text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Tullio Levi-Civita, Hội viên Hội Hoàng gia Luân Đôn (29 tháng 3 năm 1873-29 tháng 12 năm 1941) là một nhà toán học người Do Thái ở Italia, nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về phép vi tích phân tenxơ và các ứng dụng của nó đối với thuyết tương đối, tuy nhiên cũng có những cống hiến đáng kể trong các lĩnh vực khác. Ông là học trò của Gregorio Ricci-Curbastro, cha đẻ của tích phân tenxơ. Công trình của ông bao gồm các bài báo có tính nền tảng về cả toán học lý thuyết lẫn toán học ứng dụng, cơ học thiên thể (đáng chú ý là về bài toán ba vật), cơ học giải tích (điều kiện phân ly Levi-Civita trong phương trình Hamilton-Jacobi và thủy động lực học.
Tiểu sử.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Padua, Italia, Levi-Civita là con của Giacomo Levi-civita, một luật sư và cựu thượng nghị sĩ. Ông tốt nghiệp khoa Toán trường Đại học Padua năm 1892. Năm 1894 ông nhận bằng sư phạm và giảng ở khoa Khoa học trường Cao đẳng Sư phạm Pavia. Năm 1898 ông được bổ nhiệm ghế Giáo sư Cơ học lý thuyết ở Đại học Padua nơi ông đã gặp và cưới Libera Trevisani, một sinh viên của mình, năm 1914. Ông giảng ở Padua cho đến khi nhận chức Giáo sư Giải tích Cao cấp ở Đại học Roma năm 1918, sau đó là Giáo sư Cơ học ở đây.
Vào năm 1900 ông và Ricci Curbastro công bố lý thuyết về tenxơ trong cuốn "Méthodes de calcul différentiel absolu et leurs applications" (Phương pháp tính vi tích phân tuyệt đối và ứng dụng) mà Albert Einstein nghiên cứu để nắm được phép vi tích phân tenxơ như một công cụ quan trọng để phát triển thuyết tương đối tổng quát. Loạt bài viết về trường hấp dẫn tĩnh của Levi-Civita cũng được thảo luận trong cuộc trao đổi thư từ giữa Einstein và Levi-Civita những năm 1915-1917. Bức thư đầu tiên do Levi-Civita viết khi ông phát hiện những lỗi chứng minh toán học nghiêm trọng trong cách Einstein giải thích thuyết tương đối. Levi-Civita đã giữ toàn bộ các bức thư Einstein trả lời ông, chúng giúp cho ngày nay có thể hiểu được toàn bộ cuộc bàn luận giữa hai người vì toàn bộ thư Levi-Civita gửi bị Einstein vứt bỏ theo thói quen của nhà vật lý này, trừ một bức duy nhất có thông tin quan trọng để tham khảo. Từ các bức thư này, hai người tỏ ra rất quý mến nhau; trong một bức Einstein viết "Tôi khâm phục vẻ tao nhã trong phương pháp tính toán của ông; thật là tốt để băng qua những chiến trường ("field", cũng có nghĩa là "lĩnh vực") này trên con ngựa của toán học chân chính, còn những người loại như chúng tôi [giới vật lý không chuyên về toán học] thì nhọc nhằn tự đi bằng đôi chân".
Cuốn sách giáo khoa của ông về phép vi tích phân tenxơ, "Vi tích phân đạo hàm tuyệt đối" là một trong các cuốn sách giáo khoa chuẩn mực trong suốt hơn một thế kỉ từ khi xuất bản và được dịch ra vài thứ tiếng.
Năm 1936, theo lời mời của Einstein, Levi-Civita sang Mỹ sống và làm việc ở Princeton một năm, trước khi trở về do lo ngại nguy cơ chiến trang ở châu Âu. Đạo luật phân biệt chủng tộc năm 1938 do chính phủ phát xít Italia ban hành đã tước bỏ tất cả chức vụ giáo sư cũng như hội viên các hội khoa học của Levi-Civita. Bị cô lập khỏi thế giới khoa học, ông mất tại nhà riêng ở Roma năm 1941. Sau này, khi được hỏi ông thích nhất điều gì về nước Italia, Einstein từng đáp rằng "spaghetti và Levi-Civita".
Các nghiên cứu khác và các vinh dự.
Động lực học giải tích là một khía cạnh khác của các nghiên cứu của Levi-Civita: nhiều bài báo của ông nghiên cứu bài toán ba vật. Ông cũng viết các công trình về thủy động lực học và các hệ phương trình đạo hàm riêng. Ông được ghi nhớ vì đã cải tiến Định lý Cauchy-Kowalevski, trình bày trong một cuốn sách năm 1931. Năm 1933, ông góp phần phát triển phương trình Dirac. Ông cũng xây dựng trường Levi-Civita, một trường số bao gồm các đại lượng vi phân.
Hội Hoàng gia Luân Đôn tặng ông Huy chương Sylvester năm 1922 và bầu ông làm thành viên năm 1930. Ông cũng là thành viên danh dự của các Hội Toán học Luân Đôn, Hội Hoàng gia Edinburgh, Hội Toán học Edinburgh, sau khi ông tham dự hội thảo chuyên đề ở Đại học St Andrews năm 1930. Ông cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Lincei và Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng của Italia, nhưng vì là người Do Thái và chống phát xít nên ông đã bị tước bỏ các danh hiệu này.
Tên của ông được đặt cho một hố thiên thạch trên Mặt Trăng. | 1 | null |
Mèo rừng Caucasica ("Felis silvestris caucasica") là một phân loài mèo rừng châu Âu sinh sống ở dãy núi Kavkaz và Thổ Nhĩ Kỳ.
Phân loại.
"Felis silvestris caucasica" được mô tả bởi Konstantin Satunin vào năm 1905 trên cơ sở da của một cá thể mèo cái được thu thập gần Borjomi ở Gruzia.
"Felis silvestris trapezia"đã được đề xuất vào năm 1916 cho một mẫu vật động vật con đực trong bộ sưu tập Bảo tàng lịch sử tự nhiên, London, có nguồn gốc ở vùng lân cận Trabzon ở miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Thằn lằn Moby Dick (danh pháp hai phần: Sirenoscincus mobydick) là một loài thằn lằn được phát hiện trong năm 2012 tại khu vực rừng khô hạn ở tây bắc Madagascar.
Đặc điểm.
Loài thằn lằn này có hình dáng bề ngoài giống cá nhà táng, chính vì vậy các nhà khoa học đã đặt tên loài vật này theo tên con cá nhà táng Moby Dick trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Herman Melville.
"Sirenoscincus mobydick" là sự tổng hợp độc đáo các đặc trưng về giải phẫu học của các loài động vật lưỡng cư, bò sát, động vật có vú và chim, loài này tiến hóa theo cách tương phản với giống loài lân cận. Chúng rụng chân sau, mất sắc tố da và đôi mắt gần như biến mất vì không cần thiết trong môi trường tối dưới mặt đất. | 1 | null |
Setúbal là khu tự quản thuộc quận Setúbal, Bồ Đào Nha. Khu vực tự quản có tổng diện tích 230 km² và tổng dân số 118.696 người còn thành phố có dân số 89.303 người. Trong thời kỳ của Al-Andalus, thành phố được biết đến với tên Shetúbar (tiếng Ả Rập: شطوبر ). Trong thế kỷ 19, cảng được gọi là "Saint Ubes" trong tiếng Anh và "Saint-Yves" trong tiếng Pháp.
Ngày lễ của thành phố là 15 tháng 9, đánh dấu ngày vào năm 1860 vua Pedro V của Bồ Đào Nha chính thức công nhận Setúbal là một thành phố. | 1 | null |
Dạng chuẩn 4 (viết tắt là 4NF từ tiếng Anh "Fourth normal form") là một dạng chuẩn hóa lược đồ quan hệ cơ sở dữ liệu.
Định nghĩa.
Cho F là tập phụ thuộc hàm và phụ thuộc đa trị trên U. Lược đồ quan hệ R thuộc U ở dạng chuẩn 4 đối với F nếu mọi phụ thuộc đa trị X->Y được bao hàm trong F áp dụng cho R thì phụ thuộc đa trị này là tầm thường hoặc X là một siêu khóa của R. | 1 | null |
Pangkham (, tiếng Wa: Bangkum), gọi là Pangsang, Panghsang () trước năm 1999, là một thị trấn ở phía đông bang Shan của Myanmar. Thị trấn nằm ven sông Nam Hka (南卡江, Nam Ca) gần biên giới với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Pangkham nằm đối diện với huyện Mạnh Liên của Trung Quốc. Thị trấn này là thủ đô "trên thực tế" của Bang Wa, về mặt chính thức được xác định là Khu đặc biệt số 2, trong khi Hopang là thủ phủ do chính phủ Myanmar quy định. Thị trấn do Quân Ngõa Bang Liên hiệp (UWSA) kiểm soát, đây là lực lượng quân sự của Đảng Ngõa Bang Liên hiệp được hình thành sau sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Miến Điện (CPB) vào năm 1989. Pangkham là đô thị chính của xã Pangsang thuộc huyện Hopnag của bang Shan.
Thị trấn có các khách sạn, cửa hàng, một siêu thị, quán bar karaoke, một khu chơi bowling, và một casino hoạt động 24 giờ. Cuộc sống ban đêm của thị trấn tập trung quanh casino. Thực phẩm tại Pangkham chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các ô tô tại thị trấn chủ yếu là của Land Rovers và xe tải nhỏ của Nhật, chúng được nhập lậu từ Thái Lan.
Ngày 17 tháng 4 năm 2009, tại Pangkham đã tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tiến hành chính biến chống lại Đảng Cộng sản Miến Điện, tham gia sự kiện này có các đại diện đến từ chính phủ quân sự, Kokang, Tổ chức Độc lập Kachin (KIO), Quân đội bang Shan - Bắc, và các cựu thành viên của Đảng Cộng sản Miến Điện.
Ngày hôm sau, tức 18 tháng 4 năm 2009, một đám cháy đã phá hủy trạm xăng dầu lớn nhất và 10.000 tấn gỗ tếch trong một nhà kho tại Pangkham, cả hai đều thuộc về một trong các lãnh đạo người Ngõa là Ngụy Học Cương (魏学刚, Wei Hsueh-kang).
Đường từ Panghkam đến Metman dài 48 dặm. | 1 | null |
Nhông xám Nam bộ, nhông bách hay tắc ké (tên khoa học: "Calotes bachae") là một loài nhông phân bố rộng khắp nhiều địa phương thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ Việt Nam. Chúng có mặt ở các sinh cảnh gần khu dân cư như vườn nhà, cây bụi ven đường hay các khu rừng trên núi đất thấp thuộc các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá khứ, người ta đã thường lầm tưởng loài nhông bách ("Calotes bachae") này và nhông xám ("Calotes mystaceus") - một loài nhông ở Myanmar - do vẻ bề ngoài có nhiều điểm rất giống nhau. Tuy nhiên, kết quả tổng hợp của phân tích gen và xem xét kích cỡ và đặc điểm vảy đã chỉ ra rằng nhông bách "Calotes bachae" là một loài riêng biệt. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí học thuật "Zootaxa" vào tháng 1 năm 2013. Khả năng vật lí của loài này có thể được phân biệt với loài Nhông hàng rào (Calotes cf. versicolor) với tốc độ chạy chậm hơn và hung hăng hơn.
Mô tả.
"Calotes bachae" có chiều dài đầu và thân là 97 milimét. Đuôi của loài này có chiều dài gấp hơn hai lần chiều dài đầu và thân. Vảy thân nhỏ với kích cỡ không đều, hơi có gờ và sắp xếp thành các hàng không đồng nhất. Một diềm da chạy từ sau hàm đến gần chi trước. Trên đầu và gáy tới vai có một mảng màu xanh lam mờ dần ở phía sau chi trước. Từ phía dưới ổ mắt qua màng nhĩ về góc sau hàm có một sọc màu vàng. Phần sau của thân có màu vàng hay nâu nhạt.
Vào mùa sinh sản, nhông đực có màu sắc rực rỡ từ màu xanh cô-ban đến màu ngọc lam sáng. Timo Hartmann - trưởng nhóm nghiên cứu - nhận định rằng đây là cách một con đực thu hút con cái và đe dọa các con đực khác. Tuy nhiên, vào ban đêm thì nhông chuyển sang màu nâu sẫm. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các nghệ sĩ trước đây đã từng làm việc cho Def Jam Recordings.
Được liệt kê trong ngoặc đơn là các hãng thu âm khác (ngoài Def Jam Recordings) mà nghệ sĩ đó đã làm việc hoặc hãng thu âm mà nghệ sĩ đó đang làm việc hiện nay. | 1 | null |
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature) nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.
Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của một người đang lo lắng như thói quen hút thuốc, cắn móng tay, giật, kéo tóc, rung đùi, vỗ bàn chân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Trong hoạt động.
Một số thói quen được cho là tốt như thói sinh hoạt có nề nếp, lề lối, điều độ với tác phong nhanh nhạy, hoạt bát, khẩn trương, xếp đặt mọi thứ luôn gọn, sạch, đúng nơi, đúng chỗ. Thói quen lao động, công tác có khoa học như coi trọng và quý trọng thời gian, tiến trình biểu đã xác định, thực hiện nhiêm túc giờ nào việc ấy, làm đúng kế hoạch và có cân nhắc, tính toán công sức hợp lý, thói quen làm việc chăm chỉ thói quen đọc nhiều tài liệu và sách báo. Thói quen giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện qua việc lời nói điềm đạm, đúng mực, đúng thời điểm, hợp tình, hợp cảnh, lịch sự, tế nhị và dùng đại từ nhân xưng theo đúng các mối quan hệ xã hội. Thói quen ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, hợp với tuổi tác, công việc, môi trường và hoàn cảnh giao tiếp. Thói quen rèn luyện sức khỏe thông qua việc tích cực, hăng say luyện tập thể dục thể thao, chăm lo giữ gìn vệ sinh thân thể...
Một số thói quen được cho là xấu như: Thói quen lộn xộn trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như tác phong lề mề, luộm thuộm, lôi thôi, lếch thếch thiếu gọn gàng, sạch sẽ, làm đâu bỏ đấy, cẩu thả... Đại khái trong học hành, học tập không theo giờ giấc (thời khóa biểu), xếp đặt sách vở, đồ dùng học tập thiếu ngăn nắp, học tủ, học lệch, học vẹt. thói quen manh mún trong lao động, làm việc thiếu tính chủ động, không có kế hoạch cụ thể, không biết làm việc gì trước, việc gì sau, thích gì làm nấy. Thói quen bừa bãi trong giao tiếp, ứng xử, nói năng thiếu suy nghĩ chín chắn, nói không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với đối tượng, không tuân theo ngôi thứ và tôn trọng người khác, thói quen tùy tiện trong ăn uống và không hợp vệ sinh, thói quen lười nhác trong rèn luyện thân thể, ngại, lười vận động, không thường xuyên tham gia môn thể dục, thể thao. Ngoài ra có một số thói quen không tốt như thói quen trì hoãn, lề mề, chờ đến gần hạn cuối mới bắt tay vào công việc, thói quen chậm trễ, lợi dụng sự thoải mái đi trễ, về sớm, áo quần tuềnh toàng với áo thun hay quần jean rách.
Thói quen không hòa nhập, thói quen công kích, chỉ trích, đả kích, thói quen kết bè kết đảng, vây cánh bè phái, thói quen viết email, tin nhắn cẩu thả, gửi e-mail, tin nhắn khi tức giận, không kiểm soát phát ngôn trên mạng xã hội, thói quen đổ thừa, chê trách, oán trách khi gặp khó khăn, than thân trách phận. Hoặc một số thói quen gây hại cho não bộ như: Bỏ bữa sáng (thiếu hụt chất dinh dưỡng cho não), ăn uống quá độ, hút thuốc làm cho não teo lại từ từ, ăn nhiều đường, hít thở không khí ô nhiễm quá lâu, thiếu ngủ làm cho các tế bào não kiệt sức, trùm đầu khi ngủ, não không đủ oxy, lâu dần sẽ bị tổn thương, suy nghĩ khi bị bệnh gây sức ép lên não, lười suy nghĩ và kiệm lời.
Thói quen là điều quan trọng, theo Rory Vaden thì thành công thường không phải là kết quả của những lựa chọn lớn, mà là tổng hợp của những quyết định nhỏ và có vẻ vụn vặn. Albert Gray có lần nói: ""Những người thành công thiết lập thói quen làm những việc mà những người thất bại không thích làm". Vince Lombardi từng nói: "Chiến thắng là một thói quen, nhưng khốn khổ thay, thất bại cũng thế", những điều ta đạt được trong đời chỉ đơn giản là hệ quả của nỗ lực lặp đi lặp lại và một lịch sinh hoạt đã đi vào khuôn khổ. Vikas Malkani cho rằng phần lớn chúng ta trở nên kém đi bởi vì chúng ta không dám bỏ đi những thói quen tầm thường đã trở thành vô thức. Sợi xích của những thói quen tầm thường thực sự nguy hiểm vì nó tró buộc hy vọng tiến tới đột phá và đạt được giấc mơ của bạn. Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristole cho rằng: "Chính những gì chúng ta thường xuyên làm sẽ tạo nên chúng ta", còn Jim Rohn cho rằng: "Nếu cứ tiếp tục làm những việc mà bạn vẫn luôn làm, bạn sẽ nhận được những gì mà trước nay bạn vẫn luôn nhận được"".
Trong ăn uống.
Ăn ít muối và ít đường, vệ sinh răng miệng hàng ngày sau khi ăn, không bỏ bữa sáng, ăn bữa tối sớm hơn, uống sữa ít béo... là những thói quen tốt cụ thể là ăn đúng và đủ, chọn thức ăn vì chất dinh dưỡng chứ không chỉ vì hợp khẩu vị, ăn nhiều rau, củ, quả và giảm hàm lượng calo trong khẩu phần ăn, tăng cường chất xơ. Ngoài ra một số thói quen tốt khác như tự nấu ăn, mang cơm đi làm...
Một số thói quen xấu trong ăn uống khiến con người dễ bụng phệ và béo phì như: Bỏ bữa (sau đó là ăn nhiều hơn), uống nhiều rượu chè, dùng các sản phẩm ăn kiêng, không ăn bánh mì, không dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo. nhịn ăn bữa sáng, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn thức ăn hàng quán, chế biến thực phẩm không đúng... lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra còn có các thói quen khác như ăn mặn, sử dụng điện thoại trong lúc ăn, hay đọc sách lúc ăn, ăn mì ăn liền thay thực phẩm chính, ăn cơm chan canh dẫn đến người ta có xu hướng chỉ nhai qua loa rồi nuốt chửng gây hại cho dạ dày hoặc vừa ăn vừa uống, ngoài ra còn ăn trước khi ngủ, ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, hút thuốc quá nhiều gây hại cho dạ dày. Ở Việt Nam, nhiều người, nhất là người cao tuổi vẫn giữ thói quen tiết kiệm là hâm đi hâm lại thức ăn cũ đã nấu nhiều ngày trước đó khiến thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa khi ăn. Còn một số thói quen khác như ăn thực phẩm sống (gỏi, tái), ăn uống đồ lạnh, ăn quá nhiều đu đủ xanh, dứa, mướp đắng, sử dụng trà thảo dược bừa bãi, chè và cà phê ăn các loại gia vị cay, nóng đẫn đến nguy hại cho phụ nữ mang thai.
Trong sinh hoạt.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, thói quen điều độ tiết chế, thói quen giữ liên lạc với bạn bè và người thân giúp tránh được chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, bi quan hay buông xuôi khi gặp khó khăn và có lời khuyên cho rằng nên liên lạc với người thân tối thiểu 2 lần trong một tuần.
Ngoài ra trong cuộc sống vợ chồng, thường có những thói quen của các ông chồng gây ra khó chịu cho bà vợ như: Để khăn ướt trên giường, không để ý những việc nhỏ có thể ảnh hưởng tới con, để đĩa thức ăn trống trong tủ lạnh, để tiền ở khắp mọi nơi như túi áo trước ngực, túi sau quần, trong ví... không chịu rửa nồi, lưu giữ quá nhiều đồ đạc có dây dợ lằng nhằng, chê bai thói quen xem truyền hình của vợ...
Một số thói quen của nam giới dễ ảnh hưởng đến tình dục và sinh sản như: Ngồi lâu dẫn đến dễ nguy hại, xem ảnh đồi trụy cũng gây nguy cơ vì lâu dần thì cảm giác của con người sẽ bị chai lỳ đi, đòi hỏi phải có những kích thích ở ngưỡng cao hơn mới có tác dụng. Thói quen tình dục sớm, tình dục vô độ, tình dục thiếu hiểu biết, tình dục không gần với tình yêu dùng các chất bôi trơn khi giao hợp có ảnh hưởng không tốt cho việc di chuyển của tinh trùng, thói quen rượu bia, thuốc lá, chè chén tiệc tùng cũng dễ ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Theo dân tộc.
Nhìn chung mỗi cộng đồng, dân tộc có những thói quen xấu và tốt khác nhau, trong đó, người Việt có một số thói quen xấu được chỉ ra như:
Người Việt hay có những hành vi "khiếm nhã", tạo nên hình ảnh "người Việt xấu xí" khi đi du lịch ở nước ngoài. | 1 | null |
Triệu Ưởng (chữ Hán: 趙鞅; ?-475 TCN), tức Triệu Giản tử (趙簡子) là vị tông chủ thứ 8 của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn và là tổ tiên của quân chủ nước Triệu thời Chiến Quốc sau đó. Sinh thời, Triệu Ưởng đã ban hành nhiều chính sách cải cách để làm cho họ Triệu hưng thịnh. Những cải cách của ông được đánh giá là sánh ngang với những biến pháp vĩ đại thời Chiến Quốc sau này, như biến pháp của Ngụy Văn hầu, Thương Ưởng hay Triệu Vũ Linh vương.
Thân thế.
Triệu Ưởng là con của Triệu Thành, tức Triệu Cảnh thúc, tông chủ thứ 7 của họ Triệu. Năm 517 TCN, Triệu Thành mất, Triệu Ưởng lên thế tập.
Quan hệ với các nước.
Năm 519 TCN, nhà Chu có loạn. Vương tử Triều là con thứ của Chu Cảnh vương nhân lúc Chu Điệu vương vừa chết đã nổi loạn chống lại Chu Kính vương, tự xưng là Chu vương, cùng Kính vương hai bên phân tranh, nhà Chu bị chia làm hai.
Năm 516 TCN, Tấn Khoảnh công sai Triệu Ưởng cùng Tuân Lịch hội chư hầu cứu Chu Kính vương, đích thân ông dẫn binh tiến đánh vương tử Triều, Tử Triều chạy sang Sở, nhà Chu chấm dứt cục diện nhị vương.
Năm 502 TCN, nước Tề và nước Lỗ nổ ra chiến tranh. Tấn Định công đứng về phía Lỗ, cử Triệu Ưởng cùng Phạm Ưởng và Tuân Dần (Trung Hành Dần) đi cứu Lỗ. Tuy nhiên năm sau Tề và Tấn bãi binh.
Cùng năm đó, tướng Lỗ là Dương Hổ có ý định lật đổ Tam Hoàn nhưng thất bại, chạy sang Tấn. Triệu Ưởng giúp Dương Hổ, phong cho ở ấp Thích.
Năm 494 TCN, Triệu Ưởng mang Tấn Định công đi đánh Trịnh. Hai bên gặp nhau ở đất Thiết, giao tranh lớn. Quân Trịnh đánh Triệu Ưởng bị thương ở vai nhưng ông không lui quân mà tiếp tục đánh, phá tan quân Trịnh.
Năm 482 TCN, Ngô Phù Sai đánh bại quân Tề ở Ngải Lăng, tổ chức họp chư hầu. Tấn Định công và Triệu Ưởng đi hội ở Hoằng Trì. Bấy giờ nước Việt đánh nước Ngô, nước Ngô bị tàn phá nặng nề mà Phù Sai vẫn muốn ở lại tranh bá. Triệu Ưởng khuyên Tấn Định công nhường Phù Sai ngồi ở trên.
Năm 494 TCN, thế tử nước Vệ là Khoái Hội có tội trốn sang nước Tấn. Năm 492 TCN, Vệ Linh công mất, thế tôn Triếp là con Khoái Hội lên nối ngôi. Triệu Ưởng muốn giúp Khoái Hội về nước, bèn cho ở thành Thích. Sau đó Khoái Hội về nước lên ngôi tức Vệ Hậu Trang công.
Do Vệ Hậu Trang công về nước không thần phục mình nữa nên năm 477 TCN, Triệu Ưởng đem quân đánh Vệ, đuổi Vệ Trang công và đưa Vệ Ban Sư lên ngôi.
Sáu họ còn bốn.
Năm 514 TCN, Triệu Ưởng cùng Ngụy Thư thấy Tấn Khoảnh công không bằng lòng với hai họ công thất là Kỳ Doanh và Dương Tự Ngã, bèn dùng pháp luật buộc tội và giết chết hai người. Tấn Khoảnh công diệt hẳn hai họ công thất, khiến vây cánh họ vua Tấn ngày càng yếu không có ai giúp. Ngụy và Triệu chia họ Kỳ làm 7 huyện, đất họ Dương thành 3 huyện, chia nhau và cho con cháu mình vào triều làm quan. Từ đó thế lực họ Triệu được củng cố.
Mùa xuân năm 497 TCN, Triệu Ưởng đến Hàm Đan, gặp tướng trấn thủ là Triệu Ngọ vốn là người cùng họ đằng xa, trước đó Triệu Ngọ được Vệ Linh công tặng 500 hộ dân, Triệu Ưởng muốn xin. Triệu Ngọ ban đầu bằng lòng, sau nghe thủ hạ can ngăn, bèn thác cớ không đáp ứng.
Triệu Ưởng giận Triệu Ngọ bèn mang quân tấn công Hàm Đan, giết Triệu Ngọ. Con Triệu Ngô là Triệu Ngữ không đầu hàng mà tiếp tục cố thủ. Triệu Ngọ là cháu gọi Tuân Dần (Trung Hàng Dần) bằng cậu; nhà Tuân Dần lại thông gia với Phạm (Sĩ) Cát Xạ. Vì vậy Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ ủng hộ Triệu Ngữ, bèn cùng nhau đánh Triệu Ưởng. Triệu Ưởng chạy về cố thủ ở đất Tấn Dương.
Theo luật nước Tấn, người làm loạn đầu tiên phải bị tử hình, do đó họ Phạm và họ Trung Hàng được Tấn Định công ủng hộ, tháng 10 năm đó mang quân vây Tấn Dương. Tuy nhiên các đại phu là Ngụy Xỉ (Ngụy Tương tử), Hàn Bất Tín (Hàn Giản tử), đem quân giúp Triệu. Tấn Định công lại ngả theo phe bốn họ Hàn, Ngụy, Trí, Triệu, sai Tuân Lịch đem quân giúp Triệu Ưởng. Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ định phản công nhưng thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Hàn Bất Tín và Ngụy Xỉ xin hộ với Tấn Định công về lỗi khơi mào loạn của Triệu Ưởng. Định công bằng lòng tha tội Triệu Ưởng, cho giữ chức như cũ. Sau khi Triệu Ưởng trở về, Tuân Lịch sau đó gọi Triệu Ưởng đến ép xử tội Vu An (người đồng mưu với hai nhà đánh Triệu Ưởng), Vu An tự tử.
Năm 492 TCN, bốn họ Ngụy, Hàn, Trí, Triệu hạ được thành Triều Ca, tiêu diệt hai nhà. Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy trốn sang nước Tề. Tuân Lịch tiến cử Sĩ Cao thay cho Phạm thị, sủng thần Lương Anh thay thế Trung Hàng thị, nhưng bị Triệu Ưởng cự tuyệt. Từ đó nước Tấn chỉ còn bốn họ đại phu, sử gọi là Tứ khanh. Cùng năm Tuân Lịch chết, Triệu Ưởng lên làm chính khanh.
Qua đời.
Triệu Ưởng thấy con trưởng là Bá Lỗ không có tài bằng con thứ là Triệu Vô Tuất, nên lập Vô Tuất làm thế tử.
Năm 476 TCN, Tuân Dao cùng lúc đem quân đánh Trịnh, Triệu Ưởng bị bệnh, sai con là Triệu Vô Tuất đi thay. Tuân Dao ghét Vô Tuất, ép Triệu Ưởng phế đi nhưng ông không nghe. Cùng năm Triệu Ưởng mất, dặn Vô Tuất nếu gặp nguy khốn thì nên lánh vào Tấn Dương. Sau khi ông qua đời, Vô Tuất thế tập tức Triệu Tương tử. | 1 | null |
Nhật Bằng (tên đầy đủ: Trần Nhật Bằng, 1930-2004) là một nhạc sĩ Việt Nam trước năm 1975. Ông có các ca khúc nổi tiếng như "Bóng chiều tà", "Khúc nhạc ngày xuân", "Thuyền trăng", "Chiến sĩ ca"...
Tiểu sử.
Nhật Bằng sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo mà ông nội làm chức Án sát và cha là công chức cao cấp thời Pháp thuộc và Đệ Nhất Cộng hòa. Nhật Bằng có ba người em là Nhật Phượng, Hồng Hảo và Thể Tần.
Thuở ấu thơ, ông học tiểu học trường Công giáo. Năm 1944, ông nhập học trường Bưởi tại Hà Nội và kết thân với hai nhạc sĩ cùng thời nổi tiếng là Phạm Đình Chương và Vũ Đức Nghiêm.
Sau Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, năm 1946, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hoá. Ông tiếp tục học tại Trường Trung học công lập Đào Duy Từ tại Thanh Hóa, tốt nghiệp bằng thành chung năm 1949.
Ông say mê âm nhạc từ thuở nhỏ. Trong những năm đi học và kháng chiến, ông học ký âm pháp, hòa âm, vĩ cầm và sáng tác với người em họ là nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Ông đã cùng các em ông biểu diễn và chơi nhạc trong nhà trường thời bấy giờ. Năm 1947, Nhật Bằng viết ca khúc đầu tay là "Hoa trăng" ở Thanh Hoá để ghi nhớ mối tình thời học trò của ông ở Hà Nội. Khi Phạm Đình Chương đem vào miền Nam và phổ biến trong thập niên 1950 đã đề nghị đổi tên thành "Đợi chờ".
Về sau, ông gia nhập Đoàn văn nghệ Liên khu 4 cùng thời với Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Hoài Trung Phạm Đình Viêm và Phạm Duy. Tại Liên khu 4 Thanh Hóa, ông tự học guitar.
Khi Việt Minh phát động phong trào cải cách ruộng đất mà chính dòng họ ông là nạn nhân, thân phụ ông khuyên các anh em ông nên cố gắng tìm cách trở về Hà Nội vào năm 1949 - 1950. Về Hà Nội, ông tiếp tục học trung học đệ nhị cấp, sau đó bị động viên đi Nam Định. Vì muốn theo đuổi ngành âm nhạc nên ông tình nguyện gia nhập Ban quân nhạc Đệ tam Quân Khu cùng thời với các nhạc sĩ Nguyễn Túc, Đan Thọ, Văn Phụng...
Năm 1951, ông và ba người em thành lập ban hợp ca Hạc Thành (tiếng con chim Hạc của Hà Nội) và trình diễn với phong thái tài tử trên đài phát thanh Hà Nội và các nhạc hội sinh viên học sinh. Ban nhạc của ông được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt trong giới sinh viên học sinh. Mặc dù các em ông đều cắp sách đến trường nhưng vì cả gia đình say mê âm nhạc và trau dồi nhạc lý nên nhạc lý và âm nhạc nên họ đều có một căn bản nhạc lý vững chắc. Thời gian này, Nhật Bằng viết một số ca khúc như "Khúc nhạc ngày xuân", "Ánh sáng đồng quê", "Dạ tương sầu", "Một chiều thu"...
Sang năm 1952, ông gia nhập ngành quân nhạc cùng các nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Đan Thọ...
Năm 1954 xảy ra Hiệp định Genève chia cắt đất nước; đại gia đình ông di cư vào miền Nam. Nhạc sĩ Nhật Bằng gia nhập và tòng sự tại Nha Chiến tranh Tâm lý, Đài Phát thanh Quân đội. Các em ông sau khi hoàn tất bậc trung học thì người đi làm, người tiếp tục học đại học nên ban hợp ca Hạc Thành chỉ còn thuần tuý trình diễn trên hai Đài Phát thanh Sài Gòn và Quân đội. Trong thời gian này ông đã cho ra đời những ca khúc như "Vọng cố đô", "Bóng quê xưa", "Tiếng vọng rừng xanh"... Trong thời gian này, ông viết chung nhiều ca khúc với nhạc sĩ Đan Thọ.
Năm 1956, Nhật Bằng vào Sài Gòn. Thời gian đầu ông làm việc trong Đài phát thanh Quân đội của VTVN. Bản "Về đây anh" do ông viết cùng với nhạc sĩ Nguyễn Hiền được dùng làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi của đài này thời đó.
Theo tài liệu thì ông lập ra ban nhạc tên là ban Nhật Bằng trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Quân đội. Đồng thời, ông là nhạc sĩ sử dụng contrebasse cho các ban nhạc Hoàng Trọng, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Tiếng Hát Tâm Tình, Vũ Thành trên đài Sài Gòn. Ngoài ra, ông còn soạn hòa âm cho các ban nhạc trên đài phát thanh, đài truyền hình Việt Nam và cho nhiều hãng băng, hãng dĩa.
Đến năm 1963, Nhật Bằng cùng với Văn Phụng và Anh Ngọc thành lập ban tam ca nam Đô Si La chuyên trình bày những ca khúc vui tươi. Ban nhạc chiếm được cảm tình của khán thính giả qua cách trang phục lạ mắt với những chiếc áo nhiều màu sắc sọc carô hay những hình vẽ chim cò sặc sỡ. Cùng với những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào nam khác như Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Trịnh Hưng, Đan Thọ... nhạc sĩ Nhật Bằng đã góp công tạo nên một nền âm nhạc phong phú.
