text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Sir Henry Purcell (sinh khoảng 10 tháng 9 năm 1659 tại London, mất 21 tháng 11 năm 1695 tại London) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Anh, một trong những nhân vật âm nhạc xuất sắc nhất thời Baroque. Dù kết hợp chặt chẽ các chất liệu phong cách Ý và Pháp vào trong âm nhạc của mình, di sản của Purcell là một hình thức phong cách Anh độc đáo. Ông được phong tước Giới quý tộc vào năm 1673. Ông được mệnh danh là "Mozart nước Anh" và là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Anh; không một nhà soạn nhạc sinh tại Anh nào đạt được danh tiếng như ông mãi cho đến Edward Elgar.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Henry Purcell sinh ra tại thủ đô London, Anh. Ông từng hát trong dàn hợp xướng Hoàng gia, học nhạc với các thầy Humfrey và Blow. Ông cũng làm trợ lý bảo quản các nhạc cụ của nhà vua ngay còn ở tuổi niên thiếu. Khi được 18 tuổi, năm 1677, Purcell là nhà soạn nhạc của triều đình Anh. Những năm 1679 đến 1682, ông là nghệ sĩ đàn organ trong tu viện Westminster Năm 1683, ông là người bảo quản nhạc cụ của Hoàng gia Anh. Ông mất vào năm 1695 khi mới khoảng 35 tuổi tại quê nhà, London.
Phong cách sáng tác.
Henry Purcell là đại diện lớn nhất của nền âm nhạc kinh điển Anh, người đặt nền móng cho Opera Anh. Âm nhạc của ông có tính dân tộc sắc nét, giai điệu giàu sức biểu hiện và kịch tính, nhiều tìm tòi táo bạo và hết sức điêu luyện về phức điệu.
Các tác phẩm.
Henry Purcell đã để lại khoảng 50 tác phẩm âm nhạc sân khấu, có thể kể tới như opera "Dido và Aeneas" (khoảng 1684), 5 vở opera-kịch nói (semi-opera) (là những vở kịch nói có xen kẽ nhiều tiết mục nhạc), đáng chú ý có "Vua Arthur" (1691), "Bà tiên chúa" (dựa theo một tác phẩm của William Shakespeare, 1695), 10 bản cantata thế tục, 100 tác phẩm âm nhạc về tôn giáo, những tác phẩm cho hòa tấu đàn dây, gồm 12 bản Sonata 3 chương (1683), 10 bản Sonata 4 chương, hơn 40 tiểu phẩm cho đàn clavecin, đàn organ, hơn 100 ca khúc, khoảng 50 bản hợp xướng theo phong cách dân gian. | 1 | null |
Amin Tareq Affane (; ; sinh 21 tháng 1 năm 1994) là cầu thủ bóng đá người Thụy Điển gốc Maroc đang thi đấu cho AIK.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Lärje-Angereds IF.
Affane, khi đó đang thi đấu cho đội Hạng Ba Lärje-Angereds IF, đồng ý gia nhập Chelsea vào tháng 1 năm 2010, rời Lärje-Angereds IF tới Luân Đôn trước lời mời của nhiều câu lạc bộ lớn của châu Âu gồm có AC Milan, Juventus, Real Madrid, Manchester United và Manchester City.
Chelsea.
Anh đã bở lỡ phần lớn năm đầu tiên ở Anh do chấn thương, nhưng đã trở lại vào cuối mùa và có các trận đấu cho đội U-18. Anh ra mắt đội dự bị vào tháng 4 năm 2011.
Cho mượn tại Roda JC.
Ngày 30 tháng 8 năm 2012, Affane ký hợp đồng cho mượn một năm tại Roda JC.
Energie Cottbus.
Ngày 27 tháng 5 năm 2013, Affane ký hợp đồng ba năm với Energie Cottbus. Sau khi Cottbus xuống hạng 2. Bundesliga cuối mùa 2013–14, anh ký hợp đồng với VfL Wolfsburg II.
AIK.
Ngày 5 tháng 1 năm 2016, Affane ký hợp đồng ba năm với đội bóng Thụy Điển AIK Stockholm.
Sự nghiệp quốc tế.
Affane đã thi đấu cho đội U17 và U19 Thụy Điển. Anh cũng có thể đá cho Maroc. | 1 | null |
Đại học Sogang (hangul: 서강대학교 hanja: 西江大學校 Hán Việt: Tây Giang Đại học hiệu) là một trường đại học tọa lạc ở quận Mapo, Seoul, Hàn Quốc. Đây là một trong những nghiên cứu hàng đầu và trường đại học nghệ thuật tự do hàng đầu tại Seoul, Hàn Quốc. Trường đại học này được thành lập vào năm 1960 bởi Dòng Tên để cung cấp giáo dục dựa trên tín ngưỡng Công giáo và lấy cảm hứng từ triết lý giáo dục của Dòng Tên, như Đại học Georgetown ở Mỹ, trường Đại học Sophia ở Nhật Bản, và Đại học Ateneo de Manila ở Philippines.
Xếp hạng đầu tại Hàn Quốc trong số các trường đại học bốn năm mà không có trường y tế theo Đánh giá xếp hạng JoongAng Ilbo vào năm 2008 và lần thứ hai tại Hàn Quốc về danh tiếng của khả năng của sinh viên tốt nghiệp trong Đánh giá Xếp hạng của Đại học Chosun Ilbo trong năm 2009.
Ngoài giáo dục đại học, Trung tâm Giáo dục Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Sogang dạy tiếng Hàn như một ngoại ngữ cho sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
Link.
Website Hội sinh viên Việt Nam tại đại học Sogang: https://sites.google.com/site/svvnsg/home | 1 | null |
Drymoreomys là một chi động vật gặm nhấm thuộc tông Oryzomyini, sinh sống trong các rừng nhiệt đới bờ biển Đại Tây Dương của Brasil. Loài duy nhất, D. albimaculatus, chỉ được biết đến từ bang São Paulo và Santa Catarina và không được đặt tên cho đến năm 2011. Loài này sinh sống trong các khu rừng ẩm ướt trên triền núi phía đông của Serra do Mar và có thể sinh sản quanh năm. Mặc dù phạm vi của nó là tương đối lớn và bao gồm một số khu vực được bảo vệ, phạm vi này là chắp vá và bị đe doạ, và những người phát hiện khuyến nghị rằng loài này được coi là "loài sắp nguy cấp" vào Sách đỏ IUCN. Trong tông Oryzomyini, "Drymoreomys" dường như có mối liên quan chặt chẽ nhất liên quan đến Eremoryzomys từ dãy núi Andes của Peru, một mối quan hệ địa sinh vật bất thường.
Với khối lượng cơ thể của 44-64 g, Drymoreomys là một loài động vật gặm nhấm có kích thước trung bình với bộ lông dài có từ màu cam đến đỏ da bò ở trên và hơi xám với các mảng màu trắng ở bên dưới. Lòng bàn chân sau rất phát triển và có lông màu nâu ở phía trên của bàn chân. Đuôi có màu nâu ở trên và dưới. Phần phía trước của hộp sọ tương đối dài. Vòm miệng ngắn. Một số đặc điểm của bộ phận sinh dục không được tìm thấy trong bất kỳ loài tông Oryzomyini nào khác.
Phát hiện và đặt tên.
"Drymoreomys" được ghi nhận lần đầu năm 1992 bởi Meika Mustrangi ở bang São Paulo. Sinh vật này được mô tả chính thức năm 2011, khi Alexandre Percequillo và đồng nghiệp đặt tên nó làm một chi và loài mới thuộc tông Oryzomyini: "Drymoreomys albimaculatus". Tên chi, "Drymoreomys" là sự kết hợp các từ tiếng Hy Lạp: "δρυμός" ("drymos"), là "rừng", "ὄρειος" ("oreios"), là "sống ở núi", và "μῦς" ("mys"), là "chuột". Tên loài, "albimaculatus", xuất phát từ tiếng Latin "albus", "trắng", và "maculatus", "đốm", chỉ các đốm trắng trên lông con vật. | 1 | null |
Cây sanh (có tên khoa học là "Ficus benjamina" L.) hay còn gọi là si, xanh, gừa, thực vật thuộc họ Dâu tằm, là một loại cây cảnh Bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào...
Đặc điểm cấu tạo.
Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15 đến 20 m. Cây sanh có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp.
Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.
Sinh học và sinh thái học.
Sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), sanh thường hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiện các điểm lồi trắng
Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
Nhân giống.
Sanh là loại cây có thể nhân giống theo phương thức hữu tính (từ hạt) hoặc phương thức vô tính (từ cành giâm, cành chiết).
Tuy nhiên, việc cây sanh được nhân giống trồng bằng hạt dễ mọc nhưng rất dễ chết. Chỉ cần để vòi phun hơi lớn, tưới đẫm; phun có chứa thuốc tăng trưởng hay hóa chất; để ốc bươu, cóc vàng "lội" qua hay để cây dưới tán vườn là có thể triệt tiêu toàn bộ công lao của người trồng sanh, bởi cây sanh trồng bằng hạt rất mẫn cảm với tác động của môi trường.
Trồng và chăm sóc.
Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng lớn
Cây sanh tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Cây sanh là loại cây cảnh được trồng phổ biến vì được nhiều người yêu thích và dễ trồng. Nhiều đề tài để cải tiến và trồng cây trong những môi trường khác nhau được áp dụng như "chăm sóc cây sanh trong môi trường nuôi trồng là đất cát"...
Năm 2013, rất nhiều nông dân và doanh nghiệp ở những địa phương khác nhau đã đầu tư trồng và chăm sóc cây với quy mô lớn. Nhưng do cây sanh rớt giá bán và không có người mua nên doanh nghiệp và người dân phải chịu thua lỗ và nợ nần nhiều .
Địa danh Hàng Xanh ngày nay ở Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên loài cây sanh/xanh do trước năm 1945 nơi này trồng nhiều cây sanh. Thời ấy doc theo đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) cũng trồng nhiều cây sanh, nên đường Bạch Đằng lúc đó còn có tên gọi là đường Hàng Sanh.
Những cây sanh đặc biệt.
Cây sanh giá 120 tỷ đồng Việt Nam.
Đây là cây sanh mà báo giới gọi là "siêu cây sanh" hay cây sanh "Mâm xôi con gà". Cây này xuất hiện trước công chúng khi được đặt ở khuôn viên Bảo tàng Hà Nội, trong cuộc triển lãm sinh vật cảnh nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội .
Cây sanh cổ thụ này hơn 150 năm tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ của dòng họ Phạm. Năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường, một nghệ nhân nổi tiếng ở đất Hà thành đã phát hiện, tìm mua và trực tiếp tạo dáng cho cây này. Qua nhiều tay của các đại gia chơi cây, hiện cây Sanh này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Nam Thành ở Việt Trì, Phú Thọ.
Tháng 4 năm 2012, cây sanh này đã được lên trang bìa của tạp chí về nghệ thuật chơi bonsai - BCI của Mỹ. Trong một triển lãm sinh vật cảnh và được định giá 6 triệu USD tương đương với 120 tỷ đồng .
Cây sanh giá 14 tỉ của Ngô Đình Cẩn.
Cây sanh này được đặt tại tại tư gia ông Lê Đình Sự tọa lạc tại đường Nguyễn Trường Tộ, Huế. Đây là Cây Sanh theo đánh giá của nhiều người là của ông Ngô Đình Cẩn Lúc trước cây sanh tươi tốt đến mức trẻ em ngày nào cũng chạy nhảy leo trèo đùa giỡn trên đó. Trải qua tháng ngày, do sự bào mòn, sự tác động của con người cây sanh quý ngày càng già cỗi và "lịch sử" hơn. Cây Sanh được trồng trong một khuôn viên bọc toàn đá san hô mang dáng thế kỳ lạ. Cây buông rễ xum xuê được bám vào những tảng đá có thế hàm ếch nhìn như một mê cung huyền bí. Cây Sanh với những chiếc rễ nhỏ như que tăm, màu mốc bạc trắng chứng tỏ tuổi đời già cỗi
Một số chuyên gia săn cây cảnh sẵn sàng mua nguyên căn nhà mà vợ chồng ông bà Sự đang ở, bao kèm cây sanh lên đến 14 tỷ đồng . Với "thế lạ", cây sanh trên trăm tuổi của Ngô Đình Cẩn ở Thành phố Huế đang trở thành một trong những cây cảnh "quý hiếm" được giới bon sai săn lùng ngày đêm. Xung quanh cây sanh lịch sử này, cũng có nhiều những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ kéo theo. | 1 | null |
Ngoi ("Solanum verbascifolium" hay "Solanum erianthum") còn gọi là La, La rừng, Cà hôi, Cà lông, Cà hoa lông, Chìa bôi, chìa vôi, Phô hức, Cây khoai tây, Cà Mullein, Cà nhung, Salavadora là một loài thực vật có hoa thuộc chi Cà ("Solanum") và họ cùng tên ("Solanaceae").
Phân loài.
Cây Ngoi có tên khoa học là "S. verbascifolium" hay "S. erianthum". Nó thuộc phân chi của chi Cà gọi là "Brevantherum".. Tên khoa học "erianthum" bắt nguồn từ các từ của tiếng Hy Lạp là ἔριον ("erion"), có nghĩa là "len", ám chỉ lớp lông nhung mịn giống như len phủ trên cây và ἄνθος ("anthos"), có nghĩa là hoa - điều này có nghĩa là hoa của cây Ngoi có phủ nhiều lông nhung.
Mô tả.
Ngoi là một cây bụi thường xanh có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây cao , thân thẳng có vỏ màu nâu, trơn, đường kính , nhánh lá phủ nhiều lông len hình sao. Lông cũng bao phủ nhiều bộ phận khác của cây như quả, lá, đầu cành và cuống lá, khi vò tỏa ra mùi nhựa đường. Tán cây xòe rộng và dẹt ở ngọn cây. Gỗ mềm và dòn, dễ vỡ nhưng thân cành cũng đủ khỏe cho các loài chim như chachalaca. Rễ vò nhuyễn sinh ra mùi phảng phất như mùi khoai tây luộc. Lá đơn, mọc đối, hình trái xoan, dài 12–37 cm, rộng 6–11 cm, thuôn nhọn ở 2 đầu, khi vò tỏa ra mùi hương như mùi hồng bì, cuống dài 2-5mm. Cụm hoa hình xim, phân thành hai ngả, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, và có đường kính , mang nhiều hoa lưỡng tính. Hoa mẫu năm, hình chuông tràng màu trắng, xẻ thành năm thùy, mỗi hoa có 5 nhị mang bao phấn màu vàng, bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau tạo thành bầu trên, 2 ô, mỗi ô nhiều noãn. Quả mọng màu vàng khi chín, đường kính , chứa nhiều hạt có nhiều vân mạng đường kính 1–2 mm. Quả được nhiều loài chim và gặm nhấm ưa thích, góp phần đáng kể cho việc phát tán hạt cây đi nhiều nơi. Mùa hoa tháng 3-6, quả 7-10.
Phân bổ.
Ngoi là loài bản địa ở châu Mỹ, cụ thể là ở những khu vực phía Nam của Hoa Kỳ lục địa (nam Florida và Thung lũng Rio Grande tại Texas), Bahamas, México, Trung Mỹ, vùng Caribê, và phía Bắc của Nam Mỹ, bao hàm cả quần đảo Galápagos. Nó được tin rằng đã được đưa vào Philippines bởi người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, từ đó phân tán ra khu vực Malesia, Úc và lục địa châu Á. Nó cũng có thể được du nhập vào Tây Phi từ vùng Caribê thông qua việc buôn bán nô lệ châu Phi. Tuy nhiên nó không hiện hữu ở phần lớn khu vực Nam Mỹ. Hiện nay, cây được đánh giá là có phạm vi phân bổ khắp các miền nhiệt đới trên trái đất. Tại Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp rải rác ở bãi đất hoang, bụi rậm, ven rừng; có nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn và cả Hà Nội.
Cây mọc ở nhiều độ cao khác nhau từ ngang mực nước biển cho tới độ cao ở nhiều loại môi trường và ổ sinh thái khác nhau, bao gồm vùng ven sông, rừng khô, và rừng ẩm. Nó thường mọc ở những nơi có nhiều nhiễu loạn về mặt điều kiện môi trường tỉ như vệ đường, cánh đồng, và đất hoang - đôi khi bị xem là loài thực vật xâm hại. Ngoi có khả năng tốt trong việc chiếm lĩnh những khoảng rừng trống xảy ra sau khi một cây lớn bị ngã đổ và cũng là một loài tiên phong, có khả năng nhanh chóng chiếm lĩnh khu đất bạc màu, thoái hóa tại các vùng mỏ cũ.
Công dụng.
Y học.
Ngoi có vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng viêm, giảm đau, thu liễm, sát khuẩn. Thành phần hóa học chứa salasonin, solamaegin, salosodin (0,26%), solaverbascin (0,01%), solaverin I,II, III, solaverol A, B. Lá Ngoi còn chứa flavonoit, tinh dầu (chủ yếu là carryophylen và germacren D). Một số chất hóa học phân lập được từ thân Ngoi là dẫn chất cinnamit, N(p-hydroxyphenylethyl) p- coumaramtd và axit vanillic. Ngoài ra, glycoalcaloid từ cây Ngoi (0,37% trong lá) có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, chống viêm cấp. Các flavonoit trong lá Ngoi có tác dụng kháng vi khuẩn gram dương và kháng các loài nấm "Aspergillus flavus", "Candida albicans".
Theo các nghiên cứu thực nghiệm, cao chiết toàn phần bằng ethanol 400 từ lá cho kết quả gây độc liều LD50 là 185g dược liệu/kg thể trọng động vật thí nghiệm. Phân đoạn glycoalcaloitTP có hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất 31,49%, còn phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính chống oxy hóa 22,92%. Đồng thời phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại (liều tương đương 10g dược liệu/kg thể trọng/ngày) có tác dụng chống viêm cấp. Tác dụng mạnh nhất ở thời điểm sau khi gây phù 3 giờ và 4 giờ. tHí nghiệm trên ruột chuột lang cô lập cho thấy Phân đoạn glycoalcaloidTP và phân đoạn nước còn lại ở nồng độ 0,15% và 0,30% đều có tác dụng tăng trương lực cơ. Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng giãn trương lực cơ.
Trong dân gian, lá cây được dùng đắp ngoài chữa sưng viêm, mưng mủ, ung nhọt lở loét, vết rắn cắn, té ngã tổn thương, lòi dom, khí hư ở phục nữ, tiểu đục, làm thuốc điều kinh và chứng rối loạn niệu đạo. Nước rễ sắc uống chữa đau dạ dày, phong thấp tê bại, bệnh bạch cầu mạn tính. Tuy nhiên, do có chứa độc tính, lá Ngoi có thể gây sẩy thai và vì vậy không dùng cho phụ nữ mang thai. Tại Trung Quốc, đôi khi Ngoi được dùng để chữa sang thủng độc, thấp sang đau lưng, gãy xương, ngoại thương cảm nhiễm, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ đau, ngoại thương xuất huyết, tiêu chảy ở trẻ em, sa tử cung. Ở Ấn Độ, Ngoi được sấy khô, tán bội, khi dùng thì thêm nước tạo thành bột nhão để đắp trị viêm ngoài da và chữa bỏng lửa. Ở Malaysia, toàn cây Ngoi được dùng nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Lá tươi hơ nóng, hoặc giã nát đắp lên hai thái dương chữa nhức đầu. Nước sắc của rễ uống trị rối loạn tiêu hóa sau bữa ăn hoặc các cơn đau dữ dội trong người. Ở Papua New Guinea, cây uống trị đau dạ dày, dùng ngoài trị ngứa da và phát ban. Ở quần đảo Solomon, dịch ép lá dùng làm nước súc trị đau miệng. Trong thú y, lá Ngoi thái nhỏ để nhỏ vào lỗ mũi ngựa trị sổ mũi.
Lĩnh vực khác.
Lá Ngoi được sử dụng ở Philippines để tẩy dầu mỡ ra khỏi chén dĩa. Quả Ngoi có độc đối với người, có thể gây ra các chứng nhức đầu, vọp bẻ, nôn mửa, tuy nhiên nó cũng là một thành phần thường thấy trong một số trong món ăn Đông Nam Á. Trong ẩm thực Nam Ấn Độ, quả Ngoi là một thành phần của cà ri. Cây Ngoi cũng được dùng làm thuốc độc tẩm mũi tên tại các quốc gia châu Á vùng nhiệt đới. Tại các nước vùng Caribê cây được trồng làm cảnh hoặc dùng làm cây tạo bóng râm cho các loại cây cà phê sinh trưởng trong bóng râm. | 1 | null |
Bolero Việt Nam là một điệu nhạc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.
Đặc điểm.
Điệu Bolero trên thế giới được các nhạc sĩ áp dụng sáng tác trong cả nhạc cổ điển lẫn nhạc đại chúng/nhạc nhẹ.
Ở Việt Nam, nó thường được áp dụng sáng tác cho nhạc nhẹ. Đặc trưng của Bolero khi vào Việt Nam được Việt hóa, nó rất hợp với lối nói phát âm của người Việt, đặc trưng hát theo kiểu truyền thống, ngân rung đổ hột, làm cho bài hát vừa dễ hát vừa dễ thuộc. Ngoài ra nó còn rất hợp với chất cải lương, để hát tân cổ giao duyên.
Đặc điểm quan trọng của những bài hát viết bằng điệu Bolero Việt Nam là:
Các đặc điểm khác như tính quần chúng, tính khái quát, tính tự sự, tính buồn cũng thường thấy, nhưng không phải đặc trưng.
Bolero Việt Nam không chỉ có trong nhạc vàng, mà cũng xuất hiện ở các thể loại khác. Vài sáng tác của một số nhạc sĩ nhạc đỏ như Thế Hiển, Trần Hoàn, Thuận Yến, Vũ Hoàng... là theo điệu Bolero, ví dụ "Miền Trung nhớ Bác" của Thuận Yến.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc nhẹ bị cấm đến 1979 mới được chính quyền cho sáng tác trở lại, lúc đó gọi là "ca khúc chính trị". Một số nhạc sĩ chế độ cũ lại sáng tác Bolero theo phong cách mới, như Trần Thiện Thanh với "Chiếc áo bà ba", Tô Thanh Tùng với "Tình cây và đất", Trúc Phương với "Chín dòng sông hò hẹn"... Các sáng tác này đậm chất dân ca Nam Bộ. Vài năm gần đây, xuất hiện các sáng tác theo điệu Bolero dựa trên nền ví giặm Nghệ Tĩnh. Một số bài Bolero về sau thậm chí có thể hát theo lối Bel Canto.
Ở hải ngoại, nhạc sĩ Đức Huy có một số bài Bolero chất Tây phương nhẹ nhàng, trẻ trung.
Nguồn gốc du nhập.
Tại Việt Nam, điệu Bolero du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng giai điệu phương Tây thay cho giai điệu truyền thống. Một số bài hát sử dụng điệu Bolero đầu tiên là "Nắng chiều" của Lê Trọng Nguyễn, "Trăng phương Nam" của Anh Hoa, "Chiều trong rừng thẳm" của Anh Việt sáng tác trước 1954.
Về bài hát đầu tiên sử dụng giai điệu Bolero, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài "Duyên quê" của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài Boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài "Xóm đêm" của Phạm Đình Chương. Còn theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì "người đầu tiên nghĩ ra Bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương". Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì.
Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu Bolero Việt Nam lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này với phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là "Những đồi hoa sim" (Dzũng Chinh, phổ thơ Hữu Loan), "Tàu đêm năm cũ", "Nửa đêm ngoài phố" (Trúc Phương), "Thành phố sau lưng" (Hàn Châu), "Áo em chưa mặc một lần" (Hoài Linh), "Xuân này con không về" (Trịnh Lâm Ngân), "Đêm buồn tỉnh lẻ" (Bằng Giang - Tú Nhi), "Vòng nhẫn cưới", "Đêm lang thang", "Không giờ rồi" (Vinh Sử), "Hoa sứ nhà nàng" của Hoàng Phương.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, Bolero Việt Nam vẫn đang được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi (Chế Linh), Vinh Sử... Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu âm hưởng dân ca Nam Bộ. Sự sáng tạo chủ yếu nằm trong lối hát hay hòa âm. Đôi khi các bài Bolero hay được hòa âm và hát theo phong cách nhạc Jazz, Pop hay theo phong cách thính phòng, cổ điển.
Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện. Tuy nhiên có chương trình dù rõ ràng mang tên Bolero nhưng lại lồng ghép nhạc dân ca, nhạc Làn Sóng Xanh, thậm chí cả... nhạc đỏ. Những nhà sản xuất có khi quy chụp tất cả nhạc vàng là "nhạc Bolero" (mặc dù có bài "nhạc vàng" có khi viết theo điệu khác). Điều này gây nhầm lẫn trầm trọng tới người xem. | 1 | null |
Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái" . Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới. Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu.
Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.
Nội dung.
Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Nội dung cơ bản có thể tóm tắt như sau:
Dị bản.
Theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá, Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn . Riêng Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:
Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn, Nghệ An mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.
Ở Nghệ An.
Sự tích trầu cau và vôi của đồng bào thiều số ở Nghệ An có nội dung khác với các truyện trên:
Người Cơ-tu.
Đồng bào Cơ-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi khác truyện của người Kinh nhưng hình ảnh đoạn kết lại tương tự:
Người Thái.
Người Thái có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói về ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có nội dung hoàn toàn khác các truyện trên.
Chú thích.
yu65y5j7g6 | 1 | null |
Hyla arenicolor là một loài ếch trong họ Nhái bén. Loài này sinh sống ở các vùng núi đá phía nam Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các bang New Mexico và Arizona, cũng như ở các vùng lân cận Utah, Colorado và Texas và các bang của Mexico: Michoacan, bang Mexico, Guanajuato, Guerrero và Oaxaca. | 1 | null |
Bách Lý Hề (, ?-?), còn được gọi là Ngũ Cổ đại phu (五羖大夫) là một chính trị gia nổi tiếng, tướng quốc (tể tướng) của nước Tần thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu vong các nước.
Không rõ năm sinh và năm mất của Bách Lý Hề. Một số tài liệu cổ cho rằng gia tộc Bách Lý của ông xuất phát từ vùng Đông bắc di cư về Uyển ấp của nước Sở. Một số tài liệu khác chép ông là người nước Ngu.
Bách Lý Hề đã được sinh ra trong thời kỳ Xuân Thu, thời kỳ có sự hỗn loạn nội bộ lớn ở Trung Quốc. Mặc dù tài năng, ông xuất thân từ một gia đình rất nghèo và không thể thi thố tiềm năng của mình cho đến thời gian ông ở độ tuổi 30. Sau nhiều lời động viên từ người vợ của mình, ông rời nhà để tìm kiếm cơ hội thuận lợi hơn và hy vọng thúc đẩy tham vọng sự nghiệp của mình.
Theo sử ký Tư Mã Thiên, quyển 5, Tần bản kỉ, Bách Lý Hề có lúc ở nước Tề muốn theo Công Tôn Vô Tri. Lúc đó, chính quyền nước Tề tham nhũng và ông không có tiền để hối lộ các quan chức. Chẳng bao lâu, ông đã sử dụng hết tất cả tiền bạc của mình và buộc phải ăn xin trên đường phố. Ông quen người bạn mới là Kiển Thúc (蹇叔), Bách Lý Hề nghe theo lời can ngăn của Kiển Thúc và thoát nạn (do sau này Vô Tri lại bị người nước Tề giết). Sau đó ông sang nhà Chu, định theo giúp Vương Tử Đồi, cũng bị Kiển Thúc can ngăn, Bách Lý Hề cũng nghe theo. Quả nhiên sau này Tử Đồi làm loạn và bị giết, Bách Lý Hề do không theo Tử Đồi nên thoát nạn.
Sau đó Bách Lý Hề sang nước Ngu định làm đại phu. Kiển Thúc lại can gián nhưng lần này ông không đồng ý. Sau đó, năm 655 TCN, Tấn Hiến công đem quân diệt nước Ngu. Bách Lý Hề bị quân nước Tấn bắt đem về. Tấn Hiến công sai ông làm người hầu con gái mình là Mục Doanh.
Về Tần làm thượng khanh.
Cùng năm 655 TCN, Tần Mục công sang nước Tấn, hỏi cưới Mục Doanh làm phu nhân. Bách Lý Hề cũng theo Mục Doanh về nước Tần.
Giữa đường, Bách Lý Hề bỏ trốn sang đất Uyển, bị dân biên giới nước Sở bắt được và giam giữ. Tần Mục công nghe Bách Lý Hề là người hiền tài, bèn sai người sang chuộc về nước, nhưng sợ người nước Sở biết ông là người giỏi mà không cho chuộc, nên chỉ dùng năm tấm da dê để chuộc. Người nước Sở bằng lòng cho chuộc. Bách Lý Hề được về nước Tần. Năm đó ông đã hơn 70 tuổi.
Tần Mục công đích thân ra đón Bách Lý Hề, lập tức phóng thích ông, và cùng bàn quốc sự suốt ba ngày. Sau đó, vua Tần phong ông làm Thượng khanh, cai quản quốc chính, gọi là Ngũ Cổ đại phu (Ngũ Cổ tức là năm tấm da dê). Bách Lý Hề lại tiến cử Kiển Thúc với Tần Mục công, tự nhận mình không sánh được với Kiển Thúc. Tần Mục công bèn đi nghênh tiếp Kiển Thúc về Tần, phong làm Thượng đại phu.
Tấn Hiến công ép chết thế tử Thân Sinh và đuổi hai người con khác là Trùng Nhĩ và Di Ngô ra nước ngoài, lập con nhỏ là Hề Tề làm thế tử. Năm 651 TCN, Tấn Hiến công qua đời, nước Tấn lại sinh loạn, Hề Tề bị giết chết. Di Ngô ở nước Lương cầu xin Tần Mục công giúp mình, hứa sau khi lên ngôi sẽ dâng năm thành Hà Tây cho Tần. Tần Mục công bèn sai Bách Lý Hề đưa Di Ngô về Tấn, lập làm vua tức Tấn Huệ công.
Tuy nhiên sau khi Tấn Huệ công lên ngôi lại không chịu dâng nộp Hà Tây. Đến năm 647 TCN, nước Tấn bị mất mùa, phải sai sứ sang Tần xin bán thóc. Bách Lý Hề lại khuyên Tần Mục công giúp thóc vì vua Tần chỉ ghét vua Tấn, nhưng dân nước Tấn không có lỗi. Tần Mục công nghe theo, chuyển thóc từ đất Ung (kinh đô nước Tần) đến Giáng đô bán cho nước Tấn.
Năm 628 TCN, Tấn Văn công qua đời. Tần Mục công nhân vua Tấn mới mất bèn định đánh nước Trịnh là thuộc quốc của Tấn, vì có người muốn bán nước bèn sang nói với Tần Mục công nên tập kích nước Trịnh vì Trịnh đang sơ hở phòng bị. Tần Mục công hỏi ý Bách Lý Hề và Kiển Thúc nhưng hai ông khuyên không nên. Nhưng vua Tần không nghe lời, sai Mạnh Minh (con Bách Lý Hề),Tây Khất Thuật (con trai Kiển Thúc) và em của Thuật là Kiển Bính (tự Bạch Ất) đi đánh nước Trịnh. Bách Lý Hề và Kiển Thúc ứa nước mắt khóc. Tần Mục công nổi giận, hỏi nguyên do. Bách Lý Hề và Kiển Thúc nói rằng do mình không còn gặp được con nữa nên khóc. Bách Lý Hề lại bảo con rằng lần này đi đánh Trịnh và Tấn sẽ thất bại. Quả nhiên sau đó, cả ba tướng bị quân nước Tấn bắt, tuy nhiên lại được tha về.
