text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Tài nguyên tái tạo là tài nguyên thiên nhiên có thể bổ sung theo thời gian, hoặc thông qua sinh sản sinh học hoặc các quá trình tự nhiên theo định kỳ khác. Tài nguyên tái tạo là một phần của môi trường tự nhiên của Trái Đất và các thành phần lớn nhất của sinh quyển của nó. Đánh giá chu kỳ sống tích cực là một chỉ số quan trọng của phát triển bền vững của tài nguyên. Năm 1962, Paul Alfred Weiss định nghĩa Tài nguyên có thể tái sinh như: "phạm vi tổng số các sinh vật sống cung cấp cho con người thực phẩm, sợi, thuốc, vv..". Tài nguyên tái tạo có thể là công suất cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nếu tốc độ các nguồn tài nguyên tái tạo được tiêu thụ vượt quá tốc độ tái tạo, sự tái tạo và tính bền vững sẽ không được đảm bảo. Thuật ngữ nguồn tài nguyên tái tạo cũng mô tả các hệ thống như nông nghiệp bền vững và tài nguyên nước, khai thác bền vững nguồn tài nguyên tái tạo (tức là duy trì một tốc độ tái tạo dương) có thể làm giảm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, phá hủy môi trường sống và suy thoái đất. Xăng dầu, than đá, khí tự nhiên, dầu diesel và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch, cũng như các khoáng sản, là những nguồn tài nguyên không tái tạo mà không có sản lượng bền vững.
1
null
Bắc Bình là một xã thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Lập Thạch, có diện tích 11,3 km²; phía Bắc giáp xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch); phía Đông giáp các xã Yên Dương, Bồ Lý (huyện Tam Đảo); phía Nam giáp các xã Thái Hòa, Liễn Sơn (huyện Lập Thạch); phía Tây giáp xã Ngọc Mỹ (huyện Lập Thạch). Dân số của xã vào năm 2010 là khoảng 7.000 người, mật độ trung bình xấp xỉ 600 người/km². Cư dân chủ yếu là người Kinh và Sán Dìu.
1
null
Cách, Tả ngũ doanh (chữ Hán: 革左五营) còn gọi là Hồi, Cách ngũ doanh (回革五营) là một cánh quân đội nông dân nổi dậy cuối đời Minh, do 5 doanh của "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành hợp thành. Họ chuyển từ Thiểm Bắc đến chiến đấu ở một dải Dự, Ngạc, về sau đóng đồn ở Anh Sơn , Hoắc Sơn , Tiềm Sơn , Thái Hồ . Năm Sùng Trinh thứ 14 (1641), về với Trương Hiến Trung, năm sau đầu quân cho Lý Tự Thành. Bối cảnh. Từ năm Sùng Trinh thứ 10 (1637) về sau, các cánh nghĩa quân hoạt động ở khu vực Trung Nguyên trải qua một quá trình lúc chia lúc hợp. Sau đó, một bộ phận tập trung ở phụ cận Vân Dương, Tương Dương thuộc Hồ Bắc, trở thành nòng cốt của tập đoàn Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài; một bộ phận khác hoạt động khu vực giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, cuối cùng tạo nên một tập đoàn gắn kết ổn định để hiệp đồng tác chiến bởi 5 doanh của "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành. Đây chính là "Cách, Tả ngũ doanh". Thực lực. Lực lượng của Cách, Tả ngũ doanh bấy giờ rất đáng kể, tấu sớ của An Huy tuần phủ Trịnh Nhị Dương nói: ""Sự giảo hoạt ngang ngược của Cách, Tả không kém gì Hiến, Tháo, lực lượng thiện chiến không chỉ có mấy vạn." Bọn họ chủ yếu cậy vào dãy núi Đại Biệt (sử gọi là vùng núi Anh, Hoắc), triển khai đấu tranh. Nơi này hình thế hiểm yếu, có vị trí chiến lược quan trọng: mặt đông uy hiếp Nam Kinh, hướng đông bắc là Hoàng lăng ở Phượng Dương, mặt tây không xa là khu vực hoạt động của nghĩa quân Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài, có thể hô ứng với nhau . Phương thức tác chiến của Ngũ doanh linh hoạt, cơ động, khiến cho quan quân thường xuyên rơi vào thế bị động. "Hồi, Cách khéo cấu kết với dân địa phương làm gián điệp, sử dụng phần nhiều là những lưu dân làm nghề bói toán, buôn bán"" . ""Quan binh nhiều thì trốn tránh, ít thì đón đánh. Càn quét nơi núi non thì bất ngờ xông ra cửa Giao" (Nguyên văn: Giao quan ), "đến khi bày trận nơi đồng bằng thì dựa vào rừng rú rậm rạp" . "Giặc làm chủ, binh ngược lại phải làm khách, nên nhiều lần thất bại"" . Nhà Minh vì bảo vệ Nam Kinh và Phượng Dương, lấy bọn Chu Đại Điển, Sử Khả Pháp tập kết quân đội, tăng cường phòng thủ. Thành ra, bọn họ còn có tác dụng khống chế một bộ phận quan quân, cũng có thể nói là chi viện cho các cánh nghĩa quân khác. Quá trình. Mùa đông năm Sùng Trinh thứ 13 (1640), trong lúc Dương Tự Xương tập trung binh lực đuổi đánh nghĩa quân Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài, triều đình không đủ binh lực đối phó với Cách, Tả ngũ doanh. Giám quân đạo Dương Trác Nhiên đến vùng núi Tiềm Sơn, Thái Hồ, gặp thủ lĩnh 5 doanh, dụ họ tiếp nhận chiêu an. 5 doanh thủ lĩnh đáp rằng: "Bọn ta đều có tài năng hơn đời, triều đình không chịu dùng, nên gặp lúc đói kém mất mùa mới làm cướp. Nếu nhà nước sắp đặt thỏa đáng, sao biết không làm được kẻ sĩ trung nghĩa? Vả bọn tôi nghe Lưu Quốc Năng, Lý Vạn Khánh trước sau đưa hơn 10 doanh về hàng, vì nhà nước mà chết, tận lực làm việc, còn bọn tôi thì không thể sao? Nhưng quân đội của chúng tôi có hơn 10 vạn, sắp đặt ở nơi nào? Chủ tướng là người nào? Tiền lương lấy ở đâu ra? Mà quan tước dành cho bọn tôi như thế nào?" Dương Trác Nhiên một mặt đáp ứng sẽ báo lên triều đình, một mặt chỉ định vùng núi thuộc phủ Hoàng Châu làm nơi an trí cho Cách, Tả ngũ doanh, lấy tiền lương của Kỳ Thủy , Quảng Tế, Kỳ Châu cấp cho, đặt hiệu là "Dân mới". Đôi bên được một dạo tạm dừng các hành động quân sự. Năm thứ 14 (1641), Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung chiếm được Lạc Dương và Tương Dương, cuộc chiến tranh nông dân chuyển sang giai đoạn cao trào, Cách, Tả ngũ doanh cũng chỉnh đốn cờ trống, bắt đầu chủ động ra đánh. "Khi Tương Dương, Lạc Dương đều phá, Sấm, Hiến hoành hành, Cách, Tả mở rộng cướp bóc. Có chiếu dụ Binh bộ: Cách, Tả cực hại, (phải) quét sạch không đợi nữa, ắt (cần) chia các nơi (mà) hướng dẫn, tiếp đến tiến hành bình định. Nay mệnh Lưu Nguyên Bân ngăn giữ Quang Sơn, Cố Thủy; Lư Cửu Đức khống chế Tiềm Sơn, Thái Hồ; Tống Nhất Hạc cắt đứt Kỳ Châu, Hoàng Châu; Trịnh Nhị Dương đóng giữ Lư Châu; Mưu Văn Thụ đề phòng Phượng Dương, Tứ Châu; Tiền Trung Tuyển bảo hộ Thừa Thiên; Trương Mậu Tước đi lại Toánh Châu, Thọ Châu, Bạc Châu, Túc Châu tra xét công tội; Dương Trác Nhiên chỉ dẫn tìm tiễu; Chu Đại Điển thăng làm Tổng đốc, Tiết chế quan viên các lộ, phủ, trấn tiến binh Anh Sơn, Hoắc Sơn, chuyên trách đốc tiễu" . Kết cục. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh có một đạo tiến quân về phía đông, liên tiếp hạ được các huyện Sào, Hàm Sơn, Toàn Tiêu, nhằm thẳng Nam Kinh. Về sau lại cùng nghĩa quân Trương Hiến Trung phối hợp, đánh lấy các châu, huyện Lục An, Hoắc Khâu, Vô Vi, Lư Châu. Tháng 10, Lý Tự Thành và La Nhữ Tài đánh tan cuộc tấn công của Tôn Truyện Đình, ổn định chỗ đứng tại Hà Nam, Cách, Tả ngũ doanh bèn quyết định rời khỏi An Huy, lên Hà Nam ở phía bắc liên kết với Lý – La . Tháng 3 năm sau (1643), Lý Tự Thành giết Hạ Nhất Long vì có ý định tự lập, sau đó thống nhất chỉ huy, biên chế lại các lực lượng nghĩa quân. Những thủ lĩnh còn lại của Cách, Tả ngũ doanh, trừ Lận Dưỡng Thành có kết cục còn tranh cãi, đều trở thành tướng lãnh của chính quyền nông dân Đại Thuận.
1
null
Mã Thủ Ứng (, ? – 1644), còn có tên là Mã Thủ Ngọc, dân tộc Hồi, xước hiệu là Lão Hồi Hồi, người Tuy Đức, Thiểm Tây, một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Buổi đầu khởi nghĩa. Vào đời Minh, người Hồi trải khắp cả nước. Ở các nơi như quê hương châu Tuy Đức của Mã Thủ Ứng và phủ Duyên An thuộc bắc bộ Thiểm Tây, Bình Lương, Khánh Dương thuộc đông bộ Cam Túc đều có khu vực dành cho người Hồi sinh sống. Cuối đời Minh, thiên tai liên tiếp khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng, lại thêm chính trị bại hoại, quan viên địa phương thúc bách thuế má không tha . Không còn đường sống, người Hồi liên kết với người Hán, tức là "cùng hoang dân hợp đảng" , tiến hành bạo động, phản kháng chính quyền. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), Mã Thủ Ứng vốn là binh sĩ biên phòng, dựng cờ nổi dậy, kêu gọi binh, dân không kể Hán, Hồi: "có dân đói, có Trấn binh, có Hồi Di gia nhập" , tổ chức thành một đội quân tinh nhuệ . Ban đầu nghĩa quân hoạt động ở một dải đông bộ Cam Túc và bắc bộ Thiểm Tây. Tháng 3 năm thứ 3 (1630), ông cùng bọn "Bát kim cương", Vương Tử Thuận vượt Hoàng Hà tiến vào Sơn Tây, phá Tương Lăng, Cát Châu, Thái Bình. Năm thứ 4 (1631), Mã Thủ Ứng gia nhập liên quân của minh chủ Vương Tự Dụng. Năm thứ 5 (1632), bọn Mã Thủ Ứng cùng Vương Tự Dụng tiến quân Hà Nam, hoạt động ở Thanh Hóa, Tu Vũ, không lâu sau chuyển vào núi Thái Hành. Lưu động tác chiến. Tháng 5 năm thứ 6 (1633), ông cùng bọn "Hỗn thiên vương" soái mấy vạn quân ra khỏi Thái Hành, đông tiến Hà Bắc, uy hiếp các huyện Hàm Đan, Sa Hà. Vương Tự Dụng mất, Cao Nghênh Tường được đề cử làm minh chủ, đưa nghĩa quân vượt Hoàng Hà ở Mẫn Trì sang bờ nam, bất ngờ xông ra tây bộ Hà Nam. Tháng 3 năm thứ 7 (1634), Mã Thủ Ứng liên kết với bọn "Quá thiên tinh", "Mãn thiên tinh" cả thảy 5 doanh, thần tốc từ tây bộ Hà Nam tiến vào Hồ Bắc, đi qua Tảo Dương, Ba Đông, từ phía tây tiến vào Tứ Xuyên, đánh phá trọng trấn Quỳ Châu thuộc Xuyên Đông. 3 vạn nhân mã của bọn Mã Thủ Ứng lưu lại Tứ Xuyên một thời gian ngắn, là lực lượng nông dân vũ trang tiến vào Tứ Xuyên sớm nhất. Không lâu sau, bọn họ quay lại Hồ Quảng, tạm đồn trú ở bến Hoàng Long thuộc Vân Dương, rồi chuyển vào vùng núi Thương Lạc thuộc nam bộ Thiểm Tây, hợp binh với bọn "Hỗn thế vương" được mấy vạn người, chống lại cuộc vây tiễu của quan quân. Nghĩa quân từng xông vào Quan Trung, đóng trại dài hơn 50 dặm, đánh vỗ mặt Tây An. Tháng giêng năm thứ 8 (1635), ông là một trong 13 thủ lĩnh nghĩa quân tham dự đại hội Huỳnh Dương. Tháng 8, bọn Mã Thủ Ứng từ Thương Lạc đông tiến Hà Nam, lấy vùng núi Tích Xuyên làm cứ điểm, ở một dải Lư Thị, Vĩnh Ninh, Thiểm Châu, Linh Bảo, Nam Dương thuộc tây bộ Hà Nam kiến trì chống lại quan quân. Tháng 10 năm thứ 8 (1635), ông giả trang thành quan quân, đến Thiểm Châu nói dối là đổi ngựa, thừa cơ đột nhập Quan sương (Quan: cửa ải, Sương: trái nhà), bất ngờ chiếm lấy thành. Tháng 8 năm thứ 9 (1636), Mã Thủ Ứng đốt Tây quan của phủ Khai Phong. Tại Yên Lăng, Phù Câu thuộc Hà Nam, quan quân của Tả Lương Ngọc đuổi nà ông không tha. Mã Thủ Ứng nhắm hướng Trịnh Châu mà chạy, dụ quan quân vào Giáp Sơn, rồi quay ra vây chặt lấy. Tả Lương Ngọc hết lương lại không có viện quân, từng tuyệt vọng muốn tự sát, sau đó đột vây chạy trốn. Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh. Giai đoạn cao trào. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng, Mã Thủ Ứng được Lý Tự Thành đặt hiệu "Vĩnh Phụ Doanh Anh Vũ tướng quân " . Sau khi Tự Thành đánh lên Bắc Kinh, để ông lại giữ các nơi Thừa Thiên, Kinh Châu, Lễ Châu, trở thành thế lực một phương, Trương Hiến Trung ở Tứ Xuyên cũng phái người đến giữ quan hệ hữu hảo với ông. 2 năm sau (1644), Mã Thủ Ứng bệnh mất, không kịp nhìn thấy kết cục bi thảm của khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Lực lượng của ông tuy không được nhiều sách vở đương thời và sau này nhắc đến nhiều, nhưng chắc chắn không hề tan rã . Trong chiếu thư được phát ra vào tháng 4 năm Thuận Trị thứ 2 (1645) của nhà Thanh nêu rõ: "bấy giờ nông dân vũ trang thì ở Tứ Xuyên có Trương Hiến Trung, Hồ Bắc có bọn "Lão Hồi Hồi" vẫn còn kiên trì đấu tranh kháng Thanh" . Đánh giá. Mã Thủ Ứng lấy trí thắng địch, thực hiện phép lưu động tác chiến một cách xuất sắc, chiến dịch Giáp Sơn là điển hình. Triều đình nhà Minh đánh giá ông là một tay "lắm mưu kế lừa lọc" trong các thủ lĩnh nông dân. Mã Thủ Ứng nhận được sự tín nhiệm của thủ lĩnh các cánh quân khác, thường được đề cử làm "mưu chủ" . Ông trung thành với lý tưởng của cuộc khởi nghĩa, năm Sùng Trinh thứ 9 (1636) từng giết tổng binh Vương Tiến Trung đến dụ hàng , bị đánh giá là "phản phúc xảo trá, giữ ác không chừa" . Trong phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh, Mã Thủ Ứng có uy tín cực lớn, chỉ xếp sau Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung, ông cũng có mối quan hệ hữu hảo với cả hai nhân vật lớn này. Lý Tự Thành có thể nghi ngờ mà giết chết La Nhữ Tài, người cũng đã từng nhiều lần điều đình xung đột Lý – Trương, nhưng khi đánh lên Bắc Kinh vẫn tín nhiệm để lại hậu phương cho Mã Thủ Ứng.
1
null
Hạ Nhất Long (, ? – 1643), xước hiệu là Cách lý nhãn, một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Tháng giêng năm thứ 8 (1635), ông là một trong 13 thủ lĩnh nghĩa quân tham dự đại hội Huỳnh Dương. Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng, Hạ Nhất Long tập kích thành Hoắc Khâu, giết tri huyện Tả Tương Thân. Tháng 3 năm thứ 16 (1643), ông được cho là có ý định tự lập xưng vương, nên bị Lý Tự Thành giết hại. Sau cái chết của ông, nghĩa quân được thống nhất chỉ huy, nhắm đến mục tiêu lớn là kinh thành Bắc Kinh, tức là vương triều nhà Minh.
1
null
Hạ Cẩm (, ? – 1645), xước hiệu là Tả kim vương (có thuyết là Tranh thế vương ), một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Thủ lĩnh nghĩa quân. Tháng giêng năm thứ 8 (1635), ông là một trong 13 thủ lĩnh nghĩa quân tham dự đại hội Huỳnh Dương. Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng, Hạ Cẩm tham gia đánh chiếm Nhữ Ninh . Tướng lãnh Đại Thuận. Tháng 3 năm thứ 16 (1643), Lý Tự Thành giết Hạ Nhất Long, thống nhất chỉ huy, biên chế lại các lực lượng nghĩa quân, nhiệm mệnh Hạ Cẩm làm Chế tướng quân. Sau khi hạ được Đồng Quan, Tây An, Tự Thành phái ông theo bọn Lưu Tông Mẫn, Viên Tông Đệ tây tiến truy kích quan quân của Bạch Quảng Ân, đánh lấy các nơi thuộc Ninh Hạ, Cam Túc, Tây Ninh (nay là Thanh Hải). Bình định xong Cố Nguyên, Ninh Hạ, Tự Thành gọi Tông Mẫn về tham gia đại quân đông chinh, để Hạ Cẩm tiếp tục tây chinh các cứ điểm còn lại của tàn dư nhà Minh ở những nơi xa xôi thuộc Cam Túc, Tây Ninh. Tháng 11 năm thứ 17 (1644), ông một trận lấy được An Định, huyện Kim mở cửa đầu hàng, nhắm thẳng đến Lan Châu. Bọn Cam Túc tổng binh Mã Hoảng, phó tướng Âu Dương Cổn khuyên Túc vương Chu Thức Hoành đi Cam Châu không được, nên bỏ ông ta mà chạy đến đấy. Ngày 21, người Lan Châu mở cửa đón nghĩa quân vào thành, Thức Hoành trốn ra ngoài thành, bị tổng binh Dương Kỳ bắt nộp cho Hạ Cẩm. Ông ghét lắm, giết cả Thức Hoành và cha con Dương Kỳ. Nghĩa quân tiếp tục tây tiến, 2 vệ Lương Châu (nay là Vũ Uy, Cam Túc), Trang Lãng trước sau đầu hàng. Tháng 12, nghĩa quân Đại Thuận đạp băng vượt sông, đến dưới thành Cam Châu. Nhân lúc trời đổ tuyết lớn, quân đội nông dân đắp tuyết làm thang trèo lên, binh sĩ giữ thành chịu rét không thấu, oán trách chủ tướng nên không chống lại. Ngày 27, thành vỡ, Cam Túc tuần phủ Lâm Nhật Thụy, tổng binh Mã Hoảng bị bắt và bị giết. Sau đó, các nơi Túc Châu (nay là Tửu Tuyền, Cam Túc) không đánh mà hàng, toàn bộ Cam Túc nằm dưới quyền quản hạt của nghĩa quân Đại Thuận. Bấy giờ, hàng tướng nhà Minh là Lỗ Văn Bân nhận lệnh tấn công Thanh Hải, đến Tây Ninh bị bọn thổ ti Kỳ Đình Gián, Lỗ Dận Xương đánh bại và giết chết. Hạ Cẩm cất đại quân đến, bọn Kỳ Đình Gián theo kế của tham quân Hồ Liễn Khí, cho người trá hàng làm hướng đạo, đưa nghĩa quân vào ổ mai phục. Hạ Cẩm giết chết Lỗ Dận Xương, tiêu diệt toàn quân của hắn, mất cảnh giác, rơi vào ổ mai phục nên bị hại. Bộ tướng của ông là Tân Tư Trung lãnh binh hạ được Tây Ninh, bắt sống Kỳ Đình Gián. Lý Tự Thành cho Tư Trung trấn thủ Tây Ninh, tiếp tục bình định Thanh Hải, các thổ ti trước sau quy phụ.
1
null
Lưu Hi Nghiêu (, ? - 1649), xước hiệu là Cải thế vương hay Trị thế vương, một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Loạn thế vương" Lận Dưỡng Thành, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng. Sau khi Lý Tự Thành giết chết La Nhữ Tài và Hạ Nhất Long, thống nhất chỉ huy, biên chế lại nghĩa quân, Hi Nghiêu được làm Chế tướng quân. Tự Thành mất, ông tiếp tục tham gia kháng Thanh. Năm Vĩnh Lịch thứ 3 nhà Nam Minh, tức năm Thuận Trị thứ 5 nhà Thanh (1649), Hi Nghiêu và Lưu Phương Lượng tử trận ở Sâm Châu .
1
null
Lận Dưỡng Thành (), người Duyên An, Thiểm Tây, xước hiệu là Tranh thế vương (có thuyết là Tả kim vương ), một trong 5 thủ lĩnh của Cách, Tả ngũ doanh thuộc phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Từ năm thứ 10 (1637) đến thứ 15 (1642), ông hội họp với bọn "Lão Hồi Hồi" Mã Thủ Ứng, "Cách lý nhãn" Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" Hạ Cẩm, "Cải thế vương" Lưu Hi Nghiêu, lấy vùng núi Anh Sơn, Hoắc Sơn thuộc đông bộ Hồ Bắc làm cứ điểm, hoạt động ở giao giới 3 tỉnh An Huy, Hà Nam, Hồ Bắc, trường kỳ đấu tranh với quan quân, được gọi là Cách, Tả ngũ doanh hay Hồi, Cách ngũ doanh. Năm thứ 15 (1642), Cách, Tả ngũ doanh liên kết với Lý Tự Thành, chủ yếu hoạt động ở một dải tây bộ Hồ Bắc và tây bắc bộ Hồ Nam, đánh chiếm được các nơi Di Lăng, Lễ Châu, Thường Đức. Cách, Tả ngũ doanh còn đưa quân về Hà Nam phối hợp với Lý Tự Thành trong nhiều chiến dịch quan trọng. Sau khi Lý Tự Thành giết chết La Nhữ Tài và Hạ Nhất Long, thống nhất chỉ huy, biên chế lại nghĩa quân, Dưỡng Thành được làm Thông Đạt vệ Tả uy vũ tướng quân. Kết cục. Cho đến nay, kết cục của Lận Dưỡng Thành có 2 luồng ý kiến: Minh sử quyển 309, Liệt truyện 197, Lưu Tặc truyện, Lý Tự Thành truyện chép: "Cao Nhất Công, Phùng Hùng thủ Tương Dương, Nhiệm Kế Quang thủ Kinh Châu, Lận Dưỡng Thành, Ngưu Vạn Tài thủ Di Lăng, Vương Văn Diệu thủ Lễ Châu, Bạch Vượng thủ An Lục, Tiêu Vân Lâm thủ Kinh Môn, Tạ Ứng Long thủ Hán Xuyên, Chu Phượng Ngô thủ Vạn Vũ Châu. Vì thế bọn giặc ở Hà Nam, Hồ Quảng, Giang Bắc không ai không nghe lệnh. Tự Thành đã giết Nhữ Tài, Nhất Long, lại tập kích giết chết Dưỡng Thành, đoạt quân đội của Thủ Ứng, tấn công giết chết Viên Thì Trung ở huyện Kỷ." Bành Tôn Di - Bình khấu chí chép: "cuối ngày 10 tháng 3, trong tiệc rượu giết Cách, Tả… Tào, Hồi khiếp sợ không dám động. "Cách lý nhãn" tên là Hạ Nhất Long, "Tả kim vương" tên là Lận Dưỡng Thành." Minh sử quyển 280, Liệt truyện 168, Hà Đằng Giao truyện chép: "Đằng Giao mở cửa thành phủ dụ, bày tiệc say sưa, rồi khao thưởng trâu rượu. (Hác) Diêu Kỳ bèn triệu tập bọn Viên Tông Đệ, Lận Dưỡng Thành, Ngưu Hữu Dũng soái nghĩa quân theo về. Binh lực của Đằng Giao tăng lên hơn 10 vạn, uy danh vang dội."
1
null
Trận chiến Fornovo đã diễn ra cách 30 km (19 dặm) về phía tây nam của thành phố Parma vào ngày 06 tháng 7 năm 1495. Trận chiến này giúp Liên minh Venice đã có thể tạm thời đánh đuổi quân Pháp ra khỏi bán đảo Italia. Đó là trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến tranh Ý.
1
null
Chumpol Silpa-archa (tiếng Thái: ชุมพล ศิลปอาชา; sinh ngày 06 tháng 6 năm 1940 - mất ngày 21 tháng 1 năm 2013) là phó thủ tướng Thái Lan kiêm Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan. Tiểu sử. Chumpol Silpa-archa là em trai của cựu Thủ tướng Banharn Silpa-archa hiện là trưởng ban cố vấn của Đảng Chart Thai Pattana, ông tham gia hoạt động chính trị và đã phấn đấu trở thành lãnh đạo của đảng Chartthai Pattana một thành viên trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ông giữ chức Bộ trưởng Du lịch và Giao thông Thái Lan từ thời chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và ông là người duy nhất được chính phủ của bà Yingluck Shinawatra trọng dụng. Ông được đề bạt lên chức phó thủ tướng sau khi chính phủ Thái Lan cải tổ nội các năm 2012. Cái chết. Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Chumpol Silpa-archa đột ngột qua đời tại một bệnh viện ở Bangkok với nguyên nhân là do bị nhồi máu cơ tim và từ trần hưởng thọ 72 tuổi. Trước khi ông chết khoảng một tuần, anh trai của ông, cho biết sức khỏe của ông vẫn ổn định, có thể giao tiếp bằng ánh mắt và cử động ngón tay.
1
null
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (tiếng Nhật: ) là một trong ba quân chủng thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Sau năm 1945, Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải tán, thay thế bằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bao gồm 3 quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có một hạm đội lớn và nhiệm vụ chính của lực lượng này là duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường biển của quốc gia và tuần tra vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải. Hiến pháp Nhật Bản cấm việc đưa quân tham chiến ở nước ngoài, tuy nhiên Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gần đây cũng đã tăng cường tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Tên gọi. Danh xưng chính thức của lực lượng này là , tên chính thức tiếng Anh là "Japan Maritime Self-Defense Force", viết tắt là "JMSDF". Tuy nhiên, nhiều tài liệu Việt ngữ thường gọi lực lượng này là Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, hay Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và một số bài báo Việt Nam thì gọi lực lượng này vằn cái tên vắn tắt và đúng bản chất hơn là Hải quân Nhật Bản. Dù vậy, tên gọi vắn tắt này rất dễ nhầm lẫn và dễ gợi nhớ đến Hải quân Đế quốc Nhật Bản, nên về phương diện chính thức, danh xưng Hải quân Nhật Bản không được dùng đến. Lịch sử. Sau khi Nhật Bản thua trận tại Thế chiến thứ 2, cùng với Tuyên bố đầu hàng được ký kết vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải thể theo tuyên bố Potsdam. Các chiến hạm không còn được trang bị vũ khí, một số bị quân đồng minh tịch thu. Những tàu còn lại chỉ dùng để chở binh sĩ Nhật hồi hương hoặc gỡ mìn trong khu vực quanh biển Nhật Bản. Cùng với Bộ Lục quân, Bộ Hải quân bị giải thể. Năm 1946, từ lực lượng còn lại sau khi giải thể của hải quân, Cục An ninh hàng hải được thành lập, đặt trong sự quản lý của Bộ giao thông vận tải Nhật Bản. Năm 1952, Cảnh sát biển Nhật Bản được thành lập trên cơ sở của Cục An ninh hàng hải. Cũng trong năm đó, Đội Cảnh bị trên biển được chuyển thành Cảnh bị đội trực thuộc Cục Bảo an Nhật Bản. Ngày 1 tháng 7 năm 1954, Cục Bảo an được đổi thành Cục Phòng vệ. Song song với sự kiện trên, Cảnh bị đội chính thức được đổi tên thành Hải thượng Tự vệ đội, trực thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản. Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Trang bị. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được trang bị nhiều và hiện đại. Mặc dù hiện không sở hữu tàu sân bay nào, nhưng họ có 2 tàu khu trục lớp Hyūga trọng tải 18.000 tấn có thể chở 11 máy bay trực thăng cùng đơn vị đổ bộ và 1 tàu lớp Izumo có lượng giãn nước tới 27.000 tấn có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Có nguồn tin, tàu sân bay trực thăng Izumo có thể mang được máy bay F-35B do Mỹ chế tạo. Nhóm tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển (DDG) gồm 2 tàu lớp Atago trọng tải 10.000 tấn (đầy tải), 4 tàu lớp Kongō trọng tải 9.500 tấn (chuẩn bị lắp hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3), 2 tàu lớp Hatakaze trọng tải 4.600 tấn. Nhóm tàu khu trục thông thường (DG) gồm 4 tàu lớp Akizuki trọng tải 6.800 tấn, 5 tàu lớp Takanami trọng tải 6.500 tấn, 9 tàu lớp Murasame trọng tải 6.100 tấn, 8 tàu lớp Asagiri trọng tải 4.900 tấn, 6 tàu lớp Abukuma trọng tải 2.500 tấn. Về tàu ngầm, dù không có tàu ngầm hạt nhân, nhưng Nhật Bản là một trong số các quốc gia có nhiều tàu ngầm diesel-điện ở châu Á cũng như trên thế giới với những đặc điểm kỹ - chiến thuật tương đối cao và sở hữu vũ khí điện tử, ngư lôi và tên lửa hiện đại. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang sở hữu 12 tàu ngầm tấn công lớp Sōryū, 9 tàu lớp Oyashio, 3 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ) và 1 tàu lớp Taigei (2 chiếc nữa đã hạ thủy nhưng chưa hoàn thành). Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với nhiệm vụ là quét mìn do Hải quân Liên Xô rải, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kỹ thuật quét mìn tiên tiến nhất thế giới. Ngày nay, kỹ thuật quét mìn vẫn được tiếp tục được phát triển và được trang bị một số loại tàu quét mìn tiên tiến, bao gồm: 3 tàu viễn dương lớp Yaeyama, 2 tàu cận duyên lớp Uraga, 9 tàu lớp Uwajima, 3 tàu lớp Hirashima và 12 tàu lớp Sugashima. Lớp tàu hiện đại nhất của Đội phòng vệ này là các khinh hạm lớp Mogami. Chiếc tàu đầu tiên trong số chúng đã nhập biên vào ngay 28 tháng 4 năm 2022. Tính đến nay, lớp Mogami có 3 tàu nhập biên, 3 tàu nữa được hạ thủy và 4 tàu nữa sẽ đóng trong tương lai. Lực lượng tàu đổ bộ trong biên chế lực lượng này hiện nay gồm 3 tàu đổ bộ lớp Ōsumi và 1 tàu lớp LCU-2001. Chính phủ Nhật Bản hiện có kế hoạch nâng số tàu khu trục lên 48-50 chiếc. Tàu chiến. ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Hình ảnh ! style="width: 12%; background: #aacccc;"|Tên loại tàu (Lớp) ! style="width: 12%; background: #aacccc;"|Nước sản xuất ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Năm hoạt động ! style="width: 10%; background: #aacccc;"|Số lượng ! style="width: 18%; background: #aacccc;"|Tên tàu ! style="width: 14%; background: #aacccc;"|Ghi chú ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu ngầm (SS) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Hộ tống hạm đa chức năng (DDH) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Hộ tống hạm chở trực thăng (DDH) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu khu trục tên lửa (DDG) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu khu trục (DD) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu hộ tống (DE) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu tuần phóng đa chức năng (FFM) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu tuần tra tên lửa (PG) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu quét mìn trực thăng (MST) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu quét mìn (MSO) ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Tàu quét mìn ven bờ (MSC) Máy bay. ! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Hình ảnh ! style="width: 12%; background: #aacccc;"|Tên loại máy bay ! style="width: 12%; background: #aacccc;"|Nước sản xuất ! style="width: 11%; background: #aacccc;"|Số lượng ! style="width: 30%; background: #aacccc;"|Chức năng ! style="width: 20%; background: #aacccc;"|Ghi chú ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Máy bay trực thăng Ý ! style="align: center; background: lavender;" colspan="7" | Máy bay cánh cố định Cấp bậc trong đơn vị. Cấp bậc cao nhất trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là Hải tướng (海将, Kaishō), tương đương cấp bậc Phó đô đốc trong hải quân của nhiều quốc gia. Ngoài ra, chức vụ Mạc liêu trưởng (幕僚長, "Bakuryō-chō", tương đương Tham mưu trưởng), là chức vụ quân sự cao cấp nhất trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, do một sĩ quan cấp Hải tướng nắm giữ, được mang một cấp hiệu khác biệt so với các Hải tướng khác, được xem là tương đương cấp bậc Đô đốc. Ngoài ra, trường hợp sĩ quan cấp Hải tướng nắm giữ chức vụ Thống hợp Mạc liêu trưởng (統合幕僚長, "Tōgō Bakuryō-chō", tương đương Tham mưu trưởng Liên quân) cũng được mang cấp hiệu tương đương Đô đốc. Dưới đây là hình ảnh quân hàm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
1
null
Luitpold Karl Joseph Wilhelm von Bayern (12 tháng 3 năm 1821 tại Würzburg – 12 tháng 12 năm 1912 tại München) là Nhiếp chính vương của Bayern từ năm 1886 cho tới khi ông qua đời; đầu tiên chỉ có 3 ngày cho cháu ông là vua Ludwig II, sau đó cho người em bị bệnh tâm thần của ông vua này là Otto I. Sự nghiệp. Đời sống cho tới năm 1886. Luitpold của Bayern sinh ra tại Würzburg là con thứ năm của vua Ludwig I của Bayern và công chúa Therese xứ Sachsen-Hildburghausen. Anh chị em ông là vua Maximilian II của Bayern, Mathilde Karoline của Bayern (sinh năm 1813), vua Otto của Hy Lạp, Theodolinde (sinh năm 1816), Adelgunde Auguste của Bayern (sinh năm 1823), Hildegard Luise của Bayern (sinh năm 1825), Alexandra Amalie của Bayern (sinh năm 1826), sau này là tu viện trưởng Thánh Anna tại München, và Adalbert Wilhelm của Bayern (sinh năm 1828). Luitpold là con cưng của cha ông. Luitpold đã bắt đầu sự nghiệp quân sự từ lúc 14 tuổi, vua cha phong cho ông chức đại úy pháo binh năm 1835. Sau này ông đã lên được chức thiếu tướng. Luitpold đã đi tham quan nước ngoài nhiều lần và trong một chuyến đi đã làm quen được hôn thê sau này, nữ công tước Auguste Ferdinande của Áo, con gái của đại công tước Toscana. Hai người đã làm đám cưới vào ngày 15 tháng 4 năm 1844 tại Firenze. Năm 1841 ông được phong làm thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Bayern. Trong vụ xì căn đan Lola Montez vào đầu năm 1848 Luitpold đã can thiệp để một đại biểu của những người dân bất mãn có thể gặp mặt trực tiếp đức vua Ludwig I. Cuộc gặp này tuy không đưa đến kết quả trực tiếp, nhưng nó cho đức vua thấy được sự bất bình của quần chúng. Chẳng bao lâu nhà vua đã chia tay với bà Lola Montez và trong cùng năm đã từ bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho con cả là vua Maximilian II. Dưới thời quyền chính của anh cả ông Maximilian II (1848–1864) Luitpold đã không đóng vai trò chính trị nào quan trọng cả. Một người anh lớn tuổi khác Otto trong thời này là vua của Hy Lạp; theo hiến pháp của Hy Lạp vào năm 1844 Luitpold và các con cái của ông - nếu như anh ông chết và không có người nối dõi - sẽ trở thành những người nối ngôi Hy Lạp. Vì vậy Luitpold đã tuyên bố, trong trường hợp đó ông sẽ đổi sang chính thống giáo. Vua Maximilian II mất vào năm 1864, con ông Ludwig II của Bayern lên nối ngôi. Dưới triều đại của cháu ông, Luitpold càng ngày càng phải đóng vai trò đại diện tại kinh đô, bởi vì nhà vua nhiều năm không cư ngụ tại cung điện. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần vào năm 1866 Luitpold đã chỉ huy sư đoàn 3. Năm 1869 ông trở thành tổng tham mưu trưởng ("Generalinspekteur") quân đội Bayern, trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) ông đại diện Bayern trong bộ tổng tham mưu Phổ. Sau khi vua Ludwig II bị tước quyền vào ngày 9 tháng 6 năm 1886, Luitpold lên nắm quyền vào ngày 10 tháng 6 tại vương quốc Bayern với tư cách là nhiếp chính vương. Sau khi Ludwig II chết đuối 3 ngày sau đó tại hồ Starnberg, em ông là Otto của Bayern đã lên nối ngôi. Tuy nhiên Otto vì đã bị bệnh tâm thần hồi niên thiếu và như vậy không thể nắm quyền, Luitpold tiếp tục điều hành chính quyền với tư cách là nhiếp chính và tuyên thệ vào ngày 28 tháng 7. Trị vì. Luitpold giao quyền cho các bộ trưởng quốc gia tự do. Vào năm cuối khi ông còn cầm quyền, nhiếp chính vương đã phong chính trị gia đảng Trung tâm Georg von Hertling, lần đầu tiên một đại diện của đa số tại quốc hội, làm thủ tướng. Nhờ sự ưa chuộng hội họa – ông thời còn thơ ấu được họa sĩ Domenico Quaglio dạy học – dưới thời ông München trở thành một trung tâm của nghệ thuật, không chỉ nghệ thuật cổ điển, mà cả nghệ thuật tân tiến. Cái tên tiếng Đức "Jugendstil" cho Art Nouveau phát xuất ở München từ năm 1896. Ngoài ra Luitpold cũng ưa thích thiên nhiên, rừng và núi đồi. Ông cũng thích đi săn bắn. 1903 ông đã cho phép phụ nữ được vào đại học tại Bayern.
1
null
Polygonia c-album là một loài bướm thuộc họ Bướm giáp. Miêu tả. "Polygonia c-album" có sải cánh dài khoảng 45 mm. Mặt dưới của cánh có màu nâu xỉn, có dấu hình chữ 'C' màu trắng giống như một dấu phẩy (vì thế mà có tên gọi trong tiếng Anh là dấu phẩy). Cánh có rìa nhìn như rách rưới, khiến nó trông giống như một chiếc lá rơi. Sinh học. Chúng ngủ đông, do đó, họ có thể được nhìn thấy tất cả quanh năm, nhưng thời gian bay hoạt động kéo dài từ tháng 4-tháng 11, tùy theo địa phương. Con trưởng thành ăn mật hoa, chủ yếu là bụi kế (Cirsium và Carduus spp.), và "Rubus fruticosus", "Hedera helix", Centaurea spp. và "Ligustrum vulgare". Cá cái đẻ đến 275 trứng màu xanh lá cây, chuyển sang màu vàng và cuối cùng là màu xám trước khi nở. Sâu bướm cũng bí ẩn. Chúng có đen và trắng, giống như một cục phân chim. Tại Anh thức ăn ấu trùng là "Humulus lupulus", "Urtica dioica", cây du, và "Ribes nigrum"; trong các khu vực phân bố khác của nó, nó còn ăn "Salix species", "Corylus avellana" và "Betula". Loài này sống sót qua mùa đông trong giai đoạn trưởng thành, và con trưởng thành có hai hình thức. Hình thức trải qua mùa đông trước khi sinh sản có phía dưới cánh đen, giống như một chiếc lá chết, giúp nó ngụy trang hoàn hảo trong suốt mùa đông. Phần lớn của con con có hình thức màu đen này. Phân loài. Loài này có 8 phân loài sau:
1
null
Mã Tiến Trung (, ? – 1659) tự Quỳ Vũ, xước hiệu là Hỗn thập vạn, người Duyên An, Thiểm Tây, thủ lĩnh nghĩa quân cuối đời Minh, về sau quy thuận chính quyền Nam Minh, tham gia kháng Thanh cho đến khi mất. Quá trình hoạt động. Ban đầu ông chuyển từ Thiểm Tây đến hoạt động ở giao giới Hà Nam, Hồ Nam. Năm Sùng Trinh thứ 11 (1638), Tiến Trung ở Thiểm Châu thua trận, chạy đến Tín Dương, Quang Sơn. Sau đó đầu hàng Tả Lương Ngọc, trở thành bộ tướng của ông ta, nhiều lần lập chiến công. Năm Hoằng Quang đầu tiên (1645), Lương Ngọc mất, con trai ông ta là Tả Mộng Canh hàng Thanh, Tiến Trung không theo, bèn quy thuận Nam Minh, ở một dải Hồ Nam kháng Thanh. Về sau ông liên kết với tàn dư nghĩa quân Đại Tây, theo Lý Định Quốc thu phục các nơi Quế Lâm, Trường Sa, Nhạc Châu, rồi chống lại cuộc nổi loạn của Tôn Khả Vọng. Năm Vĩnh Lịch thứ 12 (1658) được phong Hán Dương vương, trú phòng Quý Dương. Quân Thanh vào Quý Châu, Tiến Trung lui về Vân Nam, ít lâu sau bệnh mất.
1
null
Basen I là vòng thảo luận bởi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới vào năm 1988, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) ở Basel, Thụy Sĩ đã xuất bản một tập hợp các yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các ngân hàng. Còn được gọi là hiệp ước Basel 1988 và được thi hành theo quy định pháp luật trong nhóm G10 vào năm 1992. Basel I bây giờ bị xem là lỗi thời. Thật vậy, thế giới đã thay đổi như các tập đoàn tài chính, tổ chức kinh tế mới và quản lý rủi ro đã phát triển. Vì vậy, một tập hợp toàn diện các chủ trương, được gọi là Basel II trong quá trình thực hiện của một số nước. Hiệp ước mới nhất là Basel III đã được đề cập phát triển với cuộc khủng hoảng tài chính. Nội dung. Basel I, có nghĩa là Basel Accord năm 1988, chủ yếu tập trung vào các rủi ro tín dụng. Tài sản của các ngân hàng đã được phân loại và nhóm lại trong năm loại theo rủi ro tín dụng, mang theo trọng số rủi ro bằng không (VD nhà nước nợ có chủ quyền), mười,hai mươi,năm mươi và lên đến 100% (ví dụ như nợ doanh nghiệp). Các ngân hàng với sự hiện diện quốc tế được yêu cầu để giữ vốn bằng 8% của các tài sản rủi ro/ Việc tạo ra các hoán đổi tín dụng mặc định sau khi các sự cố Exxon Valdez (Năm 1989, tại bang Alaska xảy ra vụ tràn dầu Exxon valdez làm chấn động nước mỹ, 21 năm sau hang tàu Exxon vẫn chưa trả hết tiền bồi thường) đã giúp các ngân hàng lớn tự bảo hiểm rủi roc ho vay và cho phép các ngân hàng để giảm rủi ro của họ để giảm bớt gánh nặng của những hạn chế này là lựa chọn hợp lý
1
null
Điền Kính Trọng (chữ Hán: 田敬仲, 706 TCN-?), hay còn gọi là Điền Hoàn (田完), Trần Hoàn (陳完), Quy Hoàn (媯完) là vị tông chủ đầu tiên của họ Điền, thế gia nước Tề trong lịch sử Trung Quốc, ông cũng đồng thời là thủy tổ của họ Điền và nước Điền Tề sau này. Tiểu sử. Điền Hoàn vốn là con của Trần Lệ công, một vị vua của nước Trần, chư hầu nhà Chu dưới thời Xuân Thu, sinh năm 706 TCN. Nguyên do Trần Lệ công lên ngôi đã giết con của Trần Hoàn công là thái tử Miễn, ba người con khác của Hoàn công là Quy Dược, Quy Lâm và Quy Chử Cữu liên kết với những thủ hạ thế tử Miễn, nhờ người nước Sái dụ Lệ công sang nước Sái rồi hợp sức giết chết. Khi Trần Hoàn ra đời, thái sử nước Trần là Phùng Chu bói một quẻ, có ý nói sau này ông sẽ lưu lạc đến một nước của họ Khương, rồi gây dựng cơ nghiệp ở đó, ngày sau sẽ chiếm cả nước đó. Dưới thời Trần Trang công và Trần Tuyên công, Trần Hoàn vẫn ở lại nước Trần. Năm 672 TCN, Trần Tuyên công yêu con thứ là Quy Khoản bèn giết thái tử Ngự Khấu và lập Khoản làm thái tử. Trần Hoàn vốn cùng phe với Ngự Khấu, sợ tội chạy sang nước Tề nương nhờ Tề Hoàn công. Tề Hoàn công thu dụng Trần Hoàn cho làm quan ở đất Điền, từ đó lấy họ Điền. Vua Tề muốn phong ông làm khanh nhưng ông từ chối. Trần Hoàn trở thành thủy tổ của họ Điền. Sau ông lấy con của đại phu nước Tề là Quốc Ý Trọng sinh Điền Mạnh Di. Không rõ Trần Hoàn mất năm nào. Sau khi ông mất, Mạnh Di lên thế tập.
1
null
Bộc Cố Hoài Ân (, ?-765) là tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông dự triều chính từ thời Đường Huyền Tông đến thời Đường Đại Tông và tham gia dẹp loạn An Sử. Thân thế. Bộc Cố Hoài Ân là người bộ tộc Bộc Cốt tộc Thiết Lặc. Năm 646, tổ tiên ông đã quy phục nhà Đường, được Đường Thái Tông phong làm Kim Vi đô đốc phủ. Đến đời cha và ông Hoài Ân đều được tập tước Đô đốc. Bộc Cố Hoài Ân nối nghiệp cha, lấy hiệu là Đại tướng Tả lãnh quân. Hậu nhân Hữu vũ vệ Đại tướng quân Ca Lạm Bạt Diên (歌滥拔延). Trong loạn An Sử. Chiến đấu ở Hà Bắc. Loạn An Sử nổ ra (755), An Lộc Sơn tự xưng là Yên Đế chống nhà Đường. Bộc Cố Hoài Ân tham gia giúp nhà Đường đánh dẹp. Ông chiến đấu dưới quyền Quách Tử Nghi. Tháng 4 năm 756, Hoài Ân theo Quách Tử Nghi giành lại được 2 quận Vân Trung và Mã Ấp. Trong khi ông theo Tử Nghi chiến đấu, con ông đi tiên phong bị địch bắt đã đầu hàng. Sau đó người con Hoài Ân trốn về, Hoài Ân liền bắt chém. Điều đó khiến quân sĩ dưới quyền ông rất cảm phục, ra sức chiến đấu hết mình. Cuối năm đó ông mang quân tác chiến độc lập với quân Yên bị bại trận phải lui về sông Vị Thủy. Khi qua sông không có thuyền, đành ôm chiến mã lội qua, mất hơn nửa quân sĩ, tìm về với Quách Tử Nghi chỉnh đốn lại lực lượng. Tái chiếm kinh thành. Tháng 4 năm 757, Bộc Cố Hoài Ân theo Quách Tử Nghi và nguyên soái Lý Bảo đi thu hồi hai kinh Lạc Dương, Trường An. Sau trận đầu bị thua, Đường Túc Tông mượn được 4000 quân Hồi Hột, giao cho Hoài Ân thống lãnh. Sang tháng 9 năm 757, Hoài Ân theo Tử Nghi tấn công Trường An lần thứ 2. Ngày 27 tháng 9, quân Đường kéo đến phía tây Trường An. An Thủ Trung và Lý Quy Nhân mang 10 vạn quân ra địch. Hai bên giao tranh giằng co mấy trận không phân thắng bại. An Thủ Trung điều một cánh quân sang phía đông đánh vây bọc quân Đường. Quách Tử Nghi phát hiện, bèn sai Bộc Cố Hoài Ân (người Thiết Lặc, Hồi Hột) dẫn 4000 quân Hồi Hột ra giao chiến, giết hơn nửa quân Yên. Cánh quân Yên đi tập kích bị đánh bại. Quách Tử Nghi lại sai Hoài Ân vòng ra phía sau đánh úp quân Yên, đồng thời thúc tiền quân và trung quân cùng lúc tấn công ồ ạt. Sau hơn nửa ngày giao chiến, quân Đường giết 6 vạn quân Yên. Quân yên thua chạy vào thành Trường An rồi nhân lúc đêm tối hốt hoảng bỏ thành rút chạy. Vua Yên là An Khánh Tự (con An Lộc Sơn) sai Nghiêm Trang mang quân từ Lạc Dương sang phía tây tiếp viện cho Trường An. Ngày 15 tháng 10, quân Đường đụng độ quân Yên ở Tân Điếm. Quân yên dựa vào núi bày trận, Quách Tử Nghi cho đại quân tấn công chính diện, còn Bộc Cố Hoài Ân mang quân Hồi Hột đánh úp phía sau. Thấy cánh quân chính diện yếu thế, Hoài Ân dẫn quân thần tốc tới Nam Sơn, đánh mạnh vào sườn quân Yên. Quân yên vốn sợ quân Hồi Hột, nên thấy quân Hồi Hột đến đều bỏ chạy. Quách Tử Nghi thừa cơ thúc 2 cánh quân chính diện tấn công ồ ạt. Quân yên thua to, Nghiêm Trang và các tướng dẫn tàn quân chạy về phía đông. Quách Tử Nghi dẫn quân truy sát. An Khánh Tự được tin cánh quân chủ lực bị đánh bại rất sợ hãi, dẫn 300 kỵ binh và 1000 bộ binh bỏ Lạc Dương chạy về Nghiệp Thành. Ngày 18 tháng 10, quân Đường thừa thắng tiến vào Lạc Dương. Dưới quyền Lý Quang Bật. Năm 758, Bộc Cố Hoài Ân theo Quách Tử Nghi đi đánh An Khánh Tự ở Vệ châu thắng lợi. Ông luôn làm tiên phong dũng mãnh đi đầu, đánh bại quân Yên. Do lập công ông được phong làm Đô tri binh mã sứ. Sang năm 759, Quách Tử Nghi cùng các Tiết độ sứ thất bại ở Nghiệp Thành dưới tay Sử Tư Minh, bị hoạn quan Ngư Triều Ân gièm pha nên bị cách chức. Lý Quang Bật được cử ra thay Tử Nghi. Hoài Ân vẫn làm Phó sứ của Quang Bật, được phong làm Đại Ninh quận vương. Ông giúp Lý Quang Bật chặn đứng đợt tấn công lớn của vua Yên mới là Sử Tư Minh (giành ngôi của An Khánh Tự) tại Hà Dương. Bộc Cố Hoài Ân thường cư xử ôn hòa với cấp dưới, dù ai sai trái ông không để bụng. Trong khi đó Lý Quang Bật lại đối xử rất nghiêm khắc với quân sĩ. Điều đó khiến ông không vừa lòng với Quang Bật. Do đó đôi lần ông không làm theo chỉ huy của Quang Bật. Sau trận Hà Dương, hoạn quan Ngư Triều Ân ghen ghét Quang Bật, tâu với Đường Túc Tông rằng quân Yên ô hợp, còn Bộc Cố Hoài Ân cũng tâu về rằng quân Yên không mạnh nên Quang Bật mới đánh được. Vì thế Túc Tông nhất định bắt Quang Bật phải ra quân thu phục Lạc Dương lần thứ hai. Quang Bật bất đắc dĩ phải ra quân năm 761, đụng đầu với Sử Tư Minh ở Mang Sơn, phía tây bắc Lạc Dương. Bộc Cố Hoài Ân không theo sự chỉ huy của Lý Quang Bật, là một nguyên nhân khiến quân Đường bị thua lớn. Tuy nhiên Đường Túc Tông theo lời gièm của Ngư Triều Ân, chỉ giáng chức Quang Bật, còn Hoài Ân lại cho là người có công, không những không bị giáng tội mà được phong làm Thượng thư bộ Công. Thu hồi Lạc Dương lần thứ hai. Tuy nhiên sau khi đắc thắng ở Mang Sơn, Sử Tư Minh lại bị con trưởng là Sử Triều Nghĩa giết chết vì việc thừa kế. Chính quyền Đại Yên suy yếu vì tàn sát nội bộ. Năm 762, Đường Túc Tông và thượng hoàng Huyền Tông đều qua đời. Thái tử Lý Dự lên nối ngôi, tức là Đường Đại Tông. Sau khi củng cố lại lực lượng, Đường Đại Tông quyết định ra quân đánh Yên. Do Đại Tông vẫn không có ý tin tưởng Quách Tử Nghi, còn Lý Quang Bật vừa thua trận bị giáng chức nên Bộc Cố Hoài Ân được chọn làm tướng ra trận cùng Binh mã đại nguyên soái, Ung vương Lý Thích. Ông được phong làm Tiết độ sứ hành doanh phương bắc, cùng Quách Anh Nhân ra trận. Tháng 10, Bộc Cố Hoài Ân thống lĩnh các đạo quân phía bắc, Hà Đông và quân Hồi Hột tổ chức tổng tấn công Sử Triều Nghĩa ở Lạc Dương. Triều Nghĩa không chống cự nổi, nhanh chóng bại trận, bỏ chạy lên phía bắc và sang đầu năm 763 bị tiêu diệt hoàn toàn. Các Tiết độ sứ cũ của Sử Triều Nghĩa xin hàng. Bộc Cố Hoài Ân sợ nếu dẹp hết các thế lực từng theo Đại Yên trước đây xong thì triều đình không còn trọng dụng mình nữa, nên đã đề nghị nhà Đường cho giữ lại những bộ tướng cũ của họ An và họ Sử như Tiết Khao, Lý Bảo Thần để họ cai quản mấy trấn vùng Hà Bắc. Đường Đại Tông vì muốn nhanh chóng khôi phục nền thái bình nên chấp nhận kiến nghị đó. Do có công chấm dứt loạn An Sử, Bộc Cố Hoài Ân được phong làm Thượng thư Tả bộc xạ, Trung thư lệnh, Tiết độ sứ phương bắc, Phó nguyên soái Hà Bắc. Phản nhà Đường. Bộc Cố Hoài Ân theo lệnh của Đại Tông tiễn Đại Hãn nước Hồi Hột về nước. Khi đi qua Thái Nguyên, thống soái Thái Nguyên là Tân Vân Kinh nghi ngờ ông thông đồng với vua Hồi Hột để làm phản nên nhất định không mở thành nghênh đón ở Phần châu. Đồng thời, Tân Vân Kinh lại nói việc này với Phụng Lạc Tiên. Lạc Tiên vốn có hiềm khích với Hoài Ân, bèn tìm cách hại ông. Phụng Tiên về kinh tâu với Đại Tông rằng Bộc Cố Hoài Ân mưu phản triều đình. Hoài Ân dâng biểu xin chém Tân Vân Kinh và Lạc Phụng Tiên vu cáo, nhưng Đại Tông xét hai người có công nên không trị tội. Điều đó khiến Hoài Ân bất bình. Đường Đại Tông sai sứ đến chỗ Hoài Ân triệu ông về triều, Hoài Ân e ngại nên không về. Năm 764, trong tình cảnh bị ngờ vực, Bộc Cố Hoài Ân quyết định làm phản. Ông chiếm cứ Hà Đông chống lại triều đình. Tháng 7 năm đó Quách Tử Nghi được phong làm Tiết độ sứ Sóc Phương đi đánh Hoài Ân. Các thủ hạ của Hoài Ân đều là quân cũ dưới quyền Tử Nghi, nghe tin Tử Nghi đến bèn bỏ Hoài Ân theo hàng. Hoài Ân cô thế, dẫn 300 quân chạy đến Linh Vũ, lôi kéo các bộ lạc Hồi Hột, Thổ Phiên chống nhà Đường. Tổng số quân hai bộ lạc có 10 vạn người, vòng qua Mân châu tiến sát đến Phụng Thiên. Đường Đại Tông lại sai Tử Nghi đi đánh. Quân Hồi Hột và Thổ Phiên nghe uy danh Tử Nghi đều sợ, tự rút lui về. Tháng 9 năm 765, Bộc Cố Hoài Ân lại dẫn quân các bộ tộc Hồi Hột, Thổ Phiên, Đảng Hạng, nói dối họ là Quách Tử Nghi đã qua đời nên cùng nhau vào đánh nhà Đường. Các bộ tộc theo Hoài Ân tập hợp được 30 vạn quân tấn công. Kinh thành Trường An lại bị uy hiếp. Quách Tử Nghi mang quân ra Kim Dương bảo vệ kinh thành. Giữa lúc hai bên đang cầm cự thì Bộc Cố Hoài Ân đột nhiên lâm bệnh qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Cái chết của ông khiến quan hệ giữa Thổ Phiên và Hồi Hột rạn nứt. Quách Tử Nghi đã tận dụng vết nứt đó lôi kéo Hồi Hột liên minh với nhà Đường đánh lui Thổ Phiên.
