text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Họ Thỏ (Leporidae) là một họ động vật có vú gồm thỏ và thỏ đồng, gồm hơn 60 loài còn sinh tồn. Từ tiếng Latinh "Leporidae" có nghĩa là "những loài giống với "lepus"" (thỏ đồng). Cùng với thỏ cộc pika, Họ Thỏ tạo thành Bộ Thỏ (Lagomorpha). Họ này khác với thỏ cộc pika ở chỗ chúng có đuôi ngắn, nhiều lông, tai và chân sau thon dài.
Cái tên phổ biến "thỏ" thường được áp dụng cho tất cả các chi trong họ này ngoại trừ chi Lepus, vì các thành viên của chi "Lepus" (gần một nửa số loài) thường được gọi là thỏ đồng. Tuy nhiên, giống như hầu hết các tên phổ biến, sự khác biệt về tên gọi không hoàn toàn khớp với phân loại hiện nay. Trong tiếng Việt, mọi loài trong họ này đều được gọi là "thỏ", nhưng trong tiếng Anh, các loài chi "Lepus" là được gọi là "hare" (thỏ đồng hay thỏ rừng) còn danh từ "rabbit" chỉ các loài trong các chi còn lại.
Trừ Úc và châu Nam Cực, mọi châu lục đều có quần thể thỏ bản địa. Hơn nữa, vài loài thỏ, nhất là thỏ châu Âu ("Oryctolagus cuniculus"), đã lan rộng ra nhiều nơi (như hầu hết châu Đại Dương và nhiều hòn đảo khác), gây vấn đề nghiêm trọng cho hệ sinh thái và thương mại.
Đặc điểm.
Họ Thỏ gồm những loài thú cỡ nhỏ và vừa, chuyển động mau lẹ. Chúng có chân sau dài, với bốn ngón trên mỗi bàn chân, cặp chân trước ngắn hơn, mỗi bàn có năm ngón. Lòng bàn chân phủ lông, giúp chống trơn trượt khi chạy, ngón chân có vuốt. Thỏ có tai dài đặc trưng, nhúc nhích được, và có thính giác tinh nhạy. Mắt to, tầm nhìn đêm tốt, cho thấy chúng có lối sống về đêm hay chiều tối.
Loài thỏ nhỏ nhất là "Brachylagus idahoensis" (chiều dài đầu-mình 25–29 cm, nặng chừng 300 g), còn loài lớn nhất là "Lepus europaeus" (chiều dài đầu-mình 50–76 cm, nặng từ 2,5–5 kg).
Hầu hết loài thỏ chỉ ăn thực vật (với ngoại lệ trong chi "Lepus"), chủ yếu ăn cỏ và cây thảo, với đủ loại lá, trái, hạt thêm vào. Thỏ là thú ăn phân: chúng đưa thức ăn qua đường tiêu hoá hai lần, lần một thải ra phân xanh mềm, tái tiêu hoá nó rồi thải ra phân cục đen, cứng. Công thức răng của đa phần các loài thỏ là:
Phân loại.
Họ Leporidae: | 1 | null |
Họ Nhím chuột (Erinaceidae) là một họ thuộc Bộ Eulipotyphla, bao gồm nhím gai và nguyệt thử. Cho đến gần đây, chúng mới được chỉ định vào Bộ Erinaceomorpha, được đổi từ Bộ Chuột chù (Soricomorpha) thành Bộ Eulipotyphla. Họ này được G. Fischer miêu tả năm 1814.
Họ Nhím chuột gồm loài nhím gai nổi tiếng (phân họ Erinaceinae) của lục địa Á-Âu và Châu Phi và các loài nguyệt thử (phân họ Galericinae) của Đông Nam Á. Họ này đã từng được coi là một phần của Bộ Ăn Côn trùng (Insectivora), nhưng bộ này hiện được coi là không còn tồn tại.
Nét đặc trưng.
Nhím chuột thường có hình dạng giống như chuột chù, với mõm dài và đuôi ngắn. Tuy nhiên, chúng lớn hơn nhiều so với chuột chù, dài từ 10 đến 15 cm và nặng từ 40 đến 60 g; trong trường hợp chuột voi đồi, dài từ 26 lên đến 45 cm và nặng từ 1 đến 1,4 kg. Tất cả trừ một loài có năm ngón chân ở mỗi bàn chân, trong một số trường hợp có móng vuốt khỏe để đào bới, và chúng có mắt và tai lớn. Nhím gai sở hữu bộ lông biến đổi thành gai nhọn để tạo thành một lớp bảo vệ trên phần thân trên và sườn, trong khi nguyệt thử chỉ có bộ lông bình thường. Hầu hết các loài có tuyến mùi ở hậu môn, nhưng chúng phát triển tốt hơn nhiều ở các loài nguyệt thử, có thể có mùi rất nồng.
Nhím chuột là loài ăn tạp, với phần lớn chế độ ăn uống của chúng bao gồm côn trùng, giun đất và các động vật không xương sống nhỏ khác. Chúng cũng ăn hạt và trái cây, và đôi khi trứng của chim, cùng với bất kỳ xác thối nào chúng kiếm được. Răng của chúng rất sắc và phù hợp với việc bắt những con mồi không xương sống. Công thức hàm răng cho nhím chuột là:
Nhím gai là loài sống về đêm, nhưng nguyệt thử thì ít khi như vậy, và có thể hoạt động vào ban ngày. Nhiều loài sống trong các hang đơn giản, trong khi những loài khác xây tổ tạm thời trên bề mặt đất từ lá và cỏ, hoặc trú ẩn trong các khúc gỗ rỗng hay những nơi ẩn nấp tương tự. Nhím chuột là loài động vật sống đơn độc ngoài mùa sinh sản, con cha không có vai trò gì trong việc nuôi hay chăm sóc con non.
Nhím chuột cái sinh con sau một khoảng thời gian mang thai từ sáu đến bảy tuần. Con non sinh ra mù và trần trụi, nhưng chúng bắt đầu mọc gai trong vòng 36 tiếng sau khi sinh.
Tiến hóa.
Nhím chuột là một nhóm động vật nhau thai tương đối nguyên thủy, đã thay đổi rất ít kể từ khi chúng bắt nguồn từ thế Eocen. Cái tên gọi "nhím khổng lồ" (thực ra là nguyệt thử) "Deinogalerix", từ thế Miocen của đảo Gargano (một phần của nước Ý ngày nay), có kích thước bằng một con thỏ lớn, và có thể đã ăn thịt động vật có xương sống hoặc xác sống, thay vì côn trùng. | 1 | null |
Họ Chuột chù (Soricidae) gồm các loài động vật có vú nhỏ nhìn giống chuột chũi gọi là chuột chù thuộc Bộ Eulipotyphla. Các loài chuột chù thực sự không nên bị nhầm lẫn với chuột chù cây, chuột chù rái cá, chuột chù voi hoặc chuột chù Tây Ấn thuộc các họ hay các bộ khác. Họ này được G. Fischer miêu tả năm 1814.
Mặc dù ngoại hình của chúng nhìn giống một con chuột mũi dài, chuột chù không phải là một loài gặm nhấm, như chuột. Trên thực tế, chúng có họ hàng gần gũi hơn với nhím gai và chuột chũi. Chuột chù có hàm răng sắc nhọn, giống như gai, không giống như răng cửa của các loài gặm nhấm.
Chuột chù phân bố gần như trên khắp thế giới; trong số các vùng đất nhiệt đới và ôn đới lớn, chỉ có New Guinea, Úc và New Zealand là không có các loài chuột chù bản địa. Ở Nam Mỹ, chuột chù chỉ mới xuất hiện tương đối gần đây, là kết quả của sự trao đổi lớn của Mỹ và chỉ hiện diện ở phía bắc Andes. Về sự đa dạng loài, Họ Chuột chù là họ động vật có vú thành công nhất thứ tư, chỉ bị vượt qua bởi các loài gặm nhấm họ Muroide và Cricetidae và họ dơi muỗi Vespertilionidae.
Phân loại.
Có 385 loài trong 26 chi, | 1 | null |
Họ Chuột chũi (Talpidae) bao gồm chuột chũi, chuột chũi chù, chuột chũi desman và các dạng trung gian khác của các loài động vật có vú nhỏ ăn côn trùng thuộc Bộ Eulipotyphla. Tất cả các loài họ này là động vật đào bới với các mức độ khác nhau: chuột chũi là động vật sống hoàn toàn dưới mặt đất; chuột chũi chù và "Uropsilus" ít khi như vậy hơn; và chuột chũi desman, trong khi về cơ bản là loài thủy sinh, có khai quật những buồng ngủ khô; trong khi loài chuột chũi mũi sao cũng tinh vi không kém dưới nước và lòng đất. Chúng sinh sống trên khắp Bắc bán cầu, Nam Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng không ở Ireland cũng như ở châu Mỹ phía nam của phía bắc México. Họ này được G. Fischer miêu tả năm 1814.
Các loài chuột chũi đầu tiên tiến hóa từ những động vật giống như chuột chù thích nghi với việc đào bới cuối thế Eocen ở châu Âu. Loài thuộc Họ Chuột chũi nguyên thủy nhất còn sinh tồn được xem là loài "Uropsilus", với các loài khác đã thích nghi với đời sống dưới lòng đất, và trong một số trường hợp, đời sống thủy sinh. | 1 | null |
Họ Dơi bao (danh pháp khoa học: Emballonuridae là một họ gồm 51 loài "dơi đuôi bao" và "dơi cánh túi" sinh sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới. Họ Dơi bao gồm một số loài dơi thuộc hàng nhỏ nhất, chiều dài dao động từ 3,5 đến 10 cm. Chúng thường có màu nâu hay xám, dù các loài chi "Diclidurus" màu trắng.
Chúng có đuôi ngắn, chĩa ra từ màng đuôi (màng đuôi này tạo nên một cái "bao"). Hầu hết các loài cũng có tuyến hình túi trên cánh, giúp thả ra pheromone nhằm thu hút bạn tình. Những loài khác có tuyến họng sinh ra chất tiết nặng mùi. Chúng có công thức răng
Những loài dơi này ưa náu mình trong nơi sáng sủa hơn so với những loài dơi khác. Những nơi này có thể là bộng cây hay gần cửa hang. Một số, như các loài "Taphozous", treo mình chung với bầy, nhưng số khác thì sống đơn. Những loài sống ngoài vùng nhiệt đới có xu hướng nghỉ ngơi thường xuyên vào mùa đông hay thậm chí ngủ đông.
Chúng chủ yếu ăn công trung, đôi lúc cả trái cây.
Danh sách loài.
Họ Emballonuridae | 1 | null |
Họ Dơi muỗi (danh pháp: Vespertilionidae) là một họ động vật có vú trong bộ Dơi. Họ này được Gray miêu tả năm 1821.
Hầu như tất cả các loài trong họ này ăn côn trùng, trường hợp ngoại lệ là một số thuộc chi "Myotis" và "Pizonyx" ăn cá và các loài "Nyctalus" lớn hơn bắt những con chim sẻ nhỏ trong khi bay.
Phân loại.
Có bốn phân họ được công nhận:
Họ Vespertilionidae | 1 | null |
Họ Cầy Madagascar (Eupleridae) là một họ động vật có vú thuộc Bộ Ăn thịt đặc hữu ở Madagascar gồm 9 loài còn sống tồn trong 7 chi, thường được gọi là cầy Malagasy hoặc thú ăn thịt Malagasy. Loài được biết đến nhiều nhất là cầy fossa ("Cryptoprocta ferox"), thuộc phân họ Euplerinae. Tất cả các loài trong phân họ Euplerinae trước đây được xếp vào Họ Cầy (Viverridae), trong khi tất cả các loài trong phân họ Galidiinae được xếp vào Họ Cầy lỏn (Herpestidae). Họ Eupleridae được Chenu miêu tả năm 1850.
Các nghiên cứu phân tử gần đây chỉ ra rằng 10 loài thú ăn thịt sống ở Madagascar đã tiến hóa từ một tổ tiên được cho là đã di cư bằng đường biển từ lục địa châu Phi đến Madagascar 18 đến 24 triệu năm trước. Điều này làm cho thú ăn thịt Malagasy trở thành một nhánh. Chúng có họ hàng gần gũi nhất với những loài cầy lỏn thật sự của Họ Herpestidae. Cầy fossa và cầy hương Madagascar ("Fossa fossana") tiến hóa khá khác biệt so với các loài còn lại của nhánh này.
Tất cả các loài trong họ này được xem là các loài bị đe dọa do sự hủy hoại môi trường sống, cũng như sự săn mồi và cạnh tranh giữa các loài không phải ở bản địa.
Phân loại.
Cây phát sinh gen.
Các mối quan hệ phát sinh loài của thú ăn thị Malagasy (Họ Eupleridae) được thể hiện trong bảng sau: | 1 | null |
Họ Chồn hôi (Mephitidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt gồm chồn hôi và lửng hôi. Chúng được biến đến nhờ sự phát triển về các tuyến mùi hậu môn của chúng, được sử dụng để ngăn chặn và chống lại các động vật chúng xem là mối đe dọa cho chúng. Họ này được Bonaparte miêu tả năm 1845.
Có 12 loài còn sinh tồn trong 4 chi: "Conepatus" (chồn hôi mũi lợn, 4 loài); "Mephitis" (chồn hôi đội mũ và chồn hôi sọc, 2 loài); "Mydaus" (lửng hôi, 2 loài), và "Spilogale" (chồn hôi đốm, 4 loài). Hai loài lửng hôi trong chi Mydaus sinh sống ở Indonesia và Philippines; các thành viên khác sinh sống ở châu Mỹ, từ Canada đến miền trung Nam Mỹ. Tất cả các thành viên khác trong Họ Chồn hôi đã bị tuyệt chủng, chỉ được biết đến qua hóa thạch, bao gồm cả những loài đến từ lục địa Á-Âu.
Chồn hôi trước đây được phân loại là một phân họ của Họ Chồn (Mustelidae); tuy nhiên, những bằng chứng di truyền gần đây đã tách chúng thành một họ riêng biệt. Tương tự, lửng hôi từng được phân loại cùng với lửng, nhưng bằng chứng di truyền cho thấy chúng có chung tổ tiên gần đây hơn với chồn hôi, vì vậy chúng hiện nay được đưa vào Họ Chồn hôi.
Phân loại.
Phân loại của họ này gồm: | 1 | null |
Lợn lòi Pecari hay lợn Peccary (còn gọi là javelina hay lợn hôi) (tiếng Anh: "peccary", "javelina", "skunk pig"; tiếng Bồ Đào Nha: "javali;" tiếng Tây Ban Nha: "jabalí", "sajino" hoặc "pecarí") là một loài động vật có vú có kích thước trung bình thuộc họ Tayassuidae (lợn Tân Thế Giới). Chúng được tìm thấy trên khắp Trung Mỹ, Nam Mỹ, và ở khu vực phía tây nam của Bắc Mỹ. Chúng thường có chiều dài từ 90 đến 130 cm và một cá thể trưởng thành thường nặng khoảng 20 đến 40 kg. Từ "lợn lòi Pecari" có nguồn gốc từ "pakira" hay "paquira" trong tiếng Dari.
Chúng thường bị nhầm lẫn với các loài trong Họ Lợn (Suidae) có nguồn gốc từ lục địa Á-Âu-Phi, đặc biệt là kể từ khi một lượng đáng kể lợn nhà được những người di cư châu Âu đem tới châu Mỹ đã trốn thoát, và con cháu của chúng hiện nay đang sống ngoài hoang dã tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Ở nhiều nước, lợn lòi Pecari được nuôi ở các trang trại và là một nguồn thực phẩm cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Da của chúng vừa có độ cứng nhất định lại vừa mềm và dẻo, được công nhận như là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất găng tay da. | 1 | null |
Họ Hà mã (Hippopotamidae) là một họ gồm các loài động vật có vú guốc chẵn gọi là hà mã (tiếng Anh: Hippo hoặc Hippopotamus). Chúng sống nửa cạn nửa nước, mập mạp, da trần, sở hữu dạ dày ba ngăn, và đi bằng bốn ngón chân trên mỗi bàn chân. Mặc dù chúng nhìn giống với loài lợn về mặt sinh lý, họ hàng gần nhất của chúng là các loài trong Bộ Cá voi. Hà mã là những thành viên còn sinh tồn duy nhất của họ này. Họ này được Gray miêu tả năm 1821.
Có 2 loài hà mã trong hai chi: hà mã lùn ("Choeropsis liberiensis") ở các khu rừng phía tây châu Phi, và hà mã thông thường ("Hippopotamus amphibius").
Phân loại.
Phân loại trong bài lấy theo Boisserie (2005), lưu ý rằng Boisserie coi "Hippopotamus minor" như là "Phanourios minutus", nhưng chi này nói chung không được công nhận rộng khắp. | 1 | null |
Họ Lạc đà (Camelidae) chỉ gồm duy nhất các loài lạc đà trong phân bộ Tylopoda. Các loài còn tồn tại trong nhóm này là: lạc đà một bướu, lạc đà hai bướu, lạc đà hai bướu hoang dã, lạc đà không bướu, lạc đà Alpaca, lạc đà Vicuña và lạc đà Guanaco. Lạc đà là động vật móng guốc chẵn trong Bộ Cetartiodactyla, cùng với lợn, cá voi, hươu, gia súc, linh dương, và nhiều loài khác. Họ này được Gray miêu tả năm 1821.
Phân loại khoa học.
Họ Camelidae | 1 | null |
Họ Linh dương (Antilocapridae) là một họ động vật có vú guốc chẵn đặc hữu ở Bắc Mỹ. Họ hàng gần nhất còn sinh tồn của chúng là các loài Họ Hươu cao cổ, và cùng chúng tạo nên siêu họ Giraffoidea. Chỉ có một loài, linh dương sừng nhánh ("Antilocapra americana"), là còn sống ngày nay; tất cả các thành viên khác của họ này đã bị tuyệt chủng. Linh dương sừng nhánh là một loài động vật có vú nhai lại nhỏ nhìn giống các loài linh dương trong Họ Trâu bò (Bovidae). Họ này được Gray miêu tả năm 1866.
Về hầu hết khía cạnh, chúng giống các loài nhai lại khác. Chúng có dạ dày 4 ngăn phức tạp để tiêu hóa các loại thực vật cứng, móng guốc và sừng nhỏ, chẻ đôi. Sừng của chúng giống với sừng của những loài Họ Trâu bò, ở chỗ chúng có một lớp vỏ sừng thực sự, nhưng đặc biệt là sừng chúng rụng ngoài mùa sinh sản và sau đó mọc lại. Các ngón chân bên của chúng thậm chí còn không có so với ngón chân bên của các loài Họ Trâu bò, với các ngón bị mất hoàn toàn, và chỉ còn lại xương pháo. Chúng có công thức răng hàm giống như đa số các loài nhai lại khác:
Tiến hóa.
Chúng tiến hóa ở Bắc Mỹ, nơi chúng lấp đầy một ngách tương tự như ngách của các loài Họ Trâu bò tiến hóa ở Cựu Thế giới. Trong suốt thế Miocen và Pliocen, chúng là một nhóm đa dạng và thành công, với nhiều loài khác nhau. Một số có sừng với hình thù kỳ dị, hoặc có bốn, thậm chí sáu sừng. Ví dụ bao gồm "Osbornoceros", với sừng nhẵn và hơi cong, "Paracosoryx", với sừng dẹt mở rộng đến đầu chẻ đôi, "Ramoceros", với sừng hình quạt và "Hayoceros", có bốn sừng. | 1 | null |
Thanh Nam (sinh ngày 17 tháng 8, 1958) là một nghệ sĩ cải lương, diễn viên hài, diễn viên điện ảnh người Việt Nam. Ông nổi danh với biệt danh Hề Thanh Nam. Suốt 40 năm gắn bó với nghệ thuật, ông được công chúng mến mộ bởi hình ảnh "Hai Lúa" chất phác, giản dị và giành được vô số giải thưởng nghệ thuật lớn.
Năm 2019, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, trước đó, ông đạt danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2007.
Với nhiệt huyết và đam mê dành cho nghệ thuật, bên cạnh sự kính trọng, yêu thương của đồng nghiệp, khán giả khắp nơi, Thanh Nam còn được những giải thưởng vô cùng ý nghĩa: Danh hài được yêu thích nhất vào các năm 1991, 1995 và 1996 do báo Sân khấu (Hội Sân khấu TP. Hồ Chí Minh) tổ chức, Huy chương Bạc tại Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000, Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu khu vực Nam bộ, Nam diễn viên được yêu thích nhất tại HTV Awards 2010, Nam nghệ sĩ hài được yêu thích nhất tại Cù nèo Vàng 2012... Ngoài ra, ông còn được tặng huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa cùng nhiều bằng khen khác.
Tiểu sử.
Thanh Nam tên khai sinh là Phạm Hoàng Nam, ông sinh năm 1958 tại quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh (nay thuộc Châu Thành, Hậu Giang). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân lao động nghèo.
Sự nghiệp.
Năm 17 tuổi, ông được tuyển vào Đoàn Văn công huyện Châu Thành. Tại đây, ông được các nghệ nhân đờn ca Tư Bé, Sáu Chăm truyền dạy nhiều bài cải lương. Không lâu sau, ông chuyển về Đoàn cải lương Dạ Lan Hương. Trong một lần kép hề tên Sỹ Liêm bị bệnh, không ai đóng vai Tý theo hầu nhân vật Dương Lễ (vở "Lưu Bình – Dương Lễ"), ông được đóng thế, vai diễn thành công và nhận được sự đón nhận từ khán giả.
Từ đó gắn cả sự nghiệp mình với những vai hài. Hai năm liên tiếp là năm 1995 và năm 1996, ông được báo Sân khấu (Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh) bình chọn là danh hài được yêu thích nhất.
Vào khoảng thập niên 80, làng hài cải lương bắt đầu xuất hiện những giọng ca "không đụng hàng". Đó là cách ca "tưng tửng" kiểu Vua vọng cổ hài Văn Hường và cách ca "sặc mùi" châm biếm, bất cần đời của danh hài Thanh Nam. Khi đó, thế hệ cải lương hài của miền Nam đều đã bước vào tuổi ngũ tuần. Đây chính là cơ hội để một anh hề trẻ như Thanh Nam có cơ hội để "tung tẩy" và thể hiện hết khả năng của mình. Với thế mạnh là các vai diễn hài hước, Thanh Nam đã bước chân vào "địa hạt" cải lương bằng những vai kép độc nhưng có chút hài.
Trong khoảng thời gian cải lương gặp khó khăn, Thanh Nam chuyển qua dòng phim truyền hình. Vẫn là ông nông dân cục mịch, chân chất, quê mùa nhưng giàu lòng thương người, Thanh Nam đã được nhiều khán giả gọi với cái tên thân thương "Hai Lúa" (cũng là một trong số những vai diễn của ông) và được các đạo diễn "đo ni đóng giày" vào những vai nặng ký về người nông dân.
Năm 1978, ông chính thức bước vào con đường diễn viên cải lương chuyên nghiệp với Đoàn cải lương Kiên Giang II. Hai năm sau, ông về Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang và làm tại đây đến nay. Ông được nhiều người tín nhiệm cử vào tham gia công tác quản lý, làm Phó đoàn phụ trách nghệ thuật và hiện tại là Trưởng Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang.
Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, ông thể hiện khá thành công những vai ông già Nam Bộ với tính cách và ngữ điệu của các lão nông tri điền. Nhiều vai diễn thành công như ông Tư Kèn trong "Quãng đời còn lại" (Huy chương bạc Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000), ông Tư Chờ trong "Niềm đau gia phả" (Huy chương vàng Liên hoan sân khấu khu vực Nam Bộ), Hương quản Mùi trong "Tiếng chuông chùa Tam Bảo" (giải B), Độ Lượng trong "Tiếng thét nơi pháp trường" (Bằng khen)... Ngoài ra ông còn được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa cùng nhiều bằng khen khác. Ở lĩnh vực hài, năm 1991, ông được xếp hàng thứ ba trong 10 danh hài được yêu thích nhất, do Báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với hình thức trưng cầu ý kiến độc giả. Cũng cuộc trưng cầu ý kiến này, năm 1996 ông được xếp hàng thứ tư trong 20 danh hài được yêu thích nhất.
Năm 2010, ông được bầu chọn là Diễn viên chính được yêu thích nhất giải HTV Awards 2010. Năm 2012, ông tiếp tục nhận được giải Cù nèo Vàng của báo Tuổi trẻ Cười tổ chức và bình chọn. Hiện ông là trưởng Đoàn nghệ thuật cải lương nhân dân Kiên Giang.
Ngày 29 tháng 8 năm 2019, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm đợt IX - 2019 cùng với các nghệ sĩ khác như Thanh Tuấn, Thoại Miêu, Minh Vương, Giang Châu, Việt Anh...
Giải thưởng.
Tiêu biểu:
Danh sách phim.
Phim điện ảnh.
Và một số bộ phim khác
Danh sách kịch.
Tiêu biểu:
Chương trình truyền hình.
Tiêu biểu:
Gia đình.
Năm 1978, ông kết hôn cùng nghệ sĩ cải lương Y Phương, người cùng hoạt động ở Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang. Bà từng đoạt được Huy chương bạc Hội diễn Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000 (với vai diễn Bình trong "Quãng đời còn lại"), Huy chương bạc Liên hoan sân khấu khu vực Nam Bộ năm 2002 (với vai Bích trong "Niềm đau gia phả"), từng được đề cử danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cùng đợt với chồng. Ông có con gái là ca sĩ Phạm Phương Thảo. Gia đình ông còn rất quan tâm tới công tác từ thiện. | 1 | null |
ERCO Ercoupe là một loại máy bay hạng nhẹ cánh dưới, được thiết kế chế tạo ở Hoa Kỳ. Nó là sản phẩm đầu tiên do Engineering and Research Corporation (ERCO) sản xuất ngay sau Chiến tranh thế giới II; vài hãng chế tạo khác tiếp tục sản xuất nó sau chiến tranh. Chiếc cuối cùng được hoàn thành vào năm 1968. Nó được thiết kế để trở thành máy bay cánh cố định an toàn nhất mà ngành kỹ thuật hàng không có thể tạo ra vào thời điểm đỏ, và kiểu máy bay này tiếp tục được ưa thích. | 1 | null |
LWS-3 Mewa ("Hải âu") là một loại máy bay trinh sát chiến trường và thám sát của Ba Lan, được thiết kế vào cuối thập niên 1930 bởi nhà máy LWS. Không quân Ba Lan đã đặt mua loại máy bay này nhưng không thành do Chiến tranh thế giới II nổ ra. | 1 | null |
Short S.45 Seaford là một loại tàu bay trong thập niên 1940, được thiết kế làm máy bay ném bom tuần tra biển tầm xa cho Bộ chỉ huy Bờ biển RAF. Nó được phát triển từ loại Short S.25 Sunderland, quân đội đặt hàng với tên gọi "Sunderland Mark IV". | 1 | null |
Yên Giản công (; trị vì: 504 TCN-493 TCN), là vị vua thứ 30 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thụy hiệu của ông là Yên Giản công, nhưng thường gọi là Yên Tiền Giản công để phân biệt với Yên Hậu Giản công, vua thứ 34 nước Yên.
Không rõ tên thật và thân thế của Giản công. Năm 505 TCN, vua Yên là Yên Bình công, vị vua thứ 29 của nước Yên qua đời, ông lên ngôi, tức Yên Giản công.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian làm vua.
Năm 493 TCN, Yên Giản công mất. Yên Hiếu công nối ngôi. | 1 | null |
Cầy mangut Durrell (tên khoa học:Salanoia durrelli), là một loài động vật có vú đặc hữu của Madagascar trong họ Eupleridae, thuộc bộ Ăn thịt. Nó có quan hệ gần gũi nhất với loài "Salanoia concolor", cùng thuộc chi "Salanoia". Hai loài này giống nhau về di truyền, nhưng khác nhau về hình thái học, do đó các nhà khoa học tách chúng làm 2 loài riêng biệt. Sau khi quan sát một cá thể năm 2004, loài này được giới khoa học biết đến và "S. durrelli" đã được mô tả thành một loài mới năm 2010. Nó chỉ được tìm thấy ở khu vực hồ Alaotra.
"Cầy mangut Durrell" có hình dáng tương tự cầy mangut đuôi nâu, với bộ lông màu nâu đỏ. Trong các mẫu vật được biết, một con cái, có chiều dài đầu và thân là 310 mm, chiều dài đuôi là 210 mm, và khối lượng cơ thể là 675 g. Một mẫu vật khác, một con đực, có chiều dài đầu và thân khoảng 330 mm, chiều dài đuôi 175 mm, và khối lượng cơ thể là 600 g. Dựa trên những dữ liệu hạn chế, S. durrelli có thể nhỏ hơn loài cầy mangut đuôi nâu. | 1 | null |
Short Shetland là một loại tàu bay tầm xa, tốc độ cao của Anh, do hãng Short Brothers tại Rochester, Kent chế tạo trong Chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế làm tàu bay trinh sát tầm rất xa. Thiết kế Shetland dựa trên những kinh nghiệm của công ty khi sản xuất hàng loạt loại Short Sunderland. | 1 | null |
Yên Hiếu công (chữ Hán: 燕孝公; trị vì: 492 TCN-455 TCN hoặc 464 TCN-450 TCN) hay Yên Khảo công (燕考公), là vị vua thứ 31 hoặc 32 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Yên Hiếu công và vị vua trước là Yên Tiền Giản công hoặc Yên Hiến công. Do Sử ký xác nhận giữa Yên Tiền Giản công và Yên Hiếu công có Yên Hiến công, thời gian làm vua của Hiếu công bắt đầu từ 464 TCN, còn Trúc thư kỷ niên và Chiến Quốc sử xác định ông bắt đầu làm vua từ năm 492 TCN.
Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Yên trong thời gian ông làm vua.
Về năm mất của Hiếu công, sử sách ghi chép khác nhau. Sử ký ghi ông mất năm 450 TCN, tức là làm vua 15 năm; còn theo Trúc thư kỉ niên thì năm mất của ông là 455 TCN, tức là làm vua 28 năm. Sau khi ông mất, Yên Thành công lên nối ngôi. Sử sách không ghi rõ quan hệ giữa Thành công và Hiếu công. | 1 | null |
Đức Mẹ Lộ Đức là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Đức Mẹ Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra với những cá nhân riêng biệt ở vùng Lourdes (Pháp), được phiên qua âm Việt là "Lộ Đức".
Nổi bật nhất là các cuộc hiện ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi. Bernadette nói với mẹ rằng đã gặp một "bà đẹp" ở hang núi Massabielle trong khi đang đi nhặt củi với em gái và 1 người bạn. Các cuộc xuất hiện tương tự với hình dạng "người phụ nữ" cũng được báo cáo trên 17 lần nữa trong cùng năm đó.
Bernadette về sau đã được phong thánh bởi Công giáo La Mã. Nhiều người tin rằng việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác thực bởi khả năng chữa bệnh "kỳ lạ" tại suối nước Lourdes. Tước hiệu "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ hiện ra này. Hình tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thấy ở nhiều thánh đường, nhà cửa và đặc biệt là ở các hang đá mô phỏng hang đá Lourdes.
Lịch sử.
Tổng cộng đã có 18 cuộc "hiện ra" tại hang đá Massabielle từ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 1858. Chín lần đầu là vào các ngày 11, 14, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 tháng 2.
Lần thứ nhất vào buổi trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858. Cùng đi với Bernadette có em gái là Marie-Antoinette và bạn gái là Jeanne Abadie. Khi đến trước hang đá Massabielle ở chỗ con kênh giao thoa với sông Gave, Marie và Jeanne lội qua trước để nhặt củi trong hang. Bernadette đang cúi xuống cởi tất để chuẩn bị lội theo.
Bernadette thuật lại như sau: "Thình lình tôi nghe thấy một cái gì đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông, song cây cối vẫn lặng lẽ, rõ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nhìn lên và thấy ngay trong động đá một người nữ mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc dây thắt óng ánh. Trên chân của bà mỗi bên đều có một bông hồng màu vàng nhạt, cùng màu với những hột ở tràng chuỗi mân côi của bà" .
Bernadette giơ tay dụi mắt, rồi nhắm và mở ra, nhưng Bà vẫn ở đó, tiếp tục mỉm cười và ra dấu cho biết cô không lầm. Bernadette thò tay vào túi lấy tràng hạt và quỳ xuống. Khi Bernadette lần hạt xong Bà ra hiệu cho cô lại gần nhưng Bernadette không dám. Khi đó Bà lui vào trong và biến mất cùng với đám mây sáng.
Bernadette muốn giữ kín mọi sự, nhưng trên đường về nhà cô em gái đã gặng hỏi khiến cho cô kể lại chuyện xảy ra với điều kiện là không được nói với ai. Nhưng Marie Antoinette mách lại cho mẹ biết. Bà Soubirous cho là chuyện bịa đặt nên đánh cho hai con gái một trận.
Ba ngày sau đó Bernadette quay trở lại hang đá cùng với em gái và cô bạn. Bernadette đem theo một chai nước thánh như 1 sự kiểm chứng. "Nếu bà ấy đến từ Thiên Chúa, bà ấy sẽ ở lại, còn nếu bà ấy là quỷ dữ, bà ấy sẽ phải đi". Lát sau Bernadette kêu lên: "Bà ở đó! Bà ở đó!". Cô đứng dậy vội vã rảy nước thánh về phía bụi hồng và nói: "Nếu Bà đến nhân danh Thiên Chúa, thì xin hãy lại gần".
Ngày 18 tháng 2, lần đầu tiên Bà nói chuyện với Bernadette và xin cô hãy trở lại hằng ngày trong vòng 15 ngày kế tiếp. Đồng thời cũng yêu cầu Bernadette nói với các vị linh mục hãy xây cất lên một thánh đường ở đó. Bà còn nói với cô: "Ta không hứa cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng đời sau".
Ngày 24 tháng 2, Bà yêu cầu Bernadette hãy cầu nguyện và sám hối thay cho các tội nhân. Ngày hôm sau bà bảo cô hãy uống nước ở rạch nước. Điều này khiến cho Bernadette bối rối vì chỉ có con sông Gave là dòng nước duy nhất ở đó. Nhưng bà ra dấu không phải sông mà là một tia nước nhỏ cạnh chỗ cô đang đứng: "Tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, còn toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố tìm lấy một ít giọt nước, nhưng mãi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống".
Những người chứng kiến đã rất thất vọng khi thấy Bernadette bới đất nhưng rồi 1 dòng nước sạch từ đó chảy ra và nó đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của những cuộc hành hương. Thông tin loan truyền từ vùng này qua vùng khác và người ta mang đến đây đủ thứ bệnh. Đã có nhiều bệnh nhân được ghi nhận là được chữa khỏi một cách thần kỳ. Bảy trong số trường hợp đầu tiên được xác nhận là thiếu một cách giải thích thấu đáo về mặt y khoa bởi giáo sư Verges vào năm 1860. Người đầu tiên được chứng nhận như một "phép lạ" là một phụ nữ có cánh tay bị biến dạng bởi một vụ tai nạn. Một số trường hợp chỉ khỏi bệnh trong thời gian ngắn rồi tái phát. Thậm chí có cả những vụ lừa đảo.
Những điều này đã khiến Giáo hội và chính quyền hết sức quan tâm. Từ tháng 4 tới tháng 10 năm 1858, chính quyền cấm dân chúng đến hang đá, cấm bất cứ người nào lấy nước từ mạch Massabielle. Một hàng rào bằng ván gỗ sẽ được dựng vững chãi trước cửa hang để ngăn cản mọi người lui tới hang. Những người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo luật định. Muốn đến hang đá phải có giấy phép của hoàng đế Napoléon III .
Trong các cuộc hiện ra, Bernadette Soubirous đã nhiều lần hỏi về tên của bà, song bà chỉ mỉm cười. Sau cùng ngày 25 tháng 3 với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, bà phán rằng bà là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bernadette Soubirous không hiểu kiểu nói "vô nhiễm nguyên tội" là gì. Vì thế cô đến gặp Linh mục và người này hiểu đó là Đức Mẹ Maria.
Ngày 7 tháng 4, những người có mặt trông thấy sự say mê của Bernadette như 1 sự xuất thần. Chính ngày đó bác sĩ Dozous đã quan sát thấy trong vòng 15 phút "phép lạ cây nến". Ngọn lửa của cây nến đã không gây ra vết cháy nào trên da thịt Bernadette trong lúc cô xuất thần và tham dự vào sự vô cảm. Lần cuối cùng vào ngày 16 tháng 7 năm 1858. Vì hang đá đã bị rào bởi lệnh của chính quyền, Bernadette cùng với dì Lucile và vài bạn gái đi đến bờ bên phải của sông Gave trong cánh đồng Ribère đối diện với hang đá. Tất cả quỳ gối và cầu nguyện. Sau một lúc Bernadette kêu lên: "Vâng, vâng, Mẹ đó! Mẹ mỉm cười với chúng ta và chào chúng ta bên trên hàng rào cản. Chưa bao giờ tôi thấy Mẹ đẹp như vậy". Đó lần cuối cùng được ghi nhận về việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette.
Những cuộc hành hương.
Ngày 19 tháng 11 năm 1858, Ủy ban điều tra của Tòa giám mục đến hang đá lần đầu tiên. Sau khi xem xét tỉ mỉ các biến cố, tìm hiểu về Bernadette cũng như các phép lạ lành bệnh xảy ra mà các tín hữu nhận được tại hang đá Đức Mẹ, vị giám mục thừa nhận tính cách đích thực của các lần hiện ra và tuyên bố: "Maria đã thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous". Điều này đã thiết lập sự tôn kính dành cho Đức Mẹ Maria ở Lourdes, cùng với Fatima là hai linh địa được nhiều người ghé thăm nhất. Mỗi năm có từ 4-6 triệu khách du lịch hành hương từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Cuộc hành hương chính thức đầu tiên được tổ chức ngày mùng 4 tháng 4 năm 1864 nhân dịp khánh thành và đặt bức tượng Đức Mẹ vào hang đá trong sự hiện diện của 20.000 khách hành hương. Tượng bằng đá cẩm thạch Carrara do ông Joseph-Hugues Fabish người Lyon tạc. Tháng 5 năm 1866, hang Massabielle được làm phép.
Khi đường xe lửa nối liền Lộ Đức với Bayonne năm 1867 và với Toulouse vào năm 1868, các cuộc hành hương bằng xe lửa bắt đầu. Cuốn sách của ông Henri Lasserre tựa đề "Đức Mẹ Lourdes" xuất bản năm 1869 và được dịch ra 80 thứ tiếng khác nhau, đã làm cho sự kiện Lourdes được nhiều người biết đến hơn và do đó các cuộc hành hương với số lượng ngày càng lớn hơn.
Đặc biệt sau khi nước Pháp thua trận trong Chiến tranh Pháp - Phổ, các cuộc hành hương ngày càng lớn. Vào tháng 10 năm 1872 có "cuộc hành hương cờ". Năm 1873 có cuộc hành hương toàn quốc cầu nguyện và đền tội, người ta còn tổ chức các chuyến xe lửa chở các bệnh nhân đi hành hương Lourdes.
Từ 1-3 tháng 7 năm 1876 có lễ thánh hiến Vương cung thánh đường và đội triều thiên cho tượng Đức Mẹ bởi Giáo hoàng Piô IX. Ngày 16 tháng 7 năm 1883 kỷ niệm 25 năm Đức Mẹ hiện ra và lễ đặt viên đá đầu tiên xây Vương cung thánh đường Mân Côi. Trong năm đó đã có 230 cuộc hành hương. Năm 1908 kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra có 157 cuộc hành hương, trong đó 76 cuộc hành hương là của các tín hữu đến từ nước ngoài, tổng cộng có hơn 1 triệu người.
Suối nước Lourdes.
