text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Họ Chuối tiêu (danh pháp khoa học: Pellorneidae) là một họ chim gồm các loài chim dạng sẻ phần lớn ở Cựu Thế giới thuộc liên họ Sylvioidea. Chúng khá đa dạng về kích thước và màu sắc, và thường đặc trưng bởi bộ lông mềm, mịn và đuôi có chiều dài trung bình bằng chiều dài cơ thể hoặc dài hơn. Những loài chim này được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, với mức đa dạng sinh học lớn nhất ở Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ.
Tính đa dạng về hình thái khá cao: hầu hết các loài giống với chích, giẻ cùi hoặc hoét, khiến việc xác định loài trở nên khó khăn.
Họ Pellorneidae được bởi nhà điểu cầm học người Mỹ gốc Pháp Jean Théodore Delacour giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1946. Pellorneidae từng là một trong bốn phân họ của Timaliidae (khướu Cựu Thế giới), nhưng sau đó được tách thành thành họ riêng trong 2011 dựa trên phân tích phân tử.
Các chi.
Họ này có 14 chi và 60 loài như sau: | 1 | null |
Họ Kim oanh (danh pháp khoa học: Leiothrichidae) là một họ chim Cựu Thế giới thuộc Bộ Sẻ. Chúng có màu sắc và kích thước rất đa dạng. Đây là những loài chim của vùng nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Họ này được tách ra từ họ Khướu (Timaliidae).
Các chi.
Họ này chứa 22 chi với khoảng 133 loài.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Cai "et al." (2019), Cibois (2003), Cibois "et al." (2018), Dong "et al." (2010a), Gelang " et al." (2009), Luo " et al." (2009), Moyle "et al." (2012), Päckert "et al." (2011), Pasquet "et al." (2006), Price "et al." (2014), Song "et al." (2009), Wu " et al." (2014), Zou "et al." (2007) | 1 | null |
Mimidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Nhiều loài chim trong họ này có khả năng nhại âm thanh của các loài chim khác cũng như các âm thanh khác. Có hơn 30 loài trong họ. Chúng có chiều dài từ 20–33 cm và nặng từ 36-56 gram.
Phân loại học.
Chi "Donacobius"
Chi "Dumetella"
Chi "Melanoptila"
Chi "Mimus"
Chi "Nesomimus"
Chi "Oreoscoptes"
Chi "Toxostoma"
Chi "Ramphocinclus"
Chi "Melanotis"
Chi "Margarops"
Chi "Cinclocerthia"
Chi "Allenia"
Chi "Mimodes" | 1 | null |
Parulidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Có khả năng nhóm này có nguồn gốc ở miền bắc Trung Mỹ, nơi tìm thấy số lượng loài và sự đa dạng lớn nhất giữa chúng. Từ đó chúng lan ra phía bắc trong các thời kỳ liên vùng, chủ yếu là người di cư, trở về khu vực tổ tiên vào mùa đông. Hai chi, Myioborus và Basileuterus, dường như đã xâm chiếm Nam Mỹ từ rất sớm, có lẽ trước khi hai lục địa được liên kết, và cùng nhau tạo thành hầu hết các loài chiến binh của khu vực đó.
Tên khoa học của họ, Parulidae, bắt nguồn từ thực tế là Linnaeus vào năm 1758 đã đặt tên cho parula phía bắc là một tên gọi, Parus americanus, và, khi phân loại học phát triển, tên chi đã được sửa đổi đầu tiên thành Parulus. Tên họ bắt nguồn từ tên của chi.
Phân loại học.
Họ Parulidae hiện có 120 loài trong 18 chi. | 1 | null |
Thraupidae là một họ chim trong bộ Passeriformes. Họ này phân bố tại châu Mỹ. Thraupidae là họ chim lớn thứ nhì và chiếm khoảng 4% tổng số loài chim và 12% của các loài chim Tân nhiệt đới. Theo truyền thống, khoảng 240 loài trong họ này được mô tả, nhưng việc xử lý phân loại các thành viên của họ này hiện đang trong trạng thái thay đổi. Khi có thêm những loài chim trong họ này đang nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tử hiện đại, một số chi dự kiến sẽ được di dời nơi khác. Các loài trong chi "Euphonia" và "Chlorophonia" từng có thời được coi là một phần của họ này, hiện đang được xem như các thành viên của họ Fringillidae, trong phân họ riêng (Euphoniinae). Tương tự như vậy, chi "Piranga", "Chlorothraupis" và "Habia" dường như là thành viên của họ hồng tước, và đã được Hiệp hội Điểu học Hoa Kỳ (AOU) xếp lại vào họ đó. | 1 | null |
Điền Hằng (chữ Hán: 田恒, ?-468 TCN), hay Điền Thường (田常), tức Điền Thành tử (田成子), là vị tông chủ thứ 8 của họ Điền, thế gia của nước Tề thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là tổ tiên của các vị vua Điền Tề sau này.
Sự nghiệp.
Điền Hằng là con của Điền Khất, tức Điền Hi tử, vị tông chủ thứ 7 của họ Điền. Năm 484 TCN, Điền Khất chết, Điền Hằng thế tập.
Đời cha Điền Hằng là Điền Khất đã bắt đầu nắm trọng quyền nước Tề. Sau khi Tề Cảnh công mất, Điền Khất giết Tề An Nhũ tử để lập Tề Điệu công, quyền chính nước Tề khi đó nằm trong tay năm họ Điền và họ Bão (họ Cao và Quốc bị Điền Khất đuổi). Năm 485 TCN, Điền Hằng hợp mưu với họ Bão giết Tề Điệu công, lập Tề Giản công lên ngôi. Tề Giản công nhớ ơn Hám Chỉ theo giúp ông khi lưu vong ở nước Lỗ, bèn cho Hám Chỉ vào triều nắm trọng trách, cùng Điền Hằng làm tả hữu tướng. Điều đó khiến Điền Hằng không bằng lòng, mưu trừ họ Hám để nắm toàn quyền. Năm 481 TCN, Điền Hằng cùng các anh em mang quân đến cung vua. Hám Chỉ mang quân tới đánh, bị Điền Hằng đánh bại, phải chạy sang Phong Khâu. Người Phong Khâu giết chết Hám Chỉ.
Tề Giản công chạy đến Từ châu thì bị quân Điền Hằng đuổi bắt được và bị giết chết tại Từ châu. Điền Hằng lập em Giản công là Khương Ngao lên nối ngôi, tức là Tề Bình công. Từ đó toàn bộ quyền lực nước Tề rơi vào tay họ Điền. Điền Hằng nắm hết chính sự, tự cắt đất Tề từ An Bình về phía đông làm ấp riêng.
Điền Hằng thu phục dân tâm, muốn cho họ Điền cường thịnh, bèn mở cửa tiếp tân khách, không cấm khách vào hậu viện.
Năm 468 TCN, Điền Hằng mất. Ông có hơn 70 người con. Con trưởng là Điền Bàn kế tập, tức Điền Tương tử. | 1 | null |
Gaviiformes là một bộ chim nước. Các loài hiện đại của bộ này được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc Bắc Mỹ và miền nam Á-Âu (châu Âu, châu Á và châu Phi-vẫn còn chưa thống nhất), mặc dù thời tiền sử chúng phân bố rộng khắp.
Phân loại học.
Họ Gaviidae gồm một số loài còn sinh tồn đều thuộc chi Gavia.
Theo phân loại của Hội nghiên cứu Chim quốc tế (phiên bản 2.2, 2009) các loài trong bộ này gồm: | 1 | null |
"Chúng ta là chiến sĩ Công an" còn có cách gọi khác là "Hành khúc công an nhân dân" là một bài hát do nhạc sĩ Trọng Bằng sáng tác, đây là ca khúc truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Hoàn cảnh sáng tác.
Năm 1967, nhạc sĩ Trọng Bằng và nhạc sĩ Đỗ Nhuận được mời đến Bảo tàng Công an tham quan, lúc ấy hai ông mới hiểu sâu sắc về Lực lượng Công an. Lúc nhân dân vui chơi, lúc mọi người nghỉ ngơi thì cũng là lúc lực lượng Công an bắt đầu làm nhiệm vụ.
Có một giai thoại về bài hát như sau: hôm đó, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đi xe máy qua ngã tư Cửa Nam vượt đèn đỏ bị công an phạt mấy hào. Thế là Đỗ Nhuận "dỗi" không sáng tác nữa. Có thể đó cũng là cái may cho nhạc sĩ Trọng Bằng vì nếu ông Đỗ Nhuận cũng sáng tác thì biết đâu bài của ông Đỗ Nhuận sẽ hay hơn? Ca khúc về Lực lượng Công an thì có nhiều, nhưng bài hát này đã đóng đinh vào Lực lượng Công an và trở thành bài hát truyền thống. Dịp nào có hội diễn hoặc kỷ niệm của lực lượng, bài hát này cũng được chọn hát đầu tiên.
Ông còn sáng tác "Bước chân lặng lẽ âm thầm" viết về những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) và cảnh sát Hình sự. Rồi "Từ mái trường này ta ra đi" viết về Trường Công an khi chuyển lên thành Đại học An ninh.
Lời nhạc.
Đoạn điệp khúc thường được biết đến nhiều nhất là:
"Chúng ta là chiến sĩ Công an.
Trung với Đảng, suốt đời vì dân.
Khó khăn, gian khổ biết mấy.
Ghi lời Bác dạy, ta quyết vượt qua."
Toàn bộ phần lời bài hát như sau:
Đường sá sông ngòi về tới biển khơi.
Rừng sâu biên giới miền núi xa xôi
Ta yêu đất nước tuyệt vời,
Đêm hôm canh gác biển trời.
Ra sức giữ gìn tổ quốc ta yên vui.
Nhà máy công trường toả khói nơi nơi
Đồng quê bát ngát ruộng lúa xanh tươi
Vui sao khu phố rộn ràng.
Xe đi chân bước nhịp nhàng.
Vang mãi tiếng cười rộn rã trong tim bao người.
[Điệp khúc:]
Chúng ta là chiến sĩ Công an.
Trung với Đảng, suốt đời vì dân.
Khó khăn, gian khổ biết mấy.
Ghi lời Bác dạy, ta quyết vượt qua.
Nhiệm vụ ta công an vinh quang,
Bảo vệ an ninh cho nhân dân
Không lùi bước trước quân thù tàn ác.
Nguyện cầm súng sát cánh chiến đấu.
Chặn bàn tay âm mưu xâm lăng.
Trong chiến thắng chúng ta cùng hát mừng.
Sử dụng.
Đoạn cuối của bài hát đã được sử dụng làm nhạc hiệu của chương trình "Văn hoá Thể thao Công an nhân dân" phát sóng trên VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay bài hát được sử dụng làm nhạc hiệu cho những chuyên mục về An ninh - Trật tự, đồng thời còn được sử dụng trong tất cả các chương trình phát thanh, truyền hình và các sự kiện liên quan đến lực lượng Công an nhân dân. | 1 | null |
Bộ Hải âu (danh pháp khoa học: Procellariiformes) là một bộ chim biển, bao gồm: hải âu, hải âu mày đen, hải yến phương bắc, hải yến phương nam và hải âu lặn. Các loài thuộc bộ này sống trên mặt biển và phân bố trên toàn các đại dương, với sự đa dạng loài lớn nhất tập trung quanh New Zealand. Chúng là các loài chim sống theo đàn, chủ yếu làm tổ trên các hòn đảo xa xôi, không có động vật ăn thịt. Các loài lớn hơn làm tổ trên bề mặt, trong khi hầu hết các loài nhỏ hơn làm tổ trong các hốc và hang.
Các loài thuộc Bộ Hải âu đã có mối quan hệ lâu dài với con người. Chúng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với nhiều người và tiếp tục bị săn bắt như vậy ở một số nơi trên thế giới. Chim hải âu nói riêng đã là chủ đề của nhiều mô tả văn hóa. Bộ Hải âu bao gồm một số loài chim có mức nguy cấp cao nhất, với nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng do những loài săn mồi du nhập vào các khu vực sinh sản của chúng, ô nhiễm biển và đánh bắt nhầm cá. Các nhà khoa học, nhà bảo tồn, ngư dân và chính phủ trên khắp thế giới đang làm việc để giảm thiểu các mối đe dọa gây ra cho chúng, và những nỗ lực này đã dẫn đến việc ký kết , một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý được ký vào năm 2001.
Phân loại học.
Có khoảng 125 loài còn sinh tồn trong bộ Procellariiformes phân bố trên toàn cầu, và bộ này được chia thành 4 họ còn sinh tồn và 01 họ tuyệt chủng:
hai phân họ của họ Hydrobatidae là Oceanitinae và Hydrobatinae, có thể được xếp thành các họ riêng biệt. | 1 | null |
Bộ Hồng hoàng hay bộ Mỏ sừng (tên khoa học: Bucerotiformes) là một bộ chim bao gồm hồng hoàng và đầu rìu. Các loài chim thuộc bộ này ban đầu được xếp trong bộ Coraciiformes (bộ Sả). Nhóm này phân bố ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Melanesia.
Hệ thống học.
Theo truyền thống, các họ của bộ Bucerotiformes được xếp trong bộ Sả (Coraciiformes)
Tuy nhiên, một số nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây đã cho thấy bộ Sả như định nghĩa truyền thống là cận ngành trong mối quan hệ với bộ Gõ kiến (Piciformes).
Một số phân tích di truyền và hình thái hỗ trợ mối quan hệ chị-em giữa Coraciiformes và Piciformes thì một nghiên cứu khác có siêu ma trận quy mô lớn nhưng thưa lại gợi ý về mối quan hệ chị-em giữa Bucerotiformes và Piciformes.
Biểu đồ theo nhánh vẽ theo Hackett "et al." như sau:
Như thế, để đảm bảo tính đơn ngành của bộ Sả thì phải công nhận bộ mới là Bucerotiformes bao gồm các họ Bucerotidae, Bucorvidae, Upupidae và Phoeniculidae. Bộ Sả khi đó chỉ còn lại các họ Brachypteraciidae, Coraciidae, Alcedinidae, Momotidae, Todidae và Meropidae. Bộ Sả như định nghĩa này và bộ Gõ kiến có quan hệ chị - em, tổ hợp của chúng là chị - em với Bucerotiformes, và cả ba bộ này cùng nhau là chị - em với họ Trogonidae, họ duy nhất của bộ Trogoniformes. Bộ Leptosomatiformes với đại diện duy nhất "Leptosomus discolor" là nhánh có quan hệ chị - em với tổ hợp của 4 bộ trên. | 1 | null |
Cariamiformes (hay Cariamae) là một bộ chim chủ yếu gồm các loài chim không bay đã tồn tại hơn 60 triệu năm. Nhóm này bao gồm Họ Chim mào bắt rắn (Cariamidae) và các họ đã tuyệt chủng Phorusrhacidae, Bathornithidae, Idiornithidae và Ameghinornithidae. Mặc dù theo truyền thống được coi là một phân bộ của Bộ Sếu, cả nghiên cứu về hình thái và di truyền cho thấy chúng thuộc một nhóm chim riêng biệt, Australaves, có các thành viên còn sống khác là Họ Cắt, Bộ Vẹt và Bộ Sẻ.
Phân loại học.
Các nghiên cứu phát sinh loài phân tử đã cho thấy rằng Cariamiformes là cơ sở của các loài Falconiformes, Psittaciformes và Passeriformes: | 1 | null |
Seitokai no Ichizon (生徒会の一存) là loạt light novel do Sekina Aoi thực hiện và Inugami Kira minh họa. Loạt tiểu thuyết đã đăng trên tạp chí Fujimi Fantasia Bunko từ ngày 19 tháng 1 năm 2008 đến ngày 20 tháng 1 năm 2012. Sau đó các tập được tập hợp lại và phát hành 10 bunkobon. Loạt tiểu thuyết ban đầu có tên "Hekiyou Gakuen Seitokai Gijiroku" (碧陽学園生徒会議事録) nhưng khi phát hành tập tổng hợp đầu tiên thì đổi tên thêm một đoạn đầu giống như hiện tại làm tên chính của loạt. Cốt truyện xoay quanh các thành viên của hội học sinh tại trường Hekiyou, cốt truyện hư cấu châm biếm với những sự việc bình thường gần như không bao giờ có thể xảy ra và cách xử lý của hội học sinh này cũng ấn tượng không kém tạo cảm giác hài hước. Ngoài ra nhiều nhân vật và tình tiết của các tác phẩm khác cũng xuất hiện trong loạt tiểu thuyết này.
Loạt tiểu thuyết đã được chuyển thể thành các phương tiện truyền thông khác như các loạt manga và anime. Cũng như có các bộ tiểu thuyết tiếp theo cũng được thực hiện nối tiếp bộ đầu vì thế loạt tiểu thuyết này được biết nhiều với tên "Seitokai Series" (生徒会シリーズ).
Truyền thông.
Light novel.
Bộ đầu trong loạt light novel có tựa "Hekiyou Gakuen Seitokai Gijiroku" (碧陽学園生徒会議事録) do Sekina Aoi thực hiện và Inugami Kira minh họa đã đăng trên tạp chí Fujimi Fantasia Bunko từ ngày 19 tháng 1 năm 2008 đến ngày 20 tháng 1 năm 2012. Sau đó các tập được tập hợp lại và phát hành 10 bunkobon.
Bộ ngoại truyện có tên "Hekiyou Gakuen Seitokai Mokushiroku" (碧陽学園生徒会黙示録) cũng đã được Sekina Aoi thực hiện và đăng trên tạp chí Fujimi Fantasia Bunko từ ngày 27 tháng 12 năm 2007 đến ngày 20 tháng 7 năm 2013. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 8 bunkobon.
Bộ nối tiếp có tên "Hekiyou Gakuen Shin Seitokai Gijiroku" (碧陽学園新生徒会議事録 新生徒会の一存) cũng đang được thực hiện và đăng trên tạp chí Dragon Magazine từ ngày 25 tháng 11 năm 2012 đến ngày 19 tháng 3 năm 2013. Các chương sau đó đã phát hành thành 1 bunkobon.
Manga.
10mo đã thực hiện chuyển thể manga của bộ tiểu thuyết với cốt truyện giống như bản gốc nhưng có thứ tự khác nhau. Truyện đã được đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ ngày 20 tháng 8 năm 2008. Đến tháng 3 năm 2009 thì chuyển sang tạp chí Dragon Age Pure cũng của Fujimi Shobo do tạp chí trước ngừng xuất bản và tiếp tục cho đến ngàt ngày 09 tháng 7 năm 2013. Các chương sau đó đã được tập hợp lại thành 8 tankōbon.
Mizushima Sorahiko thì thực hiện loạt manga ngoại truyện có tựa "Seitokai no Ichizon Nya✩" (生徒会の一存 にゃ☆) và phát hành trên tạp chí Comptiq của Kadokawa Shoten từ ngày 09 tháng 5 đến ngày 10 tháng 12 năm 2009. Các chương sau đó được tập hợp lại thành 1 tankōbon.
Rentan Migiri đã thực hiện chuyển thể manga có phong cách 4 hình có tên "Seitokai no Ichizon Petit" (生徒会の一存 ぷち) và cũng đăng trên tạp chí Comptiq của Kadokawa Shoten từ ngày 26 tháng 10 năm 2009 đến tháng 2 năm 2010. Các chương cũng được tập hợp lại thành 2 tankōbon.
Một loạt manga chuyển thể khác cũng được thực hiện bởi Ashio có tên "Seitokai no Nichijō" (生徒会の日常) và xuất bản trên tạp chí của Fujimi Shobo từ ngày 10 tháng 9 năm 2011. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 1 tankōbon tính đến đầu năm 2013, tập này được chuyển thể từ tập 9 đến 12 của loạt tiểu thuyết nhưng các chương sau đó bắt đầu chuyển thành sang chuyển thể bộ tiểu thuyết ngoại truyện.
Mizushima Sorahiko cũng thực hiện loạt manga ngoại truyện thứ hai của mình cho loạt tiểu thuyết có tên "Seitokai no Ichizon Otsu" (生徒会の一存 乙) lấy bối cảnh một năm trước khi các sự kiện trong tiểu thuyết xảy ra. Truyện cũng phát hành trên tạp chí Comptiq của Kadokawa Shoten từ ngày 10 tháng 9 năm 2011 đến ngày 10 tháng 2 năm 2013. Các chương sau đó được tập hợp lại thành 2 tankōbon.
Sekina Aoi đã thực hiện chuyển thể manga của bộ tiểu thuyết nối tiếp có tựa "Shin Seitokai no Ichizon" (新生徒会の一存) và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ ngày 09 tháng 1 năm 2013 đến ngày 08 tháng 2 năm 2014. Các chương sau đó được tập hợp lại và phát hành thành 3 tankōbon.
Sách.
Một cuốn sách dành cho người hâm mộ có tựa "Hekiyou Gakuen Seitokai Katsudou Kiroku" (碧陽学園生徒会活動記録) đã được phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2012. Tập trung giới thiệu các nhân vật cũng như giải thích các tình tiết trong loạt tiểu thuyết.
Anime.
Studio Deen đã tiến hành thực hiện chuyển thể anime của loạt tiểu thuyết có tựa "Seitokai no Ichizon - Hekiyoh Gakuen Seitokai Gijiroku" (生徒会の一存 碧陽学園生徒会議事録) và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 02 tháng 10 đến ngày 18 tháng 12 năm 2009 với 12 tập. Mighty Media đã đăng ký bản quyền phát hành tại Đài Loan.
Bộ anime thứ hai có tựa "Seitokai no Ichizon - Hekiyoh Gakuen Seitokai Gijiroku" (生徒会の一存 碧陽学園生徒会議事録) hay "Seitokai no Ichizon Lv. 2" thì do hãng AIC thực hiện đã phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 13 tháng 10 đến ngày 26 tháng 12 năm 2012 với 10 tập.
Internet radio.
Chương trình phát thanh drama trên mạng có tựa "Hekiyou Gakuen ☆ Kounai Housou" (碧陽学園☆校内放送) đã được thực hiện và phát từ ngày 09 tháng 10 năm 2009 đến ngày ngày 22 tháng 6 năm 2010 trên kênh KADOKAWAanime (kênh này cũng được mở trên youtube). Các chương trình sau đó đã được tập hợp để phát hành thành 2 đĩa drama CD.
Một loạt chương trình drama khác đã được thực hiện cho bộ anime thứ hai có tựa "Hekiyou Gakuen ☆ Kounai Housou R (Kari)" (碧陽学園☆校内放送R(仮)) cho chương trình đầu sau đó chuyển thành tựa "Hekiyou Gakuen ☆ Kounai Housou Lv.2" (碧陽学園☆校内放送 Lv.2) phát từ ngày 12 tháng 10 năm 2012 đến ngày 29 tháng 3 năm 2013 cũng trên kênh kênh KADOKAWAanime. Các chương trình sau đó đã cũng được tập hợp để phát hành thành 3 đĩa drama CD.
Drama CD.
Một đĩa drama CD đã được thực hiện để đính kèm với bộ hộp phiên bản BD của bộ anime thứ nhất phát hành vào ngày 28 tháng 9 năm 2012.
Các đĩa drama CD cũng đã được thực hiện để đính kèm với 6 phiên bản hộp đĩa DVD/BD giới hạn của bộ anime thứ hai.
Âm nhạc.
Bộ anime đầu có 5 bài hát chủ đề, 1 bài mở đầu và 4 bài kết thúc. Bài hát mở đầu có tựa "Treasure" trình bày, album chứa bài hát đã phát hành vào ngày 11 tháng 11 năm 2009. Bài hát kết thúc có tựa "Mōsō☆Fetish!" (妄想☆ふぇてぃっしゅ!), bài hát kết thúc thứ hai có tựa "Ue Ue Shita Shita Hidari Migi Hidari Migi BA" (上上下下左右左右BA), bài hát kết thúc thứ ba có tựa "Yurupa Wonderful" (ゆるぱ☆わンダフル), album chứa bài hát đã phát hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2009. Bài hát kết thúc thứ tư có tựa "Zettai Kaichō Sengen?" (ぜったいかいちょーせんげん?), đã phát hành kèm trong album của bài hát mở đầu. Tất cả các bài hát đều do các nhân vật trình bày.
Có năm đĩa tương ứng với năm nhân vật chính dành cho người hâm mộ gồm các bài hát do nhân vật trình bày cùng các chương trình phỏng vấn và drama CD phát hành vào ngày 25 tháng 12 năm 2009, 29 tháng 1, 26 tháng 2, 26 tháng 3 và 23 tháng 4 năm 2010. Album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 30 tháng 7 năm 2010. Album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày khác đã phát hành vào ngày 28 tháng 9 năm 2012, album này còn chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime.
