy nói với chúng tôi ra mắt trên sóng Hệ Thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) Đài Tiếng nói Việt Nam, do ba biên tập viên Phạm Trung Tuyến, Minh Tâm và Thục Hiền biên tập. Ban đầu chương trình có tên là Bạn hãy nói với tôi, được phát sóng trực tiếp như chương tình Cửa sổ tình yêu. Sau một thời gian phát sóng thì chương trình được đổi tên lại và không tư vấn trực tiếp nữa mà được thu thanh và biên tập sau một đến hai ngày phát sóng câu chuyện cẩn tư vấn của thính giả. Các thính giả có tâm sự, thắc mắc, trăn trở...có thể gửi tâm sự đến chương trình. Những người tư vấn luôn biết lắng nghe, biết cảm thông, chia sẻ, nhiệt tình, tận tâm, gần gũi với người được tư vấn. Chương trình có được sự thành công là vì sự cộng tác nhiệt tình từ khán giả, họ như chiếc "phao cứu sinh" giúp người được tư vấn tin tưởng trút nỗi lòng khi không biết chia sẻ cùng ai, tìm lại được cân bằng trong cuộc sống...
Khác với các chương trình tư vấn khác như Cửa sổ tình yêu của đạo diễn Thành Văn (Các chuyên gia tư vấn Đinh Đoàn, Nguyễn Thị Mùi, Hoàng Thuý Hải, Vũ Minh Phượng)); tư vấn Thanh Tâm của Báo phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử Gia đình và Xã hội; anh Chánh Văn trong báo Hoa học trò (Các nhà tư vấn là những người tư vấn chuyên nghiệp)... Còn các Tư vấn viên trong Bạn hãy nói với chúng tôi là những thính giả, những người dân đủ mọi tầng lớp, và thu hút một số lượng lớn thính giả, từ nhà giáo đến học trò, từ bác sĩ đến bệnh nhân, từ sinh viên đến người lính...Nhưng đó lại là nét đặc biệt thu hút thính giả của chương trình, các thính giả tư vấn thẳng thắn, không khuôn mẫu, không sáo rỗng mà rất gần gũi. Sau mỗi câu chuyện, sau các tư vấn của thính giả là phần bình luận của các biên tập viên.
Ngoài chuyên mục tư vấn tình cảm, Bạn hãy nói với chúng tôi còn có các chuyên mục khác như:
Ảnh hưởng.
Sau khi một thời gian dài phát sóng chương trình "Bạn hãy nói với chúng tôi", biên tập viên Phạm Trung Tuyến đã tập hợp những câu chuyện có thật của thính giả Đài Tiếng nói VN tâm sự với chương trình để hình thành nên cuốn sách với nhan đề "Những câu chuyện trong đêm" (Ghi chép từ studio của một biên tập viên mất ngủ). Với số lượng phát hành lớn 3000 cuốn, cuốn sách đã được đông đảo công chúng đón nhận. | 1 | null |
Hạt cơ bản (tiếng Pháp: Les Particules elementaires) là một tiểu thuyết của tác giả Michel Houellebecq, được Flammarion xuất bản tại Pháp năm 1998. Tác phẩm nhận Giải thưởng tháng Mười một (một giải thưởng văn học đề xuất để chống lại Giải Goncourt vốn bị cho là hàn lâm) trong năm đó và được tuần báo Lire bình chọn là "cuốn sách hay nhất của năm".
Tóm tắt.
Cốt truyện gồm 3 phần, xảy ra giữa các mốc 1 tháng 9 năm 1998 và 27 tháng 3 năm 2009, nhưng bao quát một chiều kích lịch sử lớn hơn, kể lại câu chuyện hư cấu về hai anh em cùng mẹ khác cha, Bruno Clément và Michel Djerzinski. Bruno và Michel, sinh vào cuối thập niên 1950, mà những xáo trộn của đời sống, những thiên tư khác nhau đã đẩy họ vào những đường hướng rất khác nhau.
Janine, mẹ của hai người là một phụ nữ rất đẹp và thông minh, người lao vào các trào lưu sống buông thả ở Pháp nửa đầu thế kỷ 20 trước khi gia nhập một nhóm của phong trào New Age. Janine có hai người chồng, người thứ nhất là một bác sĩ tiên phong trong ngành phẫu thuật thẩm mĩ Pháp, Serge Clément, hai người đã bỏ nhau và để Bruno cho bà ngoại nuôi. Người thứ hai là Marc Djerzinski, một nhà làm phim phóng sự xuất sắc có khuynh hướng cô độc, người mất tích ở Tây Tạng. Michel, con của họ, được Marc đưa về nhà bà nội nuôi từ nhỏ do Janine không quan tâm.
Bruno lớn lên trong một môi trường đầy mặc cảm từ thiếu thời, khi cậu bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt và hạ nhục. Điều này kéo dài đến tuổi thiếu niên, tích lũy những ức chế về tình dục. Trong khi đó, Michel sớm tỏ ra là một thần đồng cô độc, người mà tình bạn thiếu thời duy nhất là Annabelle, một cô gái vô cùng xinh đẹp. Ở trung học, ba người trở thành một đôi bạn thân. Anabelle yêu và chờ đợi Michel ngỏ tình nhưng chàng trai nhiều ẩn ức không thể, và nhìn Annabelle rời xa anh.
Michel trở thành một sinh viên xuất sắc của Đại học Paris XI, theo đuổi vật lý lượng tử và từng tham gia vào nhóm của nhà vật lý Alain Aspect. Không còn Anabelle, người bà mất vì tuổi già, anh trở nên càng cô độc hơn. Giám đốc Viện sinh học phân tử của CNRS Desplechin tìm đến Michel khi anh đang làm nghiên cứu sinh và mời anh tham gia vào dự án của ông, với triển vọng xây dựng một nền sinh học lượng tử thực sự. Bruno trong khi đó cũng lấy bằng thạc sĩ văn học và giảng dạy ở một trường trung học. Anh lấy một người vợ cũng là giáo viên, nhưng họ không hạnh phúc và ly thân, và anh luôn bị những ham muốn tình dục ám ảnh. Hai anh em, tuy cùng cô độc nhưng rất khác nhau, thỉnh thoảng gặp nhau trò chuyện.
Michel trở thành một nhà nghiên cứu xuất sắc ở CNRS, tuy nhiên những bài toán lớn của anh về sự sống vẫn chưa được giải đáp. Trong một thời gian, anh được kéo lại đời sống hàng ngày với mối tình đầu tiên và duy nhất với Anabelle, người gặp lại anh sau khi trải qua một đời sống trụy lạc mà cuối cùng cô cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Cùng thời gian, Bruno trong cảnh gần như tuyệt vọng vẫn tìm cách bám vào những thỏa mãn ngắn ngủi, và bắt đầu viết văn, làm thơ; và một ngày gặp gỡ Christiane, một người nhạy cảm hiểu được anh. Cả Anabelle và Christiane đều chết: Anabelle bị ung thư tử cung và tự tử, Christiane chết trong một lần quan hệ ở hộp đêm. Bruno hóa điên và sống trong trại tâm thần; còn Michel mất mối liên hệ cuối cùng với thế giới và xin từ chức ở CNRS.
Được Desplechin, một người vẫn còn ham muốn hiểu biết nhưng tự thấy quá già để nghiên cứu, hậu thuẫn, Michel Djerzinski nhận được một vị trí ở viện sinh học phân tử ở Đại học Quốc gia Ireland nơi có siêu máy tính Cray và được làm việc hoàn toàn độc lập. Anh hoàn thành các công trình của mình, và một ngày năm 2009 mất tích mà có thể là đã nhảy xuống biển Đại Tây Dương tự tử.
Các bài báo của Michel sau khi được công bố trên tờ Nature đã gây một cú sốc khổng lồ cho giới khoa học toàn thế giới. Michel Djerzinski chứng minh rằng DNA có thể được sắp xếp lại theo những hình thái nhất định để tạo ra một giống người hoàn hảo có thể tái tạo bằng nhân bản vô tính mà không bị khiếm khuyết hay lão hóa, cân bằng về tinh thần và bất tử. Sinh sản bị loại bỏ, nhưng khoái cảm tình dục được duy trì và phát triển ở mức độ cao. Những ý tưởng này được hiện thực trong một chương trình "Phong trào Con người Tiềm năng" do một nhà khoa học trẻ và là người hâm mộ Djerzinski tên là Hubczejak. Năm 2029 con người mới đầu tiên được tạo ra, và dần dần thay thế con người một cách hòa bình. Đến thời điểm được cho là "hiện tại" của cuốn sách giả tưởng này, tức khoảng gần cuối thế kỷ 21, giống người mới đã hiện hữu trên phần lớn mặt đất và ghi chép lại câu chuyện.
Chủ đề.
Chủ đề chính của "Hạt cơ bản" là sự cô đơn của con người trong xã hội phương Tây hiện đại. Các phong trào giải phóng tình dục và đề cao tự cá nhân, chủ nghĩa tiêu dùng và sự đổ vỡ một loạt giá trị cũ đã đẩy những con người, dù ở giai tầng nào, vào chỗ bế tắc, biệt lập như những hạt cơ bản với những người khác. Không chỉ phê phán gay gắt xã hội mà Houllebecq còn tìm cách đưa ra hướng giải quyết cho xã hội bằng cách bám lấy sự chắc chắn lý tính và khoa học. Ông cũng đề cao thuyết vĩ nhân. Nhân vật Desplechin trong tiểu thuyết phát biểu: ""Chúng ta có thể tưởng tượng ra một câu chuyện ngụ ngôn trong đó một nhóm người nhỏ - tối đa vài trăm người trên mặt đất - chịu khó đi theo một hoạt động rất khó, rất trừu tượng, hoàn toàn không hiểu được với người khác; họ không biết đến quyền lực, tiền bạc, tiếng tăm; thậm chí không ai có khả năng hiểu được các khoải cảm mà công việc nhỏ bé của họ gây cho họ. Tuy nhiên họ là sức mạnh quan trọng nhất của thế giới, và điều đó có lý do rất đơn giản, nhỏ bé: họ nắm trong tay chìa khóa của sự chắc chắn lý tính"."
Yếu tố tự thuật.
"Hạt cơ bản" vay mượn nhiều chi tiết từ chính cuộc đời của tác giả Michel Houllebecq. Giống như Michel Djerzinski và Bruno, ông cũng có một người mẹ là bác sĩ mang họ Cecaldi và do trục trặc gia đình, sống với bà từ nhỏ rồi học ở trường trung học Meaux. Giống như Michel, ông học xuất sắc ở phổ thông và vào học một grande école ở Paris. Cũng như Bruno, ông bắt đầu làm thơ và viết văn trong thời kỳ trầm uất khi ly dị với vợ... Bà Lucie Cecaldi, mẹ của nhà văn, đã phê phán kịch liệt chân dung của mình được khắc họa trong tiểu thuyết, đã viết một cuốn sách mang tên "Người vô tội" năm 2004 để lên án con trai mình.
Đón nhận.
Bên cạnh giọng văn vừa hài hước vừa lạnh lùng, cốt truyện linh hoạt, "Hạt cơ bản" còn chứa đựng những mô tả chi tiết về các hành vi tình dục cùng những ngôn từ cực đoan, có phần phân biệt chủng tộc khiến cho tác phẩm khi xuất bản đã gây nên một cơn sốt hiếm có ở Pháp. Trong khi sách bán rất chạy và tác giả trở thành đối tượng của các cuộc phỏng vấn, phản ứng của phần lớn các nhà phê bình là tiêu cực. Điều đó giải thích việc Houellebecq trượt giải Goncourt năm 1998 (ông chỉ nhận được giải này năm 2010 với một tác phẩm ít nổi bật hơn). Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng khác (Tựa đề tiếng Anh là "Atomised", nghĩa là "Biến thành nguyên tử") và trên thế giới các bình luận tích cực hơn nhiều, đưa tác giả trở nên được biết đến rộng rãi. Các đánh giá thường rất khác nhau, từ chỉ trích thậm tệ (nhất là những chi tiết bị coi là khiêu dâm) tới ca ngợi hết mực; tuy nhiên phần lớn thừa nhận đây là một tác phẩm hiếm có đề cập tới vấn đề cốt yếu của nhân loại. Nhà văn Julian Barnes gọi đây là "một tiểu thuyết săn thú lớn trong khi những cuốn khác chỉ nhắm bắn bọn thỏ". Adrian Tahourdin từ cuốn "Roi des Aulnes" (1970) của Michel Tournier văn học Pháp mới có một tác phẩm giàu ý tưởng như vậy
Tuy trượt giải Goncourt, "Hạt cơ bản" đã đạt giải "Tháng Mười một" năm 1998, bản dịch tiếng Anh đạt Giải thưởng Văn học Quốc tế IMPAC Dublin. Nó cũng được chuyển thể thành phim năm 2006 bởi đạo diễn người Đức Oskar Roehler. Roehler có viết lại kịch bản với nhiều chi tiết sửa đổi, chẳng hạn cho nhân vật chính Michel nhận được giải Nobel (trong truyện, Michel được đề cử nhưng không trúng). Phim giành giải Gấu Bạc tại Liên hoan phim Berlin năm 2006. | 1 | null |
Newsmakers (tựa gốc tiếng Nga: Goryachie novosti) là một bộ phim hình sự, hành động và tâm lý của Nga do Anders Banke làm đạo diễn; phim được phát hành vào năm 2009. Đây là phiên bản làm lại từ một bộ phim hành động năm 2004 của Hồng Kông mang tựa đề "Breaking News". Dàn diễn viên trong phim gồm có Andrey Merzlikin, Evgeniy Tsyganov, Mariya Mashkova, Maksim Konovalov, Aleksey Frandetti, Pavel Klimov và Sergey Garmash.
Nội dung.
Herman là trùm của một băng cướp, anh ta định đi cướp ngân hàng với bốn người đồng bọn khác là Kley, Orda, Kon và Kolyan. Nhưng vừa sắp lên xe đi cướp thì cả nhóm Herman gặp cảnh sát giao thông, Kley cho xe chạy ngược đường một chiều nên bị cảnh sát nhắc nhở, Kley và Orda rút súng bắn chết hai sĩ quan này. Gần đó có nhóm cảnh sát chìm do Thiếu tá Smirnov chỉ huy liền chạy đến đấu súng với nhóm Herman, một lát sau thì lính chính phủ cũng đến nơi, nhóm Herman giết vài người cảnh sát rồi lên xe bỏ chạy sau khi thấy Kon đã bị bắn chết.
Kế hoạch cướp ngân hàng coi như không thực hiện được, Herman cùng đồng bọn vào ẩn náu trong một khu chung cư. Thực ra trong trận đấu súng, phóng viên của đài truyền hình có mặt ở đó, họ đã quay phim lại cảnh đấu súng đó. Chính phủ Nga rất tức khi thấy hình ảnh người cảnh sát nhút nhát xin Herman tha mạng được phát sóng lên TV, việc này đã làm mất mặt lực lượng cảnh sát. Khi điều tra ra nhóm Herman đang ở trong khu chung cư, chính phủ liền cho 300 lính của quân đội Spetsnaz và quân đội OMON đến bao vây xung quanh khu chung cư, chuẩn bị bắt nhóm Herman.
Nữ cảnh sát Katya có ý tưởng là sẽ gắn những chiếc camera nhỏ lên đầu mỗi người lính, để khi họ ập vào chung cư thì sẽ chiếu trực tiếp lên TV cho hàng triệu khán giả xem như là đại sự kiện, hy vọng lấy lại được uy tín cho lực lượng cảnh sát. Binh lính bắt đầu xông vào chung cư, họ ra lệnh người dân ra ngoài khẩn cấp trước khi họ tìm nhóm Herman. Hai gã tội phạm chuyên buôn ma túy là Valery và Killer cứ tưởng rằng binh lính muốn tìm mình nên chạy lên tầng trên rồi gặp gỡ nhóm Herman, Valery và Killer hợp tác với nhóm Herman chống lại binh lính chính phủ. Thiếu tá Smirnov cũng muốn hỗ trợ binh lính, anh ta dẫn các đồng đội khác vào chung cư truy lùng nhóm Herman. Ông Yura và hai đứa con của ông ta bị nhóm Herman bắt làm con tin.
Sau nhiều cuộc đọ súng ác liệt thì Kley, Kolyan, Valery và Killer đều bị bắn chết; Orda bị bắt sống; chỉ có Herman là thoát ra ngoài nhờ đi lối đi bí mật. Herman bắt Katya đi theo làm con tin, Smirnov cố gắng đuổi theo Herman, cuối cùng Smirnov giết được Herman, giải cứu thành công Katya. Lực lượng cảnh sát đã lấy lại được uy tín, các phóng viên chạy đến phỏng vấn Smirnov. | 1 | null |
Cầu vượt Hoàng Hoa Thám là cầu vượt bằng thép tại nút giao thông giữa đường Cộng Hòa và Hoàng Hoa Thám thuộc địa phận Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu được khởi công vào ngày 27 tháng 4 năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 245 tỷ đồng (trong đó chi phí xây lắp khoảng 194,7 tỷ đồng) và dự kiến sẽ hoàn thành sau 5 tháng thi công.
Cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám là cầu thép dầm hộp, liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép với quy mô cho 2 làn xe, tải trọng thiết kế 0,5 HL93 (xe ≤ 9 chỗ + xe buýt), Tổng chiều dài cầu khoảng 238m, gồm 7 nhịp dầm hộp liên tục. | 1 | null |
Hiếu Nghĩa là một xã thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Hiếu Nghĩa có diện tích 14,53 km², dân số năm 1999 là 8.621 người, mật độ dân số đạt 593 người/km².
Hành chính.
Xã Hiếu Nghĩa được chia thành 6 ấp: Hiếu Hạnh, Hiếu Hậu, Hiếu Tín, Hiếu Trung, Hiếu Trung A, Hiếu Văn.
Lịch sử.
Ngày 6 tháng 12 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Nghị quyết 228/NQ-HĐND<ref name="228/NQ-HĐND"></ref> về việc: | 1 | null |
Vũ Hà (20/12/1944 - 12/3/2010) nguyên là Phó trưởng ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, người từng được mệnh danh là "Kiện tướng Kịch Truyền thanh Quốc tế. Ông cũng là một trong số rất ít những đạo diễn nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú từ mảng sân khấu truyền thanh.
Tiểu sử.
Vũ Hà sinh ngày 20/12/1944 (Có tài liệu chép là sinh năm 1946), quê ở Khoái Châu, Hưng Yên (Quê gốc Xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.). Vũ Hà có một tuổi thơ nhọc nhằn và nghèo khó. Những ngày thơ bé ông quang gánh theo mẹ đi khắp các ngõ chợ ở Khoái Châu để kiếm sống. Đến năm 1946, bố mẹ ông quyết định ra Hà Nội làm ăn. Gia đình ông tá túc ở nhà một người bà con. Hàng ngày bố ông đẩy xe ba gác chở củi đến bán ở chợ Trại Găng, mẹ ông thì bán hàng xáo. Tiếp đó, bố ông xin được chân xé vé tàu điện. Hàng ngày, Vũ Hà, ngoài những buổi đến trường còn phụ giúp bố mẹ kiếm thêm những đồng bạc lẻ bằng cách đi bán báo, bán kem, đi đánh giày... ở tận cùng ngõ hẻm của các con phố Hà Nội. Học hết lớp 9, Vũ Hà tình nguyện đi vùng cao làm công nhân địa chất, chuyên đi khoan đất, đào hố sâu để khảo sát địa tầng. Nơi đặt chân đầu tiên là Bắc Kạn. Ông tự học và thi liền hai kỳ được hai bằng Bổ túc văn hóa Văn, Sử, Địa và Toán, Lý, Hóa. Hoàn thành chương trình lớp 10 phổ thông. Khi tình cờ ông biết Hội Nghệ sĩ Sân khấu đang tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản, nổi hứng, Vũ Hà viết thử một câu chuyện về những người bạn của mình mang tên "Tời và Mại" để tham dự cuộc thi, ông trúng giải B và phần thưởng là 4 mét vải kaki kèm theo một vật lưu niệm (có hình tên lửa Liên Xô được phóng vào vũ trụ). Thời gian này, ông theo học 5 năm Đại học Tổng hợp, có bằng cử nhân văn khoa. Và rồi ông được tuyển về làm tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
Vũ Hà đến với sân khấu kịch truyền thanh vào giữa thập niên 70, khi ông được nhận về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông là tác giả và đạo diễn của cả trăm vở diễn sân khấu truyền thanh. 35 năm đeo đuổi sự nghiệp sân khấu truyền thanh từ ngày bước chân về 58 Quán Sứ đầu năm 1970 cho tới khi nghỉ hưu năm 2005, Vũ Hà chuyên trách công tác biên kịch và đạo diễn kịch truyền thanh cho làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam.[ Cũng đằng đẵng 35 năm ấy, ông còn là bình luận viên nghệ thuật, thường xuyên có những bài viết cho chương trình văn nghệ của Đài và báo chí. Những bài viết mang đậm bản sắc chính luận đề cập tới đời sống sân khấu hơn ba thập kỷ.
Trước những ngày bị nhập viện mỗi tuần một lần, Vũ Hà vẫn đạp chiếc xe cà tàng đã gắn bó với ông hàng chục năm nay để đến Đài tham gia chuyên mục bình luận vở kịch truyền thanh dài kỳ "Khát vọng sống" dài 104 tập.
Ông qua đời đột ngột ở tuổi 67 vì căn bệnh ung thư phổi. Vũ Hà qua đời vào 17h45' ngày 12/3/2010 (tức 27 tháng 1 năm Canh Dần).
Cống hiến.
Ông được xem là một trong những người đầu tiên đưa nghệ thuật kịch truyền thanh vào chuyên mục sân khấu truyền thanh, đó là cách kết hợp có hiệu quả giữa lời nói với âm nhạc và tiếng động để làm cho thính giả có thể hình dung những cái không nhìn thấy một cách gần gũi nhất, sống động nhất, phong phú nhất, biến người nghe thành người sống cùng với các nhân vật trong vở kịch, với từng tình huống kịch.
Quan điểm.
"Diễn xuất Kịch truyền thanh đòi hỏi phải có tính nghệ thuật cao, nhất là tính biểu cảm và sự chân thực khi thể hiện tâm lý nhân vật. Người thể hiện phải thể hiện được những tố chất cần có ấy trong studio, chỉ bằng phương tiện duy nhất là tiếng nói trước bạn diễn lạnh lùng mà vô cùng nhạy cảm là micrô..."
Chỉ có yêu nghề, say nghề thì mới có ý thức tìm tòi, sáng tạo và dâng hiến. Không yêu, không say thì chẳng thể đi đến tận cùng con đường mình đã chọn.
Đối với tôi, sân khấu luôn là một chân trời nghệ thuật đầy sức quyến rũ. tôi khóc vì nó, tôi cười vì nó..Tôi đã được sống những ngày có ý nghĩa nhất!
Tác phẩm.
Ông là tác giả và đạo diễn của cả trăm vở diễn sân khấu truyền thanh. Ông còn viết sách, viết hàng loạt bài báo về các vấn đề liên quan đến sân khấu nói chung và sân khấu truyền thanh nói riêng. (Bài báo mới nhất in vào số kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2010) mang tựa đề "Người yêu dấu ơi…" trên Báo "Văn nghệ Công an" số 123, ông vẫn chưa kịp lấy nhuận bút nhưng ông đã mất)
Kịch truyền thanh.
Đặc biệt, vở "Cái chết của nữ tài tử dạy hổ" đã được tham gia Festival kịch truyền thanh Thế giới năm 1996 tại Moskva, được đánh giá là một tác phẩm có sức truyền cảm, ông được phong danh hiệu: "Kiện tướng Kịch Truyền thanh Quốc tế"
Sách.
Ông tác giả của 8 đầu sách liên quan đến sân khấu:
Đánh giá.
Trong ký ức ông, đó là những tháng ngày cơ cực, bần hàn nhưng hạnh phúc bởi ông được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và những giờ khắc rong ruổi với những thú riêng mà không phải đứa trẻ nào ở tuổi ông hồi đó cũng cảm nhận được. Ông từng bảo, giờ đây, ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng đi đâu gặp những cậu bé đánh giày, bán báo, ông vẫn như thấy lại được những ngày thơ bé nghèo khó của mình, và dù trong túi không rủng rỉnh tiền bạc, ông vẫn dành hết vài đồng tiền lẻ để cho những cậu bé đánh giày, bán báo ấy... Khi đứng ở vai trò là đạo diễn, Vũ Hà mê mẩn hướng dẫn từng tiếng nói cho diễn viên, như thể ông đang phân thân ra thành những phận người. Ông biết cách "gảy" đúng lúc, để làm bật ra được tính cách nhân vật. (Trần Hoàng Thiên Kim)
Mất Vũ Hà, sân khấu kịch truyền thanh mất đi một trong những người nắm rõ nhất những đặc trưng riêng biệt của loại hình sân khấu rất độc đáo này. Khoảng trống ấy khó lòng bù đắp nổi - cho dù, với sự mở rộng của sân khấu bây giờ, nhiều khán giả đã bắt đầu quên đi kịch truyền thanh, món ăn tinh thần quen thuộc trong bao nhiêu năm trước...(Chiêu Minh)
Cách viết của Vũ Hà hấp dẫn người đọc bởi ông không sa đà vào rừng lý luận, ngồn ngộn hiện thực kịch trường, những vấn đề nóng bỏng được biện dẫn qua những tác phẩm, tác giả, đạo diễn cụ thể, một phong trào, một hội diễn cụ thể. Không né tránh, không ngại động chạm nhưng khúc triết, chân tình. Cái tình của người trong cuộc, cái tình nghệ sĩ. Những thành công, thành tựu ông không dè dặt tôn vinh, ngợi ca. Ngược lại, cũng chỉ ra những khiếm khuyết cần chỉnh sửa...Cái tình thân mến của những người làm nghề với nhau, có róng riết nhưng không chì chiết, xói móc, mà gần gũi, trân trọng...Gấp lại hơn 400 trang sách, không chỉ hiểu thêm đời sống sân khấu hơn ba thập kỷ vừa qua, mà lắng đọng trong tôi tâm huyết của một nhà báo với nghề, với nghiệp, với cuộc sống hôm nay - nhà báo – Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà (Bùi Phương Thảo, Cảm nhận khi đọc "Cuốn theo kịch trường")
Trong một bài viết về Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét: "Vũ Hà là một nghệ sĩ sống rất bình dị. Mái tóc bạch kim với lối sống bình dị, đôn hậu khiến anh nổi bật lên trong đám bạn bè mà tôi quen biết.
Nhớ cách đây vài chục năm, thời tem phiếu, thỉnh thoảng gặp anh trên đường với chiếc xe đạp cà tàng sau giờ tan tầm, khi chở trên xe bao gạo, bó rau hay can dầu đun bếp. Chỉ cần vẫy tay một cái là anh mừng rỡ dừng xe, kéo nhau vào quán cóc bên đường, uống chén rượu.
Bây giờ sang thời đại mới, bạn bè xây nhà lầu, tậu xe máy, Vũ Hà vẫn ở căn phòng nhỏ tầng hai khu tập thể Nguyễn Công Trứ xây từ năm 1960 chật chội và hàng ngày vẫn phải đi làm bằng chiếc xe đạp cà tàng ngày xưa ấy".
Nhà báo Nghiêm Nhan, người bạn vong niên của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Hà nói: Tác phẩm của anh luôn ẩn hiện con người anh ngay thẳng mà sâu sắc, nghiêm khắc mà chi chút, vị tha mà đằm thắm, nghèo mà hào phóng. Anh đã gửi vào nghệ thuật sân khấu truyền thanh cả niềm vui, nỗi buồn, cả ước mong, khắc khoải, cả hạnh phúc và nước mắt của tâm hồn. Vũ Hà hay khóc, khóc thật sự khi có điều gì làm anh xúc động. | 1 | null |
Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải (chữ Hán: 上海财经大学, bính âm: "ShàngHǎi Cáijìng DàXué") được thành lập năm 1917 tại thành phố Thượng Hải. Đây là trường đào tạo chuyên ngành tài chính và kinh tế được coi là một trong những trường đại học tốt nhất theo dự án 211 của Trung Quốc, luôn chiếm lĩnh vị trí số một trong lĩnh vực "tài chính và kinh tế" vào các năm 2003, 2004, 2005, 2007, 2008, 2011 và 2013 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc (Netbig).Sau khi bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng trên thế giới QS Star công bố thứ tự ở hạng mục "Kinh tế và tài chính" năm 2013, trường xếp thứ 120 trên toàn thế giới . Theo bảng xếp hạng các trường đại học kinh tế do đại học Tilburg đánh giá trong năm 2012 thì đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải xếp thứ 120 trên toàn thế giới, xếp thứ 9 ở châu Á và thứ 3 ở Trung Quốc, chỉ sau đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh.
Giới thiệu.
Hiện tại, trường có 364 giáo sư và phó giáo sư , là nơi đào tạo lý tưởng cho các sinh viên nghiên cứu và học tập với 12 khoa trực thuộc đào tạo tiến sĩ và 18 trường tập trung vào các chuyên ngành: kinh tế, kế toán, tài chính, quản trị doanh nghiệp, kinh tế công cộng và quản lý, nhân văn, luật, thống kê, ngoại ngữ, quản lý thông tin, toán ứng dụng,… Với chuyên ngành đa dạng, trường hiện có hơn 22.000 học sinh trong đó có khoảng 6.000 sinh viên đang tham gia đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 10.000 sinh viên học cử nhân và 1550 sinh viên quốc tế đến từ 25 quốc gia trên thế giới.
Chương trình học.
Đại học: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Hành chính công, Quản lý chứng khoán, Thương mại điện tử, Quản trị kinh tế nông thôn, Kinh tế giáo dục và quản lý giáo dục, An ninh xã hội, Tài nguyên đất, Khoa học quản ký và dự án, Luật kinh tế, Luật hành chính và tư pháp, Luật quốc tế, Xã hội học, Văn học cổ đại Trung Quốc, Lý thuyết toán xác suất và thống kê, Quản lý hành chính, Quản lý dự án, toán và toán ứng dụng, Luật, Hệ thống thông tin và quản lý thông tin, tin tức kinh tế, Ngôn ngữ (Anh và Nhật).
Thạc sĩ: Quản lý chứng khoán, Thương mạiđiện tử, Quản trị kinh tế nông thôn, Kinh tế giáo dục và quản lý giáo dục, An ninh xã hội, Tài nguyên đất, Khoa học quản ký và dự án, Luật kinh tế, Luật hành chính và tư pháp, Luật quốc tế, Xã hội học, Văn học cổ đại Trung Quốc, Lý thuyết toán xác suất và thống kê.
Tiến sĩ: Triết học Marxist, Kinh tế chính trị, Lịch sử kinh tế, Kinh tế phương đông, Kinh tế thế giới, Kinh tế môi trường và nguồn nhân lực, Kinh tế đấu tư, kinh tế quốc dân, Kinh tế vùng, Tài chính công, Ngân hàng bảo hiểm, Dự án tài chính, Thương mại quốc tế, Kinh tế công nghiệp, thống kê, kế toán, Quản trị doanh nghiệp, Quản lý tài chính, Marketing, Quản trị du lịch. (Hệ cử nhân và cao học cũng có tất cả các chuyên ngành này)
1. Chương trình tiếng Trung cơ bản
- Học phí: 18,000 NDT/ năm - Dành cho mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên
2. Chương trình tiếng Trung Thương mại
- Học phí: 18,000 NDT/ năm - Dành cho mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên
3. Chương trình dự bị đại học 1 năm (được chuyển tiếp tín chỉ lên bậc đại học)
- Học phí: 26,000 NDT/ năm - Dành cho học sinh tốt nghiệp thpt, HSK (mới) 4, có dự định học lên đại học tại SUFE.
4. Chương trình cử nhân 4 năm
- Học phí: 21,000 NDT/ năm - Dành cho học sinh tốt nghiệp thpt, HSK (mới) 5. Du học sinh tách thành lớp riêng.
5.Chương trình cử nhân 4 năm đặc biệt (Chất lượng cao)
- Học phí: 3,750 USD / năm - Dành cho học sinh tốt nghiệp thpt, HSK (mới) 5,vượt qua kì thi kiểm tra chất lượng (IQ Test, Cultural Knowledge, Basic Knowledge of Economics). Du học sinh được ghép lớp cùng sinh viên Trung Quốc.
6. Chương trình thạc sĩ 2 – 3 năm
- Dành cho sinh viên tốt nghiệp ĐH, HSK 5 (mới) - Học phí: 24,000 NDT/ năm, MBA 166,000 NDT/ chương trình (full time), 212,000 NDT/ chương trình (part time)
- Chuyên ngành học thuật: World Economy, International Trade, Tourism Administration, Marketing, Enterprise Management, Public Finance, Investment Economics, International Law, Management Science and Engineering, Real Estate Economics, Linguistics and Applied Linguistics, Sociology, Journalism
- Chuyên ngành ứng dụng: Master of International Business, Master of Public Administration, Master of Business Administration(MBA), Master of Asset Appraisal, Master of Taxation Science, Master of Applied Statistics, Master of Finance, Master of Insurance, Juris Master (J.M)
7. Chương trình tiến sĩ 3 – 4 năm
- Dành cho sinh viên có bằng thạc sĩ, HSK 5 (mới) - Học phí: 28,000 NDT/ năm
- Chuyên ngành: Finance, World Economy, International Trade, Tourism Administration, Marketing, Enterprise Management, Public Finance, Investment Economics, National Economy, Management Science and Engineering
8. Chương trình Thạc sĩ Tài chính (đào tạo bằng tiếng Anh, 2 năm)
- Yêu cầu: TOEFL 550 hoặc 80, IELTS 6.5 - Học phí: 36,000 NDT/ năm
Các cựu sinh viên nổi tiếng.
1.Lý Lam Thanh - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội.
2.Khương Kiến Thanh - Chủ tịch Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Hội trưởng Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc.
3.Ân Giới Viêm - Phó Chủ tịch Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Cục trưởng Cục quản lý ngoại hối quốc gia.
4.Bạch Văn Hoa - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bất động sản Thượng Hải.
5.Dương Kỉ Uyển - Chủ tịch Hiệp hội Kế toán Trung Quốc.
6.Tôn Tiểu Hệ - Phó Chủ tịch Hiệp hội tiền tệ quốc gia.
7.Trương Hùng Vĩ - Chủ tịch Hiệp hội CEO châu Á-Thái Bình Dương.
8.Chu Đại Đồng - Phó Bí thư Thành phố Thượng Hải.
9.Cung Hạo Thành - Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.
10.Hồ Khang Sinh - Chủ nhiệm Ủy ban Luật pháp Quốc hội.
11.Trương Vi Quốc - Chủ tịch Ủy ban Giám sát quốc gia.
12.Thiệu Tông Minh - Cục phó Cục Thống kê quốc gia
13.Trương Vĩ - Hội phó Hội xúc tiến đầu tư thương mại Trung Quốc
14.Nghiêm Tế Từ - Nguyên Ủy viên đại biểu Quốc hội, Hiệu trưởng Đại học Khoa học và Kĩ thuật Trung Quốc, Phó viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khoa học và Kĩ thuật Trung Quốc.
15.Vương Mậu Lâm - Bí thư tỉnh Hồ Nam.
16.Lý Tường Thụy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Giao thông.
17.Úy Văn Uyên - Người sáng lập ra Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.
18.Chu Sâm - Hội phó Hiệp hội từ thiện Trung Hoa.
19.Triệu Phúc Tuấn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Bình An.
20.Châu Khánh Tổ - Giám đốc kinh tế Tập đoàn Khí đốt Trung Quốc.
21.Vương Thấu Phương - Trung tướng Lục quân Trung Quốc.
22.Vương Chí Tân - Người đi đầu kiến thiết nền chứng khoán Trung Quốc, một trong những người đặt nền móng cho Nhà xuất bản "Cuộc sống-Đọc sách-Tri thức mới" nổi tiếng.
23.Mai Nhữ Khải - Chủ tịch Hiệp hội Phiên dịch Trung Quốc.
24.Trương Phùng Vũ - Phó Bí thư Tỉnh Giang Tây.
25.Kim Vân Huy - Phó Bí thư khu tự trị Tân Cương.
26.Cao Hiểu Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc. | 1 | null |
Súng máy Vickers hoặc súng Vickers là tên loại súng máy làm mát bằng nước với cỡ nòng 0,303 inch (7,7 mm). Súng máy Vickers được dùng cho quân đội Anh và khối Thịnh vượng chung Anh. Nó được sản xuất bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Vickers (Vickers Limited). Súng thường yêu cầu một nhóm từ sáu đến tám người sử dụng: Một cầm bắn, một để đỡ dây (băng) đạn vào thân súng, những người còn lại để giúp nạp đạn và thay thế dây đạn mới. Nó phục vụ từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến năm 1968. Các phiên bản khác được giải nhiệt bằng gió của nó phục vụ trên nhiều máy bay chiến đấu của lực lượng không quân phe Hiệp Ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lịch sử.
Súng máy Vickers được thiết kế theo mẫu súng máy Maxim 1884 vốn rất thành công vào những năm cuối thế kỷ XIX. Sau khi mua lại công ty Maxim vào năm 1896, Vickers đã cải tiến thiết kế của mẫu Maxim 1884 bằng cách đơn giản hóa thao tác cơ khí, sử dụng hợp kim có độ bền cao cho một số chi tiết nhất định, đảo ngược cơ chế giật và bổ sung thêm một chóp bù giật ở đầu nòng.
Quân đội Anh chính thức thông qua súng Vickers như súng máy tiêu chuẩn vào ngày 26 Tháng 11 năm 1912, sử dụng đồng thời cùng với súng Maxim 1884. Vẫn còn thiếu hụt rất lớn loại súng này khi chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, và các lực lượng viễn chinh Anh vẫn trang bị súng Maxim 1884 khi hành quân đến Pháp vào năm 1914. Vickers Limited bị đe dọa truy tố trách nhiệm hình sự tại Anh vì hãng này trục lợi chiến tranh, đẩy giá cho mỗi khẩu súng được bán ra quá đắt. Kết quả là, giá được giảm xuống cho hợp lý. Theo tiến triển của chiến tranh, số lượng súng Vickers được trang bị tăng lên, nó đã trở thành súng máy chính của quân đội Anh, và phục vụ trên tất cả các mặt trận trong cuộc chiến đấu đối mặt. Khi Lewis Gun đã được thông qua như một khẩu súng máy tiểu liên và phát hành cho các đơn vị bộ binh, súng Vickers đã được định nghĩa lại như súng máy trung liên, thu hồi từ các đơn vị bộ binh, và nhóm lại trong tay của các đội súng trung liên mới (khi nó thuộc súng máy cỡ nòng 0,5 inch/12.7 mm, thân súng được gắn trên giá đỡ, súng máy Vickers đã trở thành súng máy trung liên). Sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, các đội dùng súng trung liên đã bị giải tán và súng Vickers được trao lại cho đơn vị bộ binh. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, đã có kế hoạch thay thế súng Vickers. Một trong những ứng cử viên là súng máy Besa 7,92 mm (0,312 inch) (một thiết kế của Czech), mà cuối cùng đã trở thành tiêu chuẩn súng máy gắn trên xe tăng quân đội Anh. Tuy nhiên, súng Vickers vẫn được sử dụng trong quân đội Anh cho đến ngày 30 tháng 3 năm 1968. Hoạt động cuối cùng của nó là ở Radfan trong trận Giải cứu Aden. Phiên bản kế nhiệm của súng Vickers tại Vương quốc Anh là L7 GPMG.