Nước suối Lourdes được phân tích lần đầu tiên ngày 7 tháng 8 năm 1858 và cho thấy nó là nước bình thường. Nhà hóa học Filhon, giáo sư Đại học Toulouse liệt kê các thành phần hóa chất của nước. Bao gồm đầy đủ cả: Carbonat, clorat, silicat, calcium, sắt, mangesium, phosphor, amomiac, pồ-tạt và các muối khoáng khác.
"Từ những phân tích trên, chúng tôi kết luận: Mẫu nước mạch Lourdes không có gì đặc biệt, chỉ là nước uống bình thường, nó không chứa đựng chất nào chữa bệnh cả. Hiệu quả chữa bệnh của nó mà người ta gán cho không nằm trong nước. Tối thiểu nền văn minh khoa học hiện đại xác minh như vậy. Các muối khoáng tan trong nước không có chi khác biệt với nước uống bình thường khác. Uống nước này không gây hiệu quả có hại hoặc có lợi nào cả".
Các phép lạ.
Năm 1882, một ủy ban khoa học với mục đích nghiên cứu và xác nhận các phép lạ tại Lourdes được thành lập. Tiếp đó, văn phòng quan sát y khoa do Giáo hoàng Piô X thành lập năm 1905. Văn phòng này dựa theo các tiêu chuẩn được định nghĩa bởi Hồng y Lamberti, tức Giáo hoàng Biển Đức XIV tương lai. Nó hoàn toàn được làm việc về mặt chuyên môn y khoa chứ không chịu quyền kiểm soát của giáo hội.
Làm việc trong văn phòng này có các bác sĩ chuyên môn không phân biệt tôn giáo. Họ quan sát ghi nhận các vụ khỏi bệnh lạ lùng và trình lên Ủy ban y khoa quốc tế xác nhận. Nếu thấy đó là các vụ khỏi bệnh không thể nào giải thích được trên bình diện y khoa theo các hiểu biết hiện thời. Tiếp đến sau khi có các thẩm định khác Giáo hội có thể khẳng định việc lành bệnh là một phép lạ.
Các điều kiện được đưa ra bao gồm:
Cho tới nay trên tổng số 7.000 vụ khỏi bệnh không thể giải thích được trên bình diện y khoa, tuy nhiên chỉ có 68 trường hợp khỏi bệnh tại Lourdes được Giáo hội chính thức thừa nhận là phép lạ. Các phép lạ được công nhận ở Lourdes là một trong những nơi ít gây tranh cãi nhất trong thế giới Công giáo. Tất cả các bác sĩ phù hợp với chuyên môn có quyền truy cập không giới hạn vào các dữ liệu và các văn bản của Cục Y tế Lourdes bao gồm cả các trường hợp đã được công nhận chính thức là phép lạ và các trường hợp chưa. Các trường hợp khỏi bệnh đều được đưa ra thảo luận công khai và đưa lên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó. Tuy nhiên, có một vài trường hợp lúc đầu cơ quan y tế xác định chắc chắn là không thể lý giải được hóa ra không phải là phép lạ, bởi vì bệnh xuất hiện trở lại trong những năm sau đó.
Vị trí trong Giáo hội Công giáo.
Xác nhận phép lạ.
Ngày 18 tháng 1 năm 1862, Giám mục Tarbes-Lourdes tuyên bố là sự lạ Bernadette đã được thị kiến là đúng sự thật, đáng tin:"Chúng tôi lấy căn cứ từ một ủy ban bao gồm các nhà trí thức, thánh thiện, có học vấn và các linh mục giàu kinh nghiệm đã tiến hành các câu hỏi với những đứa trẻ, nghiên cứu các sự kiện, kiểm tra tất cả mọi thứ và cân nhắc kỹ lưỡng các bằng chứng. Chúng tôi cũng đã liên lạc về giới khoa học, và sau cùng chúng tôi tin rằng các cuộc hiện ra là siêu nhiên và thần thánh. Quả thực, những gì Bernadette trông thấy là Đức Trinh Nữ. Niềm tin của chúng tôi dựa trên lời tường thuật của Bernadette, nhưng còn trên tất cả những điều đã xảy ra, không có cách lý giải nào khác hơn là sự can thiệp của Thiên Chúa".
Do các cuộc hiện ra chỉ với tư cách cá nhân nên người Công giáo không bắt buộc phải tin chúng là sự thật. Nhưng trong niềm tin Công giáo, như Bernadette đã nói: ""Người ta phải có niềm tin và cầu nguyện, nước sẽ không nhiệm mầu nếu không có đức hạnh và không có lòng tin"." .
Lễ kính.
Năm 1890, Giáo hoàng Lêô XIII ban phép mừng lễ Đức Mẹ Lourdes trong Giáo phận Tarbes. Lễ này đã được Giáo hoàng Piô X chính thức đưa vào lịch phụng vụ vào năm 1907, lễ được cử hành vào ngày 11 tháng 2, là ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên.
Lễ Đức Mẹ Lourdes ban đầu là lễ kính được cử hành trong toàn Giáo hội, nhưng sau cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vaticanô II chỉ còn là lễ nhớ không bắt buộc .
Lời cầu nguyện.
Lời cầu nguyện sau đây được người Công giáo sử dụng nhằm tôn kính Đức Mẹ Lourdes:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Trinh nữ vô nhiễm nguyên tội. Mẹ đã hiện ra 18 lần với thánh Bernadette tại hang đá Lộ Đức để nhắc nhở các Kitô hữu về sự thật mà Tin Mừng đòi hỏi. Mẹ kêu gọi chúng con cầu nguyện, sám hối, tham dự Thánh Thể và sống đời sống của Hội thánh. Để đáp lại lời kêu cầu của Mẹ, con xin dâng hiến thân xác con cho con Mẹ là Đức Giêsu. Xin hãy làm cho con sẵn lòng thực hiện những gì Người dạy bảo. Nhiệt thành trong đức tin, thánh hóa trong việc làm, tận tâm với những người đau yếu, an ủi người đau khổ, giải hòa giữa mọi người và cho thế giới được hòa bình. Tất cả những điều con kêu cầu, con tin rằng sẽ được Mẹ nhận lời. Chúc tụng Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ Lộ Đức, cầu nguyện cho chúng con. Thánh Bernadette, cầu cho chúng con".
Các giáo hoàng với Lộ Đức.
Trong 150 năm qua, các Giáo hoàng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Lourdes.
Tín điều "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" được Giáo hoàng Piô IX xác định vào ngày 8 tháng 12 năm 1854 qua sắc chỉ Ineffabilis Deus; Denzinger 2803:
Năm 1907, Giáo hoàng Piô X lập lễ Đức Mẹ Lộ Đức khắp thế giới. Cũng trong năm đó ông ban hành thông điệp Pascendi Dominici Gregis đặc biệt nhấn mạnh đến việc tôn kính Đức Maria tại Lộ Đức. Giáo hoàng Piô XI, khi làm tổng giám mục Milan đã đến viếng thăm Lộ Đức. Ông là người đã tôn phong Bernadette lên hàng chân phước vào năm 1925 và lên hàng hiển thánh vào năm 1933. Năm 1958 kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Giáo hoàng Piô XII muốn đến Lộ Đức để cử hành thánh lễ nhân cuộc hành hương của Phong trào Công nhân công giáo tiến hành Pháp.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Lourdes ba lần và là nơi ông đến tông du cuối cùng trước khi qua đời. Năm 2004 trong cuộc viếng thăm Lourdes, ông nói:
Giáo hoàng Biển Đức XVI đến thăm Lourdes vào dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra vào tháng 9 năm 2008.
Tầm nhìn khác.
Phép lạ là sự kiện quan trọng trong Kinh Thánh Kitô giáo và do đó là một phần sự mặc khải của Thiên Chúa cho các tín hữu trung tín. Tuy nhiên, sự ra đời của chủ nghĩa duy lý và khoa học xã hội luôn cố gắng tìm kiếm lời giải thích một cách tự nhiên cho các phép lạ nói chung và đặc biệt là sự kiện Lourdes nói riêng.
Có những ý kiến cho rằng, có những hình ảnh tương tự với Đức Mẹ Lourdes đã được mô tả từ trước đó. Bernadette đã mô tả sự xuất hiện của người phụ nữ là uo Petito damizelo ("một người con gái nhỏ bé") vào khoảng 12 tuổi. Bernadette nhấn mạnh rằng hình ảnh xuất hiện không cao hơn mình. Chỉ cao khoảng 1,40m, Bernadette có dáng hình nhỏ bé của 1 trẻ em thiếu sự chăm sóc đầy đủ.
Bernadette mô tả hình ảnh trong các cuộc hiện ra là một người con gái mặc áo choàng trắng dài với một dây thắt màu xanh quấn quanh eo. Trên thực tế đây là đồng phục của một nhóm sinh hoạt tôn giáo được gọi là Trẻ em của Đức Maria mà Bernadette đã không được phép tham gia (mặc dù cô đã được nhận vào sau khi các cuộc hiện ra). Dì của Bernarde là thành viên của nhóm này trong thời gian dài.
Bức tượng hiện đang được đặt trong hang đá Massabielle được tạc bởi nhà điêu khắc người Lyon Joseph-Hugues Fabisch vào năm 1864. Mặc dù bức tượng đã trở thành biểu tượng của Đức Mẹ Lourdes trên khắp thế giới nhưng kích thước của bức tượng hoàn toàn không giống với những mô tả của Bernadette, nhưng phù hợp với hình ảnh truyền thống về Maria. Khi nhìn thấy bức tượng, Bernadette đã tỏ ra thất vọng sâu sắc với hình ảnh mà cô đã gặp.
Có nhiều cuộc được cho là sự hiện ra của Đức Maria xảy ra ở nhiều lứa tuổi và nền văn hóa khác nhau. Những mô tả của Bernadette có những nét tương đồng với các cuộc hiện ra khác trước đó. Có khả năng Bernadette đã biết đến những thông tin này, và thậm chí có thể đã bị ảnh hưởng để thêu dệt thành những mô tả của mình.
Vào năm 1846 (trước sự kiện Lourdes 12 năm), ở xóm nhỏ hẻo lánh tên La Salette cách Lourdes chừng vài km, hai mục đồng là Mélanine Máthieu, 14 hoặc 15 tuổi, và Maximin Giraud, 11 tuổi đã mô tả việc nhìn thấy một vòng tròn ánh sáng lớn sau đó là hình ảnh Đức Maria và một thánh đường đã được xây dựng ở đây.
Đặc biệt là một cuộc hiện ra vào đầu thế kỷ XVI (năm 1515), ở gần Garaison (một phần của Monléon-Magnoac) một bé gái 12 tuổi tên là Anglèze de Sagazan đã gọi hình ảnh mình nhìn thấy là Đức Maria. Câu chuyện của Anglèze có nhiều nét tương đồng với Bernadette, cô là một cô gái ngoan đạo nhưng cực kỳ ít học và nghèo khổ. Giống như Bernadette, cô là người duy nhất có thể nhìn thấy Đức Mẹ (những người khác dường như nghe thấy âm thanh lạ). Tuy nhiên phép màu được tạo ra nghiêng về việc cung thấp thực phẩm cho người nghèo khổ hơn là chữa lành bệnh tật như tại Lourdes. Tại thời điểm xảy ra cuộc hiện ra với Bernadette, Garaison là một trung tâm của các cuộc hành hương và lòng sùng kính đối với Mẹ Maria. | 1 | null |
Henry Russell Walter, được biết đến với nghệ danh Cirkut, là một nhà sản xuất thu âm và đồng thời cũng là một người viết bài hát người Canada hiện đang sinh sống ở Los Angeles, California. Anh đã sản xuất và sáng tác ca khúc cho nhiều nghệ sĩ quốc tế như Britney Spears, Ke$ha, Rihanna, Katy Perry, Nicki Minaj, B.o.B, Lil Wayne và Taylor Swift. | 1 | null |
Michael Allan Warren (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1948 tại Wimbledon, London) là một nhà văn xã hội người Anh, nhiếp ảnh gia, và diễn viên. Tác phẩm của ông bao gồm các tác phẩm của nhiều nhân vật nổi tiếng trong cuối thập niên 1960, thập niên 70 vào những năm 80, chẳng hạn như các thành viên của Hoàng gia Anh, các chính trị gia có ảnh hưởng và các nghệ sĩ âm nhạc và văn học cũng như một số người nổi tiếng của Hollywood của thời đại. | 1 | null |
Hàn Chiêu Li hầu (chữ Hán: 韓昭釐侯; trị vì: 362 TCN - 333 TCN), còn gọi là Hàn Chiêu hầu hay Hàn Ly hầu, tên thật là Hàn Vũ, là vị vua thứ sáu của nước Hàn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Hàn Vũ là con trai của Hàn Ý hầu, vị vua thứ 5 nước Hàn. Năm 363 TCN, Hàn Ý hầu mất, Hàn Vũ lên nối ngôi, tức Hàn Chiêu Li hầu.
Trị vì.
Hàn Chiêu hầu lên ngôi đúng thời điểm nước Tần bắt đầu khuếch trương về phía đông. Năm 362 TCN, Tần Hiến công đánh Hàn, Hàn thua trận, mất 6 thành. Nhân đó, nước Tống nhỏ bé cũng tấn công Hàn, chiếm đất Hoàng Trì năm 361 TCN.
Sau mấy năm củng cố lực lượng, năm 357 TCN, Hàn Chiêu hầu tấn công nhà Đông Chu, chiếm Hình Khâu.
Năm 353 TCN, Hàn Chiêu Li hầu phái quân đánh nước Triệu, chiếm được Liêu Lăng quan. Năm 351 TCN, một viên quan nhỏ là Thân Bất Hại khuyên Chiêu Ly hầu không tiến quân nữa. Chiêu Li hầu nghe vậy, cho Thân Bất Hại là người giỏi, phong làm tướng quốc. Trong suốt 14 năm làm tướng quốc từ 351 TCN đến 337 TCN, Thân Bất Hại đã tiến hành nhiều cải cách, ngoại giao chủ trương không bừa bãi gây chiến với nước ngoài, làm Hàn trở thành một nước lớn. Tương truyền có lần Thân Bất Hại tiến cử anh của mình làm quan, nhưng Chiêu Ly hầu không cho, bảo: ""Xưa nay trị quốc phải có phép tắc, hiện nay mà quả nhân nghe theo lời ông, tức là phá hoại phép tắc. Phải biết tuân thủ phép tắc, nghiêm chỉnh chấp hành thưởng phạt, dùng người phải có chế độ, không thể nghe theo lời tiến cử mà tuỳ tiện dùng"." Thân Bất Hại nghe thế cảm phục, thỉnh tội với Chiêu Ly hầu. Bởi vậy đời sau vẫn thường khen Chiêu Ly hầu là vị quân chủ chân chính.
Tuy nhiên, về mặt ngoại giao, Hàn Chiêu hầu vẫn phải thần phục nước Tần. Năm 352 TCN, ông sang triều kiến Tần Hiếu công.
Năm 343 TCN, Chu Hiển Vương phong Tần Hiếu công làm tây bá, Chiêu Ly hầu đích thân đến chúc mừng.
Năm 337 TCN, Thân Bất Hại mất. Cùng năm, Hàn Ly hầu cùng Sở Uy vương, Triệu Túc hầu sai sứ thông hiếu với Tần.
Sau khi Thân Bất Hại qua đời, nước Tần lại gây chiến, đánh bại quân Hàn ở Nghi Dương.
Hàn Chiêu hầu dùng Trương Khai Địa làm tướng quốc thay Thân Bất Hại.
Qua đời.
Năm 333 TCN, Hàn Chiêu Ly hầu mất. Ông ở ngôi được 30 năm. Con ông là Hàn Khang lên nối ngôi, tức là Hàn Tuyên Huệ vương. | 1 | null |
Lễ cưới của Vương tử Edward, Bá tước xứ Wessex và Sophie Rhys-Jones đã diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1999 ở Nhà thờ St George tại Lâu đài Windsor. Con út của Nữ vương, Edward, đã được phong Bá tước xứ Wessex và Tử tước xứ Severn vài giờ trước buổi lễ.
Gặp nhau.
Vương tử Edward, con út của Elizabeth II, đã gặp Sophie Rhys-Jones tại một sự kiện quần vợt vào năm 1993. Vương tử Edward đã công bố đính hôn với Sophie vào ngày 06 Tháng 1 năm 1999. Edward đính hôn Sophie với một chiếc nhẫn đính hôn tinh tế 2-karat kim cương hình bầu dục, hai bên là hai hình trái tim đá quý bằng vàng trắng 18-karat. Chiếc nhẫn đính hôn này được thực hiện bởi Asprey và Garrard (nay Garrard & Co) và nó là giá trị ước tính khoảng £ 105.000.
Lễ cưới.
Đám cưới đã diễn ra tại Chapel St George, Windsor Castle. Vì đây không phải là sự kiện quan trọng nên Thủ tướng Anh Tony Blair và các chính trị gia khác không được mời. Thay vì váy, đôi vợ chồng yêu cầu khách tham dự mặc áo màu tối và không đội mũ để phản ánh mong muốn của mình cho một đám cưới hoàng gia mật hơn.
Phát sóng.
Buổi phát sóng trực tiếp truyền hình của hôn lễ thu hút ước tính 200 triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới.
Khách mời.
Hôn lễ có sự tham dự của 550 đến 560 khách. | 1 | null |
Loạn Tô Tuấn (chữ Hán: 蘇峻之亂, Tô Tuấn chi loạn), gọi đầy đủ là loạn Tô Tuấn, Tổ Ước (chữ Hán: 蘇峻, 祖約之亂, Tô Tuấn, Tổ Ước chi loạn) nổ ra vào năm Hàm Hòa thứ 2 (327) đời Đông Tấn, do Lịch Dương nội sử Tô Tuấn phát động, liên kết với Trấn tây tướng quân Tổ Ước, đến năm thứ 4 (329) mới kết thúc.
Diễn biến.
Dữu Lượng lầm lỡ.
Mùa xuân năm Hàm Hòa thứ 2 (327), Dữu Lượng muốn gọi Tô Tuấn về triều, không ai dám nói gì, một mình Biện Khổn tranh luận rằng: binh lực của Tuấn cường thịnh; Lịch Dương (nhiệm sở của Tuấn) cách chỉ Kiến Khang một con sông, đi lại không đến một ngày đường. Lượng không nghe. Khổn bèn gởi thư nhắn Giang Châu thứ sử Ôn Kiệu làm ngoại viện, Kiệu gởi thư về can ngăn, cho rằng triều đình không chống nổi Tuấn, Lượng vẫn không nghe.
Nghe tin Tô Tuấn từ chối về triều, Ôn Kiệu muốn đưa quân quay về bảo vệ Kiến Khang, các quận Tam Ngô cũng muốn dấy quân cần vương. Lượng đều không nghe, còn gởi thư cho Kiệu rằng: ""Ta lo mặt tây (Nguyên văn: tây thùy" ), "hơn là Lịch Dương, anh không được qua khỏi Lôi Trì" "dù chỉ một bước."
Sau khi Tô Tuấn kháng mệnh, Thượng thư tả thừa Khổng Thản, Tư đồ tư mã Đào Hồi kiến nghị với Vương Đạo: "Nhân lúc Tuấn chưa đến, gấp chặn ngang Phụ Lăng" ", giữ các nơi thuộc Giang Tây như cửa Đương Lợi" ", hắn ít ta nhiều, một trận là xong. Vào lúc Tuấn chưa về, còn có thể đến bức thành trì của hắn. Bây giờ không ra tay, Tuấn ắt đến trước. Tuấn đến thì lòng người sợ hãi, khó mà chiến đấu. Cơ hội này không thể bỏ lỡ!" Đạo đồng ý, nhưng Dữu Lượng lại không nghe. Tháng 12, Cô Thục thất thủ, Lượng mới hối hận.
Tháng 2 năm thứ 3 (328), Tuấn đã vượt sông, Đào Hồi nói với Dữu Lượng: "Tuấn cho rằng Thạch Đầu là trọng địa quân sự, không dám xâm phạm, ắt nhắm hướng Tiểu Đan Dương, theo Nam đạo mà đến; nên phục binh đón đánh của hắn, một trận thì có thể bắt được!"" Lượng không nghe. Quả nhiên Tuấn theo đường ấy, gặp nhiều trắc trở, Lượng nghe tin, lại hối hận.
Tổ Ước hưởng ứng.
Tuấn biết Tổ Ước oán triều đình, bèn sai tham quân Từ Hội mời Ước làm chủ, cùng đánh dẹp Dữu Lượng. Ước mừng lắm, các cháu là Tổ Trí, Tổ Diễn khuyên Ước làm theo. Tiếu Quốc nội sử Hoàn Tuyên can Trí không được, đến gặp Ước, cũng không được gặp, bèn tuyệt giao với Ước. Trong khi Ước đi Lịch Dương, Tuyên đưa quân đến đóng trại ở núi Mã Đầu.
Tháng 11 năm Hàm Hòa thứ 2 (327), Ước sai con trai của Tổ Địch là Bái nội sử Tổ Hoán, em vợ của Tổ Địch là Hoài Nam thái thú Hứa Liễu đưa quân đến hội họp với Tuấn. Vợ của Tổ Địch cũng là chị của Liễu cố can, Ước không nghe.
Triều đình phòng bị.
Dữu Lượng lấy Biện Khổn làm Thượng thư lệnh, lãnh Hữu vệ tướng quân, lấy Cối Kê nội sử Vương Thư coi việc Dương Châu thứ sử. Ngô Hưng thái thú Ngu Đàm làm Đốc quân sự của các quận Tam Ngô.
Nghe tin Cô Thục thất thủ, triều đình cho giới nghiêm Kinh sư, lấy Dữu Lượng làm Giả tiết, Đô đốc chinh thảo chư quân sự, lấy Tả vệ tướng quân Triệu Dận làm Lịch Dương thái thú, sai Tả tướng quân Tư Mã Lưu đưa quân giữ Từ Hồ để chống lại Tuấn; lấy Xạ Thanh hiệu úy (tiền nhiệm) Lưu Siêu làm Tả vệ tướng quân, Thị trung Trử Sáp giữ chức Chinh thảo quân sự. Em Lượng là Dữu Dực được Bạch y lãnh chức, đưa mấy trăm người đi phòng bị Thạch Đầu.
Tuyên Thành nội sử Hoàn Di khởi binh cần vương, đóng quân ở Vu Hồ. Hàn Hoảng phá được, nhân đó tiến đánh huyện Tuyên Thành . Di lui về giữ Quảng Đức. Hoảng cướp bóc các huyện rồi lui về. Từ Châu thứ sử Si Giám muốn lãnh quân cần vương, Dữu Lượng lấy cớ ông ta phải phòng bị phương bắc, không cho.
Tháng giêng năm thứ 3 (328), quân cần vương của Ôn Kiệu về đến Tầm Dương.
Tô Tuấn tấn công.
Tháng 12 năm Hàm Hòa thứ 2 (327), Tô Tuấn sai bộ tướng là bọn Hàn Hoảng, Trương Kiện tập kích chiếm được Cô Thục , lấy được gạo, muối .
Hàn Hoảng tập kích Tư Mã Lưu ở Từ Hồ. Lưu sợ đến phát run, vào lúc sắp giao chiến, ăn chả nướng cũng không biết miệng của mình ở đâu. Lưu thua trận bị giết.
Tô Tuấn soái bọn Tổ Hoán, Hứa Liễu đưa 2 vạn quân vượt sông từ bến Hoành Giang, lên bờ ở Ngưu Chử, tiến quân đến Lăng Khẩu , liên tiếp đánh bại đài quân.
Tháng 2 năm thứ 3 (328), Tuấn đến núi Phúc Chu thuộc Tưởng Lăng , đi qua Tiểu Đan Dương , bị lạc, lại thêm trời tối, nhờ tìm được cư dân địa phương dẫn đường mới có thể tiếp tục tiến lên. Trong khoảng thời gian này, phản quân chẳng còn hàng ngũ, trận thế gì cả!
Kinh thành thất thủ.
Triều đình lấy Biện Khổn làm Đô đốc đại hành đông chư quân sự, cùng Thị trung Chung Nhã soái bọn Quách Mặc, Triệu Dận đưa quân giao chiến với Tuấn ở Tây Lăng , bọn Khổn đại bại, tử thương mấy ngàn người.
Tô Tuấn tấn công Thanh Khê sách, Biện Khổn soái các cánh quân chống cự, không thể địch nổi. Tuấn nương theo chiều gió phóng hỏa, đốt các cơ quan Đàì, Tỉnh cùng Doanh, Tự, một lúc thì cháy sạch. Trên lưng Khổn có cái nhọt mới khỏi, vết thương còn chưa liền da, gắng sức soái tả hữu khổ chiến mà chết; hai con trai Chẩn, Hu ở phía sau cũng xông vào phản quân mà chết.
Đan Dương doãn Dương Mạn cầm quân giữ cửa Vân Long, cùng Hoàng môn thị lang Chu Đạo, Lư Giang thái thú Đào Chiêm đều tử trận. Dữu Lượng soái quân sắp sửa bày trận ở trong cửa Tuyên Dương, chưa xong, tướng sĩ đều bỏ khí giới tan chạy. Lượng cùng em trai Dịch, Điều, Dực cùng Quách Mặc, Triệu Dận chạy đến Tầm Dương, nương nhờ Ôn Kiệu.
Quan dân kêu khóc.
Phản quân vào Đài thành, tư đồ Vương Đạo gọi thị trung Trử Sáp đưa Tấn Thành đế ra khỏi Chánh điện. Sáp lập tức đi qua cửa nách vào cung, tự mình ẵm Đế lên điện trước Thái Cực. Đạo cùng Quang lộc đại phu Lục Diệp, Tuân Tung, Thượng thư Trương Khải đứng quanh Ngự sàng che cho Đế, lấy Lưu Siêu làm Hữu vệ tướng quân, sai cùng Chung Nhã, Trử Sáp đứng 2 bên tả hữu, Thái thường Khổng Du mặc triều phục giữ Thần miếu. Khi ấy bá quan tan chạy, cung điện tiêu điều, Tuấn đưa quân xông vào, nạt Sáp đi xuống. Sáp đứng yên tại chỗ, kêu lớn: "Tô Quan quân đến gần Chí tôn, quân nhân sao được phép làm vậy!." Vì thế Tuấn không dám lên điện.
Nhưng phản quân xông vào hậu cung, từ cung nhân cho đến những kẻ ở bên cạnh Thái hậu đều bị cướp bóc, cưỡng bức. Tuấn bắt bớ bá quan đi lao dịch, đánh đập không chừa ai, lệnh cho họ khuân vác lên núi Tưởng . Lại lột sạch quần áo của mọi người, khiến năm nữ đều phải kết cỏ che thân, không còn cỏ thì lấy bùn đất đắp lên; tiếng kêu khóc vang dội khắp nơi.
Khi ấy trong kho có 20 vạn xúc vải, 5000 cân vàng bạc, ức vạn (1 tỷ) tiền, mấy vạn xúc lụa, số lượng này tuy được nói quá lên, nhưng đều bị Tuấn lấy sạch; chỉ còn lại mấy thạch gạo để nấu cơm cho Đế.
Tuấn làm chiếu đại xá, chỉ không tha cho anh em Dữu Lượng. Cho Vương Đạo giữ nguyên quan chức. Lấy Tổ Ước làm Thị trung, Thái úy, Thượng thư lệnh; Tuấn tự làm Phiếu kị tướng quân, Lục thượng thư sự; Hứa Liễu làm Đan Dương doãn, Mã Hùng làm Tả vệ tướng quân, Tổ Hoán làm Kiêu kị tướng quân. Dặc Dương vương Tư Mã Dạng đến ca ngợi công lao của Tuấn, được khôi phục làm Tây Dương vương, Thái tể, Lục thượng thư sự .
Tuấn điều quân tấn công Ngô Quốc nội sử Dữu Băng, Băng bỏ quận chạy đến Cối Kê. Tuấn lấy Thị trung Thái Mô làm Ngô nội sử.
Đào Khản cần vương.
Dữu Lượng đến Tầm Dương tuyên chiếu của Thái hậu, phong quan chức cho Ôn Kiệu, Si Giám. Kiệu không nhận, lại tỏ ra đại lượng, tuy Dữu Lượng thua chạy, vẫn chu cấp đầy đủ, chia quân phát lương.
Tháng 3 năm thứ 3 (328), Tô Tuấn dời về phía nam đóng đồn ở Vu Hồ.
Tháng 4, Dữu Lượng, Ôn Kiệu sắp dấy binh dẹp Tô Tuấn, nhường nhau làm minh chủ. Em họ của Kiệu là Ôn Sung đề cử Đào Khản. Kiệu bèn sai Đốc hộ Vương Khiên Kỳ đến Kinh Châu, yêu cầu Khản cùng đi cứu nước. Khản vẫn còn hận vì không được dự vào hàng ngũ Cố mệnh đại thần, tìm cớ từ chối. Kiệu nhiều lần sai sứ đi lại, theo lời khuyên của Mao Bảo, dốc lòng bày tỏ thành ý, Khản mới nhận lời, sai Đốc hộ Cung Đăng đưa quân đến chỗ Kiệu. Kiệu làm chiếu thư, kê tên của Khản trên cả Dữu Lượng và mình, kể tội Tô Tuấn, Tổ Ước, cáo khắp các trấn.
Đào Khản sai người đuổi theo gọi Cung Đăng trở về. Ôn Kiệu lại gởi thư cho Khản, lời lẽ khẩn thiết, còn dùng cái chết của con Khản là Đào Chiêm để khích động. Vương Khiên Kỳ cũng góp lời, Khản mới tự mình lãnh quân cần vương, tang lễ của Chiêm chưa xong đã lên đường, đêm ngày không nghỉ.
Si Giám ở Quảng Lăng nhận được chiếu thư, lập tức lãnh quân cần vương; giữa đường sai bọn Hạ Hầu Trường đến nói với Ôn Kiệu rằng: ""Có tin đồn giặc muốn đưa Thiên tử về Cối Kê; nên trước hết lập doanh lũy, đóng giữ những nơi yếu hại, để phòng ngừa bọn chúng xổng ra, lại cắt đứt đường vận lương của giặc" ", rồi sau đó ‘vườn không nhà trống’ để đợi giặc. Giặc đánh thành không được, cũng không có chỗ để cướp bóc, đường về miền đông (Nguyên văn: Đông đạo) bị ngăn trở, ắt tự tan rã vậy!""
Tam Ngô dấy binh.
Khi trước Tô Tuấn sai Thượng thư Trương Khải làm Quyền đốc đông quân, Tư đồ Vương Đạo ngầm dùng chiếu lệnh của Thái hậu kêu gọi quan lại Tam Ngô dấy nghĩa binh cứu thiên tử. Cối Kê nội sử Vương Thư lấy Dữu Băng làm Hành Phấn vũ tướng quân, sai Băng đưa 1 vạn quân vượt sông tây tiến đến Chiết Giang. Vì thế bọn Ngô Hưng thái thú Ngu Đàm, Ngô Quốc nội sử Thái Mô, Nghĩa Hưng thái thú (tiền nhiệm) Cố Chúng đều cất binh hưởng ứng. Mô trả lại quận cho Dữu Băng.
Tô Tuấn nghe tin, sai bộ tướng là bọn Quản Thương, Trương Kiện, Hoằng Huy chống lại, cùng bọn Ngu Đàm giao chiến, có thắng có thua, chưa đem lại kết quả.
Đối trận Thạch Đầu.
Tô Tuấn nghe tin phương tây (chỉ Kinh Châu của Đào Khản) dấy binh, dùng kế của tham quân Giả Ninh, từ Cô Thục về giữ Thạch Đầu, chia quân chống lại bọn Khản. Khi xưa Dữu Lượng vì muốn đề phòng Tô Tuấn, cho sửa sang thành Thạch Đầu , nay Tuấn lại dựa nơi này chống lại quân cần vương.
Tô Tuấn bức Đế dời đến Thạch Đầu, Vương Đạo cố ngăn không được. Hôm ấy trời mưa lớn, đường sá lầy lội, Lưu Siêu, Chung Nhã theo hầu bên cạnh Đế, không chịu cưỡi ngựa mà Tuấn cấp cho, để tỏ sự bất bình. Tuấn ghét lắm, nhưng chưa dám giết họ, đành bố trí bộ hạ thân tín giám sát thật chặt chẽ; sai Tả quang lộc đại phu Lục Diệp lưu thủ Đài thành, bức bách tất cả cư dân vào ở Hậu Uyển; sai Khuông Thuật giữ Uyển Thành.
Tháng 5, Đào Khản soái quân đến Tầm Dương, cùng Dữu Lượng, Ôn Kiệu cùng tiến về Kiến Khang. Binh sĩ có 4 vạn, cờ xí hơn 700 dặm, tiếng chiêng trống vang khắp xa gần.
Quân đội của Đào Khản, Ôn Kiệu ở Gia Tử Phổ. Khản lấy Vương Thư làm Giám Chiết Đông quân sự, Ngu Đàm làm Giám Chiết Tây quân sự, đều chịu sự chỉ huy của Si Giám. Giám soái quân vượt sông, hội họp với bọn Khản ở Gia Tử Phổ. Ung Châu thứ sử Ngụy Cai cũng đưa quân đến đấy.
Liên quân nhằm thẳng Thạch Đầu, tiến đến Thái Châu. Khản lập đồn ở Tra Phổ , Kiệu lập đồn ở Sa Môn Phổ. Tuấn lên lầu phong hỏa, nhìn quân liên quân rất nhiều, có vẻ sợ, nói: "Tôi vốn biết Ôn Kiệu rất được lòng người mà!"
Đôi bên giằng co.
Dữu Lượng sai Đốc hộ Vương Chương lừa đồng đảng của Tuấn là Trương Diệu, ngược lại còn bị đánh bại. Lượng đưa cờ tiết đến nhận lỗi với Khản.
Khi nghe tin kinh thành thất thủ, Tuyên Thành nội sử Hoàn Di dời từ Quảng Đức về đồn trú ở huyện Kính. Trong khi các địa phương xung quanh đều đã đầu hàng Tô Tuấn, Di vẫn khẳng khái chống lại, sai Du Túng giữ Lan Thạch (đông bắc huyện Kính). Đến nay Tuấn sai Hàn Hoảng phá Lan Thạch, Túng tận lực mà chết, Hoảng tiến đánh Di. Tháng 6, thành vỡ, Hoảng bắt được Di, giết đi.
Buổi đầu liên quân đến Thạch Đầu, lập tức muốn quyết chiến, Đào Khản nói: ""Quân giặc đang mạnh, khó lòng đánh nổi, nên kéo dài thời gian, tìm kế mà phá." Nhưng mọi người không nghe, thành ra nhiều lần tấn công không có kết quả. Bộ tướng của Si Giám là Lý Căn (Nguyên văn: Giám quân bộ tướng Lý Căn) xin lập lũy Bạch Thạch , Khản nghe theo, trong đêm tiến hành, đến sáng thì xong. Nghe tiếng trống của phản quân ra vẻ muốn tấn công, các tướng lo sợ. Khổng Thản nói: "Không đâu! Nếu Tuấn đánh lũy, ắt đợi gió đông bắc nổi lớn, khiến thủy quân ta không thể đến cứu; nay trời trong xanh, giặc ắt không đến. Sở dĩ đánh tiếng, ắt điều quân ra Giang Thừa" ", cướp lấy Kinh Khẩu về phía đông đấy." Quả nhiên như vậy. Khản sai Dữu Lượng đưa 2000 người giữ Bạch Thạch, Tuấn soái hơn vạn bộ kỵ 4 mặt tấn công nhưng không hạ được.
Bọn Vương Thư, Ngu Đàm mấy lần giao chiến với phản quân đều thất bại. Khổng Thản đề nghị lấy Si Giám giữ mặt đông, nên Đào Khản lệnh cho Giám cùng Hậu tướng quân Quách Mặc về giữ Kinh Khẩu, lập 3 lũy Đại Nghiệp, Khúc A, Trang Đình để chia binh lực của Tô Tuấn, sai Quách Mặc giữ Đại Nghiệp.
Tổ Ước thất bại.
Tháng 5 năm thứ 3 (328), tướng của Ôn Kiệu là Mao Bảo tập kích tư mã của Tổ Ước là Hoàn Phủ, lấy được lương thực mà Tô Tuấn gởi cho Ước, giết hơn vạn tên địch. Ước do vậy mà bị đói kém, Kiệu lấy Bảo làm Lư Giang thái thú.
Tổ Ước sai Tổ Hoán, Hoàn Phủ tập kích Bồn Khẩu (nơi này thuộc Tầm Dương, căn cứ của Ôn Kiệu), Đào Khản sai Mao Bảo đi cứu. Giữa đường, Hoán, Phủ tấn công Tiếu Quốc nội sử Hoàn Tuyên ở núi Mã Đầu. Bảo đến cứu Tuyên, trước thua sau thắng, Hoán, Phủ bỏ trốn, Tuyên theo về với Ôn Kiệu. Bảo tấn công quân đội của Tổ Ước ở Đông Quan, nhổ được đồn thú Hợp Phì; gặp lúc Kiệu triệu hồi, nên quay về Thạch Đầu.
Các tướng của Tổ Ước ngầm thông mưu với Hậu Triệu, nhận làm nội ứng. Tướng Triệu là Thạch Thông, Thạch Kham đưa quân vượt sông Hoài, đánh Thọ Xuân. Tháng 7, quân đội của Ước tan rã, Ước chạy về Lịch Dương.
Tâm phúc của Tô Tuấn là bọn Lộ Vĩnh, Khuông Thuật, Giả Ninh nghe tin Tổ Ước thất bại, khuyên Tuấn giết bọn đại thần Vương Đạo. Tuấn kính trọng Đạo, không cho. Vĩnh sinh ra hai lòng, Đạo sai tham quân Viên Đam (chắt của Viên Hoán đời Tam Quốc, phụng sự Tào Tháo) ngầm dụ Vĩnh quy thuận. Tháng 9, Đạo đem theo hai con cùng Vĩnh chạy đến Bạch Thạch.
Kết quả.
Tô Tuấn tử trận.
Đôi bên giằng co lâu ngày, Tô Tuấn chia quân cướp bóc khắp nơi, không ai địch nổi, lòng người sợ hãi. Ôn Kiệu tuy lớn tiếng quát mắng, đưa quân ra đánh thì cũng thua trận, đâm ra kiêng dè. Kiệu hết lương, đến mượn Đào Khản. Khản nổi giận, trách Kiệu làm trái lời giao ước binh lương tự túc khi mới hội quân, đòi lui về Kinh Châu. Kiệu lấy đại nghĩa can ngăn, nhưng chỉ là lời suông. Mao Bảo xin đến gặp Khản, hiến kế đốt lương của Tô Tuấn. Khản thấy khả thi, bèn chia cho Kiệu 5 vạn thạch gạo, giữ Bảo ở lại làm Đốc hộ. Bảo đốt kho lương của Tô Tuấn ở 2 huyện Cú Dung, Hồ Thục. Tô Tuấn rơi vào cảnh đói kém, Khản không đi nữa.
Bọn Trương Kiện, Hàn Hoảng đánh Đại Nghiệp rất gấp. Trong lũy thiếu nước, người phải uống cả nước phân. Quách Mặc sợ, đột vây ra ngoài, để quân đội ở lại giữ lũy. Tham quân của Si Giám là Tào Nạp khuyên Giám lui về Quảng Lăng, ngày sau sẽ cất quân cần vương. Giám gọi tất cả bộ hạ đến, chém Nạp làm gương, lòng ngươi mới yên.