1
null
PON, viết tắt từ tên Passive Optical Network", nghĩa là "mạng quang thụ động", là một hình thức truy cập mạng cáp quang, kiểu mạng kết nối Điểm - Đa điểm (P2M), các sợi quang làm cơ sở tạo kiến ​​trúc mạng. Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động và không cần nguồn cấp, vì vậy không có các thiết bị điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh ("feeder") đến người dùng (drop), cho phép một sợi quang đơn phục vụ nhiều nhánh cơ sở, thường là từ 16-128. PON bao gồm một thiết bị đầu cuối dây quang (OLT - Optical Line Terminal") tại văn phòng trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ và các thiết bị mạng quang học (ONUs - Optical Network Units) nơi gần người dùng cuối. Công nghệ PON làm giảm yêu cầu số lượng dây dẫn và thiết bị tại văn phòng trung tâm so với các kiến trúc điểm - điểm. Tín hiệu đường xuống ("download") được truyền ("broadcast") chia sẻ đến tất cả các nhánh sợi cơ sở. Tín hiệu download được tới các hộ gia đình, tín hiệu này được mã hóa để có thể ngăn ngừa bị "câu móc" trộm. Tín hiệu upload được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường xuống ("uplink"). PON là tên gọi chung cho mạng cáp quang, cụ thể hơn thì sẽ có 2 công nghệ EPON và GPON. Ưu điểm. Ưu điểm của PON là công nghệ này sử dụng các thiết bị splitter không cần cấp nguồn, có giá thành rẻ và có thể đặt ở bất kì đâu, không phụ thuộc và các điều kiện môi trường, không cần phải cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và phía người dùng. Ngoài ra, ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành. Kiến trúc PON cho phép giảm chi phí cáp sợi quang và giảm chi phí cho thiết bị tại CO do nó cho phép nhiều người dùng (thường là 32) chia sẻ chung một sợi quang.
1
null
Kính hiển vi quang học quét trường gần ("near-field scanning optical microscope", viết tắt là NSOM hoặc SNOM) là một kỹ thuật soi kính hiển vi cho phép nghiên cứu các cấu trúc nano với độ phân giải vượt qua giới hạn phân giải (giới hạn nhiễu xạ; "diffraction-limited system") bằng cách ứng dụng các tính chất của sóng suy biến ("evanescent wave"). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt đầu dò rất gần với mẫu (khoảng cách giữa đầu dò và mẫu nhỏ hơn nhiều lần so với bước sóng λ). Nó cho phép quan sát bề mặt mẫu với các độ phân giải hình ảnh cao (độ phân giải không gian, độ phân giải thời gian và độ phân giải bức xạ). Với kỹ thuật này, độ phân giải của hình ảnh bị giới hạn bởi kích thước của lỗ dò chứ không phụ thuộc vào bước sóng của tia sáng đầu dò. Đặc biệt có thể đạt được độ phân giải ngang 20nm và độ phân giải đứng từ 2-5 nm. Lịch sử. Năm 1928, Edward Hutchinson Synge đề cử ý tưởng của mình về một loại kính hiển vi quang học có khả năng phân giải tốt hơn so với các kính truyền thống bằng các khai thác các tín hiệu phù du tại bề mặt mẫu vật. Tuy nhiên, thiết kế sau đó gặp phải khó khăn do điều kiện kỹ thuật chưa cho phép trong việc điều chỉnh detector. Năm 1956, John A O'Keefe cũng gặp phải khó khăn tương tự khi nghiên cứu kỹ thuật này do khó sử dụng các khẩu độ nhỏ (các pinholes) để quét chùm sáng trên mẫu vật trong một vùng rất nhỏ và gần bề mặt[J.A. O'Keefe (1956). J.Opt.Soc.Am. 46: 359.]. Tới năm 1972, Ash và Nicholls vượt qua thuyết giới hạn nhiễu xạ của Abbe, nhờ sử dụng bức xạ sóng ngắn với bước sóng khoảng 3 cm, khi đó độ phân giải sẽ bằng λo/60 (bước sóng bức xạ/60) bằng khoảng 0,05 cm hay 5 micromet (do bức xạ thử nghiệm là sóng dài nên không thể tạo độ phân giải cao cho các ứng dụng chụp hiển vi) [E.A. Ash and G. Nicholls (1972). "Super-resolution Aperture Scanning Microscope". Nature 237 (5357): 510. doi:10.1038/237510a0. PMID 12635200.] Một thập kỷ sau đó, Pohl đã đưa ý tưởng về một dạng quang học trường gần và vào năm 1984 (2 năm sau), bức xạ nhìn thấy (ánh sáng khả kiến) đã được sử dụng để phát triển kính hiển vi quang học quét trường gần sơ khai, gọi tắt là kỹ thuật NFO (near-field optics). Các thí nghiệm liên tiếp vào năm 1986 sau đó đã chứng minh rằng kính hiển vi quang học quét trường gần có khả năng phân giải tốt hơn nhiều kính hiển vi quang học truyền thống, vào khoảng 50 nm [E. Betzig, A. Lewis, A. Harootunian, M. Isaacson, and E. Kratschmer (1986). "Near Field Scanning Optical Microscopy (NSOM)". Biophys. J. 49: 269.]. Ngày nay, kính hiển vi quang học quét trường gần đã được thương mại hóa và trở nên hiện đại hơn cùng độ phân giải ngày càng tăng lên. Nguyên lý hoạt động. Về bản chất, dù được gọi là kính hiển vi quang học nhưng thực tế, NSOM có quan hệ gần hơn với các loại kính hiển vi quét đầu dò (SPM - scanning probe microscope). Có hai dạng chính ở thời điểm hiện tại: mũi dò sợi quang học và mũi dò kim loại [Y. Oshikane (2007). "Observation of nanostructure by scanning near-field optical microscope with small sphere probe" (free pdf). Sci. Technol. Adv. Mater. 8 (3): 181. doi:10.1016/j.stam.2007.02.013.]. Ở dạng thứ nhất, mũi dò được sử dụng là một sợi cáp quang học được chế tạo với lõi bạc hoặc nhôm để tập trung ánh sáng qua lỗ khẩu độ có kích thước khoảng 25 đến 100 nm (nhỏ hơn bước sóng bức xạ). Mũi dò này được quét rất gần với bề mặt mẫu vật ở khoảng cách d (d nhỏ hơn bước sóng bức xạ). Để tạo ra bước quét tinh tế nhằm tăng độ phân giải của hình ảnh, mũi dò được gắn vào một bộ quét áp điện, quét bằng tín hiệu điện trực tiếp thu được từ máy đo lực hay detector. Sự quét này dấn đến hai khả năng: ánh sáng truyền qua và sóng phù du được ghi lại bởi một vật kính có khẩu độ lớn và một detector trường xa; lực tương tác giữa mũi dò và bề mặt mẫu được đo bởi một máy đo lực gắn với mũi dò. Đôi lúc, ánh sáng được chiếu từ môi trường ngoài để phản chiếu vào mũi dò, hoặc sử dụng những phương pháp khác để ghi lại ánh sáng thứ cấp và sóng phù du. Ở dạng thứ hai, mũi dò bằng kim loại có khả năng thu nhỏ khẩu độ tới dưới 50 nm đồng thời giảm khoảng cách d từ mũi dò tới mẫu vật.[G. Kaupp (2006). Atomic Force Microscopy, Scanning Nearfield Optical Microscopy and Nanoscratching: Application to Rough and Natural Surfaces. Heidelberg: Springer. ISBN 3-540-28405-2.]. Ánh sáng ghi lại sẽ cho hình ảnh 3 chiều của bề mặt mẫu vật với độ phân giải cao. Nguyên lý cơ bản của NSOM là lợi dụng sóng suy biến để tái tạo hình ảnh. Sóng suy biến (evanescent waves)là một sóng trường gần được tạo ra do sự kích thích của ánh sáng lên bề mặt giữa một mặt kim loại liền với một mặt lưỡng cực điện (thường là không khí hoặc kính), khi ánh sáng chiếu tới có góc nhỏ hơn hoặc bằng 41.8 độ (góc tiêu cực) bởi nguyên lý phản xạ toàn phần (total internal reflection). Sóng suy biến cũng được tạo ra khi chiếu ánh sáng vào một vật (nguyên tử, phân tử hoặc cấu trúc) hoặc một khẩu độ có kích thước/đường kính nhỏ hơn bước sóng ánh sáng. Theo vật lý cổ điển, điều này là không thể vì cho rằng ánh sáng hoặc bức xạ điện từ nói chung không thể đi qua một khẩu độ nhỏ hơn bước sóng của bức xạ. Tuy nhiên,vật lý lượng tử cho thấy điều này hoàn toàn có thể nếu bề mặt kim loại có tần số dao động của điện tử trùng với tần số của bức xạ chiếu tới nó. Những điện tử sẽ lấy năng lượng của những photon ánh sáng này và "mang" chúng sang mặt bên kia, phát thành photon mới có cùng bước sóng và tần số với photon ban đầu. Đây là nguyên lý cơ bản của các kính hiển vi quang học quét trường gần nhằm tạo ra chùm sáng có kích thước nhỏ hơn giới hạn nhiễu xạ cho phép hội tụ kích thước chùm sáng (xuống tới 10 nm hoặc nhỏ hơn so với giới hạn nhiễu xạ đưa ra bởi Ernst Abbe, tức vào khoảng 200 nm). Do đó, độ phân giải của thiết bị được tăng lên đáng kể. Toàn bộ hệ thống thu-nhận của kính hiển vi quang học quét trường gần được đặt rất gần với mẫu vật, do sóng suy biến sẽ suy giảm them cấp lũy thừa so với khoảng cách (sóng suy biến chỉ tồn tại được tối đa tới 200 nm khỏi bề mặt của mẫu vật, nhưng cường độ tối đa của nó, đủ để các thiết bị đo có thể thu được, chỉ tồn tại ở khoảng cách 10 - 15 nm khỏi mẫu vật). Do đó, mũi dò dùng để chiếu sáng và thu tín hiệu được đặt ở khoảng cách rất gần với mẫu vật nhằm tận dụng tối đa sóng suy biến để tạo ảnh. Đôi lúc, mũi dò chỉ dùng để chiếu sáng mẫu vật, còn việc thu ảnh được thực hiện bằng cánh dùng thấu kính thủy tinh (vật kính) có chỉ số khẩu độ lớn và có thể dùng dầu để ghi ảnh. Ưu, Nhược điểm của NSOM và ứng dụng. NSOM có ứng dụng rất lớn trong các ứng dụng sinh học, bán dẫn... nhưng chưa phổ biến như các loại kính hiển vi quang học thông thường do giá thành cao và điều khiển phức tạp.
1
null
Cơ Xứng (姬稱) có thể là một trong các vị vua chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc sau: Cả Lỗ Hiếu công và Tấn Vũ công đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Lỗ Hiếu công thuộc thế hệ thứ 7 và Tấn Vũ công thuộc thế hệ thứ 14.
1
null
Berkeley Hills là một dãy núi thuộc Pacific Coast Ranges nhìn ra mặt phía đông bắc của thung lũng bao bọc lấy Vịnh San Francisco. Dãy núi này trước đây tên là "Contra Costa Range/Hills" (từ tiếng Tây Ban Nha "Sierra de la Contra Costa"), nhưng với sự ra đời của Berkeley và Đại học California, cái tên hiện tại được áp dụng bởi các nhà địa lý và từ điển địa dư.
1
null
Vườn quốc gia Pico da Neblina () là một vườn quốc gia nằm ở bang Amazonas, phía Bắc Brasil, gần biên giới với Venezuela. Nó chồng lấn với một số vùng lãnh thổ người dân bản địa, gây ra sự căng thẳng về quyền sử dụng đất, cũng như sự hiện diện của quân đội do vị trí gần biên giới. Nó bao gồm các vùng đất thấp xung quanh sông Rio Negro một phần bị ngập lụt và những ngọn núi bao gồm đỉnh cao nhất ở Brasil, Pico da Neblina. Sự đa dạng của môi trường hỗ trợ đa dạng sinh học lớn, bao gồm một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vị trí. Vườn quốc gia Pico da Neblina được phân chia giữa các đô thị São Gabriel da Cachoeira (29,21%) và Santa Isabel do Rio Negro (70,79%) của bang Amazonas. Vườn quốc gia này có diện tích , và chỉ có thể đến được bằng thuyền dọc theo Igarapé Itamirim hoặc sông Cauaburi và Sá. Ngoài ra cũng có thể đến đây bằng máy bay cỡ nhỏ từ Manaus. Nó tiếp giáp với vườn quốc gia Serranía de la Neblina của Venezuela về phía bắc. Ở phía nam, nó được giới hạn bởi sông Rio Negro.. Bên trong vườn quốc gia còn có Khu bảo tồn sinh thái Morro dos Seis Lagos, một khu bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt rộng được thành lập từ năm 1990. Mô tả. Vườn quốc gia có lượng mưa trung bình từ , không có mùa khô hoặc mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình và biên độ dao động từ . Tại các điểm cao nhất, nhiệt độ có thể giảm xuống đến . Vườn quốc gia này nằm trong vùng sinh thái Rừng ẩm Cao nguyên Guayan. Nó có rất nhiều hình thái thực vật với các loài thực vật quý hiếm và đặc hữu khác nhau. Các nhà thực vật học đầu tiên đến thăm nơi này cho rằng đây là một trong những nơi có sự đa dạng sinh học và đặc hữu lớn nhất trên hành tinh, nhưng vẫn thiếu các nghiên cứu chi tiết để xác nhận điều này. Thảm thực vật chính ở đây bao gồm Campinarana (3%) rừng mưa rậm rạp (35%), và khu vực tiếp xúc giữa hai kiểu này (62%).
1
null
Vườn quốc gia Brasília () là một vườn quốc gia nằm cách trung tâm thủ đô Brasília khoảng , thuộc Quận liên bang, trung tâm phía tây Brasil. Vườn quốc gia này có diện tích với ranh giới trải dài ở vùng ngoại ô của Quận liên bang là Brazlândia, Sobradinho và đô thị Padre Bernardo. Nó được quản lý bởi Viện Bảo tồn Đa dạng sinh học Chico Mendes (ICMBio) và là vườn quốc gia lớn nhất thế giới nằm trong một khu vực đô thị hóa. Lịch sử. Vườn quốc gia này được thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1961 theo nghị định liên bang như là một phần của việc xây dựng thành phố mới Brasília. Nơi đây như là một vườn ươm thực vật, một công viên xanh của thành phố. Trước khi thành phố Brasilia được xây dựng, nơi đây từng là nơi khai thác vàng, còn lại nhiều những giếng nước hai bên đường vào. Năm 1994, có đến 70% diện tích của vườn quốc gia này bị thiêu rụi.
1
null
Quý tôn Hàng Phủ (chữ Hán: 季孫行父, 651 TCN-568 TCN) tức Quý Văn tử (季文子), là vị tông chủ thứ ba của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Ông tên thật là Cơ Hàng Phủ (姬行父), cháu của Quý Hữu, vị tông chủ thứ hai của họ Quý, và là cháu chắt của Lỗ Hoàn công. Năm 644 TCN, Quý Hữu qua đời, cha ông cũng mất sớm nên Cơ Hàng Phủ lúc đó mới 8 tuổi lên nối ngôi tông chủ họ Quý. Sự nghiệp. Năm 621 TCN, Lỗ Văn công phong ông làm sứ tiết, đi sứ nước Trần và nước Tấn. Năm 609 TCN, Lỗ Văn công mất, công tử Tương Trọng (Trọng Toại) đang là chính khanh nước Lỗ giết đích tử của Văn công là Cơ Ác để lập Lỗ Tuyên công lên ngôi, Quý tôn Hàng Phủ thấy mình thế yếu nên không dám nói đến. Năm 601 TCN, Tương Trọng chết, con là công tôn Quy Phủ nối chức chính khanh. Năm 591 TCN, Lỗ Tuyên công thấy thế lực Tam Hoàn lớn mạnh, sai Quy Phụ sang nước Tấn cầu Tấn Cảnh công đem quân giúp vua Lỗ khôi phục quyền hành. Quý tôn Hàng Phủ biết chuyện, đút lót cho quan khanh nước Tấn, vì thế Tấn Cảnh công không chấp nhận yêu cầu của Lỗ Tuyên công. Sau đó ông trục xuất công tôn Quy Phụ ra khỏi nước Lỗ, tự mình lên làm chính khanh. Năm đó Lỗ Tuyên công mất, ông lập con Tuyên công là Lỗ Thành công lên nối ngôi. Năm 584 TCN, nước Ngô đánh nước Đàm (郯). Vì Đàm cách Lỗ không xa, Quý tôn Hàng Phủ sợ nước Ngô sẽ đánh tới mình, bèn sang cầu cứu nước Tấn, Thúc tôn Kiều Như bí mật gièm pha với nước Tấn về Quý tôn Hàng Phủ, vì thế nước Tấn bắt giữ ông, Quý Tôn Hàng Phủ lại thuyết phục các đại phu nước Tấn nên không bao lâu, nước Tấn thả ông về nước. Quý tôn Kiều Như vốn thông dâm với Lỗ Tuyên công phu nhân, mẹ của Lỗ Thành công là Mục Khương, năm 575 TCN, Quý tôn Hàng Phủ và Trọng tôn Miệt biết tin bèn tịch thu gia sản của họ Thúc. Mục Khương tức giận, bảo Lỗ Thành công đuổi hai họ Quý, Mạnh ra khỏi nước Lỗ. Lỗ Thành công lúc ấy đang hợp quân với nước Tấn tham gia trận Yển Lăng nên từ chối. Mục Khương bèn xúi hai em Lỗ Thành công là công tử Yển và công tử Tư làm loạn chống vua anh. Lỗ Thành công biết tin, tăng cường phòng bị. Sau Lỗ Thành công và Quý tôn hàng Phủ đến hội chư hầu, gièm pha với tướng nước Tần là Khước Thù rằng Lỗ Thành công phản Tấn, Khước Thù báo với Tấn Lệ công, vua Tấn bèn không triệu kiến Lỗ Thành công và bắt giữ Quý tôn Hàng Phủ. Tuy nhiên Lỗ Thành công lại sai sứ đến hòa giải với nước Tấn, nên nước Tấn thả ông về, Thúc tôn Kiều Như bị đuổi sang nước Tề. Năm 573 TCN, Lỗ Thành công mất, Lỗ Tương công còn nhỏ nên quyền chính do Quý tôn Hàng PHủ đảm nhiệm, do vậy chính sự vẫn ổn định. Năm 568 TCN, Quý tôn Hàng Phủ mất, thọ 84 tuổi. Ông làm chính khanh 24 năm và làm đại phu dưới 5 đời vua Lỗ. Con ông là Quý tôn Túc kế tập.
1
null
"'" (, lit. "Hymn"), cũng được biết đến với tên "'" (; ), là quốc ca của Iceland, với phần lời do Matthías Jochumsson viết và nhạc của Sveinbjörn Sveinbjörnsson. Bài hát được sử dụng làm quốc ca Iceland vào năm 1944, khi quốc gia này bỏ phiếu chấm dứt liên minh cá nhân với Đan Mạch và trở thành một nước cộng hòa. Giai điệu được rất nhiều người coi là khó để hát. Nhiều người Iceland cho rằng họ không thể hát bài này. Bài hát này về cơ bản là một bài thánh ca đã là chủ đề tranh cãi trong thời gian gần đây, nhưng những người ủng hộ chỉ ra thực tế là Iceland có một giáo hội nhà nước Kitô giáo cho đến nay là tôn giáo phổ biến nhất. Lịch sử. Cuối thế kỷ 19 chứng kiến ​​âm nhạc ở Iceland phát triển và hưng thịnh. Mặc dù nhiều nhà soạn nhạc ban đầu của họ phải học tập và áp dụng thương mại của họ ở nước ngoài do không có đủ cơ hội được cung cấp ở quê nhà, nhưng họ vẫn có thể mang những gì đã học trở lại Iceland. Một trong những nhạc sĩ này là Sveinbjörn Sveinbjörnsson, người đầu tiên từ quê hương ông theo đuổi "sự nghiệp quốc tế với tư cách là một nhà soạn nhạc". Ông đến Edinburgh vào đầu những năm 1870, và viết nhạc cho Lofsöngur trong một ngôi nhà phố nằm ở New Town của thành phố vào năm 1874. Đến năm 1922, bài hát trở nên nổi tiếng và được yêu thích trên khắp Iceland, để công nhận điều này, Althing đã trao cho Sveinbjörnsson một khoản trợ cấp nhà nước. Ông là nhà soạn nhạc đầu tiên trong cả nước được vinh danh như vậy. Phần trữ tình của bài hát được viết bởi Matthías Jochumsson, một trong những "nhà thơ được yêu thích nhất" trong đất nước, người cũng là một linh mục. Mặc dù tấm bảng kỷ niệm ở Edinburgh cho rằng cả nhạc và lời đều được viết ở đó, nhưng ngày nay người ta tin rằng Jochumsson trên thực tế đã sản xuất bản nhạc sau ở quê hương của mình. Giống như Sveinbjörnsson, Jochumsson trở thành nhà thơ Iceland đầu tiên được nhận lương hưu nhà nước. Tổ chức Althing cũng phong tặng cho ông danh hiệu "Trạng nguyên quốc dân". Nó được viết trùng với các lễ hội năm 1874 để tôn vinh một thiên niên kỷ kể từ khi người Bắc Âu lần đầu tiên đặt chân đến hòn đảo này. It is for this reason that the full translation of the anthem's title is "The Millennial Hymn of Iceland". Chính vì lý do này mà bản dịch đầy đủ của tựa đề bài quốc ca là "The Millennial Hymn of Iceland" (). Bài hát được phát lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 8 năm đó, tại một buổi lễ được tổ chức tại Nhà thờ Reykjavík để kỷ niệm cột mốc quan trọng, với vua Đan Mạch (cũng là vua của Iceland) - Christian IX - có tham dự. Tuy nhiên, bài hát đã không được chính thức sử dụng làm quốc ca của đất nước cho đến 70 năm sau vào năm 1944, khi người Iceland bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để chấm dứt liên minh cá nhân của nhà nước họ với Đan Mạch và trở thành một nước cộng hòa. Lời. Mặc dù quốc ca Iceland có tới ba khổ, nhưng chỉ có khổ đầu tiên thường được hát.
1
null
Quý tôn Túc (chữ Hán: 季孫宿, ?-535 TCN) tức Quý Vũ tử (季武子), là vị tông chủ thứ tư của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Ông tên thật là Cơ Túc (姬宿), con của Quý tôn Hàng Phủ, vị tông chủ thứ ba của họ Quý. Năm 568 TCN, Quý tôn Hàng Phủ qua đời, Cơ Túc lên thế tập. Sự nghiệp. Dưới thời của Quý tôn Túc, thế lực của Tam Hoàn ngày một lớn mạnh và can thiệp sâu vào chính sự nước Lỗ. Năm 562 TCN, nước Lỗ cải cách quân đội, lập ra ba đạo quân Thượng quân, Trung quân và Hạ quân, Quý tôn Túc ban lệnh quân nhân được miễn trừ thuế, thực lực của họ Quý ngày càng lớn. Tháng 11 năm 535 TCN, Quý tôn Túc mất. Con là Quý tôn Ý Như thế tập.
1
null
Trận Lagarde (tiếng Đức: "Gerden") là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra vào ngày 11 tháng 8 năm 1914, gần làng Lagarde, cách Nancy 20 dặm Anh về hướng đông, tại Lorraine thuộc Đế quốc Đức (Lagarde nay thuộc vùng biên giới của Pháp). Đây là một cuộc tấn công quyết định của Lữ đoàn Thương kỵ binh Bayern thuộc quân đội Đức nhằm vào một lữ đoàn thuộc Quân đoàn số 15 của quân đội Pháp, chọc thủng đội hình của lực lượng bộ binh Pháp và đẩy quân Pháp vào tầm hỏa lực của một khẩu đội pháo. Cuộc tiến công này đã gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Pháp, trong đó có một số lượng tù binh lớn và một viên tướng tử trận. Trận thua này buộc quân Pháp phải triệt thoái về rừng Parroy về hướng đông bắc Luneville, chấm dứt thất bại cuộc thâm nhập của một lữ đoàn Pháp vào Lorraine. Đây là một trong những trận đánh cuối cùng trong lịch sử chiến tranh, trong đó một lực lượng kỵ binh (với tầm cỡ lớn hơn một lữ đoàn) tấn công thắng lợi. Tuy nhiên, trận chiến Lagarde cũng đánh dấu một bước ngoặt mới: do thiệt hại nặng nề cho các đơn vị kỵ binh, vai trò của kỵ binh về sau đã bị hạn chế (trong bối cảnh chiến tranh chiến hào thời Chiến tranh thế giới thứ nhất).
1
null
"Billboard" Hot 100 là bảng xếp hạng các đĩa đơn bán chạy nhất trong một tuần tại thị trường âm nhạc Hoa Kỳ. Các số liệu cho việc xếp hạng, công bố bởi tạp chí "Billboard" và tổng hợp bởi Nielsen SoundScan, dựa trên doanh số đĩa thường, nhạc số và tần suất phát trên sóng phát thanh.
1
null
DIIV, tên gọi cũ là Dive, là một ban nhạc indie rock Mỹ tới từ Brooklyn, thành phố New York. Được thành lập năm 2011, DIIV khởi đầu là một dự án ghi âm solo của Zachary Cole Smith. Sau ba đĩa đơn "Sometime", "Human" và "Geist" được phát hành bởi hãng Captured Tracks, DIIV cho ra mắt album phòng thu đầu tay, "Oshin", vào 26 tháng 6 năm 2012 và nhận được sự đón nhận tích cực của giới phê bình. Lịch sử. Zachary Cole Smith, một tay ghita trong ban nhạc Beach Fossils, khởi đầu dự án solo của anh năm 2011. Smith ban đầu đặt tên dự án là Dive dựa theo bài hát cùng tên của Nirvana. Anh về sau đã tập hợp một ban nhạc biểu diễn trực tiếp, mà gồm có cây ghita và người bạn thời thơ ấu của anh, Andrew Bailey, tay bass Devin Ruben Perez, và tay trống Colby Hewitt (thành viên cũ của nhóm Smith Westerns). Smith giải thích với Pitchfork Media là "tất cả thành viên ban nhạc đều thuộc nhóm nước, đó là tại sao mà cái tên Dive thực sự nói thay cho tất cả chúng tôi." Ban nhạc ký kết hợp đồng với Captured Tracks và cho ra mắt hai đĩa đơn, "Sometime" và "Human", cả hai đều được ghi âm riêng bởi Smith và đóng vai trò như những bản demo. Tháng 5 năm 2012, ban nhạc đổi tên thành DIIV, mà theo Smith, "để dành sự tôn trọng với Dirk Ivens và ban nhạc Dive nguyên bản," một nhóm nhạc industrial của Bỉ thập niên 1990. Album đầu tay của DIIV, "Oshin", được phát hành ngày 26 tháng 6 năm 2012. Trước đó, album đã cho ra đĩa đơn "Geist" vào tháng 4 và video âm nhạc cho "How Long Have You Known" vào tháng 5 năm 2012. Những ca khúc trong "Oshin" chịu ảnh hưởng bởi Krautrock, Nirvana, những ban nhạc trong album "C86", và nhạc world. Smith nói: "Mọi người dường như không nhận thấy những ảnh hưởng từ những nghệ sĩ ghita người Mali, đặc biệt là Baba Salah, người mà tôi có đĩa nhạc trong thư viện. Ông ấy là một ngôi sao lớn ở Mali, nhưng ông ấy chỉ có duy nhất một đĩa nhạc tên "Borey", nó rất vĩ đại với tôi và ảnh hưởng đến cách mà tôi thử nghiệm với các giai điệu." DIIV là nhóm biểu diễn hỗ trợ cho ban nhạc Anh The Vaccines trong chuyến lưu diễn tại Anh vào tháng 11 năm 2012, và hỗ trợ cho bộ đôi người Canada Japandroids trong tour diễn tại bờ Đông Hoa Kỳ vào tháng 11-12 năm 2012. Album "Oshin" đã nhận được đánh giá tích cực của giới phê bình, xếp thứ 22 trong danh sách 50 album năm 2012 của Stereogum và thứ 40 trong danh sách 50 album của Pitchfork.
1
null
Overexposed là album phòng thu thứ tư của ban nhạc pop rock nước Mỹ Maroon 5. Album đã được thu âm trong năm 2011 đến 2012 và tiếp nối thành công lớn của đĩa đơn "Moves like Jagger". Album phát hành 26 tháng 6 năm 2012 ở Hoa Kỳ bởi hãng A&M/Octone Records. Ban nhạc đã làm việc với nhiều nhà sản xuất trong album này, trong đó có Max Martin, Ryan Tedder, Shellback và Benny Blanco. Ban nhạc đã phát biểu đây là album mang đậm chất pop nhất cho đến nay của nhóm, chủ yếu gồm các ca khúc thiên hướng pop, cùng với pop rock, dance-pop disco và reggae. Bìa album thiết kế bởi nghệ sĩ Young & Sick đến từ Los Angeles, là một tập hợp các hình hoạt hình đầy màu sắc có thể được lấy cảm hứng từ các bức họa của Picasso. Đĩa đơn mở đầu "Payphone", hợp tác với rapper Wiz Khalifa và do Shellback và Benny Blanco sản xuất, đã được phát hành ngày 16 tháng 4 năm 2012, ca khúc là một thành công lớn, đạt vị trí số 2 trên "Billboard" Hot 100 và ARIA Charts, dẫn đầu UK Singles Chart, Canadian Hot 100 và Italian Singles Chart. Đĩa đơn thứ hai "One More Night" đã được phát hành ngày 19 tháng 6 năm 2012. Ca khúc này dẫn đầu "Billboard" Hot 100 trong 9 tuần và trở thành ca khúc giữ vị trí quán quân Hot 100 lâu nhất của nhóm. Album nhận được những ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc. Một số khen album, gọi đây là album hay nhất của Maroon 5. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình không hài lòng với hướng đi của dòng nhạc trong album này, cho rằng đây là một thất bại trong cố gắng đi theo xu hướng đương thời, và nhận xét rằng các thành viên còn lại ngoài Adam Levine đóng góp ít vai trò trong album. Album xuất hiện ở vị trí số 2 trên UK Albums Chart, bán được 38.000 bản, và cũng vị trí 2 trên "Billboard" 200 Mỹ, bán được 222.000 bản trong tuần đầu tiên. Để quảng bá cho album, ban nhạc đã có chuyến lưu diễn Overexposed Tour, kéo dài từ 2012–2014. Đĩa đơn. "Payphone" đã được phát hành làm đĩa đơn mở đầu ngày 16 tháng 4 năm, với sự tham gia của ca sĩ nhạc rap Wiz Khalifa. Ca khúc bắt đầu được bán trên iTunes ngày 16 tháng 4 năm 2012, tiếp sau màn biểu diễn ca khúc của nhóm trên "The Voice" mùa 2. Trên bảng "Billboard" Hot 100, ca khúc ra mắt ở vị trí số 3 với doanh số 493.000 bản. Đây là con số kỉ lục về doanh thu nhạc số tuần đầu tiên của một ban nhạc. Ca khúc đạt vị trí quán quân trên Canadian Hot 100, Italian Singles Chart và UK Singles Chart, leo đến vị trí 2 trên "Billboard" Hot 100 của Mỹ, New Zealand Singles Chart, Irish Singles Chart và Australian ARIA Charts. Ca khúc cũng lọt vào top 10 bảng xếp hạng của nhiều nước khác. "One More Night" đã được phát hành ngày 19 tháng 6 năm 2012 làm đĩa đơn thứ hai từ album. Ngày 18 tháng 5 năm 2012, nhóm biểu diễn lần đầu ca khúc này tại Revel Casino and Hotel ở Thành phố Atlantic, Mỹ. Ca khúc viết bởi Levine, Shellback, Max Martin và Savan Kotecha. Video âm nhạc ra mắt ngày 25 tháng 6 năm 2012 trên MTV. Ca khúc ra mắt ở vị trí 42 "Billboard" Hot 100, đạt đến vị trí 27 Canadian Hot 100, dẫn đầu Hot 100 trong 9 tuần. Ca khúc cũng đạt thành công trên các bảng xếp hạng ở Úc, đạt đến vị trí số 2, dẫn đầu bảng xếp hạng đĩa đơn New Zealand và bảng xếp hạng quốc tế của Hàn Quốc. "Daylight" là đĩa đơn thứ ba từ album, với video âm nhạc do Jonas Akerlund đạo diễn. Video dài hơn 10 phút, có cảnh người hâm mộ nói về những điều họ thích, ghét và chia sẻ những câu chuyện của bản thân. Thành công thương mại. "Overexposed" ra mắt ở vị trí số 2 "Billboard" 200 (sau "Living Things" của Linkin Park), với doanh số 222.000 bản, theo Nielsen SoundScan. Con số này chỉ thua 1.000 bản so với "Living Things". "Living Things" cũng giữ chân "Overexposed" khỏi vị trí quán quân ở nhiều quốc gia khác. Trong tuần thứ hai, album rơi xuống vị trí số 4 ở Mỹ với doanh số 68.000. Đến tuần thứ 7 trên bảng xếp hạng, album rơi ra khỏi top 10, nhưng đã trở lại vị trí số 5 trong tuần thứ 8, nhờ việc album được bán hạ giá trên Amazon MP3 ngày 17 tháng 8 năm 2012. Nó đã tiêu thụ được 988.000 bản tại Mỹ trong năm 2012. Tại Canada, album ra mắt ở vị trí số 3 Canadian Albums Chart, bán được 17.800 bản. Album bán được 30.000 bản ở Brasil và đạt chứng nhận Vàng. Album cũng được chứng nhận Vàng ở Nhật Bản sau khi tiêu thụ được trên 100.000 bản. Album ra mắt tại vị trí số 2 UK Albums Chart, bán được 38.000 bản. Trong năm 2012, album tiêu thụ được tổng cộng 263.000 bản ở Vương quốc Anh.
1
null
Nguyễn Văn Bé, mật danh Tư Đen, là một chiến sĩ quân báo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chuyên phụ trách làm giấy tờ giả trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Từ năm 1969 – 1971, Tư Đen hoạt động tại nội thành Sài Gòn, trong đó làm giấy tờ tùy thân giả là nghiệp vụ chuyên biệt của cơ quan quân báo nhằm đưa cán bộ xâm nhập hợp pháp vùng do phía Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Sau chiến tranh, Nguyễn Văn Bé công tác nhiều vị trí, từng là Phó Tổng giám đốc thứ nhất Công ty Liên doanh Xây dựng và Kinh doanh Khu chế xuất Tân Thuận
1
null
808s & Heartbreak là album phòng thu thứ tư của nghệ sĩ và nhà sản xuất thu âm người Mỹ Kanye West, ra mắt vào ngày 24 tháng 11 năm 2008 bởi hãng Roc-A-Fella Records. Các phiên thu âm cho album diễn ra tại các phòng thu Glenwood Studios ở Burbank, California và Avex Recording Studio ở Honolulu, Hawaii từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2008. Album chủ yếu do West, No I.D. và Jeff Bhasker sản xuất. West thai nghén album này sau nhiều sự kiện đau buồn diễn ra vào năm trước đó, đánh dấu sự chuyển hướng rõ rệt so với những tác phẩm trước của West về mặt ca từ, giọng hát cũng như sản xuất. Tuy được West phân loại là một album nhạc pop, "808s & Heartbreak" còn kết hợp các yếu tố của synthpop, electronica, R&B và electropop. Thay vì đọc rap, West hát trong hầu hết các bài hát, với nội dung về tình yêu, sự cô đơn và nỗi buồn. Album dùng máy biến đổi giọng Auto-Tune và máy đánh trống ("drum machine") hiệu Roland TR-808, được West sử dụng và thao tác để cho ra những âm thanh điện tử méo mó. Với phương pháp sản xuất theo lối tối giản ("minimalist"), West quyết định đi ngược lại những âm thanh tiêu biểu của phần nhịp nhạc hip hop và thay vào đó tạo âm hưởng của những tiếng trống thổ dân. "808s & Heartbreak" ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, với tổng cộng 450.145 bản trong tuần lên kệ đầu tiên tại Hoa Kỳ. Có bốn đĩa đơn phát hành từ album, trong đó có các đĩa đơn ăn khách như "Love Lockdown" và "Heartless". Dù nhận những phản ứng trái chiều từ thính giả về sự thay đổi phong cách của West, các đánh giá đến album đa phần là tích cực và được xem là album xuất sắc nhất năm 2008 trên một số bình chọn và danh sách cuối năm của các nhà phê bình. Album có những ảnh hưởng nhất định tới phong cách dòng nhạc hip hop, kéo theo một làn sóng các rapper đi theo phong cách âm nhạc và chủ đề của album. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ chứng nhận "808s & Heartbreak" đĩa Bạch kim với doanh số 1.700.000 bản. Bối cảnh. Sau khi phát hành album phòng thu thứ 3 "Graduation", nhiều sự kiện diễn ra vào nửa còn lại của năm 2007 và trong năm tiếp theo gây những ảnh hưởng sâu sắc tới Kanye West. Vào 10 tháng 11 năm 2007, mẹ của West—bà Donda West—qua đời do những biến chứng từ quy trình phẫu thuật thẩm mỹ gồm phẫu thuật bụng và giảm kích thước ngực. Một vài tháng sau, West và vợ chưa cưới Alexis Phifer cũng chấm dứt đính ước cũng như mối quan hệ lên xuống thất thường trong thời gian dài của họ, vốn bắt đầu từ năm 2002. Cùng lúc đó, West gặp khó khăn để thích nghi với vị trí ngôi sao nhạc pop mới mà anh từng phải nỗ lực phấn đấu để đạt được và anh thường xuyên trở thành đối tượng theo dõi của giới truyền thông. Những mất mát, cô đơn và khát khao có một mối quan hệ tốt cùng cảm giác của sự bình thường là những điều tạo cảm hứng nên "808s & Heartbreak". West nói rằng: "Album này chính là sự trị liệu - nỗi cô đơn trên đỉnh cao." Danny Clinch chụp một bức ảnh khi West hôn vào má của mẹ anh được đưa vào trong bìa ghi chú của album. West cảm thấy cảm xúc của anh không thể đơn thuần diễn tả bằng cách đọc rap và bên cạnh những giới hạn của rap, còn có "những giai điệu ở trong tôi — thứ ở bên trong bản thân mà tôi không thể ngừng lại." West phân loại "808s & Heartbreak" là một album pop, bày tỏ sự khinh thường trước những phản ứng tiêu cực đối với khái niệm nhạc pop hiện tại và thể hiện sự ngưỡng mộ đối với những điều mà một số ngôi sao nhạc pop làm được trong sự nghiệp của họ. Anh sau đó bày tỏ mong muốn thể hiện âm nhạc dưới một thể loại mới gọi là "pop art" ("nghệ thuật pop"), giải thích rằng anh cũng biết khá rõ về việc có một phong trào nghệ thuật thị giác cùng tên và mong ước đem đến một thứ tương đương trong âm nhạc. Anh nói thêm rằng: "[Cho dù] gọi nó là 'pop' hay 'pop art,' với tôi cái nào cũng ổn cả." Thu âm. Album thu âm trong khoảng thời gian xấp xỉ 3 tuần từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2008. Các phiên thu âm diễn ra tại phòng thu Glenwood Studios ở Burbank, California và Avex Recording Studio ở Honolulu, Hawaii. Như ám chỉ trong tựa đề, "808s & Heartbreak" nổi bật với việc sử dụng máy đánh trống Roland TR-808. Lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ synthpop và electropop thập niên 1980 như Phil Collins, Gary Numan, TJ Swan và Boy George, West cảm thấy rằng 808 là một công cụ thông minh với mục đích gợi lên cảm xúc; ý tưởng này được Jon Brion giới thiệu cho anh. West tận dụng những âm thanh do chiếc 808 tạo ra và điều khiển cao độ để tạo ra một âm thanh điện tử méo mó - hiệu ứng mà anh xem như là "trái tim tan vỡ" ("heartbreak"). Anh nhận thấy những đặc điểm của thứ âm thanh này đại diện cho trạng thái tinh thần của anh lúc đó. Theo West, chuyện mã vùng "808" của Hawaii thực chất là sự trùng hợp ngẫu nhiên và anh đặt tựa album mà không biết đến điều này. Tuy vậy, biết được điều này đã truyền cảm hứng để anh theo đuổi hướng đi của mình cho album mới. Về hướng đi của âm nhạc, dự định của West, dựa theo lời kể của Mike Dean, là đi khác với những âm thanh đặc trưng của nhịp phách hip hop. Thay vì thế anh đưa vào album những tiếng trống của các bộ lạc. Nhìn chung, West duy trì một cách tiếp cận "tối giản nhưng hiệu quả" đối với phần sản xuất của album. Album cũng nổi bật với việc sử dụng công nghệ biến đổi giọng Auto-Tune. West trước đó từng thử nghiệm kỹ thuật này trong "The College Dropout" với phần giọng nền cho bài "Jesus Walks" và "Never Let Me Down", nhưng anh chưa hề sử dụng nó đối với giọng hát chính cho tới năm 2008. "Chúng tôi đã thực hiện phối lại 'Lollipop' của Lil Wayne và 'Put On' của Young Jeezy và anh ấy đã phải lòng Auto-Tune", nhà sản xuất Mike Dean giải thích. Đến cuối cùng, West mời T-Pain để dạy cho anh cách tận dụng công nghệ này. West cũng tuyên bố cởi mở rằng anh thích sử dụng Auto-Tune và cảm thấy thất vọng rằng cụm từ này lại thường bị cho là gắn liền với "rác rưởi" ("wack".) Anh coi công nghệ này là "thứ vui nhất từng sử dụng" và so sánh tình huống này với lúc anh còn là một đứa trẻ và nghĩ rằng màu hồng rất tuyệt cho đến khi có ai đó bảo anh là "nó rất đồng bóng", tương tự như cái cách mà các quan điểm của xã hội có thể lấy đi sự tự tin và tự trọng của con người. West sau đó khẳng định mình rất thích cảm giác điện tử mà Auto-Tune tạo ra và đem những âm thanh cơ khí này lại gần với những âm thanh truyền thống của trống taiko và dàn đồng ca của các tu sĩ. Rapper Kid Cudi, người ký hợp đồng với hãng G.O.O.D. Music của West, cũng tham gia vào hai ca khúc trong album. Young Jeezy đóng góp một đoạn rap trong bài "Amazing", còn "See You in My Nightmares" là một bài rap đôi của West và Lil Wayne. Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Esthero cũng góp thêm một ít giọng nữ cho album và đồng sáng tác ba ca khúc dưới tên thật Jenny-Bea Englishmar. Khi bài "RoboCop" xuất hiện trên Internet, West phủ nhận trách nhiệm và tỏ ra giận dữ khi bài hát bị rò rỉ chỉ là một phiên bản chưa hoàn thiện. Mike Dean trước đó tuyên bố ca khúc này dự kiến được Herbie Hancock xử lý thêm trước khi phát hành album. Âm nhạc và ca từ. "808s & Heartbreak" là một bước ngoặt triệt để so với các album hip hop trước đây của West. "808s & Heartbreak" phần lớn tạo thành từ bộ synthesizer ảo, máy đánh trống Roland TR-808 và giọng hát xử lý auto-tune một cách rõ ràng. Các bài hát trong album sử dụng đầu vào là các phần máy đánh trống và dòng synth-bass. Chuỗi đầu vào, một sản phẩm của các thiết bị analogue cổ điển có hạn chỉ để thu âm 16 nốt riêng lẻ, từng thịnh hành trong sản xuất âm nhạc thập niên 1980, nhưng cũng xuất hiện tại máy trạm kỹ thuật số. Âm nhạc của album có phần sản xuất giản dị, với những yếu tố như tiếng trống dày đặc, tiếng bộ dây ngân dài, tiếng synth vo ve và tiếng piano ảm đạm. Andy Kellman của Allmusic viết về phần âm nhạc: "Một số ca khúc gần như có sự tương đồng với những album post-punk u ám như "Movement" của New Order và "Pornography" của The Cure, giống với âm nhạc rap và R&B đương đại." Những yếu tố âm nhạc này giúp truyền tải tâm trạng tuyệt vọng và chán nản nhằm phản ánh chủ đề của album. Hầu hết ca từ đều hướng đến một người tình cũ: West xem cách đối xử của cô ấy với mình là "câu chuyện lạnh lẽo nhất từng được kể" trong "Heartless" và trong "RoboCop", anh gọi cô là "cô gái L.A. nhỏ bé hư hỏng", trong khi so sánh cô với nhân vật phản diện trong bộ phim "Misery" năm 1990. Ở "Welcome to Heartbreak", nhân vật của West gặp phải một cuộc khủng hoảng hiện sinh khi anh ta điềm tĩnh kể lại chuyện ngồi một mình trên một chuyến bay, phía sau một gia đình đang vui vẻ nói cười. Anh cũng mong mỏi về người mẹ đã mất của mình trong bài hát kế cuối của album, "Coldest Winter", nhạc phẩm có sử dụng đoạn nhạc mẫu từ ca khúc cô đơn "Memories Fade" năm 1983 của Tears for Fears. Theo tác giả Kirk Walker Graves từ 33⅓, "808s & Heartbreak" là một album avant-garde electropop, trong khi "Rolling Stone" gọi đây là "album synthpop và nội tâm". Theo "The Independent", West né tránh âm thanh hip hop thường thấy của mình và thay vào dòng nhạc electropop theo máy đánh trống rải rác. Scott Plagenhoef của Pitchfork Media phân loại album là "một đĩa nhạc electro-pop nội tâm và tối giản, đắm chìm trong sự nuối tiếc, nỗi đau và kể cả tự vấn bản thân nhiều hơn bất kỳ một album điển hình nào của Kanye West". Nhà phê bình Robert Christgau gọi album là "[đĩa nhạc] chậm rãi, kì quặc và tự đắm chìm... [một] album về sự chia tay" và phân tích sự lựa chọn của West khi "rô-bốt hóa cũng như điều chỉnh cao độ giọng hát để cắt bớt tầm quan trọng của bản thân và thêm những thực thể vật chất vào trong những câu chuyện về sự cô đơn của danh vọng, mà nếu không làm thế, chúng có thể chỉ đơn thuần là những thứ đáng thương hại". Christgau khẳng định rằng bài hát cuối, "Pinocchio Story" là "ca khúc duy nhất ở đây nói về điều mà thực sự làm [West] suy sụp: không phải là việc mất đi cô bạn gái mà là cái chết của mẹ anh..." Phần hát của West cũng được miêu tả là "hạ thấp cao độ" và "gần như không có giai điệu", nhằm để "nhấn mạnh đến sự ngăn cách cơ khí hóa của chính anh." Nhà văn người Canada Stephen Marche nhận xét rằng West đã sử dụng "mánh khóe âm nhạc nông cạn Auto-Tune, một chương trình được thiết kế để loại bỏ đi cá tính và sản xuất ra một album mang tính cá nhân đầy ám ảnh." Phát hành và quảng bá. Vào ngày 24 tháng 9, West thông báo hoàn thành album và dự kiến ra mắt vào một thời điểm nào đó trong tháng 11. Trên blog của mình, anh viết "Tôi đổi [ngày phát hành] album của mình lên một lúc nào đó của tháng 11 bởi vì tôi đã hoàn thành và cảm thấy thích nó. Tôi muốn các bạn nghe nó càng sớm càng tốt.". West sau đó tuyên bố album sẽ ra mắt vào 25 tháng 11 năm 2008. Tuy nhiên, Island Def Jam, hãng phân phối album, lại chuyển ngày phát hành lên một ngày để tận dụng ngày cuối tuần lễ Tạ ơn. "808s & Heartbreak" đồng thời cũng phát hành ngày 24 tháng 10 tại Anh và Philippines. Một phiên bản giới hạn trong vỏ đĩa digipak ra mắt tại Đức vào 21 tháng 11 năm 2008. Phiên bản đặc biệt của album phát hành vào 16 tháng 12, bao gồm album dưới dạng CD và hai đĩa than, đi kèm phần bìa mỹ thuật của KAWS, họa sĩ làm nên phần bìa đĩa gốc, thực hiện lại. Vào 16 tháng 10, West cho ra mắt một đoạn trích của bài "Coldest Winter" trên sóng đài phát thanh Power 106 ở Los Angeles. Bài hát tái tạo những yếu tố của ca khúc "Memories Fade" của ban nhạc Tears for Fears. Bài hát "Paranoid" - bị rò rỉ trên Internet sau đó - có sự tham gia của Mr. Hudson ở phần điệp khúc. Một phiên bản phối lại của bài "Paranoid" từng có sự góp mặt của ngôi sao nhạc pop Rihanna, nhưng không thành. Ngoài ra, những ca khúc khác mà xuất hiện trước ngày phát hành album là "Amazing" hát cùng Young Jeezy, "See You in My Nightmares" có sự tham gia của Lil Wayne, "Street Lights", "Say You Will", "Welcome to Heartbreak" và "Bad News". Một bài hát bổ sung, "Pinocchio Story" thu âm tại một buổi biểu diễn trực tiếp tại Singapore và thêm vào trong album theo lời yêu cầu của Beyoncé Knowles. Ngày 14 tháng 10, West hợp tác với nghệ sĩ người Ý Vanessa Beecroft để chủ trì một sự kiện nghe thử để quảng bá album tại Ace Gallery. Hơn 700 khách được mời tới để nghe trước toàn bộ "808s & Heartbreak". Dưới sự chỉ đạo của Beecroft, sự kiện có sự xuất hiện của gần 40 phụ nữ khỏa thân và mang một chiếc mặt nạ làm bằng len, ngồi lặng yên ở giữa căn phòng. Những phụ nữ được những ánh đèn nhiều màu biến đổi theo âm nhạc chiếu sáng. West liên hệ với Beecroft vào một tháng trước đó, lên ý tưởng và sắp xếp phần trình diễn trong vòng một tuần. Beecroft thừa nhận rằng anh liên hệ lúc cô không chuẩn bị trước, cô có cơ hội nghe album và cảm thấy album này thực sự chạm đến cuộc đời của riêng cô. Năm ngày sau, West cho ra mắt những hình ảnh quảng bá cho album do nhiếp ảnh gia Willy Vanderperre thực hiện. Những hình ảnh chụp West mặc một chiếc áo âu phục kẻ vuông màu xám, một chiếc kính browline lớn và một chiếc miếng vải đính ở ngực có hình trái tim tan vỡ. Vào tháng 10 năm 2009, West dự kiến định khởi động một chuyến lưu diễn hợp tác với Lady Gaga, mang tên , để cùng lúc quảng bá cho "The Fame" của Gaga và "808s & Heartbreak". Chuyến lưu diễn bị hủy bỏ vào ngày 1 tháng 10 mà không thông báo lý do. West biểu diễn một vài ca khúc trong album ở chương trình trực tiếp VH1 Storytellers, bao gồm "Amazing", "Say You Will" và "Heartless." Tiếp nhận. Phản ứng của công chúng. Trước khi phát hành, các phản ứng đến "808s & Heartbreak" rất khác nhau, trải dài từ sự mong đợi cho đến hoang mang và thờ ơ với chủ đề của album. Sau sự ra mắt đĩa đơn chính "Love Lockdown" tại lễ trao giải Video âm nhạc của MTV 2008, phong cách sản xuất không chính thống và sự hiện diện của Auto-Tune đã làm thính giả âm nhạc tỏ ra sửng sốt. Những phản hồi tiêu cực gia tăng khi West khẳng định toàn bộ album chủ yếu hát với Auto-Tune thay vì rap và tập trung vào chủ đề về tình yêu và đau khổ. Nhiều người hâm mộ hip hop và một số rapper chế nhạo West vì trở nên "ngớ ngẩn", trong khi số khác xem LP sắp tới theo kiểu một album thể nghiệm một lần rồi vứt đi. Album cũng được so sánh với "Electric Circus", một album của người bạn thân cùng hãng đĩa của West – Common. MTV sau cùng phỏng vấn Common để mời anh chia sẻ những suy nghĩ và quan điểm về hướng đi nghệ thuật của album. Common bày tỏ cả sự thấu hiểu lẫn sự ủng hộ với những dự định của West, phát biểu rằng: "Tôi yêu nó. Để tôi nói với anh, là một nghệ sĩ, anh muốn tự do. Tôi sẽ làm điều mà tôi cảm thấy [phải làm]. Anh không thể chỉ quan tâm đến khán giả. Anh phải nói, 'Này, mọi người, Đây là chỗ tôi đang đứng.' Về việc anh ấy làm một album có tên "808s and Heartbreak", bạn biết rằng đó là chỗ của anh ấy vào lúc này. Tôi đã nghe một vài ca khúc và tôi nghĩ nó thật mới lạ. Tôi nghĩ mọi người đều sẵn sàng [để đón nhận] nó." West cũng nhận những sự ủng hộ tương tự của hai ca sĩ tham gia trong album, Lil Wayne và Young Jeezy. Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi về thứ âm nhạc nào hiện nay tạo nên cảm hứng cho anh, Wayne nói "mọi người đang làm việc của họ, nhưng chúng đều không thú vị. Mọi người đang làm những việc y hệt nhau. Thật là khủng khiếp. Tôi có yêu thứ âm nhạc mà đang ở ngoài kia không à? Tôi yêu chúng với một niềm đam mê. Chúng có thúc đẩy tôi không? Không một chút nào. Đó là bởi vì "808s & Heartbreak" chưa ra mắt rộng rãi." Dù nhận sự đồng tình của các siêu sao làng rap, cũng như thành tích xếp hạng phá vỡ kỉ lục của hai đĩa đơn đầu, các khán giả nhạc hip hop vẫn tỏ ra thờ ơ với album, dự đoán nó sẽ thất bại. Trả lời một bài phỏng vấn, West tuyên bố mình không quan tâm đến doanh thu hay nhận những đánh giá tốt, cho rằng album của anh đến từ trái tim; đối với anh, đó là tất cả những gì có ý nghĩa. Khi được hỏi về tình hình hiện nay của làng nhạc hip hop, West so sánh nó với một trường trung học, khi trước đây hip hop từng hô hào mọi người không sợ hãi và hãy trở nên nổi bật, thì bây giờ nó chỉ còn nói về việc sợ sệt và thu mình lại. Thành tích thương mại. Trong tuần phát hành đầu tiên, "808s & Heartbreak" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, với 450.145 bản tại Hoa Kỳ. Trong tuần cuối của năm 2008, "808s & Heartbreak" bán ra 165.100 đĩa, nhảy từ vị trí số 11 lên số 5 trên "Billboard" 200. Album vươn đến vị trí thứ 3 trong tuần lễ kế tiếp, với 70.900 bản. Ngày 27 tháng 1 năm 2009, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ chứng nhận "808s & Heartbreak" đĩa Bạch kim, trở thành album thứ tư của West chạm mốc 1 triệu bản tại Hoa Kỳ. Tính đến ngày 14 tháng 6 năm 2013, album đã vượt 1.7 triệu bản tại Hoa Kỳ, theo Nielsen SoundScan. Mặc cho những tranh cãi và bất ổn xung quanh chủ đề của album, những đĩa đơn phát hành trước đấy vẫn có những thành tích vượt trội trên bảng xếp hạng. Đĩa đơn chính "Love Lockdown" ra mắt ở vị trí số 3 trên "Billboard" Hot 100 và đạt danh hiệu "Hot Shot Debut" (đĩa đơn có vị trí cao ngay từ tuần đầu ra mắt). Đây là đĩa đơn ra mắt thành công nhất trong sự nghiệp của West, có vị trí tuần đầu cao thứ hai trên Hot 100 của năm đó và là bài hát thứ mười của thiên niên kỷ mở màn trong tốp 3. Với doanh số hơn 1.3 triệu bản riêng tại Cửa hàng iTunes, RIAA chứng nhận bài hát đĩa Bạch kim vào cuối năm 2008. Vào 18 tháng 8 năm 2010, RIAA chứng nhận đĩa đơn 3 lần bạch kim với doanh số hơn 3 triệu bản tại Hoa Kỳ. Đĩa đơn cũng nhận những đánh giá tích cực từ phía những nhà phê bình âm nhạc và giành danh hiệu "Bài hát của năm" từ tạp chí "Time". Đĩa đơn thứ hai, "Heartless" có thành tích tương tự và trở thành đĩa đơn "Hot Shot Debut" thứ hai liên tiếp với cú ra mắt tuần đầu ở vị trí số 4 trên Hot 100. Bài hát đạt doanh số hơn 2 triệu bản tại Mỹ. Do những thúc đẩy một phần từ sự phát hành của album, một số bài hát cũng đạt những thành công trên bảng xếp hạng dù không ra mắt làm đĩa đơn. Bài hát thứ 10, "See You in My Nightmares" cũng trở thành một "Hot Shot Debut", leo lên vị trí số 21 tại Mỹ và số 22 tại Canada, trong khi nhạc phẩm thứ tư "Amazing" xếp ở vị trí số 8 trên Hot 100. Tương tự, "Welcome to Heartbreak" cũng xuất hiện ở vị trí số 87 trên bảng xếp hạng Pop 100. Đánh giá chuyên môn. "808s & Heartbreak" nhìn chung nhận những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Trên Metacritic, một trang mạng tổng hợp điểm đánh giá trung bình của các nhà phê bình với thang điểm 100, album nhận được số điểm 75, đồng nghĩa với mức đánh giá tích cực, dựa trên 36 bài bình luận. Alex Macpherson của tờ "The Guardian" ca ngợi "phần âm nhạc tối giản, kiểu cách" của album. Steve Jones trên "USA Today" nhận xét rằng: "West đã khéo léo sử dụng máy đánh trống 808 và hiệu ứng giọng Auto-Tune để truyền tải những cảm xúc của anh về sự đớn đau, giận dữ và nghi hoặc thông qua những ca từ được viết rất thiện nghệ". Dan Cairns của "The Times" cho rằng: "Nó đáng lẽ ra sẽ không thành công... Nhưng "808s & Heartbreak" lại là một thắng lợi, [mặc dù] nó đi lệch một cách bất cẩn khỏi một kịch bản an toàn về thương mại và mạo hiểm vượt xa ra khỏi vùng an toàn của West." Ở trang "The Village Voice", Tom Breihan nhận thấy album chính là "một tác phẩm sinh ra từ sự đau khổ" và gọi nó là "... một "Low", một "Trans", một "Kid A" của West. Một album nơi anh ấy quyết định rằng chỉ có sự xa xôi lạnh lẽo là thứ duy nhất có ý nghĩa [với anh]. Jody Rosen của tạp chí "Rolling Stone" bình luận về sự kết hợp của West với chiếc máy đánh trống Roland TR-808 và mô tả album "sẽ là "Here, My Dear" hay "Blood on the Tracks" của West, một tổ khúc bi ai dao động mãnh liệt giữa sự tự thương hại và ghê tởm chính mình". Leah Greenblatt trên "Entertainment Weekly" viết rằng "những âm thanh lạnh lẽo, tối giản [của album] hỗ trợ cho những lời ca của một cảm xúc nguyên sơ đáng kinh ngạc". Tuy nhiên, tờ "The Independent" lại thấy việc album "đắm chìm trong nỗi đau khổ riêng tư" là không thoải mái và nhận xét "những chuyển nghĩa tu từ nhanh chóng trở nên gây khó chịu". Biên tập viên trang Allmusic, Andy Kellman cho rằng: "bất kể sự can đảm của nó đáng khen ngợi ra sao, thì album vẫn chỉ là một bước đi mệt mỏi lờ mở uể oải trên tầng băng vĩnh cửu ("permafrost") của West". Charles Aaron của tạp chí "Spin" phê bình cấu trúc âm nhạc của các bài hát, gọi album là "một khúc diễu hành cứ bắt đầu đi bắt đầu lại mà không bao giờ chạm đến buổi lễ". Wilson McBee của tạp chí Slant chỉ trích phần hát của West, và Jon Caramanica của tờ "The New York Times" chỉ ra điều đó như là "điểm chính yếu mà album này cuối cùng sẽ chỉ còn được nhớ về, cho dù có một số ca khúc vững chắc." Caramanica cho rằng "Ở điểm tốt nhất, đây là một bản phác thảo thô cho một album tuyệt vời, với những ý tưởng mà đáng lẽ anh ấy phải diễn tả nó với sự phức tạp một cách đặc trưng, nhưng kết quả chỉ còn chắt lọc lại một vài từ, một vài nốt tổng hợp và một nhịp trống hiệu quả cho đến tận cùng. Tệ nhất, nó thật vụng về và còi cọc, [chỉ như] một lời nhắc rằng tất cả những thứ trang trí kia đã phục vụ cho một mục đích." Cây bút của tờ "Chicago Sun-Times", Jim DeRogatis viết: "Nếu West xen kẽ những ca khúc đậm chất cơ khí với một số bài đối ngược lại hoàn toàn - chẳng hạn như, chèn những đoạn giang tấu piano đơn giản do những cộng sự cũ của anh, John Legend hay Jon Brion, cung cấp — thì anh đã có thể làm nên một tuyệt tác. Nhưng thay vì vậy, anh chỉ đơn giản đem đến cho chúng ta sự tò mò đến tột cùng, sự thú vị lác đác, sự dũng cảm không thể phủ nhận và sự bất ngờ tuyệt đối cho một tác phẩm về tâm hồn đang gặp rắc rối của anh ta." Trên "Chicago Tribune", Greg Kot gọi album là tác phẩm "cực đoan nhất từ trước đến nay" của West: "Đây không phải là một album mà người hâm mộ Kanye West có thể đã kì vọng, cũng không phải thứ mà họ có thể sẽ đón nhận một cách háo hức như những [album] bán hàng triệu bản trước đây của anh... Đây là album dành riêng cho anh ấy. Chúng ta không biết rõ khi nào anh ấy quay trở lại và làm đĩa nhạc cho mọi người khác. Nhưng ở hiên tại, [album] là một con đường vòng rất ương bướng theo một cách đầy hấp dẫn." Jaimie Hodgson của "NME" coi album là "mốt tiến triển đáng ngạc nhiên, nhưng dũng cảm và táo bạo kể từ [album] sai lầm "Graduation" năm ngoái". Dave Heaton trên PopMatters khen ngợi "những cách thức đầy lôi cuốn [của West] trong cả cấu trúc của album và ca khúc và trong cái cách mà anh nắm bắt một cảm giác đặc biệt thông qua thứ âm nhạc thực hiện cẩn thận, gợi nhiều liên tưởng và thật bất thường, [thứ âm nhạc mà] vừa đơn giản lại phức tạp, vừa lạnh lẽo và ấm áp, vừa cơ giới nhưng cũng rất con người, vừa du dương mà cũng thật thô ráp.". Trong hướng dẫn dành cho người tiêu dùng tại MSN Music, Robert Christgau nhận thấy album có "những âm thanh đen tối riêng và giai điệu hấp dẫn riêng của nó", với một điểm A– dành cho album. Trên tờ "The Washington Post", nhà báo Chris Richards gọi album là "một tuyệt tác của thời đại thông tin". Giải thưởng. "808s & Heartbreak" là một trong 10 album xuất sắc nhất năm 2008 trên một số tạp chí, bao gồm "The Hartford Courant" (vị trí thứ 7), "NOW" (vị trí thứ 4), "The Observer" (vị trí thứ 8), "Vibe" (không có thứ tự) và "Time" (vị trí thứ 6). Pitchfork Media đặt album ở vị trí số 21 trong 50 album xuất sắc nhất năm 2008. Dan Leroy của "LA Weekly" gọi đây là một trong 10 album hip hop hay nhất trong năm. "Jam!" đem nó lên vị trí album xuất sắc nhất năm 2008. Cây bút của "Chicago Sun-Times", Jim DeRogatis cũng đưa album vào danh sách 10 album xuất sắc nhất của mình và viết: "mỗi lần nghe, nỗi đau xót của những câu chuyện riêng tư về sự mất mát cứ càng lúc càng sâu thêm, đi cùng một cách hoàn hảo với những giai điệu groove cô đơn, lạnh lẽo, rất rô-bốt nhưng vẫn rất hấp dẫn. Khi suy nghĩ sâu hơn, nó là một nỗ lực 4 sao, dũng cảm và táo bạo mà xứng đáng được bất kỳ fan hâm mộ nhạc pop mạo hiểm nào lắng nghe." "Time Out New York" đặt album ở cả hai danh sách Hay nhất và Dở nhất năm 2008. Trong khi cây bút Colin St. John chỉ tên "808s & Heartbreak" như là một trong những album dở tệ nhất năm, thì biên tập viên Steve Smith lại xếp album ở vị trí thứ 3 trong danh sách hay nhất của anh và gọi album là "thành tựu bị hiểu lầm nhiều nhất của năm." "808s & Heartbreak" cũng nhận đề cử cho giải "Album nổi bật" tại giải thưởng NAACP Image Awards thường niên lần thứ 40. Album còn nhận đề cử cho "Album xuất sắc nhất" tại giải MOBO 2009. Năm 2009, "Rolling Stone" đặt album ở vị trí số 63 trong danh sách 100 album xuất sắc nhất thập kỷ. Mặc cho những thành tích trên, "808s & Heartbreak" vẫn bị phớt lờ là một ứng viên của Giải Grammy lần thứ 52. Theo tổng biên tập tạp chí "Vibe" Jermaine Hall, sự kiện gây tranh cãi của West tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2009 và những phản ứng dữ dội chống lại anh sau đó "có lẽ đã làm hại anh", nhưng cũng nhận thấy sự thay đổi về phong cách của West trong album là nguyên nhân chính cho việc nó không được đề cử. Sau cùng, album giúp West nhận duy nhất một đề cử "Trình diễn song ca hoặc nhóm rap xuất sắc nhất" cho "Amazing" - và năm đề cử khác cho những sản phẩm anh hợp tác hay đóng vai trò nghệ sĩ khách mời. Di sản và ảnh hưởng. Mặc dù được West dự định là một album pop buồn bã u sầu, "808s & Heartbreak" vẫn có ảnh hưởng quan trọng đến nhạc hip hop. Trong khi anh quyết định hát về tình yêu, nỗi cô đơn và nỗi đau trong album, việc ban đầu gặp phải những lời chỉ trích nặng nề của thính giả âm nhạc và dự kiến album sẽ là một thất bại thảm hại, thì thành công về mặt phê bình và thương mại của nó đã khuyến khích những rapper chính thống khác chấp nhận những rủi ro từ sự sáng tạo với âm nhạc của họ. Khi phát hành "The Blueprint 3", nhân vật kì cựu của làng rap New York Jay-Z hé lộ album tiếp theo của anh sẽ là một nỗ lực thử nghiệm: "...đây sẽ không phải là một album quán quân. Đó là nơi tôi đang đứng hiện tại. Tôi muốn làm ra một album mang tính thử nghiệm nhất mà tôi từng làm." Jay-Z giải thích rằng giống như West, anh không hài lòng với nhạc hip hop hiện tại; anh đang chịu ảnh hưởng từ những nghệ sĩ indie rock như Grizzly Bear và khẳng định niềm tin rằng phong trào indie rock sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển liên tục của hip hop. Album cũng ảnh hưởng đến nhạc hip hop về phong cách và đặt nền tảng cho một làn sóng mới của những nghệ sĩ hip hop, những người nhìn chung đã thoát khỏi cách rap khoe khoang kiêu ngạo đặc trưng để đến với những chủ đề gần gũi và xem xét nội tâm, bao gồm B.o.B, Kid Cudi, Childish Gambino, Frank Ocean, The Weeknd và Drake. Jake Paine của HipHopDX gọi album là "Chronic của chúng ta", chỉ ra rằng ảnh hưởng của West đến nhạc hip hop với tác phẩm "808s & Heartbreak" là "một thứ âm thanh, không khác gì cách mà tiếng tổng hợp của Dr. Dre thách thức boom-bap vào đầu những năm 90." Nhà báo Matthew Trammell của "Rolling Stone" cho rằng đĩa nhạc đã đi trước thời đại và viết trong một bài báo năm 2012: "Đến bây giờ âm nhạc đại chúng đã hoàn toàn bị cuốn theo nó, "808s & Heartbreak" đã tự tiết lộ chính nó là tác phẩm mạo hiểm nhất của Kanye và có lẽ cũng là [tác phẩm] sáng chói nhất của anh." Cây bút âm nhạc Greg Kot xem album như là mở đầu cho một "làn sóng của sự nhạy cảm hướng đến nội tâm" và những rapper lấy cảm hứng từ "emo" trong suốt những năm cuối thập niên 2000, rằng nó "báo trước mọi thứ, từ thứ hip hop hướng nội của "" của Kid Cudi (2009) cho tới tiếng ngâm nga nhẹ như làn khói, tiếng keyboard giàu có và những nhịp đập cơ khí nhẹ bẫng của Justin Vernon nhóm Bon Iver và tay nhạc sĩ ballad-dub-step người Anh James Blake." Craig D. Linsey của tờ "The Village Voice" viết rằng "tính nhân văn trần trụi [của album]... thực tế khởi đầu cho sự bùng nổ của 'emo-rap/r&b' mà tất cả mọi người từ Drake cho tới Frank Ocean và The Weeknd hiện nay đang hưởng ứng." Marcus Scott trên "GIANT" viết rằng những rapper như B.o.B, Drake và Kid Cudi đã đi theo album của West với những sản phẩm có tư duy tương tự và lưu ý rằng những chủ đề mang nặng tính cảm xúc, hướng đến nội tâm của West và thứ âm nhạc synthpop "lấy cảm hứng từ Vangelis" là thứ đã gây ảnh hưởng. Mixtape năm 2009 của Drake, "So Far Gone" được các nhà phê bình so sánh với "808s & Heartbreak". Todd Martens của "Los Angeles Times" ghi nhận "808s & Heartbreak" như là "hình mẫu [...] một cách quan trọng cho toàn bộ sự nghiệp non trẻ của Drake" và anh "chia sẻ với West tình yêu dành cho tâm trạng và phép phân tích về sự tồn tại mà không bao giờ kết thúc". Drake, trong một bài phỏng vấn năm 2009, cũng xem West như là "người có ảnh hưởng lớn nhất" đến việc hình thành những âm thanh riêng của anh. Những người thực hiện. Đội ngũ thực hiện "808s & Heartbreak" lấy từ trang Allmusic.
1
null
Vịnh Subic (trong quá khứ còn được viết là "Subig") là một vịnh thuộc Biển Đông, nằm về phía tây tỉnh Zambales của Philippines và cách cửa vịnh Manila 55 kilômét về phía tây bắc. Địa lý. Vịnh Subic ăn sâu vào đường bờ phía tây nam đảo Luzon của Philippines theo trục bắc-nam khoảng 8 hải lý (15 km) và có chiều rộng khoảng 3,5 hải lý (6,5 km). Về phía biển, vịnh được giới hạn bởi mũi Sampaloc và mũi Mayagao cách nhau gần 6 hải lý (11 km) theo trục bắc đông bắc-nam tây nam. Đường bờ biển phía tây của vịnh tương đối thẳng, định hình rõ với địa hình cao ở phía sau trong khi đường bờ phía đông thì thấp và rậm rạp cây cối. Độ sâu của vịnh giảm dần từ 60 m (cửa vịnh) đến 13,7 m (gần đầu vịnh). Từ tháng 10 đến tháng 4, vịnh chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với tốc độ gió trong ngày từ 7,7 đến 10,3 m/s. Đảo Grande chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt, trong đó chỉ có luồng phía tây đảo là dành cho tàu thuyền lưu thông. Lịch sử. Trong quá khứ, Tây Ban Nha lập căn cứ đồn trú tại vịnh Subic từ nửa sau thập niên 1860. Từ năm 1901 đến năm 1902, Hoa Kỳ duy trì Căn cứ Hải quân Vịnh Subic tại đây. Sau khi trải qua những trận chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai giữa lực lượng Đồng Minh với quân đội Đế quốc Nhật Bản, căn cứ này tiếp tục đóng vai trò trọng yếu cho các chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam cũng như làm đối trọng với lực lượng Liên Xô tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Năm 1992, Philippines đóng cửa căn cứ Subic và phát triển Khu Cảng tự do Vịnh Subic tại khu vực này.
1
null
World Opponent Network hay WON là một dịch vụ trò chơi trực tuyến được tạo bởi Sierra Games và được xem như là tiền thân của Steam. WON đã được sử dụng cho nhiều game như "Homeworld", "Half-Life", "Outpost 2", "", "Soldier of Fortune", "Dark Reign 2", "Silencer", "ARC" và các phiên bản trực tuyến của loạt game cờ bạc Hoyle. Khi Havas Interactive mua lại Sierra vào tháng 1 năm 1999, hãng đã bắt đầu quản lý WON từ thời gian đó. Vào tháng 3 năm 2000, Havas Interactive sáp nhập WON.net với Prize Central Net để trở thành Flipside.com. Bất chấp việc này, những game của Valve như "Half-Life" vẫn tiếp tục sử dụng WON. Đến năm 2001, Valve mua lại WON từ Flipside.com và bắt đầu phát triển hệ thống Steam mới ở dạng thử nghiệm. Trong những năm sau đó, khi Steam đã được phát triển xong, hệ thống WON vẫn tiếp tục được vận hành. Valve đóng cửa máy chủ cuối cùng của WON vào ngày 31 tháng 7 năm 2004, chính thức kết thúc những âm vang của WON. Tất cả game trực tuyến của Valve đều được chuyển sang hệ thống Steam. Việc này làm nhiều người chơi "Half-Life" và "Counter-Strike" thất vọng vì thời điểm đó hệ thống WON vẫn còn tỏ ra hiệu quả hơn Steam về mặt tốc độ và ít tốn tài nguyên hệ thống. Sau khi đóng cửa WON, một vài người chơi vẫn tiếp tục sử dụng WON nhờ vào một bản patch phiên bản bán lẻ của "Half-Life" và "Counter-Strike", kết nối đến một dịch vụ WON thay thế khác gọi là No-WON (hay WON2), bản patch này cho phép người sử dụng hệ thống duyệt máy chủ gốc của WON để kết nối đến những máy chủ "Half-Life", (bao gồm cả "Counter-Strike" 1.5), giống như lúc trước khi WON đóng cửa. Những cộng đồng này sau đó được nhiều nhà tài trợ giúp đỡ để giúp người quản trị trang trải chi phí máy chủ hàng tháng. Sau khi đóng cửa, những người sử dụng thử kết nối đến WON sẽ nhận được thông báo lỗi như "Phiên bản trò chơi đã cũ". Từ ngày 1 tháng 11 năm 2008, hệ thống máy chủ WON chính thức bị Valve xóa bỏ, chương trình sẽ thông báo điều này khi cố gắng kết nối. Tuy nhiên, có một hệ thống WON mới thay thế được gọi là "WON2". Với WON2, bạn có thể chơi Half-Life 1 multiplayer phiên bản 1.1.1.2. Vào thời đỉnh cao, giữa năm 2005 cho đến 2010, có đến 1000 máy chủ và từ 5000 - 10000 người chơi cùng chơi một lúc trên WON2 - biến nó thành dịch vụ trò chơi nhiều người trực tuyến không chính thức lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, có một nhóm nhân viên của Google gần đây đang tiếp tục phát triển mã lập trình WON API.
1
null
"At Last" là một bài hát năm 1941 được sáng tác bởi Mack Gordon và Harry Warren cho bộ phim ca nhạc "Orchestra Wives". Bài hát đã được cover bởi rất nhiều nghệ sĩ và trở thành một bài hát quen thuộc trong lòng công chúng. Các phiên bản cover. Bản cover của Etta James. Mặc dù được viết cho bộ phim ca nhạc "Orchestra Wives", song "At Last" lại được biết đến nhiều nhất bởi Etta James. "At Last" đã được nữ ca sĩ Etta James cover vào năm 1960, và trở thành bài hát quen thuộc nhất của Etta. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn trích từ album "At Last!" của Etta. Vào tháng 4 năm 1961, bài hát xếp vị trí đầu bảng tại bảng xếp hạng "Billboard" Hot R&B Songs và vị trí thứ 47 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100. Năm 1991, "At Last" của Etta James đã được đưa vào Đại sảnh Danh vọng Grammy. Phiên bản của Etta đã được nữ ca sĩ Christina Aguilera cover lại nhiều lần. Tại đám tang của Etta lúc tháng 1 năm 2012, Christina đã khẳng định Etta "là nguồn ảnh hưởng lớn nhất của cô, là người giúp cô có ước mơ làm ca sĩ". Sau đó, Christina đã biểu diễn ca khúc "At Last" và được phản hồi rất tốt. Bản cover của Céline Dion. Năm 2002, diva Céline Dion đã cover lại "At Last" và phát hành dưới dạng đĩa đơn quảng bá cho album năm 2002 của Céline, "A New Day Has Come". Phiên bản cover của Céline được sản xuất bởi Humberto Gatica và Guy Roche vào ngày 12 tháng 9 năm 2002. "At Last" của Céline đạt vị trí thứ 16 tại bảng xếp hạng "Billboard" Adult Contemporary. Bản cover của Beyoncé Knowles. Năm 2008, nữ ca sĩ nhạc R&B Beyoncé Knowles đã cover lại bài hát cho album nhạc phim cùng tên của bộ phim "Cadillac Records". Bài hát được phát hành ngày 9 tháng 12 năm 2008 bởi hãng thu âm Columbia Records. Trong bộ phim, Knowles đóng vai Etta James và đã được khen ngợi từ các nhà phê bình. Trao đổi với MTV, Knowles đã nói rằng Etta "là thần tượng của cô ấy", và "Knowles luôn muốn mình được như Etta, nhưng không biết lúc nào có thể làm được như thế [...]". "At Last" của Knowles đã chiến thắng một giải Grammy ở hạng mục "Trình diễn nhạc R&B truyền thống xuất sắc nhất" vào năm 2010. Knowles đã trình diễn "At Last" lần đầu tiên tại lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ Barack Obama trong một buổi khiêu vũ cùng vợ là Đệ Nhất Phu nhân Michelle Obama vào năm 2008. Mặc dù được phản hồi rất tốt, nhưng nghệ sĩ gốc là Etta James lại tỏ ra không mấy hài lòng. Etta đã thẳng thắn chê bai Barack Obama vì "không biết thế nào là âm nhạc đúng chất." Etta còn chê bai Knowles rằng cô ấy (Knowles) đã tùy tiện trình bày ca khúc của mình để "gặt hái danh tiếng." Bản cover của Christina Aguilera. Mặc dù không nằm trong bất kỳ album nào của cô, song nữ ca sĩ Christina Aguilera đã cover lại rất nhiều lần bài hát "At Last". Cô khẳng định Etta "là nữ hoàng của cô", và "cô đã lớn lên với những bài hát của Etta". Ngay từ khi khởi nghiệp, Christina đã bắt đầu hát "At Last" tại những chương trình truyền hình vào năm 1999. Năm 2003, tại chuyến lưu diễn Stripped World Tour nhằm cổ động cho album "Stripped", Christina đã biểu diễn "At Last" với phần ngân một quãng dài kinh ngạc. Sau khi Etta James qua đời tháng 1 năm 2012, Christina đã được mời đến đám tang của Etta và trình diễn ca khúc "At Last". Tại đám tang, Christina đã khẳng định, "Etta là người đã giúp cô tìm ra tài năng của mình." Phần trình diễn đó đã được phản hồi một cách tích cực từ phía công chúng.
1
null
Y Vũ (tên khai sinh: Trần Gia Hội, 13 tháng 9 năm 1940 – 28 tháng 9 năm 2023) là một nhạc sĩ người Việt Nam, tác giả của ca khúc "Kim". Đồng thời ông còn là em ruột của nhạc sĩ Y Vân. Tiểu sử. Nhạc sĩ Y Vũ sinh ra tại Hà Nội. Từ nhỏ ông được anh ruột là nhạc sĩ Y Vân dạy kèm môn âm nhạc. Năm 1954, Y Vũ cùng gia đình di cư vào miền Nam Việt Nam. Ông sáng tác rất ít vì là nhạc công cho các vũ trường ở Sài Gòn và Vũng Tàu. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Y Vũ làm cho nhà hàng Arnol ở Sài Gòn, được chủ nhà hàng cấp cho một căn phòng nhỏ ở tạm qua ngày. Vợ ông là bà Hồng Loan. Phải đến năm 66 tuổi (2006), ông mới tìm được người phụ nữ của mình, bà Hồng Loan. Ông qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28 tháng 9 năm 2023, sau thời gian lâm bệnh nặng. Ca khúc nổi tiếng. "Kim". Vào năm 1969, Y Vũ làm việc ở Vũng Tàu có quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Cô gái có hoàn cảnh nghèo lại bị bệnh tim. Để khích lệ tinh thần Kim, Y Vũ viết bài "Kim". Bài hát lập tức nổi tiếng và được ca sĩ Túy Phượng - nữ hoàng nhạc twist đương thời hát trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình. Khoảng một năm sau thì cô Kim mất; Y Vũ đau buồn viết tiếp bài "Những tâm hồn hoang lạnh" (chung với nhạc sĩ Trúc Sơn) riêng tặng cho kiếp vũ nữ. "Tôi đưa em sang sông". Theo nhạc sĩ Nhật Ngân, vốn dĩ "Tôi đưa em sang sông" là ca khúc đầu tay của Nhật Ngân viết ở Đà Nẵng vào năm 1960. Sau đó Nhật Ngân gởi ca khúc này vào Sài Gòn nhờ nhạc sĩ Y Vân xuất bản với sự sửa đổi một vài chỗ trong bản nhạc cho hợp với đường lối của Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa lúc đó không cho phép phổ biến những nhạc phẩm ủy mị, ướt át. Câu "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là cánh mây trôi bốn phương trời" được nhạc sĩ Y Vân đổi thành "Rồi thời gian lặng lẽ trôi, đời tôi là chiến binh đi khắp phương trời" cho phù hợp với chiến cuộc khi này. Câu kết của bản gốc là "Nàng đã thay một lối về, thay cả bàn tay đón đưa" cũng đã được Y Vân đổi thành "Nàng đã thay một lối về, quên cả người trong gió mưa." Vì lúc đó Nhật Ngân chưa có tên tuổi nên cần nhờ tới một nhạc sĩ nổi tiếng đứng chung tên với "Tôi đưa em sang sông" để dễ dàng đến với quần chúng hơn. Khi được xuất bản, "Tôi đưa em sang sông" được ký tên là Trần Nhật Ngân - Y Vũ. Sau đó Y Vũ có viết tiếp một bài nữa dựa vào ý bài này là bài "Ngày cưới em". Theo nhạc sĩ Y Vũ trong một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi "Vietface TV" (trụ sở tại Hoa Kỳ, thuộc Trung tâm Thúy Nga) thì nguyên văn ông nói như sau: Trong chương trình "Hát câu chuyện tình" ngày 18 tháng 11 năm 2017 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Y Vũ khẳng định chính ông là tác giả duy nhất bằng cách đưa ra bản thảo mà ông viết tay của tác phẩm này.
1
null
Trần Bửu Ngọc (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam đang chơi ở vị trí thủ môn cho Tiền Giang tại giải Hạng Nhì Quốc gia. Sự nghiệp câu lạc bộ. Bửu Ngọc trưởng thành từ lò đào tạo của Đồng Tháp sở hữu chiều cao khá tốt. Năm 2011, Bửu Ngọc được đôn lên chơi ở đội một Đồng Tháp, bắt dự bị cho thủ môn Bùi Tấn Trường. Ngày 15 tháng 5 năm 2011 trong trận gặp Hoàng Anh Gia Lai, Bửu Ngọc có lần đầu tiên xuất hiện ở V.League khi bắt chính thay Tấn Trường bị chấn thương. Giai đoạn 2 V-League 2015 anh bất ngờ về chơi cho câu lạc bộ Cần Thơ cho đến năm 2017. Tại HAGL Trần Bửu Ngọc là người Đồng Tháp thứ 6 đi theo tiếng gọi của HAGL. Trong quá khứ, những đồng hương của Bửu Ngọc gồm Đoàn Việt Cường, Phan Thanh Bình, Dương Văn Pho, Nguyễn Minh Nghĩa và Nguyễn Quý Sửu đã để lại khá nhiều dấu ấn ở phố Núi. Không giống như những đàn anh, Bửu Ngọc gia nhập HAGL khi anh đang chấp chới trong sự nghiệp. Lại kể chuyện vẫn chưa cũ, kết thúc giai đoạn 1 V.League 2019, Trần Bửu Ngọc khăn gói rời Thanh Hóa với những chuyện lùm xùm nội bộ. Thủ thành sinh năm 1991 này rời xứ Thanh với tâm trạng chẳng biết đi đâu về đâu khi mọi đội bóng đã chốt sổ. Hoặc một vài lời đề nghị bị anh từ chối vì chê lương thấp, tiền lót tay không cao. Cho đến giai đoạn 2, Bửu Ngọc ngược ra Phố Hiến để chơi tại giải hạng Nhất. Phải thừa nhận rằng, Bửu Ngọc góp một phần không nhỏ giúp Phố Hiến giành chiếc vé dự play-off lên V.League 2020 (sau đó để thua Nam Định). Tuy nhiên, bấy nhiêu đó không đủ để Phố Hiến giữ anh bằng mọi giá. Đã có những thông tin cho rằng, Ngọc đã trên đường đến với CLB TP.HCM. Cụ thể, đôi bên đã đạt được thỏa thuận nhưng phút chót, mối lương duyên này đổ bể vì một cái gì đó mà chính Ngọc cũng không hiểu. Sự nghiệp quốc tế. Sau một mùa giải thi đấu xuất sắc trong màu áo Đồng Tháp, anh được huấn luyện viên Falko Götz gọi lên đội tuyển U-23 Việt Nam tham dự SEA Games 26 tại Indonesia. Ban đầu, Bửu Ngọc chỉ là sự lựa chọn thứ hai của U-23 Việt Nam sau Nguyễn Tuấn Mạnh ở vị trí trấn giữ khung gỗ. Tuấn Mạnh chơi không tốt ở trận thắng 3–1 trước U-23 Philippines và lập tức mất chỗ vào tay Bửu Ngọc. Bắt chính 4 trận còn lại của vòng bảng, Bửu Ngọc tiếp tục được tin tưởng ở bán kết gặp chủ nhà Indonesia. Phút 25 trận bán kết, sau pha nhảy lên bắt bóng, Bửu Ngọc bị tiền đạo chủ nhà chơi xấu. Anh sau đó bị ngã, chạm cổ vào hệ thống thoát nước sân vận động Gelora Bung Karno đặt ngay cạnh khung gỗ. Được các bác sỹ chăm sóc, Bửu Ngọc đã nén đau thi đấu hết trận. Sau đó, anh được chuẩn đoán bị chấn thương cơ cổ và không thể có mặt trong trận tranh HCĐ với Myanmar. Hai năm sau, tại SEA Games 27 trên đất Myanmar, Bửu Ngọc và các đồng đội đã có một giải đấu không thành công khi đội tuyển không vượt qua được vòng bảng. Bửu Ngọc ra mắt đội tuyển quốc gia Việt Nam vào ngày 22 tháng 3 năm 2013 trong trận gặp Hồng Kông tại vòng loại Asian Cup 2015. Trong trận giao hữu với câu lạc bộ Arsenal tại sân Mỹ Đình ngày 17 tháng 7 năm 2013, hiệp 2 anh được vào sân thay thế thủ môn Dương Hồng Sơn. Đến phút 89, anh bị thẻ đỏ trực tiếp do lỗi chơi bóng bằng tay ngoài vòng cấm. Năm 2014, Bửu Ngọc được gọi lên tuyển Olympic Việt Nam tham dự Asiad 17 tại Hàn Quốc. Anh đã có một giải đấu cực kỳ xuất sắc khi cùng các đồng đội lọt vào vòng 1/8.
1
null
Nguyễn Vũ (tên khai sinh: Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944) là một nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng với ca khúc "Bài thánh ca buồn". Khi sáng tác nhạc ông còn ký một nghệ danh khác là Anh Thái. Ngoài ra ông còn có quan hệ họ hàng với nhạc sĩ Đức Huy. Tiểu sử. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ sinh ra tại Hà Nội nhưng suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt. Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano... và hát cho ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi, ông đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài. Năm 1958, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn. Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc "Một loài chim biển" nhưng cho đến hai năm sau ông mới được giới mộ điệu biết đến nhiều qua loạt ca khúc có từ "cuối", đó là "Lời cuối cho em", "Nhìn nhau lần cuối" (ký Anh Thái), "Bài cuối cho người tình" do ca sĩ Elvis Phương trình bày. Năm 1972, ông cho ra đời ca khúc "Bài thánh ca buồn". Sau năm 1975, Nguyễn Vũ là cán bộ văn thể mỹ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 22. Từ khoảng năm 1990 đến nay, ông mở lớp nhạc tại nhà ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng viết nhạc bán cho các trung tâm. "Bài thánh ca buồn". Ca khúc nổi tiếng này kể về kỷ niệm mối tình đơn phương năm 14 tuổi của Nguyễn Vũ với một cô gái lúc ở Đà Lạt. "Bài thánh ca buồn" được viết vào tháng 10 năm 1972 tại Sài Gòn và ngay lập tức được hãng dĩa hát Sơn Ca mua độc quyền, ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện, có trong băng "". "Bài thánh ca buồn" là một trong những bản nhạc được yêu thích trong các album nhạc Giáng Sinh từ đó cho đến nay. Tác phẩm. Hơn 1/3 tác phẩm của Nguyễn Vũ là viết về biển vì ông rất thích biển cả.
1
null
Global Defense Initiative Biểu tượng của GDI: Một con chim đại bàng màu vàng. Thông tin chính về tổ chức. Thông tin chung. -Tên: Global Defense Initiative. -Chức năng: +Gìn giữ hòa bình của tổ chức quốc tế (1995). +Chính phủ lâm Thế giới (2047). +Chính phủ toàn cầu (2077 trở đi). -Thành lập: United Nations Global Defense Act (UNGDA). -Lãnh đạo: Bộ trưởng Quốc phòng Liên Hợp Quốc-"UN Defense Secretary". +Charles Olivetti (c. 1999) *Giám đốc-"Diector": +Lia Kinsburg (?-2047) +Redmond Boyle (2047-2049) (buộc thôi việc) *Tổng thư kí-"General Secretary": +Evelyn Rios (2068-tại chức) -Đứng đầu nhà nước: *Bộ trưởng Quốc phòng Liên Hợp Quốc-"UN Defense Secretary"(1995) *Giám đốc (2040s) *Tổng thư ký (sau 2062) -Đứng đàu chính phủ: *Giám đốc *Tổng thư ký (sau 2062) -Tổng tư lệnh: *Mark Jamison Sheppard (c. 1999) *James Solomon (c. 2030) *Paul Cortez (c. 2031) *Zachary Harkin (c. 2047) *Jack Granger (c. 2047) *Wesley Riggs (c. 2077) -Cơ quan hành pháp: *Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc-"UN Security Council" *Hội đồng giám đốc-"Council of Directors" -Cơ quan lập pháp: *Không áp dụng, hoạt động trong phạm vi ranh giới của luật pháp quốc tế(1995) *Hội đồng giám đốc-"Council of Directors" *Hội đồng GDI-"GDI Council" -Cơ quan tư pháp: -Chi nhánh: Danh sách thành viên và các chi nhánh của GDI -Quân sự: Lực lượng giữ gìn hòa bình của GDI"GDI United Peacekeepers" (GDIUP) Xã hội. -Thủ phủ: *Washington D.C. *GDSS Philadelphia *Southern Cross *Reykjavik *Manchester *New Adana -Ngôn ngữ chính thức: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và tiếng Ả Rập (ngôn ngữ làm việc của Liên hợp quốc) -Tiền tệ: Các khoản tín dụng -Lễ hội: Các ngày đã có và một vài ngày lễ mới Lịch sử. -Hình thành từ: Những năm 1950s -Ngày thành lập: Ngày 12 tháng 10 năm 1995 -Phân mảnh: Không -Ngày tổ chức lại: Năm 2062 -Giải thể: Không -Phục hồi: Không -Xung đột: *First Tiberium War * * -Tình trạng: Đang hoạt động Những mốc thời gian chính. Thành lập 1995: Bộ phận gìn giữ hòa bình quốc tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 2030: Tổ chức chính trị và quân sự siêu cường, kết hợp với các chức năng chính phủ của các nước thành viên. 2047: Chính phủ lâm thế giới và siêu cường quân sự. 2077: Siêu cường quốc gia nhà nước trong liên minh với Brotherhood of Nod. 1995: Để đảm bảo an toàn của thế giới và chống khủng bố toàn cầu. 2030-2062: Xóa bỏ những ảnh hưởng toàn cầu của Tiberium và bảo vệ loài người khỏi bị tổn hại. 2062-2077: Xóa bỏ sự lây lan của Tiberium với hợp tác Nod và bảo vệ người dân. 1995: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (vị trí phân loại). 2030-2031: GDSS Philadelphia, Hammerfest, Southern Cross. 2047: GDSS philadephia (cho đến tháng Ba), Lầu Năm Góc (Washington DC), Reykjavik. 2062: Manchester, Vương quốc Anh. 2077: New Adana, GST Tzadik. 1995: Chính trị hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, các nước thành viên G7 và khác (thường là các quốc gia phương Tây). 2030-2031: Buộc phải kết hợp quyền lực chính trị sau khi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên không còn tồn tại. GDI chỉ còn lại một mình như là lực lượng chiến đấu, quyền lực chính trị duy nhất còn lại chiến đấu cho tự do. 2031-2052: Chính phủ lâm thời thế giới, tạm thời điều hành các chính phủ trên thế giới, kiểm soát các "Blue Zone"-các khu còn lại trên hành tinh. GDI đã cung cấp cứu trợ thường xuyên để người dân vùng màu vàng "Yellow Zone" để thu thập sự hỗ trợ chính trị của người dân trong khu màu xanh "Red Zone". GDI chính thức kiểm soát các khu vực màu vàng "Yellow Zone" trên giấy mặc dù chủ yếu là nhìn thấy chúng như là dàn dựng căn cứ. 2062: Buộc phải xem xét sau khi các quần thể vùng màu vàng sau khi Blue tất cả các khu còn lại đã bị tàn phá bởi Tiberium. 2077: Chính phủ toàn cầu liên minh với Nod. Có thể xoa dịu dân số khu vực màu vàng "Yellow Zone" đến mức độ nào đó. 1995: GDI có sự ủng hộ tài chính của các quốc gia thành viên G7 và Liên Hợp Quốc, với nhiều hoạt động khai thác Tiberium. 2030: Nhiều hoạt động khai thác Tiberium mặc dù Brotherhood of Nod vẫn kiểm soát phần lớn nguồn cung cấp Tiberium của thế giới. 2047: Nhiều Tiberium được hoạt động khai thác khoáng sản trên khắp thế giới cung cấp cho họ với sự tài trợ cần thiết. Cũng tham gia vào các cuộc đàm phán để đảm bảo kinh phí từ các chủ sở hữu các "Tiberium Spike" và các Silo dân dụng. 2077: Kết hợp sức mạnh kinh tế với Nod, do liên minh. GDI có sức mạnh tổng hợp quân sự của các quốc gia thành viên cá nhân trên toàn thế giới, mặc dù hầu hết tài sản của mình đến từ quân đội Mỹ trong chiến tranh Tiberium thứ nhất. Học thuyết quân sự của GDI tập trung vào hỏa lực cao và áo giáp (thêm thông tin dưới đây). GDI phát triển và mở rộng mạng lưới pháo ion như là một thay thế tốt hơn của tên lửa hạt nhân để đảm bảo sự thống trị trên không gian và sự phát triển của thế hệ máy bay VTOL ORCA. Phe cũng đã giới thiệu những người máy đi bằng chân và pháo nòng lớn gắn trên xe tăng trong kho vũ khí của mình. 1995: Liên Hợp Quốc, G7, các nước thành viên. Những năm 2000-2030: Bí mật cài được vào Nod tướng Hassan là người lãnh đạo bù nhìn của Nod để đảm bảo kiểm soát phe Nod đang tan đàn xẻ nghé. 2030: Thành lập liên minh chung với "The Forgotten"-'Những người bị lãng quên' trong chiến tranh Tiberium thứ hai. Nhập vào một liên minh ngắn gọn với Nod chống lại CABAL trong . 2047: Các phe phái phụ bao gồm 'Móng vuốt Thép' Steel Talons và 'Khu lệnh hoạt động' Zone Operation Command. Giới thiệu tóm tắt liên minh với Nod ở Sydney trong cuộc xâm lược Scrin của Trái đất. 2062-2077: Liên minh về sự tồn tại của Trái Đất với Nod để chống lại sự lây lan của Tiberium. Trình độ công nghệ. GDI phát triển công nghệ đã được mang về bởi sự hỗ trợ tài chính của các quốc gia G8, các nền kinh tế giàu có nhất trên thế giới trong cuộc chiến tranh Tiberium thứ nhất. Phát triển trong những năm gần đây bao gồm các loại vũ khí Sonic và Hover Craft VTOL chuyên ngành nhanh chóng. GDI đã phản đối gia tăng kho vũ khí bằng laser của Nod với "railguns", giải quyết bằng tất cả mọi thứ từ Tanks Mammoth tới Commandos, và cũng đã nghiên cứu công nghệ áo giáp được hỗ trợ. Đỉnh cao của công nghệ quân sự GDI, đó là pháo Ion-Ion Cannon, là một trạm không gian dựa trên năng lượng vũ khí hủy diệt hàng loạt có khả năng phá hủy chỉ là cần về sự chỉ điểm với xác định chính xác. GDI cũng đi tiên phong trong việc sử dụng của "người máy cơ khí đi bằng chân" và phát triển một loạt máy bay ORCA thuộc loại máy bay VTOL, một thiết kế độc đáo, trong đó kết hợp công nghệ VTOL vào máy bay trực thăng. Sau Chiến tranh Tiberium Đầu tiên, công nghệ quân sự-nghiên cứu và phát triển nhanh chóng tăng lên, với sự phát triển của một số lượng lớn các công nghệ. Khám phá vũ trụ, "người máy cơ khí đi băng chân", và HoverTech là một số trong những thành tựu công nghệ của GDI trong . Tuy nhiên, do cắt giảm ngân sách và chính sách mới của GDI sau 2036, GDI đã loại bỏ những công nghệ đắt tiền và kỳ lạ hơn của nó, chẳng hạn như "người máy cơ khí đi bằng chân" và HoverTech, thay thế chúng bằng những công nghệ rẻ hơn, đáng tin cậy hơn. GDI đã không bỏ qua tất cả các công nghệ kỳ lạ hơn của mình. GDI vẫn có một số "người máy cơ khí đi bằng chân", mặc dù họ chủ yếu được sử dụng bởi phe "Móng vuốt Thép" thử nghiệm và kiểm tra. Juggernaut là "người máy cơ khí đi bằng chân" còn lại sử dụng chính trong kho vũ khí của GDI trong khi "Móng vuốt Thép" sử dụng các loại "người máy cơ khí đi bằng chân" như: Mk Titan.II, Wolverine Mk.II, và Behemoth trong các lực lượng của họ. GDI cũng đã không từ bỏ hoàn toàn công nghệ HoverTech. Trong khoảng thời gian giữa và , GDI phát triển một chiếc xe chống máy bay chuyên dụng, Slingshot. GDI cũng trang bị lại các Shatterer, một thủy phi cơ mà ban đầu được phát triển cho mục đích dân sự, nhưng GDI nhận ra tiềm năng của nó và tịch thu chúng cho quân đội sử dụng trong giai đoạn đầu của . GDI bị tụt hậu so với Nod trong các lĩnh vực khác, tuy nhiên. Trong khi GDI có một sự hiện diện lớn hơn trong không gian bên ngoài, và có thể đủ khả năng lớn hơn, xe tăng đắt tiền hơn, Nod đã vượt qua họ về công nghệ ngụy trang quang và công nghệ laser. Các nhà quân sự của GDI đều gật đầu đồng ý rằng sự coi thường của họ đối với các nhà lãnh đạo Nod về nguyên tắc đạo đức có nghĩa là trong các ứng dụng quân sự của Nod về "Cyberneticsandthe & Tiberium"-'Lính bộ binh nửa người nửa máy và Tiberium, hai lĩnh vực mà GDI miễn cưỡng bắt đầu nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, GDI là đối thủ về công nghệ khai hoang Tiberium, chỉ đứng thứ hai Scrin về công nghệ vũ trụ. Trụ sở toàn cầu của họ là các trạm không gian GDSS Philadelphia cho đến khi nó đã bị phá hủy vào năm 2047, và họ cũng có cơ sở quỹ đạo này sang nhà khác, lưu trữ và duy trì lực lượng quân sự để chuẩn bị cho một triển khai nhanh chóng tới bất cứ nơi nào trên trái đất thông qua dropship và trái thả. Đặc biệt quan trọng là mạng lưới vệ tinh của họ: pháo Ion-Ion Cannon quỹ đạo hoạt động như một siêu vũ khí chiến thuật superweapon tactial. Tất cả tiềm năng của họ đã được sử dụng tối đa trong suốt cuộc chiến tranh. Họ dường như duy trì sự thống trị của không gian ngay cả trong cuộc xâm lược Scrin. Những nỗ lực của họ để đảo ngược tác dụng môi trường thảm khốc của Tiberium đã dẫn đến sự phát triển của một số công nghệ chống nhiễm Tiberium, một khu vực công nghệ, trong đó Nod và Scrin có truyền thống thể hiện ít quan tâm đến. Hầu hết các trung tâm này xung quanh việc phát hiện mang tính đột phá của cộng hưởng tần số hài hòa Tiberium, ít nhất là trong một khoảng thời gian, cho phép GDI để chứa và thậm chí đẩy lùi tăng trưởng Tiberium. Các ví dụ bao gồm phát thải Sonic, cũng đã được triển khai như là cực kỳ bảo vệ cơ sở hiệu quả, đẩy ngược các trường Sonic và các Shatterer. Trước khi nổ ra, nỗ lực của họ đã có một số thành công trong việc chuyển đổi một số khu vực vào khu "Blue Zone", chẳng hạn như New Eden. Tuy nhiên, trong những năm sau sự phát triển tiếp theo của Tiberium trả lại công nghệ cộng hưởng Harmonic GDI trở nên vô dụng và tất cả các nỗ lực cải tạo của GDI đã nhanh chóng bị phủ nhận. Các nghiên cứu GDI được thực hiện trong một loạt của các tổ chức chuyên môn trên toàn thế giới. Futuretech Labs là một ví dụ nổi bật, và các nhân viên nghiên cứu được đặt tại New Eden, cho đến khi cuộc xâm lược Scrin ban đầu buộc họ phải sơ tán. Úc tổ chức một cơ sở nghiên cứu nổi bật Tiberium trước khi các địa điểm nghiên cứu đã bị phá hủy bởi các Black Hand. Tin đồn rất nhiều rằng các địa điểm đã nghiên cứu được Tiberium lỏng và rằng một vụ nổ lớn của Tiberium lỏng tại cơ sở là nguyên nhân hủy diệt của nó và cũng có thể đẩy nhanh sự tăng trưởng của Tiberium trên khắp nước Úc, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi nó thành một "Red Zone". Sử dụng các bài học kinh nghiệm trong chống lại Scrin, và thu được thêm các khoản tiền cần thiết, GDI phát triển nhiều công nghệ trong thời gian đó. Điều này bao gồm việc giới thiệu các trình thu thập thông tin và sự phục sinh của một số công nghệ walker như Manmoth Tank và Titan Mk.III vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến tranh chống lại các cuộc xâm nhập người ngoài hành tinh trong tương lai. Không muốn cho phép bất kỳ phe chiếm ưu thế trên không một lần nữa, GDI cũng đầu tư vào các tàu chính như lớp Kodiak và Giao thông tầng bình lưu toàn cầu-Global Stratospheric Transports để mở rộng lực lượng không quân của họ có khả năng bắn phá các căn cứ tĩnh từ bầu trời. First Tiberium War Tiberian Dawn. Sau một loạt các vụ đánh bom quốc tế liên tiếp mà trong đó có sự hủy diệt của một Trung tâm Thương mại hư cấu tại Viên, một làn sóng hoảng loạn và sợ hãi của quần chúng bắt đầu xuất hiện trên toàn cầu. Những hành vi đó là cuối cùng được quy cho Brotherhood of Nod và lãnh đạo của họ, Kane. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhận ra Nod đang bắt đầu hé mở về một kế hoạch kéo dài hàng thế kỉ để thống trị thế giới, và ra lệnh trừng phạt thông qua một tổ chức dựa trên khối G7, lực lượng đặc nhiệm Global Defense Initiative, vô tình thiết lập một cuộc xung đột sẽ leo thang thành chiến tranh thế giới. Chỉ huy quân Global Defense Initiative, người chơi sẽ trở thành công cụ trong việc tiêu diệt lực lượng Nod ở châu Âu. Dưới sự chỉ huy của tướng Mark Jamison Sheppard, người chơi hoàn thành một loạt các nhiệm vụ khác nhau, từ việc bảo vệ an ninh một bãi biển để cứu dân thường và các nhà khoa học để bảo vệ căn cứ GDI từ các cuộc tấn công của Nod. Người chơi sẽ được đưa đến chiến trường ở các nước khác nhau của châu Âu như Đức, Ba Lan, Áo, Cộng hòa Séc, và nhiều hơn nữa. Một yếu tố chính trong chiến dịch là một vụ bê bối quốc tế gây ra bởi Nod bằng cách thao túng phương tiện truyền thông làm cho thế giới tin rằng GDI cố ý tấn công và phá hủy một ngôi làng dân sự, giết chết trẻ em trong quá trình (thực ra việc này sau được điều tra ra do GDI dàn dựng để làm Kane bị sao nhãng, mất cảnh giác). Điều này dẫn đến việc cắt giảm tài trợ của GDI, buộc người chơi phải chơi một số nhiệm vụ với lực lượng hạn chế. Cuối cùng, người chơi công phá Temple of Nod ở Sarajevo, Bosnia, được Kane sử dụng như là căn cứ chính.
1
null
Vua rừng xanh (tựa tiếng Anh: The Jungle King, hay còn biết với tựa là Enchanted Tales: The Jungle King) là bộ phim hoạt hình thuộc thể loại phiêu lưu, hài hước năm 1994 của Mỹ, Diane Eskenazy làm đạo diễn. Phim được trực tiếp phát hành ngày 21 tháng 6 năm 1994 tại Mỹ. Nội dung. Vua sư tử Maximillian đệ III là một vị vua nổi tiếng nghiêm khắc, anh đang trị vì một vương quốc rộng lớn thì bỗng dưng một ngày nọ bị một nhóm thợ săn gài bẫy, bắt đi trong khi anh đang tắm suối một mình trong rừng. May mắn thay Tướng quân khỉ Glump biết chuyện này nên ông liền nghĩ ra một cách mà ông cho là hay nhất cần phải làm là: đi tìm sư tử Irwin - người anh trai song sinh vui tính của Max về hoàng cung để thay thế Max làm vua tạm thời cai quản vương quốc một ngày trong khi ông đi cứu Max về. Mục đích của Tướng Glump là muốn cho anh em Max và Irwin hội ngộ sau nhiều năm xa cách cũng như cho Max về nhanh chóng về tập hợp quân đội chuẩn bị chiến đấu với vua hổ Raj ở nước láng giềng sắp đem quân xâm lược.
1
null
Heo Jong-suk (Hangul: 허정숙, hanja: 許貞淑, Hán Việt: "Hứa Trinh Thục", 16 tháng 7 năm 1902 - 5 tháng 6 năm 1991) là một nhà cách mạng, nhà hoạt động vì nữ quyền và nhà cộng sản người Triều Tiên. Bút hiệu của bà là Sukayi (수가이 秀嘉伊 Tú Gia Y). Bà ủng hộ việc cởi mở tình dục.