Bộ anime thứ hai có 10 bài hát chủ đề với 10 bài hát kết thúc dùng cho mỗi tập trong đó có một bài dùng làm bài hát mở đầu. Bài hát mở đầu là bài "Precious" do nhóm Heikyoh Gakuen Seitokai Lv. 2 trình bày, bài hát này còn dùng làm bà hát kết thúc trong tập 0. Bài hát kết thúc thứ hai là bài "Fo(u)r Seasons" dùng cho tập 1, bài hát kết thúc thứ ba là bài "Hitsuji ga Ippiki, Nihiki Kazoete Nemashou" (羊が一匹,二匹数えて寝ましょう) dùng trong tập 2, bài hát kết thúc thứ tư là bài "Kizuna" dùng trong tập 3, bài hát kết thúc thứ năm là bài "Chouzetsu☆Coquettish!" (超絶☆こけてぃっしゅ!) dùng trong tập 4, các bài hát này đều do nhóm Heikyoh Gakuen Seitokai Lv. 2 trình bày. Bài hát kết thúc thứ sáu là bài "Pure Pure Canvas" do Sakurano Kurimu trình bày dùng trong tập 5. Bài hát kết thúc thứ 7 là bài "☆Pa・pi・pu・pe・policy☆" (☆ぱ・ぴ・ぷ・ぺ・ぽりしー☆) do Sugisaki Ringo trình bày dùng trong tập 6. Bài hát kết thúc thứ tám là bài "Kuusou☆S’il vous plaît" (空想☆シルブプレ) do Tōdō Lilicia trình bày dùng trong tập 7. Bài hát kết thúc thứ chín là bài "Aoi Hoshi ni Umarete" (青い星に生まれて) do Matsubara Asuka trình bày dùng trong tập 8. Bài hát thứ 10 là bài "Blue Sky" do nhóm Heikyoh Gakuen Seitokai Lv. 2 trình bày dùng trong tập 9.
Một album chứa bài hát mở đầu và các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2012. Album chứa các bài hát chủ đề của bộ anime đã phát hành vào ngày 25 tháng 1 năm 2013. | 1 | null |
Cuộc vây hãm Longwy là một hoạt động quân sự trên Mặt trận phía Tây trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 3 tháng 8 cho đến ngày 26 tháng 8 năm 1914, tại pháo đài nhỏ Longwy của nước Pháp (gần biên giới Pháp - Luxembourg). Sau hơn 20 ngày bao vây pháo đài, Tập đoàn quân số 5 của Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của Thái tử Wilhelm đã chiếm được thị trấn Longwy từ tay quân đội Pháp (với một đội quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá D'Arche). Mặc dù cuộc kháng cự lâu dài của người Pháp tại Longwy đã gây cho các lực lượng của Đức những thiệt hại nặng nề, chiến thắng của vị Thái tử tại Longwy đã mang lại cho quân đội Đức hàng nghìn tù binh. Cũng giống như trong các cuộc cuộc vây hãm Maubeuge và Lille, quân đội Đức đã sử dụng các khẩu công thành pháo 42 cm để nghiền nát pháo đài Longwy: tất cả các pháo đài này cuối cùng đều thất thủ về tay người Đức.
Vào ngày 3 tháng 8 năm 1914, quân đội của Đức hoàng xâm lược nước Bỉ trung lập, khỏi đầu Mặt trận phía Tây của cuộc chiến tranh. Cùng ngày, một trong những tập đoàn quân của Đức ở phía Bắc: Tập đoàn quân số 5 dưới quyền Thái tử Wilhelm, đã phát động cuộc tấn công đầu tiên của mình vào Longwy. Trong các ngày 5 và 6 tháng 8, pháo đài cổ này hoàn toàn bị phong tỏa. Mặc dù khu vực từ Longwy đến Longuyon và Spincourt đã bị quân Đức đánh chiếm trong vòng vài ngày đầu của cuộc chiến, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá D'Arche, quân trú phòng của Pháp đã đánh trả ác liệt. Tuy nhiên, cuộc kháng cự này không thể đem lại lợi ích gì cho Longwy: cho đến ngày 26 tháng 8, pháo đài đã bị buộc phải đầu hàng do không còn khả năng hứng chịu sức công phá của các khẩu đại bác của Đức. Sau thắng lợi của người Đức, khoảng 600 người bị thương đã được đưa ra khỏi pháo đài, trong số đó có 6 lính thương kỵ binh và long kỵ binh Đức vốn đã bị quân Pháp bắt sống. Người chỉ huy quân Pháp ở Longwy cũng bị bắt làm tù binh, sau khi giao nộp thanh gươm của mình cho quân Đức.
Các trung đoàn và đặc biệt là lực lượng pháo binh của Đức được ghi nhận là đã chiến đấu dũng cảm ở bên ngoài Longwy. Ngoại trừ Maubeuge, các pháo đài ở miền Bắc nước Pháp đều rơi vào tay quân đội của Đức hoàng trong tháng 8 năm 1914. | 1 | null |
Đô đốc () Samuel J. "Sam" Locklear III (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1954) là một đô đốc bốn sao của Hải quân Hoa Kỳ hiện đang là Tư lệnh tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương, những bộ tư lệnh quan trọng nhất của quân đội Hoa Kỳ, thống lĩnh toàn bộ các quân chủng của Mỹ ở khu vực trên diện tích khoảng 272 triệu km2 kéo dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương và từ Bắc cực xuống Nam cực. Ông đã từng đảm nhận chức vụ Tư lệnh Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ châu Âu - Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Phi và chỉ huy của NATO, Tư lệnh Lực lượng chung Đồng Minh Napoli. Trước đó, ông giữ chức Giám đốc, Tổng tham mưu Hải quân từ tháng 7 năm 2009 đến 10 tháng 10 năm 2010. Ông bắt đầu giữ chức vụ hiện tại vào ngày 9 tháng 3 năm 2012.
Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1977, cử nhân về khoa học phân tích tác chiến. Sau khi nhận nhiệm vụ thiếu úy hải quân, ông đã phục vụ trên tàu với chức vụ Trợ lý Động cơ đẩy chính và Sĩ quan điều khiển tên lửa. Sau đó ông được chọn để đào tạo và phục vụ trong chương trình Động cơ đẩy hạt nhân của Hải quân, và đảm nhiệm chức vụ Trợ lý trưởng ngành điện ở Carl Vinson. | 1 | null |
Nguyễn Đăng Hưng là một nhà cơ học người Việt tại đại học Liège, Vương quốc Bỉ. Lĩnh vực của ông là Cơ học vật rắn biến dạng chuyên ngành Cơ học tính toán, ông hiện tại là giáo sư danh dự trường Đại học Liège (từ 2006), trước đó ông là giáo sư (Professeur ordinaire), Chủ nhiệm Bộ môn Cơ học Phá hủy thuộc Khoa Kỹ thuật Hàng không Không gian, Đại học Liege (LTAS-ULg). Ông là người sáng lập, đồng thời là tổng biên tập (Editor-in-Chief) tạp chí Khoa học Tính toán "Asia Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)", nhà xuất bản Springer.
Tiểu sử và quá trình công tác.
Nguyễn Đăng Hưng sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941 tại làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn, một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông mồ côi mẹ từ sớm, ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình, ông đã quyết tâm vào con đường học tập.
Ông chuyển vào Sài Gòn nơi có môi trường học tập tốt hơn và học trung học ở đó. Tại Sài Gòn ông là một trong những học sinh xuất sắc của trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Năm 1960, ông là một trong ba sinh viên xuất sắc của Việt Nam thời đó (một từ miền Bắc, một từ miền Trung và một từ miền Nam) đã nhận được học bổng học du học tại Vương quốc Bỉ. Ông chọn học ngành Vật lý Hàng không và Không gian tại Đại học Liege, trong khi hai người bạn đi du học cùng ông chọn ngành Kỹ thuật Vật lý Nguyên tử. Khoa Kỹ thuật Hàng không và Không gian (LTAS) nơi ông học là một trong những trung tâm về nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn hàng đầu của châu Âu .
Sau khi tốt nghiệp kỹ sư (năm 1966), ông được giữ lại làm kỹ sư nghiên cứu tại LTAS, nơi có nhiều các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Ông lần lượt được thăng chức từ trợ giảng (năm 1968) đến trợ lý giáo sư (năm 1972) và giảng viên (năm 1978). Sau đó ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Fraeijs de Veubeke, một chuyên gia hàng đầu về phần tử hữu hạn, và là người đề xướng ra mô hình cân bằng (phương pháp phần tử hữu hạn với trường ứng suất giả định). Hội đồng thẩm định luận án tiến sĩ đặc biệt (doctorat spécial, tương đương với Habilitation PhD) của ông gồm nhiều các nhà khoa học tên tuổi của thế giới như GS. Daniel Drucker (ĐH Florida, Hoa Kỳ)., GS. Marcel Save (ĐH Mons), GS. Charles Massonnet (ĐH Liège), GS. Giulio Maier (ĐH Milan)…bằng tốt nghiệp của ông được hội đồng luận văn thống nhất cho điểm tuyệt đối.
Sau khi tốt nghiệp ông là phó giáo sư (năm 1984) và giáo sư thực thụ (năm 1991), đồng thời là trưởng Bộ môn Cơ học Phá hủy của LTAS. Ông nghỉ hưu và là giáo sư danh dự của Đại học Liege từ năm 2006. Hiện tại, ông là cố vấn khoa học cho Trường Đại học Việt Đức.
Những đóng góp cho ngành Cơ học và Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là tác giả của hơn 20 cuốn sách, giáo trình và hơn 200 công trình khoa học mà phần lớn số đó được đăng trong các tạp chí hàng đầu về cơ học tính toán. Những đóng góp chính cho chuyên ngành cơ học của ông bao gồm, Lý thuyết đối ngẫu trong phần tử hữu hạn và lý thuyết dẻo, các mô hình cân bằng, phương pháp phần tử hữu hạn lai (metis), chương trình CEPAO (dùng để phân tích giới hạn dẻo và tính toán tối ưu các kết cấu công trình khung phẳng thép), chương trình ADELEF (phát triển cho các bài toán phân tích giới hạn), đóng góp một số modules tính toán cho chương trình SAMCEF (một software thương mại dùng để tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn), phân tích shakedown…
Ngoài những đóng góp cho chuyên ngành cơ học, trên cương vị quản lý ông đã có nhiều đóng góp cho Đại học Liege và đặc biệt cho Việt Nam, có thể kể ở đây một số đóng góp chính như sau:
Như một kết của sự phát triển các chương trình hợp tác giữa các Đại học của Châu âu và Việt Nam, ông đã đào tạo thành công cho Việt Nam gần 318 thạc sĩ và trong số đó, gần 60 tiến sĩ đã bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ tại các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Đã tổ chức hằng trăm học viên và giáo sư Việt Nam xuất ngoại tham quan thực tập tại Bỉ và các nước châu Âu khác như Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Ý, Canada.
Nhận xét.
“Bê tông là vật liệu ít dẻo nhất và trong giai đoạn vừa mới đúc xong khả năng giòn thường rất cao. Chắc chắn trước khi gãy đổ, đã có một vết nứt dọc khởi đầu ngay mặt cắt chỗ gãy. Lẽ ra các kỹ sư công trình phải phát hiện ngay vết nứt ban đầu và tìm giải pháp cứu chữa trước khi sự cố xảy ra! Có lẽ họ đã không làm hoặc lơ đễnh hoặc không nắm rõ giáo trình khoa học rạn nứt - ngành học mới rất hiện đại và chính xác, mới ra đời từ những năm 40 của thế kỷ trước. Rất có thể một sự cố đã phát sinh tải trọng uốn (hay xoắn) bất ngờ mà điểm tối đa chính là ở giữa cầu, chỗ ngay có cột chống. Tải trọng bất ngờ này đã làm vết nứt phát triển với vận tốc của âm thanh. Tiếng nổ chính là dấu ấn của phá huỷ giòn. Nếu phát hiện vết nứt kịp thời và đo đạc tại hiện trường có thể sẽ khắc phục được. Vì, ngày nay người ta có thể mô phỏng bằng máy tính việc phát triển vết nứt xác định thời gian cần thiết phải chữa trị trước khi thảm kịch xảy ra!”
“Theo nội dung cơ bản của giáo trình sức bền vật liệu, lực tải thẳng đứng thông thường (trọng lượng) tạo khả năng uốn của dầm và tất yếu sẽ phát sinh ra ứng sức kéo ở biên độ. Và khi dầm không có cốt sắt, sức kéo này sẽ đủ gây gãy đổ”.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/giai-trinh-vu-sap-cau-cho-dem-thieu-co-so-khoa-hoc (12/03/2009 21:59 GMT+7)
Vụ kiện với trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Ngày 26 tháng 8 năm 2014, hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh chính thức đứng đơn kiện ông Hưng vi phạm hợp đồng, sau khi đơn kiện vào ngày 1 tháng 7 bị bác vì không đúng quy định. Trường Đại học Tôn Đức Thắng đòi ông phải bồi thường thiệt hại số tiền hơn 461 triệu đồng mà trường đã chi trả để ông Hưng thực hiện tạp chí APJCEN và ngoài ra đòi xin lỗi công khai trên ba kỳ liên tiếp tại báo Sài Gòn Giải Phóng. Tuy nhiên, theo giáo sư Hưng thì vai trò của ông chỉ là cố vấn cao cấp, đề đạt sáng kiến, góp ý, hay nhiều lắm thì là đôn đốc công việc, chứ không có trách nhiệm thực thi.
Ngày 1/3/2015, 14 nhà khoa học là thành viên Ban Biên tập của Tạp chí APJCEN (the Asia Pacific Journal of Computational Engineering), đến từ Pháp, Bỉ, Singapore, Việt Nam...đã ký vào thư ngỏ gửi Chính phủ, phản đối việc Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp đơn ở tòa án kiện GS Nguyễn Đăng Hưng. Họ cho là Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng không hiểu nguyên tắc và thông lệ của thỏa thuận xuất bản tờ tạp chí này.
Ngày 17-3-2015, TAND quận 9 (TP.HCM) đã mở phiên hòa giải đầu tiên vụ tranh chấp. Bên bị đơn không đồng ý với các yêu cầu mà phía nguyên đơn đưa ra, nên tòa lập biên bản hòa giải không thành. | 1 | null |
Eurypygiformes là một bộ chim tạo nên bởi chim kagu, gồm 2 loài trong họ Rhynochetidae đặc hữu ở New Caledonia (1 loài đã bị tuyệt chủng), và chim sunbittern ("Eurypyga helias") trong họ Eurypygidae từ những vùng nhiệt đới châu Mỹ. Các họ hàng gần nhất của bộ này có vẻ như là các loài chim nhiệt đới của vùng biển nhiệt đới Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Phân loại học.
Theo phân loại của Hiệp hội Chim quốc tế (phiên bản 2.2, 2009), bộ này gồm các đơn vị phân loại sau: | 1 | null |
Chauna là một chi chim trong họ Anhimidae. Hai thành viên của họ được tìm thấy ở vùng đất ngập nước của Nam Mỹ. Loài:
Loài của họ này lớn, cồng kềnh, với một cái đầu nhỏ, đôi chân dài và bàn chân lớn mà có màng chỉ một phần. Chúng có cựa lớn trên cánh được sử dụng trong chiến đấu giành bạn tình và tranh giành lãnh thổ. | 1 | null |
Chi Ngỗng đen, tên khoa học Branta là một chi chim trong Phân họ Ngỗng, thuộc họ Vịt. Các loài trong chi này hiện diện ở các vùng ven biển phía bắc của Cổ Bắc cự và khắp Bắc Mỹ, di cư đến các bờ biển phía nam hơn vào mùa đông và là loài chim cư trú ở quần đảo Hawaii. Một mình ở Nam bán cầu, một quần thể hoang dã tự duy trì có nguồn gốc từ ngỗng Canada du nhập cũng được tìm thấy ở New Zealand. | 1 | null |
Tachyeres là một chi chim trong họ Vịt.
Tất cả bốn loài đều hiện diện ở chóp phía nam của Nam Mỹ ở Chile và Argentina, và tất cả ngoại trừ vịt bay hơi đều không bay được; thậm chí loài này có khả năng bay hiếm khi bay lên không trung. Chúng có thể hung dữ và có khả năng đuổi theo những kẻ săn mồi chim petrel. Những trận chiến đẫm máu của những con vịt hấp với nhau vì tranh chấp lãnh thổ được quan sát trong tự nhiên. Chúng thậm chí giết cả những loài chim nước có kích thước gấp vài lần chúng. | 1 | null |
Netta là một chi chim trong họ Vịt.
Không giống như những con vịt lặn khác, các loài trong chi "Netta" không muốn lặn, và kiếm ăn nhiều hơn như vị mò.
Các loài trong chi này chủ yếu được tìm thấy trên nước ngọt. Chúng có khả năng bay mạnh mẽ; đôi cánh rộng và cùn của chúng đòi hỏi nhịp đập cánh nhanh hơn so với những con vịt và chúng cất cánh khó khăn.
Chúng không đi bộ tốt trên đất liền như vị mò lao mình vì chân của chúng có xu hướng được đặt trở lại trên cơ thể để giúp đẩy chúng khi ở dưới nước. | 1 | null |
Chi Công (danh pháp khoa học: Pavo) là một chi chim trong họ Phasianidae. Hai loài trong chi này, cùng với công Congo, được biết đến là các loài công.
Các loài.
Hóa thạch.
Trong Pliocene trên bán đảo Balkan công Bravard cùng tồn tại với ptarmigan (chi "Lagopus") Công phân bố rộng khắp bán đảo này và phía nam châu Âu cho đến khi kết thúc Pliocene. | 1 | null |
Centrocercus là một chi chim trong họ Phasianidae.
Chúng phân bố khắp các vùng lớn ở miền Bắc-Trung và Tây Hoa Kỳ, cũng như các tỉnh Alberta và Saskatchewan của Canada. "C. minimus" được phân loại là nguy cấp đối với Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên. Chim trống của C. urophasianus là loài gà gô lớn nhất ở ôn đới Bắc Mỹ, đạt trọng lượng tối đa 7 kg (3,2 kg). Con trưởng thành có đuôi dài, nhọn và chân có lông đến ngón chân. Như trong hầu hết các loài Galliformes, rõ ràng là có sự khác biệt bộ lông của chim trống và chim mái. | 1 | null |
Lagopus là một chi chim trong họ Phasianidae. Chi này hiện có 3 loài còn sinh tồn với nhiều phân loài được chấp nhận, tất cả chúng sống trong các vùng đất cao, lạnh.
Các loài.
Một dạng của loài ở Anh ("Lagopus lagopus scotica") từng được xem là một loài riêng biệt, "L. scotica", nhưng quan điểm này không được chấp nhận. | 1 | null |
Aechmophorus là một chi chim trong họ Podicipedidae,hay có thể gọi với cái tên là Chim lặn phương Tây .Đây là loài chim lặn lớn nhất Bắc Mỹ.
Tên khoa học: Aechmophorus occidentalis.
Kích cỡ: Dài 55-75 cm.
Thức ăn: Cá chép,cá trích,cua và côn trùng.
Phân bố: Từ Canada tới Mexico.
Đặc biệt hơn, trong màn kết đôi hấp dẫn, hai chú chim sóng đôi lướt trên mặt nước với chiếc cổ dài vươn cao. Chỏm lông trên đầu chúng có thể đen mướt quanh năm. | 1 | null |
Macronectes là một chi chim trong họ Procellariidae.
Chúng là loài chim lớn nhất của họ Hải âu. Cả hai loài đều có phạm vi phân bố giới hạn ở Nam bán cầu, và mặc dù sự phân bố của chúng trùng lặp đáng kể, với cả hai loài sinh sản trên quần đảo Prince Edward, quần đảo Crozet, quần đảo Kerguelen, đảo Macquarie và Nam Georgia, nhiều quần thể phía nam làm tổ xa hơn về phía nam, với các đàn như xa về phía nam như Nam Cực. Chúng là những loài săn mồi và ăn xác thối cực kỳ hung hãn.
Mô tả.
Petrel lớn phương Nam hơi lớn hơn petrel petrel phương bắc, cận nặng , chiều dài ngang cánh , và chiều dài thân . Petrel phương Bắc cân nặng , chiều dài ngang cánh và chiều dài thân .
Hành vi.
Chế độ ăn.
Petrel là loài săn mồi rất cơ hội. Duy nhất trong số các loài procellaridae, chúng kiếm ăn cả trên cạn và trên biển; trên thực tế, chúng tìm thấy hầu hết thức ăn của chúng gần bờ biển. Trên cạn, chúng ăn xác thối, và thường xuyên tìm kiếm thức ăn ở các quần thể sinh sản của chim cánh cụt và hải cẩu. Chúng thể hiện sự thống trị của họ đối với xác thịt với "tư thế của con hải cẩu": đầu và cánh dang ra, đầu hướng vào đối phương và đầu cánh hơi hướng về phía sau; đuôi được nâng lên vị trí thẳng đứng. Chúng cực kỳ hung dữ và giết các loài chim biển khác (thường là chim cánh cụt con, chim cánh cụt trưởng thành bị bệnh hoặc bị thương và chim non của các loài chim biển khác), thậm chí cả những con lớn bằng hải âu mày đen, chúng giết bằng cách đập chết hoặc dìm con mồi chết đuối. Trên biển, chúng ăn tôm he, mực và cá. Loài này thường đi theo thuyền đánh cá và các tàu khác, với hy vọng nhặt được nội tạng và các loại phế thải khác. | 1 | null |
Ephippiorhynchus là một chi chim trong họ Ciconiidae.
Chi này chỉ bao gồm hai loài còn sống, hai loài chim này rất lớn cao hơn 140 cm với sải cánh 230–270 cm. Cả hai loài có bộ lông chủ yếu là màu đen và trắng lớn, đầy màu sắc, đầu mỏ chủ yếu là màu đỏ và đen. Chim mái và chim trống hai loài có bộ lông tương tự nhau, nhưng khác nhau ở màu mắt. Các thành viên của chi này có đôi khi được gọi là "jabirus", nhưng điều này đúng đề cập đến một loài liên quan từ Mỹ Latin. | 1 | null |
Ixobrychus là một chi chim trong họ Diệc.
Các loài nhiệt đới nói chung không di trú, nhưng 2 loài phương bắc lại di trú một phần, với nhiều cá thể di cư xuống phía nam trong mùa đông.
Các loài của chi "Ixobrychus" là các loài chim nhỏ hơn so với các loài có họ hàng gần trong chi "Botaurus". Chúng sinh sản trong các bụi lau sậy lớn, và thường rất khó quan sát ngoại trừ đôi khi thấy chúng bay do bản chất nhút nhát của chúng. Thức ăn của chúng là cá, ếch nhái cùng các loại động vật thủy sinh khác.
Từ nguyên.
"Ixobrychus" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ "ixias" (thực vật giống như lau sậy) và "brukhomai" (phía dưới). | 1 | null |
Nycticorax là một chi chim trong họ Diệc.
Các loài vạc trong chi này làm tổ thành đàn trên bệ que cây trong một nhóm cây hoặc trên mặt đất ở những vị trí được bảo vệ như đảo hoặc luống lau sậy. Mỗi tổ có từ 3 đến 8 quả trứng.
Chúng đứng ở mép nước và chờ đợi để phục kích con mồi, chủ yếu vào ban đêm. Chúng chủ yếu ăn cá nhỏ, động vật giáp xác, ếch nhái, côn trùng sống dưới nước và động vật có vú nhỏ. Ban ngày chúng nghỉ ngơi trên cây hoặc bụi rậm. | 1 | null |
Gorsachius là một chi chim trong họ Diệc.
Đây là một chi gồm những loài vạc sinh hoạt về đêm Cựu thế giới thường được tìm thấy gần nước trong các khu vực có rừng. Đây là những con vạc cỡ trung thường di cư ở những vùng lạnh hơn trong phạm vi phân bố của chúng, nhưng nếu không thì định cư. Chúng là loài vạc ít được biết đến nhất, sống về đêm, nhỏ nhất và hiếm nhất về tổng thể.
Ba trong số bốn loài được tìm thấy ở Đông, Nam và Đông Nam Á, trong khi loài cuối cùng, vạc lưng trắng, được tìm thấy ở châu Phi cận Sahara. Loài vạc sinh sống ở Nhật Bản và Malayan giống nhau, mỏ tương đối ngắn và có màu nâu tổng thể với một đường sẫm màu từ cổ họng đến bụng trên. Chúng có lông ở tai màu trắng và lưng trắng lớn hơn có màu sẫm hơn, với những mảng trắng đặc biệt trên mặt và cổ ở phần trước, và phần đầu hoàn toàn đen ở phần sau. | 1 | null |
Trận Chương Dương độ hay trận bến Chương Dương là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam diễn ra tại bến Chương Dương (nay thuộc địa phận xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Tại đây, vào cuối tháng 6 năm 1285, các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh của quân Nguyên, tái chiếm kinh thành Thăng Long trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2. Hầu hết các tàu chiến của quân Nguyên đã bị đốt cháy và đánh chìm trong khi Sogetu bị giết trong trận chiến.
