text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Màu nước (tiếng Anh: "watercolour", tiếng Pháp: "aquarelle") là một chất liệu dùng trong hội họa, đồng thời vẽ màu nước là một kỹ thuật vẽ phổ biến. Màu nước hình thành do các sắc tố (thường dưới dạng bột) được hòa tan vào nước tạo ra một dung dịch có màu sắc. Chất liệu biểu diễn truyền thống và phổ biến nhất đi cùng với màu nước là giấy, ngoài ra còn có giấy cói, nhựa, giấy da, da, vải và gỗ. Những thuộc tính cơ bản của màu nước là tính "trong suốt" và "nhẹ nhàng", cũng như tính "thuần khiết" và tính "cường độ" của các chất màu. Những thuộc tính ấy là do các lớp màu mỏng luôn được đặt lên giấy và vì thế các lớp màu đó trở nên trong suốt đối với những tia sáng xuyên qua. Ở một số nước Đông Á, tranh màu nước được vẽ bằng các loại mực gọi là tranh thủy mặc. Trong hội họa truyền thống của Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh màu nước chủ yếu là tranh thủy mặc chỉ dùng một màu đen hoặc nâu. Ấn Độ, Ethiopia và nhiều nước khác cũng có nghệ thuật vẽ màu nước từ lâu đời. Lịch sử. Màu nước đã xuất hiện từ rất lâu, có thể tìm thấy trên những bức bích họa trong hang đá từ thời kỳ đồ đá cũ ở châu Âu cũng như trong những bản viết tay thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, phải đến tận thời Trung Cổ màu nước mới bắt đầu được phát triển và sử dụng rộng rãi. Nó chỉ thực sự trở thành một chất liệu cho hội họa vào thời kỳ Phục hưng. Họa sĩ người Đức thời Phục hưng Albrecht Dürer (1471–1528) có một vài bức tranh về cây cối, động vật hoang dã và phong cảnh bằng màu nước nên ông được coi như một trong những người đi tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật vẽ màu nước. Về sau, một ngôi trường chuyên dạy vẽ màu nước do họa sĩ Hans Bol (1534–1593) thành lập đóng một vai trò quan trọng trong phong trào Phục hưng Dürer Vào thời đó, màu nước thường được các họa sĩ Baroque sử dụng chỉ để vẽ phác thảo, bản sao hoặc hình mẫu. Một số họa sĩ màu nước đầu tiên gây được sự chú ý là Van Dyck (trong thời gian ông ở Anh), Claude Lorrain, Giovanni Benedetto Castiglione cùng với nhiều họa sĩ Hà Lan và vùng Flemish. Tuy nhiên màu nước chủ yếu dược dùng để vẽ tranh minh họa thực vật và động vật hoang dã. Minh họa thực vật trở nên phổ biến trong thời kỳ Phục hưng, cả loại hình minh họa khắc gỗ màu trong sách và loại hình vẽ mực trên giấy da. Họa sĩ vẽ minh họa thực vật là những họa sĩ màu nước vẽ chính xác và đẹp nhất. Minh họa động vật hoang dã đã đạt đến đỉnh cao của nó vào thế kỷ 19 với nhiều họa sĩ ví dụ như John James Audubon, thậm chí đến tận ngày nay người ta vẫn cần các họa sĩ màu nước với những kỹ thuật điêu luyện của họ để minh họa các ấn phẩm khoa học và ấn phẩm của bảo tàng. Tại nước Anh. Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự phát triển rộng rãi của màu nước trong thế kỷ 18, đặc biệt là ở Anh. Trong các tầng lớp trí thức và quý tộc, biết vẽ màu nước là một trong những biểu hiện của một nền giáo dục tốt, đặc biệt là với phụ nữ. Trong khi đó, màu nước cũng được sử dụng phổ biến bởi những nhân viên trắc địa, người vẽ bản đồ, sĩ quan quân đội và kỹ sư bởi sự tiện lợi của nó trong mô tả tính chất, địa hình, địa chất công sự và để minh họa các công trình xây dựng trong dự án. Các họa sĩ màu nước đã trở nên nổi tiếng nhờ những cuộc thám hiểm địa chất hoặc khảo cổ học được tài trợ bởi "Hiệp hội Dilettanti" (thành lập năm 1733) để lập các tài liệu về những phát hiện mới ở Địa Trung Hải, châu Á và Tân thế giới. Những chuyến đi này đã khơi dậy niềm đam mê của các họa sĩ vẽ địa hình, họ đã vẽ lại tất cả những địa điểm tham quan nổi tiếng, ví dụ như trong chương trình du lịch Grand Tour đến Ý, một hành trình du lịch mà rất nhiều nhà quý tộc châu Âu thời đó (đặc biệt là người Anh) tham gia. Cuối thế kỷ 18, một giáo sĩ người Anh là William Gilpin đã viết một seri các cuốn sách rất ăn khách mô tả những cuộc hành trình "đẹp như tranh vẽ" của mình trên khắp các vùng nông thôn nước Anh và tự minh họa với những bức tranh rất thơ mộng miêu tả những thung lũng với dòng sông, lâu đài cổ và nhà thờ hoang phế; những minh họa màu nước này là một hình thức sơ khai của sách chỉ dẫn du lịch cá nhân. Màu nước đã dần trở thành "quốc họa" tại Anh. Một số các nghệ sĩ màu nước nổi danh thời kỳ này là Thomas Gainsborough, John Robert Cozens, Francis Towne, Michael Angelo Rooker, William Pars, Thomas Hearne và John Warwick Smith. Ba họa sĩ người Anh có công tạo dựng màu nước như một ngành hội họa hoàn chỉnh và độc lập là Paul Sandby (1730-1809), thường được gọi là "Cha đẻ của màu nước Anh", Thomas Girtin (1775-1802), người đi tiên phong trong việc sử dụng màu nước cho các tranh cỡ lớn, tranh phong cảnh lãng mạn và Joseph Mallord William Turner (1775-1851) - người đã đưa tranh màu nước đến tầm đỉnh cao của nghệ thuật và sự tinh tế và sáng tạo hàng trăm bức họa tuyệt vời về lịch sử, địa hình, kiến ​​trúc, thần thoại. Phương pháp của ông phát triển bức tranh màu nước qua nhiều giai đoạn, bắt đầu với những mảng màu lớn, nhạt trên giấy ẩm, sau đó tinh chỉnh hình ảnh bằng nhiều lớp màu mỏng phủ lên và những lớp hồ tạo độ bóng, kỹ thuật này cho phép ông vẽ một số lượng lớn các bức tranh với năng suất của cả một xưởng vẽ và khiến ông trở thành triệu phú một phần thông qua bán tranh từ bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân của mình, lần đầu tiên của loại hình màu nước. Nhiều người đương thời đánh giá cao tài năng của Turner và Girtin như John Varley, John Sell Cotman, Anthony Copley Fielding, Samuel Palmer, William Havell và Samuel Prout. Họa sĩ Thụy Sĩ Louis Ducros cũng đã được biết đến rộng rãi nhờ những bức tranh lãng mạn khổ lớn bằng màu nước. Tại châu Âu. Màu nước ít phổ biến hơn tại lục địa châu Âu, mặc dù rất nhiều bức tranh màu nước xuất sắc đã được vẽ bởi các họa sĩ người Pháp như Eugène Delacroix, François Marius Granet, Henri-Joseph Harpignies và Honoré Daumier. Thật không may là do sự bất cẩn của con người trong việc dùng quá nhiều thuốc nhuộm anilin có nguồn gốc từ dầu mỏ (các màu sắc được pha trộn từ chúng), mà tất cả các màu phai đi nhanh chóng khi tiếp xúc với ánh sáng. Những nỗ lực để bảo tồn 20.000 bức tranh của J. M. W. Turner tại Bảo tàng Anh năm 1857 đã dẫn đến việc kiểm tra và đánh giá lại độ bền của chất màu trong màu nước. Điều này gây ra một sự suy giảm mạnh việc sử dụng màu nước và cả giá trị tranh màu nước trên thị trường. Tuy nhiên, một số họa sĩ vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển kỹ thuật này vào thế kỷ 20. Tại châu Âu, những tranh phong cảnh và màu nước biển tuyệt đẹp được tạo ra bởi Paul Signac và Paul Cézanne đã phát triển một phong cách vẽ tranh màu nước bằng cách vẽ nhiều lớp phủ tạo độ bóng lên lớp màu chính. Thế kỷ 20. Trong rất nhiều họa sĩ của thế kỷ 20 đã sáng tác những tác phẩm màu nước giá trị, phải nhắc tới Wassily Kandinsky, Emil Nolde, Paul Klee, Egon Schiele và Raoul Dufy. Ở Mỹ, các họa sĩ màu nước chủ chốt là Charles Burchfield, Edward Hopper, Georgia O'Keeffe, Charles Demuth và John Marin, 80% các tác phẩm của họ dùng màu nước. Trong giai đoạn này tranh màu nước và tranh sơn dầu ở Mỹ thường mô phỏng trường phái Ấn tượng và Hậu ấn tượng của châu Âu, nhưng nhiều họa sĩ muốn phát triển mạnh phong cách Mỹ trong tranh màu nước từ những năm 1920 đến những năm 1940, đặc biệt là các trường dạy vẽ như "Cleveland school" hoặc "Ohio school" tập trung xung quanh Bảo tàng nghệ thuật Cleveland, và các họa sĩ "California Scene", nhiều người trong số họ làm việc với xưởng phim hoạt hình ở Hollywood hoặc Học viện Nghệ thuật Chouinard (nay là Học viện nghệ thuật California). Những họa sĩ có ảnh hưởng nhất là Phil Dike, Millard Sheets, Rex Brandt, Dong Kingman và Milford Zornes. "Hội họa sĩ màu nước California", được thành lập vào năm 1921 và sau đó đổi tên thành Hiệp hội màu nước quốc gia đã tài trợ triển lãm những tác phẩm quan trọng của họ. Dụng cụ. Cọ vẽ, palette, giấy vẽ(giấy chuyên dụng có một mặt sần) Kỹ thuật vẽ. Có 2 kĩ thuật cơ bản trong màu nước: Wet-on-wet: Quết một lớp nước mỏng lên trên mặt giấy rồi dùng màu ướt tô lên, tạo hiệu ứng loang màu nhẹ nhàng. Wet-on-dry:Tô màu ướt thẳng lên giấy, tạo thành những nét sắc và mảnh, thường dùng để tô chi tiết. Ngoài ra, còn những kĩ thuật như sửa, dùng muối, vảy màu, dùng cồn...
1
null
Micrurus spixii là một loài rắn độc trong họ Rắn hổ. Loài này được Wagler mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Ở Peru, loài này thường được gọi là rắn san hô Peru, rắn san hô Amazon hay "Naca Naca." Nguồn gốc tên gọi. Tên của chi này ghép từ 2 từ Hy Lạp, "micro" nghĩa là ngắn hay nhỏ và "oura" nghĩ là đuôi, ý nói cái đuôi tương đối ngắn của các loài rắn trong chi. Được đặt tên theo nhà động vật học người Đức, Johann Baptist von Spix (1781 - 1826) Phân bố. Loài này phân bố ở Nam Mỹ, các nước như Brasil (các bang Amazonas, Para, Tocantins, Mato Grosso), Nam Venezuela, Nam Colombia, Đông Bắc Bolivia. Chất độc. Chi Micrurus chịu trách nhiệm cho khoảng 0.4% các tai nạn và 0.6% các ca tử vong ở Brasil khiến việc nghiên cứu nó có một tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Chất độc thô của loài "M. spixii" gây nên những vết sưng nghiêm trọng ở chân của những con chuột thử nghiệm và một lượng đáng kể Creatin-Kinase (CK) được tiết ra cho thấy độc tố thần kinh của nó.
1
null
Naja annulata là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Peters mô tả khoa học đầu tiên năm 1876. Đây là một loài rắn hổ mang nước có nguồn gốc từ Tây và Trung Phi. Loài rắn là một trong hai loài rắn hổ mang nước trên thế giới, loài kia là loài rắn hổ mang nước Congo ("Naja christyi"). Phân phối và môi trường sống. Loài này được tìm thấy trong các khu vực của trung bộ và tây châu Phi, trong Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo, Gabon, Rwanda, và các tỉnh Cabinda trong Angola. Loài này là chủ yếu là một loài thủy sinh và hiếm khi được tìm thấy cách xa nước. Chúng có thể được tìm thấy dọc theo hồ và sông ở địa hình rừng xavan nổi nhiều cây cối nơi bìa, phổ biến nhất dọc đất thấp rừng, các bờ sông có nhiều cây cối rậm rạp hoặc các hồ, sông, suối
1
null
Rắn hổ mang Ả Rập (danh pháp hai phần: "Naja arabica") là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Scortecci mô tả khoa học đầu tiên năm 1932. Loài này được tìm thấy ở bán đảo Ả Rập. Rắn hổ mang Ả Rập có phạm vi từ phía tây và nam Ả Rập Saudi, Yemen và Oman. Tên Arabica cụ thể là tiếng Latin Ả Rập. Loài này từ lâu đã được coi là một phân loài của rắn hổ mang Ai Cập (Naja haje), nhưng sự khác biệt về hình thái và di truyền đã dẫn đến việc nó được công nhận là một loài riêng biệt. Đây là một loài khó tìm và hiếm thấy trong tự nhiên.
1
null
Rắn hổ mang rừng rậm (danh pháp hai phần: "Naja melanoleuca"), còn được gọi là rắn hổ mang đen ("black cobra") hay rắn hổ mang môi đen trắng ("black and white-lipped cobra"), là một loài rắn bản địa thuộc họ Elapidae tại châu Phi, chủ yếu tại miền trung và phần phía tây châu lục. Đây là loài rắn dài nhất thuộc chi rắn hổ mang thật sự với chiều dài lên đến 3,1 m. Mặc dù ưa thích sinh cảnh rừng rậm đất thấp và trảng cỏ ẩm ướt, nhưng loài rắn hổ mang này rất dễ thích nghi và có thể tìm được tại nơi khí hậu khô hạn trong phạm vi địa lý của chúng. Loài rắn này rất giỏi bơi lội, thường được xét là loài bán thủy sinh. Rắn hổ mang rừng rậm có thói quen ăn uống phổ biến rộng rãi, khẩu phần đa dạng cao: bất cứ gì từ côn trùng lớn đến động vật hữu nhũ nhỏ và những loài bò sát khác. Loài rắn này khá cảnh giác, e dè và được xét là loài rắn rất nguy hiểm. Khi bị kích động hay bị quấy nhiễu, rắn sẽ ra vẻ tự vệ như những loài rắn hổ mang đặc thù, cảnh báo tình thế bằng cách nâng phần thân trước lên khỏi mặt đất, bành rộng mang cổ hẹp và huýt inh ỏi. Rắn ít phổ biến cắn người hơn so với những loài hổ mang châu Phi khác do nhiều yếu tố khác nhau, mặc dù vết cắn từ loài rắn này có khả năng đe đọa khẩn cấp tính mạng. Nguyên từ. Rắn hổ mang rừng rậm được phân loại dưới chi "Naja", thuộc họ Elapidae. "Naja melanoleuca" được nhà nghiên cứu bò sát người Mỹ Edward Hallowell mô tả lần đầu vào năm 1857. Danh pháp chi "Naja" là danh từ được La tin hóa từ chữ () trong tiếng Phạn nghĩa là "rắn hổ mang". Danh pháp loài "melanoleuca" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là "của màu đen và màu trắng". Từ "melano" trong tiếng Hy Lạp nghĩa là "màu đen", trong khi "leuca" trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là "màu trắng". Loài rắn này cũng được gọi là "rắn hổ mang đen" hoặc "rắn hổ mang môi đen trắng". Phân loại và tiến hóa. Rắn hổ mang rừng rậm được phân loại dưới chi "Naja", thuộc họ Elapidae. Chi sinh học này do Josephus Nicolaus Laurenti mô tả lần đầu vào năm 1768. Loài "Naja melanoleuca" được mô tả lần đầu bởi Edward Hallowell vào năm 1857. Chi "Naja" được phân thành nhiều phân chi dựa vào những yếu tố khác nhau, gồm có hình thái, chế độ ăn uống và môi trường sống. "Naja melanoleuca" là thành viên thuộc phân chi "Boulengerina", cùng với ba loài khác: "Naja annulata", "Naja christyi" và "Naja multifasciata". Phân chi được hợp nhất do giới hạn của chúng tại rừng rậm miền trung và tây châu Phi hoặc sinh cảnh giáp ranh rừng rậm. Rắn cũng sống dưới nước và kiếm ăn nhiều hơn những loài thủy sinh khác. Tuy nhiên, những loài thuộc phân chi "Boulengerina" thể hiện sự đa dạng rất lớn về kích thước, độ dao động từ rắn hổ mang rừng rậm ("Naja melanoleuca") có thể đạt chiều dài đến rắn hổ mang đào hang ("Naja multifasciata") có chiều dài phát triển không lớn hơn . Biểu đồ dạng nhánh bên dưới minh họa sự phân loại và mối quan hệ giữa những loài thuộc chi "Naja": Các cá thể ở São Tomé gần đây được mô tả là một loài mới có tên "N. peroescobari" và một nghiên cứu gần đây dựa vào DNA ty thể đưa ra giả thiết rằng "N. melanoleuca" thật ra có thể gồm năm loài riêng biệt: Mô tả. Rắn hổ mang rừng rậm là loài rắn hổ mang lớn nhất châu Phi thuộc chi "Naja" và có lẽ là lớn nhất trong tất cả những loài rắn hổ mang thật sự ("Naja") trên thế giới. Chiều dài rắn trưởng thành trung bình khoảng , nhưng có thể đạt , và thậm chí chiều dài còn lên đến cũng có thể xuất hiện trong trường hợp hiếm. Rắn đực và rắn cái phát triển chiều dài tương tự nhau, dường như không có sự lưỡng hình giới tính ở loài này. Phần đầu rắn lớn, rộng, phẳng và mảnh khảnh dễ nhìn thấy từ phần cổ. Thân rắn tương đối dày, vuốt thon và dẹt nhỏ với chiếc đuôi mảnh dẻ mà lại dài vừa phải. Cơ thể bị dồn nén tại lưng bụng (nơi mà vảy lưng và vảy bụng dưới gặp nhau ở mỗi bên cơ thể), sau lưng gần giống hình trụ (đuôi, cuối thân). Rắn hổ mang rừng rậm có xương sườn cổ dài, có khả năng mở rộng để phồng ra phần mang cổ dài, nhọn khi bị đe dọa. Góc nằm giữa đỉnh đầu và phía bên đầu giữa đôi mắt, được xem như khóe mắt dễ nhìn thấy, trong khi chiếc mõm tròn. Đôi mắt lớn với đồng tử tròn. Bộ vảy rắn. Giống như những loài rắn khác, rắn hổ mang rừng rậm có da bao bọc bằng vảy. Rắn được bao phủ hoàn toàn bằng vảy hoặc vảy sừng có hình dạng, kích cỡ đa dạng, xem như một lớp da rắn toàn vẹn. Vảy bảo vệ cơ thể rắn, hỗ trợ vận động, cho phép giữ lại độ ẩm bên trong, làm thay đổi đặc tính khiến bề mặt trở nên gồ ghề để hỗ trợ ngụy trang. Vảy lưng mịn màng, bóng loáng, không cân xứng lớn. Màu sắc loài rắn này có thể biến đổi, với 3 kiểu hình thái màu sắc chính: Số lượng vảy trên đầu, thân và đuôi của rắn hổ mang rừng rậm: Nọc độc. Nọc độc loài rắn hổ mang này thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh) nhận truyền tín hiệu qua khớp thần kinh và vết cắn gây nhiễm độc thần kinh nặng. Ernst và Zug "et al." 1996 liệt kê giá trị 0,225 mg/kg SC. Theo Brown và Fry thuộc cơ sở dữ liệu về nọc độc và độc tố Australia, giá trị trên phúc mạc chuột là 0,324 mg/kg. Lượng nọc độc trung bình cho mỗi vết cắn là 571 mg còn lượng nọc độc tối đa là 1102 mg. Loài rắn này có thể rất nguy hiểm do lượng nọc độc lớn tiêm vào trong một lần cắn đơn nhất và bản tính hung hăng khi tự vệ. Sự tử vong có khả năng diễn ra nhanh chóng, trong vòng 30 đến 120 phút khi gặp trường hợp trúng độc nghiêm trọng. Dấu hiệu cùng triệu chứng khi trúng độc gồm có sụp mí mắt, buồn ngủ, liệt tứ chi, mất thính lực, mất khả năng nói chuyện, chóng mặt, mất điều hòa, sốc, huyết áp thấp, đau bụng, sốt, xanh xao, và những triệu chứng thần kinh, hô hấp khác. Rắn hổ mang rừng rậm là một trong những loài rắn cắn người nhiều nhất giữa các loài hổ mang châu Phi, phần lớn do thói quen sống nơi rừng rậm. Triệu chứng khi bị cắn rất giống rắn hổ mang Ai Cập ("Naja haje"). Kinh nghiệm lâm sàng đối với loài rắn này rất ít ỏi, chỉ vài vết cắn được ghi chép vào tài liệu. Tử vong do suy hô hấp vì nhiễm độc thần kinh nặng, nhưng hầu hết nạn nhân sẽ sống sót nếu cấp cứu bằng huyết thanh chống độc kịp thời ngay khi có dấu hiệu trúng độc lâm sàng. Trường hợp tự phục hồi hiếm hoi mà không cần dùng huyết thanh chống độc cụ thể cũng từng có; tuy nhiên, bỏ qua việc sử dụng huyết thanh chống độc khiến nạn nhân gặp nguy cơ thương tật và tử vong cao. Nếu trở nên dồn ép hoặc bị kích động, rắn có thể nhanh chóng tấn công đối phương, do lượng lớn nọc độc được tiêm vào, khả năng kết cục tử vong diễn ra rất nhanh. Tỷ lệ tử vong của một vết cắn không điều trị, không rõ chính xác nhưng được cho là khá cao. Rắn hổ mang rừng rậm không nhổ hoặc phun nọc độc. Loài này được ngành bò sát học đánh giá là một trong những loài rắn thông minh nhất thuộc họ rắn hổ châu Phi. Hai trường hợp tại Liberia trải qua những triệu chứng thần kinh nặng, bao gồm sụp mí mắt, buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh, suy hô hấp. Một đứa trẻ tại Ghana chết trong vòng 20 phút sau khi bị rắn cắn, nghi ngờ là loài rắn này. Phân bố và môi trường sống. Rắn hổ mang rừng rậm sinh sống tại Tây Phi và Trung Phi. Được tìm thấy tại Senegal, Guinea-Bissau, Guinea, đông nam Mali, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Ghana, Togo, Bénin, Nigeria, Guinea Xích Đạo, Cameroon, và Gabon tại Tây Phi đến Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi, và phía bắc Angola tại Trung Phi đến phía tây Kenya, Uganda, Rwanda, và Burundi tại Đông Phi, và nhiều nơi phân mảnh tại Nam Phi, gồm khu vực Natal. Loài rắn này sinh sống tại rừng rậm hoặc rừng thưa, đây là loài rắn hổ mang châu Phi duy nhất sống tại rừng cao. Rắn hổ mang rừng rậm thích nghi tốt với nhiều môi trường. Môi trường sống của loài rắn này phụ thuộc lớn tại những nơi thuộc phạm vi châu Phi mà rắn khởi nguồn. Rắn hổ mang rừng rậm có nguồn gốc từ khu vực phía nam châu Phi, thường tìm được trên xavan hay đồng cỏ, nhưng cũng có thể tìm được tại chỗ đá vụn. Chúng chủ yếu phân bố dọc theo rừng mưa nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc Tây Phi và Trung Phi. Rắn cũng sinh sống ở rừng ngập mặn tây châu Phi. Hình thức phân dải của rắn hổ mang rừng ở Tây Phi là sống ở thảo nguyên, đồng cỏ (nhưng thường dọc theo dòng suối) và khu vực cũng có thảm thực vật, đặc biệt là rừng ven sông, lên đến vĩ độ 14 độ bắc. Môi trường sống ưa thích là rừng đất thấp, xavan ẩm nơi mà rắn ưa chuộng bụi rậm ven biển. Loài rắn này dường như rất dễ thích nghi, dễ dàng di chuyển đến khu vực khô hơn nếu có thể. Ở phía tây Kenya, rắn hổ mang rừng tìm được tại khu vực đồng cỏ trải dài rộng. Quần thể rắn hổ mang rừng tại Uganda gần như luôn luôn tìm được gần nguồn nước. Kiểu hình thái màu nâu xuất hiện ven biển và rừng cao so với mật biển, rừng thưa, cây bụi, khu vực đồng cỏ (tọa lạc tại thị trấn Nyanga, Zimbabwe). Do thói quen ẩn nấp, ưa thích sống trong hốc lỗ, rắn thường tồn tại ở khu vực dân cư đông, phổ biến trong và xung quanh nhiều thị trấn Trung Phi, thậm chí rất lâu sau khi thảm thực vật hầu hết đã biến mất. Rắn cũng xuất hiện trên các đồn điền trồng trái cây nơi chúng sinh sống trên cây cao. Chúng có mặt trong một phạm vi độ cao rộng, từ mực nước biển lên đến núi rừng khoảng trên mặt biển. Tập tính. Rắn hổ mang rừng rậm là loài rắn nhanh nhẹn, hoạt động ban ngày; rắn leo trèo giỏi và là một trong những loài sống dưới nước nhiều nhất thuộc chi rắn hổ mang thật sự, chi "Naja". Rắn sống trên cạn, nhưng leo trèo nhanh, khéo léo, có thể leo lên cây cao hoặc hơn thế nữa. Di chuyển nhanh và cảnh giác. Rắn bơi lội giỏi, bắt nước dễ dàng; tại vài nơi thức ăn chủ yếu là cá và được xem xét là loài bán thủy sinh. Mặc dù hoạt động chủ yếu suốt ngày (ban ngày) ở khu vực vắng người sinh sống, rắn cũng có thể hoạt động buổi tối (ban đêm), nơi rắn trườn vào khu vực đô thị. Khi không hoạt động, rắn vùi lấp trong các hốc lỗ, cọc bụi cây, thân gỗ rỗng, giữa các cụm rễ hoặc trong khe đá, hoặc trong ụ mối bỏ hoang tại bìa rừng hay chỗ sạch sẽ. Tại khu vực nhất định, rắn ẩn nấp dọc theo bờ sông, trong chùm rễ cây nhô ra hoặc lỗ chim, tại khu vực đô thị rắn sẽ ẩn nấp trong đống rác hoặc nhà hoang. Khi bị kích động, rắn nâng cơ thể lên đến chiều cao đáng kể và bành rộng phần mang cổ dài, hẹp. Rắn hổ mang có thể tấn công nhanh chóng, với khoảng cách khá dài. Nếu bị quấy nhiễu hoặc dồn ép, rắn đẩy cơ thể về phía trước, quyết thực hiện nỗ lực cắn cho bằng được. Đây là một loài rắn hổ mang cảnh giác và nhanh nhẹn. Một số chuyên gia tin rằng chúng là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi; nhiều con rắn hổ mang rừng rậm giữ nuôi nhốt, được mô tả rằng đặc biệt hung hăng khi bị cầm lên. Loài rắn này không thể "phun" nọc độc. Chế độ ăn. Rắn hổ mang rừng rậm có khẩu phần con mồi khá đa dạng, bao gồm lưỡng cư, cá, những loài rắn khác, kỳ đà và những loài thằn lằn khác, trứng chim, gặm nhấm cùng vài loài hữu nhũ nhỏ. Từng ghi nhận rằng rắn hổ mang ăn cả cá thòi lòi. Tại tây châu Phi, một mẫu vật đã ăn cả chuột chù khổng lồ Gifford, một loài ăn sâu bọ có mùi rất độc hại, hầu hết những loài rắn khác không chạm vào loài chuột chù này. Sinh sản. Đây là loài đẻ trứng. Vào mùa hè, rắn cái đẻ khoảng giữa 11 đến 26 trứng trắng mịn, mỗi trứng khoảng . Số trứng dính lại với nhau thành một bó. Những quả trứng được đặt trong thân cây rỗng, ụ mối, hốc lỗ trên mặt đất hoặc rắn cái sẽ làm tổ. Trước khi giao phối, cặp rắn sẽ "nhảy múa", nâng đầu lên cao khoảng một bàn chân hoặc cao hơn khỏi mặt đất và di chuyển tới lui. Hành động này có thể tiếp diễn trong một giờ trước khi giao phối diễn ra, khi rắn đực ép lỗ huyệt của mình (lỗ buồng vào trong cơ quan sinh sản, tiết niệu, và ống ruột rỗng) tỳ vào rắn cái. Rắn hổ mang rừng cái có thể đứng lên tự vệ, dễ bị kích thích và hung hăng trong thời kỳ sinh sản. Rắn hổ mang cái rất có khả năng tấn công mà không có hành động khiêu khích, hậu quả là gây tử vong cho người qua đường vì nếu chiếc tổ rắn gần đường mòn. Rắn non được sinh ra hoàn toàn độc lập và thường dài khoảng . Mặc dù vài nguồn tin khẳng định rằng rắn con có thể đo được lên đến . Thời hạn ấp trứng từ 55 đến 70 ngày (hoặc trên 80 ngày trong một nghiên cứu nuôi nhốt) tại khoảng nhiệt độ 27–30 °C (81–86 °F). Rắn hổ mang rừng rậm được biết có tuổi thọ dài. Một mẫu vật nuôi nhốt sống đến 28 năm, đó là kỷ lục về con rắn độc sống lâu nhất trong điều kiện nuôi nhốt. Một mẫu vật khác trong vườn thú Melbourne tại Australia đạt đến tuổi 35 vào ngày 1 tháng 9 năm 2014.
