text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Luperosaurus yasumai là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Ota, Sengoku & Hikida miêu tả khoa học đầu tiên năm 1996. Loài này là đặc hữu tỉnh Đông Kalimantan ở phía đông đảo Borneo thuộc Indonesia. Mẫu vật gốc thu được từ rừng thực nghiệm Bukit Soeharto, 45 km tây tây nam Samarinda. Tính từ định danh "yasumai" là để vinh danh Shigeki Yasuma, một tác giả người Nhật Bản "đã có đóng góp lớn vào sự tiến bộ trong nghiên cứu và bảo tồn sinh vật hoang dã ở Kalimantan", với các cuốn sách như Mammals of Bukit Sohearto Protection Forest (1990); An Invitation to the Mammals of East Kalimantan (1994); An Invitation to the Mammals of Brunei Darussalam (1997); Mammals of Sabah: Field Guide and Identification (1999); Mammals of Sabah: Habitat and ecology (1999); Identification Keys of the Mammals of Borneo: Insectivora, Scandentia, Rodenta and Chiroptera (2003); Mammals of Crocker Range (2003); Pocket Guide the Bornean Mammals: Chiroptera Part-1 (Pteropodidae, Emballonuridae, Megadermatidae, Nycteridae, Rhinolophidae and Hipposideridae) (2005).
1
null
Lygodactylus picturatus là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Peters mô tả khoa học đầu tiên năm 1871. Loài này có khả năng tự vứt bỏ đuôi để tự vệ tránh loài bắt mồi hoặc phân tán sự chú ý của loài săn mồi khi bị đe dọa.
1
null
Pachydactylus rangei là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Andersson mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Loài này sinh sống ở các khu vực khô cằn của Ăng-gô-la, Namibia và Nam Phi, và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1908 bởi nhà động vật học người Thụy Điển Lars Gabriel Andersson, người đặt tên theo tên của người tìm thấy loài này, Tiến sĩ Paul Range.
1
null
Phelsuma grandis là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1870. Những con tắc kè này là một phần của nhóm Phelsuma, bao gồm hơn 70 loài và phân loài. Chúng thường được gọi là tắc kè khổng lồ Madagascar, do kích thước lớn của chúng. Chúng có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở phía bắc Madagascar, nhưng đã được đưa vào một số vùng cận nhiệt đới khác ngoài phạm vi của chúng. P. grandis ăn các động vật không xương sống, động vật có xương sống và động vật có vú rất nhỏ. Phân loại. Tên gọi chung của nó là một phiên bản La tinh hóa của tên cuối cùng của bác sĩ người Hà Lan Murk van Phelsum. Tên gọi grandis của nó là Latin nghĩa là "lớn". Danh pháp khoa học Phelsuma grandis được Gray 1870 mô tả đã được tăng lên từ trạng thái phân loài (P. madagascariensis grandis) của Raxworthy et al. Trong năm 2007, theo mô hình môi trường môi trường cho thấy sự khác biệt đáng kể và đáng tin cậy giữa nó và các thành viên khác của P. madagascariensis-clade. Độ cao này sau đó đã nhận được sự hỗ trợ phân tử tiếp theo. P. grandis còn có các từ đồng nghĩa cơ sở Phelsuma madagascariensis venusta Mertens, 1964 và Phelsuma madagascariensis notissima Mertens, 1970 (fide Meier, 1982). Tên gọi chung, được thêm vào tên được chấp nhận hiện nay, được cho là tắc kè khổng lồ Madagascar hoặc các biến thể như Tắc kè ngày khổng lồ.
1
null
Gekko kuhli là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Creveldt mô tả khoa học đầu tiên và đặt tên năm 1809 là "Lacerta homalocephala", nhưng danh pháp này đã bị chiếm chỗ trước bởi "Lacerta homalocephala" . Năm 1902 Leonhard Stejneger đặt lại tên khoa học cho nó là "Ptychozoon kuhli" để vinh danh tác giả đặt tên chi "Ptychozoon" là Heinrich Kuhl. "Lacerta homalocephala" là loài điển hình của chi "Ptychozoon" . "Lacerta homalocephala" cũng là loài điển hình của phân chi "Ptychozoon" .
1
null
Rhoptropus bradfieldi là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được mô tả bởi nhà động vật học người Nam Phi gốc Anh John Hewitt, người đã đặt tên cho nó "Rhoptropus bradfieldi" để vinh danh nhà tự nhiên học và nhà sưu tập Nam Phi R.D. Bradfield. Đây là loài đặc hữu Namibia. Mô tả. "Rhoptropus bradfieldi" có chiều dài mõm tới đít tối đa khoảng , tổng chiều dài khoảng .
1
null
Stenodactylus doriae (tên tiếng Anh: Middle Eastern short-fingered gecko và Doria's comb-fingered gecko) là một loài thằn lằn trong họ Gekkonidae. Loài này được Blanford mô tả khoa học đầu tiên năm 1874. Tên. Tên loài, "doriae", được đặt để vinh danh nhà tự nhiên học người Ý Giacomo Doria. Phân bố địa lý. "S. doriae" sinh sống ở Ả Rập Xê Út, Iran, Iraq, Israel, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Jordan, và Kuwait. Mô tả. Loài tắc kè này dài chừng từ mõm tới huyệt (SVL). Mắt được che chắn bởi một cái vảy lớn để bảo vệ nó khỏi cát.
1
null
Acontias percivali là một loài thằn lằn cụt nhỏ cả hai chân trong họ Scincidae. Phân bố. Phạm vi phân bố của loài này bị giới hạn trong lục địa châu Phi và bao gồm các khu vực của Namibia, Botswana, Zimbabwe, Nam Phi, Kenya, Angola, và Tanzania. Môi trường sống. Loài này sinh sống ở thảo nguyên bằng cách đào hang dưới mặt đất. Phân loài. Có ba phân loài của Acontias percivali: Acontias percivali tasmani có thể là một phân loài của Acontias meleagris sau khi kiểm tra trình tự DNA gần đây.
1
null
Brachymeles bonitae, tên thông thường trong tiếng Anh là Hikida's short-legged skink hoặc stub-limbed burrowing skink, là một loài thằn lằn bóng. "B. bonitae" được mô tả lần đầu tiên năm 1839 bởi André Marie Constant Duméril và Gabriel Bibron. Nó đặc hữu của Philippines. "Brachymeles bonitae" là một loài thằn lằn nhỏ, thon dài với chiều dài từ mõm tới huyệt hơn . Các quần thể khác nhau có số lượng ngón trên mỗi chân khác nhau, thông thường là hai, có khi không có ngón.
1
null
Coeranoscincus reticulatus là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1873. Loài thằn lằn bóng này là đặc hữu Australia (New South Wales, Queensland). Tên gọi trong tiếng Anh của nó là three-toed snake-tooth skink, nghĩa là "thằn lằn bóng răng rắn ba ngón".
1
null
Corucia zebrata là một loài thằn lằn bóng đặc hữu quần đảo Solomon. Đây là loài thằn lằn bóng lớn nhất còn tồn tại. Chúng là loài ăn thực vật, tiêu thụ nhiều loại quả và rau khác nhau, gồm cả ráy leo. Chúng là một trong số ít loài bò sát có thể hoạt động thành nhóm xã hội. Cả con đực và cái đều tạo lập lãnh thổ và thường tỏ thái độ thù địch với các cá thể không chung nhóm với chúng. "Corucia" là một chi đơn loài. Có hai phân loài đã được xác định: "Corucia zebrata zebrata" và "Corucia zebrata alfredschmidti". Phân loài "C. z. zebrata" có kích thước nhỏ hơn, mắt sậm màu hơn và màng cứng đen. Tên và phân loại. "C. zebrata" được mô tả bởi John Edward Gray năm 1855. Tên chi "Corucia" xuất phát từ từ "coruscus" trong tiếng Latinh, nghĩa là "lấp lánh". Tên này xuất phát từ "hiệu ứng màu sắc trên vảy cơ thể" của chúng. Tên loài "zebrata" là dạng Latinh hóa của từ "zebra" (ngựa vằn). Dù ngoại hình của loài này mỗi đảo lại hơi khác, chỉ có một phân loài khác ngoài phân loài danh định đã được mô tả, là "C. z. alfredschmidti", bởi năm 1996, một cái tên để vinh danh nhà bò sát học nghiệp dư Alfred A. Schmidt. Các họ hàng gần nhất của "C. zebrata" là các loài thuộc chi "Tiliqua" và "Egernia" ở Úc, New Guinea, và Indonesia; cả ba được gộp lại với nhau thành phân họ "Lygosominae". Phân bố và môi trường sống. "C. zebrata" là loài bản địa quần đảo Solomon, một cụm đảo miền tây nam Thái Bình Dương. Phân loài danh định ("C. z. zebrata") có mặt trên đảo Choiseul, New Georgia, Isabel, Guadalcanal, Ngela, Malaita, Makira, Ugi và Santa Ana. Phân loài "C. z. alfredschmidti" sống ở Bougainville, Buka và nhóm đảo Shortland. Bougainville và Buka về địa lý thuộc quần đảo Solomons, nhưng về chính trị là một phần của Papua New Guinea. Cả hai phân loài đều sống trên cây, ở vùng tán trên của rừng, và thường được bắt gặp trên các cây sung ("Ficus sp."). Loài này cũng đến những vùng đã bán phát quang hay vườn trồng, miễn là ở đây có thức ăn cho chúng.
1
null
Emirates Cup là giải đấu giao hữu trước mùa giải do câu lạc bộ Arsenal tổ chức hàng năm trên Sân vận động Emirates và cũng là sân nhà của đội. Giải đấu được tổ chức theo thể thức tứ hùng, 4 đội bóng thi đấu trong 2 ngày. Emirates Cup được liên tục tổ chức từ năm 2007 nhưng đã bị gián đoạn vào năm 2012 do vướng Thế vận hội Mùa hè 2012. Thể thức của giải khá đặc biệt mỗi bàn thắng được tính 1 điểm (chỉ bỏ thể thức này ở giải năm 2011). Trong 5 lần tổ chức trước đó, Arsenal đã có 3 lần giành cúp vào các năm 2007, 2009 và 2010. Năm 2008 và 2011, lần lượt Hamburg và New York Red Bulls là các đội giành cúp. Các mùa giải. 2009. Arsenal's Jack Wilshere was chosen as the Man of the Match in both of Arsenal's matches, whilst Andrei Arshavin picked up the Emirates Player of the Tournament award. 2012. Không diễn ra. 2013. Mùa giải dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 3 và ngày 4 của tháng 8 năm 2013 với 4 đội gồm Arsenal, Napoli, F.C. Porto và Galatasaray.. Giải đấu cũng sẽ áp dụng 1 điểm cho 1 bàn thắng và số điểm cho các trận thắng, hòa và thua.
1
null
ViVi Võ Hùng Kiệt (sinh 1945) là một họa sĩ và nhà điệu khắc danh tiếng người Việt. Ông được biết nhiều với tư cách là một họa sĩ vẽ tranh minh họa và truyện tranh thiếu nhi tại Việt Nam trước năm 1981. Thân thế. Nguyên danh ông là Võ Hùng Kiệt, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1945 tại Vĩnh Long (Việt Nam), trong một gia đình Công giáo với tên thánh là "Micae". Từ nhỏ, ông đã biểu lộ năng khiếu về hội họa. Từ năm 1958, được sự khuyến khích của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo, chủ bút báo "Tuổi Xanh", ông bắt đầu gởi những tập truyện bằng tranh đăng trên báo "Tuổi Xanh". Do sức ép của gia đình không muốn ông say mê với hội họa, bỏ bê học hành, năm 1961, ông xin vào tu ở Sơ Tập viện Dòng Sư huynh La San ("Frère des Ecoles Chrétiens") Đồi La San NhaTrang. Năm 1964, ông hoàn tục và thi vào trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn. Cũng từ năm này, ông bắt đầu vẽ cho nguyệt san "Tuổi Hoa" với bút hiệu ViVi, ghép từ hai chữ đầu Việt Nam và Vĩnh Long. Ông cũng bắt đầu sự nghiệp vẽ mẫu tem. Năm 1965, lần đầu tiên ông đoạt được giải thưởng hạng nhất trong cuộc thi vẽ mẫu tem do Nha Tổng giám đốc Bưu điện Việt Nam Cộng hòa tổ chức hàng năm. Từ đó về sau, trên các tác phẩm tem, ông ký với tên thật Võ Hùng Kiệt. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật năm 1968. Sau khi tốt nghiệp, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, phục vụ tại Phòng 7 (Trinh sát kỹ thuật) Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian quân ngũ, ông vẫn tiếp tục vẽ minh họa, sáng tác truyện tranh, vẽ tem mẫu cho nhiều sách báo và bưu điện. Ông nhận được khoảng 40 giải thưởng về bưu hoa của Tổng nha Bưu chính Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, ông tiếp tục vẽ truyện tranh cộng tác với báo Khăn Quàng Đỏ với tên thật Võ Hùng Kiệt, theo kịch bản của các nhà văn (như Thái Thăng Long, Nam Thanh, Phùng Thái…). Năm 1981, ông vượt biên sang Canada và tạm định cư tại Montréal, đến năm 1995 sang sinh sống tại San Diego – Hoa Kỳ. Hiện nay ông sinh sống ở California, Hoa Kỳ. Vợ ông là nhà văn, ca sĩ Diễm Châu, những năm gần đây cũng vẽ tranh với bút hiệu Cát Đơn Sa Sáng tác. Truyện tranh và tranh minh họa. Trước năm 1975, họa sĩ ViVi thường vẽ minh họa cho 2 nhật báo Độc Lập và Dân Chủ và các sách giáo khoa cho các nhà xuất bản như Quê Hương, Nhật Tảo, Sống Mới, Cành Hồng, Khai Trí, cho trường mẫu giáo Claire Joie (Annexe de Regina Mundi). Họa sĩ ViVi có một thời cộng tác với các nhật báo, tạp chí ở Sài Gòn, chủ yếu vẽ bìa và minh họa cho các tờ "Tuổi Xanh", "Tuổi Hoa", "Bạn Trẻ", "Tinh Thần" (Nha Tuyên Úy Công giáo), "Trái Tim Đức Mẹ" (Dòng Đồng Công), "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp" (Dòng Cứu Thế). Tem bưu chính. Ngoài ra họa sĩ ViVi còn vẽ tem cho bưu điện từ khi đang học năm thứ nhất trường Cao đẳng Mỹ thuật cho đến năm 1975. Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ Bưu Hoa từ năm 1965: "Toàn Dân Đoàn Kết và Chuẩn Bị Bắc Tiến" đề giá $3.00 (Số 309D nhà in Yvert- London) Con tem này chưa được phát hành là con tem đầu tiên được giải thưởng hạng nhất trong cuộc thi vẽ mẫu tem do Nha Tổng Giám đốc Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa tổ chức hàng năm. Họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt đã đoạt 33 giải tem thư trong số đó có 27 con chiếm giải nhất trong thời gian 10 năm (1965 – 30-04-1975). Được Tổng Nha Bưu điện chọn để in bưu hoa trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Có 4 giải tem bưu chính do ViVi Võ Hùng Kiệt sáng tác chưa kịp phát hành. Tranh hội họa. Tác phẩm của ViVi về hội họa, nổi bật với màu nước và sơn dầu. Tác phẩm của ông tả thực rất xuất sắc. Ông có sự sáng tạo trong chất liệu sáng tác như vẽ sơn dầu trên bao bố. Ý tưởng của ông thể hiện trong tranh dứt khoát, mãnh liệt và về chuyển tone màu thì thực kỳ tài. Tranh màu nước. Trang tranh màu nước của họa sĩ ViVi Tranh sơn dầu. Trang tranh sơn dầu của họa sĩ ViVi Bích họa. Vẽ các Bích Họa (Mural) về 117 Vị Thánh Tử Vì Đạo VN ở Dòng Đồng Công Missouri Cao 35feet x rộng 40feet, ở San Bernardino cao 10feet x rộng 60feet). Mẹ Thăng Thiên ở Amarillo Texas cao 12feet x rộng 24feet… 117 Thánh Tử Đạo VN do Họa Sĩ Vivi vẽ cho riêng Hội Trường Các TTĐVN Được kiến thiết trong khu vực Chi Dòng Đức Mẹ Đồng Công tại Thành phố Carthage, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Khởi công ngày 17 tháng 11 năm 1997. Do Architects John Desmond & Associates và Đặng Văn Lợi họa đồ. Hãng thầu R.E. Smith Construction Company và Prestressed Casting Co. thực hiện Triển lãm hội họa. Khi còn ở Sài Gòn (từ 1965-1975), họa sĩ ViVi chỉ triển lãm tranh có 3 lần tại phòng Thông tin Văn hóa Saigon ở góc Lê Lợi – Tự Do cũ, Hội Hoạ Sĩ Trẻ và Alliance FranHais nhân các cuộc kêu gọi cứu trợ nạn nhân của nạn lụt miền Trung, miền Tây và đồng bào mất nhà trong chiến cuộc Mậu Thân. Còn ở nước ngoài họa sĩ ViVi từng triển lãm tranh tại Đông Kinh (Nhật), Bangkok (Thái Lan) và Vạn Tượng (Lào). Điêu khắc. Tên tuổi ông ở lĩnh vực điêu khắc nổi lên sau 1975. Được nhắc đến nhất đó là Đài Tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam, Đài Tưởng niệm được dựng trong một vùng đất mang nhiều ý nghĩa là Nghĩa Trang Peek Family trong khu Little Saigon, thành phố Westminster, California. Các tác phẩm điêu khắc nổi bật của ông: Thơ. Ông có sáng tác thơ (chủ yếu là thơ Đường luật thể Thất ngôn bát cú). Nhưng ở lĩnh vực mà tên tuổi của ông nổi bật nhất vẫn là hội họa và điêu khắc.
1
null
Thằn lằn bóng đuôi dài (danh pháp hai phần: "Eutropis longicaudata") là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được tìm thấy ở nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Bán đảo Malaysia.. Loài này được Hallowell mô tả khoa học đầu tiên năm 1857. Một số quần thể đã được phát hiện có biểu hiện con đực chăm sóc con để phản ứng lại sự săn mồi của rắn ăn trứng.
1
null
Eutropis macularia là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được Blyth mô tả khoa học đầu tiên năm 1853. Loài rắn mối này được tìm thấy ở Nam và Đông Nam Á. Chúng sinh sống trên mặt đất, nhút nhát, hoạt động cả ngày lẫn đêm. Phân bố và môi trường sống. Loài da này được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Malaysia (Tây Bắc), Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Địa phương điển hình là Rangpur, Bengal [Bangladesh]. Chúng Nó sống trong cả rừng rụng lá và rừng thường xanh, trong đồn điền, giữa các lớp lá, đồng cỏ và trong các khu vực đá có cây phân tán, ở độ cao khoảng 1500 m. Sinh học. Giống như các loài rắn mối, loài này ăn côn trùng và các động vật không xương sống khác. Chúng ẩn mình trong các lỗ trên mặt đất, trong các kẽ hở và dưới các tảng đá. Con cái đẻ một vài ổ trứng nhỏ mỗi năm, mỗi ổ chứa từ ba đến sáu trứng. Trong một nghiên cứu ở miền nam Tây Ghats, "Eutropis macularia" là loài bò sát thường gặp nhất trong các đồn điền, vườn cây ăn quả và vườn nơi nghiên cứu được thực hiện, hoạt động cả ngày lẫn đêm. Chúng ưa thích những khu vực có tán cao, lá rậm rạp và cây bụi và thảo mộc rậm rạp. Chúng hoàn toàn sống trên cạn và khá nhút nhát.