Cùng với chiến thắng tại cửa Hàm Tử, trận tập kích bến Chương Dương là chiến thắng huy hoàng của quân Trần dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Tương truyền, khi quân Trần vào thành Thăng Long mở tiệc khao quân, giữa vui vẻ, các tướng sĩ đã đề nghị Thượng tướng Thái sư ngâm một bài thơ. Trần Quang Khải tay bưng chén rượu, ứng khẩu ngâm bài thơ Tòng giá hoàn kinh nổi tiếng. | 1 | null |
Chi Diều ăn ong (tên khoa học Pernis) là một chi chim trong họ Accipitridae. Gồm 3 loài chim săn mồi kích thước khá lớn (khoảng 0,5-1,5 kg), với lối sống chủ yếu ăn côn trùng, ngoài ra còn săn bắt một số động vật nhỏ khác như bò sát, ếch nhái, chim thú nhỏ và cả quả mọng. | 1 | null |
Chi Diều mào (tên khoa học Aviceda) là một chi chim trong họ Accipitridae.
Chi này có sự phân bố rộng, từ Úc tới Nam Á và châu Phi. Một mào lông rõ nét là đặc trưng của các loài diều mào. Chúng có 2 hàng khía răng cưa giống như răng trên rìa của mỏ trên.
Các loài.
Gồm 5 loài với kích thước trung bình (khoảng 200 - 400 gram). | 1 | null |
Sarothrura là một chi chim, trước đây được xếp trong họ Rallidae.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho rằng "Sarothrura" có quan hệ họ hàng gần với các loài chân bơi hơn là với gà nước. Garcia-R. "et al." (2014) tìm thấy rằng điều tương tự cũng đúng với 3 loài của chi "Canirallus", và chúng có quan hệ họ hàng gần với "Sarothrura" hơn là với chân bơi.
Livezey B.C. (1998) thấy rằng 4 loài của chi "Rallicula" (trước đây được coi là một phần của chi "Rallina") cũng thuộc về nhóm này trên cơ sở phân tích phát sinh chủng loài dựa theo các đặc trưng xương, cơ, da và lông. Vì thế, tốt nhất chúng nên tách riêng thành một họ gọi là Sarothruridae . | 1 | null |
Canirallus là một chi chim, trước đây được xếp trong họ Rallidae, nhưng sau đó được chuyển xếp trong họ Sarothruridae, nhưng năm 2019 nghiên cứu của Boast "et al." cho thấy loài điển hình của chi "Canirallus oculeus" sinh sống ở châu Phi nằm trong họ Rallidae còn 2 loài còn lại ở Madagascar không có quan hệ họ hàng gần với loài điển hình và thuộc về họ Sarothruridae.
Chuyển đi.
Hai loài chuyển sang chi "Mentocrex": | 1 | null |
Rallina là một chi chim trong họ Rallidae.
Chuyển đi.
4 loài khác trước đây được xếp trong chi này, nhưng hiện nay được coi là không thuộc về "Rallina" mà có quan hệ họ hàng gần với "Sarothrura" hơn và được tách ra thành chi "Rallicula" thuộc họ Sarothruridae. Chúng bao gồm: | 1 | null |
Crex là một chi chim trong họ Rallidae.
Chi này bao gồm hai loài, gà nước ngô, C. crex, sinh sản trên khắp châu Âu và châu Á và trú đông ở miền nam châu Phi, và gà nước châu Phi, C. egregia, di cư trong châu Phi. Cả hai loài đều có mỏ ngắn với phần lưng nâu đen, dưới bụng chủ yếu là màu xám xanh dương, và có dải màu trên hai cánh. Loài gà nước ngô lớn hơn tương đối so với loài châu Phi, và có một mảng màu hạt dẻ nổi bật trên cánh của nó. Bất thường cho loài trong họ gà nước, đây là 2 loài chim sinh sống ở môi trường sống khô hơn là vùng đất ngập nước; các loài Á-Âu chủ yếu là sinh sản trong đồng cỏ hay, và gà nước châu Phi trong đồng cỏ khô. Loài gà nước châu Phi thỉnh thoảng được tách thành chi riêng của nó, Crecopsis, nhưng nay thường được đặt trong chi crex. | 1 | null |
Sếu vương miện là một nhóm chim thuộc chi Balearica trong họ Gruidae, gồm 2 loài: sếu vương miện đen ("B. pavonina") và sếu vương miện xám ("B. regulorum").
Sếu vương miện hiện nay chỉ xuất hiện ở châu Phi, phía nam sa mạc Sahara, và là loài sếu duy nhất có thể làm tổ trên cây. Môi trường sống này là một lý do khiến sếu vương miện tương đối nhỏ được cho là gần giống với các thành viên tổ tiên của họ Gruidae.
Giống như các loài sếu khác, chúng ăn côn trùng, bò sát và động vật có vú nhỏ. | 1 | null |
Chionis là một chi chim trong họ Chionidae.
Chúng sinh sản trên các hòn đảo cận Bắc Cực và Bán đảo Nam Cực, và loài "Chionis albus" di cư đến quần đảo Falkland và duyên hải Nam Mỹ vào mùa đông phía nam; chúng là loài chim duy nhất thuộc họ chim đặc hữu được coi là loài sin sản ở khu vực Nam Cực. Chúng cũng là loài chim duy nhất ở Nam Cực không có bàn chân có màng. | 1 | null |
Charadrius là một chi chim trong họ Charadriidae.
Chúng được tìm thấy trên khắp thế giới. Nhiều loài trong chi Charadrius có đặc trưng bởi dải ngực hoặc vòng cổ. Đây có thể là các dải hoàn chỉnh (ở cá thể trưởng thành) (vòng tròn, nửa cổ, ít vòng, dài), đôi hoặc ba dải hoặc một phần.
Chúng có mỏ tương đối ngắn và ăn chủ yếu là côn trùng, sâu hoặc các động vật không xương sống khác, tùy thuộc vào môi trường sống, chúng bắt được bằng kỹ thuật chạy và tạm dừng.
Các loài.
Có 30 loài "Charadrius": | 1 | null |
Jacana là một chi chim trong họ Jacanidae.
Giới thiệu.
Loài vật này đặc biệt ở chỗ có khả năng đi bộ trên mặt nước, nhờ cấu tạo đôi chân của chúng gồm những ngón dài, cho phép phân bổ trọng lượng đều hơn khi giẫm lên các loài thực vật nổi trên nước. Loài chim này vốn rất nhát, nên việc chụp ảnh chúng ngoài tự nhiên là tương đối khó.
Chim Jacana không có tập tính kết đôi gắn bó, sau khi con cái đẻ trứng sẽ bỏ lại cho con đực chăm sóc, con cái tìm kết đôi với con đực mới. | 1 | null |
Actitis là một chi chim trong họ Scolopacidae.
Cả hai loài trong chi này đều loài chim lội nhỏ di cư, màu nâu xám trên đầu và trắng bên dưới bay thấp trên mặt nước.
Cả hai loài này có chân ngắn màu hơi vàng hoặc vàng và mỏ trung bình. Đây không phải là loài chim sống thành bầy và hiếm khi được thấy ở đàn lớn.
Chúng làm tổ trên mặt đất, và môi trường sống của chúng là gần nước ngọt. Chúng tìm kiếm ăn trên mặt đất hoặc dưới nước, nhặt thức ăn trong tầm nhìn. Chúng cũng có thể bắt côn trùng bay. Chúng ăn côn trùng, động vật giáp xác và động vật không xương khác. | 1 | null |
Tringa là một chi chim trong họ Scolopacidae.
Các loài trong chi này chú yếu là các loài chim nước ngọt, thường với đôi chân màu sắc rực rỡ. Chúng thường gắn liền với các vùng ôn đới Bắc bán cầu để sinh sản. Một số trong nhóm này - đặc biệt là các choắt bụng trắng - làm tổ trên cây, bằng cách sử dụng tổ cũ của các loài chim khác, thường chim hoét.
Tringa semipalmata và Tringa brevipes, Tringa incana đã được tìm thấy là thuộc trong chi Tringa; những thay đổi này chi được chính thức thông qua bởi Liên minh các nhà điểu cầm học Mỹ vào năm 2006. | 1 | null |
Rissa là một chi gồm 2 loài chim biển thuộc Họ Mòng biển (Laridae): "R. tridactyla" và "R. brevirostris". Cả hai loài này trong tiếng Anh có tên là kittiwake.
Mô tả.
Hai loài chim này có bề ngoài rất giống nhau. Chúng có đầu và thân người trắng, lưng xám, cánh xám có chỏm đen và mỏ vàng. "R. tridactyla" trưởng thành hơi to hơn (dài chừng , sải cánh ) "R. brevirostris" (dài , sải cánh ). "R. brevirostris" cũng có mỏ ngắn hơn, mắt to hơn, đầu tròn hơn và cánh xám đậm hơn. Dù "R. tridactyla" hay có chân xám đậm, số ít có chân đo đỏ hay xám hồng.
Trái với chim non lông lốm đốm ở những nhóm mòng biển khác, con non của hai loài "Rissa" có lông tơ trắng do chúng ít đối mặt với kẻ săn mồi, nhờ tổ chim nằm ở chỗ rất dốc. Chim non ít đi lại để tránh rơi xuống vực. Chúng trưởng thành năm ba tuổi.
Phân bố và môi trường sống.
"Rissa" sinh đẻ ở vùng ven biển Bắc Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Đương, và Bắc Băng Dương. Chúng xúm xít thành những bầy lớn, ồn ào vào mùa hè, chung sống với cả những loài "Uria". Đây là hai loài mòng biển duy nhất xây tổ chỉ trên dốc đá.
"R. tridactyla" là một trong những loài chim biển đông đảo nhất. Những bầy sinh sản của chúng có mặt tại Bắc Thái Bình Dương (từ quần đảo Kuril, qua biển Okhotsk và biển Bering, đến quần đảo Aleut rồi đông nam Alaska, và Bắc Đại Tây Dương (từ vịnh St. Lawrence qua Greenland và bờ biển Ireland xuống Bồ Đào Nha), cũng như ở những đảo quanh cực Bắc. Vào mùa đông, chúng lan xa hơn về phía nam.
Trái ngược, "R. brevirostris" phân bố hạn chế trong biển Bering, chỉ sinh đẻ trên quần đảo Pribilof, đảo Bogoslof và Buldir thuộc Hoa Kỳ, và trên quần đảo Komandorski của Nga. Trên những đảo này, chúng có khi chung sống với "R. tridactyla". | 1 | null |
Thalasseus là một chi chim biển trong họ Laridae.
Các loài nhàn trong chi này phân bố trên toàn thế giới, và nhiều loài của nó là những loài chim phong phú và nổi tiếng trong phạm vi của chúng. Chi này ban đầu được tạo ra bởi Friedrich Boie vào năm 1822, nhưng đã bị từ bỏ cho đến khi một nghiên cứu năm 2005 xác nhận nhu cầu về một chi riêng biệt cho loài nhạn biển có mào.
Những con nhàn biển lớn này sinh sản trong các đàn rất dày đặc trên các bờ biển và hải đảo, và đặc biệt là trong đất liền trên các hồ nước ngọt lớn thích hợp gần bờ biển. Chúng làm tổ trong một bãi đất trống.
Nhàn biển Thalasseus kiếm ăn bằng cách lặn tìm cá, hầu như luôn luôn từ biển. Chúng thường lặn trực tiếp, và không phải từ bay sát mặt nước kiếm con mồi, ví dụ như chim nhạn Bắc Cực. Con trống thường tặng con mái cá như một món quà tán tỉnh.
Các loài.
Chi này có 8 loài:
Một mảnh xương hóa thạch Pliocen sớm từ vùng đông bắc Hoa Kỳ gần giống với một con chim nhạn hoàng gia hiện đại. Nó có thể là một mẫu vật (3.7–4.8 triệu năm trước) của loài hoặc một thành viên tổ tiên của nhóm nhàn biển. | 1 | null |
Bồ câu vương miện là một nhóm các loài chim thuộc chi Goura trong họ Columbidae. Chi chứa bốn loài chim bồ câu lớn là loài đặc hữu của đảo New Guinea và một vài hòn đảo xung quanh. Các loài cực kỳ giống nhau về ngoại hình và chiếm hữu các vùng khác nhau của New Guinea. Chi này được giới thiệu bởi nhà tự nhiên học người Anh James Francis Stephens vào năm 1819.
Loài.
Chi này chứa 4 loài: | 1 | null |
Alectroenas là một chi chim trong họ Columbidae.
Phân loại và tiến hóa.
George Robert Gray đã đặt tên một chi mới, Alectroenas, cho chim bồ câu xanh Mauritius năm 1840; Alektruon có nghĩa là cock trong nước và oinas có nghĩa là chim bồ câu. Alectroenas nitidissima là loài thuộc chi, bao gồm tất cả chim bồ câu xanh.
Con chim bồ câu xanh Alectroenas có mối quan hệ mật thiết với nhau và xuất hiện rộng khắp các hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Chúng là allopatric và do đó có thể được coi như là một siêu loài. Có ba loài còn tồn tại; Chim bồ câu xanh Madagascar, chim bồ câu xanh Comoros và chim bồ câu xanh Seychelles.[3] Ba hòn đảo Mascarene là nơi sinh sống của một loài, tất cả đều bị tuyệt chủng; Chim bồ câu xanh Mauritius, chim bồ câu xanh Rodrigues và chim bồ câu xanh Réunion. So với chim bồ câu khác, chim bồ câu xanh có kích thước từ trung bình đến lớn, cổ, có đôi cánh và đuôi tương đối dài. Tất cả chúng đều có những chiếc điện thoại di động riêng biệt trên đầu và cổ. Các tibiotarsus là tương đối dài và tarsometatarsus ngắn. [1]
Những con chim bồ câu xanh có lẽ đã chiếm Colomera, Seychelles hoặc một hòn đảo nổi nóng hiện nay bị ngập nước bởi "hòn đảo nhảy lên" và tiến hóa thành một chi khác biệt ở đó trước khi đến Madagascar. Họ hàng gần nhất của họ là chim bồ câu có lông, Drepanoptila holosericea, của New Caledonia, cách nhau từ 8-9 triệu năm trước.. Tổ tiên của họ dường như là loài chim bồ câu, Ptilinopus, của Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Chim bồ câu xám Rodrigues đã tuyệt chủng (Nesoenas rodericana) đã từng được chỉ định cho chi Alectroenas, nhưng đây là sai lầm. Trong thực tế, nó có thể thuộc về một chi không được mô tả, vì hình dạng của xương ức không giống với chi tiết của Alectroenas hay Columba, và thực sự là các loài chim bồ câu và bồ câu sống khác. Nó gần giống nhất với những chú chim bồ câu trên sàn Gallicolumba hoặc một phiên bản thu nhỏ của xương ức của một chú chim bồ câu thuộc hoàng đế Ducula. | 1 | null |
Gymnophaps (bồ câu núi) là một chi chim trong họ Columbidae.
Chúng được tìm thấy trên các hòn đảo ở phía đông Indonesia và Melanesia, nơi chúng sinh sống trên đồi và rừng trên núi. Chúng chủ yếu có bộ lông màu xám, trắng hoặc nâu hạt dẻ, đặc điểm nổi bật nhất của chúng là có vùng da đỏ tươi quanh mắt. Chim trống và chim mái hầu hết trông giống nhau, nhưng chim bồ câu núi Papua có biểu hiện lưỡng hình giới tính nhẹ. Chim bồ câu núi thường sống thành đàn và thường được xuất hiện trong các đàn ít nhất từ 10–40 con, mặc dù một số loài có thể tạo thành đàn hơn 100 cá thể. Chúng thường yên lặng và không phát ra nhiều tiếng kêu. Tuy nhiên, chúng phát ra tiếng rít đặc biệt trong khi rời khỏi địa điểm đậu ở cao độ cao để kiếm ăn vào buổi sáng.
Chi này được nhà động vật học người Ý Tommaso Salvadori mô tả ban đầu vào năm 1874 1874 khi ông mô tả loài bồ câu núi Papua ("Gymnophaps albertisii"), là loài điển hình của chi. và hiện có 4 loài. Các loài khá tách biệt (có các quần thể cách biệt về mặt địa lý) và tạo thành một siêu loài duy nhất. Chim bồ câu núi là loài sống trên cây (sống trên cây) và ăn nhiều loại trái cây như sung và thuốc, chủ yếu kiếm thức ăn trong tán cây. Tổ có thể có hai loại: loại thứ nhất là chỗ trũng cạn ở nền rừng hoặc thảm cỏ ngắn, loại thứ hai là bệ bằng que đặt trên cây cao vài mét. Mỗi tổ có một quả trứng màu trắng duy nhất. Cả bốn loài đều được liệt kê là loài ít quan tâm trong sách đỏ IUCN.
Chim bồ câu núi đã được ghi nhận là bị ký sinh bởi rận lông "Columbicola galei". Họ cũng có thể bị săn đuổi bởi đại bàng lùn. | 1 | null |
Chi Cú mèo (Otus) là một chi chim trong họ Họ Cú mèo.. Chúng gồm khoảng 45 loài cú có kích thước từ nhỏ tới trung bình (chiều dài 16–35 cm, cân nặng 60-350 gram), nhanh nhẹn, cánh tròn ngắn. Hầu hết trong số chúng có túm lông kiểu "tai" đặc trưng của các loài Cú mèo. | 1 | null |
Cú mèo Mỹ ("Megascops") là một chi chim cú mèo điển hình trong họ Cú mèo (Strigidae). Chúng là các loài cú mèo phân bố tại hầu khắp châu Mỹ từ Bắc Mỹ tới Nam Mỹ, được tách ra khỏi các loài cú mèo điển hình trong chi Otus, đóng vai trò sinh thái tương tự ở Cựu lục địa.
Nhìn chung các loài Cú mèo Mỹ có kích thước nhỏ tới trung bình (chiều dài 16–28 cm, cân nặng 60 -250 gram, sải cánh 40–60 cm), con mái thường lớn hơn con trống. Hầu hết trong số chúng có túm lông kiểu "tai" đặc trưng của các loài Cú mèo.
Các loài Cú mèo Mỹ là các loài chim săn mồi nhanh nhẹn, với đôi chân khỏe, móng vuốt sắc nhọn và mỏ cong. Con mồi của chúng bao gồm côn trùng, bò sát, động vật có vú nhỏ như dơi, chuột và các loài chim nhỏ khác.
Các loài.
Chi cú mèo Mỹ bao gồm khoảng 23 loài sau: | 1 | null |
Chi Dù dì hay Cú đại bàng, tên khoa học Bubo là một chi chim trong họ Strigidae.
Các loài.
Bao gồm các loài chim kiểu cú mèo với kích thước lớn (khoảng 0,5 - 4,5 kg), bao gồm những loài lớn nhất trong Họ Cú mèo cũng như Bộ Cú. Thường được gọi dưới tên cú đại bàng (Eagle owl), cú sừng (Horned owl), cú cá hay cú bắt cá (fish owl và fishing owl), dù dì (tên tiếng Việt).
Chi Bubo có khoảng 25 loài, phân bố hầu khắp trên thế giới, từ vùng cực Bắc cho tới các vùng nhiệt đới, ngoại trừ châu Đại Dương và châu Nam Cực. Hai loài Cú sừng là các loài duy nhất sống ở Nam Mỹ.
Giống như các loài cú khác, hầu hết các loài trong chi Bubo có lối sống về đêm, tuy nhiên do điều kiện sống đặc biệt mà loài Cú tuyết cũng săn mồi vào ban ngày. Chúng săn mồi dựa vào thính giác và thị giác, với cơ bắp khỏe, móng sắc và mỏ nhọn. Chúng bắt mồi bằng chân tương tự các loài chim săn mồi khác.
Hầu hết chúng săn những động vật nhỏ như chim, động vật gặm nhấm, hay bò sát. Một số bắt cá và các động vật thủy sinh như là thức ăn chính. Những loài lớn nhất như Cú đại bàng Á Âu có thể săn được những con mồi lớn hơn như thỏ, gà gô, hay thậm chí cả cáo. | 1 | null |
Cú diều phương Bắc (danh pháp khoa học: "Surnia ulula") là một loài cú không di cư, sống ở miền cực và cận cực, dù có khi bay lạc về phương nam. Đây là một trong số ít loài cú không sống về đêm hay hoàng hôn, hoạt động chỉ vào ban ngày. Nó là loài duy nhất trong chi "Surnia". Nó nằm trong họ Strigidae, họ cú "thường" (trái với cú lợn, họ Tytonidae). Loài này có khi được gọi tắt là hawk owl (cú diều); tuy vậy, nhiều loài trong chi "Ninox" cũng mang tên "cú diều".
Tên chi "Surnia" có vẻ là một từ mà Duméril, người đặt tên chi, nghĩ ra, còn tên loài "ulula" là một từ tiếng Latinh chỉ cú rít.
Mô tả.
Cú diều phương Bắc đực dài , nặng khoảng . Chim mái hơn to hơn, dài , nặng chừng . Cả con trống và mái đều có sải cánh dài ngang nhau, khoảng 45 cm (18 inch). Bộ lông của chúng thường có màu nâu sậm với đốm trắng trải khắp mặt lưng, trên cổ có một dề đen kiểu chữ v. Mặt bụng phủ lông trắng xen kẽ sọc nâu. Nó cũng có đuôi khá dài. Mặt dẹp, có màu trắng khói ám với rìa đen, mắt vàng và mỏ cong.
Cú diều phương Bắc được cho là gợi đến diều hâu ở cả bề ngoài và hành vi. Ở Bắc Mỹ, dáng bay của nó được đem so với diều hâu Cooper ("Accipiter cooperii").
Tiếng kêu.
"S. ulula" có nhiều tiếng kêu, tùy theo giống và tình huống. Khi thu hút bạn tình, con đực thường thường kêu "ulululululululul" còn khi đậu trên nơi làm tổ lý tưởng thì kêu "tu-wita-wit, tiwita-tu-wita, wita". Con mái kêu ít liên hồi và the thé hơn.
Khi nhận thấy nguy hiểm, nó hay kêu "rike, rike, rike, rike". Khi kẻ xâm phạm tới gần tổ, nó cất một đợt rít chói lói rồi kết bằng "yip". Lúc báo nguy hiểm cho chim non, chúng phát tiếng kêu nghe giống "ki ki kikikikiki". Độ dài tiếng kêu từ 15 giây đến 2 phút.
Phân bố.
Cú diều phương Bắc gồm 3 phân loài, sống dọc quanh miền Toàn Bắc. Phân loài Bắc Mỹ "S. u. caparoch" có mặt từ đông Alaska qua suốt Canada tới Newfoundland và ở vài vùng lấn sâu xuống bắc Hoa Kỳ. Hai phân loài kia sống ở lục địa Á-Âu: "S. u. tianschanica" có mặt ở Trung Á (gồm cả Tân Cương, Trung Quốc), còn "S. u. ulula" sống khắp Bắc Âu và Xibia. | 1 | null |
Chi Cú vọ (Glaucidium) là một chi chim trong họ Strigidae. Bao gồm khoảng 30 loài chim cú nhỏ, không có túm lông kiểu "tai" giống chi chó đặc trưng của Cú mèo, với đầu tròn xoe, mắt vàng long lanh lóng lanh lập lòe, lông mày trắng như tuyết tóc đen như gỗ mun=))))))). Kích thước 13–28 m có thể cắn người chiều dài, cân nặng "45-240 tạ" | 1 | null |
Chi Hù, tên khoa học Strix, là một chi chim trong họ Strigidae.
Các loài Hù có đặc điểm không có túm lông kiểu tai và thường có lối sống trong môi trường rừng. Các loài Hù trong chi Ciccaba đôi khi được đưa vào trong chi Strix. Chúng có kích thước trung bình đến khá lớn, và khá mạnh mẽ. Loài nhỏ nhất là Hù Hume, với chiều dài khoảng 30 cm và cân nặng trung bình 200g, trong khi loài lớn nhất, hù xám lớn, có thể dài trên 80 cm và cân nặng tới 1,9 kg. Chúng săn mồi chủ yếu về đêm, hầu hết con mồi là các động vật có vú nhỏ, chim và bò sát.
Các loài.
17 loài trong chi Strix
4 loài chuyển từ chi Ciccaba sang chi Strix | 1 | null |
Chi Cú lửa (Asio) là một chi chim trong họ Strigidae.
Chúng là các loài chim săn mồi kiểu cú mèo điển hình với túm lông kiểu "tai" đặc trưng. Kích thuóc trung bình, dài 30–46 cm, sải cánh 80–103 cm. Săn các loài động vật nhỏ như chuột hoặc chim nhỏ. Phân bố hầu khắp trên thế giới trừ châu Úc và Nam Cực.
Các loài.
Ngoài ra còn 2 loài chưa chắc chắn: | 1 | null |
Chi Cú vọ rừng (tên khoa học Aegolius) là một chi chim trong họ Cú mèo (Strigidae). Chúng gồm 4 loài cú nhỏ (dài 17–27 cm, cân nặng 50-200 gram), có khuôn mặt hình đĩa tương tự các loài cú vọ, đầu tròn lớn, mắt màu vàng hoặc cam. Chúng sinh sống trong các khu rừng thưa của Bắc bán cầu. | 1 | null |
Chi cú diều (Ninox) là một chi chim trong họ Strigidae. Chi này bao gồm khoảng 30 loài "cú diều" (có hình dạng bên ngoài tương tự với diều hâu, không có túm lông kiểu "tai" hay khuôn mặt dạng "đĩa" hoặc hình "trái tim" đặc trưng của các loài cú thông thường). Chúng phân bố trên khắp châu Đại Dương và một phần châu Á, một loài duy nhất sống ở Madagaxca.