1
null
Naja nigricincta là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Bogert mô tả khoa học đầu tiên năm 1940. Đây là loài bản địa ở các khu vực miền nam châu Phi (Namibia, miền nam Angola và Nam Phi). Loài này từ lâu đã được coi là một phân loài của "Naja nigricollis", nhưng sự khác biệt về hình thái học và di truyền đã dẫn đến sự công nhận nó như là một loài riêng biệt.
1
null
Rắn hổ mang phun nọc cổ đen (danh pháp hai phần: "Naja nigricollis") là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Reinhardt mô tả khoa học đầu tiên năm 1843. Loài rắn này được tìm thấy chủ yếu ở châu Phi cận Sahara. Chúng có kích cỡ vừa có thể phát triển đến chiều dài 1,2-2,2 m. Màu sắc và dấu hiệu của chúng có thể khác nhau đáng kể. Con mồi chúng săn bắt chủ yếu là các loài gặm nhấm nhỏ. Chúng sở hữu nọc độc có tầm quan trọng về mặt y tế, mặc dù tỷ lệ tử vong cho vết cắn không được điều trị đối với con người là tương đối thấp (chỉ khoảng 5-10%). Giống như rắn hổ mang phun nọc khác, chúng có thể đẩy nọc độc từ răng nanh của mình khi bị đe dọa. Nọc độc gây kích thích da và có thể gây mù vĩnh viễn nếu nó xâm nhập vào mắt. Naja nigricollis thuộc chi "Naja" họ Rắn hổ. Loài này trước đây bao gồm hai phân loài đã được chuyển đến các loài "Naja nigricincta" và "Naja nigricincta nigricincta" và "Naja nigricincta woodi".
1
null
Rắn hổ mang Caspi còn được gọi là rắn hổ mang Trung Á, rắn hổ mang Ba Tư, danh pháp hai phần: "Naja oxiana", là một loài rắn độc trong họ Rắn hổ. Loài này được Eichwald mô tả khoa học đầu tiên năm 1831. Nọc độc. Rắn hổ mang Caspi là loài rắn có nọc độc nhất thuộc họ rắn hổ, vượt xa so với rắn hổ mang Philippines, dựa trên một nghiên cứu độc tố năm 1992 được báo cáo trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm Ấn Độ. Một số protein nonenzymatic nhỏ được tìm thấy trong nọc độc, bao gồm cả độc tố thần kinh và các thành phần của họ cytotoxin, đã được chứng minh là gây chết tế bào thông qua tổn thương lysosome.
1
null
Rắn hổ mang đỏ phun nọc ("Naja pallida") là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1896. Đây là loài bản địa châu Phi. Loài rắn hổ mang vừa này đạt độ dài giữa 0,7 và 1,2 mét (2,3 và 3,9 ft), nhưng có thể phát triển đến chiều dài tối đa khoảng 1,5 m (4,9 ft) trong trường hợp rất hiếm hoi.
1
null
Rắn hổ mang Samar, còn được gọi là rắn hổ mang Peters, rắn hổ mang miền nam Philippines hay rắn hổ mang Visaya (danh pháp hai phần: "Naja samarensis"), là một loài rắn hổ mang có nọc độc rất cao có nguồn gốc từ các nhóm đảo Visayas và Mindanao của Philippines. Loài này được Peters mô tả khoa học đầu tiên năm 1861.. Chúng có nọc độc mạnh thứ ba trong chi hổ mang thực sự (chỉ kém loài hổ mang Caspi và hổ mang miền bắc Philippines).
1
null
Rắn hổ mang phun nọc Java, còn được gọi là rắn hổ mang Indonesia, (danh pháp hai phần: "Naja sputatrix"), là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Đây là loài hổ mang phun rất độc bản địa Indonesia.
1
null
Rắn hổ mang phun nọc Sumatra ("Naja sumatrana") là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Müller mô tả khoa học đầu tiên năm 1890. Miêu tả. Loài này có chiều dài trung bình, trung bình giữa về chiều dài, mặc dù chúng có thể phát triển lên đến . Cơ thể được nén và hình trụ phụ ở phía sau. Đầu của loài này có hình elip, lõm xuống và phân biệt với cổ với một chiếc mõm ngắn, tròn và lỗ mũi lớn. Mắt có kích thước trung bình. Vảy lưng nhẵn và xiên. Loài rắn hổ mang này có màu sắc thay đổi tùy theo vị trí địa lý. Có hai kiểu màu: dạng màu vàng thường thấy ở Thái Lan và dạng màu đen được tìm thấy ở bán đảo Malaysia, Singapore và các đảo ở Indonesia và Philippines. Con non và con lớn cũng phân ra màu sắc khác nhau. Kích thước cơ thể. 19-27 hàng xung quanh mang (bình thường là 21-25), 15-19 ngay phía trước thân giữa; 179-201 bụng, 40-57 đuôi phụ; các đuôi phụ cơ bản thường không phân chia. Phân loại học. Loài này được xác định lần đầu tiên vào năm 1989. Trước đây, các quần thể của loài này được cho là các phân loài khác nhau của Naja naja (rắn hổ mang Ấn Độ), đặc biệt là N. n. sumatrana (Sumatra), N.n. sputatrix (Bán đảo Malaysia) và N.n. miolepis (Borneo, Palawan). Một số nhầm lẫn về tên vẫn còn trong các tài liệu về độc tố học gần đây, đặc biệt là việc dùng sai tên sputatrix cho nọc của Naja sumatrana từ Bán đảo Malaysia Phân bổ. Loài rắn hổ mang này được tìm thấy ở các quốc gia Đông Nam Á xích đạo như Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines. Ở Indonesia, nó xuất hiện trên các đảo Sumatra, Borneo, Bangka, Belitung và quần đảo Riau. Nó có thể xuất hiện trên các hòn đảo lân cận ở Indonesia, và có thể những quần thể còn sót lại vẫn tồn tại ở phía tây Java. Môi trường sống và sinh thái. Loài này sống ở độ cao lên đến khoảng trên mực nước biển chủ yếu là rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh (bao gồm cả địa hình rừng rậm); tuy nhiên, nó cũng đã được tìm thấy trong các khu vườn, công viên và trong các khu đô thị nơi nó có thể tiếp xúc với con người. Nó là một loài rắn sống trên cạn và sống chủ yếu vào ban ngày thức ăn chủ yếu là động vật gặm nhấm và ếch, nhưng cũng sẽ ăn các loài rắn khác, thằn lằn và động vật có vú nhỏ. Mặc dù bản chất không quá hung dữ nhưng những con rắn này có thể và sẽ dễ dàng phun nọc độc khi chúng bị dồn vào đường cùng hoặc bị đe dọa. Chúng cũng sẽ tấn công và cắn. Độc tố. Giống như các loài rắn hổ mang khác, loài rắn này sở hữu nọc độc thần kinh. Nọc độc cũng có thể bao gồm độc hại tim và độc hại tế bào. Nọc độc của rắn hổ mang phun nọc Sumatra có các hoạt động enzym đặc trưng chung của nọc rắn hổ mang châu Á: protease thấp, phosphodiesterase, phosphomonoesterase kiềm và hoạt động L-amino-acid oxidase, hoạt động acetylcholinesterase và hyaluronidase cao vừa phải và cao phospholipase A2. Đoôc hại tim chiếm 40% protein nọc độc của rắn. Loài này tương trưng cho một IV của chuột 0.50 µg/g.
1
null
Pseudechis australis là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1842. Đây là một loài rắn có nọc độc được tìm thấy ở Úc. Đây là một trong những loài rắn có nọc độc dài nhất thế giới và là loài dài thứ hai ở Úc (chỉ vượt qua loài taipan ven biển). Tên phổ biến thay thế của nó là rắn nâu vua, mặc dù nó là một loài trong chi Pseudechis (rắn đen) và chỉ liên quan xa đến rắn nâu thực sự. Mô tả. Rắn Mulga là loài rắn lớn, có nọc độc dài tới 2,5 đến 3,0 m trong các mẫu vật lớn nhất, mặc dù 1,5 m (4,9 ft) là chiều dài điển hình hơn đối với một người trưởng thành trung bình. Chúng vượt quá chiều dài giữa những con rắn có nọc độc chỉ thua rắn hổ mang chúa về chiều dài, một số loài mambas châu Phi, chi Lachesis (người đi rừng) thuộc hệ thần kinh Mỹ và taipan Úc. Một con rắn mulga trưởng thành có kích thước tốt, dài từ 2,0 đến 2,5 m (6,6 đến 8,2 ft) có thể nặng từ 3 đến 6 kg (6,6 đến 13,2 lb) và rắn mulga thường nặng hơn so với taipans xảy ra. Màu sắc của loài rắn này khác nhau từ khu vực này đến khu vực khác trong phạm vi của chúng; chúng có thể là một màu nâu nhạt trên sa mạc đến một màu tối, nâu đen ở các khu vực mát mẻ của Queensland, Nam Úc và New South Wales. Loài rắn này mạnh mẽ, với cái đầu rộng và mõm mịn. Số lượng và cách sắp xếp các vảy trên cơ thể rắn là yếu tố chính để nhận dạng cấp loài. Nọc độc. Rắn Mulga chiếm 4% số nạn nhân bị rắn cắn được xác định ở Úc từ năm 2005 đến 2015, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Nọc độc của Mulga bao gồm các độc tố. Nọc độc có liều gây chết trung bình ở chuột (LD50) đã được đo ở mức 1,91 mg / kg (khi sử dụng albumin huyết thanh 0,1% trong nước muối thay vì chỉ dùng nước muối) khi tiêm dưới da. Nọc độc của nó không đặc biệt độc hại với chuột, nhưng nó được sản xuất với số lượng rất lớn: một con rắn mulga lớn có thể cung cấp 150 mg trong một vết cắn, trong khi so sánh, rắn hổ trung bình chỉ tạo ra 10–40 mg khi được vắt nọc độc. Antivenin rắn đen được sử dụng để điều trị vết cắn từ loài này, sau khi bộ phát hiện nọc độc CSL đã trả lại kết quả cuối cùng cho việc tiêm men mulga, và các dấu hiệu cho thấy việc sử dụng antivenin là bắt buộc. Rắn độc thường chỉ tấn công con người khi bị quấy rầy. Tuy nhiên, rắn Mulga đã được ghi nhận để cắn những người đang ngủ lúc đó.
1
null
Rắn đen bụng đỏ ("Pseudechis porphyriacus") là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Shaw mô tả khoa học đầu tiên năm 1794. Đây là loài bản địa Úc, đây là một trong những loài rắn thường gặp nhất ở miền đông nước Úc. Chiều dài trung bình khoảng 1,25 m, chúng có phần trên màu đen bóng, hai bên sườn màu đỏ tươi hoặc cam và phần bụng màu hồng hoặc đỏ xỉn. Chúng không phải là loài hung dữ và thường rút lui khỏi các cuộc chạm trán với con người, nhưng có thể tấn công nếu bị khiêu khích. Mặc dù nọc độc của loài này có khả năng gây bệnh đáng kể, nhưng chưa có trường hợp tử vong nào được ghi nhận do vết cắn của nó, loài rắn này ít nọc độc hơn các loài rắn cạp nia khác của Úc. Nọc độc chứa độc tố thần kinh, độc tố myotoxin, chất đông máu và có đặc tính tan máu; nạn nhân cũng có thể mất khứu giác. Thường sống trong rừng, rừng và đầm lầy, rắn đen bụng đỏ thường phiêu lưu vào các khu vực đô thị gần đó. Loài rắn này kiếm ăn ở những vùng nước nông, thường là những đám cây nước và khúc gỗ, nơi nó săn mồi chính là ếch, cũng như cá, bò sát và động vật có vú nhỏ. Loài này được coi là loài ít quan tâm theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, nhưng số lượng của chúng được cho là đang giảm do môi trường sống bị chia cắt và sự suy giảm của quần thể ếch.
1
null
Pseudonaja affinis là một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ (Elapidae), bản địa vùng ven biển Tây Úc. Tên tiếng Nyungar của loài này là "dobitj". Phân loại. Loài này được mô tả lần đầu bởi Albert Günther năm 1872. Đây là một thành viên của chi "Pseudonaja", trong họ Elapidae. Ba phân loài hiện đang được chấp nhận:
1
null
rắn vua nâu là một loài rắn trong họ Rắn hổ. Loài này được Duméril, Bibron & Duméril mô tả khoa học đầu tiên năm 1854. Đây là loài bản địa Australia, Papua New Guinea, và Indonesia. là loài rắn độc thứ hai trên thế giới, nọc độc được bao gồm neurotoxins và chất đông tụ máu. Chúng có thân dài trung bình 1,5-1,8 m và hiếm khi dài quá 2 m. loài này được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống ngoại trừ các khu rừng rậm.Rắn vua nâu đã trở nên phổ biến hơn ở đất nông nghiệp và vùng ngoại ô của các khu vực đô thị, được hưởng lợi từ nông nghiệp do số lượng con mồi chính của nó, chuột nhà. Loài này là loài đẻ trứng. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), loài rắn này được coi là loài ít được quan tâm, mặc dù tình trạng của chúng ở New Guinea không được nhiều người biết đến. Được coi là loài rắn đất có nọc độc thứ hai trên thế giới sau rắn Taipan nội địa ("Oxyuranus microlepidotus"), dựa trên giá trị liều gây chết trung bình LD50 (dưới da) ở chuột, nó là nguyên nhân gây ra khoảng 60% số ca tử vong do rắn cắn ở Úc. Nọc độc chính của nó ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn — rối loạn đông máu, xuất huyết (chảy máu), trụy tim mạch và ngừng tim. Một trong những thành phần chính của nọc độc là pseutarin-C phức hợp prothrombinase, có tác dụng phân hủy prothrombin.
1
null
Apodora papuana là loài duy nhất trong chi Apodora. Nó có mặt ở New Guinea. Không có phân loài nào hiện được công nhận. Mô tả. Đây là một loài rắn lớn, con trưởng thành đạt chiều dài đến 5 m (17 feet). Tuy vậy, chúng không nặng như nhiều loài trăn khác, đạt chưa tới 22,5 kg (50 lb). Chúng nổi bật ở khả năng đổi màu, dù lí do và cách thức thì chưa sáng tỏ. Có vẻ chúng đổi màu khi kích động. Màu trên người chúng biến thiên đa dạng, từ đen đến vàng mù tạt, nhưng thường có màu xanh ôliu lúc còn non và màu ôliu sậm lớn lên. Mặt bụng có màu sáng. Phân bố và môi trường sống. Chúng sống khắp New Guinea, từ Misool đến đảo Fergusson. Địa điểm lấy mẫu chuẩn là "Ramoi Nova Guinea austro-occidentiali" (Ramoi, gần Sorong, Irian Jaya, Indonesia). Hành vi. Đây là bò sát sống về đêm. Dù có kích thức và sức mạnh đáng kể, chúng không hung hăng và thường không cắn cả khi con người chạm vào. Ăn uống. "A. papuana" hay ăn động vật có vú nhỏ, song cũng ăn những loài rắn khác.
1
null
Bothrochilus boa là một loài trăn trong họ Pythonidae. Loài này được Schlegel mô tả khoa học đầu tiên năm 1837. "B. boa" được tìm thấy trên các đảo thuộc quần đảo Bismarck, là loài đặc hữu của Papua New Guinea. Tên thường gọi trong tiếng Anh là Bismarck ringed python (trăn vòng Bismarck). Đặc điểm. Loài này dài khoảng 150 cm đến 180 cm. Nó có màu đen và sọc màu da cam xen kẽ khi chưa trưởng thành, sau đó các phần cam phai theo thời gian và khi trưởng thành có thể trở thành gần như đen hoàn toàn đen. Chúng sống trong rừng nhiệt đới và cũng có mặt trong khu vực canh tác. Đây là những động vật sống về đêm, săn các loài gặm nhấm nhỏ và đôi khi là thằn lằn nhỏ. Đây là loài đẻ trứng và đẻ tới một chục trứng.
1
null
Morelia spilota là một loài trăn trong họ Pythonidae. Loài này được Lacépède mô tả khoa học đầu tiên năm 1804. Loài này được tìm thấy ở Australia, New Guinea (Indonesia và Papua New Guinea), Quần đảo Bismarck và phía bắc Quần đảo Solomon. Nhiều phân loài được mô tả: ITIS liệt kê 6 phân loài, Reptile Database liệt kê 7 phân loài, còn IUCN liệt kê 8 phân loài. Mô tả. Morelia spilota là một loài trăn lớn trong chi, đạt chiều dài từ 2 đến 4 m và nặng tới 15 kg. "M. s. mcdowelli" là phân loài lớn nhất, thường xuyên đạt chiều dài 2,7–3 m. "M. s. variegata" là phân loài nhỏ nhất, thường có chiều dài 120–180 cm. Chiều dài trung bình của cá thể trưởng thành là khoảng 2 m. Tuy nhiên, một con đực 3 tuổi bị giam cầm của phân loài "M. s. mcdowelli", được đo ở Ireland, đã được tìm thấy vượt quá 396 cm. Con đực thường nhỏ hơn con cái; ở một số vùng, con cái nặng hơn gấp bốn lần. Đầu là hình tam giác với một lỗ mũi cảm thủ nhiệt dễ nhìn thấy. Phân loài. Có 6 phân loài:
1
null
Karl Ernst Ludwig Lucian Rudolf von Viebahn (21 tháng 9 năm 1838 tại Berlin – 30 tháng 9 năm 1928 tại Berneuchen, Kreis Landsberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng tới cấp Thượng tướng Bộ binh, từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và Chiến tranh Pháp-Đức. Tiểu sử. Rudolf là con trai của Johann Georg Hermann Wilhelm von Viebahn (1802-1871), một viên quận trưởng quận hành chính ("Regierungspräsidenten"), và vợ của ông này là bà Johanna Charlotte Luise, tên khai sinh là Bitter (1815-1897). Viebahn ban đầu học tại Bonn, nơi ông trở thành một thành viên của Liên đoàn Sinh viên Guestphalia, rồi tại Berlin. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1861, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 trong quân đội Phổ với vai trò là lính tình nguyện một năm ("Einjährig-Freiwilliger"). Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông là một phụ tá tiểu đoàn, và trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông là sĩ quan phụ tá của Sư đoàn Vệ binh số 2. Vào năm 1883, ông giữ chức vụ trưởng phòng ("Dezernent") trong Nội các Quân sự, năm 1888 ông là thanh tra của hệ thống nhà tù quân sự và đến năm 1890 ông là Trưởng khoa Triển khai ("Chef der Anstellungsabteilung") trong Bộ Chiến tranh. Vào năm 1893, ông lên quân hàm Thiếu tướng, và vào năm 1894 ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 11 tại Brandenburg. Vào năm 1896, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Phế binh ("Direktor des Invalidendepartements"). Cùng năm đó, ông lên quân hàm Trung tướng. Vào năm 1900, ông được thụ phong chức Tướng tư lệnh. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1901, để đáp ứng lời thỉnh cầu nghỉ hưu của ông, ông được về hưu với quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Sau khi rút khỏi quân ngũ, Viebahn là Phó Chủ tịch ("2. Vorsitzender") của Ủy ban Trung tâm Chữ Thập đỏ Đức. Để ghi nhận những cống hiến của ông, vào ngày 27 tháng 1 năm 1903 ông được cấp quyền mặc quân phụ của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Alexander số 1. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1884, Viebahn thành hôn với Luise Pauline Bertha, tên khai sinh là von dem Borne verheiratet.
1
null
Agkistrodon contortrix là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1766. Hành vi của loài rắn này có thể dẫn đến những cuộc chạm trán bất ngờ với con người. Năm phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm phân loài chỉ định được đề cập ở đây. Mô tả. Cá thể rắn lớn trưởng thành với chiều dài trung bình (bao gồm đuôi) từ 50–95 cm (20-37 inch). Một số có thể có chiều dài vượt quá 1 m (3.3 ft), mặc dù điều này đặc biệt đối với loài này. Con đực thường lớn hơn con cái. Những con đực trưởng thành có kích thước thường không vượt quá 74–76 cm (29 đến 30 inch), và con cái thường không vượt quá . Trong một nghiên cứu, người ta thấy rắn đực có trọng lượng từ , với trọng lượng trung bình khoảng . Theo một nghiên cứu khác, rắn cái giới có khối lượng cơ thể trung bình là .. Chiều dài tối đa báo cáo cho loài này là 134,6 cm (53,0 in) cho A. c. mokasen (Ditmars, 1931). Brimley (1944) đề cập đến một mẫu vật của "A. c. mokasen" từ Chapel Hill, North Carolina, "bốn feet sáu inch" (137,2 cm), nhưng điều này có thể đã là một xấp xỉ. Chiều dài tối đa cho "A. c. contortrix" là (Conant, 1958). Cơ thể tương đối cứng và đầu rộng và khác biệt với cổ. Bởi vì mõm sườn dốc xuống và ngược lại, nó có vẻ ít cùn hơn lông mày, A. piscivorus. Do đó, đỉnh đầu kéo dài hơn về phía trước so với miệng. Tỷ lệ bao gồm 21-25 (thường là 23) các dãy vảy lưng ở giữa, 138-157 vảy bụng ở cả hai giới và 38-62 / 37-57 vảy ở nam giới / nữ giới. Các tiểu đơn vị thường là đơn lẻ, nhưng tỷ lệ phần trăm giảm dần từ phía đông bắc, khoảng 80% không chia cắt, về phía tây nam của dải địa lý, nơi chỉ có 50% có thể được phân chia. Trên đầu thường có 9 tấm đối xứng lớn, 6-10 (thường là 8) các vảy trên môi 8-13 (thường là 10) các vảy dưới môi. Phân bố và môi trường sống. Nó được tìm thấy ở Hoa Kỳ ở các tiểu bang Alabama, Arkansas, Connecticut, Delaware, Northern Florida, Georgia, Illinois, Indiana, Iowa, Kansas, Kentucky, Louisiana, Ohio, Oklahoma, Maryland, Massachusetts, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, South Carolina, Tennessee, Đông Texas, Virginia vàWest Virginia. Tại Mexico, loài này phân bố ở Chihuahua và Coahuila. Các loại địa phương là "Carolina". Schmidt (1953) đề xuất loại địa phương bị giới hạn ở "Charleston, South Carolina" Không giống như một số loài viper khác ở Bắc Mỹ, chẳng hạn như rắn đuôi chuông gỗ và "Sistrurus catenatus", "Agkistrodon contortrix" hầu như không tái lập lại phía bắc của phần cuối sau thời kỳ băng hà cuối cùng (Wisconsin băng giá) mặc dù loài này được tìm thấy ở đông nam Bang New York và phía nam New England, phía bắc Wisconsin của trạm đóng băng ở Long Island. Trong phạm vi của nó nó chiếm nhiều môi trường sống khác nhau. Ở hầu hết Bắc Mỹ, loài này ưu thích rừng rụng lá và rừng hỗn giao. Loài này thường sống ở các mỏ đá và mỏ đá, nhưng cũng được tìm thấy ở các vùng đầm lầy thấp. Trong mùa đông, chúng ngủ đông trong các hang động, trong các khe đá vôi, thường cùng với cây đuôi chuông bằng gỗ và rắn chuột đen. Tuy nhiên, ở các bang xung quanh Vịnh Mexico, loài này cũng được tìm thấy trong rừng lá kim. Ở sa mạc Chihuahua ở phía Tây Texas và miền bắc Mexico, nó xảy ra trong môi trường sống ven sông, thường ở gần nước vĩnh viễn hoặc nửa muồi và đôi khi ở các rạch khô.
1
null
Agkistrodon piscivorus là một loài rắn độc trong họ Rắn lục sinh sống ở miền đông nam Hoa Kỳ. Con trưởng thành khá lớn và có thể cắn một vết đau và nguy hiểm. Khi bị đe dọa, chúng sẽ cuộn tròn lại và nhe nanh ra. Đây là loài duy nhất thuộc họ rắn lục sống bán thủy sinh, chúng thường sống gần vực nước, ở các hồ, suối, và đầm nông và chảy chậm. Loài rắn này bơi giỏi và thậm chí có thể bơi ra biển.
1
null
Atheris hispida là một loài rắn sống trong những khu rừng mưa của Trung Phi, rắn vảy gai nhỏ nhưng rất độc được chú ý bởi đôi mắt lớn và những chiếc vảy nhọn trên thân xếp đè lên nhau như lợp ngói, trông giống như lông (nên người ta còn gọi là rắn có lông nhưng thật ra không phải). Rắn vảy gai chỉ dài 75 cm, con đực lớn hơn con cái (điều bất thường ở các loài rắn). Chúng có răng nanh dài nhưng quặp vào trong như đa số rắn. Nọc của chúng làm máu không đông, rất độc nhưng đã có thuốc giải độc. Vết cắn đau, sưng, thường gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. May là chúng cực hiếm và sống xa người. Chúng từng được xuất hiện trong một nhạc phẩm "Look What You Made Me Do" của Taylor Swift dài 10 giây, quay cận cảnh một chiếc đuôi rắn.