1
null
Thằn lằn bóng hoa là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được Kuhl mô tả khoa học đầu tiên năm 1820. Phân bố. Từ Ấn Độ (Assam) đến Trung Quốc (Đài Loan, Hải Nam, Vân Nam) Thái Lan (bao gồm Phuket), Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaysia, Pulau Tioman, Johor: Pulau Besar, Pulau Sibu, Singapore, Indonesia (Borneo, Sumatra, Java, Bali), New Guinea, Philippines (Negros, Panay, Palawan: Calamian, Luzon)
1
null
Biến pháp Thương Ưởng (chữ Hán: 商鞅变法, Hán Việt: "Thương Ưởng biến pháp" là cuộc cải cách quy mô lớn về chính trị, quân sự, kinh tế... do Thương Ưởng đề xuất ở nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, được thi hành hai lần vào các năm 356 TCN và 350 TCN. Nội dung biến pháp. Lần thứ nhất. Năm 356 TCN, Vệ Ưởng muốn thay đổi hẳn pháp độ, bèn tâu với Tần Hiếu công. Tần Hiếu công bằng lòng, nhưng trong triều vẫn còn có Cam Long và Đỗ Chí phản đổi, nhưng đều bị Vệ Ưởng phản bác. Tần Hiếu công tin theo lời Vệ Ưởng, phong ông làm Tả thứ trưởng và cho thay đổi pháp chế. Được nhà vua đồng ý, Vệ Ưởng bèn sai chia dân thành từng nhóm, năm hộ, mười hộ, phải kiểm soát nhau và bị ràng buộc vào nhau, lại ra lệnh ai không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng; ai tố cáo kẻ gian thì cũng được thưởng ngang với người chém đầu quân địch; người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch, gia đình có hai người con trai trở lên mà không chia của ở riêng thì bắt đánh thuế gấp đôi. Ai có quân công thì cứ theo thứ bậc mà được thưởng, ai đánh nhau vì việc riêng thì đều bị hình phạt lớn hay nhỏ, tùy theo nặng hay nhẹ mà trị. Ai ra sức vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt vải, cung cấp nhiều lúa thì được tha khỏi sưu dịch; trái lại ai theo cái lợi trên ngọn cùng những người lười mà nghèo thì đều bắt cùng với vợ con làm nô; người tôn thất mà không có quân công, thì không được ghi vào sổ sách họ nhà vua định cấp bật tước trật cao thấp rõ ràng; ghi tên các ruộng vườn, thần thiếp, áo quần theo số hiệu từng nhà. Ai có công thì hiển vinh, ai không có công thì tuy giàu có cũng không được vinh hoa. Sau khi có pháp chế, Vệ Ưởng vẫn chưa ban bố vì sợ dân không theo. Vì vậy, ông dựng một cây gỗ dài ba trượng ở phía nam chợ của kinh đô, nói rằng ai có thể mang nó đến cái cửa phía bắc thì có mười lạng vàng. Dân lấy làm lạ, không ai dám mang đi. Ông lại tăng lên năm mươi lạng thì có một người mang. Vệ Ưởng bèn cho người đó năm mươi lạng để chứng tỏ mình không lừa dối. Sau đó ông mới ban bố pháp lệnh. Lần thứ hai. Năm 350 TCN, Vệ Ưởng lại ban bố biến pháp lần thứ hai, ra lệnh cấm cha, con, anh em cùng ở chung một nhà; phân cư và hợp các làng, xóm nhỏ lại thành huyện, đặt chức quan lệnh và thừa, được tất cả ba mươi mốt huyện, bỏ bờ ruộng, đường thiên đường mạch, thống nhất hộc, thùng, quả cân, thước, tấc nhờ đó việc đánh thuế được tăng.
1
null
Paul Stanislaus Eduard von Leszczynski (29 tháng 11 năm 1830 tại Stettin – 12 tháng 2 năm 1918 tại Repten) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng tham gia tích cực trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức. Tiểu sử. Thân thế. Paul sinh ra tại Stettin, trong gia đình quý tộc Leszczyński . Ông là con trai của cựu Thượng tá Ernst Wilhelm Heinrich Ferdinand von Leszczynski (28 tháng 10 năm 1797 tại Magdeburg) – 23 tháng 2 năm 1863 tại Berlin) và người vợ của ông này là Laurette Antonie Berta, tên khai sinh von Winterfeld (23 tháng 10 năm 1803 tại Stettin – 18 tháng 5 năm 1870 tại Boostedt). Binh nghiệp. Leszczynski ban đầu học trường "Höhere Bürgerschule" tại Torgau, sau đó ông nhập học trường Thiếu sinh quân ("Kadett") tại Potsdam và Berlin, và vào ngày 14 tháng 4 năm 1848 ông nhập ngũ trong Trung đoàn Bộ binh số 20 của quân đội Phổ. Với trung đoàn này, ông ngay lập tức tham gia cuộc chiến tranh chống Đan Mạch và tham chiến trong các trận đánh tại Schleswig và Düppel. Vào năm 1849, ông tham gia chiến dịch trấn áp quân nổi dậy tại Baden. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, ông tham gia trong các trận đánh chiếm Düppeler Schanzen và đảo Alsen. Cùng năm đó, ông được chuyển vào Bộ Tổng tham mưu. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đã chỉ huy tiểu đoàn của mình tham chiến trong trận đánh quyết định tại Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7 và được phong quân hàm Thiếu tá. Vào năm 1867, Leszczynski trở thành Tổng tham mưu trưởng của quân đội Baden. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã từng giữ vai trò chỉ huy của quân đoàn vây hãm pháo đài Straßburg, và sau này ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn XIV của Đức. Ông đã tham gia trong các trận đánh và cuộc vây hãm Wörth, Straßburg, Epinal, Villersexel và Belfort. Sau khi hòa bình được lập lại vào năm 1871, Leszczynski lại tiếp tục phục vụ quân đội Phổ, và vào năm 1877 ông được thăng cấp bậc Thiếu tướng. Đến năm 1878, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 4. Vào năm 1880, ông gia nhập Uỷ ban học vấn ("Studienkommission") của [[Học viện Quân sự Phổ|Học viện Quân sự ("Kriegsakademie"), rồi năm sau ông được bổ nhiệm làm Thanh tra của lực lượng Bộ binh nhẹ ("[[Jäger]]") và Lính trơn ("Schützen"). Sau khi ông được lên quân hàm [[Trung tướng]] và nhậm chức Tư lệnh của [[Sư đoàn số 15 (Đế quốc Đức)|Sư đoàn số 15]] đóng quân tại [[Köln]] vào năm [[1883]], ông đã tham gia trong các cuộc diễn tập tại [[Đế quốc Nga|Nga]] vào năm [[1884]]. Về sau đó, ông được chuyển sang [[Sư đoàn số 11 (Đế quốc Đức)|Sư đoàn số 11]]. Vào năm [[1888]], Leszczynski được thăng cấp bậc [[Thượng tướng Bộ binh]], với chức vụ [[Tướng tư lệnh]] ("Kommandierender General") của [[Quân đoàn IX (Đế quốc Đức)|Quân đoàn IX]] tại [[Altona]] và vào năm [[1891]], ông là chỉ huy trưởng ("Chef") của [[Trung đoàn Bộ binh "Bá tước Karl" (Brandenburg 7) số 60]]. Cùng năm đó, ông giải ngũ Sau khi về hưu, ông chăm lo quản lý điền trang của mình tại [[Mark]] và vào năm [[1905]], Paul von Leszczynski gia nhập [[Viện Quý tộc Phổ]]. Ông [[chết|từ trần]] vào ngày 12 tháng 2 năm 1918. Ông được nhìn nhận là một tấm gương sáng trong [[quân đội]]. Gia đình. Vào ngày [[19 tháng 5]] năm [[1862]], tại [[thủ đô]] [[Berlin]], Leszczynski kết hôn với Hedwig Klara von Winterfled ([[14 tháng 6]] năm [[1835]] ở [[Nieden]] – [[20 tháng 1]] năm [[1901]] Repten). Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ những người con sau đây: Tham khảo. [[Thể loại:Tướng Phổ]] [[Thể loại:Nhân vật trong Chiến tranh Schleswig lần thứ hai]] [[Thể loại:Nhân vật trong Chiến tranh Áo-Phổ]] [[Thể loại:Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ]] [[Thể loại:Tướng Đức]] [[Thể loại:Thành viên Viện Quý tộc Phổ]] [[Thể loại:Người nhận Huân chương Đại bàng Đen]] [[Thể loại:Người nhận Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ]] [[Thể loại:Người nhận Pour le Mérite]] [[Thể loại:Người nhận Huân chương Vương miện Wendischen]] [[Thể loại:Người nhận Huân chương Zähringer Löwen]] [[Thể loại:Người nhận Huân chương Vương miện Württemberg]] [[Thể loại:Người nhận Huân chương Franz Joseph]] [[Thể loại:Sinh năm 1830]] [[Thể loại:Mất năm 1918]]
1
null
La Vie d'Adèle – Chapitres 1 & 2 (tạm dịch: Cuộc đời của Adele – chương 1 và 2) (), là một bộ phim chính kịch của Pháp sản xuất năm 2013, được viết, sản xuất và đạo diễn bởi Abdellatif Kechiche. Bộ phim đã thắng giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2013. Bộ phim dựa vào tiểu thuyết tiếng Pháp tên là "Blue Angel" ("Le Bleu est une couleur chaude"), là một cuốn truyện tranh được Julie Maroh sáng tác năm 2010, cuốn truyện đã đoạt nhiều giải thưởng và được phát hành tại Bắc Mỹ vào tháng 10 năm 2013. Cốt truyện. Adèle (Adèle Exarchopoulos) là một nữ sinh 15 tuổi, cô có ước mơ trở thành cô giáo, nhưng cuộc sống của cô đã bị đảo lộn khi cô gặp Emma, một sinh viên nghệ thuật tóc xanh tại một trường đại học gần đó, cô là người đã viết nên câu truyện tình yêu lãng mạn này. Sản xuất. Kế hoạch ban đầu, bộ phim sẽ được quay trong 2 tháng rưỡi, thế nhưng bộ phim đã mất tới 5 tháng để hoàn thành, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2012 với kinh phí 4 triệu euro và 750 giờ quay. Những cảnh quay được thực hiện ở Lille cũng như là Roubaix và Liévin. Đến khi bộ phim được công chiếu tại liên hoan phim Cannes 2013, một báo cáo từ hiệp hội Phim ảnh và Âm nhạc Pháp (Syndicat des professionnels de l'industrie de l'audiovisuel et du cinéma) đã phê bình tình trạng làm việc mà toàn bộ ekip làm phim phải chịu đựng. Theo như báo cáo, các thành viên của đoàn phim đã nói rằng việc sản xuất phim được thực hiện trong bầu không khí "nặng nề" với thái độ gần như là bị dằn vặt về đạo lý, điều này đã dẫn đến một vài thành viên của đoàn và các công nhân phải bỏ cuộc. Có thêm những chỉ trích về lương lậu và lối làm việc. Phát hành. Tại Liên hoan phim Cannes 2013, phim được ra mắt vào ngày 23 tháng 5 năm 2013 trong những lời tán thưởng của khán giả và xếp hạng cao nhất trong cuộc bình chọn của giới phê bình liên hoan phim. Tháng 8 năm 2013, phim được công chiếu tại Bắc Mỹ tại Liên hoan phim Telluride 2013 và được xuất hiện trong Liên hoan phim quốc tế Toronto 2013 vào ngày 5 tháng 9 năm 2013. Tiếp nhận. Phim nhận được sự tán thưởng áp đảo về mặt chuyên môn. Trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes cho biết có 91% nhà phê bình cho bộ phim đánh giá tích cực với điểm trung bình là 8.2/10 dựa trên 160 bài phê bình. Metacritic, trang chuyên cho điểm số trung bình dựa trên 100 bài phê bình hàng đầu từ các nhà bình luận chính thống, cho bộ phim 88 điểm dựa trên 41 bài phê bình, qua đó kết luận phản hồi dành cho bộ phim là "hoàn toàn tích cực". Tại Liên hoan phim Cannes 2013, bộ phim khiến các nhà phê bình sửng sốt về thời lượng và những cảnh nóng, khiến họ lo lắng có thể được yêu cầu chỉnh sửa lại trước khi trình chiếu tại các rạp. Nhiều nhà phê bình dự đoán rằng bộ phim sẽ có triển vọng thắng giải Cành cọ vàng. Justin Chang của tạp chí "Variety" nói rằng bộ phim ẩn chứa "những cảnh quay về tình dục đồng giới nữ dữ dội nhất mà ông biết gần đây". Jordan Mintzer của tạp chí "Hollywood Reporter" cho rằng mặc dù bộ phim kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ, nhưng nó "đã thành công bởi sự xoay chuyển táo bạo từ Léa Seydoux đến diễn viên mới Adèle Exarchopoulos, đây thực sự là một sự diễn xuất bứt phá." Trong bản tin của "The Daily Telegraph", Robbie Collin đã trao tặng bộ phim tối đa 5 sao và viết: "Bộ phim của Kechiche’s dài ba tiếng và chỉ có mỗi vấn đề với độ dài đó là tôi có thể xem một cách hạnh phúc 7 bộ phim khác tương tự. Đây giống như là một viên kẹo nổ phi thường, nó kéo dài những cảm xúc về niềm vui, nổi buồn, sự giận dữ, niềm hy vọng và khát vọng, nó bao gồm trong nó - dù chỉ - hai sự diễn xuất tốt nhất của giải, một từ Adèle Exarchopolous và Léa Seydoux." Stephen Garrett của "The New York Observer" nói rằng bộ phim là "không gì ít hơn làm chiến thắng" và "là một tác phẩm lớn về nhận thức tình dục". Julie Maroh dù khen ngợi tính độc đáo của Kechiche nhưng cho rằng anh thất bại trong việc lưu giữ tâm hồn của một người đồng tính nữ trong câu chuyện của cô. Giải thưởng. Phim đã thắng giải Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes 2013. Những diễn viên nữ cũng nhận được giải Palme như là một phần thưởng đặc biệt. Kechiche được đề cử giải "the youth of France" và Tunisian revolution, nơi mà "họ khao khát được giải phóng, được sống với chính họ và yêu thương trong sự tự do". Tại liên hoan Cannes, phim cũng thắng giải FIPRESCI Prize. Đây là phim đầu tiên được chuyển thể từ tiểu thuyết và truyện tranh nhận được giải Cành cọ vàng.
1
null
It's a Laugh Productions, Inc. là một công ty chế tác chuyên sản xuất các loạt phim sitcom thuộc thể loại live action được công chiếu trên kênh Disney Channel và Disney XD. Hầu hết các chương trình được ghi hình tại Hollywood Center Studios, ngoại trừ "Hannah Montana", "Good Luck Charlie", và "Austin & Ally", được ghi hình tại Sunset Bronson Studios (trước đó là Tribune Studios); "Sonny with a Chance", được ghi hình tại NBC Studios (sau đó mới chuyển đến Hollywood Center Studios để ghi hình mùa thứ hai); "Pair of Kings", được ghi hình tại Sunset Gower Studios (sau đó mới chuyển đến Hollywood Center Studios để ghi hình mùa thứ ba); và "Shake It Up", được ghi hình tại LA Center Studios (cũng như mùa thứ hai và mùa thứ ba của "Good Luck Charlie"). Phim gộp. Ghi chú: Lập trình SD và HD. "Sonny with a Chance" và tất cả các loạt phim được sản xuất từ năm 2009, cùng với những mùa phim của những loạt phim được sản xuất trước năm 2009 nhưng vẫn được phát sóng tiếp trong năm đó, đã bắt đầu được sản xuất với độ nét cao (HD), còn tất cả các loạt phim hay mùa phim được quay trước năm 2009 đều được sản xuất với độ nét tiêu chuẩn (SD).
1
null
Scincus scincus là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. còn thường được gọi là cá da cát , cá cát thường hoặc cá da gai thông thường , là một loài da sừng đáng chú ý với hành vi đào hang hoặc bơi lội trong cát.  Nó có nguồn gốc từ sa mạc Sahara và bán đảo Ả Rập , nhưng cũng được nuôi làm thú cưng ở những nơi khác. Mô tả [ sửa ]. Cái tên cá cát Algeria có nguồn gốc vì khả năng di chuyển trên cát như thể nó đang bơi. Những con da thông thường trưởng thành thường đạt chiều dài khoảng 20 cm (8 inch), bao gồm cả phần đuôi ngắn. Loài skink thông thường đã phát triển một cách thức bất ngờ đặc biệt để đối phó với cái nóng của sa mạc: nó có thể lặn xuống cát mềm, lỏng lẻo.  động quanh co của nó tạo ra dao động trong cát, với tần số nhất quán là 3 Hz.  Nó làm điều này để ngăn chặn tình trạng quá nóng (vì nó là loài máu lạnh) và bất cứ khi nào nó cảm thấy bị đe dọa. Loài da này có mõm dài, hình nêm với hàm dưới lồi lõm, có hình dạng giống như một cái rổ. Cơ thể nhỏ gọn, thuôn nhọn của nó được bao phủ bởi lớp vảy mịn, sáng bóng, có thể nhìn thấy nhờn đối với mắt chưa được huấn luyện, và đôi chân của nó ngắn và chắc chắn với những bàn chân dài, dẹt và có tua như cái xẻng. Đuôi ngắn, thuôn nhọn. Màu sắc của loài này được coi là hấp dẫn, là màu vàng caramel với các dải chéo màu nâu-đen. Con thằn lằn này cũng có đôi mắt giống như hạt nên nó có thể nhắm lại để tránh cát bay vào mắt. Tương tự như vậy, lỗ mũi của nó rất nhỏ để giữ tất cả cát bay ra khỏi mũi và phổi của nó. Hình ảnh chụp X-quang  đã chứng minh thằn lằn bơi trong cát bằng cách sử dụng dáng đi uyển chuyển với các chi của nó úp vào hai bên chứ không dùng tứ chi làm mái chèo  để tự đẩy về phía trước. Các nghiên cứu tiếp theo về toán học bơi trên cát của cá cát,  sử dụng mô hình robot,  và điện cơ  cho thấy cá cát sử dụng dạng sóng tối ưu để di chuyển qua cát với chi phí năng lượng tối thiểu, dựa trên giải phẫu của nó. Để hỗ trợ thêm cho danh hiệu "cá cát", những con thằn lằn này có thể thở ngay cả khi ngập hoàn toàn trong cát sa mạc.  Chúng hít thở các túi khí nhỏ giữa các hạt cát và một đường hô hấp được cấu tạo đặc biệt sẽ bắt các hạt hít vào trước khi chúng đến phổi. Các hạt này sau đó được tống ra ngoài qua đường hắt hơi. Phạm vi [ sửa ]. Da thường đào sâu vào cát Các loài trong chi Scincus phân bố trên một vành đai sa mạc rộng lớn từ bờ biển phía tây của châu Phi, qua sa mạc Sahara và vào Ả Rập. Ăn kiêng [ sửa ]. Một con đực chung tuổi vị thành niên bị giam cầm. Cá da trơn là loài ăn côn trùng . Nó có thể phát hiện những rung động mà côn trùng gần đó tạo ra khi di chuyển, sử dụng những rung động đó để xác định vị trí, phục kích và tiêu thụ chúng. Khả năng giam giữ [ sửa ]. S. scincus tương đối đơn giản để chăm sóc như một con vật cưng,  nhưng hiếm khi sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, vì vậy hầu hết các động vật buôn bán vật nuôi đều bị đánh bắt trong tự nhiên.
1
null
Thằn lằn Phê-nô Bắc bộ (danh pháp: Sphenomorphus tonkinensis) là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được các nhà sinh vật học Nguyễn Quảng Trường, Andreas Schmitz, Nguyễn Thiên Tạo, Nikolai Lutseranovich Orlov, Wolfgang Böhme và Thomas Ziegler mô tả khoa học đầu tiên năm 2011. Chúng là loài đặc hữu của vùng Bắc Bộ Việt Nam.
1
null
Tiliqua rugosa là một loài thằn lằn bóng đuôi ngắn trong chi "Tiliqua" sinh sống tại Úc. Ba trong số bốn phân loài chỉ được tìm thấy ở Tây và Nam Úc, nơi chúng thường được gọi chung là bobtail. Tên shingleback cũng được dùng, đặc biệt là cho "T. rugosa asper", phân loài duy nhất ở miền đông Úc. Ngoài bobtail và shingleback, chúng còn có một số tên khác, gồm stump-tailed skink, bogeye, pinecone lizard và sleepy lizard. Chúng thường nhỏ, di chuyển nhanh và có màu nâu. Đặc biệt, lưỡi chúng thường có màu xanh dương đậm, khoang miệng có màu hồng sáng. Chúng thường lớn hơn các loại thằn lằn sinh sống tại Hoa Kỳ. Chúng có một chế độ ăn đa dạng, bao gồm côn trùng và các loại động vật nhỏ, đa số chúng ăn thực vật. Chúng thường là mục tiêu của các loài săn mồi như nhưng loài chim lớn trong quá khứ, và giờ đây là các loại rắn. Một vài trường hợp, chúng bị giết bởi ô tô khi cố đi qua đường quốc lộ. Theo nghiên cứu, thằn lằn loại này thường di chuyển rất chậm và có thể di chuyển một đoạn đường dài. Chúng thường sử dụng bầu trời như là định hướng cho hướng đi của mình. Chúng thường ở theo từng cặp đôi, trong nhiều năm dài cả trước và sau khi chúng sinh sản. Chúng ở vậy để bảo vệ con sau này mặc dù thằn lằn con và bố mẹ chúng thường có ít tương tác với nhau. Và thường thì ở loài này, con cái sẽ có xu hướng ở xung quanh các con đực để được bảo vệ khỏi nguy hiểm rình rập. Phân loại. John Edward Gray mô tả loài năm 1825 dưới tên "Trachydosaurus rugosus". Sau đó, nó được tái phân loại là "Tiliqua rugosa". Vài nhà bò sát học cho rằng loài này có nhiều tên thông thường hơn bất kỳ loài thằn lằn nào khác.