Có một thời gian, Nhật Bằng phục vụ cho phòng Văn nghệ thuộc Cục Tâm lý chiến với cấp bậc chuẩn úy. Năm 1968, Nhật Bằng được trao giải sáng tác nhạc quân đội hay nhất năm với bài "Chiến sĩ ca". Ngoài phục vụ quân đội ông còn còn cộng tác với các vũ trường và câu lạc bộ, tiêu biểu là vũ trường Đêm màu hồng chung với Nguyễn Hiền, Nghiêm Phú Phi.
Từ 1956 đến 1969 là thời kỳ Nhật Bằng sáng tác hăng say nhất. Trong tổng số hơn một trăm nhạc bản của ông, người nghe nhận ra ba thể loại khác nhau là nhạc quê hương, nhạc tình cảm, và nhạc chiến đấu. Rất nhiều ca khúc của ông nói lên nỗi sầu ly hương như "Vọng cố đô", "Anh về một mùa trăng"...
Ca sĩ Anh Ngọc nói về kỷ niệm với nhạc sĩ Nhật Bằng như sau: "Loại nhạc tình cảm thì tiêu biểu là các bản "Thuyền trăng", "Dạ tương sầu", "Lỡ làng", "Bóng chiều tà", "Một chiều thu"... Trong thời kỳ quân ngũ, Nhật Bằng sáng tác các bài thuộc loại chiến đấu như "Bóng người chiến sĩ", nhất là bài "Chiến sĩ ca" được phổ biến khắp các quân trường"".
Từ năm 1969, Nhật Bằng ngừng hẳn việc sáng tác sau khi đã sáng tác gần 100 bài hát đủ thể loại.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đi tù bảy năm vì có phục vụ trong ngành tâm lý chiến. Sang năm 1986, ông cùng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu và một số nhạc sĩ trẻ khác ôm đàn đi diễn nhạc tiền chiến tại một số nơi như trường đại học, khách sạn sau khi những nhạc phẩm này được cho phép.
Tháng 9 năm 1990, Nhật Bằng và gia đình sang Mỹ định cư tại tiểu bang Virginia theo diện HO. Ông mở lớp luyện ca sĩ và soạn hòa âm, đồng thời thành lập ban nhạc cho ba người con trai có nơi hoạt động. Ngoài ra, Nhật Bằng còn tiếp tay với phong trào Hưng Ca Việt Nam và Cao Trào Nhân Bản. Vào năm 1991, ông soạn bài "Ngày Quốc Tế cho Cao Trào Nhân Bản" làm nhạc hiệu cho tổ chức đấu tranh nhân quyền này.
Vợ của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng là bà Vũ Thị Tường Huệ. Ông bà có năm người con, gồm bốn trai và một gái. Các con của ông là Trần Nhật Hải (guitar), Trần Thị Bích Vân, Trần Nhật Hùng (bass), Trần Nhật Huấn (keyboard) và Trần Nhật Hào (ca sĩ Nhật Hào) đang định cư tại Virginia. Gia đình Trần Nhật Bằng được nhiều đồng hương ở Washington biết đến qua ban nhạc "The Blue Ocean" nổi tiếng chơi cho các trung tâm băng nhạc hải ngoại, sau đổi thành Five Stars. Các con của nhạc sĩ Nhật Bằng có hợp tác với The Diamond Club với tên ban nhạc Saigon Stars Band.
Năm 1998 ông có về thăm Thanh Hoá.
Ông qua đời vì tai biến mạch máu não vào lúc 8 giờ 35 phút tối thứ Sáu ngày 7 tháng 5 năm 2004; lễ viếng được tổ chức trong hai ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2004 tại nghĩa trang , Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ. Tang lễ được cử hành vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư ngày 12 tháng 5 năm 2004.
Tác phẩm.
Dưới đây liệt kê các sáng tác riêng và sáng tác chung với nghệ sĩ khác. | 1 | null |
Triệu Thuẫn (chữ Hán: 趙盾; 656 TCN-601 TCN), tức Triệu Tuyên tử (赵宣子) là vị tông chủ thứ tư của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu và là tổ tiên của nước Triệu sau này.
Ông nổi tiếng trong sử sách với vụ án thí quân ở Đào Viên, dẫn đến cái chết của Tấn Linh công và gián tiếp dẫn đến câu chuyện về con côi nhà họ Triệu sau này.
Thân thế.
Triệu Thuẫn là con của Triệu Thôi, tức "Triệu Thành tử", tông chủ thứ ba của họ Triệu. Năm 656 TCN, Triệu Thôi theo công tử Trùng Nhĩ (Tấn Văn công) lưu vong ở đất Địch, vua Địch gả bà Địch nữ cho Triệu Thôi sau đó sinh ra Triệu Thuẫn. Sau khi Tấn Văn công về nước lên ngôi, Triệu Thôi được phong đại phu. Năm 622 TCN, Triệu Thôi chết, Triệu Thuẫn thế tập.
Lập Tấn Linh công.
Bấy giờ các công thần thời Văn công đều mất, Tấn Tương công tin dùng Triệu Thuẫn và Hồ Xạ Cô, tổ chức lại quân đội, cho Hồ Xạ Cô làm Trung quân Nguyên soái, tức Chính khanh; Triệu Thuẫn làm Trung quân tá (thứ khanh), Cơ Trịnh Phủ làm Thượng quân tướng, Tuân Lâm Phụ làm Thượng quân tá, Tiên Miệt làm Hạ quân tướng, Tiên Đô làm Hạ quân tá. Sau Tương công thấy Hồ Xạ Cô tính tình tàn bạo nên cho đổi Triệu Thuẫn lên làm Trung quân Nguyên soái, chấp chưởng quốc chính Hồ Xạ Cô xuống làm Trung quân tá.
Tháng 8 năm 621 TCN, Tấn Tương công mất, thế tử Di Cao còn nhỏ. Tương công ủy thác Di Cao cho đại phu Triệu Thuẫn, dặn rằng:
""Đứa con này nếu có tài thì ta được nhờ nó, nếu không có tài thì ta cần nhà ngươi"."
Tuy nhiên sau khi Tương công mất, Triệu Thuẫn lại cho rằng nên lập vua lớn tuổi để an định quốc chính, nên muốn lập công tử Ung (con thứ Tấn Văn công, đang làm Á khanh nước Tần) lên làm vua, trong khi đó Hồ Xạ Cô lại muốn lập em công tử Ung là công tử Nhạc.
Triệu Thuẫn sai Sĩ Hội sang nước Tần đón công tử Ung, Hồ Xạ Cô cũng sai người sang nước Tần đón công tử Nhạc.
Triệu Thuẫn và Hồ Xạ Cô mâu thuẫn gay gắt. Hồ Xạ Cô giết chết thuộc tướng của Triệu Thuẫn là Dương Xử Phụ. Triệu Thuẫn bèn đánh Hồ Xạ Cô, Hồ Xạ Cô chạy sang nước Địch. Đúng lúc đó Tần Khang công điều quân hộ tống công tử Ung về nước Tấn.
Tấn Tương hậu là Mục Doanh bèn chạy vào triều khóc với Triệu Thuẫn, nhắc lại di huấn của Tương công, nhất định đòi lập Di Cao. Triệu Thuẫn và các quan đều ngại Mục Doanh, bèn đồng ý lập Di Cao. Triệu Thuẫn rước thế tử Di Cao lên ngôi, tức là Tấn Linh công.
Nhiếp chính.
Sau khi đưa Linh công lên ngôi, Triệu Thuẫn mang quân ra ngăn đường công tử Ung. Quân Tần đến Lệnh Hồ, Triệu Thuẫn ra đón đánh bại quân Tần. Các tướng Tấn theo công tử Ung là Tiên Miệt và Sĩ Hội bỏ trốn sang nước Tần.
Các tướng Cơ Trịnh Phủ, Sĩ Cốc, Lương Ích Nhĩ, Khoái Khắc nổi loạn, giết chết Tiên Khắc, bị Triệu Thuẫn giết chết. Do Linh công còn quá nhỏ, Triệu Thuẫn chuyên quyền, bổ nhiệm các tướng thân cận mình vào các chức vụ chủ chốt như Tuân Lâm Phụ làm Trung quân tá thay Tiên Khắc, Khước Khuyết thăng làm Thượng quân tướng thay Cơ Trịnh Phủ, Du Biền làm Thượng quân tá, Loan Thuẫn làm Hạ quân tướng thay Tiên Miệt, Tư Giáp làm Hạ quân tá thay Tiên Đô. Đề Di Minh làm Xa hữu, Hàn Quyết làm Tư mã.
Cuối năm 621 TCN, Triệu Thuẫn họp chư hầu Vệ, Trịnh, Tào, Hứa ở đất Hỗ cùng ăn thề.
Năm 617 TCN, Triệu Thuẫn đánh Tần, chiếm đất Thiếu Lương, đồng thời quân Tần cũng đánh Tấn chiếm đất Hào.
Năm 615 TCN, Tần Khang công lại đánh Tấn, chiếm đất Ky Mã. Tấn Linh công bèn sai Triệu Thuẫn, Triệu Xuyên và Khước Khuyết đi đánh báo thù, thắng quân Tần một trận lớn ở Hà Khúc.
Triệu Thuẫn cùng các quan khanh nước Tấn lo lắng Sĩ Hội ở nước Tần sẽ giúp Tần hại Tấn, bèn sai Thọ Dư đi lôi kéo được Sĩ Hội trở về. Triệu Thuẫn thay Tư Giáp bằng Tư Khắc, con Tư Giáp, làm Trung quân tá; đồng thời dùng mưa đưa Sĩ Hội về nước, giảng hòa và phong làm Đại phu.
Năm 613 TCN, Chu Khoảnh Vương mất. Triệu Thuẫn nghe tin, bèn mang quân sang dẹp loạn nhà Chu và lập Chu Khuông vương lên ngôi. Cùng năm, ông cùng Lỗ Văn công hội thề.
Năm 608 TCN, Sở và nước Trịnh đánh nước Tần, nước Tống, Triệu Thuẫn hội các nước Tống, Trần, Vệ, Tào hội chư hầu ở Phỉ Lâm, sau đó hợp quân đánh Trịnh.
Án Đào Viên.
Tấn Linh công lớn lên ham mê tửu sắc, vui chơi không lo việc triều chính, xây cất trang trí cung điện và giết người vô tội. Năm 607 TCN, Linh công giết một người đầu bếp rồi quăng thây đi, Triệu Thuẫn cùng với Sĩ Hội vào cung khuyên giải, Tấn Linh công hứa sẽ sửa đổi, Sĩ Hội báo lại với Triệu Thuẫn, tuy nhiên Tấn Linh công vẫn không thay đổi, Triệu Thuẫn lại can ngăn. Linh công lâu ngày chán ghét Triệu Thuẫn, bèn sai tráng sĩ Sừ Nghê đi ám sát Triệu Thuẫn. Sừ Nghê đến nơi thấy Triệu Thuẫn chuẩn bị vào triều kiến Linh công vẫn giữ nghi thức kính cẩn, nghĩ Triệu Thuẫn là người tốt bèn tự vẫn mà chết, không thi hành.
Tấn Linh công thấy việc không thành, lại định giết Triệu Thuẫn lần nữa. Tháng 9 năm đó, Linh công sai võ sĩ mai phục trong triều và mời Triệu Thuẫn đến uống rượu. Người đầu bếp của Linh công là Đề Di Minh vốn từng được Triệu Thuẫn cứu giúp lúc khó khăn, nhưng Thuẫn lâu ngày không nhớ. Lúc đó Đề Di Minh sợ Triệu Thuẫn say không dậy nổi, bèn bước ra xin ngừng tiệc rượu theo đúng nghi lễ, vua chỉ chúc bầy tôi 3 chén. Triệu Thuẫn bèn trở dậy đi ra, nhưng giáp sĩ vẫn chưa xông vào. Tấn Linh công sốt ruột bèn sai con chó Ngao ra cắn Triệu Thuẫn. Đề Di Minh bèn cản đường đánh chết con chó.
Tấn Linh công hô giáp sĩ xông ra. Đề Di Minh một mình hộ vệ cho Triệu Thuẫn chạy, đánh cho các giáp sĩ không tiến lên được nhưng cuối cùng cũng bị đánh chết. Triệu Thuẫn đang chạy thì được người học trò là Linh Chiếp – đây mới là người mang ơn Triệu Thuẫn cứu khi đói - đến đánh chặn cho Triệu Thuẫn chạy thoát.
Tháng 9 năm đó, em Triệu Thuẫn là Triệu Xuyên mang quân đánh úp vào cung giết chết Tấn Linh công rồi đón Triệu Thuẫn về nước, lập chú Linh công là công tử Hắc Đốn lên ngôi, tức Tấn Thành công.
Thái sử nước Tấn là Đổng Hồ chép sử viết rằng:"Triệu Thuẫn thí kì quân Di Cao". Triệu Thuẫn gặp thái sử, giải thích rằng mình đã đi xa nên không thể thí quân được. Đổng Hồ nói:"Ngài là chánh khanh, can vua không nghe nên mới bỏ trốn, nhưng chạy đi không xa thì nghịch tặc đã giết vua, mà lại là em ngài, tất là ngài phải đồng tội". Triệu Thuẫn đành phải chấp nhận.
Năm 606 TCN, Tấn Thành công sai Triệu Thuẫn đi đánh nước Trịnh vì nước Trịnh bỏ Tấn theo Sở.
Năm 601 TCN, Triệu Thuẫn mất, thọ 56 tuổi. Em ông là Triệu Quát thế tập. | 1 | null |
Eudyptula minor albosignata là một loài chim cánh cụt nhỏ cao khoảng và nặng khoảng 1.5 kg. Nó chỉ làm tổ tại Banks Peninsula và Đảo Motunau, gần Christchurch, New Zealand, với chỉ khoảng 3,750 cặp giao phối.
Phân loại.
Loài "Eudyptula minor albosignata" hiện được hầu hết các nhà phân loại học coi là một bản morph màu sắc hoặc một phân loài của chim cánh cụt nhỏ ("E. minor").
Bảo tồn.
Vào tháng 8 năm 2010 loài chim cánh cụt này đã được liệt kê là loài nguy cấp trong Endangered Species Act của Mỹ.
Nhóm Phát triển Đa dạng sinh học Biển Motunau đang làm việc trong một dự án bảo tồn đối với loài chim cánh cụt này. | 1 | null |
Vương triều Ayyub (tiếng Ả Rập: الأيوبيون "al-'Ayyūbiyyūn") là một vương triều Hồi giáo của người Kurd do Ṣalāḥ al-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb sáng lập ở miền Trung Ai Cập. Vương triều này từng thống trị vùng Trung Đông hồi thế kỷ 12 và 13. Sau khi vị Hồi vương sáng lập qua đời, các con của ông đã xung đột với nhau để tranh giành ngôi báu. Điều này mở đầu thời kỳ suy thoái của triều Ayyub. Đến giữa thế kỷ 13, nhiều vùng đất vốn dưới sự thống trị của Ayyub đã giành được độc lập. Các chiến binh Mamluk từng phục vụ vương triều Ayyub về sau lại dần nắm hết quyền lực và loại bỏ gia tộc Ayyub. Trong thời kỳ cai trị ngắn ngủi, vương triều Ayyub đã làm cho lãnh thổ của mình thịnh vượng và có nhiều tiến bộ về tri thức. Vương triều Ayyub góp phần đáng kể thúc đẩy sự phát triển của dòng Hồi giáo Sunni thông qua việc lập rất nhiều trường madrasa. | 1 | null |
Triệu Quát (chữ Hán: 赵括; ?-583 TCN), là vị tông chủ thứ năm của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu và là tổ tiên của nước Triệu sau này.
Thân thế.
Triệu Quát là con của Triệu Thôi, tức Triệu Thành tử, tông chủ thứ ba của họ Triệu, mẹ ông là Triệu Cơ. Sau khi Tấn Văn công về nước đã gả con gái cho Triệu Thôi và sinh ra Triệu Quát, bởi vậy Quát là con đích. Tuy nhiên mẹ ông thấy Triệu Thuẫn có tài nên xin Triệu Thôi cho lập Triệu Thuẫn làm con đích và nối nghiệp mình.
Năm 607 TCN, Tấn Thành công lên ngôi, Triệu Thuẫn xin vua phong cho Triệu Quát làm đại phu vì Quát mới là đích tử của Triệu Thôi. Tấn Thành công nghe theo.
Năm 601 TCN, Triệu Thuẫn chết, Triệu Quát trở thành thủ lĩnh của họ Triệu.
Chiến tranh với Sở.
Năm 597 TCN, Sở Trang vương đem quân đánh nước Trịnh, Triệu Quát làm Trung quân đại phu dẫn quân cùng Tuân Lâm Phủ, Sĩ Hội, Khước Khắc, Loan Thư, , Hàn Quyết cứu Trịnh, khi đến Hoàng Hà, thì Sở và Trịnh đã giảng hoà rồi. Tuân Lâm Phủ muốn lui binh, Tiên Hộc không theo, đề nghị tiến quân giao chiến. Tuân Lâm Phủ lệnh cho toàn quân qua Hoàng Hà.
Trịnh Tương công đã hàng Sở nên phải mang quân phối hợp với Sở cùng đánh Tấn. Hai bên đánh nhau to, quân Tấn bị đánh bại. Khi chạy về đến Hoàng Hà, các binh sĩ tranh nhau qua sông, nhiều người bị giết. Tướng Trí Anh bị bắt.
Thăng chức khanh.
Năm 588 TCN, do Tề Khoảnh công trêu ghẹo Khước Khắc, Khước Khắc bèn xin Tấn Cảnh công đánh Tề, Triệu Quát cũng tham gia vào trận chiến này. Sử gọi là . Sau đó quân Tấn đại thắng, suýt bắt được vua Tề, Tấn Cảnh công ban thưởng công thần, phong Triệu Quát lên chức khanh, nhậm chức Trung quân tá.
Cứu Trịnh.
Năm 585 TCN, tướng Sở là đánh Trịnh, Triệu Quát cùng Loan Thư đem quân cứu, quân Sở rút lui. Sau đó Tấn lại đánh sang nước Sái. Sở sai , cứu Sái, Triệu Quát và Triệu Đồng muốn xuất chiến, Loan Thư lúc đầu nghe theo, nhưng , và Hàn Quyết phản đối nên Loan Thư đem quân rút về.
Bị giết.
Năm 586 TCN, em ông là cùng tư thông, Triệu Quát bèn đuổi Anh Tề sang nước Tề.
Năm 583 TCN, Trang Cơ nói với Tấn Cảnh công:"Triệu Đồng và Triệu Quát tác loạn, họ Loan và họ Khước có thể làm chứng". Cảnh công nghe theo, đem quân đánh họ Triệu, Triệu Đồng và Triệu Quát bị giết, đất họ Triệu bị sung công. Hàn Quyết khuyên Tấn Cảnh công nhớ ơn Triệu Thôi và Triệu Thuẫn bảo tồn hương hoả cho họ Triệu, Cảnh công mới phong cho con Triệu Sóc, cháu Triệu Thuẫn là Triệu Vũ thế tập và trả lại đất cũ.
Ghi chép trong Sử ký.
Theo Triệu thế gia trong Tư Mã Thiên chép, thì Triệu Quát đã mất trước 598 TCN, Triệu Sóc con Triệu Thuẫn là tông chủ họ Triệu. Năm 598 TCN, Tư khấu cậy được Tấn Cảnh công trọng dụng, lấy cớ Triệu Thuẫn cùng Triệu Xuyên trước đây từng giết Tấn Linh công nên phải trị tội họ Triệu. Được Cảnh công ưng thuận, Đồ Ngạn Cổ bèn mang quân diệt họ Triệu. Cả nhà Triệu Sóc bị giết, chỉ còn sót lại một người con mới ra đời là Triệu Vũ, được 2 gia nhân trung thành là và và đại phu Hàn Quyết che chở nên thoát chết.
Năm 583 TCN, Triệu Vũ lên 15 tuổi. Tấn Cảnh công mang bệnh. Hàn Quyết xin Tấn Cảnh công nhớ công lao của họ Triệu với nước Tấn để khôi phục họ Triệu. Tấn Cảnh công thuận theo, phục chức cho Triệu Vũ và cho Triệu Vũ tự đi báo thù giết Đồ Ngạn Cổ. Nhưng trong sách "Triệu thị cô nhân bổn sự khảo" thì ghi chép trong sử ký chỉ là hư cấu. | 1 | null |
Cá mập xanh (tên khoa học Prionace glauca) là một loài cá thuộc họ Carcharhinidae sống ở vùng nước sâu trong các đại dương vùng ôn đới và nhiệt đới. Chúng là loài cá mập di chuyển linh hoạt và nhanh, sống thành từng nhóm nhỏ tùy theo giới tính và kích thước, vì vậy chúng được mệnh danh là "sói biển". Loài này có tuổi thọ khoảng 20 năm.
Phạm vi và môi trường sống.
Cá mập xanh là một loài cá mập đại dương, sống ở tầng nước nổi các vùng biển sâu thuộc ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới. Độ sâu phổ biến là từ bề mặt tới khoảng 350 mét. Trong các vùng biển ôn đới người ta cũng có thể thấy chúng ở các vùng biển gần bờ, còn ở nhiệt đới thì chúng sống ở những vùng biển sâu. Chúng có mặt trên các vùng biển trải dài từ Na Uy về phía Bắc tới tận Chile. Cá mập xanh được tìm thấy ngoài khơi bờ biển ở tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực. Nhiều nhất là ở Thái Bình Dương, ở khu vực giữa 20 °và 50 °Bắc, nhưng với biến động theo mùa. Trong vùng nhiệt đới, nó có mặt ở giữa 20 °N 20 °S. Nó thích vùng biển mát lạnh với nhiệt độ dao động từ 7-16 °C (45-61 °F), nhưng cũng chịu đựng được nhiệt độ trên 21 °C (70 °F).
Mô tả.
Cá mập xanh nổi bật với đôi vây ngực rất dài. Phần trên của cơ thể có màu xanh đậm, nhạt hơn ở hai bên sườn, và phần dưới là màu trắng. Con cá mập đực thường phát triển có chiều dài từ 1,82 đến 2,82 m (6,0 đến 9,3 ft), trong khi những con cái lớn hơn thường lên tới 2,2 đến 3,3 m (7,2 đến 11 ft). Một số con có thể phát triển đến 3,8 m (12 ft) thậm chí là đạt 6,1 m (20 ft) nhưng vẫn chưa được xác nhận rõ. Cá mập xanh có cơ thể khá thuôn và mảnh mai và thường nặng từ 27 đến 55 kg (60 120 lb) ở con đực và từ 93 đến 182 kg (210-400 lb) ở con cái.. Theo báo cáo thì có những con cá mập xanh được phát hiện nặng tới 391 kg (860 lb).
Sinh sản.
Cá mập xanh là loài đẻ con, mỗi lần con cái đẻ từ 4 tới 135 con non. Thời kỳ mang thai là từ 9 đến 12 tháng. Độ tuổi trưởng thành sinh dục ở con cái là từ 5 đến 6 năm và ở con đực là từ 4 đến 5 năm tuổi. Những vết sẹo để lại ở con cái là do những vết cắn của con đực trong quá trình tán tỉnh. Vì vậy, để thích nghi với nghi lễ giao phối này, lớp da của con cái thường dày gấp 3 lần so với con đực.
Thức ăn.
Nguồn thức ăn quan trọng của cá mập xanh là các loài động vật không xương sống bao gồm mực và bạch tuộc, động vật giáp xác như tôm hùm, cua, các loài cá bao gồm các con cá mập nhỏ hơn, cá tuyết, và thi thoảng là các loài chim biển và thịt cá voi.
Mối nguy hiểm.
Cá mập xanh trưởng thành ít bị đe dọa ngoại trừ con người và loài cá voi sát thủ. Nhưng con nhỏ thì gặp nhiều những mối nguy hiểm hơn đến từ cả cá mập trắng lớn, cá nhám hổ. Không chỉ những kẻ săn mồi lớn hơn, cá mập xanh còn bị mối đe dọa từ các loài ký sinh trùng như sán dây khiến chúng bị nhiễm bệnh và chết. Nguyên nhân là do chúng ăn phải các loài thức ăn trung gian như cá tuyết chấm đen ("Lampris guttatus") hay cá thương mũi dài ("Alepisaurus ferox").
Mối quan hệ với con người.
Người ta ước tính rằng 10 - 20 triệu con bị giết mỗi năm. Thịt của chúng dùng để chế biến trong các món ăn dưới dạng tươi, sấy khô, hun khói và ướp muối và sản xuất bột cá. Da được sử dụng cho sản xuất da thuộc, vây dùng để nấu súp vây cá mập và gan cho dầu.
Cá mập xanh sinh trưởng kém trong điều kiện nuôi nhốt. Những mẫu vật thử nghiệm cuối cùng chỉ sống được khoảng 30 ngày. Trong năm 2008, một mẫu vật được nuôi ở hồ New Jersey State Aquarium sống được trong thời gian 7 tháng trước khi nó bị chết bởi nhiễm một loại vi trùng không rõ ràng.
Tính đến năm 2009 đã có 13 cuộc tấn công con người được ghi nhận và 4 trường hợp đã tử vong. | 1 | null |
Farman F.60 Goliath là một loại máy bay chở khách, do hãng Farman Aviation Works chế tạo từ năm 1919.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay chở khách Pháp 1910–1919]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự Pháp thập niên 1910]]
[[Thể loại:Máy bay Farman|F.0060]]
[[Thể loại:Máy bay chiến đấu]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự]]
[[Thể loại:Máy bay ném bom]]
[[Thể loại:Máy bay chở khách]]
[[Thể loại:Máy bay hai tầng cánh]]
[[Thể loại:Máy bay hai động cơ cánh quạt]] | 1 | null |
"Daylight" là bài hát của ban nhạc pop rock Mỹ Maroon 5. Bài hát đã được phát hành làm đĩa đơn thứ ba từ album phòng thu thứ tư của nhóm, "Overexposed" (2012). Bài hát được sáng tác bởi Adam Levine, Max Martin, Sam "SAMM" Martin và Mason "MdL" Levy, và do Levine, Martin và MdL sản xuất.
Ca khúc nhận được những đánh giá khác nhau từ các nhà phê bình âm nhạc. Một số nhận xét rằng phần cuối đoạn điệp khúc có ảnh hưởng bởi Coldplay. Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng ở nhiều quốc gia sau khi phát hành, lọt vào top 40 ở Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, New Zealand và Úc. Nó đã được thể hiện trong "Overexposed Tour". Levine đã phát biểu nhiều lần rằng đây là bài hát yêu thích của anh trong cả album.
Ca khúc được biểu diễn lần đầu trong "The Voice" Mỹ ngày 8 tháng 11 năm 2012. Bài hát cũng đã được biểu diễn trong "The Ellen DeGeneres Show" ngày 12 tháng 11 năm 2012 và trong "Saturday Night Live" ngày 18 tháng 11 năm 2012 cùng với "One More Night".
Video âm nhạc.
Ngày 18 tháng 9 năm 2012, nhóm thông báo trên website của mình: "Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn cho video âm nhạc tới. Chúng tôi cần các bạn ghi lại và chia sẻ câu chuyện của BẠN, và đoạn phim đó sẽ có thể được chọn xuất hiện trong video cho đĩa đơn thứ ba của chúng tôi, 'Daylight', do Jonas Akerlund đạo diễn." Levine nói, "Cũng như việc chúng ta khác nhau, có những câu chuyện mang chúng ta lại gần nhau, truyền cảm hứng và cho mọi người thấy điều gì là quan trọng ngày nay. Với video ngày, chúng tôi sẽ trình diện thế giới ngày nay và hơn thế nữa, tạo ra một thứ còn hơn cả một video âm nhạc." Họ cũng đã lập ra một website với tên "Daylight Project" để người hâm mộ có thể gửi những video của mình. Video đã được phát hành ngày 10 tháng 12 năm 2012, trong video người hâm mộ chia sẻ những điều họ thích, ghét, những câu chuyện riêng của họ.
Đội ngũ thực hiện.
Danh sách trên lấy từ ghi chú album "Overexposed", A&M/Octone Records. | 1 | null |
Nguyên Bưu (Phồn thể: 元彪; Giản thể: 元彪; Bính âm: Yuán Biāo; tiếng Anh: Yuen Biao; sinh ngày 26 tháng 6 năm 1957) là một nam diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim và nhà biểu diễn võ thuật của điện ảnh Hồng Kông. Ông chuyên đóng các vai nhào lộn và võ thuật Trung Quốc, xuất hiện trong hơn 80 bộ phim với các vai trò diễn viên, đóng thế và biểu diễn võ thuật. Xuất thân từ "Học viện Hý kịch Trung Quốc" tại Hồng Kông bên cạnh hai sư huynh Thành Long và Hồng Kim Bảo, Nguyên Bưu bắt đầu tham gia nghệ thuật từ khi nhỏ tuổi với vai trò thành viên nhóm Thất Tiểu Phúc. Ông nổi tiếng với khán giả khi đóng các bộ phim võ thuật về môn phái Vịnh xuân quyền và là một trong những người biểu diễn môn võ thuật này xuất sắc trên màn ảnh, bên cạnh Lý Tiểu Long, Lương Triều Vỹ, Chân Tử Đan và Ngũ Doãn Long. Ông là diễn viên Hồng Kông hiếm hoi có lượng người hâm mộ trung thành ở Nhật Bản lớn hơn cả bản địa của mình.
Tiểu sử.
Nguyên Bưu tên thật là Hạ Linh Chấn (夏令震), sinh ngày 26 tháng 7 năm 1957 tại Hồng Kông. Ông là con thứ năm trong một gia đình có tám người con. Vào cuối năm 1959, võ sư kinh kịch Vu Chiêm Nguyên thành lập Học viện Hý kịch Trung Quốc tại Hồng Kông, thu nhận nhiều đệ tử để đào tạo về kỹ thuật biểu diễn hý kịch, đặc biệt là về võ thuật và kỹ thuật nhào lộn. Năm sáu tuổi, ông theo học Kinh kịch Bắc Kinh tại Học viện Hý kịch Trung Quốc, tham gia vào nhóm diễn viên nhỏ tuổi Thất Tiểu Phúc (Bảy học viên xuất sắc nhất được Vu sư phụ chọn ra), từ đó lấy nghệ danh là Nguyên Bưu.
Sự nghiệp.
Cho đến nay, Nguyên Bưu đã xuất hiện trong hơn 130 bộ phim. Ông từng thủ vai trong tám loạt phim truyền hình cho kênh Hồng Kông TVB.
Đầu thập niên 1970.
Nguyên Bưu bắt đầu sự nghiệp bằng việc đóng thế cho một số bộ phim như Mãnh Long Quá Giang (1972), Tinh Võ Môn (1972) và đóng thế những pha nguy hiểm cho Lý Tiểu Long trong Long Tranh Hổ Đấu (1973), Trò Chơi Tử Thần (1978).
Cuối thập niên 1970 đến thập niên 1980.
Nhờ những người bạn tốt của mình và các sư huynh "Nguyên Long" Hồng Kim Bảo và "Nguyên Lâu" Trần Thành Long, ông bắt đầu làm việc thường xuyên hơn là một diễn viên đóng thế. Sau "The Dragon, the Odds" (1977) và "Lang thang" (1978), ông đóng vai chính trong nhiều bộ phim trong đầu những năm 1980, đặc biệt là "Phá gia chi tử" (Bại Gia Tử) do Hồng Kim Bảo đạo diễn và "Dreadnaught" (1981) do Viên Hòa Bình đạo diễn. Sau đó, ông đồng đóng vai chính cùng với Thành Long và Hồng Kim Bảo trong "Kế hoạch A" (1983), "Quán ăn lưu động" (1984) và "Rồng bất tử" (1988), và cũng xuất hiện một vai nhỏ trong các bộ phim "Ngũ phúc tinh" (1985). Thập niên 1980, Nguyên Bưu cùng với Hồng Kim Bảo và Thành Long là bộ ba vàng của điện ảnh võ thuật Hồng Kông thời bấy giờ với nhiều bộ phim làm khuynh đảo phòng vé. Tuy nhiên, kể từ "Rồng bất tử" thì cả ba không còn đóng chung bộ nào nữa.
Thập niên 1990.
Các vai diễn của Nguyên Bưu ngày càng giảm trong thập niên 1990, dù ông có vai diễn phụ đáng chú ý đóng cùng Lý Liên Kiệt trong "Hoàng Phi Hồng" (1991) với vai Lương Khoan. Ông xuất hiện trong phần tiếp theo và được thay thế bởi Max Mok. Cuối thập niên 1990, Nguyên Bưu tham gia một số bộ phim như "Hero" (1997) hợp tác với Kaneshiro Takeshi và "Trung Hoa Anh hùng" (1999) có sự tham gia của Trịnh Y Kiện, chứng kiến ông trở lại màn ảnh rộng.
Thập niên 2000.
Năm 2000, Nguyên Bưu đã đi đến Hoa Kỳ để làm việc với Thành Long làm biên đạo võ thuật. Năm 2001, ông là người đồng đóng vai chính trong Quyền Thần. Nguyên Bưu cũng đóng vai chính trong Không có vấn đề 2 (2002). Trong năm 2006, Nguyên Bưu đóng vai Thanh tra Steve trong Kế hoạch BB cùng với sư huynh Thành Long. Năm 2007 ông tham gia phim truyền hình Vịnh xuân quyền cùng với Tạ Đình Phong và Hồng Kim Bảo trong vai Lương Tán. Năm 2009 ông thủ vai Đàm Tông trong phần hai của loạt phim "Thiếu lâm tự truyền kì" với Lương Gia Nhân và Kế Xuân Hoa.
Tháng 10 năm 2013, ông và hai nhân vật chính được diễn vai trò nổi tiếng bậc nhất trong cuộc sống trong bộ phim "Phi Long mãnh tướng", "Quán ăn lưu động"... Dựa vào kỹ năng điêu luyện, ông là nhân vật thứ ba theo dạng nhảy vô lê và tấn công trực diện vào đối thủ.
Đời tư.
Nguyên Bưu kết hôn với vợ là Bành Tú Hà năm 1982, năm ông 25 tuổi. Một thời gian sau ông dẫn vợ sang Canada để định cư. Vợ chồng Nguyên Bưu có hai con là Ha Ming Chak và Hà Dĩ Côn.
Danh sách phim.
Truyền hình dài tập.