1
null
Bitis caudalis là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Phạm vi phân bố loài này ở vùng khô hạn tây nam châu Phi: tây nam Angola, Namibia, qua sa mạc Kalahari của nam Botswana, vào bắc Transvaal và tây nam Zimbabwe, ở Nam Phi từ bắc tỉnh Cape về phía nam đến Đại Karoo.
1
null
Bitis nasicornis là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Shaw mô tả khoa học đầu tiên năm 1802. Loài này phân bố ở Guinea đến Ghana ở Tây Phi, và ở Trung Phi ở Cộng hòa Trung Phi, nam Sudan, Cameroon, Gabon, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Angola, Rwanda, Uganda và tây Kenya.
1
null
Bitis peringueyi là một loài rắn độc sinh sống tại Namibia và miền nam Angola. Không có phân loài nào hiện được công nhận. "B. peringueyi" là một loài rắn nhỏ với chiều dài toàn thân trung bình từ 20–25 cm (8–10 in), chiều dài tối đa từng được ghi nhận là . Tên. Tên của loài rắn này được đặt theo tên của Louis Péringuey, một nhà côn trùng học người Nam Phi.
1
null
Bothriechis schlegelii là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Berthold mô tả khoa học đầu tiên năm 1846. Bảo tồn. Loài rắn này không được Sách Đỏ IUCN đánh giá, và đã bị loại khỏi Phụ lục III của CITES vào năm 2002. Dù cho không được liệt kê là loài bị đe dọa, chúng có thể đang nguy cấp do mất môi trường sống từ việc phá hủy rừng để lấy gỗ, lấy đất trồng trọt và đô thị hóa.
1
null
Bothriopsis bilineata là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Wied mô tả khoa học đầu tiên năm 1825. Loài này được tìm thấy ở khu vực Amazon ở Nam Mỹ. Một loài thực vật thân thảo màu xanh lá cây có thể đạt chiều dài đến 1m, đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra rắn cắn trên toàn bộ vùng Amazon. Hai phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm các phân loài được đề cập ở đây. Môi trường sống. Loài này được tìm thấy trong rừng mưa vùng đất thấp, trong bụi rậm, cây cọ và cây cối, đặc biệt là trong vùng nước. Loài này hầu như luôn luôn được tìm thấy trong bụi rậm và cây dọc theo các suối hoặc dọc theo các rìa để phá rừng, chủ yếu gắn với rừng nguyên sinh, mặc dù cũng đã được tìm thấy trong rừng thứ sinh cũ gần rừng nguyên sinh. Hành vi. Vào ban đêm, loài này trải qua một ngày ẩn trong tán lá dày, rỗng cây, hoặc ở dưới lá cây cọ, và luôn ở những nơi nó có thể đu bằng đuôi. Chúng có xu hướng săn mồi bằng cách rình và phục kích thay vì chủ động đuổi bắt con mồi.
1
null
Bothrops colombianus là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Rendahl & Vestergren mô tả khoa học đầu tiên năm 1940. Đây là loài đặc hữu ở khu vực Nam Mỹ. Phân bố. Chúng được tìm thấy ở phía tây Colombia, ở các tỉnh Antioquia và Cauca. Mô tả. Màu sắc và hoa văn cơ thể của loài này gần giống với loài "anh em" ở Bắc Mỹ là Agkistrodon contortrix mokasen.
1
null
Bothrops asper là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Loài này được Garman mô tả khoa học đầu tiên năm 1883. Loài rắn này phân bố từ phía Nam Mexico đến bắc Nam Mỹ. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống ở vùng đất thấp, thường gần nơi sinh sống của con người. Do ở gần nơi ở của con người và tính tình phòng thủ nên nó nguy hiểm với người hơn nhiều loài rắn khác. Loài này là nguyên nhân chính của các vụ rắn cắn trong phạm vi phân bố của chúng. Không có phân loài được công nhận. Nọc độc. "B. asper", cùng với "Crotalus durissus", là nguyên nhân hàng đầu gây ra rắn cắn ở Yucatán, Mexico. Nó được coi là loài rắn nguy hiểm nhất ở Costa Rica, gây ra 46% số ca cắn và 30% số ca nhập viện; trước năm 1947, tỷ lệ tử vong là 9%, nhưng kể từ đó đã giảm xuống gần như 0% (Bolaños, 1984), phần lớn là do Viện nghiên cứu Clodomiro Picado, chịu trách nhiệm sản xuất chất kháng nọc độc rắn (cũng được xuất khẩu sang các nước khác ở Châu Mỹ Latinh và Châu Phi) và nghiên cứu khoa học về rắn và nọc độc của chúng, cũng như các chương trình giáo dục và khuyến nông ở các vùng nông thôn và bệnh viện. Tại các bang Antioquia và Chocó của Colombia, nó gây ra 50–70% tổng số vết rắn cắn, với tỷ lệ di chứng là 9% và tỷ lệ tử vong là 6 % (Otero et al., 1992).
1
null
Bothrops jararacussu là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Lacerda mô tả khoa học đầu tiên năm 1884. Đây là một loài rắn nọc độc cao đặc hữu của Nam Mỹ. Đây là một trong những loài rắn đáng sợ nhất ở Nam Mỹ và có thể dài tới 2,20 mét.
1
null
Bothrops sanctaecrucis là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Hoge mô tả khoa học đầu tiên năm 1966. Đây là loài đặc hữu của Nam Mỹ. Phạm vi địa lý Loài rắn này được tìm thấy ở Bolivia trong các tỉnh Beni và Santa Cruz. Địa phương điển hình là "Río Sécure, Oromono, Bolivia".
1
null
Bothrops venezuelensis là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Loài này được Sandner-Montilla mô tả khoa học đầu tiên năm 1952. Đây là là loài đặc hữu của Nam Mỹ. Độc tính. Chưa có nhiều thông tin về mức độ nguy hiểm của nọc độc đối với con người, nhưng nọc độc có thể gây chết người. Nọc độc của "B. venezuelensis" chứa chất tạo đông máu, có thể cũng có độc tố của cơ và các chất gây độc tế bào. Phạm vi địa lý. Loài rắn này được tìm thấy ở Colombia và miền bắc Venezuela. Địa phương điển hình là "'Boca de Tigre', Serranía de El Avila, Distrito Federal, Venezuela".
1
null
Rắn chàm quạp, hay còn gọi là rắn lục nưa, rắn cà tên, rắn cà tênh, rắn lục Malaysia, danh pháp hai phần: "Calloselasma rhodostoma," là một loài rắn độc thuộc chi "Calloselasma" thuộc phân họ "Crotalinae" ("rắn hang"). Đặc điểm nhận dạng. Rắn có màu nâu hay đỏ nâu dài khoảng 0,2 – 1 m, nặng 100 – 2000g, đầu hình tam giác, dọc theo sống lưng có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng giống cánh bướm. Hoa văn trên thân gồm từ 19 đến 31 dấu hình tam giác sẫm màu trên nền nâu đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt. Màu sắc của rắn mới thoạt nhìn giống loài trăn hoa nên người dân dễ nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng. Nọc độc. Nọc độc của rắn chàm quạp chủ yếu là các protein gây độc thuộc họ phospholipase A2 (PLA2s), chủ yếu là các enzyme gây độc tế bào và gây ảnh hưởng đến máu. Khi bị trúng độc, con mồi của chúng (chuột, chim, các loài bò sát...v.v) sẽ bị xuất huyết đến chết. Đối với con người, tỷ lệ tử vong gây ra bởi loài rắn này thường không cao, theo thống kê của bệnh viện Chợ Rẫy, TP. HCM, chỉ có 20% bệnh nhân bị rắn chàm quạp cắn được chuyển về điều trị tại đây tử vong mỗi năm, thường là do nhập viện quá muộn, bị nhiễm trùng do sơ cứu sai cách hay do áp dụng các bài thuốc dân gian, truyền miệng chưa có cơ sở khoa học. Vết cắn của loài này thường gây sưng, phù nề, có bóng nước, xuất hiện bầm máu, hoại tử và xuất huyết rải rác. Phân bố. Việt Nam: Nhiều nhất tại Bình Thuận, Ninh Thuận (Nha Hố, Phan Rang), Sông Bé (Bến Cát, Lộc Ninh, Thủ Dầu Một), Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên Hoà, Long Bình, Xuân Lộc), An Giang (Phú Vinh).Thế giới: Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan và các tiểu bang phía Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Ấn Độ Đặc điểm sinh thái. Là loài ăn đêm và thích độ ẩm cao, thường dùng chiếc đuôi đu đưa để hấp dẫn con mồi. Thức ăn của chúng là các loài bò sát, lưỡng cư, gặm nhấm, một số loài chim sống trên mặt đất. thường tấn công con mồi một cách bất ngờ. Các con cái đẻ tử 13 đến 30 trứng và canh giữ trong suốt khoảng thời gian từ 5 đến 7 tuần lễ ấp trứng. Rắn con dài từ 13 – 20 cm trông giống như rắn trưởng thành. Loài rắn sống trên cạn này thích những khu đất rừng thấp, khô ráo nhưng đã được tìm thấy ở độ cao 2000m.
1
null
Cerastes cerastes là một loài rắn độc trong họ Rắn lục, bản địa các sa mạc bắc Phi và các khu vực ở Trung Đông. Nó thường dễ dàng được nhận ra bởi sự hiện diện của một cặp "sừng" siêu nhỏ, mặc dù các cá thể không sừng có hiện diện. Hiện không có phân loài được công nhận.. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Mô tả. Chiều dài trung bình (thân và đuôi) , với chiều dài tối đa . Con cái lớn hơn con đực.
1
null
Cerastes gasperettii là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Leviton & Anderson mô tả khoa học đầu tiên năm 1967. đặc biệt được tìm thấy ở Bán đảo Ả Rập và về phía bắc đến Israel, Iraq và Iran. Nó trông rất giống với "C. cerastes", nhưng phạm vi địa lý của hai loài này không trùng nhau. Không có phân loài của "C. gasperettii" được công nhận. Từ nguyên. tên cụ thể, "gasperettii", là để vinh danh John Gasperetti, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ, người đã thu thập mẫu vật nguyên mẫu. Mô tả. Tổng chiều dài trung bình (bao gồm cả đuôi) của "C. gasperettii" là , với tổng chiều dài tối đa . Con cái thường lớn hơn con đực.
1
null
Crotalus cerastes là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Hallowell mô tả khoa học đầu tiên năm 1854. Loài rắn đuôi chuông này được tìm thấy ở các vùng sa mạc của miền tây nam Hoa Kỳ và tây bắc Mexico. Ba phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm cả phân loài được mô tả ở đây.
1
null
Crotalus durissus là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Được tìm thấy ở Nam Mỹ. Nó là loài phân bố rộng nhất trong chi "Crotalus". Mô tả. Chúng có thể đạt chiều dài tới , và chiều dài tối đa hiếm thấy là . Tên thông thường. Tên thông thường của loài này bao gồm: tiếng Anh: South American rattlesnake, tropical rattlesnake, neotropical rattlesnake, Guiana rattlesnake (trước đây được dùng cho "C. d. dryinus"). và tiếng Tây Ban Nha: "víbora de cascabel, cascabel, cascabela", và "cascavel". Ở Suriname tên nó là Sakasneki. Nọc độc. Các triệu chứng của vết cắn rất khác với các triệu chứng của các loài Nearctic do sự hiện diện của độc tố thần kinh (crotoxin và crotamine) gây tê liệt tiến triển. Vết cắn từ "Crotalus durissus" đặc biệt, trường hợp này có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn, rối loạn thính giác, rối loạn thính giác, tê liệt các cơ ngoại vi, đặc biệt là cổ, trở nên mềm nhũn như bị gãy, và cuối cùng là liệt hô hấp đe dọa tính mạng. Các rối loạn về mắt đôi khi dẫn đến mù vĩnh viễn. Độc tố thần kinh Phospholipase A2 cũng gây tổn thương cơ xương và có thể cả tim, gây đau nhức toàn thân, đau nhức và ê ẩm. Myoglobin phóng thích vào máu dẫn đến nước tiểu sẫm màu. Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể do rối loạn toàn thân (máu không đông và chảy máu tự phát nói chung), hạ huyết áp và sốc. Nọc độc có thể có xuất huyết, nhưng bất kỳ tác động nào tương ứng đều bị lu mờ hoàn toàn bởi các triệu chứng ngộ độc thần kinh nghiêm trọng và gây giật mình. Giá trị LD50 là 0,047 mg / kg (IV), 0,0478 mg / kg (SC), 0,048 mg/kg (IP) và 1,4
1
null
Crotalus intermedius là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Troschel mô tả khoa học đầu tiên năm 1865. Loài này được tìm thấy ở miền trung và miền nam Mexico. Ba phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm cả phân loài chỉ định được mô tả ở đây.
1
null
Crotalus pricei là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Van Denburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Loài rắn đuôi chuông này tìm thấy tại Hoa Kỳ và Mexico. Hiện nay, hai phân loài được công nhận, bao gồm cả phân loài chỉ định được mô tả ở đây
1
null
Crotalus scutulatus là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Kennicott mô tả khoa học đầu tiên năm 1861. Loài rắn độc này được tìm thấy trong sa mạc Tây Nam Hoa Kỳ và miền trung Mexico. Loài này có lẽ được biết đến nhiều nhất với nọc độc thần kinh mạnh. Hai phân loài được công nhận, bao gồm cả phân loài chỉ định được mô tả ở đây. Mô tả. Loài này phát triển đến chiều dài trung bình ít hơn 100 cm, với chiều dài tối đa là 137,3 cm. Màu sắc thay đổi từ màu nâu nhạt đến màu xanh lá cây tùy thuộc vào môi trường xung quanh.
1
null
Vipera palaestinae là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Werner mô tả khoa học đầu tiên năm 1938. Đây là một loài viper đặc hữu cho một phần của Trung Đông. Giống như tất cả các loài rắn viper, đây là rắn độc. Loài này được coi là nguyên nhân hàng đầu của các vụ rắn cắn trong phạm vi phân bố của loài này. Hiện tại không có phân loài nào được công nhận.
1
null
Rắn lục hoa cân hay còn gọi là rắn lục vảy cưa có danh pháp khoa học Echis carinatus là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Được xếp vào một trong Tứ đại rắn độc Ấn Độ. Loài này được Schneider mô tả khoa học đầu tiên năm 1801.
1
null
Eristicophis là một chi rắn viper có độc gồm một loài duy nhất, "E. macmahonii". Nó là loài đặc hữu của khu vực hoang mạc Balochistan gần biên giới Iran, Pakistan, và Afghanistan. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Tên gọi. Tên loài, "macmahonii" (hoặc "macmahoni"), được đặt để vinh danh nhà ngoại giao người Anh Arthur Henry McMahon. Mô tả. Đây là một loài rắn khá nhỏ với tổng chiều dài (cơ thể + đuôi) ít hơn . Con đực thường đạt tổng chiều dài , còn con cái đạt .
1
null
Gloydius blomhoffii là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1826. Rắn Mamushi được tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Có bốn phân loài bao gồm các phân loài được chỉ định được mô tả ở đây. Loài này và loài habu Okinawa là loài rắn độc nhất ở Nhật Bản. Mỗi năm, 2000-3000 người ở Nhật Bản bị cắn bởi một con mamushi. Nạn nhân bị cắn thường phải điều trị một tuần trong bệnh viện. Các vết cắn nghiêm trọng đòi hỏi phải được chăm sóc đặc biệt và khoảng 10 nạn nhân tử vong hàng năm. Môi trường sống. Loài này hiện diện trong một loạt các môi trường sống, bao gồm đầm lầy, đầm lầy, đồng cỏ, rừng cây mở, sườn đồi đá và các đỉnh núi đá. Chế độ ăn. Rắn mamushi ẩn nấp trong một bụi cây cao hơn mặt đất một chút, chờ phục kích bắt con mồi đi qua Nó thường là một loài săn mồi phục kích sử dụng khả năng ngụy trang tuyệt vời của nó để ẩn mình trong thảm thực vật hoặc rác lá. Chúng săn và ăn chủ yếu là loài gặm nhấm, nhưng cũng có những loài chim nhỏ, thằn lằn và côn trùng. Chúng thường được tìm thấy trong và xung quanh trang trại chăn nuôi.
1
null
Macrovipera lebetina là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Loài rắn này có nhiều tên khác nhau như "rắn đầu cùn, rắn Lebetine, rắn Levant, rắn Levantine, rắn lục Levantine, rắn Kufi" (tiếng Ả Rập), "rắn Gjurza" (tiếng Nga), "rắn quan tài, rắn núi, rắn Gunas" (tiếng Kashmir), "rắn Fina, rắn Kontonoura" (tiếng Síp), "rắn đuôi ngắn".
1
null
Macrovipera mauritanica là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1848. Loài rắn này đạt chiều dài tối đa 180 cm. Loài rắn này phân bố ở Tây Bắc Châu Phi: Morocco, Algeria và Tunisia. Loại địa phương là "Algiers", theo Gray (1842), "Algeria" theo Schwarz (1936). Giới hạn ở các vùng ven biển của Algeria. Các hồ sơ ven biển từ Tunisia có thể ám chỉ M. deserti.
1
null
Vipera xanthina là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1849. Loài này được tìm thấy ở đông bắc Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như một số hòn đảo ở Biển Aegea. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Mô tả. Mặt lưng, nó có màu xám hoặc trắng với một sọc zig-zag màu đen. Vảy lưng sừng dày. Loài này thường phát triển đến tổng chiều dài (thân + đuôi) 70–95 cm, nhưng đạt đến tổng chiều dài tối đa là 130 cm trên một số hòn đảo của Hy Lạp ở Biển Aegea.
1
null
Ovophis okinavensis là một loài rắn độc sống trên quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Mô tả. Con trưởng thành dài 30 đến 80 cm (11¾–31½ inches). Cơ thể thường có màu nâu xanh nhạt, màu ôliu vàng, hay nâu nhạt, với những mảng màu nâu sậm ở mặt lưng. Đầu to, hình tam giác, tách biệt rõ với cổ. Chúng có 21-23 hàng vảy lưng giữa thân; 125–135 vảy bụng; 36–55 cặp vảy đuôi; và 7-9 vảy trên mõm." Phân bố. "O. okinavensis" sống trên quần đảo Lưu Cầu của Nhật Bản, gồm đảo Okinawa và cụm đảo Amami. Nơi lấy mẫu chuẩn là đảo Okinawa. Môi trường sống. Chúng sống trong nhiều môi trường, gồm rừng thưa, rừng dày, núi, cánh đồng và những chỗ trồng trọt khác gần nguồn nước (suối, ao, lạch). Săn mồi. Chúng săn động vật gặm nhấm và thú có xương sống nhỏ khác, nhất là trong các ruộng mía, và có thể bắt gặp cả ở gần chỗ ở của con người.
1
null
Trimeresurus elegans là một loài rắn độc đặc hữu Nhật Bản, ở miền nam quần đảo Lưu Cầu. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Mô tả. Loài này có 25 (có khi 23) hàng vảy lưng giữa thân. 179-192 (con đực) và 182-196 (con cái) vảy bụng, 63-90 vảy dưới đuôi, và 7-9 vảy trên mõm. Từ năm 1965-2011, loài này gây ra 2447 vụ rắn cắn, trong đó có một vụ chết người.
1
null
Trimeresurus flavoviridis là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Hallowell mô tả khoa học đầu tiên năm 1861. Phân bố. "Protobothrops flavoviridis" có phạm vi phân bố giới hạn ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, bao gồm cả Okinawa và quần đảo Amami. Địa phương điển hình là "Đảo Amakarima (một trong những nhóm Loo-Choo)" (= Keramashima, Quần đảo Ryukyu). Loài này phổ biến trên các đảo núi lửa lớn hơn, nhưng không có ở các đảo san hô nhỏ hơn. Loài này thường được ghi nhận từ vùng chuyển tiếp giữa rừng cọ và các cánh đồng canh tác. Chúng cũng có thể được tìm thấy trên các bức tường đá và trong các ngôi mộ và hang động cũ.
1
null
Trimeresurus jerdonii là một loài rắn độc sống ở Ấn Độ (Assam và Meghalaya), Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, và Việt Nam. Có ba phân loài được công nhận, bao gồm một phần loài danh định. Tên. Tên loài, "jerdonii", được đặt để vinh danh nhà bò sát học người Anh Thomas C. Jerdon, người đã thu thập mẫu vật của loài này. Mô tả. "P. jerdonii" đực lớn đến chiều dài tối đa , bao gồm một cái đuôi dài ; con cái to hơn, đạt , với chiều dài đuôi . Phân bố địa lý. "P. jerdonii" có mặt ở Ấn Độ (Assam và Meghalaya), Bangladesh, qua bắc Myanmar tới Trung Quốc (Tây Tạng, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, và Vân Nam) và Việt Nam. Nơi lấy chuẩn mà Günther chọn là "Khassya" (dãy đồi Khasi, Ấn Độ).
1
null
Protobothrops mangshanensis là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Zhao mô tả khoa học đầu tiên năm 1990. Đây là loài đặc hữu của các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở Trung Quốc. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Đây là loài rắn hố hoạt động về đêm. Chúng ăn ếch, chim, côn trùng và động vật có vú nhỏ. Chúng có một đầu đuôi màu trắng mà chúng ngọ nguậy để bắt chước một con chuột nhắt để con mồi lao vào phạm vi tấn công. Nọc độc gây đông máu và ăn mòn mô cơ và có thể giết người. Điều bất thường đối với vipers, P. mangshanensis là động vật đẻ trứng với con cái đẻ từ 13 - 21 quả trứng mà nó sẽ canh giữ cho đến khi chúng nở.
1
null
Pseudocerastes urarachnoides là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Bostanchi Anderson, Kami & Papenfuss mô tả khoa học đầu tiên năm 2006. Loài rắn độc đuôi nhện này dễ nhận thấy bởi đặc trưng là chiếc đuôi giống hệt thân nhện với các tua như chân nhện. Loài rắn này thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc ở phía tây của Iran. Tuy được biết đến nhiều năm trước nhưng mãi đến năm 2006, loài rắn này mới được công nhận và có tên khoa học là Pseudocerastes Urarachnoides. Chiếc đuôi đặc biệt này có tác dụng để dụ dỗ con mồi. Đây là loài rắn cực nguy hiểm và thông minh, chúng thậm chí còn có thể bắt chước các chuyển động của loài nhện.
1
null
Trimeresurus erythrurus là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Cantor mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Loài này được tìm thấy ở Nam Á và Myanmar. Hiện không có phân loài nào được công nhận. Con đực phát triển đến tổng chiều dài tối đa 575 mm, trong đó đuôi dài 120 mm. Con cái đạt tổng chiều dài tối đa là 1.045 mm, với chiều dài đuôi là 165 mm. Phân bố. Loài này được tìm thấy ở miền đông Ấn Độ (Assam, Sikkim), Bangladesh, Myanmar, Bhutan và Nepal. Địa phương điển hình được cung cấp là "Delta Gangeticum" (Đồng bằng sông Hằng, Tây Bengal Bang, miền đông Ấn Độ). Địa phương điển hình do Boulenger (1896) đưa ra là "Đồng bằng sông Hằng".
1
null
Tropidolaemus wagleri là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Boie mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Đây là loài đặc hữu của Đông Nam Á. Không có phân loài nào được công nhận là hợp lệ. Loài này được tìm thấy ở miền nam, ở miền nam Thái Lan được ghi nhận từ các tỉnh Phang Nga, Phuket, Pattani, Surat Thani, Nakhon Si Tammarat, Narathiwat, và Yala, có thể phân bố khắp Bán đảo ở phía tây Malaysia, cũng như đảo Penang, ở Singapore và ở Indonesia trên đảo Sumatra, các đảo thuộc Quần đảo Riau, Bangka, Billiton, Nias, quần đảo Mentawai (Siberut), Natuna, và Karimata.
1
null
Vipera ammodytes là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Loài rắn này được tìm thấy ở miền nam châu Âu thông qua các vùng Balkan và một phần của Trung Đông. Nó được coi là nguy hiểm nhất của loài vipers châu Âu do kích thước lớn, răng nanh dài (lên đến 13 mm) và độc tính nọc độc cao. Tên cụ thể, "ammodytes", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "ammos", có nghĩa là "cát", và "dute", có nghĩa là "kẻ đào hang" hoặc "kẻ lặn", bất chấp sở thích của loài này đối với môi trường sống đá. Năm phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm các phân loài được chỉ định được mô tả ở đây.
1
null
Vipera aspis là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Loài rắn này được tìm thấy ở tây nam châu Âu. Cú cắn từ loài này có thể nặng hơn so với cú cắn của "V. berus"; không chỉ thể rất đau đớn, nhưng cũng có khoảng 4% của tất cả các vết cắn không được điều trị là gây tử vong. Cụ thể, "aspis", là một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "viper." Năm phân loài hiện đang được công nhận, bao gồm các phân loài chỉ định được mô tả ở đây.
1
null
Vipera berus là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Chúng phân bố rất rộng và được tìm thấy ở hầu hết các nơi thuộc Tây Âu và xa hơn tới Đông Á. Loài rắn này đã là chủ đề của nhiều văn hóa dân gian ở Anh và các nước châu Âu khác. Chúng không được coi là đặc biệt nguy hiểm, loài rắn này không hung dữ và thường chỉ cắn khi thực sự bị khiêu khích, bị dẫm lên, hoặc bị nhấc lên. Vết cắn có thể rất đau, nhưng hiếm khi gây tử vong. Tên cụ thể, "berus", là tiếng Latin mới và đã từng được dùng để chỉ một con rắn, có thể là con rắn cỏ, "Natrix natrix". Loài này được tìm thấy trong các địa hình khác nhau, sự phức tạp của môi trường sống là điều cần thiết cho các khía cạnh khác nhau của hành vi của nó. Chúng ăn các động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn, và động vật lưỡng cư, và trong một số trường hợp trên nhện, giun và côn trùng. Loài rắn này, như hầu hết các loài khác trong chi, là loài đẻ trứng. Con cái sinh sản một lần mỗi hai hoặc ba năm, với lứa thường được sinh ra vào cuối mùa hè đến đầu mùa thu ở Bắc bán cầu. Rắn con có kích thước từ 3 đến 20 và rắn con ở cùng mẹ trong vài ngày. Cá thể trưởng thành phát triển đến tổng chiều dài (bao gồm đuôi) từ 60 đến 90 cm (24 đến 35 in) và khối lượng từ 50 đến 180 g (1,8 đến 6,3 oz). Ba phân loài được công nhận, bao gồm các phân loài được đề cử, Vipera berus berus được mô tả ở đây. Loài rắn này không được coi là bị đe dọa, mặc dù nó được bảo vệ ở một số quốc gia.
1
null
Vipera darevskii là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Vedmederja Orlov & Tuniyev mô tả khoa học đầu tiên năm 1986. Đây là loài rắn độc bản địa tây bắc Armenia, đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng giáp miền nam Georgia. Không có phân loài nào được công nhận.