Các loài "Cú diều" có đuôi khá dài, cánh dài và hơi nhọn, với kích thước thay đổi từ khoảng dưới 100 gram đến 1,7 kg. Các loài nhỏ ăn chủ yếu sâu bọ và động vật có xương sống nhỏ, trong khi những loài lớn nhất như "Cú vọ lực sĩ" có thể bắt những con mồi lớn hơn như thú túi Possum, gấu Koala.
Ở Việt Nam có loài Cú diều nâu (Ninox scutulata) còn được gọi là Cú vọ lưng nâu. | 1 | null |
Ensifera là một phân bộ của bộ Orthoptera, gồm côn trùng thường được gọi là dế mèn và họ Muỗm. "Ensifer" có nghĩa là "người mang thanh kiếm" trong tiếng Latin và đề cập đến cơ quan đẻ trứng kéo dài và giống như lưỡi dao điển hình của cá thể cái.
Các loài.
Phân bộ Ensifera là một phân bộ lớn và được chia thành: | 1 | null |
Ocreatus là một chi chim trong họ Trochilidae.
Chi này được John Gould công nhận lần đầu tiên vào năm 1846. Trong một thời gian dài, chi này được chi nhận là đơn loài "Ocreatus underwoodii". Tuy nhiên, theo xuất bản của Schuchmann năm 2016 đã tìm thấy sự khác biệt đáng chú ý giữa một số quần thể theo truyền thống được gán cho "O. underwoodii" và khuyến nghị rằng các taxa "annae", "addae" và "peruanus" nên được nâng lên cấp độ loài. Các kết quả nghiên cứu hầu hết đã được Liên minh Điểu học Quốc tế chấp nhận, với nhiều dữ liệu cần thiết hơn về tình trạng loài "annae".. Hiệp hội Điểu học Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận sự phân chia này. | 1 | null |
Chrysuronia là một chi chim ruồi thuộc Họ Chim ruồi (Trochilidae).
Các loài.
Chi chim ruồi này có 9 loài:
Chi này trước kia chỉ có một loài "C. oenone". Một nghiên cứu phát sinh chủng loại phân tử năm 2014 cho thấy các chi "Amazilia" và "Lepidopyga" là đa ngành. Trong hệ thống phân loại sửa đổi để đưa chúng thành các chi đơn ngành, "Chrysuronia" được mở rộng với những loài vốn thuộc "Amazilia", "Hylocharis" và "Lepidopyga". | 1 | null |
Trochilus là một chi chim trong họ Chim ruồi, là loài đặc hữu của Jamaica. Đây là chi loại của họ Trochilidae. Ngày nay, hầu hết các nhà chức trách coi hai loài trong chi này là các loài riêng biệt, nhưng một số (ví dụ AOU) tiếp tục coi chúng là cùng loài, trong trường hợp "scitulus" là một phân loài của "T. polytmus". | 1 | null |
Dacelo là một chi chim trong họ Alcedinidae.
Đây là các loài bản địa Úc và New Guinea, có chiều dài từ 28–42 cm (11–17 in). Chúng có tiếng kêu thành chuỗi nghe như tiếng cười.
Chúng được tìm thấy trong các môi trường sống khác nhau, từ rừng ẩm đến sa mạc khô cằn, cũng như ở các khu vực ngoại thành với cây cao hoặc gần dòng nước chảy. Mặc dù chúng thuộc về nhóm lớn hơn được gọi là "kingfishers", kookaburras không liên kết chặt chẽ với nước. | 1 | null |
Chi Đầu rìu (danh pháp khoa học: Upupa) là một chi chim trong họ Upupidae. Các loài chim trong chi này đáng chú ý ở chỏm lông đầu rất khác biệt, trông tựa như cái rìu, vì thế mà tên gọi trong tiếng Việt của loài "Upupa epops" có mặt trong khu vực này là đầu rìu.
Phân loại và hệ thống học.
"Upupa" và "epops" tương ứng là các từ trong tiếng Latinh và Hy Lạp cổ đại để chỉ đầu rìu. Cả hai từ này đều là từ tượng thanh gần giống như những tiếng kêu của loài chim này.
Đầu rìu từng được phân loại trong bộ Sả (Coraciiformes). Mối quan hệ họ hàng gần của đầu rìu với Phoeniculidae cũng được hỗ trợ bởi bản chất chia sẻ chung và là độc nhất chỉ có ở chúng trong xương bàn đạp trong tai giữa. Trong phân loại Sibley-Ahlquist, đầu rìu được tách khỏi Coraciiformes như một bộ riêng gọi là Upupiformes và cho tới đầu thế kỷ 21 thì một số tác giả vẫn đặt đầu rìu trong bộ Upupiformes, nhưng hiện nay thì đồng thuận là coi đầu rìu thuộc về bộ Bucerotiformes.
Hồ sơ hóa thạch chim dạng đầu rìu là rất không hoàn hảo, với hóa thạch sớm nhất đã biết có từ kỷ Đệ Tứ. Hồ sơ hóa thạch của các họ hàng gần của nó là cổ hơn, với hóa thạch của chim dạng Phoeniculidae có niên đại tới thế Miocen còn hóa thạch của các họ hàng đã tuyệt chủng như Messelirrisoridae thì có niên đại tới thế Eocen.
Các loài.
Hiện tại người ta công nhận 3 loài còn sinh tồn và 1 loài tuyệt chủng, mặc dù trong nhiều năm chúng được gộp chung trong 1 loài duy nhất là "Upupa epops". | 1 | null |
Psilopogon là một chi chim trong họ Megalaimidae, trước đây được coi là chỉ chứa 1 loài là "Psilopogon pyrolophus".
Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử cho thấy "P. pyrolophus" lồng sâu trong phạm vi nhánh tiến hóa chứa chi "Megalaima", và vì thế chúng là không khác biệt. Do "Psilopogon" được Salomon Müller mô tả khoảng năm 1835-1836, vài năm trước khi George Robert Gray dựng lên chi "Megalaima" (khoảng 1841-1842) nên "Psilopogon" chiếm ưu thế trong việc dùng làm tên chi nghĩa rộng. Vì thế, loài điển hình của chi "Psilopogon" cả theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều là "Psilopogon pyrolophus", trong khi chi "Megalaima" nếu tách riêng có loài điển hình là "Megalaima virens".
Các loài.
Chi "Psilopogon" nghĩa hẹp chỉ bao gồm:
Chi "Psilopogon" nghĩa rộng ngoài "P. pyrolophus" còn bao gồm:
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài chi "Psilopogon" nghĩa rộng dưới đây vẽ theo Den Tex Robert-Jan & Leonard Jennifer (2013): | 1 | null |
Megalaima là một chi chim trong họ Megalaimidae.
Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử cho thấy "Psilopogon pyrolophus", loài duy nhất của chi "Psilopogon" lồng sâu trong phạm vi nhánh tiến hóa chứa chi "Megalaima", và vì thế chúng là không khác biệt. Do "Psilopogon" được Salomon Müller mô tả khoảng năm 1835-1836, vài năm trước khi George Robert Gray dựng lên chi "Megalaima" (khoảng 1841-1842) nên "Psilopogon" chiếm ưu thế trong việc dùng làm tên chi nghĩa rộng. Vì thế, loài điển hình của chi "Psilopogon" cả theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều là "Psilopogon pyrolophus", trong khi chi "Megalaima" nếu tách riêng có loài điển hình là "Megalaima virens".
Các loài.
Các loài trong bài này được coi là xếp trong chi "Megalaima" tách biệt với "Psilopogon".
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài chi "Psilopogon" nghĩa rộng dưới đây vẽ theo Den Tex Robert-Jan & Leonard Jennifer (2013): | 1 | null |
Dendrocopos là một chi chim trong họ Picidae.
Chi này gồm các loài chim sinh sống ở châu Á và châu Âu và Bắc Phi. Các loài phân bố từ Philippines đến Quần đảo Anh.
Phân loại học.
Chi này được giới thiệu bởi nhà tự nhiên học người Đức Carl Ludwig Koch vào năm 1816. Tên chi "Dendrocopus" kết hợp từ tiếng Hy Lạp "dendron" nghĩa là "cây" và "kopos"nghĩa là "nổi bật". Loài điển hình của chi là "Dendrocopos major" được chọn bởi nhà điểu học Scotland Edward Hargitt năm 1890
trong danh mục chim gõ kiến của mình trong bộ sưu tập của Bảo tàng Anh.
Chi "Dendrocopos" có lúc đã chứa khoảng 25 loài. Một phân tích phát sinh chủng loại phân tử về chim gõ kiến đâm được xuất bản năm 2015 cho thấy " Dendrocopos " là đa hình. Trong các chi được sắp xếp lại, số lượng loài trong " Dendrocopos " đã giảm xuống còn 12 như được liệt kê dưới đây. | 1 | null |
Picus là một chi chim trong họ Picidae.
Chi này có 15 loài, phân bố ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Tên chi là tiếng Latin cho "chim gõ kiến". Chi "Picus" được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Linnaeus tạo lên vào năm 1758 trong phiên bản thứ mười của "Systema Naturae".
Các loài.
Chi này có các loài sau: | 1 | null |
Chi Cắt rừng (tên khoa học: Micrastur) là một chi chim trong họ Falconidae. Gồm 7 loài chim chim săn mồi sống ở Trung và Nam Mỹ, có kiểu sống giống với diều hâu rừng hơn là chim cắt, thích nghi với sự nhanh nhẹn trong môi trường rậm rạp hơn là tốc độ trong môi trường thoáng đãng. Lối săn mồi giống như diều hâu rừng, bằng cách nấp và đợi con mồi đi qua và bắt con mồi bằng một cuộc rượt đuổi nhanh. Chúng là những kẻ đi săn linh hoạt, sáng tạo, một số có thể bắt mồi trên mặt đất bằng chân. Con mồi có thể là chim, bò sát hoặc động vật có vú. | 1 | null |
Chi Cắt lùn (danh pháp khoa học: Polihierax) là một chi chim trong họ Họ Cắt, là dạng cắt nhỏ săn bắt sâu bọ, bò sát, các loài chim và động vật có vú nhỏ.
Các loài.
Cho đến năm 2015 chi này được coi là chứa 2 loài như liệt kê dưới đây.
Fuchs "et al." (2015) phát hiện ra rằng hai loài "Polihierax" không có quan hệ họ hàng gần, với cắt lùn châu Phi có quan hệ họ hàng gần với "Microhierax" còn cắt nhỏ họng trắng có quan hệ họ hàng gần với các loài "Falco" hơn. Như thế, cắt nhỏ họng trắng được đặt trong chi đơn loài "Neohierax" , với danh pháp tương ứng được đổi thành "Neohierax insignis". | 1 | null |
Chi Cắt sẻ (danh pháp khoa học: Microhierax) là một chi chim trong họ Falconidae. Bao gồm 5 loài cắt nhỏ có kích thước cỡ chim sẻ, với chiều dài 14–20 cm, cân nặng 28-75 gram, sải cánh 27–57 cm. Săn bắt chủ yếu sâu bọ và động vật có xương sống nhỏ. Phân bố ở Đông nam Á. | 1 | null |
Nestor là một chi chim trong họ Strigopidae.
Cùng với kakapo và các loài vẹt đã tuyệt chủng trong chi "Nelepsittacus", chúng tạo thành siêu họ vẹt Strigopoidea. Chi Nestor chứa hai loài vẹt còn sót lại từ New Zealand và hai loài tuyệt chủng từ đảo Norfolk và đảo Chatham, New Zealand. Tất cả các loài là những con chim lớn có đuôi vuông ngắn. Một đặc điểm xác định của chi là lưỡi, có đỉnh giống như rìa lông. Sự giống nhau bề ngoài của lưỡi này với lưỡi của lorikeets đã khiến một số nhà phân loại xem xét hai nhóm có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng bằng chứng DNA cho thấy chúng không phải.
Phân loại.
Tất cả bốn loài trong chi "Nestor" được cho là xuất phát từ một từ 'proto-kākā', cư ngụ trong các khu rừng của New Zealand 5 triệu năm trước. Họ hàng gần nhất của chi là kakapo ("Strigops habroptila"). Cùng nhau chúng tạo nên Strigopoidea, mà bao gồm một nhóm cổ đã wbao gồm một nhóm cổ đại tách ra khỏi tất cả Psittaciformes trước khi chúng tách ra.
Các loài.
Có hai loài còn tồn tại và ít nhất một loài đã tuyệt chủng được ghi chép lại trong chi "Nestor". Người ta biết rất ít về loài thứ tư, Chatham kaka, có thể có cùng loài với một loài kaka khác. | 1 | null |
Calyptorhynchus là một chi chim trong họ Cacatuidae, được mô tả bởi nhà tự nhiên học người Pháp Anselme Gaëtan Desmarest năm 1826. Chúng đa phần có màu đen, các loài chủ yếu khác nhau bởi kích thước, những phần lông màu đỏ, vàng, hay xám ở đuôi. Đây là chi duy nhất trong họ Calyptorhynchinae. Những nghiên cứu dự trên đoạn gen 12S mtADN gợi ý rằng "Callocephalon fimbriatum" cũng như "Nymphicus hollandicus" có lẽ là những họ hàng gần nhất của "Calyptorhynchus" (Brown & Toft, 1999). Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó, cho thấy "Callocephalon fimbriatum" gần nhất với "Eolophus roseicapilla", còn "Nymphicus hollandicus" tự tạo ra một phân họ riêng trong Cacatuidae. Hai phân chi ("Calyptorhynchus" và "Zanda") được công nhận: | 1 | null |
Frederickena là một chi chim trong họ Thamnophilidae.
Đây là một trong những loài chim lớn nhất trong họ bản địa ở rừng nhiệt đới Guianas và Amazon ở Nam Mỹ. Chúng không thường xuyên được nhìn thấy và thường được tìm thấy ở mật độ rất thấp.
Chi này có ba loài. | 1 | null |
Hà Huyền Chi (sinh 1935) là một nhà thơ, nhà văn, đạo diễn, diễn viên nổi tiếng trước 1975 thời Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử.
Hà Huyền Chi tên thật là Đặng Trí Hoàn, sinh ngày 21/12/1935 tại Hà Nội.
Sự nghiệp.
Thơ văn.
Hà Huyền Chi tập làm thơ hồi còn rất trẻ, tác phẩm đầu tay của ông là "Saut Đêm" xuất bản vào năm 1963. Bắt đầu nổi tiếng với bài đầu tiên được đăng trên báo "Chiến sĩ Cộng hòa": "Không Gian Vương Dấu Giầy". Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc mà tiêu biểu là bài "Lệ đá" của nhạc sĩ Trần Trịnh, "Goá Phụ Ngây Thơ" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Các bút danh khác của ông là Mậu Binh, Hồ An, Mã Tử, Hạc Bút Ông.
Tính từ năm 1963 đến nay ông đã có 17 tập thơ được xuất bản:
Thơ
Truyện dài
Điện ảnh.
Đóng 8 phim và đạo diễn 2 phim. | 1 | null |
Cá lành canh (danh pháp hai phần: Parachela oxygastroides) là một loài cá nhỏ thuộc chi Parachela, họ Cá chép. Đây là một loài cá đặc trưng và được tìm thấy ở cả vùng nước ngọt và nước mặn thuộc Đông Nam Á: bao gồm Đông Dương, Thái Lan tới Borneo và Java.
Mô tả.
Cá lành canh có đầu nhỏ màu trắng nhạt, dẹp hai bên, mõm nhọn, hướng lên phía trên. Thân của chúng dài, dẹp, đường lưng lõm xuống ở phần mũi, lườn bụng bén, cong lồi. Đỉnh đầu và lưng có màu xanh đen, nhạt dần xuống phía bụng. Vây lưng có nhiều sắc tố đen trong khi vây đuôi có màu vàng và đen ở viền. Loài cá này có vẩy mỏng màu ánh bạc và có một sọc đen đậm chạy dọc theo trục giữa của thân, kéo dài từ phía trên nắp mang đến giữa gốc vây đuôi.
Cá lành canh có chiều dài khoảng 20 mm, nặng 20 g, sinh trưởng và lớn chậm, đạt độ tuổi sinh sản sau khoảng 1 năm. Chúng sinh sản vào khoảng tháng 4 - 5. Trứng được đẻ ở vùng trung lưu các sông, sau đó trôi ra cửa sông thì nở.
Thức ăn của cá lành canh là các sinh vật phù du và động vật cỡ nhỏ. Cá lành canh thịt trắng thơm ngon, được sử dụng trong các món ăn ở Đông Nam Á như canh cá lành canh, chả cá lành canh. | 1 | null |
Tô Thùy Yên (1938 - 2019) là một nhà thơ nổi tiếng người Việt Nam. Ông là tác giả bài thơ "Chiều trên phá Tam Giang" mà một phần của đã được Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Ông cũng là tác giả bài "Trường Sa hành" sáng tác vào Tháng Ba, 1974 không lâu sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa để vinh danh những chiến sĩ bảo vệ đất nước ngoài biển khơi.
Tiểu sử.
Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1938 tại Gò Vấp. Cha là chuyên viên phòng thí nghiệm Viện Pasteur Sài Gòn, sau về công tác ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Thuở nhỏ học trung học Trường Petrus Trương Vĩnh Ký, có ghi danh theo học ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ban văn chương Pháp, một thời gian rồi bỏ dở.
Ông bắt đầu có thơ đăng trên báo "Đời Mới" (thập niên 1950) trước khi xuất hiện và nổi tiếng trên tạp chí "Sáng Tạo". Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng là những người nòng cốt của nhóm Sáng tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh "Thơ Tự Do" trên văn đàn Miền Nam vào thập niên 1960. Ông là người miền Nam duy nhất trong nhóm Sáng tạo.
Cuối năm 1963 ông nhập ngũ, phục vụ ngành chiến tranh chính trị. Chức vụ cuối cùng là thiếu tá, trưởng phòng Tâm lý chiến.
Tô Thùy Yên lập gia đình với vợ chánh là bà Huỳnh Diệu Bích, nhưng có thời gian ông chung sống và có con với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị nhà cầm quyền cầm tù ba lần, tổng cộng gần 13 năm. Cuối năm 1993 cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư theo dạng tù nhân chính trị ở Saint Paul, Minnesota rồi sau chuyển về sống ở Houston, tiểu bang Texas.
Ông mất ngày 21 tháng 5 năm 2019 tại Texas. | 1 | null |
Tô Kiều Ngân (1926 – 20 tháng 10 năm 2012) là một nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo người Việt Nam.
Tiểu sử.
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Từ nhỏ ông đã sớm tỏ ra có chất nghệ sĩ, thường trốn học, đi chơi đó đây với cây sáo trúc không mấy khi rời tay.
Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, phục vụ ban kịch của Vệ quốc đoàn khu IV từ Huế ra Thanh Hoá. Được một thời gian, ông tình nguyện xin chiến đấu tại mặt trận đèo Hải Vân rồi bị Pháp bắt năm 1948, ba tháng sau được thả. Từ đó, Tô Kiều Ngân bắt đầu hoạt động văn nghệ. Tác phẩm đầu tiên của ông là kịch thơ "Ngã ba đường" do ban kịch Sông Ô trình diễn trên sân khấu Huế.
Năm 1950, ông gia nhập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1953 thì đưa gia đình vào miền Nam. Tại đây ông lần lượt viết cho các báo "Đời Mới", "Người Sống Mới" ở Sài Gòn, đồng thời cũng cộng tác với một vài tờ báo xuất bản tại Hà Nội như "Hồ Gươm", "Giác Ngộ"…
Năm 1955, ông cùng Đinh Hùng, Thanh Nam, Hồ Điệp, Hoàng Oanh... thành lập ban thi văn Tao Đàn trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Sau đó ông lại cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo "Thẩm mỹ", rồi cộng tác với "Sáng Tạo", "Văn Nghệ Tiền Phong", "Tiểu Thuyết Tuần San", "Văn Nghệ Chiến Sĩ"... Khi viết nhạc, ông dùng bút hiệu Y Châu. Đặc biệt, ông cùng Trương Hoàng Xuân đã sáng tác bài "Cờ ta bay trên Quảng Trị thân yêu" nổi tiếng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị năm 1972.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhà thơ Tô Kiều Ngân bị tù cải tạo tại Sơn La một thời gian dài.
Những năm cuối đời ông vẫn viết truyện ngắn, viết sách biên khảo, cộng tác với một số tạp chí trong nước.
Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2012 tại nhà riêng ở quận Bình Thạnh.
Sự nghiệp.
Ông có khá nhiều ca khúc được phổ thơ, nói về sự kiện Tết Mậu Thân. Một số bài phổ thơ của ông khá nổi tiếng, điển hình như bài "Những con đường trắng" của Trầm Tử Thiêng, "Em sắp về chưa, Vào mộng cùng em" (Châu Kỳ), "Tiếng chuông Linh Mụ" (Hoàng Nguyên)... | 1 | null |
Quan nữ tử (chữ Hán: 官女子), cũng gọi Cung nữ tử (宮女子), là danh từ dùng để gọi các cung nữ, hay phi tần bị biếm truất của Hoàng đế hoặc thiếp thất thuộc hàng thấp nhất của các Hoàng tử, Vương công nhà Thanh.
Khái niệm "Quan nữ tử" cũng mang nghĩa cung tần chưa được định phong danh phận, bắt đầu xuất hiện từ thời Ung Chính.
Khái quát.
Trong các loại hồ sơ Nội đình thời kỳ triều Thanh, "Quan nữ tử" hay "Cung nữ tử" đều được dùng để gọi các cung nữ làm việc trong Nội cung, những người xuất thân từ Thượng tam kỳ Bao y trực thuộc Nội vụ phủ. Điều này xác minh qua 《Thực nhục để trướng》 (食肉底賬) ghi lại phân bố cung nữ thời Ung Chính.
Từ thời Ung Chính, triều Thanh mới bắt đầu xuất hiện danh vị này dùng để gọi các cung nữ được Hoàng đế sủng hạnh nhưng chưa phong làm tần phi, hoặc được dùng để gọi phi tần bị giáng cấp xuống dưới cả bậc Đáp ứng (như Mân Quý phi của Hàm Phong Đế). Cá biệt Ung Chính Đế có ba vị Quan nữ tử được sủng hạnh nhưng không được sắc phong, là Vân Huệ (雲惠), Lan Anh (蘭英) cùng Cát Quan (吉官). Ghi chép về phân bố Cung nữ tử cho thấy tuy cả ba người này đều có các Cung nữ tử khác được phái đến hầu hạ nhưng không được xem là phi tần. Mãi khi Càn Long Đế lên ngôi, phong Lan Anh làm "Lan Đáp ứng" (蘭答應), Cát Quan làm "Cát Thường tại" (吉常在).
Ngoài ra, cách gọi "Quan nữ tử" cùng "Cung nữ tử" cũng được dùng để chỉ các Thị nữ và Thị thiếp của các Hoàng tử khi chưa phong phủ, hoặc các cung nữ theo Hoàng tử ra phong phủ (ví dụ Tề phi Lý thị của Ung Chính Đế). Thời điểm Càn Long Đế trước khi đăng cơ đã sủng hạnh và làm vài Quan nữ tử có thai, trong đó có Triết Mẫn Hoàng quý phi và Thuần Huệ Hoàng quý phi, ngoài ra có thể là Thục Gia Hoàng quý phi, Uyển Quý phi và Nghi tần.
Thị thiếp của Hoàng tử, dưới hàng Trắc Phúc tấn thì phân biệt có 3 cách gọi, Quan nữ tử cùng ["Cách cách"; 格格] và ["Sử nữ"; 使女]. Cách gọi có khác nhau, song Cách cách và Sử nữ đều như Quan nữ tử chỉ là Thị thiếp danh phận thấp, không được xem là vợ lẽ chính thức, nếu may mắn họ chỉ được đãi ngộ tốt hơn bình thường là có nha đầu thị nữ hầu hạ. Ví dụ điển hình có Như Cách cách (如格格) của Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ, qua đời liền theo ý chỉ của Càn Long Đế an táng theo lễ Thị tỳ như bình thường, bất chấp có người xin làm lễ theo danh phận Trắc Phúc tấn.
Tuy địa vị Quan nữ tử không cao trong hoàng thất, song đến một loại hoạn quan như Tổng quản Thái giám, cũng phải hành lễ. | 1 | null |
Trận Halle là một trận đánh trong chiến dịch mùa xuân của cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức, đã diễn ra vào ngày 2 tháng 5 năm 1813, tại Halle trên sông Saale của nước Đức. Trong trận chiến này, một quân đoàn cơ động của quân đội Phổ gồm 4.500 người dưới quyền chỉ huy của viên tướng Friedrich Wilhelm von Bülow đã giành được chiến thắng trước lực lượng trú phòng của quân đội Đế chế Pháp ở Halle, thu được 432 tù binh cùng với 3 khẩu pháo về tay mình.