Bách Lý Hề cùng với Kiển Thúc, bộ đôi này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Tần Mục công đưa nước Tần từ vị trí một chư hầu xa xôi hẻo lánh ở phía Tây bắc Trung Quốc vươn lên địa vị bá chủ thời Xuân Thu, trở thành một trong Ngũ bá. Sống khiêm nhường, tận tụy, khoan dung với dân, ông được người đời sau ca tụng.
Sau không rõ Bách Lý Hề mất năm nào và thọ bao nhiêu tuổi. Sử sách xác nhận ông hoạt động từ thời Tề Vô Tri năm 686 TCN đến khoảng năm 628 TCN thời Tần Mục công, tất cả gần 60 năm.
Đánh giá.
Sử ký Tư Mã Thiên có chép lại những lời bình luận của đời sau về Bách Lý Hề như sau: | 1 | null |
Baha Men là một nhóm nhạc được thành lập tại Luân Đôn, Anh và chơi thể loại nhạc hiện đại của đất nước Bahamas là Junkanoo. Ngoài ra các thể loại khác là dance, hip hop và reggae.
Thời kỳ đầu (High Voltage): 1980-1991.
Ban nhạc được thành lập tại Luân Đôn (Anh) với tên gọi là High Voltage. Sau một thời gian, đến năm 1991, ban nhạc chuyển tên thành tên như hiện tại, Baha Men.
Thời kỳ Baha Men: 1991-nay.
Sau khi đổi tên thành Baha Men năm 1991, tới năm 1992, ban nhạc phát hành một album mang tên gọi "Junkanoo" với những âm điệu rất truyền thống.
Gặt hái thành công.
Sau thập niên 1990, Baha Men quyết định thành công trong thập niên 2000 bằng thị hiếu âm nhạc. Họ phát hành bản cover của bài hát "Who Let the Dogs Out?" (ban đầu là của Anslem Douglas). "Who Let the Dogs Out?" đã là một thành công thương mại trên các bảng xếp hạng và là một bài hát thịnh hành ở Mỹ thời bấy giờ.
Ngoài việc phù hợp với thị hiếu âm nhạc trên các bảng xếp hạng, "Who Let the Dogs Out?" còn là một bài hát được đánh giá cao bởi phía phê bình. Ca khúc đã giành được một giải Grammy ở hạng mục Thu âm nhạc nhảy xuất sắc nhất năm 2002. Ngoài ra, nó còn giúp ban nhạc gặt hái nhiều giải thưởng khác như World Music Award, Billboard Music Award, Kids' Choice Award... | 1 | null |
Nicolas Ancion (sinh năm 1971) Nicolas Ancion là nhà văn Bỉ. Nicolas học văn học tại Đại học Liège, sau đó theo đuổi nghiệp viết kịch và truyện ngắn. Nicolas Ancion từng nhận được giải thưởng quốc tế dành cho tác giả trẻ năm 1989, 1991.
Nicolas sinh năm 1971 tại thành phố Liège, Bỉ, cha mẹ anh là nghệ sĩ múa rối chuyên nghiệp. Năm 1995 thì xuất bản tiểu thuyết đầu tay "Trời xanh xanh quá", tại nhà xuất bản Hèbe, Thụy Sĩ. Tiếp đó Nicolas Ancion đã sáng tác một loạt các tiểu thuyết và tuyển tập thơ mang lại cho anh nhiều giải thưởng tại Bỉ và nước ngoài. Năm 2009, anh giành giải Rossel giới trẻ cho tiểu thuyết "Người đàn ông trị giá 35 tỷ euro", trong đó anh kể lại vụ bắt cóc Lakshmi Mittal, ông chủ tập đoàn thép ArcelorMittal. Năm 2011 cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành kịch và năm 2012 được chuyển thể thành phim.
Nicolas Ancion viết tiểu thuyết dành cho người lớn tuổi, thanh niên và trẻ em và là tác giả. Tính hài hước là một thành phần thiết yếu trong các tác phẩm của anh. Phụ trương văn học của tờ nhật báo "Le Monde", nhật báo hàng đầu của Pháp, bầu chọn ông là "người thừa kế thực sự của Lewis Carol".
Anh thích những thách thức và các buổi biểu diễn văn học: anh đã viết một cuốn tiểu thuyết trước công chúng trong 24 giờ trong thời gian Hội chợ sách Brussesl (tháng 3 năm 2010) và thường xuyên sử dụng các công cụ web để chia sẻ trực tuyến bằng văn bản. | 1 | null |
Lò cao là một loại lò trong kĩ thuật luyện kim, lò cao được sử dụng để nung chảy quặng thành kim loại (phổ biến là luyện gang từ quặng sắt và các nguyên liệu khác).
Trong quá trình luyện kim loại bằng lò cao quặng kim loại, vật liệu đốt và đá vôi được đưa vào lò từ phía trên còn không khí (có thể được làm giàu oxy) được thổi vào từ bên dưới. Phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình vật liệu đi từ trên xuống dưới. Sản phẩm kim loại nóng chảy cùng xỉ lò được lấy ra ở bên dưới, khí lò thoát ra ở bên trên. Quá trình quặng và đá vôi đi xuống ngược chiều với luồng khí giàu CO đi lên gọi là quá trình trao đổi ngược dòng.
Loại lò luyện kim hoạt động theo nguyên tắc này cơ bản đều có thể sử dụng để luyện đa số các kim loại như thiếc, chì. Nhưng thuật ngữ lò cao được dùng riêng cho hoạt động nung quặng sắt thành gang mẻ, vật liệu trung gian cho việc sản xuất gang thành phẩm và thép.
Lịch sử và phát triển.
Gang đúc đã được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng dấu tích lò cao sớm nhất là thế kỷ thứ 1 sau CN. Còn ở phương Tây thì là thời Trung Cổ, trải từ vùng Namur ở Wallonia, nước Bỉ, khoảng cuối thế kỷ XV, và được đưa vào anh từ năm 1491. Khi ấy nhiên liệu được sử dụng là than củi. Sau này than cốc được dùng thay cho than củi và được cho là do công lao của Abraham Darby vào năm 1709. Hiệu suất của quy trình được cải thiện thêm bằng cách dự nhiệt cho khí cháy, là một sáng kiến của nhà phát minh người Scotland tên James Beaumont Neilson năm 1828. | 1 | null |
Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI thì Ban Kinh tế Trung ương được thành lập trở lại theo Quyết định số 160/QĐ-TW ngày 28 tháng 12 năm 2012. Trước đó Ban Kinh tế Trung ương được hợp nhất về Văn phòng Trung ương Đảng từ tháng 5 năm 2007.
Lãnh đạo Ban khóa XIII.
Trưởng ban
Phó Trưởng ban
Cơ cấu tổ chức.
"(Theo Điều 3, Quyết định số 166-QĐ/TW ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị"")" | 1 | null |
Great Lakes BG là một loại máy bay ném bom bổ nhào trên tàu sân bay của Hoa Kỳ trong thập niên 1930. Do hãng Great Lakes Aircraft Company thiết kế chế tạo, có 61 chiếc được Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sử dụng từ năm 1934 tới năm 1940. | 1 | null |
Hyla japonica là một loài ếch trong họ Nhái bén. Loài này sinh sống từ Hokkaido đến Yakushima ở Nhật Bản và từ Triều Tiên dọc theo sông Ussuri đông bắc Trung Quốc, phía bắc Mông Cổ và phía Nam Viễn đông Nga.
"Hyla japonica" trước đây được coi là một phân loài của "Hyla arborea" (ếch cây châu Âu). | 1 | null |
Bếp hồng ngoại là những loại bếp sử dụng điện năng đốt nóng các bóng halogen hoặc mâm nhiệt phát ra năng lượng hồng ngoại để nấu thức ăn.
Phân Loại.
Bếp hồng ngoại có hai loại. Bếp dùng bóng đèn halogen và bếp dùng mâm nhiệt:
Hoạt Động.
Bếp hồng ngoại sử dụng điện năng để đốt nóng bóng halogen hoặc mâm nhiệt đặt dưới một một tấm kính hội tụ có tác dụng tập trung nhiệt ở một khu vực nhất định được đáng dấu bằng vòng tròn tuỳ theo kích cỡ của bếp, dùng nhiệt đó để nấu chín thức ăn. Bếp có quạt làm mát để tăng độ bền và giúp bếp không nóng ra ngoài khu vực tập trung nhiệt. | 1 | null |
Yên Giản công (chữ Hán: 燕簡公; trị vì: 414 TCN-373 TCN), hay Yên Hậu Giản công (燕後簡公), để phân biệt với vị vua thứ 30 là Yên Tiền Giản công, hoặc còn gọi là Yên Ly công (燕僖公, trị vì: 402 TCN-373 TCN), là vị vua thứ 34 hoặc 35 của nước Yên – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Giản công/Ly công và vị vua trước là Yên Mẫn công.
Theo Sử ký, năm 373 TCN, quân Yên đánh bại quân Điền Tề ở Lâm Doanh.
Năm 373 TCN, Yên Hậu Giản công/Ly công mất. Yên Hậu Hoàn công được lập lên ngôi. Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hậu Giản công/Ly công và Yên Hậu Hoàn công. | 1 | null |
Pseudacris streckeri là một loài ếch trong họ Nhái bén. Đây là loài bản địa từ nam trung bộ Hoa Kỳ, từ miền nam Kansas, thông qua Oklahoma và phía đông Arkansas, mũi phía tây bắc của Louisiana và phía nam qua phần lớn tiểu bang Texas.
Loài ếch này có thể đạt chiều dài khoảng 3,5 cm. Chúng có màu sắc từ xám sáng, nâu đến xanh lá cây với vệt dọc tối hơn, và một đốm tối nổi bật chạy bên dưới mắt. Màu sắc phía dưới thường là trắng, với màu vàng hoặc màu cam xung quanh khu vực háng. | 1 | null |
Yên Hoàn công (chữ Hán: 燕桓公; trị vì: 372 TCN-362 TCN), hay còn gọi là Yên Hậu Hoàn công (燕後桓公), để phân biệt với vị vua thứ 20 là Yên Tiền Hoàn công trước đây, là vị vua thứ 35 hoặc 36 của nước Yên – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hậu Hoàn công và vị vua trước là Yên Hậu Giản công/Yên Ly công và không chép rõ các sự kiện liên quan đến nước Yên trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 362 TCN, Yên Hậu Hoàn công mất. Ông ở ngôi được 11 năm.
Yên Hậu Văn công được lập lên ngôi. Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hậu Hoàn công và Yên Hậu Văn công. | 1 | null |
Yên Văn công (chữ Hán: 燕文公; trị vì: 361 TCN-333 TCN), hay còn gọi là Yên Hậu Văn công (燕後文公), để phân biệt với vị vua thứ 24 là Yên Tiền Văn công trước đây, là vị vua thứ 36 hoặc 37 của nước Yên thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hậu Văn công và vị vua trước là Yên Hậu Hoàn công.
Theo Sử ký, trong thời Yên Văn công, biện sĩ Tô Tần đã đến nước Yên thuyết phục ông theo kế sách hợp tung để chống nước Tần hùng mạnh. Tuy nhiên các sử gia hiện đại xác định rằng thời gian hoạt động của Tô Tần muộn hơn trong Sử ký nêu khoảng 40 năm, là đầu thế kỷ 3 TCN, thời Yên Chiêu vương.
Năm 333 TCN, Yên Hậu Văn công mất. Ông ở ngôi được 29 năm. Con ông là Yên Dịch vương lên nối ngôi. Sử ký ghi chép sự kiện sau khi ông mất, vợ ông là thái hậu nước Yên tư thông với biện sĩ Tô Tần. | 1 | null |
Yên Hiến công (chữ Hán: 燕献公; trị vì: 492 TCN-465 TCN là vị vua thứ 31 nước Yên – một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hiến công và vị vua trước là Yên Tiền Giản công – vua thứ 30 nước Yên. Năm 493 TCN, Yên Giản công mất, Yên Hiến công được lập lên nối ngôi.
Ngoài ra, sử sách cũng không thống nhất về niên đại của Yên Hiến công. Trong khi Sử ký xác định ông là người kế tục Yên Tiền Giản công (mất 493 TCN) thì Trúc thư kỷ niên và Chiến Quốc sử cho rằng không có vị vua Yên Hiến công, mà sau Yên (Tiền) Giản công là Yên Hiếu công chứ không phải Yên Hiến công.
Sử ký không chép rõ các sự kiện liên quan đến nước Yên trong thời gian Hiến công làm vua.
Sử ký chép ông làm vua 28 năm và qua đời năm 465 TCN, rồi Yên Hiếu công lên nối ngôi. Sử ký cũng không ghi rõ quan hệ giữa Hiến công và Hiếu công. | 1 | null |
Nhàm chán hay chán nản là một loại cảm xúc tiêu cực, một trạng thái tâm lý xấu và xảy ra khi một người cảm thấy kém thích nghi với hoàn cảnh, ví dụ như
Tác động.
Sự chán nản gây ra những hậu quả phức tạp, khó lường như:
Giải pháp.
Trước mắt tạm thời.
Để ngăn chặn sự nhàm chán, hầu hết mọi người: | 1 | null |
Trong kinh tế học, giá trị được nhắc tới thường được làm rõ là giá trị thực hay giá trị danh nghĩa. Khi so sánh các giá trị theo thời gian (ví dụ GDP năm 2000 so với GDP 2010) người ta thường phải quy các đại lượng này về giá trị thực, tức là quy về sử dụng cùng một đại lượng đo lường để so sánh. Giá trị danh nghĩa của GDP 2010 có thể lớn gấp hai lần giá trị danh nghĩa của GDP 2000 nhưng nếu đồng tiền để tính GDP 2010 chỉ bằng nửa giá trị so với đồng tiền để tính GDP năm 2000 thì giá trị thực của GDP hai năm này bằng nhau. Ở đây, đồng tiền năm 2010 không thể so sánh với đồng tiền năm 2000 vì giá trị thời gian của tiền là khác nhau ở các thời điểm. | 1 | null |
Trường Hải (3 tháng 10 năm 1938 – 11 tháng 6 năm 2021) là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975 tại miền Nam Việt Nam và sau này ở hải ngoại. Ông là tác giả một số ca khúc được nhiều người biết đến như "Ai", "Tình ca người đi biển", "Những chiều không có em", "Hai cánh phượng buồn".
Tiểu sử.
Ông tên thật là Tạ Trường Hải, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1938 tại tỉnh Sóc Trăng.
Năm 18 tuổi, Trường Hải cùng một người bạn đồng lứa là nhạc sĩ Thanh Sơn lên thủ đô Sài Gòn để dấn thân vào con đường văn nghệ. Thanh Sơn thi đậu hạng nhất giải ca của đài phát thanh Sài Gòn năm 1960 và Trường Hải thì đoạt giải nhì vào năm kế tiếp 1961 với bản "Gặp nhau" của Hoàng Thi Thơ. Tuy vậy, cả hai đều sống lây lất vì chưa trở thành ca sĩ hát cho các phòng trà.
Sau đó, ông được người quen giới thiệu chơi ghi-ta và thổi kèn trong một ban nhạc cho phòng trà Kim Sơn, Hòa Bình, phòng trà nhỏ của Sài Gòn đầu thập niên 1960 với Anh Quý, Song Ngọc, Duy Khiêm. Dần dần ông chơi nhạc cho vũ trường Đại Nam, trên lầu thì có ban nhạc do Lê Văn Thiện, Huỳnh Anh và dưới lầu thì là ban nhạc Trường Hải.
Trong lúc chơi nhạc cho vũ trường thì Trường Hải bắt đầu sáng tác ca khúc. Bản nhạc đầu tay mang tên "Còn nhớ tôi không" viết để kỷ niệm tình bạn, tình lính cùng nhạc sĩ Thanh Sơn, bán tác quyền cho trung tâm phát hành Diên Hồng được 15.000 đồng, một số tiền tương đương mấy tháng lương công chức hạng trung thời đó. Bản kế tiếp là "Những chiều không có em", tự phát hành lấy đợt đầu được 3.000 bản. Bản này do ca sĩ Hùng Cường hát đầu tiên được thính giả ái mộ. Nhưng vì chính sách văn nghệ thời này cấm không cho phổ biến nhạc ủy mị trên đài phát thanh Sài Gòn nên sự phổ biến bị chậm lại, và anh bán bản quyền cho trung tâm của ca nhạc sĩ Duy Khánh với giá 18.000 đồng. Sau đó nhạc sĩ Trường Hải chuyển hướng viết nhạc vui như bản "Nhịp đàn vui" tự phát hành được 10.000 bản. Và tiêu biểu nhất là bản "Tình ca người đi biển" với 30,000 bản được bán ra.
Đầu thập niên 1970, khi phong trào làm băng nhạc thịnh hành, ông còn thực hiện và sản xuất hơn 20 băng nhạc "Trường Hải" với nhiều ca sĩ nổi tiếng lúc đó. Sau khi sang định cư ở Mỹ, ông vẫn tiếp tục ca hát và thực hiện thu âm băng nhạc Trường Hải.
Ngoài ra, ông từng phục vụ trong ban văn nghệ của Cục Quân Vận, Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng với nhạc sĩ Thanh Sơn. Bài "Mười năm tái ngộ" được nhạc sĩ Thanh Sơn viết để tặng Trường Hải.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Trường Hải làm nghề buôn bán nhạc cụ và có một dạo tham gia vào đoàn hát của Hoàng Biểu lưu diễn các tỉnh để sinh sống qua ngày và tìm đường vượt biển. Năm 1979 thì ông vượt biên thành công đến Nam Dương và sau đó định cư tại Quận Cam năm 1980.
Năm 1981, ông lập trung tâm băng nhạc Trường Hải, là trung tâm đầu tiên sản xuất và phát hành băng video ở hải ngoại với băng video "Không" ra mắt năm 1983.
Trường Hải qua đời ngày 11 tháng 6 năm 2021. | 1 | null |
Dirty Vegas là một nhóm nhạc tại đất nước Anh và theo dòng nhạc house. Các thành viên của nhóm bao gồm Steve Smith, Ben Harris và Paul Harris. Nhóm được thành lập vào năm 2001 và tiếp tục hoạt động tới nay sau khi tạm tan rã vào năm 2005 tới năm 2008.
Bài hát nổi tiếng nhất của nhóm là bài hát "Days Go By". "Days Go By" được phát hành năm 2001, đạt được nhiều thành công trên thị trường âm nhạc chính (mainstream) và đoạt giải Grammy ở hạng mục Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất.
Quá trình của nhóm.
Những thành công ban đầu.
Ca khúc đầu tiên của nhóm được phát hành có tên gọi "Days Go By". "Days Go By" được phát hành năm 2001. Về mặt nhạc lý, "Days Go By" mang thể loại nhạc house và có chút ảnh hưởng của dòng nhạc nhạc dance (nhạc nhảy). Trên thị trường, bài hát là một bản hit khiêm tốn, lọt vào tốp 20 bảng xếp hạng của các quốc gia Bỉ (Ultratop), Liên hiệp Anh (UK Singles Chart), Mỹ ("Billboard" Hot 100), lọt vào tốp mười bảng xếp hạng của Canada (Canadian Singles Chart - vị trí thứ 6) và quán quân bảng xếp hạng nhạc dance của Mỹ (Hot Dance Club Songs).
Ngoài những thành công trên thị trường, "Days Go By" còn đoạt được một giải Grammy ở hạng mục Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất.
Hiện tại.
Hiện tại, nhóm hoạt động khá đơn lẻ và ít thành công hơn trong những năm đầu tiên. | 1 | null |
Claudio Giovanni Antonio Monteverdi (sinh năm 1567 tại Cremona, mất năm 1643 tại Venice) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn viola, ca sĩ, nhạc trưởng người Ý; là một trong những nhà soạn nhạc quan trọng trong sự chuyển giao giữa âm nhạc thời Phục hưng và Baroque., ông đã phát triển hai phong cách song song với nhau.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Claudio Monteverdi sinh ra vào năm 1567 tại Cremona, khi phong trào Phục hưng nói chung và âm nhạc của nó nói riêng đang trên đường phát triển. Hồi nhỏ, Monteverdi đi học nhạc với thầy Marc'Antonio Ingegneri. Nam 1590, khi đã hơn 20 tuổi, ông nhận danh hiệu viện sĩ Viện Hàn lâm Santa Cecilia tại thủ đô Roma. Từ đó, Monteverdi phục vụ trong nhà quận công vùng Mantua, chơi đàn viola và hát madrigal, đồng thời với sáng tác âm nhạc.
Năm 1599 kết hôn với ca sĩ triều đình Claudia Cattaneo, bà qua đời vào tháng 8 năm 1607. Họ có hai con trai (Francesco và Massimilino) và một con gái (Leonora). Con gái khác đã chết ngay sau khi sinh.
Từ năm 1601, ông là chỉ huy dàn nhạc nhà nguyện, là người phụ trách nhạc thính phòng trong nhà quận công. Monteverdi từng nghe và chịu ảnh hưởng những bản opera của trường phái Florentine, đặc biệt là vở "Euridice" của nhà soạn nhạc Peri (tác phẩm được viết vào năm 1600). Monteverdi viết vở opera đầu tiên trong sự nghiệp của mình, vở "La favola d'Orfeo", vào năm 1607. Đây thực sự là dấu ấn quan trọng trong lịch sử opera, vì đây là vở opera đầu tiên có nhạc đệm theo. Năm 1612, sau sự ra đi của người quận công đang phục vụ, Monteverdi rời Mantua, trở thành người lãnh đạo của dàn nhạc nhà thờ lớn Saint Mark của Venice, một trong những cương vị danh giá nhất thời đại.
Vào năm 1613, ông đã chuyển đến San Marco ở Venice và đảm nhiệm công việc nhạc trưởng. Năm 1632, ông trở thành một linh mục. Ông ra đi vào năm 1643 tại Venice.
Phong cách sáng tác và một số tác phẩm nổi bật.
Claudio Monteverdi có vị trí trong âm nhạc thời Phục hưng có thê sánh ngang William Shakespeare trong văn học cùng thời đại. Xuất phát từ truyền thống, Monteverdi đã biến đổi mọi thể loại mà ông có sáng tác. Những bản Madrigal của ông bao trùm cả một giai đoạn 40 năm phát triển của thể loại này. Cần phải nói nữa rằng Monteverdi là nhà kinh điển đầu tiên của nghệ thuật opera Ý, là người sáng tạo ra loại kịch hát hiện thực, người cách tân, đặc biệt trong lĩnh vực hào thanh và phối khí. Ông đã đưa cả overture thành khúc mở màn của opera.
Năm ấn phẩm đầu tiên của ông là: "Sacrae cantiunculae", 1582 (một tập hợp các motet thu nhỏ); "Madrigali Spirituali", 1583 (một khối lượng trong đó chỉ có phần âm trầm là còn tồn tại); "Canzonette a tre voci", 1584 (một bộ sưu tập của canzonettes ba giọng); và năm phần madrigals quyển I, năm 1587, và quyển II, 1590.
Claudio Monteverdi để lại khoảng 20 tác phẩm âm nhạc sân khấu, gồm có 8 vở opera ("La favola d'Orfeo" (1607), "Ulissey trở về quê hương" (1640), "Lễ tấn phong Poppea" (1642)...) được xem là đỉnh cao trong các tác phẩm của ông về bi kịch và lãng mạn, các vở ballet, những bản hợp xướng, mixa, motet, canzonette, khoảng 150 bài madrigal thế tục về tình yêu và tôn giáo.
Danh sách tác phẩm.
Các tác phẩm của ông được chia ra làm ba loại: madrigal, opera và nhạc tôn giáo.
Madrigals.
Các tác phẩm madrigal của ông gồm 9 quyển.
Operas.
Các vở tồn tại
Các vở bị mất
Hai dự án thất bại (1627-1628) | 1 | null |
Quang Minh - Hồng Đào là một bộ đôi nghệ sĩ hài kịch người Việt Nam nổi tiếng ở hải ngoại và trong nước hoạt động từ năm 1995 cho đến năm 2019 thì tách ra.
Tóm tắt tiểu sử.
Quang Minh.
Tên thật là Võ Quang Minh, sinh ngày 20/11/1959 tại Gò Công, Việt Nam. Là kép của đoàn Kim Cương, Bông Hồng những năm cuối thập niên 1980.
Sang định cư tại miền Nam California năm 1990. Tại đây, anh hành nghề lồng tiếng phim Hồng Kông - chủ yếu là các vai phản diện.
Hồng Đào.
Tên thật là Nguyễn Đình Hồng Đào, sinh ngày 25/9/1962. Cha mẹ là người Bắc nhưng sinh cô ở Buôn Ma Thuột. Cả Quang Minh và Hồng Đào đều là sinh viên trường Nghệ thuật Sân khấu 2.
Cô được biết đến như là một trong những nghệ sĩ kịch thuộc thế hệ vàng của Thành phố Hồ Chí Minh vào thập niên 90 bên cạnh những tên tuổi như Thành Lộc, Hồng Vân lúc bấy giờ.
Năm 1994, sang định cư tại Bắc California theo diện HO. Bên cạnh việc diễn hài và viết kịch bản cho những tác phẩm của mình và Quang Minh, Hồng Đào còn là một trong những giọng đọc chính cho những cuốn sách audio của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn trong một khoảng thời gian dài.
Gia đình và hôn nhân.
Quang Minh và Hồng Đào có hai con gái là:
Tháng 7 năm 2019, hai người đã xác nhận ly hôn sau khoảng thời gian gần 24 năm gắn bó.
Sự nghiệp.
Lúc ở Việt Nam hai người đã có tình cảm với nhau. Sau khi qua Mỹ, trong một dịp tình cờ, cả hai đã gặp lại nhau tại một trạm xăng khi Hồng Đào xuống miền Nam thăm người thân. Lúc này Quang Minh cũng vừa kết thúc cuộc hôn nhân của mình. Đây cũng là cơ hội khiến những đầu mối thông tin liên lạc giữa hai người được kết nối trở lại ở nơi đất khách quê người. Một thời gian sau cả hai đi đến hôn nhân.
Trong một dịp, Hồng Đào nhận vai cho một vở hài kịch nhưng thiếu người, Quang Minh bèn nhận vai. Vở hài kịch được một số nghệ sĩ thưởng thức tán thưởng nhiệt liệt. Trong đó đặc biệt là nhạc sĩ Lê Uyên Phương, chính nhạc sĩ này đã khuyên Quang Minh nên bắt đầu sự nghiệp hài kịch. Từ đó, cả hai bắt đầu đi diễn nhiều nơi.
Sự nghiệp diễn hài kịch chuyên nghiệp của cả hai bắt đầu phát triển khi lần đầu tiên cả hai được Trung tâm Thúy Nga mời diễn cho chương trình Paris By Night 46 năm 1998 với vở hài kịch "Thiên Duyên Tiền Định" (trước đó Hồng Đào có tham gia nhưng một mình, cũng như từng cùng MC Nguyễn Ngọc Ngạn dẫn chương trình Paris By Night 36).
Từ đó cho đến nay, cả hai được nhiều trung tâm băng nhạc hải ngoại mời diễn, quay video, nhiều nhất là Thúy Nga, Asia, Vân Sơn. Hình tượng thường thấy trên sân khấu của Hồng Đào là "mẹ" của Quang Minh, còn Quang Minh là giả vai người đồng tính. Tuy nhiên cả hai đóng vai vợ chồng là nhiều nhất.
Năm 2010, cả hai có về Việt Nam đóng phim "Gia đình Số Đỏ"."
Đầu tháng 2/2013, cả hai nằm trong diện nghệ sĩ hải ngoại bị xem xét cấm về Việt Nam biểu diễn do có tham gia trong chương trình "Asia 71: 32 Năm Kỷ Niệm" tuy vai diễn của cả hai không có gì liên quan đến chính trị.
Năm 2011: ra mắt vở bi hài kịch "Những mảnh tình".
Năm 2014: ra mắt vở bi hài kịch "100 ngày yêu".
Năm 2016: về Việt Nam hoạt động nghệ thuật, xuất hiện trên các chương trình truyền hình thực tế như Người bí ẩn, Bí mật đêm chủ nhật, Học viện danh hài, Hoán đổi...
Nhận xét.
"Những tác phẩm của Quang Minh và Hồng Đào không đơn giản chỉ có lời nói, mà còn gắn liền với âm nhạc, nụ cười và cả nước mắt!" - MC Việt Thảo
Chính kịch.
Lối sống hiện đại (vai Hương) (1989) | 1 | null |
Niccolò Piccinni (sinh năm 1728 tại Paris, mất năm 1800 tại Passy, gần thủ đô Paris của Pháp) là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm nổi tiếng người Ý. Ông là một trong những gương mặt đầu tiên trong sự chuyển giao giữa nền âm nhạc Baroque và cổ điển.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Niccolò Piccinni sinh năm 1728 tại thủ đô Paris của Pháp. Tuy sinh ra ở đó, nhưng Piccini đã trở về quê nhà Ý để học nhạc tại Naples. Ông bắt sáng tác opera tử năm 1754, nổi tiếng với vở opera "Ceccchina, hay là cô con gái ngoan". Piccinni đã viết 100 vở cho các nhà hát ở Ý, chủ yếu tại Rome. Năm 1776, ông sang Paris, nơi mình sinh ra để viết những vở opera theo kiểu Pháp. Vở đầu tiên theo phong cách này là "Roland". Đây là vở opera được biểu diễn khi cuộc chiến giữa những người ủng hộ ông và Christoph Willibald Gluck lên tới đỉnh điểm xoay quanh việc Gluck có những cải cách về nghệ thuật opera. Tuy nhiên, chính bản thân Piccini cung rất khâm phục tài năng của Gluck. Sau Cách mạng Pháp 1789, Piccini trở về Naples, nơi bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc, rồi đến năm 1798 trở về Paris, nơi bùng nổ cách mạng, giữ chức thanh tra và giảng dạy tại Nhạc viện Paris.
Ông mất vào năm 1800 tại nước Pháp.
Một số tác phẩm.
Piccinni đã viết hơn 120 vở opera, đáng chú ý có "Alessandro ở Ấn Độ" (1758), "Cecchina, hay là cô con gái ngoan" (1760), "Olimpiade" (1761), "Roland" (1778), "Iphigénie ở Tauride" (1781), "Didon" (1783), "Pénélope" (1785), bốn bản oratorio, missa, cantata, những tác phẩm cho dàn nhạc. | 1 | null |
Bột năng, còn gọi là bột sắn, bột đao (phương ngữ miền Bắc Việt Nam), bột lọc (phương ngữ một số vùng miền Trung Việt Nam), là loại tinh bột của củ khoai mì (sắn). Trên thế giới, bột năng thường được dùng để làm phụ gia cho việc làm các loại sốt.
Còn bột củ mì tinh (củ dong) được gọi là bột mì tinh. Ở Việt Nam, bột năng còn là một nguyên liệu phụ để tạo độ sánh cho các món chè và một số loại bánh như: bánh da lợn, bánh bột lọc. | 1 | null |
Aslan Ûsoyan (tên tiếng Nga: Аслан Усоян; 27 tháng 2 năm 1937 - 16 tháng 1 năm 2013), còn được gọi là " Bố già Hassan "(ngôn ngữ Kurdish: Bapîr Hesen; Nga: Дед Хасан Ded Hasan) là một người dân tộc Kurd Yezidi sinh ra ở Gruzia, là một trùm mafia Nga được biết đến là "kẻ trộm sống theo luật", tuân thủ theo những luật lệ nghiêm khắc của giới mafia ở Nga. Ông ta từng ngồi tù nhiều năm dưới thời Xô Viết cũ vì tội trộm cướp, đầu cơ và chống đối cảnh sát Gruzia, tiếp tục ở Moskva, Ural, Siberia, Uzbekistan, Krasnodar, Sochi, và một số vùng khác của Liên bang Xô Viết cũ. Theo The Economist, ông ta đã được cho là "trùm mafia uy tín nhất của Nga."
