text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Lợn peccary Gran Chaco hay còn gọi là tagua ("Catagonus wagneri") là một loài lợn thuộc họ lợn lòi peccary sinh sống tại khu vực địa lý Gran Chaco thuộc Paraguay, Bolivia, và Argentina. Khoảng 3000 cá thể tồn tại trên thế giới. Loài này có họ hàng gần với loài thuộc chi "Platygonus" đã tuyệt chủng. Hành vi. Lợn peccary Gran Chaco thường di chuyển theo đàn lên tới 20 cá thể. Chúng hoạt động vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi sáng khi chúng thích di chuyển nhất. Môi trường sống. Lợn peccary Gran Chaco có phạm vi phân bố giới hạn ở những vùng khô và nóng, nơi chủ yếu có các loài thực vật mọng nước vùng thấp và bụi gai, lợn peccary Gran Chaco phan bố trên khu vực có diện tích khoảng 140.000 km2. Lợn peccary Chacoan đã phát triển các khả năng thích nghi như xoang phát triển tốt để chống lại điều kiện khô ráo, bụi bặm. Bàn chân của chúng cũng nhỏ, giúp chúng có thể di chuyển dễ dàng giữa các loài thực vật có gai.
1
null
Lợn peccary khoang cổ (danh pháp hai phần: "Pecari tajacu") là một loài động vật có vú trong họ Tayassuidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Loài này được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ. Nó là thành viên duy nhất của chi "Dicotyles". Mô tả. Loài này cao đến vai và dài 1-1,5 m. Cân nặng 16-27 kg. Công thức răng is: 2/3,1/1,3/3,3/3.Lợn peccary khoang cổ có những chiếc nanh nhỏ hướng xuống đất khi con vật đứng thẳng. Nó có đôi chân thon thả với thân hình cường tráng hoặc chắc nịch. Đuôi thường ẩn trong bộ lông thô.
1
null
Lợn peccary môi trắng ("Tayassu pecari") là một loài động vật có vú trong họ Tayassuidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Link mô tả năm 1795. Loài này được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ và là thành viên duy nhất của chi "Tayassu". Nhiều phân loài đã được xác định. Lợn peccary môi trắng có bề ngoài tương tự như lợn, nhưng được bao phủ bởi lớp lông sẫm màu (ngoại trừ lông ở một số vùng nhất định, chẳng hạn như cổ họng, nơi có màu kem). Phạm vi phân bố của lợn peccary môi trắng, kéo dài từ Mexico đến Argentina, đã trở nên phân tán và quần thể loài này nhìn chung đang suy giảm (đặc biệt là ở Mexico và Trung Mỹ). Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác nhau. Là động vật xã hội, lợn peccary môi trắng thường kiếm ăn theo nhóm lớn, có nhóm có thể lên tới 300 con. Chúng là một phần quan trọng trong hệ sinh thái và đang được con người cố gắng bảo tồn trong tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút số lượng chưa rõ ràng, nhưng các hoạt động của con người đều đóng một vai trò nào đó, với hai mối đe dọa chính là nạn phá rừng và săn bắn; nạn săn bắt rất phổ biến ở các vùng nông thôn, mặc dù nó có thể nguy hiểm vì lợn peccary môi trắng có thể hung dữ. Chúng bị săn bắt để lấy cả da và thịt. Phân loại. Peccary môi trắng lần đầu tiên được mô tả bởi Johann Heinrich Friedrich Link vào năm 1795 với danh pháp "Sus pecari". Nó được chuyển vào chi đơn loài " Tayassu " bởi Gotthelf Fischer von Waldheim vào năm 1814. Phân loài. Có năm phân loài được công nhận: Mô tả. Peccary môi trắng là loài động vật móng guốc giống lợn, được bao phủ bởi lớp lông sẫm màu, có kem ở một số bộ phận của mặt dưới, chẳng hạn như cổ họng và vùng xương chậu. Lợn peccary môi trắng trưởng thành có thể đạt chiều dài . Chiều cao của họ khoảng 90 cm, tính từ vai. Chúng thường nặng tới 40 kg, nhưng có thể còn lớn hơn nữa. Không có lưỡng hình giới tính rõ ràng, nhưng con đực có răng nanh dài hơn con cái. Chúng sở hữu tuyến mùi, được tìm thấy ở vùng giữa lưng sau. Phân bố và môi trường sống. Lợn peccary môi trắng là loài bản địa ở Argentina, Belize, Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador , Guiana thuộc Pháp, Guatemala, Guyana, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Suriname và Venezuela. Loài này đã tuyệt chủng theo khu vực ở El Salvador. Lợn peccare môi trắng phát triển mạnh trong các khu rừng nhiệt đới rậm rạp, ẩm ướt. Chúng cũng có thể được tìm thấy ở nhiều môi trường sống khác, chẳng hạn như các khu vực rừng khô, đồng cỏ, rừng ngập mặn và các khu vực thực vật chịu hạn khô hạn, cũng như vùng sinh thái Cerrado của Brazil. Phạm vi phân bố loài này dao động từ mực nước biển đến độ cao 1900 m. Phạm vi của chúng trùng lặp với phạm vi của lợn peccary khoang cổ. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy chúng đã biến mất khỏi 87% phạm vi phân bố lịch sử của loài lợn này ở Trung Bộ châu Mỹ (mà nghiên cứu xác định là ở khắp mọi nơi giữa miền nam Mexico và Panama) và đang ở "tình trạng nguy cấp" ở bảy quốc gia Trung Bộ châu Mỹ mà chúng đã từng sinh sống. Các nghiên cứu của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã tìm thấy thông tin tương tự, với mức suy giảm được ghi nhận là 89% ở Costa Rica và 84% ở Mexico và Guatemala.
1
null
Hà mã lùn (danh pháp hai phần: "Choeropsis liberiensis" hay "Hexaprotodon liberiensis") là một loài hà mã có vóc dáng nhỏ, xuất phát từ những khu rừng và đầm lầy Tây Phi, chủ yếu ở Liberia và một số quần thể nhỏ ở Sierra Leone, Guinea và Bờ Biển Ngà. Hà mã lùn sống một cách ẩn dật và thường hoạt động về đêm. Nó là một trong hai loài còn tồn tại trong họ Hippopotamidae; loài kia là giống hà mã lớn, vóc dáng to hơn 2-3 lần loài hà mã lùn. . Cơ thể hà mã lùn thể hiện nhiều sự thích nghi sinh sống trên cạn. Dù vậy chúng vẫn dựa vào sông hồ để giữ cho làn da mềm ẩm. Nguồn nước cũng là cách hà mã lùn giải nhiệt, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Những sinh hoạt như giao phối và sinh đẻ có thể diễn ra dưới nước hoặc trên cạn. Hà mã lùn là động vật ăn cỏ, thích ăn dương xỉ cùng những trái cây và thảo mộc trong rừng.
1
null
Lạc đà Vicuña ("Vicugna vicugna") là một trong 2 loài lạc đà hoang dã Nam Mỹ cùng với lạc đà Guanaco sống ở vùng cao núi Andes thuộc họ Lạc đà, bộ Guốc chẵn. Loài này được Molina mô tả năm 1782. Lạc đà Vicuña là quốc thú của Peru, biểu tượng của nó được sử dụng trên huy hiệu Peru. Mô tả. Lạc đà Vicuña được xét là thanh nhã, duyên dáng và nhỏ hơn lạc đà Guanaco. Bộ lông dài giống len của lạc đà Vicuña màu nâu nâu vàng trên lưng, trong khi lông trên cổ họng và ngực có màu trắng và khá dài. Đầu hơi ngắn hơn của lạc đà Guanaco và tai hơi dài hơn. Chiều dài của đầu và cơ thể khoảng 1,45-1,60 m (khoảng 5 ft); chiều cao 75-85 tới vai cm (khoảng 3 ft), trọng lượng 35–65 kg (dưới 150 lb). Phân bố. Lạc đà Vicuña sống duy nhất ở Nam Mỹ, chủ yếu ở trung tâm dãy Andes. Chúng có nguồn gốc từ Peru, tây bắc Argentina, Bolivia và bắc Chile, với một dân số nhỏ hơn ở di thực tại trung tâm Ecuador. Peru có số lượng lớn nhất.
1
null
Hươu xạ An Huy ("Moschus anhuiensis") là một loài động vật có vú trong họ Moschidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Wang, Hu, & Yan mô tả năm 1982. Trước đây nó được coi là một phân loài của "Moschus berezovskii" hoặc "Moschus moschiferus". Loài này chỉ sinh sống tại khu vực dãy núi Đại Biệt ở miền tây tỉnh An Huy. Nó cũng có thể có trong khu vực núi Đại Biệt ở phần thuộc tỉnh Hồ Bắc.
1
null
Hươu xạ Kashmir ("Moschus cupreus") là một loài động vật có vú trong họ Moschidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Grubb mô tả năm 1982. Loài hươu xạ được IUCN đánh giá là nguy cấp này là loài bản địa miền núi ven dãy Himalaya thuộc đông bắc Afghanistan cũng như khu vực Kashmir ở bắc Ấn Độ và đông bắc Pakistan. Ban đầu nó được miêu tả như là một phân loài của hươu xạ Himalaya ("Moschus chrysogaster"), nhưng hiện nay được coi là loài tách biệt. Loài hươu này cao tới 60 cm (2 ft), và chỉ có hươu đực mới có răng nanh. Người ta gần như không biết gì về môi trường sống hay sinh thái học của loài này, mặc dù dựa trên mối quan hệ họ hàng gần của nó với "M. chrysogaster" thì có thể cho rằng nó tương tự như loài này. "M. chrysogaster" được tìm thấy trên các cao nguyên cằn cỗi ở độ cao lớn, nơi nó kiếm ăn trên các đồng cỏ, dốc núi, vùng cây bụi hay rừng lãnh sam. Thức ăn chủ yếu của nó là cỏ, cây bụi, lá, rêu, địa y, chồi và cành non. Nói chung nó là loài sống đơn độc và hoạt động chủ yếu vào lúc hoàng hôn. Từ năm 1948 cho tới năm 2008 người ta đã không tìm thấy một con hươu xạ Kashmir nào. Tuy nhiên, năm 2014 người ta thông báo rằng có ít nhất ba con đã được theo dấu trong các cuộc khảo sát tiến hành năm 2008 và 2009 tại tỉnh Nuristan, Afghanistan.
1
null
Hươu xạ bụng trắng hay hươu xạ Himalaya ("Moschus leucogaster") là một loài hươu xạ sống trên dãy Himalaya của Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Chúng được IUCN đánh giá là loài nguy cấp do bị khai thác quá mức dẫn đến sự suy giảm số lượng nghiêm trọng. Trước đây chúng được coi là một phân loài của hươu xạ núi cao, nhưng đã được tách ra trên cơ sở tỷ lệ hộp sọ khác nhau. Loài này được Hodgson mô tả năm 1839.
1
null
Hươu đầm lầy Nam Mỹ (danh pháp hai phần: Blastocerus dichotomus) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai của Tân Thế giới, bộ Guốc chẵn. Loài này được Illiger mô tả năm 1815. Loài này có chiều dài thân 2 m (6,6 ft) và chiều cao 1,2 m (3,9 ft) ở mông. Loài này được tìm thấy ở các nước Nam Mỹ gồm Argentina, Bolivia, Peru, Brazil, Uruguay và Paraguay. Trước đây hươu đầm lầy Nam Mỹ được tìm thấy thông qua tất cả các vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Ngày nay phạm bị thu hẹp còn lại các quần thể cô lập ở các đầm lầy và vùng đầm phá trong lưu vực các sông Paraná và Paraguay như ở khu vực Amazon của Peru, nơi loài này được bảo vệ trong vườn quốc gia Bahuaja-Sonene. Phạm vi phân bố hiện tại của loài này ở phía đông của dãy núi Andes, phía nam của khu rừng nhiệt đới Amazon, phía tây của khu rừng nhiệt đới Đại Tây Dương Brasil và phía bắc của Pampa Argentina. Quần thể nhỏ hơn cư trú ở lưu vực sông Amazon nhưng dân số lớn nhất xảy ra ở vùng đồng bằng lũ của các sông Paraguay, Guapore, Araguaia và Parana.
1
null
Hoẵng châu Âu ("Capreolus capreolus") (tiếng Anh: Roe Deer) là một loài động vật có vú guốc chẵn thuộc Họ Hươu nai. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Chúng có kích thước tương đối nhỏ, màu đỏ và nâu xám, thích nghi tốt với khí hậu lạnh. Loài này phổ biến ở châu Âu, từ Địa Trung Hải đến Scandinavia, từ Scotland đến Kavkaz, và phía đông đến miền bắc Iran và Iraq. Chúng khác với loài hoẵng Siberia lớn hơn một chút. Kích thước và ngoại hình. Chúng có kích thước nhỏ với chiều dài cơ thể từ 95–135 cm (3,1-4,4 ft), chiều cao vai 65–75 cm (2,1-2,5 ft), và trọng lượng từ 15–35 kg (33-77 Ib). Trong điều kiện thuận lợi, gạc của chúng có thể phát triển dài tới 18–20 cm với từ 2 đến bốn nhánh. Khi mới mọc, gạc của chúng bao phủ trong một lớp lông mỏng như nhung và sẽ biến mất khi không còn nguồn cung cấp máu cho gạc. Những con đực có thể tăng tốc quá trình này bằng cách chà xát gạc vào thân cây để gạc cứng và sắc nhọn hơn cho các trận chiến tranh giành bạn tình. Gạc của chúng sẽ bắt đầu mọc lại ngay sau khi rụng.
1
null
Hoẵng Siberia ("Capreolus pygargus") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Pallas mô tả năm 1771. Loài này được tìm thấy ở Đông Bắc Á. Ngoài Siberia và Mông Cổ, chúng được tìm thấy ở Kazakhstan, núi Tian Shan của Kyrgyzstan, miền đông Tây Tạng, bán đảo Triều Tiên, và đông bắc Trung Quốc (Mãn Châu).
1
null
Hươu sừng ngắn lông đỏ ("Mazama americana") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777. Loài này sinh sống ở các khu rừng Nam Mỹ, từ bắc Argentina đến Colombia và Guianas. Chúng cũng hiện diện ở đảo Trinidad ở Cộng hòa Trinidad và Tobago. Thân có màu nâu hơi đỏ.
1
null
Hươu sừng ngắn thân lùn ("Mazama chunyi") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Artiodactyla. Loài này được Hershkovitz mô tả năm 1959. Loài này có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Andes ở miền tây Bolivia và đông nam Peru, nơi tìm thấy trong rừng và Páramo. Bộ lông của chúng màu nâu hơi đỏ với phía trước và cổ màu xám đen. Các phần dưới màu nâu nhạt hơn. Mõm ngắn và dày. Cân nặng khoảng 11 kg.
1
null
Hươu sừng ngắn lông xám ("Mazama gouazoubira") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được G. Fischer von Waldheim mô tả năm 1814. Loài này phân bố ở Bắc Argentina, Bolivia, miền nam Peru, miền đông và miền nam Brasil, Paraguay và Uruguay.