Sử dụng trên máy bay chiến đấu.
Năm 1913, một phiên bản súng máy Vickers đã được gắn thử nghiệm trên máy bay cánh kép Vickers EFB1, có lẽ cũng là đầu tiên trên thế giới nhằm mục đích thiết kế máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, vào thời điểm phiên bản đang sản xuất, trang bị vũ khí trên Vickers FB5 đã được thay thế bằng một khẩu Lewis và đi vào hoạt động một năm sau đó.
Trong Thế chiến I, khẩu súng Vickers đã trở thành một vũ khí tiêu chuẩn trên máy bay quân sự của Anh và Pháp, đặc biệt là sau năm 1916. Mặc dù nặng hơn so với súng Lewis (10 với 19 kg) nhưng tốc độ bắn của nó làm cho dễ dàng để đồng bộ hóa để cho phép nó bắn xuyên qua cánh quạt của máy bay mà không gây hư hại cánh quạt (người ta gọi cách bắn này là bắn đồng bộ). Đai đạn vải của nó được bọc lại để hạn chế ảnh hưởng từ gió. Những chiếc Sopwith Camel nổi tiếng và các loại SPAD XIII được trang bị một cặp súng máy Vickers và 500 viên đạn, cũng như máy bay chiến đấu của Anh và Pháp, được dùng phổ biến giữa năm 1918 và đến giữa thập niên 1930. Ở trên không, hệ thống làm mát bằng nước được gắn thêm bên ngoài những tấm lá xách để gió luồn vào nhiều hơn và sự giảm nhiệt đã được phát huy đáng kể.
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, vũ khí trên máy bay chiến đấu của Anh cũng được thiết kế lại để tăng cường hiệu quả tác chiến. Súng máy Vickers được thay thay thế bằng mẫu .303 Browning, phiên bản Browning M1919 sử dụng đạn .303 (7.7x56mm) tiêu chuẩn của Quân đội Anh đi kèm với một số sửa đổi nhỏ khác, được trang bị hộp đạn gắn liền với súng, trọng lượng của súng nhẹ hơn (cho phép nó mang nhiều đạn hơn) và tốc độ bắn nhanh hơn (1150 phát/phút), vị trí đặt súng cũng được đưa ra phía ngoài cánh, góp phần mở rộng tầm nhìn của khoang lái, mở rộng phạm vi bắn và quan trọng nhất đó chính là khẩu .303 Browning được sửa đổi để bắn khi khóa nòng mở nên nó không thể bắn đồng bộ qua cánh quạt của các máy bay tiêm kích Anh trong Thế chiến 2 được. Các máy bay Gloster Gladiator của RAF là loại cuối cùng được trang bị chúng, mặc dù sau đó đã thay thế bằng những khẩu .303 Browning. Chiếc Fairey Swordfish vẫn tiếp tục được trang bị súng máy Vickers cho đến khi hãng kết thúc sản xuất mẫu súng của họ vào tháng 8 năm 1944.
Một số máy bay chiến đấu và ném bom Thế chiến thứ hai của Quân đội Anh cũng trang bị súng máy Vickers K (hay còn có tên khác là VGO, viết tắt của Vickers Gas Operated). Nó cũng là một thiết kế súng máy của Vickers, nhưng khác hoàn toàn phiên bản cũ. Vickers K được phát triển vào năm 1935 theo thiết kế Vickers-Berthier từ năm 1932 của hãng Vickers. Nó hoạt động bằng cơ chế trích khí và chỉ sử dụng được hộp tiếp đạn dạng chảo tròn 60 hoặc 100 viên.
Các biến thể.
Cỡ nòng lớn hơn (0.5 inch) của Vickers đã được sử dụng trên các phương tiện chiến đấu bọc thép và tàu hải quân.
Khẩu súng máy Vickers 0,5 inch, Mk. II đã được sử dụng trong xe tăng, trước đó Mark I đã được phát triển mô hình. Phiên bản này bắt đầu sản xuất năm 1933 và đã lỗi thời vào năm 1944. Súng bắn từng viên hoặc tự động, có kim hỏa hoạt động cực nhanh, có thêm tay cầm và hộp đạn với cỡ đạn .0,303 (7,7 mm) đã thay thế Mk. II thời điểm đó.
Khẩu Vickers, 0,5-inch, Mk. III đã được sử dụng như một súng chống máy bay trên tàu Hải quân Anh. Bốn súng được gắn trên một ụ xoay 360 ° và có khẩu độ từ -10 ° tới +80 °. Dây đạn được cuộn lại thành hình xoắn ốc và được đặt trong ụ bên cạnh mỗi súng. Đầu đạn đồng nặng 1,3 oz (37 g) và có tầm bắn 1500 yard (1400 m). Tốc độ bắn tối đa Mark III khoảng 700 viên/phút từ một dây đạn 200 viên chứa trong thùng hình trống. Mark III được trang bị từ năm 1920 trở đi, nhưng thực tế đã chứng minh chúng rất ít được sử dụng. Trong suốt thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai, phiên bản hải quân 0,5 inch (12,7 mm) cũng đã được gắn trên tháp pháo các phương tiện đường thủy cỡ nhỏ, như ca nô pháo và thuyền phá ngư lôi.
Súng Mark IV và V đã cải tiến trên Mark II. Dành cho xe tăng hạng nhẹ của Anh, hoặc lắp trên xe quân sự của Biệt đội LRDG trong Chiến dịch Bắc Phi
Xuất khẩu.
Vickers và đạn thay thế được bán rộng rãi trên nhiều quốc gia. Nó cũng là hình mẫu để thiết kế các loại vũ khí khác nhau trên mỗi quốc gia. Ví dụ:
Vickers vẫn còn phục vụ ở các lực lượng vũ trang Ấn Độ Pakistan Nepal, v.v...như vũ khí dự phòng, dùng khẩn cấp cho những trận đánh lớn.
Thông số kỹ thuật.
Trọng lượng của súng thay đổi dựa trên các thiết bị kèm theo, từ 25 - 30 pounds (11–14 kg) đến 40 - 50 pound (18–23 kg). Các thùng đạn chứa 250 viên nặng 22 pound (10,0 kg). Ngoài ra, nó cần khoảng 7,5 lon Anh (4,3 lít) nước để làm mát súng. Các lá xách tản nhiệt được gắn thêm ở vỏ thùng. Hơi nước nóng bốc lên từ thùng giải nhiệt được đưa vào một ống linh hoạt đến một bộ phận ngưng tụ. Việc này tránh bị đối phương phát hiện vị trí đặt súng và cũng cho phép tái sử dụng nước, rất quan trọng trong môi trường sa mạc.
Tại Anh, súng Vickers dùng đạn chuẩn cho các súng Lee Enfield, rifle cỡ 0.303 inch, thay dây đạn bằng tay. Ngoài ra còn có phiên bản đối-không dùng đạn cỡ 0.5 inch và cỡ nòng khác cho các phiên bản ngoài nước.
Chiều dài của súng là 3 feet 8 inch (112 cm) và tốc độ bắn khoảng giữa 450 và 600 viên đạn mỗi phút. Trong thực tế, nó được dự kiến 10.000 viên trong một giờ bắn, và các thùng đạn sẽ được thay thế mỗi giờ: một thao tác hai phút cho một đội đã được huấn luyện.
Sử Dụng.
Súng và chân của nó được tách rời khi di chuyển vì cả hai đều nặng. Thiết kế của nó không thể vác trên lưng, đó là sự bất tiện phổ biến của vũ khí tự động mà những người dùng sẽ gặp khó khăn mỗi khi di chuyển. Chân súng thường phải được thiết lập chắc chắn để trụ được thân súng, họ thường đào xuống đất một chút và tấn những bao cát lên các điểm tiếp đất của chân súng. Những tấm bạt thấm nước sẽ được phủ xung quanh thùng nước giải nhiệt. Hệ thống làm mát bay hơi, mặc dù cồng kềnh nhưng rất hiệu quả và cho phép các khẩu súng giữ độ chính xác lâu hơn vũ khí đối thủ giải nhiệt bằng gió. Nếu không có sẵn nước, binh sĩ đã biết dùng đến nước tiểu của họ để thay thế.
Người nạp đạn ngồi bên phải của xạ thủ, đỡ các vòng đạn đã được đặt sẵn trong thùng. Súng sẽ tự động rút đạn vào khe và sau đó các dây ống túc được dồn qua phía bên kia trong khi các dây đạn tiếp tục rút vào bên phải và đám bụi đất bốc lên khi súng được bắn liên tục.
Súng Vickers cũng thường được sử dụng cho hỏa lực gián tiếp, sát thương các mục tiêu đối phương ở cự ly lên đến 4.500 yard (4.100 m). Hỏa lực gián tiếp này làm giảm sức mạnh đối phương nhất là những nơi tập trung đông người như các nút giao thông, những đường hào, các điểm đang tập trung hội họp và các nơi khác có thể, được chỉ điểm bởi các trinh sát. Đôi khi các trinh sát kinh nghiệm đánh dấu những mục tiêu trọng yếu trên bản đồ cho các xạ thủ, và sự tấn công về đêm sẽ khiến đối phương không kịp trở tay. Các đơn vị ở New Zealand thường sử dụng cách này. Một đường tròn sẽ được vẽ gần nơi đặt súng, và các xạ thủ sẽ định vị vào những nơi có đánh dấu trong đó và biết tương ứng với mục tiêu cách xa. Những mục tiêu này được kiểm tra lại kỹ lưỡng từ trên cao khi chuẩn bị tấn công. Vũ khí dùng cho hỏa lực gián tiếp này thường là loại MG 08 của Đức, trong đó kèm theo một bản đồ với những tọa độ được tính toán trước.
Ở Anh, trong Thế chiến thứ 2, trung đội súng máy Vickers thường có một sĩ quan chỉ huy bốn khẩu súng, cứ hai khẩu thì được cấp một đội bộ binh hỗ trợ để bảo vệ súng và tiếp tế đạn dược. | 1 | null |
Cầu Nam Bình nằm trên đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, bắc qua sông Đáy, nối tỉnh Nam Định với tỉnh Ninh Bình. Đầu cầu phía bắc thuộc xã Yên Khang, huyện Ý Yên – Nam Định, đầu cầu phía nam thuộc xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình – Ninh Bình. Theo thứ tự từ thượng nguồn sông Đáy xuống hạ nguồn, cầu Nam Bình ở phía dưới cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, cầu Nam Bình chính thức được hợp long đơn nguyên 1 và thông xe nối liền hai đầu. Ngày 4 tháng 2 năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức thức cắt băng khánh thành đưa toàn bộ hai đơn nguyên cầu đi vào sử dụng.
Thông số.
Cầu Nam Bình có 38 nhịp, dài 1636,6 m, đạt chiều cao tĩnh không 17 m, đảm bảo cho tàu tải trọng 3.000 tấn cập bến cảng Ninh Phúc và cảng Ninh Bình thuận lợi. Giai đoạn đầu, cầu được thiết kế 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy và xe thô sơ. Giai đoạn hoàn chỉnh cầu được thiết kế 6 làn xe cao tốc, 3 làn xe mỗi chiều. Hiện quá trình nâng cấp cầu lên giai đoạn hoàn chỉnh đã hoàn tất.
Cầu Nam Bình có hướng Bắc Đông Bắc – Nam Tây Nam, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 11 km và thành phố Nam Định 33 km. Cầu nằm gần khu công nghiệp Khánh Phú và cảng Ninh Phúc.
Quá trình xây dựng.
Ngày 30 tháng 3 năm 2012, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Ninh Bình đã khởi công dự án đường kết nối Cầu Giẽ – Ninh Bình với Quốc lộ 1 (Giai đoạn I) với tổng mức đầu tư 1.511,46 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Sở Giao thông vận tải Ninh Bình làm đại diện chủ đầu tư. TEDI là đơn vị tư vấn lập dự án, tổng thầu là doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường. Sau khi điều chỉnh thành phẩn dự án, dự án được dự kiến hoàn thành cuối năm 2015, nhưng thực tế đã hoàn thành vào tháng 6 năm 2015.
Toàn dự án có chiều dài 6,8 km (đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định dài 4,2 km; đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình dài 2,6 km); điểm đầu nút giao Cao Bồ – điểm cuối tại ngã tư giao giữa quốc lộ 10 (tại Km 141 + 700) với đường vành đai phía Đông Nam thành phố Ninh Bình (đường Trần Nhân Tông). Trên tuyến có 3 cây cầu Cao Bồ, Cầu Cẩm và cầu Nam Bình. Đây là dự án góp phần khai thác hiệu quả hơn tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã được đưa vào sử dụng, đồng thời nhằm tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và trở thành tuyến tránh cho phương tiện không phải qua trung tâm thành phố Ninh Bình trong giai đoạn đang xây dựng đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45.
Vào tháng 12 năm 2019, sau khi khởi công dự án đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn, một nhánh cầu thứ hai nằm bên cạnh nhánh cầu cũ được khởi công xây dựng và được thông xe vào ngày 4 tháng 2 năm 2022, cùng với dự án Cao Bồ – Mai Sơn giai đoạn 1 được hoàn thành. | 1 | null |
Junkers J.I (định danh hãng chế tạo J 4; không nên nhầm lẫn với loại máy bay cánh đơn hoàn toàn bằng kim loại J 1 chế tạo 1915/16) là một loại máy bay hai tầng cánh bọc giáp lớp J của Đức trong Chiến tranh thế giới I, được phát triển cho nhiệm vụ cường kích, thám sát và liên lạc. | 1 | null |
Trong khoa học máy tính, thuật toán song song (hay còn gọi là thuật toán đồng thời) là thuật toán tương phản với thuật toán truyền thống tuần tự kiểu (nối tiếp) hay thuật toán tuyến tính. Thuật toán song song có thể thực hiện từng mẩu nhỏ công việc tại một thời điểm trên nhiều thiết bị xử lý khác nhau sau đó tổng hợp lại để lấy kết quả cuối cùng.
Một số thuật toán dễ dàng chia thành các mẩu công việc con để thực hiện theo cách này. Ví dụ, chia nhỏ công việc để tìm tất cả dãy số từ 1 đến 1000 số nào là số nguyên tố có thể thực hiện bằng cách gán tập con của dãy số cho các tiến trình con, sau đó tổng hợp kết quả có được. Tương tự, thuật toán song song có thể áp dụng cho bài toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh của đồ thị liên thông với số đỉnh từ lớn đến khá lớn (có thể lên đến 1 triệu đỉnh). Mục đích của thuật toán song song là tăng tốc và giảm thời gian khả năng thực hiện các bài toán cụ thể. | 1 | null |
Cá hải tượng long (Danh pháp hai phần: "Arapaima gigas") là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Năm 1829, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ là Louis Agassiz tiến hành một chuyến khảo sát và ông đã tìm thấy loài ở vùng rừng nhiệt đới Amazon của Brazil và đặt tên "A. agassizii" vào năm 1847. Loài cá này được đề xuất tên khác bao gồm "A. Arapaima" được tìm thấy ở Guyana và "A. mapae" từ vùng đông bắc Brazil.. Và hiện nay chỉ có một loài duy nhất được công nhận là "A. gigas"
Mô tả.
Cá hải tượng long có thể đạt đến độ dài hơn 2 m (6,6 ft), thậm chí còn có những con dài hơn 2,5 m (8,2 ft) với trọng lượng lên tới 100 kg (220 lb). Trọng lượng tối đa được phát hiện là khoảng 200 kg. Đây là một trong những loài cá mong muốn được tìm thấy nhất Nam Mỹ với việc sử dụng chúng là thực phẩm, người ta thường bắt chủ yếu bằng vợt khi đánh bắt để xuất khẩu, và dùng đinh ba, lao nếu dùng tiêu thụ nội địa. Chính vì vậy, hiện nay trong tự nhiên để tìm thấy được những con có chiều dài trên 2 m là cực kỳ hiếm.
Ngoài kích thước to lớn của nó, có lẽ là đặc điểm đặc biệt nhất của loài cá này là một sự phụ thuộc lớn vào không khí để thở. Ngoài mang, nó còn có một bong bóng bao gồm các mô phổi cho phép nó để giải nén oxy từ không khí. Đây là một sự thích nghi với các điều kiện thường thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon, nhưng đòi hỏi chúng phải hít thở không khí mỗi 5 đến 15 phút một lần.
Lịch sử tiến hóa.
Hóa thạch của Cá hải tượng long hoặc một loài rất tương tự như đã được tìm thấy trong Miocen Sự hình thành Villavieja của Colombia.
Bảo tồn.
Tình trạng số lượng Cá hải tượng long trong lưu vực sông Amazon là không rõ, do đó nó được liệt kê trên sách đỏ IUCN là thiếu dữ liệu. Rất khó khăn để tiến hành một điều tra số lượng trong một khu vực quá lớn, và nó cũng có vấn đề giám sát sản lượng đánh bắt thương mại mà phần lớn là bất hợp pháp. | 1 | null |
Zeno hay Zenon (; ; ) (425 – 491), tên thật là Tarasis, là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 474 tới 475 và một lần nữa từ 476 tới 491. Các cuộc nổi loạn trong nước và vấn đề chia rẽ tôn giáo đã xảy ra dưới thời ông trị vì, dù vẫn đạt được thành công chừng mực trong các vấn đề đối ngoại. Triều đại của Zeno đã chứng kiến sự cáo chung của Đế quốc Tây La Mã dưới thời Hoàng đế Julius Nepos, nhưng ông đã có công lớn góp phần ổn định Đế quốc Đông La Mã trong thời kỳ đầy biến động này.
Trong lịch sử Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, Zeno có liên quan đến sự kiện ban hành "Henotikon" hoặc "Chỉ dụ Hợp nhất" do chính ông ban bố và được tất cả các Giám mục Giáo hội phương Đông ký vào, nhằm mục đích giải quyết những bất đồng xoay quanh thuyết Nhất Tính luận.
Tiểu sử.
Sự nghiệp.
Gia thế.
Zeno tên thật là Tarasis. Vốn sinh ra trong một danh gia vọng tộc người Isauria ở Rusumblada về sau được đổi tên là Zenonopolis nhằm vinh danh Zeno. Gia đình gồm cha là Kodisa (được chứng nhận bởi cái tên đặt theo tên cha ông là "Tarasicodissa") và mẹ là Lallis cùng người em trai Longinus. Tarasis có một người vợ là Arcadia mà cái tên vốn dĩ cho biết mối quan hệ của bà với tầng lớp quý tộc Constantinopolis, và một bức tượng mang tên bà được dựng ở gần Nhà tắm Arcadius dọc đường dẫn đến khu Topoi. Theo một truyền thuyết Kitô giáo vùng Cận Đông cho biết thì Zeno có tới hai người con gái là Hilaria và Thaopesta đều là những con chiên ngoan đạo, nhưng một số nguồn sử liệu đã chứng thực là Arcadia chỉ có duy nhất một người con trai là Zenon. Hơn nữa, Tarasis có thể có quan hệ họ hàng với viên tướng người Isauria là Zeno, người đã từng chiến đấu chống lại Attila vào năm 447 để bảo vệ kinh thành Constantinopolis và giữ chức chấp chính quan vào năm sau.
Người Isauria là một nhóm dân cư sống ở vùng nội địa dọc bờ biển Địa Trung Hải của Anatolia thuộc tâm điểm vùng núi Taurus (nay là vùng Konya/Bozkir thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Giống như hầu hết các bộ lạc vùng biên ải, người La Mã chỉ xem họ như những tộc người man rợ dù họ đã bị người La Mã chinh phục trong hơn năm thế kỷ và đã được cấp quyền công dân La Mã trong hơn 2 thế kỷ. Tuy nhiên, người Isauria đều tự cho mình là những người Công giáo chính thống chứ không phải là những kẻ tà thuyết Arian như người Goth và các dân tộc German khác dù bị Đế quốc La Mã chính thức cấm không được lên ngôi báu.
Nắm quyền.
Theo một số học giả thì vào giữa những năm 460, Hoàng đế Đông La Mã Leo I muốn cân bằng ảnh hưởng của các thành phần gốc German trong quân đội dưới quyền viên Đại tướng ("magister militum") người Alan tên gọi Aspar. Nghĩ rằng Tarasis và những người Isauria của ông có thể làm đối trọng nên ngay lập tức ông cùng đoàn người Isauria được hoàng đế triệu về Constantinopolis. Tuy nhiên, cách giải thích này hiện vẫn còn gây tranh cãi. Đến giữa những năm 460, Arcadia và Zeno đã sống ở Constantinople trong một thời gian dài và cũng là nơi mà Lallis và Longinus từng sống, rồi sau kết hôn với một người Valeria, có thể là một người phụ nữ thuộc giới quý tộc.
Theo các tài liệu cổ thì những nguồn tham khảo sớm nhất có niên đại liên quan đến Tarasis được bắt đầu từ năm 464, khi ông nhận được một vài lá thư do chính con trai của Aspar là Ardabur viết trong đó đã chứng minh rằng con trai của viên Đại tướng gốc rợ này đã xúi giục vua Ba Tư nhà Sassanid xâm chiếm lãnh thổ của Đế quốc La Mã và hứa sẽ hỗ trợ cuộc xâm lược này. Dựa vào những bức thư này mà Tarasis đã tố cáo và trao chúng cho Leo, khiến vị Hoàng đế ra lệnh bãi miễn mọi chức vụ của Ardabur, lúc này đang giữ chức Đại tướng quân khu Đông ("magister militum per Orientem") và "patricius", do đó làm giảm ảnh hưởng và tham vọng của Aspar. Để thưởng công cho lòng trung thành của ông mà Leo hết mực khen ngợi với Daniel Ẩn sĩ, Tarasis chính thức được bổ nhiệm làm "comes domesticorum", một chức quan có ảnh hưởng và uy tín khá lớn trong triều. Việc bổ nhiệm này có nghĩa là Tarasis sẽ đóng vai trò như một "protector domesticus" ngay tại triều của Leo ở Constantinople và tranh thủ ra sức lôi kéo đám thuộc hạ thân tín của Ardabur ở Antioch để làm vây cánh cho riêng mình.
Năm 465, Leo và Aspar đã tranh cãi với nhau về việc bổ nhiệm chức chấp chính quan cho năm sau, nhờ dịp này mà vị trí của Tarasis được củng cố khi ông trở thành bạn thân và đồng mình của Hoàng đế.
Làm rể Leo I.
Để có thể bước vào chính trường La Mã và được dân chúng thành Constantinopolis chấp nhận, Tarasis đã đổi sang tên tiếng Hy Lạp là Zeno và sử dụng nó cho đến cuối đời mình. Khoảng cuối năm 466, Zeno chính thức kết hôn với Ariadne, trưởng nữ của Leo I và Verina, nhờ cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị này mà Zeno ngày càng được Leo tín nhiệm nơi chốn quan trường đầy bất trắc; riêng về số phận của người vợ cũ thì chẳng có tài liệu nào đề cập đến vấn đề ly dị giữa Zeno với Arcadia, cũng có thể bà đã mất trong những năm qua. Qua năm sau thì đứa con đầu tiên của họ chào đời và Zeno đã trở thành cha của người thừa kế ngôi báu, cũng vì đứa con trai duy nhất của Leo I đã mất từ lúc còn nhỏ; và để nhấn mạnh lời tuyên bố của ông về việc kế thừa ngôi vị hoàng đế, cậu bé được gọi là Leo tức ấu đế Leo II. Tuy nhiên, Zeno đã không có mặt ngay lúc vợ sinh đứa con đầu lòng vào năm 467, do ông đang bận tham gia vào một chiến dịch quân sự chống lại đám rợ Goth.
Đồng thời Zeno cũng là một thành viên của "protectores domestici", về cuộc viễn chinh đầy tai hại chống lại người Vandal vào năm 468 dưới sự chỉ huy của người em rể Basiliscus thì ông không tham gia. Một năm sau đó, trong khoảng thời gian ông giữ chức vụ chấp chính quan đầy quyền uy thì được triều đình bổ nhiệm làm Đại tướng quân xứ Thrace ("magister militum per Thracias") và nhận lệnh dẫn quân chinh phạt xứ Thrace. Các nguồn sử liệu không nêu rõ ông chiến đấu với những ai ở đó, riêng các sử gia thì cho rằng có thể là người Goth hoặc rợ Hun hoặc là quân nổi dậy của Anagastes. Dù sao thì trước khi khởi hành, Leo và Zeno đều dò hỏi ý kiến của ẩn sĩ Daniel về chiến dịch, thì được ông trả lời rằng Zeno sẽ là mục tiêu của một âm mưu tranh quyền đoạt lợi ngay tại triều nhưng rốt cuộc vẫn được bình an vô sự. Đề phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra, Leo đã gửi một vài thân binh tới bảo vệ Zeno, thế nhưng đám lính này đã bị Aspar mua chuộc cốt bắt ông cho bằng được. Zeno kịp thời nhận được tin báo về ý định bắt giữ mình nên vội vàng chạy trốn đến Serdica, cũng vì vụ này mà Leo ngày càng gia tăng sự nghi ngờ với Aspar.
Sau vụ bắt giữ bất thành, Zeno không dám trở về Constantinopolis, nơi cha con Aspar và Ardabur vẫn còn đang nắm giữ quyền hành một cách đáng kể. Thay vào đó, ông chuyển đến khu "Trường Thành" (Dãy Trường thành Chersonese hoặc còn gọi là Tường thành Anastasius), sau đó đi đến Pylai và từ đó chuyển tới ở tạm Chalcedon. Trong khi chờ cơ hội thuận tiện quay về kinh thành tham gia chính sự thì ông được triều đình bổ nhiệm làm Đại tướng quân phía Đông ("magister militum per Orientem"). Ông còn dẫn theo vị giáo sĩ uyên bác Peter the Fuller cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Antioch, phụng mệnh triều đình dẫn quân bản bộ tới đàn áp cuộc nổi loạn của Indacus ở Isauria. Sau đó Zeno quyết định ở lại Antioch tích cực luyện tập quân sĩ và tích trữ lương thảo trong hai năm nhằm mưu tính đại sự.
Trong thời gian sống cùng gia đình ở Antioch, Zeno có thiện cảm với quan điểm Nhất Tính luận của Peter the Fuller và ủng hộ ông này chống lại kình địch của mình là vị Giám mục người Chalcedonia tên Martyrius. Zeno cho phép các tu sĩ từ những tu viện gần đó đến ở Antioch làm gia tăng số lượng môn đệ của Peter và không ra tay trấn áp những hành vi bạo lực của họ một cách hiệu quả. Martyrius vội đến Constantinopolis triều kiến Leo để nhờ Hoàng đế giúp đỡ thế nhưng khi trở về Antioch đột nhiên ông nhận được tin Peter đã được bầu làm Giám mục và buộc phải từ chức, vụ việc xảy ra vào năm 470. Leo đã phản ứng bằng cách ra lệnh lưu đày Peter và gửi cho Zeno một đạo luật cấm các nhà tu hành rời khỏi tu viện của họ, đám động phẫn nộ khi nhận được lệnh từ Constantinopolis nên đã hưởng ứng cuộc nổi loạn vào ngày 1 tháng 6 năm 471. Cũng trong năm 470/471, Zeno còn phải lo đối phó với một cuộc xâm lược của Tzanni, kẻ đã tấn công xứ Armenia thuộc La Mã.
Nhân cơ hội Zeno đang ở cách xa Constantinopolis, Aspar đã gia tăng ảnh hưởng của mình nhờ vào người con là Julius Patricius được chọn làm "Caesar" và kết hôn với cô con gái út Leontia của Leo I vào năm 470. Các nguồn sử liệu đều có mâu thuẫn về nguyên nhân nhưng nêu rõ rằng vào năm 471, Leo I nhận được sự tán thành của Zeno và Basiliscus đã ngầm phái người giết chết hai cha con Aspar và Ardabur, do trong đêm trước khi xảy ra vụ ám sát, hai viên tướng đã tiến quân đến gần kinh thành Constantinople (Zeno vẫn đang ở Chalcedon). Sau cái chết của họ, Zeno trở lại Constantinopolis và được bổ nhiệm làm "magister militum praesentalis".
Triều đại.
Ấu đế Leo II đột tử (474).
Ngày 25 tháng 10 năm 473, Leo I đã tấn phong đứa cháu ngoại Leo II, con của Zeno và Ariadne làm "Caesar". Ít lâu sau thì Leo I lâm trọng bệnh rồi qua đời vào ngày 18 tháng 1 năm 474; nếu Leo II không được ông ngoại tuyên bố làm đồng hoàng đế thì cậu bé sẽ trở thành "Augustus" vào dịp này. Khi Leo II lên bảy tuổi (quá trẻ để tự cai trị) được mẹ và bà thuyết phục cậu nhường ngôi cho cha là Zeno làm đồng hoàng đế vào ngày 9 tháng 2 năm 474. Trị vì chưa được bao lâu thì đột nhiên Leo II trở bệnh và mất vào ngày 17 tháng 11 cùng năm, Zeno nghiễm nhiên trở thành vị hoàng đế duy nhất.
Cầu hòa với người Vandal.
Leo II vừa mất được ít lâu sau thì Zeno đã phải đứng ra giải quyết vụ việc rắc rối với người Vandal dưới quyền vua Genseric vào lúc này đang cân nhắc các tuyến đường thương mại trên biển với sự xâm nhập của họ vào các thành phố ven biển của Đế quốc. Zeno đã phái viên sứ giả nguyên là một quan chức cấp cao có tài biện thuyết tên là Severus sang đàm phán với Genseric, kết quả là đôi bên đã đạt được thành công trong việc ước định duy trì hòa bình "vĩnh viễn" giữa người Vandal và Đế quốc Đông La Mã, một nền hòa bình cho phép người La Mã trả tiền chuộc cho các tù nhân đang bị người Vandal giam giữ đồng thời chấm dứt các cuộc đàn áp tín đồ Chính Thống giáo trên lãnh thổ Vandal.
Cuộc biến loạn Basiliscus (475-476).
Bất chấp những thành công trong đối ngoại, Zeno vẫn bị dân chúng và Viện nguyên lão xem thường vì gốc gác mọi rợ của ông cũng như tính hợp pháp của việc ông lên ngôi bị giới hạn trong cuộc hôn nhân với Ariadne và mối quan hệ với thái hậu Verina. Do vậy, ông đã chuyển dần sự ủng hộ sang các thành phần gốc Isauria trong quân đội, đặc biệt là tăng cường liên minh với các tướng lĩnh Isauria như hai anh em Illus và Trocundes. Tuy nhiên, Verina quyết định lật đổ người em rể Zeno và đưa người tình là viên cựu "magister officiorum" Patricius lên thay thế với sự giúp đỡ tận tình của người em trai Basiliscus. Những kẻ chủ mưu đã cố ý gây ra một loạt vụ bạo loạn ở thủ đô để chống lại vị hoàng đế gốc Isauria; Basiliscus cũng thành công trong việc thuyết phục Illus, Trocundes và viên tướng gốc rợ Ostrogoth Theodoric Strabo cùng tham gia việc nổi loạn.
Vào tháng 1 năm 475, Zeno vội vàng dẫn vợ con trốn khỏi Constantinopolis trước tình thế hỗn loạn tràn lan trong kinh thành, đi theo còn có đám tùy tùng Isauria cùng đống ngân khố triều đình. Nhận được tin tân hoàng đế bỏ trốn, BasiliscusIllus vội phái Illus và Trocundes cấp tốc dẫn quân truy đuổi Zeno khiến ông buộc phải cố thủ trong một pháo đài dọc đường, chẳng mấy chốc Illus đã mang quân tới bao vây toàn bộ đồng thời còn bắt giữ Longinus, em của Zeno làm con tin.
Basiliscus tiếm xưng đế hiệu.
Tuy nhiên, những kẻ chủ mưu nhanh chóng rơi vào xung đột lẫn nhau. Basiliscus vội vàng tự mình làm lễ đăng quang Hoàng đế Đông La Mã, rồi bí mật thủ tiêu người tình của Verina là Patricius nhằm loại trừ mối hiểm họa ảnh hưởng đến ngôi vị sau này. Đồng thời ông còn cho phép đám đông dân chúng tàn sát những người Isauria còn ở lại Constantinopolis, thảm họa này đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa ông với các tướng lĩnh gốc Isauria như Illus và Trocundes. Vừa mới lên ngôi được ít lâu, Basiliscus đã bổ nhiệm người cháu là Armatus giữ chức Đại tướng quân ("magister militum"), khiến nhiều tướng sĩ thân tín như Theodoric Strabo không hài lòng. Do Zeno đã mang theo vàng bạc châu báu trong lúc bỏ trốn khiến ngân khố của triều đình trống rỗng, buộc Basiliscus phải đánh thuế nặng. Thuế má tăng cao cộng với việc ông ủng hộ thuyết Nhất Tính luận đã khiến Giáo hội và nhân dân ngày càng bất mãn. Dân chúng Constantinopolis còn đổ lỗi cho Basiliscus vì đã bất cẩn để xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn làm thiêu rụi một số khu vực trong thành phố. Được sự hỗ trợ bí mật của Viện Nguyên lão với sự trợ giúp từ những khoản hối lộ của Zeno, Illus chấp nhận tạo phản và đem quân bản bộ theo về dưới trướng Zeno, rồi cả hai cùng tiến quân về Constantinopolis. Basiliscus đã cố gắng tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục lòng tin của dân chúng đồng thời phái Armatus điểm binh dẫn quân tiến đánh Zeno nhằm bảo vệ kinh đô trước áp lực từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì quá ham tiền bạc nên chẳng mấy chốc Armatus đã bị Zeno mua chuộc với lời hứa hẹn sẽ phê chuẩn chức vụ "magister militum praesentalis" mãi mãi cho ông và phong người con làm "Caesar"; do vậy mà quân của Armatus đã làm lơ để mặc cho quân của Zeno tự do tiến vào Constantinopolis, sẵn có ý định quy phục Zeno nên Theodoric Strabo và quân của ông đã quyết định án binh bất động, khiến Basiliscus phải dẫn vợ con cùng thân thích tạm lánh vào nhà thờ Hagia Sophia trước tình thế hết sức hỗn loạn.
Zeno phục hồi ngôi vị.
Tháng 8 năm 476, Zeno bắt đầu vây hãm Constantinopolis. Viện Nguyên lão liền cử người lén mở cổng thành cho quân Isauria xông vào, điều đó đã giúp vị hoàng đế bị phế truất tiếp tục lên ngôi báu. Trong khi đó nhận được tin xấu, Basiliscus đã trốn vào nơi trú ẩn trong nhà thờ Hagia Sophia nhưng bị viên Thượng phụ Acacius phản bội kêu người bắt cả nhà ông ra đầu hàng với điều kiện là Zeno hứa sẽ tha chết cho họ. Tuy hứa không xử tử cả nhà Basiliscus ở Constantinopolis nhưng Zeno lại bí mật gửi họ đến một pháo đài tĩnh lặng ở Cappadocia, nhốt trong một bể nước khô để rồi toàn bộ đều chết vì ngạt thở. Đến đây là chấm dứt cuộc biến loạn.
Sau khi phục hồi ngôi vị, Zeno đã giữ đúng lời hứa của mình là cho phép Armatus giữ tước hiệu "magister militum praesentalis" (thậm chí còn thăng ông lên bậc "patricius") và bổ nhiệm người con Basiliscus làm "Caesar" ở Nicaea.
Tới năm 477, Zeno đột nhiên thay đổi ý định ban đầu, có lẽ là do sự xúi giục lâu ngày của Illus nhằm mưu đoạt quyền bính của Armatus, cũng từ lời khuyên của Illus mà hoàng đế đã ra lệnh xử tử Armatus vì tội mưu phản. Đồng thời tịch thu tất cả tài sản của Armatus, bãi miễn mọi chức vụ của Basiliscus và thụ phong linh mục cho ông rồi đày đi xa.
Đế quốc Tây La Mã tiêu vong (476).
Về phía Đế quốc Tây La Mã thì sau khi Hoàng đế Olybrius qua đời vào mùa thu năm 472. Đại tướng quân ("magister militum") Gundobad liền đưa viên chỉ huy đội cận vệ hoàng gia ("comes domesticorum") Glycerius lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã ở Ravenna. Hoàng đế Đông La Mã Leo I tuyên bố không công nhận Glycerius mà thay vào đó ông chọn người cháu Julius Nepos làm đồng hoàng đế ở phía Tây vào năm 473. Trông chờ xuất quân việc giành lại ngôi báu, nhưng vì thời tiết xấu nên Nepos buộc phải trì hoãn chuyến khởi hành của mình vào năm sau; do vậy vụ việc này được giao lại cho người kế thừa của Leo là Zeno tiếp tục hỗ trợ Julius Nepos đoạt lại ngôi vị ở Ravenna. Khi thời tiết thuận lợi, Nepos mang quân vượt biển đến Ý rồi nhanh chóng phế truất Glycerius mà không gặp phải sự kháng cự nào đáng kể, ngay lập tức Viện Nguyên lão đã tuyên bố ông là Hoàng đế vào tháng 6 năm 474. Ngay cả khi đã lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã, Julius vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Zeno và thậm chí ông còn đúc tiền xu mang tên Zeno, Leo II và chính mình.
Tháng 8 năm 475, vào thời Basiliscus tiếm hiệu đế vị, trong lúc Zeno đang bị quân của Illus bao vây, viên Đại tướng quân phía Tây ("magister militum") Orestes lập tức nổi loạn buộc Nepos phải trốn khỏi Ý chạy sang Dalmatia lánh nạn; sau đó Orestes liền đưa con trai mình là Romulus Augustus lên ngôi Hoàng đế nhưng không được sự ủng hộ từ những thế lực còn trung thành với Đế quốc Tây La Mã bên ngoài nước Ý.
