text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Cộng hưởng Schumann là hiện tượng các bức xạ điện từ được tạo ra bao quanh theo chu vi Trái Đất như ở trong một hốc cộng hưởng sóng dọc. Nguyên nhân có thể do sét, nhưng biên độ của chúng cực bé cho nên chỉ có thể phát hiện bằng các máy đo có độ nhạy cao. Cộng hưởng Schumann có liên hệ đến sự thay đổi khí hậu và các hoạt động địa chấn. Cộng hưởng Schumann tương tự như một loại nhiệt kế, trong đó các chỉ số tần số giúp đo nhiệt độ chung của Trái Đất, cũng như sự thay đổi của khí hậu và thậm chí là có khả năng dự báo về những trận động đất lớn. Giá trị của bức xạ. Chu vi trung bình của Trái Đất a = 39,985,427 m (40,075,004 m tại đường xích đạo, chu vi vòng theo 2 cực 39,940,638 m). Với tốc độ lan truyền của bức xạ c = 299,792,458 m/s (môi trường chân không), ta có được giá trị tần số của bức xạ tính theo chu vi trung bình là c/a = 7.5 Hz. Nếu tính toán chính xác thì có công thức: cho tần số thứ n (với n = 1, 2, 3...), ta tính được các kết quả: 7.83 (chủ yếu), 14.3, 20.8, 27.3 và 33.8 Hz. Do sự tán xạ ở tầng điện ly và các điều kiện không lý tưởng khác của hệ thống là khác nhau dẫn đến các giá trị đo được khác so với giá trị tính toán theo lý thuyết và có thể thay đổi tùy theo mùa. Tần số cộng hưởng Schumann từ 3 Hz đến 30 Hz trong dải tần chung được gọi là tần số vô cùng thấp.
1
null
Double Impact (tựa tiếng Việt: Cú đòn kép) là một bộ phim hành động - võ thuật - tâm lý năm 1991 của Mỹ do Sheldon Lettich làm đạo diễn và biên kịch. Nam diễn viên Jean-Claude Van Damme không những đóng hai vai chính trong phim mà còn là nhà sản xuất và biên kịch. Nội dung. Phim mở đầu bằng cảnh lễ khánh thành đường hầm cảng Victoria ở Hồng Kông, khi buỗi lễ kết thúc thì vợ chồng thương gia người Mỹ Paul Wagner bị một nhóm sát thủ giết chết, bọn này làm theo lệnh của tên thương gia Nigel Griffith và tên trùm xã hội đen Tam Hoàng Raymond Zhang, chúng định giết luôn hai đứa bé song sinh Alex và Chad. Vệ sĩ của Wagner là ông Frank Avery xuất hiện kịp thời, ông bắn chết vài tên sát thủ rồi bế đứa bé Chad bỏ chạy, sau ngày hôm đó ông Frank đưa Chad về Mỹ nuôi đến khôn lớn, còn Alex được người đàn bà bản xứ gửi vào trại mồ côi. Hai anh em Alex và Chad phải xa nhau từ đó. 25 năm sau, Chad trở thành võ sư karate ở Mỹ, còn Alex là giang hồ ở Hồng Kông, ông Frank bảo Chad đến Hồng Kông làm ăn với mình. Khi đến nơi, Frank và Chad gặp Alex, lúc này Alex đang làm việc với Zhang và cô bạn gái Danielle của anh là nhân viên trong công ty Griffith, mặc dù Frank cố giải thích chuyện năm xưa nhưng Alex và Chad không tin nhau là anh em vì cả hai không ưa nhau. Sau khi ba người chạy thoát khỏi cảnh sát biển Hồng Kông trong vụ buôn lậu xe hơi, Chad bị thuộc hạ của Zhang bắt đi do chúng lầm anh là Alex. Khi về nhà, Chad kể cho Frank và Alex nghe về phòng thí nghiệm ma túy của Zhang ở vịnh Causeway, Alex và Chad lên kế hoạch dùng chất nổ C-4 phá phòng thí nghiệm đó và họ đã thành công. Sau đó, Danielle cho Alex biết về cuộc họp của Zhang với nhiều ông chủ khác trong một hộp đêm. Alex, Chad và Frank định dùng C-4 cài vào thùng rượu Cognac để sát hại Zhang nhưng thất bại, Zhang và Griffith phát hiện ra Alex và Chad chính là cặp song sinh của 25 năm trước. Danielle nghe lời Alex lục lọi tài liệu của Griffith trong công ty nhưng bị Kara - tay sai của Griffith bắt gặp, Chad giúp Danielle chạy thoát khỏi thuộc hạ của Zhang đúng lúc chúng định thủ tiêu cô. Thấy Chad gần gũi Danielle nên Alex tức giận đánh nhau với Chad. Sáng hôm sau, bọn thuộc hạ của Zhang đến nhà bắt Frank và Danielle đi, may mắn là chúng không thấy Alex và Chad do cả hai đã bỏ ra ngoài. Chờ cho đám sát thủ về bớt, Alex và Chad lao ra giết sạch bọn còn lại. Đến lúc này hai anh em mới cảm thấy họ cần nhau, họ hợp sức đi cứu Frank và Danielle. Tối hôm đó, Alex và Chad đến bến tàu - nơi mà Frank và Danielle bị giam giữ, cả hai tiêu diệt được Zhang, Griffith và tất cả bọn thuộc hạ. Hai anh em giải cứu Frank và Danielle, giờ đây họ đã làm xong việc trả thù cho bố mẹ. Phản ứng. "Double Impact" trình chiếu lần đầu vào ngày 9 tháng 8 năm 1991 và nhận được nhiều phản ứng tiêu cực, hầu hết các nhà phê bình cho rằng đây là có một bộ phim hành động ngu dốt và chỉ có mánh lới quảng cáo bằng Jean-Claude Van Damme đóng 2 vai. Roger Ebert đã nhận xét bộ phim có những giá trị hấp dẫn. Mặc dù phản ứng tiêu cực, nhưng bộ phim lại đạt được thành công thương mại. Nhạc phim. Năm 1993, Silva America đã cho phát hành album nhạc phim " Double Impact Original Soundtrack Recordings" của Arthur Kempel dưới dạng CD 12 nhạc, tổng thời lượng là 40 phút.
1
null
Long Khoa Đa (chữ Hán: 隆科多; ; ? - 1728) là một trong những đại thần dưới thời Khang Hi và Ung Chính. Ông cùng Niên Canh Nghiêu là 2 trọng thần góp phần quan trọng tôn phò Ung Chính Đế lên ngôi. Thân thế. Long Khoa Đa là con trai của Lĩnh Thị vệ Nội đại thần Đông Quốc Duy (佟国维), thuộc tộc Đông Giai thị (佟佳氏), mẹ là Chính thất của Đông Quốc Duy, thuộc tộc Hách Xá Lý thị (赫舍里氏). Nguyên tổ phụ là Đông Dưỡng Chân (佟養真), quy hàng Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, được xếp vào Hán quân Tương Hoàng kỳ, đến đời ông là Đông Thịnh Niên (佟盛年), có con gái gả cho Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế, được ban tên Mãn là Đồ Lại (佟盛年), gia tộc được đổi thành "Đông Giai thị", nhập vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Đến đời phụ thân là Đông Quốc Duy, cũng gả hai con gái làm phi tần cho Khang Hi Đế, là Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu và Khác Huệ Hoàng quý phi. Như vậy, xét về gia tộc thì Long Khoa Đa vừa là em họ vừa là anh/em vợ của Khang Hi Đế. Long Khoa Đa nhờ gia tộc vinh hiển, sớm đảm nhận trọng trách, lần lượt giữ các chức vụ "Lý Phiên viện Thượng thư" (理藩院尚书), kiêm "Bộ quân Thống lĩnh" (步军统领). Từ 1710 đến 1722, ông là "Cửu môn Đề đốc" (九門提督) thành Bắc Kinh, địa vị cực kỳ trọng yếu trong triều đình. Phò tá Ung Chính. Năm 1722, Khang Hi Đế lâm bệnh nặng, nội ngoại đại thần đều không thể gặp mặt, duy có Long Khoa Đa được Khang Hi Đế cho hầu bên cạnh. Lúc lâm chung, Khang Hi Đế lại ra di mệnh, lệnh cho Long Khoa Đa ủng lập Tứ A ca Ung Thân vương Dận Chân đăng cơ. Sau khi Khang Hi Đế băng hà, chỉ có một mình Long Khoa Đa truyền di chiếu, lập Ung Chính lên ngôi. Vì vậy, có giai thoại Long Khoa Đa đã trộm di chiếu của Khang Hi, sửa lại chữ "Thập" (十) thành chữ "Vu" (于), để biến câu "truyền ngôi Thập tứ Hoàng tử" thành "truyền ngôi cho Tứ Hoàng tử", để tráo cho cháu ruột là Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu thì giai thoại này hoàn toàn thiếu căn cứ. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết giữa Long Khoa Đa và Ung Chính là rõ ràng. Khi Ung Chính đăng cơ, Long Khoa Đa do đại công ủng lập, được phong làm một trong Tổng lý sự vụ tứ đại thần, "Lại bộ Thượng thư" (吏部尚书), gia phong Thái bảo (太保), quyền lực khuynh loát một thời. Năm 1723, ông được chọn là một trong năm đại thần vào Quân Cơ xứ; bao gồm: Long Khoa Đa, Mã Vệ, Trương Đình Ngọc, Dận Tự và Dận Tường. Tương truyền, Long Khoa Đa cũng có quan hệ thân tình với Tào Tuyết Cần. Tuy vậy, chỉ vài năm sau đó, dù thụ tước "Nhất đẳng Công" (一等公), Long Khoa Đa mất đi ân sủng của Ung Chính, bị triều đình định khoản 50 đại tội, bị phán trảm lập quyết, tài sản sung công, nhưng được giảm tội, xuống thành vĩnh viễn cấm cố. Năm 1728, tháng 6, Long Khoa Đa mất tại nơi giam cầm.
1
null
Crystal Palace F.C. là 1 câu lạc bộ bóng đá Anh ở phía nam Luân Đôn, Anh. Mùa giải 2012-2013, Palace vô địch giải Hạng nhất Anh, thăng hạng và lên chơi ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh sau khi đánh bại Watford F.C. ở trận play-off. Màu sắc của đội là đỏ và xanh mặc dù có một chút màu rượu nho, xanh nhạt của Aston Villa F.C. ở những năm đầu,những năm sau đó Palace có áo màu trắng lấy cảm hứng từ Real Madrid F.C.. Câu lạc bộ được các công nhân thành lập vào năm 1905 tại Cung điện Thủy tinh ở Luân Đôn. Giai đoạn thành công gần đây nhất của câu lạc bộ là giai đoạn 1988-1989 khi họ giành vị trí thứ ba ở Giải hạng hai và sau đó được thăng lên Giải hạng nhất. Đội tiến sâu vào chung kết Cúp FA năm 1990 và chỉ chịu thua trong trận "replay" gặp Manchester United. Họ xếp thứ ba ở Giải hạng nhất mùa bóng 1990-1991. Crystal Palace là thành viên sáng lập Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (1992-1993) nhưng lại bị xuống hạng cuối giải đấu đó. Tính đến nay, đội đã xen kẽ bị giáng hạng và thăng hạng lên Giải Ngoại hạng đến 4 lần. Lần xuống hạng gần đây nhất là mùa bóng 2004-2005. Ban đầu sân nhà của Crystal Palace là ở The Crystal Palace, nhưng do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất buộc họ phải dời đi nơi khác, và họ đã có một mùa giải chơi ở hai sân nhà là Herne Hill Velodrome và The Nest. Từ năm 1925, sân nhà của Palace là ở Selhurst Park. Lịch sử. Crystal Palace vốn là một đội bóng nghiệp dư được thành lập vào năm 1861 và là một trong những CLB đầu tiên thi đấu ở Cúp FA,vào được tới bán kết, và bị đánh bại bởi CLB Royal Engineers A.F.C.. Đội biến mất khỏi Cúp FA (không được thi đấu) khi để thua Wanderers 3-0 ở vòng hai Cúp FA 1875-1876, nhưng đây không phải là lần cuối Palace chơi ở FA Cup. Năm 1985, sân nhà của trận chung kết Cúp FA là ở The Crystal Palace, các ông chủ đã có ý tưởng để cho đội bóng được chơi ở Cúp FA một lần nữa. Ban đầu, biệt danh của CLB là "The Glazier", được đặt vào ngày 10 tháng 9 năm 1905 theo sự chỉ dẫn của trợ lý thư ký Aston Villa Edmun Goodman. CLB được chơi cho Giải bóng đá hạng nhất Anh cùng với Chelsea và Southampton. Đội rớt hạng xuống Giải hạng nhì Anh ở mùa 1905-1906, nhưng đã giành chức vô địch ở mùa giải đầu tiên và được thăng hạng trở lại. Đội hình. Đội hình xuất sắc nhất mọi thời đại. Đội hình được bầu chọn bởi người hâm mộ.
1
null
Hermann Heinrich Theodor von Tresckow (1 tháng 5 năm 1818 tại làng Blankenfelde tại quận Königsberg in der Neumark – 20 tháng 4 năm 1900 tại Wartenberg in der Neumark) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, từng giữ chức vụ Trưởng Khoa Nhân sự – tiền thân của Nội các Quân sự Đức về sau này. Tiểu sử. Vào năm 1835, ông nhập ngũ trong Trung đoàn Hoàng đế Alexander ("Kaiser Alexander-Regiment"). Sau đó, ông tham gia trong Chiến dịch Schleswig-Holstein với cương vị là sĩ quan phụ tá của tướng von Bonin vào năm 1848, rồi được phong cấp Đại úy trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1852, rồi lên quân hàm Thiếu tá vào năm 1855 và tháp tùng đoàn ngoại giao Phổ ở Paris từ năm 1854 cho đến năm 1856. Tiếp theo đó, vào năm 1856, ông là trợ lý của Đức vua, vào năm 1860 ông là Tư lệnh của Trung đoàn số 27, vào năm 1864 ông làm tham mưu trưởng của lực lượng "Zernierungstruppen", sau đó ông được bổ nhiệm vào Nội các Quân sự, khi đó là "Khoa nhân sự" trong Bộ Chiến tranh. Vào năm 1865, ông lên quân hàm Thiếu tướng và đảm nhiệm chức Trưởng Khoa nhân sự. Quan hệ giữa Khoa Nhân sự và Bộ Chiến tranh tạm thời cải thiện khi Tresckow kế nhiệm Edwin von Manteuffel. Mặc dù không có sự vận động ngầm của Tresckow, sự ly khai của Khoa Nhân sự khỏi Bộ Chiến tranh diễn ra với "những bước tiến khổng lồ" sau năm 1867. Theo yêu cầu của ông, ông được chuyển sang làm Tư lệnh của Sư đoàn Bộ binh số 17 – đơn vị đã đóng góp quan trọng đến chiến thắng của quân đội Phổ trong trận Loigny-Poupry vào ngày 2 tháng 12 năm 1870. Tiếp theo đó, ông chỉ huy sư đoàn của mình tham gia các trận đánh lớn tại Orléans và Le Mans trong chiến dịch sông Loire. Cuối tháng 1 năm 1871, ông được lệnh phục vụ trong Đại Bản doanh quân đội Đức trên cương vị là Tướng phụ tá, và vào tháng 2 ông một lần nữa nhận quyền điều hành Khoa Nhân sự. Không lâu sau đó, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 17, rồi nhậm chức Tư lệnh của Sư đoàn số 10 vào tháng 1 năm 1873 và trở thành Tư lệnh Quân đoàn IX vào tháng 9 năm 1873. Vào tháng 1 năm 1875, ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh, không lâu sau đó ông lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh và đến tháng 9 năm 1875, ông được cử làm Chỉ huy trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 27 (Magdeburg số 2). Vào tháng 8 năm 1888, ông về hưu. Hermann von Tresckow từ trần vào ngày 20 tháng 4 năm 1900.
1
null
An ninh quốc gia là các biện pháp thực thi an ninh của một quốc gia, là sự cần thiết để duy trì sự tồn tại của quốc gia hay cụ thể là một chế độ tại một thời điểm nhất định thông qua việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao với bên ngoài, triển khai sức mạnh vũ trang của nhà nước hiện hành và quyền lực chính trị với bên trong đất nước (tùy theo quan điểm và trường phái còn xem việc triển khai lực lựng hoặc can thiệp ra bên ngoài là biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia). An ninh quốc gia còn là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong nước, trong đó đề cao: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. An ninh quốc gia đề cập đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm hoặc bị các thế lực thù địch đe dọa. Một số khái niệm này được phát triển chủ yếu ở Hoa Kỳ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai. Ban đầu tập trung vào sức mạnh quân sự, bây giờ nó bao gồm một loạt các khía cạnh, tất cả đều có tác động đến an ninh quân sự hay kinh tế không của dân tộc và các giá trị tán thành củaxã hội quốc gia. Theo đó, để sở hữu an ninh quốc gia, một quốc gia cần phải có an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh lương thực, trật tự an toàn xã hội..., mối đe dọa an ninh không chỉ kẻ thù truyền thống như các nước khác, mà còn các tổ chức phi chính phủ bạo lực, các tập đoàn ma túy, băng đảng tội phạm nguy hiểm, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, một số đột biến bao gồm thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng.
1
null
Làng nghề mộc Diệc, tên cổ là Mĩ Giặc, thuộc tổng Quan Bế, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã Tân Hòa, thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam), cách trung tâm Hà Nội khoảng 90 km). Đây là một làng nghề làm mộc nổi tiếng có từ gần 600 năm trước. Làng chuyên làm công trình kiến trúc cổ bằng gỗ, có nhiều mẫu hoa văn và dấu mực Đao, Tàu, Xối, Góc...lâu đời bậc nhất Việt Nam. Mộc Diệc từng được xây dựng một phần hoàng cung Campuchia. Nằm trong vùng đất cổ và quê hương một trong những quê hương của các vua nhà Trần, làng mộc Diệc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính của làng quê xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình. Buổi sáng, chợ vẫn họp dưới gốc đa trước đình. "Mộc Diệc" - cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Việt Nam - thường được nhắc đến trong thơ ca xưa "Làm đình Cao đà, làm nhà mộc Diệc". Trong nhiều gia đình, những dụng cụ dùng để làm nhà như thước vuông, thước mực, cưa tay, bào tay vẫn còn được dùng để thay thế cho các dụng cụ máy móc cơ khí. Lịch sử. Làng Diệc vốn có tên "Mĩ Giặc", do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành "Diệc". Theo truyền thuyết thì cách đây khoảng hơn 600 năm, khi xây dựng Thái lăng đường và tư dinh cho các công thần danh tướng nhà Trần khi họ về trí sĩ ở ẩn, nhà Trần đã tuyển thợ giỏi trên cả nước về tập trung xây dựng. Các nghệ nhân được tập trung thành một vùng quần thể dân cư. Về sau nhiều nghệ nhân thấy đây là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ nên đã ở lại và từng bước xây dựng thành ngôi làng chuyên biệt làm mộc. Năm 2009, làng Diệc có khoảng 300 thợ tay nghề cao, sản xuất nhiều loại đồ gỗ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước Việt Nam, trong đó có các loại đồ cao cấp như sập gụ, tủ chè... Đặc điểm. Hiện nay, ngoài giữ nghề truyền thống làm công trình cổ thì các nghệ nhân và thợ làng Diệc còn sản xuất nhiều sản phẩm đồ gỗ khác để phục vụ thị trường như tủ giường, bàn, ghế, cửa, sập gụ, tủ chè... Đồ mộc Diệc nhìn chung có đặc điểm là cầu kì, mềm mại và uốn lượn theo nét cổ của truyền thống Phật giáo Lý - Trần. Sản phẩm thể hiện sự cầu kì và cẩn thận đến mức gần như tuyệt đối của các nghệ nhân. Hoa văn được đục gọt rất đa dạng và công phu như Cửu long tranh châu, Cua gắp cành mai...