Đào Khản theo kế ‘vi Ngụy cứu Triệu’ của Trưởng sử Ân Tiện (anh của Ân Dung), vì quân Kinh Châu quen thủy chiến hơn bộ chiến, nên đánh gấp Thạch Đầu thay vì cứu Đại Nghiệp. Khản đưa thủy quân hướng về Thạch Đầu, Dữu Lượng, Ôn Kiệu, Triệu Dận lên bờ ở phía nam Bạch Thạch, khiêu chiến phản quân. Tô Tuấn đưa 8000 quân đón đánh, sai con trai Tô Thạc cùng bộ tướng Khuông Hiếu áp sát Triệu Dận, đánh bại cánh quân này. Tuấn đang úy lạo tướng sĩ, gặp lúc say rượu trông thấy Dận chạy trốn, nói: "Hiếu có thể phá giặc, ta lại không được sao!"" Nhân đó cho mọi người nghỉ ngơi, đưa vài kỵ binh phá trận, nhưng chưa vào được, muốn quay về gò Bạch Mộc thì ngựa bị vấp. Tướng của Khản là bọn Bành Thế, Lý Thiên lấy mâu mà ném, Tuấn nhào khỏi đầu ngựa, bị băm nát, đốt cả xương. Liên quân đều hô vạn tuế, phản quân tan vỡ.
Giành lại Thạch Đầu.
Hàn Hoảng nghe tin Tô Tuấn đã chết, kéo quân về giữ Thạch Đầu. Bọn Tư mã Nhiệm Nhượng lập Tô Dật, em của Tuấn, làm chủ, đóng chặt cửa thành cố thủ.
Tướng của Tô Tuấn là Quản Thương, Hoằng Huy đánh lũy Trang Đình, Đốc hộ Lý Hoành, Khinh xa trưởng sử Đằng Hàm phá được. Thương đầu hàng Dữu Lượng, còn lại đều về với Trương Kiện.
Tháng giêng năm thứ 4 (329), Quang lộc đại phu Lục Diệp cùng em trai là Thượng thư tả bộc xạ Lục Ngoạn thuyết phục được Khuông Thuật dâng Uyển Thành đầu hàng.
Hữu vệ tướng quân Lưu Siêu, Thị trung Chung Nhã cùng bọn Kiến Khang lệnh Quản Mô mưu tính đưa Đế ra với liên quân. Việc bị tiết lậu, Tô Dật sai Nhiệm Nhượng đem quân vào cùng bắt Siêu, Nhã. Đế ôm lấy họ mà khóc: "Trả thị trung, hữu vệ của ta!" Nhượng giật lấy hai người mà giết đi.
Tô Dật, Tô Thạc, Hàn Hoảng ra sức đánh Đài thành, bị Mao Bảo đẩy lui.
Tháng 2, liên quân tấn công Thạch Đầu, Kiến uy trưởng sử Đằng Hàm (được thăng chức) đánh bại Tô Dật. Tô Thạc đưa mấy trăm dũng sĩ vượt sông Hoài giao chiến, bị Ôn Kiệu chém chết. Bọn Hàn Hoảng sợ, muốn chạy về với Trương Kiện ở Khúc A, không mở được cửa, đợi đến đêm thì trèo qua, phản quân tử thương đến vài vạn. Liên quân bắt được Tô Dật, chém đi.
Bộ tướng của Đằng Hàm là Tào Cư ẵm Đế lên thuyền của Ôn Kiệu, quần thần dập đầu xin tha tội. Tây Dương vương Tư Mã Dạng và những người hưởng ứng Tô Tuấn bị giết. Đào Khản vì tình quen biết cũ, xin tha cho Nhiệm Nhượng, Đế nhớ oán cũ, sai đem chém.
Quét sạch tàn dư.
Trong lúc liên quân đánh Thạch Đầu, Quan quân tướng quân Triệu Dận sai bộ tướng Cam Miêu đánh Tổ Ước ở Lịch Dương. Ước đưa mấy trăm bộ hạ chạy sang Hậu Triệu, còn lại đều ra hàng.
Sau khi phản quân mất Thạch Đầu, Trương Kiện ngờ bọn Hoằng Huy hai lòng, đều giết đi. Kiện đưa thủy quân từ huyện Duyên Lăng muốn vào Ngô Hưng. Dương liệt tướng quân Vương Doãn Chi cùng quân đội các nơi ở Ngô Hưng đánh bại phản quân, bắt hơn vạn nam, nữ.
Kiện lại cùng bọn Hàn Hoảng, Mã Hùng chạy về phía tây nhắm đến huyện Cố Chướng. Si Giám sai Lý Hoành đuổi theo, bắt kịp ở núi Bình Lăng , vây đánh rất gấp. Hoảng xuống núi giao chiến, bắn chết rất nhiều quan quân, hết tên mới bị giết. Bọn Kiệu đầu hàng, đều bị bêu đầu. Loạn Tô Tuấn, Tổ Ước đến đây kết thúc.
Ảnh hưởng.
Sau loạn, kinh thành hoang tàn, người vật điêu linh, mọi người đổ lỗi cho Dữu Lượng. Vì thế Lượng xin ra ngoài để hiệu lực, được trấn thủ Vu Hồ làm Dự Châu thứ sử. Nhưng Lượng là ngoại thích, tuy ở ngoài vẫn có thể khống chế triều đình, khiến Phụ chánh đại thần Vương Đạo không an lòng. Mâu thuẫn giữa hai sĩ tộc lớn Vương, Dữu ngày càng sâu sắc, hơn 10 năm sau đó, Lượng nhiều lần tìm cách phế trừ Đạo, bởi Si Giám phản đối mà tránh được một trường tranh đấu trong nội bộ chính quyền Đông Tấn.
Từ khi Đông Tấn dựng nước, nội loạn nổ ra ở thượng du, triều đình chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của Hoài Âm, Hợp Phì, nếu có gì bất trắc, Kiến Khang rơi vào cảnh ngộ nguy hiểm. Các quận ở miền đông là nguồn cung ứng duy nhất cho kinh thành, trong loạn Tô Tuấn, nhờ Si Giám giữ vững Kinh Khẩu, đảm bảo thắng lợi cuối cùng của liên quân. Si Giám dùng lưu dân ở Kinh Khẩu, Quảng Lăng xây dựng lực lượng có tác dụng vừa khống chế miền đông, vừa bảo vệ Kiến Khang, trở thành một nhân tố trọng yếu ổn định cục diện Giang Tả. Sau này Tạ Huyền tổ chức Bắc Phủ binh, Lưu Dụ kiến lập nhà Lưu Tống, bắt đầu từ lực lượng này.
Lưu dân được Tô Tuấn, Tổ Ước lãnh đạo làm loạn, đối với chính quyền sĩ tộc nhà Đông Tấn là một sự đả kích rất lớn, một bài học rất sâu sắc. Cho đến 70 năm sau, nội bộ chính quyền Đông Tấn nhiều lần nổ ra tranh đấu, nhưng không dám động đến binh đao, được yên ổn thêm một thời gian.
Dật sự.
Khi chạy khỏi Kiến Khang, Dữu Lượng chỉ có thuyền nhỏ. Phản quân đuổi đến, bộ hạ của Lượng vãi tên mà bắn, nào ngờ lại bắn trúng người lái thuyền. Thuyền chòng chành muốn lật, mọi người sợ hãi, Lượng ngồi yên, nói: "Thủ hạ thế này sao có thể đánh giặc được!" tất cả mới bình tâm trở lại.
Dữu Băng chạy khỏi Ngô Quận, đến Chiết Giang, Tuấn đuổi rất gấp, tên lính Ngô Linh Hạ đưa Băng vào thuyền, lấy chiếu trúc đắp lên, hò lớn mà chèo, ngược dòng mà đi. Mỗi lần gặp tuần canh, liền lấy gậy gõ thuyền nói: "Nơi nào tìm được Dữu Băng, Dữu Băng chính là ở đây!" Lính canh cho là người say, không nghi ngờ, Băng mới thoát được.
Dữu Lượng sai Vương Chương lừa Trương Diệu không xong, đến nỗi thua trận, phải xin lỗi chủ tướng liên quân là Đào Khản. Tư mã của Lượng là Ân Dung đến gặp Khản xin lỗi rằng: "Tướng quân làm việc này, không phải ý định của chúng tôi." Vương Chương đến nói: "Chương tự làm việc này, tướng quân không biết gì!" Khản nói: "Xưa Ân Dung làm quân tử, Vương Chương làm tiểu nhân; nay Vương Chương làm quân tử, Ân Dung làm tiểu nhân."
Liên quân giành lại Thạch Đầu, Vương Đạo vào thành, dùng lại cờ tiết cũ . Đào Khản cười nói: "Cờ tiết của Tô Vũ vốn không như thế này!" Đạo lấy làm xấu hổ. | 1 | null |
Ngọc trúc (tên khoa học Polygonatum odoratum) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Hoàng tinh ("Polygonatum"). Đây là một loài cây trồng được dùng làm thuốc cũng như trồng làm cảnh trong các vườn cây.
Mô tả.
Ngọc trúc là thực vật thân thảo lưu niên (sống nhiều năm), có nguồn gốc từ Trung Quốc (mọc nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam) và là một trong ba loài Hoàng tinh bản địa ở Anh. Ở Việt Nam, ngọc trúc mọc hoang ở các vùng núi cao, ẩm và mát như Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Đồng Văn (Hà Giang) và cũng được trồng trong các gia đình người Hmông ở Phó Bảng (Hà Giang). Cây ưa khí hậu ẩm, mát, khả năng chịu hạn kém, ưa bóng râm, kỵ ánh sáng, phát triển tốt trong đất ẩm, nhiều mùn nhưng tiêu nước tốt.
Thân cây mọc thẳng góc với mặt đất, cao 30–90 cm, thường không phân nhánh. Thân rễ có những sẹo do các cành rụng để lại, hình gần giống như dấu triện hay dấu niêm. Lá hình trứng, mạng gân song song dễ thấy, màu xanh lục (đến mùa thu chuyển sang màu vàng) đầu lá màu trắng, dài 0,5–1 feet (15–30 cm). Mỗi cụm hoa mang 2 hoa lưỡng tính màu trắng hình chuông, có mùi thơm, mọc chúc xuống đất. Quả có màu xanh đen hay đỏ. Cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7, quả chín vào mùa thu. Hoa tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ côn trùng. Cũng có thể sinh sản vô tính bằng thân rễ vào mùa xuân. Thân cành non dễ bị ốc sên và ong cắn lá phá hại.
Cái tên "Ngọc trúc" bắt nguồn từ hình dạng lá gần giống lá trúc và thân rễ bóng nhẵn trông như ngọc, còn tên tiếng Anh "Solomon's Seal" bắt nguồn từ những sẹo hình dấu niêm trên thân rễ của cây. Tuy nhiên, theo Edgar Denison, tên tiếng Anh của loài không có nghĩa ám chỉ dấu niêm mà ám chỉ tính chất "niêm kín vết thương".
"P. odoratum" và các nòi "flore pleno" và "Variegatum" đã được Hội Nghề vườn Hoàng gia Anh trao tặng Giải thưởng Nghề vườn Xuất sắc.
Công dụng trong y học.
Thân rễ Ngọc trúc dùng làm thuốc có chứa các glucosit convallamarin, azetidin axit cacboxylic, các flavonoit như vitextin, vitextin 2- glucosit, saponarin, axit chelidonuc, các nguyên tố như Ca, P, K, Mg, Mn, Si. Ngoài ra còn có chất nhầy adonaran, polygonym-fructan-O, A, B, C, D., và các steroit saponin, polyfurosit. Được thu hoạch vào mùa thu, đem phơi khô, lăn cho hết lõi cứng để dùng dần. Cũng có thể đem sao với mật ong hoặc ngâm rượu. Lá dùng làm thuốc đắp lên vết thương, có tác dụng giúp vết thương chóng lành.
Theo Đông y, ngọc trúc có tính mát, vị ngọt, vào hai kinh Phế, Vị, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát. Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, sốt về đêm, mồ hôi trộm, kém ăn, khó tiêu, tiểu dắt, phong thấp, đau lưng, trị vết thương. Người bị dương suy, âm thịnh, tỳ hư, đờm thấp ứ trệ không được dùng. Ngày dùng 8-18 g phối hợp với các vị thuốc khác. Theo các nghiên cứu gần đây, nước thuốc sắc, chiết xuất cồn liều nhỏ thử nghiệm trên tim ếch cô lập có tác dụng cường tim; khi dùng với Hoàng kỳ giúp cải thiện điện tâm đồ và thiếu máu cơ tim. Thí nghiệm trên chuột cống cho thấy Ngọc trúc cũng giúp hạ lipid huyết, ngăn ngừa tăng đường huyết, trì hoãn sự hình thành xơ vữa động mạch, tăng cường sức chịu đựng tình trạng thiếu ôxi của cơ tim. Ngoài ra Ngọc trúc cũng giúp nhuận tràng, chữa viêm mắt, tiêu độc, an thần. | 1 | null |
Tô Tuấn (, ? – 328), tên tự Tử Cao (子高), người huyện Dịch, quận Trường Quảng . Ông vừa là tướng lãnh triều đình, vừa là thống soái lưu dân; từng tham gia dẹp loạn Vương Đôn, về sau lại mượn danh nghĩa thảo phạt đại thần Dữu Lượng, dấy binh chống lại chính quyền Đông Tấn.
Về nam lánh nạn.
Cha của Tô Tuấn là Tô Mô, làm An Nhạc tướng. Tuấn được học hành từ nhỏ, ban đầu làm Chủ bộ trong quận. Năm 18 tuổi, được cử làm Hiếu liêm.
Loạn Vĩnh Gia nổ ra (311), Tuấn quy tụ mấy ngàn nhà, kết lũy tự bảo vệ ở bản huyện. Bấy giờ nhiều nơi cũng có đồn lũy, nhưng thế lực của Tuấn là mạnh nhất. Ông sai trưởng sử Từ Vĩ truyền hịch đến các đồn, đem pháp luật dạy dỗ, lại thu hài cốt mà an táng, được xa gần cảm ơn nghĩa, đưa ông lên làm chủ.
Tấn Nguyên đế biết được, tạm lấy Tuấn làm An tập tướng quân. Khi Tào Nghi lãnh chức Thanh Châu thứ sử, muốn lấy ông làm Dịch lệnh, Tuấn xưng bệnh từ chối. Nghi ghét ông được lòng người, e ông sau này làm loạn, muốn đánh dẹp. Tuấn sợ, đưa mấy trăm gia đình bộ hạ vượt biển vào nam. Đến Quảng Lăng, triều đình vỗ về ông từ xa đến, chuyển làm Ưng dương tướng quân. Gặp lúc Chu Kiên tạo phản ở Bành Thành, Tuấn trợ giúp đánh dẹp, có công, được ban chức Hoài Lăng nội sử, dời làm Lan Lăng tướng.
Dẹp loạn Vương Đôn.
Năm Vĩnh Xương đầu tiên (322), loạn Vương Đôn nổ ra, có chiếu sai Tuấn đi dẹp. Ông bói không được lợi. dùng dằng không tiến. Khi đài quân thất bại, Tuấn lui về giữ Hu Dị. Bộ hạ cũ ở Hoài Lăng là Từ Thâm, Ngải Nghị lại xin cho ông làm Nội sử, có chiếu chấp nhận, được gia hiệu Phấn uy tướng quân. Năm Thái Ninh đầu tiên (323), đổi làm Lâm Hoài nội sử.
Năm thứ 2 (324), Thượng thư lệnh Si Giám muốn triệu Tuấn về cứu viện kinh đô, Đôn sai anh trai ông đến khuyên rằng: "Phú quý cứ ngồi mà giữ, sao lại tự tìm đến cái chết!?" Tuấn không nghe, soái quân về kinh đô, dừng lại ở phủ Tư Đồ cũ. Bộ hạ của Đôn là bọn Thẩm Sung, Tiền Phượng cho rằng quân đội của Tuấn đường xa mỏi mệt, nhân đêm tối từ Trúc Cách Chử vượt sông đến tập kích. Ông sai Hàn Hoảng cắt ngang Nam Đường, đại phá phản quân. Sau đó lại cùng Dữu Lượng đuổi đánh Thẩm Sung.
Được tiến làm Sứ trì tiết, Quan quân tướng quân, Lịch Dương nội sử, gia Tán kỵ thường thị, phong Thiệu Lăng công, thực ấp 1800 hộ.
Cậy công kiêu dật.
Tuấn vốn một mình tập hợp lực lượng trong thời buổi nhiễu nhương, vừa quy thuận triều đình thì đã lập công, uy vọng ngày càng lớn. Ông có đến vạn tinh binh, khí giới sắc bén, được triều đình gởi gắm việc ở Giang Bắc.
Tuấn cậy có binh lực, lại có quân công, vì thế trở nên kiêu dật, đòi hỏi lương thực ở chỗ quan viên địa phương; có gì không vừa ý, thì mắng mỏ bọn họ thậm tệ. Lại thu nạp hết thảy những kẻ tội đồ trốn tránh (nuôi giấu Biện Xiển, anh trai Biện Hàm, đồng đảng của Nam Đốn vương Tư Mã Tông mưu phản bị Dữu Lượng, Triệu Dận đánh bại và giết chết. Tư Mã Tông cũng đi lại với Tuấn ), lực lượng ngày càng lớn mạnh.
Bị gọi về triều.
Năm thứ 2 (327), nhận định đây là họa hoạn về sau, Hộ quân Dữu Lượng muốn gọi ông về kinh đô. Lượng cho rằng nếu ông muốn làm phản, thì lúc này thế lực chưa đáng ngại, về sau sẽ không thể khống chế.
Tuấn nghe tin, sai Tư mã Hà Nhưng đến chỗ Lượng từ chối, lấy cớ mình là tướng ở ngoài cõi, không quen làm quan ở trong triều. Triều đình hạ chiếu vỗ về, triệu ông làm Đại tư nông, gia Tán kỵ thường thị, vị Đặc tiến, lấy em trai Tô Dật thay ông lãnh quân đội. Tuấn ngờ triều đình muốn hại mình, lại dâng biểu xin nhận chức ở chốn biên thùy là Thanh Châu, lại không được chấp nhận. Ông sợ hãi nên muốn vào triều, nhưng còn do dự chưa quyết, sau đó theo lời bộ hạ, quyết định kháng lệnh . Triều đình sai sứ đến trách dụ, Tuấn nói: ""Triều đình nói ta muốn làm phản, há được sống hay sao! Ta thà ở trên đỉnh núi nhìn xuống Đình úy, chứ không để Đình úy nhìn xuống đỉnh núi (của ta)" ". Khi xưa nước nhà nguy nan, thiếu ta thì không xong, nay thỏ ranh đã chết, chó săn về lý nên tự mổ; nhưng phải lấy cái chết để đáp trả những kẻ mưu tính việc này!"
Từ trước, vào tháng 11 năm Hàm Hòa đầu tiên (326), Tuấn sai Hàn Hoảng giúp Tổ Ước đẩy lui được quân Hậu Triệu xâm phạm Thọ Xuân. Đến nay, sai tham quân Từ Hội liên kết với Ước, mượn danh nghĩa đánh dẹp Dữu Lượng, cùng nhau làm loạn.
Liều lĩnh mà chết.
Đào Khản đưa thủy quân hướng về Thạch Đầu, Dữu Lượng, Ôn Kiệu, Triệu Dận lên bờ ở phía nam Bạch Thạch, khiêu chiến phản quân. Tô Tuấn đưa 8000 quân đón đánh, sai con trai Tô Thạc cùng bộ tướng Khuông Hiếu áp sát Triệu Dận, đánh bại cánh quân này. Tuấn đang úy lạo tướng sĩ, gặp lúc say rượu trông thấy Dận chạy trốn, nói: "Hiếu có thể phá giặc, ta lại không được sao!"" Nhân đó cho mọi người nghỉ ngơi, đưa vài kỵ binh phá trận, nhưng chưa vào được, muốn quay về gò Bạch Mộc thì ngựa bị vấp. Tướng của Khản là bọn Bành Thế, Lý Thiên lấy mâu mà ném, Tuấn nhào khỏi đầu ngựa, bị băm nát, đốt cả xương. | 1 | null |
Những người khốn khổ (tựa gốc: Les Misérables) là một bộ phim nhạc kịch, sử thi, lãng mạn năm 2012 của nước Pháp được sản xuất bởi Working Title Films và do công ty con Universal Pictures phân phối. Bộ phim được Tom Hooper - vị đạo diễn từng nhận giải Oscar cho "The King's Speech" chỉ đạo nghệ thuật dựa trên tác phẩm văn học kinh điển của đại văn hào người Pháp Victor Hugo cùng với vở nhạc kịch cùng tên của hai nhạc sĩ Alain Boublil và Claude-Michel Schönberg. "Les Misérables" quy tụ dàn diễn viên xuất sắc và nổi tiếng của Hollywood tham gia, trong đó có Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried. Đây là bộ phim nhạc kịch đột phá nhất trong lịch sử điện ảnh vì đã lột tả được hết những giá trị kinh điển trong bức tranh xã hội Pháp đầy rắc rối lúc bấy giờ.
Lấy bối cảnh nước Pháp hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 19 kể từ khi Napoleon I lên ngôi, "Les Misérables" kể về một câu chuyện cảm động của những giấc mơ tan vỡ, của tình yêu không được đáp trả, niềm đam mê, sự hy sinh và chuộc tội. Bộ phim là một minh chứng trường tồn theo năm tháng kể lại hành trình tồn tại của tinh thần con người. Nhân vật chính trong tác phẩm là Jean Valjean - một cựu tù nhân khổ sai đang cố chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ để khẳng định bản chất lương thiện cuối cùng trở thành thị trưởng của một thị trấn ở Pháp và cũng là chủ sở hữu một nhà máy may ở thành phố đó. Tuy nhiên, Jean Valjean luôn phải trốn chạy sự săn đuổi của Javert - tay thanh tra tàn nhẫn luôn lấy luật pháp làm kim chỉ nam trong cuộc đời để thi hành công lý. Một trong những công nhân trong nhà máy - nàng Fantine đã đổ lỗi cho Jean Valjean cũng chỉ vì anh mà cô đã lún sâu vào con đường mại dâm để kiếm tiền nuôi con. Khi Fantine chết vì bệnh lao phổi, Jean Valjean cảm thấy mình phải có trách nhiệm cưu mang cô con gái ngoài giá thú của nàng - Cosette, mặc dù anh vẫn đang sống lén lút để thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của Javert. Năm tháng dần trôi, khi Cosette đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp thì cũng là lúc đất nước Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đỉnh điểm cao trào là cuộc nổi dậy của những nhân dân cần lao thuộc đảng cộng hòa ở Paris năm 1832.
"Les Misérables" dựa trên vở nhạc kịch sân khấu bắt đầu vào cuối những năm 1980. Sau buổi hòa nhạc kỷ niệm lần thứ 25 kể từ khi ra mắt vở nhạc kịch này trong tháng 10 năm 2010, Cameron Mackintosh - nhà sản xuất của bộ phim "Nhớ Sài Gòn" và "Bóng ma trong nhà hát" cho biết rằng bộ phim tiếp tục đang trên đà tiến triển. Đạo diễn Hooper và nhà văn Nicholson tiếp nhận dự án trong tháng 3 năm 2011 và các nhân vật chính đã được lựa chọn vào năm 2011. Việc bấm máy khởi quay bắt đầu vào tháng 3 năm 2012, diễn ra tại rất nhiều địa điểm khác nhau ở Vương quốc Anh, trong đó có Greenwich, Luân Đôn, Chatham, Winchester và Portsmouth cũng như tại xã Gourdon miền đông nam nước Pháp.
"Les Misérables" được công chiếu lần đầu tiên tại Luân Đôn vào ngày 5 tháng 12 năm 2012 và ra mắt ngày 25 tháng 12 năm 2012 tại Hoa Kỳ, 26 tháng 12 năm 2012 tại Úc, 11 tháng 1 năm 2013 tại Vương quốc Anh cũng như vào ngày 11 tháng 1 trong cùng năm tại Việt Nam.
Bộ phim nhận được nhiều lời bình luận khác nhau, nhưng phần lớn đều là những đánh giá tích cực, nhiều nhà phê bình khen ngợi các diễn viên Jackman, Hathaway, Redmayne và Barks về trình độ và khả năng nhập vai xuất sắc của họ, tạp chí "Time" đã phải thốt lên rằng "đây là một bộ phim nhạc kịch kiểu mới" vì toàn bộ dàn diễn viên được yêu cầu phải hát trực tiếp trong quá trình quay, micro giấu trong trang phục và phần đệm của dàn nhạc lên tới 70 người chỉ được thêm vào bộ phim sau khi đã quay xong. "Les Misérables" đồng thời cũng giành được rất nhiều giải thưởng điện ảnh lớn nhỏ khác nhau, trong đó có ba giải quả cầu vàng ở hạng mục Phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất, Nam diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất cho Jackman và Nữ diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất dành cho Hathaway, bốn giải BAFTA trong đó Hathaway giành được một giải ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Bên cạnh đó, phim còn nhận được tám đề cử giải Oscar trong đó được đề cử hạng mục Phim xuất sắc nhất (vở nhạc kịch đầu tiên được đề cử kể từ khi "Chicago" chiến thắng cùng hạng mục vào năm 2002), Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Jackman và giành được ba giải là Âm thanh hay nhất, Hóa trang xuất sắc nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho Hathaway.
Cốt truyện.
Câu chuyện về Jean Valjean, người cựu tù khổ sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19 năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dân Jean Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là giám mục Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ, Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
8 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert vẫn đang truy tìm ông ráo riết. Trong xưởng của ông có rất nhiều công nhân, trong đó có Fantine. Cô thường xuyên bị người quản đốc dòm ngó. Trong một lần trêu đùa, người công nhân khác tình cờ đọc một lá thư của cô, cô bị quy tội là một cô gái lẳng lơ khi không chồng mà có con. Vì lý do vô lý này mà tên quản đốc đã đuổi cô ra khỏi xưởng làm việc. Lại nói về Jean, số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp lại Fantine, đang hấp hối vì bệnh lao sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang phải sống với gia đình nhà Thénardier độc ác. Trước khi Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng cô bé chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của viên thanh tra.
9 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche. Một trong những người tham gia cách mạng là Marius Pontmercy- một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm quyền tự do của mình- đã đem lòng yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp. Sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Vanjean cho hắn, bọn chúng đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của Thénardier là Éponine cũng đã đem lòng yêu Marius và cô đã thuyết phục bọn họ rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras đã bắt giữ hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris. Khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn chúng bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang sống trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Họ nhanh chóng chạy thật nhanh dến nhà thờ nơi Valjean sống, lúc này ông đang hấp hối, Marius lúc này mới nhận ra được lòng tốt của ông và ông chính là người dã cứu sống anh trong thời khắc trên chiến trường. Ông rất hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ và đưa cho Cosette một lá thư. Ông dặn rằng lá thư này kể về cuộc đời của ông trước khi nhận nuôi cô và cô chỉ được mở ra khi ông nhắm mắt. Bỗng ông nghe thấy tiếng hát vang vọng của Fantine, cô đang đến để đưa ông về với chúa, sau đó Valjean qua đời.
Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh hết sức hào hùng của tất cả những người đã ngã xuống trong toàn bộ câu chuyện. Tất cả họ cùng hát với một ý chí quyết tâm trên một bức tường thành vĩ đại dựng lên bằng tất cả vật dụng trong gia đình. Họ nhìn về phía trước, lá cờ đỏ phấp phới đầy niềm tự hào.
Diễn viên.
Trong buổi thử vai, Hathaway mất gần ba tiếng trò chuyện với đạo diễn Hooper và sau đó là một tháng trời đằng đẵng mong ngóng để được góp mặt vào câu chuyện lịch sử của Hugo trên màn ảnh rộng. Khi chính thức được chọn, Hathaway thổ lộ: "Hồi đó có nhiều sự phản đối vì độ tuổi của tôi không phù hợp cho vai diễn, không đủ lớn cho vai Fantine mà cũng không đủ trẻ cho vai Cosette. Nhưng tôi thật sự muốn được đóng vai này." Còn khi được hỏi về nhân vật của mình, Seyfried cho biết: "Cosette là nguồn sáng, là biểu tượng của tình yêu, sự hy vọng trong thảm kịch này. Vì vậy nhiệm vụ của tôi là phải khắc họa được một cô bé với cuộc đời đầy bất hạnh nhưng luôn có nghị lực và niềm tin phi thường vào cuộc sống trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Đó quả là một vai diễn tuyệt vời dành cho tôi." Một huấn luyện viên có nhiệm vụ giúp đỡ hai nữ diễn viên cải thiện khả năng thanh nhạc khi hát trực tiếp trước máy quay. Vai diễn Cossette lúc còn là một đứa trẻ do cô bé Isabelle Allen đảm nhận. Tài năng diễn xuất của Isabelle Allen được chuyên gia Jeremy Taylor (làm việc tại Nhà hát Quốc gia âm nhạc thanh niên - một tổ chức nghệ thuật ở Luân Đôn nước Anh) phát hiện sau khi ông theo dõi cô bé hóa thân thành một cậu bé què trong một vở kịch nhỏ ở trường học. Sau đó, ông Jeremy Taylor đã động viên và hỗ trợ cha mẹ Isabelle Allen đưa cô bé đi thử vai cho bộ phim. Chia sẻ về khoảnh khắc biết mình được nhận vai, Isabelle Allen cho biết: "Khi cháu biết mình được chọn, cháu rất vui mừng. Cháu cứ nhảy lên nhảy xuống trên giường. Nhưng rồi cháu cũng hơi sợ và lo lắng, bởi vì cháu không biết sẽ phải làm những gì" và trong ngày bấm máy quay làm việc với đoàn diễn viên kì cựu nhất nhì của Hollywood, Allen tâm sự: "Tất cả những người nổi tiếng đều rất tốt bụng, luôn giúp đỡ để cháu cảm thấy thoải mái nhất. Chú Russell Crowe thân thiện nhưng cũng rất nghiêm khắc, chị Amanda Seyfried lúc nào cũng động viên cháu..." | 1 | null |
Quận nội thị (, ) là một phân cấp hành chính của một (thị) xã tại Pháp, được sử dụng đặc biệt tại ba thành phố lớn nhất là: Paris, Lyon và Marseille (mỗi thành phố có địa giới là một xã). Nó có chức năng như một phân cấp hành chính thấp hơn và có riêng một quận trưởng. Mặc dù thường được gọi đơn giản là "quận" nhưng không nên lầm lẫn chúng với các quận trực thuộc tỉnh là một phân cấp hành chính cao hơn gồm có nhiều xã.
Về hình thức, quận nội thị tại Pháp tương đương quận nội thị trong các (thị) xã tự trị và đô thành Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa.
Đặc tính tổng quát.
Có 45 quận nội thị tại Pháp: 20 quận trong thành phố Paris (xem: Quận của Paris), 9 quận trong thành phố Lyon (xem: Quận của Lyon), và 16 quận trong thành phố Marseille. Tuy nhiên, luật năm 1987 xếp 16 quận của Marseille thành 8 "secteurs" ("khu"), hai quận cho mỗi "secteur". Như thế, trong thực tế, Marseille có thể được mô tả chính xác hơn là được chia thành 8 "secteurs", 16 quận là các đơn vị bên dưới khu.
Các quận nội thị không có tên, trừ thành phố Paris nhưng tên quận tại đây vẫn ít khi được dùng. Tại Paris, những ai biết rõ về quận khi được hỏi họ sống ở đâu thì họ sẽ trả lời quận của mình bằng con số. Tại Lyon, ba quận – Vieux Lyon (quận 5), la Croix Rousse (quận 4) và Vaise (quận 9) – thường được gọi bằng tên trong khi các quận khác được gọi bằng số. Tại Marseille, người ta thường gọi tên khu phố của mình, thí dụ như Ste. Anne hay Mazargues nhưng đồng thời cũng gọi số của quận.
Con số của quận nội thị cũng được biểu thị trong mã bưu điện gồm 5-chữ số của Pháp. Hai chữ số đầu là số của tỉnh mà địa chỉ nhà nằm trong tỉnh đó (75 là Paris; 69 là tỉnh Rhône mà thành phố Lyon nằm trong đó; 13 là tỉnh Bouches-du-Rhône mà thành phố Marseille nằm trong đó), rồi đến ba chữ số cuối là số của quận. Vì thế mã bưu điện của một người sống trong Quận 5, Paris sẽ là "75005 Paris", và một người sống trong Quận 14 của thành phố Marseille sẽ là "13014 Marseille". Duy nhất trừ Quận 16, Paris, được chia thành hai mã bưu điện: "75016 Paris" nằm trong phía nam quận 16, và "75116 Paris" nằm ở phía bắc quận 16.
Các quận nội thị của Paris tạo thành một hình thể xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu là quận 1 nằm ở trung tâm. Các quận nội thị của Marseille tạo thành hình kẻ quạt, bắt đầu với quận 1 đi xuống về hướng tây nam, sang hướng đông nam, đông bắc rồi quay lên tây bắc. Các quận của Lyon không tạo thành một hình thể rõ ràng nào cả, và chỉ có hai cặp số liên tục nhau là – 1, 2 và 7, 8 – có ranh giới với nhau.
Một số thành phố lớn khác của Pháp cũng được phân chia thành các mã bưu điện khác nhau nhưng không có quận nội thị nào.
Lịch sử.
Các quận nội thị đầu tiên được lập ra vào ngày 22 tháng 8 năm 1795 khi thành phố (xã) Paris được chia thành 12 quận. Vào lúc đó, Quốc hội không an tâm về các khu tự quản (có hội đồng dân cử) nằm bên trong các thành phố lớn vì cách thức cách mạng của chúng (thí dụ như Paris) hay vì chiều hướng phản-cách mạng của chúng (thí dụ Lyon và nhiều thành phố khác tại các tỉnh). Vì thế, quốc hội quyết định chia các thành phố lớn (mỗi thành phố là một đơn vị xã) của Pháp thành các xã nhỏ hơn. Không như các thành phố lớn khác, Paris không bị tách thành các xã nhỏ hơn mà thành các quận nội thị và liền sau đó khu tự quản trung ương (chính quyền trung ương của thành phố Paris) bị bãi bỏ.
Năm 1805 Napoleon tái lập tất cả các thành phố lớn tại Pháp nhưng vẫn để Paris bị phân tán. Dần dần vào năm 1834, thành phố (xã) Paris được tái hợp có hội đồng tự quản cho toàn thành phố nhưng vẫn không có một thị trưởng. Chính quyền tự quản do "tỉnh trưởng" của tỉnh Seine và trưởng cơ quan cảnh sát Pháp điều hành. Mười hai quận được giữ vì cần thiết cho việc quản lý hành chính địa phương trong một thành phố lớn và đông dân như Paris.
Ngày 31 tháng 12 năm 1859 chính phủ trung ương mở rộng thành phố Paris bằng cách sáp nhập các xã phụ cận quanh thành phố Paris. Các quận nội thị được tổ chức lại cho thích hợp với sự mở rộng địa giới. Hai mươi quận với ranh giới mới được thiết lập, và chúng vẫn là các quận mà chúng ta thấy ngày nay trong thành phố Paris.
Trường hợp của thành phố Lyon, năm 1852, sau hơn 50 năm do dự, chính phủ trung ương cuối cùng cho phép Lyon sáp nhập các khu vực nằm ngay bên cạnh thành phố. Trước đó các khu vực này đã có dân số cực kỳ đông vào thời cách mạng công nghiệp. Xã Lyon sáp nhập các xã Croix-Rousse, La Guillotière, và Vaise. Vì bất an với diện tích mới của thành phố cũng như quyền lực của khu tự quản Lyon, chính phủ trung ương quyết định phân chia thành phố Lyon thành 5 quận, và chức vụ thị trưởng thành phố bị bãi bỏ. Tỉnh trưởng của tỉnh Rhône được trao quyền cai trị khu tự quản Lyon.
Năm 1881, chức vụ thị trưởng Lyon được tái lập, và (thị) xã Lyon được biến đổi trở lại tình trạng chuẩn của các xã Pháp. Tuy nhiên, các quận nội thị vẫn còn được giữ lại, vì xét thấy cần thiết cho một thành phố đông dân như Lyon. Các quận mới được thành lập trong thành phố Lyon vào các năm 1867, 1912, và 1957 bằng cách chia tách các quận 3 và 7. Năm 1963 Lyon sáp nhập xã Saint-Rambert-l'Île-Barbe. Năm 1964, Quận 9 của Lyon được thành lập sau vụ sáp nhập đó, và như thế thành phố có tổng số quận lên đến 9 như ngày nay.
Năm 1977, chức vụ thị trưởng Paris được tái lập sau gần 183 năm bị bãi bỏ, nhưng các quận vẫn giữ nguyên trạng.
Năm 1982, sau khi Đảng Xã hội thắng tổng tuyển cử Pháp vào năm 1981, họ thông qua một số luật chính nhằm tái định nghĩa quyền lực của các "vùng", "tỉnh", và xã, với mục tiêu rõ rệt là làm cho nước Pháp giảm bớt trung ương tập quyền. Ngày 31 tháng 12 năm 1982 cái gọi là "Luật PLM" ("Loi PLM") được thông qua (PLM là viết tắt của từ Paris Lyon Marseille). Ba (thị) xã này được trao tư cách đặc biệt và chính thức được phân chia thành các quận nội thị. Ở những nơi đã tồn tại các quận nội thị như tại Paris hay Lyon, luật vẫn giữ nguyên ranh giới các quận nội thị đó. Tại thành phố Marseille, nơi không có quận nội thị rõ ràng trước năm 1982, 16 quận được lập ra.
Quận nội thị được trao tư cách chính thức theo luật. Mỗi quận có một tòa nhà hành chính riêng ("mairie d'arrondissement"), và một quận trưởng riêng ("maire d'arrondissement"). Lần đầu tiên trong lịch sử, hội đồng quận ("conseils d'arrondissement") được thành lập và trực tiếp do cư dân trong quận bầu lên. Các tòa hành chính thành phố ("mairies") của Paris, Marseille, và Lyon được giữ tư cách trên các tòa hành chính quận "mairies d'arrondissement" và thị trưởng ("maire") của mỗi thành phố đều trên quyền các quận trưởng "maires d'arrondissement".
Tại ba thành phố này, các quận được lập ra là các đơn vị hành chính tiếp xúc với công dân. Đối với các giấy tờ khai sinh, kết hôn hay đối với tất cả các thứ công việc chính thức và giấy tờ khác cần thiết, công dân đến tòa hành chính quận trong khi đó tòa hành chính thành phố không tiếp xúc công dân và chỉ trông coi các vấn đề lớn hơn thí dụ như thuế địa phương hay phát triển kinh tế. Người ta có cảm giác là các quận gần gũi công dân hơn.
Luật này được đông đảo đón nhận, nhưng một số nghi ngờ rằng tại sao nó chỉ được áp dụng cho Paris, Lyon, và Marseille. Ba thành phố này là lớn nhất tại Pháp (2.125.246 tại Paris, 798.430 tại Marseille, và 466.000 tại Lyon) và luật này chỉ có ý định tạo ra đơn vị hành chính địa phương gần gũi công dân tại các thành phố đông dân. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng luật này nên được áp dụng cho các thành phố khác, đặc biệt là thành phố đông dân hạng 4 của Pháp là Toulouse (435.000 người), và hạng 5 là Nice (342.738 người); cả hai thành phố này đều phải tiếp xúc con số đông công dân tại hai tòa hành chính trung tâm của mình. Tuy vậy, cho đến nay chỉ có Paris, Lyon, và Marseille được chia thành các quận nội thị.
Năm 1987, luật mới xếp 16 quận của thành phố Marseille vào 8 "khu", 2 quận vào một khu ("secteur") như có nói ở trên; và tại thành phố Marseille hiện nay chỉ có 8 tòa hành chính quận, mỗi tòa quản lý hai quận nằm trong một khu "secteur".
Địa vị.
Luật PLM năm 1982 ấn định địa vị của các quận nội thị.
Không như các xã của Pháp, các quận nội thị không có tư cách "pháp nhân" vì thế chúng không được xem là các thực thể pháp lý, không có quyền lực pháp lý, và cũng không có ngân sách riêng.