Năm 476 khi Zeno rầm rộ tiến quân vào thành Constantinopolis chấm dứt thời kỳ trị vì ngắn ngủi của kẻ soán ngôi Basiliscus, thì ở Tây La Mã thế lực của Romulus và Orestes bị chúa rợ Heruli là Odoacer lật đổ. Với sự hỗ trợ của Odoacer, Viện Nguyên lão đã phái sứ giả tới dâng ấn tín cho Zeno vừa mới phục hồi đế hiệu. Họ yêu cầu Zeno phải giải tán sự chia tách Đế quốc La Mã và trị vì như một Hoàng đế duy nhất; đồng thời bổ nhiệm Odoacer giữ chức "patricius" và thống đốc chính thức của Ý. Ngoài ra, Zeno còn tiếp kiến một viên sứ giả khác do Julius Nepos phái đến để yêu cầu việc chu cấp tiền bạc và quân lính cho ông ta giành lại quyền kiểm soát nước Ý. Zeno đã đáp lại rằng Viện Nguyên lão ở phía Tây nên chào đón Julius Nepos trở lại cũng như công nhận tính hợp pháp ngôi vị hoàng đế của họ và Odoacer có thể được phong quý tộc một cách hợp pháp bởi Nepos, mặc dù hoàng đế vẫn cho phép Odoacer được công nhận là quý tộc hợp lệ. Odoacer đã được cả hai bên chính thức công nhận là người cai trị toàn nước Ý tuy giả vờ là đã từ bỏ quyền sở hữu nước Ý và trao nó lại cho tuy Nepos, mặc dù trên danh nghĩa Nepos vẫn là Hoàng đế Tây La Mã hợp pháp và kiểm soát một số phần còn lại của Đế quốc Tây La Mã, nhưng trên thực tế mọi quyền bính lẫn quân đội đều nằm trong tay Odoacer nên ông chẳng khác nào một con bù nhìn cả.
Có lẽ nhằm tôn kính Zeno mà Odoacer đã công nhận tính hợp pháp của triều đại Nepos ở Ý cho đến khi chết, được quyền cai trị và thậm chí đúc tiền xu mang tên mình, nhưng cấm quay trở về nhiệm sở. Sau khi Nepos bị ám sát vào năm 480, Odoacer lập tức dẫn quân xâm chiếm Dalmatia lấy cớ truy đuổi và trừng phạt những kẻ ám sát (thực ra là để chiếm giữ Dalmatia và sáp nhập vào lãnh thổ của ông). Nhằm lấy lòng ông vua rợ này mà Zeno đã hợp pháp hóa quyền hành của Odoacer ở Dalmatia đổi lại Odoacer chịu công nhận Zeno là Hoàng đế duy nhất của một Đế quốc được tái hợp lần nữa nhưng càng về sau ông ngày càng bắt đầu sử dụng tước hiệu "Rex" ("Vua") cho riêng mình.
Cuộc nổi loạn Marcianus (479).
Marcianus là con của Hoàng đế Tây La Mã Anthemius (467–472) và là cháu của Hoàng đế Marcianus (450–457). Ông kết hôn với chị của Ariadne là Leontia và do đó là anh rể của Zeno, từng hai lần giữ chức chấp chính quan vào năm 467 và 472.
Vào năm 479, Marcianus toan mưu tính việc lật đổ Zeno nhằm mục đích soán ngôi vị hoàng đế. Được sự trợ giúp đắc lực từ hai anh em Procopius Anthemius và Romulus, trước tiên ông cho tập trung binh lực ở Constantinopolis bao gồm cả dân chúng và người nước ngoài tại nhà của một Caesarius, phía nam Quảng trường Theodosius rồi ngay lập tức tiến quân xông vào hoàng cung bắt giữ Zeno và đồng thời bao vây nhà của Illus. Hoàng đế gần như rơi vào tay của quân nổi loạn, đại quân triều đình nghe được tin dữ liền tràn tới bao vây phe nổi dậy không cho một ai thoát ra ngoài thành, tuy dọc đường họ phải liên tục chống chọi những cú tập kích từ đám dân cư nấp trên mái nhà. Suốt đêm hôm ấy, Illus đã thành công khi điều động một đơn vị quân Isauria dưới quyền mình mau chóng tiến vào Constantinopolis vãn hồi trật tự mà phân nửa trong số đó đang trú đóng gần Chalcedonia, tiếp đến ông cố gắng thuyết phục và hối lộ đám binh lính của Marcianus khiến chúng lơ là phòng bị nhằm tạo cơ hội cho Zeno trốn thoát. Vào sáng hôm sau, Marcianus chợt phát hiện ra hoàng đế đã cao chạy xa bay và biết rằng tình hình lúc này hết sức nguy ngập mà viện binh của tướng người Goth Theodoric Strabo lại chưa đến kịp, thế là bèn cùng anh em họ hàng cải trang trốn vào trong nhà thờ các Thánh Tông Đồ nhưng chẳng bao lâu sau tất cả đều bị bắt giữ.
Zeno ra lệnh sai người dẫn giải Marcianus cùng anh em họ hàng tới sống ở Caesarea thuộc Cappadocia. Dù họ đã cố gắng chạy trốn nhưng Marcianus vẫn bị bắt và buộc phải trở thành một tu sĩ ở Tarsus (Cilicia), hoặc giam vào trong pháo đài của Papurius ở Isauria. Không bỏ cuộc, Marcianus lại cố gắng trốn thoát lần nữa và lần này ông đã thành công, nhưng sau khi chiêu mộ quân mã rồi đem đi công hãm thành Ancyra, gặp thảm bại và bản thân ông bị em của Illus là Trocundus bắt làm tù binh rồi ít lâu sau phát bệnh mất trên đường lưu đày.
Cuộc nổi loạn IIIus (484-488).
Nhờ công lao giúp triều đình dẹp loạn Marcianus, địa vị và uy tín của IIIus ngày càng tăng cao khiến ông khó tránh khỏi sự nghi kỵ của Zeno, thay vì cất nhắc và trọng dụng IIIus thì hoàng đế với bản tính ghen ghét, đố kỵ hiền tài lại tìm cách triệt hạ thế lực và vị trí của ông. Trong khi đó ngay tại triều đình lại hình thành một âm mưu lật đổ Zeno mà đứng đầu là phe nhóm của Thái hậu Verina vì mối tư thù do Zeno gây ra với người tình của bà. Họ dự định liên kết với đám vệ binh thân tín của hoàng đế tổ chức đảo chính nhưng chưa kịp thi hành đã bị Zeno phát giác và sai lính tới vây bắt bọn phản loạn, riêng người cầm đầu là Thái hậu Verina bị bắt giam rồi trục xuất đến pháo đài Papurius. Tuy nhiên do thời gian diễn ra sự kiện mưu phản của Verina có đôi chỗ không rõ năm tháng, một số học giả như Candidus cho rằng vụ trục xuất Verina xảy ra trước cuộc nổi loạn của Marcianus, còn Theodore Lector thì chỉ ra mối liên hệ giữa bà với vụ biến loạn của Basiliscus. Dù vẫn còn vài điểm chưa đồng nhất chưa nhưng tất cả đều nhất trí cho rằng Verina có đến hai lần bị trục xuất, một lần trước cuộc nổi loạn của Marcianus vì mối liên hệ với Basiliscus và một lần sau khi Marcianus bị trấn áp với tội danh phản nghịch chống lại Zeno.
Dù đang ở trong tù nhưng Verina vẫn tìm cách giải thoát bằng cách nhờ người tới cầu cứu cô con gái của bà giờ đây là Hoàng hậu Ariadne, vợ của Zeno. Ariadne cố gắng thuyết phục chồng mình và nhờ cậy tướng IIIus lúc này vẫn đang được sự tín nhiệm của hoàng đế sau vụ nổi loạn Marcianus thả mẹ mình ra nhưng bị ông thẳng thừng từ chối. Jordanes cho biết Ariadne vô cùng tức giận trước lời cự tuyệt lạnh nhạt bèn sai thích khách ám sát ông nhưng vụ ám sát thất bại vì IIIus rất cảnh giác lúc nào cũng dẫn theo vệ sĩ bên mình đề phòng hậu hoạn. Vì thế Ariadne chuyển sang gièm pha IIIus trước mặt Zeno hòng gây ác cảm của ông đối với viên tướng này, đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao IIIus quyết định nổi loạn chống lại Zeno sau này và việc ông bị xử trảm cũng do Ariadne xúi giục mà ra.
Để trù tính việc nổi dậy chống lại Zeno, Illus bèn liên hệ với hai người bạn thân Pamprepius, Leontius và ông anh Trocundus giờ đã từ quan về hưu, đầu tiên cả nhóm nhât trí đi đến Nicaea giả vờ đi du ngoạn và tìm kiếm thuốc để chữa trị vết thương rồi nhanh chóng tiến về phía đông băng qua Tiểu Á đến đại bản doanh nơi đóng quân của Illus (lúc này ông đang giữ chức "magister militum" phía Đông). Cũng tại đây ông ta và các bộ tướng đều tích cực chuẩn bị chiêu binh mãi mã và tích trữ lương thảo nhằm chờ dịp tốt sẽ khởi sự, chẳng bao lâu sau cuộc nổi loạn bắt đầu vào năm 484 khi Illus chính thức tuyên bố Leontius là Hoàng đế Đông La Mã. Zeno nhận được tin cấp báo lập tức điều động quân đội từ các vùng lân cận sang đàn áp quân phản loạn nhưng bị Illus đánh bại hoàn toàn, rồi ông nhanh chóng tiến quân về phía tây chiếm lĩnh pháo đài Papurius, sai người giải thoát cho Verina rồi đưa bà tới làm lễ đăng quang cho Leontius tại Tarsus.
Năm 485, Zeno sau lần đại bại tại Tiểu Á đã gửi thêm nhiều quân binh tới bao vây quân nổi dậy mà trong đó còn bao gồm cả đội quân người rợ gốc gác từ Macedonia và Scythia (cố học giả Tillemont phỏng đoán không chắc chắn cho rằng còn có người Ostrogoth) dưới quyền các vị chúa rợ lừng lẫy như John Lưng Gù, John xứ Scythia và Theodoric xứ Amal, lúc này đang giữ chức chấp chính quan. Dựa vào đội quân man tộc đông đảo này, chẳng mấy chốc hai vị thủ lĩnh cùng tên John đã đánh bại quân nổi dậy gần Seleucia và vây chặt họ ngay tại pháo đài Papurius. Sau vài tháng công hãm ác liệt, Trocundus đột nhiên lâm trọng bệnh rồi qua đời và có tin đồn là do ông bị đầu độc, riêng quân phòng thủ trong pháo đài còn cầm cự được hơn bốn năm cho tới năm 488 thì buộc phải đầu hàng do quân sự phản bội của người em rể Trocundus, được chính Zeno bí mật triệu từ Constantinople sai đến trá hàng trong quân ngũ của Trocundus thực hiện kế phản gián, còn lại Illus và Leontius cố gắng bỏ thành chạy trốn đã bị các tướng lĩnh triều đình bắt được và đem xử trảm ở tiền tuyến, đầu của họ được bỏ vào trong một cái hộp gửi về triều dâng công. Vụ nổi loạn đến đây là chấm dứt.
Vấn đề với các man tộc (474–487).
Những vụ xâm lấn của hai vị thủ lĩnh người Ostrogoth là Theodoric xứ Amal (sau này là Theodoric Đại đế), con trai của Theodemir và là thủ lĩnh của người Ostrogoth xứ Moesia cùng Theodoric Strabo, thủ lĩnh của người Ostrogoth xứ Thracia đã là mối hiểm họa không dứt đối với triều đình kể từ năm 472. Dù Zeno đôi lúc bày mưu tính kế kích động họ chống lại lẫn nhau khiến đôi bên lần lượt trở thành đối trọng có lợi cho sự chi phối của Đế quốc Đông La Mã vào lúc này. Bằng cách chu cấp tiền bạc và ban cho quyền cao chức trọng mà ông đã giúp Constantinopolis tránh khỏi bị người rợ tấn công.
Sau cái chết của ấu đế Leo II vào tháng 1 năm 474, Theodoric Strabo lập tức nổi dậy chống lại vị hoàng đế mới Zeno. Trước tiên ông giết chết Heraclius, viên Đại tướng quân xứ Thracia ("magister militum per Thracias"), dù cho ông này đã cố xin trả bằng một khoản tiền chuộc có lẽ vì Heraclius đã tham gia vào vụ sát hại Aspar nên Strabo mới trả thù. Sự ủng hộ của ông là cơ sở cho việc lật đổ Zeno và khích lệ Basiliscus tiếm xưng đế hiệu vào năm 475, dù có công trong vụ tiếm vị nhưng Theodoric vẫn bị Basiliscus phớt lờ chẳng thèm giao một chức vụ gì tương xứng với công lao của mình, thay vào đó hoàng đế lại ưa ái bổ nhiệm chức "magister militum praesentialis" cho người cháu họ Armatus. Nên khi Zeno quay trở lại Constantinopolis vào năm 476 và đánh bại Basiliscus, Strabo vẫn án binh bất động trong việc bảo vệ thành phố. Tuy đã phục hồi ngôi vị hoàng đế nhưng Zeno vẫn chưa dám công khai chống đối Theodoric Strabo mà vẫn ban phong chức tước cho ông nhằm mua chuộc lòng người.
Từ năm 476 đến 477, nhận thấy hai bên đang có xích mích với nhau và nhằm tranh thủ cơ hội quý giá này để diệt trừ phe cánh của Strabo, đích thân Zeno đứng ra liên minh với đối thủ của Strabo là Theodoric nhà Amali và ra lệnh cho ông tấn công Strabo. Vị thủ lĩnh của người Goth xứ Thracia bèn phái sứ thần đến tiếp kiến Hoàng đế, đề nghị cầu hòa và đổ lỗi cho Theodoric xứ Moesia. Zeno biết được lời đề nghị này đang che giấu một mưu đồ bất chính hoàn toàn bất lợi cho mình nên ông liền vận động Viện Nguyên lão và quân đội ở Constantinoplis tuyên bố Strabo là kẻ thù nhân dân.
Kế hoạch của Zeno là để cả hai Theodoric tự tấn công lẫn nhau. Ông đã xuống chiếu hạ lệnh cử Amal đem quân đánh Strabo là kẻ đang ủng hộ cuộc nổi dậy của Marcianus với lời hứa sẽ gửi một số lượng lớn quân La Mã làm viện binh, sự việc xảy ra vào năm 478. Khi Theodoric nhà Amali vượt qua những ngọn núi thuộc dãy núi Soundis, ông đã không thấy quân tiếp viện La Mã tới như mình mong đợi mà thay vào đó là quân của Theodoric Strabo đang đóng trong một khu đồn lũy rất kiên cố. Đôi bên đều đồng ý đưa ra một lời thỉnh cầu chung cho Hoàng đế nhằm mở rộng khu vực định cư của người Ostrogoth ở Moesia về phía nam.
Zeno đã cố gắng chia rẽ cả hai vị thủ lĩnh cùng tên Theodoric bằng cách mua chuộc Amali nhưng bị từ chối. Quân đội triều đình cũng đạt được một số thành công bước đầu, tuy nhiên Zeno đã không lợi dụng chiến thắng này mà thản nhiên cho phép Amali hành quân về phía tây ở Thrace, tha hồ cướp bóc các vùng lãnh thổ khi tràn qua. Năm 479, nhân cơ hội Amali vắng mặt, Strabo liền chấp nhận một thỏa thuận với Zeno: Strabo được trả lại tài sản của mình cùng với số tiền chi trả cho 13.000 binh lính, được phép giữ chức chỉ huy hai đơn vị "palatinae" và gia phong tước hiệu "magister militum". Tuy nhiên, đại quân của Theodoric Strabo với số quân lên đến 30.000 người mới thực sự là mối đe dọa cho Zeno, vì vậy ông đành phái người tới thuyết phục giống rợ khác là người Bulgar tấn công vào quân Goth xứ Thracia ngay tại bản doanh của họ. Hai bên giao chiến ác liệt với kết quả Strabo đã đánh bại người Bulgar vào khoảng năm 480 đến 481 và mau chóng tiến về uy hiếp Constantinopolis, nhưng may thay là trên đường hành quân Strabo gặp một vài rắc rối phát sinh từ những mâu thuẫn trong hàng ngũ quân sĩ với chủ tướng đã buộc ông phải rút quân trở về Hy Lạp. Trên đường trở về, Strabo đột nhiên qua đời trong một vụ tai nạn đầy bí ẩn. Theo các nguồn sử liệu kể rằng ông dừng chân trong một quân doanh tại Stabulum Diomedis nằm gần Philippi ở Thrace, rồi một hôm trong lúc đang cố gắng dạy bảo một con ngựa bất kham thì bất chợt con ngựa hất ông ngã xuống một ngọn giáo bị treo hoặc té ngã từ trên một cỗ xe và chết ngay tức khắc.
Sau khi Theodoric Strabo mất vào năm 481. Vị thủ lĩnh tương lai là Theodoric Đại đế giờ trở thành vua của toàn dân rợ Ostrogoth và cũng chính từ đây là nguồn gốc của mọi rắc rối trên bán đảo Balkan. Zeno là đồng minh thân cận với Theodoric, và để lấy lòng vị vua man rợ này, Hoàng đế đã bổ nhiệm ông ta làm "magister militum praesentalis" và thậm chí còn giữ chức chấp chính quan đầy danh giá vào năm 484, lần đầu tiên một người rợ không phải là một công dân Đế quốc La Mã có thể đạt đến một tước hiệu cao như vậy. Nhờ vậy mà Zeno đã phái Theodoric mang quân trấn áp cuộc nổi loạn của Illus và kẻ tiếm ngôi Leontius, lại còn bao vây họ tại Papurius trong khoảng thời gian từ năm 484 đến 488. Tuy nhiên vào năm 486, bất thình lình Theodoric nổi loạn một lần nữa và tấn công Constantinopolis, cắt đứt nguồn cung cấp nước của thành phố. Kinh hãi trước tình hình nguy cấp, Zeno đành nhượng bộ cử sứ giả tới xin cầu hòa và đồng ý với Theodoric rằng người Ostrogoth nên xâm chiếm nước Ý nhằm lật đổ chúa rợ Odoacer bị cáo buộc đã ủng hộ và chu cấp cho Leontius, để rồi chẳng mấy chốc ông ta đã thiết lập vương quốc mới của mình ở đó vào năm 487. Theodoric nhanh chóng mang quân sang đất Ý giao tranh với đại quân của Odoacer, hai bên liên tục giằng co nhau dữ dội trong suốt mấy năm trời để rồi cuối cùng Odoacer lại bị chính tay Theodoric Đại đế giết chết trong một bữa tiệc giảng hòa. Kể từ đây Theodoric Đại đế chính thức làm chủ toàn bộ nước Ý, lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã xưa kia nay bước sang một trang sử mới.
Ban bố Chỉ dụ Hợp nhất Henotikon (482).
Về vấn đề tôn giáo, Zeno vốn nổi tiếng với bản văn kiện Henotikon tức bản "Chỉ dụ Hợp nhất" được ban bố vào năm 482 nhằm làm trung gian hòa giải giữa hai phe cánh Chalcedonia và Miaphysite có quan điểm trái ngược nhau về bản chất của Chúa Kitô. Những tín đồ theo phái Chalcedonia công nhận trong Chúa hai bản tính ("physis"), trong khi những tín đồ theo phái Miaphysite chỉ công nhận Chúa có duy nhất một bản tính; Công đồng Chalcedon được triệu tập năm 451 đã ban hành Tín điều Chalcedon và lên án học thuyết của phái Miaphysite nhưng ảnh hưởng của Miaphysite lúc này vẫn còn mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh phía Đông của Đế quốc, thậm chí cả viên Thượng phụ thành Alexandria là Peter Mongus còn là người của phái này. Sự ủng hộ của phái Miaphysite là một trong những sai lầm lớn nhất của Basiliscus vì toàn thể dân chúng trong thành Constantinopolis đều là người theo phái Chalcedonia, thế nhưng Zeno lại cần sự hỗ trợ của các tỉnh ủng hộ phái Miaphysite gồm Ai Cập, Syria, Palestine và Tiểu Á, đồng thời viên Thượng phụ thành Constantinopolis là Acacius rất quan tâm đến việc giảm bớt sự cách biệt giữa hai phe phái.
Vì vậy vào năm 482, Hoàng đế chính thức ban bố "Henotikon", một bản văn kiện được ông soạn thảo kỹ lưỡng với sự hỗ trợ của Acacius cùng các Giám mục thiện nghệ và ngay tức thì nó được triều đình gửi đến các phe phái ở Ai Cập. Chỉ dụ phê chuẩn bản Tín điều Nicene-Constantinopolis (tức là Kinh Tin Kính Nicea được hoàn thành ở Constantinopolis) để đủ điều kiện trở thành cái chung cho vấn đề tôn giáo, cuối cùng và thống nhất biểu tượng hoặc biểu hiện của đức tin. Tất cả mọi ngẫu tượng hoặc ảnh tượng đều bị cấm hẳn; Eutyches và Nestorius rõ ràng đã bị kết án trước lời nguyền rủa không ngớt từ giới chức sắc tôn giáo ngu muội, trong khi mười hai chương của Tổng Giám mục Cyril thành Alexandria lại được triều đình công nhận. Việc giảng dạy giáo thuyết Chalcedon không được chính quyền thừa nhận mà dần dần biến mất vào trong im lặng; Chúa Giêsu Kitô được bọn họ mô tả như là "Đứa con duy nhất của Thiên Chúa [...] chỉ có một không có hai" và chẳng có tài liệu tham khảo nào rõ ràng nhắc đến hai bản tính của Chúa.
Tuy nhiên ở bên nước Ý, Giám mục thành Rôma là Giáo hoàng Felix III lại từ chối công nhận bản văn kiện và tuyên bố rút phép thông công của Acacius (vụ việc xảy ra vào năm 484), do đó bắt đầu cuộc ly giáo Acacian kéo dài cho đến năm 519.
Năm 488, viên Thượng phụ Antioch là Peter the Fuller đến Constantinopolis để nhờ triều đình xác nhận quyền lợi của ông về Giáo hội trên đảo Síp. Zeno đã triệu viên Giám mục đảo Síp là Anthemius đến trả lời lời buộc tội. Viên Giám mục tuyên bố rằng trước khi khởi hành chuyến đi là ông đã mơ thấy cảnh Thánh Barnabas đang đứng tại chỗ của một ngôi mộ các Thánh Tông Đồ và tiết lộ cho ông biết một chuyện là hãy mở nắp mồ ra sẽ thấy một vật báu. Vừa tỉnh giấc xong Anthemius lập tức sai người vào trong ngôi mộ tìm kiếm chung quanh, rốt cuộc họ đã phát hiện ra di tích của các Thánh Tông Đồ và một bản sao của sách "Tin Mừng của Matthew" do chính Thánh Barnabas viết bằng tiếng Do Thái. Zeno nhận được các di tích và bản thảo rất đỗi vui mừng, đổi lại ông tuyên bố Giáo hội đảo Síp được quyền tự trị.
Năm 489, Zeno đã ra lệnh đóng cửa các trường học của người Ba Tư ở Edessa, Lưỡng Hà, theo yêu cầu của Giám mục Cyrus II xứ Edessa vì nó giúp tuyên truyền giáo lý tà thuyết Nestorius và thay bằng một nhà thờ được dựng lên ngay tại đó. Ngôi trường được chuyển tới quê nhà ban đầu của Nisibis và một lần nữa trở thành Trường Nisibis, điều đó đã dẫn đến một làn sóng di cư ồ ạt sang Ba Tư của các tín đồ theo giáo phái Nestorius để tránh các cuộc đàn áp tôn giáo của Đế quốc Đông La Mã.
Trấn áp vụ nổi loạn người Samaritan (484).
Theo các nguồn sử liệu của người Samaritan cho biết dưới thời Zeno (mà tài liệu của họ gọi là "Zait Vua xứ Edom") đã có lúc họ bị triều đình Đông La Mã ngược đãi, khủng bố tàn bạo chỉ vì vấn đề tín ngưỡng khác biệt. Cụ thể là Hoàng đế cùng đoàn tùy tùng đã đến Sichem ("Neapolis"), tập hợp các trưởng lão cùng cộng đồng dân cư tại đây và yêu cầu họ cải đạo, khi người Samaritan kiên quyết từ chối thì Zeno sai lính tới giết chết họ rồi cho xây dựng lại Giáo đường Do Thái thành một nhà thờ. Hoàng đế còn tự mình dẫn quân chiếm lấy núi Gerizim, nơi người Samaritan tôn thờ Thiên Chúa và cho xây dựng nhiều dinh thự trong đó có một ngôi mộ cho đứa con trai vừa mới qua đời của Zeno, trên có đặt một cây thánh giá để người Samaritan khi thờ phượng Thiên Chúa sẽ phủ phục trước ngôi mộ. Dựa theo các nguồn tài liệu cùng loại này thì thi thể Zeno được chôn cất trên núi Gerizim.
Công phẫn trước những hành động đàn áp tôn giáo của Đông La Mã mà người Samaritan quyết định nổi dậy vào năm 484. Quân nổi dậy tấn công Sichem, nổi lửa đốt cháy năm nhà thờ được xây dựng trên thánh địa Samaritan và cắt ngón tay của Giám mục Terebinthus, người đã cử hành lễ Whitsun. Họ lật tức bầu một Justa (hoặc Justasa/Justasus) làm vua của người Samaritan và chuyển đến định đô ở Caesarea, nơi đặc biệt có một cộng đồng người Samaritan đang sinh sống ở đây. Nhiều tín đồ Kitô giáo đã thiệt mạng và nhà thờ Thánh Sebastian đã bị phá hủy. Sau khi trục xuất những tín đồ Kitô giáo ra khỏi lãnh thổ, Justa tuyên bố tổ chức các trò chơi được trình diễn trong các rạp xiếc để kỷ niệm chiến thắng oanh liệt của người Samaritan trước kẻ thù ngoại xâm. Theo John Malalas trong quyển "dux Palestinae" Asclepiades cho biết thì tướng Arcadiani xứ Rheges trú đóng ở Caesarea nhận được tin cấp báo đã nhanh chóng thống soái quân mã cấp tốc tới dẹp loạn, Justa cố sức kháng cự nhưng do quân quá ít so với đối phương, nên chẳng mấy chốc ông đã bị bắt đem ra chém đầu và gửi về triều đình dâng công. Theo sử gia Procopius xứ Caesarea thì chính Terebinthus đã tới tiếp kiến Zeno để cầu xin xuất binh dẹp phản tặc nhằm trả mối thù bị cắt ngón tay; do vậy Hoàng đế đích thân đi đến Samaria đốc thúc quân sĩ dập tắt cuộc nổi loạn.
Các nhà sử học hiện đại thì tin rằng tính chính xác của các sự kiện được các nguồn sử liệu của người Samaritan gìn giữ có thể bị đảo lộn, như vụ ngược đãi người Samaritan của Zeno chỉ là một hệ quả của sự nổi loạn chứ không phải là nguyên nhân của nó, có khả năng sự kiện xảy ra sau năm 484 hay khoảng năm 489. Zeno cho xây dựng lại nhà thờ Thánh Procopius ở Neapolis (Sichem) và người Samaritan bị cấm rời khỏi núi Gerizim, để tránh trường hợp xảy ra bạo loạn mà triều đình đã cho xây một phong hỏa đài cùng đội quân đồn trú được chuyển từ các vùng lân cận.
Qua đời.
Zeno qua đời vào ngày 9 tháng 4 năm 491 do mắc bệnh lỵ hoặc động kinh, sau khi trị vì được 17 năm 2 tháng. Do không có người con nào được ông chỉ định nối ngôi: Leo đã mất sớm vào năm 474, Zenon, người con trai đầu lòng của Zeno lúc ông còn trẻ hiện đang sống tại triều thì lại chưa đủ kinh nghiệm trị quốc và chẳng có vị triều thần nào đủ tài đức để phò tá. Cuộc tranh cãi về ngôi vị Hoàng đế để trống đã chấm dứt khi Hoàng hậu Ariadne quyết định chọn một thành viên đủ khả năng lo việc nước lại là tình nhân của bà trong triều là Anastasius lúc này đã lớn tuổi chính thức kế vị Zeno. Tuy nhiên việc lựa chọn một người không thuộc nhà Leo lên ngôi Hoàng đế đã khiến phe ngoại thích mà đứng đầu là hoàng thân Longinus, em của Zeno vô cùng bất mãn, vì vậy mà họ buộc phải khởi binh chống lại Anastasius cùng phe cánh của Hoàng hậu Ariadne, đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh Isauria sau này.
Cũng theo một truyền thuyết khá phổ biến trong dã sử được hai nhà sử học cổ đại ghi chép lại là chính Zeno đã bị phe cánh của Hoàng hậu Ariadne hãm hại bằng cách sai thuộc hạ thân tín đem ông đi chôn sống sau khi Hoàng đế đã say quá chén liền ngã quỵ xuống đất nằm mê man bất tỉnh hoặc đổ bệnh nặng trong một bữa tiệc tùng linh đình; thoạt đầu vừa tỉnh dậy ông đã cố kêu cứu nhưng Ariadne vì mải mê mệt với tình nhân hơn là quan tâm đến người chồng bạc bẽo đã cấm bất kỳ ai dám bén mảng tới mở nắp quan tài cứu sống Zeno, để mặc cho ông chết dần chết mòn trong cỗ quan tài chật hẹp.
Ảnh hưởng văn hóa.
Zeno là một tay chơi sành sỏi trò "Tabula", một trò chơi liên quan đến backgammon (cờ tào cáo) hiện đại. Năm 480, sau khi thua một ván cờ tức thì Zeno đã chấp bút một bài thơ trào phúng để ghi chép lại nó; học giả Agathias cho sao chép lại bài thơ này một nửa thế kỷ sau đó và điều này cho phép trò chơi được tái hiện vào thế kỷ 19. Trò chơi được coi là tổ tiên của cờ tào cáo và có những luật chơi tương tự. Zeno là quân cờ trắng có một chồng sáu cờ, ba dãy chứa hai quân cờ và ba "dấu ô", những quân cờ sẽ đứng yên một mình trên một điểm và do đó có nguy cơ bị đặt bên ngoài bàn cờ bởi một quân cờ của đối hương đang tiến đến. Zeno sẽ ném ba con xúc xắc tuân theo cách chơi và ra được số 2, 5 và 6. Các quân cờ trắng và đen được phân bổ trên các điểm mà cách duy nhất là sử dụng tất cả ba kết quả, dựa theo luật chơi yêu cầu là phải phá vỡ ba dãy của hai quân cờ vào trong các dấu ô thì mới giành được chiến thắng trong trò chơi này của Zeno.
Zeno còn là nhân vật chính của vở kịch đặt theo tiếng Latinh là "Zeno", do nhà viết kịch là linh mục dòng Tên Joseph Simons sáng tác vào năm 1641 và đem công diễn vào năm 1643 tại Roma, ở Trường Đại học Anh Quốc dành cho các giáo sĩ dòng Tên. Trong tiếng Latinh thì Zeno dựa theo một vở kịch vô danh của Hy Lạp thuộc về cái gọi là Nhà hát Crete, được sáng tác và biểu diễn tại Zakynthos vào năm 1682-1683, là nơi mà Zeno đã bị chôn sống và người em Longinus bị xử tử xưa kia.
Vở kịch "Romulus Đại đế" của kịch tác gia Friedrich Dürrenmatt viết vào năm 1950 đã cho Zeno là một trong những nhân vật của mình. Cốt truyện được dựa trên lịch sử; lúc Zeno chạy trốn đến Ý và cố gắng thuyết phục Romulus Augustulus đoàn kết lực lượng của họ và cùng nhau chiến đấu chống lại quân rợ đang xâm chiếm lãnh thổ của Đế quốc La Mã, nhưng kế hoạch của ông đã sớm gặp phải thất bại. Nhân vật Zeno của Dürrenmatt là một vị Hoàng đế bị đè nặng bởi các nghi lễ theo kiểu Byzantine.
Tham khảo.
Tài liệu chính.
Các sự kiện về triều đại của Zeno khá là mơ hồ; chỉ có một tài liệu nối tiếp về triều đại của ông là còn được bảo tồn bởi sử gia Evagrius Scholasticus trong cuốn "Historia Ecclesiastica" (Lịch sử Giáo hội, chương 3).
Các nguồn tài liệu khác gồm:
Tài liệu phụ.
Đối với việc nghiên cứu học thuật về chính sách tôn giáo của Hoàng đế Zeno, xem thêm:
Đối với một cuộc thảo luận học thuật gần đây về cuộc đời của Zeno cho tới cái chết của Aspar, xem thêm:
Một tài liệu về triều đại của Zeno sau khi Đế quốc Tây La Mã diệt vong, xem thêm:
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Konstantinos XI Palaiologos, Latinh hóa là Palaeologus ( (Serbia: "Константин Палеолог Драгаш"), "Kōnstantinos XI Dragasēs Palaiologos"; 1404 - 1453) là vị Hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Byzantine (đôi lúc còn được xem là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng), đồng thời còn là thành viên của Nhà Palaiologos, trị vì từ năm 1449 tới 1453. Ông đã tử trận trong trận chiến cuối cùng với Đế quốc Ottoman nhằm bảo vệ kinh thành Constantinopolis. Ông sau này trở thành nhân vật huyền thoại trong câu chuyện dân gian của Hy Lạp là "Hoàng đế Cẩm Thạch", người muốn thức tỉnh và khôi phục lại Đế quốc và Constantinopolis từ người Thổ. Cái chết của Konstantinos đánh dấu sự cáo chung của Đế quốc Đông La Mã, đế quốc đã cai trị nửa phía Đông suốt 1000 năm (980 năm) sau khi Đế quốc Tây La Mã diệt vong.
Tiểu sử.
Gia đình.
Konstantinos sinh vào ngày 8 tháng 2 năm 1404 tại Constantinopolis. Là người con thứ tám trong số mười người con của vua Manuel II Palaiologos với Hoàng hậu Helena Dragaš xứ Serbia, con gái của Hoàng thân xứ Serbia Konstantinos Dragaš. Ông cực kỳ thương yêu mẹ mình và đã thêm họ Dragases của bà cho triều đại kế tục của riêng mình một khi ông lên ngôi Hoàng đế. Phần lớn suốt thời thơ ấu Konstantinos sống tại Constantinopolis dưới sự trông nom của cha mẹ ông. Trong thời gian người anh trai của ông vắng mặt ở Ý, Konstantinos đã đảm nhận chức nhiếp chính tại Constantinopolis từ năm 1437 đến 1440.
Vua xứ Morea.
Tháng 10 năm 1443, Konstantinos được phong làm Công tước xứ Morea (tên thời Trung Cổ của bán đảo Peloponnesus), cai trị trong một pháo đài và cung điện ở Mistra. Vào thời điểm đó, Mistra là một thị trấn được củng cố chắc chắn và còn được gọi là Sparta hoặc Lacedaemon do nó nằm ở nơi tương đồng với thành phố cổ đại xa xưa, đồng thời còn là một trung tâm nghệ thuật và văn hóa có thể sánh với Constantinopolis.
Sau khi lên ngôi, Konstantinos tiếp tục củng cố việc phòng ngự Morea, bao gồm cả việc xây dựng lại một bức tường thành băng ngang qua Eo đất Corinth được gọi là "Hexamilion" (dài sáu dặm) theo lời đề nghị của Plethon, một học giả nổi tiếng và là thầy giáo của ông.
Hè năm 1444, Konstantinos mang quân xâm chiếm Công quốc Athena gốc Latin từ Morea, nhanh chóng chinh phục được Thebes và Athena, buộc Công tước Florentine phải tiến hành cống nạp hằng năm cho ông. Lãnh địa này do Nerio II Acciaioli cai trị, một chư hầu của Sultan thuộc Đế quốc Ottoman.
Người Thổ, cảm thấy thất vọng từ nỗ lực của người Hy Lạp nhằm bành trướng từ vùng Morea vào trung tâm Hy Lạp bắt đầu chuẩn bị binh mã xâm chiếm. Mùa thu năm 1446, vị Sultan vốn đã thoái ẩn là Murad II đã dẫn đầu một đội quân khoảng 50-60.000 người tiến vào Hy Lạp để đặt dấu chấm hết cho những tham vọng của Konstantinos. Mục đích của ông không nhằm chinh phục xứ Morea mà là để dạy cho người Hy Lạp và vua của họ một bài học trừng phạt. Konstantinos và người anh Thomas của ông đã dốc sức vào một cuộc tấn công ở Hexamilion, nơi mà quân Thổ đang xâm phạm vào ngày 27 tháng 11 năm 1446.
Trong khi các bức tường thành có thể tổ chức chống lại các cuộc tấn công thời Trung cổ, Sultan Murad lại sử dụng các khẩu súng thần công bắn phá dữ dội để hỗ trợ cho binh sĩ hộ tống những khí cụ vây thành thông thường và mang theo thang mây, sau một hồi kịch chiến ác liệt thì hầu như tường thành Hexamilion rơi vào tình trạng đổ nát và hoang tàn vào ngày 10 tháng 12. Konstantinos và Thomas vội vàng dẫn gia quyến bỏ thành chạy trốn thì xứ Morea bị quân Ottoman chiếm ngay tức khắc. Điều này đặt dấu chấm hết cho nỗ lực của Konstantinos nhằm mở rộng lãnh thổ công quốc của ông.
Hôn nhân.
Konstantinos XI có hai lần kết hôn: lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 7 năm 1428 với Theodora Tocco, cháu gái của Carlo I Tocco xứ Epirus, người đã mất vào năm 1429; lần thứ hai với Caterina Gattilusio, con gái của Dorino xứ Lesbos, bà mất trong khi sinh con vào năm 1442. Vì vậy mà Konstantinos không có người nối dõi từ hai cuộc hôn nhân này.
Sau khi Konstantinos XI chính thức đăng quang ngôi vị Hoàng đế Byzantine vào năm 1451. Ông đã cử một phái đoàn dưới quyền George Sphrantzes tới hỏi cưới Mara Branković, con gái của Quốc chủ Đurađ Branković xứ Serbia và công chúa Byzantine Irene Kantakouzene, về sau trở thành góa phụ của Murad II (Maria đã được phép trở về với cha mẹ của bà ở Serbia sau khi Murad mất). Lời cầu hôn được sự hoan nghênh của cha bà là Đurađ Branković, nhưng lại vấp phải sự phản đối của bản thân Maria và bà đã thề rằng "nếu Chúa có thể giải thoát bà từ tay của kẻ vô đạo cô sẽ sống một cuộc đời độc thân và trinh nguyên cho phần đời còn lại của mình". Vì vậy mà lời cầu hôn thất bại và Sphrantzes đã thu xếp một cuộc hôn nhân khác với một công chúa đến từ Đế quốc Trebizond hoặc Vương quốc Gruzia. Cuối cùng họ đã chọn một vị công chúa Gruzia không rõ họ tên và là con gái của George VIII. Konstantinos bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với vua Gruzia, hai bên bắt đầu phái sứ giả sang tiến hành công việc ở Constantinopolis. Kết quả cuộc hôn nhân được chấp nhận, vào mùa xuân năm tới Sphrantzes nhổ neo tới Georgia để mang cô dâu tới Constantinopolis, tuy nhiên kế hoạch của Konstantinos bất thành do sự kiện bi thảm đột ngột xảy ra vào năm 1453.
