text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ngỗng lặn Law, tên khoa học Chendytes lawi, là một loài vịt biển không bay có kích thước cỡ ngỗng, chúng từng tồn tại phổ biến trên bờ biển California, Quần đẻo California Channel, và có thể ở miền nam Oregon. Nó sống trong thế Pleistocen và sống sóng cho đến Holocene. Nó được xem là đã tuyệt chủng vào khoảng 450–250 TCN. Việc xác định tuổi bằng phương pháp cacbon cho tuổi trẻ nhất từ của xương "Chendytes" vào khoảng 770–400 TCN và được tìm thấy trong điểm khảo cổ ở Quận Ventura. Những mảnh vỡ của xương được tìm thấy ở dạng hóa thạch trong trầm tích và ở những điểm khảo cổ thuộc bờ biển trước lúc đó. Dữ liệu khảo cổ ở vùng bờ biển California cho thấy con người đã săn bắt "Chendytes lawi" và khoảng ít nhất 8.000 năm. Nó có thể bị tuyệt chủng do sắn bắt, thú săn mồi, và mất môi trường sống. Không có bất kỳ bằng chứng khảo cổ nào ở Bắc Mỹ chỉ ra rằng việc mở rộng khai thác bất kỳ chi động vật khổng lồ kéo dài như của chi "Chendytes". | 1 | null |
Kōkyōshihen Eureka Seven (交響詩篇エウレカセブン, こうきょうしへんエウレカセブン) thường được biết tới với tên ngắn hơn là Eureka Seven, là bộ anime với chủ đề mecha do hãng Bones thực hiện và bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 17 tháng 4 năm 2005 đến ngày 02 tháng 4 năm 2006 với 50 tập. Đây là một phần trong việc thành lập thương hiệu mới trên các lĩnh vực truyền thông thông qua "Dự án Eureka" mà Bandai đóng vai trò chủ đạo. Lấy thời điểm 10.000 năm sau khi con người tiến hành cuộc di cư hàng loạt đến các hành tinh khác ngoài không gian khi đánh động Scub Coral (スカブ · コーラル) một thực thể có trí thông minh vốn là một với hành tinh buộc con người phải rời bỏ Trái Đất. Vào thời điểm đó trên một hành tinh vô danh nơi một phần còn sót lại của con người đến định cư, bề mặt của hành tinh này đầy đá được tạo thành bởi các Scub Coral trước khi con người đến. Scub Coral trên hành tinh này lại chấp nhận sự có mặt của con người và cùng nhau tồn tại. Cốt truyện xoay Renton Thurston một cậu bé 14 tuổi bắt đầu đi khám phá thế giới với nhóm ngoài vòng pháp luật Gekkostate trên hành tinh, trong chuyến phiêu lưu của mình cậu đã gặp Eureka một cô gái Coralians nữ phi công lái mecha được Scub Coral tạo thành với hình dạng con người để hiểu kỹ hơn về con người trên hành tinh. Qua thời gian và các sự kiện khác nhau tình cảm giữa hai người cũng bắt đầu nảy sinh và phát triển.
Bộ anime đã giành được các danh hiệu khác nhau sau khi phát sóng. Cũng như được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như manga, light novel, trò chơi điện tử... Phim anime có tựa "Kōkyōshihen Eureka Seven: Poketto ga Niji de Ippai" (交響詩篇エウレカセブン ポケットが虹でいっぱい) đã được thực hiện và công chiếu vào ngày 25 tháng 4 năm 2009. Bộ anime có cốt truyện nối tiếp các sự kiện nhưng bối cảnh khác có tựa "" (エウレカセブンAO) cũng đã được thực hiện và phát sóng tại Nhật Bản. Các công ty tham gia "Dự án Eureka" dự tính có thể thực hiện khoảng 100 hay hơn các sản phẩm dựa theo vũ trụ được thiết lập trong tác phẩm như ngoài các chuyển thể thì còn sản xuất các dòng đồ chơi mô hình, quần áo cũng như các sản phẩm khác.
Truyền thông.
Anime.
Bộ anime do hãng Bones thực hiện và bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 17 tháng 4 năm 2005 đến ngày 02 tháng 4 năm 2006 với 50 tập trên các kênh MBS, TBS và CBC. Kênh Animax Asia cũng đã chiếu bộ anime này trên toàn hệ thống của mình ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng như các khu vực khác trên thế giới nằm trong hệ thống Animax như Hàn Quốc, Đức, Nam Phi... Đây là một phần trong việc thành lập thương hiệu mới trên các lĩnh vực truyền thông thông qua "Dự án Eureka" mà Bandai đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra bộ anime cũng được phát sóng trên các kênh truyền hình ở nhiều nước khác nhau. Phiên bản DVD của tác phẩm cũng đã được phát hành từ tháng 5 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006, trong đó chỉ có hộp DVD thứ nhất là có phiên bản đặc biệt được bán tại Hội chợ Anime Quốc tế Tokyo. Phiên bản đặc biệt có đính kèm thêm các vật dụng liên quan đến tác phẩm như áo thun, tập 1 của chuyển thể manga cũng như đĩa CD album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime. Bandai Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh để phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Beez Entertainment đăng ký tại Anh, Pháp và Đức, Madman Entertainment đăng ký tại Úc và New Zealand còn Mighty Media thì đăng ký tại Đài Loan.
Bộ anime có cốt truyện nối tiếp các sự kiện nhưng bối cảnh khác có tựa (エウレカセブンAO), được phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012 với 24 tập phim.
Một tập đặc biệt được thực hiện và phát sóng trước khi phát sóng bộ anime "Eureka Seven: AO" có tựa "Eureka Seven: New Order", tập này là một trong các kết thúc của bộ anime "Eureka Seven" mà những người thực hiện từng dự tính sử dụng, bối cảnh của tập này không áp dụng cho "Eureka Seven: AO" vì nếu nó xảy ra thì các sự kiện trong bộ "AO" sẽ không xảy ra.
Manga.
Kataoka Jinsei và Kondou Kazuma đã thực hiện chuyển thể manga cùng tên cũng như có bối cảnh giống với tác phẩm nhưng có cốt truyện rất khác so với anime. Truyện được đăng trên tạp chí Shounen A của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 7 năm 2005 đến ngày 26 tháng 9 năm 2006. Kadokawa Shoten sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 6 tankōbon. Bandai Entertainment giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga này, Kana thì đăng ký phân phối tại Pháp, Glènat España đăng ký tại Tây Ban Nha, Carlsen Comics đăng ký tại Đức và Planet Manga đăng ký tại Bồ Đào Nha.
Kizuki Miki thì thực hiện loạt manga có tựa "Eureka Seven: Gravity Boys & Lifting Girl" chuyển thể từ trò chơi điện tử vốn có bố cảnh trước khi xảy ra các sự kiện trong bộ anime. Cốt truyện xoay quanh Sumner một cậu bé muốn thoát ra khỏi sự gò bó của gia tộc và Ruri một bé hóa trang thành con trai để có thể tham gia vào câu lạc bộ lướt gió. Tác phẩm đăng trên tạp chí Comptiq cũng của Kadokawa Shoten từ tháng 5 năm 2005 đến ngày 26 tháng 9 năm 2006. Kadokawa Shoten sau đó cũng tập hợp các chương lại và phát hành thành 2 tankōbon. Bandai Entertainment giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga này.
Hiroshi Oonogi đã thực hiện chuyển thể manga của tập anime đặc biệt "New Order" với sự minh họa của Fugin Miyama có tựa "Kōkyōshihen Eureka Seven New Order" và cũng đã đăng trên tạp chí Comptiq của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 1 năm 2013.
Trò chơi điện tử.
Bandai đã tiến hành thực hiện ba phiên bản trò chơi điện tử lấy bối cảnh thế giới Eureka Seven và cả ba điều thuộc thể loại hành động.
Trò chơi thứ nhất có tựa (エウレカセブン TR1:NEW WAVE) được thực hiện cho hệ PlayStation 2, đã phát hành vào ngày 27 tháng 10 năm 2005 và phát hành ra thị trường quốc tế vào ngày 17 tháng 10 năm 2006. Trò chơi lấy bối cảnh trước khi các sự kiện trong bộ anime diễn ra.
Trò chơi thứ hai có tựa giống với bộ anime được thực hiện cho hệ PlayStation Portable phát hành vào ngày 06 tháng 4 năm 2006. Trò chơi lấy bối cảnh nửa đầu bộ anime.
Trò chơi thứ ba có tựa (エウレカセブン NEW VISION) cũng được thực hiện cho hệ PlayStation 2, đã phát hành vào ngày 11 tháng 5 năm 2006 và phát hành ra thị trường quốc tế vào ngày 17 tháng 4 năm 2007. Trò chơi lấy bối cảnh hai năm sau các sự kiện trong trò chơi thứ nhất.
Light novel.
Sugihara Tomonori đã thực hiện chuyển thể light novel của bộ anime với sự minh họa của Kishiwada Robin. Kadokawa Shoten đã tiến hành phát hành tiểu thuyết này thẳng thành các tập thông qua nhãn hiệu Kadokawa Sneaker Bunko với 4 tập bunkobon từ ngày 29 tháng 10 năm 2005 đến ngày 31 tháng 5 năm 2006. Các nhân vật trong bộ anime vẫn xuất hiện trong chuyển thể này tuy nhiên các thiết lập cũng như bối cảnh thế giới đã được thay đổi nhiều so với bộ anime. Bandai Entertainment giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt tiểu thuyết để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ.
Phim anime.
Việc thực hiện phiên bản phim anime có tựa "" (交響詩篇エウレカセブン ポケットが虹でいっぱい) đã được công bố vào tháng 5 năm 2008, Bones và Kinema Citrus là hãng sản xuất. Phim chính thức công chiếu vào ngày 25 tháng 4 năm 2009 trong Tuần lễ Vàng tại Nhật Bản.
Một bộ phim anime gồm 3 phần có tựa được công bố vào tháng 3 năm 2017. Phần đầu tiên là được khởi chiếu tại các rạp phim Nhật Bản vào tháng 9 năm 2017. Phần thứ hai có tựa công chiếu vào tháng 11 năm 2018. Phần thứ ba có tên là dự kiến phát hành vào năm 2019 nhưng gặp trì hoãn và ngày chiếu bị dời sang tháng 11 năm 2021.
Âm nhạc.
Bộ anime có tám bài hát chủ đề, bốn mở đầu và bốn kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tựa "Days" do FLOW trình bày dùng trong tập 1 đến 13, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 6 năm 2005. Bài hát mở đầu thứ hai có tựa "Shounen Heart" do Home Made Kazoku trình bày dùng trong tập 14 đến 26, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 03 tháng 8 năm 2005. Bài hát mở đầu thứ ba có tựa "Taiyo no Mannaka he" do Bivattchee trình bày dùng trong tập 27 đến 39, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2005. Bài hát mở đầu thứ tư có tựa "Sakura" do NIRGILIS trình bày dùng trong tập 40 đến 50, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 3 năm 2006. Bài hát kết thúc thứ nhất có tựa "Himitsu Kichi" do Takada Kozue trình bày dùng trong tập 1 đến 13 và tập 26, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 11 tháng 5 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ hai có tựa "Fly Away" do Asami Izawa trình bày dùng trong tập 14 đến 25, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 27 tháng 7 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ ba có tựa "Tip Taps Tip" do HALCALI trình bày dùng trong tập 27 đến 39, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 07 tháng 12 năm 2005. Bài hát kết thúc thứ tư có tựa "Canvas" do COOLON trình bày dùng trong tập 40 đến 50, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 3 năm 2006. Hai album, mỗi album gồm 2 đĩa chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 02 tháng 11 năm 2005 và ngày 05 tháng 4 năm 2006. Một album chứa các bài hát chủ đề của bộ anime đã phát hành vào ngày 07 tháng 5 năm 2006, album này chỉ có phiên bản đặc biệt đính kèm một đĩa chứa các đoạn phim trình bày các nhạc phẩm.
Đón nhận.
"Kōkyōshihen Eureka Seven" đã nhận được nhiều danh hiệu khác nhau tại Hội chợ Anime Quốc tế Tokyo năm 2006. Các danh hiệu gồm có có "Phim bộ truyền hình hay nhất", "kịch bản hay nhất" cho Satō Dai và "Thiết kế nhân vật xuất sắc nhất" cho Yoshida Kenichi. Ngoài ra Yoshida cũng giành được một số danh hiệu cá nhân tại lễ trao giải phim hoạt hình Kobe năm 2005. Bộ phim cũng giành được danh hiệu tại lễ trao giải tác phẩm số Grand Prix lần thứ 20. Tại lễ trao giải Anime Expo 2006 SPJA bộ phim đã giành được danh hiệu "Phim bộ truyền hình hay nhất" và "Thiết kế nữ nhân vật chính xuất sắc nhất" cho nhân vật Eureka. Tạp chí Anime Insider đã đánh giá phiên bản DVD của "Eureka Seven" là "Bộ DVD hay nhất của năm" năm 2006. | 1 | null |
Thảm sát Haymarket hay Bạo động Haymarket những diễn biến xảy ra sau một vụ đánh bom tại một cuộc biểu tình lao động diễn ra tại Quảng trường Haymarket, Chicago, Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 5 năm 1886. Trong cuộc biểu tình đòi ngày làm tám giờ và phản đối sự việc cảnh sát giết hại công nhân mấy ngày trước đang diễn ra ôn hoà, một người vô danh đã ném một quả bom về phía cảnh sát khi họ đang giải tán đám đông tham gia cuộc biểu tình. Vụ việc kết thúc bằng một vụ bắn súng, kết quả là 7 cảnh sát và ít nhất là 4 công dân chết, rất nhiều người bị thương.
Sau vụ việc này có tám người bị bắt, 7 người bị kết án treo cổ, một người bị kết án 15 năm tù. Có chứng cứ chứng minh là một người trong số họ có thể liên quan đến việc chế tạo quả bom, nhưng không có người nào trong đó đã ném nó.
Thống đốc Illinois là Richard J. Oglesby đã giảm án cho hai người xuống án chung thân, và giữ cho những người còn lại không được tự sát để khỏi phải đối mặt với giá treo cổ, 4 người bị đem ra treo cổ vào 11/11/1893. Năm 1893, thống đốc mới của bang Illinoi là John Peter Altgeld đã tha cho những người còn lại và chỉ trích phiên tòa xét xử 8 người trong vụ thảm sát Haymarket.
Sự kiện Haymarket thường được coi là nguồn gốc của ngày quốc tế lao động 1/5 | 1 | null |
Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã là một loạt các cuộc xung đột giữa các người Ả Rập Hồi giáo và Đế quốc Đông La Mã, kéo dài từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 11. Cuộc chiến bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 khi các Khalip nhà Rashidun và Omeyyad phát động các chiến dịch bành trướng và tiếp diễn dưới các triều đại kế tục dưới hình thức của một cuộc chiến tranh biên giới trường kỳ.
Sự xuất hiện của người Ả Rập vào những năm 30 của thế kỷ thứ 7 đã kiến Đế quốc Đông La Mã nhanh chóng đánh mất các tỉnh phía nam như Ai Cập hay Syria vào tay Đế quốc Ả Rập. Trong khoảng 50 năm tiếp đó, các Khalip Hồi giáo đã nhiều lần phát động các chiến dịch quy mô lớn vào sâu nội địa Tiểu Á, 2 lần áp sát kinh đô La Mã Constantinopolis, đánh chiếm khu vực Bắc Phi thuộc Tunisia ngày nay. Năm 718, sau khi cuộc vây hãm thành Constantinopolis lần thứ 2 thất bại, người Ả Rập buộc phải kết thúc các cuộc tấn công. Lúc này dãy núi Taurus ở vành đai phía đông của Tiểu Á đã trở thành biên giới chung của hai bên, được củng cố rất nhiều và phần lớn không có người ở. Dưới triều Abbas, quan hệ song phương đã có xu hướng cải thiện, hai bên trao đổi sứ giả, song vẫn tồn tại mâu thuẫn. Các cuộc tập kích của các lãnh chúa Hồi giáo địa phương hay thậm chí dưới sự hậu thuẫn của triều đình nhà Abbas vào lãnh thổ Đông La Mã diễn ra gần như hàng năm. Tình trạng giằng co này còn kéo dài tới tận thế kỷ thứ 10.
Vào thế kỷ đầu tiên, người Đông La Mã thường ở thế thủ. Họ tránh xung đột trực diện với người Ả Rập, sẵn sàng rút lui về các pháo đài phòng thủ vững chắc. Chỉ sau năm 740, người Đông La Mã mới phát động phản kích nhằm dành lại những vùng đất đã mất. Để đáp trả, vương triều Abbas thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn và tàn khốc vào vùng Tiểu Á. Cục diện thay đổi cùng với sự suy tàn của vương triều Abbas và sự trỗi dậy mạnh mẽ của Đế quốc Đông La Mã dưới triều đại Macedonia. Trong khoảng thời gian năm mươi năm kể từ 920 cho tới 976, người Đông La Mã cuối cùng đã phá vỡ hàng phòng thủ của người Hồi giáo và khôi phục quyền kiểm soát đối với miền bắc Syria và Đại Armenia. Khoảng thời gian 100 năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Ả Rập – Đông La Mã bị chi phối bởi các cuộc xung đột biên giới với nhà Fatima ở Syria. Tuy vậy biên giới giữa hai nước vẫn không có quá nhiều biến đổi cho tới khi người Thổ Seljuk bành trướng vào Anatolia, mở ra kỷ nguyên Thập Tự Chinh.
Toàn bộ biển Địa Trung Hải trở thành chiến trường kể từ sau năm 650. Người Ả Rập thực hiện các cuộc đột kích và phản công nhằm vào các hòn đảo và các khu định cư miền duyên hải. Trong thời kỳ đỉnh cao vào thế kỷ 9 và đầu thế kỷ 10, người Ả Rập chinh phục các đảo Crete, Malta và Sicilia. Hạm đội của họ thậm chí còn tung hoành tại vùng biển ven bờ miền nam nước Pháp và Dalmatia, hay thậm chí là cả tại vùng ngoại ô của thành Constantinopolis.
Bối cảnh.
Chiến sự kéo dài và leo thang trong thế kỷ thứ 6 và 7 làm cho cả Đông La Mã và Đế quốc Sasan trở nên kiệt quệ và dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự xuất hiện đột ngột của người Ả Rập. Dù cuộc chiến tranh với người Ba Tư kết thúc với phần thắng thuộc về Đông La Mã: Hoàng đế Heraclius đã lấy lại tất cả các lãnh thổ bị mất và đưa Thánh giá Thiêng liêng trở về Jerusalem năm 629, nhưng họ không có bất kỳ cơ hội nào để dưỡng sức dù chỉ là một vài năm mà đã bị người Ả Rập tấn công ngay lập tức. Theo nhà sử học Howard-Johnston, sự bành trướng của người Ả Rập "chỉ có thể được ví như một cơn sóng thần được tạo nên bởi con người". Còn theo nhà sử học George Liska thì "cuộc xung đột kéo dài một cách không cần thiết giữa Đông La Mã và Ba Tư đã mở đường cho đạo Hồi".
Trong những năm cuối thập nhiên 620, khi nhà tiên tri Muhammad cố gắng chinh phục và thống nhất các bộ lạc Ả Rập dưới lá cờ Hồi giáo thì cuộc chạm trán đầu tiên giữa Hồi giáo và Đông La Mã đã nổ ra. Chỉ một vài tháng sau khi Heraclius và Tổng thống lĩnh quân đội Ba Tư, Shahrbaraz đạt được đồng thuận về việc rút quân khỏi các tỉnh miền đông của Đông La Mã vào năm 629, thì quân đội Ả Rập và Đông La Mã đã phải đối mặt nhau tại Mu’tah. Muhammad qua đời năm 632 và được kế tục bởi Abu Bakr, người đầu tiên cai trị một bán đảo Ả Rập thống nhất sau khi giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Ridda, đánh dấu sự ra đời của một nhà nước Hồi giáo hùng mạnh.
Cuộc xâm lược của người Hồi giáo.
Theo lịch sử của người Hồi giáo, nhà tiên tri Muhammad, sau khi nhận được thông tin tình báo rằng lực lượng Đông La Mã đã tập trung ở phía Bắc Ả Rập với ý định là sẽ xâm lược Ả Rập, ông này đã dẫn đầu một đội quân Hồi giáo tiến về phía bắc Tabouk ngày nay là Tây Bắc của Ả Rập Xê Út, Với ý định tấn công trước vào quân đội Byzantine, tuy nhiên tin tức này đã được chứng minh là không đúng sự thật. Mặc dù đây không phải là một trận chiến theo nghĩa thông thường, tuy nhiên sự kiện này, nếu nó thực sự xảy ra, sẽ là vụ xung đột đầu tiên giữa người Ả Rập và Đông La Mã.
Mặc dầu vậy, không có tài liệu nào của Đông La Mã ghi chép về đoàn quân viễn chinh tới Tabuk và rất nhiều các chi tiết chỉ đến từ nhiều nguồn tài liệu sau này của người Hồi giáo. Người ta tranh luận rằng nguồn tài liệu truyền thống của Đông La Mã chỉ đề cập đến trận đánh đầu tiên đó là trận Mu’tah năm 629, nhưng giả thuyết này không chắc đã hoàn toàn đúng. Các cuộc đụng độ đầu tiên có thể đã bắt đầu như là các xung đột với các quốc gia Ả Rập chư hầu của đế chế Đông La Mã và Sassanid: các vương quốc Ghassanid và Lakhmid của Al-Hirah. Trong mọi trường hợp thì chắc chắn sau năm 634 người Hồi giáo Ả Rập đã theo đuổi một cuộc xâm lược toàn diện vào cả hai đế chế, dẫn đến các cuộc chinh phục của đạo Hồi vào các quốc gia Cận Đông, Ai Cập và Ba Tư cho. Các tướng lãnh thành công nhất của người Hồi giáo Ả Rập là Khalid ibn al-Walid và ‘Amr ibn al-’As. | 1 | null |
Khủng bố trắng là những hành động bạo động của phong trào đối nghịch (thường là những người theo chủ nghĩa Quân chủ (phe Bảo hoàng) hay có tư tưởng Bảo thủ) để chống lại các cuộc cách mạng. Trong thế kỷ thứ 20 tại nhiều quốc gia, khủng bố trắng được áp dụng chống lại những người có tinh thần Xã hội chủ nghĩa và những người Cộng sản hoặc chỉ bị nghi ngờ là thuộc những thành phần này. Ngoài ra đây cũng là những biện pháp được dùng bởi các nước thực dân nhằm đập tan các cuộc đấu tranh giành lại Độc lập của nhiều dân tộc.
Các chính sách bạo lực phát xuất từ các nhóm cách mạng, những người theo chủ nghĩa Cộng sản nhằm chống lại những nhóm phản cách mạng thì được gọi là Khủng bố Đỏ.
Lịch sử.
Cách mạng Pháp.
Từ này bắt đầu từ thời Cách mạng Pháp và từ màu trắng biểu hiệu cho triều đại Bourbon đã cai trị nước Pháp vào thời trước đó, đối nghịch với màu đỏ, được dùng bởi phe cách mạng hay cộng hòa.
Sau khi Maximilien de Robespierre, dẫn đầu Ủy ban An ninh công cộng (Comité de salut public), bị xử tử vào năm 1794, phe bảo hoàng thắng thế và đã săn đuổi và tiêu diệt những người thuộc phe, hoặc bị nghi ngờ là phe Jacobin, một thời kỳ rất rối ren.
Cách mạng Nga.
Khủng bố trắng được thực hiện bởi phe Bảo hoàng (nhóm quý tộc, sĩ quan, sau này các nhóm dân tộc thiểu số). Các cuộc xung đột giữa các phe "Trắng" và "Đỏ" (Bolshevik) xảy ra trực tiếp ngay sau cuộc Cách mạng Tháng Mười dẫn tới một cuộc nội chiến kéo dài tới 1920, gây ra cái chết cho tổng cộng khoảng 5 triệu người.
Khủng bố trắng từ cuộc cách mạng Nga nhắm tới thành phần Cộng sản và người Do thái, được gọi chung là chống lại phe "Bolshevik Do thái". Cuộc tấn công của "Quân đội Trắng" tình nguyện của tướng Denikin vào Ukraina mùa hè 1919 dẫn tới nhiều cuộc khủng bố các người Do thái sống ở đó, làm cho 150 ngàn người chết.
Theo sử gia Jörg Baberowski những hành động bạo lực này cũng tương tự như Khủng bố Đỏ, nhưng nó khác biệt ở chỗ không tuân theo những mục đích chính trị được trung ương đề ra, mà tùy theo mỗi địa phương và tùy theo quyết định của người cầm quyền nơi đó, một cuộc khủng bố hỗn loạn.
Trong cuộc nội chiến Nga, ước tính khoảng 100.000 người Do Thái thiệt mạng trong cuộc tàn sát gây ra bởi lực lượng ly khai Ukraina cầm đầu bởi Symon Petlyura và lực lượng trắng do Anton Deniki. Lực lượng vũ trang duy nhất trong cuộc Nội chiến Nga không khủng bố người Do Thái là Hồng quân Liên Xô. Do vậy, người Do Thái đã coi Hồng quân là người bảo vệ của họ, khủng bố trắng đã thúc đẩy thanh niên Do Thái gia nhập Hồng quân để trả thù quân Bạch Vệ
Đài Loan.
Ở Đài Loan, khủng bố trắng dùng để chỉ việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến dưới thời thiết quân luật từ ngày 19 tháng 5 năm 1949 cho tới 15 tháng 7 năm 1987, 38 năm và 57 ngày, sau khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc di tản tới Đài Loan. Trong khoảng thời gian đó 140 ngàn người đã bị bỏ tù và khoảng từ 3 tới 4 ngàn người bị tử hình. Đa số những người bị tử hình bị gán cho tội là làm gián điệp cho Trung Quốc. | 1 | null |
Frank Lee Morris (01/9/1926 - mất tích kể từ ngày 11/6/1962) là một tù nhân người M
ỹ cùng với hai tù nhân khác là Clarence và John Anglin đã đào tẩu thành công khỏi nhà tù Alcatraz trên đảo Alcatraz ở vịnh San Francisco (Mỹ), và trở thành vụ vượt ngục nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ sau hàng thập kỷ.
Vụ vượt ngục này sau đó đã tạo cảm hứng cho bộ phim Vượt ngục Alcatraz, do tài tử gạo cội, "cao bồi già" Clint Eastwood thủ vai Frank Lee Morris. Phim công chiếu năm 1979.
Cuộc vượt ngục.
Vào đêm 11.6.1962, tù nhân Frank Lee Morris, cùng hai tù nhân là anh em Clarence và John Anglin đã vượt qua một lỗ trên tường nhà giam đào bằng lưỡi khoan tay và muỗng ăn, trốn khỏi nhà tù Alcatraz tại vịnh San Francisco, nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất nước Mỹ.
Suốt 50 năm qua, cảnh sát Mỹ vẫn tiếp tục săn lùng ba tù nhân vượt ngục này, vốn là ba tên tội phạm cướp ngân hàng nguy hiểm, nhưng vẫn chưa thể xác nhận thông tin ba tù nhân này còn sống hay đã chết.
Morris và anh em Anglin được tuyên bố chết vào năm 1979, sau khi phát hiện chiếc bè làm bằng áo mưa trôi bềnh bồng trên biển gần cầu Cổng Vàng ở San Francisco.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) khép hồ sơ vụ án vào năm 1979 mặc dù vẫn không tìm được thi thể của ba người này.
Đến năm 1993, cảnh sát tiếp tục truy lùng ba tù nhân vượt ngục sau khi một tù nhân ở Alcatraz có tên Thomas Kent cho đài Fox News biết ông ta đã giúp đỡ ba tù nhân này vượt ngục nhưng không dám bỏ trốn vì không biết bơi.
Nhiều nguồn tin cho rằng Kent được trả 2.000 USD để cung cấp thông tin cho Fox News, theo San Francisco Chronicle. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn và giả thuyết nằm sau vụ vượt ngục huyền thoại này. | 1 | null |
Chiến dịch phòng ngự chiến lược Leningrad là tổ hợp các hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô chống lại các cuộc tấn công của quân đội Đức Quốc xã tại khu vực mặt trận Leningrad, bao gồm tỉnh Leningrad, ngoại ô thành phố Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) và các vùng lân cận. Từ ngày 10 tháng 7 sau khi Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân 16 (Đức) chọc thủng phòng tuyến Pskov - Opochka đến ngày 30 tháng 9, tại khu vực mặt trận Leningrad trên hướng quân sự Tây Bắc Liên Xô đã diễn ra 5 trận đánh và chiến dịch bộ phận do các tập đoàn quân 16, 18, xe tăng 4 (Đức) và các tập đoàn quân 4, 11, 27, 34, 48, 52, 54 cùng các cụm phòng thủ trên khu vực Luga tiến hành:
Nhằm tập trung chỉ huy cho việc phòng thủ trên hướng Leningrad, trong quá trình diễn ra chiến dịch, ngày 23 tháng 8 năm 1941, STAVKA ra mệnh lệnh số 001.199 chia Phương diện quân Bắc (Liên Xô) làm đôi. Phương diện quân Leningrad ban đầu gồm các tập đoàn quân 8, 23, 48, các cụm tác chiến Koporskaya, Nam và Slutsk Kolpinsky do trung tướng M. M. Popov (đến ngày 5 tháng 9), nguyên soái K. E. Voroshilov (đến 12 tháng 9 năm 1941), đại tướng G. K. Zhukov (đến 7 tháng 10 năm 1941) và trung tướng I. I. Fedyuninsky (đến 26 tháng 10 năm 1941) và trung tướng M. S. Khozin lần lượt chỉ huy. Phần còn lại của Phương diện quân Bắc gồm các tập đoàn quân 7, 14, các đơn vị độc lập chiến đấu ở vùng cực và Karelia được đổi thành Phương diện quân Karelia do thượng tướng V. A. Frolov chỉ huy.
Sau chiến dịch, Quân đội Đức Quốc xã tiếp tục phát huy chiến quả, tấn công sâu thêm trên hướng Tây Bắc Liên Xô từ 180 km (trên hướng Demyansk, 240 km (trên hướng Leningrad) và đến 360 km trên hướng Tikhvin. Ở vị trí gần nhất, Sư đoàn bộ binh 58 thuộc Quân đoàn bộ binh 38 (Đức) chỉ còn cách khu vực nội đô Leningrad 5 km về phía Tây Nam trên khu vực Pulkovo. Trên mũi đột kích xa nhất, Sư đoàn xe tăng 18 và các sư đoàn bộ binh 6, 8, 12 thuộc Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) đánh chiếm Tikhvin, Sư đoàn xe tăng 8 và các sư đoàn bộ binh 11, 21 thuộc Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) uy hiếp thành phố Volkhov.
Bối cảnh.
Chỉ sau hơn hai tuần đầu của cuộc Chiến tranh Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô tại vùng Baltic từ 450 đến 600 km. Quân đội Liên Xô bị thiệt hại nặng nề cả về bộ binh, xe tăng, không quân, phải rút khỏi lãnh thổ các nước cộng hòa Xô Viết Litva, Latvia và phần lớn lãnh thổ Estonia. Đến ngày 9 tháng 7, một phần Tập đoàn quân 8 bị bao vây tại khu vực Tallinn. Thất bại của quân đội Liên Xô trên tuyến phòng thủ Narva - hồ Chudskoye - Pskov - Ostrov - Opochka đã làm cho khoảng cách tiếp giáp sườn trái của Phương diện quân Tây Bắc với cánh trái Phương diện quân Tây (Liên Xô) ngày một rộng ra.
Việc rút lui nhanh chóng của quân đội Liên Xô còn làm cho họ bị mất nhiều vũ khí khí tài và đạn dược. 52% kho tàng quân sự ở khu vực biên giới bị phá hủy hoặc rơi vào tay quân Đức. Phương diện quân Tây Bắc là phương diện quân có hệ số sử dụng bom đạn một cách hữu ích thấp nhất trong số 5 phương diện quân Liên Xô thời kỳ đầu chiến tranh. Chỉ có 12% số bom đạn dự trữ được đưa vào sử dụng trong chiến đấu, 73% bị phá hủy, 15% rơi vào tay quân Đức. Đến ngày 9 tháng 7, tại các đơn vị chiến đấu chỉ còn trung bình từ 0,6 đến 0,8 cơ số đạn dược các loại, số lượng xe cơ giới các loại tại các đơn vị chỉ còn 30% so với trước chiến tranh. Dù đã được bổ sung nhưng quân số ở các sư đoàn lúc cao nhất vẫn chỉ đạt 80% so với biên chế ban đầu. Tổn thất về người đi đôi với tổn thất về đội ngũ sĩ quan chỉ huy mà hậu phương không đào tạo kịp. Do thiếu sĩ quan chỉ huy, từ ngày 10 tháng 7, nhiều bộ chỉ huy cấp quân đoàn bị giải thể. Tư lệnh tập đoàn quân trực tiếp chỉ huy các sư đoàn dưới quyền.
Tình thế mặt trận trên hướng Leningrad của quân đội Liên Xô không những không được cải thiện mà còn xấu đi từ ngày 9 tháng 7 khi quân đội Đức Quốc xã chọc thủng phòng tuyến Pskov - Opochka và tiến nhanh lên phía Bắc đe dọa chia cắt toàn bộ mặt trận của Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô) tại eo đất hẹp nối Narva với Rakvere nằm giữa hồ Chudskoye và biển Baltic. Trong khi đó, Phương diện quân Tây (Liên Xô) trên hướng Smolensk - Moskva bị uy hiếp nghiêm trọng làm cho Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô không thể điều thêm lực lượng dự bị đáng kể để tăng cường cho hướng Leningrad. Thậm chí, một số đơn vị pháo binh đã bị rút khỏi mặt trận này để chuẩn bị cho Chiến dịch phòng thủ Smolensk.
Quân đội Đức Quốc xã đang trên thế thắng đã không bỏ lỡ cơ hội tấn công. Sau khi chiếm Pskov với cái giá rẻ nhất có thể kể từ đầu cuộc Chiến tranh Xô-Đức, các tập đoàn quân 18 và xe tăng 4 (Đức) đã nhanh chóng vận động tấn công theo hướng chung đến tuyến Kingisepp - Luga - Novgorod.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) do thống chế Wilhelm Ritter von Leeb chỉ huy, đội hình tương đối ổn định từ đầu chiến tranh. Đến thời điểm mở chiến dịch tấn công Leningrad, Cụm tập đoàn quân này được tăng cường một số sư đoàn cơ giới và bộ binh. Trong các hoạt động quân sự của Cụm tập đoàn quân "Bắc" tại mặt trận Leningrad có sự tham gia của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) trên hướng Tikhvin (Quân đoàn xe tăng 39) và hướng Demyansk (Quân đoàn xe tăng 57). Tổng binh lực từ ngày 10-7 đến khi kết thúc chiến dịch:
Kế hoạch.
Việc đánh chiếm Leningrad là một trong ba mục tiêu chiến lược của nước Đức Quốc xã trong kế hoạch Barbarossa. Ngày 2 tháng 7 năm 1941, khi tiếp thống chế Wilhelm Ritter von Leeb từ mặt trận về báo cáo tình hình. Adolf Hitler nói với ông này:
Khi quân đội Đức Quốc xã đã tiếp cận phòng tuyến Luga sau 9 ngày tấn công liên tục mà không gặp phải sức kháng cự đáng kể từ phía quân đội Liên Xô, ngày 19 tháng 7 năm 1941, Adolf Hitler ra Chỉ thị số 33 yêu cầu Cụm tập đoàn quân Bắc phải đẩy nhanh tốc độ tấn công để đánh chiếm Leningrad trong thời hạn sớm nhất.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, Hitler đã thay đổi cách thức thực hiện kế hoạch. Trong 3 mục tiêu của Kế hoạch Barbarossa, Hitler quyết định chọn mục tiêu Kiev và Ukraina trước vì những cánh đồng lúa mì bao la, các khu khai thác khoáng sản và những khu công nghiệp ở Ukraina chính là nguồn lực vậy chất nuôi dưỡng chiến tranh. Mục tiêu tiếp theo là Moskva, trái tim của đất nước Xô Viết. Mục tiêu Leningrad tụt xuống đứng hàng thứ ba. Trong cuộc gặp các thống chế chỉ huy ba cánh quân lớn của nước Đức Quốc xã trên mặt trận phía Đông ngày 30 tháng 7 năm 1941 tại Văn phòng Đế chế, Hitler thông báo rằng ông ta quyết định chọn mục tiêu đánh chiếm toàn bộ Ukraina trước khi tiến đánh Moskva. Chiến dịch đánh chiếm Leningrad cũng bị đình hoãn.
Cùng ngày 30 tháng 7 năm 1941, OKW có chỉ thị số 34 thay đổi cách thức tấn công trên hướng Leningrad. Chỉ thị này có đoạn viết:
Hệ quả của sự thay đổi nhiệm vụ này là Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) phải bố trí lại lực lượng trên hướng Leningrad. Đến nửa đầu tháng 8 năm 1941, Cụm tập đoàn quân này đã tập hợp được ba cánh quân xung kích để tấn công trên hướng Leningrad:
Tập đoàn quân không quân 8 của tướng Wolfram von Rihtgoffen có khoảng 400 máy bay sẽ yểm hộ từ trên không cho cuộc tấn công.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Cánh quân Leningrad của Phương diện quân Bắc do thiếu tướng P. P. Sobennikov (đến ngày 8 tháng 8), nguyên soái K. E. Voroshilov lần lượt chỉ huy; đến ngày 27 tháng 8 đổi thành Phương diện quân Leningrad do trung tướng M. M. Popov (đến ngày 5 tháng 9), nguyên soái K. E. Voroshilov (đến 12 tháng 9) và đại tướng G. K. Zhukov (đến 7 tháng 10 năm 1941) lần lượt chỉ huy. Biên chế lực lượng của Liên Xô luôn thay đổi qua từng chiến dịch nhỏ và từng trận đánh. Các đơn vị sau đây đã tham gia hoạt động trong Chiến dịch phòng thủ chiến lược Leningrad từ ngày 10 tháng 7 đến 30 tháng 9 năm 1941:
Tham gia toàn bộ chiến dịch:
Tham gia giai đoạn hai của chiến dịch:
Kế hoạch.
Quân đội Liên Xô cố gắng tập hợp lại tàn quân vừa rút lui từ mặt trận vùng Baltic về và huy động thêm quân dự bị để lập phòng tuyến Luga, bảo vệ từ xa cho Leningrad. Nòng cốt của lực lượng này là Sư đoàn xe tăng 1 thuộc Quân đoàn cơ giới 1 và các sư đoàn xe tăng 21, 24 thuộc Quân đoàn cơ giới 10 được chuyển từ eo đất Karelia sang hướng Luga. Quân đội Liên Xô cũng bố trí bốn cụm phòng thủ:
Một cụm không quân Liên Xô được gấp rút thành lập để yểm hộ cho mặt trận Luga nhưng tất cả chỉ có 21 máy bay các loại bao gồm 10 máy bay tiêm kích, 7 máy bay cường kích và 4 máy bay ném bom. Trên tuyến phòng thủ Luga dài 250 km, quân đội Đức Quốc xã chiếm ưu thế hơn quân đội Liên Xô gấm 1,5 lần về người, gấp 3 lần về pháo, súng cối và gấp 2 lần về xe tăng.
Diễn biến.
Trận phản công Soltsy.
Ngày 10 tháng 7, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô được cải tổ thành Đại bản doanh Bộ tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô do I. V. Stalin làm Tổng tư lệnh tối cao. Ngày 8 tháng 8, I. V. Stalin ra lệnh thành lập Bộ Tổng tư lệnh các hướng mặt trận chủ yếu. Nguyên soái S. K. Timoshenko được bổ nhiệm Tổng tư lệnh hướng Tây, nguyên soái S. M. Budyonyi được bổ nhiệm Tổng tư lệnh hướng Tây Nam, nguyên soái K. Ye. Voroshilov được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh hướng Tây Bắc. Để bảo đảm tăng dày mật độ phòng thủ, Bộ Tổng tư lệnh hướng Tây Bắc được tăng viện Tập đoàn quân 34 mới thành lập và bố trí nó ở xung quanh phía Nam Leningrad.
Ngày 10 tháng 7, các đơn vị xung kích Đức bắt đầu tấn công trên hướng Slavkovichi - Bushegorod (???). Sư đoàn xe tăng 8, Sư đoàn cơ giới 3 và Sư đoàn cơ giới SS "Totenkorpf" nhanh chóng đánh bật các sư đoàn bộ binh 180 và 182 của Quân đoàn 22 (Liên Xô) khỏi tuyến sông Cheryokha và dồn các đơn vị này về tuyến sông Shelon. Sang ngày 11 tháng 7 và 10 ngày sau đó, cuộc tấn công của quân Đức không còn diễn ra một cách suôn sẻ trước các tuyến phòng thủ nhiều lớp của quân đội Liên Xô trên tuyến phòng thủ Luga. Trong nhật ký chiến sự của mình, tướng Đức Franz Halder viết:
Với đà tấn công có được sau trận thắng tại khu vực Pskov - Opochka, ngày 11 tháng 7, Quân đoàn xe tăng 56 do tướng Erich von Manstein chỉ huy nhanh chóng phát triển đòn công kích tiếp theo dọc theo bờ Bắc sông Shelon. Các đơn vị đi đầu thuộc Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) đã đè bẹp đòn phản kích của Sư đoàn bộ binh 183 (Liên Xô) trên khu vực Zamoshki - Gorki và đánh bật Sư đoàn cơ giới 202 (Liên Xô) sang bờ Nam sông Shelon. Ngày 12 tháng 7, tiền đội của Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) vượt qua Soltsy và ngày 13 tháng 7 đã tiến đến tuyến sông Mshaga. Cùng ngày 13 tháng 7, Sư đoàn xe tăng 3 (Đức) vượt sông Mshaga tiến đánh đầu mối giao thông Gorodishche. Khu vực này là điểm nối quan trọng giữa cánh trái của Tập đoàn quân 11 của Phương diện quân Bắc với cánh phải của Tập đoàn quân 22 thuộc Phương diện quân Tây (Liên Xô). Chiếm được tuyến này, Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) sẽ uy hiếp sườn phía Nam của tuyến phòng thủ Luga và đe dọa phá vỡ cánh phải của Phương diện quân Tây (Liên Xô) mà chủ lực của nó đang được dồn vào các trận đánh ác liệt trên khu vực Smolensk; đồng thời cắt đứt con đường sắt chiến lược nối Leningrad với Smolensk chạy qua Soltsy.
Ngày 14 tháng 7, Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) bất ngờ mở một cuộc phản công lớn vào Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) tại khu vực Soltsy, cách Pskov khoảng 140 km về phía Đông Đông Bắc. Quân đội Liên Xô sử dụng Quân đoàn bộ binh 16 gồm các sư đoàn bộ binh 70 và 237, được tăng cường Sư đoàn xe tăng 21 của Quân đoàn cơ giới 10. Bộ chỉ huy chiến dịch thành lập hai cụm pháo chống tăng cấp chiến dịch gồm các trung đoàn pháo binh 68, 221, 227, 252 và 329, trong đó có 2 tiểu đoàn pháo phản lực bố trí tại bờ Bắc sông Mshaga. Cuộc tập kích bất ngờ của các trung đoàn pháo chống tăng Liên Xô đã gây thiệt hai nặng nề cho trung đoàn xe tăng đi đầu của Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) tại một khu vực hẹp giữa hai con sông Mshaga và Shelon, gần các thị trấn Mikhalkin (Mikhalkino) và Skirino. Ngày hôm sau, đến lượt chủ lực của Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) bị đánh bật khỏi Soltsy, một tiểu đoàn cơ giới được phái đi trước của Sư đoàn cơ giới 3 (Đức) bị đánh tan ở ngoại ô thị trấn Gorodishche. Trung đoàn cơ giới 29 (Đức) bị đánh bật khỏi thị trấn Zhidi (???), buộc phải bỏ cả thị trấn Bolshaya Zvad (Zvad) vừa mới chiếm được. Chủ lực Sư đoàn cơ giới 3 (Đức) phải rút khỏi bờ Bắc sông Mshaga về Ostrov (???). Quân đội Liên Xô giành lại quyền kiểm soát tuyến đường sắt từ Prusno (Prussko) qua Soltsy đi Smolensk và dồn Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) về phía Tây.
Ngày 18 tháng 7, Bộ tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) buộc phải điều Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf" và Sư đoàn cơ giới SS "Polozei" từ cánh trái sang cánh phải, chiếm lĩnh tuyến Nikolski (???) - Baranovo - Bolshoi Klin (Klin) - Dubenka (???) - Sông Sitnye, chặn được cuộc phản công của Quân đội Liên Xô trên tuyến này. Sau 5 ngày phản công, Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) không còn lực lượng dự bị để tiếp viện cho hướng Soltsy và phải dừng lại. Trên cánh Bắc, Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) với ưu thế áp đảo về lực lượng (cả hai sư đoàn xe tăng 1, 6 và Sư đoàn cơ giới 36 đều hoạt động trên hướng này) đã nhanh chóng vượt qua vùng rừng - đầm lầy ở phía Đông hồ Pskov và hồ Chudskoye, dồn các sư đoàn bộ binh 118 và 191 (Liên Xô) ra hướng biển Baltic. Một lỗ hổng lớn xuất hiện trên tuyến phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô. Trước tình thế bắt buộc, Bộ tư lệnh Phương diện quân Bắc (Liên Xô) buộc phải điều Sư đoàn xe tăng 24, Sư đoàn bộ binh 177 đang chiến đấu với quân Phần Lan ở phía Bắc Leningrad cùng hai sư đoàn dân quân tình nguyện Leningrad 1 và 2 ra giữ tuyến phòng thủ Luga.
Trận phòng thủ Luga.
Sau khi ổn định được tuyến mặt trận trên hướng Soltsy - Novgorod, thống chế Wilhelm von Leeb bắt đầu vạch kế hoạch tấn công vào phòng tuyến Luga mà ông ta cho là cánh cửa cuối cùng để mở toang mặt trận Leningrad của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, do phải mất thêm thời gian chuyển quân từ cánh phải sang và vượt qua vùng rừng - đầm lầy giữa sông Narva và sông Luga, cuộc tấn công của Tập đoàn quân 16 (Đức) bị hoãn lại từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8. Ngày 6 tháng 8, một bầu trời đầy mây mù đã tước đi của quân Đức sự yểm hộ từ trên không, buộc tướng Erich Hoepner phải tiếp tục lùi cuộc tấn công đến ngày 8 tháng 8. Không có không quân hỗ trợ cho mũi nhọn đột kích, Tập đoàn quân 16 (Đức) tiến công rất chậm chạp trên các hướng tới phòng tuyến Luga của quân đội Liên Xô. Trên khu vực đầu cầu Porechye cũng như tại khu vực đầu cầu Sabsk, Sư đoàn bộ binh 1, Sư đoàn cơ giới 36, Sư đoàn xe tăng 1 và Sư đoàn xe tăng 6 chỉ có thể nhích lên từng mét một. Tốc độ tấn công trong ngày đầu tiên của quân Đức chỉ đạt không quá 3 km ở khu vực Porechye đến 5 km ở khu vực Sabsk.
Sáng ngày 9 tháng 8, các đơn vị trinh sát của Sư đoàn xe tăng 1 (Đức) đã phát hiện ra một điểm yếu trên phòng tuyến Luga của quân đội Liên Xô. Nó không nằm ở Luga, nơi quân đội Liên Xô đã huy động đến Sư đoàn xe tăng 24 và 3 sư đoàn bộ binh trấn giữ, mà nằm ở phía Nam "Cụm phòng thủ Kingisepp", nơi chỉ có Quân đoàn bộ binh 4 mới thành lập vội vã chỉ gồm Sư đoàn xe tăng 1 khá yếu (chỉ có 58 xe tăng hoạt động được), Sư đoàn bảo vệ bờ biển của Hạm đội Baltic và Sư đoàn học viên trường quân sự Kirov. Sang ngày 10 tháng 8, các sư đoàn xe tăng 1 và 6 (Đức) đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Sư đoàn học viên Kirov và đến ngày 14 tháng 8 đã đột kích sâu dọc theo đường sắt Kingisepp - Krasno Gvardeysk (Cận vệ đỏ) (Gatchino). Phòng tuyến Luga của quân đội Liên Xô bị vỡ một mảng lớn từ Kingisepp đến Ivanovskoye. Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn bộ binh 1 (Đức) bắt đầu tiến vào hậu cứ của cụm phòng thủ Luga (Liên Xô) từ phía Bắc. Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) vừa hồi phục cũng được đưa đến khu vực đầu cầu Sabsk và vượt sông Luga, đánh bật Sư đoàn bộ binh 90 (Lien Xô) về tuyến Letoshitsy - Orlovka (???).
Ngày 17 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) đánh chiếm đầu mối giao thông đường sắt quan trọng ở Volosovo và chỉ còn cách thành phố Krasno-Gvardeysk 40 km về phía Tây. Trên khu vực này hầu như không còn một đơn vị quân đội Liên Xô nào. Nguyên soái K. E. Voroshilov buộc phải điều ba sư đoàn bộ binh dự bị 270, 274 và 282 vừa mới được thành lập một cách vội vã ra phòng thủ khu vực Krasno-Gvardeysk. Trên cánh Bắc, Cụm phòng thủ Kingisepp (Liên Xô) bị đánh bật về phía Bắc con đường bộ từ Krasnoye Selo đi Kingisepp. Nhiều trận giao chiến ác liệt đã nổ ra dọc con đường này tại Antashi, Teshkovo (???), Pruzhitsy, Krestovo (kyorstovo) và Alekseevka giữa Sư đoàn xe tăng 1, Sư đoàn bộ binh 281, các sư đoàn dân quân tình nguyện 1 và 2 Leningrad (Liên Xô) với Sư đoàn xe tăng 6, Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn bộ binh 1 (Đức).
Ở phía Nam phòng tuyến Luga, tướng Ernst Busch dồn các sư đoàn bộ binh 11 và 21 của Quân đoàn bộ binh 1 và Quân đoàn xe tăng 39 (được tăng cường từ Tập đoàn quân xe tăng 3) tấn công đánh chiếm Shimsk ngày 10 tháng 8. Ngày 12 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 126 và 269 (Đức) bắt đầu tấn công trên hướng Novgorod. Các sư đoàn bộ binh 11 và 21 (Đức) cũng phát động một cuộc tấn công vào Chudovo. Ngày 13 tháng 8, Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) bắt đầu tấn công vòng qua phía Nam lên hướng Leningrad. Trước nguy cơ bị bao vây, tướng A. N. Astanin, chỉ huy Cụm phòng thủ Luga (Liên Xô) điều động Sư đoàn xe tăng 24 và Sư đoàn bộ binh 177 chống trả quyết liệt. Trong khi ra tuyến đầu để đốc chiến, tướng SS Myulfershtedt bị tử trận bởi một viên đạn lạc. Tuy nhiên, tất cả cố gắng của tướng A. N. Astanin đều vô ích. Ngày 21 tháng 8, Bộ tư lệnh Tập đoàn quân 16 (Đức) đưa Quân đoàn bộ binh 28 được tăng cường Sư đoàn 281 vào giao chiến đã làm thay đổi hẳn cán cân lực lượng trên mặt trận phía Nam Luga. Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) định điều Tập đoàn quân 34 mới thành lập ra ứng cứu cho phòng tuyến Luga nhưng không kịp. Toàn bộ khu vực phía Nam hồ Ilmen đã nắm trong vùng kiểm soát của Quân đoàn cơ giới 56 (Đức).