Trong khi quân đội Pháp dưới quyền Hoàng đế Napoléon I đang nghênh chiến với quân đồng minh Phổ - Nga trên chiến trường Lützen vào ngày 2 tháng 5 năm 1813, tướng von Bülow của Phổ nhận thấy quân Pháp phòng vệ yếu ớt tại Halle. Trước tình hình đó, ông huy động lực lượng của mình tiến công Halle, và giao tranh trên đường phố đã diễn ra khốc liệt trong ngày hôm đó. Cuối cùng, 4 tiểu đoàn Pháp đã bị đánh bật khỏi Halle về Merseburg. Theo một tài liệu ghi nhận, quân Pháp chịu thiệt hại xấp xỉ là 700 người, trong khi quân Phổ mất 8 sĩ quan và 225 binh lính trong trận chiến này.
Tuy nhiên, sau thắng lợi của ông tại Halle Bülow đã nghe được tin đồn về thất bại của quân đội Liên minh thứ sáu do tướng P. K. Wittgenstein tại trận Lützen. Ông đã cử rất nhiều lực lượng tuần tiễu đi thăm dò tình hình của đạo quân dưới quyền Wittgenstein, và cuối cùng, vào ngày 4 tháng 5, lính thám sát của ông đã trở về từ tổng hành dinh của vị tướng Nga và cho ông biết hung tin: Wittgenstein đã bị đánh bại và đang rút quân tới Dresden. Cảm thấy cần phải phòng ngự kinh thành Berlin, vị tướng Phổ cũng ra lệnh triệt binh. Quân Liên minh đã triệt thoái trong trật tự tốt. | 1 | null |
Quốc huy Belarus – biểu tượng chính thức của Cộng hòa Belarus – đã được Tổng thống Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka phê chuẩn vào ngày 7 tháng 6 năm 1995, bằng "Sắc lệnh phê duyệt Quốc huy Cộng hòa Belarus và Đạo luật về Quốc huy Cộng hòa Belarus", và đã thay thế cho phù hiệu lịch sử Pahonia, được sử dụng từ năm 1991, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1995. Nó là một vòng tròn, có hai bông lúa mì được dải băng màu quốc kỳ ôm quấn, tạo thành vòng ngoài, ở giữa, lần lượt là ngôi sao năm cánh, bản đồ đất nước Belarus và mặt trời chiếu rọi muôn phương. Dải màu phía dưới cùng có dòng chữ Kirin tiếng Belarus "Рэспублiка Беларусь" (Nước Cộng hòa Belarus).
Mẫu quốc huy hiện nay là một biến thể tương tự của quốc huy được Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia sử dụng. Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa chúng là hình bản đồ Belarus, thay thế cho biểu tượng búa liềm được sử dụng ở giữa. Nó đã được sửa đổi vào năm 2012 và lần gần đây nhất là vào năm 2020, khi Quốc hội Belarus đã xem xét cải thiện quốc huy của họ, với quả địa cầu tập trung vào đất nước Belarus và hướng nhiều hơn về phía châu Âu, thay vì nước Nga.
Mô tả.
Thiết kế.
Ở trung tâm của mẫu quốc huy là một bản đồ đất nước Belarus có đường viền màu vàng kim, được đặt chồng lên trên những tia nắng mặt trời vàng. Mặt trời được bao phủ một phần bởi một quả địa cầu, với phần đất liền, là một phần của lục địa Á – Âu – Phi, có màu cam đỏ, với phần nước biển màu xanh lam. Những cọng lúa mì là vật bao quanh của quốc huy Belarus, trong khi, cỏ ba lá tô điểm cho thân lúa mì trái; còn hoa lanh trang trí cho bên phải. Quấn quanh thân cây lúa mì là một dải ruy băng màu đỏ và xanh lá cây mang màu sắc của lá cờ Belarus, với dòng chữ Belarus màu vàng "Рэспубліка Беларусь" (Cộng hòa Belarus). Trên đỉnh biểu tượng có một ngôi sao đỏ năm cánh.
Ý nghĩa.
Mẫu quốc huy không mang bất kỳ ý nghĩa của một biểu tượng "chính thức" nào, mà chỉ liên quan đến thiết kế quốc huy của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia trước đây. Sự khác biệt chính giữa hai biểu tượng là mẫu quốc huy thời kì Xô viết liên quan nhiều về chủ nghĩa cộng sản, như hình tượng búa liềm và dải màu đỏ với các khẩu hiệu cộng sản, trong khi mẫu quốc huy hiện tại đã được thay thế bằng bản đồ đất nước có viền vàng với dải ruy băng có màu của lá quốc kì Belarus. Tuy nhiên, Belarus vẫn giữ ngôi sao đỏ thời cộng sản, dải ruy băng đỏ (mặc dù không có khẩu hiệu), quả địa cầu và những bó lúa mì, cũng là đặc trưng của các biểu tượng Xô viết và vẫn mang bản chất rất Xô viết.
Pháp luật.
Luật pháp hiện hành quy định về thiết kế và sử dụng quốc huy Belarus đã được thông qua vào ngày 5 tháng 7 năm 2004. Điều 9 Chương 3 của Bộ luật số 301-3 bắt đầu bằng cách mô tả bản vẽ chính thức của mẫu quốc huy và quy định về thiết kế phù hợp của nó. Biểu tượng có thể được vẽ đủ màu, đơn sắc hoặc sử dụng hai màu. Điều 10 quy định rằng quốc huy phải được treo tại các địa điểm cụ thể trên cơ sở, chẳng hạn như dinh thự Tổng thống Belarus, hay tại phòng họp Quốc hội và tại các cơ quan chính phủ cấp quốc gia và khu vực. Mẫu quốc huy cũng có thể được sử dụng trên các tài liệu do chính phủ cấp, bao gồm đồng tiền, hộ chiếu và phần tiêu đề chính thức.
Tuy nhiên, luật pháp hạn chế sử dụng quốc huy trong các bối cảnh khác, ví dụ như thành phố, thị trấn hay oblast (vùng) không được sử dụng huy hiệu hoặc biểu trưng bằng cách lấy hoàn toàn hoặc một phần quốc huy. Hơn nữa, các tổ chức không được liệt kê trong Luật Biểu tượng quốc gia chỉ có thể sử dụng biểu tượng khi được phép. Quốc huy có thể được sử dụng bởi cả người nước ngoài và công dân Belarus, miễn là được dùng với sự tôn trọng, nhưng người dân lại không được sử dụng nó trên giấy tiêu đề hoặc danh thiếp nếu họ không phải là đại lý của chính phủ.
Ngoài ra, mẫu quốc huy cũng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Quốc huy Belarus cùng với lá quốc kỳ được xuất hiện ở đầu và cuối của một video clip cùng với bản quốc ca "My Belarusy", thường được phát trên Đài Truyền hình Belarus. Một cách sử dụng quốc huy khác là trên các thùng bỏ phiếu và hòm thư được sử dụng trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương. Biểu tượng này cũng xuất hiện trên các đồn canh biên giới Belarus.
Lịch sử.
Huy hiệu Pahonia.
"Pahonia" được sử dụng làm huy hiệu chính thức của Đại công quốc Lietuva kể từ năm 1366 sau khi lần đầu tiên được sử dụng làm phù hiệu cá nhân của Đại Công tước Litva Algirdas. Huy hiệu này tiếp tục được sử dụng cho đến khi Đại công quốc Lietuva bị Đế chế Nga sáp nhập vào năm 1795, mặc dù phù hiệu đã được đưa vào huy hiệu hoàng gia.
Mặc dù thực tế là người Belarus có chung một bản sắc dân tộc và ngôn ngữ riêng biệt, họ chưa từng có chủ quyền chính trị trước năm 1991, ngoại trừ trong một thời gian ngắn năm 1918 khi Cộng hòa Nhân dân Belarus tồn tại trong thời gian ngắn sử dụng kỵ mã làm biểu tượng của mình. Các biểu tượng quốc gia độc đáo của Belarus không được tạo ra do sự cai trị ngoại bang của các lãnh thổ Belarus bởi Phổ, Ba Lan, Litva và Nga cho đến thế kỷ 20.
Gần đây hơn, Pahonia là quốc huy chính thức vào năm 1991, khi Belarus tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô. Nhưng lại được thay thế bằng biểu tượng hiện tại sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi được tổ chức vào năm 1995.
Kể từ khi nó không còn là mẫu quốc huy chính thức, các nhóm đối lập như Mặt trận Nhân dân Belarus đã sử dụng Pahonia như một phần đảng huy của chính họ hoặc như một hình thức phản đối Tổng thống Belarus Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka.
Quốc huy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia.
Từ năm 1920 cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, CHXHCN Xô viết Byelorussia đã sử dụng biểu tượng thay vì huy hiệu áo giáp. Mẫu quốc huy lần đầu tiên được thông qua vào năm 1919, tương tự như các nước cộng hòa Nga và Ukraina. Ở giữa biểu tượng là một tấm khiên màu đỏ cách điệu, với một mặt trời mọc và một cây búa liềm vàng vắt chéo, tượng trưng cho sự đoàn kết giữa công nhân và nông dân. Còn ở phía trên búa và liềm, dòng chữ "Б.С.С.Р" được viết bằng màu đen. БССР (BSSR) là từ viết tắt của tên đầy đủ của nước cộng hòa; "Беларуская Савецкая Сацыялістычная Рэспубліка" (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia). Mẫu quốc huy có các thân lúa mì xung quanh, ở dưới có một dải ruy băng màu đỏ được ghi bằng màu đen và viết bằng tiếng Belarus với tiêu ngữ của Liên bang Xô viết, "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!".
Năm 1937, biểu tượng này đã được thay thế bằng một cái mới, với việc loại bỏ tấm khiên và thêm khẩu hiệu bằng các ngôn ngữ khác. Phía bên phải của mẫu quốc huy có lá sồi và bên trái có bông lúa mì với cỏ ba lá được đặt lên trên. Ở giữa có một mặt trời đang mọc đằng sau hình ảnh Trái Đất được vẽ phác. Búa liềm và ngôi sao đỏ xuất hiện trên những tia nắng. Xung quanh bông lúa mì và lá sồi là một dải ruy băng màu đỏ có dòng chữ "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!" bằng các thứ tiếng: Belarus, Yiddish, tiếng Ba Lan và Nga. Ở dưới cùng của quốc huy, có chữ "Б.С.С.Р" viết tắt cho tên đầy đủ của nước Byelorussia.
Biểu tượng này đã lần lượt được thay thế bằng một cái khác vào năm 1950. Trung tâm của mẫu quốc huy mới là búa liềm, một biểu tượng phổ biến của cộng sản tượng trưng cho sự đoàn kết giữa hai giai cấp công nông. Bên dưới biểu tượng này, một mặt trời mọc phía sau quả địa cầu. Mẫu quốc huy có viền làm bằng lúa mì, với cỏ ba lá bên trái và lanh bên phải. Một dải ruy băng đỏ được quấn quanh thân lúa mì, gợi nhớ đến lá cờ đỏ được sử dụng bởi phong trào cộng sản. Còn phần đáy có dòng chữ "БССР." Dải băng có câu khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!", phía bên trái ghi bằng tiếng Belarus, bên phải bằng tiếng Nga. Ngôi sao đỏ của chủ nghĩa cộng sản được đặt phía trên búa liềm. Phiên bản năm 1950 được thiết kế bởi nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Ivan Dubasov. Điều 119 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia đã xác định mẫu thiết kế mẫu thiết kế quốc huy trên.
Trưng cầu dân ý năm 1995.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 1995, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tiến hành ở trên toàn lãnh thổ Belarus. Trong số bốn câu hỏi, có một câu hỏi như sau: "Bạn có ủng hộ việc sử dụng các biểu tượng quốc gia mới không?" Với tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử là 64,7%, các biểu tượng quốc gia mới đã được phê chuẩn theo tỷ lệ 3:1 (75,1%/24,9%). Tuy nhiên, cách thức tổ chức cuộc trưng cầu ý dân đã bị phe đối lập chỉ trích nặng nề, bao gồm cả những câu từ của câu hỏi về quốc huy. Trước cuộc trưng cầu, phe đối lập cũng chỉ trích việc chính quyền tuyên truyền, so sánh Pahonia và lá cờ trắng-đỏ trước đây với chủ nghĩa phát xít. Nguyên do là Pahonia và quốc kỳ trắng-đỏ-trắng từng được sử dụng bởi Rada Trung ương Belarus – một chính phủ lưu vong của người Belarus thân Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì lý do này, Tổng thống Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka tuyên bố việc lựa chọn các biểu tượng lấy cảm hứng từ thời kỳ Xô viết là một chiến thắng vĩ đại, mang ý nghĩa đặc biệt đối với các cựu binh chiến đấu trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. "Chúng tôi đã trả lại cho bạn lá cờ của đất nước mà bạn đã chiến đấu. Chúng tôi cũng đã trả lại cho bạn cả những hồi ức và cảm giác hãnh diện của con người", ông nói.
Vào năm 2020, mẫu quốc huy mới được cải tiến của Belarus được phê chuẩn theo yêu cầu của người dân. Hình ảnh cỏ ba lá, lanh và dải ruy băng quấn quanh trở nên lộng lẫy và rõ nét hơn. Trong khi, phần lãnh thổ Belarus ở tâm quốc huy cũng được mạ màu vàng thay vì màu xanh lá như trước đây – phù hợp với tia nắng mặt trời. Hình ảnh phần lục địa sẽ trở nên rõ ràng và chính xác hơn về mặt địa lý. Sự tập trung vào quả địa cầu cũng đã thay đổi: nếu trước đây lục địa Á – Âu được vẽ từ châu Âu đến hết vùng Siberia của nước Nga, thì bây giờ Tây Âu cũng đã được thể hiện cùng với dãy núi Ural, và thậm chí còn có một phần của châu Phi. Ngoài ra, dòng chữ "Рэспублiка Беларусь" cũng được vẽ đậm và rõ ràng hơn. | 1 | null |
Trận đánh là một phần khái niệm trong hệ thống phân cấp của hoạt động quân sự trong chiến tranh giữa hai hoặc nhiều quân đội, hoặc các chiến binh. Một cuộc chiến tranh bao gồm nhiều trận đánh. Các trận đánh thường được định nghĩa theo chu kỳ, khu vực và lực lượng vũ trang. | 1 | null |
[[Quận Roanne là một [[quận của Pháp]] nằm trong [[tỉnh (Pháp)|tỉnh]] [[Loire (tỉnh)|Loire]] thuộc [[vùng của Pháp|vùng]] [[Rhône-Alpes]]. Nó có 11 [[Tổng của Pháp|tổng]] và 115 [[xã của Pháp|xã]].
Các đơn vị hành chính.
Các tổng.
Các tổng của quận Roanne là:
Các xã.
Các xã của quận Roanne và [[iNSEE|mã INSEE]] là:
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Quận của Loire|Roanne]] | 1 | null |
Lư Khê (1916 – 1950), tên thật là Trương Văn Em (còn được gọi là Đệ), tên chữ là Tuấn Cảnh, bút hiệu là Bá Âm, Lư Khê; là nhà thơ, nhà báo Việt Nam thời tiền chiến.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 20 tháng 1 năm 1916 (nhưng trong giấy khai sinh ghi là ngày 5 tháng 2 năm 1916, vì làm giấy trễ) tại làng Rạch Vược, xã Thuận Yên, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) trong một gia đình lao động nghèo. Thân sinh là ông Trương Văn Huynh (ngư dân) và bà Trần Thị Chín.
Thuở nhỏ, Trương Văn Em học tiểu học ở Hà Tiên, học trung học ở Cần Thơ (Collège de Cần Thơ), đậu bằng Thành chung năm 1928 rồi lên Sài Gòn lập nghiệp.
Ở Sài Gòn, ông dạy học tại trường Huỳnh Khương Ninh, Đồng Nai...và cộng tác với các báo: "Thế giới tân văn, Nữ lưu tuần báo, Văn nghệ, Tự do, Nay, Đông Tây, Gió mùa"...
Năm 1935, ông cùng với Đông Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà (cả bốn người đều được mệnh danh là "Hà Tiên tứ tuyệt"), xuất bản tờ báo "Sống" ở Hà Tiên, nhưng phát hành ở Sài Gòn. Theo Nguyễn Q. Thắng, thì đây là một tờ báo "sớm nhất ở miền Tây Nam Kỳ, và cũng là tờ báo tiến bộ nhất so với các báo khác thời đó".
Trong môi trường văn học, ông yêu nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh, và rồi họ cưới nhau vào ngày 11 tháng 11 năm 1937 .
Sau năm 1945, ông làm Chủ bút báo "Tân Việt". Từ năm 1947-1950, ông làm Giám đốc kiêm Chủ nhiệm nhật báo "Sự thật và Ánh sáng". Lúc này, ông là người theo "chủ trương thống nhất và độc lập dân tộc, đồng thời đấu tranh chống thực dân Pháp" .
Ngày 3 tháng 7 năm 1950, ông bị những kẻ lạ mặt (dư luận cho là nhóm báo phân ly của chính phủ Trần Văn Hữu) sát hại tại nhà riêng, cùng một ngày với nhà báo Nam Quốc Cang . Khi ấy, Lư Khê mới 34 tuổi.
Tác phẩm.
Và rất nhiều bài phóng sự, lý sự, khảo luận thơ đăng trong các báo đã dẫn ở trên . | 1 | null |
Honky Château là album phòng thu thứ năm của ca sĩ - nhạc sĩ người Anh, Elton John, được phát hành vào tháng 5 năm 1972. Năm 2003, album được xếp ở vị trí số 357 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Theo RIAA, "Honky Château" đạt chứng chỉ Vàng vào ngày 24 tháng 7 năm 1972 và Bạch kim vào ngày 11 tháng 10 năm 1995. Đây cũng là album cuối cùng của Elton John dưới nhãn đĩa Uni Records ở Mỹ và Canada trước khi MCA đưa quyền sở hữu các album của anh về một trong những nhãn đĩa con của họ. Kể từ đó, tất cả các album trước của John từ thời kỳ Uni đều được phát hành dưới tên MCA Records.
Danh sách ca khúc.
Tất cả các ca khúc đều được sáng tác bởi Elton John và Bernie Taupin.
Xếp hạng.
} | 1 | null |
Cortes Generales (, "General Courts") là cơ quan lập pháp của Tây Ban Nha. Quốc hội Tây Ban Nha được tổ chức theo hình thức lưỡng viện, bao gồm Đại hội Đại biểu và Thượng nghị viện. Cortes có quyền soạn thảo, ban hành luật và sửa đổi hiến pháp. Hơn thế, Hạ viện còn có quyền thông qua và cách chức thủ tướng.
Lịch sử.
Nguồn gốc: Thời phong kiến (thế kỷ 8-12).
Hệ thống "Cortes" xuất hiện từ thời Trung cổ, là một phần của chủ nghĩa phong kiến. Một "Corte" là một hội đồng cố vấn bao gồm các lãnh chúa nhiều quyền lực nhất và thân cận nhất với nhà vua. Quốc hội của Vương quốc León được lập năm 1188. Quốc hội León được coi là thể chế nghị viện đầu tiên ở tây Âu Từ năm 1230, Quốc hội León và Castile được hợp lại làm một, dù vai trò của quốc hội giảm bớt. Các giáo sĩ cấp cao, quý tộc và thường dân vẫn bị chia ra thành ba đẳng cấp trong quốc hội. Nhà vua có quyền triệu tập hoặc giải tán quốc hội, nhưng vì những lãnh chúa trong quốc hội cũng là những người đứng đầu quân đội và nắm quyền kiểm soát ngân quỹ quốc gia, nhà vua thường ký các thỏa thuận với họ để thông qua những hóa đơn trả cho chi phí các cuộc chiến của ông, với sự nhượng bộ từ các lãnh chúa và từ quốc hội.
Sự vươn lên của tầng lớp tư sản trung lưu (thế kỷ 12-15).
Với sự xuất hiện của những thành phố vào khoảng thế kỷ 12, một tầng lớp xã hội mới bắt đầu nổi lên: những thị dân không phải là tá điền của các lãnh chúa, nhưng cũng không phải là quý tộc. Các lãnh chúa trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì sự kiện Reconquista; nên giờ tầng lớp tư sản trung lưu (tiếng Tây Ban Nha là "burguesía", xuất phát từ "burgo", thành phố) có tiền và nhờ vậy, có quyền lực. Vì vậy nhà vua bắt đầu chấp nhận các đại biểu từ những thành phố vào quốc hội để thu tiền cho Reconquista. Đổi lại, các thành phố nhận được quyền tự trị ngày càng rộng rãi hơn. Lúc này, quốc hội đã có quyền lực phản đối các quyết định của nhà vua, trên thực tế có thể phủ quyết chúng. Hơn nữa, một số đại biểu được chính các thành viên quốc hội bầu lên đã trở thành cố vấn thường trực cho nhà vua, ngay cả khi quốc hội không họp.
Các vị quân chủ theo Công giáo Rôma (thế kỷ 15).
Isabel I của Castilla và Ferdinand II của Aragon, những vị quân chủ theo đạo Công giáo Rôma, bắt đầu chính sách tước bớt quyền lực của tầng lớp tư sản trung lưu và quý tộc. Họ giảm rất nhiều quyền lực của quốc hội đến mức quốc hội chỉ còn là một cơ quan có chức năng thủ tục thông qua những quyết định của hoàng gia. Những nhà quân chủ nói trên cũng tìm cách lôi kéo tầng lớp quý tộc về phía họ. Một trong những chủ đề chính gây tranh cãi giữa quốc hội và triều đình là quyền tăng và giảm các mức thuế. Đó là vấn đề duy nhất mà quốc hội còn duy trì được một số quyền kiểm soát trực tiếp; khi nữ hoàng Isabella muốn tài trợ cho chuyến đi của Christopher Columbus, bà đã phải mất rất nhiều thời gian đấu tranh với những người thị dân trung lưu để nhận được sự đồng ý từ quốc hội.
Quốc hội của đế quốc Tây Ban Nha (thế kỷ 16-17).
Vai trò của quốc hội trong thời kỳ Đế quốc Tây Ban Nha chủ yếu chỉ là cơ quan thủ tục thông qua các quyết định của hoàng gia. Tuy nhiên, họ có một số quyền lực về những vấn đề kinh tế và châu Mỹ, nhất là thuế khóa. Thời kỳ hoàng kim của Tây Ban Nha về văn học, nghệ thuật, lại là một thời kỳ đen tối về chính trị: Hà Lan tuyên bố độc lập, gây ra một cuộc chiến tranh, một số vị quân chủ cuối cùng của dòng họ Habsburg không ngó ngàng gì tới Tây Ban Nha mà phó thác hết cho các vị phó vương cai trị trên danh nghĩa của họ, nổi tiếng nhất có Gaspar de Guzmán, Công tước của Olivares, Philip IV. Điều này giúp quốc hội có nhiều quyền hạn hơn, dù họ vẫn không thể đối đầu trực tiếp với các quyết định của nhà vua, hay của các phó vương nhân danh nhà vua.
Quốc hội của các vương quốc Aragon và Navarre.
Một số vùng thuộc Vương quốc Aragon (Aragon, Catalonia và Valencia) và Vương quốc Navarra là những thực thể tự trị cho tới khi Sắc lệnh Nueva Planta năm 1707 hủy bỏ quyền tự trị của các vùng này và thống nhất Aragon với Castile thành một nhà nước Tây Ban Nha tập quyền. Việc hủy bỏ quyền tự trị của Aragon hoàn tất năm 1716, trong khi Navarre duy trì sự tự trị tới năm 1833. Cho tới tận bây giờ Navarre vẫn là vùng tự trị duy nhất ở Tây Ban Nha có quyền về pháp luật liên hệ với quyền tự trị trong thời phong kiến, dù họ vẫn thừa nhận hiến pháp Tây Ban Nha là tối cao.