Tất cả các phim có ông góp mặt đều phát sóng bởi truyền hình TVB trừ một số phim. | 1 | null |
Garuda (), hay Đại bàng Kim sí điểu (), hay Ca-lâu-la (), là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là một con vật cưỡi của thần Vishnu, nó được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng. Chim đại bàng cánh vàng là loài chim dữ, có thể tấn công con người. Nó có thể suy nghĩ và còn có phép thuật, chim cánh vàng vốn chuyên môn ăn rồng. Rồng mà gặp chim đại bàng cánh vàng thì mềm nhũn, thần thông gì cũng vô dụng chỉ ở đó làm mồi cho đại bàng. Một đớp của nó giống như chúng ta ăn cơm, ăn tới mười mấy con rồng, kim sí điểu quạt cánh một cái thì biển cạn, rồng lộn ngửa ra. Rồng là con cháu của Long Vương, lão Long Vương thống lĩnh loài rồng gặp nó cũng phải ba chân bốn cẳng chạy trốn. Vì thần thông mạnh hơn loài rồng nên trốn thoát được. Sau này chim được Phật thuần hóa nên không còn ăn rồng nữa mà ăn tinh hoa của thức ăn tịnh (chay). Chim và rồng cũng giống như các vị thần tiên và âm ma tà quỷ sống ở cõi khác nên mặc dù được miêu tả rất to lớn đôi cánh có thể che trời nhưng con người bình thường không thể nhìn thấy được, trừ khi chúng muốn lộ diện ở nhân gian.
Garuda và rắn Naga.
Garuda là anh em họ và kẻ thù của những Naga, Garuda thường được thể hiện đang dùng mỏ xé xác những con rắn và dùng chân có móng sắc nhọn đè nát chúng. Những con rắn bị nó giết chết thường có đầu và nửa thân người thay cho cái đầu của con vật bò sát. Theo truyền thuyết thì rắn thần Naga đã giết chết mẹ của chim thần Garuda nên đây là mối thù không đội trời chung. Hễ gặp rắn là Garuda liền xé xác, sau này thần Vishnu đã thu phục được và Garuda trở thành vật cưỡi của vị thần này. Chim được cho luôn là kẻ thù của rắn, ở nhân gian thì chim bắt sâu, gà bắt giun, rắn ăn trứng.
Biểu trưng.
Người Tây Tạng thường tạo cho Garuda một vẻ dữ tợn, trong một số hình ảnh nó tỏ ra bị khuất phục bởi chúa tể địa ngục.
Cuộc chiến đấu giữa chim và rắn là một đề tài quen thuộc ở các tranh tượng thờ châu Á, người ta thấy ở đấy hình ảnh cuộc đấu tranh của sự sống chống lại cái chết, của cái thiện chống lại cái ác, của những sức mạnh trên trời chống lại sức mạnh âm ty, của tính hai mặt của thần Vishnu, vừa giết chết vừa làm sống lại, vừa phá hủy vừa xây dựng lại. Có thể nhà phân tâm học có thể phát hiện ở con rắn có đầu người, bị đè nát bởi con mãnh cầm, hình ảnh của vô thức bị bóp nghẹt bởi lý trí hoặc những ham muốn xác thịt bị kìm nén bởi những cấm kỵ về đạo đức.
Ngày nay chúng ta thấy hình tượng chim thần Garuda trong những kiến trúc chùa chiền của Phật giáo Nam tông ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Campuchia (những con chim Garuda nâng đỡ mái chùa)... Hình tượng Garuda cũng chính là chủ thể trên Quốc huy Thái Lan và Quốc huy Indonesia. | 1 | null |
Canthigaster valentini, một số tài liệu tiếng Việt gọi là cá nóc dẹt va-lăng, là một loài cá biển thuộc chi "Canthigaster" trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853.
Từ nguyên.
Từ định danh "valentini" được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Hà Lan François Valentijn, người đầu tiên ghi chép về loài cá này vào năm 1726.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ Biển Đỏ, "C. valentini" được phân bố trải dài về phía đông, băng qua nhiều vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đến Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara) và Hàn Quốc, xa về phía nam đến Úc (đến bang New South Wales, bao gồm đảo Lord Howe); những cá thể lang thang đã được bắt gặp ở quần đảo Galápagos (Ecuador) phía đông Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; cù lao Chàm (Quảng Nam); đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và quần đảo Trường Sa; bờ biển Phú Yên và Ninh Thuận; cù lao Câu và một vài đảo đá ngoài khơi Bình Thuận.
"C. valentini" sống tập trung gần các rạn san hô trong đầm phá dưới triều hay trên các rạn viền bờ, cũng có khi được tìm thấy trong các thảm cỏ biển, độ sâu được tìm thấy đến ít nhất là 55 m.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "C. valentini" là 11 cm. Loài này có màu trắng với nhiều đốm màu vàng nâu phủ khắp cơ thể (trừ vùng bụng). Có 4 vệt đen/nâu sẫm dọc lưng, vệt thứ nhất ngay sau mắt và vệt cuối nằm trên cuống đuôi, hai vệt giữa lan rộng và hẹp dần về phía bụng. Mắt có vòng cam bao quanh đồng tử. Sau mắt thường có các vạch ngắn màu xanh lam. Vây đuôi vàng, có viền đen ở hai thùy trên và dưới. Gốc các vây lưng và vây hậu môn có dải vàng cam.
Số tia vây ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 16–17.
Sinh thái học.
Thức ăn của "C. valentini" bao gồm các loại tảo (tảo lục, tảo nâu và tảo đỏ, bao gồm cả rong san hô), động vật phân ngành Sống đuôi, động vật hình rêu, giun nhiều tơ, cầu gai và động vật thân mềm. "C. valentini" được ghi nhận là ăn cả san hô và có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của san hô bị tẩy trắng.
Ở vùng biển Việt Nam, "C. valentini" được đánh giá là một loài cá nóc có độc tính rất mạnh.
Hậu cung.
"C. valentini" đực duy trì một hậu cung gồm nhiều con cá cái, mỗi con chiếm giữ một lãnh thổ và chịu sự kiểm soát của cá đực. Những con đực có lãnh thổ này ngăn cản những con đực độc thân (không lãnh thổ) tiếp cận "hậu cung" của nó.
Trong một thí nghiệm, khi những con cá cái trong hậu cung bị loại bỏ, cá đực cũng sẽ rời bỏ lãnh thổ của chính nó. Ngược lại, khi cá đực đầu đàn bị loại bỏ, cá cái vẫn sống trong lãnh thổ riêng của nó và di chuyển tự do mà không bị cá đực kiểm soát; bên cạnh đó, cá đực độc thân có thể tiếp quản hậu cung của cá đực trước "để lại" và trở thành cá đực có lãnh thổ.
Tăng trưởng và sinh sản.
Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa hai giới: cá đực thường phát triển nhanh hơn cá cái. Khi chiều dài tăng lên, tốc độ tăng trưởng của cá đực và cá cái giảm dần.
Thời điểm sinh sản của "C. valentini" diễn ra cả ngày và quanh năm. Theo quan sát tại đảo Lizard (thuộc hệ thống rạn san hô Great Barrier, bờ đông Úc), khoảng cách giữa các lần sinh sản của "C. valentini" cái là 4 ngày vào mùa nước ấm và khoảng 10 ngày vào mùa nước mát.
Trứng đã thụ tinh không nhận được sự chăm sóc hay bảo vệ từ cá bố mẹ. Trứng hình cầu, có độ kết dính cao, đường kính 0,68–0,72 mm, bên trong chứa các giọt dầu li ti, nở vào lúc hoàng hôn khoảng 3 đến 5 ngày sau khi được thụ tinh.
Loài kiểu mẫu.
"C. valentini" là một loài kiểu mẫu cho nhiều loài cá khác bắt chước, như cá mú "Plectropomus laevis" và cá bò giấy "Paraluteres prionurus". Do những loài săn mồi thường tránh những loài có độc nên nhiều loài cá khác bắt chước kiểu hình của cá nóc (gọi là bắt chước kiểu Bates) để tạo cơ hội sống sót cho chúng.
"C. valentini" và "P. prionurus" thoạt nhìn hầu như không thể phân biệt ngay. Nếu quan sát kỹ, ta thấy rằng vây lưng và vây hậu môn của "P. prionurus" kéo dài từ giữa thân đến cuống đuôi; còn hai vây này ở "C. valentini" khá ngắn, chỉ giới hạn ở vùng thân (không kéo rộng ra đuôi). Ngoài ra, "P. prionurus" có một gai trên vây lưng đôi khi dựng thẳng lên, cá đực còn có thêm các ngạnh ở mỗi bên cuống đuôi. "C. valentini" thường có các vạch xanh sau mắt, và có cơ chế phồng mình đặc trưng của họ Cá nóc.
Khi cơ thể đang căng phồng, khả năng hấp thụ oxy của "C. valentini" tăng lên đáng kể, với tốc độ hấp thụ oxy tăng lên gấp 5 lần so với khi nghỉ ngơi. Da không phải là cơ quan hô hấp đáng kể, mà mang mới chính là cơ quan hấp thụ oxy chủ yếu khi "C. valentini" thổi phồng lên.
Thương mại.
"C. valentini" được thu thập trong ngành thương mại cá cảnh. Ở Maldives, "C. valentini" từng là loài cá nóc được thu thập nhiều nhất trước khi có lệnh cấm xuất khẩu vào năm 2003. | 1 | null |
Cá nhám dẹt (thường được gọi không chuẩn là cá mập thiên thần dựa theo tên tiếng Anh a"ngelshark"), là tên gọi thông thường của chi Squatina, là chi duy nhất thuộc họ Squatinidae, họ này là họ duy nhất trong bộ Squatiniformes. Các loài thuộc chi này có đặc điểm là hai chiếc vây ngực lớn như một đôi cánh được ví như đôi cánh của thiên thần. Chi cá nhám dẹt bao gồm 23 loài được xếp trong một chi duy nhất. Các loài cá này có mặt khắp các vùng biển ôn đới và nhiệt đới cạn trên toàn thế giới, nhưng cũng có loài sống ở những tầng nước ở độ sâu tới 1.300 m (4300 ft).
Mô tả.
Phần phía trước của cá nhám dẹt rộng và phẳng nhưng phần phía sau vẫn giữ được một diện mạo điển hình của một loài cá nhám. Mắt và hai lỗ thở nằm ở trên đỉnh của cái đầu dẹt trong khi 5 khe mang lại nằm ở phía lưng của chúng. Vây ngực lớn và nằm theo chiều ngang của cơ thể. Chúng có hai vây lưng, không có vây hậu môn nhưng chúng lại có phần thùy dưới ở vây đuôi dài hơn thùy trên, một điều bất thường so với các loài cá mập khác. Hầu hết các loại phát triển có chiều dài khoảng 1,5 m (5 ft), riêng loài cá nhám dẹt Nhật Bản có chiều dài lên tới 2 m.. Cá nhám dẹt là loài thụ tinh trong, mỗi lần chúng có thể đẻ được khoảng 13 con cá mập nhỏ.
Mặc dù các loài cá nhám này sống ở đáy và sự tồn tại của chúng gần như vô hại, nhưng cũng nên dè chừng bởi chúng có bộ hàm khỏe với những chiếc răng sắc nhọn có thể gây ra rách da nếu bị khiêu khích. Chúng có thể cắn nếu thợ lặn đến gần phần đầu hay đuôi của chúng.
Giá trị.
Cá nhám dẹt được coi là những loài không có lợi ích thương mại, nhưng vào năm 1978 một dây chuyền sản xuất chế biến cá nhám dẹt ở Santa Barbara được đưa vào hoạt động, và 310 tấn đã được xuất ra vào năm 1984.
Cá nhám dẹt từng bị đánh bắt rất nhiều nhưng hiện này các biện pháp đã được áp dụng để nhằm giảm việc khai thác quá mức. Tháng 4 năm 2008, chính phủ Anh dành cho cá nhám dẹt được bảo vệ một cách đầy đủ theo Luật Động vật hoang dã và nông thôn.
Phân loài.
Hiện nay có 23 loài cá nhám dẹt nằm trong chi duy nhất bao gồm:
Phát sinh loài.
Chi "Pseudorhina" đã tuyệt chủng vào Jura muộn cũng được xếp vào họ "Squatinidae". | 1 | null |
La Nhữ Tài (, ? – 1642), xước hiệu là "Tào Tháo", người Duyên An, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh, từng tham gia Đại hội Huỳnh Dương, về sau bị Lý Tự Thành sát hại.
Quá trình hoạt động.
Cuối đời nhà Minh, thiên tai kéo dài, quan lại tham nhũng. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Thiểm Bắc, La Nhữ Tài tham gia nghĩa quân.
Năm thứ 4 (1631), ông được biết đến là thủ lĩnh một cánh quân dưới sự chỉ huy của minh chủ Vương Tự Dụng hoạt động ở Sơn Tây.
Mùa đông năm thứ 6 (1633), nhóm Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành, La Nhữ Tài vượt qua huyện Mẫn Trì đột phá phòng tuyến Hoàng Hà, dời đến tây bộ Hà Nam.
Trong khoảng tháng 5, 6 năm thứ 7 (1634), Nhữ Tài nằm trong số các thủ lĩnh bị quan quân của Trần Kỳ Du vây chặt ở Xa Tương Hạp thuộc huyện Hưng An (nay là An Khang, Thiểm Tây). Nghĩa quân trá hàng, đột vây.
Mùa xuân năm thứ 8 (1635), ông là một trong 13 thủ lĩnh tham gia Đại hội Huỳnh Dương.
Năm thứ 11 (1638), nghĩa quân bị quan quân của Hồng Thừa Trù bức bách, cùng nhóm Trương Hiến Trung dưới chiêu bài "thụ phủ" (chấp nhận đầu hàng), nuôi quân chứa lương, chờ đợi thời cơ quật khởi. Năm sau (1639), Trương Hiến Trung lại nổi dậy, Nhữ Tài đang đồn trú ở huyện Vân, lập tức hưởng ứng.
Năm thứ 13 (1640), ông tiến vào Vu Sơn, bị Tứ Xuyên nữ tổng binh Tần Lương Ngọc ngăn trở, bèn quay sang tấn công Quỳ Châu, lại bị Tần Lương Ngọc đuổi theo. Không lâu sau, nghĩa quân bị thổ quân của Tần Lương Ngọc tập kích ở Mã Gia Trại, tướng lĩnh "Đông Sơn hổ" bị giết, tổn thất hơn 600 người. Thổ quân thừa thắng liên tiếp đánh bại nghĩa quân tại Đàm Gia Bình, Tiên Tự Lĩnh, lấy đi cờ soái của La Nhữ Tài, bắt sống phó thủ lĩnh Tháp Thiên. Ông đành bỏ chạy. Tháng 7, Nhữ Tài hội quân với Trương Hiến Trung ở Tứ Xuyên.
Năm thứ 14 (1641), vì bất đồng ý kiến với Trương Hiến Trung, ông đưa quân đến liên kết với Lý Tự Thành. Khi cướp phá thành trì, Lý lấy 6 phần, La lấy 4 phần. Tự Thành đặt hiệu cho ông là "Đại thiên Phủ dân Uy đức Đại tướng quân".
Tháng 5 năm thứ 15 (1642), liên quân Lý – La vây đánh Khai Phong, hơn 20 ngày không hạ được. Tháng 9, họ quay lại đón đánh viện quân của Tôn Truyện Đình. Lý Tự Thành bày trận ở Giảng Vũ trường ở phía đông thành huyện Giáp, Nhữ Tài đóng quân trong rừng tùng bên ngoài chùa Hương Sơn, kết thành thế ỷ giốc. Tự Thành trá bại bỏ chạy, vất lại rất nhiều quân nhu. Quan quân đang lúc đói kém, giành giật lẫn nhau, rối loạn đội ngũ. Nhữ Tài xông ra đón đánh, Tự Thành cũng quay lại, hai mặt giáp kích, đánh cho quan quân đại bại.
Cái chết.
Lý Tự Thành sinh hoạt khắc khổ giản dị, sử chép "không thích tửu sắc, ăn uống qua loa, cùng bộ hạ đồng cam cộng khổ" . Còn La Nhữ Tài ham tiền hiếu sắc, thê thiếp thành bầy, mang theo trong quân, bày đủ trò vui chơi tiêu khiển, Lý Tự Thành ghét lắm, đâm ra nghị kỵ, rồi giết chết ông .
Bành Tôn Di - Bình khấu chí kể rằng: "sau khi Nhữ Tài bị giết, quân đội của ông huyên náo, Tự Thành đưa đại quân đến trấn áp, 7 ngày mới xong". Nhóm Dương Thừa Tổ, Vương Long không phục, đưa quân bản bộ đến hàng Thiểm Tây tổng đốc Tôn Truyện Đình.
Giai thoại liên quan: Phượng Dương Hoa Cổ.
Nghĩa quân chiếm được Phượng Dương, không chuyện xấu xa nào không làm. La Nhữ Tài cưỡng bức một thiếu nữ nhà lành là Chu Trinh Nương. Sau khi nghĩa quân rời đi, cha của Trinh Nương lấy cớ gia đình thư hương, ép nàng tự sát. Trinh Nương không chịu, bỏ trốn. Nàng không biết làm gì, đành dùng một cái trống nhỏ vừa vỗ vừa hát mà ăn xin. Trinh Nương kiếm được kha khá, sẵn lòng chu cấp cho những kẻ ăn xin khác, dần trở thành thủ lĩnh trong nhóm. Sau này gặp lại, La Nhữ Tài muốn nối lại tình xưa, Trinh Nương vờ đồng ý, trong lúc hắn không đề phòng, rút dao đâm vào mắt của Nhữ Tài. Hắn điên cuồng giết chết Trinh Nương.
Chu Trinh Nương được xem là tổ của Phượng Dương Hoa Cổ, một hình thái của khúc nghệ Trung Quốc, còn gọi là Song điều cổ. | 1 | null |
Trong nghề sáng tác và biên tập manga, name (ネーム "nēmu") là loại hình bản phác thảo sơ đẳng nhất, còn được gọi là "rough name" (ラフ・ネーム "rafu name") hay chỉ là "rough". Đây là một thuật ngữ thuộc hệ thống wasei-eigo (từ ngữ có hình thức như tiếng Anh nhưng do người Nhật sáng tạo ra, không có sẵn hoặc không mang nghĩa nguyên thủy trong tiếng Anh). Name do tác giả kịch bản của manga viết, thường thô và không yêu cầu trau chuốt vì mục đích chính là thể hiện ý tưởng kịch bản, diễn biến câu chuyện, cách bố trí khung hình cùng nhân vật và khung hội thoại trong mỗi khung hình, tức là có dạng một như một sơ đồ, và thường được tác giả đưa cho biên tập của mình xem trước khi đi vào phác thảo chính thức. Vì không yêu cầu trau chuốt nên name có thể do tác giả kịch bản không giỏi vẽ viết (lưu ý rằng tác giả kịch bản không phải luôn đồng nhất với họa sĩ thể hiện). Name tương đương với hình thức kịch bản bằng tranh mà một số tác giả kịch bản của comics Âu-Mĩ sử dụng, do đặc thù ngành công nghiệp truyện tranh thực hiện theo dây chuyền (kịch bản-biên tập-vẽ tranh) và tác giả muốn đảm bảo rằng họa sĩ thể hiện đúng ý tưởng của mình ngay ở việc bố trí trên trang vẽ, hoặc tránh việc phải mô tả cách bố trí đó bằng chữ viết. | 1 | null |
Lyudmila Aleksandrovna Putina (, , "Lyudmila Aleksandrovna Putina", nhũ danh Shkrebneva, Шкребнева; sinh ngày 6 tháng 1 năm 1958 ở Kaliningrad, Liên Xô) là vợ cũ của đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bà kết hôn với Vladimir Putin ngày 28 tháng 7 năm 1983. Lúc này, vợ ông đang là sinh viên khoa Triết học trường đại học Leningrad. Họ có hai con gái, Maria sinh năm 1985 và Yekaterina (Katja) sinh năm 1986 ở Dresden, Đông Đức. Các con gái của họ theo học Trường Đức ở Moskva (Deutsche Schule Moskau) cho đến khi Putin được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1999. Các bức ảnh của họ không các phương tiện truyền thông Nga công bố, và không có chân dung gia đình đã được in ấn.
Putina hiếm khi được nhìn thấy đi cùng chồng và thường có các đồn đại rằng họ đã ly thân. Putin đã có mối liên hệ với những người phụ nữ khác, bao gồm Alina Kabayeva và Anna Chapman.
Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Tổng thống Putin và bà Lyudmila bất ngờ tuyên bố ly hôn trên kênh truyền hình quốc gia, chấm dứt nhiều năm nghi ngờ của giới truyền thông về mối quan hệ của cặp đôi này. Tuyên bố được đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya 24, sau khi hai người cùng đến dự một buổi biểu diễn ba lê tại Moscow. Đó là lần đầu tiên họ xuất hiện cùng nhau kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 5/2012.
Ngày 2 tháng 4 năm 2014, Điện Kremlin xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn tất việc ly hôn vợ. | 1 | null |
Squatina aculeata là một loài cá mập trong chi Squatina, chi duy nhất còn sinh tồn trong họ và bộ của nó. Loài này được Cuvier miêu tả khoa học đầu tiên năm 1829.
Loài này phân bố ở đông Đại Tây Dương: tây Địa Trung Hải, Maroc, Sénégal, Guinea Nigeria, sau đó Gabon đến Angola. Tọa độ 43 ° B - 19 ° N, 18 ° T - 30 ° Đ.
Môi trường sinh sống ở ngoài khơi khu vực cận nhiệt đới, thềm lục địa và các sườn dốc trên, nước lợ gần đáy, thường được tìm thấy trên đáy bùn ở độ sâu 30 - 500m trở xuống.
Chế độ ăn gồm: ăn cá mập nhỏ, cá xương, cá mực, và động vật giáp xác. | 1 | null |
Cá mập thiên thần Argentina (tên khoa học Squatina argentina) là một loài cá mập trong chi Squatina, chi duy nhất còn sinh tồn trong họ và bộ của nó. Loài này được Marini miêu tả khoa học đầu tiên năm 1930.. Đây là loài cá mập phân bố ở Tây nam Đại Tây Dương, từ miền nam Brazil xuống phía nam Patagonia (Argentina) giữa 19 ° S - 53 ° S và từ 68 ° W - 38 ° W. Chúng sống ở môi trường nước lợ, trên thềm lục địa ở độ sâu từ 100 - 400 mét.
Người ta ước tính để tăng số lượng quần thể hiện tại lên gấp đôi thì cần mất 14 năm, cùng với đó là khả năng sinh sản thấp chỉ từ 7 đến 11 con mỗi lứa, vì thế loài này được đưa vào danh sách loài nguy cấp của IUCN.
Đặc điểm.
Loài này có cơ thể màu tím nâu với nhiều điểm tròn màu nâu sẫm. Ở phần vây lưng thì có màu sắc nhạt hơn trong khi vây bụng lớn và rộng. Mắt của chúng nằm ở vùng lõm cùng với đó là vùng vai nhô lên tạo cho chúng một sự khác biệt. | 1 | null |
Squatina squatina là một loài cá trong họ cá nhám dẹt từng phân bố rộng rãi ở vùng nước ven biển phía đông bắc Đại Tây Dương. Đây là loài ngụy trang tốt ở khu vực đáy đại dương, với cơ thể phẳng, mở rộng ở phần vây bụng và vây ngực khiến chúng có bề ngoài giống với một con cá đuối. "Squatina squatina" có cơ thể rộng, râu hình nón, lưng có ít gai, cơ thể có màu xám hoặc nâu nhạt ở lưng với một mô hình của rất nhiều chấm sáng nhỏ li ti. Một con trưởng thành có thể dài tới 2,4 m (7,9 ft).
Giống như các loài khác trong họ, "Squatina squatina" là động vật ăn thịt, săn mồi vào ban đêm. Chúng vùi mình trong lớp trầm tích bùn và chờ đợi con mồi đi qua. Thức ăn chủ yếu là các sinh vật đáy bao gồm cá và động vật không xương sống. Con cái đẻ 2 năm một lần, mỗi lần sinh từ 7 - 25 con cá con. "Squatina squatina" thường ít gây nguy hiểm cho con người, nhưng nếu bị khiêu khích chúng có thể cắn và làm bị thương. Loài cá này bị đánh bắt làm thức ăn từ thời Hy Lạp cổ đại, và hiện nay được bán trên thị trường châu Âu dưới tên "monkfish". Kể từ giữa thế kỷ 20, căng thẳng thương mại trong đánh bắt cá đã khiến số lượng loài bị giảm nhanh chóng, tại một số nước, loài này gần như đã tuyệt chủng, còn lại một số khu vực ở phía bắc thì quần thể phát triển phân tán, tương đối chậm và bấp bênh bởi tỷ lệ sinh sản thấp. Kết quả là, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) đã đưa chúng vào danh sách loài cực kỳ nguy cấp.
Phân loại.
"Squatina squatina" được nhà lịch sử tự nhiên học người Thụy Điển Carl Linnaeus - được biết đến như là "cha đẻ của phân loại học" - mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 trong ấn bản lần thứ mười của "Systema Naturae", với danh pháp "Squalus squatina", nhưng không định rõ mẫu vật điển hình. Trong tiếng Latinh, "squatina" là tên gọi để chỉ cá nhám dẹt, có nguồn gốc từ từ để chỉ cá đuối. Nhà động vật học người Pháp là André Duméril đã dùng từ này làm tên gọi cho chỉ chi chứa tất cả các loài cá nhám dẹt vào năm 1806. Các tên gọi phổ biến khác được sử dụng cho loài này bao gồm cá thiên thần, cá vĩ cầm thiên thần, thiên thần đuối, cá thần tiên, cá tu sĩ... Stelbrink và các cộng sự vào năm 2010 đã tiến hành một nghiên cứu phát sinh loài dựa trên DNA ti thể, và thấy rằng loài gần gũi nhất với nó là Squatina aculeata ("S. aculeata"). Hai loài này tạo thành một nhánh có quan hệ chị-em với một số loài cá nhám dẹt khác ở châu Á.
Phân bố và môi trường sống.
Trong lịch sử, "Squatina squatina" từng có mặt ở các vùng biển ôn đới ở Đông Bắc Đại Tây Dương, kéo dài từ miền nam Na Uy, Thụy Điển xuống tới Tây Sahara và quần đảo Canary, bao gồm cả vùng biển quanh quần đảo Anh, Địa Trung Hải và Biển Đen. Trong thời gian gần đây chúng tập trung phần nhiều ở Biển Bắc và một phần ở Bắc Địa Trung Hải. Chúng là sinh vật đáy sống ở thềm lục địa, thích nghi với vùng biển có nền đất mềm như bùn hoặc cát, và có thể được tìm thấy từ gần bờ cho tới độ sâu 150 m (490 ft). Đôi khi người ta cũng thấy chúng ở môi trường nước lợ. Tiểu quần thể cá nhám dẹt ở phía Bắc di chuyển về phía Bắc vào mùa hè và xuống phía Nam vào mùa đông.
Mô tả.
Là một trong số các thành viên to lớn nhất trong họ này, cá nhám dẹt cái có thể đạt chiều dài 2,4 m (7,9 ft) và cá đực là 1,8 m (5,9 ft) với trọng lượng tối đa theo báo cáo là 80 kg (180 lb). Giống với các loài khác cùng họ, cá nhám dẹt có một cơ thể dẹt, các vây ngực lớn giống như đôi cánh, có các thùy trước không hợp nhất với đầu. Đôi mắt nhỏ và cặp lỗ thở lớn hơn ở vị trí đỉnh đầu , cùng với đó là một cặp râu hình nón. Những chiếc răng nhỏ, sắc và đều ở cả hai hàm.
Các vây ngực và vây bụng rộng, với đầu chóp thuôn tròn. Hai vây lưng nằm trên phần đuôi đầy cơ bắp, ở phía sau hai vây bụng. Loài này không có vây hậu môn, còn vây đuôi có thùy dưới lớn hơn so với thùy trên, một điều khác với các loài cá mập khác. Những con nhỏ có một hàng gai ở giữa lưng. trên cơ thể màu xám nâu đỏ hoặc màu xanh lục, với nhiều đốm nhỏ màu đen trắng, còn phía dưới bụng có màu trắng. Con non có các đường nhạt và vệt tối hơn. Một số con có một đốm trắng trên mặt sau ở "cổ".
Sinh học.
Ban ngày, "Squatina squatina" thường nằm bất động dưới đáy biển, dưới những lớp bùn và lớp trầm tích, phải quan sát kỹ mới thấy được chúng bằng mắt thường. Vào ban đêm nó trở nên nhanh nhẹn hơn, có thể nhìn thấy đôi mắt của chúng từ phía dưới. Vào mùa hè, chúng có thể quy tụ tới một trăm con.
Ký sinh trùng của loài này bao gồm các loài sán dây như: "Grillotia smaris Gora", "G. Angeli", và "Christianella minuta", và một số loài sán như "Pseudocotyle squatinae", "monogenean Leptocotyle", và "isopod Aega rosacea".
Thức ăn của "Squatina squatina" bao gồm các loài cá ít xương như cá bẹt, cá đuối và một số động vật không xương sống khác. Chúng cũng được phát hiện là có cỏ biển trong dạ dày.
"Squatina squatina" là loài thụ tinh trong. Con cái có hai buồng trứng, buồng trứng bên phải chứa nhiều tế bào trứng và tử cung bên phải tương ứng có chứa nhiều phôi. Chu kỳ sinh sản được ước tính khoảng 2 năm với sự rụng trứng diễn ra vào mùa xuân, mặc dù chu kỳ này là khó xác định. Mỗi lần, con cái đẻ từ 7 đến 25 con sau 8-10 tháng mang thai. Quá trình sinh đẻ là từ tháng 12 đến tháng hai ở Địa Trung Hải và trong tháng bảy ở Anh. Con non mới đẻ có chiều dài 24–30 cm và trưởng thành khi đạt chiều dài từ 0,8-1,3 m (2,6-4,3 ft) ở con đực và 1,3-1,7 m (4,3-5,6 ft) đối với con cái.
Tương tác.
"Squatina squatina" không gây hại cho con người, nhưng nó có thể cắn nếu bị khiêu khích. Thậm chí, khi con người tiếp cận, chúng còn nằm bất động hoặc lẩn trốn ra chỗ khác. Tuy nhiên những người đánh bắt cá nên thận trọng khi tiếp cận loài này; trong ấn bản năm 1776 của cuốn sách "British Zoology", Thomas Pennat cho rằng "loài Squatina squatina trở nên cực kỳ hung hãn và nguy hiểm khi bị tiếp cận. Chúng ta biết trường hợp một ngư dân bất cẩn bị cắn nát chân bởi một con cá lớn thuộc loài này khi nó bị dính vào lưới trong vùng nước nông". Con người đã sử dụng các sản phẩm từ loài này ngay từ thời Hy Lạp cổ đại. Một số học giả chẳng hạn như Diphilus và Mnesitheus đánh giá thịt của nó như là "đồ ăn nhẹ" và "dễ tiêu hóa" còn Pliny Già, tác giả của cuốn "Naturalis Historia" (Lịch sử tự nhiên, 77-79) mô tả da thô ráp của nó được những người thợ thủ công dùng để đánh bóng đồ gỗ và ngà voi. Aristotle ghi chép các yếu tố lịch sử tự nhiên của loài này, bao gồm việc sinh con non và nhìn nhận chính xác rằng đó là cá mập, mặc dù nó gần giống với cá đuối. Ngày nay, cá được buôn bán ở dạng tươi, sấy khô hoặc ướp muối, dưới tên gọi "monkfish". Chúng cũng là nguyên liệu để sản xuất bột cá và gan dùng để chiết dầu gan cá.
Bảo tồn.
Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, "Squatina squatina" sống nhiều ở tất cả các vùng biển xung quanh bờ biển Tây Âu. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 20 trở đi loài này đã chịu áp lực lớn từ việc đánh bắt thương mại. Cùng với đó là tỷ lệ sinh sản thấp của loài cá mập này khiến nó bị suy giảm nhanh chóng.
Số lượng "Squatina squatina" đã giảm nhanh chóng ở hầu hết các khu vực phân bố. Người ta cho rằng loài đã tuyệt chủng ở Biển Bắc và phía Bắc Địa Trung Hải và trở thành loài hiếm ở nhiều nơi khác. Trong chương trình Khảo sát quốc tế (MEDITS) việc đánh bắt cá ở Địa Trung Hải từ năm 1995 đến năm 1999, chỉ có hai con cá nhám dẹt bắt được từ 9.905 lần kéo lưới. Tương tự, một cuộc khảo sát ở Ý thì cũng chỉ bắt được có 38 con trong số 9.281 lần kéo lưới. Dữ liệu thủy sản được thống kê bởi tổ công tác cho Elasmobranch Fishes (WGEF) cho thấy không có con nào được tìm thấy tại Đông Bắc Đại Tây Dương kể từ năm 1998. Hiện nay, tiểu quần thể loài này được cho là vẫn còn tồn tại và phát triển tốt ở Bắc Phi và xung quanh quần đảo Canary.
Với tốc độ suy giảm nhanh chóng, IUCN đã đưa loài này vào danh sách các loài cực kỳ nguy cấp. Nó được liệt kê trong Phụ lục III của công ước Barcelona năm 1976. Chúng đang được bảo tồn tại ba khu bảo tồn trong quần đảo Baleares, mặc dù số lượng ở đây đã không được báo cáo từ giữa thập niên 1990. Năm 2008, pháp lệnh bảo vệ loài cá này chính thức có hiệu lực ở Anh và Wales trong khoảng cách 11 km tới bờ (6,8 dặm). Một chương trình sinh sản nuôi nhốt đã được khởi xướng tại Deep Sea World, North Queensferry, với những con non đầu tiên ra đời năm 2011. | 1 | null |
Kentrosaurus ( ) là một chi khủng long phiến sừng từ cuối kỷ Jura của Tanzania. Hóa thạch của nó chỉ được tìm thấy ở thành hệ Tendaguru ở Tanzania, niên đại vào giai đoạn Kimmeridgia, giữa khoảng 155,7 ± 4 Ma và 150,8 ± 4 Ma (triệu năm trước). Rõ ràng, tất cả hóa thạch phát hiện được đều thuộc về một loài, "K. aethiopicus" Hennig 1915.
