text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Myuchelys georgesi là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Cann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Loài này có kích thước vừa phải (chiều dài mai đến 240 mm ở con cái, 185 mm ở con đực), và là loài đặc hữu của Úc với sự phân bố rất hạn chế đối với hệ thống thoát nước ven biển nhỏ của sông Bellinger ở New South Wales. Trong quá khứ, loài này được coi là có nhiều ở địa phương. Môi trường sống ưa thích của loài này là các vực sâu hơn của dòng nước trong đến thượng nguồn của sông, nơi nước chảy liên tục trong hầu hết các tháng qua một tầng đá gốc và lòng suối gồm đá cuội, cuội và sỏi.
Từ nguyên.
Tên cụ thể, "georgesi", để vinh danh người Úc nhà nghiên cứu bò sát Arthur Georges.
Myuchelys georgesi là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Cann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1997. | 1 | null |
Myuchelys latisternum là một loài rùa trong họ Chelidae. Loài này được Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1867. Đây là loài đặc hữu Australia, phạm vi phân bố dọc theo sông suối và các đầm và phá nối liền từ ven biển Bán đảo Cape York đến phía bắc New South Wales, với các quần thể cũng được ghi nhận là xa về phía nam như Newcastle - (Địa điểm lưu vực sông Williams của Đập Tilligra trước đây). Chúng được cho là đã được du nhập vào hồ Eacham ở Atherton Tablelands. | 1 | null |
Rùa sông Fitzroy (Rheodytes leukops) là loài rùa thuộc họ Chelidae. Loài là thành viên duy nhất của chi Rheodytes. Đây là loài đặc hữu phía đông nam Queensland, Australia.
Các báo cáo gần đây có thấy loài rùa này bị giới hạn ở hệ thống thoát nước của sông Fitzroy, Queensland, Australia. Môi trường sống của loài rùa bao gồm ít hơn 10,000 km² bao gồm các sông Fitzroy, Mackenzie và Dawson.Rùa này có khả năng rất đặc biệt là loài rùa Fitzroy sinh sống ở phía Đông Nam Queensland, Australia có khả năng hô hấp bằng hậu môn. Cụ thể, trong phần cuối cơ thể của nó có một chiếc túi đặc biệt gọi là bursa và hai cái nang lớn giúp chúng lấy oxy trong nước để kéo dài thời gian lặn dưới nước. Trong khi lặn, loài rùa này liên tục bơm nước vào hậu môn rồi túi bursa và hai nang sẽ tự động lọc oxy để cung cấp cho cơ thể. Điều này giúp chúng có thể tăng cao thời gian lặn hơn so với tất cả các loài rùa khác. Ước tính, số oxy thu thập qua hậu môn chiếm hơn 70% oxy mà rùa Fitzroy nạp vào cơ thể, gấp nhiều lần lượng không khí mà chúng thu vào qua đường miệng. | 1 | null |
Erymnochelys madagascariensis là một loài rùa trong họ Podocnemididae. Loài này được Grandidier mô tả khoa học đầu tiên năm 1867.
Mô tả.
Erymnochelys madagascariensis là một trong những loài rùa nguy cấp nhất trên thế giới, và cũng được đưa vào Quỹ Bảo tồn Rùa (TFC) top 25 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất Nó có một chiếc mai màu nâu sẫm cứng kèm theo tất cả các phần mềm của cơ thể và như tên gọi của nó cho biết (Madagascan big-headed turtle) nó có một cái đầu thực sự lớn. | 1 | null |
Podocnemis expansa là một loài rùa trong họ Podocnemididae. Loài này được Schweigger mô tả khoa học đầu tiên năm 1812.
Loài rùa này được tìm thấy trong lưu vực sông Amazon (Peru, Brazil, Colombia, Venezuela, vv.) Con trưởng thành thường đạt kích thước dài 1 m. Rùa cái có mai phẳng rộng và kích thước lớn hơn và số lượng nhiều hơn so với rùa đực. Loài rùa này chỉ ăn thực vật. | 1 | null |
Siêu cúp châu Âu 2013 là trận tranh siêu cúp châu Âu giữa Bayern München và Chelsea, hai nhà vô địch lần lượt của các giải UEFA Champions League 2012-13 và UEFA Europa League 2012-13. Trận đấu diễn ra trên sân Eden Arena, Praha, Cộng hòa Séc vào ngày 30 tháng 8 năm 2013. Đây là trận Siêu cúp châu Âu đầu tiên kể từ năm 1998 mà nơi tổ chức không phải tại sân vận động Louis II, Monaco.. Đây là trận tái đấu đầy duyên nợ của hai đội, bởi chính Chelsea đã đánh bại Bayern tại trận chung kết Champions League mùa trước.
Kết quả Bayern đã giành chiến thắng 5-4 trên chấm phạt đền sau khi hòa 2-2 trong thời gian đấu chính thức và hiệp phụ,trở thành đội bóng Đức đầu tiên vô địch UEFA Supper Cup | 1 | null |
Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là trường cao đẳng kĩ thuật nghề đa ngành, được thành lập ngày 31 tháng 8 năm 2012. Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang; chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hoạt động theo Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề và quy định của pháp luật về dạy nghề tại Việt Nam.
Đây là dự án giáo dục dạy nghề có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Bắc Giang, là biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam–Hàn Quốc.
Lịch sử.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1176/QĐ-LĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ lao động-thương binh và xã hội Việt Nam do thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi ký thay bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam khởi công xây dựng trường vào ngày 27 tháng 3 năm 2012. Thời gian xây dựng giai đoạn I của Dự án là 4 năm, từ năm 2011 đến hết năm 2015, ngân sách tài trợ cho dự án bao gồm: Nguồn vốn tài trợ cho Dự án trong giai đoạn I là khoảng 16 triệu Đô la Mỹ, trong đó nguồn vốn viện trợ (ODA) không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc là 10 triệu Đô la Mỹ (tương đương 210 tỷ VNĐ), nguồn vốn đối ứng của phía Việt Nam là gần 06 triệu Đô la Mỹ (120 tỷ VNĐ).
Ngày 20 tháng 12 năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam do Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký Quyết định số 1956/QĐ-LĐTBXH về việc sáp nhập trường Cao đẳng nghề Bắc Giang vào Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang.
Vị trí.
Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang được xây dựng trên diện tích 10ha tại địa bàn hai xã Dĩnh Trì thuộc thành phố Bắc Giang và xã Thái Đào thuộc huyện Lạng Giang. Trụ sở chính tại: Xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Chuyên ngành đào tạo.
Chủ yếu đào tạo trọng tâm về các chuyên ngành kỹ thuật, với các khoa đào tạo nghề cơ bản như khoa cơ khí, điện, điện tử, ô tô, dự kiến mỗi năm sẽ đào tạo khoảng 810 sinh viên kỹ thuật, tạo ra nguồn cung việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Bắc Giang. Bao gồm 14 nghề cơ bản:
- Công nghệ Ô tô
- Điện công nghiệp
- Điện tử công nghiệp
- Cắt gọt kim loại
- CNTT (Ứng dụng phần mềm)
- Nguội sửa chữa máy công cụ
- Hàn
- Cơ điện tử
- Quản trị mạng máy tính
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế trang WEB
- May thời trang
- Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
- Cơ điện tử
- Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí
Cơ sở vật chất.
Công trình Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là công trình kiên cố, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, bao gồm bốn tòa nhà chính và các công trình phụ trợ như: ký túc xá, các khu thể thao, văn hóa, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy chuẩn xây dựng công trình cấp III của Việt Nam. Hàn Quốc đầu tư xây dựng các công trình, hỗ trợ đào tạo giảng viên và cán bộ quản lý, xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp các trang thiết bị dạy nghề bao gồm 4000 thiết bị với hơn 370 chủng loại khác nhau.
Hiện nay Trường có 3 cơ sở đều đóng trên địa bàn xã Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang do được sáp nhập thêm 02 cơ sở từ Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang.
Nhiệm vụ.
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang là trường cao đẳng nghề công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và có nhiệm vụ:
Thông tin thêm.
Tính từ năm 1992, KOICA đã thực hiện 4 dự án trong lĩnh vực đào tạo nghề và kỹ thuật tại Hà Nội, Bình Định, Nghệ An, Đà Nẵng, trong đó có 3 dự án hỗ trợ và xây dựng trường cao đẳng dạy nghề và 1 dự án xây dựng trường Đại học công nghệ tại Việt Nam.
Chú thích.
Quyết định sáp nhập trường Cao đẳng nghề Bắc Giang vào Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt-Hàn Bắc Giang | 1 | null |
Trận Mã Lăng (chữ Hán: 馬陵之戰, Hán Việt: "Mã Lăng chi chiến") là cuộc chiến tranh diễn ra vào giữa thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, có sự tham gia của hai nước chư hầu tức là nước Ngụy và nước Tề.
Bối cảnh và nguyên nhân.
Sau khi thất bại ở trận Quế Lăng (năm 353 TCN) trước quân lực của nước Tề, nước Ngụy lại ra sức gây chiến tranh với hai nước Triệu, Hàn. Do không thể chống lại sự tấn công dồn dập của quân Ngụy, đến năm 342 TCN, nước Hàn cử sứ sang cầu viện nước Tề. Tề Uy vương nghe theo ý kiến của Tôn Tẫn, không ra quân ngay, mà đợi khi quân Ngụy mệt nhọc mới ra quân. Sau đó, mặc dù đã kiên trì kháng chiến, song quân Hàn vẫn bị quân Ngụy đánh bại liên tục, đành phải sang Tề cầu cứu lần thứ hai. Tề Uy vương bằng lòng, sai Điền Kỵ làm chủ tướng, Điền Anh làm phó tướng, Tôn Tẫn làm quân sư, xuất quân cứu Hàn.
Quân nước Tề làm theo kế hoạch trong trận Quế Lăng, đem quân đánh vào kinh đô Đại Lương nước Ngụy, để buộc quân Ngụy phải giải vây nước Hàn, về cứu Đại Lương. Trận chiến Mã Lăng bùng nổ.
Diễn biến cuộc chiến.
Ngụy Huệ vương được tin quân Tề tấn công, lập tức cử triệu quân đang ở nước Hàn về, sai Thái tử Thân làm Thượng tướng quân, Bàng Quyên làm tướng, đem 10 vạn quân quyết chiến với Tề. Quân Tề ở trong lãnh thổ nước Ngụy, thấy quân Ngụy tấn công cũng quyết định ở lại chiến đấu.
Tôn Tẫn thấy rằng quân Ngụy dũng cảm thiện chiến, khinh thường quân Tề, bèn sử dụng kế rút bếp, theo đó cứ ngày hôm sau thì lại cho làm ít bếp ở doanh trại hơn so với ngày hôm trước, ngày đầu 10 vạn cái, ngày hôm sau còn 5 vạn cái và đến hôm sau nữa còn 3 vạn cái. Bàng Quyên thấy số bếp của quân Tề hao hụt, tưởng là sĩ tốt nước Tề đã bỏ trốn quá nửa nên chủ quan, không đem theo bộ binh, chỉ lấy một bộ phận kị binh đuổi theo, bất kể ngày đêm.
Tôn Tẫn biết quân Ngụy đã trúng kế, và trù tính được quân Ngụy sẽ đi ngang qua địa phận Mã Lăng, một nơi địa thế hiểm trở, khi bị bao vây thì khó rút chạy, bèn đặt phục binh ở đó, và ra lệnh hễ nơi nào thấy ánh lửa nổi lên thì lập tức bắn vào chỗ đó, sau đó lấy một khúc gỗ to cạo sạch vỏ, lấy than khắc lên dòng chữ: "Bàng Quyên sẽ chết dưới cây này".
Bàng Quyên quả nhiên trong đem tối đã đưa quân tới Mã Lăng, thấy cây gỗ của Tôn Tẫn, sai đốt lửa lên để đọc. Ngay lúc đó, quân Tề mai phục ở hai phía liền bắn tên vào chỗ ánh lửa. Bàng Quyên bị trúng tên còn quân Ngụy bị đánh đại bại. Bàng Quyên tuyệt vọng, than: "Toại khiếu thụ tử thành danh" ("Ta làm cho cái thằng ấy nổi danh") rồi tự sát.
Kết quả và ý nghĩa.
Sau khi đánh bại quân Ngụy ở Mã Lăng, Tôn Tẫn lập tức cho quân truy kích, tiêu diệt 10 vạn quân nước Ngụy, bắt sống thái tử Thân. Trận chiến Mã Lăng kết thúc với sự thắng lợi hoàn toàn dành cho nước Tề.
Trận thua ở Mã Lăng, cùng với trận Quế Lăng trước đó và trận Hà Tây lần thứ 2 sau đó đã chấm dứt hi vọng tranh bá của nước Ngụy, đưa nước Ngụy vào thời kì suy yếu. Còn đối với nước Tề, trận thắng này có ý nghĩa quan trọng, giúp củng cố thế lực của nước Tề, và đưa nước Tề lên địa vị bá chủ ở phía đông. | 1 | null |
Đức Mẹ Derzhavnaya ("của vương quyền") là một biểu tượng của Chính thống Nga và được coi là vật thiêng liêng nhất đối với những người theo thuyết quân chủ. Hình ảnh miêu tả Maria (Theotokos) đi kèm với Chúa Cha và hài nhi Chúa Giêsu. Đức Maria đôi một vương miện của sa hoàng, tay phải cầm một phương trượng và tay trái ôm một quả cầu thống trị - biểu tượng của chính quyền quân chủ.
Những người ủng hộ nhà nước quân chủ tin rằng đây là một dấu hiệu của Maria giữ vững uy quyền của nền quân chủ. Quyền lực sẽ được trả lại cho Nga sau khi người Nga ăn năn tội vì đã lật đổ chế độ quân chủ trong cuộc cách mạng Nga và quyền của Sa hoàng sẽ trở lại.
Biểu tượng này bất ngờ được phát hiện trong một nhà thờ ở Kolomenskoe vào ngày Sa hoàng Nicholas II thoái vị (02 Tháng 3 năm 1917). Nó được cho là có từ cuối thế kỷ 18 và cho đến năm 1812 nó đã được lưu giữ tại Tu Viện Ascension trong các Điện Kremlin ở Moskva. | 1 | null |
Theotokos của Vladimir (tiếng Hy Lạp: Θεοτόκος του Βλαντιμίρ), còn được gọi là Đức Mẹ Vladimir, Vladimir Mẹ Thiên Chúa, hoặc Thánh Mẫu Vladimir (tiếng Nga: Владимирская Икона Божией Матери), là một biểu tượng Byzantine thời trung cổ thể hiện hình ảnh Đức Trinh Nữ và con trẻ Giêsu đã. Nó là một trong những biểu tượng được tôn kính nhất trong giáo hội chính thống và là một ví dụ minh họa tốt cho loại hình tượng Eleusa (thể hiện Đức Maria trong dáng vẻ một người phụ nữ hiền dịu và con trẻ Giêsu rúc lên má của mẹ mình). Theotokos (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Đấng sinh ban Thiên Chúa") được coi là thánh bảo vệ của nước Nga. Biểu tượng này hiện nay được lưu giữ ở Trung tâm nghệ thuật Tretyakov, Moskva. Lễ kính Đức Mẹ Vladimir là vào ngày 3 tháng 6. Bản sao của hình ảnh gốc này đã được sao chép nhiều lần trong nhiều thế kỷ. Thậm chí có một số bản sao còn có số lượng lớn hơn cả bản gốc và một số bản sao có ý nghĩa nghệ thuật và tôn giáo riêng của nó.
Nhà sử học nghệ thuật David Talbot Rice "thừa nhận đây là một trong những bức tranh tôn giáo nổi bật nhất của thế giới". Nhiều người Nga xem "Đức Mẹ Vladimir" như là "Mẹ của mình".
Biểu tượng này có nguồn gốc Hy Lạp. Đa số cho rằng vào năm 1131, nó được đưa đến Ukraina, như một món quà mà Thượng Phụ Hy Lạp Luke Chrysoberges của Constantinople gởi tặng đại công tước Yury Dolgoruky của Kiev. Sau thời gian lưu giữ tại Tu viện Mezhyhirskyi, Kiev, năm 1155, tác phẩm được chuyển về Vladimir. Theo truyền thuyết, ban đầu, con trai đại công tước Yury Dolgoruk là Andrey Bogolyubskiy không có ý định đưa tác phẩm đến Vladimir, nhưng trên đường vận chuyển, khi đến Vladimir, con ngựa của ông đã kiên quyết không chịu đi nữa. Người ta cho rằng điều này như một dấu hiệu cho thấy "Thánh tượng" muốn ở Vladimir. Andrey Bogolyubskiy cũng tin như vậy. Ông dừng lại, và xây dựng ở đây một ngôi nhà thờ lớn dành riêng cho "Thánh tượng". Bắt đầu từ đó, tác phẩm có tên "Đức Mẹ Đồng Trinh Vladimir".
Năm 1395, trước cuộc tàn phá của quân Mông Cổ xâm lược, tác phẩm đã được chuyển đến Moskva. Một điều trung hợp là lúc "Ảnh thánh" được chuyển đến Moskva, cũng là lúc quân Mông Cổ rút lui ra khỏi đây. Điều này, đã khiến cho người dân Nga tin tưởng mãnh liệt hơn vào quyền uy linh thiêng của "Thánh tượng". Trong một khoảng thời gian ngắn, tác phẩm đã được sao chép với rất nhiều bản sao khác nhau và được thờ kính ở khắp nơi trên đất nước Nga.
Nhiều tác giả cho rằng cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, nó gần với truyền thống icon Nga hơn là truyền thống icon Byzantium. Tác phẩm "Đức Mẹ Vladimir" tuy vẫn là sự cách điệu hoá với ngôn ngữ biểu trưng của "Thánh tượng", nhưng nổi bật ở đây là tình cảm mẹ con. Đức Mẹ Đồng Trinh đang biểu lộ sự đau thương, sầu muộn trước viễn cảnh Khổ Nạn của con mình. Còn Chúa Hài Đồng, thì như mọi em bé khác, hồn nhiên áp má âu yếm mẹ mình. | 1 | null |
Việt Hùng là phát thanh viên nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2012.
Lúc đầu ông đam mê các giọng đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời chiến tranh Việt Nam. Vì thế đem lòng muốn vào nghề này. Ông vào nghề do có sự giúp đỡ của Nguyễn Thơ và Tuyết Mai. Lúc đang học tại trường Đại học giao thông Vận tải, ông đã được thử giọng và mong muốn trở thành một phát thanh viên.
Năm 1969, tốt nghiệp Đại học, Việt Hùng nhập ngũ. Đóng quân ở Quảng Bình 3 năm, đến đầu năm 1973, ông mới chính thức về làm phát thanh viên của Đài tiếng nói Việt Nam.
Mặc dù được đọc trên làn sóng phát thanh là niềm mơ ước của ông nhưng khi trực tiếp bước vào nghề ông mới thấy nhiều khó khăn do Việt Nam chưa có trường dạy phát thanh viên vào thời đó. Thời gian đầu, Việt Hùng được phân công đọc bản tin dự báo thời tiết phát vào lúc 5h sáng. Rồi ông được phân công đọc những đoạn giới thiệu văn nghệ hay truyện ngắn. Mới đầu được phân đọc bài ngắn rồi tiếp đến truyện vừa rồi đến bút ký.
Hơn 50 năm gắn bó với làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh viên Việt Hùng đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng thính giả yêu Đài. Ông vinh dự được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú trong dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2012). Ông nghỉ hưu năm 2007.
Tuy đã nghỉ hưu được 5 năm nhưng ông vẫn đến phòng thu đều đặn để thu thanh chương trình đọc truyện đêm khuya hay truyện dài, văn nghệ. | 1 | null |
Bạch Long Mã (chữ Hán: 白龍馬) hay Tiểu Bạch Long là con của Tây Hải Long Vương (em Đông Hải Long Vương) là đồ đệ thứ tư của Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân. Trong tiểu thuyết này, Bạch Long Mã dưới hình hài của một con ngựa trắng, chở Tam Tạng đi lấy kinh. Với một tiểu thuyết đậm chất Phật giáo như Tây Du Ký, thì Bạch Long mã phảng phất những hình ảnh của Phật giáo, nó dường như là hiện thân của con ngựa Kiền Trắc khi chở Tất Đạt Đa, con ngựa này cùng một cặp với con khỉ Tôn Ngộ Không liên tưởng đến hình ảnh tâm viên ý mã, một triết lý sâu xa của Phật giáo.
Thân thế.
Tiểu Bạch Long gốc tên là Quảng Tấn, con trai của Tây Hải Long Vương, ngày trước là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Cung, do làm hỏng báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế tặng, bị cha bấm báo lên trên trời nên đáng lẽ bị tội chết. Vì thế mà Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra. Bạch Long Mã là một người khôi ngô tuấn tú song vì nảy sinh vấn đề với cha, làm hỏng báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế ban cho. Khi phò giá Đường Tăng ông là một con ngựa, rất ít khi cùng các sư huynh tham gia chiến đấu với yêu quái, trong trận Hoàng bào quái là một lần hiếm hoi ông tham gia chiến đấu và báo cho Trư Bát Giới biết Đường Tăng đã bị Hoàng bào quái biến thành hổ.
Trong Tây Du Ký năm 1986 đã có sự thêm thắt nhiều so với nguyên tác về nguồn gốc phạm lỗi của Bạch Long Mã, đó là Thái Tử có vợ là Vạn Thánh Công Chúa, người vợ công chúa này lại đi ngoại tình với con trùng Cửu Đầu Trùng khiến cho Tam Thái Tử giận dữ mà phá viên Dạ Minh Châu mà Ngọc Hoàng tặng nhân dịp ngày cưới. Trong phiên bản Tân Tây du ký (2011) ông được biết đến nhiều hơn qua những lần cùng sư huynh chiến đấu yêu quái và bảo vệ hành lý khi Sa Tăng bị bắt.
Phò giá.
Khi Đường Tăng vừa thu phục Tôn Ngộ Không ông đã ăn thịt con ngựa mà Đường Tăng cưỡi nên đã bị Ngộ Không tìm đến đòi mạng. Võ công của ông và Ngộ Không là một trời một vực nên ông đã sớm thất bại và rút xuống nước. Sau đó, Quan Âm Bồ Tát đã gọi lên để Tiểu Bạch Long đi theo phò giá Đường Tăng. Tây Hải Long Vương Tam Thái Tử do có công lao cõng Đường Huyền Trang, phụ giúp các sư huynh trên đường đến Tây Thiên nên được phong thành chính quả. Hồi 100, khi Tam Tạng tâu với Lý Thế Dân đã nêu rõ chức phẩm được phong của từng đồ đệ. Như vậy, Tiểu Bạch Long được phong Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát là đã tu thành chính quả.
Hình tượng.
Bạch Long Mã cũng giống 4 người đồng hành khác, đại diện cho ý cuối cùng của Ngũ vị nhất thể: Ý. Người Trung Quốc có câu: "Tâm viên ý mã", tức là Tâm con khỉ, Ý con ngựa. Cái Tâm đã là Tôn Ngộ Không thì cái Ý là Bạch Long Mã. Cái Ý ở đây chính là ý chí, sự quyết tâm tiến về phía trước không lùi lại. Cũng bởi con ngựa này luôn tiến về phía trước mới có thể chở được Tam Tạng tới Tây Phương. Bạch Long Mã thường được coi là em út trong đoàn, nhưng tác giả vẫn cho Bạch Long gặp đường Tăng trước cả Bát Giới và Sa Tăng. Như vậy bởi vì muốn đi tiếp thì cần phải "Tâm Ý hợp nhất", Tôn Ngộ Không chính là người thu phục Bạch Long Mã, tức là tâm ý đã hợp nhất, đồng lòng tiến lên. Cái ý chí tiến lên còn phụ thuộc vào cái tâm, phải "toàn tâm toàn ý" mới có thể chuyên tâm tu hành, tiếp tục tu hành không lùi bước. | 1 | null |
Trong truyền thống Công giáo Rôma, các tước hiệu "Chỗ ngồi trí tuệ" hoặc "Ngai tòa khôn ngoan" (tiếng Latinh: "sedes sapientiae") được xác định là một trong nhiều tước hiệu đạo đức dành cho Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Cụm từ này, được đặc trưng trong thế kỷ 11 và 12, bởi Peter Damiani và Guibert de Nogent đã ví von Đức Maria như ngai tòa của Solomon, nói đến hình ảnh Đức Maria là người đã cưu mang Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. Như việc diễn đạt vai trò của Đức Trinh Nữ trong việc tham gia vào vinh quang và với giáo huấn của con người. Hình ảnh Đức Mẹ được xem như một hình ảnh truyền thống đặc biệt phổ biến trong khoa ảnh tượng Công giáo, trong khi các nhà thờ Tin Lành thường ít tôn kính Mẹ Maria (và các vị thánh khác).
Giáo hoàng Biển Đức XVI khi đọc Kinh truyền tin trưa chủ nhật ngày 6 tháng 11 năm 2011 nói: "Mẹ Maria, Ngai Tòa Khôn Ngoan, dạy chúng ta sự khôn ngoan đích thực, sự khôn ngoan đã trở thành xác phàm trong Chúa Giê-su. Người là Đường để dẫn đưa từ cuộc đời này tới Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống".
Trong ảnh tượng Kitô giáo, Sedes sapientiae ("Ngai Tòa Khôn Ngoan") là một biểu tượng biểu thị Mẹ Thiên Chúa trong dánh vẻ uy nghi. Đức Trinh Nữ được mô tả như một biểu tượng của ngai tòa khôn ngoan. Trong điêu khắc, hình ảnh này được biểu hiện dưới dạng, Đức Mẹ đang ngồi trên ngai vàng, và trẻ em Giêsu ngồi trong lòng của Mẹ. Biểu tượng này mang tính chất gia đình và thân mật hơn so với hình ảnh "Đức Mẹ và trẻ em" thường mô tả Đức mẹ với một trẻ sơ sinh được ẵm trong lòng. | 1 | null |
Họ Thằn lằn bóng hay họ Rắn mối (danh pháp khoa học: Scincidae) là một họ trong phân thứ bộ Scincomorpha. Với hơn 1.500 loài đã mô tả, đây là một trong những họ thằn lằn đa dạng nhất.
Mô tả.
Các loài rắn mối có thể trông giống các loài thuộc họ Lacertidae, nhưng hầu hết không có phần cổ rõ ràng, chân lại tương đối nhỏ; một số chi (như "Typhlosaurus") còn không có chân. Ở một số chi khác, như "Neoseps", chân thoái hóa mạnh, mỗi bàn có dưới năm ngón. Với những loài này, cách di chuyển của chúng gợi đến rắn hơn là những loại thằn lằn có chân phát triển đầy đủ. Ngón chân càng dài, càng có nhiều khả năng chúng sống trên cây.
Đa số loài có đuôi dài, chóp nhọn, có thể đứt ra nếu động vật săn mồi chộp phải. Những loài như vậy có thể tái tạo phần đuôi đã mất, dù không hoàn hảo.
Một số loài rắn mối khá nhỏ; "Scincella lateralis" thường có chiều dài điển hình trước, hơn một nửa con số là chiều dài đuôi. Tuy vậy, đa phần rắn mối có kích thước vừa, với chiều dài từ mỏm tới huyệt khoảng . "Corucia zebrata" là loài rắn mối lớn nhất, có thể đạt chiều dài mỏm-huyệt .
Các loài trong chi "Prasinohaema" có máu màu lục do lượng biliverdin trong máu.
Lịch sử.
Thằn lằn "kiểu rắn mối" được ghi nhận trong hóa thạch từ 140 triệu năm trước, vào thời kỳ Creta sớm. Sự tương đồng này nằm chủ yếu ở đặc điểm xương hàm. Hóa thạch chắc chắn là rắn mối xuất hiện trễ hơn, vào thế Miocen.
Những chi rắn mối sau được ghi nhận trong hóa thạch:
Hành vi.
Một nét có ở gần như mọi loài rắn mối là khả năng đào hang. Chúng dành hầu hết thời gian dưới đất nhằm tránh động vật ăn thịt, có khi còn đào qua khe nước. Chúng lấy lưỡi "ngửi" không khí và lần dấu con mồi. Khi thấy mối, chúng đuổi theo cho tới khi chộp được và nuốt trọn.
Chế độ ăn.
Rắn mối chủ yếu ăn côn trùng. Những con mồi điển hình của chúng là ruồi, dế mèn, châu chấu, bọ cánh cứng, và sâu bướm, nhện, mối, ve sầu. Nhiều loài còn ăn giun đất, cuốn chiếu, ốc sên, sên lãi, chân đều, bướm đêm, thằn lằn khác và gặm nhấm nhỏ. Số ít loài, nhất là những loài hay được nuôi làm "thú cưng", ăn tạp hơn,và có thể giữ chế độ ăn 60% rau/lá/trái cây và 40% thịt (côn trùng, gặm nhấm).
Các chi.
Nhiều chi lớn, ví dụ "Mabuya", vẫn chưa được nghiên cứu sâu, và sự phân loại hiện chưa thống nhất. Có một số loài từng thuộc "Mabuya" đã được chuyển qua "Trachylepis", "Chioninia", và "Eutropis". | 1 | null |
Gián đất (tên khoa học Eupolyphaga sinensis), hay là "Tu Bie Chong" (土鳖虫, "Thổ miết trùng", còn được gọi là "Địa miết, Bá kỵ trùng") là một loài gián không cánh trong chi "Eupolyphaga", bản địa của miền Tây Trung Quốc và Mông Cổ. Gián khô được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Trung Quốc. | 1 | null |
Kim Cúc là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn, phát thanh viên nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Kim Cúc là người đầu tiên đọc bản tin chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào trưa ngày 30/4/1975 nhưng phải tới gần 30 năm sau, mọi người mới biết.
Tiểu sử.
Bà tên thật là Phan Thị Kim Cúc, sinh năm 1944 tại Nam Định, từng là ca sĩ trong đoàn văn công Lục Ngạn.
Vào năm 1967, khi đang chuẩn bị tiết mục để chuẩn bị đi phục vụ cho các chiến sĩ đường 9 Nam Lào thì Kim Cúc được gọi đi đọc hộ tin chiến thắng cho quân đội trên phòng thu của Đài tiếng nói Việt Nam, cái tin chỉ kéo dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật. Một ngày sau khi lên đài đọc bản tin, bà được cấp trên yêu cầu bàn giao lại công việc tại đoàn văn công và nhận nhiệm vụ mới. Cùng với công việc tại đài, Kim Cúc đã tranh thủ đi học thêm Đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Trung để có thể phát âm được những ngôn ngữ đó.
Đến năm 1969, Kim Cúc chính thức gắn bó với chương trình Đọc truyện đêm khuya, đã quen thuộc với hàng triệu thính giả của Đài VOV. Đến nay, khi đã trải qua hơn 40 năm và đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn tiếp tục cộng tác với chương trình. Một tuần hai buổi, bà vẫn đều đặn lên đài để làm cầu nối gửi những câu chuyện tới các thính giả nghe đài. Ngoài ra bà còn dậy khóa học MC cho trường Sân khấu Điện ảnh.
Tin chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong một bài viết về sự kiện lịch sử Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi rõ: "Tại Tổng hành dinh, sau khi nhận tin Dương Văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện, tôi chỉ thị cho Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị điện ngay cho Thông tấn xã và Đài TNVN kịp thời loan tin thắng lợi và viết thông báo chiến thắng. Chỉ 15 phút sau, Đài đã ngừng buổi phát thanh thường lệ, phát đi phát lại những dòng tin phấn khởi mà muôn triệu con tim Việt Nam đang đón đợi: Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng". Mãi tới cách đây vài năm, người ta với biết Kim Cúc và Kim Tuý đọc bản tin chiến thắng lịch sử đó. Tin chiến thắng được chuyển đến Đài vào đúng ca trực của bà và Kim Tuý. Kim Cúc không coi đó là một thành tích và chỉ nghĩ rằng, mình đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Sau khi Kim Tuý đọc lần đầu tiên qua giọng miền Nam, thì bản tin lại được đọc lần thứ hai, vang lên giọng đọc đầy cảm xúc chiến thắng của bà.
Tuy nhiên, cách đây vài năm bà có đọc được bài báo nói rằng, bản tin chiến thắng được phát lần đầu tiên trên Đài tiếng nói VN vào lúc 18h30 ngày 30/4 thì bà quyết định nói ra sự thật với lý do, nếu không, mọi người sẽ hỏi tại sao một cơ quan thông tấn lớn nhất lúc bấy giờ lại có thể để tin chiến thắng tới tận chiều tối mới phát.
Sau khi bà đọc trực tiếp bản tin chiến thắng đó thì Đài tiếng nói mới xây dựng chương trình chào mừng và phát vào lúc 18h30 cùng ngày. Bản tin đó đã được những giọng đọc hay như Tuyết Mai, Đình Thơ gửi tới khán giả.
Đánh giá.
Nhà văn Văn Tùng:
"Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi tự viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà ngày hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại"
Gia đình.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, bà lập gia đình với một người làm cùng Đài và sinh liền hai con nhỏ. | 1 | null |
Đức Mẹ Hòa Bình (hoặc Mẹ của Hòa Bình, Nữ Vương Hòa Bình) là một danh hiệu dành cho Mẹ Maria trong Giáo hội Công giáo Rôma. Trong nghệ thuật, hình tượng Đức Mẹ Hòa Bình được thể hiện trong dáng vẻ một người phụ nữ giữ một con chim bồ câu và một cành ô liu, biểu tượng của hòa bình. Ngày lễ Đức Mẹ Hòa Bình được tổ chức vào ngày 24 tháng 1 hàng năm ở Hawaii và một số nhà thờ ở Mỹ. Ở những nơi khác, lễ này được tổ chức vào 09 tháng 7.
Đức Mẹ Hòa Bình là vị thánh bảo trợ của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria, được thành lập bởi Peter Coudrin ở Paris trong thời gian diễn ra Cách mạng Pháp. Khi dòng này thành lập ở Hawaii, họ đã thánh hiến các quần đảo Hawaii dưới sự bảo vệ của Đức Mẹ Hòa Bình. Nhà dòng cũng dựng lên một nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Hawaii cùng với tên gọi ấy. Ngày nay, Nhà thờ Đức Mẹ Hòa Bình ở Honolulu là Nhà thờ công giáo lâu đời nhất được sử dụng liên tục ở Hoa Kỳ.
EDSA Shrine là một ngôi đền dành riêng cho Đức Mẹ Hòa Bình nằm ở Philippines. EDSA, có nghĩa là Epifanio De Los Santos, cũng có nghĩa là "các tập hợp của các thánh". Người Philippines nói rằng họ đã nhìn thấy Đức Mẹ Hòa Bình hiện ra trên đường phố trước các xe tăng và binh lính trong cuộc tấn công vào những người biểu tình im lặng vào năm 1986 (Xem Cách mạng EDSA), và buộc họ ngừng các cuộc tấn công.
