text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Christian X của Đan Mạch ("Christian Carl Frederik Albert Alexander Vilhelm"; ngày 26 tháng 09 năm 1870 – ngày 20 tháng 04 năm 1947) là vua của Vương quốc Đan Mạch giai đoạn 1912-1947 và là vua duy nhất của Iceland, giữa năm 1918 và năm 1944.
Ông là vị vua thứ ba của Đan Mạch thuộc nhà Glücksburg và là thành viên đầu tiên của gia đình ông kể từ thế kỷ 16 được sinh ra trong một gia đình Vương thất Đan Mạch, cả cha và ông nội của ông đã được sinh ra như là hoàng tử của một gia đình công tước nhỏ ở Đức. Một trong những anh em trai của ông là Vua Haakon VII của Na Uy.
Sinh trưởng.
Christian được sinh ra vào ngày 26 tháng 09 năm 1870 tại Cung điện Charlottenlund ở thành phố Gentofte gần Copenhagen là con trai của Thái tử Frederick của Đan Mạch và vợ là Lovisa của Thụy Điển, người con còn sống duy nhất của Vua Charles XV của Thụy Điển. Ngài được rửa tội trong nhà nguyện của Cung điện Christiansborg vào ngày 31 tháng 10 năm 1870 bởi Giám mục Zealand, Hans Lassen Martensen.
Hôn nhân và con cái.
Christian kết hôn với Alexandrine, Vương hậu Đan Mạch tại Cannes vào ngày 26 tháng 04 năm 1898, cô là con gái của Frederick Francis III, Đại Công tước của Mecklenburg-Schwerin và Nữ Đại Công tước Anastasia Mikhailovna của Nga. Họ có hai người con:
Cái chết.
Nhà vua qua đời trong cung Cung điện Amalienborg, Copenhagen, năm 1947, Christian X được mai táng cùng các thành viên khác của gia đình hoàng gia Đan Mạch trong Nhà thờ Roskilde gần Copenhagen. | 1 | null |
Alexandrine xứ Mecklenburg-Schwerin (tiếng Đức: Alexandrine zu Mecklenburg-Schwerin; tiếng Đan Mạch: "Alexandrine af Mecklenburg-Schwerin"; 24 tháng 12 năm 1879 - 28 tháng 12 năm 1952) là vợ của vua Đan Mạch Christian X.
Gia đình.
Tên khai sinh đầy đủ của bà là Alexandrine Auguste, Nữ công tước xứ Mecklenburg-Schwerin (), sinh ngày 24 tháng 12 năm 1879, tại thành phố Schwerin. Cha cô là Frederick Francis III, Đại Công tước của Mecklenburg-Schwerin, mẹ cô là Nữ Đại Công tước Anastasia Mikhailovna của Nga, cháu gái của Hoàng đế Nikolai I của Nga.
Hôn nhân và con cái.
Nữ Công tước Alexandrine kết hôn với Vương tử Christian của Đan Mạch vào ngày 26 tháng 04 năm 1898, tại Cannes, Pháp, khi cô mới 18 tuổi. Họ có hai người con:
Bà đã qua đời tại Copenhagen, Đan Mạch vào năm 1952 và được chôn cất bên cạnh chồng bà trong Nhà thờ Roskilde. Anh trai duy nhất của vương hậu Alexandrine là Friedrich Franz IV, Đại công tước xứ Mecklenburg, trong khi em gái duy nhất của bà là Nữ Công tước Cecilie của Mecklenburg-Schwerin, vợ của Wilhelm, Thái tử của Đức con trai cả của Hoàng đế William II của Đức. | 1 | null |
Alexander Heinrich Rudolph von Kluck (20 tháng 5 năm 1846 – 19 tháng 10 năm 1934) là một tướng lĩnh quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi gia nhập quân đội Phổ, Kluck đã tham gia tích cực trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871. Ông từng được nhìn nhận là một trong những chỉ huy bộ binh tài giỏi nhất của Đức. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Đức. Trên cương vị này, ông đã đánh chiếm thủ đô Brussels của Bỉ và gần như là đánh bại Pháp, trước khi một lỗ hổng xuất hiện giữa các tập đoàn quân số và số 2 của Đức tạo điều kiện cho liên quân Anh - Pháp phản công trong trận sông Marne lần thứ nhất. Mặc dù Kluck đẩy lùi cuộc tấn công của quân Pháp trong trận chiến này, ông bị buộc phải rút lui do sự bố trí đội hình sai lệch của Đức. Sau đó, ông đã bẻ gãy một cuộc tấn công của liên quân Anh - Pháp trong trận sông Aisne lần thứ nhất.
Đầu đời.
Kluck sinh ngày 20 tháng 5 năm 1846 tại Münster, Westfalen, Phổ.
Sự nghiệp quân sự.
Ông đã gia nhập quân đội Phổ từ nhỏ, và tham gia tích cực trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bảy tuần năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), tại đó ông đã bị thương hai lần trong trận chiến Colombey-Neuilly, và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt (hạng nhì) vì lòng dũng cảm của mình. Ông được phong quân hàm Đại tá năm 1896, Thiếu tướng năm 1899, rồi Thượng tướng Bộ binh vào năm 1906. Ông chỉ huy Quân đoàn I vào năm 1906 và Quân đoàn VII tại Đông Phổ vào năm 1907. Ông được liệt vào hàng khanh tướng Phổ năm 1909. vào năm 1913 ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng của Cục thanh tra Quân đội VII.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Kluck được giao quyền chỉ huy Tập đoàn quân số 1 của Đức, tập kết gần Aachen vào đầu tháng 8 năm 1914. Theo những sửa đổi Kế hoạch Schlieffen của Moltke Nhỏ, Tập đoàn quân số 1 là một phần của cánh phải hùng mạnh và nằm ở phía rìa cực tây của đội hình quân Đức tiến quân Bỉ và Pháp. Cánh phía tây có nhiệm vụ tiến tới Paris kế bên Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Karl von Bülow. Sau khi cả hai tập đoàn quân đều đến Paris, họ sẽ phối hợp uy hiếp Paris từ cả hướng đông lẫn hướng tây.
Với 32 vạn người, tập đoàn quân số 1 của Kluck là tập đoàn quân lớn nhất trong quân đội Đức tấn công Bỉ và Pháp. Mặc dù ông đánh chiếm Brussels vào ngày 20 tháng 8, Kluck không thể vây bắt quân đội Bỉ. Quân Bỉ rút lui an toàn về Antwerp và gây nên một mối đe dọa đối với các lực lượng Đức. Tiếp theo đó, ông đánh thắng Lực lượng Viễn chinh Anh trong trận Mons vào ngày 23 tháng 8 rồi lại thắng quân Anh trong trận Le Cateau vào ngày 26 tháng 8. Sau những chiến thắng này, Tập đoàn quân số 1 truy đuổi Tập đoàn quân số 5 của Pháp do tướng Lanrezac chỉ huy trong cuộc Đại Rút lui của quân Pháp và Anh. Tuy nhiên, cách Paris 48.28 km, sau khi giao chiến với Tập đoàn quân số 5 của Pháp trong trận St. Quentin, viên tướng thận trọng Bülow quyết định dừng bước tiến của Tập đoàn quân số 2 dưới quyền ông ta và yêu cầu sự trợ giúp trực tiếp của Kluck. Trong thời điểm này, viên tướng táo bạo Kluck đã kéo Tập đoàn quân số 1 của mình qua phía nam vị trí của Bülow đến cách Paris 20,92 km. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1914, Kluck đã quyết định vòng các đạo quân của ông sang hướng đông Paris, loại bỏ hoàn toàn kế hoạch Schlieffen. Mặc dù sự thận trọng của Bülow đã gây cho Kluck thất vọng, vào ngày 31 tháng 7, Kluck chuyển quân sang hướng đông nam để hỗ trợ cho Tập đoàn quân số 2.
Mặc dù Kluck đánh tan các lực lượng Pháp gần Amiens, trong tiến trình này ông cũng mở ra một lỗ hổng 48,28 km giữa tập đoàn quân của mình và tập đoàn quân của Bülow. Qua trinh sát bằng không quân, người Pháp đã phát hiện ra khe hở này, và điều đó đã được chứng nhận bởi các đội kỵ binh tuần tiễu của Pháp cũng như các mệnh lệnh được tìm thấy trên thi thể một sĩ quan Đức. Nguy hiểm cho Kluck, cuộc tiến quân của Kluck đã làm hở sườn phải của Tập đoàn quân số 1 về phía trước Paris, nơi Tập đoàn quân số 6 dưới quyền tướng Michel-Joseph Maunoury được thành lập (điều mà tướng Kluck không hay biết). Lợi dụng thời cơ, Tập đoàn quân số 6 của Pháp đã tiến từ Paris về hướng bắc và trận sông Marne lần thứ nhất bùng nổ vào ngày 5 tháng 9 năm 1914.
Binh lính của Kluck đã kiệt quệ, thiếu thốn lương thực và tiếp tế. Tuy nhiên, trước nguy cơ bị quân Pháp hợp vây, Kluck đã dựa vào giao tranh quyết liệt và chiến lược ưu việt để cứu vãn mình. Ông phát động phản công về hướng tây và gửi ba quân đoàn của mình đến đương đầu với Mannoury dọc theo sông Ourcq. Quân Pháp bị thương vong rất nhiều. Mannoury có ý định rút lui, song kế hoạch của viên thống đốc quân sự Paris Joseph Gallieni đã cứu vãn ông ta. Được lệnh từ Gallieni, quân tiếp viện từ Paris đã đổ về mặt trận trong những chiếc taxi, song không thể nào ngăn được việc Mannoury bị đánh bật. Mặc dù cuộc tấn công của Tập đoàn quân số 6 của Pháp đã bị chặn đứng, bước tiến về hướng tây của Kluck một lần nữa mở rộng lỗ hổng giữa Kluck và Bülow. Trong khi đó, Bülow cũng đối phó tài tình với sức ép từ Tập đoàn quân số 5 của Pháp do tướng Franchet d'Esperey chỉ huy và Tập đoàn quân số 9 của Pháp mới được thành lập, dưới quyền tướng Ferdinand Foch huy. Đến ngày thứ ba, cuộc phản công của liên quân Anh - Pháp đã hoảng loạn. Ở một số nơi, quân Đồng minh bị đẩy lui với thiệt hại nặng nề. Trong ngày 9 tháng 9, khi trận đánh lên đến đỉnh điểm, chính người Đức đã bị nhụt chí. Trước tình hình quân viễn chinh Anh vượt qua sông Marne và tiến một cách cẩn trọng và lỗ hổng giữa hai tập đoàn quân Đức, Bülow quyết định triệt thoái. Quyết định của ông ta đã được Thượng tá Hentsch, một sĩ quan tham mưu cần mẫn được gửi đến để đại diện Moltke trên mặt trận, tán thành, mặc dù Kluck đã giải quyết phần lớn các vấn đề của mình (có lẽ chỉ ngoại trừ một vấn đề là giữa liên lạc với đại bản doanh của ông và cho Bộ Tổng tham mưu, qua đó cho Hentsch, biết rằng ông đã giải quyết các vấn đề mà mình gặp phải bằng cách nào?). Quân Đức rút lui trong trật tự về các cao điểm ở hướng bắc sông Aisne, một con sông nhỏ nằm cách Marne khoảng 64,4 km về hướng bắc.
Sự thiếu hợp tác giữa Kluck và Bülow và thất bại sau đó trong việc giữ một tuyến tấn công hiệu quả là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của Kế hoạch Schlieffen, một kế hoạch được đề ra với dự định giáng một đòn quyết định vào Pháp. Thay vì đó, tình trạng bế tắc lâu dài của chiến tranh chiến hào đã mở đầu. Nhiều nhà chuyên môn Đức hết mực ca ngợi Kluck và viên tham mưu trưởng của ông là Hermann von Kuhl. Họ tin rằng, chỉ cần Bülow sánh ngang với Tập đoàn quân của Kluck về sự quyết đoán, Đức sẽ giành chiến thắng trong trận sông Marne, mặc dù điều đó không giải thích cho việc tập đoàn quân của ông gần như bị hợp vây. Người Anh khi đó gọi ông là "Một giờ đồng hồ cũ".
Sau khi Kluck và Bülow rút về sông Aisne, Tập đoàn quân số 7 do tướng Josias von Heeringen chỉ huy đã được lệnh lấp lỗ hổng chết người giữa hai tập đoàn quân. Với thương vong cao cho cả hai phe, quân Đức đã đập tan các cuộc tấn công quyết liệt của liên quân Anh - Pháp trong trận sông Aisne lần thứ nhất từ ngày 12 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1914. Tại vùng sông Aisne, chiến sự sẽ kéo dài trong những năm sau dưới hình thức chiến tranh chiến hào, trong khi Chiến tranh thế giới thứ nhất tiếp diễn.
Về hưu và cưới đời.
Vào cuối tháng 3 năm, khi đang duyệt binh gần Vailly, một mảnh đạn đã bắn trúng ông, gây cho ông 7 vết thương và khiến ông bị thương nặng ở chân. Ông buộc rời bỏ chức chỉ huy của mình. Không lâu sau khi bị thương, ông được nhận Huân chương Quân công. Vào tháng 10 năm 1916, ông xin nghỉ hưu, và thời báo quân sự "Militär Wochenblatt" cho biết von Kluck đã được hưởng chế độ nửa lương nhằm đáp ứng thỉnh cầu của ông. Người con trai của ông, Trung tá Egon von Kluck, đã tử trận trước đó vào năm 1915.
Sau khi về hưu, tướng Alexander von Kluck đã viết về sự tham gia của ông trong Đại chiến trong một cuốn sách đề tựa "Führung und Taten der Erste" (1920). Hồi ký thời hậu chiến của ông, "Cuộc hành quân đến Paris và Trận sông Marne", đã được xuất bản vào năm 1920. Kluck từ trần tại Berlin vào tháng 10 năm 1934.
Trong văn hóa đại chúng.
Sau khi Anh tuyên chiến với Đức và Lực lượng Viễn chinh Anh vượt eo biển Anh vào tháng 8 năm 1914, một tác giả nặc danh của các bản ballad trong trại binh hầu như ngay lập tức bắt tay vào việc sáng tác một bài ca tục tĩu khi tin tức cho biết rằng một trong những tướng lĩnh Đức tên là Kluck. Với lời nhạc thô tục, bài ca đã được những người lính Anh hát theo giai điệu của "The Girl I Left Behind", một bài hát thông dụng thời đó, như sau:
Một phiên bản khác của bài hát:
Bài hát về sau được ghi lại dưới một dạng bị biến đổi, với lời lẽ ít thô tục hơn, nhưng hoàn toàn sai lệch theo một góc nhìn lịch sử. | 1 | null |
Tư Mã Việt (chữ Hán: 司馬越, ?-311), tức Đông Hải Hiếu Hiến vương (東海孝獻王), tự là Nguyên Siêu (元超), là tông thất của nhà Tấn, một trong tám vị chư hầu vương trong loạn bát vương đầu thời Tấn trong lịch sử Trung Quốc.
Ông nội của Tư Mã Việt là Tư Mã Quỳ, em trai của Tấn Tuyên đế Tư Mã Ý. Họ Tư Mã từ năm 251 đã nắm được quyền chính của nhà Ngụy, trải qua ba đời là Tuyên đế Tư Mã Ý, Cảnh đế Tư Mã Sư và Văn đế Tư Mã Chiêu. Đến năm 265, con Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm cướp ngôi nhà Ngụy, lập ra nhà Tấn. Về thế thứ trong dòng họ, Tư Mã Việt thuộc dòng thứ, gọi Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm là anh và thuộc hàng chú của Tấn Huệ đế Tư Mã Trung.
Được phong Đông Hải vương.
Buổi đầu, Tư Mã Việt được phong làm Kị đô úy, cùng phò mã đô úy Dương Mạc và Lang Tà quận vương Tư Mã Luân làm thị giảng cho thái tử Tư Mã Trung (con trai Tấn Vũ đế). Năm 291, thời Huệ đế (tức Tư Mã Trung, Tư Mã Việt tham gia vào cuộc lật đổ ngoại thích Dương Tuấn (ông ngoại Tấn Huệ đế), lập được công nên được phong làm Ngũ Thiên Hộ hầu, Phụ quốc tướng quân, Thượng thư Hữu phó xạ. Sau đó, ông được phong làm Đông Hải vương. Đến năm Vĩnh Khang, ông được thăng làm Trung thư lệnh, cai quản Trung thư giám.
Diệt Tư Mã Nghệ.
Năm 301, Tư Mã Luân cướp ngôi Tấn Huệ đế, mở ra loạn bát vương trong lịch sử Trung Quốc. Đến tháng 4 năm đó, Tề vương Tư Mã Quýnh giết chết Tư Mã Luân, lập lại Huệ đế và nắm quyền chính. Tuy nhiên sang tháng 12 năm 302, Trường Sa vương Tư Mã Nghệ giết Tư Mã Quýnh và nắm được quyền hành. Tấn Huệ đế phong cho Dương thị làm Hoàng hậu và cháu nội là Tư Mã Tân làm thái tôn.
Năm Thái An thứ hai (303), Hà Gian vương Tư Mã Ngung và Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh hợp binh đánh Tư Mã Nghệ. Hai bên giao chiến ác liệt, giằng co nhiều trận. Tư Mã Nghệ đem quân cố thủ Lạc Dương, lại sai Dương Trầm đánh Tư Mã Ngung. Cùng lúc đó, do đố kị với Tư Mã Nghệ, Tư Mã Việt bèn nói loan lên rằng Tư Mã Ngung và Tư Mã Vĩnh đánh thành không phải vì muốn hại Tấn Huệ Đế mà vì muốn giết Nghệ, rồi truy lùng Nghệ. Nghệ trốn sang thành Kim Dung. Được Hoàng môn lang Phan Thao khuyến khích, Tư Mã Việt bèn báo cho Vương Phường là tướng của Tư Mã Ngung đem quân đánh Tư Mã Nghệ, giết chết Nghệ.
Sau khi Tư Mã Nghệ bị giết chết, Tư Mã Dĩnh vào thành, tự xưng là Thừa tướng, Hoàng Thái đệ và phong Tư Mã Việt làm Thượng thư lệnh.
Phân tranh cùng Dĩnh, Ngung.
Từ khi lên làm Hoàng Thái đệ, Tư Mã Dĩnh sinh kiêu căng, bị dân chúng bất mãn. Năm Vĩnh An thứ nhất (304), Tư Mã Việt tức giận cùng tướng Trần Mạch mang quân đánh Dĩnh. Dĩnh thua chạy về Nghiệp Thành. Việt phục ngôi cho Dương Hậu và Thái tử. Sau đó, Tư Mã Việt ép Tấn Huệ đế phong mình làm đại đô đốc, đưa Huệ đế Việt thân chinh cùng đánh Nghiệp Thành để tận diệt Tư Mã Dĩnh. Tuy nhiên do chủ quan, tưởng quân Dĩnh tan rã, nên bị Dĩnh đánh úp, thua chạy tơi tả, còn Tấn Huệ đế bị Thạch Siêu bắt đem về Nghiệp Thành.
Tư Mã Việt thua trận trốn sang Hạ Bi, nhờ Từ châu đô đốc, Đông Bình vương Tư Mã Mậu nhưng Mậu không chịu tiếp nên ông phải chạy về đất phong của mình là quận Đông Hải. Cùng năm đó, thái tể Tư Mã Ngung ép Tấn Huệ đế phong Tư Mã Việt làm thái phó, cùng mình phụ chính nhưng ông không nhận.
Trong khi đó, phe Tư Mã Dĩnh thấy Dĩnh bị truất ngôi Hoàng thái đệ, bộ tướng Công Sư Phiên cũng khởi binh làm loạn. Tư Mã Việt sai Tuân Hi đi đánh không dẹp được. Cùng lúc đó, ông lôi kéo được Lưu Dư, lại muốn tận dụng binh lực của Thứ sử Dự Châu Lưu Kiều nhưng Kiều không nghe lệnh, chống lại Việt và theo phe Ngung.
Nghe tin Trương Phường ép Tấn Huệ đế dời đô Trường An, Trung úy Đông Hải là Lưu Hiệp khuyên Tư Mã Việt phát binh. Tư Mã Việt bèn phong Lưu Hiệp làm Tả Tư mã, Tào Phức làm Quân ty chuẩn bị khởi binh. Ông tự xưng là Đô đốc Từ châu, dời Tư Mã Mậu làm Thứ sử Duyễn châu. Sau đó, ông mời Đô đốc U Châu Vương Tuấn và Thứ sử Kinh Châu Tư Mã Đằng mang quân đánh Tư Mã Dĩnh. Hà Gian vương Tư Mã Ngung ép Huệ đế hạ chiếu giáng chức Tư Mã Việt, triệu về đất phong. Tư Mã Việt đành phải nghe lệnh, đem 3 vạn tướng sĩ về Tiểu Huyền. Thứ sử Dự Châu là Lưu Kiều sai con là Lưu Hưu đem quân đánh Tư Mã Việt. Tư Mã Việt thất bại. Tuy nhiên sau đó PHạm Dương vương Tư Mã Hao cùng đô đốc Điền Huy nghênh tiếp ông. Được sự giúp đỡ của Tư Mã Hao, Tư Mã Việt đem quân tấn công Tư Mã Ngung (lúc này đã nắm được quyền chính). Tư Mã Ngung bèn giết chết Vương Phương để tạ tội với Tư Mã Việt, nhưng bị ông cự tuyệt, ép phải trả lại Tấn Huệ đế
Năm 306, Tư Mã Việt sai tướng quân ở Sơn Đông là Kì Hoằng đem quân vào Trường An, đưa Tấn Huệ đế về Lạc Dương.
Quyền thần nhà Tấn.
Sau khi nắm được Huệ đế, Tư Mã Việt nhanh chóng diệt được phe Ngung-Dĩnh, một mình nắm quyền. Loạn bát vương kết thúc với chiến thắng thuộc về Tư Mã Việt. Ông được Tấn Huệ đế phong làm Thái phó, lục thượng thư sự, lại phong thêm cho hai quân Tế Dương, Hạ Bi. Tháng 11 năm 306, Tư Mã Việt đầu độc chết Tấn Huệ đế, lập Hoàng Thái đệ Tư Mã Xí, con thứ 25 của Tấn Vũ đế làm vua, tức Tấn Hoài đế. Quyền chính trong triều hoàn toàn rơi vào tay Tư Mã Việt.
Năm 307, Lại Bộ lang Châu mục, cậu Thanh Hà vương Tư Mã Đàm, là người cùng phe với Tư Mã Việt và em gái là Gia Cát Mai đề nghị Tư Mã Việt phế Tấn Hoài đế, lập Thanh Hà vương làm thiên tử. Tư Mã Việt không nghe, giết hết hai người, nhưng tha cho ba họ. Nhân đó ông dâng sớ xin bỏ hình phạt tru di ba họ.
Năm 308, Hán vương Lưu Uyên tự xưng Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Hán, mở ra thời Ngũ Hồ Thập lục quốc. Tấn Hoài đế cho Tư Mã Việt thống lĩnh quân chống Hung Nô.
Cùng năm 308, Lưu Uyên đem quân đánh Hứa Xương. Tư Mã Việt cử Tả Tư mã Vương Bân đem 5000 quân bảo vệ kinh thành Lạc Dương.
Bộ tướng của Tư Mã Dĩnh là Công Sư Phiên lại khởi binh báo thù cho chủ. Phiên chết, bộ tướng Ngập Tân và Thạch Lặc vẫn không chịu bãi binh, mang quân đánh chiếm Nghiệp Thành, giết Tân Thái Vương Tư Mã Đằng. Tư Mã Việt sai Tuân Hi mang quân đánh chiếm lại được Nghiệp Thành. Thạch Lặc thua chạy về hàng Lưu Uyên.
Năm 310, con Lưu Uyên là Lưu Thông sai 10 vạn quân đánh Lạc Dương. Tư Mã Viên đem 38 vạn quân ra chống, buộc Hung Nô lui quân.
Tư Mã Việt cầm quyền trong triều, giết nhiều người thân tín của Hoài đế. Hai bên xảy ra xung đột. Tháng 10 năm 310, các tướng Hán Triệu là Lưu Diệu, Lưu Xán (con Lưu Thông), Vương Di, Thạch Lặc chia đường cùng nhau tấn công Lạc Dương lần thứ ba. Tấn Hoài đế sai người đến các quận cầu cứu nhưng không có kết quả.
Tháng 10 năm 310, Tư Mã Việt đưa quân về Hứa Xương, để Hoài đế ở Lạc Dương.
Qua đời.
Tư Mã Việt nắm giữ quyền chính, tỏ ra chuyên quyền hống hách, lấn át Tấn Hoài đế. Sau khi đem quân đuổi Hung Nô, Tấn Hoài đế không cho quân đuổi theo nữa mà rút về Trường An. Tư Mã Việt không đồng ý, liền thúc quân đuổi theo quân Hung Nô. Hai bên xảy ra mâu thuẫn với nhau.
Năm 311, Tấn Hoài đế phong Chinh đông tướng quân Tuân Hi làm Đại tướng quân, ban chiếu kể tội trạng của Tư Mã Việt, lệnh cho các trấn đem quân thảo phạt. Tuân Hi bắt giết phe cánh của Việt. Cùng lúc đó Tư Mã Việt bị bệnh qua đời ở Hạng Thành. Trong quân không vội phát tang, Tương Dương vương Tư Mã Phạm và Tư đồ Vương Diễn dẫn quân đưa thi thể ông vào Đông Hải an táng, bị tướng của Lưu Thông là Thạch Lặc đuổi theo, truy bắt, giết chết mấy vạn quân.
Thạch Lặc bắt được Vương Diễn và quan tài Tư Mã Việt, bèn giết Diễn và băm xác Tư Mã Việt.
Không rõ Tư Mã Việt thọ được bao nhiêu tuổi. Tấn Hoài đế xuống chiếu biếm Tư Mã Việt làm Huyền vương.
Tướng của Tư Mã Việt là Hà Luân, Lý Uẩn nghe tin ông qua đời, bèn dẫn thế tử Tư Mã Bì cùng gia quyến của ông bỏ trốn, đến đất Thương thì bị Thạch Lặc bắt được. Toàn bộ gia quyến của ông đều bị hại. Lý Uẩn trốn sang Quảng Tông còn Hà Luân trốn đến Hạ Bì. Vợ của ông là Bùi phi bị bắt.
Không bao lâu sau, Lưu Thông đem quân tiến chiếm Lạc Dương, tiêu diệt nhà Tây Tấn. Sau này, Tấn Nguyên Đế lập ra nhà Đông Tấn, truy tôn ông là Đông Hải Hiếu Hiến vương, và lập con là Tư Mã Xung làm Đông Hải vương, kế tục ông. | 1 | null |
Tào Hùng (chữ Hán: 曹 熊; 193 – 223) là con trai của Tào Tháo, mẹ là Biện phu nhân, ông là người nhỏ tuổi nhất trong 4 anh em cùng mẹ là Tào Phi, Tào Chương và Tào Thực.
Tư liệu về cuộc đời của ông không nhiều, chỉ biết ông qua đời khi còn trẻ. Tào Phi sau khi soán ngôi nhà Hán đã truy phong cho ông tước hiệu Tiêu Hoài công (蕭懷公). Đến thời Ngụy Minh đế Tào Duệ, ông được truy phong tước Tiêu Hoài vương (蕭懷王)
Năm 234, con trai Tào Bính (曹炳) được thế tập tước Tiêu vương, ăn lộc 2500 hộ. Tào Bính chết 6 năm sau, đất phong bị bãi bỏ vì không có con nối dõi, thụy hiệu là Ai vương (哀王)
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Tào Hùng đã được đề cập ngắn gọn trong tác phẩm La Quán Trung. Trong năm 220, khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi kế vị yêu cầu các em về dự tang cha, Tào Hùng từ chối đi đến Lạc Dương để tham dự tang lễ của cha mình (thực chất do Tào Phi tạo ra để nắm lấy binh quyền của Hùng). Nghe theo lời thuộc hạ, Tào Phi viết tối hậu thư đe dọa tính mạng Tào Hùng nhưng sứ giả đưa thư cho Hùng về báo rằng ông đã treo cổ tự vẫn | 1 | null |
"22" là một bài hát của nữ ca sĩ kiêm sáng tác âm nhạc người Mỹ Taylor Swift, nằm trong album phòng thu thứ tư, "Red" (2012) của cô. Bài hát do Swift, Max Martin và Shellback sáng tác, với phần sản xuất do chính Martin cùng Shellback đảm nhiệm. "22" được hãng thu âm Big Machine Records phát hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2013 dưới vai trò đĩa đơn thứ tư trích từ album. "22" là một bản kết hợp giữa các thể loại pop, ví dụ như bubblegum pop và dance-pop, với disco và nhạc rock của thập niên 1990. Bài hát mở đầu bằng một đoạn riff guitar trước khi vào phần điệp khúc mang giai điệu trẻ trung, sôi động với sự kết hợp của đàn synthesizer và trống bass. Lời bài hát nói về những niềm vui của Swift với bạn bè của cô ở tuổi 22.
Sau khi phát hành, "22" đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ giới phê bình âm nhạc, chủ yếu là bởi quá trình sản xuất hấp dẫn của nó. Bài hát cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá là một trong số những bản pop hay nhất của Swift. Bài hát cũng gặt hái những thành tựu đáng kể về mặt thương mại, dù không thành công bằng hai đĩa đơn "We Are Never Ever Getting Back Together" và "I Knew You Were Trouble" ra mắt trước đó. Tại Mỹ, bài hát từng vươn lên vị trí cao nhất là 20 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành bài hát thứ sáu thuộc album "Red" lọt vào top 20 và đồng thời cũng giành được các vị trí 14 và 13 trên các bảng xếp hạng tương ứng là Mainstream Top 40 và Adult Top 40. Tại các thị trường quốc tế, "22" lọt vào top 25 tại Úc, Canada, New Zealand và Ireland, đồng thời nằm trong top 10 ở Anh Quốc và Bỉ. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ đã cấp chứng nhận 3× Bạch kim cho "22", trong khi ở Úc thì bài hát nhận được chứng nhận 2× Bạch kim.
Video âm nhạc của "22" do Anthony Mandler đạo diễn chính thức ra mắt vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, thể hiện cảnh chơi đùa và tổ chức tiệc tùng của nữ ca sĩ với nhóm bạn của mình. Video có sự góp mặt của nữ diễn viên người Mỹ Jessica Szohr, người đã từng tham gia thủ vai chính cho loạt phim truyền hình "Gossip Girl". Ca khúc được quảng bá rộng rãi qua các buổi biểu diễn trực tiếp tại các buổi hòa nhạc, liên hoan âm nhạc, lễ trao giải và chuyến lưu diễn của Swift, trong đó phải kể đến buổi biễu diễn ở lễ trao giải thưởng Âm nhạc "Billboard" năm 2013 và chuyến lưu diễn The Red Tour (2013–2014).
Bối cảnh sáng tác và phát hành.
Sau khi tự mình viết tất cả các bài hát trong album phòng thu thứ ba "Speak Now" (2010) của mình, Swift tham gia hợp tác với nhiều nhà sáng tác ca khúc và nhà sản xuất thu âm trong album tiếp theo "Red", trong đó có Max Martin và Shellback. Hai nhạc sĩ nói trên cũng đảm nhiệm vai trò sản xuất cho hai đĩa đơn khác trong album là "We Are Never Ever Getting Back Together" và "I Knew You Were Trouble". Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí âm nhạc "Billboard", Swift tiết lộ về nguồn cảm hứng khiến cô cho ra đời ca khúc "22". Nữ ca sĩ phát biểu:
Ban đầu, "22" dự định sẽ được gửi đến đài phát thanh contemporary hit radio tại Mỹ vào ngày 5 tháng 3 năm 2013, nhưng sau đó lại bị dời lịch xuống một tuần sang ngày 12 tháng 3 năm 2013; trong khi tại Anh Quốc thì bài hát được gửi đến đài phát thanh contemporary hit radio vào ngày 31 tháng 3. Phiên bản đĩa CD độc quyền với số lượng có hạn được phát hành trên cửa hàng trực tuyến của Swift vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, cùng ngày phát hành với video âm nhạc. CD được bày bán riêng lẻ hoặc được bán dưới dạng combo với một chiếc áo thun và một số sản phẩm từ chuyến lưu diễn The Red Tour.
Thu âm và thành phần.
Bài hát được thu âm tại hai phòng thu: MXM Studios (Stockholm, Thụy Điển) và Conway Recording Studios (Los Angeles, Mỹ) bởi Michael Ilbert và Sam Holland cùng với sự hỗ trợ từ Eric Eylands. Kỹ sư âm thanh John Hanes đảm nhiệm phần lập trình âm thanh cho bài hát với sự trợ giúp của Tim Roberts. Đội ngũ thực hiện còn bao gồm Serban Ghenea, nhạc sĩ phối âm cho "22" tại phòng thu MixStar Studios (Virginia Beach, Mỹ) và Tom Coyne, người phụ trách công việc hoàn chỉnh âm thanh tại phòng thu Starling Sound Studios (Thành phố New York, Mỹ).
"22" là một bài hát thuộc các thể loại pop, disco và bubblegum pop có giai điệu trẻ trung, sôi động với độ dài 3 phút 52 giây. Theo như tờ nhạc do công ty Sony/ATV Music Publishing xuất bản trên website Musicnotes.com, "22" được viết ở nhịp , ở giọng Sol trưởng và sở hữu một tiết tấu vừa phải: 105 nhịp trên phút. Giọng hát của Taylor Swift kéo dài trong khoảng một và nửa quãng tám từ nốt G3 (Sol) đến nốt D5 (Rê). G–D–C–D (Sol–Rê–Đô–Rê) và G–D–C–Em (Sol–Rê–Đô–Mi thứ) là hai chùm hợp âm xuất hiện trong bài hát. "22" nói về những niềm vui con người ta có được khi ở độ tuổi 22.
Đánh giá chuyên môn.
Sau khi ra mắt, "22" đã nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình. Website "Idolator" nhận xét rằng "22" là một bài hát "nhạc pop bùng nổ, bắt đầu bằng một đoạn riff nhạc guitar acoustic [...] được theo sau bởi phần nhạc nền tràn đầy năng lượng khiến cho người nghe gợi nhớ ca khúc "Teenage Dream" của Katy Perry, rồi nhường chỗ cho những câu hát đáng yêu và hư hỏng, dễ làm cho người ta thích thú". Website Digital Spy thì lại miêu tả bài hát như sau: "'We're happy free confused and lonely at the same time,' Swift công nhận điều đó dưới tiếng đàn guitar đầy sức sống trước khi hô lên câu "twenty twooo-oo-oo" xoay vòng trong đầu bạn không ngưng trong hàng giờ liền. Dù có thể cô ấy đã đạt được nhiều thành tựu hơn hầu hết mọi người khi tuổi còn trẻ, nhưng với một bản hit nhạc pop nữa thêm vào danh sách bài hát, có vẻ như cô ấy chỉ vừa chỉ vmới bắt đầu." và tặng cho "22" bốn trên năm sao.
Trong bảng tổng sắp toàn bộ các bài hát của Swift của Rob Sheffield đến từ tạp chí "Rolling Stone", "22" được xếp ở vị trí thứ 22 với dòng nhận xét: "Đây là bài hát hay nhất nói về chuyện bước sang tuổi 22 kể từ bài "Powderfinger" của Neil Young, nếu không muốn nói đến "Telephone" của nhóm The Stratford 4. Đây cũng là bản nhạc disco [cho thấy một Swift cảm thấy] không chút ngại ngùng đầu tiên của cô, hoà quyện với những tiếng đàn guitar mang đậm chất Nile Rodgers. Nhưng điểm đáng chú ý của bài hát bắt đầu từ khúc "uh oh" vào đoạn điệp khúc – là cách cổ xưa nhất có sẵn [để tạo ra điểm mạnh], nhưng cô ấy biết cách biến nó thành mới sau mỗi lần thể hiện." Tạp chí "Billboard" cho rằng "22" "hiển nhiên là bài hát nhạc pop hay nhất trong sự nghiệp của Swift" và nhận định:
Trong các bài đánh giá ít tích cực hơn, Jonathan Keefe từ website "Slant Magazine" đã gọi "22" là một tác phẩm "đạo nhái chói tai và [...] tẻ nhạt từ Ke$ha". Jill Gutowitz của tạp chí "Glamour" đã xếp bài hát tại hạng 8 trong danh sách 10 bài hát tệ nhất của Swift, cho rằng nó "không thực sự cho người nghe thấy được con người thật của Taylor".
Video âm nhạc.
Tháng 2 năm 2013, Swift đến thành phố Malibu, California cùng với nhóm bạn để quay video âm nhạc cho "22". Tại địa điểm quay video, người ta đã chụp được hình ảnh cho thấy Swift mặc một bộ trang phục rất đời thường gồm quần bò, áo len, mũ len và đang ngồi trên một chiếc xe đẩy hàng trong siêu thị do nhóm bạn của cô điều khiển, trên tay cầm một cây kem ốc quế. Một số hình ảnh khác cũng chụp lại cảnh nhóm của nữ ca sĩ cười đùa, nhảy nhót và cùng nhau dựng kim tự tháp người trên bãi biển. Sau đó, Swift đăng một dòng trạng thái lên Twitter có nội dung: "Sắp sửa rời LA ngay bây giờ sau một ngày tuyệt vời nhất cũng với nhóm bạn. [Tôi] còn quên mất là chúng tôi đang quay video đó. Không thể chờ đến lúc các bạn được chiêm ngưỡng nó rồi."
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, Swift tham dự chương trình "Good Morning America" và chính thức đưa video ra mắt công chúng. Cô phát biểu:
Video được đăng tải trên tài khoản Vevo chính thức của cô vào cùng ngày. Đạo diễn của video là Anthony Mandler, người đã từng tham gia đạo diễn cho video âm nhạc cho bài hát "I Knew You Were Trouble" trước đó. Video còn có sự góp mặt của Jessica Szohr, nữ diễn viên từng tham gia thủ vai chính trong loạt phim truyền hình "Gossip Girl". Mở đầu video là hình ảnh Swift trong một chiếc áo phông trắng in dòng chữ "not a lot going on at the moment" kết hợp với một chiếc quần đùi và một chiếc mũ quả dưa cùng có màu đen. Bước sang phân cảnh kế tiếp, Swift đổi sang phong cách ăn mặc như một "" với một chiếc kính gọng lớn, được miêu tả là "lấy cảm hứng từ Harry Styles", trong khi đang nhâm nhi những chiếc bánh kem sặc sỡ. Tiếp đó, nữ ca sĩ xuất hiện với một cặp kính hình trái tim và cùng với nhóm bạn nhảy múa ở ngoài sân, đóng giả thành các hoạt náo viên. Video chuyển bối cảnh sang bãi biển, nơi đám bạn nô đùa, thư giãn và xây một kim tự tháp hình người lúc buổi chiều tà. Sau đó đám bạn tập trung lại ở ngoài vườn. Họ cùng nhảy nhót đùa giỡn trên một tấm bạt lò xo và cùng nhau nằm phơi nắng cạnh bể bơi. Phân cảnh cuối cùng của video diễn ra tại bữa tiệc tại gia do nữ ca sĩ tổ chức. Cô diện lên mình một bộ trang phục tối màu lấp lánh và đeo một chiếc băng đô có gắn tai mèo. Video kết thúc bằng cảnh nữ ca sĩ nhảy xuống bể bơi trong bộ trang phục dự tiệc. Biên tập viên Iona Kirby đến từ báo "Daily Mail" cho rằng trong phân cảnh này "cô ca sĩ tóc vàng muốn chắc chắn rằng mình đã kết thúc video bằng một tiếng nổ lớn".
Tiếp nhận.
Adam Carlson từ tạp chí "Entertainment Weekly" đã miêu tả video là "một sự tôn vinh được mã hoá kĩ càng đến sự tuyệt vời của các bữa tiệc tuyệt vời của hội chị em, phần nào đó trông nó giống như một bức ảnh trên Instagram vậy." Đến từ tạp chí "Cosmopolitan", Kayleigh Dray nhận định video không còn lấy chủ đề liên quan đến "bạn trai" nữa mà đề cao sức mạnh của nữ giới. Dray cảm thấy "như bị thôi miên" bởi cái cách nữ ca sĩ "có thể làm cho video trông giống như một bức ảnh trên Instagram" và cho rằng "cô ấy đang tỏ lòng ngưỡng mộ tới văn hoá hipster." James Montgomery từ MTV News thì lại nhận xét về video như sau: "[...] mang lại cảm giác dễ chịu và vui vẻ, cho chúng ta một cái nhìn thân tình về một siêu sao ngó lơ những cạm bẫy của sự nổi tiếng và chỉ tập trung vào việc tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ của mình."
Biểu diễn trực tiếp và sử dụng trên truyền thông.
Biểu diễn trực tiếp.
Taylor Swift lần đầu biểu diễn trực tiếp "22" tại một buổi giao lưu với người hâm mộ vào ngày 13 tháng 8 năm 2012 cùng với hai ca khúc khác thuộc "Red" là "We Are Never Ever Getting Back Together" và "Treacherous". Tối ngày 28 tháng 1 năm 2013, nữ ca sĩ biểu diễn ca khúc tại một buổi hòa nhạc kín trong một chiếc thuyền trôi trên dòng sông Seine, Pháp. Hai tháng sau, vào ngày 9 tháng 3 năm 2013, cô trình bày ca khúc tại sự kiện do tổ chức từ thiện Comic Relief tổ chức. Trong khuôn khổ chuyến lưu diễn thứ ba The Red Tour (2013–2014), Swift thể hiện ca khúc trong khi cùng với các vũ công thực hiện "những vũ đạo tràn đầy năng lượng".
Ngày 19 tháng 3, Swift biểu diễn ca khúc lần đầu tiên trên truyền hình tại lễ trao giải thưởng Âm nhạc "Billboard" năm 2013. Sau khi được thông báo là đã đến giờ diễn, Swift xuất hiện trước mắt khán giả trong một bộ trang phục gồm đôi giày màu bạc, một chiếc váy ngắn màu đen ngang hông và một chiếc áo in hình kì lân cùng với dòng chữ "Haters Gonna Hate". Sau khi nữ ca sĩ ra khỏi phòng thay đồ, vài vũ công "ăn mặc lòe loẹt" tham gia múa phụ họa cho màn trình diễn. Cô trình bày lời một, đoạn điệp khúc và lời hai trong khi "nhảy múa trên bàn ở phía sau sân khấu, nhảy xuyên qua một cái giá treo quần áo và được đẩy đi trên một chiếc ghế xoay văn phòng". Ra khỏi khu vực hậu trường, Swift đi xuyên qua đám đông khán giả để tiến tới sân khấu cùng với vũ đoàn, trong đó có Jabbawockeez, là vũ đoàn từng giành được ngôi vị quán quân của "America's Got Talent". Màn trình diễn kết thúc bằng những chùm bóng bay màu đỏ thả xuống từ trần nhà, được Jeff Benjamin của tạp chí "Billboard" miêu tả là để "nhắc đến album mới nhất của cô là "Red"". Sau buổi lễ, Swift chia sẻ: "Đối với tôi thì điểm nhấn của đêm hôm đó là lúc tôi đứng trên sân khấu cùng với 15 vũ công rạng rỡ và sôi động của tôi sau khi kết thúc màn trình diễn. Chúng tôi đứng cùng nhau và nhìn xuống đám đông khán giả, họ đứng dậy và vỗ tay cho chúng tôi. Đó là một cảm giác thật tuyệt vời."
Ngày 8 tháng 6 năm 2013, Swift biểu diễn "22" tại liên hoan âm nhạc Summertime Ball do đài phát thanh Capital FM tổ chức tại London, Anh. Trong phần trình diễn của mình, cô mặc một chiếc áo sơ mi trắng kết hợp với một chiếc quần đùi màu đen và thể hiện bốn ca khúc: "22", "I Knew You Were Trouble", "Everything Has Changed" (cùng Ed Sheeran) và "We Are Never Ever Getting Back Together". Ngày 19 tháng 9 năm 2014, Swift, trong một bộ trang phục màu hồng nhạt có nạm ngọc, biểu diễn ca khúc tại liên hoan âm nhạc iHeartRadio Music Festival ở Las Vegas.
"22" cũng được nữ ca sĩ trình bày trong ba đêm diễn thuộc chuyến lưu diễn Reputation Stadium Tour (2018), lần lượt tại đêm diễn lần thứ hai ở thành phố Chicago, Illinois, Mỹ; đêm diễn lần đầu tiên ở thị trấn Foxborough, Massachusetts, Mỹ và đêm diễn ở thành phố Sydney, Úc. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2019, Swift trình bày ca khúc tại buổi hòa nhạc Jingle Bell Ball 2019 do Capital FM tổ chức ở London. Sau lưng cô là hình ảnh của những bông tuyết đang rơi và đoạn video ghi lại những khoảnh khắc đón lễ Giáng sinh của nữ ca sĩ thời thơ ấu.
Sử dụng trên truyền thông.
Bài hát từng xuất hiện trong một đoạn quảng cáo cho Diet Coke vào năm 2013. Với thông điệp là "Stay Extraodinary", đoạn clip bắt đầu bằng cảnh Swift đang sáng tác lời cho "22". Sau đó, tất cả mọi người từ "người đàn ông trưởng thành đang lái xe trên đường" đến nhân viên văn phòng và đầu bếp nhà hàng đều hát theo bản nhạc "ngọt ngào mang âm hưởng của pop và nhạc đồng quê" này. Kết thúc clip là phân cảnh Swift bước ra sân khẩu biểu diễn.
Diễn biến trên bảng xếp hạng.
Một số bài hát trong album "Red", kể cả "22", lọt vào được bảng xếp hạng âm nhạc của một số quốc gia do doanh số tiêu thụ lớn của album dưới dạng nhạc số. Bài hát ra mắt tại vị trí thứ 44 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Hoa Kỳ, cùng với đó là hạng 7 trên bảng xếp hạng Hot Digital Songs của tạp chí "Billboard" với doanh số bán ra là 108.000 bản. Sau khi được chính thức phát hành là một đĩa đơn, "22" quay trở lại Hot 100 với vị trí thứ 84. Vào số xuất bản ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Hot 100, "22" đạt tới vị trí cao nhất của nó trên bảng xếp hạng là 20, trở thành bài hát thứ sáu của "Red" lọt vào top 20. Trên các bảng xếp hạng Pop Songs và Adult Pop Songs, bài hát giành được các vị trí lần lượt là 14 và 15. "22" đã nhận được chứng nhận 3× Bạch kim từ Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA), tương đương với 3.000.000 bản đã được tiêu thụ tại đây.
Ở Canada, "22" giành được vị trí cao nhất từng có là 20 trên bảng xếp hạng Canadian Hot 100. Hiệp hội Music Canada đã cấp chứng nhận Bạch kim cho đĩa đơn. Ở châu Đại Dương, bài hát cũng gặt hái những thành công vừa phải khi lọt vào top 25 của các bảng xếp hạng, mà cụ thể hơn là vị trí 21 tại Úc, 23 tại New Zealand và được cấp chứng nhận 2× Bạch kim và Vàng lần lượt bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Úc và Recorded Music NZ. Ở Anh Quốc, bài hát từng vươn lên vị trí thứ 9, trở thành bài hát thứ tư của Swift lọt vào top 10 tại đây sau "Love Story", "I Knew You Were Trouble" và "We Are Never Ever Getting Back Together", đồng thời nhận chứng nhận Vàng từ hiệp hội British Phonographic Industry (BPI). Tại một số quốc gia khác thuộc châu Âu gồm Ireland, Scotland, Pháp và Slovakia, vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng mà "22" từng vươn tới lần lượt là 12, 9, 155 và 36. Vị trí cao nhất mà bài hát từng đạt được trên bảng xếp hạng âm nhạc của Nam Phi là hạng 4.
Vào năm 2014, doanh số tiêu thụ của "22" chạm mốc 2 triệu bản. Tính đến tháng 11 năm 2017, 2,3 triệu bản sao của bài hát đã được bán ra tại Hoa Kỳ.
Xếp hạng và chứng nhận.
Chứng nhận.
! scope="col" colspan="3"| Streaming
Đội ngũ thực hiện.
Đội ngũ thực hiện được ghi chú trên quyển booklet của album "Red" dạng CD.
"22 (Taylor's Version)".
Vào ngày 6 tháng 8 năm 2021, Taylor Swift thông báo rằng phiên bản tái thu âm của "22", có tựa đề là "22 (Taylor's Version)" ( "22 (Phiên bản của Taylor)") sẽ là ca khúc thứ sáu nằm trong album tái thu âm thứ hai của cô, mang tên "Red (Taylor's Version)" sau một loạt tranh cãi quyền sở hữu tác phẩm giữa Taylor Swift với doanh nhân, giám đốc âm nhạc và nhà quản lý người Mỹ Scooter Braun"." Nữ ca sĩ đã chia sẻ một đoạn nhỏ trích từ ca khúc cùng với một đoạn nhỏ của "I Knew You Were Trouble (Taylor's Version)" trên một đoạn tin (story) trên Instagram. | 1 | null |
Anne Frances Davis Reagan (tên thật Anne Frances Robbins, 6 tháng 7 năm 1921 – 6 tháng 3 năm 2016), là một người kinh doanh, nữ diễn viên và chính trị gia Mỹ. Với việc bà là người vợ của Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ Ronald Reagan, bà là Đệ Nhất Phu nhân của Hoa Kỳ từ 20 tháng 1 năm 1981 đến 20 tháng 1 năm 1989. Chiều cao của bà là 5 feet 4 (1m 65)
Như chồng mình, Nancy Reagan là một nữ diễn viên, đóng phim trong mười hai bộ phim dưới nghệ danh Nancy Davis, lấy họ của cha dượng, bác sĩ phẫu thuật Loyal Davis, mẹ bà tái hôn khi bà được sáu tuổi.
Bà qua đời vào ngày 6 tháng 3 năm 2016 do suy tim tại tư gia ở Bel-Air. Joanne Drake, người đại diện của Reagan, thông báo bà sẽ được chôn cất tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan, ở Simi Valley, California, bên cạnh phần mộ của chồng bà yên nghỉ từ năm 2004. | 1 | null |
Pablo César Wanchope Watson (; sinh ngày 31 tháng 7 năm 1976), thường được biết đến với tên gọi Paulo Wanchope, là một cựu cầu thủ bóng đá người Costa Rica. Tính đến tháng 2 năm 2009, Wanchope là cây săn bàn nhiều thứ 2 trong lịch sử đội tuyển Costa Rica, đứng sau Rolando Fonseca, với 45 bàn trong 73 trận.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Derby County.
Sinh ra tại Heredia, Wanchope khởi đầu sự nghiệp với câu lạc bộ CS Herediano trước khi chuyển đến Derby County với mức phí 600.000 £, cùng người đồng hương Mauricio Solís vào ngày 27 tháng 3 năm 1997.
Wanchope đá trận đấu đầu tiên cho Derby với bàn thắng đáng nhớ vào lưới Manchester United trên sân Old Trafford. Anh vượt qua 4 cầu thủ của United trước khi sút tung lưới Peter Schmeichel để cùng Derby giành chiến thắng 3–2 – bàn thắng sau đó được bình chọn là bàn thắng xuất sắc nhất trong lịch sử Derby nhân kỉ niệm 125 năm thành lập câu lạc bộ.
Anh đã ghi được 13 bàn thắng ở mùa giải 1997–98 để cùng Derby đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng – vị trí cao nhất của họ kể từ năm 1989 – và tiến thêm 1 bậc nữa ở mùa giải 1998–99 khi 9 bàn thắng của anh giúp the Rams kết thúc ở vị trí thứ 8.
Sau khi ghi 28 bàn trong 83 trận trong 2 mùa giải cho Derby, Wanchope chuyển đến West Ham United với giá 3,5 triệu £ vào ngày 28 tháng 7 năm 1999.
West Ham United.
Wanchope có màn ra mắt vào ngày 28 tháng 7 năm 1999 trên sân Upton Park, ở trận lượt đi Intertoto Cup gặp Heerenveen. Anh có bàn thắng đầu tiên cho West Ham ở trận lượt về ngày 4 tháng 8 năm 1999. Anh đã ghi tổng cộng 15 bàn thắng trong 47 trận ở tất cả các giải đấu; trận cuối cùng anh khoác áo West Ham diễn ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2000 gặp Leeds United trên sân nhà. Trong 1 năm thi đấu tại Upton Park, Wanchope đã cùng với Paolo Di Canio tạo thành 1 cặp song sát khi cả hai đã ghi tổng cộng 31 bàn thắng ở mùa giải 1999-2000, và West Ham kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 9, mùa thứ 3 liên tiếp câu lạc bộ đứng trong top 9 Premier League. Anh cuối cùng được bán cho Manchester City ở đầu mùa giải 2000-01 với mức phí 3,65 triệu £, sau khi các tiền đạo Davor Šuker và Frédéric Kanouté đến West Ham.
Manchester City.
Wanchope mặc dù có một suất trong đội hình chính thức và có 9 pha lập công, nhưng cũng không thể giúp câu lạc bộ tránh khỏi kết cục xuống hạng vào cuối mùa giải. Mùa giải kế tiếp, dù phải thường xuyên vắng mặt do chấn thương, anh vẫn ghi được 12 bàn chỉ trong 15 trận và thường thể hiện được phong độ cao. Sau khi Manchester City vô địch giải hạng nhất và được thăng hạng, Wanchope lại bị dính chấn thương khiến anh phải ngồi ngoài trong suốt mùa giải 2002–03.
Tuy vậy, anh đã kịp quay trở lại và chứng minh được vai trò của mình vào cuối mùa giải 2003–04 khi ghi một vài bàn thắng quan trọng, bao gồm cả pha lập công trận gặp Newcastle United, giúp câu lạc bộ tránh xuống hạng. Mùa giải đó, anh đã ghi được 6 bàn trong 22 trận đấu.
Hậu Premier League.
Tháng 8 năm 2004, Wanchope chuyển đến câu lạc bộ Málaga CF tại La Liga với mức giá 500.000 ₤. Anh chơi được 26 trận và có 6 lần lập công cho câu lạc bộ.
Năm 2005, ESPN công bố bàn thắng của Wanchope vào lưới Numancia là pha lập công xuất sắc nhất mùa giải La Liga 2004-05. Năm 2006, sau kì World Cup tại Đức và quãng thời gian ngắn thi đấu thành công cho câu lạc bộ Al-Gharrafa của Qatar và câu lạc bộ Herediano của Costa Rica, anh đã ký hợp đồng với câu lạc bộ tại Argentina là Rosario Central, và có 5 bàn thắng sau 14 trận tại đây.
Ngày 29 tháng 12 năm 2006, câu lạc bộ FC Tokyo đã mua lại Wanchope từ Rosario Central. Cùng với tài năng trẻ người Nhật Sota Hirayama, họ đã tạo nên cặp tiền đạo khổng lồ (+190 cm) của FC Tokyo. Anh sau đó bị FC Tokyo giải phóng hợp đồng và đã ký hợp đồng 1 năm với câu lạc bộ Chicago Fire.
Giải nghệ.
Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Sau khoảng thời gian 13 năm chơi bóng, Wanchope đã quyết định giã từ sự nghiệp cầu thủ do gặp vấn đề với chấn thương đầu gối, chấn thương đã từng khiến anh phải nghỉ thi đấu một thời gian dài tại Manchester City. Tại cuộc họp báo tuyên bố giải nghệ, anh bày tỏ mong muốn được trở thành một huấn luyện viên tại Anh.
Sự nghiệp quốc tế.
Wanchope là một trong những nhân tố quan trọng của đội tuyển Costa Rica, và đã từng tham dự World Cup 2002 và Cúp Vàng CONCACAF. Ngày 8 tháng 10 năm 2005, Wanchope trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho "Los Ticos" khi anh mở tỉ số trong trận thắng Mỹ giúp "Los Ticos" giành vé cuối cùng đến World Cup 2006.
Ngày 9 tháng 6 năm 2006, anh lập cú đúp trong trận đấu khai mạc World Cup 2006 gặp Đức. Hai bàn thắng này đã đưa Wanchope trở thành cầu thủ Costa Rica đầu tiên lập cú đúp trong một trận đấu World Cup, và là cầu thủ Costa Rica đầu tiên cùng với Rónald Gómez từng ghi hơn một bàn thắng tại World Cup. Sau trận thua 4-2 trước Đức, Costa Rica tiếp tục bị Ecuador và Ba Lan đánh bại và kết thúc vòng bảng ở vị trí cuối cùng. Wanchope lần cuối khoác áo đội tuyển vào tháng 1 năm 2008 trong trận giao hữu gặp Thụy Điển. Anh chỉ thi đấu 25 phút và sau đó được thay ra. | 1 | null |
Lý Lai Hanh (chữ Hán: 李来亨, 1627 – 1664), người Tam Nguyên, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối Minh đầu Thanh.
Quá trình hoạt động.
Thuở nhỏ gặp lúc mất mùa, cha mẹ đều mất, ông được Lý Quá thu làm con nuôi, tham gia nghĩa quân của Lý Tự Thành. Năm Vĩnh Xương thứ 2 (1645) nhà Đại Thuận, trước khi rút quân khỏi Tây An, Lý Tự Thành mệnh cho Lai Hanh hộ vệ Cao hoàng hậu đem vàng bạc, tiền của trong hoàng cung Tây An bí mật từ Hán Trung chuyển đi Hồ Quảng. Ông chưa đến nơi thì vào ngày 17 tháng 5, Lý Tự Thành bị hại ở Thông Thành. Lai Hanh theo Lý Quá liên kết với Nam Minh tiếp tục kháng Thanh, được Vĩnh Lịch đế phong làm Lâm quốc công, chuyển sang chiến đấu ở các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Quý Châu.
Lý Quá, Cao Tất Chánh nối nhau qua đời, Lai Hanh cùng bọn thủ lĩnh nghĩa quân Đại Thuận bàn nhau rời bỏ chính quyền Vĩnh Lịch (đang nằm dưới sự thao túng của nghĩa quân Đại Tây), đưa mấy vạn người từ Quý Châu tiến vào vùng giáp ranh Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Đầu tiên họ hội quân với Hác Diêu Kỳ, rồi hiệp với địa chủ vũ trang kháng Thanh, tổ thành liên quân Quỳ Đông thập tam gia.
Lai Hanh chọn vùng núi Mao Lộc thuộc huyện Hưng Sơn, Hồ Bắc làm căn cứ, đóng đồn làm ruộng tự cấp, Quỳ Đông thập tam gia phát triển lên đến mấy chục vạn người, là một trong lực lượng kháng Thanh chủ yếu. Nghĩa quân từng 2 lần đánh Trùng Khánh, còn chi viện cho Lý Định Quốc của quân Đại Tây.
Năm Khang Hi đầu tiên (1662) nhà Thanh, triều đình điều 3 lộ đại quân vây đánh Quỳ Đông thập tam gia. Bọn Lai Hanh hăng hái chiến đấu, nhiều lần đánh bại quân Thanh, nhưng dần rơi vào thế kém. Các thủ lĩnh lần lượt bị giết hoặc đầu hàng, ông đành phải cố thủ ở núi Mao Lộc. Tháng 8 năm thứ 3 (1664), quân Thanh được kẻ phản bội dẫn đường, nhân lúc có sương mù, từ sau núi tập kích. Bởi sức cạn tên hết, Lai Hanh họp cả nhà tự thiêu, cuộc đấu tranh của nghĩa quân Quỳ Đông thập tam gia cũng cáo chung. | 1 | null |
"Stay" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Barbados Rihanna trích từ album phòng thu thứ 7 của cô "Unapologetic" (2012). Bài hát có sự góp giọng của nam ca sĩ Mikky Ekko và được chọn làm đĩa đơn chính thức thứ 2 từ album phát hành vào ngày 7 tháng 1 năm 2013. "Stay" được đồng sáng tác bởi Mikky Ekko và Justin Paker. Đây là một bản ballad có kết hợp của tiếng đệm piano và guitar. Nội dung trữ tình của ca khúc liên quan đến sự cám dỗ và sự đánh rớt một tình yêu đích thực. Bài hát nhận được nhiều lời khen từ các nhà phê bình âm nhạc. Hầu hết cho rằng "Stay" là một bài hát nổi bật trong album, nhưng cũng có ý kiến nói ca khúc này khá nhàm chán. Tuy nhiên, các nhà phê bình âm nhạc cũng đã thống nhất ý kiến trong quan điểm của họ về giọng ca trình diễn và những cảm xúc thật của bài hát.
Sau khi phát hành "Unapologetic", "Stay" đã lọt được vào nhiều bảng xếp hạng trên thế giới. Khi được phát hành làm một đĩa đơn, nó đã leo lên vị trí số 1 ở Bulgaria, Canada, Cộng Hòa Séc, Đan Mạch và Israel và nằm trong top 5 của hơn 24 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm Úc, Pháp, Đức, New Zealand... Nó vươn lên được vị trí No.3 tại bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 trở thành đĩa đơn thứ 24 của Rihanna lọt được vào top 10, vượt qua cả thành tích của Whitney Houston (23 đĩa đơn). Bài hát còn thống lĩnh "Billboard" Pop Songs và đạt No.19 tại Hot Dance Club Songs.
Video âm nhạc của bài hát được đạo diễn bởi Sophie Muller, quay cảnh Rihanna khỏa thân trong bồn tắm với làn nước đục, trong khi đó Mikky Ekko thực hiện những cảnh quay của mình trong căn phòng riêng. Rihanna bắt đầu trình chiếu "Stay" trong chương trình "Saturday Night Live" ở Hoa Kỳ. Tại Anh cô cũng đã biểu diễn ca khúc này trong chương trình "The X Factor" mùa thứ 9. Rihanna cũng đã cùng Mikky Ekko biểu diễn trực tiếp tại đêm trao giải Grammy 2013. Bài hát cũng nằm trong danh sách trình diễn trong tour diễn 777 nhằm quảng bá cho album, và trong tour diễn thế giới thứ năm của cô, Diamonds World Tour.
Bối cảnh và phát hành.
"Stay" được đồng sáng tác bởi Mikky Ekko và Justin Paker và được sản xuất dưới sự hỗ trợ của Elof Loelv. Ekko cũng là một nghệ sĩ tiêu biểu của hãng RCA Records. Giọng hát của Rihanna và Ekko thu âm ở 2 địa điểm và được ghi bởi 3 người khác nhau: Mike Gaydusek tại Nightbirds Studio, Marcus Tovar và Kuk Harrel tại Westlake Studio và cả hai phòng thu này đều nằm ở Los Angeles, California. Kỹ thuật phối được đảm nhiệm bởi Gaydusek và được hỗ trợ bởi Mares Blake và Robert Cohen. Khâu sản xuất âm thanh được hoàn thành bởi Kuk Harrel. Bài hát được pha trộn bởi Phil Tan tại Ninja Club Studios ở Atlanta. Trợ lý sản xuất được chỉ đạo bởi Daniella Reivera.
"Stay" được phát hành tại Vương quốc Anh vào ngày 7 tháng 1 năm 2013 là đĩa đơn chính thức thứ hai từ "Unapologetic". Tại Hoa Kỳ, "Stay" được phát sóng trên đài phát thanh quốc gia vào ngày 29 tháng 1 năm 2013 như là đĩa đơn thứ ba tại quốc gia này sau "Diamonds" và "Pour It Up". Bài hát được phát hành dưới dạng CD tại Đức vào ngày 15 tháng 2 năm 2013.
Sáng tác và lời bài hát.
"Stay" là một bài hát nhạc pop đương đại pha trộn nhạc pop thính phòng và soul ballad với sự hỗ trợ của các loại nhạc cụ như piano và guitar. Bài hát được viết bằng âm giai A Aeolian, một thang âm thứ tự nhiên, rồi sau đó tiến triển lên C-Dm-Am-Am7. Bài hát có nhịp độ vừa phải là 112 nhịp mỗi phút. Giọng ca của Rihanna nằm ở khoảng từ nốt thấp nhất A3 đến nốt cao nhất E5. Greg Kot đến từ nhật báo "Chicago Tribune" mô tả bài hát là "một sự trần trụi" (stripped-bare). Lời của bài hát xoay quanh việc "đánh rớt một tình yêu đích thực", theo lời của Dan Martin tại "NME", Rihanna đã hát một câu: "Funny, you're the broken one/ But I'm the only one who needed saving.". Jocelyn Vena của MTV nói rằng Rihanna đã xen lẫn cảm xúc thực của mình lên lời của bài hát: ""It's not much of a life you're living/ It's not just something you take [it's] given". Câu hát: "Round and around and around and around we go/ Now, tell me now, tell me now, tell me now you know/ Not really sure how to feel about it/ Something in the way you move/ Makes me feel like I can't live without you/ it takes me all the way/ I want you to stay." như một lời cầu xin của Rihanna gửi cho người yêu của mình. Lewis Corner đến từ "Digital Spy" cho rằng giọng hát của Rihanna trong những đoạn riff piano tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Tiếp nhận phê bình.
"Stay" nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. | 1 | null |
Tư Mã Dĩnh (chữ Hán:司马颖; 279 - 306), tên tự là Chương Độ (章度), là một vị tông thất nhà Tấn, một trong các chư hầu vương nhà Tây Tấn tham gia loạn bát vương dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của triều đại này. Năm 304, ông thao túng triều đình của anh mình, ép vua phong mình làm Hoàng thái đệ kế vị hoàng đế nhưng không lâu sau (cũng trong năm 304) ông bị Tư Mã Việt lật đổ và qua đời vào năm 306.
Thân thế và thời trẻ.
Tư Mã Dĩnh là con trai thứ 16 của Tấn Vũ đế, vua đầu tiên của nhà Tấn, em Tấn Huệ đế, vua thứ hai của nhà Tấn. Những năm cuối Thái Khang (niên hiệu của Tấn Vũ đế), ông được phong làm Thành Đô vương, thực ấp 10 vạn hộ. Sau đó, ông được phong làm Hoạt Kị giáo úy, Tán kị thường thị, chức Xa kị tướng quân.
Có lần cha của Giả hoàng hậu (Hoàng hậu thứ nhất của Tấn Huệ đế) là Giả Mật tranh chấp với thái tử Tư Mã Duật. Tư Mã Dĩnh biết chuyện đó, trách Giả Mật vô lễ với thái tử. Giả Mật sợ, do đó phái ông đi làm Bình Bắc tướng quân, trấn giữ Nghiệp thành, sau lại thăng ông làm Trấn bắc đại tướng quân
Tham gia Loạn bát vương.
Lật đổ Tư Mã Luân.
Năm 299, hoàng hậu Giả Nam Phong vu cáo Thái tử Tư Mã Duật và phế thái tử Duật sau đó giết đi (năm 300). Các đại thần Sĩ Ỷ và Tư Mã Nhã muốn phục ngôi Thái tử, bèn nhờ cậy Triệu Vương Tư Mã Luân. Luân có mưu đồ riêng, phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi Thái tử để phế Giả Hậu.
Giả Hậu sợ hãi, bèn giết Tư Mã Duật. Lúc đó Tư Mã Luân mới lấy cớ trị tội Giả Hậu để khởi binh, bắt giam Giả hậu, sau bức tử ở thành Kim Dung.
Năm 301, Tư Mã Luân theo kế Tôn Tú, phế truất Tấn Huệ Đế giành ngôi, an trí Huệ Đế ra thành Kim Dung.
Tề Vương Tư Mã Quýnh vốn có công cùng Luân phế Giả Hậu chỉ được ban chức nhỏ, có ý oán hận, nhân dịp Luân cướp ngôi, bèn sai người cầm hịch triệu tập một loạt vương thất tham chiến để trừ bỏ Luân. Tháng 5 năm 301, Tư Mã Dĩnh đem hai vạn quân cùng Hà Gian vương Tư Mã Ngung, Thường Sơn vương Tư Mã Nghệ, Tân Dã công Tư Mã Hâm cùng đánh Tư Mã Luân. Tư Mã Dĩnh đưa quân vượt qua sông Hoàng Hà, rồi tiến về kinh đô Lạc Dương, cùng các thân vương giết Tôn Tú và bức chết Tư Mã Luân, rước Huệ đế về lập lại làm vua. Tư Mã Dĩnh không lĩnh công, đưa quân về Nghiệp thành
Diệt trừ Tư Mã Nghệ.
Sau khi Tư Mã Dĩnh về Nghiệp thành, Tấn Huệ đế sai Vương Túy đến gia phong cửu tích cho ông, phong làm Đại tướng quân, Đô đốc trung ngoại chư quân sự, Lục Thượng thư sự, cho phép vào triều không phải lạy và được mang kiếm. Ông dâng biểu xin 15 vạn hộc lương cứu cho dân bị đói, thu thập hài cốt 8000 quân sĩ tử trận trong cuộc chiến với Tư Mã Luân, lập lăng mộ, tế đường cho họ và mai táng cho Tư Mã Luân. Từ đó ông được mọi người trọng vọng.
Tư Mã Quýnh một mình cầm quyền trong triều, lại có ý chuyên quyền lấn vua, rồi chơi bời không lo chính sự. Tư Mã Dĩnh được lòng dân ủng hộ, Huệ đế lại xuống chiếu triệu ông về triều phụ chính. Tư Mã Dĩnh muốn đến Lạc Dương, nhưng mẹ ông là Trình thái phi nhớ Nghiệp thành nên ông chưa quyết định. Đến tháng 12 năm 302, Tư Mã Quýnh bị Trường Sa vương Tư Mã Nghệ (một người anh của Tư Mã Dĩnh) giết chết. Tư Mã Nghệ lên nắm quyền chính, làm Tư Mã Ngung và Tư Mã Dĩnh tức giận.
Năm 303, nghe tin Trương Xương nổi dậy giết chết Tân Dã công Tư Mã Hâm, Tư Mã Dĩnh bèn dâng biểu xin đánh Trương Xương. Được người dân ủng hộ, Tư Mã Dĩnh nhanh chóng dẹp được Trương Xương. Sau đó, Hà Gian vương Tư Mã Ngung cũng muốn đoạt quyền bính, bèn hợp tác với Tư Mã Dĩnh. Ngung sai Trương Phương vây Lạc Dương. Tư Mã Nghệ theo kế Tổ Địch, sai người mang thư tới Thứ sử Ung Châu Lưu Trầm, sai Trầm đánh vào Trường An là sào huyệt của Hà Gian vương Ngung.
Giữa lúc Trương Phương vây đánh lâu ngày núng thế không hạ được, định rút lui thì trong Kinh thành có biến. Đông Hải Vương Tư Mã Việt đố kỵ Tư Mã Nghệ, nói loan lên rằng Ngung và Vĩnh đánh thành không phải vì muốn hại Huệ Đế mà vì muốn giết Nghệ. Do đó trong thành theo lời Việt, bắt trói Nghệ, rồi giết chết ở thành Kim Dung.
Tư Mã Dĩnh vào kinh, ép Huệ Đế phong thêm cho mình 20 quận và lập làm Thừa tướng. Sau Tư Mã Ngung lấy chiếu của Huệ đế phế bỏ Dương Hậu và Thái tử Đàm, lập Dĩnh làm Hoàng thái đệ, và vẫn giữ chức Thừa tướng.
Mất ngôi Thái đệ.
Từ sau khi được phong làm Thái đệ, Tư Mã Dĩnh tỏ ra kiêu căng, hống hách, làm mất lòng dân. Năm 304, Đông Hải vương Tư Mã Việt cùng các tướng Trần Mạch, Lục Bao đánh Tư Mã Dĩnh. Tư Mã Dĩnh thất bại, lui về Nghiệp Thành.
Tư Mã Việt nhân mới chiến thắng, đem theo Tấn Huệ đế đánh Nghiệp Thành. Tư Mã Dĩnh sai Thạch Siêu dẫn 5 vạn quân ra chống. Tư Mã Việt có ý chủ quan nên bị đại bại, bản thân Huệ đế bị bắn bị thương. Việt rút quân về Đông Hải Thạch Siêu đưa vua về Nghiệp Thành, đổi niên hiệu là Kiến Vũ. Đông An vương Tư Mã Dao do trước đó khuyên Tư Mã Dĩnh đầu hàng, cũng bị ông giết chết.
Tư Mã Dĩnh lấy chiếu của vua, tha tội cho Tư Mã Việt, cho giữ chức cũ nhưng Tư Mã Việt không về triều. Tướng Trần Mạch phò Thái tử cũ Tư Mã Đàm ở Lạc Dương, còn Tư Mã Ngung sai Trương Phương đem hai vạn quân giúp Tư Mã Dĩnh. Sau đó Tư Mã Việt đề nghị Thứ sử Tinh châu, Đông Doanh công Tư Mã Đằng và An Bắc tướng quân Vương Tuấn giết Tư Mã Dĩnh. Tư Mã Dĩnh bèn đem quân đánh Tư Mã Đằng. Đằng và Tuấn sai người liên hợp với các bộ tộc Ô Hoàn, Tiên Ty cùng đánh Tư Mã Dĩnh. Tư Mã Dĩnh cử U châu thứ sử Vương Bân và Thạch Siêu, Lý Nghị ra chống, lại triệu tướng Hung Nô là Lưu Uyên tới giúp sức, phong Uyên làm Bắc Thiền vu, tuy nhiên cuối cùng thất bại. Tư Mã Dĩnh hoảng hốt, đưa Tấn Huệ đế chạy về Lạc Dương, xưng là Thái đệ như cũ.
Tuy nhiên lúc bấy giờ Lạc Dương đang bị bộ tướng của Tư Mã Ngung là Trương Phương khống chế. Tư Mã Ngung ở Trường An, nghe tin Huệ Đế về Lạc Dương, sai Trương Phương mang quân vào Lạc Dương lấy danh nghĩa cứu giá. Phương thấy Lạc Dương bị tàn phá, không đủ lương, bèn ép mang Vua về theo Tư Mã Ngung ở Trường An.
Tháng 12 năm 304, Tư Mã Ngung lấy chiếu bãi chức Thái đệ của Tư Mã Dĩnh, ép trở về đất phong. Tư Mã Ngung nắm được triều đình, cải niên hiệu là Vĩnh Hưng, lập con thứ 25 của Tấn Vũ Đế (tức em út của Huệ đế và Tư Mã Dĩnh) làm Thái đệ.
Qua đời.
Sau khi bị phế, Tư Mã Dĩnh được bộ tướng là Công Sư Phiên tiếp đón, bái làm Trấn quân đại tướng quân, Đô đốc Hà Bắc.
Tháng 6 năm 306, Tư Mã Việt đánh bại Tư Mã Ngung, nắm giữ Huệ đế. Cùng năm đó, Tư Mã Dĩnh đi về Lạc Dương, một số bộ tướng cũ của Dĩnh muốn dựng ông làm vua nhưng bị Tư Mã Hổ dẹp tan. Dĩnh chỉ còn trơ trọi ở Tân Hội.
Tư Mã Việt dùng chiếu sai Trấn nam tướng quân Lưu Hoằng và Nam trung lang tương Lưu Đào tróc nã Tư Mã Dĩnh. Sau đó, Công Sư Phiên cũng bị Tư Mã Hổ bắt sống. Bộ tướng của Tư Mã Ngung là Lưu Dư sợ Dĩnh gây hậu họa, bèn sai người đánh thuốc độc giết chết Dĩnh, rồi giết cả hai con ông.
Tư Mã Dĩnh thọ 28 tuổi. Không bao lâu sau, Tư Mã Ngung cũng qua đời, Tư Mã Việt trở thành người nắm chính trường. Loạn bát vương chấm dứt cũng là lúc triều đình Tây Tấn suy yếu trầm trọng, đến năm 318 thì diệt vong.
Gia quyến.
Con cái.
Con thừa tự : Tư Mã Tuân (司馬遵) , cháu trai Tề vương Tư Mã Du. Sau khi cha ruột bị phế thành thường dân rồi bị giết , ông trở thành con thừa tự của Tư Mã Dĩnh , phong "Hoa Dung Huyện vương" (华容县王) , thăng "Thành Đô vương" (成都王) , bị giết trong thời kỳ Vĩnh Gia Chi loạn (永嘉之乱). | 1 | null |
Yên Chi Khâu (Tiếng Trung: 胭脂扣, Tiếng Anh: Rouge) là bộ phim thực hiện năm 1987 của Điện ảnh Hồng Kông và được khởi chiếu vào năm 1988. Đạo diễn bởi Quan Cẩm Bằng, dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lý Bích Hoa. Bộ phim đoạt Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm 1987 cho hạng mục Phim hay nhất.
Tóm tắt cốt truyện.
Năm 1934, Trần Chấn Bang (Thập nhị Thiếu gia) là con trong một gia tộc giàu có, vốn phong lưu, tao nhã, đa tình đến Ỷ Hồng Lầu và gặp cô kỹ nữ Như Hoa. Tại đây, chàng đã bị sắc đẹp và vẻ quyến rũ của Như Hoa mê hoặc, song Như Hoa chẳng đoái hoài gì đến chàng, cho đến khi Chấn Bang mở một đêm hội lớn tại Ỷ Hồng Lầu để bày tỏ, Như Hoa mới xiêu lòng.
Hai người đắm say trong mối tình nồng cháy, Chấn Bang tặng cho Như Hoa nhiều món quà đắt giá. Chấn Bang nghe lời Như Hoa, từ bỏ gia đình để trở thành một diễn viên Kinh kịch, Như Hoa đến ra mắt gia đình họ Trần nhưng bị từ chối do thân phận thấp kém và Chấn Bang đã có đính ước với Thục Hiền và còn bị Trần Phu nhân (mẹ của Chấn Bang) xúc phạm. Không dám làm gì, Chấn Bang không bênh vực Như Hoa, còn đuổi khéo Như Hoa, trước đó, chàng còn tặng Như Hoa một hộp son môi rất đẹp đeo trên cổ nàng. Gia đình Chấn Bang biết chuyện, kịch liệt phản đối chàng làm diễn viên Kinh kịch và ép chàng cưới Thục Hiền. Uất ức, tủi nhục cực độ, Như Hoa và Chấn Bang quyết tìm đến cái chết. 11 giờ đêm ngày mùng 8 tháng 3 năm 1934, Chấn Bang và Như Hoa nuốt thuốc độc tự tử. Hai người ra hẹn với nhau: Chỉ cần thấy dãy số 3811 là biết đường nhận nhau.
Như Hoa chết, biến thành hồn ma vất vưởng khắp nơi với chiếc hộp son trên cổ đi tìm Chấn Bang. Đợi chờ mòn mỏi mãi đến 53 năm. Đến ngày 5 tháng 3 năm 1987, Như Hoa đi lạc vào một toà báo và gặp anh Viên. Tại đây, cô đã nhờ anh Viên đăng tin tìm người "3811" nhưng không có tiền. Sau đó, cô và anh Viên ra khỏi toà báo. Như Hoa đi xem bói và tin là sẽ tìm được Chấn Bang. Trên đường về nhà, anh Viên hốt hoảng khi phát hiện ra rằng Như Hoa chỉ là hồn ma. Như Hoa đề nghị anh đưa cô về nhà, một lúc sau, khi thấy Như Hoa khóc, anh đã đồng ý. Viên dẫn Như Hoa đi thăm thú khắp nơi, say sưa nghe Như Hoa kể về bối cảnh Thạch Đường Chuỷ thời quá khứ rồi đưa cô về nhà. Bạn gái của Viên là cô Sở biết chuyện, lên cơn ghen, buông lời xúc phạm và đòi khám người Như Hoa. Đến khi sờ ngực Như Hoa mới biết cô không có nhịp tim và là ma thật, Sở hốt hoảng. Sau đó, Viên và Sở đều đồng ý cho Như Hoa ở lại nhà.
Anh Viên và cô Sở đi khắp nơi tìm tin tức về Chấn Bang, hai người còn bỏ tiền túi ra đăng tin tìm người "3811" lên khắp các tờ báo lớn ở Hồng Kông. Trong quá trình tìm hiểu, hai người phát hiện ra một sự thật kinh hoàng. Hai người đến hỏi lại Như Hoa thì mới biết trước khi nuốt thuốc phiện, Như Hoa thấy Chấn Bang sợ sệt nên đã cho chàng uống chai rượu có pha 40 viên thuốc ngủ, sau đó nuốt thuốc phiện. Không may, Chấn Bang bị rối loạn tiêu hoá nên đã nôn ra tất cả những gì đã ăn vào nên sống sót, chỉ có Như Hoa chết. Sở tức giận, định mở cửa giết chết Như Hoa nhưng Như Hoa đã kịp trốn khỏi nhà. Sau đó, Sở ân hận.
Đến tối, Sở và Viên đi tìm Như Hoa, thấy nàng đang say sưa nghe hát, hai người mời Như Hoa về nhà nhưng nàng không đồng ý. Bất chợt, Sở nhận được điện thoại của ban tìm người là đã tìm thấy Chấn Bang làm tạp vụ trong một phim trường. Ba người đến phim trường đó, Như Hoa tìm lại được Chấn Bang, nói với Chấn Bang:Như Hoa trả lại hộp son vào tay Chấn Bang rồi bước nhanh vào bóng tối... | 1 | null |
(sinh ngày 16 tháng 4 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đang chơi cho câu lạc bộ của Bỉ Sint-Truiden. Khởi đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ Nhật Bản Shimizu S-Pulse, Okazaki sau đó chuyển đến Đức thi đấu cho VfB Stuttgart và 1. FSV Mainz 05. Anh hiện là cầu thủ Nhật Bản ghi nhiều bàn thắng nhất tại Bundesliga. Ở đội tuyển Nhật Bản, anh đang đứng thứ ba trong danh sách những cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử đội tuyển nước này.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Shimizu S-Pulse.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học phổ thông Takigawa Daini năm 2004, Okazaki đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ S-Pulse ngay năm kế tiếp. Tháng 12 năm 2005, anh có trận đấu đầu tiên tại J. League khi vào sân thay người trong trận gặp Sanfrecce Hiroshima. Ngày 15 tháng 4 năm 2007, anh có bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp vào lưới Kawasaki Frontale. Anh kết thúc mùa giải đầu tiên với ba bàn thắng sau 13 trận.
Okazaki ghi được mười bàn thắng trong 27 trận đấu mùa giải 2008 và cùng S-Pulse tham dự trận chung kết cúp J. League nhưng để thua Oita Trinita 2-0. Ở hai mùa bóng 2009 và 2010, anh tiếp tục thể hiện phong độ ghi bàn cao.
VfB Stuttgart.
Ngày 30 tháng 1 năm 2011, Okazaki chuyển đến câu lạc bộ Đức VfB Stuttgart. Hợp đồng của anh có thời hạn đến năm 2014. Ngày 17 tháng 2 năm 2011, Anh có trận đấu ra mắt Stuttgart gặp câu lạc bộ Benfica tại Europa League. Ngày 20 tháng 2 năm 2011, Okazaki lần đấu thi đấu tại Bundesliga trong trận VfB Stuttgart tiếp Bayer 04 Leverkusen. Bàn thắng đầu tiên mà Okazaki ghi được cho clb Đức là pha lập công từ ngoài vòng cấm vào lưới Hannover 96.
Ở trận đấu đầu mùa giải 2011–12 gặp Schalke 04, Okazaki được vào sân thay người ở hiệp 2 và anh đã ghi bàn ấn định chiến thắng 3-0 sau một cú sút xa ở phút 90. Pha làm bàn từ một cú ngã bàn đèn của Okazaki trong trận gặp Hannover 96 ngày 19 tháng 2 năm 2012 đã được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất tháng của Bundesliga. Sau Yasuhiko Okudera (tháng 4 năm 1978), Okazaki là cầu thủ Nhật Bản thứ 2 từng giành được giải thưởng này tại Đức.
Okazaki có mùa giải 2012–13 không thành công khi chỉ ghi được một bàn tại Bundesliga. Anh rời Stuttgart sau mùa giải này với tổng cộng 10 bàn thắng sau 63 trận tại Bundesliga.
Mainz 05.
Ngày 1 tháng 7 năm 2013, Okazaki chuyển đến thi đấu cho câu lạc bộ Mainz 05. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Mainz ngay trong trận ra mắt và giành thắng lợi 3-2 với chính đội bóng cũ Stuttgart. Okazaki có cú đúp đầu tiên trong sự nghiệp tại Bundesliga để đem về chiến thắng 2-0 cho Mainz trước Eintracht Braunschweig. Ngày 24 tháng 11 năm 2013, anh lại có một cú đúp nữa giúp Mainz đánh bại Werder Bremen 3-2. Ở vòng đấu cuối cùng của lượt đi, anh lập một cú đúp và góp công trong một bàn thắng khác giúp Mainz hạ Hamburg 3-2 ngay trên sân khách.
Ngày 15 tháng 3 năm 2014, cú đúp của Okazaki trong trận đấu với TSG 1899 Hoffenheim giúp cho Mainz lội ngược dòng đánh bại Hoffenheim 4-2 sau khi đã bị dẫn trước 2-0. Một tháng sau đó, anh có cú đúp thứ năm trong mùa giải, nhưng lần này đã không thể giúp Mainz tránh khỏi thất bại 4-2 trước Borussia Dortmund. Anh kết thúc mùa bóng 2013-14 với 14 bàn thắng, giúp anh trở thành cầu thủ Nhật Bản ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải Bundesliga, vượt qua thành tích 13 bàn thắng do Kagawa Shinji thiết lập tại Borussia Dortmund vào mùa giải 2011-12.
Ngay trong trận đấu đầu tiên của mùa giải 2014-15, anh đã ghi bàn mở tỉ số trong trận hòa 2-2 của Mainz với đội bóng vừa thăng hạng Bundesliga SC Paderborn 07. Ngày 13 tháng 9 năm 2014, anh có cú đúp vào lưới Hertha Berlin giúp đội bóng của mình giành chiến thắng 3-1, đây là bàn thắng thứ 27 và 28 của anh tại Bundesliga, giúp anh chính thức trở thành cầu thủ Nhật Bản ghi nhiều bàn thắng nhất tại giải đấu bóng đá cao nhất nước Đức.
Leicester City.
2015-16.
Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Okazaki chuyển đến câu lạc bộ Leicester City tại Premier League với phí chuyển nhượng ước tính 7 triệu £. Anh có trận đấu đầu tiên trên đất Anh trong chiến thắng 4-2 trước Sunderland tại trận đấu mở màn mùa giải 2015-16 vào ngày 8 tháng 8 năm 2015. Một tuần sau đó, anh có bàn thắng đầu tiên cho Leicester City cũng như tại Premier League khi mở tỉ số trong trận thắng West Ham United 2-1.