1
null
Trachylepis atlantica là một loài thằn lằn trong họ Scincidae. Loài này được Schmidt mô tả khoa học đầu tiên năm 1945. Loài này sinh sống trên đảo Fernando de Noronha ngoài khơi đông bắc Brazil. Có nhiều đốm đen và sáng trên phần lưng và thường dài khoảng 7–10 cm (3–4 in). Đuôi dài và đầy cơ bắp, nhưng đứt rời ra dễ dàng. Loài này rất phổ biến khắp Fernando de Noronha, nó là một loài săn mồi cơ hội, ăn cả côn trùng và thực vật, bao gồm cả mật hoa từ cây erythrina velutina, cũng như các chất khác nhau, từ những mảnh vụn bánh đến trứng của đồng loại. Động vật ăn thịt được du nhập như mèo hoang săn bắt loài thằn lằn này và một vài giun sán lây nhiễm ký sinh trên chúng.
1
null
Ouroborus cataphractus là một loài thằn lằn trong họ Cordylidae. Đây là loài đặc hữu vùng hoang mạc dọc bờ tây Nam Phi. Năm 2011, nó được chuyển sang chi riêng dựa trên phân tích phát sinh loài phân tử. Trước đây, nó nằm trong chi "Cordylus". Mô tả. "O. cataphractus" có mặt lưng màu nâu đậm hay nâu nhạt. Mặt bụng màu vàng với vệt đen, nhất là ở dưới cằm. Chiều dài thông thường là từ mõm tới huyệt. Chiều dài mõm-huyệt tối đa là . Phân bố và môi trường sống. "O. cataphractus" là loài đặc hữu trong quần xã karoo cây mọng nước ở tỉnh Bắc và Tây Cape của Nam Phi, cư ngụ trong một vùng trải dài từ Richtersveld đến dãy Piketberg, cũng như mạn nam karoo Tankwa. Nó sống trên bãi đá và sườn núi, ưa thích nơi có nền cát kết.
1
null
Acanthodactylus boskianus là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Loài này được Daudin mô tả khoa học đầu tiên năm 1802. Đây là loài đặc hữu của Bắc Phi và Tây Á. Ba phân loài đôi khi được công nhận; "A. boskianus boskianus", từ Hạ Ai Cập; "A. boskianus euphraticus" từ Iraq; và "A. boskianus asper" từ phần còn lại của phạm vi; tuy nhiên sự phân chia này không đạt yêu cầu vì mỗi phân loài có nhiều biến thể và sự khác biệt giữa chúng không nhất quán. Mô tả. "A. boskianus" là một loài thằn lằn cỡ trung bình có chiều dài mõm đến đít trong khoảng từ 5 đến 8 cm. Con đực thường lớn hơn con cái. Bàn chân có các ngón thon dài có móng vuốt. Mặt lưng có màu xám ô liu với năm sọc đen dọc, một trong số đó phân chia ở cổ. Bề mặt bụng có màu trắng, nhưng ở con cái, phần dưới của đuôi trở nên đỏ ngầu trong mùa sinh sản. Con non có đuôi xanh. Phân bố và môi trường sống. " A. boskianus " được tìm thấy ở Algeria, Ai Cập, Eritrea, Ethiopia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Libya, Mali, Mauritania, Nigeria, Nigeria, Oman, Ả Rập Saudi , Sudan, Syria, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Đây là một trong những thằn lằn phổ biến nhất trên hầu hết phạm vi phân bố, và được tìm thấy trong một môi trường sống đa dạng, bao gồm đồng bằng ven biển và các khu vực trồng trọt, đầm lầy, ốc đảo và wadi, thường ở các khu vực có thảm thực vật nhẹ đến vừa phải trên nền cát hoặc sỏi.
1
null
Dalmatolacerta oxycephala là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Loài này được tìm thấy ở Bosnia và Herzegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, và có thể ở Albania, nơi mà môi trường sống tự nhiên của chúng là cây bụi kiểu Địa Trung, vùng núi đá, bờ đá, vườn nông thôn.
1
null
Iberolacerta cyreni là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Đây là loài đặc hữu của Tây Ban Nha. Loài này được Müller & Hellmich mô tả khoa học đầu tiên năm 1937. Dài 8 cm mõm tới huyệt, 24 cm tính cả đuôi. Chế độ ăn gồm chủ yếu động vật không xương sống như nhện và côn trùng. Nó bị de dọa do mất môi trường sống.
1
null
Iberolacerta monticola (tên tiếng Anh: Iberian rock lizard) là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Nó được tìm thấy tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Môi trường sống tự nhiên là rừng, vùng cây bụi, bờ sông và các khu vực nhiều đá. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. Loài này được Boulenger mô tả khoa học đầu tiên năm 1905.
1
null
Podarcis carbonelli là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Loài này được Perez Mellado mô tả khoa học đầu tiên năm 1981. Đây là loài đặc hữu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Loài thằn lằn này đạt tổng chiều dài (kể cả đuôi) là 20 cm, và thức ăn chủ yếu chúng là động vật không xương sống nhỏ như côn trùng, nhện, và ốc sên. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng bờ biển cát ôn đới. Chúng bị đe doạ mất môi trường sống.
1
null
Podarcis waglerianus là một loài thằn lằn trong họ Lacertidae. Loài này được Gistel mô tả khoa học đầu tiên năm 1868. Đây là loài đặc hữu của Ý, chúng phân bố ở Sicily và quần đảo Aegadia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ôn đới, vùng cây bụi ôn đới, thảm thực vật cây bụi kiểu Địa Trung Hải, đồng cỏ ôn đới, đất canh tác, đồng cỏ, và vườn nông thôn. IUCN không coi nó là một loài bị đe dọa. Ba phân loài được công nhận: "Podarcis wagleriana antoninoi", "Podarcis wagleriana marettimensis" và "Podarcis wagleriana wagleriana". Sinh sản. Con cái đẻ một lứa khoảng bốn-sáu trứng hình oval và thường được giấu ở gốc cây. Trứng nở sau khoảng 8 tuần và con non dài khoảng long.
1
null
Cnemidophorus exsanguis là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Lowe mô tả khoa học đầu tiên năm 1956. Đây là một loài thằn lằn bản địa ở Hoa Kỳ ở nam Arizona, phía nam New Mexico và tây nam Texas, và phía bắc Mexico ở phía bắc Chihuahua và phía bắc Sonora. Loài này được cho là kết quả của sự lai ghép rộng rãi giữa "Cnemidophorus inornatus", "Cnemidophorus septemvittatus", và "Ciptidophorus costatus" ở phía tây Mexico. Đây là một trong nhiều loài thằn lằn được biết đến như là sinh vật phân tử. Mô tả. Chihuahua phát hiện cá vược phát triển từ 9,5 đến 12 inch chiều dài. Nó thường có màu nâu đỏ, với sáu sọc màu sẫm hơn chạy suốt chiều dài cơ thể, với sự vạch ra giữa các sọc. Phía dưới có màu trắng hoặc đôi khi màu xanh nhạt. Nó mảnh mai với đuôi gần ba lần chiều dài cơ thể của nó. Sinh học. Giống như hầu hết những con thằn lằn bay, loài thằn lằn Chihuahua là loài sinh hoạt ban ngày và ăn sâu bọ. Loài này có thể được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khô cằn, bao gồm sa mạc, sa mạc, rừng khô, rừng cây sồi, cây thông, và rừng cây bách xù, nơi nó sống trong những vụ rửa mặt và hẻm núi. Nó đào hố để đẻ trứng.
1
null
Cnemidophorus inornatus là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Baird mô tả khoa học đầu tiên năm 1859. Loài này được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Arizona, New Mexico và Texas, và ở miền bắc Mexico ở Chihuahua, Coahuila, Durango, Zacatecas, San Luis Potosí và Nuevo León. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện đối với loài này vào giữa những năm 1990, với một số phân loài mới được thêm vào, trong đó một số nguồn được cho là đủ khác biệt để đảm bảo trạng thái loài đầy đủ và nghiên cứu đang được tiến hành. Mô tả. Loài này có thân dài từ 6,5 đến 9,5 inch. Loài này thường có màu đen, với sọc màu vàng hoặc trắng từ đầu đến đuôi, và dưới màu xanh nhạt. Nó mảnh mai, với đuôi màu xanh có chiều dài khoảng ba lần. Màu xanh dương rõ rệt hơn ở nam giới so với nữ giới. Chúng không phải lúc nào cũng có sọc hoặc màu xanh, đôi khi chúng có màu nâu với các mảng đậm hơn để hòa trộn với cát hoặc đất.
1
null
Callopistes maculatus là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Gravenhorst mô tả khoa học đầu tiên năm 1838. Đây là loài đặc hữu của Chile, tập trung trong vùng sinh thái Matorral Chile theo Hogan và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Mô tả. Đây là loài thằn lằn lớn nhất Chile, có chiều dài đến 50 cm (19,6 inch). Chúng là loài sống ban ngày, chủ yếu ăn côn trùng, mặc dù cũng ăn những loài thằn lằn nhỏ hơn, rắn, chim và động vật có vú nhỏ.
1
null
Cnemidophorus vanzoi là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Baskin & Williams mô tả khoa học đầu tiên năm 1966. Loài này là loài đặc hữu của Saint Lucia, nơi nó được tống xuất ra khỏi hòn đảo chính và bây giờ chỉ có nguồn gốc từ các hòn đảo nhỏ của Maria Major và Maria Minor, với số lượng ước tính ít hơn 1.000 cá thể. Một quần thể thứ ba đã được thiết lập trên Đảo Praslin gần đó thông qua sự dịch chuyển. Đây là loài duy nhất của Cnemidophorus được tìm thấy ở Caribê.
1
null
Dracaena guianensis là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Daudin mô tả khoa học đầu tiên năm 1802. Loài thằn lằn này được tìm thấy ở miền bắc Nam Mỹ. Bề ngoài. Loài này có bề ngoài tương tự như người loài bà con của nó là tegu, với thân hình lớn và chân ngắn. Đầu đồ sộ và thường có màu đỏ hoặc cam. Hàm của chúng rất cơ bắp để giúp cho việc ăn thức ăn ốc sên, tôm và ngao nước ngọt. Loài này cũng có khả năng thích nghi giúp chúng trong môi trường sống nước của nó. Loài này có đuôi dài và phẳng. Đuôi dài giúp chúng bơi và lặn. Mí mắt thứ ba được cho là hoạt động như một cặp kính dưới nước. Thân rất giống với loài cá sấu. Chúng thường là một màu xanh lá cây nhạt với dải màu xanh đậm nhẹ. Có những vảy dựng lên dọc theo lưng. Điều này giúp đỡ để cung cấp một số bảo vệ chống lại động vật ăn thịt. Loài này có thể có chiều dài lên đến 1,2 m và cân nặng đến 4,5 kg. Phân bố và môi trường sống. Loài này có thể được tìm thấy ở các nước Brazil, Colombia, Ecuador, Peru, và Guianas. Nó sống trong môi trường sống đầm lầy và các khu rừng khác bị ngập lụt. Nó chủ yếu là thủy sản và là một nhà leo núi xuất sắc. Nó dành hầu hết thời gian của nó dựa vào các nhánh cây lượn lờn đường thủy để nếu có vấn đề nảy sinh, nó sẽ nhanh chóng rơi vào sự an toàn của nước. Số lượng loài này trong hoang dã này không được biết. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về chúng trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Phần lớn những gì chúng ta biết về chúng đến từ các cá thể nuôi trong vườn thú và hồ cá, cũng như trong nhà những người nuôi chúng.
1
null
Salvator merianae là một loài thằn lằn trong họ Teiidae. Loài này được Duméril & Bibron mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Đây cũng là loài lớn nhất của thằn lằn tegu. Tegu có nguồn gốc từ Nam Mỹ và đang được nuôi phổ biến tại Mỹ và đã trở thành loài thằn lằn bị truy nã tại bang Florida của Mỹ, do tính phàm ăn, nhanh nhẹn và hung dữ của chúng đã khiến hơn 1000 loài bản địa quý hiếm bị đe dọa đến gần tuyệt chủng trong đó gồm cá sấu và chim. chúng còn đe dọa chó mèo và trẻ con tại thành phố Miami của nam Florida do thành phố nằm kế bên đầm lầy. Mô tả. tegu thuộc thằn lằn caiman, một số nói nói loài này thuộc chi kì đà. Loài này có kích cỡ từ 1m đến 1m50 và có thể nặng đến 10 kg. thức ăn chủ yếu của chúng là các loài đông vật nhỏ hơn và trứng, ngoai ra chúng còn ăn rau củ. tegu có bốn chân và một cái đuôi dài để quất kẻ thù. tegu thương có màu đen và trắng có đầu màu xanh lá cây khi mới nởi được vài tuần, một số loài không có đầu màu xanh khi còn nhỏ. Tegu có đặc điểm là ngủ đông, thường ngủ từ tháng 10 tới giữa tháng 3, tegu vàng [ tupinambis teguixin ] là loài duy nhất biết đến là không ngủ đông. Khi mới nở chúng chỉ dài 15 cm, khi đã một tuổi đã dài đến 80 cm và có thể sinh sản. tegu có hàm răng sắc nhọn dùng đẻ xé thịt, trái cây và để tự vệ. chúng được chọn làm thú nuôi vì thuần hóa rất dễ, thông minh và dễ chăm sóc. Hiện nay con người vẫn thả chúng ra môi trương thích hợp để sống mà không bản địa nên hiện giờ thằn lằn tegu đã trở thành mối đe dọa cho môi trường và các loài bản địa ở phía nam của bang Florida. các nhà sinh vật học đang cố hết sức để loại bỏ tegu ra khỏi miền nam Florida
1
null
Lôi Phong (; 18 tháng 12 năm 1940 – 15 tháng 8 năm 1962) là một chiến sĩ của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau khi qua đời, Lôi Phong đã được hình tượng hóa thành một nhân vật vị tha và khiêm tốn, một người hết lòng với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Mao Trạch Đông và nhân dân Trung Quốc. Năm 1963, anh trở thành đề tài cho cuộc vận động mang tính tuyên truyền diễn ra trên toàn quốc có tên là "noi theo tấm gương đồng chí Lôi Phong (向雷锋同志学习). Lôi Phong được miêu tả như một công dân kiểu mẫu và quần chúng nhân dân được cổ vũ học theo lòng vị tha, khiêm tốn, và hết đời hiến dâng của Lôi Phong. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Lôi Phong vẫn là một biểu tượng văn hóa. Tên của anh đã đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày và hình ảnh của anh xuất hiện trên áo phông và quà lưu niệm. Giai thoại. Hoàn cảnh. Lôi Phong người tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Cha là đội viên du kích, bị giặc Nhật chôn sống. Mẹ đi ở, bị địa chủ hãm hiếp, tức giận tự tử. Anh cả 12 tuổi, học nghề, bị máy kẹp gãy tay, vì không tiền chữa thuốc mà chết. Em trai chết đói. Phong mới 7 tuổi, chơ vơ một mình, đi ở chăn lợn cho địa chủ. Một hôm, chó tranh ăn mất cơm, Phong đánh chó. Địa chủ tức giận phang 3 lát dao vào tay Phong. Phong chạy trốn lên núi, đói thì ăn củ rừng, tối thì ngủ hang đá, sống lủi thủi như Bạch mao nữ. Cuối năm 1949, Hồ Nam được giải phóng. Đồng chí Bành (chủ tịch xã) vào rừng lấy củi, gặp một chú bé mặt mũi hốc hác, ghẻ lở đầy mình, đó là Lôi Phong. Đồng chí Bành mang Phong về và đưa vào nhà thương. Ít lâu sau, Phong đã khỏe thì được đi học. Tham gia cách mạng. Hồi đó Phong 10 tuổi, Hồ Nam đang cải cách ruộng đất. Phong vào Đội Thiếu niên Tiên phong Trung Quốc, cùng các bạn nhỏ vào giáo canh giờ, và cùng các cô bác đấu với địa chủ. Phong rất siêng làm và chăm học. Chỉ trong sáu năm đã hết lớp 9, và được vào Đoàn Thanh niên cộng sản. Đảng kêu gọi thanh niên đi mở mang nông trường, Phong tình nguyện đi ngay. Vài năm sau, Phong đổi sang làm ở khu gang thép Yên Sơn. Năm 1960, Phong vào Giải phóng quân và được vinh dự vào Đảng Cộng sản. Tấm gương tốt. Lôi Phong ghi trong quyển nhật ký "… tôi phải noi gương các liệt sĩ cách mạng… phải thành một người hết lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, suốt đời trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân". Phong đã làm đúng như vậy là do sự giáo dục của Đảng. Ở nông trường, ở xí nghiệp, ở bộ đội, việc gì khó khăn đồng chí đều xung phong làm. Đồng chí luôn luôn giúp đỡ người khác một cách tận tình và kín đáo. Đối với của công, đồng chí hết sức tiết kiệm, một thí dụ: Bộ đội mỗi năm phát hai bộ áo mùa hè, đồng chí chỉ lĩnh một bộ, đồ đạc dùng của anh em đã phải xin đổi, nhưng của Phong vẫn giữ được tinh tươm. Tính tình đồng chí Phong vui vẻ và rất khiêm tốn. Đối với việc học tập, đồng chí luôn luôn tìm sâu, nghĩ kỹ. Bản nhật ký học chính trị của Phong đã có hơn 20 vạn chữ. Ngoài công việc của một đội trưởng, đồng chí Phong còn xung phong kiêm và làm tốt nhiệm vụ: ủy viên câu lạc bộ, giáo viên dạy văn hóa, trưởng tổ học kỹ thuật, cốt cán đội văn công, phụ trách đội nhi đồng, đại biểu thành Phủ Thuận. Tôn vinh. Trong 7 năm, đồng chí Phong đã được bầu: Ngày 15-8-1962, Lôi Phong, 22 tuổi, đã anh dũng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Giải phóng Quân đã đặt tên một đội là đội Lôi Phong (người chiến sĩ vĩ đại). Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu sự tích của đồng chí Lôi Phong để giáo dục mọi người. Tuy tuổi đời còn trẻ trung, nhưng Lôi Phong được đánh giá là một người có đạo đức cách mạng đã già dặn, một người cộng sản chân chính, một gương sáng để noi theo. Tranh cãi. Dù rằng có thể từng tồn tại người lính tên là Lôi Phong trên thực tế, thì những giai thoại về cuộc đời anh mà hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản dựng lên đã gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ, khiến anh trở thành một đề tài cho nhiều người Trung Quốc chê cười và nhạo báng. Ngày nay, chính quyền Trung Quốc từng nhiều lần sử dụng hình ảnh của Lôi Phong trong các chiến dịch giáo dục đạo đức nhưng không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên có một sự thật rằng hình ảnh của Lôi Phong trong vai trò một quân nhân mẫu mực đã tồn tại qua nhiều thập kỷ với những thay đổi về mặt chính trị ở Trung Quốc.
1
null
Sukhoi Su-30MKM ("Modernizirovannyi Kommercheskiy Malayziyskii" – Phiên bản hiện đại hóa xuất khẩu cho Malaysia) là một loại máy bay tiêm kích rất giống với loại Sukhoi Su-30MKI của Ấn Độ. Su-30MKM là một bước tiến đáng kể của phiên bản xuất khẩu gốc Su-30K, nó vẫn giữ khung thân cơ sở nhưng kết hợp một số tính năng tiên tiến từ đề án Sukhoi Su-35 và Sukhoi Su-37.
1
null
Anniella pulchra (tên tiếng Anh: "Thằn lằn không chân California") là một loài thằn lằn trong họ Anniellidae. Nó thường bị nhầm lẫn với rắn. Mô tả. Loài thằn lằn này dài khoảng 7 inch (18 cm) từ mõm đến huyệt (không bao gồm cả đuôi). Chúng nhỏ, vảy mịn. Nó thường có màu bạc ở trên và màu vàng bên dưới, nhưng các hình thức màu nâu đen hoặc tối tồn tại ở Monterey County, California đã được cho là một phân loài riêng biệt. Phân loại. Thằn lằn không chân California trước đây có hai phân loài được công nhận dựa trên sự biến đổi màu sắc: Thằn lằn không chân California, A. p. pulchra, và Thằn lằn không chân California đen, A. p. nigra. Tuy nhiên, phân loại hiện đại cho rằng chúng chỉ đơn giản là chứng nhiễm hắc tố. Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu là bọ cánh cứng, ấu trùng côn trùng, mối, kiến, và nhện. Sinh sản. Con đực nhỏ hơn con cái, nếu không có sự khác biệt rõ ràng giữa hai giới tính. Con cái đẻ trứng thai và có lẽ sinh sản giữa đầu mùa xuân và tháng Bảy, với 1-4 con non sẽ nở vào tháng mười một. Thằn lằn non giống bố mẹ của chúng, ngoại trừ việc là như phiên bản nhỏ hơn.