1
null
Helmuth Johannes Ludwig von Moltke (; 23 tháng 5 năm 1848, Biendorf – 18 tháng 6 năm 1916, Berlin), còn được gọi là Moltke Nhỏ để phân biệt với người bác của mình là Thống chế Bá tước Moltke, là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức từ năm 1906 cho đến cuối năm 1914. Thời trẻ, ông từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trên cương vị là Tổng tham mưu trưởng, tên tuổi ông gắn liền với sự đổ vỡ của kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức vào năm 1914, trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.. Vai trò của ông trong việc triển khai các kế hoạch chiến tranh của Đức và tiến hành cuộc thế chiến là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Tiểu sử. Helmuth von Moltke chào đời tại Mecklenburg-Schwerin và là cháu gọi bằng bác của Helmuth Karl Bernhard von Moltke, vị Thống chế và anh hùng của các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức trong tương lại. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Moltke đã tham gia chiến đấu trong Trung đoàn Phóng lựu số 7, và được ghi nhận vì lòng dũng cảm của mình. Ông học tại Học viện Chiến tranh từ năm 1875 cho đến năm 1875 và gia nhập Bộ Tổng tham mưu vào năm 1880. Vào năm 1882, ông trở thành trợ lý cá nhân của người bác mình, khi đó là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức. Vào năm 1891, sau khi bác của ông từ trần, Moltke được bổ nhiệm làm sĩ quan hầu cận của Wilhelm II, và từ đây ông trở thành một thành viên nhóm giật dây của Hoàng đế. Cuối thập niên 1890, ông ban đầu chỉ huy một lữ đoàn rồi sau đó là một sư đoàn, và cuối cùng được phong cấp Trung tướng vào năm 1902. Vào năm 1904, Moltke được ủy nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cực hậu cần; trên thực tế, ông là Phó Tổng tham mưu trưởng. Vào năm 1906, ông được cử làm Tổng tham mưu trưởng sau khi Schlieffen về hưu. Việc bổ nhiệm của ông gây tranh cãi trong thời gian đó và cho đến tận ngày nayso today. Những ứng cử viên thích hợp khác cho chức vụ này là Hans Hartwig von Beseler, Karl von Bülow, và Colmar Freiherr von der Goltz. Những người chỉ trích cáo buộc Moltke đã giành được cái ghế Tổng tham mưu trưởng dựa vào sức mạnh của cái tên ông và tình bạn giữa ông với Đức hoàng. Theo lý luận của các nhà sử học, Hoàng đế không muốn cử một người quá gần gũi với Schlieffen kế tục ông, trong khi Bülow và Goltz quá độc lập với Wilhelm và Schlieffen để Hoàng đế có thể thừa nhận họ. Thật sự, tình bạn giữa Moltke với Đức hoàng đã mang lại cho ông những quyền lợi to lớn mà người khác không thể hưởng được. Goltz, ít ra, không thấy có vấn đề gì với việc thực hiện trách nhiệm của Moltke như một Tổng tham mưu trưởng: khi Moltke được đề cử thành công vào chức vụ này, Goltz bày tỏ tâm trạng nhẹ nhõm của mình vì đã không được bổ nhiệm. Goltz nghĩ rằng Moltke xứng đáng có một cơ hội để thể hiện mình và rất ấn tượng với những nỗ lực của ông. Hai người vẫn giữ mối quan hệ thân mật với nhau trong suốt quãng đời còn lại của họ. Hiểu được những nhược điểm của mình và không tự tin vào năng lực bản thân, Moltke bị sốc khi ông được chỉ định làm Tổng tham mưu trưởng. Chiến dịch Marne. Không lâu trước khi Đức khai chiến với phe Hiệp ước và Chiến dịch Marne năm 1914 bùng nổ, trong buổi sáng ngày 1 tháng 8, Đại sứ Đức tại Luân Đôn là Vương công Carl Max Lichnowsky đã gửi đến Ngoại trưởng Đức Gottlieb von Jagow một bản thông điệp rằng Anh sẽ giữ trung lập và cố gắng ngăn chặn Pháp tuyên chiến với Đức, nếu như Đức không thực hiện một hành động gây hấn nào với Pháp và Vùng đất thấp. Nhận được tin này, Hoàng đế Wilhelm II, cảm thấy Đức có thể tránh một cuộc chiến tranh hai mặt trận, đã đọc bản điện báo của Lichnowsky cho vị Tổng tham mưu trưởng 66 tuổi nghe và vui mừng tuyên bố: "Giờ đây chúng ta chỉ đơn thuần đưa toàn bộ quân lực của mình sang phía Đông", để chống lại Nga. Tuy nhiên, Moltke không đồng tình, ông đáp: "Tâu Hoàng thượng, điều đó không thể được thực hiện. Việc triển khai hàng triệu binh lính không thể được tiến hành vội vã mà không có chuẩn bị trước. Nếu như Hoàng thượng cứ nhất nhất đòi dẫn toàn bộ quân lực về phía Đông thì đây sẽ không phải là một đội quân sẵn sàng vào trận mà là một đám người vũ trang vô tổ chức mà không hề được chuẩn bị về lương thảo". Đức hoàng trừng mắt nhìn ông: "Bác của ông sẽ cho ta một câu trả lời khác". Những năm về sau, tướng Hermann von Staab, trưởng khoa đường sắt Đức, đã phản kháng ý kiến của Moltke trong một cuốn sách viết về một bản kế hoạch khẩn cấp mà quân đội Đức đã chuẩn bị trong một tình huống như vậy. Trong khi Đức hoàng vẫn quyết định phải điều quân về hướng Đông, vị tổng tham mưu trưởng nhất quyết phải tiến hành kế hoạch Schlieffen mà các tướng lĩnh Đức đã khổ công gầy dựng trong vòng 20 năm qua: ông trở về đại bản doanh của mìh và khóc. Khi một sĩ quan phụ tá đến đại bản doanh của ông kèm theo mệnh lệnh viết tay của Đức hoàng đòi Moltke phải chấm dứt cuộc hành quân sang phía Tây, Moltke đặt cái bút của mình lên bàn: "Hãy làm điều mà anh muốn với bức điện này: tôi sẽ không ý vào nó." Moltke vẫn suy nghĩ ủ ê khi ông được lệnh yết kiến trong hoàng cung. Tại thời điểm này, Lichnowsky đã gửi một bức điện khác, cho biết trong bản báo cáo trước đó của ông ta đã sai lầm, dựa trên một sự hiểu nhầm đối với những nhận định ngoại giao của Grey. Do không còn hy vọng Anh sẽ giữ trung lập cho Pháp nữa, Đức hoàng nói với Moltke: "Giờ thì ông có thể làm điều mà ông muốn". Điều này chấm dứt cơ hội cuối cùng để hạn chế chuỗi sự kiện diễn ra sau vụ ám sát Thái tử Áo-Hung vào ngày 26 tháng 8, và Moltke trở lại đại bản doanh của mình để làm việc. Tuy vậy, sức khỏe của vị tướng đã suy giảm do vụ mâu thuẫn này. Về sau, ông đã viết về thất bại ban đầu của mình trong việc thuyết phục Hoàng đế tuân thủ kế hoạch Schlieffen: "Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi trong cuộc chiến. Tôi không hề hồi phục từ cú sốc của vụ việc này. Cái gì đó trong tôi đã tan vỡ và kể từ sau đó tôi không còn như trước nữa". Sau khi liên quân Anh-Pháp phản công thắng lợi trong trận sông Marne lần thứ nhất, Moltke đã gửi thư cho Đức hoàng: "Thưa Bệ hạ, chúng ta đã thua cuộc chiến", vào ngày 25 tháng 10 năm 1914, Erich von Falkenhayn kế tục ông làm Tổng tham mưu trưởng. Moltke có nên bị quy trách nhiệm cho "thất bại" của người Đức trong Chiến dịch Marne năm 1914 hay không là một vấn đề tranh cãi. Một số nhà chỉ trích khẳng định rằng việc Moltke làm suy yếu kế hoạch Schlieffen đã dẫn đến thất bại của Đức. Như các tư liệu cho biết, Moltke, người bận tâm với mối đe dọa từ Nga, đã chuyển nguồn lực của Đức về hướng đông. Trên thực tế, Moltke điều 18 vạn quân sang phía đông trước cuộc chiến tranh. Thêm hàng nghìn quân nữa được vận chuyển từ cánh phải, mà Schlieffen rất chú trọng, sang cánh trái đối mặt với Pháp ở Alsace và Lorraine. Điều gây tranh cãi nhất là vào ngày 28 tháng 8, Moltke dời hai quân đoàn và một sư đoàn kỵ binh từ phía Tây sang phía Đông để tăng viện cho Ludendorff và Hindenburg ngay trước khi Đức giáng cho Nga một thất bại nặng nề trong trận Tannenberg (1914). Một số sử gia đã quy cho hàng loạt cuộc chuyển quân này trách nhiệm đối với phần lớn sự thất bại chiến lược của kế hoạch Schlieffen trong chiến dịch năm 1914. Một số lượng sử gia khác, tiêu biểu là Zuber và S.L.A. Marshall, khẳng định rằng việc Tập đoàn quân số 1 dưới quyền Alexander von Kluck không thể bắt kịp với Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Karl von Bülow, dẫn đến sự hình thành một lỗ hổng gần Paris mà quân Pháp lợi dụng, là một nguyên nhân trực tiếp hơn mọi sai lầm của Moltke trong việc thực thi kế hoạch. Những người đồng tình với Schlieffen không tán thành, và lập luận rằng Moltke đã mất quyền kiểm soát các tập đoàn quân Đức tấn công Pháp trong tháng 8 và do đó không thể trở tay khi trận sông Marne lần thứ nhất diễn ra vào tháng 9. Trong khi Moltke thật sự đã mất liên lạc với các tướng lĩnh trên chiến trường của ông, học thuyết tác chiến của quân đội Đức luôn luôn nhấn mạnh tinh thần chủ động cá nhân về phía các sĩ quan cấp dưới hơn so với các quân đội khác. Các sử gia khác biện luận rằng hàng loạt sự lựa chọn chiến lược mà Moltke đương đầu, cùng với nguy cơ xảy ra cuộc xâm lược của Nga vào Đông Phổ đã làm xao lãng tâm trí của vị tổng tham mưu trưởng trong cuộc tấn công Pháp năm 1914. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chiến dịch, giới chỉ huy quân sự và báo chỉ Đức vẫn tuyên bố chiến dịch diễn tiến tốt đẹp với những chiến thắng của họ, vào ngày 4 tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Herr Helfferich gặp ông và mô tả: "Tôi thấy Đại tướng Moltke không hề trong tâm trạng hân hoan nên do chiến thắng gây nên; ông ta lo lắng và buồn bã. Ông ta chứng nhận rằng các lực lượng tiến công của chúng ta chỉ các Paris 48,3 km, 'nhưng', ông ta chua vào, 'chúng ta không được lừa dối bản thân mình. Chúng ta đã có những thành công, nhưng chúng ta vẫn chưa giành được chiến thắng. Chiến thắng nghĩa là sự tận diệt sức kháng cự của địch. Khi các đội quân hàng triệu người giáp mặt nhau, kẻ chiến thắng có tù binh. Tù binh của chúng ta đâu... ? Công việc khó nhọc nhát vẫn phải được tiến hành'". Moltke cũng có lẽ đã bận tâm quá mức đến chiến dịch tấn công bất thành của Đức ở Lorraine, và ông không ban bố một mệnh lệnh nào cho các tập đoàn quân số 1, số 2 và số 3 giữa các ngày 2 và 5 tháng 9 khi trận sông Marne đang diễn ra. Hoạt động về sau này. Sau khi bị thay thế bởi Falkenhayn, Moltke được lãnh chức trưởng cơ quan thay mặt bộ tổng tham mưu ở chính quốc ("Der stellvertretende Generalstab") tại kinh thành Berlin, với nhiệm vụ tổ chức và động viên các lực lượng trừ bị, đồng thời chỉ đạo quân đoàn nội địa của Đức. Sức khỏe của ông tiếp tục suy giảm. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1916, trong khi đang mặt niệm cho Thống chế von der Goltz vừa mới mất, ông lên một cơn đột quỵ và từ trần tại Nhà Quốc hội Berlin. Hoàng đế Wilhelm II đã bày tỏ sự thương tiếc: Ông để lại một cuốn sách mỏng đề tựa "Die "Schuld" am Kriege" (tạm dịch là "Tội phạm chiến tranh"), mà ông đã viết vào tháng 11 năm. Người góa phụ của ông là Eliza đã hiệu chỉnh cuốn sách mỏng và dự định xuất bản nó vào năm 1919 vời lời mở đầu của Rudolf Steiner. Tuy nhiên, do những vấn đề mà việc xuất bản cuốn sách này có thể gây ra, bà ta được khuyên không nên làm điều đó. Steiner và Eliza von Moltke mong muốn xuất bản tư liệu này vài tuần trước khi Hòa ước Versailles được ký kết. Qua mô tả về bản chất "lộn xộn" của việc đưa ra quyết định quân sự tại Đức trước chiến tranh, họ dự định dùng cuốn sách mỏng này để phản kháng những cáo buộc của phe Hiệp ước về sự tự ý gây chiến của Đức, và hy vọng cuốn sách sẽ giúp tránh khỏi việc ký kết Điều 231 khét tiếng của Hòa ước, hay còn gọi là "Điều ước tội phạm chiến tranh". Tuy nhiện, nội dung của cuốn sách mỏng đã gây cho giới chỉ huy quân đội và Bộ Ngoại giao Đức bối rối. Tướng Wilhelm von Dommes, nguyên là sĩ quan phụ tá của Moltke, đã được cử đến để khuyên Eliza von Moltke rằng "Berlin không muốn" hồi ức của Moltke. Khi Dommies gặp Eliza, bà tà đã đọc cuốn sách mỏng cho Dommies nghe và trong nhật ký của mình, ông ta nhận xét rằng cuốn sách mỏng chứa đựng nội dung nhảm nhí. Bộ Ngoại giao Đức không muốn cho công chúng biết về kế hoạch Schlieffen, bởi vì, trong bối cảnh Đức hoàng đang sống lưu vong ở Hà Lan, số phận của Wilhelm II lệ thuộc nặng nề vào việc Chính phủ Hà Lan từ chối giao nộp ông cho phe Hiệp ước xét xử, thảm họa có thể sẽ ập đến nếu như dư luận biết được ý định ban đầu của Đức trong việc vi phạm không những quyền trung lập của Bỉ mà còn của Hà Lan. Thay vì đó, vào năm 1922, người góa phụ của Moltke đã xuất bản các thư từ và hồi ký được hiệu đính của ông dưới tên gọi "Erinnerungen, Briefe, Dokumente". Các tài liệu khác của ông được lưu trữ. Ngày nay, các nhật ký của ông đều không còn tồn tại, do phần lớn giấy tờ của ông đã bị người con trưởng của ông là Wilhelm von Moltke đốt vào năm 1945 khi Hồng quân Liên Xô tấn công Berlin. Vì vậy nên cuốn sách mỏng nguyên gốc không còn nữa.
1
null
Max Clemens Lothar Freiherr von Hausen (17 tháng 12 năm 1846 – 19 tháng 3 năm 1922) là một chỉ huy quân đội Đức trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đầu đời. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân sự, Hausen đã gia nhập quân đội Sachsen và tham chiến chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866. Sau cuộc chiến tranh này, Sachsen liên minh với Phổ và trở thành một phần của Đế quốc Đức khi đế quốc này được thành lập vào năm 1871. Hausen đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) với cương vị là một sĩ quan bộ binh "Jäger". Kể từ năm 1871 cho đến năm 1874, Hausen giảng dạy tại Học viện Quân sự Phổ ở Berlin và từ năm 1875 cho đến năm 1887, ông phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu. Ông chỉ huy Sư đoàn số 32 (số 3 của Vương quốc Sachsen) từ năm 1900 cho đến năm 1902 và giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh của Vương quốc Sachsen từ năm 1902 cho đến năm 1914. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc tổng động viên vào tháng 8 năm 1914, Quân đội Hoàng gia Sachsen trở thành Tập đoàn quân số 3 của Đức, và Hausen nhậm chức Tư lệnh của tập đoàn quân này. Dưới sự chỉ huy của ông, Tập đoàn quân số 3 đã tham gia trong Trận Biên giới Bắc Pháp, đặc biệt là trong các trận đánh tại Dinant và Charleroi. Khi bước tiến của Tập đoàn quân số 4 của Đức đang bị Tập đoàn quân số 4 của Pháp ngăn chặn trong trận sông Meuse vào cuối tháng 8, sự ứng chiến của các sư đoàn dưới quyền von Hausen đã buộc quân Pháp phải rút lui. Ngoài ra, ông và tập đoàn quân dưới quyền của mình cũng tàn phá Reims vào tháng 9 năm 1914. Sau cuộc triệt thoái của Tập đoàn quân số 2 trong trận sông Marne lần thứ nhất, quân của Hausen bị hở sườn và ông phải ban lệnh rút lui. Sau khi mặt trận được ổn định trên sông Aisne, vào ngày 9 tháng 9 năm 1914, do bệnh tình của Hausen, tướng Karl von Einem đã thay thế ông làm tư lệnh Tập đoàn quân số 3. Hausen không còn giữ một chức chỉ huy nào khác trong cuộc chiến, và không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, ông từ trần vào năm 1922. Chú thích. Chú ý đến tên gọi của ông: "Freiherr" là một tước hiệu, tương đương với Nam tước, chứ không phải là một tên riêng hoặc tên lót. Trước năm 1919, tước hiệu nằm ở phía trước tên riêng. Tước hiệu cũ của những người còn sống sau năm 1919 là thành phần thuộc tên họ, do đó nằm phía sau tên thánh và không thể được dịch. Tước vị tương đương với "Nữ Nam tước" là "Freifrau" hoặc "Freiin".
1
null
Alethinophidia là một cận bộ rắn bao gồm tất cả các loài rắn trừ nhóm rắn chỉ và rắn mù. Hiện tại cận bộ này có 15 họ được công nhận, 9 phân họ và 316 chi. Phát sinh chủng loài. Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Figueroa "et. al." (2016)
1
null
Wilhelm Gustav Karl Bernhard von Hahnke (1 tháng 10 năm 1833 tại Berlin – 8 tháng 2 năm 1912) là một Thống chế của Phổ, từng tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức và giữ chức Bộ trưởng Nội các Quân sự Đức. Cuộc đời. Hahnke sinh năm 1831. Sau khi học tập trong đội thiếu sinh quân, ông đã gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Alexander số 1 với quân hàm Thiếu úy vào năm 1851. Vào năm 1853, ông được phong cấp bậc Trung úy và vào năm 1863 ông trở thành Đại úy trong Trung đoàn Phóng lựu Vương hậu Elisabeth số 3. Von Hahnke đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864 với cương vị là một đại đội trưởng, rồi tham gia chiến dịch Böhmen trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 với vai trò là thành viên Bộ Tổng tham mưu trong Tập đoàn quân số 2 dưới sự thống lĩnh của Thái tử Friedrich Wilhelm. Tiếp theo đó, ông là sĩ quan phụ tá của Ernst II xứ Sachsen-Coburg-Gotha. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, ông lại tham gia trong tổng hành dinh của Thái tử nước Đức với quân hàm Thiếu tá của Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1872, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn III, rồi lên quân hàm Thượng tá năm 1875, Đại tá năm 1878 và cuối cùng, vào năm 1881 ông trở thành Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, đồng thời là sĩ quan chỉ huy thành phố Potsdam. Vào năm 1886, ông được thăng cấp Trung tướng và là Tư lệnh của Sư đoàn Cận vệ số 1. Sau đó, vào năm 1888, ông nhậm chức Bộ trưởng của Nội các Quân sự Phổ và giữ chức vụ này cho đến năm 1901. Vào năm 1890, ông được phong cấp bậc Thượng tướng Bộ binh. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1905, ông được thăng cấp Thống chế và là Tướng phụ tá của Đức hoàng Wilhelm II. 7 năm sau đó (1912), ông từ trần.
1
null
Anomalepididae là một họ rắn không có nọc độc được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ. Chúng giống như Typhlopidae, trừ một số loài có 1 răng ở hàm dướoi. Hiện họ này có 4 chi và 15 loài được công nhận. Miêu tả. Chúng là các loài rắn nhỏ thường có chiều dài nhỏ hơn 30 cm, với đầu thẳng và đuôi ngắn, thăng. Chúng là các loài rắn chủ yếu đào hang và do tập tính sống của chúng thích nghi với mắt bị thoái hóa. Các chi. T Chi đặc trưng.
1
null
Leptotyphlopidae là một họ rắn có mặt ở châu Mỹ, châu Phi, và châu Á. Tất cả các loài đều thích ứng với đào hang, săn kiến, mối. Họ này gồm 141 loài và chia ra làm 2 phân họ. Mô tả. Đây là những loài rắn nhỏ; chỉ "Trilepida macrolepis" và "Namibiana occidentalis" đạt chiều dài trên . Sọ và hàm trên bất động, hàm trên không có răng. Hàm dưới gồm một xương vuông nhỏ, và một xương hàm dưới. Cơ thể chúng có dạng hình trụ, đầu tù và đuôi ngắn. Vảy bóng loáng. Thứ pheremone mà chúng tiết ra giúp chúng khỏi bị mối tấn công. Loài rắn nhỏ nhất, "Tetracheilostoma carlae" nằm trong họ này. Phân bố địa lý. Những loài rắn này có ở châu Phi, Tây Á (từ Thổ Nhĩ Kỳ đến đông Ấn Độ), trên đảo Socotra, và ở châu Mỹ (từ tây nam Hoa Kỳ về phía nam đến México và Trung Mỹ rồi Nam Mỹ, dù chúng vắng mặt trên dãy Andes). Tại Nam Mỹ phía Thái Bình Dương, chúng hiện diện xa tận vùng duyên hải miền nam Peru, còn ở phía Đại Tây Dương tới tận Uruguay và Argentina. Tại Caribe, chúng sống trên các đảo Bahamas, Hispaniola và Tiểu Antilles. Môi trường sống. Chúng sống trong nhiều môi trường, từ hoang mạc đến rừng mưa, và hay được bắt gặp quanh tổ mối, kiến. Chế độ ăn. Chúng ăn mối và kiến, cả ấu trùng, nhộng lẫn con trưởng thành. Chúng hút nội tạng bên trong rồi nhả ra bộ xương ngoài. Sinh sản. Những loài trong họ này sinh sản hữu tính và đẻ trứng. Phát sinh chủng loài. Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Leptotyphlopidae dưới đây dựa theo Adalsteinsson và ctv. (2009)
1
null
Typhlopidae là một họ rắn mù. Chúng được tìm thấy ở những vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Úc đại lục và trên nhiều đảo khác. Chúng sống trong các hang dưới mặt đất, và chúng không thể sử dụng chức năng nhìn do mắt bị thoái hóa. Hiện họ này gồm 6 chi và 203 loài.
1
null
Edward Drinker Cope (28 tháng 7 năm 1840 – 12 tháng 4 năm 1897) là một nhà cổ sinh học Mỹ và là nhà giải phẫu học đối sánh, ngoài ra ông còn là nhà bò sát học và ngư học. Ông là người sáng lập trường phái tư tưởng Neo-Lamarckism. Sinh ra trong một gia đình giàu có Quaker, Cope đã nhận ra là một thần đồng đam mê khoa học; Ông xuất bản bài báo khoa học đầu tiên lúc 19 tuổi. Dù cha ông cố gắng đào tạo Edward thành một người làm nông, nhưng cuối cùng ông phải chấp nhận nguyện vọng làm khoa học của con mình. Cope cưới lấy em họ và có một con; gia đình ông đã dời từ Philadelphia đến Haddonfield, New Jersey, mặc dù Cope muốn ở và lập bảo tàng ở Philadelphia vào những năm cuối đời. Tiểu sử. Thời thơ ấu. Edward Drinker Cope sinh ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1840. Ông là con trai cả của Alfred Cope và Anna Cope. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ và sự ra đi của người mẹ có vẻ ảnh hưởng đôi chút đến cậu bé Edward. Trong các bức thư , Edward có nói rằng cậu chẳng có ký ức gì về người mẹ của mình. Chính vì sự ra đi này, người vợ hai của bố Edward, Rebecca Biddle, trở thành người mẹ của câu bé này. Edward sống nhờ vào hơi ấm của người mẹ này, cũng như người anh em cùng cha khác mẹ James Biddle Cope. Cha của Edward, Alfred, là một thành viên chính thống của Quakers. Ông điều khiển một quá trình buôn bán tàu thủy có lợi được khởi động bởi người cha của ông, ông Thomas P. Cope, vào năm 1821. Alfred cũng là một người nhân đức khi ủng hộ tiền cho Quakers, Vườn bách thú Philadelphia và Đại học Cheyney ở Pennsylvania. Edward Drinker Cope được sinh ra và lớn lên trong một ngôi nhà đá lớn có tên là "Fairfield", nơi có vị trí bây giờ là gần ranh giới của Philadelphia. Với diện tích 8 mẫu Anh-acres (tương ứng với 3,2 ha), khu vườn có tính chất cổ xưa và kỳ lạ nơi Edward ở thực sự đã khiến cho cậu bé muốn khám phá. Gia đình nhà Cope đã dạy dỗ những đứa trẻ học đọc và viết. Ngoài ra, cậu bé Edward còn được đi tham quan vùng đất New England và quan trọng hơn là bảo tàng, vườn thú và công viên. Tất cả những điều đó đã khiến cậu bé nhà Cope quan tâm đến thiên nhiên, đặc biệt là động vật cũng như phát huy năng lực thẩm mỹ vốn có của bản thân. Chuyến đi châu Âu. Trong các năm 1863 – 1864, tức là trong thời kỳ nội chiến Hoa Kỳ, Cope thực hiện một chuyến đi vòng quanh châu Âu, đến thăm những bảo tàng và con người được kính trọng nhất. Ở đây, lúc đầu ông cảm thấy thích thú với công việc phục vụ một bệnh viện dã chiếnm nhưng theo những bức thư ông gửi về cho cha mình, ta có thể thấy niềm hứng thú này dần biến mất. Thay vào đó, Cope muốn trở về nước Mỹ, làm việc tại phia nam để giúp đỡ những người Mỹ gốc Phi được tự do. Một người có tên Davidson muốn nhờ Joseph Leidy và Ferdinand Hayden (người làm việc như một bác sĩ phẫu thuật dã chiến trong thời kỳ nội chiến) nói lên sự khủng khiếp của công việc cho Cope nếu như ông thực hiện ý định đó. Và Cope tiếp tục ở lại châu Âu. Và chính vào lúc đó, ông có tình cảm với một người phụ nữ vô danh (ông có ý định cưới người này làm vợ). Khi biết chuyện này, cha của Edward Cope đã không chấp nhận và cuộc tình đã chấm dứt. Dù là Cope hay người phụ nữ kia quyết định chia tay trước thì cái kết của mối tình này đã khiến cho nhà cổ sinh vật học tương lai bị trầm cảm trong một thời gian. Ông đã không ít lần than phiền sự nhàm chán khi sống ở đây. Mặc dù ở trạng thái như vậy, nhà khoa học tương lai của Mỹ vẫn ở lại châu Âu, gặp gỡ những nhà khoa học đáng kính nhất lúc bấy giờ. Chuyến đi của ông qua rất nhiều nơi như Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Ireland, Áo, Ý và các nước thuộc khu vực Đông Âu. Có thể Cope đến những nơi này là bởi những bức thư mời của Leidy và Spencer Baird. vào mùa đông năm 1863, Cope gặp một người quan trọng với cuộc đời của ông, Othniel Charles Marsh, người mà sau này trước là bạn, sau là kẻ thù của ông. Qua đời. Năm 1896, Cope bắt đầu cảm thất đau đớn ở vùng ruột-dạ dày. Ông cho rằng đó là viêm bóng đái. Người vợ chăm sóc hết mức có thể khi họ ở Philadelphia. Thậm chí trong nhiều lần, hiệu trưởng của trường đại học nơi Cope làm việc, Anna Brown, đến để phục vụ ông. Trong khoảng thời gian ấy, Cope phải sống trong bảo tàng phố Pine do ông sở hữu và được vây kín bởi một cái lều được dựng lên bởi chính những khúc xương hóa thạch của ông. Ông thường kê cho mình nhiều loại thuốc, bao gồm lượng lớn morphine, belladonna và formalin. Một người đồng nghiệp tên Henry Fairfield Osborn cảm thấy khiếp sợ vì những hành vi của Cope do bệnh tật và đã sắp xếp một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật đành gác lại bởi sức khỏe của Cope đã tốt trở lại. Tuy nhiên, khi đến Virginia, Cope lại bị bệnh và phải trở về nhà trong thể trạng rất yếu. Osborn đến thăm nhà cổ sinh vật học vào ngày 5 tháng 4 năm ấy, tìm hiểu về sức khỏe của ông, và Cope đã cho biết suy nghĩ của ông về nguồn gốc của căn bệnh. Thông tin Cope bị bệnh được truyền đi nhiều nơi và ông được đến thăm bởi những người bạn và đồng nghiệp. Cope qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1897, tức là chỉ còn cách 16 tuần nữa là sinh nhật thứ 57 của ông.
1
null
Jarle Aarbakke (sinh ngày 18 tháng 11 năm 1942) là hiệu trưởng của trường Đại học Tromso tại Na Uy. Trước khi được bầu làm hiệu trưởng vào năm 2001, Aarbakke làm việc với vai trò giáo sư về dược tại Department of Medical Microbiology. Từ năm 2007 đến 2009, ông là chủ tịch của Hiệp hội tổ chức giáo dục đại học Na Uy (UHR). Năm 1997, Aarbakke dẫn đầu một ủy ban chính phủ để điều tra về thay thế và thuốc bổ sung.