Ngày 26 tháng 8, quân Đức khép vòng vây xung quanh khu vực giữa Luga và Krasno Gvardeysk. Trong vòng vây là phần còn lại của Sư đoàn xe tăng 24 và các sư đoàn bộ binh 70, 90, 111, 177 và 235. Sư đoàn xe tăng 24 (Liên Xô) mất gần hết xe tăng gồm 5 chiếc BT-7, 70 chiếc BT-5, 3 chiếc BT-2, 1 chiếc T-28, 7 pháo tự hành và 9 xe bọc thép. Các cuộc chiến đấu tại khu vực từ Luga đến Siversky còn tiếp tục đến giữa tháng 9. Một vài trung đoàn Liên Xô tại khu vực này đã lần lượt thoát khỏi vòng vây về với quân nhà tại khu vực Kirishi và Pogostye. Trong số những người thoát vây có tướng A. N. Astanin, các đại tá A. F. Mashoshin (chỉ huy Sư đoàn bộ binh 177), A. G. Rodin (chỉ huy Sư đoàn xe tăng 24), S. V. Roginsky (chỉ huy Sư đoàn bộ binh 111) và G. F. Odintsov (chỉ huy Sư đoàn 235). Quân Đức bắt được gần 20.000 tù binh Liên Xô trong các trận đánh.
Trận phòng thủ Novgorod - Chudovo.
Ngày 10 tháng 8 năm 1941, thời tiết trên khu vực phía Bắc hồ Ilmen trở nên tạnh ráo. Trong khi quân đội Liên Xô đã chuẩn bị cuộc phản công ở phía Nam hồ này thì lợi dụng thời tiết cho phép sự yểm hộ của không quân, Thượng tướng Ernst Busch, chỉ huy Tập đoàn quân 16 (Đức) vừa được tăng cường Quân đoàn xe tăng 39 điều động từ Tập đoàn quân xe tăng 3 đến đã quyết định ra tay trước. Quân đoàn xe tăng 39 và các quân đoàn bộ binh 1, 28 đã mở cuộc tấn công vào hướng Novgorod do Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) của trung tướng S. D. Akimov chỉ gồm 3 sư đoàn bộ binh và 3 trung đoàn pháo binh trấn giữ.
Tuyến phòng thủ mỏng yếu của Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) tại khu vực Shimsk đã bị các sư đoàn bộ binh 1 và 21 (Đức) chọc thủng ngay trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công. Ngày 11 tháng 8, quân Đức chiếm Shimsk. Ngày 12 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 96 và 126 (Đức) được đưa vào cửa đột phá để mở rộng chính diện tấn công. Ngày 13 tháng 8, toàn bộ tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) sụp đổ. Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) tiếp tục khoan sâu lỗ đột phá về hướng Novgorod. Ngày 14 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 11 và 21 (Đức) cắt đứt đường sắt từ Novgorod đi Luga, tạo ra nguy cơ hình thành một mũi tấn công thứ hai từ hướng Nam đánh vào Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô. Ngày 15 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) cố gắng chiếm Novgorod trong hành tiến nhưng không thành công. Tối 15 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) mới chỉ chiếm được khu vực ngoại ô phía Nam Novgorod.
Với sự yểm hộ của Sư đoàn không quân hỗn hợp 8 (Đức) do trung tướng Gunther Korten chỉ huy, sáng 16 tháng 8, Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) huy động toàn lực tấn công vào Novgorod và đến chiều cùng ngày, Trung đoàn bộ binh 424 thuộc Sư đoàn bộ binh 126 (Đức) đã chiếm được thành Kremlin của Novgorod. Quân đội Liên Xô và Quân đội Đức Quốc xã giằng co với nhau phần phía Đông của Novgorod trong vài ngày tiếp theo. Ngày 18 tháng 8, quân Đức chiếm được một đầu cầu phía Đông sông Volkhov. Ngày 19 tháng 8, tướng Kuno-Hans von Both, chỉ huy Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) quyết định chỉ để lại Sư đoàn bộ binh 11 tấn công dọc sông Volkhov và tung các sư đoàn bộ binh 21, 126 phối hợp với Quân đoàn xe tăng 39 tấn công lên Chudovo.
Ngày 20 tháng 8, Sư đoàn bộ binh 21 (Đức) được tăng cường Trung đoàn pháo binh 37, tiểu đoàn pháo tự hành 666, tiểu đoàn cao xạ 272 và tiểu đoàn mô tô trinh sát 9 đã đánh bật quân đội Liên Xô khỏi Chudovo và cắt đứt đường sắt Moskva - Leningrad. Ở phía Đông Chudovo, Sư đoàn cơ giới 18 (Đức) đánh chiếm một đầu cầu trên bờ Đông sông Volkhov và bắt đầu triển khai tấn công về Bolshoy Vishera. Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) buộc phải điều Tập đoàn quân 52 do trung tướng N. M. Krylov chỉ huy gồm 7 sư đoàn bộ binh từ lực lượng dự bị ra giữ tuyến sông Msta. Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc Liên Xô nhận thức được mối nguy hiểm khôn lường nếu quân đội Đức Quốc xã tiếp tục tấn công trên hướng Budogoshch - Tikhvin và tiến ra tuyến sông Svir để kết nối với quân Phần Lan đang tấn công từ Olonets xuống thì tình hình sẽ là vô phương cứu chữa. Để tăng cường cho mặt trận này, các tập đoàn quân 4 và 54 (Liên Xô) mới được thành lập một cách vội vã đã được ném ra khu vực Mga, Lyuban và Kirishi. Tuy nhiên, quân Đức chưa vội vã tiến lên phía Bắc. Ngày 22 tháng 8, các quân đoàn bộ binh 1 và 28 của Tập đoàn quân 16 (Đức) đã tiến ra tuyến sông Oredezh, tạo thành vòng vây phía sau Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô.
Trận phản công Staraya Russa.
Từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 8 năm 1941, trong một cố gắng để đẩy lùi cánh phải của Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) đang tấn công theo hướng Novgorod - Volkhov để vây bọc Leningrad từ phía Nam và Đông Nam, Quân đội Liên Xô trên hướng Tây Bắc đã tổ chức một trận phản công lớn ở khu vực Staraya Russa và Đông Nam hồ Ilmen. Bộ Tổng tư lệnh hướng Tây Bắc của quân đội Liên Xô do nguyên soái K. E. Voroshilov cho rằng nếu đánh bại được Tập đoàn quân 16 trên khu vực Staraya Russa, quân đội Liên Xô có thể tiến đánh vào sau lưng Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đang tiến công trực diện vào phía Tây Nam Leningrad trên hướng Bolshoi Sabsk - Pushkin; buộc tập đoàn quân này phải bỏ kế hoạch tấn công đó. Kế hoạch phản công dự kiến sử dụng các tập đoàn quân 11, 27 và 34 của Phương diện quân Tây Bắc (tái lập) và Tập đoàn quân 48 của Phương diện quân Bắc. Lực lượng chủ công là Tập đoàn quân 34 do thiếu tướng K. M. Kachanov chỉ huy còn đang sung sức, được điều động từ lực lượng dự bị chiến lược của STAVKA. Tập đoàn quân này phải đối đầu với Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) dưới sự chỉ huy của tướng Christian Hansen gồm các sư đoàn bộ binh 30 và 290.
Cùng thời điểm, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) đã lên kế hoạch tiếp tục tấn công trên hướng Leningrad - Tikhvin nhằm đánh bại quân đội Liên Xô trên hướng này và chiếm Leningrad. Thống chế Wilhelm von Leeb dự kiến sử dụng Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân 18 tấn công trực diện vào Leningrad, Tập đoàn quân 16 sẽ luồn qua phía Nam Leningrad và vây bọc thành phố. Kế hoạch tấn công dự kiến bắt đầu ngày 15 tháng 8 sau khi Quân đoàn xe tăng 41 và Quân đoàn cơ giới 56 của Tập đoàn quân xe tăng 4 hoàn thành tập kết các sư đoàn xe tăng và cơ giới tại vị trí xuất phát tấn công từ phía Tây hồ Ilmen đến phía Nam Narva. Quân đoàn cơ giới 39 và Quân đoàn bộ binh 128 vừa được tăng cường cho Cụm tập đoàn quân Bắc là lực lượng dự bị để phát huy chiến quả ở phía Đông hồ Ladoga, nối mặt trận với Tập đoàn quân Karelia của quân đội Phần Lan đang tấn công trên hướng Petrozavodsk.
Cuộc phản công của bốn tập đoàn quân Liên Xô khởi sự ngày 12 tháng 8 một cách vội vã. Trong khi cuộc tấn công của Tập đoàn quân 27 ở khu vực Kholm ngay từ đầu đã bị Sư đoàn cơ giới 3 (Đức) chặn đứng trên sông Lovat thì Tập đoàn quân 34 lại đạt được nhiều thành công hơn. Trong ngày đầu tiên của cuộc phản công, Tập đoàn quân này đã tiến sâu đến 15 km, chọc thủng tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 30 (Đức) ở phía Nam Staraya Russa và tiến về trung tâm đường sắt Dno. Ngày 14 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 245, 254 và 2 sư đoàn kỵ binh Liên Xô đã cắt đứt tuyến đường sắt Dno - Staraya Russa. Tập đoàn quân 11 cùng vượt qua con đường sắt này và hướng đòn tấn công về Soltsy, nơi trước đó mấy ngày đã diễn ra cuộc phản công không thành công của chính họ. Tuy nhiên, tại phía Tây Bắc hồ Ilmen, Tập đoàn quân 48 của Phương diện quân "Bắc" có trong tay Sư đoàn xe tăng 21 đã không thể vượt qua tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 128 (Đức) ở phía Đông Bắc Utorgosh để đón gặp cánh quân xung kích của Tập đoàn quân 34. Ngày 15 tháng 8, sức tấn công của quân đội Liên Xô cạn dần.
Cuộc phản công bất ngờ của quân đội Liên Xô đã buộc thống chế Wilhelm von Leeb phải điều động Quân đoàn cơ giới 39 từ lực lượng dự bị đến Dno và mở cuộc phản kích vào sườn trái Tập đoàn quân 34 (Liên Xô). Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf" vừa chiếm được Shimsk cũng hủy bỏ cuộc tấn công lên Novgorod và quay lại đối phó với Tập đoàn quân 11 (Liên Xô). Quân đoàn bộ binh 128 đảm nhận toàn bộ tuyến Utorgosh - Shimsk thay thế cho Quân đoàn cơ giới 56. Ngày 19 tháng 8, các quân đoàn cơ giới 39 và 56 (Đức) đồng loạt phản kích vào bên sườn các cánh quân xung kích của quân đội Liên Xô, buộc các đơn vị này phải rút lui khỏi các mục tiêu vừa chiếm được. Ngày 25 tháng 8, ba tập đoàn quân Liên Xô bị đánh bật trở lại bờ Đông sông Lovat.
Quân đội Liên Xô đã không hoàn thành mục tiêu trận phản công và bị thiệt hại nặng nề. Các tập đoàn quân 11, 27 và 34 tổn thất 128.550 người chết và mất tích (khoảng 39,3% quân số ban đầu). Riêng Tập đoàn quân 34 có 32.869 người chết và mất tích (chiếm 59,86% quân số). Tổn thất về phương tiện chiến tranh gồm 84 xe tăng, 73 xe bọc thép, 748 pháo, 628 súng cối. Phía Đức tuyên bố bắt giữ 18.000 tù binh Liên Xô. Trước tổn thất nặng nề này, STAVKA lại lập một tòa án quân sự do L. D. Mekhlis làm chánh án. Tòa án này đã tuyên án tử hình đối với tướng K. M. Kachanov, tư lệnh và thiếu tướng pháo binh V. S. Goncharov tham mưu trưởng Tập đoàn quân 34. Tướng Pyotr Petrovich Sobennikov, tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc bị kết án 5 năm tù giam. Trung tướng P. A. Kurochkin được chỉ định thay thế ông chỉ huy Phương diện quân. Tuy nhiên, nhờ các bạn bè của ông ở Bộ Tổng tham mưu xin I. V. Stalin tha thứ nên tháng 2 năm 1942, Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao đã xem xét lại trường hợp của ông. P. P. Sobennikov chỉ bị giáng cấp xuống đại tá, bị tước Huân chương Sao đỏ và Huy chương 20 năm phục vụ Hồng quân, được ở lại trong quân đội để "lập công chuộc tội" với chức vụ Cục trưởng tham mưu Bộ Tư lệnh quân dự bị. Tháng 4 năm 1943, ông được nhận lại quân hàm thiếu tướng. Tháng 2 năm 1944, ông được thăng hàm trung tướng.
Trận phòng thủ Demyansk.
Cuối tháng 8 năm 1941, Tập đoàn quân 16 (Đức) đã cơ bản hoàn thành việc bao vây cụm quân Liên Xô tại khu phòng thủ Luga. Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) buộc phải đưa những lực lượng mới để thiết lập tuyến phòng thủ mới trên tuyến Đông Narva - Siversky để chặn Tập đoàn quân 18 (Đức). Tuy nhiên, mũi tấn công trên hướng Chudovo của Tập đoàn quân 16 (Đức) đã tạo ra một lỗ hổng lớn tại khu vực phía Nam Leningrad. Các tập đoàn quân 42 và 55 được cấp tốc thành lập, tổng quân số chỉ gồm 4 sư đoàn chính quy, 4 sư đoàn dân quân và quân tình nguyện cùng tàn quân của các cụm phòng thủ Krasnogvardeysk, Chudovo và 2 tiểu đoàn xe tăng được ném ra hướng này để bịt cửa mở ở Đông Nam Leningrad. Trong khi đó, cánh phải của Tập đoàn quân 16 (Đức) đã phối hợp với Quân đoàn xe tăng 57 ở cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) mở cuộc tấn công trên hướng Demyansk.
Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc huy động vào cuộc tấn công này các quân đoàn bộ binh 2, 10 (5 sư đoàn bộ binh) và Sư đoàn cơ giới 3 SS "Totenkopf". Quân đoàn xe tăng 57 trên cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung tâm cũng được huy động vào các trận đánh. Quân đội Liên Xô phòng ngự tại khu vực Demyansk gồm Tập đoàn quân 11 của trung tướng V. I. Morozov, Tập đoàn quân 27 của thiếu tướng N. E. Berzarin, Tập đoàn quân 34 của thiếu tướng P. F. Alfereyev và cánh quân phía Nam của Cụm phòng thủ Novgorod. Khu vực Demyansk có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng trên toàn bộ tuyến phòng ngự của quân đội Liên Xô ở hướng Tây Bắc. Nếu quân đội Đức Quốc xã chiếm được khu vực này, các sư đoàn Đức có thể đánh vòng ra phía sau Cụm phòng thủ Novgorod cũng như Tập đoàn quân 52 đang phòng ngự ở phía Đông và Đông Bắc hồ Ilmen. Từ Demyansk, quân Đức cũng có thể giáng một đồn vu hồi từ phía Tây Bắc vào Kalinin (Tver), phá vỡ thế trận phòng thủ của Phương diện quân Tây (Liên Xô) trên hướng Tây Bắc Moskva.
Ngày 1 tháng 9 năm 1941, quân đội Đức Quốc xã bắt đầu tấn công. Đòn công kích đầu tiên do Quân đoàn bộ binh 2 (Đức) có Sư đoàn cơ giới 18 mở đường giáng vào Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) đang phòng thủ trên tuyến sông Lovat, phía Bắc Kholm. Ngày 2 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) cũng mở cuộc tấn công vào Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) đang đóng tại phu vực Parfino, phía Đông Staraya Russa. Ngày 3 tháng 9, Sư đoàn xe tăng 3 và Sư đoàn cơ giới SS "Totenkpof" cũng tiến công vào phòng tuyến của Tập đoàn quân 34 trên tuyến sông Lovat từ Rosino đến Izbitovo (???). Đòn đột kích mạnh bằng 5 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn cơ giới Đức có không quân yểm hộ vào các sư đoàn đã bị tiêu hao buộc 3 tập đoàn quân Liên Xô phải rút lui khỏi tuyến sông Lovat. Ngày 7 tháng 9, xe tăng Đức vượt sông Pola tấn công vào chỗ tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 27 và tập đoàn quân 34 (Liên Xô), buộc Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) phải lùi sâu về tuyến Orekhovo - Seliger để giữ Ostashkov. Các sư đoàn bộ binh 245, 257, 259 và 262 của Tập đoàn quân 34 có nguy cơ bị bao vây khi vẫn đang giữ đầu cầu trên bờ Tây sông Pola ở cách Demyansk 20 km về phía Tây. Trên cánh Bắc, Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) cũng đánh bật các sư đoàn bộ binh 182, 183, 202 và Sư đoàn cơ giới 21 (chiến đấu như bộ binh) của Tập đoàn quân 11 khỏi tuyến sông Pola. Ngày 8 tháng 9, quân Đức chiếm Demyansk và đẩy lùi Tập đoàn quân 34 (Liên Xô) về hướng Valday, cách đầu mối đường sắt này 30 km về phía Tây Nam.
Trước nguy cơ Tập đoàn quân 52 và Cụm phòng thủ Novgorod bị bao vây, Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) buộc phải yêu cầu STAVKA chi viện. Ngày 10 tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô điều Sư đoàn xe tăng 28 (rút từ Phương diện quân Bắc) và Sư đoàn bộ binh 5 (lấy từ lực lượng dự bị) phối thuộc cho Tập đoàn quân 27, tăng cường các tiểu đoàn xe tăng độc lập 87 và 110 cho Tập đoàn quân 11, bổ sung Trung đoàn cơ giới 3 và các tiểu đoàn xe tăng độc lập 108, 112 cho Tập đoàn quân 34. Với một số binh lực mới được tăng cường, ngày 12 tháng 9, các đơn vị cánh trái của Tập đoàn quân 11 và cánh phải của Tập đoàn quân 34 (Liên Xô) mở cuộc phản công nhằm chiếm lại Demyansk nhưng không thành công. Các sư đoàn cơ giới 18, 3 SS "Totenkorpf" và Sư đoàn xe tăng 19 (Đức) đã dựng thành một bức tường thép chặn các hướng Bắc và Đông Demyansk và phản đột kích ngay sau khi cuộc phản công của quân đội Liên Xô thất bại. Ngày 14 tháng 9, Tập đoàn quân 11 phải rút về tuyến Lychkovo - Luzhnykh (???), Tập đoàn quân 34 phải rút về tuyến Lychkovo - Đông Demyansk. Ngày 15 tháng 9, Sư đoàn xe tăng 19 (Đức) tiến đến hồ Velye, đạt được chiều sâu nhiệm vụ xa nhất trên hướng này.
Từ ngày 16 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 2 và Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) tiếp tục công kích nhưng với các lực lượng mới được tăng viện, quân đội Liên Xô vẫn giữ vững tuyến phòng thủ ở Tây Nam vùng đồi Valday. Ngày 21 tháng 9, trung tướng Franz Halder, tham mưu trưởng lục quân Đức ghi nhận:
Đến ngày 30 tháng 9, quân đội Đức Quốc xã hầu như dẫm chân tại chỗ trên vùng đồi Tây Nam Valday. Quân đội Liên Xô đã thiết lập được tuyến phòng thủ vững chắc từ phía Đông hồ Ilmen đến Isakovo. Sư đoàn bộ binh 180 phòng thủ tuyến hồ Ilmen - Lychkovo, đối diện với họ là Sư đoàn bộ binh 290 (Đức). Các sư đoàn bộ binh 26, 84, 128 và Sư đoàn cơ giới 202 chiếm giữ địa đoạn từ Lychkovo đến Kirillovschina, lực lượng dự bị tuyến 2 có Lữ đoàn xe tăng 8 các sư đoàn kỵ binh 25, 54 mới được điều từ lực lượng dự bị đến. Phía bên kia chiến tuyến là Sư đoàn bộ binh 30 và Sư đoàn cơ giới 3 SS "Totenkopf". Các sư đoàn bộ binh 163, 245, 259, 262 giữ tuyến Kirillovschina - Isakovo, phía sau họ là Sư đoàn bộ binh 188 và Lữ đoàn pháo chống tăng 10. Đối diện với họ là Sư đoàn bộ binh 32 (Đức). Trên vùng hồ Orekhov đến Ostakovo có các sư đoàn bộ binh 4, 23, 28 (tuyến 1), 33, 183 và sư đoàn kỵ binh 46 (tuyến 2) phòng thủ.
Quân đội Đức Quốc xã bao vây Leningrad.
Kết thúc chiến dịch, mặc dù các tập đoàn quân 11, 27 và 34 (Liên Xô) đã chặn được Tập đoàn quân 16 (Đức) tại khu vực phía Đông Demyansk, loại trừ một phần nguy cơ đứt đoạn giữa Phương diện quân Tây Bắc (tái lập) và Phương diện quân Tây nhưng điều đó là không đủ để chặn các đòn tấn công của Quân đội Đức Quốc xã về hướng Leningrad. Sau khi đánh bại cuộc phản công Staraya-Russa của quân đội Liên Xô, Tập đoàn quân 18 (Đức) đã tiến đến vùng đồi Pulkovo, cửa ngõ phía Tây Nam Leningrad, đồng thời bao vây một bộ phận của Tập đoàn quân 8 (Liên Xô) vừa rút từ Tallinn về tại mỏm đất Oranienbaum (Lomonosov), đối diện với pháo đài Kronstad. Leningrad trở thành một thành phố mặt trận. Sông Neva trở thành tuyến phòng thủ chính ở phía Nam Leningrad. Sự kiện đặc biệt quan trọng đã diễn ra ngày 22 tháng 8 năm 1941 khi các sư đoàn xe tăng của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã chọc thủng phòng tuyến của quân đội Liên Xô ở chỗ tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 55 (Phương diện quân Leningrad) và Tập đoàn quân 54 (Phương diện quân Tây Bắc) tại khu vực Kolpino - Mga, tiến ra bờ hồ Ladoga, đánh chiếm "cái cổ chai" Shlisselburg. Leningrad hoàn toàn bị cắt rời khỏi "đất lớn" và chỉ còn có thể liên lạc được qua hồ Ladoga. Cuộc phong tỏa 900 ngày của quân đội Đức Quốc xã và cuộc chống phong tỏa của Quân đội Liên Xô và nhân dân Leningrad bắt đầu.
Trên hướng ra hồ Onega, Cánh trái của Tập đoàn quân 16 (Đức) được Quân đoàn xe tăng 39 và Quân đoàn xe tăng 41 hiệp lực tiếp tục tấn công. Ngày 1 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 1 và Quân đoàn bộ binh 28 (Đức) có Sư đoàn xe tăng 1 mở đường đã đánh bật Tập đoàn quân 54 (Liên Xô) khỏi tuyến phòng thủ Mga - Kirishi, đánh chiếm Kirishi và Gorodishche, uy hiếp thành phố Volkhov. Trên hướng Chudovo, Quân đoàn xe tăng 39 và Quân đoàn bộ binh 38 (Đức) bắt đầu mở chiến dịch tấn công lớn lên Tikhvin, đe dọa cắt đứt những con đường sắt cuối cùng từ vùng phía Tây sông Volga (Liên Xô) lên mặt trận Tây Bắc.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Chiến dịch phòng ngự chiến lược Leningrad của quân đội đã không đạt được mục tiêu đề ra. Thành phố Leningrad bị quân đội Đức Quốc xã bao vây và phải trải qua gần 900 ngày sau, vòng vây đó mới bị phá vỡ. Quá nửa quân số tham gia chiến dịch (so với quân số ban đầu) đã thương vong. Chỉ nhờ vào những biện pháp động viên lực lượng dự bị huy động từ các quân khu trong nội địa, Quân đội Liên Xô mới có thể chặn đứng được cuộc tấn công của quân đội Đức Quốc xã trên hướng thành phố Leningrad và hướng Demyansk.
Quân đội Đức Quốc xã mặc dù chịu thương vong khá lớn nhưng đã đạt được hầu hết mục tiêu trong kế hoạch tấn công, trừ mục tiêu quan trọng nhất: đánh chiếm Leningrad. Không những thế, Tập đoàn quân 16 và cánh phải của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) còn tiến sâu hơn về hướng Đông Leningrad, uy hiếp các mục tiêu quan trọng như đầu mối giao thông Volkhov và thành phố Tikhvin, đe dọa cắt đứt Phương diện quân Bắc khỏi hậu phương của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến dịch, sức tấn công của quân đội Đức Quốc xã giảm dần, từ trên 10 km/ngày chỉ còn 2,5 km/ngày vào 20 tháng 9 năm 1941 và 1,5 km ngày vào ngày cuối cùng của chiến dịch.
Mặc dù sau khi bao vây Leningrad, quân đội Đức Quốc xã đã chiếm được Tikhvin trong chiến dịch tấn công tiếp theo, nhưng cũng giống như ở Rostov trên sông Đông, quân đội Đức Quốc xã chỉ trụ lại được ở đây không quá 10 ngày và phải rút quân bởi chiến dịch phản công chiến lược Tikhvin của Phương diện quân Volkhov (Liên Xô) mới được thành lập.
Đánh giá.
Gần giống như các chiến dịch phòng thủ đầu tiên khi tiến hành cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các cấp chỉ huy Liên Xô đã liên tiếp mắc thêm những sai lầm làm cho tình huống trên mặt trận ngày một khó khăn hơn cho họ. Sai lầm đầu tiên là việc bố trí quân trên tuyến phòng thủ Luga, nơi được xem là tuyến quyết định cho cuộc phòng thủ Leningrad. Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô được bố trí rất mạnh gồm 1 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn bộ binh cùng nhiều trung đoàn pháo binh. Cụm phòng thủ Kingisepp cũng được bố trí binh lực tương đương và còn có thêm hai sư đoàn bộ binh của hải quân và các hạ sĩ quan dự bị đang được huấn luyện. Chỗ yếu nhất trên phòng tuyến này chính là khu vực phía Tây Nam Novgorod, nơi chỉ có hai sư đoàn bộ binh vốn được điều động thay thế Tập đoàn quân 48 bị thiệt hại nặng trong trận phản công Soltsy đóng giữ. Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) đã khai thác triệt để sai lầm của các cấp chỉ huy Liên Xô và giáng đòn tấn công quyết định vào chính lỗ hổng này trên tuyến phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô để đạt được những thành công quan trọng trên hướng Novgorod - Chudovo.
Những lực lượng ở thê đội 2 của Phương diện quân Bắc gồm Sư đoàn xe tăng 21 và 3 sư đoàn bộ binh đều được ném ra tuyến Kingisepp để chặn đòn tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức), khiến cho Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc hầu như không còn lực lượng dự bị để trám vào lỗ thủng nghiêm trọng trên hướng Chudovo. Mũi tấn công của cánh trái Tập đoàn quân 16 phối hợp các sư đoàn xe tăng, cơ giới trên cánh phải Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã loại bỏ tuyến phòng ngự Luga của quân đội Liên Xô và nhanh chóng tiến ra bờ hồ Ladoga, bao vây mặt Nam thành phố Leningrad. Cuộc chiến phòng thủ của 3 tập đoàn quân Liên Xô trên hướng Demyansk cho dù chặn được cuộc đột kích của Sư đoàn xe tăng 19 và 5 sư đoàn bộ binh Đức tại vùng đồi Valday nhưng không thể tác động nhiều đến tình hình mặt trận hướng Leningrad. Theo trình tự kế hoạch, quân đội Đức Quốc xã tiếp tục tấn công sâu hơn trên hướng Tây Bắc bằng Trận công kích Tikhvin trong một nỗ lực tấn công cuối cùng trên hướng Tây Bắc Liên Xô để bắt liên lạc với quân đội Phần Lan trước khi bắt đầu Chiến dịch "Cuồng phong" tấn công vào Moskva.
Việc chuyển mục tiêu chiến lược từ nhiệm vụ đánh chiếm Leningrad sang nhiệm vụ bao vây thành phố này chứng tỏ quân đội Đức Quốc xã không đủ lực lượng để thực hiện ba mục tiêu chiến lược trong kế hoạch Barbarossa cùng một lúc. Sự kiện Quân đoàn xe tăng 39 và Quân đoàn cơ giới 56 được điều về hướng Moskva từ ngày 1 tháng 10 và sau đó là Tập đoàn quân xe tăng 4 được rút dần khỏi hướng Tây Bắc Liên Xô để chuyển sang hướng Tây Nam phản ánh sự thay đổi mục tiêu chiến lược của Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã. Cuộc chiến ở miền Tây Nam Liên Xô hứa hẹn đem lại lợi ích to lớn về kinh tế và quân sự nhưng cũng đòi hỏi một lực lượng lớn hơn những tính toán ban đầu của Hitler và bộ chỉ huy của ông ta. Đó là nguyên nhân trực tiếp từ phía Đức Quốc xã dẫn đến quyết định chuyển mục tiêu đánh chiếm Leningrad thành một cuộc bao vây dài ngày. Về phía Liên Xô, những đòn phản công liên tục, dù không thành công như mục tiêu ban đầu, cũng đã kìm hãm đáng kể tốc độ tấn công và làm tiêu hao nhiều lực lượng bộ binh và xe tăng Đức trên hướng Tây Bắc để cuối cùng, chặn đứng quân đội Đức Quốc xã trên tuyến Volkhov - Tikhvin, đồng thời làm tiêu tan hy vọng của quân Đức khi họ muốn nối trận tuyến với quân đội Phần Lan tại eo đất giữa hồ Ladoga và hồ Onega.
Ảnh hưởng.
Chiến dịch phòng ngự chiến lược Leningrad của quân đội Liên Xô không đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng tai hại đến thế trận của họ trên cánh Bắc của mặt trận Xô-Đức. Toàn bộ tỉnh Leningrad (trừ thành phố Leningrad và phần còn lại của eo đất Vyborg) rơi vào tay quân đội Đức Quốc xã. Đòn tấn công đánh chiếm khu vực "cổ chai" Shlisselburg bên bờ hồ Ladoga đã đẩy Phương diện quân Leningrad và thành phố này vào tình trạng bị bao vây gần như hoàn toàn, chỉ còn có thể liên lạc được với "đất lớn" Liên Xô qua hồ Ladoga. Sau khi bao vây Leningrad, quân đội Đức Quốc xã còn rộng đường tiến đánh trên hướng Volkhov - Tikhvin, đe dọa tiến vào sau Tập đoàn quân 7 của Phương diện quân Karelia đang phòng ngự chống lại các cuộc tấn công của quân đội Phần Lan trên eo đất giữa hồ Ladoga và hồ Onega.
Mặc dù không chiếm được thành phố Leningrad nhưng Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã vẫn coi như nhiệm vụ đã hoàn thành khi họ cho rằng cái rét trên vòng Bắc Cực và nạn đói sẽ làm cho quân đội và người dân Leningrad phải hạ vũ khí. Ngày 18 tháng 9 năm 1941, trung tướng Franz Halder, Tổng tham mưu trưởng lục quân Đức Quốc xã viết:
Tin tưởng rằng đã vô hiệu hóa hoặc kìm chân các lực lượng lớn của quân đội Liên Xô trên cánh Bắc của mặt trận phía Đông, quân đội Đức Quốc xã bắt đầu chuyển một phần lớn lực lượng xe tăng, thiết giáp về hướng Moskva để mở Chiến dịch "Cuồng phong". Hồi 11 giờ 30 ngày 18 tháng 9, trung tướng Kurt Brennecke, tham mưu trưởng Cụm tập đoàn quan "Bắc" (Đức) nhận được chỉ thị từ OKW yêu cầu điều chuyển Sư đoàn xe tăng 1 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 4 cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Ngày 27 tháng 9, Sư đoàn xe tăng 19 và Sư đoàn cơ giới 36 (Đức) cũng được rút ra để điều đến Cụm tập đoàn quân Trung tâm. | 1 | null |
Friedrich Graf von Bothmer (11 tháng 9 năm 1805 tại München – 29 tháng 7 năm tại 1886) là một sĩ quan quân đội Bayern, làm đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã tham gia trong nhiều trận thắng của người Đức trong cuộc chiến tranh với Pháp (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Bothmer sinh ra một gia đình quý tộc và sau khi học xong Trung học tại Wilhelmsgymnasium München (ngày nay) vào năm 1825 ông học tại Würzburg, nơi ông gia nhập Liên đoàn Sinh viên Franconia. Sau đó, vào năm 1827, ông gia nhập Trung đoàn Pháo binh số 2 của Bayern với tư cách là một "Thiếu Sinh quân quý tộc" (Junker), nhưng vào năm 1833 ông giải ngũ với quân hàm Trung úy rồi chuyển sang quân đội Hy Lạp dưới triều vua Óthon, một thành viên của Vương triều Wittelsbach đang trị vì xứ Bayern. Sau 6 tháng phục vụ, ông được phong cấp Đại úy, và đã thể hiện khả năng của mình trong cuộc trấn áp quân nổi dậy Messenier và Mainoten. Về sau này, ông được phép trở lại quân ngũ Bayern với cấp bậc Thượng tá, đến năm 1847 được lên cấp Đại úy và vào năm 1848 được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Thống chế Hoàng thân Karl của Bayern.
Đến năm 1866, trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Bothmer, với quân hàm Thiếu tướng đã chỉ huy lực lượng pháo binh trừ bị của Bayern trong "Chiến dịch Main". Trên cương vị này, ông đã tham gia trong các trận đánh tại Kaltennordheim và Bad Kissingen.
Vào năm 1870, khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, Bothmer được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn Bayern số 4, với cấp bậc Trung tướng. Trong cuộc tấn công vào quân Pháp ở Wissembourg tại Alsace vào ngày 4 tháng 8 năm 1870, sư đoàn của ông, gồm 1 vạn bộ binh và 500 kỵ binh, đóng vai trò như lực lượng tiền vệ của Quân đoàn II của Bayern dưới quyền chỉ huy của tướng Jakob von Hartmann, cũng như của "Binh đoàn thứ ba" của Phổ - Đức do Thái tử Phổ là Friedrich Wilhelm thống lĩnh. Ông đã thể hiện tài dụng binh của mình trong các trận chiến tại Frœschwiller-Wœrth, Sedan và trong cuộc vây hãm Paris. Ngoài ra, sư đoàn của ông cũng tiến hành cuộc vây hãm Marsal từ ngày 13 cho đến ngày 14 tháng 8 năm 1870, nhanh chóng buộc quân đội Pháp đồn trú ở Marsal phải đầu hàng.
Sau thắng lợi của Đức trong cuộc chiến tranh, Bothmer được bổ nhiệm làm Thanh tra Pháo binh và Vận chuyển quân đội. Vào năm 1877, ông được thăng quân hàm Thượng tướng Bộ binh, đến năm 1879, ông thỉnh cầu Bộ trưởng Chiến tranh Maillinger thành lập Bảo tàng Quân đội Bayern.
Sau năm 1883, vị tướng về hưu sống ở quê nhà München của ông cho đến khi ông từ trần ngày 29 tháng 7 năm 1886. | 1 | null |
Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (, viết tắt là PSUV) là đảng chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Venezuela, đây là một chính đảng cánh tả theo học thuyết Chủ nghĩa xã hội Thế kỷ 21 của cố tổng thống Hugo Chávez và tư tưởng Simon Bolivar. Hiện nay là đảng cầm quyền ở Venezuela.
Cấu trúc.
Đứng đầu ở là Tổng thống Nicolas Maduro, phó chủ tịch (Diosdado Cabello), và 29 thành viên: | 1 | null |
Aksaite (Mg[B6O7(HO)6]·2H2O) là một khoáng vật tìm thấy ở Kazakhstan. Thành phần chủ yếu của nó là B, H, Mg và O.
Từ nguyên học và Lịch sử.
Aksaite được đặt tên cho nơi khám phá ra nó là "Ak-say" ("lit." White Glen). Nó được tìm thấy năm 1963 ở Chelkar Salt Dome, Thung lũng Ak-say, Kazakhstan. | 1 | null |
Hugo Moritz Anton Heinrich Freiherr von Obernitz (16 tháng 4 năm 1819 tại Bischofswerder, Đông Phổ – 18 tháng 9 năm 1901 tại Honnef, Westfalen) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh và là Tướng phụ tá của Đức hoàng Wilhelm II. Ông từng được tặng thưởng Huân chương Quân công vì lòng dũng cảm của mình trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866 và chỉ huy một sư đoàn trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871. Sau các cuộc chiến này, ông trở thành tư lệnh của Quân đoàn XIV tại Karlsruhe và giữ cương vị này trong vòng 9 năm.
Tiểu sử.
Hugo sinh ra trong một gia đình quý tộc, là con trai của cựu Thiếu tá Phổ Friedrich Karl Moritz von Obernitz (1786 – 1844) và người vợ của ông này là Wilhelmine, tên khai sinh là Oesterreich (1879 – 1832).
Sau khi học tại các trường thiếu sinh quân ở Kulm và Berlin, vào ngày 18 tháng 8 năm 1836, Obernitz trở thành một thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh số 4. Vào năm 1852, ông được phong quân hàm Đại úy và vào năm 1856 ông lên cấp Thiếu tá. Kể từ tháng 6 năm 1861, ông là Thượng tá và vào mùa xuân năm 1863, ông nhậm chức Tư lệnh của Trung đoàn Bắn súng hỏa mai Cận vệ. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1865, ông được ủy nhiệm làm thành viên của Ủy ban Học vấn tại Học viện Quân sự ở kinh đô Berlin. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ của Tập đoàn quân số 2 trong các trận đánh tại Soor và Königinhof, trong đó quân đội Phổ giành chiến thắng với thiệt hại nặng nề cho phía Áo. Trong trận chiến quyết định tại Königgrätz vào ngày 3 tháng 7, các lực lượng dưới quyền ông đã thu giữ 40 khẩu đại bác và đánh chiếm Chlum.
Đến ngày 29 tháng 9 năm 1866, ông được lên quân hàm Thiếu tướng. Từ năm 1868 cho đến năm 1871, ông là Thanh tra của bộ binh nhẹ "Jäger" và Lính trơn ("Schützen").
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông giữ chức Tư lệnh của Sư đoàn Württemberg trong trận chiến Frœschwiller-Wœrth, sau đó ông tiến hành cuộc vây hãm Lichtenberg, buộc quân đội Pháp trú phòng tại đây phải đầu hàng vào đầu tháng 8 năm 1870. Chiến thắng này đã mang lại cho quân đội Đức một số lượng tù binh và tiếp tế. Tiếp theo đó, sư đoàn của ông cũng chiến đấu thành công trong cuộc vây hãm Paris, khi mà họ được đặt trong biên chế của Quân đoàn II dưới quyền tướng Eduard von Fransecky trong. Vì những chiến công của mình trong cuộc chiến, tướng Obernitz đã được tặng thưởng 100.000 thaler.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 1879, ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn XIV tại Karlsruhe, và giữ chức vị này cho đến khi giải ngũa vào tháng 8 năm 1888. Trong khi đó, vào ngày 11 tháng 6 năm 1879, ông được thăng cấp Thượng tướng Bộ binh và vào ngày 22 tháng 3 năm 1884, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Đại tá ("Chef") của Trung đoàn Phóng lựu "Friedrich Đại đế" (Đông Phổ số 3) số 4. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1886, ông làm lẽ kỷ niệm 50 phục vụ quân ngũ.
Ông đã kết hôn với bà Anna Friederike Ida Bertha, tên khai sinh là von Usedom (1839 – 1913) | 1 | null |
"Lửa Hy Lạp" là vũ khí bí mật của hoàng đế Đông La Mã. Nó được cho là đã được phát minh bởi một kỹ sư người Syria tên là Callinicus, một người theo đạo Cơ đốc tị nạn từ Maalbek, trong thế kỷ thứ 7 (vào năm 673). Loại hóa chất được sử dụng cho vũ khí này được phun sang tàu địch bằng một chiếc bơm được làm bằng da và gỗ, luồng hóa chất này chạy qua một chiếc ống đồng và phóng ra ngoài có một người đứng ngoài châm đóm vào luồng hóa chất làm nó bốc cháy trước khi bắn vào tàu địch. Nó còn có khả năng cháy trên mặt nước mà không gây ảnh hưởng gì và thậm chí càng cháy to hơn bình thường.
Mặc dù thuật ngữ "Lửa Hy Lạp" được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu sau các cuộc Thập tự chinh, trong các nguồn Đông La Mã ban đầu nó được gọi bằng nhiều tên khác nhau, chẳng hạn như "lửa biển" ( "pyr thalássion"), "Lửa La Mã" ( "pr rhomaïkón"), "Lửa chiến tranh" ( "polemikòn pyr"), "dung dịch bắn" (), hoặc "lửa tự chế" ( "pyr skeuastón"). | 1 | null |
Đấu Ban (chữ Hán: 鬬班), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Đấu, vương thân nước Sở đời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Có thuyết nói ông là con của Đấu Liêm , có thuyết là Đấu Cường (con của Sở Nhược Ngao) , có thuyết là Đấu Cốc Ư Đồ .
Đấu Ban được phong ở đất Thân, nên được gọi là Thân công. Con là tư mã Đấu Nghi Thân.
Sự nghiệp.
Mùa thu năm 666 TCN thời Sở Thành vương, lệnh doãn Tử Nguyên đưa 600 cỗ chiến xa tấn công nước Trịnh, tiến vào cửa Kết Trật. Tử Nguyên, Đấu Ngự Cường, Đấu Ngô nối nhau mà đi làm tiền quân; Đấu Ban, Vương Tôn Du, Vương Tôn Hỷ ở mặt sau. Đội xe theo đường lớn tiến đến, nước Trịnh vẫn mở cửa thành cho mọi người đi lại như thường. Tử Nguyên nói: "Nước Trịnh có nhân tài." Nhân các chư hầu đến cứu nước Trịnh, quân Sở trong đêm bỏ chạy .
Năm 664 TCN, Tử Nguyên ngủ lại vương cung, ý đồ dụ dỗ phu nhân Tức Quy của Sở Văn vương, Xạ sư Đấu Liêm can ngăn, bị giam lại. Mùa thu năm ấy, Đấu Ban phát động chánh biến, giết Tử Nguyên, Đấu Cốc Ư Đồ thay làm lệnh doãn . | 1 | null |
Kim Hyung Soo (Hangul: 김형수, sinh ngày 30 tháng 12 năm 1981), còn được biết đến với nghệ danh K.Will (Hangul: 케이윌), là một ca sĩ nhạc ballad Hàn Quốc. K.Will lần đầu tiên được biết đến tại Hàn Quốc với hai single "Dream" là "A love to kill" OST, phát hành vào năm 2006. Khoảng một năm sau, anh phát hành album đầu ay "Left Heart". Tháng 12 năm 2008, anh trở lại với single "Love 119". Ngay sau đó là mini-album "Dropping the tears" vào tháng 4 năm 2009 và album thứ hai "Miss, Miss and Miss" vào tháng 11 năm 2009.
Tiểu sử.
Tuổi trẻ.
K.Will rất thích hát từ khi còn bé, bắt đầu từ việc hát với mẹ khi mẹ chơi Guitar, anh đã từng bị đuổi khỏi lớp vì quá ồn ào. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh quyết định sẽ trở thành ca sĩ và nói với bố mẹ. Tuy nhiên, họ lại không đồng ý với quyết định đó và cố gắng thỏa thuận với anh, nói rằng anh có thể chơi nhạc trong khi đang làm công việc khác. Cuối cùng, anh nhận ra là quá khó khăn khi làm hai việc cùng một lúc, nên anh quyết định sẽ trở thành ca sĩ.
Bắt đầu sự nghiệp.
K.Will tham gia vào một buổi thử giọng và những nhà soạn nhạc cho rằng anh có tiềm năng để hát tiếp. Khi trở thành trainee, anh làm mọi thứ để có thể hát như là biểu diễn trên đường phố, hát bè, hay là hát điệp khúc cho những nghệ sĩ nổi tiếng. Trong lúc đó, anh đã xây dựng tình bạn với một số nghệ sĩ như 8Eight, Lim Jeong-hee, SG Wannabe...
K.Will thường bị nhầm là người soạn nhạc bài "Hug" của TVXQ cho đến khi việc này được làm rõ trong một buổi phỏng vấn trên KBS World.
Sự nghiệp.
2006-2007.
Khi K.Will đang giúp Rain sản xuất album thứ hai, anh nhận được một lời mời từ Park Jin Young, một nhà sản xuất âm nhạc lớn tại Hàn Quốc. Park Jin Young đã viết và soạn cho anh một bài hát trong album đầu tiên "Left Heart" của K.Will, phát hành ngày 6 tháng 3 năm 2007. Cứ tưởng "Left Heart" là bài hát debut của K.Will nhưng anh đã có màn debut trước đó cùng với Lim Jeong-hee (được biết đến là J-Lim) vào năm 2006.
Trong thời gian đó, những video K.Will hát lại những bài hát của Mariah Carey được đăng lên mạng như "Without You", "My All", "I Still Believe"... và hát khá tốt nên những netizen gọi anh là "Mariah Carey phiên bản nam"
2008-2009.
Ngày 2 tháng 12,2008 K.Will phát hành digital single "Love 119", một sự kết hợp với rapper có tiếng MC Mong. Bài hát này đã xếp #1 trên bảng xếp hạng online và xếp #2 trên KBS Music Bank K-Chart mà không hề quảng bá.
Tiếp nối với bài hát nổi tiếng "Love 119", K.Will phát hành mini album mang tên "Dropping The Tears" vào 31 tháng 3 năm 2009. Anh cũng đã làm việc với hai thành viên của SNSD: Tiffany và Yuri cho album này. Yuri xuất hiện trong MV "Dropping The Tears", còn Tiffany gọp giọng vào bài hát "Girl, Meets Love". K.Will và Tiffany đã biểu diễn bài hát này trên Music Core vào tháng 7,2009.
Vào 25 tháng 12 năm 2009 K.Will đã có concert đầu tiên của riêng mình. Vé được bán hết nhanh hơn bất kì ca sĩ solo nào.
2010-2011.
K.Will debut tại USA trong "THE THREE ROMANTICIST" concert cùng với Kim Bum Soo và Yoo Seung Chan vào 5 tháng 3 năm 2010. Single của anh tên "Present" được phát hành vào 10 tháng 3 năm 2010 và đã xếp #1 trên nhiều bảng xếp hạng online.
K.Will tổ chức concert đầu tiên tại Nhật Bản, "K.Will Live Concert with Band In Tokyo" vào tháng 5,2011 và "K.Will Live Concert with Band In Osaka" vào tháng 7,2011.
Khoảng một năm sau album thứ hai của anh, anh phát hành digital single "Amazed" cùng với Simon D và Hyorin của Sistar vào 21 tháng 1 năm 2011. Bảy tuần sau đó, mini album thứ hai của anh được phát hành và anh tổ chức một live showcase và phát hành MV "My Heart Is Beating" có sự tham gia của Lee Joon (MBLAQ) và IU, bài hát này đã all-kill mọi bảng xếp hạng online. Năm năm kể từ khi debut, K.Will lần đầu tiên nhận được cúp tại SBS Inkigayo
2012.
Sau khi tham gia KBS Immortal Songs II vào tháng 11 năm 2011. K.Will đã rời chương trình sau khi thắng 3 lần, tạo nên kỉ lục mới.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 2012 (Ngày Valentine) K.Will phát hành 3rd mini-album "I Need You" hai tuần sau khi sau khi phát hành digital single "I Hate Myself". Cùng ngày đó, K.Will cũng đã phát hành MV "I Need You" thông qua Starship Entertainment's offical Youtube channel, có Bora (Sistar), Ji Chang Wook và Yeo Jin Gu đóng vai chính. "I Need You" xếp #2 tại Billbroad K-pop Hot 100 trong khi "I Hate Myself" xếp #6. K.Will lần đầu tiên thắng #1 tại K-Chart kể từ khi debut được 6 năm tại KBS Music Bank với ca khúc "I Need You"
Album "Third Album, Part 1" được phát hành vào ngày 11 tháng 10 cùng với MV "Please Don't" - bài hát chủ đề. "Please Don't" là bài hát được quảng bá thành công nhất của K.Will từ lúc trước đến nay. MV "Please Don't" có sự tham gia của Seo In Guk, Dasom (Sistar) và An Jae-hyeon
2013.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 2013 Powerhouse Live (U.S.) mời K.Will đến biểu diễn Valentine's Day concert ở Orpheum Theatre tại Los Angeles, California.
Vào 3 tháng 4 K.Will phát hành single "Love Blossom"
Vào 19 tháng 10, K.Will phát hành album "Will In Fall" với bài chủ đề là "You Don't Know Love". Trong MV có sự tham gia của Chanyeol (EXO) và người mẫu Lee Ho-jung ra mắt vào ngày 21 tháng 10.
2014.
Vào 25 tháng 6, K.Will cho phát hành mini-album "One Fine Day", với bài hát chủ đề tên "Day 1", trong MV có sự tham gia của Soyu (Sistar) và nam diễn viên Park Min-woo.
2015.
Đầu năm 2015, K.Will kết hợp cùng Ham Eun-jung của T-ara nhằm ra mắt cũng như hỗ trợ ca khúc I'm Good.
2017.
Vào ngày 26 tháng 9, K.Will phát hành Nonfiction nằm trong "The 4th Album Part 1".
Chương trình thực tế | 1 | null |
Bảy Núi là một huyện cũ thuộc tỉnh An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Huyện Bảy Núi tồn tại từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 đến ngày 23 tháng 8 năm 1979.
Địa lý.
Huyện Bảy Núi có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Quyết định 56-CP ngày 11 tháng 03 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Bảy Núi được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
Sau khi thành lập, huyện Bảy Núi có 21 xã: An Cư, An Nông, An Phú, An Tức, Ba Chúc, Châu Lăng, Cô Tô, Lạc Qưới, Lê Trì, Lương Phi, Nhơn Hưng, Ô Lâm, Tà Đảnh, Thới Sơn, Trác Quan, Tri Tôn, Tú Tề, Văn Giáo, Vĩnh Gia, Vĩnh Trung, Xuân Tô. Trụ sở huyện lỵ đặt tại xã Tri Tôn.