Ngày 19 tháng 12 năm 2015, Okazaki ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 3-2 trước Everton tại Goodison Park, giúp Leicester City giữ vững ngôi đầu bảng vào thời điểm Giáng sinh. Ngày 14 tháng 3 năm 2016, Okazaki ghi bàn duy nhất bằng cú ngả bàn đèn tuyệt đẹp trong trận đấu với Newcastle. Chiến thắng này giúp Leicester City tiếp tục duy trì khoảng cách 5 điểm với đội xếp thứ hai trên bảng xếp hạng Premier League là Tottenham.
Ngày 2 tháng 5 năm 2016, Okazaki chính thức trở thành cầu thủ Nhật Bản thứ hai sau Kagawa Shinji có được danh hiệu vô địch Premier League sau khi Leicester đăng quang trước hai vòng đấu. Đây cũng là danh hiệu vô địch cấp câu lạc bộ đầu tiên của anh.
2016-17.
Okazaki lập cú đúp trong trận đấu vòng ba Cúp EFL 2016–17 giúp Leicester dẫn trước Chelsea 2-0 nhưng sau đó đội bóng của anh đã để thua ngược 4-2 và bị loại. Ngày 22 tháng 10 năm 2016, anh có được bàn thắng đầu tiên tại Premier League 2016-17 và là bàn thắng đầu tiên của anh tại Premier League sau 14 trận trong trận thắng Crystal Palace 3-1. Một tháng sau đó, anh có pha lập công đầu tiên trong sự nghiệp tại UEFA Champions League giúp Leicester đánh bại Club Brugge 2-1 và là cầu thủ người Nhật Bản thứ 6 làm được điều này. Ngày 3 tháng 12, anh vào sân từ băng ghế dự bị đã ghi được bàn thắng rút ngắn tỉ số xuống còn 2-1 cho Leicester tring cuộc đối đầu với Sunderland nhưng đây cũng là tỉ số cuối cùng của trận đấu.
Ngày 29 tháng 4 năm 2017, Okazaki kiến tạo cho Jamie Vardy ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với West Bromwich tại Premier League. Ngày 13 tháng 5, anh chấm dứt chuỗi 23 trận không ghi bàn trên mọi đấu trường với bàn thắng trong trận thua 2-1 trước Manchester City.
2017-18.
Ngày 11 tháng 8 năm 2017, Okazaki là người có pha lập công đầu tiên cho Leicester trong mùa giải mới khi ghi bàn gỡ hòa 1-1 trong trận thua 4-3 trước Arsenal tại vòng 1 Premier League 2017-18. Một tuần sau đó, anh ghi bàn mở ti số trong trận thắng Brighton & Hove Albion. Ngày 19 tháng 9, Leicester lọt tiếp vào vòng 4 Cúp Liên đoàn Anh sau chiến thắng 2-0 trước Liverpool và Okazaki một lần nữa là người mở tỉ số trận đấu. Trong trận đấu bốn ngày sau đó gặp lại chính Liverpool tại Giải Ngoại hạng Anh, anh tiếp tục lập công nhưng lần này Leicester lại để thua 2-3.
Ngày 21 tháng 10, Okazaki lại lập công mang về chiến thắng cho Leicester trước Swansea City, bàn thắng thứ năm của anh trong 9 trận gần nhất tại Giải Ngoại hạng Anh, thành tích mà trước đó phải mất 51 trận anh mới đạt được. Ngày 13 tháng 12, anh có cú đúp bàn thắng và một pha kiến tạo trong trận thắng Southampton 4-1 và đây cũng là lần đầu tiên Okazaki vừa ghi bàn vừa kiến tạo trong một trận đấu ở Ngoại hạng Anh.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Okazaki lần đầu khoác áo đội tuyển quốc gia vào ngày 9 tháng 10 năm 2008, trong trận giao hữu gặp UAE. Anh cũng là thành viên của đội tuyển Nhật Bản tham dự vòng chung kết Thế vận hội Mùa hè 2008. Okazaki lập hat-trick đầu tiên vào lưới đội tuyển Hồng Kông ngày 8 tháng 10 năm 2009 và ghi thêm hat-trick khác trong trận gặp Togo sáu ngày sau đó (14 tháng 10 năm 2009). Anh còn được tổ chức IFFHS trao tặng danh hiệu vua phá lưới thế giới 2009 nhờ 15 bàn thắng đã ghi được cho ĐTQG.
Tháng 6 năm 2010, anh được huấn luyện viên Okada Takeshi đưa vào đội hình đội tuyển Nhật Bản tham dự World Cup 2010 tại Nam Phi. Ngày 24 tháng 6, Okazaki ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 3-1 trước Đan Mạch để cùng Nhật Bản lọt vào đến vòng đấu loại trực tiếp World Cup 2010.
Ngày 17 tháng 1 năm 2011, anh ghi hat-trick thứ ba trong sự nghiệp của mình ở trận thắng 5–0 trước Ả Rập Saudi tại Cúp bóng đá châu Á 2011, giải đấu mà đội tuyển Nhật Bản sau đó đã giành chức vô địch sau khi thắng Úc 1-0 trong trận chung kết.
Tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2013, Okazaki đã có hai bàn thắng trong các trận đấu với Ý và Mexico nhưng đội tuyển Nhật Bản đã bị loại sau cả ba trận toàn thua. Anh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Á với tám bàn thắng.
Tháng 6 năm 2014, anh tiếp tục có tên trong danh sách 23 cầu thủ Nhật Bản tham dự World Cup 2014 tại Brasil, giải đấu mà đội tuyển Nhật Bản đã bị loại ngay sau vòng bảng. Anh có mặt trong đội hình chính thức trong cả ba trận đấu vòng bảng của đội tuyển Nhật Bản tại giải đấu này và ghi được một bàn thắng trong thất bại 1-4 trước Colombia.
Đầu năm 2015, Okazaki tiếp tục được gọi vào đội tuyển Nhật Bản tham dự Cúp bóng đá châu Á 2015. Tại giải đấu này, anh đã có một bàn thắng trong trận đấu với Palestine tại vòng bảng.
Ngày 28 tháng 3 năm 2017, Okazaki đạt đến cột mốc 50 bàn thắng trong trận đấu thứ 108 cho đội tuyển quốc gia với pha lập công trong chiến thắng 4-0 trước Thái Lan tại vòng loại World Cup 2018.
Ngày 31 tháng 5 năm 2018, Okazaki được chọn tham dự giải đấu World Cup lần thứ ba trong sự nghiệp tại Nga sau khi huấn luyện viên Nishino Akira chốt danh sách 23 cầu thủ chính thức.
Sau khi đội tuyển Nhật Bản giành ngôi á quân Asian Cup 2019, Okazaki Shinji chính thức chia tay đội tuyển quốc gia sau 11 năm gắn bó, tổng cộng anh đã thi đấu 119 trận và ghi được 50 bàn thắng.
Phong cách thi đấu.
Okazaki không có được thể hình tốt với chiều cao 1m74 và kỹ thuật cá nhân khéo léo, nhưng lại có tốc độ và khả năng ghi bàn nhạy bén. Điểm mạnh của anh là khả năng chạy chỗ thông minh, chọn vị trí chính xác để đón nhận những đường chuyền từ đồng đội, thoát khỏi sự đeo bám của các hậu vệ rồi tung ra những cú dứt điểm đầy quyết đoán. Huấn luyện viên Kasper Hjulmand của Mainz 05 khen anh là "mẫu trung phong hiện đại, và thật may mắn khi chúng tôi có anh trong đội hình. Khả năng di chuyển thông minh và dứt điểm quyết đoán của anh luôn là nỗi ám ảnh với mọi hàng phòng ngự".
Khi thi đấu cho Leicester City, mặc dù không ghi nhiều bàn, anh vẫn lấy được sự tin tưởng của huấn luyện viên Claudio Ranieri và chiếm lấy vị trí của Leonardo Ulloa.
Thống kê sự nghiệp.
Câu lạc bộ.
1
2
3
Danh hiệu.
Leicester City
SD Huesca
Đội tuyển Nhật Bản | 1 | null |
Sport Lisboa e Benfica (tiếng Bồ Đào Nha: [spɔɾ liʒboɐ tôi bɐ ȷ fikɐ]), thường được gọi là Benfica hoặc SLB, là câu lạc bộ thể thao giàu truyền thống nhất của Bồ Đào Nha có trụ sở tại Lisboa.
Benfica là câu lạc bộ bóng đá hiện đang thi đấu ở vô địch giải VĐQG Bồ Đào Nha nhiều nhất, với 37 danh hiệu, và tổng thể các giải lớn nhỏ thì là câu lạc bộ thành công nhất với 83 danh hiệu và F.C. Porto là (76 danh hiệu). Câu lạc bộ là một trong những thành viên sáng lập của Primeira Liga vào năm 1933 và là CLB duy nhất của giải chưa bao giờ xuống hạng.
Được thành lập ngày 28 tháng 2 năm 1904, Benfica là một trong những Três Grandes-Big Three(cùng với FC.Porto và Sporting Lisboa) ở Bồ Đào Nha.
Sân nhà của "Eagles" là "Estádio da Luz" với sức chứa hơn 65.647 chỗ ngồi.
Ca khúc chính thức của câu lạc bộ là "Ser Benfiquista".
Không giống như nhiều câu lạc bộ bóng đá châu Âu khác, Benfica sở hữu và hoạt động câu lạc bộ từ những sáng tạo của mình. Benfica là câu lạc bộ tổng hợp nhiều môn thể thao nhất thế giới, [1] và trong top 20 các câu lạc bộ thể thao giàu nhất bóng đá về mặt doanh thu, với doanh thu hàng năm của 111.100.000 €.
Trong nước, Benfica giữ kỷ lục với 37 danh hiệu Primeira Liga, 26 Taca de Portugal (và 4 lần liên tiếp), một kỷ lục của 9 đôi, một kỷ lục của 7 Taça da Liga (hoàn toàn và liên tục), 3 Campeonato de Portugal và 8 Supertaça Cândido de Oliveira. Benfica có sự khác biệt là CLB đầu tiên trong lịch sử của Primeira Liga đã hoàn thành toàn bộ 30 trận đấu một mùa giải bất bại (trong 1972-1973) và sau này có Porto làm được điều này (trong 2010-2011).
Về đấu trường Quốc tế, Benfica đã cùng với F.C Porto là 2 câu lạc bộ duy nhất của Bồ Đào Nha đã đoạt được 2 chiếc cúp cao nhất châu Âu (hiện là UEFA Champions League), riêng S.L Benfica liên tiếp đoạt cúp C1 trong năm 1961 và 1962 (tiền thân của UEFA Champions League), và một Cup Latin vào năm 1950. Ngoài ra, câu lạc bộ về nhì trong các năm 1961 và 1962 Cúp Liên lục địa, trong 1962-1963, 1964-1965, 1967-1968, 1987-1988 và 1989-1990 Cúp châu Âu, tại UEFA Cup 1982-1983 và 2012-13, 2013-14 UEFA Europa League. Benfica đang giữ kỷ lục tham dự 10 trận chung kết các Cúp châu Âu.
Lịch sử.
Thời kì Hoàng Kim (1960–1970).
Trong những năm 60 Benfica là một trong những CLB đáng sợ nhất của châu Âu cũng như Thế giới,là đối thủ lớn nhất của Real Madrid huyền thoại trong những thập niên 50,60.
Benfica chính là đội bóng đầu tiên chấm dứt thời kì thống trị của Real Madrid tại European Champions' Cup (cúp C1) và tiếp tục thống trị khi giành chiến thắng 3-2 trước FC Barcelona tại Cúp C1 1961, và Real Madrid Cúp C1 1962.
Sau đó, Benfica đã ba lần liên tiếp vào đến trận chung kết nhưng họ đều thất bại trước A.C. Milan cúp C1 1962-1963, Inter Milan cúp C1 1964-1965 và MU cúp C1 1967-1968.
Thời điểm đó Benfica sở hữu đội hình huyền thoại với bộ 3 tiền đạo khủng khiếp là Eusébio,José Águas,José Torres,thủ thành Costa Pereira và một số cái tên khác như António Simões,Fernando Cruz,Domiciano Cavém,José Augusto..vv
Trong thập niên 60, Benfica vẫn được xem là đội bóng mạnh nhất châu Âu tuy họ không dành thêm được danh hiệu châu lục nào từ năm 1963.
Kỉ lục.
Eusébio vẫn đang giữ kỷ lục ra sân cho Benfica 614 trận.
Tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Benfica là Eusébio,với 474 bàn trong 440 trận. José Águas thứ hai với 374 bàn in 384 trận, theo sau Nené,với 360 bàn trong 575 trận.
Benfica giữ kỉ lục tại giải VĐQG Bồ Đào Nha khi vô địch mà không thua trận nào, mùa giải 1972–73.
Cũng trong mùa giải đó Benfica đã thêm kỉ lục thắng liên tục 23 trận. Kết thúc mùa giải với 58 điểm sau 30 trận, đạt tỉ lệ chiến thắng đến 96.7%.
Benfica cũng là câu lạc bộ vào chung kết cúp C1 nhiều nhất (7 lần). | 1 | null |
Thái hoàng thái hậu (chữ Hán: 太皇太后; Kana: たいこうたいごうTaikōtaigō; Hangul: 태황태후Tae Hwang Tae Hu; tiếng Anh: "Grand Empress Dowager" hay "Grand Empress Mother"), thông thường được giản gọi là Thái Hoàng (太皇) hay Thái Mẫu (太母), là tước vị pháp định dành cho bà nội của Hoàng đế đang tại vị, trên tước vị Hoàng thái hậu dành cho mẹ của Hoàng đế, được dùng trong gia đình hoàng gia của các khối tương văn Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Cũng như trường hợp của Hoàng thái hậu, vị Hoàng đế tại vị có thể là Thứ xuất (mẹ là phi tần mà không phải Hoàng hậu), hoặc là từ dòng bên nhập tự, do đó có nhiều trường hợp mà Thái hoàng thái hậu có thể không thật sự là bà nội về mặt huyết thống của Hoàng đế tại vị mà chỉ là trên pháp lý. Trong hệ thống tước vị dành cho hậu phi, thì tước xưng này luôn là cao quý nhất, do vậy cũng có nhiều trường hợp người được tôn xưng chỉ đơn giản là đứng đầu phái nữ trong hoàng gia, mà không nhất thiết là bà nội của Hoàng đế.
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại nhà Nguyễn còn chế định thêm một tước vị độc nhất vô nhị dựa trên danh hiệu Thái hoàng thái hậu, là Thái thái hoàng thái hậu (太太皇太后), dùng để tôn xưng cho một mình bà Từ Dụ (Nghi Thiên Chương Hoàng hậu), lúc này đã là "Hoàng tằng tổ mẫu" (bà cố) trên danh nghĩa của vua Thành Thái..
Lịch sử.
Tước hiệu ["Thái hoàng thái hậu"] dùng để tôn vinh người bà nội của Hoàng đế, địa vị ở trên các Hoàng thái hậu. Tước vị này lần đầu xuất hiện vào thời Tây Hán, ghi nhận trường hợp Bạc Cơ, mẹ của Hán Văn Đế Lưu Hằng và là bà nội của người kế nhiệm, Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Trước đó, Hoàng thái hậu Lữ Trĩ tuy là bà nội của Lưu Cung và Lưu Hồng, song bà vẫn chỉ xưng làm Hoàng thái hậu, mà không phải Thái hoàng thái hậu.
Tuy nhiên, bộ Sử ký Tư Mã Thiên không ghi lại danh hiệu này thời Cảnh Đế và chỉ gọi Bạc thị là ["Thái hậu"] và người đầu tiên ghi nhận lại là Hiếu Văn Đậu hoàng hậu, mẹ của Hán Cảnh Đế dưới thời cháu nội là Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Đến sách Hán thư, đã công nhận danh hiệu này xuất hiện trước đó, nhầm tấn tôn Bạc Cơ. Tiếp theo đó, từ nhà Hán làm nền tảng, các triều đại của Trung Quốc vẫn xem danh hiệu này là cao quý nhất. Danh vị này, sau đó truyền qua các triều đình theo văn hóa Hoa Hạ, như Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, danh hiệu này lần đầu tiên được biết đến là vào thời nhà Trần, người đầu tiên được tôn vị là Tuyên Từ hoàng hậu.
Khi Từ Hi Hoàng thái hậu lâm chung, chỉ định Phổ Nghi kế vị. Vì Từ Hi là "bà nội" trên pháp lý của Phổ Nghi, nên trong ngày hôm đó bà được tôn là Thái hoàng thái hậu, trước khi qua đời vài giờ sau. Đó cũng là vị Thái hoàng thái hậu cuối cùng của nhà Thanh và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, cũng là Thái hoàng thái hậu tại vị ngắn nhất trong lịch sử.
Quy chế.
Tấn tôn.
Danh vị Thái hoàng thái hậu là danh vị cao nhất của một nữ quyến hoàng thất trong một gia đình hoàng tộc của các quốc gia Đông Á. Khi sách phong cho một Thái hoàng thái hậu, cũng như Hoàng thái hậu, đó gọi là 「Tấn tôn; 晉尊」, có Sách bảo (册宝) do chính Hoàng đế dẫn đầu bá quan văn võ đến dâng tiến trong đại lễ tấn tôn, quy định về tấn tôn.
Việc tấn tôn Thái hoàng thái hậu thường chia ra làm hai trường hợp chính:
Vì tôn hiệu đặc thù, trong nhiều triều đại tuy có thể có trên 2 vị Hoàng thái hậu, nhưng hầu như không có 2 vị Thái hoàng thái hậu cùng tôn vị. Điều cực hiếm này lại xảy ra cuối triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam, có Khôn Nguyên Xương Minh Thái hoàng thái hậu cùng Khôn Nghi Xương Đức Thái hoàng thái hậu thời Bảo Đại.
Các ngoại lệ.
Mặt khác, vì vấn đề chính trị, cũng có nhiều tổ mẫu của Hoàng đế không tấn tôn địa vị Thái hoàng thái hậu. Điển hình như Lữ Thái hậu thời Hán Tiền Thiếu Đế Lưu Cung, tuy là Hoàng tổ mẫu của Hoàng đế nhưng vẫn giữ danh hiệu Hoàng thái hậu. Thời Đông Hán, Hiếu Nhân Đổng hoàng hậu, mẹ của Hán Linh Đế Lưu Hoằng, tuy là bà nội của Hán Thiếu Đế Lưu Biện và Hán Hiến Đế Lưu Hiệp nhưng chưa từng nhận qua danh vị Thái hoàng thái hậu. Lại có Thiệu Thái hậu, bà nội của Minh Thế Tông, tuy là Hoàng tổ mẫu nhưng chưa từng được tôn làm Thái hoàng thái hậu, sau khi qua đời mới có thụy hiệu là Hiếu Huệ Thái hoàng thái hậu mà thôi.
Bên cạnh đó, cũng không thiếu một số các trường hợp Thái hoàng thái hậu không phải bà nội của Hoàng đế. Như Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu vào thời Hán Nguyên Đế là "Thúc tằng tổ mẫu" (bà cố) của Hoàng đế, cũng chỉ giữ danh hiệu Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Hiếu Nguyên hậu Vương Chính Quân thời Nhũ Tử Anh, trên danh nghĩa là đường tằng tổ mẫu (bà cố) của Hoàng đế, nhưng cũng chỉ tự tôn làm Thái hoàng thái hậu. Lại có Ý An Quách hoàng hậu, qua các triều đã là Thái hoàng thái hậu, nên dưới thời Đường Tuyên Tông vẫn giữ danh hiệu.
Tại Việt Nam, vai vế không đồng nhất cũng xuất hiện vào thời đại nhà Nguyễn. Khi Vua Hiệp Hòa nối ngôi sau khi Vua Dục Đức bị phế, di chiếu của Vua Tự Đức đã định sẵng nên tôn Hoàng thái hậu Phạm thị làm Từ Dụ Thái hoàng thái hậu. Vua Hiệp Hòa là con út của Vua Thiệu Trị, do vậy là con chồng của bà Từ Dụ và là em trai của Vua Tự Đức, nhưng vì tôn trọng di chiếu mà nhà Vua vẫn tôn mẹ cả Phạm thị làm Thái hoàng thái hậu.
Biến thể.
Trung Quốc.
Thời Hán Ai Đế Lưu Hân, do Ai Đế là nhận Hán Thành Đế làm hoàng phụ, trở thành Thái tử, nên khi lên ngôi ông nhận đích tổ mẫu là Vương Chính Quân làm Thái hoàng thái hậu và Hoàng hậu Triệu thị của Thành Đế làm Hoàng thái hậu. Nhưng ông vẫn tôn kính mẹ đẻ Đinh Cơ và bà nội là Phó Thái hậu, luôn tìm cách nâng địa vị của họ.
Thời kì này vẫn chưa có hệ thống huy hiệu hoàn chỉnh, do vậy Hán Ai Đế đã liên tiếp nghĩ ra nhiều dị thể từ danh hiệu Hoàng hậu và Hoàng thái hậu vốn có, và cuối cùng tạo nên một thời kì mà trong cung có một lúc 4 vị Thái hậu với những danh hiệu chưa từng có:
Thời Bắc Chu, Bắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn kế vị, cả hai vị Thái hậu tổ mẫu của Hoàng đế là Thiên Nguyên Thượng Hoàng thái hậu A Sử Na thị và Thiên Nguyên Thánh Hoàng thái hậu Lý thị đều còn sống. Triều đình Bắc Chu khi ấy quyết định:
Các quốc gia đồng văn.
Ở Hàn Quốc, nhà Triều Tiên chỉ xưng Vương, và hôn phối gọi là Vương phi, trên một đời là Vương đại phi, trên nữa là 「Đại vương đại phi; 」. Sau khi qua đời mới tôn gọi là Vương hậu. Khác với Trung Quốc và Việt Nam, Đại vương đại phi của Triều Tiên không xét mối quan hệ của Đại phi với Quốc vương, mà chỉ đơn giản là tính theo số đời, cứ lên một đời là tăng, do vậy có nhiều trường hợp Đại vương đại phi không phải tổ mẫu của Quốc vương mà là Đích mẫu, như Nhân Nguyên Vương hậu thời Triều Tiên Anh Tổ vậy.
Trong lịch sử Nhật Bản, pháp định dành cho địa vị của Thái hoàng thái hậu không nhất định chỉ dành cho tổ mẫu của Thiên Hoàng, mà dựa vào địa vị từng có theo các đời tương tự Triều Tiên. Ví dụ như Chính Tử Nội thân vương (正子內親王), Hoàng hậu của Thiên hoàng Junna, vốn là thúc mẫu của vị Thiên hoàng tiếp theo là Thiên hoàng Ninmyō nên được tôn làm Hoàng thái hậu, đến triều tiếp theo là Thiên hoàng Montoku thì lại được tôn làm Thái hoàng thái hậu. Hoặc như Quất Gia Trí Tử, sinh mẫu của Thiên hoàng Ninmyō được con trai tôn làm Thái hoàng thái hậu, vì ở triều đại Thiên hoàng trước đó bà đã là Hoàng thái hậu. Vào cuối thời Heian, Thái hoàng thái hậu theo pháp định cũng dần trở thành một loại vinh hàm, chỉ dùng để sắc phong cho nữ quyến trong hoàng thất có địa vị cao, như Nhị Điều Hoàng thái hậu Lệnh Tử Nội thân vương (令子內親王). Từ khi Đằng Nguyên Đa Tử (藤原多子) của Thiên hoàng Konoe được sách phong đến nay, Nhật Bản đã qua 800 năm chưa từng xuất hiện lại một người phụ nữ nào mang danh vị Thái hoàng thái hậu.
Trong khi ở lịch sử Việt Nam, hoàng thất nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Nguyễn đều tôn xưng Thái hoàng thái hậu theo đúng vai vế tương tự Trung Quốc. Các chúa Trịnh xưng Vương, quyền thay Hoàng đế nhà Lê, nên cũng mô phỏng quy cách hoàng thất, tôn bà nội của chúa là 「Thái tôn thái phi; 太尊太妃」. Một số trường hợp Thái tôn Thái phi được Hoàng đế nhà Lê thiện đãi, gia phong tôn hiệu, đều thường là 「Quốc mẫu; 國母」 hay 「Quốc Thái mẫu; 國太母」. Vào thời nhà Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu vào thời Thành Thái, đã là Đích tằng tổ mẫu (bà cố) của đương kim Hoàng đế. Trong lịch sử, bà cố của Hoàng đế không được ghi lại tôn hiệu, nên Thành Thái đã chế định ra tôn hiệu cho bà, gọi là 「Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu; 慈裕博惠康壽太太皇太后」, và đây cũng là danh hiệu duy nhất tồn tại dành cho Tằng tổ mẫu của Hoàng đế trong lịch sử các quốc gia đồng văn Đông Á.
Nhân vật nổi tiếng.
| 1 | null |
Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp (thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự: midazolam để gây mê, thuốc tê để làm cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và muối kali để làm cho tim ngừng đập). Ứng dụng chính cho thủ tục này là hình phạt tội tử hình, nhưng thuật ngữ này cũng có thể được áp dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm cái chết êm ái và tự tử.
Từ thập niên 1980 biện pháp này càng ngày càng được sử dụng, được coi như là một cách xử tử nhân đạo thay thế cho ghế điện, treo cổ, xử bắn, phòng hơi ngạt, và các biện pháp khác.
Tiêm thuốc độc lần đầu tiên được phát triển ở Hoa Kỳ, hiện tại nó cũng là một phương thức hợp pháp để xử tử hình ở Trung Quốc, Thái Lan, Guatemala, Maldives và Việt Nam, mặc dù Guatemala đã không xử tử người nào từ năm 2000. Nó cũng được sử dụng ở Philippines cho đến khi nước này bãi bỏ án tử hình năm 2006.
Ứng dụng.
Dưới thời Đức quốc xã.
Tại Đức tiêm thuốc độc đã được đề nghị bởi bác sĩ Karl Brandt trong chương trình gọi là Euthanasie-Programm của đảng Quốc xã với mục đích làm sạch sẽ nòi giống Đức. Ngoài ra cách thành viên tổ chức quân đội SS của đảng Quốc xã cũng dùng thuốc độc chích thẳng vào cơ tim của các bệnh nhân và các tù nhân bị kết án tử hình tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau, Buchenwald, Mauthausen. Một nạn nhân có tiếng là cựu nhóm trưởng của đảng SPD trong quốc hội Đức dưới thời Cộng hòa Weimar, Ernst Heilmann, người mà vào ngày 3 tháng tư 1940 bị thành viên SS Martin Sommer tiêm thuốc độc chết.
Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam đã tán thành thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, biện pháp này bắt đầu được áp dụng từ ngày 1/7/2011.
Thuốc sử dụng.
Quy trình tiêm thuốc độc thông thường.
Thông thường, ba loại thuốc được sử dụng trong tử hình tiêm thuốc độc. Natri thiopental được sử dụng để gây bất tỉnh, pancuronium bromide (Pavulon) để gây tê liệt cơ và ngừng hô hấp, và kali chloride để ngừng tim.
Midazolam.
Midazolam là một loại barbiturat hoạt động cực ngắn, thường được sử dụng cho gây tê cảm giác và gây hôn mê trong y học. Liều gây mê điển hình là 50 gram. Quá trình mất ý thức xảy ra sau 30-45 giây với liều lượng điển hình, trong khi liều lượng 100 gram (gấp 14 lần so với liều bình thường) sẽ gây ra bất tỉnh sau10 giây.
Một liều đầy đủ midazolam đến não trong khoảng 50 giây, gây ra trạng thái bất tỉnh. Khoảng từ 5 đến 20 phút sau khi tiêm, còn khoảng 15% thuốc nằm trong não, phần còn lại ở các bộ phận khác của cơ thể.
Vecuronium bromide (Norcuron).
Vecuronium bromide (tên thương mại: Norcuron): Thuốc curare có liên quan, như vecuronium, là một chất làm giãn cơ không khử cực chặn hoạt động của acetylcholine ở đĩa cuối vận động của mối nối dây thần kinh cơ. Kết nối acetylcholine với các thụ thể trên tấm cuối gây ra sự khử cực và co lại của sợi cơ; các thuốc chống thần kinh cơ không khử cực như vecuronium ngăn chặn sự kết nối này.
Liều điển hình cho vecuronium bromide trong tiêm thuốc độc là 0.2 mg/kg và thời gian tê liệt là khoảng 4-8 giờ. Việc tê liệt các cơ hô hấp sẽ dẫn đến tử vong trong một thời gian ngắn hơn đáng kể.
Muối Kali chloride dạng dung dịch (Potassium Chloride).
Kali là chất điện phân, trong đó 98% nằm trong tế bào, 2% còn lại bên ngoài tế bào. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với các tế bào tạo ra tiềm năng hoạt động. Các bác sĩ kê toa kali cho bệnh nhân khi mức kali trong máu không đủ, gọi là hạ kali huyết. Kali có thể được cho uống, đó là con đường an toàn nhất; hoặc nó có thể được tiêm tĩnh mạch, trong trường hợp đó cần áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt và các quy trình bệnh viện để điều chỉnh tỷ lệ cung cấp.
Liều tiêm tĩnh mạch thông thường là 10-20 mEq mỗi giờ và nó được đưa vào từ từ vì phải mất thời gian để chất điện phân cân bằng trong tế bào. Khi được sử dụng trong trường hợp tiêm thuốc độc, tiêm kali chloride ảnh hưởng đến sự dẫn điện của cơ tim. Việc tăng kali máu, làm cho điện thế nghỉ ngơi của các tế bào cơ tim thấp hơn bình thường (ít âm hơn). Nếu không có điện thế âm này, các tế bào tim không thể đảo cực (để chuẩn bị cho kỳ co bóp tiếp theo).
Tranh cãi.
Phản đối.
Những người phản đối tiêm thuốc độc đã lên tiếng lo ngại rằng lạm dụng và thậm chí là hành vi hình sự có thể xảy ra nếu không có một hệ thống quản lý phù hợp để quy định rõ ai được quyền mua thuốc độc dùng trong việc này.
Tàn nhẫn và bất thường.
Thỉnh thoảng, những khó khăn khi tiêm thuốc độc cũng xảy ra, đôi khi mất hơn nửa giờ để tìm một tĩnh mạch phù hợp. Thông thường, những người bị kết án có lịch sử tiêm chích ma túy thì khó tìm ven tĩnh mạch hơn. Những người phản đối cũng cho rằng việc tiêm tĩnh mạch tốn quá nhiều thời gian nên nó là hình phạt tàn nhẫn và bất thường. Ngoài ra, những người phản đối chỉ ra nếu việc tiêm tĩnh mạch thất bại, hoặc khi các phản ứng bất lợi đối với thuốc hoặc sự chậm trễ không cần thiết sẽ làm kéo dài quá trình xử tử hình.
Vào ngày 13 tháng 12 năm 2006, Angel Nieves Diaz đã bị tiêm thuốc độc nhưng không chết ngay tại Florida. Diaz đã 55 tuổi, và đã bị kết án tử hình vì tội giết người. Diaz đã không chết ngay cả sau khi bị tiêm 35 phút, khiến bác sĩ phải tiêm một liều thuốc thứ hai để hoàn thành việc tử hình. Thoạt đầu, một phát ngôn viên nhà tù đã bác bỏ việc Diaz đã phải chịu đựng cơn đau và tuyên bố liều tiêm thứ hai là cần thiết vì Diaz có một số bệnh gan. Sau khi khám nghiệm tử thi, bác sĩ William Hamilton đã tuyên bố rằng gan của Diaz hoàn toàn bình thường, nhưng kim đã đâm xuyên qua tĩnh mạch vào thịt của Diaz. Các hóa chất chết người sau đó đã được tiêm vào mô mềm, thay vì vào tĩnh mạch. Hai ngày sau vụ hành quyết, Thống đốc bang Jeb Bush đã đình chỉ tất cả các vụ xử tử hình trong tiểu bang này và chỉ định một ủy ban "để xem xét tính nhân văn và tính hợp hiến của việc tiêm thuốc độc." Lệnh đình chỉ đã được Thống đốc sau đó Charlie Crist bãi bỏ khi ông ký bản án tử hình cho Mark Dean Schwab vào ngày 18 tháng 7 năm 2007. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007, Tòa án tối cao Florida nhất trí duy trì các thủ tục tiêm thuốc độc của tiểu bang.
Một nghiên cứu được công bố năm 2007 trên tạp chí Peer-reviewed PLoS Medicine cho rằng "quan điểm thông thường về tiêm thuốc độc dẫn đến cái chết bình yên và không đau đớn là điều đáng nghi vấn".
Việc xử tử Romell Broom đã bị ngừng lại ở Ohio vào ngày 15 tháng 9 năm 2009, sau khi các quan chức nhà tù không tìm thấy tĩnh mạch sau 2 giờ cố gắng tìm trên cánh tay, chân, bàn tay và mắt cá chân. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt ở Hoa Kỳ về việc tiêm thuốc độc.
Dennis McGuire đã bị xử tử tại Lucasville, Ohio, vào ngày 17 tháng 1 năm 2014. Theo các phóng viên, việc tiêm thuốc độc cho McGuire mất hơn 20 phút và McGuire ngạt thở trong 10 đến 13 phút. Đây là lần sử dụng đầu tiên của một loại thuốc mới được sử dụng ở Ohio sau khi Liên minh châu Âu cấm xuất khẩu natri thiopental. Điều này dẫn đến chỉ trích mới về phương pháp dùng ba loại thuốc thông thường.
Clayton Lockett chết vì một cơn đau tim sau khi tiêm thuốc độc thất bại vào ngày 29 tháng 4 năm 2014, tại Nhà tù Hình sự bang Oklahoma ở McAlester, Oklahoma. Lockett đã được tiêm vào người một hỗn hợp chưa được kiểm tra của các loại thuốc mà trước đây chưa từng được sử dụng cho việc tiêm thuốc độc ở Hoa Kỳ. Lockett vẫn sống được 43 phút trước khi được tuyên bố là đã chết. Lockett co giật và nói trong quá trình tiêm, và cố gắng ngồi dậy sau khi bị tiêm 14 phút, mặc dù đã được tuyên bố là đã ngất vào thời điểm đó.
Ủng hộ.
Điểm chung.
Sự kết hợp của một tác nhân cảm ứng barbiturat và một tác nhân gây tê liệt không phân cực được sử dụng trong hàng ngàn loại thuốc gây mê mỗi ngày. Những người ủng hộ án tử hình cho rằng trừ khi các bác sĩ gây mê đã sai trong 40 năm qua, việc sử dụng pentothal và pancuronium là an toàn và hiệu quả. Trong thực tế, kali được đưa ra trong phẫu thuật tim để gây liệt tim. Do đó, sự kết hợp của ba loại thuốc này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Những người ủng hộ án tử hình suy đoán rằng các nhà thiết kế các phương pháp tiêm thuốc gây chết người cố ý sử dụng các loại thuốc tương tự như được sử dụng trong phẫu thuật hàng ngày để tránh tranh cãi. Điều chỉnh duy nhất là một liều barbiturat gây ra hôn mê lớn được đưa ra. Ngoài ra, các quy trình tương tự đã được sử dụng ở các quốc gia hỗ trợ tự tử hoặc trợ giúp tự tử từ bác sĩ.
Nhận thức khi bị gây mê.
Thiopental là một loại thuốc nhanh chóng và hiệu quả để gây bất tỉnh, vì nó gây mất ý thức khi lưu thông qua não do tính làm giảm sức căng bề mặt cao. Chỉ có một vài loại thuốc khác, chẳng hạn như methohexital, etomidate hoặc propofol, có khả năng gây mê rất nhanh. (Các chất ma túy như fentanyl không đủ làm chất gây mê.) Những người ủng hộ lập luận rằng vì thiopental được dùng với liều cao hơn nhiều so với các liều lượng chất hôn mê do y tế gây ra, nên thực sự không thể làm người chịu tội tỉnh dậy.
Nhận thức khi gây mê xảy ra khi gây mê toàn thân được duy trì không đầy đủ, vì một số lý do. Thông thường, gây mê được 'gây ra' bằng thuốc tiêm tĩnh mạch, nhưng 'được duy trì' bằng thuốc gây mê dạng hít do bác sĩ gây mê hoặc bác sĩ gây mê (lưu ý rằng có một số phương pháp khác để duy trì gây mê một cách an toàn và hiệu quả). Barbiturat chỉ được sử dụng để gây mê và những thuốc này gây mê nhanh chóng và đáng tin cậy, nhưng nhanh chóng hết tác dụng. Một loại thuốc chặn thần kinh cơ sau đó có thể được đưa ra để gây tê liệt tạo điều kiện cho đặt nội khí quản, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng được yêu cầu. Bác sĩ gây mê hoặc y tá gây mê có trách nhiệm đảm bảo rằng kỹ thuật duy trì (thường là hít phải) được bắt đầu ngay sau khi cảm ứng để ngăn bệnh nhân thức dậy.
Gây mê toàn thân không được duy trì bằng thuốc barbiturat. Một liều cảm ứng của thiopental sẽ biến mất sau vài phút vì thiopental phân phối lại từ não đến phần còn lại của cơ thể rất nhanh. Tuy nhiên, nó có thời gian bán hủy dài, điều đó có nghĩa là cần một thời gian dài để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể. Nếu dùng liều ban đầu rất lớn, ít hoặc không có sự phân phối lại (vì cơ thể đã bão hòa với thuốc), điều đó có nghĩa là sự phục hồi ý thức đòi hỏi phải loại bỏ thuốc khỏi cơ thể, điều này không chỉ chậm (uống nhiều giờ hoặc ngày), nhưng không thể đoán trước được trong thời gian, làm cho barbiturat rất không đạt yêu cầu để duy trì thuốc mê.
Thiopental có thời gian bán hủy khoảng 11,5 giờ (nhưng tác dụng của một liều duy nhất chấm dứt trong vòng vài phút bằng cách phân phối lại thuốc từ não đến các mô ngoại biên) và phenobarbital có tác dụng kéo dài khoảng 4 phút 5 ngày. Nó tương phản với thuốc gây mê dạng hít có thời gian bán hủy cực ngắn và cho phép bệnh nhân thức dậy nhanh chóng và dự đoán sau phẫu thuật.
Thời gian trung bình đến chết khi một giao thức tiêm gây chết người đã được bắt đầu là khoảng 7 đến 11 phút. Vì chỉ mất khoảng 30 giây để thiopental gây mê, 30 phút45 giây để pancuronium gây tê liệt và khoảng 30 giây để kali ngừng tim, về mặt lý thuyết có thể đạt được chỉ trong 90 giây. Cho rằng cần có thời gian để quản lý thuốc, thời gian để dòng tự xả, thời gian thay đổi thuốc được quản lý và thời gian để đảm bảo rằng cái chết đã xảy ra, toàn bộ quá trình mất khoảng 7 phút11. Các khía cạnh thủ tục trong việc tuyên bố cái chết cũng góp phần trì hoãn, vì vậy người bị kết án thường bị tuyên là đã chết trong vòng 10 đến 20 phút kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. Những người ủng hộ án tử hình nói rằng một liều thiopental khổng lồ, gấp từ 14 đến 20 lần liều gây mê và có khả năng gây hôn mê y tế kéo dài 60 giờ, không bao giờ có thể hết sau 10 đến 20 phút.
Hiệu ứng pha loãng.
Những người ủng hộ án tử hình tuyên bố rằng tuyên bố rằng pancuronium làm loãng liều natri thiopental là sai lầm. Những người ủng hộ lập luận rằng pancuronium và thiopental thường được sử dụng cùng nhau trong phẫu thuật mỗi ngày và nếu có tác dụng pha loãng, đó sẽ là tương tác thuốc được biết đến.
Tương tác thuốc là một chủ đề phức tạp. Một số tương tác thuốc có thể được phân loại đơn giản là tương tác hiệp đồng hoặc ức chế. Ngoài ra, tương tác thuốc có thể xảy ra trực tiếp tại vị trí tác dụng, thông qua các con đường thông thường hoặc gián tiếp thông qua chuyển hóa thuốc ở gan hoặc thông qua đào thải ở thận. Pancuronium và thiopental có các vị trí tác dụng khác nhau, một ở não và một ở ngã ba thần kinh cơ. Vì thời gian bán hủy của thiopental là 11,5 giờ, quá trình chuyển hóa của thuốc không phải là vấn đề khi xử lý khung thời gian ngắn trong tiêm thuốc gây chết người. Giải thích hợp lý duy nhất khác sẽ là một cách trực tiếp, hoặc một trong đó hai hợp chất tương tác với nhau. Những người ủng hộ án tử hình cho rằng lý thuyết này không đúng. Họ tuyên bố rằng ngay cả khi 100 mg pancuronium ngăn ngừa trực tiếp 500 mg thiopental từ khi làm việc, đủ thiopental để gây hôn mê sẽ có mặt trong 50 giờ. Ngoài ra, nếu sự tương tác này xảy ra, thì pancuronium sẽ không có khả năng gây tê liệt.
Những người ủng hộ án tử hình tuyên bố rằng tuyên bố rằng pancuronium ngăn thiopental hoạt động, nhưng vẫn có khả năng gây tê liệt, không dựa trên bất kỳ bằng chứng khoa học nào và là tương tác thuốc chưa từng được ghi nhận cho bất kỳ loại thuốc nào khác. | 1 | null |
Người đàn bà yếu đuối là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Đinh Đức Liêm làm đạo diễn. Phim phát sóng lần đầu vào năm 2002 trên kênh HTV7.
Nội dung.
"Người đàn bà yếu đuối" nói về Ngọc, một cô gái thông minh, dễ thương và rất siêng năng. Khi còn cắp sách đến trường, Ngọc đã chứng tỏ được khả năng buôn bán của mình bằng cách mua cá ở vùng này rồi sang vùng khác bán và kiếm tiền chênh lệch. Tuy nhiên, ba của Ngọc không muốn con mình như vậy, ông muốn con mình thành đạt hơn, bay xa hơn nữa, muốn Ngọc làm nên sự nghiệp nhờ vào kiến thức. Tuy nhiên bất hạnh đã ập đến với gia đình Ngọc khi ba của cô từ giã cõi đời sau một vụ tai nạn. Lúc này gia đình Ngọc trở nên suy sụp do phải bồi thường một số tiền lớn cho gia đình ông Tư Hơn. Vì vậy khi Ngọc đang là một học sinh giỏi, nhưng vì lý do này mà cô đã phải khép lại ước mơ của mình để ở nhà giúp gia đình kiếm từng bữa cơm, manh áo. Sau đó hai gia đình xảy ra xung đột, hai bên ăn miếng trả miếng bằng bạo lực với nhau.
Quá mệt mỏi với hoàn cảnh hiện tại, Ngọc muốn tìm ra một lối thoát cho gia đình mình. Cô quyết định rời quê lên thành phố tìm việc và ở nơi đây cô gặp lại người bạn Lệ của mình. Chồng của Lệ là một người đàn ông lớn tuổi nhưng lại giàu có. Nhưng rồi ý định giúp đỡ bạn mình của Lệ đã không được chồng đồng ý, thế là Ngọc lại phải ra đi. Cô đi tìm việc làm cho mình, thế nhưng ở nơi thành phố đầy rẫy cạm bẫy này, cô đã bị lừa và bị bán vào một ổ mại dâm. Tuy nhiên, may mắn cho Ngọc là nhờ mọi người được tin nên cuối cùng họ đã kịp thời giải thoát cho cô khỏi nơi đây.
Thời gian trôi mau, sau nhiều biến cố, Ngọc đã tổ chức đám cưới với một người đàn ông tên Phát, họ cùng nhau làm ăn kinh doanh, công việc, cơ ngơi ngày một phát đạt. Thế nhưng những người khác thấy vậy sinh ghen tị và tìm đủ mọi cách hòng chia rẽ họ...
Diễn viên.
Và một số diễn viên khác...
Ca khúc trong phim.
Bài hát trong phim là ca khúc "Người đàn bà yếu đuối" do Nguyễn Đức Trung sáng tác và Cẩm Vân thể hiện. | 1 | null |
Óscar René Cardozo Marín (, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1983) là một cầu thủ bóng đá người Paraguay hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Libertad của Paraguay ở vị trí tiền đạo.
Được biết đến với kĩ năng đá phạt và những cú sút chân trái uy lực của mình, Cardozo nổi tiếng ngay từ khi còn thi đấu cho Newell's Old Boys. Sau khi chuyển đến Benfica, anh đã ghi được gần 200 bàn thắng và giành được 5 danh hiệu lớn, trong đó có chức vô địch Primeira Liga mùa giải 2009–10, mùa giải mà anh còn được nhận danh hiệu vua phá lưới.
Được đặt biệt danh "Tacuara" (Cây mía lớn trong tiếng Guarani), Cardozo đã từng tham dự World Cup 2010, có 56 lần khoác áo đội tuyển Paraguay và ghi được 12 bàn thắng. | 1 | null |
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DABACO) là một tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, giống gia cầm và chế biến thực phẩm. Đây là một doanh nghiệp từng được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động hạng Nhất.
Hoạt động kinh doanh.
Dabaco là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước.
Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 5.538 tỷ đồng (chưa gồm DT tiêu thụ nội bộ), tăng 36,84% so với thực hiện năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt: 249,7 tỷ đồng. Đến năm 2013, Công ty đã có tổng tài sản 3.500 tỷ đồng, vốn điều lệ 627 tỷ đồng, 30 nhà máy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đơn vị trực thuộc và trên 5.000 lao động.
Công ty đã nghiên cứu thành công mô hình chuồng trại nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững, hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực với người chăn nuôi trong nước.
Hiên nay công ty có hệ thống bán lẻ Lý Thái Tổ, Nguyễn Cao ở thành phố Bắc Ninh, Lạc Vệ ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh) và hai nhà hàng ở thành phố Bắc Ninh. Công ty thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Quế Võ II; dự án Nhà máy chế biến thực phẩm Dabaco; Nhà máy sơ chế nguyên liệu Dabaco Tây Bắc; Nhà máy chế biến bột cá Duyên hải miền Trung | 1 | null |
Gustav Karl Heinrich Ferdinand Emil von Arnim (28 tháng 1 năm 1829 tại Potsdam – 20 tháng 4 năm 1909 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, của Tiểu đoàn Jäger Cận vệ đồng thời là Hiệp sĩ Huân chương Thánh Johann. Ông nhập ngũ vào năm 1848, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Cuộc đời.
Thân thế.
Gustav sinh ra trong gia đình quý tộc cổ von Arnim xứ Brandenburg. Ông là con trai của Kurt Gustav Theodor von Arnim (1796 – 1877), một sĩ quan Phổ làm đến cấp Thượng tướng Bộ binh.
Sự nghiệp quân sự.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1840, Arnim gia nhập đội thiếu sinh quân tại Potsdam, nhưng do vấn đề sức khỏe của mình, ông phải rời bỏ đội thiếu sinh quân vào ngày 19 tháng 10 năm 1841 theo yêu cầu của thân phụ ông. Sau đó, ông học trung học tại Erfurt và Berlin. Về sau, vào ngày 11 tháng 7 năm 1848, ông nhập ngũ trong Tiểu đoàn Jäger Cận vệ và tại đây, ông được bổ nhiệm làm người cầm cờ vào ngày 10 tháng 4 năm 1846, rồi được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 13 tháng 7 năm 1850.
Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Arnim, với quân hàm Thiếu tá, được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Tiểu đoàn Jäger Cận vệ, đã tham gia chiến đấu trong các trận đánh lớn tại Gravelotte, Sedan, cũng như trong cuộc Cuộc vây hãm Paris. Nhờ những cống hiến của mình trong cuộc chiến, ông được nhận Huân chương Thập tự Sắt Hạng nhất và Hạng nhì. Sau khi chiến tranh kết thúc, Arnim tiếp tục giữ cương vị là Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Jäger Cận vệ và trong Ngày Sedan năm 1873 ông được phong quân hàm Thượng tá. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1875, ông được giao quyền chỉ đạo ("Führung") Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Franz số 2, và vào ngày 20 tháng 9 năm 1876, ông được thụ phong "Tư lệnh" ("Kommandeur") của trung đoàn đồng thời lên cấp bậc Đại tá.
Ông từ trần vào ngày 20 tháng 4 năm 1909 tại Berlin, đế đô của Đế quốc Đức
Gia quyến.
Vào ngày 9 tháng 6, ông kết hôn với bà Henriette Friederike Pauline Elise Gumtau (10 tháng 12 năm 1830 tại Porsdam – 3 tháng 8 năm 1914 tại Bonn). Người con trai của họ, Friedrich Karl Gustav (18 tháng 6 năm 1856 tại Potsdam – 6 tháng 10 năm 1932 tại Berlin) đã nối tiếp truyền thống quân sự của dòng họ và được thăng đến cấp bậc Trung tướng. | 1 | null |
Hans Hartwig von Beseler (27 tháng 4 năm 1850 – 20 tháng 12 năm 1921) là một Thượng tướng trong quân đội Đức. Từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được thăng tiến nhanh chóng và trở thành Phó Tổng tham mưu trưởng vào năm 1899. Về sau, ông về hưu, nhưng lại được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng của Quân đoàn Trừ bị III khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, và được biết đến nhiều nhất vì đã vây hãm thành công pháo đài Antwerp của Bỉ. Ngoài ra, ông còn thể hiện tài năng của mình trong việc đánh chiếm pháo đài Novogeorgievsk từ tay quân đội Nga vào năm 1915. Sau thắng lợi này, Beseler được bổ nhiệm làm Toàn quyền phần thuộc Đức của Vương quốc Lập hiến Ba Lan, và tại nhiệm cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trên cương vị này, ông thực hiện một chính sách thân hữu với người Ba Lan, và không những thất bại, chính sách này còn gây cho ông bị nghi kỵ sâu sắc tại Berlin.
Tiểu sử.
Beseler chào đời tại Greifswald, Pommern. Cha ông, Georg Beseler, là một giáo sư luật ở Trường Đại học Greifswald. Ông đã gia nhập quân đội Phổ vào năm 1868, và tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), với tư cách là một trung úy trong một đại đội công binh. Sau đó, ông thăng tiến nhanh chóng qua các cấp bậc, trải qua hàng loạt chức vụ tham mưu và chỉ huy. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng tham mưu trưởng vào năm 1899, và được nhìn nhận là người thừa kế của Schlieffen. Chính trong giai đoạn này, ông được Đức hoàng Wilhelm II liệt vào hàng khanh tướng năm 1904. Tuy vậy, sau khi Schlieffen về hưu, chức vụ Tổng tham mưu trưởng thuộc về Moltke. Beseler lên quân hàm Trung tướng vào năm 1907, và quyết định nghỉ hưu vào năm 1910 khi đang giữ chức vụ Tướng thanh tra Bộ binh. Năm 1912, ông gia nhập Viện Quý tộc Phổ. Tuy nhiên, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, ông được triệu hồi vào quân đội Đức và được cử làm chỉ huy trưởng Quân đoàn Trừ bị III – một phần thuộc Tập đoàn quân số 1 dưới quyền Thượng tướng Alexander von Kluck.
Ông được giao nhiệm vụ xâm lược Bỉ nhanh chóng. Quân đội Đức đánh chiếm Brussels vào ngày 20 tháng 8 năm 1914 và bộ chỉ huy quân đội Đức coi quân đội Bỉ là đã thất trận. Lực lượng chủ yếu của các tập đoàn quân Đức tiến vào Pháp, để lại Quân đoàn Trừ bị III ở phía sau. Vào ngày 9 tháng 9, Beseler được lệnh đánh chiếm thành phố Antwerp của Bỉ. Cuộc vây hãm Antwerp đã chấm dứt vào ngày 10 tháng 10, khi Thị trưởng Antwerp Jan De Vos tuyên bố thành phố đầu hàng. Beseler truy kích quân Bỉ và bị chặn đứng trong trận sông Yser.
Vào mùa xuân năm 1915, Beseler được phái sang Mặt trận phía Đông, gia nhập Tập đoàn quân số 9 dưới quyền tướng Max von Gallwitz, và chỉ huy thành công cuộc vây hãm pháo đài Novogeorgievsk, mang lại cho phía Đức hơn 85.000 tù binh Nga. Vào ngày 27 tháng 8, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc "Generalgouvernement Warschau", khu vực thuộc các lãnh thổ Ba Lan nằm dưới sự chiếm đóng quân sự của Đức. Beseler hy vọng thiết lập chí ít 3 sư đoàn bao gồm quân tình nguyện người Ba Lan chiến đấu cho phe Liên minh Trung tâm, và để làm được điều đó ông muốn xây dựng "vẻ bề ngoài của một nước Ba Lan độc lập". Ông cũng ủng hộ kế hoạch Dải biên giới Ba Lan, theo đó cư dân Ba Lan và Do Thái sẽ bị trục xuất hàng loạt từ các lãnh thổ mà Đế quốc Đức sáp nhập từ Ba Lan thuộc Nga, và sau đó dân định cư Đức sẽ đến sinh sống tại khu vực này.
Beseler tái khai trương Trường Đại học Warszawa và Viện Bách khoa Warszawa vào tháng 11 năm 1915 và cho phép tiếng Ba Lan được sử dụng trong trường Đại học lần đầu tiên kể từ năm 1869. Các hội đồng thành phố được bầu và cơ quan pháp lý cấp thấp được thiết lập bởi dân địa phương Ba Lan. Bất chấp những nỗ lực này, ý định của người Đức là dễ hiểu và người Ba Lan không bao giờ mục đích của mình và người Ba Lan luôn luôn chống đối sự thống trị của Đức, trong khi những lời kêu gọi quân tình nguyện Ba Lan chỉ mang lại những kết quả đáng thật vọng; đối với đa số người Ba Lan, một chiến thắng của phe Hiệp ước được xem là hy vọng lớn nhất về nền độc lập thực thụ của Ba Lan. Không những thế, chính sách của Beseler đã khiến cho ông bị Chính phủ Berlin nghi kỵ.
Tuy vậy, thái độ thân Ba Lan của ông Beseler là cái cớ để Bộ Chỉ huy Tối cao Thứ ba – nền độc tài quân sự trên thực tế của Đức do Hindenburg và Ludendorff đứng đầu, tuyên bố thành lập Vương quốc Ba Lan vào tháng 11 năm 1916, chỉ với mục đích khai thác về quân sự và kinh tế. Sau Đạo luật ngày 5 tháng 11 năm 1916, Beseler, giờ đây mang quân hàm Thượng tướng, ở lại Ba Lan và vẫn nắm giữ thực quyền như một Toàn quyền của Chính quyền Tổng quát Warszawa, phần đất thuộc Đức của Vương quốc Ba Lan, cùng với viên Toàn quyền người Áo là tướng Karl Kuk, người cư trú tại Lublin. Ông cũng là ư lệnh trên danh nghĩa của "Các lực lượng vũ trang Ba Lan thuộc Đức" (Polnische Wehrmacht). Sau khi Đạo luật ngày 5 tháng 11 được công bố, ông tổ chức một nghi lễ tại Lâu đài Hoàng gia Warszawa, với các hoạt động như phất cờ Ba Lan và trình diễn quốc ca Ba Lan, nhằm bày tỏ thiện ý của Beseler đối với dân chúng Ba Lan. Tuy nhiên, buổi lễ đã mang lại cho viên Toàn quyền người Đức kết quả trái với sự mong đợi, khi quần chúng Ba Lan hô "Bọn Đức cút đi!".
Vào ngày 4 tháng 10 năm, Beseler ban bố một sắc lệnh đề ra chế độ lao động cưỡng bức đối với nam giới Ba Lan từ độ tuổi 18 đến 45
Sau khi Ba Lan tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 và mọi binh lính Đức ở Warszawa. Beseler phải cải trang chạy về Đức. Một con người đau khổ và vỡ mộng, bị những người bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa Đức công kích vì quá tự do tại Ba Lan trong khi lại không được ưa chuộng ở Ba Lan vì mang nặng tính chất Phổ, Beseler từ trần vào năm 1921 tại Neu-Babelsberg gần Potsdam. Ông được mai táng tại nghĩa trang Invalidenfriedhof ở Berlin.
Phong tặng.
Beseler, bên cạnh nhiều huân chương nhỏ, được nhận Huân chương Quân công và Thập tự Sắt (hạng nhất và hạng nhì) của Phổ, và là Chỉ huy mang Ngôi sao và Vương miện của Huân chương Hoàng gia Hohenzollern của Phổ. | 1 | null |
Emmelie Charlotte-Victoria de Forest (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1993 tại Randers, Đan Mạch) và lớn lên tại Mariager (bán đảo Jutland), thường được gọi là Emmelie de Forest, là một nữ ca sĩ người Đan Mạch. Cô đã đoạt giải nhất trong cuộc thi Eurovision Song Contest 2013 tại Malmö Thụy Điển với ca khúc "Only Teardrops" do Lise Cabble cùng Julia Fabrin Jakobsen viết, được Thomas Stengaard xuất bản.
Tháng 3 năm 2013 Emmelie de Forest đã ký một hợp đồng sản xuất đĩa nhạc với hãng Universal Music và thâu âm album nhạc đầu tiên của mình trong mùa xuân 2013.
Cuộc đời và Sự nghiệp.
Thời niên thiếu.
Emmelie de Forest có mẹ là Marianna Birgitte Gudnitz người Đan Mạch và cha là Ingvar Engstrøm (1938–2010) người Thụy Điển, khi tới tuổi trưởng thành cô lấy tên là "de Forest". Forest đã bắt đầu sự nghiệp ca hát từ khi lên 9 tuổi, trong đó cô đã hát trong ca đoàn của nhà thờ và gospelkor (ban hợp ca thánh nhạc Phúc âm). Khi tròn 14 tuổi, cô đã hát và biểu diễn chung với nhạc sĩ Fraser Neill người Scotland trong 4 năm tại nhiều cuộc liên hoan ca nhạc khác nhau.
Năm 2011 khi tròn 18 tuổi, Forest rời Mariager ở miền trung bán đảo Jutland sang cư ngụ ở Copenhagen, và theo học ở viện thanh nhạc Katrine Sadolin chuyên đào tạc các ca sĩ. Năm 2012 cô đã chơi guitar, viết nhiều ca khúc, thâu âm ở các phòng thâu âm và đi biểu diễn ở nhiều nơi.
Khi tham dự Melodi Grand Prix năm 2013 cô quả quyết rằng mình là chít của nữ hoàng Victoria của Anh và là chút (great-grandchild) của vua Edward VII của Anh cùng một công chúa người Áo không nêu tên." Ban đầu luận cứ nêu trên được sử dụng như một phần chiến thuật quảng cáo cho cô, nhưng đài phát thanh truyền hình DR của Đan Mạch đã không sử dụng, vì nhiều nhà nghiên cứu phả hệ bác bỏ do không có tài liệu để chứng minh.
Tham gia Melodi Grand Prix và album nhạc đầu tay.
Emmelie de Forest đoạt giải Dansk Melodi Grand Prix 2013 ở Jyske Bank Boxen tại Herning (Jutland) ngày 26 tháng 1 năm 2013.
Tháng 3 năm 2013 Emmelie de Forest ký một hợp đồng sản xuất đĩa hát với hãng Universal Music và nói với đài truyền hình Thụy Điển là mình sẽ xuất bản album nhạc đầu tiên trong mùa xuân 2013 .
Ngày 14 tháng 5 năm 2013 cô thi cuộc bán kết thứ nhất ở Eurovision Song Contest tại Malmö và được nhiều chuyên gia đánh giá là người rất có khả năng thắng cuộc thi này. Cô lọt vào vòng chung kết diễn ra ngày 18 tháng 5 năm 2013 ở Malmö Arena tại thành phố Malmö,nơi cô biểu diễn ca khúc thứ 18 Cô đã đoạt giải nhất với 281 điểm, số điểm cao nhất cho một ca khúc của Đan Mạch từ xưa tới nay. | 1 | null |
Trinh sản hay trinh sinh (tiếng Anh: parthenogenesis, từ chữ Hy Lạp "parthenos" là "trinh tiết" và "genes" là "phát sinh") là một hình thức sinh sản vô tính mà trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới.
Cơ chế sinh học.
Trinh sản là một hiện tượng thú vị ở sinh vật, tuy nhiên cơ chế của nó có nhiều điều bí ẩn cần quan tâm.
Thứ nhất là sự tạo ra các trứng lưỡng bội. Như ta biết, quá trình tạo giao tử luôn kèm theo giảm phân. Trong trinh sản lưỡng bội, giảm phân phải bị biến dạng để đảm bảo cho số nhiễm sắc thể vẫn giữ nguyên. Nhờ các nghiên cứu của Balbiani (1872) trên Aphis, Weismann (1886 - 1889) trên Daphnia, Ostracoda và Rotaria, người ta biết là các trứng trinh sản chỉ tiết ra 1 thể cực và vẫn giữ nguyên số nhiễm sắc thể lưỡng bội. Cơ chế giảm phân bị biến dạng ở các mức độ khác nhau, dấu hiệu rõ rệt nhất là sau khi các nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp ở kỳ đầu của giảm phân 1, chúng lại tách nhau ra hoàn toàn ở Diakines (giai đoạn cuối tiền kỳ Meiosis), số nhiễm sắc thể lại trở về lưỡng bội và phân chia diễn ra theo kiểu nguyên phân. Các đặc điểm này còn được Strasburger (1904 - 1908) tìm thấy ở Marsilia; De Vries (1909) thấy ở Branchipus. Ở Alchemlla giải tiếp hợp xảy ra sớm hơn, còn ở Wikstromia và ở Artemia thì hoàn toàn không có tiếp hợp.
Vấn đề thứ hai là sự xuất hiện con đực từ trứng trinh sản. Morgan (1908) và Bachr (1909) phát hiện rằng các con đực xuất hiện qua trinh sản lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể thiếu mất 1 hoặc 2 nhiễm sắc thể so với con cái. Bachr thấy ở noãn bào (chưa giảm phân) ở Aphis saliceti có 6 nhiễm sắc thể nhưng ở tinh nguyên bào chỉ có 5. Morgan nhận thấy con cái Phylloxer fallax có 12 nhiễm sắc thể với 8 autosome (nhiễm sắc thể thường) và 4 nhiễm sắc thể giới tính X (8A + 4X), còn con đực chỉ có 10 nhiễm sắc thể với 8 autosome và 2 nhiễm sắc thể giới tính X (8A + 2X). Ông quan sát và nhận thấy trong phân chia thành thục các trứng nhỏ để cho ra con đực, 2 nhiễm sắc thể giới tính bị chậm lại trong hậu kỳ, chúng không đi vào nhân trứng mà đi vào nhân thể cực. Như vậy, trứng trinh sản có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội về autosome nhưng phân ra hai loại, loại không có giảm phân về nhiễm sắc thể giới tính có cơ cấu 4X cho ra con cái và loại giảm phân về nhiễm sắc thể giới tính có cơ cấu 2X cho ra con đực.
Vấn đề thứ ba là tại sao các trứng thụ tinh luôn cho ra con cái. Các nghiên cứu về Phylloxer và Aphis cho thấy ở 2 loài này khi phân chia tinh bào bậc I, nhiễm sắc thể X chỉ đi về 1 phía và tạo nên hai loại tinh bào II, loại lớn mang nhiễm sắc thể X và loại nhỏ không có nhiễm sắc thể X. Loại nhỏ không phát triển và tiêu biến. Thiên nhiên có sự chọn lọc quả là quyết liệt để đảm bảo cho cơ chế xác định giới tính.
Vấn đề bí ẩn thứ tư là ở ong, kiến, tò vò, trong các trường hợp trinh sản để cho ra con đực đều là trinh sản đơn bội. Tất cả các trứng thụ tinh đều cho ra con cái và trứng không thụ tinh cho ra con đực. Cả hai loại trứng này đều hình thành sau khi noãn bào tiết cả hai thể cực. Mevers (1904 - 1907) cho biết số nhiễm sắc thể của tinh nguyên bào ở ong đực là 16, còn số nhiễm sắc thể ở các tế bào của ong cái (ong thợ) là 32. Khi nghiên cứu quá trình tạo tinh ở ong đực, ông thấy ở tinh bào 1 có dấu hiệu phân chia, có tạo thoi phân chia, xuất hiện nhiễm sắc thể, nhưng không xảy ra sự chia nhân, kết quả là tạo nên chỉ 1 tinh bào II và 1 khối nguyên sinh chất không nhân. Phân chia thứ hai là bình thường và cho 2 tinh tử.
Phân loại.
Trinh sản tạo nên những cá thể đơn bội hoặc lưỡng bội phụ thuộc vào trạng thái di truyền của trứng khi sự phát triển của phôi bắt đầu. Dó đó có thể chia trinh sản làm hai loại:
Trinh sản thực nghiệm.
Trứng đã chín muồi có thể kích thích để phát triển bằng các tác nhân nhân tạo. Đó là các trường hợp trinh sản thực nghiệm. Người ta có thể sử dụng các tác nhân lý học, hoá học hay cơ học để kích thích. Hertwig nhận thấy có thể kích thích trứng cầu gai phát triển bằng xử lý clorofoc hoặc stricnin. Sau đó người ta tìm thấy hàng loạt các chất khác nhau có khả năng kích thích nhiều loại trứng, thí dụ như nước biển nhược trương hoặc ưu trương, nhiệt độ cao (32 độ C) hoặc thấp (-0, -10 độ C), choáng điện, châm kim, thậm chí chà xát hoặc lắc... Các tác nhân này có hiệu quả khác nhau đối với trứng các loài khác nhau. Ví dụ CO2 có hiệu quả cao gây trinh sản ở sao biển nhưng vô hiệu đối với cầu gai (Delage, 1913). Trứng ếch Rana palustris có thể hoạt hoá hoàn toàn bằng châm kim thường, trong khi đó trứng ếch Rana fusca chỉ hoạt hoá hoàn toàn khi sử dụng phương pháp châm kim có dính máu của Bataillon (1910 - 1912).
Rất lý thú cho sinh học phát triển là trong khi nghiên cứu xử lý trứng bằng các tác nhân khác nhau đã làm xuất hiện các phôi hợp bào, chúng không phân cắt nhưng chứa một số lượng các nhân khác nhau có kích thước khác nhau. Các phôi như thế có thể phát triển thành các ấu thể bơi tự do có phủ lông rung (Lilie, 1906).
Đáng chú ý là phương pháp xử lý kép của Loeb. Theo Loeb, đa số các chất gây trinh sản đã gây hư hại lớp vỏ của trứng, nếu tác động kéo dài có thể làm chết trứng, do đó sau tác động hư hại cần phải dùng các chất sửa chữa các hư hại đó, và hỗ trợ cho việc tạo màng. Ví dụ như dùng nước biển ưu trương có thêm NaCl hoặc MgCl2. Phương pháp của Loeb đã làm tăng lên đáng kể tỷ lệ phát triển trinh sản, đặc biệt là ở cầu gai.
Đại diện.
Động vật.
Hiện tượng trinh sản có thể gặp ở các loài động vật như rệp cây (Aphidae), rệp nho (Philoxer), Daphia, Ostracoda, côn trùng cánh thẳng, cánh màng, da gai, giun tròn, ong, kiến, tò vò và một số rệp, nhện, thậm chí ở động vật có xương sống như thằn lằn đá, nhông cát hay một số loài cá, lưỡng cư, bò sát.
Đặc biệt, ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (bộ nhiễm sắc thể n - hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa (bộ nhiễm sắc thể 2n - sinh sản hữu tính).
"Bài chi tiết:" Ong
Thực vật.
Hiện tượng trinh sinh thường được gặp ở cây bồ công anh. | 1 | null |
Sự đồng trinh của Đức Mẹ Maria hay Maria đồng trinh là một tín điều dạy rằng mẹ của Đức Giêsu mãi mãi đồng trinh. Đó là sự đồng trinh trong cả ba giai đoạn: Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.
Niềm tin này đã được đưa vào trong mọi bản tuyên xưng đức tin từ cổ xưa. Theo một bản văn có từ đầu thế kỷ thứ 2, người ta đọc thấy kinh Tin Kính của các Tông đồ tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô...bởi phép Đức Chúa Thành Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh". Nền tảng Kinh thánh của tín điều này có thể bắt nguồn từ lời trích trong sách Isaia (7,14) đã được Mátthêu áp dụng cho Đức Maria: "Vì thế, chính Đức Chúa sẽ ban một dấu chỉ. Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trai đặt tên là Emmanuen nghĩa là "Thiên chúa ở cùng chúng ta"."
Các giáo phụ thời kỳ đầu của Kitô giáo đã công nhận rằng Đức Kitô được thụ thai đồng trinh. Khoảng cuối thế kỷ I, Ignatiô thành Antiokia nói rằng: "Đức Giêsu "thật sự được sinh ra do một trinh tử". Tiếp sau đó là Justinô (100-165). Các tác giả của Hội thánh Công giáo đã nhất trí bênh vực cách giải thích lời sấm của Isaia theo chiều hướng Mêsia vừa nói đã được Mátthêu và Luca hiểu là chính Đức Giêsu.
Truyền thống Kitô giáo còn cho rằng chẳng những Đức Maria mang thai không cần sự giao hợp thể xác, mà trong khi sinh Đức Kitô, sự trinh nguyên của Đức Mẹ về mặt thể lý vẫn không bị hề hấn gì. Khi tu sĩ Jovinianô (chết năm 405) khởi xướng quan điểm cho rằng "Maria đã mang thai nhưng không sinh con", lập tức ông đã bị Thượng hội đồng ở Milan (390) do Thánh Ambrosiô chủ tọa kết án.
Đức Maria vẫn còn nguyên vẹn khi sinh Đức Giêsu hàm chứa trong tước hiệu Maria "trọn đời đồng trinh" đã được Pope Martin I tại Công đồng Lateran I (649) công bố là tín điều. Các học giả như Ambrosiô, Augustinô và Hieronimô không đi vào những chi tiết sinh lý học mà chỉ dùng những kiểu nói loại suy để diễn tả chân lý ấy: Đức Kitô đã xuất hiện từ một ngôi mộ đã niêm phong, Đức Kitô đi qua cửa đóng then cài, Đức Kitô như ánh sáng xuyên qua cửa kính, Đức Kitô như tư duy loài người xuất khỏi tâm trí.
Giáo lý Đức Maria vẫn còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ Đức Kitô "post partum" đã bị Tertulianô và Jovinianô lên tiếng phản đối, nhưng đã được các Giáp phụ chính thống bảo vệ. Từ thế kỷ 4 trở đi, những kiểu nói như của Augustinô đã trở nên quen thuộc: "Đức Maria trinh nữ mang thai, Đức Maria trinh nữ hạ sinh, Đức Maria trinh nữ trọn đời". | 1 | null |
Ẩm thực Anh bao gồm các phong cách nấu ăn, truyền thống và công thức nấu ăn liên quan đến nước Anh. Nó có những thuộc tính đặc biệt của riêng mình, nhưng cũng chia sẻ nhiều với ẩm thực nước ngoài, một phần thông qua việc nhập khẩu các nguyên liệu và ý tưởng từ châu Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ Đế quốc Anh và kết quả của quá trình nhập cư sau chiến tranh.
Một số bữa ăn truyền thống, chẳng hạn như bánh mì và pho mát, thịt nướng và hầm, thịt và bánh nướng, rau luộc và nước dùng, cá nước ngọt và nước mặn có nguồn gốc xa xưa. Cuốn sách dạy nấu ăn bằng tiếng Anh vào thế kỷ 14, "Forme of Cury", chứa các công thức nấu ăn cho những món này và có từ thời hoàng gia Richard II.
Nấu ăn kiểu Anh đã bị ảnh hưởng bởi các nguyên liệu và phong cách nấu ăn nước ngoài từ thời Trung Cổ. Cà ri được du nhập từ tiểu lục địa Ấn Độ và thích nghi với khẩu vị của người Anh từ thế kỷ thứ mười tám với công thức chế biến món gà "currey" của Hannah Glasse. Ẩm thực Pháp ảnh hưởng đến các công thức nấu ăn của Anh trong suốt thời kỳ Victoria. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuốn sách về món ăn Địa Trung Hải năm 1950 của Elizabeth David đã có ảnh hưởng rộng rãi, mang ẩm thực Ý đến các gia đình người Anh. Thành công của cô đã khuyến khích các nhà văn nấu ăn khác mô tả các phong cách khác, bao gồm cả ẩm thực Trung Quốc và Thái Lan. Nước Anh tiếp tục tiếp thu những ý tưởng ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới.
Nhìn chung ẩm thực cổ truyền của Anh thường là các món ăn nặng và giàu chất béo nên ở bên ngoài nước Anh nó thường mang tiếng là khó tiêu và nhàm chán. Mặc khác vẫn có một số món ăn lôi cuốn, như món thịt cừu với nước chấm bạc hà, vì sự kết hợp khá lạ giữa các khẩu vị hoàn toàn khác biệt.
Lịch sử.
Ẩm thực Anh trong thế kỷ thứ 19 đạt nhiều tiếng tăm. Ở bên Pháp vào thời đó khi người ta nói tới ẩm thực Anh ("cuisine anglaise"), người ta nghĩ tới những món ăn đặc biệt.
Cái tiếng tăm đó một phần là nhờ họ có thể có được những gia vị hiếm một cách dễ dàng, và việc ăn uống vào thời nước Anh còn có nhiều thuộc địa được giới thượng lưu coi trọng, và họ có những người làm truyền cách nấu nướng cho nhau. Khi nước Anh mất dần đi các thuộc địa, thì các gia vị trở nên đắt đỏ, giới thượng lưu cũng không còn nhiều người làm việc cho họ. Nghệ thuật nấu ăn bên Anh dần dần có thời bị thất lạc.
Ảnh hưởng của người di dân vào thói quen ăn uống.
Đặc biệt là các nhóm di dân từ Ấn Độ và các nước châu Phi đã góp phần, khiến cho ẩm thực Anh lại rộng mở chào đón thế giới và lấy lại phong độ ngày nào. Thực tế thì các món ăn chính gốc Anh đã thay thế dần trong đời sống hàng ngày bởi các món ăn thời kỳ hậu thực dân. Ngày nay các món ăn ưa thích của người Anh có gốc từ Ý hoặc châu Á, chẳng hạn như món Lasagne và Pizza, cũng như món Gà Tikka Masala.
Ẩm thực mới.
Những đầu bếp được yêu chuộng như Jamie Oliver và Heston Blumenthal định nghĩa lại một ẩm thực Anh cấp tiến và đầy sáng tạo.
Thức ăn nhanh.
Món thức ăn nhanh nổi tiếng nhất ở Anh là "Fish and chips" (Cá và khoai tây chiên), có thể mua được tại các tiệm "chip shops", quán nhậu ("Pubs") hay "take-aways". Đây là một món ăn nóng bao gồm miếng fillet cá thịt trắng được tẩm bột chiên giòn, thường là cá tuyết Đại Tây Dương hoặc cá tuyết chấm đen, và khoai tây chiên. Bột tẩm cho cá là một hỗn hợp nhiều thứ từ bột mỳ, bột ngô, bột nổi, đánh tan với trứng và nước có ga. Món ăn này thường có kèm nước sốt cà chua, một vài hạt đậu xanh và một lát chanh. Đây là là một món ăn take-away khá phổ biến (Take-away là một chữ tổng quát cho những nơi mà người ta có thể mua thức ăn mang về nhà).
Người Do Thái Tây Sephardic định cư ở Anh từ thế kỷ 16 đã chế biến món cá chiên như "pescado frito", phủ bột và chiên trong dầu. Khoai tây chiên xuất hiện vào thời đại Victoria; Năm 1859, tác phẩm "Chuyện hai thành phố" của Charles Dickens đề cập đến "khoai tây chiên giòn, chiên với vài giọt dầu miễn cưỡng". Các cửa hàng bán cá và khoai tây chiên vào những năm 1920 thường do người Do Thái hoặc người Ý điều hành. Mặc dù vậy, món ăn mới được cho là phổ biến ở Pháp; báo "The Times" ghi lại rằng "khoai tây được cắt nhỏ và chiên theo kiểu Pháp đã được giới thiệu ở Lancashire với thành công lớn vào khoảng năm 1871." Tờ "Fish Trades Gazette" ngày 29 tháng 7 năm 1922 cho biết rằng "Sau đó, món chiên đã được du nhập vào đất nước này và tẩy rửa khoai tây chiên từ Pháp... thứ đã làm cho món cá chiên trở nên thương mại như ngày nay.
Các món ăn truyền thống.
Các món ăn truyền thống của người Anh thường là sự phối hợp giữa thịt, khoai tây, và rau cải ("meat and two veg") chẳng hạn như món" Sunday roast" hay "Sunday dinner", một bữa ăn, thường được thưởng thức vào trưa chủ nhật ở nhà, trong pub hay trong quán ăn. Khoai tây thường được nấu kiểu "roast potatoes", bằng cách lột vỏ và cắt làm đôi, sau đó phết dầu, rắc muối và đút lò. Các rau cải được ưa chuộng là cà rốt, đậu hà lan, bắp cải, súp-lơ, hay bông cải xanh. Thịt cho món ăn này thường là cừu, thịt heo, hay thịt bò, thit thường được cắt mỏng trước khi dùng. Những món ăn kèm quan trọng phổ biến khắp nước Anh là một món từ miền Bắc gọi là Yorkshire-Pudding.
Khoai tây đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực Anh. Nó thường được nấu ở loại khoai tây bỏ lò (tiếng Anh: "Jacket potatoes" hay "baked potatoes"), tức là khoai tây không lột vỏ phết dầu rồi đút lò cho chín, tới khi cái vỏ giòn hơn. Trong các tiệm thường người ta bán các loại khoai tây lớn, có khi lên tới 200 gr cho việc nấu khoai kiểu này. Khoai tây chiên (Pommes frites) của Anh như trong Fish and chips chẳng hạn khác hơn khoai tây chiên thường thấy ở lục địa châu Âu về kích cỡ, hình dạng và độ giòn. Khoai tây nghiền nhừ ("mashed potatoes") không chỉ được dùng làm món ăn phụ cho các món cá và thịt nguội ("bangers/sausages and mash"), nó còn được dùng để nấu các món như "cottage pie", "cumberland pie", "shepherd's pie" oder "fisherman's pie". Đó là các món, mà thịt bầm, hay cá được cho gia vị, cùng với rau cải xào chín, trước khi người ta cho vào một loại bát mà đút lò không vỡ, rồi dùng khoai tây nghiền che nó, xong đút lò. Cả nước đều ưa chuộng món thịt cừu với khoai tây gọi là "Lancashire Hot Pot", cừu được nấu, rồi cắt thành những cục nhỏ, bỏ vào trong một bác có những miếng mỏng khoai tây, được nấu chín trong lò.
Bữa sáng đầy đủ kiểu Anh (tiếng Anh: "full English breakfast") cũng đặc biệt đáng chú ý bởi sự đa dạng của nó. Đây không hẳn là bữa ăn sáng mỗi ngày của tất cả mọi người tại xứ sương mù, bởi nhiều người thường chỉ thưởng thức nó vào cuối tuần hoặc ngày lễ. Từ "full" (đầy đủ) xuất phát từ thực tế là suất ăn của mỗi người chứa rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Những phần không thể thiếu của món ăn này bao gồm thịt xông khói, trứng ốp la và xúc xích. Một số thành phần đi kèm thường là cà chua nướng, nấm, hành tây chiên, bánh mì nướng và mứt. Ngoài ra black pudding (dồi tiết đen), đậu nướng, bubble and squeak (món ăn chủ yếu làm từ rau xào) cũng là những thức ăn kèm.
Ăn chay.
Ăn chay phương Tây hiện đại được thành lập ở Vương quốc Anh vào năm 1847 với Hiệp hội ăn chay đầu tiên trên thế giới. Nó đã tăng lên rõ rệt kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc, khi có khoảng 100.000 người ăn chay trong cả nước. Đến năm 2003, có từ 3 đến 4 triệu người ăn chay ở Anh, một trong những tỷ lệ phần trăm cao nhất ở thế giới phương Tây, trong khi khoảng 7 triệu người tuyên bố không ăn thịt đỏ. Đến năm 2015, 11 trong số 22 chuỗi nhà hàng được Hiệp hội thuần chay nghiên cứu có ít nhất một món chính thuần chay trong thực đơn của họ, mặc dù chỉ có 6 trong số này ghi nhãn rõ ràng là các món ăn thuần chay. Các nhà hàng chay cao cấp vẫn còn tương đối ít, mặc dù chúng đang tăng lên nhanh chóng: có khoảng 20 nhà hàng ở Anh vào năm 2007, tăng lên 30 vào năm 2010.
Cà phê và trà.
Quán cà phê kiểu Anh là một địa điểm ăn uống nhỏ, rẻ tiền. Quán cà phê dành cho nam giới đang làm việc phục vụ chủ yếu đồ ăn chiên hoặc nướng, chẳng hạn như trứng chiên, thịt xông khói, bánh mì và bánh pudding đen nghiền, bubble and squeak, hamburger, xúc xích, nấm và khoai tây chiên. Chúng có thể đi kèm với đậu nướng, cà chua nấu chín và bánh mì chiên. Chúng được gọi là "bữa sáng" ngay cả khi chúng có sẵn cả ngày. Các quán cà phê truyền thống đã suy giảm với sự gia tăng của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, nhưng vẫn còn rất nhiều trên khắp Vương quốc Anh.
Quán trà là một quán nhỏ phục vụ nước giải khát và các bữa ăn nhẹ, thường có bầu không khí trầm lắng. Khách hàng có thể ăn trà kem theo phong cách Cornish hoặc Devonshire, được phục vụ từ một bộ đồ sứ và bánh nướng nhân mứt và kem đông. Bánh nướng thường lớn bằng nửa nắm tay, vàng rộm, hơi giòn, được làm từ bột nổi, trứng và bơ và kèm một ít mứt dâu. Kem đông được làm từ sữa bò nguyên kem mới vắt, sữa vắt ra cho ngay vào nồi đồng, để nửa ngày cho váng nổi, sau đó được thả vào trong nước và đun nhỏ lửa khoảng một giờ đồng hồ và không để sôi. Đến khi lớp sữa phía trên hơi đặc lại thì được đem ra chỗ mát chờ qua đêm. Cuối cùng lớp kem đông có màu vàng dịu và dẻo quánh.
Quán rượu.
Nhà công cộng, hay quán rượu, là một cơ sở ăn uống nổi tiếng của Anh. Vào giữa thế kỷ 20, các quán rượu là những cơ sở ăn uống ít chú trọng đến việc phục vụ đồ ăn, ngoài một số thức ăn nhẹ, chẳng hạn như thịt lợn nghiền, trứng muối, khoai tây lát mỏng mặn và lạc, giúp tăng doanh thu bán rượu bia. Nếu một quán rượu phục vụ các bữa ăn, đây thường là các món nguội cơ bản như bữa trưa của người thợ cày, xuất hiện vào những năm 1950.
Vào những năm 1950, một số quán rượu ở Anh bắt đầu cung cấp "một chiếc bánh pie và một ly bia", với một miếng bít tết nóng hổi và bánh nướng ale do chủ nhà hoặc vợ của anh ta làm ngay trong khuôn viên. Vào những năm 1960, món này được phát triển thành món "gà trong giỏ" thời bấy giờ, một phần gà nướng với khoai tây chiên, được phục vụ trên khăn ăn, trong giỏ đan bằng liễu gai, bởi quán rượu Mill ở Withington. Chất lượng giảm nhưng sự đa dạng lại tăng lên khi có lò vi sóng và thực phẩm đông lạnh. "Pub grub" mở rộng để bao gồm các món ăn của Anh như bít tết và bánh pudding thận, bánh chăn cừu, Fish and Chips, bánh mì và thịt xay, Sunday Roast và bánh ngọt. Mặt khác, phong trào quán rượu của thế kỷ 21 tìm cách phục vụ đồ ăn với chất lượng kiểu nhà hàng, được nấu theo yêu cầu từ nguyên liệu tươi, trong khung cảnh quán rượu. Năm 1964, các quán rượu phục vụ 9,1% số bữa ăn được ăn bên ngoài gia đình; con số này tăng nhanh chóng lên 37,5% vào năm 1997.
Chất lượng.
Ẩm thực Anh trong thế kỷ XX từng phải chịu một tai tiếng quốc tế. Keith Arscott của Thư viện Nhà Chawton nhận xét rằng ""đã có lúc mọi người không nghĩ rằng người Anh biết nấu ăn, nhưng những nhà văn nữ [thế kỷ mười tám và mười chín] này đã đi đầu trong việc nấu ăn hiện đại." Các món ăn của Anh là thường được cho là nhạt nhẽo và nhiều chất béo, nhưng ẩm thực Anh đã sử dụng rộng rãi các loại gia vị từ thời Trung Cổ; giới thiệu cà ri sang châu Âu; và sử dụng hương liệu mạnh như mù tạc Anh. Ẩm thực nước này cũng được cho là nhàm chán và đơn điệu, giống như món thịt bò nướng: nhưng món ăn đó được đánh giá cao cả ở Anh và nước ngoài, và rất ít người có thể mua được; Bức tranh tên "Thịt bò nướng của nước Anh cổ"" được William Hogarth ca ngợi trong bức tranh năm 1748 của ông tôn vinh chất lượng cao của gia súc Anh, mà những người Pháp ở "Cổng Calais" (tên khác của bức tranh của ông) chỉ có thể nhìn với sự ghen tị. Những năm tháng thiếu thốn trong thời chiến và khẩu phần ăn chắc chắn đã làm suy giảm sự đa dạng và hương vị của món ăn Anh trong thế kỷ XX, nhưng cách nấu ăn của quốc gia này đã phục hồi từ điều này với sự thịnh vượng ngày càng tăng và sự sẵn có của các nguyên liệu mới ngay sau Thế chiến thứ hai.
Năm 2005, 600 nhà phê bình ẩm thực viết cho tạp chí Nhà hàng của Anh đã nêu tên 14 nhà hàng Anh trong số 50 nhà hàng tốt nhất thế giới, số một là The Fat Duck ở Bray, Berkshire, do đầu bếp Heston Blumenthal đứng đầu. Sự vươn ra toàn cầu của Luân Đôn đã nâng nó lên vị thế của một trung tâm ẩm thực quốc tế hàng đầu.