Bắt đầu từ năm 2007, Ûsoyan được lôi kéo vào một cuộc chiến tranh băng đảng với tên cướp Gruzia Tariel Oniani, người đang tìm cách lấy lại quyền lực ở Moskva. Một số kẻ thân cận của Ûsoyan đã bị giết ở Armenia Alek Minalyan, một người chịu trách nhiệm của một công ty xây dựng đang thi công một số công trình chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa Đông 2014 ở Sochi. Trong tháng 7 năm 2008, cảnh sát đã có những nỗ lực trong việc giải quyết xung đột giữa các ông trùm tội phạm. Tuy nhiên, Ûsoyan không hề bị bắt. Sau đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn của một tờ báo, Ûsoyan từ chối những câu chuyện về việc bạo lực leo thang và nói rằng "Chúng ta là một dân tộc hòa bình và không bận tâm bất cứ ai, chúng tôi cho hòa bình để ngăn chặn tình trạng vô luật pháp".
Vyacheslav Ivankov, một trùm mafia khét tiếng đã tham gia vào hòa giải cuộc xung đột, ông ta đứng về phe Ûsoyan. Tuy nhiên, khi rời khỏi một nhà hàng ở Moskva vào tháng 7 năm 2009, ông ta đã bị một tay súng bắn, và chết sau đó 3 tháng. Mặc dù không tới nhưng Ûsoyan đã gửi một vòng hoa tới tang lễ của Ivankov kèm theo thông điệp "người anh em của chúng tôi từ bố già Hassan".
Tháng 4 năm 2010, Ûsoyan đã bị bắt bởi lực lượng an ninh Ukraina sau khi nhập cảnh bất hợp pháp bằng cách sử dụng các giấy tờ giả mạo. Còn công việc kinh doanh tại Ukraine đã bị cáo buộc là có kết nối với một nhóm tội phạm có tổ chức tại Armenia. Ngày 16 tháng 9 năm 2010, Ûsoyan đã bị bắn bởi một viên đạn cỡ nòng 9mm bởi một kẻ không xác định rõ danh tính ở trung tâm Moskva, nhưng rất may là ông ta đã thoát chết. Nhưng trên báo chí vẫn tung tin rằng Ûsoyan đã chết để bảo đảm cho sự an toàn của ông ta.
Trong đầu những năm 2010, chính quyền tổng thống Obama đã đặt lệnh trừng phạt với các thành viên của tổ chức tội phạm Brothers’ Circle. Nó đã được suy đoán bởi chuyên gia bảo mật Đánh dấu Galeotti Circle cái gọi là một chờ cho mạng Ûsoyan.
Ngày 16 tháng 1 năm 2013, Ûsoyan bị bắn vào đầu bởi một tay bắn tỉa ngồi trên tầng thứ sáu của một căn hộ chung cư liền kề sau khi rời khỏi một nhà hàng phục vụ, và bất chấp những nỗ lực của các vệ sĩ cùng xe cứu thương, ông ta đã chết trên đường đến bệnh viện. Gia đình quyết định đưa xác của Ûsoyan về chôn cất tại Tbilisi, nhưng sân bay quốc tế Tbilisi từ chối cho chiếc máy bay hạ cánh. Cái chết của ông ta được cho là sẽ đưa căng thẳng và bất ổn trong giới tội phạm lên cao, nhất là trong tình hình đầu tư xây dựng cho thế vận hội 2014 được cho là rất hấp dẫn. | 1 | null |
Trận Gostyń là một hoạt động quân sự trong đợt tấn công của Vương quốc Phổ vào Đại Ba Lan năm 1761 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 1761, tại Gostyń (một thị trấn Ba Lan nằm giữa Poznań và Breslau). Trong cuộc giao chiến này, một quân đoàn nhỏ của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Dubislav Friedrich von Platen đã đánh tan tác một đạo quân gồm 4.000 người của đế quốc Nga, dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Czerepov. Chiến thắng của các lực lượng Phổ tại Gostyń đã gây cho quân đội Nga những thiệt hại nặng nề: hàng nghìn xe goòng chở tiền, đạn dược và tiếp tế đã bị thu giữ, kèm theo một số lượng lớn quân của Nga bị bắt làm tù binh (trong đó có cả Czerepov và một số sĩ quan các cấp). Đồng thời, sự thất bại của quân Nga trong trận chiến này cũng buộc Nguyên soái Aleksandr B. Buturlin phải tiến hành triệt binh về Ba Lan và chấm dứt chiến dịch của ông chống lại vua Friedrich II của Phổ tại Schlesien.
Vào cuối năm 1761, nguồn lực của Vương quốc Phổ đã trở nên cạn kiệt. Trong khi vua Friedrich II đóng quân tại Schlesien, một đội quân đông hơn của Nga dưới quyền Buturlin đã tiến đánh lực lượng của ông, trong khi đó quân đội Áo dưới quyền Thống chế Gideon Ernst von Laudon cũng tiến công Phổ. Tại Sachsen, quân Phổ do Hoàng tử Heinrich chỉ huy bị quân Áo dưới quyền Thống chế Leopold Joseph von Daun cầm chân, trong khi tại Pommern, một đạo quân Nga khác vây đánh Kolberg. Tình thế cho thấy là nhà vua nước Phổ cần phải ngăn ngừa Buturlin hội quân với Laudon, và bằng một số vận động khôn khéo ông đã cản được điều này trong vòng vài tuần. Sau đó, trước tình hình nguy cấp, ông rút vào một vị trí phòng ngự rắn chắc tại Bunzelwitz, gần như nằm trong tầm của các khẩu pháo tại Schweidnitz. Tại đây, ông sẽ ngăn cản đối phương tấn công và chờ đợi cho đến khi sự thiếu thốn lương thảo buộc họ phải tách đôi. Mặc dù lúc này Laudon và Buturlin đã hợp binh, vào ngày 11 tháng 9, Friedrich quyết định phái một đội quân Phổ do Platen chỉ huy kéo đến Ba Lan để đánh phá các kho đạn quan trọng của Nga tại biên giới nước này, sau đó nếu cần thiết thì sẽ tiếp viện cho quân phòng thủ Kolberg. Vào ngày 14 tháng 9, Platen đã sai một toán quân tấn công Kobylin, và toán quân này đã đánh đuổi quân trú phòng của Nga ra khỏi đây. Sau đó, họ nghe dân chúng Ba Lan thông báo rằng quân Nga có các kho quân nhu lớn ở Gostyń.
Vào ngày 15 tháng 9, Platen bất thình lình xua quân tấn công các xe goòng tại Gostyn, với khẩu pháo, chiến hào... và quân Nga gần đó đang phòng ngự cho kho đạn của mình. Tại vị trí quan trọng nhất của chiến tuyến của quân Nga, viên tướng Phổ đã ra lệnh tấn công bằng lưỡi lê. Trước sức tấn công dữ dội của quân Phổ, phần lớn binh lực của Nga bị giết hoặc bắt sống. Một số khẩu pháo của Nga cũng lọt vào tay quân Phổ. Đồng thời, quân Phổ cũng phá được các kho đạn của Nga, và đốt cháy phần lớn tiếp tế của đối phương. Số lượng tiếp tế còn lại cũng bị người Phổ quăng rải rác. Sau thắng lợi của cuộc tấn công táo bạo của mình, Platen đã tiếp tục các hoạt động quân sự của mình tại Ba Lan. Trong khi đó, việc các kho đạn bị phá hủy đã khiến cho quân đội Nga tại Schlesien hoảng hốt. Họ rơi vào tình trạng thiếu thốn lương thực dự trữ, trong khi người Áo không thể nào tiếp tế cho họ. Trước tình hình đó, Buturlin bị buộc phải tách đôi khỏi quân đội Áo để rút qua sông Oder về Ba Lan. | 1 | null |
Paris By Night do ông Tô Văn Lai sáng lập sau năm 1975. Cuốn video số 1 sản xuất và phát hành tại Paris, Pháp.
Dưới đây là danh sách và thông tin về các chương trình Paris By Night được sản xuất và phát hành lần đầu trong thập niên 2010. Kể từ Paris By Night 104, song song với dạng DVD, chương trình được phát hành dưới dạng đĩa Blu-ray
2019.
Paris By Night 129.
Paris By Night 129 với chủ đề Dynasty, tạm dịch là Triều Đại - một chủ đề mới lạ, huyền bí, và sâu sắc sẽ nói về nhiều đề tài và khía cạnh của những gia đình Việt Nam qua bao thế hệ. Chương trình không chỉ đề cập đến các câu chuyện lịch sử, các triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc mà còn nói đến ý nghĩa hẹp hơn là các thế hệ, các gia đình có công lao đóng góp cho nền văn nghệ Việt Nam từ xưa đến nay.
Paris By Night 129 là chương trình thứ 10 thu hình tại Planet Hollywood. Đặc biệt, chương trình có sự quay trở lại của ông Alan Carter trong vai trò đạo diễn.
Danh sách chương trình
Paris By Night 128.
Chủ đề: Hành Trình 35 Năm - Phần 3: Feel The Lights
Đây là chương trình thứ 3 trong chuỗi chương trình kỉ niệm 35 năm Paris By Night của trung tâm Thúy Nga. Chương trình quy tụ nhiều ca nghệ sĩ vắng bóng đã lâu trên sân khấu cũng như những nghệ sĩ mới. Đây là chương trình thứ 9 thu hình tại Planet Hollywood, Las Vegas
Danh sách chương trình
BONUS
2018.
Paris By Night 128 VIP Party.
Là chương trình chào mừng kỉ niệm 35 năm Paris By Night dành cho các ca sĩ và khách VIP. Chương trình sẽ trực tiếp thu hình tại Celebrity Ballroom tại Planet Hollywood ngày 16 tháng 12 năm 2018, ngay sau Paris By Night 128. Đây là chương trình VIP party thứ năm của trung tâm và cũng là chương trình đầu tiên không phát hành DVD cũng như được trình chiếu trước Paris By Night 128.
Danh sách chương trình
Paris By Night 127.
Chủ đề: Hành Trình 35 Năm - Phần 2
Đây là chương trình thứ 2 trong chuỗi chương trình kỉ niệm 35 năm Paris By Night của trung tâm Thúy Nga. Chương trình nhấn mạnh vào Vũ Đoàn Paris By Night và những màn vũ đạo dàn dựng của Trung tâm Thúy Nga. Chương trình quy tụ nhiều ca nghệ sĩ, trong đó có nhiều nghệ sĩ vắng bóng khá lâu trên sân khấu Paris By Night quay trở lại.
Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của ca sĩ Băng Tâm.
Danh sách chương trình
BONUS
Paris By Night 126.
Chủ đề: Hành Trình 35 Năm
Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi chương trình kỉ niệm 35 năm Paris By Night của trung tâm Thúy Nga. Chương trình vinh danh những cặp song ca thành danh từ sân khấu Paris By Night. Và đây cũng là chương trình đầu tiên được thu hình tại Minnesota. Chương trình được thu hình vào tuần lễ Memorial Day, quy tụ nhiều ca nghệ sĩ, trong đó có nhiều nghệ sĩ vắng bóng khá lâu trên sân khấu Paris By Night quay trở lại
Danh sách chương trình
Paris By Night 125.
Cuối tháng 4 năm 2018, chương trình "Paris By Night 125" với chủ đề "Chiều mưa biên giới" được thực hiện nhằm để tưởng nhớ cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vừa qua đời hai tháng trước đó. Ngược về quá khứ, chương trình được lên lịch vào năm 2006 nhưng hai lần vào các năm 2006 và 2007, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đều từ chối cấp thị thực để Nguyễn Văn Đông xuất ngoại tham dự dù có thư giới thiệu của thị trưởng thành phố Westminster (quận Cam, California) hoặc thư mời của đài truyền hình CBC (Canada). Nguyên nhân được cho là vì ông đã từ chối đi định cư Hoa Kỳ theo diện H.O thuở trước. Theo lời nhà sản xuất, đây được xem là chương trình chủ đề nhạc sĩ đầu tiên mà nhân vật đã qua đời, nhưng nội dung chương trình hầu như đã được nhạc sĩ cùng nhà sản xuất bàn thảo từ năm 2006. Quả phụ nhạc sĩ đề nghị nhà sản xuất quyên tiền tác quyền cho cô nhi viện ở Việt Nam.
Paris By Night 124.
Chủ đề: Anh Cho Em Mùa Xuân
Lồng trong khung cảnh mùa Xuân, Paris By Night 124 sẽ ca ngợi cuộc sống và con người Việt Nam qua thi ca, từ những áng văn chương bình dân tới tục ngữ ca dao cho đến những vần thơ lãng mạn được kết hợp tuyệt vời giữa "Thơ và Nhạc", sẽ làm nên một chương trình ca vũ nhạc đặc sắc.
Danh sách chương trình
BONUS
Paris By Night Divos.
Chương trình quy tụ những giọng ca nam nổi tiếng, hàng đầu tại hải ngoại của trung tâm Thúy Nga: Chế Linh, Vũ Khanh, Bằng Kiều, Don Hồ, Quang Dũng, Trần Thái Hòa, Đan Nguyên, Lương Tùng Quang, Đình Bảo, Thiên Tôn, Dương Triệu Vũ, Mai Quốc Huy. Hài kịch với Chí Tài và Hoài Tâm. Đặc biệt, chương trình có 3 MC đặc biệt là Kỳ Duyên và 2 nữ ca sĩ lần đầu làm MC: Ý Lan và Minh Tuyết.
Danh sách chương trình:
2017.
Paris By Night Gloria 3.
Trung Tâm Thúy Nga và Giáo xứ St. Columban (Garden Grove, CA) tổ chức Paris By Night Gloria 3 với chủ đề Hoan Ca Maria, thu hình ngày 1 tháng 12 năm 2017. Chương trình Thánh Ca ca tụng Đức Mẹ được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima và Mừng Chúa Giáng Sinh. DVD Gloria 3 phát hành nhằm quyên góp trong việc trùng tu Giáo xứ St. Columban. DVD phát hành ngày 22 tháng 12 năm 2017.
Đây là chương trình thu hình thứ ba của Trung tâm Thúy Nga trong nhà thờ. Thành phần nghệ sĩ: MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Hoàng Oanh, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Mai Thiên Vân, Trần Thua Hà, Ngọc Hạ, Tâm Đoan, Lam Anh, Nguyễn Hồng Nhung, Hoàng Nhung, Châu Ngọc Hà, Quỳnh Vi, Như Ý, Don Hồ, Bằng Kiều, Trần Thái Hòa, Đan Nguyên, Đình Bảo, Thiên Tôn. Special guests: Đức Giám mục Timothy Freyer, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, Lm. Nguyễn Thanh Tài
Danh sách chương trình
Paris By Night 123.
Chủ đề: "Ảo Ảnh"
Đây là chương trình lớn nhất, hoành tráng nhất của Trung tâm trong năm 2017 và là lần thứ 8 trung tâm quay hình tại Planet Hollywood, Las Vegas sau 1 năm vắng bóng.
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 122.
Chương trình mang chủ đề "Duyên Phận"
Nói đến Duyên Phận là nói đến hôn nhân, hạnh phúc gia đình, lễ giáo cổ truyền, cùng những biến đổi trong cuộc sống lứa đôi hiện nay. Duyên Phận là một chủ đề sâu sắc nhưng thiết thực liên quan đến tất cả mọi người nhất là phụ nữ Việt Nam qua nhiều thời đại.
Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của nghệ sĩ Kim Tiểu Long
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 121.
Chương trình mang chủ đề "Song ca nhạc vàng", như một phần tiếp nối của Paris By Night 119: Nhạc vàng muôn thuở. Đây là 1 chương đã được khán thính giả khắp nơi yêu cầu, gồm những nhạc phẩm được sáng tác trước năm 1975, sẽ được Trung tâm Thúy Nga dàn dựng công phu, mới mẻ qua hình thức song ca độc đáo chưa từng có trong tủ Nhạc Vàng Paris By Night.
Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của nữ ca sĩ Hà Thanh Xuân và Đặng Hà Duy
Danh sách chương trình:
BONUS
2016.
Paris By Night 120.
Paris By Night 120 chủ đề "Còn chút gì để nhớ" lần đầu tiên được quay hình tại Choctaw Casino, là chương trình lớn nhất, hoành tráng nhất của Trung tâm Thúy Nga trong năm 2016. Chương trình muốn đưa lại những ký ức về quê hương đồng thời cũng là dịp để lần đầu tiên khán giả vùng OK, TX và phụ cận có thể trực tiếp xem một chương trình thu hình Paris By Night. Đây cũng là lần đầu tiên nam danh ca Vũ Khanh xuất hiện trên sân khấu Paris By Night. Ngoài trình diễn trên sân khấu, Trung tâm Thúy Nga lần đầu tiên live stream sau hậu trường để khán giả không có điều kiện tham dự cũng có thể tham gia Paris By Night 120 phía sau hậu trường và nhận các phần thưởng.
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 119.
Chủ đề: "Nhạc vàng muôn thuở". Đây là lần tiếp theo trung tâm Thúy Nga thu hình 2 chương trình trực tiếp thu hình liên tiếp tại Pechanga Casino sau lần thu hình trước (Paris By Night 116 & 117). Chương trình tôn vinh dòng nhạc vàng hay còn gọi là nhạc Bolero, nhạc quê hương gắn liền với đời sống của người Việt Nam. Chương trình quy tụ nhiều thế hệ nghệ sĩ từ những giọng ca tiên phong cũng như những giọng ca tiếp nối. Đây cũng là chương trình đầu tiên nữ nghệ sĩ Thanh Hằng tham gia.
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 118.
Chủ đề: "50 năm âm nhạc Đức Huy". Đây là cuốn băng chủ đề nhạc sĩ tiếp theo của trung tâm Thúy Nga sau 5 năm kể từ Paris By Night 102: Nhạc yêu cầu - Tình ca Lam Phương và cũng là cuốn băng thứ hai của trung tâm giới thiệu nhạc sĩ Đức Huy sau cuốn Paris By Night 33: Nhạc tình Đức Huy thu hình năm 1995. Chương trình chỉ được thu hình 1 suất duy nhất vào tối ngày 7 tháng 5 năm 2016. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của MC Nguyễn Mạnh Cường và 3 ca sĩ Đan Nguyên, Nguyễn Hồng Nhung và Hoàng Thúy Vy cùng nhiều ca sĩ khác quay trở lại
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 117.
Chủ đề: "Vườn hoa âm nhạc".
Chương trình có các bài hát liên quan đến các loài hoa cũng như các bài hát chào xuân mới. Đây là lần thứ hai kể từ sau năm 2008, Trung tâm Thúy Nga quay hình hai chương trình liên tiếp và là lần đầu tiên sau nhiều năm Trung tâm Thúy Nga trở lại với tần suất thu hình 5 chương trình/năm. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của Thúy An (thí sinh VSTAR 2012) và các thí sinh VSTAR Kids 2015: Jenny Đan Anh, Victoria Thúy Vi, Lena Phương Vy, Hugo Hiếu Nguyễn, Đức Khang, Celine Thiên Ân Huỳnh, Rachele Thảo Vi.
Danh sách chương trình:
BONUS
2015.
Paris By Night 116.
Chủ đề: "Nụ cười đầu năm". Chương trình có sự góp mặt của nhiều danh hài nổi tiếng trong nước và hải ngoại và chỉ diễn ra một suất duy nhất. Đây cũng là chương trình Paris By Night không có sự góp mặt của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn trong vai trò MC. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu của các diễn viên Trấn Thành, Trường Giang, Anh Đức, Ngọc Giàu, Hoàng Khánh, Daniel Phú (trong vai trò diễn viên) và ca sĩ Hoàng Mỹ An, Châu Ngọc Hà
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 115.
Chương trình mang chủ đề "Nét đẹp Á Đông - Asian Beauty", trực tiếp thu hình vào đầu tháng 7 nhân dịp Lễ Độc lập Hoa Kỳ và được phát hành vào tháng 10 năm 2015. Đây là chương trình hoành tráng, vĩ đại nhất của Trung tâm năm 2015 và là chương trình thứ 7 của Thúy Nga tại Planet Hollywood, Las Vegas
Danh sách chương trình
BONUS
Paris By Night 114.
Chủ đề: "1975 - 2015 - Tôi là người Việt Nam"<br>Nhìn về dĩ vãng để hướng tới tương lai, với những thành tựu lớn lao của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba sau bốn thập niên hòa nhập vào môi trường xã hội mới, nhưng vẫn duy trì bản sắc văn hóa dân tộc bởi vì lúc nào cũng vẫn nhớ "Tôi là người Việt Nam"
<br>Guests: "William W. Mathis", "Đinh Xuân Anh Tuấn", "Ted Schweitzer", "Max Schweitzer", "Lan Cao", "Trịnh Tiến Tinh", "PQ Phan", "Châu Đình An", "Nhã Khanh", "Hubert Võ", "Thúy Vũ", "Tạ Đức Trí", "Nancy Bùi", "Thomas Nguyễn", "Diệp Khanh", "Hùng Cao", "Daniel Phú", "Nam Nguyễn"
Paris By Night 113.
Chương trình mang chủ đề "Mừng tuổi mẹ", lúc đầu được gọi là Paris By Night Special Edition. Vào phút cuối, chương trình đổi thành Paris By Night 113. Chương trình này là chương trình xuân thứ sáu của trung tâm và là chương trình gộp hai chủ đề xuân và mẹ. Chương trình có lần đầu tiên xuất hiện của một số ca sĩ bước ra từ V-Star 2014 là Tuấn Anh, Hoàng Anh Khang, Nha Nguyễn, Khải Đăng, Bon Nguyễn, Đoàn Trọng và hai người thắng giải: Hoàng Nhung, Ngọc Ngữ. Ngoài ra, chương trình còn có sự xuất hiện lần đầu tiên của Hoài Lâm và sự trở lại của Quang Minh, Hồng Đào, Chí Tâm, Kiều Linh và Anh Dũng.
Danh sách chương trình:
BONUS
2014.
Paris By Night Gloria 2.
Chương trình được thu hình ngày 21 tháng 11 năm 2014 tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang. Đây là chương trình Thánh ca Giáng Sinh rất đặc biệt nhằm gây quỹ giúp giáo xứ xây tòa nhà sinh hoạt giáo lý đức tin và xây đài Đức Mẹ kiên cố hơn, thay vào bức tượng tạm thời hiện nay. Và đây cũng là Paris By Night thứ hai thu hình trong nhà thờ sau cuốn Gloria năm ngoái tại St. Barbara. Thành phần nghệ sĩ: MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Hương Lan, Thanh Hà, Minh Tuyết, Ngọc Anh, Tâm Đoan, Ngọc Hạ, Mai Thiên Vân, Thu Phương, Lam Anh, Tóc Tiên, Kỳ Phương Uyên, Don Hồ, Trần Thái Hòa, Quang Dũng, Bằng Kiều, Trịnh Lam, Quang Lê, Đình Bảo, Thiên Tôn, Mai Tiến Dũng, Justin Nguyễn, Brothers Band, Ca đoàn thiếu nhi La Vang, Ca đoàn tổng hợp La Vang và các khách mời đặc biệt khác.
Nội dung chương trình
Paris By Night 112.
Paris By Night 112 chủ đề Đông, thu hình tại Pechanga Resort & Casino vào 2 ngày Thứ Bảy, 27 tháng 9 & Chủ Nhật 28 tháng 9 năm 2014 với 3 suất diễn. Điều khiển chương trình do Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là chương trình các bài hát về mùa đông. Chương trình có sự xuất hiện trở lại của nữ ca sĩ Tâm Đoan sau nhiều năm vắng bóng.
Bên cạnh đó, lần đầu tiên Trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình trực tuyến trên website với 2$ cho đêm phát sóng tại www.ott.thuynga.com
Danh sách chương trình:
BONUS
Paris By Night 111.
Chương trình có chủ đề S (chỉ có một chữ cái), thu hình tại rạp hát AXIS tại Planet Hollywood Resort & Casino ở Las Vegas, Hoa Kỳ vào hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2014. Điều khiển chương trình do Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên đảm trách. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu Paris by Night của nam ca sĩ Tuấn Quỳnh và sự trở lại của đạo diễn Alan Carter
Nội dung chương trình
BONUSː
Paris By Night 110.
Chương trình có tên Phát lộc đầu năm, thu hình tại Pechanga Resort & Casino vào 2 ngày Thứ Bảy, 16 tháng 11 & Chủ Nhật 17 tháng 11 năm 2013. Điều khiển chương trình do Nguyễn Ngọc Ngạn & Nguyễn Cao Kỳ Duyên đảm trách. Bản DVD & Bluray được phát hành vào ngày Thứ Sáu 24 tháng 1 năm 2014. Chương trình có sự xuất hiện của 3 nam ca sĩ từ cuộc thi Vstar là Justin Nguyễn, Bảo Khánh và Quang Hiếu và Nghệ sĩ kỳ cựu Bảo Quốc.
Nội dung chương trình
BONUSː
2013.
Paris By Night Gloria.
Chương trình được thu hình ngày 13 tháng 12 năm 2013 tại St. Barbara Catholic Church. DVD phát hành ngày 25 tháng 12 năm 2013. Đây là chương trình Thánh ca Giáng Sinh rất đặc biệt. Và đây cũng là Paris By Night đầu tiên thu hình trong nhà thờ.
Thành phần nghệ sĩ: MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Bằng Kiều, Ngọc Anh, Như Quỳnh, Minh Tuyết, Thu Phương, Mai Thiên Van, Trần Thái Hòa, Don Hồ, Thanh Hà, Lam Anh, Tóc Tiên, Ánh Minh, Trịnh Lam, Thiên Tôn, Mai Tiến Dũng, Đình Bảo, Bảo Khánh, Hoài Phương, Brothers Band, Ca đoàn St. Barbara Catholic Church.
Nội dung chương trình
Paris By Night 109 VIP Party.
Là chương trình chào mừng Paris By Night 109 dành cho các ca sĩ và khách VIP. Chương trình sẽ trực tiếp thu hình tại Planet Hollywood resorts and casinos (Las Vegas, Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 7 năm 2013, ngay sau Paris By Night 109. Đây là chương trình party thứ tư của trung tâm sau ba cuốn Paris By Night 100 VIP Party, 104 VIP Party và 106 VIP Party
Nội dung chương trình
Paris By Night 109.
Là chương trình dự kiến mang tên 30th Anniversary, sẽ trực tiếp thu hình tại Planet Hollywood resorts and casinos (Las Vegas Hoa Kỳ) do Trung tâm Thúy Nga tổ chức vào dịp lễ Độc lập Hoa Kỳ 6 tháng 7 năm 2013. Chương trình có sự xuất hiện trở lại của khá nhiều ca sĩ đã từng cộng tác cho Thúy Nga như Dương Triệu Vũ, Hồ Lệ Thu, Elvis Phương, Họa Mi, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Bảo Hân, Tommy Ngô, Lynda Trang Đài đặc biệt là sự trở lại khá lâu của Tuấn Vũ và Châu Ngọc.
Nội dung
BONUSː
Paris By Night 108.
Là chương trình dự kiến mang tên Thời gian / Time, thu hình vào hai ngày 23 và 24 tháng 3 năm 2013, tại Foxwoods Resort Casino (Mashantucket, Connecticut, Hoa Kỳ).
Đây là chương trình Paris By Night thứ 2 được quay ở Foxwoods Resort Casino.
DVD & Bluray của chương trình sẽ được đồng loạt phát hành toàn cầu bắt đầu từ thứ sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2013. Đây là lần đầu tiên có sự xuất hiện của diễn viên Nguyên Khoa.
Nội dung chương trình
Paris By Night 107.
Chương trình mang tên Nguyễn Ngọc Ngạn: 20 năm sân khấu, trực tiếp thu hình vào hai ngày 10 và 11 tháng 11 năm 2012 tại Pechanga Resort and Casino, California.
Đây là chương trình mà MC Nguyễn Ngọc Ngạn sẽ xuất hiện với tư cách khách mời thay vì dẫn chương trình, Kỳ Duyên tiếp tục với vai trò MC. Trong chương trình, có sự tham gia lần đầu tiên của người bạn thân thuở nhỏ của Nguyễn Ngọc Ngạn là ca sĩ Giang Tử. DVD và Blu-ray Paris By Night 107 sẽ đồng loạt phát hành vào ngày 16 tháng 3 năm 2013.
Nội dung chương trình
Paris By Night 106 VIP Party.
Là chương trình chúc mừng Paris By Night 106 dành cho các ca sĩ và khách VIP. Chương trình được trực tiếp thu hình tại Planet Hollywood resorts and casinos (Las Vegas, Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 9 năm 2012, ngay sau Paris By Night 106. Đây là chương trình party thứ ba của trung tâm sau ba cuốn Paris By Night 100 VIP Party và 104 VIP Party.
Nội dung chương trình
2012.
Paris By Night 106.
Chương trình mang tên Lụa / Silk, trực tiếp thu hình vào hai ngày 1 và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas. Đây là lần thứ 4 liên tiếp, chương trình Paris By Night được thực hiện tại Planet Hollywood và là lần thứ 6 quay tại Las Vegas. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của nhạc sĩ Đình Bảo và hai quán quân cuộc thi V-Star do Thúy Nga và VietfaceTV tổ chức là Thiên Tôn và Anh Tú.
Phiên bản DVD Paris By Night 106 được phát hành vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, phiên bản Blu-ray phát hành ngày 21 tháng 12 năm 2012.
Danh sách các tiết mục
Paris By Night 105.
Chương trình có chủ đề Người tình - The Lovers được trực tiếp thu hình vào hai ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2012 tại Foxwoods Resort Casino (Mashantucket, Connecticut, Hoa Kỳ). Đây là chương trình Paris By Night được quay ở vị trí xa nhất từ trước đến nay về phía Đông Hoa Kỳ và là lần đầu tiên quay ở tiểu bang Connecticut. Nhạc hội có sự xuất hiện trực tiếp lần đầu tiên của ca sĩ Khánh Lâm. Chương trình được phát hành với định dạng DVD và Blu-ray vào ngày 15 tháng 6 năm 2012.
Danh sách tiết mục
Paris By Night 104 VIP Party.
Đây là chương trình chào mừng Paris By Night 104 thành công tốt đẹp.Danh sách chương trình:
2011.
Paris By Night 104.
Chương trình mang chủ đề Beginnings, thu hình trực tiếp tại Planet Hollywood resorts and casinos - Las Vegas Mỹ năm 2011. Dẫn chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Đây là lần đầu tiên chương trình Paris By Night phát hành dưới định dạng đĩa Blu-ray, lần thứ ba liên tiếp chương trình Paris By Night được thực hiện tại Planet Hollywood và là lần thứ 5 quay tại Las Vegas. Chủ đề Beginnings tập trung về sự bắt đầu đối với những ngôi sao nhỏ có tiềm năng và hoài niệm về những ngày tháng đầu của các ca sĩ đi trước. Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của ca sĩ Ánh Minh, Nguyên Lê, Khang Việt và họa sĩ vẽ cát Joe Castillo trong vai trò minh hoạ.
Nội dung
BONUSː
Paris By Night 103.