Ba (thị) xã Paris, Lyon, và Marseille do một hội đồng thị xã và một thị trưởng điều hành. Tại Paris, hội đồng thị xã được gọi là Hội đồng Paris ("conseil de Paris"). Mỗi quận nội thị (hay "khu" tại Marseille) có một hội đồng quận ("conseil d'arrondissement") và một quận trưởng. Hội đồng quận gồm có một phần ba thành viên dân cử của hội đồng thị xã, và hai phần ba còn lại là các thành viên hội đồng được bầu lên trong quận. Quận trưởng được hội đồng quận bầu lên và người này phải là thành viên trong hội đồng thị xã.
Luật ngày 27 tháng 2 năm 2002 quy định về địa phương đã gia tăng quyền lực của các hội đồng quận và của quận trưởng nội thị.
Quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quận và quận trưởng như sau: | 1 | null |
Nguyễn Văn Mậu sinh ngày 10 tháng 4, năm 1949 tại xã Tân Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương . Ông là một Giáo sư toán học Việt Nam, Tiến sĩ khoa học, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông nổi tiếng là một thầy giáo giỏi chuyên dạy các học sinh chuyên toán tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Giáo sư Nguyễn Văn Mậu hiện tại là Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, ông đã được tặng nhiều Danh hiệu và Huân huy chương như là Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học, Huy chương Vì thế hệ Trẻ.
Tiểu sử.
1967-1973. Đi Học Ở Liên Xô
1973. Tốt Nghiệp Đại Học Toán tại Liên Xô
1982. Bảo vệ Thành Công Tiến Sĩ Toán tại Hà Nội
1990. Bảo vệ Thành Công Tiến Sĩ Khoa Học tại Liên-xô
Ủy Viên Hội đồng học hàm nhà nước Ngành Toán
1995-1/1997. Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
1/1997-5/2008. Bí thư Đảng ủy,Hiệu Trưởng Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội
Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam
Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội
Trưởng ban điều hành hệ Cử nhân khoa học tài năng | 1 | null |
Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (Bac Ninh Specialized High School) là trường trung học phổ thông công lập của tỉnh Bắc Ninh, cũng là trường THPT Chuyên duy nhất của tỉnh Bắc Ninh, thành lập năm 1995, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp Trung học phổ thông các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.
Trường THPT Chuyên Bắc Ninh được thành lập từ năm 1995, tiền thân là Trường THPT Năng khiếu thị xã Bắc Ninh, sau đổi tên thành Trường THPT Năng khiếu Hàn Thuyên, sau này đổi lại theo quyết định của Bộ GD&ĐT là Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh.
Tổng quát.
Sau gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ 3 lớp, 12 giáo viên và 44 học sinh, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đến năm 2015, nhà trường đã có 94 cán bộ, giáo viên, 28 lớp (hiện tại trường có 36 lớp học) với hơn 750 học sinh ở 9 môn chuyên. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng được nâng lên qua từng năm học, đóng góp không nhỏ vào thành tích của ngành giáo dục tỉnh về đào tạo học sinh giỏi Quốc gia, quốc tế.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển. Ngay khi mới thành lập Trường THPT Chuyên Bắc Ninh được tỉnh và Sở GD-ĐT quan tâm mọi mặt với mục tiêu chiến lược là xây dựng nơi đây thành địa chỉ tin cậy phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ của quê hương, là biểu tượng cho truyền thống vùng đất hiếu học Bắc Ninh - Kinh Bắc thời đổi mới.
Với mục tiêu đó, trường sớm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, trở thành trường chuẩn Quốc gia đầu tiên khối THPT của tỉnh (năm 2005). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của trường cũng được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ riêng của tỉnh so với các trường công lập cùng cấp. Việc tuyển dụng giáo viên cũng do trường tham mưu với Sở GD-ĐT và UBND tỉnh, theo yêu cầu của trường trọng điểm chất lượng cao, được tính toán rất kỹ càng.
Tuyển sinh.
Triển khai "Đề án phát triển trường THPT Chuyên Bắc Ninh và 8 trường THCS trọng điểm thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố". Phối hợp chặt chẽ với các trường THCS trọng điểm cấp huyện kịp thời phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi xuất sắc để tạo nguồn, thực hiện phân luồng học sinh, tạo thuận lợi để các em có điều kiện phát triển tốt sở trường năng khiếu, vốn kiến thức.
Địa điểm.
Trước năm học 2016 -2017.
Số 1, đường Đỗ Trọng Vỹ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Trường Trung học Phổ Thông Chuyên Bắc Ninh là trường đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên khối THPT của tỉnh Bắc Ninh (năm 2005).
Từ năm học 2016-2017.
Năm 2014, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh được khởi công xây mới tại khu đô thị Hồ Ngọc Lân, phường Kinh Bắc (TP Bắc Ninh). Nói đây là công trình mang tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh vì khi quyết định xây mới, không ít ý kiến các ngành băn khoăn vì quy mô lẫn kinh phí xây dựng đều "vượt chuẩn". Tuy nhiên đồng chí Nguyễn Tử Quỳnh khi đó là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh quyết đoán cho rằng, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh xứng đáng và cần thiết được đầu tư hiện đại như vậy, đây không phải một công trình trường học đơn thuần, mà còn là một công trình văn hóa tiêu biểu có ý nghĩa, có giá trị văn hoá lâu bền của một tỉnh công nghiệp phát triển vốn tự hào với truyền thống hiếu học. Công trình còn là điểm nhấn cảnh quan đô thị thành phố Bắc Ninh văn minh hiện đại … Sau 4 năm, quyết định đó nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
Được đầu tư xây dựng mới tại địa chỉ Đường Ngô Sĩ Liên thuộc khu đô thị Hồ Ngọc Lân 4, phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh. Địa điểm mới của trường THPT Chuyên Bắc Ninh có tổng diện tích diện tích lên tới gần 4 ha bắt đầu hoạt động từ năm học 2016 - 2017 với hệ thống cơ sở vật chất phòng học, các công trình phụ trợ và thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập của một trường chất lượng cao trong khu vực và toàn quốc. Công trình có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng (30 triệu USD). Ngày 22 tháng 8 năm 2016, trường sẽ khánh thành tại địa điểm mới thiết kế đồng bộ với kiến trúc độc đáo, hiện đại, quy mô ngang tầm quốc tế và được coi là trường "Trung học Phổ thông hiện đại bậc nhất Việt Nam."
Công trình Trường Trung học Phổ thông Chuyên Bắc Ninh bao gồm nhà nhà điều hành cao 9 tầng có tổng diện tích sàn 6.600 m2, nhà hội trường cao 3 tầng với diện tích sàn 1.650m2. Các công trình khác như: khối nhà lớp học, thư viện cao 5 tầng (diện tích sàn hơn 12.000 m2), khối nhà ký túc xá cao 12 tầng có diện tích hơn 7.000 m2, nhà tập luyện thể thao có diện tích hơn 3.000 m2 được trang bị cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, sân thi đấu bóng đá có khán đài theo chuẩn FIFA, khu bể bơi trong nhà, hệ thống sân tập ngoài trời có khán đài, cỏ nhân tạo và sân tập nhiều môn thể thao khác như, nhảy cao, nhảy xa, nhà công vụ, ký túc xá phục vụ nhu cầu nội trú của giáo viên và học sinh. THPT chuyên Bắc Ninh chia tách các khu như lớp học, nhà giám hiệu, nhà đa chức năng, ký túc xá... rất riêng biệt. Cơ sở mới của trường gồm 80 phòng học và nhiều phòng phát triển kỹ năng, khu thể chất, các phòng thí nghiệm phục vụ công tác dạy và học.
Chế độ ưu đãi.
Mức thu học phí/tháng/học sinh (thu 9 tháng/năm học) áp dụng đối với THPT Chuyên Bắc Ninh là 140.000 VNĐ/tháng.
Đối với học sinh | 1 | null |
Louis Pierre Vieillot (10 tháng 5 năm 1748 tại Yvetot - 1831 tại Rouen) là một nhà điểu cầm học người Pháp.
Ông đã miêu tả rất nhiều loài chim được công nhận là người miêu tả đầu tiên, đặc biệt là những loài mà ông gặp khi ông làm việc tại Tây Ấn và Bắc Mỹ, và có 26 chi do ông miêu tả vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Ông là một trong những nhà điểu cầm học đầu tiên nghiên cứu những thay đổi về bộ lông, và cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về đời sống của chim cũng như da của chúng.
Tiểu sử.
Vieillot sinh tại Yvetot. Ông kinh doanh ở đảo Hispaniola (Haiti) thuộc vùng Caribe, nhưng ông bị buộc phải trốn đến Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ diễn ra cách mạng Pháp. Trong thời gian ở Hoa Kỳ, ông bắt đầu nghiên cứu về các loài chim của quốc gia này, và thu thập tài liệu để viết quyển "Histoire naturelle des oiseaux de l'Amérique Septentrionale" (1808). | 1 | null |
Philip Lutley Sclater FRS FRGS FZS FLS (4 tháng 11 năm 1829 – 27 tháng 6 năm 1913) là một nhà động vật học và luật sư người Anh. Trong lĩnh vực động vật học, ông là một chuyên gia điểu cầm học, và ông đã xác định nhiều khu vực địa lý động vật chính trên thế giới. Ông từng là chủ tịch Hội Động vật học London trong 42 năm từ 1860-1902. | 1 | null |
Quốc hữu hóa (tiếng Anh: Nationalization) là việc đưa các tài sản (động sản và bất động sản) từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Đây là quyết định đơn phương quyền lực của nhà nước đối với các tài sản. Việc quốc hữu hóa có thể kèm theo đền bù kinh phí (tiếng Anh: "Expropriation"), hoặc không đền bù gì cả, lúc đó còn gọi là tịch thu hay sung công (tiếng Anh: "confiscation")..
Ngược lại, quá trình chuyển đổi sở hữu từ khu vực công sang khu vực tư gọi là tư nhân hóa.
Lý do.
Những lý do đưa tới việc quốc hữu hóa thì rất đa dạng:
Dù với lý do nào khi quốc hữu hóa người ta thường phải chấp nhận những thiệt hại, vì các hãng nhà nước thường làm việc không hiệu quả bằng các hãng tư nhân. Một điều quan trọng nữa là phải bồi thường cho các chủ cũ như thế nào.
Hoàn cảnh.
Thảm họa môi trường.
Sau Thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản quốc hữu hóa công ty điện lực TEPCO. Giải thích cho quyết định quốc hữu hóa, chính phủ Nhật Bản cho rằng "việc này sẽ giúp TEPCO cung cấp điện ổn định và tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình tẩy rửa chất phóng xạ và bồi thường cho các thiệt hại của sự cố hạt nhân".
Khủng hoảng kinh tế.
Việc quốc hữu hóa hay quốc hữu hóa bán phần là một dụng cụ chính trị trong những tình trạng ngoại lệ được thi hành để làm ổn định khi nền kinh tế bị khủng hoảng như Khủng hoảng tài chính 2007–2008.
Nó đưa đến việc quốc hữu hóa như trường hợp hãng chế tạo xe hơi General Motors, nghiệp đoàn bảo hiểm American International Group (cả hai hãng đều là của Mỹ), nhà băng bất động sản Hypo Real Estate (Deutschland), nhà băng Bankia của Tây Ban Nha (2012).,
Tại Việt Nam TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tại cuộc hội thảo "Ngân hàng Việt Nam - bức tranh toàn cảnh 2012 và khuyến nghị" cho là cách tốt nhất trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu là quốc hữu hóa các ngân hàng yếu kém không thể tự khắc phục được.
Độc quyền tự nhiên.
Các ngành thuộc về độc quyền tự nhiên như các công ty cung cấp điện, nước, hoặc các phương tiện giao thông như xe lửa thường đã được các nước quốc hữu hóa, để có thể bảo đảm cung cấp cho mọi người tiêu thụ, nhưng hiện thời các nước lại có khuynh hướng tư nhân hóa các công ty đó, vì các công ty tư nhân làm việc hiệu quả, và ít tốn kém hơn.
Chủ nghĩa Xã hội.
Những người theo chủ nghĩa xã hội đã coi việc quốc hữu hóa là những biện pháp để xóa bỏ ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng, và tha hoá con người.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Karl Marx và Friedrich Engels kêu gọi quốc hữu hóa tất cả các phương tiện sản xuất.
Karl Marx và Friedrich Engels đòi hỏi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ngoài ra:
Trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam đất đai của các địa chủ bị tịch thu và được phân phát cho các tá điền. Tuy nhiên quyền tư hữu của nông dân chỉ là tạm thời vì sau đó năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 kế tiếp hợp thức hóa chính sách đó và xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai dần tập trung vào tay Nhà nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông bị ép buộc gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970. Khi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980 được soạn ra thì quyền tư hữu ruộng đất của nông dân hoàn toàn biến mất, quyền sở hữu đất trên toàn cõi đất nước thuộc về toàn dân và Nhà nước thay mặt quản lý. | 1 | null |
Vượn cáo đen mắt xanh (danh pháp khoa học:Eulemur flavifrons), hay vượn cáo Sclater là một loài vượn cáo. Nó có cơ thể dài 39–45 cm, đuôi dài 51–65 cm- với tổng chiều dài từ mỏ đến đuôi là 90–100 cm, và cân nặng 1,8-1,9 kg. Là một loài linh trưởng, nó có đôi tay khỏe với lòng bàn tay giống người, có một lớp đàn hồi để có thể nắm chắc các cành cây. Đuôi của nó dài hơn phần thân nhưng không thể cầm nắm được.
Eulemur flavifrons đực có lông màu đen, còn con cái màu đỏ nâu.
Bảo tồn.
Con người đã phá hầu hết môi trường sống của loài này để có đất trồng trọt, do đó loài này hầu như đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài vượn cáo này được xếp vào phụ lục I của CITES, và thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp. Hiện còn khoảng 1.000 cá thể có thể còn tồn tại trong tự nhiên, phần lớn môi trường sống của chúng bị đốt hoặc chặt phá, cũng như vấn đề săn bắt. Do đó, loài này được xếp vào nhóm 25 loài linh trưởng bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới. | 1 | null |
Richard Tiffany Gere ( ; sinh 31/8/1949) là một diễn viên Mỹ. Ông bắt đầu diễn xuất trong thập niên 1970, với vai phụ trong "Looking for Mr. Goodbar" và vai chính trong "Days of Heaven". Ông trở nên nổi tiếng năm 1980 với vai diễn trong phim "American Gigolo", giúp ông thiết lập danh hiệu là biểu tượng sex và vị trí diễn viên chính. Ông đã diễn trong nhiều phim khác, gồm có "An Officer and a Gentleman", "Pretty Woman", "Primal Fear", "Runaway Bride", "Arbitrage" và "Chicago", nhờ đó ông nhận được giải quả cầu vàng cho diễn viên nam hay nhất và giải Screen Actors Guild cho diễn xuất hay nhất. | 1 | null |
Osbert Salvin FRS (25 tháng 2 năm 1835 – 1 tháng 6 năm 1898) là một nhà tự nhiên học người Anh, ông nổi tiếng khi là đồng tác giả của quyển "Biologia Centrali-Americana" (1879–1915) với Frederick DuCane Godman. Đây là quyển bách khoa toàn thư thứ 25 về lịch sử tự nhiên của Trung Mỹ. | 1 | null |
Marie Jules César Lelorgne de Savigny (5 tháng 4 năm 1777–5 tháng 10 năm 1851) là một nhà động vật học người Pháp.
Savigny sinh tại Provins. Năm 1798 ông đến Ai Cập với hoàng đế Napoleon khi đó là một phần của chuyến thám hiểm khoa học Pháp ở đất nước này, và ông đã có những đóng góp khi xuất bản những phát hiện của mình năm 1809 (trong quyển "Description de l'Égypte" được xuất bản toàn bộ năm 1822). | 1 | null |
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, hay còn gọi là Công ước CITES ("Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora"), Công ước Washington ("Washington Convention") là một hiệp ước đa phương nhằm mục đích đảm bảo việc thương mại quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, đồng thời đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật. Bản thảo của nó được thông qua năm 1963 trong một cuộc họp các thành viên của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Công ước được đưa ra ký kết năm 1973 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Để đảm bảo rằng Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) không bị vi phạm, Ban thư ký GATT được tư vấn trong suốt quá trình soạn thảo.
Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121 trên tổng số 184 quốc gia thành viên. Để thực thi CITES, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Cơ quan quản lý CITES đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các cơ quan khoa học CITES bao gồm Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu Hải sản.
Phụ lục.
Gần 5.000 loài động vật và 29.000 loài thực vật được CITES đưa vào danh sách bảo vệ do bị khai thác quá mức trong thương mại quốc tế. Mỗi loài được bảo vệ thuộc một trong ba danh sách được gọi là phụ lục. Các phụ lục này thể hiện mức độ đe doạ của loài và sự kiểm soát được áp dụng trong thương mại.
Phụ lục I.
Phụ lục I gồm 1200 loài bao gồm các loài bị đe doạ tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán các tiêu bản được thu thập trong tự nhiên của các loài này là phi pháp (chỉ được cấp phép trong một số trường hợp được cấp phép đặc biệt). Động vật thuần dưỡng hoặc cây trồng trong phụ lục I được xem xét là các tiêu bản trong phụ lục II, với các yêu cầu đồng thời (xem bên dưới và điều VII). Cơ quan quản lý về khoa học của nước xuất khẩu phải chứng minh rằng việc xuất khẩu này không gây thiệt hại, nhằm đảm bảo việc xuất khẩu các cá thể sẽ không ảnh hưởng để số cá thể hoang dã. Bất kỳ việc buôn bán các loài này cần có giấy phép xuất-nhập khẩu. Cơ quan quản lý của các quốc gia xuất khẩu cần kiểm tra rằng giấy phép nhập khẩu và quốc gia nhập khẩu có đủ khả năng chăm sóc các tiêu bản này. Các loài động vật nổi tiếng được liệt kê trong phụ lục I gồm gấu trúc đỏ ("Ailurus fulgens"), "Gorilla gorilla", tinh tinh ("Pan spp."), hổ (phân loài của "Panthera tigris"), "Panthera leo persica", báo ("Panthera pardus"), "Panthera onca", "Acinonyx jubatus", voi châu Á ("Elephas maximus"), một số quần thể của "Loxodonta africana", cá cúi và manatee (Sirenia), và tất cả loài tê giác (trừ một vài quần thể của phân loài Nam Phi).
Phụ lục II.
Phụ lục II gồm khoảng 21.000 loài, là các loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể xảy ra nếu việc buôn bán các loài này là đối tượng cần được quy định chặt chẽ để tránh việc sử dụng không phù hợp với sự sinh tồn của chúng trong tự nhiên. Ngoài ra, phụ lục II có thể bao gồm các loài đã được liệt kê trong các phụ lục khác. Thương mại quốc tế các tiêu bản trong phụ lục II có thể được phép bằng các giấu phép xuất khẩu hoặc tái xuất. Trong thực tế, hàng trăm ngàn loài động vật trong phục lục II được buôn bán hàng năm. Giấy phép nhập khẩu không cần thiết đồi với các loài này theo CITES, mặc dù một số Tổ chức đòi hỏi giấy phép nhập khẩu nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn. Một kết quả không gây thiệt hại và cho phép xuất khẩu được yêu cầu của Bên xuất khẩu.
Một vài loài được liệt kê trong phụ lục II như "Carcharodon carcharias", "Ursus americanus", "Equus hartmannae", "Psittacus erithacus", "Iguana iguana", "Strombus gigas", "Varanus mertensi", "Swietenia macrophylla" và "Guaiacum officinale".
Phụ lục III.
Phụ lục III gồm khoảng 170 loài bao gồm các loài được liệt kê sau khi một nước thành viên yêu cầu các tổ chức khác CITES hỗ trợ kiểm soát buôn bán các loài này. Các loài không cần phải thuộc diện đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu. Ở tất cả các nước thành viên, việc buôn bán các loài này chỉ được phép với giấy phép xuất khẩu tương ứng và chứng nhận nguồn gốc từ quốc gia thành viên đã liệt kê các loài này.
Ví dụ một vài loài như "Choloepus hoffmanni" của Costa Rica, "Civettictis civetta" của Botswana, và "Macrochelys temminckii" của Hoa Kỳ. | 1 | null |
Horhe (tiếng Nga: Хорхе) là loại súng ngắn bán tự động phi sát thương được phát triển bởi phòng sáng chế và quản lý thương hiệu của Nhà máy chuyên sản xuất đạn Klimovsk tại Nga, bắt đầu được sản xuất năm 2006. Một số các bộ phận của súng có thể được làm ở nhiều nước khác nhau nếu cần như tại Ý, Đức và Ukraina sau đó được ráp lại ở nhà máy. Súng có hình dáng khá nhỏ gọn dễ cất giấu dưới các lớp áo dày. Do đây là súng phi sát thương nhưng vẫn có khả năng gây chấn thương nên Horhe nhắm đến thị trường dân sự chủ yếu là thể thao và tự vệ nhưng cũng được sử dụng bởi các lực lượng đặc nhiệm thuộc bộ nội vụ và lực lượng thi hành công vụ trong việc trấn áp tội phạm và khủng bố.
Thiết kế.
Horhe sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và hoạt động kép. Nó có thể bắn ở cả chế độ hoạt động đơn để việc bóp cò có thể nhẹ hơn, khi hết đạn khối trượt sẽ được giữ ở vị trí phía sau. Súng được làm hoàn toàn bằng thép rất cứng được luyện trong chân không. Nút khóa an toàn nằm phía bên trái súng gần búa điểm hỏa. Bề mặt của súng được làm kiểu hạt mịn có thể che mờ dấu vân tay.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn của súng có thể chứa từ 10 đến 14 viên và sử dụng các loại đạn 9×22mm P.A. đặc biệt phi sát thương được phát triển cho súng. Mẫu dành cho dân sự được thiết kế để giảm sơ tốc của đạn và không thể bắn loại đạn nào khác ngoài các loại đạn này, mẫu dành cho các lực lượng vũ trang thì có thể sử dụng được các loại đạn đặc biệt này với đầy đủ sức mạnh của chúng mà không bị giới hạn gì cũng như một số loại đạn đặc biệt khác thích hợp cho nhiệm vụ. | 1 | null |
Tổ Ước (, ? – 330), tự Sĩ Thiếu, người huyện Tù, Phạm Dương , phản tướng nhà Đông Tấn, em trai của danh tướng Tổ Địch.
Thiếu thời.
Ban đầu ông nhờ được cử Hiếu liêm mà làm Thành Cao lệnh, cùng Tổ Địch rất yêu quý nhau. Cuối thời Vĩnh Gia (307 – 313), theo anh trai sang Giang Đông. Lang Tà vương Tư Mã Duệ xưng chế, ông được tiến dẫn làm Duyện thuộc, cùng người Trần Lưu là Nguyễn Phu tề danh. Sau chuyển làm Tòng sự trung lang, Điển tuyển cử.
Vợ của Ước không có con trai nên hay ghen tuông, Ước cũng không dám làm gì trái ý. Một đêm ngủ ở ngoài, chợt bị người lạ đâm trúng, ngờ là do vợ gây ra, Ước xin rời chức, Đế không cho, ông bèn từ cửa đông doanh Hữu tư mã mà ra. Tư trực Lưu Ngôi đàn hặc Ước trong không dạy được người nhà, ngoài không làm tròn việc nước; Đế không bắt tội. Ngôi đưa ra bằng chứng, Đế cuối cùng vẫn không cho.
Thay thế Tổ Địch.
Ước theo Tổ Địch lập công ở Tiếu, Bái, dần được thăng tiến. Địch mất, ông đang làm Thị trung, được thay anh làm Bình tây tướng quân, Dự Châu thứ sử, lãnh quân đội của Địch. Anh trai khác mẹ của Ước là Quang lộc đại phu Tổ Nạp nói với Đế rằng ông sẽ làm loạn, Đế không nghe. Người thời ấy đều cho là Nạp cùng Ước khác mẹ, đố kỵ ông được sủng quý, nên mới nói vậy. Vả Ước không có tài dùng binh, cũng không được lòng tướng sĩ.
Khi Vương Đôn cất binh, Ước quay về bảo vệ kinh đô, soái quân đến Thọ Dương, đuổi bộ hạ của Đôn là Hoài Nam thái thú Nhiệm Đài, nhờ công được phong Ngũ đẳng hầu, tiến hiệu Trấn tây tướng quân, sai đóng đồn ở Thọ Dương, phòng bị phương bắc.
Oán vọng triều đình.
Ước tự cho danh phận của mình chẳng kém sĩ tộc Si, Biện, mà không được làm Cố mệnh đại thần của Minh đế; lại muốn được tiến vị Khai phủ, nhưng nhiều lần dâng biểu đều không được cho phép; nên sinh ra oán vọng.
Tướng Hậu Triệu là Thạch Thông thường đưa quân đến uy hiếp, Ước nhiều lần dâng biểu xin cứu viện, mà quan quân không đến. Thông đã lui, triều đình lại muốn làm ao bùn để ngăn giặc Hồ, Ước cho đây là bỏ rơi mình, trong lòng phẫn uất. Trước đó, Thái hậu sai Thái Mô đến úy lạo, Ước thấy Mô, trừng mắt rồi phủi tay áo, bỏ hết lễ nghĩa.
Tham gia phản loạn.
Khi Tô Tuấn cất binh, mời Ước chấp chánh, ông cả mừng. Cháu của Ước là Trí và Diễn đều tán thành việc này, vì thế ông mệnh cho con của Địch là Bái nội sử Tổ Hoán và con rể nhà họ Tổ là Hoài Nam thái thú Hứa Liễu đem quân hội họp với Tuấn. Vợ của Địch là chị của Liễu (?) cố can không được.
Khi Tuấn chiếm được kinh đô, làm chiếu lấy Ước làm Thị trung, Thái úy, Thượng thư lệnh. Người Dĩnh Xuyên là Trần Quang soái bộ thuộc đến đánh, hẹn với thân tín của Ước là Diêm Thốc, Mạo Loại đi bắt Ước, ông treo qua tường mà thoát.
Trần Quang chạy sang Hậu Triệu, còn các tướng của Ước cũng ngầm thông mưu với Triệu, xin làm nội ứng. Tướng Triệu là Thạch Thông đến đánh, quân đội của Ước tan rã, ông chạy về Lịch Dương.
Ước sai Tổ Hoán đi đánh Hoàn Tuyên, gặp lúc Mao Bảo đến cứu Tuyên, đánh bại Hoán. Triệu Dận lại sai Cam Miêu tiến đánh Lịch Dương, Ước sợ hãi nhân đêm tối chạy trốn, bộ tướng Khiên Đằng đưa quân ra hàng.
Liên lụy cả họ.
Ước đưa mấy trăm người chạy sang Hậu Triệu. Triệu vương Thạch Lặc đãi họ rất bạc, mãi vẫn không chịu gặp mặt. Tướng Triệu là Trình Hà khuyên Lặc giết ông, Lặc nghe theo. Vì thế Lặc lừa Ước đưa cả họ hàng đến gặp mặt. Đến hẹn, Lặc lấy cớ bệnh tật mà tránh đi, sai Hà mời ông và họ hàng. Ước biết là vạ đến, uống cho say mềm. Đến nơi chợ búa, ông ôm lấy cháu ngoại mà khóc.
Ước bị giết, thân thuộc trong ngoài hơn trăm người đều bị hại. Phụ nữ kỹ thiếp ban cho quan tướng nước Triệu.
Khi xưa Tổ Địch có kẻ nô lệ người Yết là Vương An, đãi ngộ rất hậu. Địch ở Ung Khâu, lấy cớ An là đồng chủng với Thạch Lặc, tư cấp thật hậu rồi thả đi, An trở thành tướng của Lặc. Nay họ Tổ bị diệt, An ngầm cứu lấy con thứ của Địch là Tổ Đạo Trọng, bấy giờ mới hơn 10 tuổi, đưa vào chùa để che giấu. Sau khi Hậu Triệu diệt vong mới quay trở về miền nam. | 1 | null |
Thánh Giuse, là một vị thánh của Kitô giáo. Ông cũng là một vị Thánh đặc biệt quan trọng và hiện diện rộng khắp trong đời sống tín ngưỡng của các giáo hội: Công giáo, Chính thống giáo Đông Phương, Anh giáo, Giáo hội Luther, Tin Lành. Chính vì vậy, các hình ảnh hay các tác phẩm mô tả về ông có rất nhiều và rất sớm.
Giuse trong hội họa.
Hình ảnh Giuse trong hội họa, xuất hiện khá nhiều và sớm, chủ yếu là ở các mảng tranh quanh 4 chủ đề "Chúa Giáng sinh", "Gia đình Thánh", "Giấc mơ của Giuse" và "Hành trình trốn sang Ai Cập". Trong những mảng tranh này, nhìn chung, Giuse luôn được mô tả như là một "nhân vật phụ" với hình ảnh là một người đàn ông nhân hậu, khiêm nhường và tận tụy...
Tranh vẽ riêng về Giuse như là một "nhân vật chính" ra đời khá muộn. Mãi đến thế kỷ 17 mới có những bức tranh nói về nhân vật chính là Giuse đầu tiên. Một số ít, thể hiện hình ảnh Giuse đang bế Chúa Hài đồng Giêsu. Còn lại, phần lớn, xoay quanh chủ đề " Giấc mơ của Thánh Giuse ".
Một tác phẩm của Guido Reni (1575-1642), họa sĩ được xem là nổi tiếng nhất ở Ý trong [thế kỷ 17 với phong cách Baroque tao nhã, mẫu mực có tựa là " Thánh Giuse với Chúa hài đồng Giêsu". Trong tranh, Giuse được thể hiện đúng như trong Kinh Thánh, là một người đàn ông đã luống tuổi và là một người cha nhân từ. Chiếc áo choàng rộng của ông như đang bao bọc lấy Chúa Hài đồng. Và ánh sáng, như đang tỏa ra từ Chúa Hài đồng đã mang lại cho bức tranh một dáng vẻ thánh thiện...
Giuse trong biến cố Chúa Giáng sinh.
Tranh có liên quan đến chủ đề "Chúa Giáng sinh" xuất hiện khá sớm. Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng bức họa trên tường hầm mộ Priscilla được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 2 ở Rome, đã được phần lớn sử gia nghệ thuật xem là tác phẩm hội họa cổ xưa nhất được tìm thấy về chủ đề này.
Trong các tác phẩm hội họa thể hiện chủ đề "Chúa Giáng sinh" thời Phục Hưng, nổi tiếng nhất, có lẽ là tác phẩm "Đêm Thánh", hoàn thành năm 1530 của Correggio (1490-1534). Đây cũng là một trong những bức họa nổi tiếng nhất của Correggio. Trong "The Story of Art", E. H. Gomrich đã diễn tả bức tranh này:
Thánh gia.
Gia đình Giuse, Maria và Giêsu được gọi là "Thánh Gia". Việc tôn kính Thánh Gia chính thức bắt đầu vào thế kỷ 17 bởi Giám mục François de Laval và nhiều nhân vật có thế giá.
Vietnamese Missionaries in Asia đã nhận xét về hình ảnh của Giuse trong Gia đình thánh như sau:
Giấc mơ của Giuse.
Về chủ đề "Giấc mơ của Thánh Giuse" có rất nhiều tác phẩm. Có thể nói về sự "bùng nổ" của chủ đề này kể từ giữa thế kỷ 17 cho đến hết thế kỷ 18. Lý do, thường được nhắc đến, một phần, bởi Giáo hội nhận thấy tầm quan trọng của nó trong ý nghĩa bổ trợ cho mảng tranh chủ đề "Lời Truyền tin" và ra sức khuyến khích sáng tác. Phần khác, theo nhiều sử gia nghệ thuật, bởi nó phù hợp với sự phát triển của xã hội trong sự thức tỉnh về vai trò của người đàn ông, người cha trong gia đình...
Theo một số nhà phê bình, qua thời gian, càng về sau, hình ảnh Thánh Giuse trong chủ đề "Giấc mơ của Thánh Giuse" càng được thể hiện trẻ trung hơn. Và đây, là một bí mật thú vị cần được khám phá! Người ta cho rằng, " "ý nghĩa chủ đề càng ngày, càng chuyển thành lời nhắc nhở của Thiên sứ về vai trò và phẩm chất của người đàn ông, người cha trong gia đình... Đó là những gì người ta có thể rút ra từ suy gẫm về đức hạnh và công nghiệp của Thánh Giuse!" "
Hành trình trốn sang Ai Cập.
Hành trình trốn sang Ai Cập để tránh sự truy giết của vua Vua Hêrôđê, theo như lời báo mộng của sứ thần. Sự nhạy bén của Giuse đã giúp cho Maria và hài nhi Giêsu thoát khỏi lưỡi gươm tàn bạo của Hêrôđê cách an toàn. Đang đêm, Giuse đã âm thầm đưa gia đình trốn sang Ai Cập theo đúng như lời Sứ thần báo mộng . | 1 | null |
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh (lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành) rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba để học hỏi những điều mà ông cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của Thực dân Pháp. Tại Việt Nam, ngày 5 tháng 6 hàng năm là một dịp lễ lớn cùng với nhiều hoạt động nhằm kỷ niệm, đặc biệt là các hoạt động được tổ chức rầm rộ trong năm 2011, là năm kỷ niệm tròn 100 năm sự kiện diễn ra.
Hoàn cảnh.
Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả tốt. Ông thấy rằng cần đi ra nước ngoài để học hỏi, tìm hiểu một con đường khác.
Theo Hồ Chí Minh, ông ra đi vì muốn "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Sau này khi trả lời phỏng vấn, Hồ Chí Minh cho biết:
Việc Hồ Chí Minh chọn Sài Gòn là nơi để đi nước ngoài sau này được lý giải là do lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ có những công ty tàu biển lớn chạy đường Pháp – Đông Dương rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là nơi tự do hơn các xứ khác ở Việt Nam trong việc đi lại, tìm kiếm công ăn việc làm, dễ kiếm cơ hội xuất ngoại. Sài Gòn, nơi ông dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng.
Lịch trình.
Cuối cùng, vào buổi trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville để tìm "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi"".
Tàu Đô đốc Latouche Tréville đã rời bến sông Sài Gòn với 72 thủy thủ trên tàu. Trong chuyến hành trình đó, tàu đi qua các nước như Singapore, Colombo thuộc Sri Lanka, Djibouti, Port Said và Marseille. Đến ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu này đến Le Havre, cảng chính ở miền Bắc nước Pháp và đây là lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên nước Pháp.
Vào tháng 9, Nguyễn Tất Thành đã viết thư đến tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp". Thư yêu cầu của ông bị từ chối và được chuyển đến Khâm sứ Trung Kỳ ở Huế.
Kỷ niệm.
Việc tổ chức kỷ niệm "Ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước" được diễn ra rộng rãi trên phạm vi cả nước Việt Nam nhưng những hoạt động chính lại diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tới dự lễ có lãnh đạo của Thành phố, các vị lão thành cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo, các thành phần dân tộc, một số đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...
Các hoạt động kỉ niệm diễn ra tại bến cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh... với nhiều hoạt động phong phú như mít tinh, múa hát, họp mặt truyền thống, hội thảo, tiến hành dâng hương, dâng hoa tại bảo tàng, báo công, tham quan các triển lãm, trưng bày hiện vật, hình ảnh cho cả người lớn và thiếu nhi
Nhận định.
Các báo đài Việt Nam cho rằng, cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một bước ngoặt lớn, làm cho chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam phát triển, mà sau này đã trở thành biểu tượng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, và trong cuộc tái thiết và phát triển đất nước lên xã hội chủ nghĩa.
Ông Lê Thanh Hải cho rằng:
Học giả William J. Duiker trong quyển tiểu sử "Ho Chi Minh: A Life" cho rằng những người ca ngợi Hồ Chí Minh đã làm lớn chuyện vài ba lời nói của Hồ Chí Minh về việc ra đi "tìm đường cứu nước", nhưng với thói quen phóng đại các sự kiện trong đời mình của Hồ Chí Minh, thì phải hoài nghi những lời nói đó. Dù sao đi nữa, Duiker cho rằng khi rời Sài Gòn năm 1911, Hồ Chí Minh chắc chắn đã có đầy lòng yêu nước và biết rõ những hành động bất công của chính quyền thực dân đối với đồng bào mình.
Trong Văn học và các tác phẩm.
Nhà thơ Chế Lan Viên có bài thơ: "Người đi tìm hình của nước", mô tả việc Hồ Chí Minh lên tàu đi nước ngoài như:
Trong âm nhạc, để ghi nhận sự kiện này, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn có sáng tác bài hát: "Dấu chân phía trước"(thơ Hồ Thi Ca) trong đó với những câu hát mô tả như:
Nhạc sĩ Cao Việt Bách cũng sáng tác bài hát có tên: "Tiếng hát từ thành phố mang tên người" trong đó đoạn đầu có mô tả về sự kiện này.
Nhạc sĩ Thuận Yến có sáng tác bài "Miền Trung nhớ bác" trong đó có nêu về chi tiết Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước: | 1 | null |
Xếp hạng khách sạn thường được sử dụng để phân loại chất lượng khách sạn. Cùng với sự phát triển của tiêu chuẩn Đánh giá khách sạn, các khái niệm mới, các định nghĩa liên quan nối tiếp ra đời. Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm thông báo trước cho khách du lịch các đánh giá khách quan dựa trên chỉ tiêu cơ bản được kiểm chứng, thử thách; việc Xếp hạng khách sạn đã trở thành thiết yếu, nhằm mục đích quảng bá, khẳng định tên tuổi của một khách sạn khi được đạt "chuẩn".
Đã có hàng loạt các đề án đánh giá được sử dụng bởi các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới. Các hệ thống quốc gia về phân loại khách sạn rất khác nhau trên cả phương diện phân loại lẫn phương pháp phân cấp bằng các chữ cái, các con số, số sao, vương miện... và có tính chất bắt buộc hoặc tự nguyện. Có hệ thống sử dụng các ngôi sao (*) như một biểu tượng cho cấp độ phân loại của khách sạn, càng nhiều ngôi sao cho thấy sự tiện nghi hơn, sang trọng hơn, cao cấp hơn. Năm 1958, Tạp chí Forbes Travel, tên cũ là Mobil Travel, đầu tiên đưa ra hệ thống đánh giá bằng ngôi sao. Tổ chức AAA và các cơ quan có liên quan thì lại sử dụng kim cương thay vì của các ngôi sao để xếp hạng thể hiện cấp độ của khách sạn và nhà hàng. Một số hệ thống xếp hạng khác lại sử dụng các chữ cái từ A, B, C, D, E đến F để biểu trưng.
Trong những năm gần đây, các hệ thống đánh giá khách sạn cũng đã bị chỉ trích bởi đa số cho rằng các tiêu chí đánh giá cho hệ thống như vậy là quá phức tạp và khó khăn cho người tìm hiểu (ở đây là khách du lịch). Việc thiếu một hệ thống thống nhất trên phạm vi toàn cầu cho các xếp hạng khách sạn cũng có thể làm mất đi giá trị của các tiêu chuẩn đánh giá.
Một số hệ thống xếp hạng khách sạn.
Việc định nghĩa chính xác những yếu tố cấu thành một khách sạn và điều kiện để xếp hạng khách sạn được đặt ra với hơn một trăm hệ thống phân loại khách sạn trên thế giới, được điều hành bởi chính phủ hoặc các cơ quan đại diện.
Từ năm 1962 đến nay, Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organisation, WTO) đã ra sức xây dựng một hệ thống xếp hạng khách sạn được công nhận toàn cầu. Những đề xuất tương tự đã và đang được xem xét bởi Hiệp hội Khách sạn Quốc tế (International Hotel Association, IHA). Năm 1995, khắp thế giới có khoảng hơn 100 hệ thống phân loại được sử dụng, phần lớn là dựa vào mô hình của WTO nhưng được tùy biến cho phù hợp với điều kiện địa phương.