1
null
Vipera dinniki là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Nikolsky mô tả khoa học đầu tiên năm 1913. Đây là loài đặc hữu dãy núi Kavkaz, một phần Nga, Gruzia, và Azerbaijan. Không có phân loài nào được công nhận. Tên loài ("dinniki"), được đặt để vinh danh nhà nghiên cứu bò sát Nga Nikolai Yakovlevich Dinnik. Mô tả. Trong số 49 mẫu vật được và Tuniyev (1990) nghiên số, 29 là đực, con đực dài nhất đạt toàn cơ thể. 20 con cái còn lại, con dài nhất ."
1
null
Vipera monticola là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Saint Girons mô tả khoa học đầu tiên năm 1953. Vipera monticola là loài viper độc loài đặc hữu của Morocco. Hiện không có phân loài nào được nhận ra. "Vipera monticola" là một loài rất nhỏ với tổng chiều dài tối đa (cơ thể + đuôi) ít hơn 40 cm (16 in). Spawls and Branch (1995) mô tả nó là thành viên nhỏ nhất của chi Vipera, đạt tổng chiều dài chỉ 345 mm (13,6 in).
1
null
Vipera transcaucasiana là một loài rắn độc trong họ Rắn lục. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1913. Đây là loài đặc hữu đặc hữu các khu vực Gruzia và miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ Anatolia. Loài rắn này phát triển đến tổng chiều dài tối đa (thân + đuôi) 75 cm (30 in), nhưng thường không quá lớn.
1
null
Rắn lục Ursini, còn viết là Rắn lục Orsini hay Rắn lục đồng cỏ meadow adder, tên khoa học Vipera ursinii, là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Bonaparte mô tả khoa học đầu tiên năm 1835. Loài rắn này phân bố ở Đông nam nước Pháp, miền đông Áo (đã tuyệt chủng), Hungary, trung bộ nước Ý, Croatia, Bosnia-Herzegovina, phía bắc và đông bắc Macedonia, Albania, Romania, phía bắc Bulgaria, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây bắc Iran, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Nga và qua Kazakhstan, Kyrgyzstan và thảo nguyên Uzbekistan phía đông Trung Quốc
1
null
Manuel Casimiro (sinh 21 tháng 11 năm 1941) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế và đạo diễn phim người Bồ Đào Nha. Ông sinh ra và hiện đang sinh sống tại thành phố Porto, phía Bắc Bồ Đào Nha. Manuel Casimiro đã có một thời gian dài sinh sống ở nước ngoài, ông đặc biệt gắn bó với Nice, Pháp, nơi ông chọn sinh sống sau khi ông bị thương tại chiến tranh ở Angola. Manuel Casimiro is the son of film director Manoel de Oliveira Tiểu sử. Manuel Casimiro sinh ra trong một gia đình Bồ Đào Nha giàu có, tuy là con trai trưởng của nhà đạo diễn tài ba Manoel de Oliveira, nhưng ông quyết định cống hiến hoàn toàn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghệ thuật sau cuộc chiến thuộc địa giữa Bồ Đào Nha và Angola, nơi ông đã tham gia chiến đấu và bị thương. Khi ông rời Bồ Đào Nha để sinh sống ở nước ngoài, phần lớn thời gian là ở Nice, ông đã không dựa vào nguồn chu cấp của gia đình mà đã sống một cuộc sống gần như nghèo đói trong nhiều năm. Nhờ vào sự giúp đỡ của những người bạn hào phóng, ông đã vượt qua được thời gian khó khăn đó. Những người bạn mà ông ghi nhớ suốt đời, đặc biệt phải nhắc tới Vincent Descombes, François Lyotard, Michel Butor. Những bài báo viết về công việc của Manuel Casimiro đánh giá cao con người và các tác phẩm của ông. Ông đã sống một năm tại New York. Tại đây cuộc triển lãm tập thể đầu tiên của ông được diễn ra vào năm 1978.Ông đã tìm cách bán một số bức hoạ của mình để giúp ông có điều kiện đi tới một số nước Bắc Âu và Ý để trải nghiệm, đặc biệt là ở Venezia. Tại đây, ông đã gặp bà Peggy Guggenheim - một nghệ sĩ mạnh thường quân và sưu tầm nghệ thuật - và chụp hình cho bà trong một thời gian ngắn trước khi bà qua đời vào năm 1979. Cuộc gặp gỡ này đã có ảnh hướng lớn tới Manuel Casimiro và chụp ảnh đã trở thành một đề tài cho một tác phẩm của ông sau này. Đã từ lâu, Manuel Casimiro luôn cảm thấy thu hút bởi nền văn hóa Á Đông và không lâu sau, ông kết hôn với một người tên Thủy Tiên. Nhờ giao lưu văn hóa với người bạn đời Việt Nam này, một số những tác phẩm của Manuel Casimiro phảng phất lòng ái mộ và xay mê Á Đông. Một cuộc triển lãm về những tác phẩm của Manuel Casimiro sẽ diễn ra tại Trung Hoa vào năm 2104. Các triển lãm tiêu biểu. Manuel Casamiro đã giới thiệu tới công chúng rất nhiều triển lãm cá nhân và tập thể và dưới đây là danh sách một số triển lãm tiêu biểu của ông: phẩm của Robert Motherwell, Douanne Michhaelis, David Hockney, Manuel Casimiro và một số nghệ sĩ khác. Triển lãm tập thể này đã được trưng bày ở Thành phố New York, Tōkyō, Luân Đôn, Paris và Berlin. "Oedipus Explaining the Enigma", một tác phẩm can thiệp (intervention) của Manuel Casimiro đã được trưng bày. Hình bầu dục. Khi nhắc tới các tác phẩm của Manuel Casimiro, chúng ta nên ghi nhớ rằng ông luôn coi trọng các ý tưởng một cách tối cao trong các tác phẩm của mình, như là "cosa mentale" trong lời nói của Leonardo da Vinci. Hình bầu dục, cùng với việc sử dụng nó trong những tranh can thiệp và trong những tác phẩm khác của người nghệ sĩ này, đưa ra một tiêu điểm mà xung quanh nó, những tác phẩm nghệ thuật được đánh giá và xem xét lại. Nghệ sĩ bản thân rất ít khi tự mình nói về biểu tượng hình bầu dục mà để cho khán giả tự cảm nhận và đưa ra những đánh giá của họ về ý nghĩa của nó một cách vô hiệu.
1
null
Phrack là một tạp chí trực tuyến của giới Hacker, phát hành từ 17 tháng 10 năm 1985. Tạp chí được Fyodor mô tả là "tạp chí tuyệt vời nhất, lâu đời nhất của Hacker" Tạp chí được lưu thông rộng rãi trong cả giới hacker và các chuyên gia an ninh máy tính. Nó mở cửa cho tất cả mọi người có ý muốn công bố tác phẩm đáng ghi nhận của họ hoặc giới thiệu các ý tưởng mới về một chủ đề hấp dẫn. Những chủ đề đầu tiên là phreaking, việc thâm nhập hệ thống điện thoại, chủ đề vô chính phủ và bẻ khóa phần mềm, các bài viết trải rộng từ bảo mật máy tính, bảo mật phần cứng, xâm nhập hệ thống, mã hóa, giải mã tới các tin tức quốc tế. Phrack nổi tiếng tới mức có người cho rằng nó "là một phần của văn hóa hacker", một cuốn cẩm nang, một tuyên ngôn của giới hacker. Lịch sử. Phrack chính thức có mặt trên mạng vào ngày 17 tháng 10 năm 1985, với tên ghép từ hai chữ "phreak" và "hack". Hai hacker sáng lập Phrack là "Taran King" và "Knight Lightning" đã biên tập hầu hết các bài viết của tạp chí trong 30 bản đầu tiên. Các bản tạp chí đầu được phát hành trên hệ thống bảng thông báo "Metal Shop", một diễn đàn Taran King quản trị, và được đăng lại trên nhiều bảng thông báo khác. Trong 10 năm phát hành đầu tiên, Phrack liên quan trực tiếp tới các vụ gian lận viễn thông, cung cấp tài liệu cho các phreakers và đưa tin về những vụ bắt giữ trong cộng đồng này thông qua mục Tin Thế giới trên Phrack. Bên cạnh đó tạp chí phát hành các bài viết như "Smashing The Stack For Fun And Profit" (đập phá ngăn xếp để giải trí và kiếm tiền) và biền tập daemon9/route năm 1996, Phrack được định hướng về an ninh máy tính và gần gũi hơn với định nghĩa hacker hiện đại.
1
null
Robert Musil ( hay , sinh ngày 6 tháng 11 năm 1880 - mất ngày 15 tháng 4 năm 1942) là một nhà văn người Áo. Cuốn tiểu thuyết chưa hoàn thành của ông với tựa đề "Người đàn ông không có phẩm chất" () được xem là một trong những quan cuốn tiểu thuyết hiện đại trọng nhất, tuy nhiên cuốn tiểu thuyết này không được công bố rộng rãi vì ông công bố chậm và có nhiều câu chuyện phức tạp bên trong.
1
null
Rắn trun (danh pháp khoa học:Cylindrophiidae) là một họ rắn đơn chi gồm Cylindrophis, được tìm thấy ở Châu Á. Đây là các loài rắn đào hang và có những vòng đen trắng xen kẽ trên cơ thể, đây là một loài rắn hoàn toàn không có độc. Hiện họ này có 8 loài được công nhận, không có phân loài.
1
null
Định lý tập compact đặc trưng qua tập đóng là một phát biểu định lý trong ngành tô pô học: "Nếu một họ các tập con đóng có tính giao hữu hạn bất kì có phần giao khác formula_1 thì không gian là compact". Định nghĩa tính giao hữu hạn. Cho formula_2 là không gian tôpô. Cho formula_3, formula_4 là một họ các tập con của formula_2. hay với formula_9 Chứng minh. Giả sử formula_2 có đặc trưng trên.
1
null
Miklós Miki Fehér (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1979 - mất ngày 25 tháng 1 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá người Hungary đá ở vị trí tiền đạo. Ngày 25 tháng 1, anh đã đột quỵ trên sân Guimarães sau khi phải nhận thẻ vàng của trọng tài trong trận đấu giữa Vitoria de Guimães và đội bóng của anh là Benfica. Fehér đã thi đấu 9 năm tại Bồ Đào Nha. Trong số đó, anh đã thi đấu 80 trận và ghi được 27 bàn thắng. Đồng thời, anh đã khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary 25 lần.
1
null
Chung kết Cúp FA 1923 là trận chung kết Cúp FA mùa giải 1922-23 giữa Bolton Wanderers và West Ham United. Trận đấu diễn ra vào ngày 28 tháng 4 năm 1913 trên sân vận động Wembley lúc đầu ở London. Đây là trận đấu cuối cùng của giải bóng đá của Hiệp hội bóng đá Anh, Challenge Cup (hay còn gọi là FA Cup) mùa 1922-23, trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức và thi đấu tại sân vận động Wembley. Vua George V đã tham dự để trao cúp cho đội chiến thắng. Mỗi đội đã có tiến triển qua năm vòng đấu để lọt vào tới trận chung kết. Bolton Wanderers thắng 1-0 trong mỗi vòng từ vòng thứ ba, và David Jack đã ghi bàn thắng duy nhất cho Bolton trong mỗi vòng. West Ham phải thi đấu với các câu lạc bộ ở giải hạng hai hoặc hạng giải thấp hơn trong mỗi vòng, lần đầu tiên này đã xảy ra từ sự ra đời của nhiều hạng giải theo quyết định của Liên đoàn bóng đá Anh. West Ham mất nhiều nỗ lực để đánh bại Southampton ở vòng thứ tư nhưng sau đó dễ dàng đánh bại Derby County trong trận bán kết, ghi được năm bàn thắng. Trận chung kết diễn ra sau những cảnh hỗn loạn của một bộ phận khán giả lớn vào sân vận động, vượt xa sức chứa của sân là vào khoảng 125.000 chỗ. Cổ động viên và khán giả ước tính lên đến 300.000 người chen vào các bậc thang lên sân, với kết quả là khán giả tìm thấy con đường của họ vào khu vực xung quanh sân và thậm chí cả vào khu vực sân thi đấu. Cảnh sát đã tìm mọi cách để khắc phục sự cố vỡ sân, trong đó chỉ có một con ngựa sáng màu mà đã trở thành hình ảnh được đưa ra để làm bớt các cổ động viên quá khích từ sân và cho phép trận đấu diễn ra. Trận đấu bắt đầu muộn 45 phút bởi vì số cổ động viên đứng xung quanh vành đai của sân. Mặc dù West Ham bắt đầu trận đấu mạnh mẽ, nhưng Bolton đã chứng minh rằng mình là đội chiếm ưu thế trong phần lớn trận đấu và giành chiến thắng 2-0. David Jack ghi một bàn thắng chỉ hai phút sau khi bắt đầu trận đấu và Jack Smith ghi thêm một bàn thắng có phần gây tranh cãi trong hiệp hai. Các sự kiện trước trận đấu đã được thảo luận trong Hạ viện Anh và dẫn đến việc đưa ra các biện pháp an toàn cho các trận chung kết trong tương lai. Trận đấu thường được gọi là "White Horse Final" và được kỷ niệm bằng cây cầu White Horse tại sân vận động Wembley mới. Đường đến chung kết. "Lưu ý:C là sân nhà, K là sân khách còn N là sân khác"
1
null
Cúp bóng đá nữ châu Á 2014 () là Cúp bóng đá nữ châu Á lần thứ 18, do Việt Nam đăng cai từ 14 tới 25 tháng 5 năm 2014.. Giải đóng vai trò là vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015. Đội tuyển CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự vì 5 cầu thủ của đội bị phát hiện sử dụng chất kích thích tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011. Nhật Bản vượt qua Úc với tỉ số 1–0 trong trận chung kết để lần đầu tiên lên ngôi vô địch. Vòng loại. Vòng chung kết của giải đấu gồm 8 đội bóng, trong đó 4 đội bóng lọt vào bán kết của giải năm 2010 được vào thẳng, các đội bóng khác tham gia vòng loại để lấy bốn đội còn lại vào vòng chung kết. Nước chủ nhà Việt Nam cũng phải tham dự vòng loại. Trong trường hợp không vượt qua được vòng loại thì ban tổ chức sẽ lựa chọn một nước chủ nhà khác. Vòng bảng. 8 đội tham dự vòng chung kết được chia làm hai bảng, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn một lượt. Hai đội đứng đầu vào đá bán kết, đội thứ ba mỗi bảng đá một trận tranh vị trí thứ năm, cũng là tranh suất cuối cùng dự vòng chung kết thế giới. Bốc thăm được tiến hành ngày 29 tháng 11 năm 2013. Tranh hạng năm. Thái Lan giành chiến thắng và giành vé dự World Cup. Vòng đấu loại trực tiếp. "Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (UTC+7)."
1
null
Trong tô pô, định lý Tychonoff (định lý Tikhonov) được phát biểu là tích của một họ các không gian tôpô compact là một không gian compact. Định lý này được đặt tên sau khi Andrey Nikolayevich Tychonoff chứng minh được nó năm 1930 cho những khoảng đóng đơn vị và năm 1935 chứng minh đầy đủ hơn cho các hợp đặc biệt. Chứng minh được công bố sớm nhất chứa trong kết quả bài báo của Eduard Čech. Phát biểu. Tích của một họ bất kỳ các không gian compact thì compact trong tô pô tích đó. Chứng minh định lý. Cho formula_1 compact formula_2. Chúng ta sẽ chứng minh:formula_3 compact thông qua đặc trưng tập đóng trong Định lý về đặc trưng qua tập đóng của tập compact. Cho formula_4 là một họ bất kỳ các tập con đóng của formula_5 có tính giao hữu hạn. Ta chứng minh formula_4 có phần giao khác rỗng, tức là formula_7. formula_8 Xét họ formula_9 với formula_10 là tập con đóng của formula_1 có phần giao hữu hạn. Vì formula_1 compact nên có phần giao khác rỗng. Suy ra có formula_13 Từ đó cho thấy formula_4 có phần giao khác rỗng, nhưng điều đó là không đúng như hình vẽ sau: Khi đó ý tưởng của Tikhonov là mở rộng họ formula_4 formula_16, formula_17 là cực đại dưới tính giao hữu hạn. (Bổ đề Zorn) Sẽ lặp lại lý luận trên với formula_17 thay vì formula_4. Xét họ formula_20 là họ các tập con đóng của formula_1 có tính giao hữu hạn. formula_1 compact nên tồn tại formula_23 Cho formula_23 và formula_25 Chứng minh formula_26 tức là chứng minh formula_27 Lấy một lân cận bất kỳ của formula_28 có dạng formula_29 vớiformula_30mở trong formula_1 Do formula_32 nên formula_33 là điểm dính của formula_34 suy ra formula_30 chứa điểm của formula_34. Nên Suy ra formula_41 vẫn có tính giao hữu hạn. Do formula_42 là cực đại dưới tính giao hữu hạn nên formula_43. Suy ra Suy ra formula_48 Vậy formula_26 hay formula_50.formula_51
1
null
Đức Mẹ Sao Biển là một tước hiệu cổ xưa dành cho bà Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Từ "Sao Biển" xuất phát từ phiên âm tiếng Latinh của tước hiệu Stella Maris, lấy hình tượng sánh ví như Sao Kim (còn gọi là "sao mai" hoặc "sao hôm", chứ không phải loài sao biển sống ở đại dương). Tước hiệu này được sử dụng để nhấn mạnh vai trò của Đức Mẹ Maria như là một dấu hiệu của niềm hi vọng và là một ngôi sao dẫn đường cho các Kitô hữu, đặc biệt là người ngoại đạo, những người mà Kinh Thánh Cựu Ước gọi ẩn dụ là biển. Qua tước hiệu này, bà Maria được tin là người hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ của những người đi trên biển cập bến an toàn theo nghĩa đen, cũng như đến bến bờ thiên đàng trong đức tin Kitô giáo theo nghĩa bóng. "Đức Mẹ Sao Biển" được đặt là thánh bổn mạng của các giáo đoàn đi biển, những người làm nghề biển, và nhiều nhà thờ ven biển được đặt tên là "Stella Maris" hoặc "Đức Mẹ Sao Biển". Hiện nay tước hiệu cổ xưa này được sử dụng rộng rãi để tôn kính Đức Maria trong toàn thế giới Công giáo. Lịch sử. Stella Maris "sao biển" là tên của chòm sao Polaris hay sao Bắc Đẩu (còn được gọi là "kim chỉ nam", "sao của con tàu", "ngôi sao dẫn đường", vv). Ngôi sao này đã được biết đến như một dấu hiệu chỉ đường từ thời cổ đại. Tên này được áp dụng cho Maria là do Thánh Jerome dịch sang tiếng La tinh cuốn Onomasticon của Eusebius thành Caesarea. Mặc dù trên thực tế, cái tên Stella Maris là một sự nhầm lẫn do lỗi sao chép. Maria tương ứng với tiếng Hêbrơ là Miryam, gốc Ai Cập của từ này m.r.y (nghĩa là yêu), ngữ nguyên Hêbrơ của gốc "marah" có nghĩa là "làm chua ra". Cái tên Maria không thể tương ứng với từ Mar yam được dịch là "Giọt nước biển" khi la tinh hóa trở thành Stilla maris hay Stella maris có nghĩa là "Sao Biển". Thánh Paschasius Radbertus vào thế kỷ thứ chín đã viết về Đức Maria Sao Biển, như một sự dẫn đường để đến với Chúa Kitô "vì sợ chúng ta bị ngã nhào giữa sóng gió biển khơi". Tại thời điểm này bài thánh ca "Ave Maris Stella "("Kính chào sao biển") cũng ngày càng trở nên phổ biến. Trong thế kỷ thứ 12, Thánh Tôma Aquinô (Aquinas) nói: "Maria nghĩa là Sao Biển vì những người đi biển được Sao Biển hướng dẫn về bến bờ như thế nào thì Kitô hữu cũng đạt đến vinh quang nhờ sự can thiệp từ mẫu của Đức Maria như vậy". Đặc biệt, Thánh Bernard thành Clairvaux viết: "Tên gọi Sao Biển vô cùng xứng hợp với Đấng vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ...Hỡi bạn là người đứng xa đất chắc, bạn thấy mình bị lôi cuốn bởi sóng trần gian giữa bao phong ba bão táp, bạn đừng rời mắt tia sáng của Vì sao đó nếu bạn không muốn chết chìm. Nếu mà cơn cám dỗ nổi lên, nếu mà đá ngầm nhô lên trên mặt đường bạn, bạn hãy nhìn sao, bạn hãy gọi Mẹ Maria. Nếu mà bạn lao đao trên các đợt sóng kiêu ngạo, tham lam, nói hành, đố kỵ, bạn hãy nhìn sao, bạn hãy gọi Mẹ Maria".. Thánh Bernard được gọi là Tiến sĩ Ngọt Như Mật (Doctor Mellifluus). Đây cũng là tựa đề một thông điệp của Giáo hoàng Piô XII ban hành ngày 24 tháng 5 năm 1953 nói về ông. Trong thông điệp này, Piô XII cũng nhắc lại lời của Bernard: "Ví Đức Maria với thiên thể là sánh ví tuyệt hảo, bởi lẽ, tinh tú phát ra các luồng sáng mà vẫn không bị suy giảm thế nào, Trinh Nữ Maria cũng không bị thiệt hại gì, khi sinh Con như thế. Cũng vậy, tia sáng không làm giảm bớt sức chiếu tỏa của ngôi sao thế nào, Người Con sinh ra cũng giữ nguyên nét toàn vẹn Trinh Nữ của Mẹ mình như thế. Mẹ đúng là Vì sao cao sang nhà Giacóp, chiếu sáng khắp vũ trụ, rạng soi các tầng trời và xuyên tận vực thẳm. Mẹ cũng sáng soi toàn trái đất, sưởi ấm linh hồn hơn là thể xác, phát huy nhân đức và tiêu diệt tật xấu. Mẹ là Vì sao huy hoàng mọc lên từ biển cả mênh mông, chói lọi nhờ công đức và rực sáng vì gương lành". Giáo hoàng Biển Đức XVI trong thông điệp Spe Salvi (Được cứu rỗi trong niềm Hy Vọng) cũng nói: "Đời người là một cuộc lữ hành. Hướng đến đích điểm nào? Làm sao tìm được lối đi? Đời người như một hải trình trên đại dương của lịch sử, thường tối tăm và giông tố, một hành trình trong đó chúng ta tìm kiếm những ngôi sao dẫn đường...Nhưng muốn đến được với Người (Chúa Giêsu), chúng ta cũng cần đến những ánh sáng gần bên – của những người đang phản chiếu ánh quang của Ngài và dẫn đường cho chúng ta. Còn ai hơn được Mẹ Maria, là ngôi sao hy vọng cho chúng ta?(...) Lạy Ngôi Sao Biển, xin chiếu sáng chúng con và dẫn đường cho chúng con!".
1
null
Đảo Ligitan (tiếng Mã Lai: "Pulau Ligitan") là một đảo nhỏ thuộc Tawau, Sabah, Malaysia. Trong quá khứ, Ligitan là tâm điểm tranh chấp lãnh thổ giữa Malaysia và Indonesia. Vụ tranh chấp đã được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế và kết quả là vào cuối năm 2002, Tòa phán quyết đảo này thuộc về Malaysia. Địa lý. Đảo Ligitan là một đảo nhỏ nằm trong biển Celebes và ở về phía đông đảo Borneo. Đảo cao 9,1 m, một phần được bao phủ bởi cây bụi. Đây là bộ phận của nhóm các đảo nhỏ và rạn san hô có tên gọi là Nhóm Ligitan. Tranh chấp. Đảo Ligitan - cùng với đảo Sidapan - từng là đối tượng tranh chấp giữa Malaysia với nước láng giềng Indonesia. Đòi hỏi chủ quyền của Indonesia dựa chủ yếu vào Hiệp định ký năm 1891 giữa Anh Quốc và Hà Lan, theo đó vĩ tuyến 4°10' Bắc là đường phân giới giữa các thuộc địa của Anh và Hà Lan. Nước này cho rằng đảo Ligitan (có vĩ độ 4°09') nằm về phía nam giới tuyến này, nên nay phải thuộc về Indonesia. Phía Malaysia lại khẳng định ranh giới 1891 chỉ nhằm phân định phần đất liền trên đảo Borneo và Sebatik. Sau khi xem xét, Toà án Công lý Quốc tế cho rằng Malaysia đã "chiếm hữu hiệu quả" đảo này từ thời chính quyền thuộc địa Anh ở Bắc Borneo. Toà bác luận điểm của Indonesia về "chiếm hữu hiệu quả" dựa vào việc ngư dân nước này từ lâu đã đánh bắt cá gần đảo, bởi vì "các hoạt động tiến hành bởi cá nhân" không thể xem là "chiếm hữu hiệu quả" do không dựa vào bất kì luật lệ chính thức nào hay diễn ra dưới quyền lực nhà nước. Khi chính quyền Bắc Borneo và sau này là Malaysia tiến hành một số hoạt động như bảo tồn rùa và xây hải đăng trên đảo thì Hà Lan và Indonesia cũng không hề tỏ ý không đồng tình hay lên tiếng phản đối. Ngoài ra, một quốc gia khác là Philippines cũng nộp đơn can thiệp tiến trình kiện tụng dựa trên cơ sở rằng nước này cũng tuyên bố chủ quyền đối với Bắc Borneo. Tòa án Công lý Quốc tế đã bác bỏ đơn xin phép can thiệp của Philippines vào ngày 23 tháng 10 năm 2001.
1
null
Giải bóng đá của hiệp hội bóng đá Anh, Challenge Cup, thường được gọi là FA Cup, là một cuộc thi đấu loại trực tiếp cúp bóng đá Anh, được tổ chức và đặt tên theo Hiệp hội bóng đá Anh (FA). Đây là giải bóng đá lâu đời nhất hiện có trên thế giới, đã bắt đầu vào mùa 1871-1872. Đương kim vô địch là Manchester City, khi họ đánh bại Manchester United với tỷ số 2–1 trong trận chung kết năm 2023. Danh sách trận chung kết. Dưới đây là danh sách trận chung kết của Cúp FA, bao gồm cả các trận chung kết đá lại. Số lần chiến thắng. Đội thể hiện trong chữ in nghiêng là đội không còn tồn tại. Ngoài ra, đội Queens Park không còn đủ điều kiện để gia nhập Cúp FA sau khi hiệp hội bóng đá Scotland ra đời năm 1887.