1
null
Hươu sừng ngắn lông nâu Yucatán ("Mazama pandora") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Merriam mô tả năm 1901. Đây là loài bản địa của bán đảo Yucatán của México, Belize và Guatemala. Trong khi loài này được tìm thấy trong rừng nhiệt đới nóng ẩm như hầu hết các loài hươu sừng ngắn khác, hươu sừng ngắn lông nâu Yucata có phạm vi trên khu vực đất khô cằn, môi trường sống tương đối cởi mở. Loài này đã được xem như một phân loài bậc hở của hươu sừng ngắn lông xám hoặc một phân loài của hươu sừng ngắn lông đỏ ("Mazama americana").
1
null
Hươu sừng ngắn lông đỏ Ecuador ("Mazama rufina") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Pucheran mô tả năm 1851. Đây là loài bản địa từ dãy núi Andes của Colombia, Ecuador và phía bắc Peru, nơi chúng được tìm thấy trong rừng và Páramo ở độ cao giữa 1.400 và 3.600 mét (4.600 và 11.800 ft). Đây là một trong những loài thuộc chi hươu sừng ngắn nhỏ nhất.
1
null
Hươu sừng ngắn lông đỏ Trung Mỹ (danh pháp hai phần: "Mazama temama") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Kerr mô tả năm 1792. Loài này có phạm vi phân bố từ nam Mexico, qua Trung Mỹ, đến tây bắc Colombia. Trước đây loài này được xem là một phân loài của hươu sừng ngắn lông đỏ từ Nam Mỹ nhưng kiểu nhân của loài này có 2n = 50, còn loài hươu ngắn sừng đỏ có 2n = 68-70.
1
null
Hươu la (tiếng Anh: Mule deer, danh pháp hai phần: Odocoileus hemionus), là một loài hươu thuộc chi Odocoileus, họ Cervidae, phân họ Capreolinae, bộ Artiodactyla. Đây là loài hươu bản địa tại phía tây Bắc Mỹ. Được đặt tên theo hình dạng lỗ tai, lớn giống như con la. Được cho là có vài phân loài, bao gồm cả hươu đuôi đen. Không giống như họ hàng hươu đuôi trắng ("Odocoileus virginianus"), hươu la gắn liền với vùng đất bờ tây sông Missouri, đặc biệt tại dãy núi Rocky của Bắc Mỹ. Hươu la cũng được du nhập đến Argentina. Mô tả. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa hươu đuôi trắng và hươu la là kích thước đôi lỗ tai của chúng, màu sắc đuôi, và hình dạng sừng gạc. Trong nhiều trường hợp, kích thước cơ thể cũng là một sự khác biệt quan trọng. Đuôi hươu la có ngọn màu đen, trong khi hươu đuôi trắng không có. Gạc hươu la chẻ đôi; chúng "chẻ ba" khi hươu phát triển, chứ không phải phân nhánh từ một trục chính đơn nhất, như trường hợp hươu đuôi trắng. Mỗi mùa xuân, gạc hươu đực bắt đầu mọc trở lại gần như ngay lập tức sau khi gạc cũ gãy đi. Sự gãy thường diễn ra vào giữa tháng hai, với biến thể diễn ra bởi nơi xảy ra. Mặc dù có khả năng chạy, hươu la thường thấy động tác stotting (1 động tác nhảy vọt lên khi gặp nguy hiểm) (còn gọi là pronking), với cả bốn bàn chân đi xuống với nhau. Hươu đuôi đen cũng đã được du nhập đến Kauai, Hawaii. Hươu la là loài lớn trong 2 loài thuộc chi "Odocoileus" trên trung bình, với chiều cao khoảng tại bờ vai và chiều dài từ mũi đến đuôi khoảng từ . Trong số này, đuôi có thể bao gồm . Hươu đực trưởng thành ("male deer") thường nặng , trung bình khoảng , mặc dù mẫu vật trưng bày có thể nặng lên đến . Hươu cái trưởng thành ("female deer") khá nhỏ và thường nặng từ , với mức trung bình khoảng . Không giống hươu đuôi trắng, hươu la thường không cho thấy sự thay đổi kích thước đáng kể dọc theo phạm vi loài, mặc dù điều kiện môi trường có thể gây ra biến động trọng lượng đáng kể trong bất kỳ quần thể nhất định. Một ngoại lệ theo đấy, phân loài hươu đuôi đen Sitka ("O. h. sitkensis"). Phân loài này nhỏ hơn đáng kể so với các phân loài khác của hươu la, với trọng lượng trung bình khoảng và ở hươu đực và hươu cái, tương ứng. Hành vi theo mùa. Trong điều kiện vận động liên quan đến chỗ ở có sẵn và thức ăn, chu kỳ sinh sản rất quan trọng trong hành vi hiểu biết của hươu. Thời kỳ "động dục ở động vật đực" hoặc mùa giao phối thường bắt đầu vào mùa thu cũng như hươu cái vào trong thời kỳ động dục ở động vật cái trong thời gian một vài ngày và hươu đực trở nên hung hăng hơn, cạnh tranh bạn tình. Hươu cái có thể giao phối với nhiều hơn một hươu đực và quay trở lại động dục trong vòng một tháng, nếu chúng không lắng dịu. Thai kỳ khoảng 190-200 ngày, hươu non sinh ra vào mùa xuân, ở với hươu mẹ trong suốt mùa hè và được cai sữa vào mùa thu sau khoảng 60-75 ngày. Hươu la cái thường sinh hai hươu con, mặc dù nếu đó là lần đầu tiên hươu sinh một con non, thường chỉ có một. Gạc hươu đực gãy trong mùa đông, tăng trưởng trở lại để chuẩn bị cho động dục mùa tới. Chu kỳ tăng trưởng hàng năm của gạc hươu được quy định bởi những thay đổi trong chiều dài của ngày. Để biết thêm thông tin xem bài viết chính về hươu nai. Bên cạnh con người, ba loài săn mồi hàng đầu của hươu la là sói đồng cỏ, sói xám, và báo sư tử. Linh miêu đuôi cộc, chồn sói, gấu đen Bắc Mỹ và gấu nâu có thể săn hươu trưởng thành, nhưng thường chỉ tấn công hươu non, mẫu vật ốm yếu hoặc ăn xác hươu sau khi đã chết tự nhiên. Gấu và các loài có kích thước nhỏ hơn thường kiếm ăn cơ hội, và ít đe dọa đến một con hươu la mạnh mẽ, khỏe mạnh. Chế độ ăn uống và hành vi kiếm ăn. Kufleld et al. (1973) đã phân tích 99 nghiên cứu về chế độ ăn của hươu la và thấy rằng một số lượng 788 loài thực vật đã được hươu la ăn, và chế độ ăn của hươu la thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mùa, khu vực địa lý, năm, và độ cao so với mực nước biển. Kufeld, et al. (1973) đã đưa ra các số liệu sau đây về chế độ ăn của hươu la ghi nhận tại dãy núi Rocky: Anthony & Smith (1977) phát hiện ra rằng chế độ ăn của hươu la rất tương tự như của hươu đuôi trắng trong khu vực mà chúng cùng tồn tại. Hươu la kiếm ăn trung gian chứ không phải gặm chồi non tinh khiết hoặc gặm cỏ; phần lớn là chồi non, nhưng cũng ăn thảm thực vật thảo mộc, một lượng nhỏ cỏ, hoặc nếu có thể là quả của cây xanh hoặc cây bụi như cây đậu, vỏ đậu, hạt cứng (bao gồm quả đấu, đó là hạt sồi), và quả mọng. Hươu la dễ dàng thích ứng với sản phẩm nông nghiệp và cây trồng cảnh quan. Tại dãy núi Sierra Nevada, hươu la phụ thuộc vào địa y "wila" như 1 nguồn thức ăn mùa đông. Những loài thực vật phổ biến nhất được hươu la tiêu thụ là: Hươu la cũng ăn cỏ lạc mang, cỏ cách lan mã, cỏ tước mạch, và cỏ vũ mao, cũng như hoa bụi linh dương, hùng quả, anh đào đắng, hoa bụi đắng, sồi đen, dẻ ngựa California, ceanothus, tuyết tùng, hồng bụi, hoàng cận, thù du sông, hoàng liên gai leo, sơn thù du, thông Douglas, quả cơm cháy, fendlera, hoa mắt vàng, mận chuột lá nhựa, thông lá ngắn, chút chít, kohleria, manzanita, mesquite, sồi, thông, cúc bụi thỏ, cỏ phấn hương, quả mọng đỏ, sồi bụi, hoa đường lệ (gồm có đường lệ Thái Bình Dương), bách xù Sierra, tua lụa, mao hạch, cỏ cảnh thiên, hướng dương, tesota, cỏ ngấy hương, sồi xám, cơm cháy nhung, anh đào dại phương tây, anh đào đen, và yến mạch hoang dã. Nơi có sẵn, hươu la cũng ăn nhiều loại nấm hoang dã, phong phú nhất vào cuối mùa hè và mùa thu ở vùng núi phía nam Rocky. Nấm cung cấp hơi ẩm, protein, phosphor và kali. Con người đôi khi tham gia vào nỗ lực bổ sung thức ăn trong mùa đông khắc nghiệt trong một có gắng tránh nạn đói hươu la. Cơ quan động vật hoang dã không khuyến khích những nỗ lực đó nhất, có thể gây hại cho quần thể hươu la do lây lan bệnh (ví dụ như lao và bệnh thoái hóa kinh niên) khi hươu tụ tập ăn; phá vỡ mô hình di cư; gây quá tải số lượng của quần thể hươu la địa phương và vượt quá chồi non cây bụi và thảo mộc. Nỗ lực bổ sung thức ăn phù hợp khi tiến hành cẩn thận trường hợp hạn chế, nhưng để thành công khi cho ăn phải bắt đầu sớm trong mùa đông khắc nghiệt, trước khi điều kiện phạm vi kém và thời tiết gây ra suy dinh dưỡng hoặc nạn đói nghiêm trọng, phải được tiếp tục cho đến khi điều kiện phạm vi có thể hỗ trợ bầy đàn. Phân loại. Hươu la có thể được chia thành hai nhóm chính: Hươu la ("sensu stricto") và hươu đuôi đen. Nhóm thứ nhất bao gồm tất cả các phân loài, ngoại trừ "O. h. columbianus" và "O. h. sitkensis", đó là trong nhóm hươu đuôi đen. Hai nhóm chính từng được xem như loài riêng biệt, nhưng chúng lai giống, và hầu như tất cả nhà chức trách gần đây xem xét hươu la và hươu đuôi đen như cùng loài. Dường như hươu la tiến hóa từ hươu đuôi đen. Mặc dù vậy, mtDNA của hươu đuôi trắng và hươu la tương tự nhau, nhưng có sự khác biệt so với hươu đuôi đen. Điều này có thể là kết quả của sự pha trộn gen, mặc dù giống lai giữa hươu la và hươu đuôi trắng hiếm trong tự nhiên (dường như phổ biến hơn tại địa phương tây Texas), và tỷ lệ sống con lai thấp ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt. Nhiều tuyên bố quan sát giống lai tự nhiên không hợp pháp, như nhận dạng dựa trên đặc điểm bên ngoài khá phức tạp. Phân loài. Một số nhà chức trách đã công nhận "O. h. crooki" là một danh pháp đồng nghĩa của "O. h. eremicus", nhưng kiểu mẫu vật xưa cũ là một con lai giữa hươu la và hươu đuôi trắng, vì vậy danh pháp "O. h. crooki" không hợp lệ. Ngoài ra, tính hợp lệ của "O. h. inyoensis" được đặt câu hỏi, hai danh pháp hươu phân bố biển đảo "O. h. cerrosensis" và "O. h. sheldoni" có lẽ là đồng nghĩa với "O. h. eremicus" hoặc "O. h. peninsulae". 10 phân loài hợp lệ dựa trên ấn bản thứ ba quyển sách "Mammal Species of the World" (Loài hữu nhũ thế giới) là:
1
null
Hươu nhỏ Nam Mỹ (danh pháp hai phần: "Pudu mephistophiles") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được de Winton mô tả năm 1896. Loài này sinh sống ở thảo nguyên lạnh cao, vùng đồng hoang của Colombia, Ecuador và Peru ở khu vực cao nguyên có độ cao từ 2000 đến 4000 mét. Đây là hươu nhỏ nhất thế giới; chiều dài đầu và thân từ 64–70 cm còn tổng chiều dài tối đa 70 cm, chiều cao đến vai từ 25 đến 40,5 cm và cân nặng chỉ từ 3,3–6 kg. Chúng có hai sừng ngắn, tai tròn nhỏ.
1
null
Hươu nhỏ Chile (danh pháp hai phần: Pudu puda) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Molina mô tả năm 1782. Đây là loài bản địa Chile và Argentina. Sau khi hươu nhỏ Nam Mỹ, đây là hươu nhỏ nhất thế giới, dài 36–41 cm và cân nặng từ 7 đến 10 kg. Nó có bộ lông thô dày, màu nâu sẫm.
1
null
Hươu đốm ("Axis axis") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777. Loài này được tìm thấy phổ biến ở các khu vực có nhiều cây của Sri Lanka, Nepal, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, và một quần thể nhỏ ở Pakistan. Loài này có nhiều tên gọi ở Ấn Độ, trong đó có: "Chital horin" trong tiếng Bengal, "Thith Muwa" trong tiếng Sinhalese, "Jinke" ở Kannada, "Pulli Maan" trong tiếng Tamil và Malayalam, "Duppi" trong tiếng Telugu, "Phutuki Horin" trong tiếng Assamese, "Haran/Harin" trong tiếng Marath, và "Hiran" trong tiếng Hindi/Urdu (hai tên sau cùng có gốc từ "Harini", cùng nguồn gốc tiếng Phạn cho nghĩa 'hươu'). Nó là loài hươu phổ biến nhất trong các khu rừng Ấn Độ. Chital tên xuất phát từ tiếng Bengali Chitral (চিত্রল)/Chitra (চিত্রা), nghĩa là "đốm". Loài hươu này là loài trong chi đơn loài "Axis", nhưng chi này cũng đã từng bao gồm 3 loài nay được đặt trong chi "Hyelaphus" dựa trên bằng chứng gene. Con đực cao từ tại vai, với tổng chiều dài , bao gồm đuôi dài . Con đực nặng khoảng , và hơi lớn hơn con cái, nặng . Các con đực lớn ngoại cỡ có thể nặng . Tuổi thọ khoảng 8-14 năm.
1
null
Hươu đảo Bawean (danh pháp hai phần: "Hyelaphus kuhlii"), còn được gọi là hươu lợn Kuhl hoặc hươu lợn đảo Bawean, là một loài hươu đặc hữu trên đảo Bawean (huyện Gresik) thuộc Indonesia. Đây là loài bị đe dọa cao. Chiều cao điển hình của con đực là 60–70 cm đã được ghi nhận. Con đực có gạc ba tầng. Con non có đốm khi mới sinh, điều này ngăn cách chúng với quần thể "Hyelaphus porcinus" được biết đến nhiều nhất. Do tình trạng mất môi trường sống đang diễn ra, quy mô quần thể nhỏ và phạm vi hạn chế, hươu đảo Bawean được đánh giá là cực kỳ nguy cấp trong Danh sách Đỏ các loài bị đe dọa của IUCN. Nó được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES. Nó có ít kẻ thù tự nhiên ngoại trừ chim săn mồi và rắn lớn như trăn.