Quyết định 181-CP ngày 25 tháng 04 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới và đổi tên một số xã và thị trấn huyện Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang:
Đến thời điểm năm 1979, huyện Bảy Núi bao gồm 2 thị trấn: Bảy Núi (huyện lỵ), Chi Lăng và 23 xã: An Cư, An Hảo, An Lạc, An Lập, An Ninh, An Nông, An Phú, An Phước, An Thành, Cô Tô, Ba Chúc, Lạc Quới, Nhơn Hưng, Núi Tô, Tân Cương, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Tuyến, Thới Sơn, Thới Thuận, Vĩnh Gia, Vĩnh Trung, Xuân Tô.
Quyết định 300-CP ngày 23 tháng 08 năm 1979 của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Bảy Núi thành 2 huyện: Tri Tôn và Tịnh Biên:
Địa bàn huyện Bảy Núi hiện nay tương ứng với gần trọn diện tích địa bàn huyện Tri Tôn và toàn bộ địa thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. | 1 | null |
Vĩ Giả (chữ Hán: 蔿賈, ? – 605 TCN), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Vĩ, húy Giả, tự Bá Doanh, đại thần nước Sở đời Xuân Thu, phù tá 3 đời quân chủ Sở Thành vương, Sở Mục vương, Sở Trang vương.
Thân thế.
Vĩ Giả là hậu duệ của Sở Vĩ Mạo (tức Sở Lệ vương). Ông nội là Vĩ Chương, cha là Vĩ Lã Thần. Có thuyết nói Tôn Thúc Ngao là con của Vĩ Giả.
Sự nghiệp.
Năm 661 TCN, ông lãnh binh bình định nước Dung. Năm 608 TCN, Triệu Thuẫn nước Tấn hội quân các nước Trần, Tống đánh nước Trịnh, Vĩ Giả nhận lệnh đi cứu, đại phá liên quân ở Bắc Lâm, bắt được đại phu Giải Dương của nước Tấn.
Tử Văn qua đời, con Tử Văn là Tử Dương làm lệnh doãn, Tử Việt làm tư mã, Vĩ Giả làm công chánh. Ông gièm pha Tử Dương, khiến Tử Dương bị giết. Tử Việt làm lệnh doãn, ông làm tư mã. Năm 605 TCN, Tử Việt bắt giết Vĩ Giả, sau đó nổi loạn. | 1 | null |
Đấu Bàn (chữ Hán: 鬬般), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Đấu, tên là Bàn, tự Tử Dương (子揚), lệnh doãn nước Sở đời Xuân Thu.
Cuộc đời.
Cha là lệnh doãn Tử Văn, sau khi Tử Văn mất ông cũng làm lệnh doãn. Đấu Bàn bị công chánh Vĩ Giả gièm pha, nên bị Sở Trang vương giết. Tư mã Tử Việt thay làm lệnh doãn, Vĩ Giả làm tư mã. | 1 | null |
Đấu Việt Tiêu (chữ Hán: 鬬越椒, ? - 605 TCN), họ Mị (tức Hùng), thị tộc Đấu, tự Bá Phần, còn được gọi là Tử Việt (子越), lệnh doãn nước Sở đời Xuân Thu.
Cuộc đời.
Đấu Việt Tiêu là con của Tử Lương, em của Tử Văn. Lệnh doãn Tử Dương bị gièm chết, ông thay làm lệnh doãn. Năm 605 TCN, có người nói xấu Việt Tiêu với Sở Trang vương, ông sợ gặp vạ nên nổi loạn. Sở Trang vương muốn đưa ba con trai làm tin nhằm chấm dứt cuộc nổi loạn, nhưng Việt Tiêu không đáp ứng.
Tháng 7 cùng năm, đôi bên giao chiến ở Cao Hử , ông nhắm vào chiến xa của Sở vương, bắn tên xuyên qua giá trống, găm vào chiêng đồng. Lại bắn một mũi tên xuyên qua cái trống trên xe. Quân Sở kinh hãi lui lại, Sở Trang vương hô to: "Khi xưa tiên quân (tức Sở Văn vương) bình định nước Tức lấy được 3 mũi tên cứng, Việt Tiêu trộm được 2, đã bắn ra cả rồi." Bèn nổi trống tấn công, đánh bại loạn quân.
Đông Chu liệt quốc kể thêm tình tiết Dưỡng Do Cơ thi bắn giết chết Đấu Việt Tiêu, thực tế khi Dưỡng Do Cơ tham chiến thì cuộc nổi loạn đã bị dẹp xong. | 1 | null |
là bộ shounen manga được viết bởi Ito "Oh Great" Ōgure. Truyện viết về cuộc sống của cậu bé có tên là Itsuki Minami, hay còn gọi là Ikki, đồng thời có biệt danh là "Baby face" và "Lil (hoặc Little) Crow", đồng thời kể về những con người sử dụng Air Trecks - một phát minh như một đôi giày trượt pa - tin. Bộ truyện đã thắng giải Kodansha Manga Award 2006 dành cho thể loại shounen. | 1 | null |
là một bộ manga Nhật Bản được viết và minh họa bởi Seo Kouji. "Suzuka" được đăng trên Tạp chí Weekly Shounen Magazine xuất bản bởi Kodansha. Nó được chuyển thể thành 26 tập phim anime và được phát sóng trên TV Tokyo của Nhật Bản từ ngày 06 tháng 7 năm 2005 đến ngày 28 tháng 12 năm 2005.
Nhân vật.
Do sở thích và ý tưởng của tác giả, mà tên các nhân vật đã được bắt nguồn từ những cầu thủ Hiroshima Toyo Carp qua các thời kỳ, tên hạm đội và các tướng lĩnh thời chiến quốc.
Truyền thông.
Manga phần tiếp theo.
Vào tháng 2 năm 2014, một manga phần tiếp tiếp theo của Suzuka được phát hành dưới tên Fuuka. Nội dung của manga xoay quanh Haruna Yuu, một cậu học sinh 15 tuổi cô độc một mình và người bạn duy nhất là ở trên Twitter. Sau khi chuyển đến sống cùng ba người chị em của mình, Yuu đã gặp Fuuka, một cô gái học cùng trường (Fuuka là con gái của Yamato và Suzuka). Lúc đầu Fuuka gọi Yuu là tên biến thái do một sự cố hài hước trong lần gặp đầu tiên của hai người. Rồi sau đó Yuu biết Fuuka có ước mơ là thành lập một ban nhạc và hai người trở thành bạn rồi thành người yêu. Tuy nhiên một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra ngay khi Yuu và nhóm bạn của mình bắt đầu tạo nên một huyền thoại mới.
Light Novel.
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2007, một tiểu thuyết của Suzuka đã được Nhà xuất bản Kodansha phát hành dưới nhãn "KC Novel". Nội dung của tiếu thuyết bao gồm ba truyện ngắn được viết bởi nhà văn Ayuna Fujisaki và được minh họa bởi mangaka Seo Kouji. | 1 | null |
Nguyễn Ngọc Ký là một cố nhà giáo kiêm nhà văn người Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình, rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" và được kể với tên Bàn chân kỳ diệu
Tiểu sử.
Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, Ký bị bệnh sốt bại liệt và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, Ký rất muốn đến trường nhưng vì bệnh tật nên ông không thể đi học. Tuy khó khăn nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Theo lời ông kể lúc đi xin học: "Thế là một hôm, vì nể gia đình nên cô giáo cho tôi vào lớp học, nhưng cô không tin rằng tôi viết được".
Nhờ vào nỗ lực của bản thân, năm 1963, Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giảng viên.
Năm 1993, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết","Nhà văn đầu tiên dùng chân để viết".
Ngoài ra, cuộc đời và quá trình luyện viết của ông đã được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam cho vào những trang sách giáo khoa như một lời động viên, khích lệ rằng cần có ý chí nghị lực, quyết tâm cũng như hãy tin vào chính mình và một ngày nào đó bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước.
Những năm ông nghỉ hưu, căn bệnh suy thận bắt ông tuần 3 lần phải chạy thận nhân tạo. Song với nghị lực và quyết tâm phi thường, ông vẫn miệt mài đi giao lưu với học sinh, vừa tiếp khách tư vấn tâm lí qua Tổng đài 1088 và vừa sáng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (Thành phố Hồ Chí Minh)..
Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Gia đình.
Người vợ đầu của Nguyễn Ngọc Ký tên là Vũ Thị Nhiễu. Họ cưới ngày 26 tháng 12 năm 1970. Hai người có với nhau 3 người con, 2 gái 1 trai.
Năm 2001, bà Vũ Thị Nhiễu mất do bị tai biến mạch máu não. Theo lời phó thác của chị ruột trước khi mất, bà Vũ Thị Đậu - khi ấy đã góa chồng và có 2 con riêng - vào TP.HCM, thay chị gái trông nom anh rể.
Qua đời.
Ông qua đời vào rạng sáng ngày 28 tháng 9 năm 2022, sau thời gian chiến đấu với bệnh suy thận tại nhà riêng ở phường Phước Long B, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tang lễ của ông được tổ chức ở nhà riêng cùng ngày. Thi hài của ông được hỏa táng vào trưa ngày 29 tháng 9 năm 2022 tại Phước Lạc Viên (Dĩ An - Bình Dương), và tro cốt của ông được đưa về quê nhà Nam Định. | 1 | null |
bao trùm toàn bộ tỉnh Chiba trên đảo Honshū, Nhật Bản. Bán đảo tạo thành bờ đông của vịnh Tokyo, chia tách vịnh này với Thái Bình Dương. Bán đảo có diện tích khoảng .
Tên bằng Hán tự của bán đảo bắt nguồn từ tên bằng hán tự của các 'quốc' từng tồn tại trên bán đảo: Awa (安房, "An Phòng"), Kazusa (上総, "Thượng Tổng") và Shimōsa (下総, "Hạ Tổng"). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản gọi vùng bờ biển phía tây và đông của bán đảo là "Uchibō" (内房, "Nội Phòng") và "Sotobō" (外房, "Ngoại Phòng"), tương ứng.
Bán đảo Bōsō được xác định: Thái Bình Dương ở phía đông và nam, vịnh Tokyo ở phía tây, sông Edo và sông Tone ở phía bắc. Vùng đồi Boso tạo thành xương sống phần phía nam của bán đảo, phần lớn khu vực nay là gò đồi. Núi Atago tại Minamibōsō và Kamogawa là điểm cao nhất của bán đảo với cao độ . Từ nam lên bắc, vùng đồi Bōsō nhường chỗ cho cao nguyên Shimosa- bao trùm phần lớn khu vực phía bắc tỉnh Chiba, và chấm dứt ở vùng thấp quanh sông Tone.
Các phần phía bắc và phía tây của bán đảo Bōsō có mức độ đô thị hóa cao. Cao nguyên Shimosa và vùng đất thấp ven biển và các thung lũng sông nội địa chủ yếu được sử dụng cho mục đích canh thác lúa gạo. Vùng bờ biển phía tây của bán đảo có Vùng Công nghiệp Keiyo- trải dài từ Urayasu trên ranh giới với Tokyo ở phía tây bắc bán đảo đến Futtsu ở phía nam. The Tokyo Bay Aqua-Line, một tổ hợp cầu-hầm qua vịnh Tokyo, kết nối Kisarazu với thành phố Kawasaki của tỉnh Kanagawa. Vùng đông bắc của bán đảo là một phần của Công viện quốc định Suigo-Tsukuba- trải dài trên địa phận cả hai tỉnh Ibaraki và Chiba, và phần lớn vùng bờ biển phía đông còn lại của bán đảo được xác định thuộc Công viên quốc định Nam Boso. | 1 | null |
Lệnh doãn () là một chức quan của nước Sở - một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Chức vụ này tương đương với chức thừa tướng.
Thời Sở Chiêu vương, nước Sở thiết lập chức 'lệnh doãn', lãnh đạo chính trị, không tham gia thống lĩnh quân đội. Từ đó cho đến khi nước Sở bị nước Tần tiêu diệt, lệnh doãn là chức quan cao nhất của nước Sở, có quyền lực nhiều hơn cả các tể tướng hay tướng quân của các nước chư hầu tại Trung Nguyên. Chức 'lệnh doãn' thông thường do thân tộc của Sở vương đảm nhiệm, những người không thuộc vương tộc đảm nhiệm chức lệnh doãn theo khảo chứng chỉ có Bành Trọng Sảng (nguyên là bình dân nước Thân) thời Sở Văn vương và Ngô Khởi (nguyên là tướng quân nước Ngụy) thời Sở Điệu vương. | 1 | null |
Until Death (Quyết tử hay Đến phút cuối cùng) là một bộ phim hình sự, hành động và tâm lý Mỹ của đạo diễn Simon Fellows thực hiện vào năm 2007, phim có sự tham gia của nam diễn viên Jean-Claude Van Damme. Mác phim của "Until Death" là Vengeance is his, có nghĩa là Sự trả thù là anh ta.
Nội dung.
Bộ phim kể về cuộc sống của Thám tử Anthony Stowe - một người cảnh sát luôn gặp nhiều chuyện đen đủi, công việc của anh là chống ma túy nhưng chính bản thân anh ta cũng là con nghiện, các đồng nghiệp đều không thích anh vì anh quá cọc cằn, ngay cả vợ anh mà còn phải bỏ đi ngoại tình. Một ngày kia, sau khi đấu súng với vài tên tội phạm thì Anthony bị bắn vào đầu, may mắn thay anh không chết, anh nhận ra thời gian qua mình đã sống một cách vô ích, Anthony quyết định sẽ sống tốt hơn để làm người chồng và người cha tốt... | 1 | null |
Alfred Emil Ludwig Philipp Freiherr von Degenfeld (9 tháng 2 năm 1816 tại Gernsbach – 16 tháng 11 năm 1888 tại Karlsruhe) là một Trung tướng quân đội Phổ và Nghị sĩ Quốc hội Đức. Ông đã tham gia chỉ huy các lực lượng Đức và giành nhiều chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Sự nghiệp trước năm 1870.
Alfred von Degenfeld đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 3 của Baden vào năm 1833 và được phong cấp sĩ quan vào năm 1836. Đến năm 1865, ông lên quân hàm Đại tá với chức vụ Tư lệnh Trung đoàn. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông chỉ huy trung đoàn của mình tham gia các trận đánh trong "Chiến dịch Main", như một phần thuộc Sư đoàn Baden dưới quyền chỉ huy của Vương công Wilhelm: ông tham chiến trong một trận đánh tại Hundheim vào ngày 23 tháng 7 năm 1866, rồi trận Werbach vào ngày 24 tháng 7 năm 1866 và hôm sau ông lại tham gia trong trận Gerchsheim. Vào năm 1868, ông lên cấp Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 2.
Chiến tranh Pháp - Đức.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông thống lĩnh lữ đoàn của mình (Baden số 2) tham chiến như một phần thuộc Sư đoàn Baden trong Quân đoàn XIV do tướng August von Werder chỉ huy. Từ ngày 16 tháng 8 cho đến ngày 27 tháng 9 năm 1870, lữ đoàn của ông đã tham gia trong cuộc vây hãm Strasbourg. Sau khi Strasbourg thất thủ, Quân đoàn XIV của Đức đã được hình thành từ lực lượng vây hãm pháo đài này dưới quyền tướng Werder.
Một trong những nhiệm vụ của Quân đoàn XIV là phải truy quét hàng loạt đội du kích quân Pháp đang hoạt động tại vùng núi Vosges. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1870, theo mệnh lệnh của Werder, lữ đoàn Degenfeld, lực lượng tiền vệ của Quân đoàn XIV, khởi đầu cuộc hành quân của mình qua Vosges. Tiến quân qua các hẻm núi, người Đức phải di dời nhiều đống cây chiến ngại, nhưng không có giao tranh. Cuộc giao chiến đầu tiên với quân Pháp đã diễn ra ở sườn phía tây của dãy núi, giữa Raon-l'Étape và St. Die. 6 tiểu đoàn của Baden, chỉ với 4.000 binh lính do Degenfeld chỉ huy đã đánh nhau quyết liệt với một lực lượng Pháp do tướng Dupre chỉ huy gồm 8.000 quân chính quy và một số lượng du kích quân tương đương (được pháo binh yểm trợ), một phần thuộc "Binh đoàn phía Đông" mới được thành lập của Pháp do tướng Cambriels chỉ huy. Tuy vậy, sau 4 tiếng đồng hồ kịch chiến, quân của Degenfeld đã buộc quân Pháp phải cuống cuồng tháo chạy. Theo một tài liệu, thiệt hại của phía Pháp lên đến khoảng 2.000 người, trong số đó 300 quân tử trận và 600 quân bị bắt làm tù binh. Bản thân tướng Dupré bị thương, và một cờ hiệu của du kích Pháp rơi vào tay quân Đức. Trong tình trạng hỗn loạn, quân Pháp rút lui về Besançon, và đòn giáng này đã khiến cho sĩ khí trong "Binh đoàn phía Đông" của Pháp sa sút đến mức mà chỉ trong vòng vài ngày sau, quân số của họ giảm từ 55.000 xuống 24.000 lính, mà chủ yếu là do đào ngũ.
Tiếp theo đó, sau khi "Binh đoàn phía Đông" tăng cường lực lượng và thiết lập một vị trí phòng ngự rắn chắc tại Kuoz và Etuz trên sông Ognon, Werder cử tướng Gustav Friedrich von Beyer, với lữ đoàn Degenfeld, một phần của lữ đoàn Keller, lữ đoàn Vương công Wilhelm xứ Baden và hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn số 30 tấn công quân Pháp trong trận Ognon vào ngày 22 tháng 10 năm 1870. Quân tiền vệ của Degenfeld đã giao chiến với đối phương trước khi được hai lữ đoàn còn lại của Beyer ứng chiến. Sau một cuộc giằng co dữ dội, quân Đức đã đập tan quân Pháp có ưu thế về số lượng, buộc quân Pháp phải chạy dài về Besangon. Sau thắng lợi này, Degenfeld lại đánh bại "Binh đoàn Vosges" tình nguyện cho Pháp do Giuseppe Garibaldi chỉ huy tại Pasques gần Dijon vào ngày 26 tháng 11 năm 1870, và hợp lực và lữ đoàn của Vương công Wilhelm xứ Baden đánh bại một sư đoàn Pháp do tướng Camille Crémer chỉ huy trong trận Nuits vào ngày 18 tháng 12.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 1871, ông tham chiến trong trận Villersexel. Trong trận sông Lisaine từ ngày 15 cho đến ngày 17 tháng 1 năm 1871, ông chỉ huy lực lượng cánh phải của Đức. Trước cuộc tấn công của Quân đoàn XVIII của Pháp và hai sư đoàn của Cremer, 3 tiểu đoàn và khẩu đội pháo của Degenfeld đã cầm cự quyết liệt trong vòng 10 tiếng đồng hồ, trước khi buộc phải rút lui khỏi Chenebier và Frahier. Ông rút về một vị trí phòng ngự vững chãi ở phía sau. Ngày hôm sau, các lữ đoàn của Degenfeld và Keller đã tiến hành phản công mạnh mẽ, và quân Pháp bị đánh bật với thiệt hại nặng nề cho họ.
Sau chiến tranh.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1871, von Degenfeld được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 56 được đưa vào biên chế của quân đội Phổ. Theo yêu cầu của ông, vào ngày 18 tháng 10 năm 1871 ông được nghỉ hưu với quân hàm Trung tướng. Ông là một nghị sĩ quốc hội Đức từ năm 1887 cho đến năm 1888.
Alfred Ludwig Freiherr von Degenfeld từ trần vào ngày 16 tháng 11 năm 1888 tại Karlsruhe. | 1 | null |
Phân thứ lớp Chim hàm mới (danh pháp khoa học: Neognathae) là những loài chim thuộc phân lớp Neornithes của lớp Chim. Neognathae gồm tất cả những loài chim còn sinh tồn; ngoại trừ nhóm thuộc phân lớp cùng bậc của nó là Palaeognathae, chỉ bao gồm đà điểu và Tinamidae không bay. Có khoảng 10.000 loài trong phân thứ lớp này.
Phát sinh chủng loài.
Phát sinh chủng loài của Neognathae tại đây vẽ theo Jarvis E.D. "et al." (2014) với một số tên nhánh lấy theo Yury T. "et al." (2013). | 1 | null |
An Thụy là một huyện cũ của thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Huyện An Thụy được thành lập ngày 4 tháng 4 năm 1969 trên cơ sở sáp nhập huyện Kiến Thụy và huyện An Lão.
Phía bắc giáp huyện An Dương và huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, phía nam giáp huyện Tiên Lãng, phía đông giáp thị xã Kiến An, thị xã Đồ Sơn và vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Đơn vị hành chính của huyện gồm 37 xã: An Thái, An Thắng, An Thọ, An Tiến, Anh Dũng, Bát Trang, Chiến Thắng, Đa Phúc, Đại Đồng, Đại Hà, Đại Hợp, Đoàn Xá, Đông Phương, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Hưng Đạo, Hữu Bằng, Kiến Quốc, Minh Tân, Mỹ Đức, Ngũ Đoan, Ngũ Phúc, Quang Hưng, Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Dân, Tân Phong, Tân Trào, Tân Viên, Thái Sơn, Thanh Sơn, Thuận Thiên, Thụy Hương, Trường Sơn, Trường Thành, Trường Thọ, Tú Sơn.
Ngày 5 tháng 3 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 72-CP giải thể huyện An Thụy.
Theo đó, cắt 21 xã: Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Hợp Đức, Hòa Nghĩa, Anh Dũng, Minh Tân, Tân Phong, Đông Phương, Đại Đồng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Ngũ Đoan, Đại Hà, Tân Trào, Thụy Hương, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Thanh Sơn, Hữu Bằng, Thuận Thiên (tức huyện Kiến Thụy cũ) sáp nhập với thị xã Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn; cắt 16 xã còn lại: An Thái, An Thọ, Mỹ Đức, Chiến Tháng, Tân Viên, Tân Dân, Thái Sơn, Trường Sơn, Quốc Tuấn, An Thắng, An Tiến, Trường Thành, Trường Thọ, Bát Trang, Quang Hưng, Quang Trung (tức huyện An Lão cũ) sáp nhập với thị xã Kiến An thành huyện Kiến An.
Từ đó, huyện An Thụy không còn tồn tại nữa. | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin (tên gắn với nhà tài trợ hiện tại là "Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước") là đội bóng giàu thành tích nhất của giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam. Câu lạc bộ lập thành tích vô địch nhiều nhất Việt Nam, hơn tất cả các đội bóng chuyền nam và nữ khác. Từ mùa giải chuyên nghiệp 2004 đến 2023 do liên đoàn bóng chuyền Việt Nam tổ chức với 20 lần thì BTL Thông tin đã vào chung kết tới 17 lần và vô địch 12 lần. Câu lạc bộ bóng chuyền Bộ Tư lệnh Thông tin có trụ sở tại Hà Nội. Tại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia Việt Nam 2023, đội giành hạng 4 chung cuộc.
Lịch sử.
Câu lạc bộ bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin tiền thân là Đội bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin được thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1970.
Từ năm 2008 đến năm 2009, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin Trust Bank.
Năm 2010, đội mang tên Thông tin Liên Việt Bank.
Từ năm 2011 đến năm 2020, đội mang tên Thông tin LienVietPostBank.
Từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2022, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin - FLC.
Từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin.
Từ tháng 8 năm 2023 đến nay, đội mang tên Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước.
Thành tích.
Đây là câu lạc bộ giàu thành tích nhất Việt Nam, vô địch 11 trong 17 lần Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam được tổ chức. CLB vô địch Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam những năm 2004, 2005, 2006, 2008, 2010, 2012, 2013, 2014, 2015 2019, 2020, 2021. Câu lạc bộ cũng góp nhiều vân động viên cho Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam nhất.
Huấn luyện viên của CLB cũng thường là huấn luyện viện của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam.
Tại Giải bóng chuyền cúp Hoa Lư hàng năm dành cho các đội đạt thành tích cao ở vòng I Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam, tính đến năm 2014 có tới 5 mùa giải có giải nữ thì Bộ Tư lệnh Thông tin vô địch 4 lần vào các năm 2004, 2012, 2013, 2014, còn 1 lần đạt giải Á quân vào năm 2008. Tại Đại hội Thể thao quân sự thế giới 2015 tổ chức tại Hàn Quốc, đội là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự và đoạt được tấm HCĐ.
Tại Giải bóng chuyền cúp Hùng Vương sau 15 mùa giải (2005-2023) đội vô địch 4 lần vào các năm 2009, 2010, 2011, 2013 và Á quân 4 lần vào các năm 2012, 2015, 2016, 2018.
Đội 1.
"Tính đến mùa giải Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam" | 1 | null |
Tôn Thiệu (Trung văn giản thể: 孙绍; phồn thể: 孫紹; bính âm: Sūn Shào; 200-?) là con ruột của Tôn Sách với Đại Kiều sinh ra sau 2 ngày sau khi Tôn Sách bị ám sát qua đời vào năm 200 nên là cháu ruột của hoàng đế Đông Ngô Tôn Quyền | 1 | null |
Paul Otto Felix Freiherr Kreß von Kressenstein (13 tháng 9 năm 1850 – 19 tháng 2 năm 1929) là một Thượng tướng và Bộ trưởng Chiến tranh của Bayern kể từ ngày 16 tháng 2 năm 1912 cho đến ngày 7 tháng 12 năm 1916. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trong đó có trận đánh quyết định tại Sedan.
Tiểu sử.
Kreß von Kressenstein sinh ra tại Germersheim, trong một gia đình quý tộc cổ Nürnberg – Kreß von Kressenstein. Ông là con trai của Thiếu tá Bayern Joseph Freiherr Kreß von Kressenstein (1821 – 1871), người đã qua đời vào tháng 2 năm 1871 do hậu quả của vết thương của mình trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Thân mẫu ông, tên khai sinh là von Stetten, là con gái của một viên sĩ quan ở Augsburg.
Otto học trường thiếu sinh quân tại München, và hoàn tất khóa học của mình vào năm 1869. Sau đó, ông đã gia nhập Trung đoàn Kỵ binh nhẹ số 2 "Taxis" của Vương quốc Bayern. Với quân hàm Thiếu úy, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, tham gia trong các trận chiến tại Wissembourg Frœschwiller-Wœrth, Sedan cũng như trong các cuộc vây hãm Toul và Paris. Vào tháng 5 năm 1871, ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng nhì vì lòng dũng cảm của mình. Năm 23 tuổi, ông lên quân hàm Thượng tá và Phụ tá trung đoàn
Từ năm 1874 cho đến năm 1877, ông học tại Học viện Quân sự ("Kriegsakademie") tại kinh đô München. Với cấp bậc Đại úy, ông được thuyên chuyển vào Bộ Tổng chỉ huy của Quân đoàn II Vương quốc Bayern. Vào năm 1888, ông trở thành một Trưởng quan Kỵ binh, đến năm 1891 ông lên cấp Thiếu tá, và được chuyển sang Trung đoàn Trọng kỵ binh số 1 "Hoàng thân Karl của Bayern" Vương quốc Bayern, tại đây ông được phong cấp Thượng tá vào năm 1896. Năm sau, ông được ủy nhiệm làm tư lệnh của Trung đoàn Kỵ binh nhẹ số 6 "Hoàng thân Albrecht của Phổ" Vương quốc Bayern, vào năm 1898 ông lên cấp Đại tá và vào năm 1901 ông là Thiếu tướng. Vào năm 1902, ông được giao quyền chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 4 Vương quốc Bayern. Với cấp bậc Trung tướng, ông được bổ nhiệm làm Thanh tra kỵ binh vào năm 1904. Sau khi ông nhậm chức Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1912, ông lên quân hàm Thượng tướng vào ngày 1 tháng 8 năm 1914. Kreß von Kressenstein là đại biểu của Bayern tại Đế quốc Đức. Vào năm 1916, ông về hưu và về sau ông từ trần ở München năm 1929. Một trong những người con trai của ông là tướng Franz Otto Freiherr Kreß von Kressenstein về sau này. | 1 | null |
Dã Năng (chữ Hán: 野能) (tồn tại 548 - 571, sau năm 571 tới năm 602 gộp vào nước Vạn Xuân) là một quốc gia tồn tại đồng thời với nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam.
Nước Dã Năng kéo dài 23 năm, tổng cộng có 2 đời xưng vương gồm Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử. Sau đó năm 571, Lý Phật Tử tấn công vào Vạn Xuân, giành ngôi Triệu Việt Vương gộp vào nhà Tiền Lý xóa bỏ quốc hiệu Dã Năng.
Vị trí.
Đại Việt sử ký toàn thư xác định "động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ", thuộc "đất người Di Lạo ở Ai Lao" (Lào). Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn ngờ rằng sông Đào là sông Thao, tức đầu nguồn sông Hồng.
Thành lập.
Tháng 3 năm 548, nghe tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Trần Bá Tiên vây đánh nhiều lần không được.
Lý Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, Lý Thiên Bảo mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang vương.
Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là Lý Phật tử lên nối ngôi.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật tử có phần kém thế hơn. Phật tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ rằng Phật tử là người họ của Tiền Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước. Lý Phật tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Sáp nhập vào nước Vạn Xuân.
Lý Phật tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Việt vương bằng lòng, nên hai nhà kết thành thông gia. Vì yêu quý Cảo Nương nên Việt Vương cho Nhã Lang ở gửi rể.
Sau Nhã Lang biết được bí mật về quân sự của Triệu Việt Vương, báo lại cho Lý Phật tử. Phật tử mang quân đánh úp Việt Vương. Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích, nhưng đến đâu cũng bị quân của Phật tử đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, than rằng: "Ta hết đường rồi !", bèn nhảy xuống biển tự vẫn.
Người sau cho lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha nay là huyện Đại An)
Truyền thuyết kể rằng: Nhã Lang bảo vợ: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư ? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi ?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp vua, chiếm lấy nước.
Lý Phật tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí. | 1 | null |
Bến Thủ là một huyện cũ thuộc tỉnh Long An, Việt Nam.
Địa lý.
Huyện Bến Thủ có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Huyện Bến Thủ được thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa.
Khi hợp nhất, huyện bao gồm 18 xã: An Thạnh, Bình Đức, Bình Phong Thạnh, Hướng Thọ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn, Long Hiệp, Long Ngãi Thuận, Long Phú, Lương Hòa, Mỹ An Phú, Mỹ Lạc Thạnh, Mỹ Yên, Nhị Thành, Nhứt Chánh, Phước Lợi, Tân Thanh và Thành Lợi.
Ngày 24 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 128-CP. Theo đó:
Ngày 15 tháng 9 năm 1981, chia xã Nhị Thành thành 2 xã: Nhị Thành và Tân Thành.
Từ đó, huyện Bến Thủ bao gồm 2 thị trấn: Bến Lức, Thủ Thừa và 19 xã: An Thạnh, Bình Đức, Bình Phong Thạnh, Hướng Thọ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn, Long Hiệp, Long Ngãi Thuận, Lương Hòa, Mỹ An Phú, Mỹ Lạc Thạnh, Mỹ Yên, Nhị Thành, Nhứt Chánh, Phước Lợi, Tân Bửu, Tân Thành, Thành Lợi, Thanh Phú.
Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 05-HĐBT. Theo đó:
Huyện Bến Lức bao gồm thị trấn Bến Lức và 13 xã: An Thạnh, Bình Đức, Long Hiệp, Lương Bình, Lương Hòa, Mỹ Yên, Nhựt Chánh, Phước Lợi, Tân Bửu, Tân Hòa, Thạnh Đức, Thạnh Hoà, Thạnh Lợi, Thanh Phú.
Huyện Thủ Thừa bao gồm thị trấn Thủ Thừa và 10 xã: Bình An, Bình Thạnh, Long Thạnh, Long Thuận, Mỹ An, Mỹ Lạc, Mỹ Phú, Mỹ Thạnh, Nhị Thành, Tân Thành. | 1 | null |
Carl Friedrich Wilhelm Franz Alexander von Busse (25 tháng 2 năm 1814 tại Weidenbach, Landkreis Oels – 27 tháng 6 năm 1878 tại Berlin) là một Trung tướng quân đội Đức, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) rồi sau đó cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Ông sinh năm 1814. Sau khi học tại Học viện Hiệp sĩ ("Ritterakademie") ở Liegnitz, ông đã gia nhập Trung đoàn Khinh kỵ binh vào năm 1831 như một lính khinh kỵ binh. Vào năm 1866, với quân hàm Thiếu tá và chức vụ là Tư lệnh của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Cùng năm đó, ông được thăng cấp Thượng tá và vào năm 1868 ông được phong cấp Đại tá. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã tham gia trong cuộc vây hãm Paris, trận vây hãm đã kết thúc với sự thất thủ của thủ đô Pháp vào đầu năm 1871. Tiếp theo đó, vào năm 1871, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 15. Vào năm 1873, ông lên cấp Thiếu tướng. Vào năm 1876, ông được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ Hạng nhì với Lá sồi. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1873, ông nghỉ hưu với quân hàm Trung tướng.
Ông về hưu được vài năm rồi từ trần vào ngày 27 tháng 6 năm 1878 ở thủ đô Berlin.
Gia đình.
Vào năm 1842, ông kết hôn với Luise von Witowski, Cuộc hôn nhân đã đem lại cho họ 8 người con. Người con trai trưởng của ông là Oscar von Busse (15 tháng 12 năm 1844 – 17 tháng 12 năm 1908), một chủ trại và viên chức ở Erkner, đã kết hôn với Adelheid von Knobelsdorff (sinh năm 1845) vào năm 1872. Oscar von Busse, người đã gây cho Gerhart Hauptmanns phiền toái khi tác giả trẻ tuổi sinh sống ở Erkner, là nguyên mẫu của nhân vật Nam tước Wehrhahn trong vở kịch "Der Biberpelz" của Hauptmanns. | 1 | null |
Fox News Channel (FNC) hay Fox News là một kênh tin tức truyền hình cáp thuộc sở hữu của Fox Entertainment Group - một công ty con của Tập đoàn truyền thông Entertainment Group.
Tính đến tháng 4 năm 2009, Fox News đã có sẵn đến 102 triệu hộ gia đình tại Hoa Kỳ cũng như khách hàng quốc tế, phát sóng chủ yếu từ trụ sở chính tại Thành phố New York.
Kênh do ông trùm truyền thông người Mỹ gốc Úc Rupert Murdoch - người thuê cựu giám đốc điều hành NBC Roger Ailes với tư cách Giám đốc điều hành sáng lập - tạo ra. Kênh ra mắt vào ngày 7 tháng 10 năm 1996 với 17 triệu thuê bao truyền hình cáp và tăng trưởng trong thời gian cuối những năm 1990 và 2000 để trở thành mạng cáp thông tin chiếm ưu thế tại Hoa Kỳ. | 1 | null |
Ga Tháp Chàm là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận, tiếp nối sau ga Phước Nhơn và trước ga Hoà Trinh. Ga toạ lạc tại đường Minh Mạng, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Ga Tháp Chàm cách ga Nha Trang gần 93 km về phía bắc và cách ga Bình Thuận 143.5 km về phía nam. Lý trình ga: Km 1407 + 630.
Ga Tháp Chàm trực thuộc Công ty Vận tải Hành Khách Đường Sắt Sài Gòn và là doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường sắt.
Phía Đông tiếp giáp Quốc lộ 1 và bãi biển du lịch Ninh Chử, phía Nam tiếp giáp với Quốc lộ 27. Trước đây ga Tháp Chàm phục vụ cho cả tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Sau khi tuyến lên Đà Lạt bị gỡ bỏ, ga Tháp Chàm chỉ còn phục vụ cho Đường sắt Bắc Nam. Nhà ga được thiết kế bởi kỹ sư Trần Văn Tấn, ông là một trong những kỹ sư của trường đại học bách khoa Hà Nội những năm 1960. Tuy được đào tạo làm kỹ sư nhưng nhờ có tâm hồn yêu nghệ thuật, ông đã thiết kế ra những công trình mang yếu tố thẩm mỹ và mang đậm sắc thái vùng miền. | 1 | null |
Brian Houghton Hodgson (1 tháng 2 năm 1800 hoặc 1801 – 23 tháng 5 năm 1894) là một nhà tự nhiên học và nhà điểu học tiên phong làm việc ở Ấn thuộc Anh và Nepal với vai trò là công chức dân sự của Anh. Ông đã miêu tả rất nhiều loài chim và thú ở vùng Himalayas, và nhiều loài chim được những người khác đặt theo tên ông như Edward Blyth. Ông là một học giả phật giáo Tây Tạng và viết rất nhiều về các chủ đề liên quan đến ngôn ngữ học. Ông là người phản đối việc đề nghị sử dụng tiếng Anh để giảng dạy chính thức trong các trường ở Ấn Độ. | 1 | null |
Xuân An là một huyện cũ của tỉnh Phú Khánh, Việt Nam.
Huyện được thành lập tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Tuy An, Đồng Xuân và 4 xã: Sơn Long, Sơn Xuân, Sơn Định, Phú Mỡ của huyện Tây Sơn.
Phía Bắc giáp thị xã Quy Nhơn, huyện Phước Vân của tỉnh Nghĩa Bình và huyện An Khê của tỉnh Gia Lai - Kon Tum, phía Nam giáp thị xã Tuy Hòa và 2 huyện Tuy Hòa và Tây Sơn, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Ayun Pa của tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Đơn vị hành chính của huyện Xuân An có 1 thị trấn Sông Cầu và 27 xã: An Chấn, An Cư, An Dân, An Định, An Hải, An Hiệp, An Hòa, An Lĩnh, An Mỹ, An Nghiệp, An Ninh, An Thạnh, An Thọ, An Xuân, Phú Mỡ, Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân, Xuân Cảnh, Xuân Lãnh, Xuân Lộc, Xuân Long, Xuân Phước, Xuân Quang, Xuân Sơn, Xuân Thịnh, Xuân Thọ.
Ngày 22 tháng 9 năm 1978, chia huyện Xuân An thành 2 huyện Tuy An và Đồng Xuân, đồng thời trả 3 xã Sơn Định, Sơn Long, Sơn Xuân về huyện Tây Sơn: | 1 | null |
Liên họ Lâm oanh hay liên họ Chích (danh pháp khoa học: Sylvioidea) là một nhánh chứa các loài chim dạng sẻ. Nó là một trong ít nhất là ba nhánh chính được biết đến nhiều nhất trong phạm vi phân thứ bộ Sẻ (Passerida), cùng với liên họ Đớp ruồi (Muscicapoidea) và liên họ Sẻ (Passeroidea).
Liên họ này chứa khoảng 1.300 loài, bao gồm các loài chích Cựu thế giới, khướu và họa mi Cựu thế giới, nhạn, sơn ca, chào mào, chiền chiện v.v. Các thành viên của nhánh này được tìm thấy trên toàn thế giới nhưng có ít loài ở khu vực châu Mỹ.
Hệ thống học.
Siêu họ Sylvioidea được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1990 trong Phân loại chim Sibley-Ahlquist. Các nghiên cứu gần đây đã thất bại trong việc hỗ trợ sự đưa vào trong siêu họ này một số họ như đuôi cứng, hồng tước và đồng minh, nhưng hỗ trợ việc đưa vào của sơn ca
Một số họ trong phạm vi Sylvioidea đã được định nghĩa lại và có những sửa đổi lớn. Cụ thể, họ Sylviidae chứa các loài chích Cựu thế giới và họ Timaliidae chứa các loài khướu Cựu thế giới trước đây từng là các đơn vị phân loại thùng rác và bao gồm nhiều loài mà sau này người ta phát hiện ra là không có quan hệ họ hàng gần. Vì thế một số họ mới đã được tạo ra và một số loài đã được di chuyển qua lại giữa các họ.
Danh sách các họ.
Các nhóm sau đây tạo thành một phân tỏa khướu duy nhất và người ta vẫn chưa chắc chắn về việc chia chúng ra thành bao nhiêu họ. Gelang "và ctv" đề xuất phân chia thành 2 họ, là Sylviidae và Timaliidae, với Timaliidae được chia ra thành 4 phân họ. Danh sách của Đại hội Điểu học Quốc tế (International Ornithological Congress) tạm thời công nhận 5 họ
Không chắc chắn.
Người ta vẫn chưa chắc chắn là 4 họ dưới đây có thuộc về Sylvioidea hay không và vì thế đôi khi chúng được tách ra thành một liên họ riêng là Paroidea. | 1 | null |
Tây Sơn là một huyện cũ của tỉnh Phú Khánh, Việt Nam.
Huyện được thành lập 29 tháng 10 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Sơn Hòa và Sông Hinh.
Phía Bắc giáp huyện Đồng Xuân, phía Nam giáp huyện Khánh Ninh của tỉnh Phú Khánh và 2 huyện M'Drắk và Ea Kar của tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp 2 huyện Tuy An và Tuy Hòa, phía Tây giáp huyện Krông Pa của tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Khi hợp nhất, huyện Tây Sơn bao gồm 16 xã: Cà Lúi, Đức Bình, Ea Bá, Ea Bia, Ea Trol, Krông Pa, Phú Mỡ, Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hà, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Phước, Sơn Xuân, Suối Trai và Sông Hinh.
Ngày 10 tháng 3 năm 1977, 4 xã: Sơn Long, Sơn Đỉnh, Sơn Xuân và Phú Mỡ chuyển sang trực thuộc huyện Xuân An mới thành lập.
Ngày 22 tháng 9 năm 1978, 3 xã: Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Xuân An vừa giải thể được trả về huyện Tây Sơn; riêng xã Phú Mỡ lúc này thuộc huyện Đồng Xuân vừa tái lập.
Ngày 11 tháng 6 năm 1979, thành lập thị trấn Củng Sơn (thị trấn huyện lị huyện Tây Sơn).
Ngày 19 tháng 7 năm 1983:
Từ đó, huyện Tây Sơn bao gồm thị trấn Củng Sơn và 17 xã: Cà Lúi, Đức Bình, Ea Bá, Ea Bia, Ea Trol, Krông Pa, Phước Tân, Sơn Định, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Nguyên, Sơn Phước, Sơn Xuân, Sông Hinh, Suối Trai.
Ngày 27 tháng 12 năm 1984, huyện Tây Sơn được chia thành hai huyện cũ là Sông Hinh và Sơn Hòa: | 1 | null |
Trà My là một huyện cũ của tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Huyện Trà My tồn tại đến ngày 20 tháng 6 năm 2003.
Địa lý.
Huyện Trà My nằm ở phía nam tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý:
Trước khi giải thể vào năm 2003, huyện có diện tích 1.645,60 km², dân số là 56.262 người, mật độ dân số đạt 34 người/km².
Lịch sử.
Sau năm 1975, huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 13 xã: Tiên Trà, Trà Cang, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Giáp, Trà Leng, Trà Liên, Trà Linh, Trà Mai, Trà Nam, Trà Tập, Trà Thượng, Trà Vân.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, chuyển xã Trà Thượng về huyện Tam Kỳ quản lý (nay là xã Tam Trà thuộc huyện Núi Thành).
Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 79-HĐBT. Theo đó:
Ngày 1 tháng 12 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 141-HĐBT. Theo đó:
Ngày 3 tháng 12 năm 1986, chia xã Trà Mai thành hai xã lấy tên là xã Trà Mai và xã Trà Don.
Ngày 16 tháng 4 năm 1988, chia xã Trà Liên thành hai xã lấy tên là xã Trà Nú và xã Trà Kót.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam vừa được tái lập.
Ngày 22 tháng 6 năm 1998, thành lập xã Trà Vinh trên cơ sở 3.851 ha diện tích tự nhiên và 1.328 người của xã Trà Vân.
Ngày 21 tháng 3 năm 2002, thành lập xã Trà Ka trên cơ sở 5.350 ha diện tích tự nhiên và 1.359 người của xã Trà Giáp.
Cuối năm 2002, huyện Trà My 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Trà My (huyện lỵ) và 21 xã: Trà Bui, Trà Cang, Trà Đốc, Trà Don, Trà Dơn, Trà Đông, Trà Dương, Trà Giác, Trà Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Leng, Trà Linh, Trà Mai, Trà Nam, Trà Nú, Trà Tân, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh.
Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP. Theo đó, chia huyện Trà My thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Từ đó, huyện Trà My không còn tồn tại. | 1 | null |
Nguyễn Văn Chí (1905 – 1980), bí danh Hồng Vân, là một nhà cách mạng Việt Nam.
Thân thế và bước đầu hoạt động cách mạng.
Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1905, quê ở xã Mỹ Thắng (nay là xã Mỹ An, Phù Mỹ, Bình Định). Tháng 10 năm 1925, ông vào Sài Gòn làm công nhân và bắt đầu tham gia các hoạt động của tổ chức Công hội tại Phú Thọ. Từ năm 1928 đến 1930, ông làm bồi bếp chuyên nghiệp (còn gọi công nhân tư gia) cho các gia đình người Pháp, tham gia nghiệp đoàn (tức Công hội bí mật) thuộc Hội bồi bếp do ông Đoàn Vinh phụ trách. Thời gian này, ông lấy tên là Tư Chí theo thông lệ miền Nam.
Năm 1930, ông làm bồi bếp trong Sở Mật thám Chợ Lớn (còn gọi là bót Bolot, Bôlô), được tổ chức phân công làm nhiệm vụ nội gián để thu thập tin tức và liên lạc với ông Hà Huy Giáp và Nguyễn Văn Tây (tức Thanh Sơn) để đưa tin ra ngoài. Ngày 15 tháng 3 năm 1932, ông được giới thiệu kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại chi bộ ghép nhà đèn Chợ Lớn - Châu Thành, do các ông Nguyễn Văn Trân và Phan Văn Nữ (tức Phan Vân) giới thiệu.
Năm 1934, ông được chuyển sang làm bồi bếp tại Sở Thương chánh Sài Gòn. Từ năm 1936 đến 1939, ông hoạt động tại thị xã Bến Tre, được phân công phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã.
Cuối năm 1939, mật thám Pháp phát hiện những hoạt động của ông có liên quan đến Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, chính quyền thực dân Pháp khủng bố, truy nã ráo riết các đảng viên Cộng sản. Ông trốn lên Đà Lạt, tiếp tục hoạt động bí mật.
Hoạt động trong phong trào Việt Minh.
Giữa năm 1941, Mặt trận Việt Minh thành lập. Ông bí mật trở về Sài Gòn, liên lạc với các ông Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Trân, tổ chức Công nhân cứu quốc Hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền tại Sài Gòn – Chợ Lớn và đồng thời phụ trách Bí thư Chi bộ thị xã Chợ Lớn, Chủ nhiệm mặt trận Việt Minh và Ủy viên Liên hiệp Nghiệp đoàn thị xã Chợ Lớn.
Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, ông được phân công công tác tổ chức cho dân chúng tản cư khỏi Sài Gòn, đồng thời tham gai công tác củng cố lại các đoàn thể quần chúng và lãnh đạo nhân dân ủng hộ "kháng chiến, giết giặc cứu nước". Ông sáng lập và làm quản lý tờ báo bí mật "Chống xâm lăng" làm cơ quan truyên truyền cho Mặt trận Việt Minh Sài Gòn – Chợ Lớn với bà Nguyễn Thị Trân và ông Trịnh Đình Trọng viết bài và làm Chủ nhiệm.
Tháng 3 năm 1946, khi đi công tác ông bị mật thám Pháp phát hiện và bắt giữ tại trường đua Phú Thọ. Ông bị đem về giam và tra tấn 9 ngày tại bốt Bolot, chuẩn bị đem đi thủ tiêu. Tuy nhiên, tổ chức Việt Minh phát hiện được và cho người hối lộ 3.000 (ba nghìn) đồng Đông Dương cho cảnh sát Pháp để thả tự do cho ông.
Sau khi được thả tự do, ông được rút về làm Thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn Thành Sài Gòn – Chợ Lớn, Ủy viên Thành bộ Việt Minh và Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các ông Nguyễn Thọ Chân, Lê Minh, Nguyễn Lưu. Năm 1948 – 1949 ông kiêm Trưởng ban Tài chính quận II thành Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1949, ông lại bị bắt do có nội gián chỉ điểm. Ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai đày đi Côn Đảo. Tại Côn Đảo, ông phụ trách Bí thư chi bộ khám nhà thương, trưởng Ban bình dân học vụ.
Công tác tại miền Bắc.
Sau khi Hiệp định Genève, 1954 được ký kết, ngày 1 tháng 10 năm 1954, ông được chính quyền Pháp trao trả tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Tháng 12 năm 1954, ông theo học tại trường Cải cách ruộng đất và sau đó là đội viên chủ lực đi tham gia cải cách ruộng đất đợt 3 tại tỉnh Phú Thọ, đợt 4 tại tỉnh Sơn Tây, đợt 5 tại tỉnh Hà Đông và khu Hồng Quảng.
Năm 1956 – 1957 ông làm phó Thư ký Công đoàn, phó Bí thư Đảng ủy Cục Lắp máy thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Năm 1957 – 1959 ông là học viên trường Phổ thông lao động do Trung ương mở.
Năm 1959 – 1960 ông làm phó Trạm, phó Bí thư chi bộ, chính trị viên Trạm cung cấp, Cục Kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Năm 1960 – 1962 ông làm Bí thư chi bộ, phó ban Công trường Cờ đỏ (Đông Anh) thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Năm 1962 – 1964 ông làm Vụ phó Vụ tổ chức Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Năm 1964 nghỉ hưu.
Qua đời.
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông vào Nam đoàn tụ cùng gia đình con cái.
Ông qua đời ngày 21 tháng 12 năm 1980 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô và được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển Hà Nội | 1 | null |
Bruno Friedrich Alexander Graf Neidhardt von Gneisenau (3 tháng 5 năm 1811 ở Gut Mittel-Kauffung, Landkreis Schönau, Hạ Schlesien – 1889) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 rồi sau đó là Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông là con trai của nhà cải cách và Thống chế Phổ August Neidhardt von Gneisenau và vợ của ông này là Karoline von Kottwitz. Gneisenau đã học trường Pädagogium tại Bunzlau và sau đó ông học tại Học viện Hiệp sĩ ("Ritterakademie") ở Liegnitz. Vào năm 1830, ông nhập ngũ trong quân đội Phổ và được phong quân hàm Thiếu úy vào năm 1833. Vào năm 1846, Gneisenau được bổ nhiệm làm Phụ tá Thanh tra của lực lượng bộ binh nhẹ Jäger và Lính trơn ("Schützen"). Vào năm 1847, ông lên quân hàm Trung úy, vào năm 1850 ông lên cấp Đại úy và đến năm 1857 ông lên cấp Thiếu tá. Vào năm 1861, ông trở thành một Thượng tá trong quân đội Nassau. Cùng năm đó, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của một Trung đoàn Bộ binh Nassau Vào năm 1864, ông trở lại nhập ngũ quân đội Phổ, với chức vụ Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 72 (Thüringen số 4). Vào năm 1866, ông tham chiến trong cuộc chiến tranh với Áo. Vào năm 1868, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Với cấp bậc này, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn số 31, một phần của Sư đoàn Bộ binh số 16 thuộc Quân đoàn VIII trong "Binh đoàn thứ nhất" của Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Vào năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Sĩ quan chỉ huy của pháo đài Magdeburg và được phong quân hàm Trung tướng. Vào năm 1876, ông được cử làm Thống đốc quân sự của pháo đài Ulm. Vào năm 1882, ông được lên cấp Thượng tướng Bộ binh và về hưu.