Có ba bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình nổi tiếng nằm tại Paris và Honolulu. Ban đầu là một tượng khắc gỗ đặt tại một tu viện của Dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria tại Pháp. Một bản sao lớn bằng đồng được treo trên bàn thờ tại Nhà thờ Đức Mẹ Hòa Bình. Bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình đầu tiên đã được đặt mũ triều thiên vào ngày 9 tháng 7 năm 1906 bởi Tổng Giám mục Paris với sự ủy quyền của Giáo hoàng Piô X. Trong những năm khó khăn của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Giáo hoàng Biển Đức XV đã thêm tước hiệu Đức Mẹ Hòa Bình vào Kinh Cầu Đức Bà khiến cho tước hiệu này trở thành một lời cầu nguyện thiêng liêng trong phụng vụ. Một phiên bản của tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt ở Công trường Công xã Paris trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn tạc Đức Mẹ nâng quả địa cầu (tượng trưng cho thế giới) bên trên có một thánh giá nhỏ.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thánh hiến và dành riêng Vương cung thánh đường Đức Mẹ Yamoussoukro cho Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là trung tâm tôn kính Đức Mẹ lớn nhất tại Châu Phi. Ở những nơi khác trên toàn thế giới, có các nhà thờ giáo xứ mang tên Đức Mẹ Hòa Bình, đặc biệt là ở Ailen và Hoa Kỳ. | 1 | null |
Georg Albert xứ Schwarzburg-Rudolstadt (23 tháng 11 năm 1838 – 19 tháng 1 năm 1890) là vị vương công áp chót của xứ Schwarzburg-Rudolstadt. Ông cũng là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức và được thăng đến quân hàm Thượng tướng Kỵ binh.
Tiểu sử.
Ông sinh ra tại Rudolstadt vào năm 1838, là con trai của Vương công Albert xứ Schwarzburg-Rudolstadt và vợ ông này là Công nương Augusta xứ Solms-Braunfels (1804 – 1865). Công nương Augusta là con gái của Vương công Friedrich Wilhelm xứ Solms-Braunfels (1770 – 1814) và Friederike xứ Mecklenburg-Strelitz (1778 – 1841), con gái của Đại Công tước Charles II. Thời thơ ấu, ông đặc biệt yêu thích cưỡi ngựa và quân sự. Vì vậy, cái gọi là một "đội Cận vệ thiếu nhi" đã được hình thành từ những đứa trẻ con nhà quý tộc và sĩ quan. Đội quân này đã được chuẩn bị chu đáo về quân phục và khí giới. Ngoài ra, ông cũng giỏi cưỡi ngựa. Về sau, ông đã học tại Göttingen và Bonn. Từ năm 1865, ông là thành viên của Liên đoàn Sinh viên Borussia Bonn. Sở dĩ thời gian học tập của ông tại Đại học Bonn không dài lâu là do ông quyết định nhập ngũ trong quân đội Phổ.
Vào năm 1859, ông được phong quân hàm Trung úy trong Trung đoàn Cấm vệ quân ("Garde du Corps"). Vào năm 1864, ông đảm nhiệm chức sĩ quan phụ tá của Trung tướng Gustav von der Mülbe. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, ông đã tham gia trong trận đột chiếm Dybbøl vào ngày 18 tháng 4. Bước sang cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông là Trưởng quan kỵ binh (" Rittmeister") trong Trung đoàn Thiết kỵ số 4. Sau khi người chú của ông là Friedrich Günther tạ thế vào ngày 28 tháng 6 năm 1867, thân phụ của Georg là Albert lên kế ngôi, và Georg trở thành người thừa kế ngai vàng xứ Schwarzburg-Rudolstadt. Sau khi Vương công Albert mất ngày 26 tháng 11 năm 1869, hai năm sau khi lên ngôi, Georg trở thành vương công mới của công quốc. Mặc dù vậy, ông vẫn tiếp phục vụ quân đội Phổ.
Dưới thời trị vì của ông, Liên bang Bắc Đức đã bị giải thể sau chiến thắng của Vương quốc Phổ được sự hỗ trợ của các quốc gia liên bang trước Đế nhị Đế chế Pháp trong Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong cuộc chiến này, ông đã gia nhập Bộ Tham mưu của Sư đoàn Bộ binh số 8 của Đức và tham chiến trong các trận đánh lớn tại Beaumont vào ngày 30 tháng 8 và Sedan vào ngày 1 tháng 9 năm 1870. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, khi cuộc chiến tranh gần kết thúc, Vua Wilhelm I của Phổ được tấn phong làm Hoàng đế Đức và do đó Vương công Georg không còn trị vì một quốc gia độc lập nữa; Schwarzburg-Rudolstadt trở thành một nước thuộc Đế quốc Đức và vì vậy Vương công Georg là một cấp dưới của Đức hoàng. Ông đã tham dự lễ thành lập Đế quốc Đức tại "Phòng Gương" ở điện Versailles, Pháp ngày 18 tháng 1 năm 1871. Vào năm 1876, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng ("Chef") của Trung đoàn Long kỵ số 6. Trong thời gian diễn ra các cuộc diễn tập mùa thu, vào ngày 5 tháng 8 năm 1880, ông được giao quyền chỉ huy Sư đoàn số 8. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1883, ông được lên quân hàm Thượng tướng Kỵ binh và vào ngày 25 tháng 6 năm 1888 ông được phong tước Hiệp sĩ Huân chương Đại bàng Đen. Georg Albert cũng là người bảo hộ đài kỷ niệm Kyffhäuser.
Vương công Georg Albert không bao giờ kết hôn và vào ngày 19 tháng 1 năm 1880, ông từ trần tại Rudolstadt, được kế vị bởi anh em họ của mình là Günther. Ông được mai táng ở Stadtkirche tại Rudolstadt. | 1 | null |
M Countdown () là một chương trình truyền hình âm nhạc Hàn Quốc do Mnet phát sóng trực tiếp vào lúc 18:00 KST mỗi Thứ Năm hàng tuần. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của những nghệ sĩ mới và nổi tiếng nhất. Người dẫn chương trình cho M! Countdown là Miyeon ((G)I-dle) và Sung Hanbin (ZB1). Chương trình được phát sóng từ CJ E&M Center Studio tại Sangam-dong, Mapo-gu, Seoul. M! Countdown cũng lên sóng trực tiếp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Mỹ, Đài Loan, Malaysia, Singapore và trong đó có Việt Nam (qua FPT Play).
Danh sách Quán quân.
2004.
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2005.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 9
Tháng 10
2006.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2007.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2008.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2009.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
2010.
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2011.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2012.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2013.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2014.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Triple Crown.
"Triple Crown" là một bài hát đã nhận được chiến thắng 3 lần. Sau đó, bài hát không còn nằm trong bảng xếp hạng nữa.
2004 & 2005
2007 & 2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018 | 1 | null |
Phalaris () là bạo chúa xứ Acragas (còn gọi là thành bang Agrigentum) ở đảo Sicilia, cai trị từ khoảng năm 570 đến 554 trước Công nguyên.
Tiểu sử.
Phalaris không rõ năm sinh chỉ biết là ông sinh ở đảo Crete, sau đó di chuyển đến ở Agrigentum (đảo Sicilia, thuộc nước Ý hiện nay). ban đầu ông được dân chúng giao phó cho việc xây dựng đền thờ thần Zeus Atabyrius trong thành bang và đã lợi dụng vị trí này mà dần thâu tóm quyền hành lên làm bạo chúa. Tuy vậy cũng có thuyết nói là nhờ thời cuộc và mưu trí mà ông đã lập nên sự nghiệp rồi được dân chúng tín nhiệm bầu làm người cai trị thành bang; ít lâu sau khi đã nắm trọn quyền hành thì Phalaris dần trở thành một tên bạo chúa khét tiếng, cai trị dân chúng bằng những chính sách cực kỳ bạo ngược.
Nhờ sự chuyên chính ấy đã giúp Phalaris nắm vững chính quyền trong suốt gần 20 năm (570-554 TCN), để củng cố thế lực của mình, tên bạo chúa còn bắt dân chúng phải chịu sưu cao thuế nặng cũng như ra sức chiếm đoạt đất đai của họ rồi đem phân phát cho họ hàng thân thích cùng đám thuộc hạ thân tín, chưa kể đến việc tiêu tốn tiền của để xây dựng các lâu đài, đồn lũy, đền đài và dinh thự xa hoa.
Càng nhiều quyền thế, Phalaris càng trở nên tàn bạo và không còn biết nghe lời khuyên bảo nào nữa. Bất kỳ ai chống đối và chỉ trích chính sách tàn bạo của ông đều bị bắt bỏ tù, tra tấn hoặc giết chết; kể cả nhà hiền triết Zenon rất được mọi người mến mộ thời đó, cũng bị buộc tội vì dám can gián tên bạo chúa. Bên cạnh đó chung quanh Phalaris cũng có nhiều tên nịnh thần ra sức tâng bốc khiến tên bạo chúa càng ngày càng trở nên hống hách, tàn bạo hơn. Tuy cai trị hà khắc thế nhưng dưới thời Phalaris, Agrigentum dường như đã đạt được sự thịnh vượng đáng kể. Đó là nhờ công lao của ông trong việc chỉnh trang thành phố như cung cấp nguồn nước, xây cất những công trình rực rỡ và gia cố tường thành vững chắc, lại còn tăng cường luyện tập quân đội để bảo vệ thành bang tránh khỏi nạn ngoại xâm. Trên bờ biển phía bắc của hòn đảo, đa số người dân Himera đều bầu ông với quyền lực tuyệt đối, bất chấp những lời cảnh báo của nhà thơ Stesichorus.
Theo bộ bách khoa toàn thư "Suda" thì Phalaris đã thành công trong việc biến mình thành chủ nhân của toàn bộ hòn đảo. Về sau vì dân chúng càng ngày càng khổ cực và uất ức vì bị áp bức bất công nên đã vùng lên lật đổ Phalaris trong một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Telemachus, tổ tiên của Theron (một bạo chúa cai trị khoảng 488-472 TCN), tên bạo chúa cố gắng chạy trốn nhưng đã bị đám dân chúng công phẫn cực độ mau chóng xông vào dinh bắt giữ và đem đi thiêu cháy trong chính con bò đồng của mình.
Tai tiếng tra tấn.
Phalaris nổi tiếng vì sự tàn ác quá mức đối với việc bỏ tù và tra khảo nạn nhân để bắt khai ra những tên đồng đảng chống đối tên bạo chúa. Trong số những hành động tàn bạo của ông được đưa ra là thú ăn thịt người như ăn thịt trẻ sơ sinh bú mẹ hay mổ bụng những phụ nữ có thai để lấy thai nhi ra làm món nhắm thưởng thức.
Ngoài ra Phalaris còn được biết đến với dụng cụ tra tấn khốc liệt là con bò đồng (Brazen Bull), đây là một bức tượng con bò đực được đúc bằng đồng, rỗng bên trong, với kích thước tương đương bò thật. Nạn nhân sẽ được nhét vào trong thân con bò này, sau khi đã bị cắt lưỡi. Sau đó cửa sẽ được chốt lại, và lửa được đốt xung quanh con bò. Bị nhốt ở bên trong, nạn nhân sẽ đau đớn quằn quại dưới cái nóng thiêu đốt, quẫy đạp và kêu thét trong tuyệt vọng. Những chuyển động và âm thanh phía trong con bò làm cho nó có vẻ có sức sống, giống y như một con bò thật, tạo một hiệu ứng thú vị để tiêu khiển cho những khán giả xung quanh; thêm nữa, hình thức tra tấn này sẽ khiến họ không cảm thấy sự tàn bạo bởi vì họ không thực sự nhìn thấy nạn nhân đang bị tra tấn.
Về xuất xứ con bò đồng, người ta cho rằng dụng cụ tra tấn này được một người Hy Lạp tên Perillos vốn là một thợ đúc đồng sống ở thành Athena thiết kế ra và dâng lên cho Phalaris. Mong đợi rằng sẽ được thưởng công xứng đáng với phát minh, thay vào đó, Perillus lại trở thành "vật thí nghiệm" đầu tiên bị tên bạo chúa sai người nhét vào con bò của chính mình.
Cũng có thuyết khác kể rằng tương truyền một kẻ nịnh thần tên là Bedilos nghĩ ra một khổ hình để giết những người mà bạo chúa không ưa. Anh ta làm một con bò mộng bằng đồng, bụng rỗng có thể đút vừa một người vào trong đó rồi nung nóng lên để xử tội. Bạo chúa thấy sáng kiến đó rất tốt để ông trừng trị những kẻ nào dám chống đối việc cai trị tàn bạo của ông. Nhưng bạo chúa này cũng có tính quái gở như thường thấy nơi các bạo chúa. Ông liền bảo Bedilos là người có công sáng chế ra một khí cụ tuyệt vời như vậy, sẽ được vinh dự thử nghiệm trước. Bạo chúa ngay lập tức sai người đem nhốt Bedilos vào trong bụng con bò đồng và nung lên. Thế là kẻ nịnh thần Bedilos phải lãnh khổ hình trước tiên. Tiếp theo là bao nhiêu người khác mà bạo chúa ghen ghét đều bị giết như vậy. Để tăng phần cho đốt lửa chầm chậm để nung con bò đồng, có ý cho người bị tử hình trong đó phải chết đau đớn từ từ và phải la hét lên những tiếng khủng khiếp để răn đe kẻ khác. Còn Phalaris thì khoái trá khi nghe những tiếng rên la đau đớn khủng khiếp đó.
Một số học giả vào đầu thế kỷ 20 đã đề ra một sự kết nối giữa con bò đồng của Phalaris với hình ảnh con bò trong nghi lễ thờ cúng của người Phoenicia (như hình tượng con bò vàng trong Kinh Thánh), từ đó họ đưa ra giả thuyết về một sự tiếp nối của tập tục hiến tế người sống ở phương Đông. Ý tưởng này về sau đã bị giới học giả bác bỏ. Câu chuyện về con bò không thể coi là vật phát minh thuần túy. Nhà thơ trữ tình Pindar sống ở một thế kỷ sau cho rằng đó cốt chỉ để liên tưởng dụng cụ tra tấn này với tên bạo chúa.
Hơn nữa chắc chắn là đã từng có một con bò đồng tại Agrigentum được người Carthage tạo ra. Rồi về sau nó bị Scipio Già chiếm lấy và trả lại cho Agrigentum khoảng năm 200 TCN. Cũng có thể là Scipio Trẻ đã trả lại con bò này cùng một số tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp khác cho những thành bang bản địa trên đảo Sicilia, sau khi quân La Mã dưới quyền ông đã hủy diệt hoàn toàn Carthage khoảng năm 146 TCN, kết thúc cuộc chiến tranh Punic lần thứ ba. | 1 | null |
Marshall Harvey Stone (8 tháng 4 năm 1903 - 9 tháng 1 năm 1989) là một nhà toán học người Mỹ. Ông có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giải tích thực, giải tích hàm và đại số Boolean.
Tiểu sử.
Marshall Harvey Stone là con trai của Harlan Fiske Stone, từng là Chánh án của Hoa Kỳ giai đoạn 1941-1946. Gia đình Marshall Stone mong muốn ông trở thành một luật sư như cha của mình. Nhưng trong khi đang theo học tại đại học Harvard ông bắt đầu say mê toán học. Năm 1926, Sonte đã hoàn thành luận án tiến sĩ về phương trình vi phân tại Harvard dưới sự hướng dẫn của George David Birkhoff. Từ năm 1925 đến năm 1937, ông tham gia giảng dạy tại đại học Harvard, đại học Yale, và đại học Columbia. Stone trở thành giáo sư chính thức tại Đại học Harvard vào năm 1937.
Trong Chiến tranh Thế giới II, Stone nghiên cứu như một thành viên của "Phòng hoạt động hải quân" (Office of Naval Operations) và "Phòng Tham mưu" (Office of the Chief of Staff) của Bộ chiến tranh Hoa Kỳ. Từ năm 1946, ông trở thành Chủ tịch của Khoa toán học tại đại học Chicago cho đến năm 1952. Ông còn tiếp tục giảng dạy tại trường đại học này cho đến năm 1968 rồi giảng dạy tại đại học Massachusetts Amherst cho đến năm 1980.
Khoa toán học đại học Chicago trước khi Stone tham gia rơi vào tình trạng ảm đạm trong khi vào đầu thế kỷ 20 đó là khoa toán tốt nhất tại Hoa Kỳ nhờ vào sự quản lý của Eliakim Hastings Moore. Marshall Harvey Stone đã vực dậy khoa toán Chicago bằng cách mời các nhà toán học xuất sắc Paul Halmos,André Weil, Saunders Mac Lane, San Antonio Zygmund và Shiing-Shen Chern.
Thành tựu.
Trong những năm 1930, Stone đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:
Stone được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ) vào năm 1938. Ông là chủ tọa Hội Toán học Mỹ giai đoạn 1943-1944, và Liên minh Toán học quốc tế giai đoạn 1952-1954. Năm 1982, ông được trao Huy chương Khoa học Quốc gia. | 1 | null |
Giọng hát Việt nhí là gameshow truyền hình thực tế do Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa phối hợp thực hiện. Chương trình được mua bản quyền từ format "The Voice Kids" của Hà Lan theo giấy phép độc quyền của Talpa, hướng đến đối tượng là trẻ em/thanh thiếu niên độ tuổi từ 6 đến 16.
Thể lệ.
Vòng Giấu mặt "(Blind Audition)".
80 thí sinh được lựa chọn từ vòng Sơ tuyển cuối cùng sẽ bước vào vòng Giấu mặt với sự thẩm định của các vị huấn luyện viên (HLV) chính thức của Giọng hát Việt nhí. Các HLV ngồi trên các ghế xoay, quay lưng lại với sân khấu, nên không thể nhìn thấy gương mặt thí sinh đang biểu diễn trên sân khấu. Trong khi thí sinh đang thể hiện một ca khúc trên sân khấu, các HLV phải lắng nghe và cảm nhận thật kĩ từng giọng hát. Nếu có quyết định mời thí sinh này về đội mình, họ sẽ nhấn nút xoay ghế lại. Trong trường hợp có hơn một lời mời từ phía HLV, thí sinh sẽ là người quyết định về với đội của ai. Kết thúc vòng Giấu mặt, sẽ còn lại 45 thí sinh chia đều cho ba đội.
Trong năm 2018, số lượng HLV được tăng lên 6 và chia thành 3 cặp (thay vì 1 cặp HLV ngồi ghế đôi và 2 HLV ngồi ghế đơn như ban đầu), bên cạnh đó là sự xuất hiện của nút chặn/ khóa âm (Blocked/ Silence) trên ghế xoay của 3 cặp HLV, ngoài nút chọn lớn còn có thêm 2 nút chặn nhỏ tương ứng với 2 cặp HLV còn lại. Mỗi cặp HLV có 1 quyền chặn và 1 quyền khóa âm duy nhất tại vòng này. Với nút chặn, HLV bị chặn sẽ mất quyền giành thí sinh, còn với nút khóa âm, HLV bị khóa âm sẽ không được dùng lời nói để tranh giành thí sinh, tuy nhiên thí sinh vẫn có thể chọn về đội của HLV bị khóa âm. HLV này có thể chặn HLV khác, không cho họ có quyền tranh giành thí sinh của mình. HLV bị chặn hay khóa âm sẽ không hề biết gì cho đến khi bấm nút xoay ghế lại.
Trong năm 2019, mỗi đội có thêm 1 quyền chặn; khi bấm nút đèn ghế của đội bị chặn chuyển màu trắng nhưng ghế sẽ không xoay lại. Tuy nhiên thí sinh vẫn có quyền lựa về đội bị chặn bằng quyền phá chặn. Mỗi đội chỉ được phá chặn 1 lần duy nhất, đổi lại đội được phá chặn sẽ bị phong tỏa và mất quyền lựa chọn thí sinh ở tiết mục tiếp theo. Sau vòng này, mỗi đội có 12 thí sinh.
Ở năm 2021, mỗi đội có 1 quyền chặn và 1 quyền khoá âm sử dụng trong suốt vòng này. Ngoài ra, mỗi đội sẽ được cho trước 150 like tương ứng với 150 triệu đồng. Với số like này, các đội sẽ đặt cược số like từ 1 đến 20 để thuyết phục thí sinh mà mình lựa chọn về đội của mình. Kết thúc vòng này, mỗi đội có 10 thí sinh.
Vòng Đối đầu "(Battle Round)".
10 thí sinh trong đội được chia thành 5 cặp đấu. Mỗi nhóm trình bày một ca khúc được HLV của đội đó chọn và tập luyện từ trước trên sân khấu. HLV sẽ chọn một thí sinh xuất sắc nhất trong mỗi nhóm để bước tiếp vào vòng trong. HLV cũng có thể bấm nút cứu thí sinh đã thua trong một trận đối đầu mà họ thấy thí sinh đó xứng đáng để đi tiếp. Sau vòng Đối đầu, mỗi đội còn lại 6 thí sinh.
Vòng Thách đấu "(Knockout Round)".
Mùa 7.
Ở vòng này, các thí sinh của các đội sẽ đấu trực tiếp với nhau trên cùng 1 sân khấu. Các cặp HLV lần lượt đưa ra 1 thí sinh trong đội mình và chọn thứ tự HLV mà mình muốn thách đấu. Sau khi các HLV đưa ra thí sinh để thách đấu, 3 thí sinh sẽ hát đơn ca 3 bài hát khác nhau, lúc này HLV sẽ không có quyền chọn thí sinh nữa mà hội đồng chuyên môn và khán giả tại trường quay sẽ là người quyết định, thí sinh có tổng điểm của hội đồng chuyên môn và lượt bình chọn cao hơn sẽ được vào vòng Liveshow. Kết thúc vòng Thách đấu, mỗi cặp HLV sẽ cứu 1 thí sinh của đội mình và 3 thí sinh có số điểm cao nhất từ hội đồng chuyên môn sẽ tiếp tục vào vòng trong cùng 7 thí sinh đã thắng trong 7 trận đấu trước đó, tổng cộng có 13 thí sinh được đi tiếp. Số thí sinh của các đội sẽ khác nhau dựa vào số lần chiến thắng của các đội trong các trận thách đấu.
Mùa 8.
18 thí sinh của cả ba đội sẽ được chia thành 9 trận đấu, mỗi trận đấu gồm có 2 thí sinh đến từ 2 đội thi đấu với nhau. Các cặp đấu được xác định dựa trên số like của thí sinh có được ở hai vòng đầu tiên. Thí sinh có nhiều like nhất đội này sẽ đấu với thí sinh có số like thấp nhất đội kia theo thứ tự chênh số like ít dần. Mỗi thí sinh trong trận đấu sẽ biểu diễn một bài hát đơn ca và chỉ có duy nhất 1 thí sinh thắng cuộc trong mỗi trận đấu. Kết quả sẽ được quyết định bằng tổng bình chọn của hai giám khảo khách mời và cặp HLV còn lại không có thí sinh tham gia trận đấu đó. Thí sinh chiến thắng trận đấu sẽ nhận thêm số like của người thua trận vào tổng số like của mình. Mỗi cặp HLV sẽ có 1 quyền bổ sung thêm 1 thí sinh thua cuộc của đội mình và khi được bổ sung thì sẽ được cấp thêm 20 like để bước tiếp vào vòng trong. Sau vòng Đo ván, số lượng thí sinh vào vòng Liveshow của các đội sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lần thắng hay thua của đội đó trong các trận đấu.
Vòng Trình diễn "(Liveshow)".
Mùa 8.
Các thi sinh còn lại của chương trình sẽ được chia thành 2 bảng, bảng A và bảng B. Các bảng sẽ được chia theo kết quả của vòng 3, từ đó chia ra thành các trận đấu giữa thí sinh của bảng A với thí sinh của bảng B. Mỗi thí sinh sẽ thể hiện một tiết mục của mình với một rapper đến từ chương trình King of Rap. Tương tự vòng 3, kết quả sẽ được quyết định bằng tổng bình chọn của hai giám khảo khách mời và cặp HLV còn lại không có thí sinh tham gia trận đấu đó. Thí sinh giành được điểm trung bình cao hơn sẽ giành chiến thắng trận đấu và nhận thêm số like của người thua trận vào tổng số like của mình. Điều này chỉ xảy ra ở 3 tập đầu. Nhà vô địch trong đêm gala Chung kết (được ghi hình, thay vì truyền hình trực tiếp như trước đây), sẽ nhận được giải thưởng 1 tỷ đồng cùng 1 năm sử dụng miễn phí sản phẩm đến từ nhà tài trợ. Những thí sinh còn lại sẽ trở thành á quân của chương trình.
Tổng quan các mùa thi.
Mùa 1 (2013).
Mùa 1 bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 năm 2013
Thí sinh mùa 1:
Mùa 2: 2014.
Mùa 2 bắt đầu vào ngày 21 tháng 6 năm 2014.
Thí sinh mùa 2:
Nguyễn Hải Khang từng là thí sinh team Thanh Bùi, và dừng chân vòng đối đầu 2013, thua trước Trần Ngọc Duy.
Mùa 3: 2015.
Thí sinh mùa 3:
Nguyễn Trọng Tiến Quang từng là thí sinh team Cẩm Ly và dừng chân vòng đối đầu 2014, thua trước Mai Chí Công.
Trương Nhã Thy từng là thí sinh team Giang Hồ và dừng chân vòng đối đầu 2014, thua trước Hoàng Kim Quỳnh Anh & Cao Lê Hà Trang.
Phạm Phương Khanh từng là thí sinh team Cẩm Ly và dừng chân vòng đối đầu 2014, thua trước Nguyễn Ngọc Anh.
Nguyễn Như Ý là thí sinh team Giang Hồ và dừng chân vòng đối đầu 2014, thua trước Cao Hà Đức Anh.
Mùa 4: 2016.
Mùa 4 bắt đầu vào ngày 23 tháng 7 năm 2016.
Thí sinh mùa 4:
Chiara Falcone từng là thí sinh team Giang Hồ và dừng chân vòng đối đầu 2013, thua trước Tôn Chí Long.
Giang Hoàng Lâm từng là thí sinh team Giang Hồ và dừng chân vòng đối đầu 2015, thua trước Trịnh Nguyễn Hồng Minh.
Nguyễn Ngọc Phụng từng là thí sinh team Dương Khắc Linh và dừng chân vòng đối đầu 2015, thua trước Bùi Hà My.
Nguyễn Ngọc Phương Nhi từng là thí sinh team Hiền Thục và dừng chân vòng đối đầu 2013, thua trước Phạm Nguyễn Linh Lan.
Mùa 5: 2017.
Mùa 5 bắt đầu vào ngày 12 tháng 8 năm 2017. So với các mùa giải trước, sau khi vòng đối đầu kết thúc, các HLV có thể cứu 1 thí sinh của đội khác bị loại sẽ bước tiếp vào vòng Liveshow. Các đêm Liveshow đều được ghi hình từ trước, trừ đêm chung kết trao giải phát sóng trực tiếp.
Thí sinh mùa 5:
Nguyễn Duy Linh từng là thí sinh team Noo Phước Thịnh và dừng chân vòng đối đầu 2016, thua trước Trần Minh Nguyệt
Mùa 6: 2018.
Mùa 6 bắt đầu vào ngày 08 tháng 9 năm 2018. So với mùa giải trước, sau khi kết thúc trận đối đầu, ngoài thí sinh chiến thắng, HLV có quyền bấm nút cứu ngay sau đó nếu thấy 1 trong 2 thí sinh bị loại xứng đáng nhận được cơ hội đi tiếp. Kết thúc vòng đối đầu, mỗi đội có 6 thí sinh đi tiếp vào vòng Liveshow. Các đêm bán kết và chung kết được phát sóng trực tiếp.
Thí sinh mùa 6:
Nguyễn Trần Phương Trúc từng là thí sinh team Hương Tràm - Tiên Cookie và dừng chân vòng đối đầu 2017, thua trước Trần Minh Thư.
Nguyễn Minh Nhật từng là thí sinh của Giọng hát Việt nhí (mùa 5) và dừng chân vòng giấu mặt (vì không được HLV nào bấm chọn).
Trần Ngọc Gia Hân từng là thí sinh team Hương Tràm - Tiên Cookie và dừng chân vòng đối đầu 2017, thua trước Lê Thanh Ngân.
Nguyễn Lê Minh Nguyên từng là thí sinh team Vũ Cát Tường và dừng chân vòng đối đầu 2017, thua trước Đào Nguyễn Hải Bình.
Phạm Ngọc Thiên Thanh từng là thí sinh team Soobin Hoàng Sơn và dừng chân vòng đối đầu 2017, thua trước Trần Quốc Thái.
Phạm Lê Quốc Hưng từng là thí sinh team Vũ Cát Tường và dừng chân vòng đối đầu 2017, thua trước Trần Nguyễn Thanh Thy.
Mùa 7: 2019.
Mùa 7 bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.
Thí sinh mùa 7:
Lương Trương Quỳnh Anh từng là thí sinh của Giọng hát Việt nhí (mùa 6) và dừng chân vòng giấu mặt (vì không được HLV nào bấm chọn).
Lê Ngọc Thảo Lam từng là thí sinh của Giọng hát Việt nhí (mùa 6) và dừng chân vòng giấu mặt (vì không được HLV nào bấm chọn).
Mùa 8: New Generation 2021.
Mùa 8 bắt đầu vào ngày 3 tháng 1 năm 2021 với tên gọi mới là "New Generation".
Thí sinh mùa 8:
Châu Sở Hân từng là thí sinh team Dương Khắc Linh - Phạm Quỳnh Anh và dừng chân vòng đối đầu 2019, thua trước Lương Trương Quỳnh Anh.
Ngô Minh Hằng từng là thí sinh team Dương Khắc Linh - Phạm Quỳnh Anh và dừng chân top 6 chung cuộc 2019.
Võ Phan Mai Khôi từng là thí sinh team Giang Hồ và dừng chân vòng đối đầu 2018, thua trước Lý Nguyễn Gia Hân.
Nguyễn Phan Quỳnh Anh từng là thí sinh team Soobin Hoàng Sơn - Vũ Cát Tường và dừng chân vòng đối đầu 2018, thua trước Nguyễn Minh Nhật.
Võ Nguyên Ngọc Nhi từng là thí sinh team Hương Giang - Dương Cầm và dừng chân top 9 chung cuộc 2019.
Tạm dừng phát sóng.
Giọng hát việt nhí đã có một số lần phải tạm ngừng hoặc thay đổi kế hoạch ghi hình và phát sóng theo kế hoạch do trùng thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt và phát sóng trở lại sau đó bảy ngày.
Cụ thể: | 1 | null |
Alfred August Ludwig Gottfried Keßler, kể từ năm 1882 von Keßler (13 tháng 1 năm 1833 tại Luxembourg – 10 tháng 8 năm 1907 tại Bullay) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.
Tiểu sử.
Ông là con trai của Thượng tá Phổ Johann Friedrich August Keßler (1806 – 1878) và người vợ của ông này là Luise Emilie Karoline, tên khai sinh là Brée (1814 – 1841).
Sau khi học trường đồn binh ("Garnisonschule") và trung học ("Gymnasium") ở Trier, ông nhập học trường thiếu sinh quân tại Bensberg và Berlin. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1851, Keßler nhập ngũ quân đội Phổ với quân hàm Thiếu úy trong Ban thanh tra pháo binh 2. Vài ngày sau, ông được chuyển sang biên chế của Khoa Công binh 8. Về sau này, ông được bổ nhiệm chức Trưởng khoa trong Bộ Tổng tham mưu với cấp bậc Thiếu tướng. Để ghi nhận những cống hiến của ông đối với Nhà nước Phổ, ông được liệt vào hàng khanh tướng tại Potsdam vào ngày 27 tháng 5 năm 1882. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1886, Keßler ban đầu được giao quyền chỉ huy ("Führung") Sư đoàn số 28, trước khi được lên quân hàm Trung tướng vào ngày 18 tháng 9 và lãnh chức Tư lệnh sư đoàn vào ngày 4 tháng 12 năm 1886. Keßler giữ chức vụ này cho đến ngày 23 tháng 3 năm 1890 rồi được đổi làm Tướng thanh tra của "hệ thống giáo dục và rèn luyện quân sự". Đồng thời, ông trở thành một thành viên cố định trong Ủy ban quốc phòng ("Landes-Verteidigungskommission") vào ngày 28 tháng 4 năm 1890. Với cấp bậc Thượng tướng Bộ binh (kể từ ngày 20 tháng 9 năm 1890), vào ngày 20 tháng 1 năm 1898, Keßler về hưu, đồng thời được phong chức vị danh dự của đội thiếu sinh quân.
Để ghi nhận những đóng góp to lớn của ông, Keßler được trao tặng Huân chương Vương miện hạng nhất vào ngày 20 tháng 8 năm 1889, rồi được tặng thưởng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ với Bó sồi vào ngày 8 tháng 9 năm 1893.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 1860, tại Koblenz, Keßler kết hôn với Marie, tên khai sinh là Werner (sinh năm 1837). Cặp đôi sinh sống tại Bullay, nơi ông từ trần vào ngày 10 tháng 8 năm 1907. Cuộc hôn nhân đã mang lại cho họ sáu người con, trong đó có nhà quân sự và ngoại giao Đức Friedrich von Keßler (1875 – 1933). | 1 | null |
UEFA Super Cup 2001 là trận tranh Siêu cúp bóng đá châu Âu giữa đội vô địch Champions League Bayern München và đội vô địch UEFA Cup Liverpool. Trận đấu diễn ra vào ngày 24 tháng 8 năm 2001, tại sân Stade Louis II của Monaco.
Trận đấu kết thúc với tỷ số 3-2, phần thắng nghiêng về Liverpool. Ba bàn của Liverpool được thực hiện bởi John Arne Riise, Emile Heskey và Michael Owen. Hasan Salihamidzic và Carsten Jancker là những người ghi bàn cho Bayern. | 1 | null |
Beriev A-40 Albatros (còn gọi là Be-42, tên mã NATO: Mermaid (có nghĩa là "Nàng tiên cá") là một loại tàu bay lưỡng cư động cơ phản lực, do Công ty máy bay Beriev thiết kế dành cho nhiệm vụ chống tàu ngầm. Dự định sẽ thay thế cho loại Beriev Be-12 và Ilyushin Il-38, đề án đã bị hủy bỏ ngay sau khi một mẫu thử được chế tạo hoàn thiện 70%, do Liên Xô sụp đổ.
Biến thể.
A-40
A-40M
A-40P
A-40PM (còn gọi là Be-40P)
Be-40PT
A-42 (còn gọi là Be-42)
A-44
A-42PE | 1 | null |
Giọng hát Việt nhí (mùa 1) là cuộc thi ca hát tương tác truyền hình thực tế, bắt đầu từ ngày 1 tháng 6 năm 2013 trên sóng VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được mua bản quyền và sản xuất theo khuôn mẫu chương trình truyền hình Hà Lan "The Voice Kids of Holland" theo giấy phép độc quyền của Talpa dành cho các bạn nhỏ trong độ tuổi từ 9 đến 15. Chương trình là sản phẩm phối hợp giữa Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Quảng cáo Cát Tiên Sa.
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2013, bốn giám khảo cho mùa đầu tiên đã được chọn, gồm 3 đội (có 2 giám khảo 1 đội). Đó là Hồ Hoài Anh, Lưu Hương Giang, Thanh Bùi và Hiền Thục. Hồ Hoài Anh và Lưu Hương Giang là hai huấn luyện viên ở cùng một đội. Họ sẽ dẫn dắt một nhóm gồm 15 người.
Thí sinh Quang Anh giành giải quán quân của mùa thi, nhận được giải thưởng 500 triệu đồng Việt Nam và một hợp đồng thu âm với hãng ghi âm Universal Republic cùng nhiều giải thưởng phụ khác.
Vòng Blind Audition (Giấu mặt).
