text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Abdellatif Kechiche (, sinh 7 tháng 12 năm 1960) là Diễn viên, đạo diễn và biên kịch người Pháp gốc Tunisia.
Sự nghiệp.
Ông sinh ra năm 1960 tại Tunisia bắt đầu sự nghiệp làm phim từ năm 2000. Vị đạo diễn này có đam mê với sân khấu từ nhỏ. Trước khi là một nhà biên kịch, đạo diễn, ông từng là Diễn viên trong những vở kịch và phim điện ảnh. Khi sự nghiệp Diễn viên đang khá tốt, Kechiche vẫn quyết định lùi cuộc sống vào đằng sau máy quay. Ông đã viết nhiều kịch bản để bán nhưng không thành. Nhưng vào năm 2000, với kịch bản La Faute à Voltaire (Lỗi của Voltaire), ông đã làm mê hoặc nhà sản xuất Jean Francois Lepetit và bộ phim đã giành giải Sư tử vàng tại LHP Vennice. Sau La Faute à Voltaire, ông tiếp tục cho ra lò những bộ phim: Games of love and chance (nhận giải César dành cho đạo diễn xuất sắc nhất - 2003), The Secret of the Grain (nhận giải César dành cho đạo diễn xuất sắc nhất - 2007)…
Tại Liên hoan phim Cannes 2013, phim Cuộc đời của Adèle, một bộ phim về đồng tính nữ do ông đạo diễn mang tên La vie d'Adèle đã đoạt Giải cành cọ vàng và giải FIPRESCI. | 1 | null |
Năm 2019 (số La Mã: MMXIX). Trong lịch Gregory, nó sẽ là năm thứ 2019 của Công nguyên hay của Anno Domini; năm thứ 19 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ 21; và năm thứ 10 của thập niên 2010.
Năm 2019 được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chỉ định là Năm quốc tế về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vì nó trùng với kỷ niệm 150 năm sáng chế Hệ thống Bảng tuần hoàn của Dmitry Mendeleev vào năm 1869. | 1 | null |
Phân phối sản phẩm (còn được biết đến trong tiếng Anh đơn giản là place hoặc Product distribution) là một trong 4 yếu tố của marketing. Phân phối là một tiến trình mà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng thông qua các phối thức phân phối trung gian.
Ba chiến lược khác của phối thức marketing, đó là chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và chiến lược chiêu thị.
Cấu trúc kênh.
Các loại cấu trúc kênh.
Cấu trúc kênh phân phối theo chiều dọc.
Cấu trúc kênh phân phối chiều dọc thể hiện ở việc thiết lập hệ thống phân phối với 1 thành viên nắm vai trò lãnh đạo, các thành viên trực thuộc khác chịu sự tác động và điều phối của thành viên chính. Cấu trúc chiều dọc bao gồm những kênh phân phối theo từng loại sau.
Cấu trúc kênh phân phối theo chiều ngang.
Cấu trúc chiều ngang do hai hoặc nhiều doanh nghiệp họp lại với nhau để thực hiện nhiệm vụ phân phối.
Cấu trúc kênh phân phối đa kênh.
Doanh nghiệp sử dụng song song hai hoặc nhiều hệ thống phân phối khác nhau, nhằm bao quát được thị trường, hướng đến khách hàng mục tiêu tốt nhất.
Các thành viên trong kênh phân phối.
Các thành viên trong kênh phân phối là các trung gian trực tiếp tham gia đàm phán phân chia nhiệm vụ, công việc phân phối. Là những người sở hữu hàng hóa, dịch vụ và chuyển quyền sở hữu cho các thành viên, tổ chức, doanh nghiệp khác. Chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cuối cùng
Các thành viên trong một kênh phân phối cơ bản bao gồm.
Chiến lược kênh phân phối.
Chiến lược kênh phân phối trong mục tiêu của chiến lược marketing.
Việc xác lập chiến lược kênh phân phối cần được đạt trong mối quan hệ với mục tiêu các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với vị thế khác nhau trên thị trường, sẽ có những mục đích marketing khác nhau, dẫn đến thực hiện chiến lược phân phối cũng sẽ khác nhau.
Thiết kế kênh.
Khái niệm.
Thiết kế kênh là quá trình đưa ra quyết định lựa chọn phát triển, xây dựng kênh phân phối mới tại những thị trường chưa có hoặc hoàn thiện, cải tiến kênh phân phối ở những thị trường đã tồn tại.
Thiết kế kênh ảnh hưởng đến việc quyết định cấu trúc của kênh như các thành viên trung gian, các thành viên hỗ trợ và mối quan hệ giữa các thành viên.
Nhu cầu thiết kế kênh.
Việc phát thiết kế kênh dựa vào những yếu tố tác động đến như.
Lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu.
Việc lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu phải đạt được các yêu cầu sau.
Lựa chọn thành viên kênh tối ưu.
Tầm quan trọng.
Lựa chọn các thành viên trong kênh ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động có hiểu quả của toàn kênh.
Việc lựa chọn thành viên kênh nên được thực hiện thường xuyên và cần thiết.
Mực độ tuyển chọn thành viên kênh khác nhau tùy theo chiến lược phân phối doanh nghiệp theo đuổi.
Các bước tuyển chọn thành viên kênh tối ưu.
Các thành viên trong kênh được doanh nghiệp xác lập từ nhiều nguồn, bao gồm.
Các thành viên cần phải được đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định, nhằm chọn được thành viên phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Một số tiêu chuẩn cần quan tâm như.
Cách nhà phân phối trung gian có quyền lựa chọn nhà sx cho riêng mình, do đó, các DN cần phải thuyết phục để họ chấp nhận trở thành 1 thành viên trong kênh thông qua các hỗ trợ, ưu điểm về sản phẩm.
Thông thường, các trung gian phân phối thường quan tâm đến những yếu tố sau của doanh nghiệp.
Quản trị kênh phân phối.
Khái niệm.
Quản trị kênh phân phối là toàn bộ quá trình quản lý, điều tiết hoạt động của kênh phân phối nhằm duy trì, thiết lập mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên trong kênh để thực hiện mục đích phân phối chung của Doanh nghiệp.
Phát hiện xung đột trong kênh.
"Xung đột" trong phần này là xung đột giữa nhà quản trị, giữa doanh nghiệp với các thành viên kênh, khách với xung đột phần trên là xung đột giữa các thành viên với nhau. | 1 | null |
Walter Philipp Werner von Gottberg (6 tháng 12 năm 1823 tại Königsberg – 9 tháng 5 năm 1885) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức.
Gia đình.
Walter ông là con trai trưởng của Werner von Gottberg, địa chủ ("Gutsherr") của Perschelen tại Landkreis Preußisch Eylau và Woopen tại Kreis Friedland (mất năm 1846), và bà Johanna Zornow. Ông đã kết hôn với Alice Codrington, và cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông ba người con gái.
Binh nghiệp.
Sau khi học tập trong đội thiếu sinh quân, Gottberg khởi đầu sự nghiệp của mình vào năm 1840 với quân hàm thiếu úy trong Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ "Thái tử" (Đông Phổ 1) số 1 tại Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ. Tiếp theo đó, vào năm 1853, ông trở thành một trung úy trong Bộ Tổng tham mưu ("Großen Generalstab"). Vào năm 1856, ông lên quân hàm Đại úy, rồi năm sau (1860) ông được thăng cấp Thiếu tá và với cấp bậc này ông gia nhập Bộ Chiến tranh Phổ. Cuối cùng, vào năm 1865, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu số 6 và chỉ huy trung đoàn này tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), đặc biệt là trong các trận chiến tại Nachod, Skalitz và Schweinschädel.
Vào tháng 9 năm 1866, ông được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng trong một Bộ Tổng chỉ huy Quân đoàn ("Generalkommando"). Cùng năm đó, ông được thăng quân hàm Đại tá. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được cử làm Chủ nhiệm Cục hậu cần ("Oberquartiermeister") trong Tập đoàn quân số 3 ("dritten Armee") do Thái tử Friedrich Wilhelm, nhờ đó ông có được mối liên hệ cá nhân gần gũi với người kế vị ngai vàng Phổ. Vào năm 1871, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Ở cấp bậc này, ông đã giám sát việc giáo dục các vương tôn Wilhelm và Heinrich, con của Thái tử, và được mệnh danh là "thống đốc quân sự" của vị hoàng đế tương lai của Đức. Cho đến năm 1876 ông là Tham mưu trưởng của Cục thanh tra quân đội IV (" 4. Armee-Inspektion"), rồi được phong quân hàm Trung tướng vào năm 1876. Năm 1877, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 26 tại Württemberg, vào năm 1881 ông được nhậm chức Thống đốc thành phố Straßburg và vào năm 1883, ông lên cấp Tượng tư lệnh của Quân đoàn I. Cuối cùng, vào ngày 20 tháng 9 năm 1884, ông được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh, nhưng không lâu sau đó thì ông từ trần. | 1 | null |
Thí nghiệm nhà tù Stanford là một thí nghiệm tâm lý học xã hội, được tiến hành nhằm khảo sát những tác động tâm lý của cảm nhận quyền lực, tập trung vào cuộc đấu tranh giữa tù nhân và quản giáo. Thí nghiệm này diễn ra từ ngày 15 đến 21 tháng 8 năm 1971 tại Đại học Stanford. Những người tham gia nghiên cứu gồm có giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo, nhóm nghiên cứu của ông và 24 nam sinh viên đại học. Các tình nguyện viên được chỉ định ngẫu nhiên làm "quản giáo" hoặc "tù nhân" trong một nhà tù giả lập thông qua việc tung đồng xu, với Zimbardo là giám thị. Dù theo kế hoạch thí nghiệm sẽ diễn ra trong hai tuần, nhưng một số tù nhân đã được rời đi giữa chừng, và toàn bộ thí nghiệm đã buộc phải kết thúc sau sáu ngày. Các báo cáo kết quả thí nghiệm ban đầu ghi lại rằng các sinh viên nhanh chóng chấp nhận vai trò của họ. Các quản giáo đã thi hành những biện pháp độc đoán và cuối cùng tra tấn tâm lý một số tù nhân; sau đó, nhiều tù nhân đã chấp nhận bị lạm dụng tâm lý một cách thụ động và quấy rối các tù nhân phản đối theo lệnh quản giáo. Thí nghiệm này đã được ghi lại trong nhiều cuốn sách giáo khoa tâm lý học xã hội nhập môn, dù một số người đã bỏ nó đi vì phương pháp luận của nó bị nghi ngờ.
Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ đã tài trợ cho thí nghiệm vì muốn điều tra về nguyên nhân gây ra những vấn đề giữa quản giáo và tù nhân trong Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Một vài giai đoạn của thí nghiệm đã được quay lại và các đoạn trích cũng được công bố rộng rãi.
Những phát hiện của thí nghiệm đã đặt ra nhiều nghi vấn, và bản thân thí nghiệm đã bị chỉ trích vì phương pháp luận thiếu khoa học. Dù Zimbardo giải thích rằng thí nghiệm cho thấy các quản giáo tự hứng thú chấp nhận theo bản năng những hành vi tàn bạo và độc đoán, bản thân ông đã thực sự hướng dẫn họ cách kiểm soát tâm lý tù nhân. Những người chỉ trích cũng lưu ý rằng một số tình nguyện viên đã hành xử theo hướng có ích cho nghiên cứu, để "cho nhóm nghiên cứu có gì đó mà làm" (theo lời một quản giáo). Điều này được gọi là tính cách theo nhu cầu. Thí nghiệm đã được tái lập bởi các nhà nghiên cứu khác, nhưng không có biến thể nào dẫn đến cùng kết quả như thí nghiệm ở Stanford.
Mục tiêu của Zimbardo.
Trang web chính thức (được lưu trữ) của Thí nghiệm nhà tù Stanford đã mô tả mục tiêu chính như sau:Chúng tôi muốn thấy những tác động tâm lý của việc trở thành một tù nhân hoặc quản giáo. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định thiết lập một nhà tù mô phỏng và sau đó ghi chép cẩn thận những tác động của thể chế này đối với hành vi của tất cả mọi đối tượng trong phạm vi của nó.
Một bài báo từ Stanford News Service năm 1997 mô tả chi tiết hơn:
Phương pháp thí nghiệm.
Các nam sinh viên đã được tuyển chọn kỹ càng và được thông báo rằng họ sẽ tham gia vào một nhà tù giả lập trong vòng hai tuần. Nhóm nghiên cứu đã chọn ra 24 ứng viên có kết quả kiểm tra ổn định và khỏe mạnh nhất về mặt tâm lý. Những người tham gia này chủ yếu là người da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu, không có tiền án tiền sự, lịch sử bạo lực, sử dụng chất gây nghiện, yếu tâm lý hay có bệnh tật gì. Tất cả đều đồng ý tham gia trong khoảng thời gian từ 7 đến 14 ngày và được nhận 15 đô mỗi ngày ().
Thí nghiệm được tiến hành trong một đoạn hầm dài 35 foot (10,5 m) phía dưới Jordan Hall, tòa nhà tâm lý học của trường Stanford. Nhà tù có hai bức được xây dựng, một ở lối vào, và một ở vách xà lim để ngăn chặn quan sát. Mỗi phòng giam (6 × 9 foot / 1,8 × 2,7 m) cho tù nhân chỉ chứa duy nhất một cái giường gấp. Các tù nhân bị giam 24 giờ/ngày, còn các quản giáo được ở một nơi hoàn toàn tách biệt với họ, đồng thời được bố trí khu vực nghỉ ngơi, thư giãn và nhiều tiện nghi khác.
Một nửa trong số 24 người tham gia được chỉ định vào vai tù nhân (9 người và 3 đối tượng thay thế) và nửa còn lại vào vai quản giáo (cũng là 9 người cùng 3 đối tượng thay thế). Zimbardo đảm nhận vai trò giám thị và một trợ lý nghiên cứu bậc đại học đóng vai trưởng cai ngục. Zimbardo đã thiết kế thí nghiệm này nhằm gây ra sự mất phương hướng, phi nhân tính hóa và phi cá nhân hoá ở những người tham gia.
Các nhà nghiên cứu đã tổ chức một buổi định hướng cho các quản giáo một ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Họ được yêu cầu không làm hại các tù nhân về thể chất hay biển thủ thức ăn hoặc đồ uống. Trong đoạn phim ghi lại cuộc nghiên cứu, Zimbardo nói với các cai ngục: "Các bạn có thể gây ra giữa các tù nhân cảm giác buồn chán hay sợ hãi ở một mức độ nào đó, hoặc tạo ra ý niệm rằng cuộc sống của họ hoàn toàn do chúng ta kiểm soát - bởi hệ thống, bạn và tôi - rằng họ sẽ không có quyền riêng tư... Chúng ta sẽ lấy đi tính cá nhân của họ theo nhiều cách khác nhau. Nói chung, tất cả kế hoạch là gây ra cảm giác bất lực. Có nghĩa là, trong thí nghiệm, chúng ta sẽ có mọi quyền, còn họ chẳng có gì cả."
Nhóm nghiên cứu đã cho các quản giáo sử dụng dùi cui gỗ nhằm thể hiện vai trò, trang phục quản giáo thực thụ (áo sơ mi và quần kaki từ một cửa hàng đồ dư thừa của quân đội gần đó) và kính râm tráng gương để tránh giao tiếp bằng mắt. Ngược lại, các tù nhân phải mặc những chiếc áo khoác ngoài không thoải mái, không vừa vặn kèm mũ len và bị đeo xích vào một mắt cá chân. Nhóm quản giáo được yêu cầu gọi tù nhân bằng số in trên áo thay cho tên thật.
Các tù nhân đã bị "bắt" tại nhà họ, với "tội danh" cướp có vũ khí. Sở cảnh sát địa phương Palo Alto đã hỗ trợ Zimbardo thực hiện các vụ bắt giữ và tiến hành các thủ tục liên quan đầy đủ cho nhóm tù nhân, gồm lấy dấu vân tay và chụp ảnh. Các tù nhân được đưa đến nhà tù giả từ đồn cảnh sát, nơi họ bị lột đồ để khám xét và cung cấp danh tính mới.
Các phòng giam giả nhỏ được thiết lập để giam ba tù nhân mỗi phòng. Dưới hầm, có một hành lang nhỏ được sử dụng làm sân tù, một tủ biệt giam, và một phòng lớn hơn đối diện với các tù nhân dành cho các quản giáo và trưởng cai ngục. Các tù nhân phải ở trong phòng hoặc sân cả ngày lẫn đêm cho đến khi nghiên cứu kết thúc. Nhóm quản giáo được chia thành các nhóm ba người, trực theo các ca tám giờ. Họ được yêu cầu rời khỏi chỗ trực ngay khi hết ca.
Nhóm quản giáo có những phản ứng khác nhau với vai trò mới của họ. Một quản giáo ("quản giáo lăng mạ nhiều nhất" - Tạp chí Stanford mô tả) đã cảm thấy rằng những hành vi hung hăng của mình giúp nhóm thí nghiệm có được điều họ muốn. Một quản giáo khác, vốn muốn được chọn làm tù nhân, nhớ lại: "Tôi có mang theo vài điếu cần sa và ngày nào cũng muốn đưa chúng cho nhóm tù nhân. Qua biểu cảm, tôi thấy họ rất chán nản, và cảm thấy tội nghiệp họ". "Trưởng cai ngục" David Jaffe đã can thiệp nhằm thay đổi hành vi của quản giáo này, khuyến khích anh ta "tham gia" nhiều hơn, và trở nên "khó tính" hơn.
Kết quả.
Trong ngày đầu tiên, thí nghiệm diễn ra khá bình thường, cả quản giáo và tù nhân đều không thực sự nghiêm túc. Sáng ngày thứ hai, các tù nhân ở Phòng giam 1 dùng giường chặn cửa buồng và cởi mũ, không chịu ra ngoài và tuân thủ các mệnh lệnh của quản giáo. Các quản giáo khác tình nguyện làm thêm giờ nhằm hỗ trợ khuất phục cuộc nổi loạn, và tấn công các tù nhân bằng bình cứu hoả mà không có sự giám sát của các thành viên nhóm nghiên cứu. Những quản giáo này sau đó lột trần những người nổi loạn, đưa giường của họ ra ngoài và lăng nhục họ. Nhận thấy rằng ba quản giáo mỗi ca khó kiểm soát được chín tù nhân, một người trong nhóm quản giáo đã đề nghị sử dụng chiến thuật tâm lý: thiết lập một "phòng giam đặc quyền". Những tù nhân "ngoan ngoãn" sẽ được mặc quần áo và ngủ trên giường, cũng như khẩu phần tốt hơn, bàn chải và kem đánh răng. Các tù nhân được đặc cách đã từ chối vì tôn trọng bạn tù.
Sau 35 giờ, một tù nhân bắt đầu "phát điên". Zimbardo kể lại: "Sau đó, #8612 như phát điên lên, la hét, chửi bới, giận dữ đến mức mất kiểm soát. Phải mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới tin rằng cậu ấy thực sự đau khổ đến mức chúng tôi phải thả cậu ấy ra."
Các quản giáo bắt tù nhân nhắc lại số tù của họ để củng cố ý niệm rằng đây là danh tính mới, sau đó sử dụng chúng để quấy rối các tù nhân, ví dụ như bắt tù nhân chống đẩy nếu đọc sai số. Điều kiện vệ sinh vốn đã suy giảm nhanh chóng lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các quản giáo chỉ cho phép một số tù nhân đi tiểu hoặc đại tiện trong một cái xô đặt trong phòng giam của họ. Nhằm trừng phạt, các quản giáo cũng không cho phép những người này dọn sạch xô. Trong tù, nệm là một vật quý, vì vậy một hình phạt khác đã được đưa ra: tịch thu nệm, khiến các tù nhân phải ngủ trên sàn bê tông. Ngoài ra, một số tù nhân cũng bị lột trần nhằm hạ nhục. Vài quản giáo mỗi lúc một trở nên tàn nhẫn hơn: nhóm thí nghiệm ghi chép lại rằng khoảng một phần ba số quản giáo thực sự có khuynh hướng bạo dâm. Hầu hết các quản giáo đều tỏ ra khó chịu khi cuộc thử nghiệm bị ngưng lại chỉ sau sáu ngày.
Zimbardo cũng đã đề cập đến việc chính ông bị cuốn vào thí nghiệm. Trong ngày thứ tư, một số quản giáo nói rằng họ nghe được một tin đồn rằng tù nhân được thả sẽ trở về với bạn bè và giải thoát cho những tù nhân còn lại, nên ông và các quản giáo đã tháo rời nhà tù, rồi chuyển nó lên một tầng khác của tòa nhà. Sau đó ông ngồi dưới hầm chờ người tù được thả kia, định nói rằng thí nghiệm đã kết thúc nếu anh ta quay lại. Vậy nhưng người tù được thả đã không bao giờ trở lại, và nhà tù được xây dựng lại dưới tầng hầm.
Zimbardo lập luận rằng các tù nhân đã nội tâm hóa vai trò của họ, vì một số người đã tuyên bố rằng sẽ chấp nhận "đặc xá" ngay cả khi không còn được trả lương. Thực tế là, họ có thể rời đi mà không phải chờ đợi thêm để đợi chấp thuận hoặc từ chối như khi yêu cầu đặc xá. Ông cũng nói rằng dù không nhận được tiền, và do đó không còn lý do gì để tiếp tục tham gia thử nghiệm, nhưng họ vẫn làm vậy, bởi vì họ đã nội tâm hóa danh tính tù nhân.
Tù nhân số 416, một tù nhân dự trữ mới được nhận vào, bày tỏ lo lắng về cách hành xử các tù nhân khác. Các lính canh phản ứng với nhiều lạm dụng hơn. Khi anh từ chối ăn xúc xích trong khẩu phần vì đang tuyệt thực, quản giáo đã giam anh vào "phòng biệt giam" - một tủ khóa đóng kín: "sau đó các quản giáo đã ra lệnh cho những tù nhân khác liên tục đấm vào cửa và mắng chửi 416". Các quản giáo cũng nói rằng anh sẽ chỉ được thả ra khỏi phòng biệt giam khi có tù nhân khác chỉ ngủ trên đệm mà không dùng chăn. Chỉ có một tù nhân duy nhất chấp nhận điều này.
Zimbardo đã hủy bỏ thí nghiệm sớm khi Christina Maslach, một sinh viên cao học ngành tâm lý học, bạn gái ông khi đó (sau này là vợ ông), phản đối các điều kiện của nhà tù khi cô nghe miêu tả thí nghiệm để tiến hành phỏng vấn. Zimbardo lưu ý rằng, trong số hơn 50 người đã quan sát thí nghiệm, Maslach là người duy nhất nghi ngờ tính đạo đức của nó. Chỉ sau sáu ngày, thí nghiệm đã bị ngừng.
Kết luận.
Vào ngày 20 tháng 8 năm 1971, Zimbardo thông báo với những người tham gia rằng thí nghiệm đã kết thúc.
Theo lời giải thích của Zimbardo, Thí nghiệm nhà tù Stanford đã chứng minh rằng chính nhà tù giả lập, chứ không phải những đặc điểm tính cách cá nhân, đã gây ra hành vi của những người tham gia. Do sự quy kết này, các kết quả của Thí nghiệm nhà tù Stanford tương đồng với kết quả của thí nghiệm Milgram. Trong thí nghiệm Milgram, những đối tượng tham gia ngẫu nhiên đã phục tùng mệnh lệnh thực hiện các cú sốc điện có vẻ nguy hiểm và có thể gây chết người cho một đối tượng khác (một diễn viên).
Thí nghiệm cũng đã được sử dụng để minh họa thuyết bất hoà nhận thức và sức mạnh của quyền hành.
Hành vi của những người tham gia có thể đã bị định hình vì họ biết rằng có những người theo dõi họ (hiệu ứng Hawthorne). Những quản giáo không những không tự kiềm chế vì sợ nhóm thí nghiệm theo dõi, mà còn hành xử hung hăng hơn là khi không có những người giám sát.
Trước thí nghiệm, Zimbardo đã hướng dẫn các quản giáo không tôn trọng các tù nhân theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, họ phải gọi các tù nhân bằng số tù thay cho tên thật. Theo Zimbardo, điều này nhằm mục đích giảm bớt tính cá nhân của các tù nhân. Vì không có quyền gì, những tù nhân đã hiểu ra mình chẳng có ảnh hưởng gì với những điều sẽ xảy đến, từ đó ngừng nổi loạn, chấp nhận đầu hàng (bất lực tập nhiễm), và chấp nhận vai trò ít quan trọng của mình khi nhận ra các quản giáo là những người có thứ bậc cao hơn.
Nghiên cứu này có một kết quả tích cực: thay đổi cách điều hành các nhà tù ở Mỹ. Ví dụ, những trẻ vị thành niên bị buộc tội liên bang không còn bị giam chung với các tù nhân trưởng thành trước khi xét xử, do nguy cơ bạo lực.
Ngay sau khi nghiên cứu hoàn thành, ở nhà tù San Quentin và Attica đã có những cuộc nổi loạn đẫm máu. Zimbardo đã báo cáo những phát hiện của mình trong thí nghiệm cho Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ.
Chỉ trích và đáp trả.
Đã có nhiều tranh cãi về cả tính đạo đức và tính nghiêm ngặt khoa học của Thí nghiệm nhà tù Stanford kể từ khi mới tiến hành, và nó chưa bao giờ được tái hiện thành công. Trong "Histoire d'un mensonge" ("Câu chuyện về một lời nói dối" - 2018), nhà làm phim và học giả người Pháp Thibault Le Texier đã viết rằng thí nghiệm này không thực sự là một thí nghiệm, và rằng chẳng có kết quả thực sự nào để bàn luận cả. Đáp lại những lời chỉ trích về phương pháp luận của mình, Zimbardo đã đồng ý rằng thí nghiệm này giống "minh chứng" hơn là "thí nghiệm" khoa học:Ngay từ đầu, tôi đã luôn nói rằng đây là một minh chứng. Điều duy nhất khiến nó giống thí nghiệm là sự phân công ngẫu nhiên các tù nhân và quản giáo. Đó là biến số độc lập. Không có nhóm kiểm soát. Cũng không có nhóm đối chứng. Vì vậy, nó không đáp ứng các tiêu chuẩn lý thuyết của một "thí nghiệm". Đây là một minh chứng rất mạnh mẽ cho một hiện tượng tâm lý, và nó có liên quan.Năm 2018, trả lời những chỉ trích của Le Texier và những người khác, Zimbardo đã viết một bài phản bác chi tiết trên trang web của mình. Trong bản tóm tắt của mình, ông viết:Do đó, tôi khẳng định rằng không có bất kỳ lời chỉ trích nào đưa ra bất kỳ bằng chứng đáng kể nào làm thay đổi kết luận chính của Thí nghiệm nhà tù Stanford về tầm quan trọng của việc hiểu cách các áp lực từ hệ thống và tình huống ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân theo hướng tiêu cực hoặc tích cực, mà thường chúng ta không tự nhận thức được. Thông điệp cốt lõi của thí nghiệm không phải tâm lý giả lập cũng giống như thực tế, hay các tù nhân và quản giáo thường hành xử y như trong thí nghiệm. Thí nghiệm chỉ đóng vai trò như một câu chuyện, cảnh báo về những gì có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, nếu chúng ta đánh giá thấp những ảnh hưởng lên hành vi mà các vai trò xã hội và sức ép ngoại vi đem lại.Để trả lời, Le Texier đã xuất bản một bài báo được bình duyệt, gồm video, bản ghi âm và ghi chú trong thí nghiệm từ Phòng Lưu trữ Đại học Stanford để lập luận rằng: "Các quản giáo biết trước thí nghiệm được định sẵn sẽ gây ra điều gì... và đã không phản ứng tự nhiên với môi trường xã hội đầy vấn đề này. Họ được hướng dẫn tạo ra nó một cách rõ ràng... nhóm thí nghiệm đã can thiệp trực tiếp vào thí nghiệm, hoặc đưa ra những chỉ dẫn chính xác, để gợi lại mục đích của thí nghiệm, hay định hướng chung... nhằm khiến họ thật sự tận tâm vào vai trò của mình, Zimbardo đã định làm cho nhóm quản giáo tin rằng họ là trợ lý nghiên cứu của ông." Kể từ khi ấn phẩm bằng tiếng Anh này được xuất bản, cuộc tranh luận lại nóng lên trên các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ.
Đối xử với "tù nhân".
Một số hành vi của quản giáo bị cáo buộc đã gây ra những tình huống nguy hiểm và tổn hại tâm lý. Theo Zimbardo, một phần ba số cai ngục được đánh giá là có "khuynh hướng bạo dâm thực sự". Nhiều tù nhân cũng bị tổn thương tinh thần, và ba trong số họ đã phải sớm rời thí nghiệm. Zimbardo kết luận rằng cả tù nhân và quản giáo đã nhập tâm sâu sắc vào vai trò của họ và nhận ra rằng chính ông cũng đã nhập tâm như vậy với vai trò giám thị, do đó đã chấm dứt thí nghiệm.
Những lo ngại về đạo đức xung quanh thí nghiệm thường được so sánh với thí nghiệm gây tranh cãi tương tự của Stanley Milgram. Milgram tiến hành thí nghiệm này vào năm 1961 tại Đại học Yale, nhằm nghiên cứu về sự phục tùng.