1
null
Hươu vàng (danh pháp khoa học: Hyelaphus porcinus) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780. Tại Việt Nam, hươu vàng sinh sống ở Tây Nguyên trong những khu vực đầm lầy của các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, và Đồng Nai. Tổng số ở Việt Nam chỉ khoảng vài trăm con. Vì tình trạng nguy cơ diệt chủng, hươu vàng được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Mô tả. Một con hươu vàng đực trưởng thành có cân nặng xấp xỉ 50 kg, hươu cái bé hơn, khoảng 30 kg. Chúng trông rất vững vàng và khỏe khoắn với thân hình dài và chân tương đối ngắn, một đường sống lưng đi từ vai cho tới mông. Tai của chúng được cắt tròn, những con hươu vàng già hơn thường có khuôn mặt và cổ nhạt màu những con khác trong đàn. Bộ lông của hươu vàng khá dày, thường có màu nâu tối vào mùa đông, trừ phần dưới của cơ thể và chân thì có màu sáng hơn. Vào cuối mùa xuân, lông của chúng đổi sang màu màu đỏ nâu đậm. Một số con hươu vàng có vằn đen lưng trải dài từ đầu cho tới đằng sau cổ và dọc theo xương sống. Vào mùa hè, thường xuất hiện những hàng chấm nhạt màu dọc theo vằn lưng từ vai cho tới mông. Đuôi của hươu vàng khá ngắn và có màu nâu, đầu đuôi có màu trắng. Mặt bên dưới đuôi có màu trắng, con hươu dùng đoạn đuôi màu trắng của chúng để biểu thị những cảnh báo theo cách của chúng. Hươu vàng có cặp tuyến ngoại tiết trên mặt ngay ở dưới mắt. Đệm xương bàn chân ở phía trên chân sau, chân nằm giữa những móng sau. Gạc của hươu đực trưởng thành thường có ba nhánh thuộc gạc trán có màu nâu, một gạc chính cứng cáp ở chóp các gạc. Đặc điểm khác biệt của gác hươu vàng là những góc nhọn giữa những nhánh gạc và gạc chính. Đặc điểm sống và sinh thái. Hươu vàng sống thành bầy chỉ khi điều kiện thuận lợi và không chia thành những bầy nhỏ hơn trong thời gian đó. Khi gặp kẻ săn mồi, chúng rẽ hướng để chạy trốn chứ không chạy cùng đàn. Khi muốn báo động cho cả đàn, chúng phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo. Phạm vi cư trú của hươu vàng thay đổi theo quy mô, trung bình khoảng 0.70 km². Con đực thường rất hung hăng. Không như những loài hươu khác, hươu vàng không có kì động dục. Do vậy, mật độ sinh sống của chúng chỉ 0,1 con trên 1 km² ở những thung lũng ven sông, tăng lên 19 cá thể trên 1 km² ở đồng bằng cỏ lớn. Kẻ săn mồi. Hổ, báo, báo gấm được biết đến là những kẻ săn mồi và một trong những con mồi lí tưởng của chúng là hươu vàng.
1
null
Hươu mũ lông (tiếng Hán: 毛冠鹿, phiên âm Hán Việt: "Mao quan lộc"), danh pháp hai phần: "Elaphodus cephalophus", là một loài hươu nhỏ đặc hữu tại Trung Quốc. Phân bố tại các tỉnh Thiểm Tây, Thanh Hải, An Huy, Vân Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Quý Châu, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Bắc.
1
null
Mang vàng Borneo, tên khoa học là Muntiacus atherodes, là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Groves & Grubb mô tả năm 1982. Phân bố. Loài này chỉ sinh sống và phân bố ở đảo Borneo. Không có thông tin nào liên quan đến sự hiện diện của nó ở Brunei nhưng có lẽ nó sống ở đó. Mang vàng Borneo có mặt ở cả Indonesia (Kalimantan) và Malaysia (Sabah và Sarawak). Chúng được biết ở hầu hết các khu bảo tồn rừng ở Sarawak, bao gồm Vườn quốc gia Bako, Khu bảo tồn động vật hoang dã Lanjak-Entimau, Vườn quốc gia Similajau, Vườn quốc gia Lambir Hills, Vườn quốc gia Samunsam, Vườn quốc gia Gunung Gading (ở vùng đất thấp) , Mulu và Vườn quốc gia Niah, và cũng đã được ghi nhận trong rừng khai thác ở khu vực Bintulu và cọ dầu tiếp giáp với khu rừng bị khai thác gần đây ở phía đông bắc Bintulu. Dân số. Loài này có vẻ phổ biến và thường phổ biến trong toàn bộ phạm vi của nó, ở bất cứ nơi nào có môi trường sống thích hợp. Số lượng dường như đang giảm ở một số phần ở Borneo thuộc Indonesia. Chúng cũng có thể bị suy giảm ở Malaysia Borneo. Xung quanh vùng đất thấp Bintulu, loài này vẫn phổ biến mặc dù môi trường sống bị gián đoạn nghiêm trọng và mức độ săn bắt cao so với khu vực.
1
null
Mang Roosevelt, tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum, là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Osgood mô tả năm 1932. Một mẫu vật duy nhất của "M. rooseveltorum" đã được nộp cho Bảo tàng Field năm 1929 sau chuyến đi săn do Theodore (Jnr) và Kermit Roosevelt dẫn đầu. Mẫu vật này hơi nhỏ hơn một chút so với mang Ấn Độ và thử nghiệm DNA chỉ ra rằng nó là khác biệt với các loài mang mới phát hiện gần đây. Một số người cho rằng nó là phân loài của mang Fea ("Muntiacus feae") với danh pháp "M. f. rooseveltorum", với phạm vi phân bố của loài này là vùng núi xa hơn về phía tây bắc, được chia tách bởi vùng đất thấp. Tuy nhiên, khi không/chưa có chứng cứ bổ sung thêm thì vị trí chính xác của mang Roosevelt không thể được định rõ. Phức tạp hơn là mối quan hệ của nó với một vài tên gọi được đề xuất sau này, bao gồm "M. truongsonensis", "M. putaoensis" và "M. puhoatensis". Có một vài tuyên bố cho rằng đã tái phát hiện được loài mang này, từ chứng cứ bao gồm các hộp sọ mà những người dân bản địa sống ven dãy núi Trường Sơn giữa Lào và Việt Nam sở hữu. Gần đây hơn, các bức ảnh do máy ảnh bẫy chụp lại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam) dường như đã nhận dạng được hai cá thể. Sau một thời gian theo dõi, mới đây, các nhà khoa học Việt Nam xác định chỉ còn khoảng 30 cá thể mang Roosevelt.
1
null
Hươu môi trắng "(Cervus albirostris)" là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Przewalski mô tả năm 1883. Loài này được tìm thấy trong đồng cỏ, cây bụi và rừng ở độ cao cao tại cao nguyên Tây Tạng đông. Chúng được gọi với tên hươu môi trắng (Baichunlu, 白唇鹿, trong Tiếng Trung, ཤྭ་ བ་ མཆུ་ དཀར ་. ་ trong Tiếng Tạng) vì có các mảng trắng trên mõm. Hươu này điền vào một môi trường thái tương tự như Shou (phân loài wallichi của nhóm loài hươu đỏ). Loài này lần đầu tiên được mô tả khoa học bởi Nikolai Przhevalsky vào năm 1883, và các mẫu vật đầu tiên được cấp bởi GW Thorold, loài này được đặt tên ông này. Tính đến đầu năm 2011, hơn 100 cá thể hươu Thorold của được nuôi giữ trong vườn thú đăng ký ISIS, và vào năm 1998 ước tính có khoảng 7000 cá thể vẫn còn trong hoang dã.
1
null
Hươu đầm lầy Ấn Độ (danh pháp hai phần: Rucervus duvaucelii) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được G. Cuvier mô tả năm 1823. Loài này đã được tìm thấy ở các địa phương bị cô lập ở miền bắc và miền trung Ấn Độ, và Tây Nam Nepal. Nó là tuyệt chủng ở Pakistan và Bangladesh.
1
null
Rucervus schomburgki là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Blyth mô tả năm 1863. Là loài bản địa miền Trung Thái Lan, loài này được mô tả bởi Edward Blyth vào năm 1863 và được đặt tên theo Sir Robert H. Schomburgk, là lãnh sự Anh tại Bangkok 1857-1864. Loài này được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1938, nhưng có suy đoán rằng chúng vẫn có thể còn tồn tại.
1
null
Hươu đốm đảo Visayas (danh pháp hai phần: Rusa alfredi) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Sclater mô tả năm 1870. Đây là một loài sống về đêm và nguy cơ tuyệt chủng sinh sồn chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới của đảo Visayas của Panay và Negros mặc dù chúng đã từng hiện diện khắp các đảo khác như Cebu, Guimaras, Leyte, Masbate, và Samar. Đây là một trong ba loài hươu loài đặc hữu ở Philippines, mặc dù nó không được công nhận là một loài riêng biệt cho đến năm 1983. Ước tính có khoảng 2.500 cá thể trưởng thành sống sót trên toàn thế giới tại thời điểm 1996, theo ước tính của IUCN. Mặc dù người ta không chắc chắn có bao nhiêu trong số chúng vẫn còn tồn tại trong tự nhiên. Chế độ ăn của loài nai này bao gồm các loại cỏ, lá và chồi trong rừng, là chỉ số hàng đầu về môi trường sống của chúng. Từ năm 1991, phạm vi của loài nai này đã giảm nghiêm trọng và ngày nay gần như ở các cánh đồng rộng lớn với loài lợn hoang đảo Visayas.
1
null
Hươu nâu Philippines "(Rusa marianna)" là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Desmarest mô tả năm 1822. Đây là loài bản địa từ các khu rừng và đồng cỏ trên hầu hết các đảo lớn của Philippines, Những hòn đảo lớn mà loài này không hiện diện là Negros, Panay, Palawan, Sulu, và Babuyan và Batanes. Nai Philippines là một loài kích thước trung bình, nhưng thường nhỏ hơn nhiều so với loài anh em họ của nó, là nai. Chiều dài đầu và thân là 100–151 cm, chiều cao vai là 55–70 cm, và trọng lượng cơ thể là 40–60 kg. Chúng chủ yếu có màu nâu đồng đều, ngoại trừ mặt dưới của đuôi màu trắng. Ở Mindanao, màu lông được ghi nhận có màu xám cát và nhợt nhạt. Con đực có sừng khá nhỏ, chỉ dài 20–40 cm.
1
null
Nai nhỏ Indonesia (danh pháp hai phần: "Rusa timorensis") là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được de Blainville mô tả năm 1822. Đây là loài bản địa trên đảo Java, Bali và Timor (chung với Đông Timor) thuộc Indonesia. Đây cũng là một loài được du nhập đến Irian Jaya, Borneo (Kalimantan), quần đảo Sunda nhỏ, Maluku, Sulawesi, Pohnpei, Fiji, Tonga, Samoa, Vanuatu, Solomon Islands, đảo Christmas, đảo Cocos, Australia, Mauritius, New Caledonia, New Zealand, Papua New Guinea, New Britain, New Ireland, Seychelles, Mayotte, đảo Comoro, Madagascar và Réunion.
1
null
Alcelaphus buselaphus là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1766. Đây là thành viên duy nhất của chi "Alcelaphus". Tám phân loài đã được mô tả, trong đó có hai loài đôi khi được coi là các loài độc lập. Là một loài linh dương lớn, loài này chỉ cao hơn 1 m ở vai và có chiều dài đầu và thân điển hình từ 200 đến 250 cm. Trọng lượng dao động từ 100 đến 200 kg. Loài này có trán đặc biệt dài và cặp sừng hình kỳ dị, cổ ngắn và tai nhọn. Chân thường có những mảng màu đen, dài bất thường. Bộ lông nói chung ngắn và bóng. Màu lông thay đổi theo các phân loài, từ màu nâu cát của phân loài phía Tây đến màu nâu sô cô la của phân loài Swayne. Cả hai giới của tất cả các phân loài đều có sừng, với sừng con cái mảnh mai hơn. Sừng có thể đạt chiều dài 45–70 cm. Ngoài khuôn mặt dài, bộ ngực lớn và phần lưng dốc ngược là điểm khác biệt của linh dương với các loài linh dương khác. Một cái bướu dễ thấy trên vai là do quá trình dài của đốt sống lưng ở vùng này. Loài này sinh sống theo bầy đàn, tạo thành đàn từ 20 đến 300 cá thể. Chúng rất cảnh giác và không hiếu chiến. Chúng chủ yếu là động vật ăn cỏ. Giao phối diễn ra quanh năm với một hoặc hai thời gian cao điểm, và phụ thuộc vào các loài phụ và các yếu tố địa phương. Cả con đực và con cái đều đạt đến độ tuổi thành thục sinh dục khi được một đến hai tuổi. Thời gian mang thai kéo dài từ tám đến chín tháng, mỗi lứa đẻ một con. Thời gian sinh sản thường cao điểm vào mùa khô. Tuổi thọ là 12 đến 15 năm. Sinh sống ở các savan khô và đồng cỏ cây cối rậm rạp, loài này thường di chuyển đến những nơi khô cằn hơn sau khi mưa. Chúng đã được ghi nhận từ độ cao trên núi Kenya lên đến 4.000 m. Loài này trước đây đã từng phổ biến ở châu Phi, nhưng các quần thể đã bị suy giảm nghiêm trọng do môi trường sống bị phá hủy, săn bắn, định cư của con người và cạnh tranh thức ăn với gia súc. Mỗi loài trong số tám phân loài có một tình trạng bảo tồn khác nhau. Phân loài Bubal đã bị Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1994. Trong khi quần thể của loài đỏ đang gia tăng, thì số lượng của phân loài Tora, vốn đã cực kỳ nguy cấp, lại đang suy giảm. Loài này đã tuyệt chủng ở Algeria, Ai Cập, Lesotho, Libya, Morocco, Somalia và Tunisia; nhưng đã được du nhập vào Swaziland và Zimbabwe. Nó là một loài bị con người săn bắt phổ biến do thịt được đánh giá cao.