Trong vòng giấu mặt, các huấn luyện viên sẽ tiến hành "tuyển quân" để tìm cho mình một đội 15 người. Các huấn luyện viên sẽ ngồi quay lưng lại với thí sinh và không được biết bất cứ thông tin gì của thí sinh trừ giọng hát. Khi họ thấy muốn "tuyển" thí sinh đó vào đội thì phải nhấn nút "TÔI CHỌN BẠN" trong khi phần thi của thí sinh chưa kết thúc. Nếu chỉ một huấn luyện viên quay lại, thí sinh sẽ về đội người đó. Nếu có nhiều huấn luyện viên quay lại, thí sinh được phép chọn lựa huấn luyện viên mình thích và huấn luyện viên cũng được phép dùng mọi cách để "chiêu mộ nhân tài" cho đội của mình. Huấn luyện viên đã đầy chỗ sẽ dừng tuyển trong khi các huấn luyện viên khác tiếp tục. Vòng giấu mặt kết thúc ngay khi tất cả các huấn luyện viên dừng tuyển vì đủ chỗ.
Vòng giấu mặt được phát sóng từ 01/06/2013 đến ngày 29/06/2013.
Vòng Battle (Đối đầu).
15 thí sinh trong mỗi đội sẽ được chia ra thành 5 trận đấu đối đầu, mỗi trận đối đầu có 3 đối thủ. Mỗi nhóm sẽ trình bày một ca khúc được tập luyện từ trước trên sân khấu dưới sự huấn luyện của huấn luyện viên chủ quản và cố vấn của huấn luyện viên đó. Sau khi lên sân khấu thể hiện xong bài hát đối đầu đã được tập luyện cùng huấn luyện viên và cố vấn, huấn luyện viên chủ quản sẽ xứng danh 1 thí sinh xuất sắc nhất trong 3 đối thủ của mỗi nhóm là người chiến thắng và có quyền đi tiếp vào vòng trong. Như vậy, sau khi vòng Đối đầu kết thúc, mỗi đội sẽ còn lại 5 thí sinh.
Danh sách cố vấn âm nhạc của các đội trong vòng đối đầu
Vòng Liveshow (Biểu diễn trực tiếp).
Liveshow 1 (27/07/2013) + Liveshow 2 (03/08/2013).
Ở hai liveshow này, mỗi thí sinh thể hiện một bài hát đơn ca trên sân khấu với 9 thí sinh ở liveshow 1 và 6 thí sinh của liveshow 2. Cổng bình chọn được mở cho cả 15 thí sinh sau khi liveshow 1 kết thúc. Khán giả có 2 tuần để bình chọn. Kết quả được công bố tại liveshow 3. 1 thí sinh được khán giả bình chọn nhiều nhất và 1 thí sinh do huấn luyện viên chọn sẽ đi tiếp vào liveshow 4. 3 thí sinh còn lại của mỗi đội sẽ phải biểu diễn một lần nữa trên sân khấu (hát sing off) và chỉ một thí sinh được lọt vào vòng tiếp theo.
Tập phát sóng đặc biệt (10/08/2013).
Sau đêm liveshow 2, chương trình đã phát sóng một tập đặc biệt. Đây không phải là một đêm thi mà là tập để khán giả có thể thấy được cuộc sống đời thường cũng như những tâm tư tình cảm, suy nghĩ và cảm xúc của các thí sinh lọt vào vòng hát trực tiếp.
Liveshow 3 (17/08/2013).
Sau khi công bố kết quả người được khán giả bình chọn nhiều nhất và người được huấn luyện viên chọn đi tiếp vào Liveshow 4 của mỗi đội ở đầu chương trình, 3 thí sinh còn lại của 3 đội (9 thí sinh tổng cộng) sẽ hát Sing-off để giành 1 chiếc vé cuối cùng của mỗi huấn luyện viên để bước tiếp vào Liveshow 4.
Liveshow 4 (24/08/2013).
3 thí sinh của mỗi đội (tổng cộng 9 thí sinh) vượt qua đêm liveshow 3 sẽ trình diễn ở liveshow 4 và trình diễn thêm một ca khúc nữa ở liveshow 5. Cuối đêm liveshow 5 sẽ công bố kết quả 1 người duy nhất trong 3 thành viên của mỗi đội lọt tiếp vào đêm thi chung kết năm nhờ tổng số phiếu bình chọn của khán giả và điểm thi của huấn luyện viên cộng lại (tổng số điểm huấn luyện viên cộng cho mỗi thí sinh phải bằng 100, ví dụ: 33 - 33 - 34, 40 - 30 - 30...). Liveshow 4 là show không loại.
Liveshow 5 (31/08/2013).
Tại đêm Liveshow 5, các thí sinh sẽ trình bày thêm 1 bài hát nữa. Kết quả được đánh giá qua 2 bài hát ở Liveshow 4 và Liveshow 5 được xác định bởi tổng điểm % khán giả bình chọn cộng với % điểm huấn luyện viên cho mỗi thí sinh, thí sinh có tổng điểm cao nhất mỗi đội sẽ đi thẳng vào chung kết năm, hai thí sinh còn lại phải dừng cuộc chơi ở vòng bán kết.
Liveshow 6 (07/09/2013).
Mỗi đội có 1 thí sinh xuất sắc nhất trình diễn trong đêm chung kết năm với 3 phần thi: Hát đơn ca, hát song ca với Huấn luyện viên của mình, hát tốp ca với top 5 thí sinh cuối cùng của đội. Thí sinh chiến thắng là người nhận được bình chọn cao nhất từ phía khán giả và được vinh danh là Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên. | 1 | null |
Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc (, "quốc gia hàng thiên cục", tiếng Anh China National Space Administration CNSA) là một cơ quan không gian quốc gia của cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, đảm nhiệm chương trình không gian quốc gia. Cơ quan này chịu trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các hoạt động không gian. | 1 | null |
Gustav Freiherr von Buddenbrock (10 tháng 3 năm 1810 tại Lamgarden, Landkreis Rastenburg ở Đông Phổ – 31 tháng 3 năm 1895 tại Düsseldorf) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.
Tiểu sử.
Ông sinh năm 1810, và khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình trong đội thiếu sinh quân. Vào năm 1827, ông nhập ngũ quân đội Phổ với quân hàm Thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh số 21. Kể từ năm 1838, ông giữ một số chức vụ sĩ quan phụ tá vào năm 1848, ông là sĩ quan phụ tá của Sư đoàn số 4, tham gia trong chiến dịch trấn áp quân nổi dậy tại tỉnh Posen. Vào năm 1853, ông được thuyên chuyển vào Bộ Tổng tham mưu, và đến năm 1856, sau khi được thăng cấp Thiếu tá, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn số 13.
Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, Buddenbrock, giờ được lên quân hàm Đại tá, được lãnh chức Tư lệnh của Trung đoàn Bộ binh số 53 (Westfalen 5). Ông đã chỉ huy Đội xung kích số 4 ("4. Sturmkolonne") tham gia trong trận đột chiếm Düppel vào ngày 18 tháng 4 năm 1864. Do đợt tấn công thắng lợi, ông đã được tặng thưởng Huân chương Quân công – huân chương cao quý nhất của Phổ. Trong cuộc chiến tranh này, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 28, và đã tham gia trong trận Alsen vào ngày 29 tháng 6.
Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ông được chuyển vào Lữ đoàn Bộ binh số 2 tại Danzig. Với đơn vị này, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1866, với cấp bậc Thiếu tướng, ông chỉ huy Sư đoàn số 1 tham gia trong trận Trautenau. Ông lãnh đạo cuộc tấn công của 8 tiểu đoàn vào quân cánh phải của Áo trên các ngọn đồi ở phía sau thành phố Trautenau, trong đó quân Phổ bị thiệt hại nặng nề nhưng cuối cùng đã giành thắng lợi. Tuy nhiên, đến đêm, trước các đợt phản công quyết liệt của người Áo, quân ông phải từ bỏ vị trí mà họ đã chiếm được. Trận chiến đã kết thúc với tổn thất là 1.000 quân Phổ và hơn 4.700 quân Áo.
Vào ngày 26 tháng 1 năm 1867, ông được phong quân hàm Trung tướng và lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn số 6. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), sư đoàn dưới quyền chỉ huy của ông là một phần thuộc biên chế của Quân đoàn III dưới quyền Constantin on Alvensleben trong Tập đoàn quân số 3 do Vương thân Friedrich Karl thống lĩnh. Trên cương vị này, ông đã chỉ huy sư đoàn của mình tham gia cùng với Sư đoàn số 5 trong trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8 năm 1870. Sư đoàn của ông đã được lệnh đánh chiếm Vionville và Flavigny. Tuân thủ mệnh lệnh, ông khai triển pháo binh của mình trên cao điểm Tronville và sau một thời gian pháo kích, ông xua bộ binh của mình tấn công. Quân Phổ chỉ làm chủ được các cao điểm sau một cuộc giao chiến ác liệt, nhưng một khi đã chiếm được các cao điểm rồi, họ chiếm luôn các ngôi làng Vionville và Flavigny mà không vấp phải sự chống đối đáng kể. Nhờ thắng lợi tại Vionville, sư đoàn của ông đã bắt được liên lạc với Sư đoàn số 5 do Ferdinand von Stülpnagel chỉ huy về bên phải, qua đó tạo thế trận phòng ngự vững chắc cho quân đội Phổ - Đức. Trong suốt buổi chiều, ông cầm cự được vị trí của mình trước các cuộc tấn công của toàn bộ Quân đoàn VI của Pháp. Chính trong cuộc phòng thủ này, "cuộc tấn công tử thần của lữ đoàn Bredow" nổi danh đã diễn ra. Trong ngày hôm đó, Sư đoàn số 6 chịu thương vong 159 sĩ quan và 3.412 binh lính.
Sau trận đánh khốc liệt này, ông đã tham gia trong cuộc vây hãm Metz và vào đầu năm 1871, ông lại tham chiến trong trận Le Mans.
Vì những cống hiến của ông trong cuộc chiến, ông đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng nhất và Lá sồi gắn vào Huân chương Quân công.
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc thành phố Königsberg, thủ phủ tỉnh Đông Phổ, nhưng vào năm 1872 ông nghỉ hưu. 23 năm sau, ông từ trần ngày 31 tháng 3 năm 1895 ở Düsseldorf. | 1 | null |
Comes Bonifacius (Anh hóa là bá tước Boniface) (mất năm 432) là một vị tướng La Mã và thống đốc của giáo khu châu Phi. Cùng với đối thủ của mình, Flavius Aëtius, ông đôi khi được gọi là "người La Mã cuối cùng."
Sau khi Hoàng đế Honorius qua đời vào năm 423, "primicerius notariorum" Joannes đã được đưa lên ngôi. Tuy nhiên, Bonifacius từ chối công nhận ông ta, và ngăn chặn các chuyến tàu chứa đầy ngũ cốc từ châu Phi đến Italia. Sau một cuộc nổi dậy ở Gaul, và một cuộc nổi loạn của tướng Aëtius, Joannes đã bị lật đổ, Valentinianus III, cháu trai của Honorius, đã được Hoàng đế Đông La Mã, Theodosius II, đưa lên làm hoàng đế. Bonifacius đã ủng hộ ông ta, và nối lại việc vận chuyển ngũ cốc.
Dưới ảnh hưởng của Aëtius, hoàng thái hậu Galla Placidia đã kết tội Bonifacius âm mưu chống lại nhà vua. Tuy nhiên, thay vì đầu hàng để có thể bị xử tử, Bonifacius đã kêu gọi sự hỗ trợ của lính đánh thuê Vandal lính đánh thuê từ Hispania. Toàn bộ bộ tộc này sau đó đã di cư ồ ạt tới châu Phi. Tuy nhiên, vào lúc họ đến nơi, Bonifacius đã được Placidia sủng ái trở lại, và bà đã ban cho ông tước hiệu Patricius. Ông đã thông báo cho người Vandal rằng sự phục vụ của họ đã là không còn cần thiết nữa, nhưng thay vì quay trở lại cho Hispania, họ đã nổi loạn và đánh đuổi đế quốc La Mã ra khỏi châu Phi. Người Vandal sau đó sẽ cai trị giáo khu này cho đến khi người đông La Mã dưới quyền Flavius Belisarius chiếm lại nó vào năm 534.
Bonifacius đã được triệu hồi về Ý trước khi người Vandal chiếm đóng tỉnh này, và được thăng lên cấp bậc "magister militum praesentalis" và địa vị Patricius. Lo sợ rằng bản thân mình sẽ bị bãi miễn, Aëtius và đội quân lính đánh thuê người Đức đã tiến đánh Bonifacius, và bất ngờ tấn công Ý, kết quả là trận Ravenna (432), mà Bonifacius giành được chiến thắng, mặc dù bản thân ông bị trọng thương. Ông qua đời vài tháng sau đó và được thay thế bởi Sebastianus, người con rể của mình. Tuy nhiên, Aëtius sẽ lật đổ Sebastianus vào năm sau và trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của đế quốc Tây La Mã. | 1 | null |
New York Giants là một đội bóng bầu dục chuyên nghiệp của Mỹ có trụ sở tại East Rutherford, New Jersey, và là đội đại diện khu vực đô thị New York. New York Giants hiện đang là thành viên của National Football Conference (NFC) thuộc National Football League (NFL). Sân nhà của đội là sân vận động MetLife ở East Rutherford, New Jersey cùng sân với đội New York Jets. Từ năm 2013, New York Giants sẽ tập trung huấn luyện mùa hè tại Timex Performance Center nằm trong khu liên hợp thể thao Meadowlands. | 1 | null |
Trận Cức Bồ (chữ Hán: 棘蒲之戰, Hán Việt: "Cức Bồ chi chiến"), là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc với sự tham gia của ba nước chư hầu là Ngụy, Triệu và Sở.
Quá trình chiến tranh.
Năm 383 TCN, nước Triệu xây thành ở Cương Bình, chuẩn bị đem quân tiến công nước Vệ. Nước Vệ sai sứ đến Ngụy cầu cứu. Nước Ngụy xuất binh cứu Vệ, đánh bại quân nước Triệu ở Thố Đài.
Sang năm 382 TCN, Ngụy Vũ hầu sai sứ sang nước Tề, định ước liên minh cùng nhau đánh Triệu, tiến công và chiếm Cương Bình, sau đó tiến thẳng đến Trung Mưu của Triệu. Nước Triệu cầu cứu nước Sở.
Năm 381 TCN, Sở Điệu vương cử Ngô Khởi dẫn binh cứu Triệu, giao chiến với quân nước Ngụy ở Châu Tây, đánh bại quân Ngụy, sau đó vượt qua Đại Lương, đóng ở Lâm Trung, sau đó tiến về phía lưỡng ngạn Hoàng Hà, giao chiến với quân Ngụy ở Cức Bồ. Quân Ngụy chống đỡ yếu ớt và nhanh chóng bị đánh bại trước liên quân Sở-Triệu. Quân nước Triệu thừa thắng tiến quân chiếm Cức Bồ và Hoàng Thành của nước Ngụy. Cuộc chiến Cức Bồ kết thúc với thắng lợi thuộc về liên quân Sở-Triệu. | 1 | null |
Sống thuyền, sống đáy hay la ký là một phần cơ bản của lòng thuyền giúp trong việc củng cố khung thuyền cùng tác động đến thủy động lực của con thuyền.
Sống thuyền và cấu trúc.
Về mặt cấu trúc thì sống thuyền là bộ phận đầu tiên được ráp khi đóng tàu. Sống thuyền chạy dọc chiều dài con thuyền ở trục giữa từ mũi đến lái, tạo lực chính cho khung thuyền.
Khi bị hư hại như trong trường hợp thuyền mắc cạn thì sống thuyền bị lực ép quá hạn có thể gãy, khiến con thuyền sẽ vỡ ra từng mảnh, muốn sửa chữa thì không khác gì đóng một con thuyền mới vậy. Con thuyền gãy sống có thể bị liệt vào hạng phế thải.
Sống thuyền và động lực.
Sống thuyền còn có chức năng giữ thăng bằng cho con thuyền, giảm sức sóng nhồi và làm con thuyền dễ điều khiển hơn. Sống thuyền giúp giảm thiểu thuyền bị lật ngang. | 1 | null |
Trận Hàm Cốc lần thứ hai (chữ Hán: 函谷關之戰, Hán Việt: "Hàm Cốc quan chi chiến"), là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc nhằm chống lại Tần ở phía tây, kéo dài ba năm từ 298 TCN đến 296 TCN của ba nước chư hầu Sơn Đông là Tề, Ngụy và Hàn.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Giữa thời Chiến Quốc, hai nước Tần và Tề phát triển lớn mạnh, trở thành hai chư hầu mạnh nhất tại Trung Quốc. Sau khi đánh bại quân nước Sở ở trận chiến Thùy Sa (301 TCN), quân Tề bắt đầu thực hiện kế hoạch đánh Tần.
Năm 299 TCN, nước Tần thi hành chính sách liên hoành với nước Triệu, cắt đứt quan hệ với Tề, khiến Tề quyết định hợp tung cùng Ngụy, Hàn chống Tần, trong khi đó quân Tần được sự trợ giúp của nước Triệu.
Năm 298 TCN, liên quân ba nước dưới sự chỉ huy của tướng quốc nước Tề là Mạnh Thường Quân tiến đánh cửa ải Hàm Cốc của Tần, buộc quân Tần rút vào cố thủ không dám ra. Sang năm 297 TCN, liên quân ba nước thừa thắng tiếp tục tấn công. Đến năm 296 TCN liên quân đại thắng quân Tần ở Hàm Cốc, rồi tràn sang chiếm thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương đành phải cầu hòa, lấy đất Vũ Toại trả cho nước Hàn và Phong Lăng trả cho nước Ngụy.
Trong khi đó tại nước Yên, Yên Chiêu vương căm thù nước Tề, chỉ nuôi chí báo thù Tề chứ không liên minh với Tề. Sau khi đánh bại quân nước Tần, tướng Tề là Khuông Chương tập hợp liên quân tiến sang nước Yên, đánh bại quân Yên. Trận chiến Hàm Cốc lần thứ hai kết thúc với thắng lợi dành cho liên quân ba nước Tề, Ngụy, Hàn.
Chiến thắng ở Hàm Cốc đã giúp củng cố thế lực của nước Tề, khiến Tề tiếp tục duy trì địa vị bá chủ ở phía đông, trong khi hai nước Hàn, Ngụy lại trở thành mục tiêu báo thù của Tần, dẫn đến trận đại chiến ở Y Khuyết hai năm sau. | 1 | null |
Họ Bướm Phượng.
Bướm cam đuôi dài.
"Bướm cam đuôi dài" hay còn gọi là Papilio polytes Linnaeus. Chúng sống phổ biến trong rừng thứ sinh, các vùng đất canh tác, vườn và bìa rừng
Sải cánh: 90 - 100mm. Bướm cái thường to hơn bướm đực
Bướm đực: Cánh trước nền màu đen,có một số đốm màu xanh đọt chuối. Cánh sau có đốm trắng xanh. Mặt dưới gần giống mặt trên, các gân cánh rõ hơn.
Bướm cái: Có hình dạng tương tự bướm đực, góc cánh trước có màu đen đậm, cánh sau có một hàng đốm hình liềm ở dưới viền màu đỏ.
Bướm phượng cam.
"Bướm phượng cam" hay còn gọi là "Papilio demoleus". Chúng sống phổ biến trong các vườn cam vì chúng rất thích hoa cam và hoa chanh
Sải cánh: 80 - 100mm. Bướm cái tương tự bướm đực.
Mặt trên: Nền cánh màu đen với các mảng đốm màu vàng nghệ. Cánh trước có một băng gồm các mảng màu vàng và một hàng đốm màu vàng ở rìa cánh. Cánh sau tiếp nối với băng giữa cánh ở bờ trên, có hai điểm mắt, một điểm ở sát bờ trên, một điểm ở bờ dưới có màu đỏ
Mặt dưới: Giống mặt trên, nhưng màu nhạt hơn
Bướm phượng đen.
"Bướm phượng đen" hay còn gọi là "Papilio polytes". Chúng sống phổ biến ở nhiều nơi, chủ yếu trong rừng, bờ sông, suối, ít gặp ở sinh cảnh do con người tạo ra
Sải cánh: 110 - 130mm. Bướm cái tượng tự bướm đưc, là loài bướm lớn.
Mặt trên: Cánh trước màu đen đậm, có một hàng đốm trắng nhỏ ở vùng ngọn cánh. cánh sau có một băng màu vàng ở giữa cánh
Mặt dưới: Tương tự mặt trên nhưng gân cánh rõ hơn, băng màu vàng ở mặt trên thành màu trắng, có một hàng đốm màu đỏ xung quanh viền cánh.
Bướm phượng Pa-ri.
"Bướm phượng Pa-ri" hay còn gọi là "Papilio paris". Chúng bay rất nhanh, dễ dàng gặp ở bờ cát gần sông, suối, thường gặp ở thảm thực vật thứ sinh trong rừng. Bướm bị thu hút bởi phân thải của chim và thú, tụ tập ở cây long não và các cây khác.
Sải cánh: 90 - 140mm. Bướm cái tương tự bướm đực.
Mặt trên: Cánh trước lượn sóng, màu đen phủ ánh xanh biếc. cánh sau có một màu xanh da trời ở khoảng giữa cánh, một đốm màu đỏ tâm đen ở bờ dưới, ở giữa rìa cánh có đuôi rất đẹp và phủ ánh xanh biếc.
Mặt dưới: Tương tự mặt trên nhưng ánh xanh biếc ít đi. Cánh sau chỉ có một hàng đốm màu đỏ (bảy đốm) xếp ở vùng viền cánh.
Bướm phượng lớn.
"Bướm phượng lớn" hay còn gọi là "Papilio memnon". Chúng được đặt tên theo kích thước của cơ thể. Hay gặp ở nơi chống trải, thức ăn chư yếu là các cây rừng.
Sải cánh: 120 - 150mm. Bướm đực và bướm cái khác nhau.
Bướm đực:
Bướm cái
Bướm phượng thân hồng.
"Bướm phượng thân hồng" hay còn gọi là "Papilio nephelus". Sống chủ trong rừng, các bờ sông, suối. Thức ăn chủ yếu là cây rừng.
Sải cánh: 110 - 130mm. Bướm cái tương tự bướm đực.
Mặt trên: Nền cánh màu nâu đen, cánh trước lượn sóng, cánh sau hơi lượn răng cưa.
Mặt dưới: Cánh trước màu nhạt hơn, ở vùng ngọn cánh có màu trắng bạc. Dưới tìa cánh sau có đốm hình liềm màu vàng.
Bướm đuôi kiếm.
"Bướm đuôi kiếm" hay còn gọi là "graphium antiphates". Chúng thường đậu trên nền đất ẩm, ưa sáng, thích những nơi trống trải, thức ăn là một số cây họ na
Sải cánh: 80 - 95mm. Bướm cái tương tự bướm đực. Bướm bay rất nhanh và linh hoạt, được đặt tên là bướm đuôi kiếm vì có đuôi hình kiếm.
Mặt trên: Vùng ngọn cánh trước tô đen và có năm băng màu vàng nhạt xếp xát nhau, vùng giữa cánh màu vàng nhạt, bợ trên được tô đen tạo các răng cưa lõm sâu vào trong cánh. Cánh sau có nền màu vàng nhạt, rìa cánh lượn răng cưa, ở giữa có đuôi dài rất đẹp, vùng giữa cánh có các vảy hình liềm màu nâu nhạt.
Mặt dưới: Cánh trước tương tự mặt trên, cánh sau có dấu vết phức tạp, thường màu sậm hơn.
Bướm đuôi chim.
"Bướm đuôi chim" hay còn gọi là "Graphium agamemon". Chúng được đặt tên vì có đuôi như đuôi chim. Thường gặp ở các cây thuộc chi Hoa dẻ
Sải cánh: 90 - 120mm. Bướm cái có kích thước lớn và đuôi cánh dài hơn bướm đực.
Mặt trên: Cánh trước có nền màu đen, các đốm màu xanh lá cây tủa ra từ gốc (bốn hàng) và hội tụ ở ngọn cánh, một chạy sát viền cánh). Từ gốc cánh, hai thanh màu xanh tủa ra tù gốc tới bờ dưới.
Mặt dưới: Nền cánh màu nâu xám nhạt, các đốm và thanh màu xanh lá cây tương tự mặt trên.
Bướm chai xanh.
"Bướm chai xanh" hay còn gọi là "Graphium sarpedon". Chúng thường gặp trong vườn và có thể lẫn với các loài khác ở gần sông, suối.
Sải cánh: 80 - 90mm. Bướm cái tương tự bướm đực nhưng màu nhạt hơn và kích thước cánh thường to hơn. Thức ăn ưa thích thuộc họ Long não, Màng tang, Bơ...
Mặt trên: Nền cánh trước màu đen, có một băng giữa cánh màu xanh ngọc chạy từ ngọn cánh cho đến khi chạm bờ cánh sau. Cánh sau có một băng giữa nối tiếp băng của cánh trước nhưng nhỏ dần, sát viền cánh là đốm hình liềm màu xanh ngọc.
Mặt dưới: Tương tự mặt trên, nền cánh có màu nhạt hơn, băng giữa cánh và đốm hình liềm có màu trắng | 1 | null |
Chiến tranh Algérie hay còn được gọi là Chiến tranh giành độc lập Algérie hoặc là Cách mạng Algérie ( "Ath-Thawra Al-Jazā'iriyya"; , "Chiến tranh Algérie") là một cuộc chiến tranh giữa Pháp và các lực lượng đòi độc lập cho Algérie, diễn ra từ năm 1954 đến năm 1962, kết quả là Algérie đã giành độc lập từ Pháp. Đây là một cuộc chiến tranh tổng hợp, là điển hình của hình thức chiến tranh du kích, khủng bố dân thường và tra tấn từ cả hai bên, và các hoạt động chống khủng bố của quân đội Pháp. Đây thực chất cũng là một cuộc nội chiến giữa những người Algérie trung thành với Pháp và những người Algérie Hồi giáo muốn độc lập. Bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 năm 1954 với việc Mặt trận Giải phóng Quốc gia (National Liberation Front-FLN) thực hiện vụ tấn công Toussaint Rouge ("lễ Các Thánh đỏ"), cuộc xung đột đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Pháp, khiến Đệ tứ Cộng hòa Pháp (1946-1958) sụp đổ và được thay thế bằng Đệ ngũ Cộng hòa Pháp với quyền lực tổng thống được tăng cường. Quân đội Pháp đã sử dụng các phương pháp tàn bạo nên đã không chiếm được sự hợp tác ở Algeria, đồng thời cũng không giành được sự ủng hộ ở chính mẫu quốc Pháp và làm mất uy tín của Pháp ở hải ngoại. Khi chiến tranh kéo dài, công chúng Pháp dần dần chống lại cuộc chiến và nhiều đồng minh quan trọng của Pháp, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã chuyển từ ủng hộ Pháp sang bỏ phiếu trắng trong cuộc tranh luận của Liên Hợp Quốc về Algeria.
Sau các cuộc biểu tình lớn ở Algiers và một số thành phố khác ủng hộ độc lập (1960) và một nghị quyết của Liên Hợp Quốc công nhận quyền độc lập, Charles de Gaulle, Tổng Thống đầu tiên của Đệ ngũ Cộng hòa, quyết định mở một loạt các cuộc đàm phán với FLN. Những điều này đã kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Évian vào tháng 3/1962. Một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 8 tháng 4 năm 1962 để cử tri Pháp phê chuẩn Hiệp định Évian. Kết quả cuối cùng là 91% ủng hộ việc phê chuẩn thỏa thuận này và vào ngày 1 tháng 7, Hiệp định đã được trưng cầu dân ý lần thứ hai tại Algeria, nơi 99.72% đã bỏ phiếu cho độc lập và chỉ 0.28% chống.
Việc rút quân theo kế hoạch của Pháp đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhà nước. Điều này bao gồm nhiều nỗ lực ám sát khác nhau của de Gaulle cũng như một số nỗ lực đảo chính quân sự. Hầu hết được thực hiện bởi (OAS), một tổ chức ngầm được thành lập chủ yếu từ các quân nhân Pháp hỗ trợ một Algeria thuộc Pháp, đã thực hiện một số lượng lớn các vụ đánh bom và giết người ở Algeria và ở mẫu quốc để ngăn chặn kế hoạch độc lập.
Sau khi giành được độc lập vào năm 1962, 900,000 người Algeria gốc Âu ("") đã trốn sang Pháp trong vòng vài tháng vì sợ FLN trả thù. Chính phủ Pháp đã không chuẩn bị để nhận một số lượng lớn người tị nạn như vậy, gây ra tình trạng hỗn loạn ở Pháp. Phần lớn người Hồi giáo Algeria từng làm việc cho người Pháp đã bị tước vũ khí và bị bỏ lại phía sau, vì hiệp định giữa Pháp và Algeria tuyên bố rằng không có hành động nào có thể chống lại họ. Tuy nhiên, Harki nói riêng, đã từng là phụ trợ với quân đội Pháp, được coi là kẻ phản bội và nhiều người đã bị sát hại bởi các FLN hoặc bởi đám đông không đưa ra xét xử, thường sau khi bị bắt cóc và tra tấn. Khoảng 90,000 người đã trốn sang Pháp, một số với sự giúp đỡ từ các sĩ quan Pháp đã hành động chống lại mệnh lệnh, và ngày nay họ và con cháu của họ tạo thành một phần đáng kể của dân số Algeria-Pháp.
Tên gọi.
Thuật ngữ được Pháp sử dụng vào thời điểm đó là "sự kiện Algeria", mặc dù cụm từ "Chiến tranh Algeria" được sử dụng phổ biến hơn. Thuật ngữ "Hoạt động thực thi pháp luật ở Algeria" cũng được sử dụng. Thuật ngữ "Chiến tranh Algeria" không được chính thức áp dụng ở Pháp cho đến ngày 18 tháng 10 năm 1999.
Tóm tắt.
Chiến tranh Algeria là một phần phong trào phi thực dân hóa có ảnh hưởng đến các đế quốc phương Tây sau Thế chiến thứ hai. Đó là một phần cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc dẫn đến việc kết thúc ảnh hưởng xã hội đôi khi mang tính đối kháng của Algeria thuộc Pháp.
Cuộc chiến chủ yếu là đối đầu giữa Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN), mặt trận nổi dậy và quân đội vũ trang Quân đội Giải phóng Quốc gia (ALN, gồm các mujahedin, quân nhân, moussebil, v.v.), chống lại quân đội Pháp (bao gồm các đội quân tinh nhuệ (lính dù, lính lê dương), lính goumier Maroc cho đến năm 1956, Hiến binh cơ động, CRS, lính nghĩa vụ hoặc lực lượng Hối giáo hỗ trợ).
Từ năm 1954 đến năm 1962, 1,101,580 lính nghĩa vụ và 317,545 quân nhân tại ngũ (1,419,125 binh sĩ) đã được gửi đến Algeria. Hơn nữa, theo Jacques Frémeaux, vào cuối năm 1960, có tới 200,000 người Hồi giáo Algeria (50,000 quân chính quy và 150,000 quân hỗ trợ) đã chiến đấu bên phía Pháp cùng lúc, "nhiều hơn những gì ALN đưa ra". Theo Charles-Robert Ageron, những con số "thổi phồng" khác được đưa ra nhằm mục đích tuyên truyền.
Cuộc xung đột tăng gấp đôi như một cuộc chiến tranh dân sự và ý thức hệ trong hai cộng đồng, làm nảy sinh các làn sóng tấn công, ám sát và thảm sát liên tiếp trên cả hai bờ Biển Địa Trung Hải. Về phía Algeria, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực trong đó FLN giành chiến thắng trước các đảng đối địch Algeria, đặc biệt là Phong trào Quốc gia Algeria (MNA), và một chiến dịch đàn áp những người Algeria thân Pháp ủng hộ sự gắn kết của Algeria với Cộng hòa Pháp. Về phía Pháp, chiến tranh cũng làm nảy sinh sự đối đầu giữa một thiểu số phản đối việc tiếp tục chiến tranh (Những người theo chủ nghĩa tự do của Algeria, phong trào hòa bình), thiểu số thứ hai ủng hộ độc lập ("những người vận chuyển vali" của mạng lưới Jeanson, Đảng Cộng sản Algeria), và thiểu số thứ ba ủng hộ việc duy trì Algeria thuộc Pháp (Mặt trận Algeria thuộc Pháp (FAF), Quốc gia Trẻ, Tổ chức Quân đội Bí mật (OAS)).
Chiến tranh kết thúc với sự công nhận nền độc lập của Algeria vào ngày 3 tháng 7 năm 1962, trong bài phát biểu trên truyền hình của Tướng de Gaulle sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 1 tháng 7 về quyền tự quyết được quy định trong Hiệp định Évian ngày 18 tháng 3 năm 1962, sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algeria vào ngày 25 tháng 9, và cuộc di cư của một bộ phận lớn người Pied-Noir (một triệu người).
Bối cảnh.
Pháp xâm lược Algérie.
Lấy cớ người Algérie không tôn trọng quan tổng tài Pháp, Pháp đã xâm chiếm Algiers năm 1830. Cuộc xâm lược đẫm máu của Pháp được Thống chế Thomas Robert Bugeaud, sau này là toàn quyền Pháp đầu tiên ở Algérie, chỉ huy. Nhằm làm suy yếu Dey (tiếng Ả Rập: داي, tiếng Thổ: Dayı) (chế độ nhiếp chính ở Algérie thuộc Ottoman khi đó), quân Pháp đã áp dụng chính sách tiêu thổ, bao gồm cả thảm sát, cưỡng hiếp quy mô lớn và những tội ác khác. Đồng tình với phương pháp của Bugeaud, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do Alexis de Tocqueville đã tuyên bố: "Chiến tranh ở châu Phi là một ngành khoa học. Mọi người đều quen với các nguyên tắc của nó và mọi người có thể áp dụng những nguyên tắc đó và gần như chắc chắn thành công. Một trong những đóng góp vĩ đại nhất mà Thống chế Bugeaud đã dâng hiến cho đất nước của mình là đã mở rộng, hoàn thiện và khiến cho mọi người nhận ra ngành khoa học mới mẻ này."
Năm 1834, Algérie trở thành một thuộc địa quân sự của Pháp. Năm 1848, thông qua Hiến pháp 1848 của Pháp, Algérie được tuyên bố trở thành một phần không thể tách rời của lãnh thổ Pháp và được chia thành ba tỉnh: Algiers, Oran và Constantine. Từ đó, nhiều người Pháp và nhiều người từ các nước châu Âu khác (Tây Ban Nha, Italy, Malta...) đã đến Algérie định cư.
Pháp áp dụng một loạt các chính sách thuộc địa hóa Algérie, khiến cho dân số giảm đáng kể theo nhà nghiên cứu và nhà nhân khẩu học Kamel Kateb: "Năm 1872, với 2,1 triệu người được thống kê, dân số bản địa thấp hơn so với năm 1856 (2,3 triệu), 1861 (2,7 triệu) và 1866 (2,6 triệu), thể hiện mức giảm hàng năm là -3,6%. Sự suy giảm này là đặc biệt do nạn đói thực hiện bởi chính quyền thuộc địa, mà còn về sự xuất hiện các căn bệnh châu Âu chưa từng được biết đến ở Bắc Phi, cũng như các vụ thảm sát và giết người khác nhau xảy ra trong thời kỳ thuộc địa hóa các vùng lãnh thổ Algérie."