1
null
Ngày Malaysia (tiếng Mã Lai: "Hari Malaysia") là một ngày lễ tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng 9 ở Malaysia nhằm tưởng nhớ ngày thành lập Liên bang Malaysia vào năm 1963 trên cơ sở hợp nhất Liên bang Mã Lai, Bắc Borneo, Sarawak và Singapore. Ban đầu người ta dự định tổ chức lễ lập quốc vào ngày 1 tháng 6 năm 1963 nhưng về sau đã trì hoãn đến 31 tháng 8 năm 1963 cho trùng với Hari Merdeka lần thứ sáu. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến những lời phản đối thành lập Malaysia từ phía Indonesia và Philippines đã khiến ngày này dời đến tận ngày 16 tháng 9 cùng năm. Sự trì hoãn này cũng nhằm mục đích tạo điều kiện để Liên Hợp Quốc có thời gian thực hiện trưng cầu dân ý ở Bắc Borneo (nay là Sabah) và Sarawak liên quan đến việc gia nhập của hai bang này vào liên bang mới. Sự thành lập Malaysia dựa trên việc đệ trình "Dự luật Malaysia" lên Quốc hội vào ngày 9 tháng 7 năm 1963 và lời ưng thuận từ phía vua Malaysia vào ngày 29 tháng 8 năm 1963. Trước khi Malaysia thành lập, Sarawak đã lập được chính quyền chuyển tiếp vào ngày 22 tháng 7 năm 1963 trong khi Singapore và Bắc Borneo bắt đầu nhận chuyển giao quyền quản lý từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào ngày 31 tháng 8 năm 1963, trùng với lễ kỉ niệm Hari Merdeka (Quốc khánh) lần thứ sáu. Ngày Malaysia trở thành ngày nghỉ lễ kể từ năm 2010. Điều này có nghĩa là từ đây Malaysia có hai ngày nghỉ lễ kỉ niệm nền độc lập.
1
null
Suối nguồn sự sống (Tiếng Hy Lạp: Ζωοδόχος Πηγή, Zoodochos Pigi,Tiếng Nga: Живоносный Источник) là một danh hiệu dành cho Theotokos (Mẹ Thiên Chúa). Danh hiệu này có nguồn gốc gắn với một phép lạ của mẹ về một suối nguồn sự sống (tiếng Hy Lạp: ἁγίασμα, hagiasma) ở Valoukli, Constantinople, nơi mà một người lính tên là Leo Marcellus, người sau này trở thành Hoàng đế Byzantine Leo I (457-474) đã cho xây dựng một Nhà thờ Rất Thánh Maria Suối nguồn sự sống. Nơi đây đã chứng kiến nhiều sự chữa lành kỳ diệu qua nhiều thế kỷ, thông qua lời khẩn cầu với Mẹ Maria và trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng nhất của Chính thống giáo Hy Lạp. Do đó, thuật ngữ "suối nguồn sự sống" đã trở thành một danh hiệu của Theotokos. Ngày lễ kính "Suối nguồn sự sống" được tổ chức vào sáng thứ sáu trong các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, và trong các Giáo hội Công giáo phương Đông theo nghi lễ Byzantine. Ngoài ra, biểu tượng Theotokos "Suối nguồn sự sống" được kỷ niệm vào ngày 4 Tháng 4 / 17 trong Giáo hội Chính thống Slavic. Huyền thoại. Bên ngoài thành phố Constantinople, ở gần Cổng Vàng (Porta Aurea) có một khu rừng. Tại đây, một đền thờ đã được xây dựng dành riêng cho Theotokos với một suối nước. Theo thời gian, khu rừng ngày càng trở nên rậm rạp, đền thờ bị quyên lãng và suối nước bốc mùi hôi thối. Các tài liệu truyền thống xung quanh ngày lễ "Suối nguồn sự sống" được ghi lại trong Nikephoros Kallistos Xanthopoulos, được viết bởi các tác giả sử học cuối cùng của Giáo hội Hy Lạp, lan truyền rộng rãi vào khoảng năm 1320. Theo đó, danh hiệu này bắt đầu với một phép lạ đã xảy ra liên quan đến một người lính tên là Leo Marcellus, người sau này là Hoàng đế Byzantine Leo I. Vào ngày 4 tháng 4 năm 450, Leo đi ngang qua một khu rừng và bắt gặp một người đàn ông mù đang bị lạc đường. Leo thương hại nên đã dẫn ông ta đến con đường cho ông ngồi trong bóng râm rồi đi tìm nước cho ông ta uống. Bất thình lình, Leo nghe một giọng nói với ông: "Đừng lo lắng, Leo, đừng đi tìm nước ở nơi nào khác mà nước ở ngay đây". Khi nhìn ra xung quanh, Leo không thấy có ai và cũng không thấy dòng nước nào. Sau đó anh lại nghe thấy tiếng nói một lần nữa: "Leo, "Hoàng đế", hãy đi vào rừng, anh sẽ tìm thấy nước và đưa nó cho người đàn ông. Sau đó hãy lấy bùn [từ dòng suối] và đặt nó lên mắt của người mù... Và hãy xây dựng một đền thờ tại đây... tất cả những ai đến đây sẽ được đáp ứng lời cầu xin của họ." Leo đã làm theo tiếng nói và khi Leo lấy bùn đặt lên mắt người mù thì mắt người này sáng lại. Sau khi đã trở thành hoàng đế, Leo đã cho xây một nhà thờ to lớn ở đây để dành riêng cho các Theotokos, và dòng nước tiếp tục chữa trị bệnh tật một cách thần kỳ, đem lại sự sống từ cõi chết, thông qua việc cầu nguyện với Theotokos, và do đó nó được gọi là "Suối nguồn sự sống". Đền thờ. Các sử gia Procopius và Cedrenus cho biết Hoàng đế Justinian đã xây dựng một nhà thờ mới ở đây vào cuối triều đại của ông (559-560). Nhà thờ mới này lớn hơn rất nhiều so với đền thờ được xây lần đầu tiên. Công trình sử dụng vật liệu còn thừa sau khi xây dựng Nhà thờ Hagia Sophia. Sau khi đền thờ được hoàn thành, Đế quốc Byzantine đặt tên cho cánh cổng nằm bên ngoài các bức tường của Theodosius II là: "Cổng mùa xuân "(tiếng Hy Lạp: Πύλη τῆς Πηγῆς). Sau khi Constantinople sụp đổ vào năm 1453, nhà thờ đã bị phá bỏ bởi người Thổ Nhĩ Kỳ. Những tảng đá của công trình được sử dụng để xây dựng một nhà thờ Hồi giáo Sultan Bayezid. Chỉ có lại một nhà nguyện nhỏ ở vị trí cũ của nhà thờ. Phải đi hai mươi lăm bước xuống, người ta mới tới được dòng suối được vây quanh bởi một rào chắn. Năm 1547, nhà nghiên cứu người Pháp Petrus Gyllius cho biết rằng nhà thờ đã không còn tồn tại, và người dân rất khó để lấy được nước thánh. Sau cuộc Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp vào năm 1821, ngay cả những nhà nguyện nhỏ cũng bị phá hủy và dòng nước suối bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Năm 1833, các cải cách Ottoman Sultan Mahmud II đã cho phép cho các Kitô hữu xây dựng lại nhà thờ. Khi nền móng ban đầu của nhà thờ được phát hiện trong quá trình xây dựng, quốc vương đã đưa ra một sắc chỉ thứ hai cho phép không chỉ xây dựng lại một nhà thờ nhỏ, nhưng là một nhà thờ lớn theo kích thước ban đầu. Công trình xây dựng được hoàn thành vào ngày 30 tháng 12 năm 1834. Thượng phụ Constanipole là Constantius II đã thánh hiến nhà thờ vào ngày 2 tháng hai năm 1835, cùng với 12 Giám mục và sự có mặt có rất đông các tín hữu. Vào ngày 6 tháng 9 năm 1955, trong cuộc tàn sát chống Hy Lạp tại Istanbul, nhà thờ là một trong những mục tiêu của đám đông cuồng tín. Tòa nhà đã bị đốt cháy, linh mục sở tại bị hành hình, và Tổng linh mục Chrisanthos Mantas 90 tuổi thì bị sát hại bởi đám đông. Một nhà thờ nhỏ đã được xây dựng lại trên nền nhà cũ, nhưng nhà thờ hiện giờ vẫn chưa được khôi phục lại theo kích thước cũ. Suối nước vẫn còn chảy cho đến ngày nay và được coi như nguồn ơn cứu chữa của các tín hữu.
1
null
Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF (tiếng Anh: CONCACAF Women's Championship) là giải đấu bóng đá nữ do Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF) tổ chức dành cho các đội tuyển quốc gia trong khu vực. Giải thường đóng vai trò là vòng loại cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Các quốc gia ngoài khu vực cũng được mời tham dự vào các năm không thuộc. Đội tuyển giàu thành tích nhất tới nay là Hoa Kỳ với tám danh hiệu. Các trận chung kết và tranh hạng ba. Các giải không là vòng loại World Cup được tô màu hồng. không tham dự vì là chủ nhà Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1999. không tham dự vì là chủ nhà Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015. Lần đầu tham dự. Dưới đây là thống kê giải đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền vào chơi một vòng chung kết CONCACAF Championship. Số liệu thống kê chung. 1 Đội khách mời ngoài CONCACAF
1
null
One more time, One more chance là đĩa đơn của nam ca sĩ người Nhật Yamazaki Masayoshi được phát hành vào ngày 22 tháng 01 năm 1997 dưới nhãn của hãng Polydor Japan. Bài hát cùng tên One More Time, One More Chance trong đĩa đơn đã đạt hạng 18 trong bảng xếp hạng Singles tuần Oricon và tiếp tục trụ hạng trong 24 tuần. Bài hát còn được sử dụng làm nhạc kết thúc của phim "5 Centimet trên giây". Đĩa đơn này được phát hành lại vào ngày 3 tháng 3 cùng năm, dưới nhãn của hãng Nayutawave Records và trở lại bảng xếp hạng với vị trí thứ 52
1
null
là một ca sĩ – nhạc sĩ người Nhật, cô thường được gọi là Kokia (viết là KOKIA). Cô được biết đến nhờ vào bài (bài hát giữ vị trí số 1 tại Hồng Kông khi nó được cover bởi Trịnh Tú Văn) và "The Power of Smile." Cô cũng được ký hợp đồng thu âm, phân phối các sản phẩm anime/game soundtracks, một trong những bản làm nên tên tuổi của cô là "Ai no Melody/Chōwa Oto (With Reflection)" trong phim Gin-iro no kami no Agito, "Follow the Nightingale" trong game "Tales of Innocence", và "Tatta Hitotsu no Omoi" trong anime "Gunslinger Girl: Il Teatrino". Kokia thường biểu diễn ở châu Âu, với việc ca hát và phát hành âm nhạc thông qua Wasabi Records, một chi nhánh của Kazé. Đời thường. Khi còn nhỏ. Kokia sinh năm 1976 và được mẹ nuôi lớn. Cô bắt đầu chơi Violon vào lúc 2 tuổi rưỡi, tuy nhiên, cô lại tỏ ra thích thú với cây Piano của gia đình hơn. Thông thường, thay vì chơi với đồ chơi, Kokia thường chơi với cây Piano. Cô nhớ rằng, mình đã từng đặt những cuốn sách hình lên giá nhạc, và đàn theo mỗi khi âm nhạc xuất hiện trên màn hình. Khi lên 10, Kokia ra nước ngoài với chị là Kyoko để học trường Âm nhạc mùa hè (cô thực hiện chuyến đi lần 2 vào năm 14 tuổi). Vào trung học, cô học thanh nhạc và opera, và theo đuổi chuyên môn opera tại Trường âm nhạc Toho Gakuen. Trong thời gian đại học, một người bạn đã đưa bản thu âm demo của Kokia cho những nhà thu âm. Sau đó Kokia đã được ký hợp đồng với Pony Canyon, và cô xuất hiện trên thị trường vào năm 1998 khi vẫn còn là sinh viên. Cô tạo ra nghệ danh của mình bằng việc đảo các âm tiết trong họ của cô Akiko. Bài hát phát hành đầu tiên của cô là "For Little Tail," đã được sử dụng như bài hát mở đầu cho game Tail Concerto (dù nó đã được phát hành như bản track phụ trong album single "Road to Glory"). Một số ít single đầu tiên của cô không được sáng tác bới cô, thay vào đó là do Hinata Toshifumi vàKanno Yoko viết. Sau 4 single, cô cho phát hành album chính thức của mình, đó là "Songbird" vào năm 1999. Không như những đĩa đơn khác sau đó, đa phần là những bài hát do chính Kokia viết. Không bản phát hành nào của cô được xếp hạng cao, tuy nhiên, single dẫn đầu của cô từ Album, , đã thành công rực rỡ tại Hồng Kông. NÓ được trao giải 3 năm 1999 tại Giải thưởng nhạc pop quốc tế Hồng Kông (香港國際流行音樂大赏). Ca sĩ Hồng Kông Trịnh Tú Văn đã cover bài hát và phát hành nó và đặc tên cho album của mình "Arigatō" vào tháng 10 năm 1999. Và bài hát trở thành Hit tại thành phố Hồng Kông. Victor Entertainment. Sau khi tung ra album đầu tiên của mình, kokia đã không tiếp tục các sản phẩm âm nhạc với Pony Canyon. Sự phát triển album mới của cô sau đó là 5 bài hát dành cho Luna Sea giọng ca của nhà sản xuất Kawamura Ryūichi ЯKS, vào năm 2000. Album được phát hành dưới trướng của Victor Entertainment. Năm 2001, cô trở lại công chúng như là thành viên của Victor, và phát hành 3 single tiếp theo của mình. Kokia tiếp tục thành công tại châu Á, với các chiến lược chiêu thị đầu tư cho âm nhạc rộng rãi khắp khu vực. Năm 2001, cô trình diễn tại hai buổi hòa nhạc cao cấp ở Trung Quốc: một là buổi hòa nhạc chống lại chất gây nghiện thu hút 30.000 người tham gia cùng với sự tham gia của Tứ đại thiên vương (Trương Học Hữu, Lưu Đức Hoa, Quách Phú Thành và Lê Minh), và tại một buổi hòa nhạc với hơn 120.000 người vào năm 2001 để chào mừng năm mới trong sự kiện countdown 2001 tại Đài Loan. Vào tháng 1 năm 2002, Kokia phát hành album thứ hai của mình với tên gọi "Trip Trip", album đầu tiên mà chính cô đầu tư phát triển sản xuất. Giống như các album debut của cô, không có bản thu âm nào đạt được hạng cao tại Nhật Bản. Tuy nhiên, năm 2003, Kokia lần đầu tiên gặt hái được sự chú ý của dư luận. Single của cô với tên gọi "Kawaranai Koto (Since 1976)" được sử dụng như là bài hát chính của drama , single đã đưa Kokia lọt top 50 bảng xếp hạng. Tuy vậy, bản HIT lớn nhất của cô lại là "The Power of Smile/Remember the Kiss." Nó đã gặt hái được tiếng tăm sau khi được sử dụng trong quảng cáo của sản phẩm dưỡng tóc Kao. Kokia sau đó đã được đề nghị trình diễn trong một chương trình âm nhạc nổi tiếng Music Station. Single đã phá top 20 tại Nhật Bản và được chứng nhận bản GOLD bởi RIAJ. Album tiếp theo, "Remember Me", cũng nằm trong top 20 và bán trên 45.000 bản. Những bài hát trong lúc cô còn ở Pony Canyon-era như "I Catch a Cold" và đã được sử dụng trong soundtrack cho bộ drama Trung Quốc tại vịnh Cá Heo vào 2003. Đây là bài hát đánh dấu sự kết thúc của sự nghiệp tham gia thị trường âm nhạc Trung Quốc của cô. Album thứ tư của Kokai "Uta ga Chikara" (phát hành năm 2004) cũng sớm đạt được thành công khi bán được 20.000 bản. Single lớn nhất từ album này là "Yume ga Chikara," đã được sử dụng như là bài hát cổ vũ cho đội tuyển Nhật Bản tại Thế vận hội Mùa hè 2004. Trong khi Kokia bắt đầu phát triển sản phẩm âm nhạc của mình với game và anime ngay khi cô debut, cũng phải đến năm thi bài hát chủ đề của cô mới bắt đầu thành công. Single của cô mang tên "Ai no Melody/Chōwa Oto (With Reflection)" đã được sử dụng như là 2 bài hát chủ để của phim anime Gin-iro no kami no Agito, và nó vươn lên vị trí thứ 30 trên bản xếp hạng đĩa đơn Oricon. Vào tháng 2 năm 2006, Kokia cho phát hành bản hit đình đám nhất của cô, ', và bộ sưu tập video clips thành công, '. Bộ sưu tập các bài hát hay nhất đã vươn lên vị trí 19 trong bảng xếp hạng các album. Anco & Co., France. Từ năm 2006 trở đi, Kokia bắt đầu làm việc tại thị trường chuâ Âu, cùng lúc đó, cô phát triển khả năng điều hành việc phát triển các sản phẩm âm nhạc tốt hơn. Vào tháng 1, cô tiến hành chương trình âm nhạc đầu tiên của mình tại Paris, và trình diễn tại triển lãm Công nghiệp thương mại âm nhạc Midem. Sản phẩm "Pearl" được ra mắt một tháng trước khi phiên bản tiếng Nhật được trình làng tại pháp và Tây Ban Nha. Vào tháng 6 năm 2006, Kokia quyết định thiết lập công ty sản xuất của mình, được tách ra từ Victor Entertainment, và được gọi là Anco & Co., sau khi cô khát khao giành được quyền kiểm soát việc phát triển sản phẩm của mình.. Vào tháng 12, cô trở lại thị trường pháp với nhà phân phối ấn phẩm anime Wasabi Records, releasing her 5th album "", 6 tháng trước khi bản tiếng Nhật được phát hành. Vào tháng 12 năm 2007, Kokia giành được thành công thứ hai trong việc phát hành đĩa đơn về game/anime của mình, với "Follow the Nightingale." Bản nhạc đã được dùng cho game Tales of Innocence, và đạt được hạng 30 trên Oricon. Khả năng điều khiển sáng tạo tốt hơn của Kokia cho phép âm nhạc của cô được phát hành ở nhiệp độ cao hơn. Năm 2008, Kokia phát hành 3 album: tân cổ điển "The Voice", album nền của Ireland ' và album Giáng sinh đầu tiên của mình "Christmas Gift". Năm 2009, Kokia phát hành 2 album cùng lúc (' và "") để kỉ niệm 10 năm ca hát của mình. Cô cũng tổ chức tour vòng quan thế giới đầu tiên với việc trình bày các ca khúc bằng tiếng Nhật, Pháp, Ireland, Ba Lan, Bỉ và Đức. Với album lần thứ 11, "Real World", cô đã vòng quang Tunisia và sa mạc Sahara để tìm cảm hứng. Nghệ thuật. Giọng hát. Giọng hát của cô thường được khen tặng bởi các nhà phê bình cho chất giọng trong trẻo sáng sủa. Nó đã diễn tả bởi Key trong JaME World như là dễ hỏng và nghe rõ cả tiếng thở. Năm 2004, trên chương trình truyền hình TV Daimei no Nai Ongaku-kai 21 (題名のない音楽会21), Kokia đã thử cố gắng phá vỡ Kỉ lục Guinness Thế giới cho việc giữ nốt cao lâu nhất. Việc trình diễn khả năng cappella của cô 'O Sole Mio, cô đã giữ nốt trong 29.5 giây, tuy nhiên đã không thể phá vỡ kỉ lục. Sáng tác nhạc. Từ album thứ hai của mình, "Trip Trip", Kokia đã viết tất cả các bài hát gốc xuất hiện trong album của cô. Kokia cũng đã từng hợp tác viết nhạc cho những bài hát mà cô sẽ trình bày trong game hoặc anime (vì đây không phải là luật nên nhiều bài hát được viết bới các tác giả khác). Kokia viết một lượng lớn tác phẩm của mình bằng tiếng Nhật, một số bằng tiếng Anh hoặc một phần tiếng Anh (như "The Rule of the Universe," "Say Hi!!", and "So Sad So Bad."). Cô mở rộng hợp tác trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Ý ("Il Mare dei Suoni," "Insonnia.") và tiếng Irish ("Taimse im' chodhadh" và "Siuil a Run" từ album tiếng Irish của cô ""). Các bài hát hợp tác như và "Follow the Nightingale," Kokia viết lời cho giai điệu. Cho cả hai bài đó, cô thường lựa chọn các ký tự đặc trưng được đảo ngược (như lời "nimiunooto denzush," khi đảo ngược sẽ cho ). Tại "Chōwa Oto", Kokia cũng đã chia nốt nhạc (các số 3 25 15 21 23 và 1) tương xứng với các ký tự của bản chữ tiếng Anh English alphabet (1=A, 26=Z) để viết lên tên bài hát wāpuro rōmaji (C Y O U W A). Nhà phê bình âm nhạc Tomisawa Issei xem Kokia là một trong những nhạc sĩ yêu thích của ông. Cuộc sống cá nhân. Nghệ sĩ Violin Yoshida Kyoko là chị của Kokia, và cũng tham gia vào Trường âm nhạc Toho Gakuen. Ông của Kokia là nhà quản lý công ty đóng tàu của Nhật Bản. Cô đã sản xuất một ấn phẩm phim ngắn là và bài hát (Grandfather's Ship) trong chính danh dự của ông. Kokia được nuôi lớn trong gia đình Thiên chúa giáo, và tham gia vào các lễ mét mỗi Chủ nhật từ khi còn bé. Cô viết khá nhiều bài hát về Chúa, như "Why Do I Sing?," "Everlasting," và . Kokia làm việc theo chủ nghĩa Nhân đạo. Tại trường, cô là thành viên của hội những người tình nguyện và cố gắng giúp đỡ những người tàn tật, người già và các nạn nhân AIDS. Cô cũng hoạt động nghệ thuật tại các chương trình ca nhạc nhằm ngăn chặn chất gây nghiện, ủng hộ tổ chức Phúc lợi xã hội Nhật Bản (社会福祉法人), và phát hành nhiều đĩa đơn dành cho nạn nhân của trận động đất Động đất Niigata năm 2007. Kokia cũng cảm thấy rất đồng cảm với nạn nhân của vụ tấn công 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ. Cô đã tặng 10.000 bản của ấn phẩm "Music Gift", trên đường phố New York để tưởng niện đến vụ khủng bố.. Rất nhiều bài hát của Kokia là thông điệp về con người và môi trường, hoặc về cách mà con người sống tốt hơn. Kokia nhấn mạnh việc sáng tác các bài hát của mình về tình yêu và hoà bình.. Kokia cũng là một người yêu chó. Trong suốt thập kỉ đầu của thế kỉ 21, cô sở hữu bốn con chó tên là: Donna, Muta, Nero và Titti. Tuy nhiên, Dona đã qua đời vào tháng 2 năm 2010. Cô đã nhắc đến những con chó trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, như , và trong "Say Hi!!," khi lời nhạc nói về "lái xe ra bãi biển để chơi với Dona của chúng ta." Nhiều bài đăng trên blog cá nhân của cô đều đề cập xung quanh các chú chó, và cô còn phân mục đặc biệt cho những bài đăng này. Cô có hai con, một trai một gái. Con trai cả là Kamiki Ryunosuke đang là một diễn viên, diễn viên lồng tiếng. Còn cô con gái út là Rena Kato đang là một thần tượng tại AKB48
1
null
Viêm da ứ đọng là vùng viêm da ở chân, thường kèm theo thiểu năng tĩnh mạch hoặc loét rõ ràng. Nguyên nhân do tĩnh mạch bị suy yếu cản trở việc bơm máu từ chân về tim, dẫn đến tăng áp lực trong các mao mạch gây rò rỉ các tế bào máu và dịch ra da và các mô, làm da bị thương tổn và ngứa. Tỷ lệ mới mắc và bệnh nguyên. Số lượng người béo phì, thường là nữ giới, những bệnh nhân có mức độ thiểu năng tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch ở cẳng chân. Trước khi có loét ứ đọng, có thể xuất hiện phản ứng viêm da nhẹ với teo biểu bì, ban xuất huyết và nhiễm sắc tố do hemosiderin. Những thay đổi này liên quan đến máu thoát mạch vào mô và thiếu oxy. Triệu chứng. Da bị nứt và tổn thương do viêm da ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và viêm mô tế bào (cellulitis) ở chân. Nếu tình trạng da trở xấu có thể gây loét tĩnh mạch. Biểu hiện lâm sàng. Mặt trong của hai cẳng chân. Phía trên và xung quanh mắt cá trong là vùng bị tổn thương chính. Da bóng, teo và thường có rất nhiều mạch máu nhỏ dễ dàng quan sát. Ngứa có thể là dữ dội và gây vết xước chậm liền. Những tổn thương khác ít nghiêm trọng có thể thấy trên bắp chân và đùi. Điều trị. Điều trị tĩnh mạch giãn là quan trọng nhất. Sử dụng steroid tại chỗ mặc dù có giá trị để giảm triệu chứng nhưng không được khuyên dùng kéo dài vì steroid sẽ thúc đẩy đến những thay đổi teo đã sẵn có trong biểu bì mỏng. Băng tẩm hắc ín hoặc ichthyol bảo vệ là có ích cả trong ngăn ngừa gãi và bảo vệ những sang chấn nhỏ khác.
1
null
PlanetMath là từ điển toán học trực tuyến miễn phí, cũng như cho phép người đăng nhập sửa chữa nội dung. Mục đích của nó nhằm nâng cao giáo dục toán học, với nội dung mở, cập nhật, chứa các liên kết trong nội dung. Có hơn 24.000 người đã đăng ký tham gia với nhiều lĩnh vực đóng góp khác nhau. Nhằm hướng tới sự hoàn thiện, dự án này hiện có máy chủ do Đại học Waterloo quản lý. Trang web này sở hữu bởi tập đoàn phi lợi nhuận ở Mỹ, "PlanetMath.org, Ltd". Ý tưởng hình thành trang PlanetMath khi trang web từ điển trực tuyến miễn phí MathWorld phải đóng cửa tạm thời trong 12 tháng bởi liên quan đến vụ kiện bản quyền từ nhà xuất bản CRC Press đối với tập đoàn Wolfram Research và người viết trang web (hay tác giả của MathWorld) Eric Weisstein.