Chương trình mang chủ đề Tình sử trong âm nhạc Việt Nam, trực tiếp thu hình vào hai ngày: 7 tháng 5 năm 2011 lúc 7:30 tối và 8 tháng 5 năm 2011 lúc 1:30 trưa tại Nhà hát Charles M. Schulz trong khu giải trí Knott’s Berry Farm, Buena Park, Nam California. Chương trình nhằm giới thiệu các ca khúc có xuất xứ từ những chuyện tình ngoài đời thật của các nhạc sĩ. Chương trình có sự xuất hiện trở lại của Hạ Vy, Ngọc Liên sau hơn nhiều năm vắng bóng trên sân khấu Thúy Nga.
Chương trình được điều khiển bởi nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên với nội dung chương trình bao gồm
Nội dung chương trình
BONUSː
Paris By Night 102.
Chương trình mang chủ đề Nhạc yêu cầu - Tình ca Lam Phương, trực tiếp thu hình vào hai ngày 12 và 13 tháng 2 năm 2011 tại Nhà hát Charles M. Schulz trong khu giải trí Knott’s Berry Farm, Buena Park, Nam California. Chương trình có chủ đề tiếp nối với Paris By Night 92: Nhạc yêu cầu và Paris By Night 96: Nhạc yêu cầu 2 nhưng hạn chế yêu cầu của khán giả trong các bài hát của nhạc sĩ Lam Phương.. Các phần trình diễn đa số được hát trực tiếp và thu thanh ngay tại sân khấu.
Bản DVD được phát hành vào ngày 15/4/2011 . Trong bản DVD, trung tâm Thúy Nga thay đổi biểu trưng của mình, phần hòa âm cũng được thực hiện bởi nhạc sĩ Hoài Phương thay vì nhạc sĩ Tùng Châu như đa số các kì Paris by Night trước.
Paris By Night 101.
Chương trình mang chủ đề Hạnh phúc đầu năm, trực tiếp thu hình tại Pechanga Resort and Casino, California vào 13 và 14 tháng 11 năm 2010. Đây là chương trình Tết thứ tư của Thúy Nga nối tiếp ba chương trình trước là Paris By Night 85: Xuân trong kỷ niệm (2007), Paris By Night 80: Tết khắp mọi nhà (2006) và Paris by Night 76: Xuân tha hương (2005). Chương trình có sự xuất hiện lần đầu tiên của nam ca sĩ Trần Quang Vũ. Bản DVD đã được phát hành vào ngày 14/1/2011.
Nội dung chương trình
2010.
Paris By Night 100 VIP Party.
Đây là chương trình chào mừng Paris By Night 100 thành công tốt đẹp. Chương trình dành cho ca sĩ và khách mời VIP. Đây là chương trình đầu tiên trong loạt chương trình VIP của Thúy Nga
Nội dung chương trình
Paris By Night 100.
Chương trình mang chủ đề Ghi nhớ một chặng đường, trực tiếp thu hình tại Theatre for the Performing Arts ở Planet Hollywood Resort and Casino vào ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2010 và phát hành DVD ngày 9/10/2010. Đại nhạc hội do Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình. Đây được xem như "Paris By Night in Las Vegas 4" vì Paris by Night đã diễn ra tại Caesars Palace ở Las Vegas vào năm 1994 và 1996 và Planet Hollywood năm 2009.
Đây tưởng chừng là chương trình cuối cùng của Trung tâm Thúy Nga nếu trung tâm này không qua được khủng hoảng tài chính và được đầu tư quy mô. Số khán giả tham dự lên đến 13,000 khán giả đến từ các tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ, Canada, của nhiều nước khác trên thế giới, như Pháp, Đức, Anh, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Úc, và cả từ Việt Nam với giá vé vào xem được xem là đắt nhất từ trước đến nay cho một show ca nhạc hải ngoại (từ 60 đôla cho đến 2,000 đôla)
Chương trình này cũng là chương trình cuối cùng của Bảo Hân khi cô từ giã sân khấu về châu Âu sinh sống.
Danh sách tiết mục
Paris By Night Divas.
Chương trình có tên là Đêm hội ngộ của các nữ siêu sao, trực tiếp thu hình tại Knott's Berry Farm ngày 20 tháng 1 năm 2010 lúc 8 giờ địa phương và phát hành dưới dạng hai DVD. Chương trình kéo dài khoảng 5 giờ do Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên (vai trò hạn chế) dẫn chương trình.
Đây là chương trình tổng hợp đặc biệt của trung tâm Thúy Nga nhằm tôn vinh 24 nữ ca sĩ được đông đảo công chúng tại hải ngoại mến mộ. Nguyễn Ngọc Ngạn là người đàn ông duy nhất đứng trên sân khấu (không kể vũ công các nam ca sĩ được phỏng vấn và các thành viên nam của ban nhạc). Đây cũng là chương trình Paris By Night đầu tiên trong thời gian gần đây không có phần hài kịch - một thế mạnh của chương trình Paris By Night.
Danh sách các tiết mục
BONUS
Paris By Night 99.
Chương trình mang chủ đề Tôi là người Việt Nam, thu hình trực tiếp tại Knott's Berry Farm vào 16 và 17 tháng 1 năm 2010 và phát hành dưới dạng DVD ngày 8 tháng 4 năm 2010. Chương trình kéo dài khoảng 5 giờ do Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn chương trình.
Đây là chương trình tổng hợp đặc biệt của trung tâm Thúy Nga nhằm xác định cội nguồn dân tộc và vinh danh những người Việt Nam thành công ở hải ngoại trong mọi lãnh vực, đi kèm là những ca khúc, hầu hết được sáng tác sau năm 1975.
Nội dung chương trình | 1 | null |
Waco Standard Cabin series là một chuỗi các máy bay hai tầng cánh có 4-5 chỗ ngồi, do hãng Waco Aircraft Company của Hoa Kỳ chế tạo từ năm 1931.
Tính năng kỹ chiến thuật.
Referenced from Juptner, U.S. Civil Aircraft, 1962, 1974, 1977 and 1980 (dates refer to specific volumes, not editions) | 1 | null |
Chu Cẩm Phong (12 tháng 8 năm 1941 - 1 tháng 5 năm 1971) là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Tên tuổi của ông được biết đến nhiều qua cuốn nhật ký ghi lại về cuộc đời ông trong thời gian tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam, mà sau này được biết đến với tên gọi "Nhật ký chiến tranh". Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2010, trở thành nhà văn đầu tiên trong lịch sử của Hội Nhà văn Việt Nam được phong tặng danh hiệu này.
Thân thế và cuộc đời.
Ông tên thật là Trần Tiến, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1941 tại Hội An, Quảng Nam. Năm 1954, ông theo cha tập kết ra Bắc và theo học tại trường học sinh miền Nam, và sau đó là Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từng được cử vào Ban chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên - Sinh viên Việt Nam, ông được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam khi mới 22 tuổi. Năm 1964, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn đại học loại xuất sắc, được nhà trường cử đi học tại nước ngoài nhưng đã xung phong vào miền Nam chiến đấu. Trong thời gian này, ông công tác tại Ban Tuyên huấn Khu V, làm phóng viên thông tấn rồi chuyển sang làm việc tại Tiểu ban Văn nghệ Khu V.
Ngày 1 tháng 5 năm 1971, trong một chuyến đi thực tế, ông tử thương trong trận giao chiến diễn ra từ 10 giờ đến 14 giờ giữa 8 cán bộ, chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và du kích xã Xuyên Phú với hơn một tiểu đoàn của liên quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, ông được chôn cất ở Nghĩa trang liệt sĩ Hội An.
Tác phẩm.
Sự nghiệp văn học trong hơn 3 năm của Chu Cẩm Phong có lại nhiều tác phẩm như:
Những tác phẩm này là sự đúc kết những trải nghiệm, hiện thực sống động và khắc nghiệt của chiến trường. Đặc biệt, sau gần 30 năm kể từ ngày ông hy sinh, tập sách "Nhật ký chiến tranh" (viết từ ngày 11 tháng 7 năm 1967 đến 27 tháng 4 năm 1971) dày hơn 900 trang, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000. | 1 | null |
Itano Tomomi (板野 友美 Bản Dã Hữu Mỹ?) (sinh ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Yokohama, Kanagawa) là cựu thành viên Team K của nhóm nhạc thần tượng nữ AKB48, công ty quản lý của cô là Horipro, năm 2011, cô cho ra mắt single mang tên "Dear J" và tiếp theo là "Fui ni", "10nen Go no Kimi e" và "1%".
Sự nghiệp.
Năm 2005, Itano gia nhập nhóm nhạc thần tượng nữ Nhật Bản AKB48 với tư cách là 1 thành viên Team A. Cô cũng là người mẫu cho tạp chí thời trang Cawaii của phụ nữ và phát hành cuốn sách ảnh mang tên T.O.M.O.row đầu tiên của cô vào tháng 4 năm 2009. Trong đầu năm 2010, cô đóng vai Shibuya ở TV Tokyo kịch Majisuka Gakuen của AKB48.Cô đã có một vai trò định kỳ trên Kamen Rider W như queen, cùng với đồng nghiệp AKB48 biểu diễn Tomomi Kasai, cho đến khi chương trình kết thúc vào cuối năm 2010. Cùng với nhau, họ tạo thành các tiểu đơn vị queen & Elizabeth. Trong năm 2010 tổng tuyển cử của AKB48, cô đạt thứ hạng 4 tổng thể.
Itano phát hành đĩa đơn đầu tiên của cô, "Dear J", vào ngày 26 tháng năm 2011. Nó vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Oricon hàng ngày và số 2 trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần, bán được 204.981 bản. Vào tháng Tư, cô diễn lại vai Shibuya trong Majisuka Gakuen 2. Lần đầu tiên ca khúc "Wanna Be Now" đạt vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Recochoku hàng ngày và thứ 6 trên bảng xếp hạng hàng tuần.
Trong năm 2012, Itano đã được trích dẫn là "nữ hoàng của quảng cáo truyền hình" vì có nhiều hợp đồng với các công ty hơn bất kỳ tarento nữ khác.
Ngày 01 tháng 2 năm 2013, trên sân khấu chúc mừng của AKB48, Itano tuyên bố cô sẽ rời khỏi nhóm. Cô đã phát hành solo đơn của cô, "1%" vào ngày 12. Bài hát chủ đề được sử dụng trong quảng cáo truyền hình cho Samantha Vega. MV được quay tại New York, và bao gồm sự xuất hiện của nữ diễn viên người Mỹ và mô hình Taylor Momsen. Buổi lễ tốt nghiệp của Itano đã diễn ra tại Tokyo Dome vào ngày 25 tháng 8, và một hiệu suất theo dõi vào ngày 27 tại nhà hát AKB48; hiệu suất được truyền trực tiếp bởi Nico Nico Namahousou, bài hát tốt nghiệp của cô là "Saigo no Door", được phát hành như một B-sides, một trong những phiên bản của single "Koisuru chí Fortune Cookie" của AKB48.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang web giải trí Nhật Bản Nihongogo, Itano chia sẻ suy nghĩ của mình về việc chuyển sang một nghệ sĩ solo "trong một nhóm bạn thực hiện như một đơn vị với mỗi thành viên đóng vai trò nhân vật nào đó, tuy nhiên như một nghệ sĩ solo, bạn có để có thể chơi tất cả vai trò cùng một lúc. Bạn phải lấy về vai trò của việc mát mẻ, sexy, và dễ thương và mặc dù nó chắc chắn là một thách thức, đó là điều tôi phải phấn đấu để đạt được."
Vào tháng 7 năm 2014, Tomomi Itano đã biểu diễn tại Mỹ Union Square ở San Francisco cho J-POP - Lễ hội nghị thượng đỉnh vào năm 2014.
Tomomi Itano đã được vào vai chính của một du học sinh Nhật Bản có trụ sở tại Trung Quốc cùng với ca sĩ-diễn viên Đài Loan Dino Lee trong bộ phim lãng mạn Trung Quốc Áo mưa (雨衣), theo tiết lộ trong một cuộc họp báo bộ đôi xuất hiện ở trên 29 tháng 9 năm 2015. Các dự thời gian quay phim 2 tháng cho bộ phim mà phải mất ở Thượng Hải và Tokyo đang diễn ra. Bộ phim dự kiến sẽ phát hành vào mùa xuân năm 2016 tại ba nước. | 1 | null |
Côn Ngô Quốc (chữ Hán: 昆吾國) là tên một quốc gia bộ lạc, một nước chư hầu của nhà Hạ - tồn tại trong khoảng thời gian trên 400 năm, tính từ khi được Hạ Vũ phân phong cho đến khi bị vua Thành Thang nhà Thương tiêu diệt.
Hình thành.
Côn Ngô cũng là tên vị quân chủ đầu tiên của nước Côn Ngô thời nhà Hạ, theo Sử ký Tư Mã Thiên phần Sở thế gia thì Côn Ngô là hậu duệ đời thứ sáu của đế Chuyên Húc - con trai trưởng của Lục Chung. Vì ông lập nhiều công trạng trong việc giúp đỡ Đại Vũ trị thủy nên sau khi lên ngôi Đại Vũ đã lấy luôn tên ông đặt tên đất phong thưởng cho là nước Côn Ngô - nay thuộc địa cấp thị Hứa Xương của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hậu duệ Côn Ngô luôn luôn thuần phục nhà Hạ, hễ có lệnh của thiên tử thì lập tức vua nước Côn Ngô cử binh hưởng ứng ngay.
Diệt vong.
Vào thời Kiệt Vương, thiên tử do quá bạo ngược nên để mất lòng dân chúng, vua Thành Thang nước Thương muốn lật đổ nhưng còn e các chư hầu trung thành với nhà Hạ nên chưa động thủ. Bấy giờ Y Doãn hiến kế cho vua Thang thử không triều cống xem sao, vua Thang làm theo thì lập tức Kiệt Vương hạ lệnh cho chư hầu hưng binh trừng phạt Thương - nước Côn Ngô cũng tham gia liên minh này. Vua Thang thấy vậy bèn dâng biểu tạ tội và xin triều cống như cũ, Hạ Kiệt cho rằng nước Thương đã biết lỗi nên không hạch tội nữa. Một thời gian sau vua Kiệt càng ngày càng bạo ngược, vua Thang thực hiện chính sách trừ khử vây cánh nhà Hạ. Thang đem quân tiêu diệt dần các nước thân Hạ như: Cát, Vĩ, Cổ..v..v..nước Côn Ngô bị tiêu diệt sau chót nhất, nhà Hạ mất hết lá chắn cuối cùng bị nhà Thương thay thế.
Côn Ngô là nước mạnh nhất trong các chư hầu nhà Hạ, do đó nước Thương của vua Thang nhiều phen cử binh chinh phạt nhưng cũng lắm lúc thua trận. Chiến tranh giữa 2 nước xảy ra không ngớt khiến nhân dân phải liên tục sơ tán, nhưng sau do Hạ Kiệt bị Muội Hỷ mê hoặc nên đắm chìm trong tửu sắc không phái binh viện trợ nước Côn Ngô nữa mà nước ấy diệt vong. | 1 | null |
Cá thu đao (danh pháp khoa học: Cololabis saira) là loài cá thuộc họ Cá thu đao (Scomberesocidae).
Mô tả.
Cá có thân dài, trung bình khoảng 20 cm (tối đa 30 cm) một bên hơi hẹp lại; tiết diện của thân hầu như tròn. Đầu dài, đỉnh trơn bóng. Hàm trên hình tam giác có phủ vẩy. Hàm trên ngắn: chiều dài gần bằng chiều rộng của thân. Hàm dưới nhô dài ra, đỉnh hàm màu đỏ tía. Miệng có răng nhỏ và mịn. Mắt to, nằm gần mặt lưng. Vảy nhỏ và mỏng. Đường bên chạy dọc dưới bụng. Vây không có tia cứng: vây lưng có 14-16 tia và vây hậu môn có 14-16 tia, đối xứng với nhau và gần về phía đuôi. Vây đuôi chẻ làm hai: thùy trên ngắn hơn thùy dưới.
Thân có màu trắng-xanh lục nhạt, mỏ màu đen, có 3 sọc hẹp chạy dài theo thân màu sậm hơn. Bụng màu bạc nhạt. Các vây màu trắng, vây đuôi có rìa màu đen.
Tham khảo.
Cơ sở dữ liệu cá Vũng Tàu | 1 | null |
Trận Buchy là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 4 tháng 12 năm 1870 tại Buchy, thuộc tỉnh Nord của nước Pháp . Trong trận chiến này, Quân đoàn VIII của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" August Karl von Göben, đã bất ngờ tấn công một lực lượng trong quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Briand, và đánh tan tác quân đội Pháp. Thất bại này đã gây cho các lực lượng Pháp những thiệt hại nặng nề, trong số đó hàng nghìn binh lính bị bắt làm tù binh. Sau chiến thắng của mình trong trận chiến tại Buchy, quân đội Đức dưới quyền tướng Von Göben đã chiếm được Rouen.
Sau khi chiếm được Amiens vào cuối tháng 11 năm 1870 (Xem bài Trận Amiens (1870)), Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 của Phổ - Đức là Edwin von Manteuffel đã tiếp tục hành quân về phía Rouen – một thành phố cổ tại Normandie tọa lạc trên sông Seine, nhằm tiến công một sư đoàn của quân Pháp được đặt tại đây dưới quyền của viên tướng Briand. Tập đoàn quân số 1 của Đức đã lên đường, với Quân đoàn VIII ở cánh phải, qua Foix và Forges, và Quân đoàn I ở cánh trái, xuyên suốt Breiteul. Rouen không gây nhiều khó khăn cho người Đức. Người Pháp đã dàn quân ở phía trước Rouen để bảo vệ thành phố, nhưng chưa hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng ngự của mình khi trận đánh tại Buchy bùng nổ vào ngày 4 tháng 12. Vốn trong ngày 2 tháng 12, lực lượng kỵ binh được cử đi thám sát của Đức đã phát hiện ra đối phương đang án ngữ tại Forges les Eaux và Formiere. Trước tình hình đó, các lực lượng Đức đã rời khỏi Grandvillers để kéo đến Gaillefontaine vào ngày 3 tháng 12. Đến đầu buổi sáng ngày 4 tháng 12, Quân đoàn VIII của Đức tiến xuống Formiere và phát hiện ra rằng quân Pháp đã bỏ mặc nơi này. Nhưng ngay sau đó, một đạo quân của Göben, gồm lực lượng tiền vệ và kỵ binh, đã tấn công một cách dữ dội vào quân đội Pháp đang án ngữ trên các cao điểm Maquency và Bose Bordel, trên đoạn đường đến Rouen. Từ vị trí phòng ngự này, quân Pháp bị Sư đoàn Bộ binh số 15 của Đức đánh bật, phải rút chạy về làng Buchy. Tại đây, quân Pháp tiến hành kháng cự trong một số khoảnh khắc, nhằm đưa binh lính vào các toa xe lửa đang chờ họ. Trên thực tế, quân Pháp đã kháng cự yếu ớt mặc dù vị trí phòng thủ của họ rắn chắc. Trận giao chiến đã kết thúc với sự thảm bại của quân Pháp, buộc họ phải từ bỏ xe cứu thương đến từ Thụy Sĩ cùng với trang bị cầm tay của mình.
Trong trận đánh, mặc dù quân trinh sát của đội Cận vệ Pháp đã phòng vệ quyết liệt, quân "Garde Mobiles" và "franc-tireurs" của Pháp đã bị lực lượng pháo binh Đức quét sạch. Ngày 5 tháng 12 là ngày kỷ niệm đại thắng của Friedrich Đại đế trước quân đội Áo trong trận Leuthen (1757), và đã chứng kiến một chiến tích khác của quân đội Phổ: quân lực của Göben đã tiến chiếm Rouen mà không phải tốn một viên đạn nào. Vốn từ trước đó, tình hình lực lượng Vệ binh quốc gia Pháp được triệu tập tại Rouen đã trở nên vô cùng náo loạn và người Pháp đã bỏ mặc Rouen trước bước tiến của người Đức. Và, vào ngày 6 tháng 12, một lực lượng trú phòng lớn của Đức đã chiếm đóng Rouen. | 1 | null |
Exocoetus volitans, "cá chuồn bay" , là một loài cá chuồn trong họ Exocoetidae. Loài này sinh sống rộng rãi ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới đại dương của biển ở Địa Trung Hải và Caribbe.
Loài cá này được tiêu thụ trên thị trường với mức giá trung bình.
Chiều dài tối đa của nó là bình thường khoảng 20 cm, mặc dù kích thước tối đa đã được ghi nhận lên đến 30 cm. Loài cá này không có vây gai, với nhiều vây tia dài mềm mại, màu sắc cơ thể là tối, óng ánh màu xanh ở trên và bạc trắng bên dưới để ngụy trang với bầu trời khi chúng nhảy ra khỏi nước. | 1 | null |
M47 Patton là một loại tăng thuộc thế hệ xe tăng hạng trung Patton do Mỹ sản xuất, đây là phiên bản thứ hai của dòng tăng được đặt tên của Tướng George S. Patton, chỉ huy của quân đội Mỹ tại chiến trường châu Âu trong Thế chiến II. M47 được thiết kế dựa trên cơ sở xe tăng M46 Patton. M47 đã được sử dụng rộng rãi bởi Quân đội Mỹ và đồng minh trong suốt thời gian chiến tranh lạnh.
Lịch sử.
Năm 1948, quân đội Mĩ bắt đầu thực hiện chương trình thiết kế một dòng gồm ba loại xe tăng có các bộ phận bên trong tương đồng trong ba loại xe tăng nhẹ, trung và nặng. Trong đó, thiết kế xe tăng hạng nhẹ và trung, T41 và T42 có chung một thân xe, nhưng mẫu T42 mang một tháp pháo nặng hơn với một pháo 90mm. Trước khi mẫu T42 được đưa vào kiểm tra, cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Diễn biến ban đầu của cuộc chiến thực sự là một cú sốc cho quân đội Mĩ khi các xe tăng T-34-85 của Bắc Triều Tiên làm chủ chiến trường cho tới khi một số lượng đáng kể xe tăng M4A3E8 Sherman, M26 Pershing và M46 Patton đến được bán đảo Triều Tiên. Mặc dù xe tăng M26 và M46 chứng minh có thể dễ dàng đánh bại T-34-85, thành công ban đầu của Bắc Triều Tiên và các khó khăn gặp phải trong việc huy động xe tăng đến Triều Tiên đã làm lộ rõ điểm yếu của kho tàng xe tăng Mĩ cũng như yêu cầu phải đánh giá lại việc sản xuất xe tăng hạng trung.
Mẫu T42 sau đó đã không làm hài lòng được các kì vọng do động cơ không đủ công suất. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm nổi trội như tháp pháo hoàn thiện hơn, cũng như trang bị hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm phức tạp. Tháng 9 năm 1950, dưới áp lực cực kì của Quốc hội, quân đội Mĩ quyết định gắn tháp pháo T41 lên một thân xe M46 Patton hoán cải và bắt đầu sản xuất loại xe tăng mới này với tên gọi M47 Patton.
Quân đội Mĩ cho rằng M47 Patton thực chất chỉ là đơn thuần lắp một tháp pháo mới lên một thân xe đã được kiểm tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên, do thiếu các cuộc kiểm tra dẫn đến một chiếc xe tăng mang nhiều lỗi kĩ thuật và càng tê hại hơn do kế hoạch sản xuất quá sát. Nguồn cung cấp thiết bị tìm tầm bằng kính M12 làm chậm lại việc trang bị M47. Sư đoàn thiết giáp số 1 và số 2 chỉ bắt đầu nhận M47 vào năm 1952. Việc sản xuất tiếp diễn đến năm 1953 với tồng cộng khoảng 8.676 chiếc được sản xuất. M47 rõ ràng chỉ là một phương tiện chiến đấu tạm thời. Nó cũng là thiết kế xe tăng hạng trung cuối cùng sử dụng tổ lái 5 người. Các lợi thế lớn duy nhất so với M46 là tháp pháo có hình dáng chống đạn tốt hơn và hệ thống tìm tầm chính xác hơn.
Thiết kế.
M47 Patton có cấu trúc tương tự như M46 Patton. Một số điểm khác biệt bao gồm mặt trước thân xe có độ nghiêng lớn hơn, rotoclone blower đặt giữa lái xe và phụ lái của M46 bị tháo bỏ trên M47. Tháp pháo của M47 ngoài hình dạng vót nhọn hơn còn có một khoang chứa hàng sau tháp pháo chứa radio và bộ thông gió. 11 viên đạn pháo chính cũng được chứa trong khoang sau tháp pháo này.
Một chương trình nâng cấp cho M47 được bắt đầu vào năm 1960 với kết quả là M47M. M47M sử dụng động cơ và hệ thống điều khiến hoả lực của xe tăng M60A1 Patton. Vị trí của phụ lái bị thay bằng một khoang chứa 22 viên đạn pháo 90mm. Một số thay đổi nhỏ cũng được áp dụng cho hệ thống bánh đi đường, dẫn hướng. Bộ giảm xốc dạng ống cũng bị bỏ đi và được thay bằng bộ giảm xóc ma sát. Tổng cộng có 547 chiếc M47 được hoán cải thành M47M bởi hãng Browen-McLaughlin-York tại một nhà máy ở Iran. M47M được dùng bởi quân đội Iran và quân đội Pakistan.
Hỏa lực.
Có một số xe M47 đời đầu dùng súng máy M2 đồng trục thay cho M1919. Ngoài ra, pháo chính của M47 Patton cũng không hoàn toàn tương tự nhau. Một số dùng pháo có khoá đầu nòng dạng phễu như M46, một số khác lại dùng loại có dạng chữ T, một số nữa lại dùng kiểu xy lanh. Nhưng tất cả các loại đều có một bậu hút khí nằm sát đầu nòng. Pháo M36 có thể dùng các loại đạn của pháo M3A1 của M46 Patton. Trong những năm 1950, 1960, quân đội Mĩ chủ yếu dựa vào loại đạn HEAT vì chúng có thể xuyên phá bất cứ loại tăng-thiết giáp đương thời.
Để điều khiển pháo chính, xạ thủ có một bảng cân chỉnh đạn đạo cung cấp các chỉnh sửa khi nhắm bắn dựa theo các thông số như: sơ tốc của loại đạn chuẩn bị bắn, độ đặc của không khí, nhiệt độ và tốc độ gió. Các xe M47 đời đầu dùng hệ thống tìm tầm bằng kính nhắm lập thể (stereoscopic) M12. Tuy cùng chung nguyên tắc hoạt động với thiết bị tìm tầm M17 của xe tăng M60 Patton, nhưng thiết bị M12 cũng có những khác biệt. Trong khi thiết bị tìm tầm của M60 dùng 2 thấu kính tạo ra 2 hình ảnh của khu vực mục tiêu(một ảnh thật và một ảnh giả), rồi tổ lái sẽ xoay một tay vặn để mang 2 hình ảnh lại gần nhau cho đến khi chồng lên nhau, thông số(đo bằng lượng giác dựa trên góc của 2 thấu kính) về khoảng cách sẽ được tự động đưa vào máy tính đạn đạo. Còn ở loại thiết bị tìm tầm M12, quy trình tìm tầm bao gồm điều chỉnh (gọi là “flying the geese”/“lái đàn ngỗng”) 2 cặp các dấu gạch tạo hình chữ V cho đến khi chúng nằm chồng lên nhau. Điểm yếu chính của hệ thống tìm tầm kiểu này là quy trình điều khiển của loại thiết bị tìm tầm này rất phức tạp và đòi hỏi kỉ thuật cao. Một bộ phận dân số cũng không đủ thị lực để sử dụng thiết bị tìm tầm loại này(hơn 20% lính tăng Mĩ không thể dùng chính xác thiết bị M12).
Thời gian từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi khai hoả của xe tăng M47 và M48 Patton vào khoảng 15s. Hai loại tăng này có tỉ lệ bắn trúng phát đầu tiên vào khoảng 50% ở tầm 1500m.
Triển khai.
Với sự xuất hiện của M48 Patton vào năm 1953, quân đội Mỹ đã loại biên dần các xe tăng M47 vào năm 1955. Năm 1957, các đơn vị tăng sử dụng M47 đã lần lượt chuyển sang loại M48 tiên tiến hơn. M46 và M47 được chuyển sang làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh cho đến khi được thay thế bằng xe thiết giáp hạng nhẹ trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển SS-10. Chiếc M47 cuối cùng được nghỉ hưu vào năm 1959. Cuối thập niên 1950, hầu hết các xe tăng M47 đã được Mỹ xuất khẩu rộng rãi cho các đồng minh.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu cắt giảm số lượng M47 có trong trang bị vào cuối năm 1952. Sau khi chiến tranh Triều Tiên, toàng bộ số M47 của USMC đã nhanh chóng được thay thế bằng M48A1 Patton và xe tăng hạng nặng M103. | 1 | null |
Carl Louis Ferdinand von Lindemann (1852-1939) là một nhà toán học người Đức. Năm 1882, ông đã chứng minh rằng π là số siêu việt, xác nhận một phỏng đoán được cả Adrien-Marie Legendre và Leonhard Euler đưa ra trước đó.
Thân thế và sự nghiệp.
Lindemann sinh ngày 12 tháng 4 năm 1852 ở Hanover, thủ đô của Vương quốc Hanover. Cha của ông, Ferdinand Lindemann, dạy ngôn ngữ hiện đại tại một trường trung học ở Hanover. Mẹ ông, Emilie Crusius, là con gái của hiệu trưởng trường trung học. Sau đó gia đình chuyển đến Schwerin, nơi Ferdinand trẻ đi học.
Ông nghiên cứu toán học tại Göttingen, Erlangen, và Munich. Tại Erlangen, ông nhận bằng tiến sĩ về hình học phi Euclide, dưới sự hướng dẫn bởi nhà toán học lừng danh bấy giờ Felix Klein. Lindemann sau đó giảng dạy ở Würzburg và tại Đại học Freiburg. Trong thời gian ở Freiburg, Lindemann chứng tỏ rằng π là số siêu việt (định lý Lindemann-Weierstrass). Sau thời gian ở Freiburg, Lindemann chuyển đến trường Đại học Königsberg. Trong thời gian làm giáo sư tại Königsberg, Lindemann đã làm hướng dẫn luận án tiến sĩ của David Hilbert, Hermann Minkowski, và Arnold Sommerfeld.
Ông qua đời ngày 6 tháng 3 năm 1939. | 1 | null |
Ficus benghalensis (danh pháp khoa học: "Ficus benghalensis") là một loài thực vật thuộc họ Dâu tằm. Đây là một cây lớn tán rộng mọc ở tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng có rễ buông từ trên cao xuống, một khi các rễ chạm đất, chúng phát triển thành thân cây thân gỗ có thể trở nên không thể phân biệt với thân cây chính.
Quả loài cây này là thức ăn của các loài chim và động vật có vú. Hạt hình được phân tán bởi các loài chim như sáo nâu và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt giống vượt qua thông qua hệ thống tiêu hóa của con chim có nhiều khả năng nảy mầm cũng như nảy mầm trước.
Ấu trùng của các loài "Melanocercops phractopa" và "Choreutis aegyptiaca" ăn lá của cây này. | 1 | null |
Chi Sung hay còn gọi chi sung đa, chi sung si, chi sanh si, chi đa đề, chi si đa (danh pháp khoa học: Ficus ) là một chi thực vật gồm khoảng 850 loài cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, biểu sinh và bán biểu sinh trong họ Dâu tằm (Moraceae). Quả của hầu hết các loài trong chi này đều có thể ăn được mặc dù chúng chỉ có giá trị kinh tế quan trọng ở cấp địa phương. Nhưng, chúng là loại thức ăn cực kỳ quan trọng đối với các loài hoang dã. | 1 | null |
Nanga Parbat ("Ngọn núi trần trụi"), Urdu: ) với chiều cao , đây là ngọn núi cao thứ 9 thế giới. Ngọn núi nằm ở sườn tây của dãy núi Hi Mã Lạp Sơn thuộc khu vực Gilgit-Baltistan của Pakistan.