Trong khi đó, danh sách các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Vương quốc Anh có tình trạng được bảo hộ (PDO) theo luật của Liên minh châu Âu đã tăng lên nhanh chóng, với 59 mặt hàng bao gồm cá mòi Cornish, pho mát Yorkshire Wensleydale và Rheum rhabarbarum Yorkshire, cần tây Fenland, thịt cừu và thịt bò West Country và xúc xích truyền thống Cumberland được đăng ký vào năm 2015, và 13 loại khác bao gồm Birmingham Balti được liệt kê là đã đăng ký. Đến năm 2016, có 12 loại pho mát từ Anh có trạng thái PDO.. | 1 | null |
Peter Marshall (27 tháng 5 năm 1902 - 26 tháng 1 năm 1949) là một nhà thuyết giáo người Mỹ nhưng quê gốc ở Scotland. Ông từng là mục sư của nhà thờ Westminster Presbyterian ở Atlanta đồng thời 2 lần giữ vị trí Giáo sĩ của Thượng nghị viện Mỹ. | 1 | null |
Chiến tranh La Mã - Ba Tư là một loạt các cuộc xung đột vũ trang giữa La Mã-Byzantine và hai Đế quốc Ba Tư kế tiếp nhau: Parthia và Sassanid. Các cuộc xung đột giữa Đế quốc Parthia và Cộng hòa La Mã khởi đầu từ năm 54 trước Công nguyên, còn chiến tranh bắt đầu vào cuối thời Cộng hòa và tiếp tục kéo sang đến thời kỳ Đế quốc La Mã và Sassanid. Cuộc chiến kết thúc khi cuộc chinh phạt của người Hồi giáo Ả Rập nổ ra chỉ vài năm sau khi hai nước giao tranh với nhau lần cuối và chính cuộc tấn công này mới khiến đế quốc Sassanid phải cáo chung và khiến cho Đông La Mã đánh mất phần lớn lãnh thổ của nó.
Mặc dù cuộc chiến giữa người La Mã và đế quốc Parthia và nhà Sassanid kéo dài trong bảy thế kỷ nhưng ranh giới giữa hai nước vẫn khá ổn định và không thay đổi nhiều. Tình trạng giằng co xảy ra sau đó: các thành thị, thành lũy và các tỉnh ở biên giới bị bao vây, chiếm giữ, phá huỷ và thay đổi chủ liên tục. Không bên nào có sức mạnh nhân lực – hậu cần để có thể duy trì các chiến dịch quân sự kéo dài xa khỏi biên giới và do đó, không phía nào dám hành quân sâu vào lãnh thổ đối phương và kéo dài biên giới quá mỏng. Cả hai bên đều đã tiến hành các cuộc tấn công ra ngoài biên giới của họ, nhưng sau thời gian, thế cân bằng ban đầu lại được phục hồi. Tình trạng bế tắc xảy ra trong thế kỷ thứ 2, ở đường biên giới chạy dọc theo phía Bắc sông Euphrates; đường mới chạy về phía đông, hoặc sau đó về phía đông bắc, vượt qua Lưỡng Hà đến phía Bắc sông Tigris. Cũng có một số thay đổi đáng kể ở biên giới phía bắc, trong vùng lãnh thổ của Armenia và dãy Kavkaz.
Chi phí khổng lồ cho cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư cuối cùng đã chứng tỏ rằng chúng chính là thảm họa cho cả hai đế quốc. Cuộc chiến tranh kéo dài và leo thang vào thế kỷ thứ 6 và 7 đã khiến hai nước suy kiệt và dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự xuất hiện và trỗi dậy đột ngột của Khalifah Ả Rập, chính lực lượng này đã xua quân chinh phạt cả hai đế quốc chỉ một vài năm sau khi cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư kết thúc. Hưởng lợi từ tình trạng suy yếu của các đối thủ của mình, quân đội của người Hồi giáo Ả Rập nhanh chóng chinh phục toàn bộ Đế chế Sassanid và tước đi của Đế quốc Đông La Mã các vùng lãnh thổ ở Cận Đông, Caucasus, Ai Cập và phần còn lại của Bắc Phi. Trong những thế kỷ sau, hầu hết các vùng lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã đều rơi vào tay người Hồi giáo.
Bối cảnh lịch sử.
Theo James Howard-Johnston, "Từ thế kỷ thứ 3 TCN đến đầu thế kỷ thứ 7 CN, những đối thủ [ở phía Đông] là những chính thể lớn đầy tham vọng bá quyền, điều này đã giúp họ thiết lập và bảo đảm sự ổn định trong vùng lãnh thổ của mình". Người La Mã và Parthia đã chạm trán qua các cuộc chinh phục của họ vào các phần lãnh thổ của Đế quốc Seleuckos. Trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Parthia di cư từ thảo nguyên Trung Á tới miền Bắc Iran. Mặc dù phải chịu khuất phục trước các vua nhà Seleukos trong một thời gian, nhưng họ đã tách ra trong thế kỷ thứ 2 TCN và thành lập một vương quốc độc lập và vương quốc này liên tục mở rộng lãnh thổ bằng cái giá của những kẻ đã thống trị họ trước đây. Trong tiến trình từ thế kỷ 3 đến 1 TCN, người Parthia đã chinh phục Ba Tư, Lưỡng Hà và Armenia. Dưới sự cai trị của triều đại Arsaces, người Parthia dập tắt những nỗ lực nhằm tái chiếm lãnh thổ đã mất của người Seleukos và mở rộng quyền kiểm soát của họ bằng cách bổ nhiệm những thành viên trong hoàng tộc làm vua của các nước ở vùng Kavkaz, cụ thể là triều Arsaces của Armenia, triều Arsaces của Iberia và triều Arsaces của Albania. Trong khi đó người La Mã đánh đuổi vương quốc Seleukos ra khỏi lãnh thổ Anatolia của họ trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sau khi đánh bại Antiochus III Đại đế tại các trận Thermopylae và Magnesia. Cuối cùng, trong năm 64 TCN, Pompey chinh phục Syria – vùng lãnh thổ còn lại của người Seleukos, tiêu diệt hoàn toàn vương quốc của họ và mở rộng biên giới phía đông của La Mã đến sông Euphrates, nơi giáp liền với lãnh thổ của người Parthia.
Chiến tranh La Mã-Parthia.
Các cuộc chiến giữa nền Cộng hòa La Mã với đế quốc Parthia.
Người Parthia bắt đầu Tây tiến dưới thời vua Mithridates I và lại được tiếp tục dưới thời vua Mithridates II. Ông đã không thành công trong việc đàm phán về một liên minh La Mã-Parthia với Lucius Cornelius Sulla (kh. 105 TCN). Khi tướng La Mã Lucullus xâm chiếm miền Nam Armenia và chỉ huy một cuộc tấn công chống lại Tigranes năm 69 TCN, ông đã có thư từ qua lại với nhà vua Phraates III để ngăn cản ông này can thiệp. Mặc dù người Parthia vẫn giữ thái độ trung lập, Lucullus đã lên kế hoạch để tấn công họ. Trong những năm 66-65 TCN, Pompey đã đạt được thỏa thuận với vua Phraates và người La Mã liên quân với Parthia để cùng xâm lược xứ Armenia. Tuy nhiên, tranh chấp về đường ranh giới ở Euphrates đã phát sinh ngay sau đó. Cuối cùng vua Phraates đã khẳng định quyền kiểm soát vùng Lưỡng Hà của mình, ngoại trừ các quận ở phía tây của Osroene, vùng đất vốn đã lệ thuộc La Mã.
Vào năm 53 TCN, Tướng La Mã Marcus Licinius Crassus đã tiến hành một cuộc xâm lược vào vùng Lưỡng Hà nhưng điều này đã đem đến một kết quả thảm khốc, ông và con trai ông – Publius, đã vong mạng tại Trận Carrhae trước quân Parthia do tướng Surena chỉ huy. Đây là thất bại tồi tệ nhất của người La Mã kể từ sau Trận Cannae trước Hannibal. Người Parthia đột kích vào Syria ngay trong năm sau và huy động một cuộc tấn công lớn trong năm 51 TCN, nhưng quân đội của họ đã bị người La Mã chặn lại và đẩy lui trong một cuộc phục kích ở gần Antigonea.
Người Parthia chủ yếu vẫn giữ sự trung lập trong cuộc nội chiến của Caesar, cuộc chiến giữa những lực lượng ủng hộ Julius Caesar và các lực lượng ủng hộ Pompey và các phe phái truyền thống trong viện nguyên lão La Mã. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì mối quan hệ với Pompey và sau khi Pompey thất bại và chết, một đội quân dưới sự chỉ huy của Pacorus I đến tương cứu tướng Caecilius Bassus phe Pompey, người đang bị bởi lực lượng của phe Caesar bao vây tại Thung lũng Apamea. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, Julius Caesar đã chuẩn bị một chiến dịch nhằm chống lại người Parthia, nhưng với việc ông bị ám sát đã ngăn chặn được cuộc chiến xảy ra. Người Parthia sau đó đã hỗ trợ cho Brutus và Cassius trong suốt cuộc nội chiến của những người Giải phóng diễn ra tiếp theo sau đó và đã phái một đội quân đến để chiến đấu cùng với họ tại trận Philippi năm 42 TCN. Sau thất bại của phe những người Giải phóng, người Parthia đã xâm chiếm lãnh thổ La Mã trong năm 40 trước Công nguyên cùng với một viên tướng La Mã Quintus Labienus – Một người ủng hộ Brutus và Cassius. Họ nhanh chóng tràn quân vào tỉnh Syria của La Mã và tiến vào Judaea, lật đổ nhà vua chư hầu của La Mã Hyrcanus II và đưa cháu trai của ông ta là Antigonus lên làm vua bù nhìn. Trong nháy mắt, toàn bộ phía Đông La Mã dường như đã mất hoặc sắp rơi vào tay người Parthia. Tuy nhiên, sự kết thúc của cuộc nội chiến La Mã lần thứ hai đã sớm khôi phục lại sức mạnh của La Mã ở châu Á. Marcus Antonius phái Ventidius tới đánh chặn Labienus – người đã xâm chiếm bán đảo Tiểu Á. Ngay lập tức Labienus bị đẩy lui trở lại Syria bởi quân La Mã và mặc dù đã được tiếp viện bởi người Parthia, Labienus vẫn bị đánh bại, bị bắt làm tù binh và bị hành quyết sau đó. Sau khi phải chịu thêm một thất bại ở gần Hẽm Syria, người Parthia rút khỏi Syria. Họ quay trở lại trong năm 38 TCN nhưng đã bị đánh bại bởi Ventidius và Pacorus tử trận. Ở vương quốc Judaea, vua Antigonus đã bị Herod lật đổ với sự giúp đỡ của La Mã trong năm 37 TCN. Sau khi người La Mã phục hồi lại quyền kiểm soát đối với Syria và Judaea, Marcus Antonius địch thân dẫn 15 vạn quân tiến vào Atropatene (Azerbaijan ngày nay). Tuy nhiên, vũ khí công thành và quân hộ tống của ông ta đã bị cô lập và bị tiêu diệt trong khi người Armenia đồng minh của ông thì bỏ chạy. Thất bại trong việc chiếm các cứ điểm của người Parthia, người La Mã bắt buộc phải rút lui với tổn thất nặng nề. Antonius lại một lần nữa quay lại Armenia vào năm 33 TCN để cùng với vua Media chống lại Octavianus và người Parthia. Những mối bận tâm khác buộc ông ta phải rút lui và toàn bộ khu vực này rơi vào kiểm soát của người Parthia.
Cuộc chiến của Đế quốc La Mã với người Parthia.
Những căng thẳng giữa hai cường quốc đe dọa nổ ra một cuộc chiến tranh mới, Octavianus và vua Phraataces V cùng họp mặt để ký hoà ước trong thế kỷ 1 CN. Theo thỏa thuận, người Parthia phải rút quân ra khỏi Armenia và công nhận quyền bảo hộ "de facto" của người La Mã ở đó. Tuy nhiên, người La Mã và người Ba Tư liên tục cạnh tranh quyền kiểm soát và ảnh hưởng với nhau tại Armenia vài thập kỷ sau đó. Quyết định đặt con trai của mình lên ngôi vua Armenia đang bị bỏ trống của vua Parthia Artabanus II đã gây ra một cuộc chiến với La Mã trong năm 36 CN, cuộc chiến chỉ kết thúc khi Artabanus tuyên bố từ bỏ ảnh hưởng của người Parthia đối với Armenia. Chiến tranh lại tiếp tục nổ ra trong năm 58 CN, sau khi vua Parthia Vologases I ra sức ép để đặt người em trai là Tiridates lên ngai vàng Armenia. Quân La Mã đã lật đổ Tiridates và thay thế ông ta bằng một hoàng tử người Cappadocia và tạo ra một cuộc chiến bất phân thắng bại. Cuộc chiến này chỉ kết thúc trong năm 63 TCN sau khi người La Mã đã đồng ý cho phép Tiridates và con cháu của ông ta cai trị Armenia với điều kiện họ phải chấp nhận đế quyền của hoàng đế La Mã.
Một loạt các cuộc chiến mới nổ ra vào thế kỷ thứ 2. Trong các cuộc chiến đó, người La Mã luôn giữ thế thượng phong trước với người Parthia. Hoàng đế Traianus chinh phạt Armenia và Lưỡng Hà trong thời gian từ năm 114 và 115 và sáp nhập chúng như là các tỉnh của La Mã. Ông chiếm Ctesiphon – kinh đô của người Parthia, trước khi dong thuyền đến Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở những lãnh thổ Parthia bị chiếm đóng vào năm 115 CN, trong khi một cuộc khởi nghĩa lớn của người Do Thái đã nổ ra trong lãnh thổ La Mã đã kéo căng nguồn lực quân sự của La Mã. Quân đội Parthia còn tấn công các vị trí quan trọng của người La Mã và các đơn vị La Mã đồn trú tại Seleucia, Nisibis và Edessa đều bị cư dân địa phương đuổi đánh. Traianus đem quân thảo phạt phiến quân ở Lưỡng Hà, đưa hoàng tử Parthamaspates lên làm vua chư hầu rồi rút quân và quay trở lại Syria. Traianus qua đời vào năm 117, trước khi ông có thể tổ chức và củng cố lại các tỉnh Parthia nằm dưới quyền kiểm soát của La Mã.
Cuộc chiến Parthia của Traianus bắt đầu một "sự thay đổi trong trọng tâm" chiến lược lớn của đế chế La Mã. Tuy nhiên ngay sau khi lên nối ngôi Hoàng đế, Hadrianus đã cho trao trả lại vùng Lưỡng Hà cho người Parthia, vì ông cho rằng, việc tái thiết lập Euphrates làm ranh giới là vì lợi ích của La Mã. Hadrianus cho trở lại hiện trạng "status quo ante bellum" và trao trả các vùng lãnh thổ ở Armenia, Lưỡng Hà và Adiabene cho những nhà cai trị cùng với các vị vua chư hầu ban đầu của nó.
Chiến tranh Armenia lại nổ ra vào năm 161, khi vua Vologases IV đánh bại người La Mã ở đó rồi xua quân chiếm Edessa và tàn phá Syria. Năm 163, người La Mã dưới sự chỉ huy của Statius Priscus đã phản công và đánh bại người Parthia ở Armenia và đưa một ứng cử viên mà họ ủng hộ lên ngai vàng của Armenia. Năm sau, Avidius Cassius xâm chiếm Lưỡng Hà, ông ta dành đại thắng ở Dura-Europos cùng Seleucia và cướp phá thành phố Ctesiphon vào năm 165. Một dịch bệnh, có thể là bệnh đậu mùa, đã tràn vào Parthia vào thời điểm đó, và lây lan sang cả quân đội La Mã và buộc họ phải rút quân về nước; đây là nguồn gốc của đại dịch Antonine mà nó vẫn tiếp diễn trong một thế hệ tiếp theo trên khắp đế quốc La Mã. Trong những năm 195-197, Hoàng Đế Septimius Severus phát động một cuộc tấn công dẫn đến việc tái chiếm các vùng đất của La Mã ở miền bắc Lưỡng Hà tới tận các khu vực xung quanh Nisibis, Singara và cướp phá thành phố Ctesiphon lần thứ 2. Một cuộc chiến cuối cùng chống lại người Parthia đã được Hoàng đế Caracalla phát động. Ông ta đã chiếm đóng thành phố Arbela trong năm 216. Sau khi ông này bị ám sát, vị Hoàng Đế tiếp theo, Macrinus, đã bị đánh bại bởi người Parthia ở gần Nisibis. Để đổi lấy một nền hòa bình, ông này phải chịu trách nhiệm bồi thường chiến phí cho những thiệt hại mà Hoàng Đế Caracalla gây ra.
Xung đột La Mã-Sassanid.
Những xung đột thời kỳ đầu.
Chiến tranh tiếp tục tiếp diễn nhà Parthia diệt vong và hoàng đế Ardashir I khai lập nên đế quốc Sassanid. Ardashir tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Lưỡng Hà và Syria trong năm 230 và yêu cầu người La Mã phải giao trả lại tất cả các lãnh thổ cũ của Đế quốc Achaemenes. Sau nhiều đàm phán thất bại, hoàng Đế Alexander Severus dẫn quân đánh Ardashir trong năm 232 và cuối cùng đã đẩy lui ông ta. Trong năm 238-240, trong những năm cuối đời, Ardashir khởi binh đánh La Mã một lần nữa và chiếm được một số thành phố ở Syria và Lưỡng Hà, bao gồm cả Carrhae và Nisibis.
Cuộc chiến được tiếp diễn với mực độ ngày càng dữ dội dưới triều hoàng đế Shapur I, con trai của Ardashir. Tuy nhiên, đại quân xâm lược Lưỡng Hà của ông ta bị đánh bại trong một trận chiến gần Resaena trong năm 243 và người La Mã lấy lại được Carrhae và Nisibis. Được kích thích bằng những chiến thắng này, Hoàng đế La Mã Gordianus III đích thân khởi binh đông chinh, ông tiến quân dọc bờ sông Euphrates nhưng đã bị đẩy lui ở gần Ctesiphon trong trận Misiche trong năm 244. Sau đó, Gordianus bị giết và vị hoàng đế kế nhiệm của ông là Philippus người Ả Rập buộc phải xin cầu hoà. Nhận thấy La Mã bị suy yếu bởi những cuộc tấn công của các bộ lạc người Giéc-manh và được cai trị bởi một loạt hoàng đế chỉ trong thời gian một vài năm, Shapur I lại phát động một cuộc chiến chống lại người La Mã. Trong những năm đầu của Thập niên 250, hoàng đế đã tham gia vào một cuộc chiến tranh để tranh giành sự kiểm soát vùng Armenia. Ông xâm lược và sát hại vua Armenia và đánh bại người La Mã tại Trận Barbalissos và cướp phá thành Antioch. Giữa những năm 258 và 260, Shapur đã bắt sống Hoàng đế Valerianus I của La Mã sau khi đánh bại quân đội của ông này tại trận Edessa và tiến sâu vào Tiểu Á. Tuy nhiên, quân đội nhà Sassanid phải nhận lấy thất bại trước lực lượng La Mã ở đó và các cuộc tấn công từ vua Odaenathus của Palmyra vào hậu phương buộc người Ba Tư phải rút khỏi lãnh thổ La Mã.
Hoàng đế Carus tiến hành một cuộc xâm lược thành công vào Ba Tư trong năm 283, và chiếm thành phố Ctesiphon, lúc đó vốn là thủ đô của vương quốc Sassanid, đây là lần thứ 3 thành phố này bị chiếm. Người La Mã có lẽ đã mở rộng cuộc chinh phục của mình nếu Carus đã không qua đời trong tháng 12 năm đó.
Sau khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở đầu triều đại của Hoàng Đế Diocletianus, người Ba Tư lại phát động chiến sự khi họ xâm chiếm Armenia và đánh bại người La Mã ở trận Carrhae trong năm 296 hoặc 297. Tuy nhiên, tướng Galerius lại nghiền nát quân Ba Tư trong Trận Satala năm 298 và chiếm giữ được kho bạc và Hậu cung, nơi ở các bà vợ của nhà vua. Đây là một điều xỉ nhục với quốc vương Ba Tư. Kết quả thắng lợi giúp người La Mã giành quyền kiểm soát vùng đất giữa Tigris và vùng Thượng Zab. Đây là chiến thắng quyết định nhất của người La Mã trong nhiều thập kỷ. Tất cả các vùng lãnh thổ đã từng bị mất, tất cả các vùng đất gây tranh chấp và quyền kiểm soát Armenia đều quay về trong tay người La Mã.
Hòa bình lại kéo dài từ năm 299 cho đến giữa những năm 330 khi Shapur II bắt đầu một loạt các cuộc tấn công chống lại người La Mã. Mặc dù thu được một chuỗi thắng lợi, nhưng chiến dịch của ông đạt được rất ít kết quả lâu dài: ba cuộc bao vây của người Ba Tư vào Nisibis bị đẩy lùi, và mặc dù Shapur thành công trong việc chiếm các thành trì như Amida và Singara, nhưng cả hai thành phố đã nhanh chóng bị tái chiếm bởi người La Mã. Sau một thời gian tạm lắng trong những năm 350 sau khi Shapur không còn bận tay chống trả các cuộc tấn công của người du mục ở vùng biên giới phía bắc của Ba Tư, ông ta đã phát động một chiến dịch mới trong năm 359 và lại một lần nữa chiếm đóng Amida. Sự kiện này đã kích hoạt một cuộc tấn công lớn do Hoàng đế La Mã Julianus chỉ huy vào năm 363, Đoàn quân tiến xuống phía Euphrates để chiếm thành phố Ctesiphon. Hoàng đế Julianus giành chiến thắng trong trận Ctesiphon nhưng không thể chiếm được thủ đô của Ba Tư và phải rút lui dọc theo sông Tigris. Bị vây khốn bởi người Ba Tư, Hoàng đế Julianus đã bị giết trong một cuộc đụng độ. Với việc quân đội La Mã bị mắc kẹt trên bờ phía đông của sông Euphrates, Hoàng đế Jovianus – người thừa kế của Julianus đã chấp nhận lời cầu hoà, đồng ý với những nhượng bộ lớn để đổi lấy sự rút quân La Mã an toàn ra khỏi lãnh thổ của người Sassanid. Người La Mã lại mất các vùng đất sở hữu cũ của họ ở phía đông của sông Tigris, cũng như các thành phố như Nisibis và Singara, và Shapur đã sớm tái chiếm Armenia. Trong năm 384 hoặc 387, một hiệp ước hòa bình được ký kết giữa Shapur III và Theodosius I, hiệp ước này chia Armenia thành hai nước. Vào lúc này, các vùng lãnh thổ phía bắc của Đế chế La Mã bị các bộ tộc người Giéc-manh, Alani và Hung xâm lược, trong khi biên giới phía Bắc của Ba Tư cũng bị đe dọa bởi một số tộc Hung lúc ban đâu và về sau là bởi người Hung trắng. Bởi vì cả hai nước đều phải bận rôn để chống trả những mối đe dọa của riêng mình, nên giữa hai nước có một khoảng thời gian hòa bình kéo dài và chỉ bị gián đoạn bởi hai cuộc chiến tranh ngắn, lần thứ nhất trong những năm 421-422 và lần thứ hai trong năm 440.
Chiến tranh Đông La Mã-Ba Tư.
Cuộc chiến của Anastasius.
Cuộc chiến nổ ra khi vua Ba Tư Kavadh I cố gắng giành được hỗ trợ bằng tài chính từ Hoàng đế Đông La Mã là Anastasius I bằng vũ lực. Năm 502, ông đã nhanh chóng chiếm được thành phố vốn chưa sẵn sàng chuẩn bị cho chiến đấu Theodosiopolis và bao vây thành Amida. Cuộc bao vây pháo đài đã chứng minh là khó hơn rất nhiều so với Kavadh nghĩ, quân thủ thành đã có thể cầm cự được ba tháng ba tháng trước khi họ bị đánh tan. Năm 503, người La Mã cũng đã cố gắng tiến hành một cuộc bao vây cuối cùng không thành công vào Amida lúc này do người Ba Tư đánh bại. Trong khi đó, Kavadh xua quân đánh Osroene và bao vây Edessa nhưng cũng chỉ thu được kết quả tương tự. Cuối cùng, 504, người La Mã đã chiếm được ưu thế qua việc tái bao vây Amida, khiến thành phố thất thủ. Năm đó một hiệp ước đình chiến được ký do kết quả từ một cuộc xâm lược của người Hung từ Kavkaz vào Armenia. Mặc dù cả hai Đế chế đã ngồi vào bàn đàm phán, phải đến tháng 11 năm 506, hiệp ước này mới được ký kết. Năm 505, Hoàng đế Anastasius hạ lệnh thi công một pháo đài lớn ở Dara. Đồng thời, các công sự đổ nát cũng phải được nâng cấp tại các thành phố Edessa, Batnae và Amida. Mặc dù không có những cuộc xung đột với quy mô lớn hơn nữa trong suốt triều đại Anastasius, căng thẳng giữa hai vẫn tiếp diễn, đặc biệt là khi công việc xây dựng được tiến hành tại Dara. Sự căng thẳng này bùng phát là bởi vì việc xây dựng các công sự mới tại khu vực biên giới đã bị cấm bởi một hiệp ước được ký kết ở vài thập kỷ trước đó. Hoàng đế Anastasius theo đuổi các kế hoạch của mình bất chấp sự phản đối của người Ba Tư. Những toà thành được xây dựng xong trong những năm 507-508.
Chiến tranh Iberia.
Trong 524-525, Kavadh xin cầu hoà với Justin I thông qua con trai ông ta là Khosrau nhưng các cuộc đàm phán đã sớm bị phá vỡ. Căng thẳng giữa hai cường quốc đã biến thành các chiến tranh khi những người Iberia ở vùng Kavkaz dưới sự chỉ huy của Gourgen đào tẩu đến La Mã vào năm 524-525. Những cuộc chiến công khai giữa La Mã-Ba Tư đã nổ ra trong khu vực Nam Kavkaz và thượng Mesopotamia vào các năm 526-527. Những năm đầu của cuộc chiến, người Ba Tư chiếm ưu thế bởi vào năm 527, các cuộc nổi dậy ở Iberia bị nghiền nát, một cuộc tấn công vào các thành phố Nisibis và Thebetha của người La Mã trong năm đó cũng đã không thành công và những nỗ lực để cứu viện Thannuris và Melabasa bị ngăn cản bởi các cuộc tấn công từ Ba Tư. Tân hoàng đế của La Mã Justinianus I tiến hành tổ chức lại quân đội Đông La Mã nhằm cố gắng để khắc phục các sai lầm đã lộ ra sau những thành công của người Ba Tư.
Vào năm 530, một cuộc tấn công lớn của người Ba Tư ở vùng Lưỡng Hà đã bị đánh bại bởi quân La Mã dưới sự chỉ huy của danh tướng Belisarius tại Dara, trong khi một đội quân Ba Tư thứ hai ở vùng Kavkaz đã bị đánh bại bởi Sittas tại Satala. Belisarius đã đánh bại quân Ba Tư và Lakhmid (người Hindu) tại trận Callinicum trong năm 531. Trong cùng năm người La Mã đã chiếm được một số pháo đài ở Armenia, trong khi người Ba Tư lại chiếm được hai pháo đài ở phía đông Lazica. Ngay sau thảm bại tại trận Callinicum, người Ba Tư đã có các cuộc đàm phán không thành công với người La Mã. Hai bên mở lại các cuộc đàm phán vào mùa xuân năm 532 và cuối cùng ký kết hiệp ước hòa bình vĩnh cửu trong tháng 9 năm 532, hòa ước này kéo dài được ít hơn tám năm. Cả hai cường quốc đều đồng ý trả lại tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng và người La Mã đồng ý trả một lần một khoản tiền 110 "centenaria" (£ 11.000 vàng). Vùng Iberia vẫn nằm trong tay người Ba Tư và những người Iberia tị nạn có sự lựa chọn là ở lại trong lãnh thổ La Mã hoặc trở về quê hương của họ.
Justinianus đại chiến Khosrau I.
Người Ba Tư đã phá vỡ "Hiệp ước hòa bình vĩnh cửu" vào năm 540, có lẽ để trả lời cuộc tái chiếm lại lãnh thổ phía tây đã bị mất trước đây của người La Mã. Cuộc chiến này có thể diễn ra là nhờ sự chấm dứt của cuộc chiến ở phía Đông. Khosrau I xâm chiếm và tàn phá Syria, bắt các thành phố của Syria và Lưỡng Hà phải trả một số tiền lớn và cướp bóc có hệ thống các thành phố khác bao gồm cả Antiochia. Belisarius bị buộc phải chấm dứt các chiến dịch ở phía Tây để đối phó với các mối đe dọa từ người Ba Tư. Ông tiến hành một chiến dịch không thu được kết quả rõ ràng tại Nisibis năm 541. Vua Ba Tư, Khosrau cũng đem quân tiến vào Lưỡng Hà trong năm 542 khi ông này cố gắng chiếm Sergiopolis. Ông phải sớm rút lui khi đối mặt với quân đội của tướng Belisarius, nhưng vẫn cố tấn công thành phố Callinicum trên đường rút quân. Các cuộc tấn công vào một số thành phố của La Mã đã bị đẩy lùi và quân Ba Tư bị đánh bại tại Dara. Năm 543, người La Mã lại phát động một cuộc tấn công vào Dvin nhưng bị đánh bại bởi một đội quân Ba Tư nhỏ ở Anglon. Cuộc vây hãm Edessa của Khosrau ở năm 544 đã không thành công mặc dù ông ta thậm chí đã tìm cách mua chuộc quân thủ thành. Sau khi người Ba Tư rút về nước, người La Mã phái sứ giả đến xin cầu hoà ở Ctesiphon. Một thỏa thuận ngừng chiến 5 năm đã được ký kết vào năm 545, được bảo đảm bằng các khoản tiền cống nạp của người La Mã.
Đầu năm 548, trước sự áp bức của người Ba Tư, vua Gubazes của Lazica đã kêu gọi Hoàng đế Justinianus khôi phục lại quyền bảo hộ La Mã. Vị Hoàng đế liền nắm lấy cơ hội này và trong năm 548-549, liên quân La Mã và Lazica giành được một loạt thắng lợi trước quân đội của Ba Tư, mặc dù họ đã không thành công để tiêu diệt những đơn vị đồn trú chính tại Petra. Thành phố này cuối cùng cũng bị chinh phục vào năm 551, nhưng trong cùng năm đó một cuộc tấn công của người Ba Tư do tướng Mihr-Mihroe chỉ huy đã chiếm được miền đông Lazica. Thỏa thuận ngừng chiến đã được thiết lập vào năm 545 và ra hạn ngừng chiến thêm 5 năm nữa với điều kiện là người La Mã phải trả 2.000 cân vàng mỗi năm. Tại Lazica, cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài nhiều năm và không bên nào có thể chiếm được ưu thế một cách hoàn toàn. Khosrau, người giờ đây phải đối phó với Người Hung trắng, đã gia hạn ngưng chiến vào năm 557, và lần ngưng chiến này đã không còn loại trừ vùng Lazica; các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục nhằm đạt được một hiệp ước hòa bình cuối cùng. Cuối cùng, vào năm 561, các phái viên của Justinianus và Khosrau đã nhất trí về một nền hòa bình 50 năm. Người Ba Tư đồng ý rút khỏi Lazica và nhận được khoản cống nộp là 30.000 nomismata ("solidi") hàng năm. Cả hai bên cùng đồng ý không xây dựng thêm các công sự mới ở gần biên giới và giảm bớt các hạn chế về ngoại giao và thương mại.
Chiến tranh vì Kavkaz.
Chiến tranh nổ ra một lần nữa khi các vùng Armenia và Iberia nổi dậy chống lại sự thống trị của người Sassanid trong năm 571, sau khi cuộc đụng độ có liên quan đến La Mã và Ba Tư ở Yemen và sa mạc Syria, và việc La Mã đã đàm phán liên minh với người Đột Quyết để chống lại người Ba Tư. Justinus II đưa Armenia dưới sự bảo hộ của mình, trong khi quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của Marcianus, cháu trai của Justinus, đánh Arzanene và tiến vào vùng Lưỡng Hà thuộc Ba Tư, nơi họ đánh bại các lực lượng địa phương. Việc Marcianus bất ngờ bị cách chức và sự xuất hiện của quân đội Ba Tư dưới sự thống lĩnh của vua Khosrau đã dẫn đến việc vùng Syria nặng nề. Thất bại của người La Mã trong cuộc bao vâyNisibis và thành phố Dara thất thủ. Với một khoản tiền cống nộp lên tới 45.000 "solidi", một thỏa thuận ngừng chiến kéo dài một năm ở vùng Lưỡng Hà (cuối cùng kéo dài đến năm năm) đã được ký kết, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục ở vùng Caucasus và trên vùng biên giới sa mạc. Năm 575, Khosrau I đã cố gắng kết hợp cuộc xâm lược ở Armenia vào cuộc thảo luận về một nền hòa bình vĩnh viễn. Ông đã tiến hành xâm lược vùng Anatolia và chiếm thành phố Sebasteia, nhưng sau một trận chiến ở gần Melitene, quân đội Ba Tư đã bị hứng chịu tổn thất nặng nề trong khi phải rút lui qua vùng Euphrates dưới những cuộc tấn công du kích của quân La Mã.
Người La Mã khai thác tình trạng lộn xộn của ngươì Ba Tư, và tướng Justinianus xâm chiếm sâu vào lãnh thổ Ba Tư và tập kích vào thành phố Atropatene. Vua Khosrau tìm kiếm hòa bình, nhưng ý tưởng này bị loại bỏ sau khi Tamkhusro giành được một chiến thắng ở Armenia, nơi mà các chiến dịch của La Mã bị xa lánh bởi cư dân địa phương. Mùa xuân năm 578 cuộc chiến tranh ở Lưỡng Hà lại tiếp tục với các cuộc tấn công của người Ba Tư vào lãnh thổ của La Mã. Tướng La Mã, Mauricius trả đũa bằng cách đột kích vào vùng Lưỡng Hà của Ba Tư, chiếm thành lũy Aphumon và bao vây Singara. Khosrau lại một lần nữa phải mở các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng ông qua đời vào đầu năm 579 và người kế nhiệm ông Hormizd IV lại muốn tiếp tục chiến tranh.
Trong 580, Hormizd IV cho bãi bỏ chế độ quân chủ ở Iberia Caucasus và biến Iberia thành một tỉnh Ba Tư được cai trị bởi một "marzpan" (thống đốc).Trong những năm 580, cuộc chiến vẫn tiếp tục bất phân thắng bại với chiến thắng ở cả hai phía. Năm 582, Mauricius thắng một trận chiến ở Constantia trước Adarmahan và Tamkhusro, những người đã bị giết chết trong trận đánh, nhưng vị tướng La Mã đã không khuếch trương chiến thắng của mình mà ông vội vã quay về Constantinopolis để theo đuổi tham vọng lên ngôi báu của mình. Cũng vậy một chiến thắng nữa của La Mã tại Solachon năm 586 đã không thành công trong việc phá vỡ bế tắc.
Người Ba Tư chiếm được Martyropolis nhờ có tay trong vào năm 589, nhưng năm đó lại là năm bế tắc bị phá vỡ khi viên tướng Ba Tư Bahram Chobin đã phát động một cuộc nổi loạn vì bị sa thải và làm nhục bởi vua Hormizd IV. Hormizd bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình vào năm 590 và được thay thế bởi con trai ông – Khosrau II, nhưng Bahram vẫn tiến quân và đánh bại Khosrau II, buộc ông này phải chạy trốn sang lãnh thổ La Mã, trong khi Bahram lên ngôi như là Bahram VI. Với sự hỗ trợ từ Mauricius, Khosrau đã tạo nên một cuộc chiến chống lại Bahram và trong 591 kết hợp của các lực lượng ủng hộ ông này với người La Mã đã phục hồi ngai vị cho Khosrau II. Để đổi lấy sự giúp đỡ của người La Mã, Khosrau không chỉ trả lại Dara và Martyropolis mà cũng đồng ý nhượng lại nửa phía tây của Iberia và hơn một nửa vùng Armenia dưới sự kiểm soát của Ba Tư cho người La Mã.
Điểm cực đỉnh.
Năm 602 quân đội La Mã trong các chiến dịch tại vùng Balkan nằm dưới sự chỉ huy của Phocas, người đã soán ngôi thành công và sau đó giết chết Hoàng đế Mauricius cùng gia đình của ông ta. Khosrau II sử dụng cái chết của ân nhân của mình như là một cái cớ để gây chiến. Trong những năm đầu của cuộc chiến người Ba Tư giành được các thành công áp đảo chưa từng thấy. Họ đã được hỗ trợ bằng cách sử dụng hình ảnh của Khosrau như là con rể của Mauricius và cuộc nổi dậy chống lại tướng Narses của Phocas. Năm 603, Khosrau đánh bại và giết chết tướng La Mã Germanus ở vùng Lưỡng Hà và bao vây Dara. Thành phố Dara thất thủ sau 9 tháng bị bao vây. Trong những năm sau đó người Ba Tư dần dần vượt qua các thành phố pháo đài ở Lưỡng Hà bằng các cuộc vây hãm. Đồng thời họ đã giành một loạt chiến thắng tại Armenia trước sự thờ ơ của hệ thống các đơn vị đồn trú La Mã ở vùng Kavkaz.
Phocas bị lật đổ vào năm 610 bởi Heraclius, người đi thuyền đến Constantinopolis từ Carthage. Khoảng thời gian đó người Ba Tư đã hoàn thành cuộc chinh phục của họ ở vùng Lưỡng Hà và vùng Kavkaz và trong năm 611 họ đã tràn vào Syria và Tiểu Á, chiếm Caesarea. Trục xuất được người Ba Tư khỏi Tiểu Á năm 612, Heraclius lại tiếp tục phát động một cuộc tấn công lớn vào Syria trong năm 613. Ông lạị bị đánh bại bên ngoài Antiochia bởi Shahrbaraz và Shahin và các vị trí của La Mã lại sụp đổ. Trong thập kỷ sau người Ba Tư đã có thể chinh phục Palestine và Ai Cập và tàn phá Anatolia. Trong khi đó, người Avar và Slav đã lợi dụng tình hình này để tràn ngập vùng Balkan, đưa đế chế La Mã đến bờ vực của sự hủy diệt.
Trong những năm này, Heraclius ra sức xây dựng lại quân đội của mình, cắt giảm những chi phí phi quân sự, in thêm tiền tìm kiếm sự tài trợ của Giáo hội cùng với sự ủng hộ của Thượng phụ Sergius, để tạo được các nguồn kinh phí cần thiết để tiếp tục chiến tranh. Năm 622, Heraclius rời thành phố Constantinopolis sau khi uỷ thác thành phố cho Sergius và tướng Bonus, người cũng là quan nhiếp chính của con trai ông ta. Ông tập hợp lực lượng của mình ở Tiểu Á và sau khi tiến hành hàng loạt các hoạt động để làm sống lại tinh thần của binh sĩ, ông đã phát động một cuộc tấn công mới mang tính chất của một cuộc thánh chiến. Tại Kavkaz ông giáng đòn và đánh bại một đội quân Ả Rập đồng minh của người Ba Tư và sau đó giành được một chiến thắng trước người Ba Tư dưới sự chỉ huy của Shahrbaraz. Sau một thời gian tạm lắng tới năm 623, trong khi Heraclius đàm phán thỏa thuận ngừng chiến với người Avar, ông lại tiếp tục chiến dịch của mình ở phía Đông vào năm 624 và đánh bại một đội quân dẫn đầu bởi Khosrau tại Ganzak ở vùng Atropatene. Năm 625 ông đánh bại các tướng Ba Tư là Shahrbaraz, Shahin và Shahraplakan ở Armenia và trong một cuộc tấn công bất ngờ cũng mùa đông đó ông đã đột kích vào sở chỉ huy của Shahrbaraz và tấn công vào quân đội của ông này tại nơi trú đông của họ. Được hỗ trợ bởi một đội quân Ba Tư dưới sự chỉ huy của Shahrbaraz, người Avar và Slav tiến hành bao vây Constantinople nhưng không thành công trong năm 626, trong khi lần thứ hai quân đội Ba Tư dưới sự chỉ huy của tướng Shahin lại phải chịu một thất bại tan nát trước quân đội của Theodore – anh trai của Heraclius.
Trong khi đó, Heraclius thành lập một liên minh với người Turk, những người đã lợi dụng sự suy giảm sức mạnh của người Ba Tư để tàn phá lãnh thổ của họ ở vùng Kavkaz. Cuối năm 627, Heraclius đã phát động một cuộc tấn công trong mùa đông vào Lưỡng Hà, tại đây bất chấp việc quân Thổ Nhĩ Kỳ đi theo ông đào ngũ cả loạt, ông đánh bại người Ba Tư tại Trận Nineveh. Tiếp tục tiến về phía nam dọc theo sông Tigris, ông đánh chiếm một cung điện lớn của vua Khosrau tại Dastagird và ông chỉ bị cản trở không tấn công được thành phố Ctesiphon bởi các cầu trên con kênh Nahrawan bị phá hủy. Mất uy tín bởi hàng loạt những thất bại của mình, Khosrau bị lật đổ và giết chết trong một cuộc đảo chính do chính con trai của ông – Kavadh II tiến hành, người cùng một lúc chấp nhận các điều kiện hòa bình và đồng ý rút ra khỏi tất cả các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Heraclius đã phục hồi cây thánh gia linh thiêng ở Jerusalem trong một buổi lễ hoành tráng vào năm 629. Đến đây thì cuộc chiến tranh La Mã–Ba Tư kéo dài hơn 700 năm về cơ bản đã kết thúc.
Hậu quả.
Các tác động từ những tàn phá của cuộc chiến tranh cuối cùng này, cộng thêm những hiệu ứng từ cả thế kỷ chiến tranh không nghỉ đã khiến cả hai đế quốc tê liệt. Sau khi Kavadh II qua đời sau khi lên ngôi chỉ được vài tháng, Ba Tư đã rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn, nội chiến liên tục. Nhà Sassanid lại tiếp tục suy yếu do khủng hoảng kinh tế, việc thuế nặng để có thể cung ứng cho các chiến dịch của Khosrau II, xung đột tôn giáo và sự trỗi dậy của các chủ đất địa phương. Đế quốc La Mã cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi quốc khố gần như cạn kiệt bởi chiến tranh và vùng Balkan nay gần như đã nằm trong tay người Slav. Ngoài ra, vùng Anatolia đã bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc xâm lược lặp đi lặp lại của Ba Tư; Đế quốc cai quản các vùng lãnh thổ mới tái chiếm lại được như vùng Caucasus, Syria, Lưỡng Hà, Palestine và Ai Cập vốn đã bị người Ba Tư chiếm đóng nhiều năm.
Cả hai đế quốc không còn có cơ hội để phục hưng. Chỉ một vài năm sau, họ đã phải hứng chịu cuộc tấn công của người Ả Rập (mới được thống nhất bởi đạo Hồi), những người mà theo Howard-Johnston "có thể được ví như một cơn sóng thần người". Theo George Liska, là "cuộc xung đột kéo dài không cần thiết giữa Đông La Mã-Ba Tư đã vô tình mở đường cho Hồi giáo". Đế quốc Sassanid nhanh chóng bị khuất phục trước những cuộc tấn công và đã hoàn toàn bị phá hủy. Trong những cuộc chiến tranh Đông La Mã-Arab, Đế quốc La Mã vốn đã suy kiệt lại để mất các tỉnh vừa mới chiếm lại được ở phía đông và phía nam như Syria, Armenia, Ai Cập và sau đó, Bắc Phi cũng đã bị mất, khiến cương thổ của Đế quốc sút giảm chỉ còn bao gồm vùng Anatolia, mấy hòn đảo nằm rải rác trên Địa Trung Hải và một vài chỗ lẻ tẻ ở khu vực Balkan và Ý. Những vùng đất còn lại đã nghèo lại còn nghèo thêm trước những cuộc tấn công thường xuyên, đánh dấu cho sự chuyển đổi từ nền văn minh đô thị cổ điển đến một xã hội nông thôn trung cổ. Tuy nhiên, không giống như Ba Tư, Đế quốc La Mã cuối cùng vẫn tồn tại sau những cuộc tấn công của người Ả Rập, giữ được vùng lãnh thổ còn lại của nó và dứt khoát đẩy lui hai cuộc bao vây của người Arab tại kinh đô Constantinopolis những năm 674-678 và 717-718. Trong những cuộc chiến sau đó, đế quốc La Mã đã đánh mất vào tay người Ả Rập những lãnh thổ ở Crete và miền nam Italia, những vùng đất mà rồi về sau họ cũng đã có thể lấy lại được.
Chiến thuật và chiến lược quân sự.
Khi mà La Mã và Đế quốc Parthia chạm trán nhau lần đầu tiên ở thế kỷ thứ 1 TCN, nó cho thấy Parthia có đủ khả năng để dời biên giới của họ đến biển Aegea và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, những người La Mã đã đẩy lùi cuộc xâm lược Syria và Anatolia của Pacorus và Labienus và dần dần có thể tận dụng những điểm yếu trong hệ thống quân đội Parthia, mà theo George Rawlinson, thì quân đội Parthia thích hợp cho phòng thủ hơn chứ công thì khó. Người La Mã, mặt khác, đã liên tục thay đổi và phát triển những "sách lược" của họ kể từ thời Traianus trở đi, và đã đến thời điểm Pacorus thể để có những cuộc tấn công chống lại người Parthia. Giống như nhà Sassanid vào cuối thế kỷ thứ 3 và thứ 4, người Parthia thường tránh phòng thủ lầu dài trước người La Mã ở Lưỡng Hà. Tuy nhiên, khu vực cao nguyên Iran chưa một lần bị thất thủ, bởi vì các quân đội viễn chinh La Mã thường đã mỏi mệt khi họ đến được Hạ Lưỡng Hà, và hệ thống thông tin đã giúp họ thực hiện các cuộc nổi dậy và phản công.
Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, càn khôn dịch chuyển, nhà Sassanid Ba Tư trỗi dậy mạnh mẽ và giờ đây họ đã đảm nhận vị trí của kẻ chiếm thế thượng phong. Họ coi nhiều mảnh đất đã bị sáp nhập vào Đế chế La Mã trong thời kỳ Parthia và sơ kỳ Sassanid là hoàn toàn nằm trong phạm vi kiểm soát của Ba Tư. Everett Wheeler nêu ý kiến rằng: "Nhà Sassanid, có một tổ chức hành chính tập trung ở trung ương hơn so với người Parthia, họ có hệ thống bảo vệ lãnh thổ chính thức, mặc dù họ không có một quân đội thường trực cho đến tận đời Khosrau I". Nói chung, người La Mã coi người Sassanid như là một mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều so với người Parthia, trong khi người Sassanid coi Đế chế La Mã như một đối thủ xuất sắc.
Về mặt quân sự, nhà Sassanid tiếp tục nối tiếp truyền thống của Parthia khi phụ thuộc vào sự kết hợp giữa xạ thủ bắng cung và thiết kỵ Cataphract, một đội quân kỵ binh hạng nặng bao gồm con em các nhà quý tộc. Ngoài ra, họ cọn sở hữu một đội ngũ voi chiến thu được từ thung lũng Indus, nhưng chất lượng bộ binh của họ thì còn kém xa so với những người La Mã. Quân thiết kỵ Ba Tư đã gieo rắc nhiều thất bại cho bộ binh La Mã, bao gồm cả những đội quận được chỉ huy bởi Crassus năm 53 TCN, bởi Marcus Antonius năm 36 TCN và bởi Valerianus trong 260 TCN. Sự cần thiết để đối phó với mối đe dọa này đã dẫn đến sự ra đời của đơn vị "cataphractarii" trong quân đội La Mã; kết quả là, kỵ binh được trang bị giáp nặng đã trở thành thành phần quan trọng cả quân đội La Mã lẫn quân đội Ba Tư kể từ thế kỷ thứ 3 và cho đến khi cuộc chiến tranh kết thúc. Người La Mã đã đạt được và duy trì được sự tinh tế cao trong khâu công và phá thành và đã phát triển một loạt loại máy móc công thành. Mặt khác, người Parthia là khá yếu trong khâu công thành; lực lượng kỵ binh của họ phụ hợp hơn với chiến thuật vừa đánh vừa chạy, chiến thuật đã giúp họ đã bại đại quận vây thành của Antonius năm 36 TCN. Mọi chuyện thay đổi cùng với sự trỗi dậy của nhà Sassanid, khi mà đế quốc La Mã gặp phải một đối thủ không kém lành nghề trong nghệ thuật đánh thành, những người đã học cách sử dụng các sử dụng các loại vũ khí công thành như máy lăng đá, máy công thành cũng như tháp vây thành mà họ chiếm được từ người La Mã.
Đến cuối thế kỷ thứ 1, La Mã đã tổ chức việc bảo vệ biên giới phía đông của mình bằng một hệ thống thành trì được gọi là "limes", một hệ thống sau khi cải tiến bởi Diocletianus đã tồn tại đến tận cuộc chinh phạt của người Hồi giáo thế kỷ thứ 7. Giống như những người La Mã, nhà Sassanid cho xây dựng các thành trì phòng thủ ở phía đối diện với lãnh thổ của đối phương. Theo R. N. Frye, dưới triều Hoàng đế Shapur II, hệ thống thành trì phòng thủ của Ba Tư đã được mở rộng và rất có thể là họ đã bắt chước cách thức xây dựng "limes" của Diocletianus ở biên giới Syria và Lưỡng Hà của Đế quốc La Mã. Các đơn vị biên giới của La Mã được biết đến với tên gọi "limitanei" và họ phải thường xuyên đối mặt với người Lakhmid, một bộ tộc thường xuyên hỗ trợ người Ba Tư trong những cuộc xung đột với người La Mã. Shapur đã gây dựng nên một đội quân thường trực nhằm chống lại những bộ tộc Ả Rập khác ở sa mạc, đặc biệt là với những đồng minh với La Mã. Shapur cũng đã cho xây dựng một hệ thống thành trì dựa trên mô hình của hệ thống "limes" của người La Mã mà người Sassanid rất hâm mộ.
Vào thời điểm nhà Sassanid khai quốc, một số nước đệm tồn tại giữa hai đế quốc. Các nước này đều bị sáp nhập vào đại quốc theo thời gian và vào thế kỷ thứ 7, nước đệm cuối cùng là vương quốc của người Lakhmid Ả Rập của Al-Hirah cũng đã được sáp nhập vào đế chế Sassanid. Frye nhấn mạnh rằng, vào thế kỷ thứ 3, các quốc gia này đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa La Mã và Sassanid, nhưng cả hai đế quốc đã dần dần thay thế chúng bằng một hệ thống phòng thủ có tổ chức được điều hành trực tiếp từ chính quyền trung ương và dựa trên hệ thống "limes" cũng như các thành trì biên giới kiên cố như Dara. Những nghiên cứu và đánh giá so sánh Sassanid và Parthia gần đây đã khẳng định tính ưu việt của nhà Sassanid trong khâu xây dựng vũ khí công thành, kỹ thuật và tổ chức quân đội, cũng như khả năng trong việc xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố.
Đã có những bằng chứng khảo cổ học về một dạng sơ kỳ của vũ khí hoá học được phát hiện trong một địa đạo được sử dụng trong trận Dura-Europos năm 256.
Người Ba Tư dường như không muốn sử dụng đến hải quân. Chỉ có một vài trận đánh nhỏ lẻ tẻ có sự tham gia của hải quân Sassanid trong những năm 620-23 và trận đánh lớn nhất có sự tham gia của hải quân Đông La Mã là cuộc bao vây thành Constantinopolis năm 626 của liên quân người Avar-Slav.
Đánh giá.
Những cuộc chiến tranh giữa La Mã và Ba Tư đã được mô tả như là một sự "vô ích" và rằng nó quá "thất vọng và tẻ nhạt để thưởng ngoạn". Như một lời tiên tri, Cassius Dio nhắc về một "chu kỳ không bao giờ kết thúc của những cuộc đối đầu vũ trang" và nhận xét rằng "nó cho chúng ta tự thấy rằng những chinh phạt [của Severus] là nguyên nhân chính của cuộc chiến kéo dài liên tục và khiển chúng tôi phải trả một cái giá rất đắt đỏ. Những khoản thu về thì ít mà lại tiêu tốn khoản tiền lớn và bây giờ mà chúng tôi đã tìm đến các dân tộc vốn ở gần người Mê-đi và người Parthia hơn là gần chúng tôi, chúng tôi luôn phải tham gia những trận chiến của những dân tộc này". Trong chuỗi dài chiến tranh giữa hai siêu cường, biên giới ở vùng Thượng Lưỡng Hà thay đổi liên tục. Các sử gia đã chỉ ra rằng sự ổn định ở vùng biên giới trong nhiều thế kỷ là một điều đáng chú ý, mặc dù Nisibis, Singara, Dara và nhiều thành phố khác ở Lưỡng Hà đổi chủ liên tục theo và việc chiếm hữu của các thành phố ở biên giới giúp đế quốc đó có thể chiếm được ưu thế trong thương mại trước đối thủ của mình. R. N. Frye nói:
Cả hai bên đều cố gắng để biện minh cho các mục tiêu quân sự của mình bằng cả hai cách chủ động và phản ứng. Ước vọng thống trị thế giới của người La Mã đã đi kèm với một ý thức trách nhiệm và tự hào về nền văn minh phương Tây và tham vọng trở thành một người canh giữ hòa bình và trật tự. Các tài liệu La Mã tiết lộ những định kiến lâu đời liên quan đến phong tục tập quán, kiến trúc tôn giáo, ngôn ngữ và thể chế chính trị của các cường quốc Đông. John F. Haldon nhấn mạnh rằng "mặc dù những cuộc xung đột giữa Ba Tư và Đông La Mã thường xoay quanh vấn đề ai kiểm soát các vùng chiến lược xung quanh biên giới phía đông, nhưng luôn luôn có là một yếu tố tôn giáo tồn tại phía sau". Kể từ thời điểm hoàng đế Constantinus lên ngôi, các vị hoàng đế La Mã đời sau đều tự xưng là người bảo vệ cho các Kitô hữu ở Ba Tư. Động thái này tạo ra sự nghi ngờ dữ dội về lòng trung thành của các Kitô hữu đang sống ở Ba Tư và thường dẫn đến những căng thẳng giữa La Mã-Ba Tư hay thậm chí là những đối đầu quân sự. Một đặc điểm của giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, khi mà nó bắt đầu năm 611-612, một cuộc đột kích đã sớm biến thành một cuộc chiến tranh xâm lược, sự ưu việt của cây Thánh Giá là biểu tượng cho sự chiến thắng đế quốc và các yếu tố tôn giáo mạnh mẽ đã góp công lớn trong công tác tuyên truyền của đế quốc La Mã; bản thân Heraclius gọi Khosrau là kẻ thù của Thiên Chúa và các tác giả thế kỷ thứ 6 và thứ 7 đều rất căm hận Ba Tư.
Sử liệu.
Các sử liệu về lịch sử Parthia và những cuộc chiến tranh với La Mã là vừa đủ và phân tán. Parthia nối theo truyền thống Achaemenes năm xưa, ủng hộ cách kể chuyện truyền miềng, điều này đã khiến việc có nhiều gian lận khi nói về những thất bại của họ là điều không thể tránh khỏi. Các sử liệu chính của giai đoạn này đều phần nhiều là các tài liệu La Mã (Tacitus, Marius Maximus và Justin) hoặc của các sử gia Hy Lạp (Herodian, Cassius Dio và Plutarch). Cuốn sách thứ 13 của "Oracula Sibyllina" kể lại những ảnh hưởng của những cuộc giao tranh giữa La Mã-Ba Tư tại Syria trong triều đại của Gordianus III cho đến khi tỉnh Syria được thống trị bởi Odaenathus của Palmyra. Cùng với sự kết thúc của bản ghi chép của Herodianus, tất cả các tài liệu đương thời về lịch sử La Mã đã bị mất, cho đến các ký thuật của Lactantius và Eusebius vào đầu thế kỷ thứ 4, nhưng cả hai đều kể dựa trên góc nhìn của Kitô giáo.
Các tài liệu chính về sơ kỳ Sassanid đều xuất hiện muộn. Các tác phẩm quan trọng nhất là những tác phẩm của các sử gia Hy Lạp Agathias và Malalas, của sử gia Ba Tư Tabari và Ferdowsi, của sử gia Armenia Agathangelos, và cuốn biên niên sử Edessa và Arbela bằng tiếng Syriac, hầu hết trong số đó đều phụ thuộc vào tài liệu nhiều tài liệu thời hậu kỳ Sassanid, đặc biệt là cuốn Khwaday-Namag. Cuốn "Historia Augusta" không những không xuất hiện cùng thời lẫn không đáng tin cậy, nhưng nó là lại là tài liệu chính viết về Severus và Carus. Một trong những nguồn chính là tấm bia của Shapur được khắc bằng ba ngôn ngữ (tiếng Hy Lạp, Parthia, và Ba Tư trung đại). Tấm bia bị cô lập và không bị tài liệu chép tay nào tiếp cận, và vào cuối thế kỷ thứ 4, nghệ thuật bia cũng như khắc chữ đã bị người Sassanid bỏ quên.
Đối với giai đoạn giữa những năm 353 và 378, một trong những tài liệu quý giá đó là cuốn "Res Gestae" của Ammianus Marcellinus, ông đã ghi chép những sự kiện chính trên biên giới phía đông mà ông đã mắt thấy tai nghe. Đối với các sự kiện nằm trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 4 và 6, các tác phẩm của Sozomenus, Zosimus, Priscus và Zonaras đặc biệt có giá trị. Tài liệu quan trọng nhất đối với cuộc chiến tranh Ba Tư của Justinian những năm 553 là của Procopius. Những hậu nhân của ông như Agathias và Menander Protector cũng cung cấp nhiều chi tiết hữu ích và quan trọng khác. Theophylact Simocatta là tài liệu chính viết về triều đại của Mauricius, trong khi Theophanes, Chronicon Paschale và những bài thơ của George của Pisidia là tài liệu hữu ích về cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư cuối cùng. Ngoài các tài liệu của Đông La Mã, hai nhà sử gia người Armenia Sebeos và Movses đã góp phần vào việc thuật lại cuộc chiến của Heraclius và được sử gia Howard-Johnston coi là "tài liệu phi Hồi giáo quan trọng nhất còn tồn tại". | 1 | null |
Nguyễn Thế Anh (sinh 1936 ở Lào; mất 19 tháng 3 năm 2023) là một sử gia người Việt, giáo sư đại học nổi tiếng nước Pháp Paris-Sorbonne.
Hành trạng cuộc đời.
Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, Ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của Ông.
Năm 20 tuổi giành tài trợ tới du học Pháp, Ông từng muốn theo ngành hóa học là một mối say mê buổi đầu đời. Giáo sư Nguyễn Dương Đôn (1911-1999), Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đương thời, người bằng hữu với ông thân sinh của Nguyễn Thế Anh, đã có lời khuyên sâu sắc rằng, đương thời quá thiếu các giáo sư lịch sử. Thật may, Ông cũng có hứng thú với sử, và không riêng sử Việt, bởi Việt sử trong suốt hành trình của đời ông đã không bị tách rời khỏi khu vực, khỏi thế giới. Sử Việt với cách nghiên cứu của ông đã trở thành một điểm nhấn đáng giá trên bản đồ nghiên cứu lịch sử thế giới, được học giới Tây-Đông trân trọng công nhận.
Là một giáo sư có tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 1966 cho tới 1969, sau đó ông chịu trách nhiệm cho môn Sử học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1969 cho tới 1975, chủ biên tập san Sử địa.
Giáo sư Nguyễn Thế Anh có công gây dựng nên uy tín Ban Sử trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Số sinh viên ghi danh năm thứ nhất niên khoá 1974-75 lên đến khoảng 4,000 người. Trong vai trò Phó Khoa Trưởng Học Vụ, ông cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xoá bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc. Chương trình này gồm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ Nhất Tiến Sĩ Chuyên Khoa.” Sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án.
Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử Học bắt đầu được hai khóa thì Sài Gòn sụp đổ. Niên khoá đầu tiên 1972-73 chỉ có hai thí sinh trúng tuyển kỳ thi cuối Năm Thứ Nhất là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh. Niên khoá thứ hai 1973-74 có hai thí sinh ghi danh, nhưng chỉ có một thí sinh dự thi và trúng tuyển Trần Anh Tuấn
Rời Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông tham dự trung tâm Centre National de la Recherche Scientifique, Paris, Pháp, với tư cách là một giám đốc nghiên cứu, sau khi đi làm việc với tư cách học giả tại viện Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, và giảng viên tại Đại học Harvard. Năm 1991, ông được chỉ định làm giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông dương ("History and Civilisations of the Indochinese Peninsula") tại trường École pratique des hautes études và Đại học Sorbonne, nơi làm việc cuối cùng của ông trước khi về hưu vào năm 2005.
Hiện tại ông có mặt trong ban giảng huấn của Viện Việt học (Institute of Vietnamese studies)
Năm 1991, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giữ ghế Giám Đốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Đông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Peninsule Indochinoise) tại Ecole Pratique des Hautes Etudes (EPHE), Paris-Sorbonne, và vào ngạch Giáo Sư Thực Thụ từ năm 2005. Ông về hưu năm 2008.
Có ba tác phẩm chính của sử gia Nguyễn Thế Anh. Đó là "Bibliographie Critique sur les Relations Entre le Viet-Nam et l’Occident ("1964), "La Monarchie des Nguyễn de la Mort de Tự-Đức à 1925" (1987), và"Parcours d’ Un Historien du Viêt Nam" (2008).
Hai tác phẩm trước là những luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp trình tại Sorbonne năm 1964 và luận án Tiến Sĩ Quốc Gia trình tại Paris-Sorbonne năm 1987. Tác phẩm thứ́ ba là một hợp tuyển gồm 99 bài viết bằng Pháp, Anh, và Việt ngữ của giáo sư Nguyễn Thế Anh do Philippe Papin, môn sinh và thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội sau 1975, sưu tầm và tuyển chọn.
Sách báo.
Là một thành viên của ban biên tập của nhiều tạp chí uyên bác (Bulletin de la Société des Études Indochinoises, Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient, Journal Asiatique, Journal of International and Area Studies), Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã viết hơn 120 quyển sách và các bài, trong đó có: | 1 | null |
Hoodwinked Too! Hood vs. Evil là bộ phim phần tiếp theo của phim hoạt hình 3D năm 2005 Hoodwinked!, phim được Mike Disa làm đạo diễn và thực hiện vào năm 2011. Phim có sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng Hayden Panettiere, Glenn Close, Martin Short, Patrick Warburton và Joan Cusack.
Nội dung.
Sau sự kiện trong phần phim trước, Red, Granny, chú sói Big Bad Wolf và chú sóc Twitchy đều trở thành đặc vụ của Cơ quan Happily Ever After dưới sự chỉ huy của Cục trưởng Nicky Flippers. Một ngày nọ, Granny, Wolf và Twitchy thực hiện nhiệm vụ giải cứu hai anh em Hansel và Gretel khỏi bà phù thủy ác độc tên Verushka. Kế hoạch thất bại và Granny cũng bị bắt cóc. Trong khi đó, Red đang huấn luyện với một tổ chức bí ẩn tên là Sisters of the Hood, cô biết được công thức làm kẹo truffle sức mạnh đã bị đánh cắp. Sau đó Nicky cử Red, Wolf và Twitchy đi tìm công thức và giải cứu Granny.
Trong khi lấy thông tin từ hộp đêm của gã khổng lồ Giant và thẩm vấn cây đàn hạc của ông ta, nhóm của Red biết được Thỏ Boingo đang bị giam trong nhà tù đã gửi danh sách nguyên liệu cụ thể cho Verushka. Verushka cũng xuất hiện ở nhà tù và kịp thời chạy thoát. Red và Wolf xảy ra tranh cãi và cả nhóm tách ra. Verushka đã có được công thức làm kẹo truffle, bà ta bắt buộc Granny làm nó. Granny tìm cách trốn thoát và chạm mặt Hansel và Gretel, phát hiện ra chúng chính là chủ mưu phía sau mọi chuyện. Granny bị bắt lại, bà biết được Verushka chính là bạn học cũ của mình, hai người từng luyện tập trong tổ chức Sisters of the Hood. Verushka luôn đứng hạng nhì phía sau thành tích vượt trội của Granny, bà ta nảy sinh lòng ganh tị và quyết định hợp tác với Hansel và Gretel để trả thù Granny.
Nghe lời thuyết phục của Twitchy, Wolf đồng ý đi xin lỗi Red nhưng cả hai bị truy đuổi bởi ba con lợn sát thủ làm việc cho Hansel và Gretel, cả hai đã tẩu thoát thành công. Một đội lợn cũng tấn công vào trụ sở HEA như là lời răn đe dành cho họ. Red định xâm nhập vào tòa nhà của Hansel và Gretel thì bị bắt giữ, Wolf và Twitchy đã đến cứu cô. Nhóm của Red hợp tác với người bạn tên Kirk và một đội lính đánh thuê tốt bụng tấn công vào tòa nhà. Red vô tình tiết lộ nguyên liệu cuối cùng, nhờ vậy mà Hansel và Gretel có thể hoàn thành kẹo truffle.
Hansel và Gretel ăn kẹo truffle rồi biến thành khổng lồ, chúng trở mặt với Verushka, không cho bà ta ăn kẹo để có sức mạnh. Chúng bắt đầu đi quậy phá thành phố sau khi thả một con nhện to lớn ra để giết tất cả những người ở lại. Verushka đã thuần phục con nhện, bà ta cũng được Granny tha thứ. Nhóm của Red đuổi theo Hansel và Gretel, lừa chúng ăn thêm nhiều kẹo truffle khiến chúng bị béo phì đến nỗi không còn cử động được tay chân. Cảnh sát bắt giữ Hansel và Gretel. Cảnh cuối phim là Nicky giao cho nhóm của Red một nhiệm vụ mới. | 1 | null |
Parker là bộ phim hành động tâm lý Mỹ của đạo diễn Taylor Hackford thực hiện, công chiếu vào ngày 25 tháng 1 năm 2013. "Parker" chuyển thể từ một bộ tiểu thuyết có tên "Flashfire" của nhà văn Donald E. Westlake. Phim có sự tham gia của nam diễn viên võ thuật Jason Statham và nữ diễn viên kiêm ca sĩ Jennifer Lopez.
Nội dung.
Parker là một kẻ cướp chuyên nghiệp, chỉ tham gia những phi vụ lớn, anh có nguyên tắc là không cướp của người nghèo và không làm hại người vô tội. Ông Hurley, người cố vấn của Parker, khuyên anh tham gia cùng một băng cướp anh chưa hề biết tới. Băng cướp gồm có: Melander, Carlson, Ross và Hardwicke. Phi vụ diễn ra thành công, họ cướp được số tiền lớn từ công viên giải trí ở Ohio, nhưng sự cẩu thả của Hardwicke đã làm một người vô tội bị chết trong ngọn lửa.
Nhóm của Melander đề nghị Parker tham gia phi vụ tiếp theo để cướp hàng triệu đôla, nhưng Parker từ chối. Melander cần phần tiền của Parker để đầu tư cho phi vụ tiếp theo. Nhóm của Melander bắn Parker và bỏ anh lại giữa đường. Một gia đình nông dân tìm thấy Parker và đưa anh vào bệnh viện. Trong bệnh viện, Parker cướp bộ đồ y tá nam rồi bỏ trốn. Anh cướp một cửa hàng đổi tiền, trói hai gã bảo vệ lại và ăn cắp một chiếc xe hơi.
Parker nói với Hurley rằng anh muốn truy đuổi nhóm của Melander. Nhóm của Melander đã đến Palm Beach, Florida để chuẩn bị cho phi vụ tiếp theo. Biết được Parker vẫn còn sống, nhóm của Melander liền thuê tên sát thủ Kroll đi tiêu diệt Parker. Kroll định bắt cóc Claire, bạn gái của Parker và cũng là con gái của Hurley, nhưng cô chạy thoát được. Hurley lo lắng và đề nghị Parker bỏ trốn cùng với Claire, nhưng Parker vẫn muốn trả thù.
Ở Palm Beach, Parker với danh tính giả "Daniel Parmitt", giả làm đại gia từ Texas đang tìm mua một căn nhà. Leslie Rodgers, cô nhân viên môi giới bất động sản, giới thiệu cho Parker xem mấy căn nhà. Parker chỉ thích căn nhà của người đàn ông tên Rodrigo. Thực ra Rodrigo chính là Melander, người đang ở trong căn nhà đó cùng với đồng bọn chuẩn bị cướp số nữ trang trị giá hàng chục triệu đôla. Parker quay lại căn nhà đó, đột nhập vào trong và phá hỏng mấy khẩu súng của nhóm Melander.
Leslie phát hiện ra Parker đang dùng danh tính giả. Cô muốn giúp đỡ cho Parker vì cô có nhiều kiến thức về vùng này. Parker kêu Leslie cởi đồ ra để chứng minh cô không mang theo máy nghe trộm. Cả hai lên kế hoạch cướp số nữ trang của Melander sau khi hắn cướp chúng từ buổi đấu giá. Kroll biết được Parker đang ở Palm Beach nên hắn đi tìm giết anh. Sau một cuộc ẩu đả đẫm máu, Parker đá Kroll ra khỏi ban công khách sạn.
Sáng hôm sau, cảnh sát Jake Fernandez đến hỏi Leslie vài câu sau khi biết cô đang giao dịch với "Daniel Parmitt". Cô bị sốc khi thấy Parker mình đầy máu me đang trốn trong nhà cô. Theo lời yêu cầu của Parker, Leslie gọi điện cho Claire, người đã đến băng bó vết thương cho Parker.
Nhóm của Melander đã cướp được số nữ trang từ buổi đấu giá. Chúng bơi về căn nhà, nhưng không biết Parker đang chờ đợi phục kích chúng. Nghĩ rằng Parker cần giúp đỡ, Leslie tiến đến gần khu vườn để rồi bị bắt. Nhóm của Melander tra khảo Leslie, cho rằng cô đang hợp tác với Parker. Parker sau đó giết chết nhóm của Melander. Parker và Leslie mang số nữ trang đi.
Sáu tháng sau, Parker đến Chicago giết chết ông trùm tội phạm đã thuê Kroll đi giết anh. Một năm sau, Leslie nhận được hai cái hộp chứa đầy tiền do Parker gửi đến để chia phần cho cô. Parker cũng tặng số tiền lớn cho gia đình nông dân đã cứu mạng anh trước đó. | 1 | null |
Levi Strauss (, tên khai sinh Löb Strauß, ; ngày 26 tháng 2 năm 1829 – ngày 26 tháng 9 năm 1902) là nhà kinh doanh người Đức và là người đầu tiên thành lập công ty sản xuất quần jeans. Công ty của ông tên là Levi Strauss & Co. thành lập năm 1853 ở San Francisco, California.
Nguồn gốc.
Levi Strauss sinh ra tại Buttenheim vào ngày 26 tháng 2 năm 1829 thuộc vùng Franconia ở Vương quốc Bayern, Liên minh các quốc gia Đức, trong gia đình thuộc sắc tộc Do Thái Ashkenaz. Ông là con trai của Hirsch Strauss và người vợ thứ hai là Rebecca Strauss. Năm 1846, Hirsch chết vì bệnh lao. Năm 1847, khi 18 tuổi, mẹ ông, ông cùng 2 chị gái là Fanny (chị cùng mẹ) và Maila tới Mỹ để anh gặp 2 anh trai Jonas và Louis, những người đã di cư trước đó và đang kinh doanh bán buôn hàng khô ở thành phố New York với tên công ty là J. Strauss Brother & Co.
Di sản.
Bảo tàng Levi Strauss được duy trì ở Buttenheim, Đức nằm ngay tại ngôi nhà nơi ông sinh ra được xây dựng vào năm 1687. Trung tâm Du lịch tại Trụ sở công ty Levi Strauss & Co. toàn cầu ở San Francisco với nhiều triển lãm lịch sử. Tại đây cũng có quỹ Levi Strauss khởi đầu với sự quyên góp năm 1897 cho Đại học California tại Berkeley. | 1 | null |
Tư Mã Duật (chữ Hán: 司马遹; 278-300) biểu tự Hi Tổ (熙祖), tiểu tự Sa Môn (沙门) là tông thất nhà Tấn, hoàng thái tử của Tấn Huệ đế, vua thứ hai của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông bị Hoàng hậu Giả Nam Phong phế truất và sát hại năm 300, sau được truy tôn là Mẫn Hoài thái tử. Cái chết của ông cũng châm ngòi cho loạn bát vương đầu thời nhà Tấn.
Thân thế và thuở nhỏ.
Tư Mã Duật là con trai trưởng của Tấn Huệ Đế, vua thứ hai của nhà Tấn với cung nhân Tạ Cửu. Năm 271 TCN, Tư Mã Trung (tức Tấn Huệ Đế, lúc đó đang làm thái tử) lấy con gái đại thần Giả Sung là Giả Nam Phong, phong làm vợ đích, nhưng Giả Nam Phong chỉ sinh toàn con gái, mà đến năm 278 thì Tạ Cửu lại sinh ra con trai là Tư Mã Duật.
Tư Mã Duật từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ, được vua ông là Tấn Vũ đế yêu quý. Do đó mặc dù thấy Tư Mã Trung bị thiểu năng trí tuệ, nhưng Tấn Vũ đế và Dương Hoàng hậu vẫn giữ ngôi thái tử, vì họ cho rằng tuy con dốt nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con, vì vậy càng thôi ý định thay thái tử.
Sau đó Tấn Vũ đế phong cho Tư Mã Duật làm Quảng Lăng vương, phong địa 5 vạn hộ, lại cho đại thần Lưu Thực làm thầy cho ông.
Được phong thái tử.
Năm 290, Tấn Vũ đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức Tấn Huệ Đế. Huệ đế phong cho Tạ tài nhân làm Thục phi, Tư Mã Duật làm thái tử. Huệ Đế cho tuyển những lão thần như Hà Thiệu làm thái sư, Vương Nhung làm thái phó, Dương Tế làm Thái bảo dạy học cho Tư Mã Duật, lại tuyển Bùi Hiến và Trương Huy Hòa cùng học với ông.
Tư Mã Duật tuy hồi nhỏ thông minh, nhưng lớn lên lại không thích học hành, cũng không tôn kính thầy dạy. Giả Nam Phong (lúc này đã làm Hoàng hậu) muốn toàn quyền nắm triều chính, thường sai người đến dụ dỗ ông không tham gia triều chính. Tuy Giang Thống và Đỗ Tích Đô khuyên ngăn nhưng ông không nghe.
Kết oán với họ Giả.
Tư Mã Duật tính tình cương nghị, lại sinh được ba con trai, nhưng ông ít quan tâm đến triều chính. Bấy giờ Giả Nam Phong thấy Huệ đế ngu ngốc, muốn khống chế triều chính. Chiêm sự Bùi Quyền thấy vậy khuyên ngăn ông nên kết thân với họ Giả để đề phòng hậu hoạn nhưng ông không nghe.
Em gái Giả hậu là Giả Ngọ được gả cho Hàn Thọ, cũng sinh được một con gái. Quách Hoè lại khuyên Giả hậu nên gả cháu gái đó cho Tư Mã Duật để ràng buộc. Nhưng Giả hậu lẫn vợ chồng Giả Ngọ đều không tán thành.
Quách Hoè lại khuyên Giả hậu lấy con gái lớn của tư đồ Vương Diễn cho thái tử Duật để lấy lòng, nhưng Giả hậu lại lấy cô chị Vương Cảnh Phong xinh đẹp cho em mình là Giả Thuỵ, và lấy cô em là Vương Huệ Phong xấu xí cho thái tử Duật. Thái tử biết chuyện nên căm ghét Giả hậu.
Có lần Tư Mã Duật cùng Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh và Giả Mật đi du ngoạn, có xung đột với Giả Mật. Tư Mã Dĩnh bèn trách Giả Mật vô lễ với thái tử. Giả Mật tức giận, khuyên Giả Nam Phong phế thái tử. Giả hậu nghe theo, công khai tuyên bố khuyết điểm của Tư Mã Duật ra ngoài để mọi người biết. Trung Lĩnh quân Triệu Tuấn khuyên Tư Mã Duật ép vua cha phế hậu nhưng ông không nghe.
Bị phế và bị giết.
Bùi Ngỗi, Giả Mô thấy Giả hậu thù địch với thái tử nên rất lo lắng, sợ trong triều sẽ xảy ra biến loạn, bèn bàn với Trương Hoa định phế bỏ Giả hậu, lập Tạ Thục phi là mẹ ruột của thái tử Duật lên thay. Thủ hạ của thái tử Duật là Lưu Biện cũng chủ trương làm binh biến để phế Giả hậu, cũng bàn với Trương Hoa. Tuy nhiên lão thần Trương Hoa muốn yên phận, lại thoái thác rằng chưa từng nghe Giả hậu có ý phế thái tử, do đó không nên gây hấn. Bản thân thái tử Duật cũng không quyết đoán việc binh biến. Do đó việc lật đổ không được thực hiện.
Trương Hoa tiết lộ mưu của Lưu Biện cho Giả hậu, Biện bị điều ra làm quan ở ngoài. Biết mình không thoát khỏi tay Giả hậu, Lưu Biện uống thuốc độc tự sát.
Tháng 12 năm 299, Giả Nam Phong bắt đầu tìm cách hãm hại Tư Mã Duật. Bà ta sai tì nữ Trần Vũ Tứ chuốc rược cho ông say, rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế ban đầu muốn giết thái tử, nhưng các đại thần Trương Hoa và Bùi Ngỗi phản đối, cho rằng đó không phải là kiểu văn mà ông thường làm. Giả hậu bèn tâu phế Tư Mã Duật làm thứ dân. Sau đó, Giả hậu sai Tư Mã Đạm đưa Tư Mã Duật, Vương Huệ Phong và ba con ông ra an trí ở thành Kim Dung. Mẹ thái tử là Tạ phi cùng sủng thiếp của ông là Tưởng Tuấn cũng bị tống giam và tra tấn tới chết.
Sau khi Tư Mã Duật bị phế, các đại thần đứng lên phản đối. Trung Hữu vệ Đốc Tư Mã Nhã và Thường Tòng đốc Hứa Siêu, Điện trung Trung lang Sĩ Ý muốn phục ngôi thái tử, bèn nhờ cậy Triệu vương Tư Mã Luân. Nhưng Luân sợ thái tử là người khó khống chế, nên nghe theo lời mưu sĩ Tôn Tú, bèn phao tin rằng triều thần muốn phục ngôi thái tử để phế Giả hậu.
Giả hậu sợ hãi, nảy sinh ý định giết Tư Mã Duật. Tháng 3 năm 300, bà ta sai Thái ý lệnh Trình Cứ làm loại độc dược là "ba đậu hạnh tử hoàn" rồi sai Hoàng môn Tôn Lự Trai đến Hứa Xương hạ độc thái tử để tuyệt đi lòng mong đợi của triều thần.
Trong cung của Tư Mã Duật có người nếm thức ăn để thử độc, Tôn Lự chỉ có cách bức ép thẳng tay, bắt ông ăn thức ăn có độc. Tư Mã Duật hô vang cho người bên ngoài biết, tuy nhiên chỉ một lúc sau thì ông qua đời.
Tư Mã Duật hưởng thọ 23 tuổi (278-300). Sau khi ông mất, Giả hậu sai chôn cất ở Hứa Xương theo lễ của Quảng Lăng vương, rồi giết Lưu Chấn, Tôn Lự và Trình Cứ để bịt đầu mối.
Sau khi qua đời.
Cái chết của Tư Mã Duật đã làm bùng lên loạn bát vương. Cùng năm 300, Triệu vương Tư Mã Luân lấy cớ báo thù cho ông đem quân tấn công vào cung, giết Giả hậu. Kể từ đó, các chư hầu vương bắt đầu nổi dậy, tranh quyền lẫn nhau gây ra bạo loạn khắp nơi. Lợi dụng cơ hội đó, năm 316, quân Hán Triệu ở miền Bắc chiếm được Lạc Dương, tiêu diệt Tây Tấn. | 1 | null |
Trận Yarmouk (, còn được viết là "Yarmuk", "Yarmuq", hay trong tiếng Hy Lạp là "Hieromyax", Ἱερομύαξ, hoặc "Iermouchas", Ιερμουχάς) là một trận đánh lớn giữa quân đội Hồi giáo Rashidun với quân đội của Đế quốc Đông La Mã. Trận chiến bao gồm một loạt các cuộc đụng độ kéo dài sáu ngày trong tháng 8 năm 636 ở gần sông Yarmouk, đây là biên giới ngày nay giữa Syria và Jordan, phía đông nam của biển Galilee. Kết quả của trận đánh là một chiến thắng hoàn toàn của người Hồi giáo và chấm dứt vĩnh viễn sự cai trị của Đế quốc Đông La Mã ở phía nam vùng Anatolia. Trận Yarmouk được coi là một trong những trận đánh quyết định nhất trong lịch sử quân sự và nó đánh dấu làn sóng đầu tiên của cuộc chinh phục của người Hồi giáo sau cái chết của nhà tiên tri Muhammad, nó cũng báo hiệu những bước tiến nhanh chóng của người Hồi giáo vào quốc gia vùng cận đông theo Kitô giáo.
Với mục đích chặn đứng bước tiến của người Hồi giáo và thu hồi các vùng lãnh thổ đã bị mất, Hoàng đế Heraclius đã gửi một đoàn quân chinh phạt lớn đến vùng Cận đông vào tháng 5 năm 636. Khi quân đội La Mã đến gần, người Hồi giáo rút lui khỏi Syria và tập hợp lại tất cả các lực lượng của họ ở vùng đồng bằng sông Yarmouk, sau khi được tăng cường quân tiếp viện họ đã đánh bại quân đội có ưu thế hơn của người La Mã. Cuộc chiến cũng được coi là một trong những chiến thắng quân sự lớn nhất của Khalid ibn al-Walid. Nó củng cố uy tín của ông ta như là một trong những nhà chiến thuật và chỉ huy kỵ binh tài tình nhất trong lịch sử
Khúc dạo đầu.
Năm 610, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Đông La Mã-Sassanid, Heraclius trở thành hoàng đế của đế quốc Đông La Mã sau khi lật đổ vị hoàng đế tiếm vị Phocas. Cũng trong thời gian này, đế quốc Sassanid-Ba Tư đã chinh phục được Lưỡng Hà và tràn vào Syria trong năm 611 rồi thâm nhập xứ Anatolia, chiếm thành phố Caesarea Mazaca. Kể từ năm 612, Heraclius đã cố gắng trục xuất người Ba Tư ra khỏi Tiểu Á nhưng đã bị đánh bại khi ông phát động một cuộc phản công lớn chống lại người Ba Tư ở Syria vào năm 613. Trong khoảng một thập kỷ tiếp đó, người Ba Tư lần lượt chinh phục Palestina và Ai Cập trong khi Heraclius xây dựng lại quân đội của mình để chuẩn bị phản công. Chín năm sau đó vào năm 622, Heraclius cuối cùng đã phát động cuộc phản công đáp trả. Sau chiến thắng áp đảo của ông trước người Ba Tư và các đồng minh người Kavkaz và Armenia của họ, Heraclius lại tiếp tục phát động một cuộc tấn công mùa đông năm 627 vào người Ba Tư ở vùng Lưỡng Hà và giành một chiến thắng quyết định tại trận Nineveh qua đó đe dọa thủ đô Ctesiphon của Ba Tư. Bị mất uy tín bởi những loạt những thất bại, Khosrau II bị lật đổ và giết chết trong một cuộc đảo chính do Kavadh II con trai ông cầm đầu. Vị hoàng đế Ba Tư mới chấp nhận các điều kiện hòa bình của người Đông La Mã, đồng ý sẽ rút quân ra khỏi tất cả các vùng lãnh thổ mà người Ba Tư chiếm được. Heraclius phục hồi được chiếc Thập tự giá thiêng liêng ở Jerusalem bằng một buổi lễ hoành tráng vào năm 629.
Trong khi đó tại Ả Rập đã nhanh chóng nổi lên một phong trào chính trị, nơi nhà Tiên Tri Mohammad rao giảng về đức tin đạo Hồi. Và ông đã thành công khi thống nhất phần lớn bán đảo Ả Rập thành một thực thể chính trị duy nhất. Khi nhà tiên tri qua đời vào tháng 6 năm 632, Abu Bakr được bầu làm "Khalip" và trở thành người kế nhiệm về mặt chính trị của ông. Khó khăn liên tục xuất hiện ngay sau khi Abu Bakr lên nắm quyền thừa kế, khi một số bộ tộc Ả Rập công khai nổi dậy chống lại Abu Bakr buộc ông phải tuyên chiến với tất cả phiến quân. Trong cuộc chiến Ridda (người Ả Rập gọi cuộc chiến chống lại những người bội đạo từ năm 632-33), Abu Bakr đã cố gắng đoàn kết người Ả Rập dưới sự thống trị từ Medina.
Sau khi phiến quân đã bị đè bẹp, Abu Bakr bắt đầu mở một cuộc chiến chinh phạt, mở đầu với Iraq, tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Ba Tư. Ông cử Khalid ibn al-Walid, vị tướng tài danh nhất của mình làm tư lệnh chiến dịch, Iraq đã bị chinh phục trong một loạt các chiến dịch thành công chống lại Đế quốc Sassanid của Ba Tư. Sự tự tin của Abu Bakr ngày càng tăng lên và khi này Khalid bắt đầu xây dựng các thành trì cứ điểm của ông ở Iraq, Abu Bakr đã kêu gọi xâm chiếm Syria trong tháng 2 năm 634. Cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Syria là một loạt các kế hoạch được chuẩn bị một cách cẩn thận và được điều phối tốt, các hoạt động quân sự sử dụng các chiến thuật tinh tế thay vì sử dụng thần túy sức mạnh để đối phó với các biện pháp phòng thủ của người La Mã. Tuy nhiên quân đội Hồi giáo đã ngay lập tức được chứng minh là quá nhỏ để đáp trả các phản ứng của người La Mã và các chỉ huy của họ kêu gọi tăng quân tiếp viện. Khalid đã được Abu Bakr hạ lệnh di chuyển từ Iraq đến Syria với quân tiếp viện và để dẫn đầu cuộc xâm lược. Tháng 7 năm 634, người La Mã đã bị đánh bại tại trận Ajnadayn. Damas thất thủ trước người Hồi giáo vào tháng 9 năm 634, tiếp theo là trận Fahl, vị trí đồn trú quan trọng nhất của Palestina đã bị thất thủ.