1
null
Linh dương đầu bò đen (tiếng Anh: black wildebeest hay white-tailed gnu ("linh dương đầu bò đuôi trắng") (danh pháp hai phần: "Connochaetes gnou") là một trong hai loài linh dương đầu bò ("wildebeest") có liên quan chặt chẽ với nhau. Là thành viên thuộc chi "Connochaetes", họ Bovidae. Loài này được Eberhard August Wilhelm von Zimmermann mô tả lần đầu tiên vào năm 1780. Linh dương đầu bò đen có chiều dài điển hình từ đầu đến hết thân từ , cân nặng trung bình khoảng . Con đực khi đứng bờ vai cao xấp xỉ , trong khi con cái có chiều cao khoảng . Linh dương đầu bò đen mang chiếc đuôi trắng đặc trưng, dài giống như loài ngựa. Lông phủ toàn thân có màu từ sẫm nâu đến màu đen. Lông dài sẫm màu giữa hai chân trước và dưới bụng. Linh dương đầu bò đen là loài ăn cỏ, toàn bộ chế độ ăn uống gồm nhiều loài cỏ khác nhau. Nước là một nhu cầu thiết yếu. Có ba nhóm bầy đàn khác biệt: đàn con cái, đàn con đực đơn thân và đàn con đực chiếm lãnh thổ. Chúng chạy nhanh, giao tiếp bằng cách sử dụng một loạt thông báo thị giác và âm thanh. Mùa sinh sản chính của linh dương đầu bò đen từ tháng Hai đến tháng Tư. Con non duy nhất thường được sinh ra sau thai kỳ khoảng tám tháng rưỡi. Thú non vẫn ở với con cái cho đến khi con non tiếp theo của linh dương cái được sinh ra sau đó một năm. Linh dương đầu bò đen sống tại đồng bằng rộng, đồng cỏ và vùng cây bụi Karoo. Quần thể tự nhiên của linh dương đầu bò đen, loài đặc hữu tại khu vực phía nam châu Phi, gần như hoàn toàn bị tiêu diệt trong thế kỷ 19, do danh tiếng loài cũng như dịch bệnh, giá trị da và thịt của chúng. Tuy nhiên, loài này được tái nhập rộng rãi từ những linh dương sống được nuôi nhốt, cả ở khu bảo tồn thiên nhiên lẫn khu tư nhân trên khắp Lesotho, Eswatini, và Nam Phi. Chúng cũng được du nhập bên ngoài phạm vi tự nhiên ở Namibia và Kenya. Phân loại và tiến hóa. Danh pháp hai phần của linh dương đầu bò đen là "Connochaetes gnou". Loài được xếp vào chi "Connochaetes", họ Bovidae và được Eberhard August Wilhelm von Zimmermann, nhà động vật học người Đức, mô tả lần đầu năm 1780. Ông mô tả dựa trên một bài báo được nhà triết học tự nhiên Jean-Nicolas-Sébastien Allamand viết vào năm 1776. Danh pháp chi "Connochaetes" xuất phát từ tiếng Hy Lạp là κόννος, kónnos, "beard" (râu), và χαίτη, khaítē, "flowing hair" (mái tóc), "mane" (bờm). Danh pháp loài "gnou" bắt nguồn từ tên theo tiếng Khoikhoi dành cho nhiều loài động vật, gnou. Tên phổ biến "gnu" cũng được cho có nguồn gốc từ tên theo tiếng Hottentot là T'gnu, nó đề cập đến tiếng kêu lặp đi lặp lại "ge-nu" của con đực trong mùa giao phối. Linh dương đầu bò đen lần đầu tiên được phát hiện ở miền phía Bắc của Nam Phi trong những năm 1800. Linh dương đầu bò đen từng xếp chung với chi tương tự hiện nay là linh dương đầu bò xanh ("Connochaetes taurinus"). Điều này không phải giữ nguyên như thế, một thời gian sau nó được xếp dưới một chi riêng biệt, "Gorgon". Dòng dõi linh dương đầu bò đen dường như phân tách từ linh dương đầu bò xanh vào thời gian từ khoảng giữa đến cuối Thế Pleistocene, trở thành loài riêng biệt khoảng một triệu năm về trước. Sự tiến hóa này khá gần trong một niên đại địa chất. Đặc điểm cần thiết cho tập tính bảo vệ lãnh thổ như cặp sừng và hộp sọ rộng của linh dương đầu bò đen hiện đại được tìm thấy trên hóa thạch tổ tiên của loài. Hóa thạch phát hiện sớm nhất là đá trầm tích ở Cornelia tại Orange Free State có niên đại khoảng 800.000 năm. Hóa thạch từ trầm tích sông Vaal cũng được báo cáo, mặc dù không rõ ràng chúng có cổ xưa như những gì tìm được tại Cornelia hay không. Sừng của linh dương đầu bò đen phát hiện được tại những đụn cát gần Hermanus, Nam Phi. Đây là phạm vi vượt xa những gì ghi nhận được về loài này dẫn đến đề xuất cho rằng số con vật có thể di cư đến khu vực này từ Karoo. Lai giống. Linh dương đầu bò đen được biết đến là có thể lai giống với họ hàng phân loại gần của chúng, linh dương đầu bò xanh. Linh dương đầu bò đen đực giao phối với linh dương đầu bò xanh cái và ngược lại. Sự khác biệt hành vi xã hội và môi trường sống trong lịch sử đã ngăn cản lai tạp giữa 2 loài, tuy nhiên sự giao phối có thể xảy ra khi cả hai đều bị giới hạn phạm vi cùng khu vực. Kết quả con lai thường tốt giống. Một nghiên cứu về động vật lai tại khu bảo tồn thiên nhiên Đập Spioenkop ở Nam Phi cho biết có nhiều bất lợi dị thường liên quan đến răng, sừng và xương khớp nối trong hộp sọ. Một nghiên cứu khác báo cáo sự gia tăng kích thước con lai so với một trong hai bố mẹ của chúng. Ở vài con vật khoang thính giác bị biến dạng cao, ở số khác xương quay và xương trụ được hợp nhất. Mô tả. Linh dương đầu bò đen là loài dị hình giới tính, con cái có kích thước nhỏ hơn và mảnh mai hơn con đực. Chiều dài điển hình từ đầu đến hết thân từ . Con đực có bờ vai cao xấp xỉ khoảng từ , trong khi con cái cao khoảng từ . Con đực có cân nặng điển hình khoảng từ , con cái cân nặng khoảng từ . Đặc điểm phân biệt có ở cả hai giới là chiếc đuôi dài, màu trắng tương tự đuôi ngựa. Màu trắng sáng của đuôi đem đến cho loài này tên theo tiếng địa phương là "linh dương đầu bò đuôi trắng", phân biệt với linh dương đầu bò xanh, vốn có đuôi màu đen. Chiều dài đuôi khoảng từ . Linh dương đầu bò đen có lông phủ toàn thân có màu nâu hoặc đen, hơi nhạt màu hơn vào mùa hè, thô hơn và dày hơn vào mùa đông. Con non mới sinh có lông xù xì, vàng nhạt. Con đực sẫm màu hơn so với con cái. Linh dương có bờm rậm, ngọn bờm đen, cũng như linh dương đầu bò xanh, đính lên từ phía sau cổ. Lông sắp xếp theo màu trắng hoặc màu kem với ngọn sẫm tối. Trên mõm lẫn dưới cằm, có râu cứng đen. Lông dài sẫm tối mọc giữa hai chân trước và dưới bụng. Những đặc điểm thể chất khác bao gồm chiếc cổ dày, lưng phẳng, đôi mắt khá nhỏ và tròn sáng. Cả hai giới đều có cặp sừng khỏe, cong về phía trước, giống như lưỡi câu và dài lên đến . Cặp sừng rộng lớn ở con đực trưởng thành dát phẳng tạo thành lá chắn bảo vệ. Ở con cái, cặp sừng ngắn hơn và hẹp hơn. Sừng phát triển đầy đủ ở con cái trong năm thứ ba, nhưng sừng không phát triển đầy đủ trước tuổi thứ 4 hoặc 5 ở con đực. Linh dương đầu bò đen thường có 13 đốt sống ngực, mặc dù mẫu vật có 14 đốt đã được báo cáo, loài này cho thấy xu hướng biến đổi vùng ngực trở nên thon dài. Tuyến mùi hương tiết ra một chất dính phía trước đôi mắt, dưới búi lông và trên bàn chân trước. Con cái có hai núm vú. Ngoài sự khác biệt tại đuôi, hai loài linh dương đầu bò cũng khác nhau về kích thước và màu sắc, loài đen nhỏ hơn, sẫm màu hơn so với loài xanh. Linh dương đầu bò đen có thể duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi nhỏ bất chấp những biến động lớn của nhiệt độ bên ngoài. Cho thấy loài này phát triển tốt hành vi định hướng bức xạ Mặt Trời giúp linh dương phát triển mạnh dưới nắng nóng và môi trường sống không có bóng râm. Hồng cầu đếm được khi sinh cao và tăng khi đến 2-3 tháng tuổi. Trong khi ngược lại, bạch cầu đếm được lúc sinh thấp và giảm trong suốt cuộc đời. Bạch cầu hạt trung tính đếm được cao ở tất cả lứa tuổi. Lượng hematocrit và hemoglobin giảm khi được 20-30 ngày tuổi sau khi sinh. Cao điểm liều lượng của tất cả thông số hemoglobin khi linh dương đạt 2-3 tháng tuổi, sau đó giảm dần, đạt giá trị thấp nhất ở cá thể lớn tuổi nhất. Sự hiện diện sợi co giật nhanh và cơ bắp có khả năng sử dụng một lượng lớn oxy hỗ trợ, đã giải thích cho tốc độ chạy nhanh của linh dương đầu bò đen cùng sức đề kháng cao đến lúc mệt mỏi. Loài này có thể sống được chừng 20 năm. Bệnh tật và ký sinh trùng. Linh dương đầu bò đen đặc biệt nhạy cảm với bệnh than, một loại dịch hiếm và phân tán rộng rãi từng được ghi nhận và có khả năng gây tử vong cao. Mất điều hòa liên quan đến bệnh thoái hóa tủy sống và nồng độ đồng thấp trong gan cũng được phát hiện ờ loài này. Bệnh tích nước bao tim ("Ehrlichia ruminantium") là một chứng bệnh ký sinh do nhóm vi khuẩn Rickettsia gây ra có ảnh hưởng đến linh dương đầu bò đen, cũng như linh dương đầu bò xanh bị ảnh hưởng chí tử do dịch tả trâu bò và lở mồm long móng, người ta tin rằng linh dương đầu bò đen cũng có khả năng mẫn cảm với nhiều loại bệnh trên. Sốt viêm ác tính trâu bò là một căn bệnh gây tử vong cho bò nhà, do Virus Gammaherpes gây ra. Dường như, giống với linh dương đầu bò xanh, linh dương đầu bò đen tích chứa virus và giống tất cả động vật mang mầm bệnh, liên tục bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng thể hiện. Virus lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh. Linh dương đầu bò đen hoạt động như vật chủ của một số ký sinh trùng bên ngoài và bên trong chúng. Một nghiên cứu tại Karroid Mountainveld (Đông Cape, Nam Phi) cho thấy sự hiện diện tất cả giai đoạn ấu trùng loài ruồi ký sinh dưới mũi, "Oestrus variolosus" và "Gedoelstia hässleri". Giai đoạn giữa hai lần thay vỏ đầu tiên của ấu trùng "G. hässleri" phát hiện với số lượng lớn trên màng cứng (dura mater) ở linh dương non, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó di chuyển đến đoạn mũi. Dịch bệnh ghẻ lở do ve lặp đi lặp lại đã dẫn đến sự tuyệt chủng quy mô lớn. Nghiên cứu đầu tiên về động vật nguyên sinh trong linh dương đầu bò xanh và đen cho thấy sự hiện diện 23 loài sinh vật đơn bào trong dạ cỏ, có cả "Diplodinium bubalidis" và "Ostracodinium damaliscus" phổ biến ở tất cả cá thể. Sinh thái và hành vi. Linh dương đầu bò đen hoạt động chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối, ưa thích nghỉ ngơi tại thời điểm nóng nhất trong ngày. Linh dương có thể chạy với tốc độ . Khi một đối tượng lạ đến gần đàn khoảng vài trăm mét, linh dương thở phì rồi chạy một khoảng ngắn trước khi dừng và nhìn lại, chúng sẽ lặp đi lặp lại hành vi này nếu tiếp tục bị đến gần. Chúng giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng pheromone dò tìm phản ứng flehmen và một số hình thức truyền thông phát âm. Một trong số đó là tiếng thở lách cách như kim loại hoặc tiếng vọng "hick", có thể nghe cách đó đến 1500 mét (1 dặm). Động vật săn thịt loài này gồm có sư tử, linh cẩu đốm, chó hoang châu Phi, báo hoa, báo gêpa và cá sấu. Thú non là mục tiêu chính của linh cẩu, trong khi sư tử tấn công linh dương trưởng thành. Linh dương đầu bò đen là loài động vật xã hội có cấu trúc xã hội phức tạp bao gồm ba nhóm riêng biệt: thứ nhất, đàn linh dương cái, bao gồm con cái trưởng thành và con non; thứ hai, đàn con đực đơn thân, gồm chỉ con non 1 tuổi và con đực lớn tuổi; thứ ba, con đực chiếm lãnh thổ. Số con cái mỗi đàn biến thiên, thường từ 14 đến 32, nhưng cao nhất trong các quần thể dày đặc và cũng gia tăng theo mật độ thức ăn. Có sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong đàn linh dương cái, nhiều con trong số đó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đàn lớn thường được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Trong khi con non ở lại cùng linh dương mẹ, những con lớn tuổi hình thành các nhóm riêng trong đàn. Bầy đàn hình thành hệ thống phân cấp xã hội, con cái khá hung dữ với những con khác cố gắng tham gia nhóm. Con đực thường bị linh dương mẹ khước từ trước khi mùa sinh bắt đầu. Tách thú non khỏi linh dương mẹ có thể là nguyên nhân chính gây tử vong cho linh dương non. Trong khi một số con đực 1 tuổi ở lại trong đàn con cái, những con khác tham gia đàn con đực đơn thân. Đây thường là những liên kết lỏng lẻo và không giống như đàn linh dương cái, chúng không