Tiêu chuẩn tại châu Âu.
HOTREC (viết tắt của cụm từ "Hotels, Restaurants & Cafés in Europe", nghĩa là "Khách sạn, Nhà hàng & quán cà phê ở châu Âu") là một tổ chức bảo trợ cho 39 hiệp hội từ 24 quốc gia châu Âu. Tại một hội nghị ở Bergen năm 2004, các bên tham gia đã soạn thảo một hệ thống phân loại khách sạn để hài hòa các tiêu chuẩn tại các quốc gia. Trong năm 2007, HOTREC khởi động dự án đánh giá Chất lượng Khách sạn châu Âu (EHQ - European Hospitality Quality) mà từ đó đã được các cơ quan quốc gia có mặt kiểm tra công nhận để xếp hạng của khách sạn.
Dưới sự bảo trợ của HOTREC, các hiệp hội khách sạn của Áo, Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ đã soạn thảo Hotelstars Union (HU) . Vào ngày 14/09/2009, hệ thống phân loại HU được công bố tại một hội nghị ở Prague. Hệ thống này bắt đầu có hiệu lực tại các quốc gia tham gia trong tháng 1 năm 2010, trừ Hungary, Thụy Sĩ và Hà Lan đã lựa chọn ngày khác áp dụng sự thay đổi này.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các tiêu chí:
Theo đó, tùy theo từng cấp độ của từng tiêu chí mà đánh giá xếp hạng khách sạn.
Yêu cầu về vị trí, kiến trúc
Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi
Yêu cầu các dịch vụ trong khách sạn và mức độ phục vụ
Yêu cầu về nhân viên phục vụ | 1 | null |
Cao Văn Bổn là Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1969-1976.
Ông quê ở ấp 7 xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, là kỹ sư. Sau thời gian dài ở Chiến khu D và bị ung thư phổi, ông qua đời vào tháng 4/1972 ở gần Sóc Chùa, Campuchia, về sau ông Dương Kỳ Hiệp được cử quyền Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Tài chánh. Theo "Lịch sử Quốc hội Việt Nam" thì kỹ sư Cao Văn Bổn bị bệnh mất năm 1971. Năm 1975, ông Dương Kỳ Hiệp được cử quyền Bộ trưởng Bộ Kinh tế.
Hiện nay hài cốt của ông an táng tại quê nhà. | 1 | null |
là một công ty chuyên xuất bản manga và các ấn bản phẩm liên quan đến manga. Công ty được Yoshihiro Hosaka cùng các cựu mangaka của Enix (nay là Square Enix) vào ngày 5 tháng 6 năm 2001, và đã hợp tác cùng Production I.G thành lập IG Port vào ngày 1 tháng 12 năm 2007, trở thành một thành viên của IG Port cùng với XEBEC. | 1 | null |
Giao tranh tại Pesmes là một cuộc xung đột quân sự trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức và các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 16 cho đến ngày 18 tháng 12 năm 1870, đã diễn ra tại Pesmes, tọa lạc trên con sông Ognon nằm giữa Gray và Dole, nước Pháp. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, một lực lượng của Đức – Phổ (trong đó có cả lính thương kỵ binh "Uhlan" và pháo binh) đã đánh bại quân đội Pháp án ngữ ở sông Ognon, hoàn thành mục tiêu của mình là phá vỡ chiếc cầu vượt qua sông này. Cùng thời điểm với trận đánh này, quân đội Phổ - Đức dưới quyền chỉ huy của tướng August von Werder đã đánh chiếm Nuits Saint Georges từ tay viên tướng Camille Crémer của quân Pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 1870.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1870, một đại đội dân binh "Landwehr" của Đức đã được lệnh kéo đến thị trấn Pesmes cùng với một số công binh, nhằm phá hủy ngọn cầu bắc qua sông Ognon. Mặc dù vậy, hai tiểu đoàn của quân Pháp phòng ngự lối vượt sông Ognon đã tổ chức kháng cự bền bỉ, và người Đức bị buộc phải từ bỏ ý định của mình trong ngày hôm ấy. Tuy nhiên, vào ngày hôm sau – 17 tháng 12, quân đội Đức đã thực hiện một nỗ lực khác, với một lực lượng đông đảo hơn, gồm thâu 7 đại đội thuộc Trung đoàn số 25 và một đạo thương kỵ binh "Uhlan" của Đức, cùng với một khẩu đội pháo hạng nặng. Quân Pháp tại Pesmes đã nã đạn vào một trong những người lính kỵ binh của Đức, tuy nhiên, sau khi đối phương ném một vài quả lựu đạn vào thị trấn để đáp trả, quân đội Pháp đã tiến hành triệt thoái về phía bên kia sông Ognon. Sau đó, đạo quân Đức đã tiến chiếm Pesmes, và một bộ phận của họ đã vượt sông Ognon, rồi giao chiến với địch thủ trong các ngôi làng và các khu rừng. Quân Pháp bị buộc phải rút lui với một số thiệt hại. Vào buổi chiều ngày 18 tháng 12 năm 1870, các tiền đồn của quân Đức tại Ognon bị quân Pháp tấn công. Tuy nhiên, quân đội Đức cuối cùng đã bẻ gãy được đợt tiến công của quân đội đối phương. Quân Pháp chịu một số tổn thất, trong đó có ca người chỉ huy của họ.
Sau cuộc giao tranh, quân đội Đức đã ở lại Pesmes trong vòng một ngày. Cho đến ngày 20 tháng 12 năm 1870, sau khi đã hoàn tất việc phá vỡ ngọn cầu bắc qua sông, người Đức đã rút khỏi các vị trí phòng ngự tạm thời của họ.
Đọc thêm.
"* Léonce Rousset, "Histoire générale de la guerre franco-allemande (1870-1871), Montgredien et cie, 1900. | 1 | null |
Zveno (tiếng Nga: Звено - Chuỗi liên kết hay một biên đội đơn vị quân sự) là một khái niệm máy bay mẹ-con, được phát triển ở Liên Xô trong thập niên 1930. Hệ thống này gồm một máy bay ném bom hạng nặng Tupolev TB-1 hoặc Tupolev TB-3 hoạt động như tàu mẹ chở 2 tới 5 máy bay tiêm kích con. | 1 | null |
Hoàng Viết Tuyển (黃曰選, ?-1787) là tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Xuất thân.
Hoàng Viết Tuyển người xã Vạn Phân, huyện Đông Thành trấn Nghệ An. Ông là thuộc tướng của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đồng môn với Nguyễn Hữu Chỉnh.
Khi Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc mất, Hoàng Đình Bảo bấy giờ đang làm Trấn thủ Nghệ An được triệu về triều để làm A Bảo cho Thế tử Trịnh Cán. Sau khi Trịnh Cán lên ngôi, Hoàng Đình Bảo là đại thần phụ chính, lấy Hoàng Đình Bảo làm tâm phúc coi việc quân ở Sơn Nam, Nguyễn Hữu Chỉnh coi việc quân ở Nghệ An.
Theo Nguyễn Hữu Chỉnh hàng Tây Sơn.
Kiêu binh nổi loạn, phế Trịnh Cán lập Trịnh Tông. Hoàng Đình Bảo bị giết, Hoàng Viết Tuyển hay tin, đi thuyền về Nghệ An báo tin cho Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh thất bại trong việc thuyết phục Trấn thủ Nghệ An Vũ Tá Dao chống lại triều đình ở Bắc Hà, cuối cùng hai người đem một đám thủy quân vượt biển về hàng Tây Sơn.
Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc hết sức trọng dụng Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bày mưu cho Tây Sơn đánh lấy Thuận Hóa rồi thuyết phục Nguyễn Văn Huệ đánh lấy Bắc Hà. Sau khi Tây Sơn hạ Bắc Hà và rút quân về Thuận Hóa, Nguyễn Hữu Chỉnh được giao ở lại giữ Nghệ An. Hoàng Viết Tuyển phụ giúp Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại giữ Nghệ An. Bấy giờ ngoài Hoàng Viết Tuyển, thủ hạ của Nguyễn Hữu Chỉnh còn có các tướng Nguyễn Như Thái, Nguyễn Viết Khang, Lê Duật, Nguyễn Đình Viện. Trịnh Bồng dựa các thế lực cũ của Liêu phủ, tiến về Thăng Long dựng lại cơ đồ họ Trịnh, khống chế Lê Chiêu Thống. Chiêu Thống đành sai người về Nghệ An tuyên triệu Nguyễn Hữu Chỉnh về dẹp loạn.
Nguyễn Hữu Chỉnh quyền biến, giả chiếu vua tự lập đạo quân Vũ Thành, sai Hoàng Viết Tuyển chỉ huy thủy binh, Nguyễn Như Thái lãnh bộ binh tiến đánh Thăng Long. Quân của Nguyễn Hữu Chỉnh đánh bại tướng Bùi Thế Toại trấn thủ Nghệ An (Bùi Thế Toại là con Đoan Quận công Bùi Thế Đạt, giết Mãn Trung hầu Lê Trung Nghĩa trấn thủ Thanh Hoa, bắt sống Đốc thị Phan Huy Ích. Các tướng Trịnh là Dương Trọng Tế, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ đều rút quân khỏi Thăng Long, bỏ rơi Yến Đô vương Trịnh Bồng.
Lê Chiêu Thống trọng dụng Nguyễn Hữu Chỉnh, phong làm Bằng công, Đại Tư đồ. Hoàng Viết Tuyển cùng các tướng dưới quyền Hữu Chỉnh đều được phong thưởng.
Bị giết trong chiến loạn.
Nguyễn Hữu Chỉnh ly khai Tây Sơn, toan tự lập ở Bắc Hà. Ngoài mặt vẫn giữ giao hảo với Tây Sơn nhưng nhanh chóng phát triển thế lực, tiêu diệt họ Trịnh. Hoàng Viết Tuyển đóng vai trò thống soái quan trọng trong nhiều chiến dịch chống thế các tướng họ Trịnh như đánh bắt và giết Dương Trọng Tế ở Gia Lâm, đánh bại Nguyễn Trọng Mại ở Quế Võ, đánh bại Trần Mạnh Khuông ở Đông Hồ, đánh đuổi Đinh Tích Nhưỡng ở Lục Khẩu. Do đó, ông được phong tước Quang Quận công, Trấn thủ Sơn Nam. Về danh vọng và uy quyền chỉ đứng sau mỗi Nguyễn Hữu Chỉnh ở Bắc Hà.
Nguyễn Văn Huệ bấy giờ là Bắc Bình vương của Tây Sơn, muốn khống chế cục diện Bắc Hà, phái các tướng Tả quân Đại Đô đốc Vũ Văn Nhậm, Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân và các tướng Đô đốc Nguyễn Văn Hòa, Đặng Tiến Giản bắc tiến. Để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh phái các tướng theo đường bộ chặn đường quân Tây Sơn, sai người đi Sơn Nam phái Hoàng Viết Tuyển đem thủy binh đánh bọc hậu.
Hoàng Viết Tuyển cũng như các tướng khác đều có gia quyến ở Nghệ An bị quân Tây Sơn bắt làm con tin. Vũ Văn Nhậm sai người đến dụ hàng, Hoàng Viết Tuyển chần chừ không phát thủy binh, có ý xin hàng Tây Sơn, lại sai người về Thăng Long xin với Nguyễn Hữu Chỉnh phát cho 18 tờ đạo sắc không ghi tên (không đầu sắc) để phong tước Quận công cho các thuộc hạ. Nguyễn Hữu Chỉnh nổi giận không chịu. Chiêu Thống đành lấy Đinh Nhạ Hành làm Kỳ đạo tướng quân và Lê Quýnh đem một cánh quân ra Sơn Nam để chặn đường quân Tây Sơn, phái Bùi Bật Trực đi thuyết Hoàng Viết Tuyển xuất quân.
Cuối cùng Hoàng Viết Tuyển vẫn không chịu xuất quân khiến quân Bắc Hà đại bại. Chiêu Thống bỏ Thăng Long chạy ra ngoài mưu cần vương, Nguyễn Hữu Chỉnh bại trận bị đưa về Thăng Long bắt giết. Vũ Văn Nhậm vào Thăng Long, lập Lê Duy Cận làm Giám quốc.
Nhưng cả Bắc Hà đại loạn, cả hai phe Hậu Lê và Trịnh đều tụ quân đánh lại Tây Sơn. Trấn thủ An Quảng Nguyễn Viết Khang đem thủy binh về Sơn Nam hợp với Hoàng Viết Tuyển. Các thuộc tướng ép Hoàng Viết Tuyển theo nhà Lê, xuất binh đánh Tây Sơn.
Hoàng Viết Tuyển đành phải xuất binh đánh Tây Sơn, vây đánh trấn thành Sơn Nam. Tướng Tây Sơn là Quỳnh Ngọc hầu Đặng Giản (ghi vấn là Đặng Tiến Giản - Đặng Tiến Đông) thua trận bị bao vây. Các tướng Hậu Lê đem binh đến hợp với Hoàng Viết Tuyển, binh thế lên khá mạnh.
Có mưu sĩ hiến kế cho Hoàng Viết Tuyển chia nữa binh ở lại vây Sơn Nam, một nửa kéo ra lấy Thăng Long. Hoàng Viết Tuyển không nghe. Vũ Văn Nhậm phái Đô đốc Nguyễn Văn Hòa đem bộ binh từ Thăng Long đi cứu ứng Sơn Nam, Đô đốc Vũ Văn Dũng (Nguyễn Dũng) đem thủy binh vòng qua Thái Bình đánh mặt sau hậu phương của Hoàng Viết Tuyển. Hoàng Viết Tuyển lo sợ, giải vây Sơn Nam, rút về miền ven biển Sơn Nam.
Lê Chiêu Thống ở ngoài mưu cần vương nhưng liên tiếp thất bại, cuối cùng chạy về với Hoàng Viết Tuyển. Vũ Văn Nhậm phái các tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Văn Tuyết, Vũ Văn Dũng đem binh chia hai đường thủy lục tiến đến đánh quân dinh của Hoàng Viết Tuyển, phóng hỏa đốt doanh trại. Hoàng Viết Tuyển xuất quân ứng chiến nhưng quân Tây Sơn trói cha và vợ của Hoàng Viết Tuyển ở đầu thuyền. Hoàng Viết Tuyển không dám đánh đành rút về Thiết Cảng. Đại quân đại loạn tan vỡ, nhiều tướng tử trận. Gặp lúc bão lớn nỗi lên, Lê Chiêu Thống và Hoàng Viết Tuyển lạc nhau.
Ngô Văn Sở thu quân về Thăng Long, gặp lúc bất hòa với Vũ Văn Nhậm biên thư về Phú Xuân cho Nguyễn Văn Huệ. Hoàng Viết Tuyển thế cùng ra Thăng Long xin hàng với Vũ Văn Nhậm, bị bắt tống giam chờ xét hỏi. Nguyễn Huệ ra Thăng Long, giết Vũ Văn Nhậm. Nhân xét hỏi tội trạng của Hoàng Viết Tuyển, cho là không thật tâm hàng, đem ra giết. Mẹ của Ngọc Hân công chúa, vốn chịu ân của Hoàng Viết Tuyển có cầu xin, nhưng không được.
Nhận định.
Hoàng Viết Tuyển là một tướng tài của Bắc Hà, thạo thủy chiến, tinh thông binh pháp. Hoàn cảnh của ông giống với Vương Lăng đời Hán - Sở, tuy nhiên ông không có cái chí như Vương Lăng. Bất hòa giữa ông và Nguyễn Hữu Chỉnh gây đổ vỡ Bắc Hà, dẫn đến sự thất bại của Hậu Lê và Chiêu Thống. Ông cầm quân chống lại Tây Sơn nhưng vì tình riêng lại không dám ứng chiến, cuối cùng đành chấp nhận thất bại. | 1 | null |
Nậm pịa hay nặm pịa, là món ăn truyền thống của tộc Thái ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. "Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái có nghĩa là nước, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, cho nên có người gọi là "phân non".
Cách lấy pịa của người Thái tương tự như cách chế biến phèo lợn. Chất dịch này được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món Nậm pịa.
Thưởng thức nặm pịa.
Theo phong tục, người Thái mỗi khi mổ trâu, bò, dê...đều thiên về món nướng và phần thịt khi đặt trên mâm sẽ hơi tái để giữ vị ngọt tự nhiên. Nậm pịa chuyên dùng như thứ đồ chấm thịt nướng sẽ khiến miếng thịt trở nên thơm ngon đặc biệt, nổi bật hương vị của đồ nướng hòa quyện các vị cay, mặn, ngọt, thơm..
Nậm pịa không phải là một món dễ ăn. Nó có vị đắng của lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong cuống họng, nặm pịa cũng có vị cay cay của hạt mắc khén. Nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt. | 1 | null |
Bộ Có đuôi (danh pháp khoa học: Caudata), là một bộ gồm khoảng 655 loài lưỡng cư còn sinh tồn, bộ này gồm các loài kỳ giông, sa giông và cá cóc Tam Đảo. Chúng có bề ngoài giống như thằn lằn hay tắc kè, với cơ thể thanh mảnh, mũi ngắn, và đuôi dài. Tất cả các loài tuyệt chủng trong bộ này đã được phát hiện và tất cả các loài còn sinh tồn đều được xếp vào bộ có tên khoa học là Caudata, trong khi đó, thỉnh thoảng các loài còn sinh tồn được xếp vào nhóm Urodela. Hầu hết có 4 ngón ở hai chân trước và 5 ngón ở hai chân sau. Da ẩm của chúng thường làm cho chúng phụ thuộc vào môi trường sống hoặc gần vực nước, hoặc ở các nơi mát, ẩm khác. Một số loài sống trong nước hoàn toàn trong suốt vòng đời của nó, một số cần nước liên tục, và số khác thì sống hoàn toàn trên cạn khi trưởng thành. Là nhóm các động vật có xương sống độc đáo, chúng có khả năng mọc lại các chi đã bị mất, cũng như những phần khác của cơ thể chúng. Da của một số loài chứa chất độc tetrodotoxin mạnh, những loài này thường di chuyển chậm và có màu sắc cảnh báo chất độc của chúng.
Trong thần thoại, kỳ giông liên quan đến lửa, chúng được cho là không bị lửa làm tổn hại, và quần áo được làm từ da của chúng có thể chống cháy.
Phân loại.
Có sự khác biệt về định nghĩa giữa các tác giả về "Caudata" và "Urodela". Một số cho rằng Urodela nên bị thu hẹp hành một nhóm chỏm cây, và Caudata được sử dụng cho toàn nhóm lưỡng cư có đuôi. Một số khác ngược lại, xem Caudata như nhóm chỏm cây và dùng Urodela cho toàn nhóm lưỡng cư có đuôi. Cách phân loại thứ nhất được sử dụng rộng rãi hơn.
Bộ Caudata được chi ra thành ba phân bộ và mười họ. | 1 | null |
Salamandroidea là một phân bộ trong bộ Có đuôi (Caudata), hay kỳ giông bậc cao. Các loài trong phân bộ này được tìm thấy trên khắp thế giới trừ Nam Cực, miền nam Sahara, và châu Đại Dương. Điểm khác biệt của chúng với phân bộ Cryptobranchoidea là các xương góc và tiền khớp ở hàm dưới của chúng hợp lại và tất cả các loài là thụ tinh trong. Con cái được thụ tinh bằng bó sinh tinh, là một bó chứa tinh trùng được con đực đặt vào lỗ huyệt của con cái. Tinh trùng được chứa trong túi nhận tinh ở đỉnh lỗ huyệt cho đến khi nó cần sử dụng vào thời điểm đẻ trứng.
Hóa thạch từng được biết đến của phân bộ Kỳ giông là các mẫu vật của loài "Beiyanerpeton jianpingensis" được thu thập trong hệ tầng Thiều Kết Sơn, các mẫu này được định tuổi vào kỷ Jura muộn cách nay khoảng 157 triệu năm (sai số 3 triệu năm). | 1 | null |
Bồ Đề Đạo Tràng là một công trình kiến trúc Phật giáo, tọa lạc ở quảng trường trung tâm, thuộc phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Lịch sử.
Chùa Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) được lập năm 1952 do Đặng Văn Lý (Tỉnh trưởng Châu Đốc lúc bấy giờ) và Phạm Ngọc Đa (Hội trưởng Thông Thiên học) đề xướng, được đông đảo Phật tử ở nhiều nơi tán thành và đóng góp.
Năm 1951, ông Phạm Ngọc Đa đã liên lạc với Đại đức Jinara Jadasa bên Ấn Độ xin cành chiết từ cây bồ đề bảo thụ mà xưa kia Phật Thích Ca đã ngồi thiền định. Được chấp thuận, bà Nguyễn Thị Hai liền đi thỉnh cây về trồng trên mảnh đất do Tỉnh trưởng Đặng Văn Lý cấp ở trung tâm thị xã, đối diện với nhà việc làng Châu Phú (nay là Ủy ban Nhân dân phường Châu Phú A). Trước khi trồng, người ta tổ chức lễ rước bảo thụ trên xe hoa, đi một vòng thị xã vào ngày 27 tháng Chạp năm Canh Dần (3 tháng 02 năm 1951). Lễ hạ thổ chính thức đã tổ chức long trọng ngày 16 tháng 4 năm Nhâm Thìn (9 tháng 5 năm 1952). Sau khi hạ thổ người ta theo tích xưa tưới cây bằng sữa tươi.
Người ta kể rằng, ngay trước đêm hạ thổ, cây bồ đề đã bị ai đó chặt đứt lìa thân. Tuy nhiên, sau đó cây vẫn được trồng và vẫn sống nảy thành bốn tược (nay đã thành bốn nhánh lớn).
Vì cây bồ đề có nguồn gốc từ Bồ Đề Đạo Tràng bên Ấn Độ, nên nơi đây cũng được gọi là "Bồ Đề Đạo Tràng". Và để quản trị chùa và cây, Hội Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) được thành lập.
Theo sách "Kỷ lục An Giang 2009", thì đây là "cây bồ đề lâu năm nhất của tỉnh" .
Kiến trúc.
Ban đầu, Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) có kiến trúc đơn giản. Chính giữa khuôn viên là một tòa nhà bát giác nhỏ hình lăng trụ, có bốn cửa ra vào, tôn trí tượng Phật Thích Ca đang ngồi nhập định. Chung quanh các góc khắc những câu đối sơn vàng trên nền đỏ, ca ngợi đức từ bi của đức Phật Thích Ca.
Về sau, ban quản trị lần lượt cho xây dựng một số hạng mục khác, khiến nơi đây thêm phần bề thế, đẹp đẽ và tôn nghiêm. Đáng chú ý có một trụ biểu bốn mặt (ghi dấu sự kiện liên quan và những nhân vật đã gầy dựng nên Bồ Đề Đạo Tràng ở Châu Đốc), Quan Âm các, lầu chuông lầu trống, nhà hậu Tổ, v.v...
Các Phật tích.
Hằng năm, Bồ Đề Đạo Tràng (Châu Đốc) tổ chức bốn lễ chính: rằm tháng Giêng (Thượng ngươn), rằm tháng Tư (lễ Phật đản), rằm tháng Bảy (Vu-lan) và rằm tháng Mười (Hạ ngươn). | 1 | null |
Nguyễn Ngọc Trìu (1926 – 2016) là một chính khách Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IV, V, VI,; đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
Tiểu sử.
Ông Nguyễn Ngọc Trìu sinh ngày 2 tháng 10 năm 1926 tại xã Tây Giang, Tiền Hải (Thái Bình), cùng quê với các ông Trần Độ, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Đức Tâm.
Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức tháng 7/1946, và đã trải qua nhiều trọng trách quan trọng tại địa phương như Bí thư huyện ủy Tiền Hải, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy Thái Bình, Giám đốc Sở Công thương, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Đại biểu Quốc hội . Ông cũng tham gia học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1963 ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và cùng với sự lãnh đạo của Bí thư tỉnh ủy Ngô Duy Đông đã làm lên kỳ tích 5 tấn thóc cho vùng quê lúa .
Tại các Đại hội Đảng IV (1976), V (1982), VI (1986) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.và là đại biểu Quốc hội các khóa II, IV, V, VI, VII, VIII.
Khi thống nhất miền Nam năm 1975, ông làm Bí thư tỉnh ủy Thái bình.
Năm 1977 ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và từ 23-2-1979 cho đến 1987 ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (thay cho Võ Chí Công) (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). Việc đầu tiên khi Nguyễn Ngọc Trìu nhận chức Bộ trưởng là ra Chỉ thị 339 giải phóng sức sản xuất của trâu, bò. Chỉ thị 339 "cởi trói" cho kinh tế hộ gia đình có quyền nuôi trâu bò không hạn chế số lượng, mở chợ tự do mua bán, giết thịt không cần xin phép, nhập khẩu bò để lai tạo giống tốt. Nhờ đó, chăn nuôi trâu bò nhanh chóng phát triển, chất lượng con giống được cải tạo.
Trong thời gian ông nắm giữ trọng trách Bộ trưởng Nông nghiệp cũng là giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Nông nghiệp nói riêng. Ông là người đã thúc đẩy và thực hiện việc Khoán sản, mang lại diện mạo và thành công mới cho một nền Nông nghiệp lạc hậu với tỉ lệ người sản xuất chiếm hơn 80% dân số cả nước lúc bấy giờ.
Từ 16 tháng 2 năm 1987 đến 10 tháng 5 năm 1988 ông được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) phụ trách mảng Nông - Lâm - Ngư nghiệp và sau đó làm,trưởng ban Nông nghiệp nay là ban Kinh tế TU và làm Đặc phái viên cho Thủ tướng phụ trách miền Tây và Tây Nam bộ.
Sau khi về hưu ông đảm nhận chúc vụ Chủ tịch Trung ương Hội VAC (Hội người làm vườn - một tổ chức phi chính phủ do chính ông đề xướng và sáng lập ra từ khi còn đương chức Bộ trưởng Nông nghiệp), góp phần rất lớn cho việc nâng cao khả năng phát triển kinh tế nông thôn.
Nguyễn Ngọc Trìu mất ngày 9 tháng 7 năm 2016, hưởng thọ 91 tuổi.
Khen thưởng.
Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao Đông, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý khác. | 1 | null |
Eumetazoa (tiếng Hy Lạp: εὖ [eu], rõ + μετά [metá], sau + ζῷον [zóon], động vật) là một nhánh bao gồm tất cả các nhóm động vật lớn trừ Porifera, placozoa, và một vài nhóm khác hoặc các dạng đã tuyệt chủng như Dickinsonia. Đặc điểm của nhóm này là có các mô thực sự được sắp xếp thành các lớp màng phôi, và một phôi trải qua một giai đoạn gastrula. Nhánh này thường được cho là gồm ít nhất là Ctenophora, Cnidaria, và Bilateria. Trong khi đó mesozoa và placozoa vẫn còn đang tranh cãi. | 1 | null |
Vương Vĩ (, ? - 552), người Lược Dương hoặc quận Trần Lưu, mưu sĩ của phản tướng nhà Lương là Hầu Cảnh.
Cuộc đời.
Cha là Vương Lược, làm Hứa Xương lệnh nhà Bắc Ngụy, nhân đó dời nhà đến Toánh Xuyên . Vĩ làu thông Chu Dịch, có tài văn chương, làm đến Hành đài lang. Sau khi Hầu Cảnh phản Đông Ngụy, Cao Trừng gởi thư chiêu dụ, Vĩ thay Cảnh viết thư trả lời, văn vẻ rất đẹp. Trừng xem thư thì hỏi:" "Người nào làm vậy?" bộ hạ đáp là Vĩ, Trừng nói: "Tài năng như thế này, sao không sớm được biết!?" Vĩ bày mưu cho Cảnh, làm các thứ hịch văn cho ông ta. Cảnh phản Lương, cũng là do Vĩ xúi giục.
Cảnh thất bại, Vĩ cùng Hầu Tử Giám bỏ chạy, trốn ở trong cỏ, bị Trực Độc thú chủ Hoàng Công Hỷ bắt được, đưa đến gặp Vương Tăng Biện. Ông đối đáp không mất phong độ của kẻ sĩ, Tăng Biện lấy làm lạ, giải đi Giang Lăng cùng bọn Lữ Quý Lược, Chu Thạch Trân, Nghiêm Đản.
Vĩ mong được tha, tặng cho hạ nhân của Lương Nguyên đế 1 bài ngũ ngôn, lại dâng lên Đế 1 bài 500 chữ. Đế yêu tài muốn tha, triều thần không hài lòng, tâu rằng trong hịch văn của ông ngày trước có câu "Tương Đông một mắt, nên quay về huyện Xích". Đế cả giận, sai đóng đinh lưỡi của ông vào cột, moi ruột của ông. Sắc mặt của ông vẫn thản nhiên. Kẻ thù cắt thịt của ông, đem rải ở chợ, còn lại bộ xương vẫn phải chịu hình. | 1 | null |
Holozoa là một nhóm sinh vật bao gồm động vật và các họ hàng đơn bào của chúng trừ nấm. "Holozoa" cũng là tên gọi cũ của chi Tunicata "Distaplia".
Vì Holozoa là một nhánh gồm tất cả các loài sinh vật có quan hệ gần với động vật hơn là nấm nên một số tác giả xem nó là nhóm cận ngành với Choanozoa, một nhóm bao gồm hầu hết các loài động vật Holozoa nhỏ. | 1 | null |
Choanozoa là một ngành động vật nguyên sinh thuộc dòng Opisthokonta. Ngành này có quan hệ gần với động vật hơn là nấm, và chúng là các loại gây sự chú ý nghiên cứu về nguồn gốc động vật của các nhà sinh học.
Nucleariidae được xem là một nhóm chị em của nấm, và do đó nó không bao gồm Choanozoa.
Phân loại.
Choanozoa bao gồm ít nhất 3 nhóm: (1) Mesomycetozoea (Ichthyosporea), nhóm ký sinh trùng gây nhiễm cho cá và các loài động vật khác, (2) một nhóm được miêu tả đầu thế kỷ 21 gồm "Ministeria" và "Capsaspora", chúng được đặt tên la Filasterea sau khi các động vật tentacle giống như sợi chỉ được tách ra, và (3) choanoflagellate gồm "Monosiga" và "Proterospongia". The position of "Corallochytrium" is unclear.
Choanozoa thể hiện là một nhóm cận ngành sinh ra động vật. Lang "và nnk". (2002) đề xuất một tên mới là Holozoa để chỉ nhóm đơn ngành của nó, nếu vậy, Choanozoa có thể mở rộng hoặc được xếp lại bao gồm cả động vật. | 1 | null |
Giao tranh tại Néry (gần Compiègne) là một trận đánh quyết liệt đã diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1914 giữa quân đội Anh và quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, như là một phần của cuộc Đại rút lui từ Mons. Khi đang chuẩn bị rời khỏi trại quân của họ trong đêm hôm trước, một lữ đoàn Anh (dưới quyền chỉ huy của tướng Charles Briggs) đã bị một sư đoàn kỵ binh Đức với quân số gấp khoảng hai lần tấn công không lâu sau khi rạng sáng. Cả hai phe đều xuống ngựa chiến đấu; phần lớn lực lượng pháo binh Anh nằm ngoài vòng chiến trong vòng vài phút đầu của trận chiến, nhưng một khẩu pháo của Khẩu đội L, Kỵ pháo Hoàng gia đã tiến hành pháo kích đều đặn vào toàn bộ một khẩu đội pháo của pháo binh Đức trong vòng 2 tiếng rưỡi. Đến khoảng 8 giờ sáng, quân tiếp viện của Anh đã ứng chiến, phản công các lực lượng Đức. Trước hỏa lực vượt trội của quân Anh, quân Đức bị buộc phải triệt thoái trong tình trạng hỗn loạn; sư đoàn kỵ binh Đức đã bị đập tan và không thể tham gia chiến trận trong vòng vài ngày. Ba người lính thuộc Khẩu đội L đã được thưởng Huân chương Thập tự Victoria vì vai trò của họ trong trận đánh, và về sau này cả khẩu đội được trao tặng biệt hiệu danh dự là "Néry" – đây là đơn vị duy nhất của quân đội Anh nhận được biệt hiệu như là một danh dự chiến đấu.
Thắng lợi phòng ngự tại Néry đã được xem là một huyền thoại của kỵ binh Anh. | 1 | null |
Choanoflagellates là một nhóm gồm các loài flagellatea thuộc vực Eukaryota , đơn bào sống tự do và kiểu tập đoàn có quan hệ gần gũi với động vật. Những loài này có hình dạng tế bào rõ ràng đặc trưng bởi một tế bào hình trứng hoặc hình cầu có đường kính 3–10 µm với một roi ở đỉnh được bao quanh bởi một trụ 30–40 microvilli-là phần kéo dài của màng tế bào (xem hình). | 1 | null |
Nucleariids là một nhóm amip với các chân giả sống chủ yếu trong đất và nước ngọt. Chúng được phân biệt với nhóm vampyrellida rất giống chúng chủ yếu bởi mitochondria với crista dạng đĩa.
Phân loại học.
Nucleariida thuộc là các opisthokont, nhánh lớn này bao gồm động vật, nấm và các nhóm nhỏ hơn. Nhiều nghiên cứu đã xếp nucleariida là một nhóm chị/em với nấm.
Nhóm này gồm các chi:
Theo một bài báo năm 2009, "Fonticula" là một opisthokont và có quan hệ gần với "Nuclearia" hơn là với nấm.
Đặc điểm.
Nucleariida là các sinh vật thường rất nhỏ với kích thước tối đa khoảng 50 μm. | 1 | null |
Trận Riyadh là một trận đánh nhỏ trong Chiến tranh Thống nhất giữa lực lượng Rashidi và Saud. Nó xảy ra vào ngày 13 tháng 1 năm 1902, tại Lâu đài Masmak ở Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê Út ngày nay.
Cuối năm 1901, sự thất bại của Nhà nước Saudi thứ hai đã buộc những thành viên trong nhà Saud phải chạy tới Kuwait, sau khi gia tộc Al-Rashid đánh chiếm thành Riyadh. Abdul-Aziz ibn Saud, người đứng đầu gia tộc Saud đã đề nghị tiểu vương của Kuwait chi viện cho ông quân đội và vũ khí. Vị tiểu vương Kuwait, vốn đang có chiến tranh với gia tộc Al-Rashid, đã đồng ý cung cấp cho Ibn Saud ngựa và các tay kiếm.
Tháng 1 năm 1902, Ibn Saud và người của mình quay lại Riyadh và tấn công thành công vào pháo đài. Ibn Ajlan (chỉ huy quân lực ở Riyadh) sau khi buổi cầu nguyện buổi sáng đã bị giết chết, và Abdul Aziz đã giơ thủ cấp của Ibn Ajlan lên cho toàn thể người dân của Riyadh trông thấy.. | 1 | null |
Trận Les Éparges (hay Trận Combres theo cách gọi của người Đức), là một loạt các trận đánh giành quyền kiểm soát đỉnh Les Éparges giữa Sư đoàn Bộ binh số 12 thuộc Tập đoàn quân số 1 của Pháp và Sư đoàn Bộ binh số 33 của Đế quốc Đức, đã diễn ra từ ngày 17 tháng 2 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1915 trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc giao chiến đã diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn (mưa, tuyết và bùn lầy). Bộ binh của cả hai phe phải đương đầu với nhau trong vòng nhiều tuần lễ dưới làn đạn của pháo binh. Để chinh phục đỉnh Les Éparges, quân đội Pháp đã phát động một số đợt tấn công. Sau nhiều thiệt hại cho cả hai phía, lính sơn chiến Pháp chỉ giành được một mẩu của cao điểm Les Éparges từ tay quân đội Bayern. Thắng lợi này củng cố chiến tuyến của quân Pháp tại Verdun bằng việc trải rộng nó, tuy nhiên người Pháp không thể thực hiện bước tiến nào nữa. Vì thế, quân đội Đức vẫn làm chủ chỗ lồi St. Mihiel, và đạn pháo của quân Đức từ trên cao điểm Les Eparges tiếp tục giã chiến tuyến của quân Pháp. Tiếp theo sau trận đánh này là một tuần lễ của các đợt tấn công và phản công (xem bài Trận Woëvre). Nhìn chung, mặc dù tướng Herr chỉ huy Quân đoàn VI của Pháp mạnh miệng tuyên bố quân Pháp đã tái chiếm được Les Eparges – có lẽ là để động viên sĩ khí quân đội hoặc là do ông ta thực sự đã nghĩ như vậy. các nỗ lực của quân Pháp nhằm giành lại Saint-Mihiel vào năm 1915 chỉ mang lại thắng lợi nhỏ và thiệt hại rất lớn cho họ.
Trận Les Éparges là một trong những trận đánh điển hình đầu tiên của cuộc chiến tranh: kéo dài hàng tuần, với các cuộc tấn công và phản công đem lại thương vong cao những không tạo nên thay đổi đáng kể về lãnh thổ. Đây là điềm báo cho các trận đánh đẫm máu như Verdun và Somme (1916).
Thư mục.
J.M.O. de la Division d'infanterie 26 N 290/1.
J.M.O. du Corps d'Armée 26 N 118/1. | 1 | null |
ČZ 2075 RAMI là loại súng ngắn bán tự động được chế tạo bởi công ty sản xuất vũ khí Česká zbrojovka Uherský Brod tại Cộng hòa Séc. RAMI là tên ghép của tên hai nhà thiết kế loại súng này là Radek Hauerland và Milan Trkulja. Nó có thiết kế giống như khẩu ČZ 75 nhưng nhỏ hơn để sử dụng như một loại vũ khí phòng thân cho những ai thấy việc mang khẩu ČZ 75 là quá cồng kềnh.
Thiết kế.
ČZ 2075 RAMI sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn và khóa sau nòng. Khi bắn nòng sẽ hấp thu lực giật lùi về phía sau và kéo khối trượt theo với các gờ bám nối hai phần với nhau. Nhưng sau một đoạn ngắn nòng sẽ đi vào một đường cắt khiến nó không còn lùi theo đường thẳng nữa mà đi xiên chếch xuống dưới, việc này làm các gờ móc nối giữa nòng và khối trược được tách ra và hai bộ phận đi theo hai hướng khác nhau, nòng sẽ chống vào một gờ cản khóa không cho nó di chuyển tiếp khi đi xiên xuống trong khi khối lùi sẽ tiếp tục chu kỳ nạp đạn của mình. Và khi khối lùi tiến về phía trước để trở về chỗ cũ thì nó sẽ đè nòng thẳng lại và các gờ móc nối lại được gắn với nhau và toàn bộ khối trở về chỗ cũ chuẩn bị bắn viên tiếp theo. Súng có thể bắn ở cả hai chế độ hoạt động đơn và kép.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi được chấm dạ quang để dùng tại những môi trường có ánh sáng yếu. Hộp đạn của súng chứa được 14 viên. Súng có hệ thống khóa an toàn để hạn chế tối đa việc vô tình khai hỏa do bị sốc, nó sẽ ngăn không cho kim điểm hỏa chạm được vào đạn kể cả khi bị rơi. Nút khóa an toàn nằm phía bên trái của súng, nó sẽ khóa cố định hệ thống cò. Sau khi bắn hết đạn khối trượt sẽ được giữ ở vị trí nằm ở phía sau. | 1 | null |
Kiểu chữ (tiếng Anh là "typeface" hoặc "font family") là định dạng bảng chữ cái có cùng chung một đặc tính thiết kế. Một kiểu chữ đơn lẻ được thể hiện bằng độ đậm, phong cách, cách chữ, độ rộng, độ nghiêng, in nghiêng, sự trang trí và nhà thiết kế nhưng không phải là kích thước. Ngày này kiểu chữ thường dùng tương đương với thuật ngữ là phông chữ ("font") mặc dù chúng có ý nghĩa rất khác nhau trước khi sự phát minh của typography kỹ thuật số ra đời. | 1 | null |
Hành trình Django (tiếng Anh: "Django Unchained") là phim cao bồi Mỹ sản xuất năm 2012. Quentin Tarantino chịu trách nhiệm viết kịch bản cũng như đạo diễn cho bộ phim. Phim có sự tham gia của Jamie Foxx, Christoph Waltz, Leonardo DiCaprio, Kerry Washington, và Samuel L. Jackson và được phát hành tại Bắc Mỹ ngày 25/12/2012 và tại Việt Nam ngày 15/3/2013.