Cùng năm đó (1882), ông trở thành một kinh nhật giáo sĩ ("Domherr") tại Naumburg (Saale). Vào năm 1885, ông là một thành viên của Viện Quý tộc Phổ và 4 năm sau đó (1889), Bruno Neidhardt von Gneisenau từ trần. | 1 | null |
Nghĩa Minh là một huyện cũ của tỉnh Nghĩa Bình, Việt Nam.
Phía Bắc giáp thị xã Quảng Nghĩa, phía Nam giáp huyện Ba Tơ, phía Đông giáp huyện Mộ Đức, phía Tây giáp huyện Sơn Hà.
Đơn vị hành chính của huyện Nghĩa Minh gồm 13 xã: Hành Đức, Hành Dũng, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thiện, Hành Thịnh, Hành Thuận, Hành Tín, Long Hiệp, Long Mai, Long Môn, Long Sơn, Thanh An.
Ngày 24 tháng 8 năm 1981, huyện Nghĩa Minh được tách thành 2 huyện là Nghĩa Hành và Minh Long:
Huyện Phước Vân được tách thành 2 huyện là Tuy Phước và Vân Canh, huyện Hoài Ân được tách thành 2 huyện là Hoài Ân và An Lão, huyện Tây Sơn được tách thành 2 huyện là Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. | 1 | null |
Suối Đờn chảy qua vùng Bình Hòa, thuộc địa phận phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Suối có chiều rộng 3 mét, sâu từ 1 mét đến 1 mét rưỡi. Cách đây khoảng trên 100 năm, ông Nguyễn Văn Hoài đã thiết kế thành một dàn đờn mà âm thanh nhạc điệu được tạo ra bởi sức nước chảy lấy từ con suối nói trên tác động vào hệ thống dàn nhạc cụ do ông tự làm ra chính vì vậy nó được gọi là Suối Đờn. | 1 | null |
Nhà tù Liên bang Alcatraz (Tiếng Anh:Alcatraz Federal Penitentiary) là một nhà tù liên bang có hệ thống an ninh kiên cố trên đảo Alcatraz, 1,25 dặm (2,01 km) ngoài khơi bờ biển San Francisco, California, Hoa Kỳ, dùng vào việc giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ từ 1934-1963.
Những dãy nhà tù chính được xây dựng từ 1910-1912, trong thời gian đó nó là một nhà tù quân sự Hoa Kỳ. Alcatraz từng là phần của một tòa thành cũ từ những năm 1860.
Về sau thuộc quản lý của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ từ ngày 12 tháng 10 năm 1933, và các đảo đã trở thành một Văn phòng nhà tù liên bang vào tháng 8 năm 1934, sau khi các tòa nhà đã được hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu của một nhà tù an ninh hàng đầu. Là một hòn đảo đơn độc nằm trong vùng nước lạnh và dòng chảy mạnh dưới làn sương mù của vịnh San Francisco, các nhà quản lý nhà tù Alcatraz tin rằng nó là nhà tù có hệ thống an ninh mạnh nhất nước Mỹ thời đó.
Lịch sử.
Mặc dù an toàn, tuy nhiên vào đêm 11.6.1962, tù nhân Frank Lee Morris, cùng hai tù nhân là anh em Clarence và John Anglin đã vượt qua một lỗ trên tường nhà giam đào bằng lưỡi khoan tay và muỗng ăn, trốn khỏi nhà tù Alcatraz, tạo nên một vụ vượt ngục táo bạo nhất lịch sử nước Mỹ.
Nhà tù được đóng cửa năm 1963 và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách đến từ mọi nơi trên khắp thế giới. Nó cũng trở thành bối cảnh trong nhiều bộ phim hành động.
Lịch sử ban đầu.
Nhà tù Alcatraz được dành cho những tù nhân liên tục gây rắc rối tại các nhà tù liên bang khác. Nó sẽ là "nhà tù cuối cùng", để giam giữ những người tồi tệ nhất trong số những người tồi tệ nhất không có hy vọng phục hồi. Vào ngày 11 tháng 8 năm 1934, lô 137 tù nhân đầu tiên đến Alcatraz từ Nhà tù Hoa Kỳ ở Leavenworth, Kansas, đi bằng đường sắt đến Santa Venetia, California. Trước khi bị áp giải đến Alcatraz, họ bị còng tay trong các huấn luyện viên an ninh cao và được bảo vệ bởi khoảng 60 đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang (FBI), các Thống chế Hoa Kỳ và các quan chức an ninh đường sắt. Hầu hết các tù nhân đều là những tên cướp ngân hàng, kẻ làm tiền giả hoặc giết người khét tiếng.
Trong số những tù nhân đầu tiên cũng có 14 người đàn ông đến từ Đảo McNeil, Washington. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1934, 43 tù nhân đến từ Atlanta Penitentiary và 10 từ North Eastern Penitentiary, Lewisburg, Pennsylvania. Vào ngày 1 tháng 9, một tù nhân đến từ Nhà tù và Tị nạn Washington và 7 tù nhân từ Cơ quan Cải tạo Quận Columbia ở Virginia, và vào ngày 4 tháng 9, một lô 103 tù nhân khác đến bằng tàu hỏa từ Leavenworth. Các tù nhân tiếp tục đến, chủ yếu từ Leavenworth và Atlanta, vào năm 1935 và đến ngày 30 tháng 6 năm 1935, ngày kỷ niệm đầu tiên của trại giam, nó có dân số 242 tù nhân, mặc dù một số tù nhân như Verrill Rapp đã được chuyển đến từ Alcatraz vài tháng trước đó. | 1 | null |
Joseph Maximilian Fridolin Maillinger, kể từ năm 1870 là Ritter von Maillinger (4 tháng 10 năm 1820 tại Passau – 6 tháng 10 năm 1901 tại Bad Aibling) là một tướng lĩnh trong quân đội Bayern, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh.
Tiểu sử.
Von Maillinger sinh ra tại Pssau, và đã gia nhập đội thiếu sinh quân ở kinh đô München. Vào năm 1836, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 8 như một thiếu sinh quân quý tộc ("Junker"), và đến năm 1840 ông lên cấp sĩ quan. Sau khi trải qua một số chức vụ, ông được phong cấp Đại úy vào năm 1853. Vào năm 1859, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu hậu cần ("Generalquartiermeister"). Sau đó, với tư cách là một Thiếu úy của Bộ Tổng tham mưu, ông gia nhập Bộ Tổng chỉ huy München. Từ năm 1863, ông là phát ngôn viên trong Bộ Chiến tranh đồng thời là sĩ quan phụ tá thứ nhất của Bộ trưởng Chiến tranh Ludwig von Lüder. Vào năm 1865, ông lên quân hàm Thượng tá, vào năm 1866, ông lên cấp Đại tá. Kể từ đây, ông là Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 7 Vương quốc Bayern và đại diện của Von Lüder.
Vào năm 1869, ông lên cấp Thiếu tướng và là Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 7 Vương quốc Bayern. Năm sau, ông được thăng cấp Trung tướng, và trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy thành công Trung đoàn Bộ binh số 8 Vương quốc Bayern trong các trận đánh tại Wissembourg, Frœschwiller-Wœrth, Sedan, trong cuộc vây hãm Paris, tại Clamart, Chatillon, Bagneur và L'Haye. Vào năm 1870, ông được tặng thưởng Huân chương Quân sự Max Joseph, theo đó ông được liệt vào hành khanh tướng và thêm tước hiệu "Ritter von" (Hiệp sĩ) vào tên họ của mình.
Với cương vị là Trung tướng và Tư lệnh của Sư đoàn số 2 (kể từ tháng 11 năm 1870), ông ở lại trong Đạo quân chiếm đóng tại Pháp cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1873. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1873, ông được trao tặng Huân chương Quân công của Phổ và không lâu sau đó, khi về Bayern ông nhậm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn II tại Würzburg. Vào tháng 4 năm 1875, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh Bayern. Vào năm 1877, ông lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh, và nắm quyền sở hữu Trung đoàn Bộ binh số 9 Vương quốc Bayern "Wrede".
Nghe lời kiến nghị của tướng Friedrich von Bothmer, ông thỉnh cầu vua Ludwig II thành lập Bảo tàng Quân đội Bayern, và bảo tàng đã được khai trương vào năm 1879. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1885, ông rời khỏi ghế Bộ trưởng Chiến tranh của mình. Theo chuyên gia tâm thần học Heinz Häfner, sự lạm dụng tình dục của Ludwig II đối với những người lính kỵ binh trẻ tuổi đã buộc Maillinger phải rút khỏi chức vụ bộ trưởng của ông. Ritter von Maillinger trở thành một thành viên Viện Quý tộc Bayern vào năm 1888. Ông đã từ trần tại Bad Aibling. Để tôn vinh ông, một con đường ở München đã được đặt theo tên ông. | 1 | null |
Anton Wilhelm Karl von L'Estocq (2 tháng 11 năm 1823 tại Neustrelitz – 18 tháng 8 năm 1913 tại Gut Matzdorf) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã làm tới cấp Trung tướng. Ông đã gặt hái thành công trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được tặng thưởng Huân chương Quân công – huân chương cao quý nhất của Vương quốc Phổ.
Anton Wilhelm Karl von L'Estocq xuất thân trong một gia đình Huguenot đã lánh nạn khỏi Pháp, và đã phục vụ rất tích cực trong lực lượng quân đội Phổ. Ông học trường thiếu sinh quân tại kinh đô Berlin và vào ngày 12 tháng 8 năm 1841, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 của Phổ với quân hàm Thiếu úy. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông được giao quyền chỉ huy Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ "Vua Friedrich Wilhelm III" (Brandenburg số 1) số 8 và tham gia chiến đấu trong các trận đánh tại Spicheren, Gravelotte vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, trong các trận chiến Beaune-la-Rolande, Orléans và Le Mans vào giai đoạn sau của cuộc chiến, cũng như trong cuộc vây hãm Metz. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, ông được lên quân hàm Đại tá, và do những chiến tích của mình trong cuộc chiến tranh, ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công. Vào tháng 3 năm 1871, ông được thừa nhận làm Tư lệnh của trung đoàn mình.
Sau khi chiến tranh kết thúc, L'Estocq là Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 từ ngày 12 tháng 12 năm 1874 cho đến ngày 28 tháng 10 năm 1875. Sau đó, ông được phong danh hiệu của trung đoàn, được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 và đồng thời lãnh nhiệm vụ trấn thủ thành phố Potsdam. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1878, ông về hưu. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1885, ông được phong quân hàm danh dự ("Charakter") Trung tướng và vào ngày 6 tháng 6 năm 1908, để tưởng thưởng sự phục vụ lâu dài của ông trong quân ngũ, ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng nhất với chiếc Vương miện.
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1854, L’Estocq kết hôn với Fanny Marie Freiin von Magnus (1833 – 1902), con gái của chủ ngân hàng Martin von Magnus. Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ năm người con. Trong số đó, người con trai trưởng của ông là Anton (sinh ngày 28 tháng 4 năm 1858 tại Potsdam), đã gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1. | 1 | null |
Hemolymph hay còn gọi là haemolymph là một chất lỏng trong hệ tuần hoàn của động vật chân đốt, tương tự như máu và dịch giữa các tế bào (bao gồm cả nước, protein, chất béo, đường, hormone...) ở động vật có xương sống như chim và động vật có vú. Ngoài ra, một số động vật không thuộc ngành chân đốt ví dụ như động vật thân mềm cũng có một hệ thống tuần hoàn hemolymph.
Hemolymph bao phủ toàn bộ trong cơ thể và bao quanh tất cả các tế bào. Nó chứa hemocyanin, một protein có gốc đồng cho nên chuyển thành màu xanh khi bị oxy hóa, thay vì có gốc sắt như hemoglobin trong tế bào hồng cầu ở động vật có xương sống, do đó hemolymph có màu xanh dương pha lục chứ không phải màu đỏ như máu của động vật có xương sống. Khi không bị oxy hóa, hemolymph nhanh chóng mất màu và chuyển thành màu xám.
Hemolymph còn chứa các chất chống đóng băng (INA), chất này có trong hemolymph của nhiều loài côn trùng như bọ cánh cứng, ruồi, cánh màng...
Hemolymph bao gồm nước, muối vô cơ (chủ yếu là Na+, Cl-, K+, Mg2+, và Ca2+), và các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là cacbohydrat, protein, và lipid). Các phân tử vận chuyển oxy chính là hemocyanin.
Đặc dụng.
Ở một số loài, hemolymph có chức năng khác hơn so với chức năng tương tự máu. Một số loài côn trùng có thể chảy máu phản xạ khi bị tấn công bởi kẻ thù. Kiến chúa trong chi Leptanilla được cho ăn bằng hemolymph sản xuất bởi các ấu trùng.
Liên kết ngoài.
Boston Globe hemolymph: | 1 | null |
Otto von Derenthal (5 tháng 10 năm 1831 ở Bütow tại Hinterpommern – 8 tháng 12 năm 1910 tại Weimar) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã làm đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871.
Tiểu sử.
Otto là con trai của cựu Thiếu tá Phổ Jürgen August Karl Elias Albert von Derenthal (27 tháng 6 năm 1795 tại Bütow, Pommern – 18 tháng 10 năm 1881 tại Berlin) và người vợ của ông này là Luise, tên khai sinh là von der Marwitz (26 tháng 11 năm 1809 tại Woitsick – 5 tháng 1 năm 1895). Gia đình ông có nguồn gốc là quý tộc vùng Westfalen.
Sau khi học xong các trường trung học Friedrich-Wilhelms và Joachimthalschens ở Berlin, vào ngày 4 tháng 2 năm 1851, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 với tư cách là một lính bắn súng hỏa mai ("Füsilier") trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1. Vào ngày 31 tháng 5, ông lên cấp Hạ sĩ và vào ngày 14 tháng 10 năm 1861, ông được bổ nhiệm làm chuẩn úy của trung đoàn ("Fähnrich"). Vào ngày 14 tháng 12 năm 1852, ông được phong quân hàm Thiếu úy, và từ ngày 8 tháng 8 năm 1856 ông là sĩ quan phụ tá trong Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai.
Vào năm 1866, ông tham chiến trong Chiến tranh Áo-Phổ và tiếp theo đó, ông tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 28 tháng 10 năm 1875, ông được thăng quân hàm Thượng tá và giao quyền chỉ đạo ("Führung") Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, và vào ngày 20 tháng 9 năm 1876 ông được thụ phong "Tư lệnh" ("Kommandeur") của trung đoàn đồng thời lên quân hàm Đại tá. Trong khi vẫn giữ cương vị này, ông được ủy nhiệm làm phụ tá của Đức hoàng ("Kaiser") Wilhelm I vào ngày 22 tháng 3 năm 1881. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1882, ông thôi chức chỉ huy Trung đoàn. Ông được giao quyền chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 2. Vào năm 1885, ông được cử làm trấn thủ tại kinh thành Berlin và vào ngày 15 tháng 3 năm 1890, ông về hưu với quân hàm danh dự Thượng tướng Bộ binh.
Vào ngày 30 tháng 5 năm 1900, Otto von Derenthal, một Hiệp sĩ Công lý (" Rechtsritter") của Huân chương Thánh Johann, đã được cho phép mặt quân phục của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1. 10 năm sau, ông từ trần tại Weimar. | 1 | null |
Đảo Henderson (trước đây còn gọi là đảo San João Baptista hay Elizabeth) là một hòn đảo không người ở được hình thành trên nền đảo san hô ở phía nam Thái Bình Dương. Vào năm 1902, hòn đảo được sáp nhập vào quần đảo Pitcairn, một lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Anh. Hòn đảo này có chiều dài 9,6 km (6,0 dặm) và rộng 5,1 km (3,2 dặm), với diện tích 37,3 km2 (14,4 sq mi). Nó nằm cách đảo Pitcairn 193 km (120 dặm) về phía đông bắc, ở 24 ° 22'01 " Nam, 128 ° 18'57 " Tây. Hòn đảo này được công nhận là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 1988. Đất nơi đây không thích hợp cho nông nghiệp và có rất ít nước ngọt trên đảo. Có ba bãi biển ở tận cùng phía bắc, phần bờ biển còn lại bao gồm các vách dốc đá lên đến 15 mét (49 ft) bị chia cắt.
Địa lý.
Đảo Henderson là một đảo san hô, cùng với đảo Pitcairn, Ducie và Quần đảo Oeno tạo thành nhóm đảo Pitcairn. Hòn đảo cách vùng đất liền gần nhất là hơn 5.000 km (bờ biển Nam Mỹ). Đảo san hô đá vôi này nằm trên đỉnh một ngọn đồi hình nón (núi lửa giả), tăng dần độ cao từ độ sâu khoảng 3500 mét. Bề mặt của nó chủ yếu là san hô và đá vôi, tạo thành một hỗn hợp cực kỳ hiểm trở dốc đứng, với các tháp nhọn lởm chởm và lỗ tản nông. Hòn hòn đảo được bao quanh bởi dốc, vách đá vôi cắt xén trên gần như là toàn bộ vùng bờ biển trừ vùng tận cùng phía bắc. Có ba bãi biển chính nằm về phía tây, phía bắc và phía đông bắc. Còn lại, phía bắc, tây bắc các bên đều được bao quanh bởi rạn san hô lởm chởm. Ở trung tâm của hòn đảo được cho là hình thành từ một đầm phá. Chỉ có một nơi được biết đến là có nguồn nước uống ngọt, nhưng vào mùa xuân thì nó là nước lợ bởi vào mùa xuân, khi thủy triều dâng lên từ đại dương xung quanh khiến nó tăng lên khoảng một mét. | 1 | null |
Trung Sơn là một huyện cũ của tỉnh Thanh Hóa, tồn tại từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 đến ngày 30 tháng 8 năm 1982.
Địa lý.
Huyện Trung Sơn nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Huyện Trung Sơn được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở sáp nhập huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn.
Sau khi hợp nhất, huyện Trung Sơn có thị trấn Nông trường Hà Trung và 51 xã: Ba Đình, Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Dương, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lâm, Hà Lan, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Ninh, Hà Phong, Hà Phú, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Thanh, Hà Tiến, Hà Toại, Hà Vân, Hà Vinh, Hà Yên, Nga An, Nga Bạch, Nga Điền, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Hưng, Nga Liên, Nga Lĩnh, Nga Mỹ, Nga Nhân, Nga Phú, Nga Tân, Nga Thái, Nga Thạch, Nga Thanh, Nga Thành, Nga Thắng, Nga Thiện, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Trung, Nga Trường, Nga Văn, Nga Vịnh, Nga Yên.
Ngày 29 tháng 8 năm 1980, chia xã Hà Dương thành hai xã lấy tên là xã Hà Dương và xã Quang Trung.
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, sáp nhập thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã: Hà Lan và Quang Trung vào thị xã Bỉm Sơn.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Trung Sơn gồm 50 xã: Ba Đình, Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Dương, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lâm, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Ninh, Hà Phong, Hà Phú, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Thanh, Hà Tiến, Hà Toại, Hà Vân, Hà Vinh, Hà Yên, Nga An, Nga Bạch, Nga Điền, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Hưng, Nga Liên, Nga Lĩnh, Nga Mỹ, Nga Nhân, Nga Phú, Nga Tân, Nga Thái, Nga Thạch, Nga Thành, Nga Thành, Nga Thắng, Nga Thiện, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Trung, Nga Trường, Nga Văn, Nga Vịnh, Nga Yên.
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Trung Sơn chia thành hai huyện Hà Trung và Nga Sơn như cũ: | 1 | null |
Lương Ngọc là một huyện cũ của tỉnh Thanh Hóa, tồn tại từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 đến ngày 30 tháng 8 năm 1982.
Địa lý.
Huyện Lương Ngọc có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Huyện Lương Ngọc được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở sáp nhập hai huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc. Cùng trong năm 1977 thành lập các huyện Trung Sơn, Vĩnh Thạch, Đông Thiệu
Cùng trong năm 1977, huyện Trung Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn, huyện Vĩnh Thạch được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Vĩnh Lộc và huyện Thạch Thành, huyện Đông Thiệu được thành lập trên cơ sở sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu gồm: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân vào huyện Đông Sơn, huyện Thiệu Yên được thành lập trên cơ sở sáp nhập 15 xã của huyện Thiệu Hóa ở tả ngạn sông Chu gồm: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Thiệu Phú, Thiệu Hưng, Thiệu Duy, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh vào huyện Yên Định.
Khi hợp nhất, đơn vị hành chính của huyện Lương Ngọc gồm 3 thị trấn nông trường: Lam Sơn, Sông Âm, Thống Nhất và 25 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Lương, Đồng Thịnh, Giao An, Kiên Thọ, Lâm Phú, Minh Sơn, Mỹ Tân, Ngọc Khê, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Quang Hiến, Quang Trung, Tam Văn, Tân Phúc, Thạch Lập, Thúy Sơn, Trí Nang, Vân Am, Yên Khương.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, chuyển thị trấn nông trường Thống Nhất về huyện Thiệu Yên quản lý.
Ngày 2 tháng 10 năm 1981, chia xã Yên Khương thành hai xã lấy tên là xã Yên Khương và xã Yên Thắng; chia xã Giao An thành hai xã lấy tên là xã Giao An và xã Giao Thiện; chia xã Minh Sơn thành hai xã lấy tên là xã Minh Sơn và xã Minh Tiến; chia xã Cao Thịnh thành hai xã lấy tên là xã Cao Thịnh và xã Lộc Thịnh; chia xã Phùng Giáo thành hai xã lấy tên là xã Phùng Giáo và xã Phùng Minh.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Lương Ngọc gồm 2 thị trấn nông trường: Lam Sơn, Sông Âm và 30 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Lương, Đồng Thịnh, Giao An, Giao Thiện, Kiên Thọ, Lâm Phú, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Khê, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Hiến, Quang Trung, Tam Văn, Tân Phúc, Thạch Lập, Thúy Sơn, Trí Nang, Vân Am, Yên Khương, Yên Thắng.
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Lương Ngọc chia thành hai huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc như cũ:
Cũng trong năm 1982, các huyện Trung Sơn, Vĩnh Thạch, Lương Ngọc chia thành các huyện như cũ. Riêng huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn nhưng vẫn giữ nguyên địa giới. | 1 | null |
Thiệu Yên là một huyện cũ của tỉnh Thanh Hóa, tồn tại từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 đến ngày 18 tháng 11 năm 1996.
Địa lý.
Huyện Thiệu Yên có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Huyện Thiệu Yên được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở sáp nhập 15 xã còn lại của huyện Thiệu Hóa ở tả ngạn sông Chu gồm: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Tiến, Thiệu Phúc, Thiệu Phú, Thiệu Hưng, Thiệu Duy, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh vào huyện Yên Định.
Cùng trong năm 1977, huyện Trung Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn, huyện Lương Ngọc được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lặc, huyện Đông Thiệu được thành lập trên cơ sở sáp nhập 16 xã của huyện Thiệu Hóa ở hữu ngạn sông Chu gồm: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Tâm, Thiệu Viên, Thiệu Lý, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Vân, Thiệu Giao, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Thiệu Tân vào huyện Đông Sơn, huyện Vĩnh Thạch được thành lập trên cơ sở sáp nhập huyện Vĩnh Lộc và huyện Thạch Thành.
Khi hợp nhất, huyện Thiệu Yên có 43 xã: Định Bình, Định Công, Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tăng, Định Tân, Định Thành, Định Tiến, Định Tường, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp, Thiệu Hưng, Thiệu Long, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, Yên Bái, Yên Giang, Yên Hùng, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Lộc, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Quý, Yên Tâm, Yên Thái, Yên Thịnh, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Trường.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, hợp nhất 2 xã Yên Quý và Yên Lộc thuộc huyện Thiệu Yên thành xã Quý Lộc; chuyển thị trấn nông trường Thống Nhất thuộc huyện Lương Ngọc về huyện Thiệu Yên quản lý.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 xã Định Công và Định Thành thành xã Công Thành.
Ngày 2 tháng 10 năm 1981, chia lại xã Công Thành thành 2 xã cũ lấy tên là xã Định Công và xã Định Thành.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Thiệu Yên, thị trấn huyện lỵ huyện Thiệu Yên trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Định Tường và Định Long.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Thiệu Yên gồm thị trấn Thiệu Yên, thị trấn nông trường Thống Nhất và 42 xã: Định Bình, Định Công, Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tăng, Định Tân, Định Thành, Định Tiến, Định Tường, Quý Lộc, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp, Thiệu Hưng, Thiệu Long, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Vũ, Yên Bái, Yên Giang, Yên Hùng, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Tâm, Yên Thái, Yên Thịnh, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Trường.
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tái lập huyện Thiệu Hóa từ 15 xã ở tả ngạn sông Chu. Phần còn lại của huyện Thiệu Yên đổi lại tên cũ là huyện Yên Định, đổi tên thị trấn Thiệu Yên thành thị trấn Quán Lào thuộc huyện Yên Định. | 1 | null |
Breaking Bad (tạm dịch: "Biến chất") là một bộ phim truyền hình dài tập của Mỹ thuộc đề tài chính kịch hình sự theo phong cách tân Viễn Tây do Vince Gilligan chế tác kiêm sản xuất. Tác phẩm chính thức lên sóng trên kênh AMC từ ngày 20 tháng 1 năm 2008 đến ngày 29 tháng 9 năm 2013, gồm 5 mùa với 62 tập phim. "Breaking Bad" lấy bối cảnh và được quay chủ yếu tại Albuquerque, New Mexico. Phim kể về câu chuyện của Walter White (Bryan Cranston), một giáo viên hóa học phổ thông bất đắc chí, gần như thất nghiệp, đang phải vật lộn với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn ba. Để đảm bảo tài chính cho gia đình mình trước khi chết, Walter quyết định chọn con đường phạm pháp, hợp tác với cậu học trò cũ Jesse Pinkman (Aaron Paul) để điều chế và phân phối ma túy đá kết tinh, đồng thời phải né tránh hàng loạt mối nguy giữa thế giới tội phạm ngầm. Tựa đề của phim, theo nghĩa thông tục phía nam Hoa Kỳ có thể hiểu là "chuyển sang sống đời tội phạm". Gillian đã khắc họa tính đặc trưng cho loạt phim của mình khi phơi bày hành trình biến chất của Walter White, từ một "Mr. Chips" nói năng nhẹ nhàng trở thành một "Scarface" thực thụ.
Dàn diễn viên thứ chính của bộ phim gồm Anna Gunn trong vai Skyler, vợ của Walter; RJ Mitte trong vai Walter Jr., con trai ông; Betsy Brandt trong vai Marie Schrader, em gái Skyler và Dean Norris trong vai Hank, chồng của Marie, đồng thời cũng là một đặc vụ DEA. Ngoài ra còn có Bob Odenkirk trong vai Saul Goodman, gã luật sư gian manh của Walter và Pinkman; Jonathan Banks trong vai Mike Ehrmantraut, chuyên gia theo dõi kiêm giải quyết rắc rối; Giancarlo Esposito trong vai ông trùm ma túy Gus Fring. Mùa phim cuối cùng còn xuất hiện thêm Jesse Plemons trong vai tên tội phạm tham vọng Todd Alquist và Laura Fraser trong vai Lydia Rodarte-Quayle, một giám đốc điều hành kinh doanh, vụng về trong việc che giấu hoạt động buôn bán ma túy của Walter White trên toàn cầu thông qua công ty của cô.
Mùa đầu tiên của "Breaking Bad" được đánh giá tích cực, trong khi các mùa còn lại thì luôn nhận được sự tán dương nhiệt liệt từ khán giả, khiến các nhà phê bình xem đây là một trong những phim truyền hình hay nhất mọi thời đại. "Breaking Bad" có lượng người theo dõi vừa phải trong ba mùa đầu tiên nhưng gia tăng đáng kể trong hai mùa còn lại khi loạt phim được Netflix phát hành ngay trước khi mùa thứ tư công chiếu. Vào thời điểm tập cuối cùng lên sóng, "Breaking Bad" là một trong số những chương trình truyền hình cáp được xem nhiều nhất tại Mỹ. Tác phẩm đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bao gồm 16 giải Primetime Emmy, 8 giải Satellite, 2 giải Quả cầu vàng, 2 giải Peabody, 2 giải Lựa chọn của nhà phê bình điện ảnh và 4 giải của Hiệp hội phê bình truyền hình. Với "Breaking Bad", Bryan Cranston đã 4 lần giành giải Primetime Emmy cho "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất", trong khi Aaron Paul 3 lần giành giải Primetime Emmy cho "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất", Anna Gunn cũng mang về cho mình 2 giải Primetime Emmy cho "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất." Năm 2013, "Breaking Bad" có tên trong sách Kỷ lục Guinness với tư cách là chương trình truyền hình được giới phê bình đánh giá cao nhất từ trước đến nay.
"Better Call Saul" ("Hãy gọi cho Saul"), một loạt phim tiền truyện có sự góp mặt của Odenkirk, Banks và Esposito thể hiện lại chính các vai diễn của họ trong "Breaking Bad", ra mắt trên AMC vào ngày 8 tháng 2 năm 2015 và đã được tái khởi động đối với mùa thứ sáu, mùa phim cuối cùng. Phần hậu truyện mang tên "" với sự tham gia của Aaron Paul cũng đã được phát hành trên Netflix và ra rạp vào ngày 11 tháng 10 năm 2019.
Tiền đề.
Lấy bối cảnh tại Albuquerque, New Mexico trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. "Breaking Bad" dõi theo cuộc sống của Walter White, một giáo viên hóa học trung học hiền lành, vì muốn kiếm thêm tiền cho gia đình khi biết tin mình bị ung thư giai đoạn cuối, ông đã dần chuyển mình trở thành một tên buôn bán ma túy đá địa phương đầy tàn nhẫn. Ban đầu, Walter chỉ sản xuất một vài mẻ ma túy nhỏ trong gian phòng thì nghiệm cuốn chiếu, cùng với đồng sự là cậu học trò cũ Jesse Pinkman. Nhưng sau đó, hai thầy trò nhanh chóng mở rộng quy mô làm ăn khi điều chế thành công một loại ma túy đá có màu xanh lam, vô cùng tinh khiết và rất đắt hàng. Từ đây, Walter White lấy tên "Heisenberg" để che giấu danh tính thật của bản thân. Do các hoạt động buôn bán chất cấm của mình, Walter cuối cùng cũng phải đối mặt với hàng loạt mâu thuẫn từ gia đình, Lực lượng Chống ma túy (DEA) liên quan tới người em rể Hank Schrader, cho đến các băng đảng địa phương hay Mexico và nhà phân phối khu vực của họ, khiến cuộc sống của ông gặp rất nhiều rủi ro.
Sản xuất.
Ý tưởng.
"Breaking Bad" được chế tác bởi Vince Gilligan – tác giả loạt "The X-Files" của Fox. Gilligan muốn tạo ra một bộ phim mà nhân vật chính dần biến thành kẻ phản diện. Ông nói: "Các bộ phim truyền hình có truyền thống rất tốt trong việc giữ cho nhân vật của mình luôn rơi vào trạng thái bế tắc khi tự áp đặt lựa chọn cho bản thân, giúp loạt phim có thể diễn ra trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Khi nhận ra điều này, việc tiếp theo tôi nghĩ tới là làm thế nào có thể thực hiện được một series mà động lực cơ bản của nó là hướng đến sự thay đổi?". Ông cũng cho biết, mục tiêu của ông với nhân vật Walter White là biến Walter từ "Mr. Chips" thành "Scarface".< Gilligan tin rằng ý đồ thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ, đầy đủ của một nhân vật trong suốt chiều dài một bộ phim truyền hình là mạo hiểm và sẽ rất khó để truyền tải tốt nếu không có các yếu tố mạnh khác hỗ trợ, chẳng hạn như kỹ xảo điện ảnh và trình độ diễn xuất.
Sáng kiến phim nảy ra khi Gilligan nói chuyện với cây viết của "The X-files", Thomas Schnauz, về tình trạng thất nghiệp hiện tại của họ và nói đùa với nhau rằng giải pháp là ""tạo ra một phòng thí nghiệm ma túy đá ở phía sau chiếc RV rồi đi khắp đất nước để nấu đá và kiếm tiền"."
Sau khi viết xong ý tưởng cho loạt phim và tập thử nghiệm, Gilligan đã giới thiệu dự án tới Sony Pictures Televison và nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ họ. Sony đã sắp xếp các cuộc gặp mặt với các đài cáp khác nhau. Showtime bỏ qua "Breaking Bad" vì nó có nhiều điểm tương đồng về mặt nội dung với "Weeds", một series mà kênh này đã đang chiếu. Trong khi các nhà sản xuất của Gilligan thuyết phục ông rằng "Breaking Bad" đủ khác biệt để thành công, Gilligan sau đó bày tỏ, ông sẽ không tiếp tục kế hoạch nếu biết về "Weeds" trước đó. Các nhà đài khác như HBO, TNT cũng đưa ra lời từ chối, cuối cùng FX tỏ ra quan tâm và đã có những thảo luận ban đầu về việc sản xuất tập thử nghiệm. Cùng lúc này, FX cũng đã bắt đầu phát triển "Dirt", một bộ phim truyền hình tội phạm, dành cho nữ giới và với ba chương trình dành cho nam giới đang phát sóng, FX đã quyết định bỏ qua "Breaking Bad" để tập trung cho "Dirt".
Một trong những người đại diện của Gilligan đã nói chuyện với Jeremy Elice, phụ trách mảng chương trình gốc của AMC và cũng đang tìm kiếm thêm các chương trình truyền hình mới để bổ sung cùng với bộ "Mad Men" sắp ra mắt của đài. Elice bị hấp dẫn và ngay sau đó một cuộc họp giữa Gilligan, Elice và hai giám đốc điều hành chương trình đã diễn ra. Gilligan không lạc quan vì sợ rằng ông sẽ bị loại nhưng thay vào đó, cả ba đều tỏ ra rất quan tâm và cuộc họp kết thúc bằng việc sắp xếp để AMC lấy được quyền từ FX và tiến hành sản xuất tập thử nghiệm. Phải mất một năm sau cuộc họp này để Sony thiết đặt xong xuôi với AMC và chính thức bắt đầu làm phim.
Quá trình phát triển.
Kênh truyền hình đã sắp xếp chín tập phim cho mùa đầu tiên (bao gồm cả tập thử nghiệm), nhưng cuộc đình công của Nghiệp đoàn Biên kịch Mỹ năm 2007–08 đã khiến mùa đầu chỉ còn bảy tập, cũng như trì hoãn việc bắt tay sản xuất mùa thứ hai. Trong vòng chín tập đầu, Gilligan đã từng lên kế hoạch để Jesse hoặc Hank bị giết trong một khoảnh khắc "can đảm", đánh dấu sự kết thúc mùa đầu tiên. Kế hoạch này bị huỷ bỏ do hạn chế số tập, điều mà sau này Gilligan nhận thấy là điều đúng đắn khi xét tới năng lực diễn xuất của cả Paul và Norris qua các mùa phim. Cuộc đình công cũng giúp làm chậm quá trình sản xuất đủ lâu để Gilligan và các cây bút của ông điều chỉnh lại nhịp độ của loạt phim, vốn có các sự kiện ban đầu diễn ra rất nhanh. Gould khẳng định, chính cuộc đình công đã "cứu loạt phim", rằng nếu họ sản xuất thêm hai tập cho mùa đầu tiên, họ sẽ đi theo đường hướng sáng tạo khác mà ông tin sẽ khiến "Breaking Bad" chấm dứt ở ngay mùa thứ ba.
Ban đầu kịch bản được đặt tại Riverside, California, nhưng theo gợi ý của Sony, Albuquerque đã được chọn làm địa điểm sản xuất do các điều kiện tài chính thuận lợi mà bang New Mexico đưa ra. Gilligan kể lại, điều này kéo theo việc "chúng tôi luôn phải tránh dãy núi Sandia Mountains" "trong các cảnh quay về phía đông", bối cảnh cốt truyện cũng được thay đổi thành chính địa điểm làm phim. "Breaking Bad" quay chủ yếu bằng loại phim 35mm, với các máy quay kỹ thuật số được sử dụng khi cần thiết cho các góc quay bổ sung, quay từ điểm nhìn nhân vật hoặc quay time-lapse. Phim có kinh phí mỗi tập là 3 triệu đô la Mỹ, cao hơn mức trung bình cho một chương trình truyền hình cáp cơ bản.
Vào khoảng năm 2010, AMC đã bày tỏ với Sony Pictures Television và Gilligan rằng họ cảm thấy mùa thứ ba sẽ là mùa cuối cùng của "Breaking Bad". Sony bắt đầu rao bán chương trình và đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ FX cho hai mùa tiếp theo, nhưng rồi AMC thay đổi quyết định và cho phép "Breaking Bad" tiếp tục trình chiếu. Cùng thời điểm này, Netflix đang bắt đầu tích cực mua sắm nội dung, bổ sung vào dịch vụ của mình và đã thu xếp một thỏa thuận với Sony để có được "Breaking Bad" khi kết thúc mùa thứ tư. Tuy nhiên, biết về ý đồ ngừng tiếp tục phát sóng của AMC, Sony đã thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất loạt phim để nó kịp xuất hiện trên Netflix ngay từ mùa thứ tư. Chính điều này đã làm lượng người xem "Breaking Bad" tăng đáng kể khi người ta say mê bộ phim trên nền tảng Netflix, giúp đảm bảo cho mùa thứ năm có thể được thực hiện. Mùa thứ năm ra mắt với số lượng người xem gấp đôi mùa trước nhờ được phát hành trên Netflix. Gilligan cảm ơn Netflix về sự phổ biến của "Breaking Bad" tại lễ trao giải Emmy vào tháng 9 năm 2013, sau khi bộ phim kết thúc, rằng Netflix "đã giúp chúng tôi tiếp tục phát sóng".
Khi tiếp tục phát triển "Breaking Bad", Gilligan và đội ngũ biên kịch đã xây dựng nhân vật Walter White ngày càng mất đi thiện cảm. Gilligan nói trong suốt thời gian của loạt phim: "Ông ấy sẽ từ một vai chính diện trở thành một nhân vật phản diện. Chúng tôi muốn khiến mọi người đặt câu hỏi về nhân vật mình đang theo dõi và tại sao họ lại dõi theo nhân vật này". Bryan Cranston phát biểu trong mùa thứ tư: ""Tôi nghĩ Walt nhận ra rằng trở thành một kẻ săn đuổi tốt hơn là một kẻ bị săn đuổi. Ông ấy đang trên con đường trở nên xấu xa"."
Vào tháng 7 năm 2011, Vince Gilligan cho biết, ông dự định kết thúc "Breaking Bad" vào cuối mùa thứ năm. Đầu tháng 8 năm 2011, các cuộc đàm phán đã bắt đầu về một thỏa thuận liên quan đến mùa thứ năm và có thể là mùa cuối cùng của "Breaking Bad" giữa đài AMC và Sony Pictures Television, công ty sản xuất loạt phim. AMC đề xuất rút ngắn mùa thứ năm xuống còn sáu đến tám tập, thay vì 13 tập để cắt giảm chi phí, nhưng nhà sản xuất đã từ chối. Sony sau đó đã tiếp cận với các kênh truyền hình cáp khác để bàn về việc kế thừa phát sóng loạt phim nếu không thể thực hiện được giao kèo với AMC. Tới ngày 14 tháng 8 năm 2011, AMC gia hạn loạt phim cho mùa thứ năm và cũng là mùa cuối cùng với 16 tập. Tuy nhiên, tháng 4 năm 2012, Bryan Cranston lại tiết lộ rằng mùa thứ năm sẽ được chia thành hai nửa, với tám tập đầu tiên ra mắt vào năm 2012 và tám tập cuối vào năm 2013.
Trước mùa cuối của "Breaking Bad", Gilligan nói về việc rất khó để viết kịch bản cho Walter White vì nhân vật này quá đen tối và nhập nhằng về mặt đạo đức: "Tôi sẽ nhớ loạt phim này khi nó kết thúc, nhưng từ một góc độ nào đó, tôi thấy mình nhẹ nhõm hơn khi không còn có Walt trong đầu". Ông sau này còn cho biết ý tưởng về tính cách của Walter đã khiến bản thân tò mò đến nỗi "không nghĩ nhiều về chuyện liệu nó có thu hút được khán giả hay không", và có khi đã định từ bỏ ý tưởng do nó quá ""kỳ quặc, đen tối"," khó có thể gây chú ý cho các nhà sản xuất. Cuối cùng, Gilligan đã chọn kết thúc "Breaking Bad" bằng cái chết của Walter White, sau hành trình hai năm của ông kể từ lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và biết mình chỉ còn có thể sống thêm hai năm. Vince Gilligan cũng chia sẻ vào cuối loạt phim, ""có cảm giác như chúng ta nên giữ lời hứa của mình với khán giả từ ngay tập đầu tiên"."
Tuyển chọn diễn viên.
Vince Gilligan, nhà chế tác của "Breaking Bad" đã quyết định chọn Bryan Cranston cho vai Walter White dựa trên quá trình làm việc với Bryan trong tập "Drive" của loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng "The X-files" mà ông từng làm biên kịch. Trong tập phim đó, Cranston đóng vai một người bài Do Thái mắc bệnh nan y và đã bắt nhân vật chính của loạt phim là Fox Mulder (David Duchovny) làm con tin. Gilligan cho biết nhân vật Walter White phải được thể hiện sao cho vừa đáng ghét nhưng cũng vừa đáng được cảm thông, và "Chỉ riêng Bryan là diễn viên duy nhất có thể thực hiện được mánh khóe này. Một mánh khóe mà tôi không biết anh ta đã làm như thế nào". Các quan chức của AMC, những người ban đầu lưỡng lự trong việc lựa chọn tuyển diễn viên, chỉ biết tới Cranston qua vai diễn xuất sắc Hal trong loạt phim hài "Malcolm in the Middle", trước đó đã nhắm tới John Cusack và Matthew Broderick cho vai diễn Walter White. Khi cả hai nam diễn viên từ chối, các giám đốc điều hành mới bị thuyết phục khi xem tập "The X-files" có Cranston.
Cranston góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của nhân vật Walter White. Khi Gilligan bỏ ngõ phần lớn quá khứ của Walter trong quá trình phát triển cốt truyện, nam diễn viên đã tự mình viết thêm câu chuyện riêng cho nhân vật. Khi bắt đầu loạt phim, Cranston đã tăng 10 pound để phù hợp hơn với thể trạng của Walter White và tạo cho mình một mái tóc nhuộm màu nâu đỏ. Ông hợp tác cùng nhà thiết kế trang phục Kathleen Detoro với toàn những bộ quần áo màu xanh lá cây hoặc màu nâu, để làm cho nhân vật trở nên thật nhạt nhẽo và chẳng có gì nổi bật, đồng thời làm việc với chuyên gia trang điểm Frieda Valenzuela để tạo ra bộ ria mép mà ông mô tả là "trông bất lực" và chẳng khác gì một "con sâu chết". Cranston liên tục tìm ra các yếu tố trong một số kịch bản mà ông không đồng tình về cách xử lý nhân vật, thậm chí đã gọi điện trực tiếp cho Gilligan khi không thể giải quyết bất đồng với nhóm biên kịch của tập phim. Cranston cho biết ông được truyền cảm hứng một phần từ hình ảnh người cha già của mình về cử chỉ của Walter White, điều mà ông tả là "luôn hơi cúi người xuống, không bao giờ đứng thắng, cứ như thể sức nặng của cả thế giới đang đè lên vai người đàn ông này vậy". Trái ngược với nhân vật của mình, Cranston lại được miêu tả là một người cực kỳ vui tươi trên phim trường, Aaron Paul gọi ông là ""một đứa trẻ mắc kẹt trong cơ thể của một người đàn ông"."
Ban đầu, việc chọn Aaron Paul thủ vai cũng khiến các nhà sản xuất hoài nghi vì Paul quá già và trông giống một anh chàng "đẹp mã" hơn là một tên nấu đá. Tuy nhiên, Gilligan đã xem xét lại kỹ năng diễn xuất của Paul sau khi xem buổi thử vai của anh và nhớ lại rằng Paul cũng đã từng đóng vai khách mời trong tập "Lord of the Flies" của "The X-files". Ban đầu, Gilligan dự định để Pinkman bị giết vào cuối mùa đầu tiên của "Breaking Bad" trong một vụ mua bán ma túy với mục đích khiến cho Walter White cảm thấy tội lỗi. Tuy nhiên, Gilligan cho biết trong tập thứ hai của mùa phim, ông đã rất ấn tượng với màn trình diễn của Paul đến nỗi "đã sớm nhận ra rằng sẽ là một sai lầm to lớn nếu giết chết Jesse". Tương tự, Dean Norris đã thể hiện khả năng hóa thân thành người thực thi công lý trong tập phim "F. Emasculata" của "The X-Files" và được chọn đảm nhận vai Hank Schrader, em rể của Walter White, đồng thời là một đặc vụ DEA.
Tính chính xác về mặt khoa học.
Donna Nelson, một giáo sư hóa hữu cơ tại Đại học Oklahoma, đã kiểm tra các kịch bản và đóng góp lời thoại. Cô cũng là người vẽ các cấu trúc và viết các phương trình hóa học dùng làm đạo cụ. Theo lời nhà chế tác Vince Gilligan,"Tiến sĩ Donna Nelson từ Đại học Oklahoma đã tiếp cận đội ngũ làm phim vài mùa trước và nói, "Tôi thực sự thích chương trình này và nếu anh cần giúp đỡ về chuyên môn hóa học, tôi rất muốn giúp một tay". Cô ấy là một cố vấn tuyệt vời. Chúng tôi nhận được trợ giúp ở bất cứ vấn đề nào mình cần, cho dù đó là hóa học, kỹ thuật điện hay vật lý. Chúng tôi cố gắng làm mọi thứ thật chính xác. Cố vấn không phải lúc nào cũng túc trực trên phim trường, nên phải cho chạy trước một số cảnh nhất định cần các chuyên gia."Gilligan nói: ""Vì Walter White phải trao đổi với các học sinh của mình, tôi đã giữ ý định đơn giản hóa chuyên môn trong các cảnh mô tả hoặc đối thoại ở những tập đầu cho đến khi chúng tôi thực sự nhận được sự giúp đỡ từ một vài nhà hóa học"." Theo Gilligan, ""Nelson xem xét các kịch bản để đảm bảo những cuộc đối thoại hóa học luôn chính xác và hợp thời. Một nhà hóa học khác đến từ Cơ quan Thực thi Dược phẩm có trụ sở tại Dallas cũng giúp ích rất nhiều"." Về sự quan tâm của Gilligan dành cho tính chính xác trong các vấn đề khoa học, Nelson cho biết ""Gilligan nói rằng điều đó tạo nên sự khác biệt ở anh ta"."
Một số tập của chương trình "Mythbusters" đã cố gắng xác thực hoặc bác bỏ vài phân cảnh trong "Breaking Bad", thường có sự tham gia của Gilligan trong vai trò khách mời. Vào năm 2013, hai cảnh trong mùa đầu tiên của "Breaking Bad" đã được mổ xẻ kỹ lưỡng trong tập "Mythbusters Breaking Bad special". Mặc dù có một số điều chỉnh so với những gì khán giả được thấy trong "Breaking Bad", cả hai phân cảnh được tái hiện trong chương trình đều không diễn ra như trên phim. Người ta đã chứng minh rằng không thể sử dụng acid hydrofluoric để hòa tan hoàn toàn kim loại, thịt hoặc gốm như trong tập phim "Cat's in the Bag..." và mặc dù có thể ném thủy ngân fulminat thật mạnh xuống sàn để gây nổ, như trong tập "Crazy Handful of Nothin", Walter White sẽ cần một lượng hợp chất lớn hơn nhiều, đồng thời phải ném với tốc độ rất nhanh và có thể sẽ giết tất cả mọi người trong căn phòng. Một tập "Mythbusters" mang tên "Blow It Out of the Water", đã thử nghiệm khả năng lắp súng máy tự động trong xe hơi như ở tập kết thúc loạt phim "Felina" và thấy rằng điều đó là khả thi. Một tập khác của "Mythbusters Jr." thì chứng minh rằng nam châm điện không thể hút các vật thể kim loại từ khắp phòng như trong tập "Live Free or Die".
Jason Wallach của tạp chí "Vice" khen ngợi tính chính xác của các phương pháp điều chế ma túy đá được trình bày trong loạt phim. Trong các tập đầu, Walter dùng tới phương pháp Nagai phổ biến một thời, sử dụng phosphor đỏ/iod cùng với pseudoephedrine làm tiền chất để tạo ra D-(+)-methamphetamin. Đến cuối mùa đầu tiên, ông buộc phải chọn sử dụng một con đường tổng hợp khác do gặp khó khăn trong việc thu thập đủ pseudoephedrine khi sản xuất ở quy mô lớn hơn. Phương pháp mới mà ông chọn là một phản ứng khử amin, áp dụng cho phenyl-2-propanone và methylamine. Trong "Breaking Bad", phenyl-2-propanone (còn được gọi là phenylacetone hoặc P2P) được sản xuất từ acid phenylacetic và acid axetic bằng cách sử dụng lò ống với thori dioxide (ThO2) làm chất xúc tác, đề cập trong tập ""A No Rough-Stuff -Type Deal "and" Más"". P2P và methylamine tạo thành chất trung gian imine. Quá trình khử chất trung gian imine P2P-methylamine này được thực hiện bằng cách sử dụng hỗn hống nhôm-thủy ngân, mô tả trong một số tập chẳng hạn tập "Hazard Pay".
Một trong những chi tiết cốt yếu trong bộ phim là những viên pha lê mà Walter "nấu" có dạng tinh thể dài, tinh khiết và mang màu xanh lục lam đậm. Thực tế, pha lê ma túy đá siêu tinh khiết sẽ có màu trong hoặc trắng.
Trong bài báo "Die Chemie bei Breaking Bad" trên "Chemie in unserer Zeit," với tựa đề tiếng Anh trên "ChemistryViews" là ""The Chemistry of Breaking Bad"," Tunga Salthammer và Falk Harnish đã thảo luận về tính hợp lý của các phản ứng hóa học được thể hiện trong một số phân cảnh nhất định. Theo hai người, hóa học trong phim được mô tả rõ ràng như một ngành khoa học sản xuất mà không cần giải thích nhiều về các phương pháp phân tích. Mặt khác, các chủ đề khoa học nghiêm túc cũng được pha trộn trong các đoạn hội thoại với mục đích vẽ ra một thế giới mà hóa học đóng vai trò quan trọng.
Khía cạnh kỹ thuật.