Ngọn núi này còn có tên gọi khác là "Kẻ ăn thịt người" hay "Núi quỷ". Núi này là nơi chứng kiến nhiều tai nạn chôn vùi trong tuyết của người leo núi. Ở đây có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới, đặc biệt ở phía nam mọc lên bức tường cao 4.600 m.
Các cố gắng vượt qua một đỉnh núi cao trên 8000 mét đầu tiên được ghi nhận là trong chuyến thám hiểm của Albert F. Mummery và J. Norman Collie, họ đã cố đến núi Nanga Parbat tại Kashmir (nay là Gilgit-Baltistan, Pakistan) vào năm 1895; song nỗ lực này đã thất bại khi Mummery và hai Gurkha khác là Ragobir và Goman Singh thiệt mạng vì gặp phải một trận lở tuyết. | 1 | null |
Lampides boeticus là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm xanh được tìm thấy ở châu Âu, châu Phi, phía nam và đông nam châu Á và Úc. Sải cánh dài 24–32 cm ở con đực và 24–34 cm ở con cái.
Ấu trùng ăn hoa, hạt và quả của nhiều loài Fabaceae, bao gồm cả "Medicago", "Crotalaria", "Polygala", "Sutherlandia", "Dolichos", "Cytisus", "Spartium" và "Lathyrus" species. Loài này cũng được ghi nhận trên "Crotolaria pallida" | 1 | null |
Arcangelo Corelli (sinh năm 1653 tại Fusignano, gần Milano – mất năm 1713 tại Roma) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn violin, nhà sư phạm nổi tiếng người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc thời Baroque quan trọng nhất.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Arcangelo Corelli sinh vào năm 1653 khi âm nhạc Baroque đang trở nên thịnh hành. Ông học nhạc tại Faenza, Lugo và Bologna. Năm 1675, Corelli đến Roma, trở thành một trong những nghệ sĩ đầu tiên của thủ đô Ý. Từ năm 1687 trở đi, ông là nhạc trưởng phụ trách dàn nhạc của Hồng y giáo chủ Pamphili và tử năm 1690 cho đến khi qua đời, ông là nhạc trưởng của dàn nhạc trong nhà nguyện của Hồng y giáo chủ Ottoboni, cư trú ngay trong dinh thự của ông và chết trong cảnh giàu sang.
Phong cách sáng tác.
Corelli có những cống hiến rất lớn về sáng tác với những bản "Sonata da camera" và những bản "Concerto Grossi", các bản sonata độc tấu. Các bản Concerto của Johann Sebastian Bach và George Frideric Handel đều dựa từ đây mà phát triển lên.
Các tác phẩm.
Dưới đây là các tác phẩm của Arcangelo Corelli: | 1 | null |
là một bộ truyện tranh Nhật Bản Fujiko Fujio sáng tác từ năm 1985 đến năm 1991. Sau đó, bộ truyện được chuyển thành phim hoạt hình được công chiếu vào ngày 2 tháng 11 năm 1989. Câu chuyện kể về một chú chuột đến từ hành tinh Maar đến để giúp một cô bé lười biếng và hậu đậu tên là Kasuga Eri. Tên truyện lấy theo lối
chơi chữ cho câu . Tại Việt Nam, truyện còn có tên khác là "Chú Chuột Chinba".
Nội dung.
Chinpui (có thể nói là một chú chuột khá giống với Doraemon ở nhiều điểm) là chuột đến từ hành tinh khác để tìm vợ cho hoàng tử Lulealv. Kasuga Eri là người được lựa chọn và Chinpui có nhiệm vụ phải chăm sóc và thuyết phục cô ấy lên hành tinh Mahl. Nhưng đôi lúc Chinpui đã vô tình giúp cô ấy gắn chặt tình cảm hơn với anh bạn Trái Đất Uchiki Shō mà Eri thích. Rắc rối xảy ra từ đây và Chinpui trở thành tâm điểm của cuộc chiến giành tình yêu giữa Trái Đất và hành tinh lạ.
Phim hoạt hình.
Loạt phim hoạt hình được Shin-Ei Animation sản xuất và phát sóng trên TV Asahi từ 2 tháng 11 năm 1989 đến 18 tháng 4, 1991. Khung giờ phát sóng là từ 19:30~20:00 thứ năm hàng tuần mỗi tập 30 phút | 1 | null |
Huell Burnley Howser (18 tháng 10, 1945 – 7 tháng 1, 2013) là một nhân vật truyền hình, diễn viên, nhà sản xuất, nhà văn, diễn viên, diễn viên lồng tiếng người Mỹ nổi bật với vai trò dẫn chương trình, sản xuất, và sáng tác kịch bản của "California's Gold", chương trình truyền hình được sản xuất bởi KCET ở Los Angeles cho các đài của PBS. Ông cũng lồng tiếng cho nhân vật Backson trong "Winnie the Pooh" (2011). | 1 | null |
Johann Christoph Friedrich Bach (1732-1795) là nhà soạn nhạc người Đức, con trai thứ 16 của Johann Sebastian Bach. Ông là một trong những nhà soạn nhạc thuộc thời Cổ điển.
Thân thế và sự nghiệp.
Johann Christoph Friedrich Bach sinh ngày 21 tháng 6 năm 1732 tại Leipzig, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc (cả gia đình Bach là một dàn nhạc sống, có thể nói như vậy, vì dòng họ này đã đóng góp cho âm nhạc Đức trên 50 nhân vật âm nhạc thuộc hầu hết các giai đoạn quan trọng của âm nhạc thế giới: Phục hưng, Baroque, Cổ điển. Có thể nói hiếm có dòng họ nào danh giá như vậy). Khi trưởng thành, Johann Christoph Friedrich Bach học âm nhạc tại Đại học Tổng hợp Leipzig. Năm 1750, ông nhận chức Kammermusicus của triều đình Bückeburg, giữ nguyên chức vụ này 45 năm cho đến khi qua đời ngày 26 tháng 1 năm 1795 tại Bückeburg.
Phong cách sáng tác.
Johann Christoph Friedrich Bach đã cộng tác với nhà thơ J. G. Herder viết nhiều oratorio, cantata mang đậm màu sắc Đức.
Một số tác phẩm.
Johann Christoph Friedrich Bach sáng tác 14 bản giao hưởng, 8 concerto cho đàn phím, những bản sonata, trio, oratorio, cantata và các ca khúc thế tục. | 1 | null |
Một thời ta đuổi bóng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Công ty Sóng Vàng do Trương Dũng làm đạo diễn. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Hoàng Thu Dung. Phim phát sóng vào lúc 20h45 từ thứ 4 đến Chủ Nhật hàng tuần bắt đầu từ ngày 7 tháng 5 năm 2011 và kết thúc vào ngày 28 tháng 5 năm 2011 trên kênh HTV7.
Nội dung.
"Một thời ta đuổi bóng" xoay quanh cuộc sống tình cảm và công việc của một cô gái xinh đẹp và nhân hậu tên Quý Phi (Vân Trang). Ba của Phi là ông Quý (Mai Huỳnh) - một giáo sư nổi tiếng của thành phố, còn mẹ cô là trưởng phòng của một công ty tư nhân. Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi và biết nhiều ngoại ngữ, Phi về làm việc cho công ty thủy sản Hưng Thịnh, tổng giám đốc của công ty là bạn của ông Quý. Vào thời gian đầu làm việc, phó giám đốc của công ty là Trần Nghiêm (Khương Thịnh) đã gây cho Phi biết bao nhiêu rắc rối, anh còn cho cô biết gần 20 năm trước ba cô và bà Chi (NSƯT Kim Xuân) - mẹ anh - là người tình của nhau nhưng ba cô đã từ bỏ mẹ anh khi bà bị sẩy thai, từ đó Trần Nghiêm trở nên căm ghét ông Quý cũng như cả gia đình Quý Phi. Quý Phi nghĩ rằng mình phải lo lắng cho bà Chi thật tốt nhằm mục đích thay ba mình chuộc lỗi...
Trúc (Tú Vi), em gái của một người bạn của Nghiêm, được nhận vào làm trong công ty. Trúc vốn là người nham hiểm và đầy thủ đoạn, cô cặp kè với ca sĩ Thiên Vũ (Quách Hữu Lộc), đồng thời đeo bám Nghiêm hòng có được sự ưu ái từ chàng phó giám đốc.
Một lần nọ, Phi đi siêu thị với bà Chi thì không may bị bà Quý (Thiên Hương) phát hiện. Bà Quý tức giận đuổi Phi ra khỏi nhà, Phi đành đến nhà của Lan (Lộc Uyển) ở tạm. Thiên Vũ tình cờ gặp Phi trong khu chung cư, từ đó anh ta cố gắng theo đuổi cô.
Trong công ty, Trúc thường dựa hơi Nghiêm, đến khi được lên chức tổ trưởng khu chế xuất thì bí mật giúp đỡ cho các thương lái. Công ty dự định tặng quà 8 tháng 3 cho toàn thể nhân viên nữ, Trúc thảo luận với Nghiêm về việc tặng mỹ phẩm, nhưng sau đó công ty đã tặng bộ xoong nồi, việc này khiến Trúc bị bẽ mặt với mọi người.
Với hi vọng thoát khỏi sự hà khắc của Nghiêm, Phi đã tình nguyện tiếp quản một trạm thu mua thủy sản của công ty ở Tân Phú Đông, Tiền Giang. Một thời gian sau, Phi đổ bệnh rồi được Nghiêm đưa về lại Sài Gòn. Sang (Huy Cường) - một nam đồng nghiệp trong công ty - đã bịa đặt những điều không hay về Phi, Phi biết chuyện liền tát vào mặt anh ta. Ban giám đốc sau đó đành phải phân xử cho cả hai.
Nghiêm vô tình bắt gặp Trúc và Thiên Vũ tình tứ trong quán cà phê, anh dần nhận ra Trúc là người xấu bụng chứ không hiền lành như vẻ bề ngoài của cô ta. Trong khi đó, bà Quý quyết định ly dị ông Quý để cưới ông Trực (Huỳnh Anh Tuấn). Sau khi dự đám cưới của bà Quý và ông Trực, Phi về sống với ông Quý để giúp ba mình bớt cô đơn lúc tuổi già.
Trúc gây sự với Phi và Hùng trong giờ làm việc rồi bị Tổng giám đốc Triệu (Mã Trung) khiển trách, cô ta càng tức giận nên càng muốn trả thù Phi. Trúc thông đồng với Sang và nữ đồng nghiệp Đông hại Phi. Đông cho Phi uống một ly nước có pha thuốc, khiến Phi bị mệt mỏi rồi cho nhập số mực đã bị thương lái bơm thuốc tăng trọng, gây thất thoát cho công ty.
Trúc còn thuê một người đàn ông tấn công Phi khiến cô bị gãy chân. Nghiêm dần quên đi oán hận ngày xưa và bắt đầu có cảm tình với Phi, anh đã đi tìm thủ phạm tấn công Phi và đề nghị anh ta ra làm chứng chống lại Trúc. Tất cả tội lỗi của Trúc đã bị vạch trần trong cuộc họp sau đó của công ty. Cuối cùng Trúc bị đuổi việc, Sang và Đông tạm thời bị chuyển xuống làm nhân viên bảo vệ và tạp vụ. Phi từ chối tình cảm của Thiên Vũ, khuyên anh ta đừng đến gặp mình nữa. Cuối phim, Nghiêm tặng một chiếc vòng tay cho Phi và cả hai hôn nhau, bắt đầu tình yêu của họ.
Diễn viên.
Cùng một số diễn viên khác...
Ca khúc trong phim.
Bài hát trong phim là ca khúc "Đuổi bóng" do Sỹ Luân sáng tác và thể hiện. | 1 | null |
Cần nước (danh pháp hai phần: Oenanthe javanica) hay Cần cơm, Cần ống, Cần ta, Rau cần là một loài cần nước thuộc họ Hoa tán (Apiaceae) có nguồn gốc Đông Á.
Trong khi nhiều loài khác trong chi cần nước cực độc, nhưng loài "Oenanthe javanica" thì có thể ăn được, và được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan (ผักชีล้อม), Đài Loan và Việt Nam, cũng như ở Ý. Nó là một trong những thành phần của món ăn biểu tượng cho lễ hội mùa xuân của Nhật Bản được gọi là "Nanakusa no sekku".
Loài này không nên nhầm lẫn với những loại thực vật trong chi "Cryptotaenia", đôi khi được gọi là "ẩn chỉ Nhật, áp nhi cần Nhật Bản" (hay "mitsuba" trong tiếng Nhật).
Thành phần.
Thành phần hóa học của cây này gồm protein: 1,51%; chất béo 0,28%, carbohydrate 2,47% và tro 1,4%. | 1 | null |
M551 Sheridan là một xe tăng hạng nhẹ của Hoa Kỳ và được đặt tên theo tướng Philip Sheridan. Nó được thiết kế để có thể hạ cánh bằng dù và bơi qua sông. Nó được trang bị vũ khí bao gồm pháo 152mm M81/M81E1 / và tên lửa MGM-51 Shillelagh chống tăng.
Sheridan M551 phục vụ Quân đội Hoa Kỳ vào năm 1967, dưới sự yêu cầu của tướng Creighton Abrams,Tư lệnh các lực lượng quân sự tại Việt Nam vào thời điểm đó. M551 được đưa vào phục vụ chiến đấu tại Việt Nam vào tháng 1 năm 1969. Trong tháng Tư và tháng 8 năm 1969, M551 đã được triển khai cho các đơn vị ở châu Âu và Hàn Quốc. Bây giờ đã nghỉ hưu và đã từng tham chiến rộng rãi tại Việt Nam, và hoạt động hạn chế trong chiến dịch Just Cause (Panama), và Chiến tranh vùng Vịnh (Kuwait).
Năm 1966, Lục quân Hoa Kỳ không còn sử dụng các phân loại xe tăng hạng nặng, hạng trung, và hạng nhẹ. Năm 1960, với việc chấm dứt hoạt động của tiểu đoàn xe tăng hạng nặng (M103) cuối cùng và M60 mới, quân đội Mỹ đã thông qua một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) với học thuyết: Một chiếc xe tăng duy nhất làm tất cả các vai trò chiến đấu. Quân đội Mỹ vẫn giữ lại các xe tăng hạng nhẹ M41 Walker Bulldog trong Lực lượng Cảnh sát quân đội quốc gia, nhưng khác hơn so với các đơn vị trải qua quá trình chuyển đổi, đơn vị chủ lực bao gồm MBT. Một phần vì chính sách này, M551 mới không thể được phân loại như là một xe tăng hạng nhẹ, và chính thức được phân loại như là một "xe bọc thép trinh sát / Xe tấn công đường không".
Phát triển.
Trong ngay sau Thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã giới thiệu M41 Walker Bulldog vào vai trò của một xe tăng hạng nhẹ. Tuổi thọ của M41 là khá ngắn và với trọng lượng 25 tấn, nó được coi là quá nặng là một chiếc xe tăng hạng nhẹ, và có tầm hoạt động khá ngắn. Kế hoạch bắt đầu xây dựng một loại xe mới thay thế thậm chí còn nhẹ hơn nhưng gắn súng tương tự, kết quả trong thiết kế thử nghiệm là hai chiếc T-71 và T-92. Hai nguyên mẫu của T-92 sau đó đã được đặt hàng. Tuy nhiên, như các nguyên mẫu đã đi vào thử nghiệm, thông tin về xe tăng PT-76 của Liên Xô đã có sẵn. PT-76 là xe tăng hạng nhẹ có thể tự bơi qua sông, và sớm có yêu cầu rằng bất kỳ xe tăng hạng nhẹ nào của Mỹ cũng phải có thể bơi. T-92 nguyên mẫu không thể dễ dàng trang bị lại cho vai trò này, do đó, việc thiết kế một hệ thống hoàn toàn mới bắt đầu như là M551.
Chiếc xe được thiết kế để có một khẩu pháo nòng ngắn, một tháp pháo bằng thép và vỏ thân xe bằng hợp kim nhôm. Thật không may, vỏ giáp nhôm có khả năng chống đạn yếu, kể cả đạn súng máy 12,7mm cũng có thể bắn thủng giáp trước của xe. Cũng giống như M113, nó cũng rất dễ bị phá hủy bởi mìn và nó có khả năng bơi giống như các xe tăng lội nước như PT-76.
Sản xuất.
Việc sản xuất bắt đầu vào ngày 29 tháng 7 năm 1966, và nó được đưa vào phục vụ trong tháng 6 năm 1967 với Tiểu đoàn 1, Trung đoàn thiết giáp 63 tại Fort Riley. Cuối cùng 1662 chiếc M551 đã được sản xuất giữa năm 1966 và 2 tháng 11 năm 1970. Tổng chi phí của chương trình M551 là 1,3 tỷ USD. Pháo M81 có vấn đề với các vết nứt phát triển gần khóa nòng sau khi bắn lặp đi lặp lại. Sau đó M81E1 sửa đổi đã được giới thiệu với một khe cắm nông, cùng với một sửa đổi phù hợp với tên lửa và khắc phục được các vấn đề. Tuy nhiên khẩu súng cũng đã bị chỉ trích vì làm cho xe giật lên. Một số thử nghiệm đã được trang bị với súng 76mm thông thường, nhưng không được áp dụng.
Thiết kế.
Thiết kế một chiếc xe nhẹ hơn so với T-92 đòi hỏi một giải pháp sáng tạo cho các trang bị vũ khí chính. Một khẩu súng có đủ động năng để đánh bại các xe tăng hiện đại ở khoảng cách hợp lý là quá lớn cho M551. Điều này đã được giải quyết bằng cách trang bị cho M551 một khẩu pháo 152 mm bắn đạn nổ lõm HEAT vận tốc thấp M81. Cỡ nòng lớn đảm bảo có khả năng tiêu diệt xe tăng, vận tốc thấp không có tác động rõ ràng về hiệu quả HEAT và giữ toàn bộ trọng lượng pháo thấp.
Một số xe hiện đã có ATGM, hoặc pháo không giật như M50 Ontos, nhưng trong trường hợp của Ontos không thể được nạp lại từ bên trong xe. M551 xuất hiện để cung cấp một sự cân bằng tốt hơn giữa chống tăng và hỗ trợ bộ binh.
Chiến thuật di động
Sheridan được trang bị động cơ diesel Detroit Diesel 6V53T. XM551 do đó có một tỷ lệ công suất - trọng lượng tuyệt vời và mang tính cơ động cao, có thể chạy ở tốc độ lên đến 73 km/h, như BT-5 của Liên Xô từ năm 1932. Tuy nhiên, chiếc xe được cho là rất ồn ào và không đáng tin cậy trong điều kiện chiến đấu.
Sheridan có thể bơi qua một dòng sông rộng 46 mét. Trong khi đó dòng tank Patton (M46, M47, M48), cũng như các xe tăng chiến đấu chủ lực M60 không thể thực hiện các hoạt động này, và chúng sẽ phải thu thập dữ liệu dọc theo đáy sông bằng cách sử dụng ống thở.
Sheridan có thể được thả dù từ C-130 (tối đa 42.000 £ tải) và máy bay C-141 (tối đa 38.500 £ tải). Sau khi hạ cánh, kíp lái đi đến xe tăng của họ, khởi động động cơ, và lái đi. | 1 | null |
Ya Suy (sinh ngày 7 tháng 1 năm 1987) là một cựu ca sĩ người Việt Nam, anh là người chiến thắng tại cuộc thi vào ngày 1 tháng 2 năm 2013. Ya Suy giành được danh hiệu này trong ý kiến trái chiều của dư luận. Phần đông khán giả ủng hộ cho giọng ca truyền cảm, mộc mạc cũng như sự chân thật của anh, trong khi không ít cho rằng anh chưa thật sự xứng đáng về giọng hát so với người về nhì, Hoàng Quyên.
Tiểu sử và con đường nghệ thuật ban đầu.
Ya Suy là người Chu Ru, sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thuộc vùng sâu của tỉnh Lâm Đồng. Trước khi đến với "Vietnam Idol", Ya Suy theo học ngành Quản lý Văn hóa của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Nha Trang. Anh chỉ được làm quen với âm nhạc trong vỏn vẹn 30 tiết và học theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".
"Vietnam Idol" 2012.
Trong cuộc thi này, Ya Suy để lại nhiều ấn tượng với giọng hát tuy không có nhiều kĩ thuật nhưng lại rất nồng nàn, truyền cảm. Tuy phong độ nhiều lúc thất thường nhưng anh vẫn được nhiều người xem ủng hộ bởi bản tính chân thật, chân thành và sự hồn nhiên của mình.
Các ca khúc Ya Suy trình bày gây ấn tượng là "Nơi tình yêu bắt đầu", "Hello", "Tan biến" và "Nơi ấy". | 1 | null |
Trần Xung (, 1949-) là một nhân vật chính trị Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức Viện trưởng Hành chính viện thứ 24. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ của Trung Hoa Dân Quốc, từng đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng chính vụ Bộ Tài chính, Chủ tịch Hội đồng Taiwan Cooperative Bank, Chủ tịch Hội đồng Bank SinoPac, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tiền tệ Hành chính viện, Phó Viện trưởng Hành chính viện và các chức vụ khác.
Ông đã viết cuốn sách nổi tiếng "sói và cú nước Pháp" (法國狼與貓頭鷹) để chia sẻ cách nhìn nhận và suy nghĩ với thế giới bên ngoài., thường dùng động vật để nói một cách ẩn dụ về người và sự vật, | 1 | null |
Gregory Michael Cipes là một nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ. Anh là thành viên trong chương trình truyền hình thực tế "twentyfourseven", và có vai diễn trong "MDs" và "Peacemakers". Vai diễn nổi bật của anh gồm có Beast Boy trong "Teen Titans", Kevin Levin trong "Ben 10", và Michaelangelo trong "Teenage Mutant Ninja Turtles" phiên bản 2012.
Năm 2020, DuckTales (2017) với giọng nói Vero từ 2 tập "The Lost Harp of Mervana" và "Escape from the Impossibin" | 1 | null |
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc số 137, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đây là nơi an nghỉ của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992.
Giới thiệu.
Sau khi bị cách chức quan, Nguyễn Sinh Sắc vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh), cho đến khi qua đời ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Tỵ (29 tháng 11 năm 1929).
Cảm phục trước tấm lòng yêu nước, thương dân của ông, người dân địa phương đã góp tiền mua đất an táng ông tại miếu Trời Sanh (cạnh chùa Hòa Long hiện nay), và gìn giữ cho đến khi đất nước hết chiến tranh (1975). Sau đó, chính quyền địa phương và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính, và công trình được khánh thành vào ngày 31 tháng 12 năm 1977.
Ngày nay sau nhiều lần tôn tạo, khu phần mộ đã trở thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.Trên bề mặt viên rộng 10 ha; nhiều công trình vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại đã được xây dựng. Nổi bật có:
Sáng 2 tháng 12 năm 2010, nhân lễ giỗ lần thứ 81 của Nguyễn Sinh Sắc, Chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã long trọng khánh thành Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc . Hàng năm, tại đây tổ chức lễ giỗ long trọng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào ngày 27 tháng 10 (âm lịch).
Ảnh.
Dưới đây là một số hình ảnh trong và trước khu di tích: | 1 | null |
Bernieridae là một họ chim trong bộ Passeriformes. Họ này được xác lập năm 2010 gồm 12 loài chim rừng nhỏ đặc hữu của Madagascar. Trước đây chúng từng được xếp trong các họ như Pycnonotidae, Sylviidae và Timaliidae.
Phân loại học.
Trước đây thuộc họ Pycnonotidae:
Trước đây thuộc họ Sylviidae
Trước đây thuộc họ Timaliidae | 1 | null |
Aegothelidae là một họ chim theo truyền thống xếp trong bộ Caprimulgiformes.
Phần lớn các loài là bản địa New Guinea, nhưng một số loài cũng sinh sống tại Australia, Moluccas và New Caledonia. Loài không biết bay "Aegotheles novaezealandiae" ở New Zealand đã tuyệt chủng.
Phân loại học.
Theo truyền thống họ này xếp trong bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes), tuy nhiên các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy bộ Cú muỗi như định nghĩa truyền thống là cận ngành trong tương quan với bộ Yến (Apodiformes), trong đó họ Aegothelidae có quan hệ họ hàng gần với Apodiformes hơn là với phần còn lại của Caprimulgiformes, nên một số tác giả hoặc là xếp nó vào bộ Aegotheliformes hoặc là vào bộ Apodiformes hoặc đặt nó cùng Apodiformes trong nhánh gọi là Daedalornithes theo tên của nhân vật thần thoại Hy Lạp Daedalus, một người thợ thủ công tài hoa đã tạo ra đôi cánh cho con trai của ông là Icarus.
Phân loại nội bộ họ Aegothelidae như sau:
Họ: AEGOTHELIDAE
Phát sinh chủng loài.
<br> | 1 | null |
Bombycillidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Các loài trong họ này là chim có bộ lông bóng mượt màu nâu hay xám nhạt, với vằn mắt màu đen trắng, mào lông, đuôi vuông và cánh nhọn. Một số lông cánh có chóp màu đỏ, tương tự như xi gắn bằng sáp, và đó là nguyên nhân mà tên gọi phổ biến trong tiếng Anh của chúng là wax wing (cánh sáp).
Chúng là các loài chim sống trên cây và sinh sản ở các cánh rừng phương Bắc (Witmer và Avery 2003). Thức ăn chính của chúng là trái cây, mà chúng ăn từ đầu mùa hè (dâu tây, dâu tằm, và amelanchier) qua cuối mùa hè và đầu mùa thu (quả mâm xôi, mâm xôi, anh đào và kim ngân) tới cuối mùa thu và mùa đông (bách xù, nho, hải đường, thanh lương trà, tường vi, cotoneaster, sơn thù du, tầm gửi) (MacKinnon và Phillipps 2000, Witmer và Avery 2003). Chúng bứt quả khi đậu trên cây hoặc khi đang bay lượn. Vào mùa xuân, chúng thay thế trái cây bằng nhựa cây, chồi và hoa. Trong thời gian thời tiết ấm áp của năm, chúng bắt nhiều loài côn trùng trên cây hoặc bay trong không trung, và thường làm tổ ở gần nước, nơi côn trùng bay rất dồi dào (Witmer và Avery 2003).
Phân loại học.
Họ này có 1 chi duy nhất "Bombycilla" và 3 loài | 1 | null |
Buphagidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Tên gọi trong tiếng Anh của các loài trong họ này là oxpecker (nghĩa đen là chim đậu lưng bò) hay tickbird (nghĩa đen là chim [bắt] ve bét). Chim bắt bét bò là đặc hữu khu vực savan ở châu Phi hạ Sahara. Cả tên tiếng Anh lẫn tên khoa học của chúng đều bắt nguồn từ tập tính đậu trên lưng các loài thú lớn (cả hoang dã lẫn thuần hóa) như trâu, bò, ngựa vằn, linh dương Impala, hà mã, tê giác, và ăn ve bét, côn trùng nhỏ, ấu trùng ruồi trâu (Oestridae) cũng như các sinh vật ký sinh khác.
Phân loại.
Một số nhà điểu học coi chim bắt bét bò là một phân họ, gọi là Buphaginae trong phạm vi họ Sáo (Sturnidae), nhưng dường như chúng là nhóm chim hoàn toàn khác biệt.
Họ này có 1 chi duy nhất còn loài sinh tồn, bao gồm 2 loài:
Phát sinh chủng loài.
Theo nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây về Muscicapoidea thì chim bắt bét bò là một dòng dõi cổ xưa có quan hệ gần với họ Mimidae (chim nhại và họa mi đỏ châu Mỹ) cùng chim sáo (họ Sturnidae), nhưng không gần với họ này hơn họ kia. Xem xét tới địa sinh học đã biết của các nhóm chim này, thì diễn giải đáng tin cậy nhất dường như là dòng dõi chim bắt bét bò bắt nguồn từ Đông hay Đông Nam Á như hai họ kia. Điều này làm cho hai loài "Buphagus" giống như là các hóa thạch sống, và chứng minh rằng những tàn dư như vậy của tiến hóa quá khứ có thể có được những sự thích nghi đặc trưng giải phẫu phái sinh khác biệt đặc sắc và duy nhất.
Phân bố và môi trường sống.
Các loài trong họ chim này là đặc hữu châu Phi hạ Sahara, với môi trường sống chủ yếu là các khu vực thưa cây cối. Chúng không có trong khu vực sa mạc khô cằn cũng như trong các rừng mưa. Sự phân bố của chúng bị hạn chế bởi sự có mặt của con mồi ưa thích của chúng là các loài ve bét, và các động vật là vật chủ của các loài ve bét này. Hai loài trong họ là cùng vùng phân bố trong phần lớn khu vực Đông Phi và thậm chí có thể xuất hiện trên cùng một loài động vật chủ. Bản chất mối quan hệ tương tác giữa hai loài này là chưa biết rõ.
Tập tính.
Các loài chim bắt bét bò này thường sống thành đàn.
Thức ăn.
Chim bắt bét bò kiếm ăn chủ yếu trên lưng các loài thú lớn, chủ yếu là động vật móng guốc. Dường như chúng ưa thích một số loài, trong khi lại tránh những loài khác, chẳng hạn như các loài linh dương "Alcelaphus lichtensteinii" hay "Damaliscus korrigum" cũng như các loài linh dương nhỏ như "Kobus leche", linh dương hoẵng (Cephalophinae) và linh dương lau sậy ("Redunca"); loài nhỏ nhất mà chúng thường xuyên đậu trên lưng là linh dương Impala ("Aepyceros melampus"), có thể là do mật độ ve bét cao cũng như bản chất xã hội của loài này. Tại nhiều nơi trong khu vực sinh sống của chúng, chúng cũng kiếm ăn trên lưng các loài trâu bò, nhưng không thấy trên lưng lạc đà. Chúng tìm kiếm các loài động vật ký sinh ngoài, cụ thể là ve bét, cũng như các loài côn trùng gây ra những vết thương cũng như máu, thịt từ một số vết thương. Đôi khi chúng được phân loại như là động vật ký sinh, do thực tế chúng làm loang rộng vết thương trên lưng các loài thú.
Mối tương tác giữa chim bắt bét bò với thú là chủ đề của một số tranh luận và nghiên cứu đang diễn ra. Ban đầu người ta coi đây là mối quan hệ cộng sinh, nhưng chứng cứ gần đây cho thấy chim bắt bét bò có thể là động vật ký sinh. Chim bắt bét bò quả là có ăn ve bét, nhưng thường thì ve bét đã kiếm ăn trên các động vật chủ và người ta không thấy mối tương quan có tầm quan trọng thống kê đáng kể nào giữa sự có mặt của chim bắt bét bò với mật độ động vật ký sinh ngoài suy giảm. Người ta đã quan sát thấy chim bắt bét bò tạo ra các vết thương mới và làm rộng các vết thương cũ nhằm hút máu các con vật mà chúng cưỡi trên lưng. Chim bắt bét bò cũng ăn ráy tai và gàu trên da đầu của động vật chủ; và những lợi ích có thể đối với động vật chủ từ tập tính này thì vẫn chưa rõ nhưng người ta nghi ngờ rằng điều này có thể cũng chỉ là một tập tính ký sinh. Một số động vật chủ tỏ ra khó chịu trước sự hiện diện của chim bắt bét bò. Voi và một số loài linh dương sẽ tích cực tìm cách xua đuổi chim bắt bét bò một khi chúng sà xuống. Một số loài khác chịu đựng chim bắt bét bò khi chúng tìm ve bét trên mặt, điều mà một tác giả đã phát biểu rằng "dường như... là một quá trình khó chịu và có tính xâm lấn.