Dân số Algérie được chia thành hai loại riêng biệt, chịu tình trạng pháp lý bất bình đẳng bắt nguồn từ Sắc lệnh Thượng viện Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1865: một mặt, một triệu người châu Âu, công dân Pháp theo luật hộ tịch nói chung (sau này được gọi là "pied-Noir") đã định cư ở Algeria, thường trong nhiều thế hệ và là người có liên quan đến người Do Thái bản địa (ngoại trừ giai đoạn quy chế của người Do Thái từ năm 1940 đến năm 1943 với việc bãi bỏ của sắc lệnh Crémieux), và, mặt khác, gần chín triệu người Algérie, thần dân Pháp có tư cách cá nhân theo luật địa phương (được gọi là "người Hồi giáo" hoặc "người bản xứ") không có quốc tịch Pháp và các quyền bị hạn chế.
Trong khi công dân Pháp được hưởng các quyền và nghĩa vụ giống hệt như đồng bào của họ ở chính quốc Pháp, thì thần dân Algérie, những người phải chịu các nghĩa vụ tương tự (đặc biệt, họ có thể được huy động theo nghĩa vụ), đã bị tước đi một phần quyền công dân (chỉ được bỏ phiếu ở Cử tri đoàn thứ hai, nơi cần chín phiếu bầu để ngang bằng với phiếu bầu của một cử tri ở Cử tri đoàn thứ nhất).
Giữa hai cuộc chiến tranh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, Algérie đóng vai trò quan trọng. Đây vốn là nơi cung cấp người và khí tài quân sự cho Pháp trong cả hai cuộc chiến. Nhiều người Algérie tham chiến cho quân đội Pháp và là lực lượng trọng điểm cho người Pháp trong nhiều trận đánh. Algérie chính là xứ Bắc Phi còn lại được giải phóng trong Thế chiến II, nhưng thay vì giấc mơ độc lập sớm, Hoa Kỳ và Anh lại trao nó lại cho Pháp, gây nên xích mích sau này.
Tác động từ Việt Nam.
Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã khiến Pháp phải huy động một lực lượng lớn binh sĩ tham chiến tại Đông Dương, trong đó, Algérie và Maroc là hai quốc gia đóng góp nhiều người nhất. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần 10 năm tham chiến, những người lính Algérie đã bị tác động mạnh bởi tinh thần ái quốc của người dân Việt Nam, khiến nhiều binh lính Hồi giáo nảy sinh ý định nổi loạn như vậy sau khi về nước. Sự tham chiến của những binh lính Algérie cũng làm giới chức Pháp lo ngại, do thái độ gần như cộng tác với phe Việt Minh về mặt tình cảm của họ. Điều này hoàn toàn khác biệt với người lính Maroc, vốn khá trung thành với Pháp và gần như không có sự ủng hộ nào cho Việt Nam. Ngoài ra, việc người Pháp không trọng dụng lính Algérie mà thay vào đó sử dụng binh sĩ Maroc để chống Việt Minh càng khiến cho sự rạn nứt giữa người Pháp và Algérie lên cao.
Tại Algérie, những diễn biến bất lợi liên tiếp của quân đội Pháp càng khiến nhiều người dân địa phương chán ghét sự cai trị của Pháp. Nhiều người thậm chí còn công khai lên tiếng ủng hộ Việt Minh và Hồ Chí Minh khi cần. Tại thủ đô Algiers, một số tu sĩ Hồi giáo (Imam) đã kêu gọi mở "trưng cầu dân ý" và đòi quyền tự trị.
Điện Biên Phủ - ngọn lửa châm ngòi chiến sự.
Năm 1954, Trận Điện Biên Phủ giữa Pháp và Việt Nam bùng nổ và kéo dài trong hai tháng đẫm máu. Mặc dù Điện Biên Phủ được xây kiên cố và được phòng thủ ngặt nghèo, tuy nhiên với việc thiếu đường tiếp liệu và thua kém đối phương về chiến lược, chiến thuật, người Pháp đã thất thủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Sự kiện này gây ra cú sốc lớn, khi lần đầu tiên quân đội một nước thuộc địa đánh bại quân đội thực dân thiện chiến. Điều này dẫn tới Hội nghị Genève, mà tại đó, Việt Nam, cùng Lào và Campuchia, được coi như là các nước độc lập.
Tại Algérie, thất bại nhục nhã của Pháp ở Điện Biên Phủ đã làm thổi bùng sự phẫn nộ của người dân về sự cai trị của Pháp. Nhiều người Algérie lấy Việt Nam như một hình mẫu để kháng lại. Tác động của trận Điện Biên Phủ đã khiến nhiều thuộc địa Pháp tại châu Phi rập rình tham vọng độc lập, mà Algérie chịu tác động mạnh nhất. Tại Algiers, nhiều người Algérie đã kêu gọi sự ủng hộ với một nền độc lập và xóa sổ sự cai trị của Pháp tại đây.
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này cũng thể hiện sự ủng hộ với người dân Algérie.
Chiến sự.
Cuối tháng 10 năm 1954, một nhóm thanh niên Hồi giáo người Algérie đã lập nên FLN, một tổ chức du kích với mục đích giành lại độc lập từ Pháp. Họ tổ chức một số cuộc nổi dậy đẫm máu trong những năm sau đó, và đến năm 1956, FLN đã gần như tràn ngập khắp các thành phố thuộc địa, nơi ở của khá đông người châu Âu đến cai trị. Ở Pháp, chính quyền mới của Thủ tướng Guy Mollet hứa hẹn sẽ dập tắt cuộc nổi loạn Hồi giáo này và gửi 50 vạn quân Pháp đến để nghiền nát FLN.
Để cô lập phiến quân và khu vực hoạt động của họ, Pháp cho phép Tunisia và Morocco được độc lập, và biên giới của họ với Algérie được quân sự hóa bằng dây kẽm gai và hàng rào điện. Khi các nhà lãnh đạo FLN cố gắng tới Tunisia hồi tháng 10 năm 1956 để thảo luận về Chiến tranh Algérie, quân đội Pháp đã làm trệch hành trình bay và bắt giữ họ. Để đáp trả, FLN phát động một chiến dịch khủng bố mới ở thủ đô Algiers. Đại tướng Jacques Massu, chỉ huy lực lượng lính dù của Pháp, đã được trao quyền hạn đặc biệt để hoạt động trong thành phố, và bằng cách tra tấn và ám sát, sự hiện diện của FLN ở Algiers đã hoàn toàn biến mất. Đến cuối năm 1957, phiến quân bị đẩy lùi về khu vực nông thôn, và dường như tình thế đã đổi chiều trong Chiến tranh Algérie.
Tuy nhiên, đến tháng 5 năm 1958, một cuộc khủng hoảng mới bắt đầu khi những người châu Âu ở Algérie phát động một cuộc biểu tình lớn nhằm kêu gọi sáp nhập Algérie vào Pháp và cho sự trở lại nắm quyền của cựu Tổng thống Charles de Gaulle. Ở Pháp, dư luận đã chia thành hai phe tách biệt về vấn đề Chiến tranh Algérie, và rất nhiều người lo ngại nước này đang đứng trên bờ vực của một cuộc nổi dậy của quân đội hay nội chiến. Ngày 1 tháng 6, de Gaulle, cựu Thủ tướng Pháp sau Thế chiến II, được Quốc hội tái bổ nhiệm làm thủ tướng và được ủy quyền soạn thảo một bản hiến pháp mới.
Ít ngày sau khi trở lại nắm quyền, de Gaulle đến thăm Algiers, và dù đã được những người châu Âu ở Algérie chào đón nồng nhiệt, ông lại không mấy nhiệt tình với vấn đề sáp nhập Algérie. Thay vào đó, ông trao cho người Hồi giáo mọi quyền lợi như của công dân Pháp, và vào năm 1959, ông công khai tuyên bố rằng người Algérie có quyền tự quyết định tương lai của chính họ. Trong hai năm sau đó, bạo lực đẫm máu nhất ở Algérie chủ yếu là do những người châu Âu ở Algérie, chứ không phải do FLN gây ra, nhưng những cuộc khởi nghĩa và khủng bố rải rác đã không ngăn được Pháp và Chính phủ lâm thời do FLN đứng đầu của Cộng hòa Algérie mở ra những cuộc đàm phán hòa bình năm 1961.
Ngày 16 tháng 3 năm 1962, một thỏa thuận hòa bình được ký tại Evian-les-Bains, Pháp, hứa hẹn trả lại độc lập cho Algérie sau một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. Pháp sẽ tiếp tục viện trợ, và người châu Âu có thể hồi hương, tiếp tục ở lại với tư cách người nước ngoài ở Algérie, hoặc nhận quốc tịch Algérie. Ngày 1 tháng 7 năm 1962, đa số người Algérie chấp nhận thỏa thuận hòa bình, và gần 1 triệu người châu Âu ở Algérie đã rời bỏ đất nước này. Hơn 10 vạn chiến binh Hồi giáo và 10 ngàn binh sĩ Pháp đã thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Algérie kéo dài 7 năm, chưa kể đến hàng ngàn thường dân Hồi giáo và hàng trăm thường dân châu Âu khác.
Ngày 18 tháng 3 năm 1962, Pháp và các nhà lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Algérie (FLN) đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Algérie kéo dài 7 năm, kết thúc 130 năm Pháp đô hộ Algérie. | 1 | null |
Siegmund Freiherr von Pranckh (5 tháng 12 năm 1821 tại Altötting, Hạ Bayern – 8 tháng 5 năm 1888 tại München) là một tướng lĩnh và Bộ trưởng Chiến tranh của Bayern. Từng là một thành viên đội thiếu sinh quân, Pranckh gia nhập quân ngũ ở München vào năm 1840 và vào năm 1849, với quân hàm đại úy, ông hoạt động trong bộ tham mưu của Tổng cục hậu cần ("Generalquartiermeister"). Ông làm việc tại Khoa Chiến tranh cho đến năm 1863, trước khi gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 3 với cấp bậc Đại tá, rồi sau đó ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Hộ vệ. Với trung đoàn này, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Phổ, tham gia trận Kissingen và cuộc đột chiếm Nüdlingen. Không lâu sau đó, Pranckh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh và vào năm 1868 ông cải tổ Quân đội Bayern.
Ngay sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào năm 1870, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Ông đã chỉnh đốn quân đội Bayern và đạn dược của mình một cách khéo léo và hiệu quả, sau khi quân đội Bayern đã hứng chịu thiệt hại đáng kể. Ông cũng tham gia tích cực trong việc ký kết "Hiệp ước tháng 11" ("Novemberverträge") vào ngày 23 tháng 11 năm 1870. Vì những thành tựu của mình, ông đã được tặng thưởng 10 vạn talern trích từ khoản chiến phí mà Pháp bị buộc phải đền bù cho Đức sau thất bại hoàn toàn của Pháp trong cuộc chiến tranh
Vào năm 1872, Pranckh đã đề xướng một cuộc cải cách quân đội khác. Đầu năm 1875, ông được lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh và vào ngày 4 tháng 4 năm 1875 ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng của đội Vệ binh Hartschier. Theo yêu cầu của ông, ông được rời khỏi chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1876, và tiếp tục giữ chức Chỉ huy trưởng ("Generalkapitän") của đội Vệ binh Hartschier.
Ông được mai táng tại nhà nguyện Alter Südfriedhof ở München. | 1 | null |
Vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sàn, xã Phương Sơn (nay là thị trấn Phương Sơn), huyện Lục Nam, Bắc Giang vào ngày 24 tháng 8 năm 2011. Trong vụ án này, Lê Văn Luyện đã sát hại vợ chồng chủ tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay. Đây là một vụ án rất nghiêm trọng, gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại địa phương cũng như những ý kiến về việc sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Vụ án cũng đáng lưu ý ở tình tiết tại thời điểm phạm tội, Lê Văn Luyện chỉ còn 54 ngày nữa là tròn 18 tuổi. Do vậy khi kết án, Luyện chịu mức án cao nhất dành cho người dưới 18 tuổi là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó. Đây là vụ án giết người cướp của nghiêm trọng nhất gây ra bởi một tội phạm vị thành niên tại Việt Nam.
Diễn biến.
Lê Văn Luyện đã lỡ cầm cố mất chiếc xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên không còn tiền để chuộc xe. Đó là động cơ tiến hành vụ cướp tiệm vàng.
Theo lời khai của bị cáo, vào rạng sáng 24/8, khi trời còn mờ tối, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng. Khi không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi nhà. Hung khí của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy anh Trịnh Thành Ngọc - chủ nhà - lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung dao đâm. Anh Ngọc tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu. Vợ anh Ngọc là chị Chín chạy lên bị chém thêm nhiều nhát. Chủ nhà sau đó cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Anh Ngọc ngã lăn xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh bất tỉnh.
Con gái lớn là bé Ngọc Bích nghe thấy tiếng kêu bật dậy và tìm điện thoại liên lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị bắt nên vung dao chém đứt lìa bàn tay cô bé rồi đâm thêm nhiều nhát. Vì tưởng rằng cô bé đã chết nên Luyện bỏ đi.
Cô con gái út 18 tháng tuổi là bé Thảo khóc to nên Luyện dùng dao phớ sát hại.
Sau đó, Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào trong rồi xuống tầng 1. Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng, khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người anh họ đến đón rồi bỏ trốn.
Lúc chạy trốn, hành trang của Luyện chỉ có một bộ quần áo, vài bao thuốc lá với 200.000 đồng. Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Luyện bị lực lượng biên phòng bắt giữ ở xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang giao cho công an.
Nghi phạm.
Lê Văn Luyện sinh năm 1993, là con trai của ông Lê Văn Miên và bà Trương Thị Thơm, trú tại thôn Sơn Đình 2 (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam). Theo hàng xóm, thuở nhỏ, Luyện không phải là đứa con hư, thậm chí có người còn nói Luyện "rất hiền lành, ngoan ngoãn". Gia đình Luyện bán thịt lợn trong thôn. Nhà Luyện không giàu nhưng cũng thuộc loại khá giả trong vùng vì cha mẹ Luyện chăm chỉ làm ăn.
Sau khi học hết lớp 9, Luyện không thi đậu tốt nghiệp nên bỏ học. Năm lớp 9, học lực và hạnh kiểm của Luyện chỉ đạt mức trung bình.
Ảnh hưởng đến các nhóm tội phạm khác.
Lê Văn Luyện giết ba người chém trọng thương một người khi chưa đến 18 tuổi và chỉ chịu án 18 năm đã gây ảnh hưởng đến các tội phạm/nhóm tội phạm khác. Họ coi Lê Văn Luyện như thần tượng khi thừa nhận mình là "đàn em Lê Văn Luyện" và ""có họ hàng với Lê Văn Luyện" khi họ phạm tội, thậm chí là giết người khi chưa đến 18 tuổi. Hai tội phạm trẻ tuổi cướp tiệm vàng, giết người ở Hà Tĩnh thì thừa nhận có nghe về Luyện nhưng "không dám học theo" vì "quá dã man"".
Ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp Việt Nam.
Hành vi của Lê Văn Luyện đã khiến các nhà làm luật phải xem xét lại có nên giảm tuổi chịu án tử hình xuống hay không. Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cho rằng nên giảm tuổi cả về hình sự và dân sự do đủ sự chín chắn và có thể chịu trách nhiệm về hành vi. Tại thời điểm phỏng vấn nhân vật này cho biết vấn đề chưa đem ra Quốc hội Việt Nam bàn nhưng qua ý kiến của nhiều cử tri thì vấn đề này cũng có thể được đặt ra trong thời gian tới.
Trong khi đó, ông Nguyễn Công Hồng ở Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, không nên đặt vấn đề sửa luật để áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo ông Hồng, Nhà nước Việt Nam đang tiến tới xu hướng giảm dần và loại bỏ án tử hình, đối tượng dưới 18 tuổi vẫn có thể hối cải.
Các luật sư Trần Đình Triển, Văn phòng Luật Vì dân và luật sư Vũ Văn Thiệu, Công ty Luật Incip thì cho rằng với các trường hợp như Luyện, gây án có tính chất quá man rợ và tàn ác, phạm tội nhiều lần (giết nhiều người) thì cần phải có hình phạt cao hơn mức hiện nay, đồng nghĩa với việc nên sửa luật.
Đánh giá.
Tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) cho rằng vụ thảm án do Lê Văn Luyện gây ra là dã man, tàn bạo nhất.
Mẹ đối tượng, bà Trương Thị Thơm đã nói:
Báo Công lý thì nhận xét:
Quá trình thụ án.
Ngày 4 tháng 6 năm 2012, Lê Văn Luyện đến Trại giam số 3 thuộc Tổng cục 8, Bộ Công an để thụ hình cải tạo. Khi mới nhập trại, Luyện không chấp hành kỷ luật. Theo Luyện, điều này là do "những suy nghĩ tiêu cực" do các "đại ca" trong trại giam gây ảnh hưởng lên Luyện. Sau đó Luyện có nhiều thay đổi. Ngoài giờ lao động cải tạo, anh ta còn đọc sách về đạo Phật, Kinh Dịch và Khí công. Luyện cũng bày tỏ mong muốn sau khi ra trại được làm nghề Đông y, chữa bệnh cứu người, chuộc lại lỗi lầm. Hưởng ứng việc phát động "viết lời xin lỗi", Luyện viết một bức thư dài hai trang A4 gửi nhân thân của bị hại. Luyện đã có rất nhiều biến đổi tích cực trong quá trình thụ án. | 1 | null |
Argiope trifasciata là một phân loài nhện trong họ Araneidae. Chúng được Forsskål mô tả năm 1775. Đây là loài bản địa Bắc và Nam Mỹ, nhưng hiện đã được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng có thể được tìm thấy ở một số khu vực của châu Âu, cụ thể là bán đảo Iberia, quần đảo Canary, và Madeira, Chúng trông giống loài "Argiope bruennichi" phổ biến ở Azores TChúng thường bắt đầu xuất hiện vào mùa thu từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10 khi nhiệt độ bắt đầu giảm xuống.
Mạng nhện của chúng có thể đạt đường kính khoảng 60 cm. Chiều dài của mạng phụ thuộc vào kích thước của nhện. Các trang web có thể đạt tổng chiều dài hai mét. | 1 | null |
"Strawberry Fields Forever" là ca khúc của ban nhạc rock người Anh, The Beatles. Ca khúc được viết bởi John Lennon song vẫn được ghi cho Lennon-McCartney. Bài hát được lấy cảm hứng từ những hồi ức tuổi thơ của Lennon khi chơi ở khu vườn cũ của Cứu Thế Quân có tên "Strawberry Field" ở gần nhà.
"Strawberry Fields Forever" vốn được viết để cho vào album "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" (1967) và thực tế là ca khúc đầu tiên được thu âm cho quá trình thực hiện album này, tuy nhiên sau đó lại buộc phải phát hành dưới dạng đĩa đơn cùng một ca khúc của McCartney, "Penny Lane". "Strawberry Fields Forever" đạt vị trí số 8 tại Mỹ cùng với đó là rất nhiều đánh giá coi đây là một trong số những ca khúc xuất sắc nhất của ban nhạc. Đây cũng được coi là một ví dụ điển hình của thể loại psychedelic rock và từng được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ. Sau này, ca khúc được cho vào bản LP "Magical Mystery Tour" tại Mỹ (còn ở Anh là bản EP-kép cùng tên). Khu tưởng niệm John Lennon, Strawberry Fields, đặt tại Công viên Trung tâm thành phố New York được lấy tên từ chính ca khúc này.
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo Ian MacDonald | 1 | null |
QBS là nhóm nhỏ của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc T-ara, thành lập vào năm 2013, gồm ba thành viên: Boram, Qri, So Yeon. Nhóm sẽ chỉ tập trung với phong cách âm nhạc ballad và hoạt động chủ yếu ở Nhật Bản.
Lịch sử.
Vào tháng 4 năm 2013, Core Contents Media (MBK) đã thành lập một nhóm nhỏ T-ara N4 gồm các thành viên Eun Jung, Areum, Ji Yeon và Hyomin. Một thời gian ngắn sau đó, công ty đã thông báo T-ara sẽ lập thêm một nhóm nhỏ nữa hoạt động tại Nhật Bản với tên gọi là QBS, bao gồm các thành viên còn lại. Nhóm nhỏ này sẽ tập trung vào thị trường Nhật Bản, và sẽ phát hành ra mắt đĩa đơn "Kaze no Youni" (風のように?, "Like The Wind") vào ngày 26 tháng 6 năm 2013. | 1 | null |
Adolf (hayAdolph) Ritter von Heinleth (24 tháng 10 năm 1823 – 26 tháng 2 năm 1895) là một Thượng tướng Bộ binh của Bayern và giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh dưới các triều vua Ludwig II và Otto của Bayern.
Tiểu sử.
Von Heinleth sinh ra tại München, là con trai của một nhà tư vấn luật pháp ("Appellations-Gerichtsrat"). Sau khi học tập trong đội thiếu sinh quân, ông khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình trong Trung đoàn Bộ binh Hộ vệ vào năm 1842. Sau khi trải qua sự nghiệp sĩ quan đại đội của mình, và giữ quân hàm đại úy kể từ năm 1858, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ với cấp bậc đại úy trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), với cấp bậc thượng tá rồi sau đó là đại tá, ông giữ chức vụ tham mưu trưởng của Quân đoàn I Vương quốc Bayern dưới quyền chỉ huy của tướng Von der Tann. Ông đã thể hiện tài năng của mình trong các trận đánh lớn ở Frœschwiller-Wœrth, Sedan và Orléans, đặc biệt là trong trận đánh chiếm Orléans vào ngày 11 tháng 10 năm 1870, ông đã trực tiếp chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 "Đức Vua".
Sau khi được phong cấp Thiếu tướng và Lữ đoàn trưởng, ông chỉ huy lữ đoàn chiếm đóng ở Metz kể từ sau năm 1875. Vào năm 1878, ông được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Bayern, và vào năm 1882, ông được lên cấp bậc Trung tướng và Sư đoàn trưởng, trước khi giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1885 cho tới ngày 9 tháng 5 năm 1890. Ritter von Heinleth đã rút khỏi ghế bộ trưởng của mình vì vấn đề sức khỏe. Ông từ trần tại München, nơi ông được mai táng trong nghĩa trang Alter Südfriedhof. | 1 | null |
Disney Channel Japan (ディズニーチャンネル) là một kênh truyền hình được phát sóng tại Nhật Bản.
Chương trình.
Disney Channel Japan phát sóng các chương trình của Mỹ, Nhật Bản, Anh, và Canada. Disney Channel mở rộng đến châu Á vào năm 1996 và phát sóng tại Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines với nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ New York và London kể từ khi phát sóng đầu tiên vào năm 1995.
Phim ảnh.
Disney Channel Japan phát sóng các bộ phim lúc 8 giờ tối ngày thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ Nhật, lúc 10 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Năm, và vào cuối tuần lúc 2 giờ chiều. | 1 | null |
HTVC Thuần Việt là Kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hóa - Xã hội - Giải trí Việt Nam thuộc HTVC - Trung tâm Truyền hình Cáp - Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các nội dung của kênh này được phát sóng lại bởi Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và ngoài ra còn phối hợp với một số đơn vị bên ngoài để cung cấp nội dung nhằm nâng cao chất lượng phát sóng kênh. | 1 | null |
Goh Kun (Hangul: 고건, chữ Hán: 高建, Hán - Việt: Cao Kiến, sinh ngày 2 tháng 1 năm 1938) là một chính trị gia Hàn Quốc. Ông từng là Thủ tướng Hàn Quốc thời kì 1997-1998 và 2003-2004. Ông đảm nhận vai trò quyền Tổng thống Hàn Quốc vì Tổng thống Roh Moo-hyun bị luận tội, từ ngày 12 tháng 3 năm 2004 đến ngày 14 tháng 5 năm 2004 khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc không quyết định luận tội và khôi phục quyền hạn của ông Roh Moo-Hyun trở lại làm tổng thống. Ông được biết đến như là một người công chức chăm chỉ. Một trong những biệt danh Goh Kun là "Ông ổn định", phản ánh khả năng tồn tại thay đổi của chính phủ và những biến động chính trị khác của mình.
Liên kết ngoài.
'"3,000 Casualties Reported in North Korean Rail Blast" - NY Times (ngày 23 tháng 4 năm 2004) | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng đá Bình Thuận là một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam có trụ sở ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, hiện tại đã giải thể.
Lịch sử.
Mùa giải 1994, câu lạc bộ Bình Thuận tham gia giải bóng đá A1 toàn quốc. Đội đối đầu với Công an Hà Nội trong trận chung kết trên sân vận động Pleiku và cầm hòa với tỷ số 2–2 sau 120 phút thi đấu. Tuy nhiên, Bình Thuận để thua trong loạt sút luân lưu thứ 6, bỏ lỡ cơ hội tham dự Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc. Kể từ đó và trong suốt một thời gian dài, đội bóng hầu như chỉ thi đấu quanh quẩn từ giải đấu hạng nhì trở xuống.
Năm 2004, Bình Thuận giành quyền tham dự vòng chung kết giải Hạng Nhì Quốc gia và xếp thứ ba chung cuộc. Sang mùa giải 2005, câu lạc bộ đổi tên thành Thép Miền Nam – Bình Thuận, trước khi trở lại tên gọi cũ.
Năm 2016 là một mùa giải không thành công của Bình Thuận. Mặc dù hoàn thành mục tiêu trụ hạng hoàn thành nhưng phong cách thi đấu của các cầu thủ gặp nhiều vấn đề. Trong toàn bộ mùa giải, câu lạc bộ luôn nằm trong nhóm cầm đèn đỏ với nguy cơ xuống hạng rất cao khi chỉ hơn đội cuối bảng một vài điểm. 12 trận đã đấu, đội chỉ thắng 2 trận, hòa 6 và thua 4, xếp thứ 5 chung cuộc tại vòng loại bảng A. Đội Bình Thuận có số bàn thắng ít nhất trong số 14 đội tham gia thi đấu khi chỉ ghi được 8 bàn. Đây là thành tích thấp chưa từng có trong lịch sử đội bóng.
Tại mùa giải 2017 sau 14 vòng đấu, Bình Thuận xếp thứ 2 tại bảng B với 27 điểm, giành quyền tham dự vòng chung kết. Tại trận đấu đầu tiên thuộc vòng chung kết, câu lạc bộ giành chiến thắng tối thiểu trước Lâm Đồng, rồi sau đó liên tiếp để thua trước Công An Nhân Dân và Hà Nội B với cùng tỷ số 0–3. Đội phải đá trận play-off giành quyền thăng hạng, nơi họ để thua 1–2 trước Đồng Tháp và tiếp tục bỏ lỡ cơ hội thăng hạng.
Mùa giải 2019, đội Bình Thuận gây ngạc nhiên khi bất bại ở lượt đi vòng bảng và trở thành đội có hàng công tốt nhất giải lúc đó với 14 lần lập công. Tuy nhiên ở lượt về, đội bị đánh bật khỏi 1 trong 2 vị trí giành quyền thăng hạng của bảng B và kết thúc ở vị trí thứ ba trong bảng.
Mùa giải 2022, Bình Thuận giành được 23 điểm sau 12 vòng đấu, giành quyền tham dự vòng chung kết. Tại đây, đội đối đầu với câu lạc bộ Hải Nam Vĩnh Yên Vĩnh Phúc trên sân vận động 19 tháng 8, Khánh Hòa. Bình Thuận bị dẫn trước 2–0 và chơi ở thế mất người sau 45 phút đầu tiên, trong đó cầu thủ Ngô Anh Vũ của đội đã có hành vi xô xát trọng tài Trần Ngọc Nhớ sau khi phải nhận tấm thẻ vàng thứ hai và bị truất quyền thi đấu. Nhưng sang đến hiệp 2, hai bàn thắng của Nguyễn Đình Lợi và Thanh Hùng đã giúp đội bóng quân bình tỉ số. Bình Thuận sau đó giành chiến thắng trên loạt sút luân lưu với tỉ số 8–7, qua đó giành quyền lên chơi tại Giải Hạng Nhất Quốc gia 2023 sau gần 30 năm.
Trong mùa giải đầu tiên được thi đấu ở hạng Nhất, dù phải thi đấu các trận sân nhà trên sân vận động Ninh Thuận do sân vận động Phan Thiết đang cần được sửa chữa, câu lạc bộ vẫn thi đấu tương đối ổn khi xếp vị trí thứ 5 chung cuộc. Tuy vậy, những vấn đề về việc nợ lương, thưởng của đội bóng đã phát sinh khiến câu lạc bộ không còn nhiều động lực thi đấu. Hơn 10 ngày trước khi mùa giải mới bắt đầu, câu lạc bộ Bình Thuận đã thông báo sẽ rút lui khỏi Giải Hạng Nhất Quốc gia 2023–24 do khó khăn về kinh phí và chuyển đổi mô hình bóng đá chuyên nghiệp. | 1 | null |
Acid 2,4,6-trinitrobenzoic, công thức hóa học C6H2(NO3)3COOH, là một chất rắn có tính acid khá mạnh do hiệu ứng hút electron của nhóm nitro có độ âm điện lớn và ảnh hưởng của vòng benzen trong gốc R. Acid 2,4,6-trinitrobenzoic tan được trong nước nhưng độc và có tính nổ do nhóm nitro gây ra. Nóng chảy ở 229 °C
Tính chất hoá học.
Acid 2,4,6-trinitrobenzoic có khả năng đẩy nhiều acid ra khỏi muối của nó, điển hình là muối của acid carbonic như calci carbonat (đá vôi), kali carbonat (potat):
Điều chế.
Acid 2,4,6-Trinitrobenzoic có thể được điều chế từ trinitrotoluen bằng cách tác dụng với dung dịch kali permanganat ở 80 - 100o và acid sulfuric: | 1 | null |
Nông nghiệp Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh tình hình nông nghiệp nước Đại Cồ Việt từ năm 980 đến năm 1009 dưới thời Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
Chính sách ruộng đất.
Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu.
Nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình.
Về chính sách phân phong ruộng đất, nhà Tiền Lê cơ bản kế thừa nhà Đinh. Chế độ phân phong cho các công thần, quan lại chỉ là tạm thời, để hưởng thuế, không trở thành ruộng đất tư hữu và phải trả lại triều đình sau khi được người phong qua đời.
Thời Tiền Lê, ngoài một số công thần, vua Lê Đại Hành còn ban đất cho các hoàng tử làm thực ấp. Sử sách ghi lại 11 hoàng tử được ban thực ấp là:
Nhà chùa cũng sở hữu một số đất đai. Ruộng đất tư nhân do một số trang trại hình thành từ thời Bắc thuộc được triều đình trung ương cho phép tồn tại, thuộc quyền sở hữu tư nhân và được phép mua bán.
Sản xuất nông nghiệp.
Nhà Tiền Lê lấy một số ruộng đất ở địa phương làm ruộng tịch (ruộng vua) như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên vào năm 987. Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình.
Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989. | 1 | null |
Thủ công nghiệp Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh tình hình thủ công nghiệp nước Đại Cồ Việt từ năm 980 đến năm 1009 dưới thời Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
Thủ công nghiệp nhà nước.
Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.
Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc.
Nghề đúc tiền thời Tiền Lê đã đạt đến trình độ nhất định. Các nhà nghiên cứu xác định tiền "Thiên Phúc trấn bảo" do Lê Đại Hành đúc.
Thủ công nghiệp nhân dân.
Trong cương thổ Đại Cồ Việt, khu vực phía bắc tương đương với vùng Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng hiện nay có rất nhiều mỏ quặng và kim khí như vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, chu sa, diêm tiêu. Những kim loại này đã được khai thác phục vụ tiêu dùng trong nước và bán cho Trung Quốc qua các điểm giao dịch là Bạc dịch trường.
Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền… với trình độ ngày càng nâng cao. | 1 | null |
Kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm được đưa ra nhằm phát hiện, giảm thiểu và chỉnh sửa những sai sót trong quy trình phân tích tại phòng xét nghiệm trước khi trả kết quả cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng kết quả xét nghiệm của phòng xét nghiệm. Kiểm soát chất lượng là một phép đo lường độ chính xác, nói cách khác là đo lường khả năng đưa ra những kết quả xét nghiệm giống nhau tại các thời điểm khác nhau và ở các điều kiện thực hiện khác nhau. Một mẫu dùng cho kiểm soát chất lượng phòng xét nghiệm thường được chạy khi bắt đầu mỗi ca làm việc, sau khi một dụng cụ hay máy móc được đưa vào sử dụng, khi thay đổi lô hoá chất, sau khi ti chuẩn máy, và khi kết quả của bệnh nhân có dấu hiệu thiếu chính xác.
Mẫu kiểm soát chất lượng phải gần giống với các mẫu bệnh phẩm, trong đó phải kể đến các đặc tính như độ nhớt, độ đục, thành phần, và màu sắc. Mẫu nên dễ sử dụng và sự khác biệt giữa các đơn vị mẫu, tính trên từng ống nghiệm, phải được hạn chế đến tối thiểu, vì sự sai khác đó có thể bị hiểu nhầm là lỗi hệ thống của phương pháp hoặc dụng cụ xét nghiệm. Mẫu phải có thể được bảo quản ổn định trong khoảng thời gian dài với lượng chất trong một lô mẫu đủ dùng ít nhất trong một năm. Các mẫu kiểm chuẩn ở dạng dung dịch thường tiện dụng hơn so với các mẫu kiểm chuẩn ở dạng đông khô vì sẽ không cần phải hoà tan nên giảm được sai số do pipet.
Giải thích.
Việc diễn giải các dữ liệu kiểm soát chất lượng sử dụng cả phương pháp đồ thị và phương pháp thống kê. Có thể dễ dàng biểu diễn dữ liệu kiểm soát chất lượng bằng đồ thị Levey-Jennings: trục X đại diện cho ngày tiến hành phân tích và trục Y biểu diễn các kết quả kiểm soát. Giá trị trung bình (mean), và 3 giới hạn độ lệch chuẩn 1SD, 2SD và 3SD cũng được biểu diễn trên trục Y. Xem xét xu hướng các điểm được đánh dấu trên đồ thị cho ta một cách thức đơn giản để phát hiện các lỗi ngẫu nhiên và các dịch chuyển hay thiên hướng sai lệch trong quy trình ti chuẩn.
Đồ thị kiểm soát.
Các đồ thị kiểm soát: là sự tập hợp dữ liệu thống kê cho việc nghiên cứu về mức độ biến đổi của quy trình sản xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của quy trình. Các phương pháp này dựa trên việc giám sát liên tục sự biến đổi của quy trình. Đồ thị kiểm soát còn được biết đến là 'đồ thị Shewhart' hay 'đồ thị quy trình chạy máy' là một công cụ thống kê dùng để đánh giá tính biến đổi trong một quy trình và làm đơn giản hoá công việc dự báo và quản lý. Đồ thị kiểm soát là dạng đặc hiệu hơn của đồ thị chạy. Đồ thị kiểm soát là một trong bảy công cụ cơ bản của kiểm soát chất lượng, bao gồm: biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp đường và cột (pareto chart), bảng ghi chép, đồ thị kiểm soát, sơ đồ nguyên nhân và kết quả, biểu đồ tiến trình, và biểu đồ phân tán. Đồ thị kiểm soát giúp tránh những điều chỉnh không cần thiết trong quy trình; cung cấp thông tin về hiệu suất của quy trình; cung cấp thông tin chẩn đoán và là một kỹ thuật đã được kiểm chứng cho việc nâng cao năng suất.