1
null
Quý tôn Ý Như (chữ Hán: 季孫行父, ?-505 TCN) tức Quý Bình tử (季平子), là vị tông chủ thứ năm của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên thật là Cơ Ý Như, cháu của Quý tôn Túc, thủ lĩnh thứ tư của họ Quý, con của Quý tôn Hột (季孫紇), truy tôn Quý Điệu tử. Do cha mất sớm nên ông trở thành người kế tập ông nội. Năm 535 TCN, Quý tôn Túc mất, Quý tôn Ý Như thế tập. Sự nghiệp. Năm 530 TCN, do Quý tôn Ý Như ghen ghét gia thần Nam Khoái nên Nam Khoái làm loạn chiếm Phí Ấp. Quý tôn Ý Như thu dùng chính sách thu phục lòng dân để mọi người hướng về mình. Năm 528 TCN, ông dẫn quân đánh bại Nam Khoái, Nam Khoái trốn sang nước Tề. Năm 519 TCN, Thúc tôn Xước nhường ngôi vị chính khanh cho Quý tôn Ý Như, từ đó ông trở thành chính khanh nước Lỗ. Năm 517 TCN, Quý tôn Ý Như nhiều lần lấn đất của Hậu Chiêu bá làm Hậu Chiêu bá tức giận. Tang Chiêu bá cũng đòng tình với họ Hậu, bắt giam sứ của Quý tôn Ý Như. Quý tôn Ý Như tức giận cũng bắt sứ của Tang Chiêu bá. Họ Tang và họ Hậu bèn xin Lỗ Chiêu công đem quân đánh họ Quý. Tháng 9 năm đó, Lỗ Chiêu công hợp quân với Hậu Chiêu bá và Tang Chiêu bá đánh Quý tôn Ý Như. Hai nhà Mạnh tôn, Thúc tôn đem quân cứu họ Quý, giết Hậu Chiêu bá rồi đánh bại quân của Lỗ Chiêu công. Lỗ Chiêu công chạy sang nước Tề. Năm 516 TCN, Vệ Linh công và Tống Cảnh công sai sứ sang nước Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước, trị tội họ Quý. Nhưng Quý tôn Ý Như sai sứ sang đút lót cho đại phu họ Phạm để nước Tấn đừng giúp vua Lỗ. Lục khanh tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không ra tay giúp Lỗ Chiêu công. Năm 511 TCN, Tấn Định công lại muốn giúp Lỗ Chiêu công về nước. Tuy nhiên Quý tôn Ý Như đích thân sang Tấn đút lót cho đại phu họ Phạm và Trí, nên các đại phu nước Tấn biện hộ giúp họ Quý với Tấn Định công, khiến Lỗ Chiêu công đến hết đời vẫn không về nước được. Năm 505 TCN, Quý tôn Ý Như chết. Gia thần Dương Hổ bắt giam con ông là Quý tôn Tư, nội bộ họ Quý sinh loạn.
1
null
Hippy hay hippie là những người có liên hệ với văn hóa phản kháng của thập niên 1960, là một phong trào thanh niên phát sinh từ Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Một bộ phận giới trẻ lúc đó đã trở nên bất mãn với những định ước của xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp quay về với thiên nhiên. Câu nói nổi tiếng: “"Make love, not war"” (Hãy tạo tình yêu, thay vì gây chiến) cũng chính từ đây mà ra. Định nghĩa. Hippie có nguồn gốc từ những năm 60 tại Bắc Mỹ và Tây Âu. Đa số họ thuộc thế hệ của "Những đứa con của hoa" ("flower children") và "bùng nổ trẻ em" ("baby boomer") hay thế hệ sau. Họ sở hữu một niềm tin cốt lõi xoay quanh những giá trị về hòa bình và tình yêu. Những giá trị theo họ chính là mấu chốt trong một xã hội càng ngày được toàn cầu hóa và họ thường được gắn liền với hình ảnh những nhóm người bất bạo động, chống chính phủ. Một dấu ấn xấu về việc sử dụng thuốc kích thích được đóng vào họ và nó vẫn còn thường được thấy ngày nay, đặc biệt là việc sử dụng, lạm dụng cần sa và các chất gây ảo giác. Nhiều phong trào nhạc rock, thi sĩ, nghệ sĩ và nhà văn từ những năm 60 cho đến ngày nay có thể nói là đã gắn liền với phong trào này, nổi bật nhất có thể kể đến là George Carlin, Grateful Dead, Bob Dylan, Pink Floyd, John Lennon, Janis Joplin, Phish... và rất nhiều người khác khó có thể kể hết. Có nhiều quan niệm về Hippie. Hippie là một người nâng niu cuộc sống đến mức trọn vẹn nhất. Tuyên truyền hòa bình, tình yêu và hạnh phúc, không phải chỉ tuyên truyền họ còn đứng lên đấu tranh, sống vì điều đó. Ai cũng có thể là một hippie, không phải chỉ có những cá nhân dơ bẩn, tóc bết dread, mặc áo tie-dyed, hút cần sa. Hippie là một người nhìn vào những định nghĩa tiêu cực về họ và chỉ biết lắc đầu nghĩ rằng đáng buồn làm sao khi người ta không còn có được cái khả năng ước mơ về một thế giới tất cả chúng ta đã được dạy bảo rằng phải phấn đấu vì nó khi còn nhỏ. Một người yêu mến mọi người không thành kiến. Một người không tuân theo những gì đã được xã hội áp đặt, nhưng tuân theo những tư tưởng về hòa bình và tự do. Không phải lúc nào cũng sống trong ảo giác dưới sự tác động của các chất thức thần, psychedelics, cần sa hay những loại thuốc khác, một hiểu lầm thường thấy. Hoài bão chung về một utopia thiên quốc, một quốc gia như trên thiên đàng. Họ chống chiến tranh, nhiều người ăn chay, biểu tình bất bạo động. Một người có đủ tự tin, thoải mái với chính mình đến mức họ không còn xét đoán ai nữa. Họ thường là những người vui vẻ và có khuynh hướng thích lan truyền niềm vui của họ đến bất kì nơi nào có mặt họ. Một hippie đích thực không phân loại bản thân theo phong cách ăn mặc, nhưng theo những gì họ làm. Một người tin vào những giá trị như hòa bình, tình yêu và hạnh phúc. ""Hippie khởi đầu phong trào sinh thái học. Họ chiến đấu nạn kì thị chủng tộc. Họ giải phóng những thành kiến kì thị giới tính, khuyến khích sự thay đổi, tự tin vào bản thân. Họ chất vấn chủ nghĩa vật chất máy móc. Trong bốn năm họ đã thành công chặn đứng cuộc chiến Việt Nam." – Timoty Leary "Khi chúng ta nghe nói tới hippie, những cô cậu có ý muốn thử một cái gì đó khác biệt… chúng ta cười chúng. Chúng ta lên án chúng, những đứa con của chúng ta, chỉ vì chúng muốn tìm kiếm một tương lai khác. Chúng ta ghét chúng chỉ vì những bông hoa của chúng, vì tình yêu của chúng, và vì một sự bác bỏ không thể nhầm lẫn được mọi thỏa hiệp sai lầm, ghê tởm mà chúng ta đã đặt ra xuyên suốt những cuộc sống rỗng tuếch-chết vì tiền-sợ hãi của chúng ta."" – June Jordan
1
null
Tàu khu trục lớp Hyūga (tiếng Nhật: ひゅうが型護衛艦) llà lớp tàu khu trục mang máy bay trực thăng (DDH) thuộc biên chế của Lực lược Phòng vệ trên biển Nhật Bản. Tên của lớp tàu được đặt theo tên của thiết giáp hạm chuyển đổi thành tàu sân bay thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản (IJN) thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Hyūga vốn là tên một tỉnh trên đảo Kyūshū ở Nhật Bản thời xưa. Đây là lớp tàu lớn thứ hai của JMSDF kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (chỉ đứng sau tàu khu trục lớp Izumo mới đóng). Lịch sử phát triển. Nhật Bản là một đảo quốc ở Thái Bình Dương với 6.852 hòn đảo lớn nhỏ, có vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc, Triều Tiên và Nga - những quốc gia có hạm đội tàu ngầm hùng hậu. Thực tế khách quan đó khiến Nhật Bản phải đánh giá thấu đáo sự thông suốt trên các tuyến hàng hải của mình trong trường hợp xảy ra xung đột trên biển. Do các ràng buộc của Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản năm 1947, Nhật Bản không thể triển khai sức mạnh quân sự thông qua các tàu sân bay cỡ lớn. Thay vào đó, họ quyết định thiết kế những tàu khu trục mang trực thăng vừa có khả năng tìm diệt tàu ngầm vừa có thể hỗ trợ các hoạt động khác trong hạm đội, đó là lý do để lớp tàu Hyuga ra đời. Tàu khu trục lớp Hyuga được phát triển bởi IHI Marine United. JMSDF bắt đầu đặt ky đóng chiếc tàu sân bay máy bay trực thăng lớp Hyuga đầu tiên mang số hiệu DDH-181 tại Nhà máy đóng tàu Yokohama năm 2006, con tàu được chính thức vào biên chế năm 2009. Trong khi đó, chiếc thứ hai JDS Ise (DDH-182) được đưa vào biên chế tháng 3 năm 2011. JDS Hyuga đóng quân tại Căn cứ hải quân Yokosuka, đóng vai trò là soái hạm của Hải đội hộ vệ số 1. Trong một số khía cạnh độc đáo khác, DDH181 là tàu khu trục đầu tiên của JMSDF có quân nhân nữ phục vụ trên tàu. JDS Ise trực thuộc Hải đội hộ vệ số 4, có cảng nhà tại Căn cứ hải quân Kure. Lớp Hyuga được chế tạo nhằm thay thế các tàu khu trục lớp Haruna 7.000 tấn đã cũ. Con tàu là một phần của dự án 16DDH; tên có nguồn gốc từ năm thứ 16 của Thời kỳ Bình Thành trong lịch Nhật Bản. Về phân cấp thì Hyuga chỉ là một tàu khu trục chở trực thăng cỡ lớn, thừa kề một lớp tàu truyền thống của JMSDF. Nó không giống với loại tàu sân bay hiện có nào, bởi vì tàu không có máy phóng hay đường cất cánh nhảy cầu kiểu “ski-jump”. Ngoài ra, nó cũng như không giống với tàu đổ bộ lớp Mistral vì dù có sự tương đồng về kích thước và lực lượng trực thăng, Hyuga không có các khoang đốc và không phải là tàu đổ bộ đa năng. JMSDF coi việc sử dụng các tàu khu trục lớp Hyuga như các tàu chống ngầm hiệu quả, thực hiện các chức năng tìm cứu, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến tại các khu vực tình trạng khẩn cấp, các nhiệm vụ tuần tra biển, đổ quân chính xác bằng máy bay trực thăng, tham gia các chiến dịch quân sự quốc tế với tư cách tàu hỗ trợ. Trong hạm đội JMSDF, các tàu khu trục thuộc lớp Hyuga và Izumo đóng vai trò trung tâm trong 4 Hải đội tàu khu trục mang máy bay trực thăng DDH. Trong quá khứ, JMSDF được chia thành 4 hạm đội '8-8' chuyên về săn tìm và tiêu diệt tàu ngầm Liên Xô. Hiện nay, nó được chia ra làm 4 đội DDH và 4 đội DDG, tàu khu trục chống tên lửa đạn đạo. Các đội DDG sẽ được triển khai giữa Nhật Bản và bán đảo Triều tiên nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị Bắc Triều Tiên tấn công bằng tên lửa. 4 đội DDH sẽ có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển giữa Okinawa và Trung Quốc. Hyuga có kích thước: dài 197m, rộng 33m, mớn nước 7m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 14.000 tấn, khi đầy tải lên tới 19.000 tấn, tức là còn lớn hơn cả tàu sân bay trực thăng Chakri Naruebet của Thái Lan, các tàu sân bay Giuseppe Garibaldi của Ý hay tàu sân bay Príncipe de Asturias của Tây Ban Nha và xấp xỉ tàu sân bay Invincible của Anh. Thủy thủ đoàn của tàu (gồm cả kíp lái máy bay, kíp kỹ thuật) được biên chế 360 người (371 người trên DDH-182 "JDS Ise"). Một hành trình trên biển thực hiện nhiệm vụ mất khoảng 2 đến 3 tuần lễ. Các tàu lớp Hyuga mang đủ nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn trong 45 ngày giữa các đợt tiếp tế. Kết cấu và chức năng của các khoang trên tàu. Tàu lớp Hyuga có kết cấu khoang đáy khá lớn, được chia làm nhiều khoang, trên tàu có 2 thang máy chính, trong đó thang máy ở đuôi đủ lớn để vận chuyển trực thăng lên xuống đường băng. Ngoài ra còn có 2 thang máy nâng vũ khí. Vỏ tàu có kết cấu 2 lớp chú trọng tính năng tàng hình, đài quan sát và cột anten đều thiết kế kiểu bịt kín, ống khói được bố trí phía sau, một phần kết cấu sử dụng vật liệu hấp thụ sóng, giảm thiểu một cách hiệu quả toàn bộ diện tích phản xạ rađa và tín hiệu hồng ngoại. Đồng thời, tàu có thiết bị đệm giảm rung chấn động cơ, khiến tiếng ồn và độ rung của thân tàu trong nước giảm đáng kể. Mặt boong phía trên là khu vực phóng máy bay với diện tích khoảng 6.400 m2, được bố trí 4 vị trí cho 4 máy bay trực thăng có thể hoạt động đồng thời. Khoang chứa máy bay có thể chứa 11 trực thăng săn ngầm SH-60K và trực thăng quét mìn MCH-101. Ngoài ra, trong khoang tàu là một kho kho hậu cần kỹ thuật với đầy đủ các trang thiết bị bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng, nhiên liệu dự trữ và các loại vũ khí chống ngầm và chống hạm dùng cho máy bay trực thăng. Tàu Hyuga còn được trang bị các loại hỗ trợ đặc chủng được thiết kế một cách chuyên biệt chỉ để phù hợp với các nhiệm vụ trên các tàu sân bay, nhiều loại xe đặc chủng này hoàn toàn không được nhìn thấy ở sử dụng ở dưới mặt đất. Các loại xe ô-tô "mui trần" cỡ nhỏ có động cơ cực khỏe chuyên làm nhiệm vụ kéo máy bay di chuyển trên đường băng. Các sân bay dưới mặt đất cũng sử dụng loại xe tương tự như thế này nhưng những chiếc xe dưới mặt đất không thể đa năng và làm được nhiều nhiệm vụ như những chiếc xe kéo trên tàu Hyuga. Do lượng phương tiện hỗ trợ trên tàu có hạn vì không có nhiều chỗ chứa, những chiếc xe kéo này phải kiêm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ, từ kéo máy bay, kéo vũ khí, chở người cho đến chở hàng chúng đều có thể đảm nhận được. Xe vệ sinh đường băng được dùng để làm sạch đường băng, đảm bảo không có bất cứ một mảnh vụn kim loại nào trên đường băng có thể ảnh hưởng tới hoạt động cất-hạ cánh của những chiếc máy bay trên tàu. Phía dưới các khoang hàng của Hyuga còn có các loại xe nâng, xe kéo, xe cẩu chuyên dụng để bốc, xếp hàng hóa trong kho và đặc biệt là xe cứu hoả là thành phần không thể thiếu trên tàu. Khoang sinh hoạt gồm phòng ở, phòng hội họp dành cho sĩ quan chỉ huy cùng thủy thủ được bố trí ở phía trước tàu. Thiết kế của tàu lớp Hyuga cũng rất chú trọng đến chất lượng sinh hoạt của thủy thủ đoàn trên tàu. Phòng ở module hóa trên tàu có thiết kế các loại khác nhau gồm phòng 1 người, 2 người, 4 người, 6 người tùy theo cấp bậc, không gian sinh hoạt được quy hoạch sắp xết rất chi tiết. Các khoang của thủy thủ đoàn có thể so sánh được với các khoang hành khách của các tàu du lịch về mức độ thoải mái. Trong khu vực phòng ở của thủy thủ đoàn có các gường tầng nhỏ được lắp thành các block có 6 gường, các block được ngăn bằng các vách ngăn mỏng. Lớp sàn của tàu được thiết kế không gian thân thiện với thủy thủ đoàn, cách sắp xếp ngăn nắp và không gian làm việc rộng mở cho phép việc đi lại dễ dàng từ đầu tàu tới cuối tàu. Lối đi được thiết kế chống trượt, rộng rãi, trang bị các đèn LED chiếu sáng thấp dùng cho các hoạt động về đêm, và bố trí cẩn thận, hợp lý các thanh cầm tay. Thuyền viên có thể đi lại trên tàu một cách an toàn dù là ngày hay đêm, thậm chí trong cả điều kiện thời tiết bất lợi. Các nhà thiết kế cũng lắp đặt trên tàu một thư viện nhỏ với hàng nghìn đầu sách khác nhau, ngoài giờ trực chiến các thủy thủ đoàn và sĩ quan có thể đến đây tham khảo, bổ sung kiến thức cho mình hoặc đơn giản chỉ là thú vui đọc sách giết thời gian vì thực tế cuộc sống trên tàu rất tẻ nhạt, không có nhiều phương tiện giải trí. Rất nhiều thủy thủ JMSDF đã tự học trong quá trình công tác trên biển để thi lên các cấp sĩ quan chỉ huy cao hơn, một vài người lại sử dụng khoảng thời gian này cho việc tìm hiểu những kiến thức thuộc các ngành nghề khác để có kỹ năng xin việc sau khi rời quân ngũ. Không thể thiếu được trên tàu đó là phòng giặt là, thủy thủ đoàn sẽ giặt quần áo theo lịch được xếp trước, tránh tình trạng lộn xộn, gây lẫn lộn quân trang. Ngoài quân phục bao gồm áo ngoài, quần ngoài và đồ lót, các thủy thủ được phép mang theo và sử dụng trên tàu các loại áo phông và quần cộc tối màu. Phòng phơi đồ ngay cạnh phòng giặt, vì không có ánh nắng chiếu vào phòng này nên phòng được lắp đặt hệ thống hút ẩm bằng quạt gió và đèn công suất cao để hong khô quần áo. Các máy bán hàng tự động cũng được lắp đặt với rất nhiều đồ ăn vặt và mì hộp các loại để phục vụ nhu cầu của các thủy thủ. Những đồ ăn vặt và đồ hộp này có hạn sử dụng khá lâu nên được dự trữ với số lượng lớn trên tàu, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của binh lính trong các cuộc hành quân dài ngày trên biển. Trên tàu còn có hệ thống máy tính để bàn để phục vụ cho việc giải trí của các thủy thủ. Do đa phần đều là thủy thủ trẻ tuổi nên các máy tính ở đây dù không có mạng internet để sử dụng nhưng lúc nào cũng có sẵn khá nhiều game cho thủy thủ giải trí bằng hệ thống mạng nội bộ. Phòng tập đa năng với nhiều loại máy tập hiện đại giúp thủy thủ đỡ "cuồng chân cuồng tay" khi phải sinh hoạt và làm việc trong một không gian chật trội suốt thời gian dài. Các máy chạy bộ luôn hoạt động hết công suất để phục vụ cho nhu cầu giải phóng năng lượng của các thủy thủ. Ngoài ra còn có các máy tập đạp xe, tạ nâng các loại, xà đơn và xà kép,v..v... để các thủy thủ nâng cao sức khỏe cũng như rèn luyện thể lực cho bản thân. Phòng thông tin của tàu với nhân viên trực ban có nhiệm vụ đọc các thông tin về tình hình chính trị, xã hội của Nhật Bản cũng như của thế giới hàng ngày cho binh sĩ. Do đặc tính tách biệt hoàn toàn với đất liền để đảm bảo bí mật vị trí tàu nên các bản tin cập nhật thông tin rất được chú trọng để binh lính có thể cập nhật được tin tức từ trong đất liền sớm nhất có thể. Phòng bếp trên tàu có dự trữ khá nhiều đồ ăn đông lạnh, từ thịt cho tới rau củ quả. Nhà bếp hoạt động 24/7 để phục vụ cho 2 ca làm việc kéo dài 12 tiếng mỗi ngày, các thủy thủ sẽ có đồ ăn nóng phục vụ bất cứ lúc nào họ muốn. Phòng ăn cũng như đồ ăn của sĩ quan được chuẩn bị riêng. Khẩu phần ăn của thủy thủ Nhật Bản thường mang đậm chất truyền thống và cá là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật nói chung và binh sĩ JMSDF nói riêng. Về khả năng đảm bảo hậu cần, trên tàu cũng được trang bị một cơ sở y tế tương đương với một bệnh viện dã chiến cấp sư đoàn hoặc quân đoàn, hoặc bệnh viện đa khoa của một thành phố 250.000 dân, đồng bộ cả nha khoa, chẩn đoán, chuyên gia phẫu thuật và các khả năng y tế, vệ sinh thực phẩm và các khả năng tâm lý học. Một hệ thống điều khiển y học từ xa dựa trên hệ thống vệ tinh cho phép thực hiện các phẫu thuật chuyên ngành phức tạp. Cơ sơ y tế này có diện tích 900 m2 cung cấp 20 phòng và 69 giường bệnh, trong đó 7 phòng để chăm sóc đặc biệt. Có hai phòng mổ với đầy đủ phòng chụp X quang và siêu âm số, và nó có thể được gắn với một máy quét CT điều khiển từ xa. Kho thuốc trên tàu có đủ số lượng thuốc cho nhiều loại bệnh khác nhau từ cảm cúm, sốt cho tới các loại kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau, thuốc an thần. Đặc biệt các kho thuốc trên các tàu chiến của JMSDF thường có lượng dự trữ thuốc giảm đau dạng gây nghiện như Morphin rất cao, đề phòng trường hợp các thủy thủ bị thương nặng trong khi giao tranh. Trong trường hợp khẩn cấp, 50 giường bệnh có thể được lắp đặt nhanh chóng ngay trong khoang chứa máy bay trực thăng để tăng cường năng lực của bệnh viện. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu Hyuga trong trường hợp tàu bị hỏa hoạn, các tàu lớp Hyuga còn được lắp đặt các hệ thống phụt rửa đường băng kiêm luôn hệ thống dập lửa tự động trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống vũ khí và hệ thống điện tử. Hệ thống thông tin chiến đấu ATECS. Tàu khu trục lớp Hyuga được trang bị thông tin chỉ huy chiến đấu ATECS do Nhật Bản tự phát triển, hệ thống này được các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá là một hệ thống Aegis "phiên bản Nhật". ATECS được thiết kế để đối phó với một loạt các mục tiêu khác nhau, nó thiết lập một khu vực phòng thủ nội địa (Local Area Defense-LAD) giúp các tàu hoạt động bên trong khu vực này được an toàn hơn. Hệ thống radar mạng pha 3 tham số (3D) đa chức năng băng tầng kép FCS-3 bao gồm 2 mảng anten lớn và nhỏ đặt cạnh nhau. Mảng anten lớn hoạt động ở băng tần C (bước sóng từ 7,5 đến 3,75 cm) dùng để theo dõi và giám sát mục tiêu. Mỗi mảng anten lớn có khả năng tự động phát hiện, theo dõi các mục tiêu trên không và trên biển cùng lúc với số lượng lên đến 300 mục tiêu. Khi mục tiêu bị phát hiện, mảng anten cảnh giới sẽ tự động đánh giá mối đe dọa và cung cấp tham số về mảng anten điều khiển hỏa lực. Khác với radar dải sóng dm AN/SPY-1D của tàu lớp Kongo, các radar dải sóng cm của Nhật có khả năng phát hiện các mục tiêu kích cỡ nhỏ ở cự ly lên đến 200 km. Tuy nhiên, về mặt đánh chặn mục tiêu ở tầm xa, Akizuki không thể sánh nổi với khả năng của Kongo vì radar AN/SPY-1D công suất mạnh có khả năng kiểm soát tình hình ngay cả ở các quỹ đạo thấp gần trái đất. Mảng anten nhỏ hoạt động ở băng tần X (bước sóng từ 3,75 đến 2,5 cm) có chức năng điều khiển hỏa lực. Sau khi nhận tham số từ mảng anten cảnh giới, bộ vi xử lý của anten sẽ tiến hành theo dõi và xác định chủng loại mục tiêu, nó cũng kiểm soát việc phóng đạn và chiếu xạ sau khi tên lửa được phóng. hệ thống có khả năng dẫn hướng cho cả tên lửa hải đối không, tên lửa chống hạm và pháo hạm, trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ nhóm chiến đấu trước nhiều mối đe dọa khác nhau. Hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-10 được trang bị hệ thống máy tính điều khiển AN/UYQ-70 của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). Thông tin thu nhận được từ hệ thống FCS-3, hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm và hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp NOLQ-3D ESM/ECM sẽ được tập trung vào hệ thống. Sau đó, với khả năng tính toán siêu tốc, hệ thống máy tính sẽ tự động đánh giá mối đe dọa, ưu tiên mục tiêu, lập kế hoạch và lựa chọn loại vũ khí để tiêu diệt. Hệ thống OYQ-10 được thiết kế dưới dạng các module mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến và dễ dàng tiến hành các công tác sửa đổi và nâng cấp trong tương lai. Việc kết nối các hệ thống điện tử trên tàu được thực hiện thông qua hệ thống mạng diện rộng NOYQ-1. Hê thống này kết nối tất cả các thiết bị trên tàu thông qua hệ thống cáp quang tốc độ cao dưới dạng Gigabit Ethernet. Nhờ vậy, khả năng phản ứng và xử lý các tình huống của tàu được nâng lên đáng kể. Hệ thống thông tin liên lạc của tàu ngoài hoạt động trên tần sóng ngắn thông thường (HF), tần số rất cao (VHF) và tần số cực cao (UHF), còn có thể tham gia vào mạng dữ liệu tích hợp (JDN) và Hệ thống dữ liệu chiến thuật Hải quân (NTDS). Được liên kết thông qua hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Linhk14/11/16. Đối với liên lạc vệ tinh, tàu đươc trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh NORA-1C (hoạt động trên băng tần X) dùng để kết nối với vệ tinh SUPERBIRD B2, SUPERBIRD D, NORQ-1 (hoạt động trên băng tần Ku) và USC-42 Mini-DAMA kết nối với FLTSATCOM của Quân đội Liên bang Mỹ. Việc liên lạc giữa các trực thăng và tàu mẹ được thực hiện bởi hệ thống liên kết dữ liệu ORQ-1C. Đây là phiên bản cải tiến của ORQ-1B, một phiên bản số hóa của hệ thống ORQ-1 TACLINK thông thường. Tác chiến phòng không. Trong tác chiến phòng không, tàu khu trục lớp Hyuga được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 16 ống phóng Mk-41 Mod 22 dùng để phóng tên lửa hải đối không tầm gần RIM 162 ESSM và tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC. 16 ống phóng được chia làm 2 cụm, mỗi cụm 8 ống phóng hình hộp. RIM 162 ESSM được bố trí trong 4 ống phóng, 12 ống còn lại được sử dụng các tên lửa chống ngầm. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc "phóng nóng" (kiểu phóng nóng nghĩa là động cơ tên lửa được kích hoạt ngay khi trong ống phóng). Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Mk-15 Phalanx CIWS Block 1B Baseline 2, được lắp ở đầu phía trước của sàn đáp và trên bệ đỡ ở mạn trái phía sau của thân tàu. Tác chiến chống tàu mặt nước/chống ngầm. Trong tác chiến chống ngầm, tàu được trang bị sonar kết hợp chủ/bị động phát hiện và xác định vị trí tàu ngầm OQQ-21 gắn cố định trong quả cầu hình giọt nước ở mũi tàu. Ngoài ra, tàu còn có hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo Type 04. Type 04 được điều khiển số hóa và thiết kế kiểu module, có khả năng đánh lừa loại ngư lôi tìm bắt mục tiêu nhờ âm thanh. Khi triển khai, Type 04 được phóng ra từ phía đuôi tàu thông qua ống phóng để phóng ra một phao tiêu hình dây, sử dụng một dây cáp điện đồng trục truyền tín hiệu kéo theo phía đuôi tàu. Bên trong phao tiêu là một thiết bị phát âm thanh dưới nước, sử dụng phương thức điện tử hoặc điện cơ để phát ra tín hiệu âm thanh dụ ngư lôi. Do tín hiệu phát ra mạnh hơn cả tín hiệu âm thanh của tàu nên có thể bảo vệ cho tàu không bị tấn công. Hỏa lực chống ngầm của bao gồm tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC phóng từ Mk.41 Mod 22 và 3 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng 324mm HOS-303 ở bên hông tàu. Hiện nay, tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC đang dần được thay thế bằng loại Type 07 hiện đại hơn do Nhật tự sản xuất trong nước. Ống phóng ngư lôi HOS-303 là phiên bản mới nhất của hệ thống ống phóng ngư lôi Type 68 đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu chiến của JMSDF, HOS-303 được dùng để vận hành loại ngư lôi Type 97 mới. Hệ thống phóng được thiết kế có khả năng xoay, điều hướng và bắn từ xa (riêng việc bắn có thể thực hiện tại chỗ bằng tay) nhắm tới mục tiêu cần diệt. Các ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh hoặc kim loại, bên trong ống được bọc một lớp sợi thủy tinh để có thể bảo quản ngư lôi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Nhật Bản. Tàu còn được trang bị radar chuyển hướng, dẫn đường OPS-20C. OPS-20C được phát triển dựa trên cơ sở OPS-20B. Tác chiến điện tử. Các hệ thống tác chiến điện tử của Hyuga bao gồm hệ thống tác chiến điện tử NOLQ-3C ESM/ECM và hệ thống mồi bẫy Mk-137 SRBOC. Hệ thống NOLQ-3C được cấu thành bởi hai bộ phận chính là trinh sát điện tử và gây nhiễu điện tử. NOLQ-3C được điều khiển bởi một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý, quản lý hàng nghìn phép tính/giây và được vận hành bằng phương thức tự động hoặc bán tự động. Trong đó, bộ phận trinh sát điện tử sử dụng băng tần hỗ hợp nên có khả năng mở rộng dải trinh sát với độ chính xác lên tới 1 độ và phạm vi bao phủ 360 độ. Còn bộ phận gây nhiễu điện tử được cấu thành bởi 4 annten, mỗi anten có khả năng tác nghiệp một góc 90 độ với tổng cộng 140 dải tần số khác nhau. Hệ thống này có thể cùng một lúc gây nhiễu đối với 80 bộ radar với thời gian phản ứng trước các tình huống cực ngắn. Hệ thống Mk-137 SRBOC có bán kính tác chiến gây nhiễn là 4 km; công suất gây nhiễu từ 7 - 8 kW; công suất gây nhiễu hồng ngoại từ 3 - 5 kW; độ cao tác chiến là 150m, độ trễ là 3,5 - 0,5 giây; thời gian hình thành khu vực gây nhiễu là 8,5 giây; thời gian hình thành tường hồng ngoại gây nhiễu là 6 giây. Cơ chế hoạt động của Mk-137 đó là phóng ra các quả rocket chứa nhiều lá nhôm để tạo các mục tiêu giả qua đó đánh lừa hệ thống đầu dò mục tiêu trên tên lửa của đối phương, từ đó khiến tên lửa đối phương bắn nhầm mục tiêu. Hệ thống động lực. Động cơ chính của tàu là hệ thống động lực kết hợp tuabin khí COGAG (tức là kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tuabin khí để quay một chân vịt), trong đó bao gồm: 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima LM2500 (sản xuất theo giấy phép của General Electric) 25.000 mã lực, tương tự như hệ thống động lực của tàu khu trục lớp Kongo (63DDG). Phòng máy nơi lắp đặt hệ thống động lực chính được bố trí từ boong thứ 5 xuống đến đáy tàu. Ống khói được lắp ẩn trong tháp điều khiển của tàu, các cửa hút gió nằm ở hai bên boong thứ 2. Các ống xả và hút được dẫn đến phòng máy bằng cách đi qua các thang máy và nhà chứa máy bay trên boong thứ 2 và thứ 4. Hyuga được trang bị 4 máy phát điện tuabin khí M1A-35 công suất 2.400 kW do Kawasaki Heavy Industries sản xuất. Các động cơ này kết nối với nhau thông qua 3 hộp số và 2 bộ ly hợp, truyền động ra 2 chân vịt 5 lá cung cấp công suất đầu ra tổng cộng 100.000 mã lực. Sự kết hợp này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời, giảm chi phí, kéo dài thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng. 4 động cơ tuabin khí của tàu có khả năng chuyển từ trạng thái nguội sang trạng thái công suất cực đại trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt bộ tản nhiệt tiên tiến giúp giảm đối đa bức xạ hồng ngoại khi hoạt động, nâng cao khả năng tránh các biện pháp dò tìm bằng hồng ngoại của đối phương. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa đạt 30 hải lý/h (56 km/h) phạm vi hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ hành trình 18 hải lý/h, tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển. Hệ thống động lực COGAG có thời gian hoạt động tới 30.000 giờ trước khi cần đại tu. Để đảm bảo cho các động cơ này hoạt động hiệu quả, những thủy thủ làm việc dưới phòng máy của tàu phải luôn túc trực 24/24 không lúc nào ngơi việc dù toàn bộ hệ thống trên tàu đều được điều khiển, kiểm soát và giám sát một cách hoàn toàn tự động. Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn yêu cầu những thủy thủ luôn phải mang theo nút bịt tay để tránh thính giác của mình bị ảnh hưởng, tuy nhiên nút bịt tay này cũng chỉ hạn chế được phần nào tiếng ồn, sau một thời gian dài làm việc trong phòng máy trên tàu phần lớn các thủy thủ đểu bị lãng tai dần. Hầu hết trang thiết bị trên tàu kể cả trong phòng máy cũng đều được tự động hóa và điều khiển qua máy tính hoàn toàn. Hệ thống giám sát sẽ theo dõi sát sao các thông số của hệ thống động cơ, đưa ra các cảnh báo kịp thời để các binh sĩ khắc phục, trong trường hợp một trong các động cơ gặp sự cố, bộ ly hợp cho phép ngắt hoạt động của động cơ để tiến hành sửa chữa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tàu. Dù được tự động hóa khá nhiều, tuy nhiên công việc chính của các thủy thủ lại là bảo dưỡng các thiết bị trên tàu để đảm bảo chúng hoạt động với hiệu suất cao nhất. Với một hệ thống lớn tới 4 động cơ và 30 tuabin khí, các thủy thủ phục vụ trong phòng máy trên các tàu khu trục lớp Hyuga thường ít khi được ngơi tay. Bảo dưỡng các chi tiết nhỏ là công việc khó khăn hơn cả dù không cần phải chui rúc vào những góc nóng nực chật hẹp của phòng máy nhưng các thủy thủ luôn phải đảm bảo được độ chính xác cao và yêu cầu thêm cả sự khéo léo nữa. Các chi tiết nhỏ trên tàu có thể là các hệ thống cảm biến, các hệ thống chíp điều khiển của các thiết bị máy tính.
1
null
Martial Henri Merlin (20 tháng 1 năm 1860 - 8 tháng 5 năm 1935) là một viên chức thuộc địa người Pháp. Ông nắm cương vị Toàn quyền Đông Dương trong giai đoạn 1923 - 1925. Ông chính là mục tiêu của Phạm Hồng Thái trong vụ đánh bom mưu sát ở tô giới của Pháp tại đảo Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) vào ngày 19 tháng 6 năm 1924. Tài liệu tiếng Việt thường gọi vụ này là tiếng bom Sa Diện. Tiểu sử. Ông sinh ngày 20 tháng 1 năm 1860 tại Paris, Pháp. Ông từng phục vụ trong quân ngũ từ 1880 đến 1885, sau đó trở thành một viên chức thuộc địa kể từ ngày 18 tháng 8 năm 1887, thăng dần lên chức chánh văn phòng Phủ toàn quyền Sénégal. Giai đoạn 1901-1903, ông làm Toàn quyền Guadeloupe. Giai đoạn 1907–1908 và 1919—1923, ông làm Toàn quyền Tây Phi thuộc Pháp. Giai đoạn 1908–1917, ông là Toàn quyền châu Phi Xích đạo thuộc Pháp. Từ 1917 đến 1918, ông là Toàn quyền Madagascar. Ngày 10 tháng 8 năm 1923, ông chính thức nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Ông trở về Pháp ngày 23 tháng 4 năm 1925 và thôi giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 27 tháng 7 năm 1925. Ông mất tại Clichy vào ngày 8 tháng 5 năm 1935. Tiếng bom Sa Diện. Toàn quyền Merlin chính là mục tiêu của Phạm Hồng Thái trong vụ mưu sát ở tô giới của Pháp ở đảo Sa Diện, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tài liệu tiếng Việt thường gọi vụ này là tiếng bom Sa Diện. Phạm Hồng Thái là một nhà hoạt động trong phong trào Đông Du ở Đông Dương thuộc Pháp. Nhân việc Merlin công du Nhật Bản, Hồng Kông và ghé tô giới của Pháp ở Sa Diện, Phạm Hồng Thái lên kế hoạch ám sát Merlin. Trước đó vào năm 1923, Phạm Hồng Thái từng giáp mặt Merlin ở Hải Phòng, Bắc Kỳ. Đúng 19 giờ 30 phút ngày 19 tháng 6 năm 1924, trong vai một ký giả tại buổi chiêu đãi Merlin ở khách sạn Victoria, Phạm Hồng Thái ném một quả tạc đạc nhưng không giết được Merlin mà chỉ khiến ông bị thương nhẹ. Sau đó Phạm Hồng Thái đuối nước trên Châu Giang trong quá trình tẩu thoát.
1
null
Grande là một hòn đảo nằm trong cửa vịnh Subic ở phía tây nam đảo Luzon của Philippines. Đảo này chia đường vào vịnh thành hai luồng riêng biệt nhưng hiện nay chỉ có luồng phía tây là dành cho tàu thuyền lưu thông. Đảo Grande được bao quanh bởi rạn san hô viền bờ trải dài khoảng 0,5 hải lý (926 m) về phía nam với độ sâu dưới 6 m. Đầu năm 2008, người ta nhận thấy loài sao biển "Acanthaster planci" đang không ngừng tàn phá rạn san hô nơi đây. Lịch sử. Năm 1905, Hoa Kỳ thiết lập căn cứ mang tên Fort Wint trên đảo Grande. Căn cứ này ngưng hoạt động từ sau Hiệp ước Hải quân Washington ký năm 1922 nhằm giới hạn hoạt động phát triển hải quân và chỉ được khôi phục trở lại vào năm 1941. Sau một thời gian bị quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm giữ, hòn đảo được quân đội Hoa Kỳ tái chiếm vào ngày 30 tháng 1 năm 1945. Tính đến cuối năm 1963, hầu như toàn bộ súng tại căn cứ Fort Wint đã bị tháo dỡ và chuyển về nước Mỹ.
1
null
Ô rô cạn (danh pháp khoa học: "Cirsium japonicum"), còn gọi là Đại kế, Thích kế, Thiết thích ngãi, Dã thích thái, Thích khải tư, Hồ kế, Mã kế, Dã hồng hoa, Sơn ngưu bàng, Hê hạng thảo là một thực vật có hoa thuộc họ Cúc ("Asteraceae"). Cây được trồng làm thuốc hoặc làm cảnh. Mô tả. Ô rô cạn là thực vật thân thảo sống nhiều năm. Đây là loài bản địa của vùng Viễn Đông, phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây mọc hoang trong các xavan ở các tỉnh miền Bắc: Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình và ở cả khu vực miền Trung. Ô rô cạn cũng được gieo trồng bằng hạt ở một số nơi. Nơi sống thích hợp của cây là các sườn đồi nhiều nắng ở các vùng đất thấp, hoặc ở chân các triền đồi núi. Cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, điều kiện yêu cầu nhiều nắng. Hạt nảy mầm trong vòng 2-8 tuần tại nhiệt độ 20 độ bách phân. Thân nhỏ, mảnh, thẳng, cao từ 50–80 cm, màu xanh lục, có nhiều lông và trên có những rãnh dọc như các đường kẻ chỉ. Rễ trụ phình thoi dài, có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, không có cuống, dài 20–40 cm hay hơn, rộng 5–10 cm. Phiến lá có những rãnh sâu chia phiến thành 4-5 thùy, mép lá có răng to, mặt trên nhẵn, méo có nhiều gai dài. Càng lên ngọn lá càng nhỏ dần, ít chia thùy hơn. Cụm hoa hình đầu, màu tím đỏ mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính 3–5 cm, hoa lưỡng tính. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, ít lông, gân chính giữa nổi rất rõ; với lá ngoài ngắn và rất nhọn còn lá trong có đầu mềm hơn. Quả bế thuôn hơi dẹt, cao 2–3 mm, lông mào dài 1,5 cm. Hạt có nhiều dầu. Cây ra hoa vào tháng 5-7 và kết quả vào tháng 8-10. Được thụ phấn nhờ các loại côn trùng như ong, bướm, bọ cánh cứng hoặc có thể tự thụ phấn. Sử dụng trong Đông y. Theo Đông y, ô rô cạn có vị ngọt đắng, tính bình vào kinh can, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy, giúp sinh máu mới, cầm máu... Chủ trị các chứng lạc huyết, nục huyết (chảy máu cam), băng huyết, rong kinh, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, cao huyết áp... nói chung là các bệnh về máu do nhiệt và xuất huyết do tổn thương. Ngoài ra cũng có tác dụng tiêu thủng, trị mụn nhọt, ghẻ lở, thông sữa, trị viêm gan, thận, vú, viêm ruột thừa. Theo các nghiên cứu thực nghiệm hiện đại, nước thuốc ngâm kiệt rượu cồn và nước có tác dụng hạ huyết áp trên chó, mèo, thỏ. Rễ sắc nước hoặc cả cây cất lấy nước với nồng độ 1:4.000, ngâm cồn với nồng độ 1:30.000 có tác dụng ức chế trực khuẩn bạch hầu. 100% dịch rễ tươi, lá tươi có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn A, trực khuẩn Flexner. Thực nghiệm cũng cho thấy cây có tác dụng chống tiểu đường ở chuột, tăng cường quá trình hấp thu glucose và biệt hóa tế bào mỡ. Thành phần hóa học chủ yếu của cây bao gồm các alkloit, tinh dầu, taraxasteryl, axetat, stigmasterol, alpha amyrin beta-amyrin, beta-sitosterol, pectolinarin. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ cây bao gồm thân, cành, lá, cụm hoa và rễ. Cây được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu, lúc hoa nở, thu hái cả toàn cây, rửa sạch phơi khô dùng dần. Có tài liệu ghi nhận rằng cây được thu hoạch vào cuối mùa thu, lúc đã già. Nếu chủ yếu sử dụng rễ cây, thì thu hái vào mua thu rễ sẽ to hơn. Liều dùng 10-30g rễ khô/ngày, đối với cây tươi là 30-60g, dùng đắp ngoài da thì không hạn chế. Dùng ngoài có thể dùng bột trộn mật ong đắp, tuy nhiên dùng tươi giã nát đắp hoặc vắt nước đắp có tác dụng tốt hơn dùng khô. Thuốc sao cháy có tác dụng thu liễm, cầm máu. Khi trị bệnh cao huyết áp thì dùng rễ tốt hơn, có thể dùng độc vị (một loại duy nhất trong thang thuốc) hoặc phối hợp với các vị thuốc Hạ khô thảo, Hi thiêm thảo. Người bệnh có tỳ vị hư hàn thì thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
1
null
Lưu đồ là một loại sơ đồ biểu diễn một thuật toán hoặc một quá trình, biểu hiện các bước công việc dưới dạng các loại hình hộp khác nhau theo thứ tự được biểu diễn bởi các mũi tên. Sơ đồ này có thể thể hiện giải pháp cho vấn đề cần giải quyết từng bước từng bước một. Các bước quá trình được hiển thị dưới dạng các hình hộp được nối với nhau bằng các mũi tên để thể hiện dòng điều khiển. Dòng dữ liệu thường không được thể hiện trong lưu đồ, không giống như trong lưu đồ dòng dữ liệu; thay vào đó, dữ liệu được ẩn vào trong chuỗi các hành động. Lưu đồ được dùng trong phân tích, thiết kế, phân loại hoặc quản lý công việc hoặc chương trình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng quan. Lưu đồ được dùng trong thiết kế và dẫn chứng những công việc và chương trình phức tạp. Giống như các loại sơ đồ khác, lưu đồ giúp hình ảnh hóa vấn đề và giúp người xem hiểu việc gì đang diễn ra, và có thể sau đó tìm ra điểm yếu, nút tắc hay những vấn đề không rõ ràng khác trong vấn đề đó. Có rất nhiều loại lưu đồ khác nhau, mỗi loại có những cách biểu diễn các "hình hộp" và công ước khái niệm khác nhau. Hai loại hình hộp thường gặp nhất trong một lưu đồ gồm: Một lưu đồ "chức năng bắt chéo" là một lưu đồ được chia ra thành nhiều đường bơi (swimlane), mô tả sự điều khiển của những tổ chức đơn vị khác nhau. Những biểu tượng xuất hiện trong đường nào thì thuộc sự điều khiển của tổ chức đơn vị đó. Kĩ thuật này cho phép tác giả xác định trách nhiệm thực hiện hành động hoặc đưa ra quyết định đúng đắn, chỉ ra trách nhiệm của từng đơn vị tổ chức với các giai đoạn thành phần khác nhau của một công việc duy nhất. Lưu đồ miêu tả một số mặt nhất định của công việc và thường được bổ sung bởi các loại sơ đồ khác. Chẳng hạn, Kaoru Ishikawa định nghĩa lưu đồ là một trong bảy công cụ quản lý chất lượng cơ bản, cùng với biểu đồ, biểu đồ Parto, bảng kiểm kê, sơ đồ điều khiển, biểu đồ nguyên nhân-kết quả, và sơ đồ rời rạc. Tương tự, trong UML - một biểu diễn hình học khái niệm thông dụng trong phát triển phần mềm, sơ đồ hoạt động - một loại lưu đồ, cũng là một trong số các loại sơ đồ. Lưu đồ Nassi–Shneiderman là một cách biểu diễn khác cho dòng chảy quá trình. Các tên thường gọi khác bao gồm: lưu đồ, lưu đồ quá trình, lưu đồ chức năng, sơ đồ khối, bản đồ quá trình, biểu đồ quá trình, biểu đồ chức năng quá trình, mẫu quá trình kinh doanh, mẫu quá trình, sơ đồ dòng chảy quá trình, sơ đồ dòng chảy công việc, sơ đồ dòng chảy kinh doanh. Biểu tượng & thành phần lưu đồ. Lưu đồ là một phương pháp rất trực quan để mô tả các quy trình. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, các tiêu chuẩn và quy tắc của tất cả các ký hiệu lưu đồ không quá quan trọng. Trên thực tế, một sơ đồ đơn giản được xây dựng bằng các khối hình chữ nhật và các đường thẳng liên kết là đủ. Tuy nhiên, nếu muốn có được kỹ thuật và độ chính xác, biểu đồ cũng có thể tuân theo các quy tắc và tiêu chuẩn đặt trước. Cụ thể, Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đã thiết lập các tiêu chuẩn cho các sơ đồ và ký hiệu của chúng vào những năm 1960. Sau đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thông qua các ký hiệu ANSI vào năm 1970. Lịch sử. Không rõ ai là người đầu tiên phát minh ra lưu đồ, nhưng tài liệu chuẩn hóa đầu tiên về lưu đồ được giới thiệu lần đầu bởi Frank và Lillian Gilbreth. Năm 1921, cặp vợ chồng này đã trình bày phương pháp dựa trên đồ họa trong một bài thuyết trình có tiêu đề: "Lưu đồ: Bước đầu tiên trong việc tìm ra cách tốt nhất để làm việc", cho các thành viên của Hiệp Hội Kỹ Sư Cơ Khí Hoa Kỳ (ASME). Sau đó, vào những năm 1930, Allan H. Mogensen, một kỹ sư công nghiệp đã đào tạo một số người tham gia Hội nghị Đơn Giản Hóa Công Việc của ông ở New York. Những người tham gia từ hội nghị này như Art Spinanger và Ben Grahamthen bắt đầu sử dụng lưu đồ trong các lĩnh vực tương ứng của họ, điều này giúp tuyên truyền việc sử dụng lưu đồ mạnh mẽ hơn. Năm 1947, ASME đã thông qua một bộ biểu tượng lưu đồ bắt nguồn từ tác phẩm gốc của Gilbreth, với tên gọi "Tiêu chuẩn ASME: Lưu đồ quy trình vận hành". Vào năm 1949, lưu đồ bắt đầu được sử dụng để lập kế hoạch cho các chương trình máy tính và nhanh chóng trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong việc thiết kế các thuật toán và chương trình máy tính. Ngày nay, lưu đồ là một công cụ quan trọng, phục vụ nhân viên trong các ngành và chức năng khác nhau.
1
null
Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tọa lạc tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; cách thành phố Mỹ Tho hơn 12 km về phía tây. Sự kiện. Nhận lời cầu viện của Nguyễn Phúc Ánh, 5 vạn quân Xiêm La đã rầm rộ kéo sang Việt Nam, rồi tấn công căn cứ quân Tây Sơn ở Mỹ Tho. Tướng Nguyễn Huệ liền cho thủy quân mai phục sẵn ở đoạn sông Rạch Gầm – Xoài Mút; còn bộ binh và pháo binh thì mai phục ở trên bờ. Khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn bất ngờ tấn công, bộ binh và thủy quân xông ra tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch vào ngày 20 tháng 1 năm 1785. Để biểu dương chiến thắng lịch sử này, năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận "Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút" là "di tích cấp quốc gia". Quyết định ký ngày 2 tháng 12 năm 1992, Bộ trưởng Trần Hoàn ký bằng công nhận ngày 14 tháng 5 năm 1993. Và cũng để kỷ niệm trận đại thắng ấy, năm 2001, một khu di tích được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 20 tháng 1 năm 2005, nhân "kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút". Di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Khu di tích. Khu di tích nằm cạnh bờ sông Tiền và đường tỉnh 864, nên rất thuận tiện cho khách tham quan. Với tổng diện tích hơn 2 ha, khu di tích gồm tượng đài Nguyễn Huệ, nhà trưng bày (số 1 và số 2), và một nhà cổ Nam Bộ. Tượng đài Nguyễn Huệ. Tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nằm ngay trung tâm của khu di tích. Tượng làm bằng đồng nặng 20 tấn, cao hơn 8 mét, được đặt trên bệ cao mô phỏng hình chiến thuyền. Tượng vị anh hùng được tác giả thể hiện trong tư thế rút gươm rất uy dũng. Bên cạnh ông là một binh sĩ đang giương cung và một người dân đang chèo thuyền tạo thành một thể thống nhất, hài hòa.
1
null
Gương mặt thân quen là một chương trình truyền hình tương tác được Đài truyền hình Việt Nam thực hiện và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sóng Vàng mua bản quyền từ chương trình "" của Tây Ban Nha. Chương trình được phát sóng vào lúc 21:10 tối thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV3 từ ngày 5/1/2013. Thể lệ. Các nghệ sĩ tham gia chương trình hoá trang và biểu diễn, bắt chước các nghệ sĩ Việt Nam hoặc quốc tế, hay các nhân vật hư cấu trong bộ phim sao cho giống nhân vật nhất có thể. Sau mỗi chương trình, thí sinh sẽ được ban giám khảo cho điểm. Sau đó, các thí sinh có thể tặng 5 điểm cho một thí sinh khác. Từ mùa thứ ba, việc cho điểm giữa các thí sinh đã hết hiệu lực và chỉ còn Ban giám khảo cho điểm. Thí sinh có số điểm tổng cao nhất sau chương trình sẽ nhận được phần thưởng 100 triệu đồng, trong đó 50% tiền thưởng của thí sinh dành cho công tác từ thiện. Thí sinh đạt giải nhất chung cuộc của mùa giải sẽ nhận được phần thưởng 700 triệu đồng, trong đó 500 triệu đồng dành cho công tác từ thiện. Ngoài ra thí sinh cũng có thể giành được phần thưởng 100 triệu đồng từ tin nhắn của khán giả, với các giải thưởng phụ khác cho các thí sinh được trao trong đêm gala chung kết. Ở mùa 6, số tiền thưởng dành cho người thắng cuộc mỗi tuần giảm xuống còn 20 triệu đồng, người cuối cùng vô địch trong đêm gala Chung kết (được ghi hình, thay vì truyền hình trực tiếp trong 5 mùa trước đó), sẽ nhận được 200 triệu đồng tiền thưởng và Á quân là 50 triệu đồng, cùng các giải thưởng phụ từ nhà tài trợ. Mùa này không có phần nhắn tin bình chọn dành cho các thí sinh từ khán giả nên không có Giải Thí sinh được yêu thích nhất và đồng thời, các giải thưởng phụ khác gồm Thí sinh nỗ lực nhất và Thí sinh thân thiện nhất cũng bị loại bỏ từ mùa giải này. Từ mùa thứ 7, chỉ có hai giám khảo chính trong suốt mùa giải cùng các giám khảo khách mời thay đổi mỗi tuần. Trong mùa 8, các thí sinh bị loại dừng cuộc chơi sẽ phải thực hiện một thử thách do ban tổ chức chương trình đưa ra và phải quay video ngắn thuyết phục khán giả bình chọn cho mình để nhận được tấm vé hồi sinh bước vào đêm thi chung kết. Quyền cứu thí sinh sẽ thuộc về tay của khán giả và chỉ dành cho 1 thí sinh may mắn nhất. Các mùa thi. <onlyinclude> Mùa 1 (2013). "Gương mặt thân quen" mùa 1 được phát sóng từ 5 tháng 1 đến 16 tháng 3 năm 2013. Trong đó có các thí sinh gồm: Khởi My, Thúy Uyên, Phương Thanh, Đại Nghĩa, Kyo York và Chí Thiện với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Khởi My. Mùa 2 (2014). "Gương mặt thân quen" mùa 2 được phát sóng từ 29 tháng 3 năm 2014 đến 14 tháng 6 năm 2014. Trong đó có các thí sinh gồm: Ngân Quỳnh, Vy Oanh, MiA, Minh Thuận, Vương Khang và Hoài Lâm, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Hoài Lâm. Mùa 3 (2015). "Gương mặt thân quen" mùa 3 được phát sóng từ 18 tháng 4 năm 2015 đến 11 tháng 7 năm 2015. Trong đó có các thí sinh gồm: Ngọc Liên, Ái Phương, Nhật Thủy, Mai Quốc Việt, Khương Ngọc và Thanh Duy, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Thanh Duy. Mùa 4 (2016). "Gương mặt thân quen" mùa 4 được phát sóng từ ngày 23 tháng 4 năm 2016 đến 16 tháng 7 năm 2016. Trong đó có các thí sinh gồm: Võ Hạ Trâm, Hà Thúy Anh, Hòa Minzy, Bạch Công Khanh, Phan Ngọc Luân và Đỗ Duy Nam, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Bạch Công Khanh. Mùa 5 (2017). "Gương mặt thân quen" mùa 5 được phát sóng từ ngày 13 tháng 5 năm 2017 đến 5 tháng 8 năm 2017. Trong đó có các thí sinh gồm: Phượng Vũ, Tố Ny, Hoàng Yến Chibi, Kỳ Phương, Quốc Thiên và Jun Phạm, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Jun Phạm. Mùa 6 (2018). "Gương mặt thân quen" mùa 6 được phát sóng từ ngày 9 tháng 6 năm 2018 đến 1 tháng 9 năm 2018. Trong đó có các thí sinh gồm: Kim Thành, Hà Thu, Hùng Thuận, Duy Khánh, Đỗ Phú Quí và Anh Tú, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Duy Khánh. Mùa 7 (2019). "Gương mặt thân quen" mùa 7 được phát sóng từ ngày 2 tháng 11 năm 2019 đến 18 tháng 1 năm 2020. Trong đó có các thí sinh gồm: Nhật Thủy, Mia, Emma Nhất Khanh, Phan Ngọc Luân, Võ Tấn Phát và Trần Tùng Anh, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Nhật Thủy. Mùa 8 (2020) - Phiên bản thế hệ mới. "Gương mặt thân quen" mùa 8 được phát sóng từ ngày 21 tháng 11 năm 2020 đến ngày 6 tháng 2 năm 2021. Trong đó có các thí sinh gồm: Lynk Lee, Cara Phương, Phạm Lịch, Long Chun, Hải Đăng Doo, Phạm Việt Thắng, Thái Sơn, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về thí sinh Phạm Lịch. Mùa 9 (2022) - Phiên bản song ca. "Gương mặt thân quen" mùa 9 phát sóng từ ngày 5 tháng 11 năm 2022 đến ngày 14 tháng 1 năm 2023. Trong đó có sự tham gia của các cặp huấn luyện viên kết hợp với các thí sinh nhí. Các thí sinh nhí bao gồm: Trần Sỹ Luân, Nguyễn Gia Như, Bùi Lý Bảo Ngọc, Nguyễn Ngọc Khánh Chi, Đặng Khả Hân và Phạm Nam Phong. Các huấn luyện viên bao gồm: Phạm Lịch, Phượng Vũ, Đặng Thái Bình, Trịnh Tú Trung, Kim Thành TDA, Quốc Bảo, Tùng Anh, Bảo Yến Rosie, với kết quả chung cuộc giải nhất thuộc về cặp thí sinh Đặng Thái Bình - Phạm Nam Phong.