1
null
Kỳ đà Dumeril (Varanus dumerilii) là một thành viên của họ Varanidae tìm thấy trong khu vực Đông Nam Á. Nó được tìm thấy ở miền nam Miến Điện và phía bắc của eo đất Kra đến tỉnh Kanchanaburi ở Thái Lan. Varanus dumerilii cũng được tìm thấy ở bán đảo Malaysia, khắp Borneo, Sumatra, Riou và các đảo khác nhỏ hơn của Indonesia. Môi trường sống của chúng là rừng thường xanh dày đặc với độ ẩm cao và đầm lầy ngập mặn.
1
null
Varanus exanthematicus là một loài thằn lằn trong họ Varanidae. Loài này được Bosc mô tả khoa học đầu tiên năm 1792. có tên gọi Savannah monitor có nghĩa là kỳ đà Savannah, tên chúng có nguồn gốc từ môi trường sống của chúng là đồng cỏ. Hiện nay loài kỳ đà này đang được nuôi phổ biến tại Mỹ do trí thông minh và kích cỡ của chúng. Loài này có nguồn gốc tại Châu Phi. Mô tả. Loài này có bốn chân, hai chân trước và hai chân sau, chúng có một chiếc đuôi quất rất đau. Loài này thường có chiều dài tối đa là 1m đến 1m3, con đực lớn hơn con cái, nặng từ 3 đến 7 kg. Chúng thuộc một trong số loài kỳ đà nhỏ nhất trên hành tinh nhưng lại rất khỏe và hung dữ, có thể chạy rất nhanh. Mặc dù được biết đến là sống trên cạn nhưng chúng đôi lúc tập trung gần nguồn nước để bắt cua. Thức ăn chủ yếu là các loài gậm nhấm, các loại bò sát, côn trùng và đông vật không xương sống. Ngoài ra chúng và các loài kỳ đà khác có một loại nộc độc có thể gây cảm giác lạ ở chỗ cắn. Khi mớ nở kỳ đà 10 đến 15 cm nhưng có thể lớn đến 90 cm trong vòng một năm. Trong điều kiện nuôi nhốt. kỳ đà savannah thường được bắt ngoài tự nhiên lúc chúng còn bé và được xuất khẩu vào các nước phương tây để được nuôi làm cảnh, điều này đã khiến số lượng của chúng bị suy giảm ngoài tự nhiên. Rất nhiều con kỳ đà chết sớm so với tuổi thọ của chúng trong môi trường nuôi nhốt vì cách nuôi không chính xác, chúng bị mất nước, căng thẳng hoặc ăn thức ăn không hợp lệ đã dẫn đến lý do chết sớm, chúng còn dễ bị mắc một số loại bệnh. Khi được nuôi trong một cái chuồng quá nhỏ thì chúng dễ bị căng thẳng hoặc bị béo phì và dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau.
1
null
Varanus salvadorii là một loài thằn lằn trong họ Varanidae. Nó là loài kỳ đà lớn nhất New Guinea, và được xem là một trong những loài thằn lằn dài nhất thế giới, có thể đạt tới , và trong vài trường hợp hiếm có thể dài hơn cả rồng Komodo. Nó là thành viên duy nhất của phân chi "Papusaurus". "V. salvadorii" sống trên cây với cơ thể màu lục đen với sọc vàng, đuôi rất dài. Nó sống trong rừng ngập mặn và rừng mưa ven biển ở phần đông nam của đảo New Guinea, nó ăn động vật có vú nhỏ, chim, trứng, và xác thối trong tự nhiên. Sự phát triển và sinh sản của chúng ít được biết đến, và rất khó để sinh sản trong tình trạng giam cầm.
1
null
Varanus varius là một loài thằn lằn trong họ Varanidae. Loài này được White mô tả khoa học đầu tiên năm 1790. Chúng là loài thằn lằn lớn thứ nhì ở Úc sau kỳ đà khổng lồ. Chúng có thể dài toàn thân tới 2,1 m và chiều dài đầu và thân 76,5 cm. Đuôi dài và mảnh dài 1,5 lần chiều dài đầu và thân. Trọng lượng tối đa 20 kg nhưng phần lớn con trưởng thành nhỏ hơn nhiều. Loài này sống trên mặt đất và trên cây được tìm thấy ở đông Australia và phân bố từ Cape Bedford trên bán đảo Cape York đến đông nam Nam Úc.
1
null
Lanthanotus borneensis (tên tiếng Anh nghĩa là kỳ đà không tai) là một loài thằn lằn bán thủy sinh màu nâu bản địa Bắc Borneo. Đây là loài duy nhất trong họ Lanthanotidae, một nhóm có họ hàng với kỳ đà và thằn lằn hột ("Heloderma horridum"). Loài này là rất hiếm, và phần lớn các mẫu vật đã biết đều được bảo tồn, mặc dù chúng cũng là rất hiếm. Loài này chủ yếu thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, vì nó là một nhóm ngoài tiến hóa của cả Varanidae lẫn Helodermatidae.
1
null
Heloderma horridum là một loài thằn lằn trong họ Helodermatidae. Loài này được Wiegmann mô tả khoa học đầu tiên năm 1829. Loài thằn lằn này được tìm thấy chủ yếu ở Mexico và miền nam Guatemala. Nó và đồng loại của con quái vật Gila (Heloderma suspectum) là những loài thằn lằn đã tiến hóa một hệ thống phân phối nọc công khai.
1
null
Protease (còn được gọi là proteinase hay peptidase) (EC.3.4.) là nhóm enzym thủy phân có khả năng cắt mối liên kết peptide (-CO~NH-) trong các phân tử polypeptide, protein và một số cơ chất khác tương tự thành các amino acid tự do hoặc các peptide phân tử thấp. Trong cùng một phản ứng, các protease khác nhau có các hướng xúc tác khác nhau. Phân loại. Trong hệ thống hệ thống danh pháp MEROPS phân loại protease, subtilisin (EC.3.4.21.62) thuộc phân nhánh SB của nhóm serine protease (EC.3.4.21.-) với điểm đặc trưng là sử dụng đơn phân serine (Ser) nằm trong trung tâm xúc tác phản ứng của enzyme. Ngoài subtilisin, trong phân nhánh SB còn có các protease liên quan đến quá trình xử lý tiền hormone như KEX2 protease, furin, và PC2. Tính chất hóa học. Những protease trong họ S8A đều có một domain bảo thủ với 7 nếp gấp β được bao bọc bởi 9 vòng xoắn α. Trung tâm hoạt động của enzyme này là bộ 3 amino acid truyền thống của serine proease theo thứ tự là Asp-His-Ser. Nhóm serine protease là nhóm peptidase lớn nhất và được phát hiện ở mọi giới sinh vật như sinh vật nhân thực, sinh vật nhân sơ, cổ khuẩn và virus. Những enzyme này đều có chung một cơ chế xúc tác phản ứng thủy phân thông qua hai bước chính (Barrett, 1994): a) Bước 1, acyl hóa: hình thành liên kết cộng hóa trị giữa nhóm -OH của serine với nguyên tử cácbon trong nhóm cácboxyl của phân tử cơ chất nhờ có hỗ trợ của nhóm imidazole từ histidine. b) Bước 2, khử acyl hóa: phức hệ acyl - enzyme bị thủy phân bởi phân tử H2O theo chiều ngược lại của bước một. Trong đó, nhóm imidazole chuyển proton của gốc -OH từ serine cho nhóm amine để tái sinh lại enzyme. Ứng dụng. - Chất tẩy rửa: Protease là một trong những thành phần không thể thiếu trong tất cả các loại chất tẩy rửa, từ chất tẩy rửa dùng trong gia đình đến những chất làm sạch kính hoặc răng giả và kem đánh răng. Việc ứng dụng enzyme vào các chất tẩy rửa nhiều nhất là trong bột giặt. Các protease thích hợp để bổ sung vào chất tẩy rửa thường có tính đặc hiệu cơ chất rộng để dễ dàng loại bỏ các vết bẩn do thức ăn, máu và các chất do cơ thể con người tiết ra. - Công nghiệp thuộc da: Quá trình chế biến da bao gồm một số công đoạn như ngâm ướt, tẩy lông, làm mềm da và thuộc da. Thông thường các phương pháp thuộc da thường dùng các hóa chất độc hại như natri sunfit, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường khi nước thải của nhà máy này thải ra sông. Việc sử dụng enzyme để thay thế các hóa chất đã rất thành công trong việc nâng cao chất lượng da và làm giảm ô nhiễm môi trường. Protein là một thành phần cơ bản của da và lông nên protease đã được sử dụng để thủy phân một số thành phần phi collagen của da và loại bỏ các protein phi fibrin như albumin, globulin trong quá trình thuộc da rất có hiệu quả. - Do protease kiềm từ Bacillus được tạo thành với lượng lớn, có đặc tính bền vững, hoạt động tốt với nhiệt độ và pH cao nên chúng được ứng dụng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: xử lý phim X-quang đã qua sử dụng để nhằm thu hồi bạc, làm nước mắm cá (Rebeca et al., 1991), làm thức ăn gia súc (Cheng et al., 1995), xử lý chất thải từ động vật giáp xác (Yang et al., 2000), xử lý rác thải trong các lò mổ gia cầm trên cơ sở dùng Bacillus B. Subtilis (Dalev, 1994), v.v….
1
null
Trong toán học, hàm hợp là một phép toán nhận hai hàm số và và cho ra một hàm số sao cho . Trong phép toán này, hàm số và được hợp lại để tạo thành một hàm mới biến thuộc thành thuộc . Hàm hợp thành này thường được ký hiệu là , định nghĩa bởi với mọi x thuộc . Ký hiệu đọc là " tròn ", " hợp ", " của ", hoặc " trên ". Hợp của hàm là một trường hợp của hợp của quan hệ, nên tất cả tính chất của cái sau cũng đúng với hợp của các hàm. Hợp của hàm còn có thêm một số tính chất khác. Tính chất. Hợp của hàm số luôn có tính kết hợp—một tính chất từ hợp của quan hệ. Tức là, nếu , , và là ba hàm số với tập xác định và tập giá trị thích hợp, thì , trong đó các dấu ngoặc tròn chỉ các hàm được hợp trước. Do không có sự khác biệt giữa cách đặt dấu ngoặc, ta có thể bỏ chúng mà không gây hiểu nhầm nào. Theo nghĩa chặt nhất, hàm hợp chỉ có thể được tạo thành nếu miền giá trị của bằng miền xác định của ; trong nghĩa rộng hơn thì chỉa cần cái trước là tập con của cái sau. Ngoài ra, để tiện hơn thì người ta thường mặc nhiên thu hẹp miền xác định của sao cho chỉ cho ra giá trị trong miền xác định của ; ví dụ, với hàm cho bởi và cho bởi , thì hàm hợp có thể được định nghĩa trên khoảng là . Hàm số và được gọi là giao hoán với nhau nếu . Tính giao hoán là một tính chất đặc biệt, chỉ có bởi một số hàm và trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ, chỉ khi . Hình bên cạnh cho thấy một hàm hợp của hai hàm không giao hoán. Hợp của hai hàm đơn ánh luôn là đơn ánh. Tương tự, hợp của hai hàm toàn ánh luôn là toàn ánh, và hợp của hai hàm song ánh cũng là một song ánh. Hàm ngược của một hàm hợp (nếu có) có tính chất . Đạo hàm của hàm hợp của các hàm khả vi có thể được tính bằng quy tắc dây chuyền. Đạo hàm bậc cao của những hàm này được cho bởi công thức Faà di Bruno. Monoid hợp. Giả sử có hai (hoặc nhiều hơn) hàm số có cùng miền xác định và miền giá trị; chúng thường được gọi là "biến đổi". Khi ấy ta có thể hình thành một chuỗi các biến đổi hợp với nhau, như là . Những chuỗi như thế có cấu trúc đại số của một monoid, gọi là một "monoid biến đổi" hoặc (hiếm hơn) "monoid hợp". Nhìn chung, monoid biến đổi có thể có cấu trúc rất phức tạp. Một ví dụ nổi bật là đường cong de Rham. Tập hợp tất cả hàm số được gọi là nửa nhóm biến đổi toàn phần hay "nửa nhóm đối xứng" trên . Nếu các phép biến đổi đều là song ánh (do đó có hàm ngược), thì tập hợp tất cả cách kết hợp những hàm này tạo thành một nhóm biến đổi; và ta nói nhóm này được sinh bởi những hàm đó. Một kết quả quan trọng trong lý thuyết nhóm, định lý Cayley, nói rằng bất kỳ nhóm nào cũng là nhóm con của một nhóm hoán vị (xét đến phép đẳng cấu). Tập tất cả các hàm song ánh tạo thành một nhóm đối với hàm hợp, gọi là nhóm đối xứng.
1
null
Max(imilian) Wilhelm Gustav Moritz von Prittwitz und Gaffron (27 tháng 11 năm 1848 – 29 tháng 3 năm 1917) là một tướng lĩnh quân đội Đế quốc Đức. Ông đã chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Chiến tranh Pháp-Đức và chỉ huy Tập đoàn quân số 8 trong một thời gian ngắn vào giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù ông được ca ngợi là một chỉ huy quân sự tài năng trong những năm tiền chiến, một số người đương thời của ông tin rằng ông có được chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 là những mối quan hệ quý tộc hơn là tài dụng binh của ông. Cả Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke và Bộ trưởng Chiến tranh Erich von Falkenhayn đều được cho là đã đánh giá Max von Prittwitz không phù hợp với chức tư lệnh với mặt trí tuệ và quân sự, và họ chỉ đơn thuần muốn tống khứa ông khỏi Berlin. Gia đình. Prittwitz sinh ra trong một gia đình quý tộc cổ Schlesien tại Bernstadt. Thân phụ của ông là Gustav von Prittwitz, một tướng lĩnh Phổ, và thân mẫu ông là Elizabeth von Klass. Ông cũng là anh họ thứ nhất của Gertrude von Sperling, vợ Thống chế Paul von Hindenburg. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1874, ông thành hôn với Olga von Dewitz (30 tháng 8 năm 1848 – 9 tháng 1 năm 1938), con gái của một địa chủ, Kurt von Dewitz. Binh nghiệp. Sau khi học xong Trường trung học Oels ở Hạ Schlesien, ông đã gia nhập một trung đoàn bộ binh, và tham gia chiến đấu trong cả cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) lẫn cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Ông thăng tiến đều đặn qua các cấp bậc trong quân đội Đức trong vòng 40 năm tới, cho đến khi ông được phong quân hàm Thượng tướng (‘4 sao’, cấp bậc cao nhất trong quân đội Phổ - Đức sau Thống chế) vào năm 1913, đồng thời được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục thanh tra I. Trước đó, ông trở thành một thành viên của Viện Quý tộc Phổ vào năm 1910. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1914, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Tập đoàn quân số 8, và được giao nhiệm vụ phòng ngự Đông Phổ trước một cuộc tấn công của hai Tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1914, trong khi Quân đoàn I của Tập đoàn quân số 8 vốn đã chạm trán với Tập đoàn quân số 1 của Nga tại Stallupönen và Gumbinnen, và Tập đoàn quân số 2 của Nga đe dọa quân Đức từ phía sau, Prittwitz đánh điện đến Bộ Tổng chỉ huy quân đội tại Koblenz. Trước tình hình hai sư đoàn của ông đang tháo chạy và bị đe dọa hợp vây, ông đề xuất với Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke rằng các lực lượng của ông sẽ tiến hành cuộc rút lui 160,9 km về sông Wisla. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc từ bỏ Đông Phổ – quê hương của nhiều thành viên Bộ Tổng tham mưu, do đó Bộ Tổng tham mưu hoàn toàn không chấp nhận điều này. Không còn tin tưởng Prittwitz nữa, Moltke thế chức ông bằng cặp đội Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff vào ngày 23 tháng 8 năm 1914. Sau đó, Hindenburg, cùng với tham mưu trưởng Erich Ludendorff, đã đập tan hai tập đoàn quân của Nga trong các trận chiến tại Trận Tannenberg và hồ Masuren lần thứ nhất. Prittwitz lui về Berlin, nơi ông sống thêm 3 năm nữa trước khi mất do một cơn đau tim. Ông được mai táng tại nghĩa trang Invalidenfriedhof ở Berlin.
1
null
Nguyễn Văn Dũng (sinh 1941) là một nhà văn, một võ sư Karate cao cấp huyền đai đệ thất đẳng, nguyên Trưởng tràng hệ phái Suzucho Karatedo nhiệm kỳ 1995 - 2006. Ông được ghi nhận đã đào tạo được cả chục ngàn môn đồ Suzucho Karatedo tại Việt Nam. Sự nghiệp. Sự nghiệp. Ông sinh ngày 8 tháng 10 năm 1941 tại tại làng Mỹ Á, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi tốt nghiệp Tú tài năm 1962, ông theo học khoa Văn trường Đại học Sư phạm - Huế và tốt nghiệp năm 1965, ông trở thành giáo sư Việt văn các trường Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi, Gia Hội - Huế, Quốc Học - Huế. Sau năm 1975, ông làm hiệu trưởng trường cấp 3 Gia Hội, sau đó làm cán bộ thanh tra Sở Giáo dục Đào tạo Thừa Thiên Huế; Huấn luyện viên Trưởng Đội tuyển Karate các trường Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam; là thành viên Hội đồng sáng lập trường Đại học Phú Xuân; Chủ nhiệm Bộ môn Giáo dục Thể chất và Quốc phòng trường Đại học Phú Xuân. Từ năm 1992, ông là chuyên viên Karate của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 1995, ông được bầu là Trưởng tràng đời thứ 13 của Hệ phái Suzucho Karate-Do Việt Nam và là người thứ 10 giữ ngôi vị này. Ông là người có nhiệm kỳ giữ vị trí lãnh đạo hệ phái dài thứ 2 với 11 năm, chỉ sau võ sư Lê Văn Thạnh (nhiệm kỳ liên tục 13 năm và tổng các nhiệm kỳ là 25 năm). Điều này cũng gây nhầm lẫn giữa ông và một sư huynh khác tên là Nguyễn Xuân Dũng, Trưởng tràng đời thứ 3 (1968-1970), tác giả của "Huyền đai Karate" (1967), "Linh hồn Không Thủ Đạo" (1970), "Kỹ thuật Nunchaku" (1974). Võ nghiệp. Bắt đầu. Theo lời kể, nghiệp võ của ông bắt đầu từ năm 1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, nhân vì bênh vực thầy mình (vốn là một linh mục) bị một nhóm học trò cũ đánh đập, nên ông cũng bị đánh trọng thương. Vì việc này, ông đã thề "sẽ đi học võ để hạ từng thằng một trả mối thù này"... Lúc đầu ông học võ cổ truyền với bạn, mãi đến tháng 3 năm 1967, ông mới chuyển sang thọ giáo Karate từ võ sư Suzuki Choji, sáng tổ hệ phái Suzucho Karatedo, người đầu tiên đem môn Karate truyền vào Việt Nam. Sau 5 năm nhập môn tại võ đường số 8 Võ Tánh, Huế, đến năm 1972, ông là một trong những huấn luyện viên của võ đường số 8 Võ Tánh. Phát triển Karate. Năm 1978, sau khi Chưởng môn Suzuki Choji cùng gia đình hồi hương về Nhật, võ sư Nguyễn Văn Dũng thành lập Võ đường Nghĩa Dũng Karate-Do, trung tâm đặt tại 8 Trương Định - Huế. Thập niên 1980, khi chính quyền bắt đầu xu hướng cởi mở, nới lỏng việc kiểm soát tập luyện võ thuật, với vị trí cán bộ phụ trách Văn - Thể - Mỹ của Sở Giáo dục Đào tạo Thừa Thiên Huế, ông dốc sức truyền bá Karate, phát triển tại Huế và lan ra các tỉnh lân cận, như Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam Đà Nẵng. Là một cựu giáo viên Việt văn, ông bắt tay vào viết và cho xuất bản nhiều đầu sách về kỹ thuật và tinh thần của Karate Suzucho. Năm 1984, nhận lời mời của Sở Thể dục Thể thao Hà Nội, ông đưa Karate phát triển ra Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc. Năm 1986, phát triển vào thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam. Tháng 12 năm 1987, ông cùng nhiều võ sư cao cấp Karate Suzucho tham dự "Hội nghị hội thảo toàn quốc về Karate" lần đầu tiên tổ chức tại Huế; tháng 7 năm 1989, tham dự đợt tập huấn tổ chức tại Hà Nội với Võ sư Yamamura, chuyên gia của Hiệp hội Karate-Do Nhật Bản. Những sự kiện này đánh dấu 2 xu hướng phát triển của Karate Suzucho: hầu hết cao đồ của Chưởng môn Suzuki Choji theo khuynh hướng thể thao hoá môn võ thuật truyền thống Karate và võ sư Nguyễn Văn Dũng vẫn kiên định con đường Võ đạo truyền thống của thầy mình. Phân đường Nghĩa Dũng Karate-Do do ông lãnh đạo vẫn duy trì truyền thống, kết hợp với tinh hoa của Karate quốc tế hiện đại; coi trọng kỹ thuật căn bản, quyền pháp, kỹ năng tự vệ, rèn luyện sức khoẻ, và tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Tuy có nội dung thi đấu, nhưng chỉ là phương thức để giao lưu, học hỏi, kiểm tra, thể hiện bản thân, và phát hiện tài năng. Hiện nay. Với tôn chỉ đó, Võ đường Nghĩa Dũng Karate-Do trở thành một trong những Phân đường lớn của Hệ phái Suzucho Karatedo Việt Nam. Hiện Phân đường có gần 50 Phân đường chi nhánh ở các tỉnh, thành, ngành trong nước và 06 Phân đường chi nhánh nước ngoài, với hơn 20.000 môn sinh thường xuyên tập luyện. Do truyền thống thi lên huyền đai, các võ sinh thực hiện hành trình lên đỉnh núi Bạch Mã (1.450m); để vừa kiểm tra thành quả tập luyện, vừa chiêm nghiệm bản thân... nên Bạch Mã Sơn được các môn sinh Nghĩa Dũng Karate-Do xem là biểu tượng của Phân đường.