Ở mỗi vùng Aragon, Catalonia, Valencia và Navarre đều có một quốc hội. Các cơ quan này có nhiều quyền hành thực tế với địa phương hơn quốc hội "trung ương" ở Castile. Các hội đồng hành pháp cũng tồn tại ở những vùng này, ban đầu do quốc hội giám sát. Tuy nhiên, cùng với sự cai trị của các dòng họ Habsburg và Bourbon ở Tây Ban Nha, triều đình muốn tập trung quyền lực hơn, buộc các vùng lãnh thổ phải có quan điểm thống nhất về các vấn đề đối ngoại và đã bổ nhiệm các hội đồng từ trên xuống để kiểm soát các quốc hội ở một số vùng. Vì vậy, quốc hội Tây Ban Nha không phát triển thành một hệ thống ủy nhiệm như ở Anh, mà trở thành một cơ quan nghị gật chỉ có nhiệm vụ thông qua các sắc lệnh của hoàng gia. Dẫu vậy, quốc hội vẫn luôn cố gắng kiểm soát các vấn đề liên quan tới ngân sách, với mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thời kỳ. | 1 | null |
Trận Wartenburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức (1813 – 1814), đã diễn ra ở gần ngôi làng Wartenburg của Vương quốc Sachsen. Cuộc giao chiến quyết liệt này đã bùng nổ vào ngày 3 tháng 10 năm 1813 , và kết thúc với chiến thắng của một quân đoàn trong quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của viên tướng Ludwig Yorck von Wartenburg – một phần thuộc "Binh đoàn Schlesien" của Phổ – Nga dưới quyền tổng chỉ huy của tướng Gebhard Leberecht von Blücher, trước Quân đoàn IV của quân đội Đế chế Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Henri Gatien Bertrand (trong đó có cả các lực lượng đồng minh của Pháp đến từ Đức và Ý). Thắng lợi trong trận đánh ở Wartenburg đã khiến cho quân đội Phổ làm chủ được ngôi làng này – một khu vực nhỏ ở tả ngạn sông Elbe, trong khi cả hai bên đều hứng chịu những thiệt hại nặng nề (trong số đó có 1.000 quân Pháp bị bắt làm tù binh). Trận chiến cũng góp phần thể hiện khả năng chiến đấu của tướng Von Yorck – người được xem là một trong những vị tướng lĩnh xuất chúng của Đức trong những cuộc chiến tranh của Napoléon. Đồng thời, với thành công này, đoàn quân của tướng Von Blücher đã hoàn thành cuộc vượt qua sông Elbe.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1813, Hoàng đế Napoléon I của Pháp đã tiến đánh quân lực của Blücher tại Görlitz. Nhưng, biết trước hung tin, vị thống soái Phổ đã từ bỏ Görlitz trong đêm. Napoléon bị buộc phải trở lại Dresden. Chớp lấy thời cơ, Blücher đã đánh bật lực lượng Pháp dưới sự chỉ huy của Thống chế Jacques MacDonald về phía sau Bautzen. Nhưng, nhận thấy binh lực chưa đủ mạnh để phản công Napoléon, Blücher đã chờ "Binh đoàn Ba Lan" của Nga do tướng Von Bennigsen chỉ huy kéo đến Böhmen tiếp viện, rồi sau đó chuyển trung tâm của chiến trường sang bờ trái sông Elbe. Như thế, vào ngày 26 tháng 9, ông rời Bautzen và hành binh tới sông Elbe. Nhận được tin này, Thống chế Michel Ney của Pháp đã giao cho tướng Bertrand phòng ngự Wartenburg, một thị trấn nằm đối diện với Elster. Do vị trí phòng ngự của Bertrand được yểm trợ bởi các đầm lầy xung quanh nên quân đội Phổ chỉ có thể tấn công vào làng Bleddin ở cực hữu.. Và, vào ngày 3 tháng 10, Blücherđã hạ lệnh cho quân đoàn của Yorck "thanh toán" quân Pháp tại Wartenburg. Đội quân bên sườn của Phổ, dưới quyền Karl II, Công tước xứ Mecklenburg-Strelitz đã tấn công trực diện vào Wartenburg và bị đánh thiệt hại nặng. Trước tình hình đó, lữ đoàn của tướng Steinmetz đã thế chỗ cho ông ở phía trước Wartenburg, tạo điều kiện cho Mecklenburg huy động lữ đoàn của mình tiến công Bleddin. Một lữ đoàn khác của Phổ do tướng Horn chỉ huy cũng nhập trận. Sau nhiều khó khăn quân đội Phổ đã đánh đuổi được quân Württemberg ra khỏi Bleddin và đẩy bật họ ra khỏi vị trí phòng ngự chính của quân Pháp quanh Wartenburg. Điều này đã khiến cho đội hậu quân của người Pháp bị mất sự yểm trợ, và lữ đoàn của tướng Horn đã đánh chiếm vị trí của quân Pháp về hướng nam Wartenburg. Bằng cuộc tấn công bằng lưỡi lê của mình, Horn đã đánh bật quân Ý do tướng Achille Fontanelli chỉ huy: cuộc xung phong đầu tiên của lữ đoàn của ông đã gặp bất lợi do vị trí phòng ngự của Fontanelli rất vững chãi. Khi cuộc tấn công có nguy cơ bị đập tan, Horn đã trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn II thuộc Trung đoàn Vệ binh Phổ tiến công 5 tiểu đoàn của đối phương. Đợt công kích này đã giành được thắng lợi.
Cuộc tiến công mãnh liệt của Horn đã trở nên một đòn quyết định giáng vào đội quân của Bertrand, buộc vị tướng Pháp phải tiến hành triệt binh ra khỏi Wartenburg một cách vội vã sau khi bị tổn thất nặng. Sau trận chiến Wartenburg, "Binh đoàn Berlin" của Ney chỉ còn có 25.000 người, và ông bị buộc phải rút quân về phía nam tới Delitzsch để tránh đụng chạm với quân đội Liên minh áp đảo về quân số. Cuộc vượt sông Elbe của quân đội Phổ được xem là hoạt động đầy ý nghĩa nhất trong chiến dịch, xét từ một góc nhìn chiến lược. Lực lượng dân binh "Landwehr" và dân quân tỉnh Schlesien của Phổ dưới quyền tướng Horn chịu nhiều thiệt hại trong trận đánh này, và đã thể hiện khả năng của mình trong chiến đấu. Cho đến tháng 10 năm 1813, tình hình cho thấy là sức chiến đấu của dân binh "Landwehr" hoàn toàn không thua kém quân đội chính quy của Phổ. Không lâu sau trận quyết chiến ở Wartenburg, để tôn vinh chiến công của tướng Yorck, vua Friedrich Wilhelm III của Phổ đã trao tặng cho ông danh hiệu là "Yorck von Wartenburg". Ngày hôm sau, "Binh đoàn phương Bắc" do Thái tử Thụy Điển là Bernadotte chỉ huy cũng vượt sông Elbe, và sự hội tụ của các lực lượng Liên minh ở tả ngạn sông Elbe đã đẩy Napoléon vào tình hình bất lợi tại Sachsen. | 1 | null |
Charles-Camille Saint-Saëns (; sinh 9 tháng 10 năm 1835 tại Paris, mất 16 tháng 12 năm 1921 tại Algiers), còn được biết đến với bút danh Sannois, là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn piano, nghệ sĩ đàn organ, nhạc trưởng, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp. Ông là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng của thời kỳ Lãng mạn. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là "Lễ hội muông thú, Vũ điệu thần chết, Samson và Delilah (opera), Giao hưởng số 3 "Organ", cello concerto số 1, piano concerto số 2, violin concerto số 3," "Havanaise", "Introduction and Rondo Capriccioso". Ông là một đối thủ rất khó chịu, khắt khe của Vincent d'Indy và Claude Debussy.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Camille Saint-Saëns sinh năm 1835 tại thủ đô Paris, Pháp. Cha và chú ông qua đời chỉ vài tháng sau khi ông được sinh ra. Mẹ và cô của ông say mê ông và cho ông tập đàn piano lúc 3 tuổi. Ông được so sánh tài năng âm nhạc lúc nhỏ với Mozart. 5 tuổi, ông đã biết sáng tác, 10 tuổi công diễn piano rất thành công. Saint-Saëns đi học nhạc tại Nhạc viện Paris, học đàn organ với thầy Benoist, học sáng tác với thầy Fromental Halévy. Từ năm 1853 đến năm 1857, ông là người chơi đàn organ tại nhà thờ Saint-Marie, từ năm 1858 đến năm 1877, ông lại chơi đàn organ tại Madeleine. Năm 1852, Saint-Saëns kết bạn với Franz Liszt, chịu ảnh hưởng từ nhà soạn nhạc người Hungary này. Liszt đánh giá ông là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất ở châu Âu lúc bấy giờ, chỉ sau Liszt và về organ thì ông gần như không có đối thủ. Từ năm 1861 đến năm 1865, ông dạy piano tại Trường Niedermeyer, có nhiều học trò xuất sắc như Gabriel Fauré và André Messager. Năm 1871, Saint-Saëns là một trong những người sáng lập Hiệp hội Âm nhạc Dân tộc Pháp nhằm thúc đấy sự phát triển trưởng phái sáng tác khí nhạc Pháp. Năm 1881, ông trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp quốc. Từ năm 1887, ông tập trung vào sáng tác, biểu diễn, chỉ huy dàn nhạc, độc tấu piano và đàn organ, giới thiệu các tác phẩm của mình tại nhiều quốc gia. Ông mất vào năm 1921.
Phong cách sáng tác.
Âm nhạc của Saint-Saëns thanh nhã về hình thức và đường nét, hòa thanh đẹp. Chính vì ông chú trọng đến những phong cách âm nhạc này nên âm nhạc của ông bị nhiều người chê là hời hợt và dễ dãi. Tuy vậy chính phong cách âm nhạc đó công với sự thanh nhã và sự giàu sức sáng tác trong giai điệu đã giúp các tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp trở nên lâu bền. Những điểm ưu tú nhất năm trong các tác phẩm "Samson và Delilah", bản giao hưởng số 3 và những bản concerto cho piano.
Một số tác phẩm.
Saint-Saëns sáng tác được 13 vở opera, có thể kể tới như "Samson và Delilah" (1877), "Étienne Marcel" (1879), "Henri VIII" (1883), "Ascanio" (1890), ba bản oratorio, bốn bản cantata, các tác phẩm cho dàn nhạc gổm ba bản giao hưởng, các bản thơ giao hưởng "Guồng xa của Omphale" (1871-1872), "Phaeton" (1873), "Vũ điệu tử thần" (1874), "Tuổi trẻ của Hercules" (1877), "Tổ khúc Algérie" (1879), năm bản concerto cho piano, ba bản concerto cho violin, hai bản concerto cho cello và dàn nhạc, bản "Lễ hội muông thú" ("Le Carnaval des Animaux") cho hai piano và dàn nhạc (1866), những tác phẩm hòa tấu thính phòng, khoảng 100 romance, hợp xướng, âm nhạc sân khấu. | 1 | null |
Vidhwansak là loại súng bắn tỉa công phá được chế tạo bởi Nhà máy vũ khí Tiruchirappalli tại Tiruchirappalli, Tamil Nadu. Đây là một trong 41 nhà máy vũ khí tại Ấn Độ hoạt động dưới sự chỉ đạo của bộ quốc phòng Ấn Độ. Loại súng này có thể dùng để công phá các loại xe bọc giáp nhẹ, bong ke, trạm ra đa, các phương tiện thông tin liên lạc, máy bay đang đậu, kho nhiên liệu... Nó cũng có thể dùng để bắn tỉa ở khoảng cách xa, chống bắn tỉa hoặc phá bom mìn. Súng đã được giới thiệu cho lực lượng quân đội và vệ binh quốc gia Ấn Độ, nhưng không may là nó không được thông qua để đưa vào phục vụ vì trọng lượng bị thấy không thích hợp. Dù vậy lực lượng biên phòng Ấn đã mua khoảng hơn 400 khẩu để sử dụng trong việc bảo vệ biên giới.
Thiết kế.
Vidhwansak sử dụng thoi nạp đạn trượt nhưng khi bắn nòng súng cũng có thể di chuyển một đoạn lùi vào trong thân súng để giảm giật. Súng có thể nhanh chóng được tháo rời và di chuyển bởi một nhóm hai người. Nòng súng được khắc rãnh ngoài để tăng khả năng tản nhiệt cũng như đầu nòng có một bộ phật chống giật lớn thường thấy ở loại súng này để giảm giật khi bắn. Báng súng có một bộ đệm để giảm xóc cho xạ thủ khi bắn.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là ống nhắm 8X đến 12X. Súng có thể sử dụng được ba loại đạn khác nhau là 14.5×114mm, 12.7×108mm và 20×82mm bằng việc thay nòng súng, thoi nạp đạn, hộp đạn và hệ thống nhắm thích hợp. Việc thay thế có thể thực hiện mà không cần công cụ đặc biệt nào và mất khoảng 1 phút trên chiến trường. | 1 | null |
Mabel Gardiner Hubbard (25 Tháng 11 năm 1857 - ngày 03 tháng 1 năm 1923), là con gái của luật sư Boston Greene Gardiner Hubbard, chủ tịch đầu tiên của Công ty Bell Telephone. Bà cũng là vợ của Alexander Graham Bell, một nhà khoa học và là nhà phát minh của điện thoại thực tế đầu tiên.
Từ khoảng thời gian tán tỉnh và tìm hiểu Mabel của Graham Bell vào năm 1873, cho đến khi ông qua đời vào năm 1922, Mabel đã trở thành và vẫn còn tạo ra những ảnh hưởng quan trọng nhất trong cuộc sống của ông. Văn hóa dân gian cho rằng Bell tiến hành thí nghiệm viễn thông như một nỗ lực để khôi phục lại nghe bà vốn đã được bị phá hủy bởi bệnh cho gần sinh nhật thứ năm của bà, khiến cho bà bị điếc suốt quãng đời còn lại. | 1 | null |
Omar Sharif (, ; tên khai sinh Michel Demitri Shalhoub, ; 10 tháng 4 năm 1932 - 10 tháng 7 năm 2015) là một diễn viên ngưới Ai Cập. Ông được công chúng biết nhiều khi diễn xuất trong các phim: "Lawrence of Arabia", "Doctor Zhivago" (tên tiếng Việt: Bác sĩ Zhivago) và "Funny Girl".
Bệnh tật và cái chết.
Tháng 5 năm 2015 có tin cho biết là Sharif đã bị bệnh Alzheimer, và người con trai của ông nói rằng ông đang trở nên lẫn lộn khi nhớ lại một số bộ phim lớn nhất trong sự nghiệp của mình. Tarek El-Sharif - người con duy nhất trong cuộc hôn nhân của Sharif với người vợ cũ Faten Hamama - cho biết người cha 83 tuổi của ông đã lộn tên 2 bộ phim nổi tiếng nhất của mình là "Doctor Zhivago" và "Lawrence of Arabia", và cũng thường quên nơi quay 2 bộ phim trên.
Ngày 10 tháng 7 năm 2015 Omar Sharif đã từ trần sau một cơn nhồi máu cơ tim tại một bệnh viện ở Cairo, Ai Cập. | 1 | null |
Nguyễn Cảnh Quế (1599-1658) là một vị tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam, từng giữ chức Tả đô đốc Phó tướng, Phò mã Đô úy tước Liêu quận công. Tổ tiên người xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Xuất thân.
Nguyễn Cảnh Quế xuất thân trong gia đình nhiều đời làm tướng thời Lê trung hưng. Cha là Thiếu phó Tả Tư mã Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà, mẹ người họ Phạm con gái của Lai quận công Phạm Trà người huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.
Tổ tiên nhà ông sinh sống chủ yếu ở huyện Nam Đường nhưng ông do nhiều năm trấn thủ Hoan Châu, đại bản doanh ở huyện Chân Phúc (nay là thị xã Cửa Lò), cho nên ông sống ở đây cho đến khi qua đời.
Sự nghiệp.
Nguyễn Cảnh Quế xuất thân từ gia đình nhà võ, theo cha đánh trận và từng là thuộc tướng của cha, Thắng quận công Nguyễn Cảnh Hà.
Năm 1626 tàn dư họ Mạc chiếm cứ Cao Bằng, triều đình cử Thanh đô vương Trịnh Tráng cầm quân đánh dẹp, Nguyễn Cảnh Hà cùng con Nguyễn Cảnh Quế trong trận này dùng kế hỏa công nên lập được công lớn. Cảnh Quế được phong Lộc nghĩa hầu và được chúa Trịnh Tráng gả con gái Trịnh Thị Ngọc Loan.
Năm 1630 ở Hoan Châu có tên Hiền Thuấn nổi lên quấy nhiễu nhân dân, thường áp sát, uy hiếp quan phủ nên triều đình cử Nguyễn Cảnh Quế đem quân về dẹp loạn. Ông kéo quân đến đóng tổng hành dinh ở Chân Phúc (nay thuộc Nghi Lộc), sau đó tiến hành xây dựng hào lũy, vừa đánh vừa kêu gọi đầu hàng, đánh tan đảng giặc, Hiền Thuấn bị bắt sống, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân.
Với chiến công này ông được phong Tả đô đốc, Phó tướng, Liêu quận công, và được cử ở lại trấn thủ Hoan Châu.
Năm 1630 đến 1658 ông làm trấn thủ Hoan Châu địa phận từ huyện Quỳnh Lưu ngày nay đến sát Đèo Ngang (nay là Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh). Trong thời gian này ông tổ chức nhân dân mở đường, xây dựng kênh mương thủy lợi (nạo vét và đào thêm kênh nhà Lê), mở mang nông nghiệp, chiêu dân lập ấp, ngăn chặn giặc Tàu Ô xâm lấn, quấy nhiễu. Biên cương được giữ vững.
Trong thời gian trấn thủ Hoan Châu ông còn nhiều lần vâng mệnh triều đình, theo chúa Trịnh mang quân đánh dẹp tàn dư họ Mạc ở phía bắc, quân chúa Nguyễn ở phía nam.
Cuối năm Đinh Dậu 1657 ông lâm bệnh nặng, nội bộ gia đình lục đục, con cái bất hòa, làm cho ông càng thêm đau buồn, ông tạ thế ngày 18 tháng 1 năm Mậu Tuất 1658. Về sau ông được truy phong là Thượng tướng quân, Trung quân, Tả Đô đốc, phò mã, Đô úy, Liêu quận công.
Phần mộ của ông được an táng tại xứ Cồn Nương, xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc nay là thôn Khánh Thịnh, xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Để tưởng nhớ công lao của ông với đất nước, ông được phối thờ cùng cố nội Nguyễn Cảnh Hoan tại xã Tràng Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. Ngoài ra còn nhiều đền thờ, phối thờ ông như đền Cửa tại thị xã Cửa Lò...
Hiện nay tại thị xã Cửa Lò có một con đường mang tên ông.
Gia quyến.
Nguyễn Cảnh Quế có bốn người vợ, bốn bà sinh hạ cho ông năm trai hai gái.
Chính thất Trịnh Thị Ngọc Loan con gái Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng. Vợ Thứ hai Phạm Thị Ngọc Sự, vợ ba Thị Thuận, vợ thứ tư là Từ Uyển.
Các con ông tiếp tục làm tướng dưới triều Lê trung hưng, trong số năm con trai có một tước công và ba tước hầu tiêu biểu là con trai đầu Nguyễn Cảnh Hiệu giữ đến chức Đề đốc tước Tín Quận Công.
Con gái Ngọc Quản lấy Nha quận công, Ngọc Trình lấy Hào quận công sau tái giá lấy Hội quận công.
Hậu duệ của ông ngày nay sống rải rác ở các huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương... thuộc tỉnh Nghệ An. Nhiều người thành đạt, phát triển như nguyên Bộ trưởng Nguyễn Cảnh Dinh, PGS Nguyễn Cảnh Lương... | 1 | null |
Bạch công Thắng (chữ Hán: 白公勝; trị vì: 479 TCN), tên thật là Hùng Thắng (熊勝), hay Mị Thắng (羋勝), là một vị vua không chính thức của nước Sở, chư hầu nhà Chu trong Lịch sử Trung Quốc.
Lưu lạc.
Bạch công Thắng vốn là con trai của thế tử Kiến, cháu nội Sở Bình vương, vị vua thứ 31 của nước Sở. Nguyên do Sở Bình vương cướp vợ của thế tử Kiến là Bá Doanh, thế tử Kiến dẫn gia đình bỏ trốn sang nước Trịnh, sau làm binh biến để chiếm nước Trịnh, nên bị giết. Công tôn Thắng khi ấy còn nhỏ, được Ngũ Viên dẫn sang nước Ngô.
Cướp ngôi.
Năm 489 TCN, Sở Chiêu vương (chú của Bạch công) qua đời, Sở Huệ vương lên ngôi, do công tử Thân (tự Tử Tây, con thứ của Sở Bình vương, cũng là chú của ông) làm Lệnh doãn (tướng bang) chấp chính. Năm 488 TCN, Tử Tây cho đón công tôn Thắng về nước Sở, phong cho đất Bạch (nay nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam), gọi là Bạch công.
Năm 483 TCN, Bạch công xin Tử Tây giúp binh cho mình đánh nước Trịnh để báo thù người nước Trịnh giết cha, Tử Tây đã có hứa. Tuy nhiên năm năm 481 TCN, nước Tấn đem quân đánh Trịnh, Tử Tây lại đem quân cứu Trịnh. Bạch công tức giận, từ đó tập hợp binh mã để chuẩn bị cướp nước Sở.
Năm 479 TCN, nước Ngô tấn công Sở, đánh ấp Thận (An Huy ngày nay). Bạch công Thắng đem quân đón đánh, đẩy lui quân Ngô. Tháng 7 năm đó, Bạch công Thắng lấy cớ đem chiến lợi phẩm dâng vua, đem binh vào Dĩnh đô, sau đó làm loạn, tiến vào cung, giết Tử Tây và Tư Mã Tử Kì (tức công tử Kết), bắt giam Sở Huệ vương, an trí ở Cao Phủ, sử gọi đó là Bạch công chi loạn. Bạch công Thắng bàn lập tân vương, muốn lập Tử Lư (con nhỏ của Sở Bình vương) lên ngôi nhưng Tử Lư từ chối, Bạch công Thắng bèn giết Tử Lư, tự lập làm vua.
Tuy nhiên không bao lâu sau, đại phu Công Dương cứu thoát Sở Huệ vương, đưa đi trốn vào phủ của Sở Chiêu vương phu nhân (mẹ Huệ vương) là Việt nữ. Diệp công Thẩm Chư Lương nghe tin Bạch công làm loạn, bèn lấy danh nghĩa Cần vương, dẫn quân về Sính Đô đánh dẹp, đánh bại Bạch công, Bạch công trốn sang Sơn Trung và tự tử. Thẩm Chư Lương tìm bắt gia thần của ông là Thạch Khất, hỏi thi thể của Bạch công ở đâu, Thạch Khất cự tuyệt không nói ra, bị Thẩm Chư Lương phanh thây. Thẩm Chư Lương đón Sở Huệ vương phục ngôi.
Bạch công Thắng chỉ ở ngôi chưa đầy một năm, không được xem là một vị vua chính thức của nước Sở. | 1 | null |
Hoàng Quyên (sinh ngày 19 tháng 10, 1992) là ca sĩ kiêm sáng tác nhạc và là á quân cuộc thi vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Tại cuộc thi này, là người về nhì, Quyên giành được "nhiều sự đánh giá cao từ những người làm nghệ thuật cũng như các thính giả nghe nhạc" bởi chất giọng alto-mezzo, tức giọng nữ trung trầm độc, lạ, đẹp, được xét vào hàng quý hiếm, cùng kĩ thuật thanh nhạc gần như hoàn hảo.
Nghệ danh Hoàng Quyên do nhạc sĩ Lê Minh Sơn góp ý chọn cho Quyên: "Cái tên gọn gàng hơn và quyết đoán hơn với mong muốn điều đó sẽ đi theo Quyên trong cuộc sống cũng như công việc".
Tiểu sử.
Quyên là người dân tộc Tày sinh ra tại Xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Năm 2006, Quyên lần đầu tham dự cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng" toàn quốc dành cho lứa tuổi học sinh và đạt giải Nhất với bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Khi các nhạc sĩ Quang Vinh (Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), Đức Trịnh (Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội), An Thuyên (Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tại thời điểm đó) phát hiện giọng hát của Quyên, Quyên được đặc cách chuyển thẳng về học tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, Hà Nội. Tại đây, Quyên học cùng lớp với ca sĩ Văn Mai Hương, á quân và ca sĩ Minh Chuyên, quán quân Sao Mai điểm hẹn 2011 dưới sự hướng dẫn của Nghệ sĩ ưu tú Hà Thủy. Trong thời gian đi học, Quyên đi hát ở các tụ điểm ca nhạc trong thành phố để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống và phục vụ học tập. Trước khi đến với , Quyên đã có cơ hội mà nhạc sĩ Lê Minh Sơn có thể mời Quyên tham gia liveshow Con đường âm nhạc của mình và sáng tác riêng 2 ca khúc để Quyên thể hiện trong album mới nhất của Sơn, đó là các bài hát "Ổi ương đầu cành", "Rét đầu mùa". Quyên đã thu âm những ca khúc khác của Sơn như "Người ở đừng về", "Cặp ba lá", "Gió mùa về"...
Quyên đã cùng ca sĩ Trọng Tấn hoàn thành album nhạc Romance cổ điển "Phác thảo mùa thu" của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, là nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam giành giải Nhạc phim xuất sắc nhất tại liên hoan film quốc tế. Album Phác thảo mùa thu gồm những ca khúc lãng mạn từng 1 thời "đóng đinh" tên tuổi của ca sĩ Ái Vân. Các bài hát trong album "Phác thảo mùa thu" của Quyên là: "Lá Thu", "Du Thuyền Trên Hồ Tây", "Tình Ca Ban Đêm", "Tiếng Mùa Xuân", "Hoài Niệm Mùa Thu", "Cơn Giông", "Phác Thảo Mùa Thu", "Bên Vườn Khuya", "Lời Thu Sang", "Mưa", và "Hát Giữa Chiều Mưa".