Khalip Abu Bakr đã qua đời trong năm 634. Umar, người kế nhiệm ông đã xác định là mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của Đế chế Hồi giáo vào Syria. Mặc dù các chiến dịch trước đó của Khalid đã thành công, ông vẫn bị thay thế bởi Abu Ubaidah. Chiếm được phía nam Palestina, lực lượng Hồi giáo tiếp tục tiến lên con đường thương mại và đên Tiberias và Baalbek, các thành phố này thất thủ mà không phải chiến đấu nhiều và người Hồi giáo tiếp tục chinh phục Emesa vào đầu năm 636. Từ đó người Hồi giáo tiếp tục cuộc chinh phục của họ trên toàn các lãnh thổ vùng Cận đông.
Người La Mã phản công.
Chiếm được Emesa, người Hồi giáo hành quân ra xa khỏi Aleppo, một thành trì kiên cố của Byzantine và Antioch, nơi mà Heraclius đang đóng quân. Bị báo động một cách nghiêm trọng bởi hàng loạt những thất bại, Heraclius đã chuẩn bị cho một cuộc phản công để tái chiếm lại các vùng bị mất. Trong năm 635 Yazdegerd III, Hoàng đế Ba Tư đã tìm cách liên minh với hoàng đế Byzantine. Heraclius gả Manyanh, con gái của mình cho Yazdegerd III, một truyền thống cổ của La Mã để tạo sự vững chắc cho liên minh. Trong khi Heraclius chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn ở vùng Cận Đông, Yazdegerd cũng phối hợp bằng một đòn phản công đồng thời tại Iraq, trên lý thuyết thì đây là một nỗ lực phối hợp quá tốt. Tuy nhiên, Umar có thể đã có điệp viên nằm sâu trong chính quyền Ba tư và tìm cách phá hoại liên minh này bằng cách mời Yazdegerd III tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình và dường như là mời ông này gia nhập Hồi giáo. Khi Heraclius phát động các cuộc tấn công của mình trong tháng 5 năm 636, Yazdegerd đã không hề phối hợp với các chiến dịch của ông ta, có lẽ do tình trạng kiệt sức của Đế quốc của ông này hay là những gì mà người ta gọi là một kế hoạch quyết định bị xịt ngòi. Umar đã giành một chiến thắng quyết định trước Heraclius tại Yarmouk và sử dụng chiến thuật khéo léo vừa tấn công vừa lừa phỉnh Yazdegerd. Ba tháng sau Yazdegerd mất quân đội của ông tại trận Qadisiyah vào tháng 636 và sự kiện này đã kết thúc sự kiểm soát vùng phía tây của Đế quốc Sassanid Ba Tư.
Đế quốc Byzantine bắt đầu chuẩn bị vào cuối năm 635 và vào tháng 5 năm 636 Heraclius đã có một lực lượng quân sự lớn được tập trung tại Antioch ở miền Bắc Syria. Quân đội được tập hợp của người Byzantine bao gồm những người Slav, Frank, Gruzia, Armenia và Kitô hữu người Ả Rập. Lực lượng này được tổ chức thành năm đạo quân, chỉ huy việc liên kết năm đạo binh là Theodoros Trithyrios người Sakellarios. Vahan, một người Armenia và là người chỉ huy đơn vị đồn trú trước đây ở Emesa đã được chỉ định làm tư lệnh chiến trường trên tổng thể và cũng chỉ huy trực tiếp một đội quân toàn người Armenia của ông. Buccinator, một hoàng tử Slav chỉ huy lực lượng người Slav, Jabalah ibn al-Aiham-vua của người Ả Rập Ghassanid chỉ huy một lực lượng riêng rẽ người Ả Rập theo Kitô giáo. Phần còn lại gồm những người đến từ châu Âu, được đặt dưới sự chỉ huy của Gregory và Dairjan. Bản thân Heraclius đứng ra giám sát các hoạt động của chiến dịch từ Antioch. Các nguồn tài liệu của Byzantine cũng đề cập đến Niketas, con trai của Shahrbaraz, một vị tướng Ba Tư trong số các chỉ huy nhưng không nói rõ ông ta chỉ huy đội quân nào.
Cũng vào thời gian đó, quân đội của nhà Rashidun được chia thành bốn đạo binh: một đạo quân dưới sự chỉ huy của Amr đóng ở Palestina, một đạo quân khác dưới sự chỉ huy của Shurahbil đóng tại Jordan, một đạo quân nữa dưới sự chỉ huy của Yazid đóng ở vùng Damascus-Caesarea và một đạo quân cuối cùng dưới sự chỉ huy của Abu Ubaidah và Khalid đóng tại Emesa. Khi lực lượng Hồi giáo bị chia rẽ theo địa lý, Heraclius đã tìm cách khai thác tình hình này và dự định tấn công. Ông không muốn tham gia vào một trận chiến mà hai bên đều dàn đầy đủ lực lượng mà muốn sử dụng chiến thuật tấn công vào vị trí trung tâm và chiến đấu chống lại một kẻ thù cụ thể bằng cách tập trung lực lượng lớn tấn công vào từng đội quân Hồi giáo riêng lẻ trước khi họ có thể củng cố lại quân đội của họ. Bằng cách buộc các tín đồ Hồi giáo phải rút lui, hoặc bằng cách tiêu diệt từng lực lượng Hồi giáo riêng biệt, ông sẽ thực hiện được mục tiêu chiến lược của mình là chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị mất. Quân tiếp viện tiếp tục được gửi tới vùng Caesarea dưới sự chỉ huy của Constantinus III, con trai của Heraclius có lẽ để gây sức ép vào đạo quân của Yazid lúc này đang bao vây thị trấn. Các đội quân của đế quốc Byzantine di chuyển ra khỏi Antioch và miền Bắc Syria vào khoảng giữa tháng 6 năm 636.
Các đội quân của đế quốc Byzantine được lệnh hoạt động theo kế hoạch sau đây:
Chiến lược của người Hồi giáo.
Người Hồi giáo đã phát hiện ra kế hoạch của Heraclius ở Shaizar qua tù binh La Mã. Cảnh giác với khả năng bị tóm gọn và từng lực lượng riêng rẽ có thể bị tiêu diệt, Khalid yêu cầu tập hợp một hội đồng quân sự. Ở đó, ông khuyên Abu Ubaidah nên rút các binh sĩ trở về từ Palestine và từ miền Bắc và miền Trung Syria và sau đó tập trung toàn bộ quân đội nhà Rashidun ở một nơi. Abu Ubaidah ra lệnh tập trung quân ở vùng đồng bằng rộng lớn gần Jabiya, đồng thời để kiểm soát khu vực này và lấy làm nơi để sử dụng kỵ binh khi có thể và tạo điều kiện cho sự xuất hiện của quân tiếp viện từ Umar để có một lực lượng mạnh nhất có thể để chống lại quân đội Byzantine một cách hiệu quả. Vị trí cũng có một lợi là ở gần với thành lũy Najd của nhà Rashidun trong trường hợp cần phải rút lui. Mệnh lệnh cũng đã được ban bố là trả lại tiền cống những người đã nộp chúng. Tuy nhiên, khi tập trung tại Jabiya, người Hồi giáo đã phải nhận cuộc tấn công từ lực lượng Ghassanid thân Byzantine. Đóng trại trong một khu vực rất bấp bênh bởi vì có một lực lượng mạnh Byzantine đang đồn trú tại Caesarea và có thể tấn công vào phía sau của người Hồi giáo sau khi họ đối mặt với quân đội Byzantine. Theo lời khuyên của Khalid lực lượng Hồi giáo rút lui đến Dara’ah (hoặc Dara) và Dayr Ayyub, đây là khoảng cách giữa hẻm núi Yarmouk và đồng bằng Harra đầy dung nham và thành lập một đường các doanh trại ở phía đông của đồng bằng Yarmouk. Đây là một vị trí phòng thủ mạnh mẽ và sau một loạt các cuộc vận động câu nhử giữa người Hồi giáo và Byzantine, họ đã bước vào một trận đánh quyết định mà một bên trong đó sau này đã cố gắng để tránh. Trong các cuộc vận động đã không nổ một cuộc đụng độ nhỏ nào giữa kỵ binh hạng nhẹ tinh nhuệ của Khalid và quân tiên phong của Byzantine
Chiến trường.
Bãi chiến trường nằm khoảng về phía tây nam của Cao nguyên Golan, Một khu vực miền núi hiện nay nằm ở biên giới giữa Israel, Jordan và Syria, phía đông biển Galilee. Cuộc chiến đã nổ ra trên đồng bằng của Yarmouk, ở gần về phía cạnh phía tây của nó có một khe núi sâu được gọi là "Wadi-ur-Raqad", sâu khoảng . Khe núi này cũng đổ vào sông Yarmouk, một nhánh của Sông Jordan ở phía Nam. Dòng sông có các bờ rất dốc, có chiều cao từ –. Về phía bắc là con đường Jabiya và phía đông là ngọn đồi Azra, mặc dù ngọn đồi là nằm ngoài khu vực thực tế nổ tra trận chiến. Một ngọn đồi nhô lên nổi bật trong chiến trường và có tính chiến lược: có độ cao 100 m (330 ft) được gọi là "Tel al Jumm’a" (Tiếng Ả Rập là đồi tập hợp), và là chỗ để các binh sĩ Hồi giáo tập trung ở đó, ngọn đồi đã tạo ra một tầm quan sát tốt vào đồng bằng của Yarmouk. Chiếc khe núi ở phía tây của chiến trường cũng có thể được trèo tới tại một vài nơi vào năm 636 AD và có một lối chính để đến đó qua một cây cầu gần làng Kafir-ul-Ma hiện nay. Về vấn đề hậu cần, vùng đồng bằng Yarmouk đã cung cấp đủ nước và đồng cỏ để duy trì cả hai quân đội. Đồng bằng đã được cho là nơi quá lý tưởng để thao luyện kỵ binh.
Triển khai quân đội.
Hầu hết các tài liệu ban đầu của người Hồi giáo đều cho rằng số lượng của quân Hồi giáo là ở khoảng giữa 24.000 và 40.000 người và số lượng của lực lượng Byzantine là từ 100.000 đến 200.000 người. Ước tính hiện đại về các đội quân tương ứng khá khác nhau: có ước tính rằng quân đội Byzantine chủ yếu là từ 80.000 và 120.000 người, nhưng cũng có số ước tính thấp hơn khoảng dưới 50.000 và từ 15.000-20.000 người. Ước tính cho quân nhà Rashidun là từ 25.000 đến 40.000 người. Những con số này đến từ việc nghiên cứu các khả năng hậu cần của các đạo quân, tính bền vững của các căn cứ hoạt động và những hạn chế về nhân lực tổng thể ảnh hưởng đến người La Mã và người Ả Rập. Tuy nhiên hầu hết các học giả đều đồng ý rằng quân đội Byzantine và đồng minh của họ đông hơn người Ả Rập Hồi giáo khá nhiều.
Quân đội Hồi giáo Rashidun.
Sau một cuộc họp hội đồng quân sự, quyền chỉ huy quân đội Hồi giáo đã được chuyển giao cho Khalid từ Abu Ubaidah, Tổng chỉ huy quân đội Hồi giáo. Sau khi nắm quyền chỉ huy, Khalid tổ chức lại quân đội thành 36 chiến đoàn bộ binh và bốn chiến đoàn kỵ binh, với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình làm lực lượng cơ, được bố trí làm lực lượng dự bị. Quân đội được tổ chức thành đội hình Tabi’a, một đội hình bộ binh phòng ngự chặt chẽ. Quân đội Hồi giáo đã tạo thành một mặt trận dài , đối diện với phía tây, với sườn trái của nó nằm ở phía nam trên sông Yarmouk trước chỗ bắt đầu của khe núi Wadi al Allan một dặm. Cánh phải của họ nằm trên đường Jabiya ở phía bắc trên đỉnh của ngọn đồi "Tel al Jumm’a", giữa các chiến đoàn có một khoảng cách đáng kể để phù hợp với trận chiến đội hình dòng của người Byzantine kéo dài . Cánh trung quân nằm dưới sự chỉ huy của Abu Ubaidah ibn al-Jarrah (chếch về phía trái) và Shurahbil bin Hasana (chếch về phía phải). Cánh trái dưới sự chỉ huy của Yazid và cánh phải dưới sự chỉ huy của Amr ibn al-A’as. ở trung tâm, cánh trái và cánh phải đều có các chiến đoàn kỵ binh được sử dụng như là lực lượng dự trữ cho các cuộc phản công trong trường hợp họ bị đẩy trở lại bởi người Byzantine. Đằng sau cánh trung tâm là lực lượng kỵ binh tinh nhuệ cơ động nằm dưới sự chỉ huy của cá nhân Khalid. Trong trường hợp Khalid quá bận rộn trong việc lãnh đạo quân đội, Dharar ibn al-Azwar sẽ nhận nhiệm vụ chỉ huy lực lượng cơ động. Trong suốt trận đánh, Khalid nhiều lần phải sử dụng lực lượng kỵ binh dự bị có tính chất quan trọng chiến lược này. Khalid tung ra một số kỵ binh trinh sát để bám sát tình hình của quân đội Byzantine. Vào cuối tháng 7 năm 636, Vahan gửi cho Jabalah các lính thiết giáp hạng nhẹ người Kitô giáo Ả Rập của ông để làm nhiệm vụ do thám, nhưng họ bị đẩy lùi bởi lực lượng tinh nhuệ cơ động. Sau cuộc giao tranh này không có cuộc đụng độ nào xảy ra trong vòng một tháng.
Vũ khí.
Mũ sắt của người Hồi giáo sử dụng được mạ vàng tương tự như loại mũ sắt được mạ bạc của đế quốc Sassanid. Áo giáp lưới thường được sử dụng để bảo vệ mặt, cổ và má, hoặc như là những lưới sắt rủ xuống từ mũ, hoặc như là một kiểu mũ bảo vệ đầu bằng lưới sắt. Kiểu dép sandal hạng nặng bằng da kiểu La Mã cũng là loại được sử dụng điển hình ở binh sĩ Hồi giáo thời đầu. Thiết giáp bao gồm các loại da cứng hoặc phiến giáp mỏng và giáp lưới sắt. Bộ binh được trang bị hạng nặng hơn so với kỵ binh thiết giáp. Khiên lớn được sử dụng làm bằng gỗ hoặc bằng cây liễu gai. Giáo được sử dụng là loại Long-shafted, bộ binh mang giáo dài và kỵ binh mang giáo dài đến . Kiếm ngắn giống như đoản kiếm của bộ binh La Mã và thanh kiếm Sassanid đã được sử dụng một thời gian dài trước đó; Trường kiếm thường được sử dụng bởi các kỵ sĩ. Kiếm được buộc trong những dây buộc chéo qua vai. Cung dài khoảng ở trạng thái chưa lắp tên-có kích thước tương tự như các cây trường cung Anh nổi tiếng. Phạm vi sát thương tối đa của các cây cung Ả Rập truyền thống thường là khoảng . Các cung thủ Hồi giáo thuở ban đầu chỉ là những tay bộ cung chứ không phải quân cung kỵ những họ đã tự chứng minh là rất có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của kỵ binh hạng nhẹ và không được thiết giáp.
Quân đội Byzantine.
Một vài ngày sau khi người Hồi giáo đóng trại tại đồng bằng Yarmouk, quân đội Byzantine xuất hiện với người Ghassanid vũ trang nhẹ của Jabalah làm tiên phong, di chuyển về phía trước và lập các doanh trại có hệ thống phòng thủ kiên cố ở phía bắc của Wadi ar-Raqqad. Sườn phải của quân đội Byzantine ở cuối phía nam của vùng đồng bằng gần sông Yarmouk và khoảng một dặm trước khi bắt đầu khe núi "Wadi al Allan". Cánh trái của Byzantine ở phía bắc, chỉ cách chỗ bắt đầu ngọn đồi Jabiya một khoảng cách ngắn và khá là lộ liễu. Vahan triển khai quân của Đế quốc đối mặt với phía đông, với một mặt trận dài khoảng , dường như ông cố gắng bao vây toàn bộ khu vực giữa hẻm núi Yarmouk ở phía nam và con đường La Mã dẫn đến Ai Cập ở phía Bắc và một khoảng cách đáng kể được tạo ra giữa các binh đội của người Byzantine. Cánh phải được chỉ huy bởi Gregory và cánh trái được chỉ huy bởi Qanateer. Cánh trung tâm này được lập nên bởi các đội quân người châu Âu của Dairjan và người Armenia của Vahan, cả hai đội quân đều nằm dưới sự chỉ huy chung của Dairjan. Người La Mã thường xuyên có lực lượng kỵ binh hạng nặng, cataphract và lực lượng này được chia ra thành bốn đội kỵ binh có số lượng ngang bằng, các đội bộ quân được triển khai tại hàng đầu và có một đội kỵ binh làm lực lượng dự bị ở phía sau. Vahan triển khai lực lượng Kitô giáo người Ả Rập của Jabalah, cưỡi ngựa và lạc đà, làm một lực lượng khinh binh để che chắn cho quân đội chính cho đến khi họ đến đầy đủ. Các nguồn tài liệu đầu tiên của người Hồi giáo nói rằng quân đội của Gregorius đã sử dụng các chuỗi dây xích sắt để nối chân của các chiến binh với nhau, những người đã thề thà chết chứ không bỏ chạy. Các chuỗi xích cứ nối 10 người làm một và được sử dụng như là một bằng chứng của lòng can đảm của những người lính, họ cho thấy sẵn sàng chết ở nơi họ đứng và không bao giờ rút lui. Các sợi dây xích cũng đóng vai trò như vũ khí để chống lại các cuộc đột phá của kỵ binh đối phương. Tuy nhiên, các sử gia hiện đại cho rằng quân Byzantine đã sử dụng "testudo" của Hy Lạp-La Mã, trong đội hình này binh sĩ sẽ đứng vai kề vai với lá chắn được giơ cao và sắp xếp cứ một đội có từ 10 đến 20 người, loại đội hình này có thể hướng các tấm lá chắn tới mọi phía để che tên bắn, mỗi người lính phải che chở cho một đồng đội đứng liền kề.
Vũ khí.
Kỵ binh Byzantine được trang bị một thanh trường kiếm được gọi là "spathion". Họ cũng có một cây thương hạng nhẹ bằng gỗ được gọi là "kontarion" và một cây cung toxarion, mỗi người có bốn mươi mũi tên trong một chiếc bao được treo ở yên ngựa hoặc ở đai dây cương. Lực lượng bộ binh hạng nặng được gọi là "skoutatoi" được trang bị một thanh đoản kiếm và một ngọn giáo ngắn. Lực lượng hạng nhẹ của quân đội Byzantine và các cung thủ mang một lá chắn nhỏ với một cây cung và bao tên. Kỵ binh thiết giáp trang bị áo giáp sắt dài đan bắng lưới sắt một với một mũ sắt có phần bảo về cổ họng, cằm và má. Bộ binh được trang bị tương tự với một áo giáp bằng lưới sắt, mũ sắt và áo giáp chân. Giáp phiến mỏng và giáp vảy cá cũng được sử dụng trong quân đội Byzantine.
Căng thẳng trong quân đội Byzantine.
Chiến thuật của Khalid là rút lui khỏi các vùng chiếm đóng và tập trung tất cả quân của mình vào một trận chiến quyết định buộc người Byzantine phản ứng bằng cách phải tập trung năm đội quân của họ lại. Trong nhiều thế kỷ người Byzantine đã tránh né tham gia vào những trận chiến quy mô lớn có ý nghĩa quyết định, bởi vì việc tập trung một lực lượng quá lớn sẽ gây áp lực vào hệ thống hậu cần của đế quốc vốn được chuẩn một cách bị kém. Damascus là căn cứ hậu cần gần gũi nhất, nhưng Mansur-nhà cầm quyền của Damas, không thể cung cấp đầy đủ cho các đội quân lớn Byzantine lúc này đang tập trung tại vùng đồng bằng Yarmouk. Một số vụ đụng độ đã xảy ra với dân địa phương trong khi trưng dụng nhiều thực phẩm hơn nữa, vào lúc này mùa hè đã qua và có sự sụt giảm của mùa vụ. Triều đình Byzantine buộc Vahan vào tội phản bội vì bất tuân lệnh của Heraclius và không chịu tham gia vào các trận chiến quy mô lớn với người Ả Rập. Với việc quân đội Hồi giáo đã dàn sẵn tại Yarmouk, thì Vahan khó mà có sự lựa chọn nào khác, tuy nhiên phản ứng ông này tương đối là mơ hồ. Quan hệ giữa các chỉ huy khác của Byzantine cũng đầy căng thẳng. Có một cuộc đấu giành quyền lực nổ ra giữa Trithurios và Vahan, Jarajis, và Qanateer. Jabalah-, chỉ huy lực lượng Kitô giáo người Ả Rập đã im lặng không chịu nói ra những hiểu biết của ông về địa hình tại Yarmouk bất chấp những thiệt hại mà Byzantine sẽ phải chịu. Một sự thiếu tin tưởng đã tồn tại giữa người Byzantine, người Armenia và người Ả Rập. Những tranh chấp lâu đời về tôn giáo giữa các phe phái trong giáo hội Kitô chính thống vì những lý do nhỏ nhặt chắc chắn đã tạo ra sự căng thẳng tiềm ẩn. Hậu quả là những mối hận thù này đã làm suy yếu sự điều phối và kế hoạch chiến đấu trở nên không còn phù hợp, đây là một trong những lý do cho sự thất bại thảm khốc của người Byzantine.
Trận đánh.
Theo một nguồn tài liệu có sự mô tả kỹ càng về trận chiến thì đội hình chiến đấu của người Hồi giáo và Byzantine được chia thành bốn phần: cánh trái, cánh trung tâm-trái, cánh trung tâm-phải và cánh phải. Lưu ý rằng những mô tả của người Hồi giáo về đội hình chiến đấu của người Byzantine chính xác y như của phe bên kia, nghĩa là: cánh phải người Hồi giáo phải đối mặt với cánh trái Byzantine vv và vv (xem hình ảnh minh họa).
Vahan nhận được chỉ thị của Heraclius là không bắt đầu trận chiến cho đến khi tất cả các cánh cửa ngoại giao đã được sử dụng. Có lẽ là vì lực lượng của Yazdegerd III vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc tấn công ở mặt trận Iraq. Vì vậy Vahan đã cử Gregorius và sau đó là Jabalah đi để tiến hành thương lượng, mặc dù những nỗ lực của họ tỏ ra là vô ích. Trước khi trận chiến nổ ra, để đáp lại lời mời của Vahan, Khalid đã đến để thương lượng hòa bình, nhưng cũng chỉ thu được một kết thúc tương tự. Những cuộc đàm phán đã trì hoãn trận đánh trong vòng một tháng. Mặt khác với vua Khalip Umar thì lực lượng của ông tại Qadisiyah đang bị đe dọa phải đối mặt với quân đội của Đế quốc Sassanid, đã ra lệnh Sa`d ibn Abi Waqqas tham gia vào các cuộc đàm phán với người Ba Tư và gửi sứ thần đến Yazdegerd III và chỉ huy Rostam Farrokhzād của ông ta, rõ ràng là để mời họ gia nhập đạo Hồi. Đây có lẽ là chiến thuật trì hoãn của Umar trên mặt trận Ba Tư. Trong khi đó ông này đã gửi 6.000 quân tiếp viện, chủ yếu là từ Yemen đến cho Khalid. Lực lượng này bao gồm 1.000 người ở Sahaba (Đồng minh của Muhammad), trong số đó có 100 cựu binh của Trận Badr, trận chiến đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo và gồm cả những quý tộc có thứ hạng cao nhất, chẳng hạn như Zubayr ibn al-Awwam, Abu Sufyan và vợ của ông, Hind bint Utbah.
Umar, dường như muốn đánh bại với Byzantine trong một trận chiến và sử dụng quân đội Hồi giáo một cách hiệu quả nhất để chống lại họ. Quân tiếp viện của người Hồi giáo liên tục kéo đến gây lo lắng của Đế chế Byzantine, vì họ lo ngại rằng người Hồi giáo với quân tiếp viện như vậy sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ và quyết định rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công. Thực ra thì lực lượng tăng viện được gửi tới người Hồi giáo ở Yarmouk là những toán quân nhỏ, tạo ra ấn tượng về một dòng quân tiếp viện liên tục để làm mất tinh thần của người Byzantine và buộc họ phải tấn công. Chiến thuật tương tự cũng được lặp lại một lần nữa trong trận Qadisiyah.
Ngày thứ nhất.
Trận chiến bắt đầu vào ngày 15 tháng 8 năm 636. Vào lúc bình minh quân đội hai bên tập hợp cách nhau chưa đầy một dặm để bắt đầu trận chiến. Biên niên Hồi giáo ghi lại rằng trước khi cuộc chiến bắt đầu, George, chỉ huy của cánh trung tâm-phải của người Byzantine, phi ngựa sang phía người Hồi giáo và xin chuyển đổi sang đạo Hồi, ông này chết trong ngày hôm đó khi chiến đấu ở phe Hồi giáo. Trận chiến bắt đầu khi quân đội Byzantine gửi võ sỹ vô địch của mình để đấu với võ sỹ "mubarizun" của người Hồi giáo. Các võ sỹ "mubarizun" là những tay kiếm thủ và giáo binh được đào tạo đặc biệt, với mục tiêu để triệt hạ nhiều chỉ huy của đối phương nhất để gây thiệt hại tinh thần của họ. Vào giữa trưa, sau khi mất một số tay chỉ huy trong trận đấu, Vahan ra lệnh tấn công hạn chế với một phần ba lực lượng bộ binh của mình để thử nghiệm sức mạnh và chiến lược của quân đội Hồi giáo và, bằng cách sử dụng ưu thế áp đảo về số và vũ khí của họ và hy vọng đạt được một mũi đột phá ở bất cứ chỗ yếu nào của trận chiến của người Hồi giáo. Tuy nhiên các cuộc tấn công của người Byzantine thực sự thiếu quyết tâm, nhiều chiến binh của quân đội Đế chế không quen chiến đấu theo kiểu này và đã không thể tạo ra một cuộc tấn công dữ dội vào các cựu binh Hồi giáo. Cuộc giao tranh nói chung là ở mức độ vừa phải, mặc dù ở một số nơi nó đã nổ ra đặc biệt dữ dội. Vahan đã không tăng viện cho lực lượng xung kích của mình mà vẫn giữ hai phần ba lực lượng bộ binh làm dự bị và vào lúc hoàng hôn cả hai đội quân đã chấm dứt trận chiến và trở về trại của mình.
Ngày thứ hai.
Giai đoạn 1: Ngày 16 tháng 8 năm 636, Vahan quyết định trong một cuộc họp hội đồng quân sự là phải phát động một cuộc tấn công của mình ngay trước bình minh, để bắt lực lượng Hồi giáo chuẩn bị tham chiến trước khi tiến hành lời cầu nguyện buổi sáng của họ. Ông dự định tung hai cánh quân trung tâm của mình ra để tấn công vào các cánh quân trung tâm của người Hồi giáo trong một nỗ lực để cầm chân họ trong khi lực lượng chính sẽ tấn công vào các cánh của quân đội Hồi giáo, sau đó hoặc là sẽ bị đẩy họ ra khỏi chiến trường hoặc đẩy về họ về phía trung tâm. Để quan sát tình hình chiến trường, Vahan đã cho dựng một tháp quan sát lớn phía sau cánh phải của mình với và nó được bảo vệ bằng một lực lượng vệ binh Armenia. Ông ra lệnh cho quân đội của mình chuẩn bị cho các cuộc tấn công bất ngờ. Người Byzantine không biết rằng, Khalid cũng đã chuẩn bị cho phương án này bằng cách đặt một lực lượng tiền tuyến mạnh mẽ ở phía trước ngay trong buổi đêm để tấn công bất ngờ, chính vì vậy người Hồi giáo đã có đủ thời gian để chuẩn bị cho trận chiến. Tại phía trung tâm, người Byzantine đã không tạo được những sức ép lớn, để ghìm chân các cánh quân trung tâm của người Hồi ở vị trí của họ và ngăn ngừa họ tiếp viện cho quân Hồi giáo ở các khu vực khác. Vì vậy, các cánh quân trung tâm của người Hồi giáo vẫn ổn định. Nhưng tình hình ở các cánh là khác nhau. Qanateer, chỉ huy cánh trái của người Byzantine bao gồm chủ yếu là người Slav tấn công và bộ binh Hồi giáo ở cánh phải đã phải rút lui. Amr-người nắm quyền chỉ huy cánh Hồi giáo ra lệnh cho chiến đoàn kỵ binh của mình phản công nhằm vô hiệu hóa các đợt tiến công của người Byzantine và ổn định dòng trận chiến ở cánh phải trong một thời gian ngắn, nhưng người Byzantine với số ưu thế về số lượng đã buộc họ phải rút lui về phía trại căn cứ của người Hồi giáo.
Giai đoạn 2: Khi Khalid biết được tình hình ở cánh phải, ông đã ra lệnh cho kỵ binh của cánh phải tấn công vào sườn phía bắc của cánh trái Byzantine trong khi chính ông với lực lượng kỵ binh cơ động của mình tấn công vào sườn phía nam của cánh trái của Byzantine, trong khi bộ binh cánh phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước. Cuộc tấn công bằng ba mũi nhọn vào cánh trái đã buộc người Byzantine từ bỏ vị trí của người Hồi giáo mà họ đã chiếm được và Amr lấy lại được vị trí mà ông ta đã để mất và bắt đầu tổ chức lại đội quân của ông cho trận chiến tiếp theo. Tình hình ở cánh trái của người Hồi giáo dưới sự chỉ huy của Yazid trở nên nghiêm trọng hơn một cách đáng kể. Trong khi cánh phải của người Hồi giáo được sự chi viện của đội kỵ binh cơ động thì cánh trái đã không nhận được sự chi viện này và lợi thế về quân số của người Byzantine đã làm cho một số vị trí của người Hồi giáo bị đẩy lui và binh sĩ của họ phải rút lui về phía căn cứ. Ở đây, người Byzantine đã phá vỡ được trận địa của người Hồi giáo. Các đội hình testudo trong đội quân của Gregorius (bản thân ông này chạy sang phe Hồi giáo nhưng quân của ông thì không) đã di chuyển một cách chậm rãi nhưng cũng được bảo vệ rất tốt. Yazid sử dụng chiến đoàn kỵ binh của mình để phản công nhưng bị đẩy lui. Mặc dù đã kháng cự, nhưng cuối cùng các chiến binh ở cánh trái của Yazid đã bị đẩy trở lại căn cứ của họ và một khoảng thời gian ngắn kế hoạch của Vahan đã xuất hiện những thành công. Trung tâm của quân đội Hồi giáo đã bị ghìm chân và cánh của nó đã bị đẩy lui. Tuy nhiên, sườn của quân Hồi giáo đã không bị bẻ gãy, mặc dù tinh thần của họ đã bị suy giảm một cách nặng nề. Quân Hồi giáo rút lui đã gặp những người phụ nữ Ả Rập tàn bạo trong trại. Được chỉ huy bởi Hind, những phụ nữ Hồi giáo đã phá dỡ lều của họ và dùng những cây gậy dựng lều để đánh đập những người chồng và đồng đội của họ vừa hát một bài hát được sáng tác từ sau trận Uhud.
"Hỡi những người chạy đã bỏ chạy từ người phụ nữ chung thủy"
Ai có cả vẻ đẹp và đức hạnh;
Và rời bỏ cô để theo ngoại đạo,
Trong sự căm thù và cái xấu vô đạo,
Bị chiếm hữu, ô nhục và đổ nát."
Sự kiện này làm máu của các chiến binh Hồi giáo đang rút lui sôi lên và họ quay trở lại chiến trường.
Giai đoạn 3: Sau khi cố gắng để ổn định các vị trí sườn phải, Khalid đã điều lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình đến và hỗ trợ cho cánh trái. Khalid tách ra một chiến đoàn thuộc sự chỉ huy của Dharar ibn al-Azwar ra và ra lệnh cho ông này tấn công vỗ mặt vào đội quân của Dairjan (cánh quân trung tâm-trái) để tạo ra một đòn vu hồi và đe dọa đánh vào cánh phải của Byzantine lúc này đang rút lui khỏi vị trí mà nó đã chiếm được. Với phần còn lại của kỵ binh dự trữ, ông tấn công sườn của lực lượng của Gregorius. Một lần nữa, theo các cuộc tấn công diễn ra đồng thời từ phía trước và hai bên sườn, người Byzantine bị đẩy lui trở lại, nhưng với tốc độ chậm hơn vì họ phải duy trì đội hình của họ. Khi hoàng hôn xuống các cánh quân trung tâm của cả hai bên đã ngưng chiến và rút về vị trí ban đầu của họ và mặt trận của cả hai bên được phục hồi dọc theo tuyến đường bị chiếm đóng vào buổi sáng. Việc Dairjan bị tử trận và kế hoạch chiến đấu của Vahan bị thất bại lại làm cho quân đội của Đế chế tuy đông hơn nhưng đã trở nên mất tinh thần, trong khi cuộc phản công của Khalid đã thành công và điều này đã khuyến khích quân đội của họ dù họ có một số lượng nhỏ hơn.
Ngày thứ ba.
Ngày 17 tháng 8 năm 636, Vahan suy ngẫm về thất bại của mình và những sai lầm của ngày hôm trước, nơi ông phát động các cuộc tấn công vào các cánh quân Hồi giáo tương ứng, nhưng sau thành công ban đầu, người của ông đã bị đẩy lui trở lại. Thiệt hại lớn nhất của ông là một trong những chỉ huy đã mất mạng. Quân đội của Đế quốc Byzantine quyết định chọn một kế hoạch ít tham vọng hơn, lúc này Vahan nhằm mục đích phá vỡ quân đội Hồi giáo ở một số vị trí cụ thể. Ông quyết định cho gây sức ép vào bên sườn phải, nơi mà kỵ binh của ông có thể hoạt động một cách cơ động tự do hơn so với địa hình gồ ghề ở bên cánh trái của người Hồi giáo. Và ông đã quyết định tấn công vào các điểm giao nhau giữa các cánh quân bên phải và trung tâm-phải của người Hồi giáo và cánh phải của người Hồi giáo bị kìm chân bởi Qanateer, người Slav, để tách họ ra làm hai và tiêu diệt họ một cách riêng biệt
Giai đoạn 1: Cuộc chiến lại tiếp tục với các cuộc tấn công vào người Hồi giáo Byzantine bên sườn phải và cánh quân trung tâm-phải. Sau khi phải chống trả các cuộc tấn công ban đầu của người Byzantine, bên cánh phải người Hồi giáo đã bị đẩy lui trở lại, tiếp theo là cánh trung tâm-phải. Họ đã một lần nữa lại bị làm nhục bởi những mụ đàn bà của mình những người cảm thấy nhục nhã và xấu hổ cho họ. Sau đó các cánh quân của người Hồi giáo đã giữ được vị trí ở một khoảng cách gần doanh trại của họ và tái tổ chức để chuẩn bị phản công.
Giai đoạn 2: Sau khi biết rằng quân đội Byzantine đã tập trung vào cánh phải của người Hồi giáo, Khalid phát động một cuộc tấn công với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của mình, cùng với lực lượng kỵ binh Hồi giáo ở cánh phải. Khalid triển khai tấn công vào sườn bên phải của cánh quân trung tâm-trái của Byzantine và lực lượng kỵ binh dự bị của cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công vào cánh trung tâm-trái của Byzantine ở bên cánh trái của nó. Trong khi đó, ông ra lệnh cho lực lượng kỵ binh bên cánh phải của người Hồi giáo tấn công vào bên phía trái của cánh quân bên trái của người Byzantine. Trận chiến nhanh chóng chở thành một cuộc tắm máu. Rất nhiều người đã ngã gục ở cả hai phía. Các cuộc tấn công vào bên cánh của Khalid đã diễn ra kịp thời một lần nữa và đảm bảo an toàn cho trận địa của người Hồi giáo và vào lúc hoàng hôn các đạo quân của Đế quốc Byzantine đã bị đẩy trở lại các vị trí họ khi bắt đầu trận đánh.
Ngày thứ tư.
Ngày 18 tháng 8 năm 636, ngày thứ tư, đã được chứng minh là một ngày quyết định của trận đánh.
Giai đoạn 1: Vahan quyết định vẫn áp dụng kế hoạch chiến đấu của ngày hôm trước vì dường ông đã thành công trong việc gây thiệt hại cho cánh phải của người Hồi giáo. Qanateer chỉ huy hai đạo quân của người Slav tấn công vào bên cánh phải và trung tâm-phải của Hồi giáo với một số viện binh người Armenia và người Ả Rập Thiên chúa giáo do Jabalah chỉ huy. Các tín đồ Hồi giáo ở cánh phải và cánh trung tâm-phải một lần nữa bị đẩy trở lại. Khalid không tiếp tục tham gia vào trận chiến một lần nữa. Ông lo sợ một cuộc tấn công sẽ nổ ra trên một mặt trận rộng lớn mà ông sẽ không có khả năng đẩy lùi và để đề phòng việc này ông đã ra lệnh cho Abu Ubaidah và Yazid ở các cánh trung tâm-trái và cánh trái lần lượt tấn công quân đội Byzantine ở các mặt trận tương ứng. Các cuộc tấn công cho kết quả cầm chân quân đội Byzantine không cho họ tiến lên phía trước và ngăn chặn một bước tiến chung của quân đội Đế chế.
Giai đoạn 2: Lực lượng kỵ binh cơ động của Khalid được chia thành hai bán đội và tấn công vào sườn của cánh trung tâm-trái của người Byzantine, trong khi lực lượng bộ binh của cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước. Bị ba mũi nhọn tấn công với kỵ binh tinh nhuệ cơ động của người Hồi giáo đánh tạt sườn, quân đội của Đế chế Byzantine đã bị đẩy lui trở lại. Trong khi đó, cánh phải của người Hồi giáo lại tiến hành một cuộc tấn công mới với bộ binh của nó tấn công từ phía trước và các kỵ binh dự bị tấn công vào sườn phía bắc của cánh trái của Byzantine. Cánh trung tâm-trái của Byzantine phải rút lui trước đợt tấn công ba mũi nhọn của Khalid, cánh trái của Byzantine bị đánh tạt sườn ở phía nam, cũng đã rút lui trở lại.
Trong khi Khalid đang mải tấn công vào đội hình của quân Armenia trong suốt buổi chiều, thì tình hình cánh bên kia của quân Hồi giáo đang xấu đi. Quân cung kỵ của Byzantine đã gia nhập chiến trường và bắn tên ào ạt vào quân của Abu Ubaidah và Yazid để ngăn chặn họ chọc thủng phòng truyến của người Byzantine. Nhiều binh sĩ Hồi giáo bị mù mắt vì những mũi tên của người Byzantine vào ngày hôm đó, cái ngày mà sau đó người ta gọi là "Ngày mù mắt". Tay cựu binh Abu Sufyan cũng được cho là đã bị mất một con mắt vào ngày hôm đó. Các đội quân của người Hồi giáo đã bị đẩy lùi trở lại ngoại trừ một chiến đoàn do Ikrimah bin Abi Jahal chỉ huy ở bên trái của đạo quân của Abu Ubaidah. Ikrimah bảo vệ cuộc rút lui của người Hồi giáo với bốn trăm kỵ binh của mình bằng cách tấn công vỗ mặt vào người Byzantine, trong khi các đội quân khác tổ chức lại chính họ để phản công và giành lại các vị trí mà họ đã bị mất. Toàn bộ người của Ikrimah hoặc bị thương nặng hoặc chết trong ngày hôm đó. Ikrimah-một người bạn thời thơ ấu của Khalid nằm trong số người bị thương và chết sau đó vào buổi tối.
Ngày thứ năm.
Trong bốn hành ngày liên tục tấn công, Vahan và quân đội của ông đã không đạt được bất kỳ một bước đột phá nào và đã bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt trong phản công của lực lượng kỵ binh tinh nhuệ vào bên cánh. Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 636, ngày thứ năm của trận đánh, Vahan gửi một sứ giả đến doanh trại của người Hồi giáo để yêu cầu một cuộc ngưng chiến vài ngày để có thể tiến hành một cuộc đàm phán mới. Ông được cho là muốn có thêm thời gian để tổ chức lại quân đội vốn đã bị mất tinh thần của mình. Nhưng Khalid cho là chiến thắng đã nằm trong tầm tay và ông đã từ chối ngừng chiến. Đến lúc này quân đội Hồi giáo hầu như chỉ sử dụng chiến thuật phòng thủ, nhưng khi biết rằng người Byzantine dường như không còn quyết tâm với trận đánh, lúc này Khalid quyết định chuyển sang tấn công và tổ chức lại quân đội của mình từ thế thủ sang thế công. Tất cả các chiến đoàn kỵ binh đã tập hợp lại với nhau để tạo thành một lực lượng kỵ binh hùng mạnh với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ của ông làm nòng cốt. Về tổng số lúc này đạo kỵ binh của người Hồi giáo lên đến khoảng 8.000 kỵ sĩ, một lực lượng kỵ binh đủ hiệu quả cho một cuộc tấn công tổng lực vào ngày hôm sau. Phần còn lại của ngày hôm đó không có trận đụng độ nào xảy ra cả, kế hoạch của Khalid là đánh bẫy quân Byzantine, cắt đứt mọi tuyến đường rút lui của họ. Có ba rào cản tự nhiên, ba hẻm núi ở chiến trường với khe núi dốc đứng của nó, hẻm "Wadi-ur-Raqqad" ở phía tây, hẻm "Wadi al Yarmouk" ở phía Nam và hẻm Wadi al Allah ở phía đông. Tuyến đường phía Bắc đã bị chặn bởi kỵ binh của người Hồi giáo. Tuy nhiên, đoạn khe núi sâu trên của "Wadi-ur-Raqqad" ở phía tây có một cây cầu chiến lược quan trọng nhất tại Ayn al Dhakar. Khalid cử Dharar cùng với 500 kỵ binh để chiếm cây cầu vào ban đêm. Dharar di chuyển xung quanh sườn phía bắc của Đế chế Byzantine và chiếm được cây cầu. Sự cơ động này đã được chứng minh là một đòn quyết định vào ngày hôm sau.
Ngày thứ sáu.
Ngày 20 tháng tám 636, ngày cuối cùng của trận đấu, Khalid đưa ra một kế hoạch chiến đấu đơn giản nhưng đậm chất tấn công. Với một lực lượng kỵ binh đông đảo ông dự định đẩy hoàn toàn lực lượng kỵ binh của Byzantine ra chiến trường để làm cho lực lượng bộ binh-vốn hình thành lên phần lớn quân đội Đế quốc sẽ không có sự hỗ trợ của kỵ binh và do đó sẽ bị tấn công từ hai bên sườn và phía sau. Đồng thời ông dự định tiến hành một cuộc tấn công vào bên cánh trái của quân đội Byzantine và đẩy họ tới các khe núi ở phía tây.
Giai đoạn 1: Khalid đã ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công vào mặt trận của quân Byzantine và cho kỵ binh của mình phi nước đại vào cánh trái của Byzantine. Một phần kỵ binh của ông ta tấn công lực lượng kỵ binh Byzantine ở cánh trái trong khi phần còn lại của nó tấn công vào phía sau cánh trái của bộ binh Byzantine. Trong khi đó, cánh phải của người Hồi giáo gây sức ép vào họ từ phía trước. Bị tấn công từ hai hướng, cánh trái Byzantine đã bị đẩy trở lại và sụp đổ và bỏ chạy vào cánh trung tâm-trái của Byzantine, tạo ra rất nhiều rối loạn này. Kỵ binh còn lại của người Hồi giáo sau đó tấn công vào kỵ binh cánh trái Byzantine từ phía sau khi họ đang giao chiến với một nửa bán đội đầu tiên của kỵ binh Hồi giáo và đẩy họ ra khỏi chiến trường từ phía bắc. Cánh phải của người Hồi giáo lúc này tấn công vào cánh trung tâm còn lại của người Byzantine ở bên cánh trái, trong khi cánh trung tâm-phải của người Hồi giáo tấn công từ phía trước.
Giai đoạn 2: Vahan, nhận thấy chiến thuật sử dụng một số lượng rất lớn kỵ binh của người Hồi giáo, ông này liền ra lệnh cho kỵ binh của mình tập hợp lại, nhưng không còn kịp nữa rồi, trước khi Vahan có thể tổ chức lại các đội kỵ binh hạng nặng khác nhau của ông, Khalid đã điều kỵ binh của ông quay trở lại để tấn công vào nơi tập trung nhiều kỵ đội nhất của Byzantine, xông vào họ từ phía trước và các bên cánh trong khi họ vẫn còn di chuyển để tạo đội hình. Bị mất tổ chức và hướng lực lượng kỵ binh hạng nặng cataphract của Byzantine đã sớm bị đẩy lui và phân tán về phía bắc, để mặc lực lượng bộ binh cho số phận của họ.
Giai đoạn 3: Với các kỵ binh Byzantine đã hoàn toàn bị đẩy lui, Khalid đã chuyển sang tổ chức tấn công cánh trung tâm-trái Byzantine hai hướng bởi bộ binh Hồi giáo. Cánh quân trung tâm Byzantine còn lại bị tấn công từ phía sau bằng kỵ binh của Khalid và cuối cùng cũng đã bị phá vỡ.
Giai đoạn cuối: Với việc cánh quân trung tâm-trái Byzantine bỏ chạy, một cuộc tổng rút lui của người Byzantine đã bắt đầu. Khalid đã điều kỵ binh của mình về hướng Bắc để chặn các tuyến đường thoát về phía bắc. Người Byzantine rút lui về phía tây "Wadi-ur-Raqqad" nơi có một cây cầu ở "Ayn al Dhakar" để vượt qua các hẻm núi sâu của khe núi Wadi-ur-Raqqad. Dharar đã chiếm được cây cầu như một phần của kế hoạch của Khalid vào đêm trước. Một đơn vị gồm 500 lính kỵ binh đã được gửi đến chặn lối đi này. Trong thực tế, đây là tuyến đường mà Khalid muốn tất cả binh sĩ Byzantine sẽ rút lui về đó. Vào lúc này người Byzantine bị bao vây từ tất cả các hướng. Một số người đào tẩu đã rơi vào các khe núi sâu ngoài các sườn dốc, những người khác đã cố gắng trốn thoát vào vùng biển, nhưng cũng lại rơi vào những tảng đá bên dưới và một lần nữa rất nhiều người đã thiệt mạng trong khi bỏ chạy. Tuy nhiên một số lượng lớn của các chiến binh Byzantine đã cố gắng để thoát khỏi sự tàn sát. Jonah-người lính chuyển tin của Hy Lạp đưa các thông tin về quân đội của nhà Rashidun trong quá trình chinh phục Damascus đã chết trong cuộc chiến này. Người Hồi giáo đã không bắt tù binh trong trận này, mặc dù họ có thể đã bắt giữ một số nếu họ tiếp tục truy đuổi xa hơn nữa. Theodore Trithurios, em trai Hoàng đế đã chết trên chiến trường, trong khi Niketas để thoát ra và đến được Emesa. Jabalah ibn al-Ayham cũng đã trốn thoát và sau đó, trong một thời gian ngắn, đã quy phục người Hồi giáo, nhưng ông này nhanh chóng đào thoát sang triều đình Byzantine một lần nữa.
Hậu quả của trận đánh.
Ngay sau khi trận đánh này kết thúc, Khalid và lực lượng kỵ binh cơ động của ông nhanh chóng di chuyển về phía bắc để truy kích các binh sĩ Byzantine đang rút lui, ông gặp họ ở gần Damas và lao vào tấn công. Trong cuộc chiến sau đó vị tướng tư lệnh của quân đội triều đình, hoàng tử Armenia Vahan, người đã thoát khỏi chung số phận với hầu hết những người mình tại Yarmouk đã bị giết. Sau đó Khalid tiến vào Damas và tái chiếm thành phố, nơi ông được cho là đã được chào đón bởi các cư dân địa phương.
Khi tin tức về thảm họa này đến Hoàng đế Byzantine Heraclius tại Antioch, ông ta đã tức giận đến điên khùng. Ông đã đổ lỗi nguyên nhân của thảm họa cho việc làm sai trái của mình khi tiến hành một cuộc hôn nhân loạn luân với Martina, cháu gái của ông. Ông rất còn muốn tái chiếm lại các tỉnh của mình nếu ông ta còn nguồn tài nguyên sẵn có, nhưng lúc này ông không còn người cũng chẳng còn tiền để bảo vệ các tỉnh nữa. Thay vào đó, ông rút về nhà thờ lớn của thành phố Antioch, nơi ông thấy một buổi cầu lễ long trọng. Ông cho triệu tập một cuộc họp của các cố vấn của ông tại nhà thờ và xem xét kỹ lưỡng tình hình. Tất cả mọi người gần như đều nhất trí nói rằng ông phải chấp nhận thực tế và sự thất bại đã được quyết định bởi Thiên Chúa và đó là kết quả những tội lỗi của mọi người dân của đế quốc bao gồm cả chính ông. Heraclius ra khơi trên một con tàu để đến thành phố Constantinopolis trong đêm hôm đó.
Người ta nói rằng khi con tàu của ông căng buồm, ông đã nói lời chia tay cuối cùng với Syria rằng:
"Chia tay, chia tay lâu dài với Syria, vùng đất tươi đẹp của ta. Ngươi có thể không vào tin tôn giáo của kẻ thù ngay bây giờ. Bình an cho ngươi Ô Syria, một vùng đất xinh đẹp, ngươi sẽ được để lại cho kẻ thù."
Haraclius rời bỏ Syria và di tích thánh giá Thiêng liêng cùng với các di tích khác được vốn được cất giữ tại Jerusalem đã được chuyển lên một con tàu của người Ba Tư ở Jerusalem, chỉ để bảo vệ chúng khỏi những người Ả Rập xâm lược. Người ta nói rằng hoàng đế mắc bệnh sợ nước và người ta đã phải lập một chiếc cầu phao vượt qua vịnh Bosphorous để đến Constantinopolis để cho Hoàng đế Heraclius đi qua. Sau khi từ bỏ Syria, vị hoàng đế bắt đầu tập trung lực lượng còn lại của mình để bảo vệ vùng Anatolia và Ai Cập. Người Hồi giáo đã không có những nỗ lực để chiếm vùng Anatolia, nhưng nó luôn phải chịu các cuộc đột kích hàng năm, và các cuộc đột kích này đã tàn phá các hoạt động kinh tế xã hội của miền đông Anatolia. Vùng Armenia thuộc Byzantine rơi vào tay người Hồi giáo ở năm 638-39 sau đó Heraclius đã tạo ra một vùng đệm ở miền trung Anatolia bằng cách ra lệnh cho sơ tán tất cả các pháo đài ở phía đông Tarsus. Trong năm 639-642 người Hồi giáo tấn công và chiếm vùng Ai Cập thuộc Byzantine, dẫn đầu quân Ả Rập là Amr ibn al-A’as-người đã chỉ huy cánh phải của quân đội Rashidun tại trận Yarmouk.
Đánh giá.
Trận Yarmouk có thể được xem như là một ví dụ trong lịch sử quân sự nơi mà một lực lượng yếu kém hơn đã đánh bại một lực lượng vượt trội bằng những chiến thuật uyển chuyển kịp thời.
Chỉ huy của Đế quốc Byzantine đã cho phép kẻ thù của họ lựa chọn chiến trường. Thậm chí sau đó họ cũng không có bất cứ cố gắng nào để khắc phục những bất lợi về mặt chiến thuật một cách đáng kể. Khalid đã trù liệu được tất cả những điều này và ông đã triển khai tấn công vào một lực lượng vượt trội về số lượng và cho đến trước ngày cuối cùng của trận đánh, ông đã tiến hành một chiến dịch phòng thủ cơ bản phù hợp với nguồn lực tương đối hạn chế của mình. Khi ông quyết định phải chuyển sang tấn công và đã phát động tấn công vào ngày cuối cùng của trận chiến, ông đã ra một quyết định với một tầm nhìn chiến lược và sự can đảm mà không ai trong số các chỉ huy Byzantine có thể đoán được. Mặc dù ông chỉ huy một đội quân kém xa đối phương về số lượng và rất cần thiết phải huy động toàn bộ người của mình vào trận chiến, trong ông vẫn có một sự tự tin và tầm nhìn xa để gửi đi một đội kỵ binh vào đêm trước cuộc tấn công của mình để phong tỏa một con đường rút lui quan trọng của quân đội đối phương mà ông dự đoán rằng họ sẽ cần tới.
Khalid ibn al-Walid là một trong những chỉ huy kỵ binh tốt nhất trong lịch sử và việc ông sử dụng lực lượng kỵ binh của mình một cách hoàn toàn hiệu quả và kịp thời trong suốt cuộc chiến đã cho thấy rằng ông hiểu rõ những thế mạnh tiềm năng và điểm yếu của lực lượng này như thế nào. Lực lượng kỵ binh tinh nhuệ cơ động do chính ông phụ trách di chuyển nhanh chóng từ vị trí này tới vị trí khác, luôn luôn làm thay đổi cục diện của trận đánh ở bất cứ nơi nào họ xuất hiện và sau đó họ lại biến đi một cách nhanh chóng để làm thay đổi cục diện ở một nơi khác.
Vahan và các chỉ huy Byzantine của ông đã không có cố gắng để đối phó với lực lượng này một cách và sử dụng lợi thế lớn về số lượng của họ. Lực lượng kỵ binh của người Byzantine không bao giờ đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến này và được bố trí làm lực lượng dự trữ tĩnh trong hầu hết thời gian sáu ngày của trận chiến. Họ không bao giờ tiến hành một cuộc tấn công bằng kỵ binh và thậm chí ngay cả khi họ có được những gì có thể coi là một bước đột phá quyết định vào ngày thứ tư, nhưng họ đã không thể khai thác nó. Có vẻ như đây là một sự thiếu quyết tâm trong số các chỉ huy của Đế quốc, mặc dù sự kiện này có thể đã bị gây ra bởi những khó khăn trong việc chỉ huy quân đội vì các xung đột nội bộ. Hơn nữa, nhiều rất nhiều lính Ả Rập Thiên chúa giáo chỉ là lính nghĩa vụ, trong khi quân đội Hồi giáo Ả Rập bao gồm một phần lớn là các cựu binh.
Chiến lược ban đầu của Heraclius là nếu muốn tiêu diệt quân Hồi giáo ở Syria thì cần phải triển khai một cách nhanh chóng và nhanh chóng tấn công, nhưng các chỉ huy trên chiến trường của ông không bao giờ cho thấy những phẩm chất này. Trớ trêu thay, trên chiến trường Yarmouk, Khalid đã thực hiện trên một quy mô nhỏ những chiến thuật mà Heraclius đã lên kế hoạch trên quy mô lớn: bằng cách nhanh chóng triển khai và cơ động lực lượng của ông, Khalid đã có thể tạm thời tập trung lực lượng đầy đủ tại các địa điểm cụ thể về một khu vực để đánh bại một đội quân Byzantine lớn hơn về số lượng. Vahan không bao giờ có thể phát huy tính ưu việt số lượng của mình, có lẽ vì địa hình không thuận lợi đã ngăn cản việc triển khai trên quy mô lớn. Tuy nhiên, Vahan đã không có một nỗ lực nào để tập trung một lực lượng có đủ ưu thế về số lượng để đạt được một bước đột phá quan trọng. Mặc dù ông đã ở thế công trong 5/6 ngày diễn ra trận chiến, đội hình chiến đấu của ông vẫn khá tĩnh. Sự kiện này là hoàn toàn trái ngược với kế hoạch tấn công rất thành công mà Khalid đã thực hiện vào ngày cuối cùng, khi ông tổ chức lại hầu như tất cả các kỵ binh của mình và đưa họ vào một đợt tấn công cực lớn và phối hợp nhịp nhàng dẫn đến một chiến thắng hoàn toàn. George F. Nafziger, trong cuốn sách "Islam at war" ("Chiến tranh Hồi giáo") của mình đã đưa ra kết luận về trận chiến như sau: | 1 | null |
Da Vinci's Demons (tiếng Việt: Những con quỷ của Da Vinci) là một bộ phim truyền hình Mỹ-Anh nói về thời tuổi trẻ của một họa sĩ, nhà phát minh thiên tài trí tuệ và lập dị Leonardo Da Vinci, công chiếu trên kênh Fox và Starz. Bộ phim đã được hình thành và biên kịch bởi David S. Goyer, phát triển sản xuất bởi BBC's Adjacent Productions và quay phim tại Bay Studios ở Neath, Port Talbot và Swansea xứ Wales.
Tám tập của bộ phim đã được ủy quyền bởi Starz, với 6 tập đầu ra mắt vào ngày 12 tháng 4 năm 2013.
Vào ngày 17 Tháng Tư năm 2013, kênh Starz ủy quyền "Da Vinci's Demons" cho đợt thứ hai sẽ được phát sóng trong năm 2014. Goyer đã thông báo rằng hai nhà văn truyện tranh Jonathan Hickman và Matt Fraction đã được thuê để viết hai tập cho đợt hai.
Sơ lược nội dung.
Được mô tả theo kiểu phim lịch sử, loạt hình ảnh khám phá những câu chuyện chưa được kể về Da Vinci, người đã có những "phát minh" đi trước thời đại ở tuổi 25, tại một thời điểm trong lịch sử mà "tư tưởng và đức tin bị kiểm soát... ông như một người chiến đấu chống lại nó để định hướng cho trí thức tự do."
Lịch sử bí mật của cuộc sống hấp dẫn của Leonardo Da Vinci cho thấy một người đàn ông trẻ tuổi bị hành hạ bởi những món quà của thiên tài phi thường: một người dị giáo muốn để lộ nhiều điều dối trá của tôn giáo, một kẻ nổi loạn người tìm cách lật đổ một xã hội tinh hoa và một người con hoang khao khát được cha mình công nhận là hợp pháp.
Leonardo đang nằm trong vòng xoáy của cơn bão được hình thành từ thế kỷ trước: một cuộc xung đột giữa sự thật và dối trá, tôn giáo và lý trí, quá khứ và tương lai. Nguyện vọng của lực lượng bí ẩn này dồn ép ông dấn thân vào một "trò chơi quyến rũ" trong đó có sự khám phá, đấu trí căng thẳng hơn là kết quả đã hình thành của nó.
Phải đối mặt với một tương lai không thể định hướng, nhiệm vụ cho sáng tạo để hoàn tác như là trò chơi vượt qua giới hạn tối cao của lý trí. Da Vinci, sau đó đã ẩn bóng trong thiên tài của mình và nổi lên như một lực lượng không thể ngăn cản của bóng tối mà phải mất một thời gian dài về sau, người ta mới làm sáng tỏ được chúng.
Sản Xuất.
David S. Goyer đã làm việc với chuyên gia Julian (chuyên về phiên tòa xử án) trên các tập phim đầu. Bộ phim đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa Starz và BBC Worldwide theo một thỏa thuận hợp tác sản xuất mới thành lập sau khi sản xuất phim . Giám đốc Jamie Payne đã làm việc với nhà quay phim Fabian Wagner tập 3 và 4 Goyer đã viết các tập phim đầu tiên. Các tác giả khác bao gồm Scott M. Gimple, Brian Nelson, Joe Ahearne và Corey Reed.
Hầu hết các cảnh quay trong phim được thực hiện tại một phim trường ở xứ Wales, được xây dựng giống với bối cảnh ở Florence vào thế kỷ 15. Ngoại cảnh quay trong phim đã diễn ra tại một khu vực rộng 265.000 feet vuông Swansea Gate Business Park ở Fabian Way và tại Neath Port Talbot. Vị trí quay cảnh bắn súng đã diễn ra tại Swansea, Neath Port Talbot và Margam Castle. Swansea là nơi sinh Edward Thomas, người được đặt ở bộ phận nghệ thuật và làm việc như một nhà thiết kế sản xuất trong phim: Doctor Who và Torchwood, là tác nhân đưa hàng loạt các cảnh quay trong phim đến với trường quay ở xứ Wales.
Nhạc nền trong các tập phim được biên soạn bởi Bear McCreary.
Bình luận.
Bộ phim này đã nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Trên trang web đánh giá tổng hợp Metacritic, nó đã nhận được một điểm số 62 % dựa trên 27 đánh giá, kết quả đánh giá "nói chung thuận lợi". | 1 | null |
Đo lường trong giáo dục (Educational measurement) là một nhánh khoa học sử dụng việc đánh giá và phân tích số liệu đánh giá trong giáo dục để suy ra năng lực, trình độ của người được đánh giá (thí sinh). Đo lường trong giáo dục có một bộ phận chồng gối với đo lường trong tâm lý (tâm trắc học - Psychometrics).
Đo lường là gán các con số vào các cá thể sự vật theo một hệ thống quy tắc nào đó để biểu diễn đặc tính của sự vật đó. Còn đánh giá là đưa ra phán quyết về mức độ giá trị hoặc chất lượng của sự vật đó. Như vậy, đo lường chỉ để thu được các con số chứ chưa phán xét về sự vật gắn với con số đó ở mức độ giá trị hoặc chất lượng nào; còn đánh giá là phán xét về mức độ giá trị hoặc chất lượng của sự vật, tức là nhận định sự vật là lớn hay bé, cao hay thấp, tốt hay xấu …ở mức độ nào. Quan hệ giữa đo lường và đánh giá là: đo lường nhằm cung cấp số liệu để đánh giá, kết quả đo lường là căn cứ để đánh giá .
Thao tác đo lường trong giáo dục thường là tiến hành các bài kiểm tra trên các thí sinh bằng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn trả lời) hoặc tự luận (bài viết đủ dài) rồi phân tích kết quả của các bài kiểm tra để ước lượng rút ra các con số bằng đặc trưng cho các câu hỏi và năng lực của thí sinh.
Các lý thuyết quan trọng được dựa vào để triển khai tính toán nhằm đo lường trong giáo dục (cũng như trong tâm trắc học) bao gồm Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển (Classical Test theory - CTT), Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT), trong đó có mô hình Rasch. Các lý thuyết này phát triển cũng từ chính các nhu cầu của việc đo lường trong giáo dục.
Một trong các mục tiêu quan trọng của việc sử dụng các lý thuyết nói trên vào đo lường trong giáo dục là việc đặt các kết quả đo lường nhờ các đề kiểm tra khác nhau triển khai ở các mẫu thí sinh khác nhau trên cùng một thang đo để có thể so sánh các kết quả đó với nhau. Quy trình nói trên được gọi là so bằng (equating).
Bạn đọc có thể tìm hiểu về đo lường trong giáo dục ở các sách giáo khoa cơ bản [1] . và sách tổng hợp . | 1 | null |
Chung Linh (chữ Hán: "鐘靈") là một nhân vật nữ trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung
Thân phận.
Nàng mang họ Chung, lúc xuất hiện là con gái ranh ma quỷ quái của cốc chủ Vạn Kiếp cốc Chung Vạn Cừu và Tiết Dạ Xoa Cam Bảo Bảo. Tuy nhiên, khi tấm màn sự thật hé mở, nàng lại là con gái của Trấn Nam vương nước Đại Lý Đoàn Chính Thuần, và là cháu ruột của đương kim hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế.
Ngoại hình.
Chung Linh là một cô gái rất xinh xắn, nhí nhảnh, hồn nhiên, với mái tóc hai bím rất dễ thương.
Khoảng mười sáu tuổi. Hơi thở tựa hoa lan, càng nhìn càng xinh. Những giọt lệ lấp lánh như châu ngọc, ánh mắt như ẩn nụ cười.
Tính cách.
Rất vô tư trong sáng, thích giúp đỡ kẻ yếu, ghét những kẻ ngông cuồng, cậy mạnh bắt nạt yếu.
Cuộc đời.
+ Chung Linh sinh ra và lớn lên trong Vạn Kiếp cốc, nơi mà người cha hờ của nàng là Chung Vạn Cừu ẩn mình nhằm ngăn cản không cho mẹ nàng tiếp xúc với tình địch Đoàn Chính Thuần. Nàng vẫn thường trốn nhà đem con chồn độc đi chơi, tình cờ một lần, nàng gặp và kết bạn với Đoàn Dự, hai bên đều là những con người hết sức ngây thơ, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn nên tâm đầu ý hợp, rất là quyến luyến. Khi Đoàn Dự bị Đoàn Diên Khánh giam cầm trong nhà lao cùng với Mộc Uyển Thanh, nàng đã bị người của Đoàn Chính Thuần đánh tráo với Mộc Uyển Thanh khiến cho hết thảy mọi người đều lầm tưởng nàng và Đoàn Dự đã làm chuyện của vợ chồng. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt đi, nàng trong lòng bao nỗi thương, niềm nhớ. Nàng đã đi khắp nơi, hỏi thăm không biết bao nhiêu người để tìm Đoàn Dự. Cuối cùng, lúc nàng được thỏa nguyện thì cũng là lúc Đoàn Dự bị thương nặng. Hai người gặp nhau, lúc này nàng là người đẹp lanh lợi hoạt bát đầu tiên trong đời từng khiến chàng công tử họ Lý xao xuyến và rung động nhưng đã biết nàng là em gái mình, còn nàng thì chưa biết. Tình cảm nàng dành cho Đoàn Dự vẫn như ngày trước, đó cũng khó nói là tình yêu nam nữ, nhưng cũng không đơn giản chỉ là tình cảm của một đôi bạn trên núi Vô Lượng ngày nào.
+ Ở các ấn bản ban đầu, Kim Dung không nói rõ kết cục của câu chuyện giữa Chung Linh và Đoàn Dự, đó cũng là cái hay để người đọc tự mình tưởng tượng. Có thể là một kết cục có hậu khi hai người đến với nhau, nhưng cũng không là một thảm họa nếu Đoàn Dự và nàng mãi mãi giữ thân phận huynh muội. Không giống như Mộc Uyển Thanh, Chung Linh không làm cho người đọc băn khoăn, trăn trở về cuộc đời của mình. Mộc Uyển Thanh, không lấy được Đoàn Dự thì coi như một đời thanh xuân sẽ lụi tàn trong cô độc, nhưng đối với nàng dường như "Đoàn Dự cứ mãi mãi là Đoàn đại ca chẳng phải tốt hơn sao?"
+ Ở bản tân tu xuất bản năm 2003, Kim Dung đã bổ sung thêm một số tình tiết, trong đó có việc Đoàn Dự lấy Chung Linh, chọn làm Hiền phi, cùng với Mộc Uyển Thanh là Hoàng hậu. | 1 | null |
Từ Nhược Tuyên (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1975) là nữ ca sĩ, diễn viên Đài Loan từng hoạt động tại Nhật Bản từ năm 1995. Ngoài ra Từ Nhược Tuyên cũng là giọng nữ chính của ban nhạc nhảy Black Biscuits, từng phát hành sáu đĩa đơn, "Stamina", "Timing", "Relax", "Bye-Bye", và một album "Life". Tất cả bốn đĩa đơn đều đã góp mặt trong bảng xếp hạng Oricon, và "Life" xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng các album.
Tiểu sử.
Cô sinh ra với tên "Từ Thục Quyên" và sử dụng tên này cho đến khi bước chân vào làng người mẫu. Ba mẹ ly dị khi cô còn nhỏ, cô theo học trường Trung học Jianxing Đài Bắc trường Phổ thông Shulinguo. Là con thứ hai trong gia đình có ba người con, Từ Nhược Tuyên có cha là người Khách Gia đến từ Quảng Đông và mẹ là người gốc Đài.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp giải trí của Từ Nhược Tuyên bắt đầu khi cô đạt giải Nhất trong cuộc thi "Người đẹp tài năng" do đài CTS của Đài Loan tổ chức năm 1990. Lúc đó cô còn đang phải giao thức ăn bằng xe đạp và khán giả dần nhận ra cô sau khi xem truyền hình. Cũng năm đó cô gia nhập nhóm nhạc 3 người "Girls' Team" (少女隊). Phát hành 2 album vào năm 1991 và 1992, sau đó tan rã. Kể từ đó cô làm nghề người mẫu. | 1 | null |
Hans von Bülow (27 tháng 12 năm 1816 tại Ossecken, Kreis Lauenburg in Pommern – 9 tháng 12 năm 1897 tại Berlin; tên đầy đủ là "Hans Adolf Julius von Bülow") là một Thượng tướng Pháo binh trong quân đội Phổ. Ông đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.
Tiểu sử.
Hans von Bülow sinh ra trong gia đình quý tộc Bülow vùng Mecklenburg, là con trai của địa chủ Werner von Bülow và dessen Ehefrau Julie geb. von Hodenberg. Ông học trường thiếu sinh quân tại Culm, và vào năm 1830 ông gia nhập trường thiếu sinh quân "Hauptkadettenanstalt" tại kinh đô Berlin.
Sau đó, ông được thuyên chuyển vào Lữ đoàn Pháo binh Cận vệ và vào năm 1844, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Vào năm 1847, tại Breslau, Bülow thành hôn với Rosa von Schlieben, con gái của một viên thượng tá. Ông là bạn của Vương tước Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen, một chỉ huy pháo binh tài giỏi.
Đến năm 1864, Bülow được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng của Trung đoàn Pháo dã chiến Westfalen số. 7.
Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông đã chỉ huy trung đoàn của mình tham gia chiến đấu tại trận Königgrätz. Ông đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức với cương vị là Tư lệnh Pháo binh của Quân đoàn III, và tham chiến trong những trận đánh như Gravelotte-St. Privat (tiếng Pháp: "Bataille de Saint-Privat").
Do những bất đồng giữa ông và Bộ Chiến tranh, khi đó do tướng von Kameke đứng đầu, Hans von Bülow nghỉ hưu vào ngày 12 tháng 12 năm 1882. Nhân dịp ông về hưu, Bülow được ủy nhiệm làm chỉ huy trưởng của Trung đoàn Pháo dã chiến số 2 (Pommern số 1) tại Stettin.
Hans von Bülow được mai táng tại nghĩa trang quân sự trong Hasenheide ở Berlin, bên cạnh người vợ của ông. | 1 | null |
Trận Sena Gallica là một trận hải chiến ngoài khơi bờ biển Adriatic thuộc nước Ý trong mùa thu năm 551 giữa Đế quốc Đông La Mã và một hạm đội của người Ostrogoth, trong cuộc Chiến tranh Gothic (535-554). Nó đánh dấu sự kết thúc sự thống trị của người Goth ở vùng biển của La Mã, và bắt đầu trỗi dậy của người Byzantine trong cuộc chiến tranh dưới sự lãnh đạo của Narses.
Đó cũng là trận đánh lớn cuối cùng chiến đấu trong biển Địa Trung Hải trong hơn một thế kỷ, cho đến khi có trận Masts vào năm 655.
Ý nghĩa của trận chiến.
Quân đội hai bên xấp xỉ gần như bằng nhau, hai chỉ huy hạm đội Ostrogoth, Indulf và Gibal (các cựu sĩ quan cũ của Belisarius), muốn giải quyết nhanh gọn người La Mã trong trận chiến ngay lập tức, và căng buồm để vào trận đánh.
Không giống như các cuộc hải chiến thời trước đó, Các tàu chiến của thế kỷ thứ 6 không tính năng rams, hải chiến được tiến hành bằng cách hai bên bắn hỏa châu vào nhau và rồi xung phong đánh giáp lá cà để chiếm tàu của đổi phương. Trong hình thức chiến đấu kiểu này, kinh nghiệm và khả năng duy trì đội hình của các tàu chiến được coi là cực kỳ thiết yếu, và các thủy thủ đoàn dày dạn kinh nghiệm của Byzantine hoàn toàn chiếm lợi thế so với các thủy thủ đoàn thiếu kinh nghiệm của người Goth. Ngay sau đó trong cái nóng của trận đánh, một số tàu Goth trôi dạt ra khỏi đội hình chính và dễ dàng bị phá hủy, trong khi những tàu khác lại bơi quá gần với nhau nên không thể cơ động. Cuối cùng, các tàu chiến của người Goth hoàn toàn mệt mỏi tan rã và hạm đội tàu của họ quay đầu bỏ chạy ngay như khi họ có cơ hội. Họ đã mất 36 tàu, và Gibal bị bắt, trong khi Indulf với phần còn lại bỏ chạy theo hướng Ancona. Ngay sau khi ông ta đến gần trại quân bộ binh của người Goth, ông ta lao tàu của mình lên bờ và đốt chúng.
Thất bại đáng kinh ngạc này đã làm mất nhuệ khí của lực lượng bộ binh người Goth, và ngay lập tức họ từ bỏ cuộc vây hãm cứ điểm Ancona và rút lui. Theo ngay sau đó là một loạt những thành công của người Đông La Mã, và trận Sena Gallica thực sự có thể được coi là đánh dấu sự khởi đầu của một bước ngoặt làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến sự, từ phía đang diễn biến có lợi cho người Goth sang phía Đông đế quốc Byzantine. | 1 | null |
Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng bởi đau khớp và cột sống mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm, những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn khớp.
Nguyên nhân.
Sự lão hóa xương khớp.
Ở người trưởng thành các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo, mặt khác khi người ta già đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit, làm cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực.
Yếu tố cơ giới.
Là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa nhất là thể thoái hóa thứ phát, thể hiện bằng sự tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp và đĩa đệm, còn được gọi là hiện tượng quá tải, bao gồm:
Triệu chứng.
Đau khớp.
Đau theo kiểu cơ giới, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Hạn chế vận động.
Các khớp và cột sống bị thoái hóa sẽ bị hạn chế vận động một phần, có khi hạn chế nhiều do phản xạ co cứng cơ kèm theo. Bệnh nhân có thể không làm được một số động tác như không quay được cổ, không cúi được sát đất, một số bệnh nhân có dấu hiệu phá gỉ khớp.
Biến dạng khớp.
Thường không biến dạng nhiều như trong các bệnh khớp khác, biến dạng trong khớp do mọc gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
Phương pháp chẩn đoán.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chẩn đoán phù hợp và cho kết quả chính xác nhất. Một số phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến hiện nay: | 1 | null |
Walther Franz Georg Bronsart von Schellendorff (21 tháng 12 năm 1833, tại Danzig – 13 tháng 12 năm 1914, tại Gut Marienhof, Amt Güstrow, Mecklenburg), Tiến sĩ Luật danh dự, là một Thượng tướng Bộ binh "à la suite" của quân đội Phổ, Tướng phụ tá của Hoàng đế và Đức vua, về sau là Bộ trưởng Chiến tranh Phổ. Ông đã từng tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Gia đình.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Phổ cổ, là con trai của Trung tướng Phổ Heinrich Bronsart von Schellendorff (1803 – 1874) và vợ của ông này Antoinette de Rège (1810 – 1873).
Vào ngày 26 tháng 9 năm 1863, tại Altona, Bronsart von Schellendorf kết hôn với Harriet Donner (14 tháng 11 năm 1841 tại Altona – 21 tháng 9 năm 1917 tại Gut Marienhof, Amt Güstrow), con gái của một doanh nhân và giám đốc ngân hàng người Hamburg Bernhard Donner, cố vấn của chính quyền Đan Mạch và là địa chủ tại Schloss Bredeneek, và Helene Schröder (con gái của một gia đình Nam tước).
Ông là em ruột của tướng Paul Bronsart von Schellendorff, và nhậm chức Bộ trưởng Chiến tranh 10 năm sau anh trai mình.
Sự nghiệp quân sự.
Bronsart von Schellendorf rời khỏi trường thiếu sinh quân vào năm 1851, sau đó ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 1 và được phong cấp bậc Trung úy vào năm 1852. Sau khi học tập tại trường cao đẳng Allgemeine Kriegsschule (sau này là Học viện Quân sự Phổ) từ năm 1855 cho tới năm 1858, ông được thuyên chuyển sang "Tiểu đoàn Jäger số 8", và được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá trong Quân đoàn I vào năm 1859. Vào năm 1860, ông được chuyển sang cục đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu và đến năm 1862 ông được tiến cử vào Bộ Tổng tham mưu với quân hàm Đại úy.
Trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai chống Đan Mạch vào năm 1864, Bronsart von Schellendorff đã tham chiến tại trận Dybbøl. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, ông tham gia đại bản doanh của nhà vua nước Phổ. Về sau này, ông lên cấp bậc Thiếu tá.
Từ năm 1866 cho đến năm 1869, Bronsart von Schellendorff tham gia trong bộ tham mưu của Sư đoàn số 17. Vào năm 1869, ông được giao quyền chỉ huy một tiểu đoàn trong Trung đoàn Bộ binh số 87. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn IX dưới quyền chỉ huy của tướng Albrecht Gustav von Manstein, và tham gia các trận đánh của quân đoàn này. Từ năm 1871 cho đến năm 1875, ông giữ chức vụ Tham mưu trưởng cho Quân đoàn X.
Vào năm 1884, ông lên quân hàm Trung tướng và đồng thời là chỉ huy trưởng của Sư đoàn số 17, sau đó vào năm 1888 ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh ("Kommandierender General") của Quân đoàn III, và vào năm 1890 ông là Tướng tư lệnh của Quân đoàn X.
Từ tháng 1 năm 1893, ông không giữ một cương vị cố định, và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh Phổ vào tháng 10 năm đó. Trong nhiệm kỳ của mình, ông biện hộ cho quân đội trước sự chỉ trích của Đảng Dân chủ Xã hội, và phát động một cuộc "cải cách quân luật" theo đề xuất của Quốc hội. Do những bất đồng với Nội các Quân sự, ông nghỉ hưu vào ngày 14 tháng 8 năm 1896. Sự ra đi của ông đã gây tiếc nuối trong các đảng phái ở Đức.
Bronsart von Schellendorff từ trần vào năm 1914 tại Gut Marienhof ở "Amtsbezirk" (một đơn vị hành chính của Phổ) Güstrow. Ông còn là chủ của các điền trang Groß- và Klein-Tessin ở Güstrow. | 1 | null |
Ăn côn trùng là việc ăn uống, tiêu thụ côn trùng như thực phẩm của con người. Trên thực tế, côn trùng bị tiêu diệt và ăn thịt bởi nhiều loài động vật hoặc một số loài thực vật ăn thịt lấy chất dinh dưỡng từ côn trùng, nhưng thuật ngữ này thường được dùng để chỉ về việc tiêu thụ côn trùng của con người. Một số loài côn trùng phổ biến hơn và nhện ăn trên thế giới bao gồm dế, ve sầu, châu chấu, kiến, ấu trùng bọ cánh cứng, ấu trùng các loài sâu bướm, nhộng. Thuật ngữ ăn côn trùng đôi khi được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm việc thực hành ăn động vật chân đốt không phải là côn trùng, chẳng hạn như loài nhện, rết, bò cạp.
Tổng quan.
Lịch sử.
Thói quen ăn côn trùng đã có từ rất lâu trong lịch sử và hiện tại có khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang ăn côn trùng. Ăn côn trùng của con người là phổ biến ở các nền văn hóa trong nơi trên thế giới, chẳng hạn như miền Bắc, Trung và Nam Mỹ và châu Phi, châu Á, đặc biệt là vùng Đông Nam Á, ở Úc và New Zealand. Hơn 1.000 loài côn trùng được biết là được ăn trong 80% các quốc gia trên thế giới, Khoản gần một nghìn loài côn trùng có thể ăn được, từ những loài nhỏ như châu chấu cho đến trứng ruồi.Tuy nhiên, trong một số xã hội ăn côn trùng là không phổ biến hoặc thậm chí cấm kỵ.
Hiện nay, việc tiêu thụ côn trùng ăn là khá hiếm trong các nước phát triển, ở các nước phương Tây nhất là cảm giác ghê sợ côn trùng của người dân các nước phương Tây vẫn là một rào cản đối với nỗ lực biến côn trùng thành thực phẩm nhưng côn trùng vẫn là một thực phẩm phổ biến ở nhiều nước đang phát triển của châu Mỹ La tinh, châu Phi, châu Á và châu Đại Dương và là đặc sản ở nhiều quốc gia ở vùng này.
Một dự báo năm 2012 cho biết, loài sâu gạo sẽ nhanh chóng thay thế các loại thực phẩm khác để trở thành nguồn cung protein chính cho loài người trong tương lai. Việc nuôi sâu gạo chỉ chiếm 10% diện tích đất so với nuôi bò, 30% diện tích dành cho việc chăn nuôi lợn, 40% diện tích dành nuôi gà, trong khi mức cung cấp chất đạm của loài sâu này lại cao tương đương với các loại thực phẩm kể trên.
Năm 2013, Liên Hợp Quốc ra lời kêu gọi ăn côn trùng để chống lại nạn đói và hiện tượng ấm lên toàn cầu. kêu gọi các nhà hàng, đầu bếp và các tác giả viết về ẩm thực tăng cường tuyên truyền thói quen ăn côn trùng.
Ưu thế.
Côn trùng có ở khắp mọi nơi và chúng sinh sôi rất nhanh, nhưng chúng có mức độ ảnh hưởng môi trường tương đối thấp việc nuôi và tiêu thụ các loại côn trùng ăn được mang lại nguồn lợi không nhỏ. Ngoài ra, côn trùng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng và protein cao so với thịt và cá. Côn trùng có thể được sử dụng như một loại thực phẩm bổ sung dành cho trẻ em suy dinh dưỡng. Bởi vì chúng có hàm lượng protein cao cũng như rất giàu các vi chất đồng, sắt, magnesi, mangan, phosphor, selen và kẽm Chính vì côn trùng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng. Nhộng ong, bọ xít, nhộng tằm, châu chấu, dế mèn, cà cuống, bọ cạp và nhiều loài côn trùng khác là thực phẩm khá phổ biến tại các nước đang phát triển.
Đặc biệt là bò cạp còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau... Tuy nhiên có một số loài có độc mạnh không thể ăn được nên cẩn thận đề phòng trước khi ăn thịt bò cạp phải chắc chắn là nó không có độc. Nên làm ăn sau khi mấy ngày bắt về, rửa sạch các chất độc và sau khi chín bỏ thêm hương vị tuy theo sở thích mỗi người, nhiều người nghĩ bụng của bò cạp là ngon nhất. Món bò cạp đa số được bán ở các vùng. Bò cạp hiện có bán tại một số nơi với giá 30.000 đồng cho 10 con. Vì môi trường thay đổi nên một số loài bọ cạp đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và có thể ảnh hưởng tới nền nông nghiệp vì bọ cạp là loài ăn các loài côn trùng có hại cho nông sản.
Ngoài ra, Ăn côn trùng có thể giúp não người tiến hóa, với chế độ ăn thanh đạm như kiến, ốc sên và bọ có thể kích thích sự phát triển não bộ, đảm nhiệm các chức năng nhận thức cao hơn ở người tiền sử và các loài linh trưởng khác, việc phải ăn côn trùng khi nguồn thực phẩm khan hiếm có thể đóng góp vào quá trình tiến hóa nhận thức của loài hominid và thiết lập nền tảng cho việc sử dụng công cụ hiện đại ở loài người. nhiều nhóm dân số trên thế giới thường ăn côn trùng theo mùa và cho rằng thói quen này đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiến hóa ở người.
Khuyến cáo.
Nếu không biết cách chế biến hoặc ngâm rượu uống thì sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ như loài bọ cạp có nọc độc, bọ xít, ong vò vẽ… Bởi nếu không biết cách loại bỏ độc tố thì dễ rước họa vào thân, không khéo còn thiệt mạng. khi bắt côn trùng để chế biến thành thực phẩm thì không được dùng thuốc hoặc các loại hóa chất độc hại, đặc biệt đối với những loài thiên địch có lợi cho đồng ruộng, các loài côn trùng quý hiếm vừa dùng làm thực phẩm vừa dùng làm thuốc. Dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không phải loại côn trùng nào cũng ăn được, nên cần phải dùng những loại côn trùng theo khuyến cáo. | 1 | null |
Lễ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thánh hay còn gọi là Lễ Nến, Lễ Thanh Tẩy là một lễ kính nhớ việc Đức Maria được thanh tẩy theo luật Môsê, 40 ngày sau khi sinh Đức Giêsu.
Sự kiện dâng Chúa Giêsu vào đền thánh và thanh tẩy Đức Trinh Nữ đã được Luca ghi lại (Lc 2,22-39). Sự kiện này nhằm thực hiện những lề luật đã được ghi rõ trong Cựu ước (Lv 12,8). Theo luật Môsê, phụ nữ sau khi sinh con thì bị coi là nhơ uế trong 40 ngày nếu sinh con trai và trong 80 này nếu sinh con gái.
Lễ này được du nhập vào Đế quốc Đông Phương dưới triều vua Justinianô (527-565). Đối với Hội thánh Tây phương, lễ này được nhắc đến trong sách bí tích của Giáo hoàng Gelasianô vào thế kỷ 7. Kể từ cuối thế kỷ IV, Giáo hội Giêrusalem đã mừng kính lễ này. Giáo hội Hy Lạp và Milanô kể lễ này vào một số lễ trọng kính Chúa, một nghi lễ chính trong năm. Giáo hội Rôma lại thường kể lễ này vào số các lễ Đức Trinh Nữ.
Trong thông điệp về lòng tôn sùng Maria, Giáo hoàng Phaolô VI viết: ""Lễ mùng 2 tháng 2, được cải tên là lễ "dâng Chúa vào đền thánh", cũng cần nhắc nhở để hưởng nguồn phong phú lớn lao của ân sủng Chúa Giêsu và Maria đi song song. Đức Kitô thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Maria mật thiết kết hợp với Chúa chịu khổ hình, để thực hiện một sứ mạng vừa thuộc về Dân Chúa của Cựu ước, vừa là hình ảnh của Dân Tân ước luôn luôn vị bắt bớ gian khổ, thử thách đức tin và lòng trông cậy"" (Lc 2,21-35) (Marialis Cultur, số 7b).