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Cà Mau là một câu lạc bộ bóng đá trước đây tại Việt Nam có trụ sở ở thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Được thành lập vào năm 2006, đội bóng này đã từng thi đấu ở Hạng ba và Hạng nhì, trước khi được lên Hạng nhất vào mùa giải 2016, nhưng sau đó bị rớt hạng ở cuối mùa giải. Giải thể. Vào năm 2018, đội chính thức bị giải thể ngay sau khi bỏ giải vì đã không đủ kinh phí. Phía CLB Sanatech Khánh Hòa thì sau khi rớt hạng đã mua lại đội và giành suất tham dự Hạng nhì 2018, với tên gọi mới là Fishan Khánh Hòa. Đội hình hiện tại. "Tính đến đầu mùa giải Hạng nhất 2016".
1
null
Họ Thằn lằn (danh pháp khoa học: Lacertidae) là họ thằn lằn bản địa của châu Âu, châu Phi, và châu Á. Nhóm này gồm chi đặc trưng Thằn lằn ("Lacerta") gồm các loài chủ yếu gặp ở châu Âu. Họ này gồm nhiều loài được xếp vào 37 chi. Phân loại. Họ này được chia thành 2 phân họ và các tông theo Arnold "et al.", 2007, dựa trên những phân tích phát sinh loài. Họ Lacertidae
1
null
Lacerta là một chi đặc trưng của thằn lằn trong họ Lacertidae. Chi này có 40 loài. Cá thể cổ nhất trong chi này được tìm thấy ở dạng hóa thạch vào Miocene sớm, không thể phân biệt về mặt giải phẫu học với loài thằn lằn xanh hiện đại là "Lacerta viridis". Các loài. Một vài loài chọn lọc:
1
null
là một kĩ sư hàng không vũ trụ người Nhật và một nhà du hành vũ trụ của JAXA. Chuyến bay vào không gian đầu tiên của ông là phi vụ STS-114 vào ngày 26 tháng 7 năm 2005, đánh dấu sự hoạt động trở lại của đội tàu con thoi của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sau thảm họa Phi thuyền con thoi Columbia. Năm 2009, Soichi Noguchi là một trong ba phi hành gia trên con tàu Soyuz TMA-17 vào vũ trụ, tham gia chuyến du hành Expedition 22 đến trạm không gian quốc tế (ISS) và quay lại trái đất ngày 2 tháng 6 năm 2010. Ông là phi hành gia thứ năm của Nhật Bản bay vào không gian và là người thứ 4 bay bằng tàu con thoi. Đời tư. Soichi Noguchi sinh năm 1965 tại Yokohama, Kanagawa, Nhật Bản. Ông nhận Chigasaki, Kanagawa, Nhật Bản làm quê hương của mình. Noguchi từng là một hướng đạo sinh Ông đã kết hôn và có ba người con. Sở thích của ông bao gồm đi bộ, bóng rổ, trượt tuyết và cắm trại. Học vấn. Noguchi đã tốt nghiệp trường trung học Chigasaki-Hokuryo ở Chigasaki năm 1984 và sau đó theo học đại học Tokyo, lấy bằng cử nhân năm 1989 và bằng thạc sĩ năm 1991, đều thuộc chuyên ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ. Sự nghiệp kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp, Noguchi đã làm việc cho tập đoàn công nghiệp Ishikawajima-Harima, được bổ nhiệm vào bộ phận nghiên cứu và phát triển Động cơ Phi thuyền và Các hoạt động Không gian. Ông chuyên nghiên cứu thiết kế khí động lực của các động cơ thương mại. Sự nghiệp du hành. Noguchi đã được chọn làm ứng cử viên phi hành gia bởi cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia Nhật Bản (bây giờ trực thuộc JAXA) vào tháng 6 năm 1996. Tháng 8, 1996, ông đã tới trung tâm không gian Lyndon B. Johnson để tham gia một khóa đào tạo phi hành gia của NASA. Noguchi đã đạt trình độ chuyên gia phi vụ sau hai năm và tiếp tục được đào tạo tại trung tâm đào tạo du hành gia Yuri Gagarin thuộc hệ thống không gian Nga vào năm 1998. Ông đã được phân công hỗ trợ kĩ thuật cho module thí nghiệm Nhật Bản của trạm không gian quốc tế (ISS) và sau đó vào tháng 4 năm 2001, ông tham gia vào phi hành đoàn STS-114 với vai trò chuyên viên phi vụ. Noguchi đã đến ISS trong khuôn khổ chuyến bay Soyuz TMA-17 vào ngày 20 tháng 12, 22009. Ông đã phục vụ cho Expedition 22 và Expedition 23. Khi ở ngoài vũ trụ, ông đã chụp nhiều bức ảnh về Trái Đất và chia sẻ trên Twitter. Ông quay lại Địa Cầu ngày 2 tháng 6 năm 2010.
1
null
Rhynchocephalia là một bộ bò sát giống thằn lằn chỉ có 1 chi ("Sphenodon") và 2 loài còn sinh tồn. Dù ngày nay chúng không còn đa dạng nhưng Rhynchocephalia đã từng phổ biến gồm nhiều chi trong nhiều họ, và chúng bắt đầu tách ra từ Đại Trung Sinh. Và đây còn là bộ Đầu mỏ . Phân loại. Phân loại học. Phân loại theo Wu (1994), Evans "et al." (2001), Apesteguia & Novas (2003) và Evans & Borsuk−Białynicka (2009). Phát sinh loài. Biểu đồ phân nhánh của Rhynchocephalia sau đây theo Wu (1994), Evans "et al." (2001), và Apesteguia & Novas (2003).
1
null
Chi Sphenodon là một chi gồm loài bò sát gọi là tuatara (tiếng Anh) đặc hữu của New Zealand. Dù bề ngoài trông giống thằn lằn, chúng thuộc một dòng bò sát riêng, trong bộ Rhynchocephalia. Tên "tuatara" bắt nguồn từ tiếng Māori, có nghĩa là "đỉnh nhọn trên lưng". Đây là chi duy nhất còn sinh tồn trong bộ Rhynchocephalia bắt nguồn từ Kỷ Tam Điệp khoảng 240 triệu năm trước, và phát triển mạnh trong kỷ nguyên Đại Trung sinh. Tổ tiên chung gần nhất của chúng là các loài trong Bộ Bò sát có vảy (Squamata) (thằn lằn và rắn). Vì lý do này, loài tuatara được quan tâm đến bởi những nhà nghiên cứu về sự tiến hóa của thằn lằn và rắn. Tuatara có màu xám hay nâu xanh, đạt chiều dài từ mõm đến chóp đuôi và nặng đến với một dãy gai trên lưng, đặc biệt nổi bật ở con đực. Bộ răng của chúng, gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất trong các động vật. Chúng có thể nghe, tuy không có tai ngoài, và có một số nét độc đáo ở bộ xương được lưu giữ từ cá. Dù tuatara hay được gọi là "hóa thạch sống", nghiên cứu giải phẫu cho thấy chúng đã thay đổi một cách đáng kể từ thời Đại Trung Sinh. Khi lập bản đồ bộ gen, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng chúng có từ 5 đến 6 tỉ cặp cơ sở trong trình tự axit nucleic. "Sphenodon punctatus" đã được pháp luật bảo vệ từ năm 1895. Loài thứ hai, "S. guntheri", được công nhận 1989 song vào năm 2009, nó được tái phân loại làm một phân loài. Tuatara, như nhiều động vật bản địa New Zealand, bị đe dọa bởi sự mất môi trường sống và các loài ngoại lai, như chuột lắt "(Rattus exulans)". Chúng từng biến mất trên hai đảo chính, được bảo tồn chỉ trên 32 đảo ngoài khơi, cho tới năm 2005, khi một số cá thể được thả vào khu cư trú Karori.
1
null
Cá sấu Dương Tử, tên khoa học Alligator scinensis, là một loài bò sát họ cá sấu. Chúng có nguồn gốc từ miền đông Trung Quốc. Đặc điểm. "Cá sấu Dương Tử" có thể đạt đến chiều dài 220 cm, nhưng đa số là từ 150 đến 180 cm. Cá thể đực thường to và nặng hơn cá thể cái. Lớp da chủ yếu có màu vàng xám, phần trên lưng và đuôi có vệt sẫm màu. "Cá sấu Dương Tử" có bốn chi ngắn và khỏe, mỗi bàn chân có năm móng. Phần đuôi có tác dụng như bánh lái khi bơi. Phân bố. "Cá sấu Dương Tử" sống ở cửa Sông Trường Giang và các sông lân cận bờ biển Trung Quốc thuộc các tỉnh An Huy, Chiết Giang và Giang Tô. Trước đây loài này phân bổ ở nhiều khu vực khác thuộc Trung Quốc và Hàn Quốc, trong những năm 1978 tới 1998, phạm vi phân bố này đã thu hẹp xuống hơn 90 phần trăm. Tập tính. "Cá sấu Dương Tử" sống ở vùng nước tĩnh như đầm lầy, ao hồ hay những khúc sông chảy chậm. Phần lớn thời gian loài này sống dưới nước. Cũng giống như cá loài khác thuộc bộ cá sấu, "Cá sấu Dương Tử" là loài ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là cá, thủy cầm và các động vật nhỏ. Cá sấu con ăn côn trùng và ốc. Chi và loài. "Cá sấu Dương Tử (Alligator sinensis)" thuộc Bộ Cá sấu. "Cá sấu Dương Tử" và Cá sấu mõm ngắn Mỹ là hai loài thuộc Họ Cá sấu mõm ngắn. Bộ Cá sấu ("Crocodylia") Tình trạng bảo tồn. "Cá sấu Dương Tử" đang đứng trước nguy cơ đe dọa tuyệt chủng. Trước đây loài này bị săn bắt để lấy da, thịt và làm đồ lưu niệm. Ngày nay việc săn bắt bất hợp pháp vẫn tiếp tục diễn ra. Một nguyên nhân khác là phá hủy môi trường sống. "Cá sấu Dương Tử" được đưa vào sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế từ năm 1982. Các sản phẩm từ "Cá sấu Dương Tử" được nêu trong danh sách của CITES, việc trao đổi buôn bán bị cấm. Trên thế giới hiện còn khoảng 120 cá thể loài này trong tự nhiên. Tại Trung Quốc đã diễn ra thử nghiệm nhân giống "Cá sấu Dương Tử" tại Trung tâm nhân giống. Vào tháng 12 năm 2008 có 111 cá thể "Cá sấu Dương Tử" được nuôi tại 40 vườn thú trên thế giới phục vụ cho mục đích khoa học.
1
null
Caiman crocodilus (tên tiếng Anh: "Spectacled caiman") là một loài cá sấu trong họ Alligatoridae được tìm thấy trong nhiều vùng ở Trung và Nam Mỹ. Nó sống trong một loạt các vùng đất thấp ẩm và các loại môi trường sống ven sông và có thể chịu được nước mặn cũng như ngọt; một phần do khả năng thích ứng này, nó là loài phổ biến nhất trong tất cả các loài cá sấu. Mô tả. Đây là một loài cá sấu có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Con đực thường dài , con cái nhỏ hơn, thường chỉ đạt . Khối lượng cơ thể của hầu hết còn trưởng thành từ . Kích thước tối đa đã được ghi nhận là , với cân nặng . Con cái lớn nhất từng được biết dài và nặng . Các cá thể tại "llanos" Venezuela được cho là lớn hơn các cá thể ở Mexico. Loài này có khả năng thay đổi màu sắc nhất định. Vào mùa lạnh, sắc tố đen trong tế bào da sẽ mở rộng, làm chúng có bề ngoài tối hơn.
1
null
Caiman latirostris (tên tiếng Anh: "Broad-snouted Caiman range" - Cá sấu Caiman mõm rộng) là một loài cá sấu trong họ Alligatoridae được tìm thấy ở miền đông và miền Trung Nam Mỹ, bao gồm cả Đông Nam Brasil, Bắc Argentina, Uruguay, Paraguay và Bolivia. Nó được tìm thấy chủ yếu ở đầm nước ngọt, đầm lầy, và rừng ngập mặn.
1
null
Cá sấu yacare ("Caiman yacare", jacaré trong tiếng Bồ Đào Nha) là một loài cá sấu thuộc chi "Caiman", sinh sống tại miền trung bộ Nam Mỹ, gồm đông bắc Argentina, Uruguay, đông nam Peru, đông Bolivia, trung/tây nam Brasil, và dọc theo các con sông của Paraguay. Khoảng 10 triệu cá thể cá sấu Yacare sống ở vùng "pantanal" thuộc Brasil, tạo nên một trong những quần thể cá sấu lớn nhất thế giới. Đây là một loài cá sấu kích thước nhỏ hay trung bình, đa số con đực trưởng thành đạt chiều dài , đôi khi đạt (báo cáo về những cá thể tại "pantanal" chưa được chứng minh). Con cái nhỏ hơn, đạt trung bình . Cân nặng cơ thể đạt ở còn đực vào từ ở con cái. Vì kích thước khá nhỏ, nên chúng có thể trở thành con mồi cho báo đốm và anaconda. Chế độ ăn gồm cá (nhất là piranha), chim, bò sát nhỏ, và động vật có vú nhỏ. Có khi những động vật lớn hơn (như capybara) cũng bị cá sấu Yacare trưởng thành lớn ăn thịt. Nói chung, loài này không được xem là nguy hiểm đối với con người.
1
null
Cá sấu caiman đen ("Melanosuchus niger") là một loài cá sấu, cùng với cá sấu mõm ngắn Mỹ, là một trong hai loài lớn nhất còn tồn tại trong họ Alligatoridae. Đây là loài bò sát ăn thịt sống trong sông nước chảy chậm, ao hồ, xavan ngập nước theo mùa lưu vực sông Amazon. Chúng đạt chí ít (có lúc đến ) khi trưởng thành, và là loài bò sát lớn thứ nhì miền Tân Nhiệt đới, sau cá sấu Orinoco đang cực kỳ nguy cấp. Như tên gọi, con trưởng thành khá sậm màu. Con non sáng màu hơn, với mảng màu trắng-vàng nhạt ở bên thân mà đến khi trưởng thành vẫn còn dấu vết. Đầu to nặng, mang lại lợi thế khi săn con mồi lớn.
1
null
Cá sấu lùn xạ hương (Paleosuchus palpebrosus)" hay Cá sấu caiman lùn Cuvier "là loài cá sấu nhỏ nhất từ miền Bắc và miền Trung Nam Mỹ. Loài này có ở Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, và Venezuela. Nó sống chủ yếu ở các dòng chảy nhanh, nhưng cũng trong vùng nước thiếu hụt dinh dưỡng. Với tổng chiều dài trung bình 1,3-1,5 m (4,3-4,9 ft) ở con đực và thường lên đến 1,2 m (3,9 ft) ở con cái, nó không chỉ là loài cá sấu Caiman nhỏ nhất còn tồn tại, mà cũng là loài nhỏ nhất của tất cả cá sấu. Các mẫu vật lớn nhất được ghi chiều dài.1,72 m (5,6 ft) Con trưởng thành sẽ nặng khoảng 6–7 kg (13 đến 15 lb), giống như một số mẫu cũ tháng từ 6-12. Con chưa trưởng thành ăn động vật không xương sống, cá và ếch nhỏ, trong khi trưởng thành ăn cá, động vật lưỡng cư và động vật không xương, chẳng hạn như lớn động vật thân mềm. Nó sử dụng các hang hốc như nơi trú ẩn vào ban ngày, và đẻ trứng vào trong một cái tổ mà nở trong khoảng ba tháng. Đôi khi chúng được lưu giữ như là vật nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Paleosuchus trigonatus là một loài cá sấu caiman lùn phân bố ở Nam Mỹ. Nó được tìm thấy trong các lưu vực sông Amazon của Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Peru, Suriname, và Venezuela. Nó cũng là loài nhỏ nhất thứ hai của họ Alligatoridae, sau Paleosuchus palpebrosus. Các mẫu vật trưởng thành điển hình là khoảng 1,2-1,6 m (3,9-5,2 ft) chiều dài và cân nặng 9–20 kg (20-44 lb). Đặc biệt con đực lớn có thể đạt được chiều dài 2,3 m (7,5 ft) và trọng lượng 36 kg (79 lb).
1
null
Cá sấu New Guinea ("Crocodylus novaeguineae)" là một loài cá sấu trong họ Crocodylidae. Loài này được Schmidt mô tả khoa học đầu tiên năm 1928. Phát sinh loài. Cây phát sinh loài bên dưới dựa theo nghiên cứu 201 của Robert W. Meredith, Evon R. Hekkala, George Amato và John Gatesy.
1
null
Cá sấu tây châu Phi hay Cá sấu sa mạc,Crocodylus suchus là một loài cá sấu liên quan xa đến (nhưng thường bị nhầm lẫn với) Cá sấu sông Nin (C. niloticus). Nó sống ở Mauritanie, Bénin, Nigeria, Niger, Cameroon, Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích Đạo, Senegal, Mali, Guinea, Gambia, Burkina Faso, Ghana và Togo. Ít nhất một mẫu C. suchus cũng tồn tại ở St Augustine Alligator Farm Zoological Park. Phân loại. Loài này được đặt tên bởi Étienne Geoffroy Saint-Hilaire vào năm 1807, khi người phát hiện ra sự khác biệt giữa hộp sọ của một con Cá sấu sa mạc và những con Cá sấu sông Nin. Loài mới này đã, tuy nhiên, một thời gian dài sau đó bị coi như một từ đồng nghĩa của cá sấu sông Nile, nhưng một nghiên cứu năm 2011 cho thấy tất cả các con cá sấu ướp lấy mẫu từ Ai Cập thuộc về áp đảo một loài khác nhau hơn C. niloticus, và do đó làm sống lại tên C. suchus.