1
null
Tôn Hòa (chữ Hán:孫和; 224-253) ông là hoàng thái tử nhà Đông Ngô con thứ 3 Ngô Đại Đế Tôn Quyền và là cha của Ngô Mạt Đế Tôn Hạo. Sau khi con ông Tôn Hạo lên ngôi vua năm 264 ông được truy tôn thụy hiệu là Ngô Văn Đế
1
null
Friedrich Bertram Sixt von Armin (27 tháng 11 năm 1851 – 30 tháng 9 năm 1936) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ – Đức. Từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870, ông là người chỉ huy Quân đoàn IV của Đức trong giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, và được phong tặng Huân chương Quân công cao quý của Phổ. Ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Tập đoàn quân số 4 tại Flanders vào năm 1917 và giữ chức vụ này cho đến khi cuộc đại chiến kết thúc. Đầu đời. Sixt von Armin sinh ra tại Wetzlar, một phần đất tách rời của tỉnh Rhein, Phổ. Ông học tập cho đến năm 1870, rồi gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 4 với tư cách là một thiếu sinh quân. Ít lâu sau, cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và ông bị thương nặng trong trận Gravelotte. Ông dã được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt, hạng nhì, và được phong quân hàm Trung úy. Về sau, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của trung đoàn, và cũng giữ các chức vụ khác trong bộ tham mưu của trung đoàn. Vào năm 1900, Sixt von Armin được lên cấp Đại tá, và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 55. Năm sau, ông được cử làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn Vệ binh ("Gardekorps"). Ông được thăng cấp Thiếu tướng vào năm 1903, rồi sau đó là Trung tướng vào năm 1906. Sau khi một thời gian phục vụ trong bộ tổng chỉ huy, vào năm 1908 Sixt von Armin được ủy nhiệm làm tư lệnh của Sư đoàn số 13, khi đóng quân tại Münster. Vào năm 1911, ông kế nhiệm Paul von Hindenburg làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn IV tại Magdeburg. Vào năm 1913, Sixt von Armin được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc tổng động viên vào đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Quân đoàn IV do Sixt von Arnim chỉ huy là một phần thuộc Tập đoàn quân số 1 dưới quyền tướng Alexander von Kluck trên Mặt trận phía Tây. Ông đã tham chiến trong trận sông Marne lần thứ nhất năm 1914. Và dĩ nhiên, họ cũng sa lầy vào chiến tranh chiến hào – một cục diện bế tắc và đẫm máu đã định hình cho những năm sau đó của cuộc chiến. Họ đã tham gia trong các trận đánh tại Arras, cao điểm Loretto, La Bassée, và trên sông Somme. Để tưởng thưởng vai trò chỉ huy của ông trong các trận chiến này, đặc biệt là ở Arras và sông Somme, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công vào năm 1916. Năm sau, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Tập đoàn quân số 4, đồng thời giữ trách nhiệm tổng chỉ huy quân đội tại vùng Flanders. Dưới sự chỉ huy của ông, Tập đoàn quân số 4 đã đứng vững trước một số cuộc tấn công ác liệt của các lực lượng Anh và Khối Thịnh vượng chung, tiêu biểu là trận Ypres lần thứ ba. Sixt von Armin đã được trao tặng Huân chương Đại bàng Đen, và được tặng thêm bó sồi của Huân chương Quân công. Sixt von Armin cũng chỉ huy Tập đoàn quân số 4 trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918. Quân của ông đã đánh chiếm Armentières, và vào ngày 25 tháng 4 năm 1918, họ chiếm Kemmelberg. Vì chiến tích này, ông được vua xứ Sachsen phong tặng Thập tự Chỉ huy Huân chương Quân sự Thánh Heinrich hạng nhất vào ngày 7 tháng 5. Về sau này, quân của ông đã bị buộc phải triệt thoái về tuyến phòng ngự Antwerp-Maas. Với việc ký kết Hiệp định đình chiến vào ngày 11 tháng 11, Sixt von Armin được giao quyền chỉ huy Cụm Tập đoàn quân A và trở về nước Đức cùng với cụm quân. Sau khi các lực lượng của ông phục viên, ông đã giải ngũ. Cuối đời. Sau cuộc chiến tranh, Sixt von Armin sống tại Magdeburg, tỉnh Sachsen, nơi ông trở thành một diễn giả nổi tiếng và thường xuất hiện trong các sự kiện công chúng. Khi ông từ trần vào năm 1936, ông đã được mai táng theo nghi thức quân sự. Sau khi ông tạ thế, một doanh trại và con đường ở Magdeburg đã được đặt theo tên ông, mặc dù cả hai đều bị đổi tên vào năm 1945. Ngày nay, ở Wetzlar cũng có một con đường mang tên ông.
1
null
Eric Wolfgang Weisstein (sinh 18 tháng 3 năm 1969) là nhà toán học sáng lập và duy trì trang web truy cập miễn phí "MathWorld" cũng như "Eric Weisstein's World of Science" ("ScienceWorld"). Ông cũng là tác giả của cuốn sách "CRC Concise Encyclopedia of Mathematics". Hiện ông làm việc tại Wolfram Research, Inc. Eric gia nhập Wolfram Research năm 1999 và bắt đầu phát triển MathWorld dựa trên phần mềm Mathematica. Hiện nay trang web MathWorld đã có hơn 13.000 bài viết có chứa hình ảnh và tương tác, được cập nhật thường xuyên.
1
null
Họ Trăn đảo, danh pháp khoa học Bolyeriidae, là một họ rắn bản địa của Mauritius và các đảo xung quanh nó, đặc biệt là đảo Round (Ronde). Trong quá khứ chúng cũng xuất hiện trên đảo Mauritius, nhưng đã bị biến mất do sự xuất hiện của con người và tìm kiến thức ăn cho lợn. Các loài rắn này trước đây được xếp vào họ Boidae, nhưng hiện được tách thành một họ riêng. Hiện họ này có 2 chi đơn loài được công nhận nhưng chỉ có 1 loài còn sinh tồn.
1
null
Họ Trăn cây, hay trăn lùn, tên khoa học Tropidophiidae, là một họ rắn được tìm thấy từ México và Tây Ấn về phía nam đến đông nam Brasil. Đây là những loài rắn có kích thước nhỏ-trung bình, sống trong hang, một vài loài có dải màu nổi bật, bắt mắt. Hiện tại, hai chi còn sinh tồn, gồm 34 loài, được công nhận. Hai chi tuyệt chủng ("Ungaliophis" và "Exiliboa") từng được xếp vào Tropidophiidae, nhưng nay đã đưa sang họ Boidae, chính xác hơn là vào phân họ Ungaliophiinae. Các chi. T Chi điển hình.
1
null
Uropeltidae (tên thường gọi tiếng Anh là shield-tailed snakes, "rắn đuôi khiên") là một họ rắn không độc, đào hang, mang nhiều nét nguyên thủy, đặc hữu nam Ấn Độ và Sri Lanka. Tên họ này ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp: "ura" (οὐρά, "đuôi") và "pelte" (πέλτη, "khiên"), chỉ tấm keratin cứng ở chóp đuôi. Họ này gồm 7 hay 8 chi (tùy theo việc "Teretrurus rhodogaster" nằm trong chi riêng hay gộp vào "Brachyophidium"). Họ này có hơn 50 loài. Ta chưa biết rõ về độ đa dạng, đặc điểm sinh học và lịch sử tự nhiên của những loài rắn này. Mô tả. Đây là những loài rắn nhỏ, con trưởng thành đạt chiều dài 20–75 cm. Chúng thích nghi với lối sống trong hang, biểu hiện rõ ở hình thái của chúng. Hộp sọ nguyên thủy, với xương vuông ngắn, thẳng đứng và hàm kém linh hoạt; trên hàm dưới vẫn còn xương mỏm vẹt (coronoid bone). Không có xương ổ mắt; mắt nhỏ, thoái hóa, không phủ màn mắt (brille). Tuy vậy, xương chậu và chi sau, hai đặc điểm nguyên thủy, đều đã tiêu biến trong họ này. Cơ thể hình trụ dài, phủ vảy bóng. Hành vi và lịch sử tự nhiên. Ta không biết gì mấy về lịch sử tự nhiên nhiều loài Uropeltidae. Nghiên cứu thực địa cho thấy nhiều loài sống ở hang bắt buộc và trong đêm mưa có lúc trồi lên mặt đất. Chúng có vẻ ưa lớp đất mặt giàu mùn, hiếm khi đào sâu hơn. Khi bị loài ăn thịt tiếp cận, chúng không cắn như những loài rắn khác mà quấn người thành trái cầu và giấu đầu dưới thân. Chúng có thể đâm kẻ dịch bằng chóp đuôi, dù việc này nói chung vô hại. Mặt lưng thường có màu tối, sậm nhưng ngược lại mặt bụng lại có màu sáng (đỏ, vàng, vân vân) nhằm hù dọa kẻ địch khi chúng ngửa bụng lên. Phân bố địa ý. Chúng sống ở Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Ở Ấn Độ, chúng có mặt ở vùng đồi Ghats Tây là chính. Ở Sri Lanka, chúng sống tại nhiều sinh cảnh, gồm cả vùng khô cằn và đồng bằng.
1
null
Kĩ thuật chụp toàn ảnh hay ảnh toàn ký là phương pháp và kĩ thuật chụp lại và tái dựng hình ảnh ba chiều của vật thể. Kĩ thuật này không cần sử dụng thấu kính quang học nhằm tập trung hình ảnh lên tấm ghi hình hoặc thiết bị kĩ thuật số, thay vào đó sử dụng một nguồn sáng kết hợp như laser chiếu đến vật và cho giao thoa với một chùm laser tham chiếu tại cuộn phim ghi hình. Phương pháp chụp giao thoa này cho phép lưu lại nhiều thông tin hơn hình ảnh 2 chiều, cho phép người quan sát thấy hình ảnh 3 chiều của vật thể khi nhìn dưới những góc khác nhau mà không một kính hỗ trợ nào khác. Một đặc điểm khác so với ảnh thông thường đó là nếu xé ảnh toàn ký thì hình ảnh của vật thể vẫn được bảo toàn trong từng bức ảnh toàn ký nhỏ. Kĩ thuật này do Dennis Gabor phát triển vào thập niên 1940, nhưng phải đợi cho đến khi laser ra đời thì ý tưởng của ông mới thực hiện được. Nhờ công trình này mà ông được trao giải Nobel Vật lý năm 1971. Ảnh toàn ký có nhiều ứng dụng trong y học, khoa học, kĩ thuật, kiến trúc và bán lẻ hàng hóa. Mô hình kiến trúc bằng toàn ảnh cho phép các kiến trúc sư mô hình hóa công trình trên không gian ba chiều trước khi triển khai xây dựng. Ảnh toàn ký tái dựng từ những phần xương còn lại của người Lindow (Lindow Man) 2000 năm tuổi phát hiện trong một đầm lầy ở Anh, cho thấy khả năng áp dụng của kĩ thuật này cho ngành nhân chủng học cũng như cho mục đích giáo dục và lưu trữ thông tin.
1
null
Trong vật lý hạt, điện động lực học lượng tử (QED) là lý thuyết trường lượng tử tương đối tính của điện động lực học. Về cơ bản, nó miêu tả cách ánh sáng và vật chất tương tác với nhau và là lý thuyết đầu tiên kết hợp được các tính chất của cơ học lượng tử và thuyết tương đối hẹp. QED miêu tả bằng toán học mọi hiện tượng có sự tham gia của các hạt mang điện tương tác với nhau thông qua trao đổi các photon ảo và biểu diễn các tính chất lượng tử của điện từ học cổ điển mang lại một lý thuyết đầy đủ về tương tác vật chất và ánh sáng. Theo thuật ngữ kĩ thuật, QED là lý thuyết nhiễu loạn của chân không lượng tử điện từ. Richard Feynman, gọi nó là "viên ngọc của vật lý học" do khả năng tiên đoán chính xác các đại lượng như mômen từ dị thường của electron, dịch chuyển Lamb đối với mức năng lượng của hiđrô. Lịch sử. Lý thuyết lượng tử đầu tiên miêu tả tương tác giữa bức xạ và vật chất do nhà khoa học người Anh Paul Dirac đưa ra, mà (trong thập niên 1920) ông là người đầu tiên tính được hệ số phát xạ tự phát cho một nguyên tử. Dirac miêu tả sự lượng tử hóa của trường điện từ giống như các dao động tử điều hòa và giới thiệu khái niệm toán tử sinh và hủy của hạt. Trong những năm sau, với các đóng góp của Wolfgang Pauli, Eugene Wigner, Pascual Jordan, Werner Heisenberg và hình thức điện động lực học lượng tử sáng rõ nêu bởi Enrico Fermi, các nhà vật lý tin rằng, về nguyên lý, có thể tính toán bất kỳ một quá trình vật lý nào có sự tham gia của các photon và các hạt điện tích. Tuy nhiên, những nghiên cứu chi tiết hơn của Felix Bloch và Arnold Nordsieck, và Victor Weisskopf, trong năm 1937 và 1939, cho thấy những tính toán này chỉ tin cậy đối với xấp xỉ bậc nhất của lý thuyết nhiễu loạn, mà Robert Oppenheimer đã chỉ ra trước đó. Những chuỗi vô hạn xuất hiện khi tính đến số hạng bậc cao hơn, khiến cho các tính toán trở lên vô nghĩa và dấy lên những nghi ngờ về tính nhất quán nội tại của lý thuyết. Trong thời gian này chưa có một giải pháp nào được nêu ra, và dường như nó không thể tương thích hoàn toàn đối với cả thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Những khó khăn trong lý thuyết tăng lên vào cuối thập niên 1940. Với kỹ thuật mới dựa trên sóng vi ba cho phép thực hiện các thí nghiệm đo chính xác hơn mức dịch chuyển năng lượng đối với nguyên tử hiđrô, mà ngày nay gọi là dịch chuyển Lamb và mômen từ dị thường của electron. Những thí nghiệm này cho thấy những giá trị kỳ lạ xuất hiện mà lý thuyết lúc đó không thể giải thích được. Hans Bethe là người đầu tiên nêu ra giải pháp khắc phục những trở ngại này. Năm 1947, trên chuyến xe lửa từ New York đến Schenectady, sau khi tham gia hội nghị tổ chức tại Đảo Shelter về chủ đề này, Bethe đã hoàn thành tính toán phi tương đối tính đầu tiên về sự dịch chuyển của các vạch quang phổ của nguyên tử hiđrô mà trước đó Lamb và Retherford đo được. Mặc dù có những hạn chế trong cách tính của ông, kết quả thu được khớp tuyệt vời so với thực nghiệm. Ý tưởng đơn giản nhằm triệt tiêu các giá trị vô hạn để hiệu chỉnh khối lượng và điện tích thu về giá trị hữu hạn như đo bằng các thí nghiệm. Theo cách này, những giá trị vô hạn sinh bởi chuỗi số bị hấp thụ bởi các hằng số và cho kết quả hữu hạn khớp với giá trị đo được từ thí nghiệm. Thủ tục này sau đó gọi là tái chuẩn hóa. Dựa trên trực giác của Bethe và những bài báo cơ sở về lĩnh vực này của Sin-Itiro Tomonaga, Julian Schwinger, Richard Feynman và Freeman Dyson, các nhà vật lý cuối cùng đã có thể tìm ra được những công thức hiệp biến cho giá trị hữu hạn tại bậc xấp xỉ bất kỳ trong chuỗi số miêu tả bằng lý thuyết nhiễu loạn của điện động lực học lượng tử. Sin-Itiro Tomonaga, Julian Schwinger và Richard Feynman cùng nhận giải Nobel Vật lý năm 1965 cho những công trình cơ bản trong ngành này. Những đóng góp của họ, cùng với của Freeman Dyson, về khuôn khổ lý thuyết hiệp biến và bất biến chuẩn (gauge invariant) của điện động lực học lượng tử cho phép những tính toán về các đại lượng quan sát được tại những bậc xấp xỉ bất kỳ trong lý thuyết nhiễu loạn. Kỹ thuật toán học của Feynman, dựa trên các biểu đồ của ông, ban đầu dường như rất khác lạ so với cách tiếp cận theo lý thuyết trường, và toán tử của Schwinger và Tomonaga, nhưng sau đó Freeman Dyson chứng tỏ rằng hai cách tiếp cận này tương đương với nhau. Tái chuẩn hóa, kỹ thuật đòi hỏi gắn các đại lượng vật lý tại những phép phân kỳ nhất định xuất hiện trong lý thuyết thông qua các tích phân, sau đó trở thành một trong những công cụ cơ bản của lý thuyết trường lượng tử và trở thành một tiêu chuẩn cho một lý thuyết lượng tử được chấp thuận hay không. Ngay cả khi kỹ thuật tái chuẩn hóa hoạt động khá hiệu quả trong thực hành, Feynman không bao giờ cảm thấy dễ chịu hoàn toàn về tính đúng đắn toán học của nó, và ông coi tái chuẩn hóa giống như "trò xóc đĩa" (shell game) và "hocus pocus" (ma thuật). QED đã trở thành hình mẫu và khuôn khổ cho những lý thuyết trường lượng tử về sau. Một trong những lý thuyết đó là Sắc động lực học lượng tử QCD, hình thành từ đầu thập niên 1960 và có mô hình như ngày nay kể từ những công trình năm 1975 thực hiện bởi H. David Politzer, Sidney Coleman, David Gross và Frank Wilczek. Dựa trên các công trình tiên phong của Schwinger, Gerald Guralnik, Dick Hagen, và Tom Kibble, Peter Higgs, Jeffrey Goldstone, và những nhà vật lý khác, Sheldon Glashow, Steven Weinberg và Abdus Salam độc lập với nhau chứng minh được lực hạt nhân yếu và điện động lực học lượng tử có thể thống nhất với nhau thành một lý thuyết chung là lý thuyết lực điện - yếu. Cách nhìn của Feynman về điện động lực học lượng tử. Giới thiệu. Gần cuối cuộc đời mình, Richard P. Feynman đã thực hiện một số bài giảng về QED với mục đích dành cho công chúng. Những bài giảng này được biên soạn và xuất bản thành sách Feynman (1985), "QED: The strange theory of light and matter", với nội dung trình bày theo phong cách cổ điển mà không dùng các phương trình để giải thích QED như được thể hiện dưới đây. Những điểm chính trong diễn đạt của Feynman về QED bao gồm ba tác dụng cơ bản. Những tác dụng này được biểu diễn bằng hình ảnh đơn giản cho ba phần tử cơ bản của sơ đồ Feynman: đường dạng sóng thể hiện cho photon, đường thẳng thể hiện cho electron và giao điểm của hai đường thẳng và một đường sóng ở một định biểu diễn electron phát ra hoặc hấp thụ một photon. Xem minh họa các phần tử trong hình bên cạnh. Một điều quan trọng là không đi sâu vào giải thích chi tiết ở từng sơ đồ này. Nó không hàm ý hay giải thích "bằng cách nào" một hạt đi từ điểm này đến điểm kia. Sơ đồ cũng "không" hàm ý rằng các hạt chuyển động theo đường thẳng hay theo đường lượn sóng. Chúng "không" hàm ý các hạt chuyển động với tốc độ cố định. Để cho thuận tiện, photon thường được biểu diễn bằng đường lượn sóng và không phải bằng đường thẳng "cũng không" hàm ý rằng nó thể hiện tính chất sóng nhiều hơn so với electron. Các hình ảnh chỉ là những ký hiệu để minh họa các tác dụng ở trên: các photon và electron thực hiện, bằng một cách nào đó, di chuyển từ điểm này đến điểm kia và các electron, bằng một cách nào đó, phát ra và hấp thụ các photon. Lý thuyết không cho chúng ta biết làm cách nào mà những tác dụng này xảy ra, nhưng lý thuyết cho chúng ta biết cách tính xác suất cho nhiều tình huống khác nhau. Ngoài cách biểu diễn ngắn gọn bằng hình ảnh cho các tác dụng, Feynman cũng giới thiệu một khái niệm ngắn gọn khác cho các đại lượng bằng số gọi là biên độ xác suất. Xác suất bằng bình phương của trị tuyệt đối của tổng biên độ xác suất, formula_1. Nếu một photon đi từ một nơi này đến nơi khác và tại một thời điểm tương ứng, ví dụ từ A— đến một nơi khác và ở thời điểm tương ứng khác—ví dụ, B—đại lượng miêu tả cho quá trình này được Feynman viết gọn là formula_2. Đại lượng tương tự cho sự kiện một electron di chuyển từ C đến D được viết bằng E(C to D). Đại lượng cho chúng ta biết biên độ xác suất của sự kiện phát ra hoặc hấp thụ một photon thì ông ký hiệu là 'j'. Đại lượng này có liên hệ với, nhưng không giống nhau, điện tích electron đo được 'e'. QED dựa trên giả sử rằng các tương tác phức tạp giữa nhiều electron và photon có thể được biểu diễn bằng cách sắp xếp cho phù hợp ba tác dụng cơ bản ở trên, rồi sử dụng các biên độ xác suất để tính xác suất xảy ra bất kỳ một tương tác phức tạp nào. Hóa ra các ý tưởng cơ bản của QED có thể được truyền đạt bằng cách giả sử rằng bình phương của tổng các biên độ xác suất như đã đề cập ở trên (P(A đến B), E(A đến B) và 'j') hoạt động giống như khái niệm xác suất trong toán học. (Một cách đơn giản hóa như thường gặp trong các sách của Feynman.) Sau đó, theo Feynman, giá trị xác suất sẽ được hiệu chỉnh để bao gồm những công thức toán học đặc biệt trong cơ học lượng tử. Những quy tắc cơ bản của biên độ xác suất mà sẽ được sử dụng là a) nếu một sự kiện có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau thì biên độ xác suất của nó bằng tổng của các biên độ xác suất của các cách khả dĩ và b) nếu một quá trình bao gồm một số các quá trình con độc lập thì biên độ xác suất của nó bằng tích của các biên độ xác suất của các quá trình con. Những bước cơ bản. Giả sử chúng ta bắt đầu bằng một electron ở một vị trí và thời điểm nhất định (vị trí và thời điểm này được gán bất kỳ bằng ký hiệu A) và một photon ở vị trí và thời điểm khác (ký hiệu là B). Một câu hỏi xuất hiện một cách tự nhiên từ quan điểm vật lý đó là: 'Xác suất để tìm thấy một electron tại C (ở vị trí và thời điểm khác) và một photon tại D (cũng một vị trí và thời điểm khác) bằng bao nhiêu?'. Quá trình đơn giản nhất để có được kết quả cuối cùng này là electron di chuyển từ A đến C (một tác dụng cơ bản) và photon di chuyển từ B đến D (một tác dụng cơ bản khác). Một khi biết được biên độ xác suất của mỗi một quá trình con – E(A đến C) và P(B đến D) – thì chúng ta có thể tính được biên độ xác suất của sự kiện hai quá trình xảy ra cùng nhau bằng cách nhân chúng với nhau, như sử dụng quy tắc b) ở trên. Quá trình này cho ước lượng đơn giản về biên độ xác suất tổng của nó, mà khi lấy bình phương chúng ta thu được xác suất để xảy ra quá trình này. Nhưng cũng có những con đường khác mà kết quả cuối cùng cũng giống như với quán trình ở trên. Electron có thể di chuyển đến một vị trí và thời điểm E mà tại đây nó hấp thụ một photon; sau đó nó tiếp tục di chuyển trước khi phát ra một photon khác tại F; và rồi nó đi tới C ở vị trí bị phát hiện, trong khi photon mới phát ra thì di chuyển tới D. Xác suất của quá trình phức tạp hơn này có thể thu được bằng cách tìm biên độ xác suất của từng tiến trình con: bao gồm ba tác dụng của electron, hai tác dụng của photon và hai đỉnh – một phát ra và một hấp thụ. Chúng ta có thể tìm được tổng biên độ xác suất bằng cách nhân biên độ xác suất của từng tác dụng này, với một vị trí bất kỳ E và F được chọn. Sau đó, chúng ta sử dụng quy tắc a) ở trên, thực hiện cộng tất cả những biên độ xác suất khả dĩ cho mọi vị trí có thể có của E và F. (Phép cộng này trong thực hành không mấy khi gặp, mà thay vào đó được thực hiện bằng tích phân.) Nhưng cũng có một khả năng khác, đó là electron đầu tiên di chuyển đến G nơi nó phát ra một photon mà photon này đi tới D, trong khi electron tiếp tục di chuyển đến H, nơi nó hấp thụ photon đầu tiên, trước khi di chuyển đến C. Một lần nữa, chúng ta có thể tính toán biên độ xác suất của những tiến trình khả dĩ (cho mọi điểm G và H). Chúng ta có thể thu được ước lượng tốt hơn cho tổng biên độ xác suất bằng cách cộng những biên độ xác suất của hai khả năng này (gồm vị trí E và F, G và H) vào ước lượng đơn giản đầu tiên. Một cách trùng hợp, tên gọi cho quá trình một photon tương tác với một electron theo cách này được gọi là tán xạ Compton. Có "vô hạn" những quá trình trung gian trong đó thêm nhiều photon bị hấp thụ và/hoặc phát ra. Với mỗi quá trình như vậy có một sơ đồ Feynman tương ứng để miêu tả nó. Điều này hàm ý rằng tính toán trở lên phức tạp cho giá trị biên độ xác suất, nhưng cũng cho thấy đối với trường hợp biểu đồ càng phức tạp thì giá trị đóng góp vào kết quả ban đầu càng ít đi, ở đây chỉ có vấn đề về thời gian và nỗ lực tính toán để tìm ra giá trị càng chính xác hơn so với giá trị ban đầu. Đây là cách tiếp cận tính toán cơ bản của QED. Để tính toán xác suất của "bất kỳ" quá trình tương tác nào giữa các electron và photon đó là đầu tiên phải chú ý đến, với những sơ đồ Feynman nào mà, mọi cách khả dĩ để quá trình này có thể được xây dựng từ ba phần tử cơ bản miêu tả ở trên. Mỗi sơ đồ bao gồm một số tính toán chứa những quy tắc xác định để tìm ra biên độ xác suất kèm theo. Cách xây dựng cơ bản trên vẫn còn áp dụng khi chúng ta chuyển sang cách miêu tả theo cơ học lượng tử nhưng cần thay đổi một số khái niệm. Một trong số đó là chúng ta thường nghĩ rằng trong cuộc sống hàng ngày sẽ có một số giới hạn lên những điểm mà hạt có thể di chuyển, nhưng điều này trở lên "không còn" đúng trong điện động lực học lượng tử. Có khả năng cho một electron tại A, hoặc một photon tại B, di chuyển theo tác dụng cơ bản "đến một nơi bất kỳ khác trong một thời điểm bất kỳ trong vũ trụ". Điều này bao gồm cả những vị trí mà chỉ có thể đi tới khi vận tốc đòi hỏi phải lớn hơn tốc độ ánh sáng và thậm chí ở "thời điểm sớm hơn". (Một electron đi ngược lại thời gian có thể coi như là một positron di chuyển theo chiều thời gian.) Biên độ xác suất. Cơ học lượng tử giới thiệu một sự thay đổi quan trọng trong cách xác suất được tính toán. Xác suất vẫn được biểu diễn bằng những số thực thông thường mà chúng ta sử dụng trong tính xác suất hàng ngày, nhưng xác suất lượng tử ở đây được tính bằng bình phương biên độ xác suất. Biên độ xác suất là những số phức. Feynman tránh trình bày với độc giả những số phức toán học bằng cách sử dụng đơn giản nhưng chính xác hình ảnh của chúng như là những mũi tên trên trang sách hay bảng viết. (Không nên nhầm lẫn với các mũi tên của sơ đồ Feynman mà chúng thực sự là những biểu diễn đơn giản của mối liên hệ giữa hai điểm trong không gian ba chiều và một chiều thời gian.) Biên độ của các mũi tên là công cụ miêu tả cơ bản của lý thuyết lượng tử cho thế giới vi mô. Không có lý giải thỏa đáng nào cho câu hỏi "tại sao" chúng lại cần thiết như vậy. Nhưng thực tế chúng ta phải chấp nhận rằng chúng là một phần cơ bản trong miêu tả của chúng ta về mọi hiện tượng lượng tử. Chúng được liên hệ với ý tưởng xác suất trong toán học bởi quy tắc đơn giản đó là xác suất của một sự kiện bằng bình phương độ lớn của độ dài của mũi tên biên độ tương ứng. Do đó, đối với một quá trình cho trước, nếu có hai biên độ xác suất, v và w, xác suất của quá