Kentrosaurus được mô tả bởi nhà cổ sinh vật học Đức Edwin Hennig vào năm 1915. Thường được coi là một thành viên nguyên thủy của Stegosauria, một số phân tích nhánh gần đây cho thấy nó được bắt nguồn, và tương đối gần Stegosaurus từ thành hệ Morrison của Bắc Mỹ.
Kentrosaurus thường có chiều dài khoảng 4,5 mét ở con trưởng thành, có lẽ đã có một hàng đôi tấm sừng gai chạy dọc trên lưng, và có thể được sử dụng đuôi của nó như là một "thagomizer" cho tự vệ.
Giống như tất cả các loài khủng long ornithischia, Kentrosaurus là một động vật ăn cỏ. Chỉ có một cái răng hoàn chỉnh đã được biết đến khi Hennig xuất bản chuyên khảo của mình vào năm 1925. Sau đó, một phần của một phần răng đã được tìm thấy, mang một chiếc răng mới nhú, và một số mảnh vỡ răng đã được thu hồi từ ma trận gắn với các xương khác. | 1 | null |
Hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam hay ODA tại Việt Nam đề cập đến những nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước dành cho Việt Nam.
Nguồn cung cấp.
Viện trợ nước ngoài cho Việt Nam cung cấp nguồn vốn ODA tuân theo các điều khoản thỏa thuận trong Diễn đàn Phát triển Việt Nam bởi các cơ quan tài trợ
Ngân hàng thế giới.
Ngân hàng thế giới (World Bank) là một trong các nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Vốn ODA cung cấp từ ngân hàng thế giới cho Việt Nam từ năm 2003-2012:
Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho Việt Nam.
Hàn Quốc.
Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
Liên Minh Châu Âu.
Liên minh châu Âu (EU) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
Thụy Điển là một trong những nước phương Tây viện trợ sớm nhất cho Việt Nam, bắt đầu từ năm 1969. Tính đến năm 2008, Thụy Điển đã tài trợ cho Việt Nam tổng số vốn không hoàn lại trị giá 3,46 tỷ USD. | 1 | null |
Thú mỏ vịt Perry (tên khác: Đặc vụ P hoặc Perry) là một con thú mỏ vịt hư cấu có thể đi bằng hai chân xuất hiện trong các series hoạt hình Mỹ "Phineas & Ferb" và "Milo Murphy's Law". Tác giả của Perry cũng là đồng sáng lập của hai series này: Dan Povenmire và Jeff "Swampy" Marsh. Cậu xuất hiện lần đầu tiên cùng hầu hết dàn nhân vật chính trong tập phim thí điểm ""Rollercoaster". Perry là điểm nhấn của cốt truyện B trong mọi tập phim, cùng với kẻ thù – tiến sĩ Heinz Doofenshmirtz. Diễn viên lồng tiếng thực hiện âm thanh đập mỏ đặc biệt của Perry là Dee Bradley Baker.
Perry là thú nuôi duy nhất của gia đình Flynn-Fletcher; họ nghĩ cậu chỉ là một con thú mỏ vịt bình thường được thuần hoá. Tuy nhiên, Perry còn có thêm cuộc sống thứ hai: một thành viên của tổ chức đặc vụ động vật O.W.C.A ("Organization Without A Cool Acronym"": "Tổ chức Không có Tên viết tắt Hay"). Vô số lối vào căn phòng bí mật của tổ chức được giấu kín bên trong và xung quanh căn nhà, như gốc cây ở sân sau mà chủ của cậu hay ngồi, và những vật dụng thông thường khác mà gia đình Flynn-Fletcher không hề biết. Pery cũng từng sử dụng các lối khác ở Hawaii, London, và South Dakota. Hàng ngày, cậu chiến đấu với Tiến sĩ Heinz Doofenshmirtz — một nhà khoa học điên muốn thâu tóm vùng ba bang bằng các loại máy móc (hay "-inator") kỳ cục thường hoạt động rất đúng theo dự định nhưng lại thất bại khi ứng dụng vào mục đích.
Các tác giả chọn tạo hình thú mỏ vịt cho Perry vì vẻ ngoài ít nổi bật nhưng thu hút và cũng bởi rất ít người có hiểu biết về loài này (dễ sáng tạo đặc điểm hơn). Nhìn chung, các nhà chuyên môn và người hâm mộ đều đánh giá khá cao nhân vật. Sản phẩm ăn theo Perry gồm có thú nhồi bông, áo thun, đồ chơi bằng gỗ, kính, sách tập tô màu, một trò chơi điện tử năm 2009 cho máy Nintendo DS và vài lần đề cập trong văn học.
Vai trò trong "Phineas and Ferb".
Perry là con thú mỏ vịt ít hoạt động của gia đình có con riêng Flynn-Fletcher. Họ đã nhận nuôi cậu vì đôi mắt của cậu có thể cùng lúc nhìn cả Phineas và Ferb ở hai hướng khác nhau, nhưng không hề biết rằng cậu là một đặc vụ chống tội phạm ẩn thân làm việc cho O.W.C.A. với mật danh "đặc vụ P". Thường ngày, cậu nhận nhiệm vụ từ cấp trên, Thiếu tá Monogram, trong một căn phòng công nghệ cao dưới mặt đất và chiến đấu với nhà khoa học điên muốn thâu tóm vùng ba bang -Tiến sĩ Heinz Doofenshmirtz. Trong khi ngăn chặn những âm mưu của gã, cậu thường vô tình phá huỷ các loại máy móc do chủ nhân của cậu là Phineas Flynn và Ferb Fletcher chế tạo. Cặp anh em này cũng biết rằng sẽ có điều gì đó dọn dẹp mọi thứ họ làm ra vào cuối ngày, nhưng không biết chính Perry là nguyên nhân và thường không để ý đến cậu. Chị của họ, Candace, cũng không biết, nên gần như phát điên vì không hiểu nổi lý do.
Ở những tập đầu, Perry và Doofenshmirtz tỏ ra không ưa nhau, và đã luôn là kẻ thù không đội trời chung ngay từ khi mới gặp. Tuy nhiên, họ vẫn thân thiện với nhau: Doofenshmirtz gọi Perry "là người bạn thân nhất", còn Perry lại thường cứu mạng ông mỗi khi âm mưu của ông thất bại (tất yếu) và gây hại cho chính ông. Mỗi ngày, Doofenshmirtz đều nghĩ ra một âm mưu mới, và Perry cũng luôn đến ngăn chặn ông sau khi nhận lệnh từ Thiếu tá Monogram. Khi đến, cậu thường bị dính bẫy, phải nghe Doofenshmirtz kể những câu chuyện về quá khứ hoặc kế hoạch của mình, rồi lại thoát ra được và đánh nhau với ông. Sau khi Perry chiến thắng, ông thường gào lên: "Nguyền rủa mi, Thú mỏ vịt Perry!". Các cảnh cao trào của bộ đôi gần như luôn dựa trên cấu trúc dẫn chuyện trên; chính Doofenshmirtz cũng đề cập đến việc này trong một số tập, như "Journey to the Center of Candace" và "It's About Time!". Trong tập này, sau khi có kẻ thù mới là đặc vụ Gấu trúc Peter, Doofenshmirtz bày tỏ cảm nhận của mình về Perry, và tỏ ra buồn bã vì không còn được chiến đấu với nhau; Perry cũng nhận ra cậu rất nhớ Doofenshmirtz. Khi không thấy Perry đến ngăn cản âm mưu, Doofenshmirtz đã liên tục trì hoãn xúc tiến kế hoạch, lo lắng vì không biết Perry đã đi đâu, dù vẫn "hy vọng điều gì đó thật tệ hại sẽ xảy đến với hắn". Đôi khi, họ cũng quyết định hoà thuận và chơi cùng nhau, như trong các tập "Happy New Year!" hay "Candace Disconnected".
Trong phim "", một phiên bản Perry ở vũ trụ song song, độc ác, tàn nhẫn hơn (tên là Platyborg), xuất hiện, và trở lại trong phần tiếp theo của phim — "Tales from the Resistance: Back to the 2nd Dimension". Trong phim, Phineas, Ferb cùng một số nhân vật khác đã phát hiện ra bí mật của Perry, nhưng bị O.W.C.A tẩy não; sau đó, Perry lại trở về làm thú nuôi của nhà Flynn-Fletcher.
Trong "Milo Murphy's Law", Perry là nhân vật định kỳ. Trong suốt mùa thứ hai của series, vai trò của cậu là quan sát Tiến sĩ Doofenshmirtz cố gắng làm việc tốt (và thất bại) quanh Danville. Lúc đầu, Doofenshmirtz không hề biết gì về nhiệm vụ này, vì tưởng Perry là bạn; khi cố tìm hiểu, ông đã tránh mặt cậu. Cuối cùng, họ lại hoà thuận với nhau; Perry cho ông biết ý định thực sự: tặng tiền lương để giúp ông có động lực.
Trong các phương tiện truyền thông khác.
Ngoài series phim chính, Perry còn xuất hiện trong một số sản phẩm ăn theo. Đến nay, cậu đã góp mặt trong mọi tiểu thuyết chuyển thể từ chương trình (do Disney Press ấn hành). Công ty Walt Disney cũng từng tung ra một sản phẩm thú nhồi bông dài tạo hình theo nhân vật này, với một nút bấm trên tay liên kết với chức năng phát ra âm thanh đập mỏ đặc trưng. Một số mẫu sản phẩm áo thun do Disney đồng sản xuất với trang web bán lẻ "Zazzle" cũng có hình nhân vật và câu thoại "Hey, where's Perry?" ("Này, Perry đâu rồi?") mà các nhân vật như Phineas, Isabella, Stacy, Irving, Ferb, và Lawrence thường nói khi Perry đi nhận nhiệm vụ từ Thiếu tá Monogram. Đặc biệt, có một mẫu in hình mặt nhân vật. Trong một video game ăn theo và cùng tên với series trên Nintendo DS, có một minigame cho phép người chơi vào vai Perry, thực hiện mục tiêu ngăn chặn âm mưu độc ác mới nhất của Doofenshmirtz. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2014, Perry còn là nhân vật người chơi trong game "Disney Infinity".
Nhân vật.
Sáng tạo và định hình.
Khi đang tham gia sản xuất series phim hoạt hình "Rocko's Modern Life", hai đồng tác giả của "Phineas and Ferb —" Dan Povenmire và Jeff "Swampy" Marsh — đã sử dụng một số yếu tố lặp lại nhiều lần trong những tập phim trước, gồm các chuỗi hành động và cảnh đuổi bắt. Họ muốn tái sử dụng những chi tiết đó trong series riêng, và chọn Perry làm nhân vật thực hiện. Hai tác giả cũng tạo nên một kẻ thù cố định, Tiến sĩ Heinz Doofenshmirtz, để giúp người xem hiểu hơn về cậu.
Khi tìm hình mẫu cho Perry, Povenmire và Marsh muốn dùng một loài nào đó ít người biết, thường sẽ không khiến trẻ con "chọn nó từ cửa hàng thú cưng và xin bố mẹ mua cho". Sau đó, họ chọn thú mỏ vịt vì vẻ ngoài không mấy nổi bật nhưng thu hút của loài này. Trước đó, thú mỏ vịt gần như chưa bao giờ xuất hiện trong phim hoạt hình Mỹ, nên Povenmire và Marsh cho rằng Perry "sẽ không phải cạnh tranh với những ảnh hưởng từ trước của người xem đối với một nhân vật thuộc loại phổ biến hơn". Ngoài ra, bởi "chẳng ai biết gì mấy [về thú mỏ vịt]", nên họ có thể "bịa ra nhiều điều" với bản thảo trống trơn trong tay.
Đoạn nhạc chủ đề của Perry (dự định cũng lấy tên là "Perry") do Randy Crenshaw và Laura Dickinson thể hiện. Povenmire và Marsh sáng tác bài trên, và cũng là đồng tác giả của hầu hết các bài hát khác trong cả series. "Perry" cùng một đoạn ngắn của "Gitchee Gitchee Goo" (trong tập "Flop Starz") là những nhạc phẩm đầu tiên họ chào bán cho Công ty Walt Disney. Theo Dan Povenmire, trước đó, họ đã rất lo lắng: "Disney có lịch sử nhạc phim cực kỳ khủng. Nếu họ không thích thì sao?" Tuy nhiên, phản hồi từ phía công ty lại khá tích cực. Họ cũng yêu cầu Povenmire và Marsh viết cho mỗi tập phim một bài hát mới, và hai tác giả đã nhiệt liệt đồng ý. Họ lấy câu mở đầu bài "Perry" từ định nghĩa thú mỏ vịt , nhưng thêm vào hai từ cuối: "He's a semi-aquatic egg-laying mammal of action." ("Anh là loài động vật có vú đẻ trứng bán thủy sinh hành động.")
Thiết kế.
Như các nhân vật khác trong phim, Perry được thiết kế đơn giản để đối tượng khán giả nhỏ tuổi dễ dàng vẽ lại. Ngoại hình nhân vật cấu tạo chủ yếu từ các hình kỷ hà, tương đồng với lối hoạt hoạ tổng quan của cả chương trình, gợi nhớ phong cách của Tex Avery. Povenmire sử dụng nhiều hướng thiết kế khi vẽ Perry, dựa trên các tình huống trong phân cảnh. Khi Perry đóng vai một con thú nuôi kém thông minh đã thuần hoá, ông thường phác hoạ một hình chữ nhật trông như ổ bánh mì trước tiên, và sau đó là các chân trước, chiếc mỏ vịt (thường chọn cùng góc phối cảnh), rồi đến đôi mắt nhìn được hai hướng cùng lúc, cặp chân sau có màng, đuôi, lông đầu, và hoàn thiện sau khi tô màu.
Khi Perry đứng trên hai chân theo tạo hình đặc vụ, Povenmire cũng bắt đầu bằng hình ổ bánh mì, nhưng dựng đứng, kèm chiếc mũ phớt trên cùng đi liền với thân mình. Tương phản với tạo hình thú nuôi ngốc nghếch và ngờ nghệch, phiên bản đặc vụ của Perry được nhấn mạnh bằng cặp mắt "tràn đầy quyết tâm thép màu xanh". Tiếp theo, ông phác đến đôi tay mở rộng ngón, thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu với hiểm nguy. Đôi chân sau được vẽ cong, cũng cho thấy nhân vật sẵn sàng phản xạ khi cần thiết. Povenmire hoàn tất bản vẽ bằng chiếc đuôi hải ly và tô màu.
Tính cách.
Vẻ ngoài thú nuôi thường thấy của Perry khiến hầu hết nhân vật trong phim nghĩ rằng cậu chỉ là một con thú mỏ vịt "ngờ nghệch đã thuần hoá" và "không làm gì nhiều". Dựa trên quan điểm về nhân vật này, cặp anh em Phineas và Ferb đã tiên phong phát triển một dòng sản phẩm đồ chơi lấy tạo hình của chính Perry. Họ đặt tên cho loại đồ chơi này là "Perry, Đồ chơi Bất động", và sử dụng một khẩu hiệu quảng bá tính chất "không làm gì" nhưng đồng thời cũng có thể trở thành bất cứ điều gì dựa trên mong muốn của người chơi. Trên thực tế, Perry là một đặc vụ tài giỏi, có thể sử dụng nhiều thế võ judo để đấu đối kháng và tự giải thoát. Cậu cũng có thể sử dụng một số loại trang bị khác nhau do tổ chức O.W.C.A. cấp, như chiếc xe bay có tên "Platypusmobile" ("platypus" là thú mỏ vịt, "mobile" là xe hơi), mô tô nước, và một bộ còi giúp kêu gọi các loài động vật khác. Màu ưa thích của cậu là perry-winkle (ghép từ hai chữ "Perry" và "periwinkle" – màu dừa cạn).
Dù vẻ ngoài thú nuôi chỉ là để nguỵ trang, Perry vẫn quan tâm và yêu quý gia đình Flynn-Fletcher. Trong tập phim "The Ballad of Bad Beard", sau khi Candace ấn nhầm "nút tự huỷ" của Tiến sĩ Doofenshmirtz trong cơn ảo giác rêu cam do nghĩ đó là máy bán hàng tự động, Perry đã cố gắng đưa cô ra khỏi Hang Tối ("Dark Cave") trước khi hang sập, dù biết rõ rằng cô đã thấy cậu trong ngoại hình đặc vụ lúc nói chuyện với Đặc vụ E ("Eagle", Đại bàng) và Thiếu tá Monogram qua một quả trứng vỡ. Candace đã không phát hiện ra sự thật vì tưởng những gì mình đã thấy chỉ là ảo giác từ đám rêu màu cam cô vô tình chạm phải trước đó. Ngoài ra, trong tập "Journey to the Center of Candace", khi một phát minh của Tiến sĩ Doofenshmirtz có nguy cơ gây hại cho Phineas và Ferb, Perry ngay lập tức đánh bại, còng tay, trói Doofenshmirtz vào một cái ống nước, rồi gọi cho lực lượng đặc biệt của O.W.C.A. đến bắt giữ ông, dù thường cậu không làm vậy. Trong "Oh, There You Are, Perry", vì Doofenshmirtz bị coi là "mối đe doạ hạ cấp" nên tổ chức O.W.C.A. đã chỉ định Perry ngăn chặn một kẻ thù mới; bởi vậy, cậu đã phải đi khỏi nhà Flynn-Fletcher. Cậu đã rất buồn, và cũng không thích chiến đấu với kẻ thù mới. Phineas và Ferb rất lo lắng vì không biết Perry đi đâu, nên đã đi dán nhiều tờ rơi quanh vùng để tìm lại cậu, rồi tổ chức hoà nhạc trên nóc một toà nhà cao tầng và hát về tình cảm họ dành cho cậu, mong muốn cậu trở về. Cuối tập phim, Perry đánh bại kẻ thù mới, được tiếp tục nhận nhiệm vụ ngăn chặn Doofenshmirtz, và về lại nhà Flynn-Fletcher.
Dù Perry là một nhân vật nhân hoá, cậu không có khả năng nói chuyện mà chỉ giao tiếp bằng cách đập mỏ để tạo ra "tiếng gừ khó chịu". Âm thanh này do diễn viên lồng tiếng Dee Bradley Baker đảm nhiệm. Đến nay, Povenmire và Marsh vẫn không hiểu Baker đã tạo ra âm thanh này bằng cách nào. Thomas Sangster, diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Ferb, cũng rất giỏi tạo âm thanh này, chỉ đứng sau chính Baker. Khi vào vai "đặc vụ P", Perry gần như hoàn toàn im lặng, chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tay và đôi khi là cả kịch câm.
Đón nhận.
Nhân vật thú mỏ vịt Perry được cả khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao. Cynthia Littleton của tờ "Variety" viết: "Thú mỏ vịt Perry là ngôi sao đột phá của series phim hoạt hình Disney "Phineas và Ferb". Ký giả Susan Stewart từ "The New York Times" nhận xét Perry là nhân vật "can đảm". Jean Yoo, một nhân viên truyền thông của Disney Channel, nói rằng cậu rất "tinh tế" và "khiến James Bond trở thành tay nghiệp dư". Aaron H. Bynum từ "Animator Insider" đánh giá nhân vật này "tự tin lộ rõ". Carly H. của Tập đoàn Scholastic khen Perry "khá là tuyệt". Josh Jackson, biên tập viên của "Paste", miêu tả quan hệ giữa Thú mỏ vịt Perry và Tiến sĩ Heinz Doofenshmirtz bằng từ "chuẩn nhịp". "The Daily Star" thì viết rằng Perry là nhân vật thú có vú tuyệt vời đến mức mọi người đều có đôi chút tương đồng.
Tuy vậy, cũng có một số nhận xét khá tiêu cực. Ví dụ, Sherry Robinson từ "St. Petersburg Times" cho rằng Perry và cốt truyện phụ của series "khá ảo". Kevin McDonough của tờ "Sun Coast Today" đánh giá cốt truyện này "phức tạp" và có "liên kết khá lỏng lẻo" với các nội dung khác, đồng thời cũng "không chắc thứ này có tác dụng gì ngoài việc thêm tiếng nổ vào một mớ hỗn loạn hát hò và gào rú". Ed Liu của "Toon Zone" cảm thấy "thực sự rất khó hiểu vai trò của đặc vụ Perry trong bộ phim", nhận định cốt truyện phụ là một dạng "ném mọi thứ lên tường để xem cái nào bám vào được", và cho biết "nhiều tập phim trước của series đã không thể cân bằng hai mạch truyện chính và phụ".
Năm 2014, Perry được đề cử ở hạng mục Trợ thủ Động vật Hoạt hình Được Yêu thích Nhất của giải Nickelodeon Kids' Choice Award. | 1 | null |
Di truyền liên kết (Genetic linkage) là hiện tượng một nhóm trình tự gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) và được di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân của sinh sản hữu tính. Hai gen cùng nằm trên NST có locus càng gần nhau thì càng khó hoán đổi vị trí cho nhau trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. Trong khi đó, hai gen cùng nằm trên NST có locus càng xa nhau thì càng dễ dàng hoán đổi vị trí cho nhau. Ta gọi hai gen cùng nằm trên một NST là hai gen liên kết.
Liên kết gen là trường hợp ngoại lệ đặc biệt tiêu biểu cho quy luật phân ly của Mendel. Mặc dù vậy, sự ra đời của khái niệm "liên kết gen" không hề chống lại quy luật phân li của Mendel mà trái lại bổ sung, lấp đầy những khoảng trống của di truyền Mendel.
Di truyền liên kết hoàn toàn.
Di truyền liên kết hoàn toàn áp dụng cho trường hợp không xuất hiện hiện tượng hoán vị gen (gen không đổi chỗ cho nhau trong quá trình phát sinh giao tử).
Thí nghiệm của Morgan.
Ở ruồi giấm, người ta phát hiện đột biến về màu thân và chiều dài cánh: trong đó kiểu dại là thân xám bị đột biến thành thân đen, kiểu dại là cánh dài bị đột biến thì cánh cụt. Quy ước allele "b" ("black") quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele "b"+ quy định thân đen, allele "vg" (vestigal) quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele "vg"+ quy định cánh cụt. Sự biểu hiện của hai gen trên không phụ thuộc vào môi trường (độ thấm là 100%).
Cách tiến hành.
Morgan tiến hành lai ruồi giấm cái thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt thuần chủng thì F1 thu được hoàn toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lấy ruồi cái F1 thân xám, cánh dài lai phân tích thì đời con Fa phân ly theo tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt, xem như tần số đột biến là 0.
Lí luận.
Giả sử hai gen quy định màu thân, độ dài cánh tuân theo quy luật phân ly độc lập của Mendel, ta có sơ đồ lai như sau
Tuy nhiên, thực nghiệm lại cho thấy rằng Fa chỉ phân ly theo tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. Vậy chắc chắn sự di truyền của màu thân và chiều dài cánh không tuân theo quy luật phân ly độc lập của Mendel. Sau khi nghiên cứu, Morgan đã đưa kết luận rằng: hai gen quy định màu thân, chiều dài cánh có locus gen nằm trên cùng một NST nên không thể phân ly độc lập như quan niệm của Mendel. Ông biểu diễn kiểu gen của ruồi (P) thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt: formula_1và formula_2(dấu gạch ngang để thể hiện rằng hai gen "b" và "vg" cùng nằm trên một NST). Ta có sơ đồ lai ruồi giấm theo quy luật di truyền liên kết:
Di truyền liên kết gen không hoàn toàn (Hoán vị gen).
Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật di truyền này là diễn ra bình thường quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo (không làm xuất hiện đột biến do đứt gãy gen hay trao đổi chéo không đều) và số lượng cá thể phải đủ lớn. | 1 | null |
Văn học Việt Nam thời Lê trung hưng là sự phản ánh tiến trình văn học Việt Nam thời Lê trung hưng.
Đặc trưng.
Do hoàn cảnh lịch sử, nước An Nam bị chia thành hai chính thể: Đàng Ngoài do chúa Trịnh cai quản và Đàng Trong do chúa Nguyễn cai quản. Tương đương với hai thể chế có hai bộ phận văn học phát triển độc lập:
Về tổng thể, Đàng Ngoài do có truyền thống lâu đời và số đông về nhân lực nên số lượng tác gia, tác phẩm và thể loại cũng phong phú, dồi dào hơn so với Đàng Trong – vùng đất mới mở mang và hình thành những vùng cai trị mới về tay các chúa Nguyễn. | 1 | null |
Văn học Đàng Trong thời Lê trung hưng là một giai đoạn của văn học Việt Nam, phản ánh các thành tựu về văn, thơ của nước Đại Việt dưới thời nhà Lê trung hưng từ năm 1593 đến những năm 1770 trong vùng lãnh thổ từ sông Gianh trở vào năm dưới quyền cai quản của chúa Nguyễn.
Thời kỳ đầu.
Thế kỷ 17 chứng kiến 2 cuộc nội chiến: giữa họ Trịnh và tàn dư họ Mạc, đồng thời giữa họ Trịnh và họ Nguyễn. Đàng Trong ban đầu chỉ có vùng Thuận - Quảng, sau mới phát triển dần vào phía nam tới Nam Bộ. Do lịch sử mới hình thành, chưa có bề dày văn hiến như Đàng Ngoài, nhìn chung văn thơ Đàng Trong ít thành tựu hơn.
Tiêu biểu nhất thời kỳ đầu trong thế kỷ 17 là Đào Duy Từ với các tác phẩm chữ Nôm "Ngọa Long cương" và "Tư dung vãn". Đây là 2 tập thơ lục bát dài nói lên tâm trạng của kẻ sĩ ẩn dật chờ thời. Đào Duy Từ tự ví mình với Gia Cát Lượng ở đồi Ngọa Long khi chưa ra giúp Lưu Bị. Trong hoàn cảnh đó, ông vẫn tin tưởng sẽ có dịp lập công danh.
Từ cuối thế kỷ 17 sang thế kỷ 18, hòa bình lập lại đánh dấu sự phát triển thịnh vượng nhất của nền văn học cổ điển Việt Nam.
Thời kỳ sau.
Ngoài ca dao, tục ngữ, trong văn học dân gian còn có những bài vè, điển hình nhất là bài vè Chàng Lía - thủ lĩnh phong trào chống chúa Nguyễn ở Quảng Ngãi.
Trong dòng văn học chính thống, những tác gia và tác phẩm lớn nhất ở Đàng Trong là Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Cư Trinh và Mạc Thiên Tứ.
Nguyễn Khoa Chiêm.
Ông là nhà văn lớn của thời kỳ này với tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí kể về quá trình chống chúa Trịnh, gây dựng cơ nghiệp Đàng Trong của chúa Nguyễn. Nhiều tình tiết trong tác phẩm được xem như tư liệu lịch sử cho đời sau.
Nguyễn Hữu Hào.
Là dòng dõi công thần của chúa Nguyễn, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Song tinh bất dạ.
Song tinh bất dạ viết bằng thể thơ Nôm lục bát xen lẫn những bài thể thơ Đường. Tác phẩm thuật lại sự hưởng lạc của chúa Nguyễn và các đại thần sau khi mở mang được vùng đất phía nam, trong bối cảnh một câu chuyện tình giữa một Nho sinh tên là Song Tinh với cô gái Nhụy Châu. Mối tình đã vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Đây được đánh giá là tác phẩm có giá trị lớn nhất cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật.
Nguyễn Cư Trinh.
Tác phẩm tiêu biểu của ông là Sãi Vãi viết năm 1751 khi đang là Tuần phủ Quảng Ngãi. Nội dung tác phẩm đề cao tư tưởng Nho giáo, phản đối tầng lớp quan liêu Đàng Trong tôn sùng đạo Phật.
Sãi Vãi được viết theo thể văn thịnh hành ở Đàng Trong là văn hát tuồng đồ - hình thức hát tuồng vốn rất phổ biến trong xã hội khi đó. Đây là một trong những tác phẩm có tác dụng động viên giáo dục trực tiếp với người đương thời.
Ngoài ra, Nguyễn Cư Trinh còn viết thơ chữ Hán với tập thơ "Đạm Am thi tập".
Ngô Thế Lân.
Ngô Thế Lân là người có tài nhưng không ra làm quan. Tác phẩm ông để lại có Phong trúc tập và Nam hành ký đắc tập. Phong trúc tập của ông ra đời vào lúc xã hội Đàng Trong dưới tay quyền thần Trương Phúc Loan, đứng về phía người lao động, có giá trị tố cáo sự bất lương của giai cấp thống trị. Ngòi bút của Ngô Thế Lân táo bạo và nói thẳng, không úp mở ví von. Nhìn tổng thể, tác phẩm của ông phản ánh sự bất lực của kẻ sĩ trước thời cuộc.
Mạc Thiên Tứ và nhóm Chiêu Anh Các.
Là công thần của chúa Nguyễn trong việc gây dựng vùng đất Nam Bộ, Mạc Thiên Tứ đã sáng tác tập thơ Hà Tiên thập cảnh khi đang trấn thủ Hà Tiên.
Tác phẩm là 10 khúc ngâm vịnh cảnh đẹp Hà Tiên vừa theo thể song thất lục bát vừa theo thể Đường luật bát cú. Ông xem đất Hà Tiên đẹp như bức tranh thủy mặc, hơn cả chốn thị thành.
Tư tưởng chủ đạo của Mạc Thiên Tứ trong tập thơ này là tư tưởng an nhàn. Cái an nhàn đó khác với sự an nhàn của các sĩ phu Đàng Ngoài bất mãn với thời cuộc và rút về ở ẩn. Cái an nhàn của Mạc Thiên Tứ xuất phát từ sự mãn nguyện với cuộc sống thanh bình, ấm no.
Thơ của ông tuy không điêu luyện như các nhà thơ đương thời Đàng Ngoài nhưng trong bối cảnh nền văn học Đàng Trong còn non trẻ, Hà Tiên thập vịnh được xem là tác phẩm quý giá khhi đó. Nó đánh dấu một giai đoạn ngôn ngữ tiếng Việt đã phổ biến khắp Bắc – Trung – Nam, được các nhà nghiên cứu đánh giá là bằng chứng hùng hồn về sự thống nhất dân tộc.
Mạc Thiên Tứ đã tập hợp một thi xã là nhóm Chiêu Anh Các đến từ các nơi (Phúc Kiến, Quảng Đông – Trung Quốc và Quy Nhơn, Gia Định – Đàng Trong). Nhóm ban đầu gồm có 25 người Hoa và 6 người Việt, sau đó chọn ra 18 người gọi là Thập bát anh lập làm Chiêu Anh Các.
Hai tập thơ của nhóm để lại là Hà Tiên vịnh tập và Lư Khê nhân điếu. Hà Tiên vịnh tập gồm 320 bài thơ tập trung vào 10 đề tài cảnh được xem là đẹp nhất Hà Tiên:
Lư Khê nhân điếu chỉ có 30 bài phú, đều viết về đề tài Khe Lư. Qua đề tài câu cá của các bài thơ toát lên cảnh sống no đủ, an nhàn, lạc quan yêu đời của các nhà thơ đương thời. | 1 | null |
MC (tiếng Nga: МЦ, Пистолет Марголина Целевой) thường được biết với tên MCM (МЦМ) (mẫu nâng cấp) là loại súng ngắn bán tự động được Mikhail Margolin thiết kế để sử dụng trong các cuộc thi của Liên đoàn thể thao bắn súng quốc tế trong việc bắn bia khoảng cách 25 m. Súng được bắt tay vào thiết kế năm 1946, bắt đầu sản xuất năm 1948, tiến hành thương mại hóa năm 1952 và ra mắt thị trường quốc tế năm 1954 trong cuộc thi bắn súng quốc tế lần thứ 36. Nó được sử dụng chủ yếu trong thể thao kể cả huấn luyện và thi đấu. Súng có độ chính xác cao với thiết kế rất đơn giản, rẻ và đáng tin. Điểm thú vị là người thiết kế và chế tạo ra nó lại hoàn toàn bị mù, ông chẳng thể nhìn thấy khẩu súng mà mình đang làm vì thế việc thiết kế chỉ dựa vào cảm nhận để tạo ra một khẩu súng được đánh giá cao.
Thiết kế.
MCM sử dụng cơ chế nạp đạn blowback. Nòng súng có một bộ phận chống giật nặng để giữ cân bằng trọng lượng súng khi cầm cũng như khi bắn giúp tăng độ chính xác. Góc tay cầm so với nòng súng là 111 độ giúp việc cầm nhắm bắn dễ dàng hơn mà không cần phải quá gồng tay. Lò xo đẩy khối trượt trở về chỗ cũ nằm phía dưới nòng súng. Súng có một bộ phận giữ búa điểm hỏa ở vị trí nửa lên cò, nó cũng đóng vai trò như bộ phận khóa an toàn khi bật lên sẽ khóa cố định búa điểm hỏa và cò súng. Nút lựa chọn chế độ cho bộ phận này nằm ở phía bên trái súng.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi điều chỉnh, đây là điểm gây nhiều tranh luận của loại súng này vì nó nó có thể điều chỉnh chiều cao vốn ảnh hưởng đến việc nhắm gây khó khăn cho người không quen nếu đó không phải là súng của xạ thủ vì dù sao thì nhà thiết kế cũng chẳng thể nhìn thấy gì để thiết kế hệ thống nhắm cố định cho thích hợp và nhường việc đó lại cho xạ thủ để họ tự điều chỉnh sao cho thích hợp nhất với mình. Súng sử dụng đạn 5,6×15R (.22 LR) với hộp đạn rời 5 đến 10 viên. | 1 | null |
Mao chủ tịch ngữ lục (), còn được gọi là Mao Trạch Đông ngữ lục (毛澤東語錄) hoặc gọi tắt là Mao ngữ lục, là sách tuyển biên một số câu nói trong trước tác của Mao Trạch Đông. Vì đa số các ấn bản của sách dùng bìa đỏ, lại là lý luận kinh điển của lãnh tụ cách mạng nên trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa cũng thường được gọi là Hồng bảo thư (紅寶書), nghĩa là cuốn Sách quý màu đỏ.
Số lượng xuất bản.