gắn bó chặt với nhau. Một sự khác biệt giữa đàn con cái và con đực đơn thân là sự xâm lược thấp hơn ở một phần linh dương đực. Đàn linh dương đực đơn thân di chuyển rộng rãi trong các môi trường sống và hoạt động như chốn trú ẩn cho những con đực không thành công trong việc chiếm lãnh thổ trước linh dương đực khác, và cũng là một nguồn dự trữ con đực cho nòi giống tương lai. Ở con đực trưởng thành, thông thường khi đã hơn 4 tuổi chúng thiết lập lãnh thổ riêng nơi đàn con cái thường đi qua. Lãnh thổ này được duy trì suốt cả năm, các cá thể thường cách biệt nhau một khoảng , nhưng điều này có thể thay đổi tùy theo chất lượng môi trường sống. Điều kiện thuận lợi, khoảng cách này ít nhất , nhưng có thể lớn khoảng khi môi trường sống nghèo nàn. Mỗi con có một mảng đất ở trung tâm lãnh thổ của mình, trong đó nó thường thả phân, có hành vi phô bày. Bao gồm tiểu, cào, gãi, lăn trên mặt đất và húc sừng mạnh - tất cả đều chứng tỏ sức mạnh của nó với những con khác. Cuộc gặp gỡ giữa hai con đực liên quan đến việc xây dựng nghi thức. Estes đặt ra thuật ngữ "nghi thức thách thức" ("challenge ritual") nhằm mô tả hành vi này ở linh dương đầu bò xanh, nhưng điều đó cũng được áp dụng cho cả linh dương đầu bò đen, nhờ vào tương đồng gần gũi trong hành vi ở cả hai loài. Con đực sẽ đến gần con đực khác với cái đầu hạ thấp, tương tự vị trí gặm cỏ (đôi khi giống như gặm cỏ thực sự). Điều này thường tiếp nối bằng những động tác như đứng ở một vị trí ngược-song song, theo đó một con đực tiểu, đối phương ngửi mùi và thực hiện phản ứng flehmen, sau đó chúng có thể đảo ngược thủ tục. Xuyên suốt nghi thức này hoặc sau đó, hai con linh dương có thể áp sừng vào nhau, đi vòng quanh nhau, hoặc thậm chí nhìn chằm chằm vào nhau. Sau đó chúng bắt đầu đấu nhau, trận đấu có thể diễn ra với cường độ thấp (lồng sừng vào nhau và xô đẩy trong tư thế đứng) hoặc cường độ cao (húc đầu gối, chống trả đối phương mạnh bạo, cố giữ tiếp xúc khi trán đang gần chạm mặt đất). Chúng cũng phô bày sự đe dọa như rung lắc đầu. Khẩu phần. Linh dương đầu bò đen chủ yếu ăn cỏ, thích các cây cỏ thấp nhưng cũng ăn các loại thảo mộc và cây bụi khác, đặc biệt khi cỏ xanh khan hiếm. Cây bụi có thể chiếm nhiều đến 37% trong chế độ ăn nhưng cỏ thường chiếm hơn 90%. Nước là nhu cầu cần thiết, mặc dù chúng có thể tồn tại mà không cần uống nước mỗi ngày. Đàn gặm cỏ hoặc theo đường thẳng hoặc theo nhóm lỏng lẻo, thường đi bộ theo dãy đơn khi di chuyển. Chúng thường đi kèm với cò ma, cò chọn ra và tiêu thụ côn trùng ẩn trong lông hoặc bị nhiễu loạn khi di chuyển. Trước khi người châu Âu xuất hiện trong khu vực, linh dương đầu bò lang thang rộng rãi, hầu như chắc chắn có tương quan đến mùa mưa và thức ăn xanh tốt có sẵn. Loài này không bao giờ thực hiện hành trình di cư lớn như linh dương đầu bò xanh nhưng có thời điểm chúng vượt qua dãy núi Drakensberg, di chuyển về phía đông vào mùa thu, tìm kiếm đồng cỏ tốt tươi. Sau đó linh dương trở về thảo nguyên núi cao vào mùa xuân, di chuyển về phía tây, nơi khoai lang cùng thảm thực vật Karoo khá phong phú. Loài này cũng di chuyển từ phía bắc đến phía nam để tìm kiếm loại cỏ chua tại phía bắc sông Vaal, những cây cỏ sinh trưởng thành thục trở nên có mùi khó chịu thì linh dương đầu bò chỉ ăn chồi non. Ngày nay, hầu như tất cả linh dương đầu bò đen sống tại khu bảo tồn hoặc trang trại, mức độ di chuyển của loài bị hạn chế. Theo một nghiên cứu về hoạt động gặm cỏ của số linh dương cái sống trong môi trường không bóng râm, phát hiện rằng chúng gặm cỏ chủ yếu vào ban đêm. Quan sát trong thời gian đều đặn suốt thời kỳ một năm, phát hiện ra rằng khi gia tăng nhiệt độ, số lượng linh dương gặm cỏ vào ban đêm cũng tăng lên. Khi thời tiết mát mẻ, chúng nằm xuống nghỉ ngơi nhưng khi điều kiện nóng hơn chúng nghỉ ngơi lúc đứng. Sinh sản. Linh dương đực động dục khi được 3 năm tuổi nhưng có thể thành thục ở tuổi trẻ hơn trong điều kiện nuôi nhốt. Linh dương cái đầu tiên đến theo mùa và sinh sản như con non 1 tuổi hoặc 2 tuổi. Loài này sinh sản chỉ một lần trong một năm. Một con linh dương đầu bò đen đực vượt trội sẽ có một quần tụ nhiều con cái và không cho phép những con đực khác giao phối với chúng. Mùa sinh sản xảy ra vào cuối mùa mưa, kéo dài một vài tuần giữa tháng Hai và tháng Tư. Khi một con cái của nó đi vào chu kỳ động dục, con đực tập trung vào con cái đó và giao phối với con cái đó nhiều lần. Hành vi giao phối của con đực vào thời điểm này bao gồm việc giãn cơ chậm, úp tai xuống, đánh hơi âm hộ, thể hiện nghi thức tiểu tiện và chạm cằm vào mông con cái. Đồng thời, con cái vẩy đuôi lên (đôi khi theo chiều dọc) hoặc vun vút ngang qua mặt con đực. Cặp đôi thường tách ra sau khi giao phối, nhưng đôi khi linh dương cái di chuyển theo bạn đời của nó ở phía sau, dùng mõm chạm vào mông con đực. Trong mùa sinh sản, con đực đánh mất điều kiện như việc trải qua ít thời gian gặm cỏ hơn. Linh dương đực được biết đến còn có thể gắn kết với những con đực khác. Thai kỳ kéo dài khoảng 8 tháng rưỡi, sau đó linh dương non duy nhất được sinh ra. Con cái đau đẻ không di chuyển ra khỏi đàn con cái, liên tục nằm xuống rồi đứng lên vài lần. Sinh sản thường diễn ra tại khu vực cỏ thấp, và diễn ra khi linh dương cái nằm ở vị trí đó. Nó đứng lên ngay sau đó làm dây rốn đứt ra, liếm sạch thân con non và nhai nhau thai. Mặc dù khác biệt vùng miền, khoảng 80% số con cái sinh sản trong khoảng thời gian 2-3 tuần sau khi bắt đầu mùa mưa - từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12. Sinh sản theo mùa giữa những cá thể linh dương đầu bò nuôi nhốt tại các vườn thú ở châu Âu cũng được báo cáo. Không có báo cáo nào về các trường hợp sinh đôi. Thú non có bộ lông hung hung, xù xì và cân nặng khoảng . Đến cuối tuần thứ 4, bốn răng cửa xuất hiện đầy đủ và tại khoảng thời gian đó, hai cấu trúc nhô lên giống như cục u, sừng non xuất hiện trên đầu. Về sau phát triển thành sừng đạt chiều dài vào tháng thứ 5 và phát triển tốt vào tháng thứ 8. Con non có thể đứng và chạy ngay sau khi sinh, một khoảng thời gian rất nguy hiểm đối với động vật non trong tự nhiên. Linh dương đầu bò non được nuôi bằng sữa mẹ đến khi đạt 6 đến 8 tháng tuổi, bắt đầu gặm cỏ khi được 4 tuần và vẫn còn ở với mẹ cho đến khi con non tiếp theo của linh dương cái sinh ra sau đó một năm. Phân bố và môi trường sống. Linh dương đầu bò đen có nguồn gốc từ phía nam châu Phi. Trong lịch sử, phạm vi sinh sống của loài này bao gồm các nước Nam Phi, Eswatini và Lesotho, nhưng ở hai quốc gia sau đã bị săn bắt đến tuyệt chủng vào thế kỷ 19. Loài được tái nhập tại nơi sống cũ và cũng du nhập đến Namibia, nơi có sự thiết lập thuận lợi. Linh dương đầu bò đen sống tại đồng bằng rộng, đồng cỏ và đất cây bụi Karoo; tại cả hai khu vực miền núi dốc lẫn đồi núi nhấp nhô thấp. Độ cao tại nhiều khu vực biến thiên trong khoảng . Đàn thường di trú hoặc du mục, nếu không, chúng có thể có phạm vi định cư thường khoảng . Đàn con cái đi lang thang theo phạm vi định cư dao động quanh kích thước . Trong quá khứ, linh dương đầu bò đen sinh sống trên đồng cỏ ôn đới tại Highveld suốt mùa đông khô và vùng Karoo khô hạn suốt mùa mưa. Tuy nhiên, do kết quả săn bắt quy mô lớn nhằm lấy da, linh dương đã biến mất khỏi phạm vi sống trong lịch sử. Hiện nay phần lớn giới hạn tại nông trại nuôi thú săn hoặc khu bảo tồn phía nam châu Phi. Tại hầu hết khu bảo tồn, linh dương đầu bò đen chia sẻ môi trường sống với linh dương blesbok và linh dương nhảy. Mối đe dọa và bảo tồn. Tại những nơi linh dương đầu bò đen sống cùng với linh dương đầu bò xanh, hai loài này có thể lai giống, điều này được xem là mối đe dọa tiềm năng cho việc duy trì loài thuần chủng. Linh dương đầu bò đen từng rất đông đúc và hiện diện tại miền nam châu Phi với nhiều đàn lớn. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, gần như bị săn bắt đến tuyệt chủng và chỉ còn ít hơn 600 cá thể còn lại. Một số lượng nhỏ các cá thể vẫn còn hiện diện tại khu bảo tồn thú săn, vườn thú, đó là những quần thể được cứu sống. Hiện nay, có hơn 18.000 cá thể, 7.000 trong số đó ở Namibia, sống trong điều kiện nuôi nhốt ngoài phạm vi tự nhiên. Khoảng 80% linh dương đầu bò đen sống tại những khu tư nhân, trong khi 20% khác được giới hạn tại khu vực bảo vệ. Số lượng hiện nay đang có xu hướng tăng lên (đặc biệt trên đất tư nhân). Vì lý do đó mà IUCN liệt kê linh dương đầu bò đen vào nhóm "loài ít quan tâm" trong sách đỏ IUCN. Chúng cũng được du nhập đến Namibia một cách thành công và số lượng đã tăng đáng kể từ 150 vào năm 1982 lên 7.000 vào năm 1992. Được sử dụng và tương tác với con người. Linh dương đầu bò đen được vẽ trên phù hiệu áo giáp của tỉnh Natal tại Nam Phi. Trong những năm qua, giới chức trách Nam Phi đã phát hành tem in hình động vật và kho bạc Nam Phi đã đúc đồng xu 5 rand với hình một con linh dương đầu bò đen đang nhảy dựng lên. Mặc dù ngày nay chúng không hiện diện trong môi trường tự nhiên với số lượng lớn, nhưng từng có thời điểm linh dương đầu bò đen là động vật ăn cỏ chính của hệ sinh thái và là mục tiêu săn mồi chủ yếu của động vật ăn thịt lớn như sư tử. Hiện nay, chúng rất quan trọng về mặt kinh tế đối với con người, là một điểm thu hút du lịch lớn cũng như cung cấp sản phẩm động vật như da và thịt. Da sống sản xuất thành da thuộc có chất lượng tốt. Thịt linh dương thô, khô ráo, bảo quản lâu. Thịt linh dương đầu bò được sấy khô để làm món biltong, một phần quan trọng trong ẩm thực Nam Phi. Thịt linh dương cái mềm hơn so với con đực, thịt đạt chất lượng nhất vào mùa thu. Linh dương đầu bò có thể cung cấp thịt gấp mười lần thịt linh dương Thomson. Chiếc đuôi mượt, mềm rũ được sử dụng làm "phất trần" hay "chowries". Tuy nhiên, linh dương đầu bò đen cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Cá thể tự nhiên có thể được xem là đối thủ cạnh tranh với vật nuôi thương mại, có thể truyền nhiễm bệnh hiểm nghèo như dịch tả trâu bò và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh động vật, đặc biệt trên gia súc. Chúng cũng có thể lây lan bọ ve, giun phổi, sán dây, ruồi và sán paramphistome.
1
null
Damaliscus lunatus là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Burchell mô tả năm 1824. Một số nhà khoa học đã phân chia các quần thể khác nhau của loài thành các loài khác nhau, dù cách phân loại này được xem là gây tranh cãi. Loài này được tìm thấy ở Angola, Zambia, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Eswatini (trước đây là Swaziland), và Nam Phi. Đây là một trong các loài linh dương chạy nhanh nhất ở châu Phi và có thể chạy với tốc độ lên đến 90 km/h. Phân loài. Loài này có 6 phân loài được công nhận:
1
null
Linh dương đuôi cương (danh pháp hai phần: "Ammodorcas clarkei") là một loài linh dương đặc hữu Ethiopia và Somalia. Dù không phải linh dương gazelle thực sự, chúng có vẻ ngoài tương tự, với chân và cổ dài. Chúng cũng thường bị nhầm lẫn với linh dương Gerenuk. Chiều dài đầu-thân điển hình là khoảng . Chiều cao khi đứng . Con đực nặng chừng , còn con cái . Tên gọi quốc tế ("dibatag") của loài này bắt nguồn trong tiếng Somali, có nghĩa là "chiếc đuôi cương thẳng".
1
null
Linh dương nhảy (danh pháp hai phần: "Antidorcas marsupialis") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780. Loài này sinh sống ở Tây Nam châu Phi. Linh dương nhảy có tốc độ rất nhanh, có thể đạt tốc độ chạy 88 km/h và có thể nhảy xa 4 m.