trình được cho bởi hoặc là hoặc Quy tắc giống như phép tính cộng và phép tính nhân, tuy nhiên là giống như miêu tả ở trên. Nhưng thông thường trong đời sống hàng ngày nơi chúng ta thực hiện cộng hoặc nhân các giá trị xác suất, thay vào đó trong điện động lực học lượng tử chúng ta thực hiện cộng hoặc nhân các biên độ xác suất là những số phức. Phép cộng và nhân tương tự trong lý thuyết số phức và được minh họa bằng hình ảnh bên cạnh. Kết quả tổng được tính như sau. Đặt điểm đầu của mũi tên thứ hai vào điểm cuối của mũi tên thứ nhất. Tổng có được chính là mũi tên thứ ba nối trực tiếp từ điểm đầu của mũi tên thứ nhất với điểm cuối của mũi tên thứ hai. Tích của hai mũi tên là một mũi tên mới với độ dài là tích của hai độ dài của hai mũi tên. Hướng của mũi tên kết quả được tìm bằng cách cộng các góc của mỗi mũi tên được xoay theo một hướng quy chiếu: nó cho kết quả góc của phép nhân được xoay tương đối với một hướng quy chiếu. Sự thay đổi trên, từ các xác suất thành các biên độ xác suất, làm phức tạp thêm các tính toán toán học nhưng không làm thay đổi cách tiếp cận cơ bản đã nêu. Nhưng sự thay đổi này vẫn chưa đủ bởi vì nó chưa tính đến cả photon và electron có đặc điểm là có thể phân cực, hay có nghĩa rằng hướng của chúng trong không gian và thời gian phải được tính đến. Do vậy, P(A đến B) thực sự chứa 16 số phức, hay các mũi tên biên độ xác suất. Cũng có một số thay đổi nhỏ liên quan tới đại lượng "j", mà phải quay hoặc nhân với 90° cho một số trường hợp phân cực, khi muốn thực hiện các phép tính yêu cầu chính xác cao hơn. Đi kèm với thực tế rằng electron có thể phân cực còn có thêm những chi tiết nhỏ cần thiết khác liên quan tới tính chất một electron là hạt fermion và tuân theo thống kê Fermi–Dirac. Quy tắc cơ bản là nếu chúng ta có biên độ xác suất cho một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều hơn một electron, thì khi chúng ta bao gồm vào (mà chúng ta luôn phải tính đến) biểu đồ Feynman bổ sung mà ở đó chúng ta chỉ trao đổi hai electron cho nhau, biên độ kết quả có giá trị ngược dấu – dấu âm – của biên độ đầu tiên. Ví dụ, trường hợp đơn giản nhất đó là hai electron bắt đầu tại A và B và kết thúc tại C và D. Lúc này biên độ xác suất cho toàn bộ sự kiện sẽ được tính toán như là "hiệu", , mà khác với kiến thức chúng ta được học từ lý thuyết xác suất, đó là phép tính "cộng". Hàm truyền. Cuối cùng, ta phải tính P (A đến B) và E (C đến D) tương ứng cho biên độ xác suất của photon và electron. Về cơ bản chúng là các nghiệm của phương trình Klein–Gordon mà miêu tả hành xử của biên độ xác suất của photon và phương trình Dirac miêu tả hành xử của biên độ xác suất của electron. P (A đến B) và E (C đến D) được gọi là các hàm truyền Feynman (Feynman propagators). Các khái niệm này được viết chuẩn hóa trong các ấn phẩm chuyên môn như sau: với ký hiệu ngắn gọn như formula_6 là bộ bốn số thực biểu diễn cho tọa độ thời gian và tọa độ không gian ba chiều của sự kiện tại điểm A. Tái chuẩn hóa khối lượng. Trong lịch sử xuất hiện một vấn đề mà tồn tại trong khoảng 20 năm của lịch sử điện động lực học lượng tử: mặc dù chúng ta bắt đầu với giả sử gồm ba tác dụng cơ bản "đơn giản", các quy tắc của trò chơi nêu rằng nếu chúng ta muốn tính biên độ xác suất cho một electron từ A đến B chúng ta phải tính mọi con đường khả dĩ: đó là liệt kê ra mọi giản đồ Feynman cho hai điểm đầu cuối này. Do vậy sẽ có một con đường mà electron đi tới C, nó phát ra một photon tại đây và bị hấp thụ tại D trước khi electron đi tới B. Hoặc quá trình này có thể xuất hiện hai lần, thậm chí nhiều hơn. Tựu chung lại chúng ta có một tình huống tựa như ở vấn đề fractal trong đó nếu chúng ta nhìn gần hơn về một đường thì sẽ thấy nó phân nhỏ ra thành tập hợp các đường "đơn giản", mà trong mỗi đường này, nếu tiếp tục nhìn thu nhỏ hơn, thì nó lại được phân thành các đường "đơn giản" khác, và "cứ tiếp tục vô hạn" như thế. Đây là một tình huống rất khó để giải quyết. Nếu mỗi lần thêm vào chi tiết nó chỉ làm thay đổi nhỏ ở kết quả thì vấn đề không quá tệ, nhưng các nhà vật lý đã gặp thảm họa khi họ tìm thấy sự hiệu chỉnh đơn giản đề cập ở trên dẫn tới biên độ xác suất có giá trị "vô hạn". Sau này, vấn đề đã được "khắc phục" bằng kỹ thuật gọi là tái chuẩn hóa. Tuy vậy, chính Feynman vẫn không cảm thấy thoải mái về kỹ thuật này, khi ông gọi nó là "quá trình gàn dở". Kết luận. Với khuôn khổ nêu ở trên các nhà vật lý đã có thể tính với độ chính xác cao một số tính chất của electron, ví dụ như mômen lưỡng cực từ dị thường. Tuy nhiên, như Feynman chỉ ra, lý thuyết hoàn toàn không giải thích được, ví dụ, tại sao các hạt như electron lại có giá trị khối lượng đo được thực tế như vậy. "Chưa có một lý thuyết thỏa đáng giải thích cho những con số như vậy. Chúng ta sử dụng các con số này trong mọi lý thuyết của chúng ta, nhưng chúng ta chưa hiểu chúng – chúng là gì hay chúng đến từ đâu. Tôi tin rằng từ quan điểm cơ bản, đây là một vấn đề nghiêm trọng và rất thú vị." Toán học. Về mặt toán học, QED là một lý thuyết chuẩn Abel (abelian gauge theory) với nhóm đối xứng U(1). Trường chuẩn (gauge field), làm trung gian tương tác giữa các trường spin-1/2, là trường điện từ. Lagrangian của QED cho trường spin-1/2 tương tác với trường điện từ được viết theo các đơn vị tự nhiên trong phần thực của với Phương trình chuyển động. Thay định nghĩa của "D" vào Lagrangian thu được Từ Lagrangian này, có thể tìm ra phương trình chuyển động cho các trường "ψ" và "A". Sử dụng phương trình Euler–Lagrange trong lý thuyết trường cho "ψ", và đạo hàm của Lagrangian theo "ψ" là thay kết quả trên vào phương trình () có được với liên hợp Hermit Chuyển số hạng ở giữa sang vế phải thu được Vế trái nhìn giống như phương trình Dirac ban đầu, và vế phải là tương tác với trường điện từ. Sử dụng phương trình Euler–Lagrange cho trường "A", đạo hàm lần này là thay trở lại phương trình () đi đến Bây giờ nếu chúng ta áp dụng điều kiện chuẩn Lorenz (Lorenz gauge condition) phương trình thu về mà chính là phương trình sóng của thế-4, phiên bản QED của phương trình Maxwell cổ điển trong chuẩn Lorenz. (Ký hiệu ô vuông biểu diễn cho toán tử D'Alembert, formula_23.) Bức tranh tương tác. Lý thuyết này có thể lượng tử hóa một cách trực tiếp bằng cách coi các phần bosonic và fermionic độc lập với nhau. Điều này cho phép chúng ta xây dựng một tập hợp các trạng thái tiệm cận mà có thể dùng để tính biên độ xác suất cho các quá trình khác nhau. Để có thể thực hiện như vậy, chúng ta phải tính một toán tử tiến hóa, đối với một trạng thái ban đầu formula_24, sẽ cho trạng thái cuối cùng formula_25 theo cách có được Kỹ thuật này cũng được gọi là ma trận S (S-matrix). Toán tử tiến hóa nhận được từ bức tranh tương tác (interaction picture) mà tiến hóa thời gian được cho bởi tương tác Hamiltonian, đó là tích phân trên không gian của số hạng thứ hai của mật độ Lagrangian cho ở trên: và cũng vậy, ta có với "T" là toán tử thứ tự thời gian (time ordering operator). Toán tử tiến hóa này chỉ có ý nghĩa như là chuỗi, và cái chúng ta nhận được ở đây đó là chuỗi nhiễu loạn với hằng số cấu trúc tế vi như là tham số phát triển. Chuỗi này được gọi là chuỗi Dyson. Giản đồ Feynman. Mặc dù sự sáng sủa về mặt ý tưởng trong cách tiếp cận Feynman đối với QED, hầu như không một cuốn sách ban đầu nào về điện động lực học lượng tử có nội dung đi theo cách của ông. Khi thực hiện các tính toán nó sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với các biến đổi Fourier của các hàm truyền (propagators). Các thí nghiệm của điện động lực học lượng tử thường chủ yếu là các thí nghiệm tán xạ. Trong lý thuyết tán xạ, các nhà vật lý quan tâm tới động lượng của hạt hơn là vị trí của nó, và sẽ thuận tiện khi nghĩ các hạt đang được sinh ra hoặc bị hủy khi chúng tương tác. Giản đồ Feynman cũng có "cái nhìn" tương tự như thế, nhưng các đường có những cách giải thích khác hẳn. Đường electron biểu diễn cho một electron với năng lượng và động lượng xác định, và cách giải thích tương tự như thế cho đường photon. Một đỉnh trong giản đồ biểu diễn cho sự hủy của một electron và sinh một hạt khác với sự hấp thụ hoặc phát ra một photon, mỗi hạt có một mức năng lượng và động lượng xác định. Sử dụng định lý Wick đối với các số hạng của chuỗi Dyson, mọi số hạng của ma trận S (S-matrix, scattering matrix) cho QED có thể tính thông qua kỹ thuật của sơ đồ Feynman. Trong trường hợp này các quy tắc cho sơ đồ được liệt kê dưới đây Cùng với các quy tắc này chúng ta phải cộng thêm vào một số hạng nữa cho một vòng xấp xỉ kín hàm ý tích phân trên động lượng formula_29, vì những hạt nội tại này ("hạt ảo") không bị giới hạn bởi bất kỳ năng lượng–động lượng xác định nào—thậm chí như đòi hỏi ở thuyết tương đối hẹp. Từ các quy tắc này, chúng ta đi thẳng đến được tính toán biên độ xác suất. Một ví dụ là tán xạ Compton, với một electron và một photon trải qua tán xạ đàn hồi. Giản đồ Feynman được sử dụng trong trường hợp này là và do đó chúng ta có thể nhận được biên độ tương ứng ở xấp xỉ bậc nhất của chuỗi nhiễu loạn cho ma trận S: mà từ đây tính ra tiết diện tán xạ cho quá trình này. Tính tái chuẩn hóa. Các số hạng bậc cao hơn có thể được tính trực tiếp từ toán tử tiến hóa (evolution operator) và sơ đồ thể hiện cho những số hạng này chứa những phần tử đơn giản sau mà, là những vòng kín, hàm ý sự có mặt của các tích phân phân kỳ không mang ý nghĩa toán học. Để vượt qua khó khăn này, các nhà vật lý đã đưa ra kỹ thuật tái chuẩn hóa (renormalization), cho các kết quả có giá trị hữu hạn và rất gần với các phép đo thực nghiệm. Một điều quan trọng cần chú ý rằng tiêu chuẩn cho lý thuyết trở lên có ý nghĩa sau khi tái chuẩn hóa đó là số lượng các giản đồ phân kỳ là hữu hạn. Trong trường hợp này lý thuyết được nói là "tái chuẩn hóa được." Lý do cho điều này là để nhận được giá trị tái chuẩn hóa quan sát được (ví dụ điện tích electron tái chuẩn hóa) chúng ta cần một số hữu hạn các hằng số để duy trì tính ổn định của các giá trị tiên đoán từ lý thuyết. Trong trường hợp của Điện động lực học lượng tử số lượng các giản đồ phân kỳ là chỉ có 3 sơ đồ phân kỳ. Thủ tục này cho các giá trị tiên đoán nằm rất gần với giá trị đo thực nghiệm, chẳng hạn tỷ số từ hồi chuyển electron (electron gyromagnetic ratio). Tính tái chuẩn hóa đã trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá tính đúng đắn của một lý thuyết trường lượng tử. Mọi lý thuyết miêu tả các tương tác cơ bản, ngoại trừ tương tác hấp dẫn mà là những lý thuyết lượng tử được nghiên cứu sôi động hiện nay, đều là các lý thuyết tái chuẩn hóa được (renormalizable theories). Các chuỗi phân kỳ. Freeman Dyson đã chứng minh rằng bán kính hội tụ của các chuỗi nhiễu loạn trong QED bằng 0. Nội dung cơ bản của lập luận là như sau: nếu hằng số cặp có giá trị âm, điều này sẽ tương đương với hằng số Coulomb có giá trị âm. Hệ quả là tương tác điện từ sẽ bị "đổi ngược lại" khi các điện tích "cùng dấu" sẽ "hút nhau" và các điện tích "trái dấu" sẽ "đẩy nhau". Điều này dẫn tới chân không mất ổn định khi nó phân rã thành một đám các electron tập trung về một phía trong vũ trụ và một đám positron tập trung về phía khác trong vũ trụ. Bởi vì lý thuyết là 'yếu' đối với bất kỳ giá trị âm của hằng số cặp, các chuỗi không hội tụ, nhưng là chuỗi tiệm cận (asymptotic series). Từ quan điểm hiện đại, chúng ta nói rằng QED là lý thuyết trường lượng tử không xác định tốt cho những mức năng lượng cao bất kỳ. Hằng số cặp tiến tới giá trị vô hạn ở mức năng lượng hữu hạn, dấu hiệu của một cực Landau (Landau pole). Về cơ bản vấn đề này nằm ở chỗ QED dường như chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề tính chất lượng tử tầm thường (quantum triviality, khi giá trị quan sát của điện tích "tái chuẩn hóa" của một hạt chỉ tính được bằng 0). Đây là một trong những động cơ thúc đẩy việc nhúng QED vào một lý thuyết thống nhất lớn.
1
null
Anastasius I (, ; 430 – 518) là Hoàng đế Byzantine từ năm 491 đến 518. Dưới triều đại của ông biên cương Đế quốc Đông La Mã đã mở rộng việc gia cố lại các công sự dọc biên giới, bao gồm cả việc xây dựng Dara, một tiền đồn nhằm mục đích phản công pháo đài Nisibis của người Ba Tư. Ngoài ra trong thời kỳ trị vì của mình, ông còn cho xây một trong những thành lũy kiên cố nhất trên biển Adriatic là lâu đài Durrës ở Durrës. Gia thế. Anastasius sinh ra tại Dyrrhachium không rõ ngày tháng; nhưng có lẽ sinh ra trong khoảng thời gian không muộn hơn vào năm 430 hoặc 431. Ông chào đời trong một danh gia vọng tộc người Illyria, Cha của ông là Pompeius (sinh khoảng 410), một nhà quý tộc xứ Dyrrachium và mẹ là Anastasia Constantina (sinh khoảng 410). Mẹ ông là tín đồ theo giáo thuyết Arianus, em gái của Clearchus cũng là một tín đồ phái Arianus và là cháu nội của Gallus (sinh khoảng 370), con trai của Anastasia (sinh khoảng 352) và chồng, lần lượt là con gái của Flavius Claudius Constantius Gallus đồng thời là vợ và họ hàng của Constantina. Anastasius bẩm sinh có một mắt màu đen và một mắt màu xanh (loạn sắc tố mống mắt), cũng vì lý do đó mà ông được mệnh danh là "Dicorus" (tiếng Hy Lạp: Δίκορος, "hai mắt"). Gia tộc. Theo sử sách cho biết thì Anastasius có một người anh tên Flavius Paulus từng giữ chức chấp chính quan La Mã vào năm 496. Có người em dâu tên Magna, là mẹ ruột Irene và mẹ vợ Olybrius. Olybrius này là con trai của Anicia Juliana và Areobindus Dagalaiphus Areobindus. Con gái của Olybrius và Irene được đặt tên là Proba. Bà kết hôn với Probus và là mẹ của Juliana. Nàng út Juliana này kết hôn với Anastasius khác và là mẹ của Areobindus, Placidia và con út Proba. Một người cháu trai của Anastasius là Flavius Probus, giữ chức chấp chính quan La Mã vào năm 502. Caesaria, em gái của Anastasius về sau kết hôn với Secundinus. Họ là cha của Hypatius và Pompeius.. Flavius Anastasius Paulus Probus Moschianus Probus Magnus, chấp chính quan La Mã vào năm 518 đồng thời là chắt của Anastasius. Cô con gái Juliana của ông sau này được gả cho Marcellus, anh của Hoàng đế Justinus II. Sự khuếch trương gia tộc còn có thể bao gồm ứng cử viên cho ngôi vị Hoàng đế Đông La Mã. Lên ngôi. Vào lúc Hoàng đế Zeno vừa qua đời năm 491, Anastasius khi ấy đang giữ chức lễ quan ("silentiarius") quyền cao chức trọng trong triều, được sự ủng hộ của Hoàng hậu Ariadne, góa phụ của Zeno cùng đám triều thần thân tín đã nhất trí chọn ông lên ngôi Hoàng đế Đông La Mã hơn là vị hoàng thân Longinus bên nhà Zeno. Ariadne lập tức kết hôn với Anastasius 40 ngày sau khi làm lễ đăng quang vào ngày 20 tháng 5 năm 491. Triều đại của ông lúc đầu thường xuyên bị xáo trộn bởi các cuộc chiến nội bộ lẫn ngoại bang và sự sao lãng tôn giáo, để rồi khởi đầu cho thời kỳ hưng thịnh của Đế quốc Đông La Mã sau này. Lên ngôi ở độ tuổi trung niên với nhiều kinh nghiệm chính trị nên Anastasius trị vì rất được lòng dân bằng những việc ích lợi như miễn giảm thuế má hợp lý, củng cố bộ máy chính quyền, tăng cường binh bị cùng khả năng điều hành chính sự của Đế quốc một cách tài tình, khiến cho Đế quốc Đông La Mã dần dần hồi phục thực lực và đạt đến đỉnh cao dưới thời Hoàng đế Justinianus I. Trị vì. Ngoại giao và chiến tranh. Anastasius tham gia vào cuộc chiến tranh Isauria chống lại kẻ cướp ngôi Longinus và cuộc chiến tranh Anastasius chống lại quân Sassanid Ba Tư. Cuộc chiến tranh Isauria (492-497) bị khuấy động bởi phe cánh Isauria ủng hộ Longinus, hoàng đệ của Zeno đã từ chối công nhận ngôi vị của Anastasius. Trận Cotyaeum năm 492 đã phá vỡ thực lực của phe nổi loạn nhưng cuộc chiến tranh du kích vẫn còn tiếp tục ở vùng núi xứ Isauria trong một số năm nữa. Trong cuộc chiến tranh Anastasius (502-505), Theodosiopolis và Amida bị quân Sassanid chiếm được, nhưng các tỉnh Ba Tư chịu tổn thất nghiêm trọng và quân Byzantine đã chiếm lại Amida. Cả hai bên đều kiệt quệ khi hòa bình được lập lại vào năm 506 dựa trên cơ sở nguyên trạng. Anastasius sau đó cho xây dựng một pháo đài kiên cố là Daras để ngăn người Ba Tư tiến vào Nisibis. Các tỉnh vùng Balkan đã bị quân đội rút lui bỏ mặc cho người Slav và Bulgar tràn vào tàn phá, nhằm bảo vệ thành Constantinopolis và các vùng phụ cận tránh những cuộc công hãm, Hoàng đế ra lệnh xây dựng bức tường thành Anastasius kéo dài từ Propontis đến Euxine. Nội trị và tôn giáo. Ngay khi lên ngôi được ít lâu, Anastasius đã cho tiến hành cuộc cải cách tiền tệ vốn bị suy sụp một phần trong thế kỷ thứ 5, hệ thống mới này liên quan đến ba mệnh giá của đồng xu bằng vàng (đồng solidus và 1/3 của nó) và năm đồng xu bằng đồng (follis, trị giá 40 nummi và các thành phần của nó xuống một nummus). Một đồng xu 40 nummi của Anastasius được miêu tả trên mặt tờ tiền giấy 50 denar của Macedonia ban hành vào năm 1996. Anastasius vốn là một tín đồ của giáo thuyết Miaphysite, dựa theo những lời dạy của Cyril thành Alexandria và Severus thành Antioch đã giảng "Một nhiên tính của Chúa Kitô" trong sự hợp nhất vẹn toàn nhân tính và thiên tính, thế nhưng chính sách Giáo hội của ông lại khá ôn hòa; Hoàng đế cố gắng duy trì nguyên lý Henotikon hay "Chỉ dụ Hợp nhất" của Zeno và sự bình an của Giáo hội. Đến khi xảy ra những cuộc biểu tình bạo động của dân chúng Byzantine mới buộc Anastasius phải từ bỏ chính sách này và công nhận cương lĩnh của Miaphysite. Hậu quả là ông làm mất lòng các tỉnh ở châu Âu, lợi dụng điều này một người đầy tham vọng tên là Vitalianus quyết định nổi dậy chống lại triều đình, hơn nữa còn phái người sang cầu cứu sự trợ giúp của bầy người "Hung" (514–515); cuối cùng cuộc nổi loạn đã bị trấn áp thành công nhờ công lao của tướng Marinus đã giành thắng lợi trong một trận hải chiến ác liệt. Vấn đề kế vị. Trong "Anonymous Valesianus" có nhắc đến một tài liệu nói về sự lựa chọn người nối ngôi của Anastasius về vấn đề kế vị: Hoàng đế không biết chọn ai trong số ba người cháu để kế thừa ngôi vị, do vậy ông mới nghĩ ra một cách là trước tiên để một bức chiếu thư dưới một cái trường kỷ và gọi những người cháu ngồi vào mấy cái ghế trong phòng; ngoài ra còn hai cái ghế khác; ông tin rằng người cháu nào ngồi lên cái trường kỷ đặc biệt đó thì mới có tư cách kế vị. Tuy nhiên, hai người cháu của ông lại cùng ngồi trên trường kỷ này và một người nữa với bức chiếu thư được che giấu vẫn để trống. Rồi sau khi đưa vấn đề này trong lời cầu nguyện trước Chúa, Anastasius quyết định rằng người đầu tiên bước vào phòng của ông vào sáng hôm sau sẽ là vị Hoàng đế tiếp theo, và người đó chính là Justinus lúc này đang giữ chức trưởng quan vệ binh trong cung. Trên thực tế, Anastasius có lẽ chưa bao giờ nghĩ là sẽ chọn Justinus làm người nối ngôi, nhưng vấn đề đã được ông xác nhận sau khi mình qua đời. Vào cuối đời mình, Anastasius đã để lại trong quốc khố với số tiền dồi dào lên đến 23.000.000 solidi hoặc £ 320.000 lượng vàng là nền tảng cho sự thịnh trị thời Justinianus I. Anastasius mất mà không có con cái nối dõi ở Constantinopolis vào ngày 9 tháng 7 năm 518 và được chôn cất tại Nhà thờ các Thánh Tông Đồ.
1
null
Justinus I (, ; 450 – 527) là Hoàng đế Byzantine từ năm 518 đến 527. Khởi đầu theo đường binh nghiệp dần dần thăng quan tiến chức để rồi cuối cùng trở thành Hoàng đế, dù trên thực tế ông bị mù chữ và phải gần 70 tuổi thì ông mới lên ngôi trị vì. Triều đại của Justinus I đánh dấu cho sự sáng lập nhà Justinianus bao gồm người cháu giỏi giang Justinianus I và cả việc ban hành đạo luật nhằm nhấn mạnh ảnh hưởng của giới quý tộc La Mã cũ. Chính thất của ông là Hoàng hậu Euphemia. Khởi nghiệp. Justinus lúc đầu chỉ là một người nông dân và người chăn lợn thuê xuất thân từ vùng nói tiếng Latinh là Dardania thuộc một phần của Giáo khu Illyria. Ông sinh ra trong một ngôi làng nhỏ gần Bederiana ở Naissus (nay là Niš, phía nam Serbia). Vốn là người La Mã gốc Thrace và đáng buồn thay, giống như đám bạn bè và các thành viên trong gia đình ông (gồm Zimarchus, Dityvistus, Boraides, Bigleniza, Savona, v.v.) đều mang cái tên Thracia và chẳng ai biết nói gì hơn là thứ tiếng Hy Lạp thô sơ. Người em gái Vigilantia (sinh vào khoảng năm 455) kết hôn với Sabbatius và có hai người con: Petrus Sabbatius Justinianus I (sinh năm 483) và Vigilantia (sinh khoảng năm 490), mà sau này được gả cho Dulcissimus và bà sinh ra Praejecta (khoảng năm 520) về sau kết hôn với Nguyên Lão nghị viên Areobindus và Justinus II (sinh khoảng năm 520). Khi còn ở tuổi thiếu niên, ông và hai người bạn đã trốn thoát từ một cuộc xâm lược của quân rợ, sau đó cả nhóm đã chạy tới tị nạn ở Constantinopolis với một bộ đồ rách rưới vắt trên lưng và mang theo một bao toàn bánh mì. Vì kế sinh nhai nên Justinus sớm gia nhập quân đội và cũng nhờ tài năng và lòng quả cảm mà chẳng mấy chốc đã thăng chức tới đại tướng dưới thời Hoàng đế Anastasius I; Vào lúc Anastasius mất vào năm 518, ông đang giữ chức vụ có ảnh hưởng lớn trong triều là "comes excubitorum" tức chỉ huy đội cấm quân. Trị vì. Nhờ vào vị trí chỉ huy cấm quân trong thành phố và việc hối lộ bằng quà cáp lẫn tiền bạc mà Justinus được quần thần ủng hộ trong cuộc bầu chọn làm Hoàng đế vào năm 518. Vì khởi đầu bằng binh nghiệp với một ít hiểu biết về thuật trị quốc nên ông đã khôn khéo vây quanh mình với các cố vấn đáng tin cậy làm chỗ dựa vững chắc. Nổi bật nhất trong số này tất nhiên là người cháu Flavius Petrus Sabbatius mà Hoàng đế nhận làm con nuôi và đổi sang tên Iustinianus (Justinianus). Triều đại của Justinus đáng chú ý vì vấn đề giải quyết sự kiện Đại ly giáo Acacianus giữa các nhánh phía đông và phía tây của Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã. Là một tín đồ Công giáo mộ đạo, Justinus ủng hộ quan điểm của Rome về câu hỏi hai bản tính của Chúa Kitô và các nguyên tắc tổng quát hơn về quyền tối thượng của La Mã. Sự trì hoãn tạm thời của Giáo hội phương Đông đến Giáo hội phương Tây đã không thể kéo dài lâu được. Dựa vào các tài liệu của nhà sử học Procopius cho biết rằng Justinianus trị vì đế quốc mang tên của người chú dưới triều đại của Justinus; tuy nhiên, có nhiều bằng chứng ngược lại. Thông tin từ cuốn "Bí Sử" (lịch sử bí mật) của Procopius được xuất bản sau khi ông mất. Lời bình phẩm của Procopius (mà tác phẩm cho thấy tác giả thất vọng nghiêm trọng với nhà cầm quyền đương thời) đã bác bỏ tác phẩm của mình vì là một nguồn tài liệu có thành kiến nặng nề, cay độc và khiêu dâm, nhưng không có nguồn tham khảo khác, những lời phê bình đã không thể làm mất uy tín một số điều xác nhận trong ấn phẩm. Tuy nhiên, trái với quyển "Bí Sử", Justinianus không mang tên này khi kế vị cho tới một năm trước khi Justinus mất và ông đã tiêu tốn hết 3.700 lượng vàng trong một buổi lễ vào năm 520. Năm 525, Hoàng đế ra lệnh bãi bỏ một đạo luật có hiệu quả cấm một thành viên thuộc tầng lớp nghị viên kết hôn với phụ nữ thuộc một tầng lớp thấp hơn trong xã hội, bao gồm cả rạp hát vốn chịu nhiều tai tiếng vào thời điểm đó. Sắc lệnh này đã mở đường cho Justinianus kết hôn với Theodora, nguyên là nữ diễn viên kịch câm và cuối cùng dẫn đến một sự thay đổi lớn về nạn phân biệt giai cấp cũ tại triều đình. Theodora giờ đây bình đẳng với Justinianus khiến bà có thể tham gia đóng góp vào việc nước với ảnh hưởng đáng kể. Cùng năm đó, thị trấn Anazarbus được Justinus I đổi tên thành Justinopolis nhằm vinh danh chính mình trước thần dân của Đế quốc Đông La Mã. Cuối đời. Vào những năm cuối đời dưới thời Justinus được đánh dấu bởi những cuộc xung đột giữa người Ostrogoth và Ba Tư với Đế quốc Đông La Mã. Năm 526, sức khỏe của Justinus bắt đầu suy sụt rồi sau đó ông chính thức lập Justinianus làm đồng hoàng đế và vào ngày 1 tháng 4 năm 527 soạn chiếu thư chỉ định ông ta làm người kế vị. Đến ngày 1 tháng 8 cùng năm thì Hoàng đế qua đời và Justinianus chính thức lên ngôi Hoàng đế Đông La Mã.