1
null
Aleksandr Porfiryevich Borodin (, 1833-1887) là nhà hóa học, nhà soạn nhạc, tiến sĩ y khoa, nhà hoạt động xã hội người Nga. ông là một trong những thành viên của Nhóm nhạc Năm người ("Moguchaya kuchka"). Ông là người sáng lập ra dòng giao hưởng anh hùng của Nga. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là vở opera "Hoàng đế Igor". Thân thế sự nghiệp. Aleksandr Porfiryevich Borodin sinh ra trong một gia đình hoàng thân Nga. Ngay từ nhỏ, ông tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc khoa học. Ông học nhạc từ khi có 8 tuổi. Lúc đó Borodin học về sáo và vĩ cầm. Rồi khi 12 tuổi, ông học thêm viôlôngxen, còn sáng tác thì ông tự học. Trong khoảng thời gian từ năm 1850-1856, Borodin vào học Viện Hàn lâm Y khoa-Phẫu thuật Sankt Peterburg đồng thời học thêm âm nhạc. Sau tốt nghiệp, tức là từ năm 1859 đến 1862, Aleksandr Porfiryevich Borodin được cử đi Đức, Pháp, Ý để bổ túc nghề nghiệp. Từ năm 1862 đến năm 1864, ông trở thành phó giáo sư. Năm 1863, ông là Giáo sư Viện Hàn lâm Lâm nghiệp, khoa hóa học. Năm 1864, ông được phong giáo sư. Vào năm 1877, ông là viện sĩ Viện Hàn lâm Y khoa-phẫu thuật.. Ngoài ra, Borodin là trong rất nhiều thành viên sáng lập, tạo dựng cơ sở giáo dục y khoa cho nữ giới tại Nga. Đó là sự nghiệp khoa học của ông. Còn về sự nghiệp âm nhạc, năm 1862, Borodin kết thân với Mily Balakirev và là thành viên của nhóm Năm người (Balakirev là người sáng lập và là cột trụ của nhóm này). Dù bận rộn nghiên cứu, nhưng Borodin vẫn bỏ chút thời gian để sáng tác âm nhạc. Năm 1867, ông sáng tác bản giao hưởng số 1 và nhiều bản romance mang tính chất anh hùng ca như "Nàng công chúa đang ngủ", "Những bài hát của khu rừng tối", "Biển" hoặc mang thính chất trữ tình như "Những bài hát củ tôi chứa đầy chất độc", "Thanh âm lạc lõng". Bàn giao hưởng số 1 cua ông được Balakirev chỉ huy dàn nhạc thành công. Tiếp nói bản giao hưởng là bản giao hưởng số 2, bản giao hưởng được Stasov, nhà phê bình âm nhạc người Nga, đặt tên là bản giao hưởng "Dũng sĩ". Cùng lúc đó, ông viết tác phẩm xuất sắc nhất củ mình, vở opera "Hoàng đế Igor". Đến năm 1877, Alexander Borodin đến gặp Franz Liszt ở Weimar. Năm 1880, Liszt dã giới thiệu bản giao hưởng số 1 của nhà soạn nhạc người Nga tại Baden, điều này làm tên tuổi của ông nổi tiếng. Về âm nhạc thính phòng, ông sáng tác các bản tứ tấu cho đàn dây số 1 và số 2 vào các năm 1879 và 1882. Thật đáng tiếc, Borodin đang sáng tác bức tranh-giao hưởng "Ở miền Trung Á" vào năm 1880 và bản giao hưởng số 3 vào năm 1881 thì ông qua đời vào ngày 27 tháng 2 năm 1887 tại Sankt Peterburg mà chưa kịp hoàn thành hai tác phẩm lớn này (cả "Hoàng đế Igor" cũng kịp hoàn thành) vì bị bệnh trụy tim. Nhưng Nikolay Andreyevich Rimsky-Kosakov và Alexander Konstantinovich Glazunov đã hoàn thành bản giao hưởng số 3. Cả hai nhà soạn nhạc này đều dàn dựng "Hoàng đế Igor" vào năm 1890. Phong cách sáng tác. Âm nhạc của Alexander Borodin mang tính dân tộc Nga, hoành tráng, anh hùng hình thức cấu trúc rõ ràng, cân đối và hòa thanh giàu màu sắc. Ông là người sáng tạo ra thể loại giao hưởng-tráng ca mang đậm tính ca hát và âm hưởng dân tộc Nga. Tác phẩm. Về khoa học, Borodin công bố 42 công trình khoa học. Về âm nhạc, ông để lại cho đời các vở opera "Hoàng đế Igor", "Những dũng sĩ", ba bản giao hưởng (bản số 3 chưa kịp hoàn thành), tranh-giao hưởng "Ở miền Trung Á", "Sextet", ngũ tấu dành cho piano, hai bản tứ tấu, "Tổ khúc nhỏ"(gồm 7 khúc nhạc) cho piano, 16 romance gồm "Vì những bến bờ quê hương xa vời", "Biển", "Bài hát khu rừng tối", "Nàng công chúa ngủ"... các bài báo về âm nhạc.
1
null
Erythropitta là một chi chim trong họ Đuôi cụt (Pittidae). Chi này có 6 loài, được tìm thấy chủ yếu ở Đông Nam Á, với 1 loài phân bố đến tận Úc. Chi này trước đây nằm trong chi lớn là chi "Pitta", nhưng một nghiên cứu năm 2006 đã tách "Pitta" thành 3 chi riêng biệt trong họ của nó.
1
null
Nguyễn Đức Sơn (18 tháng 11 năm 1937 – 11 tháng 6 năm 2020) là nhà thơ quê gốc làng Thanh Lương, huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế, ông được giới văn nghệ yêu nước miền Nam trước năm 1975 gọi là một trong ba kỳ nhân của thời đó (hai người còn lại là Bùi Giáng và Phạm Công Thiện) Sự nghiệp. Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18 tháng 11 năm 1937 tại làng Dư Khánh, tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Đức Sơn bắt đầu công việc viết của mình với bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông được coi là một người có cá tính đặc biệt. Tuổi còn trẻ nhưng thơ đã chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Theo sự sắp xếp của làng văn miền Nam trước năm 1975, ngoài việc được gọi là một trong ba kỳ nhân của làng văn nghệ, ông còn được sắp xếp theo kiểu "thuần văn học hơn" là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam, ba người còn lại là Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên. Thi sĩ đã từng theo học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ Những Bài Tình Đầu, ông viết: " "Sống vô gia cư, chết vô địa táng..." và tuyên bố: "Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng tôi xin chịu chặt đầu."" Ông ở nhiều nơi Phan Rang, Sài Gòn, Bình Dương-Thủ Dầu Một, Blao-Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy học. Năm 1979, Ông cùng gia đình mình rời bỏ chốn phồn hoa đô thị chuyển lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để... sống một cuộc sống thanh tịnh. Hiện ông sống tại Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Ông nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông (vì ông trồng một vạn cây thông) với biệt danh Sơn Núi . Tác phẩm. Các tác phẩm của ông ca ngợi tinh thần tự do, yêu đất nước. Một số tác phẩm tiêu biểu:Đã xuất bản 3 tập truyện ngắn Cát Bụi Mệt Mỏi (An Tiêm 1968), Cái Chuồng Khỉ (An Tiêm 1969), Xóm Chuồng Ngựa (An Tiêm 1971) và tập Ngồi Đợi Ngoài Hành Lang chưa in. Thơ: Bọt Nước (Mặt Đất 1966), Hoa Cô Độc (Mặt Đất 1965), Lời ru (Mặt Đất 1966), Đêm Nguyệt Động (An Tiêm 1967), Mộng Du Trên Đỉnh Mùa Xuân (An Tiêm 1972), hai tập cuối cùng là Tịnh Khẩu (An Tiêm 1973) và Du Sỹ Ca (An Tiêm 1973). Gia đình. Năm 1967 Nguyễn Đức Sơn lấy bà Nguyễn Thị Phượng. Đám cưới ông bà được tổ chức tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một-Bình Dương Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn có chín người con. Người con thứ tư của ông là Nguyễn Đức Vân. Ông là người " nổi tiếng hơn cả", vì ông được cho là " người có gương mặt giống hệt... Tổng thống Mỹ Barack Obama.
1
null
Axion là một giả thuyết hạt cơ bản được đề xuất bởi các lý thuyết Peccei-Quinn vào năm 1977 để giải quyết vấn đề CP mạnh trong sắc động lực học lượng tử (QCD). Nếu axion tồn tại và có khối lượng thấp trong một phạm vi cụ thể, chúng có thể được chú ý tới như một thành phần khả thi của vật chất tối lạnh. Lịch sử. Lý do để dự đoán. Như thể hiện bởi Gerardus 't Hooft, tương tác mạnh của mô hình chuẩn, QCD, có một cấu trúc không tầm thường chân không về nguyên tắc cho phép hành vi vi phạm của các đối xứng kết hợp của liên hợp phí và tính chẵn lẻ, được gọi chung là CP. Cùng với các hiệu ứng được tạo ra bởi các tương tác yếu, CP mạnh, hiệu quả vi phạm hạn, Θ, xuất hiện như là một mô hình tiêu chuẩn đầu vào tham số-nó không phải là dự đoán bởi lý thuyết, nhưng phải được đo. Tuy nhiên, tương tác lớn CP vi phạm có nguồn gốc từ QCD sẽ gây ra một lượng lớn thời điểm lưỡng cực điện cho neutron. (Trong khi neutron là một hạt trung hòa về điện, không có gì ngăn cản tách phí trong các neutron chính nó.) Hạn chế thử nghiệm vào thời điểm lưỡng cực các neutron hiện không quan sát được của điện ngụ ý rằng CP vi phạm phát sinh từ QCD phải cực nhỏ và do đó Θ chính nó phải là cực kỳ nhỏ hoặc vắng mặt. Kể từ khi một Θ tiên có thể có bất kỳ giá trị giữa 0 và 2π (tham số này là định kỳ), điều này là một vấn đề chất tự nhiên đối với mô hình tiêu chuẩn. Tại sao tham số này nên tìm thấy chính nó rất gần với 0? (Hoặc, tại sao QCD nên tìm bản thân CP bảo quản?) Câu hỏi này tạo nên cái mà được gọi là các vấn đề CP mạnh. Một trong những giải pháp đơn giản tồn tại: nếu ít nhất một trong các quark của mô hình chuẩn không có khối lượng, Θ trở nên không quan sát được, tức là nó biến mất từ lý thuyết. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ cho thấy rằng không ai trong số các quark không có khối lượng và như vậy vấn đề CP mạnh vẫn còn tồn tại. Năm 1977, Roberto Peccei và Helen Quinn đã mặc nhiên công nhận một giải pháp thanh lịch hơn để vấn đề CP mạnh mẽ, các cơ chế Peccei-Quinn. Ý tưởng là để có hiệu quả thúc đẩy Θ một lĩnh vực (hạt). Điều này được thực hiện bằng cách thêm một đối xứng toàn cầu mới (gọi là một đối xứng Peccei-Quinn) với mô hình tiêu chuẩn trở thành một cách tự nhiên bị phá vỡ. Một khi điều này phá vỡ đối xứng toàn cầu mới, một kết quả hạt mới, như thể hiện bởi Frank Wilczek và Steven Weinberg, hạt này điền vào vai trò của Θ -tự nhiên thư giãn tham số vi phạm CP không. Hạt này đưa ra giả thuyết mới được gọi là axion. (Trên một lưu ý thêm về kỹ thuật, axion là những ông Nambu-Goldstone boson kết quả từ đối xứng Peccei-Quinn một cách tự nhiên bị phá vỡ. Tuy nhiên, hiệu quả không tầm thường chân không QCD (instantons) hư hỏng đối xứng Peccei-Quinn một cách rõ ràng và cung cấp một khối lượng nhỏ cho axion. Do đó, axion thực sự là một boson giả Nambu-Goldstone) Thử nghiệm tìm kiếm. Một số thí nghiệm đã cố gắng để phát hiện các axion, trong đó có ít nhất một trong đó đã khẳng định những kết quả tích cực. Trong ánh sáng phân cực Ý PVLAS đã thử nghiệm lan truyền thông qua các lĩnh vực từ một đứa trẻ 5 T nam châm lưỡng cực, tìm kiếm cho một vòng quay bất thường nhỏ theo hướng phân cực. Khái niệm của thử nghiệm lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1986 bởi Luciano Maiani, Roberto Petronzio và Emilio Zavattini, và nếu axion tồn tại, các photon có thể tương tác với lĩnh vực này để trở thành axion ảo hoặc thực. Luân chuyển này là rất nhỏ và khó phát hiện, nhưng vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách phản xạ ánh sáng trở lại và ra thông qua từ trường hàng triệu lần. Các PVLAS đã kết quả gần đây phát hiện một vòng quay bất thường, có thể được giải thích trong các điều khoản của một axion khối lượng 1 - 1,5 meV. Tuy nhiên, có những nguồn khác có thể có một hiệu ứng như vậy bên cạnh các axion. Một số thí nghiệm tìm kiếm các axion có nguồn gốc vật lý thiên văn bằng cách sử dụng các hiệu ứng Primakoff. Hiệu ứng này gây ra chuyển đổi axion photon và ngược lại trong các lĩnh vực điện từ mạnh. Axion có thể được sản xuất trong lõi của Mặt trời khi chụp X-quang tán xạ khỏi các electron và proton trong sự hiện diện của các lĩnh vực điện mạnh và được chuyển đổi thành các axion. CAST thử nghiệm đang được tiến hành để phát hiện các axion bằng cách chuyển đổi chúng trở lại tia x trong một từ trường mạnh. Các Axion Dark Matter Experiment (ADMX) tìm kiếm ánh sáng, tương tác yếu axion bão hòa quầng vật chất tối của thiên hà của chúng ta. ADMX là một từ trường mạnh thấm nhuần một khoang lò vi sóng lạnh. Axion phù hợp với tần số cộng hưởng của sự phân rã khoang thành photon vi sóng. ADMX đã loại trừ các mô hình axion lạc quan trong các μeV 1,9 đến phạm vi μeV 3,53. Một phương tiện tìm kiếm các axion là bằng cách tiến hành cái gọi là "ánh sáng chiếu qua các bức tường" thí nghiệm, một chùm ánh sáng đi qua một từ trường mạnh trong một nỗ lực để thực hiện các chuyển đổi của các photon thành axion bằng cách cho phép họ phải vượt qua thông qua một tấm nhôm, ngăn chặn sự di chuyển của các photon. Tuy nhiên, những thực hành này là hiệu quả thấp, đòi hỏi thông lượng photon ban đầu cao, và những người tiến hành bởi BFRs và PVLAS đã là chủ đề của một số xác minh thêm. Một thí nghiệm gần đây đã có sự nhạy cảm cần thiết để phát hiện này có hiệu lực nếu các PVLAS đã 2005 - tín hiệu do các axion, tuy nhiên, không có hiệu lực đã được nhìn thấy. Ngày 09 tháng 7 năm 2007, một bài báo trình arXiv bởi Carlo Rizzo và các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Quốc gia de la Recherche Scientifique chỉ định với một mức độ tin cậy 94% hoặc cao hơn, mà họ tin rằng các kết quả được công bố bởi các thí nghiệm PVLAS đã, Ý, không chính xác và đã không chứng minh sự tồn tại của các axion. Ban đầu, nhóm nghiên cứu các vấn đề sau khi tuyên bố của họ rằng các khớp nối axion suy ra từ thí nghiệm PVLAS đã không phù hợp với các thí nghiệm tiến hành trong năm 2007 và trước đó vào năm 2006, và vì vậy yêu cầu xem xét lại. Các thí nghiệm được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu của Rizzo của sự khác biệt từ các phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu người Ý trong việc rằng cuối của một buồng chân không, một tấm nhôm được đặt để ngăn chặn các photon từ một tia laser liền kề đi qua tấm, nơi axion sẽ chỉ đơn giản là đi qua tấm và được chuyển đổi trở lại thành photon, và có thể quan sát một phần nhỏ của vụ chuyển đổi hạt số 4 × 10 22 photon. Trong việc sử dụng đo lường quang học và dầm rung động của ánh sáng, nhóm nghiên cứu cho thấy thông qua minh họa đường cong loại trừ so với thí nghiệm PVLAS đã và khác được tiến hành bởi BFRT, rằng các axion đã được loại trừ nhưng vẫn còn một giả thuyết hợp lệ; [ 6 thí nghiệm kể như là một bước quan trọng trong sự hiểu biết của hạt, với khả năng của một axion cùng rất yếu. Một vài ngày trước đó, vào ngày 23 Tháng Sáu, PVLAS đã gửi một giấy để arXiv, trong đó, họ lưu ý rằng nâng cấp hệ thống đo lường của họ đã được thực hiện để tăng độ chính xác của các kết quả của họ so với năm trước, thông qua việc sử dụng 2.3 và 5,5 T lĩnh vực và bước sóng 1064 nm. Với tăng độ chính xác, PVLAS đã lưu ý rằng việc giải thích axion hạt đã được loại trừ do sự vắng mặt của một tín hiệu quay về mức 1,2 × 10 -8 rad × 5,5 T và 1,0 × 10 -8 rad × 2,3 T với 45.000 đi. Axion và boson ánh sáng khác cũng được dự kiến sẽ có một chữ ký quan sát được trong các cài đặt khác nhau vật lý thiên văn. Đặc biệt, một số công trình gần đây đã đề xuất sự tồn tại của giống như các hạt axion như là một giải pháp có thể có sự minh bạch rõ ràng của vũ trụ với tia gamma TeV. Nó cũng đã được chứng minh trong một vài tác phẩm gần đây, trên tài khoản của từ trường lớn luồng khí quyển của những đối tượng vật lý thiên văn nhỏ gọn (ví dụ, từ trường), môi trường như vậy sẽ chuyển đổi photon đến axion nhiều hơn nữa hiệu quả hơn so với hầu hết các phòng thí nghiệm, trong một phạm vi khối lượng rộng axion. Điều này, đến lượt nó, sẽ cung cấp cho tăng tính năng riêng biệt như hấp thụ trong quang phổ của các đối tượng như vậy mà có thể được quan sát bằng kính viễn vọng hiện tại và, do đó, làm tăng đáng kể độ nhạy cảm của chúng tôi để phát hiện axion. Một phát hiện mới đầy hứa hẹn có nghĩa là các axion các hạt giống bằng cách tìm kiếm các hiệu ứng khúc xạ bán hạt chùm trong các hệ thống với từ trường mạnh như từ trường vô tuyến lớn và các pulsar từ. Đặc biệt, các hiệu ứng khúc xạ sẽ dẫn đến tác dụng tách chùm tia có thể dễ dàng phát hiện trong các đường cong ánh sáng radio của pulsar từ hóa cao và có thể cho phép phát hiện boson ánh sáng với nhạy cảm lớn hơn nhiều so với hiện đạt được bằng các phương tiện khác. Một cặp giấy tờ của Katherine Mack xuất hiện trên arXiv trong tháng 11 năm 2009 nghi ngờ về sự tồn tại của QCD axion nhẹ hơn μeV quy mô, lập luận rằng (1) quan sát vũ trụ ngụ ý rằng sự tồn tại của axion như ánh sáng tạo ra lớn hơn tinh điều chỉnh vấn đề hơn là một trong rằng nó đã được đưa ra giả thuyết để giải quyết và (2) các đối số anthropic không làm giảm bớt vấn đề này tinh chỉnh Những giấy tờ cho rằng, kể từ khi động lực cho các axion là để sửa chữa một phạt chỉnh vấn đề, ​​nhưng sự tồn tại của axion rất nhẹ (s) tạo ra một khác nhau, và lớn hơn, tinh chỉnh vấn đề, ​​và hơn nữa, kể từ khi axion chưa bao giờ được quan sát thấy có không còn bất cứ lý do nào để nghi ngờ rằng các axion của khối lượng dưới μeV quy mô tồn tại. Axion trong vật lý vật chất ngưng tụ. Một thuật ngữ tương tự mà phải được thêm vào phương trình Maxwell cũng xuất hiện trong các mô hình gần đây lý thuyết cho các chất cách điện tô pô học. Thuật ngữ này dẫn đến một số tính chất thú vị dự đoán tại giao diện giữa các chất cách điện tô pô và bình thường. Trong tình hình lĩnh vực này θ mô tả một cái gì đó rất khác nhau từ việc sử dụng nó trong vật lý năng lượng cao. Thuộc tính. Dự đoán. Một lý thuyết các axion có liên quan đến vũ trụ học đã dự đoán rằng họ sẽ không có điện, một khối lượng rất nhỏ trong khoảng từ 10 -6 1 eV / c 2, và tương tác rất thấp mặt cắt cho tương tác mạnh và yếu. Bởi vì tài sản của họ, axion chỉ tương tác tối thiểu với vật chất thông thường. Axion được dự đoán sẽ thay đổi đến và đi từ các photon trong sự hiện diện của từ trường mạnh, và tính chất này được sử dụng để tạo ra các thí nghiệm để phát hiện các axion. Siêu đối xứng. Trong lý thuyết siêu đối xứng axion có cả một vô hướng và một siêu đối fermionic. Fermionic siêu đối của các axion được gọi là axino, siêu đối vô hướng được gọi là Saxion. Trong một số mô hình, Saxion là dilaton. Họ được tất cả các gói trong một siêu trường. Các axino đã được dự đoán là hạt siêu đối xứng nhẹ nhất trong mô hình như vậy. Trong phần do khách sạn này, nó được coi là một ứng cử viên cho các thành phần của vật chất tối. Ý nghĩa về vũ trụ. Lý thuyết cho thấy rằng các axion được tạo ra dồi dào trong Vụ nổ lớn. Bởi vì một sự kết hợp độc đáo với InstantOn lĩnh vực vũ trụ nguyên thủy, một hiệu quả ma sát động lực được tạo ra trong quá trình trao đổi khối lượng sau lạm phát vũ trụ. Điều này cướp tất cả các axion nguyên thủy của động năng của họ. Nếu các axion có khối lượng thấp, do đó ngăn ngừa chế độ sâu khác, lý thuyết axion dự đoán rằng vũ trụ sẽ được lấp đầy với rất lạnh ngưng tụ Bose-Einstein axion nguyên thủy. Do đó, tùy thuộc vào khối lượng của chúng, các axion plausibly có thể giải thích vấn đề vật chất tối của vật lý vũ trụ học. nghiên cứu quan sát để phát hiện các axion vật chất tối đang được tiến hành, nhưng chúng vẫn chưa đủ nhạy cảm để thăm dò các khu vực đại chúng, nơi axion được dự kiến sẽ được tìm thấy khi họ là những giải pháp cho các vấn đề vật chất tối. Thí nghiệm khoang lò vi sóng được biết đến như ADMX trong 1996-2010 không thành công để phát hiện các axion có một phạm vi khối lượng của 1,98-2,17 μeV và một tần số giữa 450 và 850 MHz. các axion khối lượng cao của các loại tìm kiếm bởi Jain và Singh (2007) sẽ không tồn tại trong vũ trụ hiện đại và không thể đóng góp cho vật chất tối.
1
null
Những cuộc phiêu lưu của Tintin, hay còn biết với tựa đề Những cuộc phiêu lưu của Tintin: Bí mật tàu Kỳ Lân (tựa tiếng Anh: The Adventures of Tintin hay là The Adventures of Tintin: The Secret of the Unicorn) là một bộ phim hoạt hình 3D năm 2011 của Mỹ do đạo diễn Steven Spielberg thực hiện với phần sản xuất của Peter Jackson. "The Adventures of Tintin" thuộc thể loại phiêu lưu và hài hước. Nó cũng là phim hoạt hình đầu tiên do Steven Spielberg làm đạo diễn. Bộ phim dựa theo 3 album của nhà văn Hergé là: The Crab with the Golden Claws (Cua càng vàng), The Secret of the Unicorn (Bí mật tàu Kỳ Lân) và Red Rackham's Treasure (Kho báu của Rackham Áo Đỏ). Bộ phim đoạt Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất năm 2012. Nội dung. Bộ phim mở đầu với cảnh Tintin dắt chú chó Snowy đi trong khu chợ ở Brussels, nước Bỉ. Tại đây anh mua được mô hình tàu Kỳ Lân cổ rất đẹp. Hai người đàn ông lạ mặt Sakharine và Barnaby xin mua lại nó nhưng Tintin không muốn bán. Tintin không biết bên trong mô hình đó có chứa cuộn giấy có thể chỉ dẫn người ta đến một kho báu của thế kỷ 17. Tối hôm đó, Barnaby đến nhà Tintin cảnh báo anh về cái mô hình nhưng ông này bị bắn chết ngay trước cửa. Sáng hôm sau thì Tintin cũng bị thuộc hạ của Sakharine bắt cóc vì chúng muốn lấy cuộn giấy của anh. May mắn là có kẻ đã móc túi Tintin trước khi anh bị bắt, cuộn giấy vẫn nằm trong ví tiền của Tintin. Nhóm của Sakharine đưa Tintin lên con tàu đang thẳng tiến đến châu Phi. Sakharine cho biết hắn phải tìm được ba cuộn giấy từ ba mô hình tàu Kỳ Lân thì mới tìm được kho báu. Sakharine đã có trong tay một cuộn giấy. Hắn có ý định ăn cắp hai cuộn giấy còn lại từ Tintin và mô hình đang trưng bày ở Maroc. Tintin kết bạn với thuyền trưởng Haddock của con tàu rồi cùng ông trốn khỏi tàu bằng thuyền cứu hộ. Sáng sớm Sakharine cho máy bay đi tìm Tintin và Haddock, tuy nhiên chiếc máy bay này bị Tintin và Haddock cướp mất. Hai người bay đến châu Phi nhanh hơn nhóm của Sakharine. Khi đến Maroc thì máy bay rơi xuống sa mạc do bị hỏng nặng. Tintin, Haddock và chó Snowy đành đi bộ nhưng kiệt sức giữa đường. Quân đội Pháp đưa họ về doanh trại cho họ nghỉ ngơi. Khi khỏe lại, Tintin và Haddock tạm biệt quân đội Pháp để tiếp tục lên đường tìm cuộn giấy thứ ba, Tintin gặp lại cặp thám tử song sinh Thomson - Thompson. Hai người này nói vừa tìm được ví của Tintin và trả lại nó cho anh. Tintin kiểm tra cuộn giấy vẫn còn trong ví. Anh với Haddock nhanh chóng đến nhà hát opera vì cuộn giấy thứ ba đang ở đó. Nhóm của Sakharine cũng có mặt ở nhà hát. Sakharine chờ cho giọng hát bà ca sĩ làm vỡ kính chống đạn liền đánh cắp cuộn giấy trong mô hình tàu Kỳ Lân. Tintin, Haddock và chó Snowy cố gắng đối phó nhưng cũng bị Sakharine cướp hết ba cuộn giấy. Sakharine cùng đồng bọn lên tàu về Bỉ. Tintin và Haddock thì nhờ hai ông Thomson - Thompson chở về Bỉ bằng máy bay riêng. Vừa về đến bến cảng Bỉ thì cả nhóm của Sakharine bị nhóm của Tintin phục kích. Bọn chúng bị cảnh sát bắt hết dù cố gắng chống trả. Tintin lấy được ba cuộn giấy. Tintin và Haddock đến căn nhà hoang ở trong rừng tìm kho báu đúng như mấy cuộn giấy chỉ. Họ vui mừng khi tìm được kho báu. Đặc biệt hơn người chủ của kho báu này chính là tổ tiên của Thuyền trưởng Haddock, tên là Francis Haddock. Tintin bàn với Haddock chuẩn bị tham gia cuộc phiêu lưu tiếp theo và Haddock đồng ý.
1
null
Lưu Quốc Năng (, ? – 1641), xước hiệu là Chàng tháp thiên hay Sấm tháp thiên, người Duyên An, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh, về sau quy thuận triều đình. Quá trình hoạt động. Tham gia khởi nghĩa. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), ông hưởng ứng phong trào khởi nghĩa nông dân, được tiếng là dũng mãnh. Năm thứ 3 (1630), Quốc Năng soái bộ hạ vượt Hoàng Hà đông tiến vào Sơn Tây, cướp bóc các nơi Kỳ Nam, Hà Bắc. Mùa đông năm thứ 6 (1633), đánh vào Hà Nam, từ Nội Hương, Tích Xuyên nam hạ Vân, Tương thuộc Hồ Quảng, trên đường phá được mấy tòa thành. Tháng giêng năm thứ 7 (1634) vào Xuyên, tập kích hạ được Quỳ Châu, ngoặc sang hướng đông, vào địa giới Vân Dương, Hồ Bắc, bị tổng đốc Trần Kỳ Du đánh bại. Quốc Năng đưa quân chạy đến Hán Nam, cùng nhiều thủ lĩnh khác bị vây khốn ở Xa Tương Hạp. Sau khi trá hàng rồi chạy thoát, lại vào Hà Nam, giày xéo Giang Bắc. Quan quân đánh dẹp, ông tránh vào núi Thương Lạc. Năm thứ 9 (1636), Quốc Năng cùng bọn Lý Tự Thành, "Hạt Tử Khối" từ Vân, Tương đi Hưng An, Hán Trung. Nhằm tránh quan quân của tổng đốc Hồng Thừa Trù, ông lại nam hạ Kinh, Tương, cùng bọn tổng binh Tần Dực Minh dưới quyền Thạch Trụ tuyên phủ sứ Tần Lương Ngọc giao chiến. Mùa đông, cùng bọn "Hạt Tử Khối" 17 doanh dòm ngó Đồng Quan, gặp phải tuần phủ Tôn Truyện Đình phòng thủ rất nghiêm, nên lui về phía nam. Năm thứ 10 (1637), Quốc Năng đi Giang Bắc, bị quan quân tập kích, chạy về Hoàng Pha, chuyển sang cướp bóc Hà Nam, đánh bại tham tướng Lý Xuân Quý, uy hiếp Khai Phong. Đầu hiệu triều đình. Bấy giờ, Hùng Văn Xán nhận lệnh đánh dẹp nghĩa quân, tiến hành chiêu hàng. Quốc Năng cùng Trương Hiến Trung sinh hiềm khích, lo bị ông ta thôn tính; lại thêm bị Tả Lương Ngọc đánh bại, vào tháng 1 năm thứ 11 (1638), bèn đến Tùy Châu đầu hàng Hùng Văn Xán, cho làm Thủ bị, đi theo Tả Lương Ngọc. Không lâu sau, Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài cũng hàng, nhưng đều cát cứ một nơi, chỉ có ông là tòng quân chinh chiến, nhiều lần lập công. Tháng 4 năm thứ 12 (1639), Quốc Năng cùng Tần Lương Ngọc hội sư Nam Dương, đánh bại rồi thu hàng Lý Vạn Khánh. Mùa thu, Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài lại nổi dậy, Hùng Văn Xán mệnh cho ông soái bọn Lý Vạn Khánh đi đánh dẹp, bảo vệ Vân Dương. Đến khi Lý Tự Thành xâm nhiễu Hà Nam, Quốc Năng lui về giữ huyện Diệp. Tháng 9 năm thứ 14 (1641), nghĩa quân Lý Tự Thành bao vây huyện Diệp, Quốc Năng không chống nổi. Thành vỡ, ông bị bắt. Tự Thành rất căm ghét việc Quốc Năng thực sự đầu hàng triều đình, nhưng vẫn nói: ""Ngươi là cố nhân của ta, sao không hàng?" Ông biết Tự Thành không tha cho mình, trợn mắt đáp lại: "Ta ban đầu cũng là giặc, nay đã là bề tôi của triều đình, sao lại hàng giặc!"" nên bị giết. Sau khi tin tức truyền về, Sùng Trinh đế ban đặc chiếu miễn tội, truy tặng Tả đô đốc, Đặc tiến Vinh lộc đại phu, xây từ kỷ niệm.
1
null
Tương cà chua (còn được gọi là tương Napoli, salsa roja trong tiếng Tây Ban Nha, hoặc salsa di pomodoro trong tiếng Ý) được làm chủ yếu từ cà chua, thường được phục vụ như một phần của món ăn, thay vì làm gia vị. Tương cà chua dùng phổ biến cho thịt và rau, nhưng có lẽ chúng được biết đến như là nền tảng cho salsas Mexico hoặc nước sốt cho các món mì ống. Cà chua có hương vị phong phú, hàm lượng nước cao, thịt quả mềm dễ phân hủy và thành phần phù hợp để làm đặc thành nước sốt khi chúng được nấu chín (không cần chất làm đặc như "roux"). Tất cả những đặc tính này trở nên lý tưởng cho việc chế biến các loại nước sốt đơn giản và hấp dẫn. Ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nam Phi, thuật ngữ "tomato sauce" được sử dụng để mô tả một gia vị tương tự như ketchup. Ở một số quốc gia này, cả hai thuật ngữ đều được sử dụng chỉ gia vị. Lịch sử. Người đầu tiên viết về những gì có thể là tương cà chua là Bernardino de Sahagún, một tu sĩ dòng Franciscan từ Vương quốc Tây Ban Nha, người sau đó chuyển đến New Spain, đã đề cập đến một loại nước tương được chuẩn bị được bán ở các chợ Tenochtitlan (thành phố México) ngày nay).. Việc sử dụng tương cà chua với mì ống xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1790 trong cuốn sách nấu ăn của Ý là "L'Apicio moderno" của đầu bếp Francesco Leonardi từ Rome. Mô tả. Tương cà chua đơn giản nhất chỉ bao gồm cà chua xắt nhỏ nấu chín (có thể với dầu ô liu) và đun cho đến khi mất đi hương vị thô. Tất nhiên, có thể được nêm muối, hoặc các loại thảo mộc hoặc gia vị khác. Tùy chọn, vỏ cà chua có thể được trụng qua nước số và bóc vỏ theo kết cấu (đặc biệt là các loại bột pelati đặc hơn) và có thể lọc bỏ hạt cà chua cho đẹp mắt hơn, chỉ để lại thịt và bột cà chua. Cũng giống như cà chua nghiền (tomato puree) hoặc sốt cà chua đậm đặc (tomato paste), tương cà chua có thể là một trong những thành phần trong các món ăn khác, như một món súp làm từ cà chua. Nước sốt loãng hơn cả puree hoặc sốt đặc (đặc nhất) và nó có thể có thêm các phụ gia. Nước (hoặc loại khác, nhiều hương vị hơn, chất lỏng, chẳng hạn như nước dùng hoặc rượu vang) đôi khi được thêm vào để giữ cho tương không bị quá khô. Hành tây và tỏi hầu như luôn được áp chảo (sauteing, stir-frying, sweating, or wok-frying) trước khi cho cà chua vào, hoặc xay nhuyễn cùng với cà chua và sau đó nấu chung. Các gia vị khác thường bao gồm ớt khô nhẹ (như ớt guajillo hoặc ớt pasilla), epazote, húng tây, lá oregano, parsley và hạt tiêu đen. Thịt xay hoặc băm nhuyễn cũng rất phổ biến. Biến thể. Mỹ. Ở Hoa Kỳ, "tương cà chua" dùng để chỉ hai loại nước sốt riêng biệt. Một là cà chua cô đặc với muối và các loại thảo mộc tối thiểu, được sử dụng trong nấu ăn. Sản phẩm này được coi là không đầy đủ và thường không được sử dụng như hiện tại. Thành phần liên quan là cà chua nghiền và bột cà chua, mỗi loại tương tự nhau nhưng bột nhão có độ đặc cao hơn. Cà chua nguyên chất và bột cà chua có tiêu chuẩn nhận dạng của FDA (từ năm 1939) đối với tỷ lệ phần trăm chất rắn cà chua, và thường không chứa gia vị ngoài muối; tương cà chua là không được chuẩn hóa. Cách sử dụng thứ hai của thuật ngữ "tương cà chua" ở Hoa Kỳ là dùng cho nước sốt cà chua nấu chín, thường chứa dầu ô liu và tỏi. Loại sốt cà chua này thường được phục vụ với mì ống và đôi khi với thịt. Ít phổ biến hơn, nó được phục vụ với thịt gà hoặc thịt bò một mình. Một loại tương cà chua phổ biến là "sốt marinara", một thuật ngữ Mỹ-Ý cho một loại sốt cà chua đơn giản với các loại thảo mộc - chủ yếu là húng tây và oregano. Trái ngược với những gì cái tên có thể gợi ý ('marinara' là tiếng Ý có nghĩa là "phong cách thủy thủ"), nó không có hải sản. Ở Ý, marinara dùng để chỉ nước sốt làm từ cà chua và tỏi (như trong pizza marinara) hoặc nước sốt hoặc thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản; trong trường hợp này, tên không ngụ ý rằng cà chua được bao gồm hoặc loại trừ. Một số người Mỹ gốc Ý ở Bờ Đông và xung quanh khu vực Chicago gọi nước sốt cà chua là "nước thịt" (gravy), "nước thịt cà chua" hay "nước thịt ngày Chủ nhật", đặc biệt là "gravy" có một lượng lớn thịt được ninh nhừ trong đó, tương tự như món Neapolitan ragù của Ý. Thuật ngữ "nước thịt ngày Chủ nhật" bắt nguồn từ truyền thống của người Ý có một bữa ăn tối lớn, gia đình vào các buổi chiều Chủ nhật. "Gravy" là một bản dịch tiếng Anh sai từ "sugo" tiếng Ý có nghĩa là nước ép, nhưng cũng có thể có nghĩa là nước sốt (như trong "sugo per pastasciutta"). Thành ngữ của "gravy" trong tiếng Ý là "sugo d'arrosto", nghĩa đen là "nước ép từ món nướng" và không hoàn toàn là tương cà chua. Người Mỹ gốc Sicily ở các cộng đồng như Buffalo và Rochester, New York sử dụng thuật ngữ "sarsa" và "succu" thay thế cho tương cà chua của tất cả các loại được sử dụng với mì ống và "nước thịt" chỉ liên quan đến các loại nước thịt có màu nâu. Tuy nhiên, cộng đồng người Mỹ gốc Ý ở New Orleans phần lớn có nguồn gốc từ Sicilia và rất tự hào về ẩm thực Creole-Ý chủ yếu dựa trên thứ gọi là "nước thịt đỏ" (tương cà chua). Các siêu thị Mỹ thường có bán nhiều loại tương cà chua chế biến sẵn ghi là "sốt spaghetti" hoặc "nước sốt mì ống". Các biến thể phổ biến bao gồm nước sốt thịt, sốt marinara và nước sốt với nấm hoặc ớt ngọt màu đỏ. Louisiana. Một loại tương cà chua cay được gọi là "sốt piquante" là phổ biến trong ẩm thực Cajun Louisiana, có thể chứa bất kỳ hải sản, thịt gia cầm hoặc các loại thịt như thú hoang dã. Tương cà chua thường được dùng với cơm trắng. Trong ẩm thực Louisiana Creole, có một loại sốt cà chua được gọi là sốt Creole. Nó tương tự như tương cà chua của Ý nhưng có nhiều hương vị Louisiana bắt nguồn từ sự hợp nhất của phong cách nấu ăn của Pháp và Tây Ban Nha. Cả hai thường chứa ba nguyên liệu truyền thống gồm ớt chuông thái hạt lựu, hành tây và cần tây. Nước thịt cà chua. "Nước thịt cà chua" khác với thuật ngữ được sử dụng bởi người Mỹ gốc Ý khi đề cập đến một loại tương cà chua đặc biệt là cà chua là thực phẩm chính. Cà chua nấu chín, một ít chất béo thường là mỡ lợn đã xử lý (bằng cách ướp muối, xông khói, phơi khô) và bột mì được nấu cùng với nhau cho đến khi đặc, và nêm muối và hạt tiêu. Hành tây hoặc ớt chuông cũng có thể được thêm vào. Thông thường, tương cà chua được dùng kèm với món mì ống.
1
null
Cao Dao () tên thật là Đại Nghiệp, theo Sử Ký của Tư Mã Thiên thì mẹ ông là Nữ Tu - cháu gái Đế Chuyên Húc - một hôm đang ngồi dệt vải ở ngoài sân thì trên trời bỗng nhiên xuất hiện một con chim én bay ngang đẻ trứng. Đúng lúc Nữ Tu ngửa mặt ngáp thì quả trứng rơi xuống trúng miệng mà nuốt luôn quả trứng đó, chẳng bao lâu Nữ Tu thụ thai rồi sinh ra Cao Dao. Cao Dao làm pháp quan trải 3 đời Đường Nghiêu, Ngu Thuấn và Hạ Vũ. Ông cùng với 1 danh thần khác là Quỳ rất có uy tín trong thời đại thiện nhượng lúc bấy giờ, sở dĩ thời kỳ đó thịnh vượng cũng nhờ một phần luật lệ nghiêm minh do Cao Dao chấp pháp. Cao Dao lấy con gái bộ lạc Thiếu Điển là Nữ Hoa mà sinh con là Đại Phí tức Bá Ích, vua Vũ rất trọng Cao Dao và có ý muốn nhường ngôi cho ông nhưng không may ông lại mất trước nhà vua. Sau này vua Hạ Vũ định nhường ngôi cho Bá Ích là con ông nhưng sau khi vua băng hà Bá Ích chấp chính lo quốc tang đúng 3 năm rồi rút lui trao lại ngôi cho con Hạ Vũ là Hạ Khải, Hạ Khải bèn phong cho con trai Bá Ích là Đại Liêm tức Nhược Mộc làm vua nước Từ hiệu là Điểu Tục thị. tuổi già. Sau khi Hạ Vũ lên ngôi Hoàng đế, để tôn trọng chế độ thoái vị , ông đã bầu Cao Dao làm người kế vị và trao cho ông toàn quyền xử lý các công việc của chính phủ. Nhưng Cao Dao đã chết trước khi Hoàng đế vũ qua đời, và người ta nói rằng ông đã sống đến 106 tuổi. Sau cái chết của Cao Dao, vũ nhường ngôi cho Bá Ích Con Trai của Cao Dao. Phần còn lại của ngôi mộ Cao Dao đã được bảo tồn cho đến ngày nay, ở phía bắc của Đại lộ Wanxi, Khu phát triển kinh tế và công nghệ, thành phố Lu'an, tỉnh An Huy. Sau khi chết. Hoàng đế Hạ Vũ nghĩ đến công lao của Cao Dao, và phong cho ông danh hiệu Tào Tháo ở Vương Quốc Anh và sáu vương quốc Thời Nhà Chu. Vào năm 743 sau Công nguyên, Hoàng đế Đường Huyền Tông của nhà Đường đã tôn Cao Dao, tổ tiên xa xôi của hoàng tộc Lý và nhà Đường, làm Hoàng đế, và truy phong ông là Hoàng đế Minh . Chú thích. phim Cao dao phát hành 2022
1
null
Trong tìm kiếm thông tin, Okapi BM25 là hàm tính thứ hạng được các công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng các văn bản theo độ phù hợp với truy vấn nhất định. Hàm xếp hạng này dựa trên mô hình xác suất, được phát minh ra vào những năm 1970 – 1980. Phương pháp có tên BM25 (BM – best match), nhưng người ta thường gọi "Okapi BM25", vì lần đầu tiên công thức được sử dụng trong hệ thống tìm kiếm Okapi, được sáng lập tại trường đại học London những năm 1980 và 1990. BM25 là một phương pháp xếp hạng tựa như tf-idf, được sử dụng rộng rãi trong tìm kiếm. Trong Web search những hàm xếp hạng này thường được sử dụng như một phần của các phương pháp tích hợp để dùng trong machine learning, xếp hạng. Phương pháp xếp hạng (ranking function). Bm25 – phương pháp tìm kiếm trên một tổ hợp từ, và xếp hạng các tập tài liệu dựa trên từng từ của truy vấn xuất hiện trong tài liệu, mà không quan tâm đến mối quan hệ giữa các từ đó trong từng văn bản. Không phải chỉ là một phương pháp đơn lẻ, mà trên thực tế là cả một tập hợp các phương pháp tính điểm, với những thành phần và thông số hơi khác nhau. Một trong những công thức phổ biến: Cho một query formula_1, có chứa những từ formula_2, và như vậy BM25 sẽ đưa ra đánh giá độ phù hợp của văn bản formula_3 với truy vấn formula_1: formula_5 formula_6 TF tần suất xuất hiện của từ formula_7 trong văn bản formula_3 formula_9 số từ trong văn bản formula_3, và formula_11 độ dài trung bình của văn bản trong tập văn bản. formula_12 and formula_13 – những hệ số độc lập, thường sẽ được chọn như sau: formula_14 và formula_15. formula_16 - tần số nghịch của từ formula_7. Thường được tính như sau: formula_18 formula_19 tổng số văn vản trong tập văn bản, và formula_20 - số văn bản có chứa từ formula_7. Công thức tính IDF trên có một nhược điểm. Đối với những từ phổ biến, xuất hiện trong hơn một nửa số văn bản trong tập văn bản, IDF sẽ có giá trị âm. Như vậy đối với 2 văn bản tương tự bất kỳ, 1 văn bản có chứa 1 từ, còn văn bản khác không chứa từ đó, thì văn bản không chứa từ đó sẽ có điểm cao hơn. Như vậy những từ phổ biến sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đánh giá văn bản. Vì thế một số trường hợp công thức sẽ được điều chỉnh: bỏ qua tất cả những số hạng có giá trị âm (việc này tương đương với việc cho những từ phổ biển vào stop-list và bỏ qua tất cả những từ phổ biến). Quy định giá trị thấp nhất cho IDF = ε; nếu giá trị IDF nhỏ hơn ε thì tính IDF bằng ε. Sử dụng những công thức IDF không có giá trị âm Cách hiển thị IDF trong lý thuyết tin học. Sau đây là cách giải thích từ lý thuyết tin học. Giả sử cho truy vấn formula_22 xuất hiện trong formula_23 văn bản. Sau đó chọn một văn bản bất kỳ formula_3 có chứa những từ với xác suất formula_25 (formula_19 tổng số văn bản trong tập văn bản). Như vậy, có thể hiểu như sau: "formula_3 chứa formula_22": Giả sử cho truy vấn gồm 2 từ formula_30 and formula_31. Nếu như cả hai từ xuất hiện độc lập trong văn bản, thì xác suất gặp cả hai từ formula_30 and formula_31 trong văn bản bất kỳ formula_3 được tính: như vậy: Với độ biến thiên nhỏ, đây chính là công thức tính yếu tố IDF trong BM25.
1
null
Mikhail Ivanovich Glinka () ( tại Novospasskoye, Smolensk, Nga - tại Berlin, Đức) là nhà soạn nhạc nổi tiểng người Nga, người góp phần rất lớn trong việc xây dựng nền âm nhạc kinh điển của Nga, đồng thời còn là nhà soạn nhạc đầu tiên cua Nga được thế giới công nhận. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là vở opera "Ivan Susanin" và vở opera tráng ca-thần thoại "Ruslan và Lyudmila". Thân thế sự nghiệp. Mikhail Glinka sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có. Khi còn nhỏ, Glinka tỏ rõ năng khiếu âm nhạc. Cậu bé Glinka đã theo học và chơi violin và cả piano trong gia đình mình. Sau khi chuyển về Sankt Peterburg vào năm 1817, Glinka theo học với một số thầy giáo về âm nhạc như John Field, M. Mayer, sau đó tiếp tục học tại Berlin, thù đô nước Đức, để nâng cao kiến thức về lý thuyết âm nhạc. Trong các năm 1824-1828, ông làm việc tại Bộ Giao thông Nga, đồng thời biểu diễn nhiều chương trình đơn ca với tư cách là một ca sĩ không chuyên. Từ năm 1828, nhà soạn nhạc tương lai của nước Nga Sa hoàng bắt đầu học một cách nghiêm chỉnh về môn sáng tác với thầy Zamboni. Từ năm 1830 đến 1834, Glinka sống tại Ý, Anh, Đức. Khi cư ngụ tại Ý (cụ thể là tại Milano), ông đã nảy ý định viết một vở opera đậm chất Nga, nên đã đến Viên và Berlin học thêm về sáng tác với ông thầy Sigfried Dehn. Trở về Sankt Peterburg, nhà soạn nhạc Nga đã sáng tác vở opera nổi tiếng "Ivan Susanin". Lúc đầu tác phẩm này có tên gọi "Cuộc đời vì Nga hoàng". Vở opera đã được dàn dựng và biểu diễn thành công vào năm 1836. Năm 1837, ông lãnh chức nhạc trưởng của Đội nhạc Hoàng gia Nga cho đến năm 1839. 3 năm sau khi từ chức, ông sáng tác vở opera thứ hai "Ruslan và Lyudmila". Cuối đời ông sông và sáng tác âm nhạc chủ yếu ở nước ngoài. Tháng 4 năm 1956, nhà soạn nhạc đầu tiên của Nga được thế giới công nhận chuyển tới Berlin và tạ thế một năm sau đó tại thủ đô nước Đức. Ông được mai táng tại quê hương nước Nga của mình (tại Sankt Peterburg). Phong cách sáng tác. Có thể nói sự ra đời của vở opera "Ivan Susanin" đã khai sinh nền âm nhạc kinh điển của Nga. Glinka là người khai sáng những thể loại chủ yếu của âm nhạc chuyên nghiệp Nga. Vở opera tráng ca-thần thoại "Ruslan và Lyudmila" đã vạch ra con đường phát triển của nghệ thuật opera Nga. Những tuyệt tác của ông như các romance "Tôi nhớ phút giây diệu kỳ", "Làn gió nhẹ trong đêm"... trở thành các khuôn mẫu kinh điển cho viêc thể hiện những hình tượng láng mạn, thơ mộng trong âm nhạc. Nhưng tác phẩm cho dàn nhạc (cùng với các overture của các vở opera nói trên) như "Vales fantasie", "Capriccio brillante", các bản overture "Điệu Hota vùng Aragon", "Đêm ở Madrid", và bản Kamarinskaya là các tác phẩm có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giao hưởng cua Nga. Glinka đã thâu tóm tinh hoa của các nhà soạn nhạc Nga đi trước và mở ra một giai đoạn phát triển không chỉ âm nhạc Nga mà còn là toàn nền nghệ thuât Nga. Các tác phẩm. Các vở opera "Ivan Susanin"(1836), "Ruslan và Lyudmila"(1842), giao hưởng dựa trên 2 chủ đề nhạc Nga(1834, được V.Shebalin hoàn thành và xuất bản năm 1948), "Valse fantasie"(1839-1856), "Điệu Hota vùng Aragon"(bản overture Tây Ban Nha số 1, năm 1845), "Đêm ở Madird"(Những hổi ]cs về đêm hè ở Madrid, overture Tay Ban Nha số 2, 1851), "Kamarinskaya"(fantasia dựa trên 2 chủ đề ca khúc Nga-chủ đề nhạc hôn lễ và nhảy múa, 1848) và các tác phẩm khác cho dàn nhạc, Septet (1822-1826), Sextet(1832), hai bản tứ tấu(1822-1826, 1830), "Tam tấu bi thương"cho piano, clarinet và bassoon(1832), sonata cho viola và piano(1825-1828), những khúc nhạc cho piano: norturne, biến tấu, mazurka, valse, polka..., khoảng 80 romance, hòa ca thanh nhạc hợp xướng và dàn nhạc, etude cho pianovaf những bài luyện giọng hát, bản ghi 17 điệu dân ca Tay Ban Nha, những bản cải biên dân ca, sách dạy hát, những ghi chép dẫn giải về phối khí.
1
null
Hiệp hội động vật hay Vương quốc thú (tựa tiếng Đức: Konferenz der Tiere và tựa tiếng Anh: Animals United) là bộ phim hoạt hình 3D năm 2010 của Đức, nó cũng có một chút sự hợp tác của Mỹ. Phim dựa theo một tác phẩm năm 1949 có cùng tên của nhà văn Đức Erich Kästner. Nội dung. Ở châu Phi, tại một hoang mạc rộng lớn, các con thú đang sống một cuộc sống yên vui thì bỗng nhiên có một người tỷ phú đến đây, ông bỏ tiền ra xây dựng một khu du lịch xinh đẹp nằm xa hoang mạc nhưng lại nằm gần nguồn nước của một con sông nhỏ. Con sông này trước giờ luôn chảy ngang qua hoang mạc cho các con thú uống nước, nhưng vốn tính tham lam nên ông tỷ phú chiếm dụng luôn nguồn nước như là của riêng mình để phục vụ khách du lịch, bỏ lại cho các con thú một con sông khô cằn y như hạn hán. Tất cả các loài thú vô cùng tức giận, chúng quyết định hợp tác với nhau lấy lại nguồn nước cho bằng được, không những chỉ có thú châu Phi mà nhiều con thú nước ngoài cũng tham gia vào vụ này.