Qua những hành xử tồi tệ với nhóm tù nhân, các quản giáo sẽ trở nên nhập tâm sâu sắc vào vai trò của họ đến mức sẵn sàng làm nhục các tù nhân về cảm xúc, thể chất và tinh thần:
"Từng tù nhân lần lượt bị khám xét và lột trần. Sau đó, họ bị khử bọ bằng bình xịt, nhằm cho thấy niềm tin của chúng tôi rằng có thể có vi trùng hoặc chấy rận [...] Các tù nhân nam thực thụ không mặc váy, nhưng có cảm thấy bị sỉ nhục và buồn bực. Mục tiêu của chúng tôi là nhanh chóng tạo ra những hiệu ứng như vậy bằng cách bắt họ mặc váy mà không có đồ lót. Thật vậy, ngay sau khi bị bắt mặc những bộ đồng phục này, các tù nhân của chúng tôi bắt đầu đi và ngồi khác, hành xử cũng khác - giống phụ nữ hơn là đàn ông."
Những quản giáo đã thực hiện vai trò của họ một cách nghiêm túc khi Zimbardo chỉ định, còn các tù nhân bị tước bỏ danh tính của họ ở thế giới bên ngoài, cấp mã định danh và chỉ được gọi bằng số này thay cho tên. Tờ báo thuật lại lời của một tù nhân cho thấy điều này có hiệu quả: "Tôi bắt đầu cảm thấy dần đánh mất danh tính của mình."
Dựa vào bằng chứng tự sự.
Vì bản chất của thí nghiệm, Zimbardo nhận thấy không thể giữ nguyên các biện pháp kiểm soát khoa học truyền thống. Ông không thể tiếp tục là một quan sát viên trung lập, vì ông đã ảnh hưởng đến thí nghiệm với tư cách là giám thị nhà tù. Các kết luận và quan sát được rút ra bởi nhóm thí nghiệm phần lớn là chủ quan và mang tính tự sự, và bản thân thí nghiệm không thể được tái tạo chính xác bởi các nhóm nghiên cứu khác. Erich Fromm tuyên bố đã nhìn thấy những nét khái quát trong kết quả thí nghiệm và lập luận rằng tính cách của một cá nhân đã có ảnh hưởng đến hành vi khi bị giam cầm. Điều này trái ngược với kết luận của nghiên cứu rằng bản thân hoàn cảnh nhà tù kiểm soát hành vi của cá nhân. Fromm cũng lập luận rằng không thể xác định mức độ bạo dâm ở những đối tượng "bình thường" bằng các phương pháp được dùng để phân bậc họ.
Huấn luyện quản giáo.
Trong một bài báo năm 2005 cho "Nhật báo Stanford", Carlo Prescott, cựu tư vấn viên nhà tù của Zimbardo trong quá trình thí nghiệm (nhờ kinh nghiệm ngồi tù 17 năm ở San Quentin vì tội cố sát), đã lên tiếng công khai phản đối thí nghiệm này, sau khi đọc được Zimbardo và cộng sự đã sử dụng thí nghiệm theo nhiều cách khác nhau để giải thích những hành động tàn bạo đã diễn ra trong các nhà tù thực sự. Trong bài báo "Lời nói dối của Thí nghiệm nhà tù Stanford", Prescott đã viết:[...] những chuyện như đặt túi trên đầu tù nhân, hay trói tù nhân với nhau bằng dây xích và dùng xô thay cho nhà vệ sinh trong phòng giam đều là kinh nghiệm của tôi tại khu "Tù Tây Ban Nha" cũ ở San Quentin và tôi đã chia sẻ một cách nghiêm túc với nhóm tư vấn cho Thí nghiệm nhà tù Stanford vài tháng trước khi tiến hành thí nghiệm. Cáo buộc rằng tất cả những "quản giáo" da trắng, thuộc tầng lớp thượng lưu hoăc trung lưu, ổn định về tâm lý, được kiểm tra kỹ lưỡng này lại tự mình nghĩ ra hết những ý tưởng đó thì thật ngớ ngẩn. Làm sao mà Zimbardo và, theo ủy quyền, Maverick Entertainment lại có thể bày tỏ sự kinh hoàng trước hành vi của nhóm "quản giáo" dù họ chỉ đơn thuần làm những gì Zimbardo và những người khác, gồm cả tôi, khuyến khích họ làm ngay từ đầu hoặc thiết lập rõ ràng như những quy tắc cơ bản?Cũng như Zimbardo, Prescott đã phát biểu trước Quốc hội về cải cách nhà tù.
Năm 2018, các đoạn ghi âm số hóa có sẵn trên trang web chính thức của thí nghiệm đã được thảo luận rộng rãi, đặc biệt là đoạn ghi âm ghi lại lời "trưởng cai ngục" David Jaffe nói khi cố gắng tác động đến hành vi của một quản giáo bằng cách khuyến khích anh ta "tham gia" nhiều hơn, và trở nên "khó tính" hơn vì lợi ích của thí nghiệm. Trong bài phản hồi năm 2018, Zimbardo viết rằng họ đã hướng dẫn các cai ngục "nhẹ hơn so với áp lực mà các quản giáo và cấp trên thực thụ gây ra trong nhà tù và môi trường quân sự ngoài đời thực, nơi những quản giáo không tuân thủ có thể phải đối mặt với các hình phạt kỷ luật, cách chức hoặc sa thải."
Yêu cầu ngầm của Zimbardo.
Năm 2013, nghiên cứu đã bị chỉ trích về các tính cách theo yêu cầu bởi nhà tâm lý học Peter Gray. Ông cho rằng những đối tượng tham gia thí nghiệm tâm lý có xu hướng làm những gì họ tin rằng các nhà nghiên cứu muốn họ làm, cụ thể là trong trường hợp thí nghiệm trong nhà tù Stanford: "hành xử theo khuôn mẫu những điều mà tù nhân và quản giáo sẽ làm". Gray cũng tuyên bố rằng ông sẽ không đưa thí nghiệm vào cuốn sổ tay nhập môn của ông - "Tâm lý học" - vì ông cho rằng nó thiếu tính nghiêm ngặt của khoa học.
"John Wayne" (Dave Eshelman ngoài đời thực), một quản giáo trong cuộc thử nghiệm, nói rằng anh đã khiến mâu thuẫn giữa quản giáo và tù nhân leo thang khi bắt đầu làm theo một nhân vật trong bộ phim "Cool Hand Luke" năm 1967. Anh hành động mạnh tay hơn nữa vì được đặt biệt danh là "John Wayne", dù đã cố gắng bắt chước diễn viên Strother Martin, người đóng vai Đại uý nhà tù tàn bạo trong phim. Anh kể lại:Những điều ảnh hưởng đến tôi không phải là tai nạn. Chúng đã có trong kế hoạch. Tôi đặt ra một kế hoạch rõ ràng trong đầu, cố gắng ép mình hành động, ép điều gì đó xảy ra, cho các nhà nghiên cứu có gì đó mà làm. Họ nghĩ ra được gì từ một đám người ngồi xung quanh như câu lạc bộ đồng quê chứ? Vì vậy, tôi đã tạo ra nhân cách này một cách có ý thức. Tôi đã tham gia đủ kiểu diễn kịch hồi học trung học và đại học. Đó là điều mà tôi đã quá quen: đeo một tính cách khác khi bước ra sân khấu. Tôi tự tiến hành một thí nghiệm trong đầu mình, bằng cách tự hỏi: "Mình có thể đẩy thí nghiệm này xa đến mức nào? Và những người này sẽ bị lạm dụng bao nhiêu trước khi nói 'thôi ngay đi'?" Nhưng những quản giáo khác không ngăn cản tôi. Dường như họ cũng tham gia vào. Họ cạnh tranh với tôi. Không hề có người nào nói: "Tôi nghĩ chúng ta không nên làm vậy đâu."Trong bài phản bác năm 2018, Zimbardo viết rằng hành động của Eshelman đã "vượt xa khỏi vai trò một quản giáo khó tính", và về những gì anh cùng các quản giáo khác đã làm: "sự tương đồng ấn tượng của họ với các hành động tàn bạo trong nhà tù thực sự", "cho chúng tôi thấy điều gì đó quan trọng về bản chất con người".
Báo cáo và giải thích kết quả.
Hai sinh viên thuộc nhóm tù nhân đã rời khỏi thí nghiệm trước khi nó kết thúc vào ngày thứ sáu. Douglas Korpi là người đầu tiên rời đi, sau 36 giờ; anh có vẻ như bị suy sụp tinh thần, hét lên rằng "Chúa ơi, trong đầu tôi như có lửa!" và "Tôi không thể chịu đựng thêm đêm nào nữa! Tôi không thể chịu được nữa! " Sự bùng nổ của anh ấy đã được chụp lại, và theo cách nói của một nhà bình luận, đã trở thành "khoảnh khắc định nghĩa" cuộc nghiên cứu. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, Korpi nói rằng sự suy sụp đó là giả và anh làm vậy chỉ để có thể rời đi và trở lại với việc học. (Ban đầu anh nghĩ rằng anh ấy có thể học trong khi bị giam, nhưng các quản giáo không cho phép.) Zimbardo sau đó tuyên bố rằng những người tham gia chỉ phải nói "tôi không tham gia nữa" để rời đi, nhưng bản ghi cuộc trò chuyện giữa Zimbardo và nhân viên của ông lại cho thấy ông đã nói rằng "Bạn chỉ có thể rời đi khi cần trợ giúp về y tế hoặc tâm thần." Trong cuộc phỏng vấn năm 2017, Korpi bày tỏ sự hối tiếc rằng khi đó anh đã không kiện tội bắt giữ trái pháp luật.
Trong bài phản bác năm 2018, Zimbardo lưu ý rằng mô tả của Korpi về hành động của mình đã thay đổi vài lần trước cuộc phỏng vấn năm 2017, và trong bộ phim tài liệu năm 1992 của ông, "Quiet Rage", Korpi đã nói rằng thí nghiệm "là trải nghiệm khó chịu nhất trong cuộc đời anh ta".
Nhóm nhỏ và không có tính đại diện.
Các nhà phê bình cho rằng kích thước mẫu quá nhỏ để ngoại suy, và việc tất cả các đối tượng thí nghiệm đều là nam sinh Hoa Kỳ đã làm giảm mạnh tính hiệu lực của thí nghiệm. Nói cách khác, việc lặp lại thí nghiệm với nhóm đối tượng đa dạng (có các mục tiêu và quan điểm khác nhau trong cuộc sống) sẽ dẫn đến những kết quả hoàn toàn khác.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tây Kentucky lập luận rằng thiên vị trong lựa chọn đã đóng một vai trò nào đó trong kết quả. Họ đã tuyển dụng sinh viên cho một nghiên cứu bằng cách sử dụng một mẩu quảng cáo tương tự như mẩu quảng cáo được sử dụng trong Thí nghiệm nhà tù Stanford, với một số có từ "một nghiên cứu tâm lý học" (nhóm đối chứng) và số khác có "cuộc sống trong tù" như mẩu quảng cáo được dùng trong thí nghiệm của Zimbardo. Người ta nhận thấy rằng những sinh viên trả lời quảng cáo có cụm "cuộc sống trong tù" có các đặc điểm như thống trị xã hội, hung hăng, độc đoán... lớn hơn, và cũng thấp hơn về các đặc điểm như đồng cảm hay vị tha so với nhóm đối chứng.
Những vấn đề về đạo đức.
Nhiều người cho rằng thử nghiệm này có vấn đề về đạo đức, và mối lo ngại nghiêm trọng nhất là nó vẫn được tiếp tục ngay cả khi những người tham gia bày tỏ mong muốn được rời đi. Dù thực tế là những người tham gia đã được thông báo rằng họ có quyền rời đi bất cứ lúc nào, Zimbardo đã không cho phép.
Kể từ khi Thí nghiệm nhà tù Stanford diễn ra, các tiêu chuẩn về tính đạo đức đã được đưa ra cho các thí nghiệm liên quan đến đối tượng là con người. Thí nghiệm đã khiến các quy tắc chống gây hại cho đối tượng được phát hành và áp dụng. Trước khi áp dụng, các nghiên cứu về con người hiện phải được hội đồng đánh giá thể chế (Hoa Kỳ) hoặc ủy ban đạo đức (Vương quốc Anh) xem xét và xác định là phù hợp với các tiêu chuẩn do Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đặt ra. Những tiêu chuẩn này liên quan đến việc xem xét liệu lợi ích tiềm năng đối với khoa học có lớn hơn nguy cơ có thể có đối với tổn hại về thể chất và tâm lý hay không.
Hiện nay, một cuộc phỏng vấn hậu thí nghiệm được coi là cần thiết để đảm bảo rằng những người tham gia không bị thí nghiệm tổn hại theo bất kỳ cách nào. Dù Zimbardo đã tiến hành một số buổi phỏng vấn, nhưng chúng lại diễn ra vài năm sau Thí nghiệm Stanford. Khi đó, các đối tượng đã quên mất nhiều chi tiết. Tuy nhiên, nhiều người tham gia đã nói rằng họ không phải chịu tác động tiêu cực lâu dài nào. Các tiêu chuẩn hiện hành quy định rằng quá trình phỏng vấn phải diễn ra càng sớm càng tốt để đánh giá xem các tác hại về mặt tâm lý, nếu có, đã ảnh hưởng thế nào, và hỗ trợ người tham gia phục hồi nếu cần thiết. Nếu có sự chậm trễ không thể tránh khỏi trước phỏng vấn, nhà nghiên cứu có nghĩa vụ thực hiện các bước giảm thiểu tác hại.
So sánh với Abu Ghraib.
Khi các hành vi tra tấn và ngược đãi tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq được công khai vào tháng 3 năm 2004, Zimbardo đã chú ý đến các chi tiết của câu chuyện, và bị ấn tượng bởi sự tương đồng với thí nghiệm của chính mình. Ông đã rất thất vọng khi các đại diện chính thức của chính phủ và quân đội quy kết việc tra tấn và lạm dụng trong nhà tù quân sự Mỹ Abu Ghraib cho "một vài cá nhân tồi" thay vì thừa nhận các vấn đề có thể có trong một hệ thống giam giữ quân sự.
Cuối cùng, Zimbardo đã tham gia đội luật sư bào chữa đại diện cho thượng sĩ Ivan "Chip" Frederick, một quản giáo của Abu Ghraib. Ông được toàn quyền truy cập vào mọi báo cáo điều tra và lý lịch, đồng thời được làm chứng với tư cách là nhân chứng chuyên môn trong phiên toà án binh của thượng sĩ Frederick. Tháng 10 năm 2004, Frederick bị kết án tám năm tù.
Zimbardo đã kể lại việc tham gia vào vụ án Frederick trong cuốn sách "Hiệu ứng Quỷ Lucifer: Con người trở nên xấu tốt đến thế nào" (Random House - 2007), đề cập đến những điểm tương đồng giữa Thí nghiệm nhà tù Stanford của chính ông và những gì đã xảy ra ở Abu Ghraib.
Các nghiên cứu tương tự.
Nghiên cứu Nhà tù của BBC.
Năm 2002, các nhà tâm lý học Alex Haslam và Steve Reicher đã thực hiện Cuộc Nghiên cứu Nhà tù của BBC. Kết quả được công bố năm 2006. Đây là một bán biến thể của Thí nghiệm nhà tù Stanford, được thực hiện với sự hỗ trợ của BBC, bên phát sóng các sự kiện trong nghiên cứu dưới dạng một loạt phim tài liệu có tên "The Experiment". Kết quả và kết luận của họ khác với thí nghiệm của Zimbardo và từ đó một số tác phẩm về chế độ chuyên chế, căng thẳng và lãnh đạo đã được xuất bản. Kết quả đã được công bố trên các tạp chí học thuật hàng đầu như "Tạp chí Tâm lý xã hội của Anh", "Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng", "Tâm lý Xã hội hàng quý", và "Tạp chí Tính cách và Tâm lý Xã hội". Cuộc Nghiên cứu Nhà tù của BBC hiện được đưa vào giảng dạy với vai trò cốt lõi trong giáo trình OCR Tâm lý học A-level của vương quốc Anh.
Nghiên cứu của Haslam và Reicher tuy không sao chép trực tiếp từ thí nghiệm của Zimbardo, nhưng đã làm dấy lên nghi ngờ về tính tổng quát trong các kết luận của ông. Cụ thể hơn, nghiên cứu này bày tỏ sự nghi ngờ về quan điểm cho rằng con người có thể vô thức tiếp nhận các vai trò và ý niệm rằng động lực cho cái ác là những điều bình thường. Nghiên cứu của họ cũng chỉ ra tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo trong sự xuất hiện của chế độ chuyên chế do Zimbardo giới thiệu với các quản giáo trong thí nghiệm ở Stanford.
Các thí nghiệm ở Hoa Kỳ.
Thí nghiệm nhà tù Stanford là phản ứng một phần với thí nghiệm Milgram tại Yale (bắt đầu năm 1961, xuất bản năm 1963).
Thí nghiệm Làn sóng thứ ba liên quan đến việc sử dụng các động lực độc tài như phương pháp kiểm soát quần chúng của Đức Quốc xã trong một lớp học của giáo viên trung học Ron Jones ở Palo Alto, California, năm 1967. Ông muốn chứng minh cho cả lớp thấy lý do vì sao dân chúng Đức trong Thế chiến thứ hai lại hành động theo hướng lịch sử đã ghi lại. Dù những ghi chép của Jones đã bị nghi ngờ về tính xác thực, một số đối tượng tham gia nghiên cứu đã phát biểu công khai để xác nhận.
Trong cả hai thí nghiệm, những người tham gia đều cảm thấy khó rời khỏi nghiên cứu vì vai trò mà họ được giao. Cả hai nghiên cứu đều suy xét về bản chất con người và ảnh hưởng của quyền lực. Tính cách của các đối tượng gần như không có ảnh hưởng gì đến hai thí nghiệm dù đã có một bài kiểm tra trước khi tiến hành.
Trong các nghiên cứu của Milgram và Zimbardo, những người tham gia đã tuân theo các áp lực xã hội. Sự phục tùng này được củng cố bằng cách giao nhiều quyền lực hơn cho một số người. Trong cả hai thí nghiệm, các hành vi đã thay đổi để phù hợp với khuôn mẫu của nhóm.
Trong văn hóa đại chúng.
Bộ phim "Das Experiment" (2001) và "The Stanford Prison Experiment" (2015) lấy cảm hứng từ cuộc thí nghiệm này. Năm 2010, "Das Experiment" được làm lại với tên gọi "The Experiment."
Series "Mind Field" trên YouTube (Michael Stevens dẫn) có một tập nói về thí nghiệm này.
Tập 2, mùa 3 của loạt phim truyền hình "Veronica Mars" ("My Big Fat Greek Rush Week") có một thí nghiệm tương tự.
Trong "The Overstory" của Richard Powers, nhân vật hư cấu Douglas Pavlicek là một tù nhân trong thí nghiệm. Trải nghiệm này đã định hình các quyết định về sau của anh.
Trong tập 7 của chương trình truyền hình Battleground, Political Machine, một nhân vật, đã chia một nhóm học sinh tiểu học thành tù nhân và quản giáo.
Trong tập 10, mùa 1 của chương trình truyền hình "American Dad ("American Data), Roger đã tuyển Steve, Toshi, Snot và Barry tham gia vào một thí nghiệm tương tự.
Liên kết ngoài.
"Abu Ghraib và thí nghiệm:" | 1 | null |
Ngừng tim còn gọi là ngừng tim phổi hoặc ngừng tuần hoàn là chấm dứt sự lưu thông bình thường của máu do tim ngừng đập. Hiện tượng cơ tim ngừng co bóp kéo dài ít nhất 60 giây làm cho tuần hoàn bị tê liệt. Ngừng hô hấp bắt đầu khoảng 20 – 60 giây sau ngừng tim.
Do hệ tuần hoàn ngừng hoạt động dẫn đến ngừng cung cấp oxy cho cơ thể. Thiếu oxy lên não gây ra mất ý thức, sau đó dẫn đến hô hấp bất thường hoặc ngừng thở. Nếu ngừng tim không được điều trị trong hơn năm phút có thể dẫn đến tổn thương não. Cơ hội duy nhất để bệnh nhân sống sót và phục hồi thần kinh là phải điều trị quyết đoán ngay lập tức.
Ngừng tim khác với nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là do lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm sút, tuy nhiên nó có thể gây ra ngừng tim.
Ngừng tim là một trường hợp cấp cứu y khoa, trong những tình huống nhất định bệnh nhân có khả năng hồi phục nếu được điều trị sớm. Ngừng tim bất ngờ có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài phút: được gọi là đột tử tim (SCD). Cấp cứu ngừng tim có thể sử dụng phương pháp khử rung tim ("defibrillation") bằng máy sốc điện ngay lập tức, hoặc sử dụng phương pháp hồi sức tim phổi để hỗ trợ tuần hoàn và/hoặc tạo nhịp tim. | 1 | null |
Rắn mù đen (tên khoa học: Gerrhopilus ater) là một loài rắn trong họ Gerrhopilidae (trước năm 2010 coi là thuộc họ Typhlopidae). Loài này được Schlegel mô tả khoa học đầu tiên năm 1839.
Loài rắn này phân bố tại Indonesia (Java, Ternate, Sulawesi, Halmahera, Waigeu, Salawati, Irian Jaya, Bali) và New Guinea. | 1 | null |
Các chiến binh đặc biệt trong Power Rangers là siêu nhân trong series Power Rangers nổi tiếng, thông thường Power Rangers thường có 3 hoặc 5 người xuất hiện từ đầu (tập 1) tới cuối phim với các màu cơ bản thường là đỏ, lam, vàng (3 màu này luôn luôn xuất hiện trong tất cả các phần). Những chiến binh đặc biệt, thường là một nhân vật xuất hiện ở khoảng 10 tập sau tập đầu, và có những số phận đặc biệt. Nhiều khi họ sở hữu một sức mạnh vượt trội so với cả những thành viên chính, các chiến binh đặc biệt cũng thường mang một màu sắc độc đáo phù hợp với sức mạnh mà họ có hoặc trang phục có thêm áo giáp cầu kì hơn những chiến binh chính. Các chiến binh bổ sung thường mang các màu như ánh bạc, ánh vàng, xanh lá cây, đen, trắng và thậm chí có cả đỏ và lam. Ở nhiều seri thì những chiến binh đặc biệt đấy vốn đứng về cái ác hoặc là có mâu thuẫn với những thành viên chính nhưng sau đã gia nhập đội. và là phim có số lượng chiến binh đặc biệt đông nhất với 5 siêu nhân
Các chiến binh đặc biệt trong Power Rangers.
Do ảnh hưởng rất lớn từ phiên bản Mighty Morphin đến in Space nên cũng có ảnh hưởng khi gọi màu sắc, thường thì ta gọi các siêu nhân bằng tên nhưng những nhân vật như Tommy, Jason, Zhane, nếu gọi bằng màu sắc (ở phạm vi các chiến binh đặc biệt) thì các fan sẽ hình dung đến họ trước tiên
Thực ra trong cũng có một chiến binh giúp đỡ các siêu nhân, là Phantom Ranger - một siêu nhân đến từ ngoài hành tinh nhưng nhân vật này không xuất hiện nhiều, không thể hiện hình dạng bên ngoài cũng như không gia nhập đội mà chỉ người hỗ trợ, nhân vật này còn xuất hiện trong bản in Space, nhiều fan coi nhân vật này cũng là một chiến binh đặc biệt | 1 | null |
Amphisbaenia là một nhóm các loài bò sát có vảy không chân gọi là thằn lằn giun, bao gồm hơn 180 loài còn sinh tồn. Các loài này được đặc trưng bởi cơ thể dài, các chi bị giảm hoặc mất đi và đôi mắt thô sơ. Nhiều loài có cơ thể màu hồng và vảy xếp thành từng vòng, chúng có bề ngoài rất giống giun đất. Trong khi chi "Bipes" có các chân trước, tất cả các chi khác đều không có chân. Mặc dù bề ngoài tương tự như rắn và thằn lằn mù, các nghiên cứu phát sinh loài gần đây cho thấy chúng có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài thằn lằn thực sự. Thằn lằn giun phân bố rộng rãi, xuất hiện ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ, Tây Á và Caribe. Chúng không được tìm thấy ở phía đông Biển Caspi. Đa số các loài dài dưới 150 mm.
Các họ.
Bộ: Squamata
Phát sinh chủng loài.
Trong các phân tích phát sinh chủng loài phân tử thì Amphisbaenia là nhóm đơn ngành với độ hỗ trợ tự khởi động cao (99%). Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Pyron "et al." (2013) | 1 | null |
Phạm Sanh Châu (sinh năm 1961) là một nhà chính trị, nhà giáo dục và một nhà ngoại giao người Việt Nam. Ông nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan (2018-2022), nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, Tổng Thư ký, Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Đại sứ Phạm Sanh Châu là ứng cử viên đại diện cho Việt Nam tranh cử Tổng giám đốc UNESCO năm 2017.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 19 tháng 9 năm 1961 tại Myanmar, nguyên quán tại xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình ngoại giao, Phạm Sanh Châu được thừa hưởng truyền thống gia đình và nền tảng văn hóa Việt Nam, đồng thời sớm được trải nghiệm, tiếp thu nhiều nền văn hóa bản địa Myanmar nơi ông được sinh ra, nền văn hóa Slav và Trung Đông vào thời niên thiếu khi theo gia đình đi công tác. Ông được đào tạo bài bản tại Việt Nam và nhiều nước châu Âu. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ngày 14 tháng 11 năm 2016, ông được bổ nhiệm là Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao. Cũng trong năm 2016, ông Phạm Sanh Châu được bổ nhiệm là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO.
Phạm Sanh Châu bắt đầu sự nghiệp ngoại giao từ năm 1983 với trách nhiệm theo dõi các hoạt động chung của Liên hợp quốc và vấn đề về nhân quyền. Ông được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Lúc xăm bua và Trưởng đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (2011-2014). Qua đó, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm ngoại giao, hiểu biết quan hệ quốc tế cũng như trực tiếp tham gia vào các hoạt động đàm phán quan trọng như Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam, thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định đối tác EU-Việt Nam.
Năm 1999-2003, ông là người trẻ tuổi nhất được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh UNESCO, Paris, Cộng hòa Pháp, đồng thời, được Nhà nước Việt Nam cử làm Đại diện của Chủ tịch nước Việt Nam tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003). Trải qua việc đảm đương những cương vị này, ông hiểu rõ về Tổ chức và có những đóng góp cụ thể vào các hoạt động của UNESCO, đặc biệt các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO như khi tham gia soạn thảo Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể, làm Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO năm 2001 và Chủ tịch nhóm soạn thảo Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa. Từng là Chủ tịch nhóm các Đại sứ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại UNESCO (2002), ông tham gia điều phối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với tổ chức UNESCO và góp phần tạo đồng thuận để triển khai trên thực tế các ý tưởng của UNESCO.
Từ năm 2007 đến 2011 và từ 2014 đến 2016, ông đồng thời giữ chức vụ Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam là cơ quan điều phối của 06 Bộ, ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học Công nghệ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phạm Sanh Châu là chuyên gia về di sản của Việt Nam, trực tiếp tham gia xây dựng các hồ sơ di sản. Ông vừa là nhà quản lý của Việt Nam trong các lĩnh vực của UNESCO, vừa là người truyền bá, trực tiếp giảng dạy, góp phần đưa các ý tưởng lớn của UNESCO về giáo dục, khoa học, thông tin như xóa mù chữ, học tập suốt đời, xã hội học tập, thúc đẩy bình đẳng giới, chung tay vì di sản, mô hình tăng trưởng xanh... vào thực tiễn ở Việt Nam.
Ngoài ra, ông từng là thành viên Ban giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010 được tổ chức ở Nha Trang, Việt Nam.
Kỷ luật.
Liên quan đến Vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung ương khiển trách ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ . Cuối năm 2022, ông thôi giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan, thay thế bằng ông Nguyễn Thanh Hải. | 1 | null |
Julius Richard Petri (31 tháng 5 năm 1852 - 20 tháng 12 năm 1921) là một nhà vi khuẩn học người Đức, thường được coi là người phát minh ra đĩa Petri trong khi làm việc với tư cách trợ lý cho bác sĩ người Đức Robert Koch.
Petri đầu tiên nghiên cứu y khoa tại Học viện y khoa quân sự Kaiser-Wilhelm (1871-1875) và nhận bằng y khoa vào năm 1876. Ông tiếp tục nghiên cứu tại Bệnh viện Charité ở Berlin và đảm nhận vai trò là một bác sĩ quân y cho đến năm 1882. Ông là người đã phát kiến ra đĩa Petri, dụng cụ để nghiên cứu vi sinh vật mà ngày nay tên của ông được dùng để đặt cho dụng cụ này.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Đầu tiên, Petri học và nghiên cứu y khoa tại Kaiser – Wilhelm – Học viện Quân y (Academy for Military Physicians) (1871–1875), và tại đây ông tốt nghiệp và nhận được bằng y khoa vào năm 1876. Ông tiếp tục việc nghiên cứu của mình tại Charité Hospital ở Berlin và tiếp tục công việc của mình như là một Dược sĩ quân y tới năm 1882.