Sinh sản.
Mùa sinh sản của chim bắt bét bò, được thấy ở ít nhất là một khu vực, có liên quan tới mùa mưa, mùa có ảnh hưởng tới hoạt động của các động vật chủ cũng như mật độ ve bét trên vật chủ. Cả việc ve vãn lẫn giao phối đều diễn ra trên vật chủ. Chúng làm tổ trong các hốc, thường là trên cây nhưng đôi khi cũng trong các kiểu hang hốc khác, kể cả các lỗ trên tường. Tổ được lót cỏ và thường có lông mà chúng nhổ từ vật chủ và thậm chí là từ gia súc như cừu, nhưng không thường xuyên. Mỗi ổ thường có 2 tới 3 trứng, nhưng chim bắt bét bò mỏ đỏ có thể đẻ tới 5 trứng. | 1 | null |
Họ Sẻ thông (danh pháp khoa học: Fringillidae) là một họ chim gồm các loài có kích thước nhỏ đến trung bình trong bộ Sẻ (Passeriformes). Các loài có mỏ hình nón phình nhằm thích nghi với việc ăn hạt và quả hạch, và thường có bộ lông sặc sỡ. Chúng sống ổn định và không di trú trong nhiều môi trường khác nhau. Chúng có phân bố trên toàn thế giới ngoại trừ Úc và các vùng cực. Họ này chứa hơn 200 loài, chia thành 50 chi.
Phân loại học.
Họ này chia ra thành phân họ và tông như sau: | 1 | null |
Họ Sẻ hay Họ Sẻ Cựu Thế giới (danh pháp khoa học: Passeridae) là một họ chim gồm các loài chim nhỏ thuộc bộ Sẻ (Passeriformes). Chúng còn được gọi là sẻ thực sự, một tên cũng được sử dụng cho chi "Passer" của họ này. Chúng khác biệt với sẻ Tân Thế giới (họ Passerellidae). Nhiều loài làm tổ trên các tòa nhà và nhà và "Passer montanus", đặc biệt hơn, sống ở các thành phố với số lượng lớn. Chúng chủ yếu ăn hạt giống, mặc dù chúng cũng ăn côn trùng nhỏ. Một số loài tìm kiếm thức ăn xung quanh các thành phố và, giống như mòng biển hoặc bồ câu, sẽ ăn một lượng nhỏ nhiều loại thức ăn.
Phân loại học.
Họ Sẻ gồm 43 loài, chia thành 8 chi: | 1 | null |
Họ Hải âu (danh pháp khoa học: Procellariidae) là một họ chim biển. Họ Hải âu, cùng họ Hải âu mày đen, họ Hải yến và họ Hải âu lặn, tạo nên bộ Bộ Hải âu (Procellariiformes). Chúng ăn cá, mực và động vật giáp xác, nhiều loài cũng ăn các loại đồ thải ngư nghiệp và xác thối. Ở tất cả các loài, mỗi cặp chim chỉ đẻ một trứng trong một mùa sinh sản. Thời gian ấp trứng và nuôi con của chúng cũng dài một cách khác thường so với nhóm chim khác. | 1 | null |
Hải yến (danh pháp khoa học: Hydrobatidae) là một họ chim trong bộ Procellariiformes.
Các loài hải yến trong họ này được tìm thấy ở Bắc bán cầu, mặc dù một số loài xung quanh Xích đạo đã di cư xuống phía nam. Chúng là loài sinh sống ở biển khơi, chỉ đến đất liền khi sinh sản. Trong trường hợp của hầu hết các loài, rất ít thông tin về hành vi và sự phân bố của chúng trên biển, nơi chúng có thể khó tìm và khó xác định hơn. Chúng là loài làm tổ thành đàn. Hầu hết các loài làm tổ trong các khe hoặc hang, và tất cả trừ một loài tham gia vào các đàn sinh sản về đêm. Các cặp hình thành mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng và chia sẻ nhiệm vụ ấp trứng và nuôi dưỡng gà con. Giống như nhiều loài chim biển, quá trình làm tổ rất kéo dài, thời gian ấp trứng lên đến 50 ngày và mất thêm 70 ngày nuôi con non sau đó.
Một số loài hải yến đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Một loài, hải yến Guadalupe, được cho là đã tuyệt chủng. Các mối đe dọa chính đối với thú cưng bão là các loài du nhập, đặc biệt là động vật có vú, trong các đàn sinh sản của chúng; nhiều loài vật nuôi trong bão thường làm tổ trên các hòn đảo không có động vật có vú bị cô lập và không có khả năng đối phó với những kẻ săn mồi như chuột cống và mèo hoang.
Phân loại học.
Họ này có các phân họ và loài sau: | 1 | null |
Họ Chân bơi (danh pháp khoa học: Heliornithidae) là một họ chim trong bộ Gruiformes.
Phân loại học.
Họ này gồm 3 loài được xếp trong 3 chi đơn loài.
Chân bơi châu Phi sinh sống tại khu vực nhiệt đới châu Phi trên các con suối trong khu vực đồng rừng. Chân bơi châu Á có sự phân bố thưa thớt từ Đông Ấn Độ qua Đông Nam Á tới đường Wallace. Chân bơi châu Mỹ được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nói chung, các loài chân bơi có bản chất nhút nhát và vì thế nhiều khía cạnh trong sinh học của chúng hiện vẫn chưa rõ.
Phát sinh chủng loài.
Họ Chân bơi có quan hệ chị-em với họ Sarothruridae. Cùng nhau, chúng tạo thành một nhánh có mối quan hệ chị-em với họ Gà nước (Rallidae).
Miêu tả.
Các loài chân bơi trông tương tự như gà nước; chúng có cổ dài, cơ thể thon mảnh, đuôi rộng và mỏ nhọn, sắc. Chúng có một khoảng rộng đa dạng các tiếng kêu, nhưng ít khi kêu. Các chân và bàn chân của chúng tươi màu. Không giống như chim lặn, chúng có khả năng đi lại tốt và thậm chí di chuyển nhanh trên cạn.
Môi trường sống.
Chân bơi được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống trong khu vực nhiệt đới miễn là khu vực đó có nước và có độ che phủ. Chưa rõ tại sao sự che phủ là quá thiết yếu đối với chúng, nhưng chúng là chim cực kỳ nhút nhát và thường cảnh giác cao độ. Phạm vi sinh sống của chúng trải rộng từ những con lạch ven biển tới các con suối chảy nhanh trong khu vực miền núi, nhưng chủ yếu được tìm thấy trong các vùng nước lớn và chảy chậm. Chúng cũng sinh sống trong khu vực đầm lầy, vùng ngập lụt nhiều lau sậy, rừng ngập mặn và rừng. Chân bơi là chim chiếm giữ lãnh thổ, có lẽ là trong phần lớn thời gian của năm và chắc chắn là khi vào mùa sinh sản. Người ta cho rằng chúng không thường xuyên di cư, nhưng một số cá thể thường xuyên tản mát và chúng nhanh chong chiếm lĩnh các khu vực mới của môi trường sống thích hợp.
Tập tính.
Thức ăn và kiếm ăn.
Chân bơi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng côn trùng thuộc nhiều loại khác nhau là phổ biến nhất trong khẩu phần ăn của chúng. Có ít thông tin định lượng về khẩu phần ăn của chân bơi, nhưng người ta cũng ghi nhận rằng chúng ăn cả động vật thân mềm, động vật giáp xác, nhện, ếch, nhái, cá cũng như một số loại lá và hạt. Không giống như chim lặn, chúng không lặn xuống để kiếm ăn, mà thay vì thế mổ để nhặt con mồi ra khỏi mặt nước hoặc lục lọi trên bờ.
Sinh sản.
Cả ba loài đều có xu hướng sinh sản sau mùa mưa, với thời gian chính xác phụ thuộc vào khí hậu khu vực. Người ta gần như không biết gì về tập tính sinh sản của chân bơi châu Á. Cả ba loài đều có một vài thay đổi bề ngoài trước khi sinh sản - chân bơi châu Á phát triển một núm thịt phía trên mỏ, còn bộ lông của chân bơi châu Phi trống và chân bơi châu Mỹ mái cũng thay đổi. Có một sự khác biệt đáng kể giữa các loài chân bơi trong một số khía cạnh của sinh sản; ở chân bơi châu Mỹ nhiệm vụ làm tổ và ấp trứng được chia sẻ chung giữa chim bố và chim mẹ, tron khi chỉ một mình chân bơi châu Phi mái ấp trứng. Tổ của các loài chân bơi bao gồm các loại que và sợi lau sậy sắp xếp xộc xệch treo lơ lửng trong thảm cỏ phía trên mặt nước. | 1 | null |
Họ Dô nách (danh pháp khoa học: Glareolidae) là một họ chim lội trong bộ Choi choi (Charadriiformes). Họ này gồm hai phân họ: Glareolinae (dô nách) và Cursoriinae. Loài choi choi Ai Cập ("Pluvianus aegyptius"), ban đầu được đặt trong họ này, hiện được tách thành một họ riêng có họ hàng xa. Họ Dô nách gồm 17 loài, chia thành 4 chi. | 1 | null |
Strigopidae là danh pháp của một họ chim trong bộ Psittaciformes, nhưng HBW ("Handbook of the Birds of the World") không ghi nhận họ này.
Phân loại học.
Vị trí phân loại của các loài Strigopoidea (đồng nghĩa: Nestoroidea) đã từng khá biến động trong quá khứ. Liên họ này là một trong ba liên họ trong bộ Psittaciformes; hai liên họ còn lại là Cacatuoidea (họ Cacatuidae) và Psittacoidea (vẹt thật sự).
Các loài hiện nay xếp trong liên họ Strigopoidea thì theo truyền thống đã từng được đặt trong liên họ Psittacoidea – cụ thể là trong họ Psittacidae, nhưng một vài nghiên cứu đã xác nhận vị trí chính xác của nhóm này là cơ sở của cây phát sinh chủng loài vẹt.
Các tác giả hiện tại vẫn chưa thống nhất về định nghĩa và giới hạn của họ này, do "Strigops" có họ hàng gần nhất là "Nestor", nhưng chúng đã chia tách khỏi nhau khoảng 45-70 triệu năm trước, đủ lâu để coi là các họ tách biệt.
Khi hiểu theo nghĩa hẹp họ này chỉ chứa 1 loài còn sinh tồn là "Strigops habroptilus" trong chi "Strigops". Khi đó các loài chim thuộc chi "Nestor" và "Nelepsittacus" được xếp trong họ riêng là Nestoridae.
Khi hiểu theo nghĩa rộng họ này chứa các loài/chi sau:
Một số tác giả chia họ Strigopidae nghĩa rộng ra thành 2 tông là Strigopini và Nestorini hoặc thành 2 phân họ là Strigopinae và Nestorinae, tuy nhiên Gill "et al." (2010) có sự nhầm lẫn về tác giả danh pháp cấp họ này khi gán thành G.R.Gray 1848, do đọc sai trang tiêu đề của xử lý phân loại vẹt năm 1859 của Gray. Trên thực tế Bonaparte (1849) đồng thời công bố các tên gọi nhóm họ Nestorinae và Strigopinae, quy chiếu tới điểm đó đã gộp cả hai trong họ danh định Strigopidae theo quy tắc quyền ưu tiên tự động ở bậc phân loại cao hơn kế tiếp. | 1 | null |
Cacatuidae là một họ chim trong bộ Psittaciformes. Họ Cacatuidae gồm 21 loài và là họ duy nhất trong siêu họ Cacatuoidea.
Chi và loài.
Phân họ Nymphicinae
Phân họ Calyptorhynchinae
Phân họ Cacatuinae
Phân loại học.
Cacatuidae ban đầu được nhà tự nhiên học người Anh George Robert Gray xếp là một phân họ Cacatuinae trong họ Psittacidae năm 1840, trong đó "Cacatua" là chi đầu tiên và là chi đặc trưng của nó. Nhóm này từng được xem là một họ hay phân họ theo nhiều tác giả khác nhau. Nhà điểu học người Mỹ James Lee Peters, trong quyển sách xuất bản năm 1937 của ông "Check-list of Birds of the World", Sibley và Monroe năm 1990 đã đề nghị nó là một phân họ, trong khi chuyên gia Vẹt Joseph Forshaw đã phân loại nó là một họ năm 1973. Các nghiên cứu phân tử sau đó chỉ ra rằng các nhánh tổ tiên đầu tiên của vẹt là vẹt New Zealand trong họ Strigopidae, và theo sau là Vẹt mào, hiện đã được xác định là một nhóm rõ ràng hay một nhánh, đã tách ra từ các loài vẹt còn lại, nhóm này sau đó tỏa nhánh về phía nam bán cầu và đa dạng hóa thành nhiều loài trong họ Psittacidea.
Mối quan hệ giữa các chi phần lớn đã được giải quyết, mặc dù vị trí của loài "Nymphicus hollandicus" ở vị trí thấp nhất của Vẹt mào vẫn chưa rõ ràng. Cockatiel được xếp là nhánh cơ sở so với tất cả các loài vẹt mào khác, là một phân cấp đồng cấp với vẹt mào đen trong chi "Calyptorhynchus" hoặc cấp phân loài đồng cấp thành một nhánh bao gồm các chi vẹt mào trắng và hồng cũng như palm cockatoo. Các loài còn lại nằm trong hai nhánh, nhánh thứ nhất gồm các loài đen trong "Calyptorhynchus" còn nhánh thứ 2 gồm các loài còn lại. Các loài còn lại trong nhánh trắng hoặc hơn hồn và tất cả các loài trong chi "Cacatua". Các chi "Eolophus", "Lophochroa" và "Cacatua" là hypomelanistic. Chi "Cacatua" lại được chia thành các phân chi"Licmetis" và "Cacatua", được xem là các loài vẹt trắng. Điều gây nhầm lẫn rằng, thuật ngữ Vẹt trắng cũng được dùng để chỉ toàn bộ chi, 5 loài trong chi "Calyptorhynchus" thường được gọi là vẹt đen, và được phân thành 2 phân chi "Calyptorhynchus" và "Zanda". Nhóm trước đây là lưỡng hình giới tính, con mái có bộ lông nổi bật. 2 nhóm này cũng được phân biệt bởi sự khác nhau về tiếng gọi khi có thức ăn ở con chưa trưởng thành. | 1 | null |
Psittacidae (Họ Vẹt) là một họ chim trong bộ Psittaciformes. Họ Vẹt có 2 phân họ "Psittacinae" (Vẹt Cựu thế giới) và "Arinae" (Vẹt Tân thế giới), với khoảng 10 loài trong nhóm Cựu Thế giới, và 148 loài trong nhóm còn lại, và bao gồm nhiều loài đã tuyệt chủng trong những thế kỷ gần đây.
Phân loại học.
Việc xem xét lại phân loại họ Vẹt ("Psittacidae") gần đây dựa trên các nghiên cứu phân tử đã công nhận quan hệ nhóm chị em của tông "Psittacini" và "Arini" trong phân họ "Psittacinae", nên hai nhóm này đã được nâng lên thành phân họ "Psittacinae" và "Arinae". Phân họ "Loriinae" và các tông khác trong phân họ "Psittacinae" hiện được xếp thành liên họ "Psittacoidea". | 1 | null |
Các loài chim Turaco tạo nên họ chim có tên là Musophagidae (nghĩa đen là "chim ăn chuối"). Đây là họ chim duy nhất trong bộ Musophagiformes. Một số tài liệu vẫn xếp họ này vào Bộ Cu cu (Cuculiformes).
Chúng có ngón chân thứ tư (ngoài cùng) có thể chuyển đổi qua lại. Các ngón chân thứ hai và thứ ba, luôn hướng về phía trước, dính liền ở một số loài. Chúng thường có mào nổi bật trên đầu và đuôi dài; các chim turaco được chú ý bởi các sắc tố đặc biệt và độc đáo cho chúng một bộ lông xanh lục và đỏ tươi.
Môi trường sống và tập tính.
Musophagidae là các loài chim kích thước trung bình, sống trên cây, đặc hữu châu Phi hạ Sahara. Môi trường sống của chúng là rừng, đồng rừng và xa van.
Chúng là chim sống thành bầy, không di trú nhưng di chuyển theo từng nhóm gia đình lên tới 10 con. Nhiều loài rất ồn ào, với các loài "Corythaixoides" và "Criniferoides leucogaster" đặc biệt có tiếng kêu cảnh báo nhức óc để cảnh báo các loài động vật khác về sự xuất hiện của những kẻ săn mồi hay những người thợ săn. Tên gọi phổ thông trong tiếng Anh của chúng (go-away-bird) là tượng thanh cho điều này. Chúng bay yếu nhưng chạy nhanh trên các vòm lá.
Chúng chủ yếu ăn quả và ở mức độ ít hơn là lá, chồi và hoa, đôi khi cũng bắt côn trùng nhỏ, ốc sên và sên. Như tên gọi khoa học của chúng gợi ý, turaco thích ăn chuối và có thể dễ thuần hóa khi được cho ăn. Chúng cũng ăn cả nho và đu đủ.
Musophagidae làm những cái tổ lớn bằng que, cành trên cây và đẻ 2 hoặc 3 trứng. Chim non sinh ra có bộ lông tơ dầy và mắt mở hoặc gần mở.
Phân loại học.
Theo truyền thống, nhóm chim này được coi là họ hàng gần của các loài tu hú, cu cu trong bộ Cuculiformes, nhưng phân loại Sibley-Ahlquist đã nâng cấp nhóm này lên thành một bộ gọi là Musophagiformes. Chúng cũng từng được đề xuất như là nhóm liên kết giữa hoatzin với các nhóm chim còn sinh tồn khác, nhưng điều này gây tranh cãi. Các nghiên cứu di truyền gần đây đã hỗ trợ mạnh cấp bậc bộ của Musophagiformes.
Các loài còn sinh tồn trong họ Musophagidae gồm:
Họ MUSOPHAGIDAE
Phát sinh chủng loài.
Biểu đồ phát sinh chủng loài của họ Musophagidae được vẽ theo Veron & Winney (2000) và Njabo & Sorenson (2009) | 1 | null |
Họ Cú muỗi (danh pháp khoa học: Caprimulgidae) là một họ chim duy nhất trong bộ Caprimulgiformes. Chúng được đặc trưng bởi đôi cánh dài, chân ngắn và mỏ rất ngắn. Chúng đôi khi được gọi là goatsuckers (loài hút sữa dê), do các câu chuyện dân gian cổ xưa mà cho rằng chúnghút sữa dê (tiếng Latinh goatsucker là caprimulgus). Một số loài Tân thế giới gọi là nighthawks (diều đêm). Loài cú muỗi thường làm tổ trên mặt đất.
Các loài cú muỗi được tìm thấy trên thế giới. Chúng chủ yếu là hoạt động vào cuối buổi tối và buổi sáng sớm hoặc vào ban đêm, và thức ăn chủ yếu vào bướm và côn trùng bay lớn khác.
Phân loại.
Họ Caprimulgidae | 1 | null |
Chim chuột là nhóm các loài chim thuộc bộ Coliiformes, với các loài còn tồn tại hiện thuộc về họ duy nhất Coliidae. Chúng là nhóm chị em với nhánh Eucavitaves, gồm Leptosomiformes, Trogoniformes (nuốc), Bucerotiformes (hồng hoàng và đầu rìu), Piciformes (gõ kiến, toucan và họ hàng) và Coraciformes (bói cá, sả và nhiều họ hàng khác). Họ này hiện chỉ được tìm thấy ở Châu Phi Hạ Sahara, và đây là bộ chim duy nhất giới hạn hoàn toàn trong lục địa này. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ như turaco, được một số người coi là bộ riêng biệt Musophagiformes, và "Leptosomus discolor", loài duy nhất của bộ Leptosomiformes, được tìm thấy ở Madagascar, ngoài châu Phi lục địa. Chim chuột có phạm vi phân bố rộng hơn trong kỷ Paleogen, với phạm vi rộng khắp châu Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế Paleocen.
Miêu tả.
Chim chuột là dạng chim mảnh khảnh màu xám hoặc nâu với lông vũ mềm mại. Trung bình chúng dài khoảng , với cái đuôi dài và mỏng dài hơn , và nặng . Chúng sống trên cây và di chuyển quanh các lá như gặm nhấm để tìm kiếm quả mọng, trái cây và chồi. Thói quen này, cùng với hình thái đôi chân, là cơ sở cho tên tiếng Anh của chúng, mousebird. Chúng có khả năng nhào lộn và có thể kiếm ăn lộn ngược. Tất cả các loài đều có móng vuốt khỏe và các ngón chân ngoài có thể đảo ngược. Chúng cũng có mào và mỏ phình.
Hành vi và sinh thái học.
Chim chuột là loài sống bầy đàn, tương tự như chuột, và được tìm thấy theo nhóm khoảng 20 con ở vùng đất có nhiều cây cối rậm rạp. Chúng xây tổ hình chén bằng cành cây trên cây, và được lót bằng cỏ. Chim cái đẻ khoảng hai đến ba quả trứng trong một lứa.
Hệ thống học và tiến hóa.
Chim chuột có thể được coi là "hóa thạch sống", bởi sáu loài còn tồn tại ngày nay chỉ là những loài còn sót lại của một dòng dõi đa dạng hơn rất nhiều vào thời kỳ sớm của kỷ Paleogen và thế Miocen. Bộ Coliiformes có một số lượng hóa thạch rất phong phú, nhưng việc tập hợp thành một cây phát sinh hệ thống chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Họ này được ghi nhận là tồn tại từ thế Paleocen sớm trở đi. Vào thế Eocen, có hai họ được biết là đã tồn tại, họ Coliidae còn tồn tại và họ tuyệt chủng Sandcoleidae gồm các loài có mỏ dài hơn.
Họ Sandcoleidae trước đây là một bộ riêng biệt, nhưng cuối cùng đã được xếp vào nhánh Coraciiformes tổ tiên. Trong đó, các loài Sandcoleidae thực sự các dạng như "Neanis" được gộp chung trong một nhóm cận ngành. Mặc dù các loài Sandcoleidae hiện nay được coi là đơn ngành sau khi loại bỏ các đơn vị phân loại khác, nhưng nhiều dạng không thể được gán một cách dứt khoát cho bất kỳ họ nào. Ví dụ, chi "Selmes" có lẽ là một "coliid", nhưng chỉ có quan hệ họ hàng xa với các chi hiện đại.
Các loài Coliiformes tuyệt chủng xuất hiện ở một loạt các hệ sinh thái. Đặc biệt, họ Sandcoleidae thường giữ những hạt chưa nghiền nát trên bụng, đồng thời có những móng vuốt tương tự như các loài chim săn mồi hiện nay.
Phân loại học.
Bộ COLIIFORMES | 1 | null |
Họ Nuốc (danh pháp khoa học: Trogonidae) là họ chim duy nhất trong bộ Trogoniformes. Họ này có 44 loài được xếp vào 7 chi. Hóa thạch của chúng được ghi nhận cách đây 49 triệu năm đến Eocen giữa. Chúng có thể là một thành viên phân nhánh cùng gốc của bộ Coraciiformes hoặc có quan hệ rất gần với chim chuột (Coliiformes) và cú (Strigiformes). | 1 | null |
Momotidae là một họ chim trong bộ Coraciiformes. Tất cả các loài trong họ này sống giới hạn trong các khu rừng ở vùng tân nhiệt đới, và đa dạng sinh học lớn phân bố ở Trung Mỹ. Chúng có bộ lông vũ sặc sở và mỏ nặng. Tất cả các loài, trừ "Hylomanes momotula", có lông đuôi tương đối dài.
Phân loại học.
Họ Momotidae | 1 | null |
Họ Hồng hoàng hay họ Mỏ sừng (danh pháp khoa học Bucerotidae), là một họ chim, theo truyền thống xếp trong bộ Coraciiformes. Tuy nhiên, gần đây người ta xếp nó cùng các họ Upupidae, Phoeniculidae, Bucorvidae trong bộ Bucerotiformes, do việc xếp các họ này trong bộ Coraciiformes làm cho nó trở thành cận ngành với bộ Piciformes.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài của họ Hồng hoàng vẽ dưới đây lấy theo Gonzalez "et al." (2013a). Họ đã phân tích tất cả các loài hồng hoàng với việc sử dụng DNA của cả hạt nhân lẫn ti thể. Ở cấp độ chi, các kết quả của họ khớp với kết quả của Viseshakul "et al." (2011), một phân tích chỉ sử dụng gen cytochrome-b. Viseshakul "et al." phát hiện ra rằng phần lớn sự đa dạng của họ Hồng hoàng thực sự là cổ xưa. Các chi dường như đã tồn tại như là các dòng dõi riêng biệt trong trên 30 triệu năm. Điều này gây ra một số vấn đề đối với các tác giả này trong việc dung giải cây phát sinh chủng loài của họ Hồng hoàng. Gonzalez "et al." lại tìm thấy kiểu phân bố hơi khác với độ hỗ trợ tốt hơn. Rất có thể là việc xem xét các gen bổ sung sẽ dẫn tới một vài điều chỉnh tiếp theo. Cụ thể, người ta nghi ngờ rằng "Berenicornis" (niệc đầu trắng) vẫn chưa được đặt đúng chỗ.
Hübner "et al." (2003) và Gonzalez "et al." (2013a) tách chi "Tockus" ra thành hai nhánh là "Lophoceros" và "Tockus" ("sensu stricto"). Bên cạnh các khác biệt về thanh âm, sự chia tách giữa các nhánh này là rất sâu. Viseshakul "et al." (2011) ước tính sự chia tách này khoảng 45 triệu năm trước. Lưu ý rằng tên gọi "Lophoceros" có ưu thế hơn so với tên gọi "Rhynchaceros" như gợi ý của Hübner "et al." (2003) và Gonzalez "et al." (2013a) . (Sau đó họ đã điều chỉnh điều này trong Gonzalez "et al." 2013b.)
Có hai điều ngạc nhiên ở cấp độ loài trong Gonzalez "et al." (2013). Mỏ sừng lùn đen ("Tockus hartlaubi") lại không thuộc về chi "Tockus". Tại đây nó được xếp như là chị-em với "Tropicranus" trong chi đơn loài "Horizocerus" . Mỏ sừng Sulawesi ("Penelopides exarhatus") cũng không thuộc về "Penelopides". Thay vì thế, nó gia nhập cùng nhóm với niệc nhăn ("Aceros corrugatus"), niệc Walden ("Aceros waldeni") và niệc nhăn Minadao ("Aceros leucocephalus"). Viseshakul "et al." (2011) trước đó đã chỉ ra rằng chúng không thuộc về chi "Aceros", và có lúc người ta tách chúng ra để xếp vào chi "Cranobrontes" , với loài điển hình là "C. leucocephalus". Nhưng do "Penelopides exarhatus" gia nhập nhóm này nên chi chứa chúng phải có tên khoa học là "Rhabdotorrhinus" , với loài điển hình là "R. exarhatus", do tên gọi này có độ ưu tiên cao hơn "Cranobrontes".
Ngoài việc mất 3 loài cho chi "Rhabdotorrhinus", một loài trước đây xếp trong chi "Aceros" là niệc bướu ("Aceros cassidix") cũng đã được chuyển sang chi "Rhyticeros" với danh pháp "Rhyticeros cassidix". Tuy nhiên, dường như là nó chỉ có quan hệ họ hàng xa với 5 loài niệc còn lại của "Rhyticeros" và có thể là hợp lý khi xếp nó riêng trong chi chỉ chứa chính nó là "Cranorrhinus" . Như thế, chi "Aceros" chỉ còn lại 1 loài là niệc cổ hung ("Aceros nipalensis").
Phức hợp niệc mỏ đỏ ("Tockus" spp.) được chia tách theo các phân tích của Kemp và Delport (2002) và Delport "et al." (2004). Một số nhánh trong niệc mỏ đỏ được gộp lại trong Viseshakul "et al." (2011) cũng hỗ trợ kiểu xử lý này.
Hiện trạng và bảo tồn.
Không có loài chim mỏ sừng châu Phi nào bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng nhiều loài chim mỏ sừng châu Á bị đe dọa do săn bắn và mất môi trường sống, vì chúng có xu hướng yêu cầu rừng nguyên sinh. Trong số các loài bị đe dọa này, chỉ có loài niệc túi phẳng ("Rhyticeros subruficollis") và niệc cổ hung ("Aceros nipalensis") được tìm thấy trên lục địa châu Á; tất cả những loài khác là biển đảo trong phân bố của chúng. Chỉ riêng ở Philippines, cao cát Palawan ("Anthracoceros marchei") là sắp nguy cấp và hai loài gồm niệc Mindoro ("Penelopides mindorensis") và niệc Visaya ("Penelopides panini") là nguy cấp. Các loài chim mỏ sừng cực kỳ nguy cấp gồm có niệc Walden ("Rhabdotorrhinus waldeni") và cao cát Sulu ("Anthracoceros montani"), cũng chỉ giới hạn ở Philippines. Cao cát Sulu cũng là một trong những loài chim hiếm nhất thế giới, chỉ với 20 cặp sinh sản hoặc 40 cá thể trưởng thành và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng sắp xảy ra. Niệc Ticao, một phân loài của niệc Visaya, có lẽ đã bị tuyệt chủng. | 1 | null |
Họ Cu rốc hay chim gõ mõ (danh pháp khoa học: Megalaimidae) là một họ chim trong bộ Piciformes. Tuy nhiên, đôi khi họ này được gộp vào họ Capitonidae thành họ Capitonidae "sensu lato" hoặc vào họ Ramphastidae "sensu lato".
Họ này, khi được công nhận, chứa 26-34 loài (tùy quan điểm phân loại) cu rốc, với phạm vi phân bố từ đông bắc Pakistan qua Tây Tạng tới Indonesia và Philippines. Tại Việt Nam có khoảng 10 loài cu rốc (tên khác: thầy chùa).
Đặc điểm.
Các loài cu rốc châu Á có kích thước chiều dài cơ thể từ 17–18 cm tới 32 cm. Chúng đào các lỗ làm tổ chủ yếu trong các thân cây chết và đang phân hủy. Chúng là chim chiếm giữ lãnh thổ và có các tiếng kêu khá phát triển, rập khuôn và tiếng kêu của nó như tiếng gõ mõ của các nhà chùa. Ngoại trừ cu rốc nâu ("Calorhamphus fuliginosus"), tất cả các loài khác đều có màu sắc bộ lông sặc sỡ, chủ yếu ở khu vực đầu.
Nguồn thức ăn chính của chúng là các loại quả, với quả từ các loài đa hay sung ("Ficus") được ưa thích nhất. Phần lớn các loài sinh sống hạn hẹp trong các khu rừng ẩm ướt nhưng vài loài cũng sinh sống trong các môi trường sống suy thoái hơn và thậm chí trong các khu có con người sinh sống khi có sẵn các loài cây có quả. Chúng không di cư mặc dù có sự dịch chuyển theo cao độ ở các loài sinh sống ven dãy núi Himalaya.
Phân loại.
Phân loại học của cu rốc và chim toucan vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Việc tách cu rốc châu Á ra thành một họ độc lập (Megalaimidae) chỉ là một trong các khả năng lựa chọn. Một khả năng khác là gộp tất cả các loài cu rốc và chim toucan trong một họ (Ramphastidae "sensu lato"), như trong Danh lục Howard & Moore. Một lựa chọn khác là duy trì 4 họ (Megalaimidae, Lybiidae, Ramphastidae, Capitonidae) và sáp nhập các loài cu rốc mỏ to Trung Mỹ ("Semnornis" spp.) hoặc là vào chung với chim toucan (Ramphastidae "sensu stricto") hoặc là vào chung với cu rốc Tân thế giới (Capitonidae "sensu stricto"). Vị trí của cả "Caloramphus" và "Trachyphonus" trong số các loài cu rốc cũng chưa được giải quyết hoàn toàn.