Trong ngày này, người ta làm phép nến để tưởng nhớ lời tiên tri Simêon gọi Đức Kitô là "ánh sáng soi đường cho dân ngoại" (Lc 2,32) và tổ chức kiệu nến trong nhà thờ, tượng trưng cho việc Đức Giêsu tiến vào đền thờ Jerusalem. Ở Scotland, đây là ngày đáo hạn theo luật để trả tiền lời lẫn tiền vay mượn. | 1 | null |
Thượng phụ, còn được gọi là Trưởng phụ hay Mục thủ, là các giám mục bậc cao nhất trong Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Chính Thống giáo Cổ Đông phương, và Cảnh giáo. Phạm vi tài phán (bao gồm một hay nhiều giáo tỉnh) của một thượng phụ là "Giáo khu thượng phụ", cũng được gọi theo cách hoán dụ là "Tòa thượng phụ". Trong lịch sử, một thượng phụ thường là ứng viên thích hợp cho chức vụ Ethnarch, tức là người đại diện cho cộng đồng tôn giáo của mình trong một quốc gia theo tôn giáo khác (ví dụ như các cộng đồng Kitô giáo thiểu số trong Đế quốc Ottoman Hồi giáo).
Về mặt từ nguyên, ban đầu từ πατριάρχης ("patriarchés") trong tiếng Hy Lạp dùng để chỉ người đàn ông nắm giữ quyền chuyên chính trong một gia tộc (hệ thống gia đình như thế được gọi là chế độ phụ quyền). Trong Kinh Thánh Cựu Ước Bản Bảy Mươi ("Septuaginta"), từ này được dùng cho các Tổ phụ, mà trong phạm vi hẹp đề cập đến Abraham, Isaac và Jacob là các tổ phụ của người Israel. Tuy nhiên về sau, từ này đã mang ý nghĩa khác khi được sử dụng trong văn cảnh giáo hội học, như vừa trình bày ở trên.
Kitô giáo Đông phương.
Chính thống giáo Đông phương.
Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis là chức sắc được coi là "primus inter pares" (đứng đầu giữa những người bình đẳng) trong Khối hiệp thông Chính thống giáo Đông phương. Ngoài ra còn có 3 vị trí thượng phụ cổ đại nữa là Alexandria, Antiochia và Jerusalem cùng với 5 vị trí thượng phụ ít thâm niên hơn là Bulgaria, Gruzia, Serbia, Nga và România.
Công giáo Rôma.
Latinh.
Các Tòa thượng phụ Latinh thuần túy chỉ mang tính danh dự:
Đông phương.
Có 6 Giáo hội Công giáo Đông phương được đứng đầu bởi một thượng phụ, tuyên bố kế thừa một (hay một vài) tòa thượng phụ cổ:
Đại tổng giám mục.
Có 4 Giáo hội Công giáo Đông phương được đứng đầu bởi một đại tổng giám mục (tổng giám mục trưởng), tước hiệu này được lập năm 1963 và về cơ bản gần tương đương với thượng phụ: | 1 | null |
Nữ trung gian là một tước hiệu được dành cho Đức Maria với vai trò người là trung gian của ân sủng. Vai trò trung gian của Maria có hai khía cạnh. Trong thần học Công giáo cho rằng kể từ khi hạ sinh Đức Giêsu (Đấng Cứu chuộc, nguồn mạch của mọi ân sủng) thì Đức Maria đã trở thành kênh dẫn đưa mọi ân sủng đến cho nhân loại. Ý kiến thứ hai cho là: Khi Đức Maria lên trời thì mọi ân sủng mà nhân loại nhận được đều có sự cộng tác và chuyển cầu của Mẹ Maria.
Ở khía cạnh thứ nhất: Đức Maria tự nguyện cộng tác với Thiên Chúa như ưng thuận với mầu nhiệm Nhập thể, hạ sinh con và chia sẻ với Con tức Giêsu trong tinh thần những vất vả của cuộc khổ nạn và tử nạn. Tuy nhiên, chỉ mình Đức Kitô là người thật sự dâng hy lễ chuộc tội trên thập giá. Còn Đức Maria chỉ có vai trò nâng đỡ Người về mặt tinh thần trong hành vi đó. Bởi thế, bà không đủ tư cách được gọi là "tư tế" như một vài văn kiện Rôma đã gọi. Công đồng Florencia năm 1441 giải thích Đức Kitô "đã một mình chiến thăng kẻ thù của nhân loại". (Denzingger 1347). Cũng vậy chỉ mình Đức Kitô đã giành được ơn cứu chuộc cho toàn thể nhân loại, trong đó có cả Đức Maria. Do đó, vai trò của bà Maria trong công cuộc cứu chuộc khách quan của Đức Kitô chỉ có tính cách gián tiếp và xa xa, xuất phát từ thái độ tự nguyện hiến thân phục vụ Đức Kitô. Các sách Tin Mừng ghi nhận dưới chân thập giá, bà đã đau khổ và hy sinh cùng với con, nhưng luôn lệ thuộc vào con đến nỗi sự hiến dâng của bà có hiệu quả được cũng là nhờ sự tự hiến của người con.
Ở khía cạnh thứ hai: Đức Maria cộng tác bằng cách lấy tình mẫu tử chuyển cầu cho nhân loại được hưởng ơn cứu chuộc của Đức Kitô, còn gọi là công cuộc cứu chuộc chủ quan. Điều này không có nghĩa là các tín hữu muốn được ơn gì cũng phải cầu nguyện qua trung gian Đức Maria, hay sự chuyển cầu của bà tự thân là điều kiện cần thiết để Chúa ban ân phúc nhưng hàm ý rằng theo sự sắp xếp đặc biệt của Thiên Chúa, bà ban những ơn mà Đức Kitô đã giành được qua lời chuyển cầu trung gian của Đức maria, Mẹ Đức Kitô.
Đức Nữ Trung gian là một danh hiệu có từ khá xưa đã được sử dụng bởi một số thánh, ít nhất là từ thế kỷ thứ 5. Việc dùng danh hiệu này có phần tăng lên trong thời Trung Cổ và đạt mức phổ biến tối đa trong các tác phẩm của thánh Louis de Montfort và Alphonsus Liguori vào thế kỷ 18. Các vị giáo hoàng gần đây và Công đồng Vatican II đều hậu thuẫn cho danh xưng "Nữ trung gian" này. Truyền thống giáo phụ cũng hiểu sự trung gian của Đức Maria theo chiều hướng đó. | 1 | null |
Đồng công cứu chuộc là một tước hiệu của Đức Maria. Điều này ám chỉ đến việc Đức Maria là người cộng tác với Đức Giêsu trong việc cứu độ nhân loại. Nó cũng có thể coi là một khía cạnh trong vai trò trung gian của Đức Maria.
Quan điểm Công giáo giải thích tước hiệu như sau: chẳng những Maria đã đồng ý trở thành Mẹ Thiên Chúa mà bà còn tự nguyện chấp nhận với những vất vả, khổ cực và cái chết của con mình để cứu độ nhân loại. Dù là Đấng đồng công cứu chuộc nhưng Đức Maria vẫn không thể có vai trò ngang bằng với Đức Kitô trong hoạt động cứu độ ấy. Vì chính Đức Maria cũng cần được cứu độ và quả thật bà đã được con của mình cứu. Chỉ một mình Đức Kitô là đáng công trong việc cứu độ con người. Nhờ sự chuyển cầu hữu hiệu của Đức Maria, những kẻ đã được Đấng Cứu Thế cứu một cách khách quan sẽ được thấy công trang của Đức Kitô áp dụng cho mình theo cách chủ quan. | 1 | null |
Theotokos hay Mẹ của Thiên Chúa là một tước hiệu của Đức Maria trong vị thế là người sinh ra Đức Giêsu là Thiên Chúa. Nền tảng Kinh thánh của khái niệm này là ý tưởng sau đây của các sách tin mừng: Đức Giêsu là chúa thật và Đức Maria là mẹ thật của Đức Giêsu.
Các ghi chép.
Tại công đồng Êphêsô (431) khái niệm này được định tín lần đầu tiên nhằm chống lại Nestoriô. Tuy nhiên, phần lớn cho rằng truyền thống này đã có từ thời các tông đồ. Thánh Ignatinô thành Antiôkia (chết năm 107) đã viết cho các tín hữu Ephesô: "Đức Giêsu Kitô chúa chúng ta đã được cưu mang trong lòng Đức Maria, theo chương trình của Thiên Chúa". Tước hiệu Theotokos trở nên phổ biến kể từ sau thế kỷ 3. Tước hiệu này đã được Origenê (khoảng 185-254) sử dụng và trong một bài viết khoảng năm 382, thánh Gregoriô Naziaznô đã nói: "Nếu ai không nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa người ấy sẽ bị xa lìa Thiên Chúa".
Lạc giáo Nestoriô cho rằng Đức Maria không thể là Mẹ Thiên Chúa vì ngài chỉ sinh ra nhân tính mà thôi. Ý kiến trái ngược của các nhà hộ giáo thì lại cho rằng không phải chỉ có bản tính mà cả ngôi vị của Đức Giêsu đã được cưu mang và sinh ra. Đức Maria đã cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập thể nên ngài thật sự là Mẹ Thiên Chúa. Cũng vì là Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria có địa vị trỗi vượt hơn hết mọi người và chỉ thánh thiện thua Con Thiên Chúa. Các tác giả xưa thường nhấn mạnh tới mối tương quan giữa vai trò làm Mẹ của Đức Maria và tình trạng đầy ân sủng của ngài, được ám chỉ trong lời chào của thiên thần khi truyền tin: "Kính chào bà đầy ân phúc" Ngày 1/1 hàng năm được coi là lễ" Mẹ Thiên Chúa "- lễ trọng. | 1 | null |
Stephen Alan "Steve" Harper (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1975) là một cầu thủ bóng đá Anh đã giải nghệ, vị trí cuối cùng ông tham gia là thủ môn cho câu lạc bộ ngoại hạng Anh Newcastle United. Ông đã 157 lần khoác áo Newcastle tại giải vô địch quốc gia.
Tiểu sử.
Thời thơ ấu.
Harper lớn lên tại Easington, County Durham bắt đầu tập luyện bóng đá tại East Durham College. Anh ấy thích bóng đá từ nhỏ và xem thủ môn Bruce Grobbelaar là thần tượng.
Sự nghiệp.
Năm 1993 anh ký hợp đồng với Newcastle United từ câu lạc bộ địa phương Seaham Red Star.
Sau khi tới Newcastle, anh là thủ môn dự bị cho Pavel Srníček, tiếp đó là Shaka Hislop và Shay Given; anh được cho mượn tới các câu lạc bộ Bradford City, Gateshead, Stockport County, Hartlepool United andvà Huddersfield Town trước khi góp mặt trong đội hình chính ở nửa trận gặp Wimbledon vào năm 1998.
Nhiều lần, Harper đã gần như thay thế được Given, đáng chú ý là vào mùa giải 1998–1999. Harper đã chơi trong trận chung kết FA Cup 1999, khi Newcastle đang bị MU dẫn trước 2–0. Huấn luyện viên Ruud Gullit đã cho thấy Harper là lựa chọn tốt hơn Shay Given vào thời điểm đó. Tuy nhiên khi bắt đầu mùa giải 1999–2000, Gullit từ chức và Harper trở lại vị trí thủ môn dự bị, mặc dù vậy, anh vẫn góp mặt ở đội hình chính khi Given bị chấn thương. Khi Given quay trở lại sau chấn thương, Harper quay trở lại với vị trí thủ môn dự bị.
Năm 2002 anh thường xuyên xuất hiện trong các trận đấu tại UEFA Champions League, đáng chú ý nhất là trận đấu với Juventus tại sân St James' Park và Harper đã giữ sạch lưới giúp đội nhà giành chiến thắng 1–0 trước nhà vô địch Italia. Chiến thắng đã giúp Newcastle vượt qua vòng bảng. Harper đã muốn ra đi khi không thường xuyên được góp mặt ở đội hình chính (giống như Given đã làm khi Gullit không đưa anh vào đội hình chính). Anh đã được liên hệ bởi các câu lạc bộ West Bromwich Albion, Celtic, Watford, Rangers, và Liverpool trong suốt thời gian ở Newcastle, mặc dù vậy không lời đề nghị nào thành hiện thực.
Một lần nữa anh bày tỏ mong muốn được góp mặt trong đội hình chính vào 06/2006, một hành động mà sau đó HLV Glenn Roeder đã phải nỗ lực thuyết phục Harper ở lại với câu lạc bộ. Với đề nghị này, CLB đã ký một hợp đồng mới để giữ chân anh ở St James' Park cho đến 06/2009. Chấn thương của Given đầu mùa giải 2006-07 tạo cho Harper một cơ hội để chứng minh giá trị của mình trong đội hình chính. Tuy nhiên, anh đã không có một khởi đầu tốt nhất khi chơi trong đội hình chính, Newcastle thua 2-0 trước Liverpool vào ngày 20/09/2006 khi Harper bắt đầu trận đấu đầu tiên sau 15 tháng, một pha lốp bóng từ 65m của Xabi Alonso, Harper đã trượt chân trong khi cố gắng lùi lại để bắt bóng, tuy nhiên anh đã ngăn chặn được. Mặc dù gặp thất bại này, Harper đã cho thấy một số màn trình diễn tuyệt vời trong mùa giải. Như trận gặp Manchester City vào đầu tháng 11, anh đã cứu được nhiều bàn thua trông thấy. Harper cũng có cơ hội vào đội một sau khi Given bị chấn thương lần thứ ba tại mùa giải đó, nổi bật nhất là khi giữ sạch lưới chống Chelsea, điều này chỉ có hai thủ môn khác làm được trong mùa giải đó. Đây là mùa giải đầu tiên Harper được chơi liên tục kể từ năm 2001.
26/07/2007, Harper đã vào sân thay người trong một trận giao hữu gặp Celtic và chơi như một tiền đạo. Harper tiếp tục là thủ môn chính của Newcastle khi bắt đầu mùa giải 2007-08, mùa được dẫn dắt bởi HLV mới Sam Allardyce. Given vật lộn với chấn thương háng và tân binh Tim Krul được cho mượn tại Falkirk, Harper bắt đầu trong sáu trận đầu tiên, giữ sạch lưới hai trận. Tuy nhiên, anh bị mất vị trí của mình một lần nữa khi Given quay trở lại, mặc dù vậy Given lại gặp một chấn thương khác ở cuối mùa giải cho phép Harper tiếp tục xuất hiện tại đội hình chính dưới thời HLV mới, chính là Kevin Keegan người đầu tiên đã đưa anh đến Newcastle. Sau một loạt các trận đấu tốt, Harper một lần nữa muốn chuyển tới CLB khác. Liverpool tỏ ý muốn ký hợp đồng với anh để làm phương án dự bị cho thủ môn Pepe Reina. Keegan đã phản ứng với việc này bằng cách nói rõ ý định của mình để giữ lại Harper.
Harper ký hợp đồng mới vào 01/2009, giữ anh ở Newcastle cho đến năm 2012, năm thứ 19 của mình tại câu lạc bộ. Cũng trong kỳ chuyển nhượng này, Given chuyển đến Manchester City, nâng cao vị trí của Harper trong câu lạc bộ và do đó sau gần 16 năm, Harper cuối cùng cũng là thủ môn số 1 ở tuổi 33. Harper đáp trả niềm tin của HLV bằng cách thi đấu ở đẳng cấp thế giới, cản phá rất nhiều và là thủ môn tốt nhất ở giải vô địch, giữ kỷ lục 21 trận sạch lưới trong 37 trận và chỉ để thủng lưới 35 bàn, ít hơn mục tiêu đã đặt ra.
Harper có trận thứ 50 liên tiếp khi góp mặt ở đội hình chính ở trận đấu vào ngày 06/03/2010 trong chiến thắng 6-1 trước Barnsley. Đây là lần góp mặt ở đội hình chính lâu nhất trong toàn bộ sự nghiệp của anh.
23/03/2010, Harper lập kỷ lục giữ sạch lưới 19 trận sau khi đánh bại Doncaster Rovers 1-0 tại Keepmoat Stadium, phá vỡ kỷ lục giữ sạch lưới của câu lạc bộ đã lập từ lần cuối Newcastle được thăng hạng vào mùa giải 1992-1993. Harper cho rằng danh hiệu này là điểm cao nhất của sự nghiệp của mình.
Vào ngày 18/09/2010, Harper gặp chấn thương trong một pha tranh chấp với Jermaine Beckford trong chiến thắng 1-0 tại Everton, anh được thay ra ngay trong hiệp một. Vào 22/09 bác sĩ xác nhận anh sẽ phải nghỉ thi đấu ít nhất 3 tháng. Cuối tháng 10/2010, Chris Hughton nói Harper có thể trở lại trong ít nhất là 3 tuần, sau khi đã "hồi phục rất tốt" và nói rằng anh sẽ trở lại trong "tình trạng tốt". Harper trở lại tập luyện trong tháng 12/2010 và trở lại thi đấu trên băng ghế dự bị dưới thời HLV mới Alan Pardew trong trận đấu đánh bại Liverpool 3-1. Thủ môn trẻ Tim Krul giữ vị trí của anh trong trận thua 2-0 trước Tottenham Hotspur vào ngày 28/12. Harper trở lại là sự lựa chọn thủ môn số 1 chống lại Wigan Athletic FC trong chiến thắng 1-0. Harper duy trì vị trí của mình trong suốt hai tháng đầu năm. Trong mùa giải 2011-12, Harper một lần nữa mất vị trí của mình vào tay Tim Krul và thậm chí không có trong đội hình thi đấu.
Vào ngày 24/102011, Harper đã tham gia Football League Championship trong đội hình Brighton & Hove Albion dưới dạng cho mượn trong một tháng, trận đấu ra mắt là trận thua 1-0 trước West Ham United..
Trong mùa hè trước mùa giải 2012-13, Tim Krul được nhận chiếc áo số 1, chiếc áo trước đây của Harper. Harper đổi sang số 37.
23/08/2012, Harper xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 15 tháng khi gặp Atromitos trong trận đấu play-off, trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1-1. 22/03/2013, Newcastle thông báo Harper sẽ kết thúc hợp đồng vào cuối mùa giải 2012-13, kết thúc 20 năm phục vụ của mình cho câu lạc bộ.
12/05/2013, Harper được thay cho Elliot sau khi nhận thẻ vàng thứ hai trong trận đấu với Queens Park Rangers. Anh đã chơi 10 phút cuối rất tốt và Newcastle United đã ăn toàn khỏi nhóm xuống hạng.
19/05/2013 Harper ra sân với vị trí đội trưởng và đã thi đấu trận đấu cuối cùng của mình trong trận thua 1-0 trước Arsenal. | 1 | null |
Trái tim vẹn sạch Đức Bà Maria hay Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ Maria hay Khiết tâm Đức Bà Maria là dấu chỉ và biểu tượng nói lên sự thương cảm và vô tội của mẹ Maria. Đó cũng là một biểu tượng để các kitô hữu tôn sùng. Việc tôn sùng Trái tim vô nhiễm của Đức Maria được phổ biến ở tầm thế giới sau biến cố hiện ra ở Fatima (1917) và sau đó được sự phê chuẩn của Tòa thánh. Vào năm 1942, kỷ niệm 25 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Giáo hoàng Piô XII đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Sau đây là bản kinh cầu được sử dụng rộng rãi:
":"Lạy Đức Trinh nữ Fatima, là Mẹ hay thương xót, là Nữ vương trên trời dưới đất, là nơi nương ẩn cho người tội lỗi, chúng con xin tận hiến cho Mẹ trái tim, linh hồn, gia đình và tất cả những gì chúng con có. Và để cho việc tận hiến này được kết quả bền lâu, hôm nay chúng con xin lập lại lời hứa khi chịu phép rửa tội và phép thêm sức. Chúng con cương quyết trở nên những Kitô hữu tốt lành, trung thành với Chúa, với Hội thánh và Giáo hoàng. Chúng con hứa sẽ siêng năng lần hạt Mân côi, rước lễ, giữ các ngày thứ bảy đầu tháng và tìm cách đưa các linh hồn tội lỗi trở về với Chúa. Lạy Đức trinh nữ chí thành, chúng con cũng xin hứa nhiệt tình quảng bá việc tôn sùng Mẹ, để nhờ việc tận hiến cho Trái tim vô nhiễm của Mẹ và nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, Nước Chúa sẽ mau đến trên thế gian này. Amen"." | 1 | null |
Vào chiều thứ Hai ngày 20 tháng 5 năm 2013, một cơn lốc xoáy tàn phá có cường độ ít nhất EF5 đã gây ảnh hưởng Moore, Oklahoma, và khu vực lân cận khác, làm chết ít nhất 51 người và làm bị thương hơn 145 người.. Cơn lốc xoáy là một phần của một hệ thống thời tiết lớn hơn đã tạo ra một số cơn lốc xoáy khác so với hai ngày trước đó. Cơn lốc xoáy đã đổ bộ xuống hồi 2:56 giờ chiều CDT (19:56 UTC), ở trên mặt đất khoảng 40 phút trên một độ dài 20 dặm Anh (32 km). Bản tin KWTV xác nhận rằng nó đã đổ bộ xuống Tây Newcastle và vượt qua một phần đông dân cư của Moore. Nó đã có thể rộng hơn 2 dặm (3,2 km) ở đỉnh cao của nó.
Tác động.
Theo Văn phòng kiểm tra Y tế Thành phố Oklahoma, ít nhất 233 người bị thương và ít nhất 91 người đã được xác nhận đã chết. Toàn bộ phân khu đã bị xóa sổ và nhà bị san bằng ở một khu vực rộng lớn của thành phố. Một số trường học cũng đã bị hư hại hoặc bị phá hủy, với Trường Tiểu học Briarwood bị tác động trực tiếp với các học sinh bị mắc kẹt, tin tức KFOR cho thấy Trường tiểu học Plaza Towers cũng đã bị tác động trực tiếp với 75 học sinh đang có mặt ở trường, với nhà trường hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Hai mươi trẻ em đã được xác nhận đã chết trong trường Plaza Towers. Đây là cơn lốc xoáy chết người đầu tiên tại một trường Mỹ kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2007, trong doanh nghiệp, Alabama. Phần lớn của Interstate 35 đã bị đóng cửa;. Mảnh vỡ bị ném lên xa lộ. Cơn lốc xoáy đã khiến hơn 38.000 khách hàng chịu cảnh mất điện ở Oklahoma.
Cục Thời tiết Quốc gia ở Norman, Oklahoma, đã đưa ra tính toán ban đầu cơn lốc xoáy có cường độ là EF5. Các nhân chứng cho rằng nó gần giống "một bức tường đen hủy diệt khổng lồ" hơn là một cơn lốc xoáy điển hình. | 1 | null |
Đức Maria vô nhiễm nguyên tội là một tín điều dạy rằng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa không hề bị nhiễm tội nguyên tổ (thuộc Tín điều). Người ta cũng tin rằng Mẹ không nhiễm tội cá nhân, và không vướng một ước muốn bất chính hay dục vọng nào (thuộc truyền thống và tính hợp lý). Tự bản tính, bà đã được giữ sạch khỏi tội nguyên tổ nhưng không có nghĩa là không phải chịu những khiếm khuyết do tội ấy gây ra. Cũng như Đức Giêsu, Đức Maria vẫn có những giới hạn của mình, nhưng những giới hạn này không hẳn là sự bất toàn về mặt luân lý.
Maria được biết đến là một người sống cuộc đời bình thường của một con người, phải lao động, phải đau khổ, phải mệt nhọc. Đang khi đó, dục vọng bao hàm khiếm khuyết về mặt luân lý, vì dục vọng có thể đưa con người tới tội lỗi bằng cách kích động những cảm xúc mạnh mẽ của con người, để nó hành động trái ngược với Luật của Thiên Chúa, kể cả khi con người không chính thức làm điều sai trái vì không ưng thuận. Đức Maria được miễn nhiễm khỏi tội riêng khi còn sống; đó là một ân huệ đi đôi với tình trạng nguyên vẹn của bà hay tình trạng không có dục vọng.
Đức Maria không mắc tội, điều này có thể được suy ra từ tước hiệu được đề cập trong tin mừng: "đầy ân phúc", các tác giả Công giáo cho rằng nếu đã tràn đầy tình thân với Thiên Chúa thì không thể nào phạm lỗi về mặt luân lý. Thánh Augustinô nói rằng: ta phải loại trừ mọi tội cá nhân ra khỏi Đức Maria vì chính danh dự của Thiên Chúa".
Suốt dọc chiều dài lịch sử, Hội Thánh đã nhận thức rằng Đức Maria, vì được Thiên Chúa ban cho "đầy ơn phúc" (Lc l, 28), nên được cứu chuộc ngay từ lúc thụ thai. Đó là nội dung tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Giáo hoàng Piô IX công bố năm 1854.
Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo viết:
Các Giáo phụ Đông Phương gọi Mẹ Thiên Chúa là Đấng Rất Thánh (Panaghia) và tôn vinh Mẹ là "Đấng không hề vương nhiễm một tội nào, như một thụ tạo mới do Chúa Thánh Thần nắn đúc và tác tạo" (x. LG 56). Nhờ ân sủng Thiên Chúa, Đức Maria suốt đời vẫn tinh tuyền không hề phạm tội riêng nào. | 1 | null |
Đức Mẹ An giấc ( "Koímēsis" hay "Kimisis") là một trong 12 đại lễ trong lịch phụng vụ Chính Thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương và Công giáo Đông phương kính nhớ sự kiện Đức Mẹ Maria "an nghỉ" hay qua đời, và thân xác bà phục sinh trước khi được đưa lên thiên đàng. Lễ được cử hành vào ngày 15 tháng 8.
Dù thiếu các tài liệu đáng tin cậy cho biết thời gian, địa điểm và hoàn cảnh Đức Maria qua đời nhưng sự kiện đó đã được cộng đồng Kitô giáo sơ khai ghi nhận. Các thánh Ephrem, Hieronimô và Augustinô đều đề cập đến việc Đức Maria đã qua đời. Nhưng Epiphaniô (315-403) sau khi nghiên cứu các tài liệu lại cho rằng: "Không ai biết Đức Mẹ đã giã từ cõi đời như thế nào". Cho đến hiện nay Giáo hội Công giáo vẫn chưa chính thức xác định giáo lý về điều này, nhưng các thần học hiện đại nói chung vẫn tin rằng Đức Maria đã qua đời. Các quan điểm này cho rằng tuy không bị định luận chung chi phối phải chết vì không mắc tội nhưng với bản chất tạm bợ, thân xác Đức Maria hẳn phải giống với thân xác của con bà là Đức Giêsu, người đã chết trên thập giá. | 1 | null |
Đấu Cốc Ô Thố (chữ Hán: 鬬穀於菟), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Đấu, tên là Cốc Ô Thố, tự Tử Văn (子文), lệnh doãn nước Sở đời Xuân Thu.
Cuộc đời.
Căn cứ vào Tả truyện - Tuyên công tứ niên, Nhược Ngao nước Sở lấy vợ là con gái vua nước nước Vân, sanh ra Đấu Bá Tỷ. Nhược Ngao mất, Bá Tỷ theo mẹ về nước Vân, rồi tư thông với con gái của Vân tử, sanh ra một đứa con trai. Vân phu nhân đem đứa trẻ bỏ ở chằm Vân Mộng, không ngờ đứa trẻ lại được một con cọp cái chăm sóc rồi cho bú. Vân tử đi săn, trông thấy thì kinh hãi, vội quay về thuật lại cho phu nhân. Vân phu nhân đành phải nói thật, Vân tử bèn đem con gái gả cho Bá Tỷ, tìm đứa trẻ đem về giao lại cho 2 vợ chồng Bá Tỷ. Nhân vì đứa trẻ được cọp cho bú, nên mới đặt tên là Cốc Ô Thố. Trong tiếng nước Sở, Cốc nghĩa là cho bú, Ô Thố nghĩa là cọp.
Năm 664 TCN, Đấu Ban giết lệnh doãn Tử Nguyên, Đấu Cốc Ô Thố kế nhiệm làm lệnh doãn. Gặp thời cục động loạn, ông đem gia sản ra giúp nước Sở vượt qua nguy khó, được đời sau ca ngợi. | 1 | null |
Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên(Tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화 주석) là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Kim Nhật Thành (1972 (15 tháng 4 năm 1912) - 8 tháng 7 năm 1994)
Kim Nhật Thành là người đầu tiên và duy nhất giữ chức vụ này. Sau khi Kim Nhật Thành qua đời, ông được phong là "Chủ tịch vĩnh viễn" chức vụ Chủ tịch bị bãi bỏ để tỏ lòng tôn kính Kim Nhật Thành | 1 | null |
Tử Nguyên (chữ Hán: 子元, ? - 664 TCN), tên là Thiện (善), tức Vương tử Thiện (王子善), lệnh doãn nước Sở đời Xuân Thu.
Cuộc đời.
Ông là con của Sở Vũ vương, em của Sở Văn vương, chú của Sở Thành vương. Sau khi Thành vương lên ngôi, Tử Nguyên ở bên cạnh vương cung, bày cuộc ca hát nhằm dụ dỗ phu nhân Tức Quy của Văn vương (tức là mẹ của Thành vương). Tức Quy trách mắng ông: "Tiên quân lấy việc võ làm phương châm, nên mới huấn luyện quân đội vậy. Nay lệnh doãn không tìm những kẻ thù của nước Sở, mà lại ở bên cạnh bà góa này, chẳng lạ lùng sao!" Năm 666 TCN, Tử Nguyên 600 cỗ xe đi đánh Trịnh, vào cửa Kết Trật. Chư hầu đến cứu Trịnh, ông nhân đêm tối đưa quân bỏ trốn.
Năm 664 TCN, Tử Nguyên ngủ lại trong cung, Đấu Xạ Sư (tức Đấu Liêm) can ngăn, ông bắt giam Đấu Xạ Sư trong cung. Mùa thu năm ấy, Thân công Đấu Ban phát động chánh biến, giết Tử Nguyên. Đấu Cốc Ư Đồ kế nhiệm làm lệnh doãn. | 1 | null |
Bắc Kinh có lịch sử lâu dài và phong phú, nguyên truy từ cách nay 3.000 năm. Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa vào năm 221 TCN, Bắc Kinh là thủ đô của nước Kế rồi nước Yên trong hàng thế kỷ. Trong thiên niên kỷ đầu tiên của các triều đại phong kiến Trung Hoa, Bắc Kinh là thủ phủ cấp địa phương tại Hoa Bắc. Vị thế của Bắc Kinh được nâng cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, khi các sắc dân du mục là Khiết Đan và Nữ Chân tiến về phương nam và biến Bắc Kinh thành bồi đô và thủ đô của nhà Liêu và nhà Kim. Lần đầu tiên toàn bộ Trung Hoa được cai quản từ một triều đình đặt tại Bắc Kinh là sau khi Hốt Tất Liệt xây dựng kinh thành Đại Đô của nhà Nguyên. Sau thời Nguyên, Bắc Kinh giữ vai trò là thủ đô, nơi đặt trụ sở chính quyền trung ương của nhà Minh (giai đoạn 1421-1644) và nhà Thanh, Trung Hoa Dân Quốc (1912–1928) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949–nay).
Thời tiền sử.
Hóa thạch của những cá thể họ Người cư trú sớm nhất tại thành phố Bắc Kinh được tìm thấy trong các hang động ở Long Cốt Sơn, gần Chu Khẩu Điếm thuộc huyện Phòng Sơn. Người vượn Bắc Kinh sinh sống tại đó từ 770.000 đến 230.000 năm trước. Người hiện đại ("homo sapiens") thuộc thời đại đồ đá cũ cũng từng sinh sống trong các hang động ở Long Cốt Sơn từ khoảng 27.000 đến 10.000 năm trước. Năm 1996, tại một công trình xây dựng ở Vương Phủ Tỉnh thuộc khu vực trung tâm Bắc Kinh, người ta phát hiện được trên 2.000 công cụ và mảnh xương thuộc thời đại đồ đá. Các hiện vật này có niên đại từ 24.000 đến 25.000 năm trước.
Các nhà khảo cổ học phát hiện ra hơn 40 khu định cư và điểm an táng thuộc thời đại đồ đá mới trên khắp Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất là di chỉ Chuyển Niên thuộc huyện Hoài Nhu; mộ táng người Đông Hồ Lâm thuộc huyện Môn Đầu Câu; di chỉ Thượng Trạch và Bắc Niệm Đầu thuộc huyện Bình Cốc; di chỉ Trấn Giang Doanh thuộc huyện Phòng Sơn; di chỉ Tuyết Sơn thuộc huyện Xương Bình. Các di chỉ này cho thấy hoạt động nông nghiệp trở nên phổ biến tại khu vực từ 6.000 đến 7.000 năm trước. Đồ gốm trang trí và ngọc chạm khắc tại các nền văn hóa Thượng Trạch và Tuyết Sơn cho thấy sự tương đồng với văn hóa Hồng Sơn ở xa hơn về phía bắc.
Thời kỳ tiền phong kiến.
Các sự kiện sớm nhất của lịch sử Bắc Kinh xuất hiện trong các câu truyện truyền thuyết và huyền thoại. Trong quyển đầu tiên của "Sử ký"- "Ngũ đế bản kỷ", Tư Mã Thiên viết về chiến thắng của Hoàng Đế trước Viêm Đế trong trận Phản Tuyền vào thế kỷ XXVI TCN, trận chiến có thể diễn ra gần các thôn Thượng Phản Tuyền và Hạ Phản Tuyền thuộc huyện Diên Khánh ở tây bắc Bắc Kinh. Kết quả là hai bộ lạc của Viêm Đế và Hoàng Đế thống nhất, khởi đầu tộc "Hoa Hạ" hay Viêm Hoàng tử tôn. Bộ lạc của Hoàng Đế sau đó đánh bại bộ lạc Cửu Lê của Xi Vưu trong trận Trác Lộc, có thể diễn ra tại Trác Lộc, cách Diên Khánh 75 km về phía tây và thuộc địa phận tỉnh Hà Bắc. Chiến thắng này đã tạo điều kiện cho sự định cư của Viêm Hoàng tử tôn ở vùng Hoa Bắc.
Hoàng Đế được cho là lập ra khu định cư U Lăng (幽陵) tại hoặc gần Trác Lộc. Một hậu duệ của Hoàng Đế là Nghiêu cho thành lập một đô thị là U Đô (幽都) tại khu vực Hà Bắc-Bắc Kinh khoảng 4.000 năm trước. U (幽) hay U Châu (幽州) sau đó trở thành một trong các tên gọi lịch sử của Bắc Kinh. Ở Ngư Tử Sơn thuộc thôn Sơn Đông Trang của huyện Bình Cốc, một trong vài di tích được cho là lăng mộ của Hoàng Đế. Mặc dù Hoàng Đế lăng ở tỉnh Thiểm Tây nổi tiếng hơn, song một nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Bắc Kinh và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc vào năm 1992 đưa ra kết luận rằng Ngư Tử Sơn có khả năng là nơi có lăng mộ "thực sự" của Hoàng Đế. Mối liên hệ của Ngư Tử Sơn với Hoàng Đế có thể truy nguyên từ thời nhà Đường, khi các thi nhân Trần Tử Ngang và Lý Bạch đề cập đến lăng mộ Hoàng Đế trong các bài thơ của họ về U châu.
Sự kiện đầu tiên trong lịch sử Bắc Kinh có các bằng chứng khảo cổ xác nhận diễn ra vào thế kỷ XI TCN, khi nước Chu chinh phục nhà Thương. Theo Tư Mã Thiên, Chu Vũ Vương vào năm cai trị thứ 11 của mình, đã lật đổ Trụ Vương của nhà Thương, sau đó phong tước cho các quý tộc trong các lãnh địa của mình, bao gồm quân chủ nước Kế và nước Yên. Theo Khổng Tử, Chu Vũ Vương rất muốn thiết lập địa vị hợp pháp của mình sau chiến thắng trước nhà Thương, chưa kịp hạ xa đã phong hậu duệ của Hoàng Đế làm người cai trị nước Kế. Sau đó, Chu Vũ Vương cho một người trong họ là Cơ Thích làm vua chư hầu nước Yên. Song Cơ Thích còn vướng bận các vấn đề khác nên phái trưởng tử của mình là Cơ Khắc đi cai quản đất thụ phong. Cơ Khắc được xem là quân chủ khai quốc của nước Yên. Do niên đại các sự kiện lịch sử trong Sử ký trước năm 841 TCN không thể xác định rạch ròi theo Lịch Gregorius, chính quyền Bắc Kinh sử dụng mốc 1042 TCN làm niên đại ước lượng chính thức cho sự kiện này.
Kế Thành (蓟城) được cho là nằm ở phần tây nam khu vực đô thị của Bắc Kinh hiện nay, ngay phía nam của Quảng An Môn thuộc các khu Tây Thành và Phong Đài. Một vài thư tịch lịch sử đề cập đến một "Kế Sơn" ở tây bắc thành phố, có thể tương ứng với một gò lớn tại Bạch Vân Quán, bên ngoài Tây Tiện Môn và cách khoảng về phía bắc Quảng An Môn.
Đô thành nước Yên nằm ở phía nam Kế Thành, nay thuộc thôn Đổng Gia Lâm của trấn Lưu Ly Hà thuộc quận Phòng Sơn. Bên trong tường thành là một khu dân cư lớn và khai quật được trên 200 mộ quý tộc. Trong số các hiện vật quan trọng nhất từ di chỉ Lưu Ly Hà, có "Cận đỉnh" ba chân làm bằng đồng thiếc có khắc dòng chữ kể về hành trình của Cận- người được Yên hầu Khắc phái vận chuyển đồ ăn thức uống cho cha là Triệu công Thích ở đô thành Hạo Kinh của triều Chu. Triệu công cảm động và trao cho Cận tiền vỏ ốc để trả cho việc chế tác một chiếc "đỉnh" nhằm ghi nhớ sự kiện này. Dòng chữ do đó xác nhận việc Chu Vương bổ nhiệm thân thích làm vua nước Yên và vị trí của đô thành nước Yên.
Cả hai nước Yên và Kế đều nằm trên một tuyến đường mậu dịch bắc-nam quan trọng, từ Trung Nguyên dọc theo sườn đông của Thái Hành Sơn để đến các vùng thảo nguyên phương Bắc. Nước Kế nằm ở ngay phía bắc Vĩnh Định Hà, là một điểm dừng chân thuận lợi của các thương đoàn. Từ đây, các tuyến đường đi về phía tây bắc qua các con đèo tách biệt với các tuyến đường đi về đông bắc. Nước Kế cũng có một nguồn cung cấp nước ổn định từ Liên Hoa Trì, hồ này nay vẫn tồn tại và nằm ở phía nam ga Bắc Kinh Tây. Cố đô nước Yên dựa vào nguồn nước từ Lưu Ly Hà. Vào thời Tây Chu hoặc đầu thời Đông Chu, nước Yên vài lần chinh phục nước Kế và chuyển quốc đô đến Kế Thành. Kế Thành không bị đổi tên cho đến thế kỷ II CN. Do có mối quan hệ lịch sử với nước Yên, thành Bắc Kinh thường cũng được gọi là Yên Kinh (燕京).
Nước Yên tiếp tục khuếch trương lãnh thổ và trở thành một trong Chiến Quốc Thất hùng thời Chiến Quốc (473–221 TCN). Lãnh thổ nước Yên trải dài từ Hoàng Hà đến sông Áp Lục Giang. Cũng như nhiều triều đại sau này, nước Yên cũng phải đối mặt với mối đe dọa từ các sắc dân du mục trên thảo nguyên Sơn Nhung. Vì thế, nước này cho xây dựng công sự có tường bao quanh ở biên giới phía bắc. Dấu vết của Yên Trường Thành tại huyện Xương Bình có niên đại từ năm 283 TCN. Yên Trường Thành có trước Minh Trường Thành hay Vạn Lý Trường Thành thuộc nhà Minh hơn 1.500 năm.
Năm 226 TCN, Kế thành thất thủ trước cuộc xâm lược của nước Tần, nước Yên buộc phải dời đô đến Bán đảo Liêu Đông. Nước Tần tiêu diệt hoàn toàn nước Yên vào năm 222 TCN. Năm sau đó, khi hoàn thành thống nhất Trung Hoa, quốc quân nước Tần xưng là Tần Thủy Hoàng.
Đầu thời kỳ phong kiến.
Trong thiên niên kỷ đầu tiên của thời kỳ phong kiến Trung Hoa, Bắc Kinh là một thủ phủ cấp địa phương ở phía Bắc Trung Hoa. Các triều đại Trung Hoa đặt thủ đô tại Trung Nguyên và Quan Trung lấy thành này làm nơi quản lý mậu dịch và quan hệ quân sự với các sắc dân du mục ở phía bắc và đông bắc.
Nhà Tần xây dựng nên một nhà nước tập trung cao độ và phân quốc gia thành 48 quận, hai trong số đó nằm trên địa phận Bắc Kinh ngày nay. Kế thành trở thành trị sở của Quảng Dương quận (广阳郡). Ở phía bắc, huyện Mật Vân ngày nay thuộc Ngư Dương quận. Tần loại bỏ các thành lũy phòng thủ phân chia các nước từ thời Chiến Quốc, bao gồm cả tường thành phía nam của Yên, tách đồng bằng Bắc Kinh với Trung Nguyên, và xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia. Kế thành là ngã ba của các tuyến đường nối Trung Nguyên với Mông Cổ và Mãn Châu. Tần Thủy Hoàng tuần thú Kế thành vào năm 215 TCN, và để bảo vệ biên thùy trước mối đe dọa từ Hung Nô, ông hạ lệnh cho xây dựng Cư Dung quan tại Ngư Dương quận.
Sang thời nhà Hán, triều đình thoạt đầu phục hồi một số quyền tự chủ địa phương. Hán Cao Tổ Lưu Bang tái tổ chức một số chư hầu quốc, trong đó có Yên quốc do Tạng Đồ cai quản (Tạng Đồ hưởng ứng cuộc nổi dậy chống Tần, chiếm cứ Kế thành và sát cánh với Lưu Bang trong Hán-Sở tranh hùng). Sau khi Tạng Đồ nổi dậy phản Hán và bị xử tử, Hán Cao Tổ phong Yên quốc cho bằng hữu từ thuở nhỏ của mình là Lư Quán. Lư Quán sau đó bị Hán Cao Tổ nghi ngờ, vì thế phải bỏ Kế thành và chạy sang Hung Nô. Bát tử Lưu Kiến của Hán Cao Tổ chiếm quyền kiểm soát Yên quốc, và sau đó Yên quốc do các thân vương cai trị, trị sở đặt tại Kế thành. Về sau, Yên quốc được gọi là Yên quận (燕郡), và Quảng Dương quốc (广阳国). Vào đầu thời Tây Hán, bốn huyện của Quảng Dương quốc có 20.740 hộ và khoảng 70.685 khẩu.
Năm 106 TCN, dưới thời Hán Vũ Đế, Đại Hán được tái tổ chức thành 13 châu, Kế thành là thủ phủ của U châu (幽州). phát hiện được lăng mộ của Quảng Dương vương Lưu Kiến (cai trị U châu từ 73 TCN - 45 TCN) vào năm 1974 tại khu Phong Đài, được bảo tồn tại Bảng tàng mộ Tây Hán Đại Bảo Đài. Năm 1999, phát hiện được một mộ hoàng gia khác tại Lão Sơn thuộc khu Thạch Cảnh Sơn song không thể xác định danh tính vị thân vương được an táng trong mộ.
Vào đầu thời Đông Hán, năm 57 CN, năm huyện của Quảng Dương quận có 44.550 hộ và khoảng 280.600 khẩu. Theo mật độ dân số, Quảng Dương nằm trong 20 quận đứng đầu trong 105 quận trên toàn quốc. Vào cuối thời Đông Hán, Loạn Hoàng Cân nổ ra tại Hà Bắc vào năm 184 và quân nổi dậy chiếm được U châu trong một thời gian ngắn. Triều đình Đông Hán dựa vào quân đội địa phương để đẩy lui cuộc nổi dậy và U châu tiếp sau lần lượt nằm dưới quyền kiểm soát của các quân phiệt Lưu Ngu, Công Tôn Toản, Viên Thiệu và Tào Tháo. Năm 194, Viên Thiệu với sự giúp đỡ của người Ô Hoàn và Tiên Ti công chiếm Kế thành từ tay Công Tôn Toản. Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu trong trận Quan Độ năm 200 và đánh bại người Ô Hoàn trong trận Bạch Lang Sơn vào năm 207, bình định phương Bắc Trung Hoa.
Sang thời Tam Quốc, Tào Ngụy kiểm soát 10 châu của Đông Hán, trong đó có U châu và thủ phủ Kế thành. Triều đình Tào Ngụy đặt các thể chế tại U châu để quản lý quan hệ với Ô Hoàn và Tiên Ti. Nhằm giúp duy trì đội quân đồn trú tại U châu, U châu thứ sử vào năm 250 cho xây dựng Lệ Lăng Yển, hệ thống tưới tiêu này giúp nâng cao sản lượng nông nghiệp ở vùng đồng bằng quanh Kế thành lên rất nhiều.
Kế thành bị hạ cấp làm huyện lị của Kế huyện dưới thời Tây Tấn, Trác huyện lân cận (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) trở thành thủ phủ của U châu. Vào đầu thế kỷ IV, triều Tây Tấn bị Ngũ Hồ lật đổ, các sắc dân du mục lập ra một loạt các quốc gia đoản mệnh ở phương Bắc Trung Hoa. Trong thời kỳ được gọi là Ngũ Hồ thập lục quốc, khu vực Bắc Kinh từng thuộc về nước Hậu Triệu của người Yết, nước Tiền Tần của người Đê, nước Tiền Yên và Hậu Yên của người Tiên Ti. Năm 350, quân Tiền Yên chiếm được Kế thành từ Hậu Triệu, năm 352 Mộ Dung Tuấn dời đô từ Long Thành (龍城, nay thuộc Cẩm Châu, Liêu Ninh) đến Kế thành, Kế thành trở thành thủ đô của một quốc gia độc lập lần đầu tiên trong vòng 500 năm. 5 năm sau đó, thủ đô của Tiền Yên được chuyển đến Nghiệp thành ở xa hơn về phía nam, nay thuộc nam bộ Hà Bắc. Một triều đại của người Tiên Ti là Bắc Ngụy thống nhất phương Bắc Trung Hoa vào năm 397, triều đình Bắc Ngụy chọn Kế thành làm thủ phủ của U châu. Vị thế thủ phủ châu của Kế thành vẫn được duy trì dưới các triều đại Đông Ngụy, Bắc Tề và Bắc Chu.
Năm 446, Bắc Ngụy cho xây dựng một đoạn Trường Thành từ Cư Dung quan về phía tây đến khu vực tỉnh Sơn Tây ngày nay, mục đích là để bảo vệ kinh đô Đại Đồng trước người Nhu Nhiên. Trong giai đoạn 553-556, Bắc Tề mở rộng Trường Thành về phía đông đến Bột Hải để phòng thủ người Đột Quyết, người Đột Quyết sau đó tập kích U châu vào các năm 564, 578 và 581. Hàng thế kỷ chiến loạn khiến dân số phương Bắc Trung Hoa suy giảm nghiêm trọng. Dưới thời Đông Ngụy (534-550), U châu, An châu (nay là Mật Vân) và Đông Yên châu (nay là Xương Bình) có tổng cộng 46.000 hộ và khoảng 170.000 khẩu.
Sau khi nhà Tùy thống nhất Trung Hoa vào năm 589, U châu được đổi thành Trác quận, trị sở đặt ở Kế thành. Năm 609, Trác quận và An Lạc quận (nay là Mật Vân) lân cận có tổng cộng 91.658 hộ và khoảng 458.000 khẩu. Tùy Dạng Đế cho xây dựng một mạng lưới kênh đào từ Trung Nguyên đến Trác quận để vận chuyển quân lương cho chiến dịch tiến công Cao Câu Ly. Do là nơi tích trữ một lượng lớn tài vật, Trác quận trở thành mục tiêu tiến công của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Trong số các tướng Tùy, duy có La Nghệ xuất chiến là có thể chiếm ưu thế trước quân nổi dậy tại Trác quận, song La Nghệ sau đó nổi dậy chống triều đình, chiếm cứ khu vực. La Nghệ quy phục nhà Đường, và sau khi đương đầu với Đậu Kiến Đức, Cao Khai Đạo và Lưu Hắc Thát thì nhập triều làm quan. Năm 645, Đường Thái Tông cho xây dựng Pháp Nguyên tự cách Kế thành về phía đông nam để tưởng nhớ các tướng sĩ tử trận trong chiến dịch tiến công Cao Câu Ly. Pháp Nguyên tự nay thuộc khu Tây Thành, và là một trong các chùa cổ nhất trong nội thành Bắc Kinh.
Nhà Đường giảm quy mô lãnh thổ của một quận, đổi Trác quận lại thành U châu, U châu là một trong hơn 300 châu của Đường. Với việc lập ra một châu riêng biệt gọi là Kế châu (蓟州) thuộc địa phận Thiên Tân ngày nay vào năm 730, tên gọi Kế di chuyển từ Bắc Kinh sang Thiên Tân, và thành phố này nay vẫn tồn tại Kế huyện. Trong giai đoạn hưng thịnh đầu thời Đường, mười huyện của U châu có dân số tăng gấp ba lần từ 21.098 hộ với khoảng 102.079 khẩu lên 67.242 hộ với khoảng 371.312 khẩu vào năm 742. Năm 742, U châu được đổi thành Phạm Dương quận (范阳郡), song đến năm 762 thì đổi lại thành U châu.
Để đề phòng các sắc dân du mục phương Bắc, triều đình Đường cho lập sáu đội quân biên thùy phương Bắc vào năm 711, U châu là nơi đặt căn cứ của Phạm Dương tiết độ sứ, được giao nhiệm vụ giám sát các sắc dân Khiết Đan và Hề ở ngay phía bắc tỉnh Hà Bắc hiện nay. Năm 755, tiết độ sứ An Lộc Sơn tiến hành nổi dậy từ Phạm Dương sau khi thất thế trong cuộc tranh giành quyền lực tại triều đình. An Lộc Sơn xưng là hoàng đế Đại Yên, và tiếp tục chinh phục Lạc Dương và Tây An với một đội quân đa sắc tộc gồm: Hán, Đồng La, Hề, Khiết Đan và Thất Vi. Sau khi An Lộc Sơn chết, Sử Tư Minh tiếp tục cuộc nổi dậy từ Phạm Dương. Mộ của Sử Tử Minh được phát hiện tại thôn Lâm Gia Phần thuộc khu Phong Đài vào năm 1966 và được khai quật vào năm 1981. Loạn An Sử kéo dài trong tám năm và khiến quốc lực triều Đường suy yếu nghiêm trọng. Trong 150 năm sau đó, các tiết độ sứ cai quản U châu theo hình thức tự trị.
Nhà Đường bị Hậu Lương thay thế vào năm 907, song khi đó U châu do tiết độ sứ Lưu Thủ Quang cai quản độc lập. Lưu Thủ Quang xưng là hoàng đế triều Yên vào năm 911. Yên sụp đổ trước tướng người Sa Đà là Lý Tồn Úc vào năm 913, Lý Tồn Úc lập ra triều Hậu Đường vào năm 923. Sự tan rã của triều Đường và tình trạng hỗn loạn thời Ngũ Đại Thập Quốc tạo điều kiện cho người Khiết Đan khuếch trương đến phương Bắc Trung Hoa, nâng cao vị thế của Bắc Kinh trong lịch sử Trung Quốc.
Liêu Thái Tổ Da Luật A Bảo Cơ thống nhất người Khiết Đan vào năm 907, quân Khiết Đan bị đẩy lui bảy lần khi cố gắng tiến công U châu trong khoảng thời gian từ 917 đến 928. Năm 936, Liêu Thái Tổ tận dụng mối bất hòa trong triều đình Hậu Đường để giúp một tướng người Sa Đà khác là Thạch Kính Đường lập ra triều Hậu Tấn. Thạch Kính Đường sau đó cắt nhượng Yên Vân thập lục châu, trong đó có U châu cho triều Liêu của người Khiết Đan.
Thời Liêu, Tống và Kim.
Năm 938, triều Liêu đổi tên U châu thành Nam Kinh, biến nơi này thành một trong bốn bồi đô, trong khi thủ đô chính của Liêu đặt tại Thượng Kinh (nay thuộc kỳ Ba Lâm Tả, Nội Mông). Kế thành được nhượng cho Liêu do là một phần của U châu, giữ vị thế Nam Kinh và nằm ở phần tây nam vùng đô thị của Bắc Kinh ngày nay. Một số cảnh quan cổ nhất tại phía nam khu Tây Thành và khu Phong Đài có niên đại từ thời Liêu. Chúng bao gồm đường Tam Miếu (三庙街), một trong các đường phố cổ nhất tại Bắc Kinh và Ngưu Nhai Lễ bái tự được hình thành vào năm 996, và Thiên Ninh tự, được xây dựng từ năm 1100 đến năm 1119. Dưới sự cai quản của triều Liêu, dân số nội thành Nam Kinh tăng từ 22.000 vào năm 938 lên 150.000 vào năm 1113 (và dân số khu vực xung quanh tăng từ 100.000 lên 583.000) do có một lượng lớn người Khiết Đan, Hề, Thất Vi và Bột Hải từ phía bắc và người Hán từ phía nam nhập cư đến.
Sau khi thống nhất phần còn lại của Trung Hoa vào năm 960, nhà Tống bắt đầu tìm cách đoạt lại các châu mà Thạch Kính Đường cắt nhượng cho Khiết Đan. Năm 979, Tống Thái Tông đích thân dẫn quân Bắc chinh, quân Tống tiến đến và bao vây Nam Kinh song thất bại trong trận Cao Lương Hà có ý nghĩa quyết định, diễn ra ngay phía tây bắc Tây Trực Môn hiện nay. Năm 1122, nhà Tống lập Hải Thượng chi minh với người Nữ Chân. Hai quốc gia nhất trí cùng tiến công Liêu và nếu thành công thì Yên Vân thập lục châu sẽ thuộc về Tống. Quân Tống ngập ngừng trong chiến dịch song người Nữ Chân giành chiến thắng và đẩy người Khiết Đan đến Trung Á. Người Nữ Chân chiếm Nam Kinh, cướp phá thành rồi trao cho Tống, đổi lấy đồ cống nạp. Nhà Tống quản lý thành trong một thời gian ngắn ngủi, song kịp đổi tên thành là Yên Sơn (燕山).
Người Nữ Chân thành lập nhà Kim, và do nhận thấy nhà Tống yếu kém nên quân Kim xâm lược Trung Nguyên vào năm 1125. Quân Kim nhanh chóng tái chiếm Yên Sơn và đổi tên thành là Yên Kinh. Ngày Ất Mão (26) tháng 3 năm Quý Dậu (21 tháng 4 năm 1153), hoàng đế Kim là Hoàn Nhan Lượng chuyển quốc đô từ Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang) đến Yên Kinh, và đổi tên Yên Kinh là Trung Đô (中都). Lần đầu tiên trong lịch sử, Bắc Kinh trở thành thủ đô của một triều đại lớn [trong lịch sử Trung Quốc].
Nhà Kim mở rộng thành về phía tây, đông và nam, tăng gấp đôi kích thước. Theo bản đồ ngày nay, Trung Đô kéo dài từ Tuyên Vũ Môn ở phía đông bắc đến ga Bắc Kinh Tây ở phía tây, và phía nam vượt ra ngoài phía nam của đường vành đai 2. Tường thành có 13 cổng, bốn cổng nằm ở phía bắc, số cổng còn lại chia đều cho ba mặt. Chứng tích tường thành Trung Đô vẫn còn được bảo tồn ở khu Phòng Đài. Nhà Kim nhấn mạnh vị thế trung tâm của chính quyền bằng cách đặt tổ hợp cung điện có tường bao quanh tại trung tâm của Trung Đô. Cung điện nay nằm ở phía nam Quảng An Môn và ở phía bắc của Đại Quan Viên. Dân số trong thành tăng từ 82.000 vào năm 1125 đến năm 400.000 vào năm 1207 (tại khu vực xung quanh tăng từ 340.000 đến 1,6 triệu người). Tiền giấy lần đầu tiên được sử dụng tại Bắc Kinh là dưới thời Kim. Lư Câu Kiều bắc qua Vĩnh Định Hà ở tây nam thành Trung Đô, được xây dựng vào năm 1189.
Trung Đô đóng vai trò là thủ đô của Kim trong hơn 60 năm, cho đến khi bị Mông Cổ tiến công vào năm 1214. Năm 1213, Thành Cát Tư Hãn kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Kim ở phía bắc Hoàng Hà, ngoại trừ Trung Đô. Vào tháng 3 năm 1214, Thành Cát Tư Hãn lập đại bản doanh ở vùng ngoại thành phía bắc Trung Đô cùng với nhị đệ là Chuyết Xích Hợp Tát Nhi và ba nhi tử là Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài bắt đầu bao vây thành. Mặc dù triều đình Kim suy yếu do một cuộc chính biến, song thành Trung Đô lại rất vững khắc với ba lớp hào và 900 tháp canh. Đến khi trong hàng ngũ quân Mông Cổ xuất hiện dịch bệnh, Thành Cát Tư Hãn phái sứ giả người Hồi giáo là Ja'far vào thành Trung Đô đàm phán, triều đình Kim chấp thuận một thỏa thuận hòa bình mà theo đó Kim cắt đất và chấp thuận địa vị chư hầu. Thành Cát Tư Hãn yêu cầu được kết hôn với một công chúa Nữ Chân, Kì Quốc công chúa- nhi nữ của Kim Vệ Thiệu Vương- là người được lựa chọn. Bà cùng với 10 đại tướng và 100 lính hộ giá, 500 đồng nam và đồng nữ, 3.000 bộ y phục lụa thêu, 3.000 ngự mã, nhiều kim cương châu báu đến doanh trại Mông Cổ. Bà trở thành một trong "đệ tứ oát nhi đóa" của Thành Cát Tư Hãn, Thành Cát Tư Hãn sau đó bỏ việc bao vây và triệt thoái về phía bắc Cư Dung quan.
Kim Tuyên Tông sau khi bàn luận với quần thần, quyết định dời đô từ Trung Đô đến Khai Phong ở xa hơn về phía nam. Đến tháng 6 năm 1214, khi đoàn triều đình Kim dời khỏi thành, một đội cận vệ người Khiết Đan nổi dậy tại Lư Câu Kiều và đào thoát sang Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cho rằng Kim đang cố tái gây dựng sức mạnh quân sự ở phương nam, vi phạm các điều khoản hòa bình, vì thế quyết định tái xâm lược Kim. Đến mùa đông, quân Mông Cổ lại bao vây Trung Đô.
Năm 1215, sau khi nhiều cư dân trong thành bị đói do quân Mông Cổ siết chặt bao vây, 100.000 lính trấn thủ và 108.000 hộ trong thành Trung Đô đầu hàng. Quân Mông Cổ tiến hành cướp bóc và đốt phá trong thành. Người Mông Cổ đổi tên Trung Đô thành Yên Kinh và dân số trong thành giảm chỉ còn 91.000 người vào năm 1216 (cùng với 285.000 tại khu vực xung quanh). Trong số những tù binh bị quân Mông Cổ bắt giữ tại Trung Đô, có một người tên là Da Luật Sở Tài, ông thuyết phục Thành Cát Tư Hãn rằng mặc dù có thể chinh phục Trung Hoa trên yên ngựa song lại không thể cai trị trên yên ngựa. Thay vì chuyển phía Bắc Trung Quốc thành đồng cỏ, sẽ có lợi hơn nếu người Mông Cổ thu thuế từ các nông dân người Hán. Thành Cát Tư Hãn nghe theo lời khuyên của Da Luật Sở Tài, vì thế hành vi cướp bóc của quân Mông Cổ giảm bớt. Quân Mông Cổ tiếp tục cuộc chiến chống Kim cho đến khi chiếm được Khai Phong vào năm 1234, Kim diệt vong. Da Luật Sở Tài được chôn cất ở bờ đông của hồ Côn Minh thuộc nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên.
Thời Nguyên.
Khi Hốt Tất Liệt Hãn (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) thăm Yên Kinh vào năm 1261, phần lớn thành Trung Đô cũ, bao gồm hoàng cung, là đống đổ nát. Hốt Tất Liệt ở tại Thái Ninh cung tại Quỳnh Hoa đảo trên Cao Lương Hà ở đông bắc Trung Đô. Cung này do triều Kim xây dựng vào năm 1179 để làm nơi nghỉ ngơi thôn dã, khá giống với Di Hòa Viên thời Thanh sau này. Dù các thủ lĩnh Mông Cổ khác muốn duy trì căn cứ của liên minh bộ lạc truyền thống tại Cáp Lạp Hòa Lâm (Karakorum) ở Ngoại Mông, Hốt Tất Liệt lại mong muốn trở thành hoàng đế của một đế chế toàn cầu. Hốt Tất Liệt dành bốn năm để chống lại các tù trưởng Mông Cổ kình địch và đến năm 1264 thì ra lệnh cho Lưu Bỉnh Trung xây dựng đô thành mới tại Yên Kinh. Trước đó, vào năm 1260, Hốt Tất Liệt cho xây dựng kinh đô tại Thượng Đô, cách Yên Kinh về phía bắc, song ông vẫn ưa thích vị trí của Yên Kinh hơn.
Có bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn ở phía nam và các thảo nguyên nằm ngay sau các dãy núi chạy qua phía bắc, Yên Kinh trở thành một điểm lý tưởng để Hốt Tất Liệt thiết lập căn cứ quyền lực. Năm 1271, Hốt Tất Liệt tuyên bố thành lập nhà Nguyên và đặt tên cho kinh thành là Đại Đô, hay "Daidu" trong tiếng Mông Cổ). Kinh thành cũng có tên Mông Cổ là Khanbaliq (汗八里, "Hãn Bát Lý"), viết là "Cambuluc" trong các ghi chép của Marco Polo. Công việc xây dựng Đại Đô bắt đầu vào năm 1267 và cung điện đầu tiên hoàn thành vào năm sau. Toàn thể tổ hợp cung điện được hoàn thành vào năm 1274 và toàn thành được hoàn thành vào năm 1285. Năm 1279, khi quân Nguyên tiêu diệt Nam Tống, Bắc Kinh lần đầu tiên trở thành thủ đô của toàn thể Trung Hoa. Sau khi xây dựng Đại Đô, Thượng Đô trở thành bồi đô của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt.
Thay vì dựa trên nền tảng Trung Đô triều Kim, Đại Đô của triều Nguyên được xây dựng ở phía đông bắc và xây quanh Thái Ninh cung cũ trên đảo Quỳnh Hoa. Đại Đô có kích thước lớn gần gấp hai lần Trung Đô. So sánh với thành phố hiện nay, thành Đại Đô trải dài từ đường Trường An ở phía nam đến tường thành Đại Đô bằng đất vẫn còn tồn tại ở phía bắc và đông bắc Bắc Kinh, giữa bắc đường vành đai 3 và đường vành đai 4. Thành có tường bằng đất dày 24 m với 11 cổng thành, hai cổng ở phía bắc và mỗi mặt còn lại có ba cổng. Do đó, Đại Đô có chiều rộng tương tự như thành Bắc Kinh thời Minh và Thanh. Trung tâm địa lý của Đại Đô được đánh dấu bằng một đình, nay là Cổ Lâu.
Đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của Đại Đô là chuỗi hồ nằm ở trung tâm của thành. Các hồ này được tạo nên từ Cao Lương Hà chảy qua thành. Ngày nay, các hồ này được gọi là "Lục Hải" và nằm ở trung tâm Bắc Kinh: Hậu Hải, Tiền Hải và Tây Hải được gọi chung là Thập Sát Hải, Công viên Bắc Hải và tổ hợp Trung Nam Hải. Đảo Quỳnh Hoa nay nằm trong công viên Bắc Hải và có một Bạch tháp. Giống với các lãnh tụ Trung Quốc ngày nay, hoàng tộc triều Nguyên sống ở phía tây các hồ tại Hưng Thánh cung và Long Phúc cung. Một cung thứ ba nằm ở phía đông các hồ, được gọi là Đại Nội, nơi đặt các cơ quan của đế chế. Việc xây dựng thành cần những người đến từ khắp phần châu Á của đế quốc Mông Cổ, bao gồm người Hán cũng như từ khác nơi khác như Nepal và Trung Á. Lưu Bỉnh Trung được bổ nhiệm làm người giám sát việc xây dựng hoàng cung và kiến trúc sư trưởng là Dã Hắc Điệt Nhi Đinh (也黑迭兒丁). Các gian nhà trong cung điện được xây theo các phong cách kiến trúc khác nhau trên khắp đế quốc. Toàn bộ tổ hợp cung điện bao trùm phần nam-trung của Đại Đô. Theo truyền thống Trung Hoa, các đền thờ tổ tiên và việc thu hoạch được xây dựng tương ứng ở phía tây và phía đông của cung điện.
Với việc có Cao Lương Hà chảy qua, nguồn cung cấp nước của Đại Đô dồi dào hơn so với Kế thành, U châu và Nam Kinh trước đó. Nhằm tăng nguồn cung cấp nước hơn nữa, nhà thủy học thời Nguyên là Quách Thủ Kính phụng mệnh xây dựng nhiều kênh đào để dẫn nước suối từ Ngọc Tuyền Sơn ở tây bắc qua nơi mà ngày nay là hồ Côn Minh tại Di Hòa Viên cũng như công viên Tử Trúc Viện để đến Tích Thủy Đàm- một hồ chứa nước lớn trong Đại Đô. Việc mở rộng và kéo dài Đại Vận Hà từ Đại Đô đến Hàng Châu cho phép thành có thể nhập một lượng ngũ cốc lớn hơn để nuôi sống dân cư ngày càng tăng lên. Năm 1270, Đại Đô có 418.000 cư dân nội thành cùng với 635.000 cư dân sống ở khu vực xung quanh. Năm 1327, Đại Đô có 952.000 cư dân nội thành và 2,08 triệu cư dân sống ở khu vực xung quanh.
Khu vực dân cư của thành Đại Đô được bố trí theo hình bàn cờ, chúng được phân chia với các đại lộ rộng 25 m và các ngõ hẹp, gọi là "hồ đồng", rộng 6–7 m. Ngày nay nhai đạo Đông Tứ là ví dụ minh họa tốt nhất cho cách bố trí này, khu có 14 "hồ đồng" song song, được gọi là 14 "điều" (条). Mỗi đại lộ đều có các cống ngầm để chứa nước mưa rồi chảy về phía nam thành. Các khu chợ chính của Đại Đô nằm ở Đông Tứ, Tây Tứ và bờ bắc của Tích Thủy Đàm.
Theo ý định của Nguyên Thế Tổ, thành Đại Đô thể hiện tính toàn cầu của đế chế Mông Cổ. Một số lữ khách ngoại quốc như Giovanni di Monte Corvino, Odoric of Pordenone, Marco Polo và Ibn Battuta để lại các tường thuật về chuyến viếng thăm thành của họ. Trong các cư dân của Đại Đô có Mã Trí Viễn, Quan Hán Khanh, Vương Thực Phủ, họ nằm trong số những nhà văn nổi tiếng nhất thời Nguyên. Người Mông Cổ cũng cho xây dựng một đài thiên văn Hồi giáo và học viện Hồi giáo tại Đại Đô. Diệu Ứng tự gần Phụ Thành Môn do Hốt Tất Liệt cho xây dựng vào năm 1271. Ngôi chùa có một bạch tháp nổi tiếng do một kiến trúc sư người Nepal là Araniko thiết kế, nó hiện vẫn là một trong các phù đồ lớn nhất Trung Quốc. Khổng Miếu và Quốc Tử Giám được hình thành trong thời gian trị vì của Nguyên Thành Tông, người kế vị Nguyên Thế Tổ.
Thời Minh.
Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh tại Nam Kinh và phái bộ tướng là Từ Đạt công chiếm Đại Đô, triều đình Nguyên phải chạy lên thảo nguyên. Hoàng cung của Đại Đô bị phá bỏ và thành được đổi tên là Bắc Bình. Nam Kinh, cũng gọi là "Ứng Thiên phủ" trở thành "kinh sư" của triều đại Minh. Hai năm sau đó, Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương trao Bắc Bình cho tứ tử là Chu Đệ khi đó mới 10 tuổi, phong tước là Yên Vương. Năm 1380, Chu Đệ mới thực sự chuyển đến Bắc Bình và nhanh chóng xây dựng năng lực quân sự của ông, bảo vệ biên giới phía bắc. Hồng Vũ Đế qua đời năm 1398, hoàng tôn là Chu Doãn Văn kế vị, tức Kiến Văn Đế. Tân hoàng đế tìm cách loại bỏ bớt quyền lực của hoàng thúc tại Bắc Bình, trong nội bộ hoàng tộc Minh xảy ra cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt. Năm 1402, sau bốn năm diễn ra Tĩnh Nan chi dịch, Chu Đệ chiếm được Nam Kinh và xưng là hoàng đế, tức Vĩnh Lạc Đế. Hoàng đế thứ ba của nhà Minh không muốn ở lại Nam Kinh, ông cho xử tử hàng trăm quan lại trung thành với Kiến Văn Đế.
Năm 1403, Vĩnh Lạc Đế đổi tên căn cứ của mình thành Bắc Kinh, và nâng địa vị thành một nơi trực thuộc triều đình trung ương, ngang bằng với Nam Kinh. Đây là lần đầu Bắc Kinh có tên gọi như hiện nay, mặc dù thành cũng được gọi là Thuận Thiên phủ. Từ năm 1403 đến 1421, Vĩnh Lạc Đế cho tiến hành chuẩn bị để lập Bắc Kinh làm thủ đô mới, một chương trình tái thiết lớn được tiến hành tại thành. Một số công trình lịch sử mang tính biểu tượng nhất của Bắc Kinh, bao gồm Tử Cấm Thành và Thiên Đàn, được xây dựng trong chương trình này. Đến thời Gia Tĩnh Đế, triều đình Minh cho xây dựng thêm Nhật Đàn, Địa Đàn và Nguyệt Đàn vào năm 1530.
Năm 1421, Vĩnh Lạc Đế chuyển "kinh sư" của nhà Minh đến Bắc Kinh, Bắc Kinh trở thành thủ đô chính của nhà Minh. Sau khi Vĩnh Lạc Đế qua đời vào năm 1424 khi trở về sau chiến dịch chống Mông Cổ lần thứ năm, nhi tử của ông là Hồng Hi Đế quyết định dời đô về lại Nam Kinh, song mắc bệnh qua đời vào năm 1425. Nhi tử của Hồng Hi Đế là Tuyên Đức Đế quyết định vẫn định đô tại Bắc Kinh. Giống như tổ phụ, Tuyên Đức Đế quan tâm đến tình hình biên giới phía bắc và hầu hết đoạn Trường Thành ở phía bắc địa phận Bắc Kinh được xây dựng vào thời nhà Minh.
Vào đầu thời Minh, phần phía bắc của thành Đại Đô cũ có dân số suy giảm và bị bỏ hoang. Năm 1369, dân số trong thành giảm xuống còn 95.000, và chỉ có 113.000 người ở khu vực xung quanh. Một bức tường phía bắc mới được xây dựng cách tường thành cũ về phía nam, khiến Tích Thủy Đàm nằm bên ngoài thành và trở thành một phần của con hào phía bắc. Một bức tường phía nam mới cũng được xây dựng, cách tường thành phía nam của Đại Đô nửa km. Các biến đổi này hoàn tất Nội Thành của Bắc Kinh, với 12 cổng thành (hai ở phía bắc, bốn ở phía nam, ba ở phía đông và phía tây).
Nội Thành trụ lại sau sự biến Thổ Mộc bảo vào năm 1449, khi người Ngõa Lạt Mông Cổ bắt được Chính Thống Đế trong một chiến dịch quân sự tại Hoài Lai. Thủ lĩnh Ngõa Lạt là Dã Tiên sau đó vượt qua Trường Thành và tiến gần kinh thành nhà Minh, trong tay nắm giữ hoàng đế nhà Minh. Binh bộ thị lang Vu Khiêm từ chối yêu sách đòi tiền chuộc của Dã Tiên, bất chấp lời khẩn cầu của Hoàng đế. Vu Khiêm nói rằng trách nhiệm bảo vệ quốc gia được ưu tiên hơn so với chuyện sinh tử của Hoàng đế. Vu Khiêm bác bỏ lời kêu gọi dời đô về phương Nam của các quần thần khác, thay vào đó ông tôn hoàng đệ của Chính Thống Đế là Chu Kì Ngọc lên ngôi, tức Cảnh Thái Đế, cũng như tập hợp 22 vạn lính bảo vệ kinh thành. Quân Minh với súng cầm tay và súng thần công phục kích đội kị binh Ngõa Lạt bên ngoài Đức Thắng Môn, giết chết huynh đệ của Dã Tiên, và đẩy lui một cuộc tiến công khác tại Tây Trực Môn. Dã Tiên rút quân về Mông Cổ và ba năm sau trao trả Chính Thống Đế mà không cần tiền chuộc. Năm 1457, Chính Thống Đế giành lại ngai vàng và xử tử Vu Khiêm vì tội phản nghịch. Phủ của Vu Khiêm tại Đông Đan sau đó chuyển đổi thành một ngôi đền để vinh danh ông.
Sau khi trở lại ngôi vị hoàng đế, Chính Thống Đế cải niên hiệu thành Thiên Thuận, vì thế được gọi là Thiên Thuận Đế. Thoạt đầu, Thiên Thuận Đế thăng chức song sau lại mất tin tưởng vào các quan lại hỗ trợ ông phục vị. Vào mùa thu năm 1461, dưỡng tử của Tào Cát Tường là Tào Khâm tiến hành binh biến trong đội quân Minh thuộc sắc tộc Mông Cổ đồn trú ở bên ngoài Bắc Kinh. Âm mưu bị bại lộ và Thiên Thuận Đế hạ lệnh đóng các cổng thành của Tử Cấm Thành và Nội Thành, giăng bẫy binh lính nổi dậy khiến họ không thể tiến vào hoàng cung và bị giết chết.
Năm 1550, Yêm Đáp Hãn dẫn quân Khách Nhĩ Khách Mông Cổ tiến công Bắc Kinh, cướp phá vùng ngoại ô phía bắc song không tìm cách chiếm thành. Để bảo vệ vùng ngoại ô phía nam của thành, bao gồm cả các khu phố từ thời Liêu và Kim, cũng như Thiên Đàn, triều đình Minh cho xây dựng Ngoại Thành vào năm 1553. Ngoại Thành có năm cổng, ba cổng nằm ở phía nam còn phía tây và phía đông đều có một cửa. Nội Thành và Ngoại Thành vẫn tồn tại cho đến thập niên 1960 khi chúng bị kéo đổ để xây dựng tàu điện ngầm Bắc Kinh và đường vành đai 2.
Các đoàn truyền giáo Dòng Tên đến Bắc Kinh vào thế kỷ XVI. Năm 1601, Matteo Ricci trở thành một quân sư cho triều đình của Vạn Lịch Đế và trở thành người phương Tây đầu tiên tiếp cận Tử Cấm Thành. Ông lập nên Nam Đường vào năm 1605, nhà thờ Cơ Đốc giáo cổ nhất tại thành phố. Các linh mục Dòng Tên khác sau đó trở thành những người quản lý Đài quan tượng Hoàng gia.
Trước khi xảy ra sự biến Thổ Mộc bảo vào năm 1448, thành Bắc Kinh có 960.000 cư dân nội thành và 2,19 triệu cư dân sống ở khu vực xung quanh. Bắc Kinh được cho là thành phố lớn nhất thế giới từ năm 1425 đến năm 1650 và từ năm 1710 đến năm 1825. Để nuôi sống số dân ngày càng tăng lên, triều đình Minh cho xây dựng và quản lý các kho thóc, bao gồm kho Kinh Thông (京通仓) gần điểm cuối của Đại Vận Hà, giúp đảm bảo lương thực cho cư dân cũng như binh lính. Các kho thóc giúp kiểm soát giá cả và ngăn chặn lạm phát, song chức năng kiểm soát giá cả của nó trở nên ít hiệu quả hơn do dân số tiếp tục gia tăng và nhu cầu lương thực vượt quá lượng cung.
Cho đến giữa thế kỷ XV, các cư dân Bắc Kinh vẫn dùng củi để sưởi ấm và nấu ăn. Việc dân số gia tăng dẫn đến các khu rừng quanh thành bị khai thác trên quy mô lớn. Đến giữa thế kỷ XV, các khu rừng này gần như biến mất, người dân chuyển sang dùng than đá. Tại địa phận Bắc Kinh ngày nay thì than đá được khai thác lần đầu vào thời Nguyên ở Tây Sơn, hoạt động khai thác than đá mở rộng vào thời Minh. Việc sử dụng than đá gây ra nhiều vấn đề môi trường, thay đổi hệ sinh thái xung quanh thành.
Thời Minh, 15 bệnh dịch xuất hiện tại thành Bắc Kinh, bao gồm bệnh đậu mùa, "dịch mụn nhọt" và "dịch nôn ra máu" - hai bệnh sau có thể là dịch hạch và dịch hạch thể phổi. Trong hầu hết trường hợp, hệ thống y tế công hoạt động tốt trong việc kiểm soát các dịch bệnh này, ngoại trừ năm 1643. Vào năm này, dịch bệnh khiến 20 vạn người ở Bắc Kinh thiệt mạng, ảnh hưởng đến việc bảo vệ thành trước các cuộc khởi nghĩa nông dân và góp phần vào sự sụp đổ của triều đại.
Trong thế kỷ XV và XVI, các nhóm phỉ thường hoạt động gần Bắc Kinh bất chấp sự hiện diện của triều đình trung ương. Do hoạt động giám sát không đầy đủ và thiếu thốn về mặt kinh tế, quân triều đình tại khu vực kinh thành thường chuyển sang cướp bóc. Các quan lại chịu trách nhiệm tiễu phỉ thường có quan hệ các nhóm phỉ và các thành phần ngoài lề xã hội khác của Đại Minh.
Đến cuối thời Minh, Bắc Kinh phải đối mặt với sự đe dọa cả từ bên trong và bên ngoài Trường Thành. Năm 1629, người Mãn do Hoàng Thái Cực lãnh đạo tiến hành một cuộc tiến công vào Bắc Kinh song bị tướng Minh là Viên Sùng Hoán đánh bại tại Quảng Cừ Môn và Tả An Môn bên ngoài Ngoại Thành. Sau khi rút lui về phía bắc, Hoàng Thái Cực lừa cho Sùng Trinh Đế tin rằng Viên Sùng Hoán phản bội Minh. Năm 1630, Súng Trinh Đế cho xử tử Viên Sùng Hoán tại Thái Thị Khẩu bằng hình thức lăng trì. Sau đó 150 năm, Viên Sùng Hoán được Càn Long Đế của nhà Thanh giải oan và mộ của ông gần Quảng Cừ Môn nay là một miếu thờ.
Ngày 19 tháng 3 năm 1644, quân khởi nghĩa nông dân Đại Thuận của Lý Tự Thành công chiếm Bắc Kinh, Sùng Trinh Đế thắt cổ quyên sinh. Sau khi tiến vào Bắc Kinh, quân Đại Thuận treo bảng yên dân, kêu gọi mọi người an cư lại nghiệp, trừng phạt các hoàng thân quốc thích và quan lại tham ô của triều Minh. Sau khi thất bại ở Sơn Hải quan trước liên quân giữa quân Ngô Tam Quế và quân Thanh của nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn, Lý Tự Thành lại phải đưa đại quân rút về Bắc Kinh. Sau khi về Bắc Kinh, Lý Tự Thành tiến hành lễ tức vị tại hoàng cung, tiếp nhận triều kiến của các quan chức triều đình Đại Thuận, sớm hôm sau, Lý Tự Thành dẫn quân Đại Thuận rời Bắc Kinh hướng đến Tây An. Tính ra, quân Đại Thuận chiếm giữ Bắc Kinh trong 41 ngày.
Thời Thanh.
Ngày 3 tháng 5 năm 1644, quân Thanh chiếm Bắc Kinh từ quân Đại Thuận của Lý Tự Thành. Đa Nhĩ Cổn tổ chức quốc tang cho Sùng Trinh Đế và tái bổ nhiệm nhiều quan lại nhà Minh. Vào tháng 10, Đa Nhĩ Cổn rước Thuận Trị Đế từ Thẩm Dương đến Tử Cấm Thành và đặt Bắc Kinh làm thủ đô của nhà Thanh. Trong các thập niên sau đó, người Mãn Châu chinh phục phần còn lại của Trung Hoa, Bắc Kinh trở thành nơi đặt các cơ quan đầu não của triều đình Thanh trong gần ba thế kỷ. Trong thời kỳ này, Bắc Kinh cũng được gọi là kinh sư, tên tiếng Mãn tương ứng là Gemun Hecen. Dân số trong thành chỉ còn 144.000 người vào năm 1644, song tăng lên 539.000 vào năm 1647 (dân cư khu vực quanh thành tăng từ 554.000 lên 1,3 triệu).
Nhà Thanh duy trì phần lớn cấu trúc vật chất trong Nội Thành Bắc Kinh. Mỗi một kỳ trong Mãn Châu Bát Kỳ được phân công bảo vệ và đóng quân gần một trong tám cổng thành của Nội Thành. Bên ngoài thành, triều đình Thanh chiếm đoạt các vùng đất rộng lớn để phân cho các quý tộc người Mãn. Ở phía tây bắc thành, các hoàng đế nhà Thanh cho xây dựng một số ngự hoa viên tráng lệ. Năm 1684, Khang Hy Đế cho xây dựng Sướng Xuân Viên trên nền Thanh Hoa Viên của nhà Minh. Vào đầu thế kỷ XVIII, Khang Hy Đế cho xây dựng Viên Minh Viên, sau đó Càn Long Đế cho mở rộng Viên Minh Viên theo phong cách nhà vườn Baroque Âu châu. Năm 1750, Càn Long Đế cho xây dựng Di Hòa Viên. Hai cung điện nghỉ mát này đại diện cho cả thời điểm đỉnh cao và sự suy tàn của triều đình Thanh.
Sự cai trị của người Mãn nâng cao vị thế phương ngữ Quan thoại của Bắc Kinh, và cuối cùng nó trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Vào đầu thời nhà Thanh, các quan lại người Hán phụng sự trong triều dược yêu cầu học tiếng Mãn, song hầu hết người Mãn ruốt cuộc lại học và nói tiếng Hán. Năm 1728, do không hiểu được ngôn ngữ của các quan lại đến từ miền Nam, Ung Chính Đế hạ chiếu rằng tất cả các sĩ tử tham gia thi khoa cử cần phải nói được phương ngữ Quan thoại Bắc Kinh. Mặc dù quy định này được bãi bỏ dưới thời Gia Khánh Đế, song phương ngữ Bắc Kinh trở nên phổ biến trong giới quan lại và sau đó là trong cộng đồng dân cư. Một thời gian ngắn sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, vào năm 1913, Độc âm thống nhất hội quy định phương ngữ Bắc Kinh là chuẩn cấp quốc gia của Quốc ngữ. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc dời đô đến Nam Kinh, Quốc ngữ thôi hành ủy viên hội tái khẳng định lấy phương ngữ Bắc Kinh làm chuẩn cho Quốc ngữ vào năm 1932. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng làm điều tương tự vào năm 1955.
Nhà Thanh duy trì nguồn cung cấp lương thực tương đối ổn định cho cư dân kinh thành vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Hệ thống cống nạp ngũ cốc của chính quyền khiến hàng hóa từ các tỉnh được đưa đến kinh thành, giữ giá lương thực ổn định. Việc cung ứng lương thức đầy đủ giúp triều đình Thanh duy trì tình trạng chính trị ổn định. Các hội chùa như hội Hộ Quốc (giống như các phiên chợ hàng tháng) được tổ chức quanh các ngôi chùa, thúc đẩy nền thương mại vốn sôi động trong thành. Vào thời điểm đỉnh cao trong thời gian trị vì của Càn Long Đế, vào năm 1781, thành Bắc Kinh có 776.242 người (và 2,18 triệu người ở khu vực xung quanh). Sau đó, chính quyền bắt đầu hạn chế việc di cư vào trong thành. Một thế kỷ sau đó, kết quả điều tra dân số tiến hành vào năm 1881-82 cho thấy các con số tương tự là 776.111 và 2,45 triệu.
Năm 1790, Nam phủ (phụ trách việc tiêu khiểu cho hoàng đế) mời các đoàn Huy kịch từ An Huy đến biểu diễn cho Càn Long Đế. Thời Càn Long Đế, Nam phủ có một nghìn người, bao gồm diễn viên, nhạc sĩ và thái giám. Năm 1827, Đạo Quang Đế đổi tên Nam phủ thành Thăng Bình phủ, và giảm bớt số lượng các buổi biểu diễn. Tuy thế, triều đình vẫn cho mời các đoàn hí kịch từ Hồ Bắc đến biểu diễn. Đến giữa thế kỷ XIX, Kinh kịch ra đời trên cơ sở pha trộn các phong cách hí kịch An Huy và Hồ Bắc.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh lâu đời nhất tại Bắc Kinh khởi đầu từ thời Thanh. Đồng Nhân Đường do một thái y khai trương vào năm 1669, nó trở thành nguồn cung cấp thảo dược duy nhất cho triều đình Thanh vào năm 1723. Bạch Khôi Lão Hiệu là một thực quán Hồi tộc phục vụ các món ăn Bắc Kinh truyền thống, mở cửa hàng đầu tiên ở gần Long Phúc tự vào năm 1780. Món vịt quay nằm trong thực đơn của các bữa ngự yến thời Nguyên, và các thực quán phục vụ món vịt quay một cách rộng rãi từ thập niên 1400. Tuy nhiên, đến khi Toàn Tụ Đức khai trương vào năm 1864 và sử dụng "lò treo", vịt quay Bắc Kinh mới trở nên nổi tiếng.
Năm 1813, khoảng 200 thành viên Bạch Liên giáo tiến hành tập kích Tử Cấm Thành song bị đẩy lui. Đáp lại, chính quyền áp đặt chế độ bảo giáp nhằm giám sát và quản lý xã hội.
Đoàn truyền giáo của ngài Macartney đến Bắc Kinh vào năm 1792, song thất bại trong việc thuyết phục Càn Long Đế giảm bớt hạn chế hoặc cho phép đặt một Đại sứ quán Anh Quốc thường trực trong thành. Tuy nhiên, Macartney nhận thấy các điểm yếu trong lòng đế chế Đại Thanh và sau đó mạnh mẽ thúc đẩy Anh Quốc thâm nhập vào Trung Hoa.