Đồ thị Levey–Jennings.
Đồ thị Levey-Jennings là đồ thị mà trong đó dữ liệu kiểm soát chất lượng được vẽ lên để đưa ra đánh giá hữu hình xem liệu một xét nghiệm nào đó có tốt không. Khoảng cách từ giá trị trung bình được đo bằng đơn vị độ lệch chuẩn (SD). Thuật ngữ này được sử dụng sau khi S. Levey và E. R. Jennings, năm 1950, đề xuất sử dụng đồ thị kiểm soát các cá thể của Shewhart trong phòng xét nghiệm y học. Trên trục X hiển thị thông tin ngày và thời gian, hoặc thường gặp hơn, là số lần chạy kiểm soát. Điểm A được vẽ để đánh giá khoảng cách từ kết quả thực tế tới giá trị trung bình (là giá trị mong muốn của mẫu kiểm chuẩn). Đường nối các giá trị kết quả này đi qua đường giá trị trung bình, và cũng có thể là đường 1SD, 2SD, và đôi khi là 3SD ở một trong hai phía của đường giá trị trung bình. Điều này cho phép dễ dàng quan sát xem kết quả chính xác tới mức nào.
Các nguyên tắc, chẳng hạn như nguyên tắc Westgard, có thể được áp dụng để đánh giá xem kết quả của các mẫu bệnh phẩm sau khi đã tiến hành chạy kiểm chuẩn liệu có thể được công bố, hay cần phải chạy lại. Công thức trong nguyên tắc Westgard dựa trên các phương pháp thống kê.
Nguyên tắc Westgard thường được dùng để phân tích dữ liệu trong đồ thị kiểm soát Shewhart. Nguyên tắc Westgard được ứng dụng để xác định các giới hạn biểu thị đặc hiệu cho một phân tích cụ thể và có thể dùng để phát hiện các lỗi hệ thống và lỗi ngẫu nhiên. Nguyên tắc Westgard được lập trình trong các máy xét nghiệm tự động để đánh giá khi nào thì một phân tích nên bị loại trừ. Các nguyên tắc này cần được áp dụng cẩn trọng để các lỗi thực sự sẽ được phát hiện trong khi những sự loại trừ nhầm lẫn được hạn chế tối thiểu. Nguyên tắc được áp dụng cho các dòng máy sinh hoá và huyết học đời cao phải đưa ra những đánh giá loại trừ nhầm lẫn với tỷ lệ thấp.
Đồ thị Levey-Jennings khác với đồ thị kiểm soát các cá thể của Shewhart trong việc đánh giá chỉ số sigma, tức độ lệch chuẩn. Đồ thị Levey-Jennings sử dụng đánh giá dài hạn (như: dân số) của chỉ số sigma trong khi đó đồ thị Shewhart lại sử dụng đánh giá ngắn hạn (như: trong phạm vi nhóm con tỉ lệ). | 1 | null |
B.A.P (viết tắt của Best Absolute Perfect, Hangul: 비에이피) là nhóm nhạc hip-hop Hàn Quốc gồm sáu thành viên trực thuộc công ty giải trí TS-entertainment. Các thành viên gồm có Bang Yongguk, Kim Himchan, Daehyun, Youngjae, Jong Up và Zelo. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2012, B.A.P chính thức debut với album đầu tay của họ là "Warrior vào tháng 2 năm 2012". Ngày 23 tháng 8 năm 2018, hợp đồng hết hạn, trưởng nhóm Bang Yongguk quyết định không tái ký với TS Entertainment. B.A.P sẽ tái cấu trúc để tiếp tục hoạt động với 5 thành viên.
Sự nghiệp.
2011: Trước khi ra mắt.
Bang Yong Guk là một nghệ sĩ underground trước khi vào công ty TS Entertainment. Anh được các thành viên Untouchable mời về làm thực tập sinh. Vào ngày 3 tháng 3 năm 2011 anh đã kết hợp với nữ ca sĩ Song Ji Eun trong bài hát "Going Crazy". Anh cũng đã thực hiện một solo đầu tay vào ngày 11 tháng 8 năm 2011, với ca khúc "I Remember" được kết hợp với B2ST's Yang Yo-seob. Him Chan đã từng là Ulzzang am hiểu nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc, là thành viên thứ hai của B.A.P ra mắt là một MC cho chương trình MTV The Show của đài SBS. Cuối cùng ngày 23 tháng 11 năm 2011, Zelo là thành viên thứ 3 được chính thức ra mắt kết hợp cùng Bang Yong Guk với tên gọi "Bang&Zelo" và phát hành "Never Give Up".
2012: Warrior, Power, No Mercy, Crash và Stop It.
Vào tháng 1 năm 2012, cả nhóm đã thực hiện một chương trình thực tế "Ta-dah It's B.A.P", được phát sóng trên kênh SBS TV. Chương trình tập trung vào cách cả sáu thành viên đóng vai những người ngoài hành tinh đến từ nơi khác cùng làm việc với nhau để debut nhóm B.A.P và thực hiện mục tiêu chinh phục Trái Đất để cứu hành tinh đang chết dần của họ, hành tinh Mato.
2013: One Shot và ra mắt tại Nhật Bản.
Vào tháng 2 năm 2013, nhóm bắt đầu phát hành các thông tin từ EP thứ năm của họ, One Shot. Ngày 21 tháng 2 năm 2013, EP xếp hạng số 1 trên bảng xếp hạng thế giới Albums của Billboard.
Trong tháng, King Records, một hãng thu âm Nhật Bản đã ký hợp đồng với B.A.P. Họ phát hành MV tiếng Nhật đầu tiên của họ cho "Warrior" trên YouTube vào ngày 13 Tháng Chín năm 2013, album và đĩa đơn của họ đã được chính thức phát hành vào ngày 9 tháng 10, năm 2013.
Ngày 28 tháng 7 năm 2013, TS Entertainment đã thông báo rằng nhóm sẽ phát hành EP thứ sáu của họ Badman vào 06 tháng 8 năm 2013.
2014: First Sensibility, tour du lịch thế giới, BAP Unplugged 2014, và vụ kiện.
Ngày 3 Tháng 2 năm 2014, BAP phát hành album đầy đủ đầu tiên của họ First Sensibility, có chứa tổng cộng mười ba bài hát bao gồm ca khúc chủ đề "1004 (Angel)".
Vào ngày 3 tháng 4, BAP phát hành single tiếng Nhật thứ ba của họ, "No Mercy", và được xếp hạng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng hàng ngày và đĩa đơn hàng tuần của Oricon.
Sau "1004 (Angel)", nhóm bắt đầu BAP Live On Earth 2014 Continent Tour, với concert hai ngày tại Seoul, với khán giả ước tính khoảng 20.000 người tham dự, Đây là buổi biểu diễn solo thứ hai của họ tại Hàn Quốc. Nhóm tiếp tục giữ tổng cộng 23 buổi biểu diễn tại các thành phố trên khắp Hoa Kỳ, châu Á, Úc và châu Âu trong tour diễn.
Vào ngày 11, họ phát hành single tiếng Nhật thứ tư của họ "Excuse me". Ngày 27 tháng 10, TS Entertainment đã thông báo rằng họ đã hủy bỏ các phần Nam Mỹ của tour diễn, để cung cấp cho các thành viên trong nhóm thời gian để nghỉ ngơi.
Vào ngày 27 tháng 11, rằng nhóm đã đệ đơn kiện chống lại công ty quản lý của họ để vô hiệu hóa hợp đồng của họ, tuyên bố điều kiện làm việc công bằng và phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, ngày hôm sau, TS Entertainment đã đưa ra một thông cáo báo chí bác bỏ những tuyên bố thực hiện.
2015: Giải quyết với TS và Matrix.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2015, BAP trở lại với TS Entertainment sau khi hai bên đạt được thỏa thuận. Họ đã trở lại với EP thứ tám, Matrix và ca khúc chủ đề "Young, Wild & Free". Showcase miễn phí "BAP 151.115" được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 tại Dongdaemun Design Plaza.
2016-nay: Carnival, Anh, và LOE2016 tour du lịch thế giới.
Ngày 22 tháng 2 năm 2016, nhóm phát hành EP thứ chín, Carnival. Nó có sáu bài hát với một khái niệm lạc quan tươi sáng trong tương phản với khái niệm đậm thể hiện trong Matrix.
Họ phát hành album tiếng Nhật đầu tiên của họ, BAP JAPAN 1ST ALBUM vào ngày 30. Album này có mười ba ca khúc, trong đó có ba "New World", "Kingdom", và "Back In Time") là những bài hát gốc tiếng Nhật.
Giữa tháng Tư-tháng bảy, BAP tổ chức ngày trên toàn thế giới cho Live On Earth 2016 tour du lịch, bao gồm cả ngày ở Mỹ, Canada, Mexico, Brazil, Ý, Phần Lan, Đức, Ba Lan, Úc, Anh, và Nga | 1 | null |
Trong toán học, hàm ngược của hàm (hay còn gọi là nghịch đảo của ) là hàm hoàn tác lại tính toán của hàm . Nghịch đảo chỉ tồn tại khi và chỉ khi là song ánh, và nếu nó tồn tại thì nghịch đảo đó được ký hiệu là formula_1
Cho hàm formula_2, nghịch đảo formula_3 được mô tả như sau: hàm gửi mỗi phần tử formula_4 sang duy nhất một phần tử formula_5 sao cho .
Lấy ví dụ, xét hàm thực trả về giá trị thực sau: . Ta có thể hiểu là hàm số nhân giá trị đầu vào với 3 rồi trừ đi 4 khỏi kết quả. Để lấy về giá trị gốc từ kết quả, ta làm ngược lại bằng cách thêm 4 vào đầu vào rồi chia kết quả cho 3. Khi đó nghịch đảo của là hàm formula_6 được định nghĩa bởi: formula_7
Định nghĩa.
Gọi là hàm số mà miền của nó là tập , và đối miền của nó là tập . Khi đó, được gọi là "khả nghịch" nếu tồn tại hàm từ sang sao cho formula_8 với mọi formula_5 và formula_10 với mọi formula_4.
Nếu khả nghịch, thì chỉ có duy nhất một hàm thoả mãn tính chất. Hàm được gọi là nghịch đảo (hay hàm ngược) của , và thường được ký hiệu là , ký hiệu này được giới thiệu bởi John Frederick William Herschel trong 1813.
Hàm khả nghịch khi và chỉ khi nó là song ánh, bởi điều kiện formula_8 với mọi formula_5 sẽ suy ra là đơn ánh và điều kiện formula_10 với mọi formula_4 suy ra là toàn ánh.
Hàm ngược của có thể biểu diễn như sau
Nghịch đảo và hợp.
Nhắc lại rằng nếu là hàm khả nghịch với miền và đối miền , thì
Sử dụng phép hợp hàm, phát biểu trên có thể viết lại thành phương trình của các hàm số:
trong đó là hàm đồng nhất trên tập ; tức là hàm số không thay đổi giá trị đầu vào. Trong lý thuyết phạm trù, phát biểu này có thể dùng làm định nghĩa cho cấu xạ nghịch đảo.
Xét phép hợp hàm giúp ta hiểu ký hiệu . Hàm được lấy bằng cách hợp liên tục hàm với chính nó được gọi là hàm lặp. Nếu được lặp lại lần, bắt đầu từ giá trị , thì ta có thể viết là ; ví dụ, , v.v... Bởi , Hợp của và sẽ ra , "hoàn tác" lại một lần lặp của hàm .
Ký hiệu.
Ký hiệu thực ra có thể hiểu nhầm bởi còn có thể hiểu là nghịch đảo phép nhân của hàm chứ không phải là nghịch đảo của .Do vậy , ký hiệu formula_23 có thể được dùng thay thế cho hàm ngược để không bị nhầm lẫn với ký hiệu nghịch đảo phép nhân.
Thật vậy, để giữ và dùng chung ký hiệu này, một số tác giả người Anh đã viết các biểu thức như để ký hiệu hàm ngược của hàm sin cho (thực ra là nghịch đảo riêng phần; xem dưới).Song, nhiều tác giả khác nhận thấy các biểu thức này dễ nhầm lẫn với nghịch đảo phép nhân của , mặc dù có thể ký hiệu là . Để tránh bất cứ hiểu nhầm nào, hàm lượng giác ngược thường được ký hiệu bằng cách thêm tiền tố "arc" (trong Latin: ). Ví dụ chẳng hạn, nghịch đảo của hàm sin thường sẽ được viết là hàm arcsin hay . Tương tự như vậy, nghịch đảo của các hàm hyperbol được ký hiệu bằng cách thêm tiền tố "ar" (trong Latin: ). Lấy ví dụ, nghịch đảo của hàm sin hyperbol được viết là . Tuy nhiên, ký hiệu vẫn có thể được dùng khi phân biệt giữa nghịch đảo đa giá trị với nghịch đảo riêng phần: formula_24. Các hàm ngược đặc biệt đôi khi được ký hiệu bằng cách thêm tiền tố "inv" ("inverse", hay "nghịch đảo"), nếu ta cần phải phân biệt ký hiệu
Các ví dụ.
Hàm bình phương và căn bậc hai.
Hàm đưa bởi không phải đơn ánh vì formula_25 với mọi formula_26. Do đó, không khả nghịch.
Nếu miền của hàm số trên giới hạn về các số thực không âm, tức là ta xét hàm formula_27 với cùng "định nghĩa" như trên, thì hàm số này song ánh và do đó khả nghịch. Hàm ngược này được gọi là "căn bậc hai (dương)" và được ký hiệu là formula_28.
<!-- Repetitive. To be held for a short time until refactor is finished.
Nghịch đảo trong các phần toán học cao hơn.
Định nghĩa trên thường được dùng trong cả lý thuyết tập hợp và vi tích phân. Trong toán học cao hơn, ký hiệu
có nghĩa là " là hàm ánh xạ các phần tử thuộc tập sang các phần tử thuộc tập ". Tập nguồn , được gọi là miền của , còn tập đích được gọi là đối miên (hay miền giá trị). Đối miền này chứa ảnh của {n!} \lim_{ \theta \to 0} \left(
\frac{\mathrm{d}^{\,n-1}}{\mathrm{d} \theta^{\,n-1}} \left(
\frac \theta { \sqrt[3]{ \theta - \sin( \theta )} } \right)^n
\right).
</math>
Các tính chất.
Bởi hàm số là một dạng đặc biệt của quan hệ hai ngôi, nhiều tính chất của hàm ngược có liên hệ với quan hệ ngược.
Tính duy nhất.
Nếu tồn tại hàm ngược với hàm , thì hàm đó là duy nhất.
Tính đối xứng.
Có đối xứng giữa hàm và nghịch đảo của nó | 1 | null |
Damien Abad (sinh ngày 5 tháng 4 năm 1980 tại Nîmes, Gard) là một thành viên của Nghị viện châu Âu. Damien Abad là người đại diện cho Đông Nam nước Pháp và là thành viên trẻ nhất đến từ nước Pháp.
Năm 2007, Ông là ứng cử viên của Yvelines' 5th constituency và đã đạt được 3,17% số phiếu bầu. Đến năm 2008, Ông được bầu vào hội đồng thành phố Vauvert.
Tội hiếp dâm.
Theo một cuộc điều tra được Mediapart công bố vào ngày 21 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng bị liên đới bởi hai phụ nữ, không liên quan đến nhau, vì hành vi cưỡng hiếp mà họ cho rằng xảy ra vào năm 2010 và 2011. Một báo cáo đã được gửi vào ngày 16 tháng 5 cho những người đứng đầu hai đảng Les Républicains và Renaissance do Đài quan sát phân biệt giới tính và bạo lực tình dục trong chính trị. Thủ tướng Élisabeth Borne đảm bảo rằng bà đã phát hiện ra sự tồn tại của báo cáo trong bài báo của Mediapart. Vào ngày 20 tháng 5, Christophe Castaner phủ nhận đã nhận được báo cáo [42]. Văn phòng công tố Paris xác nhận sự tồn tại của hai đơn khiếu nại do cùng một người khiếu nại và bị bác bỏ vào năm 2012 và 2017 [43].
Trong một bức thư cũng được Mediapart công bố, bộ trưởng bác bỏ những cáo buộc này và “khẳng định mạnh mẽ rằng các mối quan hệ tình dục mà [ông ấy] có thể có được luôn dựa trên nguyên tắc đồng ý của cả hai” [44], [45], [ 46]. Anh ta khẳng định rằng tình trạng khuyết tật của anh ta khiến một số hành vi mà anh ta bị buộc tội là không thể xảy ra [46], [43], các nạn nhân bị cáo buộc khẳng định về phần họ rằng anh ta sử dụng khuyết tật của mình để khiến họ cảm thấy tội lỗi. | 1 | null |
Oktavio Philipp von Boehn (29 tháng 1 năm 1824 tại Klein Silkow, Kreis Stolp – 30 tháng 7 năm 1899 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.
Tiểu sử.
Ông gia nhập quân ngũ vào ngày 19 tháng 10 năm 1840, với tư cách là lính ngự lâm trong Trung đoàn Bộ binh số 8 ("Kolberg"). Vào năm 1866, ông lên quân hàm thiếu tá và giữ một chức chỉ huy tiểu đoàn trong Trung đoàn Hoàng đế Franz. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý của Phổ. Được giao quyền chỉ huy ("Führer") trung đoàn Hoàng đế Franz, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và bị thương trong trận đánh khốc liệt ở Saint-Privat-la-Montagne vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Sua khi hồi phục, ông ban đầu được lãnh quyền chỉ huy Trung đoàn Cận vệ số 1 vào tháng 12 năm 1870, sau đó nhậm chức Tư lệnh ("Kommandeur") của trung đoàn này. Sau khi được thăng cấp Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Cận vệ số 2 vào năm 1875, ông xin giải ngũ vào năm 1876 nhưng không được chấp thuận. Thay vì đó, ông được chuyển vào hàng ngũ "Sĩ quan Trừ bị" ("Offizieren der Armee") và vào năm 1877 ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 58. Vào năm 1880, ông được giao quyền chỉ huy ("Führung") Sư đoàn số 21, rồi vào năm 1886 ông chỉ huy Quân đoàn VI. Vào năm 1888, Boehn được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh. Vào ngày 12 tháng 1 năm 1889, Boehn nghỉ hưu và đồng thời được phong tước hiệu danh dự à la suite của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ Hoàng đế Franz số 2. Ngày 30 tháng 7 năm 1899, ông từ trần ở thủ đô Berlin.
Boehn là một số ít những sĩ quan quân đội Phổ vốn không hề học tại Trường Chiến tranh ("Kriegsschule") và cũng không hề phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu nhưng lên đến cấp Tướng tư lệnh ("Kommandierender General").
Người anh trai của ông, Julius Heinrich von Boehn (1820 – 1893) cũng là một sĩ quan quân đội Phổ và lên đến cấp tướng. | 1 | null |
Julius Heinrich von Boehn (20 tháng 12 năm 1820 tại Klein Silkow, Kreis Stolp – 11 tháng 11 năm 1893 tại Berlin) là một tướng lĩnh quân đội Phổ – Đức.
Tiểu sử.
Ông sinh trưởng tại đền trang Klein Silkow của cha mình ở Kreis Stolp thuộc tỉnh Pommern, Phổ. Vào năm 1841, ông gia nhập lực lượng quân đội Phổ với quân hàm trung úy trong Trung đoàn Bộ binh số 21. Vào năm 1870, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng một đại đội trong Trung đoàn Bộ binh số 61. Vào năm 1870, ông được phong quân hàm Thượng tá. Từ năm 1870 cho đến năm 1871, ông giữ chức Tư lệnh của Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai (III./76) ("Füsilierbataillons", đóng quân tại Lübeck) và tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Ông đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng nhì và hạng nhất. Vào năm 1871, vị Tư liệu cấp tiểu đoàn trong Trung đoàn Bộ binh số 76 (phải đến năm 1904 thì trung đoàn này mới được Đức hoàng Wilhelm II đặt tên là "Hamburg" trong cuộc diễu binh hàng năm của Hoàng đế - "Kaisermanöver") được thăng cấp Trung đoàn trưởng. Vào năm 1877, ông được phong quân hàm Thiếu tướng, Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 34 (Đại Công quốc Mecklenburg) tại Schwerin. Ông giữ chức vụ này được hai năm rồi giải ngũ vào năm 1879. Ông về hưu với quân hàm danh dự ("Charakter") Trung tướng, rồi từ trần vào ngày 11 tháng 11 năm 1893 ở thủ đô Berlin. Tại đây, ông được mai táng ở nghĩa trang Invalidenfriedhof.
Người em trai của ông là Oktavio Philipp von Boehn (1824 – 1899) cũng gia nhập quân đội Phổ và làm đến cấp Thượng tướng Bộ binh.
Ông đã kết hôn với Josepha Cords và cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông hai người con trai. Cả hai đều là tướng lĩnh quân đội: | 1 | null |
Van một chiều (tiếng Anh: "Check valve"; tiếng Nga: "Обратный клапан") là thiết bị bảo vệ đường ống dẫn, cho phép dòng chất lỏng-khí đi qua chỉ theo 1 hướng nhất định và ngăn cản dòng theo hướng ngược lại. Van một chiều được sử dụng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa, v.v. Ngoài ra van một chiều còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng-khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.
Chức năng.
Chức năng quan trọng của van một chiều đó là đảm bảo chế độ vận hành chuẩn của cả hệ thống.
Ví dụ, khi hệ thủy lực được cung cấp chất lỏng bởi 1 trạm máy bơm gồm nhiều máy bơm ghép song song. Khi có sự cố tụt áp tại một máy bơm, nếu không có van 1 chiều lớp ở cửa đẩy của máy bơm đó, thì một phần lưu lượng chất lỏng có thể chảy ngược về máy bơm bị tụt áp. Điều này không có lợi trong quá trình vận hành hệ thống.
Phân loại.
Các dạng chính của van một chiều gồm: Van một chiều lá lật, van một chiều dạng loxo, van một chiều cánh bướm , van một chiều dạng cối
Cấu tạo.
Các bộ phận chính của van bao gồm phần tử trượt – dạng trượt (như cửa xoay – dạng cửa xoay), mặt đế đỡ, phần tử trợ lực (như lò xo,then, v.v.)
Nguyên tắc lắp đặt.
Van một chiều dạng trượt được lắp trên đoạn ống dẫn nằm ngang. Van một chiều dạng cửa có thể lắp trên đoạn ống dẫn nằm ngang hoặc thẳng đứng. | 1 | null |
Van an toàn (tiếng Anh: "safety valve") là một thiết bị thủy lực dùng để điều chỉnh áp suất trong ống dẫn hoặc bồn chứa khí hoặc chất lỏng. Van an toàn thuộc nhóm thiết bị điều chỉnh áp suất đầu vào.
Chức năng.
Nhiệm vụ chính của van an toàn là bảo vệ mạch thủy lực khỏi sự tăng áp vượt giá trị định mức (giá trị định mực được cài đặt sẵn). Trong quá trình làm việc, van an toàn luôn ở trạng thái đóng. Khi áp suất đầu vào của van vượt giá trị định mức, van an toàn mở ra cho phép một phần chất lỏng chảy qua van và tuần hoàn về thùng chứa. Van an toàn hoạt động theo nguyên lý Bernoulli.
Phân loại.
Có thể chia ra làm hai nhóm chính là van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp.
Van an toàn tác động trực tiếp.
– Loại van này có cấu trúc bao gồm: piston, thân van, lò xo, đĩa lò xo, vít điều chỉnh lò xo.
– Nguyên lý làm việc của van an toàn dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác động lên nút van hoặc piston: lực đàn hồi của lò xo và áp suất lưu chất. Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả của van (áp suất xả là áp suất định mức được thiết lập bằng cách điều chỉnh lực đàn hồi của lò xo) thì piston ở vị trí đóng hoàn toàn. Khi áp suất đầu vào lớn hơn áp suất xả định mức thì piston sẽ dịch chuyển và van an toàn bắt đầu mở, lưu chất được xả qua van tới khi áp suất đầu vào van hạ xuống trở về bằng mức áp suất xả định mức của van.
Van an toàn tác động gián tiếp.
– Được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có áp suất cao mà van tác động trực tiếp không thể được ứng dụng. Cấu tạo van tác động gián tiếp bao gồm: van chính có piston đường kính lớn và lò xo có độ cứng nhỏ, van phụ có piston có đường kính nhỏ và lò xo có độ cứng lớn.
– Nguyên lý hoạt động dựa trên sự cân bằng tác dụng của những lực ngược chiều nhau tác dụng lên nút van (piston): lực đàn hồi của lò xo và áp suất lưu chất trong khoang van chính(được thiết lập bởi van phụ) với áp suất lưu chất đầu vào.
– Khi áp suất đầu vào nhỏ hơn áp suất xả định mức của van phụ thì van phụ và van chính cùng đóng, áp suất trong khoang chính bằng áp suất đầu vào van phụ
Khi áp suất đầu vào tăng thì áp suất trong khoang van chính cũng tăng, khi áp suất này lớn hơn áp suất định mức của van phụ thì van phụ sẽ mở cho lưu chất đi qua về bể hoặc bồn chứa, áp suất trong khoang van chính bằng áp suất xả định mức.
– Trong trường hợp áp suất đầu vào tiếp tục tăng thì hiệu suất giữa áp suất đầu vào và áp suất định mức của van phụ cũng tăng cho đến khi lực tác động của hiệu áp suất này thắng lực đàn hồi của lò xo van chính thì van chính mở cho lưu chất qua van chính về bể/ bồn chứa. | 1 | null |
Bành Oánh Ngọc (chữ Hán: 彭莹玉, ? – 1353), còn có tên là Bành Dực, Bành Quốc Ngọc, Bành Minh, xước hiệu là Bành Tổ, Bành hòa thượng, người Viên Châu , thủ lĩnh đầu tiên của phòng trào khởi nghĩa Khăn Đỏ ở phía nam Trường Giang phản kháng nhà Nguyên.
Sự nghiệp.
Phù lập Chu Tử Vượng.
Ông vốn là con nhà nông, khi còn trẻ được mẹ cho xuất gia làm tăng ở Nam Tuyền Sơn, Viên Châu, nên được gọi là Bành hòa thượng. Về sau Oánh Ngọc đổi theo Di Lặc giáo, đi lại khắp nơi, mượn danh nghĩa trị bệnh miễn phí mà truyền giáo, có tiếng là pháp thuật cao cường, nên được dân gian sùng kính như thần. Ông mượn danh nghĩa Bạch Liên giáo tổ chức nông dân, tuyên truyền các khẩu hiệu như "Di Lặc giáng sanh, làm chủ ở đời"…
Năm Chí Nguyên thứ 4 (1338), Oánh Ngọc cùng môn đồ Chu Tử Vượng lãnh đạo 5000 người khởi sự ở Viên Châu, trước ngực sau lưng vẽ chữ "Phật", cho rằng có chữ "Phật" thì đao thương không hại nổi. Ông phù Chu Tử Vượng xưng vương, đặt niên hiệu. Không lâu sau, khởi nghĩa thất bại, Tử Vượng bị giết, Oánh Ngọc chạy đi Hoài Tây. Dân Hoài nghe tin ông đến, tranh nhau che chở, quan viên ra lệnh lùng bắt nghiêm ngặt, vẫn không làm gì được. Oánh Ngọc ở Hoài Tây truyền giáo gần 10 năm, thu nạp môn đồ khắp khu vực Giang Hoài, được tôn xưng là "Bành Tổ", uy vọng trong dân gian cực cao.
Phù lập Từ Thọ Huy.
Tháng 5 năm Chí Chính thứ 11 (1351), Lưu Phúc Thông khởi nghĩa tại Dĩnh Châu. Tháng 8, Bành Oánh Ngọc liên hiệp với người Ma Thành là Trâu Phổ Thắng khởi sự tại Kỳ Châu , hưởng ứng Lưu Phúc Thông. Họ đánh chiếm Kỳ Thủy , kiến lập chính quyền, phù Từ Thọ Huy làm đế, đặt quốc hiệu là Thiên Hoàn, đặt ra Liên đài tỉnh (tương đương Trung thư tỉnh) để thống lãnh trăm quan, nhiệm chức Quân sư. Sau đó nghĩa quân đánh chiếm các nơi thuộc Hồ Quảng, Giang Tây.
Năm thứ 12 (1352), Oánh Ngọc cùng Hạng Phổ Lược đánh hạ Giang Châu , Nhiêu Châu , Tín Châu , được chính quyền Thiên Hoàn nhiệm mệnh làm Giang Nam hành tỉnh tham tri chính sự. Ít lâu sau ông rời An Huy, qua Tô Nam, đến Chiết Giang, lại ngoặc về An Huy, Giang Tây. Những nơi ông đến, quân Khăn Đỏ đều tỏ ra kỷ luật nghiêm minh, cướp giàu giúp nghèo, đánh phá giai cấp thống trị nhà Nguyên.
Tháng 11 năm thứ 13 (1353), quân Nguyên tiễu phạt, Kỳ Thủy thất thủ, Bành Oánh Ngọc tử trận, Trâu Phổ Thắng đưa Từ Thọ Huy đột vây. Có thuyết nói ông vào năm thứ 12 (1352) đánh hạ Huy Châu , Hàng Châu , bị tướng Nguyên là Đổng Đoàn Tiêu Chi đánh trả giết chết ở Hàng Châu. | 1 | null |
Chu Điên (chữ Hán: 周顛), không rõ năm sinh năm mất, không rõ tên, vì hành vi điên dại mà gọi như vậy, người Kiến Xương , không rõ là đạo sĩ hay tăng nhân, hoạt động vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, được Minh Thái Tổ ca ngợi là tiên.
Cuộc đời.
Ông là hậu duệ của Chu Đôn Di. Năm 14 tuổi, phát bệnh rồ, đi ăn xin trong chợ ở Nam Xương, nói năng lung tung, mọi người cho là kẻ điên. Khi trưởng thành, ra vẻ kỳ lạ, đến gặp quan viên địa phương, nói "Cáo thái bình". Bấy giờ thiên hạ còn yên, nên mọi người không hiểu gì cả.
Về sau Trần Hữu Lượng chiếm Nam Xương, ông tránh đi. Chu Nguyên Chương hạ được Nam Xương, ông đứng ở bên đường xin gặp. Nguyên Chương về Kim Lăng, ông cũng đi theo. Ngày kia, Nguyên Chương ra ngoài, ông xin gặp. Hỏi "Có việc gì?" thì đáp "Cáo thái bình", rồi nhiều lần làm vậy. Nguyên Chương ghét, đem bỏ vào chum, chất củi để đun. Củi cháy hết, mở chum thì thấy ông chẳng sao cả, trên đầu chỉ ra mồ hôi mà thôi. Nguyên Chương lấy làm lạ, cho ông ăn nhờ ở chùa Tương Sơn. Có tăng nhân đến báo ông cùng Sa di (chú tiểu) tranh cơm, giận mà không ăn đã nửa tháng. Nguyên Chương đi thăm, thấy ông không có vẻ đói. Nguyên Chương cho làm một bữa thật thịnh soạn, sau khi no nê thì đem giam trong một căn phòng trống, không cho ăn nữa. Một tháng sau, Nguyên Chương đi thăm, thấy ông vẫn vô sự. Các tướng sĩ tranh nhau dâng cơm rượu, ông đều nhổ vào, Nguyên Chương cùng ăn thì không nhổ.
Chu Nguyên Chương sắp đi đánh Trần Hữu Lượng, hỏi: "Việc này có làm được không?" Đáp: "Được!" Lại hỏi: "Hắn đã xưng đế, đánh có khó lắm không?" Ông ngửa lên nhìn trời, rồi nghiêm mặt đáp: "Trên trời không có chỗ dành cho ông ta." Nguyên Chương dắt theo quân, thuyền đến An Khánh, không có gió, sai sứ đến hỏi, đáp: "Đi ắt có gió!" Nguyên Chương mệnh cho kéo thuyền đi, trong chốc lát thì gió nổi lớn, đại quân thẳng tiến đến Tiểu Cô. Nguyên Chương lo ông nói càn làm rối lòng quân, sai người coi giữ. Đến Giang Đồn, ông giỡn nước mà nói: "Thủy quái xuất hiện, tổn thất nhiều người lắm." Người coi giữ báo lại, Nguyên Chương ghét lắm, ném ông xuống Chư Giang. Quân đến Hồ Khẩu, ông lại đến, xin ăn. Nguyên Chương cùng ăn với ông, ăn xong, lập tức chỉnh đốn y trang để đi xa, rồi từ biệt. Bình xong Hữu Lượng, Nguyên Chương sai sứ đi Lư Sơn để tìm, không được, ngờ là đã lên tiên. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Minh Thái Tổ đích thân chép lại cố sự về Chu Điên . | 1 | null |
Trương Trung (chữ Hán: 張中), tên tự là Cảnh Hoa, trong dân gian còn có tên là Trương Bạch Trung hay Trương Trinh Thường, người Lâm Xuyên, Giang Tây, đạo sĩ cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Vì ông thường đội mũ sắt, nên được gọi là Thiết Quan tử hay Thiết Quan đạo nhân (鐵冠道人).
Cuộc đời.
Khi còn trẻ Trương Trung nhiều lần thi tiến sĩ không đỗ, bèn ngao du sơn thủy, gặp dị nhân, học được số học, bàn việc họa phúc phần nhiều là trúng. Chu Nguyên Chương đến Nam Xương, nhờ Đặng Dũ tiến cứ nên được triệu, cho ngồi, hỏi: "Ta xuống Dự Chương, đao không vấy máu, người ở nơi này còn chỗ nào khó chịu không?" Đáp: "Còn đấy. Nơi này sớm tối sẽ đổ máu, nhà cửa bị phá hủy, phủ đệ lớn cũng chỉ còn được một cái điện mà thôi!" Không lâu sau, chỉ huy Khang Thái làm phản, việc xảy ra như lời ông. Rồi lại nói có đại thần trong nước gây biến, nên đề phòng. Đến mùa thu, Bình chương Thiệu Vinh, Tham chánh Triệu Kế Tổ phục binh ở cửa Giáp Bắc mưu làm loạn, việc bị phát giác phải đền tội.
Trần Hữu Lượng vây Nam Xương đã 3 tháng, Chu Nguyên Chương muốn đánh, triệu đến hỏi, bèn đáp: "50 ngày sẽ đại thắng, ngày Hợi Tý bắt được tướng giặc." Nguyên Chương mệnh cho cùng đi, thuyền đến Cô Sơn, không có gió để tiến. Ông bèn dùng phép Động Huyền mà tế, gió nổi lớn, quân tiến đến Bà Dương. Đại chiến trong hồ, Thường Ngộ Xuân đơn độc xâm nhập, địch bao vây mấy vòng, mọi người lo lắng. Ông nói: "Đừng lo, giờ Hợi (Ngộ Xuân) sẽ tự ra." Quả nhiên như vậy. Quân Ngô liên tiếp đại thắng, Hữu Lượng trúng tên mà chết, 5 vạn quân Trần Hán đầu hàng. Từ lúc Nguyên Chương khởi hành đến khi nhận hàng vừa đúng 50 ngày. Ban đầu Nam Xương bị vây, Nguyên Chương hỏi: "Ngày nào thì giải được (vây)?" Đáp: "Ngày Bính Tuất tháng 7." Đến nay là ngày Ất Dậu, xem lại việc tính lịch, thì ra tháng ấy nhầm mất một ngày, thật là ngày Bính Tuất.