1
null
Amber Josephine Liu tên thật là Lưu Dật Vân (), sinh ngày 18 tháng 9 năm 1992), thường được biết đến với nghệ danh Amber, là một ca sĩ và rapper người Mỹ gốc Đài Loan hiện đang hoạt động tại Trung Quốc. Amber là cựu thành viên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc f(x). Amber debut với tư cách là một ca sĩ solo vào tháng 2 năm 2015 thông qua việc phát hành mini-album "Beautiful". Tiểu sử. Amber sinh ngày 18 tháng 9 năm 1992 tại Los Angeles, California. Bố mẹ của cô là người gốc Đài Loan và bố của cô có tổ tiên là người Triều Châu. Amber có một người chị tên là Jackie. Cô theo học tại trường Trung học El Camino Real tại Los Angeles, California trước khi chuyển đến Hàn Quốc với vai trò là thực tập sinh của công ty giải trí SM Entertainment. Sự nghiệp. Thành viên f(x). Amber đã tham gia buổi thử giọng do công ty giải trí SM tổ chức tại Los Angeles vào năm 2008 và được tuyển chọn để trở thành thực tập sinh của công ty giải trí lớn mạnh này. Sau một năm rưỡi tham gia luyện tập và đào tạo, cô đã được ra mắt khán giả với vai trò là một trong năm thành viên chính thức của f(x) vào tháng 9 năm 2009. Ngày 1 tháng 9 năm 2009, single đầu tiên của f(x) "La Cha Ta". được phát hành. Bài hát đã được nhóm trình diễn lần đầu vào ngày 2 tháng 9 tại buổi giới thiệu sản phẩm của chính họ được tổ chức tại Trung tâm Thời trang Samseong-dong. Vài tháng sau đó, f(x) tiếp tục cho ra mắt single album đầu tiên với tên gọi "Chu~♡" gồm 3 bài hát. Ngày 4 tháng 5 năm 2010, ban nhạc phát hành mini album "Nu ABO". Trong album thứ hai của f(x), Pink Tape, bài hát "Goodbye Summer" được đồng sáng tác bởi Amber và nhạc sĩ Gen Neo của NoizeBank. Sản phẩm âm nhạc được Amber hợp sáng tác gần đây nhất bởi Amber là ca khúc "Summer Lover" có trong album mới của f(x) - Red Light. Amber cũng đã hợp tác với các thành viên trong nhóm là Luna và Krystal cho OST của phim "Master of Study" trong bài hát "Spread its Wings". Hoạt động solo. Ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2009, tại Hàn Quốc đã diễn ra buổi ca nhạc mang tên "Into the new world" của nhóm nhạc đình đám cùng công ty Girl's Generation, một trong những thành viên của nhóm nhạc là Yuri, đã cover lại ca khúc "1, 2 step" của Ciara và Amber đã tham gia trình diễn chung với vai trò là 1 rapper kiêm vũ công. Bài hát sau đó đã được đưa vào live album đầu tiên của Girl's Generation. Trong tháng 6 năm 2010, Amber đã góp giọng trong bài hát của ca sĩ người Đài Loan là album phòng thu thứ 3 The First Second của Danson Tang. Amber thực hiện phần rap bằng tiếng Anh và Hàn trong bài hát và cô cũng xuất hiện trong MV của bài hát. Vào năm 2013, Amber đã góp giọng trong phiên bản tiếng Hàn của bài hát chủ đề trong album đầu tay của Henry, album là "1-4-3 (I Love You)". Amber cũng đã tham gia các chương trình truyền hình. Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012, Amber đã trở thành một thành viên cố định của chương trình Invincible Youth. Amber thông báo rời chương trình vì phải tập trung vào công việc của nhóm trong đợt quảng bá tại Nhật Bản. Ngày 30 tháng 1 năm 2013, Amber cũng là MC chính thức của chương trình âm nhạc Show Champion của đài MBC với Eunjung (T-ara) vài MC khách mời khách cho đến ngày 18 tháng 12 năm 2013. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2014, Amber đã trở thành MC của A Song for You với Kangin của Super Junior và Yook Sungjae của BTOB. Amber cũng là MC của chương trình We Got Married phiên bản Toàn cầu mùa thứ 2. Trong năm đó, Amber đã tham gia vào chương trình "One Fine Day" gồm có 9 tập với Ailee, là một người bạn thân của Amber. Chương trình được phát sóng trên MBC Music, trong chuyến đi được quay ở đảo Jeju. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, Amber được xác nhận sẽ tham gia chương trình trải nghiệm Real Men phiên bản nữ quân nhân mùa thứ 2. Chương trình phát sóng từ ngày 18 tháng 1 năm 2015. Amber chính thức debut như một nghệ sĩ solo, phát hành EP Beautiful vào ngày 13 tháng 2 năm 2015. Bài hát chủ đề "Shake That Brass" feat  Taeyeon của Girls' Generation. Một vài ngày trước khi phát hành album, video lyric cho bài hát B-side, "Beautiful", được phát hành. MV này chứa đựng hình ảnh thời thơ ấu của Amber, cũng như hình ảnh kể từ khi debut như một thành viên của f(x). Lời bài hát kể về câu chuyện của những khó khăn mà cô phải đối mặt khi đuổi theo ước mơ của mình và làm thế nào để cô thích nghi với nó. "Beautiful" ra mắt với vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng "Billboard"'s World Albums và thứ 19 trên Heatseekers Albums. Theo Jeff Benjamin của "Billboard K-Town", bảng xếp hạng này cho thấy Amber có một lượng fan quốc tế lớn. Là một phần của dự án SM Station, solo singer của Amber "Borders" được phát hành vào tháng 3 năm 2016. Amber tham gia vào sáng tác, viết lời và phối nhạc cho bài hát. Bài hát có lời tiếng Anh, bài hát hip hop chia sẻ những điều mà mình đã trải qua và đưa ra một lời nhắn tích cực không từ bỏ bản thân và những khó khăn của cuộc sống. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2016, SM Entertainment đã đăng tải một teaser bí ẩn cho bài hát "Crossing". Vào ngày 16 tháng 5 năm 2016, SM Entertainment thông báo rằng Amber sẽ phát hành một digital single mới vào ngày 18 tháng 5 năm 2016 với tên "On My Own". Vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, Amber thông báo sẽ phát hành single thứ 3 trong Crossing series sau "Borders" và "On My Own", vào ngày 25 tháng 5, với tên "Need to Feel Needed". Vào tháng 9 năm 2016, SM Entertainment phát hành MV chính thức cho "Breathe Again". Đây sẽ là bài hát hoàn toàn bằng tiếng Anh đầu tiên của Amber và hợp tác đầu tiên của cô với DJ Nhật Bản, Ksuke. Tháng 1 năm 2018, SM Entertainment phát hành MV cho dự án Station cho bài hát Lower, được thực hiện với Amber và thành viên cùng nhóm Luna. Vào tháng 4 năm 2018, Amber thông báo về việc phát hành mixtape RogueRouge , một mixtape mà chính cô và những người bạn đã hợp tác làm ra. Mixtape bao gồm 6 bài hát: Get Over It, Closed Door, High Hopes, Right Now, Lifeline và Three Million Years. Trong đó Right Now là bài hát song ca với nam ca sĩ Gen Neo, một người bạn thân cũng như đồng sáng tác cho bài hát. Tất cả đều được phát hành trên SoundCloud, và Youtube cô đã từng nói đến tình yêu âm nhạc vủa mình và đồng thời đã nói đến mixtape này như đứa con tâm hồn của mình. Đời tư. Amber có thể nói lưu loát 3 thứ tiếng là: Anh, Hàn, Quan thoại. Amber đã đến El Camino Real High School tại Woodland Hills, California, nơi mà cô đã từng chơi bóng rổ. Amber phần lớn là chơi bóng rổ suốt thời ấu thơ của mình và khi cô đang ở Hàn Quốc. Cô cũng là một thành viên trong đội bóng khi còn ở trường. Amber có đai đen của Taekwondo. Amber đã có một thời gian chấn thương trong giai đoạn đầu của sự nghiệp.
1
null
Rùa đớp, danh pháp khoa học là Chelydra serpentina, là một loài rùa trong họ Chelydridae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Phạm vi tự nhiên của loài này kéo dài từ đông nam Canada, phía tây nam đến mép của dãy núi Rocky, hiện tại miền đông Nova Scotia và Florida. Loài này và loài rùa cá sấu lớn hơn là hai loài trong họ này được tìm thấy ở Bắc Mỹ (mặc dù loài này phổ biến hơn.
1
null
Cuora amboinensis hay rùa hộp Đông Nam Á là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Daudin mô tả khoa học đầu tiên năm 1802. Phân bố. Rùa hộp Đông Nam Á sinh sống khắp Đông Nam Á đến tận bắc Ấn, dãy núi phía đông Bangladesh và xuyên qua lục địa của Đông Nam Á nhưng không xâm nhập vào các khu vực đồi núi ở phía bắc và phía đông sông Mekong. Rùa hộp sinh sống khắp quần đảo Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar qua Indonesia đến Moluccas và khắp Philippines. Chúng có thể đang sinh sống ở Đông Timor. Chúng có 5 phân loài chia theo từng khu vực. Sự xuất hiện của nó ở Trung Quốc có thể là do các mẫu vật buôn bán, hoặc nhận dạng sai. Nó được nuôi với số lượng nhỏ ở Trung Quốc, mặc dù điều này dường như nằm ngoài phạm vi tự nhiên của nó.   Đe dọa. Giống như các loài rùa khác, buôn bán bất hợp pháp để tiêu thụ và y học cổ truyền Trung Quốc là mối đe dọa chính mà rùa hộp Đông Nam Á và các loài khác phải đối mặt. Đôi khi loài này cũng bị bắt để đem đi tiêu thụ ngay tại địa phuơng nằm ở gần hoặc trong vùng phân bố của chúng. Loài này đại diện cho loài rùa hoang dã được săn bắt trái phép nhiều nhất cho thương mại và tiêu thụ ở Đông Á trong vài năm, thường có nguồn gốc chủ yếu từ Indonesia nhưng cũng có thể từ các nước khác trong khu vực. Mặc dù số lượng rùa hộp Đông Nam Á xuất khẩu từ Sumatra đã giảm rất nhiều nhưng loài này vẫn là loài rùa bị buôn bán phổ biến nhất trong việc buôn bán rùa ở Indonesia vào năm 2010. Cũng có một số lượng khiêm tốn của các cá thể chưa trưởng thành bị buôn bán và giao dịch trong ngành buôn bán vật nuôi trong khu vực và toàn cầu. Loài này cũng đang có nhu cầu lớn trong việc buôn bán vật nuôi, với các phân loài ít phổ biến hơn thì được bán với giá cao. Tác động môi trường ảnh hưởng đến loài này thì khá khiêm tốn Môi trường sống và tập tính. Chúng ưa thích các khu vực đầm lầy đất thấp với cây cối rậm rạp, nhưng cũng xuất hiện ở các dòng chảy không liên tục trong các khu vực rừng đồi, các lạch, rừng ngập mặn, ruộng lúa và kênh tưới tiêu, từ các khu vực thủy triều lên đến độ cao khoảng 400 m. Chúng ăn thực vật và động vật; thực vật thủy sinh và trên cạn, trái cây, động vật thân mềm, giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng và nấm đều đã được báo cáo trong chế độ ăn của chúng. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 25 cm nhưng vẫn nhỏ hơn các loài khác. Khi một cá thể trưởng thành thì chỉ cần dựa kích thước vào cái mai của chúng; ví dụ: con đực sẽ là 13 cm, con cái sẽ là 15 cm; tức sau sáu năm. Chúng mất 4,5 đến 5 năm để trưởng thành trong môi trường nuôi nhốt và cần thêm 1 năm nữa trong tự nhiên. Các cá thể cái đẻ khoảng 1 đến 5 trứng một năm, trung bình 2 trứng 1 ổ tức 6 trứng sẽ là 3 ổ. Kích thước trung bình của các cá thể bị giảm do khai thác quá mức ở Indonesia và Malaysia. Chiều dài thế hệ ước tính là 18 tuổi (tuổi sinh sản lần đầu= 6 năm x 3). Ba thế hệ tương ứng với 54 năm. Dân số. Loài này được coi là hiếm ở Bangladesh hoặc không có thể là phổ biến. Loài này được coi là không hiếm ở Bắc Ấn Độ và được cho rằng xuất hiện các quần thể với số lượng đáng kể ở một số khu bảo tồn nằm ở phía đông bắc. Ở miền trung và miền nam quần đảo Nicobar, rùa hộp Đông Nam Á được coi là rất phổ biến. Nhìn chung, loài này được cho là Sẽ nguy cấp ở Ấn Độ. Nghiên cứu được thực hiện ở Java, Sulawesi, Sumatra và Kalimantan vào năm 2006 đã chỉ ra sự suy giảm kích thước trung bình của các cá thể là kết quả của việc khai thác quá mức trong thời gian dài của con trưởng thành. Loài này được coi là vẫn còn nhiều ở một số vườn quốc gia Indonesia. Mật độ quần thể (bao gồm cả cá thể chưa trưởng thành) được ước tính là 60 cá thể/ha ở Rawa Aopa Watomohaim, Taman ở phía đông nam của đảo Sulawesi. Ở Philippines, quần thể rùa phổ biến cả trong môi trường sống tự nhiên và môi trường nuôi nhốt. Dữ liệu định lượng về cơ bản không có. Các cuộc khảo sát của sinh viên đại học đã tính toán 9,2 cá thể/ha trong rừng đầm lầy với trồng dừa liền kề và 3,8 cá thể/ha trong khu vực ruộng lúa đầm lầy ở miền nam Leyte vào năm 2010, và 3,1 cá thể/ha trong môi trường sống hỗn hợp ruộng lúa - đầm lầy ở miền nam Palawan vào năm 2011. Cả hai tập dữ liệu đều bao gồm các cá thể chưa trưởng thành. Ở khu vực Tây Nam Campuchia, loài rùa này đã từng phổ biến nhưng hiện nay không còn phổ biến như trước nữa. Loài này hiện đang cực kỳ quý hiếm và được bản địa hóa ở CHDCND Lào. Loài rùa này đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Việt Nam với “rất ít quần thể còn sinh tồn và con có thể sống được."
1
null
Cuora bourreti là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Obst & Reimann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1994. Phân bố. Loài rùa này sinh sống ở các tỉnh miền Trung Việt Nam (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Kon Tum), cũng như từ các tỉnh liền kề tại Savannakhet, Lào. Chúng sinh sống ở độ cao tối thiểu 300 mét đến độ cao tối đa là 1.800 mét. Mối đe dọa. Có rất nhiều mối đe dọa đối với loài này, trong đó mối đe dọa chính là bộ sưu tập để buôn bán. Loài rùa này có nhu cầu buôn bán cao trên thị trường buôn bán vật nuôi quốc tế và thương mại tiêu dùng châu Á như các loài rùa khác. Việc thu thập rùa thông qua việc sử dụng chó đã được huấn luyện hoặc đôi khi là dính bẫy cũng như tận dụng những cuộc gặp gỡ bình thường khi đang đi thu thập các loại lâm sản để thu thập rùa. Loài rùa này cùng các loài khác, bất kể loài nào, đều bị thu thập bất hợp pháp dù có được bảo vệ hoặc thậm chí ở trong các khu bảo tồn hoặc khu vực được bảo vệ. Rùa thu thập được buôn bán, hầu hết là bất hợp pháp, thông qua mạng lưới thương lái địa phương trước khi xuất khẩu hoặc tiêu thụ tại địa phương. Giá trị kinh tế ngày càng tăng đã đảm bảo rằng áp lực săn bắt được duy trì mặc dù loài này ngày càng hiếm. Mất và suy thoái môi trường sống được coi là một mối đe dọa đáng kể nhưng cục bộ hơn đối với loài này. Môi trường sống và tập tính. Loài rùa này thường sống ở rừng rậm, ẩm ướt, thường xanh tán lá kín, thường ở độ cao từ 300 đến 700 m. Đây là một loài rùa cạn nên chúng không có liên hệ gì với các dòng sông, suối trên các ngọn đồi, núi. Loài rùa này là một loài rùa có kích thước trung bình, chiều dài mai lên tới 19–20 cm với trọng lượng khoảng 800 đến 1.200 g. Con đực và con cái đạt kích thước tương đương nhau. con non có kích thước khoảng 45–50 mm và nặng 15–24 g. Chỉ có các thông tin về chế độ ăn uống, tăng trưởng và sinh sản bắt nguồn từ các cá thể được nuôi nhốt, gần với phạm vi tự nhiên của loài hoặc trong các điều kiện nuôi nhốt được thao tác nhân tạo như hồ cạn được biết ở loài này. Tăng trưởng chậm chạp (10-15 tuổi) cùng với mức sinh sản thấp dẫn đến dân số của loài này thấp. Kể cả trong điều kiện nuôi nhốt, mỗi năm cũng chỉ có thể để một lứa trứng từ 1–3 quả trứng lớn. Ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, nơi một nhóm nhỏ được duy trì như đã kể trên. Kích thước ly hợp tương tự của 1-3 quả trứng đã được báo cáo từ những động vật nuôi nhốt lâu dài được nuôi ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bảo tồn. Loài rùa này đã được liệt kê trong Phụ lục II của Công ước CITES (Giống như Cuora galbinifrons) theo Tiêu chí B i và B ii. Bằng cách thông qua nhất trí tại CoP 11 (CoP11 Dự luật 36), có hiệu lực vào ngày 19 tháng 7 năm 2000. Sau đó nó được đưa vào danh sách bởi sự đồng thuận để Phụ lục I tại CoP 18 năm 2019 và việc niêm yết có hiệu lực vào ngày 26 tháng 11 năm 2019. Một hạn ngạch không được đối với Cuora galbinifrons (bao gồm bourreti và picturata như phân loài) tại COP16, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Cuora bourreti được bảo vệ khỏi khai thác thương mại ở Việt Nam với tư cách là loài quý, hiếm và nguy cấp được bảo vệ ưu tiên theo Nghị định 160/2013 / NĐ-CP của Chính phủ. Ở Lào, loài này bị cấm săn bắt bất kể mùa gì trong năm của Luật Động vật hoang dã và các loài thủy sinh. Chi Cuora, bao gồm cả Cuora bourreti, được bao gồm trong Phụ lục B của Quy định số của Ủy ban EU. 709/2010 (sửa đổi Quy định 338/97 của EC), trong đó yêu cầu quốc gia nhập khẩu phải cấp giấy phép nhập khẩu tương ứng trước khi lô hàng của loài này có thể vào Liên minh Châu Âu. Bảo tồn môi trường sống, dưới dạng Vườn quốc gia, Khu bảo tồn đặc biệt và các khu bảo tồn khác, được thực hiện trên phần lớn phạm vi của loài rùa này, và một số hồ sơ về những con rùa này có nguồn gốc từ bên trong các khu bảo tồn. Tuy nhiên, việc chỉ định là khu bảo tồn không nhất thiết dẫn đến các hạn chế hiệu quả ngăn chặn đối với việc thu thập rùa và các 'lâm sản' khác, và bản thân các khu bảo tồn không đủ để bảo vệ các quần thể còn tồn tại của loài trong môi trường sống tự nhiên của nó. Dân số. Không có con số thống kê cụ thể hoặc chính xác về quy mô dân số của loài này, chỉ có một số báo cáo về con số mang tính tương đối. Đó là dấu hiệu cho thấy cần có một cuộc tìm kiếm rộng rãi và đầy đủ hơn để bắt gặp được nhiều hơn. Trong các cuộc khảo sát thực địa ở CHDCND Lào vào năm 1993–1999, tỷ lệ bắt gặp theo thứ tự là một con rùa mỗi ba tháng trên thực địa và sẽ ngắn hơn khi sử dụng các cá thể chó săn được huấn luyện để tìm rùa ngay tại môi trường sống của nó. Rất nhiều công việc khảo sát đã được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2009–2012 tập trung vào việc xác định phạm vi và môi trường sống ưu tiên cho phân loài của chúng với trọng tâm là hai phân loài Cuora bourreti bourreti và Cuora bourreti pictureurata. Thông qua một số các cuộc phỏng vấn đối với những người thu thập và săn bắt rùa thì số lượng thu thập và bắt được đã giảm đáng kể trong phạm vi phân bố của chúng trước đây, một số thợ săn nó rằng các đây từ 7 đến 15 năm thì loài này khá phổ biến nhưng hiện nay chúng ngày càng khó tìm hơn. Trong các đợt khảo sát vào năm 2006 tại và xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, những người thợ săn địa phương lúc bấy giờ cho rằng số lượng của loài đã bị cạn kiệt nghiêm trọng, từ khả năng bắt được 20 con / ngày vào giữa những năm 1990 xuống chỉ còn vài con / tuần vào năm 2006. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của loài này ngày càng tăng vào năm 2012 lên mức trung bình là 15 USD / kg là mức tăng so với năm 2006, khi các cuộc điều tra tìm thấy giá trị trung bình là 9 đô la Mỹ khi được bán tại địa phương thu thập được. Các báo cáo đã cho thấy số lượng quần thể suy giảm, trong khi đó giá bán lại càng tăng cao đã được ghi nhân thông qua các cuộc phỏng vấn trên khắp các phạm vi của loài ở Việt Nam. Hầu hết các cá thể thu thập được đều được chuyển sang Trung Quốc cho nhu cầu về Y học cổ truyền, nơi loài này hiện đạt giá 150 đô la, so với cái giá 20 đô la vào năm 2005.