Từ năm 1877 tới năm 1879, ông được bổ nhiệm về Phòng sức khỏe Hoàng gia (Imperial Health Office) () ở Berlin, tại đây ông trở thành trợ lý cho Robert Koch. Từ lời đề nghị của Angelina Hesse và Walther Hesse, phòng thí nghiệm của Koch bắt đầu nuôi cấy vi khuẩn trên đĩa thạch. Petri từ đó phát minh ra phương pháp nuôi cấy trên đĩa tiêu chuẩn hay còn gọi là đĩa Petri, và ông đã nghiên cứu sâu hơn và phát triển các kỹ thuật nuôi cấy trên thạch với mục đích phân lập hay dòng hóa các khuẩn lạc vi khuẩn từ một tế bào ban đầu. Bước tiến mới này đã làm cho việc phân lập và định danh chính xác các chủng vi sinh vật gây bệnh cho người trở nên khả thi.
Thông tin khác.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013, Google đã tạo ra một logo phim hoạt hình để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 161 của Petri. Doodle này bao gồm hình vẽ sáu đĩa Petri. Sự liên hệ giữa Google và hình trong đĩa Petri chưa rõ ràng dẫn đến nhiều sự giải thích khác nhau trên các trang web - một số cho rằng đó là các chữ cái của từ "Google", những người khác thì lại thấy nó đã mô tả những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà ta thường chạm vào.
Khi đưa con trỏ vào các đĩa Petri, nó sẽ xuất hình các hình ảnh một chiếc tất bốc mùi, một nắm vặn khóa cửa, bàn phím máy tính, một con chó đang chảy nước dãi, một cái cây dưới mưa, và một cái đĩa đang được chùi rửa. | 1 | null |
Đĩa Petri là một loại đĩa được làm bằng thủy tinh hoặc chất dẻo có dạng hình trụ mà các nhà sinh vật học sử dụng để nuôi cấy tế bào hay những cây rêu nhỏ.. Ngoài phần thân đĩa ra thì các đĩa petri còn có nắp đậy để tránh làm mẫu vật thí nghiệm bên trong bị hỏng do các tác động từ môi trường bên ngoài. Nó được đặt theo tên của nhà vi khuẩn học người Đức Julius Richard Petri do ông là người đã phát minh ra đĩa này khi còn làm trợ lý cho Robert Koch. Đĩa Petri bằng thủy tinh có thể được tái sử dụng bằng cách khử trùng (như hấp cách thủy trong nồi hấp chuyên dụng hoặc sấy khô trong lò sấy chuyên dụng ở nhiệt độ từ 120 °C-160 °C trong vòng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ). Để tránh hẳn những vấn đề phát sinh do sự lây nhiễm chéo giữa các lần thí nghiệm gây ra, hiện nay thì người ta sử dụng đĩa Petri bằng chất dẻo dùng một lần. Các đĩa Petri bằng chất dẻo rẻ tiền và có khả năng chống va đập tốt hơn (không làm phát sinh thêm vấn đề vỡ đĩa do bị va đập trong quá trình làm thí nghiệm) so với đĩa làm bằng thủy tinh. Ngoài ra các đĩa này cũng dễ bảo quản hơn so với đĩa thủy tinh khi chỉ cần để nó vào một cái bình hoặc tủ được hút chân không để vô trùng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào là được.
Đĩa Petri hiện nay thường có khía vòng trên nắp và đáy để chúng không bị trượt khi chồng lên nhau. Đĩa petri thường được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn hoặc tế bào.
Vi sinh học.
Đĩa Petri thường được sử dụng để làm đĩa thạch dùng trong nuôi cấy vi sinh vật. Người ta đổ vào đĩa một chất lỏng hơi ấm có chứa thạch và một hỗn hợp các thành phần cụ thể có thể bao gồm các chất dinh dưỡng, máu, muối, cacbohydrat, thuốc nhuộm, chất chỉ thị, các amino acid và kháng sinh. Sau khi thạch nguội và đông cứng, các đĩa đã sẵn sàng để nhận được một mẫu chứa đầy vi khuẩn thông qua các kỹ thuật cấy khác nhau. | 1 | null |
Adolph Freiherr von Asch zu Asch auf Oberndorff (30 tháng 10 năm 1839 – 18 tháng 2 năm 1906) là một Trung tướng của Bayern, giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh kể từ ngày 5 tháng 6 năm 1893 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1905. Ông sinh ra và mất tại München.
Tiểu sử.
Asch đã gia nhập đội thiếu sinh quân của quân đội Bayern. Vào năm 1859, ông được phong quân hàm thiếu úy và với cấp bậc trung úy, ông đã tham gia Chiến dịch Main trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Vào năm 1870, ông được bổ nhiệm làm Phụ tá thứ hai trong Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") của Quân đoàn I dưới quyền tướng Ludwig von der Tann và tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào năm 1879, ông được thuyên chuyển vào Bộ Chiến tranh Bayern. Vào năm 1893, ông nhậm chức Bộ trưởng Chiến tranh Bayern, rồi đến năm 1905 ông nghỉ hưu. | 1 | null |
Đại học Maastricht (viết tắt UM) là trường đại học công lập ở Maastricht, Hà Lan. Thành lập năm 1976, đây là trường mới thành lập nhất thứ hai ở Hà Lan. Tên gọi khi thành lập là Rijksuniversiteit Limburg sau đó được đổi thành Universiteit Maastricht vào năm 1996. Từ năm 2008 nó mang tên "Maastricht University", mà theo hội đồng quản lý nhà trường muốn nhấn mạnh vào giáo dục trên toàn cầu.
Maastricht University có trên 21.000 sinh viên, 55% là sinh viên ngoại quốc, và trên 4.000 nhân viên. Khoảng một nửa chương trình đại học giảng dạy bằng tiếng Anh, trong khi phần còn lại giảng bằng tiếng Hà Lan. Các chương trình cao học và sau đại học đều bằng tiếng Anh.
Học sau đại học.
Trong bảng xếp hạng gần đây của Trung tâm giáo Hà Lan đại học và phát triển. chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học chính trị, thạc sĩ quản lý công và thạc sĩ quản lý hành chính của Đại học Maastricht được xếp hạng trong top cao nhất tại Hà Lan và tại châu Âu. Theo thứ hạng bình chọn trên Tuần báo nổi tiếng DIEZEIT của Hà Lan, Potsdam cũng được đánh giá là điểm đến thú vị nhất để bạn tới học thạc sĩ và tiến sĩ. | 1 | null |
Chiến tranh Yên-Tề (284 TCN - 279 TCN), là trận chiến quy mô lớn diễn ra vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc với sự tham gia của bảy nước chư hầu, trong đó chủ yếu là nước Yên và nước Tề.
Bối cảnh và nguyên nhân.
Yên-Tề kết oán.
Vào giữa thời Chiến Quốc, hai nước Tần và Tề trở nên cường thịnh, hùng cứ ở hai xứ đông-tây, thế lực mạnh nhất trong các chư hầu. Nước Yên nằm giáp ranh với nước Tề, trở thành mục tiêu xâm chiếm của Tề.
Năm 318 TCN, Yên vương Khoái nghe theo lời xúi giục của nịnh thần, nhường ngôi cho tướng quốc là Tử Chi. Thái tử Bình không phục, đem quân chống lại. Nội bộ nước Yên phát sinh nội loạn tranh giành ngôi vua. Năm 314 TCN, Tề Tuyên vương nhân cơ hội đó, sai Khuông Chương đem quân diệt nước Yên, chiếm được kinh đô Kế nước Yên, giết Yên vương Khoái và Tử Chi.
Khi quân Tề tiến vào nước Yên, ra sức tàn sát, chém giết, bị người nước Yên phản kháng. Các nước chư hầu cũng bất bình với việc làm của Tề, chuẩn bị đem quân cứu Yên. Tề Tuyên vương thấy vậy, đành phải lui quân. Người nước Yên lập thái tử Bình làm vua, tức Yên Chiêu vương.
Yên Chiêu vương nhún mình chiêu hiền đãi sĩ, mong muốn trả thù nước Tề, mời được nhiều tướng tài, trong đó có Nhạc Nghị, Trâu Diễn, Kịch Tân. Sau đó vua Yên lại chăm lo chỉnh đốn quốc chính, thao luyện binh mã, đem quân phạt Hồ, mở mang lãnh thổ nước Yên.
Trong khi đó ở nước Tề, năm 301 TCN, Tề Tuyên vương chết, con là Tề Mẫn vương lên kế vị. Tề Mẫn vương diệt Tống, đánh Sở, uy hiếp Tam tấn (Hàn, Ngụy, Triệu), kết oán với chư hầu, nên bị các nước oán ghét.
Nhạc Nghị liên kết với chư hầu.
Yên Chiêu vương muốn đem toàn quân sang đánh Tề, bèn hỏi ý của Nhạc Nghị. Nhạc Nghị khuyên vua Yên rằng nước Tề còn mạnh, phải liên kết với chư hầu mới mong thành công. Yên Chiêu vương bằng lòng, sai Nhạc Nghị sang nước Triệu, xin Triệu Huệ Văn vương phát binh giúp đỡ, sau đó lại kết giao với Sở, Ngụy vốn tranh chấp với Tề sau trận chiến diệt Tống năm 286 TCN, lại thuyết phục luôn nước Tần. Các chư hầu ghét Tề Mẫn vương, đều bằng lòng hợp binh với nước Yên.
Sau đó, Yên Chiêu vương giả vờ thần phục nước Tề, sai Tô Đại sang Tề để thực hiện kế phản gián. Tề Mẫn vương thấy nước Yên thần phục nên lơ là phòng bị biên giới với nước Yên. Yên Chiêu vương nhân cơ hội đó, tích cực tập hợp binh mã đánh Tề.
Diễn biến.
Trận chiến Tế Tây.
Chư hầu đánh Tề.
Năm 284 TCN, Yên Chiêu vương phong Nhạc Nghị làm Thượng tướng quân, thống lĩnh quân sáu nước Yên, Sở, Hàn, Tần, Ngụy, Triệu đánh Tề. Tề Mẫn vương sai Xúc Tử làm tướng, thống lĩnh quân chủ lực tiến đến Tế Thủy cự địch. Hai bên giao chiến quyết liệt ở Tế Thủy. Tướng sĩ nước Tề do chiến đấu lâu năm đã mệt mỏi, cộng thêm việc Tề Mẫn vương dùng hình phạt nặng, bức ép phải tử chiến, nên sinh ra bất mãn. Do đó, quân chư hầu nhanh chóng đánh bại quân Tề. Xúc Tử bỏ trốn, phó tướng Đạt Tử thu thập tàn binh rút về Lâm Tri.
Công chiếm Lâm Tri.
Sau chiến thắng ở Tế Tây, tiêu diệt được quân chủ lực nước Tề, các chư hầu Tần, Hàn bãi binh rút về, trong khi quân các nước còn lại do Nhạc Nghị chỉ huy vẫn tiếp tục công đánh. Quân nước Ngụy tiến vào chiếm lãnh thổ cũ của nước Tống, quân nước Triệu chiếm giữ Hà Gian, tiêu diệt các thế lực tàn dư của Tề, còn quân Yên tiến vào Lâm Tri. Tề Mẫn vương sợ hãi, bỏ Lâm Tri chạy sang nước Vệ. Vệ Tự quân đón tiếp cung kính, xưng thần nhưng Tề Mẫn vương tỏ ra ngạo mạn, coi thường vua Vệ, vì thế người nước Vệ muốn giết Mẫn vương. Mẫn vương bỏ chạy về thành Cử.
Sau khi chiếm được Lâm Tri, Nhạc Nghị ra sức thi hành chính sách thu phục dân tâm, nghiêm cấm cướp bóc, phế trừ pháp lệnh tàn bạo của Tề Mẫn vương, sau đó chia binh làm 5 đường tiến chiếm các thành trì khác của nước Tề. Chỉ sau sáu tháng, quân nước Yên đã làm chủ 70 thành của nước Tề, chỉ còn Cử châu và Tức Mặc chưa đầu hàng.
Yên Chiêu vương cả mừng thân hành đến sang Tề để úy lạo, khao thưởng quân sĩ, phong cho Nhạc Nghị huyện Xương Quốc, hiệu là Xương Quốc Quân.
Trận chiến Tức Mặc.
Náo Xỉ giết Tề Mẫn vương.
Sau khi tiến vào chiếm đất của nước Tề, Sở Khoảnh Tương vương lại trở mặt, sai Náo Xỉ dẫn binh cứu Tề. Tề Mẫn vương thấy quân nước Sở tới cứu thì vui mừng, hi vọng dựa vào sức mạnh của quân Sở để phục quốc.
Tề Mẫn vương phong cho Náo Xỉ làm tướng chống quân Yên. Tuy nhiên không bao lâu sau, Náo Xỉ dựa vào thế lực của mình, bắt giết Tề Mẫn vương, làm chủ thành Cử rồi lấy đất Hoài Bắc mà Tề chiếm của Sở khi trước trả về cho nước Sở.
Năm 283 TCN, đại phu Công Tôn Giả giết chết Náo Xỉ, cùng người ở thành Cử tìm thái tử của Tề Mẫn vương là Pháp Chương, lập làm vua, tức Tề Tương vương, cùng nhau giữ thành Cử để chống quân Yên.
Điền Đan giữ Tức Mặc.
Cùng lúc đó, quân Yên chuyển hướng sang đánh thành Tức Mặc. Quan đại phu trấn thủ ở Tức Mặc ra giao chiến bị thua và chết. Người trong thành thấy Điền Đan có mẹo chặt trục xe để chạy thoát, biết ông là người mưu trí, bèn cùng nhau tiến cử Điền Đan làm quan giữ thành để chống lại quân Yên.
Kị Kiếp thay Nhạc Nghị.
Nhạc Nghị trong một năm mà vẫn không đánh nổi thành Tức Mặc, bèn thay đổi phương pháp, ra lệnh rút lui khỏi thành, xây chiến lũy và tìm cách lấy lòng dân trong thành. Ông dự đoán rằng nếu làm thế thì trong ba năm sẽ hạ được thành.
Năm 279 TCN, Yên Chiêu Vương qua đời, con là Yên Huệ Vương lên thay. Khi còn làm thái tử, Yên Huệ vương vốn không thích Nhạc Nghị. Đến khi lên ngôi, Điền Đan đang cố thủ ở Tức Mặc nghe tin ấy bèn tung phản gián sang nước Yên nói:
"Nước Tề chỉ còn hai thành không bị lấy nữa mà thôi. Sở dĩ những thành này không bị lấy là vì nghe nói Nhạc Nghị có hiềm khích với vị vua mới ở Yên, muốn giữ tất cả binh lưu lại ở Tề, quay mặt về hướng Nam mà làm vua nước Tề. Điều nước Tề lo ngại chỉ là sợ có viên tướng khác đến".
Yên Huệ Vương vốn đã nghi ngờ Nhạc Nghị, nghe những lời phản gián của Tề bèn sai Kỵ Kiếp làm tướng thay Nghị và mời Nhạc Nghị về.Nhạc Nghị biết Yên Huệ Vương không thích mình nên cho người thay thế, sợ bị giết, bèn đi về hướng Tây theo nước Triệu.
Kích động quân dân.
Điền Đan thấy Nhạc Nghị đã bị triệu hồi, muốn tràn lên phản công, nhưng sợ người trong thành không quyết tâm đánh giặc, bèn sai người ở trong thành, khi ăn thì phải cúng tổ tiên ở ngoài sân. Chim chóc ở ngoài đều bay vào thành lượn xuống ăn. Nước Yên cho là quái lạ. Nhân đó, Điền Đan lại phao tin rằng có thần đến dạy bảo, sau đó nói với người trong thành sẽ có thần nhân đến.
Có một người lính nói muốn làm thầy rồi bỏ chạy. Điền Đan đứng dậy kéo anh ta lại, đặt ngồi hướng về Đông, thờ làm thầy. Người lính bảo hắn chỉ nói đùa nhưng Điền Đan thờ ông ta làm thầy, mỗi khi ra hiệu lệnh đều gọi là "thần sư".
Sau đó, Điền Đan lại phao lên rằng:
-"Ta chỉ sợ quân Yên xẻo mũi lính Tề, đặt họ ra hàng đầu để cùng ta giao chiến, nếu họ làm thế thì Tức Mặc sẽ bị thua".
Quân Yên nghe vậy làm theo. Người trong thành thấy tất cả những người Tề đầu hàng đều bị xẻo mũi nên nổi giận kiên quyết giữ thành, vì sợ bị quân Yên bắt được sẽ bị xẻo mũi. Điền Đan lại tung bọn phản gián nói mình sợ Yên sẽ đào mộ tổ tiên của người Tề thiêu xác, lần này quân Yên cũng cho là thật, tìm mộ tổ tiên người Tề. Người thành Tức Mặc ở trên thành nhìn ra thấy thế đều khóc, muốn ra đánh.
Hỏa ngưu trận.
Điền Đan biết đã có thể xuất quân, bèn mang bai, thuổng, cùng sĩ tốt phân công, biên tên cả vợ và nàng hầu vào quân đội, phân chia thức ăn thức uống để nuôi quân sĩ, sai họ mang áo giáp nấp một nơi, còn người già yếu, đàn bà con gái đều lên thành cho sứ sang trại quân Yên, giao ước với Kỵ Kiếp sẽ đầu hàng. Kỵ Kiếp tưởng Tức Mặc sẽ đầu hàng nên không lo phòng bị.
Điền Đan lại sai thu vàng của dân, bảo những người giàu có ở Tức Mặc đưa cho tướng sĩ Yên xin đừng bắt bớ, cướp bóc. Kỵ Kiếp cả mừng, bằng lòng.
Điền Đan nghĩ ra kế dùng trận hỏa ngưu (trâu lửa) bèn thu trong thành được hơn một nghìn con trâu, lấy vải quyến mặc lên mình trâu, vẽ vằn rồng ngũ sắc, buộc mũi nhọn ở đầu sừng, buộc lau vào đuôi đổ mỡ vào đấy rồi đốt những bó lau rồi sai đục mấy mươi hang ở thành, ban đêm tung trâu ra, năm ngàn tráng sĩ tiếp theo sau. Đuôi trâu nóng, trâu nổi giận, xông vào quân Yên, quân Yên cả sợ, thấy toàn là vằn rồng, lại bị trâu húc chết rất nhiều.
Điền Đan lại dẫn 5000 quân xông vào đánh, bảo người già cả, yếu đuối trong thành đánh đồ đồng, làm quân nước Yên hoảng sợ. Quân Tề đuổi theo truy kích, giết Kỵ Kiếp, làm quân Yên rối loạn. Điền Đan thừa thế dẫn quân phản công, chiếm lại toàn bộ 70 thành bị mất, buộc quân Yên rút về Hà Thượng.
Kết quả và ý nghĩa.
Sau khi đại phá quân nước Yên, Điền Đan thu quân, sai người đón Tề Tương vương về Lâm Tri. Tề vương phong cho Điền Đan làm tướng quốc, An Bình quân, gia phong vạn hộ ở Dạ Ấp
Chiến tranh Yên-Tề kết thúc sau năm năm giao tranh. Mặc dù đã chiếm được hơn 70 thành của nước Tề, song cuối cùng quân Yên vẫn bại trận. Tuy vậy, chiến thắng này cũng không thể đem lại sức mạnh như trước cho nước Tề, mà sức mạnh của cả Tề và Yên đều bị suy giảm, không thể chống lại sự lớn mạnh của Tần, dẫn đến việc gần 60 năm sau, cả hai nước đều lần lượt mất về tay Tần. | 1 | null |
Ngày Thế giới Không thuốc lá ("World No Tobacco Day" - WNTD) được chọn vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO. Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu.
Mục đích xa hơn của ngày này là gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động, mà hàng năm cướp đi sinh mạng của 5,4 triệu người trên toàn cầu.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập "Ngày Thế giới Không Thuốc lá" vào năm 1987. Trong thời gian từ đó đến nay, ngày này đã được sự ủng hộ của những người không hút thuốc lá, các chính phủ, tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu...
WHO và Ngày Thế giới Không Thuốc lá.
"Ngày Thế giới Không Thuốc lá" là một trong số những ngày lễ hàng năm khởi xướng bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng cư dân toàn cầu, bao gồm:
cũng như các ngày sự kiện khác của Liên Hợp Quốc. | 1 | null |
Luther Ronzoni Vandross (20 tháng 4 năm 1951 - 1 tháng 7 năm 2005) là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ. Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã bán được 25 triệu album và giành 8 giải Grammy trong đó đặc biệt năm 2004 ông giành 4 giải grammy bao gồm cả giải Grammy cho Bài hát của năm với ca khúc "Dance with My Father" viết cùng Richard Marx.
Tiểu sử.
Luther Vandross sinh ngày 20 tháng 4 năm 1951 tại bệnh viện Bellevue ở Manhattan, New York, Hoa Kỳ. Bố ông là Luther Vandross, Sr. và mẹ là Mary Ida Vandross. Gia đình ông có bốn người con trong đó có hai con trai và ông là con trai út. Ông được coi là ca sĩ soul-ballad tiên phong trong thời của ông với giọng ca mềm mại, quyến rũ. Ông sống độc thân suốt đời và mất vào năm 2005 vì đột quỵ do trước đó ông bị chứng cao huyết áp cùng với bệnh tiểu đường. | 1 | null |
Trong toán học và lý thuyết topo, compact hóa (phiên âm: compắc hóa, tiếng Anh: "compactification") là một quá trình biến một không gian topo thông thường thành một không gian compact. Không gian compact hay tập compact có những tính chất hữu ích như:
Một phương pháp thông dụng để compact hóa một không gian topo là "compact hóa một điểm" (one-point compactification) với định lý Alexandroff và tính chất compact địa phương.
Định nghĩa.
Một compact hóa của formula_1 là một không gian compact formula_2 sao cho formula_1 đồng phôi với một không gian con trù mật của formula_2.
Ví dụ:
Compact hóa một điểm.
Trong một vài trường hợp nhất định, ta có thể compact hóa một không gian không compact bằng việc thêm vào đó một điểm. Khi đó, ta gọi đó là compact hóa một điểm.
Ví dụ:
Compact hóa một điểm Alexandroff.
Cho formula_1 là một không gian mà formula_14. Gọi formula_15, xác định một topo trên formula_15 như sau:
Một tập mở trong formula_15:
Với topo này, formula_15 là compact và chứa formula_1 như một không gian con. Nếu formula_1 không compact thì formula_1 trù mật trong formula_15 và formula_15 được gọi là compact hóa Alexandroff của formula_1.
Ví dụ:
Compact hóa Stone - Cech.
Như đã nói, với topo thông thường, compact hóa Alexandroff của formula_44 là formula_10. Tuy nhiên, với một hàm formula_46 cho bởi formula_47 (Topologist's sine curve) là một hàm bị chặn và liên tục trên formula_44 nhưng hoàn toàn không thể được mở rộng liên tục vào formula_10. Như vậy, với trường hợp này, compact hóa Alexandroff chưa bảo đảm tính liên tục của một hàm trên không gian compact hóa.
Khi đó, phương pháp compact hóa Stone-Čech sau đây sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên.
Compact hóa Stone-Čech lần đầu xuất hiện trong một bài báo của Tychonoff (năm 1930) và sau đó được nói đến rõ ràng bởi Marshall Stone (năm 1937) và Eduard Čech (năm 1937).
Định nghĩa.
Cho formula_1 là một không gian topo, ký hiệu formula_51 là tập các hàm liên tục bị chặn từ formula_1 vào formula_53. Xét hàm sau
formula_54
Nếu formula_1 là chính tắc đầy đủ thì formula_56 là một đồng phôi, nghĩa là formula_57 là một phép nhúng. Trong trường hợp này, vì formula_58 compact nên không gian con formula_59 là compact. Khi đó, formula_59 được gọi là compact hóa Stone - Cech của formula_1. Hơn nữa, nó là một không gian Hausdorff. | 1 | null |
UEFA Champions League 2013–14 là mùa giải thứ 59 của giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ hàng đầu châu Âu do UEFA tổ chức và là mùa giải thứ 22 kể từ khi nó được đổi tên từ European Champion Clubs 'Cup thành UEFA Champions League .
Trận chung kết giữa Real Madrid và Atlético Madrid diễn ra ở Sân vận động Ánh sáng ở Lisbon, Bồ Đào Nha, đánh dấu đây là trận chung kết thứ năm có sự góp mặt của hai đội từ cùng một hiệp hội bóng đá (sau trận chung kết vào năm 2000, 2003, 2008, and 2013) và là lần đầu tiên trong lịch sử có 2 đội vào chung kết cung chung thành phố là Madrid . Real Madrid, người đã loại đương kim vô địch mùa trước là Bayern Munich ở bán kết, chiến thắng ở hiệp phụ, mang lại cho họ danh hiệu thứ 10, kỷ lục có nhiều chức vô địch nhất. Real gỡ hòa vào cuối hiệp hai nhờ công của Sergio Ramos và sau đó lội ngược dòng trong hiệp phụ để giành chiến thắng 4–1.
Lần đầu tiên, các câu lạc bộ vượt qua vòng bảng cũng đã vượt qua vòng loại UEFA Youth League 2013–14, giải đấu mới được thành lập, một giải đấu dành cho các cầu thủ từ 19 tuổi trở xuống.
Phân bố suất tham dự.
Tổng cộng có 76 teams từ 52 trên 54 liên đoàn thành viên của UEFA tham dự UEFA Champions League mùa 2013-14 (ngoại lệ là Liechtenstein, đội không có giải quốc nội và Gibraltar khi họ bắt đầu tham gia vào mùa giải 2014–15 sau khi được công nhận là thành viên của UEFA vào tháng 5 năm 2013). Xếp hạng hiệp hội dựa trên hệ số quốc gia của UEFA được sử dụng để xác định số đội tham gia cho mỗi hiệp hội:
Nhà vô địch của UEFA Champions League 2012–13 được trao quyền tham dự bổ sung với tư cách là đương kim vô địch nếu họ không đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League 2013–14 thông qua giải đấu quốc nội của họ (vì hạn chế rằng không hiệp hội nào có thể có nhiều hơn bốn đội thi đấu tại Champions League, nếu nhà vô địch đến từ ba hiệp hội hàng đầu và kết thúc bên ngoài vị trí được dự Champions League ở giải quốc nội của họ, quyền tham dự của đương kim vô địch đến với đội xếp thứ tư của giải quốc nội đó). Tuy nhiên, suất bổ sung này là không cần thiết cho mùa giải này vì đương kim vô địch là Bayern Munich đủ điều kiện cho giải đấu thông qua giải vô địch quốc gia Đức.
Xếp hạng hiệp hội.
Đối với UEFA Champions League 2013–14, các hiệp hội được phân bổ vị trí theo hệ số quốc gia UEFA năm 2012 của họ, có tính đến thành tích của họ tại các giải đấu châu Âu từ mùa giải 2007–08 đến 2011–12.
Phân phối.
Vì nhà đương kim vô địch (Bayern Munich) đã đủ điều kiện tham gia vòng bảng Champions League từ giải quốc nội của họ, nên vị trí vòng bảng dành cho đương kim vô địch sẽ bị bỏ trống và những thay đổi sau đây đối với hệ thống phân bổ mặc định được thực hiện:
Các đội.
Các vị trí trong giải đấu của mùa giải trước được hiển thị trong ngoặc đơn (TH:Đương kim vô địch).
Lịch thi đấu.
Lịch thi đấu thư sau (tất cả các lễ bốc thăm được tổ chức tại trụ sở UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ, trừ khi có quy định khác).
Vòng loại.
Ở vòng loại và vòng play-off, các đội được chia thành các đội hạt giống và được xếp vào nhóm dựa trên hệ số câu lạc bộ tại UEFA năm 2013 của họ, và sau đó bốc thăm chia cặp sân nhà và sân khách. Các đội cùng một hiệp hội không được phép thi đấu với nhau.
First qualifying round.
The draws for the first and second qualifying rounds were held on 24 June 2013. The first legs were played on 2 July, and the second legs were played on 9 July 2013.
Second qualifying round.
The first legs were played on 16 and 17 July, and the second legs were played on 23 and 24 July 2013.
Third qualifying round.
The third qualifying round was split into two separate sections: one for champions and one for non-champions. The losing teams in both sections entered the 2013–14 UEFA Europa League play-off round.
Play-off round.
The play-off round was split into two separate sections: one for champions and one for non-champions. The losing teams in both sections entered the 2013–14 UEFA Europa League group stage.
The draw for the play-off round was held on 9 August 2013. The first legs were played on 20 and 21 August, and the second legs were played on 27 and 28 August 2013.
On 14 August 2013, Metalist Kharkiv were disqualified from the 2013–14 UEFA club competitions because of previous match-fixing. UEFA decided to replace Metalist Kharkiv in the Champions League play-off round with PAOK, who were eliminated by Metalist Kharkiv in the third qualifying round.
Red Bull Salzburg lodged a protest after being defeated by Fenerbahçe in the third qualifying round, but it was rejected by UEFA and the Court of Arbitration for Sport.
Group stage.
The draw for the group stage was held in Monaco on 29 August 2013. The 32 teams were allocated into four pots based on their 2013 UEFA club coefficients, with the title holders, Bayern Munich, being placed in Pot 1 automatically. They were drawn into eight groups of four, with the restriction that teams from the same association could not be drawn against each other.