Michael Slovis, nhà quay phim của "Breaking Bad" từ mùa thứ hai, đã nhận được nhiều lời khen trong suốt cả loạt phim. Giới phê bình đánh giá cao phong cách hình ảnh táo bạo mà bộ phim truyền hình áp dụng. Slovis cũng như nhà chế tác Vince Gilligan muốn quay "Breaking Bad" bằng CinemaScope nhưng không được Sony và AMC phê duyệt. Gilligan đã xem những bộ phim Viễn Tây của Sergio Leone như một tài liệu tham khảo để ông định hình tác phẩm của mình. "Breaking Bad" mang về cho Slovis bốn đề cử Giải thưởng Primetime Emmy ở hai hạng mục "Quay phim xuất sắc cho loạt phim một giờ" và "Quay phim xuất sắc cho loạt phim đơn camera".
Người ta sử dụng loại phim 35mm để quay "Breaking Bad" vì sức mạnh của loại phim này cũng như để tiết kiệm chi phí quay phim. Ngoài ra, nó còn cho phép chuyển đổi kỹ thuật số sang độ phân giải 4K. Đến cuối mùa thứ năm, các tập phim đã tiêu tốn kinh phí tới 6 triệu đô la Mỹ.
Kelley Dixon là một trong số ít biên tập viên của "Breaking Bad" và là người đã biên tập nhiều "phân cảnh liên quan tới ma túy" trong loạt phim. Đối với dựng phim, cô sử dụng các kỹ thuật như cắt đoạn nhảy và xen kẽ tốc độ phim, nhanh hơn hoặc chậm hơn. Dixon đã nhận được 6 đề cử Giải Primetime Emmy ở hạng mục "Chỉnh sửa hình ảnh bằng camera đơn xuất sắc cho phim truyền hình" và giành giải này vào năm 2013.
Dàn diễn viên và nhân vật.
Nhân vật chính.
"Vì rất hay đóng vai cảnh sát nên tôi đã nói chuyện với nhiều cố vấn kỹ thuật và nhờ đó góp nhặt được những điều hữu ích. Thật trùng hợp, một trong những người bạn thuở nhỏ của tôi là cảnh sát ở Chicago và một anh bạn thân khác thì làm cảnh sát trưởng ở LA. Do vậy, tôi có thể thấy được tất cả góc cạnh của ngành nghề này."
"Tôi nghĩ về Robert Evans vì đã từng nghe The Kid Stays in the Picture trên CD. Ông ấy liên tục thay đổi ngữ điệu và cách nói, luôn nhấn mạnh những từ thú vị. Có vô số sắc thái trong lời thoại của ông ấy. Vì vậy, khi tự luyện tập một mình, tôi giả làm Robert Evans, tìm và diễn lại các khoảnh khắc ấy. Sau đó, ra ngoài và hóa thân thành Saul."
"Gus là người đàn ông điểm tĩnh nhất quả đất. Tôi liên hệ tới Eddie Olmos ngày xưa trong Miami Vice. Ông ta giống như kẻ chết rồi vậy. Tôi nghĩ, làm thế quái nào gã này đứng giữa đống lửa mà chẳng cần làm gì? Gus đã hoàn toàn cho phép tôi đạt tới độ linh hoạt và thư giãn đó - không phải vì ông ta có quyền lực tối thượng hay vì biết bản thân có thể đoạt mạng bất kỳ ai. Đơn giản, ông ta chỉ cần thật tự tin mà thôi."
Các tập phim.
Loạt phim được phát hành đầy đủ trên định dạng DVD và Blu-ray vào ngày 26 tháng 11 năm 2013, với một hộp sưu tầm có hình dáng giống những chiếc thùng phuy mà Walt dùng để chôn tiền. Mỗi hộp có vài thành phần đặc biệt, bao gồm một bộ phim tài liệu hai giờ và một phiên bản kết phim hài hước. Trong đó, Cranston và bạn diễn Jane Kacmzmarek hóa thân thành hai nhân vật Hal và Lois trong loạt phim "Malcolm in the Middle" mà họ từng tham gia, diễn lại cảnh kết phim "Newhart".
Mùa 1 (2008).
Ban đầu, mùa đầu tiên Breaking Bad dự định sẽ có chín tập, nhưng do cuộc đình công của Nghiệp đoàn Biên kịch Mỹ năm 2007-2008 nên chỉ có thể quay 7 tập. Mùa 1 phát sóng từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 9 tháng 3 năm 2008.
Walter bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn ba, vô phương cứu chữa, âm mưu cùng với Jesse nấu ma túy đá để kiếm tiền chi trả cho các liệu pháp điều trị, cũng như đảm bảo tài chính cho bản thân gia đình. Jesse mua một chiếc xe RV để làm phòng thí nghiệm còn Walter vẽ ra một quy trình điều chế dùng các chất hóa học không bị kiểm soát, tạo ra một loại ma túy đá có màu xanh lam tinh khiết. Sau lần va chạm với băng ma túy người Mexico, Walter bắt đầu lấy biệt danh "Heisenberg" và biến "Thiên thanh" trở thành thương hiệu sản phẩm đặc trưng của mình. Cái tên mới này lọt vào tầm ngắm của Hank cũng như lực lượng DEA khiến họ bắt đầu quan tâm điều tra.
Mùa 2 (2009).
Các đầu nậu phân phối của Jesse ngày càng trở nên không an toàn, Walter đành phải thuê gã luật sư vô lại Saul, móc nối với nhà buôn ma túy cấp cao Gus, bằng cách chào hàng lô hàng mới nhất của ông. Jesse thì đang bắt đầu hẹn hò với chủ trọ của anh là Jane, và cô này thì tái nghiện heroin. Nhận thấy Jesse không đáng tin cậy, Walter từ chối trả anh một nửa số tiền kiếm được từ thương vụ với Gus nhưng Jane lập tức tống tiền, đe dọa ông. Walter sau đó quay lại gặp Jesse để xin lỗi. Tại đây, ông bỏ mặc Jane mất mạng do nghẹt thở vì sốc thuốc. Đưa Jesse vào trại cai nghiện, Walter cảm thấy nhẹ lòng cho tới khi biết tin về vụ va chạm thảm khốc của hai máy bay dân dụng, mà nguyên nhân lại đến từ cha của Jane, một nhân viên kiểm soát không lưu. Ông này vì quá đau xót do mất con nên đã vướng phải sai sót nghiêm trọng trong lúc làm việc.
Mùa 3 (2010).
Ngày 2 tháng 4 năm 2009, AMC công bố kế hoạch sản xuất mùa ba của "Breaking Bad" với 13 tập phim. Mùa 3 chính thức lên sóng ngày 21 tháng 3 năm 2010 và kết thúc vào ngày 13 tháng 6 năm 2010. Mùa phim có phiên bản hoàn chỉnh trên DVD mã vùng 1 và Blu-ray mã vùng A từ ngày 6 tháng 7 năm 2011.
Gus tuyển dụng Walter điều chế ma túy đá tại phòng thí nghiệm ngầm của ông ta. Walter yêu cầu Jesse làm trợ lý cho mình, thay vì chọn Gale theo tiến cử của Gus. Skyler giờ đã phát hiện ra chồng mình đang "nấu đá" và yêu cầu ly hôn. Chiến dịch điều tra của Hank dẫn anh tới chỗ Jesse, nhưng anh không tìm được bằng chứng buộc tội và hành hung Jesse, để rồi bị cho thôi việc ngắn hạn. Hank được báo trước về vụ ám sát của hai tên sát thủ và giết được chúng, tuy nhiên anh cũng bị liệt nửa người. Vì Jesse ngày càng cư xử thất thường, Gus quyết định thay thế anh bằng Gale. Sau đó, Walter sợ Gus sẽ giết cả ông và Jesse khi Gale nắm được hết phương pháp điều chế của họ nên đã hướng dẫn Jesse tới giết Gale.
Mùa 4 (2011).
Ngày 14 tháng 6 năm 2010, AMC thông báo "Breaking Bad" đã được gia hạn cho mùa thứ tư, gồm 13 tập. Quá trình sản xuất bắt đầu vào tháng 1 năm 2011, mùa phim lên sóng vào ngày 17 tháng 7 năm 2011 và kết thúc vào ngày 9 tháng 10 năm 2011. Ban đầu, người ta định sản xuất các tập phim nhỏ có độ dài bốn phút trước khi công chiếu phần thứ tư, nhưng kế hoạch này đã không thành hiện thực.
Gus thắt chặt an ninh tại phòng thí nghiệm sau cái chết của Gale. Gus và Mike làm mọi cách để chia rẽ mối quan hệ giữa Walter và Jesse, ép buộc Jesse một mình điều chế ma túy cho họ bằng cách bắt giữ Walter, đồng thời loại bỏ băng đảng Mexico. Skyler cuối cùng cũng chấp nhận công việc của chồng mình và hợp tác với Saul để rửa tiền cho ông. Hank dù đang trong quá trình hồi phục vẫn điều tra cái chết của Gale cũng như các hoạt động buôn bán ma túy. Gus thả Walter ra và lên kế hoạch giết Hank. Walter lừa Jesse quay ngược chống lại Gus, và thuyết phục Hector cho nổ một quả bom khi ở cùng phòng với Gus, giết chết cả hai.
Mùa 5 (2012-13).
Ngày 14 tháng 8 năm 2011, AMC công bố kế hoạch cho mùa thứ năm, cũng là mùa cuối cùng của Breaking Bad với 16 tập. Mùa 5 được chia làm hai phần, mỗi phần gồm 8 tập. Nửa đầu công chiếu vào ngày 15 tháng 7 năm 2012, nửa sau công chiếu vào ngày 11 tháng 8 năm 2013. Tháng 8 năm 2013, AMC đã phát hành một đoạn trailer, quảng bá cho mùa phim cuối cùng với Bryan Cranston đang đọc bài thơ "Ozymandias" của Percy Bysshe Shelley trên nền các cảnh quay time-lapse nhiều địa điểm trong "Breaking Bad".
Sau cái chết của Gus, Walter, Jesse và Mike bắt đầu hoạt động kinh doanh ma túy mới. Khi đồng phạm của họ là Todd giết một nhân chứng trẻ em trong vụ trộm methylamine, Jesse và Mike bán phần methylamine của họ cho Declan. Walter sản xuất ma túy cho Declan, và cộng sự cũ của Gus là Lydia bắt đầu phân phối ở châu Âu, thành công đến mức Walter kiếm được tới 80 triệu đô la Mỹ và giấu toàn bộ số tiền này ở Tohajiilee Indian Reservation. Hank cố gắng chứng minh Walter là Heisenberg. Walter giết Mike khi ông ta đòi chia tiền rồi thuê băng đảng của Jack thủ tiêu các cộng sự của Mike và Jesse. Jack phản lại Walter, giết Hank, bắt Jesse và lấy hầu hết tiền của Walter. Với số tiền còn lại, Walter trốn đến New Hampshire. Ông đã định đầu hàng, nhưng từ bỏ ý định sau khi nhìn thấy Elliodt và Gretchen phủ nhận tối đa công lao của mình trong việc xây dựng nên công ty Grey Matter. Walter để hết tiền còn lại cho một quỹ ủy thác mà Elliodt và Gretchen sẽ quản lý cho các con của ông và tới thú nhận với Skyler rằng ông thực sự yêu thích công việc điều chế ma túy. Tại khu nhà của Jack, Walter giết Jack và toàn bộ băng nhóm của hắn bằng một khẩu súng điều khiển từ xa tự chế, gắn phía sau chiếc xe bán tải. Ông giải thoát cho Jesse đang bị giam cầm và chính Jesse lấy mạng Todd. Bị thương nặng, Walter yêu cầu Jesse giúp ông kết liễu đời mình, nhưng anh từ chối và bỏ đi. Walter White bước vào phòng thì nghiệm của Jack, hồi tưởng về những chuyện đã xảy ra rồi qua đời.
Chủ đề.
Kết quả của các lựa chọn đạo đức.
Trong bài phỏng vấn với "The New York Times", nhà chế tác Vince Gilligan cho rằng bài học lớn nhất mà loạt phim muốn gửi gắm là về "hành động đi đôi với hậu quả". Ông nói rõ hơn về triết lý của "Breaking Bad":"Nếu tôn giáo không gì hơn ngoài một dạng phản ứng của con người, thì với tôi dường như nó đại diện cho mong muốn những kẻ làm việc sai trái phải bị trừng phạt. Tôi ghét những việc kiểu như Idi Amin được sống yên bình ở Ả Rập Xê Út trong 25 năm cuối đời của hắn. Điều đó làm tôi khó chịu vô cùng. Tôi cảm thấy cần một số sự chuộc tội như trong Kinh thánh, trước công lý, hoặc điều gì đại loại như thế. Thích tin vào một số trường hợp mà nghiệp rồi sẽ đến vào một thời điểm nào đó, ngay cả khi phải mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Bạn gái tôi nói rằng điều này cũng chính là triết lý sống của tôi. "Tôi muốn tin vào sự tồn tại của thiên đường, nhưng cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của địa ngục"."Khi so sánh loạt phim với "The Sopranos", "Mad Men" và "The Wire", Chuck Klosterman cho là "Breaking Bad "được xây dựng giữa một thiên kiến khó chịu cho rằng có những sự khác biệt không thể chối cãi giữa đúng và sai, và đúng-sai là điều duy nhất mà các nhân vật có quyền hoàn toàn kiểm soát đối với cách mà họ sống"." Klosterman nói thêm rằng câu hỏi trọng tâm của "Breaking Bad" là: ""Điều gì khiến một người đàn ông trở nên 'xấu xa', đó là hành động, động cơ hay quyết định có ý thức của anh ta để trở thành một người xấu?"." Ông kết luận, trong thế giới của "Breaking Bad", ""tốt và xấu chỉ đơn giản là những lựa chọn phức tạp như bao thứ khác"."
Trong phần phản hồi Klosterman, Ross Douthat của "The New York Times" đã so sánh "Breaking Bad" với "The Sopranos", cho là cả hai loạt phim đều là những "vở kịch đạo đức" và "cả hai đều quan tâm đến vấn đề năng lực đạo đức". Douthat tiếp tục nói rằng Walter White và Tony Soprano "đại diện cho hình ảnh phản chiếu về cái ác, sự khổ ải, và ý chí tự do". Walter là một người "cố tình bỏ sáng theo tối" trong khi Tony là người "sinh ra và lớn lên trong bóng tối", từ chối "hết cơ hội này đến cơ hội khác để tìm cách đi về phía ánh sáng".
Sự tận tâm với gia đình.
Loạt phim đã đi sâu vào hầu hết các mối quan hệ của từng nhân vật chính với gia đình của mình một cách chi tiết. Walt biện mình cho công việc điều chế ma túy cũng như việc ông trở thành một tên tội phạm là vì mong muốn kiếm tiền về cho cả nhà. Trong mùa thứ ba, ông đã cố dừng hoạt động kinh doanh bất chính vì điều đó khiến Skyler dần xa cách ông. Gus thuyết phục ông ở lại, nói với Walt rằng trách nhiệm của một người đàn ông là phải luôn chu cấp cho gia đình, mặc cho có không dành được tình yêu thương từ họ. Nhưng rồi trong tập kết thúc loạt phim, Walt cuối cùng cũng thú nhận với Skyler rằng, động lực khiến ông nỗ lực buôn bán ma túy là vì chính bản thân ông, dù ông đã bí mật để lại 9,72 triệu đô la Mỹ cho vợ và hai con. Về phần Jesse, anh luôn cảm thấy cô đơn suốt những mùa phim đầu, một phần là do cha mẹ đã đuổi Jesse ra khỏi nhà vì các hoạt động liên quan tới chất cấm của anh. Mối quan hệ rạn nứt này đưa anh tới gần Jane, một cô gái bị cha chửi mắng vì sử dụng ma túy. Khi Walt tình cờ gặp cha của Jane, ông gọi Jesse là cháu trai và than vãn vì không thể làm cậu nghe lời mình. Cha của Jane đã khuyên ông cố gắng, "Gia đình. Anh không thể từ bỏ họ được, không bao giờ". Cái chết của Jane, một phần do hành động thấy chết mà không cứu của Walt là nguyên nhân chính khiến cha cô gây nên vụ tai nạn máy bay ở cuối mùa thứ hai.
Trong cả loạt phim, kể cả những nhân vật có phần "cứng rắn" hơn cũng luôn duy trì mối quan hệ với gia đình. Ở mùa thứ hai, Tuco Salamanca dành nhiều thời gian chăm sóc cho người chú Hector bị liệt của mình. Khi Tuco bị Hank giết, hai người em họ của Tuco cũng quyết tâm báo thù cho anh trai. Điều này được giải thích trong một đoạn phim hồi tưởng, khi Hector nói với hai đứa cháu rằng ""La familia es todo" ("Gia đình là tất cả")". Thương hiệu "Los Pollos Hermanos" của Gastavo Fring có nghĩa là ""Anh em nhà gà"," nó liên hệ tới việc Gus đã sáng lập công ty cùng một người đàn ông tên Max, người mà ông có mối quan hệ cá nhân rất chặt chẽ. Khi Max bị giết, Gus đã thề sẽ hủy diệt cả gia đình Salamanca. Phần đầu của mùa thứ tư thì giải thích tại sao Mike lại chọn công việc hiện tại, ông muốn lo cho tương lai của cháu gái mình và tới tập cuối cùng mà ông xuất hiện, Mike đã rất bối rối khi phải để đứa cháu một mình ở công viên dù đã được cảnh báo trước rằng mình đang bị cảnh sát theo dõi. Gã da trắng cực đoan Jack Welker đã nói "đừng ki bo với gia đình", và hắn tha mạng cho Walt vì ông là người mà Todd Alquist - đứa cháu mà Jack rất yêu quý tôn trọng. Lydia Rodarte-Quayle liên tục van nài Mike khi ông khăng khăng muốn giết cô, rằng hãy để cô trong căn hộ của mình để con gái của Lydia có thể tìm thấy, vì sợ cô bé sẽ nghĩ mình bị mẹ bỏ rơi. Giống như Walt và Mike, Lydia dường như tham gia vào công việc kinh doanh ma túy cũng để chu cấp cho con gái của mình. Nữ diễn viên Laura Fraser cũng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng cô con gái là nhân tố quan trọng để "Lydia biện hộ cho những hành động của bản thân".
Tính ngạo mạn.
Ngạo mạn là một chủ đề chính trong tiểu phần bi kịch của nhân vật Walter White. Trong một buổi phỏng vấn với "The Village Voice", nhà sản xuất Vince Gilligan chỉ ra điểm mấu chốt mà Walt "biến chất" vì quyết định có phần kiêu ngạo không chấp nhận đề nghị trả tiền chữa hóa trị của Gretchen và Elliott Schwartz (mùa 1, tập 5):
Một bài viết của "Looper" chỉ ra tính ngạo mạn là điểm yếu chí mạng của Walt. Do bị tính ngạo mạn thúc đẩy, ông đưa ra hàng loạt quyết định giữ chân mình trong ngành công nghiệp ma túy và sau cùng dẫn đến thất bại của ông. Ví dụ, trong một bữa tối gia đình khi Hank bày tỏ sự ngưỡng mộ với tài gây án của Gale Boetticher và cho rằng Gale là Heisenberg, Walt đáp, "Trong mắt anh, tất cả những thứ xuất chúng ấy chẳng qua chỉ đơn giản là sao chép của người khác, có lẽ là từ công trình của người nào đấy. Chú tin anh đi, anh xem bài bọn học sinh suốt ấy mà. Vì thế, cái vị thiên tài mà chú nhắc đến — có lẽ anh ta vẫn ở ngoài kia." Skyler tỏ rõ sự thất vọng rằng nếu không có những nhận xét ngạo mạn của Walt, Hank có thể đã ngừng điều tra.
Cuối cùng, giới phê bình khen ngợi tập phim "Ozymandias" liên hệ tới bài thơ cùng tên của Percy Bysshe Shelley, miêu tả di sản hoang toàn của một vị vua quá kiêu ngạo. Tập phim thể hiện sự tương đồng với bài thơ, vì cả hai phản anh hùng bị bỏ lại mà gần như không thể vực dậy đế chế của họ. Austin Gill của Đại học Xavier University bình luận tập phim "gợi lên khao khát độc tài bất khả chiến bại và tính ngạo mạn của chính Ozymandias như đã thể hiện trong bài thơ của Shelley." Douglas Eric Rasmussen của Đại học Saskatchewan nhận định rằng "khái niệm về sự khiêu ngạo và bị trừng phạt bởi những dự án đồ sộ phục vụ cho tính ích kỷ cá nhân là khía cạnh trung tâm của mỗi tác phẩm. " Cái chết của Hank đánh dấu khởi đầu của sự thay đổi, làm cho Walt ngày càng khó tiếp tục khăng khăng rằng mình chế ma túy vì lợi ích của gia đình. Cho đến tập cuối loạt phim, cuối cùng Walt thừa nhận với Skyler rằng ông trở thành Heisenberg vì cái tôi của mình. "Anh làm vì bản thân mình. Anh thích làm chuyện đó. Anh giỏi làm chuyện đó."
Các biểu tượng.
Con gấu bông màu hồng.
Mô típ trong suốt cả mùa thứ hai của "Breaking Bad" là hình ảnh con gấu bông màu hồng bị mất một mắt. Con gấu bông xuất hiện trong đoạn kết MV ca khúc "Fallacies" do ban nhạc "TwaüghtHammër" của Jesse trình diễn, được phát hành trong một tập webisode vào tháng 2 năm 2009, trước khi mùa hai chính thức lên sóng. Nó cũng xuất hiện trên tường phòng ngủ của Jane trong tập cuối mùa 2, sau cái chết của cô. Nếu ghép tên tiêu đề của bốn tập phim mà phần flashforward có sự hiện diện của con gấu bông, ta sẽ được dòng chữ "Bảy ba bảy rơi xuống ABQ". Các đoạn flashforward được quay chỉ bằng hai màu trắng đen, với ngoại lệ duy nhất là con gấu bông màu hồng, như một cách thể hiện sự tôn trọng dành cho bộ phim "Danh sách của Schindler", bởi trong tác phẩm này màu đỏ là màu nổi bật cho chiếc áo khoác của cô bé nhỏ tuổi. Vào cuối mùa phim đó, Walter đã gián tiếp gây ra vụ va chạm thảm khốc giữa hai máy bay, còn con gấu bông màu hồng thì nằm ở hồ bơi nhà Walter khi văng ra từ một trong hai chiếc máy bay tai nạn. Vince Gilligan gọi vụ tai nạn này là một nỗ lực để hình dung về "tất cả sự đau buồn khủng khiếp mà Walt đã gây ra cho những người thân yêu của mình" và về ""sự phán xét của Chúa"."
Trong tập đầu tiên của mùa thứ ba, Walt tìm thấy con gấu bông mất một mắt trong cổng hút nước hồ bơi nhà mình. Nhà phê bình chương trình truyền hình Myles McNutt gọi đây là "biểu tượng cho những thiệt hại mà Walter phải chịu trách nhiệm", "The A.V. Club" thì bình luận "con gấu bông màu hồng tiếp tục lên án nhân vật". Giới mộ điệu và phê bình từng so sánh khuôn mặt của con gấu bông với hình ảnh gương mặt của Gus Fring trong tập phim cuối cùng của mùa thứ tư.
Con gấu bông cùng với các kỷ vật khác đã được đem bán đấu giá, vào ngày 29 tháng 9 năm 2013, ngày phát sóng tập cuối cùng của loạt phim.
Walt Whitman.
Cái tên Walter White gợi nhớ đến nhà thơ Walt Whitman. Trong "Breaking Bad", có lần nhân vật Gale Boetticher đã tặng Walt bản sao tác phẩm "Lá cỏ" của Whitman. Trước khi tặng món quà này, Gale cũng từng đọc bài thơ "Khi tôi nghe về nhà thiên văn thông thái". Ở tập "Bullet Points", Hank tìm thấy tên viết tắt W.W. trong phần ghi chú của Gale và đã nói đúa với Walt rằng đó là viết tắt tên của ông, dù Walt chỉ ra W.W. phải là Walt Whitman mới đúng.
Trong tập "Hazard Pay", Walt tìm thấy cuốn "Lá cỏ" khi đang dọn dẹp phòng ngủ của mình, ông mỉm cười một lúc và ngồi đọc tập thơ. Điều này đến vào thời điểm thăng hoa trong cuộc đời Walter White, khi ông thấy mọi thứ đang đến với mình và ông đang thành công trong tất cả công việc. Một bài thơ trong cuốn "Lá cỏ" mang tên ""Bài hát chính tôi"," dựa trên nhiều cảm xúc tương đồng cũng như làm tăng thêm mối liên kết giữa Walt và thơ của Whitman. Tập phim kết thúc nửa đầu mùa thứ năm, "Gidding Over All", được đặt tên theo tên bài thơ số 271 trong "Lá cỏ". Cũng trong chính tập phim này, Hank tìm thấy cuốn "Lá cỏ" trong phòng tắm của Walt, và đọc được dòng chữ viết tay: "Gửi đến một W.W. yêu thích khác của tôi. Thật vinh dự khi được làm việc với anh. Fondly G.B". Hank sau đó đã vô cùng bàng hoàng khi lần đầu nhận ra chân tướng của Walter, đây cũng chính là tiền đề cho nửa sau của mùa phim cuối cùng.
Đón nhận và di sản.
Đánh giá chuyên môn.
"Breaking Bad" nhận được đông đảo lời khen ngợi trong giới phê bình và được nhiều nhà phê bình ca ngợi là một trong những chương trình truyền hình hay nhất mọi thời đại. Trên trang web tổng hợp đánh giá "Metacritic", mùa đầu tiên của loạt phim đạt số điểm 73/100, mùa thứ hai đạt 84/100, mùa thứ ba đạt 89/100, mùa thứ tư đạt 96/100 và mùa cuối cùng đạt 99/100. "Viện phim Mỹ" đã liệt kê "Breaking Bad" là một trong mười phim truyền hình hay nhất các năm 2008, 2010, 2011, 2012 và 2013. Năm 2013, "TV Guide" xếp tác phẩm ở vị trí thứ chín trong danh sách những phim truyền hình hay nhất mọi thời đại. Cuối cùng, "Breaking Bad" là một trong số các chương trình cáp được xem nhiều nhất tại Mỹ, với lượng khán giả tăng gấp đôi khi so sánh giữa mùa thứ tư và mùa thứ năm. Trong một cuộc khảo sát năm 2015 của tờ "The Hollywood Reporter" với 2.800 diễn viên, nhà sản xuất, đạo diễn và cả những người hoạt động trong lĩnh vực khác, "Breaking Bad" nằm ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng chương trình được yêu thích nhất. Năm 2016, "Rolling Stone" xếp loạt phim đứng thứ ba trong tốp 100 chương trình truyền hình hay nhất từ trước đến nay. Tháng 9 năm 2019, "The Guardian" liệt chương trình đứng thứ ba trong danh sách 100 chương trình truyền hình của thế kỉ 21, miêu tả: "Có thể cho rằng bộ phim đã cố ý giết nhân vật phản anh hùng; kể từ đó không sự suy đồi mà Walter White (một Bryan Cranston thể hiện ở mức tốt nhất) tạo ra, từ giáo viên hóa học nhu nhược thành chúa tể chất methadone, và ít người có gan dám thử." Năm 2021, tạp chí "Empire" xếp "Breaking Bad" ở vị trí số một trong danh sách 100 phim truyền hình xuất sắc nhất mọi thời đại của ấn phẩm. Allen St. John của từ "Forbes" gọi đây là "phim truyền hình hay nhất từ trước đến nay". Năm 2021, tác phẩm được bầu chọn là phim truyền hình hay thứ 3 của thế kỷ 21 bởi BBC, do 206 chuyên gia truyền hình từ khắp nơi trên thế giới lựa chọn.
Ngay từ mùa đầu tiên phim đã nhận được sự đón nhận tích cực. Nhà phê bình Linda Stasi của tờ "New York Post" khen ngợi loạt phim, đặc biệt là diễn xuất của Cranston và Paul, nói rằng "Cranston với Paul quá đỉnh, thật sự gây ngỡ ngàng. Tôi trộm nghĩ hai người họ hòa quyện với nhau quá tốt, nhưng nhận xét kiểu rẻ rúng vậy thì cũng thật xấu hổ". Robert Bianco của "USA Today" cũng dành lời khen cho hai nam diễn viên, thốt lên rằng "Loạt phim này có chất hài hước, chủ yếu đến từ những nỗ lực của Walt khi cố áp đặt logic học thuật với công việc kinh doanh cũng như với tay học việc ngốc nghếch của ông ấy, một vai mà Paul diễn rất đạt. Ngay cả trong những phân đoạn mang khuynh hướng kịch tính của họ, khi bộ đôi biết rằng giết ai đó, dù là để tự vệ, là một việc xấu xí và lộn xộn".
Mùa thứ hai chứng kiến sự hoan nghênh từ giới phê bình. Ken Tucker của Entertainment Weekly khẳng định "Bad là phép ẩn dụ hoàn toàn mới mẻ cho cuộc khủng hoảng tuổi trung niên: Căn bệnh ung thư và hành vi phạm pháp đã kéo Walter khỏi sự ngơ ngẩn tầm thường của bản thân, để trải nghiệm cuộc sống một lần nữa - để tận dụng cơ hội, dấn thân vào nguy hiểm và làm những điều mà ông tin rằng mình làm được. Dĩ nhiên không điều gì trong số này diễn ra nếu không có nét dữ tợn, tính vị tha hài hước của người giành giải Emmy, Cranston, trong vai trò một diễn viên. Đối với tất cả sự ảm đạm và tăm tối mà nó mang lại, có một niềm phấn khích sôi nổi dành cho loạt phim khi nó đem lại cảm giác tuyệt vời về những trải nghiệm thực sự tồi tệ". Tim Goodman của San Francisco Chronicle thì nói "Ba tập đầu tiên của của mùa hai mà AMC vừa phát sóng lại tiếp tục duy trì được thành quả với không một sai sót đáng kể. Thực tế, có vẻ như tầm nhìn táo bạo của Gilligan dành cho Breaking Bad, mà giờ đây đang được tưởng thưởng xứng đáng dù rất khó xảy ra, đã tiếp thêm năng lực cho tất cả những người tham gia dự án. Bạn có thể cảm nhận sự trưởng thành và tham vọng vươn lên của nó qua từng tập phim". Tiểu thuyết gia kinh dị Stephen King dành lời ca ngợi loạt phim, so sánh nó với những tác phẩm như "Twin Peaks" và "Blue Velvet".
Mùa ba vẫn tiếp tục nhận được sự đón nhận nhiệt tình. "Time" chỉ ra, "Bộ phim đã chọn cháy âm ỉ thay vì bùng nổ chớp nhoáng, và sự lựa chọn đó làm tất cả đều trở nên nóng hơn". "Newsday" khẳng định Breaking Bad vẫn là phim truyền hình hay nhất và nó vẫn đang trung thành với những giá trị cốt lõi vốn có. Tim Goodman ca ngợi phần biên kịch, diễn xuất và kỹ xảo điện ảnh, chỉ ra "tính phiêu lưu thị giác" của loạt phim. Ông dùng những câu như "một sự kết hợp của vẻ đẹp đáng kinh ngạc - đạo diễn sử dụng góc quay phong cảnh rộng - vượt qua cả sự khác thường" để nói về phần hình ảnh của loạt phim. Sau tập kết thúc mùa phim, The A.V. Club đã nói rằng mùa phim thứ ba là "một trong những thành tích ấn tượng nhất trong lịch sử phim truyền hình. Điều gì khiến mùa phim trở nên thú vị và khiến chúng ta buộc phải công nhận nó đang ở thời kỳ hoàng kim - đó là vì nó không diễn ra, như một nhận xét, trong bối cảnh phải là một 'chương trình truyền hình tốt'. Chất lượng đáng kinh ngạc của mùa phim đến từ việc các nhà biên kịch không bận tâm tới các quy tắc làm truyền hình như được miêu tả trong các sự kiện".
Mùa thứ tư thì gần đạt tới mức tán dương nhiệt liệt từ mọi đối tượng người xem. The Boston Globe gọi mùa phim là "bài tập căng thẳng giữa tai họa đang kìm nén" và khẳng định nó "thú vị". Pittsburgh Post-Gazette thì cho là loạt phim có "sự thông minh và tính kích thích suy nghĩ làm nâng cao thành tựu của lĩnh vực nghệ thuật". Tác phẩm đã được nhiều nhà phê bình xếp vào danh sách những phim truyền hình hay nhất năm 2011. "Time" đánh giá câu thoại "Tôi mới là người gõ cửa" của Walter là một trong những câu thoại truyền hình hay nhất năm. Pittsburgh Post-Gazette tiếp tục xem "Breaking Bad" là loạt phim hay nhất 2011, đồng thời lưu ý rằng ""Breaking Bad" là phim truyền hình hiếm hoi chưa từng mắc bất cứ lỗi kể chuyện nghiêm trọng nào". Bài đánh giá của "The A.V. Club" về tập phim cuối mùa tóm gọn là một "kết thúc tuyệt vời phù hợp với mùa phim diễn ra với tốc độ chậm, khởi đầu và tiếp diễn với quá nhiều cơn khủng hoảng cầu xin từ tuần này qua tuần khác. Giờ đây các lá bài đã sạch bóng, song thế không có nghĩa là bất kì ai cũng được tự do ở nhà. Chẳng có gì là dễ dàng trong "Breaking Bad"." Cây viết của ấn phẩm tiếp tục đánh giá cao mùa phim bằng lời bình: "Đúng là một mùa phim truyền hình – thực sự là thứ chẳng ai trong chúng có thể ngờ tới hay khẳng định rằng mình xứng đáng."
Phê phán.
"Breaking Bad" từng bị một số thành viên thuộc cơ quan thi hành luật và cộng đồng pháp lý cáo buộc bình thường hóa hoặc tuyên dương hành động sử dụng và chế ra methamphetamin.
Tỉ lệ người xem.
"Breaking Bad" có buổi chiếu ra mắt cùng tối với các trận play-off NFL 2008 của cả NFC lẫn AFC Championship, một quyết định có chủ ý của AMC nhằm hy vọng thu hút lượng người xem nam giới trưởng thành ngay sau khi trận đấu của NFC kết thúc theo lịch. Tuy nhiên, trận đấu đã kéo dài quá thời lượng, lấn sang thời lượng chiếu của "Breaking Bad"' ở phần lớn nước Mỹ. Kết quả là tập thí điểm chỉ có khoảng 1,4 triệu người xem. Cộng với cuộc đình công của biên kịch đang diễn ra lúc ấy, mùa phim đầu tiên không đạt được lượng khán giả theo dõi như họ mong đợi. Tuy nhiên, ở các mùa sau, lượng người xem tăng dần, tránh khỏi xu hướng giảm người xem thông thường mà hầu hết chương trình dài tập đều mắc phải. Chỉ số rating tiếp tục tăng ở mùa 4 vì trước khi lên sóng, những mùa phim trước đã có mặt trên Netflix, làm tăng sự chú ý tới bộ phim. "Breaking Bad" được xem là chương trình đầu tiên tiếp tục có lượng người theo dõi tăng do phim có sẵn trên Netflix. Nửa sau mùa cuối chứng kiến lượng người xem kỷ lục, tập cuối mùa đã vượt mốc 10,3 triệu khán giả theo dõi.
Đề cử và giải thưởng.
Loạt phim đã gặt hái nhiều đề cử và giải thưởng, bao gồm 16 giải Primetime Emmy và 58 đề cử, trong đó chiến thắng hạng mục Phim truyền hình chính kịch xuất sắc vào các năm 2013 và 2014. Phim còn giành hai giải Peabody Award, lần lượt vào các năm 2008 và 2013.
Với màn hóa thân Walter White, Bryan Cranston đã giật giải Primetime Emmy cho nam diễn viên xuất sắc trong loạt phim chính kịch tới 4 lần (2008, 2009, 2010 và 2014). Cranston còn đoạt giải TCA cho thành tựu cá nhân trong phim chính kịch vào năm 2009 và giải Vệ tinh cho nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim truyền hình chính kịch vào các năm 2008, 2009 và 2010, cũng như giải do hội phê bình lựa chọn cho nam diễn viên xuất sắc nhất trong loạt phim chính kịch và giải Sao Thổ cho nam diễn viên truyền hình xuất sắc nhất vào năm 2012.
Aaron Paul đã giành giải Primetime Emmy cho nam diễn viên xuất sắc trong loạt phim chính kịch vào các năm 2010, 2012 và 2014. Paul cũng thắng giải Sao Thổ cho nam diễn viên phụ truyền hình xuất sắc nhất vào năm 2010 và 2012. Anna Gunn đoạt giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên phụ xuất sắc trong loạt phim chính kịch vào năm 2013 và 2014. Với diễn xuất ở mùa 4, Giancarlo Esposito giành giải do hội phê bình lựa chọn do nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong loạt phim chính kịch.
Vào năm 2010 và 2012, "Breaking Bad" thắng giải TCA cho tác phẩm chính kịch xuất sắc, cũng như giải TCA cho chương trình của năm 2013. Năm 2009 và 2010, loạt phim giật giải Vệ tinh cho phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất, cùng với giải Sao Thổ cho phim truyền hình cáp/nghiệp đoàn xuất sắc nhất vào các năm 2010, 2011 và 2012. Tác phẩm cũng ẵm giải của Nghiệp đoàn biên kịch Mỹ cho phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất vào các năm 2012 và 2013. Năm 2013, phim đứng thứ 13 trong danh sách 101 phim truyền hình có kịch bản hay nhất mọi thời đại của Nghiệp đoàn biên kịch Mỹ và lần đầu giành giải Primetime Emmy cho phim truyền hình chính kịch xuất sắc. Tổng cộng, chương trình gặt hái được 110 giải thưởng và nắm giữ 262 đề cử.
Những đàm luận tái nhìn nhận.
Cuộc toạ đàm của các biên kịch.
Tạp chí "Variety" đã tổ chức một buổi Q&A (vấn đáp) với phần lớn đội ngũ biên kịch nhằm suy ngẫm về mùa cuối của phim, quá trình xây dựng kịch bản và những cái kết khác. Cùng với sáng tạo viên Vince Gilligan, các đồng nghiệp biên kịch và nhà sản xuất Peter Gould, Thomas Schnauz, Gennifer Hutchison, Moira Walley-Beckett, Sam Catlin và George Mastras đã có mặt để bàn về những kỷ niệm từ khởi đầu khiêm tốn của chương trình, những thay đổi của nhân vật khép lại trong mùa cuối cũng như những bước phát triển đáng ngạc nhiên trên chặng đường làm phim. Ví dụ, kịch bản phim lúc đầu định cho nhân vật Jesse Pinkman chết ở giữa mùa một trong một phi vụ buôn ma túy vốn đã đi chệch hướng khủng khiếp. Lý do đằng sau quyết định này là vì Jesse đã đáp ứng mục tiêu của mình "theo dạng hậu cần cơ bản. Nhân vật sẽ trao cho Walt quyền tham gia kinh doanh" trước qua đời. Tuy nhiên, sau cùng ý định bị xóa bỏ do truyện phim phát triển vượt ra ngoài những trang kịch bản đầu của Gilligan.
Các biên kịch còn chia sẻ về quá trình họ hợp tác và lối tường thuật trong phim đã phát triển ra sao. Theo lời biên kịch George Mastras:
Sự phát triển của một số nhân vật đã đặt ra những thách thức. Skyler White bị hầu hết người xem ác cảm trong những mùa trước vì cô thường xuất hiện như một chướng ngại với công chuyện quan trọng của Walt. Các biên kịch cố thay đổi động cơ ấy và nhận ra: "cách duy nhất để mọi người thích Skyler là để cô ấy làm trợ thủ cho Walt." Đó là một thay đổi phức tạp trên màn ảnh bởi họ không muốn phản bội nhân vật của cô, vì thế họ bào chữa cho thay đổi ấy bằng cách sử dụng công việc cũ kế toán của Skyler để gián tiếp giúp Walt rửa tiền dưới vỏ bọc rửa xe. Việc cắt lẻ các tập cũng là một cách giải quyết vấn đề của đội biên kịch. Họ chú tâm tới tầm quan trọng của việc không để "kế hoạch tổng thể" ngăn họ sống đúng với thế giới mà mình tạo ra. Việc theo dõi các nhân vật theo cơ sở từng khoảnh khắc tỏ ra hữu dụng hơn so với định hướng chung của truyện phim. Peter Gould cho biết họ luôn bắt đầu bằng luồng suy nghĩ cuối trong đầu nhân vật. "Đầu của Jesse đâu rồi? Đó luôn là màn mở đầu cho khoảnh khắc bùng nổ, bởi khi bạn nói thế, thường là vì ta đã dính vào kế hoạch lớn hoặc tình huống lớn nào đấy mà ta nghĩ phải xảy ra ở đó, song các nhân vật không muốn làm theo những gì mà ta muốn họ làm."
Trải nghiệm của Rian Johnson trên phim trường.
Đạo diễn Rian Johnson đã thực hiện ba tập phim ("Fly", "Fifty-One" và "Ozymandias") và trong một buổi phỏng vấn với IGN, anh đã chia sẻ những kỷ niệm đằng sau ống kính máy quay. Anh giải thích về quá trình làm phim, trong đó sự thực là anh ngồi rất lâu trong "những buổi gặp đồng điệu" với Vince Gilligan. Hai người họ trò chuyện về từng phút giây kịch tích trong kịch bản, góc nhìn khác biệt về phim và khâu chuyển âm của mỗi cảnh phim phải cảm thấy tự nhiên ra sao, đồng thời phục vụ cốt truyện chính của tập phim cụ thể. Johnson cũng tiết lộ mình học được rất nhiều về cách làm việc với các diễn viên, bởi anh là người đạo diễn cho Bryan Cranston và Aaron Paul, miêu tả trải nghiệm là một "lớp học chất lượng cao miễn phí."
Khi được hỏi về những dấu ấn dài lâu của bộ phim, Johnson đã trình bày những suy nghĩ của mình:Tôi nghĩ sự nghiêm túc và sâu sắc mà phim thể hiện qua các nhân vật chính là thứ làm nó trở nên nổi bật đối với tôi. Và đó là nơi xuất phát sức mạnh của tác phẩm. Hiển nhiên là bắt đầu bằng Walter White, có rất câu chuyện được kể trong quy mô ấy, song Walter được xem là trung tâm của câu chuyện. Và tôi nghe người ta miêu tả đấy là thủ pháp Shakespeare, tôi biết từ ấy được sử dụng rất nhiều, song tôi thấy trong trường hợp này nó thực sự đúng. Và từ đó nói lên sự thật rằng không phải việc ông ta lún sâu vào nơi tăm tối bao nhiêu, mà toàn bộ hành trình của ông quá sức gây tiếng vang sâu sắc, bởi nó cực kỳ được quan tâm sâu sắc.
Chuyển thể và ngoại truyện.
"Metástasis".
Ngày 13 tháng 3 năm 2013, sau nhiều đồn đoán xuất phát từ Univision, Sony xác nhận rằng sẽ làm lại một bản phim "Breaking Bad" tiếng Tây Ban Nha mang tên "Metástasis" với sự tham gia của Diego Trujillo vai Walter Blanco (Walter White) và Roberto Urbina vai José Miguel Rosas (Jesse Pinkman), cùng với Sandra Reyes và Julián Arango trong những vai chưa tiết lộ. Ngày 2 tháng 10 năm 2013, danh sách diễn viên được công bố gồm có Cielo Blanco (Skyler White) và Arango vai Henry Navarro (Hank Schrader), và phim sẽ lấy bối cảnh ở Colombia. Nhân vật tương tự Saul Goodman tên là Saúl Bueno.
"Better Call Saul".
Nhân vật Saul Goodman của Bob Odenkirk lúc đầu định cho xuất hiện trong ba tập thuộc mùa hai của "Breaking Bad", song trở thành nhân vật chính trong suốt thời gian phim phát sóng còn lại, một phần do sức nặng trong khả năng diễn xuất của Odenkirk. Goodman trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng của loạt phim; Odenkirk, Gilligan và Peter Gould (những tác giả kịch bản tập phim "Better Call Saul" mà nhân vật lần đầu xuất hiện) bắt đầu bàn về khả năng làm một loạt phim mở rộng về nhân vật sau khi kết thúc "Breaking Bad", sau cùng họ chốt ý tưởng một phần tiền truyện trình bày nguồn gốc của Saul khoảng 6 năm trước các sự kiện trong "Breaking Bad". Tháng 4 năm 2013, AMC và Sony Pictures Television thể hiện sự hứng thú với dự án ngoại truyện của Gilligan và Gould, và họ chính thức "bật đèn xanh" cho "Better Call Saul" vào tháng 9 năm 2013. Loạt phim tập trung vào cuộc đời của Saul ở thời điểm 6 năm trước khi anh trở thành luật sư của Walter; lúc đó anh tên là Jimmy McGill, một luật sư đứng đắn hơn đang cố thoát khỏi chuỗi những ngày lừa đảo thị phi của mình. Ngoài Odenkirk, Banks và Esposito cũng lần lượt tái nhận các vai Mike và Gus, trong khi nhiều diễn viên khác của loạt "Breaking Bad" thì đóng khách mời. Những diễn viên mới của "Better Call Saul" gồm có Rhea Seehorn, Patrick Fabian, Michael Mando, Michael McKean và Tony Dalton.
Loạt phim trình chiếu vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, và tính đến tháng 4 năm 2020 đã kết thúc mùa phim thứ 5; mùa 6 (cũng là mùa cuối) dự kiến lên sóng vào năm 2022 để hoàn tất trọn bộ 63. "Better Call Saul" đã nhận được những lời tán dương từ giới phê bình giống "Breaking Bad", và được xem là ví dụ điển hình về cách sản xuất một tác phẩm ngoại truyện (ăn theo), bất chấp những kỳ vọng bình thường dành cho những dạng phim như vậy.
"Talking Bad".
Từ ngày 11 tháng 4 năm 2013 đến 29 tháng 9 năm 2013, 8 tập của chương trình talk show trực tiếp, "Talking Bad" đã phát sóng trên kênh AMC, ngay sau "Breaking Bad". Người dẫn chương trình Chris Hardwick, và các vị khách mời (gồm những người hâm mộ nổi tiếng, dàn diễn viên và ê-kíp của "Breaking Bad") bàn luận về các tập phim phát sóng ngay trước talk show. "Talking Bad" được lấy cảm hứng bởi thành công của "Talking Dead" (cũng do Hardwick dẫn), phát sóng ngay sau các tập mới của "The Walking Dead"; các buổi talk show có chung logo và nhạc hiệu giống với "Walking Dead".
"Breaking Bad: Criminal Elements".
Ngày 6 tháng 6 năm 2019, FTX Games phát hành "", một trờ chơi điện tử thuộc thể loại trờ chơi chiến lược trên điện thoại đối với cả iOS và Android. Trò chơi có nhiều ý của loạt phim nguyên tác và tập trung chủ yếu để người chơi xây dựng đế chế ma túy của mình từ con số không, tương tự như cách Walt đã làm trong phim. Trò chơi ngừng phát hành vào tháng 9 năm 2020.
"The Broken and the Bad".
Tháng 6 năm 2020, AMC công bố loạt phim tài liệu truyền hình hình sự có thật lấy cảm hứng từ "Breaking Bad" và "Better Call Saul", có tựa là "The Broken and the Bad". Phim được dẫn bởi Giancarlo Esposito và trình chiếu trên ứng dụng của AMC và AMC.com vào ngày 9 tháng 7 năm 2020.
Bản dựng phim của người hâm mộ.
Năm 2017, hai biên tập video người Pháp là Lucas Stoll và Gaylor Morestin đã tạo một bản dựng phim của người hâm mộ, đặt tựa đơn giản là "Breaking Bad: The Movie", tóm tắt toàn bộ loạt phim thành phim điện ảnh dài 2 giờ và đăng lên Vimeo. Họ đã thực hiện bộ phim trong khoảng hai năm trước khi phát hành nó. Tuy nhiên, phim sớm bị gỡ xuống vì vi phạm bản quyền. Nhà phê bình Alan Sepinwall nhận xét rằng bộ phim "chẳng phải là một bản phim đứng độc lập." Nhằm đáp ứng thời lượng của phim điện ảnh, những nhân vật phụ nổi bật như Tuco Salamanca và anh em nhà Salamanca bị lược bỏ hoàn toàn, còn phần kết cho mạch truyện của Gustavo Fring xảy ra ngoài màn ảnh.
Khác.
Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2013, giữa một loạt trò chơi, sản phẩm bán hàng, podcast và nhiều phương tiện truyền thông, AMC đã phát hành một phân đoạn "độc quyền" trên website chính thức của loạt phim (tổng hợp toàn bộ nội dung phim), sách truyện tranh kĩ thuật số "Breaking Bad: All Bad Things" vào tháng 8 năm 2013. Bộ truyện "tái hiện bốn mùa rưỡi đầu tiên của Walter White từ giáo viên hóa nhu nhược thành trùm buôn ma túy".
Vào tháng 10 năm 2013, nhà soạn nhạc Sung Jin Hong ở New York thông báo ý định tạo ra một vở opera lấy cảm hứng từ tập phim "Ozymandias" của "Breaking Bad". Vở opera ngắn có tên "Breaking Bad – Ozymandias" là sự kết hợp giữa bản sonnet "Ozymandias" của Percy Bysshe Shelley cũng như tập phim.
Trước khi bắt đầu sản xuất mùa phim thứ 5, Jeffrey Katzenberg từng tiếp cận các sáng tạo viên của phim và đề nghị họ sản xuất thêm ba tập nữa trị giá , tức bằng một góc chi phí thông thường của mỗi tập phim, nhằm trở thành sản phẩm cho nền tảng trực tuyến tương lai Quibi của ông. Những tập phim sẽ được chia thành các chương dài từ 5 tới 10 phút để phù hợp với định dạng micro của Quibi. Đội ngũ của "Breaking Bad" đã từ chối đề nghị này, chủ yếu là vì họ không nhiều chất liệu để đưa lên ba tập phim nói trên.
Phần điện ảnh hậu truyện.
Những tin đồn về bộ phim điện ảnh "Breaking Bad" (dưới tựa sản xuất "Greenbrier") đã nổi lên bắt đầu vào năm 2018. Phim được chính thức công bố vào tháng 2 năm 2019, và sau đó tiết lộ tựa phim là "". Tác phẩm được phát hành độc quyền trên Netflix vào ngày 11 tháng 10 năm 2019 và phát sóng trên kênh AMC vào ngày 16 tháng 2 năm 2020. Phim có sự xuất hiện của Paul tái đảm nhận vai Jesse, sau những sự kiện của tập cuối loạt nguyên tác "Felina", khi nhân vật tìm kiếm tự do.
Ảnh hưởng đến đời thật.
Nhóm hâm mộ.