Trị vì.
Dù gặp những khó khăn trong và ngoài nước xảy ra liên miên trong thời kì trị vì của Konstantinos XI đã lên đến đỉnh điểm trong sự kiện Constantinopolis thất thủ và Đế quốc Byzantine chính thức tiêu vong, các nguồn sử liệu đương thời đều nhắc đến Hoàng đế Konstantinos với tất cả sự trân trọng. Khi anh trai ông là Hoàng đế Ioannes VIII Palaiologos mất vào năm 1449 mà không có người kế thừa, đã xảy ra cuộc tranh chấp ngai vàng giữa Konstantinos và người anh Demetrios Palaiologos. Demetrios cố gắng lôi kéo sự ủng hộ từ phe đối lập của ông nhằm liên minh giữa giáo hội Chính Thống và Công giáo. Hoàng hậu Helena đóng vai trò là nhiếp chính, đã hỗ trợ cho Konstantinos. Họ kêu gọi Sultan Murad II của Ottoman tới phân xử sự bất đồng này.
Murad chọn ủng hộ Konstantinos và vào ngày 6 tháng 1 năm 1449, Konstantinos làm lễ đăng quang trong một thánh đường ở Mistra với sự tham gia của giám mục địa phương thay vì tại thánh đường Hagia Sophia ở Constantinopolis. Đây là một việc hiếm hoi nhưng không phải là chưa có tiền lệ đối với một vị hoàng đế nào lại phải làm lễ lên ngôi ở một thành phố cấp tỉnh. Người sáng lập ra vương triều Palaiologos lên ngôi ở Nicaea thuộc Tiểu Á, John Cantacuzene tại Adrianople xứ Thrace. Nhưng họ từng có ý nghĩ rằng lễ đăng quang nên được tổ chức lại tại Constantinopolis, do đích thân Thượng phụ cử hành nghi lễ. Riêng Konstantinos được xem là ngoại lệ. Vị Thượng phụ lúc ấy là Gregory III, người theo chủ nghĩa hợp nhất (xem Ly giáo Đông-Tây) bị giới tu sĩ của ông xa lánh. Konstantinos biết rằng việc trao vương miện từ Gregory như đổ thêm dầu vào lửa của sự bất hòa về tôn giáo ở thủ đô. Vì vậy, Konstantinos cùng đoàn tùy tùng và cận thần khởi hành trên một hạm đội Venice tới Constantinopolis vào ngày 12 tháng 3 năm 1449.
Sultan Murad mất vào năm 1451 và người con trưởng của ông ta là Mehmed II lên kế ngôi. Ngay sau đó, Mehmed II bắt đầu xúc tiến cho việc chinh phục Constantinopolis. Đáp lại, Konstantinos dọa sẽ thả Hoàng thân Orhan, một kẻ tranh giành ngôi vị Ottoman, trừ khi Mehmed đáp ứng một số yêu cầu của ông. Bằng cách này, Mehmed coi Konstantinos đã vi phạm thỏa thuận đình chiến, vào mùa đông năm 1451-1452, Mehmed cho người xây dựng Rumelihisari, một pháo đài trên một ngọn đồi ở phía châu Âu của Bosporus, nằm ở phía bắc thành phố cắt đứt tuyến đường liên lạc với Biển Đen ở phía đông. Thêm vào đó xây thêm Anadoluhisarı, pháo đài đối diện với Rumelihisari về phía châu Á, khiến cho Đế quốc Ottoman nắm toàn quyền kiểm soát đường giao thông trên biển qua eo biển Bosporus. Đối với Konstantinos đó rõ ràng là hành động mở đầu cho việc vây hãm và ngay lập tức bắt đầu tổ chức phòng ngự.
Trước tiên Konstantinos hạ lệnh huy động tiền bạc cho việc dự trữ lương thực cho cuộc vây hãm sắp tới và sửa sang tường thành Theodosius đã quá cũ kỹ, nhưng nền kinh tế nghèo nàn không cho phép ông tăng cường thêm quân binh cần thiết để giúp họ chống lại đội quân Ottoman đông đảo. Không còn hy vọng gì vào bất kỳ loại hình viện trợ quân sự nào cả, Konstantinos XI kêu gọi phương Tây tái xác nhận sự hợp nhất giữa Giáo hội phương Đông và Thiên Chúa giáo La Mã đã được ký kết tại Công đồng Florence, một điều kiện mà Giáo hội Công giáo áp đặt đối với bất kỳ việc cung cấp sự trợ giúp nào. Sự hợp nhất đã bị những người thuộc phe chống hợp nhất (""anthenotikoi") chỉ trích dữ dội trong đám thần dân của ông. Trong khi đó Loukas Notaras, Đại thần chính kiêm chỉ huy quân sự thuộc phái chống hợp nhất ngày càng xa lánh Konstantinos. Cuối cùng, dù một số thành bang thương nghiệp ở miền bắc Ý đồng ý gửi quân sang trợ giúp việc phòng thủ nhưng sự đóng góp của phương Tây quá ít ỏi so với quân số và thực lực của Ottoman. Konstantinos buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người anh em khác của ông ở Morea, không may bất kỳ sự trợ giúp về mặt quân sự đều bị quân đội Ottoman ngăn chặn khi họ xâm lược bán đảo vào năm 1452. Cuộc vây hãm thành phố bắt đầu vào mùa đông năm 1452. Konstantinos với lực lượng tự vệ khoảng 60.000 cư dân và 7.000 quân của ông phải đối mặt với một cuộc vây hãm với cả một đạo quân Thổ đông đảo, được hỗ trợ bởi một khí cụ công thành tiên tiến do nhà chế tạo súng rất giỏi người Hungary là Orban thiết kế.
Cái chết.
Trước khi bắt đầu công hãm, Mehmed II đã phái sứ giả đến chỗ Konstantinos XI, đề nghị sẽ tha chết nếu Hoàng đế tự nguyện dâng thành quy hàng người Thổ, với lời hứa hẹn đảm bảo vẫn để Konstantinos tiếp tục trị vì tại Mistra, theo lời của sử gia G.Sphrantzes thì Konstantinos đã gửi thư hồi âm lại như sau:
Konstantinos chỉ huy toàn bộ lực lượng phòng thủ của thành phố và tham gia vào cuộc quyết chiến cuối cùng bên cạnh binh sĩ của ông trong tường thành. Cùng lúc đó, ông dùng kỹ năng ngoại giao để duy trì sự hợp nhất cần thiết giữa lực lượng Genova, Venice và Hy Lạp. Vào ngày 29 tháng 5 năm 1453, sau mấy giờ công phá dữ dội, toàn bộ thành phố Constantinopolis rơi vào tay quân Thổ. Lời nói cuối cùng của ông còn được ghi chép là "Thành phố thất thủ và Trẫm vẫn còn sống"", sau đó ông cởi bỏ hoàng bào, vứt hết đồ trang sức để không ai nhận ra rồi thay y phục binh lính tiếp tục chiến đấu bên cạnh tàn quân còn lại cho tới khi bị quân Thổ xông vào giết chết.
Một tài liệu giả về cái chết của Konstantinos được sử gia Thổ Tursun Beg ghi chép lại vì ông là một nhân chứng trong cuộc vây hãm đó, theo lời ông cho biết rằng Hoàng đế Konstantinos đã bị một tên lính Thổ cấp bậc azab đâm chết trong khi cố gắng chạy trốn cùng đoàn tùy tùng của mình. Dù theo một số người như Sphrantzes cho đó chỉ là một cái cớ, ông là người nghi ngờ sự thật về câu chuyện của chính Hoàng đế về sau được nhận dạng bởi đôi ủng màu tía của ông và bản thân ông bị bắt đem ra xử trảm và cái đầu được gửi qua Tiểu Á để quân Thổ hợp pháp hoá chiến thắng, nhiều khả năng là người Thổ chưa bao giờ có thể nhận biết thi thể của ông, khi Mehmed cố sức tìm kiếm thi hài Konstantinos chỉ để hoàn tất chiến thắng vang dội của mình.
Người Thổ mau chóng cử binh sĩ tới lục soát trong số những người chết và cái xác tìm thấy đầu tiên được cho là của Hoàng đế, một thi thể mang đôi vớ bằng lụa với một con đại bàng thêu trong đó, riêng cái đầu bị quân Thổ chặt ra mang đi diễu hành xung quanh thủ đô trong cảnh điêu tàn. Tuy nhiên, hành động này của quân Thổ đã thất bại trong việc thu phục nhân tâm dân chúng Constantinopolis vẫn còn luyến tiếc ông. Chí ít; vị Hoàng đế La Mã thứ 88 đã sống một đời tận trung báo quốc, ít nhất là thoát khỏi sự kìm kẹp của Đế quốc Ottoman bằng cái chết oanh liệt và rằng cuối cùng có nhiều khả năng thi thể Konstantinos được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể cùng với những người lính trung thành của mình.
Di sản.
Truyền thuyết nói rằng quân Thổ tiến vào thành phố, một thiên sứ đến giải cứu ông rồi biến ông thành đá cẩm thạch và đặt trong một hang động dưới đất gần Cổng Vàng, nơi ông chờ đợi vị Vua trên núi tái sinh nhằm tái chinh phục thành phố cho người Thiên Chúa giáo.
Trong khi làm đại sứ tại Nga vào tháng 2 năm 1834, Ahmed Pasha đã trao tặng Sa hoàng Nicholas một số quà tặng, bao gồm một thanh kiếm nạm ngọc được cho là lấy từ xác chết của Konstantinos XI.
Konstantinos XI được sử dụng để tập hợp người Hy Lạp trong cuộc chiến tranh giành độc lập với Đế quốc Ottoman. Đến Hoàng đế được coi là anh hùng quốc gia tại Hy Lạp. Trong cuộc chiến tranh bán đảo Balkan và Chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự ảnh hưởng của Tư tưởng Megali. Tại Hy Lạp, ông được coi như là sự xác nhận phổ biến của lời tiên tri huyền thoại về nhà Vua Cẩm Thạch, người sẽ giải phóng Constantinopolis và tái tạo Đế quốc bị mất.
Di sản Konstantinos Palaiologos vẫn là chủ đề phổ biến trong văn hóa Hy Lạp. Nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời Apostolos Kaldaras và Stamatis Spanoudakis đã viết một khúc bi thương về Vua Cẩm Thạch.
Phong thánh.
Một số Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Hy Lạp đều coi Konstantinos XI là một vị thánh (hoặc một "anh hùng dân tộc tử vì đạo" hoặc "người ái quốc", (tiếng Hy Lạp: ). Tuy nhiên, Giáo hội Chính Thống giáo Hy Lạp chưa bao giờ phong thánh cho ông. | 1 | null |
Trong lý thuyết xác suất và thống kê, phân phối Bernoulli (Tiếng Anh: "Bernoulli distribution"), được đặt tên theo nhà toán học người Thụy Sĩ Jacob Bernoulli, là một phân phối xác suất rời rạc của biến ngẫu nhiên chỉ nhận hai giá trị 0 hoặc 1, trong đó giá trị 1 đạt được với xác suất formula_1 (gọi là xác suất thành công) và giá trị 0 đạt được với xác suất formula_2 (gọi là xác suất thất bại). Nếu formula_3 là một biến ngẫu nhiên với phân phối này, kí hiệu formula_4, ta sẽ có:
Một ví dụ cổ điển về biến ngẫu nhiên Bernoulli là kết quả của việc tung một đồng xu (có thể không đồng chất), mặt ngửa ứng với giá trị 1, mặt sấp ứng với giá trị 0. Đồng xu có thể xuất hiện mặt ngửa với xác suất formula_1 và mặt sấp với xác suất formula_7.
Hàm khối xác suất formula_8 của phân phối này là
Nó còn được thể hiện dưới dạng
Tính chất.
Giá trị kỳ vọng của một biến ngẫu nhiên Bernoulli formula_3 là formula_12, và phương sai của nó là formula_13
Phân phối formula_14 là trường hợp đặc biệt của phân phối nhị thức formula_15 với formula_16. | 1 | null |
Các nhà khoa học quan tâm đến mức carbon dioxide (CO2) trong khí quyển Trái Đất bởi vì nó có tác động đến hiệu ứng nhà kính. Mức này đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ 21, tăng trung bình 2,0 ppm/năm trong giai đoạn 2000–2009 và có dấu hiệu tăng nhanh hơn kể từ đó. Trước thời đại công nghiệp mật độ này bằng 280 ppm, nhưng tăng lên tới 400 ppm (phần triệu) , do chủ yếu từ những nguồn hoạt động của con người ảnh hưởng lên môi trường. Khoảng 57% lượng khí thải CO2 làm tăng mật độ của nó trong khí quyển, những phần còn lại đa số làm axít hóa đại dương. Quá trình quang hợp tiêu thụ cacbon dioxide (ở thực vật và sinh vật quang tự dưỡng), và nó cũng là một trong các loại khí nhà kính. Mặc dù mật độ tập trung của CO2 là khá nhỏ so với các khí khác trong khí quyển, CO2 là nhân tố quan trọng của khí quyển Trái Đất bởi vì các phân tử CO2 hấp thụ và phát xạ tia hồng ngoại tại bước sóng 4,26 µm (trong mode dao động giãn bất đối xứng) và 14,99 µm (mode dao động uốn), và vì vậy đóng vai trò quan trọng trong hiệu ứng nhà kính. Mức hiện tại cao hơn bất kỳ thời gian nào trong 800.000 năm trước, thậm chí khả năng cao hơn hẳn trong 20 triệu năm qua.
Mật độ hiện tại.
Năm 2009, mật độ trung bình toàn cầu của CO2 trong khí quyển Trái Đất là khoảng 0,0387%, hay 387 ppm. Biên độ tăng giảm của mật độ gần bằng 3–9 ppmv tương ứng với sự thay đổi các mùa tại Bán cầu bắc. Bắc bán cầu chi phối mật độ tập trung CO2 bởi vì đa số các nước công nghiệp phát triển nằm tại đây, và nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng cao nhất trong mùa đông tại các nước này. Mật độ CO2 đạt cực đại vào tháng 5 khi kết thúc mùa lạnh, và bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu, giá trị này đạt cực tiểu vào tháng 10 khi năng lượng tái tạo sinh khối từ quang hợp là lớn nhất.
Tháng 5 năm 2013, kỷ lục đầu tiên trong khoa học Trái Đất khi lượng carbon dioxide đo tại trạm ở núi Mauna Loa lên tới 400 ppm. Sir Brian Hoskins thuộc Royal Society đây là một dấu mốc "gây sức ép lên chính phủ các nước phải có những hành động mạnh mẽ hơn". Tạp chí "National Geographic" đưa tin mức CO2 trong khí quyển là cao nhất "trong 55 năm kể từ khi thu thập dữ liệu—và có lẽ cao hơn kể từ 3 triệu năm trước trong lịch sử Trái Đất". Vào tháng 6 năm 2012 ở Bắc Cực cũng đã đạt tới mức này, và theo như giám đốc cơ quan giám sát khí hậu toàn cầu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu hệ thống Trái Đất thuộc Cục Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), "điều này nhắc nhở mọi người rằng chúng ta vẫn chưa khắc phục được, và vấn đề vẫn còn đó."
Quan hệ với nồng độ trong đại dương.
Các đại dương trên Trái Đất chứa một lượng rất lớn carbon dioxide ở dạng các ion bicacbonat và cacbonat — lớn hơn nhiều so với lượng carbon dioxide trong khí quyển. Bicacbonat được sinh ra từ các phản ứng giữa đá, nước, và carbon dioxide. Ví dụ về sự hòa tan của calci cacbonat:
Tính không thể đảo ngược và độc đáo của carbon dioxide.
carbon dioxide có những tác động lâu dài đặc trưng đối với biến đổi khí hậu mà theo đó phần lớn "không thể hồi phục" trong khoảng thời gian hàng ngàn năm sau khi chấm dứt việc phát thải thậm chí carbon dioxide có khuynh hướng cân bằng với đại dương trong khoảng thời gian tính theo 100 năm. Các khí nhà kính khác như metan và đinitơ oxit không tồn tại theo thời gian giống như carbon dioxide. Thậm chí nếu lượng phát thải khí carbon dioxide ngưng hoàn toàn, nhiệt độ khí quyển sẽ không giảm đáng kể trong khoảng thời gian ngắn. | 1 | null |
Hiệp định về Bảo tồn Thủy điểu di trú Á Âu-Phi (tiếng Anh: Agreement on the Conservation of African-Eurasian Migratory Waterbirds hay African-Eurasian Waterbird Agreement; viết tắt là AEWA) là một hiệp định quốc tế độc lập được đỡ đầu bởi Công ước về Loài di trú của UNEP.
Các bên tham gia.
Hiện đã có 71 bên tham gia ký kết Hiệp định này. Danh sách như sau:
Các cuộc họp.
Cứ vài năm thì các bên tham gia Hiệp định lại họp một lần. Tính đến nay đã có năm cuộc họp:
Hiệp định.
Cấm dùng đạn chì.
Việc sử dụng đạn nhỏ làm bằng chì bị cấm do đây là nguyên nhân gây nhiễm độc chì ở động vật. | 1 | null |
Cỏ xoan (danh pháp hai phần: Halophila ovalis) là một loài cỏ biển trong họ Thủy thảo (Hydrocharitaceae). Loài này thường mọc quanh các rạn san hô, cửa sông, vùng gian triều hay trên chất nền cát mềm hoặc bùn. Lá cây hình trứng, mọc ra từ phần thân nhô lên thân rễ nằm dưới cát. Rễ cây được bao phủ bởi lông mịn và có thể dài tới 800 mm. Cây thường mọc thành từng bãi cỏ phủ kín bãi cát trên đáy biển. Cỏ xoan có tác dụng tạo sự ổn định cho đáy biển và cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Do cá cúi thường ăn cỏ này nên cỏ còn được gọi là cỏ cá cúi.
Nhà thực vật học Robert Brown là người đầu tiên mô tả loài này với danh pháp "Caulinia ovalis". Về sau, sách "Flora Tasmaniae" (1858) của Joseph Dalton Hooker đổi loài này sang chi "Halophila".
Tên khoa học "Halophila ovata" hiện được xem là danh pháp đồng nghĩa. | 1 | null |
Nguyễn Xuân Diện (1970 -) là Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, nhà nghiên cứu ca trù Việt Nam.
Tiểu sử.
Ông hiện là Phó phòng Nghiên cứu Văn học và Lịch sử, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc Trung tâm tư liệu thư viện của Viện (cấp tương đương với Phó phòng). Ông còn được biết tới là người viết blog với tên Lâm Khang, Tễu.
Ông nhận mình là học trò giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khi từng theo học môn GS giảng dạy cho cấp bậc Đại học tại Trường Đại học Tổng hợp (cũ, nay là Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG - HN). Ông đã bảo vệ luận án Tiến sĩ "Nguồn tư liệu Hán Nôm với việc nghiên cứu ca trù" năm 2007 dưới sự hướng dẫn của PGS. Bùi Duy Tân và GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Công trình này của Nguyễn Xuân Diện đã được quỹ văn hóa của Hữu Ngọc cho ấn hành nhiều bản từ năm 2007 tới nay. Gần đây, trong cộng đồng những người dùng facebook và blog, ông được nhiều người biết tới vì trên các trang cá nhân của ông thường chia sẻ (share, dẫn lại của người khác) một số vấn đề chính trị, xã hội đang thu hút sự quan tâm của mạng xã hội.
Quan điểm chính trị, xã hội.
Cùng với nhà văn Nguyễn Quang Vinh, trong thời điểm vụ cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn diễn ra, ông Nguyễn Xuân Diện cũng viết nhiều bài mang tính cảm thông, chia sẻ liên quan tới vụ việc này trên blog của mình. Qua đó, ông cũng kêu gọi độc giả đóng góp tiền ủng hộ gia đình ông Vươn.
Hiện tại, ông Nguyễn Xuân Diện đang hoạt động trên trang facebook cùng tên, hầu như không nói quá nhiều về chuyên ngành của mình, nhưng lại đăng rất nhiều những bài về chính trị xã hội. Đáng quan tâm là, ông Diện đã có rất nhiều status công khai cũng như ngầm chỉ trích chính quyền, nhất là trong đại dịch Covid. Lôi kéo rất nhiều thành phần bất mãn vào cùng công kích.
Các vấn đề khác.
Năm 2017, cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên dịch sau khi phát hành không lâu thì từ bạn đọc từ những người làm sách đến giới nghiên cứu ngành Hán Nôm đều chỉ trích cuốn sách "đạo văn". Theo TS. Nguyễn Phúc Anh "Trong số 222 bài thơ Đường được giới thiệu trong ĐTQÂCB thì có đến 197 bài sao chép phần dịch nghĩa đăng tải trên trang thivien.net trước năm 2017 với tỷ lệ trùng lặp từ 41% đến 100%. Có 86 bài dịch nghĩa sao chép từ 90% trở lên, chỉ có 4 bài sao chép dưới 50%" và ""Đây là hành vi ăn cắp thành quả nghiên cứu của người khác để in sách trắng trợn nhất, là hình thức "đạo văn" không thể chối cãi của hai ông Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông trong sách ĐTQÂCB".
Ngày 11/12/2018 khi nghiệm thu lần thứ 2 đề tài cấp cơ sở của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, "Nghiên cứu nghệ thuật thư họa trong tài liệu Hán Nôm" do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm chủ nhiệm, thì phản biện 2 của Hội đồng nghiệm thu là Tiến sĩ Trần Trọng Dương, đã kết luận: "Gần 106 lần (=38 lần (đoạn văn) + ≈ 68 lần (ảnh)) vi phạm Công văn số 960/KHXH-QLKH của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam do Chủ tịch GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn ký ngày 22/5/2018 về việc chủ nhiệm đề tài phải chịu trách nhiệm đối với "nội dung khoa học và mức độ chính xác của các trích dẫn" trong đề tài nghiên cứu".
Kết luận này dẫn đến đề tài đã không được Hội đồng nghiệm thu thông qua. Mặt khác nó cũng khơi lại việc "đặt dấu hỏi về hàng loạt nghi vấn khoa học trước đó" đối với ông Diện. | 1 | null |
Tiền tệ Đàng Trong thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông thuộc vùng đất do chúa Nguyễn quản lý.
Từ đầu thế kỷ 17, nước Đại Việt bị chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê chúa Trịnh quản lý và Đàng Trong từ sông Gianh trở vào do chúa Nguyễn quản lý. Cả hai miền cùng có quan hệ buôn bán qua lại với các đối tác từ châu Á và phương Tây, đồng thời giữa hai miền cũng có quan hệ thương mại không chính thức (ngoài sự cho phép của chính quyền).
Cũng như Đàng Ngoài, tiền tệ Đàng Trong trải qua những biến động khá phức tạp. Do sự phát triển mạnh của ngoại thương, tiền đồng rồi tiền kẽm trong nước được dùng cùng lúc với những đồng bạc của phương Tây, thoi vàng và bạc đỉnh và tiền của Nhật Bản.
Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội.
Tiền đồng.
Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, tại đây đã có các đồng tiền của nhà Mạc cùng các loại tiền thời trước, như tiền nhà Lê sơ và các loại tiền của Trung Quốc cổ thời Đường - Tống – Nguyên và nhà Minh đương thời.
Trong quá trình trấn trị Thuận – Quảng, Nguyễn Hoàng đã cho đúc các loại tiền "Thái Bình thông bảo" và "Thái Bình phong bảo", đồng thời sử dụng các loại tiền của Lê trung hưng, nhà Mạc cùng các loại tiền của Trung Quốc như trước.
Đàng Trong không có mỏ đồng, nhưng do thời điểm đó Nguyễn Hoàng vẫn là một phiên thần nhà Lê trung hưng và cùng tham gia chống họ Mạc nên vẫn tiếp nhận nguồn nguyên liệu đồng ở phía bắc để đúc tiền.
Tuy nhiên, từ khi cuộc chiến chống họ Mạc đã cơ bản chấm dứt, họ Nguyễn (Nguyễn Hoàng rồi Nguyễn Phúc Nguyên) cũng bắt đầu ly khai với triều đình Lê-Trịnh và không nhận được nguồn nguyên liệu đồng nữa. Lượng tiền cũ có sẵn không đủ dùng và hao hụt. Điều đó khiến chính quyền Đàng Trong không thể tự thực hiện việc đúc tiền. Do đó, trong suốt hơn 100 năm đầu từ khi ly khai chính quyền vua Lê chúa Trịnh, các chúa Nguyễn không thể tự đúc tiền đồng mà phải dùng tiền đồng hàng năm từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Batavia (Đông Ấn Hà Lan) do các thuyền buôn mang đến để đưa vào lưu thông trong lãnh thổ mình cai quản.
Từ đầu thế kỷ 17, tại Nhật Bản, hai loại tiền "Toraisen" và "Bitasen" bị hao mòn, bị sứt mẻ do lưu hành quá lâu nên không còn người Nhật mặn mà, Mạc phủ Tokugawa Ieseyu cho đúc tiền "Khoan Vĩnh thông bảo" để thay đồng "Vĩnh Lạc thông bảo" vốn được ưa chuộng tại Nhật từ Trung Quốc đưa sang. Do đó hai loại tiền Toraisen và Bitasen được thu hồi lại dần, không còn được lưu hành tại Nhật. Một số người Nhật đã mang hai loại tiền này bán lại cho công ty Đông Ấn Hà Lan để họ đưa sang bán cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong làm tiền sử dụng. Chỉ riêng trong 5 năm từ 1633 đến 1637, các tàu buôn của công ty Đông Ấn Hà Lan đã mang sang Đàng Trong 101 triệu đồng tiền (trung bình trên 20 triệu đồng tiền mỗi năm) từ Nhật Bản.
Các tàu buôn Hà Lan còn mang đồng từ Nhật sang bán cho Đàng Trong. Đồng ban đầu vốn được mua về Hà Lan, nhưng sau đó người Hà Lan nhận thấy đồng của Nhật không bằng của Thụy Điển nên bị hạn chế sử dụng, do đó các thương nhân chuyển mang qua tiêu thụ tại Đàng Trong để các chúa Nguyễn làm vũ khí chống chúa Trịnh chứ không dùng đúc tiền, vì nhu cầu chiến tranh được ưu tiên. Tiền tiêu dùng hoàn toàn được nhập từ bên ngoài, trong các đồng tiền Nhật qua tay người Hà Lan đưa vào từ năm 1636 thậm chí không chỉ có các đồng tiền cũ Toraisen và Bitasen mà có cả tiền mới "Vĩnh Khoan thông bảo" cùng tiền "Vĩnh Lạc thông bảo" của Trung Quốc (mà người Nhật một thời ưa chuộng trước khi có tiền Vĩnh Khoan) do có lợi nhuận cao hơn (cho cả người Nhật lẫn người Hà Lan) và do các đồng tiền cũ Toraisen và Bitasen ngày càng cạn đi, trong khi nhu cầu tiền đồng ở Đàng Trong vẫn còn.
Các nhà nghiên cứu thông qua tài liệu của Hà Lan năm 1637 còn cho biết: khi Mạc Phủ Tokugawa Iemitsu ra lệnh cấm các thương thuyền Nhật Bản xuất dương từ năm 1635 và chỉ cho phép các thương thuyền Hà Lan, Trung Quốc tới Nhật, người Nhật lại chuyển số tiền nặng tới 200 tấn qua tay người Hà Lan để tiếp tục duy trì nguồn tiền cho Đàng Trong.
Việc không có mỏ đồng ở Đàng Trong khiến các chúa Nguyễn phải triệt để tận dụng nguồn cung cấp từ các thương nhân bên ngoài và hậu đãi họ, nhờ họ chuyển những thư từ ngoại giao sang cho chính quyền Nhật Bản, Batavia để giữ mối quan hệ hữu hảo. Chỉ riêng năm 1688, chúa Nguyễn Phúc Trăn đã gửi tới 4 bức thư sang đề nghị các quan lại Nhật dưới quyền Mạc Phủ Tokugawa Tsunayoshi đúc tiền bán cho Đàng Trong. Xưởng đúc Makajima và Nagazaki (Trường Kỳ) để đúc tiền mậu dịch bán cho bên ngoài được chính quyền Mạc Phủ cho phép chính thức từ năm 1659, từ đó hình thành cụm từ "tiền mậu dịch TrườngKỳ" mà chỉ để bán cho nước ngoài chứ không cho phép người Nhật tiêu (họ bị buộc phải đổi sang tiền Vĩnh Khoan). Ngày nay hiện vật khảo cổ cũng tìm được rất nhiều tiền cổ Nhật Bản tại khu vực do chúa Nguyễn cai quản trước đây.
Những đồng tiền lưu hành ở Đàng Trong khi đó được Lê Quý Đôn, Alexandre de Rhodes, William Dampier, Jérôme Richard, De Choisy, công ty Đông Ấn Hà Lan và công ty Đông Ấn Anh nhắc tới. Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong năm 1624, ông nói về tiền đồng như sau:
"Tiền lớn" là tiền do khách thương Nhật, Hoa mang vào lưu hành tại cả Đàng Ngoài và Đàng Trong và tiền nhỏ là tiền chỉ lưu hành ở Đàng Ngoài.
Tiền kẽm tự đúc trong nước.
Sau đó, Nhật Bản chấm dứt việc xuất khẩu đồng, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới Đàng Trong. Chúa Nguyễn buộc phải tự xoay xở tự đúc tiền dùng trong lưu thông. Việc đúc tiền ở Đàng Trong bắt đầu khá muộn, từ năm 1736 dưới thời Nguyễn Phúc Chú. Tiền được đúc tại Cục đúc tiền dù tốn kém nhưng không thông dụng.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp tục thực hiện đúc tiền và thành công hơn. Vì không có mỏ đồng và hết nguồn cung cấp từ bên ngoài, đến năm 1746, chúa Nguyễn nghe theo lời người Khách (người Hoa) họ Hoàng đã quyết định khởi sự việc dùng hợp kim ô diên (kẽm đen) để đúc tiền kẽm thay thế tiền đồng. Đó là đồng tiền "Thiên Minh thông bảo".
Công ty Hà Lan thoả thuận với Nguyễn Phúc Khoát là hàng năm sẽ nhận một số tiền đúc trị giá 600.000 florins và điều kiện nộp cho chúa 12% và cho cai bạ 2%... Việc đúc tiền kẽm giúp chúa Nguyễn lợi ra 37 quan cho mỗi 100 cân đồng. Theo Pierre Pivre, để đúc ra 48-50 quan, chúa Nguyễn cần lượng nguyên liệu là 14 quan 1 picul toutenague (kẽm trắng). Trọng lượng trung bình của tiền "Thiên Minh thông bảo" là 2 gram.
Việc đúc tiền kẽm nhằm thay thế tiền bằng đồng vì nguyên liệu đồng trở nên khan hiếm. Ban đầu 1 đồng tiền kẽm được tính bằng 1 đồng tiền đồng. Nhưng sau đó tiền kẽm được đúc có trọng lượng thấp đi, chất lượng kém nên dần dần mất giá, 3 đồng kẽm mới bằng 1 đồng tiền đồng.
Các nhà khảo cổ còn tìm được tiền chúa Nguyễn ở vùng Nam Bộ do Mạc Thiên Tứ đúc.
Tiền bằng hợp kim ô diên giải quyết được vấn đề thiếu đồng để đúc tiền, nhưng chính sách đúc tiền lưu hành của chúa Nguyễn không được nghiên cứu và thi hành cẩn trọng nên gây ra kinh tế hỗn loạn và suy sụp, tình trạng nghèo đói là một nguyên nhân bùng nổ những cuộc chống đối.
Năm 1775, khi chiếm được Thuận Hóa của Đàng Trong, Trịnh Sâm tiếp tục cho đúc tiền kẽm để sử dụng, và quy định tỷ lệ giá trị giữa tiền hai miền là 3 tiền kẽm Đàng Trong = 1 tiền kẽm Đàng Ngoài.
Các đồng tiền tại Đàng Trong thời Lê trung hưng.
Tại Đàng Trong có các đồng tiền sau:
Tiền trong nước.
Thái Bình thông bảo nguyên do nhà Mạc phát hành, song chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời đầu (Nguyễn Hoàng) cũng cho đúc tiền phỏng theo mẫu của nhà Mạc. Khảo cổ học tìm thấy nhiều di chỉ tiền kim loại Thái Bình thông bảo, nhưng khó phân biệt được đâu là tiền do nhà Mạc đúc và đâu là tiền do các chúa Nguyễn đúc nếu không dựa vào niên đại của nơi đồng tiền được phát hiện.
Thái Bình thông bảo bằng đồng, có kích thước nhỏ, đường kính từ 18–20 mm, mỏng. Mặt trước có bốn chữ "Thái Bình thông bảo" đọc chéo. Mặt sau có thể để trơn, hoặc có thể có một hoặc hai chấm nổi.
Tiền kim loại do chúa Nguyễn Phúc Khoát phát hành ở Đàng Trong. Theo "Đại Nam thực lục tiền biên" thì Nguyễn Phúc Khoát cho mua "kẽm trắng" của Hà Lan về để đúc tiền, sau đó lại cho pha thêm "kẽm xanh" vào. Tiền này có thể nấu chảy không khó, nhưng cứng. Đàng trong thời Nguyễn Phúc Khoát cũng cho phép các xưởng đúc địa phương hoạt động và các xưởng này nhiều khi pha cả chì vào khi đúc tiền.
Tiền này mặt trước có bốn chữ "Thiên Minh thông bảo" đọc chéo. Mặt sau để trơn. Tiền do chúa đúc thì có đường kính 23 cm và được đúc cẩn thận. Tiền do địa phương đúc nhiều khi có kích thước nhỏ hơn, mỏng hơn. | 1 | null |
GSh-23 (ГШ-23) hay TKB-613 (ТКБ-613) (mã GRAU là 9-А-472) là loại autocannon hai nòng do Konstruktorskoe Buro Priborostroeniya (Конструкторское бюро приборостроения) tại Tula ở Liên Xô phát triển cho các loại máy bay quân sự và chúng đã được sử dụng với số lượng lớn. Nó đã được thông qua và đưa vào phục vụ năm 1965 thay cho pháo NR-23, các loại máy bay được trang bị loại súng này là MiG-21, MiG-23, Yak-28I, Su-7B, Su-15, Su-17, IL-76M, Tu-22M, Yak-38, An-72P, Tu-95MS, Tu-142MZ/MR, L-39ZA, Ka-25F, Ka-29, Mi-24VM và Mi-35M. Việc chế tạo súng được giao cho nhà máy Degtyarev.
Thiết kế.
GSh-23 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật truyền động chéo giữa hai nòng súng. Mỗi nòng súng có hệ thống hấp thụ lực giật riêng của mình và chuyển động của hai nòng được đồng bộ hóa bằng một bánh răng và đòn bẩy, khi một nòng lùi lại nó sẽ tác động vào đòn bẩy và đòn bẩy sẽ đẩy thoi nạp đạn của nòng lại vào vị trí sẵn sàng khai hỏa trong khi thoi nạp đạn của chính nó lùi lại để nhả vỏ đạn cũ ra, nhận viên đạn mới chuẩn bị để được đẩy vào nòng và bắn, khi nòng thứ hai khai hỏa nó sẽ lặp lại chu kỳ này với nòng thứ nhất. Thiết kế này giúp bỏ sự cần thiết với hai lò xo lớn để đẩy hệ thống về vị trí cũ sau khi hấp thu lực giật giúp giảm trọng lượng và kích thước của hệ thống. Cũng như thiết kế hai nòng giúp súng có tốc độ bắn nhanh hơn.
Súng được nạp đạn bởi một dây đạn duy nhất cho hai nòng có thể gắn từ bên trái hay bên phải súng, mỗi nòng súng sẽ có bánh răng xoay móc đạn từ dây đạn ra để đưa vào vị trí nạp đạn khi nòng súng di chuyển. Súng điểm hỏa bằng điện với nguồn điện 27 V. GSh-23 có thể dùng các loại đạn nổ mảnh, đạn nổ xuyên giáp, đạn xuyên giáp gây cháy...
Biến thể.
GSh-23L: Sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén thay cho độ giật và có thêm các thiết kế để giảm giật. | 1 | null |
Trong khoa học máy tính, cấu trúc dữ liệu mảng hoặc mảng là một cấu trúc dữ liệu bao gồm một nhóm các phần tử giá trị hoặc biến, mỗi phần tử được xác định ít nhất bằng một "chỉ số" (index) hoặc "khóa" (key). Mảng được lưu theo cách có thể tính được vị trí của các phần tử từ giá trị của một tuple chỉ số bằng một biểu thức toán học.
Thí dụ, một mảng có 10 biến số nguyên, với các chỉ số từ 0 đến 9, có thể lưu trong 10 word tại địa chỉ bộ nhớ 2000, 2004, 2008... 2036. Do đó, phần tử có chỉ số "i" sẽ nằm ở địa chỉ 2000 + 4 × "i".
Do khái niệm ma trận trong toán học có thể được biểu diễn bằng một bảng hai chiều nên đôi khi mảng hai chiều cũng được gọi là ma trận. Một số trường hợp, khái niệm "vector" được dùng để chỉ mảng, mặc dù bộ (tuple) là khái niệm chính xác hơn về mặt toán học. Mảng thường được dùng để hiện thực các bảng, nhất là bảng tìm kiếm. Từ "bảng" đôi khi có cùng nghĩa với "mảng".
Mảng là một trong những cấu trúc dữ liệu cũ và quan trọng nhất, và hầu hết các chương trình đều dùng nó. Các cấu trúc dữ liệu khác cũng được hiện thực bằng mảng, thí dụ như danh sách hoặc chuỗi. Nó rất hiệu quả trong việc tận dụng cách đánh địa chỉ trên máy tính. Trong hầu hết các máy tính hiện đại và các thiết bị lưu trữ ngoài, bộ nhớ là chuỗi một chiều các word, và chỉ số của nó chính là địa chỉ. Bộ xử lý, đặc biệt là bộ xử lý vector, thường tối ưu hóa các tác vụ trên mảng.
Sự hữu dụng của mảng nằm ở chỗ chỉ số của các phần tử có thể tính toán được vào lúc chương trình đang chạy. Tính năng này cho phép một lệnh lặp có thể xử lý một số lượng lớn các phần tử trong mảng. Do đó, các phần tử trong cấu trúc mảng cần phải có cùng kích thước và cùng kiểu dữ liệu. Tập hợp các bộ chỉ số và địa chỉ của các phần tử (cũng như công thức tính địa chỉ các phần tử) thường, nhưng không phải luôn luôn, cố định khi mảng đang được sử dụng.