In each group, teams played against each other home-and-away in a round-robin format. The matchdays were 17–18 September, 1–2 October, 22–23 October, 5–6 November, 26–27 November, and 10–11 December 2013. The group winners and runners-up advanced to the round of 16, while the third-placed teams entered the 2013–14 UEFA Europa League round of 32.
A total of 18 national associations were represented in the group stage. Austria Wien made their debut appearance in the group stage.
Teams that qualify for the group stage also participate in the newly formed 2013–14 UEFA Youth League, a competition available to players aged 19 or under.
"See the detailed group stage page for tiebreakers if two or more teams are equal on points."
Knockout phase.
In the knockout phase, teams played against each other over two legs on a home-and-away basis, except for the one-match final. The mechanism of the draws for each round was as follows:
Round of 16.
The draw for the round of 16 was held on 16 December 2013. The first legs were played on 18, 19, 25 and 26 February, and the second legs were played on 11, 12, 18 and 19 March 2014.
Quarter-finals.
The draw for the quarter-finals was held on 21 March 2014. The first legs were played on 1 and 2 April, and the second legs were played on 8 and 9 April 2014.
Semi-finals.
The draw for the semi-finals and final (to determine the "home" team for administrative purposes) was held on 11 April 2014. The first legs were played on 22 and 23 April, and the second legs were played on 29 and 30 April 2014.
Thống kê.
Thống kê không tính đến vòng loại và vòng play-off.
Đội hình tiêu biểu của mùa giải.
Nhóm nghiên cứu chiến thuật của UEFA lựa chọn các cầu thủ sau đây vào đội hình tiêu biểu của giải đấu: | 1 | null |
Pavel Sergeyevich Aleksandrov (Tiếng Nga: Павел Сергеевич Александров), còn được gọi là Aleksandroff hoặc Aleksandrov (7 tháng 5 năm 1896 - 16 tháng 11 năm 1982), là một nhà toán học Liên Xô - Nga. Ông đã viết khoảng ba trăm tài liệu, có đóng góp quan trọng để xây dựng lý thuyết tập hợp và tôpô.
Trong lý thuyết tôpô, compact hóa Alexandroff và tôpô Aleksandrov được đặt theo tên của ông.
Aleksandrov từng sinh viên tại trường Đại học Quốc gia Moskva, ông là học trò của Dmitri Egorov và Nikolai Luzin. Vào năm 1923 và 1924, ông cùng với Pavel Urysohn, đến thăm Đại học Göttingen. Sau khi nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1927, ông tiếp tục làm việc tại trường Đại học Moskva và cũng tham gia vào Viện Toán học Steklov. Từ năm 1953, ông là thành viên của Viện khoa học Nga.
Ông và Andrey Kolmogorov là đôi bạn tri kỷ suốt đời. Ông nói rằng giữa 2 người không bao giờ có tranh cãi xích mích, không có sự hiểu lầm, và cả hai đều rất hiểu nhau, cùng chung suy nghĩ, triết lý và đồng cảm về quan điểm của nhau. Theo một số nhà nghiên cứu, giữa hai người đã có một mối quan hệ tình dục đồng giới trong những năm 1930, nhưng một số người khác phủ nhận điều này và cho rằng tin đồn này được lan truyền trong những năm 1950 nhằm có cớ đem họ đi cải tạo như những người tham gia vào vụ Luzin.
Aleksandrov cũng tham gia tích cực trong các hoạt động chính trị phản đối vụ Luzin (1936).
Các nhà toán học Nga như Aleksandr Kurosh, Lev Pontryagin và Andrey Tychonoff từng là học trò của Aleksandrov.
Pavel Aleksandrov không nên nhầm lẫn với Aleksandr Danilovich Aleksandrov, một nhà toán học tại Viện Steklov. | 1 | null |
Hoa hậu Toàn quốc báo Tiền Phong 1992 là cuộc thi hoa hậu toàn quốc lần thứ 3 do Báo Tiền Phong đứng ra tổ chức. Đêm chung kết được tổ chức ở Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Thành phố Hồ Chí Minh. Người chiến thắng là Hà Kiều Anh, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Các thí sinh tham dự vòng chung kết.
Thông tin tham khảo:
- Hà Kiều Anh khi đăng quang vừa tròn 16 tuổi, sau khi đăng quang Hoa hậu Toàn Quốc 1992 cô được cử sang Hàn Quốc tham dự cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Thế giới năm 1993 và được chọn vào Top 5 thí sinh xuất sắc nhất. Năm 1994 cô tiếp tục tham dự cuộc thi Tìm kiếm Người mẫu thời trang châu Á do tạp chí Thời trang trẻ phối hợp với công ty Cát Tiên Sa tổ chức (nay được gọi là Siêu mẫu Việt Nam) và cô đã giành giải 1 chung cuộc. Năm 1998 cô cùng Người đẹp Noel 1992 Trương Ngọc Ánh và Á khôi miền Đông Nam Bộ 1996 Đỗ Bích Ngọc đại diện Việt Nam sang Ai Cập tham dự cuộc thi Miss New Model International, tại đây cô đăng quang danh hiệu Á hậu 1 và một số giải phụ khác như: Gương mặt ăn ảnh nhất, Trang phục đẹp nhất...
- Vi Thị Đông là Hoa khôi các tỉnh phía Bắc 1992.
- Nguyễn Minh Phương là Á khôi 1 các tỉnh phía Bắc 1992
- Lê Thu Hiền là Á khôi 2 các tỉnh phía Bắc 1992
- Đặng Thị Bình Minh sau đó đoạt giải 1 Diễn viên triển vọng 1993 (Hoa hậu Điện ảnh) | 1 | null |
Các tướng lĩnh La Mã thường theo đuổi sự nghiệp chính trị và họ được lịch sử ghi nhớ vì những lý do khác hơn so với sự phục vụ của họ trong quân đội La Mã. Trang này bao gồm những người được lịch sử ghi nhớ đến vì những chiến tích của họ trong việc chỉ huy quân đội La Mã trên đất liền và trên biển.
A.
Manius Acilius Glabrio (chấp chính quan năm 67 TCN) --
Manius Acilius Glabrio (chấp chính quan năm 191 TCN) --
Manius Acilius Glabrio (chấp chính quan năm 91) --
Titus Aebutius Elva --
Aegidius --
Lucius Aemilius Barbula --
Marcus Aemilius Lepidus (Tam hùng) --
Lucius Aemilius Paulus Macedonicus --
Marcus Aemilius Scaurus (pháp quan năm 56 TCN) --
Marcus Antonius Orator --
Gaius Antonius --
Lucius Antonius (em trai Marcus Antonius) --
Marcus Antonius Creticus --
Marcus Antonius --
Manius Aquillius (129 TCN) --
Arrian --
Lucius Artorius Castus --
Gaius Asinius Pollio (chấp chính quan năm 40 TCN) --
Aulus Atilius Calatinus --
Marcus Atilius Regulus --
Publius Attius Varus --
Aureolus
Graltinus Maximus Aurelius --
B.
Lucius Cornelius Balbus (nhỏ) --
Barbatio --
Lucilius Bassus --
Publius Ventidius Bassus --
Bonifacius --
Bonosus (Tiếm Vị) --
Decimus Junius Brutus Albinus --
Decimus Junius Brutus Callaicus --
Marcus Junius Brutus --
C.
Quintus Caecilius Metellus --
Aulus Caecina Alienus --
Marcus Calpurnius Bibulus --
Gaius Calpurnius Piso (chấp chính quan năm 67 TCN) --
Gaius Carrinas (Tướng) --
Gaius Carrinas (chấp chính quan năm 43 TCN) --
Gaius Cassius Longinus --
Quintus Tullius Cicero --
Gaius Julius Civilis --
Appius Claudius Caudex --
Marcus Claudius Marcellus --
Gaius Claudius Nero --
Claudius Pompeianus --
Publius Claudius Pulcher --
Lucius Clodius Macer --
Gnaeus Domitius Corbulo --
Coriolanus --
Lucius Cornelius Cinna --
Gnaeus Cornelius Lentulus Clodianus --
Publius Cornelius Lentulus Spinther --
Lucius Cornelius Lentulus --
Scipio Aemilianus Africanus --
Publius Cornelius Scipio --
Scipio Asiaticus --
Lucius Cornelius Scipio Barbatus --
Publius Cornelius Scipio Nasica --
Lucius Cornelius Scipio --
Lucius Cornelius Sulla --
Tiberius Coruncanius --
Curius Dentatus
D.
Publius Decius Mus (279 TCN) --
Publius Decius Mus (340 TCN) --
Publius Decius Mus (312 TCN) --
Dexippus --
Aulus Didius Gallus --
Titus Didius --
Gnaeus Domitius Ahenobarbus (chấp chính quan năm 32 TCN) --
Gnaeus Domitius Ahenobarbus (chấp chính quan năm 122 TCN) --
Gnaeus Domitius Calvinus --
Nero Claudius Drusus --
Julius Caesar Drusus --
Gaius Duilius
F.
Fabius Maximus Rullianus --
Fabius Maximus
Fabius Valens --
Gaius Flaminius --
Gaius Flavius Fimbria --
Quintus Fufius Calenus --
Fullofaudes --
Marcus Fulvius Flaccus (chấp chính quan năm 125 TCN) --
Marcus Fulvius Flaccus (chấp chính quan năm 264 TCN) --
Quintus Fulvius Flaccus --
Quintus Fulvius Flaccus (chấp chính quan năm 179 TCN) --
Marcus Fulvius Nobilior --
Marcus Furius Camillus --
Flavius Aetius --
Cornelius Fuscus
G.
Aulus Gabinius --
Gaius Julius Caesar Già --
Servius Sulpicius Galba (pháp quan năm 54 TCN) --
Cestius Gallus --
Lucius Gellius Publicola --
Germanicus --
Gundobad --
Gāius Salvius Līberālis
H.
Gnaeus Hosidius Geta
J.
Lucius Julius Caesar III --
Julius Caesar --
Lucius Junius Brutus
L.
Gaius Laelius --
Titus Larcius --
Marcus Aemilius Lepidus (Chấp chính quan năm 6 SCN) --
Publius Licinius Crassus Dives Mucianus --
Marcus Licinius Crassus --
Lucius Licinius Lucullus --
Litorius --
Lucullus --
Mucianus --
Quintus Ligarius --
Marcus Livius Salinator --
Marcus Lollius --
Quintus Lollius Urbicus --
Lucius Caecilius Metellus Denter --
Lucius Pinarius --
Lucius Pomponius (Secundus) --
Gaius Lutatius Catulus --
Quintus Lutatius Catulus
M.
Gnaeus Mallius Maximus --
Titus Manlius Torquatus --
Titus Manlius Torquatus (235 TCN) --
Lucius Manlius Vulso Longus --
Gaius Marcius Rutilus --
Marcius Turbo --
Gaius Marius --
Gaius Marius Trẻ --
Lucius Mummius Achaicus --
Marcus Valerius Maximianus
N.
Tiberius Nero --
Gaius Norbanus Flaccus --
Gaius Norbanus
O.
Gaius Octavius --
Gnaeus Octavius --
Odaenathus --
Lucius Opimius --
Publius Ostorius Scapula
P.
Gnaeus Papirius Carbo --
Lucius Papirius Cursor --
Tiberius Claudius Paulinus --
Marcus Perperna Vento --
Marcus Perperna --
Quintus Petillius Cerialis --
Publius Petronius Turpilianus --
Lucius Calpurnius Piso (chấp chính quan năm 15 TCN) --
Aulus Plautius --
Gnaeus Pompeius --
Pompey --
Sextus Pompeius --
Pompeius Strabo --
Pomponius Secundus --
Marcus Popillius Laenas --
Marcus Popillius Laenas (chấp chính quan năm 173 TCN) --
Lucius Postumius Albinus --
Marcus Antonius Primus --
Publius Cornelius Dolabella (chấp chính quan năm 283 TCN) --
Marcus Pupius Piso Frugi Calpurnianus
Q.
Lusius Quietus --
Cincinnatus --
Publius Quinctilius Varus --
Titus Quinctius Flamininus --
Quintus Aemilius --
Quintus Pedius
R.
Ricimer --
Marcus Roscius Coelius --
Publius Rutilius Lupus (chấp chính quan năm 90 TCN) --
Publius Rutilius Rufus
S.
Salvidienus Rufus --
Gaius Scribonius Curio --
Sejanus --
Tiberius Sempronius Gracchus (chấp chính quan năm 238 TCN)
Tiberius Sempronius Gracchus (chấp chính quan năm 215 và 213 TCN) --
Tiberius Gracchus Lớn --
Tiberius Sempronius Longus (chấp chính quan năm 194 TCN) --
Tiberius Sempronius Longus (chấp chính quan năm 218 TCN) --
Marcus Sergius --
Quintus Sertorius --
Gaius Servilius Ahala --
Quintus Servilius Caepio --
Gnaeus Servilius Geminus --
Quintus Servilius Caepio Trẻ --
Sextus Julius Severus --
Lucius Cornelius Sisenna --
Lucius Flavius Silva'"--"'
Gaius Sosius --
Staurakios Thái giám --
Stilicho --
Gaius Suetonius Paulinus --
Faustus (II) Cornelius Sulla --
Publius Cornelius Sulla --
Publius Sulpicius Galba Maximus --
Servius Sulpicius Galba (chấp chính quan năm 144 TCN) --
Publius Sulpicius Rufus --
Syagrius
Scipio--
Sextus Calpurnius Classicus (nguyên lão và tướng của Hadrian)
T.
Marcus Terentius Varro Lucullus --
Gaius Terentius Varro --
Titus Vinius --
Trebonius
U.
Ursicinus (Tướng La Mã)
V.
Valens (Tiếm vị) --
Marcus Valerius Corvus --
Gaius Valerius Flaccus (chấp chính quan năm 93 TCN) --
Lucius Valerius Flaccus --
Publius Valerius Laevinus --
M. Valerius Laevinus --
Manius Valerius Maximus Corvinus Messalla --
Marcus Valerius Messalla Corvinus --
Flavius Valila Theodosius --
Marcus Vipsanius Agrippa | 1 | null |
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần thứ bảy, là lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Mỹ và là lần đầu tiên tổ chức ở Canada. Tháng 3 năm 2011, Canada giành được quyền đăng cai sự kiện 4 năm 1 lần này. Giải đấu diễn ra từ ngày 6 tháng 6 tại sáu thành phố và kết thúc ngày 5 tháng 7 năm 2015 bằng trận chung kết. giành chức vô địch World Cup lần thứ ba sau khi vượt qua đương kim vô địch với tỉ số 5–2 trong trận chung kết và trở thành đội bóng giàu thành tích nhất với 3 lần đăng quang.
Giải cũng là kỳ World Cup đầu tiên có sự tham dự của 24 tuyển, tăng 8 đội so với con số 16 vào năm 2011. Đội tuyển Canada được đặc cách thi đấu với tư cách chủ nhà trong khi 134 đội tuyển thi đấu tại các giải đấu vòng loại của mỗi khu vực để xác định 23 suất còn lại. Với sự mở rộng của giải, tám đội tuyển lần đầu tiên lần đầu tiên có mặt tại vòng chung kết World Cup.
Giải đấu năm 2015 cũng lần đầu áp dụng công nghệ goal-line với hệ thống Hawk-Eye. Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên của cả nam và nữ được thi đấu hoàn trên mặt cỏ nhân tạo. Đã có nhiều lo ngại về rủi ro mà mặt cỏ nhân tạo gây ra, tuy vậy đòi hỏi pháp lý về việc các trận đấu phải được thi đấu trên sân cỏ tự nhiên đã bị bác bỏ vào tháng 1 năm 2015.
Cuộc đua giành quyền đăng cai.
Quốc gia giành quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cũng sẽ trở thành chủ nhà của Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới của năm trước đó. Việc đăng ký trở thành ứng cử viên sẽ phải được đệ trình lên trước tháng 12 năm 2010. Có hai quốc gia tham gia giành quyền đăng cai giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là:
Tuy nhiên Zimbabwe rút lui vào ngày 1 tháng 3 năm 2011 một phần do sự bất ổn về kinh tế và chính trị. Vì vậy, Canada nghiễm nhiên trở thành nước chủ nhà của giải đấu này.
Vòng loại.
Từ giải đấu này, số đội tham dự sẽ tăng từ 16 lên 24, với số trận đấu được kéo dài từ 32 lên đến 52. Vào ngày 11 tháng 6 năm 2012, FIFA công bố suất dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 như sau:
Đội tuyển bị cấm tham dự giải đấu này do 5 cầu thủ của họ bị phát hiện dùng chất kích thích tại giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011.
Truyền hình.
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là một trong những giải đấu đầu tiên của FIFA chịu ảnh hưởng của các hợp đồng bản quyền mới tại hai thị trường Bắc Mỹ. Tại Canada, giải đấu được phát bởi CTV, TSN và RDS (tiếng Pháp) thông qua một thỏa thuận bản quyền mới với công ty mẹ Bell Media. Tại Hoa Kỳ, bản quyền truyền hình tiếng Anh thuộc về Fox Sports. Bản quyền tiếng Tây Ban Nha do NBC Deportes nắm, trong đó các buổi phát sóng được chiếu trên Telemundo và NBC Universo. Fox xây dựng một trường quay tạm thời dành riêng cho World Cup tại Jack Poole Plaza ở Vancouver, ngay ngoài Trung tâm hội nghị Vancouver.
Vào tháng 12 năm 2014, Liên hiệp Phát sóng châu Âu gia hạn bản quyền với các giải đấu của FIFA đối với 37 quốc gia thành viên của tổ chức này. Tại Anh Quốc, tất cả các trận đấu của giải được BBC chiếu trên các kênh BBC Two, BBC Three và BBC Red Button. Tất cả các trận của đội tuyển Anh và một số trận chọn lọc khác được phát trên sóng phát thanh BBC Radio 5 Live. Tại Úc, SBS chiếu trực tiếp toàn bộ 52 trận trên mạng, và phát truyền hình trực tiếp 41 trận trên vô tuyến.
Linh vật và nhà tài trợ.
Vào ngày 17 tháng 6 năm 2014, linh vật của giải đấu, Shuéme, một cô cú trắng đã được công bố tại Bảo tàng Thiên nhiên Canada tại Ottawa.
Năm nhà tài trợ hàng đầu gồm Coca-Cola, Adidas, Hyundai-Kia, Visa, và Gazprom. Trong tuần lễ cuối cùng của giải, chính phủ Canada bổ sung Gazprom vào danh sách các tổ chức bị áp đặt lệnh trừng phạt do ủng hộ Nga sáp nhập Krym. Báo chí cho biết việc bổ sung này bị trì hoãn nhằm tránh gây ảnh hưởng tới hình ảnh của FIFA.
Địa điểm.
Các thành phố Vancouver, Edmonton, Winnipeg, Ottawa, Montreal và Moncton được chọn tổ chức giải. Halifax cũng được tính đến nhưng rút khỏi danh sách ứng cử viên vào tháng 3 năm 2012. Toronto quyết định không đăng cai do có thể trùng lịch với Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2015. Do FIFA phản đối việc đặt tên nhà tài trợ cho sân vận động, sân Investors Group Field ở Winnipeg và sân vận động TD Place ở Ottawa lần lượt được FIFA nhắc tới với tên là sân vận động Winnipeg và sân vận động Lansdowne trong thời gian diễn ra giải.
Canada từng tổ chức các giải đấu của FIFA như Giải vô địch bóng đá U-16 thế giới 1987, Giải vô địch bóng đá nữ U-19 thế giới 2002, Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2007 và gần nhất là Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2014.
Vấn đề mặt cỏ nhân tạo.
Tất cả các địa điểm của giải đều sở hữu mặt sân cỏ nhân tạo, điều mà nhiều vận động viên tin rằng gây ra nguy cơ chấn thương cao hơn bình thường cho họ. Trên 50 cầu thủ đã bày tỏ sự phản đối việc sử dụng cỏ nhân tạo thay vì cỏ tự nhiên và cho rằng điều này cho thấy sự phân biệt giới tính. Họ cụ thể hóa bằng việc đệ đơn kiện quyết định của FIFA để giải thi đấu trên mặt sân nhân tạo, cho rằng FIFA sẽ không bao giờ để World Cup của nam phải thi đấu trên mặt cỏ "không an toàn" như vậy và vì vậy những nhà tổ chức đã vi phạm Đạo luật Nhân quyền Canada. Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm 2012 Abby Wambach cũng nhấn mạnh rằng "nam giới [cũng] sẽ phản ứng khi phải đá trên sân nhân tạo." Một là đơn được nộp lên Tòa án Nhân quyền Ontario vào ngày 1 tháng 10 năm 2014 của một nhóm cầu thủ nữ quốc tế nhằm chống lại FIFA và Liên đoàn bóng đá Canada chỉ ra rằng, vào năm 1994, FIFA đã chi ra 2 triệu đôla Mỹ để trồng cỏ tự nhiên thay cho mặt cỏ nhân tạo tại sân vận động Giants ở New Jersey và sân Silverdome ở Detroit. Một số nhân vật nổi tiếng và cầu thủ bày tỏ sự ủng hộ các cầu thủ bóng đá nữ, trong đó có thủ môn Tim Howard. Dù đứng trước khả năng giải bị tẩy chay, trưởng ban chịu trách nhiệm về các giải đấu của nữ của FIFA, bà Tatjana Haenni, vẫn một mực khẳng định "Chúng ta sẽ hi đấu trên sân cỏ nhân tạo và sẽ không có phương án B nào cả." Vào tháng 1 năm 2015, các cầu thủ rút đơn kiện của họ.
Trong thời gian giải đấu diễn ta, tiền đạo Michelle Heyman của Úc tỏ ra hết sức phàn nàn về điều kiện thi đấu, cho rằng mặt sân như "than nóng".
Cầu thủ tham dự.
Mỗi đội hình tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 gồm 23 cầu thủ (tối thiểu ba thủ môn), nhiều hơn hai so với năm 2011 và bằng số lượng của World Cup nam. Mỗi liên đoàn sẽ trình lên danh sách 23 cầu thủ cuối cùng tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi giải khai mạc. Việc thay thế các cầu thủ chấn thương nặng phải được thực hiện 24 giờ trước trận đấu đầu tiên của đội tuyển đó.
Danh sách cầu thủ cuối cùng được FIFA chính thức công bố ngày 28 tháng 5 năm 2015. Formiga của Brasil và Sawa Homare của Nhật Bản đều có lần thứ sáu được dự World Cup, một kỷ lục đối với cả bóng đá nam và nữ.
Trọng tài.
Có tổng số 22 trọng tài, 7 trọng tài hỗ trợ, và 44 trợ lý trọng tài được lựa chọn cho giải.
Bốc thăm.
Buổi lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 6 tháng 12 năm 2014 tại Bảo tàng Thiên nhiên Canada tại Ottawa, Canada. Các nhóm hạt giống được công bố một ngày trước đó. Do UEFA có tám đại diện, mà lại chỉ có sáu bảng đấu, vì thế sẽ có hai bảng gồm hai đội châu Âu. Ngoài ra sẽ không có bảng nào có hai đội cùng một liên đoàn khu vực.
Vòng bảng.
Lịch thi đấu dự kiến của giải được phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 2013, với chủ nhà Canada được đặt ở vị trí A1. Lịch thi đấu cuối cùng với thời gian trận đấu được công bố ngay sau khi lễ bốc thăm kết thúc.
Vòng một, hay vòng bảng, gồm có 24 đội và được chia thành sáu bảng 4 đội. Mỗi bảng được diễn ra theo thể thức vòng tròn một lượt gồm sáu trận, trong đó mỗi đội đá một trận với từng đội còn lại trong bảng. Các đội được trao 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và không điểm nào
Việc xếp hạng của mỗi đội trong mỗi bảng được xác định như sau:
Nếu nhiều hơn hai đội bằng nhau về các tiêu chí trên, thứ hạng của họ sẽ được xác định như sau:
Giải thưởng.
Các giải thưởng sau được trao sau khi giải kết thúc.
Đội hình toàn sao.
Đội hình toàn sao ("All-Star Team") được Nhóm phân tích kĩ thuật của FIFA bình chọn bao gồm các tên tuổi sau:
Đội hình trong mơ.
Đội hình trong mơ ("Dream Team") được người dùng của fifa.com bầu chọn gồm các cầu thủ và huấn luyện viên sau:
Tiền thưởng.
Tổng số tiền thưởng được FIFA dành cho giải là 15 triệu USD, bằng 2,6% tổng tiền thưởng của Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (576 triệu đôla). Ngoài ra, mỗi đội trong số 24 đội tham dự sẽ được nhận 200.000 USD chi phí chuẩn bị trước giải đấu.
Đội vô địch Hoa Kỳ nhận 2 triệu đôla, bằng 5,7% số tiền đội tuyển Đức nhờ vô địch World Cup 2014 (35 triệu đôla). Tiền thưởng được phân bổ như sau:
Vòng loại Thế vận hội Mùa hè 2016.
Giống như vòng loại Olympic trước, UEFA sử dụng World Cup để chọn lựa các đội tuyển châu Âu thi đấu ở môn bóng đá nữ Thê vận hội. châu Âu có ba suất tại giải đấu ở Brasil và các suất này sẽ gọi tên những đội bóng tiến xa nhất tại World Cup 2015 trừ Anh. Hai suất đầu thuộc về Pháp và Đức, các đội lần lượt lọt vào tới tứ kết và bán kết. Có bốn đội cùng dừng chân ở vòng 16 đội: Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Tuy nhiên các tiêu chí xếp hạng của FIFA không được sử dụng; thay vào đó một giải đấu play-off được tổ chức vào tháng 3 năm 2016 nhằm xác định đội thứ ba góp mặt tại Thế vận hội với đội giành chiến thắng là Thụy Điển.
Mặc dù Anh là đội châu Âu có thành tích tốt nhất tại World Cup, họ không đủ điều kiện dự Thế vận hội. Hiệp hội Bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh Quốc vào ngày 2 tháng 3 năm 2015 bày tỏ mong muốn đội Vương quốc Liên hiệp Anh thi đấu nếu Anh nhận được suất của mình. Tuy nhiên do phản đối của các liên đoàn bóng đá của Scotland, Wales và Bắc Ireland, cũng như động thái của FIFA cho biết họ sẽ không cho phép đội tuyển Vương quốc Liên hiệp Anh tham gia trừ khi cả bốn quốc gia Home Nations đồng ý, FA thông báo ngày 30 tháng 3 năm 2015 rằng họ rút lui trong việc tìm kiếm cơ hội để đội tuyển bóng đá Vương quốc Liên hiệp Anh dự giải. Trường hợp tương tự từng xảy ra tại Thế vận hội 2008, khi Anh cũng nằm trong top ba đội đứng đầu của UEFA ở Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007. Mặc dù vậy đội tuyển bóng đá nữ Anh Quốc từng có tham dự giải đấu năm 2012 với tư cách chủ nhà. | 1 | null |
Các tập Team up trong Power Rangers là những tập hợp tác giữa các siêu nhân trong series và các siêu nhân ở các series trước nhằm đánh lại cùng một kẻ thù, thực ra so với bản Sentai team up không có gì mới lạ vì đã có sự team up ở serie thứ hai của Sentai, ở bản Sentai team up luôn được cho vào một bộ phim riêng và hay để ở dạng versus (đối đầu), JAKQ Dengekitai vs. Goranger là bản team up đầu tiên của Sentai cũng như của cả lịch sử siêu nhân. Ở Power Rangers, team up để ở dạng cũng là một hoặc hai tập phim trong số các tập của Power Rangers, bản team up đầu tiên là trong Power Rangers: Zeo khi các siêu nhân Zeo hợp tác với các siêu nhân trong Mighty Morphin Alien Rangers ở tập 46 và 47, trong các bản team up của Power Rangers, thường có một điểm chung là sau khi biến hình, 2 đội sẽ chia nhau ra, các siêu nhân cùng màu, cùng giới tính và các siêu nhân mới cùng hoàn cảnh sẽ chiến đấu cùng nhau nhằm tiêu diệt gọn sạch kẻ thù, các tập team up không nhất thiết phải góp mặt đủ tất cả các siêu nhân ở 2 seríe
Thế nhưng, trong Power Rangers, team up mới đi vào hệ thống ở bản khi các siêu nhân hợp tác với các siêu nhân trong , đó là tập 30 và 31 của , từ sau tập team up đó, phiên bản team up đan chéo trải dài qua , , , , , , và , dự kiến bản team up tiếp theo sẽ có trong khi có sự xuất hiện của các siêu nhân từ phiên bản đầu tiên. Team up cũng không nhất thiết là phải giữa các ranger với nhau
Các bản team.