1
null
Họ Rắn rầm ri (tên khoa học: Acrochordidae) là một họ rắn chỉ có một chi là"Acrochordus". Đây là nhóm rắn nguyên thủy được tìm thấy trong khu vực Indonesia và Úc. Hiện họ này có 3 loài được công nhận. Tất cả đều sống thủy sinh. Những loài rắn này kiếm mồi bằng cách mai phục, nằm ở đáy nước, và đợi những con cá tới gần. Con trưởng thành dài từ 60 cm tới 2,43 m.
1
null
Trận Hà Tây (chữ Hán: 河西之戰, Hán Việt: "Hà Tây chi chiến") là trận chiến diễn ra vào thời Chiến Quốc, từ năm 419 TCN đến 408 TCN giữa nước Ngụy và nước Tần trong lịch sử Trung Quốc, diễn ra ở Hà Tây, Trung Quốc. Bối cảnh và nguyên nhân. Nước Ngụy hùng mạnh. Cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, chính sự của nước Tấn, vốn làm bá chủ chư hầu trong phần lớn thời gian của thời Xuân Thu đã suy yếu, các họ khanh đại phu tranh quyền lẫn nhau, lấn át vua Tấn. Cuối cùng, còn lại ba họ đại phu là Hàn, Ngụy, Triệu. Trong số các khanh tộc còn lại ở nước Tấn, thì họ Ngụy có thế lực mạnh nhất. Thủ lĩnh họ Ngụy là Ngụy Tư thực hành chính sách thu hút nhân tài, mời được nhiều hiền sĩ như Địch Hoàng, Ngô Khởi, Lý Khôi, Nhạc Dương..., tiến hành cải cách đất nước. Về quân sự, họ Ngụy chủ trương liên kết với Hàn, Triệu, tiến hành chiến tranh với các nước khác như Tề, Sở, Tần, Trung Sơn, phát triển thế lực cường thịnh, trở thành bá chủ của Trung Nguyên. Năm 424 TCN, Ngụy Tư xưng hầu, tức Ngụy Văn hầu, tự đặt mình ngang hàng với vua nước Tấn. Từ đó, dù chưa được sự công nhận của thiên tử nhà Chu, song thế lực của họ Ngụy đã hoàn toàn độc lập với công thất nước Tấn. Nước Tần suy yếu. Trong khi đó, ở phía Tây của Tấn là nước Tần, nằm tại đất Ung hẻo lánh, thế lực ngày một suy yếu. Từ sau đời Tần Lệ công, nội loạn liên tiếp phát sinh ở Tần, ngôi vua thay đổi thường xuyên. Cộng thêm thế lực các nước Tây Nhung phát triển, thường hay dấy binh xâm lấn. Do vậy, mặc dù giáp ranh với Sở và Ngụy, nhưng không tham gia được vào các hội minh ở trung nguyên và bị các nước coi là Di Địch. Ở mặt trận phía đông, đất Hà Tây nằm ở ranh giới Tần, Ngụy, là vùng đất chiến lược quan trọng, là con đường để đi vào Trung Nguyên. Từ đời Tần Mục công, Hà Tây đã rơi vào tay nước Tần. Tuy nhiên khi Tần suy yếu, Ngụy lại dòm ngó đến đất Hà Tây. Quân Ngụy liên tục tấn công vào lãnh thổ nước Tần, trong khi đó Tần chỉ bị động phòng thủ. Diễn biến cuộc chiến. Chiến dịch thứ nhất. Giao tranh tại Thiếu Lương. Năm 419 TCN, quân Ngụy cho xây thành phòng thủ ở Thiểu Lương gần Hà Tây. Quân Tần thấy vậy, bất ngờ đem quân đến tấn công. Hai bên giao chiến ở đấy suốt ba năm từ 419 TCN đến 417 TCN. Năm 417 TCN, quân Ngụy đánh bại quân Tần, giành lại Thiếu Lương, tiếp tục tu bổ thành. Trong khi đó, quân Tần cũng tu bổ thành phòng thủ ở Phồn Bàng và xây thành Tịch Cô, nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân Ngụy. Quân Ngụy chiếm Phồn Bàng. Năm 413 TCN, Ngụy Văn hầu cử đại tướng trấn thủ Thượng Quận là Lý Khôi đem quân đánh nước Tần, đánh bại quân Tần ở Trịnh Huyền. Năm sau, thái tử Kích nước Ngụy đem quân tiến vào phá Phồn Bàng thành, đuổi dân về nước Tần. Chiến dịch thứ hai. Ngô Khởi ra quân. Năm 409 TCN, Ngụy Văn hầu cử Ngô Khởi làm chủ tướng, đem quân đánh vùng Lâm Tấn, và Nguyên Lý thuộc Hà Tây, xây thành phòng thủ ở đó. Quân Ngụy chiếm được Hà Tây. Năm 408 TCN, Ngô Khởi dẫn đại binh đánh Hà Tây, tiến đến Trịnh Huyền, công phá Lạc Âm và Cáp Dương. Trước sự tấn công mạnh mẽ của quân nước Ngụy, quân Tần không có khả năng chống giữ, đành phải rút về Lạc Thủy, xây thành ở Tuyền Thành phòng thủ. Cuộc chiến tranh Hà Tây kết thúc sau 11 năm với thắng lợi hoàn toàn thuộc về nước Ngụy. Quân Ngụy chiếm được toàn bộ vùng đất Hà Tây, lập thành quận Hà Tây. Ngụy Văn hầu theo ý kiến của Địch Hoàng, cho Ngô Khởi ở lại trấn giữ Hà Tây. Xung đột sau cuộc chiến. Với việc Hà Tây rơi vào tay nước Ngụy, quân Tần mất hẳn con đường đông tiến vào Trung Nguyên. Do đó, quân Tần ra sức thu phục lại Hà Tây. Năm 401 TCN, Tần Giản công phái binh đánh Hà Tây, tiến đến Dương Hồ nhưng sau đó không đủ sức để giữ, phải rút lui. Ngụy Vũ hầu phái Ngô Khởi và Vương Thác giám sát Hà Tây. Năm 393 TCN, Quân Ngụy đánh bại quân Tần ở đất Uông. Năm 390 TCN, Tần Huệ công muốn tiến lên Trung Nguyên, bèn tiến quân đánh nước Ngụy, giao chiến với quân Ngụy ở Vũ Thành. Năm sau, vua Tần đem 5 vạn quân tiến công quân Ngụy ở Âm Tấn, bị Ngô Khởi đánh bại. Năm 386 TCN, Ngụy Vũ hầu lại đánh Tần, bắt được tướng nước Tần ở Vũ Thành, nhưng sau đó bị quân Tần đánh lui. Những cuộc xung đột như thế nhằm tranh giành Hà Tây còn tiếp tục tiếp diễn song chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ, mãi cho đến khi trận chiến Hà Tây lần thứ hai nổ ra vào năm 366 TCN.
1
null
, tên chính thức là là một ngôi chùa cổ nằm ở Asakusa, Taitō, Tokyo, Nhật Bản. Đây là ngôi chùa cổ nhất của Tokyo, và là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở đây. Trước đây chùa thuộc phái Tendai, sau Chiến tranh thế giới II chùa không thuộc hệ phái nào. Nằm cạnh ngôi chùa là Thần xã Asakusa (một ngôi đền Thần đạo). Lịch sử. Ngôi chùa được xây dựng dành riêng cho việc thờ phụng Quan Âm ("Kan’on" trong tiếng Nhật). Theo truyền thuyết, một bức tượng của Kan’on đã được tìm thấy trên sông Sumida trong năm 628 bởi hai ngư dân, anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari. Trưởng làng, là ông Nakamoto Hajino, đã công nhận sự thiêng liêng của bức tượng và ông đã tu sửa ngôi nhà của mình thành một ngôi chùa nhỏ ở Asakusa, để người dân có thể thờ phụng Kan’on. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 645, là ngôi chùa cổ nhất Tokyo Trong những năm đầu của Mạc phủ Tokugawa, Tokugawa Ieyasu xem chùa Sensō như nơi thờ hộ mệnh của gia tộc Tokugawa. Khuôn viên chùa. Một chiếc lồng đèn giấy lớn được treo dưới cổng Kaminari ("Kaminari-mon", Lôi Môn) ở lối đi chính dẫn vào khuôn viên của chùa. Đi qua cổng là con đường thẳng dẫn về phía bắc đến cổng Hōzō ("Hōzō-mon", Bảo Tàng Môn) và điện Kan’on ("Kan’on-dō", Quan Âm Đường). Con đường nằm ở hai cổng dài khoảng 250 mét, ngang qua phố Nakamise. Ở đây có các cửa hàng nhỏ san sát nhau, bán đủ mọi thứ, từ đồ lưu niệm đến những bánh bao màn thầu và những con búp bê. Những chiếc quạt đầy màu sắc (có cả hai kiểu xếp được và không xếp được), ô dù và những chiếc lồng đèn, những chiếc áo happi, băng trò chơi điện tử, tất cả những thứ ấy bắt mắt và làm bạn phải dừng chân lại trên đường đi. Bây giờ còn có thêm phố Nakamise Mới cắt ngang phố cũ. Cuối con đường dài Nakamise là một không khí khác hẳn - một không gian khoáng đãng chỉ bị choán mất một phần bởi cổng Hōzō và Quan Âm Đường ở phía sau, ngôi chùa năm tầng phía bên trái. Bạn sẽ gặp đủ mọi hạng người trước Phật đường. Một số trong họ là khách hành hương, đang ném những đồng bạc vào các thùng phước sương hay mua những tờ giấy o-mikuji đoán chuyện tương lai. Những người khác đến đây dạo chơi hay đến cho chim câu ăn.
1
null
Aniliidae là một họ rắn chỉ gồm một chi "Anilius" đơn loài "A. scytale". Loài này có ở Nam Mỹ. Nó là loài đẻ trứng thai. Chế độ ăn uống của nó bao gồm chủ yếu là động vật lưỡng cư và bò sát. Hiện nay, hai phân loài được công nhận, bao gồm cả hình thức điển hình mô tả ở đây. Phạm vi địa lý. Chúng được tìm thấy ở vùng nhiệt đới bắc Nam Mỹ từ Venezuela, Guyana, Suriname và French Guiana đến Lưu vực Amazon ở Colombia, Ecuador, Peru, và Brazil.. Phân loại. Phân loại hiện đại giới hạn họ Aniliidae ở Nam Mỹ với loài duy nhất "Anilius scytale", trước đây gồm cả chi "Cylindrophis" ở châu Á nay được nâng thành họ riêng, Cylindrophiidae. Họ hàng gần nhất của Aniliidae là Trophidophiidae cận nhiệt đới.
1
null
Trận Hà Tây lần thứ hai (chữ Hán: 河西之戰, Hán Việt: "Hà Tây chi chiến") là trận chiến diễn ra vào thời Chiến Quốc, từ năm 366 TCN đến 330 TCN giữa nước Ngụy và nước Tần trong lịch sử Trung Quốc, diễn ra ở Hà Tây, Trung Quốc. Bối cảnh và nguyên nhân. Sơ lược về cuộc chiến lần thứ nhất. Sau khi cùng hai họ Hàn, Triệu chiếm được thực quyền ở nước Tấn, họ Ngụy ra sức củng cố thế lực của mình, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở Trung Nguyên. Năm 403 TCN, Chu Uy Liệt vương chính thức phong cho ba họ Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu, mở ra thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Trong khi đó, nước Tần nằm tại ở phía Tây Trung Nguyên, từ sau đời Tần Lệ công, nội loạn liên tiếp phát sinh, cộng thêm họa ngoại xâm nên thế lực ngày một suy yếu. Do vậy, mặc dù giáp ranh với Sở và Ngụy, nhưng không tham gia được vào các hội minh ở trung nguyên và bị các nước coi là Di Địch. Hà Tây là vùng đất chiến lược quan trọng của nước Tần, con đường để tiến quân vào Trung Nguyên, do vậy luôn bị nước Ngụy dòm ngó và hay đem quân xâm chiếm. Sau trận chiến Hà Tây lần thứ nhất diễn ra từ 419 TCN đến 408 TCN, toàn bộ đất Hà Tây lọt vào tay nước Ngụy. Những năm tiếp theo, Tần và Ngụy liên tục xảy ra xung đột. Một mặt, nước Tần muốn giành lại vùng đất Hà Tây để mở đường thông với Trung Nguyên, trong khi đó nước Ngụy muốn tiếp tục khuếch trương thế lực về phía Tây. Nhiều trận chiến giữa hai nước đã nổ ra nhưng chỉ với quy mô nhỏ và không đáng kể. Nước Tần chuẩn bị chiến tranh. Năm 384 TCN, nước Ngụy cho xây thành ở ba vùng Lạc Âm, An Ấp và Vương Viên để củng cố phòng thủ. Tuy nhiên, sau đó, do nước Triệu xâm nhập vào nước Vệ, thuộc quốc của Ngụy, nên Ngụy phải điều động bớt quân lực cùng nước Tề chi viện cho Vệ. Nước Triệu lại cầu cứu nước Sở. Năm nước chư hầu bước vào cuộc chiến kéo dài suốt bốn năm, do đó việc phòng thủ ở phía Tây nước Ngụy có phần không vững chắc. Trong khi đó ở nước Tần, sau nhiều năm biến động, cuối cùng năm 385 TCN đã bước vào ổn định với việc Tần Hiến công lên ngôi. Tần Hiến công ra sức củng cố thế lực, dời đô từ đất Ung sang Hàm Dương, yên định lại đất nước và chuẩn bị xuất quân chiếm lại Hà Tây. Diễn biến. Thời Tần Hiến công. Chiến dịch Lạc Âm. Năm 366 TCN, Ngụy Huệ vương liên minh với nước Hàn tấn công nước Tần, xây thành tại Vũ Thành để chuẩn bị tiến về phía đông, tiêu diệt nước Tần. Tuy nhiên quân Tần có sự chuẩn bị từ trước, cho quân phản kích, đánh bại liên quân Ngụy-Hàn ở Lạc Âm, nắm lại quyền chủ động trên chiến trường. Chiến dịch Thạch Môn Sơn. Năm 364 TCN, Tần Hiến công đích thân dẫn quân tiến vào lãnh thổ nước Ngụy, vượt qua Hà Tây, đến tận Hà Đông, giao chiến với quân nước Ngụy ở Thạch Môn Sơn. Quân Tần nhanh chóng đánh bại quân Ngụy, chém 6 vạn thủ cấp quân Ngụy. Trước tình thế nguy khốn, nước Ngụy cầu cứu nước Triệu. Quân Triệu kéo đến hợp binh với Ngụy, buộc quân Tần rút lui. Mặc dù không đạt được mục đích, song trận thắng ở Thạch Môn Sơn cũng góp phần làm nâng cao uy thế của nước Tần. Cùng năm 364 TCN, Chu Hiển vương sai sứ đến chúc mừng vua Tần thắng trận, phong làm bá chủ. Chiến dịch Thiếu Lương. Năm 363 TCN, Tần Hiến công lại đem quân đánh nước Ngụy, nhưng quân Ngụy có quân Triệu giúp sức, nên quân Tần phải rút lui. Sang năm 362 TCN, nước Ngụy xảy ra xung đột với Hàn, Triệu. Hai bên giao tranh tại Quái Thủy. Tần Hiến công nhân cơ hội đó, sai thứ trưởng Quốc đánh Thiếu Lương của nước Ngụy, đánh bại quân Ngụy, bắt sống tướng Công Tôn Tọa, chiếm lĩnh được Phồn Bàng. Sau khi Tần Hiếu công lên ngôi, nước Tần ra sức thu hút nhân tài, mời được người tài là Thương Ưởng, tiến hành biến pháp, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt quốc gia. Khi thế lực hùng mạnh, quân Tần bắt đầu kế hoạch chiếm lại Hà Tây. Trong khi đó kinh đô nước Ngụy nằm ở vùng An Ấp, ba mặt bị các nước Hàn, Triệu, Tần bao vây, gây khó khăn cho việc phòng thủ. Tháng 4 năm 361 TCN, Ngụy Huệ vương thiên đô đến vùng Đại Lương, sai Long Giả trùng tu Trường Thành ở Hà Tây để ngăn chặn bước tiến của quân nước Tần. Thời Tần Hiếu công. Chiến dịch Nguyên Lý. Sau khi thiên đô, nước Ngụy bắt đầu chấn chỉnh quân đội, cho quân phòng thủ nhằm ngăn chặn sự tấn công của các nước chư hầu lớn khác, và uy hiếp các chư hầu nhỏ phục tùng mình. Năm 354 TCN, nhân nước Ngụy giao chiến với nước Triệu, nước Tề, quân nước Tần thừa cơ đánh nước Ngụy, tiến vào Trường Thành ở Hà Tây, đánh bại quân Ngụy ở cứ điểm quan trọng là Nguyên Lý, giết 7000 quân nước Ngụy và chiếm Thiếu Lương. Nhân cơ hội đó, quân Tần tiến sang nước Hàn, chiếm Thượng Chỉ, An Lăng, Sơn Thị, bắt đầu tiếp cận Tam Tấn. Chiến dịch An Ấp, Cố Dương. Năm 352 TCN, Tần Hiếu công cử Thương Ưởng đem quân chủ lực tiến đến sông Hoàng Hà, vượt Hà Tây vào Hà Đông, chiếm lĩnh kinh đô cũ của nước Ngụy là An Ấp. Năm sau, Thương Ưởng lại đem quân đánh nước Ngụy, giành được yếu điểm Cố Dương ở Thượng Quân. Sau khi yên ổn biên giới với Hàn, Triệu, quân Ngụy tập trung binh lực phản công quân Tần, giành lại An Ấp, Thiếu Lương và bao vây Cố Dương. Trước tình hình đó, năm 350 TCN, Tần Hiếu công đành phải đến hội minh với Ngụy Huệ vương, xin trả lại toàn bộ Hà Tây cho nước Ngụy. Ngụy Huệ vương sai trùng tu trường thành ở phia Đông Cố Dương để ngăn chặn quân nước Tần, tạo liên hệ giữa Hà Đông với Đại Lương. Thương Ưởng lừa bắt Ngụy Ngang. Năm 344 TCN, Ngụy Huệ vương hội 12 nước chư hầu ở Phùng Trạch, sai sứ xin Chu Hiển Vương cho mình đem quân đánh nước Tần. Thương Ưởng đề nghị nên tôn vua Ngụy làm vương để nước Ngụy lui binh nhưng Tần Hiếu công không đồng ý, chỉ ra lệnh tập trung phòng thủ. Sau đó Thương Ưởng đến gặp vua Ngụy, đề nghị ra lệnh Hàn, Tống, Lỗ hội minh, tranh thủ sự đồng ý của Tần, Yên để"tiến hành vương lễ, sau sẽ đánh Tề, Sở". Sau không rõ vì sao nước Ngụy không xưng vương ngay, nhưng mưu đồ chuyển hướng tấn công của Ngụy sang Tề, Sở của Tần đã thành công. Năm 341 TCN, quân nước Tần nhân nước Ngụy vừa thất bại trước nước Tề ở Mã Lăng, đem quân đánh Ngụy. Năm sau, Thương Ưởng tâu với Tần Hiếu công, xin đánh Hà Tây để mở đường tiến lên Trung Nguyên khống chế chư hầu. Tần Hiếu công nghe theo, phong cho Thương Ưởng làm tướng, đem quân đánh Hà Tây của nước Ngụy, sau đó kéo đến Hà Đông. Ngụy Huệ vương sai em là công tử Ngang đưa quân đón đánh. Hai bên gặp nhau ở Ngô Thành. Thương Ưởng dùng kế đưa thư cho công tử Ngang, mời đến giảng hòa, Công tử Ngang cho là phải, đến hội thề với Vệ Ưởng. Vệ Ưởng sai võ sĩ mai phục, khi hội họp ăn thề xong, uống rượu, thì sai võ sĩ xông bắt công tử Ngang, rồi đánh bại quân Ngụy, đem Ngang về Tần. Quân Ngụy bị quân Tần đánh cho thảm bại. Ngụy Huệ vương đành phải xin cắt đất Hà Tây để quân Tần rút lui. Chiến dịch Ngạn Môn. Mặc dù đã có ước hẹn, nhưng Ngụy Huệ vương vẫn chần chừ không chịu giao đất Hà Tây. Do đó năm 338 TCN, Tần Hiếu công lại đem quân đánh nước Ngụy, đánh bại quân Ngụy ở Ngạn Môn, bắt sống tướng Ngụy Thác. Tần chiếm Hà Tây. Sau khi thi hành biến pháp, quốc lực nước Tần phát triển lớn mạnh, chuẩn bị tiến ra Trung Nguyên, trong khi đó nước Ngụy vẫn giữ đất Hà Tây không giao nộp. Năm 333 TCN, Tần Huệ Văn vương phong cho người nước Ngụy là Tê Thủ (tức Công Tôn Diễn) làm Đại Lương tạo, đem binh đánh Ngụy. Năm 332 TCN, Ngụy Huệ vương đành phải giao đất Âm Tấn cho Tần để lấy lòng. Tuy nhiên không bao lâu sau, Công Tôn Diễn lại đem quân đánh Ngụy, chiếm đất Điêu Âm thuộc Thượng Quận của Ngụy. Tướng nước Ngụy là Long Giả đem quân nghênh chiến, hai bên cầm cự nhau suốt ba năm (332 TCN - 330 TCN). Cuối cùng, năm 330 TCN, quân Tần đánh bại quân Ngụy, chém đầu 4 vạn quân Ngụy, bắt sống Long Giả làm tù binh, phá hết toàn bộ các căn cứ phòng thủ của Ngụy ở Hà Tây và Thượng Quận. Ngụy Huệ vương kinh sợ, phải cắt toàn bộ Hà Tây giao cho nước Tần. Kết quả và ý nghĩa. Trận chiến Hà Tây lần thứ hai kết thúc sau 36 năm giằng co với chiến thắng hoàn toàn thuộc về nước Tần. Chiến thắng này mở ra bước ngoặt mới cho nước Tần, thông con đường từ phía tây tiến vào Trung Nguyên. Những năm tiếp theo, quân nước Tần thừa cơ liên tiếp công kích nước Ngụy, lần lượt hạ Tiêu Thành, Khúc Ốc, Phần Âm, Bồ Dương, khống chế toàn bộ vùng đất phía Tây sông Hoàng Hà. Từ đó, thế lực nước Tần phát triển ngày càng lớn mạnh, tiến lên Trung Nguyên, uy hiếp các nước, tạo tiền đề cho việc thống nhất Trung Quốc hơn 100 năm sau.