Khái niệm "mảng" thường dùng có nghĩa là kiểu dữ liệu mảng được cung cấp bởi hầu hết các ngôn ngữ lập trình cấp cao, nó bao gồm tập hợp các giá trị hoặc biến có thể lựa chọn bằng một hoặc nhiều chỉ số được tính toán trong lúc chạy. Kiểu dữ liệu mảng thường được hiện thực bằng cấu trúc mảng; tuy nhiên một số ngôn ngữ lập trình có thể hiện thực bằng bảng băm, cây tìm kiếm hoặc các cấu trúc dữ liệu khác.
Khi mô tả các giải thuật, khái niệm này cũng được dùng để chỉ mảng liên kết, một mô hình lý thuyết khoa học máy tính (kiểu dữ liệu trừu tượng hay ADT) để sử dụng các tính chất thiết yếu của mảng.
Lịch sử.
Các máy tính kỹ thuật số đầu tiên dùng chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy để tạo và truy xuất cấu trúc mảng cho các bảng dữ liệu, vector và tính toán ma trận, và các mục đích khác. Von Neumann viết chương trình sắp xếp mảng (sắp xếp trộn) vào năm 1945, khi đang xây dựng chương trình lưu trữ máy tính đầu tiên.p. 159 Đánh chỉ số cho mảng ban đầu được dùng trong mã tự sửa đổi, và sau đó dùng trong thanh ghi chỉ số và truy xuất giáng tiếp. Một số máy tính lớn thiết kế vào thập niên 1960, như Burroughs B5000 và hậu duệ của nó, có những lệnh đặc biệt để đánh chỉ số cho mảng bao gồm kiểm tra biên của chỉ số.
Hợp ngữ nói chung không có hỗ trợ đặc biệt cho mảng ngoài việc dùng các hỗ trợ từ phần cứng. Ngôn ngữ lập trình cấp cao đầu tiên, bao gồm FORTRAN (1957), COBOL (1960), và ALGOL 60 (1960), có hỗ trợ mảng nhiều chiều, và sau đó là C (1972). Trong C++ (1983) có các class template cho mảng nhiều chiều, với số lượng chiều là cố định trong lúc chương trình đang chạy, cũng như các mảng có số chiều thay đổi được khi chương trình đang chạy.
Ứng dụng.
Mảng được dùng để hiện thực các vector và các ma trận cũng như các loại bảng chữ nhật. Nhiều cơ sở dữ liệu từ nhỏ đến lớn chứa (hoặc bao gồm) các mảng một chiều mà các phần tử là các bản ghi.
Mảng cũng được dùng để hiện thực các cấu trúc dữ liệu khác, như đống, bảng băm, hàng đợi hai đầu, hàng đợi, ngăn xếp, xâu và VList.
Một hoặc nhiều mảng lớn đôi khi được dùng để giả lập cấp phát bộ nhớ động trong chương trình, nhất là cấp phát memory pool.
Mảng có thể dùng để xác định một phần hoặc toàn bộ luồng thực thi của chương trình nhiều câu lệnh codice_1 như là một cách thu gọn (nếu không sẽ lặp lại). Trong trường hợp này, nó được biết như là bảng điều khiển và được dùng kết hợp với mục tiêu xây dựng trình thông dịch, chương trình có luồng thực thi thay đổi tùy theo giá trị trong mảng. Mảng có thể chứ các con trỏ tới chương trình con (hoặc số chương trình con tương ứng có thể được xử lý bằng lệnh SWITCH) - để chỉnh hướng thực thi của chương trình.
Định danh cho phần tử và công thức tính địa chỉ.
Mảng một chiều.
Khi các đối tượng dữ liệu được lưu trữ trong một mảng, các đối tượng riêng lẻ được chon thông qua một chỉ số (index) thường là một biến số nguyên không âm. Các chỉ số này còn được gọi là chỉ số dưới (subscript). Một chỉ số "ánh xạ" giá trị của mảng đến một đối tượng được lưu trữ.
Có ba cách để đánh chỉ số cho các phần tử trong mảng:
Hiệu quả.
Sự hiệu quả so với các cấu trúc dữ liệu khác.
So với danh sách liên kết, việc truy cập đến một phần tử trong mảng nhanh hơn với độ phức tạp là O(1).
Tuy nhiên, để xoá một phần tử không phải là phần tử cuối thì sử dụng cấu trúc mảng không hiệu quả. Bởi vì công việc này cần tốn thời gian cho việc dịch chuyển các phần tử còn lại lấp vào chỗ trống của mảng.
Ý nghĩa của số chiều.
Số chiều của mảng tương ứng với số chỉ số (index) cần để xác định được phần tử đó.
Ví dụ:
Trong mảng một chiều a[N] với N là số phần tử, a[i] biểu diễn phần tử thứ i (i < N) của mảng.
Trong mảng hai chiều a[N][M] với N, M là giới hạn của mỗi chiều tương ứng, a[i][j] biểu diễn phần tử ở hàng i cột j của mảng. | 1 | null |
Salacca zalacca là một loài cây thuộc họ Cau bản địa của Indonesia, Brunei và Malaysia. Tên gọi là Indonesia là Salak trong khi tên tiếng Việt của nó gọi là mây Indo. Loài này có thân ngắn với lá dài đến 6m, mỗi lá có cuống dài 2m, trên đó có gai dài 15 cm.. Loài này được trồng làm cây cung cấp thực phẩm ở Bali, Lombok, Timor, Maluku, và Sulawesi.
Trái có múi mọc từ thân cây thành chùm, và đôi khi nó còn được gọi là trái vảy rắn/quả da rắn do vỏ của nó có cấu tạo vảy màu nâu đỏ. Nhân quả Salak có vị ngọt và có tính axit. Quả Salak (quả da rắn) dùng để ăn, quả ăn cảm giác giòn, mùi thơm ngọt cộng thêm chút vị chua nhẹ. | 1 | null |
Các cuộc chiến tranh La Mã-Parthia (Từ năm 66 TCN - 217) là một loạt các cuộc xung đột giữa đế quốc Parthia với người La Mã. Đây là chuỗi các cuộc xung đột đầu tiên của những gì sẽ là cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư kéo dài 719 năm.
Những cuộc xâm lược đầu tiên chống lại Parthia của cộng hòa La Mã đã bị đẩy lui, đáng chú ý là trong trận Carrhae (năm 53 TCN). Trong cuộc nội chiến La Mã của những người giải phóng vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Parthia đã tích cực hỗ trợ Brutus và Cassius, xâm lược Syria, và giành được những vùng lãnh thổ ở vùng Cận Đông. Tuy nhiên, với việc chấm dứt cuộc nội chiến lần thứ hai của người La Mã đã mang đến một sự hồi sinh cho sức mạnh của người La Mã ở Tây Á.
Vào năm 113 , Hoàng đế La Mã Trajan đã tiến hành cuộc chinh phục phía đông và việc đánh bại người Parthia đã trở thành một ưu tiên chiến lược, ông đã thành công trong việc tàn phá kinh đô của Parthia, Ctesiphon, rồi đưa Parthamaspates của Parthia lên làm vị vua bù nhìn. Vị vua kế vị của Trajan, Hadrian sau đó đã đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, và có ý định thiết lập lại Euphrates như là giới hạn cho sự kiểm soát của La Mã. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ 2, chiến tranh trên khắp Armenia đã nổ ra một lần nữa vào năm 161, khi Vologases IV đánh bại người La Mã ở đó. Một cuộc phản công của người La Mã dưới sự chỉ huy của Statius Priscus đã đánh bại người Parthia ở Armenia và đưa một người tranh đoạt ngôi vị được họ ủng hộ ngồi lên ngai vàng Armenia, cùng với đó một cuộc xâm lược khác vào vùng Lưỡng Hà lên đến đỉnh điểm trong năm 165 với việc cướp phá Ctesiphon.
Trong năm 195, Hoàng đế Septimius Severus đã tiến hành một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà, người La Mã đã chiếm đóng Seleucia, Babylon, và sau đó bị cướp phá Ctesiphon một lần nữa vào năm 197. Parthia cuối cùng đã sụp đổ nhưng không phải do bàn tay của người La Mã, mà lại dưới tay Ardashir I của nhà Sassanid, ông ta đã tiến vào thành Ctesiphon trong năm 226. Dưới thời Ardashir và những vị vua kế vị ông, cuộc chiến tranh Ba Tư-La Mã tiếp tục diễn ra giữa đế quốc Sassanid và Roma.
Tham vọng phía Tây của Parthia.
Sau khi giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh Seleucid-Parthia và sáp nhập một phần lớn đất đai của đế chế Seleukos, người Parthia bắt đầu tập trung vào việc bành trướng lãnh thổ về phía Tây. Những hành động bành trướng của người Parthia ở phía tây bắt đầu dưới triều đại của Mithridates I, và trong suốt triều đại của ông, nhà Arsaces đã thành công trong việc mở rộng quyền lực của họ vào Armenia và Lưỡng Hà. Đây là khởi đầu của một "vai trò quốc tế" cho đế quốc Parthia, một giai đoạn mà cũng đòi hỏi sự giao thiệp với Roma. Mithridates II đã tiến hành đàm phán với Sulla nhằm thiết lập một liên minh La Mã-Parthia nhưng không thành công (khoảng năm 105 TCN).
Sau năm 90 TCN, sức mạnh của Parthia đã bị suy giảm bởi những xung đột triều đại, trong khi cùng lúc đó, quyền lực của người La Mã ở Anatolia đã sụp đổ. Quan hệ La Mã-Parthia sau đó đã được khôi phục lại khi Lucullus xâm chiếm miền Nam Armenia và đánh bại Tigranes vào năm 69 TCN, tuy nhiên, một lần nữa không có thỏa thuận rõ ràng nào được thực hiện.
Cộng hòa La Mã và Parthia.
Khi Pompey nắm quyền phụ trách cuộc chiến tranh ở phía Đông, ông mở lại cuộc đàm phán với Phraates III, họ đã đi đến một thỏa thuận và quân đội của cả La Mã và Parthia đã xâm lược Armenia vào năm 66/65 TCN, nhưng ngay sau đó đã một tranh chấp phát sinh về biên giới sông Euphrates giữa Roma và Parthia. Pompey từ chối công nhận danh hiệu "Vua của các vị vua" cho Phraates, và đưa ra sự phân xử về tranh chấp giữa Tigranes và vua Parthia đối với Corduene. Cuối cùng, Phraates đã khẳng định lại sự thống trị của ông ta đối với vùng Lưỡng Hà, trừ các vùng phía tây của Osroene, mà đã trở thành một nước chư hầu của La Mã.
Vào năm 53 TCN, Crassus đã chỉ huy một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà, với kết quả thảm khốc trong trận Carrhae, đây là thất bại tồi tệ nhất đối với người La Mã kể từ sau trận Cannae, Crassus và con trai ông, Publius, đã bị đánh bại và bị giết bởi một đội quân Parthia dưới quyền tướng Surena. Phần lớn lực lượng của ông giết hoặc bị bắt làm tù binh, trong số 42.000 người, khoảng một nửa đã tử trận, một phần trong số đó đã rút về được Syria, và phần còn lại trở thành tù binh chiến tranh Một năm sau, người Parthia đã phát động các cuộc đột kích vào Syria, và trong năm 51 TCN, thái tử Pacorus cùng tướng Osaces đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn, nhưng quân đội của họ lại bị rơi vào một cuộc phục kích của người La Mã dưới quyền Cassius gần Antigonea và Osaces đã bị giết chết.
Trong cuộc nội chiến của Caesar, người Parthia đã không có hành động gì, nhưng họ vẫn duy trì quan hệ với Pompey. Sau khi Pompey thất bại và qua đời, một lực lượng dưới quyền Pacorus đã tới trợ giúp cho viên tướng của phe Pompey, Caecilius Bassus, người đã bị quân đội phe Caesar bao vây tại thung lũng Apamea. Với việc cuộc nội chiến kết thúc, Julius Caesar đã xây dựng kế hoạch cho một chiến dịch chống lại Parthia, nhưng vụ ám sát ông đã ngăn chặn cuộc chiến tranh. Trong cuộc nội chiến của những người giải phóng tiếp theo sau đó, người Parthia tích cực hỗ trợ Brutus và Cassius, và phái một đạo quân tới chiến đấu cho họ trong trận Philipii vào năm 42 TCN.
Sau thất bại này, người Parthia dưới sự chỉ huy của Pacorus lại tiếp tục xâm chiếm lãnh thổ của La Mã trong năm 40 TCN cùng chung với Quintus Labienus, một vị tướng La Mã trước kia ủng hộ Brutus và Cassius. Họ nhanh chóng tràn qua Syria, và đánh bại quân đội La Mã trong tỉnh, tất cả các thành phố bờ biển với ngoại lệ là thành Tyre đã đón nhận người Parthia. Pacorus sau đó tiến vào xứ Judea của nhà Hasmonea và lật đổ chính quyền chư hầu La Mã của vua Hyrcanus II rồi đưa người cháu trai của ông ta là Antigonus (40-37 TCN) lên thay thế.
Trong khi đó Marcus Antonius đã phái Ventidius tới chống lại Labienus vốn đang tấn công Anatolia. Labienius nhanh chóng đánh đuổi trở lại Syria bởi quân đội La Mã, và mặc dù các đồng minh Parthia của ông ta đã đến hỗ trợ, ông ta đã bị đánh bại, bị bắt làm tù binh và sau đó bị hành quyết. Sau khi phải đón nhận thêm một thất bại khác gần Cổng Syria, người Parthia rút khỏi Syria. Họ chỉ quay trở lại vào năm 38 TCN, nhưng đã bị Ventidius đánh bại hoàn toàn và bản thân Pacorus thì cũng tử trận. Ở Judea, Antigonus đã bị Herod lật đổ với sự giúp đỡ của người La Mã trong năm 37 TCN.
Sự kiểm soát của người La Mã đối với Syria và Judea đã được phục hồi, Marcus Antonius sau đó đưa một đội quân đông đảo tiến vào Azerbaijan, nhưng đoàn thiết bị công thành của ông và đội quân hộ tống của nó đã bị cô lập và bị xóa sổ, trong khi các đồng minh Armenia của ông ta lại đào ngũ. Không đạt được tiến triển nào trong việc chống lại các vị trí của người Parthia, người La Mã đã rút lui với tổn thất nặng nề. Trong năm 33 TCN, Antonius một lần nữa có mặt ở Armenia và thiết lập một liên minh với vua Media chống lại với cả Octavius và người Parthia, nhưng những mối bận tâm khác buộc ông ta phải rút, để lại toàn bộ khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Parthia.
Đế quốc La Mã và Parthia.
Những cuộc chiến tranh bất phân thắng bại.
Dưới sự đe dọa của một cuộc chiến tranh sắp xảy ra giữa hai cường quốc, Gaius Caesar và Phraataces đã tạo ra một phác thảo thỏa hiệp giữa hai cường quốc trong năm 1 SCN. Theo thỏa thuận, Parthia tiến hành rút quân khỏi Armenia, và chấp nhận sự bảo hộ trên thực tế của La Mã đối với toàn bộ quốc gia này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyền kiểm soát của La Mã-Ba Tư và ảnh hưởng ở Armenia tiếp tục suy giảm trong vài thập kỷ tới.
Với việc vua Parthia, Artabanus III, quyết định đưa người con trai mình, Arsaces, ngồi lên ngai vàng Armenia bỏ trống đã gây ra một cuộc chiến tranh với Roma vào năm 36 SCN. Artabanus III sau đó đã đạt được một đồng thuận chung với viên tướng La Mã, Lucius Vitellius, về việc từ bỏ tuyên bố của Parthia đối với phạm vi ảnh hưởng của họ ở Armenia. Một cuộc khủng hoảng mới đã nổ ra vào năm 58, khi người La Mã xâm chiếm Armenia sau khi vua Parthia Vologases I đưa người em trai Tiridates ngồi lên ngai vàng Armenia. Quân đội La Mã dưới quyền Corbulo đã lật đổ Tiridates và thay thế ông ta bằng một hoàng tử Cappadocia. Điều này buộc người Parthia phải tiến hành đáp trả và một loạt các chiến dịch bất phân thắng bại xảy ra ở Armenia ngay sau đó. Cuộc chiến tranh đã kết thúc vào năm 63, khi người La Mã đồng ý cho phép Tiridates và con cháu ông ta cai trị Armenia với điều kiện là họ được các hoàng đế La Mã ban cho vương quyền.
Chiến tranh Parthia của Trajan.
Một loạt các cuộc chiến tranh mới đã bắt đầu vào thế kỷ thứ 2, trong thời gian đó người La Mã luôn giữ thế thượng phong trước Parthia. Trong năm 113, hoàng đế La Mã Trajan quyết định rằng đây là thời điểm chín muồi để giải quyết "vấn đề phía Đông" một lần và mãi mãi bằng cách đánh bại hoàn toàn Parthia và sáp nhập Armenia, cuộc chinh phục của ông đánh dấu một sự thay đổi có chủ ý trong chính sách của La Mã đối với Parthia, và một sự thay đổi trọng tâm trong "chiến lược" của đế quốc.
Vào năm 114, Trajan xâm chiếm Armenia, sáp nhập nó thành một tỉnh La Mã, và giết chết Parthamasiris, người được đặt trên lên ngai vàng của Armenia bởi người họ hàng của ông ta, vua của Parthia, Osroes I. Năm 115, hoàng đế La Mã chiếm đóng miền bắc Lưỡng Hà và cũng sáp nhập nó vào Roma, cuộc chinh phục vùng đất này được coi là cần thiết. Tiếp đó người La Mã đánh chiếm kinh đô của Parthia, Ctesiphon, trước khi dong thuyền xuống hạ lưu đến Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, trong năm này cũng đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa ở Palestine, Syria và phía bắc Lưỡng Hà, trong khi một cuộc khởi nghĩa lớn khác của người Do Thái nổ ra trong lãnh thổ La Mã, khiến cho nguồn lực của quân đội La Mã bị trải rộng ra một cách nghiêm trong. Trajan còn thất bại trong việc đánh chiếm Hatra, mà tránh được thất bại hoàn cho người Parthia. Lực lượng Parthia cũng đã tấn công các vị trí quan trọng và các đơn vị đồn trú La Mã tại Seleucia, Nisibis và Edessa đã bị cư dân địa phương đánh đuổi. Trajan sau đó đánh bại được quân khởi nghĩa ở vùng Lưỡng Hà, và đưa hoàng tử Parthia Parthamaspates lên làm vua chư hầu rồi rút về Syria. Trajan qua đời vào năm 117, trước khi ông có thể tiếp tục cuộc chiến tranh.
Chính sách của Hadrianus và những cuộc chiến tranh bành trướng khác.
Người kế vị của Trajan, Hadrianus, đã kịp thời đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm. Ông đã quyết định rằng mối quan tâm của Roma là thiết lập lại Euphrates như là giới hạn đối với sự kiểm soát trực tiếp của nó, và sẵn sàng trở lại " status quo ante", với việc từ bỏ lãnh thổ của Armenia, Lưỡng Hà, và Adiabene, trao lại cho các vị vua trước đây của chúng cùng các vị vua chư hầu. Một lần nữa, ít nhất là trong nửa thế kỷ, Roma tránh hoạt động can thiệp vào phía đông của sông Euphrates.
Chiến tranh trên khắp Armenia nổ ra một lần nữa vào năm 161, khi Vologases I đánh bại người La Mã ở đó, chiếm Edessa và tàn phá Syria. Trong năm 163, người La Mã đã phản công dưới sự chỉ huy của Statius Priscus và đánh bại người Parthia ở Armenia rồi đưa một người tranh vị do họ ủng hộ lên làm vua của Armenia. Sang năm sau, Avidius Cassius bắt đầu một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà, giành chiến thắng trong các trận chiến tại Dura-Europos và Seleucia rồi cướp phá Ctesiphon vào năm 165. Dịch bệnh, có thể là bệnh đậu mùa, mà đang càn quét Parthia lúc bây giờ lan sang quân đội La Mã, dẫn đến sự rút lui của họ.
Vào năm 195, hoàng đế Septimius Severus bắt đầu một cuộc xâm lược mới vào vùng Lưỡng Hà, và chiếm đóng Seleucia, Babylon, rồi sau đó cướp phá Ctesiphon một lần nữa vào năm 197. Các cuộc chiến tranh sau đó đã dẫn đến việc người La Mã giành lại khu vực phía bắc Lưỡng Hà, tới tận khu vực xung quanh Nisibis và Singara. Một cuộc chiến cuối cùng chống lại người Parthia đã được hoàng đế Caracalla tiến hành, ông đã cướp phá Arbela vào năm 216, nhưng sau khi ông bị ám sát, người kế nhiệm ông là Macrinus đã bị đánh bại bởi người Parthia gần Nisibis và đã phải bồi thường chiến phí.
Sự trỗi dậy của nhà Sassanid.
Đế quốc Parthia cuối cùng đã bị Ardashir I lật đổ khi ông tiến vào Ctesiphon trong năm 226. Nhà Sassanid đã tập trung quyền lực về trung ương nhiều hơn so với các triều đại Parthia. Cho đến khi nhà Sassanid lên nắm quyền, người La Mã vẫn chủ yếu là những kẻ xâm lược. Tuy nhiên, nhà Sassanid, vốn là người Ba Tư, đã quyết định xâm chiếm lại toàn bộ đất đai mà triều đại Achaemenid đã từng nắm giữ mà bây giờ đã bị mất. Chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành của họ khiến cho họ trở thành kẻ thù tích cực hơn đối với người La Mã hơn người Parthia đã từng. | 1 | null |
Hồng Ngát là Phó Giám đốc Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam là một trong những nghệ sĩ hàng đầu của Việt Nam về nghệ thuật hát chèo. Giọng hát của bà còn đoạt nhiều giải thưởng danh giá tại các cuộc thi tại Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt là Huy chương Vàng Giọng hát Vàng ASEAN năm 2008.
Thân thế sự nghiệp.
Bà tên thật là Đỗ Thị Ngát, sinh tại Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang. Tên Hồng Ngát là do một cô giáo đặt cho bà, ban đầu bà không có tên đệm "Hồng" mà chỉ có "Thị" như phần lớn tên nữ hồi đó ở Việt Nam. Cô giáo đặt cho bà trùng với tên nhà biên kịch - nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát
Không phải con nhà nòi, cũng không phải lớn lên trong một môi trường nghệ thuật. Nhiều làn điệu dân ca, trong đó có nghệ thuật chèo Hồng Ngát học được đều nhờ làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, dù chưa phân biệt được làn điệu. Từ chuyện chỉ nghe hát dân ca qua Đài tiếng nói Việt Nam, rồi lẩm nhẩm hát theo đến thuộc làu, đến chuyện vừa bế em vừa… đi thi khi trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh về tuyển diễn. Năm 1983, sau khi học xong cấp 3 ở trường huyện thì Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội về tuyển sinh qua Đoàn chèo Nghệ thuật Hà Bắc. Vốn là người thích hát hò bà đăng ký dự thi. Qua vòng một, bà được các anh chị ở đoàn nghệ thuật chèo Hà Bắc như Hồng Tính, Thanh Nhàn, Trần Thông, Thanh Hải hướng dẫn một số điệu hát như điệu lới lơ, sáp thùng... để chuẩn bị dự thi tiếp. Lúc đó bà được đánh giá là có giọng lạ, đặc biệt và điệu bộ, cử chỉ rất hợp với hát chèo nên được động viên cố gắng luyện tập để thi tiếp vòng trong. Phải thi qua 3, 4 lần nữa, bà và mấy anh em nữa mới được chọn.. Cùng lứa bà vào học tại trường Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội thời đó có Xuân Hinh, Quốc Trượng, Duy Từ, Xuân Quyết... sau này hầu như đều thành đạt với nghề.
Năm thứ 2 ở Đại học, bà cùng với Xuân Hinh đi hát quan họ tại các buổi giao lưu văn nghệ tại các trường đại học, các đơn vị bộ đội. Từ các phong trào này, bà lọt vào mắt của các biên tập viên Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Kể từ đó, hầu như chương trình mừng Đảng mừng Xuân vào chiều 30 Tết năm nào cũng đều có mặt Hồng Ngát. Hồng Ngát diễn bên cạnh những nghệ sĩ đàn anh đàn chị như Thu Hiền, Trung Đức, Hồng Năm... Năm cuối cùng đại học, nhạc sĩ Phan Phúc, khi đó là trưởng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, về trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh nhận chị về Đoàn Ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam (nay là Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam) vào tháng 3 – 1989 và công tác suốt từ đó đến nay. Năm 2008, trong cuộc thi Giọng hát vàng ASEAN, với bài hát "Hầu Xá Thượng - Cô bé Thượng Ngàn" ở bảng phong cách âm nhạc dân gian, Hồng Ngát đã đoạt Huy chương Vàng một cách thuyết phục với bài hát "Hầu Xá Thượng - Mẫu cô bé Thượng Ngàn" .
Hiện là Phó Giám đốc Nhà hát Đài TNVN, dù làm công tác quản lý, không còn lên sóng nhiều như trước, nhưng Hồng Ngát luôn giữ thói quen cầm giấy tập bài mới hàng ngày, tập đến khi nhuần nhuyễn lời mới thôi. Là một trong những nghệ sĩ chèo hàng đầu Việt Nam hiện nay, ngoài công việc ở Đài TNVN, Hồng Ngát còn nhận được nhiều lời mời biểu diễn, giảng dạy về nghệ thuật chèo, nhưng bà chỉ nhận lời khi có thể hoàn thành công việc tới nơi tới chốn.
Bà được đào tạo tại trường sân khấu, có khả năng nhưng lại không được diễn trên sân khấu, ít có cơ hội được xuất hiện trước công chúng, không thủ vai nào trên sân khấu. Hơn 20 năm trong nghề trừ 2 vai diễn trong báo cáo tốt nghiệp là vở Quan Âm Thị Kính và "Người đàn bà bất hạnh", bà không tham gia vai nào nữa mà chỉ chuyên tâm cho việc thu thanh các bài hát dân ca, các làn điệu chèo lời cổ, lời mới, để phát sóng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đài tiếng nói Việt Nam. Chương trình hát dân ca trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam luôn được công chúng cả nước đón đợi là niềm hạnh phúc nhất đối với người nghệ sĩ công tác tại đây. Thi thoảng bà xuất hiện trên truyền hình với trang phục chèo truyền thống hay với tà áo mớ ba mớ bẩy. Bà thường được mời tham gia một số chương trình theo yêu cầu hay chương trình hợp tác phối hợp. Công việc chính hiện nay của Hồng Ngát phụ trách "đầu vào" nội dung, tổ chức thu thanh các bản nhạc dân tộc, bài hát dân ca Bắc Bộ, hát chèo.
Do những cống hiến của Hồng Ngát trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam hàng chục năm, bà được Nhà nước Việt Nam xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2001. Trong danh sách những nghệ sĩ được đề nghị Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015 có tên bà.
Nhận định cá nhân.
Theo bà, muốn hát được chèo cũng phải hội tụ đủ yếu tố như quan họ là "vang, dền, nền, nảy" rồi lại phải có được cái mượt, cái rung đặc trưng của nghệ thuật chèo.
Hồng Ngát tâm sự: "Ai cũng mơ mình một lần được như vậy. Nghệ sĩ khi cống hiến không để mong mình đạt được danh hiệu gì đó, nhưng khi những cống hiến của mình được ghi nhận thì đó là niềm vui lớn. Trong niềm vui còn có sự may mắn. Thành tích này nếu được ghi nhận, không phải riêng tôi có được, mà trong môi trường công tác, tôi còn được sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành chuyên môn. Thành tích của cá nhân nhưng là công sức của tập thể, sự quan tâm của lãnh đạo Đài, sự yêu mến của khán thính giả"... Hồng Ngát vẫn mong có một dịp nào đó được cùng một số anh em nghệ sĩ, những người con của sông Thương đã trưởng thành về thăm lại quê tri ân nơi vùng đất mình đã sinh ra. Rồi cũng muốn có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn phát hiện những tài năng có triển vọng, tạo điều kiện cho đi đào tạo nâng cao trình độ...
Đánh giá về Hồng Ngát.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nghe Hồng Ngát hát trong chương trình "30 phút dân ca và nhạc cổ truyền" của Đài TNVN, rồi sau đó xem chị xuất hiện trong các chương trình ca nhạc mừng Đảng, mừng Xuân trên truyền hình vào chiều 30 Tết hàng năm, tôi hiểu rằng, người phụ nữ này sinh ra là để dành cho chèo…
Gia đình.
Chồng bà vốn là giảng viên của trường, lại người quê Thái Bình nổi tiếng về hát chèo. | 1 | null |
Giải pháp kỹ thuật là (đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế) là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm gồm có: Sản phẩm dưới dạng vật thể như dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện… hoặc sản phẩm dưới dạng chất thể như: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm,… hay các sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học như: gen, thực vật/ động vật biến đổi gen,…
- Quy trình :(quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý,…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định. | 1 | null |
Cỏ biển là những loài thực vật có hoa mọc trong môi trường nước mặn và thuộc một trong bốn họ là họ Cỏ biển (Posidoniaceae), họ Rong lá lớn (Zosteraceae), họ Thủy thảo (Hydrocharitaceae) và họ Cỏ kiệu (Cymodoceaceae); tất cả đều nằm trong bộ Trạch tả (Alismatales).
Sinh thái.
Sở dĩ những loài thực vật có hoa đặc biệt này được gọi là "cỏ biển" là do lá của nhiều loài trong số này thì dài và mảnh như cỏ, đồng thời chúng lại hay mọc thành từng "cánh đồng" lớn trông giống như đồng cỏ. Nói cách khác thì vẻ bề ngoài của nhiều loài cỏ biển trông giống với những loài cỏ mọc trên cạn thuộc họ Hòa thảo.
Do cỏ biển cũng có nhu cầu quang hợp tương tự như các loài thực vật tự dưỡng khác nên chúng chỉ sống được ở đới sáng ("photic zone") và thường mọc trên các đáy cát hay bùn ở vùng nước nông ven bờ được che chắn. Đa số cỏ biển thụ phấn và hoàn tất vòng đời dưới nước. Trên thế giới có cỡ 60 loài cỏ biển.
Cỏ biển mọc thành từng bãi lớn đơn loài (chỉ gồm một loài cỏ) hoặc đa loài (gồm nhiều loài cỏ). Tại các khu vực ôn đới thì thường chỉ có một hay vài loài hợp thành bãi cỏ (ví dụ loài "Zostera marina" ở bắc Đại Tây Dương), trong khi tại các vùng nhiệt đới thì thành phần loài cỏ trong bãi đa dạng hơn nhiều; người ta từng ghi nhận bãi cỏ biển ở Philippines gồm đến 13 loài khác nhau.
Các bãi cỏ biển là những hệ sinh thái hết sức đa dạng và có năng suất sinh học cao. Tại đó có thể có đến hàng trăm loài sinh vật khác sinh sống như cá (non và trưởng thành), thực vật biểu sinh, rong biển, vi tảo, động vật thân mềm, giun nhiều tơ và giun tròn. Trước đây người ta cho rằng chỉ có rất ít loài sinh vật sống dựa vào nguồn lá cỏ biển bởi vì hàm lượng dinh dưỡng của lá không cao. Tuy vậy, các nghiên cứu khoa học về sau chỉ ra rằng các loài động vật ăn cỏ biển là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, và thực tế thì có đến hàng trăm loài ăn cỏ biển trên phạm vi toàn cầu như đồi mồi dứa, cá cúi, lợn biển, cá, ngỗng, thiên nga, cầu gai và cua.
Một số loài cá - chỉ viếng thăm bãi cỏ hay dùng cỏ làm thức ăn - nuôi cá con trong đám thực vật ngập mặn và rạn san hô gần bãi cỏ. Cỏ biển còn có tác dụng giữ lại trầm tích và làm chậm tốc độ dòng chảy, từ đó khiến trầm tích huyền phù lắng xuống. Điều này có lợi cho san hô nhờ tải lượng trầm tích trong nước được kéo giảm.
Dịch vụ hệ sinh thái.
Thỉnh thoảng cỏ biển được gắn mác là "các kỹ sư hệ sinh thái" do chúng tự tạo lập một phần môi trường sống của riêng mình. Điều này thể hiện ở chỗ lá cỏ biển làm chậm dòng chảy giúp đẩy mạnh quá trình lắng đọng trầm tích, đồng thời rễ và thân rễ của cỏ còn giúp ổn định đáy biển. Cỏ biển mang tầm quan trọng đối với các loài sinh vật chủ yếu là vì (1) chúng cung cấp nơi trú ngụ cho các sinh vật đó, đồng thời (2) cỏ biển có năng suất sơ cấp rất cao. Chính vì thế mà cỏ biển mang đến cho vùng bờ biển nhiều hàng hóa hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái như cung cấp bãi đánh bắt cá, giúp chắn sóng biển, cung cấp khí oxy và giúp chống xói mòn ven biển. Các bãi cỏ biển chiếm 15% tổng lượng dự trữ cacbon của đại dương. Mỗi hecta cỏ biển có thể giữ một lượng cacbon dioxide (CO2) gấp đôi so với mỗi hecta rừng mưa. Hàng năm cỏ biến cô lập được 27,4 triệu tấn CO2. Tuy nhiên, hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến một số loài cỏ biển rơi vào nguy cơ tuyệt chủng; dự báo loài "Posidonia oceanica" sẽ biến mất vào khoảng năm 2050. Tác hại của điều này là sự giải phóng CO2.
Sử dụng.
Trong quá khứ, con người từng khai thác cỏ biển làm phân bón cho đất cát. Đây từng là hoạt động quan trọng ở vùng đầm phá Aveiro ("ría de Aveiro", Bồ Đào Nha) - nơi mà cỏ biển thu hoạch được gọi là moliço.
Vào đầu thế kỉ 20, ở Pháp và ở một vùng nhỏ thuộc quần đảo Eo Biển, người ta phơi khô cỏ biển rồi dùng chúng để nhồi nệm ("paillasse"). Quân đội Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ nhất có nhu cầu cao về loại sản phẩm này. Cỏ biển còn được dùng làm băng y tế và dùng cho các mục đích khác.
Ngày nay, cỏ biển được sử dụng nhiều trong ngành hàng nội thất. Chúng là nguyên liệu để đan, tương tự như mây.
Mối đe dọa.
Các tác động từ thiên nhiên như bão, sự ăn cỏ, sự cào phá của các tảng băng và sự khử nước là những tác động cố hữu đối với hệ sinh thái cỏ biển. Cỏ biển thể hiện tính co giãn kiểu hình ("phenotypic plasticity") rất cao và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường.
Hiện cỏ biển đang suy giảm trên phạm vi toàn cầu. Trong những thập niên gần đây, có khoảng 30.000 km² cỏ biển đã biến mất. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động bất lợi từ phía con người, nhất là tình trạng phú dưỡng (thừa chất hữu cơ), phá huỷ cơ giới và đánh cá quá mức.
Thứ nhất, nạn dư thừa chất dinh dưỡng hữu cơ như nitơ, phosphor gây đầu độc cỏ biển, nhưng quan trọng hơn là chúng kích thích sự tăng trưởng của thực vật biểu sinh, rong biển trôi tự do và vi tảo trong nước, kết quả là làm giảm lượng bức xạ Mặt Trời đến với cỏ biển và gây hại cho quá trình quang hợp của cây. Lá cỏ biển thối rữa làm gia tăng hiện tượng nước nở hoa, từ đó tạo ra phản hồi dương. Điều này làm gây nên hiện tượng chuyển dịch chế độ ("regime shift"), nghĩa là tảo biển có thể phát triển lấn át hoàn toàn cỏ biển.
Thứ hai, các bằng chứng thu thập được cho thấy rằng hoạt động đánh bắt quá mức các loài săn mồi bậc trên của chuỗi thức ăn (tức cá ăn thịt cỡ lớn) làm gia tăng số lượng cá ăn thịt cỡ nhỏ, từ đó gây sút giảm số lượng các loài ăn tảo như động vật giáp xác và chân bụng. Hậu quả của việc này là sự phát triển mạnh của tảo.
Thứ ba, cỏ biển bị phá huỷ cơ giới khi chân vịt của tàu thuyền cào vào bãi cỏ khi chúng đi qua vùng nước nông.
Những phương pháp được áp dụng nhiều nhất để bảo vệ và khôi phục bãi cỏ biển là: làm giảm lượng chất hữu cơ dư thừa, giảm ô nhiễm môi trường, lập các khu bảo tồn biển và cấy lại cỏ biển. | 1 | null |
Đảng Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (Christlich-Soziale Union in Bayern e.V.; viết tắt: CSU) là một đảng chính trị được thành lập năm 1945 tại Bayern, và chỉ ra tranh cử tại tiểu bang này. Trên lãnh vực liên bang họ thành lập với đảng anh em Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU) một nhóm chung trong quốc hội liên bang Đức mà đang cùng với nhóm của đảng FDP lập nên chính phủ hiện thời. Ở Bayern đảng CSU đã cùng với đảng FDP vào năm 2008 đã đưa Horst Seehofer lên làm thống đốc bang.
Đảng CSU tự xem mình là một đảng Kitô giáo bảo thủ. Vào tháng 4 năm 2012, đảng CSU có 150.585 đảng viên với 19,3 phần trăm là phụ nữ (khoảng 29.000 đảng viên). Như vậy đảng CSU là đảng lớn thứ ba tại Đức tính theo số đảng viên.
Bầu cử quốc hội bang Bayern 2013.
Trong cuộc bầu cử quốc hội bang Bayern 2013 đảng CSU đạt được 47,7%, và như vậy chiếm lại được đa số ghế trong quốc hội. | 1 | null |
Anthony James Hibbert(sinh ngày 20/2/1981) là cựu cầu thủ người Anh sinh ra ở Liverpool,người dành toàn bộ sự nghiệp để thi đấu cho clb Everton ở giải ngoại hạng Anh anh chơi ở vị trí hậu vệ phải và có thể chuyển lên đá tiền vệ.Anh và người đồng đội Leon Osman đã dành cả sự nghiệp ở Everton nhưng Leon Osman chuyển sang một vài clb khác theo dạng cho mượn.Tính từ 2001 đến nay anh đã có gần 300 lần khoác áo Everton
Sự nghiệp.
Tony Hibbert sinh tại Merseyside.Anh là 1 cổ động viên của Everton nên đã gia nhập đội trẻ của Everton.Anh đã góp công trong đội hình đánh bại Blackburn Rovers 5-2 tại chung kết Cúp FA dành cho đội trẻ.3 năm sau,anh được gọi lên đôi 1 của Everton vào ngày 31 tháng 3 năm 2001 trong trận đấu với West Ham United.Anh chưa ghi được 1 bàn nào cho Everton cho đến khi ghi bàn trong 1 pha đá phạt nâng tỉ số lên 4-1 trong trận đấu giao hữu với AEK Athens.Anh cũng chưa có 1 danh hiệu lớn nào trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp nhưng nổi bật nhất là vào chung kết Cúp FA đấu với Chelsea FC và đã để thua 1-2.