Bản team up đầu tiên giữa các siêu nhân là trong Power Rangers: Zeo, còn bản team up đầu tiên trong lịch sử Power Rangers là trong Mighty Morphin Power Rangers, bản team up này đan chéo giữa các siêu nhân trong Mighty Morphin với một chiến binh trong Masked Rider (bản Mỹ hóa của Kamen Riders), là 3 tập đầu của season 3 của serie
Alpha 5 vốn là robot của hành tinh Edenoi, robot này đang rất lo lắng Count Dregon - con út của vua Lexion (người tạo ra Alpha 5) đang tấn công hành tinh. Các siêu nhân đã tình nguyện đến Edenoi và giúp đỡ Dex - hoàng tử của Edenoi, cháu vua và cũng là một chiến binh Kamen Rider. Ban đầu, 5 người (Kimberly đang phải nằm nhà do ốm) phải chiến đấu với Dex do anh tưởng họ là gián điệp của chú mình, sau khi biết được mọi chuyện, Dex đã cùng 5 người đánh lại Count Dregon. Thế nhưng trong lúc này chúa tể Zedd lại phái Repellator xuống tấn công Trái Đất. Kimberly phải gượng dậy để chiến đấu và đã cầm chân được con quái vật và đã làm cho nó bị nhiễm bệnh của cô, sau khi đánh bại được Count Dregon, các siêu nhân trở lại Trái Đất để kết hợp các Thunderzord tiêu diệt hoàn toàn Repellator. Tuy nhiên Count Dregon đã xuống tấn công Trái Đất và Dex đã đuổi theo giúp đỡ các siêu nhân bảo vệ Trái Đất. Sau sự hợp tác này, Dex trở lại hành tinh và tiếp tục chống lại Count Dregon, còn các siêu nhân đã mất sạch năng lượng của mình và các Zord khi bị Rito - em của Rita phá hủy và phải tìm sức mạnh mới
Power Ranger: Zeo và Mighty Morphin Alien Rangers.
Đây là bản team up đầu tiên giữa các siêu nhân với nhau, bản team up này diễn ra ở tập 47 và 48 của Power Rangers: Zeo, máy phục hồi của Billy lại có một tác dụng phụ và làm cho anh bị già đi, chúa tể Zedd và mụ Rita quyết định quay lại để đánh lại Machine Empire, tranh giành quyền lực. Các siêu nhân đã để mất Megazord vào tay Cog Changer. Rita dùng phép thuật nhằm biết Katherine thành quái vật nhưng lại bắn trượt vào ví của cô và biến cái ví đấy thành Impursonator, con quái vật đã khống chế và cướp được cả Super Zeo Megazord. Không có Zord và Billy đang gặp vấn đề. Các siêu nhân trong Mighty Morphin Alien Rangers đã xuống Trái Đất để giúp đỡ nhóm của Tommy
Power Rangers: in Space và Teenage Mutant Ninja Turtles.
In Space là phim có nhiều team up nhất trong các bản của Power Rangers với 3 lần hợp tác, bản team up với các ninja rùa này diễn ra ở tập 4 của , ở tập này 5 ninja rùa, gồm Leonardo, Donatello, Raphael, Michaelangelo và Venus bị Astronema thôi miên. Họ tấn công và bắt các siêu nhân, trừ Andros. Andros đã xâm nhập và giải cứu bạn mình, sau khi đi qua nguồn điện năng của các siêu nhân, các ninja rùa trở lại bình thường. Astronema rút lui và các siêu nhân đuổi theo, trong khi Alpha cố gắng ngăn chặn con tàu khỏi sự tự hủy, Donatello tìm cách để ngăn chặn sự tự hủy. Các ninja rùa giúp đỡ các siêu nhân đánh lại Quantrons. Ở đoạn cuối Michaelangelo nói chuyện với Andros và các ninja rùa tạm biệt và trở lại Trái Đất
Power Rangers: in Space và Justin.
Trong tập cuối của , Divatox phá hủy sức mạnh siêu nhân của T.J, Carlos, Ashley, Cassie, Justin và bắt cóc Zordon, Lightning Cruiser và Storm Blaster. Để ngăn chặn Divatox và cứu Zordon, các siêu nhân đã lên vũ trụ nhưng Justin đã ở lại vì muốn sống cùng bố mình. Trong tập 18 của Storm Blaster đã tìm cách thoát thân, Astronema sai lính truy bắt, các siêu nhân đã đi theo để ngăn chặn nhưng đã bị bắt, Storm Blaster chạy xuống Trái Đất và tìm đến nhà của Justin, trả lại sức mạnh Turbo bị đánh mất của cậu và đưa cậu đến hỗ trợ các siêu nhân. Tiếp đà chiến thắng, 6 người đi giải cứu Lightning Cruiser. Sau chiến thắng, Justin trở về nhà và nhắn nhủ đến các siêu nhân rằng khi họ cần giúp đỡ, chỉ cần gọi một cú, có thể trong lần trở lại, Justin đã tìm được năng lượng đã mất của T.J và đưa lại cho anh, nhờ vậy mà anh trở lại trong "Forever Red" trong vai trò siêu nhân đỏ trong
Power Rangers: in Space và Adam.
Team up này xuất hiện trong tập 25 của , Astronema phái Lizwizard xuống tấn công Trái Đất và hắn đã khống chế, giữ được Cassie, Carlos dùng vũ khí của mình tấn công Lizwizard nhằm cứu Cassie nhưng cây gậy bị trượt và đánh trúng vào Cassie, làm cô bị thương nặng ở tay. Lizwizard đã nhân cơ chạy thoát, dù Cassie đã nói rằng không phải lỗi của Carlos nhưng anh cảm thấy day dứt và nghi ngờ khả năng làm siêu nhân của. Adam Park - người đã trao cho Carlos năng lượng màu xanh lá cây đã động viên anh thông qua một lớp võ. Thế nhưng, Carlos vẫn quyết tâm và từ bỏ sức mạnh siêu nhân. Trong hoàn cảnh Lizwizard tấn công Trái Đất, Adam đã liều lĩnh sử dụng năng lượng cũ màu đen của mình. Thế nhưng năng lượng này đã mất từ lâu nên dù biến hình được nhưng Adam không thể mạnh được như trước, trong hoàn cảnh đó các siêu nhân đã đến giải cứu và Cassie đưa cho Carlos máy biến hình, Carlos đã lấy lại niềm tin và kích hoạt sức mạnh, hợp sức với Adam tấn công Lizwizard
Power Rangers: Lost Galaxy và Power Rangers: in Space.
Team up này diễn ra vào tập 30 và 31 của và cũng là tập team up đan. Deviot đã hồi sinh các Psycho Rangers - những siêu nhân bản sao ác trong , chúng đã bắt cóc Maya, Damon, Kai và Kendrix. Leo phải đối mặt với Psycho Đỏ trong rừng, dù đã biến hình nhưng anh không phù hợp để chiến đấu với nó. Andros đã tới và giải cứu anh. Leo đã gặp anh mình là Mike ở trên tàu của Andros. Sau đó Mike đã tới giải cứu 4 người, sau đó các siêu nhân trong "in Space" (trừ Zhane) đã trở lại để hợp sức tiêu diệt bọn Psycho Rangers, team up khá là thành công, thế nhưng họ đã để sót Psycho Hồng
Psycho Hồng quyết tâm tiêu diệt bằng được Cassie và Kendrix, trong cuộc chiến đó, siêu nhân giả này đã sử dụng kiếm Savage để hấp thụ và phá hủy sức mạnh của Cassie để trở nên mạnh, nguy hiểm hơn và to hơn. Megazord của 2 đội đã tiêu diệt được Psycho Hồng, Kendrix đã dùng sức mạnh để đưa kiếm Savage vào mắt bão nhằm tiêu diệt nó, bất chấp sự ngăn cản của Cassie, cô đã thành công khi phá hủy được nó, nhưng đổi lại bằng chính mạng sống của mình. Sức mạnh siêu nhân Hồng sau đó được trao cho Astronema - tức Karone, em của Andros
Power Rangers: Lightspeed Rescue và Power Rangers: Lost Galaxy.
Trong tập cuối của , Leo đã dùng Battlizer của mình để đánh bại hoàn toàn Trakeena, thế nhưng Trakeena chưa chết mà bị thương nặng. Ở tập 29 và 30 trong mụ đã liên kết với Triskull để phục hồi sức mạnh, trả thù các siêu nhân trong Lost Galaxy và thống trị cả Trái Đất và Mirinoi. Triskull đã giúp để đưa Trakeena xuống Trái Đất và bắt cóc người dân nhằm phục hồi sức mạnh. Leo đã rút thanh kiếm của mình, lấy lại năng lượng, và trở về Trái Đất nhằm đuổi theo, anh và Trakeena đáp xuống vịnh Mariner. Ở vịnh Mariner, các siêu nhân trong đang làm nhiệm vụ cứu hỏa, họ đã sơ suất khi không biết rằng trong một căn phòng, tầng 13 của một nơi làm việc, Triskull đang giúp đỡ Trakeena xây dựng một phòng thí nghiệm để hấp thụ sức mạnh loài người. Một bé gái cùng mẹ lên chính căn phòng đấy để thăm cha, nhưng chỉ có đứa bé thoát do đá quả bóng bay ra chỗ khác. Đứa bé đã chạy xuống tầng một để báo cáo nhưng không ai tin và đã gặp Carter, kể mọi chuyện cho Carter nghe. Vào lúc đó thì Kelsey, Dana, Joel và Chad gặp Leo, Kai và Maya cũng xuống Trái Đất và giúp Carter khi anh cố gắng cứu đứa bé khỏi Triskull. Ở tập 30 Damon và Kendrix đã lấy thanh kiếm của mình và xuống Trái Đất để giúp đỡ, Triskull sau bị Carter giết, Carter cũng đã bảo bé gái ấn chuông nhằm đưa hết mọi người trong nơi làm việc ra khỏi đó nhằm phá kế hoạch của Trakeena. 10 siêu nhân đã team up với nhau, trong khi đấy Trakeena đang sắp hoàn thiện thì lại trúng phải kế của Olympius, hắn đã thay đổi đường dẫn, vì thế thay vì trở lại như trong Lost Galaxy, Trakeena lại biến thành khổng lồ và tàn phá thành phố, 2 đội đã gọi Megazord nhưng không thể đánh lại được, cuối cùng, một sức mạnh lạ đã kết hợp 2 Megazord với nhau và dễ dàng tiêu diệt được Trakeena
Power Rangers: Time Force và Power Rangers: Lightspeed Rescue.
Bị trở thành vật hiến tế cho Nữ hoàng Bansheera trong nhưng sau khi nữ hoàng bị tiêu diệt, Vypra vẫn sống và hấp thụ sức mạnh của "Thế giới bóng đêm". Ở tập 33 trong lần chạm mặt đầu tiên với mụ là Eric khi mụ đang cố gắng lấy viên đá quý nhằm hồi sinh một con siêu quỷ, thế nhưng mụ lại không thể lấy được viên đá đấy do vấp phải rào cản của khoa học kỹ thuật, mụ đã đến gặp Ransik nhờ sự giúp đỡ. Wesley, Jennifer, Lucas, Trip và Katie đã trạm trán với Vypra nhưng không đánh được mụ, sau lúc đấy họ gặp Carter. Carter đã liên hệ với Dana, Kelsey, Joel và Chad để hợp lại đội Cứu hộ. Họ cũng có được viên đá quý, nhưng Jen, Luke, Trip và Kate bị giữ lại làm con tin, Carter và Wesley đã buộc phải đưa cho Vypra viên đá để Vypra triệu hồi con siêu quỷ, Dana, Kelsey, Joel và Chad đã tới giải cứu 4 người, Eric và Ryan sau đó cũng đến và 2 đội hợp lại thành một. Liên minh đã tiêu diệt Vypra và con siêu quỷ
Power Rangers: Wild Force và Power Rangers: Time Force.
Team up này xuất hiện ở tập 24 và 25 trong , trong một lần làm nhiệm vụ, Wesley và Eric đã chạm trán ba con quái vật lạ và không thể hạ được chúng cho đến khi các siêu nhân trong Wild Force đến hỗ trợ, đuổi được chúng đi. Eric và Wes có một sự bất đồng với các siêu nhân khác bởi 2 từ mutant và Org. Wes và Eric sau đó đã hỏi các siêu nhân trong Time Force và Trip đã nói rằng họ đã để sót mất ba con mutant ở năm 2002. Thực ra ba con quái vật này vốn là Org của 3000 năm về trước, khi thực hiện âm mưu thống trị quá khứ, Ransik đã gặp chúng và giải thoát chúng, ba con Org đã lấy DNA mutant của Ransik và cho ông ta sức mạnh như lời hứa, nhờ vậy mà ông ta có thể lấy xương mình làm vũ khí, ba con Org trở nên mạnh hơn và giống như những vũ khí có sự sống. Jen đã tự mình vượt về năm 2002 để truy tìm 3 cá thể lai, Lucas, Trip và Katie đã đến gặp Ransik và nhờ sự giúp đỡ. Họ đã phát hiện ra 3 cá thể lai cấu kết với chúa tể Org nhằm đến một nhà máy và gây ô nhiễm nguyên tử. Ransik đã tấn công 3 cá thể lai và lấy đi DNA mutant của 3 cá thể lai, khiến chúng trở lại là Org, 12 siêu nhân đã tiêu diệt được 3 cá thể lai, và máu mutant trong người Ransik cũng bị biến mất, làm ông trở lại là một con người hoàn toàn
Forever Red.
Forever Red là tập đặc biệt nhằm kỷ niệm 10 năm Power Rangers, nằm trong tập thứ 34 của . Tezzla, Gerrok, Steelon, và Automon, những tàn dư của Machine Empire, với sự lãnh đạo của Venjix. Chúng đã phát hiện ra Zord có tên Serpentera rất bí mật của chúa tể Zedd, con Zord này đủ mạnh để có thể tiêu diệt được Trái Đất ở trên Mặt Trăng. Andros đã phát hiện ra âm mưu này và báo cho Tommy Oliver, Tommy đã bảo Andros liên hệ với tất cả các siêu nhân đỏ và gặp mặt ở NASADA, Andros đã liên hệ với TJ, Leo, Aurico, Carter, Wesley và Eric, Carter cũng đến và gặp Cole để mời Cole gia nhập, 7 người gặp nhau ở NASADA, Tommy nói rằng siêu nhân đỏ đầu tiên sẽ không tham gia, nhưng Cole đã nghe thấy tiếng xe máy, người đó dừng xe lại, bỏ mũ ra, chính là Jason, 8 người đã lên tàu Megaship Mark II, trên tàu, Tommy giải thíc nhiệm vụ cho những người còn lại. 8 người đặt chân lên Mặt Trăng, chiến đấu với bọn lính trong dạng người thường, Cole ra sức đuổi theo những tàn dư của Machine Empire. Venjix tấn công anh nhưng Leo và Aurico đã đến cứu, 10 siêu nhân đỏ biến hình và tạo thành một đội. Cole và Jason chiến đấu với Venjix, Tommy và Wesley chiến đấu với Gerrok, Eric và Aurico chiến đấu với Tezzla, T.J và Leo chiến đấu với Automon, Andros và Carter chiến đấu với Steelon. Khi Cole và Jason gần tiêu diệt được Venjix, hắn đã chạy lên tàu Serpentera nhưng bị Rider của Cole tiêu diệt. Sau chiến thắng, Cole cũng nói Tommy là siêu nhân tuyệt vời nhất
Power Rangers: Dino Thunder và Power Rangers: Ninja Storm.
Team up này diễn ra ở trong tập 31 và 32 của . Ở tập cuối của , Lothor đã lấy đi sức mạnh siêu nhân của Shane, Tori, Dustin, Hunter, Blake và Cam, thế nhưng hắn đã bị sức mạnh ninja của Shane, Tori và Dustin phong ấn xuống địa ngục cùng với năng lượng siêu nhân. Một năm sau, Lothor trở lại với âm mưu trả thù. Sau bài khóa của Shane, Tori và Dustin, họ nhận được giấy gặp mặt của thầy giáo, khi họ đến gặp thì người thầy Kanoi nói rằng Lothor đã trở lại và đưa cho họ sức mạnh siêu nhân. Khi đeo vào, họ nói những lời lẽ kì lạ, Kanoi lộ dạng thật là Lothor, điều đó có nghĩa là Lothor đã bắt cóc Kanoi và biến Shane, Tori và Dustin thành kẻ ác. Trong lúc này, Connor, Ethan và Kira đi xem cuộc đua motor của Blake, Cam đi tìm bố mình. Lothor tiến đến trường Ninja, Shane, Tori và Dustin biến thành siêu nhân tấn công trường, Lothor bắt hết tất cả các học viên của trường (giống như tập 1 của ). Marah và Kapri tránh được vì họ hứa sẽ dùng sức mạnh ninja để giúp Lothor. Khi biết được chuyện, Cam đã báo cho Hunter. Lothor tấn công thành phố, Connor, Kira và Ethan đến ngăn chặn và ngay sau đó họ đối mặt với Shane, Tori và Dustin, 3 người quá mạnh nên 3 siêu nhân trong Dino Thunder đã thất thủ. Trong khi đó, Mesogog nhận ra đám lính của Lothor, đã phái Elsa đến để liên minh.
Cam, Hunter và Blake đi xuống địa ngục tìm năng lượng siêu nhân bị mất, ngay lập tức họ đối mặt với đội quân của Lothor, trong khi Cam sắp sửa lấy được nguồn năng lượng thì Blake bị đánh rơi xuống núi lửa, Hunter nhảy xuống, một tay kịp túm lấy Blake, tay kia bán lên vách núi, Cam vội chạy đến để cứu, quân của Lothor bỏ đi, đúng lúc đó thầy Kanoi (được Marah và Kapri cứu) kịp đến và giúp Cam lôi hai người lên. Conner, Ethan và Kira một lần nữa đánh nhau với Shane, Dustin và Tori, trong lúc chuẩn bị biến hình thì Cam, Hunter và Blake chạy đến và đổi năng lượng ác thành năng lượng tốt cho Shane, Dustin và Tori, 3 người kể rõ mọi chuyện và cùng Conner, Ethan và Kira đến căn cứ của Dino Thunder. Lothor và Mesogog quyết định tấn công tổng lực, Connor, Kira, Ethan, Tommy Oliver, Trent cùng với Shane, Tori, Dustin, Hunter, Blake và Cam đã hợp tác nhằm tiêu diệt sạch đội quân. 11 người biến hình và tiêu diệt toàn bộ kẻ thù, trừ Elsa. Marah và Kapri đến và mở lọ giải cứu các học viên ninja, Mesogog tấn công Lothor và giam giữ hắn. Sau lần hợp sức, sức mạnh siêu nhân của Ninja Storm không sử dụng được nữa và Conner, Kira, Ethan, Tommy Oliver, Trent lại tiếp tục bảo vệ thế giới
Power Rangers: S.P.D và Power Rangers: Dino Thunder (lần 1).
Team up này diễn ra trong tập 32 của . Một năm sau khi đánh bại Mesogog, Conner, Ethan và Kira gặp lại nhau ở trường Reefside High, để đến thăm Tommy Oliver (không có thông tin gì về Trent trong tập này). Vào lúc này Broodwing đã lấy những viên ngọc Dino ở hành tinh Onyx, hắn mang ba người đến tương lai, căn cứ của hắn với mong muốn sử dụgn họ cho mục đích của hắn, ba người đã vội lấy viên ngọc của mình và bỏ chạy. Trong lúc bỏ hạy, họ đã đánh lại bọn quỷ để tự vệ, cùng lúc đó thì đội S.P.D đến và hỗ trợ họ, 5 người đã mời Conner, Ethan và Kira đến thăm căn cứ của mình, Dragoul đem quân đến tấn công, Jack, Sky, Bridge, Elizabeth và Sydney đến để chiến đấu chống lại, khi Conner, Ethan và Kira bày tỏ mong muốn giúp sức, Cruger cũng như 5 người trước đó đã ra sức từ chối, vì nếu có chuyện gì xảy ra với họ, có thể sẽ không có tương lai, Cruger đến giúp sức và gọi thêm Sam đến. Conner, Ethan và Kira sau đó đã thuyết phục được Katherine để cô hồi lại sức mạnh viên ngọc và 3 người đã đến giúp đỡ và liên quân đã giành chiến thắng. Sau chiến thắng đó, 3 người ngỏ ý muốn ở lại để tiếp tục giúp đỡ, nhưng đã bị đội S.P.D từ chối, đội sau đó đã nói cho họ biết về tương lai của mình. Conner sẽ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nổi danh khắp đất nước, Kira trở thành ca sĩ nổi tiếng và Ethan trở thành nhà phát minh và chính là người đã thiết kế ra những công nghệ siêu việt cho đội S.P.D. Katherine đã đưa 3 người trở lại năm 2005 và xóa sạch trí nhớ của cả 3
Power Rangers: S.P.D và Power Rangers: Dino Thunder (lần 2).
Team up lần thứ hai của 2 đội xuất hiện trong tập 38 khi Dino Thunder có đầy đủ lực lượng. Gruumm đã đưa con tàu của mình để đi qua lỗ hổng thời gian, trở về quá khứ 21 năm về trước, con tàu đã đi qua trường Reefside High, trong lúc Conner, Ethan, Kira và Trent đang nói chuyện. Cruger đã điều động Jack, Elizabeth và Bridge đuổi theo. Trong lúc đó Conner, Ethan, Kira và Trent đi vào khu rừng để tìm kiếm con tàu rồi gặp Zeltrax, khi đang chuẩn bị chiến đấu với 4 người thì Zeltrax đã bị Gruumm bắt và 2 người đã thỏa thuận để tiêu diệt các siêu nhân, sau đó 4 người đã gặp Jack, Bridge và Elizabeth. Trong lúc 7 người tiếp tục đi tìm kiếm con tàu thì liên quân Gruumm - Zeltrax xuất hiện và tấn công. Tommy Oliver đã đến và trợ giúp, trong thời gian đó, Sky, Sydney và Sam đã đến gặp Cruger để xin đến giúp đỡ và Cruger đã đồng ý và đi cùng 3 người. Với sự giúp đỡ của 4 người đến sau, S.P.D và Dino Thunder đã đánh bại được liên quân. Gruumm đưa tàu trở về với thời của mình còn Zeltrax thì chạy thoát. Sau chiến thắng đó, Cruger đã xóa sạch trí nhớ của 5 người, khi các siêu nhân khác bày tỏ rằng làm vậy là không công bằng vì đây là lần thứ hai hợp tác và cũng là lần thứ hai trí nhớ của họ bị xóa thì Cruger đã xóa trí nhớ của cả sáu người và của chính mình. 7 người trở lại thời của mình và tiếp tục đi làm nhiệm vụ. Còn Conner, Ethan, Kira, Tommy Oiver và Trent tiếp tục chiến đấu và tiêu diệt Mesogog mà không hề nhớ mình đã từng gặp mặt đội S.P.D, cũng như đội S.P.D đã đánh bại Gruumm mà không hề nhớ lần hợp tác này (tập team up này không có Tommy Oiver dạng người mà chỉ có ở dạng siêu nhân do Jason David Frank không tham gia đóng)
Once a Ranger.
Once a Ranger là tập đặc biệt nhằm kỷ niệm 15 năm Power Rangers trong tập 20 và 21 của Power Rangers Operation Ovedrive. Trong lúc 6 siêu nhân Ovedrive có một buổi tiệc nhỏ và nói chuyện với nhau về giá trị trở thành siêu nhân của mình, Thrax - con trai của Rita và Zedd đã được giải thoát. Giận dữ khi biết cha mẹ mình đã trở thành người tốt, Thrax lập một liên minh ma quỷ với Flurious, Moltor, Kamdor, Miratrix, Mig và Benglo nhằm truy tìm báu vật Corona Aurora. Liên minh đã đánh bại 6 người và phá huỷ thiết bị biến hình của họ. Trong một lần 6 người tấn công Mig và Kamdor mà không còn sức mạnh, họ bị đánh bại. Đúng lúc đó thì Mig bị trói bởi ma thuật cây bởi một siêu nhân xanh lá. Kamdor bị một siêu nhân đỏ bắn. Rồi một siêu nhân vàng tới tấn công Mig và một siêu nhân xanh dương tấn công Kamdor. 2 tên này cùng bị tấn công bởi một siêu nhân đen và bỏ chạy. 5 người này vốn là những siêu nhân từ các phần trước được chọn bởi Sentinel Knight làm giải pháp tạm thời cho đến khi tìm lại sức mạnh cho 6 chiến binh Ovedrive. 5 người đấy là Adam (đen, trong Mighty Morphin Power Rangers và Xanh Lá Power Rangers Zeo và Power Rangers Turbo), Tori (xanh dương, trong Power Rangers Ninja Storm), Kira (vàng, trong ), Bridge (đỏ, trong Power Rangers SPD) và Xander (xanh lá, trong Power Rangers Mystic Force). Vì Andrew không thể sửa lại được thiết bị biến hình nên 6 người quyết định quay lại cuộc sống bình thường, để 5 người kia đảm nhiệm vị trí của mình.
Trong lúc dọn nhà, Mack được Sentinel Knight chỉ ra vị trí thanh kiếm Excelsior - vũ khí đủ mạnh để ông phục hồi sức mạnh, cậu đã triệu tập 5 người đồng đội của mình đến để tìm. Thrax đến trước họ, nhưng hắn không thể lấy thanh kiếm ra khỏi bức tượng dù hắn rất cần nó để tiêu diệt Sentinel Knight. Tức giận, hắn bỏ đi và sai Vulturus đi tiêu diệt thành phố. 6 người cố sức lấy thanh kiếm, cảm động trước tình bạn của họ, Nữ thần chiến thắng đã hiện hình từ bức tượng và đưa thanh kiếm cho họ. Trong lúc 5 cựu siêu nhân và 2 Megazord bị thất thế trước Vulturus, Mack dùng thanh kiếm để tiêu diệt hắn. Nhận được thanh kiếm, Sentinel Knight phục hồi sinh lực, cùng lúc đó Adam tái khởi động Alpha 6 và cậu đã sửa lại thiết bị biến hình Ovedrive
Lấy lại sức mạnh, 5 cựu siêu nhân và 6 chiến binh Ovedrive tuyên chiến với liên minh ma quỷ, với khẩu hiệu "Một lần là siêu nhân, cả đời là siêu nhân". Bridgevà Mack cùng nhau đánh bại Flurious. Dax, Will và Xander hợp sức hạ gục Mig và Benglo. Tori và Rose đánh Moltor và 2 tên lính của hắn. Kira và Ronny chung tay đả bại Kamdor và Miratrix. Tyzoon một mình cân đám crẹp. Adam đấu 1 chọi 1 với Thrax. Setinel Knight xuất hiện cùng thanh kiếm Excelsior tiêu diệt Thrax và cũng 11 người tập hợp vũ khí đánh đuổi liên minh ma quỷ. Sau trận đánh, 6 chiến binh Ovedrive chia tay 5 cựu siêu nhân và giữ liên lạc hẹn ngày gặp lại
Trong tập phim này Bridge có giải thích cậu được làm siêu nhân đỏ do Cruger được bổ nhiệm làm lãnh đạo SPD và ông chọn Sky lên vị trí của mình, vì vậy mà Bridge được thăng lên làm siêu nhân đỏ trong khi Jack rời đội đã lâu. Adam tỏ ra bất ngờ khi Kira cho biết anh bạn cũ Tommy của mình là một tiến sĩ cổ sinh vật học về loài khủng long. Thiết bị biến hình của Adam cũng khác so với hồi anh còn sử dụng năng lực đen của mình cũng như bài Go Go Power Rangers không được dùng lại
Clash of the Red Rangers.
Là tập team up giữa Power Rangers Samurai và Red ranger của Power Rangers RPM | 1 | null |
Christof Gottlieb Albert Freiherr von Barnekow (2 tháng 8 năm 1809 tại Hohenwalde, Đông Phổ – 24 tháng 5 năm 1895 tại Naumburg (Saale)) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức, đặc biệt là cuộc chiến năm 1870 – 1871 với Pháp.
Tiểu sử.
Đầu đời.
Albert Christoph Gottlieb có nguồn gốc từ gia đình quý tộc von Barnekow. Ông là con trai của Trưởng quan kỵ binh ("Rittmeister") Christoph Gottlieb von Barnekow (14 tháng 9 năm 1781 tại Teschwitz – 21 tháng 1 năm 1814 tại Metz) và vợ của ông này là Laurette, bà góa von Brandt, tên khai sinh là Gaesbeck (12 tháng 5 năm 1787 tại Königsberg – 17 tháng 9 năm 1863 tại Königsberg).
Binh nghiệp.
Vào ngày 11 tháng 6 năm 1826, Barnekow gia nhập quân đội Phổ với tư cách là một lính ngự lâm trong Trung đoàn Bộ binh số 1 tại Königsberg. Ông tiếp tục phục vụ quân ngũ trong vòng 40 năm hòa bình sau đó, và lên đến cấp tướng. Vào năm 1829, ông được phong cấp Thiếu úy, kể từ năm 1831 ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 39 và tại đây ông là sĩ quan phụ tá của Tiểu đoàn II từ năm 1833 cho đến năm 1836. Vào năm 1841, ông được thăng quân hàm Trung úy, 5 năm sau (1846) ông lên quân hàm Đại úy rồi vào năm 1852 ông lên quân hàm Thiếu tá. Với cấp bậc này, ông giữ chức Tư lệnh của Tiểu đoàn I trong Trung đoàn Bộ binh số 39. Vào năm 1858, ông lên cấp Thượng tá, rồi đến năm 1860 ông được phong cấp Đại tá. Ở cấp bậc này, ông chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 68 (Rhein 6). Vào năm 1864, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch với quân hàm Thiếu tướng, mặc dù ông và đơn vị dưới quyền mình không tham gia tích cực trong cuộc chiến.