1
null
Cuora galbinifrons hay rùa hộp Đông Dương, rùa hộp trán vàng là một loài rùa trong họ Geoemydidae. Loài này được Bourret mô tả khoa học đầu tiên năm 1939. Phân bố. Loài này đã được xác nhận là phân bố ở Hải Nam và Quảng Tây thuộc Trung Quốc, ở đông bắc CHDCND Lào, và ở miền bắc Việt Nam xa về phía nam đến tỉnh Quảng Bình. Ở Hải Nam, loài này sinh sống từ độ cao ít nhất trên 350 m so với mực nước biển, có vài báo cáo đã xác nhận vài lần xuất hiện ở độ cao 700–1800 m. Số lượng. Số lượng cá thể loài này đã giảm 90% trong 60 năm qua tức 3 thế hệ, tức là số lượng đã giảm nghiêm trọng. Wang và cộng sự . (2011) đã tính toán mật độ dân số là 0,7862 Cuora galbinifron trên km 2  trong một khu vực nhỏ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Diaoluoshan ở Hải Nam, dựa trên khảo sát sáu khu vực lấy mẫu với 424 bẫy mồi. Số lượng cá thể đã suy giảm, trong khi 7 đến 15 năm trước thì loài này khá phổ biến, theo lời của các thợ săn trong các cuộc phỏng vấn. Mặc cho tỉ lệ tìm kiếm và thu thập loài này không giảm nhưng số lượng thu thập thì cứ tiếp tục giảm, kết luân đã đi đến rằng các quần thể còn rất nhỏ và đã giảm 90% trong 60 năm qua. Bảo tồn. Rùa hộp Đông Dương được đưa vào Phụ lục II của Công ước CITES vào ngày 19 tháng 7 năm 2000. Hạn ngạch bằng 0 đã được áp dụng cho loài này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Tại Việt Nam,  Rùa hộp Đông Dương được bảo vệ khỏi khai thác thương mại với tư cách là loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính Phủ. Ở Trung Quốc, loài rùa này được đưa vào danh sách các loài động vật hoang dã trên cạn được bảo vệ do Cục Lâm nghiệp Nhà nước công bố năm 2000; Các loài được liệt kê này là một phần của Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1989). Loài này là loài được ưu tiên bảo vệ cao nhất và xuất hiện ở hầu hết các khu bảo tồn trên Hải Nam (Wang et al . 2011). Chúng được liệt kê trong Danh mục cấm I của Luật Các loài động vật hoang dã và thủy sinh (số 07/NA ngày 24 tháng 12 năm 2007) ở CHDCND Lào, là loại bảo vệ cao nhất, cấm săn bắt.
1
null
Cuora mouhotii là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1862. Phạm vi địa lý. "C. mouhotii" xuất hiện ở Miến Điện , Trung Quốc , Ấn Độ , Lào và Việt Nam ,  và cả ở Bhutan và Thái Lan . Mô tả. Mai trên của rùa hộp có sừng ( mai ) có ba đường gờ lớn, nhô cao và có răng cưa ở đầu sau. Lớp vỏ bên dưới ( plastron ) là những biến thể khác nhau của màu nâu, từ nâu nhạt đến nâu đậm. Hàm trên khỏe, trong khi mõm ngắn và cong. Bàn chân chỉ có một phần màng, cho thấy lối sống trên cạn thay vì dưới nước. Rùa hộp có sừng đực và cái có thể được phân biệt bằng màu mắt cũng như móng của chúng. Con đực thường có vuốt dài và dày hơn con cái, và mắt có màu đen hoặc nâu. Con cái thường có vuốt ngắn hơn, mỏng hơn và mắt có màu cam hoặc đỏ.
1
null
Rùa hộp trán vàng miền Nam (Cuora picturata) là một loài rùa đặc hữu của miền núi miền nam Việt Nam, và cũng có thể được tìm thấy ở cực tây Cambochia và nam Lào. Loài này ban đầu được phân loại như phân loài của "Cuora galbinifrons", nhưng đã được chứng minh có sự khác biệt di truyền.
1
null
Graptemys pseudogeographica là một loài rùa trong họ Emydidae đặc hữu Hoa Kỳ. Nó cũng là một loài thú cảnh phổ biến. Hai phân loài hiện được công nhận. Phân bố địa lý. "Graptemys pseudogeographica" sống tại các dòng chảy lớn ở hệ thống Missouri và sông Mississippi, kéo dài từ Ohio, Indiana, Illinois, Wisconsin, Minnesota, qua phía nam Dakotas tới miền tây nam Alabama, miền nam và tây Mississippi, qua Louisiana và Đông Texas.
1
null
Inkigayo (; phiên âm "Inkigayo", Hán-Việt: "Nhân khí ca giao", tên mới "The Music Trend", tên cũ "Popular Song") là một chương trình âm nhạc của Hàn Quốc do SBS phát sóng trực tiếp vào 15:40 (KST) các ngày Chủ nhật. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của những nghệ sĩ mới và nổi tiếng nhất Hàn Quốc. Chương trình được phát sóng từ SBS Open Hall tại Deungchon-dong, Gangseo-gu, Seoul. Lịch sử. "Inkigayo" được phát sóng lần đầu tiên với tên gọi "SBS Popular Song" vào năm 1991 dưới dạng một chương trình bảng xếp hạng, nhưng đã bị hủy bỏ vào mùa thu năm 1993. Chương trình sau đó được phục hồi vào năm 1998 vẫn với tên gọi và format cũ. Năm 2003, hệ thống bảng xếp hạng được thay thể bởi "Take 7" với 7 nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong tuần và người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng "Mutizen Song". Mùa xuân năm 2007, chương trình chuyển sang phát sóng trực tiếp với mục đính tăng lượng người xem, đồng thời đổi tên tiếng Anh của mình thành "The Music Trend". Ngày 2 tháng 11 năm 2008, chương trình đổi thời gian phát sóng từ 3:20 đến 4:10 chiều các ngày Chủ nhật cũng nhằm tăng lượng người xem. Mùa xuân năm 2010, chương trình tăng thời lượng lên 70 phút và bắt đầu từ 3:50 chiều các ngày Chủ nhật. Ngày 10 tháng 7 năm 2012, SBS thông báo rằng hệ thống "Take 7" và giải thưởng "Mutizen Song" sẽ bị hủy bỏ bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 năm 2012. Ngày 3 tháng 3 năm 2013, chương trình công bố sự quay trở lại của hệ thống bảng xếp hạng với "Inkigayo Chart" bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 năm 2013. Bảng xếp hạng mới có sự kết hợp với bảng xếp hạng Gaon của Hiệp hội Ngành công nghiệp Âm nhạc Hàn Quốc. Bắt đầu từ ngày 9 tháng 8 năm 2020, SBS Inkigayo sẽ liên tục mời các MC đặc biệt bằng cách tung ảnh Special MC Crew của các MC thay thế các MC chính sau khi họ rời đi. Nội dung. Super Rookie. Hàng tuần, một nghệ sĩ mới sẽ biểu diễn trực tiếp trên sân khấu. Đến cuối tháng, một "Super Rookie" sẽ được bình chọn thông qua trang chủ của "The Music Trend". Hoạt động này dừng lại vào cuối năm 2010. 2008 2009 2010 Bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến. Có tên cũ là "Mobile Ranking", bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến ("Digital Music Charts") cho thấy mức độ nổi tiếng của các bài hát thông qua số lượt tải về trên điện thoại cũng như trên các trang web âm nhạc. Hàng tuần, bảng xếp hạng này được công bố bởi một người dẫn chương trình khách mời. Hoạt động này kết thúc vào giữa năm 2009. Các bài hát chiến dịch. Nhiều nghệ sĩ đã thể hiện những bài hát chiến dịch nhằm tăng nhận thức về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như lái xe an toàn, uống sữa, vấn đề vi phạm bản quyền cũng như nhiều sự kiện khác. Take 7. "Take 7" là nội dung chính của "The Music Trend". Hàng tuần, 7 bài hát nổi tiếng nhất sẽ được biểu diễn. Cuối chương trình, giải thưởng "Mutizen Song" ("Mutizen" là sự kết hợp của "music" (âm nhạc) và "netizen" (cư dân mạng)) sẽ được trao cho bài hát chiến thắng. Hệ thống này đã thay thế bảng xếp hạng đếm ngược được sử dụng trong hầu hết các chương trình âm nhạc. Một bài hát chỉ có thể chiến thắng 3 lần. Hệ thống này bị hủy bỏ vào ngày 10 tháng 7 năm 2012. Quán quân. 1998. Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1999. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2000. January Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2001. January Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2002. Tháng 1 Tháng 2 March Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 December 2003. Tháng 1 Mutizen Song. 2003. Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 June Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2004. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 December 2005. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2006. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2007. January Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2008. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2009. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010. Tháng 1 Tháng 2 March Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2011. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2012. Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Triple Crown. Triple Crown (hệ thống cũ). "Triple Crown" là một bài hát đã nhận được giải thưởng "Mutizen Song" (뮤티즌송) 3 lần liên tiếp. Sau đó, bài hát không còn nằm trong "Take 7." Triple Crown (Hệ thống mới). "Triple Crown" là bài hát nhận được vị trí đứng nhất ba lần. Sau đó, bài hát bị xóa khỏi bảng xếp hạng và and không thể dành thêm bất kì chiến thắng nào trên chương trình. Inkigayo Q. Người xem có thể đưa ra các câu hỏi một nghệ sĩ nhất định thông qua một ứng dụng trên di động của SBS tên là "Soty". Trong cuộc phỏng vấn, những câu hỏi được chọn sẽ được sử dụng và người gửi sẽ nhận được phần thưởng. Hoạt động này bắt đầu từ ngày 17 tháng 2 năm 2013. Inkigayo Showcase. Đây là một sân khấu dành cho các nghệ sĩ indie và nghệ sĩ mới ít có cơ hội xuất hiện trên truyền hình. Hoạt động này bắt đầu cùng với "Inkigayo Chart" vào ngày 17 tháng 3 năm 2013. Inkigayo Chart. Sau khi hủy bỏ hệ thống "Take 7" vào tháng 7 năm 2012, một bảng xếp hạng mới được sử dụng kể từ ngày 17 tháng 3 năm 2013, bao gồm 50 bài hát để người xem bình chọn thông qua ứng dụng "Soty", kết hợp với hai bảng xếp hạng nhạc số và album cũng như bảng xếp hạng Gaon của Hiệp hội Ngành công nghiệp Âm nhạc Hàn Quốc. Điểm số được xác định dựa trên "Digital Sales Points" từ bảng xếp hạng Gaon (60%), "SNS Points" từ lượt xem trên YouTube và số lần mention trên Twitter (35%) và "Advance Viewers Vote Points" từ số lượt bình chọn thông qua ứng dụng "Soty" (5%). Top 50 bài hát của bảng xếp hạng sẽ xuất hiện trong chương trình. 3 nghệ sĩ dẫn đầu sẽ trở thành ứng cử viên quán quân, sau đó số lượt bình chọn trực tiếp của người xem thông qua tin nhắn và ứng dụng "M& TV talk" sẽ được cộng vào để xác định người chiến thắng. Quán quân. 2013. Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
1
null
Rùa đất lớn hay rùa sen vàng ("Heosemys grandis") là một loài rùa bán cạn sinh sống ở các sông, suối, đầm lầy và đồng lúa từ vùng đất thấp cửa sông đến độ cao vừa phải (lên đến khoảng 400 m) trên khắp Campuchia, Việt Nam và ở một số vùng của Lào, Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Mô tả. "Heosemys grandis" được tìm thấy trong một phạm vi rộng rãi và do đó dường như có một số khác biệt về hình dáng tùy thuộc vào nguồn gốc của chúng. Con mới nở thường có màu nhạt hơn một chút. Gân đốt sống rõ rệt hơn và các vảy bìa có răng cưa mặc dù không quá lớn như ở các con "Heosemys spinosa" non. Đối với con trưởng thành, những vảy bìa gai góc này ít xuất hiện hơn đến mức không hiện diện, ngoại trừ ở phần thân sau. Chiều dài trung bình là 30–34 cm với chiều dài tối đa được mô tả là 43,5 cm và những con trưởng thành lớn có thể nặng tới 10 kg nhưng thông thường có cân nặng từ 3 đến 5 kg. Màu cơ thể của chúng là một màu nâu sẫm hoặc xám. Trên đầu chúng có nhiều đường hoa văn màu da cam. Ở một số cá thể, những đường hoa văn này có thể rất mờ nhạt cho đến mức không có. Chúng có đôi chân to khỏe và chân trước có rất nhiều vảy lớn. Chúng có lớp màng giữa các ngón chân để giúp di chuyển trong nước. Mai của chúng có một hình bầu dục điển hình và ước hình thức thấp thường được nhìn thấy với các con bán cạn sống trong rừng. Chúng có một đốt sống đơn lẻ khác biệt chạy từ phía trước đến phía sau của mai. Đốt sống này có màu vàng nhạt. Thường thì màu sắc của đốt sống ít khác biệt hơn mặc dù vẫn có ở những con "Heosemys grandis" lớn tuổi hơn. Mai của dạng phía bắc thường có màu xám đen cho đến đen. Chúng cũng có màu cơ thể sẫm hơn. Dạng phía nam có màu cơ bản nâu sẫm và màu thân sáng hơn. Yếm có màu cơ bản từ kem đến vàng và có hoa văn hình bức xạ màu đen trên mỗi tấm, mà mờ đi dần và ăn mòn nên ít rõ ràng hơn ở con trưởng thành. Không giống như nhiều loài rùa và rùa cạn khác, con đực thường lớn hơn con cái. Mai của những con đực trưởng thành có độ bám rất sâu để hỗ trợ cho việc giao phối. Ngoài ra đuôi chúng dài và rộng hơn. Với rảnh được đặt xa hơn bên ngoài yếm so với con cái. Môi trường sống và hành vi. Có khả năng sống dưới nước hoặc trên cạn, rùa đất lớn có thể sống dọc theo các vùng nước như hồ, ao, sông, suối và kênh rạch. Rùa đất lớn là loài ăn tạp và tìm kiếm thức ăn ở cả môi trường nước và trên cạn. Chế độ ăn của chúng bao gồm giun, ấu trùng, côn trùng, ốc sên, động vật đã chết, thực vật dưới nước và trên cạn. Tương tự như các loài rùa khác, rùa đất lớn đã phát triển khả năng thích nghi và các kỹ thuật khác nhau để bắt mồi trong cả hai loại môi trường. Các mối đe dọa chính. Một mối đe dọa đáng lo ngại lớn là từ việc đánh bắt và xuất khẩu bất hợp pháp những con rùa này để làm thức ăn và vật nuôi ở các khu vực châu Á.
1
null
Mauremys mutica" là một loài rùa trong họ Rùa đầm ("Geoemydidae"). Loài này được Cantor mô tả khoa học đầu tiên năm 1842. " có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu nâu xám, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt, yếm màu vàng có các tấm đen ở mỗi tấm yếm." Phân loài. Loài rùa này có phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Do bị chia cắt bởi vùng địa lý loài rùa này đã phân biệt thành hai phân loài: Danh pháp đồng nghĩa: Danh pháp đồng nghĩa:
1
null
Mauremys reevesii là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1831, còn được biết với tên khác là rùa Reeve, rùa đá Trung Quốc, hay rùa Chinese Pond, thường được nuôi trong nhà làm cảnh. Nơi sinh sống. Loài này được tìm thấy sống ở miền tây và trung của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đây là loài ưa những chỗ nước đọng hoặc dòng chảy chậm, như ao, đầm và hồ có nhiều cây thủy sinh cũng như chỗ phơi nắng. Đặc điểm bên ngoài. Mai của rùa đá có dạng gần giống hình chữ nhật, với 3 dãy gồ lên chạy dọc theo mai. 3 dãy gồ này hiện rõ ở rùa trưởng thành hơn là rùa nhỏ.
1
null
Mauremys rivulata là một loài rùa trong họ Emydidae. Loài này được Valenciennes mô tả khoa học đầu tiên năm 1833. Loài rùa này được tìm thấy ở khu vực phía đông Địa Trung Hải. Mặc dù về mặt kỹ thuật là ăn tạp, nhưng loài rùa này lại thích ăn thịt hơn. Chúng có thể dài tới 25 cm chiều dài mai, mặc dù con non thường chỉ dài từ 3 đến 4 cm. Phân phối. Nó được tìm thấy ở bán đảo Balkan (Albania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Bắc Macedonia, Montenegro, Serbia, Hy Lạp), một số đảo Địa Trung Hải bao gồm Crete, Lesvos và Síp và ở Trung Đông (Israel, Jordan, Lebanon, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ). Trên một số hòn đảo của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi loài rùa biển được tìm thấy, chúng có thể bị đe dọa tuyệt chủng.
1
null
Trachemys decorata hay rùa bụng vàng là một loài rùa thuộc họ Emydidae, sinh sống tại Haiti và Cộng hòa Dominica. Đây là một loài rùa nước ngọt. Loài rùa này không nằm trong danh sách nguy cấp, nhưng được coi là dễ bị tổn thương.chúng có ngoại hình tương tự như rùa tai đỏ, nhưng chúng khác với rùa tai đỏ ở phần yếm có màu vàng đậm, chúng không có hai vạch đỏ như rùa tai đỏ Chế độ ăn. Chúng ăn côn trùng, cá, và thực vật; trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn tất cả những gì chúng ăn ngoài tự nhiên, cùng với thức ăn viên, cà rốt, cà chua, và rau chân vịt. Bề ngoài. Không như rùa tai đỏ, chúng không có vạch đỏ trên đầu. Chúng có những sọc sáng và tối màu xen kẻ trên cổ, chân, và đuôi. Mai trên màu nâu sậm, còn mai dưới màu vàng.
1
null
Sternotherus carinatus là một loài rùa trong họ Kinosternidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1856. Đây là loài bản địa miền Nam Hoa Kỳ. Không có phân loài nào được công nhận là hợp lệ. Phạm vi phân bố. "S. carinatus" được tìm thấy ở các bang Alabama, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Oklahoma và Texas và Florida.
1
null
Sternotherus minor là một loài rùa trong họ Kinosternidae. Loài này được Agassiz mô tả khoa học đầu tiên năm 1857. Đây là loài bản địa miền Nam Hoa Kỳ. Phân bố địa lý. Ở phía đông nam Hoa Kỳ, loài rùa này có thể được tìm thấy ở Alabama, bắc Florida, Georgia, cực đông nam Kentucky, cực đông Louisiana, Mississippi, cực tây Bắc Carolina, đông Tennessee và cực tây nam Virginia
1
null
Astrochelys radiata là một loài rùa trong họ Testudinidae.Loài này được Shaw mô tả khoa học đầu tiên năm 1802. Mặc dù đây là loài bản địa và sinh sống nhiều nhất ở miền Nam Madagascar, chúng cũng có thể được tìm thấy ở phần còn lại của hòn đảo này và đã được du nhập vào các đảo của Réunion và Mauritius. Đây là loài sống rất lâu, với tuổi thọ được ghi nhận lên tới 188 năm. Những loài rùa này được IUCN phân loại là cực kỳ nguy cấp, chủ yếu là do môi trường sống của chúng bị phá hủy và do nạn săn trộm.