Năm 2015, nhà chế tác bộ phim Vince Gilligan công khai yêu cầu một bộ phận người hâm mộ loạt phim ngừng tái hiện một cảnh phim từ tập "Caballo sin Nombre" mà Walter giận giữ ném một chiếc pizza lên mái nhà sau khi Skyler từ chối để ông vào nhà; nguyên nhân là do những lời phàn nàn của chủ ngôi nhà ngoài đời thật. Cranston tái diễn nhân vật của mình trong một quảng cáo cho Esurance phát sóng trong sự kiện Super Bowl XLIX, một tuần trước khi lên sóng phần ngoại truyện "Better Call Saul" của "Breaking Bad".
Cáo phó và đám tang của Walter White.
Một nhóm người hâm mộ "Breaking Bad" đã viết một cáo phó trả phí cho Walter White trên báo "Albuquerque Journal" vào ngày 4 tháng 10 năm 2013. Ngày 19 tháng 10 năm 2013, một buổi đưa tang giả (gồm có một xe tang và một bản sao chiếc xe RV chế ma túy của White) và dịch vụ tang lễ cho nhân vật được tổ chức tại nghĩa trang Tưởng niệm Sunset, Albuquerque. Một tấm bia mộ được đặt kèm tấm hình chụp Cranston vai White. Bất chấp một số dân cư không vui vì đám tang giả làm đóng cửa buổi biểu diễn, vé bán tham dự sự kiện đã quyên góp gần 17.000 USD cho một tổ chức từ thiện địa phương tên là Chăm sóc sức khỏe cho người vô gia cư.
Luật báo chí của New Mexico.
Tháng 5 năm 2015, luật báo chí của New Mexico xuất bản một tuyển tập 8 bài viết của các học giả luật, mỗi bài dành riêng để phân tích kỹ những vấn đề pháp lý của "Breaking Bad". Những bài viết bàn về các vấn đề như liệu đặc quyền khách hàng-luật sư có bảo vệ liên lạc với Saul Goodman không, và liệu Walter White có thể đâm đơn kiện để buộc anh ta quay trở lại Gray Matter Technologies không.
Khác.
Đã có một số người cố tạo ra một nhà hàng có thật dựa theo nguyên mẫu Los Pollos Hermanos trong phim; đáng chú ý nhất vào năm 2019, Family Style, Inc. (chuỗi nhà hàng ở California, Nevada và Illinois) đã nhận được sự cho phép của Sony và lời chúc của Gilligan để bán gà phục vụ bữa tối thông qua ứng dụng Uber Eats, với nhãn thương hiệu "Los Pollos Hermanos" theo thỏa thuận dài ba năm. Các nhà chức trách luật đã báo cáo về số ít các trường hợp thu giữ methamphetamin màu xanh pha lê trong các vụ bắt giữ truy quét tội phạm bán ma túy. Sự xuất hiện của "ma túy xanh" trong đời thực được cho là nhờ có sự nổi tiếng của "Breaking Bad". | 1 | null |
Bromomethan (brommetan) hay methyl bromide là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3Br. Đây là khí không màu, không mùi, không cháy, được cả ở sản xuất quy mô công nghiệp lẫn trong một số quá trình sinh học. Hóa chất này được một số quốc gia sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật cho đến đầu những năm 2000.
Sản xuất.
Bromomethan có nguồn gốc tự nhiên lẫn nhân tạo. Ước tính, các sinh vật biển sản sinh khoảng 1-2 tỉ kilogram hàng năm. Các loài thuộc họ Cải cũng sản sinh chất này. Bromomethan sử dụng trong công nghiệp và trong nông nghiệp được điều chế từ phản ứng giữa methanol với hydrogen bromide:
Sử dụng.
Năm 1999, ước tính có 71.500 tấn methyl bromide tổng hợp được sử dụng trên toàn thế giới. 97% trong số này dùng để diệt nấm. Hơn 75% sản lượng được tiêu thụ tại các nước phát triển. | 1 | null |
Nowhere to Run (tựa tiếng Việt: Không nơi trốn chạy) là bộ phim Mỹ mang thể loại hành động / tâm lý của đạo diễn Robert Harmon, phim được phát hành vào năm 1993 và có nam diễn viên Jean-Claude Van Damme tham gia.
Nội dung.
Anh chàng tù nhân Sam Gillen đang trên đường trốn tù thì được một người đàn bà góa phụ tên Clydie với hai đứa con nhỏ của cô ta cho vào trú ẩn trong nhà của họ, tại nơi đây Sam đã giúp ba mẹ con Clydie chống lại những bọn đàn ông ác độc có âm mưu chiếm đất nhà cô. | 1 | null |
Lưu Dĩnh Khách (chữ Hán: 刘郢客, ?-174 TCN), hay Lưu Dĩnh, tức Sở Di vương (楚夷王), là tông thất, chư hầu vương của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Dĩnh Khách là con của Lưu Giao, cháu nội Lưu Thái Công, thái thượng hoàng nhà Hán và cháu gọi Hán Cao Tổ Lưu Bang, vua đầu tiên của nhà Hán là bác ruột. Phụ thân Lưu Giao vốn được Cao Đế phong làm Sở vương. Năm 178 TCN, Lưu Giao qua đời, Lưu Dĩnh Khách được kế thừa tước vị Sở vương.
Năm 174 TCN, Lưu Dĩnh Khách qua đời. Ông làm Sở vương được 4 năm. Con ông là Lưu Mậu lên kế tập tước vị Sở vương, gọi là Sở vương Mậu. | 1 | null |
Alexander Adolf August Karl von Linsingen (10 tháng 2 năm 1850 – 5 tháng 6 năm 1935) là một chỉ huy quân sự của Đức, làm đến cấp Thượng tướng. Ông đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Linsingen là người được Erich von Falkenhayn bảo hộ và cũng giống như quan thầy của mình, ông được xem là một tướng lĩnh tài năng. Sau một thời gian tham chiến ở Mặt trận phía Tây, ông tham gia chỉ huy quân đội Đức trên Mặt trận phía Đông trong phần lớn cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Sau khi giành nhiều thắng lợi trong chiến cuộc năm 1915, ông đã chặn đứng cuộc tổng tấn công của quân đội Nga vào năm 1916.
Tiểu sử.
Alexander von Linsingen sinh ra ngày 10 tháng 2 năm 1850 tại Hildesheim, Vương quốc Hanover. Vào năm 1868, ông nhập ngũ trong quân đội Phổ và vào ngày 14 tháng 10 năm 1869, ông được phong cấp bậc Thiếu úy. Ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt trong cuộc chiến tranh này. Vào ngày 27 tháng 9 năm 1877, ông lên quân hàm Trung úy và vào ngày 21 tháng 11 năm 1882, ông được thăng cấp Đại úy. Vào năm 1889, ông lên cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm làm chỉ huy của một tiểu đoàn tại Lübeck. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1895, ông lên quân hàm Thượng tá và đồng thời được ủy nhiệm vào bộ tham mưu của Trung đoàn Phóng lựu "Vua Friedrich Wilhelm IV" (Pommern số 1) số 2 ở Stettin.
Vào ngày 18 tháng 11 năm 1897, ông được thăng quân hàm Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu "Vua Friedrich Đại Đế" (Đông Phổ số 3) số 4 ở Rastenburg. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1901, ông lên quân hàm Thiếu tướng và được giao quyền Tư lệnh Lữ đoàn Bộ binh số 81 ở Lübeck. Đến ngày 22 tháng 4 năm 1905, ông được thăng cấp Trung tướng và được giao quyền Tư lệnh của Sư đoàn Bộ binh số 27 tại Ulm. Ngày 1 tháng 9 năm 1909, ông lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh, và nhận quyền Tư lệnh Quân đoàn II tại Stettin. Sự bảo hộ của Erich von Falkenhayn (về sau là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức) đối với ông đã góp phần khiến cho Linsingen có được một sự nghiệp quân sự thành công trước Đại chiến. Ông tiếp tục giữ chức vụ này khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 và chỉ huy quân đoàn của mình trong trận sông Marne lần thứ nhất. Linsingen là một trong số ít những tướng lĩnh Đức chưa từng phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu, nhưng luôn luôn chỉ huy quân đội. Vào cuối năm 1914, Linsingen, người chỉ huy Quân đoàn II thuộc Tập đoàn quân số 6 của Đức dưới quyền Thái tử Rupprecht của Bayern, được bổ nhiệm làm Tư lệnh của một cụm quân Đức và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào Ypres trong trận Ypres lần thứ nhất. Quân Đức đã không thể chọc thủng chiến tuyến của phe Hiệp ước. Về sau, Linsingen được chuyển sang Mặt trận phía Đông, phục vụ trong Tập đoàn quân số 10 mới thành lập dưới quyền tướng Hermann von Eichhorn.
Vài tháng sau, vào ngày 11 tháng 1 năm 1915, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân phía Nam ("Süd-Armee") bao gồm các lực lượng Đức và Áo-Hung ở dãy núi Karpat. Tại Galicia vào cuối tháng 5, ông đập tan quân phòng ngự của Nga trong trận Stryi, bắt sống đến 6 vạn quân Nga. Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vào ngày 14 tháng 5 năm 1915 và tiếp theo đó ông trao tặng Lá sồi vào ngày 3 tháng 7 năm 1915. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1915, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân Bug ("Bug-Armee") mới được hình thành từ một bộ phận tách khỏi tập đoàn quân của tướng August von Mackensen. Vào mùa hè năm 1915, ông thiết lập quyền kiểm soát của Đức tại đầm lầy Pinsk và người Đức chiếm giữ khu vực này cho tới tháng 3 năm 1915.
Vào tháng 9 năm 1915, Linsingen nhậm chức Tư lệnh của Cụm tập đoàn quân Linsingen, bao gồm Tập đoàn quân số 11 của Đức và Tập đoàn quân số 4 của Áo-Hung, đánh chiếm lãnh thổ phía Nam của Ba Lan. Tuy nhiên, những thắng lợi của ông kết thúc với cuộc tổng tấn công của Brusilov do Nga phát động vào tháng 6 năm 1916. Cuộc tấn công dữ dội này đã gây cho cánh quân phía nam của Tập đoàn quân số 4 của Áo-Hung những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, Linsingen vẫn điềm tĩnh và với nỗ lực to lớn của mình, ông đã vãn hồi phần nào tình thế: các lực lượng của Đức xa về phía nam đã chặn đứng được quân Nga trong trận Kowel. Kể từ đây, khu vực của Linsingen trên mặt trận trở nên khá tĩnh lặng. Đến tháng 3 năm 1918, Linsingen chỉ huy quân Đức tiến vào Ukraina. Sau khi Hòa ước Brest-Litovsk vào tháng 3 chấm dứt cuộc chiến trên Mặt trận phía Đông, Cụm tập đoàn quân Linsingen được giải thể. Ông trở về nước và được thăng quân hàm Thượng tướng Bộ binh vào tháng 4 năm 1918.
Đến tháng 6 năm 1918, ông được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội ở Mark, nói cách khác là tỉnh Brandenburg bao gồm cả kinh thành Berlin. Trên cương vị này, ông đã tiến hành bố trí các lực lượng quân sự ở Berlin và các đồn binh lân cận nhằm gìn giữ trật tự. Trước làn sóng cách mạng, ông và các sĩ quan dưới quyền đã duy trì được sự thống trị của mình. Vào ngày 9 tháng 11, binh lính đứng về phía cách mạng, và chế độ quân chủ ở Đức đã bị lật đổ. Cùng ngày hôm đó (hai ngày trước khi Hiệp định đình chiến được ký kết), biết không thể cứu vãn tình hình, ông đã từ chức. Ông từ trần ở Hanover vào ngày 5 tháng 6 năm 1935. | 1 | null |
Đồng(II) hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là Cu(OH)2. Đây là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch acid, amonia đặc và chỉ tan trong dung dịch natri hydroxide 40% khi đun nóng.
Điều chế trong phòng thí nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm, Cu(OH)2 được điều chế bằng cách cho muối đồng(II) như đồng(II) sulfat hay đồng(II) chloride phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó lọc lấy kết tủa:
Tính chất hóa học.
Đồng(II) hydroxide tetramin Cu(NH3)4(OH)2 (màu xanh tím) được gọi là nước Svayde có khả năng hòa tan cellulose và nitrocellulose. Khi pha loãng hay thêm axit vào dung dịch trên thì cellulose lại kết tủa.
Ứng dụng.
Dung dịch đồng(II) hydroxide trong amonia, với tên khác là thuốc thử Schweizer, có khả năng hòa tan cellulose. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon, một cellulose fiber.
Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, brook và nhung biển, mà không giết chết cá. Mặc dù các hợp chất đồng hòa tan trong nước có thể có hiệu quả trong vai trò này, chúng thường dẫn đến mức độ tử vong cao ở cá.
Đồng(II) hydroxide đã được sử dụng như là một sự thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một thuốc diệt nấm và nematicide. Các sản phẩm như Kocide 3000, sản xuất bởi Kocide L.L.C. Đồng(II) hydroxide cũng đôi khi được sử dụng như chất màu gốm. | 1 | null |
High Definition Video - HD Video (Tiêu chuẩn hình ảnh độ phân giải cao): là một khái niệm không mới nhưng vẫn còn tương đối xa lạ đối với những người đam mê điện ảnh. Với độ phân giải 1920x1080px (1080p) hoặc 1280x720 (720p) của HD Video, nếu so sánh với độ phân giải của DVD (720x480px) chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự vượt trội về chất lượng hình ảnh của HD so với DVD. (Cần phân biệt HD Video với HD DVD: HD DVD là một dạng đĩa quang dung lượng lớn được dùng để lưu trữ nội dung HD)
Sự vượt trội về chất lượng hình ảnh của HD so với DVD (bên trái là DVD, bên phải là HD)
Click vào ảnh để xem chi tiết
Bộ nhớ.
Lưu trữ phim HD
Với chất lượng hình ảnh cực cao, dung lượng của một bộ phim theo chuẩn HD cũng rất lớn (từ 20Gb - 40Gb, gấp 4 đến 8 lần dung lượng DVD hiện nay), vì thế phim HD thường được lưu trữ trên hai loại đĩa quang dung lượng cao là Bluray (do Hiệp hội đĩa Bluray phát triển) và HD DVD (do Toshiba phát triển). Với tuyên bố rút lui khỏi cuộc chiến giữa hai loại đĩa quang vào ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Toshiba, kể từ nay phim HD sẽ được lưu trữ trên một loại đĩa quang duy nhất là Bluray
HD-Rip.
Sự ra đời của HD-Rip
Tuy không thể phủ nhận tính ưu việt của HD Video so với DVD, giá thành quá cao của cả đầu đọc Bluray lẫn đĩa quang Bluray đang là rào cản lớn ngăn người xem tiếp cận với tiêu chuẩn hình ảnh tiên tiến này. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của HD-Rip là một giải pháp tương đối hoàn hảo đối với những khán giả thừa lòng đam mê điện ảnh nhưng eo hẹp về tài chính. HD-Rip là công nghệ nén dữ liệu cho phép bảo đảm chất lượng của cả hình ảnh lẫn âm thanh của nội dung HD với dung lượng chỉ từ 4Gb đến 10Gb. Theo đánh giá của đa số những người đã có cơ hội thưởng thức HD-Rip, sự chênh lệch về chất lượng giữa nội dung HD (gốc) và HD-Rip là không đáng kể.
HD-Rip đảm bảo chất lượng của nội dung HD
Trước khi HD-Rip ra đời, công nghệ nén DVD-Rip (nén nội dung trên đĩa DVD) cũng được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của DVD-Rip là chỉ có thể thể hiện âm thanh Stereo (2 kênh) so với âm thanh Dolby Digital 5.1 hoặc DTS (6 kênh) của nội dung DVD gốc. HD-Rip đã giải quyết hoàn toàn hạn chế này. Tiêu chuẩn âm thanh vòm lập thể 6 kênh của HD-Rip sẽ khiến người xem có những trải nghiệm thật khó quên. Chất lượng hình ảnh tuyệt vời cùng với hiệu ứng âm thanh vòm lập thể chính là những lý do mê hoặc các tín đồ yêu công nghệ. | 1 | null |
Cẩm Bình là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng, sau thuộc tỉnh Hải Dương.
Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Cẩm Giàng và huyện Bình Giang.
Phía Bắc giáp hai huyện Thuận Thành và Gia Lương của tỉnh Hà Bắc, phía Nam giáp huyện Ninh Thanh, phía Đông giáp thị xã Hải Dương và hai huyện Nam Thành, Tứ Lộc, phía Tây giáp hai huyện Mỹ Văn và Kim Thi.
Đơn vị hành chính của huyện Cẩm Bình gồm 2 thị trấn: Cẩm Giàng, Kẻ Sặt và 35 xã: Bình Minh, Bình Xuyên, Cẩm Điền, Cẩm Định, Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Hoàng, Cẩm Hưng, Cẩm Phúc, Cẩm Sơn, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cao An, Cổ Bì, Đức Chính, Hồng Khê, Hùng Thắng, Hưng Thịnh, Kim Giang, Lai Cách, Long Xuyên, Lương Điền, Ngọc Liên, Nhân Quyền, Tân Hồng, Tân Trường, Tân Việt, Thạch Lỗi, Thái Dương, Thái Hòa, Thái Học, Thúc Kháng, Tráng Liệt, Vĩnh Hồng, Vĩnh Tuy.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Cẩm Bình thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Cẩm Bình lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất thành 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang: | 1 | null |
Kim Môn là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng, sau thuộc tỉnh Hải Dương.
Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất thị xã Kinh Môn và huyện Kim Thành.
Phía bắc giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp huyện Thanh Hà và huyện An Lão, thành phố Hải Phòng, phía đông giáp huyện Thủy Nguyên và huyện An Dương thuộc thành phố Hải Phòng, phía tây giáp thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách.
Trước khi hợp nhất:
Huyện Kim Thành có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn: Phú Thái (huyện lỵ) và 17 xã: Bình Dân, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Liên, Kim Tân, Kim Xuyên, Lai Vu, Liên Hòa, Ngũ Phúc, Phúc Thành, Tam Kỳ, Thượng Vũ, Tuấn Việt.
Địa giới hành chính huyện Kim Thành: Phía đông giáp huyện An Dương, phía nam giáp huyện An Lão, thành phố Hải Phòng; Phía tây giáp huyện Nam Sách, huyện Thanh Hà và thành phố Hải Dương; phía bắc giáp thị xã Kinh Môn.
Thị xã Kinh Môn có 23 đơn vị hành chính, bao gồm 14 phường: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng và 9 xã: Thượng Quận, Bạch Đằng, Hiệp Hoà, Hoành Sơn, Lạc Long, Lê Ninh, Minh Hoà, Quang Thành, Thăng Long.
Địa giới hành chính thị xã Kinh Môn: Phía đông giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng; Phía tây giáp thành phố Chí Linh và huyện Nam Sách; Phía nam giáp huyện Kim Thành và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng; Phía bắc giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Sau khi hợp nhất, xã Phúc Thành thuộc huyện Kim Thành đổi tên thành xã Phúc Thành A còn xã Phúc Thành thuộc huyện Kinh Môn đổi tên thành xã Phúc Thành B, huyện Kim Môn gồm 45 xã: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Bạch Đằng, Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Hòa, Hiệp Sơn, Hoành Sơn, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lạc Long, Lai Vu, Lê Ninh, Liên Hòa, Long Xuyên, Minh Hòa, Minh Tân, Ngũ Phúc, Phạm Mệnh, Phú Thứ, Phúc Thành A, Phúc Thành B, Quang Trung, Tam Kỳ, Tân Dân, Thái Sơn, Thái Thịnh, Thăng Long, Thất Hùng, Thượng Quận, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, thành lập thị trấn Phú Thái - thị trấn huyện lị huyện Kim Môn - trên cơ sở 214,17 hécta diện tích tự nhiên và 2.700 nhân khẩu của xã Phúc Thành A; 53,39 hécta diện tích tự nhiên và 1.650 nhân khẩu của xã Kim Anh.
Ngày 28 tháng 10 năm 1996, thành lập thị trấn An Lưu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã An Lưu.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Kim Môn gồm 2 thị trấn: Phú Thái, An Lưu và 44 xã: An Phụ, An Sinh, Bạch Đằng, Bình Dân, Cẩm La, Cổ Dũng, Cộng Hòa, Đại Đức, Đồng Gia, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Hòa, Hiệp Sơn, Hoành Sơn, Kim Anh, Kim Đính, Kim Khê, Kim Lương, Kim Tân, Kim Xuyên, Lạc Long, Lai Vu, Lê Ninh, Liên Hòa, Long Xuyên, Minh Hòa, Minh Tân, Ngũ Phúc, Phạm Mệnh, Phú Thứ, Phúc Thành A, Phúc Thành B, Quang Trung, Tam Kỳ, Tân Dân, Thái Sơn, Thái Thịnh, Thăng Long, Thất Hùng, Thượng Quận, Thượng Vũ, Tuấn Hưng, Việt Hưng.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Kim Môn thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Kim Môn lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn: | 1 | null |
Nam Thanh là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng, sau thuộc tỉnh Hải Dương.
Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà.
Phía Bắc giáp huyện Chí Linh, phía Nam giáp thị xã Hải Dương và huyện Tứ Lộc, phía Đông giáp huyện Kim Môn của tỉnh Hải Hưng và huyện An Thụy của thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Cẩm Bình.
Khi hợp nhất, huyện Nam Thanh có 48 xã: Ái Quốc, An Bình, An Châu, An Lâm, An Lương, An Sơn, Cẩm Khê, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hiệp Cát, Hồng Lạc, Hồng Phong, Hợp Đức, Hợp Tiến, Liên Mạc, Minh Tân, Nam Chính, Nam Đồng, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Tân, Nam Trung, Phú Điền, Phượng Hoàng, Quốc Tuấn, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thái Tân, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lâm, Thanh Lang, Thanh Quang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Thượng Đạt, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập.
Ngày 26 tháng 8 năm 1989, thành lập thị trấn Nam Sách - thị trấn huyện lị huyện Nam Thanh - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thanh Lâm.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Nam Thanh gồm thị trấn Nam Sách và 47 xã: Ái Quốc, An Bình, An Châu, An Lâm, An Lương, An Sơn, Cẩm Khê, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hiệp Cát, Hồng Lạc, Hồng Phong, Hợp Đức, Hợp Tiến, Liên Mạc, Minh Tân, Nam Chính, Nam Đồng, Nam Hồng, Nam Hưng, Nam Tân, Nam Trung, Phú Điền, Phượng Hoàng, Quốc Tuấn, Quyết Thắng, Tân An, Tân Việt, Thái Tân, Thanh An, Thanh Bình, Thanh Bính, Thanh Cường, Thanh Hải, Thanh Hồng, Thanh Khê, Thanh Lang, Thanh Quang, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Xuân, Thượng Đạt, Tiền Tiến, Trường Thành, Việt Hồng, Vĩnh Lập.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Nam Thanh thuộc tỉnh Hải Dương vừa được tái lập.
Ngày 17 tháng 2 năm 1997, huyện Nam Thanh lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Nam Sách và Thanh Hà: | 1 | null |
Pa tê sô () là một loại bánh có nguồn gốc từ Pháp có vỏ bằng bột mì và bơ nướng lò, bên trong có nhân thịt heo, nấm mèo và hành khô. Nếu muốn thay đổi vị, có thể thay thế thịt heo bằng thịt bò, gà hoặc bất kỳ loại thịt nào tuỳ thích. Tất cả được trộn đều với gia vị và băm nhỏ rồi viên lại.
Vỏ bánh được làm từ lớp bột ngàn lớp và được cắt khối thành hình tròn, viền bánh có răng cưa (hoa) chung quanh để cho thêm đẹp. Bánh được quết một lớp lòng đỏ trứng ở ngoài trước khi cho vào lò nướng. Bánh ngon khi vẫn đang còn nóng. Ở Việt Nam, bánh được bán tại các cửa hàng bánh mì và phổ biến tại miền Nam nhất là những đô thị.
Tên "pa tê sô" là phiên âm ' từ tiếng Pháp. Bánh này du nhập Việt Nam vào thế kỷ 19, nhưng ngày nay người Pháp gọi loại bánh này là ' chứ không dùng "" nữa. | 1 | null |
Ninh Thanh là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng.
Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất huyện Ninh Giang và huyện Thanh Miện.
Phía Bắc giáp hai huyện Cẩm Bình và Tứ Lộc, phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình và huyện Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng, phía Đông giáp huyện Tứ Lộc, phía Tây giáp hai huyện Kim Thi và Phù Tiên.
Đơn vị hành chính của huyện Ninh Thanh gồm thị trấn Ninh Giang và 46 xã: An Đức, Cao Thắng, Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam, Diên Hồng, Đoàn Kết, Đoàn Tùng, Đồng Tâm, Đông Xuyên, Hiệp Lực, Hoàng Hanh, Hồng Dụ, Hồng Đức, Hồng Phong, Hồng Phúc, Hồng Quang, Hồng Thái, Hưng Long, Hùng Sơn, Hưng Thái, Kiến Quốc, Lam Sơn, Lê Bình, Lê Hồng, Nghĩa An, Ngô Quyền, Ngũ Hùng, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Thành, Phạm Kha, Quang Hưng, Quyết Thắng, Tân Hương, Tân Phong, Tân Quang, Tân Trào, Thanh Giang, Thanh Tùng, Tiền Phong, Tứ Cường., Ứng Hòe, Văn Giang, Văn Hội, Vạn Phúc, Vĩnh Hòa.
Ngày 27 tháng 1 năm 1996, huyện Ninh Thanh lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện: | 1 | null |
Tứ Lộc là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng, sau thuộc tỉnh Hải Dương.
Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất huyện Tứ Kỳ và huyện Gia Lộc.
Phía Bắc giáp thị xã Hải Dương và huyện Nam Thanh, phía Nam giáp huyện Ninh Thanh của tỉnh Hải Hưng và huyện Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng, phía Đông giáp huyện An Thụy của thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Cẩm Bình.
Khi hợp nhất, huyện Tứ Lộc có 51 xã: An Thanh, Bình Lãng, Cộng Lạc, Đại Đồng, Đại Hợp, Dân Chủ, Đoàn Thượng, Đông Kỳ, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Lê Lợi, Liên Hồng, Minh Đức, Nghĩa Hưng, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quang Minh, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Hưng, Tân Kỳ, Tân Tiến, Tân Kỳ, Thạch Khôi, Thống Kênh, Thống Nhất, Tiên Động, Toàn Thắng, Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Văn Tố, Yết Kiêu.
Ngày 28 tháng 6 năm 1994, thành lập thị trấn Gia Lộc - thị trấn huyện lị huyện Tứ Lộc - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nghĩa Hưng.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Tứ Lộc gồm thị trấn Gia Lộc và 50 xã: An Thanh, Bình Lăng, Cộng Lạc, Dân Chủ, Đại Đồng, Đại Hợp, Đoàn Thượng, Đông Kỳ, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hà Kỳ, Hà Thanh, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Lê Lợi, Liên Hồng, Minh Đức, Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn, Nguyên Giáp, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Phượng Kỳ, Quang Khải, Quang Minh, Quảng Nghiệp, Quang Phục, Quang Trung, Tái Sơn, Tân Hưng, Tân Kỳ, Tân Tiến, Thạch Khôi, Thống Kênh, Thống Nhất, Toàn Thắng, Yết Kiêu.
Ngày 27 tháng 1 năm 1996, huyện Tứ Lộc lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc: | 1 | null |
Kim Thi là một huyện cũ thuộc tỉnh Hải Hưng.
Huyện được thành lập từ ngày 24 tháng 2 năm 1979 trên cơ sở hợp nhất huyện Kim Động và huyện Ân Thi.
Phía Bắc giáp các huyện Châu Giang và Mỹ Văn, phía Nam giáp thị xã Hưng Yên và huyện Phù Tiên, phía Đông giáp các huyện Cẩm Bình và Ninh Thanh, phía Tây giáp huyện Phú Xuyên của tỉnh Hà Sơn Bình và huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam Ninh (ranh giới là sông Hồng).
Khi hợp nhất, đơn vị hành chính của huyện Kim Thi gồm 43 xã: Bắc Sơn, Bãi Sậy, Bảo Khê, Cẩm Ninh, Chính Nghĩa, Đa Lộc, Đặng Lễ, Đào Dương, Đức Hợp, Hiến Nam, Hiệp Cường, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám, Hồng Quang, Hồng Vân, Hùng An, Hùng Cường, Lam Sơn, Lương Bằng, Mai Động, Nghĩa Dân, Ngọc Thanh, Nguyễn Trãi, Nhân La, Phạm Ngũ Lão, Phú Cường, Phú Thịnh, Phù Ủng, Quảng Lãng, Quang Vinh, Song Mai, Tân Phúc, Thổ Hoàng, Thọ Vinh, Tiền Phong, Toàn Thắng, Vân Du, Văn Nhuệ, Vĩnh Xá, Vũ Xá, Xuân Trúc.
Ngày 4 tháng 1 năm 1982, các xã Lam Sơn và Hiến Nam được sáp nhập vào thị xã Hưng Yên.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Kim Thi gồm 41 xã: Bắc Sơn, Bãi Sậy, Bảo Khê, Cẩm Ninh, Chính Nghĩa, Đa Lộc, Đặng Lễ, Đào Dương, Đức Hợp, Hiệp Cường, Hạ Lễ, Hồ Tùng Mậu, Hoàng Hoa Thám, Hồng Quang, Hồng Vân, Hùng An, Hùng Cường, Lương Bằng, Mai Động, Nghĩa Dân, Ngọc Thanh, Nguyễn Trãi, Nhân La, Phạm Ngũ Lão, Phú Cường, Phú Thịnh, Phù Ủng, Quảng Lãng, Quang Vinh, Song Mai, Tân Phúc, Thổ Hoàng, Thọ Vinh, Tiền Phong, Toàn Thắng, Vân Du, Văn Nhuệ, Vĩnh Xá, Vũ Xá, Xuân Trúc.
Ngày 27 tháng 1 năm 1996, huyện Kim Thi lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Kim Động và Ân Thi: | 1 | null |
Gia Lương là một huyện cũ thuộc tỉnh Hà Bắc, sau thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tồn tại trong khoảng thời gian từ tháng 8/1950 đến 9/8/1999.
Địa lý.
Huyện Gia Lương có địa giới hành chính:
Lịch sử.
Trước năm 1950.
Theo "Đường thư", thời thuộc Đường (TK VIII) vùng này thuộc địa phận của ba huyện An Bình, Nam Định và Thương Tài.
Năm 1282, nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than ở tổng Vạn Ti nay thuộc xã Cao Đức, vùng đất ngày nay là Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, nhất trí chống quân Nguyên Mông. Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế tổng chỉ huy quân đội.
Đời vua Trần Nhân Tông, Đệ Ngũ Cung phi Đặng Thị Loan từ bỏ hoàng cung trở về giúp quê hương, dạy dân làm ăn, lập chợ (chợ Ngụ ngày nay).
Theo các sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn, "Các tổng trấn xã danh bị lãm", "Địa lý hành chính tỉnh Bắc Ninh" của Nguyễn Văn Huyên, thời nhà Trần (1225 - 1400), sáp nhập hai huyện (An Bình và Nam Định) thành một huyện lấy tên là An Định. Thời thuộc Minh (1414-1427), vùng này thuộc hai huyện An Định và Thương Tài, thuộc châu Gia Lâm, phủ Bắc Giang.
Ngày 5 tháng 8 năm 1472, Lê Thái Tông mất tại Lệ Chi Viên (nay thuộc xã Đại Lai), thọ 20 tuổi. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ bị kết tội giết vua. Ba họ nhà Nguyễn Trãi bị tru di. ("Xem Vụ án Lệ Chi Viên").
Đến thời Hậu Lê, đổi tên Thương Tài thành Thiện Tài, rồi lại đổi là Lương Tài (Lang Tài) và trực thuộc phủ Thuận An, Đầu thời Lê Quang Thuận (1460 - 1469) huyện An Định được đổi tên là huyện Gia Định và trực thuộc phủ Thuận An.
Đời Gia Long, vùng thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 1822, Minh Mạng đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh, năm 1831 thì đổi thành tỉnh Bắc Ninh.
Theo sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi thì đầu thế kỷ XV, có 160 xã và 1 sở (Gia Bình đầu thời Lê có 86 xã và 1 sở;Lương Tài có 74 xã). Theo sách "Các tổng trấn xã danh bị lãm" soạn vào đầu thời Gia Long (thế kỷ XIX), có 17 tổng:
1. Tổng Tam Á có 6 xã: Tam Á, Bảo Khám, Phú Ninh, Trạm Lộ, Dư Xá, Yên Định.
2. Tổng Bình Ngô có 9 xã: Bình Ngô, Đông Côi, Nghi Khúc, Yên Ngô, Thường Vũ, Đoan Bái, Trương Xá, Đại Bái, Ngọc Xuyên.
3. Tổng Đông Cứu có 6 xã: Đông Cứu, Cứu Sơn, Lãng Ngâm, Ngâm Điền, Quảng Ái, thôn Nội Phú thuộc xã Đông Cứu.
4. Tổng Tiêu Xá có 7 xã, phường: Tiêu Xá, Dù Chàng, Cổ Thiết, Hữu Ái, Từ Ái, Lập Ái, phường Thủy Cơ sông Thiên Đức.
5. Tổng Xuân Lai có 8 xã, phường: Xuân Lai, Yên Thành, An Khoái, An Mỗ, Phúc Lai, thôn Đông Cao thuộc xã Phúc Lai, Định Lăng.
6. Tổng Quỳnh Bội có 7 xã: Quỳnh Bội, Phú Từ, Đổng Lâm, Đỗ Xá, Lương Pháp, Thủ Pháp (năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi).
7. Tổng Đại Lai có 13 xã, phường: Đại Lai, Nhân Hữu, Ngô Cương, Hương Triện, Địch Trung, Cẩm Xá, Ngọc Triện, phường Bái Giang xã Gia Phú, Bồng Trì, Phương Độ, Phùng Xá, Huề Đông, Bảo Triện.
8. Tổng Vạn Tư có 11 xã, sở: Vạn Tư, Vạn Tải, Phồn Dương, Tiểu Than, Đại Than, Văn Than, Kinh Bồ, Phù Than, Cao Trụ Vạn Thọ, sở Phồn Dương.
9. Tổng Lương Tài có 9 xã, thôn: Lương Tài, Mậu Lương, Tuấn Lương, thôn Nhuận Trạch thuộc xã Đông Trạch, thôn Khuyến Thiện thuộc xã Đông Trạch (thôn này phiêu tán năm 1807, năm 1808 phục hồi), Xuân Đào, Đồng Xuyên, Mậu Duyệt, Cận Duyệt (xã Mậu Duyệt và xã Cận Duyệt phiêu tán năm 1807, năm 1808 phục hồi).
10. Tổng Ngọc Trì có 5 xã: Ngọc Trì, Quảng Cầu, Ngô Phần, Tỉnh Ngô, Cổ Lãm.
11. Tổng Quảng Bố có 6 xã:, Quảng Bố, Quảng Nạp, Hạo Bá, Thanh Da, Bình Mai, Phú Thọ.
12. Tổng Lâm Thao có 5 xã: Lâm Thao, Thái Trì, Bảo Khám, Bảo Thao, Xuân Quan (năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi).
13. Tổng Lương Xá có 8 xã: Lương Xá, Ông Lâu, Lãng Dương, Bích Khê, Thọ Ninh, Lai Xá Tê, Lai Xá Đông, Tuần La.
14. Tổng An Tráng có 7 xã: An Tráng (năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi), Uyên Lãng, Đức Trai, Hoa Cầu, Phú Tráng, Kham Du, Xuân Áng.
15. Tổng Tỳ Bà có 9 xã: Tỳ Bà, Hương Chi, Cứu Dương, An Xá, Phú Văn, Nội Duệ, Phồn Khê, Văn Xá, Phương Xá, Mạc Xuyên (xã Mạc Xuyên năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi).
16. Tổng Đặng Xá có 11 xã thôn: Đặng Xá, thôn Ngô An Cường thuộc xã Đương Triều, thôn Ngọc Thượng thuộc xã Nhị Trai, thôn Cự thuộc xã Nhị Trai, Thận Trai, Nhất Trai, Vĩnh Trai, Hương Trai, Đỉnh Dương (thôn Cự và các xã: Thận Trai, Nhất Trai, Vĩnh Trai, Hương Trai, Đỉnh Dương, Trình Phú năm 1807 phiêu tán, năm 1808 phục hồi).
17. Tổng Phá Lãng có 12 xã thôn: Phá Lãng, Trung Trinh, Đào Xá, Đào Xuyên, Lãng Khê, Trình Khê, Khải Mông, Đạo Sử, thôn Phượng Trì thuộc xã Dị Sử, thôn Tam Sơn thuộc xã Dị Sử, Kim Đào, Nhuế Đông, thôn Đông Hoa thuộc xã Dị Sử (năm 1807 các xã Nhuế Đông, Kim Đào và thôn Đông Hoa thuộc xã Dị Sử phiêu tán, năm 1808 phục hồi).
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ, đơn vị xã cũ được giữ nguyên.
Năm 1948, một số xã nhỏ (tương đương với đơn vị làng) được sáp nhập lại thành xã lớn và lấy tên mới: Vạn Ty hợp nhất với Vạn Tải lấy tên là xã Vạn Liên, Bảo Triện hợp nhất với Phương Triện lấy tên là xã Thái Lai. Một số xã lấy tên tổng cũ đặt tên cho xã, một số đặt tên mới: xã Xuân Hiệp, Thịnh Đức, Hương Khê, Phú Lâm, Quỳnh Lâm, An Bình, Bình Dương, Cao Đức, Đại Thành, Đông Cứu, Lãng Ngâm, Vạn Ninh, Lâm Thao, Phá Lãng (gồm 4 làng của tổng Phá Lãng); những xã đặt tên mới là: Bình Định (gồm các làng của tổng Ngọc Trì cũ), Quảng Phú (các làng của tổng Quảng Bố), Phú Lương (gồm các làng của tổng Lương Xá), Trung Kênh (gồm các làng của tổng Hoàng Kênh), An Thịnh (các làng thuộc tổng An Trụ), Phú Hòa (gồm các làng thuộc tổng Tỳ Bà), Mỹ Hương (gồm 3 làng của tổng Lại Thượng), Tân Lãng (gồm 4 làng của tổng Phá Lãng), Trừng Xá, Lai Hạ (gồm một số làng của tổng Lại Thượng), Trung Chính (gồm 3 làng của tổng Phá Lãng), Minh Tân (gồm 6 làng của tổng Đặng Xá)...
Theo Quyết định số 422 pc/2 ngày 9 tháng 7 năm 1949 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu I, một số xã được hợp nhất lại và lấy tên mới:
Từ năm 1950 đến năm 1999.
Tháng 8 năm 1950, huyện Gia Bình hợp nhất với huyện Lương Tài thành một huyện, lấy tên là huyện Gia Lương. Lúc này huyện Gia Lương có 28 xã, huyện lỵ đóng tại xã Phá Lãng.
Khi mới hợp nhất, huyện Gia Lương có 28 xã: An Bình, An Thịnh, Bình Định, Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lai Hạ, Lâm Thao, Lãng Ngâm, Minh Tân, Mỹ Hương, Nhân Thắng, Phá Lãng, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Quỳnh Phú, Song Giang, Tân Lãng, Thái Bảo, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá, Vạn Ninh, Xuân Lai.
Ngày 1 tháng 8 năm 1980, chuyển xã An Bình về huyện Thuận Thành quản lý (nay là phường An Bình, thị xã Thuận Thành).
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Gia Lương thuộc tỉnh Bắc Ninh vừa được tái lập.
Ngày 19 tháng 6 năm 1998, giải thể xã Phá Lãng để thành lập thị trấn Thứa, thị trấn huyện lỵ huyện Gia Lương.
Đến đầu năm 1999, đơn vị hành chính của huyện Gia Lương gồm thị trấn Thứa và 26 xã: An Thịnh, Bình Định, Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lai Hạ, Lâm Thao, Lãng Ngâm, Minh Tân, Mỹ Hương, Nhân Thắng, Phú Hòa, Phú Lương, Quảng Phú, Quỳnh Phú, Song Giang, Tân Lãng, Thái Bảo, Trung Chính, Trung Kênh, Trừng Xá, Vạn Ninh, Xuân Lai.
Ngày 9 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP, chia huyện Gia Lương thành hai huyện: Gia Bình và Lương Tài.
Danh nhân.
Gia Lương là quê hương của nhiều danh nhân của đất nước: Lê Văn Thịnh, Hàn Thuyên, Vũ Kính, Vũ Giới, Vũ Miên, Vũ Trinh... | 1 | null |
Tiên Sơn là một huyện cũ thuộc tỉnh Hà Bắc, sau thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Huyện được thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 1963 trên cơ sở hợp nhất thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du.
phía bắc giáp huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh; phía nam giáp thị xã Thuận Thành và huyện Gia Lâm của thành phố Hà Nội; phía đông giáp thị xã Quế Võ; phía Tây giáp huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội.
Khi hợp nhất, đơn vị hành chính của huyện Tiên Sơn gồm thị trấn Từ Sơn và 27 xã: Cảnh Hưng, Châu Khê, Đại Đồng, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hạp Lĩnh, Hiên Vân, Hoàn Sơn, Hương Mạc, Khắc Niệm, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Phù Chẩn, Phù Khê, Phú Lâm, Tam Sơn, Tân Chi, Tân Hồng, Tri Phương, Tương Giang, Vân Tương, Việt Đoàn, Võ Cường.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, xã Võ Cường thuộc huyện Tiên Sơn được chuyển về thị xã Bắc Ninh (nay là thành phố Bắc Ninh). Huyện Tiên Sơn còn lại 1 thị trấn Từ Sơn và 26 xã: Cảnh Hưng, Châu Khê, Đại Đồng, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hạp Lĩnh, Hiên Vân, Hoàn Sơn, Hương Mạc, Khắc Niệm, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Phù Chẩn, Phù Khê, Phú Lâm, Tam Sơn, Tân Chi, Tân Hồng, Tri Phương, Tương Giang, Vân Tương, Việt Đoàn.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết "Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh", tỉnh Hà Bắc được tách ra thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang như ngày nay. Qua đó huyện Tiên Sơn được tách về tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 10 tháng 12 năm 1998, thành lập thị trấn Lim trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Vân Tương.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Tiên Sơn gồm 2 thị trấn: Từ Sơn, Lim và 25 xã: Cảnh Hưng, Châu Khê, Đại Đồng, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hạp Lĩnh, Hiên Vân, Hoàn Sơn, Hương Mạc, Khắc Niệm, Lạc Vệ, Liên Bão, Minh Đạo, Nội Duệ, Phật Tích, Phù Chẩn, Phù Khê, Phú Lâm, Tam Sơn, Tân Chi, Tân Hồng, Tri Phương, Tương Giang, Việt Đoàn.
Ngày 9 tháng 8 năm 1999, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 68/1999/NĐ-CP thì huyện Tiên Sơn lại được tách ra, tái lập huyện Tiên Du và thành phố Từ Sơn như trước đây:
Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.
Ngày 1 tháng 11 năm 2021, chuyển thị xã Từ Sơn thành thành phố Từ Sơn. | 1 | null |
Nam Ninh là một huyện cũ thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, sau thuộc tỉnh Nam Hà rồi thuộc tỉnh Nam Định.
Huyện được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh, đồng thời sáp nhập 7 xã: Trực Thái, Trực Phú, Trực Đại, Trực Hùng, Trực Cường, Trực Tiến, Trực Thắng của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu, khi đó thuộc tỉnh Nam Hà.
Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư của tỉnh Thái Bình (ranh giới là sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hải Hậu (ranh giới là sông Ninh Cơ), phía Đông giáp huyện Xuân Thủy (ranh giới là sông Ninh Cơ), phía Tây giáp thành phố Nam Định và 2 huyện Vụ Bản (ranh giới là sông Đào) và Nghĩa Hưng.
Khi hợp nhất, huyện Nam Ninh có 52 xã: Bắc Sơn, Nam An, Nam Bình, Nam Chấn, Nam Cường, Nam Điền, Nam Đồng, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Long, Nam Minh, Nam Mỹ, Nam Nghĩa, Nam Ninh, Nam Phong, Nam Phúc, Nam Quan, Nam Quang, Nam Tân, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xá, Thái Sơn, Trực Bình, Trực Cát, Trực Chính, Trực Đạo, Trực Định, Trực Đông, Trực Hải, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Liêm, Trực Mỹ, Trực Nghĩa, Trực Nội, Trực Phương, Trực Thanh, Trực Thành, Trực Thuận, Trực Tĩnh, Trực Trung, Trực Tuấn.
Ngày 21 tháng 8 năm 1971, hợp nhất xã Trực Liêm và xã Trực Hải thành một xã lấy tên là xã Liêm Hải; hợp nhất xã Nam Đồng và xã Bắc Sơn thành một xã lấy tên là xã Đồng Sơn.
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, sáp nhập thôn Ngưu Trì của xã Nam Hùng vào xã Nam Cường, sáp nhập hai thôn Thọ Trung và Điện An của xã Nam Minh vào xã Nam Hùng, sáp nhập ba thôn Đầm, Vượt, Vọc của xã Nam Bình vào xã Nam Dương, sáp nhập hai thôn Hiệp Luật, Cổ Lung của xã Nam Dương vào xã Nam Bình, sáp nhập xóm Đồng Nghè của xã Trực Tuấn vào xã Trực Đông, sáp nhập xóm Đại Nội của xã Trực Tuấn vào xã Trực Cát.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất xã Trực Trung và xã Trực Đông thành một xã lấy tên là xã Trung Đông.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, hợp nhất xã Nam Bình và xã Nam Minh thành một xã lấy tên là xã Bình Minh; hợp nhất xã Trực Bình và xã Trực Tĩnh thành một xã lấy tên là xã Việt Hùng; cắt thôn Nam Sơn của xã Thái Sơn vào xã Nam Phúc lấy tên xã mới là xã Nam Thái; hợp nhất xã Nam Lợi và xã Nam Quan thành một xã lấy tên là xã Nam Lợi.
Ngày 1 tháng 2 năm 1978, hợp nhất xã Nam Hồng và xã Nam Trung thành một xã lấy tên là xã Nam Hồng; hợp nhất xã Nam Long và xã Nam Ninh thành một xã lấy tên là xã Nam Thanh.
Ngày 27 tháng 3 năm 1978, hợp nhất xã Trực Cát và xã Trực Thành thành một xã lấy tên là xã Cát Thành; hợp nhất xã Trực Phương và xã Trực Định thành một xã lấy tên là xã Phương Định; hợp nhất xã Trực Chính và xã Trực Nghĩa thành một xã lấy tên là xã Chính Nghĩa; hợp nhất xã Nam Điền và xã Nam Xá thành một xã lấy tên là xã Điền Xá; hợp nhất xã Nam Chấn và xã Nam Quang thành một xã lấy tên là xã Hồng Quang; hợp nhất xã Nam Tân và xã Nam Thịnh thành một xã lấy tên là xã Tân Thịnh; hợp nhất xã Nam An và xã Nam Nghĩa thành một xã lấy tên là xã Nghĩa An.
Ngày 10 tháng 1 năm 1984, chia xã Chính Nghĩa thành 2 đơn vị hành chính lấy tên là xã Trực Chính và thị trấn Cổ Lễ.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Hà vừa được tái lập.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Định vừa được tái lập.
Ngày 2 tháng 1 năm 1997, chuyển 2 xã Nam Phong và Nam Vân về thành phố Nam Định quản lý.
Từ đó, huyện Nam Ninh gồm thị trấn Cổ Lễ và 34 xã: Bình Minh, Cát Thành, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Liêm Hải, Nam Cường, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Phương Định, Tân Thịnh, Trực Chính, Trực Đạo, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Nội, Trực Thanh, Trực Thuận, Trực Tuấn, Trung Đông, Việt Hùng.
Ngày 26 tháng 2 năm 1997, huyện Nam Ninh lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh, đồng thời trả 6 xã: Trực Thái, Trực Phú, Trực Đại, Trực Hùng, Trực Cường, Trực Thắng của huyện Hải Hậu về huyện Trực Ninh: | 1 | null |
Xuân Thủy là một huyện cũ thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, sau thuộc tỉnh Nam Hà rồi thuộc tỉnh Nam Định.
Huyện được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1967 trên cơ sở hợp nhất huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy, khi đó thuộc tỉnh Nam Hà.
Phía Bắc giáp 2 huyện Vũ Thư và Kiến Xương của tỉnh Thái Bình (ranh giới là sông Hồng), phía Nam giáp huyện Hải Hậu, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyện Nam Ninh (ranh giới là sông Ninh Cơ).
Khi hợp nhất, huyện Xuân Thủy có 54 xã: Bạch Long, Giao An, Giao Bình, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hiếu, Giao Hòa, Giao Hoan, Giao Hoành, Giao Hồng, Giao Hùng, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Minh, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Sơn, Giao Tân, Giao Thắng, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thuận, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Xuân An, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Dương, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Khu, Xuân Kiên, Xuân Lạc, Xuân Nam, Xuân Nghĩa, Xuân Nghiệp, Xuân Ngọc, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thiện, Xuân Thọ, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiên, Xuân Tiến, Xuân Trung.
Ngày 18 tháng 3 năm 1968, sáp nhập thôn Quân Lung thuộc xã Xuân Dương vào xã Xuân Nam, sáp nhâp phần còn lại của xã Xuân Dương vào xã Xuân Hòa.
Ngày 28 tháng 3 năm 1969, hợp nhất xã Giao Hòa và xã Giao Bình thành một xã lấy tên là xã Bình Hòa; hợp nhất xã Giao Hoan và xã Giao Hiếu thành một xã lấy tên là xã Giao Thịnh; hợp nhất ba xã Giao Hùng, Giao Tiến, Giao Thắng thành một xã lấy tên xã Giao Tiến; hợp nhất xã Xuân Nghĩa và xã Xuân Lạc thành một xã lấy tên là xã Xuân Ninh; hợp nhất xã Xuân Thọ và xã Xuân Nghiệp thành một xã lấy tên là xã Thọ Nghiệp; hợp nhất xã Xuân Khu, xã Xuân Tiên và xã Xuân Thiện thành xã Xuân Hồng.
Ngày 21 tháng 8 năm 1971, hợp nhất xã Giao Hoành và xã Giao Sơn thành một xã lấy tên là xã Hoành Sơn; giải thể xã Xuân An, sáp nhập thôn Xuân Bảng của xã Xuân An vào xã Xuân Hải và đổi tên xã Xuân Hải thành xã Xuân Hùng, sáp nhập thôn An Cư của xã Xuân An vào xã Xuân Nam và đổi tên xã Xuân Nam thành xã Xuân Vinh.