Barnekow tham gia chiến trận lần đầu tiên trong trận Trautenau vào giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866). Trong cuộc chiến, ông là Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 2, thuộc biên chế của Sư đoàn số 1 trong Quân đoàn I. Lữ đoàn của ông là lực lượng trừ bị và yểm trợ cuộc triệt thoái của Quân đoàn I. Do những cống hiến của mình trong trận đánh, ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ. Về sau, ông cũng tham gia trong trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa.
Vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, Barnekow được cử làm sĩ quan chỉ huy ("Kommandant") của Sư đoàn số 16 ở Trier và trên cương vị này ông được thăng quân hàm Trung tướng vào ngày 31 tháng 12 năm 1866. Ông đã chỉ huy sư đoàn này trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tại Pháp, ông và sư đoàn của mình tham gia chiến đấu lần đầu tiên trong trận Spicheren vào ngày 6 tháng 8, nơi ông chủ động cứu viện cho các lực lượng Đức đang gặp khó khăn khi giao chiến với quân đội Pháp. Đơn vị dưới quyền ông và hai sư đoàn khác (Sư đoàn số 5 và số 13) đã nhập trận do nghe thấy tiếng súng nổ. Sư đoàn của Barnekow là đội quân tiếp viện đầu tiên vào trận đánh, hai khẩu đội pháo của họ đã được đưa đến Spicheren với tốc độ nhanh chóng. Theo sau các khẩu đội pháo là Trung đoàn số 40 dưới quyền Đại tá Rex, và 3 đội kỵ binh thuộc Trung đoàn Khinh kỵ binh số 9. Viện binh của Đức cuối cùng đã buộc quân Pháp phải triệt thoái và kết thúc trận đánh với chiến thắng của người Đức. Trong trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8, Sư đoàn số 16 đã kéo đến chiến địa cùng với các đơn vị còn lại của hai Quân đoàn VIII và Quân đoàn X. Mặc dù là một phần thuộc "Binh đoàn thứ nhất" dưới quyền tướng Karl Friedrich von Steinmetz, sư đoàn của ông được ghi nhận là lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho "Binh đoàn thứ hai" dưới quyền Vương thân Friedrich Karl trong trận chiến này. Các lực lượng tiếp viện của Đức đã cứu nguy Sư đoàn số 5 (do Ferdinand von Stülpnagel chỉ huy) khỏi nguy cơ bị bọc sườn. Trận đánh cuối cùng đã kết thúc với thắng lợi toàn diện của quân đội Đức, buộc quân Pháp phải rút lui với thiệt hại nặng nề cho cả hai bên tham chiến.
Sau trận Gravelotte, đơn vị dưới quyền Barnekow là một phần thuộc lực lượng vây hãm Metz. Sau khi pháo đài này thất thủ vào ngày 27 tháng 10 năm 1870, Sư đoàn số 16 đã kéo đến miền Bắc nước Pháp, tham gia chiến trận tại Amiens, và Hallue, nơi quân Đức đánh bại các lực lượng của nền Cộng hòa Pháp non trẻ. Ông cũng chỉ huy quân đoàn vây hãm của Đức trong cuộc vây hãm Péronne, và pháo đài đã đầu hàng vào ngày 9 tháng 1 năm 1871. 10 ngày sau đó, trong trận chiến Saint-Quentin vào ngày 19 tháng 1, ông chỉ huy quân cánh trái của Đức, và các lực lượng dưới quyền ông đã đánh chiếm thành phố St. Quentin vào buổi tối. đoàn dưới quyền ông đã tiến vào St. Quentin vào buổi tối. Trận đánh là một thắng lợi quyết định của quân đội Đức, "Binh đoàn phía Bắc" của Pháp bị buộc phải cuống cuồng tháo chạy và một số lượng lớn binh sĩ Pháp bị quân Đức bắt làm tù binh. Nhờ những thành tích của mình trong chiến tranh, Barnekow được trao tặng cả Huân chương Thập tự Sắt hạng II lẫn hạng I, và Lá sồi gắn vào Huân chương Quân công.
Sau khi chiến tranh kết thúc, vào ngày 16 tháng 6 năm 1871, ông được nhận Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I với Lá sồi và Bảo kiếm. Ông được chuyển vào đội ngũ Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee") trong một thời gian ngắn, rồi được bổ nhiệm làm đại diện của Tướng tư lệnh Quân đoàn I ở Đông Phổ. Để ghi nhận sự phục vụ lâu dài của ông trong quân đội Phổ, vào ngày 22 tháng 3 năm 1872, ông được tặng thưởng 5 vạn thaler và cùng năm đó ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng ("Chef") của Trung đoàn Bộ binh số 68 (Rhein 6) vào ngày 14 tháng 9. Sau khi được lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh, vào ngày 19 tháng 9 năm 1873 ông nhậm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn I. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm phục vụ quân ngũ của mình, Barnekow đã được tặng thưởng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ ("Großkreuz des Roten Adlerordens") với Bó sồi và Thanh kiếm trên chiếc nhẫn vào ngày 2 tháng 8 năm 1876. Ba năm sau (1879), Đức hoàng Wilhelm I đã tặng thưởng cho ông Huân chương Đại bàng Đen. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1883, Barnekow, người đã rời khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng và được nhận Ngôi sao của Đại Tư lệnh Huân chương Hoàng gia Hohenzollern, giải ngũ. Ông về Naumburg (Saale), nơi ông từ trần vào ngày 24 tháng 5 năm 1895.
Gia đình.
Vào ngày 10 tháng 10 năm 1842, tại Zinten, ông kết hôn với bà Julie Friederike Alwine von der Osten genannt Sacken (2 tháng 8 năm 1818 tại Klein-Lahnen, Kurland – 1 tháng 6 năm 1902 tại Naumburg (Saale)). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ những người con sau đây: | 1 | null |
Tắc kè Adler (đọc là "ad-lơ"), tên khoa học Gekko adleri, là một loài tắc kè được phát hiện tại tỉnh Cao Bằng, miền bắc Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, được công bố trên tạp chí khoa học tháng 5 năm 2013. Chúng được đặt tên theo giáo sư Kraig Adler, một nhà nghiên cứu bò sát và ếch nhái nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Đặc điểm sinh học.
Kích thước: dài đầu-thân 75 mm, đuôi dài 83 mm
Mắt trên chân trước không có nốt sần; mắt trên chân sau có không quá 8 nốt sần. Con đực có 17-21 lỗ trước hậu môn. Trên lưng có 4-5 sọc sáng màu nằm ngang.
Thức ăn: dế, ong, mối.
Môi trường sồng: bám trên vách đá, kẽ nhỏ vùng núi đá vôi.
Phân bố.
Hiện thu thập được 25 mẫu tại Cao Bằng và Quảng Tây. | 1 | null |
Nature, xuất bản lần đầu tiên ngày 4 tháng 11 năm 1869, được xếp hạng làm một trong những tập san khoa học đa ngành có trích dẫn nhiều nhất bởi Tổ chức Báo cáo dẫn chứng trên các tạp chí "Journal Citation Reports" tại đánh giá Science Edition năm 2010. Ngày nay đa số các tập san khoa học chỉ đăng những bài báo trong một chuyên ngành hẹp, và tập san "Nature" cùng một số ít tập san khoa học khác (những tuần san khoa học như "Science" và "Proceedings of the National Academy of Sciences") vẫn đăng các công trình nghiên cứu gốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khác nhau mang lại bước tiến mới hay những nghiên cứu gốc quan trọng được công bố trong mục bài viết khoa học hoặc bài viết tổng quan trong "Nature." Những bài viết hay công trình đăng trong tạp chí này được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá rất cao và một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng học thuật của công trình khoa học là nó được chấp nhận đăng ở những tạp chí lớn như Nature hay không.
Các nhà khoa học là những độc giả chính đối với các tập san khoa học, nhưng các bài viết tổng quan hay đánh giá cũng nhận được sự chú ý không chỉ đối với những nhà khoa học làm việc ở lĩnh vực khác mà còn đối với cả công chúng không chuyên. Các trang đầu ở mỗi số là những bài viết tổng quan, chọn lọc, bình luận, tin tức mới từ các biên tập viên của tạp chí nhằm khái quát những sự kiện khoa học diễn ra gần đây và nội dung các bài chuyên ngành đăng ở số ra lần này. Những sự kiện khoa học có thể là các hội nghị chuyên đề, quỹ khoa học, các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến khoa học, chính sách dành cho khoa học ở một quốc gia nào đó hay những tin tức mang tính đột phá trong một lĩnh vực. Cũng có chuyên mục đánh giá sách mới xuất bản và nghệ thuật hay nghề nghiệp. Phần còn lại của tạp chí dành cho các bài viết với hàm lượng khoa học cao, mang tính chất hàn lâm và học thuật lớn. Do giới hạn độ dài của mỗi bài viết, các bài báo khoa học trong ấn bản in thường chỉ nêu kết quả tổng quát, các phương pháp mà những nhà nghiên cứu áp dụng, các bài báo trích dẫn; còn chi tiết chứng minh, bố trí thí nghiệm, bảng dữ liệu... thường được nêu trong "Phụ lục" tại trang web của Nature.
Các công trình gửi đến sẽ được ban biên tập xem xét sau đó gửi đến những nhà khoa học nhằm đánh giá chất lượng công trình gửi đến. Trong quá trình này, nhà khoa học đánh giá sẽ làm việc và trao đổi với các tác giả nhằm làm rõ nội dung trong bài báo. Các tác giả trả lời câu hỏi của người đánh giá, và cuối cùng nếu được chấp nhận thì ban biên tập sẽ hiệu chỉnh nội dung, hình ảnh để đăng lên chính thức. Thường quá trình đánh giá mất từ 3 đến 6 tháng.
Năm 2007 "Nature" (cùng với "Science") nhận Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias cho sự truyền bá tiến bộ Khoa học và Nhân văn. | 1 | null |
Trong lý thuyết tôpô, compact hóa Stone-Čech (tiếng Anh: "Stone-Čech compactification") là kỹ thuật để xây dựng một ánh xạ từ một không gian tôpô formula_1 đến một không gian compact Hausdorff formula_2. Compact hóa Stone–Čech của một không gian tôpô X là không gian compact Hausdorff lớn nhất sinh bởi X.
Compact hóa Stone–Čech xuất hiện đầu tiên trong một bài báo của Tychonoff (năm 1930) và đã được đưa ra một cách rõ ràng bởi Marshall Stone (năm 1937) và Eduard Čech (năm 1937). | 1 | null |
Không gian compact địa phương formula_1 là một không gian tôpô mà mọi phần tử formula_2 của formula_1 có một lân cận formula_4 của formula_2 chứa trong một tập compact formula_6.
Ví dụ.
Không gian Hausdroff compact.
Mỗi không gian Hausdroff compact cũng là không gian compact địa phương.
Ví dụ | 1 | null |
Bipes biporus là một loài thằn lằn trong họ Bipedidae. Loài này được Cope mô tả khoa học đầu tiên năm 1894. Nó là loài đặc hữu của Baja California, México. Nó là một trong 4 loài bipes
Sinh sản.
Loài này là loài đẻ trứng và con cái đẻ 1-4 trứng vào tháng Bảy. Chúng chỉ sinh sản dưới lòng đất. Trứng nở sau hai tháng. | 1 | null |
Brookesia là một chi thằn lằn trong họ Tắc kè hoa. Chúng là những loài đặc hữu của Madagascar.
có kích thước từ nhỏ đến rất nhỏ. "Brookesia" bao gồm các loài được coi là tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới, và cũng là một trong những loài bò sát nhỏ nhất. Các thành viên của chi "Brookesia" phần lớn có màu nâu và hầu hết về cơ bản là sống trên cạn.
Một tỷ lệ phần trăm đáng kể các loài trong chi chỉ được xác định danh pháp khoa học trong vòng ba thập kỷ qua, và một số loài vẫn chưa nhận được tên khoa học được biết là vẫn tồn tại. Hầu hết sống trong phạm vi rất nhỏ ở những khu vực khó tiếp cận, và do kích thước nhỏ và tính rụt rè, chúng ít được nghiên cứu so với các họ hàng lớn hơn của chúng.
Các loài.
Có khoảng 30 loài được ghi nhận thuộc chi này: | 1 | null |
Rhineura floridana, thường được gọi là thằn lằn giun Bắc Mỹ hay thằn lằn giun Florida, là một loài thằn lằn duy nhất còn sinh tồn trong họ Rhineuridae. Loài này được Spencer Fullerton Baird mô tả khoa học đầu tiên năm 1858.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại bang Florida của Hoa Kỳ. Xem xét năm 2007 của Hebree về Amphisbaenia Bắc Mỹ cũng bao gồm một phân tích phát sinh chủng loài của họ Rhineuridae và các loài thằn lằn rắn/thằn lằn giun khác. Phân tích này cho thấy "Rhineura floridana" là loài cơ sở nhất trong họ, nghĩa là dòng dõi của nó đã rẽ nhánh ra đầu tiên trong phạm vi họ này. Tuy nhiên, bản thân loài này lại là khá trẻ, với các hóa thạch sớm nhất đã biết chỉ có từ thế Pleistocen ở Florida. Tổ tiên của "R. floridana" có lẽ đã di cư từ phần nội lục tới khu vực ngày nay là Florida, trong khi phần còn lại của họ Rhineuridae vẫn ở lại vùng nội lục đó để phân tỏa và đa dạng.
Miêu tả.
"Rhineura floridana" có chiều dài trong khoảng 18–30 cm (7–12 inch). Đầu có mõm giống như cái xẻng nhô về phía trước và dài hơn hàm dưới, được sử dụng để đào bới đất. Mắt tiêu giảm nhiều và hầu như không rõ khi nhìn từ phía ngoài. Loài thằn lằn này không có chân, cơ thể được che phủ bằng các lớp vảy sắp xếp thành vòng, làm cho loài này trông giống như một con giun.
Môi trường sống.
"Rhineura floridana" là động vật đào bới sống trong hang hốc, ưa thích đất cát hay chất nền là lá rụng ẩm mốc, phần lớn thời gian sống ngầm dưới mặt đất, nơi chúng có được sự an toàn từ những kẻ săn mồi. Chúng chỉ nhô lên mặt đất khi người ta cày xới đất hay mưa to buộc chúng phải rời khỏi hang. Do điều này, nên đôi khi tại Mỹ người ta gọi nó là "thunderworms" (giun mưa dông). Khi bị quấy rầy, nó thụt lùi vào trong hang, với đuôi chui vào trước. Thức ăn của nó là côn trùng và giun đất, nhưng nó cũng là kẻ kiếm ăn cơ hội và sẽ ăn gần như bất kỳ động vật không xương sống nào đủ nhỏ để nó có thể bắt được. Cơ chế sinh sản là đẻ trứng. | 1 | null |
Basiliscus plumifrons là một loài thằn lằn trong họ Corytophanidae. Loài này được Cope mô tả khoa học đầu tiên năm 1876.
Phân bố tự nhiên của loài này từ Honduras đông, thông qua Nicaragua và Costa Rica đến tây Panama.
Chúng là loài ăn tạp và ăn côn trùng, động vật có vú nhỏ (ví dụ như loài gặm nhấm), loài thằn lằn nhỏ hơn, trái cây và hoa. Động vật ăn thịt săn bắt loài này bao gồm các loài chim săn mồi, thú có túi ôpôt và rắn. | 1 | null |
Brachylophus bulabula là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae. Loài này được Fisher & Harlow, Edwards & Keogh mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Đây là loài đặc hữu của một số đảo phía tây của Fiji (Ovalau, Gau, Kadavu và Viti Levu), nhó sống trong các khu rừng nhiệt đới tại Fiji. Chúng là một trong số ít các loài cự đà tìm thấy bên ngoài tân Thế giới. | 1 | null |
Brachylophus fasciatus là một loài thằn lằn trong họ Họ Cự đà (Iguanidae). Loài này được Brongniart mô tả khoa học đầu tiên năm 1800.. Nó là loài đặc hữu của một số đảo đông nam Fiji, nó cũng được tìm thấy tại Tonga, có thể được con người du nhập đến đây.it was probably introduced by humans. Quần thể cự đà đã giảm trong thế kỷ qua do phá hủy môi trường sống, và quan trọng hơn, sự xuất hiện của cầy và mèo đến các đảo. Đây có thể là một trong số ít loài cự đà được tìm thấy ngoài Tân Thế giới và là một trong những loài phân bố biệt lập về mặt địa lý trong họ "Iguanidae".
Phân loại học.
Loài này được nhà động vật học người Pháp Alexandre Brongniart mô tả năm 1800. Tên chi "Brachylophus" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: brachys (βραχύς) nghĩa là "ngắn" và lophos (λόφος) nghĩa là "mào" để chỉ các mào ngắng chạy dài trên sóng lưng của loài này. Tên khoa học "fasciatus" nghĩa là "có sọc".
Loài này có quan hệ gần với loài Fiji crested iguana và "B. bulabula". Chi "Brachylophus" được đề xuất có nguồn gốc từ nhánh phổ biến hơn (hiện đã tuyệt chủng) của các loài kỳ nhông Cựu Thế giới phân nhánh từ các họ hàng trong Tân Thế giới của chúng trong Paleogene. Tuy nhiên, không có thành viên nào khác của dòng giả định, còn sống hay hóa thạch, được tìm thấy bên ngoài Fiji và Tonga. Một giả thuyết khác là tổ tiên của loài Kỳ nhông này đã trôi dạt 9000 km về phía tây qua Thái Bình Dương từ châu Mỹ, nơi phát hiệt họ hàng gần nhất của chúng.
Phân bố và môi trường sống.
Cự đà dải Fiji là loài đặc hữu của Fiji và được tìm thấy trên các đảo Wakaya, Moturiki, Beqa, Vatulele, Ono, Dravuni, Taveuni, Nggamea, Vanua, Balavu, Avea, Vatu Vara, Lakeba, Aiwa, Oneata, Vanua Levu, Totoya, Kabara, và Fulaga. Nó đã được du nhập từ quần đảo Tonga, New Hebrides, và Wallis và Futuna 300 trước đây. Nó được du nhập đến Vanuatu là động vật hoang dã trong thập niên 1960. Quần thể hoang dã hiện nay có ít hơn 10.000 các thể trong 29 tiểu quần thể riêng biệt. Loài này sống trong hầu hết các khu vực chưa có người sinh sống trên các đảo nói trên, từ các rừng mây đến các đầm lầy đất thấp ven biển.
Thức ăn.
Chúng là các loài ăn cỏ, chúng ăn lá, trái cây, và hoa của các cây thân gỗ và cây bụi, đặc biệt là hoa của cây "Hibiscus tiliaceus" và quả như chuối và đu đủ. Các con nuôi nhốt được quan sát thấy chúng ăn công trùng; tuy nhiên, con trưởng thành thì không. | 1 | null |
Ctenosaura acanthura là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae. Loài này được Shaw mô tả khoa học đầu tiên năm 1802.
Phân bố.
Loài này có thể chỉ được tìm thấy phổ biến quanh các vùng con người sinh sống. Chúng phân bố từ trung tâm Tamaulipas đến Isthmus of Tehuantepec giữa các bang Veracruz và Oaxaca của Mexico.
Sinh sản.
Chúng giao phối vào mùa xuân. Con đực thể vị trí tấn bông và thu hút con cái bằng cách đưa đầu lên xuống, cuối cùng rượt đuổi con cái cho đến khi bắt được. Trong 8 đến 10 tuần, con cái sẽ đào tổ và đẻ lên đến 24 trứng. Trứng nở trong 90 ngày, con con bới cát chui ra. Những con non thường có màu lục với các mảng màu nâu, cũng có con toàn màu nâu. | 1 | null |
Nhông đuôi gai Utila (danh pháp hai phần: "Ctenosaura bakeri") là một loài cự đà trong chi "Ctenosaura", là đặc hữu đảo Utila, thuộc tỉnh Islas de la Bahía ngoài khơi Honduras.
Đây là loài cự đà và một trong hai loài thằn lằn duy nhất chỉ sống ở đầm lầy ngập mặn, do phải chịu sự cạnh tranh với các loài lớn hơn. Nó là loài nhỏ nhất trong ba loài cự đà trên đảo Utila, và khác với những loài khác cùng chi, khi nở ra, con non có màu tối chứ không phải lục hay vàng. Loài này sống trên cây và chủ yếu ăn thực vật nước lợ, dù nó ăn thịt lúc có cơ hội. Con đực phát triển đến chiều dài , con cái nhỏ hơn, đạt . Trứng được đẻ trên bãi biển cát và nở khoảng 60-76 ngày sau, sau đó con non trở lại đầm lầy ngập mặn.
Dù bị đưa đến sát bờ vực tuyệt chủng vào thập niên 1990, nó được phục hồi bởi sự chú ý quốc tế nhờ vào nhà bò sát học người Đức Gunther Köhler và quyển sách "Reptiles of Central America". Dù nhiều vườn thú và bảo tồn thiên nhiên đã tiến hành nhiều chương trình cho nhông đuôi gai Utila, "C. bakeri" vẫn bị đe dọa do săn bắt quá mức cũng như mất môi trường sống. Cố gắng bảo tồn tại nơi này đang cố giúp loài này tránh bị tuyệt chủng.
Phân loại và tên.
"Ctenosaura bakeri" được mô tả lần đầu tiên bởi nhà động vật học gốc Na Uy Leonhard Hess Stejneger năm 1901, khi đang làm việc cho Viện Smithsonian. Tên chi, "Ctenosaura", xuất phát từ hai từ tiếng Hy Lạp: "ctenos" (Κτενός), nghĩa là "lược" (do những gai giống lược trên lưng và đuôi), và "saura" (σαύρα), nghĩa là "thằn lằn". Tên loài, "bakeri", là để vinh danh Frank Baker, bạn và đồng nghiệp Stejneger, người từng là giám đốc Vườn thú Quốc gia tại Washington, D.C..
Loài này được tin rằng là đã tiến hóa từ một tổ tiên trong đất liền, có lẽ có cùng tổ tiên với "C. melanosterna" và "C. palearis", do phát sinh loài cho thấy nó gần gũi với hai loài kia hơn "C. similis".
Phân bố và môi trường sống.
"C. bakeri" đặc hữu Utila, một đảo nằm ngoài khơi miền bắc Honduras, và sinh sống trong vùng đầm lầy ngập mặn nước lợ rộng . Người ta tin rằng "C. bakeri" bị đẩy tới đầm lầy ngập mặn do không cạnh tranh được với loài "C. similis" to lớn, mạnh mẽ hơn thường sống ở vùng khô ráo hơn của Utila. Hai loài này có thể lai và con lai sinh ra có thể sống. Từ quan điểm tiến hóa và sinh thái học, sống ở rừng ngập mặn nước lợ cần sự thích nghi đặc biệt về chế độ ăn và hành vi. Nó là một trong hai loài thằn lằn chỉ sống ở rừng ngập mặn, loài còn lại là "Anolis utilensis". | 1 | null |
Ctenosaura similis là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1831.. Nó là loài thằn lằn chạy nhanh nhất thế giới
Đây là loài bản địa Mexico và Trung Mỹ đã được du nhập vào Hoa Kỳ ở bang Florida. Đây là loài lớn nhất trong chi Ctenosaura. | 1 | null |
Cyclura cornuta
,C. c. onchiopsis, Navassa Island iguana
,C. c. stejnegeri, Mona Island iguana là một loài kỳ nhông trong họ Iguanidae. Loài này được Bonnaterre mô tả khoa học đầu tiên năm 1789.
Loài này chủ yếu được tìm thấy trên đảo Hispaniola trong khu vực Caribe, chia sẻ giữa Cộng hòa Haiti và Cộng hòa Dominica. Chúng dao động về chiều dài từ 60 cm (24 in) tới 136 cm (54 in) và màu sắc từ xám thép tới lục sẫm hay nâu.
Ngoài phân loài nguyên chủng ("Cyclura cornuta cornuta") ở Hispaniola, còn có 2 phân loài nữa là kỳ nhông đất Mona ("Cyclura cornuta stejnegeri") và kỳ nhông đảo Navassa ("Cyclura cornuta onchiopsis"), mặc dù phân loài cuối này được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên. | 1 | null |
Cyclura nubila là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1831. Trong tiếng Anh, "C. nubila" còn được gọi là Cuban ground iguana (cự đà đất Cuba) hoặc Cuban iguana (cự đà Cuba). Nó là loài lớn nhất trong nhóm cự đà đá Tây Indies (chi "Cyclura"), một trong những nhóm thằn lằn nguy cấp nhất. Loài động vật ăn cỏ có đôi mắt màu đỏ, một đuôi dày, và hàm dưới nhọn này là một trong những loài thằn lằn lớn nhất vùng Caribe.
Cự đà Cuba phân bố trên khắp các khu vực ven biển phía nam nhiều đá của đảo chính Cuba và đảo nhỏ xung quanh nó với quần thể hoang dã phát triển trên Isla Magueyes, Puerto Rico. Loài này cũng được tìm thấy ở Tiểu Cayman và Cayman Brac của Quần đảo Cayman, nơi một phân loài riêng biệt hiện diện. Con cái bảo vệ nơi làm tổ của chúng và thường làm tổ tại nơi được đào bởi cá sấu Cuba. Chúng thường chọn nơi ở bên trong hoặc gần xương rồng lê gai như một biện pháp phòng thủ.
Mặc dù quần tự nhiên đang suy giảm vì bị động vật khác săn ăn thịt trong hoang dã và nạn mất môi trường sống do con người phát triển nông nghiệp, số lượng cự đà đã được bảo tồn nhờ kết quả của nuôi nhốt và các chương trình bảo vệ. | 1 | null |
Cyclura ricordi là một loài thằn lằn trong họ Họ Cự đà (Iguanidae). Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1837.
Loài này được tìm thấy trên đảo Hispaniola ở Cộng hòa Dominica và Haiti, và là loài duy nhất được biết đến của cự đà đá để cùng tồn tại với (Cyclura cornuta). Môi trường sinh sồn tự nhiên của loài này là xavan khô trong vòng ba nhóm quần thể tại Cộng hòa Dominica tây nam. Chúng bị đe dọa do mất môi trường sống do sự xâm lấn nông nghiệp. | 1 | null |
Cự đà xanh, rồng Nam Mỹ xanh hay đơn giản là cự đà ("Iguana iguana") là một loài thằn lằn trong họ Cự đà. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Đây là loài bản địa của Trung, Nam Mỹ và vùng Caribbea. Chúng được nhập khẩu và nuôi làm thú nuôi độc lạ.
Đặc điểm.
Phạm vi phân bố cự đà xanh dao động trên một khu vực địa lý rộng lớn, từ miền nam Brazil và Paraguay xa về phía bắc tận Mexico và quần đảo Caribbean. Loài này rất phổ biến trên khắp Puerto Rico, nơi chúng được gọi là "Gallina de palo" và được coi là một loài xâm lấn được du nhập từ Nam Mỹ; ở Hoa Kỳ quần thể hoang dã tồn tại ở nam Florida (bao gồm Florida Keys), Hawaii, quần đảo Virgin thuộc Mỹ và thung lũng Rio Grande của Texas.
Là một loài động vật ăn thực vật, nó đã thích nghi đáng kể với các việc liên quan đến vận động và điều hòa áp suất thẩm thấu do kết quả của chế độ ăn uống của nó. Nó phát triển đến 1,5 m chiều dài từ đầu đến đuôi, mặc dù một vài mẫu vật có thể dài đến 2 m và cân nặng đến 9,1 kg. | 1 | null |
Sauromalus hispidus là một loài thằn lằn thuộc chi Iguanidae bản địa Isla Ángel de la Guarda trong vịnh California. Loài này đã được người Seri du nhập đến những đảo khác như một nguồn thức ăn tiềm năng.
Tên gọi.
Tên chi, "Sauromalus", là sự kết hợp của hai từ tiếng Hy Lạp cổ: σαῦρος ("sauros"), nghĩa là "thằn lằn", và ομαλυς ("omalus") nghĩa là "dẹp". Tên loài, "hispidus" là một từ tiếng Latinh nghĩa là "sần sùi" hay "gai góc".
Mô tả.
"S. hispidus" là loài lớn thứ nhì trong chi "Sauromalus", với tổng chiều dài cơ thể đạt gồm cả đuôi, và nặng đến . Đây được coi là một loài khổng lồ, vì chúng lớn hơn các họ hàng trên đất liền từ hai đến ba lần. Cơ thể nó có màu nâu đậm với những mảng màu đen.
Phân bố.
"S. hispidus" đặc hữu Isla Ángel de la Guarda và 10 đảo nhỏ hơn trong vịnh California.
Hành vi và sinh sản.
Chúng vô hại đối với con người, và thường chạy trốn mọi kẻ thù tiềm năng. Khi hoảng sợ, chúng phình to phổi ra, mở rộng cơ thể, và rút vào một kẽ đá nào đó.
Các con đực có thể tạo lập một hệ thống cấp bậc, trong đó con đực lớn thống trị những con đực nhỏ hơn trong lãnh thổ của nó. Loài này biết bảo vệ lãnh thổ và giao tiếp với nhau bằng cả màu sắc và cử chỉ, như gật đầu và đóng mở miệng.