1
null
Centrochelys sulcata có tên tiếng Việt là Rùa Sulcata, Rùa Châu Phi hay Rùa Cựa là một loài rùa trong họ Testudinidae. Loài này được Miller mô tả khoa học đầu tiên năm 1779. Đây là một loài rùa sống ở rìa phía nam của sa mạc Sahara ở châu Phi. Rùa Sulcata là loài rùa lớn thứ ba trên thế giới, và cũng là loài rùa đất liền lớn nhất và duy nhất còn tồn tại trong chi Centrochelys. Giải thích tên gọi. Tên thường gọi của loài này là Sulcata trong tiếng Latin có nghĩa là "rãnh" và để ám chỉ các rãnh trên mai rùa. Phạm vi phân bổ và môi trường sống. Loài rùa cựa châu Phi có nguồn gốc từ sa mạc Sahara và Sahel, một vùng sinh thái chuyển tiếp của đồng cỏ bán sơn địa, savan và cây bụi gai được tìm thấy ở các quốc gia Burkina Faso, Tchad, Eritrea, Ethiopia, Mali, Somalia, Mauritanie, Nigeria, Sénégal, và Sudan. Ở những vùng khô cằn này, rùa đào hang trong lòng đất để đến những vùng có độ ẩm cao hơn, và dành thời gian nóng nhất trong ngày ở những hang này. Điều này được gọi là aestivation(tương tự như ngủ đông). Trong tự nhiên, chúng có thể đào hang rất sâu; sâu tới 15 m và dài tới 30 m. Rùa Sulcata sống trong môi trường khô cằn, nóng nực thuộc loại Sahelian. Những khu vực này bao gồm từ rìa sa mạc đến thảo nguyên khô. Nước đọng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn phạm vi của nó đã bị xáo trộn bởi đô thị hóa, chăn thả gia súc và sa mạc hóa. Kích thước và tuổi thọ. Rùa Châu Phi là loài rùa lớn thứ ba trên thế giới sau rùa Galapagos, và rùa khổng lồ Aldabra, và là loài rùa lớn nhất trong các loài rùa trên đất liền. Bill Branch báo cáo kích thước tối đa trong tự nhiên là 83 cm và 98 kg, nhưng những người khác nói rằng chúng có thể đạt 105 kg (231 lb).Chúng phát triển từ kích thước con non (2–3 in) rất nhanh, đạt 6–10 in (15–25 cm) trong vòng vài năm đầu tiên của cuộc đời. Chúng có thể sống hơn 70 năm. Chế độ ăn uống. Rùa Sulcata là loài động vật ăn cỏ. Chủ yếu, chế độ ăn của chúng bao gồm nhiều loại cỏ và thực vật, giàu chất xơ và rất ít protein. Có thể tiêu thụ hoa và các loại cây khác bao gồm xương rồng tai thỏ. Trong môi trường nuôi nhốt rùa Sulcata cần một chế độ ăn ít protein, giàu chất xơ, calci. Tốt nhất là cỏ: Dương xỉ Boston, cỏ mèo, cỏ dại, cỏ voi, ngô / bắp. Rau xanh: Rau diếp, củ cải xanh, cải xoăn, rau lang, bí đỏ, cà rốt. Tỉ lệ tốt nhất là 80% cỏ và 20% các loại thực vật. Ngoài cỏ và rau xanh, thì việc cung cấp đầy đủ calci trong khẩu phần ăn của rùa Sulcata rất quan trọng, giúp chúng phát triển khung xương và mai một cách tốt nhất. Trong tự nhiên, rùa sẽ bổ sung calci cho cơ thể bằng cách ăn những thực vật giàu calci hoặc vỏ sò, ốc ở sa mạc. Còn trong quá trình nuôi nhốt hiện nay, có rất nhiều thực phẩm công nghiệp giúp bổ sung calci và vitamin cho rùa. Có thể sử dụng kèm với thức ăn hằng ngày.
1
null
Rùa núi nâu (danh pháp hai phần: Manouria emys), còn được gọi là rùa nâu châu Á, là một loài rùa trong họ Testudinidae, được tìm thấy ở Ấn Độ (Assam), Bangladesh, Miến Điện (hoặc Myanmar), Thái Lan, Malaysia và Indonesia (Sumatra, Borneo). Loài này được Schlegel & Müller mô tả khoa học đầu tiên năm 1844.
1
null
Apalone ferox là một loài rùa trong họ Trionychidae. Loài này được Schneider mô tả khoa học đầu tiên năm 1783. Đây là loài bản địa của Đông Nam Hoa Kỳ. Phạm vi địa lý. Nó được tìm thấy chủ yếu ở bang Florida, nhưng nó cũng dao động với phần phía nam của South Carolina, Georgia và Alabama.
1
null
Apalone mutica là một loài rùa trong họ Trionychidae. Loài này được Le Sueur mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Nó là loài đặc hữu của Bắc Mỹ. Phạm vi địa lý. Nó sống chủ yếu ở hệ thống thoát nước của sông Mississippi, bao gồm cả sông Ohio và sông Allegheny.
1
null
Apalone spinifera là một loài rùa trong họ Trionychidae. Loài này được Le Sueur mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Pham vi phân bố. Apalone spinifera có một phạm vi phân bố rộng, kéo dài suốt chiều của Mỹ, cũng như phía bắc tại tỉnh Ontario và Quebec của Canada, và phía nam về México Tamaulipas, Nuevo León, Coahuila và Chihuahua.
1
null
Chitra indica là một loài rùa trong họ Trionychidae sống ở các con sông tại Nam Á. Nó có kích thước rất lớn, ăn các loài cá, ếch, động vật giáp xác và thân mềm. Trong quá khứ, nó từng bị gộp vào loài "Chitra chitra". Phân bố. Loài này được tìm thấy ở lưu vực sông Sutlaj và Indus thuộc Pakistan; lưu vực sông Ganges, Godavari, Mahanadi và các sông khác ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh. Dù phân bố rộng, chúng có mật độ thấp, thậm chí cả ở vùng bảo tồn. Nó bị đe dọa do săn bắt và mất môi trường sống. Bảo tồn. Chính phủ Nepal đã thành lập một trung tâm nuôi cấy rùa trong Vườn quốc gia Chitwan và cấp phép một tổ chức phi chính phủ tham gia cứu hộ và bảo tồn các con rùa ở miền đông Nepal. Tuy vậy, mặc dù tình trạng của loài rùa này đang có nguy cơ tuyệt chủng, nó chưa được đưa vào danh sách động vật hoang dã được bảo vệ mạnh mẽ của chính phủ Nepal. Các nhà bảo tồn cho rằng các biện pháp của chính phủ Nepal chưa đủ mạnh mẽ để bảo vệ rùa khỏi các mối đe dọa tự nhiên và nhân tạo, như tăng cường lũ lụt do biến đổi khí hậu gây ra, ngăn cản sông chảy và khai thác cát. Vào năm 2022, sau hai thập kỷ nỗ lực nuôi cấy, 41 con rùa mới nở đã nở tại Sở thú San Diego. Mối đe dọa. Rùa thường bị người dân bắt giữ, cả làm bycatch và để tiêu thụ, vì thịt và trứng rùa được coi là món ăn ngon.
1
null
Cycloderma aubryi là một loài ba ba trong họ Trionychidae. Loài này được Duméril mô tả khoa học đầu tiên năm 1856. Loài ba ba này được tìm thấy tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Zaire, Gabon, tỉnh Cabinda của Angola và có khả năng hiện diện tại Cộng hòa Trung Phi.
1
null
Ba ba Mã Lai (danh pháp hai phần: Dogania subplana) là một loài ba ba trong họ Trionychidae. Nó là loài duy nhất trong chi của nó. Phạm vi địa lý. Nó được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Java, Kalimantan, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sabah, Sarawak, Singapore, và Sumatra. Mô tả. Con trưởng thành có thể đạt chiều dài mai 35 cm (13 ¾ inch). Đầu to và cơ bắp. Mai phẳng, và có cạnh thẳng. Con chưu trưỡng thành có màu đỏ ở hai bên cổ, và có một vài điểm đen tròn (ocelli) trên mai. Những dấu hiệu trở nên mơ hồ như tuổi rùa. Loài rùa này có màu từ nâu tối tới xanh. Mũi dài và thon như với các thành viên của họ, Trionychidae. Môi trường sống. Dogania subplana thích sống trong vùng nước động liên tục, được tìm thấy trong dòng suối đá ở độ cao lớn. Chế độ ăn uống. Nó ăn ốc và các động vật thân mềm, nghiền vỏ với bộ hàm mạnh mẽ của nó.
1
null
Ba ba đen hoặc Rùa Bostami, tên khoa học Nilssonia nigricans (trước đây được đặt trong chi Aspideretes), là một loài rùa nước ngọt được tìm thấy ở Ấn Độ (Assam) và Bangladesh (Chittagong). Một cá thể từ lâu được cho là thể tự nhiên của Ba ba Sông Hằng (Aspideretes gangeticus hoặc Nilssonia gangeticus) hoặc Indian peacock softshell turtle (Aspideretes hurum hoặc Nilssonia hurum), nhưng trong khi đó là một cá thể thứ hai là một loài riêng biệt.
1
null
Ba ba gai hay cua đinh núi (danh pháp hai phần: "Palea steindachneri") là một loài rùa trong họ Trionychidae. Loài này được Siebenrock mô tả khoa học đầu tiên năm 1906. Ba ba gai có mũi dài, mai có màu nâu đến xám với nhiều nốt sần không đều, yếm gần như trắng toàn bộ (có vài vết mờ hoăc lốm đốm), cá thể non có viền màu trắng nhạt, từ phía sau mắt đến đầu. Đặc điểm phân biệt rõ ràng với các loài ba ba khác là có các vết ngấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần Chúng là đối tượng sống trong môi trường hoang dã ở các sông, ngòi, khe suối ngoài tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay ba ba gai được tìm thấy ở Trung Quốc rất ít (IUCN, 2017) và chủ yếu nhập từ Việt Nam. Ở Việt Nam ba ba gai phân bố tự nhiên ở các sông, suối đầm hồ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nhưng chủ yếu tập trung ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, do Văn Chấn có điều kiện địa lý, khí hậu rất thuận lợi cho ba ba gai sinh trưởng và phát triển. Ba ba gai sinh trưởng và phát triển tốt ở các đầm hồ, khe suối miền núi, nơi yên tĩnh, kín đáo và có nguồn nước trong, mát và không bị ô nhiễm. Ba ba gai là loài nhút nhát, nhưng rất hung dữ hay cắn nhau. Con lớn có thể cắn con bé, thậm chí khi thiếu thức ăn có thể ăn cả con bé. Thức ăn chính cho ba ba gai chủ yếu là động vật. Sau khi nở vài giờ ba ba tự biết tìm mồi ăn. Mới nở ba ba con ăn động vật phù du, giun đất có kích thước nhỏ. Khi lớn ba ba gai ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất và hến. Trong điều kiện nuôi nhân tạo ba ba có thể ăn xác động vật mới chết, phụ phẩm thực phẩm, ngoài ra còn ăn ngũ cốc (ngô, đậu tương...). Ba ba gai là loài đẻ trứng thụ tinh trong. Khi mới nở ba ba gai có khối lượng từ 5 - 8 gam/con. Trong điều kiện nuôi từ cỡ giống 50 - 100 gam/con, sau 1 năm ba ba gai có thể đạt từ 0,5 - 1,0 kg, sau năm thứ 2 đạt từ 1,0 - 3,0 kg. Ngoài tự nhiên ba ba gai có thể bắt đầu sinh sản từ 4 - 6 tuổi. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt từ 3 - 5 năm ba ba có trọng lượng 2,5 - 3,5 kg thì bắt đầu đẻ trứng. Ba ba gai sống ở dưới nước nhưng đẻ trứng trên cạn, mùa sinh sản thường vào mùa mưa. Ban đêm ba ba gai bò lên bãi cát ven suối, bờ ao tìm chỗ kín đáo có đất, cát sốp ẩm bới làm tổ và đẻ trứng. Sau khi đẻ xong, chúng dùng hai chân trước cào lớp cát, đất lấp kín trứng, sau đó dùng bụng xoa nhẵn mặt đất rồi bò xuống nước sinh sống. Ba ba là loài không biết ấp trứng, sau 55 - 60 ngày thì trứng nở. Ngoài tự nhiên, tỷ lệ nở của trứng ba ba gai thấp do tác động của các yếu tố môi trường không thuận lợi và một số loài địch hại. Thịt ba ba gai là một  trong những loại thức ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt ba ba có khoảng 80g nước, 16,5g protein, 1g lipid, 1,6g carbohydrat, 107 mg calci, 1,4 mg chất sắt, 3,7 mg axit nicotinic, khá giàu các vitamin B1, B2, vitamin A và iod. Các món ăn từ ba ba rất thích hợp cho những người bị bệnh lao, viêm gan mãn tính, xơ gan, tiểu đường, viêm thận, nam giới thận yếu thuộc thể can thận âm hư (người gầy yếu; hay hoa mắt, chóng mặt; có cảm giác sốt về chiều; lòng bàn tay, bàn chân nóng, gò má đỏ; vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ...).
1
null
Rùa mai mềm khổng lồ Châu Á, hay còn gọi là Rùa mai mềm khổng lồ Cantor, có tên khoa học Pelochelys cantorii. Chúng là một loài rùa rất hiếm trong họ Trionychidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1864, có nguồn gốc từ Pakistan và Ấn Độ. Chúng không phải là loài rùa biển và ưa sống trên đất liền, gần các con suối và vùng ngập nước. Chúng là một trong những loài động vật kỳ lạ nhất trên hành tinh, với cơ thể khổng lồ, cái mai mềm và phần đầu kỳ dị. Một con trưởng thành có thể có phần mai dài tới 180 cm.
1
null
Ba ba châu Phi hay ba ba sông Nile (danh pháp hai phần: Trionyx triunguis) là một loài rùa lớn nước ngọt và nước lợ, sống ở Châu Phi (có mặt ở phần lớn Đông, Tây và Trung Phi) và Cận Đông (Israel, Liban, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là loài duy nhất còn tồn tại của chi "Trionyx". Trong quá khứ nhiều loài ba ba khác cũng được đặt trong chi này, nhưng hiện nay đã được chuyển sang chi khác. Mặc dù có tên là "ba ba châu Phi" nhưng "Trionyx triunguis" và "Trionyx" cũng không phải là loài hoặc chi ba ba duy nhất ở châu Phi (các chi "Cyclanorbis" và "Cycloderma" cũng ở châu Phi).
1
null
Rùa cổ dài phương Đông ("Chelodina longicollis"), còn được gọi là rùa cổ rắn phương đông, rùa cổ rắn thông thường hoặc rùa cổ dài thông thường , là một loài rùa cổ rắn đông Úc sống ở nhiều vùng nước khác nhau và là loài kiếm ăn cơ hội. Nó là một loài rùa cổ bên (Pleurodira), có nghĩa là nó cúi đầu sang một bên vào mai chứ không kéo trực tiếp ra sau. Phân bố. Loài này được tìm thấy ở khắp miền đông nam Úc, nơi nó được tìm thấy ở phía tây Adelaide (Nam Úc) về phía đông khắp Victoria và New South Wales, và về phía bắc đến sông Fitzroy của Queensland. Nơi những con rùa này tiếp xúc với loài "Chelodina canni", chúng tự do lai tạo, thể hiện sức sống lai trong hệ thống thoát nước sông Styx của Queensland. Miêu tả. Mai rùa thường có màu đen, mặc dù một số có thể màu nâu. Nó rộng và phẳng với một rãnh sâu ở giữa. Các đường viền được viền màu đen ở những cá thể có màu nền sáng hơn. Phần dưới mai cũng rất rộng và có màu kem đến vàng với các đường chỉ khâu màu đen. Cổ dài và hẹp, điển hình của chi "Chelodina", và đạt chiều dài xấp xỉ 60% chiều dài mai. Cổ có nhiều nốt sần nhỏ nhọn và có màu xám đến đen ở mặt lưng, màu kem ở dưới, cũng như phần đầu hẹp. Con cái có xu hướng phát triển với kích thước lớn hơn và có cơ thể sâu hơn. Kích thước tối đa được ghi nhận đối với con cái và con đực khác nhau tùy theo phạm vi sống, trong môi trường sông ở Murray, nó là 28,2 cm và 24,9 cm, trong khi ở thung lũng Latrobe, nó là 21,6 cm và 18,8 cm. Người ta cho rằng điều này có liên quan đến năng suất của môi trường địa phương. Khi cảm thấy bị đe dọa, loài rùa này sẽ tiết ra chất dịch có mùi khó chịu từ tuyến xạ hương của chúng. Đặc điểm này khiến chúng có thêm một cái tên phổ biến khác là "kẻ bốc mùi". Rùa cổ dài phương Đông là loài ăn thịt, ăn nhiều loại động vật, bao gồm côn trùng, giun, nòng nọc, ếch, cá nhỏ, động vật giáp xác và động vật thân mềm. Sinh sản. Vào đầu mùa hè, con cái đẻ từ hai đến mười quả trứng ở bờ môi trường sống dưới nước của chúng. Ba đến năm tháng sau, con non thoát ra khỏi vỏ. Những con rùa non này thường trở thành con mồi cho những thú săn mồi như cá và chim. Con cái đẻ từ một đến ba ổ trứng mỗi năm.
1
null
Chelodina mccordi là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Rhodin miêu tả khoa học đầu tiên năm 1994. Loài rùa cực kỳ nguy cấp này là loài bản địa Rote ở Indonesia. Rùa cổ dài mccordi timorensis, một phân loài của nó, sống ở Đông Timor, đôi khi được coi là loài riêng, được gọi là rùa cổ rắn Timor (Rùa cổ dài timorensis). Nó thuộc về các chi Rùa cổ dài (rùa cổ rắn Australia) trong họ Chelidae (rùa cổ bên). Mô tả. Rùa cổ rắn đảo Roti đã được tách ra từ loài rùa cổ rắn New Guinea và được coi là loài riêng biệt vào năm 1994 sau khi Tiến sĩ Anders Rhodin, giám đốc của Tổ chức Nghiên cứu Chelonian ở Lunenburg (Massachusetts), phát hiện ra rằng có sự khác biệt giữa hai loài. Những con rùa cổ rắn đầu tiên trên Rote được phát hiện vào năm 1891 bởi George Albert Boulenger. Họ đã đặt tên loài rùa này theo tên Tiến sĩ William McCord, một chuyên gia về thú y và rùa từ Hopewell Junction, New York. Mai có thể đạt chiều dài từ 18 đến 24 cm. Chiều dài của các cổ tương tự. Màu sắc của mai là màu nâu nhạt màu xám. Thỉnh thoảng cũng có những mẫu vật có màu hạt dẻ. Yếm là nhạt da bò trắng. Cổ có màu nâu sẫm trên phần lưng với nốt sần tròn. Các phần dưới là màu be trắng. Mống mắt là màu đen bao quanh bởi một vòng trắng. Môi trường sống của loài này là đầm lầy, ruộng bậc thang, và hồ nước nhỏ. Sinh sản. Một ổ có thể có 8-14 quả trứng và nó có thể có ba thời kỳ sinh sản trong một năm. Kích thước của trứng là 30 × 20mm và trọng lượng có thể đạt tới tám đến mười gram. Các con non đầu tiên nở ra sau ba tháng, con cuối cùng sau bốn tháng. Khi chúng nở chúng có kích thước 28 × 20mm và chúng có những đốm vàng trên yếm mà trở nên sẫm hơn theo thời gian cho đến khi yếm gần như màu đen sau một vài tuần. Trong giai đoạn phát triển màu sắc trở nên trắng hơn cho đến khi cuối cùng chúng đã đạt được màu sắc của rùa trưởng thành.
1
null
Chelodina rugosa là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Ogilby mô tả khoa học đầu tiên năm 1890. Loài này được mô tả vào năm 1890 từ vật liệu được thu thập ở Cape York của Queensland, Úc. Loài này trong những năm gần đây đã có một số loài rùa đồng nghĩa với nó, phân bố bao gồm miền bắc Australia, Indonesia và Pitcairn. Loài rùa ăn thịt này ăn cá, nòng nọc, rùa con, giun, dế, v.v. Nó không phải là một loài hung dữ với sự phòng thủ bằng cách cắn. Các cá nhân có xu hướng vẩy để trốn thoát hơn là cắn. Loài này có thể được tìm thấy không chỉ ở nước ngọt, mà do gần bờ biển phía nam New Guinea và gần các đảo gần bờ, nó cũng có thể được tìm thấy trong nước lợ. Chelodina rugosa có xu hướng ẩn dưới và giữa các tảng đá và khúc gỗ nếu có thể hoặc chôn mình trong bùn để hoạt động như một kẻ săn mồi phục kích cá, động vật lưỡng cư và động vật không xương sống (Schnirel, 2008). Sự dị hình giới tính là khá rõ ràng ở loài này. Con cái có thể dễ dàng nhận ra bởi cái đuôi rất ngắn, mập mạp.
1
null
Elseya novaeguineae (Tiếng Anh: Branderhorst's turtle, Branderhorst's snapping turtle) là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Ouwens mô tả khoa học đầu tiên năm 1914. Loài này là loài đặc hữu của miền nam New Guinea, Tây Papua Indonesia và tỉnh Western Province của Papua New Guinea .
1
null
Thằn lằn giun Cổ Bắc giới, tên khoa học Trogonophidae, là một họ amphisbaenia, gồm 5 loài được xếp trong 4 chi. Thằn lằn giun Cổ Bắc giới được tìm thấy ở Bắc Phi, Sừng châu Phi, Bán đảo Ả Rập, và miền tây Iran (các khu vực này thuộc ranh giới phía tây nam của vùng sinh thái Cổ Bắc giới). Chúng là các loài bò sát giống như thằn lằn, không chân, ăn thịt thích nghi đào hang.
1
null
Myuchelys bellii là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1844. Đây là loài đặc hữu của New South Wales, Australia. "Myuchelys bellii" là loài lớn nhất trong chi "Myuchelys" với con đực trưởng thành (chiều dài mai lên đến 227 mm) nhỏ hơn con cái (chiều dài mai lên đến 300 mm).
1
null