Thống kê sự nghiệp câu lạc bộ.
</small>
Danh hiệu.
Đội trẻ Everton
Everton | 1 | null |
Cỏ bò biển (danh pháp hai phần: Thalassia hemprichii) là một loài cỏ biển trong họ Thủy thảo (Hydrocharitaceae). Loài này phân bố khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Rùa biển và cá cúi (bò biển) dùng cỏ này làm thức ăn.
Lá của cỏ bò biển có hình lưỡi liềm, rộng khoảng 0,5–1 cm và dài 7–40 cm (thường thì không quá 25 cm). Màu lá có thể lốm đốm đỏ, tím hay nâu đậm do tế bào tanin gây nên.
Loài này có cây đực và cây cái riêng. Quả hình bầu dục và đầy gai, bên trong có tối đa chín hạt nhỏ.
Các mối đe dọa từ con người và tự nhiên như nạn khai thác cá bằng lưới vét, xây dựng bến du thuyền, ô nhiễm dầu...hay biến đổi khí hậu, bão, sóng...đều có tác động lên cỏ bò biển. | 1 | null |
Albert II của Bỉ (Albert Félix Humbert Théodore Christian Eugène Marie, sinh ngày 6 tháng 6 năm 1934) là cựu quốc vương của Vương quốc Bỉ. Ông là một thành viên của Hoàng gia Bỉ, trước đây gọi là nhà Sachsen-Coburg và Gotha. Ông là chú của Đại công tước của Luxembourg, Henri.
Tên gọi.
Tên đầy đủ của Albert là Albert Félix Humbert Théodore Christian Eugène Marie trong tiếng Pháp (), Albert Felix Humbert Theodoor Christiaan Eugène Marie trong tiếng Hà Lan (), và Albert Felix Humbert Theodor Christian Eugen Maria trong tiếng Đức ().
Sinh.
Vua Albert II là con trai thứ hai của Vua Leopold III và người vợ đầu tiên, Hoàng hậu Astrid. Ông lên kế thừa ngai vàng của Vương quốc Bỉ năm 1993, sau cái chết của anh trai ông là Vua Baudouin, người đã qua đời một cách đột ngột. Cha mẹ đỡ đầu của ông là Hoàng tử Felix của Luxembourg và bà nội của ông, Hoàng hậu Elisabeth. Ông là người anh em họ dòng đầu của Vua Harald V của Na Uy, Astrid, Phu nhân Ferner và Ragnhild, Phu nhân Lorentzen. | 1 | null |
Astrid Maud Ingeborg của Na Uy (; sinh ngày 12 tháng 2 năm 1932) là con gái thứ hai của vua Olav V của Na Uy và công chúa Märtha của Thụy Điển. Bà là chị gái của vua Vua Harald V và là em gái của Vương nữ Ragnhild.
Bà là cháu gái của Vua Edward VII, cho nên bà cũng có mặt trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh. Bà là chị em họ dòng thứ hai với Nữ vương Elizabeth II và đồng thời là chị em họ dòng đầu với Vua Baudouin của Bỉ và đương kim quốc vương Bỉ là Vua Albert II.
Tiểu sử.
Vương nữ Astrid lớn lên trên khu đất hoàng gia ở Skaugum, Asker và được đào tạo trong các ngôi trường tư. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cô và gia đình cô chạy trốn khỏi Đức quốc xã và đã trải qua cuộc chiến với mẹ, em trai và em gái sống lưu vong ở Washington, DC.
Sau chiến tranh, vương nữ học kinh tế và lịch sử chính trị tại trường đại học Oxford.
Công chúa kết hôn với Johan Martin Ferner vào ngày 12 tháng 1 năm 1961, do đó bà còn được biết đến với danh xưng Vương nữ Astrid, phu nhân Ferner ("prinsesse Astrid, fru Ferner"). Mặc dù việc kết hôn của vương nữ Astrid từng làm dấy lên nhiều tranh cãi vào đầu thập niên 1960 vì Ferner đã từng ly hôn, nhưng hôn nhân của hai người vẫn tốt đẹp đến khi phò mã qua đời vào ngày 24 tháng 1 năm 2015.
Liên kết.
<br> | 1 | null |
Baudouin ( , , ngày 07 tháng 09 1930- 31 tháng 07 năm 1993) là vua của Bỉ, sau khi cha ông thoái vị, ông làm vua Bỉ từ năm 1951 đến khi qua đời vào năm 1993. Ông là con trai cả của vua Leopold III (1901-1983) và người vợ đầu tiên của ông, công chúa Astrid của Thụy Điển (1905-1935). Ông không có con, ngôi vua được chuyển cho em trai của ông, Vua Albert II của Bỉ (trước đây là HRH Hoàng tử Liège). Ông là anh em họ dòng đầu của vua Harald V của Na Uy, Astrid, Phu nhân Ferner, và Ragnhild, Phu nhân Lorentzen. | 1 | null |
Ragnhild Alexandra của Na Uy (; 09 tháng 06 năm 1930 – 16 tháng 09 năm 2012) là con trưởng của vua Olav V của Na Uy và công chúa Märtha của Thụy Điển. Bà là chị gái của Vua Harald V và Vương nữ Astrid.
Sau cuộc hôn nhân với nhà tư sản Erling Lorentzen của gia đình Lorentzen, bà được biết đến như Vương nữ Ragnhild, phu nhân Lorentzen ("prinsesse Ragnhild, fru Lorentzen"). Vương nữ và chồng định cư tại Brazil ngay sau khi họ lấy nhau vào năm 1953, nơi mà chồng bà thành lập Aracruz Celulose. Trước khi em trai của Vương nữ ra đời, mọi người cho rằng bà sẽ trở thành Nữ vương của Na Uy trong trường hợp không có người thừa kế nam, mặc dù điều này đòi hỏi một sự sửa đổi hiến pháp vì phụ nữ không thể thừa kế ngai vàng vào thời điểm đó.
Bà là cháu gái của Vua Edward VII, cho nên trước khi bà qua đời, bà xếp vị trí thứ 77 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh, bà cũng là chị em họ dòng thứ 3 với Nữ vương Elizabeth II và đồng thời là chị em họ dòng đầu với Vua Baudouin của Bỉ và đương kim quốc vương Bỉ là Vua Albert II.
Một số tàu, bao gồm chiến hạm MS Prinsesse Ragnhild, được đặt theo tên của bà.
Bà đã qua đời tại nhà riêng ở Rio de Janeiro vào ngày 16 tháng 9 năm 2012, sau một thời gian bị bệnh, ở tuổi 82. | 1 | null |
Märtha của Thụy Điển (28 tháng 03 năm 1901 – 05 tháng 04 năm 1954), tên đầy đủ Märtha Sophia Lovisa Dagmar Thyra, là cháu gái của vua Oscar II của Thụy Điển và là vợ của Thái tử Olav của Na Uy (sau này là vua Olav V của Na Uy).
Qua đời.
Sau một thời gian dài bị bệnh, Märtha qua đời vì bệnh ung thư ở Oslo vào năm 1954, trước khi chồng bà lên ngôi vua Na Uy trước 3 năm.
Tưởng niệm.
970.000 km ² diện tích ở Nam Cực có tên là "Prince Martha" nhằm tôn vinh bà.
Một bức tượng của bà được dựng lên bên ngoài Đại sứ quán Na Uy tại Washington, DC vào năm 2005. Trong năm 2007, một bản sao của bức tượng đã được dựng lên trong sân của Cung điện Hoàng gia ở Oslo.
Quỹ Tưởng niệm Thái tử phi Martha là một tổ chức từ thiện được quản lý bởi Hoàng gia Na Uy. Con gái út của bà, Vương nữ Astrid, là chủ tịch của quỹ. Quỹ được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1929, quỹ "cung cấp hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến xã hội và nhân đạo được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ." Trong năm 2005, Quỹ đã tài sản khoảng 28 triệu krone Na Uy (NOK), và đã tài trợ tổng cộng khoảng 1,5 triệu NOK cho khoảng 300 người nhận.
Con trai vua Harald V của Na Uy đặt tên con gái của mình là Märtha Louise theo tên bà ngoại. | 1 | null |
Oscar II của Thụy Điển (ngày 21 tháng 1 năm 1829 - 8 tháng 12 năm 1907), tên lúc rửa tội là Oscar Fredrik, là vua của Thụy Điển từ năm 1872 cho đến khi chết và Vua Na Uy từ năm 1872 cho đến năm 1905. Ông là con trai thứ ba của vua Oscar I của Thụy Điển và Josephine của Leuchtenberg, ông là hậu duệ của Gustav I của Thụy Điển từ dòng máu của mẹ ông.
Con cái.
Vua Oscar II đã kết hôn với Sophia, Vương hậu Thụy Điển. Con cái của họ gồm có:
Oscar cũng bị cáo buộc là đã có một số con ngoài hôn nhân, trong đó có:
Oscar II (không giống như cha của mình) không bao giờ chính thức công nhận bất kỳ con ngoài giá thú nào của mình. Ông cũng bị cáo buộc là đã có hai con trai với nữ diễn viên Marie Friberg, Nils và August Ekstam | 1 | null |
Astrid của Thụy Điển, tên đầy đủ là Astrid Sofia Lovisa Thyra Bernadotte (ngày 17 tháng 11 năm 1905 - ngày 29 tháng 8 năm 1935) là Vương hậu Bỉ và là vợ của vua Léopold III. Hai người con trai của bà, Baudouin và Albert, đều trở thành quốc vương Bỉ. Bà là dì của đương kim Quốc vương Na Uy và bà ngoại của Đại Công tước đương nhiệm của Luxembourg. | 1 | null |
Carl của Thụy Điển (cho đến năm 1905 cũng là Vương tử Na Uy), Công tước xứ Västergötland (sinh tại Stockholm, ngày 27 tháng 2 năm 1861 - Mất tại Stockholm, 24 tháng 10 năm 1951), là con trai thứ ba của vua Oscar II của Thụy Điển-Na Uy và Sophia xứ Nassau.
Hôn nhân.
Tháng 5 năm 1897, Vương tử Carl đã đính hôn với Ingeborg của Đan Mạch. Họ kết hôn vào ngày 27 tháng 8 năm 1897 tại lâu đài Christiansborg ở Copenhagenư và dành chuyến hưởng tuần trăng mật tại Đức. Công chúa Ingeborg là con gái thứ hai của Vua Frederik VIII của Đan Mạch và Lovisa của Thụy Điển.
Họ có bốn người con:
Năm 1947, nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của họ, Carl thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của họ đã hoàn toàn được sắp xếp bởi những cha của ông, và Ingeborg nói thêm: "Tôi kết hôn với một người lạ!". | 1 | null |
Sophia xứ Nassau (; 9 tháng 7 năm 1836 - 30 tháng 12 năm 1913) là một vương hậu của Thụy Điển và Na Uy. Bà giữ ngai vị vương hậu Thụy Điển trong 35 năm, với thời gian tại vị dài thứ hai trong lịch sử Thụy Điển, chỉ sau vương hậu Silvia.
Gia đình.
Nguyên tên bà là Sophia Wilhelmine Marianne Henriette, là con gái út của Wilhelm, Công tước xứ Nassau, với vợ thứ hai công chúa Pauline Friederica Marie của Württemberg.
Ông ngoại của bà là Hoàng tử Paul của Württemberg, là con của vua Frederick I của Württemberg. Augusta là con gái của Karl Wilhelm Ferdinand, Công tước của Brunswick-Luneburg và công chúa Augusta của Anh, chị gái của vua George III của Anh. | 1 | null |
Eugen Napoleon Nicolaus của Thụy Điển (cho đến năm 1905 cũng là Vương tử Na Uy), Công tước xứ Närke (ngày 01 tháng 8 năm 1865 - ngày 17 tháng 8 năm 1947) là một họa sĩ người Thụy Điển, nhà sưu tập nghệ thuật và bảo trợ của các nghệ sĩ.
Niên thiếu.
Eugen được sinh ra tại Cung điện Drottningholm, là con trai thứ tư và trẻ cũng là con út của vua Vương tử Oscar, Công tước xứ Östergötland. Mẹ ông là Sophia xứ Nassau. Lúc mới ra đời ông đã được ban tước hiệu Công tước xứ Närke. Sau khi Công tước xứ Östergötland để kế vị ngai vàng của Thụy Điển và Na Uy, đó là vua Oscar II, Công tước xứ Närke đã trở thành người thứ tư trong danh sách kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, ông quan tâm tác bức họa nhiều hơn là chính trị. | 1 | null |
Oscar Carl August Bernadotte, Bá tước Wisborg (15 tháng 11 năm 1859 - 4 tháng 10 năm 1953) là con trai thứ hai của vua Oscar II của Thụy Điển và Sophia, Vương hậu Thụy Điển. Ông được sinh ra với tước vị là Vương tử Thụy Điển và Na Uy và sau đó được phong tước Công tước xứ Gotland. Tuy nhiên, vì kết hôn trái với điều lệ trong Hiến pháp Thụy Điển, Oscar mất hết tước hiệu của mình. Thay vào đó, Oscar được phong tước hiệu thuộc Luxembourg là Vương tử Bernadotte và Bá tước xứ Wisborg.
Con cái.
Ông có năm người con: | 1 | null |
Nguyễn Trí Hiếu là một Việt kiều, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia tài chính - ngân hàng độc lập, đồng thời đảm nhiệm cương vị thành viên thường trực và độc lập Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Tính đến năm 2013, Nguyễn Trí Hiếu có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 3 năm tại Việt Nam. Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam. Ông còn là một giáo sư môn Aikido tại Mỹ.
Tiểu sử.
Nguyễn Trí Hiếu sinh năm 1947.
Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học Ludwig Maximilians - Đức.
Trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 1995 – 1997 ông đã làm việc tại Việt Nam với tư cách là Phó tổng giám đốc ngân hàng Deutsche Bank (Đức), phụ trách kinh doanh tín dụng và các định chế tài chính.
Sau đó vì lý do gia đình ông đã quay lại Mỹ năm 1997 và làm việc cho một ngân hàng Do Thái ở Los Angeles. Ông là người lập ngân hàng Việt đầu tiên ở Mỹ năm 2005- ngân hàng First Vietnamese-American Bank (FVAB) với vốn ban đầu là 15 triệu USD. Năm 2006 hoạt động của ngân hàng bình thường. Năm 2007 – 2008 kinh tế Mỹ khủng hoảng và trở thành suy thoái toàn cầu, nguyên do bắt nguồn từ thị trường bất động sản. Ngân hàng của ông cho vay các cá nhân và doanh nghiệp trong địa hạt quận Cam (Orange County) trong đó có cho vay bất động sản. Khi thị trường đi xuống thì nợ khó đòi, nợ xấu và có khả năng mất vốn đã phát sinh. Năm 2009 Hội đồng quản trị đã quyết định bán FVAB cho Green Point Bank ở Los Angeles.
Đầu năm 2009 một người bạn thân của ông, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khuyên ông trở về Việt Nam để đóng góp xây dựng ngành ngân hàng Việt Nam, nhưng ông nói ông cũng không hiểu vì sao mình lại quyết tâm về Việt Nam (ông đã vận động vợ và các con rất nhiều nhưng họ không về Việt Nam cùng ông. Vợ ông là người Mỹ, có về Việt Nam làm việc ở Sài Gòn một năm nhưng sau đó lại quay về Mỹ). Ông khẳng định không phải vì tiền mà ông quay về Việt Nam làm việc, ông ở lại Việt Nam làm việc chỉ vì một điều mong muốn làm điều gì đó cho người Việt.
Từ ngày 24 tháng 03 năm 2010 đến ngày 21 tháng 04 năm 2013 ông là thành viên Hội đồng quản trị độc lập Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Ông là thành viên ơHội đồng quản trị độc lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OCEANBANK) 27/4/2013. Ông có hơn 30 năm làm việc và quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam.
Ngoài vai trò là tiến sĩ kinh tế, Nguyễn Trí Hiếu còn là một giáo sư môn Aikido tại Mỹ. Những ngày đầu về Việt Nam, ông vẫn đến tập tại Võ đường Tenshinkai. Về sau, những người dạy Aikido tại Cầu Giấy biết ông là từng là thầy dạy bên Mỹ nên họ mời ông về dạy. Ông lại kiêm nhiệm vụ dạy Aikido tại Việt Nam.
Nhiều người gọi ông là đại gia bởi ông là một trong 5 thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng cổ phần An Bình. Hiện tại, mỗi tháng ông tự chi trả cuộc sống cho mình từ ngôi nhà thuê với mức giá 6 triệu đồng/tháng đến những chuyện đi lại (bởi ông là Việt kiều, quốc tịch Mỹ nên việc mua nhà ở Việt Nam không phải "một sớm, một chiều"). Ông là người được đánh giá là có lối sống giản dị như đi làm bằng taxi, có hôm đi bằng xe ôm. Ông cho rằng ngồi trong chiếc xe Mecerdes hay ngồi trong taxi không khác gì nhau. Điều quan trọng mình không bị những ham muốn bản thân điều khiển, mình làm chủ được mình sau mỗi buổi tan sở, nếu không đi dạy Aikido, ông ở lại cơ quan đến 20h mới trở về nhà. Về đến nhà, ông lại tự nấu ăn, tự giặt quần áo, tự mang áo ra tiệm giặt. Ông là người công giáo, nhưng lại thích thiền.
Quan điểm.
"Thực ra kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam không khó khăn. Cái khó khăn là chính mình tạo ra, điển hình là nợ xấu, mất thanh khoản, cạnh tranh không lành mạnh...Luật Ngân hàng đã có khung pháp lý mặc dù chưa đầy đủ, dân chúng có tiền tiết kiệm và đầu tư nước ngoài cũng đổ vào Việt Nam khá nhiều. Trong khi nhu cầu về nhà, tiêu dùng, du lịch… của người dân không ngừng gia tăng. Đồng thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp sản xuất cũng ngày một nhiều hơn. Những nhu cầu đó tăng cao khiến vai trò của các ngân hàng là nguồn cung ứng tài chính càng trở nên quan trọng. Nhưng cũng chính vì tận dụng ưu thế kinh doanh mà nhiều ngân hàng đã "vung tay quá trán" và chính tự đẩy mình vào những khó khăn như hiện nay như nợ xấu, mất thanh khoản và mất lợi thế cạnh tranh...Việc tăng trưởng quá nóng trong những năm vừa qua của ngân hàng Việt Nam không nền kinh tế nào có. Tăng trưởng tổng tài sản của nhiều ngân hàng tăng trưởng 100 %, thậm chí là có ngân hàng tăng trưởng 200%. Câu hỏi đặt ra là họ tăng trưởng bằng cách nào? Không loại trừ trường hợp cho vay một cách bừa bãi do luồng tiền vào quá dễ dàng. Trong khi các nhân viên đủ năng lực thẩm định lại hạn chế." (nhận định vào tháng 5,năm 2013)
"Là con người, ai mà không thích được ăn ngon, vui chơi, có những giải trí thú vị. Nhưng người làm ngân hàng, nếu để bị lôi kéo vào những thú vui đó thì dễ hư hỏng và dễ dàng bị cám dỗ đưa đến những thủ đoạn, dùng chức năng để lợi dụng, làm thất thoát tài sản của ngân hàng. Tôi nhìn thấy nguy hiểm đó, nên đời sống tương đối kỷ luật. Sau giờ làm, tôi về nhà, không nhậu nhẹt, nếu có cũng không dám uống nhiều. Tôi có một nguyên tắc bất di bất dịch là không đánh bạc. Đã có trường hợp người làm ngân hàng dính vào cờ bạc và tìm mọi cách để móc túi, ăn cắp tiền của cơ quan. Và hình như đâu đó trong xã hội cũng đã đang xảy ra chuyện này. Đó là cạm bẫy lớn cho người làm ngân hàng khi họ đụng đến tài chính, tiền bạc mà lại rơi vào nghiện ngập cờ bạc và các thứ sa đọa khác. Đối với tôi, thường thì một ngày bắt đầu từ sáng và kết thúc vào 9h tối tại cơ quan, trừ những buổi chiều đi tập Aikido. Buổi tối về nhà, tôi tự nấu ăn, cuối tuần thì đi nhà thờ hoặc xem phim. Cuộc sống như thế là đủ rồi"
"Tôi cho rằng, đời sống tinh thần cũng như sức khỏe chỉ có từ tập luyện mà ra. Chân lý này được tôi tìm thấy trong thiền đạo và nhận ra đây là con đường để phát triển trí tuệ, thể lực, nội lực tuyệt vời nhất. Đối với tôi, việc tập luyện tập trung tinh thần cũng như ngồi thiền không những giúp cho mình thư thái mà còn là một trong những cách để giải tỏa các áp lực trong cuộc sống, công việc"
"Tự do cao nhất là sự tự giải thoát khỏi bản ngã tham lam, vì khi mình có cái gì đó, mình lại bị ràng buộc và luôn tìm cách bảo vệ nó, gây nên sự bất an và mất quân bình trong nội tâm".
Gia đình.
Vợ ông và ba con gái ở hết bên Mỹ, vợ là người Mỹ gốc Đức. Ba cháu gái, sinh ở California. Trong ba con gái,hai người chị học ngành Y, người em đang theo học một ngành tại Việt Nam chưa có, đó là Thần học (Theology).
Xem thêm.
Đỗ Đức Cường | 1 | null |
Margaretha của Thụy Điển (Margaretha Sofia Lovisa Ingeborg, 25 tháng 06 1899 - 4 tháng 1 năm 1977) là một thành viên của Vương thất Thụy Điển và qua hôn nhân với Alex của Đan Mạch, là một thành viên của Vương thất Đan Mạch.
Sinh thành.
Bà là con gái trưởng của Carl của Thụy Điển, Công tước xứ Västergötland, và Ingeborg của Đan Mạch. Margaretha là Vương tôn nữ của Thụy Điển và Na Uy (về sau là Vương tôn nữ "của Thụy Điển", do sự tan rã của liên minh giữa Na Uy và Thụy Điển vào năm 1905).
Hôn nhân và con cái.
Vào ngày 22 tháng 05 năm 1919, tại Storkyrkan, Stockholm, cô đã kết hôn với hoàng tử Axel của Đan Mạch, cũng là anh em họ của cô. Đám cưới của cô được tổ chức với các lễ hội lớn ở Stockholm.
Họ có hai con trai: | 1 | null |
Vương tôn nữ Estelle của Thụy Điển, Nữ Công tước xứ Östergötland (Estelle Silvia Ewa Mary, sinh ngày 23 tháng 2 năm 2012) là con trưởng của Thái nữ Victoria, Nữ Công tước xứ Västergötland và Vương thân Daniel, Công tước xứ Västergötland. Hiện cô đang đứng thứ 2 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Thụy Điển chỉ sau mẹ mình.
Cuộc sống.
Vương tôn nữ Estelle được sinh ra vào lúc 04:26 giờ CET ngày 23 tháng 2 năm 2012. Tên và tước hiệu của cô đã được Vua Carl XVI Gustaf công bố vào ngày hôm sau. Giống như các thành viên khác của Vương thất Thụy Điển, tên của cô sẽ không có họ.
Tên Estelle của cô được đặt tên theo Nữ Bá tước Estelle Bernadotte (1904-1984), vợ của Bá tước Folke Bernadotte. Con trai của Nữ Bá tước Estelle Bernadotte là Folke Bernadotte Jr. đã nói rằng, ông rất vinh dự vì Vương tôn nữ được đặt theo tên của mẹ ông, điều này cũng có nghĩa là Vương thất Thụy Điển vẫn còn rất quan tâm đến bà cũng như các công việc từ thiện của bà lúc trước. Tên đệm Silvia của cô được đặt theo tên của bà ngoại cô là Vương hậu Silvia, còn Ewa là được lấy theo tên của bà nội cô là Ewa Westring.
Địa vị.
Vương tôn nữ Estelle hiện đang đứng thứ 2 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Thụy Điển sau mẹ cô là Thái nữ Victoria, Nữ Công tước xứ Västergötland. Cô cùng với 4 người thừa kế khác là Ingrid Alexandra của Na Uy, Élisabeth của Bỉ, Catharina-Amalia của Hà Lan và Leonor của Tây Ban Nha sẽ trở thành những Nữ vương tương lai của châu Âu.
Vương tôn nữ Estelle là vương tôn nữ "(princess)" duy nhất trong lịch sử Thụy Điển được sinh ra với đầy đủ quyền kế vị hợp pháp mà sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự ra đời của các vương tôn "(prince)" khác. Cô cũng là người đầu tiên trong lịch sử Thụy Điển có mẹ là Thái nữ. Nếu thuận lợi kế vị, cô sẽ là Nữ vương thứ 5 trong lịch sử Thụy Điển sau Margareta I, Kristina, Ulrika Eleonora và mẹ mình - Victoria.
Rửa tội.
Vương tôn nữ Estelle được rửa tội vào ngày 22 tháng 5 năm 2012 tại Nhà nguyện Vương thất ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Cha mẹ đỡ đầu của cô bao gồm Vương tử Carl Philip, Công tước xứ Värmland, Vua Willem-Alexander của Hà Lan, Vương hậu Mary của Đan Mạch, Thái tử Haakon của Na Uy và Anna Westling Söderström (cô của Vương tôn nữ).
Nhiệm vụ vương thất.
Ngày 8 tháng 6 năm 2013, Vương tôn nữ đã cùng với cha mẹ đến dự lễ cưới của người dì là Vương nữ Madeleine, Nữ Công tước xứ Hälsingland và Gästrikland và Christopher O'Neill.
Ngày 17 tháng 2 năm 2014, tên của Vương tôn nữ đã được đặt cho con đường cổ tích mới khánh thành ở Tåkern thuộc thành phố Östergötland là "Con đường cổ tích của Nữ Công tước Estelle". Cô cũng đã đến thăm lâu đài Linköping theo lời mời của Elisabeth Nilsson, Kristina Zetterström và thị trưởng của Linköping, Ann-Catrine Hjerdt. | 1 | null |
Vàng(III) selenat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là Au2(SeO4)3. Hợp chất này tan được trong nước, trong dung dịch vàng(III) selenat có màu vàng cam. Trong vàng(III) selenat, ion vàng có số oxy hóa là +3.
Tinh chất hóa học.
Vàng có tính khử yếu nên dễ bị các kim loại khác đẩy ra khỏi dung dịch muối của nó như natri, calci, nhôm, sắt,…
Vàng(III) selenat cũng phản ứng được với axit oxalic và axit acetic tạo thành vàng(I) oxalat và vàng(III) acetat:
Điều chế.
Vàng(III) selenat được điều chế bằng cách cho axit selenic 98% nóng hoà tan với vàng, tạo thành dung dịch màu vàng cam:
Phải đun nóng dung dịch đến trong 13 giờ, các tinh thể vàng(III) selenat sẽ xuất hiện. | 1 | null |
Vương tử Carl Philip, Công tước xứ Värmland (Carl Philip Edmund Bertil, sinh ngày 13 tháng 5 năm 1979) là người con thứ hai và là con trai duy nhất của Vua Carl XVI Gustaf và Vương hậu Silvia. Ông hiện đứng thứ 4 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Thụy Điển sau chị gái là Thái nữ Victoria, Nữ Công tước xứ Västergötland cùng hai người cháu là Vương tôn nữ Estelle, Nữ Công tước xứ Östergötland và Vương tôn Oscar, Công tước xứ Skane. Ông cũng là cha đỡ đầu của Vương tôn nữ Estelle.
Tiểu sử.
Carl Philip chào đời ngày 13 tháng 5 năm 1979 tại Cung điện Stockholm, Thụy Điển là người con thứ 2 và cũng là con trai duy nhất trong số 3 người con của Vua Carl XVI và Vương hậu Silvia. Ông được làm lễ rửa tội tại Nhà nguyện Hoàng gia Stockholm vào ngày 31 tháng 8 năm 1979.
Thụy Điển vào thời điểm ông ra đời danh sách thừa kế vẫn còn ưu tiên nam giới, vì là con trai của Quốc vương Thụy Điển từ khi sinh ra ông đã đứng thứ nhất trong dòng kế thừa ngai vàng, đến ngày 1 tháng 1 năm 1980 Hiến pháp Thụy Điển thay đổi chính thức có hiệu lực, dòng kế thừa ưu tiên người con trưởng và không phân biệt giới tính. Ngày 31 tháng 12 năm 1979 vị trí của ông được chuyển qua cho chị gái ông, và đứng thứ hai trong dòng kế vị sau chị gái là Thái nữ Victoria của Thụy Điển người sẽ đứng thứ nhất trong dòng kế vị, tước hiệu là Thái tử Thụy Điển của ông đã kết thúc trong 7 tháng đầu đời và không còn là người thừa kế ấn định nữa. | 1 | null |
Vương nữ Madeleine của Thụy Điển, Nữ Công tước xứ Hälsingland và Gästrikland (Madeleine Thérèse Amelie Josephine; sinh ngày 10 tháng 6 năm 1982) là con út và là con gái thứ hai của Vua Carl XVI Gustaf và Vương hậu Silvia. Hiện cô đứng thứ 8 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Thụy Điển.
Thiếu thời.
Vương nữ Madeleine sinh ngày 10 tháng 6 năm 1982 lúc 19:05 giờ CEST tại Cung điện Drottningholm ở Stockholm và là một thành viên của gia đình Vương thất Thụy Điển thuộc Vương tộc Bernadotte.
Vương nữ được rửa tội tại Cung điện Giáo hội Hoàng gia vào ngày 31 tháng 8 năm 1982. Cha mẹ đỡ đầu của cô là Hoàng tử Andreas của Saxe-Coburg và Gotha, ông ngoại cô Walther Sommerlath, Vương nữ Benedikte của Đan Mạch và cô bên nội của cô Vương tôn nữ Christina, Bà Magnuson.
Tên đệm thứ tư của cô là Josephine, được đặt theo tên của tổ mẫu của cô là Josephine xứ Leuchtenberg - cháu gái của Napoleon I và Hoàng hậu Joséphine - vợ của vị vua đầu tiên của Thụy Điển.
Giáo dục.
Từ 1985-1989, Vương nữ Madeleine bắt đầu nhập học ở trường mẫu giáo "Västerled Parish". Mùa thu năm 1989, cô theo học tại trường tiểu học "Smedslättsskolan" ở Bromma. Lên trung học, Vương nữ theo học tại trường trung học cơ sở "Carlssons" và trung học phổ thông "Enskilda Gymnasiet" ở Stockholm. Cô tốt nghiệp trung học năm 2001.
Mùa thu năm 2001, Vương nữ chuyển sang sống ở Luân Đôn, Anh để tiện cho việc học tiếng Anh. Mùa xuân năm 2002, cô đăng ký tham gia lớp học "Giới thiệu về lịch sử Thụy Điển". Cũng trong năm này, Vương nữ còn tham gia khóa học để lấy bằng lái xe. Tháng 1 năm 2003, Vương nữ nộp đơn vào ngành "Lịch sử mỹ thuật" của trường Đại học Stockholm. Cô đã lấy 60 tín chỉ học thuật Thụy Điển chỉ trong vòng 2 học kỳ. Mùa thu năm 2004, Vương nữ Madeleine bắt đầu khóa học về "Dân tộc học" cũng tại Đại học Stockholm. Cô có thể nói lưu loát tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Thụy Điển và đang học thêm tiếng Pháp. Cô tốt nghiệp Đại học ngày 23 tháng 1 năm 2006 với tấm "Bằng Cử nhân Xã hội học" ngành lịch sử nghệ thuật, dân tộc học và lịch sử hiện đại. Năm 2007, cô học thêm ngành "Tâm lý trẻ em" cũng tại Đại học Stockholm.
Công việc từ thiện.
Vương nữ Madeleine là người bảo trợ của tổ chức từ thiện "Min Stora Dag". Cô đồng thời cũng là hội viên của các tổ chức khác như "Europa Nostra", "Carl Johan-League" và "Câu lạc bộ đua thuyền máy Hoàng gia". Năm 2006, cô làm thực tập sinh 6 tháng cho UNICEF và "Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em" ở thành phố New York, Mỹ.
Nhiệm vụ Vương thất.
Vương nữ Madeleine đã đảm nhận trọng trách đại diện cho vua cha và người dân Thụy Điển trong nhiều sự kiện trong nước và quốc tế. Cô đã từng đại diện Hoàng gia tham gia lễ chào mừng Quốc khánh Thụy Điển, sinh nhật của Đức Vua và Thái nữ của Thụy Điển, lễ trao giải Nobel, dạ hội và nhiều buổi gặp mặt với các thành viên Hoàng gia khác trên thế giới. Vương nữ cũng từng đại diện cho Thụy Điển tham dự buổi lễ khánh thành "Phòng tranh mới của Thụy Điển" vào ngày 5 tháng 6 năm 2011 tại "Bảo tàng Lịch sử Mỹ-Thụy Điển" ở Philadelphia, Pennsylvania.
Đời tư.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Vương nữ Madeleine đã tuyên bố lễ đính hôn của mình với bạn trai quen từ năm 2002 - luật sư Jonas Bergström. Vương nữ đã nói trong buổi phỏng vấn rằng họ đã đính hôn với nhau vào đầu tháng 6 năm 2009 ở Capri. Một bữa tối đã được tổ chức vào ngày đính hôn ở Cung điện Solliden trên đảo Öland. Sau khi kết hôn, Bergström sẽ mang tước hiệu "Công tước xứ Hälsingland và Gästrikland".
Lễ cưới lúc đầu được dự định sẽ tổ chức vào nửa cuối năm 2010 nhưng bị hoãn lại do phải chuẩn bị lễ cưới cho chị của cô, Thái nữ Victoria vào tháng 6 năm 2010. Mặc kệ những tin đồn tan vỡ, Vương hậu Silvia vẫn tuyên bố rằng mối quan hệ của cặp đôi vẫn rất "tốt" và mọi thứ đều "ổn". Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 4 năm 2010, Vương gia Thụy Điển đã công bố rằng cặp đôi đã chia tay và lễ cưới của họ sẽ không bao giờ được diễn ra.
Sau khi kết thúc mối tình với Bergström, Vương nữ chuyển sang sống ở thành phố New York. Tại đây, cô làm việc cho "Quỹ Nhi đồng Thế giới" - tổ chức mà mẹ của cô là đồng sáng lập. Ngày 25 tháng 10 năm 2012, Vương gia Thụy Điển thông báo lễ đính hôn giữa cô và nhà tài chính Christopher O'Neill.
Ngày 23 tháng 12 năm 2012, gia đình Hoàng gia thông báo lễ cưới của Vương nữ Madeleine và Christopher O'Neill sẽ được diễn ra vào ngày 8 tháng 6 năm 2013 tại Nhà thờ Cung điện Hoàng gia ở Stockholm, Thụy Điển. Thành viên của nhiều gia đình Hoàng gia trên thế giới đã đến tham dự lễ cưới. Vương nữ Madeleine xuất hiện lộng lẫy với chiếc váy cưới Haute couture của nhà thiết kế lừng danh Valentino.
Con gái của họ, Vương tôn nữ Leonore, Nữ Công tước xứ Gotland đã chào đời ngày 20 tháng 2 năm 2014 tại thành phố New York.
Danh tiếng.
Năm 2008, Vương nữ đứng thứ 12 trong danh sách "20 thành viên Vương thất trẻ hấp dẫn nhất" của tạp chí Forbes.
Năm 2010, cô đứng thứ 3 trong danh sách "10 thành viên Vương thất trẻ hấp dẫn nhất" của trang web PopCrunch.
Năm 2011, Vương nữ Madeleine đứng thứ 7 trong danh sách "Thành viên Vương thất đẹp nhất từ trước đến nay" của tạp chí BeautifulPeople.com. Cô cũng nằm trong danh sách "Thành viên Vương thất nữ hấp dẫn nhất" của tạp chí CEOWORLD.
Tước vị và tước hiệu.
| 1 | null |
Sài Gòn Givral, còn gọi là Café Givral, là một nhà hàng, quán cafe đã đóng cửa tại Sài Gòn. Nhà hàng này nổi tiếng là nơi giới ký giả trong và ngoài nước thường lui tới trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Lịch sử.
Chiến tranh Việt Nam.
Café Givral được khai sinh từ cuối năm 1950 bởi Alain Portier với tên gọi là La Fontaine, nằm ở tầng trệt Thương xá Eden. Quán nằm trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi). Tới năm 1958, La Fontaine được chính thức đổi tên thành Givral.
Sài Gòn Givral và hai quán nữa là La Pagode, Brodard tạo thành "trục cafe" nổi tiếng của Sài Gòn. Vì nằm đối diện Tòa nhà Quốc hội, sau là Hạ viện của chính quyền cũ (nay là Nhà hát TP.HCM), tiệm cafe này thường được các phóng viên và giới tình báo tới để lấy tin nóng nhất của cuộc chiến và còn là nơi họp báo đột xuất của các chính trị gia đối lập. Quán ở đối diện công viên mà nay là Công trường Lam Sơn từng là nơi diễn ra các cuộc biểu tình sinh viên. Vì những lẽ đó mà quán có biệt danh là Radio Catinat. Nhiều ký giả nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam như Peter Arnett, Larry Burrows... đều đã từng ngồi ở các quán này.
Sau Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sau năm 1975, Tiệm bánh Givral chuyển thành Xí nghiệp bánh kẹo Givral thuộc Saigontourist. Phim Người Mỹ trầm lặng cũng có cảnh quay ở đây.
Năm 2007, tiệm cà phê Givral trở nên nổi tiếng với công chúng khi cuốn sách "Điệp viên hoàn hảo" kể về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn được phát hành. Vì ông Ẩn hay lui tới đây nên ông còn có biệt danh là "Tướng Givral".
Đóng cửa.
Quán này cùng với Thương xá Eden đã bị dỡ bỏ vào tháng 4 năm 2010 để xây tổ hợp thương mại của Vincom. Hiện thương hiệu bánh ngọt Sài Gòn Givral thuộc sở hữu của tập đoàn Ocean Group. | 1 | null |
Hàm trapdoor là một hàm số có thể tính theo một chiều dễ dàng, và được coi là rất khó để tính toán theo chiều ngược lại (tìm hàm đảo) nếu không có thông tin đặc biệt. Hàm trapdoor được sử dụng rộng rãi trong mật mã học.
Định nghĩa.
Một hàm trapdoor được định nghĩa bao gồm 3 giải thuật: TDF=(G,F,F−1), trong đó:
"Điều kiện":
∀(pk,sk),∀x∈X: F−1(sk,F(pk,x)) = x
Hàm secure trapdoor.
Hàm secure trapdoor là một hàm trapdoor trong đó F là hàm một chiều, tức là có thể dễ dàng tính toán y=F(pk,x) ∀x∈X nhưng không thể tính được x từ y mà không có khóa bí mật sk hay xác suất tính được x từ y mà không có khóa bí mật sk là không đáng kể. | 1 | null |
Anion selenide là một dạng oxoanion của selen với công thức hóa học SeO32−.