Chúng là động vật sống ban ngày, và dành hầu hết thời gian buổi sáng và các ngày mùa đông để tắm nắng. Chúng thích nghi tốt với điều kiện sa mạc; vẫn hoạt động ở nhiệt độ 102 °F (39 °C).
Mùa giao phối kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, con cái đẻ từ 5 đến 16 trứng vào khoảng tháng 6 đến tháng 8. Trứng nở vào cuối tháng 11. "S. hispidus" có thể sống đến 25 năm.
Chế độ ăn.
Chúng ưa thích những nơi nhiều đá với nhiều hang hốc để có thể dễ dàng lẫn trốn khi bị đe dọa. Nơi chúng sống thường mọc các loài cây như "Cylindropuntia" và "Cylindropuntia". Đây cũng là nguồn thức ăn chính cho loài ăn thực vật này. Chúng ăn lá, trái cây, và hoa; côn trùng cũng là một nguồn thức ăn phụ.
Tác động với con người.
Người Seri xem "S. hispidus" là một nguồn thức ăn quan trọng. Một số loài được lai giống với "Sauromalus varius" và đưa đến đa số các đảo ở Bahia de los Angeles: Isla San Lorenzo Norte, Isla San Lorenzo Sur, và Tiburón như thức ăn dự trữ khi cần thiết. Điều này xảy ra trước khi người châu Âu đặt chân lên châu Mỹ và quần thể trên các đảo kia đã biến mất. Nhưng những năm gần đây, chúng lại được đưa đến các đảo như một cách hợp pháp để tạo nên những quần thể động vật cảnh. | 1 | null |
Agama aculeata là một loài thằn lằn trong họ Agamidae, được tìm thấy tại châu Phi hạ Sahara (Namibia, Botswana, Zimbabwe, Cộng hòa Nam Phi, Mozambique, Angola, Tanzania, Zambia, Swaziland).
Mô tả.
Chiều dài từ mõm tới lỗ huyệt là 76–100 mm. Với một cái đầu hình tam giác và mõm tròn, loài nhông này có màu ô liu đến nâu đỏ (đôi khi màu xám hoặc hơi vàng) với bụng màu kem trắng tới hồng. Có bốn hoặc năm vệt kết hợp màu tối trên lưng-nhiều vệt nhỏ hơn tiếp tục chạy xuống đuôi. | 1 | null |
Agama agama là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758.
Loài này phân bố ở phần lớn châu Phi cận Sahara. Tổng chiều dài dao động 13–30 cm. Chúng thường có thể được nhìn thấy trong thời điểm nóng trong ngày. Trong mùa sinh sản, những con đực có các mảng màu nổi bật, đầu và cổ và đuôi chuyển màu cam sáng, và cơ thể màu xanh đậm. Ngoài mùa sinh sản, con đực có màu nâu. | 1 | null |
Chlamydosaurus kingii là một loài thằn lằn trong họ Họ Nhông. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1825.
Loài này được tìm thấy chủ yếu ở miền bắc Úc và phía nam New Guinea. Loài này là thành viên duy nhất của chi Chlamydosaurus. Tên gọi tiếng Anh của nó (frill-necked lizard: thằn lằn cổ diềm) xuất phát từ diềm xếp nếp lớn quanh cổ của nó, thường được gập sát vào cơ thể nó. Phần lớn thời gian nó sinh sống trên cây. Chế độ ăn của loài này chủ yếu là côn trùng và động vật có xương nhỏ. Thân dài trung bình 85 cm.
Mối đe dọa chính của loài này là đại bàng, cú, thằn lằn lớn, rắn, chó hoang dingo và mèo túi. | 1 | null |
Draco dussumieri là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1837.. Chúng được tìm thấy ở dảy Ghat Tây và rừng đồi miền nam Ấn Độ.
Loài thằn lằn này có khả năng lượn từ cây này sang cây khác. Chúng gần như hoàn toàn sinh sống trên cây, được tìm thấy trên cây trong rừng và đồn điền cọ liền kề, nơi chúng leo lên cây để kiếm thức ăn cho côn trùng và lướt đến các cây liền kề bằng cách xòe lớp màng, lớp da lỏng lẻo ở hai bên cơ thể được hỗ trợ bởi các xương sườn dài để hoạt động như cánh. Da ở hai bên cổ cũng được mở rộng sang hai bên bằng cách sử dụng xương móng của lưỡi để hỗ trợ chúng. Trong mùa sinh sản, con đực duy trì những lãnh thổ nhỏ mà chúng bảo vệ khỏi những con đực khác trong khi tán tỉnh con cái. Những con đực có lớp lông tơ sặc sỡ hơn những con cái và chúng kéo dài những chiếc bao bố màu vàng về phía trước một cách nổi bật để trưng bày. Mặc dù sống gần như toàn bộ cuộc đời trên cây, nhưng con cái lại xuống đất để đẻ trứng trong đất. Đây là loài có phân bố ở phía tây nhiều nhất trong chi Draco, phần lớn các loài xuất hiện ở Đông Nam Á. | 1 | null |
Draco spilonotus là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1872.
Đây là loài thằn lằn đặc hữu của Sulawesi. Loài này được biết đến từ nhiều địa phương khác nhau trong các khu vực có rừng của Sulawesi.
Màng cánh của con đực có màu vàng và có một mạng lưới các đường màu nâu tỏa ra từ phía trước. | 1 | null |
Hydrosaurus pustulatus là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Eschscholtz mô tả khoa học đầu tiên năm 1829. Rồng vây buồm ("Hydrosaurus") là một trong những thứ gần gũi nhất mà những người đam mê động vật học có thể tiếp cận với một con vật cưng thời tiền sử! Với ngoại hình giống khủng long và các đặc điểm ngoại hình độc đáo, nó là một địa chỉ yêu thích cho những ai đang tìm kiếm một con vật cưng khác biệt.
Có ba loài đã được xác định trong chi Hydrosaurus. Có nguồn gốc từ Philippines, Indonesia và New Guinea, những loài này tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng có thể thay đổi khá nhiều về kích thước và ngoại hình.
Hình thức & Màu sắc.
Thoạt nhìn, sợi buồm trông rất giống với các loài thằn lằn lớn khác. Chúng có thân hình to béo, đôi chân nhanh nhẹn với các ngón chân thon dài và một cái đuôi dài.
Tuy nhiên, một vài đặc điểm nổi bật hơn giúp loài thằn lằn này dễ nhận dạng.Cả con đực và con cái đều có một chiếc mào rõ ràng. Nó thường ở phía sau đầu và có thể kéo dài xuống cổ. Chúng cũng có những vảy gai nhọn bắt đầu ở gáy và kéo dài xuống lưng.
Con đực là những con có cánh buồm đặc trưng. Cánh buồm mở rộng giống như chiếc quạt có những tia sáng vững chắc giúp nó đứng lên khi chỉ huy. Phần cao nhất của buồm thường ở gốc đuôi. Mặc dù vậy, nó có thể chạy khá xa dọc theo đuôi prehensile trên một số mẫu vật.
Khi nói đến màu sắc, có rất nhiều loại với rồng vây buồm. Hầu hết có màu xanh lục và xám. Màu có mô hình mang lại một cái nhìn đẹp mắt đồng thời giúp tạo ra một số ngụy trang tự nhiên.
Nhiều màu sắc kỳ lạ cũng tồn tại. Bạn có thể nhìn thấy những con thằn lằn có màu gỉ nâu, đen hoặc đỏ. Các điểm nhấn màu xanh lam xung quanh chân, ngực và mặt cũng phổ biến.
Tuổi thọ.
Đây là loài sống lâu năm. Trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi thọ trung bình của rồng vây buồm là khoảng 25 năm hoặc lâu hơn.
Tất nhiên, không có gì đảm bảo khi nói đến tuổi thọ. Giống như bất kỳ loài bò sát nào khác, rồng vây buồm dựa vào chất lượng chăn nuôi cao để sống khỏe mạnh.
Kích thước trung bình.
Những con thằn lằn này rất lớn! Kích thước của một con rồng vây buồm trưởng thành có thể dễ dàng đạt tới ba feet hoặc hơn. Kích thước chính xác sẽ thay đổi một chút dựa trên các loài con.
Lớn nhất là vây buồm Philippines ("Hydrosaurus pustulatus") và Khổng lồ Indonesia ("H. amboinensis"). Những người trưởng thành trung bình thường dài khoảng 3 feet rưỡi (nhưng đôi khi chúng có thể dài gần 4 feet).
Cánh buồm của Weber ("H. "weberi"") nhỏ hơn một chút, tối đa là hơn ba feet một chút.
Thằn lằn đực luôn lớn hơn thằn lằn cái. Mẫu vật nữ thường nhỏ hơn khoảng 33% so với mẫu vật đực của chúng.
Sailfin Dragon Food.
Chế độ ăn chính xác của rồng vây buồm hoang dã vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia có thể đồng ý rằng một chế độ ăn uống đa dạng trong điều kiện nuôi nhốt là chìa khóa để có sức khỏe tốt. Những loài bò sát này là động vật ăn tạp, vì vậy chúng đòi hỏi mọi thứ từ động vật chứa đầy protein đến trái cây và rau quả.
Hành vi & Tính khí.
Mặc dù có vẻ ngoài hơi đáng sợ, nhưng rồng vây buồm rất nhanh nhẹn! Trong môi trường hoang dã, chúng ngay lập tức chạy trốn xuống nước khi có dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên. Chúng chạy bằng hai chân sau cho đến khi chìm xuống dưới bề mặt. Sau đó, họ bơi để chạy đi! | 1 | null |
Rồng nước Úc ("Intellagama lesueurii", trước đây là "Physignathus lesueurii"), trong đó bao gồm các phân loài rồng nước phương Đông ("Intellagama lesueurii lesueurii") và rồng nước Gippsland ("Intellagama lesueurii howittii"), là một loài nhông sống trên cây có nguồn gốc từ miền đông Úc từ Victoria trở lên đến Queensland. Có thể có một số ít quần thể du nhập vào bờ biển phía đông nam của Nam Úc. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1831. | 1 | null |
Viêm da thần kinh là vùng viêm da liken hóa mạn tính ranh giới rõ không do hoặc kích thích bên ngoài hoặc dị nguyên được xác định.
Bệnh nguyên.
Ở những người có bẩm tố, các tổn thương là do gãi hoặc xoa liên tục vùng da khu trú bị ngứa. Kích thích ban đầu, dường như liên quan đến stress hoặc rối loạn xúc cảm, gây ra chu kỳ ngứa – gãi – ngứa. Điều này kích thích tăng sản biểu bì phản ứng mà biểu hiện trên lâm sàng là liken hóa.
Viêm da thần kinh được xác định sau khi loại trừ các nguyên nhân phổ biến hơn gây viêm da như viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc kích thích.
Biểu hiện lâm sàng.
Biểu hiện của viêm da thần kinh thường là mảng hơi gồ lên, liken hóa, phân vùng rõ, độc lập ở gáy, cẳng tay, hoặc chân; có màu hoa cà đặc trưng và nổi bật trên vùng da bình thường. Bệnh nhân thường căng thẳng và ám ảnh, thường kèm theo tạng dị ứng.
Chẩn đoán và điều trị.
Đôi khi có thể cần đến sinh thiết để xác định chẩn đoán khi những tổn thương giống vẩy nến hoặc thậm chí giống liken phẳng. Nhiễm nấm không điển hình cũng có thể gây nhầm lẫn. Quan sát nấm có thể loại trừ được khả năng này.
Mục đích của điều trị là phá vỡ chu kỳ gãi – ngứa – gãi và bao gồm các kháng histamin đường uống để giảm ngứa, các steroid tại chỗ để ức chế viêm, các kháng chế phẩm chứa hắc ín hoặc ichthyol để chống ngứa và bạt sừng. Băng bịt ngăn ngừa gãi và là điều trị có hiệu quả nhất. Với những tổn thương ở chi, băng tẩm hắc ín ichthyol (như Coltapaste, Ichthopaste) đắp trong 1 tuần có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, không may là tái phát sau bỏ băng bịt là thường xuyên. Trong một số trường hợp tiêm nội tổn thương bằng chế phẩm corticoid như triamcinolon có thể có hiệu quả. | 1 | null |
Bipedidae là một họ thằn lằn đơn chi chỉ được tìm thấy ở México. Chi "Bipes" là các loài bò sát đào hang ăn thịt, nhưng không giống những loài thằn lằn rắn, chúng có hai chi trước ngắn và mập nằm xa về phía trước trên cơ thể. Hai chi này giống như cái xẻng đào đất, dùng để dũi đất giống như chuột chũi.
Phân loại.
Họ này chỉ có 1 chi, gồm 3-4 loài:
Bipedidae | 1 | null |
Pogona vitticeps là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Ahl mô tả khoa học đầu tiên năm 1926.
Loài này phân bố trong một loạt các khu vực khô cằn đến bán khô cằn của Úc. Loài này là một loài vật nuôi rất phổ biến cũng như được trưng bày trong các vườn thú.
Miêu tả.
Con trưởng thành của loài này thường dài khoảng hai feet (24 inch), với đuôi chiếm hơn một nửa tổng chiều dài cơ thể. Dị hình giới tính không phải quá lớn nhưng con đực có thể có một lỗ huyệt rộng hơn, gốc đuôi rộng, đầu thường lớn hơn ngạnh cằm lớn hơn (thường là màu đen) và có hemipene. Con đực cũng có lỗ chân lông đùi rõ rệt hơn so với con cái. | 1 | null |
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh về da gặp ở hai nhóm bệnh nhân riêng biệt. Thể trẻ nhỏ được đặc trưng bằng những vẩy lớn màu vàng trên da đầu, mặt, vùng quấn tã và thường tự khỏi. Thể người lớn ảnh hưởng đến da đầu, mặt, trước ngực kèm theo ngứa không tương xứng với mức độ tương đối nhẹ của vẩy và hồng ban.
Tỷ lệ hiện mắc và bệnh nguyên.
"Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em" là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây nhầm lẫn với viêm da tạng dị ứng ở trẻ nhỏ. Bệnh nguyên còn chưa rõ. Không có bất kỳ sự liên quan nào giữa thể viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ và người lớn, và cũng không có bằng chứng rằng trẻ em bị viêm da tiết bã nhờn lúc còn nhỏ lại có nguy cơ cao hơn thể người lớn về sau này.
"Viêm da tiết bã nhờn ở người lớn" ít gặp hơn nhưng lại dai dẳng hơn. Thường gặp nhất ở nam trưởng thành và thường ở trên thân người tại những nang lông và được gọi là viêm nang lông tăng tiết bã nhờn. Viêm da tiết bã nhờn mức độ nhẹ là thường gặp ở người lớn. Mặc dù tên gọi là như vậy nhưng vẫn chưa phát hiện ra sự thay đổi cả về số lượng và chất trong quá trình tiết chất bã nhờn ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Pitirosporum ovale được tìm thấy với số lượng lớn hơn trên da bình thường ở những bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn và có một tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp kháng nấm tại chỗ. Những dẫn chứng này rõ rang coi Pitirosporum ovale như là yếu tố bệnh nguyên mặc dù chưa xác định được yếu tố này có vai trò tiên phát hay thứ phát.
Biểu hiện lâm sàng.
Ở trẻ nhỏ, thường có biểu hiện từ rất nhỏ với những vẩy vàng lớn ở trên da đầu lan xuống trán. Cũng thường thấy tổn thương ở trên thân người vùng quấn tã lót và nách. Không ngứa và trẻ thường vẫn ăn, ngủ tốt. Đây là điểm có giá trị chẩn đoán trong bệnh viêm da tiết bã nhờn và để phân biệt với viêm da tạng dị ứng.
Ở người lớn, bao gồm những tổn thương riêng rẽ trông giống như tráng men, màu đỏ hoặc màu vàng, ngứa nhẹ hoặc không có triệu chứng, chủ yếu ở trên thân người. Những vị trí thường có tổn thương là vùng cán ức, nách, rãnh dưới vú, bẹn, tai ngoài. Tổn thương ở mặt phổ biến hơn ở nam giới và có thể rất dai dẳng, đặc biệt là rãnh mũi môi. Những tổn thương trên thân có thể có hình tròn màu hồng nhợt và khó quan sát dù có triệu chứng. Da đầu thường bị ảnh hưởng và có thể là gàu nặng và dai dẳng (vẩy và hồng ban trên da đầu). Thường ảnh hưởng đến lông mày và mí mắt với mí mắt dính dấp vào lúc sáng sớm. Viêm mí mắt này có thể không đáp ứng với điều trị. Nhìn chung viêm da tiết bã nhờn dai dẳng, nặng gặp tỷ lệ cao ở những bệnh nhân HpV dương tính.
Chẩn đoán.
Có thể chẩn đoán nhầm với viêm da tiếp xúc dị ứng, vẩy nến và lang ben. Thử nghiệm miếng dán sẽ loại trừ được viêm da tiếp xúc dị ứng; và tổn thương màu vàng, nhờn cùng với sự phân bố của tổn thương là những dấu hiệu phân biệt với vẩy nến; nhưng đặc điểm này cũng dễ bị nhầm, đặc biệt khi có tổn thương trên da đầu. Tuy nhiên, trong bệnh vẩy nến các tổn thương dễ quan sát và có vẩy lớn, thô, ánh bạc; còn trong viêm da tiết bã nhờn thì các tổn thương lan tràn hơn với vẩy nhỏ, mảnh hơn. Tìm nấm từ cạo tổn thương sẽ loại trừ được lang ben và có thể thấy số lượng lớn nấm men P.ovale. Viêm nang tăng tiết bã nhờn thường đi kèm với viêm da tiết bã nhờn ở thân, bao gồm nhiều sẩn nhỏ ở trên các nang và được cho là sự xâm nhập quá mức của P.versicolor vào các nang. Loại này có thể kháng lại điều trị.
Điều trị.
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh mạn tính có khuynh hướng tái phát bất kể điều trị gì. Hiện nay, điều trị được lựa chọn là thuốc chống nấm nhóm imidazol dùng tại chỗ như kem ketoconazol và dầu gội đầu (Nizoral), sulconazol (Exelderm); miconazol (Daktarin); clotrimazol (Lotrimin); econazol (Spectazole). Các imidazol đường uống có hiệu quả nhưng chỉ nên cân nhắc khi dùng tại chỗ thất bại, và không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Viêm nang tăng tiết bã nhờn đặc biệt khó điều trị và có thể đáp ứng với imidazol toàn thân.
Các steroid yếu dùng tại chỗ cũng có tác dụng (như kem hydrocortison 1% bôi ở mặt và các nếp gấp), nhưng cũng như điều trị bằng nhóm imidazol, bệnh nhân có khuynh hướng tái phát. | 1 | null |
Pseudotrapelus sinaitus, trước đây có tên "Agama sinaita", là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Heyden mô tả khoa học đầu tiên năm 1827.
P. sinaitus là loài thằn lằn sinh sống ở khu vực bán khô cằn tại miền đông nam Libya, miền đông Ai Cập, Israel, Jordan, Syria, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, miền đông Sudan, Ethiopia, Eritrea, và Djibouti.
Tổng chiều dài của loài thằn lằn này (gồm cả đuôi) là , đuôi chiếm khoảng 2/3 chiều dài này. "Pseudotrapelus sinaitus" hoạt động vào ban ngày và ăn côn trùng. Vào mùa sinh sản, con đực chuyển sang màu lam bắt mắt để thu hút con cái. Con cái có màu nâu-đỏ. | 1 | null |
Stellagama stellio là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758.
Mô tả.
Loài này có thể đạt tới tổng chiều dài là hoặc hơn (bao gồm cả đuôi).
Phân bố.
Chúng có thể được tìm thấy ở Hy Lạp, Israel, Síp, Tây Nam Á và phía bắc Ai Cập; loài cũng đã được du nhập vào Malta. | 1 | null |
Archaius tigris (tên thường gọi tiếng Anh: Seychelles tiger chameleon) là loài duy nhất trong chi "Archaius". Loài này ban đầu nằm trong "Chamaeleo", rồi được một số tác giả chuyển sang "Calumma" một thời gian (Klaver & Böhme, 1986). Đây là một loài tắc kè hoa bị đe doạ, chỉ sống trên các đảo Mahé, Silhouette, Praslin của Seychelles.
Tình trạng.
Đây là loài nguy cấp theo sách đỏ IUCN và theo Danh mục II của CITES (The Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora), với diện tích phân bố vỏn vẹn 45 km. Một khảo xát năm 2006 ước tính số lượng là dưới 2.000 cá thể.
Mô tả.
Với chiều dài chỉ 16 cm, đây là một loài tắc kè hoa khá nhỏ. Màu sắc thay đổ từ màu lục nâu dễ bỏ qua đến màu cam-vàng bắt mắt, trên thân mình thường lốm đốm chấm đen. Cằm và họng màu xám nhạt. Điểm nổi bật nhất trên người nó là mấu lồi trên cằm, dài khoảng 3 mm.
Môi trường sống và phân bố.
Đây là loài đặc hữu Seychelles, chỉ sống trên ba đảo Mahé, Silhouette, Praslin. Nó là loài sống trên cây, ở độ cao từ mực nước biển đến 550 m, cư ngụ rừng mưa nguyên sinh, rừng thứ cấp với độ đa dạng cây rừng lớn, vườn tược vùng quê có địa thế cao. | 1 | null |
Bradypodion gutturale là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1849.
Loài này xuất hiện ở Little Karoo và các dãy núi xung quanh, trong Western Cape, Nam Phi.
Loài này được ghi nhận ở phía tây như biên giới của dãy núi Cederberg, và xa về phía đông như Uniondale. Ở phía nam, loài này hiện diện gần bờ biển ở khu vực Robertson và trên đồng bằng Agulhas. | 1 | null |
Bradypodion pumilum là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Gmelin mô tả khoa học đầu tiên năm 1789.
Đây là loài bản địa tỉnh Western Cape của Nam Phiư, nơi chúng bị giới hạn trong khu vực xung quanh Cape Town.
Như với hầu hết các loài tắc kè hoa, lưỡi của nó có chiều dài gấp đôi cơ thể và nó có thể bị bắn ra khỏi miệng bằng cách sử dụng một cơ đặc biệt trong hàm. Điều này mang đến cho loài tắc kè hoa này khả năng bắt côn trùng ở khoảng cách xa. | 1 | null |
Rhineuridae là một họ trong nhóm Amphisbaenia (thằn lằn rắn, thằn lằn giun) và bao gồm chỉ 1 chi với 1 loài còn sinh tồn là "Rhineura floridana", cũng như một số loài đã tuyệt chủng, thuộc về cả chi "Rhineura" lẫn một vài chi tuyệt chủng khác.
Loài còn sinh tồn "R. floridana" được tìm thấy tại Florida không xa hơn phía bắc của vùng cán xoong nhưng các loài tuyệt chủng thì phân bố rộng khắp tại Bắc Mỹ, với một vài loài có phân bố xa về phía tây tới Oregon. Họ này có hồ sơ hóa thạch kéo dài khoảng 60 triệu năm, tới thế Paleocen với sự đa dạng lớn nhất tại phần lục địa Bắc Mỹ diễn ra trong thế Eocen và thế Oligocen.
Hóa thạch.
Hồ sơ hóa thạch của họ Rhineuridae kéo dài tới đại Trung sinh, với loài hóa thạch cổ nhất đã biết là "Plesiorhineura tsentasai" sinh sống vào đầu thế Paleocen. "Plesiorhineura" chỉ được biết đến từ một phần quai hàm, nhưng chia sẻ nhiều đặc trưng với các loài có muộn hơn của họ Rhineuridae. Các loài trong thế Eocen, như "Spathorhynchus fossorium", rất giống với các loài của chi "Rhineura", gợi ý về sự tiến hóa rất chậm chạp của họ này. Không giống như Amphisbaenidae, là họ bao gồm các loài thằn lằn đầu tròn, có sống lưng và mõm xẻng, hóa thạch của họ Rhineuridae chỉ thuần túy là các dạng mõm xẻng. Hóa thạch chỉ được tìm thấy tại Bắc Mỹ, nhưng cho thấy họ này đã từng có sự phân bố rộng hơn so với phạm vi phân bố hiện tại của "R. floridana", với các loài được biết đến từ Colorado, Wyoming, Nam Dakota, Montana và xa về phía tây tới Oregon.
Sự phân bố rộng có lẽ phản ánh thực tế là khí hậu trong quá khứ đã từng ấm áp hơn. Sự phân tỏa ban đầu của họ Rhineuridae tại Bắc Mỹ diễn ra khi phần lớn châu lục có khí hậu ẩm ướt và mang tính chất cận nhiệt đới. Rhineuridae đã trụ vững qua đợt chuyển tiếp khí hậu đáng kể vào khoảng thời gian của ranh giới Eocen-Oligocen, trong đó phần lớn Bắc Mỹ trở thành bán khô cằn và được che phủ bởi các xavan. Sự suy giảm đa dạng của họ Rhineuridae bắt đầu khi diễn ra một thời kỳ lạnh giá đột ngột gọi là ngắt đoạn Trung Miocen. Phạm vi phân bố của Rhineuridae thu hẹp về phía nam khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục suy giảm, và cuối cùng chỉ sót lại "R. floridana" bị cô lập ở Florida như là loài còn sinh tồn duy nhất của họ.
Năm 2007, nhà cổ sinh vật học Daniel Hembree đã xem xét toàn bộ hóa thạch Amphisbaenia ở Bắc Mỹ và nhận thấy rằng chúng đều thuộc về họ Rhineuridae. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều danh pháp loài tuyệt chủng không thể diễn giải như là loài của chính chúng mà thay vì thế là danh pháp đồng nghĩa của các loài đã đặt tên sớm hơn, làm giảm số lượng loài hợp lệ từ 22 xuống còn 9 loài. Chẳng hạn "Jepsibaena minor", "Rhineura amblyceps", "R. attenuatus" "R. minutus" và "R. wilsoni" đều là đồng nghĩa của "Protorhineurna hatchetii", làm cho "R. floridana" là loài duy nhất của chi "Rhineura". Kể từ cuối thế kỷ 19, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho nhiều loài Amphisbaenia Bắc Mỹ đã tuyệt chủng trên cơ sở chỉ của các mẫu vật đơn lẻ và phân mảnh, thường giữ lại được chỉ rất ít các đặc trưng giải phẫu để hỗ trợ cho địa vị của nó như là loài khác biệt. Bằng việc đồng nghĩa hóa nhiều loài trong số này, Hembree chỉ ra rằng sự đa dạng của họ Rhineuridae tại Bắc Mỹ là không lớn như người ta vẫn thường nghĩ.
Quan hệ.
Xem xét năm 2007 của Hebree về Amphisbaenia Bắc Mỹ cũng bao gồm một phân tích phát sinh chủng loài của họ Rhineuridae và các loài thằn lằn rắn/thằn lằn giun khác. Phân tích này cho thấy "Rhineura floridana" là loài cơ sở nhất trong họ, nghĩa là dòng dõi của nó đã rẽ nhánh ra đầu tiên trong phạm vi họ này. Tuy nhiên, bản thân loài này lại là khá trẻ, với các hóa thạch sớm nhất đã biết chỉ có từ thế Pleistocen ở Florida. Tổ tiên của "R. floridana" có lẽ đã di cư từ phần nội lục tới khu vực ngày nay là Florida, trong khi phần còn lại của họ Rhineuridae vẫn ở lại vùng nội lục đó để phân tỏa và đa dạng. | 1 | null |
Brookesia confidens là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae, nó là một trong những loài tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới. Đây là loài đặc hữu của Khu Dự trữ Tự nhiên Ankarana (Vườn Quốc gia Ankarana) tại Madagascar. Nó được mô tả lần đầu tiên năm 2012 bởi F. Glaw, J. Koehler, T.M. Townsend and M. Vences.
Phân bố và sinh cảnh.
"B. confidens" sống ở miền bắc Madagascar, và là một trong những loài tắc kè hoa nhỏ nhất thế giới. Nó được tìm thấy tại Khu Dự trữ Tự nhiên Quốc gia Ankarana. Mô tả lần đầu bởi Glaw, Koehler, Townsend và Vences (2012). Môi trường sống của "B. confidens" là được bảo tồn chặt chẽ, nhưng việc phá hoại môi trường sống dù nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến loài này. | 1 | null |
Palleon nasus là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1887.
Đây là loài đặc hữu Ekongo, đông nam Madagascar, và địa phương điển hình của loài này là Ekongo, đông nam Madagascar. P. n. pauliani chỉ biết là từ địa phương điển hình Manjarivolo, l'Andringitra, Madagascar. P. n. pauliani có thể được tìm thấy ở độ cao từ 1.620 và 1.650 m (5.310 và 5.410 ft) trên mực nước biển trung bình. P. nasus được IUCN phân loài là loài sắp nguy cấp, vì loài này có thể được tìm thấy trên một diện tích 15.798 km2 (6.100 sq mi), nhưng chất lượng và mức độ của các khu rừng ẩm ướt nơi các loài cần được sống bị suy giảm liên tục, chủ yếu do khai thác mỏ, khai thác gỗ (than củi), và các phương pháp đốt nương rẫy. P. n. nasus được tìm thấy trong một số khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và các khu bảo tồn. | 1 | null |
Calumma brevicorne là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1879. Đây là loài đặc hữu của Madagascar.