Năm 1860, trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, liên quân Anh-Pháp tiêu diệt quân Thanh trong trận Bát Lý Kiều ở phía đông thành Bắc Kinh. Liên quân Anh-Pháp chiếm được thành và cướp phá Di Hòa Viên cũng như Viên Minh Viên. Lãnh sự Anh Quốc ra lệnh phóng hỏa Viên Minh Viên để trả đũa việc nhà Thanh ngược đãi các tù nhân Tây phương. Tuy nhiên, lãnh sự Anh Quốc bỏ qua Tử Cấm Thành, giữ nó lại làm một địa điểm tổ chức lễ ký kết hiệp ước. Theo Điều ước Bắc Kinh kết thúc chiến tranh, triều đình Thanh buộc phải cho phép các cường quốc Tây phương thiết lập sự hiện diện ngoại giao thường trực trong thành. Các đại sứ quán ngoại quốc được đặt ở đông nam Tử Cấm Thành, tại Đông Giao Dân Hạng.
Năm 1886, Từ Hy thái hậu hạ lệnh cho xây dựng lại Di Hòa Viên bằng kinh phí từng dự định dùng cho hải quân. Sau khi nhà Thanh chiến bại trước Nhật Bản trong Chiến tranh Thanh-Nhật và buộc phải ký kết Điều ước Mã Quan, Khang Hữu Vi tập hợp 1.300 sĩ đại phu bên ngoài Tuyên Vũ Môn để phản đối điều ước và thượng biểu cho Quang Tự Đế. Vào tháng 6 năm 1898, Quang Tự Đế chấp thuận các đề xuất của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và các sĩ đại phu khác và cho tiến hành Bách Nhật Duy Tân. Cuộc cải cách này khiến Từ Hi thái hậu lo sợ, và với sự giúp đỡ của ngoại thích Vinh Lộc và chỉ huy Bắc Dương quân là Viên Thế Khải, Thái hậu tiến hành chính biến. Quang Tự Đế bị bắt giam, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải chạy trốn ra ngoại quốc, còn Đàm Tự Đồng và ngũ vị quân tử khác bị xử trảm thị chúng tại Thái Thị Khẩu bên ngoài Tuyên Vũ Môn. Một di sản của thời gian duy tân ngắn ngủi là việc thành lập Đại học Bắc Kinh vào năm 1898.
Năm 1898, một nhóm thiên hi niên chủ nghĩa gọi là phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy tại Sơn Đông với mục đích chống lại chủ nghĩa đế quốc Tây phương xâm nhập Trung Quốc. Họ tấn công người Tây phương, đặc biệt là những nhà truyền giáo và những người Trung Quốc cải sang Cơ Đốc giáo. Triều đình Thanh thoạt đầu trấn áp Nghĩa Hòa Đoàn song Từ Hy thái hậu cố gắng dùng họ để ngăn chặn ảnh hưởng của ngoại bang và cho phép họ tập trung tại Bắc Kinh. Vào tháng 6 năm 1900, Nghĩa Hòa Đoàn cố xông vào khu Đông Giao Dân Hạng, lúc đó là nơi trú ẩn của vài trăm thường dân ngoại quốc và khoảng 3.200 tín hữu Cơ Đốc Trung Hoa. Một đội quân quốc tế gồm tám nước cuối cùng đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn và quân Thanh, giải vây cho khu vực các sứ quán. Các đội quân ngoại quốc cướp phá thành Bắc Kinh và chiếm đóng miền Bắc Trung Quốc. Từ Hi thái hậu chạy đến Tây An và chỉ trở về Bắc Kinh sau khi triều đình Thanh ký kết Điều ước Tân Sửu mà theo đó Trung Quốc phải trả bồi thường chiến phí 450 triệu lạng với lãi suất 4 phần trăm. Gánh nặng bồi thường chiến phí khiến triều đình Thanh phải gia tăng thu thuế và khiến quốc lực tiếp tục suy yếu.
Sau khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, triều đình Thanh đẩy nhanh tốc độ cải cách và dễ dàng tiếp nhận ảnh hưởng của ngoại quốc. Các kỳ thi khoa cử kéo dài hàng thế kỷ bị bãi bỏ vào năm 1905, thay thế chúng là hệ thống giảng dạy và văn bằng theo kiểu Tây phương. Giáo dục công cộng cho phụ nữ được nhấn mạnh hơn và nhận được sự ủng hộ của cả Từ Hi thái hậu. Đến cuối thời Thanh, các trường nữ sinh tại Bắc Kinh cởi trói yêu cầu đầu vào. Viện Cảnh sát Bắc Kinh được thành lập vào năm 1901 là học viện đào tạo cảnh sát hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc, sử dụng các huấn luyện viên người Nhật và trở thành một hình mẫu cho học viện cảnh sát của các thành phố khác. Học viện Y Hiệp hòa Bắc Kinh được các nhà truyền giáo thành lập vào năm 1906 và được quỹ Rockefeller tài trợ từ năm 1915, thiết lập tiêu chuẩn cho việc đào tạo y tá. Thư viện Đại học Thủ đô tại Bắc Kinh được thành lập vào năm 1898, nó là thư viện đại học hiện đại đầu tiên của Trung Quốc dành để phục vụ cho việc giáo dục giáo dục công lập bậc đại học. Năm 1911, Chương trình Học giả Bồi hoàn Canh Tý do Hoa Kỳ tài trợ thiết lập American Indemnity College ở Thanh Hoa Viên thuộc tây bắc Bắc Kinh, hoạt động như một trường học dự bị cho các sinh viên có kế hoạch đi lưu học ở ngoại quốc. Năm 1912, trường được đổi tên thành Đại học Thanh Hoa, và cho đến nay vẫn duy trì vị thế là một trong các cơ sở giáo dục bậc đại học hàng đầu tại Trung Quốc.
Cũng trong năm 1905, Hộ bộ và các nhà đầu tư tư nhân thành lập Ngân hàng Hộ bộ, ngân hàng trung ương đầu tiên của Trung Quốc và cũng là ngân hàng "hiện đại" lớn nhất đương thời Ngân hàng này được đổi tên thành Ngân hàng Trung Quốc sau Cách mạng Tân Hợi và bắt đầu biến Bắc Kinh trở thành trung tâm của các ngân hàng quốc gia tại Trung Quốc. Các ngân hàng ngoại quốc lớn như HSBC, Citibank, Deutsch-Asiatische Bank và Ngân hàng Chính kim Yokohama mở chi nhánh tại Đông Giao Dân Hạng.
Tuyến đường sắt thương mại đầu tiên qua địa phận Bắc Kinh là tuyến Thiên Tân-Lư Câu Kiều, được xây dựng từ năm 1895 đến 1897 bằng vốn của Anh Quốc.. Ga cuối của tuyến đường sắt được kéo dài hơn về phía trung tâm thành phố, tới Phong Đài và sau là tới Mã Gia Bảo, nay bên ngoài Vĩnh Định Môn, một cổng thành của Ngoại Thành. Triều đình Thanh chống lại việc kéo dài tuyến đường sắt vào trong tường thành. Để đảm bảo Từ Hy thái hậu sẽ ủng hộ việc xây dựng đường sắt, Tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương nhập khẩu một xe lửa nhỏ từ Đức và cho xây dựng một tuyến đường sắt khổ hẹp từ cung của bà tại Trung Nam Hải đến thực đường của bà tại Bắc Hải. Từ Hy thái hậu lo ngại rằng tiếng ồn của đầu máy xe lửa sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của hoàng cung, vì thế yêu cầu các thái giám kéo xe lửa thay vì dùng động cơ hơi nước.
Các cường quốc từng chiếm đóng thành phố trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn kéo dài tuyến đường sắt vào trong tường Ngoại Thành ở Vĩnh Định Môn vào năm 1900 và sau đó kéo dài về phía bắc đến Chính Dương Môn (Tiền Môn) ở ngay ngoài tường Nội Thành vào năm 1903. Họ xây dựng một đoạn đường sắt nhánh về phía đông đến Thông Châu để tiến hành vận chuyển ngũ cốc từ Đại Vận Hà. Đoạn đường sắt này xây dựng từ năm 1896 đến 1905, và được đổi tên thành đường sắt Kinh-Hán sau khi tiến đến Tiền Môn từ phía tây. Việc xây dựng tuyến đường sắt khiến một phần tường thành ở Tuyên Vũ Môn bị phá hủy. Tuyến đường sắt Bắc Kinh-Phụng Thiên vào năm 1907 cũng khiến một đoạn tường thành ở Sùng Văn Môn bị phá. Tuyến đường sắt đầu tiên tại Trung Quốc được xây dựng mà không cần viện trợ của ngoại quốc là tuyến đường sắt Bắc Kinh-Trương Gia Khẩu, do Chiêm Thiên Hựu thiết kế và được xây dựng từ năm 1905 đến năm 1909 và điểm cuối của nó nằm ngay bên ngoài Tây Trực Môn. Những năm cuối thời Thanh, Bắc Kinh có các tuyến đường sắt kết nối đến Hán Khẩu (Vũ Hán), Phổ Khẩu (Nam Kinh]], Phụng Thiên (Thẩm Dương) và Đại Đồng, và là một đầu mối đường sắt lớn tại miền Bắc Trung Quốc.
Thời Trung Hoa Dân Quốc.
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đình Thanh, song chế độ mới là Trung Hoa Dân Quốc vẫn định đô tại Bắc Kinh do nội các tổng lý đại thần Viên Thế Khải của nhà Thanh đoạt lấy quyền kiểm soát chính phủ mới từ những nhà cách mạng ở phương nam. Viên Thế Khải và những người kế nhiệm ông (đều xuất thân từ quân Bắc Dương) cai quản chính phủ Bắc Dương từ Bắc Kinh cho đến năm 1928, khi Quốc Dân đảng tái thống nhất quốc gia thông qua Quốc Dân Cách mạng quân Bắc phạt, thủ đô từ đó được chuyển đến Nam Kinh, Bắc Kinh được đổi tên thành Bắc Bình. Năm 1937, một cuộc đụng độ nổ ra giữa quân đội Trung Quốc và Nhật Bản ở Lư Câu Kiều bên ngoài thành Bắc Kinh, dẫn đến Chiến tranh Trung-Nhật. Người Nhật Bản lập ra Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc bù nhìn tại miền Bắc Trung Quốc, đổi tên thành phố thành Bắc Kinh và đặt thủ đô của chính phủ này tại Bắc Kinh. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, thành phố lại thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc và được đổi tên thành Bắc Bình. Trong Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng, Bắc Kinh được Giải phóng quân tiếp quản hòa bình vào năm 1949 và được đổi tên thành Bắc Kinh, trở thành thành thủ đô của chính thể mới.
Cách mạng Tân Hợi.
Khi khởi nghĩa Vũ Xương nổ ra vào tháng 10 năm 1911, triều đình Thanh phái Viên Thế Khải và quân Bắc Dương của ông đi trấn áp cuộc nổi dậy. Trong lúc chiến đấu với những người cách mạng ở phía nam, Viên Thế Khải đồng thời cũng đàm phán với họ. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh và được bầu làm đại tổng thống lâm thời. Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc không được cường quốc nào công nhận, và Tôn Trung Sơn chấp thuận nhường vị trí lãnh đạo cho Viên Thế Khải để đổi lấy hỗ trợ trong việc chấm dứt triều Thanh. Ngày 12 tháng 2, Viên Thế Khải buộc triều đình Thanh đang dưới quyền cai quản của nhiếp chính vương Tải Phong phải từ bỏ địa vị thống trị. Long Dụ thái hậu ra chiếu thoái vị thay mặt Tuyên Thống Đế Phổ Nghi mới năm tuổi. Ngày hôm sau, Tôn Trung Sơn từ chức đại tổng thống lâm thời và tiến cử Viên Thế Khải vào vị trí này. Theo các điều khoản thoái vị, Phổ Nghi vẫn được giữ các tước hiệu và nhận được một khoản trợ cấp từ Dân Quốc. Phổ Nghi được phép tiếp tục ở trong Tử Cấm Thành một thời gian, song sau đó bị yêu cầu chuyển đến Di Hòa Viên.
Tôn Trung Sơn kiên quyết yêu cầu rằng chính phủ lâm thời đặt ở Nam Kinh. Ngày 14 tháng 2, Hội nghị Nghị viên lâm thời bỏ phiếu lần đầu về vấn đề thủ đô, Bắc Kinh nhận được 20 phiếu trong khi Nam Kinh nhận được 5 phiếu, Vũ Xương được 2 phiếu và Thiên Tân được 1 phiếu. Phần lớn đại biểu Nghị viện muốn đảm bảo hòa bình bằng việc để trung tâm quyền lực tại Bắc Kinh. Trương Kiển và những người khác biện luận rằng đặt thủ đô ở Bắc Kinh cũng sẽ có thể ngăn ngừa Mãn Châu phục hưng và Mông Cổ ly khai. Song Tôn Trung Sơn và Hoàng Hưng thì ủng hộ Nam Kinh nhằm cân bằng với căn cứ quyền lực của Viên Thế Khải ở phía Bắc. Ngày hôm sau, Hội nghị Nghị viện Lâm thời bỏ phiếu lại, lần này Nam Kinh được 19 phiếu còn Bắc Kinh được 6 phiếu, Vũ Hán được 2 phiếu. Tôn Trung Sơn cử một phái đoàn do Thái Nguyên Bồi và Uông Tinh Vệ đi thuyết phục Viên Thế Khải chuyển đến Nam Kinh. Viên Thế Khải nghênh tiếp phái đoàn và đồng ý đi cùng với các đại biểu về phía nam. Vào đêm ngày 29 tháng 2, các vụ bạo động và phóng hỏa xảy ra trên khắp Bắc Kinh. Đội quân bất phục tùng của Tào Côn (một sĩ quan trung thành với Viên Thế Khải) được quy trách nhiệm khởi đầu sự việc. Rối loạn trong hàng ngũ quân đội lan đến Thông Châu, Thiên Tân và Bảo Định. Viên Thế Khải lấy các sự kiện này làm lý do để ở lại miền Bắc nhằm chỉ đạo chống lại tình trạng bất ổn. Vào ngày 10 tháng 3, Viên Thế Khải làm lễ tấn phong chức Đại tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh. Viên Thế Khải đặt văn phòng điều hành và dinh thự tại Trung Nam Hải, cạnh Tử Cấm Thành. Ngày 5 tháng 4, Nghị viện Lâm thời tại Nam Kinh bỏ phiếu bỏ phiếu chọn Bắc Kinh làm thủ đô của Dân Quốc và tụ họp tại Bắc Kinh vào cuối tháng đó.
Vào tháng 8, Tôn Trung Sơn đến Bắc Kinh, ông được Viên Thế Khải và một đám đông hàng nghìn người chào đón. Tại Hồ Quảng hội quán, Đồng Minh hội do Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng và Tống Giáo Nhân lãnh đạo hợp với một số chính đảng nhỏ hơn để thành lập Quốc Dân đảng. Cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức lần đầu tiên từ tháng 12 năm 1912 đến tháng 1 năm 1913, nam giới trên 21 tuổi được tiếp nhận giáo dục hay có tài sản đủ lớn, trả thuế, và có thể chứng minh cư trú hai năm ở một huyện có thể bỏ phiếu. Một ước tính cho thấy 4-6% dân số Trung Quốc đăng ký tham gia bỏ phiếu. Quốc Dân đảng giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội, Quốc hội được triệu tập tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1913.
Khi Quốc hội phê chuẩn hiến pháp, Viên Thế Khải chống lại các nỗ lực nhằm chia sẻ quyền lực. Không thông báo cho Quốc gội, Viên Thế Khải dàn xếp vay một khoản tiền lớn của ngoại quốc để dùng cho đội quân của mình. Khoản vay được ký kết tại Ngân hàng HSBC ở Đông Giao Dân Hạng, quyền thu thuế muối nằm trong tay ngoại quốc. Các đặc vụ của Viên Thế Khải ám sát lãnh tụ Quốc Dân đảng là Tống Giáo Nhân ở Thượng Hải. Đáp lại, Tôn Trung Sơn tiến hành Cách mạng Lần hai vào tháng 7 năm 1913, tuy nhiên Quốc Dân đảng thất bại và Tông Trung Sơn phải đi lưu vong. Sau đó, Viên Thế Khải buộc Quốc hội phải bầu ông làm Đại tổng thống và trục xuất các thành viên của Quốc Dân đảng. Vào đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán Quốc hội và đến tháng 5 thì bãi bỏ Hiến pháp lâm thời. Ngày 23 tháng 12 năm 1915, Viên Thế Khải xưng đế, tức Hồng Hiến Đế, và chế độ của ông được gọi là Đế quốc Trung Hoa. Việc Viên Thế Khải xưng đế châm ngòi cho Chiến tranh hộ quốc khi các tỉnh phía nam nổi dậy. Viên Thế Khải buộc phải trở lại làm tổng thống vào tháng 3 năm 1916. Viên Thế Khải qua đời tại Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1916, những sĩ quan xuất thân từ quân Bắc Dương cạnh tranh nhau quyền kiểm soát chính phủ. Trong 12 năm tiếp theo, chính phủ Bắc Dương đặt tại Bắc Kinh có không ít hơn 18 tổng thống, 5 quốc hội, 24 nội các, ít nhất 4 hiến pháp và sự kiện phục hồi nền quân chủ Mãn Thanh tồn tại hơn 10 ngày vào tháng 7 năm 1917.
Không giống như các giai đoạn thay đổi triều đại trước đây, việc nhà Thanh sụp đổ không khiến dân số Bắc Kinh suy giảm đáng kể, con số này là 785.442 vào năm 1910, 670.000 vào năm 1913 và 811.566 vào năm 1917. Dân số khu vực xung quanh thành phố tăng từ 1,7 lên 2,9 trong cùng thời kỳ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất và phong trào Ngũ Tứ.
Sau khi Viên Thế Khải qua đời, Lý Nguyên Hồng trở thành đại tổng thống còn Đoàn Kỳ Thụy trở thành quốc vụ tổng lý, Quốc hội được tái triệu tập. Chính phủ nhanh chóng phải đối diện với một cuộc khủng hoảng về việc nên về phe Hiệp Ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất hay duy trì trung lập. Đoàn Kỳ Thụy ủng hộ tham gia chiến tranh song bị Lý Nguyên Hồng bác bỏ, quân phiệt Trương Huân được mời đến thủ đô để hòa giải. Trương Huân và đội quân bảo hoàng có bím tóc dài của ông tiến vào Bắc Kinh, giải tán Quốc hội và phục vị cho Phổ Nghi là hoàng đế triều Thanh vào ngày 1 tháng 7. Lý Nguyên Hồng chạy đến Sứ quán Nhật Bản. Triều đình phục hưng tồn tại trong 12 ngày cho đến khi quân của Đoàn Kỳ Thụy tái chiếm thủ đô, Trương Huân phải chạy đến Sứ quán Hà Lan tị nạn. Theo lệnh của Đoàn Kỳ Thụy, Trung Quốc tuyên chiến với phe Đồng Minh và gửi 140.000 người lao động Trung Quốc đến làm việc tại Mặt trận phía Tây. Với hỗ trợ tài chính của Nhật Bản, Đoàn Kỳ Thụy sau đó thiết kế cuộc cầu cử Nghị viện mới vào năm 1918, song những người ủng hộ của Đoàn Kỳ Thụy xuất thân từ Hoàn hệ được sắp xếp trúng cử, chính phủ này vì thế còn được gọi là An Phủ (Hoàn là giản xưng của tỉnh An Huy).
Vào mùa xuân năm 1919, Trung Hoa Dân Quốc với vị thế là nước thắng trận cử một phái đoàn đến Hội nghị Hòa bình Paris nhằm yêu cầu được trao trả nhượng địa của Đức tại Sơn Đông. Tuy nhiên, Hòa ước Versailles lại trao lãnh thổ đó cho Nhật Bản. Tin tức về hòa ước gây phẫn nộ tại thủ đô Trung Quốc. Ngày 4 tháng 5, 3.000 sinh viên đến từ 13 trường đại học ở Bắc Kinh tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn, khởi đầu Phong trào Ngũ Tứ để phản đối các cường quốc Tây phương phản bội Trung Quốc và nạn tham nhũng của An Phủ được Nhật Bản hỗ trợ tài chính. Họ tiến về phía các sứ quán ngoại quốc song bị chặn và chuyển sang tiến về tư gia của phó Bộ trưởng Ngoại giao Tào Nhữ Lâm, đây là nhân vật tham dự Hội nghị hòa bình và được xem là thân Nhật. Các sinh viên san bằng dinh thự của Tào Nhữ Lâm và đánh đập một nhà ngoại giao thân Nhật khác là Chương Tông Tường. Cảnh sát bắt giữ 32 sinh viên, và trong vòng một tuần, phong trào lan ra 200 thành thị thuộc 22 tỉnh. Đến cuối tháng 6, chính phủ Trung Quốc cam kết không ký kết hòa ước, bãi chức Tào Nhữ Lâm và Chương Tông Tường và phóng thích các sinh viên bị bắt.
Chính phủ Bắc Dương.
Vào thập niên 1920, quân Bắc Dương vốn hùng mạnh bị phân chia thành các bè phái và tranh giành quyền kiểm soát chính phủ Quốc dân cũng như thủ đô. Do suy yếu sau phong trào Ngũ Tứ năm 1919, vào tháng 7 năm 1920, chính phủ của Đoàn Kỳ Thụy bị Trực hệ của Ngô Bội Phu và Tào Côn đẩy ra khỏi Bắc Kinh trong chiến tranh Trực-Hoàn. Hai năm sau, Trực hệ phải giao chiến với Phụng hệ ở Mãn Châu do Trương Tác Lâm lãnh đạo trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ nhất. Khi hai bên lại giao chiến trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ hai vào năm 1924, một sĩ quan của Ngô Bội Phu là Phùng Ngọc Tường phát động Chính biến Bắc Kinh. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1924, Phùng Ngọc Tường chiếm được thủ đô, giam cầm đại tổng thống Tào Côn, phục vị nguyên thủ quốc gia cho Đoàn Kỳ Thụy và mời Tôn Trung Sơn đến Bắc Kinh để hòa đàm. Khi đó, Tôn Trung Sơn đang xây dựng một chính phủ Quốc dân tại Quảng Châu với sự trợ giúp của Đệ Tam Quốc tế và sự ủng hộ của Trung Quốc Cộng sản đảng. Tôn Trung Sơn bị bệnh ung thư khi ông đến Bắc Kinh vào đầu năm 1925 trong nỗ lực cuối cùng của ông nhằm hòa giải đối địch bắc-nam. Ông được hàng trăm tổ chức dân sự chào đón, và kêu gọi xây dựng một chính phủ thống nhất. Tôn Trung Sơn qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 3 năm 1925, được an táng tại Bích Vân tự.
Trương Tác Lâm và Ngô Bội Phu hợp binh chống lại Phùng Ngọc Tường (là người dựa vào sự ủng hộ của Liên Xô). Phùng Ngọc Tường có lập trường thân Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng, cũng là các lực lượng có ảnh hưởng tại thành phố. Trong thời kỳ này, Bắc Kinh là nơi các hoạt động sinh viên phát triển mạnh. Trong Phong trào Ngũ Tạp vào năm 1925, có 12.000 sinh viên từ 90 trường học diễu hành qua Vương Phủ Tỉnh đến Thiên An Môn để ủng hộ những người kháng nghị tại Thượng Hải. Với việc mở các trường học tư như Đại học Yên Kinh vào năm 1919 và Đại học Phụ Nhân vào năm 1925, số lượng sinh viên tại Bắc Kinh gia tăng đáng kể vào đầu thập niên 1920. Các học sinh trung học cũng tham gia vào các hoạt động kháng nghị. Vào tháng 10, các sinh viên kháng nghị chủ nghĩa đế quốc trong một hội nghị quốc tế về hải quan và thuế quan được tổ chức tại thành phố. Vào tháng 11, Lý Đại Chiêu tổ chức một cuộc biểu tình gồm sinh viên và công nhân để yêu cầu Đoàn Kỳ Thụy từ chức. Cuộc biểu tình biến thành bạo lực, những người biểu tình đốt cháy các tòa soạn báo lớn, và bị giải tán.
Mặc dù Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn liên minh với những người cộng sản trong cuộc đấu tranh với các quân phiệt, song liên mình không tránh khỏi căng thẳng. Vào tháng 11 năm 1925, một nhóm hữu khuynh trong hàng ngũ lãnh đạo Quốc Dân đảng hội đàm tại Tây Sơn Bắc Kinh và kêu gọi trục xuất những người cộng sản ra khỏi Quốc Dân đảng và cắt đứt các quan hệ với Đệ Tam quốc tế, bao gồm cả cố vấn Mikhail Borodin. Trung ương đảng của Quốc Dân đảng tại Quảng Châu do Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ và Hồ Hán Dân lãnh đạo phản đối kịch liệt bản tuyên ngôn này, và các thành viên của "nhóm Tây Sơn" bị trục xuất khỏi đảng hoặc bị bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo đảng.
Ngày 17 tháng 3 năm 1926, "Quốc Dân quân" của Phùng Ngọc Tường tại pháo đài Đại Cô gần Thiên Tân đọ súng với tàu chiến Nhật Bản chở quân Phụng hệ của Trương Tác Lâm. Nhật Bản cáo buộc chính phủ Trung Quốc vi phạm Điều ước Tân Sửu, và cùng với bảy cường quốc khác ra tối hậu thư yêu cầu loại bỏ tất cả các căn cứ phòng thủ giữa Bắc Kinh và biển theo quy định trong Điều ước. Tối hậu thư châm ngòi cho các cuộc biểu tình của sinh viên ở Bắc Kinh, phối hợp tổ chức với các thành viên tả khuynh trong Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng. Hai nghìn sinh viên diễu hành đến văn phòng hành chính của Đoàn Kỳ Thụy và kêu gọi bãi bỏ các điều ước bất bình đẳng. Cảnh sát khai hỏa vào đám đông và khiến 50 người thiệt mạng và 200 người bị thương, sự kiện này được gọi là Thảm án Tam Nhất Bát. Chính phủ ra trát bắt giữ các đảng viên Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng, trong đó có Lý Đại Chiêu- người chạy vào Sứ quán Liên Xô. Trong nhiều tuần lễ, quân của Phùng Ngọc Tường chiến bại trước quân của Trương Tác Lâm, nội các của Đoàn Kỳ Thụy sụp đổ. Sau khi Trương Tác Lâm đoạt lấy quyền lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1926, cả Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng đều chuyển sang hoạt động bí mật. Một năm sau, Trương Tác Lâm cho quân tiến vào Sứ quán Liên Xô và bắt giữ Lý Đại Chiêu. Lý Đại Chiêu cùng 19 nhà hoạt động cộng sản và quốc dân bị hành quyết tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1927.
Trương Tác Lâm kiểm soát chính phủ Bắc Dương cho đến tháng 6 năm 1928, khi Quốc Dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo cùng các đồng minh Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường Bắc phạt, tiến vào Bắc Kinh. Bắc Kinh được chuyển giao một cách hòa bình cho Quốc Dân đảng. Quốc Dân đảng chuyển thủ đô và lăng Tôn Trung Sơn đến Nam Kinh. Lần đầu tiên kể từ năm 1421, Bắc Kinh bị đổi tên thành Bắc Bình, Thành phố trở thành tỉnh lị của tỉnh Hà Bắc song địa vị này cũng bị mất về tay Thiên Tân vào năm 1930. Trong Trung Nguyên đại chiến năm 1930, quân phiệt Thiểm Tây Diêm Tích Sơn chiếm được Bắc Bình trong một thời gian ngắn và thiết lập một chính phủ Quốc dân kình địch, song sau đó để mất thành phố về tay một đồng minh của Tưởng Giới Thạch là Trương Học Lương.
Phát triển đô thị trong thập niên 1920.
Trong thời kỳ do chính phủ Bắc Dương quản lý, Bắc Kinh chuyển đổi từ một thủ đô phong kiến sang một thành phố hiện đại. Dân số thành phố tăng từ 725.235 vào năm 1912 lên 863.209 vào năm 1921. Chính quyền tìm cách hiện đại hóa thành phố thông qua các công trình công cộng. Các nhà chức trách tái định hình cho tường thành và cổng thành, trải nhựa và mở rộng các đường phố, lắp đặt dịch vụ xe điện, đưa ra các quy hoạch đô thị và quản lý cấp khu vực. Họ cho xây dựng hệ thống cung cấp nước hiện đại, cải thiện vệ sinh môi trường đô thị, giáo dục cộng đồng về cách xử lý thực phẩm và chất thải, giám sát dịch bệnh truyền nhiễm. Nhờ phát triển y tế công cộng, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tuổi thọ trung bình của cư dân nhìn chung được cải thiện. Việc chuyển đổi hiện đại hóa được thúc đẩy do các ảnh hưởng từ Tây phương và truyền thống, bởi vai trò ngày càng tăng của nhà nước trong các vấn đề đô thị, và với các công nghệ mới được chuyển giao từ Tây phương.
Một ví dụ về việc nhấn mạnh quyền công dân so với truyền thống phong kiến là việc phát triển các công viên đô thị tại Bắc Kinh. Ý tưởng về việc công viên là nơi mà thường dân có thể thư giãn trong một cảnh quan nhân tạo du nhập từ Tây phương sang Trung Quốc qua đường Nhật Bản. Chính quyền thành phố Bắc Kinh, tầng lớp hào tộc và thương nhân địa phương đều thúc đẩy sự phát triển của các công viên tại Bắc Kinh. Hội đồng thành phố Bắc Kinh cho rằng công viên sẽ là nơi giải trí lành mạnh, giúp giảm bớt các chứng nghiện rượu, cờ bạc và mại dâm. Các công viên tại Bắc Kinh hầu hết được chuyển đổi từ những ngự hoa viên và đền chùa, trước đây là những nơi hạn chế đối với thường dân. Sau Chính biến Bắc Kinh năm 1924, Phùng Ngọc Tường đuổi Phổ Nghi ra khỏi Tử Cấm Thành, nơi này được mở cửa cho công chúng với tên gọi Quốc lập Cố cung Bác vật quán. Các công viên cũng là nơi diễn ra các hoạt động thương mại và trao đổi công khai các ý tưởng chính trị và xã hội trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu.
Việc Bắc Kinh bị hạ từ thủ đô xuống một tỉnh lị kìm hãm rất nhiều các sáng kiến quy hoạch đô thị nhằm hiện đại hóa thành phố. Cùng với địa vị chính trị, Bắc Kinh cũng mất đi các khoản thuế, công ăn việc làm và quyền lực. Năm 1921, các ngân hàng lớn đặt trụ sở tại Bắc Kinh chiếm 51,9% lượng tư bản ngân hàng do 23 ngân hàng quan trọng nhất Trung Quốc nắm giữ. Tỷ lệ này giảm xuống còn 2,8% vào năm 1928 và 0% vào năm 1935. Thẩm quyền của thành phố cũng bị giảm do nhiều huyện xung quanh được tách sang các đơn vị khác trong tỉnh Hà Bắc. Lần đầu tiên kể từ thời Minh, thành phố không còn kiểm soát các khu vực nông nghiệp và nguồn cung cấp nước. Ngay cả nhà máy điện cung cấp cho hệ thống xe điện của thành phố cùng nằm ngoài thẩm quyền hành chính của thành phố. Các đề nghị gửi đến Nam Kinh nhằm đòi lại các đô thị như Uyển Bình và Đại Hưng bị từ chối. Nhờ các di tích lịch sử và các trường đại học, Bắc Kinh vẫn duy trì vị thế là một trung tâm du lịch và giáo dục bậc cao, và được gọi là "Boston của Trung Quốc." Vào năm 1935, dân số trong thành Bắc Bình đạt 1,11 triệu người, cùng với 3,485 triệu người ở khu vực xung quanh.
Chiến tranh Trung-Nhật.
Sau khi Nhật Bản chiếm Đông Bắc năm 1931, Bắc Bình bị đe dọa từ sự xâm lấm của người Nhật. Hiệp định Đường Cơ vào năm 1933 trao quyền kiểm soát Trường Thành cho Nhật Bản, và một khu phi quân sự 100-km phía nam Trường Thành được lập ra, tước đoạt khả năng phòng thủ phía bắc của Bắc Kinh. Hiệp định Hà Khâm-Umezu bí mật được ký kết vào tháng 5 năm 1935, theo đó yêu cầu chính phủ Trung Quốc triệt thoái các đơn vị Quốc quân khỏi tỉnh Hà Bắc và ngăn chặn các hoạt động chống Nhật của quần chúng Trung Quốc. Hiệp định Tần Đức Thuần-Doihara vào tháng 6 năm 1935 buộc quân đoàn 29, một đơn vị cũ của "Quốc Dân quân", phải di chuyển từ tỉnh Sát Cáp Nhĩ đến khu vực phía nam Bắc Bình, gần Nam Uyển. Vào tháng 11 năm 1935, người Nhật dựng lên một chính phủ bù nhìn đặt tại Thông Châu gọi là Chính phủ Tự trị Phòng cộng Ký Đông, tuyên bố độc lập với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và kiểm soát 22 huyện phía đông Bắc Bình, bao gồm Thông Châu và Bình Cốc thuộc địa giới Bắc Kinh hiện nay.
Trước tình thế ngày càng căng thẳng, bộ sưu tập nghệ thuật của Bảo tàng Cố cung Quốc lập được di dời đến Nam Kinh vào ngày 1934 và nơi trú ẩn phòng không được xây dựng tại Trung Nam Hải. Dòng người tị nạn từ Đông Bắc và sự hiện diện của các trường đại học biến Bắc Bình trở thành một lò lửa của tình cảm chống Nhật. Ngày 9 tháng 12 năm 1935, các sinh viên tại Bắc Bình phát động phong trào Nhất Nhị Cửu để phản đối Uỷ ban Chính vụ Kí-Sát (một chính phủ bù nhìn khác) và kêu gọi vệ quốc.
Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, quân đoàn 29 của Trung Quốc và Chi Na trú đồn quân của Nhật Bản đọ súng tại Lư Câu Kiều gần Uyển Bình thành ở tây nam Bắc Bình. Sự kiện Lư Câu Kiều gây ra Chiến tranh Trung-Nhật. Đến cuối tháng 7, quân tiếp viện của Nhật Bản với sự hỗ trợ của không quân tiến công toàn diện vào Bắc Kinh và Thiên Tân. Trong khi giao chiến ở phía nam Bắc Bình, phó chỉ huy trưởng quân đoàn 29 là Đông Lân Các và sư đoàn trưởng Triệu Đăng Vũ đều tử chiến. Họ cùng với Trương Tự Trung, một sư đoàn trưởng khác của quân đoàn 29 là ba nhân vật hiện đại duy nhất được dùng tên để đặt cho các tuyến phố tại Bắc Kinh ngày nay. Tại Thông Châu, lực lượng dân quân của Chính phủ Tự trị Phòng cộng Ký Đông từ chối hợp binh với người Nhật để tiến công quân đoàn 29, và còn tiến hành nổi dậy chống Nhật, song các lực lượng Trung Quốc phải triệt thoái về phía nam. Tuy nhiên, Bắc Bình không phải chịu cảnh giao chiến trong đô thị và không bị phá hủy nhiều như các thành phố khác tại Trung Quốc.
Người Nhật lập ra một chế độ bù nhìn khác là Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, để quản lý vùng lãnh thổ chiếm được ở miền Bắc Trung Quốc, đổi tên Bắc Bình thành Bắc Kinh và lập làm thủ đô. Chính phủ này sau đó hợp nhất với chính phủ của Uông Tinh Vệ đặt tại Nam Kinh, song quyền kiểm soát thực tế nằm trong tay quân đội Nhật Bản. Trong chiến tranh, Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa được sơ tán đến các khu vực không bị chiếm đóng và thành lập nên Đại học Liên hiệp Quốc lập Tây Nam. Đại học Phụ Nhân được Tòa thánh Vatican (trung lập) bảo hộ. Sau khi bùng nổ Chiến tranh Thái Bình Dương với việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, quân Nhật đóng cửa Đại học Yên Kinh và giam cầm các nhân viên người Mỹ của đại học này. Một số người được du kích cộng sản ở những vùng nông thôn xa xôi cứu giúp. Thôn Tiêu Trang Hộ ở Thuận Nghĩa vẫn còn giữ lại một mê cung gồm các đường hầm dưới lòng đất với các sở chỉ huy, phòng họp và lối đi ngụy trang từ thời chiến tranh.
Ngày 10 tháng 10 năm 1945, thời gian chiếm đóng Bắc Bình của Nhật Bản chấm dứt với việc quân đội Nhật Bản chính thức đầu hàng Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc trong một buổi lễ tại Tử Cấm Thành. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, thành phố chuyển sang thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Quốc dân và được đổi tên thành Bắc Bình.
Nội chiến Trung Quốc.
Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng là đồng minh trong chiến tranh Trung-Nhật, song họ tiếp tục tranh chấp sau khi Nhật Bản đầu hàng. Để ngăn chặn tái diễn nội chiến, chính phủ Hoa Kỳ phái George C. Marshall đến Trung Quốc để hòa giải. Sứ mệnh Marshall đặt trụ sở chính tại Bắc Bình, tại đây một thỏa thuận ngừng bắn được mở ra vào ngày 10 tháng 1 năm 1946, và một ủy ban gồm ba người: một đại diện Quốc Dân đảng, một đại diện Cộng sản đảng và một đại diện Hoa Kỳ, được thành lập để điều tra các hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ở Hoa Bắc và Mãn Châu. Thỏa thuận ngừng bắn bắt đầu tan vỡ vào tháng 6 năm 1946 và sứ mệnh Marshall cuối cùng thất bại trong việc tạo ra một chính phủ liên minh. Sau khi Marshall ra đi vào tháng 2 năm 1947, nội chiến toàn diện nổ ra.
Các hoạt động quân sự của lực lượng Quốc Dân đảng tại miền Bắc Trung Quốc do Phó Tác Nghĩa- người chỉ huy 55 vạn quân- lãnh đạo, có trụ sở đặt tại Bắc Bình. Vào năm 1948, thành phố có 1,5 triệu cư dân và 4,1 triệu cư dân ở khu vực xung quanh. Sau khi chiến thắng trong chiến dịch Liêu Thẩm, vào ngày 29 tháng 11 năm 1948, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến dịch Bình Tân. Giải phóng quân chiếm Trương Gia Khẩu ở phía tây bắc Bắc Bình vào ngày 24 tháng 12, chiếm Thiên Tân vào ngày 15 tháng 1 năm 1949. Với việc lực lượng Quốc Dân đảng thất bại trong chiến dịch Hoài Hải ở xa về phương Nam, Phó Tác Nghĩa và trên 20 vạn quân Quốc Dân đảng bị bao vây tại Bắc Kinh. Sau nhiều tuần thương lượng, vào ngày 22 tháng 1 năm 1949, Phó Tác Nghĩa rút quân đội khỏi thành phố để "tái tổ chức". Hành động đào ngũ của Phó Tác Nghĩa khiến thành phố, các cư dân và kiến trúc lịch sử của Bắc Bình khỏi bị hủy diệt. Ngày 3 tháng 2 năm đó, Giải phóng quân tiến vào Bắc Bình.
Vào mùa xuân năm 1949, lãnh đạo Quốc Dân đảng Lý Tông Nhân tiến hành nỗ lực cuối cùng nhằm bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn. Các cuộc hòa đàm được tổ chức tại Bắc Bình từ ngày 1 đến 12 tháng 4, song Cộng sản đảng không chấp nhận dừng lại ở Trường Giang và thừa nhận miền Nam do Quốc Dân đảng quản lý. Giải phóng quân tiếp tục giành được thêm quyền kiểm soát phần còn lại của quốc gia, các nhà lãnh đạo Cộng sản đảng, các thành viên phái tả trong Quốc Dân đảng, và những người ủng hộ bên thứ ba tập hợp tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc ở Trung Nam Hải vào ngày 21 tháng 9. Để chuẩn bị cho việc thành lập một chế độ mới, họ thông qua quốc hiệu, quốc kỳ, quốc huy và quốc ca và thủ đô.
Thời Cộng hòa Nhân dân.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông đứng trên tòa lầu ở Thiên An Môn, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên gọi của thành phố được phục hồi là Bắc Kinh, đóng vai trò là thủ đô. Khi đó, thành phố chỉ có diện tích hành chính là và hơn 2,03 triệu cư dân. Trong vòng sáu mươi năm sau, thành phố mở rộng cả về quy mô lãnh thổ (gấp 23 lần) và dân số (gấp 10 lần) cũng như tầm vóc và tầm quan trọng về chính trị. Là trung tâm chính trị của một chính phủ tập trung cao độ, Bắc Kinh và các cư dân thành phố chứng kiến nhiều sự kiện chính trị và các bước phát triển định hình cho Trung Quốc hiện nay.
1949-1958.
Các nhà lãnh đạo cộng sản nhanh chóng thiết lập một trật tự mới tại Bắc Kinh. Trong vòng vài tuần sau khi thành lập chính phủ mới, mại dâm bị cấm tại thành phố. Khoảng 224 nhà thổ bị đóng cửa và 1.308 gái mại dâm được đưa đến các trung tâm cải tạo, tại đó họ được điều trị y tế và đào tạo lại nghề nghiệp. Việc sử dụng thuốc phiện bị cấm vào năm 1952.
Với việc chính phủ mới bãi bỏ các điều ước bất bình đẳng, các cường quốc bị tước bỏ đặc quyền dành cho đơn vị lính đồn trú và sứ quán ở Đông Giao Dân Hạng. Hoa Kỳ, Pháp và Hà Lan từ chối công nhận chính phủ mới nên họ bị buộc phải từ bỏ văn phòng lãnh sự và quân sự vào năm 1950. Liên Xô đàm phán để chuyển đến một đại sứ quán mới ở góc đông bắc thành cổ. Anh Quốc công nhận chính phủ mới, họ nằm trong số các quốc gia cuối cùng dời khỏi Đông Giao Dân Hạng vào năm 1954. Một khu vực sứ quán mới xuất hiện ở phía đông của tường thành, tại Tam Lý Đồn, nơi các nước thuộc khối Cộng sản và Thế giới thứ ba thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao của mình.
Là trung tâm quyền lực của nước Cộng hòa, Bắc Kinh được chuyển đổi để phản ánh những ý tưởng của nhà nước cộng sản. Tại một cuộc họp nhằm lập kế hoạch vào tháng 11 năm 1949, dưới sự chủ trì của thị trưởng Nhiếp Vinh Trăn, kiến trúc sư nổi tiếng Lương Tư Thành đề xuất bảo tồn nguyên vẹn khu thành cổ bằng cách xây dựng một khu đô thị và trung tâm chính quyền mới ở Ngũ Khỏa Tùng, Tam Lý Hà và Điếu Ngư Đài cách Thiên An Môn về phía tây. Các cố vấn Liên Xô phản đối đề xuất này, họ cho rằng nên tập trung các tòa nhà chính phủ mới trong vùng lõi đô thị cũ, đặc biệt là xung quanh quảng trường Thiên An Môn. Việc xây dựng các tòa nhà trong vùng lõi đô thị sẽ cho phép các nhân viên chính phủ sinh sống trong các khu phố hiện có và việc xây thêm các khu dân cư mới để phục vụ cho một trung tâm chính phủ mới tại vùng ngoại ô bị xem là không kinh tế. Các cố vấn Liên Xô cũng kêu gọi công nghiệp hóa, lưu ý rằng công nhân chỉ chiếm 4% dân cư địa phương, trong khi thủ đô của một chính quyền cộng sản cần phải có một tầng lớp vô sản mạnh. Các đề xuất của Liên Xô chiếm ưu thế, định hướng cho quy hoạch đô thị của Bắc Kinh trong thập niên sau đó.
Quảng trường Thiên An Môn được mở rộng để có thể đủ không gian cho các cuộc tập hợp và diễu hành công chúng quy mô lớn. Các tòa nhà và đài kỷ niệm mang tính biểu tượng, chịu ảnh hưởng của phong cách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa từ Liên Xô, bao gồm Bia Kỉ niệm Anh hùng Nhân dân, Đại lễ đường Nhân dân, và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, được hoàn thành vào năm 1959, nhân dịp mười năm quốc khánh. Nhiều khu phố trong thành cổ bị san bằng để nhường chỗ cho các nhà máy, văn phòng chính phủ và các tòa nhà chung cư. Nhiều cung điện và hoa viên được cải tạo thành nhà ở, trường học và văn phòng. Các cơ sở công nghiệp lớn được xây dựng tại các vùng ngoại ô phía tây và phía đông. Lãnh đạo quốc gia cư trú tại Trung Nam Hải, ở phía tây của Tử Cấm Thành. Tường thành Bắc Kinh rơi vào cảnh không được tu sửa, và sau đó bị phá bỏ trong thập niên 1960 để xây dựng tàu điện ngầm Bắc Kinh và đường vành đai 2.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Bắc Kinh là nơi tổ chức Hội nghị Hòa bình Vành đai châu Á và Thái Bình Dương, hội nghị quốc tế lớn đầu tiên được tổ chức tại thành phố. Hội nghị do Tống Khánh Linh, Quách Mạt Nhược và Bành Chân tổ chức và diễn ra từ ngày 2 đến ngày 12 tháng 10 năm 1952, quy tụ 400 đại biểu từ 37 quốc gia. Một khu dân cư mới phát triển được đặt theo tên của hội nghị, Hòa Bình Lý.
Thành phố trở thành nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở giáo dục bậc cao và nghiên cứu hàn lâm tại Trung Quốc. Số trường đại học tại Bắc Kinh tăng lên với việc di chuyển các học viện từ khu vực du kích đến như Đại học Nhân dân, Đại học Công nghệ Bắc Kinh, Trường Trung ương đảng Trung cộng, Đại học Dân tộc Trung ương, và Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, việc mở ra các học viện và viện nghiên cứu quốc gia thuộc các bộ khác nhau. Tuy nhiên, các trường đại học do ngoại quốc tài trợ bị đóng cửa hoặc chuyển thành trường công, đại học Yên Kinh được sáp nhập với đại học Bắc Kinh và chuyển đến khu ngoại ô ở tây bắc, đại học Phụ Nhân trở thành Đại học Sư phạm Bắc Kinh.
Từ năm 1949 đến năm 1958, thành phố dần nhận thêm nhiều lãnh thổ từ tỉnh Hà Bắc. Việc mở rộng đáng kể cuối cùng diễn ra vào năm 1958 với việc sáp nhập 9 huyện: Thông huyện (nay là Thông Châu), Thuận Nghĩa, Đại Hưng, Lương Hương (nay thuộc Phòng Sơn), Phòng Sơn, Bình Cố, Mật Vân, Hoài Nhu và Diên Khánh với tổng diện tích , tổng diện tích Bắc Kinh tăng lên . Năm 1958, dân số toàn thành phố là 6.318.497 người, trong đó 31,5% sinh sống trong tường thành, 29% sinh sống tại vùng ngoại thành lân cận và các cư dân còn lại sống tại các thị trấn xa trung tâm và khu vực nông thôn. Các nhà quy hoạch lập mục tiêu biến Bắc Kinh thành thành phố 10 triệu dân.
Đại nhảy vọt.
Vào tháng 1 năm 1958, Mao Trạch Đông khởi động kế hoạch 5 năm bằng một chiến dịch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Đại nhảy vọt ("Đại dược tiến") có mục tiêu là khắc phục tình trạng thiếu vốn của Trung Quốc thông qua huy động quần chúng, sử dụng các nông trại tập thể quy mô lớn để tăng sản lượng nông nghiệp và lương thực dư ra được phát miễn phí cho các lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Tại vùng đô thị Bắc Kinh, cũng như các thành phố khác, các tòa nhà ở mới được xây dựng mà không có nhà bếp. Thay vào đó, các cư dân ăn tối trong phòng ăn tập thể, được phục vụ miễn phí. Các cư dân được huy động sản xuất thép tại gia, sử dụng các tài sản cá nhân bằng kim loại (như chậu và dao kéo, được cho là không cần thiết do có nhà ăn tập thể). Tường thành cũng bị phá hủy để lấy vật liệu xây lò nung. Thép thỏi phẩm cấp thấp được sản xuất từ các lò này không thích hợp khi sử dụng trong công nghiệp. Chính sách thất bại hoàn toàn, và việc phân bổ sai các nguồn tài nguyên ngăn cản các kế hoạch xây dựng lại thành phố trong nhiều năm.
Vào đầu chiến dịch diễn ra phong trào diệt bốn loài gây hại, bao gồm chim sẻ do được cho là gây hại do ăn ngũ cốc. Vào đỉnh điểm của phong trào, vào tháng 4 năm 1958, trên ba triệu cư dân Bắc Kinh sử dụng pháo, cồng, đánh vào chậu hay chai lọ để phát thành tiếng, dùng cờ màu mè, mục đích là để chim sẻ và các loài chim khác không tìm được chỗ đậu trong thành phố và mệt mỏi do bay quá nhiều mà chết. Trên 400.000 chim sẻ và vô số các loài chim khác bị giết chết trong ba ngày. Chiến dịch được dừng lại sau khi việc loại bỏ chim sẻ khiến số châu chấu tăng đột biến.
Trong suốt mùa hè và mùa thu năm 1958, chất lượng và số lượng thực phẩm được phục vụ trong các nhà ăn tập thể liên tục suy giảm, và các nhà ăn tập thể bị đóng cửa hoàn toàn vào đầu năm 1959. Thay vào đó, các cư dân nhận thực phẩm theo khẩu phần bằng tem phiếu (15–17 kg cho mỗi đàn ông, 13,75 kg cho mỗi phụ nữ, 12,75 kg cho thanh thiếu niên, 3,75 kg cho trẻ em dưới 10 tuổi). Do dự báo tăng sản lượng lương thực, người ta không trồng lúa mì vụ đông vào năm 1958 khiến mùa xuân năm 1959 không có gì để thu hoạch. Đến tháng 5 năm 1959, các cư dân buộc phải bổ sung chế độ ăn uống ít ỏi của họ bằng vỏ cây đu, rễ cây sậy, chồi cây liễu, dền hoang, cần tây hoang và các loại cây hoang dã khác có thể ăn được. Việc suy dinh dưỡng trở nên phổ biến trong thành phố. Khoảng 420.000 cư dân được đưa đến các vùng nông thôn vì thành phố không còn có thể hỗ trợ cho họ. Tình trạng thiếu lương thực khiến tỷ lệ "tử vong do nguyên nhân không tự nhiên" tại Bắc Kinh tăng từ 3,64% vào năm 1958 lên 4,4% vào năm 1961, tức có thêm 90.000 ca tử vong.
Cách mạng văn hóa.
Đại Cách mạng văn hóa vô sản là chiến dịch do Mao Trạch Đông phát động nhằm thay đổi cơ cấu xã hội và văn hóa của Trung Quốc, được mở đầu và kết thúc tại Bắc Kinh, với các hậu quả sâu sắc đối với thành phố và quốc gia. Mao Trạch Đông khởi đầu chiến dịch bằng việc chỉ đạo các cuộc tiến công chống lại các nhân vật chính trị-văn học tại Bắc Kinh. Mục tiêu đầu tiên là Ngô Hàm- phó thị trưởng Bắc Kinh và cũng là một sử gia, ông viết "Hải Thụy bãi quan", chuyển thể từ vở kịch về một quan lại liêm khiết thời Minh, từng được Mao Trạch Đông ca ngợi vào đầu thập niên 1960. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, tác phẩm này bị Diêu Văn Nguyên chỉ trích là phục hồi Bành Đức Hoài. Phạm vi cuộc tấn công mở rộng đến "Tam gia thôn"- ba đồng tác gia một chuyên mục trên Nhân dân nhật báo, trong đó có tổng biên tập Đặng Thác. Bộ ba này bị cáo buộc ngầm tấn công chống Mao chủ tịch, kết quả là Đặng Thác tự tử. Thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân bị cáo buộc điều hành thành phố giống như ấp phong của mình và nuôi dưỡng âm mưu chống đảng, việc tấn công Bành Chân làm suy yếu Lưu Thiếu Kỳ, vốn là mục tiêu cuối cùng của Mao Trạch Đông. Chính quyền thành phố Bắc Kinh trở thành nạn nhân đầu tiên của cách mạng văn hóa, các vị trí lãnh đạo thành phố được thay thế bằng những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Mao Trạch Đông mở rộng cuộc tranh giành quyền lực trong tầng lớp tinh hoa vào mùa xuân năm 1966, ông khích lệ thanh thiếu niên từ các trường đại học và trung học ở Bắc Kinh hưởng ứng chiến dịch của mình. Vào ngày 16 tháng 5 năm 1966, Mao Trạch Đông công bố "Ngũ Nhất Lục thông tri", chính thức phát động một cuộc Cách mạng văn hóa để thanh tẩy các yếu tố tư sản và Xô viết xét lại ra khỏi đảng và quốc gia, như Bành Chân. Ngày 25 tháng 5 năm 1966, một số giảng viên trẻ của Đại học Bắc Kinh do Niếp Nguyên Tử dẫn đầu viết một "đại tự báo" kết tội ban giám hiệu nhà trường cản trở Cách mạng văn hóa và kêu gọi quần chúng tiêu diệt các yếu tố phản cách mạng và thân Khrushchev. Niếp Nguyên Tử ban đầu bị trường đại học trách phạt song tấm áp phích của bà được xuất bản trên số "Nhân dân nhật báo" ra ngày 2 tháng 6. Ngày 18 tháng 6, các sinh viên Đại học Bắc Kinh tổ chức đại hội phê đấu đầu tiên nhằm tố cáo các giảng viên của mình. Phu nhân của Mao Trạch Đông là Giang Thanh đến thăm trường này để thể hiện sự ủng hộ của bà đối với các sinh viên nổi loạn. Từ ngày 29 tháng 7, các phòng học tại tất cả các trường đại học và trung học tại Bắc Kinh nghỉ học, các học sinh và sinh viên tham gia Cách mạng văn hóa. Ngày 29 tháng 5, một nhóm học sinh của Trường trung học Đại học Thanh Hoa tổ chức nhóm "Hồng vệ binh" đầu tiên để bảo vệ Mao chủ tịch khỏi những kẻ thù của cách mạng, các học sinh khác tại Bắc Kinh cũng làm theo. Vào tháng 8, Mao Trạch Đông ca ngợi Hồng Vệ binh và kêu gọi họ "pháo đả tư lệnh bộ" của các yếu tố tư sản trong chính phủ. Phong trào lan rộng và Mao Trạch Đông cho Hồng Vệ binh được đi tàu và ăn ở miễn phí trên toàn quốc để truyền bá cách mạng. Từ ngày 18 tháng 8 đến 26 tháng 11, Mao Trạch Đông chủ trì tám cuộc mittinh của Hồng Vệ binh tại quảng trường Thiên An Môn, với sự tham gia của tổng cộng 11 triệu thanh thiếu niên, các cuộc biểu tình giúp loại bỏ quyền lực của Lưu Thiếu Kỳ.
Sau khi đóng cửa các lớp học và lật đổ ban giám hiệu, Hồng Vệ binh quay sang các 'kẻ thù của cách mạng' với quy mô xã hội lớn hơn. Họ lục soát nhà của những người được xem là 'kẻ thù của giai cấp' nhằm tìm kiểm bằng chứng buội tộc, đập phá các di tích văn hóa được xem là tàn tích của nền văn hóa phong kiến, và đấu tranh chống lại các danh nhân chính trị và văn hóa bị cáo buộc thuộc tẩu tư phái. Trong vòng một tháng sau cuộc tập hợp đầu tiên của Mao Trạch Đông vào ngày 18 tháng 8, Hồng Vệ binh lục soát 114.000 căn nhà trong thành phố, thu giữ 3,3 triệu đồ vật và 75,2 triệu tệ. Khi nhiệt thành của Hồng Vệ binh lên đến đỉnh cao vào tháng 8 và tháng 9, có ít nhất 1.772 cư dân bị giết chết. Nhiều người bị các Hồng vệ binh ép tự sát hoặc bị đánh đến chết. Nhiều người khác bị Hồng Vệ binh và những kẻ nổi loạn sỉ nhục công khai, bị đánh đập và bắt giữ phi pháp. Nhiều di tích lịch sử bị hư hại hoặc bị phá hủy trong tình cảnh lộn xộn. Các di tích mang tính biểu tượng như Thiên đàn, Bắc Hải, Di Hòa viên, Viên Minh viên, Thập Tam lăng, Ung Hòa cung và Trường Thành cũng là các mục tiêu. Hầu như tất cả những nơi thờ phượng đều bị đóng cửa. Tử Cấm Thành được bảo vệ theo lệnh của Chu Ân Lai. Nhiều đường phố tại Bắc Kinh được đổi tên theo các khẩu hiệu cách mạng. Hồng Vệ binh còn tìm cách đổi tên Bắc Kinh thành Đông Phương Hồng.
Đến năm 1967, với việc đóng cửa trường học và các nhân vật có quyền lực bị lật đổ, các phái Hồng Vệ binh bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát các thể chế mà họ kiểm soát. Các cuộc đụng độ bạo lực tăng lên, và một số nhóm quay sang thách thức Giang Thanh. Năm 1968, Mao Trạch Đông ra lệnh cho quân đội nắm quyền kiểm soát chính phủ, các trường đại học và nhà máy, và buộc Hồng Vệ binh phải giải tán và rời thành phố đến các vùng thôn quê, nơi họ sẽ "trải qua cải tạo từ những người nông dân." Tại Đại hội Đảng lần thứ 9 được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1969, Mao Trạch Đông tuyên bố Cách mạng văn hóa hoàn thành.
Sau khi Chu Ân Lai qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1976, Diêu Văn Nguyên cho phát hành một loạt tác phẩm tuyên truyền để chỉ trích di sản của Chu Ân Lai, khiến dư luận phổ biến không chấp thuận. Ngày 20 tháng 3 năm 1976, học sinh trường tiểu học Ngưu Phòng đặt vòng hoa tại Bia kỉ niệm Anh hùng Nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn nhằm tưởng nhớ Chu Ân Lai, những người khác cũng làm theo. Nhiều vòng hoa kèm theo các bài thơ tưởng nhớ vị thủ tướng. Đến tết Thanh Minh vào ngày 4 tháng 4, quảng trường Thiên An Môn đầy vòng hoa và các bài thơ, ước tính có 2 triệu cư dân thành phố đến bia kỉ niệm để bày tỏ lòng kính trọng của họ. Ngày hôm sau, Tứ nhân bang lệnh cho công an thu giữ và phá hủy các vòng hoa, phong tỏa quảng trường. Trong các cuộc xung đột giữa công an và người dân, hàng trăm người bị bắt giữ. phong trào Tứ Ngũ là cuộc tập hợp tự phát lớn nhất chống lại Cách mạng văn hóa, tuy nhiên nó khiến Đặng Tiểu Bình bị thanh trừng.
Mao Trạch Đông qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 9 tháng 9 năm 1976, và lăng của ông tại quảng trường Thiên An Môn được hoàn thành một năm sau đó. Chưa đầy một tháng sau khi Mao Trạch Đông qua đời, vào ngày 7 tháng 10 năm 1976, Uông Đông Hưng cho bắt giữ Tứ nhân bang tại Trung Nam Hải trong một cuộc chính biến không đổ máu. Đặng Tiểu Bình được phục hồi chức vụ và sau đó đoạt lấy quyền lực từ tay người lãnh đạo chính biến là Hoa Quốc Phong. Tại phiên họp toàn thể lần thứ ba của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản TQ được tổ chức vào năm 1978, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Đảng Cộng sản phục hồi cho các nạn nhân của Cách mạng văn hóa, đảo ngược phán quyết về phong trào Tứ Ngũ, và thông qua một tiến trình chính sách cải cách kinh tế. Các kỳ thi tuyển sinh đại học được khôi phục từ năm 1977 và hầu hết các thanh niên bị đưa về nông thôn quay trở lại thành phố.
Cách mạng văn hóa khiến quan hệ Trung-Xô thêm căng thẳng, và khoảng 300.000 cư dân thành phố được huy động để xây dựng boongke dưới lòng đất nhằm làm nơi ở cho 40% cư dân thành phố trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân. Thành phố ngầm của Bắc Kinh được xây dựng từ năm 1969 đến 1979, sau đó được chuyển thành các trung tâm mua sắm và bảo tàng dưới lòng đất.
1976-1989.
Từ năm 1977 đến 1979, Bắc Kinh cũng là nơi diễn ra Mùa xuân Bắc Kinh và Tường Dân chủ Tây Đan, kiểm soát chính trị được nới lỏng trong một thời gian ngắn tại thành phố. Phong trào dân chủ Bắc Kinh (1978–81) đặt mục tiêu xây dựng một bản sắc chủ nghĩa Marx tiến bộ. Kết hợp với các đặc điểm liên quan của một công dân xã hội chủ nghĩa, những người ủng hộ phong trào chống lại kẻ thù từ bên ngoài và thiểu số cánh hữu ở bên trong. Bản sắc tập thể này không chỉ ngăn chặn sự đối đầu với Đảng Cộng sản, mà còn sử dụng cả tư duy Marx cổ điển và dân chủ phương Tây trong chương trình nghị sự của phong trào.
Quy hoạch đô thị tại Bắc Kinh phát triển theo một xu hướng mới so với thời đại Mao Trạch Đông. Vào tháng 4 năm 1980, khi xem xét tài trợ cho cơ sở hạ tầng, Hồ Diệu Bang đặt ra các nguyên tắc chỉ đạo cho sự phát triển của Bắc Kinh: Với vai trò là trung tâm chính trị của quốc gia, Bắc Kinh cần phải trở thành một trung tâm giao lưu quốc tế để hỗ trợ sự mở cửa của Trung Quốc với thế giới. Với vị thế là một cửa ngõ với thế giới, Bắc Kinh cần phải là thành phố có trật tự nhất, sạch sẽ nhất và cảnh quan nhất trong cả nước. Bắc Kinh cũng cần phải trở thành một trong những thành phố tiên tiến về khoa học và công nghệ, văn hóa và giáo dục trên quy mô thế giới. Thành phố cần nâng cao mức sống của người dân và phát triển một nền kinh tế phù hợp với những đặc điểm độc đáo của thủ đô quốc gia. Bắc Kinh sẽ không còn thu hút các ngành công nghiệp nặng. Năm 1981, các nhà quy hoạch thành phố nghĩ ra một kế hoạch chi tiết mà theo đó tổ chức mở rộng đô thị xung quanh các đường vành đai đồng tâm. Vùng đô thị lõi cũ của thành phố là nơi tập trung các di tích lịch sử, từ nay sẽ phát triển với mật độ thấp. Các cơ sở kinh doanh mới sẽ được xây dựng tại dải thứ hai (giữa đường vành đai 2 và đường vành đai 3). Với việc áp dụng chính sách một con, các nhà quy hoạch thành phố dự kiến sẽ kiểm soát được dân số thành phố ở mức 10 triệu vào năm 2000, trong đó 40% sinh sống tại trung tâm đô thị và phần còn lại sinh sống tại các cộng đồng dân cư rải rác quanh dải thứ ba. Có thể hình dung về các cộng đồng dân cư này thông qua Á Vận Thôn ở phía bắc và Phương Trang ở phía nam. Tuyến thứ nhất của tàu điện ngầm Bắc Kinh, bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào năm 1969 song bị ảnh hưởng bởi các vấn đề kỹ thuật, cuối cùng mở cửa phục vụ công chúng vào năm 1981.
Ngày 4 tháng 5 năm 1989, sinh viên từ các trường đại học tại Bắc Kinh bắt đầu tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ thương tiếc về việc Hồ Diệu Bang qua đời. Trong vài ngày sau đó, các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn thu hút hàng nghìn người tham gia. Các cuộc biểu tình bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giải tán bằng vũ lực vào ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Năm 1990, dân số thường trú tại Bắc Kinh đạt 10,32 triệu người, trong đó 61% là tại các khu vực đô thị. Ngoài ra, thành phố còn có 1,27 triệu người nhập cư không có hộ khẩu, tổng dân số là 11,59 triệu người.
Từ 22 tháng 9 đến 7 tháng 10 năm 1990, Bắc Kinh tổ chức Á vận hội lần thứ 11, với sự tham dự của 6.122 vận động viên đến từ 37 quốc gia, tranh tài ở 29 môn thi thể thao. Á Vận Thôn được xây dựng ở phía bắc trung tâm thành phố, ngoài đường vành đai 3. Sân vận động Công nhân là địa điểm chính của Á vận hội.
Đường vành đai 2 được xây dựng tứ thập niên 1960 trên nền của tường thành thời Minh, cuối cùng hoàn thành vào năm 1992. Đường vành đai 3 hoàn tất vào năm 1993. Việc xây dựng ba tuyến đường vành đai khác được bắt đầu trong thập niên 1990, và lần lượt hoàn thành vào năm 2001 (đường vành đai 4), 2003 (đường vành đai 5), 2009 (đường vành đai 6).
Thập kỷ 1990 và đầu thiên niên kỷ mới là thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Bắc Kinh. Sau cải cách mở cửa, những khu đất nông nghiệp xung quanh thành phố trở thành các khu dân cư và khu thương mại mới. Các tuyến đường cao tốc hiện đại và các tòa nhà cao tầng được xây dựng khắp thành phố để giải quyết vấn đề dân số ngày càng tăng và giàu có hơn. Đầu tư ngoại quốc biến Bắc Kinh thành một trong số các thành phố mang tính quốc tế và thịnh vượng nhất.
Năm 1995, chính quyền thành phố Bắc Kinh chấn động bởi một vụ bê bối của hàng ngũ lãnh đạo, Uỷ viên bộ chính trị- Bí thư thị ủy Trần Hi Đồng bị loại bỏ khỏi chức vụ và phó thị trưởng Vương Bảo Sâm tự sát. Trần Hi Đồng bị kết án 16 năm tù giam vào năm 1998 vì tội tham nhũng và sơ suất khi thi hành công vụ, trở thành quan chức cấp cao nhất bị kết án tù sau vụ xử Tứ nhân bang. Trần Hi Đồng được cho là bị hạ bệ khi tham gia đấu tranh quyền lực chống lại Chủ tịch Giang Trạch Dân và "Thượng Hải bang". Ông cho rằng các cáo buộc chống lại ông có động cơ chính trị.
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, trên 10.000 người theo Pháp Luân Công xuất hiện bên ngoài Trung Nam Hải để phản đối các chỉ trích chống giáo phái của truyền thông nhà nước, sau đó Pháp Luân Công bị chính phủ Trung Quốc nghiêm cấm.
Ngày 8 tháng 5, sau vụ oanh kích của NATO vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Beograd, Nam Tư, hàng nghìn sinh viên và cư dân Bắc Kinh tuần hành trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Một số người biểu tình ném các đồ vật vào sứ quán, giữ đại sứ Hoa Kỳ và nhân viên trong sứ quán vài ngày. Phó chủ tịch nước Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào tuyên bố chính phủ ủng hộ hoạt động kháng nghị, song kêu gọi chống lại các hành vi quá khích và bất hơp pháp. Sau khi phía Hoa Kỳ xin lỗi và bồi thường, chính phủ Trung Quốc đồng ý trả 2,87 triệu Đô la Mỹ để bồi thường cho thiệt hại của các phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Từ năm 2000.
Năm 2000, dân số Bắc Kinh đạt 13,56 triệu người, bao gồm 2,49 triệu người nhập cư tạm trú. Dân số Bắc Kinh tiếp tục phát triển, chủ yếu là do nhập cư, và lên mức 15,38 triệu người vào năm 2005 (bao gồm 3,57 triệu người nhập cư tạm thời) và vượt 20 triệu người vào năm 2011. Trong tổng số 20,18 triệu cư dân vào năm 2011, 12,77 triệu là cư dân thường trú và người nhập cư tạm trú là 7,4 triệu (36,7%).
Quá trình hiện đại hóa và tăng trưởng dân số nhanh chóng gây ra nhiều vấn đề môi trường như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm, sự tàn phá các khu phố lịch sử và một lượng lớn lao động nghèo nhập cư đến từ nông thôn. Vào đầu năm 2005, chính quyền thành phố cố gắng kiểm soát phát triển đô thị bằng cách hạn chế phát triển tại hai dải bình bán nguyệt ở phía tây và phía đông trung tâm thành phố, thay vì theo phương thức các vòng tròn đồng tâm như từng áp dụng.
Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Mùa hè vào tháng 8 năm 2008. Một số công trình thể thao mang tính biểu tượng như Sân vận động quốc gia Bắc Kinh, được xây dựng để phục vụ Thế vận hội. | 1 | null |
Carl Johan Arthur, Thân vương Bernadotte, Bá tước xứ Wisborg (ban đầu là Hoàng tử Carl Johan Arthur của Thụy Điển, Công tước xứ Dalarna; ngày 31 tháng 10 năm 1916 – ngày 05 tháng 05 năm 2012) là con thứ 5 và con út, và là con trai thứ tư và nhỏ nhất, của Vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển với Margaret xứ Connaught Ông là chú của vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển và cậu của Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch và Anna-Maria, Vương hậu Hy Lạp.
Năm 1946, ông bị tước bỏ mọi tước hiệu hoàng gia và mất quyền thừa kế ngai vàng Thuỵ Điển vì đã kết hôn với một người phụ nữ Mỹ dưới hình thức quý tiện kết hôn.
Hôn nhân và con cái.
Bernadotte bị mất quyền thừa kế ngai vàng Thụy Điển và từ bỏ tước hiệu của ông vào năm 1946 khi ông kết hôn vào ngày 19 tháng 02 cùng năm tại thành phố New York với một người phụ nữ không môn đăng hộ đối, nhà báo Elin Kerstin Margaretha Wijkmark (Stockholm, ngày 4 tháng 10 năm 1910 – Båstad, ngày 11 tháng 9 năm 1987), con gái của Henning Wijkmark và với vợ ông là Elin Larsson.
Họ có với nhau 3 người con:
Bernadottes sống một thời gian ở New York, nơi ông làm việc như người đại diện của Công ty Thương mại Anh-Bắc Âu. Họ trở thành bạn của ngôi sao điện ảnh Greta Garbo, người ở lại với họ trong ngôi nhà kiến trúc Thụy Điển của họ gần Båstad.
Ngày 29 tháng 09 năm 1988, Bá tước góa vợ kết hôn với Nữ bá tước Gunnila Martha Louise Wachtmeister af Johannishus (sinh Stockholm, ngày 12 tháng 05 năm 1923) tại Copenhagen. Nữ bá tước là con gái của Bá tước Nils Wachtmeister af Johannishus và vợ Baroness Marta de Geer af Leufsta. | 1 | null |
Đấu Bá Tỷ hay Đấu Bá Bỉ (chữ Hán: 鬬伯比), họ Mị (tức Hùng), là thủy tổ của thị tộc Đấu, lệnh doãn nước Sở đời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Sở Nhược Ngao Hùng Nghi cưới vợ là con gái nước Vân, sanh ra Sở Tiêu Ngao Hùng Khảm, Đấu Bá Tỷ, Đấu Liêm, trở thành tổ của thị tộc Nhược Ngao. Sau khi Hùng Thông lên ngôi, bắt đầu đặt chức lệnh doãn, lấy Đấu Bá Tỷ nhiệm chức ấy, trong nước thì lo việc chính, ngoài nước thì lo việc binh.
Hùng Thông cường bạo thích chiến tranh, biết Chu Hoàn vương bị nước Trịnh đánh bại, thì sanh lòng muốn tiếm hiệu xưng vương. Đấu Bá Tỷ dâng lời rằng nước Sở bỏ vương hiệu đã lâu, muốn lấy lại thì phải dùng vũ lực chế phục chư hầu. Hùng Thông hỏi kế, ông cho rằng Tùy là mạnh nhất trong các nước Hán Đông, nếu nước Tùy thần phục nước Sở, ắt các nước ở lưu vực Hán Hoài sẽ nối nhau đến xin quy phục. Hùng Thông nghe theo, tự mình soái đại quân, đóng quân Vu Hà. Nước Sở phái đại phu Vĩ Chương đi mời nước Tùy đến hội thề. Nịnh thần Thiếu Sư của Tùy trúng kế kiêu binh của Bá Tỷ, khiến Tùy xem thường nước Sở. Mùa hạ năm 704 TCN, Hùng Thông mở hội thề ở Trầm Lộc , tham dự có các nước Ba, Dung, Bộc, Đặng, Giảo, La, Chẩn, Thân, Nhị, Vân, Giang, chỉ có Tùy và Hoàng là không đến. Hùng Thông phái Vĩ Chương trách mắng nước Hoàng, phái Khuất Hà đi đánh nước Tùy. Quân Tùy đại bại, Tùy hầu bỏ trốn, Nhung hữu Thiếu Sư bị Đấu Đan bắt được. Hùng Thông yêu cầu được tiến tước nhưng Chu Hoàn vương cự tuyệt, Hùng Thông tự lập làm Sở Vũ vương.
Cuối mùa xuân năm 699 TCN, Vũ vương sai Mạc ngao Khuất Hà làm tướng đi đánh nước La. Sau khi đưa tiến quân Sở lên đường, Bá Tỷ nói với Vũ vương: "Mạc ngao ắt bại. Chân nhấc cao tức là lòng không vững đấy!" rồi yêu cầu phái thêm quân. Vũ vương không hiểu, kể lại với phu nhân Đặng Mạn. Đặng Mạn chỉ ra Bá Tỷ có ý nói Khuất Hà thắng trận nên sinh lòng kiêu ngạo, chuyến này sẽ gặp bất lợi, Vũ vương cần phải chỉnh huấn ông ta. Vũ vương hiểu ra, vội phái người đuổi theo gọi về, thì quân Sở đã vượt qua Yên Thủy, sau đó quả nhiên đại bại. Trên đường lui quân, Khuất Hà tự vẫn.
Đấu Bá Tỷ mất, Tử Nguyên làm lệnh doãn. Đấu Ban giết Tử Nguyên, con trai của Bá Tỷ là Đấu Cốc Ư Đồ thay làm lệnh doãn. | 1 | null |
Tập đoàn Manulife Financial là công ty bảo hiểm nhân thọ Canada và là tập đoàn dịch vụ tài chính, với trụ sở chính tại Toronto, Canada. Công ty hoạt động tại Canada và châu Á với tên gọi "tập đoàn tài chính Manulife" và hoạt động tại Hoa Kỳ dưới tên John Hancock. Manulife Financial là một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường với khoảng 34.000 nhân viên.
Manulife Bank of Canada cũng là một chi nhánh con của tập đoàn tài chính Manulife.
Lịch sử.
Công ty chứng khoán.
Công ty được thành lập từ công ty bảo hiểm nhân thọ the Manufacturers từ năm 1887. Chủ tịch là Sir John A. Macdonald, thủ tướng chính phủ đầu tiên của Canada. Công ty mở rộng hoạt động sang Trung Quốc vào năm 1897 và sang Hồng Kông vào năm 1902. Công ty cũng có một văn phòng chi nhánh ở Philippines.
Năm 2012 đánh dấu kỉ niệm 125 năm hoạt động của Tập Đoàn Manulife Financial
Công ty tương hỗ.
Vào năm 1958, các cổ đông bỏ phiếu tán thành thay đổi hình thức pháp lý công ty từ công ty cổ phần sang công ty tương hỗ. trở thành một công ty tư nhân thuộc sở hữu của người được bảo hiểm
Tài trợ và Trụ sở.
Manulife Financial đã tài trợ toàn cầu cho Thế vận hội mùa hè 2008.
Manulife có trụ sở tại Edmonton và là tòa nhà cao nhất ở Edmonton, Alberta, Canada. | 1 | null |
Vương tôn Gustaf Adolf Oscar Fredrik Arthur Edmund, Công tước xứ Västerbotten (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1906, tại Stockholm – mất ngày 26 tháng 01 năm 1947, tại Kastrup Airfield, Copenhagen, Đan Mạch) là con trai cả của Vương tôn Gustaf Adolf của Thụy Điển (sau này là Vua Gustaf VI Adolf) với người vợ đầu tiên, Margaret xứ Connaught. Mẹ ông là cháu gái của Nữ vương Victoria, con gái của Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught. Gustaf Adolf là cha của vị vua hiện tại của Thụy Điển, Carl XVI Gustaf. Trong gia đình hoàng gia, ông thường được gọi thân mật là Edmund.
Vương tôn đã đột ngột qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1947 trong một vụ tai nạn máy bay tại phi trường Kastrup, Kastrup, Đan Mạch.
Chính trị và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Gần đây, có nhiều tin đồn của phóng viên và các nhà sử học, nói rằng Gustaf Adolf luôn quan tâm tới phong trào của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa ở Đức thập niên 30 của thế kỷ XX. Ông luôn đưa ra những bày tỏ quan ngại và chỉ trích việc làm của Đức Quốc xã. Với vai trò là người đại diện hợp pháp của Thụy Điển, Gustaf Adolf đã từng tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo Đức Quốc xã, kể cả Adolf Hitler và Hermann Göring (một người đã từng sống và có mối quan hệ rộng rãi với giới thượng lưu ở Thụy Điển). Ông rất ít khi bàn về tình hình chính trị và hầu như không để lại bất cứ giấy tờ nào có liên quan đến chính trị.
Những tin đồn này đã làm giảm sự kính trọng của người dân Thụy Điển đối với ông. Mọi người thường gọi ông là "tyskprinsen" (Vương tôn Đức). Tuy nhiên, theo các phóng viên và nhà văn Staffan Skott đã viết trong quyển sách "Alla dessa Bernadottar" ("Tất cả người nhà Bernadotte"), dựa vào những thư từ và nhật ký của nhiều người Thụy Điển chống Đức Quốc xã cho thấy tin đồn là sai sự thật. Trong đó có cả những tài liệu của nhà ngoại giao Sven Grafström, vợ và thành viên nội các Gustav Möller, cũng như có cả tài liệu của son trai thứ của Hermann Göring, nói rằng Vương tôn không hề đến thăm nhà của Göring cũng như giữa họ không hề có quan hệ thân thiết. Tờ báo chống Đức Quốc xã, "Expressen" đã từng công bố rằng tin đồn đó là hoàn toàn sai sự thật, và "những nhân chứng chỉ trích Vương tôn là những người phản dân chủ". Hoàng gia Thụy Điển cũng đã phủ nhận mối quan hệ giữa Vương tôn và Đức Quốc xã.
Gustaf Adolf luôn bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Phần Lan trong suốt cuộc chiến tranh Tiếp diễn năm 1941-1944. Ông cũng từng có ý muốn được tham gia vào đội quân tình nguyện trong cuộc Chiến tranh Mùa đông năm 1939-1940, nhưng đã bị nhà Vua bác bỏ.
Hoạt động Hướng đạo.
Gustaf Adolf từng là một hướng đạo sinh khi còn nhỏ và sau này trở thành Huynh trưởng Hướng đạo. Ông đã nhận được Huy hiệu Rừng ở Công viên Gilwell, Anh Quốc. Khi tổ chức Hướng đạo Svenska Scoutrådet được thành lập, ông trở thành Thủ lĩnh Hướng đạo đầu tiên của tổ chức này. Ông cũng đã từng đại diện cho tổ chức tham dự Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5 năm 1937 và Trại Họp bạn Tráng sinh Hướng đạo Thế giới năm 1939. Ông phục vụ trong Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới từ tháng 5 năm 1937 cho tới lúc mất.
Sự nghiệp quân sự.
Gustaf Adolf mang cấp bậc Trung uý trong suốt thập niên 40 của thế kỷ XX.
Hôn nhân và gia đình.
Ngày 19-20 tháng 10 năm 1932, ở Coburg, Vương tôn kết hôn với người em họ của mình là Sibylla của Saxe-Coburg và Gotha, con gái của Charles Edward, Công tước của Saxe-Coburg và Gotha. Công nữ Sibylla là chắt của Nữ vương Victoria và là cháu gái của Hoàng tử Leopold, Công tước xứ Albany. Họ có với nhau năm người con:
Mất.
Vương tôn Gustaf Adolf đã đột ngột qua đời vào chiều ngày 26 tháng 1 năm 1947 trong một vụ tai nạn máy bay tại phi trường Kastrup, Kastrup, Đan Mạch. Vương tôn, cùng với hai tuỳ tùng đang trở về Stockholm sau chuyến đi săn kết hợp viếng thăm Công chúa Juliana và Hoàng thân Bernhard của Hà Lan. Chuyến bay của hãng hàng không KLM từ Amsterdam, sau một thời gian bị hoãn, đã hạ cánh xuống phi trường Copenhagen trước khi tiếp tục bay đến Stockholm. Không bao lâu sau khi máy bay Douglas DC-3 của hãng hàng không KLM cất cánh, nó nhanh chóng đạt đến độ cao 50 m (150 ft) rồi bất ngờ chết máy, rơi xuống mặt đất và nổ tung. Tất cả 22 người trên máy bay (gồm 16 hành khách và 6 phi hành đoàn) đều tử vong. Trên chuyến bay, ngoài Vương tôn Gustaf Adolf còn có nữ ca sĩ, diễn viên người Mỹ Grace Moore. Một thời gian ngắn sau khi điều tra, tổ cảnh sát đã xác định được nguyên nhân của vụ tai nạn, đó là do cơ trưởng chưa kiểm tra đầy đủ các bộ phận của máy bay trước khi cất cánh, và khoá chống gió giật của thang máy vẫn chưa được đóng lại.
Khi mất, Vương tôn Gustaf Adolf đứng thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng sau cha của ông, người sau đó trở thành Vua Gustaf VI Adolf vào năm 1950. Con trai duy nhất của ông, Vương tôn Carl Gustaf (lúc đó mới 9 tháng tuổi) được đôn lên đứng vị trí thứ 2 trong danh sách thừa kế ngai vàng, sau này kế vị ông nội trở thành Vua Carl XVI Gustaf.
Tước vị, danh dự và huy hiệu.
Cấp bật Quân sự và huy hiệu.
Huy hiệu của Vương tôn Gustaf Adolf cũng chính là huy hiệu của Vương Quốc Thụy Điển, với một góc ở dưới là huy hiệu của xứ Västerbotten. | 1 | null |
Cụ bà rán trứng hay Bà lão chiên trứng (tiếng Anh: "Old Woman Frying Eggs") là một bức tranh sơn dầu trên vải của Diego Velázquez, được vẽ vào năm 1618 trong thời gian ông ở Sevilla, trước khi ông chuyển về sống ở Madrid vào năm 1623. Hiện tại bức tranh đang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia Scotland ở Edinburgh. Velázquez thường lấy đề tài về tầng lớp lao động trong các tác phẩm đầu tiên của ông. Cụ bà ở trong tranh cũng xuất hiện trong Chúa Kitô trong nhà của Martha và Mary (1618).
"Cụ bà rán trứng" được cho là một trong số những tác phẩm có sức hút đầu tiên của Velazquez. Cũng như những tác phẩm khác, nó cho thấy sức ảnh hưởng của việc sử dụng nghệ thuật tương phản, bằng một nguồn ánh sáng mạnh xuất phát từ bên trái chiếu sáng bà lão, những dụng cụ và những quả trứng đang kho, mặc dù nền đã phủ tối và cậu bé phía bên phải bà lão đang khuất dần vào bóng tối. Bức tranh này sử dụng rất nhiều nghệ thuật tương phản, nhiều đến mức sẽ không thấy được đáy bức tranh nếu không nhờ vào cái rổ treo ở đó, nó đồng thời kết hợp được bóng tối dày đặc và dộ tương phản ánh sáng cao cộng với việc sử dụng màu sắc tinh tế và một bảng màu đa phần là màu đất và màu nâu. Tác phẩm được sắp xếp theo hình bầu dục với những con số trung bình trên bề mặt gần nhất, nhờ đó mà thu hút người xem.
Chủ nghĩa hện thực thường gần với tranh ảnh, miêu tả những vật dụng hàng ngày như đĩa, dao, kéo, trái táo, cái bình và vữa, thu ánh sáng đặc biệt trên một bề mặt thủy tinh và ánh sáng trên quả dưa trên tay cậu bé. Cái chảo đang đun sôi cũng được bắt sáng khá tốt với độ tương phản và màu trắng của trứng.Velazquez cũng đã trau chuốt khá tỉ mỉ, chi tiết về dôi bàn tay. | 1 | null |
Công ty trách nhiệm hữu hạn Manulife Việt Nam thành lập tại Việt Nam vào tháng 6 năm 1999. Công ty cung cấp các dịch vụ tài chính cho hơn 390.000 khách hàng thông qua mạng lưới 10.000 đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp. Manulife Việt Nam đã được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quản lý quỹ và vốn đầu tư tại Việt Nam với 14 năm hoạt động. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty năm 2012 đạt 2.154 tỷ đồng.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty thành lập vào tháng 6 năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một công ty liên doanh giữa tập đoàn Manulife Financial (60%) và tập đoàn Chinfon Global (40%).
Vào tháng 1 năm 2001, tập đoàn Manulife Financial mua lại 40% phần vốn góp của tập đoàn Chinfon Global và trở thành tập đoàn sở hữu toàn bộ vốn góp của Công ty tại Việt Nam. Chính thức được đổi tên thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Manulife (Việt Nam).
Ngày 14 tháng 6 năm 2005, công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam (Manulife Vietnam Fund Management – MVFM, đổi tên thành Manulife Asset Management (Vietnam) Company Limited – MAMV vào tháng 11/2010), công ty trực thuộc Manulife Việt Nam.
Hoạt động cộng đồng.
Các chương trình Manulife Việt Nam đã tham gia: | 1 | null |
là thông lệ của Mạc phủ Tokugawa đòi tất cả các lãnh chúa ("daimyo") cứ cách một năm phải lưu lại kinh đô Edo một năm. Ngoài ra thân tộc của lãnh chúa phải cư trú ở Edo khi daimyo trở về "han" (phiên ấp) chấp sự. Lệ sankin kotai giúp chính quyền trung ương kiểm soát tiền tài và phép cai trị của các phiên thuộc daimyo một cách chặt chẽ. Sau này Mạc phủ Tokugawa còn đặt ra nhiều định chế khác để kiểm soát các daimyo như đòi họ nộp tài vật vào việc công ích như đắp đường. Thêm vào đó, Mạc phủ có lệnh cấm các lãnh chúa đóng thuyền hay xây thành để giảm bớt nguy cơ cát cứ địa phương hầu chống lại triều đình.