"Mao chủ tịch ngữ lục" là một trong số những cuốn sách có số lượng phát hành lớn nhất trên thế giới. Chưa rõ tổng lượng phát hành cụ thể của sách này, song tuỳ theo cách ước lượng và tính toán mà được cho là đứng thứ nhất hoặc thứ hai, sau "Kinh thánh" . Từ khi chính thức phát hành vào ngày mồng 1 tháng 5 năm 1964 cho đến trước khi bản tái bản của sách được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 1965, sách đã được in 12.130.000 cuốn (kế hoạch ban đầu là 4,2 triệu cuốn). Từ tháng 10 năm 1966 sau khi được Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn cho xuất khẩu đến tháng 5 năm 1967, trong vòng tám tháng Thư điếm Quốc tế Trung Quốc (中國國際書店) đã phát hành sách Mao Trạch Đông ngữ lục bằng 14 thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật, Nga, Đức, Ý, Nepal, Việt, Indonesia, Ả Rập, Miến Điện, Swahili, Ba Tư tới 117 quốc gia và khu vực trên thế giới, tổng cộng trên tám trăm nghìn bản. Trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc (ngày 1 tháng 4 năm 1969) hầu hết các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đều căn cứ theo số lượng nhân khẩu mà in sách, tính theo bình quân đầu người thì trên cả nước Trung Quốc gần như mỗi người dân đều có ít nhất một cuốn "Mao chủ tịch ngữ lục". Chỉ riêng Tổng bộ Chính trị Quân Giải phòng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1964 đến năm 1976 đã in 1.055.497.000 cuốn. | 1 | null |
Họ Ếch cây, tên khoa học Rhacophoridae là một họ gồm loài ếch, phân bố ở các vùng nhiệt đới của châu Á và châu Phi (gồm cả Nhật Bản và Madagascar). Chúng thường được gọi là ếch cây bụi, hoặc mơ hồ như "ếch rêu" hoặc "ếch bụi cây". Một số loài Rhacophoridae được gọi là "ếch cây". Trong số các thành viên ngoạn mục nhất của họ này có một số "con ếch bay".
Họ Ếch cây gốm khoảng 320 loài ếch sống rải rác từ châu Phi hạ Sahara, Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, quần đảo Sunda Lớn; chúng thích nghi với đời sống trên cây. Có khoảng 80 loài thuộc các chi trong họ Ếch cây hiện sống tại châu Á. Một phần tư số loài trong họ mới được phát hiện từ đầu thế kỷ 21. Người ta đã ghi nhận được 24 loài ở Đông Nam Á, trong đó hơn 1/3 phát hiện trong thập kỷ 2000-2010.
Hầu hết các loài sống trên cây và điều này có thể bao gồm sinh sản trên cây. Ếch giao phối, trong khi con cái cõng con đực, giữ một nhánh cây, và đánh đôi chân của mình để tạo thành một cục bọt. Những quả trứng được đẻ ở trong bọt xốp, và được con đực tưới tinh dịch, trước khi bọt cứng lại thành một vỏ bọc bảo vệ. Ở một số loài, điều này được thực hiện trong một nhóm lớn. Bọt này được đặt trên một nguồn nước, do đó, những con nòng nọc rơi vào trong nước một khi nở.
Các loài trong họ này khác nhau về kích cỡ, từ 1,5 cm (0,59 in) đến 12 cm (4,7 in).
Phân loại.
Phân họ Buergeriinae Channing, 1989
Phân họ Rhacophorinae Hoffman, 1932 | 1 | null |
Vũ Công Kỷ (1530-1590) là vị chúa Bầu thứ 3, thế lực cát cứ tại Tuyên Quang thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Vũ Công Kỷ là con của Vũ Văn Mật, vị chúa Bầu thứ 2 và của cơ nghiệp của họ Vũ ở Tuyên Quang.
Năm 1571, Gia Quốc Công Vũ Văn Mật chết, Vũ Công Kỷ kế vị làm chúa Bầu.
Thời gian cai trị.
Thời Vũ Công Kỷ, nhà họ Vũ ở Tuyên Quang theo Lê chống Mạc, Vũ Công Kỷ được phong làm Thái phó Nhân quốc công.
Năm 1573, Trịnh Tùng cầm quyền ở nhà Hậu Lê lấy Thái phó Vũ công Kỷ làm hữu tướng.
Tháng 10 năm 1573, Trịnh Tùng sai Vũ Công Kỷ đem quân bản bộ về trấn giữ Đại Đồng (trấn lị của trấn Tuyên Quang, nay là khu vực thành phố Tuyên Quang).
Tháng 10 năm 1578, tướng Tây đạo của nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn đem quân xâm lấn các châu huyện ở Tuyên Quang và Hưng Hoá, đến châu Thu và châu Vật (tương đương với huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ngày nay). Thái phó Nhân quận công Vũ Công Kỷ tung quân đánh lớn, quân Mạc thất bại rút về. | 1 | null |
Vũ Đức Cung (1555-1600) là một trong các vị chúa Bầu, thế lực cát cứ tại Tuyên Quang trong thời kỳ Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Vũ Đức Cung là con trai của Vũ Công Kỷ, cháu nội của Vũ Văn Mật- vị chúa Bầu thứ hai của họ Vũ ở Tuyên Quang. Sau khi Vũ Công Kỷ chết, Vũ Đức Cung kế vị làm chúa. Vũ Đức Cung có tước hiệu là Hòa Thắng hầu.
Quy phục Nhà Lê.
Năm 1593, Trịnh Tùng tiến quân vào đánh chiếm Thăng Long, rước Lê Thế Tông trở về kinh thành, nhà Mạc rút chạy lên phía bắc.
Ngày 25 tháng 3 năm 1593, Vũ Đức Cung đem hơn 3.000 quân bản bộ về Thăng Long thú tội, quy phục triều đình, dâng 10 mâm vàng bạc châu báu, một pho tượng bằng bạc thay mình, 2 bình hoa bạc, 1 lư hương bạc, 1 đôi hạc bằng bạc, 30 con ngựa tốt, đến cửa dinh lạy chào. Tiết chế Trịnh Tùng dâng biểu tâu vua Lê thăng Vũ Đức Cung làm Bắc quân đô đốc phủ hữu đô đốc, Thái bảo Hoà quận công, hiệu là An Bắc dinh.
Tháng 10 cùng năm, Thái bảo Hoà quận công Vũ Đức Cung tự xin về trấn giữ đất Đại Đồng (trấn lị của trấn Tuyên Quang, nay là khu vực thành phố Tuyên Quang) để phòng giặc cướp, Tiết chế Trịnh Tùng cho đi.
Làm phản Nhà Lê.
Ở Đại Đồng, Hoà quận công Vũ Đức Cung từ sau khi về trấn, ngầm chứa hai lòng, ngầm thông tin đi lại với Mỹ Thọ hầu, bí mật sai người xâm lược các huyện ở đầu nguồn Trấn Sơn, đánh phá các huyện Thanh Ba, Hạ Hoa. Lại dời dân cư huyện Đông Lan và Tây Lan (hai huyện này thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây) vào ở Đại Đồng. Tiết chế Trịnh Tùng sai thái uý Nguyễn Hữu Liêu đem quân đến giao chiến, bắt được Mỹ Thọ rồi hồi kinh.
Tháng 10 năm 1594, Trịnh Tùng sai Thái uý Nguyễn Hoàng thống lĩnh thủy quân, Thái uý Nguyễn Hữu Liêu đốc suất bộ binh, hai đường tiến thẳng đến Đại Đồng, đánh phá dinh của Hoà quận công Vũ Đức Cung, chia quân đằng trước, đằng sau đánh ập lại. Đức Cung đem con em chạy về Nghĩa Đô. Hai tướng đem quân về.
Tháng 12 năm 1594, Vũ Đức Cung sai người dâng nộp vàng bạc, của báu và ngựa, về Kinh vào chầu, thú tội xin tha, được vua Lê y cho.
Tháng 5 năm 1596, Thái bảo Hoà quận công Vũ Đức Cung tự dời dinh Đại Đồng về ở Nghĩa Đô.
Năm 1599, Vũ Đức Cung ở Đại Đồng làm phản, tiếm xưng Long Bình Vương, sai tướng thủ hạ là Nhuệ quận công đem quân của châu Đại Man đánh các động núi ở châu Bạch Thông, đất Thái Nguyên, bức thu thuế mỏ bạc. Bấy giờ, Bình An Vương Trịnh Tùng phải sai Hải quận công, Quảng quận công, Phụng quận công đem quân tiến đánh, lại sai tướng trấn thủ Vệ Nghĩa hầu Tống Thì Chiếu dẫn đường đi giao chiến.
Năm 1600, Hòa quận công Vũ Đức Cung cùng con là Thiếu bảo Thụy quận công Vũ Công Ứng sai người đem thư đến hành cung phủ Chúa Trịnh. Chúa tiếp
đãi an ủi rất trọng hậu, hạ chỉ khen ngợi, và sai khiến đi bắt con cháu nhà Mạc. Tháng 12, Nhai và Cao chạy lên Đại Đồng, bị Vũ Đức Cung giết.
Sau khi Vũ Đức Cung chết, con là Vũ Công Ứng lên thay. | 1 | null |
Vũ Công Ứng hay Vũ Công Đức (1590-1669) là vị chúa Bầu thứ 5, thế lực cát cứ tại Tuyên Quang trong thời kỳ Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Vũ Công Ứng là con trai của Vũ Đức Cung. Năm 1600, Hòa quận công Vũ Đức Cung cùng Thiếu bảo Thụy quận công Vũ Công Ứng sai người đem thư đến hành cung phủ Chúa Trịnh. Chúa tiếp đãi an ủi rất trọng hậu, hạ chỉ khen ngợi, và sai khiến đi bắt con cháu nhà Mạc.
Thời gian cai trị.
Sau khi kế vị, do dòng họ Vũ có nhiều công lao nên Vũ Công Ứng vẫn được tập phong là Thái phó Thuần quận công. Vũ Công Ứng tận dụng địa thế sông núi hiểm trở, xa cách, ngầm liên kết với nhà Mạc, tự xưng vương. Triều đình vua Lê, chúa Trịnh bận đối phó với chúa Nguyễn trong nam nên chưa tiện đem quân đi đánh.
Sau đó, năm 1669, vì có mâu thuẫn với thủ hạ là Ma Phúc Trường, Vũ Công Ứng yếu thế, lo sợ về kinh tự thú. Tuy nhiên khi Vũ Công Ứng đi đến tuần Đông Lan (ở khoảng đò sông Chảy, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ), nửa đêm bị giết. Con Ứng là Vũ Công Tuấn được phong Thái phó và được lập nối nghiệp cha. | 1 | null |
Vũ Công Tuấn (1640-1689) là vị chúa Bầu cuối cùng cát cứ tại Tuyên Quang trong thời kỳ Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Vũ Công Tuấn là con trai của Vũ Công Ứng.
Thời gian cai trị.
Chúa cha Vũ Công Ứng trước đó đã phản lại vua Lê chúa Trịnh, tự xưng vương. Đến năm 1669, vì có mâu thuẫn với thủ hạ là Ma Phúc Trường, Vũ Công Ứng yếu thế, lo sợ về kinh tự thú song giữa đường bị giết chết. Chúa Trịnh cho là Công Đức tuy lỗi đạo làm tôi, song nghĩ đến ông cha Công Đức có công lao to, nghĩa không thể dứt, mới lập Vũ Công Tuấn nối nghiệp, cho làm đô đốc thiêm sự, ban tước Khoan quận công, ban cấp dân lộc để giữ việc thờ cúng. Các con trai, con gái của Vũ Công Tuấn đều được vỗ về yên ủi. Còn Ma Phúc Trường bị cho là kẻ bất trung, đem giam vào ngục.
Năm 1672, nhân lúc chúa Trịnh mang đại quân đi đánh chúa Nguyễn phía nam, Vũ Công Tuấn ở Kinh sư đã trốn về Tuyên Quang đánh cướp dân châu này. Vũ Công Tuấn câu kết với dòng dõi họ Mạc là Mạc Kính Vũ, tự xưng Tiểu Giao Cương Vương và chạy sang Vân Nam nhờ nhà Thanh giúp sức. Thổ ty phủ Khai Hóa (Vân Nam) nhà Thanh nhân dịp này chiếm đất cướp dân của Đại Việt, suốt thời Hậu Lê không đòi lại được. Năm Chính Hoà 10 (1689), người Thanh bắt Vũ Công Tuấn và trao trả cho họ Trịnh, rồi bị triều đình giết tại ngã ba sông Bạch Hạc. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang, từ đó dòng dõi "Chúa Bầu" chấm dứt. Dòng dõi họ Vũ là Vũ Công Đĩnh được triều đình cho lấy tiền ngoại phụ của 7 xã để tế tự giữ hương hỏa họ Vũ. | 1 | null |
Cún con Momo (モモ缶 "Momokan") là một series manga 7 của tác giả Shirakawa Kikuno, từng được in trong tạp chí Be Love của Kōdansha và được in thành series từ năm 2005-2010. Manga đã được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tại Việt Nam trong năm 2012.
Cốt truyện.
Ken, chồng của Satoko, lo vợ mình ở nhà một mình sẽ buồn khi anh đi công tác, nên đã mang một chú cún con rất đáng yêu tên là Momo về nhà. Anh không biết rằng Satoko từng bị chó cắn nên rất sợ chó, trong khi Momo, dù chỉ là một chú chó con nhưng lại rất hay cắn bừa. Tuy vậy, sau một thời gian "tranh đấu", cuối cùng Satoko cũng quen với tính cách đỏng đảnh của chú cún, và không những thế, Momo, chú cún mang cái tên có nghĩa là "quả đào", đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình, là "đứa con" cưng của vợ chồng Ken và Satoko. Trải qua thời gian, cùng biết bao trải nghiệm thú vị cùng bố mẹ, những người thân và bạn, Momo dần trưởng thành hơn, nhưng vẫn giữ nguyên vẻ tinh nghịch láu lỉnh của một chú cún con.
Nhân vật.
Satoko
"Mẹ" của Momo. Cô là người thường xuyên ở bên chăm sóc và chơi đùa cùng Momo nhất. Dù Momo chỉ là chú cún bé nhỏ, nhưng ngay lần đầu gặp, Satoko không khỏi sợ hãi vì cô bị ám ảnh nỗi sợ bị chó cắn. Thời gian đầu khi sống cùng Momo, Satoko luôn giữ khoảng cách, dựng "chướng ngại" ngăn không cho Momo tới gần, khi phải chạm vào thì đeo găng tay. Nhưng dù có làm thế thì chú cún vẫn không ngừng tìm cách áp sát. Tiếp xúc dần dần với Momo, quan sát vẻ nghịch ngợm của chú, Satoko quen và ngày càng yêu quý chú cún nhõng nhẽo, ham chơi, tham ăn và thích được "mẹ" nựng.
Ken
"Bố" của Momo. Trước chuyến đi công tác, một đồng nghiệp ngỏ lời muốn anh nhận nuôi một chú cún vì chó nhà họ vừa sinh. Momo là một trong số những chú cún đó. Ngay lần đầu gặp mặt, Momo đã gây cho Ken ấn tượng về một chú cún nghịch ngợm sẵn sàng "cắn yêu" người lạ. Thế là Momo được nhận nuôi. Do đi công tác ngay từ đầu nên Ken có ít thời gian ở cùng Momo, nhưng rồi anh nhanh chóng chiếm được tình cảm của chú cún, đến nỗi Momo dành nhiều thời gian để chơi với "bố" hơn là với "mẹ".
Momo
Chú cún con dễ thương thuộc giống Pembroke Welsh Corgi với đôi chân ngắn ngủn và cái bụng mềm mà ai nhìn cũng muốn sờ vào. Momo là cô nàng nghịch ngợm, ham chơi: hay ngứa răng cắn hỏng đồ đạc, hoặc quậy tung nhà cửa, và khi chơi cũng hăng hái vô cùng, làm "bố mẹ" không ngơi nghỉ được chút nào, kể cả khi bị ốm; Momo là cô nàng nhõng nhẽo: lúc nào cũng thích được vuốt ve, và khi được vuốt ve rồi thì nhất quyết không rời; Momo là cô nàng ham ăn: ăn với tốc độ kinh hoàng, không biết no, sẵn sàng làm tất cả để có được đồ ăn, dù là phải trèo lên kệ bếp cao để lấy chiếc bánh thơm lừng, và không chịu nhường thức ăn cho ai; Momo là cô nàng láu lỉnh: mỗi khi gây lỗi lại dùng "mĩ cún kế" khiến "bố mẹ" phải nhượng bộ; nhưng Momo cũng là cô bé hiếu thảo: biết canh chừng cho "bố mẹ" ngủ ngon khi họ bị ốm; Momo cũng rất tình cảm: biết an ủi người thân những khi họ buồn. Vì những tính cách đó mà Momo được mọi người xung quanh, kể cả những chú chó khác yêu mến.
Jinya
Em trai của Ken, "mối tình đầu" của Momo. Momo bị cuốn hút mạnh bởi vẻ ngoài rất "ngầu" của Jinya. Mỗi khi Jinya đến nhà là Momo lại quấn quýt không rời, còn hơn cả với "bố mẹ" nữa.
Maria
"Đàn chị" của Momo, một cô chó thuộc giống French Bulldog, dù vẻ ngoài dữ dằn nhưng rất tốt bụng, biết nghĩ cho chủ. Momo lấy chị Maria làm gương để noi theo.
Sữa tươi
Cô chó thuộc giống Golden Retriever. Dù có ý muốn kết bạn nhưng lại luôn gầy phiền toái cho Momo. | 1 | null |
Triệu Vũ (chữ Hán: 趙武; ?-541 TCN), tức Triệu Văn tử (趙文子) là vị tông chủ thứ sáu của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn và là tổ tiên của quân chủ nước Triệu thời Chiến Quốc sau đó. Triệu Vũ nổi tiếng với sự tích Con côi nhà họ Triệu được ghi chép trong sử sách.
Lãnh đạo họ Triệu.
Triệu Vũ là cháu trai của Triệu Thuẫn, tông chủ thứ tư của họ Triệu, cha ông là Triệu Sóc. Nguyên Triệu Sóc lấy con gái của Tấn Thành công là Trang cơ sinh ra Triệu Vũ.
Theo ghi chép trong Sử ký-Triệu thế gia, sau khi Triệu Thuẫn qua đời, Triệu Sóc lên tập tước. Năm 597 TCN, đại phu Đồ Ngạn Giả (屠岸賈) cậy được Tấn Cảnh công trọng dụng, nói với Tấn Cảnh công việc Triệu Xuyên trước đây từng giết Tấn Linh công nên phải trị tội họ Triệu (Triệu Thuẫn tuy không tham gia giết vua nhưng quan thái sử Đổng Hồ lại chép trong sách sử:"Triệu Thuẫn thí vua là Di Cao"). Tấn Cảnh công nghe theo, bèn phong Đồ Ngạn Giả làm Tư khấu và sai mang quân diệt họ Triệu. Hàn Quyết ra sức phản đối nhưng Đồ Ngạn Giả không chịu nghe, Hàn Quyết khuyên Triệu Sóc bỏ trốn nhưng Triệu Sóc cũng không chịu, Hàn Quyết bèn xưng bệnh không vào triều. Đồ Ngạn Giả đánh họ Triệu, giết chết cả tộc họ Triệu.
Bấy giờ Trang cơ đang có mang, trốn trong cung. Môn khách của Triệu Sóc là Công tôn Xử Cữu (公孫杵臼) cùng với gia nhân Trình Anh, thương lượng việc bảo vệ cho con Triệu Sóc. Trang Cơ sinh ra con trai là Triệu Vũ, Đồ Ngạn Giả biết tin đem quân vây cung điện để bắt ông. Trình Anh bí mật lẻn vào đưa Triệu Vũ ra ngoài, Triệu Vũ không khóc nên không bị phát hiện. Nhưng Đồ Ngạn Giả biết được đuổi theo. Trong lúc nguy cấp, Trình Anh giả cách đổi Triệu Vũ với con mình đến tố giác Đồ Ngạn Giả, dẫn Ngạn Giả về chỗ của công tôn Xử Cữu. Công tôn Xữ Cữu cũng giả mắng nhiếc Trình Anh để Đồ Ngạn Giả không nghi ngờ. Sau Ngạn Giả giết công tôn Xử Cữu và con của Trình Anh. Triệu Vũ thoát nạn, được Trình Anh dung dưỡng.
Năm 583 TCN, Triệu Vũ lên 15 tuổi. Tấn Cảnh công mang bệnh. Hàn Quyết xin Tấn Cảnh công nhớ công lao của họ Triệu với nước Tấn để khôi phục họ Triệu, và cho biết Triệu thị cô nhi vẫn còn sống. Tấn Cảnh công thuận theo, phục chức cho Triệu Vũ và cho Triệu Vũ tự đi báo thù giết Đồ Ngạn Giả. Trình Anh không nhận thưởng, tự sát theo công tôn Xử Cữu.
Tuy nhiên theo ghi chép trong Tả truyện thì sau khi Triệu Thuẫn chết, em là Triệu Quát thế tập. Mẹ ông là Trang cơ tư thông với em Triệu Quát là Anh Tề, Triệu Quát đuổi Anh Tề ra nước ngoài. Năm 583 TCN, Trang cơ muốn trả thù Triệu Quát, cùng họ Loan và họ Khước tố cáo Triệu Quát và Triệu Đồng. Tấn Cảnh công bèn giết cả hai người, Hàn Quyết khuyên Tấn Cảnh công nhớ ơn Triệu Thôi và Triệu Thuẫn bảo tồn hương hoả cho họ Triệu, Cảnh công mới phong cho con Triệu Sóc, cháu Triệu Thuẫn là Triệu Vũ thế tập và trả lại đất cũ.
Chính khanh nước Tấn.
Năm 548 TCN, Trung quân Nguyên soái Phạm Mang chết, Bình công phong Triệu Vũ lên thay làm Trung quân Nguyên soái, Chính khanh nước Tấn.
Năm 547 TCN, công tử nước Ngô là Ngô Quý Trát đến nước Tấn, giao du với Triệu Vũ cùng Ngụy Thư và Hàn Khởi. Quý Trát dự đoán chính sự nước Tấn sẽ về tay 3 họ này.
Năm 546 TCN, nước Tấn và nước Sở hội thề để chấm dứt cục diện phân tranh ở Thương Khâu của nước Tống, Triệu Vũ cùng Lệnh doãn nước Sở Tử Mộc, Tống Bình công và đại phu nước Tề, Lỗ, Vệ, Trần, Sái, Trịnh, Tào, Hứa; lập ra minh ước tạm chấm dứt gần 100 năm phân tranh giữa hai đại quốc. Sau đó thuộc quốc của Tấn đến triều kiến Sở, thuộc quốc của Sở đến triều kiến Tấn. Tề và Tống là nước lớn, không cho vào số thuộc quốc, Chu và Đằng là thuộc quốc của Tề và Tống.
Qua đời.
Năm 541 TCN, Triệu Vũ lâm bệnh qua đời, thọ 57 tuổi. Con ông là Triệu Thành kế tập, tức Triệu Cảnh tử. | 1 | null |
Ghostface là biệt danh của một nhân vật hư cấu chuyên giết người hàng loạt, xuất hiện trong loạt phim kinh dị "Scream" ("Tiếng thét") được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1996 bởi đạo diễn Wes Craven. Với bộ mặt nạ quái gỡ, cùng một con dao săn Ghostface cũng được đánh giá là một trong những tên sát nhân gây ám ảnh trên màn ảnh Hoa Kỳ. Tính từ năm 1996 đến năm 2022 thì series "Scream" đã ra được 6 phần. "Scream" được Wes Craven lấy cảm hứng từ bức tranh Tiếng Thét cùng tên nổi tiếng của họa sĩ Edward Munch. Kể từ khi Scream ra mắt, mặt nạ của Ghostface cũng đã trở thành biểu tượng chính của Halloween.
Nguồn gốc và khả năng của Ghostface.
Nguồn gốc.
Ghostface là kẻ sát nhân bí ẩn xuất hiện tại thị trấn hư cấu Woodsboro thuộc bang California (Hoa Kỳ), điểm đặc trưng của Ghostface là hắn luôn mang một chiếc mặc nạ thần chết cùng với một bộ áo choàng màu đen, vũ khí chính mà Ghostface luôn đem theo trong người và sử dụng là một con dao săn nhỏ. Ghostface sẽ lên kế hoạch kỹ càng cho mục đích giết người của hắn như gọi điện hù dọa, hắn đồng thời cũng thay đổi giọng nói, để gây phân tâm cho nạn nhân rồi mới tìm cách truy giết họ. Hai câu nói thông thường của Ghostface là "What's your favorite scary movie?" (Phim kinh dị bạn yêu thích là gì?) và "Do you like scary movie?" (Bạn có thích phim kinh dị không?). Nguồn gốc của Ghostface là một kẻ đam mê phim kinh dị và hắn sẽ gọi điện hỏi những nạn nhân của hắn câu hỏi liên quan đến một bộ phim hay một nhân vật kinh dị nổi tiếng.
Đối tượng truy sát yêu thích của hắn thường là những thanh thiếu niên, học sinh trung học, và đặc biệt là cô nữ sinh tên Sidney Prescott. Ghostface cũng mang mối tư thù với Sidney và mẹ của cô. Và đó là lý do vì sao Ghostface luôn tìm mọi cách để sát hại cô.
Nhân vật Ghostface vẫn giữ nguyên trong suốt loạt phim Scream, có mũ trùm đầu màu đen và áo choàng có phần đế lởm chởm và mặt nạ cao su màu trắng giống một con ma với vẻ mặt đau khổ. Trải qua sáu phần phim "Scream", đã có đến 13 tên sát nhân mang mặt nạ Ghostface với số lượng nạn nhân là 49.
Khả năng.
Tuy ra đời sau so với những nhân vật hư cấu giết người hàng loạt trước đó như Jason Voorhees, Michael Myers, Freddy Krueger hay Leatherface nhưng Ghostface cũng được đánh giá là một trong mười kẻ sát nhân hàng loạt gây ám ảnh nhất trong các phim kinh dị Mỹ. Ghostface chỉ sử dụng thành thạo một loại vũ khí duy nhất là dao săn, dù không sở hữu sức mạnh phi thường, khả năng sử dụng nhiều vũ khí thành thạo như Michael Myers hay Jason Voorhees và hắn cũng không có khả năng bất tử nhưng bù lại Ghostface lại là mẫu sát nhân có khả năng chạy rất nhanh, ra tay tàn bạo và xuất hiện bất ngờ, hắn có thể giết người ngay giữa ban ngày, ngay trong xe lẫn trong nhà nạn nhân. Ghostface không đơn thuần chỉ có duy nhất một tên sát nhân mà đôi khi có đến nhiều tên Ghostface "hành sự" cùng một lúc. Mặc dù mỗi lần lặp lại Ghostface đều là những con người đằng sau chiếc mặt nạ, nhưng vẫn thể hiện độ bền cao như bị đâm hoặc bị bắn, ngoài ra Ghostface cũng có khả năng xuất hiện rồi biến mất ngay trước mắt nạn nhân.
Ghostface là mẫu sát nhân hàng loạt không phải vì lý do bị di chứng tâm thần như Michael Myers hay Leatherface mà hắn chỉ vì một đích cá nhân là trả thù Sydney và tìm cách giết hại cô. Ở những phân cảnh cuối trong các phần phim Scream thì "Ghostface" sẽ tự động lột mặt nạ và cho Sidney Prescott biết hắn là ai. | 1 | null |
Pseudorhina là một chi có quan hệ gần với cá nhám dẹt ("Squatina") đã bị tuyệt chủng từ kỷ Jura. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Châu Âu, Tây Nam Á, Bắc Phi và Úc.
Mô tả.
"Pseudorhina" là một chi cá mập có kích thước trung bình, cơ thể có dạng phẳng như cá đuối, vây ngực và vây bụng rất lớn, chưa có vây hậu môn, trên phần thân đuôi có 2 vây lưng nhỏ, vây đuôi cũng nhỏ. Đầu dạng tròn dẹp, có miệng ở chóp đầu hơi chúc xuống và có nhiều răng to.
"Pseudorhina" đã được chứng thực sống ở kỷ Jura, và được xếp riêng thành một chi khác với chi "Squatina" trong họ cá nhám dẹt. | 1 | null |
Tổ Ấn - Mật Hoằng (祖印 - 密弘, gọi tắt là Mật Hoằng, 1735 - 1835), là thiền sư Việt Nam, thuộc Lâm Tế tông, đời thứ 36.
Tiểu sử và đạo nghiệp.
Thiền sư Mật Hoằng là người họ Nguyễn, không rõ tên thật, húy Tổ Ấn, sinh năm Ất Mão (1735) ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Năm 1749, lúc mới 15 tuổi (tuổi ta), Mật Hoằng từ Bình Định vào tu hành ở chùa Đại Giác, thuộc huyện Phước Long, dinh Trấn Biên (nay là Cù lao Phố, thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Sau đó, Mật Hoằng đến thọ giới cụ túc với Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc ở chùa Từ Ân.
Năm Quý Tỵ (1773),uysư Mật Hoằng được cử làm Trụ trì chùa Đại Giác. Theo sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" (tập 2), thì trong thời gian chúa Nguyễn Phúc Ánh trung hưng ở Gia Định, và bắt đầu tiến ra miền Trung để tấn công Tây Sơn, chúa Nguyễn cùng hoàng gia và triều thần có thời gian tạm ngụ ở chùa Đại Giác của Sư. Vì ơn ấy, nên sau khi lên ngôi (1802) lấy hiệu là Gia Long, nhà vua đã sai người đến trùng tu chùa Đại Giác.
Năm Gia Long thứ 13 (1814), vua cho mời Thiền sư Mật Hoằng ra làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế, đồng thời thỉnh vào nội cung thuyết pháp cho Hoàng gia.
Năm 1817, vua lại cử Tăng cang Mật Hoằng đến làm trụ trì chùa Quốc Ân ở Huế. Đến đây, Sư bèn cho trùng tu lại chùa, vì đã bị hư hại nhiều khi quân Tây Sơn đánh lấy Phú Xuân.
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), Tăng cang Mật Hoằng lại lo trùng tu chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định.
Ngày mùng 1 tháng 10 năm Ất Mùi (1835), Tăng cang Mật Hoằng viên tịch tại chùa Quốc Ân (Huế) thọ 101 tuổi.
Sau đó, đồ chúng lập tháp thờ ở bên cạnh chùa. Bia tháp có ghi: "Sắc tứ Thiên Mụ tự, Trụ trì Mật Hoằng Đại lão Hòa thượng chi tháp". Long vị ở chùa Quốc Ân ghi: "Sắc tứ Thiên Mụ Trụ trì, trùng kiến Quốc Ân, Lâm Tế chánh tông, tam thập lục thế, húy Tổ Ấn, thượng Mật hạ Hoằng, Lão Hòa thượng". Chùa Long Hưng ở tỉnh Bình Dương cũng có thờ long vị của Hòa thượng Mật Hoằng.
Thiền sư Mật Hoằng có một số đệ tử nổi danh. Trong số đó có Thiền sư Tiên Huệ Tịnh Nhãn (sau được vua Nguyễn cử làm Tăng cang, Trụ trì chùa Thiên Mụ), Thiền sư Tánh Thiên Nhất Định (sau cũng được vua Minh Mạng phong chức Tăng cang chùa Giác Hoàng.
Tài liệu liên quan.
Sách "Đại Nam nhất thống chí", phần "Thừa Thiên phủ", viết về Thiền sư Mật Hoằng như sau: | 1 | null |
là một trường đại học tư thục Nhật Bản. Trường tọa lạc tại quận Kichijōji của thành phố Musashino, Tokyo, Nhật Bản. Trường đại học này được thành lập theo điều lệ trong năm 1949. Trường tiền nhiệm của trường đại học này có từ năm 1906 và được hỗ trợ bởi Koyata Iwasaki, người đứng đầu thứ tư của Mitsubishi zaibatsu. Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2, trường đại học này đã được quản lý bởi các tài trợ của Tập đoàn Mitsubishi. Tuy nhiên, sau thế chiến 2, trường đại học này độc lập từ Tập đoàn Mitsubishi thông qua việc giải thể Zaibatsu. Tuy nhiên, trường đại học Seikei vẫn có kết nối chặt chẽ với Tập đoàn Mitsubishi. Trường đại học này có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các gia đình nguồn gốc cao quý hay kinh doanh.
Ngoài lề.
•Trường Otonokizaka trong Anime Love Live School Idol Project được dựa trên hình ảnh của đại học Seikei
•Có một trường đại học khác cũng tên là Seikei ở Osaka,tuy nhiên cả hai trường không có liên quan gì với nhau | 1 | null |
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, M2 là xe tăng hạng nhẹ tham chiến với Lục quân Hoa Kỳ, thuộc tiểu đoàn tăng 1 trên đảo Guadalcanal vào năm 1942, phục vụ trong các tiểu đoàn tăng trong chiến tranh Thái Bình Dương và chỉ có Mỹ sử dụng chiến đấu trong chiến tranh. Tuy nhiên, người ta tin rằng "M2A4" còn phục vụ ở Miến Điện và Ấn Độ. "M2A4" là tiền thân của xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart.
Lịch sử phát triển.
"M2" đã được phát triển vào năm 1935 bởi Rock Island Arsenal và được lấy cảm hứng từ thiết kế đến từ trước đó T1 và T2 Vickers 6-tấn nổi tiếng. Vũ khí chính của nó là một khẩu súng máy cỡ nòng 0,50 inch, được đặt bên trong một tháp pháo nhỏ một người ngồi. Sau khi chỉ có 10 đơn vị được giao, bộ binh đã quyết định thay đổi thành một đôi tháp pháo, với một khẩu súng máy 0,30 caliber trên tháp pháo thứ hai. Xe tăng với những tháp pháo đôi đầu tiên được đặt biệt danh là "Mae West". Bố trí hai tháp pháo không hiệu quả, nhưng là một tính năng phổ biến trong những năm 1930 của xe tăng hạng nhẹ, có nguồn gốc từ các xe tăng Vickers của Anh, hay tăng T-26 của Liên Xô và tăng 7TP của Ba Lan.
Sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha, hầu hết quân đội, bao gồm cả quân đội Mỹ, nhận ra rằng họ cần trang bị vũ khí chính cho xe tăng là một khẩu pháo chứ không phải chỉ là súng máy. Kỵ binh đã chọn một tháp pháo lớn hơn, gần giống xe M1. Năm 1940, súng máy đôi đã được thay thế bởi một tháp pháo lớn hơn với một khẩu pháo 37 mm, và bọc giáp đạt 25 mm. Nâng cấp khác bao gồm hệ thống treo cải tiến, bộ truyền động được cải thiện, và làm mát động cơ tốt hơn.
Quân đội Pháp, được đánh giá cao bởi quân đội Mỹ, được coi là có quân đội tốt nhất và hiện đại nhất ở châu Âu. Vũ khí của quân Pháp, trong nhiều trường hợp, có công nghệ tiên tiến hơn so với công nghệ xe tăng của Đức. Xe tăng Pháp đã có súng và giáp bảo vệ tốt hơn.
Năm 1938, OCM chỉ đạo vài sửa đổi với áo giáp nặng và vũ khí để đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Binh Hoa Kỳ. Chiếc xe này, sau khi chuyển đổi, đã được tái chỉ định là M2A4. Xe tăng hạng nhẹ mới được trang bị với một pháo 37 M5 mm, giáp dày 1 inch (25,4 mm), và một động cơ xăng 7 xi lanh. Sản xuất M2A4 bắt đầu từ tháng 5 năm 1940, và tiếp tục cho đến tháng 3 năm 1941, có thêm 10 M2A4s đã được lắp ráp vào tháng 4 năm 1942, nâng tổng sản lượng của M2A4 lên 375 xe. | 1 | null |
Đảo chắn Bắc Frisia (, tạm dịch: "các bãi cát phía ngoài thuộc Bắc Frisia") là một nhóm gồm ba bãi cát cạn nước trong biển Wadden (đông nam biển Bắc).
Địa lý.
Đảo chắn Bắc Frisia gồm ba bãi cát trên thủy triều với tên gọi là Japsand, Norderoogsand và Süderoogsand. Ba bãi này nằm về phía tây Halligen - một nhóm các "đảo" thấp thường bị ngập bởi thủy triều - trong phần biển Wadden thuộc Cộng hòa Liên bang Đức.
Đảo chắn Bắc Frisia hiện vẫn không ngừng dịch dần về phía đông. Trong gần năm mươi năm tính từ năm 1947, diện tích của cả ba bãi cát đều có sự gia tăng dù ở các mức độ rất khác nhau. Các bãi cát đã mất đi 43,5 triệu m² cát ở mặt phía tây trong khi bồi thêm 32,4 triệu m² ở mặt phía đông. Japsand là bãi cát trẻ nhất và nhỏ nhất nhưng đang phát triển và bồi tụ về phía đông nhanh nhất.
Sinh thái.
Ba bãi cát hầu như chưa bị con người xâm hại này đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái, giúp chắn sóng và bảo vệ các bãi lầy triều và đảo phía đông. Vào mùa hè, gió thổi cát thành từng đụn có thể cao đến vài mét. Có một số loài thực vật tạm thời phát triển tại đây như thực vật thuộc chi "Elytrigia". Các loài chim di trú cũng đến đây nghỉ ngơi. Ba bãi cát này thuộc vùng lõi của khu bảo tồn mang tên Vườn quốc gia biển Wadden Schleswig-Holstein.
Hoạt động của con người.
Năm 1985, người ta xây dựng một ngọn đèn biển cao 19 m và hoạt động nhờ năng lượng mặt trời trên Süderoogsand. Tuy nhiên, Nordfriesische Außensände không phải là lãnh thổ hay khu chưa hợp nhất của Đức. Tên của các bãi cát này không xuất hiện trong thống kê sử dụng đất của bang Schleswig-Holstein và của Cộng hoà Liên bang Đức. | 1 | null |
Mitsukurina owstoni là một loài cá mập biển sâu, loài còn sống duy nhất trong họ Mitsukurinidae. Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí, trong khi cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, thì nó còn có một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay. Ngoài ra, chúng có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Khi bộ hàm co lại, trông chúng khá giống với loài cá nhám xám hồng ("Carcharias taurus") nhưng có thêm cái sừng dài.
Loài này được tìm thấy ở vùng biển sâu, rất sâu nơi mà ánh nắng mặt trời khó có thể chạm tới (độ sâu khoảng 200m). Chúng có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, từ Úc ở Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương. Chúng được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản, nơi mà các loài được phát hiện lần đầu tiên nhờ vào khoa học hiện đại.
Đây là loài cá mập ăn một loạt các sinh vật vùng nước sâu. Trong số con mồi của chúng thì chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển. Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết đến do con người bắt gặp chúng là rất hiếm và chúng không có mối đe dọa nào đối với con người. Tuy rất hiếm nhưng chúng cũng không thật sự bị đe doạ tuyệt chủng, vì thế không được xếp vào những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của IUCN.
Phân bố và môi trường sống.
Đây là loài cá sống ở tầng nước sâu, thường được tìm thấy gần đáy biển, ở độ sâu khoảng 250 m. Mẫu vật sâu nhất từng bắt được tại độ sâu 1.300 m.
Hầu hết cá mập yêu tinh bắt được ở Nhật Bản, đặc biệt là ở khu vực giữa vịnh Tosa và bán đảo Boso. Phạm vi phân bố của loài này ở Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm vùng biển ngoài khơi Nam Phi, ngoài khơi bờ biển của Úc New Zealand và California.
Ở Đại Tây Dương, người ta bắt gặp chúng ngoài khơi bờ biển Guiana (thuộc Pháp), vịnh Mexico, phía đông vịnh Biscay, ngoài khơi bờ biển Madeira và vùng bờ biển Bồ Đào Nha, bắc Tây Ban Nha.
Hiện nay có khoảng 45 mẫu vật của cá mập yêu tinh được biết đến trên thế giới.
Mô tả.
Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1 m (7,9 ft 10) và con cái là từ 3,1 - 3,5 m (10–11 ft). Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới 3,9 m (13 ft) và nặng 210 kg (£ 460). Cơ thể của cá mập yêu tinh nói chung tương đối thấp và tròn, với vây hậu môn và vây bụng lớn hơn so với vây lưng. Trong khi đó, vây đuôi của chúng tương tự như loài cá nhám thu, với thùy trên dài hơn so với thùy dưới. Ngoài ra, đuôi cá mập yêu tinh thiếu một vây thùy bụng.
Đây là loài cá mập duy nhất có cơ thể màu hồng, chính là do các mạch máu trong suốt bên dưới da trong khi vây có màu xanh. Cá mập yêu tinh thiếu một màng mắt. Các răng cửa dài, trong khi các răng phía sau được điều chỉnh để phù hợp với việc nghiền thức ăn.
Cá mập yêu tinh có 25% trọng lượng cơ thể của loài cá mập này là gan, tương tự như cá mập sân phơi ("Cetorhinus maximus") và cá mập thằn lằn, giúp chúng nổi được bởi chúng cũng thiếu một bàng quang bơi.
Sinh học.
Cá mập yêu tinh săn mồi bằng cách cảm nhận sự hiện diện của con mồi nhờ các bộ phận cảm ứng điện trên cái sừng hình bay và mõm bởi môi trường sống của chúng là những nơi thiếu ánh sáng. Khi một con cá mập tìm thấy con mồi, nó đột ngột nhô hàm của nó ra, trong khi đó chúng sử dụng cơ lưỡi giống như để hút con mồi vào.
Thức ăn của chúng là các sinh vật biển sâu như cá hồng bụng đen ("Helicolenus dactylopterus"), mực ống và động vật giáp xác.
Do môi trường sống nên cá mập yêu tinh gần như không có kẻ thù ăn thịt nào. Những loài "gần gũi" nhất với chúng chỉ có các loài ký sinh trùng bao gồm sán dây ("Litobothrium amsichensis" và "Marsupiobothrium gobelinus").
Sinh sản.
Quá trình giao phối cũng như thời gian sinh sản của cá mập yêu tinh gần như không được biết đến bởi người ta chưa bao giờ bắt được một con cá mập cái mang thai nào. Chúng được người ta giả định là loài thụ tinh trong, trứng trưởng thành và nở bên trong cơ thể con cái trước khi những con cá mập con được đẻ.
Mối quan hệ với con người.
Năm 2004, cá mập yêu tinh được IUCN phân vào loài ít quan tâm nhưng trên thực tế chúng lại là loài được " quan tâm nhất " bởi hình dáng kỳ dị ít được biết đến. Lý do là dù cá mập yêu tinh bắt gặp tương đối hiếm trong tự nhiên nhưng nó là loài phân bố trên toàn thế giới, kết hợp với thực tế rằng nó không thường xuyên bị đánh bắt trong quá trình khai thác thủy sản, đảm bảo rằng loài này không có nguy cơ tuyệt chủng. IUCN mô tả các mối đe dọa lớn đối với chúng chỉ là việc đánh bắt một cách vô ý, ô nhiễm nguồn nước ở mức độ thấp, vì vậy mục đích bảo tồn loài này cũng không cụ thể.
Cá mập yêu tinh thường được bắt gặp trong quá trình đánh bắt các loài hải sản biển sâu khác bởi những chiếc lưới hoặc cần câu dài. Một vài nhà sưu tầm xương quai hàm cá mập yêu tinh có nhu cầu săn những con cá này nên giá của những bộ hàm cá mập yêu tinh dao động từ 1500$ đến 4000$.
Con yêu tinh đầu tiên bị bắt bởi một ngư dân người Nhật Bản tại ngoài khơi bờ biển Yokohama, Nhật Bản vào năm 1897. Mẫu này sau đó được xác định là một con cá mập đực có chiều dài 3,5 ft.
Năm 1985, một con cá mập yêu tinh được phát hiện tại vùng biển ngoài khơi phía đông Australia. Một số mẫu vật bị bắt trong vùng biển lân cận New South Wales và Tasmania và hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Australia. Một mẫu vật dài 4 mét đã bị bắt trong vùng biển ngoài khơi Tasmania vào năm 2004 và đã được đưa vào bộ sưu tập cá quốc gia ở Hobart. Còn tại New Zealand, một con cá mập yêu tinh cũng đã được đánh bắt vào năm 1988.
Trong năm 2003, hơn 100 con cá mập yêu tinh đã bị bắt ngoài khơi bờ biển phía Tây bắc của Đài Loan. Những con cá mập này bắt được sau một thời gian ngắn tại khu vực có trận động đất xảy ra.
Một cá mập yêu tinh được bắt bởi trường Đại học Tokai của Nhật Bản, mẫu vật đó đã chết sau một tuần. [ 13 ]
Ngày 25 tháng 1 năm 2007, một con cá mập dài 1,3 m đã bị bắt sống ở vịnh Tokyo ở vùng nước sâu từ 150 – 200 m (500 – 650 ft). Nó đã được đưa đến công viên cuộc sống biển Tokyo để thả trong một hồ cá, nhưng đã bị chết hai ngày sau đó.
Tháng 4 năm 2007, một số con cá mập yêu tinh đã được nhìn thấy bơi trong vùng nước nông tại vùng biển Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên người ta thấy cá mập yêu tinh bơi lội ở vùng nước nông.
Trong tháng 8 năm 2008, một con cá mập yêu tinh sống được quay trong tự nhiên trên kênh truyền hình NHK (chương trình "NHK Tokushuu" ngày 31 tháng 8). Trong quá trình quay phim, con cá mập nhỏ có chiều dài 1,3 mét cắn vào tay một người thợ lặn, nhưng hành động này chỉ nhằm chứng tỏ chuyển động cơ hàm của chúng và cơ bản hiện nay chúng vẫn được công nhận là loài không đe dọa tới con người. | 1 | null |
Anthony James "Tony" Lucca (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1976 ở Pontiac, Michigan), là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, và đôi khi nam diễn viên người Mỹ. Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất khi bắt đầu sự nghiệp của mình với "Mickey Mouse Club". Sau Mickey Mouse Club, Lucca đến LA làm diễn viên trong thời gian ngắn, sau đó trở thành một nhạc sĩ toàn thời gian, phát hành hơn bảy album studio và năm EP. Ông là một nghệ sĩ lưu diễn liên tục và đã lưu diễn với vô số tiết mục, bao gồm cả * NSYNC, Marc Anthony, Josh Hoge, Sara Bareilles,Sara Bareilles, Chris Whitley quá cố, Matt Duke và Tyrone Wells. Ông là người thứ hai á quân mùa thứ hai của chương trình truyền hình thực tế tài năng, "The Voice".
Tiểu sử.
Lucca sinh ra ở Pontiac, Michigan, con trai của Sally và Tony Lucca. Lucca là người gốc Anh, Pháp, Wales, Ý. Lucca lớn lên xung quanh một gia đình âm nhạc lớn, và mẹ của ông Sally là người con thứ mười trong mười hai con của nhạc công chơi đài piano jazz Detroit James "Jimmy" Stevenson
Lucca lớn lên ở Waterford, Michigan và bắt đầu ca hát từ khi 3 tuổi và làm người mẫu trẻ em lúc lên 9 tuổi. Khi ông 12 tuổi, ông bắt đầu chơi ở các ban nhạc khu vực Detroit với người anh em họ của mình, Cole Garlak.
Khi Lucca 14 tuổi, ông đã đi đến Detroit để thử giọng cho phim "Newsies" của Disney, chỉ để tìm ra rằng buổi thử giọng cho "Mickey Mouse Club". Được khuyến khích bởi em gái của mình, ông đã thử giọng cho chương trình và đã được chọn cho callbacks ở Los Angeles. Tại Los Angeles, anh đã được chọn cùng với 8 đứa trẻ khác tham gia dàn diễn viên cho mùa thứ tư của chương trình. Lucca chuyển đến Orlando, Florida với mẹ của mình và sống trong một căn hộ với castmates khác và đi trở lại Michigan giữa các mùa Anh vẫn ở lại với sô diễn cho bốn mùa cho đến khi được cho đi trong mùa thứ bảy khi chương trình đã bị hủy bỏ. | 1 | null |
DoubleTap là loại súng ngắn nhỏ hai nòng dùng cho việc tự tự vệ được chế tạo bởi công ty DoubleTap Defense, LLC. Tên của nó được đặt vì hai nòng của nó. Loại súng này ban đầu do Heizer Defense chế tạo nhưng sau đó DoubleTap Defense muốn tìm một đối tác mới để chế tạo và Azimuth Technology đã được giao việc tiếp tục chế tạo loại súng này.
Thiết kế.
Súng sử dụng cơ chế hoạt động kép, với hai nòng, mỗi nòng một viên đạn. Khi bóp cò thì một nòng sẽ bắn trước sau đó nòng còn lại sẽ khai hỏa khi bóp cò lần thứ hai. Cả hai nòng sẽ không hai hỏa cùng một lúc khi bóp cò. Tay cầm của súng rỗng nên có thể đặt hai viên đạn dự trữ vào khi cần có thể lấy ra dùng.
Súng không có điểm ruồi. Vật liệu chế tạo có thể được làm bằng titan hay nhôm. Thiết kế được giảm tối đa các góc cạnh để có thể rút ra được nhanh hơn. | 1 | null |
Sinh trưởng học là một ngành của sinh học tập trung nghiên cứu những quá trình chuyển hoá và tương tác giữa các nhóm tế bào khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật đa bào. Ngày nay, sinh học phát triển tập trung nghiên cứu các hoạt động sinh hoá, di truyền liên quan đến quá trình sinh trưởng tế bào, biệt hoá tế bào ("cellular differentiation"), và tạo hình cơ thể ("morphogenesis"), hay là quá trình tạo ra các mô, cơ quan, hệ cơ quan, tái sinh và lão hoá. Nghiên cứu trong ngành sinh trưởng học thường dựa trên các động vật mô hình hay còn gọi là các mẫu động vật. | 1 | null |
Động vật mô hình là các loài vật ngoài con người dùng trong các ngành nghiên cứu liên quan đến sinh học, với mục đích chính là các phát hiện dựa trên các mô hình này có thể dùng làm nền tảng cho các loài khác, và con người.
Hiện nay, ruồi giấm thường (drosophila melanogaster), vi khuẩn E.coli, hoa Arabidopsis thaliana, nấm Saccharomyces cerevisiae, chuột bạch là các mô hình thông dụng nhất. | 1 | null |
Heckler & Koch HK21 là loại súng súng máy đa chức năng do công ty vũ khí Heckler & Koch tại Đức phát triển vào năm 1961 khi mà công ty đã sản xuất được 1/3 hợp đồng chế tạo Heckler & Koch G3 đầu tiên của mình. Vào thời điểm đó nhà đầu tư Heckler & Koch quyết định phát triển một loại súng máy đa chức năng dựa trên loại súng mới đang được chế tạo để việc chế tạo và bảo trì được thuận lợi và dễ dàng nhất có thể cũng như tiết kiệm thời gian thiết kế. Tên của loại súng mới được đặc là HK21 và nó có cơ chế hoạt động giống như G3. Loại súng này đã được mua để đưa vào sử dụng trong lực lượng quân đội của nhiều nước tại châu Á, châu Phi cũng như châu Mỹ La Tinh và cũng được mua bản quyền để sản xuất như tại Bồ Đào Nha và México. Loại súng này được đánh giá là vũ khí tự động gần như lý tưởng cho việc tác chiến theo nhóm với các đặc điểm như linh hoạt, tương đối nhẹ và có thể sử dụng bởi chỉ một người.
Thiết kế.
Heckler & Koch HK21 sử dụng cơ chế blowback có con quay hãm và bắn với bolt đóng. Bolt được thiết kế để tránh việc bị dội ngược trở lại khi kết thúc chu kỳ nạp đạn vào nòng. Hệ thống khóa hãm của súng gồm hai con lăn được giữ bằng lò xo ấn chắt vào hai rãnh khắc dốc trong thân súng, khi bắn lực ấn sẽ giữ hai con lăn này đứng yên trong một thời gian ngắn lúc áp lực trong nòng rất cao sau đó khi áp lực từ viên đạn tích đủ mạnh nó sẽ đẩy hai con lăn này lùi về sau để tiến hành chu kỳ nạp đạn chống lại lực ấn của lò xo, khi bolt tích đủ động lực để di chuyển thì cũng là lúc áp lực trong nòng đã được giảm xuống mức an toàn. Sau khi chu kỳ nạp đạn hoàn tất hai con lăn này lại được lò xo đẩy trở lại theo dốc rãnh ấn chặt vào khe. Vì hệ thống này không có bộ phận hỗ trợ việc kéo vỏ đạn mà chỉ dựa vào phản lực do thuốc đạn tạo ra ra nên khoang chứa đạn được khắc rãnh để giảm ma sát giúp vỏ đạn di chuyển dễ dàng hơn.
Không giống như các loại súng náy khác của phương Tây cùng thời, súng có nòng súng nằm phía dưới nên việc nạp đạn bị xem là hơi mất công khi dùng dây đạn. Nhưng nó sử dụng bộ phận nạp đạn dạng khối có thể tháo ráp nhanh chóng với việc gắn hay tháo đinh gim để thay khối từ dạng nạp đạn bằng hộp đạn sang dạng sử dụng dây đạn. Nếu sử dụng hộp đạn, HK21 có thể dùng các hộp đạn tiêu chuẩn của dòng súng trường HK cho đến các hộp đạn tròn hai rãnh được thiết kế cho súng. Còn với dây đạn thì súng có thể sử dụng dây dạn nối hay không nối, với dây đạn không nối thì cách duy nhất có thể tháo nó ra là kéo cả dây qua súng còn với dây nối thì có thể tháo ra từng phần. Dây đạn chỉ có thể nạp vào từ phía trái súng. Nút kéo lên đạn nằm phía trên nòng súng bên trái súng và có thể gấp lên phía trước khi không dùng để tiện cho việc di chuyển cũng như nó sẽ không chuyển động khi bắn.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thướng ngắm. Nút chọn chế độ bắn dạng đòn bẩy nằm ở phía trái súng với hai chế độ từng viên và tự động, sau này thêm một chế độ bắn ba viên. Báng súng được làm bằng nhựa và có thể gắn thêm chân chống chữ V có thể gấp lại khi không dùng. Nếu cần tác chiến khi cầm và di chuyển thì một tay cầm chữ I có thể gắn vào. Súng cũng có thể gắn trên các bệ chống ba chân hay trên các phương tiện cơ giới tùy vào nhiệm vụ mà nó được sử dụng. | 1 | null |
Kỳ giông Mexico hay khủng long sáu sừng (tiếng Anh: Axolotl) ("Ambystoma mexicanum") là một loài kỳ giông lưu giữ các đặc điểm có được khi còn non đến giai đoạn trưởng thành có họ hàng với kỳ giông hổ. Loài này ban đầu được tìm thấy ở một số hồ, chẳng hạn như Hồ Xochimilco bên dưới Thành phố Mexico. Kỳ giông Mexico khác thường so với các loài lưỡng cư khác ở chỗ chúng đạt đến tuổi trưởng thành mà không trải qua quá trình biến thái. Thay vì phát triển phổi và lên cạn sống, con trưởng thành vẫn sống dưới nước và có mang.
Không nên nhầm lẫn kỳ giông Mexico với giai đoạn ấu trùng của các loài kỳ giông hổ có họ hàng gần với chúng ("A. tigrinum" và "A. mavortium"), phổ biến ở phần lớn Bắc Mỹ và đôi khi cũng lưu giữ các đặc điểm có được khi còn non đến giai đoạn trưởng thành. Cũng không nên nhầm lẫn chúng với cún bùn ("Necturus" spp.), những loài kỳ giông sống dưới nước hoàn toàn không có họ hàng gần với loài kỳ giông Mexico nhưng có bề ngoài giống nhau.
, kỳ giông Mexico hoang dã đã sắp tuyệt chủng do quá trình đô thị hóa ở Thành phố Mexico và hậu quả do ô nhiễm nguồn nước, cũng như sự du nhập của các loài xâm lấn như cá rô phi và cá rô. Chúng hiện được CITES đánh giá là loài nguy cấp và IUCN là loài cực kỳ nguy cấp trong tự nhiên với số lượng ngày càng giảm. Kỳ giông Mexico được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học do khả năng tái tạo các chi. Kỳ giông Mexico cũng được bán làm thực phẩm ở các chợ Mexico và là một nguồn thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Aztec.
Các cuộc khảo sát vào năm 1998, 2003 và 2008 đã tìm thấy lần lượt 6.000, 1.000 và 100 kỳ giông Mexico trên một km vuông trong môi trường sống ở Hồ Xochimilco của nó. Tuy nhiên, một cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tháng vào năm 2013 đã không tìm thấy cá thể nào còn sống sót trong tự nhiên. Chỉ một tháng sau, hai con hoang dã được phát hiện trong mạng lưới kênh dẫn từ Xochimilco. Thành phố đang nghiên cứu bảo tồn kỳ giông Mexico bằng cách xây dựng các "nơi trú ẩn cho kỳ giông Mexico" và bảo tồn các môi trường sống còn lại và tiềm năng cho loài kỳ giông này.
Mô tả.
Một con kỳ giông Mexico trưởng thành về mặt tình dục, ở độ tuổi 18-24 tháng, có chiều dài từ 15 đến 45 cm, tuổi thọ trung bình từ 12-15 năm , mặc dù kích thước gần 23 cm là phổ biến nhất và lớn hơn 30 cm là hiếm. Kỳ giông Mexico sở hữu những đặc điểm điển hình của ấu trùng kỳ giông, bao gồm mang ngoài và vây đuôi kéo dài từ sau đầu đến lỗ thông hơi.
Đầu của chúng rộng và đôi mắt của chúng không có mí. Các chi của chúng kém phát triển và có các ngón dài và mỏng. Con đực được xác định bằng các rảnh phồng lên với các nhú gai, trong khi con cái đáng chú ý với cơ thể rộng hơn chứa đầy trứng. Ba cặp cuống mang bên ngoài bắt nguồn từ phía sau đầu của chúng và được sử dụng để di chuyển nước có oxy. Các rãnh mang bên ngoài được lót bằng các sợi tơ để tăng diện tích bề mặt trao đổi khí. Bốn khe mang được lót bằng các rãnh mang được giấu bên dưới các khe mang bên ngoài.
Kỳ giông Mexico hầu như không có răng tiền đình, nếu có sẽ phát triển trong quá trình biến thái. Phương thức kiếm ăn chủ yếu là bằng cách hút, trong đó những chiếc cào của chúng khóa vào nhau để đóng các khe mang. Mang bên ngoài được sử dụng để hô hấp, mặc dù việc lên bề mặt để hớp khí cũng có thể được sử dụng để cung cấp oxy cho phổi của chúng.
Kỳ giông Mexico có bốn gen sắc tố; khi bị đột biến chúng tạo ra các biến thể màu sắc khác nhau. Màu bình thường của các con hoang dã là màu nâu/rám nắng với những đốm vàng và màu ô liu. Bốn màu đột biến là bạch thể (hồng nhạt với mắt đen), bạch tạng (vàng với mắt vàng), axanthic (xám với mắt đen) và melanoid (tất cả đều đen không có lốm đốm vàng hoặc tông màu ô liu). Ngoài ra, có sự khác biệt lớn về kích thước, tần suất và cường độ của đốm vàng và ít nhất một biến thể phát triển hình dạng tròn màu đen và trắng khi trưởng thành. Do các nhà lai tạo vật nuôi thường xuyên lai tạp các màu khác nhau nên các con là đột biến lặn kép rất phổ biến trong buôn bán vật nuôi, đặc biệt là các con có màu trắng/hồng với mắt hồng là đột biến đồng hợp tử kép cho cả tính trạng bạch tạng và bạch thể. Kỳ giông Mexico cũng có một số khả năng hạn chế trong việc thay đổi màu sắc của chúng để ngụy trang tốt hơn bằng cách thay đổi kích thước và độ dày tương đối của tế bào sắc tố đen/nâu.
Môi trường sống và sinh thái.
Kỳ giông Mexico chỉ đặc hữu ở Hồ Xochimilco và Hồ Chalco ở Thung lũng Mexico. Hồ Chalco không còn tồn tại, đã được rút nước như một biện pháp kiểm soát lũ lụt, và Hồ Xochimilco vẫn là dấu tích của hồ trước đây, chủ yếu tồn tại dưới dạng kênh rạch. Nhiệt độ nước ở Xochimilco hiếm khi tăng trên 20 °C, mặc dù nó có thể giảm xuống 6 đến 7 °C vào mùa đông, và có lẽ thấp hơn.
Quần thể hoang dã đã bị áp lực nặng nề bởi sự phát triển của Thành phố Mexico. Kỳ giông Mexico hiện đang nằm trong Danh sách Đỏ hàng năm của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế về các loài bị đe dọa. Các loài cá không phải bản địa, chẳng hạn như cá rô phi châu Phi và cá chép châu Á, gần đây cũng đã được đưa vào vùng nước này. Những con cá mới này đã và đang ăn những con non của kỳ giông Mexico, cũng như nguồn thức ăn chính của chúng.
Kỳ giông Mexico là thành viên của kỳ giông hổ, hay "Ambystoma tigrinum", phức hợp loài, cùng với tất cả các loài "Ambystoma" Mexico khác. Môi trường sống của chúng giống như của hầu hết các loài giữ các đặc điểm có được khi còn non đến giai đoạn trưởng thành - một vùng nước có độ cao lớn được bao quanh bởi môi trường trên cạn đầy rủi ro. Những điều kiện này được cho là thuận lợi cho đặc điểm trên. Tuy nhiên, một quần thể kỳ nhông hổ Mexico trên cạn chiếm giữ và sinh sản trong môi trường sống của loài kỳ giông Mexico.
Kỳ giông Mexico là loài ăn thịt, ăn những con mồi nhỏ như giun, côn trùng và cá nhỏ trong tự nhiên. Kỳ giông Mexico định vị thức ăn bằng mùi và sẽ "búng" vào bất kỳ bữa ăn tiềm năng nào, hút thức ăn vào dạ dày của chúng bằng lực chân không.
Chăm sóc nuôi nhốt.
Kỳ giông Mexico là một loại thú nuôi độc lạ phổ biến giống như họ hàng của nó, kỳ giông hổ ("Ambystoma tigerinum"). Đối với tất cả các sinh vật ưa nhiệt, nhiệt độ thấp hơn dẫn đến trao đổi chất chậm hơn và giảm cảm giác thèm ăn rất có hại cho sức khỏe của nó. Nhiệt độ khoảng 16 °C đến 18 °C được đề xuất cho các kỳ giông Mexico sống trong điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo chúng tiếp thu đủ lượng thức ăn; sự căng thẳng do tiếp xúc với nhiệt độ thấp hơn một ngày có thể nhanh chóng dẫn đến bệnh tật và tử vong, và nhiệt độ cao hơn 24 °C có thể dẫn đến tăng tỷ lệ trao đổi chất, cũng gây ra căng thẳng và cuối cùng là tử vong. Kỳ giông Mexico ưa sống trong bể có dòng nước chảy yếu hay tĩnh lặng, dòng nước quá mạnh và tạo ra quá nhiều bong bóng cũng sẽ làm chúng bị căng thẳng. Clo, thường được thêm vào nước máy, có hại cho kỳ giông Mexico. Một con kỳ giông Mexico thường cần một bể 40 lít với độ sâu nước ít nhất là 15 cm. Kỳ giông Mexico dành phần lớn thời gian ở dưới đáy bể.
Muối, chẳng hạn như dung dịch Holtfreter, thường được thêm vào nước để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trong điều kiện nuôi nhốt, kỳ giông Mexico ăn nhiều loại thức ăn có sẵn, bao gồm các loại thức ăn viên làm từ cá hồi và cá hồi chấm, giun máu đông lạnh hoặc sống, giun đất, trùn chỉ và sâu sáp. Kỳ giông Mexico cũng có thể ăn các loài cá nhỏ, nhưng cần nên cẩn thận vì cá có thể chứa ký sinh trùng.
Chất rải dưới nền bể (cát, sỏi, đá, v.v) là một yếu tố quan trọng khác đối với việc nuôi kỳ giông Mexico, vì kỳ giông Mexico (giống như các loài lưỡng cư và bò sát khác) có xu hướng ăn chất rải dưới nền bể cùng với thức ăn và thường dễ bị tắc nghẽn đường tiêu hóa khi nuốt phải dị vật. Một số chất nền phổ biến được sử dụng cho chuồng nuôi động vật có thể gây hại cho động vật lưỡng cư và bò sát. Nếu sử dụng sỏi (phổ biến trong bể cá), nên bao gồm các hạt mịn có kích thước đủ nhỏ để đi qua đường tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn nhất, nên sử dụng cát sông mịn để nếu chúng có nuốt phải cũng sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hơn thế nữa, chúng cũng có cái gì đó để bám vào khi đi lại dưới đáy bể. Một hướng dẫn chăm sóc kỳ giông Mexico cho các phòng thí nghiệm lưu ý rằng các vật cản trong ruột là nguyên nhân phổ biến gây tử vong và khuyến cáo rằng không nên cung cấp các vật dụng có đường kính dưới 3 cm cho loài động vật này.
Có một số bằng chứng cho thấy kỳ giông Mexico có thể tìm kiếm sỏi có kích thước thích hợp để sử dụng làm thuốc tiêu hóa dựa trên các thí nghiệm được thực hiện tại thuộc địa kỳ giông Mexico của Đại học Manitoba. | 1 | null |
Triệu Vô Tuất (chữ Hán: 赵毋卹; ?-425 TCN), tức Triệu Tương tử (赵襄子) là vị tông chủ thứ 9 của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu và là tổ tiên của nước Triệu sau này. Trong thời gian Triệu Vô Tuất cầm quyền, họ Triệu đã cùng hai họ Hàn, Ngụy tiêu diệt họ Trí, lập ra cục diện Ba nhà chia Tấn và dẫn đến việc thành lập của ba nước Hàn, Ngụy, Triệu sau này.
Lãnh đạo họ Triệu.
Triệu Vô Tuất là con thứ của Triệu Ưởng, tức Triệu Giản tử, tông chủ thứ 8 của họ Triệu, do thứ thiếp sinh ra, do vậy ban đầu ông không được lập làm đích tử. Tuy nhiên Triệu Vô Tuất siêng năng chăm chỉ, được các chư thần ủng hộ. Gia thần Tử Khanh khuyên Triệu Ưởng lập Vô Tuất làm đích tử nối ngôi. Bấy giờ Triệu Ưởng khảo tra các con, Triệu Vô Tuất tỏ ra vượt trội hơn hẳn anh là Triệu Bá Lỗ, vì thế Triệu Ưởng bắt đầu chú ý đến ông.
Khi Vô Tuất đến tuổi trưởng thành, Triệu Ưởng lại khảo tra một lần nữa. Vô Tuất ứng đối rất trôi chảy. Triệu Ưởng cảm phục, lập tức phế Bá Lỗ lập Vô Tuất làm con đích.
Năm 476 TCN (Sử ký ghi 458 TCN), Triệu Ưởng bị bệnh nặng, gọi Triệu Vô Tuất đến căn dặn: "Ngày sau có sự nguy biến thì nên lánh vào Tấn Dương". Sau khi Triệu Ưởng chết, Vô Tuất lên kế tập tức Triệu Tương tử.
Diệt nước Đại.
Chị của Triệu Vô Tuất là phu nhân của vua nước Đại, có quan hệ thân thích với họ Triệu. Năm 458 TCN, Triệu Vô Tuất muốn đánh nước Đại nên đã tới Hạ Ốc Sơn (nay ở đông bắc tỉnh Sơn Tây), mời vua Đại đến dự tiệc, vua Đại đồng ý. Vô Tuất đã sắp đặt bẫy mai phục, khi vua Đại đến thì trút rượu cho say, nhân đó giết chết vua Đại và các quan đi theo. Sau đó ông đem quân phạt Đại, chiếm toàn nước Đại, sáp nhập nước này lãnh thổ Triệu thị. Chị của Tương tử than khóc, kêu trời, rút trâm cài tóc ra tự sát.
Phế vua Tấn.