Môi trường sống và sinh thái.
Loài này xuất hiện trong khu rừng ẩm giữa độ cao, nơi thường được tìm thấy trong thảm thực vật mở liên kết với các cạnh và khu vực bị xáo trộn. Chúng chịu được một số mức độ thay đổi môi trường sống, và đã được tìm thấy ở vùng đất nông nghiệp nơi có cây cối, trong thảm thực vật ven đường và trong các cây gần các tòa nhà. Người ta biết rất ít về hệ sinh thái của loài này, nhưng trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn nhiều loại côn trùng. Con cái đã được quan sát thấy đẻ 10 đến 30 trứng, khoảng 40 ngày sau khi giao phối. "Calumma brevicorne" eggs have been reported to be vulnerable to predation by invasive "Rattus rattus". | 1 | null |
Calumma crypticum là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Raxworthy & Nussbaum mô tả khoa học đầu tiên năm 2006. Loài tắc kè hoa này sinh sống ở Đông Madagascar.
Phân bố.
"Calumma crypticum"là loài đặc hữu của miền đông Madagascar, nơi nó là loài sống ở độ cao trung bình, có độ cao từ 1.050 đến 1.850 m trên mực nước biển. Phạm vi phân bố kéo dài từ Khối núi Tsaratanana và Khối núi Ivakoany. Nó là một loài sống trên cây, sinh sống trong các khu rừng ẩm ướt; phạm vi phân bố của loài này khá loang lổ do rừng bị phá trên các cao nguyên trung tâm giữa các khối núi, nhưng có một quần thể phụ xung quanh Ambohitantely ở phía tây trung tâm của đảo.
Tình trạng.
Loài tắc kè hoa này có sự phân bố rộng rãi và xuất hiện ở một số khu bảo tồn. Môi trường sống thích hợp đang bị phá cho nông nghiệp và dân số đang giảm dần, tuy nhiên loài này đủ phổ biến đến mức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá tình trạng bảo tồn của nó là loài ít quan tâm. | 1 | null |
Chamaeleo africanus là một loài tắc kè hoa trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Đây là loài bản địa Sahel và thung lũng sông Nile, mặc dù chúng đã được du nhập tới Hy Lạp. Chúng có kích thước trung bình có thể đạt chiều dài khoảng 34 cm, bao gồm cả đuôi. | 1 | null |
Furcifer labordi là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Grandidier mô tả khoa học đầu tiên năm 1872.
Đây là loài đặc hữu của Madagascar. Tên cụ thể, "labordi", để vinh danh nhà thám hiểm người Pháp Jean Laborde.
"Furcifer labordi" gắn liền với những khu rừng có gai và rụng lá ở các vùng phía tây nam của Madagascar. | 1 | null |
Furcifer pardalis là một loài thằn lằn trong họ Chamaeleonidae. Loài này được Cuvier mô tả khoa học đầu tiên năm 1829.
Loài tắc kè hoa này được tìm thấy ở phía đông và bắc Madagascar trong một rừng nhiệt đới quần xã sinh vật. Ngoài ra, nó đã được du nhập với Réunion và Mauritius.
Mô tả.
Những con tắc kè hoa đực có thể phát triển chiều dài lên đến 20 cm, những con tắc kè hoa có chiều dài điển hình khoảng 17 cm. Con cái nhỏ hơn, với kích thước chỉ bằng một nửa. Ở dạng lưỡng hình giới tính, con đực có màu sắc rực rỡ hơn con cái. Màu sắc thay đổi theo khu vực địa lý. Những con tắc kè hoa "Furcifer pardalis" từ các khu vực Nosy Be, Ankify và Ambanja thường có màu xanh dương rực rỡ, còn những con từ Ambilobe, Antsiranana và Sambava có màu đỏ, xanh lá cây hoặc cam. Các khu vực Maroantsetra và Tamatave chủ yếu mang lại các mẫu vật màu đỏ. Nhiều pha và kiểu màu khác xảy ra giữa và trong các vùng. Con cái nhìn chung vẫn có màu rám nắng và nâu với chút hồng, hồng đào hoặc cam sáng, cho dù chúng được tìm thấy ở đâu, nhưng có sự khác biệt nhỏ về kiểu dáng và màu sắc giữa các pha màu khác nhau. | 1 | null |
Trioceros cristatus (tên tiếng Anh: crested chameleon) là một loài tắc kè hoa đặc hữu châu Phi. Loài này được mô tả lần đầu bởi Samuel Stutchbury năm 1837.
Phân bố và môi trường sống.
"T. cristatus" sinh sống tại Bioko, Guinea Xích Đạo, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Gabon, Nigeria, Ghana và Togo. Địa điểm phân bố điển hình là ở Gabon. Nó được tìm thấy ở nơi có độ cao từ trên mực nước biển, và trên một khu vực diện tích . Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phân loại "Trioceros cristatus" như một loài ít quan tâm. | 1 | null |
Aurornis là một chi khủng long lông vũ. Chi này chứa một loài duy nhất, "Aurornis xui" được miêu tả dựa trên một hóa thạch được tìm thấy trong tầng kiến tạo Tiaojishan của Liêu Ninh, Trung Quốc, trong lớp đá có niên đại từ kỷ Jura muộn (giai đoạn Oxfordian), khoảng 160 triệu năm trước.
Aurornis là loài có lông vũ cơ bản nhất sử dụng một phân tích phát sinh loài thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nó. Một số nhà khoa học cho rằng nó là đại diện của loài chim có mặt sớm nhất trên Trái Đất nhưng các nhà khoa học khác lại cho rằng loài này thuộc nhóm khủng long giống chim - loài khủng long có lông vũ giống như chim nhưng không biết bay.
Hiện tại vẫn đang có các tranh luận quanh phát hiện này, nhưng các nhà khoa học cho rằng hóa thạch này sẽ giúp giới khoa học có cái nhìn mới về sự tiến hóa của loài chim. Trước khi Aurornis được phát hiện, kỷ lục khủng long lông vũ lâu đời nhất thuộc về "Archaeopteryx", có niên đại cách nay 150 triệu năm. | 1 | null |
Thằn lằn đá chân cam hay thằn lằn con ngươi tròn chân cam, còn được gọi là Tắc kè Hòn Đất, tên khoa học Cnemaspis aurantiacopes, là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được L. Lee Grismer và Ngô Văn Trí mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Chúng là loài đặc hữu ở Kiên Giang (Việt Nam). | 1 | null |
Cnemaspis boiei là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1842. Loài này là đặc hữu Ấn Độ.
Từ nguyên.
"C. boiei" được đặt tên theo Friedrich Boie (1789–1870) hoặc em trai ông Heinrich Boie (1794–1827), các nhà tự nhiên học người Đức.
Sinh sản.
"C. boiei" là loài đẻ trứng. | 1 | null |
Tiếng hạc trong trăng là tuồng cải lương nổi tiếng thập niên 60 tại Sài Gòn, của soạn giả Loan Thảo - Yên Ba. Một trong những nghệ sĩ đã thành danh với tuồng này là nghệ sĩ Thanh Nga, trong vai Xuyên Lan. Tuồng này cũng được trao giải tuồng xuất sắc trong năm 1966 của Giải Thanh Tâm.
Năm 2011, tuồng này được nghệ sĩ Hữu Lộc tái dựng và công diễn tại rạp Thủ Đô TP.HCM, và năm 2013 tại Nhà hát Truyền hình TP.HCM.
Nội dung.
Bình Thiếu Quân vâng lệnh phụ thân là Thần y Đông Trạch dẫn em gái mù Xuyên Lan tìm Lý Bình Thanh và phu nhân để đưa thơ. Dọc đường gặp tên cướp khét tiếng Thy Đằng cũng đến tìm uy hiếp trang chủ Lý Bình Thanh, may nhờ có hiệp sĩ Tô Điền giải cứu và kết bạn...
Tô Điền sau đó cũng đến Lý gia trang tại đây chàng gặp lại Thy Đằng đang uy hiếp Lý Trang Chủ (tức Lý Bình Thanh) và lần nữa ra tay cứu giúp. Qua trao đổi họ được biết chuyện quá khứ. Ngày trước Lý phu nhân thuê Thy Đằng giết chết chồng mình, trước khi thực hiện nhiệm vụ Thy Đằng có gửi lại người vợ đang mang thai sắp đến kỳ sinh nở khi xong việc sẽ về hội ngộ nhưng nhiệm vụ bất thành Thy Đằng bị chém đứt một cánh tay và đó là lí do Thy Đằng tìm lại Lý Bình Thanh để đòi nợ máu và nhân tiện hỏi Lý phu nhân về vợ con. Tuy nhiên, sau khi hạ sinh vợ Thy Đằng đã chết và đứa con lên 3 tháng thì bị mù, Lý phu nhân đã không nuôi đứa bé mà giao cho thần y Đông Trạch (chồng trước của bà) nuôi, đó chính là Xuyên Lan.
Xuyên Lan sống chung, thần y xem như con gái và con trai của thần y là Bình Thiếu Quân đã yêu nàng nhưng nàng chỉ xem như anh trai. Từ lúc được Tô Điền cứu giúp nàng lại đem lòng yêu Tô Điền mất rồi.
Thần y đã tìm ra cách chữa mắt cho Xuyên Lan nhưng cần có cặp mắt phù hợp để thay. Tướng cướp Thy Đằng biết là con gái mình nên đã hy sinh ánh sáng cho con gái. Xuyên Lan sáng mắt và biết đôi mắt mình của tướng cướp nên nàng tủi hổ và đau khổ mà không biết người đó chính là cha ruột của mình... | 1 | null |
Tháp đôi Deutsche Bank còn được gọi là cao ốc Deutsche Bank (tiếng Đức:"Deutsche-Bank-Hochhaus") hay Deutsche Bank I và II, là một tổ hợp hai tòa nhà chọc trời ở khu Westend-Süd của Frankfurt, Đức. Cả hai tòa tháp đều cao 155 m (509 ft) và phục vụ như là trụ sở của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất ở Đức. Tòa tháp đôi được đôi khi biệt danh là thẻ ghi nợ và tín dụng (tiếng Đức: Soll und Haben), hai khía cạnh của tất cả các giao dịch tài chính.
Deutsche Bank Twin Towers được nổi bật nằm ở ranh giới của các khu vực thành phố Westend-Süd, Bahnhofsviertel và Innenstadt, gần một loạt các công viên (Wallanlagen) và Opernplatz. Khu vực này tạo thành trung tâm thương mại Frankfurts gọi Bankenviertel. | 1 | null |
Tắc kè đuôi vàng, tên khoa học Cnemaspis psychedelica, một số tài liệu còn gọi là thằn lằn ngươi tròn Hòn Khoai, là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Larry Lee Grismer, Ngô Văn Trí & Jesse Leland Grismer mô tả khoa học đầu tiên năm 2010. Chúng là loài đặc hữu của Hòn Khoai (Cà Mau, Việt Nam). Chúng được mệnh danh là nữ hoàng của thằn lằn bởi chúng có màu sắc sặc sỡ mà hiếm thằn lằn khác có được | 1 | null |
Thằn lằn ngón Bù Gia Mập (danh pháp: Cyrtodactylus bugiamapensis) là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Nazarov, Poyarkov, Orlov, Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Thiên Tạo, Hoàng Minh Đức và Ziegler mô tả khoa học đầu tiên năm 2012. Chúng là loài đặc hữu ở Bình Phước (Việt Nam). | 1 | null |
Thằn lằn ngón Cao Văn Sung, tên khoa học Cyrtodactylus caovansungi, là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Orlov, Nguyễn Quảng Trường, Nazarov, Ananjeva & Nguyễn Ngọc Sang mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Chúng là loài đặc hữu mới chỉ được phát hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa của Ninh Thuận (Việt Nam), được đặt tên theo giáo sư Cao Văn Sung, nhà sinh vật học người Việt Nam. | 1 | null |
Thằn lằn ngón Châu Quang hay thạch sùng ngón Châu Quang (danh pháp: Cyrtodactylus chauquangensis) là loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Xuân Quang, Orlov, Ananjeva, Johns, Ngọc Thảo & Quang Vinh, mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Chúng là loài đặc hữu của Nghệ An (Việt Nam). | 1 | null |
Thằn lằn chân ngón Đạt (danh pháp: Cyrtodactylus dati) là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Ngô Văn Trí mô tả khoa học đầu tiên năm 2013. và đặt theo tên của Phó giáo sư Hoàng Đức Đạt. Chúng là loài đặc hữu của Bình Phước (Việt Nam). | 1 | null |
Thằn lằn chân ngón Eisenman (danh pháp: Cyrtodactylus eisenmanae) là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Ngô Văn Trí mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Chúng là loài đặc hữu của Hòn Sơn (Kiên Giang, Việt Nam) và được đặt theo tên của nhà khoa học Stephanie Eisenman. | 1 | null |
Thằn lằn chân ngón Grismer (danh pháp: Cyrtodactylus grismeri) là loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Chúng là loài đặc hữu của An Giang (Việt Nam). Loài này được Ngô Văn Trí và đặt theo tên Giáo sư L. Lee Grismer, Trường Đại học La Sierra, California, Hoa Kỳ. Loài thằn lằn này có kích cỡ trung bình, chiều dài đầu mình của hai loài khoảng 81,3 mm đến 87,6 mm, có màu nâu đỏ nhạt trên thân, lưng có 4 đến 5 vạch màu trắng hẹp và một vạch khác trên cuống đuôi mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. | 1 | null |
Thằn lằn ngón Huỳnh hay thạch sùng ngón Huỳnh (danh pháp: Cyrtodactylus huynhi) là loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Ngo & Bauer mô tả khoa học đầu tiên năm 2008.
Phân bố.
Thằn làn ngón Huỳnh là loài đặc hữu ở núi Chứa Chan, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Từ nguyên.
Loài thằn lằn này được đanh tên để tưởng nhớ đến Dang Huy Huynh. | 1 | null |
Gekko auriverrucosus là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Zhou & Liu mô tả khoa học đầu tiên năm 1982. Loài này là đặc hữu tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Mẫu gốc tìm thấy tại Hà Tân ở cao độ 459 mét vào ngày 19/8/1980. Các mẫu vật khác thu được tại Hà Tân, Vĩnh Tế và Lâm Y. Tên gọi tiếng Anh của nó là Shanxi Gecko nghĩa là tắc kè Sơn Tây, trong khi tên gọi tiếng Trung là 耳疣壁虎 (nhĩ vưu bích hổ) nghĩa là thằn lằn/tắc kè bướu tai. | 1 | null |
Tắc kè núi Bà Đen (danh pháp: Gekko badenii), còn gọi là tắc kè vàng, là loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Shcherbak & Nekrasova miêu tả khoa học đầu tiên năm 1994. Chúng là loài đặc hữu của khu vực Tây Ninh và Kon Tum (Việt Nam). | 1 | null |
Gekko chinensis là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1842 dưới danh pháp "Gecko chinensis". Tên gọi trong tiếng Trung là 中国壁虎 (Trung Quốc bích hổ) nghĩa là tắc kè Trung Quốc, trong khi tên gọi tiếng Anh của nó là Gray's Chinese gecko nghĩa là tắc kè Trung Quốc Gray.
Phân bố.
Loài này phân bố tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên và đặc khu hành chính Hồng Kông. Nó được tìm thấy tại các cao độ thấp đến sát mực nước biển. Trong một thời gian dài loài này từng được coi là có ở miền bắc Việt Nam, nhưng sự phân bố tại Việt Nam là không rõ theo các nghiên cứu gần đây. Rösler "et al." (2011) cũng không thể xác nhận sự xuất hiện của nó tại Việt Nam, do mọi mẫu vật họ có tại Việt Nam để kiểm tra đều có thể dẫn chiếu tới "G. palmatus", và khuyến cáo cần có các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ xem liệu "G. chinensis" và "G. palmatus" có cùng khu vực phân bố tại vùng biên giới Trung Quốc-Việt Nam hay không. Theo Lưu Vinh Quang "et al." (2015) thì "G. chinensis" không có ở Việt Nam.
Ota "et al." (1995) coi "G. similignum" là loài tách biệt với "G. chinensis".
IUCN hiện nay vẫn coi "Gekko similignum" như một loài tách biệt ở vùng núi thuộc đảo Hải Nam, ở cao độ đến 1.000 mét. | 1 | null |
Gekko hokouensis là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Clifford H. Pope mô tả khoa học đầu tiên năm 1928 dưới danh pháp "Gekko japonicus hokouensis", mặc dù năm 1861 Edward Hallowell đã mô tả một mẫu vật thu được từ Loo-Choo (Lưu Cầu) dưới danh pháp "Hemidactylus marmoratus".
Điểm thu mẫu gốc là trấn Hà Khẩu trong huyện Duyên Sơn, tỉnh Giang Tây. Tên gọi tiếng Trung là 铅山壁虎 (Duyên Sơn bích hổ) nghĩa là tắc kè Duyên Sơn, trong khi tên gọi tiếng Anh Hokou gecko nghĩa là tắc kè Hà Khẩu. Lưu ý rằng tên gọi tiếng Anh khác mà The Reptile Database đề cập là Kwangsi gecko có lẽ là sai sót hay lỗi chính tả, do loài này không sinh sống trong tỉnh Quảng Tây (Kwangsi, Kwanghsi hay Guangxi) mà chỉ có ở tỉnh Giang Tây (tiếng Anh: Kiangxi, Chianghsi hay Jiangxi).
Phân bố.
Loài này phân bố tại đông nam Trung Quốc trong các tỉnh thành An Huy, Chiết Giang, Thượng Hải (gồm cả đảo Đại Kim Sơn), Giang Tây, Giang Tô, Phúc Kiến, Hồ Nam, Quý Châu; Nhật Bản (quần đảo Lưu Cầu, nhóm đảo Kyushu - gồm cả các nhóm đảo Senkaku, Osumi) và Đài Loan (gồm cả đảo Lan Tự, Lục Đảo). Độ cao sinh sống: Đến 1.300 mét trên mực nước biển. | 1 | null |
Thằn lằn đá Russell Train, tên khoa học Gekko russelltraini, là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Ngô Văn Trí, Bauer, Wood, & Jl Grismer phát hiện tại núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam và mô tả khoa học đầu tiên năm 2009. Tên loài "russelltraini" được đặt nhằm vinh danh Russell Errol Train, Chủ tịch danh dự kiêm Sáng lập viên Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, lãnh đạo EPA | 1 | null |
Gekko similignum là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1923. Loài này là đặc hữu ở vùng núi thuộc đảo Hải Nam, ở cao độ đến 1.000 mét.
Theo Kluge (1993) thì "G. similignum" chỉ là đồng nghĩa của "Gekko chinensis", nhưng Ota "et al." (1995) coi "G. similignum" là loài tách biệt với "G. chinensis". | 1 | null |
Gekko taibaiensis là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Song mô tả khoa học đầu tiên năm 1985.
Tên tiếng Trung của nó là 太白壁虎 (Thái Bạch bích hổ) nghĩa là tắc kè Thái Bạch, trong khi tên tiếng Anh của nó là Mingtao's gecko nghĩa là tắc kè Minh Đào, lấy theo tên tác giả công bố loài là Tống Minh Đào (宋鳴涛, Song-Mingtao).
Phân bố.
"G. taibaiensis" chỉ được biết đến tại khu vực Thái Bạch trong tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. | 1 | null |
Tắc kè Trường (danh pháp: Gekko truongi) là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Phung & Ziegler mô tả khoa học đầu tiên năm 2011.
Loài thằn lằn sống bám đá có kích cỡ trung bình. Chiều dài thân lớn nhất đạt 95,9mm. Lưng màu xám với các đốm màu vàng rải rác và hai vạch hình chữ W ở mỗi bên chẩm và cổ. Thân có 4 đốm tối màu. Đuôi có các vạch tối màu. 13 - 15 vảy môi trên. 45 - 58 vảy giữa hai ổ mắt. Không có nốt sần trên lưng. 131 - 143 vảy quanh giữa thân. Nếp gấp hai bên sườn rất phát triển. 35 - 36 vảy bụng. 160 - 172 vảy giữa cằm và huyệt. Con đực có 10 hoặc 11 lỗ trước huyệt, 1/1 nốt sần sau huyệt. 11 - 13 nếp da dưới ngón chân sau thứ nhất. 15 - 17 nếp da dưới ngón chân sau thứ tư. Màng da giữa các ngón không rõ ràng. Vảy dưới đuôi nở rộng. | 1 | null |
Hemidactylus angulatus là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Hallowell mô tả khoa học đầu tiên năm 1854.
Chúng phân bố ở miền trung và miền tây châu Phi và đã du nhập vào Cape Verde, Hispaniola (Cộng hòa Dominica và Haiti), Puerto Rico, cũng như vùng Caribe thuộc Cuba, Ecuador và Colombia ở Nam Mỹ. | 1 | null |
Thạch sùng nhiệt đới, Thạch sùng Châu Mỹ gốc Phi hay Thạch sùng quốc tế ("Hemidactylus mabouia") là một loài tắc kè nhà có nguồn gốc từ Châu Phi Hạ Sahara. Nó hiện cũng được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ và vùng Caribê, nơi nó đã được con người vô tình du nhập vào.
Đặc điểm sinh học.
Loài này có thể đạt được chiều dài tối đa, từ mõm đến lỗ thông hơi, là 12,7 cm (5 in). Là loài sống về đêm, nó có đôi mắt rất lớn rất hữu ích trong việc phát hiện con mồi trong điều kiện ánh sáng yếu. Nó có thể thay đổi màu sắc (từ từ) từ nâu nhạt sang nâu đậm hơn để phù hợp hơn với môi trường xung quanh.
Chế độ ăn.
Chế độ ăn uống của nó rất đa dạng, bao gồm các động vật như Bộ Chân đều, rết, nhện, bọ cạp, gián, bọ cánh cứng, bướm đêm, ruồi, muỗi, Dactyloidae và các loài tắc kè khác với yếu tố quan trọng nhất là loài côn trùng Bộ Cánh thẳng.
Âm thanh sinh học.
Cũng như nhiều loài thạch sùng khác, nó có khả năng kêu. Các âm thanh của nó bao gồm từ tiếng kêu yên tĩnh đến âm thanh rít ngắn nhanh chóng. Họ có thể dễ dàng nghe thấy nhất vào một đêm yên tĩnh khi họ ngồi gần cửa sổ đang mở.
Môi trường sống.
Thạch sùng nhiệt đới có thể được tìm thấy chủ yếu ở các địa điểm đô thị.
Đặc điểm hành vi.
Thạch sùng nhiệt đới chủ yếu là những loài sống về đêm và là những kẻ phàm ăn săn côn trùng bay và bò về đêm. Chúng đã học cách chờ đợi gần các thiết bị chiếu sáng gắn trên tường bên ngoài để bắt côn trùng bị ánh sáng thu hút.
Tầm ảnh hưởng của con người.
Ở một số nền văn hóa vùng Caribe, việc có một con tắc kè nhiệt đới trú ngụ trong nhà được coi là điều may mắn, và chắc chắn chúng ăn rất nhiều côn trùng gây hại trong nhà. Tuy nhiên, phân của thạch sùng nhiệt đới dài khoảng 5 mm (0,20 in), rộng 2 mm (0,079 in) và có màu nâu sẫm (gần như đen). Thạch sùng thường nhốt phân ở một khu vực trong nhà, nhưng nếu khu vực đó là thảm, màn hoặc bất kỳ bề mặt dễ dính bẩn nào khác, thì các vết bẩn không dễ dàng loại bỏ và phân phải là vật chất. cũng được múc.
Mặc dù vô hại, nhưng một số người ở Trinidad & Tobago cho rằng loài thạch sùng nhiệt đới hay còn gọi là 'woodslave' là điềm xấu và có độc. Đây là một mê tín cũ và trên thực tế, tắc kè nhà là vô hại và rất hữu ích do săn nhện và gián. | 1 | null |
Luperosaurus brooksii là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1920. Tên thông thường trong tiếng Anh của nó là Brooks' Wolf Gecko, nghĩa là tắc kè sói Brook, theo tên của Mr. C. J. Brooks - người đã thu thập mẫu vật gốc.
Phân bố: Sumatra, Indonesia.
Nghiên cứu năm 2020 của Wood "et al." cho thấy nó là một phần của chi "Gekko", như vị trí đầu tiên mà Boulenger đã đặt. | 1 | null |
Luperosaurus browni là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Russell mô tả khoa học đầu tiên năm 1979. Tên gọi thông thường trong tiéng Anh của nó là Brown's Wolf Gecko nghĩa là tắc kè sói Brown và Brown’s Fringe Gecko nghĩa là tắc kè diềm Brown.
Phân bố: Đặc hữu Tây Malaysia (Selangor, Palau Tioman).
Nghiên cứu năm 2020 của Wood "et al." cho thấy nó là một phần của chi "Gekko". | 1 | null |
Luperosaurus cumingii là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1845. Nó là loài đặc hữu Philippines (nam Luzon) và là loài điển hình của chi "Luperosaurus". Tên gọi thông thường trong tiếng Anh Philippine Wolf Gecko có nghĩa là tắc kè sói Philipines.
Indraneil Das đã nêu cơ sở của việc chọn danh pháp "Luperosaurus" thay vì "Lyperosaurus".
Tính từ định danh "cumingii" là để vinh danh Hugh Cuming (1791-1865), một nhà tự nhiên học kiêm nhà nghiên cứu vỏ động vật thân mềm người Anh. | 1 | null |
Gekko gulat là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Brown, Diesmos, Duya, Garcia & Rico mô tả khoa học đầu tiên năm 2010 dưới danh pháp "Luperosaurus gulat".
Phân bố: Philippines (Palawan).
Nghiên cứu năm 2020 của Wood "et al." xác nhận nó là một phần của chi "Gekko". | 1 | null |
Gekko iskandari là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Brown, Supriatna & Ota mô tả khoa học đầu tiên năm 2000 dưới danh pháp "Luperosaurus iskandari".
Năm 2012 Brown "et al." tạm thời chuyển nó sang chi "Gekko", do cho rằng nó có quan hệ họ hàng gần với "Gekko vittatus" và "Gekko grossmanni" hơn là với các loài "Luperosaurus". Nghiên cứu của Wood "et al." (2020) xác nhận điều này và xếp nó trong phân chi "Sundagekko" của chi "Gekko".
Phân bố: Indonesia (Sulawesi = Celebes).
Từ nguyên.
Tính ngữ định danh "iskandari" là để vinh danh nhà bò sát học người Indonesia là Djoko Tjahono Iskandar. | 1 | null |
Luperosaurus joloensis là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Taylor mô tả khoa học đầu tiên năm 1918.
Tên gọi thông thường trong tiếng Anh của nó là Taylor's wolf gecko hay Jolo flapped-legged gecko nghĩa là tắc kè sói Taylor hay tắc kè chân lòng thòng Taylor. Nó là loài đặc hữu đảo Jolo, đảo chính của quần đảo Sulu trong nhóm đảo Mindanao ở Philippines. | 1 | null |
Luperosaurus kubli là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Brown, Diesmos & Duya mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Nó là loài đặc hữu đảo Luzon ở Philippines.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "kubli" có nguồn gốc từ tiếng Tagalog (tiếng Filipino truyền thống) để chỉ ẩn giấu, không biết hay giấu giếm che đậy, để nói tới tập tính nhút nhát của loài bò sát rừng dường như khá hiếm thấy này, cũng như để nói tới các mối quan hệ hệ thống học không chắc chắn của chi "Luperosaurus".
Quan hệ họ hàng.
"Luperosaurus kubli" trông gần giống nhất với "L. macgregori" và ở mức độ ít hơn là với "L. palawanensis". Mặc dù việc xếp loài này vào chi "Luperosaurus" dường như làm nhòe đi sự khác biệt về khái niệm chi đối với các chi "Luperosaurus" và "Gekko". Các loài của chi "Luperosaurus" nói chung có chiều dài đầu mõm-lỗ huyệt (SVL) chỉ trong khoảng 25–85 cm, nhưng "L. kubli" có SVL lên tới 105 cm. | 1 | null |
Luperosaurus macgregori là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Stejneger mô tả khoa học đầu tiên năm 1907.
Các tên gọi thông thường trong tiếng Anh của loài này là MacGregor's wolf gecko (tắc kè sói MacGregor) và McGregor's flapped-legged gecko (tắc kè chân lòng thòng MacGregor). Nó là loài đặc hữu đảo Calayan thuộc quần đảo Babuyan ở Philippines, nhưng IUCN cho rằng nó có thể tìm thấy trên đảo Barit và đảo Babuyan Claro.
Độ cao sinh sống: Từ mực nước biển tới nơi có cao độ 50 m trên mực nước biển.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "macgregori" là để vinh danh Richard C. MacGregor của Ủy ban Khoa học ở Manila, người đã thu thập và cung cấp mẫu gốc. | 1 | null |
Gekko sorok là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Das, Lakim, Kandaung mô tả khoa học đầu tiên năm 2008 dưới danh pháp "Luperosaurus sorok". Loài này là đặc hữu đông bắc đảo Borneo, được tìm thấy gần Sungai Bariawa, vườn quốc gia dãy núi Crocker, bang Sabah, Malaysia.
Nghiên cứu của Wood "et al." (2020) xếp nó vào phân chi "Rhacogekko" của chi "Gekko" | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.