Lệ này gây ra bất mãn trong giới daimyo vì họ tốn kém cung ứng, kết cục là bọn lãnh chúa quay giáo chống lại Mạc phủ Tokugawa trong cuộc Minh Trị Duy Tân.
Mục tiêu chính trị.
Sankin-kōtai là một chính sách lớn của Mạc phủ Tokugawa nhằm thâu tóm quyền lực về chính trị, kiểm soát hoạt động của các lãnh chúa
đồng thời qua đó khẳng định lòng trung thành của các daimyo với tướng quân.
Trải qua hơn 2 thế kỷ, chế độ "Bakuhan taisei" ("Mạc phiên thể chế") trong đó có Sankin-kōtai luôn diễn ra nhiều vận động và biến đổi nhưng để giữ thế ổn định về chính trị, các tướng quân Tokugawa luôn tìm cách duy trì và theo đuổi những mục tiêu chiến lược của
mình. Bằng những biện pháp khôn khéo nhưng cũng hết sức cương quyết, Mạc phủ Edo đã xác lập được sự cân bằng tương đối về quyền lực chính trị giữa chính quyền trung ương với các lãnh chúa địa phương để rồi từ đó xây dựng nên mối quan hệ "tôn chủ – bồi thần" rất điển hình ở Nhật Bản.
Theo quy định, nhìn chung cứ cách một năm các lãnh chúa lại phải về Edo để diện kiến tướng quân. Để bảo đảm cho cuộc sống lâu dài và thường xuyên ở kinh đô" mỗi lãnh chúa đều phải tự xây dựng cho mình một cơ sở lưu trú riêng. Khi hết thời hạn quy định, các daimyo cùng đoàn tuỳ tùng có thể trở về địa phương nhưng phải để vợ con lại thành Edo. Do vậy, sankin kotai thực chất là chế độ con tin. Các lãnh chúa đã dùng sinh mạng của những người có quan hệ máu thịt và võ sĩ thân tín để bảo đảm đặc quyền và vị thế phong kiến của mình. Mặt khác, thông qua việc thực hiện chế độ Sankin-kōtai, chính quyền trung ương cũng muốn giám sát thường xuyên, trực tiếp với các daimyo, ngăn chặn khả năng nổi dậy đồng thời làm suy giảm sức mạnh quân sự, kinh tế của các lãnh chúa.
Trong lịch sử, chế độ con tin đã từng xuất hiện rất sớm trong lịch sử một số quốc gia châu Á.. Ở Nhật Bản, vào năm 1251, Mạc phủ Kamakura cũng đã ra lệnh cho các võ sĩ cao cấp (hyojosho) phải thực hiện chế độ sankin. Đây có thểcoi là tư liệu sớm nhất về chế độ này. Ở Nhật Bản, vào thời Chiến quốc, trong bối cảnh chính trị vô cùng phức tạp, ngay cả những người nắm giữ quyền lực lớn nhất thời bấy giờ như Oda Nobunaga (1534-1582) và Toyotomi Hideyoshi (1536-1598) cũng phải sử dụng chế độ con tin để củng cố mối liên minh quân sự, chính trị. Sau khi nắm được thực quyền ở Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi đã yêu cầu tất cả các lãnh chúa đồng minh, kể cả những daimyo vừa chịu sự thần phục, phải đưa vợ con về Osaka, Kyoto và Nagoya, nơi ông từng đóng đại bản doanh, làm con tin. Cùng với yêu cầu đó, ông còn đề nghị nhiều lãnh chúa cử binh lực tham gia vào các trận chiến hoặc duy trì an ninh cho khu vực thành Osaka và kinh đô Kyoto. Tháng 9 tháng 1589, nhận thức rõ được ưu thế chính trị của mình, Toyotomi Hideyoshi đã yêu cầu tất cả các lãnh chúa đồng minh phải xây dựng cơ sở lưu trú thường xuyên cho gia đình gần cung điện Jurakudai tại Kyoto. Đến năm 1590, để bày tỏ sự trung thành của mình, lãnh chúa Date đã là một trong những daimyo tiên phong, tình nguyện đưa hơn 1.000 người gồm vợ con, gia nhân và binh sĩ về thành Fushimi, nơi Hideyoshi lập trướng phủ, để phục vụ chủ tướng. | 1 | null |
Đức Bà Đen hay Trinh nữ Đen là một pho tượng hoặc hình vẽ Đức Maria được thể hiện trong hình dạng một người phụ nữ có nước da đen.
Giải thích được nhiều người chấp nhận rộng rãi nhất là các tác giả không có ý định diễn tả một Đức Maria da đen, nhưng chúng có màu đen là do gỗ, đá mà chúng đã được tạo ra hoặc khói từ các cây nến và trầm hương đã làm cho chúng trở thành đen.
Theo một vài truyền thuyết, Đức Bà Đen không phải để miêu tả Đức Maria (Mẹ của Giêsu) mà đúng hơn là để chỉ bà Maria Mađalêna. Trên thực tế những nơi nào có hình ảnh Đức Bà Đen thì ở nơi đó cũng có truyền thống tôn sùng bà Maria Mađalêna. Những người theo quan điểm này cho rằng hình ảnh Đức Bà Đen là một câu chuyện được dấu kín để chỉ về Maria Mađalêna, sau khi bà này trốn sang Ai Cập, mang theo con Chúa Giêsu rồi sau đó đến vùng Provence, Pháp.
Một quan điểm nữa lại cho rằng, hình ảnh Đức Bà Đen là một lối diễn đạt được Kitô hóa nữ thần Isis với con của bà là Horus.
Ở một số quốc gia và thành phố, các Đức Bà Đen tồn tại bởi phần đông những người tin có nước da ngăm đen, hoặc có thể chính người điêu khắc tạo ra chúng có nguồn gốc da đen. | 1 | null |
Đền Thánh Đức Maria hay Đền Thánh Đức Mẹ dâng cho Maria là một đền Thánh đánh dấu sự hiện ra hoặc một phép lạ khác được quy cho Đức Maria, hoặc một nơi tập trung sự tôn kính Đức Maria mạnh mẽ về mặt lịch sử. Những nơi như thế thường là địa điểm của những cuộc hành hương, thăm viếng. Nhiều Đền Thánh Đức Maria đã trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc.
Một trong số những Đền Thánh Đức Maria lớn nhất là Đền Thánh Đức Mẹ hiện ra Thánh Juan Diego vào năm 1531 được biết đến với tên gọi Đức Mẹ Guadalupe cũng tương tự như trường hợp của Thánh Bernadette Soubirous trong cuộc hiện ra vào năm 1858 tại Lộ Đức. Cả hai vị Thánh báo cáo việc Đức Mẹ hiện ra kỳ diệu trên một đỉnh đồi và người yêu cầu họ đến nói với các linh mục địa phương xây dựng một nhà nguyện nơi Mẹ đã hiện ra. Và những đền Thánh lớn đã được xây dựng như Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico. Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Lộ Đức là một biểu tượng Công giáo lớn của nước Pháp.
Số lượng khách hành hương đến thăm một số đền Thánh mỗi năm có thể là con số đáng kể. Ví dụ như Lộ Đức với dân số khoảng 15.000 người, nhưng mỗi năm có đến hoảng 5.000.000 người hành hương. Hơn 1.000.000 khách hành hương tham quan bức tượng Đức Bà đen trong Nhà nguyện của Grace trong Altötting, Đức mỗi năm trong đó hơn 500 năm phép lạ đã được quy cho là do lời cầu nguyện với Maria tại đền Thánh đó. | 1 | null |
Công ty giải trí hay hãng giải trí, hay còn gọi là công ty quản lý nghệ sĩ (tức công ty chủ quản), là loại hình doanh nghiệp tham gia trong việc quản lý và xây dựng hình tượng cho các ca sĩ, nhóm nhạc hay diễn viên một cách chiến lược, bài bản. Đôi lúc nó cũng được hiểu như một hãng thu âm, , hãng phim truyền hình hay một đài truyền hình. Phần lớn các công ty loại này tồn tại ở Mỹ, Anh, Ấn Độ hay các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và cả Việt Nam.
Các vai trò.
Trong mỗi công ty giải trí được phân chia từng nhiệm vụ, từ giám đốc điều hành, các nhân viên phụ trách từng mảng như tài chính, xin tài trợ, gây quỹ, quan hệ đối ngoại, nội dung, truyền thông...
Công ty ca nhạc (tức "công ty quản lý nghệ sĩ") ký kết hợp đồng với ca sĩ độc quyền. Công ty thu âm tài trợ album mới nhất cho ca sĩ. Công ty truyền thông hợp tác tổ chức liveshow cùng công ty ca nhạc.
Khác biệt giữa phương Đông và phương Tây.
Các công ty quản lý ở Hoa Kỳ được thuê để quản lý sau khi nghệ sĩ ấy đã thành công và trở nên nổi tiếng. Kết quả là, các công ty quản lý chỉ đóng vai trò phụ và không thể có những đầu tư dài hạn cho ca sĩ của mình.
Trong khi đó tại Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước có nền công nghiệp văn hoá phát triển sau, các công ty quản lý có hẳn một hệ thống đào tạo bài bản, khoa học và chuyên nghiệp: lựa chọn thực tập sinh, ký hợp đồng dài hạn và đào tạo học viên trong thời gian dài... mà điều này không thể có ở Mỹ.
Tại Việt Nam và hải ngoại.
Vai trò của công ty quản lý gắn với thị trường âm nhạc còn non trẻ như Việt Nam có thể xác định là từ khoảng đầu những năm 2000. Nhiều công ty đào tạo và quản lý ca sĩ đã góp phần tạo nên những tên tuổi ca sĩ và nhóm nhạc đình đám qua nhiều thời kỳ khác nhau cho nền âm nhạc V-pop. Tuy nhiên những mối quan hệ kiểu này cũng đã mang đến cho giới giải trí rất nhiều vụ bê bối từ lớn đến nhỏ, như bị tố bóc lột, đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không quan tâm đến các điều khoản, đấu khẩu... Một thực trạng dễ nhận thấy nhất là không ít ông bầu, bà bầu đã phải đau đầu khi đầu tư một số tiền cực lớn để chăm ca sĩ nhưng khi họ đã nổi tiếng, họ sẵn sàng muốn tách nhóm để hoạt động đơn lẻ.
Hầu hết các ca sĩ đến với các công ty đào tạo và quản lý ca sĩ ở Việt Nam đều có khởi đầu là con số 0, chỉ với đam mê ca hát và khao khát đứng trên sân khấu như một ca sĩ thực thụ. Một ít trong số họ có bước cơ bản từ những nhà văn hóa thiếu nhi hoặc đã từng tham gia vài chương trình ca nhạc nhỏ lẻ tại các tụ điểm như các ca sĩ hát lót vô danh. Nắm bắt yêu cầu và mong muốn của các học viên yêu ca hát và nhu cầu thị trường cần các ca sĩ và nhóm nhạc mới, các công ty đào tạo và quản lý ca sĩ đã tốn không ít hầu bao cho việc trang bị, tút tát và có khi thay đổi hoàn toàn học viên của mình từ không có gì cho đến ca sĩ nổi tiếng với hàng ngàn người hâm mộ.
Các trung tâm này xác định mục tiêu lâu dài, nhân lực là sự bắt tay giữa người làm chuyên môn với người làm kinh tế để hoạt động hiệu quả. Phạm vi hoạt động của họ khá rộng mở và đa dạng, bao gồm một quy trình từ A - Z cho kế hoạch phát triển một ca sĩ. Từ đào tạo luyện thanh nhạc với các giáo viên chuyên môn, tập thể hình, thay đổi ngoại hình như kiểu tóc, vóc dáng, trang phục được nhà tạo mẫu (stylist) chỉ định phù hợp với phong cách mà công ty định hướng đến cách đi đứng, chào hỏi, biểu diễn, vũ đạo, kỹ năng ứng xử truyền thông, người hâm mộ và học ngoại ngữ để phát triển ra nước ngoài… Có công ty còn có hẳn một chương trình quay quá trình đào tạo từ lúc tuyển chọn vào công ty đến lúc thành lập nhóm cho khán giả xem như công ty Tài năng Việt (VAA của Ngô Thanh Vân) với chương trình "Khao khát đỉnh cao" được chiếu trên truyền hình khi thành lập nhóm 365 là một ví dụ.
Cuối cùng là tìm nhạc sĩ sáng tác riêng hoặc chọn ca khúc, hòa âm phối phí, làm album, quay video âm nhạc (MV), bắt show đi diễn, tổ chức liveshow và tìm kiếm các hợp đồng quảng cáo. Những việc kể trên không phải các ca sĩ hoạt động đơn lẻ nào cũng có thể tự lo cho mình trọn vẹn và quy củ như có hẳn một ê-kíp thực hiện như các công ty quản lý. Đó là lý do chính vì sao ngày càng nhiều người muốn trở thành ca sĩ tìm đến công ty quản lý dù những cảnh báo về các hợp đồng và luật lệ khắt khe không phải đơn giản. Nhưng nếu so với những ông bầu đơn lẻ làm ăn chộp giật, vụ lợi hoặc không hiệu quả với các ca sĩ trẻ người non dạ thì các công ty âm nhạc ra đời gần đây có tư cách pháp nhân cụ thể, thương hiệu rõ ràng và tiềm năng nghiêm túc thì phần nào cũng an tâm hơn. Ở nền giải trí Việt, có thể kể đến các công ty đào tạo và quản lý như: thời kỳ khởi đầu là Cánh Chim Việt (nhóm 1088), Tài Năng Mới (ca sĩ Nguyễn Phi Hùng), công ty Nhạc Xanh (nhóm GMC, Khánh Ngọc, Nhật Tinh Anh), HT. Production của ông bầu Hoàng Tuấn (ca sĩ Đan Trường), công ty Thế giới Giải trí Wepro (với nhóm H.A.T, Ưng Hoàng Phúc, Phạm Quỳnh Anh, Sơn Tùng M-TP), công ty Những gương mặt âm nhạc (Music Faces) của nhạc sĩ Đức Trí (có Hồ Ngọc Hà, Phương Vy, Quốc Thiên), công ty MK Communications của nhạc sĩ Minh Khang thì xây dựng hình ảnh cho nhóm Mắt Ngọc, song ca nam Thiên Trường - Địa Hải, nhóm MBK cho đến công ty Music Box (ca sĩ Thanh Thảo góp phần tạo nên tên tuổi Ngô Kiến Huy, Nam Cường), công ty VAA (bà bầu Ngô Thanh Vân và nhóm 365), công ty Hãng Đĩa Thời Đại đã là hậu thuẫn vững chắc nhất để đưa tên tuổi Phùng Khánh Linh đến gần với công chúng...
Tại hải ngoại, vào những năm 1980 - 1990, xuất hiện một số công ty thu âm và phát hành băng đĩa nhạc giúp các nghệ sĩ Việt kiều được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Trung tâm Vân Sơn... Các sản phẩm của hai trung tâm Asia và Thúy Nga được thực hiện nghiêm túc, dàn dựng công phu, mang nhiều giá trị nghệ thuật và được giới yêu nhạc đánh giá cao. Trong đó, vào những năm đầu của nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại, trung tâm Asia do nhạc sĩ Anh Bằng thành lập luôn đi đầu trong các hoạt động nghệ thuật. Rất nhiều các ca khúc nhạc vàng của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đã được công ty phục dựng lại để khán giả tại hải ngoại được thấy phần nào hình ảnh của miền Nam Việt Nam cũng như hình ảnh của người lính Việt Nam Cộng hòa. Từ đó hình thành nên một thị trường âm nhạc hải ngoại với sức tiêu thụ cao và thu hút cả sự tham gia của nhiều ca sĩ, nhạc sĩ từ trong nước.
Những băng video đầu tiên của Trung tâm Thúy Nga là băng cải lương, trước khi chuyển sang thực hiện các chương trình đại nhạc hội "Paris By Night", mà hầu hết là các tiết mục tân nhạc. Thúy Nga cũng là trung tâm đầu tiên phối hợp nhạc cụ cổ truyền Việt Nam như đàn cò, đàn bầu, đàn tranh (với nhạc sĩ Đức Thành) với nhạc cụ phương Tây để hòa âm các bản nhạc và sau này nhiều công ty hải ngoại (và cả trong nước) làm theo. Các chương trình đại nhạc hội "Paris By Night", "Asia", "Vân Sơn" cũng thường kết hợp những phần trình diễn vũ điệu cổ truyền, dân ca dân nhạc và cải lương, tân cổ giao duyên với các nghệ sĩ Chí Tâm, Phượng Liên, Thành Được, Ái Vân, Đức Thành, Hương Lan, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Ngọc Huyền, Quang Lê, Y Phụng và vũ đoàn Lạc Hồng. Cũng nhờ đó, nền âm nhạc cổ truyền được các thế hệ sau tại hải ngoại biết đến rộng rãi.
Cho tới những năm gần đây, các trung tâm kể trên thường phát hành đều đặn các chương trình dưới dạng DVD.
Dưới đây là danh sách các công ty giải trí tiêu biểu của Việt Nam cũng như ở hải ngoại: | 1 | null |
Đấu Liêm (chữ Hán: 鬬廉), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Đấu, vương thân nước Sở đời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Cha là Sở Nhược Ngao, anh là Sở Tiêu Ngao, Đấu Bá Tỷ.
Mùa xuân năm 701 TCN, nước Vân tại Bồ Tao liên hợp với 4 nước Tùy, Giảo, Châu (州), Liệu đánh nước Sở. Đấu Liêm đề nghị Mạc ngao Khuất Hà đưa quân tinh nhuệ tập kích quân đội nước Vân. Khuất Hà muốn cầu viện Sở Vũ vương, Đấu Liêm lấy trận Mục Dã để khích lệ Khuất Hà. Ông ta lại muốn chiêm bốc để xem kết quả trận đánh, Đấu Liêm phản đối, cho rằng chiêm bốc là để giải quyết nghi hoặc, không có nghi hoặc thì không cần chiếm bốc làm gì! Khuất Hà nghe theo, giành được đại thắng.
Năm 664 TCN, lệnh doãn Tử Nguyên (con Vũ vương) vào ngủ ở vương cung, ý đồ dụ dỗ phu nhân Tức Quy của Văn vương (tức là mẹ của Thành vương). Đấu Liêm vào cung can ngăn, bị Tử Nguyên bắt giam lại. Mùa thu năm ấy, Thân công Đấu Ban phát động chánh biến, giết Tử Nguyên, thả Đấu Liêm ra. | 1 | null |
Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng chiếm diện tích lên tới 7.500 ha (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người, và là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ. Nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực cảng, cảng Los Angeles có lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles để chống tội phạm khủng bố, lực lượng cứu hộ tại bãi biển Cabrillo thuộc cảng.
Lịch sử.
Năm 1542, Juan Rodriquez Cabrillo phát hiện ra "Vịnh Khói". Vịnh San Pedro ban đầu là một bãi bồi nông, nền đất quá mềm để xây dựng một bến cảng. Tàu thăm dò đưa ra hai lựa chọn là neo đậu ngoài xa và sử dụng những tàu nhỏ để đưa hàng hóa và hành khách vào bờ, hoặc neo đậu tại các bãi biển gần đó đưa ra trong cuốn "Two Years Before the Mast" của Richard Henry Dana, Jr một thành viên phi trên đoàn tàu thăm dò vào năm 1834 đến thăm vịnh San Pedro. Sau đó, Phineas Banning được coi là cha đẻ của cảng này đã cải thiện cảng rất nhiều vào năm 1871 với việc xúc tiến nạo vét bùn sâu thêm 10 feet (3,0 m). Cảng là nơi tập kết của 50.000 tấn mỗi năm. Từ đây có các tuyến đường kết nối San Pedro với Salt Lake, Utah và Yuma, Arizona. Vào năm 1868, một tuyến đường sắt kết nối vịnh San Pedro tới Los Angeles, là tuyến đường đầu tiên trong khu vực.
Sau khi cái chết của con trai ông vào năm 1885, ông đã theo đuổi lợi ích của mình trong việc thúc đẩy mở rộng cảng, xử lý 500.000 tấn trong năm đó. Công ty Giao thông vận tải miền Nam Thái Bình Dương và Collis P. Huntington muốn tạo ra cảng Los Angeles tại Santa Monica, và xây dựng các bến cảng dài trong năm 1893. Tuy nhiên, "Los Angeles Times" xuất bản bởi Harrison Gray Otis và thượng nghị sĩ Stephen M. White đẩy mạnh việc mở rộng cảng ở San Pedro. Việc cạnh tranh này đã được giải quyết bởi ủy ban do đô đốc John C. Walker thành lập. Ủy ban Cảng Los Angeles được thành lập vào năm 1907. Với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, một đê chắn sóng bắt đầu xây dựng vào năm 1899 và khu vực được sáp nhập vào Los Angeles vào năm 1909.
Năm 1912, tuyến đường sắt Nam Thái Bình Dương hoàn thành với bến chính tại cảng. Trong những năm 1920, cùng với cảng ở San Francisco thì cảng Los Angeles là các cảng biển bận rộn nhất ở bờ tây Hoa Kỳ. Đầu những năm 1930 cảng được mở rộng trên quy mô với việc xây dựng đê chắn sóng lớn nữa. Ngoài việc xây dựng đê chắn sóng bên ngoài này, một đê chắn sóng bên trong được xây dựng tắt qua đảo Terminal với bến cảng cho tàu biển và bến tàu nhỏ hơn được xây dựng tại cảng Long Beach. Đây là bến cảng được cải thiện để tổ chức cho các thuyền cập cảng trong sự kiện Thế vận hội mùa hè năm 1932. Trong chiến tranh thế giới II cảng được sử dụng chủ yếu cho ngành đóng tàu, tuyển dụng hơn 90.000 người. Trong năm 1959, Công ty Thương Hawaii Matson Navigation đã cập cảng 20 container, đưa cảng chuyển sang vận tải container. Việc xây dựng cầu Vincent Thomas năm 1963 cải thiện rất nhiều trong việc vào cảng, cho phép để tăng lưu lượng tàu vào và tiếp tục mở rộng cảng. Năm 1985, cảng đã đạt số lượng bốc dỡ một triệu thùng container trong một năm. Năm 2000, The Pier 400 các dự án nạo vét và xử lý rác thải ở cảng được hoàn thành.
Vận chuyển.
Năm 2011, cảng này là điểm bốc dỡ của 7.900.000 container khiến nó là cảng lớn nhất ở Hoa Kỳ về lượng hàng hóa bốc dỡ và là cảng bận rộn đứng thứ 16 trên thế giới (2011), kết hợp với Cảng Long Beach thì nơi đây là cụm cảng quốc tế lớn thứ 6 thế giới. Các đối tác thương mại hàng đầu của cảng tới từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan với hàng hóa chủ yếu là các đồ nội thất, giày dép, đồ chơi, phụ tùng ô tô và hàng may mặc.
Cảng cũng có sự phục vụ của tuyến đường sắt bởi cảng đường bộ Thái Bình Dương và hệ thống đường cao tốc chạy về phía Bắc có tên là Hành lang Alameda. Hiện nay, cảng này đang có kế hoạch nạo vét sâu thêm khoảng 50 feet để có thể cho những tàu chở hàng lớn nhất thế giới cập cảng như: thế hệ tàu container Mærsk Emma Maersk hay Phân lớp thứ ba Maersk. | 1 | null |
La adoración de los Magos (dịch nghĩa: 'sự chiêm bái của các nhà thông thái') là một bức tranh sơn dầu trên vải của Diego Velázquez người Tây Ban Nha, được vẽ vào năm 1619 tại Bảo tàng Prado. Bức ảnh miêu tả việc ba vị vua (nhà thông thái, hiền sĩ hay đạo sĩ) tặng quà cho Hài Nhi Giêsu. Vua Melchoir quỳ ở phía trước, Balthazar đứng phía sau Melchoir và mặc một chiếc áo choàng màu đỏ và cổ áo đăng ten và Caspar là ở giữa hai người đó Người quỳ gần vai trái của Đức Trinh Nữ Maria là Thánh Giuse. | 1 | null |
A Quế (, , 7 tháng 9 năm 1717 - 10 tháng 10 năm 1797), tên tự Quảng Đình (廣廷), Vân Nham (云岩), hiệu Vân Nhai (云崖), thất danh Đức Ấm đường (德荫堂), ông là tướng lĩnh nhà Thanh dưới thời Càn Long. Ông xuất thân trong gia tộc Chương Giai thị, vốn thuộc Mãn Châu Chính Lam kỳ, sau nhờ có công bình định Hồi bộ đổi thành Chính Bạch kỳ.
Thân Thế.
A Quế sinh vào ngày 3 tháng 8 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 56 (1717) tại Thuận Thiên phủ của Bắc Kinh. Cha ông là Đại học sĩ A Khắc Đôn (阿克敦), con trai của Binh bộ Thượng thư A Tư Cáp (阿思哈).
Tổ tiên bảy đời của ông là Mục Đô Ba Nhan (穆都巴颜), ban đầu cư trú tại Nga Mục Hòa Đô Lỗ (俄穆和都鲁) ở Trường Bạch Sơn. Thoạt đầu, ông theo học thầy Thẩm Đồng, nhờ ân trạch của phụ thân mà ông được làm Tự thừa của Đại lý tự, đến năm Càn Long thứ 3 (1738), ông đậu Cử nhân.
Cuộc đời.
Năm Càn Long thứ 4 (1739), ông nhậm chức Chủ sự ở Hộ bộ. 1 năm sau thăng Viên ngoại lang. Năm thứ 8 (1743), ông tiếp tục thăng làm Lang trung, đảm nhiệm Quân cơ Chương kinh (军机章京). Cùng năm, ông được điều làm Lang trung Nhan liêu khố của Hộ bộ. Năm thứ 10 (1745), lại tiếp tục điều làm Lang trung Ngân khố. Năm thứ 11 (1746), vì kho hàng bị trộm , ông bị giáng tội thất trách, giáng chức xuống Lại bộ Viên ngoại lang. Năm thứ 13 (1748), khi A Quế đang lãnh binh trong chiến dịch Đại Tiểu Kim Xuyên (diễn ra tại A Bá, Tứ Xuyên ngày nay), Nhạc Chung Kỳ đã tố cáo ông "câu kết với Trương Quảng Tứ, che giấu Nột Thân", ông bị bắt giữ tra hỏi. Năm thứ 14 (1749), Càn Long Đế niệm tình A Khắc Đôn đã lớn tuổi, nhiều năm cần cù, lại chỉ có con trai là A Quế, hơn nữa tội của A Quế không thể xem như là làm hỏng quân tình, liền hạ chỉ khoan thứ. Năm thứ 17 (1752), Càn Long Đế sai ông đi thay quyền Giang Tây Án sát sứ, cùng năm thì chính thức nhậm chức.
Năm thứ 18 (1783), ông được triệu về kinh, nhậm chức "Nội các Thị độc học sĩ". Năm thứ 20 (1755), ông được đề bạt giữ chức Nội các Học sĩ kiêm hàm Lễ bộ Thị lang, được trấn áp cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở Tân Cương, từng tham gia bình định Chuẩn Cát Nhĩ. Năm thứ 21 (1756), vì A Khắc Đôn qua đời, A Quế gặp đại tang phải quay về kinh. Cùng năm, ông thay quyền Phó Đô thống Mãn Châu Tương Lam kỳ, nhậm chức Tham tán đại thần, Phó Đô thống Mông Cổ Tương Hồng kỳ, trấn thủ ở Tây Bắc Đại Thanh. Năm thứ 22 (1757), ông được điều làm Công bộ hữu Thị lang. Năm thứ 23 (1758), do có quân công nên ông được ban thưởng "Hoa linh". Năm thứ 24 (1759), ông nhậm chức A Khắc Tô bạn sự Đại thần, theo Triệu Huệ đi trấn áp loạn Đại Tiểu Hòa Trác; đến mùa đông năm đó, ông từ A Khắc Tô di trú đến Y Lê, nhậm chức Phó Đức quân doanh Tham án Đại thần, chịu trách nhiệm tổ chức đồn điền.
Năm thứ 25 (1760), ông được thăng làm Bạn sự Đại thần, ban hàm Đô thống. Đến năm thứ 26 (1761), A Quế thượng tấu nói thỉnh cầu triều đình chiêu nạp người Hồi đến Y Lê mở rộng đồn điền. Cùng năm, ông trở về Bắc Kinh, được phong làm Nội đại thần, nhậm chức Công bộ Thượng thư, được vào Nghị chính xứ hành tẩu, kiêm chức Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ. Năm thứ 27 (1762), nhờ xử lý mọi chuyện ở Y Lê tốt, ông được ban thế chức "Kỵ đô úy", được quyền cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Năm thứ 28 (1763), ông được vào Quân cơ xứ hành tẩu, nhậm chức Kinh diên Giảng quan, Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ, được ban hàm Thái tử Thái bảo. Năm thứ 29 (1764), ông lần lượt thay quyền Y Lê Tướng quân và Tứ Xuyên Tổng đốc. Cùng năm, ông chính thức nhậm chức Tứ Xuyên Tổng đốc. Đến năm sau, A Quế nhậm chức Tháp Nhĩ Ba Cáp Đài Tham tán Đại thần ở Tân Cương, ông cho xây Tuy Tĩnh thành.
Năm thứ 32 (1767), ông chính thức nhậm chức Y Lê Tướng quân (伊犂将军). Năm thứ 33 (1768), nhậm chức Binh bộ Thượng thư, Vân Quý Tổng đốc, tham gia Chiến tranh Thanh - Miến. Ông đồng thời cũng nhiều lần thị sát đê Hoàng Hà, công trình đê biển Giang Chiết. Năm thứ 34 (1769), ông nhậm chức Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần, tạm thay quyền Vân Quý Tổng đốc. Cùng năm, ông nhậm chức Lễ bộ Thượng thư. Năm thứ 35 (1770), ông kiêm chức Đô thống Hán quân Tương Hồng kỳ, nhậm Nội đại thần. Năm thứ 36 (1771), ông thay quyền Tứ Xuyên Đề đốc. Năm thứ 37 (1772), A Quế được phong làm Định Biên hữu Phó tướng quân, xuất chinh lần thứ ba trong chiến dịch Đại Tiểu Kim Xuyên.
Năm thứ 38 (1773), lần thứ hai ông nhậm chức Lễ bộ Thượng thư, tiếp tục vào Nghị chính xứ hành tẩu, được ban hàm Thái tử Thiếu bảo. Cùng năm, ông nhậm chức Định Tây Tướng quân, cùng với Phó tướng Minh Lượng, Phong Thăng Ngạch, Tham tán Đại thần Thư Thường chỉnh lý quân vụ, một lần nữa xuất chinh đánh Cát Nhĩ Lạp. Sau khi quay về, ông được điều làm Hộ bộ Thượng thư. Năm thứ 39 (1774), ông một lần nữa được ban hàm Thái tử Thái bảo, trở thành Ngự tiền Đại thần. Năm thứ 40 (1775), ông được điều làm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Năm thứ 41 (1776), quân Thanh bình định được Kim Xuyên, ông ban cho "tử cương" (dây cương ngựa màu tím), được chiếu phong là "Nhất đẳng Thành Mưu Anh Dũng công", thăng chức Hiệp bạn Đại học sĩ, Lại bộ Thượng thư, Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ, vào Quân cơ xứ hành tẩu, được phép cưỡi ngựa trong Tử Cấm Thành.
Năm thứ 42 (1777), A Quế nhậm chức Võ Anh điện Đại học sĩ (武英殿大学士), quản lý Lại bộ kiêm Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ. Không lâu sau, ông lại được điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ. Cùng năm, ông lần lượt nhậm chức Ngọc điệp quán Tổng tài, Quốc sử quán Tổng tài, Tứ khố Toàn thư quán Tổng tài, chịu trách nhiệm biên soạn Ngọc điệp của nhà Thanh, Quốc sử và Tứ khố toàn thư. Ông tiếp tục nhậm chức quản lý Văn Uyên các, Kinh diên Giảng quan, Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, quản lý Tam khố của Hộ bộ. Năm thứ 43 (1778), ông trở thành Độc quyển quan của kì thi Đình. Cùng năm, ông quản lý sự vụ Lý phiên viện, thay quyền Binh bộ Thượng thư, Tổng Am đạt thượng hành tẩu.
Năm thứ 45 (1780), ông kiêm chức Hàn Lâm viện Chưởng viện Học sĩ, đứng đầu Hàn lâm viện, chịu trách nhiệm giảng dạy cho Thứ Cát sĩ, nhậm Nhật giảng Khởi cư chú quan. Cũng trong năm này, lần thứ hai ông trở thành Độc quyển quan của kì thi Đình. Năm thứ 46 (1781), nổ ra khởi nghĩa Tô Tứ Thập Tam ở Cam Túc, A Quế cùng Hòa Thân đốc quân trấn áp. Năm thứ 48 (1783), ông quản lý sự vụ Hình bộ. Năm thứ 49 (1784), thế chức của ông được thăng lên Khinh xa Đô úy. Năm thứ 51 (1786), ông chịu trách nhiệm Tổng lý sự vụ Binh bộ. Năm thứ 52 (1787), ông thay quyền Đô thống Mông Cổ Chính Hoàng kỳ. Cùng năm, lần thứ ba ông chịu trách nhiệm làm Độc quyển quan của kì thi Đình, tiếp tục giảng dạy Thứ Cát sĩ. Năm thứ 54 (1789), ông trở thành Tổng Sư phó của Thượng Thư phòng. Năm Gia Khánh thứ 2 (1797), ngày 21 tháng 8 (âm lịch), A Quế bệnh mất tại Bắc Kinh, được truy thụy là Văn Thành (文成), tặng hàm Thái bảo, được phối hưởng thờ trong Thái miếu của nhà Thanh và đưa vào thờ tự trong Hiền Lương từ. | 1 | null |
Acid chloric có công thức là HClO3, là một acid có oxy của chlor. Là acid mạnh, chỉ tồn tại ở dạng dung dịch. Acid chloric có tính oxy hóa mạnh; tác dụng với lưu huỳnh, phosphor, arsenic, khí lưu huỳnh dioxide. Giấy, bông bốc cháy ngay khi tiếp xúc với dung dịch HClO3 40%. Trong nước, nó mạnh tương đương với acid hydrochloric. Muối quan trọng nhất của nó là kali chlorat (KClO3). Acid chloric rất độc.
Tính chất hoá học.
Acid chloric có thể phản ứng với nhiều kim loại trước dãy điện hoá của hydro:
Điều chế.
Acid chloric có thể được điều chế bằng phản ứng giữa bari chlorat và acid sunfuric: | 1 | null |
14Maximilian (Carl August Friedrich Robert) von Hagenow (9 tháng 3 năm 1844 tại Langenfelde – 4 tháng 2 năm 1906 tại Metz) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.
Tiểu sử.
Là con trai của nhà luật học Gustav von Hagenow (1813 – 1876) và người vợ đầu tiên của ông này, Finelius (1813 – 1859), Maximilian von Hagenow đã học ở Trường Đại học Friedrich-Wilhelm bên sông Rhein và tại đây ông trở thành một thành viên của Liên đoàn Sinh viên Hansea Bonn. Ông đã gia nhập lực lượng Quân đội Phổ, được phong quân hàm Thiếu úy vào năm 1865 và một năm sau đó ông tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Từ năm 1869 cho đến năm 1873, ông học tại Học viện Quân sự Phổ, dù thời gian học tập của ông ở đây bị gián đoạn bởi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Hagenow đã phục vụ với cương vị là sĩ quan hầu cận trong Sư đoàn số 22, và vào năm 1874, ông được chuyển sang Bộ Tổng tham mưu. Kể từ năm 1875, ông là sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh số 25 (Đại Công quốc Hesse) tại Darmstadt.
Vào năm 1882, ông được phái đến tổng hành dinh của quân đội Anh tại Ai Cập. Từ năm 1885, với quân hàm Thiếu tá, ông đã tham gia các cuộc diễn tập của các lực lượng Anh tại các tỉnh phía tây bắc của Đế quốc Ấn Độ.
Vào năm 1891, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 9 (Rhein số 2) và vào năm 1893 ông lên cấp bậc Đại tá. Đến năm 1893, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 15 tại Köln, 1897 lên quân hàm Thiếu tướng, năm 1899 được bổ nhiệm làm Thanh tra của Cục thanh tra kỵ binh I tại Königsberg, và cuối cùng vào năm 1900, ông được phong quân hàm Trung tướng và được bổ nhiệm làm Tướng thanh tra Kỵ binh. Sau đó, ông trở thành Thống đốc của Köln (1901) và Metz (1903), rồi vào năm 1901 ông từ trần ở độ tuổi 61.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1884, tại Berlin, ông kết hôn với Marie Treutler (9 tháng 10 năm 1857 tại Pitschen, Oberschlesien – sau năm 1933). Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông hai người con là Max và Viktor. | 1 | null |
Sông Isar dài 295 km, bắt nguồn từ dãy núi Karwendel trong bang Tirol (Áo) chảy từ Scharnitz sang Mittenwald bang Bayern (Đức). Rồi từ đó chảy qua các xã hoặc thành phố như Bad Tölz, Geretsried, München, Freising, Moosburg, Landshut, Dingolfing, Landau an der Isar cũng như Plattling và ở gần thành phố Deggendorf nó nhập vào sông Donau. Sau sông Donau; Inn và Main, sông Isar là con sông dài thứ tư của Bayern.
Các phụ lưu quan trọng nhất của sông Isar là sông Amper nhập vào ở Moosburg, kế đó là sông Loisach chảy vào ở Wolfratshausen. | 1 | null |
Danh sách các bảo trợ của Maria đối với nghề nghiệp, các hoạt động, các giáo phận, và những nơi khác:
Nghề nghiệp và các lĩnh vực.
Đức Maria có thể được xem là người bảo trợ chung cho toàn nhân loại. Thế nhưng đối với một số nghề nghiệp và lĩnh vực có sự liên kết chặt chẽ hơn với Đức Mẹ.
Những nơi khác.
Một số lượng lớn các quốc gia nhận Đức Maria làm người bảo trợ. | 1 | null |
Trường học Uy Long I (, tựa tiếng Anh: Fight Back to School) là một bộ phim hài hước - hành động Hồng Kông của đạo diễn Trần Gia Thượng và diễn viên Châu Tinh Trì, được sản xuất vào năm 1991. Tiếp sau sự thành công của bộ phim này đã tạo tiền đề cho sự thành công của các phần tiếp theo là "Trường học Uy Long II" và "Trường học Uy Long III".
Nội dung.
Châu Tinh Tinh là một cảnh sát của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông nhưng sắp bị sa thải. Sếp của anh giao cho anh một nhiệm vụ, xem như là cơ hội cho anh thể hiện bản thân. Tinh Tinh phải đóng giả học sinh để xâm nhập vào trường Đại học Edinburgh, tìm lại khẩu súng ru-lô bị mất trộm của ông sếp.
Ngày đầu đến trường, Tinh Tinh đã gây sự chú ý với nhiều học sinh khác, anh cũng tìm được cho mình những người bạn tốt. Chú Đạt - một người cộng sự lớn tuổi cũng được phía cảnh sát cài vào trường để hỗ trợ Tinh Tinh. Hai người đành đóng giả hai cha con và phải giữ bí mật họ là cảnh sát. Trong thời gian ở ngôi trường này, Tinh Tinh đem lòng yêu cô giáo Hồ, mặc dù cô ta đã có bạn trai là một thanh tra cảnh sát.
Bọn tội phạm thực sự đang giữ khẩu súng ru-lô của ông sếp, và sắp tới bọn chúng sẽ bán số lượng lớn vũ khí cho một nhóm người Tây phương. Trong một lần đánh nhau với bọn côn đồ, cả Tinh Tinh và chú Đạt đều bị lộ thân phận trước mặt cô Hồ. Hai người sau đó tìm ra nơi giao dịch của bọn tội phạm, phát hiện trên chiếc xe tải có chứa nhiều súng. Tinh Tinh liền lái xe tải chạy đi mất, vô tình bỏ quên chú Đạt ở lại phía sau. Bọn tội phạm đe dọa sẽ giết chú Đạt nếu Tinh Tinh không trả lại số vũ khí cho chúng.
Tinh Tinh đành lái xe tải quay lại nơi giao dịch của bọn tội phạm, nhưng khi những tên khách hàng người Tây vào xem hàng, anh đã cho nổ tung chiếc xe tải. Bọn tội phạm sau đó truy đuổi Tinh Tinh và chú Đạt vào tận trường học. Các học sinh muốn giúp đỡ Tinh Tinh đánh bại bọn tội phạm, nhưng sau cùng lại bị bắt làm con tin. Trong cuộc giao chiến này cũng có sự xuất hiện của ông sếp của Tinh Tinh. Bọn tội phạm lần lượt bị tiêu diệt, chỉ còn lại tên cầm đầu bắt cô Hồ làm con tin, tuy nhiên Tinh Tinh đã hạ gục hắn. Nhiệm vụ đã hoàn thành, khẩu súng của ông sếp đã được tìm thấy, Tinh Tinh nói lời tạm biệt cô giáo Hồ và các học sinh để quay lại lực lượng cảnh sát. | 1 | null |
Thất Mục (chữ Hán: 七穆) là tên gọi chung để chỉ bảy gia tộc đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu. Thất Mục bao gồm Tứ thị, Hãn thị, Quốc thị, Lương thị, Ấn thị, Du thị, Phong thị, đều là hậu duệ của Trịnh Mục công. Vào trung kỳ và hậu kỳ Xuân Thu, Thất Mục lũng đoạn khanh vị nước Trịnh, vua nước Trịnh trở nên không có thực quyền.
Lịch sử.
Trịnh Mục công có 13 người con trai, trong đó Công tử Di và Công tử Kiên trước sau thay nhau làm vua, tức Trịnh Linh công và Trịnh Tương công. Năm 554 TCN, Tử Khổng bị sát hại, gia tộc của Tử Khổng cùng bị diệt. Con trai của Tử Nhiên và Sĩ Tử Khổng bị liên lụy nên chạy ra nước ngoài. Hậu duệ của Tử Vũ không được làm khanh. Còn lại bảy nhà được người ta gọi là Trịnh Quốc Thất Mục (郑国七穆).
Trong đấu tranh chính trị, Thất Mục dần khống chế chính quyền nước Trịnh. Trong Thất Mục, Hãn thị là mạnh nhất, sau khi giết Tử Khổng vào năm 554 TCN, Tử Triển đảm nhiệm chức thượng khanh đương quốc. Năm 547 TCN, Thúc Hướng đã có lời dự đoán Hãn thị sẽ bị diệt vong sau cùng trong Thất Mục. Năm 546 TCN, Triệu Vũ cũng có lời dự đoán rằng gia tộc của Tử Triển sẽ truyền quyền lực được vài thế hệ, cũng sẽ là gia tộc bị diệt vong cuối cùng trong Thất Mục Năm 544 TCN, Tử Triển qua đời, con trai là Tử Bì tức vị làm thượng khanh, khi đó vẫn chưa đến thời gian thu hoạch lúa mì, nước Trịnh lâm vào nạn đói, Tử Bì làm theo di mệnh của phụ thân mà cấp lương thực cho quốc nhân, mỗi hộ được một chung lương thực, qua đó nhận được sự ủng hộ của bách tính. Hãn thị thường nắm giữ quốc chính, thế tập làm thượng khanh. Sau khi biết được tình hình, Thúc Hướng lại một lần nữa đưa ra lời dự đoán Hãn thị là gia tộc bị diệt vong cuối cùng tại nước Trịnh, hơn nữa còn dự đoán rằng Hãn thị sẽ "đắc quốc" Đến cuối thời Xuân Thu, các gia tộc khác trong Thất Mục bị chèn ép nên suy lạc, trên chính đàn nước Trịnh chỉ còn lại hai nhà là Hãn thị và Tứ thị./
Những năm đầu thời Chiến Quốc, phát sinh sự kiện Thái tể Hân thủ Trịnh, có quan hệ với Thất Mục. | 1 | null |
"Hallelujah" là ca khúc được sáng tác bởi ca sĩ người Canada, Leonard Cohen, được phát hành lần đầu tiên trong album "Various Positions" vào năm 1984. Chỉ có một thành công rất nhỏ lúc đầu, song ca khúc trở nên nổi tiếng toàn thế giới sau khi được John Cale rồi sau đó Jeff Buckley hát lại. Đây cũng chính là chủ đề của cuốn sách tiểu sử về Cohen "The Holy or the Broken: Leonard Cohen, Jeff Buckley & the Unlikely Ascent of "Hallelujah"" (2012) của Alan Light. Trong bài đánh giá của tờ "New York Times", Janet Maslin đều đánh giá rất cao cuốn sách và ca khúc, cho rằng ""Cohen đã mất rất nhiều năm để vật lộn với "Hallelujah"... Có lẽ ông đã viết tới 80 phần lời cho đoạn vào chính trước khi cất tiếng ca lên."" Ca khúc này sau đó được hát lại bởi vô số nghệ sĩ, trong phòng thu hay trên sân khấu trình diễn, với khoảng ít nhất 300 dị bản đã được biết tới. Đây cũng là ca khúc được sử dụng nhiều trong các phần nhạc phim hay các cuộc thi tài năng truyền hình. "Hallelujah" được coi là một trong những ca khúc hay nhất mọi thời đại. | 1 | null |
Sát thủ chuyên nghiệp hay Thanh trừng sát thủ (tựa gốc tiếng Anh: Killer Elite) là một bộ phim hành động của Anh-Úc hợp tác sản xuất, dựa theo tiểu thuyết "The Feather Men" của nhà văn Ranulph Fiennes, đạo diễn bởi Gary McKendry và công chiếu vào năm 2011. Phim có sự tham gia của Jason Statham, Robert De Niro và Clive Owen.
Nội dung.
Phim lấy bối cảnh năm 1980. Mở đầu phim là cảnh anh lính đánh thuê Danny Bryce cùng với ba người bạn Hunter, Davies và Meier ám sát một gã đại gia ở Mexico. Danny bị xao lãng vì thấy một đứa trẻ trong xe và anh bị bắn. Sau sự việc này Danny bỏ nghề và quay về quê nhà ở nước Úc.
Một năm sau, Danny đến Oman để gặp Người Đặc vụ (The Agent). Anh biết được rằng Hunter đã thất bại với một nhiệm vụ trị giá 6 triệu đôla. Nếu Danny không hoàn tất nhiệm vụ của Hunter, Hunter sẽ bị giết chết. Ông trùm dầu mỏ Amr muốn Danny giết chết ba người cựu chiến sĩ SAS - Steven Harris, Steven Cregg và Simon McCann - vì trước đây chúng giết chết những người con trai của ông. Danny phải quay phim lại cảnh chúng thú tội, làm cái chết của chúng trông giống như tai nạn, mọi việc phải được hoàn tất trước khi ông trùm chết vì bệnh. Davies và Meier đồng ý giúp Danny để chia phần tiền.
Khi đột nhập vào nhà Harris, Danny và Meier định dựng hiện trường giả là Harris trượt chân ngã đập đầu xuống sàn trong phòng tắm. Bất ngờ bạn gái của Harris đến gõ cửa, Harris nhân lúc đó chống cự và bị Meier giết chết.
Ở nước Anh, Davies hỏi những người trong quán rượu về những cựu thành viên SAS. Điều này được báo cáo lại cho tổ chức Feather Men, một tổ chức xã hội bảo vệ cho những người cựu SAS. Spike Logan được cử đi điều tra về việc này.
Davies biết được sắp tới Cregg có một chuyến đi tập luyện trên ngọn đồi tuyết. Danny xâm nhập vào khu căn cứ, cải trang trong bộ quân phục và bỏ thuốc vào ly cà phê của Cregg. Danny đi theo Cregg lên đồi, quay phim lại cảnh hắn thú tội và bỏ mặc hắn chết vì sốc thuốc.
Đối với mục tiêu cuối cùng, kế hoạch của họ là đâm một chiếc xe tải vào xe của McCann. Với sự giúp đỡ của anh chàng Jake, Meier đã giết được McCann; tuy nhiên đội của Logan đang theo dõi McCann. Jake vô tình giết chết Meier trong cuộc ẩu đả với người đặc vụ Anh. Danny và Davies tách ra. Davies bị người của Logan bắt giữ và bị xe tải tông chết lúc đang cố bỏ chạy.
Danny trở lại Oman và đưa cho ông trùm Amr lời thú tội cuối cùng. Hunter được thả ra, Danny quay về Úc đoàn tụ với cô người yêu Anne. Sau đó Người Đặc vụ cho biết vẫn còn một người nữa tham gia vào vụ giết hại con trai của ông trùm, đó là Ranulph Fiennes - người sắp phát hành một cuốn sách.
Danny gửi Anne đến Paris, Pháp để Hunter có thể bảo vệ cô. Con trai của ông trùm xác nhận rằng Harris vô tội. Logan cho các đặc vụ bảo vệ Fiennes, nhưng Jake làm họ xao lãng. Danny xông vào tòa nhà, gây thương tích cho Fiennes chứ không giết hắn. Logan bắt được Danny, đưa anh đến một nhà kho bỏ hoang, và một gã đặc vụ chính phủ đến nơi tiết lộ về việc chính phủ Anh đứng sau những sự kiện dầu mỏ của ông trùm Amr. Cuộc giao chiến ba bên diễn ra, Danny chạy thoát được và Logan bắn chết gã đặc vụ chính phủ.
Ở Paris, Người Đặc vụ định bắt cóc Anne đòi tiền chuộc, nhưng Hunter bắn gã bị thương ở chân. Danny và Hunter đến Oman để đưa mấy bức ảnh cho ông trùm Amr. Tuy nhiên Logan đã đến trước, nói với ông trùm rằng mấy bức ảnh là giả và đâm chết ông. Con trai của ông trùm không quan tâm; hắn đưa cho Logan một số tiền. Hunter phát hiện Logan đang rời đi, và họ đuổi theo anh.
Danny và Hunter chạm mặt Logan trên hoang mạc. Hunter lấy một ít tiền về cho gia đình ông. Họ bỏ Logan ở lại đó, nói với Logan rằng anh cần số tiền đó để bắt đầu cuộc sống mới sau khi giết chết gã đặc vụ chính phủ và chống lại mong muốn của tổ chức Feather Men cũng như chính phủ Anh. Danny nói rằng đối với anh mọi chuyện đã kết thúc và Logan phải tự biết nên làm gì. Danny và Anne đoàn tụ với nhau. | 1 | null |
Aeromonas hydrophila (hay "vi khuẩn ăn thịt người") là một loài vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm áp. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong nước ngọt hoặc nước lợ. Nó có thể tồn tại trong môi trường hiếu khí và kỵ khí, và có thể tiêu hóa các vật liệu như gelatin và hemoglobin. "Aeromonas hydrophila" được phân lập từ người và động vật trong những năm 1950. Nó là loài nổi tiếng nhất trong số sáu loài Aeromonas. Nó có khả năng chống thuốc kháng sinh phổ biến nhất và nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn ăn thịt người có thể xuất hiện ở những vùng nước bẩn, nước bùn, cống rãnh.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, loại vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus đã trải qua 4 sự thay đổi di truyền lớn trong quá trình chuyển biến thành dạng gây ra viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), căn bệnh nguy hiểm chết người còn được biết đến nôm na là "thối rữa thịt".
Các vi khuẩn nhóm A Streptococcus dường như tấn công con người kể từ những năm 1980. Trước đây, giới khoa học không thể xác định tại sao chúng phát triển nhanh chóng đến như vậy.
Nghiên cứu.
Bất chấp hàng thập kỷ nghiên cứu, bệnh dịch do các vi khuẩn A Streptococcus vẫn là một hiểm họa lớn đối với sức khỏe con người. Thực tế này một phần vì, các nhà nghiên cứu không thể tìm ra bản chất và thời gian biểu của những sự kiện phân tử then chốt, biến một số vi sinh vật trở thành mầm bệnh độc hại.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên đã vén được bức màn bí mật về những quá trình bí ẩn dẫn tới sự trỗi dậy của vi khuẩn ăn thịt người.
Chuyên gia James Musser đến từ Viện nghiên cứu Bệnh viện Hội giám lý (Texas, Mỹ) và các cộng sự tập trung nghiên cứu vào một dạng nhiễm trùng thối rữa thịt đặc biệt nguy hiểm. Họ đã gắn các nghiên cứu độc tính của vi khuẩn ăn thịt ở động vật với việc phân tích gen của 3.615 chủng A Streptococcus có kiểu huyết thanh M1 và lần ra nguồn gốc mầm bệnh gắn với một tế bào đầu dòng đơn lẻ.
Tế bào đầu dòng, tế bào đầu tiên sản sinh ra một yếu tố độc tính, đã tiến hóa qua hàng loạt giai đoạn cho tới đầu những năm 1980, khi nó có được các gen chịu trách nhiệm sản sinh 2 độc tố gây tác động phá hủy của bệnh thối rữa thịt. Theo nhóm nghiên cứu, việc thâu tóm những gen này là sự kiện trọng yếu cuối cùng trước sự xuất hiện của mầm bệnh và sự biến đổi thành dịch bệnh toàn cầu.
Các chuyên gia kết luận: "Những bệnh dịch do nhiễm trùng vi khuẩn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người và động vật. Chúng tôi đã làm rõ sự mập mờ kéo dài hàng thập kỷ qua về thời gian biểu cũng như trình tự của các biến đổi di truyền là nền tảng cho bệnh dịch toàn cầu.
Việc phân tích loại vi khuẩn ăn thịt nguy hiểm này là thiết yếu đối với quá trình phát triển các phương sách tốt hơn để dự đoán cũng như kiểm soát sự xuất hiện, trỗi dậy của chủng bệnh, đưa ra công thức chữa trị hữu hiệu nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và điều chế vắc-xin". | 1 | null |
Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển (Classical Test Theory) là một lý thuyết liên quan với nhánh khoa học đo lường trong giáo dục (educational measurement) và tâm trắc học (psychometrics), phục vụ cho việc thiết kế các công cụ đo lường để xác định giá trị năng lực hoặc trình độ của đối tượng (thí sinh) được đo. Lý thuyết này bắt đầu phát triển khoảng đầu thế kỷ 20 và được hệ thống hóa vào thập niên 1970, chẳng hạn bởi . Đối sánh với Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển là Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT), được bắt đầu xây dựng từ khoảng đầu nửa sau của thế kỷ 20, dựa trên các mô hình toán học.
Các tham số đặc trưng cho một câu hỏi trắc nghiệm.
"Độ khó": Trong Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển Độ khó p của câu hỏi (CH) trắc nghiệm được định nghĩa bằng tỷ số phần trăm số thí sinh (TS) làm đúng CH trên tổng số TS tham gia làm CH đó:
Thông thường độ khó của một CH có thể chấp nhận được nằm trong khoảng 0,25 - 0,75; CH có độ khó lớn hơn 0,75 là quá dễ, có độ khó nhỏ hơn 0,25 là quá khó.
"Độ phân biệt": Khi ra một CH cho một nhóm TS nào đó, người ta thường muốn phân biệt trong nhóm TS ấy những người có năng lực khác nhau: giỏi, trung bình, kém... Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt. Muốn cho CH có độ phân biệt, phản ứng của TS giỏi và TS kém lên CH đó hiển nhiên phải khác nhau. Người ta thường thống kê các phản ứng khác nhau đó để tính độ phân biệt.
Có thể tính độ phân biệt của một CH theo hệ số tương quan giữa các điểm của CH đó với tổng điểm của cả đề kiểm tra xét trên mọi TS làm đề kiểm tra. Thông thường trị số độ phân biệt của CH có thể chấp nhận được phải lớn hơn 0,2.
Các tham số đặc trưng cho một đề kiểm tra.
Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển quan niệm rằng năng lực của mỗi TS được xác định bởi một điểm thực "T", thu được trong điều kiện phép đo không có sai số. Điểm thực được xác định như là điểm trả lời đúng kỳ vọng khi triển khai đề kiểm tra độc lập vô số lần. Tuy nhiên, điểm thực của một TS không bao giờ có thể thu trực tiếp, cái có được chỉ là một điểm quan sát "X" nào đó. Do đó có thể giả định là điểm quan sát bằng điểm thực cộng với một sai số "E" nào đó:
Quan hệ giữa 3 đại lượng trong biểu thức trên được sử dụng để đánh giá chất lượng của các điểm trắc nghiệm.
"Độ tin cậy" (reliability) của các điểm trắc nghiệm "X" được xác định bởi tỷ số của phương sai của điểm thực formula_3 và phương sai của điểm quan sát formula_4:
từ đó:
Biểu thức trên biểu diễn tỷ số (tín hiệu/nhiễu): độ tin cậy càng cao khi phương sai của sai số càng bé so với phương sai của điểm thực.
Theo Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển không thể biết "T" nên không thể trực tiếp xác định được độ tin cậy, do đó người ta tìm cách ước lượng theo các phương pháp khác. Một trong các phương pháp ước lượng độ tin cậy là sử dụng các đề kiểm tra tương đương, tức là các đề tạo nên điểm thực và phương sai điểm quan sát của mọi TS giống như đề gốc. Nếu có hai đề kiểm tra "X" và "X’" tương đương thì giá trị kỳ vọng (điểm thực) và phương sai của các sai số phải bằng nhau, tức là:
và
Từ đó độ tin cậy bằng tương quan giữa các điểm số của hai đề kiểm tra tương đương:
Ước lượng độ tin cậy bằng phương pháp nêu trên rất phức tạp, vì rất khó tạo ra các đề kiểm tra tương đương. Một phương pháp để ước lượng độ tin cậy hay được sử dụng là dựa vào độ ổn định nội tại theo hệ số Alpha Cronbach. Hệ số này xác định giới hạn dưới của độ tin cậy của một đề kiểm tra tổng hợp bao gồm "k" đề kiểm tra con, được biểu diễn như sau:
trong đó formula_12 tương ứng là phương sai của đề kiểm tra con thứ i và phương sai của đề kiểm tra tổng hợp. Trong trường hợp riêng đối với một đề kiểm tra bao gồm nhiều CH dạng nhị phân thì formula_13 là phương sai của một CH trắc nghiệm nhị phân, có giá trị bằng formula_14, khi ấy công thức của hệ số Alpha Cronbach trở về công thức Kuder-Richarson 20 quen biết..
"Độ giá trị" (validity) là một khái niệm quan trọng khác của đề kiểm tra. Yêu cầu quan trọng nhất của một phép đo lường trong giáo dục là phép đo ấy phải đo được cái cần đo. Nói cách khác, phép đo ấy cần phải đạt được mục tiêu đề ra cho nó. Phép đo bởi đề kiểm tra đạt được mục tiêu đó là phép đo có độ giá trị. Nói cách khác, độ giá trị của một đề kiểm tra là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ đề kiểm tra.
Để đề kiểm tra có độ giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo qua đề kiểm tra và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng các CH của đề kiểm tra cũng như khi tổ chức triển khai kỳ thi. Nếu thực hiện các quá trình nói trên không đúng thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải cái mà ta muốn đo bằng đề kiểm tra.
Qua định nghĩa về "độ tin cậy" và "độ giá trị", có thể thấy rõ mối tương quan giữa chúng. Khi đề kiểm tra không có độ tin cậy, tức là phép đo nhờ đề kiểm tra rất kém chính xác, thì không thể nói đến độ giá trị của nó. Nói cách khác, khi đề kiểm tra có độ tin cậy thấp thì nó cũng không thể có độ giá trị cao. Ngược lại, một đề kiểm tra có độ tin cậy cao thì không nhất thiết sẽ có độ giá trị cao, vì đề kiểm tra đó có thể đo chính xác, nhưng đo một cái gì khác chứ không phải cái nó cần đo, trong trường hợp đó thì đề kiểm tra có độ tin cậy cao nhưng độ giá trị thấp.
Các loại điểm kiểm tra.
"Điểm thô": Một đề kiểm tra thường bao gồm nhiều CH, mỗi CH được gán một điểm số, chẳng hạn đối với CH nhị phân thường gán điểm 1 nếu làm đúng, điểm 0 nếu làm sai. Sau khi chấm bài trắc nghiệm và cộng các điểm của từng TS ta thu được điểm được gọi là điểm thô (raw score).
Để có thể so sánh các điểm số thu được của đề kiểm tra trên một phạm vi rộng, người ta phải biến đổi các điểm đó theo hai cách: 1) so sánh với một tiêu chuẩn (standard) tuyệt đối đã định trước; 2) so sánh với một nhóm TS nào đó dùng làm chuẩn mực (norm).
Ví dụ về "điểm tiêu chuẩn tuyệt đối", chẳng hạn điểm phần trăm đúng tính theo tỷ lệ phần trăm số CH làm đúng trên tổng CH của đề kiểm tra:
"Các loại điểm tương đối dựa vào phân bố chuẩn": Một cách biến đổi điểm thường dùng là dựa vào một nhóm chuẩn mực (norm group) để xác định các thang bậc và biến đổi điểm thô thu được theo thang bậc đó. Giả sử điểm thô thu được từ kết quả trắc nghiệm trên một mẫu TS nào đó có phân bố tần suất gần dạng phân bố chuẩn với giá trị trung bình là formula_15 và độ lệch tiêu chuẩn là formula_16, có thể biến đổi các điểm thô này sang một thang điểm với giá trị trung bình đặt ở formula_17 và độ lệch tiêu chuẩn là formula_18 theo biểu thức:
từ đó:
Một trong các loại điểm tiêu chuẩn quan trọng là điểm ứng với một phân bố chuẩn đặc biệt có giá trị trung bình được đặt tại 0 và độ lệch tiêu chuẩn được chọn bằng 1, được gọi là điểm Z. Để biến đổi một thang điểm tiêu chuẩn bất kì nào đó thành thang điểm Z có thể sử dụng hệ thức:
Điểm Z rất thích hợp trong nghiên cứu để so sánh các bộ điểm thô thu được từ các đề kiểm tra khác nhau thực hiện trên cùng một nhóm TS được chọn làm chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng điểm Z trong thực tế không thuận lợi vì nó có giá trị âm và các khoảng nguyên quá rộng, nên để biểu diễn các điểm cụ thể phải dùng nhiều số thập phân. Do đó người ta thường sử dụng các thang điểm chuẩn khác bằng cách gán cho giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của điểm thô các giá trị lựa chọn tuỳ ý nào đó. Hình vẽ sau đây nêu ví dụ về một số thang điểm chuẩn thường gặp.
Một số loại điểm tiêu chuẩn hóa theo phân bố chuẩn
Trên hình vẽ có các điểm trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá SAT, GRE, GMAT, TOEFL, PISA của ETS (Dịch vụ Trắc nghiệm Giáo dục - Educational Testing Services) với giá trị trung bình đặt ở 500 và độ lệch chuẩn chọn bằng 100. Với cách quy định như vậy, khoảng [–3formula_22, +3formula_22] ứng với khoảng điểm [200, 800]. Điểm ACT của tập đoàn Trắc nghiệm Đại học Hoa Kỳ (American College Testing – ACT) sử dụng thang điểm với giá trị trung bình đặt ở điểm 20, độ lệch tiêu chuẩn được chọn bằng 5 đơn vị nguyên, cho nên khoảng [–3formula_22, +3formula_22] ứng với khoảng điểm [5, 35]. Điểm Trắc nghiệm Trí thông minh IQ (Intelligence Quotient) đặt giá trị trung bình vào điểm 100, độ lệch tiêu chuẩn được chọn bằng 15 đơn vị nguyên, cho nên khoảng [–3formula_22, +3formula_22] ứng với khoảng điểm [55, 145].
Tương tự như vậy, có thể thiết lập thang điểm tiêu chuẩn với điểm trung bình đặt tại giá trị 5 và độ lệch tiêu chuẩn bằng 2, khi ấy khoảng [–2.5formula_22, +2.5formula_22] sẽ ứng với khoảng điểm [0, 10], gần với thang điểm trên 10 đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Các hạn chế của Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển.
Có thể nêu các hạn chế chính của Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển như sau: Một là không thể tách biệt năng lực của TS và các tham số của CH (chẳng hạn định nghĩa độ khó của CH theo tỷ lệ TS trả lời đúng, mà tỷ lệ đó phụ thuộc năng lực TS; cũng vậy, năng lực TS được xác định theo mức độ trả lời đúng các CH, mà mức này phụ thuộc độ khó của CH). Hai là việc xác định độ tin cậy của đề kiểm tra phải dựa và các đề kiểm tra tương đương, một yêu cầu rất khó thực hiện. Ba là sai số tiêu chuẩn của phép đo được quan niệm là như nhau đối với mọi TS ở các mức năng lực khác nhau, điều đó thể hiện ở biểu thức (2). Bốn là, Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển là lý thuyết dựa vào cấp độ đề kiểm tra chứ không phải cấp độ CH, do đó không cho phép tiên đoán một cá thể TS có thể đáp ứng thế nào đối với một CH. Các thiếu sót nêu trên được khắc phục phần lớn ở Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi.
Bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn về Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển trong các sách giáo khoa [2] . và sách tổng hợp . | 1 | null |
Thủ công nghiệp Việt Nam thời Lý có hai loại hình là thủ công nghiệp trong nhân dân và do triều đình tổ chức. Các ngành nghề gồm các ngành dệt, làm gốm, đúc đồng và khai thác vàng.
Thủ công nghiệp nhà nước.
Những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Họ thực hiện việc đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
Nguồn gốc thợ bách tác chủ yếu từ các tù binh, nhiều nhất là người Chiêm Thành, các tội nhân và các thợ thủ công được trưng tập về làm cho các quan xưởng. Triều đình có lệnh cấm các thợ bách tác không được làm đồ dùng kiểu của vua quan để bán cho dân gian.
Thủ công nghiệp nhân dân.
Người dân làm đồ thủ công nhằm phục vụ đời sống thường nhật hoặc để bán ở chợ theo nhu cầu thị trường. Thời Lý đã xuất hiện việc thuê mướn nhân công.
Nhìn chung, thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.
Các ngành nghề.
Dệt.
Nghề dệt tơ lụa khá phổ biến trong nhân dân, có nguồn thu khá lớn. Năm 1013, Lý Thái Tổ đặt ra việc thu thuế bãi dâu trong cả nước. Nghi Tàm là một trong những làng cổ có nghề dệt lụa tơ tằm phát đạt với bà tổ nghề là công chúa Quỳnh Hoa, con vua Lý Thái Tông.
Năm 1040, Lý Thái Tông dạy cho các cung nữ dệt gấm vóc trong cung, đồng thời lấy hết gấm vóc mua từ Trung Quốc trong kho ra phát hết cho các quan may áo để tỏ ý từ đó không dùng hàng gấm vóc nước Tống nữa nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Sau này chủ trương khuyến khích nghề dệt trong nước tiếp tục được thực hiện, hàng gấm vóc trong nước có chất lượng tốt và dùng phổ biến, thậm chí dùng làm cống phẩm cho nhà Tống.
Đất nung và gốm sứ.
Gạch, ngói được sản xuất với số lượng lớn để phục vụ cho việc xây thành quách và chùa chiền, bảo tháp. Gạch thời Lý có kích thước lớn, nhiều hình dạng phong phú. Có loại vuông 35 cm x 35 cm x 6 cm, có loại hình tròn hay chữ nhật đường kính 25 cm. Hoa văn chủ yếu là rồng, tượng Phật, hoa sen, hoa cúc.
Gốm đàn gồm các sản phẩm thạp, thố, chậu, bát, đĩa,… có xương rắn chắc, lớp men màu xanh mát, trong bóng như thủy tinh, gọi là gốm men ngọc. Các sản phẩm này có hoa văn nổi hoặc chìm, khá tỉ mỉ. Một số loại khác có hoa văn màu nâu hoặc nền nâu hoa trắng.
Khai thác vàng.
Hình thức khai thác chủ yếu là đãi vàng lộ thiên, nhất là ở vùng biên giới với Trung Quốc.
Triều đình đã cử các tướng mang quân lên những vùng có vàng thực hiện khai thác vàng; trong quá trình khai thác, người Việt đã mướn người Tống ở bên kia biên giới sang làm thuê.
Đúc đồng.
Đồng được sử dụng khá rộng rãi: đúc tượng, chuông, tiền, vũ khí và làm đồ dùng sinh hoạt. Sử sách ghi lại nhiều lần triều đình đã huy động lượng đồng lớn để đúc chuông: Lý Thái Tông cho phát 6000 cân đồng đúc chuông chùa Trùng Quang, sau đó phát 7560 cân đồng đúc tượng Phật Di Lặc và 2 vị Bồ tát; Lý Thánh Tông phát 12000 cân đồng đúc chuông chùa Sùng Khánh...
Theo ghi chép của Đại Việt sử lược, triều đình đã tổ chức việc khai thác mỏ đồng ở Lạng châu năm 1198.
Ngành nghề khác.
Ngoài các ngành nghề trên, thời Lý đã xuất hiện những ngành nghề thủ công khác như in khắc gỗ, xây dựng, làm bia đá, nghề mộc, làm đồ mỹ nghệ, điêu khắc cũng phát triển bước đầu, do nhu cầu xây cất và trang trí các công trình kiến trúc như cung điện và chùa chiền khi đó. | 1 | null |
Saltstraumen là một eo biển nhỏ với dòng triều rất mạnh nằm trong khu tự quản đô thị của quận Bodø trong Nordland, Na Uy. Nó nằm khoảng 10 km (6,2 dặm) về phía đông nam của thị trấn Bodø. Kênh hẹp nối Saltfjorden bên ngoài đến Skjerstadfjorden lớn giữa các đảo Straumøya và Knaplundsøya. Cầu Saltstraumen trên Norwegian County Road 17 đi qua Saltstraumen.
Dòng chảy.
Saltstraumen có dòng triều mạnh nhất trên thế giới. Lên đến 400.000.000 mét khối (520.000.000 yd) nước biển thông qua eo biển dài 3 km (1,9 mi) và rộng 150 mét (490 ft) mỗi sáu giờ, với tốc độ nước đạt 22 hải lý (41 km/h; 25 mph). Xoáy được gọi là nước xoáy hoặc maelstrom đường kính lên đến 10 mét (33 ft) và chiều sâu 5 mét (16 ft) được hình thành khi dòng chảy đạt độ mạnh nhất của nó. Saltstraumen đã tồn tại khoảng từ hai đến ba ngàn năm. Trước đó, khu vực này khác nhau do sự phục hồi sau băng. Dòng chảy được tạo ra khi thủy triều cố gắng để lấp đầy Skjerstadfjorden. Sự khác biệt giữa chiều cao mực nước biển và vịnh hẹp bên trong có thể lên đến 1 mét (3 ft 3 in). Khi dòng chảy quay lại, có một khoảng thời gian khi eo biển này tàu bè có thể đi được. | 1 | null |
Thời tiết khắc nghiệt đề cập đến bất kỳ hiện tượng khí tượng nguy hiểm có khả năng gây thiệt hại, bất ổn xã hội nghiêm trọng hoặc gây thiệt mạng. Các kiểu hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thay đổi khác nhau tùy thuộc vào kinh độ, vĩ độ, địa hình và các điều kiện khí quyển. Gió mạnh, mưa đá, mưa quá nhiều và cháy rừng là các hình thức và tác động của thời tiết khắc nghiệt, cũng như dông, downbursts, sét, lốc xoáy, vòi rồng, bão nhiệt đới, và bão ngoài vùng nhiệt đới. Thời tiết khắc nghiệt phát triển theo mùa và khu vực địa lý như bão tuyết và bão bụi. | 1 | null |
Timothy Michael "Tim" Krul (; sinh ngày 03/04/1988) là một cầu thủ bóng đá người Hà Lan, hiện nay đang thi đấu cho câu lạc bộ Luton Town và đội tuyển quốc gia Hà Lan.
Anh được huấn luyện viên Louis van Gaal triệu tập vào đội hình đội tuyển Hà Lan tham dự World Cup 2014. Anh chỉ được tung vào sân trong vài giây cuối cùng trong trận đấu giữa Hà Lan và thay cho thủ môn chính Jasper Cillessen nhằm mục đích... đá penalty. Và anh đã đổ người đúng hướng cả năm lần đá của Costa Rica, cản phá thành công 2 quả. | 1 | null |
Daniel Peter "Danny" Simpson (sinh ngày 4 tháng 1 năm 1987), là cầu thủ bóng đá người Anh, hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Bristol City ở giải Championship. Vị trí sở trường của anh là hậu vệ phải.
Anh trưởng thành từ lò đào tạo Manchester United. Trong quá trình phát triển, Simpson đã được cho mượn tại Sunderland, Ipswich Town và Blackburn Rovers ở Anh và Royal Antwerp ở Bỉ. Anh đã thi đấu cho Newcastle United trong 6 tháng theo dạng cho mượn trước khi được mua đứt vào tháng 1 năm 2010 và sau 4 năm chơi tại đây, Simpson gia nhập Queens Park Rangers theo dạng chuyển nhượng tự do. Anh chơi cho QPR một mùa giải trước khi chuyển sang Leicester City, tại đây Simpson đã cùng "bầy cáo" vô địch giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa 2015-16.
Sự nghiệp.
Manchester United.
Simpson sinh ra ở Eccles, Greater Manchester. Cha anh là người Jamaica còn mẹ là người Anh . Simpson đã chơi cho Parkwyddn JFC ở Eccles khi còn nhỏ trước khi được Manchester United tuyển chọn. Anh đư vào đội hình dự bị vào năm 2005. Simpson ra mắt đội một trong trận gặp Kaizer Chiefs của Nam Phi vào ngày 18 tháng 7 năm 2006, trận đấu đó Quỷ đỏ đã giành chiến thắng với tỷ số 1-0.
Royal Antwerp (cho mượn).
Đầu tháng 1 năm 2006, Simpson cùng với ba cầu thủ trẻ khác của United được cho mượn để có thêm kinh nghiệm thi đấu. Điểm đến của anh là câu lạc bộ Giải hạng hai của Bỉ Royal Antwerp. Simpson thi đấu tại Antwerp nửa cuối mùa giải 2005-06 và đầu mùa giải 2006-07 trước khi trở lại United vào tháng 1 năm 2007.
Sunderland (cho mượn).
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2007, Simpson gia nhập Sunderland theo dạng cho mượn trong phần còn lại của mùa giải. Anh đã cùng Sunderland vô địch mùa giải đó.
Trở lại Manchester United.
Simpson trở lại United vào đầu mùa 2007-08 và ký hợp đồng mới vào tháng 9 năm 2007. Theo đó, United sẽ giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến năm 2010. Anh có trận ra sân đầu tiên United tại một giải đấu chính thức vào ngày 26 tháng 9 năm 2007 trong trận thua 2-0 League Cup trước Coventry City. Sau đó, anh có trận ra mắt Premier League vào ngày 6 tháng 10 năm 2007 trong trận đấu với Wigan Athletic tại Old Trafford, khi vào sân thay cho John O'Shea bị chấn thương. Anh kiến tạo bàn thắng thứ 4 với một đường chuyền tốt cho Wayne Rooney. Trận đấu kết thúc với tỷ số 4-0 dành cho United. Trận ra mắt ở đấu trường châu Âu của Simpson diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 2007, khi anh vào sân thay người ở phút thứ 80 cho Ryan Giggs trong trận đấu với Dynamo Kyiv. Anh xuất hiện trong đội hình xuất phát của United trong trận đấu lượt về với Dynamo Kyiv vào ngày 7 tháng 11 năm 2007, trận đấu đó United thắng 4-0.
Ipswich Town (cho mượn).
Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Simpson được cho mượn tại Ipswich Town. Với sự trở lại sau chấn thương của Gary Neville, HLV Alex Ferguson cho rằng Simpson cần được ra sân thi đấu thường xuyên để phát triển, nhưng điều này rất khó khăn tại Old Trafford, khi anh chỉ là lựa chọn thứ 3 sau Gary Neville and Wes Brown.
Blackburn Rovers (cho mượn).
Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Simpson gia nhập Blackburn Rovers với một bản hợp đồng cho mượn dài hạn. Simpson có trận ra mặt Blackburn vào 27 tháng 8 năm 2008, trong trận thắng 4–1 trước Grimsby Town tại vòng 2 League Cup. Trận ra mắt Premier League của anh trong màu áo Blackburn Rovers diễn ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2008, trong trận thua 4-0 trên sân nhà trước Arsenal. Ngoại trừ thất bại tại vòng 5 League Cup của Blackburn trước Manchester United, trận đấu mà anh không thể ra sân vì một điều khoản trong hợp đồng cho mượn, Simpson đã góp mặt cùng Blackburn trong các chiến dịch League Cup và FA Cup của họ. Anh ấy cũng đã đá 11 trong số 14 trận đấu mà anh ấy đủ điều kiện trước Giáng sinh 2008. Sau Giáng sinh, Simpson chỉ chơi thêm một trận đấu nữa, đó là thất bại 4-0 trước Arsenal và đầu tháng 5 năm 2009, với cơ hội cạnh tranh một suất ra sân của Simpson bị hạn chế ở Blackburn, hợp đồng cho mượn đã bị chấm dứt sớm và anh trở lại tập luyện cùng Manchester United.
Newcastle United.
Ngày 14 tháng 8 năm 2009, Simpson gia nhập Newcastle United theo dạng cho mượn cho đến tháng 1 năm 2010, và có trận đầu tiên cho "chích choè" trong chiến thắng 1-0 Sheffield Wednesday tại St. James 'Park. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Newcastle trong trận gặp Peterborough United ngày 7 tháng 11 năm 2009.
Sau khi hoàn thành hợp đồng cho mượn, Newcastle đã quyết định mua đứt để giữ Simpson thi đấu lâu dài với giá khoảng 750.000 bảng, Simpson đã ký hợp đồng ba năm rưỡi vào ngày 20 tháng 1 năm 2010.
Anh đã đóng một vai trò quan trọng giúp thăng hạng của Newcastle thăng hạng Premier League và giành được danh hiệu Championship thứ hai trong sự nghiệp. Đến cuối mùa giải, Simpson "làm bạn với nỗi đau" khi dính chấn thương mắt cá chân. Anh ấy đã nghỉ thi đấu ba tháng.
Simpson bắt đầu mùa giải mới bằng chiến thắng 2-1 của Newcastle trước West Ham United, thay thế James Perch ở vị trí hậu vệ phải. Simpson lấy lại vị trí chính thức với những màn trình diễn mạnh mẽ, và chơi ăn ý với Joey Barton ở cánh phải.
Ngày 20 tháng 9 năm 2011, Simpson đã ghi bàn thắng vào lưới Nottingham Forest ở vòng ba Cup Liên đoàn Anh, giúp Newcastle thắng 4-3.
Ngày 10 tháng 12 năm 2011, Simpson đá cặp trung vệ (thay vì hậu vệ cánh phải, vị trí anh chơi từ đầu mùa) cùng với James Perch thay cho Steven Taylor và Fabricio Coloccini bị chấn thương trong trận thua 4-2 của Newcastle trước Norwich City.
Ngày 4 tháng 1 năm 2012, Simpson ra sân ngay từ đầu trong chiến thắng 3-0 của "Chích Choè" trước câu lạc bộ cũ Manchester United vào sinh nhật thứ 25 của anh ấy.
Queens Park Rangers.
Sau khi hợp đồng với Newcastle đáo hạn vào cuối mùa 2012-13, Simpson đã ký hợp đồng 3 năm với câu lạc bộ Championship, Queens Park Rangers vào ngày 27 tháng 6 năm 2013. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho QPR trong trận đấu ở League Cup gặp Exeter City vào ngày 6 tháng 8 năm 2013. Anh ấy đã có 36 lần ra cho QPR tại Championship giúp đội bóng này giành quyền thăng hạng khi chiến thắng trận play-off.
Leicester City.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2014, Simpson đã ký hợp đồng 3 năm với một đội bóng được thăng hạng khác là Leicester City.
Simpson đã ra mắt Leicester trong trận thua 2-0 trước Crystal Palace khi vào sân từ băng ghế dự bị ngày 27 tháng 9 năm 2014. Tuy nhiên, phải đến ngày 7 tháng 12 trước Aston Villa, anh mới có trận thứ 2 cho câu lạc bộ vì vấp phải sự cạnh tranh của Ritchie De Laet. Simpson đã có tổng cộng 14 lần ra sân cho Leicester trong mùa giải 2014-15.
Vào mùa giải 2015-16, dưới thời huấn luyện viên mới Claudio Ranieri, De Laet vẫn là sự lựa chọn số một cho vị trí hậu vệ phải. Tuy nhiên sau thất bại 5-2 trước Arsenal, Ranieri đã chọn Simpson thay cho De Laet để củng cố hàng phòng ngự của Leicester, vì Simpson được coi là hậu vệ phòng ngự nhiều hơn De Laet và "hiếm khi mạo hiểm dâng cao". Cuối mùa giải, Leicester lên ngôi vô địch Ngoại hạng Anh, đây là một kỳ tích.
Cuối mùa giải 2018-19, Leicester City đã giải phóng hợp đồng với Simpson.
Huddersfield Town.
Sau khi Leicester giải phóng hợp đồng, Simpson đã gia nhập Huddersfield Town với một bản hợp đồng có thời hạn đến hết mùa 2019-20.
Bristol City.
Vào ngày 26 tháng 3 năm 2021, Simpson gia nhập Bristol City theo hợp đồng cho đến cuối mùa giải. Động thái này đã tái hợp anh ta với cựu huấn luyện viên Leicester Nigel Pearson.
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2021, Simpson đã ký gia hạn thêm một năm hợp đồng với câu lạc bộ.
Cuộc sống cá nhân.
Simpson có một cô con gái, sinh sớm sáu tuần vào giữa năm 2011.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, Simpson bị kết tội tấn công bạn gái cũ và là mẹ của con anh, Stephanie Ward ngày 28 tháng 12 năm 2014. Anh bị kết án 300 giờ phục vụ cộng đồng. Vào ngày 12 tháng 5 năm 2016, bản án của Simpson đã được xem xét trong bối cảnh báo chí xâm nhập vào dịch vụ cộng đồng của anh và được thay thế bằng lệnh giới nghiêm từ 22:00 đến 06:00 trong 21 ngày.
Danh hiệu.
Sunderland
Newcastle United
Queens Park Rangers
Leicester City | 1 | null |
Tần Tuyên Thái hậu (chữ Hán: 秦宣太后, 348 TCN - 265 TCN), cũng gọi Mị Thái hậu (羋太后) hay Tuyên Thái hậu (宣太后), là một Thái hậu nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bà là phi tần của Tần Huệ Văn vương Doanh Tứ, và là mẫu thân của Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc.
Bà thọ tới 93 tuổi, nhiếp chính cùng Tần Chiêu Tương Vương 35 năm.
Trong lịch sử Trung Quốc, Tuyên Thái hậu là người phụ nữ đầu tiên lấy thân phận mẹ của Vua mà tiến hành nhiếp chính một cách công khai. Tước hiệu ["Thái hậu"] bắt đầu xuất hiện cũng từ bà, truyền thống Thái hậu chuyên quyền cũng bắt đầu từ thời kỳ bà nắm quyền.
Xuất thân.
Tiểu sử của bà được ghi lại không nhiều, chỉ biết bà mang họ Mị thuộc dòng dõi công thất nước Sở, không rõ là con cái nhà ai. Bà làm phi tần của Tần Huệ Văn vương, có hiệu là "Bát Tử", nên còn được gọi là Mị Bát Tử (芈八子).
Không rõ thời gian bà xuất hiện, cũng như khoảng thời gian bà trở thành phi thiếp của Tần Huệ Văn vương. Năm 325 TCN, Mị Bát Tử sinh hạ công tử Doanh Tắc (tức Tần Chiêu Tương vương.. Sau đó, bà sinh tiếp hai con trai, là tức "Cao Lăng quân" (高陵君); cùng tức "Kinh Dương quân" (泾阳君) .
Năm thứ 14 (311 TCN), Tần Huệ Văn vương qua đời, Thái tử Đãng kế thừa ngôi vị, tức là Tần Vũ vương. Tuy nhiên, Tần Vũ vương chỉ ở ngôi được 4 năm thì chết vì tai nạn Cửu Đỉnh. Tần Vũ vương có vợ là tông thất nước Ngụy, nhưng không có con trai. Các em trai của Tần Vũ vương tranh đoạt Vương vị, đứng đầu là . Lúc đó, Triệu Vũ Linh vương vì muốn can thiệp nội bộ nước Tần, đem Doanh Tắc cùng mẹ từ vị thế con tin ở nước Yên trở về. Công tử Doanh Tắc lên ngôi, tức Tần Chiêu Tương vương. Mẹ là Mị thị được tôn làm Tuyên Thái hậu (宣太后).
Tần quốc Thái hậu.
Năm Chiêu Tương vương thứ 2 (305 TCN), Công tử Tráng liên hợp đại thần và các công tử khác nổi loạn. Thái hậu Mị Bát Tử và em trai cùng mẹ Ngụy Nhiễm bình định nổi loạn, xử tử Tần Huệ Văn hậu, Công tử Ung cùng Công tử Tráng. Bà cũng cho đuổi Tần Vũ Vương hậu về lại nước Ngụy, lần lượt diệt trừ các Công tử bất hòa với Chiêu Tương vương. Vì Chiêu Tương vương còn nhỏ tuổi, bà đứng ra phụ trách triều chính, với sự phụ chính của Ngụy Nhiễm. Sau khi lên nắm quyền chính, Mị Thái hậu trọng dụng em trai cùng mẹ là Ngụy Nhiễm phong làm Thừa tướng, tước "Nhương hầu" (穰侯); em trai cùng cha là Mị Nhung (羋戎) được phong làm "Hoa Dương quân" (華陽君), còn hai người con khác của bà là Công tử Thị và Công tử Khôi cũng được phong "Kinh Dương quân" và "Cao Lăng quân", gọi là [Tứ quý; 四貴], nắm nhiều quyền lực, lấn át Chiêu Tương vương.