1
null
Christine Jacoba Aaftink (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1966) là một vận động viên trượt băng tốc độ người Hà Lan. Cô tham gia chủ yếu ở cự ly 500 mét đến 1000 mét và đã thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 1998, 1992 và 1994. Thành tích tốt nhất của cô là vào năm 1992 ở nội dung 500 mét đến 1000 mét, cô đã xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Năm 1994 tại Thế vận hội Mùa đông 1994 cô là người mang lá cờ về của đoàn thể thao Hà Lan. Cô đã giành được 2 huy chương đồng tại World Sprint Speed Skating Championships for Women vào năm 1990 và 1991. Vận động viên:
1
null
Ernest Beaux (sinh ngày 8 tháng 12 năm 1881 - mất ngày 9 tháng 6 năm 1961) là một nhà pha chế và tạo mùi nước hoa Pháp và Nga, một người được biết đến với việc tạo ra Chanel No.5 – được xem là dòng nước hoa nổi tiếng nhất thế giới trong lịch sử nước hoa. Tiểu sử. Ông sinh ra vào ngày 08/12/1881, trong một ngôi làng thuộc thủ đô Moscow nước Nga. Ông sống gần nhà xưởng và văn phòng của A.Rallet & Co, một hãng nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất nước hoa, xà bông và các loại mỹ phẩm. Và khởi đầu may mắn cho ông đó là người cha gốc Pháp của ông – Edouard Beaux, là chuyên viên về mùi và là thành viên trong ban quản lý của Rallet. Có thể nói rằng, con đường dẫn Ernest tới với thế giới nước hoa là một điều gì đó rất hiển nhiên và suôn sẻ. Nhưng nếu như Ernest Beaux không thấy hứng thú, không đủ đam mê cũng như lòng kiên nhẫn tìm tòi và thử nghiệm để tạo ra những mẫu mùi thì khó có thể theo đuổi đến cùng và đạt được những ghi dấu kỳ tích trong lịch sử nước hoa như vậy. Những gián đoạn lịch sử. Sau khi hoàn thành chương trình học hệ nhị (thời gian tương đương chương trình học cao đẳng của Việt Nam hiện nay) vào năm 1898, Ernest Beaux vào làm việc cho hãng Rallet trong vai trò chuyên viên phòng thí nghiệm với khâu xà phòng hóa. Hai năm sau đó, ông phải tạm dừng lại công việc để đi nghĩa vụ quân sự ở Pháp. Và sau này, cuộc đời ông còn có rất nhiều lần bị gián đoạn nữa do thời thế và ông cũng như rất nhiều người cùng thời đã phải dừng lại công việc để gia nhập quân ngũ vì chiến tranh. Đặc biệt là vào năm 1914, Chiến tranh Thế giới I bùng nổ, Beaux đã trở lại và phụng sự trong quân ngũ. Lịch sử vẫn còn ghi nhắc lại sự khốn cùng, cơ cực của nhân dân Nga, những người lính chiến, sau khi nước Nga thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận. Đến năm 1917, nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh phải rút ra khỏi khối đồng minh. Cuộc đời của Beaux (1881-1861) cũng như những người cùng thời ông, chắc chắn là đã phải chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến. Tuy nhiên trước, trong hay sau chiến tranh, dù phải hy sinh nghiệp riêng để chiến đấu phụng sự Tổ Quốc, ông vẫn giữ sự đam mê về nước hoa và chuyên tâm kiên định con đường điều chế nước hoa của mình sau khi xuất ngũ. Những hương hoa của thời đại. Năm 1907, Beaux đã tạo ra loại nước hoa đầu tiên của riêng ông, nhưng để tạo được tiền đề cho tên tuổi ông thì phải nhắc đến mùi hương của nhãn hiệu "Bouquet de Napoleon" (Tạm dịch: Bó hoa của Napoleon, chữ bouquet ở đây có thể được viết gọn từ "bouquet de fleurs" - những bó hoa), một mẫu mùi được ông hồi tưởng từ những dịp kỷ niệm trận Borodino, trận chiến lịch sử mà sự thất bại của đội quân Napoleon trước sự hùng cường của quân đội Nga đã đưa nước Nga cận đại lên một vị thế mới trên võ đài quốc tế. (Trận chiến này không chỉ đem lại cảm hứng chế tác chất mùi cho Beaux mà còn đi vào tác phẩm nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình" của đại văn hào Lev Tolstoy.) Và tới năm 1913, Beaux được biết tới với thành tựu tạo ra mùi hương "Bouquet de Catherine". Khi chế nên chất mùi này, ông muốn đem lại một mùi hương tưởng nhớ 300 năm vương triều Romanov (vương triều thứ hai và cũng là vương triều cuối cùng trong lịch sử nước Nga). Ngoài hai mẫu mùi nổi tiếng kể trên, thì vào khoảng thời gian này, ông còn tạo ra một số chất mùi khác chưa định dòng nước hoa, đến nay vẫn còn được dùng đến như "Red Moscow". Ernest Beaux thực sự là một chuyên gia pha chế tạo mùi tài năng. Có điều dường như là ổng quá hoài cổ khi dùng tới những mùi hương để hồi tưởng tới quá khứ. Và sau này, một người bạn của ông, nhà tạo mẫu và cũng là một ý tưởng gia A.Lemercier, đã gợi ý Beaux nên suy nghĩ về việc tạo những dòng nước hoa có phong cách sao cho phù hợp với phương hướng phát triển của môi trường và xã hội. Huyền thoại No.5. Nhờ lắng nghe lời khuyên của Lemercier, Beaux đã mày mò tìm ra được những dòng hương mới. Trong suốt những năm 1919, 1920, tin chắc vào dòng sản phẩm "Bouquet de Catherine" (hương thơm Catherine), Beaux đã phát triển thêm một số dòng nước hoa nữa và đó cũng là khởi đầu cho "Chanel No.5" và "Chanel No.22". Nhưng thành công vượt trội để Ernest Beaux trở thành nhân vật huyền thoại trong lịch sử của lĩnh vực tạo hương thì không thể không nhắc đến nữ hoàng thời trang Coco Chanel. "Tôi muốn dành cho phụ nữ một loại nước hoa nhân tạo". Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Coco Chanel đã mong ước như thế, một thứ nước hoa là sự kết hợp hài hòa của nhiều thứ phản ánh tính cách của bà, "một thứ gì đó trừu tượng nhưng độc đáo sẽ làm cho phụ nữ có được vẻ quyến rũ, huyền bí, không cần phô trương mà vẫn hấp dẫn và gợi cảm*. Để biết ước mong này thành hiện thực, Coco Chanel đã tìm đến ông phù thủy của hương thơm Ernest Beaux và đó là cơ duyên cho sự ra đời dòng nước hoa huyền thoại "Chanel No.5" như bây giờ. Có nhiều giai thoại kể về cái tên No.5. Như số 5 là số may mắn của Chanel. Và trong phòng thí nghiệm, các chuyên gia thường đánh số cho các mẫu mùi, và mẫu mùi được Chanel chọn, đáp ứng cái mong ước trên kia của bà chính là lọ được đánh số No.5. Ngoài No.5 là mùi hương nổi tiếng nhất ra, thì dưới bàn tay pha chế tạo mùi của Ernest Beaux cũng đã có rất nhiều dòng hương khác cũng nổi tiếng, như một số dòng nước hoa Pháp "Bouquet de Napoleon, Bouquet de Catherine", "Bois des Îles, Nº 22", và dòng nước hoa Nga "Red Moscow",…
1
null
James William Fulbright (9 tháng 4 năm 1905 – 9 tháng 2 năm 1995) từng là nghị sĩ Thượng viện Hoa Kỳ, đại diện cho bang Arkansas từ 1945 đến 1975. Fulbright là một đảng viên Đảng Dân Chủ, đồng thời cũng là người trung thành với chủ nghĩa đa phương. Ông đã ủng hộ việc sáng lập ra Liên Hợp Quốc và cũng là người giữ chức chủ tịch lâu nhất trong lịch sử Ủy ban đối ngoại của Thượng viện (Senate Foreign Relations Committee). Fulbright đã phản đối chủ nghĩa McCarthy và Ủy ban Phi Mỹ Hạ viện (House Un-American Activities Committee - HUAC), sau đó ông trở nên nổi tiếng khi phản đối những dính líu của Mỹ tới chiến tranh Việt Nam. Những nỗ lực của ông trong việc thiết lập một chương trình trao đổi quốc tế cuối cùng đã đem đến kết quả là việc ra đời một chương trình học bổng hữu nghị mang tên ông, chương trình Fulbright. Tổng thống Bill Clinton đã tuyên dương ông là một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đã trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống cho Fulbright tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông, Vinh danh và di sản. Năm 1996, Đại học George Washington đã đổi tên một khu nội trú theo tên ông. Hội trường J. William Fulbright ("Fulbright Hall") này đã được công nhận là một di tích lịch sử của Quận Columbia vào ngày 28 tháng 1 năm 2010 và được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 6 năm 2010. Một Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Arkansas cũng mang tên ông ("J. William Fulbright College of Arts and Sciences"). Tượng của ông cũng được dựng trong khuôn viên Đại học Arkansas. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2002, trong một bài phát biểu tại sự kiện khánh thành tượng tại Đại học Arkansas, người cùng xuất thân từ Arkansas là Bill Clinton đã nói: Trong quá trình dỡ bỏ các tượng đài trong các cuộc biểu tình George Floyd, di sản của Fulbright đã được cộng đồng Đại học Arkansas kiểm tra lại, vì một bức tượng trong khuôn viên trường và tên của Trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật J. William Fulbright. Fulbright từng là một cựu sinh viên năm 1925, giáo sư và hiệu trưởng trường đại học từ năm 1939-41. Một cuộc tranh luận sôi nổi đã thảo luận về tiếng tăm của ông như một kẻ phân biệt chủng tộc, người bảo vệ sự phân biệt chủng tộc và đã ký vào Tuyên ngôn miền Nam ("") năm 1956. Những người bảo vệ ghi nhận hồ sơ của ông về các vấn đề quốc tế và giáo dục, đặc biệt là Chương trình Fulbright. Một người viết tiểu sử Fulbright từng biết Fulbright khẳng định ông không phải là người phân biệt chủng tộc, nhưng ủng hộ các chính sách phân biệt đối xử được mong đợi đối với một thượng nghị sĩ miền Nam vào thời điểm đó, trong khi một người viết tiểu sử khác tóm tắt di sản của Fulbright là "một người khổng lồ chính trị ở Arkansas, theo cả hai cách tốt và xấu". Một hội đồng đại học đã bỏ phiếu để dỡ bỏ bức tượng và đổi tên trường, nhưng Hội đồng Quản trị Hệ thống Đại học Arkansas (mà Fulbright từng làm chủ tịch UA) đã bỏ phiếu để giữ cả hai do luật tiểu bang yêu cầu Đại hội đồng Arkansas phê duyệt để dỡ bỏ tượng đài. Chương trình Fulbright. Chương trình Fulbright được thành lập vào năm 1946 theo luật do Thượng nghị sĩ lúc bấy giờ là J. William Fulbright của Arkansas đưa ra. Chương trình Fulbright được tài trợ bởi Cục Văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Khoảng 294.000 "Fulbrighter", 111.000 từ Hoa Kỳ và 183.000 từ các quốc gia khác, đã tham gia vào Chương trình kể từ khi bắt đầu hơn 60 năm trước. Chương trình Fulbright trao khoảng 6.000 khoản tài trợ mới hàng năm. Hiện tại, Chương trình Fulbright hoạt động tại hơn 155 quốc gia trên toàn thế giới.
1
null
Antidicomarianite (Tiếng Hy Lạp: ἀντιδικομαριανῖται, nghĩa là "địch thủ của Maria ", từ ἀντίδικ-ος kẻ thù + Μαρία Mary) là một thuật ngữ được sử dụng bởi những người tranh cãi về giáo lý trọn đời đồng trinh của Đức Maria trong suốt thế kỷ thứ 3 đến thứ 5. Thuật ngữ này được áp dụng cho các Kitô hữu tin rằng các anh chị em của Giêsu được đề cập đến trong Tân Ước không phải là con của Giuse bởi một cuộc hôn nhân trước đó (điều đã trở thành chính thống trong thế kỷ thứ 3), nhưng là con của Giuse và Maria sau khi đã sinh ra Giêsu. Không có bằng chứng nào cho thấy tự bản thân các Kitô hữu "chống lại Maria" trong ý nghĩa của từ này. Những bài viết chống lại giáo phái "Antidicomarianite" được tìm thấy trong các tác phẩm khác nhau của giáo hội ở thế kỷ thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Tài liệu tham khảo sớm nhất có nói đến giáo phái này là của Tertullian, giáo lý về chúng được đề cập rõ ràng bởi Origen (Homilia trong Lucam, III, 940). Cuộc tranh luận này xuất phát từ việc các anh chị em của Giêsu được nói đến trong Tân Ước (Mátthêu 13:56 và Máccô 6:3 vv.) Arius, Eudoxius và Eunomius, là những người đã ủng hộ rất lớn cho việc giảng dạy lạc giáo này. Giáo phái này đạt đến sự phát triển lớn nhất trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo vào cuối thế kỷ thứ tư. Cái tên Antidicomarianites đã được áp dụng cho lạc giáo này được sử dụng bởi Thánh Epiphanius, người đã viết một bức thư chống lại họ. Trong đó nhất mạnh đến lịch sử giáo lý của tín điều đồng trinh và tuyên bố những bằng chứng do nhóm lạc giáo đưa ra là giả dối (Thánh Epiphanius, Contra Hæres., lxxviii, 1033 sqq.). Các Ebionites là những người đầu tiên cho rằng Giêsu là con trai của Giuse và Maria, không phải là con của Thiên Chúa. Học thuyết này đã gây tranh cãi ngay cả đối với các tín đồ của giáo phái. Sau đó họ đã thay đổi rằng, mặc dù Maria sinh ra Giêsu qua Chúa Thánh Thần, nhưng sau đó Giuse và Maria tiếp tục sống đời sống hôn nhân và có thêm nhiều đứa con khác. Giáo phái này từ chối luôn công thức "Maria" được sử dụng trong phụng vụ tiếng Hy Lạp và La Mã. Mặc dù Martin Luther bảo vệ giáo lý trọn đời đồng trinh của Đức Maria nhưng ngày nay một số người Tin Lành đồng tình với quan điểm của Lutheran Richard CH Lenski, người theo "Antidocomarianites," cho rằng Maria và Giuse có những đứa con riêng của mình sau khi sinh Giêsu.
1
null
Bệnh vẩy phấn hồng là một rối loạn tự hạn chế, đặc trưng bằng những dát hồng ban có vảy không triệu chứng trên thân người. Tỷ lệ mới mắc và bệnh nguyên. Bệnh vẩy phấn hồng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. Tỷ lệ mới mắc tăng lên vào mùa xuân, mùa thu và những đợt bệnh bùng phát quen thuộc gợi ý đến nhiễm trùng như virus có thể là tác nhân gây bệnh. Mô bệnh học. Mô bệnh học không có giá trị chẩn đoán mà bệnh sử chính xác và khám lâm sàng cẩn thận là những trợ giúp tích cực hơn cho chẩn đoán. Nếu làm sinh thiết có thể thấy thâm nhiễm chân bì chủ yếu là tế bào lympho, mật độ trung bình, phù nhú và một vài hồng cầu ngoại mạch. Có thể quan sát thấy hình ảnh lớp Malpighi trong biểu bì tại rìa của tổn thương tiến triển. Hình ảnh mô bệnh học này tương tự như trong giang mai giai đoạn hai và vì bệnh cảnh lâm sàng cũng tương tự nên bác sĩ da liễu phải khai thác bệnh sử chính xác và đôi khi vẫn có thể xảy ra nhầm lẫn. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào nên làm xét nghiệm huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng. Tổn thương trên lâm sàng đầu tiên trong bệnh vẩy phấn hồng là đốm báo trước. Đây là đốm hồng ban độc lập với viền vẩy nhỏ ở ngoại vi, thường thấy trên thân người 1 tuần trước khi xuất hiện phát ban chính. Sau đó là xuất hiện những dát hình ovan cũng có vẩy ở ngoại vi vùng trên thân, đùi, và cánh tay. Những tổn thương trên thân mình có xu hướng có trục dọc song song với các xương sườn tạo hình ảnh phân bố tổn thương kiểu "cây thông noel". Hiếm gặp tổn thương ở bàn tay, bàn chân, trên da đầu và những tổn thương thường không có triệu chứng mặc dù có thể bị ngứa nhẹ. Trường hợp nặng có thể kèm theo những tổn thương mủ. Nói chung, bệnh vẩy phấn hồng tự thuyên giảm trong 4 – 8 tuần nhưng thể không điển hình hoặc thể nặng có thể dai dẳng hơn. Chẩn đoán phân biệt. Cần phải xem xét chẩn đoán phân biệt với giang mai giai đoạn hai, phát ban do thuốc, lang ben và đôi khi là vẩy nến giọt. Các xét nghiệm huyết thanh học sẽ loại trừ được giang mai và xét nghiệm nấm âm tính sẽ loại trừ được lang ben. Khai thác tốt tiền sử sẽ loại trừ được phát ban do thuốc, và đôi khi có thể cần sinh thiết để loại trừ vẩy nến. Điều trị. Một khi chẩn đoán đã được thiết lập thì tất cả những gì cần làm là đánh giá lại bản chất lành tính và tự hạn chế của bệnh. Có thể làm giảm ngứa bằng bôi steroid có tác dụng vừa. Nguồn tham khảo. Các bệnh Da liễu thường gặp- Bs. Việt Hà, Bs. Phan Hoa, Bs. Bích Thủy, Bs. Hải Yến- Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2011
1
null
Abdelkader Aamara ( - sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962, tại Bouarfa) là một chính trị gia của Đảng Công lý và Phát triển Maroc. Từ ngày 3 tháng 1 năm 2012, ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, thương mại và công nghệ trong nội các của Abdelilah Benkirane.
1
null
Youssef Amrani ( - sinh ngày 23 tháng 9 năm 1953 tại thành phố Tangier) là một ngà ngoại giao và là chính trị gia của Đảng Istiqlal người Maroc. Từ ngày 3 tháng 1 năm 2012, ông giữ chức vụ đại biểu - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và hợp tác trong nội các của Abdelilah Benkirane. Trước khi đề cử ông là công chức tại Bộ Ngoại giao ở Thủ đô Rabat từ năm 1978. Ông cũng từng là lãnh sự và Đại sứ của Maroc đến các nước nói tiếng Tây Ban Nha và là Tổng thư ký của Liên minh Địa Trung Hải cho đến tháng 2 năm 2012.
1
null
Rắn rầm ri cá (tên khoa học: Acrochordus granulatus) là một loài rắn trong họ Acrochordidae. Loài này được Schneider mô tả khoa học đầu tiên năm 1799. Nó hoàn toàn sống thủy sinh và hầu như không làm gì được trên cạn. Không có phân loài nào được công nhận. Phân bố. Loài này phân bố tại Ấn Độ (bao gồm cả quần đảo Nicobar, quần đảo Andaman), Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar (Burma), Trung Quốc (Hải Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia (bán đảo Mã Lai và Đông Malaysia), Singapore, các đảo thuộc Philippines (bao gồm Palawan: quần đảo Calamian, Panay), Indonesia (Ambon, Flores, Irian Jaya, Java, Jobi, Schouten, Sulawesi, Sumatra, Ternate, Timor, We, Komodo), Papua New Guinea (kể cả các đảo vệ tinh), New Guinea, quần đảo Solomon, Vanuatu, Australia (dọc theo vùng duyên hải Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland, Tây Úc).
1
null
Rắn rầm ri cóc (tên khoa học: Acrochordus javanicus) là một loài rắn trong họ Acrochordidae. Loài này được Hornstedt mô tả khoa học đầu tiên năm 1787. Nó là loài điển hình của chi "Acrochordus". Phân bố. Loài này phân bố trong khu vực Đông Nam Á, trừ Việt Nam (loài này có ở Việt Nam nhưng số lượng ít và rất hiếm gặp), Campuchia và Thái Lan về phía nam qua Malaysia, Singapore tới Indonesia (Kalimantan, Sumatra, Java và Borneo).
1
null
Benignus Ritter von Safferling (30 tháng 11 năm 1825 – 4 tháng 9 năm 1895) là một Thượng tướng Bộ binh của Bayern, từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức và là Bộ trưởng Chiến tranh dưới triều vua Otto của Bayern. Tiểu sử. Von Safferling chào đời tại Freising. Năm ông lên tám, ông đến Hy Lạp cùng với cha mình, một người lính của vua Otto. Vào năm 1835, thân phụ của ông đã tử trận tại Argos, khi đang là chỉ huy của một trung đoàn thương kỵ binh. Không lâu sau đó, Von Safferling gia nhập đội thiếu sinh quân Aegina. Với cấp bậc hạ sĩ, ông đã được chuyển sang Trung đoàn Bộ binh số 2 ở Hy Lạp. Vào năm 1843, khi người Bayern phải rời bỏ Hy Lạp, ông gia nhập quân đội Bayern, tại đây ông lên quân hàm Thiếu úy năm 1845, Trung úy năm 1849 rồi Đại úy năm 1859. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), và phục vụ với tư cách là một Thiếu tá của Bộ Tổng tham mưu trong Sư đoàn I Vương quốc Bayern dưới quyền chỉ huy của tướng Stephan trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Sau khi cuộc chiến tranh, ông là đại diện quân sự của Bayern trong Bộ Chỉ huy tối cao ("Oberkommando") của lực lượng chiếm đóng của Đức ở Pháp cho đến năm 1872. Trở lại Bayern, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh của các lực lượng tập huấn, một đội ngũ có nhiệm vụ giảng dạy các nguyên tắc diễu binh của Phổ trong quân đội Bayern. Vào năm 1874, ông lên quân hàm Thượng tá và là tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ "Đức Vua", rồi hai năm sau ông lên quân hàm Đại tá. Với cấp bậc Thiếu tướng, ông được thuyên chuyển sang Metz, nơi ông nhậm chức tư lệnh của một lữ đoàn chiếm đóng của Bayern. Vào năm 1886, ông trở thành Trung tướng và chủ tịch cơ quan quân pháp tối cao "Generalauditoriat", sang năm sau ông trở thành tướng phụ tá và tư lệnh của Sư đoàn số 2 Vương quốc Bayern. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1890, ông nhậm chức Bộ Chiến tranh Phổ. Cùng năm đó, ông được phong cấp Thượng tướng Bộ binh vào ngày 20 tháng 9, và được trao tặng quyền Công dân danh dự của Regensburg. Ritter von Safferling về hưu theo yêu cầu của ông vào ngày 5 tháng 6 năm 1893. Ông đã từ trần tại Partenkirchen, và được mai táng ở Alter Nördlicher Friedhof tại München.
1
null
Trăn siết mồi hay Trăn boa thông thường (danh pháp khoa học: "Boa constrictor") là một loài rắn lớn trong họ Boidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Đây là một thành viên của Họ Trăn Nam Mỹ sinh sống ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như một số hòn đảo ở Caribbea. Da loài này có hoa văn màu sắc của rất khác nhau và nổi bật. Mười phân loài hiện đang được công nhận, mặc dù một số trong số phân loài gây tranh cãi. Trăn xiết mồi "Boa constrictor" là một loài rắn lớn (trăn), dù nó chỉ có kích thước vừa phải nếu so với các trăn lớn như trăn gấm và trăn Miến Điện, thường đạt chiều dài từ tùy thuộc vào khu vực và con mồi. Có thể nhận ra dị hình lưỡng tính ở loài này, với con cái thường lớn hơn con đực. Chiều dài thường thấy của trăn cái trưởng thành là , và con đực là . Con cái thường vượt quá , đặc biệt trong điều kiện nuôi nhốt, chiều dài đạt tới hoặc thập chí .
1
null
Corallus hortulanus,:tên thông thường tiếng Anh: Amazon tree boa, macabrel, Cook's tree boa, common tree boa, garden tree boa. là một loài trăn được tìm thấy tại Nam Mỹ. Không có phân loài nào hiện được công nhận. Con trưởng thành phát triển đến chiều dài trung bình 5 tới 6.5 feet (1.5–2 m). Loài này cực kỳ đa dạng về màu sắc và hoa văn.
1
null
Trăn anaconda Bolivia có danh pháp khoa học Eunectes beniensis là một loài rắn trong họ Boidae. Loài này được Dirksen mô tả khoa học đầu tiên năm 2002. Loài này chỉ được biết đến ở vùng đông bắc của Bolivia, nhưng chúng có thể hiện diện ở các vùng lân cận của Brazil. Hiện con trăn này vẫn chưa được chính xác kích thước chúng, nhưng chúng được cho là dài 5,2m và nặng 95 kg. "Trăn anaconda Bolivia" được cho là kết quả của sự lai tạo giữa hai loài anaconda xanh và vàng, nhưng sau đó được xác định lại là một loài riêng biệt. Tình trạng phân loại là không rõ ràng, do có rất ít thông tin và sự giống nhau về vẻ ngoài với "trăn Anaconda vàng". Nó có liên quan mật thiết với trăn anaconda vàng và "trăn anaconda đốm đen".
1
null
Trăn anaconda đốm đen hay còn gọi là Trăn anaconda De Schauensee's có danh pháp khoa học Eunectes deschauenseei là một loài rắn trong họ Boidae. Loài này được Dunn & Conant mô tả khoa học đầu tiên năm 1936. Loài này là loài đặc hữu của vùng Đông Bắc Nam Mỹ. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Phân loại. Tên cụ thể, "deschauenseei", là để vinh danh nhà nghiên cứu chim Rodolphe Meyer de Schauensee người Mỹ, đã tặng một mẫu vật cho Sở thú Philadelphia vào năm 1924. Địa phương điển hình được đưa ra là "có thể được thu thập trên đảo Marajo ở cửa sông Amazon". Phân bố và môi trường sống. "E. deschauenseei" được tìm thấy ở Nam Mỹ, ở đông bắc Brazil (các bang Pará và Amapá) và Guiana thuộc Pháp. "E. deschauenseei" là một loài bán thủy sinh thường được tìm thấy trong vùng đầm lầy, ngập nước theo mùa ở độ cao dưới 300 m (980 ft). Kích thước. Chiều dài chúng được đo vào khoảng 3,15- 4,6m và cân nặng là 30– 65 kg.