Các hợp chất selenide là hợp chất chứa ion này.
Trong điều kiện acid nhẹ, ion hydroselenide (HSeO3−) được tạo thành; trong điều kiện acid hơn thì acid selenơ (H2SeO3) tồn tại.
Phần lớn các muối selenide có thể được tạo ra bằng cách nung nóng oxide kim loại tương ứng với selen dioxide, chẳng hạn: | 1 | null |
Tales of the Abyss (テイルズ オブ ジ アビス) là trò chơi điện tử thể loại nhập vai do Namco Tales Studio phát triển và Namco phát hành cho hệ máy PlayStation 2. Đây là tựa thứ tám trong dòng trò chơi Tales. Trò chơi phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2005 tại Nhật Bản và phát hành ra thị trường quốc tế vào ngày 10 tháng 10 năm 2006. Phiên bản dành cho hệ máy Nintendo 3DS cũng đã được phát triển và phát hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2011 và bắt đầu tiến ra thị trường quốc tế ngày 24 tháng 11 năm 2011.
Trò chơi diễn ra trong một thế giới giả tưởng, câu chuyện tập trung vào Luke fon Fabre, một kiếm sĩ trẻ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, nhưng bỗng nhiên tất cả bị đảo lộn khi anh vô tình trở thành mục tiêu của một tổ chức quân sự-tôn giáo gọi là Order of Lorelei, họ tin rằng anh là chìa khóa cho một lời tiên tri cổ xưa. Cùng với những người bạn đồng hành, Luke cố gắng khám phá sự thật và tầm quan trọng của sự ra đời của chính anh, cũng như làm sáng tỏ bí ẩn của The Score, lời tiên tri đã ràng buộc những động thái của nhân loại trong hàng ngàn năm.
Các bài đánh giá cho cả bản phát hành dành trên hệ máy console và thiết bị cầm tay hầu hết đều tích cực, các nhà phê bình ca ngợi hệ thống chiến đấu của game nhưng nhận xét rằng cốt truyện có xu hướng diễn biến chậm và đi theo nhiều quy tắc truyền thống của game nhập vai Nhật Bản. Phiên bản PlayStation 2 đã bán được khoảng 734.000 bản trên toàn thế giới
Sunrise đã hợp tác với nhà phát triển trò chơi để thực hiện chuyển thể anime của trò chơi và đã phát phát sóng từ ngày 04 tháng 10 năm 2008 đến ngày 28 tháng 3 năm 2009 tại Nhật Bản. Kênh Animax Asia cũng đã chiếu bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Ngoài ra các chuyển thể truyền thông khác cũng được thực hiện như drama CD và manga.
Lối chơi.
Hệ thống chiến đấu.
Có khá nhiều chi tiết của các trò chơi trong dòng Tales được tập hợp và đưa vào trò chơi như chức năng thể hiện sự hài hước trong các cuộc đối thoại, các điểm kinh nghiệm lấy được sau các trận đánh dựa trên thời gian hoàn tất và số đòn liên hợp được thực hiện, kỹ năng nấu ăn và một số tuyệt kỹ của nhân vật chỉ xuất hiện khi đạt đến một giai đoạn nào đó của cốt truyện. Hệ thống chiến đấu thì khá giống các trò chơi trước của dòng Tales với chiến trường thời gian thực và thêm chế độ chạy để các nhân vật rút lui khỏi trận chiến trong bất kỳ tình huống nào không như các trò chơi trước.
Tóm tắt.
Bối cảnh.
Trò chơi lấy bối cảnh tại hành tinh Auldrant nơi được tạo thành từ việc tập hợp của các thành tố gọi là Fonim. Thế giới này yên bình trong thời gian dài với 6 thành tố cơ bản chính nhưng khi thành tố thứ 7 được phát hiện thì nó gây ra một sự hỗn loạn cùng hàng loạt các cuộc chiến trên toàn hành tinh này vì thành tố này có khả năng tiên đoán trước tương lai và mọi người tranh giành nó cho các mục đích riêng. Người chơi sẽ vào vai Luke Fon Fabre một trong những người có khả năng sử dụng thành tố thứ bảy đang sống yên bình tại lâu đài của mình thì một cô gái tên Tear Grants xuất hiện cũng là người có khả năng sử dụng thành tố thứ bảy và xả hai đã vô tình mở một cánh cổng dịch chuyển khi và bị ném đến một nơi nào đó trên hành tinh. Luke và Tear đã thực hiện chuyến hành trình để trở về lâu đài, trên đường đi họ đã chiến đấu chống lại kẻ thù và kết bạn với các nhân vật khác cũng như phát hiện ra một âm mưu hủy diệt thế giới và gây ra chiến tranh giữa các nước của hai nhóm muốn thành tố thứ bảy được sử dụng và nhóm muốn nó không bao giờ xuất hiện. Nhóm phiêu lưu do các nhân vật hình thành đã bị kéo vào cuộc xung đột và nhóm đã cố gắng để đàm phán giúp mọi việc có thể kết thúc trong hòa bình, ngăn chặn các cuộc chiến cũng như phá kế hoạch hủy diệt thế giới.
Truyền thông.
Trò chơi điện tử.
Trò chơi đã chính thức phát hành cho hệ PlayStation 2 vào ngày 15 tháng 12 năm 2005 trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 10 của dòng trò chơi Tales. Phiên bản được bán tại sự kiện này là phiên bản đặc biệt có đính kèm đĩa DVD chứa các buổi phỏng vấn về việc thực hiện trò chơi, các buổi đối thoại với các nhân vật lồng tiếng cùng một đĩa phim nói về 8 nhân vật anh hùng trong 8 tác phẩm Tales và so sánh xem thử ai là người mạnh nhất trong 8 tác phẩm của dòng trò chơi này, phiên bản này còn đính kèm thêm các vật dụng có liên quan đến trò chơi.
Với phiên bản quốc tế thì có thêm một số tính năng mà phiên bản Nhật không có như độ khó dễ thở hơn và các nhân vật cũng có thêm các tuyệt kỹ mới. Các nâng cấp này sau đó được áp dụng cho phiên bản trên hệ Nintendo 3DS.
Kế hoạch phát hành phiên bản cho hệ Nintendo 3DS đã được công bố từ tháng 9 năm 2010 và chính thức phát hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2011. Phiên bản này có một số thay đổi như Fujishima Kousuke đã sử dụng thiết kế mới cho nhân vật cũng như thiết kế lại logo. Phiên bản này được quốc tế hóa và phát hành từ ngày 24 tháng 11 năm 2011.
Drama CD.
Frontier Works đã thực hiện bốn đĩa chuyển thể drama CD và phát hành vào năm 2006. Đĩa thứ năm cuối cùng phát hành vào năm 2008 tức 2 năm sau khi bốn đĩa đầu được phát hành. Các diễn viên lồng tiếng trong bộ này khác với các nhân vật lồng tiếng trong trò chơi.
Hai đĩa drama CD khác có tựa "Anthology Drama CD (Tales of the Abyss)" (アンソロジードラマCD「テイルズ オブ ジ アビス」) cũng đã phát hành vào ngày 25 tháng 7 và ngày 22 tháng 8 năm 2008.
Anime.
Sunrise đã hợp tác với nhà phát triển trò chơi là Bandai và Namco để thực hiện chuyển thể anime của trò chơi và đã phát phát sóng từ ngày 04 tháng 10 năm 2008 đến ngày 28 tháng 3 năm 2009 tại Nhật Bản với 26 tập trên các kênh Chubu-Nippon, MBS, Tokyo MX, Animax và BS11 Digital. Kênh Animax Asia cũng đã chiếu bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Bandai Entertainment nắm bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại trường Bắc Mỹ.
Sunrise cũng đã thực hiện một đĩa đặc biệt có tựa "Tales of the Abyss Special Fan Disc" (テイルズ オブ ジ アビス スペシャルファンディスク) và phát hành vào ngày 22 tháng 12 năm 2009. Trong đĩa này có hai đoạn phim ngắn cùng một buổi phỏng vấn với nhà phát triển để nhìn lại quãng đường từ việc xây dựng thương hiệu của trò chơi cho đến khi làm chuyển thể anime. Đĩa đính kèm thêm đĩa chứa bộ sưu tập các đoạn phim ngắn giới thiệu các nhân vật chính, một tổng kết cho 26 tập anime và các hình dán mô tả các nhân vật thể hiện theo phong cách chibi.
Manga.
Rei đã thực hiện chuyển thể manga của trò chơi với cùng tên và cốt truyện bám sát với trò chơi, đăng trên tạp chí dành cho seinen là Dengeki Maoh của ASCII Media Works từ ngày 27 tháng 5 năm 2006 đến ngày 26 tháng 4 năm 2011 với 47 chương. ASCII Media Works sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 8 tankōbon. Editions Ki-oon đã đăng ký bản quyền phân phối loạt manga này tại Pháp.
Rei cũng thực hiện các loạt manga chuyển thể khác có tựa "Tales of the Abyss - Anise & Dist" với cốt truyện xoay quanh việc làm sao mà hai nhân vật Anise và Dist gặp nhau và nói sơ về cuộc đời của Anise, "Tales of the Abyss - Another Story", "Tales of the Abyss - Asch Gaiden" với cốt truyện xoay quanh nhân vật Asch, "Tales of the Abyss - Ion Gaiden" với cốt truyện xoay quanh nhân vật Ion và "Tales of the Abyss - Peony Gaiden" với cốt truyện xoay quanh nhân vật Peony.
Chuyển thể manga khác của trò chơi có tựa "Tales of the Abyss: Senketsu no Asch" (テイルズ オブ ジ アビス 鮮血のアッシュ) do Saitō Hana minh họa và Nijō Rin viết cốt truyện. Cốt truyện xoay quanh nhân vật Senketsu no Asch, truyện cũng có các thông tin bổ sung về nhân vật này mà bộ anime không có. Ban đầu loạt manga này được đăng trên tạp chí Comp Ace vào năm 2008 nhưng sau đó ASCII Media Works đã làm một tạp chí riêng cho dòng trò chơi Tales tên "Tales of Magazine" và loạt manga này được chuyển sang đó. ASCII Media Works đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 2 tankōbon. Bandai Entertainment giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga.
Kanou Ayumi thì minh họa và Miyajima Takumi viết cốt truyện cho chuyển thể manga có tựa "Tales of the Abyss: Tsuioku no Jade" (テイルズ オブ ジ アビス 追憶のジェイド) với cốt truyện xoay quanh nhân vật Jade Curtiss. Truyện đăng trên tạp chí Asuka của Kadokawa Shoten từ ngày 24 tháng 4 năm 2009 đến ngày 24 tháng 12 năm 2009 với 15 chương. Kadokawa Shoten đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 2 tankōbon. Bandai Entertainment cũng giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga này.
Ngoài các loạt manga thì còn có các tuyển tập tập hợp các mẫu truyện do nhiều tác giả khác nhau thực hiện và các hãng khác nhau phát hành. Như "Tales of the Abyss Blade Comics" (テイルズオブジアビス BLADE COMICS) do Mag Garden phát hành, "Tales of the Abyss - 4-koma Kings" (テイルズ オブ ジ アビス 4コマKINGS) với phong cách 4 hình do Ichijinsha phát hành, "Tales of the Abyss - Anime Koushiki Comic Anthology" (テイルズ オブ ジ アビス アニメ公式コミックアンソロジー) do Kadokawa Shoten phát hành, "Tales of the Abyss - Anthology Comic" (テイルズオブジアビスアンソロジーコミック) do Media Works phát hành, "Tales of the Abyss - Comic Anthology" (テイルズ オブ ジ アビス コミックアンソロジー) do Ichijinsha phát hành và "Tales of the Abyss - Comic Anthology EX" (テイルズ オブ ジ アビス コミックアンソロジーEX) do Square Enix phát hành.
Âm nhạc.
Các bản nhạc trong trò chơi hầu hết được soạn bởi Sakuraba Motoi và Tamura Shinji nhưng cũng có vài bài được soạn bởi Fujiwara Motoo người đã soạn bài "Song for Tales of the Abyss". Bài hát chủ đề chính của trò chơi giống như các tác phẩm trước của dòng trò chơi là bài "Karma" nhưng được biến tấu lại do nhóm Bump of Chicken trình bày, đĩa đơn chứa bài hát này đã phát hành hai lần một vào ngày 23 tháng 11 và một vào ngày 14 tháng 12 năm 2005 với hình bìa khác nhau. Album chứa các bản nhạc dùng trong trò chơi gồm 4 đĩa đã phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2006. Một album khác chứa bài hát chủ đề cùng một số bản nhạc dùng trong trò chơi cũng phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2006.
Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu là bài hát chủ đề của trò chơi với tựa "Karma". Bài hát kết thúc là bài "Bouken Suisei" (冒険彗星) do Enomoto Kurumi trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2008 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime thì phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 2009.
Một album chứa các bài hát do các nhân vật trình bài đã phát hành vào ngày 07 tháng 1 năm 2009.
Đón nhận.
"Tales of the Abyss" nhận được đánh giá tích cực. Tạp chí Famitsu đã cho trò chơi số điểm là 36/40 và xếp thứ 44 trong danh sách 100 trò chơi được yêu thích nhất. IGN đã khen hệ thống nhân vật đa dạng cũng như nhân vật chính và hướng phát triển của nhân vật. Các cuộc hội thoại vui nhộn cũng như các đoạn phim cắt cảnh cũng nhận được đánh giá cao.
Hầu hết các bài đánh giá đều khen hệ thống chiến đấu của trò chơi, nói rằng sự nâng cấp cải thiện so với các trò trước dẫn đến việc "Bấm nút như điên" để đạt được các đòn liên hoàn. Tổng cộng 440.225 bản đã được tiêu thụ tại Nhật Bản trong 10 ngày kể từ ngày phát hành. | 1 | null |
Cut the Rope ("Cắt dây thừng") là một trò chơi điện tử thể loại giải đố dựa trên vật lý nhiều phần của nhà phát triển Nga ZeptoLab thiết kế cho nhiều dạng máy và thiết bị chơi. Loạt trò chơi bao gồm Cut the Rope (2010), Cut the Rope: Experiments (2011), Cut the Rope: Time Travel (2013) và Cut the Rope 2 (2013).
Mục tiêu của trò chơi là đưa viên kẹo vào miệng của Om Nom, một quái vật nhỏ xíu màu xanh lá, trong khi phải thu thập càng nhiều sao càng tốt. Tính đến năm 2012, Cut the Rope đã đạt được hơn 100 triệu lượt tải.
Cách chơi.
Trong mỗi màn, viên kẹo được treo bởi một hoặc nhiều những sợi thừng mà người chơi có thể cắt đứt bằng cách vuốt tay qua chúng. Ngoài ra còn rất nhiều những vật thể khác như túi khí, bong bóng, ong, mũ ảo thuật, súng dây, kiến, ma, van hơi, đèn lồng... giúp người chơi đưa viên kẹo vượt qua các chướng ngại vật và đút vào miệng Om Nom.
Mỗi một gói cấp độ sẽ có những yếu tố mới như chướng ngại vật hay các thứ dùng để vận chuyển kẹo. Kết quả được chấm từ 0 tới 3 sao tùy theo số sao thu nhặt được trên đường đi và số điểm được tính theo số sao và thời gian hoàn tất màn chơi. Một chức năng mà người chơi phải trả tiền mua gọi là "Siêu năng lực" giúp việc điều khiển kẹo trở nên dễ dàng hơn.
Trong khi chơi, người chơi có thể tìm tất cả là 18 bức hình ẩn của Om Nom.
Phát hành.
"Cut the Rope".
"Cut the Rope" phát hành ngày 4 tháng 10 năm 2010 cho iOS. Phiên bản HD cho iPad phát hành ngày 6 tháng 10 năm 2010. Sau đó, một bản miễn phí với ít màn chơi hơn phát hành lần lượt cho mỗi thiết bị trên là "Cut the Rope Lite" và "Cut the Rope HD Lite". Chín ngày sau khi ra mắt lần đầu tiên, trò chơi đã đạt 1 triệu lượt mua, dẫn đầu bảng xếp hạng App Store. Theo Chillingo, đây là game iOS bán chạy nhất đạt con số đó.
Phiên bản cho hệ điều hành Android phát hành tháng 6 năm 2011. Phiên bản DSiWare phát hành vào tháng 9 năm 2011 tại châu Âu và tháng 11 năm 2011 tại Bắc Mỹ dành cho dòng máy Nintendo DSi và Nintendo 3DS.
Tháng 1 năm 2012, một phiên bản giới hạn được phát hành như một game trình duyệt cho các trình duyệt HTML5. Người dùng cũng có thể tải xuống miễn phí trên Windows 8 Consumer Preview bằng Windows Store.
Tháng 1 năm 2013, phiên bản cho BlackBerry của Cut the Rope phát hành trên BlackBerry World sau việc công bố của BlackBerry 10.
"Cut the Rope: Holiday Gift".
Cut the Rope: Holiday Gift, một phiên bản tách riêng với chủ đề Giáng sinh gồm 25 màn chơi, đã được phát hành đầu tiên vào tháng 12 năm 2010. Nó chỉ được phát hành trong lễ Giáng sinh.
"Cut the Rope: Experiments".
"Cut the Rope: Experiments" được phát hành ngày 4 tháng 8 năm 2011, là một phần tiếp nối của "Cut the Rope". Trong khi cách chơi rất giống "Cut the Rope", phần game này giới thiệu nhiều yếu tố mới như tên lửa, ốc sên, nước... Ngoài ra, nó còn có một cốt truyện mới và nhân vật mới. Trong khi chơi, người chơi cũng có thể tìm thấy những bức ảnh về Om Nom được ẩn đi.
"Cut the Rope: Time Travel".
Phần tiếp nối thứ hai, "Cut the Rope: Time Travel", phát hành vào 18 tháng 4 năm 2013. Om Nom trong phần này dùng máy thời gian để quay trở về gặp tổ tiên của nó. Điều này khiến cho người chơi phải cho kẹo cùng một lúc hai Om Nom thay vì một. Trong chương trình này có những yếu tố mới như nút đóng băng thời gian, bom, cưa đặc biệt, đồng hồ, kẹo bay, quả châu, quạt...
"Cut the Rope 2 ".
"Cut the Rope 2" được phát hành vào 19 tháng 12 năm 2013 cho các thiết bị iOS. bao gồm cốt truyện mới, nhân vật mới và môi trường khác nhau. phiên bản Android được phát hành vào ngày 28 tháng 3 năm 2014.
Cut the Rope: Triple Treat.
"Cut the Rope: Triple Treat" được phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 2014 cho Nintendo 3DS, trong đó kết hợp 3 Cut the Rope trước đó: "Cut the Rope", "Cut the Rope: Experiments" và "Cut the Rope: Time Travel". Các phiên bản 3DS được xuất bản bởi Activision.
Các màn chơi.
Mọi trò chơi "Cut the Rope" nhóm các màn chơi vào "boxes" (hộp) hay "level packs" (gói). Thông thường, một hộp chứa 25 màn chơi trừ "Cut the Rope: Time Travel" chỉ có 15 màn chơi, "Cut the Rope 2" chỉ có 24 màn chơi. Hầu như mỗi hộp đều chứa những chướng ngại và vật dụng mới nhằm thử thách người chơi. Những "hộp" mới được cập nhật thường xuyên qua chức năng cập nhật.
Đánh giá.
Bên cạnh những thành công về mặt thương mại, "Cut the Rope" được giới phê bình đánh giá rất cao. tháng 9/ 2012, website tổng hợp Metacritic cho 93 (trên 100) dựa trên 14 nhận xét chuyên ngành, cho thấy một sự "ca ngợi phổ quát". IGN khen trò chơi có "tính dễ ghiền của Angry Birds - câu đố tốt, sử dụng gần như hoàn hảo điều khiển cảm ứng, dễ thương và cá tính". Gamespot miêu tả nó "tươi mới, đầy thử thách, tuyệt đẹp, và mang tính giải trí cao". Jon Mundy từ Pocket Gamer cho ý kiến rất lạc quan, đánh giá "tươi sáng, giàu trí tưởng tượng, và vô cùng bóng bẩy".
Tại WWDC 2011, "Cut the Rope" thắng giải Apple Design Award cho sản phẩm trên nền iOS. Tháng ba năm 2011, trò chơi này thắng giải tại hạng mục "Handheld" (cầm tay) tại Giải thưởng trò chơi điện tử của Viện Hàn Lâm Anh quốc lần 7, là game trên nền tảng iOS đầu tiên thắng giải của BAFTA.
Phần tiếp nối Cut the Rope: Time Travel đã được Metacritic cho điểm là 87/100, và Cut the Rope: Experiments là 85/100.
Truyện tranh và hàng hóa.
Tháng bảy năm 2011, ZeptoLab và nhà xuất bản truyện tranh Ape Entertainment công bố một loạt truyện tranh được phát hành riêng. Câu chuyện xoay quanh đời tư của "quái vật thích kẹo" Om Nom và giới thiệu các nhân vật mới.
Om Nom đã trở thành chủ đề của một loạt video hoạt hình ngắn trên mạng, đồ chơi, và một trò chơi Apptivity của Mattel.
Hoạt hình.
Vào ngày 9 tháng 12 năm 2011, ToonBox - một nhà sản xuất phim hoạt hình và Zeptolab đã làm ra tập hoạt hình đầu tiên. Tên của phim hoạt hình là Om Nom Stories (Câu chuyện của Om Nom). Om Nom Stories gồm 12 tập. Trước tập 1 là tập bình thường, nói về Om Nom thoát khỏi một chú mèo thật. Phim hoạt hình nói về Om Nom đang ở trong thế giới thật, trừ tập 11, Om Nom đã lên cỗ máy thời gian và quay về tổ tiên của nó.
Tên phim từ tập 12 đến tập 20 là Om Nom Stories: Time Travel (Câu chuyện của Om Nom: Du hành thời gian) kể lại Om Nom và tổ tiên của nó. Tập 20 kể lại Om Nom quay trở lại hiện tại.
Tên phim từ tập 21 trở đi là Om Nom Stories: Unexpected Adventure (Câu chuyện Om Nom: Chuyến phiêu lưu Bất ngờ) kể lại chuyến phiêu lưu của Om Nom khi về nhà, sau khi bị treo lơ lửng ở khinh khí cầu do nhện điều khiển. | 1 | null |
Chi Rùa cổ dài (danh pháp khoa học: Chelodina), nói chung được gọi là rùa cổ dài hay rùa cổ rắn, là một chi lớn và đa dạng, chứa 12 loài rùa cổ dài còn sinh tồn trong họ Chelidae với lịch sử danh pháp sinh học phức tạp. Mặc dù trong quá khứ "Macrochelodina" và "Macrodiremys" đã từng có thời được coi là các chi tách biệt, nhưng giống như sớm hơn trước đó thì hiện nay chúng được coi là các phân chi của chi "Chelodina".
"Chelodina" là một nhóm cổ xưa các loài rùa họ Chelidae bản địa Úc, New Guinea và đảo Rote (Indonesia). Các loài rùa trong chi này có kích thước từ nhỏ tới trung bình, với mai hình ô van. Chúng là các loài rùa cổ bên, nghĩa là chúng gập đầu lại vào trong một bên cơ thể khi bị đe dọa thay vì thụt lùi đầu thẳng vào bên trong.
"Macrochelodina" chứa các loài thường được gọi là "Chelodina" nhóm B, hay rùa cổ rắn cổ dày. Phân chi này được Wells & Wellington miêu tả năm 1985 (như một chi mới) nhưng đã không được công nhận cho tới gần đây khi người ta chỉ ra rằng tên gọi này là hợp lệ. Như tên gọi gợi ý, chúng là rùa cổ bên của họ Chelidae với cổ cực dài với đầu bẹt và dài. Chúng chuyên ăn cá với phương thức kiếm ăn là đớp và há miệng ra nuốt. Chúng là các loài rùa từ trung bình tới lớn trong chi, với loài to lớn nhất là "Chelodina (M.) expansa" có mai dài tới 45 cm (18 inch). Những hóa thạch đầu tiên ("C. (M.) alanrixi") được biết đến tại Queensland có niên đại từ thế Eocen (Lapparent de Broin, F. de, & Molnar, R. E., 2001).
"Macrodiremys" từng được coi là chi đơn loài tách ra từ phần còn lại của chi "Chelodina". Thành viên duy nhất của phân chi này là loài "Chelodina (Macrodiremys) colliei" kỳ dị có ở Tây Australia.
Phân loại.
Phân loại trong bài này lấy theo Georges & Thomson, 2010 | 1 | null |
Khách sạn huyền bí (tên gốc tiếng Anh: Hotel Transylvania) là một bộ phim hoạt hình 3D hài hước pha chút kinh dị của Mỹ năm 2012 do đạo diễn Genndy Tartakovsky thực hiện, có sự tham gia lồng tiếng của Adam Sandler, Andy Samberg và Selena Gomez. "Hotel Transylvania" khởi chiếu tại các rạp phim vào ngày 28 tháng 9 năm 2012 tại Mỹ. Tại Việt Nam, phim được công chiếu vào ngày 19 tháng 10 cùng năm.
Nội dung.
Sau khi chứng kiến cái chết của vợ mình, Bá tước Dracula đã đưa đứa con gái bé bỏng Mavis vào rừng sâu sống nhằm mục đích tránh xa thế giới của loài người, tại nơi đây ông cũng xây dựng một khách sạn to lớn mang tên "Khách sạn Transylvania" chỉ dành cho ma quỷ và quái vật. Tại đây ông đã sống với con gái mình và không bao giờ cho cô bé ra ngoài vì còn ám ảnh bởi cái chết của vợ mình.
Sau này, khi Dracula tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 118 cho con gái mình thì cô bé Mavis - con gái ông mới vòi vĩnh cha mình ra ngoài. Vì muốn con gái mình an toàn và không bao giờ nghĩ đến chuyện ra ngoài và tiếp xúc với thế giới con người, Dracula đã dựng nên một ngôi làng giả do các thây ma đóng giả làm người dân. Các thây ma đã làm cho Mavis hoảng sợ và quyết định quay trở về khách sạn.
Tuy nhiên, trong lúc các thây ma quay về khách sạn, Jonathan là một con người đã nhìn thấy và lần được tới khách sạn Transylvania. Tại đây, Mavis và Jonathan gặp nhau và cả hai đều phải lòng nhau. Khi biết được điều đó, bá tước Dracula đã rất bực mình nhưng vì con gái, ông đã giấu nhẹm việc này. Khi mà tất cả mọi người trong khách sạn đều biết có con người trà trộn vào trong, họ rất tức giận và cho rằng Dracula là kẻ dối trá. Jonathan buộc phải đi khỏi khách sạn. Dracula thấy con gái âu sầu nên đã cùng Frankenstein, Griffin, Murray và Wayne vào thành phố để tìm kiếm Jonathan. Cuối cùng, tình yêu giữa Mavis và Jonathan đã được công nhận, tất cả mọi người đều chúc mừng cho đôi uyên ương, kể cả ngài bá tước khó tính Dracula. | 1 | null |
Phát thanh viên là người làm nghề phát thanh, thường chỉ những người biên tập trên đài phát thanh đồng thời chuyển tải từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin tới công chúng. Cùng một tính chất công việc nhưng những người biên tập và chuyển tải thông tin tới công chúng ở đài truyền hình lại được gọi là biên tập viên. Đôi khi phát thanh viên còn được gọi một các gần gũi là giọng đọc, như giọng đọc Hoàng Yến, Hà Phương, Thanh Tùng, Phạm Đông Nguyễn Ngọc Ngạn...
Lịch sử.
Nghề phát thanh viên ra đời gắn liền với sự ra đời của Radio. Xác định nguồn gốc của radio, trong thời kì được gọi là liên lạc không dây, vẫn còn đang tranh cãi.
Phát thanh viên tại Việt Nam.
Các giọng đọc nổi tiếng ở Việt Nam bao gồm: Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Lê Việt, Minh Đạo, Trần Phương, Kiên Cường cùng những giọng nữ Tuyết Mai, Vân Yến, Lan Hương, Việt Hà, Minh Lý, Phương Chi, Kim Ngôn… tiếp đó là Kim Cúc, Hoàng Yến, Hà Phương và Việt Hùng. Việt Khoa, Nguyễn Thơ, Minh Đạo, Lan Hương sau ngày được vinh danh Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
Về cơ bản thì yêu cầu chung để trở thành phát thanh viên ở Việt Nam hiện nay là tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành báo chí hoặc Khoa học xã hội Nhân văn, có trình độ tiếng Anh tốt và thành thạo kỹ năng sử dụng máy vi tính, ngoài ra cần có thêm yêu cầu về giọng nói.
Các cơ sở đào tạo tại Việt Nam.
Nghề phát thanh viên thi khối C, D. Các khoa Báo chí - Truyền thông tại các trường đào tạo phát thanh viên: | 1 | null |
Mây trắng bay về là album phòng thu của ca sĩ Thanh Lam, được sản xuất bởi Trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc Nhạc viện Hà Nội (M.P.C) cùng ban nhạc Phương Đông, và được phát hành vào cuối năm 2001 bởi Viết Tân Records. Theo đuổi phong cách world music, đây được coi là album xuất sắc của làng nhạc nhẹ Việt Nam, album đỉnh cao của sự nghiệp Thanh Lam, đánh dấu sự hợp tác thành công giữa bộ đôi ca sĩ - nhạc sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam vào lúc đó là Quốc Trung và Thanh Lam; ngoài ra còn giúp cô trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên của Việt Nam hội nhập nhạc nhẹ quốc tế vào âm nhạc dân tộc. Album cũng đánh dấu lần cuối cùng Quốc Trung tham gia sản xuất cho Thanh Lam dưới tư cách là người chồng của ca sĩ nổi tiếng. Cùng tham gia hòa âm và sản xuất album còn có nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Niels Lan Doky, dàn hợp ca Nhạc viện Hà Nội và đặc biệt là phần góp giọng tenor của nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên.
"Mây trắng bay về" bao gồm nhiều ca khúc được coi là xuất sắc nhất của Thanh Lam, như ca khúc tiêu đề, "Hồ trên núi", "Đố tình", "Gọi anh", "Lời tôi ru", "Tre xanh ru"... Đây cũng là chủ đề của chương trình "Không gian âm nhạc" số 3, 'Đường xa... Mây trắng', đánh dấu sự tái hợp sau 10 năm của bộ đôi Quốc Trung - Thanh Lam trên sân khấu. Cầm tay mùa hè – chương trình trình biểu diễn lớn, kéo dài nhiều năm của Quốc Trung cùng ban nhạc Phương Đông – sau đó được tổ chức và lấy tên theo ca khúc mở đầu của album này. Hầu hết các ca khúc của "Mây trắng bay về" đều được xuất hiện trong album tuyển tập sau đó của Thanh Lam là "Giọt Lam" (2006) và "Lam xưa" (2008). Cùng với "Ngày không mưa" (2001) của Hồng Nhung, đây được coi là album quan trọng trong sự nghiệp của Quốc Trung.
Hoàn cảnh ra đời.
Bối cảnh.
Năm 1991, Quốc Trung bắt đầu chính thức cộng tác với Thanh Lam. Họ lập gia đình không lâu sau đó, có hai người con là Thiện Thanh và Đăng Quang vào năm 1995 và 1997. Chính nhờ cộng tác với Quốc Trung và ban nhạc Phương Đông, Thanh Lam đã trở thành ca sĩ đầu tiên của làng nhạc nhẹ Việt Nam có ban nhạc riêng. Họ cùng nhau trở thành người khai phá những show diễn nhạc nhẹ ở Việt Nam với 'Đêm huyền diệu' (1996), 'Thiện thanh' (1996), 'Cho em một ngày' (1997), 'Em và tôi' (1999)... Thanh Lam từ vị trí ca sĩ trẻ tiềm năng đã có trong tay những sản phẩm thành công vang dội và trở thành "diva" được tấn phong sớm nhất.
Quốc Trung vẫn là người tham gia vào các dự án của Thanh Lam, song anh chưa từng sản xuất hay sáng tác nhiều ca khúc cho cô mà chỉ được biết tới nhiều trong vai trò hòa âm phối khí. Tuy nhiên, tới năm 2001 sau 10 năm chung sống, cuộc hôn nhân giữa họ bắt đầu có nhiều bất đồng không thể hàn gắn. Có lẽ vì thế, họ cùng nhau đi tới thực hiện album duy nhất, như món quà lớn cuối cùng mà Quốc Trung dành tặng Thanh Lam. Cũng vì những lý do riêng của bộ đôi, album dù được hoàn thiện từ năm 2000 song đã buộc phải rời ngày phát hành tới tận cuối năm 2001.
Dấu ấn nghệ sĩ.
Dù rất mạnh về thể loại world music, Quốc Trung vẫn quyết định chọn pop là phong cách chủ đạo cho "Mây trắng bay về". Nhạc sĩ Dương Thụ được mời tham gia sáng tác, hòa âm phối khí và viết lời cho các ca khúc của album. Mặt khác, album còn có sáng tác "Hy vọng (Hope)" của người bạn thân gia đình Thanh Lam - Quốc Trung là nhạc sĩ Niels Lan Doky, ca khúc "Hồ trên núi" của nhạc sĩ Phó Đức Phương và ca khúc "Hoa cỏ mùa xuân" của nhạc sĩ Bảo Chấn. Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên được mời tới góp giọng trong bản phối mới ca khúc "Gọi anh" của nhạc sĩ Dương Thụ. Ngoài ra, album còn có sự tham gia của dàn hợp xướng của Nhạc viện Hà Nội.
Đặc biệt, album này đánh dấu sự bùng nổ trong việc sáng tác của Quốc Trung khi anh tự viết 2 bài, và tất cả sau này đều trở thành những ca khúc tiêu biểu trong sự nghiệp của anh. Những trục trặc trong đời sống hôn nhân của "cặp đôi vàng nhạc Việt" cũng được nhạc sĩ Dương Thụ đưa vào phần lời các sáng tác của Quốc Trung.
"Gọi anh", "Bay vào ngày xanh", "Đánh thức tầm xuân" và "Hoa cỏ mùa xuân" đều là những ca khúc đã từng được Thanh Lam thể hiện và thu âm trong các album trước đó của cô. Tuy nhiên với "Mây trắng bay về", các ca khúc trên được cô trình bày lại theo bản phối mới. Nói về sự kết hợp lần này, nhạc sĩ Dương Thụ bày tỏ: "[Tôi, Quốc Trung và Lan Doky] là ba tác giả tốt nhất để Lam có thể trở thành một ca sĩ đương đại đúng nghĩa, hội nhập được với thế giới văn minh. Một sự ăn ý như thế với những tên tuổi như thế tất nhiên phải ra được sản phẩm chất lượng tương ứng." Thanh Lam chỉ rõ: ""Tôi như lửa còn anh Trung mềm mại như nước. Sự trái ngược của chúng tôi khi kết hợp tạo nên sự cân bằng. Quốc Trung giúp cho những thế mạnh của tôi được đẩy lên cao hơn.""
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo dòng phụ chú ở bìa sau album.
Phát hành và đón nhận của công chúng.
"Mây trắng bay về" được coi là đỉnh cao của sự nghiệp Thanh Lam, là cột mốc chói lọi của bộ đôi giữa cô và Quốc Trung. Tuy nhiên vì nhiều lý do chuyên môn cũng như cá nhân, số lượng phát hành lại khá hạn chế. Không lâu sau khi phát hành album, gia đình Thanh Lam - Quốc Trung chính thức tan vỡ, đánh dấu quãng thời gian gián đoạn tới 10 năm giữa họ về mặt âm nhạc. Thanh Lam để lại nhiều tiếc nuối về cuộc chia tay này: "15 năm với Quốc Trung tôi chỉ có duy nhất "Mây trắng bay về", mà lúc ấy chúng tôi trẻ trung, đầy năng lượng, ăm ắp hoài bão, thách thức và ngông cuồng. Nghĩ lại tôi vẫn tiếc, quá phí phạm thời gian cho cả hai... Quốc Trung tài năng, anh ấy đáng lẽ làm được nhiều hơn, tôi rất tiếc cho anh ấy."
Cho dù từng tham gia thực hiện biên tập album đầu tay của Trần Thu Hà mang tên "Em về tinh khôi" (1999), song phải đến "Mây trắng bay về", người yêu nhạc mới thấy được sự xuất hiện ấn tượng của Quốc Trung trong vai trò sáng tác cũng như sản xuất. Đây cũng là tiền đề để anh thực hiện thành công những album xuất sắc khác sau đó, như "Ngày không mưa" (2001), "Khu vườn yên tĩnh" (2004), "Vòng tròn" (2011) của Hồng Nhung hay "Giấc mơ tôi" (2012) của Uyên Linh. Giải thích về thành công của "Mây trắng bay về", nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng album đã khai thác thành công những chất liệu dân gian của nhạc Việt, âm nhạc thính phòng và nhạc cụ điện tử "làm nền cho giọng hát Thanh Lam đằm thắm, duyên dáng, mãnh liệt, một Thanh Lam rất Việt Nam mà vẫn hiện đại mới mẻ" Ông cũng đánh giá rất cao phần thể hiện của Thanh Lam các ca khúc của mình, đặc biệt là phần trình diễn sáng tác "Gọi anh" mà ông cho rằng "mình đã gặp thêm một người tri kỷ." Nhạc sĩ Quốc Bảo từng nói rằng: "Đây là đĩa nhạc hay nhất Việt Nam".
Báo "Gia đình xã hội" mô tả album đầy đặn và kết hợp được những gì tinh tuý nhất của Thanh Lam và Quốc Trung, là viên ngọc sáng có được sau cả một quá trình làm việc. Tuy nhiên họ cũng chỉ ra việc chia tay đã khiến cho không gian của album bị khép lại. "Mây trắng bay về" là album hoàn hảo của Thanh Lam, đó là nội dung tạp chí "Đẹp" trong bài viết về "Nắng lên" (2004) của cô. Báo "Cảnh sát toàn cầu" phân tích album "là một sản phẩm âm nhạc có chất lượng tuyệt hảo nhất của Thanh Lam" với mọi sở trường "được phô diễn": "bản năng và kỹ thuật được hòa trộn hoàn hảo, đủ 'điên' để mê dụ khán giả, nhưng cũng đủ tinh tế để những ai khó tính nhận ra Thanh Lam thực sự đã chín muồi cả trong tâm hồn lẫn giọng hát".
"Mây trắng bay về" đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ thực hiện những album nhạc theo dạng album chủ đề như "Nhật thực" (2002), "Khu vườn yên tĩnh" (2004), "Suối & cỏ" (2006), "Khởi hành" (2014), "Gặp tôi mùa rất đông" (2014) hay "Bản nguyên" (2016)...