Căn cứ Chiến Quốc sách ghi lại, vào năm 307 TCN, Sở Hoài vương đánh nước Hàn, vây đất Ung. Chiến sự kéo dài suốt năm tháng, Hàn Tương vương sai Công Tôn Muội đến nước Tần cầu viện. Lúc đầu, Mị Bát Tử cử quân giúp nhưng chưa tiến quân. Hàn vương lại phải nhờ Thượng Cận tới xin, Mị Bát Tử nhớ tới quê hương mình là nước Sở, bèn lựa lời từ tạ không giúp. Vua Hàn lại sai Trương Thúy đến cầu cứu lần nữa. Trương Thúy nhờ Thừa tướng Cam Mậu mới mượn được binh. Quân Sở rút lui. Năm thứ 20 (287 TCN), khi ấy 5 nước gồm Tề, Triệu, Ngụy, Hàn và Sở hợp tung chống Tần, nhưng chỉ tới Thành Cao thì rút lui. Sau lần hợp tung đó, Tần Chiêu Tương vương thấy thế lực các chư hầu còn mạnh, muốn cho Công tử nước Hàn là Thành Dương quân đang ở Tần làm tướng quốc hai nước Ngụy, Hàn nhưng hai nước không đồng ý. Mị Bát Tử lại nhờ Ngụy Nhiễm kiến nghị vua Tần không nên dùng Thành Dương quân vì sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ với Ngụy, Hàn.
Nước Nghĩa Cừ là một bộ lạc Nhung Địch ở phía bắc nước Tần, thường xuyên xảy ra chiến tranh với Tần. Dưới thời Tần Huệ Văn vương, năm thứ 7 (331 TCN), Nghĩa Cừ phát sinh nội loạn, Tần Huệ Văn vương phái binh đi bình định. Sang năm thứ 11 (327 TCN), Tần Huệ Văn vương thiết lập huyện đất ở Nghĩa Cừ, Vua của tộc Nghĩa Cừ ("gọi Nghĩa Cừ vương") đành phải xưng thần với Tần quốc. Sau đó, trải qua nhiều xung đột chính trị về đất đai, Tần Huệ Văn vương cùng Nghĩa Cừ giao tranh rất nhiều, và Nghĩa Cừ đối với nước Tần vẫn là đối thủ chính trị không ổn định. Năm Chiêu Tương vương đầu tiên (306 TCN), Nghĩa Cừ vương triều kiến Tần Chiêu Tương vương nhân dịp Tân vương kế vị, Mị Thái hậu đã cùng Nghĩa Cừ vương đem lòng tư thông, sinh ra hai con trai. Sau đó, Chiêu Tương vương lại cùng Thái hậu lên kế hoạch tiêu diệt Nghĩa Cừ.
Năm thứ 35 (272 TCN), Mị Thái hậu dụ dỗ Nghĩa Cừ vương vào cung, sát hại ở Cam Tuyền cung (甘泉宫). Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng quận. Đánh giá về chuyện này, các sử gia hiện đại cho rằng Mị Bát Tử hi sinh bản thân, dùng kế mỹ nhân quyến rũ Nghĩa Cừ vương, cùng ông ta sinh hạ hai con chỉ vì muốn tiêu diệt thế lực của nước Nghĩa Cừ, giành được đất đai. Thực tế, thế lực của Nghĩa Cừ giống Hung Nô đối với nhà Hán về sau, luôn ở thế giằng co, Mị Bát Tử dùng chuyện tình cảm có thể dẹp bỏ chướng ngại mà cả Huệ Văn vương cũng không làm được, dĩ nhiên được đánh giá cao.
Bị tước quyền lực.
Năm Tần Chiêu Tương vương thứ 36 (271 TCN), người nước Ngụy là Phạm Thư đến Tần, được trọng dụng. Phạm Thư tâu với Tần Chiêu Tương vương rằng: 「"”Người bên ngoài chỉ nghe nước Tần có Thái hậu, Nhương hầu, Hoa Dương, Cao Lăng và Kinh Dương, chẳng bao giờ nghe đến Tần vương”"」. Tần Chiêu Tương vương nghe mà bực mình, phế Mị Thái hậu, ép buộc Nhương hầu về phong ấp, đuổi Hoa Dương quân, Cao Lăng quân và Kính Dương quân ra biên cương.
Năm thứ 42 (265 TCN), Thái hậu Mị thị ngày càng già, lâm bệnh nặng. Sau khi bị giam, Thái hậu có tình nhân trẻ là . Khi Thái hậu hấp hối, liền muốn cho Sửu Phu tuẫn táng theo mình. Nghe ý của Thái hậu mà Sửu Phu sợ hãi, nhờ Dung Nhuế đến thuyết phục bà bãi lệnh tuẫn táng. Tháng 7 năm đó, bà qua đời. Thi hài của bà được chôn cất ở Dương Ly Sơn (陽酈山; nay thuộc khu vực Lâm Đồng, Tây An của tỉnh Thiểm Tây).
Sử sách ghi nhận bà hoạt động từ khi sinh Tần Chiêu Tương vương năm 324 TCN đến lúc mất là tổng cộng là 59 năm, thọ 93 tuổi
Tương quan.
Sách Sự vật khởi nguyên (事物紀原) của Cao Thừa (高承) thời nhà Tống:「Sử ký - Tần bản kỷ viết: "Chiêu vương mẫu Mị thị, hiệu Tuyên Thái hậu. Từ đó Vương mẫu đều gọi như vậy"; 《史記秦本紀》曰:昭王母羋氏,號宣太后。王母於是始以為稱。」
Trong các thư tịch đương thời, chỉ đến khi Mị Bát Tử xuất hiện thì mới có tôn xưng "Thái hậu", cho nên nhiều lý giải cho rằng bà là người đầu tiên trong lịch sử có danh xưng này. Bản thân Tuyên Thái hậu cũng là vị nữ chúa đầu tiên trong lịch sử các nước Hán quyển thực hiện "can chính" từ hậu cung, là tiền đề và hình tượng lớn, trước cả Lữ hậu, Võ Tắc Thiên hay Từ Hi Thái hậu. Danh xưng "Thái hậu", do duyên cố của Tuyên Thái hậu mà bắt đầu về sau đều dùng để gọi các mẫu hậu của vua chúa, trở thành một trong những danh vị quyền lực nhất trong văn hóa Đông Á.
Có một học giả tên Trần Cảnh Nguyên (陈景元) đưa ra giả thuyết chính Tuyên Thái hậu là chủ nhân của các Đội quân đất nung nổi tiếng trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Giả thuyết này dựa vào việc trên các tượng đất nung có những văn tự kỳ dị, được ông phiên ra là "Tỳ" (脾). Theo những luận cứ không rõ ràng của mình, Trần Cảnh Nguyên đưa ra sự liên hệ của chữ này với chữ "Nguyệt Mị" (月芈), có liên hệ với chữ "Mị Nguyệt" (芈月) được khắc trên các miếng ngói của di chỉ cung A Phòng. Luận điểm này của Trần Cảnh Nguyên rất thiếu cơ sở, không rõ ràng và bị giới học giả cùng khảo cổ phản bác.
Tuy nhiên, dường như tác giả tiểu thuyết Mị Nguyệt truyện (芈月传) là Tưởng Thắng Nam dựa vào những chi tiết này để sáng tác, hư cấu hóa Tuyên Thái hậu, xây dựng nên câu chuyện trong tiểu thuyết. Theo câu chuyện của "Mị Nguyệt truyện", Tuyên Thái hậu tên Mị Nguyệt, là công chúa nước Sở, con gái Sở Uy vương, đi theo chị cả Mị Xu đến nước Tần, nhân vật Mị Xu là hư cấu hóa từ Tần Huệ Văn hậu.
Trong văn học và điện ảnh.
Trong Đông Chu liệt quốc.
Nhân vật Tuyên Thái hậu xuất hiện trong hồi 97 tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long. Đông Chu liệt quốc không nói đến phần lớn sự nghiệp chính trị của bà, chỉ ghi lại sự việc Phạm Thư đến thuyết phục Tần Chiêu Tương vương bãi bỏ quyền lực của bà. Vua Tần bèn đày bà vào thâm cung, không cho tham gia chính sự. | 1 | null |
Loãng xương (tiếng Anh: osteoporosis, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: οστούν/"ostoun" nghĩa là "xương" và πόρος/"poros" nghĩa là "lỗ hổng") là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chẩn đoán loãng xương khi mật độ xương theo chỉ số T-score được đo bằng phương pháp DEXA ≤ 2,5.
Nguyên nhân.
Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
Phân loại loãng xương.
Loãng xương nguyên phát.
Là tình trạng thiểu sản xương bệnh lý, do sự lão hóa của các tạo cốt bào. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 thể:
Loãng xương thứ phát.
Xuất hiện ở mọi lứa tuổi do các nguyên nhân khác nhau:
Triệu chứng.
Lâm sàng.
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy.
Cận lâm sàng.
X quang.
Xương giảm tỷ trọng tăng sáng hơn bình thường; hình ảnh lún đốt sống.
Chỉ số T-score.
Khi chỉ số T-score theo phương pháp DEXA ≤ -2,5 | 1 | null |
Fairchild AC-119G Shadow và AC-119K Stinger là một loại gunship động cơ piston được phát triển cho Không quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam Chúng được dùng để thay thế cho Douglas AC-47 Spooky và vận hành cùng với những phiên bản đời đầu của loại AC-130 Spectre.
Tham khảo.
https://thanhnien.vn/thoi-su/hoi-sinh-sau-ngay-thong-nhat-cai-tien-sang-tao-1076932.html | 1 | null |
Các hang động Waitomo là hệ thống hang động tọa lạc bên ngoài thị trấn Waitomo, New Zealand. Hang động Waitomo có sức hấp dẫn và vẻ đẹp cuốn hút bởi đây là nơi định cư của loài đom đóm. Người Maori đã biết đến sự tồn tại của hang động này từ trước đó rất lâu, tuy nhiên do hang động nằm chìm dưới mặt đất nên người ta rất khó tiếp cận. Do đó, hệ thống hang chỉ được khám phám khi Fred và Tane bắt tay thực hiện.
Hang Waitomo được khám phá lần đầu tiên vào năm 1887 bởi thủ lĩnh địa phương người Maori tên là Tane Tinorau. Trong đoàn đi cùng ông còn có một thanh tra viên người Anh tên Fred Mace. Để có thể đi được vào hang, Fred và Tane đã làm một chiếc bè, họ bắt đầu đốt đuốc chèo bè theo dòng nước chảy dưới mặt đất để xâm nhập vào bên trong hang. | 1 | null |
Lý Mậu Trinh (, 856–17 tháng 5 năm 924), nguyên danh Tống Văn Thông (), tên tự Chính Thần (正臣), là người cai trị duy nhất của nước Kỳ thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lý Mậu Trinh trở thành một tiết độ sứ hùng mạnh trong thời gian Đường Chiêu Tông trị vì, sức mạnh của ông tập trung tại trị sở Phượng Tường. Tuy nhiên, sức mạnh của Lý Mậu Trinh đã dần suy yếu sau các thất bại trước các quân phiệt Vương Kiến và Chu Toàn Trung.
Sau khi Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương, Lý Mậu Trinh từ chối quy phục và tiếp tục dùng tước hiệu Kỳ vương do triều Đường ban cho, song lãnh thổ của ông bị thu hẹp sau các trận chiến. Sau khi triều Hậu Lương bị triều Hậu Đường thay thế, Lý Mậu Trinh xưng thần với Hậu Đường và được phong tước Tần vương vào năm 924. Sau đó, Lý Mậu Trinh qua đời, nhi tử là Lý Tòng Nghiễm kế tập chức Phượng Tường tiết độ sứ.
Thân thế.
Tống Văn Thông sinh năm 856, tức dưới Triều đại của Đường Tuyên Tông. Ông được mô tả là đến từ Bác Dã — song rõ ràng là không được sinh ra tại đó do gia đình ông trong nhiều thế hệ thuộc Bác Dã quân- ban đầu thuộc về Thành Đức tiết độ sứ, nhưng đội quân này chuyển đến đóng quân gần kinh thành Trường An của Đường từ khi thống lĩnh Lý Hoàn (李寰) từ chối đi theo Vương Đình Thấu nổi dậy chống triều đình. Tổ phụ của Tống Văn Thông tên là Tống Đạc (宋鐸); tổ mẫu của ông mang họ Trương; cha ông tên là Tống Đoan (宋端); mẹ ông mang họ Lô, về sau bà được phong là Yên quốc thái phu nhân.
Thời Đường Hy Tông.
Tống Văn Thông dường như đã trở thành một chỉ huy trong Bác Dã quân, đội quân này sau đó đã đến đóng tại Phụng Thiên khi ông còn trẻ tuổi. Khi một thủ lĩnh nổi dậy lớn mạnh là Hoàng Sào chiếm Trường An vào khoảng tết năm 881 và buộc Đường Hy Tông phải chạy đến Thành Đô, Bác Dã quân đã chuyển đến lãnh địa và tuân theo lệnh của Phượng Tường tiết độ sứ Trịnh Điền. Hoàng Sào phái bộ tướng Thượng Nhượng đi đánh Trịnh Điền, song bị Trịnh Điền đẩy lui; trong trận chiến đó, Tống Văn Thông thể hiện được tài năng của mình, và do vậy được thăng làm chỉ huy sứ của Thần Sách quân.
Năm 886, sau khi trở về Trường An, Đường Hy Tông lại phải chạy trốn đến Hưng Nguyên do hoạn quan Điền Lệnh Tư thất bại khi đương đầu với các tiết độ sứ Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng. Hai tiết độ sứ khác là Chu Mai và Lý Xương Phù quay sang chống lại Đường Hy Tông, tôn Lý Uân làm hoàng đế tại Trường An. Chu Mai sau đó phái bộ tướng Vương Hành Du đem quân tiến về Hưng Nguyên để bắt Đường Hy Tông, đánh bại tướng Dương Thịnh (楊晟). Đáp lại, Đường Hy Tông phái Tống Văn Thông, Lý Thiền (李鋋) và Trần Bội (陳佩) đến đóng quân tại Đại Đường phong để chống lại Vương Hành Du. Vương Hành Du không thể tiến quân, sau đó được hoạn quan Dương Phục Cung dụ hàng nên quay sang tiến đánh và giết chết Chu Mai; Lý Uân chạy đến lãnh địa của Vương Trọng Vinh song bị Vương Trọng Vinh giết chết. Để thưởng cho các công lao của Tống Văn Thông, Đường Hy Tông ban họ Lý của hoàng tộc Đường và ban tên Mậu Trinh cho ông, ngoài ra còn ban tự là Chính Thần. Vào mùa xuân năm 887, Đường Hy Tông phong Lý Mậu Trinh làm Vũ Định tiết độ sứ.
Năm 887, khi Đường Hy Tông dừng chân tại Phượng Tường trên đường trở lại Trường An theo thỉnh cầu của Lý Xương Phù (đã chuyển sang quy phục triều đình), quân triều đình đã đối đầu với quân của Lý Xương Phù, khởi nguồn cuộc chiến toàn diện tại Phượng Tường. Quân triều đình đã đánh bại quân của Lý Xương Phù, Lý Xương Phù chạy đến Lũng châu. Đường Cao Tổ phong Lý Mậu Trinh làm Lũng Tây chiêu thảo sứ, dẫn quân đi đánh Lý Xương Phù. Cũng trong năm đó, dưới áp lực từ cuộc tiến công của Lý Mậu Trinh, Lũng châu thứ sử Tiết Tri Trù (薛知籌) giết Lý Xương Phù cùng gia tộc, dâng thành hàng Lý Mậu Trinh. Đường Hy Tông phong Lý Mậu Trinh là Phượng Tường tiết độ sứ, ban cho tước hiệu danh dự là "Đồng trung thư môn hạ bình chương sự" (同中書門下平章事).
Dưới thời Đường Chiêu Tông trị vì.
Phát triển thế lực.
Năm 888, Đường Hy Tông qua đời, hoàng đệ là Lý Diệp được Dương Phục Cung ủng hộ lên làm hoàng đế, tức Đường Chiêu Tông. Đường Chiêu Tông ban một số danh dự cho các tiết độ sứ, trong đó Lý Mậu Trinh được ban tước hiệu "Thị trung".
Mặc dù được Dương Phục Cung lập làm hoàng đế, đến năm 891, Đường Chiêu Tông cho quân tiến công phủ đệ của Dương Phục Cung. Dương Phục Cung chạy đến Sơn Nam Tây đạo- nơi cháu nuôi của ông ta là Dương Thủ Lượng trấn thủ, và sau đó cùng các thân thích Long Kiếm tiết độ sứ Dương Thủ Trinh (楊守貞) và Kim Thượng tiết độ sứ Dương Thủ Trung (楊守忠) và Miên châu thứ sử Dương Thủ Hậu (楊守厚) nổi dậy chống triều đình.
Vào mùa xuân năm 892, Lý Mậu Trinh cùng huynh là Thiên Hùng tiết độ sứ Lý Mậu Trang (李茂莊) và các đồng minh là Tĩnh Nan tiết độ sứ Vương Hành Du, Trấn Quốc tiết độ sứ Hàn Kiến và Khuông Quốc tiết độ sứ Vương Hành Ước (王行約), thượng biểu xin được phát động một chiến dịch chống lại họ Dương, và thăng Lý Mậu Trinh là Sơn Nam Tây đạo chiêu thảo sứ để thống soái chiến dịch. Đường Chiêu Tông lo sợ rằng nếu Lý Mậu Trinh đánh bại được họ Dương thì triều đình sẽ khó có thể kiểm soát được ông, vì thế thoạt đầu hạ chiếu cho các bên thương lượng. Tuy nhiên, Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du đã kháng chỉ, tự tiến hành chiến dịch, Lý Mậu Trinh còn viết thư với lời lẽ bất kính cho tể tướng Đỗ Nhượng Năng và hoạn quan Tây Môn Quân Toại. Đường Chiêu Tông lo sợ rằng Lý Mậu Trinh sẽ tự ý đồ sát người dân Sơn Nam Tây đạo nên đã buộc phải lập Lý Mậu Trinh làm người thống lĩnh chiến dịch chống họ Dương. Sau đó, khi Đường Chiêu Tông giết chết Lý Thuận Tiết (李順節) và đồng minh của Lý Thuận Tiết là Giả Đức Thịnh (賈德晟), quân lính của Giả Đức Thịnh đã chạy đến Phượng Tường và gia nhập vào quân của Lý Mậu Trinh.
Vào mùa thu năm 892, Lý Mậu Trinh chiếm được Phượng châu, buộc thuộc hạ của Dương Phục Cung là Cảm Nghĩa tiết độ sứ Mãn Tồn (滿存) phải chạy trốn đến Hưng Nguyên. Lý Mậu Trinh sau đó cũng chiếm Hưng châu (興州) và Dương châu (洋州) (đều thuộc Hán Trung ngày nay), và cho thân thích của mình làm thứ sử các châu này. Không lâu sau đó, Lý Mậu Trinh chiếm được Hưng Nguyên, buộc Dương Phục Cung và thuộc hạ phải chạy đến Lãng châu. Lý Mậu Trinh cho dưỡng tử là Lý Kế Mật (李繼密) nắm quyền cai quản Hưng Nguyên. Trong khi đó, nhận thấy có cơ hội khuếch trương thế lực khi Tây Xuyên tiết độ sứ Vương Kiến và Đông Xuyên lưu hậu Cố Ngạn Huy có xung đột, Lý Mậu Trinh đã thượng tấu cho Đường Chiêu Tông để tiến cử Cố Ngạn Huy làm Đông Xuyên tiết độ sứ; Đường Chiêu Tông chấp thuận. Sau đó, Lý Mậu Trinh phái Lý Kế Mật đi cứu viện cho Cố Ngạn Huy, song sau khi Tây Xuyên quân đánh bại liên quân Đông Xuyên/Phượng Tường tại Lợi châu, Cố Ngạn Huy quay sang cầu hòa với Vương Kiến và cắt đứt quan hệ với Lý Mậu Trinh.
Đối đầu với triều đình.
Vào mùa xuân năm 893, Lý Mậu Trinh thượng biểu cho Đường Chiêu Tông để xin được làm tiết độ sứ của Sơn Nam Tây đạo, tin rằng Đường Chiêu Tông sẽ cho ông giữ kiêm nhiệm Phượng Tường tiết độ sứ và Sơn Nam Tây đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, Đường Chiêu Tông lại muốn đưa Phượng Tường vào trong tầm kiểm soát của triều đình nên quyết định hạ chiếu phong Lý Mậu Trinh làm Sơn Nam Tây đạo kiêm Vũ Định tiết độ sứ, trong khi bổ nhiệm Từ Ngạn Nhược làm Phượng Tường tiết độ sứ. Dường như để xoa dịu Lý Mậu Trinh, hai châu Lãng và Quả (nay thuộc Nam Sung)) được cắt cho Vũ Định. Lý Mậu Trinh thất vọng trước việc bị mất Phượng Tường nên từ chối tuân chỉ. Ông tiếp tục thượng biểu với lời lẽ ngạo mạn cho Đường Chiêu Tông để chế nhạo hoàng đế không thể đánh bại họ Dương và không thể kiểm soát nổi các tiết độ sứ, và viết các bức thư với lời lẽ cay nghiệt cho tể tướng Đỗ Nhượng Năng. Đường Chiêu Tông nổi giận và quyết định chuẩn bị tiến hành một chiến dịch chống lại Lý Mậu Trinh, bất chấp phân tích của Đỗ Nhượng Năng rằng triều đình lúc này không có đủ sức mạnh để đánh bại Lý Mậu Trinh, Đường Chiêu Tông còn buộc Đỗ Nhượng Năng phải chịu trách nhiệm lập kế hoạch hành động. Tuy nhiên, do thuộc hạ của Đỗ Nhượng Năng là Thôi Chiêu Vĩ cũng là một đồng minh của Lý Mậu Trinh, người này tiết lộ các sự kiện trong triều đình với Lý Mậu Trinh, vì thế Lý Mậu Trinh biết được ý đồ của Đường Chiêu Tông. Lý Mậu Trinh cố gắng ngăn chặn kế hoạch của Đường Chiêu Tông bằng cách huy động những quan lại ủng hộ mình tại Trường An phản đối chiến dịch, song Đường Chiêu Tông vẫn không đổi ý.
Vào mùa thu năm 893, Đường Chiêu Tông phát động chiến dịch tiến công Lý Mậu Trinh, phái Đàm vương Lý Tự Chu (李嗣周) thống lĩnh 3 vạn quân hộ tống Từ Ngạn Nhược đến Phượng Tường. Tuy nhiên, Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du tập hợp được 6 vạn tinh binh để kháng cự. Quân của Lý Tự Chu vốn toàn là tân binh nên chưa đánh mà đã tan rã. Lý Mậu Trinh tiến đến gần Trường An để uy hiếp Đường Chiêu Tông, Đường Chiêu Tông tuyên bố chiến dịch này là chủ ý của Tây Môn Quân Toại và đã cho xử tử Tây Môn Quân Toại cùng các hoạn quan khác là Lý Chu Đồng (李周潼) và Đoàn Hủ (段詡). Do Thôi Chiêu Vĩ thông tin sai với Lý Mậu Trinh rằng Đỗ Nhượng Năng là người ủng hộ chiến dịch, Lý Mậu Trinh cương quyết đòi triều đình Đường cũng phải hành quyết Đỗ Nhượng Năng nếu muốn ông triệt thoái; Đường Chiêu Tông đã buộc phải hạ chiếu buộc Đỗ Nhượng Năng tự sát. Từ thời điểm đó trở đi, Đường Chiêu Tông không còn cai trị một cách độc lập, các quan lại và hoạn quan trong triều đều cố lấy lòng Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du, như buộc Đường Chiêu Tông phải làm theo các yêu cầu của Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du. Đường Chiêu Tông chính thức lập Lý Mậu Trinh làm tiết độ sứ của cả Phượng Tường và Sơn Nam tây đạo, giữ chức "trung thư lệnh". Lý Mậu Trinh do đó kiểm soát được 4 trấn: Phượng Tường, Sơn Nam Tây đạo, Vũ Định, và Thiên Hùng (thông qua Lý Mậu Trang) với 15 châu. Vào mùa xuân năm 894, Lý Mậu Trinh đến Trường An, bề ngoài là để cống nạp cho Đường Chiêu Tông, song đã dùng cơ hội này để đội quân tháp tùng thể hiện uy dũng. Lý Mậu Trịnh ở lại Trường An vài ngày trước khi trở về Phượng Tường.
Vào mùa thu năm 894, Lý Mậu Trinh đã tiến đánh Lãng châu và chiếm được châu này, họ Dương buộc phải chạy trốn. Cuối cùng, khi cố gắng chạy đến chỗ Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, họ bị quân của Hàn Kiến bắt và bị giải về Trường An để nhận án tử hình.
Năm 895, Thôi Chiêu Vĩ thông tin cho Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du rằng tể tướng Lý Hề và Vi Chiêu Độ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch chống lại họ. Vương Hành Du và Lý Mậu Trinh do đó đã liên tục thượng tấu xin bãi chức Lý Hề, Đường Chiêu Tông buộc phải chấp thuận.
Tuy nhiên, cũng trong năm đó, một mâu thuẫn khác lại bùng nổ trong quan hệ giữa triều đình và liên minh Lý Mậu Trinh/Vương Hành Du/Hàn Kiến. Sau khi Hộ Quốc tiết độ sứ Vương Trọng Doanh qua đời, các binh sĩ quân Hộ Quốc ủng hộ cháu ruột và con nuôi của Vương Trọn Doanh là Vương Kha làm người kế nhiệm, song con của Vương Trọng Doanh là Bảo Nghĩa tiết độ sứ Vương Củng lại thèm muốn Hộ Quốc, vì thế Vương Củng thuyết phục Vương Hành Du, Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến thượng tấu để mình nhận được Hộ Quốc và để lại Bảo Nghĩa cho Vương Kha. Đường Chiêu Tông từ chối, dẫn ra rằng Lý Khắc Dụng ủng hộ quyền kế nhiệm của Vương Kha (do Vương Kha là con rể của Lý Khắc Dụng). Ngày 4 tháng 6, Lý Mậu Trinh, Vương Hành Du và Hàn Kiến tiến quân vào kinh thành và giết chết Lý Hề cùng Vi Chiêu Độ. Sau đó, họ dự tính phế truất Đường Chiêu Tông và đưa Cát vương Lý Bảo lên thay thế. Tuy nhiên, vào thời điểm này, họ hay tin Lý Khắc Dụng huy động quân đội và đang tiến quân đến, vì thế ba người đã để lại 2.000 binh sĩ ở Trường An nhằm giám sát hoàng đế, mang số quân còn lại về lãnh địa của mình để chuẩn bị chống Lý Khắc Dụng.
Đối đầu với Lý Khắc Dụng và phục hồi.
Lý Khắc Dụng tiến quân và tuyên bố những lời gay gắt chống lại Lý Mậu Trinh, Vương Hành Du và Hàn Kiến, tố cáo họ đã lạm sát Vi Chiêu Độ và Lý Hề. Lý Khắc Dụng vượt Hoàng Hà, tiến công Khuông Quốc, Vương Hành Ước phải chạy đến Trường An. Sau đó, Lý Khắc Dụng bao vây trị sở Hoa châu (華州) của Hàn Kiến.
Trong khi đó, số quân mà Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du để lại Trường An lại quay sang chiến đấu với nhau do cả dưỡng tử của Lý Mậu Trinh là Lý Kế Bằng (chỉ huy quân Phượng Tường), và Vương Hành Ước cùng Vương Hành Thực (王行實, chỉ huy quân Tĩnh Nan) đều muốn bắt hoàng đế và đưa về lãnh địa của mình. Đường Chiêu Tông nhân cơ hội hai đội quân này giao chiến với nhau mà chạy trốn đến Tần Lĩnh để tránh bị bắt. Trong khi đó, Lý Khắc Dụng cũng biết được tin tức này nên đã nhanh chóng tiến về Trường An, buộc quân lính hai quân phải chạy về lãnh địa của họ.
Lý Khắc Dụng sau đó tiến đến Lê Viên trại của Tĩnh Nan. Khi hay tin Lý Khắc Dụng chiến thắng ở trại này, Lý Mậu Trịnh trở nên sợ hãi, cho hành quyết Lý Kế Bằng và đưa thủ cấp của Lý Kế Bằng đến chỗ Đường Chiêu Tông để cầu xin được tha thứ, Lý Mậu Trinh cũng viết một lá thư cho Lý Khắc Dụng nhằm cầu hòa. Đường Chiêu Tông do đó đã hạ lệnh cho Lý Khắc Dụng tập trung vào tấn công Vương Hành Du. Đường Chiêu Tông sau lại tuyên bố một chiến dịch tổng tiến công Vương Hành Du, tước tất cả chức tước của Vương Hành Du. Mặc dù gửi sứ giả đến chỗ hoàng đế và Lý Khắc Dụng, song Lý Mậu Trinh vẫn phái quân cứu viện Vương Hành Du. Lý Khắc Dụng do đó xin Đường Chiêu Tông mở rộng chiến dịch, tiến công cả Lý Mậu Trịnh, Đường Chiêu Tông không chấp thuận song hạ chiếu lệnh cho Lý Mậu Trinh lui quân. Vào mùa đông năm 895, Vương Hành Du bỏ trị sở của mình và chạy trốn, sau đó bị thủ hạ giết chết.
Sau đó, Lý Khắc Dụng bí mật đề xuất với Đường Chiêu Tông rằng cần phát động một chiến dịch chống lại Lý Mậu Trinh, cảnh báo hoàng đế rằng triều đình sẽ không được yên nếu không tiêu diệt Lý Mậu Trinh. Tuy nhiên, Đường Chiêu Tông và các quan lại trong triều lại lo sợ rằng nếu tiêu diệt Lý Mậu Trinh thì sẽ phá vỡ thế cân bằng, khi đó không thể kiểm soát được Lý Khắc Dụng. Do đó, Đường Chiêu Tông ban thưởng cho Lý Khắc Dụng và thủ hạ, bao gồm cả tước Tấn vương cho Lý Khắc Dụng, song từ chối cho phép Lý Khắc Dụng tấn công Lý Mậu Trinh. Sau đó, Lý Khắc Dụng triệt thoái khỏi Quan Trung và trở về Hà Đông. Trong thời gian Lý Khắc Dụng ở Quan Trung, Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến đã có lời lẽ tôn kính với Đường Chiêu Tông, song đến khi Lý Khắc Dụng triệt thoái, họ lại trở nên ngạo mạn. Lý Mậu Trinh cũng chiếm được một số lãnh thổ tại Hà Tây tẩu lang và cho kì tướng là Hồ Kính Chương (胡敬璋) làm Hà Tây tiết độ sứ.
Năm 896, do lo ngại Đường Chiêu Tông tái thiết lập cấm quân và cho các thân vương thống soái, Lý Mậu Trinh đã đệ trình một số tấu chương phản đối song không có kết quả. Do đó, Lý Mậu Trinh lại tiến quân tiếp cận kinh thành, Đường Chiêu Tông phái Lý Tự Chu suất quân giao chiến song thua trận. Đường Chiêu Tông cùng các thân vương và quan lại triều đình phải chạy ra khỏi kinh thành, Hàn Kiến sau đó mời Đường Chiêu Tông đến chỗ mình, Đường Chiêu Tông đã quyết định chấp thuận lời mời và tiến đến Hoa châu. Lý Mậu Trinh tiến vào Trường An và cho phóng hỏa đốt cung điện và thị tứ tại kinh thành, tuy nhiên sau đó ông đã dâng biểu tạ lỗi và đề nghị được sửa chữa các cung điện và công thự.
Tại Hoa châu, Đường Chiêu Tông dự tính phản kích Lý Mậu Trinh, tuy nhiên Hàn Kiến can gián Đường Chiêu Tông. Trong khi đó, Vương Kiến nối lại các cuộc tiến công vào Đông Xuyên, và khi Lý Mậu Trinh phái dưỡng tử là Lý Kế Huy đi cứu viện Cố Ngạn Huy, dưỡng tử của Vương Kiến là Vương Tông Cẩn (王宗謹) đẩy lui Lý Kế Huy. Năm 897, dưỡng tử của Lý Mậu Trinh là Lý Kế Đường (李繼瑭) được phong làm Khuông Quốc tiết độ sứ, thế lực của Lý Mậu Trinh vì thế được khuếch trương về phía đông.
Cũng trong năm đó, Đường Chiêu Tông thực hiện một nỗ lực khác để đoạt lấy Phượng Tường. Lý Mậu Trinh thượng biểu buộc tội Vương Kiến tiến công Đông Xuyên chống lại thánh chỉ. Đáp lại, Đường Chiêu Tông ban một chiếu chỉ giáng chức Vương Kiến làm Nam châu thứ sử, bổ nhiệm Lý Mậu Trinh làm Tây Xuyên tiết độ sứ thay thế Vương Kiến, bổ nhiệm Lý Tự Chu làm Phượng Tường tiết độ sứ thay thế Lý Mậu Trinh. Cả Vương Kiến và Lý Mậu Trinh đều từ chối tuân chỉ, Lý Mậu Trinh còn không để Lý Tự Chu đến Phượng Tường bằng cách bao vây vị thân vương này tại Phụng Thiên. Chỉ sau khi Hàn Kiến viết thư cho Lý Mậu Trinh, Lý Mậu Trinh mới bỏ việc bay vây Phụng Thiên và cho phép Lý Tự Chu trở về Hoa châu. Đường Chiêu Tông phái Chương Nghĩa tiết độ sứ Trương Liễn (張璉) thống soái quân lính tiến công Lý Mậu Trinh, song không thấy ghi chép về các hành động sau đó của Trương Liễn. Đường Chiêu Tông cũng bãi bỏ các chức tước của Lý Mậu Trinh, cũng như bản thân tên "Lý Mậu Trinh", gọi ông theo bản danh là Tống Văn Thông. (Sau khi Đường Chiêu Tông tuyên bố thảo phạt Lý Mậu Trinh, Lý Kế Đường bỏ Khuông Quốc và chạy về Phượng Tường, Hàn Kiến đoạt lấy Khuông Quốc.)
Tái lập quan hệ với triều đình.
Với việc Vương Kiến tiếp tục gây áp lực lên Cố Ngạn Huy, Lý Mậu Trinh không thể đối phó cùng một lúc với cả Vương Kiến cùng triều đình. Thêm vào đó, do Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung cho tu sửa cung điện ở Lạc Dương và nhiều lần thỉnh cầu Đường Chiêu Tông thiên đô đến Lạc Dương, Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến quyết định cho binh sĩ của mình cùng tu sửa cung điện và các công thự ở Trường An để xin Đường Chiêu Tông tha thứ. Đáp lại, Đường Chiêu Tông ban chiếu chỉ chấm dứt chiến dịch tiến công Lý Mậu Trinh vào mùa xuân năm 898 và phục hồi tên "Lý Mậu Trinh" và chức Phượng Tường tiết độ sứ, cùng năm lại bổ nhiệm Lý Mậu Trinh kiêm chức Chương Nghĩa tiết độ sứ. Sau đó, Đường Chiêu Tông trở về Trường An.
Năm 900, trong một lần say rượu, Đường Chiêu Tông xuống tay giết chết một vài hoạn quan và cung nữ. Các hoạn quan cấu kết phế truất Đường Chiêu Tông và lập Thái tử Lý Dụ làm tân hoàng đế. Tuy nhiên, năm 901, các chỉ huy của Thần Sách quân là Tôn Đức Chiêu (孫德昭), Chu Thừa Hối (周承誨), và Đổng Nhạn Bật (董彥弼) tiến hành phản binh biến, giết chết bốn hoạn quan thượng cấp và phục vị cho Đường Chiêu Tông. Sau sự kiện này, Lý Mậu Trinh đến Trường An để yết kiến Đường Chiêu Tông. Sau đó, Đường Chiêu Tông ban các chức vụ mang tính danh dự là "Thượng thư lệnh" và "Thị trung" cho Lý Mậu Trinh, cũng phong cho Lý Mậu Trinh tước Kỳ vương. Theo đề xuất của Tể tướng Thôi Dận, Lý Mậu Trinh để 3.000 quân Phượng Tường ở lại Trường An để đề phòng Thần Sách quân [vẫn do hoạn quan chỉ huy]. Trong khi đó, khi Chu Toàn Trung tiến công Hộ Quốc, Vương Kha cầu viện cả Lý Khắc Dụng và Lý Mậu Trinh, Lý Khắc Dụng không thể giúp được con rể vì đường tiến quân bị Chu Toàn Trung cắt đứt, còn Lý Mậu Trinh không hành động. Chu Toàn Trung đã buộc Vương Kha phải đầu hàng, thôn tính Hộ Quốc.
Trong khi đó, nhằm giảm bớt sự độc lập tài chính của Thần Sách quân, Thôi Dận ra lệnh rằng Thần Sách quân cũng như các trấn lân cận không còn được độc quyền bán men. Tuy nhiên, Lý Mậu Trinh không muốn từ bỏ độc quyền bán men và đã thỉnh cầu được đến Trường An để giải thích lý do cho Đường Chiêu Tông. Theo ý của Hàn Toàn Hối (hoạn quan chỉ huy Thần Sách quân), Đường Chiêu Tông cho phép Lý Mậu Trinh đến kinh thành. Khi Lý Mậu Trinh đến Trường An, Hàn Toàn Hối liên minh với ông. Thôi Dận nhận ra điều này nên bắt đầu xem Lý Mậu Trinh là một mối đe dọa, vì thế liên minh với Chu Toàn Trung, đặc biệt là khi Lý Mậu Trinh cũng không hài lòng trước các nỗ lực của Thôi Dận nhằm chuyển quyền chỉ huy Thần Sách quân sang cho các đại pháp quan với lập luận rằng làm như vậy sẽ hành chế quyền lực của các quân phiệt. Vào mùa thu năm 901, tình hình tại Trường An trở nên căng thẳng, Thôi Dận đã bí mật gửi thư cho Chu Toàn Trung, đề nghị Chu Toàn Trung đem quân đến Trường An để đồ sát các hoạn quan. Khi Hàn Toàn Hối và Trương Ngạn Hoằng biết tin Chu Toàn Trung đến Trường An, họ đã bắt giữ Đường Chiêu Tông và đưa hoàng đế đến Phượng Tường.
Đối đầu với Chu Toàn Trung và phục hồi.
Chu Toàn Trung nhanh chóng tiến đến Trường An, đưa các quan còn ở lại vào trong tầm bảo hộ của mình, và sau đó tiến đến Phượng Tường. Lý Mậu Trinh buộc Đường Chiêu Tông phải ban một chiếu chỉ lệnh cho Chu Toàn Trung phải trở lại Tuyên Vũ; Chu Toàn Trung thoạt đầu rời khỏi Phượng Tường, song sau đó lại tiến về phía bắc tấn công Tĩnh Nan (đang do Lý Kế Huy trấn thủ). Lý Kế Huy đầu hàng Chu Toàn Trung, đổi tên Dương Sùng Bản.
Trong khi đó, Lý Mậu Trinh và Hàn Toàn Hối nhân danh Đường Chiêu Tông kêu gọi Cần Vương. Một số hoạn quan mà Hàn Toàn Hối phái đến các trấn ở đông nam bị Nhung Chiêu tiết độ sứ Phùng Hành Tập (đồng minh của Chu Toàn Trung) chặn lại và hành quyết. Trong khi đó, Vương Kiến lại muốn chống cả hai phe, Vương Kiến một mặt công khai tố cáo Lý Mậu Trinh và cung cấp hỗ trợ cho Chu Toàn Trung, song lại bí mật cử sứ giả đến Phượng Tường để khuyến khích Lý Mậu Trinh và nói rằng muốn nghênh đón hoàng đế đến lãnh địa của mình, song thực ra là có ý muốn đoạt lấy Sơn Nam Tây đạo của Lý Mậu Trinh. Lý Khắc Dụng đã lệnh cho cháu trai là Lý Tự Chiêu và thủ hạ Chu Đức Uy tiến công vào Hộ Quốc, cố thu hút chú ý của Chu Toàn Trung, song Chu Toàn Trung phản ứng lại bằng cách phái thuộc hạ là Thị Thúc Tông và cháu trai là Chu Hữu Ninh tiến hành phản công và bao vây trị sở Thái Nguyên của Lý Khắc Dụng; mặc dù giữ được Thái Nguyên song quân của Lý Khắc Dụng thiệt hại nghiêm trọng.
Vào mùa hè năm 902, Lý Mậu Trinh cố gắng lấy lại thế chủ động khi tập hợp quân lính và ra khỏi thành, đến bao vây Chu Toàn Trung tại Quắc huyện, song bị đánh bại và mất hàng nghìn lính. Sau khi phái thủ hạ là Khổng Kình (孔勍) chiếm Phượng châu, Chu Toàn Trung đến Phượng Tường, lập năm doanh trại và bao vây phủ thành. Một thân thích của Lý Mậu Trinh là Lý Mậu Huân (李茂勳) khi đó đang là Bảo Đại tiết độ sứ đã cố gắng cứu viện cho Phượng Tường, song bị quân Tuyên Vũ đánh bại và buộc phải triệt thoái. Trong khi đó, Lý Kế Mật buộc phải đầu hàng Vương Kiến, khiến Sơn Nam Tây đạo và Vũ Định trở thành lãnh địa của Vương Kiến.
Vào mùa thu năm 902, quân Tuyên Vũ gặp tình thế nguy nan do mưa và dịch bệnh, Chu Toàn Trung dự tính triệt thoái, song được thuộc hạ là Lưu Tri Tuấn và Cao Quý Hưng thuyết phục. Cao Quý Hưng đề xuất giăng bẫy Lý Mậu Trinh để giành chiến thắng quyết định. Chu Toàn Trung sau đó sai Mã Cảnh (馬景) đến trá hàng Phượng Tường quân và nói rằng quân Tuyên Vũ bị tổn hại rất nhiều do dịch bệnh và đã bí mật triệt thoái. Lý Mậu Trinh tin vào các thông tin sai của Mã Cảnh nên ra khỏi thành và cố gắng truy kích Chu Toàn Trung, kết quả Lý Mậu Trinh rơi vào ổ mai phục, quân Phượng Tường bị thiệt hại nặng nề. Sau đó, Lý Mậu Trinh trở nên lo sợ và bắt đầu nghĩ đến việc trao Hoàng đế cho Chu Toàn Trung.
Sang mùa đông năm 902, Phượng Tường đã gần như hoàn toàn cạn kiệt nguồn cung lương thực, đến nỗi người dân phải ăn thịt đồng loại. Các nỗ lực tiếp theo của Lý Mậu Trinh nhằm phá vây đã bị đẩy lui. Khi Lý Mậu Huân tiến hành một nỗ lực khác nhằm cứu viện cho Phượng Tường, Chu Toàn Trung phản công và chiếm Bảo Đại, buộc Lý Mậu Huân phải đầu hàng. Với việc các lãnh thổ phía bắc mất về tay Chu Toàn Trung và các lãnh thổ phía nam mất vào tay Vương Kiến, Lý Mậu Trinh thấy không còn cách nào khác ngoài việc đàm phán với Chu Toàn Trung, và ông tiến hành đàm phán bí mật. Vào mùa xuân năm, Lý Mậu Trịnh bí mật gặp gỡ riêng với Đường Chiêu Tông và đề nghị giết Hàn Toàn Hối và các hoạn quan thủ lĩnh khác để cầu hòa với Chu Toàn Trung, Sau đó, Lý Mậu Trinh thực hiện hành động đó và đưa các thủ cấp đến chỗ Chu Toàn Trung. Sau khi tiến hành các cuộc hôn nhân giữa nhi tử của Lý Mậu Trinh là Lý Kế Khản (李繼侃) với Bình Nguyên công chúa của Đường Chiêu Tông, giữa hoàng tử của Đường Chiêu Tông là Cảnh vương Lý Bí với nhi nữ của Tô Kiểm (một đồng minh của Lý Mậu Trinh), Lý Mậu Trinh mở cổng thành đầu hàng Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung hộ tống Đường Chiêu Tông trở về Trường An, Chu Toàn Trung và Thôi Dận tiến hành đồ sát các hoạn quan. Sau đó, Đường Chiêu Tông lệnh cho Chu Toàn Trung gửi một bức thư cho Lý Mậu Trinh yêu cầu trao trả Bình Nguyên công chúa; Lý Mậu Trinh không dám lại đối đầu nên giao công chúa lại cho Đường Chiêu Tông. Lý Mậu Trinh cũng thỉnh cầu xin được giáng chức của bản thân từ "Thượng thư lệnh" xuống "Trung thư lệnh".
Vào mùa xuân năm 904, Chu Toàn Trung giết chết Thôi Dận do nghi ngờ Thôi Dận có kế hoạch tái tổ chức cấm quân để chống lại ông ta. Vốn đã tức giận Chu Toàn Trung vì từng hãm hiếp thê tử của mình trong thời gian làm con tin, Dương Sùng Bản khi hay tin này liền quay sang quy phục Lý Mậu Trinh và đổi tên Lý Kế Huy. Lý Mậu Trinh và Lý Kế Huy hợp quân, tuyên bố rằng Chu Toàn Trung muốn soán vị triều Đường, sau đó tiến về Trường An. Chu Toàn Trung cho rằng sự kiểm soát của mình tại Trường An là mong manh nên quyết định cho phá hủy cung điện và hầu hết các công thự tại Trường An, buộc Đường Chiêu Tông và cư dân Trường An phải di chuyển đến phía đông, lập Lạc Dương làm kinh đô mới. Trong khi đó, Vương Kiến hưởng ứng lời kêu gọi đưa Đường Chiêu Tông về Trường An của Lý Mậu Trinh, hai bên lập thỏa thuận hòa bình, Vương Kiến gả một con gái cho cháu gọi bằng chú của Lý Mậu Trinh là Thiên Hùng tiết độ sứ Lý Kế Sùng (李繼崇) để củng cố liên minh. Vào mùa hè năm 904, Chu Toàn Trung cho hành thích Đường Chiêu Tông, sau đó tôn hoàng tử Lý Chúc làm hoàng đế, tức Đường Ai Đế.
Thời Đường Ai Đế trị vì.
Năm 906, Lý Mậu Trinh phái Lý Kế Khản đến Tây Xuyên làm con tin. Vương Kiến bổ nhiệm Lý Kế Khản làm Bành châu thứ sử.
Năm 907, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải thiện nhượng cho mình, trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Lý Mậu Trinh, Lý Khắc Dụng, Hoài Nam tiết độ sứ Dương Ác, và Vương Kiến từ chối thừa nhận Hậu Lương, song sau đó Vương Kiến nhận thấy triều Đường không thể phục hưng nên xưng đế và lập ra nước Tiền Thục.
Cai trị độc lập.
Đối đầu Hậu Lương, mất lãnh thổ.
Lý Mậu Trinh biết Kỳ quốc của mình nhược tiểu nên không dám xưng đế. Tuy nhiên, ông vẫn thực hiện nhiều hành động giống như một quân chủ, bao gồm việc lập ra Kỳ vương phủ với các quan lại mang chức quan tương tự như trong triều đình đế quốc, gọi dinh thự của mình là "cung điện", và gọi thê của mình là "hoàng hậu". Lý Mậu Trinh tiếp tục nhận được sự ủng hộ của binh lính dưới quyền bằng cách khoan dung và rộng rãi với họ, song kết quả là đội quân của ông trở nên thiếu kỷ luật. Quân đội của ông được mô tả đã rất suy yếu, năm 908, khi nhi tử của Lý Khắc Dụng là Tấn vương Lý Tồn Úc cố gắng giải vây cho Lý Tự Chiêu tại Chiêu Nghĩa khỏi quân Hậu Lương, Lý Mậu Trinh không thể gửi bất cứ hỗ trợ nào.
Năm 908, quân Kỳ và Tiền Thục hợp binh nhằm chiếm Trường An, tướng Trường Thừa Nghiệp của Tấn cũng dẫn quân đến. Tuy nhiên, sau khi quân Kỳ bị Lưu Tri Tuấn đánh bại ở Mạc Cốc, quân ba nước đều triệt thoái. Cũng trong năm đó, Bảo Tắc tiết độ sứ Hồ Kính Chương (胡敬璋) của Kỳ cố gắng tiến công Thượng Bình quan của Hậu Lương, song cũng bị Lưu Tri Tuấn đẩy lui.
Sau khi Dương Ác bị các thuộc hạ là Trương Hạo và Từ Ôn sát hại vào năm 908, Dương Long Diễn lên kế vị và phái thuộc quan là Vạn Toàn Cảm (萬全感) đến Tấn và Kỳ để thông báo việc này. Sau đó, Lý Mậu Trinh "thừa chế" ban cho Dương Long Diễn chức "Thượng thư lệnh" và tước hiệu Ngô vương (trước đó Dương Ác và Dương Hành Mật đã có tước hiệu này).
Sau khi Hồ Kính Chương qua đời năm 908, thoạt đầu thuộc quan của Hồ Kính Chương là Lưu Vạn Tử (劉萬子) được bổ nhiệm làm Bảo Tắc tiết độ sứ mới. Tuy nhiên, do có tin rằng Lưu Vạn Tử âm mưu đầu hàng Hậu Lương, Lý Diên Đồ (李延圖) được phái đi tiến công Lưu Vạn Tử và chiếm Bảo Tắc. Không lâu sau đó, Bảo Tắc mã quân đô chỉ huy sứ Cao Vạn Hưng (高萬興) và Bảo Đại tiết độ sứ Lý Ngạn Bác (李彥博) đều đầu hàng Hậu Lương.
Khi Hậu Lương Thái Tổ triệu Lưu Tri Tuấn đến để thảo luận về một chiến dịch chống Tấn, Trung Vũ tiết độ sứ Lưu Tri Tuấn cho rằng mình sẽ bị xử tử nên quyết định đầu hàng Kỳ và tiến hành công chiếm Trường An. Tuy nhiên, sau đó tướng Hậu Lương là Lưu Tầm (劉鄩) tiến đến Trường An và tái chiếm thành từ tay quân Kỳ. Lưu Tri Tuấn buộc phải chạy trốn đến Phượng Tường, lãnh thổ do Lưu Tri Tuấn kiểm soát lại rơi vào tay Hậu Lương. Lý Mậu Trinh ban rất nhiều phú quý Lưu Tri Tuấn, song do lãnh thổ của Kỳ lúc này đã thu hẹp rất nhiều, Lý Mậu Trinh cảm thấy không còn vùng nào để giao cho Lưu Tri Tuấn quản lý, và do đó chỉ phong cho Lưu Tri Tuấn làm "Trung thư lệnh" và thưởng tiền bạc.
Vào mùa đông năm 908, Lý Mậu Trinh phái Lưu Tri Tuấn đi đánh Sóc Phương của Hậu Lương, mục đích là để dùng đất đó phong cho Lưu Tri Tuấn và làm nơi cung cấp ngựa và các gia súc khác cho quân Kỳ. Khi Sóc Phương tiết độ sứ Hàn Tốn (韓遜) cầu viện triều đình Hậu Lương, Hậu Lương Thái Tổ phái Khang Hoài Trinh đi đánh Tĩnh Nan nhằm buộc Lưu Tri Tuấn phải dừng tiến công. Khang Hoài Trinh nhanh chóng chiếm được ba trong số các quận của Tĩnh Nan, song khi Lưu Tri Tuấn quay lại thì Khang rơi vào bẫy và chịu tổn hại nặng nề. Sau trận chiến, mặc dù lãnh thổ nhỏ hẹp song Lý Mậu Trinh vẫn bổ nhiệm Lưu Tri Tuấn làm Chương Nghĩa tiết độ sứ.
Năm 910, Lý Mậu Trinh cùng Lưu Tri Tuấn và Lý Kế Huy hợp binh với quân Tấn để tiến công Định Nan tiết độ sứ Lý Nhân Phúc (李仁福) của Hậu Lương. Sau khi Hậu Lương Thái Tổ phái Lý Ngộ (李遇) và Lưu Oản (劉綰) đến cứu viện Lý Nhân Phúc, quân Kỳ và quân Tấn triệt thoái.
Đối đầu Tiền Thục, Mất Tĩnh Nan và Thiên Hùng.
Năm 911, nhi nữ của Vương Kiến vốn được gả cho Lý Kế Sùng, nay được ban tước là Phổ Từ công chúa, đã cho người đến chỗ cha cáo buộc Lý Kế Sùng ngạo mạn và nghiện rượu. Sau đó, Vương Kiến triệu Phổ Từ công chúa về Tiền Thục, bề ngoài là mời bà về thăm nhà. Tuy nhiên, sau khi Phổ Từ công chúa đến Thành Đô, Vương Kiến giữ bà lại và không cho bà trở về chỗ Lý Kế Sùng. Lý Mậu Trinh tức giận và đã chấm dứt liên minh với Tiền Thục.
Sau đó, Lý Mậu Trinh tập hợp binh lính, chuẩn bị cho một cuộc tiến công từ Tiền Thục. Vương Kiến phản ứng lại bằng cách tập hợp 12 vạn người và giao họ cho các dưỡng tử là Vương Tông Hựu (王宗祐) và Vương Tông Hạ (王宗賀) và Sơn Nam tiết độ sứ Đường Đạo Tập thống lĩnh đi đánh Kỳ. Quân Tiền Thục nhanh chóng giành được một số chiến thắng trước quân Kỳ. Tuy nhiên, Lưu Tri Tuấn và Lý Kế Sùng tiến hành phản công, đánh bại quân Tiền Thục; sau đó họ tiến đến Hưng Nguyên. Quân Tiền Thục hoảng loạn và định bỏ Hưng Nguyên, song Đường Đạo Tập từ chối làm vậy. Các cuộc phản công sau đó của quân Tiền Thục đã đánh bại quân Kỳ, buộc quân Kỳ phải triệt thoái. Sau đó, do các lời cáo buộc sai của Thạch Giản Ngung (石簡顒), Lý Mậu Trinh tước quyền thống soái của Lưu Tri Tuấn một thời gian, song sau đó do thúc giục của Lý Kế Sùng, Lý Mậu Trinh lại xử tử Thạch Giản Ngung để làm yên lòng Lưu Tri Tuấn. Sau đó, theo lời mời của Lý Kế Sùng, Lưu Tri Tuấn đưa gia đình đến Tần châu (秦州)- thủ phủ của Thiên Hùng. Vài năm sau đó, giữa Tiền Thục và Kỳ tiếp tục nổ ra các trận chiến, Tiền Thục liên tục chiến thắng và dần thôn tính lãnh thổ của Kỳ.
Năm 914, Lý Kế Huy bị nhi tử là Lý Ngạn Lỗ (李彥魯) hạ độc giết chết, Lý Ngạn Lỗ tự xưng là Tĩnh Nan lưu hậu. Sau đó, năm 915, dưỡng tử của Lý Kế Huy là Lý Bảo Hành (李保衡) lại giết chết Lý Ngạn Lỗ và dâng Tĩnh Nan cho Hậu Lương. Hoàng đế Hậu Lương đương thời là Chu Hữu Trinh sau đó đã điều chuyển Lý Bảo Hành đi nơi khác và bổ nhiệm bộ tướng Hoắc Ngạn Uy làm Tĩnh Nan tiết độ sứ; Kỳ sau đó không thể đoạt lại Tĩnh Nan, một nỗ lực của Lưu Tri Tuấn nhằm tái chiếm Tĩnh Nan thoạt đầu đã có kết quả là bế tắc. Sau đó, khi tướng Tiền Thục là Vương Tông Hàn (王宗翰) tiến công Tần châu, Lý Kế Sùng đầu hàng; Lưu Tri Tuấn hay tin Thiên Hùng thất thủ và gia đình bị đưa đến Thành Đô nên quyết định bỏ cuộc bao vây Bân châu và chạy sang Tiền Thục. Trong khi đó, Nghĩa Thăng tiết độ sứ, Lý Ngạn Thao (李彥韜) thấy quốc gia nay suy yếu nên quay sang đầu hàng Hậu Lương.
Vào mùa thu năm 916, Vương Kiến phát động một cuộc tiến công lớn vào Phượng Tường, bao vây kinh thành. Quân Kỳ thủ thành và từ chối giao chiến với quân Tiền Thục. Khi một cơn bão tuyết cản trở cuộc tiến công của Tiền Thục, quân Tiền Thục triệt thoái, song vào thời điểm này, lãnh thổ của Kỳ chỉ còn giới hạn tại Phượng Tường và các vùng ở ngay xung quanh.
Năm 918, Lý Mậu Trinh phái sứ giả đến cầu hòa với Tiền Thục, song không rõ kết quả. Sau khi Vương Kiến qua đời và hoàng tử Vương Diễn lên kế vị, Tiền Thục lại tiến công Phượng Tường vào mùa xuân năm 919. Tuy nhiên, quân Tiền Thục gặp phải mưa bão nên lại triệt thoái.
Năm 920, Tiền Thục lại tiến công Kỳ và thoạt đầu giành được chiến thắng. Tuy nhiên, khi lương thực cạn kiệt, quân Tiền Thục cũng buộc phải triệt thoái.
Quy phục Hậu Đường.
Năm 923, Lý Tồn Úc lập ra triều Hậu Đường và trở thành Hậu Đường Trang Tông, cuối cùng đã giành được thắng lợi hoàn toàn trước Hậu Lương. Khi hay tin, Lý Mậu Trinh phái sứ giả đến chúc hạ Hậu Đường Trang Tông, song trong thư lại dùng lời lẽ ngạo mạn, tự xưng là "quý phụ". Tuy nhiên, sau khi Hậu Đường Trang Tông tiến vào Lạc Dương và lập thành này làm kinh đô, Lý Mậu Trinh lo sợ rằng Kỳ sẽ là mục tiêu tiếp theo của Hậu Đường. Vào mùa xuân năm 924, Lý Mậu Trinh đã phái nhi tử là Lý Kế Nghiễm dâng đồ triều cống cho Hậu Đường Trang Tông và thượng biểu xưng thần với Hậu Đường. Hậu Đường Trang Tông nồng nhiệt tiếp đón Lý Kế Nghiễm và ban cho chức "Trung thư lệnh", trong khi tôn vinh Lý Mậu Trinh bằng việc chỉ sử dụng từ Kế vương trong chiếu chỉ. Sau khi Lý Kế Nghiễm trở về Phượng Tường thì thuật lại cho Lý Mậu Trinh những gì tai nghe mắt thấy, rằng quân đội Hậu Đường rất hùng mạnh. Lý Mậu Trinh lo sợ và thượng biểu xin được làm một hạ thần bình thường, hay nói theo cách khác là xin Hậu Đường Trang Tông không bỏ qua tên húy trong các chiếu chỉ, Hậu Đường Trang Tông từ chối. Hậu Đường Trang Tông sau đó cải phong Lý Mậu Trinh là Tần vương, vẫn không gọi ông bằng tên húy và không yêu cầu ông phải cúi đầu trước sứ giả triều đình phái đến để tuyên bố việc sách phong.
Cũng vào năm 924, Lý Mậu Trinh qua đời. Trong thỉnh cầu cuối cùng với Hậu Đường Trang Tông, Lý Mậu Trinh xin triều đình hãy cho Lý Kế Nghiễm tiếp tục cai quản Phượng Tường. Hậu Đường Trang Tông sau đó đã chuẩn thuận cho Lý Kế Nghiễm làm Phượng Tường tiết độ sứ. | 1 | null |
Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam là cấp bậc tướng lĩnh đầu tiên trong Công an nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 1 ngôi sao vàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm này.
Trong Hải quân nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng Hải quân có danh xưng là Chuẩn Đô đốc.
Tổng quan.
Cấp bậc Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTG ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định hệ thống cấp bậc Công an nhân dân vũ trang.
Tuy nhiên trước đó, người đầu tiên giữ cấp bậc này là Phan Trọng Tuệ đã ra mắt với cấp hiệu mới tại lễ thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang tại Hà Nội ngày 28 tháng 3 năm 1959. Ông cũng được cho là người đã trực tiếp chỉ đạo việc vẽ kiểu cấp hiệu, quân hiệu cho lực lượng Công an nhân dân Vũ trang.
Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20 tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân.
Ngày nay, Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định số lượng Thiếu tướng Công an nhân dân không quá 157 người. Các chức vụ, chức danh mà Sĩ quan Công an nhân dân được phong/thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng là:
Danh sách Thiếu tướng Công an nhân dân "thế kỉ XXI".
Phong quân hàm thập niên 2000.
Phong quân hàm năm 2005.
Ngày 9 tháng 1 năm 2005, 26 Đại tá được thăng Thiếu tướng, gồm có:
Phong quân hàm năm 2006.
Vào chiều ngày 14 tháng 2 năm 2006, Bộ Công an tổ chức lễ công bố và trao quyết định thăng và phong cấp bậc hàm cấp tướng cho 30 sĩ quan cao cấp lực lượng CAND (3 tân trung tướng và 27 tân thiếu tướng).
Phong quân hàm năm 2007.
Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kí các Quyết định số 482/QĐ-TTg, 493/QĐ-TTg, 494/QĐ-TTg, từ số 496/QĐ-TTg đến 521/QĐ-TTg, thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với 29 người (thăng 12 thiếu tướng lên trung tướng) | 1 | null |
Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam là cấp bậc tướng lĩnh thứ hai trong Công an nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 2 ngôi sao vàng. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Chủ tịch nước đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm này.
Trong Hải quân nhân dân Việt Nam, cấp bậc Trung tướng Hải quân có danh xưng là Phó Đô đốc.
Tổng quan.
Cấp bậc hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTG ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Vũ trang. Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20 tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên, vào thời điểm đó chưa có cá nhân nào được phong hàm cấp bậc này. Đến năm 1974, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang Phạm Kiệt mới trở thành người đầu tiên được phong cấp bậc hàm này.
Ngày nay, Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định số lượng Trung tướng Công an nhân dân không quá 35 người.Các chức vụ, chức danh mà Sĩ quan Công an nhân dân được phong/thăng cấp bậc hàm Trung tướng là: | 1 | null |
Người Ba Lan (, ; nam giới gọi là "Polak", nữ giới gọi là "Polka") là một nhóm dân tộc gốc Tây Slav bản địa của Trung Âu chủ yếu ở Ba Lan, cũng như ở những quốc gia châu Âu và Mỹ khác.
Hiến pháp Ba Lan quy định, quốc gia Ba Lan bao gồm tất cả những người mang quốc tịch Ba Lan. Những cư dân của Ba Lan sống trong các vùng lịch sử sau của quốc gia này: Wielkopolska, Małopolska, Mazovia, Silesia (), Pomerania (), Kujawy, Warmia, Mazury, và Podlasie. Một bộ phận lớn người Ba Lan lưu vong sống khắp châu Âu (Đức, Pháp, Vương quốc Anh, Nga, Belarus, Litva và Ukraina), châu Mỹ (Hoa Kỳ, Brasil và Argentina) và Úc. Năm 1960, Chicago ở Hoa Kỳ có một cộng đồng dân cư Ba Lan lớn nhất thế giới sau Warszawa. Ngày nay, khu vực tập trung đông người Ba Lan là Katowice hay còn gọi là Silesian Metropolis với 2,7 triệu dân.
Thống kê.
Người Ba Lan là cộng đồng quốc gia lớn thứ 6 trong Liên minh châu Âu. Theo ước tính của nhiều nguồn khác nhau, tổng số người Ba Lan trên khắp thế giới vào khoảng 60 triệu (với gần 21 triệu sống ngoài Ba Lan, nhiều người trong số họ không phải gốc Ba Lan nhưng có quốc tịch Ba Lan). Có gần 38 triệu người Ba Lan sống tại Ba Lan. Cũng có những cộng đồng Ba Lan thiểu số sống trong các quốc gia xung quanh như Đức và người thiểu số sống ở Cộng hòa Séc, Litva, Ukraina, và Belarus. Cũng có một số ít người thiểu số sống ở các quốc gia lân cận khác như Moldova và Latvia. Một số ít sống ở Nga gồm người Ba Lan thiểu số và những người bộc phải rời khỏi đất nước trong chiến tranh thế giới thứ 2; tổng số người Ba Lan trước đây thuộc Liên Xô vào khoảng 3 triệu.
Dân số.
Dân số người Ba Lan ở Ba Lan được ước tính là 37.394.000 trong tổng dân số 38.538.000 (dựa trên điều tra dân số năm 2011). Một cộng đồng người gốc Ba Lan (Polonia) sống trên phạm vi rộng khắp châu Âu, châu Mỹ và ở Australasia.
Ngày nay, các khu đô thị lớn nhất của người Ba Lan nằm trong các khu vực đô thị Warsaw và Silesia.
Dân tộc Ba Lan.
Người dân tộc Ba Lan được coi là hậu duệ của người Lechites Tây Slav cổ đại và các bộ lạc khác sinh sống trên lãnh thổ Ba Lan vào cuối thời cổ đại. Lịch sử được ghi lại của Ba Lan có từ hơn một nghìn năm trước(930–960 sau Công Nguyên), khi người Tây Ba Lan - một bộ tộc có ảnh hưởng ở vùng Đại Ba Lan - thống nhất nhiều thị tộc Lechitic khác nhau dưới triều đại Piast, tạo ra nhà nước Ba Lan đầu tiên.
Việc Cơ đốc giáo hóa Ba Lan tiếp theo vào năm 966 CN, đánh dấu sự xuất hiện của Ba Lan với cộng đồng Kitô giáo phương Tây. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tồn tại của mình, nhà nước Ba Lan đã tuân theo một chính sách khoan dung đối với các nhóm thiểu số dẫn đến nhiều bản sắc dân tộc và tôn giáo của người Ba Lan, chẳng hạn như người Do Thái Ba Lan.
Những nhân vật nổi bật.
Người Ba Lan đã có những đóng góp quan trọng cho thế giới trong mọi lĩnh vực chính trong số đó có Copernicus, Marie Curie, Joseph Conrad, Fryderyk Chopin và Giáo hoàng John Paul II.
Những người Ba Lan ở hải ngoại - bởi những thăng trầm lịch sử - bao gồm nhà vật lý Joseph Rotblat, nhà toán học Stanisław Ulam, nghệ sĩ dương cầm Arthur Rubinstein, nữ diễn viên Pola Negri, các nhà lãnh đạo quân sự Tadeusz Kościuszko và Casimir Pulaski, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigkiniew Brzezinskiniew, họa sĩ Tamara de Lempicka, các nhà làm phim Samuel Goldwyn và Warner Brothers. | 1 | null |
Zaanse Schans (tiếng Hà Lan: [za ː nsə sxɑns]) là một khu vực nhỏ của thị trấn Zaandam, gần Zaandijk trong khu đô thị Zaanstad, miền Bắc Hà Lan. Khu vực này nổi tiếng có một bộ sưu tập các cối xay gió lịch sử được quản tốt với những cối xay gió có từ thế kỷ 16 và lâu hơn nữa, trong đó có 35 cối xay gió khắp nơi ở Zaanstreek là các bảo tàng trong những năm 1970. Bảo tàng Zaans được thành lập vào năm 1994, nằm ở Zaanse Schans là một tòa nhà hiện đại được thiết kế bởi kiến trúc sư Cor van Hillo và Monique Verschaeren nhằm trưng bày các hiện vật lịch sử của các cối xay gió trong khu vực.
Các cối xay gió ở Schans Zaanse ngày này là một trong những khu thu hút rất đông khách du lịch với khoảng 900.000 du khách mỗi năm và là điểm của tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu.
Dưới đây là danh sách các cối xay gió, là các nhà máy ở Zaanse Schans: | 1 | null |
Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp nối liền huyện Cái Nước và huyện Năm Căn thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.
Cầu được khởi công ngày 5 tháng 1 năm 2009 do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 351 tỷ đồng. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 chịu trách nhiệm thi công.
Điểm đầu cầu Đầm Cùng thuộc xã Trần Thới, huyện Cái Nước, điểm cuối thuộc địa phận xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Cầu có quy mô 2 làn xe, chiều rộng bề mặt 12m, chiều dài tuyến 2050 m, trong đó chiều dài cầu 668 m và đường hai đầu cầu dài 1380m, quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực
Cầu Đầm Cùng là một trong hai cây cầu cuối cùng trên Đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Đầm Cùng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của phà Đầm Cùng, phà cuối cùng trên Quốc lộ 1. Sáng 30 tháng 1 năm 2012 tại ấp Đầm Cùng xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, Bộ GTVT phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành cầu Đầm Cùng. | 1 | null |
Eduard Julius Ludwig von Lewinski , có thể gọi ngắn gọn là Eduard von Lewinski (22 tháng 2 năm 1829 – 17 tháng 9 năm 1906) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ – Đức, đã từng tham gia chiến đấu trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Tiểu sử.
Von Lewinski đã chào đời tại Münster ở tỉnh Westfalen. Với cương vị là một đại úy trong Đại đội Công thành Cận vệ, ông đã tham gia trong cuộc chiến tranh giữa Liên minh Áo - Phổ và Đan Mạch vào năm 1864. Ông tham chiến trong trận đột chiếm Düppel vào tháng 4, và do thể hiện tài năng của mình, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông được ủy nhiệm làm sĩ quan tham mưu của Tập đoàn quân số 1. Vào năm 1867, Lewinski được phong quân hàm thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu. Về sau, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ban đầu gia nhập bộ tham mưu của Tập đoàn quân số 1, và sau đó chỉ đạo cục hậu cần của Tập đoàn quân số 1. Vào năm 1871, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy tham mưu trưởng của Quân đoàn IX. Vào năm 1872, ông được lên quân hàm Thượng tá và nắm quyền chỉ huy Trung đoàn Pháo binh số 24.
Những chặn đường kế tiếp trong sự nghiệp quân sự của ông bao gồm:
Vào ngày 17 tháng 9 năm 1906, Von Lewinski từ trần tại Burgwitz Trebnitz.
Người em trai của ông, Alfred von Lewinski, cũng là một chỉ huy quân sự Phổ. Thống chế nổi tiếng của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Erich von Manstein (1887 – 1973), nguyên là "Fritz Erich von Lewinski", con ruột của Eduard von Lewinski và vợ của ông là Helene von Sperling. Do tướng George von Manstein và vợ của ông này, Hedwig von Sperling, em gái của Helene, không có con, cặp vợ chồng này đã nhận nuôi Erich trong lễ rửa tội của cậu (theo một thỏa thuận với gia đình Lewinski ngay từ trước khi Erich chào đời). Một người con gái khác của dòng họ von Sperling, Gertrud, kết hôn với Paul von Hindenburg. | 1 | null |
Kim Siêu Quần (, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1951) là một diễn viên Đài Loan nổi tiếng khắp Đông Á và Đông Nam Á qua vai diễn Bao Chửng trong bộ phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" phát sóng năm 1993. Tính đến năm 2012, ông đã thể hiện vai Bao Chửng trong hơn 700 tập phim truyền hình sản xuất ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc đại lục. Năm 1997, ông bỏ tiền xây dựng "Xưởng phim Siêu Quần" ở Thanh Đảo (Trung Quốc) để quay phim truyền hình về Bao Chửng.
Nghiệp diễn.
Kim Siêu Quần tham gia diễn kịch từ năm 18 tuổi, kinh qua các vị trí như diễn viên, đạo diễn và giám đốc. Ông còn làm diễn viên và phó đạo diễn phim điện ảnh. Thuở đó ông thường vào vai phản diện.
Ông cùng Hà Gia Kính tham gia bộ phim truyền hình Đài Loan "Bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt" (dịch là Tám ngàn dặm cùng mây và trăng, tên bộ phim khi phát sóng tại Việt Nam là "Nửa cõi sơn hà"), trong đó Hà Gia Kính vào vai anh hùng Nhạc Phi, còn Kim Siêu Quần vào vai gian thần Tần Cối hại chết Nhạc Phi. Bộ phim đã trở nên nổi tiếng khắp Đài Loan và Hà Gia Kính và Kim Siêu Quần cùng nhau bắt đầu tạo dựng tên tuổi trong các hộ gia đình thời bấy giờ.
Kim Siêu Quần từng tham gia ứng cử Lập pháp viện vào năm 1992 nhưng không thành công. Em trai Kim Siêu Vĩ (金超偉) của ông làm cố vấn cho Tân Đảng.
Năm 1993, ông vào vai chính Bao Chửng trong phim truyền hình "Bao Thanh Thiên" (bộ phim ông tái hợp với Hà Gia Kính - người vào vai Triển Chiêu hộ vệ cho Bao Chửng) và giành Giải Chuông Vàng (金鐘獎) cho nam diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1995. Năm 1994, ông giải ước thành nghệ sĩ tự do. Thời gian đó ông tham gia hơn 50 phim truyền hình, đồng thời làm biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và giảng dạy các khóa diễn xuất tại Trường Công lập Hí khúc Đài Loan (國立臺灣戲曲學院).
Kim Siêu Quần dành hầu như toàn bộ tiền bạc tích góp được để mở "Xưởng phim Siêu Quần" ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Xưởng của ông chỉ sản xuất "phim Bao Công", "không cho thuê" và cũng "không đón khách". Những năm gần đây, ông còn tham gia biên kịch một số tập phim. Ông cho biết sẽ tranh thủ mỗi năm sẽ ra mắt một phần Bao Thanh Thiên mới cho đến khi đạt con số 1.000 tập phim. | 1 | null |
Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh là trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Hà Tĩnh được thành lập từ năm 1991. Đây là trường chuyên duy nhất tại tỉnh Hà Tĩnh.
Trường được ghi nhận là một trong những trường có chất lượng cao trên cả nước cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng toàn diện với nhiều năm liền đứng trong top 10 toàn quốc về kết quả thi Đại học, Cao đẳng. Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh được đánh giá là điểm sáng trong giáo dục của vùng Hồng Lam. Hiện nay trường được đóng tại đường Hà Hoàng, xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Lịch sử.
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được chia tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh theo Nghị quyết của Quốc hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập tỉnh, lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Ngày 1 tháng 10 năm 1991, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 123/TC-QĐ về việc thành lập Trường Trung học phổ thông Năng khiếu Hà Tĩnh.
Năm học đầu tiên trường, có 19 cán bộ giáo viên và 150 học sinh gồm 2 hệ chuyên Toán và Văn với 6 lớp. Trong thời điểm này trường có cả hệ chuyên cho học sinh lớp 9 để phục vụ kì thi Học sinh giỏi Quốc gia lớp 9. Đến năm học thứ ba, trường có đầy đủ 3 khối lớp. Sau khi Bộ không tổ chức kì thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 9 thì hệ chuyên lớp 9 được giải tán. Nhà trường đã lần lượt mở thêm các hệ chuyên: Vật Lý (1995); Tiếng Anh (1995); Hóa học (1997); Sinh học (2004); Sử-Địa (2005, chỉ có duy nhất một khóa sau đó giải tán và được lập lại năm 2013); Tiếng Pháp (2005); Tin Học (2020); Lịch Sử (2022); Địa Lí (2022, Địa lí và Lịch sử được tách từ chuyên Sử-Địa ra thành các lớp Chuyên riêng biệt).
Hiện nay nhà trường có 31 lớp với 11 hệ chuyên.
Năm 2009, Trường được đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh. Năm 2011, Trường chuyển từ địa điểm 49 Đặng Dung, thành phố Hà Tĩnh về Đường Hà Hoàng, thành phố Hà Tĩnh trong một địa điểm hiện đại và khang trang hơn.
Trường có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn văn hóa bậc Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Tĩnh.
Tầm nhìn và sứ mệnh.
- Tự chủ và chủ động.
- Trung thực và uy tín.
- Tôn trọng và khoan dung.
- Nhân ái và trách nhiệm.
- Đoàn kết và hợp tác.
- Sáng tạo và khát vọng vươn lên.
- Tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
- Tự hào về truyền thống trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh
Cơ cấu tổ chức.
Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với hiệu trưởng là ông Hoàng Bá Hùng và các hiệu phó bà Nguyễn Thị Mỹ Bình, ông Lê Phi Hùng, ông Phan Khắc Nghệ. Công tác giáo dục được phân chia thành 7 tổ bộ môn: Toán, Lý -Tin, Hóa- Sinh, Ngữ văn, Sử-Địa-GDCD, Ngoại ngữ và Thể dục-Giáo dục quốc phòng.
Tuyển sinh.
Hàng năm, Trường tổ chức tuyển sinh theo quyết định cho phép của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh là một trong ba kì thi quan trọng của tỉnh trong năm cùng với kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông Công lập. Kỳ thi được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, kiểm tra thi của tỉnh do Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban và do Sở Giáo dục đào tạo chỉ đạo trực tiếp. Thông thường kỳ thi được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Đối tượng tham gia kỳ thi là học sinh có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Hà Tĩnh, xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm của các năm học Trung học cơ sở từ loại khá trở lên. Tốt nghiệp Trung học cơ sở từ loại khá trở lên. Thí sinh dự thi phải thi viết 4 môn gồm 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn chuyên (lớp chuyên Pháp lấy môn Anh là môn chuyên). Chỉ tiêu tuyển sinh thường là từ 300 học sinh trở lên.
Từ năm 2022, trường tách lớp chuyên Sử - Địa thành hai lớp chuyên Sử và chuyên Địa, chỉ tiêu tuyển sinh 35 em/lớp.
Học tập.
- 100% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- 2357 em (tỷ lệ 94,49%) học sinh đậu Đại học nguyện vọng 1. Trong đó nhiều năm đạt tỉ lệ 100% và có 218 em được tuyển thẳng (Số liệu năm 2011).
- Năm 2008 và 2009 xếp thứ 6; năm 2010 xếp thứ 9; năm 2011 xếp thứ 3; năm 2012 xếp thứ 11 trong danh sách 200 trường Trung học phổ thông có điểm bình quân 3 môn thi Đại học cao nhất cả nước.
- Có 8 học sinh đạt giải Quốc tế.
- Tính đến năm 2011, Trường có 640 học sinh giỏi quốc gia, trong đó: 7 giải nhất (hiện nay có 8 giải), 67 giải nhì, 276 giải ba và 290 giải khuyến khích. Đặc biệt, năm học 2010-2011, năm học thứ 20 của trường có 59 học sinh đạt giải HSG Quốc gia trên 67 em dự thi đạt tỷ lệ 88,1% (toàn tỉnh có 62 giải trên 71 HS dự thi tỷ lệ 87,3%) với 2 giải nhất, 6 giải nhì, 28 giải Ba và 23 giải khuyến khích. Tỉnh Hà Tĩnh xếp thứ 7 toàn quốc.
- Năm học 2014-2015, đội tuyển HSG Quốc gia đạt thành tích xuất sắc với 69/76 học sinh đạt giải, chiếm tỷ lệ 91%, đứng trong top 3 tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Có 4 giải nhất, 21 giải nhì, 29 giải ba và 15 giải khuyến khích. Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay.
- Năm học 2022-2023, đội tuyển HSG Quốc gia đạt thành tích xuất sắc với tổng số 69/84 thí sinh dự thi đoạt giải (chiếm tỷ lệ 82,14%), trong đó có 8 giải nhất, 25 giải nhì, 19 giải ba và 17 giải khuyến khích, Hà Tĩnh là tỉnh xếp thứ 2 cả nước về số lượng giải nhất quốc gia và xếp thứ 7 cả nước về tỷ lệ học sinh đạt giải. Đặc biệt, có 2 em đạt điểm số thủ khoa đó là Trần Minh Hoàng - lớp 10 Toán 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn Toán với điểm số 32 và Đinh Cao Sơn - lớp 12 Hóa Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học với tổng điểm 32,375.
- Có học sinh vô địch Đường lên đỉnh Olympia; đội tuyển "Bảy sắc cầu vồng" của trường đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và tham gia chung kết toàn quốc năm 1998. Đạt nhiều giải trong các cuộc thi như Giai điệu tuổi hồng, Viết vẽ tuổi học trò.
Những học sinh tiêu biểu.
Thành tích của học sinh nhà trường trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Khen thưởng.
- Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2022.
- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2011.
- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2005.
- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000.
- Cờ thi đua của Chính phủ năm học 2007-2008.
- Nhiều bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Cờ thi đua của Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh năm học 2000-2001 và 2005-2006.
- Trường tiên tiến xuất sắc từ 1993-1994 đến nay.
- 8 NGƯT (Nguyễn Đăng Ái, Lương Thị Bích Liên, Hoàng Ngọc Cảnh, Trần Quang Tú, Trịnh Hộ, Nguyễn Thị Kim Thủy, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Công Hoàn).
- 1 Huân chương Lao động hạng Ba (Nguyễn Đăng Ái).
- 07 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- 12 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 06 Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh.
Hoạt động ngoại khóa.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành cho lập Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh, các cựu học sinh đã lập Ban liên lạc Cựu học sinh Trường Năng khiếu Hà Tĩnh
Các hoạt động ngoại khóa .
Hiện nay, THPT Chuyên có nhiều học sinh nhà trường đã thành đạt và về đóng góp xây dựng trường. | 1 | null |
Hội chứng tetra-amelia ("tetra-" + "amelia"), còn được gọi là nhiễm sắc thể lặn tetraamelia hay hội chứng thiếu tứ chi, là sự di truyền nhiễm sắc thể lặn rất hiếm đặc trưng bởi bất thường bẩm sinh với sự thiếu hụt các chi (4 chi trên cơ thể). Các bộ phận khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng bởi dị tật như mặt, sọ, cơ quan sinh dục, hậu môn và xương chậu. Nguyên nhân của rối loạn này là do đột biến gen WNT3.
Đặc điểm.
Bệnh nhân mắc phải hội chứng này bị mất (hoặc không đầy đủ) chân tay. Ngoài ra, hội chứng tetra-amelia còn gây ra dị tật nghiêm trọng trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm mặt (sứt môi), mắt (cườm thủy tinh thể mắt), đầu, tim, hệ thần kinh trung ương, xương, hậu môn và cơ quan sinh dục.
Trong nhiều trường hợp, phổi kém hoặc không phát triển, do đó làm cho bệnh nhân thở rất khó khăn hoặc không thể hô hấp. Trẻ có hội chứng tetra-amelia gặp phải vấn đề y tế rất nghiêm trọng, vì vậy đa số chết non hoặc chết ngay sau khi sinh. Việc quản lý những người sống sót (chưa được thống kê) phụ thuộc sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của dị tật cần có sự chăm sóc y tế. Diễn giả Nick Vujicic là một trong những nạn nhân của hội chứng sống sót sau khi sinh và nhà văn, nhà báo thể thao Nhật Bản Hirotada Ototake là một trường hợp khác.
Nguyên nhân và di truyền.
Gen WNT3.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một đột biến ở gen WNT3 ở người với hội chứng tetra-amelia từ một đại gia đình. Gen này là một phần của họ gen WNT, đóng vai trò chính trong sự phát triển sau khi sinh. Gen WNT3 nằm ở nhiễm sắc thể 17q21.
Các protein sinh ra từ gen WNT3 có liên quan đến sự hình thành của các chi và các cơ quan cơ thể khác trong quá trình phát triển phôi thai. Đột biến ở gen WNT3 ngăn cản các tế bào sản xuất chức năng WNT3 protein, phá vỡ hình thành chân tay bình thường và dẫn đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác liên quan đến hội chứng tetra-amelia.
Di truyền học trong gia đình.
Trong các gia đình bị nhiễm, nguyên nhân của hội chứng tetra-amelia chưa được xác định. Một số nhà nghiên cứu tin rằng đột biến chưa nhận dạng được ở gen WNT3 hay các gen khác có liên quan đến sự phát triển các chi cơ thể có thể chịu trách nhiệm cho rối loạn. Ở vài gia đình được báo báo, hội chứng tetra-amelia xuất hiện với một mẫu di truyền tính trạng lặn. Điều này có nghĩa gen khiếm khuyến chịu trách nhiệm cho sự rối loạn nằm ở nhiễm sắc thể thứ 17, và hai bản sao của gen khiếm khuyết gen (từ cha và mẹ) tạo thành cặp gen rối loạn khi sinh. Cha mẹ chỉ mang một gen khiếm khuyết thông thường sẽ không bị rối loạn hay ảnh hưởng bởi hội chứng này. Nếu cha và mẹ mang 1 gen bị nhiễm, con cái sinh ra sẽ có 25% cơ hội không bị nhiễm, 50% là cá thể mang gen bị nhiễm và 25% là cá thể mắc hội chứng này.
Dịch tễ học.
Hội chứng tetra-amelia là một rối loạn rất hiếm gặp và cho đến nay chỉ được miêu tả ở năm gia đình thuộc các chủng tộc khác nhau (Ả Rập, Maroc, Syria-Aramaic). Hiện không có báo cáo ước tính về tỷ lệ và tần số dân số mang hội chứng tetra-amelia. Chỉ có vài người trên thế giới được biết là mắc hội chứng này, trong số đó là một người ở Philippines và một ở Anh. Một người khác cũng mắc hội chứng này và không có chân tay là Joanne O'Riordan ở Millstreet, Cork, Ireland. Cô đã được Thủ tướng Ireland Enda Kenny tiếp đón, nói chuyện tại Liên Hợp Quốc (ở tuổi 16), và xuất hiện trước hội nghị "Thiếu nữ trong công nghệ" của Liên minh Viễn thông Quốc tế, và được hoan nghênh nhiệt liệt sau khi có bài phát biểu. Cô cũng thảo luận với trường Học viện Công nghệ Massachusetts và công ty Apple Inc. | 1 | null |
Vũ Dương Tùng (sinh 3 tháng 7 năm 1841 tại Gò Công, nay thuộc Tiền Giang - mất 11 tháng 9 năm 1925 tại An Giang) là một nhà báo Việt Nam. Ông từng viết cho nhiều tờ báo như Gia Định báo, Phan Yên báo, Nông cổ mín đàm .
Sinh ra trong gia đình Nho học nhưng Vũ Dương Tùng sớm có niềm đam mê về chữ Việt hiện đại cùng với báo chí. Tích luỹ kinh nghiệm sống, ông dần tham gia làng báo. Với một số bài báo thử viết ban đầu và được in, ông mạnh dạn viết nhiều và chuyển hẳn sang nghề báo. Vợ ông quản lý gia sản tốt nên ông có thể yên tâm tập trung vào nghề .
Đóng góp.
Văn của ông đơn giản, dễ hiểu nhưng sâu sắc, dễ thuyết phục độc giả. Ông từng cùng Lương Khắc Ninh viết một số bài cho mục Thương cổ luận tồn tại hơn 100 số trên Nông cổ mín đàm .
Đánh giá.
Ông được Huỳnh Tịnh Của, nhà báo kỳ cựu thời xưa, đánh giá:
Phan Quang, nhà báo kỳ cựu thời nay, đánh giá:
Về già.
Vũ Dương Tùng nghỉ viết chừng khoảng ngoài năm 1900, khi một số báo ông cộng tác trước dần đóng cửa và ông cũng đã cao tuổi. Ông quay lại với việc quản lý ruộng đất của gia đình, rồi vui thú điền viên và mất trong lặng lẽ tại một trang trại của gia đình ở An Giang | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.