Trương Trung chiêm nghiệm phần nhiều là trúng. Ông tính hẹp hòi nhỏ mọn nên ít hòa hợp với ai. Cùng người nói chuyện, có chỗ nào thua sút, thì làm ầm lên mà gạt phắt lời của họ đi. Người thời bấy giờ xếp Trung vào loại giả rồ bỡn đời. Về sau không rõ kết cục của ông. Minh Thành Tổ lên ngôi, tư niệm công tích, bày quách chiêu hồn, táng ông ở Phượng Dương, sắc phong làm Trương thái sư. | 1 | null |
Argyroneta aquatica (trong tiếng Anh gọi là "diving bell spider", "nhện chuông lặn", "water spider", "nhện nước") là loài nhện duy nhất dành gần toàn bộ thời gian dưới nước. Đây là thành viên duy nhất trong chi Argyroneta. Lúc rời khỏi nước, chúng có màu từ nâu vừa đến đậm, dù lông trên bụng làm chúng có màu như xám đậm. Đây là loài bản địa ao đầm Á-Âu.
Tập tính ở dưới nước.
"A. aquatica" là loài nhện duy nhất dành hầu hết thời gian dưới nước, cả lúc nghỉ, bắt và ăn mồi, giao phối, đẻ trứng. Chúng chỉ ngoi lên lúc lấy hơi và (thỉnh thoảng) mang con mồi lên cạn.
Có một số loài nhện khác sống bán thủy sinh. Ví dụ, một số loài trong chi "Desis", vào lúc triều cường, trốn trong bọc tơ chứa khí dưới nước, và hay mò mẫm kiếm ăn ở vùng gian triều lúc triều kém. Những loài nhện sống trong vùng ngập nước thường xuyên có thể sống sót trong một khoảng thời gian khá dài dưới nước bằng việc rơi vào trạng thái giống hôn mê, dài đến 16–36 giờ như ở "Arctosa fulvolineata". Nhiều loài trong các chi "Ancylometes", "Dolomedes", "Megadolomedes", "Pardosa", "Pirata", "Thalassius", sống trên mặt nước, nhưng có thể lặn lâu, bơi khỏe và bắt mồi được dưới nước. Những loài này còn trốn dưới nước để tránh bị động vật khác ăn.
Phân bố và môi trường sống.
"A. aquatica" sống trong môi trường nước ngọt sạch với cây thủy sinh, như hồ, ao, lạch, đầm và suối chảy chậm. Nó có mặt ở gần khắp châu Âu lục địa (chưa ghi nhận ở Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Albania), quần đảo Anh và mạn bắc châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Kavkaz, Nga, Iran, Trung Á, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Nhật Bản có một phân loài riêng, là "A. a. japonica". | 1 | null |
Diplura ("bọ đuôi ngắn hai ngạnh") là một trong ba bộ của lớp Entognatha (hai bộ còn lại là Collembola và Protura). Cái tên "diplura" hay "hai đuôi" chỉ về cặp phần phụ hoặc sợi đuôi đặc trưng ở đầu tận cùng của cơ thể các loài bộ này.
Khoảng 800 loài đã được mô tả, trong đó khoảng 170 loài phân bố ở Bắc Mỹ, 12 loài ở Anh và 2 loài ở Úc. Bộ Diplura được nâng lên thành họ Diplura khi lớp Entognatha được tìm thấy là đa thức. | 1 | null |
Đây là danh sách các loài nhện Gnaphosidae.
Allomicythus.
"Allomicythus"
Allozelotes.
"Allozelotes"
Amazoromus.
"Amazoromus"
Amusia.
"Amusia"
Anagraphis.
"Anagraphis"
Aneplasa.
"Aneplasa"
Anzacia.
"Anzacia"
Aphantaulax.
"Aphantaulax"
Apodrassodes.
"Apodrassodes"
Apodrassus.
"Apodrassus"
Apopyllus.
"Apopyllus"
Aracus.
"Aracus"
Asemesthes.
"Asemesthes"
Asiabadus.
"Asiabadus"
Australoechemus.
"Australoechemus"
Battalus.
"Battalus"
Benoitodes.
"Benoitodes"
Berinda.
"Berinda"
Berlandina.
"Berlandina"
Cabanadrassus.
"Cabanadrassus"
Callilepis.
"Callilepis"
Camillina.
"Camillina"
Canariognapha.
"Canariognapha"
Ceryerda.
"Ceryerda"
Cesonia.
"Cesonia"
Cladothela.
"Cladothela"
Coillina.
"Coillina"
Coreodrassus.
"Coreodrassus"
Cryptodrassus.
"Cryptodrassus"
Cubanopyllus.
"Cubanopyllus"
Diaphractus.
"Diaphractus"
Drassodes.
"Drassodes"
Drassodex.
"Drassodex"
Drassyllus.
"Drassyllus"
Echemella.
"Echemella"
Echemographis.
"Echemographis"
Echemoides.
"Echemoides"
Echemus.
"Echemus"
Eilica.
"Eilica"
Encoptarthria.
"Encoptarthria"
Epicharitus.
"Epicharitus"
Fedotovia.
"Fedotovia"
Gertschosa.
"Gertschosa"
Gnaphosa.
"Gnaphosa"
Haplodrassus.
"Haplodrassus"
Hemicloea.
"Hemicloea"
Herpyllus.
"Herpyllus"
Heser.
"Heser"
Hitobia.
"Hitobia"
Homoeothele.
"Homoeothele"
Hongkongia.
"Hongkongia"
Hypodrassodes.
"Hypodrassodes"
Ibala.
"Ibala"
Intruda.
"Intruda"
Kaitawa.
"Kaitawa"
Kishidaia.
"Kishidaia"
Ladissa.
"Ladissa"
Laronius.
"Laronius"
Latonigena.
"Latonigena"
Leptodrassex.
"Leptodrassex"
Leptodrassus.
"Leptodrassus"
Leptopilos.
"Leptopilos"
Litopyllus.
"Litopyllus"
Macarophaeus.
"Macarophaeus"
Matua.
"Matua"
Megamyrmaekion.
"Megamyrmaekion"
Micaria.
"Micaria"
Microdrassus.
"Microdrassus"
Microsa.
"Microsa"
Micythus.
"Micythus"
Minosia.
"Minosia"
Minosiella.
"Minosiella"
Nauhea.
"Nauhea"
Nodocion.
"Nodocion"
Nomisia.
"Nomisia"
Notiodrassus.
"Notiodrassus"
Odontodrassus.
"Odontodrassus"
Orodrassus.
"Orodrassus"
Parabonna.
"Parabonna"
Parasyrisca.
"Parasyrisca"
Phaeocedus.
"Phaeocedus"
Poecilochroa.
"Poecilochroa"
Pseudodrassus.
"Pseudodrassus"
Pterotricha.
"Pterotricha"
Pterotrichina.
"Pterotrichina"
Sanitubius.
"Sanitubius"
Scopoides.
"Scopoides"
Scotocesonia.
"Scotocesonia"
Scotognapha.
"Scotognapha"
Scotophaeus.
"Scotophaeus"
Sergiolus.
"Sergiolus"
Sernokorba.
"Sernokorba"
Setaphis.
"Setaphis"
Shiragaia.
"Shiragaia"
Sidydrassus.
"Sidydrassus"
Smionia.
"Smionia"
Sosticus.
"Sosticus"
Symphanodes.
"Symphanodes"
Synaphosus.
"Synaphosus"
Talanites.
"Talanites"
Talanitoides.
"Talanitoides"
Titus.
"Titus"
Trachyzelotes.
"Trachyzelotes"
Trephopoda.
"Trephopoda"
Trichothyse.
"Trichothyse"
Turkozelotes.
"Turkozelotes"
Urozelotes.
"Urozelotes"
Vectius.
"Vectius"
Xenoplectus.
"Xenoplectus"
Xerophaeus.
"Xerophaeus"
Xizangia.
"Xizangia"
Zelanda.
"Zelanda"
Zelominor.
"Zelominor"
Zelotes.
"Zelotes"
Zelotibia.
"Zelotibia"
Zelowan.
"Zelowan"
Zimiromus.
"Zimiromus" | 1 | null |
Phan Ni Tấn là một nhà thơ, nhạc sĩ người Việt Nam có sáng tác từ trước năm 1975.
Tiểu sử.
Phan Ni Tấn sinh năm ngày 6 tháng 3 năm 1948 tại Cần Giuộc nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột. Cha ông là nhạc công cổ nhạc gốc Cần Giuộc, Long An; mẹ là người Huế.
Ông theo học Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn lẫn Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.
Tốt nghiệp Trường Bộ binh Thủ Đức tháng 1/1970 và chính thức phục vụ Quân Lực VNCH tại Pleiku năm 1971.
Tham gia Phong trào Du ca năm 1972.
Sau sự kiện 30/4/1975, ông bị đi cải tạo tại Trại cải huấn Ban Mê Thuột.
Phan Ni Tấn vượt biên đến Thái Lan cuối tháng 11 năm 1979 rồi đến định cư tại vùng Downsview thuộc thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario của Canada.
Ông là một nhạc sĩ sinh hoạt tích cực trong giai đoạn đầu của phong trào Hưng Ca Việt Nam tại hải ngoại, giữ vai Phó Chủ tịch Nội vụ, bên cạnh Chủ tịch phong trào là nhà văn Hà Thúc Sinh. Ông cũng cộng tác với nhiều báo chí tại hải ngoại như: "Văn", "Văn Học", "Nhân Văn", "Làng Văn", "Phố Văn", "Hợp Lưu", "Hồn Việt", "Văn Nghệ", "Văn Phong", "Diễn đàn Tự Do", "Phụ Nữ Diễn đàn", "Saigon Times"... Khi viết bút ký, ông sử dụng bút danh Nhị Đuông.
Ca khúc.
© "Những ca khúc đã độc quyền cho Trung tâm Thúy Nga". | 1 | null |
Hulua là một chi nhện trong họ Toxopidae, và được mô tả đầu tiên bởi Raymond Robert Forster & C. L. Wilton năm 1973. Ban đầu chi này được xếp vào họ Toxopidae, sau được chuyển sang họ Toxopidae năm 2017.
Các loài.
it contains four species, all found in New Zealand: | 1 | null |
Huttonia palpimanoides là một loài duy nhất đã được mô tả trong chi Huttonia thuộc họ Huttoniidae. Chúng là loài đặc hữu của New Zealand.
Hóa thạch của lớp này đã được tìm thấy từ kỷ Phấn trắng (Campanian) hổ phách Alberta và Manitoba, Canada, mở rộng tuổi địa chất được biết đến trở lại Huttoniidae khoảng 80 triệu năm. Họ này đã được chia từ các họ Zodariidae vào năm 1984, Forster & Platnick.
Mặc dù chỉ có một loài được mô tả, có khoảng 20 loài chưa được mô tả, tất cả các từ New Zealand (Forster & Forster, năm 1999). | 1 | null |
Macrinus (; 165 – 218), là Hoàng đế La Mã từ năm 217 đến 218. Macrinus là người gốc Berber (người dân bản địa Bắc Phi) và là một thành viên thuộc tầng lớp kị sĩ trở thành vị Hoàng đế đầu tiên không xuất thân từ tầng lớp Nguyên Lão nghị viên. Về sau ông bị quân nổi loạn lật đổ và giết chết năm 218.
Khởi nghiệp.
Sinh tại Caesarea (nay là Cherchell, Algérie) ở tỉnh thuộc La Mã Mauretania trong một gia đình kị sĩ, Macrinus tiếp nhận một nền giáo dục cho phép ông bước vào tầng lớp chính trị La Mã. Trong những năm tiếp theo, ông nổi tiếng là một luật gia tài giỏi, dưới thời Hoàng đế Septimius Severus ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và chẳng mấy chốc đã trở thành thân tín của Hoàng đế. Người kế vị Severus là Caracalla đã bổ nhiệm ông làm Trưởng quan chỉ huy Cấm vệ quân.
Trong khi Macrinus nhận được sự tin tưởng của Caracalla, thì bỗng nhiên xuất hiện lời đồn đại nói rằng ông sẽ phế truất và kế thừa ngôi vị Hoàng đế, tin đồn lan truyền ngày càng nhanh có ý ám chỉ đến sự soán đoạt này. Cảm thấy Caracalla có khuynh hướng loại trừ các đối thủ chính trị, Macrinus lo sợ cho sự an toàn của mình nếu Hoàng đế biết được lời tiên đoán này. Cũng theo Dio thì Caracalla đã thực hiện các bước tái phân bổ các hành viên trong phe cánh Macrinus.
Vào mùa xuân năm 217, Caracalla đang ở các tỉnh phía đông để chuẩn bị mở một chiến dịch quân sự chống lại Đế quốc Parthia. Macrinus lúc này cũng tham gia vào chiến dịch và lãnh trọng trách chỉ huy Cấm vệ quân. Đến tháng 4, đích thân Hoàng đế đến thăm một ngôi đền thờ thần Luna gần vị trí diễn ra trận Carrhae với chỉ duy nhất một nhóm thân binh hộ tống theo ông, trong đó có cả Macrinus. Sự kiện không rõ ràng, nhưng chắc chắn rằng Caracalla đã bị sát hại tại một số điểm trong chuyến đi (có thể vụ việc xảy ra vào ngày 8 tháng 4).
Thi thể của Caracalla được nhóm thân binh mang về từ đền thờ cùng với thi thể của một vệ sĩ hộ giá. Câu chuyện như Macrinus kể lại là thi thể của tên vệ binh đó đã sát hại Caracalla. Bất chợt đến ngày 11 tháng 4, Macrinus đã tự xưng là Hoàng đế La Mã rồi phong con mình là Diadumenianus làm "Caesar" và người kế vị; ông còn tự ban cho mình cái tên "Antoninus", vì vậy có thể kết nối chính ông với các triều đại tương đối ổn định của các Hoàng đế Antoninus vào thế kỷ thứ 2.
Triều đại.
Bất chấp xuất thân từ giới kị sĩ, Macrinus vẫn được Viện Nguyên lão công nhận đế hiệu. Theo S.N. Miller thì điều này có thể là do kinh nghiệm có được khi Macrinus còn làm luật gia và thái độ cung kính với giới Nguyên lão nghị viên của ông. Vì vậy mà Hoàng đế thấy rằng những việc này rất cần thiết để thay thế một số lãnh đạo địa phương bằng những kẻ thân tín do chính ông lựa chọn. Mẹ của Caracalla là Julia Domna lúc đầu bị ngó lơ thì bỗng chốc đã bắt đầu mưu tính khởi binh chống đối đến nỗi Hoàng đế phải ra lệnh buộc bà rời khỏi Antioch. Dù vào lúc ấy đang trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư vú (Cassius Dio) mà bà đã chọn thay vì tự tuyệt thực cho đến chết.
Trong các vấn đề cấp bách của chính sách đối ngoại, Macrinus đã bày tỏ một xu hướng tiến tới hòa giải và việc miễn cưỡng tham gia vào các cuộc xung đột quân sự. Ông tránh gây rắc rối ở tỉnh Dacia bằng cách trả lại các con tin đã bị Caracalla giam cầm và chấm dứt tình trạng rối loạn ở Armenia bằng cách trao ngai vàng của nước đó cho Tiridates, người có cha cũng bị giam cầm dưới thời Caracalla. Rắc rối nhất vẫn là vấn đề vùng Lưỡng Hà, vốn đã bị người Parthia xâm chiếm trước làn sóng hỗn loạn sau khi Caracalla mất. Đối đầu với người Parthia trong trận chiến mùa hè năm 217, Macrinus đạt được một trận hòa đầy tốn kém gần thị trấn Nisibis và kết quả là Hoàng đế buộc phải nhập cuộc đàm phán qua đó Roma phải trả tiền bồi thường khổng lồ lên đến 200 triệu sesterces cho vua Parthia là Artabanus IV để đổi lấy hòa bình.
Macrinus phải đưa ra một số cân nhắc tài chính khi ông đánh giá lại tiền tệ La Mã. Hoàng đế đã nâng độ tinh khiết bạc của đồng denarius từ 51,5% đến 58% - trọng lượng bạc thực tế tăng từ 1,66 gram đến 1,82 gram.
Việc Macrinus miễn cưỡng tham gia vào các cuộc chiến tranh và thất bại để đạt được chiến thắng ngay cả kẻ thù thấp kém trong lịch sử như Parthia đã gây ra sự bất bình đáng kể trong quân đội. Điều này trở nên phức tạp cũng do ông giảm bớt các đặc quyền mà họ được hưởng dưới thời Caracalla và việc đưa vào một hệ thống trả lương mà tân binh nhận được ít hơn so với các cựu binh. Chỉ sau một thời gian ngắn, các quân đoàn bất mãn đã mau chóng tìm kiếm một ứng cử viên cho ngôi vị Hoàng đế mới.
Tại một cao điểm có các di tích nổi tiếng của ông đã được xây dựng để vinh danh Macrinus bao gồm một ngôi đền thần Capitoline có cửa bốn cột lớn ở Volubilis được xây dựng vào năm 217. Danh tiếng Macrinus còn lan tận đến Roma. Không chỉ có Hoàng đế mới thất bại trong việc tham quan thành phố sau khi lên nắm quyền nhưng một cơn bão cuối mùa hè gây ra đám cháy và lũ lụt lan rộng. Sụ việc Macrinus được chọn làm thị trưởng đã chứng minh ông không có khả năng khắc phục các thiệt hại cho sự hài lòng của dân chúng và phải được thay thế.
Suy vong.
Bất mãn này được sự khuyến khích từ các thành viên còn lại của nhà Severus đứng đầu bởi Julia Maesa (cô của Caracalla) cùng hai cô con gái Julia Soaemias và Julia Mamaea. Sau khi bị Macrinus đuổi ra khỏi hoàng cung và ra lệnh trở về nhà, những người phụ nữ nhà Severus từ nhà của họ gần Emesa ở Syria đã mưu tính đưa một người khác thuộc nhà Severus lên ngôi Hoàng đế.
Họ đã sử dụng ảnh hưởng di truyền của họ lên sự sùng bái thần mặt trời của Elagabalus (được Latinh hóa thành El-Gabal) công bố con trai của Soaemias là Elagabalus (được đặt tên theo vị thần bảo trợ của gia đình) mới thực sự là người kế vị Caracalla. Tin đồn được lan truyền, với sự ủng hộ của phụ nữ nhà Severus rằng Elagabalus là con ngoài giá thú Caracalla và do đó là con của sự đoàn kết giữa những người anh em họ đầu tiên.
Cái chết.
Ngày 18 tháng 5 năm 218, Elagabalus được Legio III Gallica tuyên bố là Hoàng đế tại quân doanh ở Raphana. Một đạo quân dưới quyền người giám hộ của Elagabalus là Gannys lập tức tiến về Antioch và tham gia vào lực lượng dưới trướng Macrinus vào ngày 8 tháng 6 năm 218. Tuy nhiên, Hoàng đế mau chóng bại trận và phải cải trang chạy trốn đến Ý thì bị bắt gần Chalcedon và sau cùng bị xử tử ở Cappadocia. Riêng Diadumenianus thì chết trong đám loạn quân ở Zeugma. | 1 | null |
Beriev Be-200 Altair () là một loại thủy phi cơ đa năng do công ty máy bay Beriev thiết kế, Irkut chế tạo. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ như chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, tuần tra biển, chở hàng và chở khách.
Tai nạn.
Vào khoảng 15 giờ 10 phút giờ Moscow ngày 14 tháng 8 năm 2021, trong quá trình tiếp cận đường băng để hạ cánh thì một chiếc máy bay Be-200 của Nga đã bị rơi khi đang trở về căn cứ sau khi hoàn thành nhiệm vụ chữa cháy tại khu vực dân cư Adana thuộc nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Trên máy bay lúc đó có 5 quân nhân Nga và 3 đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc máy bay này do Bộ lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thuê của Nga và giao cho sở lâm nghiệp vùng Adana sử dụng. | 1 | null |
Bartini Beriev VVA-14 (Vertikal`no-Vzletayuschaya Amphibia) (máy bay lưỡng cư cất hạ cánh thẳng đứng) là một loại máy bay được Liên Xô phát triển trong thập niên 1970. Máy bay được thiết kế bởi nhà thiết kế người Ý Robert Ludvigovich Bartini. Khi nhà thiết kế Robert Bartini qua đời năm 1974 khiến dự án đình trệ trước khi bị hủy bỏ dù các mẫu thử nghiệm đã thực hiện 107 lần cất cánh với tổng thời gian bay đạt 103 giờ. Chiếc VVA-14 số hiệu 19172, một trong hai mẫu thử được chế tạo, được đưa về trưng bày tại bảo tàng Không quân Liên bang Nga tại Monino năm 1987. | 1 | null |
Neomyro là một chi nhện trong họ Toxopidae, được mô tả đầu tiên bởi Raymond Robert Forster & C. L. Wilton năm 1973. , chi này được ghi nhận gồm 3 loài, đều được tìm thấy ở New Zealand: "N. amplius", "N. circe", and "N. scitulus".
Ban đầu, chi này được xếp vào họ Toxopidae, chúng được chuyển đến họ Toxopidae năm 2017. | 1 | null |
Trong sử thi "Mahabharata", thuộc đạo Hindu, Pandava hay Pandavas là năm người con trai được thừa nhận của Pandu, bởi hai người vợ của ông là Kunti và Madri, công chúa của Madra. Tên của chúng là Yudhishthira, Bhima, Arjuna, Nakula và Sahadeva. Cả năm anh em đều cưới nhau cùng một phụ nữ, Draupadi.
Cùng nhau, các anh em chiến đấu và chiếm ưu thế trong cuộc chiến lớn chống lại người anh em họ là Kauravas, được gọi là Chiến tranh Kurukshetra. | 1 | null |
Periegops là một chi nhện trong họ Periegopidae. Chi này ban đầu được xem là thành viên của "Sicariidae" hoặc "Segestriidae" cho đến khi Raymond Forster nâng thành họ năm 1995.
Mô tả.
Các loài "Periegops" có 6 mắt, không giống như các loài nhện khác có 8 mắt. Con trưởng thành "P. suteri" dài khoảng 8 mm. | 1 | null |
Philoponella là một chi nhện trong họ Uloboridae.
Một số loài (trong số đó có "P. congregabilis" và "P. oweni") xây dựng mạng nhện chung, nhưng tuy nhiên không hợp tác bắt mồi. Tuy nhiên, một số loài, chẳng hạn như "P. raffrayi", có hợp tác với nhau trong việc bắt mồi. Quần thể "P. raffrayi" bao gồm các mạng hình cầu riêng lẻ được nối với nhau bằng tơ không dính. Chiều dài cơ thể trung bình của nó là khoảng 6 mm ở con cái và 3 mm ở con đực. | 1 | null |
Portia ( ) là một vệ tinh tự nhiên thuộc vành đai trong của Sao Thiên Vương ("Uranus"). Nó được phát hiện từ những hình ảnh được chụp bởi Voyager 2 vào ngày 3 tháng 1 năm 1986 và được chỉ định tạm thời là S/1986 U 1. Vệ tinh được đặt theo tên của Portia, nữ anh hùng trong vở kịch "Chàng lái buôn của Venice" của William Shakespeare. Nó cũng được chỉ định là Uranus XII. | 1 | null |
Văn hóa Đồng Nai chỉ các di tích khảo cổ ở Việt Nam phân bố trên vùng trung du và đồng bằng miền Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thể hiện một quá trình diễn biến văn hoá từ sơ kì thời đại đồ đồng đến sơ kì thời đại sắt. Giữa các di tích có những khác biệt nhất định, song chúng cùng có những đặc trưng chung nên có nhiều ý kiến xếp chúng vào một nền văn hoá chung. Có người gọi là Văn hóa Đồng Nai, cũng có ý kiến gọi là văn hoá Phước Tân, văn hoá Bến Đò hay văn hoá Cù Lao Rùa. Cho đến nay, đã phát hiện được hàng trăm di tích ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, trong đó có các di tích tiêu biểu như Cầu Sắt, Suối Chồn, Bình Đa, Cái Vạn, Cù Lao Rùa, Hưng Thịnh, Đồi Xoài, Đồi Mít, Gò Me, Đồi Phòng Không, Cái Lăng, Long Bửu, Bến Đò, Phước Tân, Gò Đá, Dốc Chùa, Bù Đốp, Gò Tháp, Gò Canh Nông, Gò Cao Su, An Sơn, Rạch Núi, vv.
Lịch sử khám phá.
Những di tích, di vật khảo cổ học ở Đồng Nai được phát hiện, nghiên cứu rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Lịch sử khám phá buổi ban đầu của khảo cổ học thời tiền - sơ sử Đồng Nai gắn liền với các tên tuổi của các nhà thám hiểm, du lịch, truyền giáo và thực dân châu Âu như: V. Holbé, D. Grossin, J. Chénieux, E. Cartailhac, A. Mougeot, F. Barthère, Loesh, J. Repelin... và các thành viên thuộc phái bộ A. Pavie làm việc tại Việt Nam vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn với những phát hiện lẻ tẻ và chú ý sưu tập hiện vật tiền sử cho các viện Bảo tàng ở Đông Dương và Pháp. Những địa danh mà vùng đất Đồng Nai mà chủ yếu là dọc hai bờ sông Đồng Nai cùng các chi lưu của nó như (Lò Gạch, Bình Đa, Bến Gỗ, Cái Vạn, An Sơn, Rạch Núi...) được nhắc đến trên bản đồ khảo cổ học của thế giới. Đặc biệt sưu tập di vật thời tiền sử do V. Holbé gồm 1.200 di vật đá, 10 rìu đồng được tìm thấy trên 20 địa điểm ở vùng Biên Hoà được giới thiệu trong các công trình nghiên cứu của E. Hamy (1897) và R. Verneau (1904) được trưng bày tại Hội chợ quốc tế Paris năm 1889. Không ít những di vật tiêu biểu thời tiền sử được phát hiện đầu tiên ở Đồng Nai được lưu giữ tại các bảo tàng nước Pháp.
Chặng đường khám phá tiếp theo vào những thập niên đầu của thế kỷ XX với cuộc khai quật trên vùng Cù lao Rùa - nằm giữa sông Đồng Nai, cách thành phố Biên Hoà khoảng 10 km (địa điểm này ngày nay thuộc địa phận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) của D. Grossin (1902) và A. Jordin (1910). Theo H. Fontain công bố vào năm 1970 thì tại riêng tại di chỉ này đã cung cấp 383 di vật đủ kích cỡ, kiểu dáng làm cơ sở cho việc nghiên cứu thời đại đồ đá mới ở Biên Hoà - Đồng Nai. Những di vật tương tự ở vùng Cù lao Rùa còn tìm được tìm thấy ở các nơi khác ở Đồng Nai trên nhiều địa hình khác nhau từ nhóm đất đỏ vàng đến vùng đất thấp phù sa cận biển. Đặc biệt trong giai đoạn này là phát hiện di chỉ mộ Hàng Gòn do J. Bouchot chủ trì vào năm 1927 tại vùng Xuân Lộc. Di tích được khai quật và công bố thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được toàn quyền Đông Dương xếp hạng trong danh mục những di tích lịch sử quan trọng của Liên Bang năm 1930.
Thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu khảo cổ học ở Đồng Nai bắt đầu mang tính chất hệ thống và khoa học với công lao to lớn của những thành viên Hội địa Chất Đông Dương. Trong đó tiêu biểu là E. Saurin, H. Fontain và L. Malleret. Trong giai đoạn này, bắt đầu có sự tham gia của các nhà nghiên cứu nước ta: Nghiêm Thẩm, Hoàng Thị Thân... Những phát hiện quan trọng trong giai đoạn này là các di tích đá cũ và cụm di tích đồng sắt ở Hàng Gòn, Dầu Giây, Phước Tân, Bến Đò, Hội Sơn, Phú Hoà...Từ đây, bắt đầu hình thành sơ khởi khái niệm về một vùng văn hoá đã phát triển qua các thời đại đồ đá cũ, đá mới, đồng và sắt sớm ở Đồng Nai.
Giai đoạn thứ tư bắt đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cho đến nay. Nghiên cứu khảo cổ học được quan tâm. Các nhà khảo cổ học Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương (Bảo tàng Đồng Nai) và các ngành hữu quan tiến hành điều tra, khai quật, kiểm chứng hàng loạt các địa điểm, di chỉ trên địa bàn Đồng Nai. Hàng loạt các di tích, di vật qua công tác khai quật, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một nền văn hoá cổ xưa từng tồn tại và phát triển trên vùng đất này. Có thể nói, các di tích khảo cổ gồm các loại hình: cư trú, công xưởng, mộ táng, đền tháp... của cư dân cổ trải đều trên các địa hình đặc trưng của Đồng Nai từ vùng núi đồi tiếp giáp cao nguyên đến vùng đất đứt gãy phun trào đất đỏ ba - zan và cả vùng phù sa cổ các bồn trũng, vùng ngập nước cận sông, biển.
Tổng quan.
Khoảng 2.500 năm cách ngày nay (khoảng thế kỷ V trước Công nguyên), cư dân cổ Đồng Nai bước vào một truyền thống văn hoá kim khí phát triển. Nền văn hóa thời kỳ đồ sắt ở Đồng Nai gắn kết hai giai đoạn phát triển đồng thau và sắt sớm. Trong văn hóa đá – đồng đã manh nha văn hóa sắt sớm với hàng loạt di chỉ như Bình Đa, Cái Vạn, Suối Chồn, Hàng Gòn, Long Giao, Phú Hòa…
Thời kỳ sắt sớm ở Đồng Nai được xem là giai đoạn phát triển hào hùng của cư dân cổ Đồng Nai. Với những công cụ từ kim khí, người cổ Đồng Nai " mạnh " lên trong quá trình chinh phục tự nhiên, khai phá, làm nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ; các làng dân cư nông nghiệp được khởi nhiều nơi. Vùng đất Đồng Nai cổ từ một thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy đã dần trở thành một địa bàn kinh tế, dân cư phát triển của trung tâm nông nghiệp Đồng Nai – Đông Nam Bộ thời tiền sử.
Sau cuộc hành trình dài, cư dân cổ Đồng Nai đã tạo dựng một nền văn minh tiền sử rực rỡ. Nền văn hóa Đồng Nai phát triển, lan tỏa rộng và bắt đầu có sự giao thoa những yếu tố mới về văn hoá, tộc người. Những bộ sưu tập hiện vật tại nhiều di chỉ như: bình gốm, đồ trang sức (khuyên tai ba mấu, hạt thủy tinh, vòng hạt chuỗi, mã não…), mộ chum…đã minh chứng cho mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố văn hoá, kỹ thuật giữa vùng Đồng Nai và các vùng phụ cận. Chính sự quan hệ rộng mở này đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân cổ Đồng Nai không ngừng phát triển, hoàn thiện trên một vùng địa lý, văn hoá ổn định. Đó là những yếu tố thuận lợi cho người cổ Đồng Nai bước vào những giai đoạn phát triển cao hơn trong tiến trình đi lên của xã hội loài người. | 1 | null |
Ong bùn thuộc họ ong tò vò là loài ong thường thấy ở Việt Nam.
Làm tổ.
Ong bùn thường làm tổ bằng bùn đất ẩm, sau đó chúng nắn thành tổ hình nhộng. Tổ ong bùn thường xuất hiện trong nhà. Trong tổ có nhiều loại côn trùng được ong mẹ bỏ vào làm thức ăn cho ấu trùng ong sau này. | 1 | null |
Trận Âm Tấn (chữ Hán: 陰晉之戰, Hán Việt: "Âm Tấn chi chiến"), là cuộc chiến tranh diễn ra vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc giữa hai nước chư hầu là Ngụy và Tần.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Đất Hà Tây nằm gần biên giới Tần-Ngụy, là con đường thuận lợi để tiến vào Trung Nguyên, trở thành vùng đất mà cả Ngụy và Tần đều muốn chiếm đoạt. Từ thời Tần Mục công, đất Hà Tây đã được nước Tấn tặng cho nước Tần. Tuy nhiên, sang cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, thế lực nước Tần suy yếu, trong khi nước Ngụy sau biến pháp Lý Khôi lại trở nên hùng mạnh, đưa quân tiến đánh Hà Tây. Từ năm 419 TCN đến năm 408 TCN, quân Ngụy lần lượt chiếm được các vùng Lâm Tấn, Nguyên Lý, Lạc Âm và Cố Dương, sau tiến vào đất Trịnh, cuối cùng độc chiếm toàn bộ Hà Tây.
Sau khi mất đất Hà Tây, quân Tần rút lui về Lạc Thủy, xây thành phòng thủ ở Tuyền Thành. Ngụy Văn hầu cử Ngô Khởi trấn giữ Hà Tây.
Với việc đánh mất Hà Tây, quân Tần cũng mất đi con đường tiến lên Trung Nguyên, do đó nước Tần luôn nhiều lần đưa quân sang đoạt lại song đều không thành công. Trong khi đó ở nước Ngụy, Ngô Khởi tìm cách khích lệ tinh thần quân sĩ, thưởng hậu cho họ tùy theo công lao để nâng cao nhuệ khí nhằm chuẩn bị đối phó với sự xâm lăng của Tần.
Năm 389 TCN, Tần Hậu Huệ công phái 50 vạn đại quân tiến sang đánh Hà Tây, giao chiến với quân nước Ngụy ở Âm Tấn. Trận chiến Âm Tấn bùng nổ.
Quân Ngụy có sự phòng bị từ trước nên không nao núng. Ngô Khởi tâu xin Ngụy Vũ hầu chi viện 5 vạn quân ra trận cùng chống Tần. Ngụy Vũ hầu đồng ý, cử 500 chiến xa và 3000 người ra trận. Ngô Khởi ra lệnh cho quân sĩ bỏ hết xe, ngựa, xông thẳng vào trận.
Ngày hôm sau, Ngô Khởi cầm quân ra trận, giao chiến với quân nước Tần. Tinh thần quân Ngụy hăng hái, xông pha vào trận. Mặc dù số quân chỉ bằng một phần mười, song quân Ngụy đã nhanh chóng đánh bại quân Tần, buộc quân Tần phải rút lui. Nước Ngụy bảo toàn được đất Hà Tây. | 1 | null |
Văn hóa Quỳnh Văn (thời đại đồ đá mới, khoảng 6.000 – 3.500 năm cách ngày nay) được phát hiện từ những năm 1930 bởi các học giả người Pháp. Cho đến nay đã có hơn 70 năm nghiên cứu với 21 di tích, phân bố ở ven biển Nghệ An và Hà Tĩnh, chủ yếu tập trung xung quanh vịnh biển cổ Quỳnh Lưu. Đây là các di tích "đống rác bếp" (Kjökkenmodding), thành phần chủ yếu là các loại điệp. Trong các lớp điệp còn có xương cốt động vật, di vật đá, gốm và bếp lửa. Công cụ đá Quỳnh Văn ít về số lượng, nghèo nàn về loại hình, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, chủ yếu được tạo từ đá gốc. Loại hình thường thấy là các công cụ không xác định, công cụ hình đĩa, công cụ hình múi bưởi, công cụ hình rìu dài và công cụ hình rìu ngắn. Đồ gốm thô, hầu hết là đồ đun nấu với kích thước lớn, được tạo hình bằng tay kết hợp với bàn đập hòn kê. Đồ gốm có bốn loại chủ yếu: gốm đáy tròn văn in đập, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn văn thừng ở mặt ngoài và văn chải ở mặt trong, gốm đáy nhọn văn chải 2 mặt. Gốm đáy nhọn, văn chải 2 mặt là đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa Quỳnh Văn. Các loại hình hiện vật khác như xương, đồ trang sức có số lượng ít.