Kể từ khi Triệu Ưởng qua đời, ngôi chính khanh nước Tấn thuộc về tông chủ họ Trí là Tuân Dao (tức Trí Bá Dao). Tuân Dao lấn át Tấn Xuất công, bỏ tước tử tự xưng bá. Năm 458 TCN, bốn họ Trí, Hàn, Ngụy, Triệu tự ý lấy đất cũ của họ Phạm và họ Trung Hàng chia nhau làm ấp phong, không cần lệnh của Tấn Xuất công. Tấn Xuất công bất bình, liên lạc với nước Tề và nước Lỗ cầu viện để tấn công 4 nhà. Tuy nhiên, ngay tại Tề và Lỗ, thực quyền cũng ở trong tay họ Điền và Tam Hoàn nên họ chỉ củng cố quyền lực mà không muốn giúp vua Tấn.
Năm 452 TCN, Triệu Vô Tuất liên hợp với ba họ còn lại khởi binh chống lại Tấn Xuất công. Tấn Xuất công không chống nổi, phải bỏ chạy sang nước Tề. Tuy nhiên khi chưa đi tới nơi thì mất giữa đường. Trí Bá lập chắt Tấn Chiêu công là Tấn Ai công nối ngôi.
Xung đột với Trí Bá.
Sau khi nắm chức chính khanh, Tuân Dao (tức Trí Bá Dao) tập trung phát triển thế lực muốn một mình nuốt gọn cả nước Tấn. Tuy nhiên do còn ba họ Hàn, Ngụy, Triệu nên chưa dám ra tay.
Năm 466 TCN, Tuân Dao cùng Triệu Vô Tuất hợp binh đánh nước Trịnh, Tuân Dao nhường cho ông làm Tiên phong nhưng ông từ chối, trả quyền Tiên phong cho Tuân Dao. Tuân Dao có ý khinh thường, chê trách Triệu Ưởng thiếu sáng suốt mới lập Vô Tuất làm đích tử.
Năm 462 TCN, hai nhà một lần nữa đánh Trịnh, Trí Bá mời ông uống rượu nhưng Vô Tuất không đồng ý, Trí Bá lấy rượu đổ vào mặt ông. Gia thần khuyên ông giết Tuân Dao để rửa nhục nhưng ông cố nhịn.
Năm 455 TCN, Tuân Dao dùng kế "tằm ăn lá dâu", giả mệnh Tấn Ai công, lấy cớ đem quân tranh bá, ép ba nhà Hàn, Ngụy, Triệu cắt 100 dặm đất sung công. Ngụy Câu và Hàn Hổ sợ Trí Bá, vội đem sổ sách và bản đồ 100 dặm đất dâng nộp. Triệu Vô Tuất không chấp nhận yêu cầu của Tuân Dao, nói:"Đất đai là của tiền nhân để lại, sao có thể dễ dàng dâng cho người". Tuân Dao tức giận, ép Hàn và Ngụy hợp sức với mình để đánh Triệu Vô Tuất.
Năm 455 TCN, Trí bá dẫn trung quân, Hàn Hổ dẫn hữu quân, Ngụy Câu dẫn tả quân cùng tiến đánh Triệu. Triệu Vô Tuất nhớ lời cha dặn, rút về Tấn Dương cố thủ. Triệu Vô Tuất phòng thủ chắc chắn, Ba họ Trí, Hàn, Ngụy vây Tấn Dương hơn 1 năm chưa hạ được. Tuân Dao dẫn nước Tấn Thủy (sông Phần) rót vào thành. Nước ngập sắp tới mặt thành, dân chúng phải trèo lên mái nhà tránh lụt. Trong thành hết lương, rất nguy cấp, phải đổi con cho nhau ăn thịt. Trong tình hình đó, thủ hạ của Vô Tuất là Trương Mạnh Đàm bàn kế ly gián 2 họ Hàn, Ngụy với họ Trí. Trương Mạnh Đàm nhân ban đêm bí mật trèo ra ngoài thành, đến trại Hàn Hổ và Ngụy Câu phân tích lợi hại, thuyết phục hai họ phản Trí Bá để tránh bị diệt trong tương lai. Hàn Hổ và Ngụy Câu vốn phải cắt đất cho Tuân Dao đã bất bình, lại vì đất phong của mình cũng có sông chảy qua nên sợ sau này sẽ chung cảnh ngộ như họ Triệu, nhân đó bèn đồng tình phản lại họ Trí.
Năm 453 TCN, ba họ Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh úp Tuân Dao, cùng nhau phá đe phòng, tháo nước ngược vào chỗ Tuân Dao, giết chết Tuân Dao. Ba họ cùng nhau chia đất của họ Trí và nắm quyền nước Tấn.
Vụ thích sát của Dự Nhượng.
Dự Nhượng vốn là người nước Tần. Trước theo họ Phạm và họ Trung Hàng nhưng đều chỉ là bậc khách thường, không ai biết tới. Họ Phạm và họ Trung Hàng bị diệt, Dự Nhượng tới thờ Trí Dao, được khoản đãi như bậc thượng khách.
Sau khi Trí Dao chết, Dự Nhượng muốn báo thù, lập mưu giết Triệu Vô Tuất. Triệu Vô Tuất biết việc ấy nhưng tha cho Dự Nhượng.
Dự Nhượng không bỏ cuộc, tự hủy hoại dung nhan và giọng nói khác đi, giả làm ăn xin ngoài chợ. Khi Triệu Vô Tuất ra ngoài, Dự Nhượng nấp dưới cầu định thừa cơ hành thích, tuy nhiên khi xa giá của Tương tử tới nơi thì con ngựa của Tương tử bất chợt sợ hãi, Triệu Tương tử đoán ngay rằng đây là Dự Nhượng đang định hành thích mình. Dự Nhượng bị bắt. Triệu Vô Tuất hỏi rằng: "Trước kia ông theo Phạm thị và Trung Hàng thị, mà cả hai họ đó đều bị Trí Dao giết hết, đã không đến báo thù Trí Dao mà lại còn vì hắn mà đến hành thích ta". Dự Nhượng trả lời rằng:
"Tôi thờ Phạm thị và Trung Hàng thị, họ chỉ xem tôi là hạng người thường nên tôi báo đáp họ theo lối người thường. Còn như Trí Bá đối đãi với tôi như người quốc sĩ, nên tôi phải báo thù theo lối quốc sĩ".
Triệu Tương tử nghe vậy biết là Dự Nhượng vẫn quyết tạm giết mình, không thể tha được nữa, đành phải cho quân sĩ bao vây lại. Trước lúc chết, Dự Nhượng xin ông đưa áo đang mặc để ông đâm vào đó cho thỏa lòng báo thù, chết khỏi ân hận. Triệu Vô Tuất cảm động nghe theo, Dự Nhượng bèn đâm vào đó ba lần rồi đâm cổ tự vẫn. Triệu Vô Tuất cảm động đến rơi nước mắt.
Qua đời.
Triệu Vô Tuất thấy anh là Triệu Bá Lỗ vốn là đích trưởng mà bị phế, bèn tuân theo tông pháp, lập con Bá Lỗ là Chu làm đích tử, phong làm Ư Thành đại quân. Nhưng Triệu Chu lại mất sớm, Triệu Vô Tuất mới lập con Chu là Triệu Hoán làm đích tử.
Năm 425 TCN, Triệu Vô Tuất chết, con ông là Triệu Gia đoạt ngôi của Triệu Hoán, tự lập lên kế tập tức Triệu Hoàn tử. | 1 | null |
Kỳ giông hổ, tên khoa học Ambystoma tigrinum, là một loài kỳ giông. Loài này thường có cơ thể dài . Chúng có thể dài đến . Con trưởng thành được nhìn thấy ở khu vực mở và sinh sống ở các hang sâu thường 2 foot dưới mặt đất. Con trưởng thành gần như sinh sống ở mặt đất và chỉ quay trở lại nước để sinh sản nhưng chúng cũng có thể sinh sống nửa nước nửa cạn. Chúng có khả năng bơi giỏi. Chúng cực kỳ trung thành với nơi sinh ra và sẽ di chuyển đường dài để trở lại nơi sinh. Dù chúng tự miễn dịch, chúng là loài truyền "Batrachochytrium dendrobatidis", một đe dọa toàn cầu lớn cho phần lớn ếch nhái thông qua bệnh Chytridiomycosis. Chúng cũng mang ranavirus gây hại bò sát, loài lưỡng cư và cá. | 1 | null |
Kỳ giông đốm hay Kỳ giông đốm vàng, tên khoa học Ambystoma maculatum, là một loài kỳ giông phổ biến ở đông Hoa Kỳ và Canada. Kỳ giông đốm đốm là loài lưỡng cư biểu tượng tiểu bang South Carolina. Phạm vi phân bố của nó từ Nova Scotia, đến hồ Superior, miền nam Georgia và Texas.
Các nghiên cứu gần đây phát hiện ra phôi của chúng có tảo cộng sinh sống bên trong. | 1 | null |
Đại () là một nước chư hầu vào cuối thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ nước Đại nằm ở khu vực tây bắc bộ tỉnh Hà Bắc và đông bắc bộ tỉnh Sơn Tây ngày nay. Đại là một nước có chủ thể là dân tộc phi Hán.
Đại được hình thành từ sự phân phong chư hầu vào thời nhà Chu, đất cũ nằm ở khu vực nay là huyện Uất của tỉnh Hà Bắc, không rõ quân chủ khai quốc.
Chị của Triệu Tương tử- tông chủ họ Triệu của nước Tấn, là phu nhân của vua Đại. Năm 458 TCN, Triệu Tương tử muốn đánh nước Đại nên xuất sứ đến nước này, tới Hạ Ốc Sơn (夏屋山, nay ở đông bắc huyện Đại của tỉnh Sơn Tây), bèn mời vua Đại đến dự tiệc, vua Đại đồng ý. Trước đó, Tương tử đã sắp đặt bẫy mai phục, rồi trút rượu cho người nước Đại say, sau đó dùng dụng cụ châm tửu là thìa đồng để giết chết vua Đại và các quan đi theo. Đến khi vua Đại chết, quân Triệu ngay lập tức hưng binh phạt Đại. Quân Triệu chiếm lĩnh toàn thể nước Đại, sáp nhập nước này vào bản đồ Triệu thị. Chị của Tương tử than khóc, kêu trời, rút trâm cài tóc ra tự sát.
Đến năm 228 TCN, Tần diệt Triệu, Triệu công tử Gia chạy đến đất Đại, tự lập làm vương, 6 năm sau bị tiêu diệt. | 1 | null |
Buteo albicaudatus là một loài chim săn mồi được tìm thấy ở các môi trường sống nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới khắp châu Mỹ. Chúng có thể dài tới và sải cánh dài . Trọng lượng là đã được ghi nhận ở phân loài "B. a. hysopodius" và ở "B. a. colonus". Theo kích thước chuẩn, chiều dài hai đầu cánh là , đuôi dài và xương trụ chân .
Loài này có ba phân loài. | 1 | null |
Giao tranh tại Elougesđã diễn ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1914, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau trận Mons, Lực lượng Viễn chinh Anh, trên đường rút lui của mình, đã bị quân đội Đế quốc Đức theo sát. Đội hình của quân Đức trong trận giao tranh này bao gồm toàn bộ Quân đoàn IV (với các sư đoàn số 7 và số 8) với sự hỗ trợ của 9 khẩu đội pháo . Trong khi đó, đội hình của quân Anhgồm có Sư đoàn số 5 được sự hỗ trợ của Lữ đoàn Kỵ binh số 2 và Lữ đoàn Kỵ binh số 3.
Trong trận chiến này, Trung đoàn Long Kỵ binh Cận vệ Hoàng gia Ireland số 4 và Trung đoàn Thương Kỵ binh Hoàng gia của Nữ hoàng số 9 đã tấn công các khẩu pháo của Đức. Thiếu tá Ernest Wright Alexander của Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia và Đại úy Francis Octavius Grenfell của Trung đoàn Thương kỵ binh số 9 đã được tặng Huân chương Thập tự Victoria ("Victoria Cross") vì đã cứu vãn các khẩu pháo của Anh dưới làn đạn của đối phương. Cuối cùng, Tiểu đoàn số 1 của Trung đoàn Cheshire đã bị quân Đức bao vây và tiêu diệt.
Trong khi cuộc tấn công của quân kỵ binh Anh là một thất bại với thiệt hại nặng nề cho họ, nỗ lực lớn của những người lính Anh tại Elouges đã ngăn ngừa đối phương hợp vây Quân đoàn II của Anh. Chắc hẳn Khẩu đội pháo số 119 của Anh sẽ được tặng danh hiệu "Elouges", nhưng khẩu đội đã giải thể vào năm 1922. Song, trận chiến chỉ có tác động nhỏ đến bước tiến của quân Đúc: người Đức đã tiếp tục tiến quân mà hồ như không hề nghỉ ngơi. Mặc dù vậy, cuộc giao tranh được báo chí đại chúng Anh tâng bốc rất nhiều và đây là một yếu tố quan trọng để khơi dậy tinh thần của người Anh. Họ gọi đây là "Cuộc tấn công để Cứu các Khẩu pháo", gợi nhớ đến các cuộc chiến tranh trước đó, khi mà dây thép gai và súng máy chưa được biết đến. | 1 | null |
Củ cải đường, loài trồng trọt "Beta vulgaris", là loài thực vật mà rễ của chúng chứa hàm lượng sucrose cao. Chúng phù hợp với đất đen, đất phù sa, trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt như ở Pháp, Ba Lan, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Hoa Kỳ... Nó được trồng thương mại để sản xuất đường, Củ cải đường và loài gieo trồng khác là "B. vulgaris", như củ dền và chard, có cùng tổ tiên trong tự nhiên là sea beet ("Beta vulgaris maritima"). | 1 | null |
Tiêu Thục phi (chữ Hán: 蕭淑妃, ? - 655), Cựu Đường thư cùng Tân Đường thư chép là Cao Tông Tiêu Lương đệ (高宗蕭良娣) hoặc Lương đệ Tiêu thị (良娣蕭氏) hay Thứ nhân Lương đệ (庶人良娣), là một sủng phi của Đường Cao Tông Lý Trị, vị Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.
Trong thời kỳ đầu, Tiêu phi nhận được sự sủng ái vô hạn của Cao Tông, khiến Vương Hoàng hậu đố kị, nên tích cực đưa Tài nhân Võ Mỵ Nương của Đường Thái Tông Lý Thể Dân trở lại Hậu cung. Sau khi Võ thị nhập cung, Tiêu phi cùng Vương Hoàng hậu bị thất sủng, bèn tìm cách cùng nhau lật đổ. Cuối cùng, Tiêu phi cùng Vương hậu bị phế và bị giết một cách dã man.
Cái chết của bà cùng Vương Hoàng hậu trở nên nổi tiếng, là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Võ hậu được sử sách ghi lại. Tương truyền, Tiêu phi trước khi chết đã nguyền rủa mình sẽ trở thành mèo để ám hại Võ hậu, khiến Võ hậu rất sợ mèo.
Tiểu sử.
Tiêu Thục phi xuất thân không rõ, được gả làm Lương đệ (良娣) cho Đông cung Thái tử Lý Trị lúc bấy giờ. Được Lý Trị chuyên sủng, Tiêu thị sinh ra con đầu lòng là Hoàng nữ Lý Hạ Ngọc (李下玉), về sau phong làm Nghĩa Dương công chúa. Năm Trinh Quán thứ 22 (648), Tiêu thị sinh ra Lý Tố Tiết, và năm thứ 23 (649) tiếp tục sinh ra con gái thứ 2, tức là Cao An công chúa.
Cũng trong năm Trinh Quán thứ 23, tháng 7 (ÂL), Đường Thái Tông băng hà, Thái tử Lý Trị lên ngôi trước linh cữu, sử gọi Đường Cao Tông. Sang năm Vĩnh Huy nguyên niên (650), Cao Tông sách lập Thái tử phi Vương thị làm Hoàng hậu, Lương đệ Tiêu thị làm Thục phi (淑妃), thuộc hành Chánh nhất phẩm, địa vị chỉ sau Hoàng hậu. Con trai của Tiêu Thục phi là Lý Tố Tiết được phong làm "Ung vương" (雍王). Vương Hoàng hậu không con, nên nhận Hoàng trưởng tử Lý Trung làm con, do đó Lý Trung trở thành Hoàng thái tử.
Một ngày kia, Cao Tông đi cúng tế cho Tiên đế Thái Tông ở chùa Cảm Nghiệp, gặp lại Võ Mị, một Tài nhân của Tiên đế mà Cao Tông khi còn là Thái tử từng có quan hệ lén lút. Biết chuyện, Vương Hoàng hậu xin Cao Tông cho Võ Mị hồi cung nhằm lợi dụng Võ Mị tranh sủng với Tiêu Thục phi. Vốn còn yêu Võ Mị, Cao Tông đồng ý đón về, sách phong làm Chiêu nghi, thuộc hàng Chánh nhị phẩm, dưới tước Phi. Võ thị đắc sủng, Tiêu Thục phi liền bị ghẻ lạnh. Từ khi có Võ thị hầu cận thì không chỉ Tiêu thục phi thất sủng, mà Hoàng hậu cùng bao phi tần khác đều bị Cao Tông lạnh nhạt. Vương Hoàng hậu từ đó cùng Tiêu Thục phi và Võ Chiêu nghi tranh sủng lẫn nhau.
Giam lỏng và bị giết.
Năm Vĩnh Huy thứ 6 (655), ngày 13 tháng 10 (tức ngày 27 tháng 11 dương lịch), Đường Cao Tông lấy tội danh [Âm mưu hạ độc; 阴谋下毒], ra chiếu chỉ phế Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi làm thứ nhân, giam ở ngục tối, người nhà của Vương thị và Tiêu thị đều bị đày ở Lĩnh Nam. Chưa hết, người theo phe của Võ thị là Hứa Kính Tông còn dâng sớ, nói cha của Vương thị là Nhân Hữu không công không lao, không nên có tước vị cao quý, Cao Tông bèn ra chỉ tước đoạt hết tước hiệu của Vương Nhân Hữu. Cao Tông nghe theo Võ thị, cho đổi họ của Vương thị thành [Mãng, 蟒] và Tiêu thị là [Kiêu, 梟].
Không lâu sau, Cao Tông vì niệm tình xưa nên lén vào ngục thăm Vương thị và Tiêu thị xem thế nào. Nhìn thấy hai người tàn tạ khổ sở, Cao Tông đau xót gọi:「"Hoàng hậu và Thục phi ở nơi nào? Có khỏe không?!"」. Tiêu phi đáp:「"Bọn thiếp bị phế, đâu còn là hậu phi của hoàng thượng nữa?"」. Biết Cao Tông vẫn chưa tuyệt tình, Tiêu phi van nài:「"Xin người niệm tình, còn nhớ lại chúng thiếp, đổi tên nơi này thành 『Hồi Tâm viện』, chúng thiếp đã đội ân"」. Cao Tông xúc động hứa sẽ lo liệu, Võ hậu biết chuyện, nổi giận sai người đến đánh họ 100 roi. Đánh xong, Võ hậu ra lệnh chặt hết tay chân rồi ngâm họ vào chum rượu, nói:「"Cho hai ả biết thế nào là rượu ngấm tận xương"」. Điển tích này về sau gọi là "Cốt túy" (骨醉). Sau vài ngày chịu đựng, cả hai qua đời. Tương truyền, khi Vương thị bị giết, đã chỉnh tề bái vọng Cao Tông để từ biệt, nói rằng:「"Bệ hạ vạn tuế! Chiêu nghi Võ thị thừa hoan ân sủng, thiếp hẳn phải chết không còn nghi ngờ gì nữa!"」. Tiêu thị thì quát mắng to:「"Võ thị hồ ly! Mê hoặc thánh chủ, hãm hại ta thê thảm thế này! Ta khi chết phải hóa thành mèo, nhảy vào cắn đứt cổ họng của nhà ngươi mới hả dạ!"」. Từ đó, Võ hậu sai cung nhân đuổi đi và không cho nuôi mèo nữa.
Sau đó nhiều năm, Võ hậu thường mơ thấy Vương thị và Tiêu thị hiện hồn về, lữ thữ như quỷ dữ, bèn phải mời thầy Vu cổ giải, cũng chuyển đến Bồng Lai cung ở Đông Đô Lạc Dương mà sống, không về Trường An nữa. Đến đời Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai, sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, họ tên của Vương thị và Tiêu thị được nghị định phục hồi như cũ, gia tộc của cả hai cũng được tha bổng. Nhưng cả hai cũng không khôi phục vị hiệu.
Hậu duệ.
Tiêu Thục phi sinh hạ cho Đường Cao Tông Lý Trị gồm 2 hoàng nữ và 1 hoàng tử, bao gồm: | 1 | null |
Saccharomyces cerevisiae là một loài nấm men được biết đến nhiều nhất có trong bánh mì nên thường gọi là men bánh mì là một loại vi sinh vật thuộc chi Saccharomyces lớp Ascomycetes ngành nấm. Loài này có thể xem là loài nấm hữu dụng nhất trong đời sống con người từ hàng ngàn năm trước đến nay. Nó được dùng rộng rãi trong quá trình lên men làm bánh mì, rượu, và bia.
"Saccharomyces cerevisiae" là một trong những loài sinh vật nhân chuẩn được khoa học dùng nhiều nhất, cùng với E.coli là hai loài sinh vật mô hình phổ biến nhất.
Đặc điểm hình thái.
Tế bào nấm men "Saccharomyces cerevisiae" có dạng hình cầu hay hình trứng, có kích thuớc nhỏ, từ 5-6 đến 10-14 µm, sinh sản bằng cách tạo chồi và tạo bào tử. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của chúng là sử dụng đường glucose, galactose, saccharose, maltose như nguồn cacbon, chúng sử dụng amino acid và muối amon như nguồn nitơ.
Lịch sử hình thành.
Con người hiểu biết về nấm men "Saccharomyces cerevisiae" và những tính chất của nó mới được hơn 150 năm. Đến đầu thế kỉ 19, nấm men bia, nấm men thải từ nhà máy rượu bia đã được con người tái sử dụng để làm men sản xuất bánh mì. Cuối thế kỉ 19, nhiều cải tiến kỹ thuật như hệ thống thông khí (nước Anh), kỹ thuật li tâm để tách nấm men ra khỏi môi trường tăng trưởng (Mỹ) đã được dùng để sản xuất men bánh mì.
Sản xuất công nghiệp.
Nấm men "Saccharomyces cerevisiae" dùng trong công nghiệp sản xuất thường có tế bào lớn, có dạng hình cầu hay hình trứng, đường kính ít nhất 7–11 mm. Hoạt tính chủ yếu là maltase, có hoạt lực làm dậy bột. Thường 100% bền vững với rỉ đường. Khả năng tích lũy sinh khối nấm men là 0,2/giờ.
Điều kiện môi trường ảnh hưởng khá lớn tới tốc độ tăng sinh khối của nấm men. Chúng phát triển tốt ở nhiệt độ 28-30 °C. Độ pH tối ưu của môi trường là 4,5 – 5,5. Ngoài ra ảnh hưởng của các hợp chất hóa học như rỉ đường, amonium sunphat, DAP, MgSO4, axit sunfuric là rất lớn. Nồng độ mật rỉ đường tác động đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng của cường độ không khí và khuấy trộn cũng tác động lớn lên tốc độ tăng trưởng của nấm men.
Nguyên liệu sản xuất nấm men bánh mì.
Nguyên liệu sản xuất nấm men thường rất đa dạng mà hầu hết là các phụ phẩm từ các ngành công nghiệp chế biến khác. Mật rỉ đường (được dùng làm cơ chất cho nhiều dạng lên men) chứa nhiều saccharose, chất khoáng, hợp chất hữu cơ, vitamin. Đường mía thường sử dụng hơn đường củ cải vì đáp ứng được nhu cầu Biotin của nấm men. Ngoài ra còn chứa nhiều chất vô cơ khác như calci, sunfurơ.
Nuôi nấm men bánh mì.
Ở nước ngoài, để sản xuất men thương phẩm, thường dùng men mẹ lớn, bảo quản dưới dạng men sữa, có hàm lượng từ 300-700g/l. Giai đoạn nuôi men mẹ thường tiến hành trong điều kiện vô trùng, hệ thống nuôi nấm men kín, nguyên liệu được khử trùng hoặc triệt để trong nồi hấp áp suất hoặc ở 100 °C trong 60 phút. Chẳng hạn ở Anh, Hunggari, Tiệp Khắc người ta nuôi nấm men mẹ trong phòng thí nghiệm gồm 3 giai đoạn. Ở Thụy Điển, Liên Xô là 4 giai đoạn. Ở Ý là 5 giai đoạn và 1 giai đoạn cuối sản xuất men mẹ trong phân xưởng giống sạch. Thời gian sản xuất thay đổi từ 3-6 ngày. Trong quy trình sản xuất men mẹ, ở các nước này thường dùng môi trường tổng hợp, nhất là các giai đoạn trong phòng thí nghiệm như dùng các loài nước mạch nha, cà chua, cà rốt, dịch tự phân của nấm men, đường glucose, maltose làm nguồn cacbon và nitơ, vitamin cho nấm men. Giai đoạn sản xuất men mẹ trong phân xưởng giống sạch tuy không vô trùng triệt để, nhưng nguyên liệu, nước đều được hoặc khử trùng ở 100 °C trong 60 phút hoặc được xử lý hypocloric.
Ở nước ta, hầu như chỉ có giai đoạn giống gốc, được thực hiện trong phòng thí nghiệm, các giai đoạn nhân giống tiếp theo đều thực hiện trong điệu kiện vô trùng tương đối, hệ thống nuôi men từ giai đoạn 4 trở đi là hệ thống hở, và môi trường sử dụng thường không được giàu như các quy trình trên. | 1 | null |
Quận trưởng (tiếng Pháp: "sous-préfet") là một người đại diện của một tỉnh trưởng tại một quận của Cộng hòa Pháp. Địa vị của một quận trưởng được định nghĩa theo Sắc lệnh số 64-260 ngày 14 tháng 3 năm 1964.
sous-préfet.
Ngoài ý nghĩa quận trưởng, sous-préfet còn là các viên chức trợ thủ khác của một tỉnh trưởng như:
Lịch sử.
Chức quận trưởng được lập ra cùng thời gian với chức tỉnh trưởng theo Luật ngày 26 tháng 5 năm thứ 8 lịch Cách mạng Pháp. Khi đó, mỗi quận đã có một quận trưởng, trừ quận có tỉnh lỵ là nơi tổng thư ký lỵ sở phục vụ trong vai trò quận trưởng. Sắc lệnh ngày 6 tháng 4 năm 1811 lập ra mỗi quận một quận trưởng kể cả quận có tỉnh lỵ. Tuy nhiên, để giảm ngân sách, một sắc lệnh mới được đưa ra ngày 20 tháng 12 năm 1815 kết hợp chức vụ quận trưởng của một quận có tỉnh lỵ và tổng thư ký lỵ sở của tỉnh đó thành một. Khi đó tổng thư ký lỵ sở của tỉnh được xem như quận trưởng của quận có tỉnh lỵ. Tiếp đến, Sắc lệnh ngày 1 tháng 8 năm 1817 bãi bỏ chức vụ tổng thư ký lỵ sở của tỉnh. Sau cùng chức vụ tổng thư ký lỵ sở lại được phục hồi theo Sắc lệnh ngày 1 tháng 5 năm 1820.
Tuyển mộ và nghiệp vụ.
Thông thường để trở thành quận trưởng, các nhân tuyển phải là các nhà hành chính dân sự tốt nghiệp Trường Quốc gia Hành chính Pháp ("École nationale d'administration"). Bộ Nội vụ Pháp tuyển chọn các quận trưởng từ các nhà hành chính dân sự và huấn luyện họ ngay sau đó. Sau vài năm tập sự, họ có thể trở thành những người sẵn sàng đảm trách công việc của một quận trưởng.
Nhiệm vụ.
Các quận trưởng hỗ trợ tỉnh trưởng hoàn thành nhiệm vụ của tỉnh trưởng. Thí dụ như, họ đại diện cho tỉnh trưởng tại quận mà mình đặc trách. Chỉ tỉnh trưởng mới là người đại diện của chính phủ trung ương tại một tỉnh. Các quận trưởng có thể thực thi một số nhiệm vụ như sau: | 1 | null |
Triệu Gia (chữ Hán: 趙嘉; ?-424 TCN), tức Triệu Hoàn tử (趙桓子) là tông chủ thứ 10 của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu.
Ông là con trai của Triệu Vô Tuất, tức Triệu Tương tử, tông chủ thứ 9 của họ Triệu (Sử ký ghi là em cùng mẹ với Vô Tuất). Không rõ năm sinh của ông. Nguyên Triệu Vô Tuất nghĩ mình là con thứ mà được lập, muốn tuân thủ tông pháp trả quyền kế tập lại cho ngành trưởng nên lấy con anh mình là Triệu Chu làm thế tử nhưng Triệu Chu mất sớm, mới lập con Triệu Chu là Triệu Hoán.
Năm 425 TCN Triệu Vô Tuất chết, Triệu Gia phế Triệu Hoán tự lập lên kế tập.
Tuy nhiên chỉ một năm sau Triệu Gia mất, các đại thần muốn khôi phục di nguyện của Triệu Vô Tuất, bèn giết con ông để lập Triệu Hoán kế tập, tức Triệu Hiến tử. | 1 | null |
Triệu Hoán (chữ Hán: 趙浣; ?-424 TCN), tức Triệu Hiến tử (趙獻子), Triệu Hiến hầu (趙獻侯), là tông chủ thứ 11 của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu.
Nguyên ông là con trai của Triệu Chu, cháu nội Triệu Bá Lỗ, chắt Triệu Ưởng, tức Triệu Giản tử, vị tông chủ thứ 8 của họ Triệu. Triệu Ưởng bỏ con đích trưởng là Bá Lỗ để lập con thứ là Vô Tuất làm thế tử. Sau khi Vô Tuất kế tập, nhớ đến việc anh mình bị bỏ, muốn tuân thủ tôn pháp trả ngôi cho ngành trưởng nên lập con Bá Lỗ là Triệu Chu làm thế tử. Nhưng Triệu Chu mất sớm nên Vô Tuất lập Triệu Hoán.
Năm 425 TCN, Triệu Vô Tuất chết, ông lên kế tập tức Triệu Hiến tử, nhưng con Vô Tuất là Triệu Gia phế Triệu Hoán, đuổi ông ra khỏi kinh đô, tự lập lên kế tập. Nhưng chỉ một năm sau Triệu Gia cũng mất, các đại thần muốn khôi phục di nguyện của Triệu Vô Tuất, bèn giết con của Triệu Gia để lập Triệu Hoán kế tập lần nữa.
Sử sách ghi chép rất ít về những hành trạng của ông trong thời gian lãnh đạo họ Triệu.
Năm 409 TCN, Triệu Hoán mất. Con ông là Triệu Tích kế tập. Năm 403 TCN, Triệu Tích được phong chư hầu, tức Triệu Liệt hầu, tôn ông làm Triệu Hiến hầu. | 1 | null |
Memento là một phim điện ảnh kinh dị tâm lý của Hoa Kỳ. Phim sản xuất năm 2000 với phần kịch bản và đạo diễn thực hiện bởi Christopher Nolan, chuyển thể từ truyện ngắn của em trai ông là "Memento Mori".
Phim có cốt truyện được kể theo hai hướng: một câu chuyện trắng và đen chiếu bình thường và một câu chuyện màu chiếu theo lối "giật ngược" từng đoạn theo ngược chiều thời gian. Hai câu chuyện "đụng nhau" tại cuối phim tạo ra một câu chuyện thống nhất. Phim có sự tham gia của các diễn viên Guy Pearce vai Leonard Shelby, một bệnh nhân bị mất trí nhớ ngắn hạn và không thể nhớ thêm các sự kiện mới xảy ra trong đời. Sử dụng Giấy ghi chú, hình xăm và ảnh chụp lấy liền để lưu lại các sự kiện để giúp anh tiếp tục sống khi đã quên chúng. Trong đoạn mở đầu phim, thực chất là kết thúc của cốt truyện, Leonard giết Teddy (Joe Pantoliano) để trả thù cho cái chết của vợ Leonard (Jorja Fox) dựa trên lời chỉ dẫn của Natalie (Carrie-Anne Moss).
"Memento" phát hành 5/9/2000, tại Venice International Film Festival và được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình. Phim tiếp tục được ca ngợi khi phát hành tại châu Âu tháng 10/2000. Giới phê bình đặc biệt khen ngợi cách kể chuyện "giật lùi từng đoạn" độc đáo của phim cũng như cách bố trí những đoạn hồi ức, nhận thức, đau buồn, tự lừa dối, và sự trả thù. Bộ phim đã thành công về doanh thu phòng vé và nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm cả đề cử giải Oscar cho kịch bản gốc và biên tập phim. Bộ phim sau đó được mệnh danh là một trong những bộ phim hay nhất của thập niên những năm 2000 bởi nhiều phương tiện truyền thông.
Diễn viên.
Bộ phim được chia làm hai phần : một là phần phim có màu, được chiếu theo kiểu tua ngược trình tự thời gian; hai là phần phim đen trắng, được chiếu theo đúng trình tự.
Mỗi phần được chia thành các mẩu nhỏ, được chiếu theo kiểu đan xen vào nhau và cuối cùng hai phần sẽ gặp tại một thời điểm. Kết thúc của phần phim đen trắng chính là mở đầu của phần phim màu.
Phần phim đen trắng bắt đầu bằng hình ảnh Leonard giải thích hoàn cảnh của mình cho một người qua điện thoại tại một căn phòng trong khách sạn, Leo còn kể về Sammy Jankis – một người cũng bị chứng mất trí nhớ ngắn hạn, đang bị cơ quan bảo hiểm điều tra vì nghi vấn dối trá về căn bệnh của mình để nhận tiền bảo hiểm. Căn bệnh của ông ta được xác định là giả mạo tuy nhiên sự thật không phải như vậy.
Vợ của Sammy vì không tin rằng chồng mình không bị bệnh, bà đã từng tìm đến Leonard để hỏi ý kiến về vấn đề của chồng mình, trong lúc quẫn trí bà đã thử ông ta bằng cách dụ ông tiêm Insulin cho mình bởi loại thuốc này nếu tiêm quá nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến tử vong.
Vậy là Sammy cứ liên tục tiêm cho vợ mình, ông ta không hề nhớ rằng mình đã làm việc này chỉ mới hơn 1 phút trước. Kết quả là bà vợ qua đời còn Sammy thì vào viện tâm thần.