1
null
Linh dương đen Ấn Độ (danh pháp hai phần: "Antilope cervicapra") là loài linh dương phân bố tại tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là loài linh dương đặc hữu tại khu vực này. Loài này thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Được IUCN phân là loài sắp bị đe dọa từ năm 2003, do phạm vi sinh sống giảm mạnh trong thế kỷ 20. Số lượng bản địa dần ổn định, đạt khoảng 50 000 cá thể vào năm 2001. Linh dương đen là loài duy nhất tồn tại thuộc chi "Antilope". Tên của chi bắt nguồn trong tiếng Latin từ "antalopus", động vật có sừng. Tên riêng "cervicapra" bao gồm 2 từ Latin là "capra", nghĩa là con dê và "cervus", nghĩa là con hươu. Hình dạng. Kích thước và khối lượng. Linh dương đen có sự tương đồng với linh dương gazelle, được tìm thấy trên bán đảo Ả Rập. Linh dương đen mảnh mai với chiều dài thân khoảng , bờ vai cao khoảng . Con đực lớn hơn con cái. Con đực trưởng thành cân nặng trong khoảng ; con cái nặng . Đuôi ngắn và nén. Lông. Cả con đực và con cái đều có phần lông màu trắng dưới bụng, ngực, quanh mắt, cằm, vòm miệng, phần mông và ở mặt trong của 4 ống chân. Linh dương đen lưỡng hình giới tính về màu sắc của phần đầu và lưng. Con cái và con non có màu vàng nhạt - nâu vàng trên lưng và ở mặt ngoài 4 ống chân; dưới bụng màu trắng. Hai màu sắc được chia ra rõ nét bởi một đường nhạt màu 2 bên sườn. Con đực có lông màu đen pha chút nâu ở lưng, trên đỉnh đầu, gò má, hai bên sườn, cổ và mặt ngoài của 4 ống chân. Linh dương đực gần như trở thành màu đen khi đạt độ tuổi nhất định; chỉ sau gáy vẫn còn màu đỏ hơi nâu, và đường nhạt màu 2 bên sườn biến mất. Thông thường, khi không vào mùa giao phối, thường là cuối mùa mưa, giữa mùa đông, linh dương đực sẽ rụng lông. Từ màu đen chuyển thành vàng nâu, chỉ giữ lại lông sẫm màu trên mặt và chân. Đến đầu tháng 4 năm sau, lông linh dương đực trở lại màu đen pha chút nâu, khi thời tiết nóng lên. Sừng. Chỉ có linh dương đực mới có cặp sừng phân ra, hình trụ, xoắn ốc, và có nhiều vòng tròn bao quanh. Những chiếc vòng tụ vào nhau gần hộp sọ. Các lượt xoắn ốc biến đổi từ ít hơn 3 đến 5. Sừng dài khoảng . Loài này có mõm hẹp và móng guốc nhọn. Nhìn tổng thể cặp sừng có hình chữ V. Bạch tạng. Chứng bạch tạng ở linh dương đen hiếm thấy, được gây ra do thiếu sắc tố melanin. Các chuyên gia động vật hoang dã cho rằng vấn đề lớn nhất gây ra bạch tạng cho linh dương đen do bởi kẻ thù và săn bắn. Phân bố và môi trường sống. Trong thế kỷ 19, linh dương đen phân bố từ vùng đồng bằng rộng thuộc dãy Himalayas đến vùng Cape Comorin, và từ vùng Punjab đến vùng hạ Assam. Chúng khá phong phú tại các tỉnh tây bắc Ấn Độ thuộc Anh, Rajputana, một phần của cao nguyên Deccan, và trên vùng đồng bằng gần bờ biển của Orissa và hạ Bengal. Nhiều đàn đôi khi bao gồm hàng ngàn cá thể có cả hai giới và mọi lứa tuổi. Ngày nay, quần thể linh dương đen được giới hạn trong khu vực thuộc Maharashtra, Odisha, Punjab, Rajasthan, Haryana, Gujarat, Andhra Pradesh, Tamil Nadu, và Karnataka, với vài nhóm nhỏ ở Trung Ấn. Chúng cư trú tại nhiều khu bảo tồn của Ấn Độ bao gồm: Tại Nepal, quần thể sống sót cuối cùng được tìm thấy khu vực bảo tồn linh dương đen phía nam vườn quốc gia Bardia. Năm 2008, số lược ước tính 184. Tại Pakistan, linh dương đen phân bố không đều theo tập tính sống lang thang, di chuyển dọc theo khu vực biên giới với Ấn Độ. Loài này được nuôi nhốt tại vườn quốc gia Lal Suhanra nhằm tái lập quần thể hoang dã. Chúng được cho là tuyệt chủng tại Bangladesh. 2 phân loài được công nhận: Linh dương đen được du nhập tới Argentina và USA. Số lượng ước khoảng 43.600 cá thể vào thời điểm chuyển giao thế kỷ. Sinh thái và tập tính. Bầy đàn. Linh dương đen thường sống trên các đồng cỏ hoặc cánh rừng thông thoáng theo đàn từ 5 đến 50 (mặc dù cũng có những đàn vài trăm) cá thể với một con đực đầu đàn. Những đàn có thể bao gồm cả đực và cái, hoặc có thể bao gồm toàn linh dương đực, hoặc con cái và con non của nó.Loài này chạy rất nhanh. Tốc độ đạt hơn được ghi nhận. Linh dương đen thường hoạt động suốt cả ngày vào những tháng lạnh, nhưng chủ yếu là vào buổi sáng và chiều tối khi nhiệt độ cao Khẩu phần. Linh dương chủ yếu ăn cỏ (mặc dù nhiều loại thực vật phụ thuộc theo mùa) và tránh khu vực rừng sâu. Chúng có nhu cầu uống nước mỗi ngày, có thể di chuyển một quãng đường dài để tìm kiếm nước và thức ăn trong mùa hè. Thông thường, linh dương ăn cả ngày. Khẩu phần chủ yếu là cỏ các loại, nhưng đôi khi có thể ăn chồi non trên cây keo ở sa mạc Cholistan. Tại vườn quốc gia Velavadar, từng quan sát thấy loài này ăn cả vỏ quả "Prosopis juliflora" trong mùa thiếu thức ăn quen thuộc. Sinh sản. Trong khi mùa giao phối có thể diễn ra suốt năm, linh dương đen sinh sản cao điểm từ tháng 3 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 10. Trong thời gian đó, những con đực chiếm lãnh địa có khả năng thay đổi cả về quy mô và các lãnh địa lân cận. Trong một số quần thể, một vài linh dương đực bảo vệ 1 vùng lớn, những lãnh địa nằm rải rác, trong khi những con đực khác thường tụ tập nhóm nhỏ, lãnh địa tụ họp lại và xuất hiện sự giao phối theo kiểu hệ thống Lek. Người ta tin rằng số linh dương cái trong nhóm có thể xác định chiến lược giao phối mà linh dương đực đã làm. Linh dương cái sinh một con non duy nhất sau thai kỳ 6 tháng. Giống như hầu hết những loài linh dương, con non vẫn ở ẩn vài tuần đầu tiên, linh dương cái sẽ cho con bú sữa định kỳ. Kẻ thù. Động vật săn thịt linh dương chủ yếu là báo săn châu Á, hiện nay đã tuyệt chủng tại Ấn Độ. Hiện tại, sói xám, báo hoa là loài săn chủ yếu cả linh dương non nâu vàng và linh dương trưởng thành. Con non cũng bị chó rừng lông vàng săn thịt. Chó làng được báo cáo cũng giết được con non, nhưng không có khả năng săn và giết thành công linh dương trưởng thành. Tuổi thọ. Tuổi thọ tối đa được ghi nhận là 18 năm và trung bình là 12 năm, trong điều kiện nuôi nhốt có thể sống lâu hơn. Sự đe đọa. Trong thế kỷ qua, phạm vi sống và số lượng đã giảm mạnh do bị săn bắt quá mức. Sư gia tăng số lượng vật nuôi và con người đã phá hủy môi trường sống của linh dương đen. Một số cá thể còn bị giết bất hợp pháp đặc biệt là nơi loài này sống với nilgai. Linh dương đen bị săn để thịt và da. Nạn săn trộm vẫn xảy ra thường xuyên. Những quần thể còn lại bị đe dọa do giao phối cận huyết. Môi trường sống tự nhiên của loài đang bị lấn chiếm bởi cư dân địa phương, cần có đất canh tác và đất chăn thả gia súc nuôi. Tiếp xúc với vật nuôi cũng dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Tình trạng bảo vệ loài đã đạt được mức cộng đồng thông qua một vụ kiện tòa án phổ rộng. Theo đó một trong những ngôi sao điện ảnh hàng đầu của Ấn Độ, Salman Khan, đã bị kết án 5 năm tù giam vì tội giết hai cá thế linh dương đen và một số cá thể linh dương chinkara có nguy cơ tuyệt chủng, trong 1 khu bảo tồn. Các vụ kiện tụng tòa án được thúc đẩy bởi sự biểu tình dữ dội từ nhóm dân tộc Bishnois, luôn xem động vật và cây xanh linh thiêng, trên vùng đất của họ săn bắt bị cấm. Trong một vụ săn trộm, Mansoor Ali Khan Pataudi (1 vận động viên nổi tiếng) cũng đã giết một con linh dương đen và sau đó bỏ trốn chạy tội. Cuối cùng ông đã đầu hàng chỉ khi các cáo buộc được chuyển từ tòa án hình sự đến tòa án đặc biệt về môi trường, nơi ông sẽ đối mặt với bản án nhẹ hơn. Trong quá khứ, đến cuối thế kỷ 19, đàn linh dương lớn vẫn rong ruổi trên khắp cánh động rộng lớn ở bắc Ấn. William Thomas Blanford (1 nhà khoa học) cho biết các đàn gồm hàng ngàn cá thể, nhưng thường là những đàn có 10-50 linh dương. Cho đến khi đạo luật độc lập Ấn Độ năm 1947, linh dương đen và chinkaras bị săn nhiều tại các bang hoàng tộc cùng những con báo Gêpa được thuần hóa. Ngày hôm nay, chỉ còn đàn nhỏ được nhìn thấy, phần lớn sống trong các khu bảo tồn. Nông dân thuộc vùng mở rộng đất canh tác coi linh dương đen là kẻ phá hoại hoa màu, và tiếp tục góp vào nguyên nhân sụt giảm loài này. Trong những năm 1970, linh dương đen đã tuyệt chủng ở một số khu vực. Bảo tồn. Linh dương đen được liệt kê trong Phụ lục III của Công ước quốc tế (CITES), nghĩa là buôn bán loài này cần được quy định. Tại Ấn Độ, mặc dù số lượng linh dương đã giảm đáng kể trong quá khứ, nhưng quần thể ở Ấn Độ đã ổn định, săn bắt linh dương đen bị cấm bởi luật Bảo vệ động vật hoang dã năm 1972. Loài này sống tại nhiều khu bảo tồn của Ấn Độ, nơi mà số lượng thậm chí còn tăng lên. Chúng cũng có thể được nhìn thấy trong các sở thú. Linh dương đen được bảo vệ tại: Loài này cũng được tìm thấy trong các khu vực rộng gần Dindori, Madhya Pradesh, tại khu vực bảo tồn linh dương đen Karopani, tọa lạc về khoảng 15 km từ Dindori và gần Koppal ở quận Koppal khoảng 15 km từ trụ sở chính. Tại Balaghat Lane, Kolar Gold Field, linh dương đen được tìm thấy trong các khu vực không được bảo vệ. Nhiều biện pháp bảo tồn cũng đang được tiến hành nhằm khôi phục số lượng linh dương còn lại ở Nepal, đã tăng từ 9 cá thể vào năm 1975, khoảng 200 cá thể trong năm 2008. Ngăn chặn linh dương ăn hoa màu nhằm làm giảm xung đột với nông dân, đó cũng là một đề nghị dành Khu bảo tồn Blackbuck. Cải thiện nguồn nước, quản lý đồng cỏ và kiểm soát chó nhà đi lạc là những biện pháp khác được đề nghị cho việc bảo tồn linh dương ở Nepal. Tại Pakistan, một quần thể được nuôi nhốt - sinh sản tại Vườn Quốc gia Lal Suhanra, với kế hoạch cuối cùng là tái nhập loài. Tuy nhiên, linh dương đen sẽ được yêu cầu bảo vệ đúng cách và quản lý môi trường sống nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài. Kế hoạch bảo tồn hơn nữa còn gồm sự tham gia của người dân địa phương thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức và giáo dục. Trong văn hóa. Linh dương đen được gọi bằng nhiều tên khác nhau, như "pulvaai", "thirugumaan", "velimaan", "kadamaan", "iralai", "karinchikedai" và "murugumaan" trong tiếng Tamil. Chúng cũng được gọi là "Krishna mruga" trong tiếng Kannada và "Krishna jinka" trong tiếng Telugu, loài được chọn là động vật biểu tượng của bang Andhra Pradesh và Telangana. Tên địa phương khác của linh dương đen gồm có "Krishnasar" trong tiếng Bengali, "Kala Hiran, Sasin, Iralai Maan", và "Kalveet" trong tiếng Marathi. Trong Yājñavalkya Smṛti, Mahararishi Sri Yagyavalkya được trích dẫn như đã giải thích, "trên đất nước có linh dương đen, trên Dharma phải được biết." Da của "Krishna Mrugam" đóng vai trò quan trọng trong Ấn Độ giáo, và các chàng trai Brahmin theo truyền thống phải đeo một tấm da quanh người sau nghi lễ Upanayanam. Theo thần thoại Hindu, linh dương đen hoặc "Krishna Jinka" là một phương tiện di chuyển ("vahana") của thần Mặt trăng "Chandrama". Theo sử thi Garuda Purana của thần thoại Hindu, "Krishna Jinka" ban cho sự thịnh vượng trong khu vực mà chúng sống.
1
null
Linh dương trán đỏ (danh pháp hai phần: "Eudorcas rufifrons") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1846. Đây là loài linh dương phân bố rộng rãi nhưng không đồng đều trên khắp châu Phi từ Sénégal đến đông bắc Ethiopia. Nó chủ yếu cư trú ở khu vực Sahel, một dải hẹp xuyên châu Phi phía nam Sahara, nơi nó thích những đồng cỏ khô cằn, thảo nguyên rừng và thảo nguyên cây bụi. Một nhà phân loại coi linh dương Thomson ("E. thomsoni"), ở Đông Phi, một phân loài của linh dương trán đỏ. Linh dương trán đỏ trước đây được coi là một thành viên của chi "Gazella" trong phân chi "Eudorcas" trước khi phân chi "Eudorcas" được nâng lên thành chi.
1
null
Linh dương gazelle đỏ (danh pháp hai phần: "Eudorcas rufina") là một loài linh dương đã tuyệt chủng thuộc nhóm linh dương Gazelle, họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Thomas mô tả năm 1894. Loài này trước đây được coi là một thành viên của chi "Gazella" trong phân chi Eudorcas trước khi Eudorcas được thăng cấp thành một chi đầy đủ. Loài này được cho là đã sống ở những vùng núi được tưới nước tốt hơn ở Bắc Phi chứ không phải trong sa mạc, vì màu sắc phong phú trên bộ lông. Không có ghi chép về linh dương gazelle đỏ trong tự nhiên. Loài này được biết đến từ ba mẫu vật được mua tại các chợ ở Algiers và Oran, miền bắc Algeria, vào cuối thế kỷ 19. Chúng được tổ chức tại các bảo tàng ở Paris và London. Một số nhà chức trách, chẳng hạn như Jonathan Kingdon, coi loài này là một phân loài của linh dương trán đỏ ("E. rufifrons" hoặc "G. rufifrons"). Năm 2008, K. de Smet đã báo cáo một trong ba mẫu vật đã được chứng minh khi kiểm tra là "E. rufifrons", dẫn đầu Sách đỏ IUCN để xem xét lại đánh giá về các loài từ tuyệt chủng đến thiếu dữ liệu trên cơ sở nghi ngờ về tính hợp lệ của đơn vị phân loại.