Họ Cu rốc (cu rốc châu Á) khi được coi là một họ độc lập thì là họ chim có quan hệ họ hàng gần với các loài cu rốc châu Phi, cu rốc Nam Mỹ và chim toucan. Chúng tạo thành một nhóm tự nhiên và cu rốc châu Á là nhánh cơ sở đối với các phân nhánh châu Phi và Nam Mỹ.
Về tổng thể, các loài cu rốc và chim toucan có sự phân bố xuyên suốt vùng nhiệt đới và là nhánh chị em với nhánh chứa gõ kiến (Picidae) và Indicatoridae.
Hiện tại người ta công nhận 30 loài cu rốc châu Á.
Moyle (2004) thấy rằng cu rốc ria lửa ("Psilopogon pyrolophus") lồng sâu trong chi "Megalaima" truyền thống, vì thế tốt nhất nên gộp chung lại làm một chi. Tuy nhiên, trong trường hợp gộp lại thì tên chi "Psilopogon" (Muller 1835, loài điển hình "pyrolophus") có độ ưu tiên cao hơn tên chi "Megalaima" (G.R. Gray 1842, loài điển hình "virens"). Mặc dù vậy, nhưng tên gọi khoa học của họ vẫn là Megalaimidae.
Gần đây, den Tex và Leonard (2013) đã phân tích toàn bộ họ Megalaimidae và khuyến cáo nâng cấp một vài đơn vị phân loại lên cấp loài (ở đây gộp chung các loài "Megalaima" trong chi "Psilopogon"). Bốn trong số này là:
Den Tex và Leonard (2013) cũng khuyến cáo tách "Psilopogon auricularis" ra khỏi "Psilopogon franklinii". Tuy nhiên, các đơn vị phân loại này được tin tưởng là lai ghép được tại khu vực Trung Bộ Việt Nam và các khu vực cận kề thuộc Lào. Họ cũng lưu ý rằng tổ hợp "Psilopogon asiatica" rất có thể chứa ít nhất là hơn một loài nữa, nhưng nghiên cứu thêm là cần thiết để làm sáng tỏ tình hình. | 1 | null |
Indicatoridae là một họ chim trong bộ Piciformes.
Chúng có phạm vi phân bố ở khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, với số lượng lớn nhất các loài ở châu Phi và hai loài ở châu Á. Các loài chim này được biết đến với sự tương tác của chúng với con người. Chim chỉ dẫn mật ong được ghi nhận và đặt tên cho một hoặc hai loài dẫn con người trực tiếp đến nơi có đàn ong, để chung có thể ăn nhờ ấu trùng và sáp ong được con người bỏ lại sau khi lấy mật ong. | 1 | null |
Thamnophilidae là một họ chim trong bộ Passeriformes. Các loài trong họ này phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, từ México đến Argentina.
Phân loại học.
Họ này có hơn 200 loài và có quan hệ gần gũi với antthrushes trong họ Formicariidae, Grallariidae, Rhinocryptidae, và đặc biệt là Conopophagidae. | 1 | null |
Họ Đớp ruồi bạo chúa (danh pháp khoa học: Tyrannidae), là một họ chim trong bộ Passeriformes. Họ này là họ chim cận biết hót lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 25% số lượng loài chim cận biết hót toàn thế giới. Nếu trừ đi các họ Rhynchocyclidae (103 loài, 19 chi), Pipritidae (1 chi, 3 loài), Platyrinchidae (3 chi, 9 loài) và Tachurididae (1 chi, 1 loài) thì họ này bao gồm 320 loài đã biết trong 83 chi. Còn khi gộp cả 4 họ này như IOC đang công nhận hiện nay thì nó là họ chim đa dạng loài còn sinh tồn nhất thế giới. Họ cạnh tranh ngôi vị đa dạng loài nhất thế giới là họ Thraupidae trong Passeroidea, với số lượng loài đã biết hiện tại là 385 loài trong 95 chi.
Chúng là họ chim đa dạng nhất ở mọi quốc gia châu Mỹ, ngoại trừ ở Hoa Kỳ và Canada. Các thành viên rất khác nhau cả về hình dáng, mẫu hình, kích thước và màu sắc. Một số loài đớp ruồi bạo chúa bề ngoài giống với các loài đớp ruồi Cựu thế giới (Muscicapidae), vì thế mà chúng được đặt tên theo, nhưng hai nhóm chim này không có quan hệ họ hàng gần. Họ Muscicapidae là thành viên của Passerida phần lõi trong phân bộ Passeri - là những loài chim dạng sẻ biết hót thật sự, trong khi đớp ruồi bạo chúa là thành viên của phân bộ Tyranni (chim dạng sẻ cận biết hót) nên không có khả năng hót tinh tế như của các loài chim biết hót thật sự.
Phân loại học.
Họ này bao gồm 320 loài chia thành 83 chi. Mặc dù Ohlson "et al." (2013) ước tính rằng Tyrannidae đã là dòng dõi được chia tách khoảng 25-30 triệu năm trước (giữa thế Oligocen), nhưng sự đa dạng hóa hiện tại của nhóm chim này có niên đại ít nhất là 20 triệu năm. Đớp ruồi bạo chúa vẫn là nhóm chim khó phân loại và nhận dạng nhất, chứa nhiều loài ẩn. Một số đớp ruồi bạo chúa là bí ẩn tới mức vẫn còn mâu thuẫn về việc đó là 1 hay 2 loài bị gộp lại, như đớp ruồi Cordillera ("Empidonax occidentalis") và đớp ruồi đường dốc Thái Bình Dương ("Empidonax difficilis") ở Bắc Mỹ.
Họ Tyrannidae nghĩa mới thu gọn hơn và có cấu trúc đơn giản hơn so với Tyrannidae nghĩa cũ. Có 3 nhánh chính và 2 nhánh phụ được coi là các phân họ.
Phân họ đầu tiên là Hirundineinae. Đây là một phân họ nhỏ chỉ chứa 6 loài. Ohlson "et al." (2008) coi nhóm này là gần nhất với Tyranninae và Fluvicolinae. Ngược lại, Fjeldså "et al." (2018) và Tello "et al." (2009) tìm thấy nó là chị-em với Elaeniinae. Dữ liệu của Rheindt "et al." (2008) đặt chúng ở vị trí cơ sở hơn, là chị em với nhánh bao gồm Elaeniinae, Tyranninae và Fluvicolinae. Ohlson "et al." (2013) đặt chúng trong một tam phân cơ sở với Elaeniinae và một nhánh chứa 3 phân họ khác. Lưu ý rằng ba loài trước đây xếp trong chi "Myiophobus" hiện xếp trong phân họ này không có quan hệ họ hàng gần với phần còn lại của chi "Myiophobus". Chúng được Ohlson "et al." (2009) xếp vào chi mới đặt tên là "Nephelomyias".
Phân họ thứ hai chứa đớp ruồi giống như thuộc chi "Elaenia" (Elaeniinae). Nó có hai nhánh chính: Euscarthmini và Elaeniini. Ohlson "et al." (2008) và Tello "et al." (2009) tìm thấy các kết quả rất tương tự cho Euscarthmini. Rheindt "et al." (2008) có một chút khác biệt, nhưng không quá lớn. 16 loài đớp ruồi bạo chúa nhỏ "Phyllomyias" được tách ra từ nhóm "Phyllomyias" chính (một phần của Elaeniini) và được đặt tại các vị trí khác nhau trong các chi được sửa đổi là "Tyranniscus" và "Xanthomyias". Ngoài ra 5 loài đớp ruồi bạo chúa nhỏ từ chi "Mecocerculus" cũng nên gộp trong "Xanthomyias". Điều chưa rõ là 2 nhóm này là chị-em hay lồng vào nhau, và tốt nhất hiện nay nên coi chúng như trong một chi. Điều này cũng có nghĩa là "Mecocerculus" chỉ còn 1 loài duy nhất ("M. leucophrys"), thuộc về Elaeniini. Trật tự trong "Anairetes" và "Uromyias" dựa theo DuBay & Witt (2012) và Roy "et al." (1999). DuBay & Witt sử dụng thông tin di truyền bổ sung để cho rằng hai loài "Uromyias" ("U. agilis" và "U. agraphia") tạo thành nhánh chị em với phần còn lại của "Anairetes", trái với các kết luận của Roy "et al." (1999). Hiện tại SACC vẫn khuyến nghị sử dụng hai chi.
Tình hình trong tông Elaeniini vẫn khá phức tạp, với các phân tích khác nhau đưa ra các kết quả rất khác biệt, như trong Ericson "et al." (2006b), Ohlson "et al." (2008), Rheindt "et al." (2008a), và Tello "et al." (2009). Tuy nhiên, ở đây có 5 nhóm, và dựa trên phân tích nhiều gen của Ohlson "et al." (2013) thì các nhánh này bao gồm:
Hai nhánh này tạo thành một tam phân với nhánh bao gồm các nhóm còn lại:
Đớp ruồi đồng đuôi ngắn ("Muscigralla brevicauda") ở Ecuador, Peru và miền bắc Chile là một loài có vị trí không chắc chắn. Một vài tác giả cho rằng nó là một loài hoét nâu hung (chi "Stizorhina" gồm 2 loài ở châu Phi, thuộc họ Turdidae!), trong khi một số tác giả khác cho rằng nó nên gộp vào "Muscisaxicola". Các phân tích DNA cũng không tránh khỏi mâu thuẫn này. Ohlson "et al." (2008) đặt nó ở cơ sở trong Fluvicolinae, còn Tello "et al." (2009) đặt nó ở cơ sở của cả Fluvicolinae và Tyranninae. Phân tích tổ hợp của Ohlson "et al." (2013) phù hợp với Tello "et al." (2009). Ở một thái cực khác, Chesser (2000) lại thấy nó là chị-em với "Muscisaxicola", và có chứng cứ cho thấy chúng nên sáp nhập. Fjeldså "et al." (2018) đưa ra hai giải pháp, trong đó giải pháp thứ nhất cho rằng nó là cơ sở với cả Fluvicolinae và Tyranninae, giải pháp thứ hai cho rằng nó là cơ sở của Tyranninae. Trong bài này coi "Muscigralla" tạo thành một tam phân với Fluvicolinae và Tyranninae, xếp nó trong phân họ riêng gọi là Muscigrallinae.
Xử lý của phân họ Tyranninae tại đây lấy theo Ohlson "et al." (2013). Trong phạm vi Tyranninae, "Attila" là cơ sở, tiếp theo là "Legatus" và kế tiếp là "Ramphotrigon" (gộp cả "Deltarhynchus"). Phần còn lại của Tyranninae chia thành hai nhóm là "nhóm Myiarchus" và "nhóm Tyrannus". Nhóm Myiarchus (đồng nghĩa: Myiarchini ) bao gồm các chi "Sirystes", "Casiornis", "Rhytipterna" và "Myiarchus". Nhóm Tyrannus (đồng nghĩa: Tyrannini ) bao gồm các chi còn lại của phân họ này.
Xử lý của phân họ Fluvicolinae tại đây lấy theo Fjeldså "et al." (2018), chia phân họ này thành 4 tông, tương ứng với 4 nhánh từ A tới D của Fjeldså.
Tông Fluvicolini có ít xáo trộn và bổ sung. Chi "Colonia" được xếp trong tông này, cũng như monjita đen trắng (danh pháp hiện nay là "Heteroxolmis dominicanus", trước đây xếp trong chi "Xolmis"). Đớp ruồi Chapada trước đây có danh pháp "Suiriri affinis" (không phải "S. islerorum", xem Kirwan "et al.", 2014a) không có quan hệ họ hàng với "Suiriri". Thay vì thế, Lopes "et al." (2018) thấy nó là chị em với "Sublegatus". Lopes "et al." cũng thiết lập chi mới cho nó là "Guyramemua", vì thế đớp ruồi Chapada trở thành "Guyramemua affine" và chuyển từ Elaeniini sang Fluvicolini.
Tông kế tiếp là Ochthoecini. Fjeldså "et al." cũng xác nhận sự sắp xếp các chi. Chi "Silvicultrix" được tách ra khỏi "Ochthoeca", và 4 loài trước đây thuộc chi "Myiophobus" tạm thời được gọi là "Myiophobus" trong khi chờ tên chi chính thức. Chúng được gọi là "nhóm Myiophobus roraimae", bao gồm "M. flavicans", "M. phoenicomitra", "M. roraimae" và "M. inornatus", không có quan hệ gần với loài điển hình của chi là "M. fasciatus". Như thế "Myiophobus" thật sự chỉ còn 2 loài, là loài điển hình và "M. cryptoxanthus". Ngoài ra, "Tumbezia" cũng được sáp nhập vào "Ochthoeca", do "Tumbezia salvini" lồng sâu trong "Ochthoeca", xem hình 1C-D trong Ohlson "et al." (2013). Vẫn còn một số phỏng đoán trong sự sắp xếp của nhóm này, nhưng ở cấp độ chi thì sự sắp xếp hiện tại là phù hợp với sắp xếp của Lanyon (1986).
Sắp xếp tông Contopini lấy theo Cicero & Johnson (2002). Ohlson "et al." (2008, 2013) và Tello "et al." (2009) cũng cho kết quả tương tự. Khác biệt thực sự duy nhất liên quan tới việc "Sayornis" và "Mitrephanes" có là các đơn vị chị em hay không khi lưu ý rằng "Myiophobus" thật sự nằm ở vị trí cơ sở đối với Contipini. Phân loại của "Empidonax" lấy theo Cicero & Johnson (2002) và Johnson & Cicero (2002). Tuy nhiên, Fjeldså "et al." (2018) nghi vấn về điều này. Phát sinh chủng loài của chúng gợi ý rằng "Empidonax" là không đơn ngành.
Sắp xếp của tông Xolmini tại đây lấy theo Fjeldså "et al." (2018), theo đó chi "Xolmis" phải chia tách. Ngoài việc chuyển monjita đen trắng sang tông Fluvicolini như là chi "Heteroxolmis" thì diucon mắt lửa hiện nay có danh pháp "Pyrope pyrope" và chuyển sang chi "Pyrope". Ba loài monjita được chuyển từ chi "Xolmis" sang chi "Neoxolmis" là monjita chỏm đầu đen ("Neoxolmis coronatus"), monjita lưng phai màu ("Neoxolmis rubetra") và monjita Salinas ("Neoxolmis salinarum"). Cuối cùng, monjita xám nay là "Nengetus cinereus", trước đây đã từng được đặt trong chi "Nengetus" . Nó cũng từng được đặt trong chi "Taenioptera" và là điển hình của chi này. Tuy nhiên, dù Bonaparte ám chỉ "Taenioptera" như là một phân chi vào năm 1825, nhưng ông thực sự không thiết lập tên gọi này cho tới tận năm 1831, vì thế "Nengetus" có độ ưu tiên cao hơn.
Sắp xếp của các loài đớp ruồi bạo chúa đen ("Knipolegus") dựa theo Hosner & Moyle (2012) và Fjeldså et al. (2018). Do "Eumyiobius" nên được sáp nhập vào "Knipolegus", nên tại đây nó được gộp trong "Knipolegus". Các kết quả của Hosner & Moyle cũng hỗ trợ việc coi đớp ruồi bạo chúa đen Caatinga ("Knipolegus franciscanus") như là loài tách biệt với đớp ruồi bạo chúa đen cánh trắng ("K. aterrimus"), cũng như đớp ruồi bạo chúa chì ("K. cabanisi") tách biệt với đớp ruồi bạo chúa đen Jelski ("K. signatus").
Phân họ, tông và chi.
Các phân họ, tông và chi trong đoạn này xếp theo trật tự phát sinh chủng loài, không xếp theo trật tự bảng chữ cái.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Đớp ruồi bạo chúa dưới đây dựa theo các kết quả phân tích của các tác giả được đề cập tại phần Phân loại học trên đây. | 1 | null |
Cotingidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Các loài chim trong họ này được tìm thấy ở Trung Mỹ và vùng nhiệt đới của Nam Mỹ. Cotingaidae là các loài chim sống ở rừng hoặc ven rừng, chủ yếu ăn quả hoặc côn trùng và quả. Người ta biết tương đối ít về nhóm đa dạng này, mặc dù tất cả đều có mỏ rộng và cong, cánh tròn, đôi chân khỏe. Chúng có thể là họ thuộc bộ Sẻ đa dạng nhất về kích thước cơ thể, dao động từ (như ở "Pipreola chlorolepidota") đến (như ở "Cephalopterus ornatus"). | 1 | null |
Pipridae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Nhóm này chứa khoảng 60 loài phân phối khắp các vùng nhiệt đới Mỹ.
Mô tả.
Chúng có kích thước 7–15 cm (2,8–6 in) và trọng lượng 8-30 g (0,28-1,1 oz). Các Tyranneutes chi bao gồm các thành viên nhỏ nhất, chi "Antilophia" được cho là lớn nhất (do các chi Schiffornis là manakins không còn xem xét). Chúng là những con chim mập nhỏ gọn với đuôi ngắn, đôi cánh rộng và tròn, và đầu to. Mỏ ngắn và có một khoảng cách lớn. Chim trống và chim mái trong năm đầu tiên có bộ lông màu xanh lá cây xỉn; hầu hết các loài đều có lưỡng hình giới tính trong bộ lông của mình, chim trống chủ yếu là màu đen với màu sắc nổi bật trong các mảng nổi bật, và trong một số loài có dài, có đuôi đuôi dài sặc sỡ hoặc lông chỏm đầu hoặc lông họng dựng lên. Ở một số loài, chim trống từ hai đến bốn tuổi có bộ lông gần trưởng thành. | 1 | null |
Tityridae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại học.
Theo truyền thống, chi "Laniocera" xếp trong họ Tyrannidae, các chi "Iodopleura", "Laniisoma", "Tityra", "Pachyramphus" và "Xenopsaris" xếp trong họ Cotingidae còn chi "Schiffornis" xếp trong họ Pipridae. Ba trong số các chi này, "Tityra", "Pachyramphus" và "Xenopsaris", sau đó được chuyển sang họ Tyrannidae trên cơ sở hình thái hộp sọ và minh quản.
Sự tồn tại của họ Tityridae (mặc dù đơn giản chỉ được coi là một nhánh) lần đầu tiên được đề xuất năm 1989 trên cơ sở hình thái học của một vài đặc trưng minh quản và bộ xương. Điều này sau đó được xác nhận sau nhiều nghiên cứu bao gồm cả mtDNA và nDNA. Các chứng cứ gợi ý rằng có hai nhánh cơ sở trong họ này, nhánh một bao gồm các chi "Schiffornis", "Laniocera" và "Laniisoma" (với độ hỗ trợ tự khởi động mạnh), còn nhánh hai bao gồm "Iodopleura", "Tityra", "Xenopsaris" và "Pachyramphus" (với độ hỗ trợ tự khởi động yếu).
Theo nghĩa hẹp họ này gồm 2 phân họ, chứa 7 chi và 35 loài. | 1 | null |
Menuridae là một họ chim đơn chi, chỉ bao gồm chi "Menura", chi này có hai loài.
Chúng đáng chú ý nhất vì khả năng bắt chước tuyệt vời các âm thanh tự nhiên và nhân tạo từ môi trường của chúng, và vẻ đẹp nổi bật của cái đuôi khổng lồ của con chim trống khi tán tỉnh chim mái. Chúng có những chùm lông đuôi màu trung tính độc đáo và là một trong những loài chim bản địa nổi tiếng nhất của Úc. | 1 | null |
Maluridae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Là một họ nhỏ, chứa các loài chim ăn sâu bọ đặc hữu Australia và New Guinea.
Mô tả.
Maluridae chứa các loài chim kích thước nhỏ và trung bình, sinh sống trong một khoảng rộng các môi trường sống, từ các rừng mưa tới sa mạc, mặc dù phần lớn các loài sinh sống trong môi trường đồng cỏ hay bụi rậm. Các loài liêu oanh cỏ ("Amytornis") là những loài chim được ngụy trang tốt với các mẫu hình bộ lông màu đen và nâu, nhưng những loài khác thì thường có bộ lông màu sắc rực rỡ, đặc biệt là các con chim trống.
Chúng là chim ăn sâu bọ, thường sục sạo tìm kiếm thức ăn trong các tầng cây thấp. Chúng làm tổ có mái vòm trong khu vực có thảm thực vật rậm rạp, và cũng không phải bất thường khi thấy những con chim con ở lại trong tổ để giúp chim bố mẹ chăm sóc nuôi dưỡng những con chim non từ những lứa đẻ sau.
Liêu oanh đáng chú ý ở một số đặc trưng tập tính kỳ dị. Về mặt xã hội chúng là đơn phối ngẫu nhưng về mặt sinh dục thì lại là pha tạp, nghĩa là mặc dù chúng tạo thành các cặp đôi một trống một mái, nhưng cả chim trống lẫn chim mái đều có thể giao phối với các cá thể khác và thậm chí hỗ trợ chúng trong việc nuôi dưỡng chim non từ những kiểu cặp đôi như vậy. Chim trống của một số loài bứt những cánh hoa có màu sắc dễ thấy để phô diễn cho các con chim mái vì những lý do hiện nay chưa rõ.
Tiếng hót của liêu oanh là phức tạp nhưng dễ nghe. Ngoài ra thì ít nhất là 2 loài ("Malurus cyaneus" và "M. splendens") còn có thêm những tiếng kêu báo động, là phổ biến và hiểu được đối với phần lớn các loài chim nhỏ khác. Đó là một kiểu xướng âm được sử dụng khi đối mặt với những loài săn mồi. Kiểu xướng âm này, được gọi là "Xướng âm kiểu II", là tiếng kêu tựa như tiếng hót và sử dụng khi chúng nghe thấy tiếng kêu của chim đồ tể và đôi khi là của những con chim săn mồi khác. Tuy nhiên, người ta cũng chưa rõ mục đích của nó là gì; nhưng chắc chắn đó không phải là tiếng kêu cảnh báo.
Phân loại và hệ thống học.
Giống như nhiều sinh vật Australia khác, các loài tạo thành họ này đã từng bị các nhà nghiên cứu thời kỳ đầu hiểu sai lệch tổng thể. Chúng từng được xếp trong các họ như họ Đớp ruồi (Muscicapidae), họ Lâm oanh (Sylviidae) hay họ Khướu (Timaliidae). Vào cuối thập niên 1960 các nghiên cứu hình thái học bắt đầu gợi ý rằng liêu oanh đuôi nhỏ Australia-Papua ("Malurus"), liêu oanh cỏ ("Amytornis"), liêu oanh đuôi emu ("Stipiturus") và 2 chi đơn loài trông tương tự như liêu oanh ("Clytomyias", "Sipodotus") từ New Guinea có quan hệ họ hàng. Sau các công trình tiên phong của Sibley C. G. (và J. E. Ahlquist) về các protein lòng trắng trứng trong thập niên 1970 thì các nhà nghiên cứu Australia đã công nhận tên gọi họ "Maluridae" vào năm 1975.
Với các nghiên cứu hình thái học tiếp theo và những bước tiến lớn trong phân tích DNA cuối thế kỷ 20 thì vị trí của chúng đã trở nên rõ ràng: Maluridae là một trong nhiều họ phát sinh ra từ phân tỏa lớn chim dạng quạ tại Australasia. Các họ hàng gần nhất của chúng là Meliphagidae (chim ăn mật) và Pardalotidae (chim ăn mật đốm/chim mổ quả đốm). Sự giống nhau bề ngoài của chúng với tiêu liêu (họ Troglodytidae thuộc Passerida) ở châu Mỹ và đại lục Á-Âu không phải là do di truyền, mà đơn giản là kết quả của tiến hóa hội tụ giữa các loài không có quan hệ họ hàng (nhiều hay ít) nhưng chia sẻ cùng một kiểu hốc sinh thái.
Phân tích năm 2011 của Amy Driskell "et al." về DNA ti thể và nhân cho thấy 2 phân loài liêu oanh đuôi nhỏ mỏ rộng ("M. grayi grayi") và liêu oanh Campbell ("M. grayi campbelli") của "Malurus grayi" nằm trong nhánh với 2 chi đơn loài ở New Guinea là "Sipodotus" và "Clytomyias" chứ không cùng nhánh với các loài liêu oanh đuôi nhỏ thuộc chi "Malurus". Vì thế họ đã đề nghị phân loại lại chúng vào chi "Chenorhamphus". Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự phân kỳ lớn giữa hai phân loài liêu oanh này và khuyến cáo tách chúng ra thành 2 loài tách biệt.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Marki "et al." (2017), Lee "et al." (2012), Christidis "et al." (2010) và Driskell "et al." (2011). | 1 | null |
Họ Ăn mật, tên khoa học Meliphagidae, là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Chúng phổ biến nhất ở Úc và New Guinea, và cũng được tìm thấy ở New Zealand, các đảo Thái Bình Dương xa về phía đông như Samoa và Tonga, và các đảo ở phía bắc và phía tây của New Guinea được gọi là Wallacea. Bali, ở phía bên kia của đường Wallace, có một loài duy nhất.
Tổng cộng có 190 loài trong 50 chi, khoảng gần một nửa là loài bản địa Australia, nhiều loài khác bản địa New Guinea. Với những họ hàng gần gũi nhất của chúng, Maluridae, Pardalotidae, và Acanthizidae, v.v.), chúng bao gồm siêu họ Meliphagoidea và có nguồn gốc từ rất sớm trong lịch sử tiến hóa của sự tỏa ra của bộ sẻ biết hót. Mặc dù chim ăn mật trông và cư xử rất giống các loài chim ăn mật khác trên thế giới (chẳng hạn như hút mật và chim sâu), chúng không có liên quan và những điểm tương đồng là kết quả của sự tiến hóa hội tụ.
Phân loại học.
Phân loại trong bài này dựa theo Driskell A. & L. Christidis (2004), Gardner "et al." (2010), Toon "et al." (2010), Nyári A. S. & L. Joseph (2011), Andersen "et al." (2014), Joseph "et al." (2014), Marki "et al." (2017). | 1 | null |
Melanocharitidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại học.
Họ này có thời được coi là thuộc về siêu họ Sẻ (Passeroidea), chẳng hạn như Sibley và Monroe (1993) liệt kê chúng trong Passeroidea, gần với hai họ chim sâu và hút mật. Hiện tại họ này bao gồm cả hai chi trước đây coi là thuộc họ Ăn mật (Meliphagidae) là "Oedistoma" và "Toxorhamphus".
Chi và loài.
Họ này chứa 10 loài chim đặc hữu của New Guinea, phân bố trong 4 chi như sau: | 1 | null |
Paramythiidae là một họ chim trong bộ Passeriformes, đặc hữu New Guinea.
Phân loại học.
Họ này trước đây từng được coi là một phần của họ Melanocharitidae (thuộc Passerida) nhưng sau này được tách ra và đặt thành họ riêng trong Corvida. Đã từng có lúc người ta chưa rõ ràng là nên coi nó như một họ riêng hay không và đôi khi coi nó là một phần của họ Psophodidae. Aggerbeck "et al." (2014) phát hiện ra rằng nó là một nhánh chị-em tách biệt với Psophodidae và Vireonidae (họ thứ hai này bao gồm cả Pteruthiidae). Jønsson "et al." (2016) lại đặt nó như là nhánh chị-em với Vireonidade + Pteruthiidae, và chúng chia tách nhau khoảng 26 triệu năm trước.
Sibley và Ahlquist (1987) đã loại bỏ Paramythiidae khỏi Melanocharitidae, nhưng lại đặt nó tại vị trí gần với chim sâu (Dicaeidae) và hút mật (Nectariniidae) – hai họ hiện nay xếp trong Passeroidea của Passerida, mặc dù các tác giả khác trước đó đã từng nghi vấn về mối quan hệ gần của các loài này. Xem thêm Sibley và Ahlquist (1990) cùng Sibley và Monroe (1990).
Tuy nhiên, H&M-3 (Dickinson, 2003) vẫn hợp nhất Paramythiidae trong họ Melanocharitidae, nhưng hiện nay là bên trong cái gọi là Corvida. Một lần nữa chúng lại bị chia tách trong Barker "et al." (2004), nhưng lần này thì Paramythiidae đặt gần với vàng anh ("Oriolus") và vị trí của Melanocharitidae là Corvida cơ sở, gần với Callaeidae (Callaeatidae).
Irestedt và Ohlson (2008) công nhận rằng Melanocharitidae, Cnemophilidae và Callaeidae là Passerida cơ sở, và rằng gen RAG-1 đã đưa ra tín hiệu sai lệch. Phân tích 22 gen của Aggerbeck "et al." năm 2014 hỗ trợ cho diễn giải này.
Các chi và loài.
Họ này chỉ bao gồm 2 chi đơn loài. Cụ thể như sau: | 1 | null |
Callaeidae là một họ chim trong bộ Passeriformes. Họ này có 3 chi đơn loài; trong số đó chỉ có 2 chi còn sinh tồn là "Callaeas" và "Philesturnus" nhưng đang bị đe dọa tuyệt chủng do các loài săn mồi du nhập như chuột cống, chồn và Phalangeriformes. Loài còn lại là chim Huia đã tuyệt chủng trong thế kỷ 20.
Phân loại học.
Họ này chỉ còn 4 loài sinh tồn: | 1 | null |
Psophodidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại.
Các chi "Cinclosoma", "Ptilorrhoa", "Psophodes", "Androphobus" theo truyền thống được gộp cùng "Orthonyx" trong họ Orthonychidae (hiện nay thuộc nhánh Passeri/Orthonychida). Đôi khi "Eupetes" và "Ifrita" cũng được gộp trong họ này.
Năm 1985, Sibley và Ahlquist phát hiện ra rằng "Orthonyx" không có quan hệ họ hàng gần với phần còn lại và họ chỉ xếp mỗi chi này trong họ Orthonychidae. Đồng thời họ coi phần còn lại thuộc về phân họ Cinclosomatinae trong phạm vi họ Corvidae mở rộng.
Một loạt các tác giả sau này coi "Cinclosoma" và đồng minh như là họ Cinclosomatidae, tên gọi do Gregory Mathews đặt ra khoảng năm 1921–1922. Tuy nhiên, nếu "Psophodes" và "Androphobus" cũng được gộp trong họ này thì tên gọi lâu đời hơn là Psophodidae lại có độ ưu tiên cao hơn còn nếu "Eupetes" cũng được gộp vào thì tên gọi Eupetidae mới có độ ưu tiên cao hơn cả. Họ Eupetidae trong HBW-12 (Handbook of the Birds of the World, Josep del Hoyo "et al.", 2007) còn gộp cả "Melampitta".
"Eupetes" hiện nay đã rõ là không có quan hệ họ hàng gần với các loài còn lại, và nó có lẽ là nhánh rẽ ra sớm của Passerida (hiện nay họ Eupetidae chỉ chứa duy nhất chi "Eupetes" được xếp trong nhánh Passerida/Picathartoidea, có quan hệ họ hàng gần với "Chaetops" và "Picathartes").
Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy "Cinclosoma" và "Ptilorrhoa" có quan hệ họ hàng gần với nhau nhưng không thấy là chúng có quan hệ gần với "Psophodes" hay "Ifrita".