Quyên là ca sĩ chính tham gia thực hiện album "Phía không người" của nhạc sĩ Trần Viết Tân cùng dàn ca sĩ Thanh Lam, Tùng Dương, Trần Thu Hà, và Ngọc Khuê. Các bài hát trong album "Phía không người" của Quyên là: "Phía Không Người", "Xương Rồng","Nỗi Nhớ".
Năm 2014, Phát hành CD "Cửa Thơm Mùi Nắng"
Năm 2015, Phát hành CD "Về" và Quyên tự làm liveshow "Rét đầu mùa" thuộc dự án Quyên 23.
Năm 2018, Phát hành CD "Sóng Hấp Dẫn"
Năm 2019, Live Concert "Sóng Hấp Dẫn" tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Sự nghiệp.
Vietnam Idol 2012.
Khi rơi vào Top nguy hiểm và có nguy cơ bị loại, bộ 3 giám khảo đã dùng quyền cứu duy nhất của mình dành cho Quyên. Quyên sau đó "cười nhiều hơn, chủ động trên sân khấu và biết giao lưu cùng khán giả hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân". Trước "câu chuyện cổ tích" mang tên Ya Suy, Quyên chấp nhận vị trí á quân.
Các ca khúc Quyên trình bày là "Và em có anh", "Mong anh về", "Ngày hôm nay", "Chuông gió", "Mùa cây trổ lá", "Đừng buồn phiền", "Chiếc lá vô tình", "Những lời buồn", "Hẹn gặp lại anh", "Bàn tay trắng", "Giấc mơ của tôi", "Move", "I will be there", "Try it on my own", "Bay" (song ca cùng thí sinh Bảo Trâm), "Thềm nhà có hoa" (song ca cùng thí sinh Hương Giang)...
Tranh cãi sau "Vietnam Idol" 2012.
Sau khi kết thúc "Vietnam Idol" 2012, ý kiến giữa những nhà chuyên môn, nhạc sĩ, ca sĩ:
Trong khi đó khán, thính giả chia làm 2 phần tranh cãi "gay gắt" về tài năng và ngôi vị của Quán quân và Á quân "Vietnam Idol" 2012 .
Thất bại.
Tham gia Sao Mai (Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc) 2011, Quyên đã bị loại khỏi đêm chung kết phía Bắc. Ca sĩ Ngọc Khuê đã nhận xét "Chắc em ấy cũng chưa hiểu thế nào là bản năng. Nếu không với những gì em ấy có cộng với sự tư vấn của cô Hà Thủy và nhạc sĩ Lê Minh Sơn thì em ấy hoàn toàn vững bước tiến vào đêm cuối cùng của Sao mai chứ không như thế này".
Đời tư.
Quyên đã kết hôn ngày 22 tháng 7 năm 2018 với kiến trúc sư người Hà Nội tên là Tuấn Việt, sinh năm 1992. Cả 2 đã quen nhau 1 năm trước đó qua điện thoại. Năm 2019, Quyên sinh con gái đầu lòng. Năm 2020, Quyên và chồng đã chính thức ly hôn. | 1 | null |
Điền Khất (chữ Hán: 田乞, ?-485 TCN, tức Điền Hi tử (田釐子), là vị tông chủ thứ 7 của họ Điền, thế gia của nước Tề thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là tổ tiên của các vị vua Điền Tề sau này.
Sự nghiệp.
Điền Khất là con trai thứ của Điền Vô Vũ, tông chủ thứ năm của họ Điền, em Điền Khai, tông chủ thứ sáu của họ Điền. Năm 516 TCN, Điền Khai chết, Điền Khất lên thế tập. Ông ra sức thu phục lòng dân về mình, đại thần Án Anh thấy vậy xin Tề Cảnh công nói với Tề Cảnh công và khuyên Cảnh công đề phòng nhưng vua Tề không nghe. Án Anh đã có lúc phải than: "Chính quyền của nước Tề ngày sau sẽ về tay Điền thị". Người trong họ với Điền Khất là Tư Mã Nhương Tư có công được phong đại tư mã, cũng bị Điền Khất gièm pha với Tề Cảnh công và bị cách chức.
Năm 493 TCN, họ Phạm và họ Trung Hàng nước Tấn tranh chấp quyền lực với 4 họ thượng khanh khác, sai người sang Tề xin lương thực. Điền Khất bèn xin Tề Cảnh công giúp thóc cho họ Phạm và họ Trung Hàng.
Năm 490 TCN, Tề Cảnh công qua đời, Cảnh công yêu quý con nhỏ là Khương Đồ, lập làm thế tử, bèn lệnh cho đại phu họ Cao và họ Quốc giúp Khương Đồ làm vua và đuổi những người con lớn sang đất Lai. Sau khi Tề Cảnh công qua đời, Khương Đồ lên nối ngôi, tức là Tề An Nhũ Tử. Tháng 10 năm 489 TCN, Điền Khất lập mưu chia rẽ khiến cho các đại phu ghét họ Cao và họ Quốc (vốn ủng hộ An Nhũ tử). Các đại phu bèn liên kết với họ Bão và Điền Khất tấn công họ Cao, họ Quốc. Họ Cao và họ Quốc phải chạy sang nước Lỗ.
Điền Khất sai người sang nước Lỗ đón công tử Dương Sinh về nước giấu trong nhà và triệu Bão Mục tới, ép phải đồng mưu lập vua mới. Bão Mục đồng ý, cùng Điền Khất phế truất An Nhũ Tử và lập công tử Dương Sinh lên nối ngôi, tức là Tề Điệu công. An Nhũ Tử bị mang đến ấp Thai giết chết. Điền Khất được Tề Điệu công phong làm tướng quốc, thế lực của họ Điền dần lớn mạnh.
Năm 485 TCN, Điền Khất/Điền Hi tử mất, con ông là Điền Hằng kế vị, tức Điền Thành tử. | 1 | null |
Trận sông Meuse là một trận đánh Mặt trận phía tây trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 26 cho đến ngày 28 tháng 8 năm 1914 , ở khu vực giữa sông Meuse và Rethel, nước Pháp. Trong trận chiến này, Tập đoàn quân số 4 của Pháp dưới quyền chỉ huy của viên tướng Fernand de Langle de Cary đã tạm thời ngăn chặn bước tiến của Tập đoàn quân số 5 của Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của Albrecht, Công tước xứ Württemberg sau cuộc thảm bại của quân đội Pháp trong trận Ardennes, gây cho quân đội Đức những thiệt hại nặng nề. Mặc dù vậy, nỗ lực phòng ngự chiến tuyến sông Meuse của Tập đoàn quân số 4 của Pháp đã trở nên bất thành: các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân số 3 của Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Max von Hausen tiếp viện cho quân của Công tước Albrecht, buộc tướng de Langle phải ra lệnh cho quân của mình tiến hành triệt thoái về chiến tuyến sông Aisne. Việc chiếm giữ chiến tuyến Meuse tạo điều kiện cho quân đội Đức tiến vào rừng Argonne.
Trong các ngày 21 – 23 tháng 8 năm 1914, các Tập đoàn quân số 4 và số 5 của Đức đã đánh cho người Pháp đại bại trong các khu rừng ở Ardennes. Trong khi Tập đoàn quân số 3 của Pháp phải rút chạy về Verdun trước sự truy đuổi của Tập đoàn quân số 5 của Đức, Tập đoàn quân số 4 của Pháp đã tiến hành rút lui gần Sedan và Stenay. Tập đoàn quân số 4 của Pháp đã được lệnh thiết lập vị trí ở tả ngạn sông Meuse và bắt liên lạc với Tập đoàn quân số 5 vốn vừa bị quân Đức đánh bại trong trận Charleroi. Tuy nhiên, do Tập đoàn quân số 5 đang chạy dài tại Charleroi, một khe hở 48.28 km đã xuất hiện các Tập đoàn quân số 4 và 5 của Pháp, khiến các Tập đoàn quân số 2 và số 3 của Đức tận dụng thời cơ. Vào ngày 25 tháng 8, Tập đoàn quân số 5 của Pháp án ngữ tại chiến tuyến sông Meuse giữa Stenay và Mézières, trong khi Tập đoàn quân số 3 của Đức truy kích họ. Còn Tập đoàn quân số 4 của Đức thì tiến công từ hữu ngạn sông Meuse ở Sedan và vượt được sông ở một số địa điểm. Quân Pháp tiến hành kháng cự mạnh mẽ, do đó Tập đoàn quân số 4 phải gọi viện binh từ Tập đoàn quân số 3. Mặc dù vậy, Tập đoàn quân số 3 đã được lệnh tiến về hướng tây bắc và không thèm đếm xỉa tới trận đánh đang diễn ra ở ranh giới bên trái của họ. Nhờ đó, trước mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Joseph Joffre nhằm đánh một trận quyết định ở sông Meuse vào ngày 26 tháng 8, người Pháp đã tập trung được binh lực của mình chống lại Tập đoàn quân số 4. Quân Pháp mong muốn đánh bật quân Đức qua sông Meuse bằng hàng loạt cuộc phản công trước khi lực lượng pháo binh Đức có thể nhập trận.
Sông Meuse góp phần gây khó khăn của quân đội của Đức hoàng khi tấn công vào Pháp. Vào ngày 27 tháng 8, Quân đoàn Thuộc địa của Pháp – với những binh lính dai sức đến từ Bắc Phi – đã tiến công nhưng bị đẩy lùi. Quân đoàn Thuộc địa bị buộc phải rút chạy, và điều này chỉ bị ngăn ngừa khi Quân đoàn II yểm trợ cho họ. Nhưng ở bên phải, Quân đoàn II của Pháp đánh bật người Đức về phía sông tại Cesse và Luzy. Ngay từ ngày 26 tháng 8, Quân đoàn VIII và Quân đoàn Trừ bị VIII của Đức đã đến Donchery, gần địa danh lịch sử Sedan. Khi 4 sư đoàn của Đức vượt qua cầu phao, pháo binh Pháp nã pháo từ những vị trí được che chắn kỹ đến mức mà máy bay Đức không phát hiện ra được, vào các lữ đoàn dẫn đầu. Một số đơn vị của Đức đã bị tiêu diệt vào cuối ngày hôm đó. Trong cuộc giao tranh ở bên trái ở bên trái, quân Pháp cũng gặt hái thành công: được sự tiếp viện từ hai sư đoàn trừ bị, Quân đoàn XI của Pháp đã đánh bại quân Đức tại La Marfee vào ngày 27 tháng 8, gây cho các lực lượng của Đức những thiệt hại không nhỏ. Tập đoàn quân số 4 của Pháp đã cảm thấy mình là những người chiến thắng và de Langle thỉnh cầu Bộ Tổng chỉ huy Pháp tiếp tục trận đánh và tiến công. Mặc dù Bộ Tổng chỉ huy cho phép ông ta được giữ trận địa vào ngày 28 tháng 8, tất cả các lực lượng Pháp sẽ đều phải rút lui vào ngày 29 tháng 8. Ngoài ra, Tập đoàn quân số 3 của Đức cũng nhận biết tình hình và đưa quân vào chiến trường Meuse, làm xoay chuyển thế trận. Tại Donchery, trong khi Hausen tiến đánh từ tả ngạn sông Meuse và tạt sườn de Langle, đe dọa đến đường rút của ông. Albrecht cũng xua quân tấn công trực diện. Trước ưu thế về quân số của Đức, quân Pháp không chống nổi. Do đó, mặc dù lực lượng pháo binh Pháp đã thể hiện sức mạnh khủng khiếp của mình trong trận đánh vừa qua, Langle cảm thấy nên tuân theo lệnh của cấp trên và triệt thoái thật nhanh về Rethel, để thoát khỏi chỗ lồi nguy hiểm của quân mình, bỏ lại một phần lãnh thổ lớn trong số đó có rừng Argonne – nơi chứa đựng những cơ hội lớn để cầm chân quân Đức. Điều này đã khiến cho de Langle bị chỉ trích dữ dội tại Pháp. | 1 | null |
Mmussurana hay musurana (tiếng Bồ Đào Nha muçurana) là một chi (Clelia) thuộc họ rắn Colubridae được tìm thấy ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, từ Guatemala đến Brazil. Chúng chuyên ăn thịt các loài rắn khác. Chi này hiện có 6 loài được công nhận. Mussurana có chiều dài 1,5 đến 1,6 m, nhưng nó có thể có chiều dài lên đến 2,4 m. Khi còn trẻ, màu lưng của nó là màu hồng nhạt, và trở nên màu xanh biển chì khi nó trưởng thành. Bụng màu vàng hơi trắng. Nó có 10 đến 15 răng mạnh mẽ ở phía sau của miệng nó sử dụng để giữ đầu con rắn bị tấn công và đẩy nó vào thực quản của mình. Sau đó, nó cuộn cơ thể của nó xung quanh nạn nhân, giết chết nó bằng cách co thắt. Nó được miễn nhiễm với nọc độc của các con rắn độc bị nó ăn.
Các loài.
Các loài hiện được công nhận: | 1 | null |
Chrysopelea paradisi hay rắn cây thiên đường, rắn bay thiên đường là một loài rắn được tìm thấy ở châu Á. Loài rắn này sinh sống ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay. Chúng có thể bay từ cây này sang cây kia với khoảng cách đến 24 m. Cơ thể chúng có thể làm dẹt tối đa để có thể uốn lượn khi đang bay như đang bò trên mặt đất. | 1 | null |
Lớp tàu khu trục Hatakaze (tiếng Nhật: はたかぜ型護衛艦, "Hatakaze gata goeikan") là một lớp tàu khu trục tên lửa của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Lớp này gồm 2 chiếc, được chế tạo vào giữa thập kỷ 1980 và hiện vẫn đang phục vụ.
Về kết cấu, nó cơ bản dựa trên thiết kế của lớp tàu khu trục Tachikaze. Đây là lớp tàu khu trục tên lửa đầu tiên của Nhật Bản được trang bị động cơ turbine khí phương thức COGAC cho phép tàu có thể hoạt động cả viễn dương lẫn cao tốc. Kết cấu của lớp Hatakaze do Nhật Bản tự thiết kế. Các lớp tàu khu trục tên lửa sau như Kongo và Hyuga đều dựa trên thiết kế của Mỹ. | 1 | null |
Sau đây là danh sách các chương trình Paris by Night từ năm 1983.
Thập niên 1980.
Chính thức ra đời vào năm 1983, tuy nhiên, mãi đến năm 1986,
Paris By Night mới bắt đầu thực hiện chương trình đều đặn theo từng năm. Giai đoạn này, do Trung tâm Thúy Nga đang đóng tại Paris nên các chương trình Paris By Night đều được thu hình tại Pháp. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách và thông tin về các chương trình Paris By Night được sản xuất và phát hành lần đầu trong thập niên 2000. Kể từ Paris by Night 67, chương trình được phát hành dưới dạng DVD.
2009.
Paris By Night 98.
Chương trình có tên Fly with us to Las Vegas, trực tiếp thu hình tại Theatre for the Performing Arts ở Planet Hollywood Resort and Casino vào ngày 26 tháng 9 năm 2009 và 27 tháng 9 năm 2009 và phát hành DVD từ ngày 10 tháng 12 năm 2009. Đại nhạc hội do Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình. Đây được xem như "Paris By Night in Las Vegas 3" vì Paris by Night đã diễn ra tại Caesars Palace ở Las Vegas vào năm 1994 và 1996. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Thành An và Kì Phương Uyên và cũng là sự trở lại của Như Quỳnh sau hai năm cộng tác với trung tâm Asia.
Được đầu tư gần 1,9 triệu USD nhưng doanh thu phòng vé của PBN 98 chỉ là 700000 USD và sau khi bán DVD thì vẫn lỗ 500 ngàn USD (theo báo Người Lao động ngày 7/6/2010).
Theo báo Người Lao động ngày 7/6/2010, một số lý do gây nên thất bại về doanh thu của Paris By Night 98 cũng như loạt chương trình Paris By Night gần đây là nạn băng đĩa lậu, khủng hoảng kinh tế, nghèo ý tưởng, thiếu giọng ca mới, thế hệ "ca sĩ vàng" tàn lụi...
Tuy được đánh giá là công phu, và đặc sắc,sự thất bại về doanh thu của Paris By Night 98 là đã được dự báo trước.
Nội dung chương trình
Paris By Night 97.
Chương trình có tên Khiêu vũ của các ngôi sao 2, trực tiếp thu hình tại Knott's Berry Farm vào 22 tháng 4 năm 2009 và phát hành dưới dạng DVD ngày 22 tháng 9 năm 2009. Chương trình kéo dài khoảng 5 giờ do Nguyễn Văn Thinh và Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình. Đây là chương trình thi khiêu vũ thứ hai của Paris by Night. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Diễm Sương
Nội dung chương trình
BONUSː
Paris By Night 96.
Chương trình có chủ đề là Nhạc yêu cầu 2: Song ca, trực tiếp thu hình vào ngày 18 và 19 tháng 4 năm 2009 tại Nhà hát Charles M. Schulz trong khu giải trí Knott’s Berry Farm, Buena Park, Nam California và phát hành DVD từ ngày 25 tháng 6 năm 2009. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Thanh Bùi, Khánh Hoàng, Ngọc Anh, Quang Tuấn, Thúy Nga, Lý Duy Vũ, Tóc Tiên.
Các Tiết Mục
BONUS:
Paris By Night 95.
Chương trình mang chủ đề 25th Anniversary - Cảm ơn cuộc đời, kỷ niêm 25 thành lập chương trình PBN, ghi hình tại Trung tâm Hội nghị và Giải trí Long Beach (người Việt tại Mỹ thường gọi là "Đại hí viện Long Beach") vào ngày 21 tháng 9 năm 2008. Đây cũng là phần hai của chương trình đặc biệt mà trung tâm Thúy Nga thực hiện để kỷ niệm 25 năm thành lập.
Nội dung chương trình
BONUS:
2008.
Paris By Night 94.
Chương trình mang chủ đề 25th Anniversary, kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình PBN, ghi hình ngày 20 tháng 9 nắm 2008 tại Trung tâm Hội nghị và Giải trí Long Beach (người Việt tại Mỹ thường gọi là "Đại hí viện Long Beach"). Đây cũng là phần đầu của chương trình đặc biệt mà trung tâm Thúy Nga thực hiện để kỷ niệm lần 25 năm thành lập. DVD được phát hành ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Nội dung chương trình
BONUSː
Paris By Night 93.
Chương trình mang chủ đề Celebrity Dancing - Khiêu vũ của các ngôi sao. Khác với những chương trình Paris By Night thường lệ, Paris By Night 93 là cuộc thi của những ngôi sao của Trung tâm Thúy Nga trên lĩnh vực khiêu vũ với những điệu không phải sở trường. Chương trình được thu hình ngày 14 tháng 5 năm 2008 tại hí viện Charles M. Schulz Theatre trong Khu giải trí Knott's Berry Farm và phát hành DVD vào ngày 29 tháng 8 năm 2008.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 92.
Vào đầu tháng 5 năm 2008, Trung tâm Thúy Nga trực tiếp thu hình PBN 92 tại Knott’s Berry Farm, California. Đây cũng là chương trình PBN đầu tiên thực hiện theo chủ đề nhạc yêu cầu và cũng là chương trình song ca. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Hồng Nga, Nguyễn Thắng, Cẩm Ly, Phạm Quỳnh Anh, Việt Hương.
Nội dung chương trình
̈Paris By Night 91.
Chương trình mang chủ đề Huế, Sài Gòn, Hà Nội, được quay tại hội trường Terrace Theater của Long Beach Convention and Entertainment Center, Long Beach, California vào ngày 12 và 13 tháng 1 năm 2008, và được phát hành thành DVD từ ngày 27 tháng 3 năm 2008.
Chương trình mang tên một ca khúc của Trịnh Công Sơn, với ý nghĩa ba thành phố lớn đại diện cho 3 khu vực tương ứng của đất nước, mang truyền thống riêng của mình cũng như các đặc điểm khác biệt nhau nhưng nhìn chung, các nền văn hóa của Huế, Sài Gòn và Hà Nội bổ sung cho nhau để hình thành một nước Việt Nam hoàn thiện.
Khách mời đặc biệt bao gồm Huỳnh Hưng (người đầu bếp chiến thắng của giải truyền hình "Top Chef (season 3)" của Mỹ), Khải (một người Pennsylvania gốc Hà Lan, nhưng nói được tiếng Việt), Phó đề đốc Hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại, và cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Lưu Việt Hùng, Nguyễn Hoàng Nam, Minh Vương, Nguyệt Anh.
ác tiết mục
BONUS
2007.
Paris By Night 90.
Chương trình mang chủ đề Chân dung người phụ nữ Việt Nam, thu hình trực tiếp tại Hội trường Terrace Theater của Long Beach Convention and Entertainment Center, Long Beach, California vào ngày 15 và 16 tháng 9 năm 2007. DVD được phát hành từ ngày 13 tháng 12 năm 2007. Người điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Chương trình được phát triển từ những ý tưởng của Tô Văn Lai và Nguyễn Ngọc Ngạn để tôn vinh sự hy sinh và sự chung thủy của người phụ nữ Việt Nam qua những trải nghiệm như người mẹ và vợ của một gia đình cũng như những công dân bình thường với những hy sinh mất mát trong thời gian chiến tranh và cố gắng trong hoà bình. Xen kẽ chương trình là giới thiệu những người phụ nữ như Tim Aline Rebeaud (Chương trình "Nhà may mắn"), sơ Trần Thị Hiệp ở Quảng Trị, hay sư cô Huệ Đức, chùa Diệu Pháp ở Huế... đang làm việc từ thiện tình nguyện tại Việt Nam để giúp trẻ em khuyết tật và mồ côi cũng như giới thiệu những gương thành đạt của phụ nữ Việt Nam tại Mỹ như Mina Nguyễn, nguyên phó phụ tá Bộ trưởng tài chánh Hoa Kỳ, nữ kỹ sư Lê Duy Loan, với 22 bằng sáng chế cho công ty Texas Instruments. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Mai Thiên Vân.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 89.
Chương trình mang chủ đề Tại Hàn Quốc (In Korea), được quay trực tiếp tại sân Olympic Fencing Stadium tại Công viên Olympic (Seoul, Hàn Quốc) vào ngày chủ nhật 1 tháng 7 năm 2007 và được phát hành DVD từ ngày 30 tháng 8. Đây là lần đầu tiên Trung tâm Thúy Nga quay phim tại một quốc gia châu Á và do một đạo diễn Hàn Quốc, Seounghyun Oh chỉ đạo.
Địa điểm tổ chức, Olympic Fencing Gymnasium (hoặc Sân vận động Olympic Fencing), là một hội trường lớn nhất mà Thúy Nga tổ chức cho đến nay với khoảng 6.350 khán giả. Show được diễn 2 lần và cũng là một trong những chương trình Thúy Nga lớn nhất của năm 2007.
Chương trình cũng có sự tham gia của những người mẫu Việt Nam và Hàn Quốc. Vào cuối chương trình, người điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã giới thiệu một phim tài liệu về đời sống tị nạn của người Việt tại Hàn Quốc sau Chiến tranh Việt Nam.
Danh sách tiết mục
BONUS
Paris By Night 88.
Chương trình mang chủ đề Lam Phương - Đường về Quê hương, thu hình trực tiếp tại Trung tâm Hobby Center for the Performing Arts của Sarofilm Hall ở Houston, Texas vào ngày 5 tháng 5 năm 2007 và phát hành DVD từ ngày 5 tháng 7 năm 2007. Đây là một chương trình đặc biệt gồm toàn những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương và là sự tiếp nối của "Paris By Night 22: 40 năm âm nhạc Lam Phương" và "Paris By Night 28: Lam Phương 2 - Dòng nhạc nối tiếp", được phát hành một vài năm trước đó. Đây cũng là chương trình đầu tiên có giám đốc thực hiện là Alan Carter, thay cho Michael Watt là Giám đốc thực hiện và Đạo diễn nhiều năm nay. Carter đã thực hiện nhiều chương trình thành công, trong đó có cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss America) năm 2007, Chung kết giải CMT Music Awards 2007, và Hoa hậu Hoàn vũ năm 2005. Chương trình có sự xuất hiện của hai người bạn của nhạc sĩ Lam Phương là Bạch Yến và Họa Mi.
Danh sách tiết mục
Paris By Night 87.
Chương trình mang chủ đề PBN Talent Show - Finals, trực tiếp thu hình tại Knott's Berry Farm ở Buena Park, California vào ngày 10 tháng 2 năm 2007. Đây là chương trình chung kết tìm kiếm tài năng của Paris By Night. Sau bán kết, có 7 thí sinh còn lại trong chung kết.
Danh sách tiết mục
BONUSː
Paris By Night 86.
Chương trình mang chủ đề PBN Talent Show - Semi-Finals, trực tiếp thu hình tại Knott's Berry Farm ở Buena Park, California vào 8 tháng 2 năm 2007. Đây là chương trình bán kết tìm kiếm tài năng của Paris By Night. Có 13 thí sinh trong vòng bán kết.