Năm 1973, giải thể xã Giao Minh để sáp nhập vào xã Giao Châu và xã Giao Tân; hợp nhất xã Giao Hồng và Giao Thuận thành một xã lấy tên là xã Hồng Thuận.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Ngô Đồng, thị trấn huyện lỵ huyện Xuân Thủy trên cơ sở 141,25 ha diện tích tự nhiên của xã Bình Hòa; 72,46 ha diện tích tự nhiên của xã Hoành Sơn và 2,02 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phú.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Hà vừa được tái lập.
Đầu năm 1996, đơn vị hành chính của huyện Xuân Thủy gồm thị trấn Ngô Đồng và 41 xã: Bạch Long, Bình Hòa, Giao An, Giao Châu, Giao Hà, Giao Hải, Giao Hương, Giao Lạc, Giao Lâm, Giao Long, Giao Nhân, Giao Phong, Giao Tân, Giao Thanh, Giao Thiện, Giao Thịnh, Giao Tiến, Giao Xuân, Giao Yến, Hoành Sơn, Hồng Thuận, Thọ Nghiệp, Xuân Bắc, Xuân Châu, Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Hùng, Xuân Kiên, Xuân Ngọc, Xuân Ninh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Phương, Xuân Tân, Xuân Thành, Xuân Thượng, Xuân Thủy, Xuân Tiến, Xuân Trung, Xuân Vinh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định vừa được tái lập.
Ngày 26 tháng 2 năm 1997, huyện Xuân Thủy lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy: | 1 | null |
Hoa hồng trắng (Hoa nhược tâm, Hồng Bạch) là tên gọi chung cho loài hoa hồng lai có nguồn gốc từ châu Âu, được biết đến từ thời cổ đại và được canh tác từ thời phục hưng. Thực tế đây là một loài thuộc nhóm cây lai, mà các dòng bố mẹ vẫn chưa được xác định chắc chắn, các giả thiết cho là được lai chéo giữa các loài Rosa gallica × Rosa corymbifera hoặc Rosa × Damascena × Rosa canina.
Các chuyên gia trồng hoa phương Tây thường mô tả loài hoa này đẹp nhất vào giai đoạn vừa nở thành bông, còn bó giữa các lá đài, như vẻ đẹp của cô gái ở giai đoạn thiếu nữ, tâm chưa thật rộng mở nên nhiều người trồng hoa đặt tên tiếng Việt là hoa nhược tâm.
Ý nghĩa.
Hoa hồng trắng mang một ý nghĩa của tình yêu trong sáng.Hoa hồng trắng còn đại diện cho sự ngây thơ, thuần khiết của người con gái tuổi đôi mươi. Không chỉ thế, hoa hồng trắng còn thể hiện sự trong sáng, tình yêu thiêng liêng, vĩnh cửu của lứa đôi. | 1 | null |
Tam Thanh là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phú, sau thuộc tỉnh Phú Thọ.
Huyện được thành lập từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy.
Phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và 2 huyện Phong Châu, Sông Lô (ranh giới là sông Hồng), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp huyện Ba Vì của tỉnh Hà Sơn Bình (sau thuộc thành phố Hà Nội - ranh giới là sông Đà), phía Tây giáp huyện Sông Thao.
Khi hợp nhất, đơn vị hành chính của huyện Tam Thanh gồm 34 xã: Bảo Yên, Cổ Tiết, Đào Xá, Dậu Dương, Dị Nậu, Đoan Hạ, Đồng Luận, Hiền Quan, Hoàng Xá, Hồng Đà, Hùng Đô, Hưng Hóa, Hương Nha, Hương Nộn, La Phù, Phượng Mao, Phương Thịnh, Quang Húc, Sơn Thủy, Tam Cường, Tân Phương, Tề Lễ, Thạch Đồng, Thanh Uyên, Thượng Nông, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tứ Mỹ, Tu Vũ, Văn Lương, Vực Trường, Xuân Lộc, Xuân Quang, Yến Mao.
Ngày 30 tháng 3 năm 1985, thành lập một xã lấy tên là xã Thọ Văn.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Tam Thanh thuộc tỉnh Phú Thọ vừa được tái lập.
Ngày 28 tháng 5 năm 1997, thành lập thị trấn Hưng Hóa - thị trấn huyện lị huyện Tam Thanh - trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hưng Hóa.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Tam Thanh gồm thị trấn Hưng Hóa và 34 xã: Bảo Yên, Cổ Tiết, Đào Xá, Dậu Dương, Dị Nậu, Đoan Hạ, Đồng Luận, Hiền Quan, Hoàng Xá, Hồng Đà, Hùng Đô, Hương Nha, Hương Nộn, La Phù, Phượng Mao, Phương Thịnh, Quang Húc, Sơn Thủy, Tam Cường, Tân Phương, Tề Lễ, Thạch Đồng, Thanh Uyên, Thọ Văn, Thượng Nông, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Tứ Mỹ, Tu Vũ, Văn Lương, Vực Trường, Xuân Lộc, Xuân Quang, Yến Mao.
Tháng 4-1997, huyện Tam Thanh lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất thành 2 huyện Tam Nông và Thanh Thủy: | 1 | null |
Vĩnh Lạc là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Huyện được thành lập từ ngày 5 tháng 7 năm 1977, trên cơ sở hợp nhất huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Riêng 2 thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài thuộc xã Bồ Sao của huyện Vĩnh Tường sáp nhập vào thị trấn Bạch Hạc của thành phố Việt Trì (nay là phường Bạch Hạc) và 4 xã: Bình Định, Minh Tân, Nguyệt Đức, Văn Tiến của huyện Yên Lạc sáp nhập vào huyện Mê Linh.
Địa lý.
Huyện Vĩnh Lạc có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Khi hợp nhất, huyện Vĩnh Lạc có 41 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Kim Xá, Liên Châu, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Phú Đa, Phú Thịnh, Tam Hồng, Tam Phúc, Tân Cương, Tân Tiến, Tề Lỗ, Thổ Tang, Thượng Trung, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Tứ Trưng, Tuân Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Đồng, Yên Lập, Yên Phương.
Ngày 26 tháng 2 năm 1979, chuyển 4 xã: Nguyệt Đức, Văn Tiến, Bình Định và Minh Tân thuộc huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về huyện Vĩnh Lạc của tỉnh Vĩnh Phú quản lý.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Lạc gồm thị trấn Vĩnh Tường và 45 xã: An Tường, Bình Định, Bình Dương, Bồ Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Đại Tự, Đồng Cương, Đồng Văn, Hồng Châu, Hồng Phương, Kim Xá, Liên Châu, Lũng Hòa, Lý Nhân, Minh Tân, Nghĩa Hưng, Ngũ Kiên, Nguyệt Đức, Phú Đa, Phú Thịnh, Tam Hồng, Tam Phúc, Tân Cương, Tân Tiến, Tề Lỗ, Thổ Tang, Thượng Trung, Trung Hà, Trung Kiên, Trung Nguyên, Tứ Trưng, Tuân Chính, Văn Tiến, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình, Yên Đồng, Yên Lập, Yên Phương.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, huyện Vĩnh Lạc lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc: | 1 | null |
BtoB (hangul: 비투비, cách điệu: BTOB; viết tắt của "Born To Beat") là một nhóm nhạc nam Hàn Quốc được thành lập và quản lý bởi công ty Cube Entertainment vào năm 2012. Nhóm gồm 7 thành viên: Seo Eunkwang, Lee Minh-hyuk, Lee Changsub, Im Hyun-sik, Peniel, Jung Ilhoon và Yook Sung-jae. Nhóm chính thức ra mắt vào ngày 21 tháng 3 trên M Countdown với bài hát "Insane" và "Imagine".
Lịch sử hoạt động.
Trước khi ra mắt.
Nhóm được thành lập bởi Cube Entertainment. Ban đầu, các thành viên nằm trong danh sách được được ra mắt là Seo Eunkwang, Lee Minhyuk, Lim Hyunsik, Jung Ilhoon và Lee Minwoo dưới tên BTOB. Họ xuất hiện trên sitcom "I Live In Cheongdam-dong" của đài JTBC với vai là những cậu nhóc đang làm việc cực nhọc để được debut. Tuy nhiên, Lee Minwoo lại không lọt vào danh sách những người được debut ngay sau khi họ xuất hiện trên sitcom và sự thật rằng cậu không được debut tại BTOB khiến cho nhiều fan thất vọng. Vào ngày 23 tháng 3, Cube đã làm rõ mọi chuyện là do sức khỏe của Minwoo không được tốt nên cậu không được cho vào nhóm. Thêm nữa, Minwoo vẫn là trainee của Cube. Nếu như cậu có thể phục hồi lại sức khỏe, cậu vẫn có cơ hội được debut.
Minwoo sau đó debut trong nhóm C-Clown thuộc Yedang Company.
2012: Born To Beat, quảng bá tại châu Á và Press Play.
Vào ngày 21 tháng 3, nhóm đã tổ chức một showcase tại Seoul, được phát sóng trực tiếp trên Youtube tại channel offical của họ. Họ đã biểu diễn "Insane", "Imagine" và nhiều bài hát nữa. Cùng ngày, họ debut trên Mnet M! Countdown và ngay sau đó là Music Bank, Show! Music Core, Inkigayo và Show Champion. Vào ngày 3 tháng 4, họ phát hành album "Born To Beat", với người viết nhạc là Jörgen Elofsson. Lần đầu tiên họ xuất hiện trên chương trình thực tế là chương trình "Amazon" (Idol Master Zone) do đài Mnet tổ chức vào ngày 4 tháng 4. Tiếp sau đó, họ phát hành digital single mang tên "Father" vào ngày 3 tháng 5. "Asian Special Edition" là mini-album đầu tiên của họ phát hành vào ngày 23 tháng 5, có chứa hai bài hát mới: "Father" và "Irresistible Lips" và MV được phát hành cùng ngày.
Việc phát hành của album Born To Beat 'Asia Special Edition' đánh dấu sự xuất hiện chính thức toàn châu Á. Họ bắt đầu chương trình của họ với một cuộc họp báo tại Singapore và một sự kiện quảng cáo tại quảng trường Bugis thu hút một đám đông khoảng 800 người. Ngày hôm sau, họ biểu diễn ở "Music Matters Live 2012" tại Clarke Quay, một lễ hội được tổ chức trong suốt năm ngày thu hút 40 nhóm nhạc đến từ 18 quốc gia. Một tháng sau đó, họ lại tiếp tục chương trình quảng bá châu Á của họ tại Indonesia, tham gia một cuộc phỏng vấn với OneTV Asia. Ngoài ra, họ đã tổ chức showcase đầu tiên của họ tại Indonesia Mandarin Oriental Hotel ở Jakarta vào ngày 21, biểu diễn cho cả người hâm mộ và các quan chức. Họ ra mắt tại Nhật Bản với màn trình diễn tại "K-Dream Live" buổi hòa nhạc tại Tokyo Dome vào ngày 29 tháng 7 cùng với 5 nhóm khác. Ngoài ra, nhóm biểu diễn tại Sapporo Dome vào ngày 01 tháng 8 cho "K-Pop Nonstop Sống 2012 Sapporo" Concert.
Bắt đầu từ ngày 04 tháng 9, Cube Entertainment công bố hình ảnh trêu ghẹo nhau và video cho ca khúc chủ đề của họ trở lại "Wow" và mini-album thứ hai. Ngày 11 tháng 9 năm 2012, nhóm phát hành MVcho "Wow" và mini album thứ hai của họ "Nhấn Play" ngày hôm sau. [ 19 ] Vào ngày 18 tháng 10, họ bắt đầu quảng bá cho "I Only Know Love" là đĩa đơn tiếp theo về M! Đếm ngược tiếp theo biểu diễn trên chương trình âm nhạc khác. Một đoạn video âm nhạc cho bài hát đã được phát hành vào ngày 22 tháng 10, trong đó bao gồm một montage của sự kiện quảng bá nhóm đã tiến hành trong suốt cả năm.
Sau khi kết thúc quảng bá cho "I Only Know Love", cả nhóm bắt đầu hoạt động ở nước ngoài của họ một lần nữa. Họ bắt đầu tại Singapore vào ngày 01 Tháng Mười Hai, thực hiện như một phần của một dòng-up cho "Sundown Festival 2012", một sự kiện mà mời solo và nhóm hoạt động từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Nhật Bản. Vào ngày 11, nhóm biểu diễn mở màn cho "2012 châu Á Siêu Showcase" tại Kuala Lumpur, Malaysia tại Kenanga Wholesale City. Nhóm này trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại Concert Thái Supermodel vào ngày 13 tháng 12 tại Bangkok Convention Center, và sau đó đã tổ chức một cuộc họp báo với khoảng 70 phương tiện truyền thông.
Vào ngày 4 tháng 9, Cube Entertainment đăng lên những teaser hình ảnh và video cho lần comeback sắp tới với bài hát chủ đề "WOW" với mini-album thứ 2 "Press Play". Vào ngày 18 tháng 10, họ tiếp tục quảng bá single "I Only Know Love"
Ngày 2 tháng 2, nhóm đã tham gia vào United Cube Concert của công ty quản lý của họ Cube Entertainment. Concert được tổ chức tại Sân vận động trong nhà Jamsil ở Seoul và có hơn 7,000 fan tham gia. Một concert khác được tổ chức tại Yokohama, Nhật Bản, có hơn 8,000 fan tham gia.
Vào 3 tháng 4, Cube Entertainment đăng lên những gợi ý về sự trở lại của họ thông qua Twitter của họ, đăng lên những bức ảnh từ MV và cuối cùng sự trở lại của họ cũng được xác nhận cùng với việc phát hành digital single mang tên "2nd Confession" vào 10 tháng 4.
Ngày 10 tháng 4, BTOB đã tổ chức buổi fan-meeting đầu tiên tại Đài Loan có hơn 1,000 fan tham gia. Sau khi quảng bá xong single "2nd Confession", họ tổ chức buổi fan-meeting thứ hai tại Thái Lan và Cam-pu-chia, tổng cộng có 2,000 fan tham gia.
Fanclub.
Tên fanclub của BTOB là Melody. Và màu chính thức của nhóm là Slow Blue. | 1 | null |
Georg của Sachsen (tên khai sinh là "Friedrich August Georg Ludwig Wilhelm Maximilian Karl Maria Nepomuk Baptist Xaver Cyriacus Romanus"; 8 tháng 8 năm 1832 – 15 tháng 10 năm 1904) là một vị vua nhà Wettin của Sachsen, trị vì từ năm 1902 đến khi băng hà vào năm 1904. Ông từng tham gia chỉ huy các lực lượng Đức trong cuộc chiến tranh với Pháp (1870 – 1871), và đã chứng tỏ tài thao lược của mình trong cuộc chiến, đặc biệt là trong các trận đánh lớn tại St. Privat và Beaumont.
Tiểu sử.
Georg sinh năm 1832, là con trai thứ ba của vua Joachim xứ Sachsen và Công chúa Amalie Auguste xứ Bayern. Thời thơ ấu, Georg đã được nhận một nền giáo dục chặt chẽ về khoa học và quân sự, và vào năm 1846, ông gia nhập quân ngũ với cương vị là một trung úy pháo binh. Trong khoảng 6 tháng từ năm 1849 cho đến năm 1850, ông đã tham dự các bài giảng ở Đại học Bonn, và sớm trở lại phục vụ quân ngũ – việc mà ông đặc biệt ưa chuộng. Từ năm 1855 cho đến khi lên kế ngôi, ông là chủ tịch của Hiệp hội Cổ đại Vương quốc Sachsen ("Sächsischen Altertumsvereins"), tổ chức đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn các di tích lịch sử cổ đại.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 1859, tại điện Belém, Lisbon, Georg kết hôn với Công chúa Maria Anna của Bồ Đào Nha (1843 – 1884), người con gái lớn nhất còn sống của Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha (1819 – 1853) và hôn phu của bà ta là Vua Ferdinand II (1816 – 1885). Ferdinand nguyên là một vương thân nhà Sachsen-Coburg-Gotha-Kohary, và qua đó ông là một người bà con Công giáo Sachsen của Georg.
Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, ông phục vụ dưới quyền chỉ huy của anh mình là Thái tử Albert, với cương vị là chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 1 của quân đội Sachsen. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông ban đầu chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 23 (số 1 của Vương quốc Sachsen), vàđã thể hiện khả năng của mình khi trực tiếp chỉ huy sư đoàn tấn công St. Privat vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Kể từ ngày 19 tháng 8 năm 1870, sau khi vương huynh Albert của ông nhậm chức Tổng tư lệnh của Tập đoàn quân Maas, ông trở thành chỉ huy của toàn bộ Quân đoàn XII của Đức, hay "Quân đoàn Sachsen". Tên tuổi ông gắn liền với cuộc chiến, trong đó ông không chỉ chứng tỏ tài nghệ quân sự của mình mà còn cho thấy khả năng liên lạc nhanh chóng của ông với các binh tướng dưới quyền mình. Dưới sự chỉ huy của ông, Quân đoàn XII đã tham chiến thành công trong trận đánh quyết định ở Sedan và trong cuộc vây hãm Paris. Sau trận Villiers, ông đã được vua Phổ Wilhelm I phong tặng Huân chương Quân công vào cuối năm 1870. Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ông lại được giao quyền chỉ huy Sư đoàn số 23 trong khi Albert trở lại thống lĩnh Quân đoàn XII. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, ông đã tham dự lễ tấn phong làm vị hoàng đế đầu tiên của nước Đức thống nhất tại điện Versailles, Pháp.
Sau khi vua cha Joachim mất vào ngày 29 tháng 10 năm 1873, Albert lên nối nghiệp. Tân vương bổ nhiệm em mình là Georg làm Tư lệnh Quân đoàn XII của Đức, nói cách khác là Tổng tư lệnh quân đội Sachsen vào ngày 9 tháng 11. Georg giữ chức vụ này cho đến ngày 29 tháng 3 năm 1900. Vào năm 1888, ông trở thành người Sachsen thứ hai được phong cấp bậc Thống chế của Đế quốc Đức. Do vua anh Albert không có con, vào ngày 19 tháng 6 năm 1902, sau khi Albert băng hà, Georg lên nối ngôi khi đã gần 70 tuổi. Thời trị vì ngắn ngủi của ông cho thấy những khó khăn về tài chính của vương quốc, và đồng thời bản tính thô cộc, giáo điều của nhà vua đã khiến cho ông không được dân chúng ưa chuộng như tiên vương Albert và con của Georg là Friedrich August III về sau này.
Sự kiện nổi bật nhất dưới triều vua Georg là cuộc trốn chạy của Thái tử phi Luise vào tháng 12 năm 1902. Luise đã kết hôn với Friedrich August từ năm 1891, và ngay từ đầu cuộc hôn nhân bà đã nảy sinh mâu thuẫn với nhạc phụ nóng tính và giáo điều của mình. Năm 1902, vua Georg đe dọa giam Luise vào trại tâm thần, và trong khi đang mang thai người con thứ sáu của mình là Anna Monika Pia, bà đã trốn chạy sang Thụy Sĩ cùng với một giáo viên người Pháp 23 tuổi của các con mình là André Giron. Vụ việc này đã thu hút dư luận trên toàn châu Âu và phần lớn công chúng Sachsen đứng về phía vị Thái tử phi. Vào năm 1903, vua Georg ra sắc chỉ ly hôn Luise với con trai mình, mặc dù Hoàng đế Áo-Hung không chấp thuận cuộc ly hôn này. Anna Monika Pia sinh vào ngày 4 tháng 5 năm 1903 tại Lindau, Bayern, và sau khi Thái tử ly hôn với Luise, nhà vua phong bà làm "Nữ Bá tước Montignoso" vì lợi ích của những người con của Thái tử. Sau 2 năm tại ngôi, vào ngày 15 tháng 10 năm 1904, vua Georg tạ thế ở lâu đài Pillnitz gần kinh thành Dresden, và con trai ông là Friedrich August III lên nối nghiệp. | 1 | null |
Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) là cơ quan quản lý của quần vợt thế giới, bao gồm các hiệp hội quần vợt của 210 quốc gia, tổ chức tương ứng của các quốc gia độc lập hay vùng lãnh thổ.
Tổ chức này ban đầu được thành lập là International Lawn Tennis Federation (ILTF) (Liên đoàn quần vợt sân cỏ thế giới) bởi 12 quốc gia tại một hội nghị ở Paris, Pháp vào ngày 1 tháng 3 năm 1913, các cuộc thảo luận về quy định và luật lệ được thông qua năm 1923. Cũng vào thời điểm này danh hiệu "world championships" (vô địch thế giới) đã được bãi bỏ Năm 1924, ILTF trở thành tổ chức chính thức được công nhận có quyền quản lý, tổ chức quần vợt sân cỏ trên toàn thế giới. Năm 1977, ILTF đã bỏ đi từ "Lawn" trong tên gọi, công nhận rằng quần vợt không nhất nhiết phải chơi trên sân cỏ.
ITF World Champions.
Giải trẻ.
Nguồn: ITF , ITF
Hiện tại (tháng 9 năm 2016) Việt Nam có 5 vận động viên trong bảng xếp hạng của ITF Juniors: | 1 | null |
Phong Châu là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phú, sau thuộc tỉnh Phú Thọ.
Địa lý.
Trước khi giải thể, huyện Phong Châu có địa giới hành chính:
Lịch sử.
Huyện được thành lập từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh. Riêng 7 xã: Liên Hoa, Phú Mỹ, Trạm Thản, Tiên Phú, Minh Phú, Chân Mộng, Vụ Quang của huyện Phù Ninh nhập vào huyện Sông Lô, 2 xã Phượng Lâu, Vân Phú của huyện Phù Ninh và xã Thụy Vân của huyện Lâm Thao nhập vào thành phố Việt Trì.
Khi hợp nhất, huyện Phong Châu có 38 xã: An Đạo, Bản Nguyên, Bảo Thanh, Bình Bộ, Cao Mại, Cao Xá, Chu Hóa, Gia Thanh, Hạ Giáp, Hà Thạch, Hợp Hải, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Kinh Kệ, Phú Hộ, Phú Lộc, Phú Nham, Phù Lỗ, Phù Ninh, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Thanh Đình, Tiên Du, Tiên Kiên, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Vĩnh Phú, Xuân Huy, Xuân Lũng.
Ngày 26 tháng 2 năm 1980, thành lập thị trấn Phong Châu, thị trấn huyện lỵ huyện Phong Châu trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Phù Lỗ và Phú Nham.
Ngày 22 tháng 12 năm 1980, chuyển 4 xã Liên Hoa, Phú Mỹ, Trạm Thản, Tiên Phú thuộc huyện Sông Lô vừa giải thể về huyện Phong Châu.
Ngày 13 tháng 1 năm 1989, sáp nhập xã Phù Lỗ vào thị trấn Phong Châu.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ vừa được tái lập.
Ngày 28 tháng 5 năm 1997, thành lập thị trấn Lâm Thao trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cao Mại; điều chỉnh 7,3 ha diện tích tự nhiên và 734 nhân khẩu của xã Chu Hóa; thành lập thị trấn Phú Hộ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Hộ.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Phong Châu gồm 3 thị trấn: Phong Châu, Lâm Thao, Phú Hộ và 35 xã: An Đạo, Bản Nguyên, Bảo Thanh, Bình Bộ, Cao Xá, Chu Hóa, Gia Thanh, Hạ Giáp, Hà Thạch, Hợp Hải, Hùng Lô, Hy Cương, Kim Đức, Kinh Kệ, Liên Hoa, Phú Lộc, Phú Mỹ, Phú Nham, Phù Ninh, Sơn Dương, Sơn Vi, Thạch Sơn, Thanh Đình, Tiên Du, Tiên Kiên, Tiên Phú, Trạm Thản, Trị Quận, Trung Giáp, Tử Đà, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Vĩnh Phú, Xuân Lũng, Xuân Huy.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 59/1999/NĐ-CP. Theo đó, chia lại huyện Phong Châu thành hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh. | 1 | null |
Trận Trọc Trạch (chữ Hán: 濁澤之戰, Hán Việt: "Trọc Trạch chi chiến"), là cuộc chiến tranh giành ngôi vua ở nước Ngụy thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, có sự tham gia của hai nước Triệu, Hàn.
Nguyên nhân.
Nước Ngụy được thành lập từ năm 403 TCN, trải qua hai đời là Ngụy Văn hầu và Ngụy Vũ hầu, thế lực hùng mạnh nhất ở Trung Nguyên. Năm 371 TCN, Ngụy Vũ hầu qua đời mà vẫn chưa lập người kế vị, làm bùng lên cuộc tranh giành quyền lực giữa hai công tử là Ngụy Oanh và Ngụy Hoãn. Ngụy Oanh chiếm giữ Thượng Đảng.
Ngụy Hoãn thất thế so với Ngụy Oanh, đến tháng 7 năm 371 TCN, bèn bỏ trốn sang Hàm Đan, cầu cứu nước Triệu. Triệu Thành hầu đồng ý giúp quân. Đến năm 369 TCN, đại phu nước Ngụy là Công Tôn Kì (vốn cùng phe với Ngụy Hoãn) và đại phu nước Tống là Kinh Do sang nước Hàn, nói với Hàn Ý hầu rằng Ngụy Oanh hiện giữ Thượng Đảng, tuy có vương thất ủng hộ nhưng chỉ nắm được nửa nước Ngụy, và khuyên vua Hàn nhân tình hình rối loạn hãy hợp sức đánh Ngụy, giết Ngụy Oanh để lập Ngụy Hoãn làm vua.
Diễn biến.
Hàn Ý hầu vui mừng, liền cùng Triệu Thành hầu hợp binh đánh Ngụy Oanh. Hai vua đích thân dẫn quân tiến vào lãnh thổ nước Ngụy, tiến đến gần kinh đô của Ngụy là An Ấp. Ngụy Oanh đem quân chống cự, gặp liên quân Triệu-Hàn ở Trọc Trạch. Cuộc chiến Trọc Trạch bắt đầu.
Trước sức mạnh của liên quân, Ngụy Oanh bị đánh bại, phải lui về An Ấp. Quân Triệu-Hàn đuổi theo, bao vây An Ấp.
Trước thắng lợi cận kề, Triệu Thành hầu và Hàn Ý hầu bàn nhau việc nước Ngụy. Triệu Thành hầu đề nghị đem quân đánh giết Ngụy Oanh lập Ngụy Hoãn và bắt Ngụy cắt đất mới lui binh. Tuy nhiên Hàn Ý hầu lại không đồng ý, cho rằng giết Ngụy Oanh sẽ bị đàm tiếu là tàn bạo, lấy đất của Ngụy sẽ mang tiếng là tham lam, và đề nghị chia đôi nước Ngụy cho cả hai công tử cùng cai trị, vì nếu nước Ngụy bị chia, thế lực mỗi nước nhỏ còn lại sẽ không còn bằng được cả nước Tống hay nước Vệ, nên cả Triệu và Hàn đều sẽ tránh được nguy cơ xâm lấn của Ngụy.
Hai vua không thống nhất ý kiến với nhau, Hàn Ý hầu tức giận, rút quân về nước. Triệu Thành hầu thấy vậy, biết thế cô không chống lại được cũng phải rút lui. An Ấp được giải vây, Ngụy Oanh chớp lấy thời cơ phản công, giết Ngụy Hoãn, rồi tự lập làm vua, tức Ngụy Huệ vương.
Nhận xét.
Trận chiến Trọc Trạch tuy kết thúc với sự thắng lợi của liên quân Hàn-Triệu, song hai nước đều không đạt được mục đích ban đầu của mình. Nguỵ Oanh tuy thất bại, nhưng rốt cục lại giành được ngôi vua. Sử ký nhận xét về việc này như sau:
"" Ngụy Huệ Vương sở dĩ thân không mất, nước không bị chia cắt, là vì hai nước kia mưu sự bất hòa. Nếu làm theo kế của một trong hai nước thì Ngụy đã bị phân chia. Nên mới nói: "Vua mất mà chưa lập thái tử, nước có thể bị phá."" | 1 | null |
Thanh Hòa là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Huyện được thành lập từ ngày 22 tháng 12 năm 1980 trên cơ sở tách huyện Sông Lô thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa.
Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp 2 huyện Sông Thao và Tam Thanh (ranh giới là sông Hồng), phía Đông giáp huyện Phong Châu và thị xã Phú Thọ, phía Tây giáp 2 huyện Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Yên Bái của tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Khi tách ra, đơn vị hành chính của huyện Thanh Hòa gồm thị trấn nông trường Vân Lĩnh và 49 xã: Ấm Hạ, Ấm Thượng, Cáo Điền, Chí Tiên, Chính Công, Đại An, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Đào Giã, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đông Xuân, Gia Điền, Hà Lương, Hanh Cù, Hậu Bổng, Hoàng Cương, Hương Xạ, Khải Xuân, Lang Sơn, Liên Phương, Lệnh Khanh, Lương Lô, Mai Tùng, Mạn Lạn, Minh Hạc, Năng Yên, Ninh Dân, Phụ Khánh, Phương Lĩnh, Phương Viên, Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vĩnh Chân, Vụ Cầu, Vũ Lao, Vũ Yển, Y Sơn, Yển Khê, Yên Kỳ, Yên Luật, Yên Nội.
Năm 1987, giải thể thị trấn nông trường Vân Lĩnh.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Thanh Hòa gồm 49 xã: Ấm Hạ, Ấm Thượng, Cáo Điền, Chí Tiên, Chính Công, Đại An, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Đào Giã, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Gia Điền, Hà Lương, Hanh Cù, Hậu Bổng, Hoàng Cương, Hương Xạ, Khải Xuân, Lang Sơn, Liên Phương, Lệnh Khanh, Lương Lô, Mai Tùng, Mạn Lạn, Minh Hạc, Năng Yên, Ninh Dân, Phụ Khánh, Phương Lĩnh, Phương Viên, Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vĩnh Chân, Vụ Cầu, Vũ Lao, Vũ Yển, Y Sơn, Yển Khê, Yên Kỳ, Yên Luật, Yên Nội.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, huyện Thanh Hòa được tách thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa, đồng thời chuyển 10 xã của huyện Sông Thao ở hữu ngạn sông Thao về huyện Hạ Hòa quản lý: | 1 | null |
Trận chiến cửa Hàm Cốc lần thứ nhất (chữ Hán: 函谷關之戰, Hán Việt: "Hàm Cốc quan chi chiến"), là cuộc chiến tranh của các nước chư hầu Sơn Đông chống lại nước Tần hùng mạnh ở phía Tây.
Nguyên nhân chiến tranh.
Chính sách hợp tung.
Thế kỉ III TCN, phong kiến Trung Quốc bước sang thời Chiến Quốc. Thời gian này, bảy nước chư hầu là Tần, Tề, Ngụy, Sở, Triệu, Yên, Hàn phát triển lớn mạnh, lấn át các chư hầu khác. Trong đó, nước Tần, vốn bị các nước Trung Nguyên coi là Nhung Địch, sau biến pháp Thương Ưởng đã trở thành chư hầu lớn, bắt đầu khuếch trương thế lực về phía Đông, trở thành mối đe dọa cho các nước còn lại.
Tần Huệ Văn vương trọng dụng Trương Nghi làm tướng quốc, sau đó theo kế của ông ta, thường hay lấn át nước Ngụy. Tướng nước Ngụy là Công Tôn Diễn đề xướng kế sách hợp tung, kêu gọi các chư hầu phía đông nên cùng liên kết để chống lại nước Tần mạnh.
Công Tôn Diễn đăng đàn.
Sau khi tiến hành hoạt động Năm nước xưng vương (325 TCN), Công Tôn Diễn càng tích cực đẩy mạnh phong trào hợp tung, lôi kéo các nước Tề, Sở, Hàn cùng chống Tần, sau đó được đeo tướng ấn năm nước.
Năm 319 TCN, vua nước Nghĩa Cừ sang triều kiến nước Ngụy. Công Tôn Diễn khuyên vua Nghĩa Cừ cùng hợp tung, hẹn khi năm nước đánh Tần thì Nghĩa Cừ hãy đưa quân tập kích từ phía Bắc, định ước nếu các nước ở Sơn Đông (tức phía đông nước Tần) không làm gì thì Tần được dịp cướp bóc nước Nghĩa Cừ, nếu các nước đánh Tần, Tần sẽ phải mang lễ vật để biếu nước Nghĩa Cừ. Khi Tần đem lễ vật đến thì Nghĩa Cừ lập tức xuất quân. Vua Nghĩa Cừ đồng ý. Cục diện hợp tung sáu nước Ngụy-Hàn-Yên-Sở-Triệu-Nghĩa Cừ chính thức thành lập.
Diễn biến cuộc chiến.
Yên, Sở lui quân.
Năm 318 TCN, Công Tôn Diễn chính thức phát động bốn nước Hàn, Triệu, Yên, Sở và Ngụy hợp binh đánh Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung ước trưởng. Tuy nhiên cuối cùng nội bộ năm nước không thống nhất, hai nước Yên, Sở không ra quân, chỉ còn có Tam Tấn (Hàn, ngụy, Triệu).
Mặt trận Nghĩa Cừ.
Sau khi năm nước ra quân, Tần Huệ Văn vương lo sợ Nghĩa Cừ đến quấy phá, bèn đem lễ vật đến biếu Nghĩa Cừ vương. Nghĩa Cừ vương thấy vậy, lập tức ra quân đánh Tần, đánh bại quân Tần ở gần ấp Lý Bá.
Thất bại thê thảm.
Liên quân ba nước tiên đến cửa ải Hàm Cốc (biên giới nước Tần) thì bị tướng Tần là Thứ trưởng Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần, phải rút về phía đông.
Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đem quân tiến công, đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, bắt sống công tử Khát nước Triệu và thái tử Hoán nước Hàn, giết tướng Hàn là Thân Sai, chém đầu 8 vạn 2 nghìn quân Tam Tấn.
Kết cục và ý nghĩa.
Trận chiến Hàm Cốc lần thứ nhất kết thúc với thất bại thê thảm của liên quân Tam Tấn, kèm theo đó là sự chấm dứt của phong trào hợp tung do Công Tôn Diễn đề xuất. Các nước chư hầu ở Sơn Đông ngày một suy yếu, còn Tần thì lại khẳng định được vị thế và ngày càng lớn mạnh, gần 100 năm sau thì thống nhất Trung Quốc. | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng đá nữ VfL Wolfsburg là một bộ phận của công ty bóng đá "VfL Wolfsburg Fußball GmbH" tại Đức. Câu lạc bộ hiện đang chơi tại Bundesliga, hạng đấu cao nhất của bóng đá nữ Đức và giành thành tích hai lần liên tiếp vô địch UEFA Women's Champions League vào các năm 2013 và 2014.
Lịch sử.
Tiền thân của VfL Wolfsburg là VfR Eintracht Wolfsburg, câu lạc bộ thành lập từ năm 1973 và là thành viên sáng lập giải vô địch bóng đá nữ Đức Bundesliga. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003 đội chính thức liên kết với VfL Wolfsburg.
Mùa giải đầu tiên của họ với tên mới là mùa 2003–04, khi đó đội kết thúc ở vị trí thứ 8 tại giải vô địch quốc gia. Mùa giải tiếp theo Wolfsburg kết thúc ở vị trí 12 và phải xuống chơi ở giải hạng hai. Tuy nhiên họ ngay lập tức giành quyền lên chơi ở Bundesliga mùa 2005–06. Họ vươn lên vị trí thứ 5 vào mùa 2009–10, và nhờ sự đầu tư mạnh mẽ chỉ hai mùa sau trở thành á quân Bundesliga 2011–12.
Vào mùa giải 2012–13 Wolfsburg lần đầu tiên giành chức vô địch UEFA Women's Champions League. Trước đó họ cũng lần đầu tiên vô địch Bundesliga. Họ là đội bóng nữ Đức thứ hai sau 1. FFC Frankfurt hoàn tất cú ăn ba sau khi giành nốt cúp quốc gia nữ. Họ cùng FC Bayern München (nam) giúp Đức trở thành quốc gia đầu tiên có cả đội nam và nữ có cú ăn ba trong cùng một mùa giải. Mùa giải sau đó (2013–14) họ trở thành câu lạc bộ nữ Đức đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Champions League.
Thành tích tại Cúp châu Âu.
f Trận lượt đi. | 1 | null |
Hương Phú là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sau thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang. Riêng 2 xã: Vinh Xuân và Vinh Thanh của huyện Phú Vang nhập vào huyện Phú Lộc.
Phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Hương Điền, phía Nam giáp huyện Phú Lộc, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện A Lưới.
Khi hợp nhất, huyện Hương Phú có 28 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú và Vinh Thái.
Ngày 18 tháng 5 năm 1981:
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, chuyển 9 xã: Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh và Phú Tân về thành phố Huế quản lý.
Huyện Hương Phú còn lại 22 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Sơn, Phú Thuận, Phú Xuân, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh và Vinh Xuân.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, thành lập xã Dương Hòa.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, thành lập thị trấn Phú Bài (thị trấn huyện lị huyện Hương Phú) trên cơ sở tách các thôn Phủ Lương thuộc xã Thủy Châu, thôn 1, thôn 2 thuộc xã Thủy Lương và sân bay Phú Bài.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Hương Phú gồm thị trấn Phú Bài và 23 xã: Dương Hòa, Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Sơn, Phú Thuận, Phú Xuân, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Phù, Thủy Phương, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh Xuân.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Hương Phú thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được tái lập.
Ngày 15 tháng 5 năm 1989, tách thôn Cự Lại thuộc xã Phú Thuận để thành lập xã Phú Hải.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Hương Phú lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Hương Thủy và Phú Vang: | 1 | null |
Hương Điền là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sau thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện tồn tại từ năm 1977 đến năm 1990.
Địa lý.
Huyện có địa giới hành chính: phía Bắc giáp 2 huyện Triệu Hải và Hướng Hóa, phía Nam giáp thành phố Huế và huyện Hương Phú, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện A Lưới.
Lịch sử.
Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 3 huyện Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền.
Khi hợp nhất, huyện Hương Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, bao gồm 34 xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Hương Bằng, Hương Chữ, Hương Hải, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Phú, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Toàn, Hương Văn, Hương Vinh, Hương Xuân, Phong An, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Thu, Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thọ và Quảng Vinh.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thành lập xã Hương Bình ở vùng kinh tế mới Bình Điền, Khe Điêng.
Ngày 18 tháng 5 năm 1981, thành lập xã Phong Xuân ở khu kinh tế mới Ồ Ồ và chuyển xã Hồng Tiến thuộc huyện A Lưới về huyện Hương Điền quản lý.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, chuyển 8 xã: Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình và Hương Thọ về thành phố Huế quản lý.
Huyện Hương Điền còn lại 29 xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Hồng Tiến, Hương Bằng, Hương Chữ, Hương Phú, Hương Toàn, Hương Văn, Hương Xuân, Phong An, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Thu, Phong Xuân, Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thọ và Quảng Vinh.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983:
Ngày 12 tháng 1 năm 1984:
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Hương Điền bao gồm thị trấn Tứ Hạ và 31 xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Hồng Tiến, Hương Chữ, Hương Toàn, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Phong An, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Thu, Phong Xuân, Quảng An, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thái, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Hương Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được tái lập.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Hương Điền lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 3 huyện: Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền:
Từ đó, huyện Hương Điền không còn tồn tại. | 1 | null |
Triệu Hải là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sau thuộc tỉnh Quảng Trị.
Địa lý.
Phía Bắc giáp thị xã Đông Hà và huyện Bến Hải, phía Nam giáp huyện Hương Điền, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.
Lịch sử.
Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
Khi hợp nhất, huyện Triệu Hải có 41 xã: Ba Lòng, Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hòa, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Lệ, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Thành, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Triệu Ái, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Đông, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Lễ, Triệu Long, Triệu Lương, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.
Ngày 18 tháng 5 năm 1981, thành lập thị trấn Quảng Trị - thị trấn huyện lị của huyện Triệu Hải.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, chuyển 2 xã Triệu Lương và Triệu Lễ về thị xã Đông Hà quản lý (nay là các phường Đông Lương, Đông Lễ thuộc thành phố Đông Hà). Huyện Triệu Hải còn lại 1 thị trấn Quảng Trị và 39 xã: Ba Lòng, Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hòa, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Lệ, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Thành, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Triệu Ái, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Đông, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Ba Lòng thành hai xã lấy tên là xã Ba Lòng và xã Triệu Nguyên; chia xã Triệu Vân thành hai xã lấy tên là xã Triệu Vân và xã Triệu An.
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Triệu Hải gồm thị trấn Quảng Trị và 41 xã: Ba Lòng, Hải An, Hải Ba, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Hòa, Hải Khê, Hải Lâm, Hải Lệ, Hải Phú, Hải Phúc, Hải Quế, Hải Quy, Hải Sơn, Hải Tân, Hải Thành, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Thượng, Hải Trường, Hải Vĩnh, Hải Xuân, Triệu Ái, Triệu An, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Đông, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Lăng, Triệu Long, Triệu Nguyên, Triệu Phước, Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Thành, Triệu Thuận, Triệu Thượng, Triệu Trạch, Triệu Trung, Triệu Vân.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Triệu Hải thuộc tỉnh Quảng Trị vừa được tái lập.
Ngày 16 tháng 9 năm 1989, tách thị trấn Quảng Trị để thành lập thị xã Quảng Trị.
Ngày 23 tháng 3 năm 1990, huyện Triệu Hải lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện: Triệu Phong và Hải Lăng: | 1 | null |
Bến Hải là một huyện cũ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, sau thuộc tỉnh Quảng Trị.
Huyện được thành lập từ ngày 11 tháng 3 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ.
Phía Bắc giáp huyện Lệ Ninh, phía Nam giáp thị xã Đông Hà và huyện Triệu Hải, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.
Khi hợp nhất, huyện Bến Hải bao gồm thị trấn Hồ Xá và 49 xã: Cam An, Cam Chính, Cam Giang, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Tuyền, Gio An, Gio Châu, Gio Hải, Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Phong, Gio Quang, Gio Sơn, Gio Thành, Gio Việt, Hải Thái, Hướng Hiệp, Linh Thượng, Mò Ó, Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Trung Tân, Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang, Vĩnh Hà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Khê, Vĩnh Kim, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Nam, Vĩnh Ôm, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thường, Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Vĩnh Tú.
Ngày 20 tháng 4 năm 1978, sáp nhập xã Cam Giang vào xã Cam An.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, giải thể xã Trung Tân để sáp nhập vào 2 xã Trung Hải và Gio Mỹ.
Ngày 18 tháng 5 năm 1981, sáp nhập xã Quảng Tân thuộc thị xã Đông Hà vào xã Gio Quang thuộc huyện Bến Hải.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, 8 xã: Cam An, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính và Cam Nghĩa (nguyên thuộc huyện Cam Lộ cũ) sáp nhập vào thị xã Đông Hà.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chuyển 2 xã Mò Ó và Hướng Hiệp về huyện Hướng Hóa quản lý. huyện Bến Hải còn lại thị trấn Hồ Xá và 39 xã: Gio An, Gio Châu, Gio Hải, Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Phong, Gio Quang, Gio Sơn, Gio Thành, Gio Việt, Hải Thái, Hướng Hiệp, Linh Thượng, Mò Ó, Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang, Vĩnh Hà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Khê, Vĩnh Kim, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Nam, Vĩnh Ôm, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thường, Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Vĩnh Tú.
Ngày 12 tháng 1 năm 1984, sáp nhập xã Vĩnh Thường vào xã Vĩnh Trường.
Ngày 13 tháng 6 năm 1986, thị trấn Hồ Xá đổi tên thành thị trấn Vĩnh Linh.
Như vậy, đơn vị hành chính của huyện Bến Hải bao gồm thị trấn Vĩnh Linh và 36 xã: Gio An, Gio Châu, Gio Hải, Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Phong, Gio Quang, Gio Sơn, Gio Thành, Gio Việt, Hải Thái, Linh Thượng, Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Vĩnh Chấp, Vĩnh Giang, Vĩnh Hà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Khê, Vĩnh Kim, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Nam, Vĩnh Ôm, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Thái, Vĩnh Thành, Vĩnh Thủy, Vĩnh Trung, Vĩnh Trường, Vĩnh Tú.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, huyện Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị vừa được tái lập.
Ngày 23 tháng 3 năm 1990, huyện Bến Hải lại được tách trở lại như trước khi hợp nhất, thành 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh: | 1 | null |
Nicholas Aylward Vigors (1785 – 26 tháng 10 năm 1840) là một nhà động vật học và chính trị gia người Ireland.
Thiếu thời.
Vigors sinh ở Old Leighlin, Quận Carlow. Ông học tại Trường Trinity, Oxford. Ông phục vụ quân đội trong suốt chiến tranh Bán Đảo từ 1809 đến 1811. Sau đó ông trở về đại học Oxford, lấy bằng Cử nhân (B.A.) năm 1815 và Thạc sĩ (M.A.) năm 1817, ông hành nghề luật sư và được trao giải D.C.L. năm 1832. | 1 | null |
Pinnacles Putangirua (còn được gọi đơn giản là The Pinnacles) là một thành tạo địa chất và là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của New Zealand. Chúng bao gồm một số lượng lớn các trụ đá dựng đứng hiểm trở tại thung lũng trong dãy núi Aorangi.
Khoảng 7 đến 9 triệu năm về trước, khi mực nước biển cao hơn nhiều so với hiện tại thì dãy Aorangi là một hòn đảo rộng lớn bị xói mòn theo thời gian, một quạt bồi tích lớn đã hình thành trên bờ biển phía nam của nó.
Tuy nhiên trong vòng một vài triệu năm, mực nước biển đã tăng trở lại và hòn đảo này cũng bị chìm xuống. Kể từ kỷ băng hà, mực nước biển đã rút đi và lớp quạt bồi tích cổ đã bị ảnh hưởng từ tác động ăn mòn của gió và nước, mặc dù vậy ở một số nơi không bị ảnh hưởng bởi tác động này, dẫn đến sự hình thành ngoạn mục của thung lũng Pinnacles ngày nay, cùng với đó là những kiến tạo vô cùng độc đáo của dãy núi đá này. Không ai biết chính xác Pinnacles đã được hình thành bao lâu nhưng nó được cho là dưới 125.000 năm tuổi cùng với sự xói mòn lớn có thể bắt đầu từ 7000 năm trước đây.
Do kiến tạo địa chất đặc biệt thung lũng này đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút và được dùng làm phim trường cho những bộ phim nổi tiếng như Chúa tể của những chiếc nhẫn The Lord of the Rings: The Return of the King, King kong, Braindead (1992). | 1 | null |
Fernando Trueba (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1955) là một nhà biên tập, nhà viết kịch bản, đạo diễn và nhà sản xuất phim người Tây Ban Nha.
Từ năm 1974 đến 1979, ông làm việc như một nhà phê bình phim cho một tờ báo hàng đầu Tây Ban Nha El Pais. Năm 1980, ông sáng lập tờ tạp chí điện ảnh hàng tháng "Casablanca", mà do ông biên tập trong hai năm đầu tiên. Ông là tác giả của "Diccionario" và biên tập viên của tờ "Diccionario del Jazz Latin" (SGAE, 1998).
Trong số các giải thưởng khác, ông đã giành được giải Oscar cho Phim ngoại ngữ xuất sắc nhất cho phim "Belle Époque" vào năm 1994, giải thưởng Goya cho đạo diễn xuất sắc nhất và giải Goya cho Year of Enlightment tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 37. "Miracle of Candeal" giành giải Goya cho phim tài liệu hay nhất, và Chico and Rita giành giải Goya cho phim hoạt hình hay nhất. Năm 1999, "The Girl of Your Dreams" đã được đề cử giải Goya tại liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 49.
Trên cương vị nhà sản xuất âm nhạc, ông đã giành được hai giải Grammy và bốn giải Latin Grammy. Ông là anh trai của David Trueba và là cha của Jonás Trueba. | 1 | null |
Miên Ức (chữ Hán: 綿億; ; 10 tháng 9 năm 1764 - 14 tháng 4 năm 1815), Ái Tân Giác La, là con trai của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ, cháu nội của Thanh Cao Tông Càn Long Đế và Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị.
Cuộc đời.
Miên Ức sinh vào giờ Tuất, ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm Càn Long thứ 29 (1764). Ông là con trai thứ 5 và là con trai duy nhất sống đến tuổi trưởng thành của Vinh Thuần Thân vương Vĩnh Kỳ - Hoàng tử thứ 5 của Càn Long Đế. Mẹ của ông là Tác Xước La thị (索綽羅氏), Trắc Phúc tấn của Vĩnh Kỳ, con gái của Tả đô Ngự sử "Quan Bảo" (觀保).
Ông là người thông tuệ nhạy bén, văn tĩnh nội liễm, lại thích đọc kinh sử, am hiểu thư pháp nên Càn Long Đế thập phần yêu thích. Hơn nữa phụ thân ông Vĩnh Kỳ không may mất sớm khi còn trẻ, ông lại là người con trai còn sống duy nhất nên Càn Long Đế càng thương yêu.
Năm Càn Long thứ 49 (1784), ông được tập tước Vinh Thân vương của phụ thân mình và được phong Bối lặc (貝勒). Đến năm Gia Khánh thứ 4 (1799) tấn phong Vinh Quận vương (榮郡王).
Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), nhậm chức Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ. 1 năm sau (1802), tháng 2, ban thưởng được hành tẩu trong nội đình. Cùng tháng, quản lý sự vụ Thượng tứ viện (上驷院). Đến tháng 5 lại được ban thưởng hành tẩu tại Càn Thanh môn. Tháng 7 thụ Quản thọ Đại thần (管寿大臣).
Năm thứ 8 (1803), tháng 2, vì phạm lỗi mà không được tiếp tục hành tẩu tại Càn Thanh môn. Đến tháng 7 thì bị cách chức. 1 năm sau (1804), tháng 8, lại được thưởng hành tẩu tại Càn Thanh môn. Tháng 10, tiếp tục nhậm chức Đô thống Mông Cổ Chính Hồng kỳ. Năm thứ 10 (1805), tháng 8, thụ Quản thọ Đại thần (管寿大臣).
Năm thứ 11 (1806), tháng 10, thụ Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Cùng tháng, nhậm chức Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ.
Năm thứ 20 (1815), ông qua đời, được truy thụy là Vinh Khác Quận vương (榮恪郡王). | 1 | null |
Scarus coeruleus là một loài cá biển thuộc chi "Scarus" trong họ Cá mó. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1771.
Từ nguyên.
Tính từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "có màu xanh lam", hàm ý đề cập đến màu sắc cơ thể đặc trưng của chúng.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
"S. coeruleus" có phạm vi trải dài từ bờ biển bang Maryland (Hoa Kỳ) và Bermuda đến khắp vùng biển Caribe (không xuất hiện ở phần lớn vịnh México), bao gồm toàn bộ Antilles, giới hạn ở phía nam đến Venezuela.