Barker "et al." (2004) gợi ý rằng "Melampitta" thuộc về họ Monarchidae, nhưng với độ hỗ trợ yếu. Chúng và Corcoracidae dường như tạo thành một nhánh. Reddy và Cracraft (2007) cũng sử dụng cùng các gen đó lại thấy "Melampitta" hoặc là gần với Monarchidae ("Monarcha", "Grallina") hoặc là gần với Corcoracidae ("Corcorax", "Struthidea"). Dumbacher "et al." (2008) lại nhận thấy nó có quan hệ với "Ifrita", nhưng lại không gộp đủ các đơn vị phân loại cần thiết để chỉ ra chúng thuộc về đâu. Irestedt "et al." (2008) coi "Melampitta" là cơ sở trong Corvoidea hiểu theo nghĩa hẹp, trong khi Norman "et al." (2009a) cũng như Jønsson "et al." (2016) gộp "Ifrita" cùng Monarchidae. Jønsson "et al." (2011b) đặt "Ifrita" cùng Monarchidae và "Melampitta" trong nhánh chứa Corcoracidae và Paradisaeidae. Aggerbeck "et al." (2014) đặt Corcoracidae, "Ifrita" và "Melampitta" trong nhánh với Paradisaeidae. Trong bất kỳ trường hợp nào như vừa nêu trên đây thì "Cinclosoma", "Ptilorrhoa", "Melampitta" và "Ifrita" đều không thuộc về họ Psophodidae này.
Các chi và loài.
Họ Psophodidae đã từng được chia ra thành 3 chi theo Toon "et al." (2013) và Jønsson "et al." (2016). Ba chi được sử dụng là do sự phân chia trong phạm vi họ này là lâu đời hơn so với khoảng thời gian phân chia người ta từng giả định. Chi "Androphobus" được sáp nhập vào chi "Psophodes" do theo Jønsson "et al." (2016) thì nó là chị-em với "Psophodes olivaceus" (loài điển hình của chi "Psophodes"). Các loài wedgebill (chim mỏ nêm) sẽ có tên chi là "Sphenostoma" (Gould 1838, điển hình "cristatum") còn whipbird miền tây và whipbird Mallee trở thành chi "Phodopses" (Schodde & Mason 1999, điển hình "nigrogularis"). | 1 | null |
Vangidae là một họ chim trong bộ Passeriformes. Trong các phân loại gần đây người ta mở rộng họ Vangidae để bao gồm cả các họ Prionopidae ("Prionops"), Tephrodornithidae ("Megabyas", "Bias", "Hemipus" và "Tephrodornis").
Từ nguyên.
Tên khoa học Vangidae của họ này bắt nguồn từ "vanga", một từ trong tiếng Malagasy để chỉ vanga mỏ cong ("Vanga curvirostris")
Phân loại học.
Họ: VANGIDAE
Loài trước đây có danh pháp "Hypositta perdita" hiện tại được xác định là "Oxylabes madagascariensis" thuộc họ Bernieridae.
Phát sinh chủng loài.
Bốn phân tích đa gen của Reddy "et al." (2012), Jønsson "et al." (2012b, 2016) và Fuchs "et al." (2012b) cung cấp chứng cứ mạnh cho thấy họ Vangidae như hợp thành trong bài này là đơn ngành. Trong khi vẫn còn khả năng là một vài loài vanga vẫn có thể ẩn nấp trong một số họ khác, nhưng tất cả những gì nghi vấn đã biết đều được thử nghiệm. Sắp xếp hiện tại của các chi dựa theo Reddy "et al." (2012) còn sắp xếp trong phạm vi của một vài chi là dựa theo Jønsson "et al." (2012b).
Vẫn còn độ chưa chắc chắn về vị trí của "Philentoma". Jønsson "et al." (2016) coi nó như là nhóm cơ sở chứ không phải là chị - em với phân họ Vanginae. Reddy "et al." (2012) đã thử các phân tích thay thế khác nhau và đôi khi thấy "Philentoma" ở một vị trí khác.
Các nghiên cứu của Yamagishi "et al." (2001), Fuchs "et al." (2004, 2006b, 2007a), Moyle "et al." (2006b) và Johansson "et al." (2008a) giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Vangidae với hai họ Platysteiridae và Malaconotidae.
Một số chi đã di chuyển vòng quanh, chủ yếu là vào hay ra khỏi họ Vangidae. So với xử lý của Dickinson "et al." (2003), họ Vangidae nhận chi "Prionops" từ họ Malaconotidae, "Megabyas" và "Bias" từ họ Platysteiridae, "Hemipus" từ họ Campephagidae và đặt vào Vangidae ở vị trí không chắc chắn đối với "Tephrodornis" và "Philentoma". Chi "Tylas" trước đây đôi khi được coi là một dạng chào mào, mặc dù đã được Beecher nhận dạng chính xác là thuộc họ Vangidae từ năm 1953, chi "Newtonia" cũng từng được coi là thuộc Sylvioidea hay Muscicapoidea còn chi "Hypositta" từng được coi là thuộc họ Paridae hay họ Sittidae. Johansson "et al." (2008a) chỉ ra chính xác rằng chi "Mystacornis" là thuộc họ Vangidae.
Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Vangiadae dưới đây dựa theo Reddy "et al." (2012), Jønsson "et al." (2012b, 2016) và Fuchs "et al." (2012b) | 1 | null |
Cracticinae là một phân họ chim trong bộ Passeriformes. Phân họ này có 12 loài, là các loài bản địa của Úc và các vùng lân cận.
Trước đây phân họ này được xem là một họ riêng biệt có tên Cracticidae. Nhưng với nghiên cứu về DNA năm 1985, Sibley và Ahlquist nhận thấy rằng có mối quan hệ gần giữa woodswallows và butcherbirds vào năm đó, và đã xếp chúng thành một phân họ, hiện phân họ này thuộc họ Artamidae. Hai loài trong chi peltops hiện cũng được xếp vào một chi của phân họ này.
Phân loại học.
Phân họ này có 3 chi được công nhận. | 1 | null |
Họ Phường chèo (danh pháp khoa học: Campephagidae) là một họ chim trong bộ Passeriformes. Các loài thuộc họ này có kích thước nhỏ đến trung bình, và được tìm thấy tại các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Phi, châu Á và Australasia. Họ có 93 loài, chia thành 11 chi.
Phân loại học.
Trật tự các loài phường chèo trong chi "Pericrocotus" lấy theo Jønsson et al. (2010b). Các kết quả trong Fuchs et al. (2007a) và Jønsson et al. (2008a, b) gợi ý một số ranh giới chi cần được định nghĩa lại cho "Coracina" và các chi họ hàng. Jønsson et al. (2010c) đã phân tích phần lớn các đơn vị phân loại có liên quan, và phân loại trong bài này dựa theo các kết quả của họ.
Họ phát hiện ra rằng một số loài phường chèo trước đây xếp trong chi "Coracina" trên thực tế có quan hệ họ hàng gần với chi "Lalage". Họ khuyến nghị sử dụng chi "Lalage" nghĩa rộng để bao gồm phần chứa các loài "Coracina" mà trong bài này liệt kê thuộc về các chi "Malindangia", "Cyanograucalus", "Celebesica", "Analisoma" và "Edolisoma". Các chi bổ sung tại đây nhằm làm nổi rõ các nhóm lớn của tổ hợp "Lalage" và đồng minh. Phường chèo McGregor ("Malindangia mcgregori") là cơ sở trong tổ hợp này. Phần còn lại thuộc về hai nhánh. Nhánh 1 là các loài liệt kê trong chi "Lalage". Sự tiếp tục phân chia của nhánh này dường như không được đảm bảo. Nhánh 2 có lẽ bao gồm phần còn lại của "Lalage" định nghĩa rộng theo Jønsson "et al.".
Mức độ hỗ trợ trong cây phát sinh chủng loài họ Campephagidae cho việc gộp "Cyanograucalus" và "Celebesica" , thay thế cho "Celebesia" đã bị chiếm chỗ trước bởi "Celebesia" thuộc họ Acrididae) là tương đối thấp, vì thế tốt nhất nên để chúng như là các chi riêng rẽ. Có một vài khả năng là chúng thậm chí còn không gộp nhóm cùng phần còn lại của "Lalage". Ba loài "Analisoma" được tách ra do các loài "Edolisoma" tạo thành một nhóm chặt chẽ và có quan hệ tương đối xa với "Analisoma".
Phân loại.
Họ Campephagidae như phân tích trên đây sẽ bao gồm 11 chi như sau:
Chuyển đi.
Chi "Hemipus" gần đây được xếp trong họ Vangidae. | 1 | null |
Pachycephalidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại học.
Họ này hiện tại được công nhận gồm 5 chi với 61 loài. Danh sách các chi:
Tách ra.
Các chi dưới đây theo các kết quả phân tích phân tử gần đây không thuộc về họ Pachycephalidae.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Aggerbeck "et al." (2014), Andersen "et al." (2014b), Dumbacher (2008), Jønsson "et al." (2008b, 2008c, 2010a, 2011b, 2016). | 1 | null |
Vireonidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
"Vireo" là một từ trong tiếng Latin để chỉ một loại chim di trú có bộ lông màu xanh lục, có lẽ là vàng anh mái ("Oriolus oriolus"), nhưng cũng có thể là sẻ thông châu Âu ("Chloris chloris").
Chúng có bộ lông xỉn màu điển hình và có ánh xanh lục,các loài nhỏ hơn trông tương tự như chích Tân thế giới ngoại trừ chúng có mỏ nặng hơn. Kích thước các loài này trong khoảng từ 10 cm và 8 g, cho tới có kích thước 17 cm và 40 g.
Phân loại và hệ thống học.
Ban đầu họ này chứa 4 chi là "Vireo", "Hylophilus", "Vireolanius" và "Cyclarhis". Tuy nhiên, từ năm 2002 người ta đã nhận thấy loài khướu mào bụng trắng (danh pháp chính thức khi đó là "Yuhina zantholeuca") có quan hệ họ hàng gần với Vireonidae chứ không phải là thành viên của họ Timaliidae, vì thế nó được chuyển sang họ này với danh pháp lấy theo chi mới được phục hồi là "Erpornis" để trở thành "Erpornis zantholeuca".
Năm 2007, người ta lại nhận thấy rằng các loài khướu mỏ quặp ("Pteruthius") cũng không thuộc họ Timaliidae mà có quan hệ gần với Vireonidae (đã bao gồm cả "Erpornis"), vì thế nó cũng được chuyển sang họ này. Nhưng phân tích di truyền năm 2016 cho thấy sự phân tỏa của nó ra khỏi phần còn lại của Vireonidae là khá dài lâu (khoảng 23 triệu năm trước), vì thế tốt nhất nên coi nó là một họ riêng biệt (Pteruthiidae?) có quan hệ chị-em với Vireonidae.
Năm 2014, David L. Slager và ctv nhận thấy họ Vireonidae mới này là đơn ngành, phù hợp với giả thuyết sự xâm chiếm duy nhất của tổ tiên gốc châu Á vào Tân thế giới. Các chi "Cyclarhis" và "Vireolanius" là đơn ngành và rẽ ra sớm khỏi phần còn lại của họ Vireonidae, nhưng "Hylophilus" là đa ngành, cụ thể "H. sclateri" thuộc về chi "Vireo", gần với nhánh "Melodivireo" và với danh pháp hiện nay là "Vireo sclateri". Các tác giả đã chia tách "Hylophilus" bằng việc giữ lại phần lõi của "Hylophilus" (loài điển hình "H. poicilotis"), phục hồi chi "Pachysylvia" (loài điển hình "H. decurtatus" = "Pachysylvia decurtata") và mô tả chi mới "Tunchiornis" (loài điển hình "Tunchiornis ochraceiceps")
Tự bản thân chi "Vireo" bao gồm bốn nhánh có độ hỗ trợ tốt là "Melodivireo" (5 loài), "Vireosylva" (6 loài), "Lanivireo" (9 loài) và "Vireo" (14 loài). Chúng cũng có tiềm năng để trở thành các chi độc lập. Loài có vị trí không chắc chắn ("Vireo hypochryseus") có quan hệ gần với "Pachysylvia" và hiện nay có danh pháp "Pachysylvia hypochrysea".
Các chi và loài.
Nếu tách "Pteruthius" ra khỏi họ này thì họ chứa 57 loài trong 7 chi, trong đó chi "Erpornis" với 1 loài là chim Cựu thế giới (Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á), còn lại đều là chim Tân thế giới.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Battey (2014), Reddy & Cracraft (2007), Reddy (2008), Slager "et al." (2014), Slager & Klicka (2014b). | 1 | null |
Họ Chèo bẻo (danh pháp khoa học: Dicruridae) là một họ chim trong bộ Passeriformes, bao gồm 30 loài ở vùng nhiệt đới Cựu Thế giới. Họ này bao gồm một chi duy nhất, chi Dicrurus.
Chèo bẻo phần lớn có màu đen hoặc xám sẫm, chân ngắn với tư thế thẳng đứng khi đậu. Chúng có đuôi chẻ đôi và một số có họa tiết đuôi phức tạp. Chúng ăn côn trùng và các loài chim nhỏ mà chúng bắt được khi đang bay hoặc trên mặt đất. Một số loài bắt chước thành thạo và có nhiều tiếng kêu báo động khác nhau mà các loài chim và động vật khác thường đáp lại. Chúng được biết là đã phát ra những tiếng kêu báo động giả khiến những con vật khác sợ hãi bỏ thức ăn, và rồi tới cướp lấy.
Phân loại học.
Chi "Dicrurus" bao gồn 30 loài: | 1 | null |
Họ Rẻ quạt (danh pháp khoa học: Rhipiduridae) là một họ chim trong bộ Passeriformes, theo truyền thống chỉ bao gồm 1 chi là Rhipidura.
Chim đuôi lụa ("Lamprolia victoriae") được Irestedt "et al." phát hiện là không thuộc họ Monarchidae mà có quan hệ họ hàng gần với các loài rẻ quạt trong họ Rhipiduridae.
Loài 'chèo bẻo lùn' ("Chaetorhynchus papuensis") kỳ dị ở New Guinea là họ hàng gần nhất của đuôi lụa ở Fiji và chúng có quan hệ họ hàng gần với Rhipiduridae. Do đó, từ 2009 trở lại gần đây người ta thường coi chúng tạo thành một phân họ trong họ Rhipiduridae.
Tuy nhiên, Jønsson "et al." (2016) ước tính tổ tiên chung của hai loài này đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 22 triệu năm, làm cho việc xếp chúng thành một họ riêng biệt là có cơ sở. Họ này nếu được chấp nhận sẽ có tên gọi là Lamproliidae . Ngược lại, tổ tiên chung gần nhất của các loài rẻ quạt thật sự dường như chỉ xuất hiện cách ngày nay chừng 15 triệu năm.
Phân loại học.
Rẻ quạt bụng vàng, danh pháp trước đây là "Rhipidura hypoxantha", đã được chuyển đi do nó không phải là rẻ quạt thật sự. Hiện tại nó được gán danh pháp khoa học "Chelidorhynx hypoxanthus" và là một loài thuộc họ Stenostiridae.
Phân bố tổng thể các loài rẻ quạt trong bài này dựa theo phân tích Bayes trong Nyári "et al." (2009). Dựa theo Nyári "et al." (2009) và Jønsson "et al." (2016) thì việc phân chia chi "Rhipidura" thành 8 chi/8 nhánh dường như là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại dường như là không có các tên gọi sẵn có cho các nhánh tách ra này, vì thế chỉ có thể sử dụng các tên gọi tạm thời.
Nhóm đầu tiên là loài duy nhất từ Tiểu Sunda, rẻ quạt chỏm nâu, tạm gọi là ""Leucocirca1". Tiếp theo là 3 loài rẻ quạt bụi rậm ở New Guinea, cũng không có tên gọi chung cho nhánh này và vì thế tạm gọi là "Leucocirca2". "Leucocirca" (Swainson 1838, điển hình "leucophrys") thật sự có phân bố trong khu vực từ Ấn Độ tới Australia. Rẻ quạt đen ở New Guinea có tên chi tạm thời là "Rhipidura"". Tiếp theo là "Neomyias" (Sharpe 1879, điển hình "euryurus"). Chi này phân bố từ Malaysia tới Australia. Sau đó là chi "Cyanonympha" (Oberholser 1911, điển hình "superciliaris") ở Philippines. Cuối cùng là "Rhipidura" thật sự (Vigors & Horsfield 1827, điển hình "fulignosa"), bao gồm rẻ quạt xám và sọc. Chúng có phạm vi phân bố từ Australo-Papua qua Melanesia tới New Guinea. Chi "Howeavis" (Mathews 1912, điển hình "rufifrons") là chi cuối cùng và áp dụng cho rẻ quạt hung, có phạm vi phân bố từ Sulawesi ra các đảo trên Thái Bình Dương.
Bốn loài được thêm vào Rhipiduridae dựa theo Sánchez-González và Moyle (2011) và bao gồm:
Nếu công nhận 4 loài này nhưng tách riêng Lamproliidae thì họ này có tổng cộng 49 loài đã biết. Cụ thể xem bài "Rhipidura". | 1 | null |
Họ Thiên đường (danh pháp khoa học: Monarchidae) là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại học.
Phân loại dưới đây dựa theo Andersen "et al." (2015b). Điều này kết hợp cùng với phân tích của Jønsson "et al." (2016) để xác định lại ranh giới giữa các chi trong họ.
Di truyền học họ Monarchidae đã được thể hiện trong các nghiên cứu của Pasquet "et al." (2002), Filardi & Moyle (2005) và Filardi & Smith (2005). Điều rõ ràng là chi "Monarcha" truyền thống là cận ngành. Christidis & Boles (2008) thảo luận về các tên gọi chi thích hợp. Bài này trong Wikipedia chấp nhận các tên gọi này và "Monarcha" chia ra thành ba chi là "Carterornis", "Monarcha" và "Symposiachrus". Lưu ý rằng "Metabolus" được sáp nhập vào "Monarcha" theo kết quả nghiên cứu của Filardi & Moyle (2005) và Andersen "et al." (2015b).
Andersen "et al." (2015b) cho thấy rõ ràng rằng các chi bổ sung cần phải được đặt tên để giữ lại một vài chi trong họ Monarchinae. Jønsson "et al." (2016) lại cho thấy nhiều loài liên quan là có quan hệ họ hàng rất gần, gần tới mức đủ để có thể gộp chúng chung trong 1 chi. Theo kết quả của họ thì 5 chi được sáp nhập vào "Monarcha" (sau khi đã tách "Carterornis" và "Symposiachrus" ra khỏi "Monarcha"). Tất cả chúng đều là một bộ phận của phân tỏa "Monarcha" vào khu vực Thái Bình Dương. Vì thế "Chasiempis" (Hawaii), "Clytorhynchus" (Fiji, Vanuatu và quần đảo Solomons), "Mayrornis" (Fiji và quần đảo Solomons), "Neolalage" (Vanuatu) và "Pomarea" (Marquesas, Society và quần đảo Cook) được sáp nhập vào "Monarcha" (đã bao gồm các loài chim từ các quần đảo Bismarcks, Solomons, Carolines, Marianas và Somoa, cũng như Australia và New Guinea). Phân tỏa này dường như đã xảy ra khoảng 5-7 triệu năm trước.
Fabre "et al." (2012) đã thúc đẩy một số thay đổi trong giới hạn loài và trật tự tuyến tính trong phạm vi các chi. Phân tích của họ cho thấy "Hypothymis puella" là tách biệt với "Hypothymis azurea". Họ chỉ lấy mẫu 3 đại diện của tổ hợp này, nhưng HBW-11 gợi ý rằng "H. puella" nên bao gồm "puella", "blasii", "aeria" và "catarmanensis". Tuy nhiên, Clements trong khi coi "H. puella" và "H. azurea" là 2 loài tách biệt nhưng chỉ gộp "puella" với "blasii" và xếp 2 phân loài còn lại trong "H. azurea".
Phân tích của Fabre "et al." (2012) bao gồm 13 trong tổng số 15 phân loài của tổ hợp loài "Terpsiphone paradisi". Họ nhận thấy ba nhánh trong tổ hợp này, trong đó 2 trong số này là họ hàng gần với các loài khác hơn là với các nhánh khác của tổ hợp. Điều thú vị là ba nhánh này tương ứng với 3 loài được công nhận trong thế kỷ 19 là "Terpsiphone paradisi" nghĩa hẹp sinh sống ở Nam Á, "Terpsiphone affinis" (thiên đường đuôi phướn) sinh sống ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, và "Terpsiphone incei" ở khu vực Amur/Mãn Châu. Trong nhóm "Terpsiphone affinis" thì "T. affinis sumbaensis" và "T. affinis floris" chỉ có quan hệ họ hàng xa với phần còn lại của nhóm và tốt nhất có thể coi là loài tách biệt là "Terpsiphone floris", và nếu thế thì từ "Terpsiphone paradisi" có thể tách ra thành 4 loài.
"Terpsiphone floris" về bề ngoài là khác biệt và dường như đã tách khỏi nhóm "affinis" vào khoảng 1,5 triệu năm trước. Điều này gợi ý rằng tốt nhất nên coi nó như là loài riêng biệt. Tên gọi khoa học cho nó tạo ra một vấn đề nhỏ, do cả hai phân loài dường như được đặt tên trong cùng một năm. Mees (2006, trang 174) lưu ý rằng "floris" được đặt tên hoặc là cuối năm 1893 hoặc trong vài ngày đầu tiên của năm 1894. Ngược lại "sumbaensis" được đặt tên vào số ra tháng 1 năm 1894 của tạp chí "Journal für Ornithologie", phát hành chậm một vài tháng so với lịch trình (4-6 tháng trong năm 1894). Vì thế "floris" dường như có độ ưu tiên cao hơn trong việc chọn làm tên khoa học cho loài này. Cả ba phân loài Nam Á ("T. paradisi leucogaster", "T. paradisi paradisi" và "T. paradisi ceylonensis") đều có chòm lông mào dài hơn rõ nét. Điều này cùng với phân bố địa lý cho thấy việc gộp "burmae" và "saturatior" (2 phân loài không được đưa vào phân tích) vào nhóm "affinis" có lẽ là hợp lý hơn.
Các phân loài của tổ hợp loài "Terpsiphone paradisi" được sắp xếp lại như sau:
Fabre "et al." (2012) cũng cho thấy sự hỗ trợ di truyền cho việc tách thiên đường Luzon "Terpsiphone unirufa" ra khỏi thiên đường hung "Terpsiphone cinnamomea" nhưng lại không cung cấp sự hỗ trợ cho việc tách "T. c. talautensis" như đôi khi người ta đề xuất. Cuối cùng, Fabre "et al." tìm thấy thiên đường huyệt hung "Terpsiphone rufocinerea" về mặt di truyền là gần và lồng sâu trong thiên đường châu Phi "Terpsiphone viridis". Chúng cũng có khả năng lai ghép với nhau (HBW-11). Mô tả của HBW-11 gợi ý rằng chúng có thể là đồng loài và các dữ liệu di truyền học nên được xem xét kỹ trong khi các dữ liệu này hiện tại gợi ý rằng việc coi chúng là một loài là thích hợp nhất, với tên gọi chung là thiên đường châu Phi. Fabre "et al." (2012) cũng tìm thấy chứng cứ về việc tổ hợp thiên đường châu Phi có thể là 2 loài, nhưng nó không phải là "rufocinerea" và nghiên cứu tiếp theo là điều cần thiết.
Nhánh "Monarcha" phân chia thành 3 nhóm chính là "Arses" + "Myiagra"; "Grallina"; và "Monarcha" + đồng minh. Fabre "et al." (2014) đã phân tích phần lớn nhánh "Arses" + "Myiagra". Mặc dù "Arses insularis" là cơ sở trong "Arses" nhưng ranh giới cho phần còn lại của "Arses" có thể cần phải điều chỉnh. Vị trí phân loại của "Grallina" đã từng gây mâu thuẫn, nhưng Filardi & Moyle (2005) đã dung giải vị trí của nó như là chị -em với nhóm "Monarcha".
Như khuyến cáo của Andersen "et al." (2015b) thì đớp ruồi họng nâu ("Myiagra castaneigularis") (gồm cả "whitneyi") được tách ra khỏi đớp ruồi mào xanh ("Myiagra azureocapilla"). Ngoài ra đớp ruồi má trắng "Symposiachrus malaitae" nên được tách khỏi đớp ruồi Solomons ("Symposiachrus barbatus").
Cibois "et al." (2004) xem xét địa vị loài của các loài đớp ruồi trước đây xếp trong chi "Pomarea" ở khu vực Trung Thái Bình Dương. VanderWerf (2007) chỉ ra rằng các dạng elepaio trên các đảo khác nhau là gần như không phản ứng với tiếng hót của nhau, trong khi VanderWerf "et al." (2010) chỉ ra rằng chúng khác biệt về di truyền như là các loài tách biệt trong chi "Pomarea". Tổ hợp của khoảng cách di truyền hợp lý và chứng cứ về sự chia tách sinh học tạo ra sự chia tách elepaio "Monarcha sandwichensis" thành 3 loài: Elepaio Kauai ("Monarcha sclateri"), elepaio Oahu ("Monarcha ibidis") và elepaio Hawaii ("Monarcha sandwichensis").
Các chi.
Họ Thiên đường có 102 loài còn sinh tồn trong 9 chi như sau:
HỌ MONARCHIDAE | 1 | null |
Corcoracidae là một họ chim trong bộ Passeriformes.
Phân loại học và hệ thống học.
Hai loài chim làm tổ bằng bùn này thuộc họ được hỗ trợ mạnh trong Jønsson "et al." (2016). Các họ hàng gần nhất của chúng là chim trong họ Paradisaeidae, với sự chia tách giữa chúng diễn ra khoảng 22 triệu năm trước.
Hai loài trong 2 chi thuộc họ này là "Corcorax melanorhamphos" (quạ núi cánh trắng) và "Struthidea cinerea" (chim tông đồ). Cả hai đều là đặc hữu Australia.
Tên gọi khoa học của quạ núi cánh trắng hiện nay là "Corcorax melanorhamphos" mà không phải "C. melanoramphos", do ICZN dã giải quyết xong mâu thuẫn về tên gọi (Opinion 2380). Trong cùng quyết định này, ICZN cũng bảo toàn tên gọi họ là Corcoracidae theo quy tắc tiền lệ cho tên gọi phổ biến, chứ không phải Struthideidae dù danh pháp thứ hai này được Gregory Mathews đặt trước vào năm 1924.
Phân bố và môi trường sống.
Cả hai loài chim làm tổ bằng bùn này được tìm thấy trong môi trường sống lộ thiên ở miền đông Australia, chủ yếu là các đồng rừng bạch đàn thoáng đãng và một số rừng không có tán lá rậm rạp. Chim tông đồ chịu đựng môi trường khô hạn tốt hơn và được tìm thấy trong các đông rừng và đồng cây bụi khô hạn. Cả hai loài đều chịu đựng được các môi trường sống bị con người thay đổi và sẽ chiếm lĩnh các vùng đất trang trại cũng như các khu vực ven đô, và thậm chí cả các công viên hay các khu vườn trồng cây.
Mô tả.
Cả hai loài đều là chim dạng sẻ có kích thước trung bình, chim tông đồ nhỏ hơn với kích thước dài khoảng còn quạ núi cánh trắng to lớn hơn với chiều dài trung bình khoảng . Hình thái học của chúng là điển hình cho chim dạng sẻ kiếm ăn trên mặt đất; bao gồm chân dài có lông bao phủ và cánh tròn ngắn. Khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai loài là bộ lông (đen ở quạ núi cánh trắng và xám ở chim tông đồ) và mỏ. Mỏ của chim tông đồ ngắn và sâu, giống như mỏ của sẻ thông, trong khi đó mỏ của quạ núi cánh trắng thì dài và cong, tương tự như mỏ của quạ núi Cựu thế giới ("Pyrrhocorax" spp.). Các khác biệt ở mỏ phản ánh các khác biệt trong sinh thái học kiếm ăn, với chim tông đồ dùng mỏ giống như mỏ chim sẻ của chúng để mổ trong khi quạ núi cánh trắng dùng mỏ của nó để rỉa lá rụng xung quanh.
Tập tính.
Trên thực địa, mối quan hệ giữa 2 loài dễ dàng nhận thấy: chúng đều là chim có tính xã hội cao, dành nhiều thời gian sục ạo trong ám lá rụng với dáng đi rất đặc biệt, kêu gọi lẫn nhau gần như liên tục, và cả hai đều phản ứng với sự quấy nhiễu của con người bằng cách bay chậm đến các cây gần đó, nơi chúng chờ cho sự quấy nhiễu qua đi, thường là đậu gần nhau thành hàng hai hay hàng ba và rỉa lông cho nhau. Tại những nơi có nhiều người thường xuyên qua lại như công viên hay nơi dã ngoại thì các loài him này có thể chạ hơi người và rất dễ thuần.
Các nhóm xã hội của các loài chim làm tổ bằng bùn này là dựa vào một chim trống và một chim mái đầu đàn. Số lượng chim trong nhóm dao động từ 2 đến 20 con, với 6 là điển hình ở quạ núi cánh trắng và 7-9 ở chim tông đồ. Cả hai đều là chim không di trú và bảo vệ lãnh thổ trong mùa sinh sản. Kích thước lãnh thổ trong mùa sinh sản khoảng 20 ha, sau mùa sinh sản khi chim con đủ lông đủ cánh thì nhóm có thể duy trì một lãnh thổ rộng lớn hơn. Khi một trong các chim đầu đàn chết thì nhóm tan rã, và con chim đầu đàn còn lại sẽ đưa những con chim chưa trưởng thành từ nhóm này đi và tìm kiếm một con chim cô độc khác để tạo thành nhóm mới. Phần lớn những con chim được tuyển mộ và nhóm sau khi thiết lập nhóm là chim non từ các mùa sinh sản trước. Những con chim trợ giúp này là quan trọng trong thành công sinh sản, tới mức mà người ta từng thông báo rằng quạ núi cánh trắng từng đánh cắp những con chim non gần ra ràng từ các nhóm khác nhằm gia tăng kích thước của nhóm đi đánh cắp này.
Như tên gọi phổ biến trong tiếng Anh của họ chim này (mudnester = chim làm tổ bằng bùn), tổ của chúng được làm từ bùn. Những cái tổ hình bát này thường phải mất vài ngày để hoàn thành, và có thể kéo dài hơn nếu các nguồn cung cấp bùn khô kiệt trước khi tổ hoàn thành. Chúng làm tổ theo kiểu cơ hội khi những cơn mưa tạo ra những vũng bùn lầy nhỏ, và các tổ này có thể dùng lại nếu có thể. Mỗi lứa đẻ khoảng 2-5 trứng hình ô van. Tất cả các thành viên của nhóm thay nhau ấp trứng trong khoảng 20 ngày, và nhiệm vụ kiếm ăn và nuôi chim non cũng được chia sẻ giữa các thành viên. Họ này có khoảng thời gian chăm sóc nuôi nấng chim non kéo dài, với sự độc lập hoàn toàn khỏi chim bố mẹ và chim trợ giúp lên tới 200 ngày. | 1 | null |
Petroicidae là một họ chim bao gồm 19 chi với 51 loài trong bộ Sẻ (Passeriformes). Tất cả đều là loài đặc hữu của Australasia: New Guinea, Australia, New Zealand và nhiều đảo Thái Bình Dương xa về phía đông như Samoa. Vì muốn có một tên chung chính xác, họ này thường được gọi theo tên tiếng Anh là Australasian robins (Oanh châu Úc). Chúng chỉ có quan hệ họ hàng xa với Oanh châu Âu của họ Đớp ruồi (Muscicapidae).
Phân loại.
Họ này bao gồm 51 loài, chia thành 19 chi trong 6 phân họ: | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.