1
null
Carl Graf von Horn (16 tháng 2 năm 1847 – 5 tháng 6 năm 1923) là một Thượng tướng và Bộ trưởng Chiến tranh của Bayern từ ngày 4 tháng 4 năm 1905 cho đến ngày 16 tháng 2 năm 1912. Ông sinh ra tại Würzburg và từ trần tại München. Ông là con trai của Thượng tướng Bộ binh Carl FH von Horn và vợ của ông này là Maria Magdalena von Auernheimer. Không lâu sau khi được phong quân hàm Trung úy, von Horn đã tham chiến chống Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Về sau này, ông liên minh chiến đấu với quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được nhận Huân chương Thập tự Sắt hạng nhì vì thành tích của mình trong trận Villepion. Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng, ông mang quân hàm Trung tướng và chỉ huy một sư đoàn tại Regensburg, nơi một con đường đã được đặt tên là "Horn" ("Hornstraße") để vinh danh ông.
1
null
Parathion, hay parathion-ethyl hoặc diethyl parathion (tại Việt Nam được biết đến nhiều dưới tên gọi Thiophos), là một hợp chất phosphat hữu cơ. Nó là một thuốc trừ sâu và thuốc trừ ve bét rất mạnh. Nguyên ban đầu nó được IG Farben phát triển trong thập niên 1940. Nó cực độc với nhiều sinh vật, bao gồm cả người. Việc sử dụng parathion bị cấm hay hạn chế tại nhiều quốc gia, và đã có những đề xuất cấm sử dụng nó tuyệt đối. Hóa chất có quan hệ gần với nó là methyl parathion (Wofatox). Lịch sử. Parathion do Gerhard Schrader phát triển cho tổ hợp công nghiệp hóa chất của Đức là hãng IG Farben vào thập niên 1940. Sau chiến tranh và sụp đổ của IG Farben do các vụ xử tội phạm chiến tranh, các nước đồng minh phương Tây đã chiếm lấy bằng sáng chế, và parathion được các công ty khác nhau tiếp thị trên khắp thế giới dưới các nhãn hiệu khác nhau. Nhãn hiệu phổ biến nhất tại Đức từng là E605 (bị cấm tại Đức sau năm 2002); nó không phải là một phụ gia thực phẩm theo "số E" như được sử dụng tại châu Âu ngày nay. "E" trong tên gọi E605 là viết tắt của "Entwicklungsnummer" trong tiếng Đức để chỉ "số phát triển"). Tính chất. Khi ở dạng tinh khiết, parathion là chất rắn kết tinh màu trắng, tuy nhiên nó thường được phân phối ở dạng chất lỏng màu nâu có mùi như trứng thối hay mùi tỏi. Thuốc trừ sâu này là khá bền vững, mặc dù trở thành sẫm màu khi bị phơi dưới ánh sáng. Tổng hợp công nghiệp. Parathion được tổng hợp từ axit diethyl dithiophosphorric (C2H5O)2PS2H, là chất thu được từ xử lý P4S10 bằng ethanol (methanol được dùng khi điều chế methyl parathion). Axit diethyl dithiophosphorric được clo hóa để sinh ra diethylthiophosphorryl chloride, chất này sau đó được xử lý bằng natri 4-nitrophenolat (muối natri của 4-nitrophenol). Ứng dụng. Là một loại thuốc trừ dịch hại, parathion nói chung được sử dụng bằng cách phun/xịt. Nó thường được sử dụng cho bông, lúa và cây ăn quả. Nồng độ của dung dịch để dùng ngay thường là 0,05 tới 0,1%. Hóa chất này bị cấm sử dụng đối với nhiều loại cây cung cấp lương thực. Khả năng diệt trừ sâu bọ. Parathion tác động lên enzym acetylcholinesterase, nhưng không trực tiếp. Sau khi sâu bọ nuốt phải (và cả con người do bất cẩn), parathion bị oxy hóa bởi các oxidase để tạo ra paraoxon, thay thế lưu huỳnh liên kết đôi bằng oxy. Este phosphat có tính hoạt hóa cao hơn trong các sinh vật so với este phosphorrothiolat, do các nguyên tử phosphor trở nên âm điện hơn. Phân hủy. Sự phân hủy parathion tạo ra các sản phẩm có độ hòa tan trong nước cao hơn. Quá trình thủy phân khử hoạt tính của phân tử xảy ra tại liên kết aryl este tạo ra diethyl thiophosphat và 4-nitrophenol. Sự phân hủy xảy ra trong các điều kiện kị khí thì lại khác. Nhóm nitro trên parathion bị khử thành amin. An toàn. Parathion là một chất ức chế cholinesterase. Nói chung nó phá vỡ hệ thần kinh bằng cách ức chế acetylcholinesterase. Nó được hấp thụ qua da, màng nhầy và theo đường miệng. Parathion đã hấp thụ nhanh chóng bị chuyển hóa thành paraoxon, như mô tả trên đây. Phơi nhiễm paraoxon có thể gây ra đau đầu, co giật, suy giảm thị lực, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nặng, hôn mê, run rẩy, khó thở, và cuối cùng là phù phổi cũng như ngừng thở. Các triệu chứng ngộ độc kéo dài trong một khoảng thời gian đôi khi tới vài tháng. Thuốc giải độc phổ biến nhất và đặc hiệu là atropin, với liều dùng lên tới 100 mg mỗi ngày. Do atropin cũng có thể gây độc, người ta khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên các liều nhỏ trong điều trị. Nếu ngộ độc ở người được phát hiện sớm và xử lý nhanh (atropin và hô hấp nhân tạo) thì tỷ lệ tử vong không cao. Sự thiếu hụt oxy sẽ dẫn tới thiếu oxy não và tổn thương não vĩnh viễn. Bệnh thần kinh ngoại vi bao gồm cả bại liệt được ghi nhận do các di chứng muộn hơn sau hồi phục từ ngộ độc cấp tính. Parathion cũng từng được dùng để tự vẫn hay đầu độc người khác có chủ định. Nó được biết đến như là "Schwiegermuttergift" (thuốc độc cho mẹ vợ/chồng) trong tiếng Đức. Vì lý do này, phần lớn các công thức điều chế đều chứa một loại thuốc nhuộm màu xanh để cảnh báo. Parathion từng được sử dụng như một loại vũ khí hóa học, đáng chú ý nhất là do Selous Scouts thực hiện trong Chiến tranh du kích Rhodesia. Dựa trên các nghiên cứu trên cơ thể động vật, parathion được Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ coi là chất có khả năng gây ung thư ở người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng parathion độc hại với thai nhi, nhưng không gây ra các dị tật sơ sinh. Parathion được phân loại là chất gây ô nhiễm hữu cơ bền vững (POP) của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và lớp độc tính "Ia, Extremely Hazardous" (Ia. Cực kỳ Nguy hiểm) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Parathion rất độc đối với ong, cá, chim và các dạng sự sống hoang dã khác. Parathion có thể được thay thế bằng nhiều loại thuốc trừ sâu an toàn hơn và ít độc hại hơn (bao gồm các phosphat hữu cơ, cacbamat ít độc hại, hoặc bằng các pyrethroid tổng hợp). Bảo vệ chống ngộ độc. Người làm việc/tiếp xúc với parathion phải có các trang thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như găng tay, khẩu trang lọc khí hay mặt nạ phòng độc, quần áo bảo hộ lao động. An toàn công nghiệp trong quá trình sản xuất đòi hỏi sự thông gió đặc biệt và đo đạc liên tục chỉ số ô nhiễm không khí nhằm đảm bảo không vượt quá mức phơi nhiễm được phép (PEL), cũng như chú ý đặc biệt tới vệ sinh cá nhân. Phân tích thường xuyên độ hoạt động của acetylcholinesterase trong huyết thanh của người lao động cũng mang lại lợi ích liên quan tới an toàn nghề nghiệp, do tác động của parathion có tính tích lũy. Nếu một phần của cơ thể bị ô nhiễm/tiếp xúc với parathion thì khu vực bị ô nhiễm này phải được loại tẩy rửa kỹ càng ngay lập tức. Ngoài ra, atropin được sử dụng như là thuốc giải độc đặc hiệu. Đề xuất cấm. Theo tổ chức phi chính phủ Pesticide Action Network (PAN), parathion là một trong các loại thuốc trừ dịch hại nguy hiểm nhất. Tổ chức này cũng liệt kê parathion như là 'bad actor chemical'. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ đã có trên 650 nông dân bị ngộ độc kể từ năm 1966, trong đó 100 người tử vong. Tại các quốc gia kém phát triển thì có lẽ còn có nhiều người bị ngộ độc tới mức tử vong/không tử vong hơn. Tổ chức Y tế Thế giới, PAN và nhiều tổ chức môi trường khác đã đề xuất một lệnh cấm chung toàn cầu. Hiện tại, việc sử dụng parathion bị cấm hoặc hạn chế tại 23 quốc gia và việc nhập khẩu hóa chất này là phạm luật tại 50 quốc gia.
1
null
Cuộc khủng hoảng thế kỷ thứ ba (còn gọi là "loạn sứ quân" hoặc "khủng hoảng hoàng đế") (235-284 CN) là giai đoạn mà đế quốc La Mã gần như sụp đổ dưới áp lực từ các cuộc xâm lược, nội chiến, bệnh dịch, và suy thoái kinh tế. Hoàng đế Alexander Severus bị ám sát năm 235, khởi đầu giai đoạn 50 năm loạn lạc khi mà các tướng lĩnh La Mã bắt đầu tự xưng đế. Trong giai đoạn từ 258-260, đế quốc bị chia thành ba nhà nước độc lập: Đế quốc Gallia, bao gồm Gaul, Britannia và Hispania (một thời gian ngắn); đế quốc Palmyrene, bao gồm các tỉnh miền đông Syria Palaestina, Aegyptus; và năm giữa chúng là nhà nước La Mã chính thống. Aurelianus (270-275) thống nhất đế quốc nhưng cuộc khủng hoảng chỉ chính thức kết thúc sau khi Diocletianus lên ngôi và tiến hành cải cách vào năm 284. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong tổ chức của đế quốc, xã hội, đời sống kinh tế và tôn giáo. Hầu hết các nhà sử học coi đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời cổ đại và thời hậu cổ đại ở phương Tây. Lịch sử. Năm 235, sau khi hoàng đế Alexander Severus bị chính quân đội của mình ám sát, nhiều quân đoàn La Mã bị đánh bại trong một chiến dịch chống lại các bộ tộc người Đức vốn hay cướp phá qua biên giới, trong khi hoàng đế lại tập trung chủ yếu vào các mối nguy hiểm đến từ đế chế Sassanid của người Ba Tư. Trong khi đang đích thân chỉ huy quân đội của mình, Alexander Severus đã viện tới biện pháp ngoại giao và nộp cống trong một nỗ lực để làm yên lòng các thủ lĩnh người Đức một cách nhanh chóng. Theo Herodian, cái giá mà ông ta phải trả đó là sự tôn trọng của quân đội, những người cảm thấy rằng họ cần phải được trừng phạt các bộ tộc người Đức vì đã xâm nhập vào lãnh thổ của Roma. Trong những năm tiếp theo sau khi vị hoàng đế này qua đời, các tướng lĩnh của quân đội La Mã đã chiến đấu với nhau để tranh đoạt kiểm soát của đế quốc và bị bỏ quên nhiệm vụ của chính họ là phải ngăn chặn các cuộc xâm lược đến từ bên ngoài. Nhiều tỉnh đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công thường xuyên đến từ các bộ lạc ngoại quốc, chẳng hạn như người Carpi, Goth, Vandal, và Alamanni, dọc theo sông Rhine và sông Danube ở phía tây của đế quốc, cũng như các cuộc tấn công từ nhà Sassanid ở phía đông của đế quốc. Ngoài ra, trong năm 251, đại dịch Cyprian (có thể là bệnh đậu mùa) đã bùng phát, và nó đã gây ra tỷ lệ tử vong lớn mà có thể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phòng vệ của đế quốc. Và vào năm 258, đế quốc La Mã đã bị tan vỡ thành ba quốc gia đối địch với nhay. Các tỉnh La Mã như Gaul, Britannia và Hispania đã tách ra và hình thành nên đế chế Gallia và hai năm sau đó vào năm 260, các tỉnh miền đông Syria, Palestine và Aegyptus trở thành Đế chế Palmyrene độc lập, để lại phần còn lại với đất Ý là trung tâm của đế quốc La Mã chính thống ở giữa. Một cuộc xâm lược lớn của người Goth đã bị đánh bại trong trận Naissus trong năm 269. Chiến thắng này có ý nghĩa như bước ngoặt của cuộc khủng hoảng, khi một loạt các vị hoàng đế nhà binh cứng rắn và đầy nhiệt huyết lên nắm quyền. Những chiến thắng của hoàng đế Claudius II Gothicus trong hai năm tiếp theo đã đẩy lui quân Alamanni và khôi phục lại Hispania từ tay của đế chế Gallia. Khi Claudius qua đời trong năm 270 vì bệnh dịch, Aurelianus, viên tướng chỉ huy kỵ binh tại Naissus, đã lên kế vị ông làm hoàng đế và tiếp tục khôi phục lại đế quốc. Aurelianus (270-275) đã trị vì xuyên suốt giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, ông đã đánh bại người Vandal, người Visigoth, đế chế Palmyrene, người Ba Tư, và sau đó phần còn lại của đế chế Gallia. Vào cuối năm 274, đế quốc La Mã đã được thống nhất lại thành một thực thể duy nhất, và những đội quân biên phòng đã quay trở lại tại vị trí cũ của mình.
1
null
Athletic Club Ajaccio ( thường được gọi là AC Ajaccio hoặc chỉ đơn giản là Ajaccio) là một câu lạc bộ bóng đá Pháp có trụ sở tại thành phố Ajaccio trên đảo Corsica. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1910 và hiện đang chơi ở Ligue 1 của bóng đá Pháp. Chủ tịch câu lạc bộ là Alain Orsoni và đội đầu tiên được huấn luyện bởi Olivier Pantaloni. Hiện đội bóng không có huấn luyện viên. Cầu thủ. Đội hình hiện tại. "Tính tới 18 tháng 10 năm 2013." Những cầu thủ nổi tiếng. "Cho tất cả các cầu thủ của AC Ajaccio, xem."
1
null
Đức Mẹ Trụ Cột (Tiếng Tây Ban Nha: Nuestra Señora del Pilar) là tên được đặt cho Maria được cho là đã hiện ra một cách kỳ diệu ở Zaragoza, Tây Ban Nha vào thời kỳ sơ khai của Kitô giáo. Đức Mẹ Cột Trụ là Bổn Mạng của Tây Ban Nha, bảo vệ dân Tây Ban Nha và công đồng Tây Ban Nha. Đền thờ là Vương cung thánh đường Đức Mẹ Cột Trụ nằm bên bờ sông Ebro. Cuộc hiện ra. Theo truyền thống Tây Ban Nha cổ xưa, vào ngày 2 tháng 1 40 AD, trong thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, Giacôbê, một trong mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu, đã đến rao giảng Tin Mừng ở vùng đất Caesaraugusta (tại Zaragoza), ở tỉnh Hispania của Đế quốc La Mã. Ở đây có rất ít người tin theo nên ông đã chán nản với sứ mệnh của mình. Trong khi ông đang cầu nguyện bên bờ sông Ebro cùng với một số đệ tử thì Đức Maria đã hiện ra một cách kỳ diệu trước mặt ông trên đỉnh một cột trụ cùng với các thiên thần ca hát. Maria đảm bảo với Giacôbê rằng những người dân sẽ được biến đổi và đức tin của họ sẽ mạnh mẽ như cột trụ mà Mẹ đang đứng trên. Mẹ cho ông một cột trụ làm biểu tượng và một hình ảnh bằng gỗ của mình. Giacôbê đã cho xây dựng một thánh đường tại chính nơi ông đã thấy Đức Maria hiện ra. Người ta thường tin rằng Đức Mẹ hiện ra cho Giacôbê thông qua một khả năng "phân thân" kỳ diệu, bởi lẽ khi đó bà vẫn còn sống ở Êphêsô hoặc Jerusalem vào thời điểm xảy ra sự kiện hiện ra. Maria được cho là đã chết trong khoảng thời gian từ 3-15 năm sau khi Chúa Giêsu lên trời. Sau khi xây dựng thánh đường, Giacôbê trở về Jerusalem với một số đệ tử của ông, nơi ông đã tử vì đạo với hình thức bị chặt đầu vào năm 44 AD dưới triều Herod Agrippa. Có thuyết cho rằng, các môn đệ của ông đã lấy cắp thi hài và mang đến Tây Ban Nha His disciples allegedly returned his body to Spain.. Công nhận. Cuộc hiện ra của Đức Mẹ Cột Trụ được chấp nhận rộng rãi như một truyền thống thiêng liêng. Các Giáo hoàng từ rất sớm đã ban hành các sắc lệnh xác nhận tính xác thực của đền thờ và sự hiện ra của Maria. Giáo hoàng Calixtô III đã ban hành một sắc lệnh vào năm 1456 khuyến khích việc hành hương đến Đức Mẹ Cột Trụ. Trong đó cũng thừa nhận các phép lạ đã xảy ra trong đền thờ kính Đức Mẹ tại Tây Ban Nha. Thông qua sắc lệnh này mà tên Đức Mẹ Cột Trụ được khẳng định. Tuy nhiên mâu thuẫn gay gắt đã phát sinh liên quan đến nguồn gốc thần kỳ của nhà thờ trong triều đại của Giáo hoàng Innôcentê XIII. Tây Ban Nha kêu gọi Tòa Thánh giải quyết những tranh cãi. Sau khi tiến hành một cuộc điều tra cẩn thận, một nhóm gồm mười hai vị hồng y đã thông qua một văn bản, được sự chấp thuận của Thánh Bộ Lễ Nghi vào ngày 7 tháng 8 năm 1723. Từ đó lễ Đức Mẹ Cột Trụ được tổ chức vào ngày 12 tháng 10. Giáo hoàng Clêmentê XII đã cho phép cử hành lễ Đức Mẹ Cột Trụ trong tất cả đế quốc Tây Ban Nha vào năm 1730. Trùng hợp với việc khám phá ra châu Mỹ, danh hiệu Đức Mẹ Cột Trụ sau đó được đặt là Bổn Mạng của toàn bộ Đế quốc Tây Ban Nha. Miêu tả về Cột Trụ. Một Cột Trụ cùng với tượng Maria hiện đang được trung bày tại Vương cung thánh đường Cột Trụ. Nó được cho là cột trụ mà Maria đã để lại trong cuộc hiện ra, mặc dù có rất nhiều thiên tai đã xảy đến với nhà thờ. Một trận hỏa hoạn vào năm 1434 đã thiêu rụi nhà thờ trước khi nhà thờ hiện nay được xây dựng. Hình ảnh của Maria hiện nay có thể hoặc không phải là bản gốc. Một số tài liệu cho rằng hình tượng bằng gỗ ban đầu đã bị phá hủy khi nhà thờ bị đốt cháy vào năm 1434, điều này mâu thuẫn với một vài tài liệu khác cho rằng nó vẫn là bức tượng ban đầu. Bức tượng Maria được làm bằng gỗ, đứng cao 39 cm (15 in) trên một trụ cột được làm bằng ngọc cao 6 feet (1,8 m). Bức tượng mô tả Mẹ Maria với Chúa Giêsu Hài Đồng trên cánh tay trái. Từ thế kỷ 16, cột trụ thường được bọc bởi một chiếc vải trùm được gọi là Manto (tiếng Anh: lớp vỏ). Nhìn chung, cột trụ được bảo vệ bởi một khung đồng và sau đó là một khung bạc. Lễ đội mũ triều thiên diễn ra vào năm 1905 dưới triều đại của Giáo hoàng Piô X. Triều thiên được thiết kế bởi Hầu tước Grini, trị giá 450.000 pesetas (£ 18.750, 1910). Đền thờ. Việc xây dựng các nhà thờ hiện nay được bắt đầu vào năm 1681 và hoàn thành vào năm 1711. Sau đó được trùng tu vào thế kỷ 18 mở rộng kích thước như hiện nay: dài 130 mét (430 ft), rộng 67 mét (220 ft), có mười một mái vòm, bốn tháp chính, và mười tháp cửa trời. Nhà thờ được nâng lên hàng Tiểu vương cung thánh đường vào năm 1950 dưới triều giáo Hoàng Piô XII. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, hai quả bom đã rơi trúng nhà thờ nhưng nó lại hỏng và không phát nổ. Sự kiện này được xem như một phép lạ, và những quả bom được trưng bày như một minh chứng.
1
null
Karl Herman Bernhard von Brandenstein (27 tháng 12 năm 1831 tại Potsdam – 17 tháng 3 năm 1886 tại Berlin) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức từ năm 1870 đến năm 1871. Ông là một trong những "á thần" của nhà chiến lược huyền thoại Helmuth von Moltke, hay nói cách khác là tay chân của vị "Thần" von Moltke. Tiểu sử. Brandenstein đã học tập trong đội thiếu sinh quân và vào ngày 28 tháng 4 năm 1849, ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Alexander số 1 với tư cách là lính cầm cờ ("Portepeefähnrich") tại kinh đô Berlin, và vào tháng 12 năm 1850 ông được phong cấp sĩ quan. Kể từ năm 1855 cho đến năm 1858, ông học tại Trường Chiến tranh Tổng hợp ("Allgemeine Kriegsschule"). Vào ngày 2 tháng 3 năm 1862, ông được lên quân hàm Đại úy và giữ một chức đại đội trưởng. Cùng năm đó, ông trở thành một giảng viên tại trường "Kriegsschule" ở Potsdam và một thời gian ngắn sau, vào ngày 3 tháng 10 năm 1863, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan tham mưu ("Generalstabsoffizier") trong Sư đoàn số 16. Vào tháng 12 năm 1865, ông được đổi làm sĩ quan tham mưu cho Bộ Tổng chỉ huy Quân đoàn VIII. Sau đó, ông tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 trong Bộ Chỉ huy tối cao của "Binh đoàn Elbe" ("Elbarmee") và được thăng quân hàm Thiếu tá. Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông là sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu trong Sư đoàn Đại Công quốc Hesse và đến tháng 6 năm 1868 ông được bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu. Để chuẩn bị cho cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã vạch ra kế hoạch cho Khoa Đường sắt ("Eisenbahnabteilung") trong Bộ Tổng tham mưu. Nhờ tài năng tổ chức của ông, các lực lượng của Đức đã được vận chuyển với tốc độ nhanh chóng trên biên giới với Pháp. Trong quá trình diễn ra chiến tranh, ông ở trong Đại bản doanh của quân đội Đức và trở thành một trong những cộng sự thân cận nhất của Thống chế Moltke. Vào tháng 5 năm 1871, ông được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Đường sắt. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1875, Brandenstein được phong quân hàm Đại tá và vào ngày 15 tháng 6 năm đó, ông được nhận cấp bậc và quyền hạn của một Lữ đoàn trưởng. Sau khi được thăng cấp Thiếu tướng, ông buộc phải nghỉ hưu vào tháng 5 năm 1876 vì vấn đề sức khỏe. Sau khi hồi phục sức khỏe, ông trở lại quân ngũ, được lên quân hàm Trung tướng và bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn số 31. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1884, Wilhelm I, Vua Phổ và Hoàng đế Đức, đã bổ nhiệm ông vào chức vụ chỉ huy của Quân đoàn Công binh. Karl von Brandenstein từ trần vào ngày 17 tháng 3 năm 1886 ở kinh đô Berlin.
1
null
Chiến tranh Hán-Trọng Gia là một cuộc chiến đầu thời Tam Quốc giữa các quân phiệt nhân danh nhà Đông Hán chống lại triều đình Trọng Gia mà Viên Thuật xưng đế năm 197. Chiến dịch kết thúc bằng sự diệt vong của Viên Thuật. Hoàn cảnh. Sau khi Đổng Trác bị các chư hầu chống lại phải mang triều đình nhà Đông Hán chạy về Tràng An, các chư hầu chia phe phái đánh lẫn nhau. Năm 191, Tôn Kiên nghe lời Viên Thuật đem quân tiến đánh Kinh Châu, chinh phạt Lưu Biểu, bị tử trận. Con Tôn Kiên là Tôn Sách phải nương nhờ Viên Thuật. Thuật bèn nhân cơ hội vợ Tôn Kiên là Ngô thị đem quan tài chồng về quê. Năm 197, được ngọc tỷ Viên Thuật kiêu ngạo muốn hư danh nên lên ngôi hoàng đế ở 2 quận ông cai trị tại Thọ Xuân (Hoài Nam). Viên Thuật không tìm được đồng minh, bị các quân phiệt cát cứ ở các châu lấy danh nghĩ phò Hán hợp binh đánh Viên Thuật. Hậu quả và ý nghĩa. Cuối cùng Viên Thuật bại trận, các chư hầu chiến thắng lại đánh nhau. Việc Viên Thuật xưng đế được cho là ngu ngốc khi ông chỉ mới có 2 quận không bằng các chư hầu như Tào Tháo, Viên Thiệu, Lã Bố, Tôn Sách... lại càng bị các chư hầu hợp binh tiêu diệt kết thúc vương triều do Trọng Gia Hoàng Đế Viên Thuật lập nên.
1
null