Tổng quan.
Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp về ăn và vứt vỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành những đồi lớn. Người Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắt và bước đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đồ đá mới có gốm ở ven biển Nghệ Tĩnh.
Di tích.
Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìm được nhiều chiếc rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó … Khảo cổ học xếp di chỉ này vào giai đoạn "đồ đá mới cuối Bắc Sơn". | 1 | null |
Ốc đảo Siwa (, "Wāḥat Sīwah," ; ("Di)Şeşamu;" ) là một ốc đảo đô thị ở Ai Cập nằm giữa vùng lõm Qattara và Biển Cát Lớn, cách biên giới với Libya 50 km (30 mi) về phía đông, cách Cairo 560 km (348 mi) về hướng tây-tây nam. Dài 80 km (50 mi), rộng 20 km (12 mi), ốc đảo Siwa là một trong những điểm dân cư hẻo lánh nhất Ai Cập, dân số chừng 33.000 người đa số là người Berber. Người Berber nơi đây có nền văn hoá và tiếng nói riêng (tiếng Siwa).
Siwa nổi danh là nơi miếu thờ Ammon được dựng lên. Về lịch sử, đây là một phần Libya cổ đại. | 1 | null |
Trogloraptor là một chi nhện được tìm thấy trong các hang động miền tây nam Oregon. Nó là chi duy nhất của họ Trogloraptoridae, và gồm một loài duy nhất, Trogloraptor marchingtoni. Chúng chủ yếu có màu vàng-nâu với chiều dài sải chân tối đa là .
"Trogloraptoridae" là một trong ba họ nhện mới được mô tả từ năm 1990. Tên loài ("marchingtoni") được đặt để vinh danh nhà sinh học hang động nghiệp dư Neil Marchington.
Phát hiện.
"Trogloraptor" được nhận dạng lần đầu năm 2010 bởi Geo Graening, Neil Marchington, Ron Davis và Daniel Snyder, các nhà bảo vệ hang động tự nhiên từ Western Cave Conservancy. Chi này được mô tả năm 2012 bởi một nhóm nghiên cứu gồm các nhà nhện học Charles Griswold, Tracy Audisio và Joel Ledford của California Academy of Sciences. Mẫu gốc đực được được bắt tại hang M2 gần Grants Pass, Oregon ngày 29 tháng 7 năm 2010. Mẫu gốc cái được quận Josephine, Oregon ngày 16 tháng 9 năm 2010.
Nhà nghiên cứu chính Griswold phát biểu rằng "Trogloraptor" có lẽ đã giải thích cho huyền thoại nhện hang khổng lồ trong khu vực. Phát hiện này cũng đáng chú ý vì chỉ có hai họ nhện khác được mô tả từ năm 1990. Nhà nhện học người Mỹ Norman Platnick bình luận rằng nó "...cũng làm say mê các nhà nhện học như việc phát hiện loài khủng long mới với các nhà cổ sinh vật học."
Phân loại.
"Trogloraptor" chỉ gồm một loài duy nhất, "Trogloraptor marchingtoni", và là chi duy nhất của họ Trogloraptoridae. Các nhà khoa học tin rằng họ này thuộc về siêu họ Dysderoidea. Họ hàng gần nhất còn sinh tồn của chúng là các loài của họ Oonopidae. Tuy nhiên, do "Trogloraptor" có nhiều đặc điểm khác lạ, gồm hệ hô hấp nguyên thủy, tách chúng thành họ riêng. Trogloraptoridae tách khỏi các họ nhện khác cách đây 130 triệu năm.
Tên loài ("marchingtoni") được đặt để vinh danh nhà sinh học hang động nghiệp dư Neil Marchington. Tên chi ("Trogloraptor") nghĩa là "kẻ cướp hang động". | 1 | null |
Vân Trường là một ca sĩ Việt Nam. Anh chuyên hát nhạc pop việt (V-pop).
Tổng quan.
Vân trường sinh ngày 20/ 9/ 1969 ở Thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình lao động nghèo .Vân Trường mê hát từ hồi còn học phổ thông và sau này anh đã theo đuổi con đường âm nhạc .Năm 1991 anh theo học thanh nhạc cô giáo kết hợp với ca sĩ Thùy Trang trở thành đôi song ca của nhà hát .Vân Trường đã nổi tiếng ghi lại dấu ấn trong lòng khán giả với ca khúc Chân Tình một sáng tác của nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh .Năm 2001 Vân Trường đạt giải ca sĩ được yêu thích nhất Làn Sóng Xanh với ca khúc Chân Tình đưa tên tuổi của anh đến với khán giả. | 1 | null |
Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí đốt...) cho đến sản xuất điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng.
Vai trò.
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng. Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công nghiệp năng lượng cũng thu hút những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt... Vì thế, công nghiệp năng lượng có khả năng tạo vùng rất lớn nếu như nó nằm ở vị trí địa lý thuận lợi. Thông qua chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có thể phán đoán trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hoá của một quốc gia.
Trong nhiều thế kỉ qua, mức tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đốt của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1990 đến nay, cứ mỗi năm bình quân một người tiêu thụ khoảng 1,6 tấn dầu quy đổi, tức là gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân. Nhìn chung mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người trong vòng 20 năm qua tăng lên rõ rệt trên phạm vi toàn thế giới, song có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Các nước kinh tế phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ và những nước có thu nhập cao có mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người lớn nhất; trong khi đó những nước nghèo ở châu Phi và Nam Á có mức tiêu dùng thấp nhất. Sự chênh lệch giữa nước có mức tiêu dùng năng lượng cao nhất và thấp nhất lên tới 45 lần.
Cơ cấu sử dụng năng lượng.
Công nghiệp năng lượng hiện đại là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển của ngành công nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, cơ cấu và sự phân bố của nền kinh tế.
Tài nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài nguồn năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá cháy, con người đã phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, có hiệu quả cao như năng lượng thủy triều, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng sinh khối... Những tác động về mặt môi trường sinh thái cùng những tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng mới. Trên cơ sở đó, cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới đã có nhiều thay đổi theo thời gian.
Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn điện độc lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt, ít phụ thuộc vào vị trí địa lý. Song độ không an toàn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận hành đòi hỏi điều kiện chuyên môn ngặt nghèo, yêu cầu đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự cố và chất thải.
Cơ cấu tiêu thụ năng lượng.
Cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên thế giới rất khác nhau giữa các nhóm nước. Mức tiêu thụ năng lượng có thể được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước. Các nước kinh tế phát triển đã tiêu thụ tới quá nửa tổng số năng lượng được sản xuất ra trên thế giới. Trong khi đó, các nước đang phát triển với diện tích lớn, dân số đông, nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 1/3. Mặc dù trong những năm tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng giữa các nhóm nước có sự thay đổi. | 1 | null |
Leopold Maximilian Joseph Maria Arnulf, Vương tử của Bayern (9 tháng 2 năm 1846 – 28 tháng 9 năm 1930), sinh ra tại München, là con trai của Vương tử Nhiếp chính Luitpold von Bayern (1821 – 1912) và người vợ của ông này là Đại Công nương Augusta của Áo (1825 – 1864). Từng chỉ huy thành công một trung đoàn pháo binh Bayern trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871, ông được phong cấp bậc Thống chế vào năm 1905 và đã chỉ huy các lực lượng Đức và Áo-Hung trên Mặt trận phía Đông thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Dưới sự thống lĩnh của ông, phe Liên minh Trung tâm đã giành nhiều thắng lợi và cuối cùng cuộc chiến trên Mặt trận phía Đông đã kết thúc vào đầu tháng 3 năm 1918 khi Nga chấp nhận các điều khoản của Đức.
Tiểu sử.
Sự nghiệp quân sự ban đầu.
Vương tử Leopold, người cháu nội của vua Ludwig I đã gia nhập quân đội Bayern ở tuổi 15, và được phong quân hàm trung úy vào ngày 28 tháng 11 năm 1861. Ông đã tham gia chiến trận lần đầu tiên trong "Chiến dịch Main" của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, khi mà ông chỉ huy một khẩu đội pháo của Bayern tại Kissingen và Roßbrunn.
Vào năm 1870, vua xứ Bayern là Ludwig II phái Leopold ra chiến trường nước Pháp, nơi quân đội Bayern liên minh chiến đấu với quân đội Phổ trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Ông đã phục vụ trong Trung đoàn Pháo binh số 3 của Bayern và tham chiến tại Sedan vào ngày 1 tháng 9. Tiếp theo đó, trong trận Villepion vào ngày 2 tháng 12, tuy chỉ có 4 khẩu đại bác vẫn còn hoạt động nhưng khẩu đội pháo dưới quyền ông đã cản bước tiến quân Pháp đến Nonneville. Nhờ 4 khẩu pháo của ông, một cuộc đột phá của quân Pháp đã bị ngăn chặn, mặc dù trận đánh kết thúc với chiến thắng chung cuộc của quân đội Pháp. Ông được phong quân hàm thiếu tá vào tháng 12 năm 1870 và tham chiến trong trận Beaugency từ ngày 8 cho đến ngày 10 tháng 12 năm 1870. Vì lòng dũng cảm của ông trong chiến đấu, ông được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt cả hạng nhất lẫn hạng nhì, Huân chương Chiến công hạng nhất của Bayern, cùng với Thập tự Hiệp sĩ của Huân chương Quân sự Max Joseph, huân chương quân sự cao quý nhất của Bayern, và các huy chương đến từ các quốc gia khác tại Đức.
Cùng với thân phụ của ông là Luitpold, người đại diện cho Bayern, ông đã tham dự lễ thành lập Đế quốc Đức tại "Phòng Gương" ở điện Versailles, Pháp, vào ngày 18 tháng 1 năm 1871. Như thường lệ, vì la một thành viên trong vương tộc nên ông được thăng tiến nhanh chóng trên những bước đường binh nghiệp của mình. Trong những năm sau cuộc chiến, Vương tử Leopold giành phần lớn thời gian của mình để đi du lịch, ông đến thăm châu Phi, châu Á, và các nước châu Âu. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1873, tại Viên, ông thành hôn với người em họ thứ hai của mình là Đại Công nương Gisela của Áo, con gái của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo và Hoàng hậu Elisabeth. Ông tiếp tục phục vụ trong quân đội Bayern, ông lên cấp tướng vào năm 1887 và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Quân đoàn I. Vào năm 1895, ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục thanh tra quân đội IV, bao gồm các lực lượng Phổ và Bayern. Vào năm 1895, ông được lên quân hàm Đại tướng, và vào ngày Tết Dương lịch năm 1905, ông đã được Hoàng đế Wilhelm II của Đức ban chiếc gậy Thống chế ("Generalfeldmarschall"). Ông rời khỏi quân ngũ vào tháng 3 năm 1913, hai năm sau lễ kỷ niệm 50 năm phục vụ quân đội của ông.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tuy nhiên, thời gian nghỉ hưu của Vương tử Leopold không dài lâu. Vào ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông được lãnh quyền chỉ huy của Tập đoàn quân số 9 của Đức, thay cho tướng August von Mackensen. Leopold nhanh chóng thể hiện tài dụng binh của mình: ông đánh chiếm Warzsawa vào ngày 4 tháng 8 năm 1915. Tiếp theo sau thắng lợi này, các lực lượng dưới quyền ông đánh chiếm các pháo đài Novogeorgievsk và Ivangorod. Sau đó, Erich von Falkenhayn – Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức – bổ nhiệm ông làm tư lệnh của Cụm tập đoàn quân Vương tử Leopold xứ Bayern ("Heeresgruppe Prinz Leopold von Bayern"), bao gồm một lực lượng hỗn hợp của Đức - Áo-Hung ở khu vực trung tâm trên Mặt trận phía Đông. Điều này mang tính chất của một nỗ lực của Fallkenhayn nhằm cắt giảm ảnh hưởng của Hindenburg và Ludendorff, hai người có quan điểm đối lập với chiến lược của Falkenhayn, hơn là sự thừa nhận của Falkenhayn đối với tài năng của Leopold. Sau khi lãnh chức Tư lệnh Cụm tập đoàn quân, ông đã đánh bật quân Nga tới Minsk. Ông được tặng thưởng Đại Thập tự của Huân chương Quân sự Max Joseph vào ngày 5 tháng 8 năm 1915, "Huân chương Quân công", huân chương quân sự cao quý nhất của Phổ, vào ngày 9 tháng 8 năm 1915 và bó sồi gắn vào Huân chương Quân công danh giá vào ngày 25 tháng 7 năm 1917.
Vào năm 1916, sau khi mặt trận Áo-Hung bị tan rã trong Chiến dịch tấn công Brusilov của quân đội Nga, Leopold quyết định phải phòng ngự ở mặt trận này. Các lực lượng của Leopold cuối cùng đã chặn được bước tiến của quân Nga gần Baranovichi. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1916, sau khi Thống chế Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức thay thế cho Falkenhayn, Leopold được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tối cao của tất cả các lực lượng trên Mặt trận phía Đông ("Oberbefehlshaber Ost"), gồm cả hai tập đoàn quân Áo-Hung trên một mặt trận kéo dài từ biển Ban Tích đến dãy núi Karpath. Leopold giữ chức vụ này trong khoảng thời gian còn lại của cuộc chiến. Đại tá Max Hoffmann, người tham mưu trưởng của ông, đã có ảnh hưởng rất to lớn đến ông. Vào ngày 4 tháng 3 năm 1918, Leopold lại được nhận một phần thưởng cao quý nữa, Đại Thập tự của Huân chương Thập tự Sắt, vốn chỉ được trao tặng 5 lần trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vào tháng 4 năm 1917, Vương tử Leopold tiến hành một chiến dịch tấn công thắng lợi qua sông Stokhod gần Toboly. Vào tháng 7, ông lại phát động một chiến dịch tấn công, và kết thúc vào tháng sau với việc quân Nga bị đẩy lùi khỏi Galicia và Bukovina. Vào tháng 9, quân đội Đức đánh chiếm Riga và tiến vào vùng Ban Tích. Vào ngày 26 tháng 11, chính quyền Bolshevik mới thành lập của Nga ký kết một hiệp định đình chiến với Đức. Tuy nhiên, hiệp định đình chiến kết thúc vào tháng 2 năm 1918, khi quân Đức tiếp tục tấn công, đánh chiếm cả Estonia lẫn Litva và đánh lui quân Nga về phía sau sông Dnepr. Quân Đức cũng chiếm được cả bán đảo Krym và Ukraina. Leopold giải ngũ một lần nữa vào năm 1918, sau khi ký kết Hòa ước Brest-Litovsky – bản hòa ước chấm dứt cuộc chiến trên Mặt trận phía Đông. Các điều khoản của hòa ước này rất thuận lợi cho Đức, và Leopold đã chấm dứt sự nghiệp của mình với thành công. Ông từ trần vào ngày 28 tháng 9 năm 1930 tại München, và được mai táng tại nghĩa trang Colombarium ở Nhà thờ Thánh Michael ("Michaelskirche") ở München.
Gia đình.
Đầu thập niên 1870 một đám cưới giữa hoàng thân Leopold và công nương Amalie của Sachsen-Coburg và Gotha (1848–1894) được hoạch định. Nhưng mà người em trai nhỏ tuổi nhất của hoàng hậu Áo-Hung Elisabeth (Sisi), Maximilian Emanuel, Công tước của Bayern, lại say mê và muốn cưới cô ta. Để giải quyết tình trạng éo le và để làm cho mọi người được hài lòng, hoàng hậu Elisabeth đã can thiệp vào. Bà ta mời Leopold tới lâu đài Gödöllö, nơi mà công chúa Gisela (1856–1932), con gái của bà cũng có mặt. Hoàng thân Leopold khó mà có thể từ chối lấy nàng công chúa, một phần cũng vì viễn cảnh được trở thành con rể của hoàng đế Áo-Hung. Đối với ông ta đây không chỉ là một lợi ích về tư thế mà còn về mặt tài chánh. Chỉ riêng của hồi môn của ông bà công chúa Gisela đã nhận được nửa triệu Gulden, chưa kể tiền bạc của hoàng đế Franz Joseph I. Vào tháng 4 năm 1873 đám cưới được ăn mừng tại kinh thànhViên.
Vương tử Leopold và vợ ông Gisela có bốn người con:
Quyền kế vị Hy Lạp.
Dựa theo các điều khoản của Hiến pháp Hy Lạp năm 1843, Leopold cũng là người thừa kế của ông vua bị hạ bệ Óthon của Hy Lạp. Do người anh của ông là Ludwig đã từ bỏ một quyền kế vị ngai vàng Ht Lạp và do Hiến pháp Hy Lạp cấm quân vương của nước mình là vua một nước khác (Ludwig đã lên ngôi Quốc vương Bayern), Leopold trên thực tế đã hưởng thụ quyền kế vị Óthon, vị vua bị hạ bệ của Hy Lạp, mà anh trai ông đã khước từ. Sau khi ông qua đời, quyền kế vị ngai vàng Hy Lạp của ông được con mình là Georg thừa hưởng. | 1 | null |
Chanel Nº 5 (đôi khi viết là Chanel No. 5) là nước hoa đầu tiên được đưa ra thị trường bởi nhà thiết kế thời trang cao cấp tại Paris Gabrielle "Coco" Chanel. Công thức hóa học cho loại hương thơm được sáng tạo bởi nhà hóa học gốc Nga-Pháp và nhà tạo mùi nước hoa Ernest Beaux.
Nhãn hiệu nước hoa này đã được đưa ra vào năm 1921 và được coi là loại nước hoa phụ nữ thành công nhất của mọi thời đại. Thậm chí cho đến ngày nay Chanel Nº 5 vẫn luôn được xếp vào hạng trên trong top 10 loại nước hoa bán chạy nhất trên thế giới. Hãng Chanel ước tính trên thế giới cứ mỗi 30 giây là có một chai được bán ra. Mùi hương thơm này, được đặc trưng bởi một hỗn hợp 01:01:01 của Aldehyde C-10 (decanal), C-11 (undecanal) và C-12 (dodecanal).
Trận chiến của Parfums Chanel được diễn ra từ năm 1924, Chanel đã thực hiện một thỏa thuận với anh em nhà Wertheimer, Pierre và Paul, giám đốc hãng nước hoa nổi tiếng Bourjois kể từ năm 1917, tạo ra một công ty mang tên, "Parfums Chanel". Anh em nhà Wertheimers đồng ý cung cấp tài chính đầy đủ cho sản xuất, tiếp thị và phân phối của Chanel số 5 và họ sẽ nhận được một phần bảy mươi phần trăm lợi nhuận từ việc bán "Parfums Chanel", và Théophile Bader, người sáng lập cửa hàng bách Paris, Galeries Lafayette, sẽ nhận được hai mươi phần trăm. Bader đã thực hiện việc môi giới kết nối kinh doanh bằng cách giới thiệu Chanel Pierre Wertheimer tại các cuộc đua Longchamps vào năm 1922. Chỉ với mười phần trăm cổ phiếu, Chanel đã đăng ký nhãn hiệu là "Parfums Chanel" và không sự tham gia tất cả các hoạt động kinh doanh.không hài lòng với sự việc trên, Chanel đã làm việc trong hơn hai mươi năm để giành quyền kiểm soát hoàn toàn Công ty "Parfums Chanel."
Chanel là một loại nước hoa cho phụ nữ được đánh giá là rất thành công thể hiện qua sự phát triển của nó. Hiện nay, Chanel không chỉ thiết kế riêng cho phụ nữ mà thiết kế dành cho cả nam giới và rất được ưa chuộng trên thế giới. | 1 | null |
HTVC - Ca nhạc là Kênh Âm nhạc tổng hợp thuộc hệ thống dịch vụ truyền hình cáp, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTVC), chính thức phát sóng từ tháng 7/2003. Tháng 4/2015, HTVC cho ra mắt chương trình âm nhạc tương tác HTVC Ca nhạc với thời lượng 14/7 (10h còn lại thuộc YAN TV). Tháng 4/2017, kênh bắt đầu phát chương trình âm nhạc tương tác HTVC Ca nhạc 24/7 (do YAN TV dừng hợp tác với HTVC). Ngoài hình thức tương tác bằng đầu số tin nhắn, kênh có bổ sung các hình thức tương tác trực tiếp từ mạng xã hội Facebook thông qua các hình thức vote, like, comment, poll, live stream...
Từ 13/10/2017, nội dung chương trình tương tác trên kênh đã được chuyển về kênh VTC13.
Chương trình.
Thể loại.
Thể loại âm nhạc quốc tế được phát sóng trên kênh phong phú, bao gồm:
Chương trình phát sóng.
Xem lại các chương trình yêu thích tại website của kênh truyền hình HTVC Ca nhạc.
Truyền hình tương tác.
HTVC Ca nhạc phát sóng các khung giờ truyền hình tương tác, cho phép khán giả có thể vote để lựa chọn các bài hát phát sóng trên kênh từ kho nội dung có sẵn hoặc yêu cầu các bài hát mới theo sở thích để được phát sóng.
Khung giờ phát sóng.
Chương trình tương tác Ca nhạc Việt Nam phát sóng lúc: 2h-4h, 6h-8h, 10h-12h, 14h-16h, 18h-20h, 22h-0h
Chương trình tương tác Ca nhạc Quốc tế phát sóng lúc: 0h-2h, 4h-6h, 8h-10h, 12h-14h, 16h-18h, 20h-22h
Chọn bài hát phát sóng.
Để chọn bài hát phát sóng, khán giả nhắn tin SMS với cú pháp HM mãbàihát gửi 8x98. (X là các số 2, 3, 5, 6, 7, 8)
Tổng đài sẽ trả về bản tin cho biết bài hát mà khán giả vừa yêu cầu hiện đang xếp ở vị trí thứ bao nhiêu, kể từ mốc bài hát đang phát sóng.
Những bài hát có nhiều người lựa chọn nhất sẽ được tự động phát sóng trực tiếp. Số điện thoại của người bình chọn nhiều nhất (giấu 3 số cuối) cũng được hiển thị trực tiếp trên kênh.
Yêu cầu bài hát phát sóng.
Khán giả có thể yêu cầu các bài hát phát sóng chưa có trên hệ thống từ website hoặc trang Fanpage (Facebook) của kênh truyền hình HTVC Ca nhạc.
Hạ tầng và vùng phủ sóng.
Kênh truyền hình HTVC Ca nhạc phủ sóng toàn lãnh thổ Việt Nam qua các hạ tầng khác nhau: | 1 | null |
Lai hay dầu lai, trẩu xoan (danh pháp hai phần: Aleurites moluccanus) là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Jatropha moluccana". Năm 1805 Carl Ludwig Willdenow chuyển nó sang chi "Aleurites" như là "Aleurites moluccana".
Lịch sử phân loại.
Năm 1753, Carl Linnaeus mô tả loài "Jatropha moluccana" từ các mẫu thu thập ở Ceylon và Moluccas. Năm 1776, Johann Reinhold Forster và Georg Forster mô tả chi "Aleurites", với loài duy nhất được mô tả là "Aleurites triloba" (do tác giả coi Aleurites là danh từ giống cái).
Năm 1805, Carl Ludwig Willdenow ghi nhận 3 loài trong chi "Aleurites" là "A. triloba" ở quần đảo Société, "A. moluccana" ở Ceylon và Moluccas và "A. laccifera" ở miền đông Ấn Độ (do tác giả coi Aleurites là danh từ giống cái). Hiện tại, người ta xác định "A. laccifera" là đồng nghĩa muộn của "Croton aromaticus" không thuộc chi "Aleurites", và với "Aleurites" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ "ἀλευρίτης" ("Aλευρίτης", farinaceus; quia arboris partes variae quasi farinâ sunt aspersae.) là danh từ giống đực nên danh pháp đúng của 2 loài còn lại là "A. trilobus" và "A. moluccanus", nhưng từ năm 1866 người ta coi chúng chỉ là một loài nên "A. moluccanus" có độ ưu tiên cao hơn, do nó bắt nguồn từ "Jatropha moluccana" của Linnaeus năm 1753 có trước "A. trilobus" của J. R. Forster và G. Forster năm 1776.
Phân bố.
Loài bản địa Australia (Queensland), Ấn Độ (gồm cả Assam), Bangladesh, Brunei, Campuchia, quần đảo Caroline, Đài Loan, Indonesia (Java, quần đảo Sunda Nhỏ, Kalimantan, Sulawesi), Malaysia (bán đảo, Borneo), quần đảo Mariana, quần đảo Marshall, Myanmar, New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam, đông nam, Hải Nam), Vanuatu, Việt Nam.
Du nhập vào đông bắc Argentina, Bahamas, đông bắc Brasil, quần đảo Cayman, đảo Christmas, Comoros, quần đảo Cook, Cuba, Cộng hòa Dominica, Fiji, Hoa Kỳ (Florida, Hawaii), Haiti, Jamaica, quần đảo Kermadec, quần đảo Leeward, Madagascar, Marquesas, Mozambique, New Caledonia, Niue, Paraguay, quần đảo Pitcairn, Puerto Rico, Rwanda, Samoa, quần đảo Société, Swaziland, Tonga, Trinidad và Tobago, Tuamotu, quần đảo Tubuai, quần đảo Wallis-Futuna, quần đảo Windward và Zimbabwe.
Tinh dầu lai.
Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, hạt lai chứa hàm lượng lipid tổng số là 68,93 %, thành phần axit béo trong dầu hạt lai gồm axit octadecadienoic (40,17 %) và axit 9,12,15, octadecatrienoic (25,34 %). | 1 | null |
Aleurites rockinghamensis là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích. Loài này được Henri Ernest Baillon mô tả khoa học đầu tiên năm 1866 như là một thứ (var.) với danh pháp "Aleurites moluccanus" var. "rockinghamensis". Năm 1996 Paul Irwin Forster nâng cấp nó thành loài độc lập.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "rockinghamensis" lấy theo tên vịnh Rockingham ở đông bắc Queensland.
Phân bố.
Loài cay gỗ cao tới 30 m này là bản địa viễn bắc Queensland (Australia) cũng như được tìm thấy tại các vùng núi thấp tại tỉnh Morobe và tỉnh Trung Ương ở miền nam Papua New Guinea. | 1 | null |
Trận Kalavrye (hay còn gọi là Kalavryai hoặc Kalavryta), diễn ra vào năm 1078, giữa quân đội Đông La Mã được chỉ huy bởi tướng (hoàng đế tương lai) Alexios Komnenos và lực lượng nổi dậy của tổng đốc Dyrrhachium, Nikephoros Bryennios Lớn Tuổi. Bryennios đã nổi dậy chống lại Michael VII Doukas (r. 1071–1078) và giành được chiến thắng nhờ sự ủng hộ của các quân đoàn Đông La Mã thường trực ở bán đảo Balkan. Ngay cả sau khi giới quý tộc ở kinh đô lật đổ Doukas và đưa Nikephoros III Botaneiates (r. 1078-1081) lên ngôi, Bryennios vẫn tiếp tục cuộc nổi dậy của mình, và đe dọa cả thành Constantinopolis. Sau khi các cuộc đàm phán thất bại, Botaneiates đã cử viên tướng trẻ Komnenos Alexios cùng với những lực lượng mà ông có thể tập hợp được để đối đầu với quân nổi dậy.
Hai đội quân gặp nhau ở Kalavrye bên dòng sông Halmyros. Alexios có lực lượng ít hơn hẳn và thiếu kinh nghiệm chiến trường, đã cố gắng phục kích lực lượng của Bryennios. Cuộc phục kích thất bại và quân hoàng gia bị đẩy lùi bởi các lực lượng nổi dậy. Alexios và các tùy tướng đã gần như không thể đột phá vòng vây thoát ra, nhưng may mắn đã kịp thời tập họp lại tàn quân sau đó. Đồng thời, quân lính của Bryennios dường như rơi vào hỗn loạn sau chiến thắng, một phần nữa là do cuộc tấn công lẫn nhau bởi đồng minh Pecheneg của họ gây ra. Được sự tăng viện từ lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ, Alexios đã dụ quân đội của Bryennios vào trận tuyến mai phục của mình, sau khi giả vờ tháo chạy. Quân nổi đậy tan vỡ và Bryennios bị bắt sống.
Trận chiến được biết đến chi tiết thông qua hai văn kiện, Alexiad của Anna Komnenos, và các tư liệu lịch sử của chồng cô, Nikephoros Bryennios Trẻ Tuổi, vốn chịu ảnh hưởng lớn từ tác phẩm của Anna. Đây là một trong số ít những trận đánh của Đế quốc Đông La Mã được miêu tả chi tiết, và là một trong những tư liệu quý giá để nghiên cứu chiến thuật tác chiến của Quân đội Đông La Mã vào cuối thế kỷ 11.
Bối cảnh.
Sau thất bại ở Manzikert trước người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk và cuộc chính biến lật đổ Romanos IV Diogenes (r. 1068–1071), Đế quốc Đông La Mã liên tục lâm vào khủng hoảng và nội loạn trong suốt một thập kỷ. Quân đội đã tan vỡ ở mặt trận phía đông, Tiểu Á bị tàn phá và dẫn dần rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Balkan, các cuộc tấn công của người Pecheneg và Cuman đã tàn phá Bulgaria, trong khi các hoàng tử Serbia đã không còn liên minh với đế quốc.
Triều đại của Michael VII Doukas (r. 1071-1078) đã thất bại trong việc đối phó với tình hình một cách triệt để và nhanh chóng mất đi sự ủng hộ của tầng lớp quý tộc quân sự. Hai trong số các tướng lĩnh cấp cao, Nikephoros Bryennios Lớn Tuổi, doux của Dyrrhachium và Nikephoros Botaneiates, strategos của Theme Anatolic đều được binh lính dưới quyền tôn làm hoàng đế. Bryennios đưa quân từ Dyrrhachium tiến về hướng kinh đô Constantinopolis, liên tiếp giành chiến thắng trên đường đi và được các quân đoàn Đông La Mã ở Balkan ủng hộ. Bryennios đã cử người tới đàm phán hòa bình có điều kiện, nhưng Michael VII đã từ chối đề nghị của hắn, vì vậy Bryennios cử anh trai của mình, John tới bao vây Contantinopolis. Không thể vượt qua các bức tường thành vững chắc, quân nổi dậy nhanh chóng tháo lui. Thất bại này đã dẫn đến việc giới quý tộc kinh đô quay sang ủng hộ tướng Botaneiates. Tháng ba năm 1078, Michael VII đã buộc phải thoái vị và lui về làm một tu sĩ, và Nikephoros Botaneiates đã tiến quân vào trong thành phố để lên ngôi hoàng đế.
Lúc đầu, Botaneiates thiếu hụt lực lượng để có thể chống lại Bryennios, trong lúc đó đã củng cố sự kiểm soát của mình ở khu vực Thrace, cô lập kinh đô với các khu vực khác ở Balkan. Vì vậy, Botaneiates đã gửi một sứ bộ do proedros Constantine Choirosphaktes, một nhà ngoại giao kỳ cựu dẫn đầu, tới tiến hành đàm phán với Bryennios. Đồng thời, ông bổ nhiệm một viên tướng trẻ là Alexios Komnenos làm tổng chỉ huy quân đội, và tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Sultan Suleiman, người đã gửi tới 2000 chiến binh cưỡi ngựa và hứa sẽ gửi tới nhiều hơn nữa. Trong thông điệp của mình gửi tới Bryennios, Botaneiates (lúc này ông đã 76 tuổi khi ngồi lên ngai vàng) đề nghị phong cho ông danh hiệu "Caesar" và là người thừa kế ngai vàng. Bryennios đồng ý về các nguyên tắc cơ bản, nhưng muốn thêm vào một số điều kiện của riêng mình, và gửi đại sứ trở lại Contantinopolis để xác nhận. Botaneiates đã từ chối điều kiện của Bryennios bởi ông cho rằng đàm phán chỉ thuận lợi trong một khoảng thời gian nhất định, và ra lệnh cho Alexios Komnenos chuẩn bị chiến dịch chống lại quân nổi loạn.
Tương quan lực lượng.
Quân của Bryennios đã cắm trại ở vùng đồng bằng Kedoktos (một tên xuất phát từ tiếng Latin: aqueductus) trên đường đến Constantinopolis. Quân đội của ông bao gồm 12.000 người, chủ yếu là các trung đoàn (tagmata) của Thessaly, Macedonia và Thrace, cũng như lính đánh thuê Frank và các tagma Hetaireia.Trong khi đó, lực lượng của Alexios bao gồm 2.000 kị binh bắn cung Thổ Nhĩ Kỳ, 2.000 quân Chomatenoi từ Tiểu Á, vài trăm hiệp sĩ Frank từ Ý, và đội quân Bất Tử, được lập ra bởi tể tướng của Michael VII, Nikephoritzes với dự định đây sẽ là lực lượng chủ lực ưu tú nhất của quân đội đế quốc. Ước tính tổng số lực lượng của Alexios khác nhau, từ 5,500-6,500 (Haldon) tới 8,000-10,000 (Birkenmeier), nhưng rõ ràng là Alexios đang ở thế bất lợi hơn so với Bryennios, không chỉ vì lực lượng của mình ít hơn hẳn, mà còn vì quân của ông ít kinh nghiệm hơn so với các đội quân kì cựu của Bryennios.
Lực lượng Alexios được tập hợp ở Constantinopolis và cắm trại trên bờ sông Halmyros (phía tây Herakleia, ngày nay là Marmara Ereğlisi), gần pháo đài Kalavrye (tiếng Hy Lạp: Καλαβρύη). Ông đã không củng cố trại đóng quân của mình, có lẽ bởi quân lính của mình đã quá mệt mỏi hoặc ông không muốn thừa nhận sự yếu kém về lực lượng trước toàn thể quân đội của mình. Sau đó, ông gửi các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của mình đi trinh sát cách bố trí, sức mạnh và kế hoạch của Bryennios. Gián điệp của Alexios dễ dàng thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng vào đêm trước cuộc chiến, một số đã bị bắt và Bryennios cũng đã được thông báo về sức mạnh của Alexios.
Trận chiến.
Kế hoạch và việc bố trí ban đầu.
Bryennios bố trí quân đội của ông theo ba cánh điển hình, mỗi cánh chi quân làm hai hàng, theo như các hướng dẫn về cách bố trí lực lượng vốn được sử dụng trong quân đội Đông La Mã. Cánh hữu do anh trai John của ông ta chỉ huy, là 5.000 tinh binh và lính đánh thuê Frank, các kị binh Thessaly, đơn vị Hetaireia, và quân đoàn Maniakatai (con cháu của các cựu binh trong các đội quân của George Maniakes từng tham chiến ở Sicily và Italy). Cánh tả, gồm 3.000 quân từ Thrace và Macedonia, đã được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Katakalon Tarchaneiotes, và cánh quân trung tâm, do Bryennios tự mình chỉ huy, bao gồm 3000-4000 binh lính Thessaly, Thrace và Macedonia. Một lần nữa, theo như các học thuyết tiêu chuẩn, ông triển khai cách lực lượng chính khoảng nửa cây số ("hai sân vận động") một đội hyperkerastai (lính yểm trợ) Pecheneg.