Năm 2011, album trở thành 1 phần trong chương trình kết hợp giữa Quốc Trung và Thanh Lam, 'Đường xa... Mây trắng', được tổ chức bởi "Không gian âm nhạc", đạo diễn bởi Việt Tú. Chương trình là sự cộng hưởng của "Đường xa vạn dặm" và "Mây trắng bay về", và được đánh giá cao về mặt chuyên môn và cũng đánh dấu sự trở lại hợp tác của bộ đôi nghệ sĩ nổi tiếng của nhạc nhẹ Việt Nam. Chương trình có sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ như Thanh Hoài, Kiều Anh, và đặc biệt của 2 người con chung của gia đình Thanh Lam và Quốc Trung.
Hầu hết các ca khúc trong "Mây trắng bay về" được phối lại và đưa vào 2 album tuyển tập sau đó của Thanh Lam là "Giọt Lam" (2006) và "Lam xưa" (2008).
Trong giai đoạn 2011-2015, Quốc Trung trực tiếp đạo diễn chương trình Cầm tay mùa hè – lấy tên theo ca khúc mở đầu album. Đây là chương trình thường niên, được tổ chức mỗi năm 1 lần với các nghệ sĩ khách mời như Thanh Lam, Mỹ Linh (cùng ban nhạc Anh Em), Uyên Linh, Tùng Dương, Hà Trần, Phạm Hà Linh...
Trực tiếp Quốc Trung đã thực hiện việc tái bản và chỉnh âm "Mây trắng bay về" vào năm 2013 với số lượng cũng hạn chế mặc dù được rất nhiều người hâm mộ quan tâm. Anh nói: ""Mây trắng bay về" không còn bán trên thị trường dù có rất nhiều lời đề nghị phát hành tiếp... Remastered là một cách để chúng tôi mix lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Điều này đáp ứng nhu cầu của người nghe bây giờ, nhưng vẫn giữ lại phần thu âm trước đây của Thanh Lam bởi đó là cảm xúc, không thể thay thế được... Hi vọng đây là món quà cho những người yêu Thanh Lam."
"Mây trắng bay về 2: Tự tình".
"Tự tình" là dự án thứ hai kể từ "Mây trắng bay về", do Quốc Trung sản xuất từ năm 2013 là sự kết hợp giữa world music và nhạc điện tử. Album bao gồm các ca khúc như "Bụi trời", "Tự tình" (Lưu Thiên Hương); "Tò vò", "Ru hời ru", "Này chân đất ơi" (Lưu Hà An); "Biển cười" (Niels Lan Doky, lời: Trung Kiên); các sáng tác của nhạc sĩ Quốc Trung và Nguyễn Hải Phong"." Dự án đã gần được hoàn thiện sau những thử nghiệm thành công với 6 ca khúc tại chương trình Cầm tay mùa hè ngày 4-5 tháng 5 năm 2013, sau đó được giới thiệu trong liveshow "Người đàn bà yêu" ngày 30 tháng 11 năm 2013, và cuối cùng là trình diễn thử nghiệm "Monsoon Music Festival 2014". Ngày 1-2 tháng 12 năm 2018, các ca khúc lần nữa được biểu diễn theo một phong cách mới tại liveshow "Bình minh".
Thanh Lam chia sẻ: "Dự án này chúng tôi đã làm xong công việc chọn bài và một số việc khác, tôi chỉ còn đợi anh Trung hòa âm để tôi có thể bước vào phòng thu." Lam cho rằng đĩa nhạc sẽ vượt xa "Mây trắng bay về". "Tự tình" được ấn định phát hành vào ngày 8 tháng 3 năm 2014. Ngày 9 tháng 12 năm 2014, cô thông báo việc sẽ hoàn thiện album khi liveshow "Bản tình ca cha viết" kết thúc, nhưng tính đến năm 2018 nó vẫn chưa được phát hành. | 1 | null |
Vương hậu Silvia của Thụy Điển (nhũ danh: Silvia Renate Sommerlath, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1943) là vợ của Vua Carl XVI Gustaf và là mẹ của Thái nữ Victoria, Nữ Công nước xứ Västergötland - người sẽ thừa kế ngai vàng của Thụy Điển trong tương lai.
Sinh thời.
Vương hậu Silvia được sinh ra ở Heidelberg, Đức, vào ngày 23 tháng 12 năm 1943.
Cô là con gái của Walther Sommerlath và người vợ Brazil của ông Alice, nhũ danh là Soares de Toledo, họ đều đã qua đời. Ông ngoại cô là Artur Floriano de Toledo (1873-1935), một hậu duệ của Vua Afonso III của Bồ Đào Nha với người vợ bé Maria Peres de Enxara. Artur là chắt của Antonia de Almeida de Aguiar, một hậu duệ của gia đình Fidalgo ở Sao Paulo trong thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, trong đó có gia đình Alvarenga từ Lamego, Bồ Đào Nha. Cô cũng có liên quan xa về nguồn gốc với người Mỹ bản địa gốc Brazil. Một trong những tổ tiên của cô là Tibiriçá, một lãnh đạo người Mỹ bản địa gốc Brazil từng là đồng minh với thực dân Bồ Đào Nha.
Vương hậu có hai anh trai: Ralf và Walther Sommerlath. Họ và gia đình của họ đều là khách mời đám cưới năm 2010 của Thái nữ Victoria và Daniel Westling em trai thứ ba của bà, Jörg Sommerlath, qua đời năm 2006. Hiện gia đình của Jörg Sommerlath sống tại Berlin, đang điều hành một quỹ thiếu nhi của Vương hậu Silvia, mang tên ông. | 1 | null |
Carl August Walther Sommerlath (22 tháng 01 năm 1901 - ngày 21 tháng 10 năm 1990) là một doanh nhân người Đức và là cha của Silvia, Vương hậu Thụy Điển. Ông là chủ tịch của công ty con sản xuất thép các bộ phận phụ kiện Uddeholm Thụy Điển tại Brasil, sau chiến tranh thế giới II.
Cuộc sống ban đầu.
Ông sinh ra và lớn lên ở Heidelberg, Đại công quốc Baden, Đế chế Đức (nay là Baden-Württemberg, Đức). Cha ông là Louis Carl Moritz Sommerlath (1860-1930), ra tại Chicago, Illinois ở Hoa Kỳ, xuất thân từ cấp tư sản Đức, và vợ của ông là Erna Sophie Christine Waldau (1864-1944). trong giữa những năm 1920, Walther Sommerlath chuyển đến São Paulo, Brasil, nơi ông làm việc cho công ty thép acus Boulerus Roechling do Brasil, một công ty con thuộc tập đoàn thép Roechling Đức.
Hôn nhân và con cái.
Ngày 10 tháng 12 năm 1925, ông kết hôn với Alice Brazil Soares de Toledo (1906-1997), tại Santa Cecilia, São Paulo. Cô là con gái của Arthur Floriano de Toledo với vợ ông là Elisa de Novaes Soares. Họ có bốn người con:
Cuộc sống tại Đức.
Năm 1938, Walther Sommerlath rời Brasil và trở lại Heidelberg, Đức. Năm 1939, ông chuyển đến Berlin. Từ năm 1939 đến năm 1943, Năm 1938, ông điều hành công ty ở Berlin bị Đức Quốc xã tịch thu từ các chủ sở hữu của người Do Thái. Công ty sản xuất vũ khí được sử dụng trong chiến tranh. Trong năm 1943, nhà máy của Sommerlath đã bị phá hủy bởi bom Đồng minh. Cuối năm đó, gia đình Sommerlath trở lại Heidelberg.
Sau chiến tranh, trong năm 1947, gia đình Sommerlath trở về Brasil, nơi Walther Sommerlath làm việc với cương vị là chủ tịch của một công ty con sản xuất thép Uddrholm của Thụy Điển tại Brazil. Gia đình cuối cùng di chuyển trở lại Heidelberg vào năm 1957. Walter Sommerlath chết tại Heidelberg vào năm 1990. | 1 | null |
Alice Sommerlath, nhũ danh là Alice Soares de Toledo (Ngày 15 tháng 05 năm 1906 - Ngày 09 tháng 03 năm 1997) là mẹ của Vương hậu Silvia, là vợ của Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển.
Sinh thời.
Alice được sinh ra ở thành phố São Manuel, Sao Paulo thuộc Brasil, cô là con út và con gái duy nhất của Elisa Novais Soares (1881-1928) và chồng là Arthur Floriano de Toledo (1873 - 1935). Cô cũng có họ hàng xa với người Tupiniquim (người Mỹ bản địa). Một trong những tổ tiên Tupiniquim của bà là Tibiriçá.
Hôn nhân và con cái.
Ngày 10 Tháng 12 năm 1925, bà kết hôn tại Santa Cecilia, São Paulo với nhà doanh nghiệp Đức Walther Sommerlath (1901-1990), cuối cùng chuyển đến Đức với chồng. Ở đó, hai người đã có bốn đứa con:
Sommerlath trở thành góa phụ vào tháng 10 năm 1990, sau khi chồng bà qua đời. Bà bị bệnh tim và mất trí nhớ do tuổi già và chết tại Cung điện Drottningholm, phía tây của Stockholm vào năm 1997. Linh cửu của bà được chôn cất ở Heidelberg, Đức bên cạnh chồng của mình. | 1 | null |
Vương tử Bertil của Thụy Điển (Bertil Gustaf Oskar Carl Eugen, 28 tháng 02 năm 1912 - 05 tháng 01 năm 1997) là Công tước xứ Halland và là con trai thứ ba của vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển với người vợ đầu tiên, Margaret xứ Connaught.
Bertil được sinh ra tại Stockholm. Ông được cấp một lãnh địa công tước cũ, trong thời Trung cổ đã được phân phong cho nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch và Thụy Điển, chẳng hạn như Benedict, Công tước xứ Halland. | 1 | null |
Margaret xứ Connaught (Margaret Victoria Charlotte Augusta Norah, sau là Vương thái tử phi của Thụy Điển, ngày 15 tháng 1 năm 1882 - 01 Tháng 5 năm 1920) là con gái của Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught và Strathearn (con trai thứ ba của Victoria của Anh), và Luise Margarete của Phổ. Là một Vương tôn nữ của Vương quốc Anh, bà được biết đến với biệt danh "Daisy" và ở Thụy Điển được biết đến như "Margareta".
Sinh thời.
Vương tôn nữ được sinh ra tại Bagshot Park và được rửa tội trong nhà nguyện riêng của lâu đài Windsor vào ngày 11 tháng 3 năm 1882 bởi Tổng giám mục Canterbury, Archibald Tait, và các cha mẹ đỡ đầu của bà là: Victoria của Anh (bà nội); Hoàng đế Wilhelm I của Đức; Victoria, Vương nữ Vương thất; Prince và Princess Friedrich Karl của Phổ (ông bà ngoại) và Thân vương xứ Wales (bác ruột).
Vương tôn nữ Margaret lớn lên như một thành viên thân thiết của gia đình Vương thất, bà tham gia các ngày lễ gia đình và đám cưới vương thất. Bà là một phù dâu tại đám cưới của Công tước và Công tước phu nhân xứ York (tương lai là George V của Anh và Vương hậu Mary) vào ngày 6 tháng 7, 1893.
Qua đời.
Ngày 1 tháng 5 năm 1920, Vương thái tử phi Margaret qua đời đột ngột tại Stockholm. Theo thông báo chính thức, bà bị nhiễm trùng nhũ. Vào thời điểm đó, bà đang mang thai tám tháng đứa con thứ sáu của mình. Sau khi công bố cái chết của bà trong lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động, Thủ tướng Thụy Điển Hjalmar Branting nói: tia mặt trời ở Cung điện Stockholm đã ra đi mãi mãi. | 1 | null |
Ingrid Victoria Sofia Louise Margareta của Thụy Điển (ngày 28 tháng 03 năm 1910 - ngày 07 tháng 11 năm 2000) là Vương hậu của Đan Mạch, vợ của vua Frederik IX của Đan Mạch.
Sinh thời.
Cô sinh ra tại Stockholm là con thứ tư của vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển với người vợ đầu tiên, Margaret xứ Connaught. Cô cũng là cháu gái lớn của Nữ vương Victoria của Vương quốc Anh. Mẹ của công chúa Ingrid qua đời vào năm 1920 vì viêm màng não trong lúc mang thai đứa con thứ 6 được 8 tháng. Cha cô cưới Louise Mountbatten ba năm sau đó. Louise là chị em họ thứ hai của Ingrid. Bà chỉ có một con gái bị chết non trong cuộc hôn nhân này.
Năm 1928, cô và Thân vương xứ Wales đương thời (người kế thừa ngôi vua Anh sau này) có mối quan hệ tình cảm, nhưng việc tiến đến hôn nhân không thành.
Năm 1935, cô kết hôn với Vương tử Đan Mạch, và đây đã trở thành một sự kiện lớn ở Thụy Điển trong năm 1935, làm các phương tiện truyền thống chú ý.
Hôn nhân và con cái.
Vương nữ Ingrid kết hôn với Vương tử Frederick của Đan Mạch và Iceland, tại Stockholm vào ngày 24 tháng 05 năm 1935. Họ có liên quan huyết thống dòng họ, như đối với Oscar I của Thụy Điển, họ là anh em họ thứ ba. Thông qua Leopold, Đại Công tước xứ Baden, họ là anh em họ thứ ba. Và cuối cùng qua Phao-lô I của Nga, Frederick là anh em họ thứ tư của mẹ Vương nữ Ingrid. Cô đã trở thành Vương hậu của Đan Mạch sau khi chồng của cô lên ngôi vua Đan Mạch vào ngày 20 tháng 04 năm 1947. Hai người có với nhau 3 người con: | 1 | null |
Anne-Marie của Đan Mạch, Vương hậu Hy Lạp (; sinh ngày 30 tháng 8 năm 1946) là vợ của cựu vương Konstantinos II của Hy Lạp, người bị lật đổ trong cuộc trưng cầu trong năm 1973 và năm 1974.
Tên khai sinh đầy đủ của bà là Anne-Marie Dagmar Ingrid, Vương nữ Đan Mạch (), sinh ngày 30 tháng 8 năm 1946, là con gái út của Quốc vương Đan Mạch Frederik IX và Công chúa Ingrid của Thụy Điển. Cô là em gái út của Nữ vương Margrethe II hiện đang trị vì Đan Mạch và chị em họ của đương kim Quốc vương Carl XVI Gustaf của Thụy Điển.
Con cái.
Các con cháu của Konstantinos và Anne-Marie gồm có:
Tước hiệu.
Tước hiệu của bà là "Vương hậu của Hy Lạp" (Vương hậu của Hellenes) tuy nhiên hiện nay không được công nhận theo các điều khoản của Hiến pháp cộng hòa Hy Lạp. Tuy nhiên, Tòa án Vương thất Đan Mạch, Thụy Điển, Bỉ và Tây Ban Nha vẫn chính thức công nhận và đề cập tới bà như Vương hậu của Hellenes.
Là con gái của Quốc vương Frederik IX của Đan Mạch, và là em gái của Nữ vương Margrethe II của Đan Mạch, Anne-Marie cũng là một thành viên trực tiếp của Vương thất Đan Mạch và cũng được biết đến như một vương nữ Đan Mạch. | 1 | null |
Frederick IX của Đan Mạch (Christian Frederik Franz Michael Carl Valdemar Georg) (11 tháng 3 năm 1899 – 14 tháng 1 năm 1972) là vua của Vương quốc Đan Mạch từ ngày 20 tháng 4 năm 1947 cho đến khi ông qua đời vào ngày 14 tháng 1 năm 1972.
Ông là con trai của Quốc vương Christian X của Đan Mạch và Vương hậu Alexandrine, thuộc nhà Glücksburg.
Sinh thành và gia đình.
Thân thế.
Frederick sinh ngày 11 tháng 3 năm 1899 tại lâu đài Sorgenfri ở Kongens Lyngby thuộc Zealand trong thời cai trị Đan Mạch của ông cố ông là Quốc vương Christian IX của Đan Mạch. Cha ông là Vương tôn Christian của Đan Mạch (sau là Quốc vương Christian X của Đan Mạch), con trai cả của Thái tử Frederick vàLovisa của Thụy Điển (sau vua là Quốc vương Frederick VIII của Đan Mạch và Vương hậu Louise). Mẹ ông là Alexandrine, Vương hậu Đan Mạch, con gái của Francis Frederick III, Đại Công tước của Mecklenburg-Schwerin và Nữ Đại Công tước Anastasia Mikhailovna của Nga.
Ông được rửa tội tại lâu đài Sorgenfri vào ngày 9 tháng 4 năm 1899 và có 21 người bố mẹ đỡ đầu, trong đó có ông cố của ông Christian IX của Đan Mạch, Nikolai II của Nga, Georgios I của Hy Lạp, Oscar II của Thụy Điển, ông nội của ông Thái tử Frederick của Đan Mạch (Frederick VIII sau này), Edward, Thân vương xứ Wales (sau này là vua Edward VII của Anh) và chú của ông Friedrich Franz IV, Đại công tước xứ Mecklenburg.
Đầu đời và giáo dục.
Khi Christian IX qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1906, và ông nội của Frederick là Thái tử Frederick kế vị thành Quốc vương Frederick VIII của Đan Mạch. Cha của Frederick trở thành thái tử, và Frederick tiến lên vị trí thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng.
Chỉ sáu năm sau, vào ngày 14 tháng 5 năm 1912, Frederick VIII băng hà, và cha của Frederick lên ngôi lấy hiệu là Christian X và Frederick trở thành thái tử. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1918, khi Đạo luật Liên minh Đan Mạch-Iceland công nhận Iceland là một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn trong liên minh cá nhân với Đan Mạch thông qua một quốc vương chung, Frederick cũng trở thành thái tử của Iceland (tên của ông được đánh vần chính thức là "Friðrik"). Tuy nhiên, khi một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia thành lập Cộng hòa Iceland vào ngày 17 tháng 6 năm 1944, ông không bao giờ kế vị làm vua của Iceland.
Frederick được đào tạo tại Học viện Hải quân Hoàng gia Đan Mạch (một sự đổi mới trong Hoàng gia Đan Mạch vì các thành viên trước đây thường theo sự nghiệp quân đội thay vì hải quân) và Đại học Copenhagen. Trước khi trở thành vua, ông đã đạt được cấp bậc đô đốc và ông đã có một số lệnh cấp cao tại ngũ. Frederick có một số hình xăm trong thời gian phục vụ hải quân. Ngoài ra, với tình yêu lớn dành cho âm nhạc, ông còn là một người chơi piano và nhạc trưởng điêu luyện. | 1 | null |
Bão lốc xoáy Mahasen là một cơn bão nhiệt đới tương đối yếu gây ra thiệt hại về người qua sáu quốc gia ở miền Nam và Đông Nam Á. Có nguồn gốc từ một khu vực áp suất thấp ở phía nam vịnh Bengal. Cơn bão này đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại phía Nam và Đông Nam châu Á, khiến hơn 90 người thiệt mạng.
Bão Mahasen đã đổ bộ vào Sri Lanka làm ít nhất bảy người thiệt mạng, ba người mất tích và gần 7.400 người phải di tản.
Sau đó bão Mahasen đổ bộ vào đất liền trong ngày 17 tháng 5 với sức gió lên tới 88 km/giờ và gây sóng lớn cao 2m.
Sáng 16-5, bão Mahasen đã ập vào bờ biển miền Nam Bangladesh, tàn phá nhiều làng mạc.
Vào lúc 9 giờ sáng cùng ngày, bão Mahasen đổ bộ vào làng Kuakata, huyện Patuakhali thuộc phân khu Barisal với sức gió đã giảm còn 90 km/giờ sau khi vượt qua 1.700 km từ vịnh Bengal.
Theo thông tin ban đầu, bão làm ít nhất sáu người chết, hơn 100 người bị thương ở ba huyện Patuakhali, Barguna và Bhola của phân khu Barisal. Ngoài ra, một tàu cá bị lật ở vịnh Bengal làm 19 người chết.
Khoảng 15.000 nhà mái tôn và mái tranh ở huyện Patuakhali bị phá hủy do gió giật quá mạnh và mưa lớn. | 1 | null |
Hoodwinked! (ở Việt Nam được biết với tựa đề Truy tìm bí mật và Truy tìm bí quyết) là một bộ phim hoạt hình 3D hài hước năm 2005 của Mỹ do Cory Edwards, Todd Edwards và Tony Leech làm đạo diễn và biên kịch. Phim có sự tham gia lồng tiếng của Anne Hathaway, Glenn Close, Jim Belushi và Patrick Warburton.
Nội dung.
Red đến nhà bà cô là Granny, nơi chú sói Big Bad Wolf đã cải trang thành Granny. Wolf tấn công Red. Granny đang bị trói nhảy ra khỏi tủ quần áo, rồi có một anh chàng tên Kirk cầm rìu lao qua cửa sổ. Cảnh sát đến hiện trường. Thám tử Nicky Flippers đặt câu hỏi cho những người có mặt về các sự kiện dẫn đến vụ việc trên.
Red có tên thật là Red Puckett, giải thích rằng cô đang đi giao hàng cho bà thì phát hiện ra mối đe dọa từ tên cướp bí ẩn Goody, người đang ăn cắp công thức làm bánh. Để cứu công việc kinh doanh của Granny, Red mang công thức của gia đình Puckett đến nhà Granny trên đỉnh núi. Trên đường đi, cô rơi khỏi cabin cáp treo do Thỏ Boingo điều khiển và gặp Wolf, người đặt một loạt câu hỏi đáng ngờ cho cô. Né tránh Wolf, Red đi cùng một ông dê tên Japeth suốt chặng đường còn lại đến nhà Granny. Khi đến nơi, Red thấy Wolf đang chờ sẵn.
Đến lượt Wolf kể lại câu chuyện theo góc nhìn của mình, chú thực ra là phóng viên điều tra, đi cùng với trợ lý là chú sóc Twitchy. Wolf đang tìm hiểu về danh tính của tên cướp Goody, tin rằng Red và Granny là thủ phạm. Khi không thể giữ chân Red, Wolf và Twitchy đã đến nhà Granny bằng đường tắt do Boingo chỉ dẫn. Tại ngôi nhà, họ thấy Granny đã bị trói trong tủ quần áo. Sau đó Wolf lên kế hoạch lừa Red khai ra sự thật về tên cướp Goody.
Khi Kirk được thẩm vấn, anh giải thích rằng sự xuất hiện của mình tại nhà Granny là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kirk là một diễn viên đầy triển vọng, đang thử đóng vai tiều phu trong phim quảng cáo. Sau khi xe bán đồ ăn của Kirk bị tên cướp Goody phá hoại, anh được Boingo an ủi và nhận được cuộc gọi từ nhà đài. Sau đó anh đi chặt cây để nhập tâm vào vai diễn sắp tới của mình. Một cái cây ngã xuống và đẩy anh rơi vào nhà Granny.
Đến lượt Granny được thẩm vấn. Red không biết Granny là người đam mê thể thao mạo hiểm. Sáng hôm đó, bà tham gia cuộc đua trượt tuyết trên núi, nơi Boingo xuất hiện như một người hâm mộ bà. Dù bị đội đối thủ tấn công nhưng Granny vẫn có thể chống trả và giành chiến thắng, bà còn biết được tên cướp Goody đã thuê đội đối thủ trừ khử bà. Trong khi nhảy dù về nhà, bà bị mắc vào dây dù, rơi vào quạt trần và bị văng vào tủ quần áo.
Bị sốc trước bí mật của Granny, Red đi lang thang một mình trong rừng. Nicky suy luận rằng Boingo, người đã có mặt trong cả bốn câu chuyện, chính là tên cướp Goody. Sau khi Boingo lẻn vào nhà Granny và đánh cắp công thức làm bánh của gia đình Puckett, Red theo dõi hắn đến nơi ẩn náu của hắn trên trạm cáp treo. Granny, Wolf và Kirk cũng đi theo hỗ trợ Red. Boingo tiết lộ rằng hắn sẽ cho thêm chất gây nghiện vào công thức làm bánh, sau đó san phẳng khu rừng để dọn đường cho đế chế của riêng hắn.
Granny, Wolf và Kirk bị phát hiện và cuộc xung đột diễn ra. Boingo nhốt Red vào cabin cáp treo chứa đầy chất nổ. Granny cố gắng cứu cháu gái trong khi Boingo và bọn thuộc hạ của hắn đuổi theo bà. Cuối cùng Granny cứu được Red trước khi cabin cáp treo nổ tung. Lực lượng cảnh sát chờ sẵn dưới chân núi đã bắt giữ băng nhóm của Boingo. Một thời gian sau, Kirk trở thành ca sĩ của một đoàn hát yodel, còn Red, Granny, Wolf và Twitchy được Nicky đề nghị tham gia cơ quan chuyên giải quyết tội phạm tên là Happily Ever After. | 1 | null |
Vương nữ Alexia của Hy Lạp và Đan Mạch (tiếng Hy Lạp: Πριγκίπισσα Αλεξία της Ελλάδας και Δανίας; sinh ngày 10 tháng 7 năm 1965) là con gái cả của cựu vương Konstantinos II của Hy Lạp và cựu Vương hậu Anne-Marie của Hy Lạp (con gái út của Vua Frederik IX của Đan Mạch và Hoàng hậu Ingrid của Thụy Điển).
Thời trẻ.
Công chúa Alexia được sinh ra tại Mon Repos, Corfu, quần đảo Ionia, Hy Lạp, cùng nhà với Vương phu Philippos, Công tước xứ Edinburgh. Giữa ngày sinh của chính mình và ngày sinh của em trai Pavlos vào ngày 20 tháng 5 năm 1967, bà được coi là người thừa kế ngai vàng của Hy Lạp, khi mà chế độ quân chủ còn tồn tại, do thứ tự kế vị ngai vàng của Hy Lạp được xác định bởi quyền ưu tiên nam giới, tương tự như luật kế vị của Tây Ban Nha, chứ không phải luật Salic. Alexia xếp thứ 2 sau em trai Pavlos trong hàng kế vị.
Công chúa Alexia lớn lên trong cuộc sống lưu vong và lớn lên ở giữa Roma và Luân Đôn. Trước khi theo học tại Đại học Hellenic của Luân Đôn, bà đã theo học trường Miss Surtee’s School dành cho nam và nữ ở Roma. Sau trường Đại học Hellenic, bà theo học Cao đẳng Froebel của Viện Roehampton, một phân hiệu của Đại học Surrey, vào năm 1985 và lấy bằng Cử nhân Lịch sử và Giáo dục vào năm 1988. Năm 1989, bà đạt được chứng chỉ giáo dục sau đại học và trở thành một giáo viên tiểu học ở khu vực nội thành Southwark ở Luân Đôn từ năm 1989 đến năm 1992 trước khi chuyển đến Barcelona, nơi bà trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật phát triển.
Hôn nhân và con cái.
Ngày 9 tháng 7 năm 1999, Công chúa Alexia kết hôn với Carlos Javier Morales Quintana, một kiến trúc sư và là nhà vô địch du thuyền, tại Nhà thờ St Sophia, Luân Đôn, Vương quốc Anh. Cô dâu mặc váy của nhà thiết kế người Áo Inge Sprawson. Những người tham dự đám cưới bao gồm chị gái bà Công chúa Theodora, cháu gái bà Công chúa Maria-Olympia, và Công chúa Mafalda, con gái của Kyril, Hoàng tử của Preslav (con trai của cựu Quốc vương Simeon của Bulgaria). Công chúa Alexia và Carlos Morales có với nhau bốn người con:
Alexia là mẹ đỡ đầu cho Công chúa Maria-Olympia của Hy Lạp, Pablo Nicolas Urdangarin y de Borbon, Bá tước Ingrid von Pfeil und Klein-Ellguth, Công chúa Isabella của Đan Mạch và Emma Tallulah Behn.
Alexia cùng gia đình sống ở quê hương của chồng tại bến thuyền Puerto Calero, Yaiza, Lanzarote, quần đảo Canary trong một ngôi nhà được thiết kế bởi chồng bà. | 1 | null |
Theodora của Hy Lạp và Đan Mạch (sinh ngày 09 tháng 06 năm 1983 tại Luân Đôn) là cô con gái nhỏ nhất và con thứ tư của cựu vương Konstantinos II của Hy Lạp và Anne-Marie của Đan Mạch. Mặc dù được sinh ra 10 năm sau khi chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ ở Hy Lạp, cô cũng được xem là một công chúa của Đan Mạch thông qua dòng máu của mẹ cô và là một thành viên của gia đình vương gia đang trị vì Vương quốc Đan Mạch. Cô là con nuôi của Nữ vương Elizabeth II của Anh. Như là một hậu duệ của Sophie của Pfalz, Vương nữ Theodora xếp vị trí 350 trong dòng kế vị ngai vàng nước Anh theo Luật định cư năm 1701.
Theodora được sinh ra tại Bệnh viện St Mary, Paddington, Luân Đôn vào ngày 09 tháng 06 năm 1983.
Gia đình.
Ông bà nội là vua Pavlos của Hy Lạp và Friederike Luise của Hannover ông bà ngoại của cô là Frederik IX của Đan Mạch và Ingrid của Thụy Điển. cha mẹ đỡ đầu của cô là cựu Hoàng tử Alexander của Nam Tư, cựu vương Michael I của Romania, Nữ vương Elizabeth II của Anh, và Nữ vương Margrethe II của Đan Mạch. | 1 | null |
Vương nữ Benedikte của Đan Mạch, Vương phi xứ Sayn-Wittgenstein-Berleburg, (Benedikte Astrid Ingeborg Ingrid, sinh ngày 29 tháng 04 năm 1944), là con thứ của Vua Frederik IX của Đan Mạch và Ingrid của Thụy Điển. Bà là em gái của đương kim Nữ vương Đan Mạch, Margrethe II, và chị gái của Anne-Marie, Vương hậu Hy Lạp.
Là con gái của Vua Frederik IX của Đan Mạch, bà là một thành viên của gia đình Vương thất Đan Mạch và hiện đứng thứ 11 trong dòng kế vị ngai vàng Đan Mạch. Vương nữ Benedikte thường đại diện cho Nữ vương Margrethe tại các sự kiện chính thức hoặc bán chính thức. Năm 1968, bà kết hôn với Richard, Thân vương thứ 6 của Sayn-Wittgenstein-Berleburg, hai người có với nhâu 3 người con.
Sinh thành và gia đình.
Vương nữ Benedikte sinh ngày 29 tháng 04 năm 1944 tại Cung điện Amalienborg ở Copenhagen và là người con thứ 2 của Thái tử Frederick và Ingrid của Thụy Điển. Cha bà là con trai cả của Vua Christian X của Đan Mạch và Vương hậu Alexandrine, Đại Công nữ xứ Mecklenburg, còn mẹ bà là con gái duy nhất của Thái tử Gustav Adolf và Vương tôn nữ Margaret xứ Connaught.
Bà được rửa tội vào ngày 24 tháng 05 năm 1944 tại Nhà thờ Holmen ở Copenhagen. Cha mẹ đỡ đầu của bà là Vua Christian X và Vương hậu Alexandrine (ông bà nội), Vương tử Gustav của Đan Mạch (ông chú), Vua Gustaf V của Thụy Điển (ông cố), Vương tử Sigvard, Công tước xứ Uppland, Ngài Alexander Ramsay (chồng của em gái bà ngoại), Vương tôn nữ Caroline-Mathilde của Đan Mạch (vợ của chú bà), Vương tôn nữ Margaretha của Thụy Điển (em họ của cha), Vương nữ Ingeborg của Đan Mạch (bà cô) và Vương hậu Elizabeth của Anh. | 1 | null |
Frederick VIII (Christian Frederik Vilhelm Carl) (ngày 3 tháng 6 năm 1843 - ngày 14 tháng 5 năm 1912) là vua của Vương quốc Đan Mạch trong giai đoạn 1906-1912.
Sinh thành.
Frederick sinh ngày 3 tháng 6 năm 1843 trong Cung điện Vàng ở Copenhagen với tư cách là Hoàng tử Frederick của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, là dòng nam của Nhà Oldenburg, có nguồn gốc từ Christian III của Đan Mạch và vốn đã cai trị không chủ quyền với tước vị công tước của Schleswig-Holstein qua tám thế hệ, trong đó có ông nội của Frederick. Cha mẹ của Frederick là Hoàng tử Christian của Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg và Louise của Hesse-Kassel.
Trong năm 1847, cha của ông đã được lựa chọn như người thừa kế để kế vị ngai vàng Đan Mạch, bởi vì mẹ Frederick là Louise của Hesse-Kassel, có quan hệ huyết thống gần với vua Đan Mạch, và là người cuối cùng của dòng chính Oldenburg (những người thừa kế khác của nhà Hesse đã từ bỏ quyền lợi kế thừa ngai vàng của Đan Mạch để ủng hộ Louise và chồng của bà). Theo đó, Frederick đã trở thành một vị Hoàng tử Đan Mạch vào năm 1847.
Cái chết.
Trên hành trình trở về từ một chuyến đi đến Nice, vua Frederick đã dừng lại tại Hamburg, ở tại khách sạn Hamburger Hof. Tối đến nơi, Frederick (ẩn danh) đã đi dạo trên phố Jungfernstieg. Trong khi đi bộ ông đã ngất đi và ngã gục xuống ghế đá công viên và qua đời. Ông được phát hiện bởi một nhân viên cảnh sát đã đưa ông đến một bệnh viện ở Hafen nơi ông đã qua đời. Ông được mai táng với các thành viên khác của Vương thất Đan Mạch trong Nhà thờ Roskilde gần Copenhagen.
Di sản.
Các gia đình Vương thất Đan Mạch, Na Uy, Bỉ và Luxembourg là hậu duệ của vua Frederick VIII thông qua các cuộc hôn nhân. | 1 | null |
Frederick Francis IV (ngày 09 tháng 04 năm 1882 - ngày 17 tháng 11 năm 1945) là Đại Công tước cuối cùng của Mecklenburg-Schwerin và nhiếp chính của Mecklenburg-Strelitz.
Sinh thời.
Ông sinh ra ở Palermo con trai của Friedrich Franz III, Đại Công tước của Mecklenburg-Schwerin, và mẹ ông là Nữ Đại Công tước Anastasia Mikhailovna của Nga. Ông kế vị cha mình như một Đại Công tước khi cha ông qua đời ngày 10 tháng 04 năm 1897, nhưng do còn nhỏ tuổi nên đại công tước bị chi phối bởi người chú của ông, Công tước Johann Albrecht khi ông này giữ quyền nhiếp chính vương cho đến khi Friedrich Franz đến tuổi và quyền lực được trao lại vào ngày 09 tháng 04 năm 1901.
Hôn nhân và hậu duệ.
Vào ngày 07 tháng 06 năm 1904, Frederick Francis kết hôn với công chúa Alexandra của Hanover và Cumberland tại Gmunden. Cô là con gái thứ hai của Ernest Augustus, Thái tử Hanover, và vợ của ông công chúa Thyra của Đan Mạch, là con gái của Christian IX của Đan Mạch.
Họ đã có với nhau 5 người con: | 1 | null |
Friedrich I xứ Anhalt () (29 tháng 4 năm 1831 – 24 tháng 1 năm 1904) là một vương hầu người Đức thuộc gia tộcAscania, đã cai trị Công quốc Anhalt từ năm 1871 cho đến năm 1904. Ông cũng là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Early life.
Friedrich đã chào đời tại Dessau vào năm 1831, là người con thứ ba đồng thời là con trai duy nhát của Quận công Leopold IV xứ Anhalt-Dessau và người vợ của ông này là Công chúa Frederica Wilhelmina của Phổ, con gái của Hoàng thân Ludwig Karl của Phổ.
Ông học tập tại Bonn và Geneva, và vào năm 1851 ông gia nhập quân đội Phổ tại Potsdam.
Vào năm 1863, sau khi vị Quận công cuối cùng của Anhalt-Bernburg qua đời, lãnh thổ của Công quốc Anhalt-Bernburg được sáp nhập với Công quốc Anhalt-Dessau. Dessau trở thành thủ đô mới của Công quốc Anhalt được thống nhất. Từ đây, cha của Friedrich là Leopold IV trở thành Quận công xứ Anhalt, trong khi Friedrich trở thành người thừa kế của công quốc.
Vào năm 1864, trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai chống Đan Mạch, ông tham gia trong bộ tham mưu của người anh rể mình là Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ. Vào năm 1867, ông được phong quân hàm Trung tướng và đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tại Pháp, ông tham gia chiến đấu trong cuộc vây hãm Toul, các cuộc giao tranh tại Beaumont và Sedan. Do công trạng của ông tại núi Valérien trong cuộc vây hãm Paris, ông đã được tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng nhì. Ông đã đại diện cho cha mình trong lễ tấn phong Wilhelm I làm vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đức thống nhất tại Phòng Gương ở Cung điện Versailles vào ngày 18 tháng 1 năm 1871.
Trị vì.
Vào ngày 22 tháng 5 năm 1871, cha của Friedrich qua đời. Ông kế nhiệm cha mình làm Quận công xứ Anhalt, lãnh thổ bao gồm các công quốc Anhalt-Dessau, Anhalt-Köthen và Anhalt-Bernburg khi trước. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1876, Wilhelm I – Vua Phổ và Hoàng đế Đức – đã bổ nhiệm ông làm chỉ huy trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 93, sau khi đã phong ông cấp bậc Thượng tướng Bộ binh ba năm trước đó. Ông cũng là một Hiệp sĩ Huân chương Đai bàng Đen, ngoài ra được nhận Huân chương Đại bàng Đỏ hạng nhất với Bảo kiếm và Đại Thập tự Huân chương Leopold của Bỉ.
Vào ngày 23 tháng 1 năm 1904, Công tước bị ngập máu và ngày hôm sau ông từ trần tại lâu đài Ballenstedt. Do con trai trưởng của ông là Leopold mất trước ông, người con thứ của ông lên thay cha, trở thành Công tước Friedrich II.
Gia đình.
Hôn nhân và hậu duệ.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 1854, tại Altenburg, ông đã kết hôn với Công nương Antoinette xứ Saxe-Altenburg. Bà là con gái của Vương công Eduard xứ Saxe-Altenburg và người vợ của ông này là Công nương Amalie xứ Hohenzollern-Sigmaringen. Họ có sáu người con: | 1 | null |
María Teresa, Đại Công tước phu nhân Luxembourg (nhũ danh María Teresa Mestre y Batista-Falla, sinh ngày 22 tháng 03 năm 1956), là vợ của Henri của Luxembourg.
Sinh thời.
Maria Teresa, Đại Công tước phu nhân Luxembourg, được sinh ra tại Marianao, La Habana, Cuba, là con của José Antonio Mestre y Álvarez (Vedado, La Habana, 1926 -) và vợ (m Vedado, La Habana, 1951). María Teresa Batista y Falla de Mestre (Vedado, La Habana, 1928-1988), trong gia đình của giai cấp tư sản và cũng có nguồn gốc từ người Mỹ bản địa. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.