1
null
Linh dương Thomson, tên khoa học Eudorcas thomsonii, là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla, được Günther mô tả năm 1884. Đây là một trong những loài linh dương nổi tiếng, được lấy theo tên của nhà thám hiểm Joseph Thomson, bởi vậy thỉnh thoảng loài này còn được gọi là "tommie". Một số nhà khoa học coi linh dương Thomson là một phân loài của linh dương mặt đỏ. Trước đây, chúng từng được xếp vào chi "Gazella", phân chi "Eudorcas" trước khi "Eudorcas" cũng được coi là một chi riêng. Linh dương Thomson là loài linh dương phổ biến nhất tại khu vực Đông Phi với khoảng hơn 500 nghìn cá thể trên toàn bộ châu Phi. Đặc điểm nhận dạng. Linh dương Thomson cao từ , chiều dài cơ thể đạt từ và nặng khoảng (với con cái), (với con đực). Chúng có bộ lông màu nâu nhạt, phần bụng trắng với hai sọc đen nổi bật dọc hai bên sườn. Sừng dài và hơi cong ở cuối. Phần mông dưới đuôi có màu trắng, đây là đặc điểm nhận dạng của linh dương Thomson so với loài linh dương Grant. Mặc dù một số cá thể của loài Grant cũng có sọc đen dọc hai bên sườn nhưng phần màu trắng sau mông của chúng luôn kéo dài qua phần đuôi. Đặc điểm sinh học. Linh dương Thomson sinh sống tại các thảo nguyên và khu vực đồng cỏ của châu Phi, đặc biệt là tại khu vực Serengeti của Kenya và Tanzania. Môi trường sống lý tưởng của loài Thomson là các khu vực cỏ thấp với nền đất khô và cứng. Tuy nhiên chúng có thể di cư sang một số khu vực có thảm cỏ cao và rừng thưa rậm rạp hơn. Linh dương Thomson là loài ăn tạp. Trong mùa mưa, chủ yếu chúng ăn cỏ tươi, nhưng trong những tháng mùa khô, chúng ăn thêm cả lá cây bụi, hoa, và cỏ khô. Loài Thomson phụ thuộc tương đối lớn vào nguồn cỏ thấp. Vào mùa mưa, khi nguồn cỏ dồi dào, chúng tập trung với số lượng rất đông đúc. Linh dương Thomson thường sống cạnh các loài ăn cỏ lớn hơn, như ngựa vằn và linh dương đầu bò vì những loài này thường sẽ gặm thảm cỏ cao bên trên còn lũ linh dương Thomson sẽ ăn nốt lớp cỏ thấp bên dưới. Trong thiên nhiên hoang dã, linh dương Thomson có thể sống từ 10-15 năm. Chúng là nguồn thức ăn chủ yếu của loài báo săn. Thông thường, báo săn có tốc độ nhanh hơn linh dương Thomson nhưng bù lại linh dương có thể duy trì tốc độ trên một quãng đường dài và đổi hướng đột ngột. Linh dương Thomson sở hữu một tốc độ đáng kinh ngạc, từ , tới 96 km/h (60 mph) trong khi vẫn di chuyển zigzag. Khả năng phi thường này đã nhiều lần cứu thoát chúng khỏi móng vuốt những con thú săn mồi. Thỉnh thoảng, báo hoa mai (báo gấm), sư tử và linh cẩu cũng săn linh dương Thomson, nhưng mục tiêu của chúng thường là những con non hoặc già yếu. Linh dương Thomson còn là con mồi của một số loài như cá sấu hay trăn, những con non có thể bị giết bởi đại bàng, chó rừng hay khỉ đầu chó. Một hành vi vô cùng đặc biệt ở loài linh dương Thomson là những bước nhún nhảy của chúng dùng để đánh lạc hướng kẻ thù hoặc phô diễn sức mạnh. Hành vi xã hội. Trong suốt mùa mưa, khi nguồn thức ăn dồi dào, những con đực trưởng thành tạo lập một lãnh thổ riêng và xua đuổi những con đực còn non, gọi là "nhóm độc thân", ra khỏi lãnh thổ của chúng. Trong khi đó, những con cái sẽ hợp thành những nhóm "di cư", di chuyển từ vùng lãnh thổ này sang vùng khác, thông thường là những vùng có nguồn thức ăn dồi dào nhất. Khi những nhóm "di cư" này đi ngang qua một vùng lãnh thổ để tìm kiếm thức ăn, con đực sẽ tìm cách quây chúng lại, và thường thì chúng sẽ giữ lại được một vài con cái cho mình. Trong mùa sinh sản, những con đực mới lớn cố gắng tìm cách chứng tỏ ưu thế của mình qua các trận chiến, còn những con đực trưởng thành thích phô trương sức mạnh với nhau hơn là lao vào những trận chiến này. Nếu một con đực trong "nhóm độc thân" đi ngang qua lãnh thổ của một con đực trưởng thành, kẻ thống trị sẽ đuổi nó ra khỏi lãnh thổ của mình. Trong khi tuần tra quanh lãnh thổ của mình, con đực trưởng thành thường đánh dấu lãnh thổ bằng cách cọ sừng và tuyến lệ vào những khóm cỏ, nền đất hay cây bụi xung quanh. Lãnh thổ của những con đực có thể có chung đường biên giới và khi hai kẻ thống trị giáp mặt nhau, chúng sẽ tiến hành một trận chiến nghi lễ: hai con đực lao vào nhau như sắp chiến đấu nhưng rồi lại tách ra. Sau đó, hai kẻ tranh giành sẽ chạy song song dọc giới tuyến chung rồi tách nhau ra. Những trận chiến nghi thức kiểu này không phải để tìm ra kẻ chiến thắng, mà đơn giản chỉ nhằm mục đích khẳng định lãnh thổ của hai bên. Một con đực trưởng thành thường sẽ không xâm phạm lãnh thổ của những con đực khác. Cuộc tán tỉnh của linh dương đực với linh dương cái sẽ dừng lại nếu con cái chạy sang lãnh thổ của tên hàng xóm, nhưng tất nhiên là gã hàng xóm sẽ tiếp tục cuộc cuộc vui này. Sinh sản và chăm sóc con. Con đực đi theo và đánh hơi mùi nước tiểu của con cái để tìm hiểu xem con cái đã đến kì động dục và sẵn sàng giao phối hay chưa, cũng tức là đã xuất hiện phản ứng Flehmen hay chưa. Nếu như con cái đã sẵn sàng, nó sẽ tiếp tục ve vãn và tìm cách giao phối. Sau từ năm đến sáu tháng mang thai, linh dương cái sẽ rời đàn, sinh con một mình. Mỗi năm, linh dương Thomson tiến hành sinh sản một lần. Khi sinh, linh dương cái cúi thấp xuống để con non rơi xuống đất. Linh dương mẹ sẽ cắn đứt dây rốn và liếm sạch nước ối cùng nhau thai trên người linh dương con. Việc liếm láp này cũng kích thích hệ tuần hoàn của linh dương con hoạt động, cũng như để "đánh dấu" linh dương con bằng mùi đặc trưng giúp linh dương mẹ nhận ra nó. Trong vòng sáu tiếng đầu sau sinh, linh dương con chỉ quanh quẩn cạnh mẹ, nhưng phần lớn thời gian sau đó nó sẽ tách ra, trốn trong những bụi cỏ. Linh dương mẹ cũng chỉ quanh quẩn gần khu vực con non và sẽ quay lại cho con non bú hàng ngày. Linh dương mẹ và con chỉ ở cùng nhau chừng một tiếng trước khi linh dương con quay trở lại đám cỏ cho đến lần gặp gỡ kế tiếp. Linh dương mẹ có thể tập trung lại cùng nhau, nhưng không bao giờ chúng lập một "vườn trẻ" cho những con non của mình. Chúng có thể chiến đấu chống lại một số loài ăn thịt như chó rừng và thỉnh thoảng cả khỉ đầu chó để bảo vệ con non, tất nhiên là trừ những kẻ ăn thịt lớn hơn. Linh dương mẹ có thể bảo vệ con của nó bằng cách húc thẳng cặp sừng của mình vào một con khỉ đầu chó đực. Khi con non được hai tháng tuổi, nó đi cùng mẹ nhiều hơn và giảm dần thời gian trốn trong đám cỏ. Cuối cùng, nó sẽ dừng hẳn việc trốn tránh này lại. Khoảng thời gian này là lúc linh dương con sẽ tập ăn thức ăn cứng nhưng nó vấn tiếp tục bú mẹ. Hai mẹ con linh dương sau đó sẽ gia nhập vào cả đàn. Những con cái non có thể đi theo linh dương mẹ đến hơn một năm tuổi. Những con đực non không được may mắn như vây, chúng sẽ bị những kẻ thống trị đuổi đi nếu theo linh dương mẹ tiến vào lãnh thổ riêng của những con đực này. Linh dương mẹ sau đó vẫn tiếp tục chăm sóc linh dương đực non, nhưng sẽ bỏ đi khi những con non đủ lớn; con non sẽ gia nhập vào "nhóm độc thân". Tình trạng. Số lượng loài linh dương Thomson trong tự nhiên ước tính còn lại khoảng 550,000 cá thể. Số lượng của chúng đã giảm 60% kể từ năm 1978 tới năm 2005. Hiểm họa chính với loài linh dương Thomson là những tác động tiêu cực của khách du lịch, thay đổi môi trường sống, cháy rừng, và việc mở các tuyến đường mới. Những cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy sự suy giảm đột ngột số lượng loài linh dương Thomson (60-70%) trong thời gian khoảng 20 năm từ cuối những thập niên 70 tại một số khu vực, bao gồm cả một số khu vực bảo tồn như Serengeti, Masai Mara, và Ngorongoro.
1
null
Linh dương vằn ("Gazella cuvieri") là một loài linh dương Gazelle phân bố tại Algérie, Maroc và Tunisia. Còn được gọi là edmi. Đây là một trong những loài linh dương sẫm màu nhất thuộc nhóm gazelle, do một phần môi trường sống rừng thưa. Đôi khi loài được xếp vào chi riêng biệt, "Trachelocele", từ những loài gazelle khác, cùng với linh dương bướu giáp và Linh dương Rhim. Chúng rất hiếm trong tự nhiên với chỉ khoảng 2000 cá thể.
1
null
Linh dương Ai Cập (danh pháp hai phần: "Gazella dorcas") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Loài linh dương này chịu được khô hạn, chúng tồn tại nhờ vào quá trình hyđrat hoá khi ăn thực vật, cây cỏ. Linh dương Dorcas có thể giữ lượng nước cho cơ thể bằng cách tập trung axit uric và hạn chế đi tiểu.
1
null
Linh dương vằn sừng nhỏ (danh pháp hai phần: "Gazella leptoceros") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được F. Cuvier mô tả năm 1842. Loài này chủ yếu là thích nghi với cuộc sống sa mạc. Ít hơn 2500 cá thể còn lại trong tự nhiên. Chúng được tìm thấy ở Algeria, Chad, Ai Cập, Libya và Sudan.
1
null
Linh dương bướu giáp (danh pháp khoa học: "Gazella subgutturosa") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Guldenstaedt mô tả năm 1778. Loài này được tìm thấy ở miền bắc Azerbaijan, Georgia đông, một phần của Iran, các khu vực của Iraq và tây nam Pakistan, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan và sa mạc Gobi. Trong suốt nhiều phạm vi của phân bố, linh dương bướu giáp di cư theo mùa. Các đàn dài 10–30 km mỗi ngày trong mùa đông, với khoảng cách này được giảm xuống còn khoảng 1–3 km vào mùa hè.
1
null
Linh dương Gerenuk "(Litocranius walleri)" là một loài linh dương cổ dài được tìm thấy ở vùng Sừng châu Phi và những vùng khô hạn hơn của Đông Phi. Là thành viên duy nhất của chi Litocranius, được nhà tự nhiên học Victor Brooke mô tả lần đầu tiên vào năm 1879. Chúng có đặc điểm là cổ và bốn chân dài, mảnh mai. Chúng cao từ 80–105 cm, và nặng khoảng 28–52 kg. Hai loại màu có thể nhìn thấy rõ ràng trên bộ lông mịn: lưng màu nâu đỏ giống "yên ngựa", và hai bên sườn nhạt hơn, màu nâu vàng. Sừng chỉ có ở con đực, có hình đàn lia, cong về phía sau rồi hơi cong về phía trước, dài khoảng 25–44 cm.
1
null
Linh dương dik-dik Kirk "(Madoqua kirkii)" là một loài linh dương nhỏ có nguồn gốc từ Đông Phi và là một trong bốn loài linh dương dik-dik. Loài này được Günther mô tả năm 1880. Nó được cho là có sáu phân loài và có thể phân loài thứ bảy tồn tại ở tây nam châu Phi. Chúng là động vật ăn cỏ, thường có lông màu nâu, hỗ trợ ngụy trang trong môi trường sống trên thảo nguyên. Theo MacDonald (1985), chúng cũng có khả năng đạt tốc độ lên đến 42 km/h. Tuổi thọ của chúng trong tự nhiên thường là 5 năm, nhưng có thể lên đến hơn 10 năm. Trong điều kiện nuôi nhốt, con đực được biết là sống tới 16,5 năm, trong khi con cái sống đến 18,4 năm.