1
null
Dưới đây là dân số cả nước Việt Nam tại thời điểm 1 tháng 4 năm 2019 phân theo dân tộc. Tại thời điểm này dân số [[Việt Nam]] có 96.208.984 người, trong đó có 54 [[dân tộc]] và người nước ngoài cùng sinh sống. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Các dân tộc Việt Nam| ]] [[Thể loại:Văn hóa Việt Nam]] [[Thể loại:Lịch sử Việt Nam]]
1
null
Aram Ilyich Khachaturian ((; ), 1903-1978) là nhà soạn nhạc người Armenia-Liên Xô. Ông đã để lại tác phẩm nổi tiếng: vũ kịch "Spartacus", vũ khúc "Múa kiếm". Ông là một trong những gương mặt quan trọng của nền âm nhạc Liên Xô thế kỉ XX. Ông được phong hàm giáo sư âm nhạc năm 1950, danh hiệu Anh hùng Lao động XHCN (1973), được trao tặng Huân chương Lenin (các năm 1939, 1963, 1973)... Cuộc đời và sự nghiệp. Aram Khachturian sinh ra trong gia đình có bố là một nông dân và là một người thợ đóng sách. Từ nhỏ, Khachaturian rất yêu âm nhạc, nhưng đã 19 tuổi rồi mà ông vẫn chưa hề biết đến một nốt nhạc nào cả, chưa hề đến rạp hát và cũng như chưa hề nghe nhạc giao hưởng. Nhưng may mắn thay, những nền dân ca phong phú, đặc biệt là các bài dân ca thành thị đã bù đắp cho nhà soạn nhạc tương lai sự thiếu sót này. Năm 1921, Khachaturian đến thủ đô Moskva đề học khoa toán lý của tường đại học rồi theo lớp học violin ở trường trung cấp âm nhạc Gnessin. Nhờ có năng khiếu về âm nhạc, ông được hướng dẫn thêm về môn sáng tác. Sau tốt nghiệp trung cấp, ông vào Nhạc viện Moskva, học thầy Miaskovsky và Valissenko. Những tác phẩm đầu tiên trong đời đã được sáng tác trong thời kì này như tam tấu cho piano, clarinet và cello. Các tác phẩm này được Sergei Sergeyevich Prokofiev, một nhà soạn nhạc có tiếng của Nga-Liên Xô lúc bấy giờ, đề ý đến và giới thiệu tại Paris. Tiếp bước các tác phẩm đó là bản giao hưởng số 1, tác phẩm tốt nghiệp của Khachaturian. Nó được trình diễn lần đầu tiên rất thành công. Đó là vào tháng 4 năm 1936. Nhưng bản concerto số 1 dành cho piano và dàn nhạc được trình diễn cùng năm đó còn trên cả thành công. Năm 1950, Aram Khachaturian bắt đầu đi giảng dạy tại Học viện Gnessin và chính ngôi trường cũ, Nhạc viện Moskva. Đông thời, ông còn chỉ huy dàn nhạc giới thiệu các tác phẩm cua chính mình. Ông sang Ý, Anh, các nước Mỹ Latin... để làm việc đó. Chiến tranh thê giới thứ hai bùng nổ, bên cạnh các tác phẩm quy mô lớn, ông dành thời gian để sáng tác ca khúc, hành khúc chiến binh và âm nhạc cho sân khấu(thuộc thể loại này phải kể tới nhạc cho vở Chuông đồng hồ điện Kremli của N. Pogodin). Năm 1942, nhà soạn nhạc Xô viết này bắt đầu viết vũ kịch Gayane. Sau chiến tranh, Khachaturian viết bản concerto cho cello và dàn nhạc, giao hưởng thơ Ngày hội và một số tác phẩm khác. Vũ kịch Spartacus, một trong những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này, được dư luận đánh giá rất cao, coi đó là một kiệt tác. Với tác phẩm nổi tiếng nay, năm 1959, Aram Khachaturian vinh dự nhận giải thưởng Lenin. Danh tiếng của ông lan khắp châu Âu nhờ bản concerto cho piano, cho violin và vũ khúc Múa kiếm, tổ khúc nổi tiếng nhất dựa trên vở ballet Gayane. Ngoài sáng tác, Nhạc sĩ người Liên Xô còn là một nhạc trưởng và là một nhà giáo dục âm nhạc. Phong cách sáng tác. Âm nhạc của Aram Khachaturian phong phú về màu sắc, kết hợp được tính độc đáo của riêng ông với âm hưởng và tiết tấu của nghệ thuật dân gian Armenie (một phần với âm nhạc dân gian của các dân tộc khác vùng Kavkaz và ngoại Kavkaz), có sức sống mãnh liệt và trí tưởng tượng sáng tạo phong phú. Các tác phẩm. Các vở ballet (vũ khúc) Hạnh phúc(1939), Gayane (1942-1957), Spartacus (1954-1956), 3 giao hưởng (1934, 1943, 1947), 3 tổ khúc dựa trên nhạc của Gayane (1943), tổ khúc dựa trên nhạc phim Cuộc chiến ở Stalingrad (1949), 3 tổ khúc dựa trên nhạc của vở Spartacus (1949) và rất nhiều tác phẩm dành cho dàn nhạc, những bản concerto cho piano, violin, cello và dàn nhạc, những hòa tấu thính phòng gồm tứ tấu, tam tấu, sonata cho violin và piano, những tác phẩm cho phim...
1
null
Giao tranh tại Epuisay là một hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 17 tháng 12 năm 1870, tại Epuisay, nơi hội tụ của các con đường từ Vendôme và Morée tới Saint-Calais (Pháp). Đây là một trận giao chiến giữa đạo quân tập hậu của "Binh đoàn Loire" thuộc quân đội Cộng hòa Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Antoine Chanzy với quân đội Đức, trong cuộc triệt thoái sau khi bị Quân đoàn X của Đức đánh bại trong trận Vendôme vào ngày 16 tháng 12 năm 1870. Dưới quyền chỉ huy của tướng Ludwig von der Tann, quân đội Đức đã đánh chiếm được Epuisay và bắt sống 230 tù binh. Sau cuộc giao chiến tại Epuisay, Chanzy tiếp tục cuộc rút quân của mình, và cho đến ngày 21 tháng 12, quân của ông tiến vào Le Mans. Tới thời điểm này, "Binh đoàn Loire" sau hàng loạt thất bại đã suy sụp trầm trọng. Vào đầu tháng 1 năm 1871, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ - Đức Helmuth Von Moltke Lớn đã xuống lệnh cho "Binh đoàn thứ hai" của Đức do Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ chỉ huy tấn công Chanzy trong trận Le Mans – một thất bại thảm hại của quân đội Pháp.
1
null
Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một cửa khẩu quốc tế của Lạng Sơn, Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, điểm nối tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117, đây đều là các cột mốc cỡ lớn, có gắn Quốc huy của hai nước. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là điểm đầu của Quốc lộ 1 thuộc vùng đất thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc. Tên gọi. Cửa khẩu Hữu Nghị (phía Trung Quốc có Hữu Nghị Quan (tiếng Trung Quốc: 友誼關) tương ứng tạo thành cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan) thời phong kiến từng được gọi bằng các tên Lăng Quan, Đại Nam Quan, Giới Thủ Quan, Nam Quan. Năm 1953, cửa khẩu được đổi tên thành Mục Nam Quan. Đến năm 1965 thì đổi thành Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị như ngày nay. Hoạt động. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị hiện nay được điều hành bởi Trung tâm Quản lý cửa khẩu Hữu Nghị-Bảo Lâm thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là một điểm quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc về chủ trương xây dựng "hai hành lang, một vành đai kinh tế", vị trí quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại. Hàng năm, qua lại cặp Cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan có trên 30 ngàn lượt phương tiện hàng hóa (chưa bao gồm các loại phương tiện vận tải khác thực hiện giao, nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu) và có từ 40 đến 50 ngàn lượt phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy hoạch xây dựng. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, Ủy ban Nhân dân huyện Cao Lộc, Ủy ban Nhân dân thị trấn Đồng Đăng đã công bố công khai, xác định mốc giới quy hoạch xây dựng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị ngoài thực địa. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị được xây dựng trên diện tích 124ha bao gồm cột Km 0 Quốc lộ 1, Hành lang xuất nhập cảnh, Tòa nhà quản lý xuất nhập cảnh, Quốc môn, Khu giao dịch thương mại, Quảng trường trung tâm. Tổng mức đầu tư cho dự án này trên 789 tỷ đồng. Tổng mặt bằng khu quy hoạch cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị được tổ chức thành hai khu vực chức năng là khu đối ngoại bao gồm đường giao thông 6 làn xe; khu trung tâm bố trí tập trung các công trình chính của cửa khẩu với hệ thống giao thông được tổ chức thành hai luồng riêng biệt dành cho luồng người xuất nhập cảnh và cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Các công trình lịch sử văn hóa trong cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là quần thể tái hiện một số công trình lịch sử như Nhà xứ, Đền sinh từ, Giếng nước, Dinh quan tổng trấn, Đền quan trấn ải, mang những dấu ấn lịch sử nơi biên cương Việt Nam.
1
null
Pulau Palawan (tiếng Anh: "Pulau Palawan"; ; tiếng Mã Lai: "Pulau Palawan"; tiếng Tamil: ), tức "đảo Palawan", là một đảo nhỏ ngoài khơi phía tây nam bờ biển đảo Sentosa của Singapore. Đảo này nằm khoảng chừng đối diện với ga đường sắt một ray Bãi Biển thuộc hệ thống đường sắt một ray Sentosa Express. Diện tích của đảo là 0,4 hecta. Tên gọi. "Palawan" rất có khả năng là biến thể của từ "pahlawan" trong tiếng Mã Lai, nghĩa là "vị anh hùng" hoặc "chiến binh". Trong quá khứ, thực thể này vốn dĩ là một rạn đá ngầm tên là "Serembu Palawan" (tiếng Anh: "Palawan Reef"). "Serembu" có thể là cách viết sai của danh từ "terumbu" ("đá ngầm") trong tiếng Mã Lai. Sau khi hoàn thành việc lấp đất tạo đảo thì người ta cũng đổi tên thực thể này thành Pulau Palawan. Nhầm lẫn. Không nên nhầm lẫn Pulau Palawan với một đảo cát nhân tạo nhỏ hình chữ U nối với bãi biển Palawan trên đảo Sentosa bởi một chiếc cầu treo. Trên hòn đảo vô danh này có hai tháp quan sát và một biển thông báo với nội dung tự cho rằng đây là "điểm cực nam của châu Á lục địa".
1
null
Đình Tân Thạch, trước có tên là đình Thạch Hồ, thuộc thôn Thạch Hồ, tổng Hòa Bình, trấn Vĩnh Tường, tỉnh Định Tường; nay thuộc ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Bến Tre (Việt Nam) khoảng 12,5 km về hướng đông nam. Lịch sử, kiến trúc. Ngôi đình được khởi công xây dựng vào năm 1841, do ông Nguyễn Quý Bằng hiến đất và vận động nhân dân tham gia đóng góp. Đình được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn với tổng diện tích hơn 7.600 m2, trong đó, diện tích mặt bằng của ngôi đình khoảng 1.250 m2. Theo thứ tự từ ngoài vào trong có: Cổng tam quan xây bằng gạch, mái lợp ngói. Hai bên cổng ra vào có đắp nổi 2 câu đối bằng chữ Việt (do được xây dựng trong mấy năm gần đây): Trước sân đình có bức bình phong bằng đá cao khoảng 3 m, chạm nổi hình rồng và hổ theo mô típ "long bàn hổ cứ" (rồng cuộn hổ ngồi) để miêu tả thế đất chắc chắn bền vững, vừa tiện lợi cho việc phòng thủ giữ gìn, vừa phù hợp với việc phát triển phồn vinh, để lại cho con cháu muôn đời . Hai bên có hai câu đối bằng chữ Hán: Bên trái của bức bình phong là miếu thờ Sơn quân, bên trong thờ thần Hổ (được xem như vị thần hộ vệ, giữ cửa, ngăn chặn tà ma). Bên phải của bức bình phong là miếu thờ thần Thổ địa và thần Hà bá, bên trong có bài vị ghi "Long thần Thổ địa, Hà bá thủy quan tôn thần". Đây là hai vị thần, một vị cai quản đất đai, một vị cai quản vùng sông nước. Đặc biệt trong miếu còn thờ 3 hòn đá, thể hiện tín ngưỡng thờ Neak Tà (tức ông Tà) của người Khmer bản địa, thể hiện sự giao lưu và tiếp biến văn hóa của lưu dân Việt khi đến định cư nơi vùng đất mới. Đình có cấu trúc hình chữ "tam" (三) liền mái, trụ vững chắc trên nền móng kè đá xanh với những hàng cột được dựng bằng gỗ lim. Mái đình lợp ngói âm dương, trên có trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long và bát tiên. Nền đình lót gạch tàu, các cột, kèo, đòn tay được kết dính với nhau bằng kỹ thuật mộng chốt. Khu vực chính của đình gồm có 3 gian là: võ ca, võ quy và chính điện được xây dựng liền nhau. Nối liền với chính điện còn có nhà trù (nhà bếp) và nhà tiền vãng. Trong nhà tiền vãng có 3 khánh thờ, để thờ các bậc "tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ". Hiện vật quý. Ngoài giá trị là một ngôi đình cổ (xây năm 1841), hiện trong đình cũng còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, đáng kể có: Nhìn chung, các bức hoành phi, câu đối...trong đình đều có nội dung ca ngợi công đức của thần Thành hoàng và thể hiện tấm lòng ngưỡng vọng của người dân đối thần. Ngày 28/12/2001, Bộ Văn hóa-Thông tin đã ký quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT công nhận Đình Tân Thạch là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Hằng năm, lễ Kỳ yên ở đình Tân Thạch được tổ chức một lần vào trung tuần tháng 7 âm lịch với quy mô lớn và trang trọng .
1
null
Băng huyết là chứng chảy máu tử cung hoặc chảy máu tại đường sinh dục nữ một cách bất thường, đặc biệt khi việc chảy máu xảy ra vào giai đoạn giữa của chu kỳ kinh nguyệt, tức là chảy máu ở bộ phận sinh dục không xảy ra vào thời điểm của ngày chảy máu kinh. Cần phân biệt băng huyết với "rong kinh" - hiện tượng chảy máu kinh ở mức độ cao bất thường và kéo dài hơn bình thường. Một số phụ nữ từng gặp tình trạng đau bụng cấp tính ở giữa chu kì kinh nguyệt, xảy ra vào khoảng thời gian rụng trứng (tiếng Đức gọi là "Mittelschmerz", nghĩa là "đau bụng giữa kì"). Việc đau bụng cũng có thể xảy ra vào thời gian ra kinh (gọi là đau bụng kinh). Thuật ngữ chảy máu kinh chọc thủng ("breakthrough bleeding" hay "breakthrough spotting") thường được dùng để ám chỉ trường hợp băng huyết do sử dụng các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, như trong một số loại vòng tránh thai hay thuốc tránh thai dùng qua đường miệng, trong trường hợp này việc chảy máu không xảy ra vào thời điểm được đoán định sẽ chảy máu do sụt nội tiết hoặc trong bất kỳ thời điểm bất bình thường nào khác. Trong trường hợp việc chảy máu tiếp tục kéo dài trong ba tuần lễ kinh đầu tiên sau khi dùng thuốc, người dùng thường được khuyên nên sử dụng các liều thuốc chứa hàm lượng estrogen/progesterone cao hơn. Băng huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân. Chảy máu đường sinh dục một cách bất thường giữa hai lần ra kinh có thể là kết quả của nhiều loại rối loạn khác nhau ở cơ quan sinh dục, tỉ như:
1
null
Lý Vạn Khánh (, ? – 1642), xước hiệu là Xạ tháp thiên, người An Hóa (có thuyết Duyên An), Thiểm Tây, từng tham dự đại hội Huỳnh Dương, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh, về sau quy thuận triều đình. Quá trình hoạt động. Tham gia khởi nghĩa. Năm Sùng Trinh đầu tiên, ông tham gia phong trào khởi nghĩa nông dân ở Thiểm Tây, chuyển sang Sơn Tây, Kỳ Nam, Hà Bắc, vượt Hoàng Hà tàn hại Hà Nam, ra vào Hồ Quảng, Tứ Xuyên, quay về Vân Dương, vào Hưng An, cùng các thủ lĩnh khác bị vây khốn ở Xa Tương Hạp. Sau khi thoát hiểm, lại càng hung hăng. Mùa xuân năm thứ 8 (1635), Vạn Khánh tham dự đại hội Huỳnh Dương, sau đó cùng Hứa Khả Biến giúp Mã Tiến Trung, "Hoành thiên vương" chống lại quan quân của Thiểm Tây. Ông ra vào Hà Nam, Hồ Quảng, là một trong những cánh nghĩa quân được gọi là Dự Sở thập ngũ gia. Mùa xuân năm thứ 11 (1638), Lưu Quốc Năng, Trương Hiến Trung đầu hàng triều đình, 15 cánh nghĩa quân chỉ còn 13, thế lực yếu đi. Nhưng tổng đốc Hùng Văn Xán ngồi giữ Đức An, không thừa thắng đuổi đánh, nên bọn Vạn Khánh lại chấn hưng. Tháng 8, Mã Tiến Trung, Mã Quang Ngọc đại bại ở Đồng Quan. Tháng 9, nghĩa quân Vân, Tương đại bại ở Song Câu, La Nhữ Tài soái 9 doanh chạy đi Quân Châu, Vạn Khánh soái 3 doanh chạy đi Quang, Cố. Tháng 11, Nhữ Tài xin hàng, Lý Tự Thành cũng đại bại ở Quan Nội, thế lực nghĩa quân càng yếu. Ông nhờ Mã Sĩ Tú, Đỗ Ứng Kim cướp được tài sản của Tả Lương Ngọc, trở nên giàu mạnh, đóng trại ở Ma Thành, rồi dời đi Tín Dương. Đầu hiệu triều đình. Tháng giêng năm thứ 12 (1639), Vạn Khánh thua trận, dời đi Ứng Sơn, Đức An. Gặp lúc thủ lĩnh nghĩa quân các nơi người chết, kẻ đầu hàng, còn lại thì trốn vào núi sâu hay bỏ chạy sang những nơi xa xôi thuộc Thiểm Tây hay Tứ Xuyên, khiến ông trở nên cô thế. Hùng Văn Xán lệnh cho Tả Lương Ngọc tấn công nghĩa quân ở Diêu Lương thuộc huyện Đường. Quan quân chia 3 doanh tiến vào Tam Sơn, bì tướng Vương Tu Chánh ham lợi bị giết, Văn Xán thu 2 doanh trở về, lệnh cho Lương Ngọc áp sát Nội Hương. Bọn Vạn Khánh ở gò Tứ Bình thành Xích Mi, dựa núi kết lũy xin hàng. Lương Ngọc không tin, bàn với Văn Xán, cất đại quân đến đánh, Lưu Quốc Năng cũng tham gia. Quan quân từ rừng Trương Gia, sông Thất Lý chia ra tấn công, nghĩa quân bỏ chạy. Lương Ngọc sai Quốc Năng đưa 20 kỵ binh dò xét, dụ hàng Vạn Khánh. Ông hứa bắt thủ lĩnh nghĩa quân Hứa Châu là Vu Nhữ Hổ mà về hàng, dưới thành Nội Hương giao ra 4000 người. Sĩ Tú, Ứng Kim thấy Tiến Trung, Vạn Khánh đã hàng thì sợ, cũng xin theo về. Có kẻ tên Lưu Hỷ Tài trong đêm đưa đầu "Thuận nghĩa vương" đến dâng. Tàn dư nghĩa quân lấy Hứa Khả Biến làm minh chủ, cùng bọn Hồ Khả Thụ đều hàng. Tháng 5, Hiến Trung, Nhữ Tài lại nổi dậy. Nhưng Vạn Khánh, Tiến Trung đã phân tán bộ hạ, không có ý khác. Ông nguyện tòng chinh lập công, được Quốc Năng cấp cho tiền bạc. Vạn Khánh nhận chức Phó tổng binh, cùng Quốc Năng giữ Vân Dương. Trong lúc bọn Hiến Trung làm cho Thục Trung đại loạn, địa giới Vân Dương không có việc gì. Năm thứ 14 (1641), Hiến Trung hạ được Tương Dương, Vân Dương vẫn vững vàng. Tháng giêng năm sau (1642), tổng đốc Uông Kiều Niên đánh dẹp nghĩa quân Lý Tự Thành, lấy Vạn Khánh đi theo. Đến Tương Thành, quan quân tan rã, nên phải chạy vào thành. Nghĩa quân vây đánh, giữ được 5 ngày thì thành vỡ, Kiều Niên tử trận, Tự Thành lấy cớ báo thù cho Vu Nhữ Hổ mà giết chết ông. Được tặng Đô đốc đồng tri, Vinh lộc đại phu, lập từ ở Tương Thành.
1
null
Cơ Khánh Phủ (chữ Hán: 姬慶父; ?-660 TCN) là công tử nước Lỗ, tham gia chính sự và tranh ngôi vua nước Lỗ nhưng cuối cùng thất bại. Thân thế. Khánh Phủ là con trưởng của Lỗ Hoàn công – vua thứ 12 nước Lỗ và là anh của Lỗ Trang công – vua thứ 13 nước Lỗ. Tuy là con lớn nhất nhưng vì mẹ ông không phải là vợ chính của vua cha nên Khánh Phủ không được lập làm thế tử - ngôi vị này thuộc về người em thứ là Cơ Đồng, con của phu nhân Văn Khương, sau này trở thành Lỗ Trang công (từ năm 694 TCN). Ngoài Lỗ Trang công, Khánh Phủ còn 2 người em nữa là công tử Thúc Nha và công tử Quý Hữu. Ông cùng cánh với Thúc Nha. Tranh ngôi bất thành. Năm 662 TCN, Lỗ Trang công ốm nặng, Khánh Phủ muốn được truyền ngôi, bèn nói với Thúc Nha tới gặp Trang công tiến cử mình. Trang công hỏi nên lập ai làm vua thì Thúc Nha đề nghị cho Khánh Phủ vì Khánh Phủ đã trưởng thành. Nhưng sau đó Trang công theo ý kiến của Quý Hữu, vẫn lập con trưởng là Cơ Ban kế vị. Lỗ Trang công mất, con là Cơ Ban lên nối ngôi. Khánh Phủ tư thông với chị dâu là Ai Khương – vợ chính của Lỗ Trang công. Hai người bàn nhau lập người con nhỏ của Lỗ Trang công và Thúc Khương (em gái Ai Khương) là công tử Khải còn ít tuổi lên ngôi, do đó Khánh Phủ dự định giết Cơ Ban. Cơ Ban vừa lên ngôi được 2 tháng thì Khánh Phủ sai Lạc (người có tư thù với Cơ Ban) giết chết tại nhà mẹ đẻ là Đảng Thị. Khánh Phủ lập công tử Khải làm vua Lỗ mới, tức là Lỗ Mẫn công, ông tự mình làm phụ chính. Công tử Quý Hữu vốn ủng hộ lập công tử Ban phải chạy sang nước Trần. Khánh Phủ muốn tự mình làm vua, lại bàn với Ai Khương muốn cướp ngôi của Mẫn công. Ai Khương đồng tình. Năm 660 TCN, Khánh Phủ sai thủ hạ là Bốc Kỳ mang quân tập kích giết chết Lỗ Mẫn công tại cửa cung. Công tử Quý Hữu nghe tin, vội từ nước Trần trở về nước Lỗ, đón công tử Thân (em của Cơ Ban, con thứ Lỗ Trang công) chạy sang nhà Chu bá cáo và cầu cứu. Khánh Phủ tuy giết được Mẫn công nhưng bị người trong nước căm ghét và muốn giết, nên sợ hãi cùng Ai Khương bỏ chạy sang nước Cử. Quý Hữu rước công tử Thân về nước Lỗ lập làm vua mới, tức là Lỗ Hi công. Nước Cử đuổi công tử Khánh Phủ không dung nạp. Khánh Phủ nhờ công tử Ngư nước Lỗ xin hộ cho về nước, nhưng Quý Hữu không thuận. Khánh Phủ cùng đường phải thắt cổ tự vẫn. Không rõ khi đó Khánh Phủ bao nhiêu tuổi, chỉ biết ông sinh trước Lỗ Trang công (ra đời năm 706 TCN) và mất sau vua em 2 năm. Không lâu sau Ai Khương bị chú là Tề Hoàn công bắt về nước Tề giết chết. Hậu duệ. Tuy Khánh Phủ đã làm loạn nước Lỗ, nhưng dòng dõi của ông không bị tuyệt diệt. Sau khi lên ngôi, Lỗ Hi công phong cho con cháu Khánh Phủ ở đất Thành. Ông được truy tôn là Cung Trọng. Các thế hệ sau của ông trở thành Mạnh Tôn thị, cùng với con cháu của Quý Hữu và Thúc Nha là Quý Tôn thị và Thúc Tôn thị nắm quyền điều hành nước Lỗ, lấn át quyền hành của các vua Lỗ, được sử gọi là Tam Hoàn (3 chi con cháu Lỗ Hoàn công). Dòng họ Mạnh Tôn thị của Khánh Phủ truyền tất cả 11 đời, đến thời Lỗ Mục công thì bị tiêu diệt.
1
null
Marian Rivera Gracia-Dantes (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1984) là một nữ diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vũ công, doanh nhân và người dẫn chương trình người Philippines gốc Tây Ban Nha. Cô được biết đến qua các bộ phim "Vũ điệu hoang dã", "Người cá", "Darna", "Huyền thoại Amaya", "Mặt nạ hoa hồng". Năm 2020, cô được tạp chí Forbes châu Á vinh danh là một trong những người Philippines có tầm ảnh hưởng lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cô cũng đã phát hành 2 album "Marian Rivera Dance Hit" và "Retro Crazy" vào năm 2008, ngay sau đó ca khúc "Sabay Sabay tayo" do Marian thể hiện đã đứng đầu Top 10 ca khúc mới hay nhất năm 2009 của Philippines. Cô được Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ mời làm giám khảo tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021 tổ chức ở Israel. Tiểu sử và học vấn. Marian Rivera sinh ngày 12 tháng 8 năm 1984 tại Madrid, Tây Ban Nha với cha là người Tây Ban Nha, và mẹ là người Philippines. Cha mẹ cô ly dị khi cô lên 3 tuổi, sau đó cô theo mẹ chuyển đến Philippines và lớn lên tại đây. Tuy nhiên, mẹ cô phải tiếp tục công việc ở nước ngoài và cô được gửi cho bà ngoại nuôi dưỡng ở Maragondon, Cavite. Cô theo học chương trình giáo dục tiểu học và trung học tại Hệ thống trường Cao đẳng Saint Francis và được cấp bằng bằng Cử nhân Tâm lý học tại Đại học De ​​La Salle – Dasmariñas. Sau khi tốt nghiệp, cô làm việc cho một viện tâm thần ở Mandaluyong, nơi cô phát thuốc, khám và đánh giá bệnh nhân. Đời tư. Từ năm 2009, Marian hẹn hò với bạn diễn Dingdong Dantes sau khi tham gia phim truyền hình "Vũ điệu hoang dã". Tháng 12 năm 2014 cặp đôi đã tổ chức đám cưới sau 5 năm hẹn hò. Tổng thống Philippines cũng là khách mời trong đám cưới. Ngày 23 tháng 11 năm 2015, Marian và DingDong sinh con gái tên là Maria Letizia Gracia-Dantes (Zia). Ngày 16 tháng 4 năm 2019, vợ chồng cô chào đón cậu con trai Jose Sixto Gracia-Dantes IV (Ziggy).
1
null
Quý tôn Tư (chữ Hán: 季孫斯, ?-492 TCN), tức Quý Hoàn tử (季桓子), là vị tông chủ thứ sáu của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con Quý tôn Ý Như, thủ lĩnh thứ năm của họ Quý. Sự nghiệp. Năm 505 TCN, Quý Tôn Ý Như chết. Gia thần Dương Hổ (陽虎) khống chế Quý tôn Tư, nắm hết quyền chính (kể cả tham gia chính sự nước Lỗ). Dương Hổ muốn diệt trừ Tam Hoàn, hợp mưu với gia thần họ Thúc là Công Sơn Bất Nhữu cùng nhau giết ba đại phu Tam Hoàn, định sẽ lập Thúc tôn Triếp lên thay họ Thúc, Quý Ngụ thay họ Quý còn mình thì thay họ Mạnh. Gia thần họ Mạnh là Công Liễm Xử Phụ biết mưu của Dương Hổ, nói với Mạnh tôn Vô Kị (Mạnh Ý tử) nên phòng bị. Mạnh tôn Vô Kị mộ ba trăm tráng sĩ, giả làm gia nô để đề phòng. Dương Hổ đưa Quý tôn Tư lên xe đi tế và định giết chết. Quý tôn Tư nhờ người lái xe là Lâm Sở nên trốn thoát sang họ Mạnh. Mạnh tôn Vô Kị đã đề phòng, sai quân ra đánh giết Dương Việt. Dương Hổ trở về, bắt Lỗ Định công và Thúc tôn Vũ thúc sang đánh họ Mạnh. Công Liễm Xử Phụ đem quân từ đất Thành ra cứu họ Mạnh, Dương Hổ thất bại, trốn sang nước Tề rồi lại sang nước Tấn. Sau Tề Cảnh công dùng nữ nhạc dâng cho Lỗ Định công và Quý tôn Tư, hai người từng đó bắt đầu sa đọa, Khổng Tử can gián không được nên bỏ đi nước khác. Năm 492 TCN, Quý tôn Tư bệnh nặng, khi đó vợ đích của ông đang mang thai; ông mới dặn riêng gia thần là Chính Thường: nếu Phu nhân sinh con trai thì tâu với quốc quân cho được nối nghiệp, còn nếu sinh con gái thì lấy Quý tôn Phì thế tập. Sau khi ông mất, vì phu nhân chưa sinh nên Phì (tức Khang tử) tự lên giữ chức. Đến khi phu nhân sinh con trai, Chính Thường bèn bế tới chầu Lỗ Ai công và nhắc với vua tờ di chúc, rồi trốn sang Vệ quốc (sợ Phì trả thù). Không lâu sau đứa bé bị thích khách giết hại ngay lúc vua sai người tới thăm xét, kẻ sát nhân sau đó bị hành hình còn Chính Thường không chịu về nước nữa.
1
null
Hoàng Thùy (tên thật Hoàng Thị Thùy, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1992) là một Á hậu, Siêu Mẫu, và giám khảo chương trình người Việt Nam, từng đạt giải quán quân , Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2019 và lọt Top 20 chung cuộc, đồng thời là Á quân của chương trình Trời sinh một cặp 2022. Cô lọt Top 5000 người mẫu toàn cầu (tính đến tháng 8 năm 2022) của , một trong những trang cơ sở dữ liệu trực tuyến về thời trang lớn nhất thế giới, là người mẫu Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến hiện tại xuất hiện trên hai tạp chí danh tiếng của Anh như Elle, Grazia.. Tiểu sử. Hoàng Thùy sinh ra và lớn lên tại xã Trúc Lâm, huyện Tĩnh Gia (nay là phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình có nhiều anh chị em. Cô có một người chị gái tên Hoàng Ngọc, từng tham gia nhưng không lọt vào Top 15 và một người em gái tên Hoàng Thị Linh, là thí sinh tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 nhưng dừng chân sớm và không lọt vào Top 60. Cô là một tín đồ Công giáo Việt Nam và từng hoạt động trong ca đoàn Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Cô tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia I năm 2010. Năm 2011, Thùy tham gia của loạt chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm người mẫu khi đang là sinh viên theo học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, đánh dấu một bước quan trọng trong sự nghiệp người mẫu của cô. Năm 2016, cô đăng ký theo học chuyên ngành thiết kế thời trang tại trường Đại học Mỹ thuật Luân Đôn. Sự nghiệp. Năm 2011: Chiến thắng. Đầu tháng 10 năm 2011, Hoàng Thùy đăng kí tham gia sơ tuyển cuộc thi truyền hình thực tế tìm kiếm người mẫu và lọt vào Top 11 thí sinh xuất sắc nhất của vòng sơ khảo khu vực phía bắc. Chia sẻ với báo Công an nhân dân, cô cho biết mình chưa bao giờ có ý định trở thành người mẫu cho đến khi đã bước vào ngưỡng cửa đại học mặc dù sở hữu chiều cao lí tưởng từ khi còn bé, trước khi tham gia cuộc thi, cô cũng đã có một chút kinh nghiệm trên sàn diễn. Kết quả, sau 13 tuần và vượt qua hơn 2000 thí sinh, Hoàng Thùy xuất sắc giành được ngôi vị cao nhất của cuộc thi, đăng quang Vietnam's Next Top Model 2011. Xuyên suốt quá trình phát sóng, cô được ban giám khảo và nhiều cá nhân trong giới chuyên môn đánh giá cao về khả năng và hình tượng của mình. Trước đêm chung kết, hoa hậu Ngọc Hân nhận xét Hoàng Thùy có một khuôn mặt lạ, góc cạnh, cá tính và chọn cô là người xứng đáng nhất để trở thành quán quân, người mẫu Võ Hoàng Yến cho biết cô đánh giá cao Hoàng Thùy ngay từ đầu và cho rằng Thùy xứng đáng chiến thắng tại mùa giải. Năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Variety của Mỹ, siêu mẫu Tyra Banks, mẹ đẻ của loạt phiên bản Top Model nổi tiếng, đã chia sẻ rằng Hoàng Thùy được đích thân cô chọn làm quán quân của cuộc thi vì cô tin rằng Hoàng Thùy sẽ vươn xa ra thị trường quốc tế, theo Tyra, Thùy có một gương mặt chinh phục hoàn toàn cô và đã khiến cô yêu cầu ban tổ chức cung cấp toàn bộ video, hình ảnh của Thùy trong cuộc thi và cô đã xem chúng rất nhiều lần. Trước đó, cô cũng từng nhiều lần tiết lộ về quyết định chọn quán quân của mình với báo chí Việt Nam: Năm 2012: Hoạt động sau Vietnam's Next Top Model. Tháng 2 năm 2012, cô cùng người mẫu Tuyết Lan đồng hành sang New York để tham gia casting cho các show diễn của những nhà thiết kế hàng đầu thế giới. Tại đây, Hoàng Thùy tham gia New York Couture Fashion Week, cô được chọn trình diễn cho ba show, đây được coi là bước đệm đầu tiên cho sự nghiệp của cô tại thị trường quốc tế. Tháng 3, Hoàng Thùy đại diện Việt Nam tham gia Top Model of the World, một trong những cuộc thi người mẫu quốc tế hình thức đấu trường sắp đẹp lớn nhất thế giới tại thời điểm đó, diễn ra tại Berlin, Đức. Kết quả, cô dừng chân tại Top 15, nhận giải thưởng "Best Catwalk". Sau cuộc thi, Thùy lọt vào danh sách mười siêu mẫu trẻ triển vọng của thế giới do tạp chí Top Model bình chọn. Năm 2013: Chuyển mình với vai trò người mẫu quảng cáo. Ngày 11 tháng 1, Hoàng Thùy được vinh danh tại hạng mục "Người mẫu xuất sắc nhất năm 2012" trong khuôn khổ lễ trao giải "Best People Awards" do tạp chí F tổ chức nhằm tôn vinh những thành quả và cống hiến to lớn của các nhà thiết kế cũng như người mẫu dành cho làng thời trang Việt Nam. Năm 2013 đánh dấu bước chuyển mình của Hoàng Thùy với vai trò một người mẫu quảng cáo khi cô tham gia chiến dịch quảng bá Samsung Galaxy Note 3, một trong những sự kiện xúc tiến thương mại cốt lõi của Samsung nửa đầu thập niên 2010, với tư cách dẫn dắt then chốt (KOL). Ngoài đóng chính trong phim quảng cáo của sản phẩm, cô còn xuất hiện với vai trò vedette trong bộ sưu tập thời trang quảng bá cho Galaxy Note 3 của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường. Cuối tháng 12, Hoàng Thùy được trang báo điện tử ngoisao.net vinh danh ở hạng mục "5 gương mặt người mẫu thế hệ mới nổi bật nhất của năm" cùng bốn người mẫu Thùy Dương, Tuyết Lan, Trang Khiếu và Minh Triệu. Năm 2014: Khởi đầu sự nghiệp ngoài nước với Tuần lễ Thời trang Luân Đôn. Đầu năm 2014, Hoàng Thùy chuyển hướng tấn công các sàn diễn quốc tế, cô khởi đầu với Tuần lễ Thời trang Luân Đôn mùa thu đông và góp mặt trong các bộ sưu tập của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Jean-Pierre Braganza, Haizhen Wang, tiêu biểu trong số đó là phần trình diễn đến từ thương hiệu , với bộ sưu tập thời trang được cập nhật trực tiếp lên trang web chính của tạp chí Vogue danh tiếng hàng đầu nước Anh, và được phát lại trên chuyên mục thời trang của Fashion TV, một trong những kênh truyền hình về thời trang hàng đầu thế giới. Cô tiếp tục tham gia trình diễn trong 3 show tại tuần lễ thời trang Xuân/Hè thuộc khuôn khổ London Fashion Week vào tháng 9, năm 2014. Kể từ đó, cô thường xuyên góp mặt tại các tuần lễ thời trang lớn như London Fashion Week, New York Fashion Week và Vietnam International Fashion Week. Cô lập thành tích người mẫu có số lần trình diễn vedette nhiều nhất tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2014. Đầu tháng 10, hình ảnh cô trong trang phục hiện đại kết hợp với nón lá được chụp làm lookbook cho bộ sưu tập của thương hiệu nổi tiếng Kokon to Zai sau đêm diễn cho thương hiệu tại Anh được chọn xuất hiện trên một số của tạp chí Ketchup MAG (Hồng Kông). Cuối năm, Hoàng Thùy được mời làm huấn luyện viên catwalk cho Fashionista Vietnam, cuộc thi dành cho tín đồ thời trang đầu tiên Việt Nam. Năm 2015: Tuần lễ Thời trang Luân Đôn, Tuần lễ Thời trang New York và PRM Models. Năm 2015, Hoàng Thùy trở lại Hoa Kỳ để chinh phục loạt sự kiện tuần lễ thời trang quốc tế. Với sự trở lại lần này, cô ghi tên mình vào 7 show diễn của các nhà thiết kế nổi tiếng tại Mercedes-Benz Fashion Week thuộc khuôn khổ New York Fashion Week. Cuối tháng 5, cô được mời làm giám khảo tuyển chọn thí sinh cho Vietnam's Next Top Model mùa thứ 6. Tháng 9 năm 2015, Hoàng Thùy đầu quân cho công ty quản lý người mẫu quốc tế PRM Models Agency tại Anh. Với sự giúp đỡ của công ty, Thùy đã tiếp tục casting và tham gia vào một số show diễn thuộc London Fashion Week 2015 sau đó. Ngày 8 tháng 12 năm 2015, cô trình diễn tại The Clothes Show, một chương trình nghệ thuật quy mô và lâu đời ở Anh. Đặc biệt, cô còn là chân dài châu Á duy nhất trong tổng số vỏn vẹn 30 người mẫu được chọn qua vòng casting gay gắt xuất hiện trong show diễn. Nhằm công nhận những thành quả mà Quán quân Vietnam's Next Top Model đạt được trong nhiều năm, tạp chí Forbes Vietnam đã vinh danh Hoàng Thùy trong danh sách "ba mươi nhân vật trẻ dưới 30 tuổi nổi bật và ảnh hưởng nhất của năm" () được công bố vào ngày 2 tháng 2. Cô là người mẫu duy nhất có tên trong hạng mục của năm 2015 và tiếp tục giữ kỉ lục là anh tài hoạt động với tư cách người mẫu duy nhất góp mặt trong loạt danh sách cho đến hiện tại. Cùng năm, Hoàng Thùy nhận một đề cử cho giải thưởng "Người mẫu xuất sắc nhất của năm" của HTV Awards, sau vòng bình chọn của khán giả, cô lọt vào Top 3 và tranh giải cùng Thanh Hằng, Trang Khiếu. Chung cuộc giải thưởng thuộc về người mẫu Thanh Hằng. Năm 2016: Tuần lễ Thời trang Luân Đôn và xuất hiện trên các tạp chí hàng đầu nước Anh. Đầu năm 2016, Hoàng Thùy quay trở lại Anh và góp mặt trong Pure London Fashion Show 2016, điểm đến thời trang quy tụ đến hơn 300 thương hiệu lớn nhỏ khác nhau và được coi là nơi quy tụ đông đảo nhất của giới mộ điệu Anh hàng năm. Tiếp sau đó cô tham gia tuần lễ thời trang London Fashion Week 2016 bằng sự góp mặt trong show diễn của nhà thiết kế Paul Costelloe. Cô trở thành người mẫu Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên hai trong số các tạp chí danh giá nhất nước Anh, Elle số tháng 1 và Grazia số đặc biệt. Năm 2017: Huấn luyện viên tại The Face Vietnam và tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Tháng 2, 2017, Hoàng Thùy quay trở lại Luân Đôn để trình diễn cho Tuần lễ Thời trang Luân Đôn Thu/Đông 2017, tại đây cô được diễn cho 6 bộ sưu tập từ các nhà thiết kế và thương hiệu khác nhau, trong đó cô vinh dự được chọn làm First Face cho bộ sưu tập của nhà thiết kế Lama Jouni. Sau khi quay về Việt Nam, Hoàng Thùy nhận lời mời trở thành một trong ba huấn luyện viên mùa thứ 2 chương trình The Face Vietnam, bên cạnh Lan Khuê và Minh Tú. Kết quả cuộc thi chiến thắng thuộc về thí sinh Nguyễn Bạch Tú Hảo, team Lan Khuê. Cuối năm 2017, Thùy tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam dưới hình thức truyền hình thực tế, chương trình Tôi là Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam. Năm 2018: Hoạt động sau Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Ngày 6 tháng 1 năm 2018, Hoàng Thùy đạt danh hiệu Á hậu 1 chung cuộc Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 cùng với Á hậu 2 Mâu Thị Thanh Thủy, hoa hậu là H'Hen Niê đến từ Đắk Lắk. Với "Người đẹp được yêu thích nhất", "Best Catwalk Award", "Best Face Award", "Futurista Online", cô đồng thời trở thành thí sinh đạt nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử cuộc thi. Năm 2019: Đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ. Tháng 2, 2019, Á hậu Hoàng Thùy được mời làm diễn giả cho một chương trình ASEAN Youth Engagement Summit 2019 tại Philippines với chủ đề giới trẻ và những thay đổi của Asean trong thời đại mới. Tại đây người mẫu xứ Thanh đã không khỏi khiến khán giả và truyền thông Đông Nam Á bất ngờ bởi tài nói tiếng Anh lưu loát với hình thái cực kỳ tự tin và thân thiện. Cuối tháng 4, Hoàng Thùy cùng Thanh Hằng trở thành đại sứ đồng hành cho tuần lễ thời trang quốc tế lớn nhất Việt Nam, Aquafina Vietnam International Fashion Week 2019. Ngày 6 tháng 5, Hoàng Thùy được bổ nhiệm làm Miss Universe Vietnam 2019, chính thức được chọn làm đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hoàn vũ 2019. Ngày 16 tháng 5, Thùy xuất hiện trong chương trình School Tour 2019 của đài truyền hình VTV7 trong vai trò diễn giả truyền cảm hứng, trước đó cô cũng từng đến với Today's Voice Unitour 2018 do Đại học Sài Gòn tổ chức trong vai trò tương tự. Ngày 11 tháng 10, Hoàng Thùy tổ chức một show diễn thời trang nhỏ mang tên "We are enough" nhằm hướng đến và truyền cảm hứng cho các bệnh nhân ung thư. Tháng 10, cô được mời làm host và giám khảo cho chương trình truyền hình thực tế Tôi là Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam nhằm tìm kiếm Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019. Ngày 25 tháng 11, cô bay sang Hoa Kỳ để tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2019. Đêm chung kết cuộc thi diễn ra vào ngày 9 tháng 12 tại thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia. Kết quả chung cuộc Hoàng Thùy lọt vào Top 20 khi là một trong 5 thí sinh xuất sắc nhất được ban giám khảo chọn ra từ khu vực Châu Phi - Châu Á Thái Bình Dương. Dù được đánh giá là có màn thể hiện tốt ở các vòng thi nhưng Hoàng Thùy lại dừng chân ở top 20 khiến khán giả tiếc nuối. Mặc dù vậy, với thành tích này, cô trở thành một trong ba đại diện Việt Nam hiếm hoi được xếp hạng tại Hoa hậu Hoàn vũ, bên cạnh Nguyễn Thùy Lâm vào năm 2008, H'Hen Niê vào năm 2018 và Nguyễn Trần Khánh Vân vào năm 2020. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên một đại diện Việt Nam được xếp hạng khi Hoa hậu Hoàn vũ được tổ chức tại Hoa Kỳ (các đại diện trước đó của Việt Nam là Lưu Thị Diễm Hương, Phạm Thị Hương và Nguyễn Thị Loan đều ra về mà không được xếp hạng). Hoàng Thùy cũng là đại diện Việt Nam đầu tiên mang danh hiệu Á hậu quốc gia được xếp hạng tại Hoa hậu Hoàn vũ. Trước đó, cả Nguyễn Thùy Lâm và H'Hen Niê và sau này là Nguyễn Trần Khánh Vân đều đến Hoa hậu Hoàn vũ với tư cách là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Năm 2020: Hoạt động sau Hoa hậu Hoàn vũ. Đầu năm 2020, Cô được trang Starmometer của Philippines xếp hạng vị trí thứ 96 trong Top 100 mỹ nhân đẹp nhất thế giới năm 2020. Cuối năm 2020, Hoàng Thuỳ cùng Minh Tú và Kiều Loan đảm nhiệm vai trò Mentor (huấn luyện viên) của cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2020 để tìm ra người đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế, học trò của Hoàng Thuỳ là Lương Mỹ Kỳ và Nguyễn Phạm Tường Vi xuất sắc đạt danh hiệu Á hậu 1 và Á hậu 2 của cuộc thi. Năm 2022: Hoạt động âm nhạc và giám khảo các cuộc thi sắc đẹp. Năm 2021, Hoàng Thùy bất ngờ tham gia cuộc thi âm nhạc Trời Sinh Một Cặp, với sự cố gắng hết mình, nghiêm túc qua từng vòng thi, Hoàng Thùy đạt giải Á quân của cuộc thi. Ngoài ra cô còn là giám khảo chính thức của các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Siêu Quốc Gia Việt Nam, Hoa hậu Môi Trường Việt Nam, Hoa hậu Quý Bà Việt Nam. Người mẫu ảnh bìa. Xuyên suốt sự nghiệp, Hoàng Thùy đã đem lại cho mình 35 bìa tạp chí tổng cộng, trong đó có 9 bìa thuộc những tạp chí hàng đầu trong nước. Cô là một trong những người mẫu có số lượng bìa tạp chí nhiều nhất tại Việt Nam, bên cạnh Thanh Hằng, Võ Hoàng Yến, Trang Khiếu, Thùy Dương, Trang Nguyễn và Mâu Thủy. Show diễn tiêu biểu. Hoàng Thùy chính thức lên hàng vedette từ năm 2012 sau khi giành chiến thắng tại Vietnam's Next Top Model mùa thứ hai, tính đến hiện tại cô có khoảng gần 100 show diễn vị trí quan trọng, trong đó có hơn 80 show diễn với vị trí vedette, là người mẫu thuộc thế hệ 9X có nhiều thành tích sàn diễn nhất tại Việt Nam cho tính đến hiện tại.
1
null
Georges Bizet (25 tháng 10 năm 1838 - 3 tháng 6 năm 1875) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn piano nổi tiếng người Pháp, người được biết đến với vở opera nổi tiếng Carmen, đỉnh cao của nghệ thuật opera hiện thực Pháp. Thân thế sự nghiệp. Xuất thân và thời thơ ấu. Tên đầy đủ của nhà soạn nhạc Pháp là Alexandre César Léopold Bizet. Cái tên Georges ông có được là sau lễ rửa tội của cậu bé. Georges được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở Paris. Cha của Georges là một giáo viên dạy thanh nhạc, mẹ của cậu bé là một nghệ sĩ piano tài ba. Chính họ đã dạy cho ông những bài học đầu tiên. Ngay từ nhỏ, Georges Bizet đã cho thấy khả năng biểu diễn piano tài năng của mình. Chính vì thế, mọi người đã làm một phép so sánh rằng tài năng của cậu có thể sánh vơi Wolfgang Amadeus Mozart và Felix Mendelssohn. Georges có thể đọc và chơi các bản nhạc khi mới có 4 tuổi, khiến cha mẹ của cậu không khỏi kinh ngạc. Việc biểu diễn xuất sắc các bản sonata dành cho piano của Mozart đã giúp Georges Bizet được học tại Nhạc viện Paris. Đó là vào năm 1848, cụ thể là khi cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Tại nhạc viện nổi tiếng này, cậu con trai nhà Bizet đã được học đối vị với Pierre-Joseph-Guillaume Zimmermann và Charles Gounod, học sáng tác với Jacques Halévy và học piano với Antoine François Marmontel. Trong một lần sang Paris biểu diễn, Franz Liszt có dịp gặp cậu bé Georges Bizet. Bizet đã biểu diễn một tác phẩm của chính Liszt. Liszt đã dành lời khen ngợi cho tài năng nhỏ tuổi, ca ngợi rằng Bizet là một trong ba nghệ sĩ piano xuất sắc nhất châu Âu (hai người kia là chính Liszt và Hans von Bülow). Ngoài ra, tài năng của cậu còn được biểu hiện bởi nhiều giải thưởng về biểu diễn piano và organ. Thời thanh niên. Vào năm 1855, khi đã 17 tuổi, Bizet bắt đầu sự nghiệp sáng tác với bản Giao hưởng cung Đô trưởng. Tuy nhiên, Bizet đã không công bố tác phẩm này cho đến cuối đời vì cho rằng nó chịu ảnh hưởng từ người thầy Gounod. Phải gần một thế kỷ kể từ năm sinh của Bizet và 60 năm ngày Bizet qua đời, tức năm 1935, tác phẩm này mới có buổi công diễn lần đầu tiên. Năm 1857, Bizet đoạt giải thưởng Offenbach, giải thưởng do chính nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời Jacques Offenbach lập ra để khuyến khích các tài năng trẻ. Ông đoạt giải thưởng cùng Charles Lecocq. Một năm sau, ông nhận Giải thưởng Rome. Theo quy định của ban tổ chức giải thưởng này, Bizet phải đến Rome học trong 3 năm. Trong khoảng thời gian đó, Bizet có cơ hội tiếp xúc với các vở opera của các nhà soạn nhạc người Ý. Bizet cũng sáng tác khá nhiều trong khoảng thời gian này. Rất đáng tiếc là trong số những tác phẩm này, chỉ có 4 tác phẩm còn tồn tại cho đến bây giờ, đáng chú ý là vở opera "Don Procopio". Và cũng tại thủ đô của Ý, Bizet đã nhận sáng tác opera làm công việc ông theo đuổi cho đến cuối đời. Bizet trở về Paris vào năm 1861, vài tháng sau thì mẹ ông qua đời. Cuộc sống của Bizet đã bước sang một chặng đường mới. Ông từ chối công việc giảng dạy và quyết tâm trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng. Trước mắt, ông phải viết một tác phẩm để kết thúc hợp đồng với ban tổ chức Giải thưởng Rome về chuyến đi vừa qua. Đó là hoàn cảnh ra đời vở opera "La guzla de l’emir". Vở opera tiếp theo mà Bizet sáng tác là vở "Những người mò ngọc trai". Trong lần công diễn đầu tiên, nó là một sự thất bại thảm hại. Công chúng đón nhận nó với thái độ thờ ơ và than phiền rằng vở opera khô cứng, các nhân vật của nó thiếu cảm xúc. Điều đáng tiếc hơn nữa là phải đến năm 1886, sau khi Bizet qua đời rất lâu, người ta mới nhận ra vẻ đẹp của tác phẩm. Thất vọng, Bizet không có sáng tác gì cả, chỉ phối khí cho tác phẩm của một số nhà soạn nhạc khác cùng với dạy piano. Chỉ đến tháng 12 năm 1867, ông mới sáng tác trở lại với vở opera "Người đẹp thành Ba Tư". Khi trưởng thành. Năm 1868 là một năm rất khó khăn đối với nhà soạn nhạc Pháp. Ông đã bị đau cuống họng nhiều lần trong năm đó và rất nhiều tác phẩm, vì lý do đó, đã không thể được hoàn thành. Thêm vào đó, ông còn bị cảnh sát gọi đến vì lập trường tôn giáo của riêng ông. Tuy nhiên, cũng nhờ lập trường này, các tác phẩm của Bizet đã trở nên sâu sắc hơn. Ông chuyển sang sinh sống tại ngoại ô Paris với hy vọng có thể thay đổi tâm trạng xấu của bản thân. Tại đây, tháng 6 năm 1869, ông cưới con gái của người thầy cũ, bà Geneviève Halévy. Không may cho Bizet là đây không phải là một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Hai người có một đứa con trai duy nhất, đứa bé đã tự tử. Khó khăn lại ghé thăm Bizet bởi Chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, Bizet tham gia vào Cục Phòng vệ Quốc gia. Trong khoảng thời gian đó, ông phải sống trong sự túng thiếu và hầu như không có điều kiện sáng tác. Nhưng, ông cũng hoàn thành bản tổ khúc "Những trò chơi cho trẻ nhỏ" năm 1871. Cũng trong năm đó, ông hoàn thành phần âm nhạc cho vở kịch "Cô nàng xứ Arles" và vở opera "Djamileh". Một lần nữa, Bizet lại không cho thấy cái duyên ra mắt các tác phẩm của mình khi các buổi trình diễn đầu tiên các tác phẩm này không thành công. Phải cho đến hiện tại, hai tác phẩm này mới được nhìn nhận một cách đúng đắn. Công chúng lại mất một thời gian dài để nhận thấy những giá trị đích thực trong các tác phẩm của Bizet. Qua đời. Bizet có lẽ hiểu điều đó nên ông không cảm thấy bi quan, ông không cho rằng mình kém cỏi mà là do khán giả vẫn chưa hiểu. Bizet quyết tâm dồn tâm huyết vào "Carmen". Với tất cả những gì đã làm, Bizet đã tin tưởng vào sự thành công của tác phẩm. Tuy nhiên, nó là một thất bại thảm hại nữa cho ông. Khán giả không thể nào chịu đựng nổi một cô Carmen không chung thủy, yêu hết anh này rồi anh khác. Cảm xúc nhất thời đã khiến khán giả sỉ nhục các ca sĩ đang biểu diễn và cả nhà soạn nhạc đáng thương chỉ vì họ đang cố gắng biểu diễn một tác phẩm mà họ không ngờ rằng nó lại gây cảm xúc tiêu cực như vậy. Thảm họa đó đổ xuống đầu Bizet và ông suy sụp thực sự. Bệnh cuống họng lại bắt đầu hành hạ nhà soạn nhạc bất hạnh. Tất cả đang khiến sức khỏe của nhà soạn nhạc yếu đi. Trên giường bệnh, Bizet luôn hỏi phải chăng ông đã sai. Sau hai cơn đau tim liên tiếp, ông qua đời tại Bougival. Mọi thứ như là định mệnh vậy. Phong cách sáng tác. Có thể thấy sự nghiệp của ông chẳng mấy suôn sẻ, hầu như chìm đắm vào thất bại và phải mất rất nhiều thời gian, người ta mới nhìn thấy giá trị mà các tác phẩm của Bizet mang lại. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị, đỉnh cao là "Carmen". Với "Carmen", dù thất bại trong lần biểu diễn đầu tiên, Bizet xứng đáng có chỗ đứng trong danh sách các nhà soạn nhạc opera tài ba. Ông có thể sánh ngang những thiên tài bên nước láng giềng Ý như Gioachino Rossini hay Gaetano Donizetti. Không phải bàn nữa, "Carmen" là một trong những vở opera hay nhất mọi thời đại. Camille Saint-Saëns, Pyotr Ilyich Tchaikovsky và Claude Debussy đều khẳng định với chúng ta rằngː Bizet vĩ đại. Georges Bizet luôn sáng tác thứ âm nhạc bám sát vào đời sống, chân thực, giai điẹu đẹp, phong phú. Một số tác phẩm. Georges Bizet sáng tác 7 vở opera, nổi bật có "Những người mò ngọc trai" (1863), "Cô gái đẹp thành Perth" (1867), "Djamileh" (1872), "Carmen" (1875), nhạc cho kịch "Cô gái vùng Arles" của nhà văn Pháp nổi tiếng Alphonse Daudet (sau đó Bizet chọn những trích đoạn lập thành 2 tổ khúc cùng tên, tổ khúc thứ nhất do ông soạn, tổ khúc thứ hai do Ernest Guiraud soạn), giao hưởng-ngợi ca "Vasco de Gamma" (1860) và những tác phẩm khác dành cho dàn nhạc, những tiểu phẩm cho piano 2 tay và 4 tay, những bản romance.