Phim lấy bối cảnh 2 năm trước cuộc nội chiến của vùng Thâm Nam Hoa Kỳ và vùng Viễn Tây Hoa Kỳ, cốt truyện theo chân một nô lệ da đen được trả tự do tên là Django cùng một thợ săn tiền thưởng xẻ dọc nước Mỹ đi tìm và giải cứu vợ của anh khỏi Candie - một chủ đồn điền điển trai nhưng độc ác. Phim nhận được nhiều lời ca ngợi từ phía các nhà phê bình và giành chiến thắng 2 giải Oscar cho diễn viên phụ xuất sắc nhất (Christoph Waltz) và kịch bản gốc xuất sắc nhất (Quentin Tarantino) tại lễ trao giải Oscar thứ 85 cũng như nhận thêm 3 đề cử khác trong đó có phim xuất sắc nhất.
Ý tưởng của phim có sự ảnh hưởng từ phim "Django" của Sergio Corbucci năm 1966, ngôi sao của phim đó là Franco Nero cũng xuất hiện trong phim trong một vai quần chúng. Django Unchained là bộ phim thứ ba trong lịch sử điện ảnh Mỹ để sử dụng cấu trúc tiêu đề: một danh từ thích hợp + "Unchained". Hai bộ phim trước đó là Hercules Unchained và Angel Unchained.
Nội dung.
Năm 1858, 2 năm trước cuộc Nội chiến Mỹ, 1 toán nô lệ được vận chuyển băng qua Texas bởi anh em nhà Speck, trong nhóm nô lệ có Django (Jamie Foxx), bị bán tách ra với vợ mình Broomhilda (Kerry Washington). Anh em Speck chạm mặt Dr. King Schultz - nha sĩ nay đã chuyển sang nghề thợ săn tiền thưởng (Christoph Waltz). Ngỏ ý muốn mua Django nhưng bị từ chối, Schultz giết 1 tên Speck và làm tên còn lại bị thương, sau đó cũng bị giết do những nô lệ còn lại mà Schultz giải phóng. Schultz cho biết do cần Django chỉ mặt anh em nhà Brittle, những kẻ bị truy nã mà ông không biết mặt. Django - với lời hứa sẽ được trả tự do và trả công 75$ - đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ mặt ba tên Brittle cho Schultz. Schultz giữ lời hứa và cho Django biết đó là vì ông ta là người Đức, không ủng hộ chế độ nô lệ tại Mỹ. Django tiết lộ với Schultz rằng vì bỏ trốn mà hai vợ chồng anh bị tên chủ nô độc ác chia ra bán rẻ ở chợ nô và anh muốn cứu vợ. Schultz nói rằng anh cảm thấy có trách nhiệm với Django khi trả tự do cho anh và huấn luyện Django thành một kẻ săn tiền thưởng để khi hết mùa đông sẽ lên đường đi cứu vợ Django. Django hóa ra bắn súng rất nghề. Họ làm một "vụ mùa" bội thu suốt mùa đông.
Hai người truy ra được Broomhilda - vợ Django - bị bán tới đồn điền Candyland của Calvin Candie (Leonardo DiCaprio) - 1 chủ trại hào hoa nhưng độc ác. Tại trang trại của Calvin, có rất nhiều nam nô lệ được huấn luyện để đánh nhau cho đến chết (được gọi là Mandingo). Sau 1 cuộc gặp mặt với Candie, họ dựa vào đó lên kế hoạch giải cứu Broomhilda, bằng cách già vờ mua một đấu sĩ Mandingo của Candie để đem sang châu Âu. Candie đồng ý bán 1 đấu sĩ của mình cho họ với giá 12000$, Schultz đề nghị mua thêm cả Broomhilda, lấy lý do cô ta biết tiếng Đức, như thế sẽ làm dịu đi nỗi nhớ nhà của ông ta, đồng thời thuận tiện hơn khi giao dịch ở châu Âu. Trên đường đến trang trại của Candie, Candie được báo 1 đấu sĩ Mandingo của hắn - D'Artagnan (lấy tên nhân vật chính trong tiểu thuyết 3 Chàng Ngự Lâm) đã bỏ trốn nhưng thất bại. Schultz muốn chuộc anh ta để giải cứu, nhưng Django ngăn lại vì như thế sẽ làm lộ vỏ bọc, họ kinh hãi khi thấy Candie ra lệnh cho chó săn xé xác người nô lệ.
Khi đến Candyland, sự quan tâm của Django và Schultz dành cho Broomhilda dấy lên nghi ngờ cho Stephen - nô lệ quản gia của Candyland (Samuel L. Jackson). Hắn sớm nhận ra Django và Broomhilda biết nhau (do chữ R thích trên mặt cả hai người) và vụ giao dịch Mandingo chỉ là giả. Stephen báo cho Candie biết mọi chuyện, Candie ép bán Broomhilda với giá 12000$ không sẽ giết cô ta ngay trước mặt Django khiến mọi chuyện trở nên rắc rối, nhưng Schultz cũng đành đồng ý. Thêm vào đó, tức giận với thái độ sỉ nhục của Candie, Schultz giết Candie ngay sau khi hoàn thành giấy tờ giải phóng Broomhilda làm mọi chuyện càng trở thành thảm họa. Schultz bị người của Candie bắn chết và kịp nói lời xin lỗi Django vì làm hỏng mọi chuyện. Django tàn sát 1 lượng lớn gia nhân trong nhà Candie trước khi bị khống chế và bị bán ra mỏ than làm việc tới chết nhưng xoay xở trốn thoát quay trở về Candyland với một túi thuốc nổ. Sau nhiều khó khăn, anh giết sạch bọn ác ôn tại Candyland (bao gồm cả những tên lùng bắt D'Artagnan để trả thù cho người nô lệ xấu số) bằng tài bắn súng rất cừ của mình, tạm biệt thi thể của Schultz, giải phóng tất cả nô lệ trong trạng trại trừ Stephen và cho nổ tanh bành Candyland, bỏ mặc Stephen trong đó. Hai vợ chồng Django giờ đã được tự do lên đường chạy trốn vì biết dù tự do thì người da trắng vẫn sẽ không buông tha cho họ.
Diễn viên.
Michael K. Williams và Will Smith được nhắc đến như các khả năng trước khi Jamie Foxx trúng tuyển vào vai Django. Franco Nero cũng được đồn đoán sẽ vào vai Calvin Candie. Kevin Costner cũng đã được thương thảo để vào vai Ace Woody nhưng bị bỏ ra vì đụng lịch diễn. Kurt Russell được tuyển nhưng về sau cũng bỏ vai. Khi Kurt Russell ra đi, vai Ace Woody ngừng tuyển đồng nghĩa với việc bị bỏ ra khỏi kịch bản, các chi tiết liên quan đến vai diễn này bị ghép vào nhân vật của Walton Goggins là Billy Crash.
Nhận xét từ giới phê bình.
Phim nhận được những lời phê bình rất tích cực và đạt tỉ lệ rất cao: 89% trên Rotten Tomatoes, dựa trên 169 lời nhận xét từ các nhà phê bình với điểm trung bình 7,9 trên 10. Dư luận đều đồng ý rằng bộ phim: "đậm nét, đẫm máu, và phong cách táo bạo, "Django Unchained" là một kiệt tác rất "hot" từ Quentin Tarantino." Metacritic, trang web chuyên cho điểm số bình quân trên thang 100 dựa trên ý kiến từ các nhà phê bình chính thống, đánh giá bộ phim với số điểm là 81, cho thấy một sự "ca ngợi phổ quát". | 1 | null |
Cá mập nguyên thủy (danh pháp khoa học: Hexanchiformes) bao gồm các loại cá mập nguyên thủy, cổ xưa nhất. Hiện nay chỉ còn lại 6 loài cá mập thuộc hai họ Chlamydoselachidae và Hexanchidae là tồn tại, được cho là tồn tại từ kỷ Jura. Các loài còn lại đều đã tuyệt chủng.
Bộ cá mập nguyên thủy bao gồm các loài cá mập chỉ có một vây lưng, hoặc sáu hay bảy khe mang, và không có màng mắt. | 1 | null |
Alexander Grant, thường được biết đến với nghệ danh Alex da Kid, là một nhà sản xuất thu âm nhạc pop, hip hop, R&B và alternative rock người Anh. Anh bắt đầu được biết đến khi tham gia sản xuất ca khúc cho Dr. Dre ("I Need a Doctor"), Nicki Minaj ("Massive Attack"), B.o.B ("Airplanes" hợp tác với Hayley Williams của Paramore), và Eminem ("Love the Way You Lie" hợp tác với Rihanna).
Thời thơ ấu.
Grant là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, chơi cho đội Bristol City cho đến khi anh 19 tuổi, một người bạn của anh đã giới thiệu cho anh phần mềm chỉnh sửa âm nhạc kỹ thuật số Fruity Loops, việc này đã tạo cho anh một sự quan tâm đặc biệt đến việc sản xuất âm nhạc. Sau đó, anh vào học tại trường đại học Thames Valley University để có được một tấm bằng cử nhân về công nghệ âm thanh. | 1 | null |
Trận Neukalen là một trận đánh tại Neukalen trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1762, giữa quân đội Thụy Điển và Phổ.
Cuối năm 1761, quân Thụy Điển đã đánh chiếm thị trấn Malchin từ tay Phổ. Tuy nhiên, đầu năm 1762, quân Phổ đã phản công để giành lại Malchin, nhưng thất bại. Dù vậy, họ đã đánh bật những đợt tấn công của quân Thụy Điển từ Malchin. Trong khi ấy, dưới quyền chỉ huy của tướng Augustin Ehrensvärd, một đạo quân cứu viện của Thụy Điển đã tiến xuống từ phương Bắc. Với 1 trung đoàn khinh kỵ binh, từ 3 đến 5 tiểu đoàn bộ binh và 12 khẩu pháo, một đơn vị của Phổ đã cố gắng ngăn chặn đường tiến vào thị trấn Malchin của quân Thụy Điển. Mặc dù vậy, lực lượng Thụy Điển dưới sự chỉ huy của Carl Constantin De Carnall đã đánh tan các lực lượng của Phổ đóng trại trên ngọn đồi gần Malchin. Đây là trận đánh cuối cùng giữa các lực lượng Thụy Điển và Phổ trong cuộc chiến tranh.
Ehrensvärd đã thực hiện một số cố gắng nửa vời để truy kích người Phổ, tuy nhiên tuyết sâu và sương mù dày đặc đã buộc ông ta phải từ bỏ ý định của mình. Vào ngày 5 tháng 1, ông kéo quân về bờ bên kia của sông Peene, trong khi người Thụy Điển cũng rút khỏi Malchin. | 1 | null |
Tả Từ (?-?, chữ Hán: 左慈, bính âm: "Zuǒ Cí") là một nhân vật huyền thoại sống vào cuối thời Nhà Hán và kỷ nguyên Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù ông được biết lưu trú tại Lư Giang, nhưng năm sinh năm mất không rõ. Người ta tin rằng ông đã sống trước khi Nhà Hán sụp đổ và khẳng định rằng ông thọ đến 300 tuổi.
Tả Từ học phép thuật đạo Lão để được trường sinh bất tử, từ vị đạo sĩ tên Phong Hành (封衡), và sau đó truyền lại đạo thuật cho Cát Huyền (葛玄).
Trong những tài liệu lịch sử.
Tả Từ là một đạo sĩ Lão giáo, tự là Nguyên Phóng (元放), đạo hiệu là Ô Giác Tiên sinh (烏角先生), người quận Lư Giang, nay là Tiềm Sơn, tỉnh An Huy.
Tả Từ tu trên đỉnh núi Thiên Trụ, luyện tập nội đan thuật và nuôi dưỡng tinh khí bằng khí công và tập luyện Phòng trung thuật, một phương pháp luyện khí công tình dục của Đạo giáo. Nhiều người nói rằng ông có thể sống trong nhiều thời kỳ mà không cần ăn. Tả Từ cũng học Tứ thư Ngũ kinh và Chiêm tinh học.
Khoảng trước năm 200, lãnh chúa Đông Ngô là Tôn Sách, một người chủ trương Khổng giáo, muốn giết Tả Từ và truy sát ông bằng ngựa. Tả Từ chỉ đi bộ, vẫn trốn thoát được bằng cách đi chậm thông thả.
Sau đó, Tả Từ đến thăm Tào Tháo, người trả trợ cấp cho ông để trình diễn phép thuật. Tào Tháo thệ hiện sự quan tâm đến các phương pháp trường sinh bất tử bằng cách luyện theo, nhưng con trai Tào Thực cho rằng tiền trợ cấp chỉ nhằm mục đích cầm chân vị đạo sĩ này và kiểm soát phép thuật hoang dã của ông. Tả Từ trình diễn nhiều chiêu thức phép kì lạ trước điện Tào Tháo, chẳng hạn như bắt một con cá lạ từ một chảo đồng trống rỗng, và biến đến một nơi khá xa để mua gừng. Tả Từ từng mời toàn điện Tào Tháo dùng thức ăn và rượu, nhưng Tào Tháo sớm phát hiện ra rằng Tả Từ đã gom hết tất cả cửa hàng rượu trong khu vực bằng phép thuật cho mục đích này. Tào Tháo cố gắng tìm cách hành hình Tả Từ, nhưng ông đã tẩu thoát bằng cách đi xuyên tường thành. Khi ai đó bẩm báo rằng Tả Từ đã lộ mặt ở khu chợ, tất cả mọi người trong khu chợ đều biến thành Tả Từ. Một bẩm báo khác cho biết Tả Từ đang ở trên đỉnh núi, do đó, Tào Tháo và quân lính đuổi theo, và nhận ra Tả đang ẩn thân giữa một đàn cừu. Biết rằng không thể tìm thấy Tả, Tào Tháo nói với bầy cừu rằng chỉ đang cố gắng để kiểm tra kỹ năng của Tả Từ, và không có ý định giết ông. Lúc đó, một con dê đứng bằng hai chi sau và nói. Tào Tháo và quân lính đổ xô tới con dê, và nhìn thấy rằng những con cừu còn lại trong đàn đều hóa thành những con dê đứng bằng hai chân và biết nói giống người. Từ đó, quân lính Tào Tháo không bao giờ tìm thấy Tả Từ nữa.
Tả Từ sau đó xuất thế và ẩn mình tu luyện trên những đỉnh núi.
Trong "Tam quốc diễn nghĩa".
Như mô tả của La Quán Trung trong "Tam quốc diễn nghĩa" và , Tả Từ được biết đến là một đạo sư có sức mạnh pháp thuật Đạo giáo với nhiệm vụ lôi kéo Tào Tháo theo con đường này.
Tả Từ thể hiện một sức mạnh phép thuật thần kỳ của Đạo giáo và được mô tả dưới phương diện tâm linh. Ông tu luyện trên Nga Mi sơn, tỉnh Tứ Xuyên, nơi ông tìm thấy "Độn Giáp Thiên Thư" (遁甲天書), mà từ đó ông có thể "tung mây cưỡi gió, chèo thuyền trên trời, băng qua những ngọn núi và xuyên qua những lớp đá, làm ánh sáng lơ lửng như hơi, ngao du bốn bể, tàng hình theo ý muốn hoặc biến hóa đổi dạng, ném gươm quăng dao lấy đầu người dễ như bỡn".
Trong một lần Đông Ngô tiến công cho Tào Tháo bốn chục gánh cam, trên đường đi, các phu gánh cam đã gặp Tả Từ, Tả từ đề nghị gánh giùm cho từng người rồi trả lại. Những người phu gánh cam nhận thấy sau khi được Tả Từ gánh cam giùm một đoạn thì dường như gánh cam đã nhẹ đi rất nhiều, mãi sau này khi dâng lên Tào Tháo thì mới biết là Tả Từ đã dùng phép, làm mất hết ruột cam, mỗi quả cam chỉ còn lại vỏ. Tả Từ gặp Tào Tháo, Tào Tháo hỏi cớ sao làm vậy thì Tả Từ lấy một quả cam trong số đó, bóc vỏ, tự dưng quả đó lại có ruột bình thường.
Tả Từ giao kèo tặng Tào những quyển bí kíp với điều kiện Tào phải làm môn đệ của Đạo gia. Tào đáp rằng "Ta cũng muốn từ quan về nhà, nhưng ngặt nỗi vì triều đình chưa có ai thay ta được". Khi Từ gợi ý Lưu Bị có thể lên thay và đe dọa Tháo: "Nếu không, bần đạo sẽ quăng gươm ra lấy đầu của ngài một ngày nào đó". Tào buộc tội Từ là quân do thám do Lưu Bị phái đến và sai lính bắt lấy tra khảo ông, Từ ngồi cười sằng sặc để chọc tức Tháo trên điện và để cho Tháo bắt mình, quân lính ra sức đánh đập Từ thật mạnh nhưng sau đó vị đạo sư thiếp đi và đang ngáy khò khò, không biết đau đớn là gì. Tháo giận lắm, sai lấy lồng sắt cùm chặt và dùng khoá sắt khoá lại, tống giam Từ vào ngục, bắt người canh gác cẩn mật, khi nhìn đến đã thấy gông xiềng đanh khoá rơi cả ra ngoài, Tả Từ đang nằm ngủ trên mặt đất, không hề thương tổn chút nào. Tháo lại bắt giam và không cho ông ăn, nhưng thất bại vì Tả Từ trông da dẻ hồng hào vẫn tươi cười trong bảy ngày trôi qua mà không ăn uống. Tháo không biết nghĩ cách gì mà trị cho được.
Khi Từ chân đi guốc xuất hiện sừng sững tại yến tiệc của Tào Tháo, cả thảy quan lại đều kinh ngạc. Từ yêu cầu được giúp Tào Tháo đem phẩm ngon vật lạ về. Tào yêu cầu Từ đem gan rồng về cho Tháo nấu canh, Từ liền cầm bút mực vẽ một con rồng lên tường trắng, rồi phất tay áo một cái, bụng rồng tự nhiên tách ra. Từ thò tay vào lôi lấy buồng gan, máu tươi vẫn còn chảy ròng ròng. Tào yêu cầu được chơi hoa mẫu đơn ngay giữa mùa đông giá rét cỏ cây khô héo, Từ bèn sai lấy một chậu hoa trong để ngay trước tiệc, phun nước vào, một lát nảy ngay ra một cây mẫu đơn, nở được hai đoá hoa cực đẹp. Từ yêu cầu được đem cá lư sông Tùng Giang cách đó ngàn dặm mang về làm gỏi, liền bảo người đem cần câu đến, Từ ngồi câu ở ngay cái ao trước cửa cung, chỉ một lát, giật được mấy chục con cá cực to, vứt lên trên điện. Tháo nghi cá có sẵn trong ao, Từ đáp rằng cá lư các nơi khác chỉ có hai vây, duy chỉ cá lư sông Tùng Giang là có bốn vây. Cứ lẽ ấy mà suy thì biết. Tào tiếp tục yêu cầu được đem gừng tía ăn chung với gỏi cá, Từ bèn sai mang cái chậu đồng ra, lấy áo trùm lên, một lát mở ra, gừng tía đầy một chậu, dâng lên trước mặt Tào Tháo. Tháo thò tay vào lấy, bỗng thấy trong chậu có một quyển sách nhan đề: "Mạnh đức Tân thư". Tháo mở ra xem, đúng là sách của mình, không sai một chữ nào. Tháo lại càng sinh nghi ngờ.
Từ mời Tào một chén rượu có thể sống lâu nghìn năm, nhưng Tào bảo Từ phải uống trước. Từ dùng cây trâm trên mũ chia cốc rượu ra làm hai, mình uống một nửa. Tào Tháo phẫn nộ và hất đi, Từ ném cái chén lên không rồi hóa thành chim cưu trắng lượn lờ quanh cung điện rồi biến mất. Tào ra lệnh trừ khử Từ để khỏi hậu họa, liền sai Hứa Chử dẫn ba trăm quân thiết giáp đuổi theo bắt về. Ra đến cửa thành, trông thấy Tả Từ đi guốc đang lững thững ở mé trước mặt. Chử tế ngựa đuổi gấp, nhưng không tài nào theo kịp. Khi đuổi mãi đến một gò núi, có một đứa trẻ chăn cừu, đang đuổi một đàn cừu đi ăn. Từ chạy vào giữa đàn cừu, Chử lấy tên bắn theo, thì Từ biến mất. Nghĩ rằng Từ đã biến thành cừu, Chử giết hết cả đàn cừu rồi trở về. Từ bảo đứa trẻ chăn cừu lắp đầu vào cổ thì cả đàn sẽ sống dậy. Đứa trẻ chưa kịp trả lời thì Tả Từ đã vung tay áo mà biến mất, chớp mắt đã không trông thấy đâu nữa.
Tháo sai vẽ hình ảnh, đưa các nơi để truy bắt Tả Từ. Được vài hôm, trong thành ngoài thành, bắt được ba bốn trăm người giống hệt lão chột mắt, khiểng một chân, đầu đội nón mây trắng, mình mặc áo vải xanh, chân đi guốc, náo động cả hàng phố. Tháo dẫn năm trăm quân giáp binh vây bọc chung quanh, chém tuốt cả bấy nhiêu người. Người nào trong họng cũng có một vệt khí xanh, bay vụt lên trời, rồi tụ lại cả một chỗ, hoá ra một Tả Từ. Từ ngẩng mặt lên trên không, vẫy một con hạc trắng xuống, rồi vỗ tay cười ầm lên nói rằng: "Chuột đất theo hổ vàng, gian hùng sắp chết đến nơi!"
Tháo sai lấy cung tên bắn, bỗng nhiên nổi trận cuồng phong, sỏi cát bay mù mịt. Những thây bị chém, nhảy choàng dậy, tay xách đầu lâu, chạy cả lên đền diễn võ đánh Tào Tháo. Các quan văn võ ai nấy cùng bay hồn lạc phách, ngã lăn xuống đất, không ai cứu giúp được ai nữa.
Mô phỏng hiện đại.
Tả Từ là một nhân vật có thể nhập vai trong loạt game "Warriors Orochi" và "Dynasty Warriors 5", ngoại hình là một lão già 70 tuổi.
Trong Dynasty Warriors 5, Tả Từ là nhân vật được mở khóa với điều kiện toàn bộ nhân vật khác đã được mở. Tả Từ được xem là nhân vật đồng hạng với nhân vật mạnh nhất trong trò chơi, sử dụng lối đánh, chiêu thức bằng phép thuật với vũ khí là những lá bùa phép, hình tượng cho cấp bậc vũ khí từ yếu đến mạnh nhất có tham chiếu đến Tứ tượng Trung Hoa: bạch hổ, thanh long, phượng hoàng và kỳ lân.
Vai trò của Tả Từ trong cốt truyện là một lão già ngắm nhìn thế giới biến đổi, không theo bất cứ phe nào vào thường đi riêng rẽ, mục tiêu của ông là tìm kiếm một nhân vật có khả năng chấm dứt thời kỳ loạn lạc binh biến, thống nhất Trung Hoa và mang lại hòa bình. Những đối tượng mà Tả Từ nhắm đến là Tào Tháo, Lưu Bị và cuối cùng là Tư Mã Ý. Musou Mode của Tả Từ có đến 8 cảnh chơi, ngang bằng với của Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Kiên, nhiều hơn tất cả các nhân vật khác. Trong bản mở rộng Xtreme Legends, Trương Giác đã nhận xét Tả Từ chỉ là một thây ma còn sống đứng ngoài cuộc.
Các nhà sản xuất cho biết họ không có ý định để Tả Từ xuất hiện trong các phần sau của Dynasty Warriors, vì cho rằng muốn giữ cách trình bày cốt truyện trò chơi dưới quan điểm gần sát lịch sử hơn và Tả Từ không phù hợp với tiêu chí đó. Tả Từ được chuyển sang series game Warriors Orochi các bản sau đó.
Tả Từ đã trở lại trong bản Dynasty Warriors 8 ("Shin Sangoku Musou 7"), xuất hiện tại cốt truyện của phe Ngụy, là một đối thủ cực kỳ nguy hiểm. Vẫn đứng trên lập trường chính nghĩa của Lưu Bị, Tả Từ thâm nhập vào Hứa Xương và thực hiện nỗ lực ám sát Tào Phi bằng yêu thuật nhưng lại bị cản trở vào khúc cuối.
Biểu tượng của Tả Từ là Thái cực Bát quái đồ. | 1 | null |
Hội đồng tỉnh (Tiếng Pháp: "conseil départemental") là nghị viện của các tỉnh tại Pháp ("département"). Các hội đồng tỉnh được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu và có một chủ tịch hội đồng ("président du conseil départemental"). Trước năm 1982, tỉnh trưởng Pháp ("préfet de département", đại diện chính phủ trung ương) là người đứng đầu hội đồng nhưng hiện nay là chủ tịch hội đồng. | 1 | null |
Một hội đồng vùng () là một cơ quan lập pháp dân cử của một vùng hành chính tại Pháp.
Lịch sử.
Các hội đồng vùng được tạo ra theo luật ngày 5 tháng 7 năm 1972. Ban đầu chúng chỉ đơn giản là các cơ quan tham vấn gồm có đại biểu quốc hội của vùng cộng một con số tương đượng các thành viên do tỉnh và xã đề cử. Chương trình phân tán trung ương tập quyền năm 1982-1983 tạo ra cơ sở cho bầu cử trực tiếp bắt đầu vào năm 1986 và gia tăng quyền lực của các hội đồng vùng. Các hội đồng vùng thực sự sẽ bị giải tán vào năm 2014, và sẽ được thay thế bởi liên hội đồng tỉnh của mỗi vùng.
Hoạt động.
Các hội đồng vùng bầu cử một chủ tịch riêng của mình. Chủ tịch hội đồng vùng là người chủ tọa các buổi họp và lãnh đạo ngành hành pháp. | 1 | null |
Tại Pháp, Chủ tịch hội đồng vùng (French: "Président du conseil régional") là viên chức được bầu lên để lãnh đạo "hội đồng" của một "vùng hành chính" Pháp. Xin đừng lầm lẫn chức vụ này với chức vụ thủ hiến, là người đại diện của chính phủ trung ương tại vùng. | 1 | null |
Tỉnh trưởng hay thủ hiến () tại Pháp là một người đại diện chính phủ trung ương tại một tỉnh của Pháp (tỉnh trưởng) hay một vùng hành chính của Pháp (thủ hiến) theo thứ tự vừa kể. Quận trưởng (tiếng Pháp: "sous-préfets") có trách nhiệm tương tự cho phân cấp hành chính dưới tỉnh là quận. Văn phòng của một vị tỉnh trưởng hay thủ hiến được gọi là "préfecture" và của quận trưởng được gọi là "sous-préfecture".
Các tỉnh trưởng và thủ hiến được lệnh bổ nhiệm của tổng thống Pháp tại Hội đồng bộ trưởng sau khi được Thủ tướng Pháp và Bộ Nội vụ Pháp đề cử. Các tỉnh trưởng và thủ hiến phục vụ theo ý của chính phủ trung ương và có thể bị thay thế tại bất cứ cuộc họp nào của hội đồng bộ trưởng.
Từ năm 1982 đến 1988, các tỉnh trưởng và thủ hiến được gọi là "commissaires de la République" (các ủy viên của Cộng hòa).
Thủ hiến.
Tỉnh trưởng của một tỉnh có "thủ phủ" của một vùng hành chính thì kiêm nhiệm chức vụ "thủ hiến" của vùng đó.
Vai trò.
Vai trò chính của các tỉnh trưởng và thủ hiến được định nghĩa trong Điều khoản 72 trong Hiến pháp Pháp:
Vai trò và quyền hạn chính xác của họ được định nghĩa trong các lệnh hành pháp, đặc biệt là các lệnh hành pháp năm 1964, 1982, 2004, mỗi lệnh thay thế lệnh trước đó.
Các tỉnh trưởng và thủ hiến nằm dưới sự quản lý của Bộ Nội vụ Pháp. Sứ mệnh chính của họ bao gồm.
Tỉnh trưởng có thể ra sắc lệnh hành chính trong các lĩnh vực nằm trong phạm vi quyền lực của chính phủ quốc gia trong đó gồm có sự an toàn chung. Ví dụ như tỉnh trưởng có thể nghiêm cấm người lái xe sử dụng một vài con lộ nào đó nếu như xe của họ không có loại vỏ xe đặc biệt vào lúc có tuyết rơi. Nghiêm cấm hút thuốc hay không tắc máy xe trong lúc đổ xăng là một ví dụ khác về việc ban hành sắc lệnh hành chính của một vị tỉnh trưởng.
Trong các dịp chính thức, tỉnh trưởng luôn mặt đồng phục. | 1 | null |
Giao tranh tại Longeau là một hoạt động quân sự trong chiến dịch nước Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1870, tại Longeau, gần thành phố Dijon, nước Pháp. Cuộc giao chiến đã kéo dài trong vòng ba tiếng đồng hồ, và kết thúc với chiến thắng của Lữ đoàn Bộ binh Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Von der Goltz thuộc Quân đoàn XIV của Đức dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" August von Werder, trước một lực lượng của quân đội Pháp đã được viên tướng Pháp là Arbellot phái từ pháo đài Langres đến Longeau. Thất bại này đã mang lại cho người Pháp những thiệt hại đáng kể về nhân lực và khí giới. Đây cũng là một trong những dịp duy nhất trong cuộc chiến tranh mà người Đức tiếp cận đến tầm của các khẩu pháo ở thành trì hoặc các pháo đài bao quanh Langres.
Sau khi hội quân với một quân đoàn của Đức do tướng Keller chỉ huy tại Dijon, tướng Karl August von Werder đã xuống lệnh cho tướng von der Goltz kéo một đạo quân nhỏ đến pháo đài Langres về hướng bắc, để quan sát Langres. Đạo quân của Von der Goltz gồm có hai trung đoàn kỵ binh và ba khẩu đội pháo. Trong khi đó, vào buổi sáng ngày 16 tháng 12 năm 1870, 2.000 lính Pháp, với các lực lượng thuộc Tiểu đoàn Chiến tuyến số 50 do viên sĩ quan Kock chỉ huy và một số đại đội thuộc Tiểu đoàn Lâm thời số 56 do viên sĩ quan Regel chỉ huy, đã rời khỏi Langres đến Longeau. Họ được lệnh phải tiến chiếm Longeau để thám sát binh lực của đối phương. Nếu như quân đội Đức giành ưu thế, đội quân này của Pháp sẽ phải rút lui về Langres. Và, khi đang tiến quân qua Thil-Châtel với hai đội hình hàng dọc, Lữ đoàn Phổ đã đụng độ với đối phương, vốn được bố phòng vững chắc ở gần Longeau – khu vực tọa lạc tại giao điểm của các con đường Gray và Dion. Bị tập kích, quân đội Pháp đã chiến đấu dũng cảm, tuy nhiên trong một cuộc giao tranh quyết liệt, quân đội Phổ đã nhanh chóng đánh cho đối phương thảm bại. Quân Pháp bị buộc phải rút chạy về pháo đài Langres, với nhiều người bị bắt làm tù binh. Các sĩ quan hàng đầu của đội quân Pháp trong trận Longeau đều bị giết ngay từ đầu trận giao chiến, trong đó có Thiếu tá Kock. Regel cũng tử trận.
Trận thua tại Longeau cũng chính là lần duy nhất mà quân đội Pháp với các lực lượng đáng kể từ ba binh chủng đánh thọc ra từ Langres. Trong vòng mấy ngày sau chiến thắng này, Tướng Von der Goltz đã đánh đuổi các lực lượng "Gardes-Mobiles" đóng quân ở bên ngoài vào pháo đài, và chiếm giữ một vị trí đối diện với mạn bắc của pháo đài để phòng ngự đường sắt. Trên thực tế, Langres chưa bao giờ thực sự rơi vào sự đe dọa của quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ. | 1 | null |
Dế mèn Tomi Happy là nhân vật tưởng tượng, được cho là "hậu duệ thuộc đời cháu thứ 18 của cụ dế mèn trong truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài".
Từ một hình tượng là hình ảnh đại diện cho sản phẩm cặp sách của Công ty Trách nhiệm hữu hạn "Thế giới Túi xách", công ty "Thế giới Túi xách" đã kết hợp với báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức những cuộc thi viết và vẽ về nhân vật Dế mèn Tomi Happy "Một con dế quảng giao, nghĩa hiệp, ưa phiêu lưu mạo hiểm, con dế của thời hội nhập" và thời kỹ thuật số. Nhà văn Tô Hoài cũng ủng hộ sáng kiến và cách xây dựng hình tượng dế mèn Tomi Happy hậu duệ" này.
Nhân vật.
Theo sự miêu tả của Ban tổ chức cuộc thi thì Tomi Happy là "Chú Dế mèn nhỏ. Là hậu duệ của Dế mèn phiêu lưu ký với dòng máu lai với họ tộc Rike của đất nước mặt trời mọc. Trong trận sóng thần khủng khiếp đã xóa sổ làng đảo Sugi xinh đẹp nơi Tomi tá túc và đẩy chú lên một chiếc tủ lạnh. Từ đây Tomi đã lênh đênh vạn dặm trên biển. Nhờ thức ăn có sẵn trong tủ đã giúp Tomi tồn tại, nhưng khiến cậu biến đổi dưới hình hài con người. Được thần mặt trời Tayo-shin giao sứ mệnh, Tomi cùng các bạn Lavar và Macat đã chiến thắng Chúa tể đại dương, rồi cập bến Rồng Tiên (VN)...".
Những cuộc thi.
Thi viết về những cuộc phiêu lưu của Dế mèn Tomi Happy.
Đã có những cuộc thi viết về hành trình phiêu lưu của Dế mèn Tomi Happy để kích thích trí tưởng tượng và khả năng viết văn của giới học sinh.
Thi vẽ và truyện tranh Tomi Happy.
Cũng có cuộc thi "Vẽ chân dung Dế mèn Tomi".
Trò chơi.
Ngoài ra, Dế mèn Tomi Happy còn liên kết với các khu vui chơi giải trí để tổ chức những trò chơi liên quan đến cặp xách, ba lô, trong những dịp hè. Như những trò chơi "Cuộc thi kéo cặp vượt chướng ngại vật, kéo balô siêu tốc, con quay siêu tốc, cuộc thi Cờ ca-rô..." tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, từ tháng 5 đến tháng 8/2011, dành cho thiếu nhi từ 6 – 11 tuổi. | 1 | null |
Göppingen Gö 9 là một loại máy bay thử nghiệm, được chế tạo để nghiên cứu tính thiết thực của các máy bay sử dụng động cơ cánh quạt đẩy đặt cách xa động cơ, có một trục truyền động dài.
Tham khảo.
Selinger, P E. "Segelflugzeuge Vom Wolf zum Discus". Motor Buch Verlag, Stuttgart 1989 | 1 | null |
Cao Nghênh Tường (, ? – 1636), còn có tên là Như Nhạc, xước hiệu là Sấm vương, người An Tắc, Thiểm Tây, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Ông là cậu của Đại Thuận hoàng đế Lý Tự Thành .
Quá trình hoạt động.
Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), chính quyền nhà Minh hủ bại, cả nước mấy năm liên tiếp mất mùa đói kém, nông dân bảo nhau ‘"cùng nhau ngồi một chỗ mà chết đói, sao không ăn cướp mà chết"’. Phong trào khởi nghĩa bùng nổ, Cao Nghênh Tường dựng cờ ở An Tắc, soái nghĩa quân hoạt động ở phủ Duyên Khánh. Ông từng làm buôn ngựa, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, sức lực hơn người; khi ra trận vận áo trắng khăn trắng, đi trước sĩ tốt.
Tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), Cao Nghênh Tường gia nhập nghĩa quân Vương Gia Dận, Vương Tự Dụng tiến vào Sơn Tây. Tháng 6 năm thứ 4 (1631) thủ lĩnh Vương Gia Dận bị hại, các lộ nghĩa quân Thiểm, Tấn kết thành 36 doanh, ông được cử làm một trong các lãnh tụ, tự xưng ‘Sấm vương’, nghĩa quân lên đến 20 vạn, chia 4 hướng phản kích quan quân. Các thủ lĩnh Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung đi theo Nghênh Tường, liên tiếp đánh hạ các châu, huyện Ninh Hương, Thạch Lâu, Tắc Sơn, Văn Hỷ, Hà Giản.
Năm Sùng Trinh thứ 5 (1632), Tự Dụng, Nghênh Tường, Mã Quang Ngọc, Hiến Trung, Tự Thành hợp công Bồ Châu, Đại Ninh, Dương Thành. Tháng 8 năm ấy, hạ được Đại Ninh, Thấp Châu, Trạch Châu, Thọ Dương, cả tỉnh Sơn Tây chấn động. Nhà Minh bãi chức tuần phủ Tống Thống Ân, lấy Hứa Đỉnh Thần đốc 8000 quân của Hạ Nhân Long, Tả Lương Ngọc tiến trú Bình Dương; Tuyên Đại tổng đốc Trương Tông Hành đốc 7000 quân của Trương Ứng Xương, Pha Hi Mục, Ngải Vạn Niên ngăn Phần Châu, ý đồ một trận tiễu diệt nghĩa quân. Nghĩa quân vào núi Ma Bàn, 3 lộ chống địch; Nghênh Tường bỏ Trạch Châu, Thọ Dương, đưa nghĩa quân về nam vượt Thái Hành, đánh Tể Nguyên, Thanh Hóa, Tu Vũ, vây Hoài Khánh, ngầm vào Tây Sơn, đâm thẳng Thuận Đức, Chân Định, áp sát kinh thành, gây ra một phen huyên náo. Bị Lư Tượng Thăng ngăn trở, nghĩa quân lui về đóng trại ở Thái Hành.
Tháng giêng năm Sùng Trinh thứ 6 (1633), bọn Nghênh Tường phá huyện Phòng, Bảo Khang vào Tứ Xuyên. Tháng 2, đánh Quỳ Châu (nay là Phụng Tiết), phá Đại Ninh (nay là Vu Khê), bị Thạch Trụ tuyên phủ sứ Tần Lương Ngọc ngăn trở. Nghĩa quân chia làm 2, một lộ đi Hồ Quảng, một lộ do Nghênh Tường chỉ huy đột phá phòng tuyến của quan quân tiến vào nam bộ Thiểm Tây. Tháng 6, ông đưa quân ra Thái Hành, men Ma Thiên Lĩnh tây tiến Vũ An, đánh bại Tổng binh Tả Lương Ngọc, thừa thắng chiếm được 2 phủ Hoài Khánh, Chương Đức, đánh mạnh Vệ Huy. Tháng 7, ông cùng bọn Hiến Trung hợp binh ở Hà Bắc. Tháng 8, nghĩa quân bị phó tổng binh Thang Cửu Châu liên tiếp đánh bại ở các nơi Ngưu Vĩ, Liễu Tuyền, thôn Mãnh Hổ thuộc Hà Nam. Tháng 11, Nghênh Tường hối lộ Giám quân thái giám Dương Tiến Triều, vờ đầu hàng, nhân lúc Hoàng Hà đóng băng, ngầm từ Mao Gia Trại nhanh chóng vượt sông vào Hà Nam, phá 3 huyện Mẫn Trì, Y Dương, Lô Thị. Giữa đường vào núi Lô Thị, ông chạy đi Nội Hương, qua Tảo Dương, Đương Dương tiến vào Hồ Quảng, phá Quỳ Châu, đánh Quảng Nguyên, áp sát Tứ Xuyên.