Alexios triển khai đội quân nhỏ của mình gần trại Bryennios, và chia làm hai cánh. Cảnh tả, do phải đối mặt với lực lượng mạnh nhất của Bryennios, nên Alexios đã tự mình chỉ huy, và đặt các hiệp sĩ Frank bảo vệ sườn phải trong khi lữ đoàn Athanatoi bảo vệ sườn trái. Tướng Constantine Katakalon chỉ huy cánh hữu, bao gồm các đơn vị Chomatenoi và lính đánh thuê Thổ Nhĩ Kỳ. Sau này, trong Alexiad, vai trò của đội quân yểm trợ (plagiophylakes) đã được nhắc đến: quan sát và chống lại các kị binh Pecheneg. Ngược lại, cánh tả của Alexios được tăng cường thêm lính Athanatoi vào sườn trái, nhằm làm chuyển lực chú ý của quân địch khỏi cánh hữu vốn yếu và ít hơn. Nhận thấy sức mạnh của mình kém hơn nhiều so với quân nổi dậy, Alexios buộc phải dàn quân lính phòng thủ. Cơ hội thành công duy nhất chỉ xảy ra khi mà ông có thể bảo vệ được phòng tuyến của mình, che đi sơ hở ở cánh hữu, làm quân của Bryennios tấn công cánh trái vốn được bảo vệ chắc chắn của ông phải tháo lui và tin rằng ông có một lực lượng mạnh.
Quân đội của Alexios tan vỡ.
Khi các đội quân nổi dậy ồ ạt tràn tới tấn công, quân của Alexios nhanh chóng đánh bật các đợt tấn công này lại từ các vị trí đóng quân chắc chắn. Các đợt tấn công ban đầu của quân nổi dậy chịu một số tổn thất, nhưng Bryennios (theo Alexiad, em trai John của ông, người chỉ huy cánh phải) đã tăng cường thêm một lực lượng mạnh tấn công vào hàng thứ hai của quân Alexios. Sườn của Alexios đã bị chọc thủng; quân của Alexios tan chạy trong hỗn loạn, ngay cả đơn vị Athanatoi, ai cũng hoảng sợ và bỏ chạy, vứt bỏ cả cờ hiệu mà chạy. Mặc dù phải chịu một số thương vong do lính của Bryennios truy đuổi, nhưng hầu hết binh lính Đông La Mã đã chạy thoát được tới chỗ hậu quân của Alexios.
Lúc này, Alexios đang chiến đấu bên cạnh các tùy tướng và những hiệp sĩ Frank nên không nhận ra cánh tả của mình đã tan vỡ. Lính Chomatenoi ở cánh hưu trong khi đang giao chiến với quân nổi dậy do tướng Tarchaneiotes chỉ huy, đã bị đánh tạt sườn và sau lưng bởi các kị binh du mục Pecheneg, bằng cách nào đó đã thoát khỏi tầm kiểm soát của quân Thổ Nhĩ Kỳ đồng minh với Alexios. Các đơn vị Chomatenoi vỡ trận và tháo chạy hỗn loạn, và số phận của Alexios dường như đã đến hồi kết. Đột nhiên, các kị binh Pechenegs không tiếp tục truy quét tàn quân của Alexios, thay vào đó quay trở lại và bắt đầu cướp bóc chính trại lính của Bryennios. Sau khi đã cướp bóc những gì có thể cướp được, họ rời khỏi trận chiến và quay về nhà.
Tuy nhiên, chiến thắng của Bryennios dường như đã được định đoạt, quân Frank và Alexios đã bị vây kín bởi quân lính của Bryennios. Đó cũng là lúc Alexios nhận ra tình thế của mình. Tuyệt vọng khi đối mặt với thất bại (theo Bryennios The Younger, Alexios đã không vâng lệnh triều đình chờ quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ tới và lo sợ Botaneiates trừng phạt), Alexios quyết định lao thẳng vào hàng ngũ binh lính của Bryennios để liều chết, nhưng một tùy tướng đã thuyết phục ông đánh mở đường máu để rút lui. Chỉ còn có sáu tùy tướng còn ở bên cạnh Alexios, ông sau đó đã cùng họ đánh mở đường máu băng qua kẻ thù rồi vòng ra phía sau. Do nhầm lẫn vị trí, như một kết quả của cuộc tấn công của các kị binh Pecheneg vào trại quân nổi loạn, Alexios nhìn thấy con ngựa chiến của Bryennios đang được hai tay kiếm nổi loạn đưa tới nơi an toàn khỏi cuộc hỗn loạn. Alexios và các tùy tướng ngay sau đó liền chiếm giữ con ngựa và mang nó ra khỏi chiến trường.
Khi chạy được tới một ngọn đồi nơi hậu quân của ông đang đóng giữ, Alexios ra lệnh tập hợp các tàn quân lại. Ông gửi sứ giả đến tập hợp những binh lính tháo chạy tan tác của mình bằng thông tin rằng Bryennios đã bị giết chết, và con ngựa chiến của ông ta như là một bằng chứng. Sĩ khí binh lính cũng tăng nhanh khi quân tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ đã tới được chiến trường. Trong lúc đó, quân đội của Bryennios đã bao vây các kị binh Frank của Alexios,buộc họ phải đầu hàng. Tuy nhiên, quân nổi dậy đã trở nên hoàn toàn rối loạn, với các đơn vị hỗn hợp và hàng ngũ rối loạn. Quân dự trữ của Bryennios bị đánh tan bởi các cuộc tấn công của người Pecheneg, trong khi tiền quân lại chủ quan cho rằng cuộc chiến đã kết thúc.
Alexios phản công.
Sau khi tập hợp và chấn chỉnh lại hàng ngũ những đơn vị còn lại của mình, và nhận ra sự sơ hở trong lực lượng của Bryennios, Alexios quyết định phản công. Kế hoạch ông đặt ra dựa trên sức mạnh và các kỹ năng đặc biệt của nhũng cung thủ kị binh Thổ Nhĩ Kỳ. Ông chia lực lượng của mình vào ba đội, trong đó có hai được đặt ở phía sau trong cuộc phục kích. Mặt khác, tướng Alexios đặt các đơn vị Chomatenoi và Athanatoi dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình, ông không dàn trận theo một hàng dài mà chia họ thành các nhóm nhỏ, xếp xen kẽ với các nhóm cung thủ kị binh Thổ Nhĩ Kỳ. Các đội quân Đông La Mã sẽ tấn công vào quân nổi dậy rồi giả vờ tháo lui, dụ địch vào trận tuyến phục kích.
Cuộc tấn công của Alexios bước đầu làm quân đội của Bryennios bất ngờ và bị động. Nhưng là những đơn vị vốn dày dặn kinh nghiệm, quân nổi dậy sớm ổn định lại và đẩy lùi cuộc tấn công của quân Đông La Mã. Quân đội Đông La Mã, đặc biệt là các kị binh bắn cung Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp dụng triệt để chiến thuật tiêu hao, tránh chạm trán trực tiếp và kéo dài với kẻ thù. Họ ồ ạt tấn công kẻ thù và sau đó nhanh chóng rút lui, tránh bị tổn thất nặng nề. Nhờ đó, họ giữ được khoảng cách với kẻ thù, làm tiêu hao bớt sinh lực địch và làm suy yếu sự liên kết giữa các đơn vị quân nổi dậy. Một số binh lính Đông La Mã đã dũng cảm tấn công thẳng vào Bryennios, buộc phần lớn quân nổi dậy phải vây quanh để bảo vệ an toàn cho ông ta.
Khi trận chiến đã tới được vị trí của cuộc mai phục, Alexios liền ra lệnh cho hai đơn vị còn lại từ hai bên tấn công, mà theo như Alexiad đã ví là "cuộc tấn công của bầy ong bắp cày". Hai đơn vị Đông La Mã tấn công vào hai bên quân nổi dậy, hò reo ầm ĩ và bắn ra hàng loạt mũi tên, làm cho quân nổi dậy hoảng loạn và sụt giảm nhuệ khí nghiêm trọng. Bất chấp mọi nỗ lực của Bryennios và anh trai để ổn định lại hàng ngũ quân đội, nhưng binh lính của họ đã vỡ trận và tháo chạy hỗn loạn. Khi các đơn vị hậu quân của họ nhìn thấy cảnh này cũng nhanh chóng tan vỡ và bỏ chạy. Hai anh em Bryennios cố gắng để tập hợp một đội quân lập hàng phòng thủ ở phía sau nhưng vô hiệu. Quân Đông La Mã nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến của quân nổi dậy và bắt sống hai anh em Bryennios.
Hậu quả.
Trận chiến đã đánh dấu chấm hết cho cuộc nổi dậy của Bryennios, mặc dù sau đó Nikephoros Basilakes đã tập hợp các tàn quân còn lại của Bryennios để giành lấy ngai vàng cho mình. Ông nhanh chóng bị đánh bại bởi Alexios, người sau đó đã đánh đuổi quân Penecheg ra khỏi Tharce. Nikephoros Bryennios Elder bị chọc mù mắt theo lệnh trừng phạt của Botaneiates, nhưng hoàng đế đã bày tỏ lòng thương hại đối với ông ta bằng việc khôi phục lại danh hiệu và tài sản cho Bryennios. Sau khi Alexios lên ngôi năm 1081, Bryennios còn được trọng dụng và vinh danh cao hơn. Ông thậm chí còn thuộc đội ngũ sĩ quan của Alexios trong chiến dịch chống lại quân Penecheg, và đã bảo vệ thành công Adrianopolis trước một cuộc nổi loạn vào năm 1095. Con trai hoặc có thể là cháu trai của ông, Nikephoros Bryennios the Younger, đã kết hôn với con gái của Alexios Komnenos, công chúa Anna Komnenos. Ông trở thành một vị tướng nổi tiếng ở triều đại của Alexios, cuối cùng được phong đến danh hiệu "Caesar", và đồng thời cũng là một nhà sử học. | 1 | null |
Trong toán học, một phủ của một tập hợp formula_1 là một họ các tập con có hợp chứa formula_1 như là một tập con. Hay nói cách khác, nếu
là một họ đánh chỉ số của các tập formula_4, thì formula_5 là một phủ của formula_1 nếu
Phủ trong tô pô.
Phủ thường được dùng trong tô pô. Nếu tập formula_1 là một không gian topo, thì một phủ formula_5 của formula_1 là một họ các tập con formula_4 của formula_1 có hợp là toàn bộ formula_1. Trong trường hợp này ta nói formula_5 phủ formula_1, hay là các tập formula_4 phủ formula_1. Tương tự, nếu formula_18 là tập con của formula_1, thì một phủ của formula_18 là một họ các tập con của formula_1 có hợp chứa formula_18, hay formula_5 là phủ của formula_18 nếu
Cho formula_5 là một phủ của không gian tô pô formula_1. Một phủ con của formula_5 là một tập con của formula_5 mà vẫn phủ formula_1.
Ta nói rằng formula_5 là một phủ mở nếu mỗi thành phần của nó là một tập mở (mỗi formula_4 chứa trong formula_33, với formula_33 là tô pô trên formula_1).
Phủ con.
formula_36.
Làm mịn.
Một mịn hóa của một phủ "C" của một không gian tô-pô "X" là một phủ "D" của "X" sao cho mọi tập hợp của "D" được bao hàm trong một tập hợp nào đó của "C". Tức là,
Nói cách khác, tồn tại một ánh xạ làm mịn formula_38 thỏa mãn formula_39 với mọi formula_40. Ánh xạ này được sử dụng để tính đối đồng điều Čech của "X".
Một phủ con là một mịn hóa. Tuy nhiên một mịn hóa không nhất thiết phải là một phủ con. | 1 | null |
Thuật Toán Tarjan (được đặt theo tên của người tìm ra nó - Robert Tarjan) là một thuật toán trong lý thuyết đồ thị dùng để tìm thành phần liên thông mạnh trong một đồ thị. Mặc dù được tìm ra trước, nhưng nó có thể được xem như là phiên bản cải tiến của thuật toán Kosaraju.
Mã giả thuật toán.
Dữ liệu vào: đồ thị G = (V, E)
Dữ liệu ra: các thành phần liên thông mạnh (các tập hợp các đỉnh)
index:= 0
S:= empty
for mỗi đỉnh v trong tập V do
if (v.index không xác định) then
strongconnect(v)
end if
repeat
Hàm strongconnect(v)
//Thiết lập chỉ số chiều sâu cho v sao cho chỉ số không sử dụng là nhỏ nhất
v.index:= index
v.lowlink:= index
index:= index + 1
S.push(v)
// Xem đỉnh kế của v
for mỗi (v, w) trong E do
if (w.index không xác định) then
// Đỉnh kế w chưa được viếng thăm; đệ quy thăm nó
strongconnect(w)
v.lowlink:= min(v.lowlink, w.lowlink)
else if (w is in S) then
// Đỉnh kế w nằm trong ngăn xếp S và do đó nằm trong thành phần liên thông mạnh hiện tại
v.lowlink:= min(v.lowlink, w.index)
end if
repeat
// Nếu v là nút gốc, lấy ra khỏi ngăn xếp và tạo ra một thành phần liên thông mạnh
if (v.lowlink = v.index) then
bắt đầu một thành phần liên thông mạnh
repeat
w:= S.pop()
thêm w vào thành phân liên mạnh hiện tại
until (w = v)
xuất ra thành phần liên thông mạnh hiện tại
end if
end function | 1 | null |
Đức Maria trong nghệ thuật miêu tả về Đức Maria một mình hoặc cùng với con là Chúa Giêsu. Những hình ảnh này là trung tâm biểu tượng cho cả Công giáo và Chính Thống giáo. Từ Madonna xuất phát từ cổ ngữ Ý "ma donna" (nghĩa là: Mẹ của tôi). Không có một hình ảnh nghệ thuật Kitô giáo lại phổ biến rộng rãi như hình ảnh của Madonna và con là Chúa Giêsu.
Trong khi Maria có thể được gọi là "Madonna" trong một ngữ cảnh khác, trong nghệ thuật từ Madonna được sử dụng đặc biệt để chỉ một tác phẩm nghệ thuật mà Đức Maria là trung tâm, có hoặc không có con trẻ Giêsu. Mẹ Maria và Chúa Giêsu có thể được bao quanh bởi các thiên thần hoặc các thánh.
Hình ảnh sớm nhất về Đức Maria xuất hiện ngày từ thời Giáo hội Kitô giáo sơ khai và được tìm thấy trong các hang toại đạo ở Rôma. Hình tượng của Đức Maria trở nên phổ biến hơn sau khi được công bố là "Đấng cưu mang Thiên Chúa" (Theotokos) tại Công đồng Êphêsô năm 431. Trong hơn một ngàn năm, qua các thời kỳ Byzantine, Trung cổ và Phục hưng Madonna là hình tượng nghệ thuật được sáng tác nhiều nhất. Nhiều hình ảnh về Madonna, trong cả hội họa và điêu khắc, đã đạt được danh tiếng và trở thành biểu tượng của sự tôn kính tôn giáo. Nhiều người trong số đó là các họa sĩ và điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật. Những nghệ sĩ này bao gồm Duccio, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Giovanni Bellini, Caravaggio, Rubens, Salvador Dalí và Henry Moore.
Hình ảnh ban đầu.
Hình ảnh xưa nhất về Maria mà ngày nay vẫn còn chính là bức tranh ở trong khu mộ của Priscilla, đường Salaria (Rôma). Bức bích họa này đã có từ đầu thế kỷ thứ II hoặc từ cuối thế kỷ thứ nhất, trình bày Đức Maria ngồi ẵm trẻ Giêsu, bên cạnh ngài có ai đó như một vị ngôn sứ, một tay cầm cuốn sách, một tay chỉ vào ngôi sao trên đầu Đức Maria.
Ba bức tranh khác cũng vẽ Đức Maria nằm trong cùng khu mộ Priscilla có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III: một bức ở trên mộ của một trinh nữ Kitô giáo vẽ Đức Maria ẵm Chúa Hài đồng. Bức hình này trình bày Đức Maria như tiêu biểu và khuôn mẫu của sự đồng trinh. Một bức khác vẽ hoạt cảnh các đạo sĩ đến viếng thăm Bêlem; bức còn lại nằm trong số các tranh Truyền tin ít được biết đến hơn. Các hình ảnh tương tự khác có niên đại từ trước thế kỷ thứ V xuất hiện ở trong khu mộ Domitilla, Callistô, mộ của ba thánh Phêrô, Marcellô và thánh Anrê. Trong đó có bức có hình các mẫu tự của chữ Kitô chồng lên nhau ở cả hai mặt của bức tranh; những chữ đó được vẽ quay về phía Chúa hài đồng.
Tranh vẽ và tượng Đức Maria thời kỳ đầu tiên của Kitô giáo thường mô tả quan hệ của Đức Maria với Chúa Giêsu trong tư cách là một trinh nữ và là mẹ của người. Những quan hệ ấy thường được nói đến trong tin mừng qua nhiều hoạt cảnh từ hoạt cảnh truyền tin đến hoạt cảnh Đức Kitô bị đóng đinh hay được mai táng.
Trong nghệ thuật Byzantine và phương Tây.
Việc công đồng Êphêsô (431) định tín Đức Maria là Mẹ thiên chúa chống lại Nestoriô đã dẫn đến một hình ảnh mới của Đức Maria trong nghệ thuật.Ban đầu nó xuất hiện ở Đông phương sau đó lan sang Ý, Tây Ban Nha và xứ Gaul. Thay vì được trình bày theo những hoạt cảnh được mô tả trong tin mừng, Đức Maria thường được miêu tả như nữ hoàng thiên quốc, cao sang trong y phục dát vàng ngồi uy nghi trên ngai.
Maria trong nghệ thuật Byzantin được nghệ thuật Rôma tiếp thu nhưng thay vì vẽ Đức Maria trong tư thế cầu nguyện với hai tay giơ lên cao, các họa sĩ và điêu khắc gia Tây Phương thường hay trình bày Đức Maria như "Tòa đấng khôn ngoan". Đây không phải là cách diễn tả những tín lý mới về Đức Maria. Các nghệ sĩ Tây phương đã bỏ những đường nét Á châu lạnh lùng để trình bày hình ảnh Đức Maria một cách dịu dàng hơn, có tính con người hơn.
Từ giữa thế kỷ XII, số lượng các thánh tượng về chủ đề "Truyền tin" xuất hiện ngày càng nhiều. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất về chủ đề "truyền tin", chính là tác phẩm của Simone Martini (1284-1344) vẽ năm 1333 cho một bàn thờ trong Đại giáo đường thành Siena, ở Florence, Uffizi. Đây được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật Gothic về chủ đề này. Nhiều tác giả cho rằng, tác phẩm này là sự kế các chuẩn mực của nghệ thuật Byzantine nhưng đã có sự sáng tạo ở sự uyển chuyển tinh tế của hình dáng và đường nét các nhân vật.
Suốt thời Trung cổ, hầu như không có bức họa thể hiện chủ đề "Chúa Giáng sinh" nào còn lại. Chỉ từ thế kỷ XIV, chủ đề "Chúa Giáng sinh" mới quay trở lại trong hội họa. Tác phẩm "Các đạo sĩ đến thờ lạy" sáng tác năm 1423, của Gentile da Fabriano (1370 - 1427). Câu chuyện trong tranh với hình thức lộng lẫy, sang trọng và nghiêm trang… đã toát lên thông điệp: "Thiên Chúa là vua của các vua!". Không thể thiếu được bên cạnh hình ảnh Chúa Hài Đồng là Đức Maria, mẹ Ngài.
Thời Phục hưng.
Đến thời kỳ Phục Hưng, chủ đề "Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng" được khai thác đặc biệt nhờ những tên tuổi lớn như Fra Angelico, Leonardo da Vinci, Raphael, Lippi, Botticelli, Correggio, Dolci, Perugino, Titian và Verrocchio ở Ý; Van Eyck, Memling và Rubens ở Flanders; hay như Holbein Trẻ và Durer ở Đức. Trong nghệ thuật Barốc, chủ đề tiêu biểu là Đức Maria "người chiến thắng Xatan".
Tác phẩm "Truyền tin" của Fra Angelico (1395-1455) sáng tác trong khoảng thời gian từ 1438 đến 1445 được xem là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ thuật Phục Hưng thời kỳ đầu. Trong thời Baroque, khi mà các giáo đường Công giáo ở châu Âu được xây dựng rầm rộ, do các tín điều về sự Thông công của Đức mẹ Maria trong công cuộc Cứu chuộc của Chúa đã được phổ cập rộng rãi, tranh về chủ đề "Truyền tin" xuất hiện nhiều hơn nữa, và được thể hiện như một sự kiện thánh thiêng - mang màu sắc thần thoại. Trong hội họa Rococo, tính chất Thánh thiêng mang màu sắc thần thoại đã có trong nghệ thuật Baroque càng được đẩy xa hơn nữa. Tác phẩm của Paolo de Matteis (1662-1728) là tác phẩm "Truyền tin" tiêu biểu của thời kỳ này.
Các nghệ sĩ lớn của Ý sáng tác về Đức Maria bao gồm: Fra Angelico, Donatello, Sandro Botticelli, Masaccio, Filippo Lippi, Piero di Cosimo Paolo Uccello Antonello da Messina Andrea Mantegna, Piero della Francesca và Carlo Crivelli. Các nghệ sĩ Hà Lan và Đức với tranh Thánh Mẫu như: Jean Bellegambe, Hieronymus Bosch, Petrus Christus, Gerard David (c.1455-1523), Hubert van Eyck, Jan van Eyck, Geertgen tot Sint Jans, Quentin Matsys, Roger van der Weyden, Albrecht Altdorfer, Hans Baldung và Albrecht Dürer. Các họa sĩ người Pháp và Tây Ban Nha như: Jean Fouquet, Jean Clouet, François Clouet, Barthélemy d'Eyck, Jean Hey, Bartolomé Bermejo, Ayne Bru, Juan de Flandes, Jaume Huguet, Paolo da San Leocadio.
Hiện đại.
Trong thời hiện đại, chủ đề về Maria được khai thác chủ yếu là "đấng trung gian ân sủng", chủ đề ấy các được ưa chuộc khi người ta liên kết Đức trinh nữ với những mạc khải đã được Hội thánh công nhận như Đức Mẹ La Salette, Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatima.
Bộ ba tác phẩm sáng tác năm 1990, của nữ họa sĩ người Nga Suvorova Olga (1966) được xem là tác phẩm "Truyền tin" tiêu biểu của kỷ nguyên hậu hiện đại. | 1 | null |
Guillaume Dufay (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1397 tại Beersel - mất ngày 27 tháng 11 năm 1474 tại Cambrai) là nhà soạn nhạc tiêu biểu của Pháp trong Âm nhạc thời kỳ Phục Hưng. Là nhân vật trung tâm trong trường phái Burgundian, ông là nhà soạn nhạc nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất tại châu Âu ở giữa thế kỷ 15. | 1 | null |
Tomaso Albinoni (8 tháng 6 1671 - 17 tháng 1 năm 1751) là nhà soạn nhạc người Ý. Ông là tác giả của 81 vở opera, 99 bản sonata, 59 bản concerto, chín bản giao hưởng. Ông là nhà soạn nhạc Ý đầu tiên sáng tác các tác phẩm cho kèn oboe và sử dụng cấu trúc 3 chương cho thể loại concerto.
Âm nhạc và ảnh hưởng.
Hầu hết các tác phẩm opera đã bị mất hoặc đã không được công bố trong suốt cuộc đời của ông. Tuy nhiên, chín bộ sưu tập của tác phẩm khí nhạc đã được công bố và đã có sự thành công đáng kể.
Có khoảng 28 vở opera đã được xuất bản vào khoảng những năm từ 1723 đến 1740. Mặc dù vậy đến ngày hôm nay ông vẫn được biết đến nhiều về những tác phẩm khí nhạc. | 1 | null |
Phúc Âm theo Giacôbê hay Tin Mừng của Giacôbê còn được gọi là Tin Mừng Thời thơ ấu của Giacôbê hoặc Thủ quyển Phúc Âm thư của Giacôbê, là một Phúc Âm ngoại điển có lẽ được viết khoảng năm 145 trình bày một câu chuyện liên quan đến sự ra đời và sự dạy dỗ của Đức Mẹ Maria. Nó là nguồn gốc lâu đời nhất để khẳng định sự đồng trinh của Đức Maria không chỉ có trước nhưng cả trong (và sau) sự ra đời của Chúa Giêsu. Các bản thảo cổ xưa còn lưu lại về cuốn sách có tiêu đề khác nhau, bao gồm "Sự ra đời của Đức Maria", "Các câu chuyện về sự sinh ra Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, "và" Sự ra đời của Mẹ Maria;. Các Khải Huyền của James"". Phúc Âm ngoại điển này xứng đáng được gọi là Phúc Âm Đức Maria vì là "văn phẩm Kitô giáo đầu tiên quan tâm đặc biệt về cuộc đời Đức Maria."
Nhiều chi tiết của tác phẩm này còn là tiền đề được khai triển trong các nghệ phẩm và văn chương Thánh Mẫu qua nhiều thế kỷ như: Đức Maria thuộc dòng dõi vua Đavít, Việc ra đời kỳ lạ của Mẹ Maria, "Các anh em của Chúa" là con cái của Thánh Giuse với người vợ trước và biến cố Truyền Tin xảy ra tại Giêrusalem. Tác phẩm này cũng đã mở đường cho việc thiết lập ba lễ: Đức Maria Đầu Thai, Sinh Nhật Đức Maria và Lễ Đức Maria dâng mình vào đền thờ.
Tác phẩm này đề cập đến các sự kiện: | 1 | null |
Castanea crenata là một loài thực vật có hoa trong họ Fagaceae. Loài này được Siebold & Zucc. mô tả khoa học đầu tiên năm 1846.
Loài này ban đầu có nguồn gốc từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó là một loại cây rụng lá nhỏ để vừa phát triển để cao 10–15 m. Các lá cũng tương tự như của dẻ thơm, mặc dù thường nhỏ hơn một chút
Đây là một cây trồng quan trọng tại Nhật Bản để sản xuất hạt ăn được. Một số giống cây trồng đã được chọn để kích thước hạt lớn. Nó cũng được trồng rộng rãi ở miền đông Trung Quốc và Đài Loan. | 1 | null |
Isla Culebra (, "đảo rắn") là một municipio của Puerto Rico, về địa lý thuộc về quần đảo Virgin Tây Ban Nha. Nó nằm cách đảo lớn Puerto Rico khoảng về phía đông, cách St. Thomas về phía tây, cách Vieques về phía bắc. Culebra được chia 5 phân khu, trong đó Culebra Pueblo (Dewey) là trung tâm hành chính của đảo. Người dân trên đảo được gọi là "culebrenses" trong tiếng Tây Ban Nha. Với dân số 1.818 người theo thống kê 2010, đây là municipio ít dân nhất Puerto Rico.
Ngoài hai tên cũ, nay lỗi thời "Isla del Pasaje" và "Isla de San Ildefonso", Culebra còn được gọi là "Isla Chiquita" ("hòn đảo bé nhỏ"), "Cuna del Sol Borincano" ("cái nôi mặt trời Puerto Rico") và "Última Virgen" ("Virgin cuối cùng", do nó nằm ngoài rìa quần đảo Virgin). | 1 | null |
Mái chèo, mái dầm hay vạn niên thanh cửa sông (danh pháp khoa học: Aglaodorum griffithii) là loài thực vật có hoa duy nhất thuộc chi Aglaodorum trong họ Ráy (Araceae). Loài này được (Schott) Schott mô tả khoa học đầu tiên năm 1858.
"Aglaodorum griffithii" cực kỳ giống với các loài minh ty của chi "Aglaonema". Khác biệt chính là ở chỗ "Aglaodorum" có quả màu xanh lục trong khi "Aglaonema" có quả màu đỏ. Ngoài ra, "Aglaodorum" có cuống hoa dài hơn và chỉ có một vòng hoa thay vì nhiều vòng như ở "Aglaonema".
"Aglaodorum" sinh sống trên các nền bùn vùng thủy triều ở Borneo, Sumatra, miền nam Đông Dương và bán đảo Mã Lai. Nó thường mọc cùng "Cryptocoryne ciliata" và "Nypa fruticans". Đặc trưng thú vị của loài này là hạt nảy mầm trước khi rụng khỏi cây. Hạt của nó khá lớn về kích thước. | 1 | null |
Nưa trồng hay còn gọi nưa Konjac (danh pháp khoa học: Amorphophallus konjac) là một loài thực vật có hoa thuộc chi "Amorphophallus" được K. Koch mô tả lần đầu năm 1858. Nó là loài bản địa vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới âm miền đông châu Á, từ Nhật Bản và Trung Quốc về phía nam tới Indonesia. Đây là một cây lâu năm, phát triển từ một giả thân hành lớn đường kính tới 25 cm. | 1 | null |
XOXO là album phòng thu thứ nhất của nhóm nhạc nam Hàn-Trung Quốc EXO, được SM Entertainment phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2013 với hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung. Phiên bản phát hành lại của album với tên gọi "Growl" được phát hành vào ngày 5 tháng 8 năm 2013. "XOXO" đã giành chiến thắng ở hạng mục Album của năm tại lễ trao giải Mnet Asian Music Awards lần thứ 15, đồng thời là album bán chạy nhất tại Hàn Quốc kể từ năm 2001.
Phát hành.
"XOXO" được giới thiệu mang phong cách mới hiện đại, phóng khoáng và trẻ trung với hình tượng các cậu nam sinh nghịch ngợm. SM Entertainment bất ngờ tung những hình ảnh đầu tiên về sự trở lại của EXO vào đêm ngày 16 tháng 5 năm 2013 và những ngày tiếp theo sau đó..
Tiếp đó, theo SM Entertainment giới thiệu vào ngày 20 tháng 5 năm 2013 trên trang Facebook của mình về album đầu tay của EXO như sau: "Album đầu tay của EXO - "XOXO" bao gồm 10 bài hát sẽ được phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2013, bao gồm bản đầy đủ của 2 ca khúc "Baby, Don't Cry", và "My Lady", trở thành những ca khúc mở đầu cho đợt quảng bá album này!"
"XOXO" bao gồm 2 phiên bản:
Tháng 7 năm 2013, phiên bản phát hành lại của "XOXO" với tên gọi "Growl" được ra mắt. Phiên bản này được bổ sung ba bài hát mới, bao gồm bài hát chủ đề cùng tên.
Quảng bá.
Để chuẩn bị cho chiến dịch quảng bá cho "XOXO", SM Entertainment đã kết hợp cùng tạp chí thời trang CéCi Hàn Quốc quảng bá hình ảnh mới của EXO trên số phát hành tháng 6/2013; và chính thức đưa EXO vào danh sách các nghệ sĩ tham gia mạng xã hội di động LINE của Naver ngày 22 tháng 5 năm 2013.
Theo kế hoạch, sự trở lại sân khấu âm nhạc đầu tiên tại Hàn Quốc được diễn ra tại chương trình "M! Countdown" của Đài truyền hình Mnet vào ngày 30 tháng 5 năm 2013 với sự tham gia của cả EXO-K và EXO-M; tại Trung Quốc diễn ra tại chương trình tạp kỹ "Happy Camp" của Đài truyền hình Hồ Nam ngày 4 tháng 6 năm 2013.
Sau tuần công diễn đầu tiên, ngày 3 tháng 6 năm 2013, EXO đã tổ chức gặp mặt hơn 2000 người hâm mộ tại một công viên gần địa điểm quay sân khấu trở lại tại chương trình "Inkigayo" của Đài truyền hình SBS.
"XOXO" nhận được lượng đơn hàng đặt trước trên 300.000 bản và đạt thứ hạng cao nhất ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng World Albums của "Billboard". Đến tháng 12 năm 2013, tất cả các phiên bản của album đã đạt doanh số tổng cộng trên 1.070.000 bản, giúp "XOXO" trở thành album bán chạy nhất tại Hàn Quốc trong năm 2013 cũng như trong vòng 12 năm kể từ năm 2001. | 1 | null |
Trầu bà vàng cũng có tên là vạn niên thanh hay trầu bà (tên khoa học: Epipremnum aureum) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được Édouard-François André công bố mô tả khoa học đầu tiên năm 1880 dựa theo mô tả trước đó của Jean Jules Linden, tại trang 69 tập 27 sách "L'Illustration Horticole" dưới danh pháp "Pothos aureus". Năm 1963, George Sydney Bunting chuyển nó sang chi "Epipremnum".
Bản địa nguyên thủy của cây này là đảo Mo'orea thuộc quần đảo Société ở Nam Thái Bình Dương, sau được du nhập và trồng ở nhiều nơi trong khu vực ôn đới và nhiệt đới. Ở vùng ôn đới cây này được chuộng là một loại cây kiểng trồng trong nhà. Tuy nhiên ở vùng nhiệt đới cây vạn niên thanh cũng mọc hoang, có khi gây thiệt hại môi sinh.
Văn chương.
Nhà văn Phùng Quán có làm bài thơ về loài thực vật này: | 1 | null |
Chóc gai, còn có nhiều tên gọi khác như ráy gai, móp gai, mớp gai, mác gai, sơn thục gai, khoai sọ gai (danh pháp khoa học: Lasia spinosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Dracontium spinosum". Năm 1864 George Henry Kendrick Thwaites đồng nhất nó với "Lasia aculeata" do João de Loureiro mô tả năm 1790 và chuyển loài này sang chi "Lasia" thành danh pháp "Lasia spinosa".
Mô tả.
Chóc gai là cây thảo cao 1-2m, có thân rễ. Các gióng có gai to mập. Cuống lá dài 32–125 cm, có gai (đôi khi nhẵn), có bẹ. Thể gối 15-35mm. Phiến lá rất đa dạng, hình mũi tên-hình mác, kích thước 35-65 × 20–60 cm, đơn hoặc chia thùy. Thùy trước nguyên hoặc xẻ chân vịt tới gần gân giữa, nhọn mũi. Các thùy sau một hoặc hai lần xẻ lông chim đôi với 3-4 đoạn bên hẹp hoặc khá dài, nhọn mũi. Gân bên sơ cấp 2-4, to. Gân bên thứ cấp mỏng hơn, nhiều gân phụ bậc cao. Tất cả các gân đều phẳng, phía xa trục có gai nhỏ thẳng hoặc hơi cong. Cuống hoa dài tới 47 cm, có gai. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Mo hoa dài 18–35 cm với phần đuôi dài tới 28 cm, màu cam xỉn tới đen-đỏ phía ngoài và màu vàng xỉn tới đỏ sẫm xỉn phía trong. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông hay tháp nhọn, có gai ngắn rậm ở đỉnh. Hạt hình trứng-hình tim dẹp, kích thước 5-7mm. Ra hoa vào tháng 7-9.
Môi trường sống và phân bố.
Đầm lầy, bờ sông, hào rãnh, nơi ẩm ướt trong rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đôi khi được trồng ven ao cá hoặc ruộng lúa, ở cao độ dưới 1.500 m.
Khu vực phân bố: Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Đài Loan, nam Tây Tạng, Vân Nam), Bangladesh, Bhutan, Campuchia, đông bắc và đông nam Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, New Guinea, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam.
Sử dụng.
Lá non dùng làm rau ăn (rau móp). Thân rễ sử dụng trong y học để chữa trị lao hạch bạch huyết, sưng hạch bạch huyết, đau dạ dày, vết rắn và côn trùng cắn, các vết thương và thấp khớp. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.