1
null
Trăn anaconda xanh còn gọi là Trăn anaconda hay Trăn boa nước có danh pháp khoa học Eunectes murinus là một loài rắn nước khổng lồ trong họ Trăn Nam Mỹ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1758. Đây là loài rắn lớn nhất và nặng nhất còn tồn tại. Anaconda xanh là loài rắn nặng nhất thế giới và là một trong những loài rắn dài nhất thế giới, khi trưởng thành tối thiểu dài tới 5,21 m và nặng 95kg. Các mẫu trưởng thành điển hình trung có thể dài 6,25- 7,53m, con cái khi trưởng thành thường lớn hơn con đực. Trọng lượng ít được nghiên cứu hơn, được thống kê từ 115kg đến 225kg, ở những cá thể lớn chúng có thể dài 9,31m và nặng 350kg . Đây là loài rắn lớn nhất của châu Mỹ, mặc dù nó hơi ngắn hơn trăn gấm, nhưng nó mập mạp hơn nhiều: một cá thể anaconda xanh dài 9,31m sẽ có thể so sánh với một cá thể trăn gấm có chiều dài 9,75 m. "Trăn Anaconda xanh" là loài nặng nhất trong tất cả loài rắn còn tồn tại hoặc bò sát có vảy trên thế giới, chúng có cân nặng lên đến 350kg, trong khi trăn gấm chỉ nặng 265kg. Các báo cáo về những con anaconda dài 15m (45ft) cũng tồn tại, nhưng những tuyên bố như vậy cần được xem xét một cách thận trọng, vì không có mẫu vật nào có độ dài như vậy được gửi vào bảo tàng và thiếu bằng chứng xác nhận.
1
null
Trăn anaconda vàng còn gọi là Trăn anaconda Paraguay hoặc Trăn anaconda Beni có danh pháp khoa học Eunectes notaeus là một loài rắn trong họ Boidae. Loài này được Cope mô tả khoa học đầu tiên năm 1862. Đây là loài đặc hữu ở Nam Mỹ. Nó là một trong những loài rắn lớn trên thế giới nhưng nhỏ hơn so với họ hàng gần gũi của nó, trăn anaconda xanh. Giống như tất cả trăn khác, loài này không độc và giết chết con mồi của nó bằng cách siết chặt. Không có phân loài nào được công nhận. Các cá thể dài từ 4,5m đến 6,5 m (10,8 đến 14,4 ft) trong tổng chiều dài. Con cái thường lớn hơn con đực. Chúng có cân nặng từ 65–135 kg (143 đến 297 lb).
1
null
Sanzinia madagascariensis là một loài trăn trong họ Boidae. Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1844. Đây là loài bản địa Madagascar. Con trưởng thành dài 122–152 cm, dù có mẫu vật dài đến 183–213 cm nhưng không phổ biến. Trăn cái lớn hơn trăn đực.
1
null
Adelophis foxi là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Rossman & Blaney mô tả khoa học đầu tiên năm 1968. Tham khảo. Mendoza-Quijano, F. & Santos-Barrera, G. 2007. "Adelophis foxi". In: IUCN 2007. "2007 IUCN Red List of Threatened Species".<www.iucnredlist.org>. Downloaded on ngày 23 tháng 4 năm 2008. Rossman, D.A. and Blaney, R.M. 1968. A new Natricine snake of the genus Adelophis from western Mexico. Occasional Papers of the Museum of Zoology, Louisiana State University 35: 1-12
1
null
Adelphicos daryi là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Campbell & Ford mô tả khoa học đầu tiên năm 1982. Từ nguyên. Tên cụ thể của loài này là "daryi", được đặt để vinh danh nhà sinh vật học người Guatemala Mario Dary Rivera (1928-1981). Phân bố và môi trường sống. Đây là loài đặc hữu của vùng cao nguyên miền trung Guatemala, chúng sống trong các khu rừng thông và sồi với độ cao từ . Hành vi. "Adelphicos daryi" là loài động vật trên cạn, ở hang và phần lớn hoạt động về ban đêm. Tình trạng bảo tồn. Loài này đang bị đe dọa bởi sự phát triển đô thị.
1
null
Adelphicos latifasciatum là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Lynch & Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1966. Tham khảo. Flores-Villela, O., Canseco-Márquez, L. & Muñoz-Alonso, A. 2007. "Adelphicos latifasciatum". In: IUCN 2007. "2007 IUCN Red List of Threatened Species".<www.iucnredlist.org>. Downloaded on ngày 23 tháng 4 năm 2008.
1
null
Adelphicos latifasciatum là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Stuart mô tả khoa học đầu tiên năm 1941. Đây là loài đặc hữu của Guatemala, nơi loài này có thể được tìm thấy trong rừng thông sồi và mây trên Sierra de las Minas, dãy núi Cuilco, Sierra de los Cuchumatanes và Sierra de Xucaneb, ở độ cao 1.200–2.200 m. Loài rắn này sinh sống trên cạn, sống hóa thạch và chủ yếu là sống về đêm. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống do nông nghiệp và việc xuất khẩu cây "Chamaedaphne calyculata".
1
null
Ahaetulla prasina là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Phân bố. Loài rắn này phân bố rộng rãi ở các nước châu Á, như Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
1
null
Arizona elegans (tên thường gọi trong tiếng Anh: glossy snake, "rắn bóng" và faded snake, "rắn phai màu") là một loài rắn cỡ vừa đặc hữu miền Tây Nam Hoa Kỳ và México. Loài này gồm nhiều phân loài, trong đó "A. elegans occidentalis" có khi được tách ra làm loài riêng. Phân loià. Phân loài của "Arizona elegans" là: Mô tả. "A. elegans" có bề ngoài tương tự với "Pituophis" spp. Tuy vậy, "A. elegans" có kích thước nhỏ lớn, đầu hẹp ngang, nhọn hơn và đa dạng hơn về màu sắc, hoa văn. Nó mang tên gọi "faded snake" ("rắn phai màu") trong tiếng Anh do màu trên thân mình nó có thể trông khá nhợt nhạt. Đa số phân loài có tổng chiều dài 75–130 cm (khoảng 30–50 in). Chiều loài tối đa đã ghi nhận là 142 cm (56 in). Ở mặt lưng, nó có màu nâu, da bò hay xám với hoa văn trên lớp vảy trơn bóng, còn mặt bụng thì có màu trắng hay màu kem. Màu sắc biến thiên đa dạng dựa trên màu đất nơi rắn sinh sống. Môi trường sống. Môi trường sống thường là đồng cỏ bán khô cằn tại miền tây nam Hoa Kỳ, từ California bên phía tây lan đến Kansas về phía đông, vươn xa về phía nam đến Texas và bắc México. Hành vi và chế độ ăn. Đây là rắn không độc, sống về đêm, săn thăn lằn nhỏ. Đôi lúc có thể bắt gặp chúng trên gác mái. Sinh sản. Đây là loài đẻ trứng. Con trưởng thành sính sản vào cuối xuân-đầu hè. Mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Con non mới nở có tổng chiều dài khoảng .
1
null
Bogertophis rosaliae là danh pháp hai phần của loài rắn chuột Baja, được đánh giá là một trong các loài đặc hữu của miền bắc Mêxicô và một số vùng thuộc miền tây nam Hoa Kỳ. Loài này thuộc nhóm rắn sa mạc (Desert Ratsnakes). Tên tiếng Việt "rắn chuột Baja" này dịch từ nguyên gốc tiếng Tây Ban Nha của người dân địa phương Mêxicô gọi tên loài này là "Culebra-ratonera de Baja". Loài này không có nọc độc, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 38. Nguồn gốc tên gọi. Tên khoa học đầy đủ của rắn chuột Baja là Bogertophis rosaliae (Mocquard, 1899), trong đó:
1
null
Boiga cynodon là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Đây là loài bản địa châu Á. Loài này có chiều dài lên đến 2 m. Loài rắn này ăn chủ yếu là chim nhỏ và trứng chim, nhưng cũng có thể có thằn lằn và động vật có vú nhỏ. Boiga cynodon là một loài đẻ trứng, với những con cái trưởng thành về tình dục đẻ 6-12 cho mỗi lứa.
1
null
Rắn rào khoang vàng (Boiga dendrophila) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827.. Loài này có ở Việt Nam. Phân bố. Phân Bố ở Thái Lan và các nước Đông Nam Á, di chuyển sang lân cận biên giới Việt Nam Độc. Đây là loài rắn có độc nhưng không mạnh và nằm ở nanh sau, các trường hợp bị cắn nặng nhất là sưng tấy tại vùng bị cắn / Vẫn chưa có trường hợp chết người nào. Thức ăn. Ăn chuột,chim và các rắn khác Nuôi nhốt. Lót chuồng: có thể sử dụng dớn, rêu rừng, mùn dừa Thức ăn: rắn sinh sản có thể ăn chuột và rắn, con rắn rừng thì tùy con ăn chuột hoặc ăn rắn Nhiệt độ: trung bình từ 27 tới 31 độ C là ổn
1
null
Calamaria griswoldi là một loài rắn trong họ Rắn nước Colubridae. Thường được gọi là rắn sậy lùn hoặc rắn sậy lót Từ nguyên học. Loài này được Loveridge mô tả khoa học đầu tiên năm 1938. Phạm vi địa lý. "C. griswoldi" được tìm thấy ở Malaysia. Mô tả. "C. griswoldi" là một loài nhỏ. Tổng chiều dài tối đa (bao gồm cả đuôi) là . Sinh sản. "C. griswoldi" là loài đẻ trứng.
1
null
Calamaria sangi là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Nguyễn Quảng Trường, Koch & Ziegler mô tả khoa học đầu tiên năm 2009. Tên khoa học của loài rắn này được đặt theo tên của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
1
null
Rắn mai gầm Thành (Calamaria thanhi) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Ziegler & Quyet mô tả khoa học đầu tiên năm 2005. Tính ngữ loài "thanhi" được đặt theo tên nhà động vật học Vũ Ngọc Thành. Phân bố. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố tại tỉnh Quảng Bình và khu vực giữa dãy Trường Sơn. Khu vực phân bố điển hình: cạnh vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
1
null
Rắn sọc dưa hay còn được gọi là rắn rồng hay rắn hổ ngựa (Danh pháp khoa học: "Coelognathus radiata") là một loài rắn trong họ Rắn nước (Colubridae). Loài rắn này được bởi mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1827. Loài này phân bố ở Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia. Đặc điểm. Đây là loài rắn lành (không độc), cỡ lớn trong họ Rắn nước, dài tới 2m. Đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu nâu xám,phân biệt rõ với cổ. Lưng màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn. Có một đường chạy ngang qua gáy. Từ mắt có ba đường đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống môi trên còn một đường qua thái dương nối với vòng đen ở gáy. Loài rắn không độc sống trên cạn, song rất dữ, dễ bị kích thích, thường gặp ở đồng bằng và trung du, thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, leo trèo giỏi trên các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh. Khi gặp nguy hiểm có tập tính tự vệ đặc biệt. Dựng đứng một phần ba thân về phía trước lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Miệng há rộng, hung hăng, doạ nạt, dữ tợn như tập tính của rắn ráo hoặc rắn hổ trâu khi chuẩn bị cắn vào kẻ thù. Chúng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm. Có tập tính săn đuổi mồi. Mồi chủ yếu là chuột, ngoài ra có cả thằn lằn và ếch nhái, đôi khi ăn cả cá và chim non. Đẻ trứng từ tháng 5 - 7, khoảng từ 5 - 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng. Ở miền Bắc Việt Nam, rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3. Thông qua đó, chúng có giá trị bảo vệ thực vật (diệt chuột), thương phẩm (da thuộc dài, rộng, đẹp), thực phẩm đặc sản và dược liệu: ngâm chung cùng với rắn ráo trâu vào rượu ngâm bộ ba (cạp nong, hổ mang, rắn ráo) (rượu Tam xà) thành rượu ngâm bộ năm rắn (rượu Ngũ xà) cổ truyền chữa tê thấp và đau nhức khớp xương.
1
null
Liopeltis herminae là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boettger mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Đây là loài đặc hữu Nhật Bản. "Ptyas herminae" được tìm thấy ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản. "Ptyas herminae" có thể đạt tổng chiều dài 58 cm, bao gồm đuôi dài khoảng 11 cm.
1
null
Dasypeltis scabra là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Rắn ăn trứng thoi được tìm thấy ở châu Phi cận Sahara. Nó cũng có thể được tìm thấy ở Ả Rập Saudi và các nước khác ở Trung Đông. Hành vi. Loài ăn trứng hình thoi là loài kiếm ăn ban đêm. Mặc dù chủ yếu sống trên cạn, nó là loài leo trèo giỏi và được biết đến với khả năng mở rộng các mỏm đá và leo cây để kiếm ăn ở các tổ chim. Chế độ ăn. "Dasypeltis scabra" chỉ ăn trứng. Miệng có những đường gờ nhỏ, song song, rất giống dấu vân tay của con người, giúp nắm bắt vỏ trứng. Sau khi nuốt phải, trứng sẽ bị thủng bởi các vi khuẩn gây thủng đốt sống chuyên biệt kéo dài vào thực quản. Sau đó, lớp vỏ này sẽ trào ra thành một mảnh và phần bên trong của nó được chuyển đến dạ dày.
1
null
Dispholidus typus là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1828. Nó hiện là loài duy nhất trong chi, mặc dù một số loài và phân loài đã được mô tả trong quá khứ. Tên phổ thông của nó, boomslang, có nghĩa là "rắn cây" trong tiếng Afrikaans và tiếng Hà Lan ("booom" có nghĩa là "cây" và "slang" có nghĩa là "rắn"). Đây là loài bản địa và hạn chế ở châu Phi cận Sahara. Nó được tìm thấy ở Nam Phi, Eswatini, Mozambique, Botswana, Namibia và phía bắc xuyên qua châu Phi cận Sahara. Loài này có nọc độc rất nguy hiểm, nếu bị chúng cắn, máu sẽ chảy khắp các bộ phận có lỗ cơ thể gồm: tai, mũi, mắt, ... và cả vết thương (xem thêm trường hợp Karl Patterson Schmidt tử vong vì nọc độc của rắn này). Môi trường sống. "Boomslang" là loài leo trèo xuất sắc và sống trên cây cao, sống chủ yếu ở các khu vực có rừng. "D. typus" sống ở các bụi cây karoo, thảo nguyên, rừng đất thấp và đồng cỏ. "Boomslang" cũng có thể được tìm thấy trên mặt đất khi săn mồi, kiếm ăn hoặc trú ẩn. Thỉnh thoảng chúng sẽ ẩn náu dưới lòng đất khi thời tiết khắc nghiệt. Sinh sản. "Boomslang" là loài đẻ trứng và một con cái trưởng thành có thể đẻ tới 30 quả trứng, chúng được đẻ trong thân cây rỗng hoặc khúc gỗ mục nát. Trứng có thời gian ấp tương đối dài (trung bình 3 tháng). Con đực mới nở có màu xám với các đốm xanh, con cái mới nở có màu nâu nhạt. Chúng đạt được màu sắc trưởng thành sau vài năm. Những con non có chiều dài khoảng 20 cm (7,9 in) và không gây nguy hiểm cho con người, nhưng có nọc độc nguy hiểm khi chúng đạt chiều dài khoảng 45 cm (18 in) và chu vi dày bằng ngón tay nhỏ nhất của người trưởng thành. Hành vi. Chúng sinh hoạt ban ngày và hầu như chỉ sống trên cây. Chúng sống ẩn dật, và di chuyển từ cành này sang cành khác khi bị truy đuổi bởi những con vật lớn hơn. Chế độ ăn của nó bao gồm tắc kè hoa và các loài thằn lằn sống trên cây khác, ếch, và đôi khi là động vật có vú nhỏ, chim và trứng từ các loài chim làm tổ và trứng loài bò sát, tất cả đều được nó nuốt chửng. "Boomslang" cũng ăn các loài rắn khác, bao gồm cả việc ăn thịt đồng loại của chúng. Khi thời tiết mát mẻ, "boomslang" ngủ đông trong thời gian ngắn, thường cuộn tròn bên trong tổ kín của chim rồng rộc.
1
null
Heterodon platirhinos là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Latreille mô tả khoa học đầu tiên năm 1801. Chúng là một loài colubridae không độc loài đặc hữu của Bắc Mỹ. Không phân loài hiện đang được công nhận. Phạm vi địa lý. Heterodon platirhinos được tìm thấy ở miền đông Trung bộ Minnesota và Wisconsin tới miền nam Ontario, Canada và cực nam New Hampshire, miền Nam tới miền nam Florida và phía tây đến miền đông Texas và miền tây Kansas. Mô tả. Cá thể trưởng thành dài trung bình đo 71 cm (thân + đuôi), với con cái lớn hơn so với con đực. Cá thể dài nhất được ghi nhận dài 116 cm. Đặc điểm phân biệt nhất là mõm hếch, thuận tiện cho việc đào đất cát. Vảy có nhiều loại màu khác nhau, có thể có màu đỏ, xanh lá cây, cam, nâu, xám đen, hoặc những màu khác tùy địa phương. Chúng có thể có đốm, rô, hoặc không có hoa văn. Bụng thường có màu xám rắn, màu vàng hoặc màu kem. Trong loài này dưới của đuôi là nhẹ hơn so với bụng. Nọc độc. Mặc dù H. platyrhinos có răng nanh phía sau, nó thường được coi loài không độc vì nó không có hại cho con người. Heterodon có nghĩa là "răng khác nhau", trong đó đề cập đến các răng mở rộng ở phía sau của hàm trên. Những răng tiêm một nọc lưỡng cư cụ thể nhẹ vào con mồi, và cũng được sử dụng để "chọc xì hơi" con cóc phồng như quả bóng để dễ nuốt hơn. Con người bị chúng cắn người dị ứng với nước bọt đã được biết đến để trải nghiệm sưng tại chỗ, nhưng không có trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Tình trạng bảo tồn. Loài này được phân loại là loài ít quan tâm trong sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa (năm đánh giá: 2007). Tuy nhiên, nó là một loài gia tăng mối quan tâm bảo tồn, đặc biệt là ở phần đông bắc của phạm vi của nó.. Các tiểu bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ, nơi loài này hiện diện, nó hiện đã "liệt kê" tình trạng bảo tồn trong bốn (Connecticut, New Hampshire, New York và Rhode Island). [13] giảm chú ý được cho là kết quả của những áp lực do con người trực tiếp bao gồm mất môi trường sống và phân mảnh, chết khi băng qua đường, suy thoái môi trường, và giết người có chủ ý. Noted declines are believed to be the result of direct anthropogenic pressures including habitat loss and fragmentation, road mortality, environmental degradation, and intentional killing.. Hành vi phòng thủ. Khi bị đe dọa, các cổ là phẳng và đầu được nâng lên khỏi mặt đất, không giống như một con rắn hổ mang. Chúng cũng rít và sẽ tấn công, nhưng không cố gắng để cắn. Nếu mối đe dọa này là từ động vật ăn thịt, loài rắn này thường cuộn lên lưng nó và giả chết, phát ra một mùi xạ hương hôi từ lỗ huyệt của nó và để cho lưỡi của nó treo trên miệng của nó. Chế độ ăn. Chúng chủ yếu là động vật lưỡng cư, và đặc biệt thích ăn cóc. Loài rắn này có sức đề kháng với độc tố cóc tiết ra. Khả năng miễn dịch này được cho là đến từ tuyến thượng thận phì đại mà tiết ra một lượng lớn các kích thích tố để chống lại chất độc da mạnh mẽ của con cóc. Ở phía sau của mỗi hàm trên, chúng có răng lớn có hình, mà không phải là rỗng cũng không có rãnh, giúp chục chọc thủng làm cóc xì hơi để dễ nuốt. Chúng cũng ăn động vật lưỡng cư khác, giống như ếch và kỳ nhông.
1
null
Otto August Knappe von Knappstädt (22 tháng 4 năm 1815 tại Oels – 16 tháng 2 năm 1906 tại Neubrandenburg), là một sĩ quan quân đội Phổ, làm đến quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham gia một số trận đánh lớn trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Otto là con trai của August Christoph Kappe von Knappstädt (1775 – 1852), một sĩ quan Phổ, đã được thăng đến cấp Thiếu tướng. Sau khi học trung học tại Prenzlau và Neubrandenburg, Knappe von Knappstädt đã gia nhập lực lượng quân đội Phổ với tư cách là một lính ngự lâm trong Trung đoàn Bộ binh số 40. Vào năm 1834, ông được phong quân hàm Thiếu úy, và kể từ năm 1837, ông phục vụ trong Tiểu đoàn Bộ binh Lehr. Vào năm 1838, ông được bổ nhiệm làm phụ tá tiểu đoàn vào năm 1850 ông lên quân hàm Trung úy. Cùng năm đó đó, ông được chuyển sang làm sĩ quan phụ tá cho viên trấn thủ của Luxemburg. Ông được phong cấp Đại úy năm 1852, Thiếu tá năm 1859 rồi lên quân hàm Thượng tá năm 1864. Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ vào năm 1866, ông là Đại tá và Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Alexander số 1. Ông chỉ tham chiến trong giai đoạn cuối của trận Königgrätz và đơn vị dưới quyền ông chịu thiệt hại rất nhẹ trong trận chiến. Vào năm 1870, Knappe von Knappstädt lên chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 3. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã chỉ huy đơn vị này trong trận Gravelotte đẫm máu vào ngày 18 tháng 8: lữ đoàn của ông bị thiệt hại hết sức nặng nề và bản thân vị chỉ huy cũng bị thương. Phải đến tháng 12 năm 1870, ông mới trở lại tham chiến và chỉ huy lữ đoàn của mình trong cuộc vây hãm thủ đô Pháp. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc với thảm bại của Pháp, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng vào năm 1871. Knappe von Knappstädt là thành viên của một ủy ban có vai trò cố vấn về quân luật cho Đế quốc Đức, trước khi được lên cấp Trung tướng và được ủy nhiệm làm sĩ quan của quân đội. Đồng thời, ông được cử sang Württemberg làm Tư lệnh của Sư đoàn số 27 (số 2 Vương quốc Württemberg). Ông giữ chức vụ này từ ngày 18 tháng 5 năm 1876 cho tới ngày 8 tháng 12 năm 1878. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1878, ông nghỉ hưu. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1895, khi ông đã 80 tuổi, ông được phong quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh.
1
null
Imantodes cenchoa là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Nó ăn tắc kè, ếch, trứng bò sát và trứng ếch. Phân bố. Miền Nam Mexico, Guatemala, Honduras, Belize, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Colombia, Venezuela, French Guiana, Brazil, Bolivia, Paraguay, Peru, Argentina, Ecuador, Trinidad và Tobago.
1
null
Trong tô pô và các ngành toán học liên quan, không gian tích là tích Descartes của một họ không gian tô pô được trang bị một tôpô gọi là tô pô tích. Tô pô này khác với các loại khác, điển hình là tô pô hộp. Tô pô hộp của một không gian tích trở thành tô pô tích khi nó xác định trên không gian hữu hạn. Tuy vậy, tô pô tích cho phép không gian tích thực hiện được phép tích đối với các nhân tử của nó. Định nghĩa. Không gian "X" thỏa mãn là tích Descartes của không gian tô pô formula_2, đánh số bởi formula_3, và phép chiếu formula_4": formula_5 → formula_2, tô pô tích trên formula_5 được định nghĩa là tô pô yếu nhất (hay tô pô có ít tập mở nhất) đối với mọi phép chiếu liên tục formula_4. Tô pô tích còn được gọi là tô pô Tychonoff. Cho formula_16 được định nghĩa bởi formula_17 và cho formula_18 được định nghĩa bởi formula_19. thì họ formula_20 với formula_21 mở trong formula_5 và formula_23 mở trong formula_10 là một cơ sở con của tô pô formula_11. formula_26 là một họ được đánh chỉ số các không gian tô pô, formula_27 Định nghĩa tô pô tích trên formula_5 là tô pô sinh bởi formula_29. formula_30 có một cơ sở là formula_31 Tô pô tích trên formula_32 có cơ sở là những tập có dạng formula_33 với formula_34 mở trong formula_2 cho mỗi formula_36 và formula_37 trừ ra hữu hạn giá trị formula_36. Tính Chất. Không gian tích formula_5, cùng với phép chiếu chuẩn tắc, đặc trưng bởi tính chất phổ quát sau: Nó thể hiện không gian tích là tích phạm trù của các không gian tô pô. Từ tính chất phổ quát trên, ánh xạ formula_68 là liên tục nếu và chỉ nếu formula_69 liên tục cho mọi formula_64. Trong nhiều trường hợp có thể dễ dàng kiểm tra rằng hàm formula_71 là liên tục. Tuy nhiên chứng minh formula_72 liên tục thì khó hơn; và cần đến giả thiết formula_4 liên tục. Để thỏa mãn tính liên tục, phép chiếu chuẩn tắc formula_74 cần thêm tính chất là những ánh xạ mở. Điều này có nghĩa là bất kỳ tập con mở nào của không gian tích vẫn là mở khi thực hiện chiếu chúng vào formula_75. Điều ngược lại không đúng: nếu formula_76 là không gian con của không gian tích mà phép chiếu vào mọi formula_75 là mở, thì formula_76 không cần thiết là không gian mở trong formula_5.Các phép chiếu chuẩn tắc nói chung không phải là ánh xạ đóng (ví dụ formula_80, mà phép chiếu lên hai trục tọa độ là formula_81). Tô pô tích còn gọi là "tô pô hội tụ theo từng điểm" bởi vì: một dãy số (hoặc lưới) trong "X" hội tụ nếu và chỉ nếu mọi phép chiếu của nó vào không gian formula_75 hội tụ. Đặc biệt, nếu xét không gian formula_83 của mọi hàm giá trị thực trên formula_5, sự hội tụ trong tô pô tích là giống với sự hội tụ theo điểm của hàm số. Một định lý quan trọng về tô pô tích là định lý Tychonoff: tích của một họ không gian compact bất kỳ là compact. Định lý này có thể chứng minh dễ dàng cho trường hợp hữu hạn, trong khi trường hợp tổng quát tương đương với tiên đề chọn.