Năm Sùng Trinh thứ 7 (1634), triều đình thăng Trần Kỳ Du làm Binh bộ thị lang, Tổng đốc Sơn, Thiểm, Hà Nam, Hồ Quảng, Tứ Xuyên chư lộ quân mã, cùng Vân Dương tuần phủ Lư Tượng Thăng, thủy lục đều tiến, 4 mặt bao vây giáp kích nghĩa quân. Nghĩa quân vào Hà Nam, chia ra mà đi; Hiến Trung đi Thương Lạc; Nghênh Tường, Tự Thành vào Thiểm, mắc kẹt Xa Sương Hạp (hẻm núi) ở Hưng An (nay là An Khang). Khi ấy gặp trời mưa lớn 2 tháng, ngựa mỏi mệt lăn ra chết, cung tên đều rệu rã. Bọn Nghênh Tường trá hàng khiến quan quân mất cảnh giác, rồi vượt qua đường sàn, đột vây chạy vào Quan Trung. Triều đình đày cả nhà Trần Kỳ Du làm lính thú ngoài biên, lấy Hồng Thừa Trù thay thế. Nghênh Tường, Tự Thành nhân lúc Hồng Thừa Trù xử trí binh biến Tây Ninh chưa thể quản việc ở phía đông, đưa quân vào vài chục châu, huyện thuộc các phủ Củng Xương, Bình Lương, Lâm Thao, Phong Tường, đánh bại quan quân của Hạ Nhân Long, Trương Thiên Lễ, giết Cố Nguyên đạo Lục Mộng Long, vây Lũng Châu hơn 40 ngày. Nghe tin quan quân hội tiễu, bọn Nghênh Tường vào núi Chung Nam. Ít lâu sau tiến ra phía đông, phá Đông Châu, Linh Bảo, Tỷ Thủy, Huỳnh Dương. Nghe tin Tả Lương Ngọc sắp đến, nghĩa quân dời đến khoảng giữa núi Bích Mai, sông Trăn Thủy, chia quân nhổ Hạ Thái, đốt Nhữ Ninh.
Tháng giêng năm Sùng Trinh thứ 8 (1635), nghe tin Hồng Thừa Trù và Chu Đại Điển dốc toàn lực vào Hà Nam tiến hành tiễu phạt, Nghênh Tường bèn triệu tập thủ lĩnh của 13 nhà, 72 doanh nghĩa quân mở đại hội Huỳnh Dương, cùng thương lượng đối sách. Mọi người nghe theo đề xuất của Tự Thành, chia nhau đánh khắp 4 hướng. Nghênh Tường, Tự Thành, Hiến Trung đông tiến, phá Hoắc Khâu, đánh Thọ Châu, vào Toánh Châu; giết tri châu Doãn Mộng Long, châu phán Triệu Sĩ Khoan, thượng thư Trương Hạc Minh. Thừa thắng đánh chiếm Phượng Dương, đốt Hoàng Lăng, giết lưu thủ Chu Tướng Quốc, chém bọn chỉ huy Viên Thụy Chinh, Lữ Thừa Ấm, tri phủ Nhan Đáp Huyên, thôi quan Vạn Văn Anh, thả hết tù nhân. Sùng Trinh nghe tin, mấy lần ngất đi, mang tang phục rời khỏi điện, khóc cáo tổ miếu; chém Phượng Dương tuần phủ Dương Nhất Bằng ở chợ. Tháng 4, Nghênh Tường, Tự Thành tiến về Quy Đức ở phía tây, hội họp với nghĩa quân của bọn "Tào Tháo" La Nhữ Tài, "Quá thiên tinh" Huệ Đăng Tướng, trở vào Thiểm Tây. Tháng 5, Nghênh Tường cùng các lộ nghĩa quân hội sư Thiểm Tây, cả thảy 20 quân, áp sát Tây An, doanh trại kéo dài đến 50 dặm. Hồng Thừa Trù, Tào Văn Chiếu tử thủ, Nghênh Tường dời quân về phía tây đánh Bình Lương; đặt mai phục ở trấn Tưu Đầu thuộc Ninh Châu, giết tướng Minh là Ngải Vạn Niên, Tào Văn Chiếu. Tháng 7, ông lại hướng về Tây An, chưa đến nơi, chạy đi Vũ Công ở phía tây. Tháng 8, nghĩa quân đánh các huyện Phù Phong, Kỳ Sơn. Tháng 9, Nghênh Tường, Tự Thành, Hiến Trung hợp binh, cùng Hồng Thừa Trù đại chiến ở Quan Trung. Tháng 10, nghĩa quân không địch nổi quan quân, bọn Hiến Trung ra Đồng Quan, chia 13 doanh đông tiến; Nghênh Tường, Tự Thành bị Hồng Thừa Trù đuổi đánh, liên tiếp thua trận ở Vị Nam, Lâm Đồng, chạy dài về phía đông qua Nam Nguyên, Tuyệt Lãnh thuộc Hoa Âm, ra Chu Dương Quan. Tháng 11, Nghênh Tường, Tự Thành, Hiến Trung hội sư ở Mẫn Hương, Hà Nam, tấn công Tả Lương Ngọc, tiến lấy Thiểm Châu, uy hiếp Lạc Dương, sau khi đánh chiếm Quang Châu, Hoắc Khâu, nhắm Giang Bắc tiến quân.
Kết cục.
Tháng giêng năm Sùng Trinh thứ 9 (1636), Nghênh Tường, Tự Thành đánh Lư Châu, lấy Hàm Sơn, Hòa Châu, giết bọn tri châu Lê Hoành Nghiệp, ngự sử Mã Như Giao (đang ở nhà). Tiếp đó nghĩa quân vây Trừ Châu, bị quan quân của bọn Lư Tượng Thăng, Tổ Khoan, La Đại, Dương Thế Ân đến cứu, đánh bại ở Chu Long Kiều. Bọn Nghênh Tường lên phía bắc đánh Thọ Châu, không hạ được, vào Quy Đức ở phía tây. Tháng 2, nghĩa quân đánh huyện Mật, phá Đăng Châu, giết tướng Minh là Thang Cửu Châu, tiến đến Đặng Châu, Vân Dương. Tháng 3, Nghênh Tường và Tự Thành chia quân; ông từ Vân, Tương vào Hưng An, Hán Trung cùng Hiến Trung hội sư. Tháng 5, ông trở vào Hồ Quảng. Tháng 7, Nghênh Tường ra Nam Sơn, xua quân thẳng tiến Tây An, rơi vào ổ mai phục của Thiểm Tây tuần phủ Tôn Truyện Đình ở Hắc Thủy Dục thuộc huyện Chu Chí, thua trận bị bắt, giải về Bắc Kinh, xử lăng trì. Tàn dư bộ hạ của ông theo về với Lý Tự Thành . | 1 | null |
William Bevan, được biết với nghệ danh Burial là một nghệ sĩ thu âm nhạc điện tử đến từ London, Anh. Âm nhạc của anh chứa đựng các yếu tố của dubstep, 2-step garage, ambient và nhạc house. Album đầu tay cùng tên của anh ra mắt năm 2006 đã nhận được sự khen ngợi của các nhà phê bình. Tạp chí "The Wire" đã ghi nhận album là album xuất sắc nhất của năm 2006, đồng thời album cũng đạt được vị trí số 5 trên danh sách Album của năm của "Mixmag", và số 18 trên danh sách của "The Observer" "Music Monthly". Album thứ hai của Burial, "Untrue", cũng giành được sự đón nhận của giới phê bình và là album có điểm đánh giá cao thứ hai của năm 2007, dựa trên trang web tổng hợp phê bình Metacritic. Vào 22 tháng 7 năm 2008, Burial được đề cử Giải Âm nhạc Mercury năm 2008, nhưng lại thất bại về tay ban nhạc Elbow. | 1 | null |
Ngọn đồi hoa hồng anh (Nhật: コクリコ坂から; Romanji: "Kokuriko zaka Kara"; tiếng Anh: "From Up on Poppy Hill") là bộ anime do Studio Ghibli thực hiện, dưới sự đạo diễn của Miyazaki Gorō, kịch bản do Miyazaki Hayao (cha của đạo diễn) và Niwa Keiko sáng tác, thiết kế nhân vật bởi Kondō Katsuya. Bộ phim được chuyển thể từ loạt manga cùng tên được vẽ bởi Takahashi Chizuru và được viết bởi Sayama Tetsurō. Bộ phim đã được công chiếu lần đầu ở Nhật Bản vào ngày 16 tháng 7 năm 2011 và trở thành bộ phim Nhật Bản có doanh thu cao nhất trong năm 2011.
Bộ phim lấy bối cảnh Nhật Bản những năm thập niên 1960, nói về một cô gái tên Matsuzaki Umi sống cùng với gia đình trên đỉnh một ngọn đồi ở sát biển, cây Ngu Mỹ Nhân mọc rất nhiều trên ngọn đồi này và hằng ngày cô thường kéo cờ hiệu trong sân nhà vốn là đỉnh của ngọn đồi đó, cha của cô đã mất trong chiến tranh và những lá cờ hiệu cô kéo lên hằng ngày với hy vọng rằng nếu cha cô trở về từ biển có thể nhận ra nhà của mình. Cô đã gặp một nam sinh cùng học trong ngôi trường trung học với mình, người muốn giữ và sửa chữa lại nhà sinh hoạt câu lạc bộ cũ thay vì phá bỏ và xây mới. Cô cũng có tình cảm với anh ta nhưng sau đó qua một số sự kiện họ lại thấy rằng mình có thể có quan hệ huyết thống với nhau.
Cốt truyện.
Matsuzaki Umi là một nữ sinh 16 tuổi của trường trung học Isogo, sống tại Coquelicot Manor, một căn nhà nội trú, nơi nhìn ra cảng Yokohama Nhật Bản. Ryoko, mẹ cô, là một giáo sư y khoa du học tại Mỹ. Umi điều hành ngôi nhà, chăm sóc 2 em nhỏ Sora và Riku và bà Hana. Cô sinh viên đại học Sachiko Hirokouji và bác sĩ thực tập Hokuto Miki cũng sống ở đây. Mỗi sáng, Umi đều kéo những lá cờ hiệu với thông điệp "Cầu mong chuyến đi thuận buồm xuôi gió".
Một ngày nọ, trên báo trường đăng một bài thơ về một cô gái ngày ngày kéo những lá cờ. Kazama Shun, tác giả của bài thơ và cũng là thành viên của câu lạc bộ báo chí, đã nhìn thấy những lá cờ của Umi khi cậu đi tới trường trên con tàu của ba cậu. Shun đã kéo cờ hiệu trả lời cờ của Umi nhưng từ sân nhà mình cô không nhìn thấy vì hàng cây đã che khuất tàu của Shun. Umi gặp Shun ở trường học khi cậu tham gia biểu diễn một vụ giật gân cho tờ báo, để lại cho Umi những ấn tượng không tốt về cậu. Về sau Umi phải đưa Sora đến xin chữ ký của Shun tại tòa nhà Quarter Latin, một tòa nhà cũ kĩ xập xệ nơi tập trung các câu lạc bộ của trường. Tại đó cô phát hiện ra Shun là người xuất bản báo trường, cùng với Shirō Mizunuma, chủ tịch Hội Học Sinh và Umi quyết định giúp họ. Khi thấy Shun thuyết phục các học sinh khác cải tạo thay vì dỡ bỏ Quarter Latin trong buổi tranh luận, Umi đã đề nghị các nữ sinh trong trường cùng tới dọn dẹp và sửa sang lại tòa nhà này.
Trong buổi tiệc chia tay bác sĩ Hokuto tại Coquelicot Manor, Umi đã cho Shun xem bức ảnh chụp 3 hải quân nhân trẻ tuổi. Một trong số họ là Sawamura Yūichirō, người cha đã hi sinh trong chiến tranh Triều Tiên của Umi. Shun ngạc nhiên trước bức ảnh của Umi. Tối hôm đó, cậu mở quyển sổ tay và nhận ra mình cũng có một bức ảnh y hệt của Umi. Shun đã hỏi cha cậu và được biết rằng chính Sawamura đã bế cậu tới nhà Kazama vào một buổi tối không lâu sau khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Gia đình Kazama vừa mới mất đứa con sơ sinh của họ nên họ đã nhận nuôi Shun. Khi thấy Shun tránh mặt mình, Umi đã đối chất với Shun và phát hiện ra họ là anh em ruột. Shun đã kiểm tra những ghi chép của thành phố và phát hiện ra cả hai đều mang họ Sawamura. Umi quyết định giấu kín tình cảm của mình và tiếp tục tình bạn với Shun.
Sau khi việc cải tạo Quarter Latin hoàn tất, Ủy ban Giáo dục tỉnh Kanagawa vẫn giữ nguyên ý định dỡ bỏ tòa nhà. Mọi người đề cử Shun, Umi và Shirō tới Tokyo gặp ngài Tokumaru, một thương nhân và cũng là chủ tịch Hội đồng nhà trường. Ba người đi qua thành phố, lúc ấy đang chuẩn bị cho Olympic Mùa Hè năm 1964, và đã thuyết phục được ông ta tới thăm Quarter Latin. Khi Shirō tách ra khỏi nhóm, Umi thổ lộ tình cảm với Shun. Cậu đáp lại tình cảm của cô bất chấp hoàn cảnh của họ lúc bấy giờ.
Sau khi về nhà, Umi phát hiện mẹ cô đã trở về. Ryoko tiết lộ cha đẻ của Shun là Tachibana Hiroshi – người đàn ông thứ 2 trong tấm hình. Năm 1945, Tachibana qua đời trong một tai nạn đắm tàu. Mẹ của Shun đã qua đời sau khi sinh cậu, còn họ hàng thân thích đều đã chết trong đợt Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki. Ryoko không thể nhận nuôi Shun vì lúc đó đang mang thai Umi, và đang là một sinh viên y khoa. Yūichirō làm giấy khai sinh cho Shun dưới tên mình để cậu không phải trở thành trẻ mồ côi trong những năm hậu chiến đầy biến động sau đó. Shun cuối cùng được nhận nuôi bởi cặp vợ chồng Kazama. Tuy vậy, Umi vẫn còn nhiều băn khoăn.
Tokumaru tới thăm Quarter Latin. Bị gây ấn tượng trước nỗ lực cải tạo tòa nhà này của các học sinh, ông quyết định ngừng việc tháo dỡ tòa nhà. Umi và Shun được gọi tới bến cảng. Họ gặp thuyền trưởng Onodera Yoshio – người đàn ông thứ ba trong tấm hình, đồng thời là người duy nhất còn sống. Xác nhận Umi và Shun hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với nhau, ông rồi kể tường tận cho cả hai nghe câu chuyện về ba người lính hải quân hồi trẻ. Với mọi việc đã được giải quyết, Umi quay trở lại Coquelicot Manor cùng với Shun trên chiếc tàu của ba cậu.
Sản xuất.
Việc thực hiện "Ngọn đồi hoa hồng anh" được Studio Ghibli chính thức công bố vào ngày 15 tháng 12 năm 2010 như bộ phim mới của mình cho năm 2011. Bộ phim này được chuyển thể từ loạt manga dành cho shōjo cùng tên do Takahashi Chizuru và Sayama Tetsurō thực hiện. Cũng như nói rằng bộ phim sẽ do Miyazaki Gorō đạo diễn, ông là người con cả của đạo diễn Miyazaki Hayao, Gorō từng thực hiện bộ hiện bộ phim Huyền thoại đất liền và đại dương và đây sẽ là tác phẩm thứ hai của ông. Bộ phim được hợp tác sản xuất giữa các hãng như Studio Ghibli, Nippon Television, Dentsū, Hakuhōdō DY Media Partners, Mitsubishi Corporation và Tōhō lo phần công chiếu tại các rạp Walt Disney Studios Japan lo phần phân phối khi phát hành đĩa.
Sau thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku 2011 thì việc sản xuất phim đã bị gián đoạn do bị mất diện diện rộng và việc thực hiện bộ phim phải làm vào ban đêm để cố bắt kịp với lịch dự định giảm tối thiểu sự chậm trễ. Khi thông tin tiếp theo được công bố thì bộ phim đã hoàn thành được 50% và nói thêm rằng nó có thể đã hoàn thành 70% nếu thảm họa không xảy ra. Dù vậy Miyazaki Hayao vẫn công bố lịch công chiếu là vào ngày 16 tháng 7 năm 2011 như công bố trước đó và nói đó là trách nhiệm mà hãng sẽ phải làm.
Việc đạo diễn hình ảnh phim có sự tham gia của Yamashita Akihiko (người tham gia thực hiện phần mở đầu của Suikoden III, các tác phẩm Lâu đài bay của pháp sư Howl, Karigurashi no Arrietty), Yamagata Atsushi (, Gin-iro no kami no Agito, Brave Story) và Kōsaka Kitarō (). Ngoài ra còn có các đạo diễn khung hình Futaki Makiko, Ōtsuka Shinji, Honda Takeshi, Hashimoto Takashi, Hamasu Hideki, Tanaka Atsuko cùng Yonebayashi Hiromasa và Aoyama Hiroyuki hai người vốn từng đạo diễn cho Arrietty.
Phát hành.
Bô phim đã công chiếu lần đầu vào ngày 16 tháng 7 năm 2011 tại các rạp ở Nhật Bản, doanh số phim được xếp hạn ba tại thời điểm đó sau hai phim Harry Potter và Bảo bối Tử thần phần hai và bộ đôi -. Bộ phim thu về 587 triệu yên với 450.000 khán giả trong lần công chiếu này tại Nhật Bản. Một cuộc triển lãm có tên "THE ART OF From Up On Poppy Hill" cũng đã được tổ chức ở khu nhà chính của khu cửa hàng phức hợp Seibu tại Tokyo để giới thiệu bộ phim với 130 bản vẽ cùng kịch bản được dùng để làm phim từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 7 năm 2011. Triển lãm sau đó được tổ chức tại nhóm chi chánh tại Yokohama của Sogo từ ngày 10 đến 15 tháng 8 năm 2011. Phiên bản DVD/BD của phim đã phát hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2012.
Âm nhạc.
Âm nhạc của phim được soạn bởi Takebe Satoshi. Bài hát chủ đề kết thúc của phim là bài "Sayonara no Natsu ~Kokuriko-zaka kara~" (さよならの夏~コクリコ坂から~) do Teshima Aoi trình bày. Ngoài ra còn các bài hát phụ được trình bày trong phim như "Asagohan no Uta" (朝ごはんの歌), "Hatsukoi no Koro" (初恋の頃), "Kon'iro no Uneri ga" (紺色のうねりが) cũng do Teshima Aoi trình bày và bài "Ue o Muitearukō" (上を向いて歩こう) thì do Sakamoto Kyū trình bày.
Album chứa các bản nhạc trình bày bằng piano của phim đã phát hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2011. Đĩa đơn chứa bài hát mở đầu và bài hát phụ của phim đã phát hành vào ngày 1 tháng 6 năm 2011. Album chứa các bài hát do Teshima Aoi trình bày biên soạn từ các bản nhạc trong phim anime đã phát hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2011 còn album chứa các bản nhạc dùng trong phim đã được Tokuma Shoten phát hành vào ngày 13 tháng 7 năm 2011.
Đón nhận.
"Kokuriko-zaka Kara" đã trở thành phim Nhật Bản có doanh thu cao nhất năm từ khi nó công chiếu lần đầu vào tháng 7 năm 2011. Phim đã giành được giải "Phim hoạt hình của năm" tại lễ trao giải viện hàn lâm Nhật Bản lần thứ 35 và lễ trao giải anime Tokyo lần thứ 11 vào năm 2012. Bộ phim còn được đề cử giải "Phim hoạt hình xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải điện ảnh châu Á Thái Bình Dương lần thứ 6.
Bộ phim đã nhận được các đánh giá tích cực. Mark Schilling tại The Japan Times đã đánh giá phim là "Bộ phim trong sáng đến cường điệu dành cho giới trẻ". Dù nói là cốt truyện của bộ phim dễ đoán trước và nói đạo diễn phim là "người luôn theo lối vạch sẵn", tuy nhiên ông cũng khen bộ phim là "Có vô số chi tiết thực tế cuộc sống khiến người xem hoài cổ". Kondo Takashi của The Daily Yomiuri thì nói rằng "Phim có nhiều kinh nghiệm mà hiện tại đã mất đi trong cuộc sống của chúng ta", "Việc hai cha con cùng thực hiện đã có một kết quả tuyệt vời và "Ngọn đồi hoa hồng anh" là một tác phẩm đang cần xem trong thời đại này". | 1 | null |
Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô, xe tải hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi cơ quan.
Luật giao thông ra đời nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện, được ban hành bởi nhà nước. Trong khi đó, luật giao thông cũng có thể bao gồm cả luật chính thức và luật không chính thức có thể được phát triển theo thời gian để tạo điều kiện cho lưu lượng giao thông có trật tự và kịp thời. Một giao thông có tổ chức thường có các quyền ưu tiên, các làn đường, và sự kiểm soát giao thông được thiết lập tốt tại các hệ thống chuyển làn. Giao thông được tổ chức ở khắp mọi nơi, với các làn đường, hệ thống chuyển làn, tín hiệu giao thông hoặc biển báo được đánh dấu. Giao thông thường được phân theo các loại: xe cơ giới (như ô tô, xe máy), phương tiện khác (như xe đạp, xích lô) và người đi bộ. Mỗi loại khác nhau sẽ có những làn đường nhất định, các quy định riêng về hình thức, giới hạn tốc độ. Một số khu vực đặc biệt có thể có các quy tắc rất chi tiết và phức tạp, hoặc luật ngầm mà mọi người phải tự hiểu, trong khi những khu vực khác còn phụ thuộc vào ý thức chung và sự sẵn sàng hợp tác của người lái xe.
Giao thông có tổ chức thường tạo ra một sự kết hợp tốt giữa an toàn và hiệu quả đi lại. Các sự kiện làm gián đoạn có thể khiến giao thông thoái hóa thành một sự hỗn độn như xây dựng đường, tai nạn giao thông hay các vật cản trên đường. Đặc biệt trên đường cao tốc bận rộn, một sự gián đoạn nhỏ có thể tạo ra một hiện tượng được gọi là làn sóng giao thông. Một lỗ hổng của việc tổ chức giao thông có thể dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Mô phỏng lưu lượng giao thông có tổ chức thường liên quan đến lý thuyết xếp hàng, quy trình ngẫu nhiên và phương trình vật lý toán học áp dụng cho lưu lượng giao thông.
Luật lệ.
Luật lệ trên đường và quy cách lái xe là những thông lệ và quy trình chung mà người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo. Những luật lệ này thường áp dụng cho tất cả người tham gia giao thông, mặc dù chúng có tầm quan trọng đặc biệt đối với người lái xe máy và xe đạp. Những quy tắc này chi phối sự tương tác giữa các phương tiện và với người đi bộ. Các luật lệ giao thông cơ bản được xác định bởi một điều ước quốc tế, [[Công ước Viên về Giao thông đường bộ|Công ước Viên về giao thông đường bộ năm 1968]Các thẩm quyền của Liên Hợp Quốc. Không phải tất cả các quốc gia đều ký kết công ước, và ngay cả trong số các bên ký kết, các ngoại lệ trong thực tế đều có thể được tìm thấy. Ngoài ra còn có các luật lệ bất thành văn, tức quy tắc ngầm của con đường, thường được hiểu bởi những người lái xe tại địa phương đó.
[[Tập tin:Traffic-control-Roma.jpg|trái|nhỏ|250x250px|Điểu khiển giao thông tại [[Roma]], [[Ý]]. Bục điều khiển này có thể hạ ngang mặt bằng đường khi không sử dụng]]
Theo nguyên tắc chung, các tài xế sẽ luôn tránh [Tai nạn giao thông va chạm] với các xe khác hoặc người đi bộ, bất kể các luật lệ có cho phép họ ở nơi đó hay không. Ngoài các luật lệ được áp dụng theo mặc định, các biển báo giao thông và [đèn giao thông] phải được tuân thủ và các nhân viên cảnh sát có thể đưa ra các hướng dẫn (trên những đường giao thông bận đông đúc thay cho đèn giao thông) hoặc khi điều khiển giao thông đường bộ quanh khu vực xây dựng, tai nạn hoặc các sự cố đường khác.
Tổ chức.
Quyền ưu tiên.
Các [[Vận tải|phương tiện]] thường xảy ra xung đột với các phương tiện khác và người đi bộ vì lộ trình của họ giao nhau và do đó gây trở ngại cho các tuyến đường. Nguyên tắc chung thiết lập những người có quyền đi trước được gọi là "[[Ưu tiên|quyền ưu tiên]]". Nó thiết lập những ai có quyền ưu tiên của con đường và những ai phải đợi cho đến khi người kia hoàn thành.
Dấu hiệu, tín hiệu, đánh dấu hay các tính năng khác thường được sử dụng để làm quyền ưu tiên trở nên rõ ràng. Một số dấu hiệu như dấu hiệu dừng, nó gần như được phổ quát. Khi không có dấu hiệu hoặc không được đánh dấu, các quy tắc khác nhau được quan sát tùy thuộc vào vị trí. Các quy tắc ưu tiên mặc định này khác nhau giữa các quốc gia. Xu hướng về tính nhất quán được Công ước Viên về Dấu hiệu và Tín hiệu Đường bộ quy định ở cấp quốc tế, trong đó quy định các thiết bị điều khiển giao thông được chuẩn hóa về biển báo, tín hiệu và đánh dấu để thiết lập quyền ưu tiên khi cần thiết.
Vạch kẻ sang đường, hoặc [[Vỉa hè|đường dành cho người đi bộ]] thường phổ biến ở các khu vực đông dân cư, và có thể chỉ ra rằng người đi bộ được ưu tiên hơn xe cộ trên đường. Ở hầu hết các thành phố hiện đại, tín hiệu giao thông được sử dụng để thiết lập quyền ưu tiên trên những con đường đông đúc. Mục đích chính của nó là cung cấp cho mỗi con đường một khoảng thời gian trong đó giao thông của nó có thể sử dụng giao lộ theo cách có tổ chức. Khoảng thời gian được chỉ định cho mỗi con đường có thể được điều chỉnh để tính đến các yếu tố như chênh lệch về lưu lượng giao thông, nhu cầu của người đi bộ hoặc tín hiệu giao thông khác. Đường dành cho người đi bộ có thể được đặt gần các thiết bị điều khiển giao thông khác, nếu chúng không được quy định theo một cách nào đó, các phương tiện phải ưu tiên cho họ khi tham gia. Giao thông trên đường công cộng thường được ưu tiên hơn các giao thông khác như giao thông phát sinh từ cá nhân, giao cắt đường sắt.
Đổi hướng.
Những người tham giao thông luôn có nhu cầu phải đổi hướng, các phương tiện có thể sẽ chuyển làn, quay đầu, rẽ vào một con đường khác hoặc đi vào một ngôi nhà. Tín hiệu rẽ (hay còn gọi là [[xi nhan]]) thường được sử dụng như một cách để thông báo ý định đổi hướng của một người, do đó cảnh báo cho những [[Người|người]] lái xe khác. Việc sử dụng thực tế các tín hiệu rẽ rất khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới, mặc dù mục đích của nó vẫn để chỉ ra ý định của người lái xe khi tách khỏi luồng giao thông hiện tại và nhập vào luồng giao thông khác.
Điều này thường đồng nghĩa với việc khi gặp một phương tiện có ý định rẽ giao thông, nhiều phương tiện phải dừng lại và chờ cho phương tiện đó chuyển làn và điều này có thể gây bất tiện cho những người lái xe xung quanh họ nhưng không có ý định rẽ. Đó là lý do tại sao có những làn đường chuyên dụng và tín hiệu giao thông báo rẽ đôi khi được lắp đặt. Trên các giao lộ đông đúc, nơi làn đường được chuyên dụng sẽ không hiệu quả hoặc không thể được xây dựng, việc rẽ có thể bị cấm hoàn toàn và lái xe sẽ được yêu cầu "Đi đường vòng" để thực hiện rẽ. Nhiều thành phố lớn sử dụng chiến thuật này khá thường xuyên, như thành phố [[San Francisco]] hay [[Đài Bắc]].
Việc có những quy tắc đổi hướng không có nghĩa là chúng được phổ quát. Ở [[New Zealand]] (một quốc gia lái xe bên trái) từ năm 1976 đến năm 2012, giao thông rẽ trái cần phải nhường đường cho những phương rẽ phải muốn đi cùng một con đường (trừ khi có nhiều làn đường, nhưng sau đó người ta phải cẩn thận trong trường hợp một chiếc xe nhảy làn). [[New Zealand]] đã bãi bỏ quy tắc đặc biệt này vào ngày 25 tháng 3 năm 2012, ngoại trừ tại các đường vòng hoặc khi được biểu thị bằng dấu hiệu Nhường đường hoặc Dừng lại. Mặc dù quy tắc gây ra sự nhầm lẫn ban đầu cho tài xế và nhiều giao lộ cần thiết hoặc vẫn cần sửa đổi, thay đổi được dự đoán sẽ ngăn chặn 1 người chết và 18 người bị thương nặng hàng năm.
Trên những đại lộ, việc rẽ thường được dự kiến sẽ chuyển sang làn đường gần nhất với hướng họ muốn rẽ. Ví dụ như phương tiện khi rẽ phải thường sẽ chuyển sang làn bên phải ngoài cùng. Tương tự như vậy, phương rẽ trái sẽ di chuyển sang làn bên trái ngoài cùng.
Giao lộ.
[[Tập tin:Ngã tư dầu giây.jpg|trái|nhỏ|291x291px|Một giao lộ tại [[Dầu Giây]], [[Thống Nhất]], [[Đồng Nai]], [[Việt Nam]] với đèn tín hiệu giao thông]]
Giao lộ một phần của sự đổi hướng trong giao thông và là một thành phần thiết yếu trong các đô thị. Nó là nơi giao nhau giữa các tuyến đường sẽ thiết lập các quy tắc nhằm lưu thông xe cộ, tại đó các phương tiện sẽ tiếp tục đi hoặc đổi hướng hành trình. Đặc điểm giao thông tại các giao lộ là có số lượng điểm xung đột giữa các dòng xe cắt nhau, tách dòng, nhập dòng lớn. Sự tập trung vào các điểm xung đột trên một diện tích nhỏ là nguyên nhân làm giảm khả năng thông xe của các tuyến đường đi vào giao lộ, tăng khả năng xảy ra các tai nạn giao thông gây ách tắc xe cộ.
Ở hầu hết [[Châu Âu lục địa]], quy tắc được mặc định là ưu tiên cho bên phải, nhưng điều này có thể bị chèn bởi các biển báo hoặc vạch kẻ đường. Ở đó, ưu tiên ban đầu được đưa ra theo cấp bậc xã hội của mỗi khách du lịch, nhưng ngay từ thời ô tô mới phát minh, quy tắc này được coi là không thực tế và được thay thế bằng quy tắc ưu tiên bên phải. Tại các vòng xuyến nơi không có sự ưu tiên, giao thông trên vòng xuyến sẽ nhường đường cho giao thông đi vào vòng tròn. Hầu hết các vòng xuyến của [[Pháp]] hiện có các biển báo nhường đường cho giao thông đi vào giao lộ, nhưng vẫn còn một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý hoạt động theo quy tắc cũ, chẳng hạn như vòng xuyến quanh [[Khải Hoàn Môn (Paris)|Khải Hoàn Môn]]. Ưu tiên cho quyền được sử dụng ở [[châu Âu lục địa]] có thể bị chi phối bởi hệ thống phân cấp tăng dần bởi các dấu hiệu, dấu hiệu, tín hiệu và người có thẩm quyền.
[[Tập tin:NonUK Roundabout 8 Cars.gif|nhỏ|206x206px|Vòng xuyến là một loại giao lộ giảm thiểu sự tắc nghẽn giao thông và giảm thiểu chi phí tại các đô thị ]]
"Giao lộ vuông góc" là loại giao lộ điển hình và thường gặp nhất cho thể loại giao lộ và những loại cơ bản nhất.
Nếu tín hiệu giao thông không thiết lập tại giao lộ vuông góc, các biển báo hoặc các tính năng khác thường được sử dụng để kiểm soát chuyển động và đưa ra các ưu tiên rõ ràng. Cách sắp xếp phổ biến nhất là chỉ ra rằng một con đường được ưu tiên hơn con đường khác, nhưng có những trường hợp phức tạp khi tất cả giao thông tiếp cận giao lộ phải bắt buộc nhường đường và có thể sẽ làm đông cứng giao thông tại giao lộ.
Ở [[Hoa Kỳ]], [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] và [[Canada]], có các giao lộ vuông góc với biển báo dừng ở mỗi lối vào, được gọi là điểm dừng bốn tuyến. Tín hiệu dừng hoặc đèn đỏ nhấp nháy tương đương với dừng bốn tuyến hoặc dừng toàn bộ. Các quy tắc đặc biệt cho các điểm dừng bốn tuyến có thể bao gồm:
Tại một số đô thị lớn, nơi có lưu lượng giao thông khổng lồ dẫn đến tắc nghẽn giao thông hay xảy ra vào các giờ cao điểm. Việc một phương tiện chạy ngược chiều, một vụ tai nạn giao thông, một công trường đang thi công cũng có thể là nguyên nhân gây ách tắc giao thông.
Trong những ngày làm việc ở hầu hết các thành phố lớn, tắc nghẽn giao thông đạt cường độ lớn vào những thời điểm có thể dự đoán được trong ngày do số lượng lớn phương tiện sử dụng đường cùng một lúc. Hiện tượng này được gọi là giờ cao điểm hoặc giờ tan tầm, mặc dù khoảng thời gian cường độ giao thông cao thường vượt quá một giờ.
Nghiên cứu thêm.
[[Thể loại:Luật giao thông]]
[[Thể loại:Giao thông đường bộ]] | 1 | null |
Hàm răng (tiếng Anh còn gọi là "Jaw") được coi là bất kỳ cấu trúc khớp nối nào đối diện lối vào miệng, đặc biệt được dùng cho nhai và nghiền thức ăn. Thuật ngữ này được dùng nhiều cho toàn bộ cấu trúc tạo thành vòm miệng để dùng mở và đóng và là một phần cơ thể của đa số động vật. | 1 | null |
Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ sử dụng pháo và tên lửa để bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần bờ biển và bờ biển; tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu và cho lục quân hoạt động trên hướng ven biển.
Binh chủng.
Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển thuộc Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam được Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam vào năm 1975.Nhiệm vụ quan trọng của lực lượng phòng thủ bờ biển là tác chiến chống đổ bộ bờ biển của quân đội đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các cảng quân sự. Đơn vị đầu tiên của binh chủng là Tiểu đoàn tên lửa-pháo bờ biển 679 được thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1979 tại Hải Phòng. Vốn liếng của đơn vị là các tổ hợp tên lửa bờ biển do Liên Xô cung cấp như 4K44 Redut, 4K51 Rubezh. Ngoài ra, Binh chủng Pháo binh cũng có nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ với đơn vị này nhằm phối hợp bảo vệ bờ biển,đảo bằng 2 vũ khí là Pháo và Tên lửa, hợp thành Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển.
Hiện nay, mỗi Quân khu của Việt Nam đều có các đơn vị pháo binh không chỉ thực hiện cả nhiệm vụ đơn thuần của Binh chủng Pháo binh trong Quân chủng Lục quân mà còn tham gia hỗ trợ hỏa lực bằng vũ khí hạng nặng nhằm bảo vệ bờ biển.
Sau 34 năm thành lập và phát triển đến nay, Lữ đoàn 679 (được nâng cấp từ cấp Tiểu đoàn lên thành Đoàn ngày 3 tháng 4 năm 1994. Tháng 8 năm 2013 nâng cấp lên thành Lữ đoàn tên lửa bờ 679). Lữ đoàn tên lửa 679 đã trở thành 1 đơn vị lớn mạnh,sẵn sàng triển khai tới các trận địa dọc bờ biển và trên các đảo, phối hợp tác chiến cùng các đơn vị khác của lực lượng Hải quân và Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công tiêu diệt các tàu địch trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc. Ngoài ra, cán bộ chiến sĩ của Lữ đoàn 679 còn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, giúp dân phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ, cháy rừng...
Hiện nay,có 5 đơn vị tên lửa bờ biển đang hoạt động trong Binh chủng gồm:
1. Lữ đoàn 679 tại Vùng 1 Hải quân đóng tại thành phố Hải Phòng.
2. Lữ đoàn 680 (được thành lập trên cơ sở tách đôi Tiểu đoàn 679) tại Vùng 3 Hải quân đóng tại thành phố Đà Nẵng.
3. Lữ đoàn 681 (được thành lập trên cơ sở tách từ Đoàn 679 và Đoàn 680 hợp nhất thành 681) tại Vùng 2 Hải quân đóng tại tỉnh Bình Thuận.
4. Lữ đoàn 685 đóng tại căn cứ quân sự Cam Ranh thuộc Vùng 4 Hải Quân.
5. Lữ đoàn 682 mới được thành lập tại Phú Yên cũng thuộc Vùng 4 Hải Quân.
Trong đó, Lữ đoàn 681 và 682 là đơn vị được trang bị hiện đại nhất.
Hiện đại hóa.
Trong bối cảnh hiện nay,tình hình khu vực và thế giới ngày càng có nhiều điểm đáng chú ý,tranh chấp biển đảo mà tranh chấp của nhiều bên ở Biển Đông đã trở thành vấn đề nổi bật đã buộc Đảng,Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam phải quan tâm hơn cho binh chủng Binh chủng Tên lửa-Pháo bờ biển nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,lãnh hải cùng các lợi ích kinh tế trên biển của Việt Nam. Những năm nay, Lữ đoàn 679 đã được trang bị nhiều khí tài mới nổi bật là 2 tổ hợp K-300P Bastion-P cùng hơn 40 quả đạn hỏa tiễn P-800 Yakhont. Hợp đồng này được ký năm 2005 với trị giá 300 triệu USD gồm 2 tổ hợp đầy đủ. Ngoài ra còn có chương trình hiện đại hóa tổ hợp 4K44 Redut và 4K51 Rubezh của đơn vị.
Trang bị khí tài.
Pháo.
Các loại pháo chủ yếu được biên chế trong Binh chủng Pháo binh:
Tên lửa chống hạm.
Các loại khí tài mới của đơn vị đặc biệt là tổ hợp K-300P Bastion-P được các chuyên gia và dư luận quốc tế đánh giá rất cao về độ tin cậy và khả năng chiến đấu vượt trội của nó. Hiện nay,tổ hợp K-300P là một trong những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất thế giới. | 1 | null |
Trung tâm vũ trụ Guyane (, CSG) là một sân bay vũ trụ của Pháp và châu Âu nằm gần Kourou tại Guyane thuộc Pháp. Trung tâm này hoạt động từ năm 1968, vị trí của trung tâm này đặc biệt thích hợp cho một sân bay vũ trụ vì nó đáp ứng hai yêu cầu mang tính địa lý chủ yếu:
Cơ quan vũ trụ châu Âu, cơ quan Không gian Pháp CNES, và công ty thương mại Arianespace quản lý việc phóng từ Kourou. Đây là một sân bay do Cơ quan vũ trụ châu Âu sử dụng để gửi đồ cung cấp đến Trạm vũ trụ Quốc tế bằng cách sử dụng tàu vận tải tự hành.
Vị trí này được lựa chọn vào năm 1964 nhằm xây dựng nên một sân bay vũ trụ của Pháp.
Khi Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) được thành lập vào năm 1975, Pháp đã đề nghị chia sẻ việc sử dụng Kourou với ESA. Các công ty không phải của châu Âu cũng mua các vụ phóng thương mại từ trung tâm. ESA trả hai phần ba ngân sách hàng năm của sân bay vũ trụ, và cũng tài trợ cho việc nâng cấp được thực hiện trong quá trình phát triển các tên lửa đẩy Ariane. | 1 | null |
Hoàng mộc hôi hay còn gọi sẻn hôi, cóc hôi, vàng me, xong, mắc khén () (danh pháp khoa học: Zanthoxylum rhetsa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Rutaceae được mô tả khoa học bởi (Roxb.) DC. năm 1824.