Môi trường sống của "S. coeruleus" là các rạn san hô viền bờ, và cũng được tìm thấy trên nền đáy cát và đá vụn, độ sâu đến ít nhất là 40 m; cá con sống trong các thảm cỏ biển ("Thalassia") và rừng ngập mặn.
Mô tả.
"S. coeruleus" là một trong những loài cá mó lớn nhất được biết đến, với chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 120 cm. Vây đuôi lõm ở cá cái và cá đực. Cả hai giới đều có màu xanh lam thẫm. Cá đực trưởng thành có phần mõm nhô lên rõ rệt và hai thùy đuôi của chúng cũng dài hơn. Cá con màu xanh nhạt hơn, có một vệt màu vàng từ mõm kéo dài lên vây lưng (vệt vàng biến mất khi lớn lên).
Số gai vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 12–13.
Sinh thái học.
Thức ăn của "S. coeruleus" là tảo và sinh vật nhỏ trong cát. Loài này có thể hợp thành một nhóm lớn khi bước vào giai đoạn sinh sản.
Loài này được đánh bắt nhiều nơi trong khu vực phân bố của chúng. | 1 | null |
Roger Aandalen (1965) là một vận động viên môn boccia người Na Uy. Ông giành được một huy chương bạc tại Paralympic Mùa hè 2014 và một huy chương đồng tại Paralympic Mùa hè 2012. Ông đã thi đấu tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật ở Atlanta năm 1996, Sydney năm 2000, Athens năm 2004, Bắc Kinh năm 2008 và London năm 2012.
Ông bị bại não. | 1 | null |
Trong toán học, cụ thể là trong tô pô đại cương và các ngành liên quan, lưới hay còn gọi là dãy Moore-Smith là một khái niệm mở rộng của dãy. Về bản chất, một dãy là một hàm số với tập xác định số tự nhiên, và trong tô pô thì tập đích của hàm này thường là nằm trong không gian tô pô bất kỳ. Tuy nhiên, trong tô pô học, các dãy không hoàn toàn mã hóa tất cả các thông tin về hàm giữa các không gian tôpô. Đặc biệt, hai điều kiện sau đây là không hoàn toàn tương đương cho một ánh xạ "f" giữa 2 không gian tô pô "X" và "Y":
Điều kiện 1 chứa cả điều kiện 2.
Trong tô pô học, lưới là một ánh xạ đi từ một tập có hướng vào trong một không gian. Nói một cách khác, một lưới trên không gian formula_1 (với tập chỉ số là tập được định hướng formula_2) là một ánh xạ formula_3. Ta viết formula_4 và ký hiệu lưới formula_5. Ký hiệu formula_6 cũng thường được sử dụng.
Các khái niệm về lưới được E. H. Moore và H. L. Smith giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1922, khái quát hóa các khái niệm về một dãy để xác nhận sự tương đương của các điều kiện (với "dãy" được thay thế bằng "lưới" trong điều kiện 2). Đặc biệt, lưới được định nghĩa trên bất kỳ một tập hữu hướng tùy ý chứ không phải chỉ xác định trên một tập số tuyến tính. Thuật ngữ "lưới" được đặt bởi Kelley. | 1 | null |
Fritz Aanes (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1978) là một đô vật Greco-Roman đến từ Narvik, Na Uy.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2000, ông đã đạt hạng tư ở hạng cân 85 kg. Tuy nhiên sau đó, do ông sử dụng chất cấm là nandrolone nên đã bị cấm trong hai năm. Ông đã trở lại Thế vận hội Mùa hè 2000 ở hạng cân 84 kg, nhưng không có thành tích đáng kể. | 1 | null |
Khái niệm hội tụ trong toán học có thể được sử dụng trong các không gian Euclid (chẳng hạn xem định nghĩa ("ε", "δ") của giới hạn), các không gian metric, ví dụ như formula_1, formula_2, các không gian hàm hay các không gian tô pô. Với các không gian metric, ta có sự tương đương giữa hai phát biểu sau:
Đối với các không gian tô pô tổng quát, ta có 1 suy ra 2, nhưng điều ngược lại không đúng. (trong một số trường hợp, chẳng hạn như với các không gian đếm được bậc nhất, ta có 2 suy ra 1). Do đó, người ta đã xây dựng khái niệm hội tụ của lưới nhằm đạt được một tính chất tương đương với tính liên tục của ánh xạ.
Bài viết sau khảo sát lại các khái niệm về sự hội tụ, tính liên tục và mối quan hệ giữa chúng.
Sự hội tụ của một hàm số.
Giả sử formula_3 là hàm số thực, formula_4 là hằng số. Ký hiệu formula_5 có nghĩa là formula_6 tiến gần đến formula_7 khi formula_8 tiến gần về formula_4. Có thể đọc là "Giới hạn của hàm formula_3 khi formula_8 tiến gần đến formula_4 là formula_7 ".
Lưu ý: Hàm formula_6 có thể không cần xác định tại formula_4
Định nghĩa trên được Augustin Louis Cauchy sáng kiến vào năm 1821. Sau đó, Karl Weierstrass đã hình thức hóa bằng cách định nghĩa theo formula_16 như sau:
Hàm số formula_3 hội tụ về formula_7 nếu formula_19, formula_20 sao cho formula_21
Ví dụ.
Cho formula_22
Thì formula_23 không xác định, khi cho formula_8 tiến gần về 1 thì formula_6 tiến gần về 2:
Do đó, formula_6 có thể tiến gần đến giới hạn của 2 ngay khi formula_8 gần đến 1.
Mặt khác, formula_28
Nó cũng có thể được tính theo phương pháp đại số, khi formula_29 với mọi số thực formula_30.
Vì formula_31 liên tục theo formula_8 tại 1 nên có thể thay formula_33 để được formula_34.
Thêm giới hạn tại những điểm hữu hạn, hàm có thể có những giới hạn vô hạn. Ví dụ, xét
Khi formula_8 thật sự lớn, giá trị của formula_6 tiến về 2. Trong trường hợp này, giới hạn của formula_6 khi formula_8 tiến đến vô cùng là 2. Ký hiệu trong toán học,
Sự hội tụ của một dãy.
Trong không gian tôpô formula_44, dãy formula_45 hội tụ về formula_8 nếu với mỗi lân cận mở formula_47 của formula_8 thì có một số nguyên dương formula_49 sao cho formula_50. Khi đó formula_8 là điểm giới hạn của dãy formula_45 và viết
formula_53
Sự hội tụ của một lưới.
Lưới formula_78 được gọi là hội tụ về formula_79 (formula_80 là một không gian tôpô)nếu với mỗi lân cận formula_81 của formula_8 tồn tại một chỉ số formula_83 (formula_84 là tập có hướng) sao cho formula_85 thì formula_86. Điểm formula_8 được gọi là điểm giới hạn của lưới formula_88 và thường viết formula_89.
Tập có hướng.
Tập có hướng là một tập có thứ tự formula_90 sao cho: Với 2 phần tử formula_91, luôn có phần tử formula_92 lớn hơn hoặc bằng của hai phần tử formula_93. Ký hiệu: formula_94, formula_95 và formula_96
Lưới.
Lưới (còn được gọi là dãy tổng quát) là một ánh xạ đi từ một tập có hướng vào trong một không gian. Nói cách khác, một lưới trên không gian formula_44 (với tập chỉ số là tập có hướng formula_90) là một ánh xạ formula_99. Ta viết formula_100 và ký hiệu lưới formula_101. Ký hiệu formula_88 cũng thường được sử dụng. | 1 | null |
là một trong những môn phái trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. "Tiêu Dao" lấy từ thành ngữ "Tiêu dao tự tại" (逍遥自在), có nghĩa là tự do tự tại, thong thả đây đó. Cái tên "Tiêu Dao" vừa mang quan điểm nhàn nhã vô vi của triết học Trang Tử, vừa bao hàm tư tưởng giải thoát của Phật giáo. Trên thực tế, các thành viên của phái Tiêu Dao thường yêu thích cuộc sống phiêu du, không ràng buộc, không gò bó, bay bổng như những lãng khách. Do sự phân tán của các đệ tử, phái Tiêu Dao không có tổng đà ở một vị trí địa lý cụ thể nào. Một số môn tuyệt học của phái, trong đó có Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ, được cất giấu trong Vô Lượng Ngọc Bích - một hang động gần núi Vô Lượng thuộc vùng tây nam Trung Quốc, tiếp giáp biên giới của nước Đại Lý vào khoảng thế kỉ thứ XII, ngày nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Người sáng lập phái Tiêu Dao là Tiêu Dao Tử, sau truyền tới Vô Nhai Tử và tiếp đến là Hư Trúc Tử. Môn phái này không xuất hiện thêm nữa trong các tiểu thuyết khác của Kim Dung. Bảo vật trấn phái của chưởng môn Tiêu Dao là một chiếc nhẫn bằng bảo thạch.
Vai trò.
Phái Tiêu Dao được sáng lập bởi một cao nhân mai danh ẩn tích, được hậu thế nhắc đến với cái tên Tiêu Dao Tử. Ông tự mình sáng tạo ra tuyệt học riêng và truyền lại cho ba người đệ tử. Theo thứ tự nhập môn, họ bao gồm Thiên Sơn Đồng Lão, Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy.
Trong tiểu thuyết "Thiên Long Bát Bộ", Tiêu Dao là một trong những môn phái quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn tới cốt truyện. Mặc dù sự tồn tại của phái Tiêu Dao ít được người ngoài biết đến, nhưng thành viên của phái đều là những nhân vật nổi tiếng trong võ lâm, thậm chí tự lập môn hộ riêng như Tô Tinh Hà lập ra Lung Á môn, Đinh Xuân Thu lập ra phái Tinh Túc (Tinh Tú), Thiên Sơn Đồng Lão lập ra Linh Thứu cung, Lý Thu Thủy lập ra Tây Hạ Nhất Phẩm Đường,… Võ công của phái Tiêu Dao cũng bác đại tinh thâm, không những giúp cho những ai có cơ duyên học được (như Cưu Ma Trí, Đoàn Dự) trở thành cao thủ, mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới võ công của phái khác (sáng phái tổ sư của Vô Lượng Kiếm phái nhìn hình ảnh phản chiếu cảnh luyện võ của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy mà tự rút ra bản sắc võ học riêng). Bên cạnh những bộ võ công thượng thừa, phái Tiêu Dao còn đóng góp nhiều tình tiết mang tính quyết định trong việc phát triển tuyến nhân vật của Đoàn Dự và Hư Trúc.
Diễn biến.
Quá khứ.
Lịch sử của phái Tiêu Dao được tái hiện qua lời kể của các nhân vật như Thiên Sơn Đồng Lão, Lý Thu Thủy, Vô Nhai Tử, Tô Tinh Hà.
Thiên Sơn Đồng Lão, Lý Thu Thủy đều đem lòng yêu Vô Nhai Tử, nhưng trong lòng Vô Nhai Tử chỉ có hình bóng đứa em gái của Lý Thu Thủy. Ông từng vẽ một bức tranh và tạc một pho tượng ngọc giống hệt cô gái ấy. Điều này bắt đầu gây ra những mâu thuẫn giữa ba người. Thiên Sơn Đồng Lão luôn cho rằng người trong mộng của Vô Nhai Tử là Lý Thu Thủy vì hai chị em rất giống nhau (chỉ khác ở chỗ cô em có má lúm đồng tiền và một nốt ruồi bên dưới mắt phải). Lý Thu Thủy còn cố tình quấy nhiễu khi Thiên Sơn Đồng Lão đang tu luyện "Duy ngã độc tôn công", khiến cơ thể của bà cứ mãi nhỏ bé như một đứa trẻ. Để trả đũa, Thiên Sơn Đồng Lão đã rạch mặt Lý Thu Thủy. Về phần Lý Thu Thủy khi nhận ra người trong mộng của Vô Nhai Tử không phải là mình, bà đã bỏ sang nước Tây Hạ và trở thành một vương phi đầy quyền lực, đồng thời lập ra Nhất Phẩm Đường. Đứa con gái của Lý Thu Thủy và Vô Nhai Tử tên Lý Thanh La được gửi cho một đôi vợ chồng hiếm muộn nuôi nấng. Đứa con gái đó sau này làm dâu cho nhà họ Vương ở Tô Châu, chính là Vương phu nhân - mẹ ruột của Vương Ngữ Yên.
Trong ấn bản đầu tiên của Thiên Long Bát Bộ, Lý Thu Thủy không có em và Vô Nhai Tử cũng không yêu người con gái nào khác. Thứ mà ông say mê chính là pho tượng ngọc bích. Vốn ban đầu Vô Nhai Tử muốn tạc một bức tượng giống Lý Thu Thủy, đến khi hoàn thành ông đã điểm thêm một nốt ruồi dưới mắt phải, vô tình làm cho vẻ đẹp của pho tượng trở nên toàn mỹ. Trong tâm lý học, đây là hội chứng "Pygmalionism", lấy từ tên một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là Pygmalion - một thợ điêu khắc ngà voi - ở đảo Síp để chỉ trường hợp khi một nghệ nhân tâm đắc với tác phẩm của mình đến mức yêu nó như người thật. Chính bức tượng này đã gây ra những hiểu lầm giữa ba người phái Tiêu Dao. Thiên Sơn Đồng Lão tưởng rằng Vô Nhai Tử yêu Lý Thu Thủy, còn Lý Thu Thủy hận Vô Nhai Tử bỏ người sống để yêu một bức tượng nên đem con gái cho người khác nuôi còn bản thân thì bỏ sang Tây Hạ.
Thiên Sơn Đồng Lão đi đến Phiêu Miễu phong ("phiêu miễu" có nghĩa là mù sương) thuộc Thiên Sơn và lập ra Linh Thứu cung, gồm toàn các cô gái. Với võ công "Sinh tử phù", Linh Thứu cung hàng phục một nhóm bang hội rất đông gọi là "tam thập lục động, thất thập nhị đảo" (36 động và 72 đảo), bắt họ hàng năm phải cống nộp vật phẩm. Bất mãn vì bị áp bức, nhóm bang hội này lập kế hoạch tấn công Phiêu Miễu phong đúng lúc Thiên Sơn Đồng Lão bế quan luyện công đến lúc yếu hại.
Vô Nhai Tử có thu nhận hai đồ đệ là Tô Tinh Hà và Đinh Xuân Thu. Tô Tinh Hà bản tính tốt bụng, tiên phong đạo cốt, giỏi cầm kỳ thi họa, giống sư phụ của mình. Đinh Xuân Thu thì quỷ kế đa đoan, tâm địa ác độc, lại rất ưa nịnh. Đinh Xuân Thu vì muốn chiếm chức vị chưởng môn và các pho võ công thượng thừa nên đánh lén Vô Nhai Tử ngã xuống vực, lại đánh trọng thương sư huynh Tô Tinh Hà. Tuy nhiên Vô Nhai Tử không chết, được Tô Tinh Hà đem giấu trong mật thất. Bản thân Tô Tinh Hà thì giả câm giả điếc để Đinh Xuân Thu không động đến mình nữa. Thế nên ngoài cái tên Thông Biện Tiên Sinh ("thông biện" là giỏi lý luận biện bạch) Tô Tinh Hà có ngoại hiệu Lung Á Lão Nhân ("lung": điếc; "á": câm).
Đinh Xuân Thu sau khi sát hại sư phụ không kiếm được bí kíp võ công, liền lên vùng Tinh Túc Hải phía Đông vì tin rằng hai tuyệt học "Lăng ba vi bộ" và "Bắc minh thần công" của Tiêu Dao phái được cất giấu ở vùng này. Tại đây hắn lập ra phái Tinh Túc, gồm toàn những kẻ tiểu nhân bỉ ổi, nổi tiếng về sự độc ác và các võ công âm độc. Đinh Xuân Thu được gọi là Tinh Túc Lão Quái và nổi tiếng với Hóa công đại pháp, môn công phu tiêu hủy nội lực của đối phương. Các đệ tử của Tinh Túc phái đều là kẻ tiểu nhân, đi đâu cũng tiền hô hậu ủng, khua chiêng gõ trống đọc các bài vè ca tụng Đinh Xuân Thu.
Phái Tiêu Dao trong Thiên Long Bát Bộ.
Lung Á Lão Nhân Tô Tinh Hà ở Trân Long Kì Cuộc, theo lời Vô Nhai Tử, mời anh hùng thiên hạ đến giải thế cờ Trân Lung (bàn cờ vây được sắp xếp sẵn thành thế cờ để mọi người tìm cách giải). Bàn cờ này có một sức mê hoặc kì lạ, khiến Đoàn Diên Khánh, kẻ đứng đầu Tứ Đại Ác Nhân bị mê hoặc và suýt nữa tự sát khi nghe lời khích của Đinh Xuân Thu. Hư Trúc vì muốn cứu Đoàn Diên Khánh mà đánh bừa một nước cờ, vô tình tự chẹt chết quân cờ của chính mình. Tuy nhiên nước cờ đó lại làm bàn cờ thoáng hơn và Hư Trúc đã phá được cờ thế sau khi được Đoàn Diên Khánh nhắc nước. Hư Trúc được Vô Nhai Tử truyền hết nội công 70 năm tu luyện của mình và cả chiếc nhẫn chưởng môn. Vô Nhai Tử chết ngay sau đó, rồi Tô Tinh Hà cũng bị Đinh Xuân Thu hại chết.
Trên đường trở lại Thiếu Lâm, Hư Trúc gặp và cứu được Thiên Sơn Đồng Lão (lúc này đang tạm mất võ công do tu luyện Duy ngã độc tôn công dang dở) từ tay 36 động chủ và 72 đảo chủ. Qua hàng loạt sự kiện, Thiên Sơn Đồng Lão đã làm cho Hư Trúc tự nguyện phá giới Phật môn, từ ăn mặn cho tới quan hệ nam nữ. Bà cũng truyền cho Hư Trúc những võ công mạnh nhất của mình, trong đó có "Thiên Sơn lục dương chưởng" - vốn để hóa giải Sinh tử phù. Sau đó, dưới hầm băng hoàng cung Tây Hạ, Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy đánh nhau đến lưỡng bại câu thương. Cả hai vô tình truyền nội lực của mình qua người Hư Trúc. Nội lực của Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy rất mạnh, lại đối địch nhau, Hư Trúc không thể nào dung nạp được mà có thể đã táng mạng cùng bọn họ. Tuy nhiên trong người chàng đã có sẵn nội lực của Vô Nhai Tử, nhờ nó điều hòa hai nguồn nội lực tương phản kia. Qua chuyện này, Hư Trúc đã mang trong mình hơn trăm năm công lực của ba đại cao thủ phái Tiêu Dao cộng lại. Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy đồng loạt qua đời sau trận quyết chiến. Hai người nhắm mắt, vừa khóc vừa cười trong hân hoan và đau đớn, khi nhận ra Vô Nhai Tử không hề yêu ai trong số họ, cũng là lúc kết thúc ba nguồn cơn ân oán tưởng như không bao giờ dứt.
Hư Trúc trở lại Phiêu Miễu phong, giải Sinh tử phù cho quần chúng 36 động và 72 đảo, qua đó cảm hóa được nhóm người này và khiến họ tự nguyện quy phục Linh Thứu cung. Về sau, Hư Trúc cũng đánh bại Đinh Xuân Thu bằng cách cấy Sinh tử phù vào người lão. Đinh Xuân Thu bị quản thúc tại chùa Thiếu Lâm. Lão bị Sinh Tử Phù hành hạ và chỉ được ban thuốc giải tạm thời nếu biết ăn năn hối cải. Mọi ân oán trong nội bộ phái Tiêu Dao cũng như giữa Phiêu Miễu phong với nhân sĩ giang hồ đến đây chấm dứt.
Võ công Tiêu Dao phái.
Trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, võ công của Tiêu Dao phái cực kỳ lợi hại, những người có cơ duyên học được đều trở thành cao thủ hàng đầu của truyện.
Hầu hết các môn võ này được cho là do Tiêu Dao Tử - tiền bối sáng lập phái Tiêu Dao - sáng tạo ra. Bao gồm sáu tuyệt kỹ: Bắc Minh Thần Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Lăng Ba Vi Bộ, Tiểu Vô Tướng Công, Thiên Trường Địa Cửu Bất Lão Trường Xuân Công.
Thiên Sơn Đồng Lão học được: Thiên Trường Địa Cửu Bất Lão Trường Xuân Công, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng. Ngoài ra Thiên Sơn Đồng Lão còn có môn Sinh Tử Phù. Sinh Tử Phù lấy từ Thiên Sơn Lục Dương Chưởng và cũng phải dùng Thiên Sơn Lục Dương Chưởng hóa giải.
Vô Nhai Tử học được: Bắc Minh Thần Công, Tiểu Vô Tướng Công.
Lý Thu Thủy học được: Tiểu Vô Tướng Công, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng. Ngoài ra Lý Thu Thủy còn có các môn võ công khác như Bạch Hồng Chưởng Lực, Thiên Giám Thần Công, Quy Tức Công, Truyền Âm Sưu Hồn Đại Pháp, Hàn Tụ Phất Huyệt...
Các môn võ công của phái Tiêu Dao thường có những cái tên rất đẹp như: Lăng Ba Vi Bộ (bước đi trên sóng), Thiên Sơn Chiết Mai Thủ (thủ pháp hái hoa mai Thiên Sơn). Một số chiêu thức trong Thiên Sơn Lục Dương Chưởng như Dương Xuân Bạch Tuyết, Dương Quan Tam Điệp, Dương Ca Thiên Quân đều lấy từ tên các danh tác cổ cầm của Trung Quốc. Không chỉ có tên đẹp, võ công phái Tiêu Dao khi thi triển cũng hết sức đẹp mắt, vừa nhẹ nhàng phiêu dật, vừa linh động thanh thoát.
Khi Hư Trúc và Đinh Xuân Thu giao đấu ở Thiếu Lâm tự, quần hùng nhìn vào không hiểu hai người dùng loại võ công quái lạ gì, chỉ thấy một bên đồng nhan bạch phát, như thể thần tiên, một bên tay áo phất phơ, đi mây về gió. Hai bên cứ vừa chạm vào nhau thì lại giang ra, chẳng khác gì một đôi bướm đang chao lượn giữa muôn hoa, chiến mà như không chiến. Ấy vậy mà lực sát thương ẩn dưới ống tay áo phiêu lãng, tưởng chừng như đang đuổi bướm vờn hoa ấy vừa có thể khiến người ta kinh tâm động phách, lại như bức bách thiên địa phải xoay chuyển càn khôn…
Bên cạnh võ công, đệ tử Tiêu Dao còn là những bậc thầy trong các nghề thủ công, nghệ thuật và biết vận dụng những kỹ năng này vào chiến đấu. Chẳng hạn Ngô Lãnh Quân biết dùng bút vẽ tấn công, Khang Quảng Lăng dùng chỉ cách không để gảy đàn nhưng cũng gây sát thương, thậm chí Cẩu Độc còn có thể dùng lời nói lý luận mà làm cho đối thủ rối loạn. Tuy nhiên kỹ năng nổi bật nhất là điều chế dược liệu. Đinh Xuân Thu có bản lĩnh chế độc hàng đầu. Y có một báu vật gọi là Thần Mộc Vương Đỉnh làm từ gỗ cây ngô đồng để thu hút các loại độc trùng như băng tằm, rắn rết. Y hút độc của các loài vật này để luyện công nên trong chưởng cũng mang chất độc. Đinh Xuân Thu còn nổi tiếng với món độc Tam Tiếu Tiêu Dao Tán, khiến bất cứ ai trúng phải đều cười ba lần trước khi chết. Lý Thu Thủy thì có loại thuốc độc Hủ Cân Đoạn Cốt Hoàn, làm cho địch nhân đứt hết gân cốt rồi chết trong đau đớn.
Bên cạnh dùng độc, Tiêu Dao phái cũng biết dùng y thuật, dược liệu để cứu người. Thần y Tiết Mộ Hoa, người được xưng tụng là Diêm Vương Địch, đã cứu sống A Châu khi nàng đang hấp hối. Hư Trúc nhờ học được các y thuật của Linh Thứu cung mà có thể nối lại mắt cho A Tử. Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy còn có thuốc Cửu Chuyển Hùng Xà Hoàn chuyên trị kim sang ngoại thương, hoàn hồn tục mệnh, linh nghiệm không gì sánh kịp.
Bắc Minh Thần Công.
Trang Tử Tiêu Dao Du có viết: "Ở tận cùng phía bắc có ao tối, đó chính là ao trời. Trong ao có cá lớn, vài nghìn dặm không nhìn thấy cá bao giờ". Nếu như nước tích không đủ thì không có sức mang nổi thuyền lớn. Đổ một chén nước vào chỗ trũng, lấy cái lá cỏ làm thuyền thì được, còn lấy cái chén làm thuyền thì không xong vì nước nông mà thuyền quá lớn. Bản phái võ công cũng chẳng khác, yếu quyết đầu tiên là tích súc nội lực. Nội lực đầy đủ rồi, võ công trong thiên hạ ta đều dùng được, khác gì biển bắc, thuyền lớn thuyền nhỏ đều chở được, cá lớn cá nhỏ đều dung được. Cho nên nội lực là gốc, chiêu số là ngọn.- Yếu chỉ Bách Xuyên Hối HảiBắc Minh Thần Công là một trong những môn võ hàng đầu của phái Tiêu Dao với nội dung chủ yếu là lấy nội lực của người khác làm của mình. Bí tịch Bắc minh thần công gồm 36 trang vẽ hình các cô gái khỏa thân, hình nào cũng có một sợi chỉ màu chạy trên thân hình chỉ rõ bộ vị huyệt đạo và phương pháp luyện công. Người đời luyện công đều đi từ Vân Môn đến Thiếu Thương, phái Tiêu Dao lại đi ngược lại, đi từ Thiếu Thương trở về Vân Môn, nên ngón tay cái vừa chạm vào người khác, nội lực của người liền chảy vào thân thể mình, tới tận các huyệt. Khi tu luyện Bắc Minh Thần Công cần đề phòng hút nội lực của kẻ mạnh hơn mình, đồng thời phải quên hết những võ công đã học, nếu không sẽ có quá nhiều loại nội công dị chủng hoành hành trong cơ thể.
Có ba người học được bộ võ công này là Vô Nhai Tử, Đoàn Dự, Hư Trúc. Trong đó, chỉ có Vô Nhai Tử là học xong toàn bộ. Hư Trúc chỉ học được cách vận khí từ Thiên Sơn Đồng Lão nhằm giúp bà ta đối phó với đám người trong 36 động, 72 đảo. Dưới hầm băng Tây Hạ, khi Hư Trúc phạm sắc giới định tự tử bằng cách lao đầu vào tường, nhờ có Bắc Minh chân khí hộ thể nên không chết. Đoàn Dự, một nhân vật chính khác trong Thiên Long Bát Bộ, cũng có duyên nhận được bộ võ công này nhưng lại chỉ học trang đầu tiên. Trong khi Đinh Xuân Thu dành cả đời tìm kiếm Bắc Minh Thần Công ở Tinh Túc Hải, y không ngờ nó lại được giấu trong tấm bồ đàn ngay trước bước tượng ngọc bích của cô gái mà Vô Nhai Tử yêu khi xưa. Đoàn Dự trong một lần dạo chơi ở Vô Lượng sơn đã vô tình nhận được hai quyển mật tịch này khi làm một chuyện tưởng như điên rồ là rập đầu trước tấm bồ đàn 1000 cái để tấm bồ đàn rách ra và lộ hai quyển bí tịch. Thành tựu của Đoàn Dự không nổi bật ngoại trừ khả năng hút nội lực của người khác. Nhờ hút được công lực của nhiều cao thủ, trong đó có Cưu Ma Trí mà nội công của Đoàn Dự cũng trở nên thâm hậu.
Hóa Công Đại Pháp là một môn nội công được sáng tạo bởi Đinh Xuân Thu dựa theo Bắc Minh Thần Công. Cả hai có cùng mục đích là làm suy yếu nội lực của đối thủ, nhưng Bắc Minh Thần Công có thể đem nội lực của đối phương để cho bản thân sử dụng, trong khi nguyên lý của Hóa Công Đại Pháp lại là hút chất độc từ các loài độc vật vào rồi đánh vào cơ thể để tán hóa nội công của đối thủ. Bộ võ công này khuyết điểm là phải hút chất độc hằng ngày và cần dùng "Thần Mộc Vương Đỉnh" để luyện công. Đây cũng là nguyên nhân khi A Tử đánh cắp Thần Mộc Vương Đỉnh, Đinh Xuân Thu phải từ Tinh Túc hải trở về Trung Nguyên để truy tìm.
Lăng Ba Vi Bộ.
Đây thực chất không phải là một công phu riêng lẻ mà là một trang cuối cùng trong bí tịch Bắc Minh Thần Công. Cái tên Lăng Ba Vi Bộ có nghĩa là "nhẹ nhàng đạp sóng", lấy từ một câu trong bài "Lạc thần phú" (bài phú về nữ thần sông Lạc) của Tào Thực thời Tam Quốc. Đây là một loại bộ pháp, hướng dẫn cách di chuyển dựa trên phương vị 64 quẻ của Kinh dịch. Kinh dịch biến ảo khôn lường, cho nên Lăng ba vi bộ cũng bách biến đa dạng, một khi thi triển thì không ai có thể nắm bắt. Do đó nó được mệnh danh là đệ nhất khinh công trong thiên hạ. Đoàn Dự nhờ học được Lăng Ba Vi Bộ nên dù võ công kém cỏi nhưng gặp lúc hung hiểm vẫn có thể dễ dàng thoát thân.
Thiên Trường Địa Cửu Bất Lão Trường Xuân Công (Bát Hoang Lục Hợp Duy Ngã Độc Tôn Công).
Là võ công mà Thiên Sơn Đồng Lão được chân truyền từ sư phụ. Bản chất của công phu này là cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể trẻ lại còn nội công thì tăng tiến. Người luyện Trường Xuân công mỗi 30 năm phải tiến hành cải lão một lần, mỗi lần lại mất thêm 30 ngày. Trong thời gian đó cơ thể sẽ tạm thời mất hết võ công, mỗi ngày đều phải uống máu tươi để điều hòa kinh mạch. Thiên Sơn Đồng Lão luyện môn võ này từ năm 6 tuổi. Năm 26 tuổi khi bà tu luyện có chút thành tựu thì bị Lý Thu Thủy phá ngang, khiến tẩu hỏa nhập ma, cơ thể không phát triển được nữa. Vào thời điểm các sự kiện của Thiên Long Bát Bộ diễn ra, Thiên Sơn Đồng Lão đã 96 tuổi, cải lão hoàn đồng cần 90 ngày. Chính trong thời gian này mà Lý Thu Thủy nhân cơ hội tìm tới Thiên Sơn trả thù. Thiên Sơn Đồng Lão và Hư Trúc phải trốn vào hầm băng trong hoàng cung Tây Hạ, lại bắt các loại trân cầm dị thú trong ngự hoa viên uống máu luyện công. Chẳng may Thiên Sơn Đồng Lão bị Lý Thu Thủy khiêu khích dẫn đến tung tích bại lộ. Mặc dù chưa luyện thành thần công, cơ thể lại mang thương tích, nhưng Thiên Sơn Đồng Lão vẫn đánh ngang ngửa với Lý Thu Thủy.
Tiểu Vô Tướng Công.
Đây là môn võ công mà sư phụ chỉ chân truyền cho một mình Lý Thu Thủy. Nhưng qua tình tiết truyện thì có thể thấy Lý Thu Thủy đã truyền lại công phu này cho sư huynh của mình là Vô Nhai Tử (vì mối quan hệ thân thiết giữa hai người).
"Tiểu Vô Tướng Công" nghĩa là "môn công phu không có hình hài". Nếu luyện công phu này, chỉ cần biết gia số chiêu thức thì có thể dựa vào nội công của Tiểu Vô Tướng Công để thi triển bất cứ tuyệt học nào. Tiểu Vô Tướng Công mặc dù là Đạo giáo võ học nhưng có đặc điểm là dựa vào thuyết "vô sắc vô tướng" của Phật giáo. Đây là thần công phòng thân của Lý Thu Thủy. Năm xưa mấy lần bị Thiên Sơn Đồng Lão gia hại, Lý Thu Thủy đều dùng Tiểu Vô Tướng công bảo trì được tính mạng. Cưu Ma Trí sau đó cũng học được Tiểu Vô Tướng Công. Y đến Thiếu Lâm Tự thách thức rằng mình đã học được hết 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, thực chất chỉ là dùng Tiểu Vô Tướng Công thi triển mà thôi.
Sinh Tử Phù và Thiên Sơn Lục Dương Chưởng.
Sinh Tử Phù là võ công đặc dị do Thiên Sơn Đồng Lão sáng chế. Đây là một loại ám khí, nhưng không phải làm từ gỗ hay kim loại mà là dùng nội lực hóa hơi nước thành băng rồi phong ấn vào cơ thể địch nhân. Khi bị trúng Sinh Tử Phù thì cơ thể sẽ ngứa ngáy đến không thể chịu nổi. Nếu không dùng thuốc giải đặc chế của Linh Thứu cung thì sẽ vật vã khổ sở, muốn sống không được, chết cũng không xong. Tuy nhiên thuốc giải cũng chỉ là tạm thời. Để hóa giải hoàn toàn Sinh Tử Phù cần Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, vốn là công phu chí dương. Trong mỗi Sinh Tử Phù có bao nhiêu phần âm bao nhiêu phần dương, lại nằm trong huyệt đạo nào thì chỉ có người gieo mới nắm rõ. Lúc bấy giờ mới dùng nội lực của Thiên Sơn Lục Dương Chưởng cân bằng lại rồi hút Sinh Tử Phù ra ngoài.
Chính nhờ Sinh Tử Phù này mà Thiên Sơn Đồng Lão đã chi phối 36 động, 72 đảo. Mỗi năm, người của cung Linh Thứu sẽ đi phát thuốc giải một lần, đi đến đâu cũng hách dịch ra yêu sách. Bọn người của 36 động, 72 đảo tuy căm phẫn vì bị ức hiếp nhưng vẫn không dám phản kháng vì như thế vẫn tốt hơn là bị Sinh Tử Phù hành hạ. Sinh Tử Phù còn được Hư Trúc sử dụng để đánh bại Đinh Xuân Thu, thanh lý môn hộ. Mối thù của Vô Nhai Tử được trả bằng một công phu của Thiên Sơn Đồng Lão, ân tình bao nhiêu năm giữa hai người đến lúc chết vẫn chưa dứt.
Thiên Sơn Lục Dương Chưởng tổng cộng có sáu thức, nhưng trong Thiên Long Bát Bộ chỉ đề cập đến tên của 3 thức được Hư Trúc sử dụng để bảo hộ Thiên Sơn Đồng Lão khỏi chưởng lực của Lý Thu Thủy. Ba thức đó bao gồm:
Thiên Sơn Chiết Mai Thủ.
Thiên Sơn Chiết Mai Thủ là một môn võ công của phái Tiêu Dao. Thiên Sơn Chiết Mai Thủ có ba đường chưởng pháp và ba lộ cầm nã thủ, tuy chỉ có sáu đường nhưng bao hàm tinh nghĩa của phái Tiêu Dao. Trong chưởng pháp và cầm nã thủ có ẩn giấu cả kiếm pháp, đao pháp, tiên pháp, thương pháp, trảo pháp, thủ pháp các tuyệt chiêu của mọi loại binh khí, biến hóa rất phức tạp.
Nhân vật.
Thành viên của phái Tiêu Dao tuy không nhiều nhưng đều là những người có cá tính đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
Phần lớn đệ tử Tiêu Dao có tâm thế như những nghệ sĩ, thích ngao sơn ngoạn thủy, đắm chìm trong tình yêu, đam mê sáng tạo, xa lánh thị phi chốn giang hồ. Họ còn rất thông thạo các bộ môn nghệ thuật. Vô Nhai Tử đan thanh diệu bút, điêu khắc công trình, công nghệ tạp học, y bốc tinh tướng không gì là không biết. Trận cờ Trân Lung do ông sắp đặt cũng làm cho bao nhiêu cao thủ phải bó tay. Mặt khác, do bản chất nghệ sĩ, đệ tử Tiêu Dao phái cũng có tính cách khá gàn dở, hành xử tùy tiện, vui buồn thất thường. Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy tuy đều là những bậc trưởng bối võ lâm, nhưng vẫn cố chấp ghen tuông, tranh đấu mấy chục năm để rồi nhắm mắt xuôi tay với biết bao nỗi luyến tiếc. Vô Nhai Tử tuy ở bên Lý Thu Thủy nhưng vẫn tơ tưởng đến cô em gái của nàng. Ngoài ra còn có tám đệ tử chân truyền của Tô Tinh Hà say mê nghệ thuật tới quên cả luyện võ công, v.v...
Bên cạnh nét tài hoa, đệ tử Tiêu Dao còn có dung mạo phi phàm xuất chúng. Vương Ngữ Yên, vốn là cháu ngoại của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy, là "thần tiên tỷ tỷ" trong lòng Đoàn Dự. Lý Thu Thủy bản thân cũng là một tuyệt sắc giai nhân. Thiên Sơn Đồng Lão tuy cơ thể nhỏ bé, nhưng khóe mắt long lanh, má đỏ hây hây, dung nhan như mùa xuân. Thậm chí đến một tên đại gian đại ác như Đinh Xuân Thu cũng được miêu tả là mặt hồng râu bạc, mắt sáng quắc, nhìn từ xa như một vị tiên ông. Khi Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Lão gặp Hư Trúc lần đầu tiên, thấy người kế nhiệm chưởng môn phái Tiêu Dao chỉ là một nhà sư xấu xí khù khờ, thì đều buông lời chê bôi cảm thán.
Tô Tinh Hà có tám đệ tử chân truyền, vì không muốn cắt lưỡi chọc tai họ nên ông đã đuổi họ khỏi Tiêu Dao phái sau khi xảy ra vụ Đinh Xuân Thu ám sát Vô Nhai Tử. Tám người này được gọi là Hàm Cốc Bát Hữu. Tô Tinh Hà học được của sư phụ cái tính đam mê cầm kỳ thi họa các môn nghệ thuật quá mải mê nên võ công không phát triển được hết cỡ. Tám đệ tử của ông cũng giống sư phụ, mỗi người lại học một môn nghệ thuật thành ra bỏ bê võ công, cũng chỉ thuộc loại trung bình.
Môn hạ Linh Thứu cung.
Linh Thứu cung tọa lạc ở đỉnh núi Phiêu Miễu trên dãy Thiên Sơn do Thiên Sơn Đồng Lão sáng lập. Trong cung toàn bộ đều là nữ đệ tử do Đồng Lão cứu được từ những hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, vì vậy mà họ một lòng một dạ trung thành với chủ nhân. Trước khi qua đời, Thiên Sơn Đồng Lão đã giao lại vị trí thủ lĩnh Linh Thứu cung cho Hư Trúc. Linh Thứu cung được chia làm chín bộ, được đặt theo tên chín tầng trời (九重天 - "cửu trùng thiên") trong vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại, bao gồm: Dương Thiên bộ, Xích Thiên bộ, Chu Thiên bộ, Thành Thiên bộ, U Thiên bộ, Huyền Thiên bộ, Biến Thiên bộ, Loan Thiên bộ và Quân Thiên bộ. Một số môn hạ của Linh Thứu cung gồm có:
Vô Lượng Kiếm phái.
Vô Lượng Kiếm phái (無量劍派) nằm trên núi Vô Lượng (無量山) ở vương quốc Đại Lý. Họ bị buộc phải phục tùng Linh Thứu cung. Các thành viên bao gồm:
36 động và 72 đảo.
36 động, 72 đảo(三十六洞洞主、七十二島島主) là một nhóm các nhân sĩ võ lâm bị buộc phải phục tùng Linh Thứu cung. Họ bị Thiên Sơn Đồng Lão đối xử khắc nghiệt nên đã nổi dậy chống lại. Một số các nhân vật là: | 1 | null |
Chảy máu phản xạ là hành vi của một số loài động vật đẩy hemolymph hoặc máu từ cơ thể của chúng ra ngoài một cách có chủ đích. Nếu trong máu của chúng có chứa các hợp chất độc hại thì hành động này là một cơ chế bảo vệ bằng hóa học hiệu quả.
Các loài động vật có thể chảy máu phản xạ: | 1 | null |
Hemocyanin là những protein chuyên chở oxy trong cơ thể của một số loài động vật không xương sống. Các metalloprotein (protein có liên kết với kim loại) này chứa 2 nguyên tử đồng (Cu) liên kết nghịch với 1 phân tử oxy đơn (O2). Hemocyanin là protein chuyên chở oxy phổ biến thứ 2 chỉ sau hemoglobin. Không giống như hemoglobin trong các tế bào hồng huyết cầu ở động vật có xương sống, hemocyanin không liên kết với các tế bào máu mà phân bố vào trong hemolymph. Sự oxy hóa làm thay đổi màu sắc từ không màu Cu(I) khi chưa nhận oxy thành màu xanh Cu(II) khi nhận oxy.
Hemocyanin còn có chức năng miễn dịch: kháng khuẩn, nấm và virus.
Trong các loài.
Hemocyanin được tìm thấy trong 2 ngành động vật thân mềm và chân khớp, nhưng hemocyanin ở 2 ngành này lại khá khác nhau, tuy nhiên, vị trí của đồng ở cả hai loại đều tương tự. Hemocyanin khá phổ biến trong các động vật thân mềm. Hemocyanin được Svedberg phát hiện lần đầu tiên vào năm 1927 từ loài ốc "Helix pomatia". | 1 | null |
Poutine (; , tiếng Pháp Quebec: ) là một món ăn gồm có khoai tây chiên kiểu Pháp và phô mai viên, bên trên được rưới lớp nước xốt có màu nâu. Món này bắt nguồn từ tỉnh Quebec của Canada và nổi lên vào cuối những năm 1950 ở khu vực Center-du-Québec.
Tại Québec nói riêng và Canada nói chung món ăn này được tìm thấy ở khắp mọi nơi (và cũng có thể tìm thấy ở một số nơi ở miền Bắc Hoa Kỳ). Nó được bán tại các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế, và các quán rượu, xe bán thức ăn nhanh tại các công viên vui chơi hoặc bãi biển (thường được gọi là Cabanes à patates). Tại các nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald , A&W , KFC, và Burger King cũng có bán món này. Ngoài ra có nhiều biến thể Poutine có thêm một số thành phần khác như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt tôm hùm, tôm sú, thỏ, trứng cá muối, và nấm.
Nguồn gốc.
Các món ăn có nguồn gốc từ vùng quê Quebec, Canada, vào cuối những năm thập niên 1950. Một số cộng đồng nói tiếng Pháp tuyên bố là nơi sinh ra món Poutine. Ban đầu món ăn chỉ xuất hiện ở một số địa phương, sau đó lan rộng ra toàn Canada. Món này thường được phục vụ trong những nhà hàng tại các thị trấn nhỏ, quán bar hoặc các khu trượt tuyết vì chứa nguồn năng lượng cao.
Từ nguyên học.
Từ điển lịch sử Canada Pháp liệt kê ít nhất 15 nghĩa khác nhau của từ "poutine" trong ngôn ngữ Quebec và Acadia, đa số nghĩa ám chỉ một món ăn; từ "poutine" với nghĩa "khoai tây chiên với pho mát và nước sốt" được hình thành từ năm 1978. Các nghĩa khác đã được dùng từ năm 1810.
Công thức.
Trong nhiều công thức cơ bản của món Poutine, khoai tây chiên được phủ pho mát, và rưới nước sốt thịt là phổ biến nhất. | 1 | null |
Chiến tranh Ngụy-Trung Sơn hay Trận Ngụy diệt Trung Sơn (chữ Hán: 魏滅中山之戰, Hán Việt: "Ngụy diệt Trung Sơn chi chiến"), là cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 408 TCN đến năm 406 TCN giữa nước Trung Sơn ở phía Bắc nhà Chu và họ Ngụy, một trong ba khanh tộc lớn ở nước Tấn, sau chính là nước Ngụy, một trong bảy nước hùng mạnh nhất của thời Chiến Quốc.
Nguyên nhân chiến tranh.
Xung đột thời Xuân Thu.
Trung Sơn là một quốc gia bộ lạc ở phía Bắc Trung Quốc, thành lập vào khoảng năm 506 TCN do sự liên minh giữa các bộ lạc Tiên Ngu, Cổ, Cừu Do.
Thời Xuân Thu, nước Tấn còn giữ ngôi vị bá chủ chư hầu, thường hay đem quân lấn át và đánh bại các bộ lạc phía Bắc, vốn được gọi một cách miệt thị là Bắc Địch. Năm 530 TCN, tướng nước Tấn là Tuân Ngô xuất quân tiến vào kinh đô nước Cổ là Tích Dương, sau đó tiêu diệt nước Cổ và nước Điệu. Đến tháng 8 cùng năm, Tuân Ngô đem quân diệt nước Phì, bắt sống vua Phì là Miên Cao. Đến mùa đông năm đó, Tấn Chiêu công lại cử Tuân Ngô đánh Tiển Ngu, phá Trung Nhân thành. Sang năm 527 TCN, quân Tấn lại đánh nước Cổ, bắt vua Cổ là Diên Đê, buộc nước Cổ thần phục, đến bảy năm sau thì diệt hẳn nước Cổ. Năm 507 TCN, quân Tiên Ngu báo thù trận thua ở Trung Nhân thành, đem quân đánh Tấn, bắt được tướng Tấn là Quan Hổ.
Năm 506 TCN, người Tiên Ngu, Cổ, Điệu... lập quốc ở thành Trung Nhân, gọi là nước Trung Sơn. Nước Trung Sơn chính thức thành lập.
Năm 491 TCN, nội bộ nước Tấn xảy ra tranh chấp. Bốn họ Trí, Hàn, Triệu, Ngụy diệt hai họ Phạm, Trung Hàng. Quan thượng khanh họ Trung Hàng là Tuân Dần bỏ trốn sang Trung Sơn. Hai năm sau, nước Tấn sai Triệu Ưởng đem quân đánh Tiên Ngu, đại phá quân Trung Sơn.
Họ Ngụy dòm ngó Trung Sơn.
Từ khoảng năm 450 TCN, ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy đã nắm được toàn bộ thực quyền ở nước Tấn, bắt đầu chuẩn bị cho việc làm chư hầu. Trong khi đó ở Trung Sơn, Trung Sơn Vũ công mở mang thế lực, năm 414 TCN, đưa dân đến vùng Khu Li Sơn, thiên đô sang đất Cố, xây dựng kinh đô mới.
Bước sang cuối thế kỉ IV TCN, thế lực họ Ngụy lớn mạnh, vượt lên trên cả các chư hầu, trở thành thế lực lớn nhất ở Trung Quốc. Thủ lĩnh họ Ngụy là Ngụy Tư năm 424 TCN đã tự xưng tước hầu, tức Ngụy Văn hầu, thường đem quân đánh phá các nước, khuếch trương thế lực và bắt đầu dòm ngó Trung Sơn. Trung Sơn trở thành mục tiêu hàng đầu cho tham vọng bá chủ của Ngụy Văn hầu.
Diễn biến cuộc chiến.
Kế hoạch liên quân với Triệu.
Năm 409 TCN, họ Ngụy tuy đã chuẩn bị xong, nhưng do không tiếp giáp đất đai với Trung Sơn, sợ gặp khó khăn trong việc đánh chiếm, nên sai sứ sang nhờ họ Triệu cho mượn đường và giúp quân. Triệu Tịch (Triệu Liệt hầu) lúc đầu không muốn giúp, nhưng sau đó đại thần Triệu Lợi lại khuyên rằng Ngụy đánh Trung Sơn, dù có thắng được thì binh lực cũng tiêu hao rất nhiều, cộng thêm việc Ngụy-Trung Sơn không tiếp giáp nhau, chỉ có trung gian là Triệu, nếu bị diệt thì đất Trung Sơn sẽ phải về Triệu chứ không phải về Ngụy. Triệu Tịch thấy đúng, lập tức đem quân hợp binh với Ngụy.
Năm 409 TCN, Ngụy Văn hầu phái Ngô Khởi đem quân đánh Trung Sơn. Chiến tranh Ngụy-Trung Sơn bùng nổ.
Nhạc Dương được phong chủ tướng.
Đại thần Địch Hoàng nước Ngụy có môn khách là Nhạc Dương vốn là người có tài cầm quân. Địch Hoàng muốn tiến cử lên Ngụy Văn hầu, song con trai Nhạc Dương là Nhạc Thư đang làm tướng nắm quyền ở Trung Sơn. Khi Địch Hoàng tiến cử Nhạc Dương, quần thần họ Ngụy lấy lý do đó ra sức phản đối, nói Nhạc Dương vì thương con nên nhất định sẽ đầu hàng. Địch Hoàng bèn lấy tính mạng bảo đảm cho Nhạc Dương sẽ không phản lại nước Ngụy. Ngụy Văn hầu bằng lòng.
Năm 408 TCN, Ngụy Văn hầu cử Nhạc Dương ra thay Ngô Khởi, làm chủ tướng chỉ huy chiến dịch đánh Trung Sơn.
Cha ăn thịt con.
Nhạc Dương bao vây kinh đô Cố của Trung Sơn suốt ba năm (408 TCN-406 TCN). Trước tình thế nguy ngập, Trung Sơn Vũ công sai giết chết Nhạc Thư rồi mang thịt làm món canh đến cho Nhạc Dương để làm lung lạc tinh thần ông ta. Tuy nhiên Nhạc Dương lại thản nhiên ăn thịt con
Năm 406 TCN, Nhạc Dương đem quân tổng tấn công vào kinh đô Cố. Trung Sơn Vũ công phải lui vào rừng núi, sau bị tử trận. Nước Trung Sơn diệt vong.
Nhạc Dương đem quân khải hoàn trở về, Ngụy Văn hầu thưởng hậu, nhưng lại sai thái tử Ngụy Kích (sau là Ngụy Vũ hầu) ra trấn thủ Trung Sơn. Nhạc Dương hỏi Công Tích Miễn, biết vua Ngụy nghi ngờ vì mình là người không thương con, bèn vào tâu là không có công lao gì, tất cả đều là do quân chủ sáng suốt. Ngụy Văn hầu phong cho Nhạc Dương đất Linh Thọ làm ấp phong, không dùng nữa.
Kết quả.
Cuộc chiến tranh Ngụy-Trung Sơn kết thúc sau 3 năm với chiến thắng thuộc về nước Ngụy, còn Trung Sơn bị diệt vong. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài được bao lâu. Sau khi thái tử Kích về nước nối ngôi, sự phòng bị của quân Ngụy ở Trung Sơn có phần lơ lỏng, người Trung Sơn lại được dịp nổi lên, đến năm 388 TCN thì đánh bại quân Ngụy, giải phóng Trung Sơn. Cuối cùng, đến năm 295 TCN, nước Triệu tiêu diệt Trung Sơn, đất Trung Sơn lại về tay nước Triệu. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.