Sau khi Leo kết thúc cuộc trò chuyện và ra ngoài để gặp người vừa nói chuyện với mình, đến lúc này thì chúng ta mới biết đó chính là Teddy. Cả hai cùng vây bắt một tên buôn ma túy có tên Jimmy Grants, kẻ được Leo cho là John G.
Phần phim có màu mở đầu bằng việc Leonard chụp lại tấm ảnh cái xác của Teddy sau khi kết liễu hắn bằng một phát đạn vào đầu. Đây là phần mở đầu của bộ phim nhưng chính là sự kết thúc của toàn bộ câu chuyện.
Tiếp theo giật lùi lại cảnh Leo ở trong khách sạn và đi tới hiện trường cùng với Teddy tìm thấy tấm ảnh chứng tỏ Teddy là kẻ đã giết vợ anh. Trước đó Leo đã nhận được một tập tài liệu về chứa thông tin John G – kẻ được cho là đã giết vợ anh từ Natalie. Natalie làm điều này vì trước đó Leo đã giúp tống khứ Dodd – tình nhân của cô ta khỏi thị trấn.
Cô ta là người phụ nữ mà Leo gặp ở một quán bar, xuất phát từ dòng chữ trên một miếng lót đặt đồ uống mà anh vô tình tìm thấy trong túi áo – chiếc áo của Jimmy Grants. Trong khoảng thời gian giao du với Natalie, Leonard từng được Teddy cảnh báo rằng cô ta là loại không đáng tin, rằng cô ta chỉ đang lợi dụng anh để tư lợi nhưng Leo nhất quyết không nghe.
Cả hai câu truyện trên gặp nhau tại thời điểm Leo vừa giết Jimmy Grants, kẻ mà anh cho là John G. Sau khi giấu xác Jimmy xuống tầng hầm, Leo đi lên và hoàn toàn không nhớ điều gì vừa xảy ra, đó cũng là lúc Teddy đến. Sau đó Leo bất ngờ tấn công Teddy và hỏi anh ta về thân phận của cái xác kia. Đây cũng là thời điểm chân tướng của cả phim dần được hé mở.
Teddy bắt đầu kể cho Leo toàn bộ sự thật về anh ta, rằng Teddy đã dụ Jimmy Grants đến để Leo giết, để thỏa mãn cảm giác trả thù mặc dù kẻ đó không phải là John G bởi John G thật đã bị Leo giết 1 năm trước.
Ngoài ra, vợ Leo chưa hề chết sau vụ án đó, nhưng Leo thì bị mất trí nhớ ngắn hạn. Vợ Leo không tin chồng mình bị mất trí, cô trở nên buồn chán và tuyệt vọng, cô ta bị mắc chứng đái đường nên đã dụ chồng mình tiêm Insulin quá liều để chết đi.
Sự thật là Sammy Jankis không hề có vợ, người vợ đã chết trong câu chuyện của Sammy thực chất là hiện thân của vợ Leonard. Sammy Jankis chỉ đơn thuần là một kẻ dối trá để lấy tiền bảo hiểm.
Leo đã thêu dệt nên câu chuyện Sammy và vợ ông ta nhằm quên đi thực tại đau buồn rằng Leo đã giết vợ mình. Leo muốn coi đó là vấn đề của Sammy nhằm gán nó cho ông ta để chốt bỏ vấn đề của chính bản thân mình và tạo dựng một quá khứ trong sạch.
Leo rêu rao khắp nơi câu chuyện về Sammy, thậm chí còn xăm câu “Remember Sammy Jankis” lên chính bàn tay mình – vị trí dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể để điều đó hằn sâu vào trí nhớ của anh.
Teddy cũng kể lại rằng anh ta là một mật vụ, được phân công vào vụ án của Leonard. Teddy nghĩ rằng Leo xứng đáng có cơ hội trả thù nên đã để anh ta giết John G thật 1 năm trước, thậm chí Teddy còn còn chụp lại vẻ mặt sung sướng của Leo sau khi trả thù.
Ted thừa nhận rằng anh ta làm tất cả việc này chỉ để Leo tìm được mục đích sống của mình bởi Leo vốn không chịu chấp nhận sự thật, anh ta muốn tạo ra sự thật.
Ted đưa ra đủ các dẫn chứng cho hành động trốn tránh thực tại phũ phàng của Leo, trong đó có cả việc Leo đã xé đi một trang trong tập hồ sơ cảnh sát của Ted nhằm tạo nên một bài toán không có lời giải. Sự thật là có rất nhiều người có tên “John G” bởi đây là một cái tên viết tắt, sự thật là tên thật của Teddy là John Edward Gammell, Teddy chỉ là mật danh của anh ta mà thôi.
Và cuối cùng cũng đến phần cao trào của phim, nguyên nhân cho tất cả sự việc diễn ra trong phần phim màu, cũng chính là lý giải cho cái chết của Teddy ngay đầu phim. Sau khi nhận được một loạt những lý lẽ, dẫn chứng cực kỳ thuyết phục của Teddy, Leo dường như không thể chấp nhận nổi sự thật về quá khứ của anh ta.
Leo giật chìa khóa của Ted, ném vào một bụi cây, để mặc Ted ở đó. Leo chui vào ô tô, viết cái dòng chữ định mệnh “Don’t believe his lies” lên mặt sau tấm ảnh của Ted, sau đó đốt tấm ảnh cái xác của kẻ vừa bị anh ta giết và tấm ảnh anh ta vui mừng sau khi giết John G một năm trước.
Đến lúc này Leonard đã chính thức thừa nhận tất cả, rằng anh ta chỉ là một kẻ muốn chối bỏ quá khứ và tìm kiếm một mục đích sống. Leo nhận ra Teddy cũng có tên viết tắt là John G nên đã ghi lại tất cả thông tin của Ted nhằm chuyển hướng sang giết anh ta.
Phản hồi.
Phim đạt doanh thu cao ngoài dự kiến, gấp nhiều lần kinh phí và nhận nhiều sự phản hồi tích cực từ phía khán giả lẫn giới phê bình. Bộ phim được nhiều tổ chức đánh giá là phim hay nhất thời đại.
Liên kết ngoài.
California
California | 1 | null |
Triệu Thôi (chữ Hán: 趙衰; 700 TCN-622 TCN), tức Triệu Thành tử (趙成子), là tông chủ thứ ba của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu.
Tổ tiên.
Theo truyền thuyết, thủy tổ của họ Triệu là Bá Ích, từng làm quan ở nước Ngu, được phong ấp Doanh ăn lộc, từ đó hậu duệ Bá Ích lấy họ Doanh. Đến cuối đời Thương, hậu duệ Bá Ích là Phi Liêm cùng với con trai trưởng là Ác Lai phò tá Thương Trụ chống lại Chu Vũ vương nên bị giết. Con cháu Phi Liêm ly tán, phân thành 2 dòng chính. Một nhánh lưu lạc đến Khuyển Khâu, đến đời Phi Tử thì được nhà Chu phong cho ấp Tần làm phụ dung, hình thành nước Tần. Người con thứ của Phi Liêm là Quý Thắng di chuyển đến Hoàng Hà định cư, con Quý Thắng là Mạnh Tăng hiệu Trạch Cao Lang sống vào thời Chu Thành Vương. Mạnh Tăng sinh Hành Phụ, Hành Phụ sinh Tạo Phụ. Tạo Phụ do lập công trạng nên được Chu Mục Vương phong làm đại phu, lấy Triệu Thành làm thực ấp, từ đó mang họ Triệu. Hậu duệ 6 đời Tạo Phụ là Yêm Phụ có danh hiệu là Công Trọng sống vào thời Chu Tuyên Vương, Yêm Phụ sinh Thúc Đới.
Thời Tấn Văn hầu, Thúc Đới di cư tới nước Tấn. Cháu 5 đời của Thúc Đới là Triệu Túc lập công lớn trong việc chinh phục nước Hoắc được Tấn Hiến Công thưởng cho đất Cảnh, Triệu Túc sinh Cộng Mạnh, Cộng Mạnh sinh Triệu Thôi.
Lưu lạc theo Trùng Nhĩ.
Triệu Thôi đi theo phò công tử nước Tấn là Trùng Nhĩ.
Năm 655 TCN, Hiến công nghe lời gièm pha của thiếp yêu là Ly Cơ, bèn giết thế tử Thân Sinh và lập con Ly Cơ Hề Tề làm thế tử. Trùng Nhĩ đến Giáng đô thăm cha, cũng bị Ly Cơ gièm pha, sợ hãi vội bỏ chạy về đất trấn thủ là ấp Bồ lo cố thủ.
Tấn Hiến công điều quân đánh. Trùng Nhĩ chạy thoát sang quê mẹ ở đất Địch. Nhiều người nước Tấn trong đó có Triệu Thôi, mến mộ ông bèn bỏ nước Tấn chạy theo phò tá Trùng Nhĩ. Tấn Hiến công điều quân đánh nhưng không thắng phải lui về. Người nước Địch đánh bộ tộc Cao Như, bắt được 2 người con gái là Quý Ngỗi và Thúc Ngỗi, bèn gả Quý Ngỗi cho Trùng Nhĩ, Thúc Ngỗi cho Triệu Thôi. Ông sinh được 2 người con ở đất Địch, trong đó có Triệu Thuẫn.
Năm 644 TCN, Trùng Nhĩ đến nước Tề, được Tề Hoàn công trọng vọng và gả một người con gái trong họ là nàng Tề Khương cho làm vợ.
Năm 643 TCN, Tề Hoàn công mất, trong nước Tề biến loạn. Triệu Thôi bàn với Cữu Phạm đưa Trùng Nhĩ đi nơi khác, nhưng Trùng Nhĩ quá yêu Tề Khương không muốn rời. Người hầu của Tề Khương nghe trộm được ý định của Triệu Thôi, bèn báo cho Tề Khương. Tề Khương bèn khuyên công tử lên đường lo sự nghiệp, nhưng Trùng Nhĩ chỉ muốn ở lại với Tề Khương. Triệu Thôi thấy vậy, bàn với Tề Khương chuốc rượu cho Trùng Nhĩ say và đưa lên xe đi khỏi nước Tề lần lượt đến các nước Tào, Sở, Tống và Tần.
Trở về nước Tấn.
Tháng 3 năm 636 TCN, Trùng Nhĩ đang ở nước Tần, Tần Mục công sai quân đưa Trùng Nhĩ về nước lên ngôi tức Tấn Văn công. Tấn Văn công ban thưởng cho các công thần có công đi theo phò tá mình, phong cho Triệu Thôi làm đại phu, phong ở Nguyên Thành, lại gả con gái cho Triệu Thôi, sau sinh Triệu Đồng và Triệu Quát.
Đại phu nước Tấn.
Năm 635 TCN, vương tử Đái cướp ngôi Chu Tương vương, Tương vương trốn sang nước Trịnh, tin này truyền đến nước Tấn. Tấn Văn công sai quân giúp vua Chu, gặp lúc Tần Mục công cũng đưa quân tới Hoàng Hà, Triệu Thôi khuyên vua Tấn nhân cơ hội giúp vua Chu phục vị mà ra uy với chư hầu để xưng bá. Sau đó ông sang khuyên Tần Mục công bãi binh nhường cơ hội cho Tấn Văn công. Sau đó Tấn Văn công dẹp loạn nhà Chu, giết vương tử Đái đưa Chu Tương vương phục vị. Tương vương thưởng đất Liễu Dương cho nước Tấn. Năm 631 TCN, Tấn đánh bại Sở, giành quyền bá chủ Trung Nguyên.
Năm 629 TCN, Tấn Văn công lập ra 2 đạo quân mới là Tân thượng quân và Tân hạ quân, giao cho Triệu Thôi làm Tân thượng quân tướng.
Năm 627 TCN, Tấn Tương công thăng ông lên làm Trung quân tá, tức Thứ khanh của nước Tấn.
Qua đời.
Sau khi Triệu Thôi về nước, vợ ông (con gái Tấn Văn công) khuyên Triệu Thôi đón Địch nữ và Triệu Thuẫn về, rồi nhường ngôi chính thê và con đích cho mẹ con Triệu Thuẫn. Năm 622 TCN, Triệu Thôi chết, Triệu Thuẫn kế tập. | 1 | null |
Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản (danh pháp khoa học: Andrias japonicus) là một loài kỳ giông đặc hữu Nhật Bản, nơi nó được gọi là , nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc ("A. davidianus").
Tập tính.
Kỳ giông khổng lồ của Nhật Bản, giới hạn trong các suối nước lạnh và trong, sống hoàn toàn dưới nước và sinh hoạt về đêm. Không giống như những loài kỳ giông khác rụng mang sớm trong chu kỳ sống của chúng, chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để lấy không khí mà không mạo hiểm ra khỏi nước và lên mặt đất. Ngoài ra do kích thước lớn và thiếu mang, chúng bị hạn chế ở khu vực nước chảy và chứa nhiều oxy. Khi bị đe dọa, loài kỳ nhông này có thể tiết ra một chất màu trắng đục có mùi mạnh có mùi giống như sơn tiêu Nhật Bản ("Zanthoxylum piperitum"), vì thế tên của nó trong tiếng Nhật là cá sơn tiêu khổng lồ. Loài này có thị lực rất kém, và sở hữu các tế bào đặc biệt cảm giác bao phủ da của nó, chạy từ đầu đến chân. Những tế bào cảm giác có hình dạng như lông phát hiện rung động nhỏ trong môi trường, và khá giống với các tế bào lông của tai trong của con người. Tính năng này cần thiết để giúp nó săn mồi do thị lực kém của nó. Loài kỳ giông này ăn chủ yếu là côn trùng, ếch nhái và cá. Nó có quá trình trao đổi chất chậm và thiếu các đối thủ cạnh tranh tự nhiên. Nó là một loài sống lâu, với cá thể nuôi nhốt sống lâu kỷ lục ở Natura Artis Magistra, Hà Lan, sống đến 52 năm. Trong tự nhiên chúng có thể sống đến 80 năm.
Lịch sử.
Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản lần đầu tiên được những người châu Âu lập danh lục khi bác sĩ nội trú trên đảo Dejima ở Nagasaki là Philipp Franz von Siebold bắt được một cá thể và vận chuyển nó về Leiden, Hà Lan, vào thập niên 1820. Loài này được chọn là loài vật biểu tượng quốc gia đặc biệt vào năm 1951 và đã được bảo vệ. Nó là một loài sống sót từ Thượng kỷ Jura, cách đây khoảng 140 triệu năm.
Tình trạng.
Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm, sự mất môi trường sống (trong số những thay đổi khác là sự lắng đọng bùn ở các con sông nơi nó sinh sống), và săn bắt quá mức. Nó được IUCN coi là loài sắp bị đe dọa, và đã được đưa vào Phụ lục I của CITES. Nó có thể được tìm thấy trên các đảo Kyushu, Honshu và Shikoku ở Nhật Bản. Trong quá khứ, chúng đã bị người ta đánh bắt ở các con sông, suối làm thực phẩm, nhưng hiện nay việc săn bắn đã chấm dứt bởi các đạo luật bảo vệ.
Chu kỳ sống.
Vòng đời tương tự như của loài kỳ giông lưỡng cư, ngoại trừ nó không lên cạn và vẫn ở dưới nước trong suốt cuộc đời. Cụ thể, đến mùa sinh sản kỳ giông khổng lồ Nhật Bản bơi ngược lên các dòng suối miền núi để đẻ trứng. Kỳ giông đực phóng tinh dịch lên trứng do kỳ giông cái đẻ ra. Ấu trùng sinh ra từ trứng đã thụ tinh và mất mang khi biến hóa thành kỳ giông trưởng thành.
Trong văn hóa.
Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản từng là chủ đề của các truyền thuyết và tác phẩm nghệ thuật ở Nhật Bản, ví dụ như trong tác phẩm ukiyo-e của Utagawa Kuniyoshi.
Người ta cho rằng sinh vật thần thoại Nhật Bản nổi tiếng được biết đến như kappa trên thực tế là kỳ giông khổng lồ Nhật Bản | 1 | null |
Kỳ giông châu Á (họ Hynobiidae) là các loài kỳ giông nguyên thủy được tìm thấy rộng khắp ở châu Á, và ở phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu. Chúng có mối quan hệ họ hàng gần với kỳ giông khổng lồ (họ Cryptobranchidae), và cùng nhau chúng hình thành nên phân bộ Cryptobranchoidea. Khoảng một nửa số loài họ Hynobiidae là loài độc nhất ở Nhật Bản.
Kỳ giông châu Á thụ tinh ngoài, con đực tưới tinh dịch lên trứng, và không giống như các họ kỳ giông khác sinh sản trong, con đực tập trung vào các túi trứng chứ không phải là con cái trong mùa sinh sản. Con cái đẻ hai túi trứng cùng một thời điểm, mỗi túi chứa đến 70 trứng. Kỳ giông cha mẹ chăm sóc con là phổ biến.
Một số loài có phổi tiêu giảm mạnh hoặc không có phổi. Nòng nọc đôi khi có thể có mang ngoài tiêu giảm mạnh nếu chúng sống trong nước lạnh và rất giàu oxy.
Phân loại.
Hiện có 54 loài được biết đến trong họ Hynobiidae:
Phân họ Hynobiinae
Phân họ Protohynobiinae
Phát sinh chủng loài.
Biểu đồ nhánh dưới đây vẽ theo Pyron và Wiens (2011) và được sửa đổi theo Mikko Haaramo | 1 | null |
Sả chanh hay sả (danh pháp hai phần: Cymbopogon citratus) là loài thực vật nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Sử dụng trong ẩm thực.
Sả chanh được sử dụng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, như trong món gà xào sả hay tom yum. Sả là một gia vị không thể thiếu trong các món ăn gia đình của người Việt
Sử dụng trong y học.
Giải độc, giúp tăng xương khớp thần kinh,giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da nhất là chị em phụ nữ, giảm đau,chống sốt,chống khuẩn,bệnh nấm
Sản xuất tinh dầu.
Sả chanh được dùng để sản xuất tinh dầu, tên thương phẩm là West Indian Lemongrass oil.
Hàm lượng tinh dầu trong cây sả chanh từ 0,46 % đến 0,55 %.
Tinh dầu sả chanh chứa 65-85% citral và các hoạt chất tương tự myrcene, có tính kháng khuẩn và giảm đau; citronella; citronellol và geranilol. | 1 | null |
Giao tranh tại Nouart là một hoạt động quân sự cho chiến dịch nước Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 29 tháng 8 năm 1870, tại ngôi làng Nouart của Pháp, nằm cách tỉnh Beaumont-en-Argonne khoảng 11,3 km về hướng nam. Sau một cuộc giao chiến lâu dài, Lữ đoàn Bộ binh số 46 – một phần của Quân đoàn Sachsen Hoàng gia số 12 (dưới quyền chỉ huy của Hoàng tử Georg xứ Sachsen) thuộcTập đoàn quân số 4 (Tập đoàn quân Maas) của quân đội Phổ do người anh trai của Hoàng tử Georg là Thái tử Albert của Sachsen chỉ huy – đã giành được chiến thắng trước Quân đoàn V của quân đội Đế chế Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Pierre Louis Charles de Failly, với thương vong tổng cộng là khoảng 600 người cho cả hai bên tham chiến (trong đó có cả 14 sĩ quan của phía Đức). Cuộc giao tranh tại Nouart, cùng với một cuộc giao tranh ít quyết liệt của các tiền đồn tại Buzancy và một cuộc giao tranh tại Attigny ở hậu quân trước đó, đã cảnh báo cho Thống chế Patrice de Mac-Mahon, tư lệnh Tập đoàn quân Châlons của Đế chế Pháp, rằng các lực lượng của người Đức đã tiếp cận với tập đoàn quân của ông ta. Và, cuộc tấn công dữ dội của quân đội Đức tại Nouart đã buộc tướng de Failly phải triệt thoái đến Beaumont thay vì tiến quân đến Stenay.
Sau khi bị đánh bại trong trận Gravelotte đẫm máu, tập đoàn quân của Thống chế Pháp François Achille Bazaine đã bị vây khốn tại Metz vào ngày 19 tháng 8 năm 1870. Trước tình hình đó, kể từ ngày 21 tháng 8 năm 1870, Thống chế Mac-Mahon đã kéo tập đoàn quân của mình rời khỏi doanh trại đi cứu viện cho Bazaine và tập đoàn quân của ông này. Trong khi đó, vào ngày 23 tháng 8, các tập đoàn quân của Đức đã khởi đầu cuộc hành quân xuống Châlons. Nhưng, vào ngày 26 tháng 9 đã phát hiện được quân của MacMahon, do đó mọi tập đoàn quân của Đức đều được lệnh bắc tiến. Trong trận Buzancy ngày 27 tháng 8, một lữ đoàn kỵ binh thuộc Quân đoàn số 12 (Sachsen) đã đánh tan quân kỵ binh Pháp. Sợ rằng quân Đức đã chặn mất đường tiến của mình, MacMahon ra lệnh rút quân đến Mézières vào đêm hôm đó, nhưng vào ngày hôm sau (28 tháng 9), do được yêu cầu phải khẩn cấp giải cứu cho Bazaine, MacMahon mang quân tới Montmédy với hy vọng vượt sông Meuse tại đây. Nhưng đường đến Montmédy cũng bị người Sachsen chặn mất, và vào ngày 29 tháng 9, viên Thống chế Pháp đành phải tìm cách vượt sông tại Mouzon và Remilly. Quân đoàn V của Pháp vượt sông Meuse tại Mouzon vào ngày hôm ấy, và mặc dù quân đoàn này bị trì hoãn do còn nhiều quân đoàn khác ở đằng sau, De Failly – vốn hay tự ý hành động – đã tiến quân đến Stenay. Trong khi đó, Quân đoàn Sachsen hành binh từ Dun đến Nouart. Khi một đội kỵ binh của Quân đoàn V của Pháp tiến hành tuần tiễu về phía trước quân chủ lực một vài dặm Anh và kéo lên một cao điểm gần Nouart, họ được "chào đón" bằng làn đạn khốc liệt từ lực lượng bộ binh và pháo binh của Đức. Quân kỵ binh Pháp tháo chạy khỏi cao điểm và quay về chỗ bộ binh Pháp đang hoảng hốt. Nhưng dù sao đây nữa thì họ đã phát hiện ra Quân đoàn Sachsen Hoàng gia XII được triển khai đầy đủ trên các sườn đồi xung quanh Nouart. De Failly phải chấm dứt bước tiến của quân mình và đặt bộ binh cùng với pháo binh vào vị trí của họ.
Sau đó, với cuộc tấn công của quân Sachsen, bộ binh hai phe đã tiếp cận với nhau. Hai bên đánh nhau trên khắp thung lũng nhỏ Wiseppe cả buổi chiều, và chịu thương vong tổng cộng là 600 người. Mặc dù các cuộc đột kích của bộ binh và pháo chiến khốc liệt đã bùng nổ trong trận chiến – trong đó quân đội Sachsen giành lợi thế, người Sachsen không muốn dứt điểm trận giao chiến. Trong cuộc giao tranh kéo dài hàng tiếng đồng hồ này, họ chỉ có ý định quấy phá và kìm chân quân Pháp. Rút ra bài học từ các trận đánh trước mà điển hình là trận Gravelotte, Moltke đã cho vị Thái tử xứ Sachsen thấy được rằng mục tiêu tối hậu của ông là hợp vây Tập đoàn quân Châlons, và mục đích này không thể bị tổn thương bằng ý muốn thắng cho kỳ được một trận đánh nhỏ. Khi màn đêm buông xuống, quân Pháp đã tiến hành triệt thoái qua các khu rừng đến Beaumont, và cuộc thoái lui này kéo dài trong vòng hơn 6 tiếng đồng hồ. Quân Sachsen không truy kích. Hôm sau (30 tháng 1), quân đội Bayern đánh bại De Failly trong trận Beaumont, và đến đêm hôm ấy, MacMahon phải triệt binh về Sedan – nơi tập đoàn quân của ông bị bao vây và tiêu diệt vào đầu tháng 9. | 1 | null |
Binh chủng Không quân Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có chức năng thực hiện các nhiệm vụ trên biển hoặc ven bờ biển, hải đảo bằng các phương tiện ban đầu của không quân đã từng bước xây dựng và phát triển lực lượng đồng bộ với trang bị hiện đại như trực thăng săn ngầm, máy bay vận tải và tuần thám biển... Lực lượng không quân của Hải quân còn hiệp đồng với không quân của Quân chủng Phòng không Không quân trong thực hiện tác chiến trên biển. Không quân Hải quân ngày nay đã trở thành một binh chủng hiện đại trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam.
Hình thành.
Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được thành lập từ năm 1955 sau khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương, nhưng do tình hình và điều kiện lúc đó đặc biệt là khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra, Hải quân Việt Nam chưa có lực lượng không quân riêng. Nên từ hướng biển Đông, Không quân-Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tổ chức đánh phá miền bắc Việt Nam.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của đất nước, cùng với sự phát triển của lực lượng Hải quân, ngày14-12-1981 Bộ Quốc phòng ra quyết định số 294/QĐ-QP về việc chuyển 2 phi đội Ka-25 và Be-12 từ Trung đoàn KQ 933/ Sư đoàn KQ 371 sang trực thuộc Phòng Không quân - Hải quân do Quân chủng Hải quân quản lý. Nhưng do còn thiếu đồng bộ trong khâu đảm bảo hết sức đặc thù về kỹ thuật hàng không, nên ngày 30-4-1984 Bộ Tổng Tham mưu đã ra quyết định số 26/QĐ-TM điều nguyên trạng lực lượng và 2 phi đội từ Quân chủng Hải quân trở lại trực thuộc Quân chủng Không quân. Nhiệm vụ của 2 phi đội bay Ka-25 và Be-12 tập trung vào huấn luyện và tham gia diễn tập hiệp đồng chiến đấu với các đơn vị Hải quân (CV-82, HQ-83, HN-84...). Ngày 07-5-1982 chuyến bay đầu tiên của Be-12 ra đảo Trường Sa đảm bảo an toàn, được Lãnh đạo Bộ đánh giá cao và biểu dương khen ngợi.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng phù hợp với nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 15-9-1984 Thượng tướng Lê Trọng Tấn Thứ trưởng BQP ký quyết định số 1365/QĐ-QP về việc thành lập Trung đoàn Không quân Hải quân 954, trực thuộc Quân chủng Không quân (là đơn vị tiền thân của Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 ngày nay). Trung đoàn được trang bị 12 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và Phi đội gồm 4 thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12. Đơn vị đóng quân tại sân bay Cát Bi, TP Hải Phòng. Trung đoàn 954 có nhiệm vụ: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân làm nhiệm vụ tác chiến trên biển, trinh sát chống ngầm trên cơ sở trang bị kỹ thuật hiện có; tổ chức phục vụ chiến đấu, vận chuyển đổ bộ chiến thuật, vận chuyển khí tài quân sự và các trang bị khác bảo đảm cho bộ đội ở các đảo và làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển đảo.
Ngày 24 tháng 7 năm 1986, Tư lệnh Hải quân ra quyết định số 1253/B0-31 về việc thành lập Phòng Phòng không-Không quân trên cơ sở sáp nhập 2 Phòng (Phòng PK Hải quân và Phòng KQ Hải quân).
Tháng 3-1988, Trung đoàn được tăng cường trang bị thêm trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28 hiện đại. Sau đó được tăng cường thêm các trực thăng chống ngầm Kamov Ka-27PL và trực thăng Kamov Ka-32T (thiết kế tương tự Ka-25/28 nhưng là dành cho mục đích vận tải và cứu hộ). Sau năm 1991, Liên Xô tan rã, Việt Nam tiếp tục nhận được các trang thiết bị thông qua mua từ phía Nga.
Tháng 5 năm 1990, Trung đoàn 954 tổ chức cơ động toàn bộ lực lượng từ sân bay Cát Bi vào đóng quân tại sân bay Đà Nẵng, với các chủng loại máy bay được trang bị (Ka-28, Ka-32, Mi-8, Mi-17). Năm 2000, Trung đoàn 954 đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam qua sự vận động lâu dài của tập đoàn Executive Decision Export Services Group thì Bộ Quốc phòng Việt Nam đã mua nhiều máy bay trực thăng hoạt động trên biển của hãng Eurocopter (Pháp) nhằm trang bị cho Binh chủng. Năm 2011, Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận một phi đội trực thăng vận tải-trinh sát biển Eurocopter EC225 Super Puma biên chế cho Quân chủng.
Năm 2010 Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt mua 6 máy bay tuần tra biển DHC-6 Twin Otter của Canada. Quân chủng Hải quân đã quyết định cử 12 phi công máy bay DHC-6 sang đào tạo tại Canada trong thời gian 17 tháng, nhằm tăng cường khả năng tuần tra trên biển.
Ngày 17 tháng 8 năm 2012, Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án hạ tầng Trung đoàn Không quân - Hải quân tại Sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/5/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 1681/QĐ-BQP về tổ chức lại, nâng cấp Trung đoàn Không quân 954 thành Lữ đoàn Không quân 954.
Ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 2251/QĐ-BQP về việc điều chuyển Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không-Không quân trở về trực thuộc Quân chủng Hải quân, đóng quân tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo đó Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 có vụ nhiệm vụ: Tác chiến chống ngầm; tuần tiễu, trinh sát, tuần thám, chỉ thị mục tiêu, chuyển tiếp chỉ huy cho các lực lượng; làm nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế chi viện cho các đảo, nhà giàn; tìm kiếm cứu nạn trên biển… và các nhiệm vụ khác khi có lệnh.
Trang bị hiện nay.
Các vũ khí hiện nay của Không quân Hải quân Việt Nam:
Các phi đội Kamov Ka-25 và Beriev Be-12 đã ngừng hoạt động do đã hết niên hạn sử dụng.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang có ý định đặt mua từ Mỹ 6 chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion của Hải quân Hoa Kỳ và hai bên đang tìm hiểu nhu cầu và tính khả thi của nhau. Dự kiến 6 chiếc P-3C này sẽ được nâng cấp với các trang thiết bị vô tuyến điện tử hiện đại (thiết bị cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại FLIR, hệ thống máy tính ASQ-114, hệ thống xử lý dữ liệu AYA-8, hệ thống hiển thị MAD ASQ-81, ra đa ALR-95V, hệ thống định vị thủy âm AQH-4V) tại Hoa Kỳ trước khi về Việt Nam nếu hợp đồng được thực hiện.
P-3C Orion là loại máy bay tuần tra trinh sát biển, tác chiến chống tàu ngầm (MPA), sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính trị, địa quân sự khu vực. Nếu kế hoạch Việt Nam mua 6 máy bay săn ngầm P-3 trở thành hiện thực, chúng sẽ được biên chế cho lực lượng Không quân Hải quân và P-3C sẽ gia tăng đáng kể khả năng chống ngầm và bảo vệ lãnh hải cho Việt Nam, phục vụ yêu cầu xây dựng lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Trang phục.
Bộ đội Không quân của Hải quân mặc theo kiểu và màu quân phục Hải quân. Mang quân hàm kết hợp màu tím than của Hải quân, có hình phù hiệu Không quân. Đội mũ cứng và mũ mềm màu tím than. | 1 | null |
Pristimantis acuminatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Shreve mô tả khoa học đầu tiên năm 1935.
Loài này có ở Brasil, Colombia, Ecuador, và Peru. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đất canh tác, vườn nông thôn, và rừng thoái hóa nghiêm trọng. | 1 | null |
Pristimantis acutirostris là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1984. Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis affinis là một loài động vật lưỡng cư trong họ Craugastoridae, thuộc bộ Anura. Loài này được Werner mô tả khoa học đầu tiên năm 1899. Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao và đồng cỏ ở cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis alalocophus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Roa-Trujillo & Ruiz-Carranza mô tả khoa học đầu tiên năm 1991. Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. | 1 | null |
Pristimantis albericoi là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch & Ruiz-Carranza miêu tả khoa học đầu tiên năm 1996. Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis altae là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Dunn mô tả khoa học đầu tiên năm 1942. Nó được tìm thấy ở Costa Rica và Panama.
Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis altamazonicus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Barbour & Dunn mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Nó được tìm thấy ở Brasil, Colombia, Ecuador, Peru, và có thể cả Bolivia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng đất thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis aniptopalmatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Duellman & Hedges mô tả khoa học đầu tiên năm 2005. Chúng là loài đặc hữu của Peru.
Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis anolirex là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1983.
Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao, và đồng cỏ ở cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis anotis là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Walker & Test mô tả khoa học đầu tiên năm 1955. Chúng là loài đặc hữu của Venezuela. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. | 1 | null |
Pristimantis apiculatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch & Burrowes mô tả khoa học đầu tiên năm 1990. Loài này có ở Colombia và Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis appendiculatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Werner mô tả khoa học đầu tiên năm 1894.
Loài này có ở Colombia và Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông, và các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis atratus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1979.
Chúng là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao, và đồng cỏ ở cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis aurantiguttatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Ruiz-Carranza, Lynch, & Ardila-Robayo miêu tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis avicuporum là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Duellman & Pramuk miêu tả khoa học đầu tiên năm 1999. Chúng là loài đặc hữu của Peru. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis avius là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Myers & Donnelly miêu tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Nó được tìm thấy ở Venezuela và có thể cả Brasil. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis baiotis là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch miêu tả khoa học đầu tiên năm 1998.
Đây là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Pristimantis balionotus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1979.
Chúng là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis baryecuus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1979.
Chúng là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao, và các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis batrachites là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 2003.
Chúng là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis bearsei là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Duellman miêu tả khoa học đầu tiên năm 1992.
Chúng là loài đặc hữu của Peru. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông, và vùng nhiều đá. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis bernali là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1986.
Nó là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp theo IUCN. | 1 | null |
Pristimantis bicolor là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Rueda-Almonacid & Lynch mô tả khoa học đầu tiên năm 1983.
Đây là loài đặc hữu của Colombia. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis bicumulus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Peters mô tả khoa học đầu tiên năm 1863.
Chúng là loài đặc hữu của Venezuela. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. | 1 | null |
Pristimantis bipunctatus là một loài động vật lưỡng cư trong họ Strabomantidae, thuộc bộ Anura. Loài này được Duellman & Hedges mô tả khoa học đầu tiên năm 2005.
Chúng là loài đặc hữu của Peru. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.