1
null
Natrix tessellata là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768. Phân bố. Loài rắn này được tìm thấy trên khắp châu Âu và châu Á: Liban, Israel, Đức, Thụy Sĩ, Áo, Pháp, Croatia, Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Cộng hòa Macedonia, Serbia, Ý, Cộng hòa Séc, Slovakia, Ba Lan, Albania, Romania, Bulgaria, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Síp, Afghanistan, Nga, Ukraina, Armenia, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Iraq, Liban, Syria, Jordan, Yemen, Ai Cập, Pakistan, Trung Quốc
1
null
Nerodia clarkii là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Baird & Girard mô tả khoa học đầu tiên năm 1853. Loài rắn này được tìm thấy ở Đông Nam Hoa Kỳ, trong các đầm lầy nước lợ dọc theo Vịnh Mexico từ Florida đến Texas, với dân số ở phía bắc Cuba. Có 3 phân loài.
1
null
Rắn nước có đai hay rắn nước phía nam ("Nerodia fasciata") là một loài rắn chủ yếu sống dưới nước, không có nọc độc, thuộc Họ Rắn nước (Colubridae) đặc hữu ở miền trung và đông nam Hoa Kỳ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1766. Phạm vi phân bố. Chúng được tìm thấy từ Indiana, phía nam đến Louisiana và phía đông đến Florida. Miêu tả. Các con trưởng thành dài từ 61 đến 106,7 cm, với kích thước tổng chiều dài có kỷ lục là 158,8 cm (phân loài Florida). Trong một nghiên cứu về loài này, khối lượng cơ thể trung bình các con trưởng thành là 464,4 g. Chúng thường có màu xám, xám xanh hoặc nâu, với các đai màu đen. Nhiều cá thể có màu tối đến mức tạo các đai trên mình của chúng hầu như không thấy rõ. Chúng có đầu phẳng, và khá nặng. Nếu bị kích thích, chúng sẽ phóng thích một loại xạ hương có mùi hôi để ngăn chặn những thú săn mồi. Ngoại hình của chúng khiến chúng thường bị nhầm lẫn với những loài rắn khác mà chúng chia sẻ chung môi trường sống, bao gồm cả loài rắn có nọc độc ít phổ biến hơn, Agkistrodon piscivorus. Môi trường sống. Chúng sinh sống ở hầu hết các môi trường nước ngọt như hồ, đầm lầy, ao và suối. Chế độ ăn. Chúng chủ yếu săn cá và ếch. Sử dụng cơ quan nội tạng của nó, chúng có thể dò ra protein parvalbumin trong chất nhầy của da con mồi. Sinh sản. Phương thức sinh sản của chúng là noãn thai sinh, đẻ con thay vì đẻ trứng. Kích thước một lứa có thể từ 9 đến 50 con. Con non có chiều dài từ 200 đến 240 mm. Phân loài. Ba phân loài được công nhận, bao gồm cả các phân loài định danh, là: Phân loại. Một số nguồn xem "Nerodia clarkii nénicauda" và "Nerodia clarkii taeniata" là phân loài của "Nerodia fasciata". Ngoài ra, một số nguồn đã xem "Nerodia fasciata" là một phân loài của "Nerodia sipedon".
1
null
Nerodia taxispilota là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Holbrook mô tả khoa học đầu tiên năm 1838. Chúng là rắn không độc đặc hữu của vùng đông nam Hoa Kỳ. Phạm vi địa lý. "N. taxispilota" được tìm thấy ở các vùng ven biển thấp hơn từ đông nam Virginia, qua Bắc Carolina, Nam Carolina và Georgia, đến bắc và tây Florida (Bờ biển vùng Vịnh), sau đó về phía tây qua Missouri, Alabama và Mississippi, đến Louisiana, thường là từ mực nước biển đến độ cao 500 feet (150 m). Chúng cũng rất phổ biến ở michigan. Mô tả. Loài rắn nước này có thân hình rất nặng và cổ hẹp hơn đầu một cách rõ rệt. Mặt lưng có màu nâu hoặc nâu gỉ sắt với một hàng khoảng 25 vết đen hoặc nâu sẫm, hình vuông ở lưng. Các đốm nhỏ tương tự xen kẽ ở các bên. Ở bụng, nó có màu vàng, đánh dấu nhiều bằng màu đen hoặc nâu sẫm. Vảy lưng xếp thành 27-33 hàng (nhiều hơn bất kỳ loài rắn nước Bắc Mỹ nào khác), và nó có hai đến bốn múi thái dương trước (thường là một ở những con khác). Cá thể trưởng thành có tổng chiều dài từ 30-60 in. (76–152 cm); chiều dài kỷ lục 69 inch (175 cm).
1
null
Oligodon cyclurus là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1864. Loài rắn này sinh sống ở đông nam Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Hành vi. Nhà bò sát học và tự nhiên học Henrik Bringsøe, phát hiện thói quen ăn thịt cóc nhà của loài rắn này ở Thái Lan và công bố kết quả nghiên cứu hôm 11 tháng 9 năm 2020 trên tạp chí "Herpetozoa". Loài rắn này có những chiếc răng sắc như dao ở hàm trên để xẻ thịt con mồi, chúng tiết ra chất chống đông máu tiết ra từ tuyến Duvernoy nằm sau hốc mắt con rắn. Chúng nhắm vào khoang bụng và ăn cơ quan nội tạng khi cóc còn sống, sau đó bỏ lại xác con mồi. Trong trường hợp con cóc nhỏ hơn, loài rắn này có thể nuốt chửng con mồi thay vì chỉ rạch bụng ăn nội tạng.
1
null
Rắn má Cúc hay rắn trán Cúc, tên khoa học Opisthotropis cucae, là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được các nhà sinh vật học Patrick David, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường & Thomas Ziegler mô tả khoa học đầu tiên năm 2011. Chúng được đặt tên theo tên của nhà lưỡng cư học người Việt Hồ Thu Cúc. Loài rắn này là loài đặc hữu của Kon Tum, Việt Nam.
1
null
Rắn sọc khoanh, tên khoa học Orthriophis moellendorffi, là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boettger mô tả khoa học đầu tiên năm 1886. Chúng được đặt tên khoa học theo nhà khoa học người Đức Otto Franz von Möllendorff (1848–1903). Loài rắn này có ở Việt Nam, chúng được xếp vào nhóm nguy cấp trong Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam. Đặc điểm. Đó là một loài rắn có đầu và đuôi đỏ chót, chúng sinh sống tại nhiều địa phương trải dài từ miền núi phía Bắc cho đến khu vực Bắc Trung Bộ. Do có hoa văn giống trăn nên chúng còn được gọi bằng nhiều tên khác như trăn lèn, trăn đá, trăn lạt... tùy theo từng địa phương. Chúng là một loài rắn không có nọc độc và rất hiền lành đối với con người. Chúng còn được nhiều người Việt Nam nuôi làm cảnh vì màu sắc độc đáo của chúng. Tại một số địa phương, chúng còn trở thành một đặc sản bổ dưỡng có hương vị đậm đà. Do bị săn bắt và mất môi trường sống, số lượng của chúng đã suy giảm mạnh trong tự nhiên. Do bị săn bắt và mất môi trường sống, số lượng của chúng đã suy giảm mạnh trong tự nhiên. Tin đồn. Người dân xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang đã phong một loài rắn lạ thường xuyên xuất hiện tại địa phương là "rắn thần", do chúng hay xuất hiện quanh đền Cấm thuộc xóm 16, xã Tràng Đà. Người dân cho rằng đây là một ngôi đền rất thiêng, và những con rắn đỏ, còn gọi là "ngựa ngài", chính là phương tiện đi lại của các bậc thần linh ở nơi đây. Xung quanh những con rắn này đã xuất hiện nhiều câu chuyện mang đậm màu sắc huyền bí, kì dị mà không một ai có thể kiểm chứng. Điều này khiến chẳng ai dám "mạo phạm" vào loài "rắn thần". Xét trên phương diện bảo tồn, việc "thần thánh hóa" rắn sọc khoanh dường như lại là điều tích cực, vì nó bảo vệ cho loài rắn này không bị con người xâm hại.
1
null
Pantherophis alleghaniensis là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Holbrook mô tả khoa học đầu tiên năm 1836. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm trong mùa hè, và ban ngày vào mùa xuân và mùa thu. Chúng ở trong hang dưới đất và có khả năng leo trèo xuất sắc, và có thể bơi trong nước. Chúng được tìm thấy dưới các hốc đá, và trong cây dưới vỏ cây lá. Chúng cuốn chặt lại, và rắn trưởng thành ăn chủ yếu động vật máu nóng còn rắn non ăn chủ yếu là động vật máu lạnh. Thức ăn bao gồm các động vật gặm nhấm, thằn lằn, ếch, và các loài chim và trứng của chúng. Những con rắn cũng có thể ăn gà và gà con, vì thế tên phổ biến là rắn gà. Phân bố. "Pantherophis alleghaniensis" được tìm thấy ở Canada, đặc biệt nam Ontario, và ở Hoa Kỳ phía đông sông Apalachicola ở Florida, đông sông Chattahoochee ở Georgia, đông dãy núi Appalachia, phía bắc đến đông nam New York và tây Vermont, đông Pennsylvania, Maryland, South Carolina, North Carolina, Georgia, phía đến Florida Keys. chicken snake; and in Florida, yellow rat snake and Everglades rat snake Tại Florida Panhandle, loài này lai với "Pantherophis spiloides".
1
null
Pantherophis guttatus (tên tiếng Anh: "corn snake") là một loài rắn chuột nhỏ chuyên khuất phục con mồi bằng cách xiết. Nó được tìm thấy trên khắp miền đông nam và trung Hoa Kỳ. Sự hiền lành, kích thước vừa phải và màu sắc bắt mắt của loài này khiến chúng trở thành một loài bò sát kiểng phổ biến. Dù bề ngoài tương tự rắn độc "Agkistrodon contortrix" và thường bị giết do nhầm lẫn này, "P. guttatus" vô hại đối với con người. Chúng giúp kiểm soát số lượng các động vật gặm nhấm chuyên phá hoại mùa màng và lan truyền bệnh. Mô tả. Con trưởng thành có chiều dài đạt . Trong tự nhiên, chúng sống khoảng 6–8 năm, nhưng trong điều kiện có thể đạt đến hơn 23 tuổi. Chúng có thể được phân biệt với "A. contortrix" bởi màu sắc sáng hơn, thân hình mảnh hơn và không có hốc chạm nhiệt.
1
null
Parahelicops annamensis là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Bourret mô tả khoa học đầu tiên năm 1934. Phân bố. Phân bố ở các tỉnh Đà Nẵng và Kon Tum ở miền trung Việt Nam và tỉnh Xe Kong ở đông nam Lào, cũng có thể chúng sinh sống Quảng Nam. Môi trường sống. Một cá thể được tìm thấy ở một con suối đá nhỏ, chảy xiết ở địa hình dốc ở độ cao 1.280 đến 1.500 mét trong rừng thường xanh. Đe dọa. Có thể chúng bị đe dọa bởi nạn khai thác gỗ ở Việt Nam vì các địa điểm phân bố của chúng dễ tiếp cận bằng đường bộ. Còn ở Lào thì chúng nằm trong khu vực bảo tồn nơi mà khó tiếp cận. Bảo tồn. Không có hành động bảo tồn chi tiết.
1
null
Rắn bình mũi Sa Pa (danh pháp: Pararhabdophis chapaensis) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Bourret mô tả khoa học đầu tiên năm 1934.. Loài này có ở Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Ren "et al." (2018) cũng cho rằng "Pararhabdophis" lồng sâu trong chi "Hebius" và đề xuất gộp "Pararhabdophis chapaensis" vào chi này với danh pháp mới là "Hebius chapaensis".
1
null
Philodryas baroni là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Berg mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Đây là loài rắn đặc hữu của khu vực Nam Mỹ. Từ nguyên. Tên Latinh cụ thể của loài "baroni" được đặt để vinh danh Manuel Barón Morlat, ông là người đã thu thập các mẫu vật đầu tiên của chúng. Mô tả. Loài này có thể đạt tới tổng chiều dài vào khoảng (bao gồm cả đuôi). Con đực nhỏ hơn con cái. Chiều dài của đuôi bằng khoảng 30% tổng chiều dài cơ thể chúng. Loài này được biết đến là loài dài nhất trong chi "Philodryas". Đầu chúng nhỏ và thon dài, với một chiếc vảy mũi nhô ra, tạo thành một chiếc mũi nhỏ linh hoạt, phát triển hơn ở con đực. Màu sắc cơ thể của chúng có phần thay đổi. Thường thì chúng có màu lục, tuy nhiên các mẫu vật được tìm thấy có khuynh hướng là màu lam hoặc là màu nâu. Hoa văn cơ thể chúng có thể giống nhau hoặc có sọc đen dọc lưng và sườn, trước một phần ba cơ thể. Vùng bụng dưới, bên chỗ vạch đen có thể có màu trắng hoặc trắng hơi vàng, đôi khi có màu lục hoặc lam. Thức ăn. Chúng ăn các loài chuột nhỏ, thằn lằn nhỏ và các loài lưỡng cư. Sinh sản. Chúng là loài đẻ trứng. Nọc độc. Chúng là loài opisthoglyphous, tức là các răng nanh được trang bị ở phía sau. Chúng không có nọc độc mạnh, tuy nhiên vẫn cần hết sức cẩn thận. Các tác dụng quan sát được chỉ phù nề kèm theo đau rát nhẹ và tối thiểu là chảy máu cục bộ. Tập tính. Chúng là loài rắn sống hoàn toàn ở trên cây, hoạt động mạnh vào ban ngày. Chúng thường không hiếu chiến. Khi sợ hãi, chúng sẽ tiết ra một chất có mùi hôi từ lỗ huyệt. Phân bố và môi trường sống. Loài này có thể được tìm thấy ở Argentina, Bolivia và Paraguay. Chúng sinh sống trong các khu rừng và rừng thưa savan.
1
null
Philodryas olfersii là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Lichtenstein mô tả khoa học đầu tiên năm 1823. Từ nguyên. Tên cụ thể của loài rắn này là "olfersii" được đặt để vinh danh nhà tự nhiên học người Đức Ignaz von Olfers. Mô tả. Loài này đạt tổng chiều dài tối đa từ 1 đến 1.5 mét (khoảng 40 đến 60 inch) (bao gồm cả đuôi). Sinh sản. Chúng là loài đẻ trứng. Mỗi quả trứng có kích thước khoảng 5 xentimét (khoảng 2 inch). Thức ăn. Chúng ăn các loài gặm nhấm, thằn lằn, lưỡng cư và các loài chim, đặc biệt là chim non. Ngoài ra, chúng cũng ăn thịt những loài rắn khác, bao gồm cả những con có kích thước lớn gần bằng chúng. Phân loài. Một số nguồn không công nhận bất kỳ phân loài nào của loài này. Tuy nhiên, các nguồn khác vẫn công nhận ba phân loài dưới đây, bao gồm cả phân loài không điển hình: Phân bố. Chúng là loài bản địa ở miền nam Nam Mỹ, bao gồm Brazil, Bolivia, tây bắc Paraguay và bắc Argentina.
1
null
Platyceps collaris là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Müller mô tả khoa học đầu tiên năm 1878. Đây là loài bản địa Trung Đông, môi trường sống tự nhiên của nó là thảm thực vật cây bụi kiểu Địa Trung Hải, vùng núi đá, đất canh tác, đồng cỏ, các đồn điền, và vườn nông thôn. Miêu tả. Loài rắn này có thân mảnh mai, đuôi dài, có tổng chiều dài 70 cm ở châu Âu nhưng dài đến 100 cm ở phía đông phạm vi của phân bố của loài này ở châu Á.
1
null
Rắn hổ xiên mắt (danh pháp khoa học: Pseudoxenodon macrops) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Blyth mô tả khoa học đầu tiên năm 1855. "P. macrops" là một loài khá biến đổi với màu nâu và gần như hơi đen với các thanh ngang ngắn. "P. macrops" ăn trên ếch và thằn lằn. "P. macrops" là một loài độc. Tuy nhiên, nó vô hại với con người. "P. macrops" là một loài đẻ trứng. Một con cái trưởng thành có thể đẻ được 10 quả trứng. Sự nhầm lẫn. Nhiều người nhầm lẫn loài rắn này có độc như các loài rắn hổ mang khác.
1
null
Pseustes sulphureus là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Wagler mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Mô tả. "P. sulphureus" là một loài rắn lớn, chúng có thể phát triển đến tổng chiều dài là (bao gồm cả đuôi). Phân bố. "P. sulphureus" được tìm thấy ở bắc Nam Mỹ, Trinidad và Tobago.
1
null
Ptyas carinata là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1858. Loài này được tìm thấy ở Indonesia, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Việt Nam và Singapore. Loài ít được biết đến này có lẽ là loài lớn nhất còn tồn tại trong họ Rắn nước đa dạng chỉ bao gồm hơn một nửa số loài rắn còn sống. Chiều dài của rắn trưởng thành đo được ở các địa điểm tại Đài Loan là . Tuy nhiên, kích thước tối đa được ghi nhận là khoảng . Con đực được báo cáo là lớn hơn một chút so với con cái. Chúng có thể là những kẻ săn mồi cơ hội đối với nhiều loại con mồi, chẳng hạn như loài gặm nhấm, mặc dù thằn lằn trưởng thành được cho là con mồi đáng kể ở Indonesia.
1
null
Rắn hoa cỏ cổ đỏ (danh pháp hai phần: "Rhabdophis subminiatus") là động vật bò sát chi Rắn hoa cỏ họ Rắn nước, tên dân gian rắn cổ trĩ đỏ, rắn nước cổ đỏ, rắn cổ bẹt, rắn cổ đỏ vần, thuộc loại rắn độc có nanh độc sau. Về hình thể, có kích thước trung bình, tổng chiều dài chừng 78 đến 95 xăngtimét. Lưng phần đầu có màu xanh cỏ, vảy môi trên có màu hơi nhạt, bộ phận rãnh vảy có màu đen; mặt bụng phần đầu có màu trắng đục. Mình và mặt lưng đuôi có màu xanh cỏ, vùng cổ và da thịt giữa các mảng vảy của đoạn thân trước có màu đỏ; mình và mặt bụng đuôi có màu trắng vàng. Vùng đầu - cổ phân chia rõ ràng, hai dãy mảng vảy ở cổ và chính giữa lưng đoạn thân trước sắp đặt song song, một số cá biệt không có rãnh cổ; mắt khá to, con ngươi có hình tròn. Răng hàm trên có 23-25 cái, và 2 cái răng sau cùng đột nhiên to thêm, có một lỗ giữa xen giữa hàng răng phía trên với nó. Hay hoạt động săn mồi trong ruộng lúa nước, dòng chảy chậm, ao hồ ở vùng có đập nước và lũng suối. Hoạt động ban ngày, phần nhiều phát hiện ở chỗ sát gần rãnh, mương, kênh, ngòi nước của vùng cày ruộng trồng trọt, chủ yếu lấy ếch, nhái làm thức ăn. Phân bố ở các nước như bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, v.v. Đặc trưng hình thái. Rắn hoa cỏ cổ đỏ về hình thể, có kích thước trung bình, tổng chiều dài giống đực (770+203) milimét, giống cái (945+190) milimét. Đầu và lưng có màu xanh cỏ, vảy môi trên có màu hơi nhạt, bộ phận rãnh vảy có màu đen; mặt bụng phần đầu có màu trắng đục. Mình và mặt lưng đuôi có màu xanh cỏ, vùng cổ và da thịt giữa các mảng vảy của đoạn thân trước có màu đỏ; mình và mặt bụng đuôi có màu trắng vàng. Vùng đầu - cổ phân chia rõ ràng, hai dãy mảng vảy ở cổ và chính giữa lưng đoạn thân trước sắp đặt song song, một số cá biệt không có rãnh cổ; mắt khá to, con ngươi có hình tròn; chỗ vảy giữa mũi khá hẹp; vảy má 1 cái; vảy trước vành mắt 1 cái; vảy sau vành mắt 3 hoặc 4 cái, cá biệt là 2 cái; vảy màng tang 2+3 hoặc 2+2, vảy màng tang ở một bên tiêu bản cá biệt là 1 hoặc 3; vảy môi trên 8, công thức 2-3-3 (2 ở giữa, 3 ở 2 mặt bên), cá biệt là 3-2-3 (3 ở giữa, 2 và 3 ở 2 mặt bên), một bên tiêu bản thiểu số là 9, công thức 3-3-3; vảy môi dưới 10, phía trước - chỗ mảng hàm cắn trước có 5 cái; chiều dài mảng hàm trước và sau đại khái giống nhau hoặc mảng hàm sau ở tiêu bản cá biệt khá dài, mảng hàm sau chừng 3-5 cái vảy nhỏ chia tách cục bộ hoặc hoàn toàn chia tách không sát gần. Vảy lưng sắp đặt thành hàng 19-19-17, tất cả có ngấn nếp hoặc mỗi một hàng ngoài cùng của hai bên đều bằng phẳng trơn bóng; vảy bụng 147-184 cái; vảy hậu môn 2 phân; vảy dưới đuôi là hàng đôi, 62-97 đôi. Răng hàm trên có 23-25 cái, và 2 cái răng sau cùng đột nhiên to thêm, có một lỗ giữa xen giữa hàng răng phía trên với nó. Tập tính sinh tồn. Di chuyển trên cây, ở trong hang hốc. Hoạt động ban ngày, phần nhiều phát hiện ở chỗ sát gần rãnh, mương, kênh, ngòi nước của vùng cày ruộng trồng trọt, chủ yếu lấy ếch, nhái, cóc, nòng nọc làm thức ăn, cũng ăn cá nhỏ, côn trùng, chim và chuột. Rắn này phân bố rộng, tính thích ứng mạnh. Phương thức sinh sản. Rắn nước cổ đỏ là loài đẻ trứng, đẻ trứng vào giữa tháng 6-7 mỗi năm, mỗi lần 10-15 quả, đường kính trứng trung bình 20×11 milimét, có lúc rắn cái mang thai số trứng đạt hơn 40-83 quả. Thời kì ấp trứng là 29-50 ngày không giống nhau. Thân rắn con sơ sinh dài 15-17 milimét. Hiện trạng quần thể. Phạm vi phân bố rắn này rộng, lực sinh sản khá mạnh, không tiệm cận tiêu chuẩn giá trị tới hạn yếu mềm dễ chết, sắp nguy cơ tuyệt chủng của các loài vật sinh tồn, số lượng quần thể có xu hướng ổn định, do đó được đánh giá là loài vật không có nguy cơ sinh tồn. Nghiên cứu tương quan. Rắn hoa cỏ cổ đỏ thuộc về loài rắn độc, tức là những con rắn đó không có đủ cơ quan sinh độc điển hình, trong chúng nó cũng có đủ tuyến tương tự với tuyến độc của loài rắn độc, gọi là tuyến Duvernoy. Hơn nữa tuyến độc khác nhau có tác dụng độc tính khác nhau, biểu hiện là ra máu không ngừng, tan máu, hô hấp khó khăn gặp nhiều trở ngại, thận bị tổn hại. Chất bài tiết tuyến Duvernoy chủ yếu có sẵn chất hoạt hoá gốc enzym đông máu prothrombin, enzym thủy phân prôtêin protease và vật chất hoạt tính ra máu, có sẵn thành phần plasmin trực tiếp gây độc thần kinh sau xynap và/ hoặc có chứa các thành phần hoạt tính như hoạt lực PLA2 với cường độ khác nhau. Đặc trưng bệnh lí do tác dụng của chất lỏng tuyến Duvernoy sản sinh ở loài chuột nhỏ tương tự với độc rắn của họ Rắn lục bắn ra. Loài rắn này tồn tại nanh độc ở mặt sau nằm cách xa cổ họng, ở phần gốc của nó chính là lối ra của tuyến. Bởi vì vị trí giải phẫu học của loại tuyến này, nó chỉ có thể săn lấy động vật khá nhỏ. Đối với người mà nói, chỉ có khi loài rắn này cắn vào ngón tay, hàm dưới của rắn đẩy về phía trước, độc tố tiết ra lúc chích vào vết thương mới phát sinh nguy hiểm. Nó lúc gặp người đầu tiên là sợ hãi, chỉ là khi nó cảm thấy bị uy hiếp hoặc bị kích động thì mới cắn người. Người bị thương có ứ máu dưới da khá nặng ở chung quanh vết thương, mất đi tri giác sau vài giờ, đồng thời xuất hiện tổn thương thận. Sau vài ngày mới tử vong. Từ giải phẫu thi thể phát hiện tất cả khí quan ra máu, và ở vi huyết quản xuất hiện huyết khối prôtêin sợi, gọi là fibrinogen (FIB). Nghiên cứu phát hiện, răng hàm trên có hai sau cùng đột nhiên to thêm, răng có đủ sự kiên cố và không có rãnh, có một lỗ giữa xen giữa hàng răng phía trên với nó, chính là loài rắn độc có nanh độc sau. Tuy nhiên, giới học thuật trước đây đem rắn này coi là rắn không độc, sách "Dự phòng và chữa trị độc rắn và vết thương do rắn cắn của Trung Quốc" xuất bản năm 1974, xác định rõ là rắn không độc, sách "Độc xà học Trung Quốc" (bản thứ hai) xuất bản tháng 12 năm 1998 cũng không đem rắn hoa cỏ cổ đỏ liệt vào phân loại rắn độc. Năm 1992, Đại học Y khoa Quảng Tây phát hiện trường hợp đầu tiên rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn bị thương trúng độc bắt đầu gây ra mất đông máu, bệnh nhân có vết thương chảy máu không ngừng. Kể từ sau đó đến năm 2007, liên tục phát hiện 7 trường hợp bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn bị thương bắt đầu gây ra mất đông máu, bệnh nhân có vết thương nghiêm trọng chảy máu không ngừng. Trong đó có 3 trường hợp sau đó phát xuất huyết não, suy kiệt chức năng thận cấp tính. Rắn hoa cỏ cổ đỏ thuộc chi Rắn hoa cỏ họ Rắn nước, răng độc không rãnh, không ống, nhưng có hình dạng giống lưỡi dao sắc bén nên gọi là răng bén. Răng độc ở loài rắn độc có răng bén sinh ra ở phía sau của hàm trên bên trong mép, răng độc ngắn, hơn nữa tuyến độc không phát triển, lượng bài tiết ít, lúc cắn người rất khó dùng răng độc cắn đến thân người, trừ phi bộ phận bị cắn bị đưa vào bên trong miệng rất sâu, còn không thì khó chạm đến răng bén, do đó thông thường không dễ hình thành trúng độc. Độc tố của rắn này là độc tố máu, bỗng nhiên có một hôm đi thẳng vào cơ thể người ngay tức khắc gây ra mất đông máu, có trạng thái khử bỏ hoàn toàn fibrinogen. Trên lâm sàng bệnh nhân bị rắn hoa cỏ cổ đỏ cắn bị thương có vết thương ra máu không ngừng, thâm chí toàn thân có khuynh hướng xuất huyết, nhưng mà tình huống phổ thông không nghiêm trọng, rất ít xuất hiện chức năng tuần hoàn bất toàn và suy kiệt đa tầng cơ quan. Trừ phi ra máu không thể ngừng được, cho nên dẫn đến sốc xuất huyết (hemorrhagic shock), hoặc khí quan trọng yếu ra máu như xuất huyết não nên dẫn đến chết. Thời gian đông máu của phương pháp ống thử kiểm tra huyết dịch học đều kéo dài rõ ràng, máu bên trong ống thử phổ thông chưa có khả năng ngưng kết. Thời gian prothrombin (PT), thời gian thromboplastin bộ phận hoạt tính hoá (APTT) và thời gian thrombin (TT) đều kéo dài, prôtêin sợi (fibrinogen) giảm thiểu rõ ràng, về cơ bản đo lường kiểm tra không ra, thí nghiệm plasma protamine paracoagulation (hay gọi test 3P) dương tính và chất D-dimer gia tăng, có trạng thái bệnh máu khử fibrinogen. Vết thương do rắn độc có thể gây ra chứng đông máu trong mạch máu mang tính toả khắp (DIC) - sự thay đổi về mặt huyết dịch học, nhưng mà vết thương do rắn độc cắn hay xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn trong đó kiểm tra huyết dịch học ở phòng thí nghiệm vô cùng điển hình nhưng mà triệu chứng lâm sàng khá nhẹ. Loại triệu chứng này về phương diện y học gọi là hội chứng DIC. Tham khảo. 2021 "Rhabdophis helleri" - Nguyễn Đăng Khoa
1
null
Rắn cỏ Nhật, tên khoa học Rhabdophis tigrinus, là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1826. Thức ăn của chúng là động vật có xương sống nhỏ, chủ yếu là cóc, ếch nhái. Đây là một loài rắn có nọc độc có khả năng hấp thụ chất độc từ thịt cóc. Chất độc bufadiebolides nằm ở hai mang của nó gây khó thở và tác động mạnh đến cơ tim.