1
null
Onbashira (御柱) là một lễ hội được tổ chức mỗi 6 năm ở khu vực Hồ Suwa Nagano, Nhật Bản. Mục đích của lễ hội nhằm biểu tượng cho việc thay những cột bia của ngôi đền Suwa Taisha. Lễ hội và truyền thống được xem là Tài sản văn hóa dân gian vô hình của tỉnh Nagano và là là một trong ba lễ hội lẻ lớn của Nhật Bản.。 Lễ hội Onbashira được cho là đã diễn ra liên tục, không bị gián đoạn trong vòng 1200 năm. Lễ hội được tổ chức một lần trong sáu năm, trong những năm Thân (con khỉ) và Dần (con hổ) theo Địa chi trong Lịch Trung Quốc, tuy nhiên người địa phương có thể nói rằng lễ hội được tổ chức mỗi 7 năm do lịch truyền thống của Nhật bao gồm cả năm hiện tại khi tính chiều dài thời gian. Onbashira thường kéo dài 2 tháng và gồm có 2 phân đoạn, "Yamadashi" và "Satobiki". "Yamadashi" thường diễn ra vào tháng tư, bao gồm lễ khai mạc và đốn gỗ trên núi theo nghi thức Thần đạo, và những cây gỗ lớn được kéo từ núi qua những địa hình gồ ghề và sườn dốc xuống 4 ngôi đền Suwa Taisha. "Satobiki" trong tháng 5 bao gồm việc vót và dựng những cột gỗ mới bằng tay. Lễ hội năm 2016 sẽ kéo dài từ 2 Tháng 4 năm 2016 đến 15 Tháng 6 năm 2016.
1
null
"Nơi đảo xa" là một bài hát được sáng tác năm 1979 của nhạc sĩ Thế Song viết về người lính hải quân nơi hải đảo. "Nơi đảo xa" nhận phản hồi tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc. Tại "Giải Cống hiến" lần thứ 10 năm 2015, ca khúc đã nhận được một đề cử quan trọng trong hạng mục "Bài hát của năm". Hoàn cảnh sáng tác. Khoảng tháng 4 năm 1979, Thế Song đi thực tế sáng tác tại các đồn biên phòng ở Quảng Ninh chứ không chủ trương viết về hải đảo. Trên đường về, ông nghỉ tại trạm sửa chữa tàu biển của bộ đội hải quân ở Hạ Long. Anh em hải quân ở trạm kể cho ông nghe nhiều câu chuyện cảm động, những khó khăn vất vả nơi đảo xa, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân... Với cảm hứng đó, ông viết ngay và lời thứ nhất ca khúc "Nơi đảo xa" ra đời trên đoạn đường từ Quảng Ninh về Hà Nội. Lời thứ hai của bài hát được ông hoàn thành tại nhà riêng. Năm 1995, khi tác phẩm đã được nhiều người biết đến thì Thế Song mới có dịp đến Trường Sa. Ca sĩ thể hiện. Khi sáng tác xong, Thế Song mời ca sĩ Tiến Thành đến tập. Tiến Thành trở thành người hát đầu tiên và thành công nhất ca khúc này. Theo nhạc sĩ thì sau này có nhiều ca sĩ hát nhưng không ai hát thành công và xúc động như Tiến Thành. Ngoài Tiến Thành, những ca sĩ khác thể hiện thành công tác phẩm này có Trọng Tấn, Anh Bằng, Tùng Dương... Anh Bằng có phong cách thính phòng, giọng hát cứng rắn, đầy chất thép nhưng vẫn tình. Trọng Tấn thể hiện theo phong cách nhạc đỏ, trữ tình và hào sảng. Tùng Dương có giọng hát nhạc nhẹ đầy nội lực có một chút phá cách đã thổi hơi thở mới cho tác phẩm. Năm 2011, ca khúc được dàn dựng với 600 người tham gia trình diễn trong một clip. Lời bài hát. Lời 1: Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa Từng mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua vượt qua Lướt sóng con tàu mang tín hiệu trong đất liền Mắt em nhìn theo con tàu đi xa mãi Giữa nơi biển khơi đang nở rộ ngàn bông hoa san hô Cánh hoa đỏ thắm bao hy vọng anh gửi về tặng em Ơi ánh mắt em yêu như biển xanh như trời xanh trong nắng mới Nhớ cả dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm vui Đây con tàu xa khơi, đây con tàu xa khơi! Lời 2: Vầng trăng sáng trên biển xa, vầng trăng sáng ngoài đảo xa Vẳng nghe tiếng ngân nga ru lòng ta bao lời ca quê nhà Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng Tháng năm con tàu quen sóng cả, quen gió biển Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui xa khơi Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em Đây súng khoác trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin yêu Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm yêu Đây con tàu xa khơi, đây con tàu xa khơi!
1
null
Absolution là album phòng thu thứ ba của nhóm alternative rock người Anh, Muse. Được phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2003 tại Anh và 23 tháng 3 năm 2004 tại Mỹ. Album đi theo hướng của những album trước đồng thời có xu hướng nói về chủ đề tận thế. Vào năm 2009, Kerrang! bình chọn đây là album hay thứ nhì trong thế kỉ 21 cho đến thời điểm đó (những album trước của "Muse", "Origin of Symmetry" và "Black Holes and Revelations", cũng xuất hiện trong top 50). Việc sáng tác. Nhóm dành gần hết năm 2002 để thu âm "Absolution" với Rich Costey. Album được thu âm ở các phòng thu ở Los Angeles và London. Bellamy nói rằng nhóm đã ra một quyết định đúng đắn khi cùng nhau ngồi trong một căn phòng và sáng tác, đặt thời gian sang một bên để thu âm album, vì công đoạn thu âm của album trước được sắp xếp rất vội vàng. "Absolution" mang đến rất nhiều chủ đề trong âm nhạc và lời bài hát mà sau này nó sẽ trở thành thương hiệu của Muse, ví dụ như sự ảnh hưởng của nhạc rock giao hưởng trong "Butterflies and Hurricanes", nhạc cổ điển trong "Blackout", và nhạc điện tử trong "Endlessly". Lời bài hát trong album đề cập đến sự sợ hãi, ngờ vực, những thành tựu của cá nhân và niềm vui. Bellamy nói rằng sự khởi đầu của chiến tranh Iraq đã ảnh hưởng đến việc sáng tác của họ. Những ảnh hưởng trong mặt âm nhạc và chủ đề trong lời bài hát khá mới đối với Muse ở thời điểm đó và sau này được phát triển thêm trong những album sau, đặc biệt là album phòng thu thứ 5, "The Resistance". Ca khúc ghi ở mặt B là "Fury" và "Soldier's Poem" của "Black Holes and Revelations" là những tác phẩm bị loại ra trong thời kì "Absolution". "Fury" bị loại bỏ vì Chris Wolstenholme và Dominic Howard thích "The Small Print" hơn, mặc dù Matt Bellamy đã có ý định cho "Fury" vào danh sách bài hát của album. Phát hành và quảng cáo. "Absolution" được ra mắt vào 23 tháng 9 năm 2003 dưới hình thức đĩa CD và vinyl. Đây là album đầu tiên dưới nhãn của A&E Records. Album có tổng cộng 6 đĩa đơn, trong đó single đầu tiên là Stockholm Syndrome chỉ có dưới hình thức tải về qua mạng. Vì những điều khoản trong hợp đồng, ban nhạc không thể cho phép tải bài hát miễn phí nên mức giá là 0.99 đô la Mĩ đã được đặt ra. Và đã có hơn 20,000 lượt tải về. "Blackout" đã có mặt trong bộ phim "Southland Tales" vào năm 2006.
1
null
Quý tôn Phì (chữ Hán: 季孫肥, ?-468 TCN) tức Quý Khang tử (季康子), là vị tông chủ thứ 7 của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn của nước Lỗ dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên thật là Cơ Phì, con của Quý tôn Tư, thủ lĩnh thứ sáu của họ Quý. Năm 505 TCN, Quý tôn Tư mất, Quý tôn Phì thế tập. Sự nghiệp. Năm 488 TCN, Tề Điệu công mới lên ngôi, sai sứ sang đón vợ trước kia gửi ở nước Lỗ là Quý cơ. Nhưng vì Quý cơ đã tư thông em Quý tôn Phì là Quý Phương Hầu nên Quý tôn Phì không dám giao Quý cơ cho vua Tề. Tề Điệu công sai sứ sang nước Ngô đề nghị Ngô Phù Sai hội quân cùng đánh Lỗ. Nước Lỗ bèn giao Quý cơ nước Tề. Nước Lỗ cùng nước Tề giảng hòa. Cùng năm đó, Ngô Phù Sai đánh Lỗ, bắt Lỗ Ai công cống 100 cỗ lao, rồi chiếm lấy đất đai phía nam nước Lỗ và nước Tề. Quý tôn Phì sai Tử Cống là học trò Khổng Tử đi thuyết Phù Sai và thái tể Bá Hi, nên Phù Sai không đánh Lỗ nữa. Năm 484 TCN, Quý tôn Phì sang sứ sang Vệ đón Khổng Tử về nước Lỗ. Năm 468 TCN, Quý tôn Phì mất. Con ông là Quý tôn Cường thế tập.
1
null
Bộ phận của cây có hoa. Rễ. Rễ cọc. Có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. Thậm chí có một số cây có rễ cọc sâu dưới 150 cm. Ví dụ: loại cỏ có rễ dài (thấp hơn một số cây cao, lúa và cao hơn các loại cỏ khác). Rễ chùm. Còn có tên gọi khác là "rễ tỏa tròn". Rễ này gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm. Thậm chí có một số cây có rễ chùm lớn hơn. Ví dụ: cây đa. Thân. Thân đứng. Có màu nâu (thân gỗ, thân cột) vá màu xanh (thân cỏ). Thân leo. Có cành phụ dài bám từ thân chính đến cành chính. Thân bò. Có thân bò sát mặt đất. Lá. Phiến. Có dạng bản dẹt. Biến dạng của lá. Do lá thực hiện các chức năng khác nên bị biến dạng. Hoa. Bộ phận. Đài, tràng và nhiều bộ phận khác. Quả. Do bầu nhụy phát triển thành. Một số cây không có quả như cây hoa hồng, cây xương rồng... Quả khô. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. Hạt. Vỏ. Do vỏ noãn phát triển thành. Sự phát triển. Cây một năm. Tất cả bộ phận đều phát triển nhanh trong một năm. Cây lâu năm. Hoa, quả, hạt phát triển lâu trong mỗi năm Xem thêm. Lưu ý: cây có hoa thuộc nhóm Hạt kín.
1
null
Tàu khu trục lớp Shirane (tiếng Nhật: しらね型護衛艦) là lớp tàu khu trục mang máy bay trực thăng (DDH) phục vụ trong biên chế Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF). Shirane là thế hệ tàu khu trục mang máy bay trực thăng thế hệ thứ hai của JMSDF, có tất cả hai tàu thuộc lớp này đã được đóng và hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Tokyo số 1 của Ishikawajima Harima Heavy Industries trong các kế hoạch mua sắm khí tài quân sự năm 1977-1979. Cho đến khi các tàu khu trục lớp Kongo (63DDG) được đóng, tức Aegis DDG, Shirane là lớp tàu khu trục lớn nhất của JMSDF, và là biểu tượng của JMSDF cả trên danh nghĩa và thực tế. Thiết kế. Nhằm chống lại các hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc, Nga và Triều Tiên, ngay từ những năm đầu thập niên 1970 Nhật Bản đã bắt tay vào phát triển lớp tàu khu trục chống ngầm mới dựa trên cơ sở tàu khu trục lớp Haruna và định danh là lớp Shirane. Shirane vốn là tên của một ngọn núi tọa lạc tại tỉnh Ishikawa, một tỉnh thuộc vùng Chūbu trên đảo Honshū, Nhật Bản. Tương tự như tàu khu trục lớp Haruna, thiết kế phần thân của Shirane được chia làm hai phần chính: phía trước là thượng tầng trang bị các hệ thống vũ khí hạng nặng; phía sau thượng tầng làm sàn đáp của trực thăng. Phần thượng tầng có diện tích lớn cho phép bố trí nhiều trạm chỉ huy khác nhau. Vì thế, hai tàu khu trục này chủ yếu được JMSDF sử dụng như những tàu chỉ huy. Trên các tàu khu trục lớp Shirane được bố trí 2 ống khói, ống trước gần mạn trái và ống khói sau gần mạn phải của tàu. Khu vực nhà chứa trực thăng của Shirane được thiết kế lớn hơn so với Haruna và được kéo dài tới gần sàn đáp của trực thăng phía cuối tàu. Chiều dài của tàu cũng vì thế mà tăng thêm khoảng 6m và trọng lượng tăng thêm khoảng 200 tấn so với lớp Haruna. Shirane là tàu khu trục đầu tiên của Nhật Bản được trang bị một radar định vị phát hiện mục tiêu trên không ba tọa độ. Nhiệm vụ tác chiến chủ yếu của Shirane là chống ngầm (ASW) nhưng tàu vẫn có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác như chống tàu mặt nước (ASUW) và phòng không (AAW). Tàu có chiều dài tổng thể là 159m, rộng 17,5m, mớn nước 5.3m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 5.200 tấn, đầy tải 6.800 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu có 350 người (DDH-143), 360 người (DDH-144). Vào thời điểm ra đời, tàu khu trục lớp Shirane có trọng tải, kích thước lớn hơn và hình dáng khá khác biệt so với các lớp tàu khu trục khác của JMSDF. Theo nhận định của các chuyên gia, các tàu lớp Haruna và Shirane có nhiều nét tương đồng với các tàu khu trục mang trực thăng lớp Moskva của Liên Xô/Nga thời Chiến tranh Lạnh hơn cả, khi cùng được thiết kế để làm kỳ hạm của biên đội tác chiến chống ngầm. Hệ thống điện tử. Shirane được lắp đặt hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-3 TDPS. Hệ thống này được phát triển tập trung vào chức năng hỗ trợ chỉ huy tác chiến chống ngầm và OYQ-3 cũng là thiết bị xử lý thông tin chiến thuật đầu tiên của JMSDF hỗ trợ hoạt động trên Link-11, một liên kết dữ liệu chiến thuật hai chiều. Ban đầu,OYQ-3 không có chức năng điều khiển vũ khí. Tuy nhiên, trong chương trình nâng cấp cuối năm 1990, OYQ-3 đã được tích hợp hệ thống chỉ thị mục tiêu TDS-2-2 sử dụng máy tính điều khiển kỹ thuật số AN / UYK-20. Hệ thống này sau đó đã được đổi tên thành OYQ-3B CDS. Shirane được trang bị radar định vị phát hiện mục tiêu trên không ba tọa độ (3D) OPS-12 cho mục đích phòng không và một radar định vị và theo dõi mục tiêu mặt nước OPS-28. Tàu cũng được trang bị hệ thống NOPN-18 dùng để dẫn đường và hỗ trợ máy bay trực thăng hạ cánh. NOPN-18 bao gồm radar đo độ cao OPN-8 và radar định hướng, dẫn đường OPS-22. Để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, tàu được trang bị các hệ thống trinh sát, tìm kiếm tàu ngầm khá mạnh, bao gồm: sonar kiểu mảng kéo AN / SQS-35 (J) (trên "JS Shirane"), AN / SQR-18A TACTASS (trên "JS Kurama") và sonar kết hợp chủ/bị động phát hiện và xác định vị trí tàu ngầm OQS-101. Anten của OQS-101 được được gắn cố định trong quả cầu hình giọt nước ở mũi tàu, anten được tách rời khỏi các khoang trên tàu bằng bộ phận cách âm, giảm tối thiểu nhiễu thủy âm khi sonar hoạt động. Ngoài tra, hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-101 cũng được lắp đặt cho tàu. Tương tự như tàu khu trục "JS Asakase" (DDG-169), hệ thống phát hiện và gây nhiễu sóng vô tuyến NOLQ-1, radar cảnh báo tên lửa OLR-9B và hệ thống mồi bẫy Mk-137 SRBOC cũng được lắp đặt cho các tàu lớp Shirane. NOLQ-1 là một hệ thống đa chức năng, hệ thống có khả năng hỗ trợ tác chiến điện tử (ESM) và tấn công điện tử (ECM). Tàu còn được trang bị hệ thống hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo AN/SLQ-25 Nixie do Công ty Argon ST Fairfax, Virginia, sản xuất. Đối với liên lạc vệ tinh, tàu đươc trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh NORA-1 (hoạt động trên băng tần X) dùng để kết nối với vệ tinh SUPERBIRD B2, NORQ-1 (hoạt động trên băng tần Ku) kết nối với vệ tinh dân sự và AN/WSC-3 (sau được thay thế bằng AN/USC-42) kết nối với UHF-SATCOM của quân đội Liên bang Mỹ. Hệ thống vũ khí. Shirane là lớp tàu khu trục đầu tiên của JMSDF được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Sea Sparrow BPDMS. Ban đầu, tàu được trang bị hệ thống phóng Mk.16 GMLS tích hợp 8 ống phóng Type 74 (phiên bản Mk-112 của Mỹ do Nhật Bản sản xuất theo giấy phép). Sử dụng để phóng tên lửa phòng không RIM-7E, phiên bản hải quân của AIM - 7E Sparrow. RIM-7E có thể mang đầu đạn phân mảnh và có tầm hoạt động 19 km. Dẫn bắn cho tên lửa là hệ thống điều khiển hỏa lực WM-25 do Thales Nederland sản xuất. WM-25 được vận hành thủ công và có hiệu suất không cao. Trong chương trình nâng cấp dài hạn được thực hiện từ năm 2003 đến năm 2004, hệ thống BPDMS đã được cập nhật lên phiên bản IBPDMS với tên lửa RIM-7M và hệ thống phóng GMLS-3 (phiên bản Mk-41 mod 29 của Mỹ do Nhật Bản sản xuất theo giấy phép). MFCS cũng được thay thế bằng hệ thống điều khiển hỏa lực nội địa FCS-2-12. Pháo chính của tàu là 2 pháo hạm 127mm Type 73/L54 do Nhật sản xuất theo giấy phép pháo hạm Mk-42 mod 7 của Mỹ. Type 73 có thể bắn với tốc độ tối đa 40 phát/phút với tầm bắn 23 km. Tác chiến chống tàu ngầm được hỗ trợ bởi ASROC và ngư lôi. 1 hệ thống phóng Mk.16 GMLS được trang bị phía sau pháo hạm, hệ thống có sức chứa 8 tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC. Tàu được trang bị 3 ống phóng ngư lôi Type 68 để phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 ASW. Ngư lôi Mk 46 có thể tấn công tàu ngầm hoạt động ở độ sâu hơn 365m. Hệ thống điều kiển hỏa lực FCS-1A cũng được lắp đặt. Ngoài ra, Shirane cũng là lớp tàu khu trục đầu tiên của JMSDF được trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần Mk-15 Phalanx (CIWS) 20 mm. Pháo Gatling M61A1 Vulcan có tốc độ bắn từ 3.000 đến 4.500 phát/phút. Phalanx được dùng cho nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa chống hạm, trực thăng và tàu chiến tốc độ cao của đối phương. Trực thăng chống ngầm. Giống như lớp Haruna, các tàu lớp Shirane có sàn đáp và nhà chứa cho phép mang theo 3 trực thăng chống ngầm, nhưng trong khi lớp Haruna đang vận hành các máy bay chống ngầm HSS-2A vào thời điểm đó, thì ở lớp Shirane đã được thay thế bằng HSS-2B Sea King, một phiên bản của trực thăng chống ngầm SH-3H của Hải quân Mỹ do Nhật sản xuất theo giấy phép. Hiện nay, loại đang được sử dụng là SH-60J Sea Hawk. Bên trong khoang chứa trực thăng, một máy bay sẽ đậu ở mạn phải và hai chiếc còn lại sẽ đậu song song ở mạn trái của nhà chứa. Trên tàu còn được bố trí các khu vực kỹ thuật liên quan như khoang bảo dưỡng, kho đạn và linh kiện dự trữ. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ cất/hạ cánh Bear Trap do Canada sản xuất cũng được trang bị cho tàu, Bear Trap được dùng để hạ cánh trực thăng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hệ thống động lực. Hệ thống động lực của tàu khu trục lớp Shirane gồm 2 động cơ tuabin hơi nước IHI 2 trục có tổng công suất 70.000 mã lực và 2 nồi hơi Type D do Foster Wheeler sản xuất, đặc tính của lò là áp suất 60 kgf/cm 2 (850 lbf /in2), nhiệt độ 480 °C và sinh hơi 130 tấn / giờ. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt 2 máy phát điện tuabin hơi nước có công suất 1.200 kW ở phòng máy phía trước và phía sau và 2 máy phát điện khẩn cấp bằng diesel có công suất 300 kW được bố trí ở phía trước và phía sau thân tàu, giúp tàu có thể hoạt động trong điều kiện không thể sử dụng các động cơ chính. Cũng như lớp Tachikaze (46DDG), các máy phát điện tuabin hơi nước của tàu Shirane được vận hành liên tục vì cần nguồn điện mạnh để sử dụng các thiết bị điện tử. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ, phạm vi hoạt động 6000 hải lý với tốc độ hành trình 20 hải lý/giờ. Để giảm tiếng ồn thủy âm tạo ra từ hệ thống động lực, tàu được ứng dụng hai giải pháp hỗn hợp Prarie-Masker, hệ thống Prarie cung cấp dòng không khí qua các lỗ ở đuôi tàu vào cánh chân vịt và trục chân vịt, hệ thống Masker đẩy các bong bóng nước xuống dưới đáy tàu. Lớp bong bóng đóng vai trò như một lớp ngăn âm thanh.
1
null
Long nha thảo hay Tiên hạc thảo (danh pháp hai phần: "Agrimonia pilosa", tên dược "Herba Agrimoniae"), còn gọi là Long nha thảo lông, Cỏ răng rồng, Hoàng hoa thảo, Địa thiên thảo, Thoát lực thảo, Kim đính, Hoàng long vĩ, Móc bạc Nepal, Mạ lìn an là một loài thực vật có hoa thuộc chi cùng tên ("Agrimonia") và họ Hoa hồng ("Rosaceae"). Mô tả. Long nha thảo là loài thực vật thân thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc ở vùng Himalaya, hiện mọc nhiều ở vùng rừng núi Nepal và các nước vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên cũng như tại một số vùng Đông Âu. Tại Việt Nam, cây mọc tại các trảng cỏ, bãi hoang ở độ cao 500-1.000 mét tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Vĩnh Phúc. Cây có thể mọc trên các loại đất cát, mùn hay sét với độ pH dao động từ hơi axít đến hơi base, chịu hạn tốt trong điều kiện tự nhiên nhưng kém trong điều kiện trồng nhân tạo. Có thể mọc trong bóng râm hoặc ngoài nắng. Việc gieo trồng diễn ra vào mùa xuân hay mùa thu, trồng trên chậu hoặc ngoài vườn. Hạt thường nảy mầm trong vòng từ 2-6 tuần ở 13 độ bách phân tuy nhiên tốc độ nảy mầm có thể rất thấp, nhất là khi hạt đã được trữ đông. Thân cây cao khoảng 40–100 cm (trong điều kiện mọc tự nhiên có thể lên đến 1,5 mét), bao phủ bởi nhiều lông nhung màu trắng, mang nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1 cm. Lá phức mọc so le, hình lông chim lẻ với 5-7 lá chét to, hình bầu dục hay hình trái xoan ngược, xen kẽ với các lá chét nhỏ, mép có răng cưa đều, hai mặt lá đều có lông nhung. Lá kèm rất phát triển. Cụm hoa dài 10–30 cm, mang nhiều hoa mẫu năm với cuống ngắn, đài hình ống có răng nhọn, tràng có 5 cánh rời màu vàng. Hoa lưỡng tính có 5-15 nhị và nhụy có 2 lá noãn rời. Cụm quả gồm 2-3 quả bế bọc xung quanh bởi đế hoa có đài ở mép trên, mỗi quả hình bầu dục, có nhiều rãnh sâu và gai nhỏ. Cây thụ phấn nhờ côn trùng hoặc tự thụ phấn, ra hoa vào tháng 4-7, kết quả vào tháng 8-10. Công dụng trong y học. Công dụng của Long nha thảo trong y học cũng như một trong những tên gọi của nó gắn liền với câu chuyện thần thoại về người phát hiện ra nó. Tương truyền, loài cây thuốc này được một con hạc mang xuống đưa cho một chàng tú tài đang trên đường lên kinh đô ứng thí, đúng vào lúc anh bị sốt nặng và chảy máu cam dọc đường đi. Khi dùng xong người thí sinh thấy bệnh tình thuyệt giảm rõ rệt, đỡ khát, người mát mẻ và máu mũi cũng ngưng chảy. Sau này, khi đã đỗ đạt, làm quan, chàng thí sinh cùng người bạn đường đã đem mẫu cây này gửi cho các thầy thuốc nghiên cứu và họ đã phát hiện ra tác dụng cầm máu rất hiệu quả của nó. Loại cây thuốc này về sau đã được đặt tên là "tiên hạc thảo" - có nghĩa là cỏ của con hạc tiên - nhằm ghi công con hạc khi xưa đã đem cây thuốc quý xuống cứu chữa cho chàng thí sinh. Theo Đông y, Long nha thảo có vị đắng chát, tính bình, vào 4 kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, cầm lị, giải độc, chữa sốt rét, bồi bổ cơ thể. Được dùng làm thuốc cầm máu, chủ trị các chứng xuất huyết như khái huyết, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, nục huyết (chảy máu cam, niệu huyết, tiêu tiểu ra máu, băng lậu và bệnh ưa chảy máu ("haemophilla"), ngoài ra còn trị phúc tả, kiết lị, sốt rét, tràng nhạc, viêm âm đạo do trùng roi, trị giun sán, trị mụn nhọt, trĩ viêm tấy, chống mệt mỏi. Ngoài ra do chứa nhiều tanin, Long nha thảo cũng giúp giảm ho, trị viêm phế quản và hen suyễn. Thành phần sử dụng là cả cây, được thu hái vào cuối mùa thu, sau đó rửa sạch và đem phơi sấy khô, cắt thành đoạn. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc, một số trường hợp có thể dùng liều cao hơn. Dùng ngoài, lượng tùy theo yêu cầu. Giã nát đắp, dùng bột, cao bôi hoặc dùng nước rửa. Ở một số địa phương, người ta hái lá non, chần qua nước sôi, tiếp đó dùng nước sạch rửa vài lần để trừ bỏ vị đắng chát, sau đó xào chín, làm món ăn trong bữa cơm thay rau. Tuy nhiên chống chỉ định cho người chóng mặt, buồn nôn. Thành phần hóa học của Long nha thảo bao gồm các chất flavonit glycosit 0.9%, hyperosit 0,37%, isoqueecitrin 0,21%, agrimonin, agrimol A, B, C, D, E, agriminolid, pimic acid, tinh dầu và tanin 7,4%. Theo các nghiên cứu gần đây, tác dụng của Long nha thảo trên cơ trơn và hệ tuần hoàn có nhiều trái ngược, ở một liều lượng và cách chế biến nhất định thì có tác dụng cường tim, hưng phấn hô hấp, tăng huyết áp, tăng co bóp cơ trơn, nhưng trong các trường hợp khác thì kết quả ngược lại. Đối với công dụng sát trùng, cây có hiệu quả trong việc chống tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lị Flexner, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao ở người. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế cảm giác đau của thỏ, tác dụng hạ đường huyết, hạ thấp chuyển hóa cơ bản của chuột lớn và có tác dụng hưng phấn đối với cơ vân đã mệt mỏi. Thuốc làm tăng độ bền của hồng cầu của thỏ và chuột nhắt, tăng tốc độ đông máu của chó và thỏ. Đặc biệt, hai phát hiện mới nhất về công dụng y học của Long nha thảo là: 1)tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư mô liên kết S180, ung thư ruột, gan nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào lành và 2)tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của virút HIV Hiện nay Long nha thảo đã được sử dụng trên lâm sàng cho các bệnh nhân AIDS. Liều dùng đối với người nhiễm HIV là long nha thảo 30g, bạch mao căn 30g, hải kim sa 30, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chi tử 15g, xa tiền thảo; sắc nước uống trong ngày.
1
null
Trong vật lý, Graviton (tiếng Việt đọc là: G-ra vi tông) là một hạt cơ bản giả thuyết có vai trò là hạt trao đổi của lực hấp dẫn trong khuôn khổ lý thuyết trường lượng tử. Nếu nó tồn tại, Graviton dự kiến sẽ không có khối lượng hoặc rất nhỏ (vì lực hấp dẫn xuất hiện với phạm vi không giới hạn) và phải có spin là 2. Spin bằng 2 do nguồn gốc của tương tác hấp dẫn là tenxơ ứng suất-năng lượng, một tenxơ đối xứng hạng hai (so với photon của tương tác điện từ có spin 1, nguồn gốc của chúng là bốn dòng, một tenxơ hạng nhất). Ngoài ra, người ta chứng minh rằng một trường spin 2 phi khối lượng gây ra tương tác giống hệt với hành xử của trường hấp dẫn, bởi vì trường spin 2 phi khối lượng phải cặp với (tương tác với) tenxơ ứng suất-năng lượng của trường hấp dẫn cổ điển Kết quả này cho thấy rằng, nếu một hạt không có khối lượng, spin-2 được phát hiện, nó phải là Graviton. Do vậy để xác minh bằng thực nghiệm cho Graviton tồn tại chỉ đơn giản là phát hiện ra một hạt không có khối lượng, spin 2. Lý thuyết. Các nhà vật lý giả thuyết có hạt Graviton tồn tại vì những thành công lớn của lý thuyết trường lượng tử (đặc biệt là mô hình chuẩn) mô hình hóa hành vi của tất cả các tương tác khác của tự nhiên là qua trung gian của các hạt cơ bản: Tương tác điện từ bởi các photon, tương tác mạnh bởi các gluon, và tương tác yếu Boson W và Boson Z. Giả thuyết này là sự tương tác hấp dẫn tương tự như vậy qua trung gian của một hạt cơ bản, nhưng chưa được khám phá - các hạt Graviton. Trong giới hạn cổ điển, lý thuyết sẽ thu về thuyết tương đối rộng và định luật hấp dẫn của Newton trong giới hạn lực hấp dẫn yếu. Graviton và tái chuẩn hóa. Khi mô tả tương tác hấp dẫn, các lý thuyết cổ điển (tức là, các sơ đồ cây) và hiệu chỉnh bán cổ điển (sơ đồ một vòng) hoạt động bình thường, nhưng sơ đồ Feynman với hai (hoặc hơn) vòng dẫn đến kết quả phân kỳ cực tím; đó là, giá trị vô hạn mà không thể được loại bỏ do thuyết tương đối tổng quát không phải là lý thuyết tái chuẩn hóa, không giống như điện động lực học lượng tử. Đó là cách các nhà vật lý áp dụng để tính xác suất cho sự kiện một hạt sẽ phát ra hoặc hấp thụ một Graviton nhưng họ thu được kết quả vô lý và lý thuyết không còn hiệu lực. Những vấn đề này, cùng với một số câu hỏi về khái niệm, khiến nhiều nhà vật lý tin rằng một lý thuyết hoàn chỉnh hơn của hấp dẫn lượng tử phải mô tả tương tác hấp dẫn gần quy mô Planck. So sánh với các tương tác khác. Không giống như các hạt trao đổi của các tương tác khác, trường hấp dẫn đóng vai trò đặc biệt trong thuyết tương đối rộng và việc xác định không-thời gian mà trong đó các sự kiện diễn ra. Bởi vì vi phôi bất biến (hiệp biến tổng quát) của lý thuyết này không cho phép bất cứ phông nền không-thời gian cụ thể nào được ưu tiên hơn cả (ví dụ hệ quy chiếu quán tính), do vậy thuyết tương đối tổng quát độc lập với phông nền. Ngược lại, Mô hình chuẩn phụ thuộc vào phông nền, mọi diễn biến của các hạt và trường xảy ra trong không thời gian Minkowski như là phông nền không-thời gian cố định. Do đó lý thuyết hấp dẫn lượng tử cần giải quyết được những khác biệt này. Cho dù lý thuyết này hiện nay vẫn là một câu hỏi mở. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ xác định sự hiểu biết của chúng ta về hấp dẫn có vai trò cụ thể gì trong số phận của vũ trụ. Graviton trong các lý thuyết khác nhau. Lý thuyết dây dự đoán sự tồn tại của graviton và miêu tả tương tác của nó khá rõ ràng. Hạt Graviton trong lý thuyết dây nhiễu loạn là một "dây đóng" (vòng) trong một trạng thái dao động năng lượng thấp. Sự tán xạ của graviton trong lý thuyết dây cũng có thể được tính toán từ các hàm tương quan trong lý thuyết trường bảo giác, như của thuyết Tương ứng AdS/CFT, hoặc từ lý thuyết dây ma trận. Một đặc điểm thú vị của graviton trong lý thuyết dây, như dây đóng mà không có điểm đầu cuối, nó sẽ không bị ràng buộc với màng (brane) và có thể di chuyển tự do giữa các màng. Nếu chúng ta sống trên một màng (như giả thuyết của lý thuyết màng) mà nó "rò rỉ" graviton từ màng vào không gian nhiều chiều hơn thì có thể giải thích lý do tại sao lực hấp dẫn lại quá yếu, và graviton từ các màng khác lân cận của chúng ta có thể cung cấp một khả năng giải thích cho vật chất tối. Xem màng vũ trụ học. Quan sát thử nghiệm. Việc phát hiện graviton đơn lẻ là không thể với bất kỳ máy dò vật lý nào cho dù hạt được tiên đoán một cách hợp lý trong lý thuyết. Lý do là mặt cắt tiết diện của hạt rất thấp khi graviton tương tác với vật chất. Ví dụ, khi sử dụng Sao Mộc làm máy dò và giả sử hiệu quả là 100%, được đặt trong quỹ đạo gần xung quanh một sao neutron sẽ dự kiến chỉ quan sát được một Graviton trong 10 năm, thậm chí trong các điều kiện thuận lợi nhất. Cũng không thể phân biệt Graviton với các sự kiện từ ảnh hưởng của neutrino. Tuy nhiên, các thí nghiệm dùng để phát hiện sóng hấp dẫn, có thể được xem là các trạng thái kết hợp của nhiều graviton, đang được triển khai như LIGO và VIRGO. Mặc dù những thí nghiệm này không thể phát hiện graviton đơn lẻ, nhưng chúng có thể cung cấp thông tin về tính chất nhất định của Graviton. Ví dụ, nếu sóng hấp dẫn được quan sát lan truyền chậm hơn so với c (tốc độ ánh sáng trong chân không), điều này ngụ ý rằng Graviton có khối lượng. Những khó khăn, vấn đề nổi bật. Hầu hết các lý thuyết có chứa graviton gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Nỗ lực để mở rộng Mô hình chuẩn hoặc các lý thuyết trường lượng tử bằng cách đưa thêm các graviton vào sẽ trở lên nghiêm trọng về mặt lý thuyết ở mức năng lượng cao (quá trình liên quan đến năng lượng gần hoặc trên quy mô Planck) vì vô hạn phát sinh do các hiệu ứng lượng tử (về mặt kỹ thuật, hấp dẫn là không tái chuẩn hóa được). Do thuyết tương đối rộng cổ điển và cơ học lượng tử dường như không tương thích ở mức năng lượng như vậy, cho nên hai lý thuyết này không đứng vững được ở mức năng lượng cao như thế. Một giải pháp có thể là thay thế các hạt bằng các dây. Lý thuyết dây là lý thuyết lượng tử của lực hấp dẫn theo ý nghĩa là nó giảm đến thuyết tương đối rộng cổ điển cộng với lý thuyết trường ở năng lượng thấp, nhưng hoàn toàn được lượng tử hóa, có chứa một Graviton, và được cho là nhất quán về mặt toán học.
1
null
Người bướm (tiếng Anh: "Mothman") theo đồn đại là một sinh vật lạ, có đầu bướm, mắt đỏ rực, hai cánh dài giống của đại bàng. Điều kì lạ là nó không cần vẫy cánh mà vẫn bay được. Loài vật này thường cảnh báo tai họa cho con người. Có nhiều trường hợp loài chim này xuất hiện nhiều ở các nơi như động đất, sóng thần, tai họa lớn... và nó là nhà tiên tri của thế giới vì nếu nó bay ở đâu thì sẽ có tai họa ngay lập tức. Tường trình. Ngày 12 tháng 11 năm 1966, Mothman được nhìn thấy lần đầu tiên bởi năm người nông dân khi họ đang đào huyệt cho đám tang. Lần thứ hai Mothman xuất hiện ở West Virginia vào ngày 14 tháng 11 năm 1966, khi ông Newell Partridge đang xem TV thì con chó của ông bỗng tru lên những hồi dài. Ông ra ngoài bất chợt gặp một sinh vật mắt đỏ, quá sợ hãi, ông liền chạy vào nhà lấy súng nhưng không đủ can đảm. Sáng hôm sau, con chó của ông biến mất, ông nghĩ chắc là Mothman bắt nó. Một ngày khác,một đôi vợ chồng đi thăm bạn đã bắt gặp Mothman. Ngay sau đó,vợ chồng họ quay trở lại cùng cảnh sát nhưng tất cả đã biến mất mà chả để lại một dấu vết gì. Đêm ngày 16 tháng 11 năm 1966,bà Mercella Bennett bỗng nhìn thấy một luồng ánh sáng đỏ kỳ lạ xuất hiện, đó là Mothman. Quá sợ hãi, bà liền ôm đứa con 2 tuổi của mình chạy sang nhà hàng xóm. Ngay sau đó họ nghe thấy tiếng rít và ánh mắt đỏ ngầu của Mothman quét qua cửa sổ phòng khách. Ngày 27 tháng 11 năm 1966, Connie Carpenter đang trên đường từ nhà thờ về nhà thì bắt gặp Mothman đuổi theo. Nó cụp đôi cánh lại và lao theo chiếc xe của cô gái này, nhưng chỉ trong giây phút thì đổi hướng. Loài vật này được biết đến nhiều nhất với vụ sập cầu ở Pleasaht làm 46 người chết,9 người bị thương. Trước đó, loài vật này đã đậu ở đó nhiều lần khiến nhiều người phải nói với chính quyền địa phương. Ở Nhật những công nhân nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã thấy nó trước khi có sự cố ở nhà máy năm 2011. Ở Mexico trước khi phát một dịch tả và nó cũng đã xuất hiện. Có nhiều người nghĩ nó là cú to, người ngoài hành tinh, hay đơn giản chỉ là trò lừa bịp.
1
null
"James while John had had had had had had had had had had had a better effect on the teacher" là một câu tiếng Anh được dùng để chứng minh sự tối nghĩa của từ vựng nếu một câu thiếu các dấu chấm câu. Sự chấm câu phục vụ như một cách thay thế cho ngữ điệu, sự nhấn giọng, và sự ngừng lại được tìm thấy trong lời nói của con người. Trong nghiên cứu về xử lý thông tin của con người, câu này được dùng để chứng minh rằng người đọc phụ thuộc như thế nào vào cách chấm câu để cho câu trở thành có nghĩa, đặc biệt là trong phạm vi đọc lướt qua các hàng chữ. Câu này đôi khi được đưa ra như một câu đố thử thách và người giải đáp phải thêm vào các dấu chấm câu. Thí dụ này nói về hai học sinh tên James và John. Cả hai được yêu cầu làm một bài kiểm tra tiếng Anh mô tả một người đàn ông đã từng bị cảm lạnh trong quá khứ. John viết như sau "The man "had" a cold" (động từ to have ở thì quá khứ đơn giản) và bị giáo viên đánh dấu là sai. Trong khi đó, James viết đúng là "The man "had had" a cold." (động từ to have ở thì quá khứ hoàn thành). Vì James viết đúng nên điều đó đã có ("had had") một tác động tốt hơn đối với giáo viên. Câu này được hiểu rõ ràng hơn khi được thêm các dấu chấm câu và nhấn mạnh: Từ "had" viết nghiêng có nghĩa là từ "had" ở thì quá khứ hoàn thành. Sử dụng. Câu này có thể được dùng như một bài thử thách về ngữ pháp hay một đề mục của một bài kiểm tra, mà trong đó người làm bài kiểm tra phải tìm cách chấm câu cho thích hợp để câu trở thành có nghĩa. Hans Reichenbach đã dùng một câu tương tự vào năm 1947 để làm bài tập cho người đọc ("John where Jack..."), để minh họa các cấp bậc ngôn ngữ khác nhau, đích danh là ngôn ngữ chủ đề và siêu ngôn ngữ. Trong nghiên cứu tìm hiểu cách con người giải mã thông tin ra sao trong môi trường của họ, câu này được dùng để chứng minh rằng các quyết định tùy ý có thể làm thay đổi nghĩa của câu ngoạn mục như thế nào, giống như sự thay đổi cách chấm câu và dấu ngoặc kép trong câu có thể biến đổi đi ý nghĩa của câu rằng giáo viên có thể là thích cách viết của James hay là cách viết của John. ('James, while John had had "had," had...', hay 'James, while John had had "had had,"...'). Câu này cũng được dùng để chứng minh sự mơ hồ về ngữ nghĩa học của từ "had" cũng như để chứng minh sự khác biệt giữa việc sử dụng một từ và nhắc đến một từ. Câu này cũng được dùng như một thí dụ rằng ngôn ngữ có thể phức tạp như thế nào trong khi vẫn còn đúng cú pháp.
1
null
Đền Vũ Lâm ngày xưa gọi là Miếu Ngoài, toạ lạc ở xứ đồng Gạo Đôi, cách làng Phù Long khoảng hơn 1000m về phía Đông Nam. Nơi thờ Đức Thánh Cả họ Trương. Ngài quê ở làng Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Võ Giàng, sau đổi thành huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; nay là thôn Vân Mẫu, phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Ngài là con cả trong một gia đình có 5 anh em, 4 trai, 1 gái, cùng sinh ngày mùng 5 tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ (tức năm 502 DL). Ngài là người rất thông minh, khôi ngô tuấn tú, diện mạo khác thường. Lúc còn nhỏ chơi đùa với bạn trẻ thường bày ra cách chơi rất lạ lùng, lớn lên theo học thầy Lã tiên sinh, Ngài tỏ ra tinh thông binh thư, am tường võ lược. Tuy nhà nghèo nhưng Ngài vẫn luôn chăm chỉ miệt mài rèn luyện, đọc sách, tập võ, vã vẫn phụng dưỡng mẹ già đầy đủ, chu đáo, không sai sót chút nào. Ngày 15 tháng 4 năm Kỷ Hợi (tức năm 509 DL), Thánh mẫu băng hà, đêm ấy Ngài Cả mơ thấy ông già tóc bạc phơ, chỉ cho chỗ đất tốt để chôn cốt mẹ. Tang lễ xong, ngày đêm Ngài than thở: "Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, con muốn nuôi mẹ mà mẹ không còn". Đêm đêm Ngài thường đi viếng mộ mẹ ở bãi tha ma, lạ kỳ gặp lũ quỷ, Ngài giao đấu chỉ vài hiệp là lũ quỷ đã thua, phải xúm quanh bái phục. Quỷ bộ áo đỏ, quỷ bộ áo trắng đều dâng bảo bối và tôn Ngài làm sư phụ. Từ đó Ngài dốc lòng hiếu thảo, thờ mẹ trọn vẹn ba năm. Mãn tang mẹ, đến tuổi 20 đất nước có loạn, nhà Lương bên Tàu sai Trần Bá Tiên, Dương Phiêu đem quân sang xâm chiếm nước ta, Ngài tự chiêu mộ binh sĩ đem quân theo Lý Nam Đế giúp đánh tan giặc Lương, dựng nước Vạn Xuân độc lập Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao cho binh quyền, ngôi vị, gặp lúc khó khăn phải rút quân về đầm Dạ Trạch, ở Hưng Yên để củng cố. Triệu Quang Phục phong ông Cả họ Trương là Thượng tướng quân, ông Hai là Phó tướng quân, ông Ba, ông Tư đều là Tỳ tướng, hội đồng đánh giặc; bà Cô là hậu binh lương. Các Ngài giúp Triệu Quang Phục nhiều mưu kế, được coi là ông tổ của cách đánh du kích, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, bí mật bất ngờ dẫn quân theo đường thủy, bốn bề ập lại đánh úp giúp nhà Triệu đánh tan giặc Lương lần thứ Hai vào năm Mậu Thìn (548 DL). Nước đã bình yên, Triệu Việt Vương lên ngôi, đóng đô ở Long Biên, thiên hạ thái bình, tứ dân yên nghiệp được hai mươi hai năm thì Triệu Việt Vương bị mắc kế gian tà, không giữ được thành trì, phải đưa con gái rút chạy đến cửa Đại Nha, cùng đường phải gieo mình xuống biển tự vẫn. Ngài cả họ Trương biết trước tình thế như vậy, đã hết lòng can gián vua nhưng không thành bèn xin từ quan, trả chức về Phù Lan Sơn trang ở ẩn 15 năm, từ năm 547 – 571 (Phù Lan là tên gọi xưa của làng Phù Long ngày nay – nơi đang toạ lạc đền Vũ Lâm) Sau khi Triệu Việt Vương mất ngôi vua, Hậu Lý Nam Đế biết Ngài là tướng có tài đã cho người đi mời anh em Ngài về làm quan, hứa phong chức cao hơn và thưởng nhiều vàng bạc, nhưng Ngài không nghe mà nói rằng: "Trung thần không thờ hai vua, mà nên quên mình chết vì đại nghĩa" Toàn gia đều nghe theo, xin thề cùng sống cùng chết, rồi giả làm thuyền buôn trở về bản quán viếng mộ mẹ. Ngài Cả cho thuyền theo vào sông Nguyệt Đức (hay còn gọi là sông Như Nguyệt – nay là sông Cầu ở Bắc Ninh), đến Phương La, huyện Yên Phong, nhìn thấy khí trời tốt đẹp, non nước hữu tình nên dong thuyền ra giữa dòng đục thủng thuyền mà tự chìm xuống đáy nước. Đó là vào ngày mùng 10 tháng 04 năm Tân Mão (năm 571 DL). Ông Hai cũng đục thuyền tự đuối ở Phượng Nhỡn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Toàn gia bốn anh em, cùng hàng chục người đều tự vẫn cùng ngày. Lúc đó người con thứ tư của ông Cả mơi hai tuổi nên người cô phải cùng cháu ở lại Phù Lan. Lớn lên người con dòng dõi họ Trương diện mạo, tính nết khác người. Vua Hậu Lý Nam Đế vui mừng sai người đi đón về để ban chúc Thứ Sử, nhưng ông hiểu rõ nỗi đau của cha chú đều trung nghĩa đã cùng tuẫn tiết mà không chịu nhận chức. Ông con rồi cũng tìm về nơi cha lật thuyền trước đây, tỏ lòng ai oán mà thốt lên rằng" " Trời cao soi xét lòng trung, Sắt song vì nước thung dung một nhà, Sống mà thẹn với sơn hà Xin cùng theo gót mẹ cha sông này" Thế rồi cũng trẫm mình xuống sông tự vẫn vào ngày mùng hai tháng hai, nay có đền thờ ở làng Mai Thượng, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Ông con cũng được gọi là Đức Thánh Hậu, linh thiêng lắm. Bà Cô thì ăn mặc giả nhà sư về Vân Mầu tảo mộ, một tháng sau cũng ra đầm chiêm tự vẫn ngày mùng bốn tháng ba. Đến nay vẫn có miếu thờ. Các Ngài sống làm tướng lòng trung không được tỏ, chết làm thần khí phách không tan, còn làm dân Việt âm phù cho các Triều đại: • Năm 938, Ngài đã phò giúp Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, bắt sống tướng Hoằng Thao • Năm 951, Ngô Xương Văn (hậu Ngô Quyền) đem quân đi đánh giặc, qua chân núi Phù Lan, đến đêm mộng thấy hai vị Thần họ Trương hiện lên, xưng là người Phù Lan, đã trẫm tiết vì đại nghĩa, vẫn một lòng phò vua giúp nước, Ngài xin nhận trợ giúp dẹp loạn. Nhờ vậy Hậu Ngô Vương mới đánh tan được giặc ở Côn Luân. • Bài thơ thần NAM QUỐC SƠN HÀ ngân vang trong đền thờ Ngài ở xã Tam Lư đã phò giúp Lê Đại Hành đánh tan quân Tống vào ngày 23 tháng 10 năm Tân Tỵ (năm 981 DL) • Đời Lý Nhân Tông, niên hiệu Thái Ninh thứ Năm (năm Đinh Tỵ 1077 DL), một đêm trăng sáng như ban ngày, ở trên tầng mây trắng xoá, hai vị thần họ Trương lại hiện lên cùng rất đông quân lính, đều ngâm vang vài thơ Nam quốc sơn hà lần nữa. Lời bài thơ thần vang vọng, quân Tống nghe thấy thế hoảng sợ. Lý Thường Kiệt được Trương Đại Vương âm phù bằng lời thơ cổ vũ đánh giặc, khiến quân Tống thua to phải rút về Bắc Quốc. • Năm thứ Tư Trùng Hưng (năm Mậu Tý - 1288 DL), Trần Quốc Tuấn vâng lệnh vua làm lễ cầu đảo, xin bách thần trợ giúp đánh giặc, Ngài Trương Đại Vương linh ứng hiện lên phò giúp bắt sống Ô Mã Nhi, giúp Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên xâm lược. • Năm Canh Thân (1740 DL), năm đầu niên hiệu Cảnh Hưng đời nhà Lê có giặc làm loạn, Ngài hiển linh trợ chiến, dẹp giặc xong được vua ban sắc phong có ý là: "Ngài là danh tướng đất Lĩnh Nam, phúc thần miền Giang Bắc, tỏ lòng trung liệt ở lưỡi kiếm trừ hung, ở lời thơ đuổi giặc, rủ khí thiêng lạ kỳ ở trong công cứu nước giúp an dân". • Năm 1873, thời vua Tự Đức, ở xứ Bắc Ninh có loạn, vùa cử ông Tôn Thất Thuyết đưa quân đi dẹp loạn. Ông đóng quân ở xã Phù Cầm, huyện Yên Phong. Ông Thuyết vào đình thờ Trương Đại Vương làm lễ cầu đảo, xin thần trợ giúp. Ngài hiện lên, dùng âm binh lấy hết hồn vía của quân giặc, quân giặc như bị trói buộc chân tay. Nhờ vậy ông Tôn Thất Thuyết đã dẹp toan giặc loạn. Do các Ngài SỐNG LÀM TƯỚNG MẠNH, CHẾT LÀM THẦN THIÊNG, khảo sát qua các Triều đại, công lao phò vua, cứu quốc của các Ngài rất nhiều, không thể kể cho hết được. Theo Thần phả của làng Phù Long còn lưu giữ, các triều vua từ thời Hậu Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), đến đời vua Khải Định (thế kỷ thứ XX), đã có 28 lần Đức Thánh Cả họ Trương được vua ban sắc phong. Vua Hậu Lý Nam Đế vì khâm phục các Ngài đã ban sắc phong: Ông Cả là: Vũ Lâm Lang Quả Nghị Linh Ứng Thượng tướng quân Ông Hai là: Đại Thu Tướng quân Và cấp tiền gạo cho làng Phù Long thờ ông Cả ở đền Vũ Lâm, và làng Bảo vệ thờ ông Hai ở đền Long Đại. Ngày 18 tháng 03 năm 1993, đền Vũ Lâm được Nhà nước công nhận và xếp hạng: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ CẤP QUỐC GIA Đền Vũ Lâm đã có cách đây hơn 1400 năm, trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương, đến địa phương, ngày 21 tháng 12 năm 2012, tức ngày mùng 9 tháng 11 năm Nhâm Thìn, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Phúc Thọ đã chủ trì tổ chức Lễ Khởi công tu bổ, chống xuống cấp Di tích Lịch sử Văn hoá đền Vũ Lâm
1
null
Tham khảo. VNSecurity là phần mềm bảo vệ hệ thống của Việt Nam. Phần mềm được Trần Đại Nghĩa, một sinh viên của trường đại học Phú Xuân, Việt Nam phát triển. VnSecurity 2008 là phiên bản của phần mềm này, được giải Nhì ("xếp thứ 2") cuộc thi "Sản phẩm phần mềm" do trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tháng 5/2008. VNSecurity không phải là chương trình chuyên diệt virus. Phần mềm này hỗ trợ tích hợp với BKAV để quét virus.