Danh sách tiết mục
Paris By Night 85.
Chương trình mang chủ đề Xuân trong kỷ niệm,trực tiếp thu hình tại Studio 40 ở Canadian Broadcasting Centre vào 21 tháng 10 năm 2006 và phát hành dưới dạng 2-đĩa DVD vào ngày 25 tháng 1 năm 2007, vào dịp Tết. Đây là chương trình Tết thứ ba liên tiếp của Thúy Nga trong vòng ba năm, sau Paris By Night 80: Tết khắp mọi nhà (2006) và Paris by Night 76: Xuân tha hương (2005). Ba chương trình này thường được xem là "Bộ ba Tết Thúy Nga" trước khi Paris By Night 101 - chương trình chủ đề xuân thứ tư - ra đời.
Danh sách tiết mục
2006.
Paris By Night 84.
Chương trình mang chủ đề In Atlanta - Passport to Music & Fashion (Âm nhạc và Thời trang), quay tại Atlanta Civic Center vào ngày 2 tháng 7 năm 2006 và phát hành dưới dạng 2-Đĩa DVD vào ngày 7 tháng 12 năm 2006. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Thanh Trúc, Huỳnh Gia Tuấn, Roni Trọng.
Danh sách tiết mục
BONUS
Paris By Night 83.
Chương trình mang chủ đề Những khúc hát ân tình, trực tiếp thu hình tại Charles M. Schulz Theatre ở Knott's Berry Farm, Buena Park, California vào ngày 27 tháng 5 năm 2006. Đây là chương trình đầu tiên phát hành dưới dạng 3-Đĩa DVD vào 21 tháng 9 năm 2006. Hai đĩa đầu tiên là Phần 1 và Phần II của chương trình ca nhạc. Đĩa 3 là phần đặc biệt, chủ yếu là phim tài liệu về những nhạc sĩ của chương trình và hai video âm nhạc tặng thêm. Chương trình vinh danh ba nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng Xuân Tiên, Thanh Sơn và Nguyễn Ánh 9. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Hà Phương.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 82.
Chương trình mang chủ đề Tiếu Vương Hội, trực tiếp thu hình tại Studio 40 của Canadian Broadcasting Centre ở Toronto, Ontario - Canada vào 25 tháng 3 năm 2006. Đây là chương trình chuyên về hài kịch thứ hai của Trung tâm Thúy Nga, sau cuốn Paris By Night 61 với 4 vở hài kịch. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Kiều Oanh, Lê Tín và sự trở lại của cặp đôi Quang Minh - Hồng Đào.
Danh sách tiết mục
BONUS
Paris By Night 81.
Chương trình mang chủ đề Âm nhạc không biên giới 2, thực hiện và phát hành trong năm 2006. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Angela Trâm Anh, Hollie Thanh Ngọc. Đặc biệt, chương trình có dành một phần thời lượng cho sự xuất hiện của các nghệ sĩ đến từ Hàn Quốc: Jeon Huye Bin, Kim Jong Kook và Tae Kyung Im.
Danh sách tiết mục
Paris By Night 80.
Chương trình mang chủ đề Tết khắp mọi nhà, trực tiếp thu hình vào ngày 29 tháng 10 năm 2005 tại Nhà hát "Trung tâm Phát sóng Canada" ("Canadian Broadcasting Centre") tại Toronto, Canada và phát hành DVD từ ngày 16 tháng 1 năm 2006. Tham gia dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là phần thứ 2 trong bộ ba chương trình về tết của PBN sau PBN 76: Xuân tha hương (2004) và PBN 85: Xuân trong kỷ niệm (2006). Lần đầu tiên có mặt ca sĩ Xuân Mai xuất hiện tại Paris By Night.
Các tiết mục
BONUS
2005.
Paris By Night 79.
Chương trình mang chủ đề Dreams, trực tiếp thu hình tại Center for the Performing Arts ở San Jose, California vào ngày 20 tháng 8 năm 2005. Đây là chương trình song ca. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Danh sách
Paris By Night 78.
Chương trình mang chủ đề Đường xưa, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 ở Toronto, Canada vào ngày 11 tháng 6 năm 2005. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình nhằm vinh danh ba nhạc sĩ: Quốc Dũng, Châu Kỳ và Tùng Giang. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Trúc Mai và Ngọc Liên.
Danh sách
BONUS
Paris By Night 77.
Chương trình mang chủ đề 30 năm viễn xứ, trực tiếp thu hình tại Terrace Theater ở Long Beach Convention and Entertainment Center vào ngày 5 tháng 3 năm 2005. Chương trình phát hành dưới dạng DVD vào 28 tháng 4 năm 2005 khoảng hai ngày trước dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Thu Phương.
Danh sách
Paris By Night 76.
Chương trình mang chủ đề Xuân tha hương, tổ chức, in đĩa và phát hành trong năm 2005. Tham gia dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là chương trình PBN chủ đề Xuân thứ 2 sau Thúy Nga Video 32 "Mùa Xuân Nào Ta Về" (1992), sau này lại được tiếp tục bằng các cuốn Paris By Night 80 "Tết Khắp Mọi Nhà" và Paris By Night 85 "Xuân Trong Kỷ Niệm". Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Trần Thu Hà. Bên cạnh những tiết mục ca, vũ, kịch còn có những dẫn giải của MC Nguyễn Ngọc Ngạn về phong tục truyền thống của người Việt trong mùa Xuân và dịp Tết. DVD Paris By Night 76 có doanh thu cao kỉ lục.
Nội dung chương trình
BONUS
2004.
Paris By Night 75.
Chương trình mang chủ đề Về miền Viễn Đông - Journey to the Far East, trực tiếp thu hình tại Đại hí viện Center for the Performing Arts, 255 Almaden Boulevard, San Jose, California 95110 vào Thứ Bảy, ngày 28 tháng 8 năm 2004, in đĩa và phát hành vào ngày 10/12/2004. Chương trình với sự tham gia dẫn chương trình của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Adam Hồ.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 74.
Chương trình mang chủ đề Hoa bướm ngày xưa, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 ở Toronto, Canada vào ngày 29 tháng 5 năm 2004. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình nhằm vinh danh ba nhạc sĩ: Huỳnh Anh, Nguyễn Hiền và Song Ngọc. Bản DVD được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2004.
Nội dung chương trình
Paris By Night 73.
Chương trình mang chủ đề Song ca đặc biệt - The Best of Duets, trực tiếp thu hình tại Long Beach Convention Center vào ngày 27 tháng 3 năm 2004 vào lúc 1:30 chiều và 7:30 tối. Đây là chương trình song ca đầu tiên được thu hình tại Long Beach. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Hồ Lệ Thu, Dương Triệu Vũ, Minh Phượng, Văn Chung và Trung Chỉnh. Ngoài "Paris By Night 19: Tác phẩm Và Con người Phạm Duy" và "Paris By Night 30: Phạm Duy 2 - Người tình" cũng là chương trình thứ ba vinh danh nhạc sĩ Phạm Duy, trong đó các ca sĩ đã trình bày 5 ca khúc của ông. Bản DVD được phát hành vào 24 tháng 6 năm 2004.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 72.
Chương trình mang chủ đề Tiếng hát từ nhịp tim, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 ở Toronto, Canada vào ngày 20 tháng 12 năm 2003. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Rebecca Quỳnh Giao, Hương Thủy, Vân Quỳnh, Mai Lan, Uyên Chi, Bằng Kiều. Bản DVD đã được phát hành vào tháng 3 năm 2004. Đây là chương trình đầu tiên phát hành dưới định dạng khung hình 16:9 (thay vì 4:3 như các chương trình trước đây).
Nội dung chương trình
BONUS
2003.
Paris By Night 71.
Chương trình mang chủ đề 20th Anniversary, kỷ niệm 20 năm thành lập chương trình PBN, trực tiếp thu hình tại Center for the Performing Arts, San Jose, California. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình được phát hành vào tháng 12 năm 2003 dưới dạng DVD gồm 2 đĩa.
Nội dung chương trình
BONUS
Paris By Night 70.
Chương trình mang chủ đề Thu ca, trực tiếp thu hình tại Studio Carrere vào Thứ Bảy, 12 tháng 4 năm 2003 vào lúc 7:30 tối. Chương trình nhằm vinh danh ba nhạc sĩ: Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh và Trường Sa cùng các tác phẩm của họ. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Hoàng Oanh. Bản DVD & VHS được phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2003. Đây là chương trình cuối cùng của Trung tâm Thúy Nga phát hành băng VHS.
Nội dung chương trình
Paris By Night 69.
Chương trình mang chủ đề Nợ tình, tổ chức tại Studio Carrère vào ngày Thứ Bảy, 5 tháng 4 năm 2003 vào 7:30 tối. Đây là chương trình song ca thứ 4 của Trung tâm Thúy Nga. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản DVD & VHS được phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2003.
Nội dung
Paris By Night 68.
Chương trình mang chủ đề Nửa vầng trăng, trực tiếp thu hình tại Charles M. Schultz Theatre - Knott's Berry Farm, Thứ Bảy ngày 25 tháng 1 năm 2003 vào 1:30 trưa và 7:30 tối. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS và DVD được phát hành vào năm 2003.
Nội dung chương trình
2002.
Paris By Night 67.
Chương trình mang chủ đề In San Jose, trực tiếp thu hình tại Center for the Performing Arts, San Jose, California. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là lần đầu tiên một chương trình Paris By Night được bầu cử giải American Choreography Awards. Đây cũng là lần đầu tiên một chương trình Paris By Night được phát hành dưới hai dạng: DVD và VHS.
Nội dung
Paris By Night 66.
Chương trình mang chủ đề Người tình và Quê hương, trực tiếp thu hình tại Paris, Pháp. Đại nhạc hội do Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình. Chương trình nhằm giới thiệu và vinh danh ba nhạc sĩ Trần Trịnh, Nhật Ngân và Ngô Thụy Miên cũng như các tác phẩm tiêu biểu của họ. Lần đầu tiên có sự xuất hiện của Quang Lê.
Nội dung chương trình
Paris By Night 65.
Chương trình mang chủ đề Yêu, thu hình trực tiếp tại Paris năm 2002. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là chương trình thứ ba trong loạt chương trình song ca của Paris By Night được tổ chức tại Paris. Chương trình được phát hành dưới dạng VHS gồm 3 băng vào năm 2002. Chương trình được tái bản lại dưới dạng DVD gồm 2 đĩa vào năm 2004. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Minh Tuyết.
Nội dung chương trình
Paris By Night 64.
Chương trình mang chủ đề Đêm văn nghệ thính phòng, thu hình trực tiếp tại Knotts Berry Farm, California năm 2002. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình nhằm vinh danh ba nhạc sĩ: Tuấn Khanh, Vũ Thành An và Từ Công Phụng. Để giữ tính trang trọng, chương trình không có hài kịch.
Nội dung chương trình
Paris By Night 63.
Chương trình mang chủ đề Dòng thời gian, trực tiếp thu hình tại Knott's Berry Farm, Buena Park, California. Điều khiển chương trình là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2002 Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Ngọc Hạ, Tú Quyên, Tâm Đoan.
Nội dung chương trình
2001.
Paris By Night 62.
Chương trình mang chủ đề Âm nhạc không biên giới, thu hình trực tiếp tại đại hý viện Theatre de L'Empire tại Paris vào ngày 25 tháng 8 năm 2001. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình được phát hành dưới dạng VHS gồm 3 băng vào cuối năm 2001.
Nội dung chương trình
Paris By Night 61.
Chương trình mang chủ đề Sân khấu cuộc đời, tổ chức tại Paris, Pháp. Chương trình được đặc biệt tăng cường hai hài kịch thay vì trước đây chỉ có một. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2001.
Nội dung chương trình
Paris By Night 60.
Chương trình mang chủ đề Thất tình, tại Paris, Pháp. Đây là chương trình song ca thứ hai của Trung tâm Thúy Nga sau chương trình Paris By Night 53 phát hành năm 2000. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2001. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Trần Thái Hòa
Nội dung chương trình
Paris By Night 59.
Chương trình mang chủ đề Cây đa bến cũ, quay tại CBC Toronto Studios - Studio 40, Toronto, Ontario - Canada năm 2001. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn. Đây là một chương trình không có hài kịch. Phiên bản DVD của Paris By Night 59 gồm 1-Đĩa. Phiên bản VHS gồm 3-Băng.
Danh sách chương trình
Paris By Night 58.
Chương trình mang chủ đề Những sắc màu trong kỷ niệm, tổ chức tại Canadian Broadcasting Center #40, Toronto, Canada. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2001. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Phương Diễm Hạnh.
Nội dung chương trình
2000.
Paris By Night 57.
Chương trình mang chủ đề Thời trang và Âm nhạc, thu hình tại Long Beach Convention Center và được phát hành vào cuối năm 2000 dưới dạng VHS gồm 3 tape. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Nội dung chương trình
Paris By Night 56.
Chương trình mang chủ đề Những giòng nhạc hôm nay, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 ở Toronto, Canada vào năm 2000. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Bản VHS gồm 3 tape được phát hành vào năm 2000.
Nội dung chương trình
Paris By Night 55.
Chương trình mang chủ đề Dưới ánh nắng mặt trời, tập hợp các bài hát thu hình ngoại cảnh. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cũng được thu hình ngoại cảnh.
Paris By Night 54.
Chương trình mang chủ đề In Concert. Chương trình là một live concert của 3 ca sĩ Nguyễn Hưng, Don Hồ và Thế Sơn với các khách mời Christophe, Như Quỳnh, Lưu Bích, Thiên Kim và Quốc Hùng. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2000.
Paris By Night 53.
Chương trình mang chủ đề Thiên đường là đây, trực tiếp thu hình tại Paris, Pháp. Đây là chương trình song ca đầu tiên được thực hiện tại Paris. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 2000 và được tái bản lại dưới dạng DVD. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Trường Vũ
Nội dung chương trình
BONUS | 1 | null |
Dưới đây là danh sách và thông tin về các chương trình Paris By Night được sản xuất và phát hành lần đầu trong thập niên 1990. Các chương trình được phát hành dưới dạng phiên bản băng VHS.
Chương trình Paris By Night 40 với chủ đề "Mẹ" đặc biệt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chương trình được phát hành nhân dịp Vu lan năm 1997, có một đoạn phim cho bài hát "Ca dao mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đoạn phim minh họa gồm một đoạn phim tài liệu trong đó có cảnh máy bay pháo kích dân thường đang chạy trốn tại miền Nam Việt Nam. Nhiều người tức giận và cho rằng Thúy Nga đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ Việt Nam. Nhiều người đã viết thư đến các tòa soạn kêu gọi tẩy chay Thúy Nga và đã biểu tình trước trụ sở Thúy Nga. Thúy Nga cho rằng đây chỉ là một trường hợp nhầm lẫn do một người biên tập phim chưa thành thạo. Cả hai ông Tô Văn Lai và Nguyễn Ngọc Ngạn phải viết thư xin lỗi cộng đồng trong các tờ báo lớn.
1999.
Paris By Night 52.
Chương trình có tên Giã từ thế kỷ, trực tiếp thu hình tại Terrace Theater (Long Beach, California) vào ngày 26/9. Đây là chương trình PBN cuối cùng trước khi bước qua năm 2000. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình phát hành dưới dạng VHS năm 1999. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Mạnh Quỳnh
Nội dung chương trình
Paris By Night 51.
Chương trình có tên We Like To Party, tập hợp các MTV quay ngoại cảnh. Phần dẫn nối các tiết mục do Nguyễn Cao Kỳ Duyên đảm trách.
Danh mục chương trình
Paris By Night 50.
Paris By Night 50 là chương trình trực tiếp thu hình do Trung tâm Thúy Nga tổ chức tại John Bassett Theater ở Toronto, Canada. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là một trong những chương trình Paris By Night không có chủ đề, như Paris By Night 1-12, 14-18, 25, 31, và 35. Bản VHS được phát hành vào năm 1999.
Nội dung chương trình
Paris By Night 49.
Chương trình có tên Chúng ta đi mang theo Quê hương, tổ chức tại Canadian Broadcasting Center #40, Toronto, Canada. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn. Bản VHS được phát hành vào năm 1999 và được tái bản lại dưới dạng DVD. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Phi Nhung
Nội dung chương trình
Paris By Night 48.
Paris By Night 48 với chủ đề Hình Ảnh Cuộc Đời được thu hình tại Trường quay Euromedia, Paris, Pháp và phát hành năm 1999. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Nội dung chương trình
Paris By Night 47.
Chương trình có tên Hoàng Thi Thơ 2, tổ chức tại Canadian Broadcasting Center #40, Toronto, Canada. Đây là chương trình thứ hai, tiếp tục chương trình Paris By Night 41 để vinh danh những tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 1999.
Nội dung chương trình
1998.
Paris By Night 46.
Chương trình có tên 15th Anniversary Celebration kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình PBN, được trực tiếp thu hình tại Long Beach Convention Center, Long Beach, California vào ngày 25 tháng 7, 1998. Điều khiển chương trình là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên, được phát hành vào Giáng Sinh 1998.
Nội dung chương trình
Paris By Night 45.
Chương trình mang tên Vào hạ, được trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 (Toronto, Canada). Bản VHS được phát hành vào năm 1998.
Nội dung chương trình
Paris By Night 44.
Chương trình có tên Tiền, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 (Toronto, Canada). Điều khiển chương trình là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình có sự góp mặt lần đầu của Bảo Ngọc và Phương Vy. Bản VHS được phát hành vào năm 1998.
Danh sách bài hát
Paris By Night 43.
Chương trình có tên Đàn bà, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 (Toronto, Canada). Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Trong chương trình, lần đầu tiên được tăng cường phần hài kịch cũng như một video clip tựa đề "Đàn bà" do Nguyễn Ngọc Ngạn thủ diễn. Bản VHS được phát hành vào năm 1998.
Nội dung chương trình
1997.
Paris By Night 42.
Chương trình có tên Dòng nhạc kỷ niệm, trực tiếp thu hình tại John Bassett Theater - Metro Convention Center (Toronto, Canada). Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 1997.
Nội dung chương trình
Paris By Night 41.
Chương trình có tên Hoàng Thi Thơ - Một đời cho âm nhạc, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Center #40, (Toronto, Canada). Đây là chương trình thứ nhất vinh danh nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 1997.
Nội dung chương trình
Paris By Night 40.
Chương trình có chủ để mang tên Mẹ
Paris By Night 39.
Chương trình có tên Ánh đèn màu, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 (Toronto, Canada). Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình phát hành dưới dạng VHS năm 1997.
Nội dung chương trình
1996.
Paris By Night 38.
Chương trình có tên In Toronto, trực tiếp thu hình tại Canadian Broadcasting Centre Studio #40 (Toronto, Canada). Đây là chương trình đầu tiên Trung tâm Thúy Nga thu hình tại Toroto, Canada và hợp tác với đài CBC.
Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình phát hành dưới dạng VHS năm 1996. Đây là chương trình mà nữ ca sĩ Như Quỳnh chính thức xuất hiện trên sân khấu Thúy Nga - Paris by night sau khi hết hợp đồng với Trung tâm Asia.
Nội dung chương trình
Paris By Night 37.
Chương trình có tên In Las Vegas 2, trực tiếp thu hình tại Circus Maximus Showroom ở Caesars Palace năm 1996. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chương trình phát hành dưới dạng VHS năm 1996.
Danh sách các tiết mục
Paris By Night 36.
Chương trình còn có tên In Houston, trực tiếp thu hình tại Houston Music Hall và phát hành dưới dạng VHS năm 1996. Đây là chương trình đầu tiên Trung tâm Thúy Nga thu hình tại Houston, Texas. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và lần đầu tiên trên sân khấu Paris By Night, Hồng Đào - trong vai trò MC.
Danh sách các tiết mục
Paris By Night 35.
Paris By Night 35 là một trong những chương trình của Paris By Night không có tựa đề đặc biệt, giống như Paris By Night 1-12, 14-18, Paris By Night 25, Paris By Night 31 & Paris By Night 50. Chương trình trực tiếp thu hình tại Paris (Pháp) và phát hành dưới dạng VHS năm 1996.
Danh sách các tiết mục
1995.
Paris By Night 34.
Chương trình có tên Made in Paris, thực hiện tại Paris, Pháp. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào cuối năm 1995.
Nội dung
Paris By Night 33.
Chương trình có tên Nhạc tình Đức Huy, nhằm tôn vinh nhạc sĩ Đức Huy. Điều khiển chương trình là MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Chương trình được thu hình tại Paris, Pháp và phát hành năm 1995 dưới dạng VHS.
Nội dung chương trình
Paris By Night 32.
Chương trình có chủ đề mang tên 20 năm nhìn lại được quay hình tại Shrine Auditorium, Los Angeles vào tháng 7 năm 1995 và phát hành vào năm 1995. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Mai Phương.
Nội dung chương trình
Paris By Night 31.
Chương trình Paris By Night 31 không có chủ đề, thu hình và phát hành năm 1995 tại Đài Truyền hình Euromedia, Paris, Pháp. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Nội dung chương trình
Paris By Night 30.
Chương trình có tên Phạm Duy 2 - Người tình, trực tiếp thu hình tại Paris, Pháp. Ngoài Paris By Night 19, đây là chương trình thứ hai vinh danh nhạc sĩ Phạm Duy. Người điều khiển chương trình là MC Lê Văn. Chương trình dự kiến phát hành vào năm 1994, nhưng lại phát hành vào năm 1995.
Nội dung chương trình
1994.
Paris By Night 29.
Chương trình có chủ đề mang tên In Las Vegas, trực tiếp thu hình tại Caesars Palace, Las Vegas. Đây là chương trình đầu tiên Trung tâm Thúy Nga thu hình tại Las Vegas. Điều khiển chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 1994.
Nội dung chương trình
Paris By Night 28.
Chương trình mang tên Lam Phương 2 - Dòng nhạc tiếp nối, còn được gọi là Sacrée Soirée 3, được thực hiện tại Paris, Pháp. Đây là chương trình thứ hai vinh danh nhạc sĩ Lam Phương. Điều khiển chương trình là MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Bản VHS được phát hành vào năm 1994.
Nội dung chương trình
Paris By Night 27.
Chương trình mang tên Văn Phụng - Tiếng hát với cung đàn, còn gọi là Sacrée Soirée 2, được thực hiện tại Paris, Pháp, nhằm vinh danh nhạc sĩ Văn Phụng. Điều khiển chương trình là MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Bản VHS được phát hành vào năm 1994.
Nội dung chương trình
Paris By Night 26.
Chương trình có chủ đề là Đêm hoa đăng, hay còn được gọi là Sacrée Soirée 1, được thực hiện tại Paris, Pháp. Điều khiển chương trình là MC, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Bản VHS được phát hành vào năm 1994.
Nội dung chương trình
Paris By Night 25.
Là chương trình Paris By Night không tên, phát hành năm 1994 dưới dạng VHS.
Danh mục chương trình
1993.
Paris By Night 24.
Chương trình còn có tên là 10th Anniversary, kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Thúy Nga.
Danh sách các tiết mục
Paris By Night 23.
Chương trình có tên Thế giới muôn màu, được thu hình và phát hành dưới dạng băng video. Đây là Video thứ 40 của Trung tâm Thuý Nga.
Dẫn chương trình: Nguyễn Cao Kỳ Duyên
Danh sách các tiết mục
Paris By Night 22.
Chương trình có chủ đề mang tên 40 năm âm nhạc Lam Phương, vinh danh nhạc sĩ Lam Phương.
Dẫn chương trình: Nguyễn Ngọc Ngạn
Paris By Night 21.
Chương trình có tên Tình ca Ngô Thụy Miên, vinh danh nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
Dẫn chương trình: Nguyễn Ngọc Ngạn
Paris By Night 20.
Chương trình có tên Tuyệt phẩm
Dẫn chương trình: Nguyễn Ngọc Ngạn
Paris By Night 19.
Chương trình có chủ đề mang tên Tình ca Phạm Duy - Tác phẩm và Con người
Dẫn chương trình: Đỗ Văn
Nội dung chương trình
1992.
Paris By Night 18.
Chương trình có chủ đề mang tên Merry Christmas do Kim Anh và Trần Quốc Bảo giới thiệu chương trình
Nội dung chương trình:
Paris By Night 17.
Dẫn chương trình: Nguyễn Ngọc Ngạn
Paris By Night 16.
MC: Elvis Phương, Hương Lan, Khánh Ly
1991.
Paris By Night 15.
Dẫn chương trình: Kim Anh & Trần Quốc Bảo
Paris By Night 14.
Điều khiển chương trình: Ngọc Phu
Paris By Night 13.
Chương trình này còn được gọi là Paris By Night Đặc Biệt, chương trình sẽ kiêng kị con số 13 vì đây là con số được xem là không may mắn trong văn hoá phương Tây.
Dẫn chương trình: La Thoại Tân
1990.
Paris By Night 11.
MC: La Thoại Tân
Danh mục chương trình:
Paris By Night 10.
Danh mục bài hát: | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.