1
null
Smithophis bicolor là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Blyth mô tả khoa học đầu tiên năm 1854. Trước đây loài này được xếp vào chi "Rhabdops", tuy nhiên, đến năm 2019, một nghiên cứu được công bố đã cho thấy nó thuộc về chi mới "Smithophis".
1
null
Rhynchophis boulengeri là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Mocquard mô tả khoa học đầu tiên năm 1897. Loài này được tìm thấy sinh sống ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Nó được đặt tên để vinh danh nhà sinh học người Anh gốc Bỉ George Albert Boulenger. Phát hiện và đặt tên. Trong tiếng Việt, loài này được goi là rắn voi.
1
null
Rắn rồng cổ đen (danh pháp khoa học: Sibynophis collaris) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1853. Phân bố. Loài này phân bố tại Ấn Độ (Himachal Pradesh, Assam, Simla), Nepal, Bhutan, Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Tây Malaysia, Trung Quốc (đông nam Tây Tạng, Vân Nam), Đài Loan, và có thể có ở Campuchia. Điểm lấy mẫu điển hình: Khassia [= Khasi Hills, Ấn Độ].
1
null
Thelotornis capensis là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1849. "Thelotornis capensis" được tìm thấy ở miền nam châu Phi. "Thelotornis capensis" mảnh mai và có đuôi dài. Mẫu vật dài nhất của bảo tàng là một con đực với chiều dài từ mõm đến lỗ đuôi là 106 cm, đuôi dài 62 cm và tổng chiều dài tổng cộng là 168 cm. "Thelotornis capensis" là loài đẻ trứng. Những quả trứng dài và khá nhỏ, mỗi quả dài trung bình 36 mm và rộng 16 mm.
1
null
Thermophis baileyi (Rắn suối nước nóng Tây Tạng) là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Wall mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Đây là loài đặc hữu Tây Tạng. Từ nguyên. Tên cụ thể, "baileyi", để vinh danh Frederick M. Bailey, một sĩ quan quân đội và nhà thám hiểm người Anh. Phạm vi phân bố. "T. baileyi" chỉ được tìm thấy ở các độ cao trên cao nguyên Tây Tạng. Loài này là loài đặc hữu của Tây Tạng và được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1907 bởi Wall gần Gyantze tại độ cao 4300 m trên mực nước biển (không có tọa độ chính xác). Năm 1990 Macey và Papenfuss ghi nhận loài này từ khu vực suối nước nóng Yangbajain. Cho đến nay "T. baileyi" chỉ được biết đến từ một vài địa điểm. Bản đồ phân bố toàn diện của "T. baileyi" được cung cấp bởi Hofmann et al. (2014), cho thấy rằng phạm vi địa lý của loài rắn là một khu vực giới hạn giữa Transhimalaya và Himalaya, dọc theo phần trung tâm của Yarlung Zhangbo khu khâu. Tình trạng bảo tồn. Loài rắn này được IUCN coi là sắp nguy cấp. Trong những thập kỷ qua, việc khai thác năng lượng địa nhiệt ngày càng tăng đã dẫn đến sự phá hủy môi trường sống của suối nước nóng, dẫn đến mối đe dọa ngày càng tăng đến quần thể rắn suối nước nóng.
1
null
Rắn trun (tên khoa học: Cylindrophis ruffus) là một loài rắn trong họ Cylindrophiidae. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768 dưới danh pháp "Anguis ruffa". Loài rắn này được tìm thấy ở Myanmar và miền nam Trung Quốc (Phúc Kiến, Hồng Kông và đảo Hải Nam), phía nam tới Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Đông Ấn đến Indonesia (quần đảo Riau, Sumatra, Bangka, Borneo, Java, Sulawesi, Buton và quần đảo Sula. Khu vực điển hình được ghi lại là "Surinami" (tức Surinam, có thể là do nhầm lẫn).
1
null
Đẹn đuôi gai ("Aipysurus eydouxii") là một loài rắn biển trong họ Rắn hổ. Nó được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1849. Loài rắn này khác thường trong số các loài rắn biển ở chỗ nó chỉ ăn trứng cá. Là một phần của chế độ ăn bất thường này, loài này đã bị mất răng nanh và các tuyến nọc độc gần như bị teo hoàn toàn. Từ nguyên. Tên cụ thể, "eydouxii", tưởng nhớ nhà tự nhiên học người Pháp Joseph Fortuné Théodore Eydoux. Phạm vi địa lý. "A. eydouxii" được tìm thấy ở Tây Úc, Lãnh thổ phía Bắc, Queensland, Biển Đông, Vịnh Thái Lan, Indonesia, Bán đảo Malaysia, Việt Nam và New Guinea. Mô tả. Con trưởng thành có thể đạt chiều dài từ mõm đến lỗ thông hơi là 1 m. Các tấm chắn đầu đều đặn và đối xứng. Vảy lưng nhẵn xếp thành 17 hàng ở giữa thân. Vảy bụng, khác biệt trong suốt chiều dài của cơ thể, dao động từ 141 đến 149; vảy dưới đáy, từ 27 đến 30. Môi trường sống. "A. eydouxii" sinh sống ở các vịnh cạn và cửa sông. Chế độ ăn. "A. eydouxii" ăn trứng cá. So với các loài rắn biển khác, nó có một số đặc điểm liên quan đến chế độ ăn uống đặc biệt của nó. Chúng bao gồm cơ cổ họng chắc khỏe, sự hợp nhất vảy môi, răng giảm và rụng, kích thước cơ thể giảm đáng kể, và (do sự mất đoạn dinucleotide trong gen 3FTx) làm giảm độc tính của nọc độc. Chỉ có một loài rắn biển khác, "Emydocephalus annulatus", cũng ăn chỉ có trứng cá như "A. eydouxii".
1
null
Aipysurus foliosquama là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1926. Hiện nay loài rắn này đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp vì môi trường sống bị thu hẹp quá mức và số lượng loài còn trong tự nhiên là không rõ. Vào tháng 12 năm 2015, một quần thể loài này được phát hiện ở khu vực phía tây bắc nước Úc, trước đó, người ta ước tính có khoảng 1700 cá thể còn tồn tại trong tự nhiên.
1
null
Rắn cạp nia thông thường còn gọi là Cạp nia Ấn Độ hay Cạp nia xanh có danh pháp khoa học Bungarus caeruleus là một loài rắn độc thuộc chi Cạp nia trong họ Rắn hổ. Nó là một trong tứ đại rắn độc gây chết người nhiều nhất ở Ấn Độ. Loài này được Schneider mô tả khoa học đầu tiên năm 1801.
1
null
Cacophis squamulosus (hay còn có tên gọi thông thường là golden-crowned snake ở một số nước ngoài dùng tiếng Anh) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Duméril, Bibron & Duméril mô tả khoa học đầu tiên năm 1854. Đây là loài rắn đặc hữu của Úc. Phạm vi địa lý. "Cacophis squamulosus" được bản địa hóa ở miền đông nước Úc, từ Canberra, lãnh thổ Thủ đô Úc, đến Cairns, Queensland. Môi trường sống. Tương tự như các loài rắn cùng chi "Cacophis" khác, "Cacophis squamulosus" chuyên sống trong các khu rừng, đặc biệt là rừng mưa. Dù thích các khu vực rừng sâu hơn, đặc biệt là rừng mưa trên các sườn núi, tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện ở các vùng ngoại ô gần sông nước hoặc môi trường ẩm ướt có lớp phủ nền đất và nơi trú ẩn. Thức ăn. "Cacophis squamulosus" là động vật săn mồi vào ban đêm. Chúng tìm những con thằn lằn đang ngủ dựa vào mùi hương, đưa chúng ra khỏi nơi ẩn náu vào ban đêm. Chúng cũng ăn ếch và rắn mù. Nọc độc. "Cacophis squamulosus" có nọc độc nhẹ. Chúng sẽ cắn vô tội vạ nếu bị đe dọa, đồng thời cuộn thành hình chữ S để phô ra sắc tố bụng màu cam sáng. Vết cắn của những cá thể lớn hơn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Có khả năng cao là chúng chỉ cố tự vệ trước những người mà chúng cảm thấy nguy hiểm. Phương thức sinh sản. "Cacophis" "squamulosus" sinh sản bằng cách đẻ trứng. Chúng đẻ từ 2 đến 15 quả trứng, trung bình khoảng 6 quả. Trứng loài này được đẻ vào tháng 1 và nở vào tháng 3. Những cá thể rắn cái mang thai được quan sát thấy nằm trên những con đường ấm áp vào ban đêm, có thể để hỗ trợ quá trình ấp trứng. Khi mới sinh, rắn con có tổng chiều dài khoảng 16 cm.
1
null
Calliophis bivirgatus là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Phạm vi địa lý và phân phối. Loài rắn này sinh sống trên mặt đất này xảy ra tại Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Miến Điện. Chúng sinh sống ở độ cao 100-1100 mét. Có ba phân loài: Mô tả. Loài này đã được đưa vào chi Maticora cho đến khi các nghiên cứu phát sinh loài cho thấy loài này thuộc nhánh Calliophis và loài có quan hệ gần calliophis intestinalis. Chúng có cơ thể thon thả. Rắn trưởng thành có thể đạt dài 1,8 mét. Chúng có một đầu đỏ, đuôi và bụng. Lưng có màu xanh đậm đến màu đen, và nó thường có màu xanh lớn hoặc sọc trắng trên mỗi hông. Loài rắn này, đặc biệt là khi chưa thành niên, thường bị nhầm lẫn với loài rắn sậy đầu hồng ("calamaria schlegeli") khi chúng có chung môi trường sinh sống và sự bề ngoài tương tự. Nhưng nhưng loài rắn "Calamaria schlegeli" nhỏ hơn nhiều, đạt chiều dài tối đa 50 cm (20 in). Loài rắn sậy không độc trong khi con rắn san hô là có khả năng gây chết người. Tuyến nọc độc của loài rắn san hô xanh này dài bằng 1/4 chiều dài cơ thể của nó và là tuyến nọc độc dài nhất đối với bất kỳ loài nào trên thế giới. Sinh học. Loài rắn này được tìm thấy trong đống lá của rừng nguyên sinh và thứ cấp. Chúng săn bắt loài rắn khác. Khi bị đe dọa nó thường chạy trốn, nhưng nó có thể vẫn còn tại chỗ với cương đỏ đuôi của nó như là một thông điệp phòng thủ.
1
null
Rắn lá khô đốm, còn gọi là rắn vú nàng, (danh pháp hai phần:Calliophis maculiceps) là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1858. Đây là loài bản địa Đông Nam Á. Có năm phân loài được công nhận, bao gồm loài chỉ định điển hình. Phạm vi phân bố. "C. maculiceps" được tìm thấy ở Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, và Việt Nam. Phân loài. Có năm phân loài được công nhận:
1
null
Demansia psammophis là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Schlegel mô tả khoa học đầu tiên năm 1837 dưới danh pháp "Elaps psammophis". Phân bố. Loài này được tìm thấy trong khắp khu vực miền đông Australia, dọc theo phía bắc vùng bờ biển Queensland tới Cooktown. Nó cũng có ở phần phía nam của Nam Australia và từ đây tới Nullarbor ở Tây Australia.
1
null
Dendroaspis jamesoni là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Traill mô tả khoa học đầu tiên năm 1843. Đây là loài đặc hữu châu Phi. Mô tả. "Dendroaspis jamesoni" có thân hình lớn và mảnh khảnh với vảy mịn và đuôi thon dài thường chiếm 20 đến 25% tổng chiều dài của nó. Tổng chiều dài trung bình (bao gồm cả đuôi) của một con rắn trưởng thành là xấp xỉ to . Chúng có thể đạt chiều dài lên đến . Con trưởng thành có xu hướng có màu xanh lá cây đậm trên lưng, pha trộn với màu xanh lục nhạt về phía dưới bụng với các vảy thường có viền đen. Mặt bụng, cổ và họng thường có màu kem hoặc hơi vàng. chúng có phần đầu hẹp và dài có mắt nhỏ và đồng tử tròn. Giống như rắn mamba miền tây, cổ có thể bị dẹt. Phân loài "D. jamesoni kaimosae", thường được tìm thấy ở phần phía đông của phạm vi phân bố của loài này, có đuôi màu đen, trong khi các ví dụ trung tâm và phương tây thường có đuôi màu xanh lục nhạt hoặc vàng. Không có dị hình giới tính đáng kể đã được quan sát thấy giữa rắn đực và rắn cái.
1
null
Rắn mamba đen (danh pháp hai phần: Dendroaspis polylepis) là một loài rắn độc đặc hữu tại châu Phi hạ Sahara. Tên gọi phổ biến của loài này không bắt nguồn từ màu sắc vảy rắn, mà do màu sắc đen như mực bên trong vòm miệng rắn. Đây là loài rắn độc dài nhất tại lục địa châu Phi, với chiều dài đặc thù có phạm vi từ đến và lên đến . Loài này là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới, có khả năng di chuyển với tốc độ trên một khoảng cách ngắn. Mamba đen sinh sản hàng năm. Mùa giao phối diễn ra vào đầu mùa xuân. Rắn cái đẻ trứng sau khi mang thai hơn 80 đến 90 ngày. Rắn mamba non nhạt màu hơn rắn trưởng thành và tối màu dần theo tuổi tác. Mặc dù mamba thường là những loài rắn cư trú trên cây, nhưng mamba đen chỉ thỉnh thoảng sống trên cây, chúng thích xây hang ổ trên mặt đất. Rắn mamba đen sinh sống trên một loạt địa hình từ đồng cỏ khô, rừng thưa, sườn núi đá đến rừng rậm. Đây là động vật ban ngày, phần lớn săn mồi mai phục, săn con mồi chuột đá, vượn mắt to và những loài hữu nhũ nhỏ khác. Rắn mamba đen trưởng thành có vài loài động vật thiên địch săn chúng trong hoang dã. Nọc độc của rắn mamba đen chứa độc tính cao, có khả năng gây bất tỉnh ở người trong vòng 45 phút hoặc ít hơn. Nếu không có chất kháng nọc độc hiệu quả để điều trị, tử vong thường xảy ra trong khoảng 7-15 giờ. Nọc độc chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin, đặc biệt chứa dendrotoxin. Rắn mamba đen có khả năng tấn công trong cự ly đáng kể và đôi khi có thể thực hiện một loạt vết cắn nhanh chóng nối tiếp nhau. Mặc dù mang tiếng rất hung hăng, nhưng giống như hầu hết các loài rắn khác, chúng thường cố trốn tránh khỏi con người trừ khi bị đe dọa hoặc bị dồn ép. Phân loại. Rắn mamba đen được phân loại dưới chi "Dendroaspis" thuộc họ Elapidae và loài "D. polylepis". Mamba đen được mô tả lần đầu tiên vào năm 1864 bởi Albert Günther, một nhà động vật học, ngư học, và bò sát học người Anh gốc Đức. Năm 1873, Wilhelm Peters mô tả 2 phân loài: "D.polylepis polylepis" và "D.polylepis antinorii". Song, mô tả đó không được giữ lại lâu hơn để phân biệt. Năm 1896, Boulenger kết hợp loài này với rắn mamba lục miền đông ("Dendroaspis angusticeps") thành 1 loài ("Dendroaspis polylepis") duy nhất và chúng được xem xét như một loài duy nhất từ năm 1896 đến năm 1946, khi FitzSimons chia chúng thành những loài riêng biệt một lần nữa. Danh pháp chi, "Dendroaspis", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại "Dendro", nghĩa là "cây", và "aspis" hoặc "asp", được hiểu theo nghĩa "lá chắn", nhưng cũng có hàm nghĩa "rắn hổ mang" hoặc chỉ đơn giản là "con rắn". Trong văn bản cổ, "aspis" hay asp thường được sử dụng nhằm nhắc đến rắn hổ mang Ai Cập ("Naja haje"), ám chỉ phần mang giống như lá chắn. Như vậy, "Dendroaspis" theo nghĩa đen là "rắn trên cây", đề cập đến bản chất sống trên cây của hầu hết các loài trong chi. Danh pháp loài "polylepis" có nguồn gốc từ chữ "poly" trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là "nhiều" hoặc "bội số" và "lepis" nghĩa là "vảy", cho nghĩa đen là "nhiều vảy". Có khả năng nhất nói đến kích thước và số lượng vảy cao ở loài này so sánh với loài khác cùng chi. Mô tả. Trái với tên gọi thông thường, rắn mamba đen không thực sự có màu đen. Loài được đặt tên do bên trong vòm miệng rắn có màu đen như mực. Đây là một loài rắn mảnh mai, thân tròn, lớn, với chiếc đuôi thon dần, có thân hình chắc nịch rõ rệt hơn các loài họ hàng gần, "Dendroaspis angusticeps" và "Dendroaspis viridis". Phần đầu có "hình dạng quan tài" với 1 đỉnh trán khá rõ rệt và mắt cỡ trung bình. Màu sắc da rắn biến thiên giữa nâu ôliu đến xám trắng, hoặc đôi khi có màu ka-ki; vài cá thể còn phô bày những đường vằn sẫm màu hướng về phía sau, hình thành những thanh xiên trên da. Dưới thân thường có màu vàng nhạt hay màu kem. Đôi mắt có màu từ nâu sẫm đến màu đen; vành mắt màu bạc hoặc vàng nhạt xung quanh đồng tử. Rắn non sơ sinh sáng màu hơn rắn trưởng thành, đặc thù có màu xám hoặc xanh lục ôliu ở bên ngoài và tối màu dần theo tuổi tác. Đây là loài rắn có cấu trúc proteroglyphous, răng nanh đạt chiều dài lên đến định vị tại phía trước hàm trên. Chiều dài rắn trưởng thành dao động khoảng từ đến theo thường lệ nhưng, dựa theo vài nguồn tin, có những mẫu vật đạt chiều dài . Mamba đen sở hữu cân nặng trung bình khoảng . Một mẫu vật khoảng tìm được đạt cân nặng . Đây là loài rắn độc sở hữu chiều dài lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau chiều dài của rắn hổ mang chúa tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Vảy. Giống như hầu hết những loài cùng họ Elapidae, rắn mamba đen có vảy mịn. Hầu hết mẫu vật đều có 23–25 hàng vảy, hiếm khi ít hơn 21. Vảy đính tại đầu, thân và đuôi của rắn mamba đen: Phân bố và môi trường sống. Rắn mamba đen sinh sống trên một phạm vi rộng và đôi khi bị phân mảnh tại châu Phi hạ Sahara. Cụ thể, phạm vi mamba đen quan sát được như sau: đông bắc cộng hòa Dân chủ Congo, tây nam Sudan đến Ethiopia, Eritrea, Somalia, Kenya, phía đông Uganda, Tanzania, Burundi, Rwanda, phía nam đến Mozambique, Swaziland, Malawi, Zambia, Zimbabwe, Botswana đến KwaZulu-Natal tại Nam Phi, và Namibia; sau đó về phía đông bắc thông qua Angola đến đông nam Congo. Phân bố của rắn mamba đen chứa nhiều khoảng trống tại Cộng hòa Trung Phi, Chad, Nigeria và Mali. Những khoảng trống này có thể khiến giới y tế nhận diện sai về mamba đen và cung cấp huyết thanh kháng độc kém hiệu quả. Rắn mamba đen cũng được ghi nhận năm 1954 tại Tây Phi, ở vùng miền Dakar thuộc Senegal. Tuy nhiên, quan sát này cùng một quan sát sau đó nhận dạng mẫu vật thứ hai trong khu vực vào năm 1956. Báo cáo không được xác nhận, do đó phân bố loài tại khu vực này không thuyết phục. Rắn mamba đen không phổ biến tại nơi có độ cao trên , mặc dù phân bố của rắn mamba đen đạt tại Kenya và tại Zambia. Rắn mamba đen chủ yếu sống trên mặt đất trong tự nhiên, mặc dù quan sát thỉnh thoảng rắn cũng sống trên cây; thường sống tại khu vực ít được chú ý, có bụi rậm, gò mối, hang bỏ hoang và khe đá. Rắn thích nghi với nhiều loại địa hình khác nhau từ đồng cỏ khô và rừng thưa đến dốc đá và rừng rậm. Mamba đen thích môi trường khô cằn hơn như rừng thưa sáng sủa, cây bụi, mỏm đá, hay đồng cỏ nửa khô hạn. Tập tính và tương tác sinh thái. Rắn mamba đen là một loài rắn trông thanh nhã nhưng bất kham, thường không đoán trước được hành vi, có khả năng di chuyển nhanh chóng với sự nhanh nhẹn cao độ. Rắn có bản tính nhút nhát và bí ẩn, giống như hầu hết các loài rắn, sẽ cố gắng tránh nơi có thể gặp nguy hiểm. Trong thiên nhiên, mamba đen hiếm khi cho phép vật thể lạ tiếp cận gần (trong vòng 40 mét). Khi phải đối mặt, rắn bộc lộ tính hung hăng cao và sẽ há miệng rộng, bắt chước rắn hổ mang, bằng cách căng vành cổ ra, phô bày vòm miệng đen và búng lưỡi. Đôi khi tập tính này có thể đi kèm với âm thanh rít. Bất kỳ chuyển động bất ngờ nào ở giai đoạn này có thể kích động rắn mamba tiến hành một loạt đòn tấn công nhanh khiến đối phương trúng độc nặng. Ngoài ra, do kích thước lớn, rắn mamba đen có thể nâng cao đầu lên khỏi mặt đất và trong đòn tấn công rắn có thể tung cao 40% cơ thể lên. Điều này cho phép tấn công ở phạm vi rộng đáng kể, kể cả con người ở tầm ngang ngực. Danh tiếng hung hăng, sẵn sàng cắn người của rắn mamba đen thường được thổi phồng khá nhiều; đó thường là kết quả khi ai đó can thiệp vào con rắn đang chuyển động; cho dù cố ý hay không. Tốc độ. Mamba đen là loài rắn di chuyển nhanh nhất tại châu Phi, và là một trong những loài rắn di chuyển nhanh nhất thế giới - có lẽ là nhanh