Mô tả.
Mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Hạt mắc khén (thực chất là vỏ quả; phần hạt đen ở bên trong thì không có mùi vị đặc biệt nên thậm chí có thể đãi bỏ không dùng) có vị cay và thơm, được sử dụng như một gia vị rất phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, (đặc biệt là người Thái) hoặc vùng thượng Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Tây Song Bản Nạp (Trung Quốc).
Phân bố và công năng.
Đây là loài cây thường xanh, phân bố ở độ cao từ 500 đến 1500 m ở khắp vùng Indomalaya gồm Ấn Độ, Myanmar, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt (quả) dùng làm gia vị). Hạt được ví như hồ tiêu của vùng Tây Bắc, tuy mùi vị không hoàn toàn giống hồ tiêu. Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê đầu lưỡi, không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người Isản (Thái Lan). Tuy nhiên sử dụng nhiều có thể gây đắng. Mắc khén mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống bản địa, là linh hồn của các món ăn như thức chấm chẳm chéo, nam phrik; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò); tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói (như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xưởng, xúc xích hun khói).
Hạt tươi đặc biệt thơm tuy nhiên để bảo quản lâu dài thường được phơi khô. Hạt được rang sơ cho thơm và giã/xay vụn trước khi sử dụng.
Dược tính.
Quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu, trong khi đó vỏ quả chứa d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol và dl-carvotanacetone; ngoài ra có chất kháng khuẩn. Trong vỏ cây có 2 aecaloid là budrungain (0,0025%), budrungainin (0,005%); và lupeol. | 1 | null |
Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ XIX. Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan và đi vào thơ ca.
Lịch sử.
Chưa có tài liệu lịch sử ghi rõ việc hình thành của bến Ninh Kiều, nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì đã có giai thoại hình thành địa danh này từ thời Gia Long của nhà Nguyễn và Bến Ninh Kiều xưa vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ.
Theo đó từ khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào miền Nam. Một hôm, đoàn thuyền của ông đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa). Lúc đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng vừa đến vàm sông tức Bến ninh kiều ngày nay. Giữa đêm có vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo. Ông này khen vì một cảnh quan sông nước hữu tình và đặt tên cho con sông là Cầm Thi giang.
Từ năm 1876, quân đội Pháp đến chiếm Trấn Giang của triều Nguyễn và thành lập Tòa Bố chính tại Cần Thơ do đại úy Nicolai làm Chính tham biện. Bến Cần Thơ được chỉnh trang đá xây gạch để ngăn sóng dọc theo bờ sông. Lúc này nó chỉ là bến ghe, bến tàu của xứ lục tỉnh do các tàu bè chạy khắp miền Hậu Giang đều ghé bến ở đây mà vận chuyển hàng hóa, đưa rước khách. Lúc này Ninh Kiều tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
Bến nước này được người Pháp đặt tên là Quai de Commerce (tiếng Việt là: bến thương mại). Người dân ở bến thường gọi bằng cái tên dân dã là bến Hàng Dương vì dọc bờ sông có hàng cây dương hay nhân dân còn gọi tên khác là bến Lê Lợi vì con đường dọc theo mé sông trước đây có tên là đường Lê Lợi.
Vào khoảng năm 1957 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (thời Đệ Nhất Cộng hòa), bến hàng dương đã đổi thành bến Ninh Kiều gắn với việc ông Đỗ Văn Chước - Tỉnh trưởng Phong Dinh (tên gọi khác của Cần Thơ). Ông ta cho lập nơi bến sông này một công viên cây kiểng và bến dạo mát theo đề xuất của ông Ngô Văn Tâm, Trưởng ty Nông nghiệp, đồng thời phụ trách đoàn Thanh Niên 4T (Khuyến Nông).
Sau đó Đỗ Văn Chước trình lên Ngô Đình Diệm đặt tên công viên và bến là Ninh Kiều dựa vào một sự kiện trong lịch sử Việt Nam và lấy tên một địa danh lịch sử chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Ngày 4 tháng 8 năm 1958, Bộ trưởng Nội vụ thời Đệ Nhất Cộng Hoà là ông Lâm Lễ Trinh từ Sài Gòn xuống Cần Thơ dự lễ cắt băng khánh thành, đọc Nghị định đặt tên công viên và bến Ninh Kiều.
Ngày nay, quanh khu vực bến được đổi tên thành quận Ninh Kiều thuộc Thành phố Cần Thơ. Đường Lê Lợi dọc mé sông nay là đường Hai Bà Trưng, đường này đã được quy hoạch trở thành phố đi bộ và chợ đêm đầu tiên của Thành phố Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều hiện nay.
Hiện tại, Bến Ninh Kiều là công viên du lịch của Cần Thơ, bên cạnh đó là cảng Cần Thơ được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn. Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy cầu dây văng lớn nhất Cần Thơ, cầu Cần Thơ, cũng như nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao nhiều cây lá, đồng thời nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố xá. Hiện tại xung quanh. Bến có các nhà hàng thủy tạ, chợ nổi trên sông, các nhà hàng có các món ăn đặc sản... Cách Bến Ninh kiều khoảng 05 km là một địa danh nổi tiếng khác của Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng.
Bến Ninh Kiều được đầu tư khá quy mô để xây dựng thành một công viên du lịch với diện tích hơn 7.000 m2. Trong công viên, bên cạnh nhiều loại cây kiểng quý được cắt tỉa cẩn thận là thảm cỏ xanh, mọc len lỏi dưới những tấm xi măng trắng. Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng của công viên đã làm cho nơi đây đẹp hơn. Công viên Ninh Kiều được nâng cấp, sửa chữa sạch đẹp với bờ kè dọc bờ sông. Buổi tối, nơi đây tập trung rất đông người đến ngắm cảnh, tản bộ, trẻ em vui chơi... Trong công viên còn có tượng Hồ Chí Minh bằng đồng cao 7,2 m và được đặt, bố trí tôn nghiêm trên bệ cao 3,6 m.
Ngày nay, Cần Thơ đã khai trương Chợ đêm Ninh Kiều và hình thành loại hình đường phố đi bộ, đường phố ẩm thực, chợ đêm để phát huy lợi thế "đêm lung linh giăng mắc ánh đèn lồng đỏ, soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp loáng" góp phần tạo nên diện mạo và sắc thái mới cho khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ về đêm và góp phần giải quyết việc làm cho hơn 500 lao động đồng thời thu hút thêm khoảng 20% lượng du khách trong nước và quốc tế đến với Cần Thơ mỗi năm. Chợ mở cửa từ 4 giờ chiều hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau tại phường Tân An, quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, phần lớn các hộ kinh doanh ở đây đều dọn hàng trước 12 giờ đêm. Chợ đêm Ninh Kiều mang nét đặc trưng của miền sông nước tuy nhiên không có nhiều ấn tượng và thiếu nét cá tính.
Đêm trên bến Ninh Kiều, hệ thống đèn chiếu sáng dọc bờ sông, người dân sinh hoạt dạo chơi, rao bán... Bên ngoài bến, đèn sáng rực rỡ. Cứ cách 100m lại có dãy phố chạy dài, mỗi dãy bán một mặt hàng khác nhau, có phố bán quần áo, phố đồ ăn chay, lại có phố chỉ bán trái cây... và đây cũng là nơi diễn ra tâm tình, cảnh yêu đương của các đôi trai gái, tâm sự...
Cũng tại Bến Ninh Kiều, bên cạnh hoạt động du lịch, văn hóa thì nơi đây tấp nập các hoạt động buôn bán, mưu sinh của những người lao động nghèo khổ với các hoạt động đa dạng, phong phú từ đưa đò, bốc xếp tại bến tàu đến bán vé số... trên khu vực chợ nổi. Đa số dân tình ở quanh vùng này đều thất học, kham khổ và hầu hết người dân ở xóm Chài quanh bến Ninh Kiều đều sống bằng nghề đưa đò, thu nhập trung bình mỗi ngày khoảng vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng nếu gặp khách du lịch phương Tây hoặc khách du lịch khá giả trong nước. Vào năm 2010, có khoảng 40 hộ sống bằng nghề chèo đò với cuộc sống khá chật vật với thu nhập chỉ khoảng 40.000 – 70.000 Việt Nam đồng một người một ngày.
Phố đi bộ và chợ đêm.
Ngày 10 tháng 1 năm 2016, khu phố đi bộ, ẩm thực và chợ đêm tại bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động. Dự án do Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Địa Cầu làm chủ đầu tư với kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng. Khu phố đi bộ, ẩm thực sẽ kéo dài khoảng 200m từ Khách sạn Quốc tế đến ngã ba Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học - Võ Văn Tần và kết thúc tại khu vực Nhà Lồng Chợ Cổ (phường Tân An, quận Ninh Kiều). Khu chợ đêm gồm các khu vực ẩm thực, khu vực chợ đêm và khu vực bán hàng lưu niệm. Khu chợ đêm này hoạt động từ 16 giờ hôm trước đến 4 giờ ngày hôm sau.
Cầu đi bộ du lịch.
Ngày 6 tháng 2 năm 2016 (tức 28 Tết Bính Thân), cầu đi bộ du lịch đầu tiên của thành phố Cần Thơ được khánh thành thu hút đông đảo người dân và du khách thưởng ngoạn sau gần một năm thi công.
Cầu bắc qua rạch Khai Luông, nối bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế, bằng bêtông cốt thép bán vĩnh cửu, dài gần 200 m, rộng 7,2 m, tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng. Mặt cầu được thiết kế cách điệu uốn lượn hình chữ S tượng trưng cho đất nước. Tại hai phần cầu mở rộng được bố trí hai đài hoa sen. Trên cầu trang bị hệ thống đèn led màu được điều khiển theo những kịch bản khác nhau tạo nên vẻ đẹp sinh động và hiện đại. Hệ thống cây xanh, bồn hoa ở bên ngoài lan can ở thành cầu, được tưới và thoát nước tự động tiện lợi cho công tác bảo trì.
Một số thực trạng.
Theo phản ánh, các dịch vụ buôn bán tại Bến Ninh Kiều phát triển rầm rộ gây nên tình trạng mất trật tự, mất vệ sinh, kém mỹ quan làm người dân bản xứ bức xúc…. Bên cạnh đó, khu vực này hiện nay cũng rất bát nháo bởi đây là nơi đặt cơ sở kinh doanh của các chủ đò du lịch tư nhân, khi có khách đi qua, đặc biệt là khách đoàn hay người nước ngoài, họ liền lao tới mời chào đi đò tham quan theo kiểu chèo kéo...
Trong văn hóa.
Bến Ninh Kiều là một thắng cảnh và là địa danh du lịch đồng thời là niềm tự hào đối với người dân Cần Thơ qua câu ví
Bến Ninh Kiều cũng đi vào âm nhạc Việt Nam qua những bài hát trữ tình: "Chiếc áo bà ba" một nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh với những câu hát cảm xúc:
Trong ca khúc nổi tiếng Chiều Tây Đô của nhạc sĩ Lam Phương, cũng có nhắc đến địa danh Ninh Kiều:
Và bài hát "Qua bến Ninh Kiều" của tác giả Nguyễn Văn Hiên với những câu:
Sông Nước Cần Thơ sáng tác La Tuấn Dũng nói lên nét đẹp và tâm tình người Cân Thơ:
"... Tiếng mẹ ru con trên chiếc thuyền con"
"Rời bến Ninh Kiều tim tím lục bình trôi"
"Nhìn ra Sông Hậu bềnh bồng mênh mang quá"
"Về Cái Răng rồi, nghe tiếng hò trên sông..." | 1 | null |
Văn miếu Bắc Ninh là một trong 6 văn miếu của Việt Nam. Tại đây thờ Khổng tử, và 12 bia "Kim bảng lưu phương" lưu danh 677 vị đại khoa quê hương Kinh Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Lâm, Văn Giang thuộc Hưng Yên).
Cùng với Hà Nội và Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ ba xây dựng Văn Miếu có tầm cỡ quy mô. Được xây dựng cách ngày nay hàng trăm năm, cùng với sự thăng trầm phát triển của đất nước, Văn miếu Bắc Ninh cũng trải qua rất nhiều lần tu bổ, tôn tạo và chuyển đổi vị trí.
Sơ lược về khoa bảng ở Bắc Ninh.
Trải gần nghìn năm chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam: bắt đầu từ khoa thi Minh kinh bác học triều Lý năm Ất Mão 1075 đến khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn 1919, có 188 khoa thi với 2971 vị đỗ đại khoa, riêng vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc gần 700 vị, theo địa giới hành chính hiện nay thì tỉnh Bắc Ninh có khoảng gần 400 vị.
Truyền thống khoa bảng của Bắc Ninh bắt đầu với người đỗ thủ khoa đầu tiên trong nước đó là ông Lê Văn Thịnh. Ông là người thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, đỗ trạng nguyên khoa thi Minh Kinh bác học triều Lý năm 1075 (khoa thi chọn người giỏi vào hầu vua học), vì vậy ông được người đời phong ông là vị trạng nguyên khai khoa đầu tiên của đất Việt. Sau đó, năm 1084 vua cử ông tới trại Vĩnh Bình để giải quyết vấn đề biên giới giữa 2 nước, với tài ngoại giao suất sác ông đã đòi lại cho nước ta 6 huyện, 3 động. Với công lao to lớn ông được thăng chức Thái Sư và ông giữ chức này trong suốt 12 năm;
Trong chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam, chỉ có 2 vị được phong là lưỡng quốc trạng nguyên (Mạc Đĩnh Chi quê Hải Dương và Nguyễn Đăng Đạo người thôn Hoài Thượng, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Nguyễn Đăng Đạo đỗ trạng nguyên năm 1683, ông là nhà chính trị ngoại giao lỗi lạc, trong một lần đi xứ nhà Thanh với trí thông minh và tài ngoại giao xuất sắc của mình ông đã đòi lại cho nước ta 3 động, nhà Thanh vô cùng cảm phục suy tôn là đệ nhất khôi nguyên Bắc Triều. Sau khi ông mất, nhà vua vô cùng thương tiếc và ban cho 4 chữ: "Lưỡng quốc Trạng nguyên" và đôi câu đối " Tiến sĩ thượng thư thiên hạ hữu. Trạng nguyên tể tướng thế gian vô".
Lý Đạo Tái, sinh năm 1254 quê ở làng Vạn Tư huyện Gia Định nay là thôn Vạn Ty xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Ông đỗ trạng nguyên năm 1274 sau một thời gian làm quan, ông cáo quan về quê và tu hành lấy pháp hiệu là Huyền Quang (là vị tổ thiền thứ ba của thiền phái Trúc Lâm).
Vùng đất Kinh Bắc còn nổi tiếng với "tứ gia vọng tộc" – Những gia tộc có nhiều người đỗ đạt cao làm vẻ vang cho dòng họ.
Trong số tứ gia vọng tộc đất Kinh Bắc xưa, dòng họ Nguyễn Tam Sơn- Từ Sơn nổi tiếng là đất khoa bảng, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài:
"Tam Sơn là đất ba gò"
"Của trời vô tận một kho nhân tài"
Làng Kim Đôi có 25 tiến sĩ trong đó họ Nguyễn có 18 tiến sĩ và họ Phạm có 7 tiến sĩ. Vào thời nhà Lê, làng Kim Đôi được phong là "làng tiến sĩ".
"Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh"
"Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng"
Trong 18 vị Tiến sĩ họ Nguyễn có gia đình 5 anh em ruột đỗ tiến sĩ và cùng làm quan một triều, giữ những trọng trách quốc gia. Họ Nguyễn- Kim Đôi cũng là họ duy nhất 13 đời liên tiếp đỗ đại khoa, trong đó có 9 anh em, chú cháu cùng làm quan đại thần một triều.
Ngoài ra còn có dòng họ Nguyễn ở Vĩnh Kiều, Từ Sơn cũng là một trong những làng tiêu biểu về truyền thống khoa bảng :
"Vĩnh Kiều ấy bảng vàng rỡ rỡ"
"Mười hai tên, ngựa ngựa xe xe"
Dòng họ Nguyễn Đăng cũng nổi tiếng với mấy đời ông cha bác cháu anh em đều đỗ đạt và cùng làm quan vào hàng quyền cao chức trọng trong triều, đó cũng chính là dòng họ của vị trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo:
"Làng Bịu có đấng thám hoa"
"Tiếng bay thượng quốc gần xa biết tài"
Địa điểm.
Văn miếu Bắc Ninh được khởi dựng vào thời Lê, thời kỳ Nho giáo có ảnh hưởng quan trọng tới nền chính trị của dân tộc, đây là một trong ít Văn miếu hàng tỉnh ở nước ta được xây dựng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn và bia "Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký" dựng vào năm Duy Tân thứ 6 (1912) cho biết: "Văn miếu Bắc Ninh ở phía Đông Bắc tỉnh thành thuộc Sơn Phận xã Thị Cầu, huyện Võ Giàng được tu bổ vào năm Gia Long thứ nhất (1802), làm lại năm Triệu Trị thứ 4 (1844)". Tuy nhiên qua thời gian nhất là giai đoạn đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thiếu sự quan tâm, chú ý nên Văn miếu Bắc Ninh bị hư hại hoang phế.
Đến năm Quý Tỵ, niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893), quan Đốc học tỉnh Bắc Ninh là Đỗ Trọng Vỹ, người thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành vận động các vị văn thân, chức sắc, nhân dân các địa phương góp tiền của chuyển Văn miếu về núi Phúc Sơn (nay thuộc Khu 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh). Sở dĩ nơi đây được lựa chọn vì theo quan niệm phong thủy của người xưa, núi Phúc Sơn là một ngọn núi mọc lên giữa vùng đồng bằng rộng lớn trù phú là nơi có vận khí tốt, việc xây dựng Văn miếu nơi đây tốt cho việc học, thuận lợi việc cúng tế hàng năm của tỉnh.
Cấu trúc.
Tổng thể công trình gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu Đường (5 gian), hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian 2 dĩ), hai bên hồi Tiền Đường là Hội đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu.
- Bái đường là nơi đặt bàn thờ và hai tấm bia đá có tên "Trùng tu Bắc Ninh bi đình ký" dựng năm Duy Tân 6 (1912) có nội dung ghi chép lại việc di dời Văn Miếu từ núi Thị Cầu về núi Phúc Đức ngày nay
- Tiền tế là nơi hành lễ trước kia, hiện có 2 tấm bia "Phụ ký" (ghi chép các vị Tiến sĩ không được khắc trên Kim bảng lưu phương) và "Bắc Ninh tỉnh quan viên cung tiến" (dựng năm 1896, nội dung văn bia đề cập quan viên tỉnh Bắc Ninh cung tiến ruộng cho Văn miếu để làm tự điền) được đặt ở đầu hồi nhà. Hậu đường nằm phía sau Tiền tế, cách nhau bằng một khoảng sân rộng 2m. Đây là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối và các bậc Tiên hiền.
- Hai bên Tiền tế là dãy Tả vu, Hữu vu là nơi thờ tự các Cử nhân, Tú tài của đất Kinh Bắc.
- Toàn bộ công trình có kiến trúc chồng giường giá chiêng, hệ thống khung gỗ lim được bào trơn đóng bén.
Tại đây, thực dân Pháp còn cho xây dựng lô cốt, tháp canh để bao quát các vùng lân cận.
Sau hoà bình lập lại, Văn miếu được nhân dân địa phương góp công sức tiền của tôn tạo lại nhằm phát huy truyền thống giáo dục khoa bảng của quê hương. Với những giá trị lớn lao nhiều mặt của di tích, năm 1988 Văn Miếu Bắc Ninh đã được xếp hạng là Di tích quốc gia.
Hệ thống bia đá.
Trải thời gian và đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công trình đã bị xuống cấp và bị phá hủy gần như hoàn toàn, chỉ còn lại hệ thống bia đá. Năm Kỷ Sửu (1889) Quan Đốc học Đỗ Trọng Vỹ đã cho khắc 12 tấm bia đá "Kim bảng lưu phương", ghi danh 677 vị đỗ đại khoa của xứ Kinh Bắc . 12 tấm bia này được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2020. | 1 | null |
Giao tranh tại Döbeln là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào buổi sáng ngày 12 tháng 5 năm 1762, gần Döbeln trên chiến trường Sachsen tại Đức. Dưới quyền chỉ huy của Hoàng tử Heinrich, quân đội Phổ đã giành chiến thắng toàn diện trong cuộc tập kích vào một quân đoàn của Đế quốc Áo dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Johann Franz Anton Zedtwitz, buộc quân đội Áo phải rút chạy ra khỏi doanh trại của mình mà về Freiberg. Thương vong của cả hai phía đều thấp, tuy nhiên Heinrich đã tóm gọn một nửa binh lực của quân đoàn Áo, trong đó có cả Zedwitz. Với chiến thắng ở Döbeln, vị hoàng tử nước Phổ đã thể hiện tài thao lược của mình. Đây cũng là thắng lợi mở màn của người Phổ trong chiến dịch năm 1762, và đã cắt đôi các lực lượng Áo và Đế quốc La Mã Thần thánh ở xứ Sachsen.
Mặc dù vậy, sau thất bại này, do người Áo đã tăng cường quân lực. Trong một số trận giao tranh lẻ tẻ, quân đội Áo đã giành một số lợi thế trước các tiền đồn của quân đội Phổ. Vào cuối tháng 10 năm 1762, sau khi Schweidnitz thất thủ tại Schlesien, vua Friedrich II của Phổ đã hành binh đến Sachsen để hỗ trợ cho vương đệ Heinrich của mình. Nhưng trước khi nhà vua ứng chiến, Heinrich đã tiến công và giành thắng lợi vang dội trong trận Freiberg vào ngày 29 tháng 10. | 1 | null |
Graceful Party Vol. 1 là một tour diễn trực tiếp của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc The Grace, được biết đến với tên gọi "Tenjochiki" ở Nhật Bản. Đầu tiên, chỉ một vài địa điểm được lên lịch diễn, nhưng vì sự phản hồi nhiệt tình từ các Shapley nên phải có thêm địa điểm diễn cho các cô gái. Địa điểm diễn cuối cùng, taih Daikanyama UNIT ở Tokyo, đặc biệt có ca khúc "Here", một ca khúc trình bày kết hợp với nhóm nhạc hip-hop của Nhật - CLIFF EDGE. | 1 | null |
Sir James Wilson Vincent "Jimmy" Savile (31 tháng 10 năm 1926 – 29 tháng 10 năm 2011) là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng trong thập niên 1970–1990, một người quyên góp quỹ từ thiện. Ông đã dẫn chương trình BBC "Jim'll Fix It", là người giới thiệu chương trình đầu tiên và cuối cùng của sô music chart tồn tại lâu của BBC "Top of the Pops", and raised an estimated £40 million for charities.. Ông đã được phong tước hiệp sĩ. Năm 2012, người ta đã công bố cáo buộc cho rằng ông đã hiếp dâm 200 người cả nam lẫn nữ giai đoạn 1955–2009, nhiều trẻ vị thành niên, trong đó trẻ nhất là một bé trai 8 tuổi. Mức độ xâm hại tình dục của ông được xem là chưa từng có trong lịch sử Anh. Một báo cáo chung bởi NSPCC và Metropolitan Police cho rằng 450 người đã khiếu nại chống lại Savile, với thời gian lạm dụng tình dục trải dài từ năm 1955 đến 2009, với tuổi nạn nhân từ 8–47.
Jimmy Savile từng 57 lần thực hiện hành vi đồi bại tại bệnh viện cả với những người đang hấp hối, 14 lần tại trường học và 33 lần ở các đài truyền hình, phát thanh. Trong số này có 34 lần Jimmy Savile đã hãm hiếp các nạn nhân.
Cảnh sát Anh đã xin lỗi các nạn nhân vì đã không phát hiện ra hành vi đồi bại của Jimmy khi ông ta còn sống. | 1 | null |
Boomerang là đĩa đơn tiếng Nhật đầu tiên của Tenjochiki dưới nhãn đĩa Rhythm Zone và được phát hành với cả hai phiên bản CD và CD+DVD (Limited Edition). Ca khúc chủ đề được hát bằng tiếng Hàn Quốc, nằm trong album đầu tay Too Good của họ. Đĩa đơn xếp thứ 110 trên bảng xếp hạng Oricon trong vòng 1 tuần, và bán được 967 bản. | 1 | null |
Vi khuẩn bifidus hay Bifidobacterium là một chi vi khuẩn Gram dương, không di động, thường kị khí phân nhánh. Chúng có mặt ở mọi nơi, nội cộng sinh trong đường tiêu hóa, âm đạo và trong miệng ("B. dentium") của các loài động vật có vú và các loài động vật khác. Vi khuẩn bifidus là một trong các chi chủ yếu của vi khuẩn tạo nên hệ thực vật ruột kết ở động vật có vú. Một số vi khuẩn bifidus được sử dụng làm chế phẩm sinh học.
Trước những năm 1960, các loài "Bifidobacterium" được gọi chung là "Lactobacillus bifidus". | 1 | null |
Tổng cục Quản lý thị trường (tiếng Anh: "Vietnam Directorate of Market Surveillance", viết tắt là DMS) là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ.
Kiểm tra, xử lý đối với những hành vi:
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
- Gồm 4 Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Tổ chức - xây dựng lực lượng;
+ Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp;
+ Phòng Thanh tra - Pháp chế;
+ Các Đội Quản lý thị trường ở các huyện, quận, thị xã, thành phố hoặc liên huyện thuộc tỉnh và các Đội Quản lý thị trường chuyên ngành hoặc cơ động trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
Đội Quản lý thị trường là cơ quan trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và đấu tranh chống các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn cấp huyện, liên huyện hoặc theo chuyên ngành, lĩnh vực được phân công trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tham khảo.
2. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Phap-lenh-quan-ly-thi-truong-2016-290391.aspx | 1 | null |
Catherine, Vương phi xứ Wales đến từ một nhánh của một gia đình Middleton. Cha mẹ của bà công tước, Michael và Carole Middleton, có sự giàu có xuất phát từ công việc kinh doanh của họ, được săn đón nồng nhiệt bởi các phương tiện truyền thông thế giới, trong thời gian con gái đầu tiên của họ cưới Vương tôn William xứ Wales. Ngoài ra, như một kết quả của việc tiếp xúc thế giới của lễ cưới, hai người con khác của họ, Pippa và James, đặc biệt là Pippa, thường được đề cập trên báo chí.
Ngày 19 Tháng 4 năm 2011, một huy hiệu được trao cho Michael Francis Middleton (cha đẻ của Nữ công tước xứ Cambridge), là người đứng đầu của gia đình.
Nguồn gốc.
Middleton là một tên họ có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau trên khắp nước Anh và Scotland. Hiện có hơn 30 nơi có tên tương tự được bắt nguồn từ các yếu tố tiếng Anh cổ: midel + Tun ("trung bình" + "bao vây", "thanh toán"), mặc dù một số nơi khác có nguồn gốc khác nhau và có nguồn gốc từ các yếu tố khác, chẳng hạn như: micel ("lớn", "tuyệt vời"), hoặc * (ge) m ȳ Thel ("ngã ba sông") trường hợp sớm ghi lại của họ các là:. de Mideltone Năm 1166, trong các tập pháp điển trong tu viện Eynsham; de Midilton năm 1221, trong một điều lệ cho Tu viện Arbroath, và Midelton năm 1327.
Gia đình Goldsmith của Carole Middleton đến từ London, mặc dù hai thế hệ trước, gia đình Harrisons thuộc tầng lớp lao động và thợ mỏ từ Sunderland và County Durham. | 1 | null |
Thằn lằn quỷ gai (tên khoa học Moloch horridus) là một loài thằn lằn ở Úc còn được gọi là thằn lằn gai, rồng gai hay thằn lằn Moloch. Đây là loài duy nhất của chi Moloch. Chúng là loài giỏi ngụy trang trên sa mạc với màu nâu và rám nắng sa mạc. Đặc điểm dễ nhận biết của chúng là cơ thể đầy gai góc của chúng và một cái "đầu giả" ở phía cổ phía trên của nó nhằm đánh lạc hướng những kẻ săn mồi.
Con cái có kích thước lớn hơn con đực. Chính nhờ cấu trúc gai góc của nó nên nó có thể thích nghi trên sa mạc rất tốt, hút nước từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Phần nước hiếm hoi hấp thụ được trên sa mạc sẽ chuyển xuống miệng của chúng.
Phân loại.
Tên của loài thằn lằn này được đặt bởi vẻ bề ngoài của chúng, với những cái vảy gai góc và hai cái sừng trên đầu.
Thằn lằn quỷ gai lần đầu tiên được mô tả bằng văn bản bởi nhà sinh vật học Edward John Gray vào năm 1841. Chúng là loài duy nhất trong chi Moloch, người ta nghi ngờ rằng chi này vẫn còn có loài khác trong tự nhiên. Loài thằn lằn này có hình thái tương tự như loài thằn lằn có sừng Bắc Mỹ thuộc chi Phrynosoma và được coi là ví dụ điển hình về sự tiến hóa.
Mô tả.
Bao trùm toàn bộ cơ thể của chúng là những chiếc gai xù xì sắc nhọn giúp bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi.Chúng có khả năng ngụy trang trên sa mạc và dáng đi đung đưa khi nó di chuyển. Chúng có thể có chiều dài lên đến hơn 20 cm (8,0 inch), và sống tới 20 năm.
Cơ thể gai góc khiến những kẻ săn mồi khi ăn loài này thấy khó khăn. Chúng có cái đầu giả ở phần cổ trên lưng. Khi nó nhận thấy mối nguy hiểm đe dọa, nó cụp đầu lại giữa chân trước, và sau đó phô trương cái đầu giả của nó nhằm đánh lạc hướng.
Môi trường sống.
Thằn lằn quỷ gai thường sống ở các khu vực khô cằn và sa mạc bao gồm gần như toàn bộ trung tâm nước Úc.
Môi trường sinh sống của chúng là vùng đất xốp ở Tây Úc.
Sinh học.
Thức ăn.
Thức ăn của chúng bao gồm kiến và thường ăn hàng ngàn con kiến mỗi ngày. Chúng hút những giọt nước hiếm hoi trên sa mạc thông qua việc ngưng tụ sương trên cơ thể của chúng vào ban đêm. Lượng hơi nước tích tụ đủ lớn tạo thành những giọt sương và sau đó được chuyển đến miệng thông qua các rãnh hút ẩm giữa những chiếc gai Khi có các trận mưa lớn, mao mạch hoạt động cho phép thằn lằn quỷ gai hút nước từ khắp các bộ phận trên cơ thể chúng.
Tự vệ.
Thằn lằn quỷ gai được bao phủ gai sắc để cản cuộc tấn công của kẻ thù bằng cách làm cho nó khó nuốt. Nó cũng có một đầu giả trên lưng. Khi nó cảm thấy bị đe dọa bởi loài động vật khác, nó đưa đầu nó vào giữa hai chân trước, sau đó đưa đầu giả ra. | 1 | null |
Trinh nữ hoàng cung hay còn gọi náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng, tây nam văn châu lan, tỏi Thái Lan, vạn châu lan hay thập bát học sỹ (danh pháp khoa học: Crinum latifolium) là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây loại cây ngày trước các Ngự y thường dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.
Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc…
Mô tả.
Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10–15 cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15 cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80–100 cm, rộng 5–8 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30–60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Thành phần hoá học.
Có glucoalcaloid có tên latisolin, aglycon có tên latisodin, thân hình lúc cây đang ra hoa có pratorimin và pratosin là hai alcaloid pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin, một số dẫn chất alcaloid có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa thu được 2 alcaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Công dụng và liều dùng.
Theo kinh nghiệm dân gian, Lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1–2 cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.
Theo y học hiện đại, trong cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.
Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai.
Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt… | 1 | null |
Mathangi "Maya" Arulpragasam (; sinh ngày 18 tháng 7 năm 1975), được biết với nghệ danh M.I.A., là một ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, đạo diễn và nhà thiết kế thời trang người Anh. Biệt danh "M.I.A." dựa trên tên thật của cô, và cũng chỉ sự viết tắt của Missing in Action. Các tác phẩm của cô kết hợp những yếu tố của âm nhạc điện tử, dance, alternative, hip hop và nhạc world. M.I.A. khởi đầu sự nghiệp từ năm 2000 trong vai trò một nghệ sĩ thị giác, nhà làm phim và nhà thiết kế tại Tây London trước khi bắt đầu sự nghiệp thu âm vào năm 2002. Cô nổi lên từ đầu năm 2004 với những đĩa đơn "Sunshowers" và "Galang", lọt vào bảng xếp hạng của Anh, Canada và số 11 trên "Billboard" Hot Dance Singles Sales ở Mỹ.
M.I.A. phát hành album đầu tay "Arular" vào năm 2005 và album thứ hai "Kala" năm 2007, cả hai đều nhận được sự khen ngợi của giới phê bình. "Arular" leo lên bảng xếp hạng ở Na Uy, Bỉ, Thụy Điển, Nhật Bản và Mỹ, nơi mà album đạt được vị trí số 11 trên bảng xếp hạng "Billboard" Independent Albums và số 3 trên Dance/Electronic Albums. "Kala" nhận được chứng nhận bạc tại United Kingdom, và vàng tại Canada và Hoa Kỳ, và leo lên đứng đầu bảng xếp hạng Dance/Electronic Albums tại đây. Album cũng lọt vào bảng xếp hạng ở một số nước ở châu Âu, cùng Nhật Bản và Úc. Đĩa đơn đầu của album, "Boyz" leo lên tốp 10 tại Canada và "Billboard" Hot Dance Singles Sales năm 2007, trở thành đĩa đơn tốp 10 đầu tiên của cô. Đĩa đơn "Paper Planes" cũng đạt được vị trí trong tốp 20 toàn thế giới và thứ tư trên "Billboard" Hot 100. "Paper Planes" nhận được chứng nhận vàng ở New Zealand và ba lần bạch kim tại Canada và Mỹ. Nó là đĩa đơn bán chạy số 7 của một nghệ sĩ người Anh tại Hoa Kỳ trong kỷ nguyên kĩ thuật số tính đến tháng 11 năm 2011, và là đĩa đơn bán chạy thứ hai của XL Recordings từ trước tới nay. Album thứ ba của M.I.A., "Maya" được ra mắt năm 2010 ngay sau bộ phim ngắn gây tranh cãi của ca khúc "Born Free". Đây là album có thứ hạng cao nhất của cô tại Anh và Mỹ, đạt được vị trí số 9 trên "Billboard" 200, đứng đầu Dance/Electronic Albums và nằm trong tốp 10 của Phần Lan, Na Uy, Hy Lạp và Canada. Đĩa đơn "XXXO" cũng nằm trong tốp 40 của Bỉ, Tây Ban Nha và Anh. M.I.A. đã thực hiện bốn tour diễn trên toàn cầu; cô cũng là người sáng lập ra hãng truyền thông riêng của cô, N.E.E.T..
Những nhạc phẩm thời kỳ đầu của M.I.A. chủ yếu được dựa trên nhạc cụ điện tử sequencer kiêm drum machine Roland MC-505, trong khi những tác phẩm sau đánh dấu sự phát triển về âm thanh của cô, với cấu trúc đa lớp gồm nhiều nhạc cụ, điện tử và mẫu âm thanh bất thường để tạo nên phong cách âm nhạc avant-garde khác biệt và nổi tiếng của cô. Với ca từ kết hợp những ẩn dụ về chính trị, xã hội, triết học và văn hóa mà bất chấp những quy ước của nhạc pop hiện có, M.I.A. là một trong những nghệ sĩ đầu tiên nhận được sự đón nhận của công chúng qua Internet, sau khi đăng nhiều bài hát và video của cô từ 2002 trở đi lên các trang như MySpace trước khi có sự tồn tại của YouTube.
Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, M.I.A. cũng là nhà từ thiện và nhà hoạt động nhân đạo. Năm 2009, "People" muốn đưa cô vào danh sách người đẹp nhất thế giới thường niên của họ, nhưng cô là người đầu tiên từ chối trong lịch sử của tạp chí và nói "Mẹ Teresa chưa bao giờ ở trong danh sách." Năm 2001, cô nhận một đề cử của giải Alternative Turner cho các tác phẩm thị giác của cô. Cô cũng từng được đề cử cho một giải Oscar, hai giải Grammy, Giải Mercury và giải Brit. Trong hai năm 2005 và 2008, M.I.A. là Nghệ sĩ của năm do "Spin" và "URB" bình chọn và M.I.A. cũng được ghi nhận là một trong những nghệ sĩ của thập niên 2000 trong danh sách của "Rolling Stone" vào tháng 12 năm 2009. Tạp chí "Esquire" xếp M.I.A. vào vị trí số 75 trong danh sách những người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 21 vào tháng 1 năm 2010, và cùng lúc đó "Time" cũng đưa tên cô vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí. | 1 | null |
Vương Tử Thuận (chữ Hán: 王子顺, ? – 1630) hay Vương Chi Tước (王之爵) , Vương Chi Thuận (王之顺) , xước hiệu là Tả quải tử , thường được gọi là Vương Tả Quải (王左挂), người Thanh Giản, Thiểm Tây, một trong thủ lĩnh đầu tiên của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh.
Quá trình hoạt động.
Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), chính quyền nhà Minh hủ bại, cả nước mấy năm liên tiếp mất mùa đói kém, nông dân bảo nhau ‘"cùng nhau ngồi một chỗ mà chết đói, sao không ăn cướp mà chết"’, Vương Tả Quải kêu gọi hơn vạn người nổi dậy ở Nghi Xuyên, Thiểm Tây. Sau đó chuyển đi chiến đấu ở các nơi Chân Ninh, Tam Thủy, Diệu Châu, từng bị Hồng Thừa Trù vây ở Vân Dương, nhờ mưa gió sấm chớp che chở chạy thoát.
Ông lại thua trận ở sông Hoài Ninh (nay là sông Hòe Lý), nên vào mùa xuân năm thứ 3 (1630), đưa 120 người đến gặp tổng binh Đỗ Văn Hoán xin hàng, được tiếp nhận. Bấy giờ, một số ít đầu mục do Lý Tự Thành cầm đầu, tỏ ra bất mãn với quyết định đầu hàng của Tả Quải nên ly khai. Ông cũng không thực lòng quy thuận, mà ngầm tìm cơ hội nổi dậy trở lại. Khi nghĩa quân Bạch Nhữ Học đánh cướp Tuy Đức, Tả Quải muốn làm nội ứng nhưng không thực hiện được. Hồng Thừa Trù vốn không bằng lòng chiêu an, chỉ muốn tiễu trừ, lại thấy ông có bụng khác, vào tháng 8 năm ấy cùng Thiểm Tây tuần án Lý Ứng Kỳ, tổng binh Đỗ Văn Hoán sắp đặt, đem bọn Tả Quải 98 người, toàn bộ giết hại. | 1 | null |
Giovanni Domenico Cassini (1625-1712), hay Jean-Dominique Cassini, là một nhà toán học, thiên văn học, kỹ sư và nhà chiêm tinh học người Pháp gốc Italia. Ông sinh ngày 8 tháng 6 năm 1625 sinh ra ở Perinaldo lúc bấy giờ là quận của thành phố Nice, một phần của Công quốc Savoy. Cassini được biết đến với công việc của mình trong các lĩnh vực thiên văn học và kỹ thuật. Phát hiện đáng chú ý nhất của ông là bốn vệ tinh của Thổ Tinh và khám phá ra vạch phân cách trên vành đai sao Thổ (nó được đặt theo tên ông, vạch phân cách Cassini)). Giovanni Domenico Cassini cũng là người đầu tiên trong gia đình bắt đầu làm việc trong dự án xây dựng bản đồ địa hình của nước Pháp. Được phóng năm 1997, tàu vũ trụ không người lái Cassini được đặt theo tên ông đã trở thành con tàu đầu tiên bay đến Sao Thổ và là tàu đầu tiên chuyển động quanh hành tinh này. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.