1
null
Edvard Hagerup Grieg (15 tháng 6 năm 1843 - 4 tháng 9 năm 1907) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ piano người Na Uy nổi tiếng nhất. Ông là một thiên tài âm nhạc hiếm có của Na Uy, đất nước luôn tỏ ra kém thế ở vùng Bắc Âu, đặc biệt là với Thụy Điển và Đan Mạch (trong lịch sử, Na Uy luôn chịu sự thống trị của hai nước này). Ông sử dụng và phát triển âm nhạc dân gian Na Uy trong tác phẩm của mình, giúp đưa âm nhạc Na Uy lên bản đồ thế giới, đồng thời phát triển một chủ nghĩa quốc gia, giống như Jean Sibelius đã làm với Phần Lan và Antonín Dvořák đã làm cho Bohemia. Được công nhận rộng rãi là một nhà soạn nhạc hàng đầu của thời kì Lãng mạn, các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là 2 tổ khúc trích từ bộ nhạc nền cho vở kịch "Peer Gynt, "các bản sonata cho violin và cello, Piano Concerto giọng La thứ. Cuộc đời và sự nghiệp. Edvard Grieg sinh ngày 15 tháng 6 năm 1843 tại Bergen, một vùng đất của Na Uy. Tổ tiên của Grieg là người Scotland nhưng lâu đời sống tại Na Uy, đất nước trên bán đảo Scandinavia. Bố ông là Alexander Grieg, từng làm lãnh sự Anh tại thành phố Bergen. Mẹ ông là Gesine Judithe Hagerup, một nghệ sĩ piano và là người thầy đầu tiên của Grieg. Năm 1858, ông được cha mẹ gửi tới Nhạc viện Leipzig (Đức) cho đến năm 1862 thì trở về. Vài tính thủ cựu của Nhạc viện, Grieg cảm thấy không thỏa mãn và kết quả học tập là rất ít nếu không muốn nói là không đáng kể. Sau đó, nhà soạn nhạc của Na Uy tiếp tục trau dồi kiến thức âm nhạc với nhà soạn nhạc người Đan Mạch Niels Gade (1817-1890) và học tại thủ đô của Na Uy, Oslo. Trong thời gian ấy, Grieg đã tiến hành một cuộc du ngoạn quanh đất nước mình để hiểu sâu về kho tàng nghệ thuật dân tộc độc đáo. Sáng tác của ông lúc đó có bản sắc rõ ràng, gồm "Những khúc Scherzo" cho piano Op.6, "Sonata violin" Op.8, đặc biệt là bản overture "Mùa thu" Op.11 (đây là bản nhạc sáng tác trong thời gain Grieg thăm Rome khi giành giải thưởng của Viện Hàn lâm Âm nhạc Stockholm). Năm 1867, ông kết hôn với em họ Nina Haregup, người sau này trở thành nguồn cảm hứng và là người trình diễn các ca khúc của Grieg một cách xuất sắc. Từ năm1866 đến năm 1874, nhà soạn nhạc Na Uy đi biểu diễn và sáng tác, đồng thời còn góp phần xây dựng các tổ chức âm nhạc như hội Eptécpa (chuyên giới thiệu các nhà soạn nhạc trẻ tuổi), hội Khuyến nạc (Phiharmony), tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm cổ điển của Na Uy và thế giới. Trong khoảng thời gian đó, ông viết concerto cho piano Op.16, Sonata violin số 2 Op.13 và các tác phẩm cho thanh nhạc, tiểu phẩm cho piano. Tuy sáng tác nhiều như thế, Grieg vẫn không được thế giới thừa nhận. Sự giúp đỡ của Liszt, nhà soạn nhạc nổi tiếng người Hungary, trong việc truyền bá các tác phẩm của Edvard Grieg đã gây nên ấn tượng khó phai mờ cho nhà soạn nhạc bán đảo Scandinavia. Những năm sống ở Roma, cuối năm 1868, Liszt có nghe bản sonata số 1 của Grieg đã kinh ngạc về tính chất tươi mát của tác phẩm. Ông đã động viên Grieg bằng một lá thư với lời lẽ chân thành. Rồi năm 1870, cả hai găp nhau tại Roma. Sau khi lắng nghe bản concerto mà Grieg mới hoàn thành, Liszt một lần nữa cổ vũ tinh thần cho nhà soạn nhạc Na Uy bằng một lá thư. Trong thư có viết: "Anh hãy tiếp tục sáng tạo trên tinh thần nay, anh có tất cả mọi khả năng để thực hiện nó và đừng sợ...". Sau cuộc gặp quan trọng trong sự nghiệp âm nhạc đó, Grieg hạnh phúc nhận trợ cấp suốt đời giúp ông thoát những âu lo mưu sinh. Năm 1874, ông trở về quê hương Bergen. Thời gian này là khoảng thời gian thành công càu nhà soạn nhạc người Na Uy. Tiêu biểu là nhạc viết cho kịch nói "Peer Gynt" của Henrik Ibsen sau 4 năm sáng tác của Grieg (1874-1878) ra đời, khiến ông trở nên nổi tiếng khắp lục địa già. Ngoài ra phải kể tới ballade cho piano Op.24, tứ tấu đàn dây Op.27, tô khúc "Holberg" Op.40 và nhiều tác phẩm cho piano và thể loại thanh nhạc trữ tình khác. Từ đây, Edvard Grieg được đất nước Na Uy của mình và thế giới công nhận. Tác phẩm của nhà soạn nhạc được ấn hành bởi các nhà xuất bản lớn của Đức. Ông đã đi biểu diễn ở các thành phố lớn của châu Âu như Berlin, Viên, Paris, London, Praha, Warsawa... và ông cũng trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Âm nhạc Thụy Điển (1872), Hà Lan (1873), Pháp (1890). Đến năm 1893, ông được tặng học vị tiến sĩ Trường Đại học tổng hợp Cambridge của Anh Quốc. Cuối đời, ông không thích cuộc sống ồn ào ở nông thôn nên đã sống ở vùng ngoại ô. Ông còn là nhà hoạt động xã hội bên cạnh việc sáng tác. Edvard Grieg tạ thế vào ngày 4 tháng 9 năm 1907 tại quê nhà Bergen. Tang lễ của ông là quốc tang của Na Uy. Phong cách sáng tác. Edvard Grieg là nhà soạn nhạc vĩ đại, nghệ sĩ piano xuất sắc, nhạc trưởng đại tài và nhà hoạt động xã hội hăng hái. Ông là người đứng đầu trường phái âm nhạc Na Uy, có ảnh hưởng không những chỉ vùng Scandinavia mà còn cả châu Âu bởi tài năng, lý tưởng nghệ thuật dân tộc tiến bộ. Cũng giống như Mikhail Ivanovich Glinka ở Nga và Bedřich Smetana ở Cộng hòa Séc, Grieg của đất nước Na Uy đã thể hiện những nét điển hình của dân tộc mình, những hình tượng thơ ca dân gian và thiên nhiên của đất nước. Trên cơ sở đó, ông đã trở thành người sáng lập nền âm nhạc cổ điển Na Uy. Tác phẩm của nhà soạn nhạc này là tài sản quý báu của nền văn hóa Na Uy và thế giới. Các tác phẩm. Ông để lại cho đời sau những tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng, có thể kể tới "Bên cổng tu viện" (1871), "Trở về quê hương" (1872), nhạc cho vở kịch "Sigurd Jorsalfar" của Bjornson (1872), "Peer Gynt" của Henrik Ibsen (1874) bản overture "Mùa thu" (1866), "Những vũ khúc giao hưởng" (1898), 2 tổ khúc "Peer Gynt" (1888, 1891), và các tác phẩm khác cho dàn nhạc. Thêm vào đó phải kể tới bản concerto cho piano và dàn nhạc (1868), "Andante" cho tam tấu (1878), 3 sonata cho violin và piano (1865, 1867, 1887), sonata cho cello và piano (1883), hơn 170 bản nhạc cho piano gồm 2 tay, 4 tay, 2 đàn, trong đó phải kể tới sonata (1865), ballad (1875), "Những khúc nhạc trữ tình" (gồm 68 khúc và 10 tập), những vũ khúc Na Uy và ca khúc (1870), những vũ khúc nông dân Na Uy, tổ khúc "Từ đời sống nhân dân" (1871), "Romace cổ Na Uy và những biến tấu cho 2 piano" (1891), 128 romance, hợp xướng... Liên kết ngoài. Festivals. [[Thể loại:Nhà soạn nhạc]] [[Thể loại:Nghệ sĩ dương cầm]] [[Thể loại:Sinh năm 1843]] [[Thể loại:Mất năm 1907]] [[Thể loại:Người Na Uy]]
1
null
Huệ Đăng Tướng (, ? - 1645) xước hiệu là Quá thiên tinh (過天星), người Thanh Giản, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh, từng tham dự đại hội Huỳnh Dương, về sau quy thuận triều đình. Quá trình hoạt động. Tham gia khởi nghĩa. Không rõ ông khởi sự vào thời gian nào. Năm Sùng Trinh thứ 4 (1631), Đăng Tướng cùng bọn Trương Hiến Trung hoạt động ở Sơn Tây. Năm thứ 5 (1632), lực lượng của ông là một trong 83 doanh nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Hà Nam, một trong 32 doanh ở Hà Nam. Năm thứ 6 (1633), Đăng Tướng cùng bọn "Nhị tướng", "Hống thiên tinh" (có thuyết là "Hỗn thiên tinh") chuyển sang hoạt động ở các nơi Vũ An. Tháng 4 (tháng 5 – 6 Dương lịch), ông chạy đến núi Cao Trạch. Tháng 11 (tháng 12 DL), ở Vũ An trá hàng. Tháng 12 (tháng 12 – tháng 1 năm 1634 DL), về Thiểm Tây. Tháng giêng năm thứ 8 (tháng 2 - 3 năm 1635 DL), Đăng Tướng tham gia đại hội Huỳnh Dương. Sau chiến dịch Phượng Dương, ông theo Cao Nghênh Tường đi Quy Đức (nay là Thương Khâu, Hà Nam), hợp quân với La Nhữ Tài. Tháng 3 (tháng 4 – 5 DL), Hồng Thừa Trù xuất Quan, các cánh nghĩa quân của Hiến Trung, Đăng Tướng tránh về Thiểm Tây. Tháng 11 (tháng 12 – tháng 1 năm 1636 DL), ông chạy đi Văn Hương (nay là nội địa Linh Bảo, Hà Nam), bị quan quân đuổi đánh, thua trận xin hàng. Năm thứ 9 (1636), Đăng Tướng đóng quân ở Bảo Kê. Mùa đông, cùng Lý Tự Thành vào Xuyên. Tháng 5 năm thứ 11 (tháng 6 – 7 năm 1638 DL), Đăng Tướng hội binh với La Nhữ Tài ở Giới Sơn. Tháng 6 (tháng 7 – 8 DL), họ đầu hàng triều đình tại Lô Thị, Hà Nam. Tháng 8 (tháng 9 – 10 DL), ông cùng Nhữ Tài, Thường An Quốc, Hạ Nhất Long hội họp ở Thiểm Châu (nay là huyện Thiểm, Hà Nam). Năm thứ 12 (1639), Đăng Tướng cùng 8 doanh của bọn Nhữ Tài hoạt động ở các nơi Vân Dương, Hưng An. Tháng giêng (tháng 2 – 3 DL), tấn công Thiểm Tây, Vân Nam. Tháng 10 (tháng 10 – 11 DL), ông cùng Nhữ Tài từ Hưng Sơn, Viễn An tấn công Đại Ninh, Đại Xương (nay là Linh Khâu, Hà Nam). Tháng 11 (tháng 11 – 12 DL), tấn công Nam Chướng, Cốc Thành. Tháng 12 (tháng 12 – tháng 1 năm 1640 DL), Đăng Tướng, Nhữ Tài giết chết Hồ Quảng phó tổng binh Dương Thế Ân, Kinh Môn thủ tướng La An Bang ở Hoàng Liên Bình, diệt sạch cánh quan quân này. Đầu hiệu triều đình. Tháng hai năm thứ 13 (tháng 3 – 4 năm 1640 DL), Đăng Tướng vào Xuyên, đóng quân ở Ninh Xương. Cuối tháng, khi ông từ Dương Đầu Pha vượt sông Ba Vụ, bị Đại Xương tham tướng Lưu Quý đẩy lui. Tháng 3 (tháng 4 – 5 DL), mưu đánh Vu Sơn, bến đò bị Thạch Trụ nữ tướng Tần Lương Ngọc ngăn trở, nên không thực hiện được. Tháng 5 (tháng 6 – 7 DL), 13 doanh của bọn Đăng Tướng, Nhữ Tài tràn qua Quỳ Môn, từ phía sau Quỳ Sơn bỏ chạy, đóng đồn làm ruộng ở Nhị Bá (đập). Tháng 6 (tháng 7 – 8 DL), vượt sông Ba Vụ, hạ được huyện Khai, đóng đồn ở Nam Bá. Tháng 7 (tháng 8 – 9 DL), từ Dương Điếm vượt sông, đóng đồn ở Thủy Điền Bá, bị Tả Lương Ngọc đánh bại, đầu hàng, trở thành bộ tướng của ông ta. Tháng 8 (tháng 9 – 10 DL), nhận lệnh từ Bách Tử, Ba Vụ vào Sơn Tây, đánh Trương Hiến Trung. Năm thứ 15 (1642), Đăng Tướng nhận chức Phó tướng, đóng quân ở Quân Châu. Tháng 6 (tháng 6 – 7 DL), đi huyện Khai, đóng đồn ở huyện Nam. Năm thứ 16 (1643), Đăng Tướng được thăng làm Tổng binh ở Vũ Xương. Tháng 4 (tháng 5 – 6 DL), chiêu hàng bộ hạ của La Nhữ Tài; đánh bại nghĩa quân của Lý Tự Thành ở huyện Vân (nay là An Lục, Hồ Bắc). Tháng 12 (tháng giêng – tháng 2 năm 1644 DL), nhận lệnh của Tả Lương Ngọc, hợp binh với con trai ông ta là Tả Mộng Canh, tiến vào Hồ Bắc. Mộng Canh hàng Thanh, ông bỏ đi. Năm sau (1645), bệnh mất.
1
null
Trương Thiên Lâm (, ? - 1644), xước hiệu là Quá thiên tinh (過天星), tướng lãnh nghĩa quân dưới quyền thủ lĩnh Lý Tự Thành vào cuối đời Minh. Quá trình. Lý Tự Thành tiến quân bình định Sơn Tây, tháng 3 năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), Đại Đồng tổng binh Khương Tương đầu hàng quân Đại Thuận, ông phụng mệnh trấn thủ nơi này. Trong thời gian trấn nhiệm, Thiên Lâm lấy việc phá hủy chùa chiền làm vui, phá hoại toàn bộ 10 ngôi chùa ở Vân Cương. Tháng 5 cùng năm, Khương Tương giết Thiên Lâm, đầu hàng Anh thân vương A Tế Cách nhà Thanh.
1
null
Giao tranh tại Fréteval là một hoạt động quân sự trong cuộc tấn công vào Pháp của quân đội Đức trong các năm 1870 – 1871, đã dễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 15 tháng 12 năm 1870, gần ngôi làng Fréteval của Pháp. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, một quân đoàn thuộc quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Friedrich Franz II, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin đã tranh giành Fréteval với một lực lượng thuộc "Binh đoàn Loire" của quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Antoine Chanzy, song không bên nào nắm được lợi thế. Trận đánh đã thể hiện khả năng chiến đấu hiệu quả của các lực lượng của Chanzy, với ưu thế rất lớn về mặt quân số so với quân lực của Mecklenburg. Tuy nhiên, kể từ ngày 15 tháng 12, quân đội của Mecklenburg được tăng viện ở bên trái, và trước tình hình đó Chanzy cuối cùng đã tiến hành cuộc triệt thoái tới Le Mans. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1870, với thất bại trong nhiều ngày kịch chiến với đoàn quân Phổ do Đại Công tước xứ Mecklenburg trong trận Beaugency, tướng Chanzy của Pháp bắt đầu tiến hành một cuộc triệt binh. Vào ngày 12 tháng 12, khi biết được rằng Chanzy bắt đầu rút quân về hướng tây bắc, người Đức đã tiến hành truy kích. Nhưng, Chanzy đã đánh lừa được quân Đức: họ tưởng rằng ông sẽ chạy đến Tours, nhưng thật ra ông ta kéo quân đến một vị trí vững mạnh hơn vị trí mà ông ta đã bỏ, trên con đường trực tiếp đến Paris. Tại đây, ông có thể nhận quân tiếp viện từ phía tây. Quân của Chanzy đã triệt thoái trong tình cảnh khó khăn, và hứng chịu thiệt hại nặng nề trong các cuộc chặn hậu của mình. Tuy nhiên, do sự cẩn trọng của lực lượng kỵ binh Đức, người Pháp đã đến được các vị trí phòng ngự mới của mình trên sông Loir, cả từ hai bên Vendôme, vào ngày 13 tháng 12 năm 1870. Và, vào ngày 14 tháng 12: quân đội của Mecklenburg đã tiếp cận với quân Pháp vốn đang án ngữ tại một vị trí quan trọng nằm ở ngoại ô thành phố nhỏ Fréteval. Vị trí này nằm ở bờ tây của sông Loir, có rừng Fréteval ở phía sau và bên trái, rừng Marchenoir ở bên phải, và sông Loir ở phía sau. Quân Pháp cũng đã thiết lập các khẩu đội pháo ở những vị trí thuận lợi, và bố trí nhiều xạ thủ bắn tỉa ở rừng. Quân Đức và Pháp chiếm giữ các ngọn đồi từ hai bên, và nã đạn vào nhau qua thung lũng. Cuộc giao chiến đã bùng nổ không lâu sáu giờ chiều ngày 14 tháng 12 năm 1870, khi một thiếu tá Đức, vốn đã được một số tù binh thông báo rằng khu vực này đã bị bỏ lại, dẫn một toán long kỵ binh vào Fréteval thì bất ngờ bị nã đạn dồn dập và buộc phải triệt thoái. Ít lâu sau đó, quy mô của trận đánh đã được mở rộng. Trong ngày hôm đó, với hai đại đội, người Đức đã đánh chiếm được làng Fréteval sau một cuộc giao tranh bằng lưỡi lê, nhưng không thể giữ được ngôi làng do vị trí bất lợi. Màn đêm buông xuống đã chấm dứt trận giao chiến, và không bên nào chiếm được ưu thế tuyệt đối. Ngày hôm sau (15 tháng 12), quân Đức và quân Pháp tiếp tục khai chiến, song không thể nào giành được một thắng lợi quyết định. Mecklenburg cảm thấy khó thể đánh đuổi "Binh đoàn Loire" ra xa Paris hơn nữa, và tình hình cho thấy rằng vị trí của quân Pháp tại Fréteval thật quá là vững chãi để có thể bị đánh chiếm. Nhưng, may mắn cho viên chỉ huy quân đội Đức, ông không phải làm điều đó. Sau khi Blois thất thủ vào ngày 13 tháng 12, Quân đoàn X thuộc "Binh đoàn thứ hai" của Vương quốc Phổ do Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy đã tiến đánh Vendôme và giành được chiến thắng trong trận Vendôme vào ngày 16 tháng 12. Quân đoàn III của Đức cũng đến bên cánh trái của quân Pháp và bắt đầu gây áp lực cho họ vào ngày 115 tháng 12. Cuộc bại trận tại Vendôme đã buộc quân Pháp phải rút lui khỏi vị trí phòng ngự cứng rắn hơn của họ ở Fréteval vào ngày 16 tháng 12. Giờ đây, quân đội Đức đã thiết lập một chiến tuyến kéo dài từ Cloyes và Morée ở phía bắc, qua Vendôme, đến Blois về phía đông nam. Trong khi đó, quân đội Pháp tiến hành cuộc rút lui về Le Mans, từ bỏ mọi hy vọng yểm trợ cho Tours.
1
null
Trong máy tính, traceroute (tiếng Việt tạm dịch là công cụ truy vết) là một công cụ chẩn đoán mạng máy tính để hiển thị các tuyến đường (đường dẫn) và đo lường sự chậm trễ quá cảnh của các gói dữ liệu trên một giao thức Internet (IP) mạng. Kết quả đầu ra danh sách các bộ định tuyến đi qua trong định dạng văn bản đơn giản, cùng với thông tin thời gian. Lệnh traceroute là có sẵn trên một số hệ điều hành hiện đại. Trên hệ điều hành Mac của Apple, traceroute là có sẵn thông qua việc mở 'Tiện Ích Mạng' sau đó chọn tab 'Traceroute', hoặc gõ lệnh "traceroute" trong thiết bị đầu cuối. Trên hệ điều hành Microsoft Windows, nó được đặt tên là tracert. Windows NT dựa trên hệ điều hành cũng cung cấp pathping, với chức năng tương tự. Biến thể với chức năng tương tự cũng có sẵn, chẳng hạn như tracepath trên cài đặt Linux. Đối với công cụ Internet Protocol Version 6 (IPv6) đôi khi có tên traceroute6. Thực thi. Traceroute sẽ gửi một chuỗi các Internet Message Control Protocol (ICMP) echo gói yêu cầu gửi đến một máy chủ đích. Xác định các bộ định tuyến trung gian đi qua liên quan đến việc điều chỉnh thời gian sống (TTL), giới hạn các chặng (hop aka), tham số Internet Protocol. Thông thường bắt đầu với một giá trị như 128 (Windows) hoặc 64 (Linux), thiết bị định tuyến giảm giá trị này và loại bỏ một gói khi giá trị TTL đã đạt đến số không, trả về thông báo lỗi ICMP Time Exceeded. Traceroute hoạt động bằng cách tăng giá trị TTL của mỗi bộ kế tiếp của gói tin gửi đi. Những tập đầu tiên của các gói tin gửi có giá trị giới hạn chặng là 1, với hy vọng rằng chúng không được chuyển tiếp bởi router đầu tiên. Tập tiếp theo có một giá trị giới hạn hop của 2, để các router thứ hai sẽ gửi trả lời lỗi. Điều này tiếp tục cho đến khi các máy chủ đích nhận được các gói dữ liệu và trả về một thông báo ICMP Echo Reply. Traceroute sử dụng các thông điệp ICMP trở lại để tạo ra một danh sách các thiết bị định tuyến được rằng các gói đã đi qua. Các giá trị dấu thời gian trả lại cho mỗi router dọc theo tuyến là giá trị chậm trễ (aka latency), thường được đo bằng mili giây cho mỗi gói tin. Hop 192.168.1.2 Depth 1 Probe status: unsuccessful Parent: () Return code: Label-switched at stack-depth 1 Sender timestamp: 2008-04-17 09:35:27 EDT 400.88 msec Receiver timestamp: 2008-04-17 09:35:27 EDT 427.87 msec Response time: 26.92 msec MTU: Unknown Multipath type: IP Address Range 1: 127.0.0.64 ~ 127.0.0.127 Label Stack: Label 1 Value 299792 Protocol RSVP-TE Các máy chủ gốc mong đợi một phản hồi trong vòng số giây quy định. Nếu một gói không được thừa nhận trong thời gian chờ dự kiến, dấu hoa thị (*) được hiển thị. Các máy chủ được liệt kê có thể là máy chủ không được sử dụng bởi các gói khác. Giao thức Internet (Internet Protocol) không đòi hỏi rằng các gói tin giữa hai máy cùng một tuyến đường. Cũng lưu ý rằng nếu các máy chủ tại số chặng N không trả lời, chặng sẽ được bỏ qua ở đầu ra. Trên Unix, tiện ích traceroute theo mặc định sử dụng User Datagram Protocol (UDP) datagram với số cổng đích từ 33434 đến 33534. Tiện ích traceroute thường có một tùy chọn để chỉ định sử dụng các yêu cầu ICMP echo (loại 8) thay vào đó, khi sử dụng các tiện ích Windows Tracert. Nếu một mạng có tường lửa và hoạt động cả MS Windows và các hệ thống Unix cùng lúc, cả hai giao thức phải được kích hoạt gửi đến dòng dữ liệu đến thông qua tường lửa. Ngoài ra, còn có triển khai traceroute sử dụng các gói tin TCP, chẳng hạn như tcptraceroute hoặc lớp thứ tư traceroute. Pathping là một tiện ích được giới thiệu với Windows NT kết hợp chức năng ping và traceroute. MTR là một phiên bản nâng cao của traceroute ICMP có sẵn giống như Unix và các hệ thống Windows. Tất cả thực thi của traceroute dựa trên ICMP (loại 11) gói tin được gửi đến người khởi tạo. Việc triển khai traceroute cùng với Linux, FreeBSD, NetBSD, OpenBSD, DragonFly BSD, và Mac OS X bao gồm một tùy chọn để dùng các gói tin ICMP Echo (-I) hoặc giao thức nào tùy ý (-P) như UDP, TCP hay ICMP. Cách sử dụng. Đa số cách sử dụng lệnh này bao gồm ít nhất các tùy chọn để xác định số các truy vấn để gửi cho mỗi chặng, thời gian chờ phản hồi, giới hạn chặng và cổng sử dụng. Traceroute sẽ hiển thị các tùy chọn nếu không gọi, codice_1 sẽ hiển thị chi tiết bao gồm các cờ lỗi. Ví dụ dùng lệnh này trên Linux như sau: codice_2 Chỉ chờ 3 giây (thay vì 5), chỉ gửi 1 truy vấn để mỗi chặng (thay vì 3 chặng), hạn chế số lượng tối đa của chặng đến 16 trước khi từ bỏ (thay vì 30) với máy chủ cuối cùng là example.com. Điều này có thể giúp nhận diện các định nghĩa bảng định tuyến không chính xác hoặc tường lửa có thể được ngăn chặn lưu lượng ICMP, hoặc cổng UDP cao trong UNIX ping, tới một trang web. Lưu ý rằng tường lửa có thể cho phép các gói tin ICMP đi qua, nhưng lại không cho phép các gói tin của các giao thức khác. Traceroute được sử dụng trong thử nghiệm thâm nhập để thu thập thông tin về cơ sở hạ tầng mạng và các dãy IP trên một máy chủ nhất định. Nó cũng có thể được sử dụng khi tải dữ liệu, và nếu có nhiều gương (mirror) có sẵn cho cùng một mảnh dữ liệu, người ta có thể theo dõi mỗi máy nhân bản để có được một ý tưởng tốt của những gương (mirror) sử dụng nhanh nhất. C:\>tracert wikipedia.com Tracing route to wikipedia.com [208.80.152.201] over a maximum of 30 hops: 1 1 ms 1 ms 1 ms 192.168.8.1 [192.168.8.1] 2 * * * Request timed out. 3 12 ms 16 ms 6 ms 14.92.730.165 4 24 ms 25 ms 23 ms 203-144-128-22.uio.co.vh [203.144.128.22] 5 13 ms 8 ms 7 ms 203-144-128-13.static.qwa.co.tm [203.144.128.13] 6 14 ms 10 ms 17 ms 181.91.213.225.alop.co.uk [181.91.213.225] 7 7 ms 7 ms 7 ms 167.91.213.35.static.net.pl.org [167.91.213.35] 8 10 ms 9 ms 9 ms 121.91.213.81.static.poe.ao.com [121.91.213.81] 9 8 ms 7 ms 7 ms 68.19.101.251 10 217 ms 217 ms 215 ms 207.4.253.210 11 233 ms 259 ms 232 ms ae0-140.par20.ip4.bit.net [77.6.74.281] 12 299 ms 308 ms 302 ms xe-9-2-0.was10.ip4.bit.net [89.149.183.154] 13 293 ms 293 ms * xe-5-3-1.cr2-eqiad.wikimedia.org [173.241.131.218] 14 318 ms 327 ms 316 ms xe-1-1-0.cr1-sdtpa.wikimedia.org [208.80.154.214] 15 320 ms 319 ms 321 ms wikipedia-lb.pmtpa.wikimedia.org [208.80.152.201] Trace complete. Nguồn gốc. Traceroute được viết bởi Van Jacobson vào năm 1987 theo gợi ý của Steve Deering, với những gợi ý đặc biệt thuyết phục hoặc các bản sửa lỗi từ C. Philip Wood, Tim Seaver và Ken Adelman. Ngoài ra, nhà phát minh của chương trình ping, Mike Muuss , tuyên bố trên trang web của mình rằng traceroute được viết bằng cách sử dụng ICMP hỗ trợ lõi mà ông đã mã hoá trước đó để cho phép các socket thô ICMP khi ông viết chương trình ping lần đầu.
1
null
Chim bằng là một loài chim trong truyền thuyết, được cho là có kích thước tương đối lớn, và hình dạng có nhiều điểm giống một số loài trong họ Ưng. Tên gọi trong tiếng Việt nhiều khả năng xuất phát từ tiếng Hán đại bằng hay 鹏 (). Đại bàng xuất hiện trong nhiều truyền thuyết của Việt Nam như Thạch Sanh, trong Nghìn lẻ một đêm của văn hóa Ả Rập. Hình tượng trong văn hóa Á Đông. Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: "Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành". Theo thiên Tiêu dao du trong sách Trang Tử(Nam Hoa Kinh) có truyện ngụ ngôn kể rằng chim bằng là một giống chim to lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm.
1
null
Trương Trí Lâm có tên tiếng Anh là Julian Cheung (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1971 tại North Point, Hồng Kông thuộc Anh) là một nam diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh, ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng người Úc gốc Hồng Kông. Anh từng là diễn viên độc quyền của hãng TVB. Trương Trí Lâm được khán giả biết đến qua vai diễn Quách Tĩnh trong bộ phim truyền hình TVB "Anh hùng xạ điêu" và Văn Sơ trong bộ phim "Đường Về Hạnh Phúc". Bộ phim "Đường Về Hạnh Phúc" đã giúp anh giành được 2 giải thưởng tại Lễ trao giải TVB năm 2000 là giải Nhân vật Truyền hình được yêu thích và Cặp Đôi Màn Ảnh được yêu thích nhất (với Xa Thi Mạn). Năm 2012, với vai diễn Captain Cool Cố Hạ Dương trong "Bao la vùng trời 2," anh một lần nữa nhận được giải Nhân vật được yêu thích nhất taị Lễ trao giải TVB. Trương Trí Lâm bắt đầu sự nghiệp ca hát với album đầu tay phát hành năm 1991, và nổi tiếng với ca khúc "Modern Love Story" song ca với Hứa Thu Di. Năm 1992, anh nhận được giải thưởng Nghệ sĩ Mới xuất sắc nhất (giải Đồng) tại Lễ trao giải Kình Ca Kim Khúc (Jade Solid Gold Best Ten Music Awards Presentation) của TVB. Năm 2011, ca khúc "In Love with an Extraterrestrial" của anh giành được giải thưởng Top 10 Bài Hát Của Năm ở cả hai giải thưởng âm nhạc lớn của Hong Kong là TVB và RTHK. Tiểu sử. Trương Trí Lâm sinh ra tại Hồng Kông. Anh học tiểu học và trung học tại các trường nam sinh tại Hồng Kông. Anh sinh ra trong gia đình nghèo có ba, mẹ, một chị gái và một người em gái cùng mẹ khác cha. Thuở nhỏ cả gia đình tứ đại đồng đường anh phải sống trong căn nhà chỉ có 20 mét vuông, cuộc sống vô cùng khó khăn. Gia đình anh có truyền thống về nghệ thuật: mẹ từng đoạt giải trong cuộc thi sắc đẹp, chú là một diễn viên hài nổi tiếng, còn chị họ là ngôi sao ca nhạc. Năm 13 tuổi, cha mẹ anh ly dị, anh và cha đã di dân đến Australia năm anh 15 tuổi. Anh học tại trường Pendle Hill high school. Năm 1986, cha mẹ anh tái hôn nhưng sau đó lại ly dị lần hai. Lúc nhỏ, nhận thấy con trai có năng khiếu về diễn xuất và ca hát, nên cha anh đã đăng ký cho anh học tại một trường học diễn xuất. Sự nghiệp. Năm lên 8 tuổi, nhờ gương mặt bụ bẫm, dễ thương Trương Trí Lâm đã được mời đóng nhiều mẫu quảng cáo cho nhiều sản phẩm về trà xanh, phô mai... Đến năm 1990, khi anh 19 tuổi, trở về Hồng Kông trong dịp hè, người chị họ của anh đã giới thiệu anh với Tony, sau đó trở thành người quản lý của anh. Tony đã ấn với giọng hát của anh, ngay lập tức giúp anh ký hợp đồng với hãng IFP và bắt đầu đào tạo anh. Sau đó Trương thu âm single đầu tay song ca với Hứa Thu Di. Single đầu tay được công ty Fitto phát hành vào năm 1991 đã đạt được thành công lớn. Single này đã lọt vào top những album bán chạy nhất trên bảng xếp hạng những album bán chạy nhất của IFPI và cho đến nay nó vẫn là kỷ lục dành cho nghệ sĩ mới. Cùng năm, Trương ký hợp đồng làm diễn viên với TVB và tham gia đóng vai đầu tiên trong bộ phim Xung thiên tiểu tử vào năm 1992. Một năm sau đó, anh đóng bộ phim điện ảnh đầu tiên A Warrior's Tragedy. Trương bắt đầu nổi tiếng khi đóng vai Quách Tĩnh trong phim Anh hùng xạ điêu phiên bản làm lại năm 1994. Bộ phim này đã giúp anh trở thành một trong những diễn viên được yêu thích nhất vào thời điểm đó. Năm 1996, anh tham gia đóng chính trong phim kinh điển nổi tiếng của TVB Thiên địa nam nhi, vai La Tử Kiện của anh đã được khán giả khen ngợi và tán dương nhờ diễn xuất ấn tượng của anh, vai diễn này cũng giúp anh trở thành một cái tên của mọi nhà và giúp sự nghiệp của anh được thăng tiến trong nền công nghiệp giải trí của Hồng Kông. Sau thành công của Thiên địa nam nhi vào năm 1997, anh rời TVB và chuyển hướng sang điện ảnh với các phim như Perfect Match và Comic King. Năm 2000, anh quay trở lại TVB với vai diễn ấn tượng Văn Sơ trong phim Đường về hạnh phúc, bộ phim đã đạt được rating cao nhất của Hồng Kông từ trước đến nay với 46 điểm cùng với diễn xuất ăn ý với hoa đán nổi tiếng của TVB Xa Thi Mạn. Vai trò diễn viên của anh càng ngày càng được nâng cao và khẳng định không chỉ tại Hồng Kông và các nước khác trong khu vực châu Á như: Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Nhờ vai diễn Văn Sơ anh nhận được 3 giải quan trọng trong lễ trao giải thưởng thường niên của TVB: nhân vật truyền hình được yêu thích, giải cặp đôi được yêu thích với Xa Thi Mạn và nhạc phim được yêu thích nhất. Năm 2003, anh tiếp tục thắng giải nhân vật truyền hình được yêu thích với Vai Dương Quang trong Chuyên gia đàm phán. Diễn xuất ấn tượng của anh trong lần tái hợp với Xa Thi Mạn trong phim Thiếu gia vùng Tây Quan vào năm 2004 giúp họ chiến thắng cặp đôi màn ảnh tại giải thưởng Astro Awards 2005 tại Malaysia. Trương cũng đạt được thành công tại thị trường Đại Lục với các phim như: Nghịch Thủy Hàn, Lục Tiểu Phụng, Hồng phấn... Năm 2012, anh quay lại TVB với phim bom tấn của TVB Bao la vùng trời 2. Vai diễn Captain Cool (Cố Hạ Dương) đã đạt thành công ngoạn mục, giúp tên tuổi của anh được hâm nóng trở lại, trở thành một trong những sao nam hot nhất hiện nay. Live concert đầu tiên của anh tại Hong Kong Coliseum đã được tổ chức vào ngày 27/3/2011 với tên gọi là I Am An Alien. Vào ngày 6/7/2014, anh đã tổ chức buổi hòa nhạc thứ 2 tại Hong Kong Coliseum với sân khấu được thiết kế bốn mặt, với tên gọi Crazy Hours. Năm 2019, Trương Trí Lâm nhận nhiều sự quan tâm khi tham gia show thực tế phát trực tuyến "Chuyến du lịch lãng mạn của vợ" cùng Viên Vịnh Nghi"." Năm 2021, Trương Trí Lâm tham gia vào chương trình "Anh trai vượt mọi chông gai," phát sóng trên Mango TV cùng với 30 nam nghệ sĩ khác trong đó có Trần Tiểu Xuân, Tạ Thiên Hoa, Lâm Hiểu Phong, Lương Hán Văn. Trong chương trình anh gây ấn tượng mạnh với màn trình diễn "Chuyện Cũ Chỉ Còn Là Dư Vị." Nhờ được khán giả hưởng ứng lớn, năm tài tử tiếp tục ghi hình thực tế mới, đắt show quảng cáo, sự kiện. Đời tư. Trương Trí Lâm đã kết hôn với nữ diễn viên Hồng Kông Viên Vịnh Nghi. Họ có với nhau một cậu con trai sinh năm 2006. Mối quan hệ giữa họ bắt đầu từ những năm 1990, khi họ gặp nhau tại làng giải trí Hồng Kông trong một MV ca nhạc mà họ làm cùng nhau và khi đó, họ đang ở đỉnh cao sự nghiệp trong làng giải trí Hồng Kông. Và sau cùng đến năm 1994, họ công khai mối quan hệ của mình. Họ bí mật kết hôn vào năm 2001 tại San Francisco, California. Vào năm 2021, Viên Vịnh Nghi từng nói rằng họ đã cố gắng có thêm một đứa con nữa, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại bao gồm cả việc thụ tinh trong ống nghiệm. Năm 2018, Trương Trí Lâm đăng ký hiến tạng, tủy xương. Anh còn chăm chỉ tập gym để khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể. Các album đã phát hành. Anh từng thu âm nhiều album bằng cả tiếng Quảng Đông và tiếng Phổ thông. Anh cũng từng hợp tác với nhiều hãng đĩa thu âm như: He has recorded albums in both Cantonese and Mandarin. He has been with various record labels, such as Fitto Entertainment, Sony Music, EMI (chỉ phát hành album tiếng quảng đông), Rock Records (chỉ phát hành album tiếng Phổ thông), Cinepoly Records (chi nhánh của hãngUniversal Music Hong Kong), Starj & Snazzvà Neway Star. Ghi chú: Album sau đó được hãng EMI và Warner Music phát hành lại.
1
null
The Wild là phim hoạt hình 3D năm 2006 của Mỹ do Steve "Spaz" Williams đạo diễn, có sự hợp tác của Canada. Phim được phát hành bởi hãng Walt Disney Pictures vào ngày 14 tháng 4 năm 2006 tại nước Mỹ. Nội dung. Tại một sở thú ở New York, đây là nơi nổi tiếng có những con thú sống rất thân thiện với nhau, chúng sống vui vẻ đến nổi vào lúc sở thú đóng cửa tức là trời tối là hàng chục con thú liền kéo nhau đến khu vực băng của chim cách cụt để chơi và xem hockey. Bỗng buổi tối hôm nọ, sư tử Samson phát hiện con trai mình đã vô tình đi vào một chiếc xe hàng và bị chở đi, Samson biết chiếc xe đó sẽ ra bến cảng để chuyển hàng đến châu Phi liền rủ thêm vài người bạn của mình đi theo giúp đỡ mình cứu con trai.
1
null
Hoàng Trọng Thừa (sinh 1877 hoặc 1875 – mất 1953), là người Việt Nam đầu tiên được phong chức Mục sư Tin Lành, ông cũng là Hội trưởng đầu tiên của Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Thiếu thời. Hoàng Trọng Thừa sinh năm 1877 tại làng Nam Trung, tỉnh Thừa Thiên, nguyên quán huyện Bình Xương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. trong một gia đình khá giả theo truyền thống Nho giáo. Dù sớm theo nghiệp bút nghiên nhưng không may mắn trên đường khoa bảng, Hoàng Trọng Thừa đều trượt sau hai lần ứng thí. Đến đầu thế kỷ 20, trong tiến trình chuyển đổi sang chữ Quốc ngữ, các kỳ thi chữ Nho bị hủy bỏ. Hoàng Trọng Thừa bắt đầu hành nghề đông y. Tiếp nhận Đức tin Cơ Đốc. Năm 1913, Hoàng Trọng Thừa vào Tourane (nay là Đà Nẵng), thành phố này đang phát triển thành một thương cảng thay thế Faifo (nay là Hội An) ở miền Trung. Đây cũng là điểm đến đầu tiên của những nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp khi họ thành lập một cơ sở truyền bá Phúc âm từ năm 1911. Đã có cơ hội đọc Kinh Thánh và một số ấn phẩm Cơ Đốc viết bằng chữ Hán từ năm 1902, ông tiếp tục tìm hiểu về tôn giáo nhiều người gọi là "Đạo Huê Kỳ" hoặc "Đạo Rối". Trong thời gian này, ông nhận lời dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ. Đến năm 1915, trong một buổi học Kinh Thánh, ông tiếp nhận đức tin Cơ Đốc. Hoàng Trọng Thừa khởi sự học và trau giồi kỹ năng nghiên cứu và giảng luận dưới sự hướng dẫn của nhà truyền giáo E. F. Irwin, đồng thời đảm trách nhiệm vụ thông dịch. Ông cộng tác với Nhà thờ Tin Lành Đà Nẵng và góp phần đáng kể cho sự phát triển của giáo đoàn trong những năm cuối thập niên 1910. Năm 1920, theo lời mời của Hội Truyền giáo, ông vào hỗ trợ cho các giáo sĩ tại Nhà thờ Tin Lành Sài Gòn. Mục vụ. Theo đề nghị của nhà truyền giáo Robert A. Jaffray đến từ Trung Hoa, Hoàng Trọng Thừa ghi danh nhập học Trường Kinh Thánh Ngô Châu, Quảng Tây, nhưng do tình hình chính trị khi ấy, ông không được xuất ngoại và phải học theo phương pháp hàm thụ, rồi tốt nghiệp năm 1920. Ông về quản nhiệm Nhà thờ Đà Nẵng. Sau khi thành lập ba giáo đoàn mới tại Hải Châu, An Hải, và Nam Ô, ông nỗ lực khơi mở công cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số ở phía bắc Quảng Nam, nhưng kết quả không khả quan, cuối cùng phải bỏ dở. Tháng 9, 1921, nhà truyền giáo D. I. Jeffrey thành lập Trường Kinh Thánh Đà Nẵng với mục tiêu "dạy các khóa sinh một nền tảng Kinh Thánh đầy đủ để chuẩn bị họ rao giảng Tin Lành ân điển của Đức Chúa Trời cho quốc dân, và xây dựng Hội thánh An Nam trong lẽ thật hằng sống của Lời Đức Chúa Trời". Hoàng Trọng Thừa là người Việt duy nhất có tên trong ban giảng huấn nhà trường. Ngày 3 tháng 9 năm 1922, nhân lễ tấn phong được tổ chức tại Nhà thờ Tin Lành Đà Nẵng, Hoàng Trọng Thừa trở thành người Việt Nam đầu tiên nhận lãnh chức vụ Mục sư. Lãnh đạo Hội thánh. Trong kỳ Hội đồng được tổ chức tại Đà Nẵng từ 5 – 13 tháng 3 năm 1927 nhằm tập hợp các giáo đoàn địa phương để tổ chức thành một giáo hội quốc gia, Mục sư Hoàng Trọng Thừa được các đại biểu bầu chọn để trở thành Hội trưởng đầu tiên của Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ này trong nhiệm kỳ một năm. Năm 1942, ông về nghỉ hưu. Mục sư Hoàng Trọng Thừa tạ thế ngày 28 tháng 7 năm 1953. Ông được an táng ở Quảng Nam. Chú thích. Nguồn tham khảo
1
null
Capsaspora là một chi thuộc vực Eukaryota, là sinh vật đơn bào, sống cộng sinh trong haemolymph của loài ốc nước ngọt nhiệt đới "Biomphalaria glabrata". Phân loại học. Mặc dù nó là một loài Opisthokonta, nó có vẻ không giống với bất kỳ loài Opisthokonta đã được công bố như nucleariida hay Mesomycetozoea. Nó hình thành một nhóm riêng, có thể cùng với "Ministeria". Nhóm này có quan hệ với Animalia và Choanoflagellatea. Các loài. Làm thế nào động vật (động vật đa bào) có nguồn gốc từ các tổ tiên đơn bào của chúng vẫn còn là một câu hỏi lớn của sinh học. Nhóm nghiên cứu ở đại học Barcelona đã đưa ra những phát hiện mới và "Capsaspora owczarzaki" gần đây đã được xem là một ứng viên cho việc giải thích này.
1
null
Cơ Quý Hữu (chữ Hán: 姬季友), tức Quý Thành tử (季成子), là vị tông chủ đầu tiên của Quý tôn thị, một trong Tam Hoàn nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Cơ Quý Hữu là con trai thứ tư của Lỗ Hoàn công, vị vua thứ 15 nước Lỗ với phu nhân Văn Khương, con gái Tề Hi công. Hai người anh cùng mẹ là Lỗ Trang công, vị vua thứ 16 của nước Lỗ cùng công tử Thúc Nha. Ngoài ra ông còn có một người anh nữa là Cơ Khánh Phủ, do một người thiếp của cha ông sinh ra. Nhận cố mệnh. Năm 662 TCN, Lỗ Trang công bị bệnh, Khánh Phủ muốn được truyền ngôi, bèn nói với Thúc Nha tới gặp Trang công tiến cử mình. Trang công hỏi nên lập ai làm vua thì Thúc Nha đề nghị cho Khánh Phủ vì Khánh Phủ đã trưởng thành. Lỗ Trang công không chịu nhưng không nói ra, triệu Quý Hữu vào hỏi ý. Quý Hữu khuyên ông cứ lập con cả công tử Ban. Trang công bằng lòng. Tuy nhiên bấy giờ thế lực của Khánh Phủ lớn mạnh, Khánh Phủ lại tư thông với Ai Khương, vợ Lỗ Trang công nên Quý Hữu tìm cách giết Thúc Nha để tiệt bớt phe cánh của Khánh Phủ. Ông gia mệnh Lỗ Trang công, gọi Thúc Nha đến và ép uống thuốc độc tự sát. An định nước Lỗ. Tháng 8 năm 662 TCN, Lỗ Trang công qua đời, Quý Hữu lập Cơ Ban lên ngôi. Khánh Phủ vốn tư thông Ai Khương nên hai người bàn nhau lập người con nhỏ của Lỗ Trang công và Thúc Khương (em gái Ai Khương) là công tử Khải còn ít tuổi lên ngôi. Hai tháng sau, Khánh Phủ sai một người tên Lạc giết Cơ Ban, lập công tử Khải làm vua, tức là Lỗ Mẫn công, tự mình làm phụ chính. Công tử Quý Hữu phải chạy sang nước Trần lánh nạn. Năm 660 TCN, Khánh Phủ sai Bốc Kỳ mang quân giết chết Lỗ Mẫn công. Quý Hữu nghe tin, vội từ nước Trần trở về nước Lỗ, đón con thứ hai của Lỗ Trang công là công tử Thân chạy sang nhà Chu báo cáo và cầu cứu. Khánh Phủ tuy giết được Mẫn công nhưng bị người trong nước căm ghét, sợ hãi cùng Ai Khương bỏ chạy sang nước Cử. Quý Hữu lập công tử Thân làm vua mới, tức là Lỗ Hi công. Nước Cử không dung nạp Khánh Phủ. Khánh Phủ nhờ công tử Ngư xin hộ cho về nước, nhưng Quý Hữu từ chối. Khánh Phủ cùng đường phải thắt cổ tự vẫn. Không lâu sau Ai Khương bị Tề Hoàn công bắt về nước Tề giết chết. Sáng lập họ Quý. Sau đó Lỗ Hi công sai Quý Hữu đem binh vấn tội nước Cử không giết Khánh Phủ, quân Lỗ giành chiến thắng. Năm 659 TCN, Lỗ Hi công phong cho Quý Hữu làm Tư đồ kiêm chính khanh nước Lỗ, ban cho ở Phí Ấp, gọi là Quý tôn thị, cùng con cháu của Khánh Phủ và Thúc Nha ở đất Thành ấp (Mạnh tôn) và đất Hậu ấp cầm quyền chính nước Lỗ, lấn át vua Lỗ nhiều năm được gọi là Tam hoàn. Năm 644 TCN, Quý Hữu qua đời. Do con ông là Trọng Vô Dật mất sớm nên cháu nội là Quý tôn Hàng Phủ mới 8 tuổi thế tập.
1
null
Cộng sinh là hiện tượng cùng nhau chung sống trong thời gian lâu dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật khác nhau. Đây là một khái niệm thuộc lĩnh vực sinh thái học, trong tiếng Anh là symbiosis, được cho là do Bennett đã sử dụng từ năm 1877, gốc từ "symbiosis" - để chỉ những người sống chung nhau trong một cộng đồng - để miêu tả quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nấm và tảo trong địa y. Năm 1879, nhà nấm học người Đức Heinrich Anton de Bary đã định nghĩa sự cộng sinh "là sự chung sống cùng nhau của những sinh vật không giống nhau". Định nghĩa về sự cộng sinh vẫn là một chủ đề tranh cãi trong giới khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng cộng sinh chỉ nên đề cập đế sự tương hỗ bền chặt, trong khi những người khác cho rằng nó nên áp dụng cho bất kỳ kiểu tương tác sinh học bền chặt (ví dụ như hỗ sinh, ký sinh, hội sinh). Đặc điểm. Quan hệ cộng sinh giữa hai (hay nhiều hơn) loài sinh vật có các đặc điểm cơ bản sau: Ví dụ điển hình thường dùng là: địa y bao gồm nấm cộng sinh với vi khuẩn lam, trong đó nấm (không có lục lạp) có khả năng hấp thụ nước và khoáng cho đối tác; còn vi khuẩn (không có rễ) lại có lục lạp nên quang hợp được, tạo chất hữu cơ cho đối tác nấm. Chúng không thể sống độc lập, tách biệt được. Các dạng. Nói chung, các nhà khoa học phân biệt hai dạng cộng sinh chính: cộng sinh (bình thường) và nội cộng sinh, có thể diễn ra ở cấp cơ thể hoặc ở cấp tế bào. Quan hệ cộng sinh bào gồm các mối quan hệ mà trong đó một sinh vật sống trên một sinh vật khác (ectosymbiosis, như mistletoe), hoặc nơi mà một sinh vật cộng sinh sống bên trong một sinh vật khác (endosymbiosis, như lactobacilli và các vi khuẩn khác sống trong cơ thể người hoặc zooxanthelles trong san hô). Cộng sinh cũng được phân loại theo kiểu gắn kết vật lý của các sinh vật; sự cộng sinh mà trong đó các sinh vật hợp thành một thể thống nhất gọi là cộng sinh tiếp xúc, và sự cộng sinh mà trong đó chúng không kết hợp thành một cơ thể thống nhất gọi là cộng sinh không gắn kết.
1
null
I Miss You (; cũng được biết đến với tên Missing You, tên tiếng Việt: Nhớ em) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc được sản xuất và công chiếu vào năm 2012 với các diễn viên gồm Yoon Eun-hye, Park Yoo-chun và Yoo Seung-ho. Phim này được đài truyền hình MBC công chiếu vào ngày 07 tháng 11 năm 2012 đến hết ngày 17 tháng 01 năm 2013 vào 10 giờ kém năm phút tối thứ Tư và thứ Năm hàng tuần với tổng cộng 21 tập. Nội dung. Han Jung Woo, một cảnh sát hình sự với tính cách vui vẻ, anh mang trong mình ký ức đau thương về mối tình đầu và niềm tiếc nuối không thể bảo vệ được cô gái ấy trĩu nặng trong tim. Lee Soo Yeon – mối tình đầu của Han Jung Woo và là con gái của một kẻ sát nhân. Hai người có tình yêu ở lứa tuổi 15, học cùng trường học nhưng bị chia cách và lớn lên vào tuổi thành niên mang nỗi đau. Hai người yêu nhau từ thuở mười lăm, nhưng đã không bảo vệ được tình cảm ấy. Hai người học chung nhưng cô Lee Soo Yeon do là con gái của tội phạm giết người. Thực tế thì bố cô bị bắt nhầm và bị tử hình oan, viên cảnh sát bắt nhầm hối hận nên đã đưa mẹ con cô về sống chung. Vì vậy cô bị cả trường học kỳ thị trừ Han Jung Woo. Sau đó hai người chơi chung và phát triển tình cảm nhưng có một sự kiện đau thương xảy ra. Han Jung Woo bị kẻ thù của bố anh bắt cóc, Lee Soo Yeon chạy theo cứu vì thế hai người cùng bị bắt và nhốt chung vào nhà kho, Lee Soo Yeon bị hãm hiếp trước mặt của Han Jung Woo, sau đó anh tìm cách thoát được và bỏ chạy để Lee Soo Yeon nằm lại một mình trên sàn nhà. Han Jung Woo chạy đi báo bố và cảnh sát để giải cứu, khi tới nơi thì cô đã biến mất khỏi hiện trường, từ đó Han Jung Woo không còn gặp lại cô nữa và luôn dằn vặt vì đã bỏ rơi người yêu. Mười bốn năm sau, hai người gặp lại nhau khi Lee Soo Yeon từ Pháp trở về, đi chung với Harry (người đã giải cứu cô khỏi bọn bắt cóc) tên thật là Kang Hyung Joon. Họ tiếp tục cuộc sống của mình, che đậy cảm xúc và nỗi đau từ quá khứ. Kang Hyung Joon, đối thủ của Han Jung Woo trong việc giành lấy trái tim của Lee Soo Yeon là một người đàn ông mang trong mình đầy hận thù ẩn sau cách hành xử lịch thiệp bề ngoài, thực sự mẹ của Kang Hyung Joon bị bố của Han Jung Woo giết và khiến anh bị tật ở chân phải chạy trốn nên anh trở về để trả thù.
1
null
Gà móng hay còn gọi là gà chân voi là giống gà nội địa của Việt Nam hiện nay còn được nuôi duy nhất ở xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam). Đây là một giống gà quý có tên trong sách Đỏ Việt Nam . Đặc điểm. Gà Móng là giống gà cổ thuần chủng, chân to, thân hình giống gà Hồ (Bắc Ninh), chất lượng thịt ngon như gà Đông Cảo (Hưng Yên). Giống gà Móng vốn du nhập từ Hưng Yên. Do vị trí nuôi hiện nay được bao bọc bởi sông Châu nên giống không bị lai tạp. Qua thời gian, giống gà này vẫn giữ được những đặc tính tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, người dân trong làng, xã vì mục đích kinh tế đã đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà công nghiệp nên gà Móng ít nhiều bị ảnh hưởng . Loài này có đặc điểm con trống màu đỏ tía, chân to bằng tay trẻ em, vảy thẳng hàng không xù xì như gà Đông Cảo (Hưng Yên), gà mái lông trắng nhạt . Gà con khi mới nở bao giờ màu lông cũng trắng, chân vàng. Kẽ chân có đường viền đỏ, vảy thẳng hàng. Năm 2003 trong một lần khảo sát Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam ở xã Tiên Phong, Gà Móng đã được đưa lên Viện Chăn nuôi để xét nghiệm với kết quả là gen của giống gà này thuộc loại quý hiếm. Trong năm này, gà Móng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam Tuy được liệt vào sách Đỏ nhưng loại gà này được người dân Tiên Phong nuôi phổ biến và là loài vật duy nhất không bị cấm nuôi, buôn bán, vận chuyển theo quy định về bảo tồn Nuôi nhốt. Một trong những người có công phát hiện và bảo tồn giống gà Móng quý hiếm là ông Hoàng Kinh Tôn ở thôn An Mông, Tiên Phong và cũng vì thế ông đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trao tặng "Huy chương Vì sự nghiệp phát triển nông thôn" năm 2004. Gà Móng chỉ duy nhất xã Tiên Phong là có thể nuôi tốt. Nhiều người từ vùng khác đến mua gà giống về nuôi thử nhưng sau hai ba lứa thì bị chết. Viện chăn nuôi giám định chỉ có xã Tiên Phong là nơi lưu giữ nguồn gen tốt nhất. Hiện nay, đến năm 2013, xã Tiên Phong có hơn 95% số hộ nuôi gà, với khoảng 18.000 con mái đẻ. Hộ ít thì vài chục con, hộ nhiều hàng nghìn con. Gà Móng theo người dân địa phương thì rất dễ nuôi, chỉ ăn lúa, ngô, khoai, sắn nghiền. Sau 7 tháng, gà trống đạt 3,5–4 kg, gà mái 2,5–3 kg . Từ 7 đến 8 tháng, gà Móng bắt đầu đẻ, trung bình gà mái đẻ 200 đến 230 trứng một năm Thị trường. Năm 2009, tỉnh Hà Nam đã triển khai dự án bảo tồn gene gà Móng. Dự án này thực hiện trong 50 năm với tổng số tiền hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng gồm hệ thống hạ tầng, chuồng trại, vườn và sân chơi trong quá trình chăn nuôi phù hợp với đặc điểm của giống gà này. Nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ 600 triệu đồng xây dựng tuyến đường giao thông bằng bê tông từ trục đường chính vào dài 500m và 200m đường nội bộ và đường điện cung cấp cho khu chăn nuôi. Quy mô sản xuất của khu chăn nuôi khoảng 10.000 gà sinh sản và 5.000 gà giống. Đầu năm 2013, giá Gà Móng thương phẩm khoảng 180.000 đồng/kg, trong khi gà ta thườnglà 120.000 đồng, do chất lượng thịt gà Móng ngon, thơm, da giòn, không mỡ nên được nhiều người ưa chuộng Theo một số người dân địa phương chăn nuôi gà Móng, mỗi tháng trừ mọi chi phí một trang trại gà Móng thu được lãi từ 20 đến 30 triệu đồng.
1
null