nhất. Đã có rất nhiều câu chuyện phóng đại liên quan đến tốc độ của rắn Mamba đen di chuyển trên mặt đất. Cơ thể mảnh thon dài có khả năng tạo ấn tượng cho rằng rắn đang chuyển động nhanh hơn so với thực tế. Những câu chuyện này bao gồm huyền thoại con rắn mamba đen có thể chạy nhanh hơn một con ngựa phi nước đại hay một người chạy. Ngày 23 tháng 4 năm 1906, trên đồng bằng Serengeti, một con rắn mamba đen bị kích động cố tình và giận dữ; ghi nhận được tốc độ đạt , băng qua khoảng cách . Một con rắn mamba đen gần như chắc chắn không thể vượt quá và rắn chỉ có thể duy trì tốc độ tương đối cao trên khoảng cách ngắn. Chế độ ăn. Rắn mamba đen là động vật ban ngày, chủ yếu nằm rình săn mồi. Săn mồi thường được tiến hành từ một hang ổ cố định, rắn sẽ thường xuyên trở lại dọn hang để không bị xáo trộn. Khi săn, rắn mamba đen nâng cao một phần lớn cơ thể của mình lên khỏi mặt đất. Mamba đen thường không giữ chặt con mồi sau khi cắn, thay vào đó rắn thả con mồi ra, chờ con mồi ngừng kháng cự, bị tê liệt và chết. Nếu con mồi cố gắng thoát hoặc tự vệ bản thân, rắn mamba đen sẽ thường xuyên theo dõi vết cắn ban đầu với một loạt đòn tấn công nhanh để vô hiệu và giết chết con mồi thật nhanh. Loài rắn này thường săn đa man, đa man đá, khỉ đêm nhỏ và dơi. Mamba đen có một hệ thống tiêu hóa mạnh và từng quan sát được rắn mamba tiêu hóa hết con mồi trong vòng 8 đến 10 giờ. Kẻ thù tự nhiên. Không nhiều loài săn mồi thách thức rắn mamba đen trưởng thành mặc dù chúng phải đối mặt vài mối đe dọa như chim săn mồi, đặc biệt là đại bàng ăn rắn. Mặc dù tất cả loài đại bàng ăn rắn thường săn rắn, có hai loài đặc biệt làm như vậy với tần suất cao, bao gồm cả săn rắn mamba đen. Đó là đại bàng ngực đen săn rắn ("Circaetus pectoralis") và đại bàng nâu săn rắn ("Circaetus cinereus"). Rắn giũa Cape ("Mehelya capensis"), dường như miễn dịch với tất cả nọc độc rắn châu Phi và săn thịt những loài rắn khác bao gồm cả rắn độc, là động vật săn mồi thiên địch phổ biến đối với rắn mamba đen (lên đến kích thước mà chúng có thể nuốt). Cầy mangut cũng miễn dịch cục bộ với nọc độc, thường đủ nhanh để tránh khỏi vết cắn, thỉnh thoảng sẽ xử lý rắn mamba đen làm mồi. Con người thường không ăn thịt rắn mamba đen, nhưng thường giết rắn do sợ hãi. Sinh sản. Rắn mamba đen sinh sản hàng năm. Giao phối diễn ra vào đầu mùa xuân. Rắn mamba đực định vị rắn cái bằng cách theo dõi vệt mùi hơi do rắn cái để lại. Sau khi tìm ra đối tượng giao phối tiềm năng, rắn đực sẽ kiểm tra rắn cái bằng cách búng lưỡi trên toàn bộ cơ thể rắn cái. Con đực sở hữu dương vật thằn lằn. Giống như hầu hết các loài rắn, mamba cái là loài vừa đẻ trứng vừa sinh sản nhiều lần. Đẻ trứng thường diễn ra xuyên suốt giữa mùa hè và tổ trứng chứa 6 đến 17 trứng, thai kỳ kéo dài xấp xỉ 80 đến 90 ngày. Trong suốt mùa giao phối, con đực cạnh tranh có thể tham gia chiến đấu lẫn nhau, bằng cách cuộn xoắn cơ thể chúng quanh nhau và nâng đầu cao lên khỏi mặt đất, nỗ lực đánh bại đối thủ. Hành động này thỉnh thoảng có thể bị nhầm lẫn với giao phối. Mamba đen sống đơn độc trong tự nhiên, không tương tác lẫn nhau trừ khi giao phối hay chiến đấu giữa rắn đực với rắn đực. Sau thời gian ấp trứng, rắn mamba non phá vỡ vỏ quả trứng bằng răng trứng và được sinh ra với tuyến nọc phát triển đầy đủ. Vì vậy, chúng có khả năng gây ra vết cắn chết người vài phút sau khi sinh. Lòng đỏ trứng được hấp thụ vào cơ thể rắn sơ sinh như một nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống cho rắn non đến lúc trứng nở. Tuổi thọ. Có rất ít thông tin liên quan đến tuổi thọ rắn mamba đen hoang dã, nhưng con rắn nuôi nhốt sống lâu nhất có tuổi thọ ghi nhận là 11 năm. Có thể rắn hoang dã sống lâu hơn đáng kể so với rắn nuôi nhốt. Nọc độc. Nọc độc rắn mamba đen bao gồm neurotoxin (dendrotoxin) và cardiotoxin cũng như chất độc khác như fasciculin. Trong một thí nghiệm, độc tố có thừa nhất chứa trong nọc độc của mamba đen, quan sát được có khả năng giết chết một con chuột trong vòng 4,5 phút ngắn ngủi. Dựa trên giá trị liều gây chết trung bình trên chuột nhắt (LD50), độc tính của rắn mamba đen từ tất cả nguồn tin được công bố như sau: Vết cắn có thể tiết ra 100–120 mg lượng nọc độc trên trung bình và liều tối đa được ghi nhận là 400 mg. Báo cáo rằng trước khi huyết thanh kháng độc phổ biến rộng rãi, tỷ lệ tử vong do một vết cắn gần như 100%. Vết cắn của rắn mamba đen có khả năng có thể gây bại liệt cho con người trong vòng 45 phút, hoặc ít hơn. Nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả, tử vong thường diễn ra trong vòng 7-15 giờ. Hiện nay, một loại huyết thanh đa hóa trị do viện nghiên cứu y tế Nam Phi sản xuất để điều trị rắn mamba đen cắn từ nhiều địa phương. Nếu bị cắn, các triệu chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện trong vòng 10 phút. Khi đó, miệng nạn nhân bắt đầu xuất hiện mùi vị kim loại, da bị mẫn cảm, cơ bị co giật, giảm thị lực, mắt đỏ, khó thở, và nguy hiểm nhất là nạn nhân có dấu hiệu hôn mê theo thời gian. Ngoài ra, chức năng não bị tê liệt dần và dẫn đến triệu chứng khác như tiêu chảy, chảy nước bọt, trụy tim. Đau khoanh vùng hoặc tê nhức xung quanh chỗ cắn khá phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng; do đó, áp một mảnh băng gạc vết thương vào vết cắn là cách khả thi và có thể khiến cho tiến trình tấn công của độc tố thần kinh bị chậm lại. Nếu không điều trị thích hợp, triệu chứng thường tiến triển đến phản ứng nặng hơn như nhịp tim nhanh bất thường hay chấn động mô thần kinh, dẫn đến tử vong do ngạt thở, trụy tim mạch hoặc suy hô hấp. Tấn công con người. Rắn mamba đen được đánh giá phổ biến là loài rắn nguy hiểm và đáng sợ nhất tại châu Phi; khiến cho người dân địa phương Nam Phi gọi vết cắn của rắn mamba đen là "nụ hôn của thần chết". Tuy nhiên, cuộc tấn công vào con người do rắn mamba đen rất hiếm, vì chúng thường cố gắng tránh đối đầu và sự xuất hiện trong khu vực đông dân cư rất không phổ biến so với một số loài khác. Ngoài ra, rắn thảm mắt đơn chịu trách nhiệm cho những ca tử vong ở người do rắn cắn nhiều hơn tất cả các loài rắn châu Phi khác cộng lại. Một cuộc khảo sát về rắn cắn ở Nam Phi từ năm 1957 đến năm 1963 ghi nhận hơn 900 ca rắn cắn có nọc độc, nhưng chỉ có 7 trong số này xác nhận do rắn mamba đen cắn, tại thời điểm khi huyết thanh kháng độc có hiệu quả không phổ biến rộng rãi. Trong số hơn 900 vết cắn, chỉ có 21 ca kết thúc do tử vong, gồm có tất cả bảy ca do rắn mamba đen cắn. Ca rắn cắn được báo cáo. Năm 1998, Danie Pienaar, hiện nay đứng đầu dịch vụ khoa học công viên quốc gia Nam Phi, đã sống sót qua vết cắn của rắn mamba đen mà không cần can thiệp. Mặc dù không được tiêm chất kháng nọc độc, Pienaar đã ở trong tình trạng nghiêm trọng, mặc dù thực tế bác sĩ bệnh viện tuyên bố đó là ca trúng độc rắn mamba đen "vừa phải". Tại một thời điểm, Pienaar rơi vào tình trạng hôn mê và dự đoán sống sót công bố được khá "ít ỏi". Khi đến bệnh viện, Pienaar ngay lập tức được đặt ống khí quản, điều trị bằng thuốc hỗ trợ, cho thở máy và được đặt vào hệ thống duy trì sự sống trong ba ngày; cho đến khi chất độc được tống ra khỏi cơ thể ông. Ông xuất viện vào ngày thứ 5. Pienaar tin rằng ông sống sót nhờ vài lý do. Trong một bài báo trên "Kruger Park Times", ông phát biểu: "Thứ nhất, đó không phải là thời gian của tôi đi." bài báo cũng tuyên bố "Thực tế ông đã bình tĩnh và di chuyển chậm rãi chắc chắn được giúp đỡ. Băng gạc vết thương cũng rất cần thiết." Trong một trường hợp khác, một sinh viên người Anh 28 tuổi, Nathan Layton đã bị một con rắn mamba đen cắn và chết sau một cơn đau tim trong vòng chưa đầy 1 giờ vào tháng 3 năm 2008. Mamba đen được tìm thấy gần một lớp học tại trường Cao đẳng thiên nhiên hoang dã Nam Phi ở Hoedspruit, nơi Layton được đào tạo để trở thành một hướng dẫn viên thú săn. Layton bị rắn cắn vào ngón tay trỏ trong khi nó đã được đưa vào một cái bình, nhưng anh đã không nhận ra mình bị cắn. Anh nghĩ rằng con rắn đã chỉ gạt tay mình. Khoảng 30 phút sau khi bị cắn Layton phàn nàn về thị lực mờ. Anh bị tê liệt và chết sau một cơn đau tim, gần 1 giờ sau khi bị cắn. Nỗ lực cứu sống anh đã thất bại và anh chết tại hiện trường. Năm 2013, trong một trường hợp hiếm hoi và bất thường, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Mỹ, Mark Laita, bị cắn vào chân do một con rắn mamba đen khi đang chụp một bức ảnh một con rắn mamba đen tại một cơ sở ở Trung Mỹ. Vết cắn làm đứt một động mạch ở bắp chân, ông bị phun máu đầm đìa. Laita đã không đi đến bác sĩ hay bệnh viện, ngoại trừ răng nanh sưng phồng khiến anh đau dữ dội trong đêm, anh không bị ảnh hưởng và thể chất vẫn tốt. Điều này đã khiến anh tin rằng con rắn đã cắn ông một "vết cắn khô" (có nghĩa không tiết ra nọc độc) hoặc do máu chảy nhiều đẩy nọc độc ra. Vài bình luận về câu chuyện này cho rằng đó là một con rắn được loại bỏ nọc độc (trong đó tuyến nọc độc được phẫu thuật cắt bỏ). Laita phản hồi rằng đó không phải ca cấp cứu. Chỉ sau này, Laita nhận ra rằng anh đã bắt được con rắn cắn chân anh trong một bức ảnh chụp.
1
null
Emydocephalus szczerbaki là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Dotsenko mô tả khoa học đầu tiên năm 2011. Chúng thường được nhìn thấy ở vùng duyên hải Việt Nam và được đặt tên theo nhà bò sát học người Ukraina Mykola Mykolaiovych Shcherbak (1927-1998), còn được viết là "Nikolay Szczerbak".
1
null
Hemachatus haemachatus, còn gọi là rắn rinkhals () hay ringhals , là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Bonnaterre mô tả khoa học đầu tiên năm 1790. Loài này được tìm thấy ở tỉnh Cape Nam của Nam Phi, phía đông bắc thông qua Free State, Lesotho, Transkei, Kwazulu Natal, Nam Phi, Tây Swaziland, Mpumalanga và một phần của Gauteng, Nam Phi. Bằng chứng gần đây cho thấy nó được tìm thấy ở Johannesburg. Một dân cư biệt lập tập trung vào Inyanga trên biên giới Zimbabwe-Mozambique.
1
null
Hydrophis belcheri là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được John Edward Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1849. Loài này rụt rè và thông thường chỉ cắn người khi bị dồn ép nghiêm trọng. Thông thường những người bị cắn là ngư dân xử lý lưới, mặc dù chỉ một phần tư trong số những người bị cắn bị chúng truyền độc vì loài rắn này hiếm khi tiêm nọc độc của chúng. Bởi vì điều này, và bản chất ngoan ngoãn của nó, nó thường không được coi là rất nguy hiểm. Mặc dù không có nhiều thông tin về nọc độc của loài này, độc tính LD50</sub của nó ở chuột đã được xác định là 0,24 mg/kg khi được tiêm bắp. Loài rắn biển Belcher, mà nhiều lần được gọi nhầm là rắn biển mũi móc ("Enhydrina schistosa"), đã bị phổ biến nhầm là loài rắn độc nhất thế giới, do cuốn sách xuất bản của Ernst và Zug "Snakes in question: The Smithsonian Book Book "từ năm 1996. Phó giáo sư Bryan Grieg Fry, một chuyên gia về nọc độc nổi tiếng, đã làm rõ lỗi:" Huyền thoại mũi móc là do một lỗi cơ bản trong một cuốn sách có tên là 'Snakes in question'. Trong đó, tất cả các kết quả kiểm tra độc tính là gộp lại với nhau, bất kể chế độ xét nghiệm (ví dụ tiêm dưới da so với tiêm bắp so với tiêm tĩnh mạch so với tiêm trong màng bụng). Vì chế độ có thể ảnh hưởng đến số lượng tương đối, nọc độc chỉ có thể được so sánh trong một chế độ. Nếu không, táo và đá của nó. " Các nghiên cứu trên chuột và tế bào tim người nuôi cấy cho thấy nọc độc của taipan nội địa, từng giọt, là độc nhất trong số tất cả các loài rắn; đất hoặc biển. Loài rắn biển có nọc độc nhất thực sự là loài rắn biển Dubois ("Aipysurus duboisii"). Mô tả. Rắn biển Belcher có kích thước vừa phải, dao động từ 0,5 đến 1 mét. Cơ thể mỏng của chúng thường có màu vàng crom với các vằn màu xanh đậm. Kiểu màu mặt lưng không mở rộng trên bụng. Đầu ngắn và có các dải cùng màu. Miệng rất nhỏ nhưng phù hợp với đời sống thủy sinh. Màu cơ thể, khi nhìn ra khỏi nước, dường như có một màu vàng nhạt. Vảy khác với hầu hết các loài rắn khác ở chỗ chúng chồng lên nhau. Mỗi vảy lưng có một gò ở giữa. Cơ thể được nén mạnh về phía sau. Các vảy bụng rất hẹp, chỉ rộng hơn một chút so với vảy lưng. Phân bố. Ấn Độ Dương (Philippines: Visayan khu vực, Panay; New Guinea), Vịnh Thái Lan, Úc (Lãnh thổ phía Bắc, Queensland), Quần đảo Solomon [McCoy 2000]. Đặc biệt là xung quanh rạn san hô Ashmore ở biển Timor ngoài khơi tây bắc Australia, New Caledonia.
1
null
Hydrophis cyanocinctus là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Daudin mô tả khoa học đầu tiên năm 1803. Phân bố. Được tìm thấy ở Ấn Độ Dương (Từ Vịnh Ba Tư, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippines: Biển Visayan, Panay, vv) và các vùng biển xung quanh Hàn Quốc, Nhật Bản, quần đảo Solomon, Biển Đông (bao gồm cả đảo Hải Nam), biển Hoa Đông (bao gồm cả Đài Loan), vùng ven biển Sơn Đông và Liêu Ninh (Trung Quốc) bờ biển của vịnh Ba Tư (Oman, United Arab Emirates), Đông Nam Á thông qua cho đến New Guinea.
1
null
Joseph Raymond "Joe" McCarthy (14 tháng 11 năm 1908 - 2 tháng 5 năm 1957) là một chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Wisconsin từ 1947 cho đến khi qua đời năm 1957. Từ 1950, McCarthy đã trở thành gương mặt công chúng tiêu biểu nhất ở giai đoạn mà những căng thẳng của chiến tranh Lạnh càng khiến gia tăng nỗi sợ về sức ảnh hưởng ngày càng lớn của chủ nghĩa Cộng sản. Ông nổi tiếng vì đã những lời tuyên bố rằng đang có khá đông người Cộng sản và các điệp viên Xô Viết cũng như những người có cảm tình với Liên Xô bên trong chính quyền Liên bang Mỹ và những nơi khác. Rốt cuộc, thượng viện Hoa Kỳ đã chỉ trích những sách lược của ông cũng như sự bất lực của ông trong việc chứng minh những tuyên bố của mình. Thuật ngữ Chủ nghĩa McCarthy ra đời năm 1950 liên quan đến chủ trương của McCarthy đã sớm được áp dụng cho những hoạt động chống cộng. Ngày nay, thuật ngữ này được dùng theo nghĩa rộng hơn liên quan đến những lời buộc tội mị dân, thiếu suy nghĩ và vô căn cứ, cũng như công kích công khai nhằm vào tính cách hoặc lòng yêu nước của các đối thủ chính trị. Sinh ra và lớn lên tại một nông trang bang Wisnconsin, McCarthy đã nhận tấm bằng ngành luật tại đại học Marquette năm 1935 và được bầu vào thẩm phán tòa đại hình lưu động Wisconsin năm 1939, là người trẻ nhất giữ chức vụ này trong lịch sử bang Ở tuổi 33, McCarthy tình nguyện gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và phục vụ trong suốt thế chiến thứ II. Ông đã chạy đua thành công vào thượng viện Mỹ năm 1946, đánh bại Robert M. La Follette, Jr. Sau 3 năm gần như kín tiếng ở thượng viện, danh tiếng McCarthy nổi lên nhanh chóng khắp nước khi vào tháng 2 năm 1950 ông đã xác nhận bằng lời rằng ông có một danh sách "các thành viên Đảng Cộng sản và các thành viên trong mạng lưới gián điệp" đang làm việc trong bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. McCarthy chưa bao giờ có thể chứng minh những lời cáo buộc gây xôn xao dư luận của ông. Vào giai đoạn thành công của sự nghiệp, McCarthy đã có thêm những cáo buộc về việc Cộng sản thâm nhập vào Bộ Ngoại giao, chính quyền Tổng thống Harry S. Truman, đài tiếng nói Hoa Kỳ và quân đội Mỹ. Ông cũng sử dụng những cáo buộc liên quan đến chủ nghĩa cộng sản, thái độ thân cộng và sự phản bội tổ quốc để công kích nhiều chính trị gia và các cá nhân khác cả trong và ngoài chính phủ. Những phiên điều trần công khai giữa McCarthy và quân đội năm 1954 đã khiến cho ông bị giảm dần sự ủng hộ cũng như danh tiếng. Vào 2 tháng 12 năm 1954, thượng viện đã tổ chức bỏ phiếu khiển trách thượng nghị sĩ McCarthy với tỉ lệ phiếu chỉ trích ông 67-22, khiến McCarthy trở thành một trong số ít những thượng nghị sĩ bị kỉ luật thời đó. Ông qua đời tại bệnh viện hải quân Bethesda vào 2 tháng 5 năm 1957, thọ 48 tuổi. Nguyên nhân cái chết được công bố chính thức là do viêm gan cấp tính, rất có thể do chứng nghiện rượu của ông gây ra.
1
null
Hydrophis peronii là một loài rắn độc trong họ Rắn hổ. Loài này được Duméril mô tả khoa học đầu tiên năm 1853. Là loài đặc hữu của vùng biển nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương. Đây là loài rắn biển duy nhất có gai trên đầu. Giống như tất cả các thành viên khác của họ Elapidae, nó có nọc độc. Đôi khi nó được xếp vào chi "Acalyptophis" riêng.
1
null
Đẻn đuôi vàng hay đẻn sọc dưa (danh pháp khoa học: Hydrophis platurus) là một loài rắn biển trong họ Rắn hổ. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1766. Loài rắn biển này tìm thấy ở nhiệt đới vùng biển đại dương trên khắp thế giới ngoại trừ Đại Tây Dương. Nó là thành viên duy nhất của chi Pelamis, nhưng bằng chứng phân tử gần đây cho thấy nó có quan hệ họ hàng rất gần với các loài thuộc chi "Hydrophis". Trái với niềm tin trong quá khứ, rắn biển đòi hỏi nước ngọt để sinh tồn và rắn biển bụng vàng uống nước mưa hình thành trên bề mặt nước biển. Loài này đã được ghi nhận là sống sót sau khi mất nước nghiêm trọng tới 7 tháng trong thời gian hạn hán theo mùa.
1
null
Enhydrina schistosa là một loài rắn độc trong họ Rắn hổ. Loài này được Daudin mô tả khoa học đầu tiên năm 1803. Khoảng 50% các vụ người bị rắn biển cắn do loài này gây ra, cũng như phần lớn các vụ bị động vật tiêm độc và tử vong. Phân bố. Loài rắn này được tìm thấy ở Biển Ả Rập và Vịnh Ba Tư (ngoài Oman), ở phía nam Seychelles và Madagascar, ngoài khơi Nam Á (Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh), Đông Nam Á (Myanmar (trước đây là Burma), Thái Lan, Việt Nam). Rắn từ Úc (Lãnh thổ phía Bắc và Queensland) và New Guinea hiện được xác định tạm thời là "Enhydrina zweifeli", do các xét nghiệm DNA có cho thấy họ không liên quan đến Enhydrina schistosa. Nọc độc. Nọc độc của loài này được tạo thành từ các neurotoxin và myotoxin rất mạnh. Loài phổ biến này gây ra phần lớn các trường hợp tử vong do rắn biển cắn (lên đến 90% tất cả các vụ rắn biển cắn). Giá trị là 0,1125 mg/kg dựa trên các nghiên cứu độc chất học. Năng suất nọc độc trung bình trên mỗi vết cắn là khoảng 7,9–9.0 mg, trong khi liều gây chết người được ước tính là 1,5 mg.
1
null