1
null
Linh dương Grant (tên khoa học: Nanger granti) là một phân loài trong chi Linh dương Gazelle thuộc loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Grant mô tả năm 1872., chúng phân bố từ phía bắc Tanzania đến miền nam Sudan và Ethiopia, và từ bờ biển Kenya đến Hồ Victoria. Tên tiếng Swahili của chúng là Swala Granti. Nguồn gốc. Linh dương Grant của có liên quan về mặt di truyền hơn con linh dương Soemmerring ("N. soemmerringii") và linh dương Thomson (Eudorcas thomsonii) với con linh dương Soemmering của là tương đối gần gũi nhất của hai loài. Linh dương Grant cho thấy sự biến đổi di truyền khá cao trong các quần thể của nó, mặc dù không có sự cách ly địa lý. Sự khác biệt của loài này có thể đã tiến hóa trong quá trình mở rộng một cách lặp đi lặp lại và thu hẹp môi trường sống khô cằn trong thời kỳ cuối kỷ Pleistocene, trong đó số lượng chúng đã có thể bị cô lập. Linh dương Grant trước đây được coi là một thành viên của chi Gazella trong phân chi Nanger. Đặc điểm. Cấu tạo. Con linh dương Grant khi đứng cao đến 75-95 cm (30–37 in) tính đến vai. Con cái nặng 35-50 kg (77-110 lb) và con đực nặng 50-80 kg (110-180 lb). Chúng có một màu da cam màu be ở mặt sau với một cái bụng màu trắng. Con linh dương Grant trông bề ngoài thì giống như con linh dương Thomson, ngoại trừ nó có sừng đàn lia hình và có hai vệt đen ở bụng. Phân loài được tách biệt bởi đặc điểm hình thái khác nhau, chẳng hạn như hình dạng sừng và sự khác biệt nhỏ màu lông Những khác biệt này không chỉ tách biệt sinh thái với một số loài. Linh dương Grant là loài cực kỳ nhanh chóng, chúng có thể chạy 80 km/h (50 mph) nhưng những con đực to lớn hơn thường không vượt quá 72 km/h (45 mph). Phân bố. Linh dương Grant được tìm thấy ở Đông Phi và sống ở vùng đồng bằng cỏ mở và thường được tìm thấy trong những cây bụi khi chúng rúc ở trong đó, nó tránh những khu vực có cỏ cao, nơi tầm nhìn của động vật ăn thịt bị hạn chế. Chúng cũng phân bố ở khu vực bán khô cằn và tương đối thích nghi với những vùng khô. Chúng là động vật di cư, nhưng đi theo hướng ngược lại của hầu hết các động vật móng guốc khác, chẳng hạn như linh dương Thompson, ngựa vằn, linh dương đầu bò, phụ thuộc vào nơi nhiều nước hơn. Chúng cũng có thể tồn tại trên thảm thực vật trong có nước, khu vực bán khô cằn nơi chúng phải đối mặt với sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn. Những kẻ săn mồi phổ biến nhất của con linh dương Grant là loài báo săn và những con chó hoang. Con người cũng có xu hướng để săn linh dương. Trong vùng Serengeti, linh dương Grant là một mục con mồi cho loài báo săn, nhưng chính những con linh dương Thomson là con mồi ưa thích của báo săn hơn vì độ mơn mởn và thịt tơ ngon của con linh dương này phù hợp với khẩu vị của báo săn. Tuy nhiên, trong công viên quốc gia Nairobi, linh dương Grant lại được ưa thích hơn con linh dương Thomson và nó là một nguồn thực phẩm quan trọng của loài báo săn. Chó rừng chính là kẻ săn mồi chính đối với những con linh dương non. Tập tính. Chế độ ăn uống trung bình của chúng bao gồm 65,8 % thức ăn lá và 34,3% gặm cỏ. Lượng mưa trong môi trường sống của chúng dường như là yếu tố quyết định của chế độ ăn của loài linh dương này, chúng tiếp nhận nước từ những thức ăn mà chúng đã ăn vì vậy chúng thường không uống nước nhiều. Chính điều này giúp chúng có thể trụ lại trên đồng bằng dài ngày sau khi những cơn mưa cuối mùa. Từ tháng bảy đến tháng chín, linh dương di chuyển và chờ đợi những cơn mưa tiếp theo. Linh dương Grant là một loài sống thành bầy, sống theo lãnh thổ, và là loài di cư. Những con linh dương đực chiếm lãnh thổ, chúng sẽ dồn tất cả những con cái mà qua lãnh thổ của họ. Khi con cái động dục, chúng được bảo vệ một cách chặt chẽ đối với những con đực ưu thế trong đó trong đó có việc ngăn chặn những con đực khác đến tán tỉnh và giao phối với những con cái. Hầu hết thời gian con đực tìm mọi cách giữ cho con cái không rời xa lãnh thổ, đồng thời bất kỳ thành viên mới phải thực hiện những hành vi nhất định khi nhập nhóm. Một xu hướng rất lỏng lẻo của các thành viên có thể ở lại hoặc ra đi bất cứ khi nào chúng muốn. Những con đực lớn tuổi có sừng dày và lớn hơn thì luôn có cơ hội tốt nhất của việc thiết lập một vùng lãnh thổ. Mâu thuẫn giữa con đực trưởng thành với nhau thường được giải quyết và một cuộc đe dọa và quyết đấu. Những con đực sẽ gài sừng lại với nhau và dùng sức mạnh của cổ để đọ sức. Sức mạnh ở cổ rất quan trọng trong một cuộc chiến thực tế. Linh dương có sức mạnh gần bằng cổ có nhiều khả năng tham gia vào chiến đấu thực tế. Những cuộc đụng độ giữa những con linh dương mới lớn thường xuyên hơn những con đã trưởng thành. Sinh sản. Linh dương Grant trưởng thành và thuần thục lúc 18 tháng. Những con đực chủ lãnh thổ có thể giao phối hơn so với những con trong nhóm. Nghi thức tán tỉnh bắt đầu với một đực theo sau một con cái và chờ đợi cho con cái để đi tiểu. Khi con cái tiểu thì con đực ập vào và ngửi để xác định xem con cái đang động đực hay không. Nếu có, con đực sẽ tiếp tục theo con cái và con cái sẽ nâng đuôi của nó lên, là một tín hiệu rõ ràng cho thấy con cái đã sẵn sàng để giao phối, con đực sẽ đưa dương vật của mình vào âm vật của con cái. Thời kỳ mang thai của con linh dương cái kéo dài trong 198 ngày. Giờ sinh đẻ cao điểm vào tháng Giêng và tháng Hai. Một con cái sẽ rời khỏi bầy đàn của mình và tìm một nơi ẩn tốt để sinh con. Sau đó chúng sẽ sinh ra một con linh dương con và chăm sóc chúng vài ngày. Một đặc điểm là linh dương luôn sinh con giữa ban trưa, là thời điểm các loài động vật ăn thịt đang nghỉ trưa hoặc tránh trong bóng râm, do đó con con có đủ thời gian để tập đi và chạy.
1
null
Linh dương lùn Bates ("Neotragus batesi") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được De Winton mô tả năm 1903. Loài linh dương rất nhỏ này sinh sống ở các khu rừng và cây bụi ẩm ướt của Trung và Tây Phi. Đó là trong các chi giống như Suni và linh dương hoàng gia. Linh dương trưởng thành nặng khoảng 2–3 kg (4,4–6,6 lb), và dài 50–57 cm (20–22 in), với đuôi dài 4,5–5,0 cm (1,8–2,0 in). Chỉ những con đực có sừng, dài khoảng 3,8–5,0 cm (1,5–2,0 in). Bộ lông của chúng có màu hạt dẻ sẫm bóng trên lưng và nhạt hơn về phía hai bên sườn. Linh dương đực thường lớn hơn linh dương cái.
1
null
Linh dương Suni ("Neotragus moschatus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Von Dueben mô tả năm 1846. Suni hiện diện ở phía đông nam châu Phi trong bụi rậm dày đặc. Suni cao khoảng 30–43 cm ở vai và nặng 4,5-5,4 kg. Chúng thường có màu nâu đỏ, sẫm màu hơn trên lưng của hơn so với bên và chân của. Bụng, cằm, cổ họng và bên trong của chân có màu trắng. Các lỗ mũi là nổi bật màu đỏ, và có vòng đen quanh mắt và trên móng. Con đực có sừng dài 8–13 cm, được tạo chóp hầu hết chiều dài và cong ra phía gần đầu. Con cái không có sừng. Loài ăn lá cây và nấm, trái cây và hoa, và hầu như không cần nước tự do. Chúng nhút nhát, hoạt động tích cực nhất vào ban đêm và ngủ vào ban ngày trong một khu vực có mái che bóng mát. Chúng là loài có tính xã hội, nhưng con đực bảo vệ một lãnh thổ khoảng 3 ha. Chúng dấu ranh giới bằng cách tiết ra chất tiết ra từ các tuyến trước ổ mắt. Có thể có một đống phân cá thể hay nhóm ở vùng ngoại biên của vùng lãnh thổ này. Một con đực thường có một bạn tình, nhưng con cái khác có thể chia sẻ lãnh thổ của nó. Mỗi lần con cái sinh một con non nặng khoảng 2 pound, sau một thời kỳ mang thai 183 ngày. Sư tử, chim săn mồi, rắn, và những động vật ăn thịt khác săn Suni. Để bảo vệ, chúng được ngụy trang tốt trong cỏ khô và giữ im. Khi một con vật ăn thịt cũng gần như trên đầu trang của chùn, chúng vươn ra và đi vào bụi rậm.
1
null
Linh dương hoàng gia (danh pháp hai phần: Neotragus pygmaeus) là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Loài này sinh sống ở Tây Phi, cao chỉ 25–30 cm ở vai và cân nặng chỉ 3,2–3,6 kg (9–10 lb) — là loài linh dương nhỏ nhất. Con mới đẻ nhỏ đến mức có thể nằm trong bàn tay người trung bình. Nó có màu nâu sáng, dưới bụng nhạt hơn và đầu và sườn hơi tối hơn. Chúng có sừng dài 2,5 cm. Chúng sinh sống trong rừng rậm ở tây châu Phi, ăn lá và quả ở tầng dưới. Chúng sinh hoạt về đêm và rất nhút nhát.
1
null
Linh dương Klipspringer ("Oreotragus oreotragus") là một loài linh dương nhỏ được tìm thấy ở miền đông và miền nam Châu Phi. Loài này được nhà động vật học người Đức Zimmermann mô tả lần đầu tiên vào năm 1783. Linh dương Klipspringer cao từ 43–65 cm tính từ vai trở xuống và nặng khoảng 8–18 kg. Bộ lông của nó có màu vàng xám đến nâu đỏ, hoạt động như một lớp ngụy trang hiệu quả trong môi trường sống nhiều đá của nó. Không giống như hầu hết các loài linh dương khác, linh dương Klipspringer có bộ lông dày và thô với những sợi lông rỗng và giòn. Sừng ngắn và nhọn, thường dài 7,5–9 cm.
1
null
Bò bison châu Mỹ (danh pháp hai phần: "Bison bison") là một loài động vật có vú trong họ Trâu bò, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là một bò bison châu Mỹ rằng đã từng hiện diện khắp các đồng cỏ Bắc Mỹ trong những đàn đông đảo, đã trở thành gần như tuyệt chủng bởi sự kết hợp săn bắn thương mại và giết mổ trong thế kỷ 19 và việc du nhập các bệnh trên bò từ gia súc nuôi, và đã thực hiện một sự hồi sinh gần đây phần lớn giới hạn trong một vài vườn quốc gia và khu bảo tồn. Phạm vi lịch sử của chúng khoảng bao gồm một hình tam giác giữa hồ Gấu lớn ở viễn tây bắc Canada, phía nam bang của Mexico Durango và Nuevo León, và phía đông dọc theo ranh giới phía tây của dãy núi Appalachia. Giống như các họ hàng trâu bò khác, bò bison châu Mỹ là các động vật gặm cỏ sống du cư và di chuyển theo bầy đàn, ngoại trừ một số con đực sống riêng lẻ (hay hợp thành nhóm nhỏ) trong phần lớn thời gian của năm. Hai phân loài hoặc kiểu sinh thái đã được mô tả: bò bison bình nguyên (Bison bison bison), kích thước nhỏ hơn và với một bướu tròn hơn, và bò Canada (Bison bison athabascae) lớn hơn và có "bướu" vuông và cao hơn. Bò bison châu Mỹ sống khoảng 20 năm và khi sinh ra không có sừng hay "bướu" đặc trưng của chúng. Chúng trở thành trưởng thành khi đạt độ tuổi 2-3 năm với sự phát triển của sừng, mặc dù những con đực còn tiếp tục phát triển chậm cho tới khi đạt 7 năm tuổi. Các con đực trưởng thành thể hiện tính thống lĩnh cao trong mùa sinh sản. Ngày 16 tháng 3 năm 2007, 15 con bò bison châu Mỹ đã được tái đưa vào Colorado, nơi mà chúng đã từng sinh sống cách đó khoảng 1 thế kỷ. Chúng được thả tại Rocky Mountain Arsenal National Wildlife Refuge trên diện tích khoảng 17.000 mẫu Anh (khoảng 6.880 ha). Mô tả. Bò rừng bison có bộ lông mùa đông màu nâu đen, lông bờm dài và trọng lượng nhẹ hơn, bộ lông mùa hè màu nâu nhạt hơn. Chúng là loài động vật móng guốc điển hình, bò đực lớn hơn một chút so với bò cái nhưng trong một số trường hợp, có thể nặng hơn đáng kể. Phân loài bò bison bình nguyên thường có kích thước nhỏ hơn trong khi phân loài bò rừng bison Canada có kích cỡ lớn hơn. Chiều dài đầu và thân , đuôi dài . Chiều cao vai trong khoảng . Trọng lượng trung bình có thể trong khoảng . Con đực nặng nhất ghi nhận được cân nặng . Khi được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt và nuôi để lấy thịt, bò rừng có thể phát triển nặng một cách không tự nhiên và bò rừng bison bán thuần hóa cân nặng . Đầu và phần thân trước là to lớn, và cả con đực và con cái đều có sừng ngắn, cong có thể dài lên đến chúng dùng để húc nhau giành địa vị trong đàn và tự vệ.
1
null
Linh dương bò lam ("Boselaphus tragocamelus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1766. Loài này thường thấy trong tự nhiên ở trung bộ và bắc bộ Ấn Độ, thường được nhìn thấy ở nông trang và rừng cây bụi. Mô tả. Linh dương bò lam cao tới vai và chiều dài cơ thể tính cả thân và đầu , với một cái đuôi dài 45- tới 50-cm (18- tới 20-in). Con đực lớn hơn con cái, nặng , tối đa , so với con cái trưởng thành khoảng . Chúng có cẳng chân mỏng và một cơ thể mạnh mẽ dốc xuống từ vai. Chúng thể hiện rõ dị hình giới tính, với chỉ con đực có sừng. Con đực trưởng thành có màu lông hơi xanh-xám, với những đốm trắng trên má. Chúng cũng có một yếm màu trắng ở cổ họng. Mút của túm lông đuôi và tai có màu đen.
1
null
Trâu rừng nhỏ hay trâu lùn, trâu Anoa (Bubalus depressicornis) là một phân chi của chi Trâu bao gồm hai loài có nguồn gốc từ Indonesia, trong họ Họ Trâu bò, bộ Bộ Guốc chẵn. Trâu rừng nhỏ bao gồm: Nhưng cả hai loài đều sống trong khu vực rừng nhiệt đới xáo trộn, và có thể coi chúng là loài trâu nước thu nhỏ. Nhìn vẻ bề ngoài, chúng xuất hiện giống với một con nai hơn là so với họ hàng to lớn hơn của chúng. Các loài chỉ có trọng lượng từ 150–300 kg (330-660 lb). Cả hai đều được tìm thấy trên đảo Sulawesi và các đảo lân cận của Buton ở Indonesia. Chúng là loài sống đơn lẻ hoặc theo từng cặp, chứ không sống thành các đàn đông đúc như hầu hết các đàn gia súc, trừ giai đoạn sinh đẻ. Một con cái sẽ cho ra đời một con non mỗi năm. Cả hai loài trâu Anoa đều được phân loại như là loài có nguy cơ tuyệt chủng từ những năm 1960, và số lượng của chúng tiếp tục giảm sút. Hiện nay, cả hai loài thuộc phân loài trên chỉ còn chưa tới 5000 cá thể. Sự sụt giảm của chúng là bởi việc săn bắn để lấy da, sừng và thịt bởi những người dân địa phương, cùng với việc mất nơi sống.
1
null
Linh dương Nyala (danh pháp hai phần: "Tragelaphus angasii") là một loài linh dương thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Angas mô tả năm 1848. Đây là loài bản địa nam châu Phi. Loài này được mô tả khoa học lần đầu vào năm 1849 bởi George French Angas. Thân dài , và cân nặng . Bộ lông màu rỉ sắt hoặc nâu đỏ ở con cái và con chưa trưởng thành, nhưng có màu nâu sẫm hoặc màu xám đá phiến, thường nhuốm màu xanh biển ở con đực. Con cái và con đực trẻ có 10 hoặc nhiều sọc trắng trên hai bên. Chỉ con đực mới có sừng, sừng dài 60–83 cm và có mũi sừng màu vàng. Phạm vi phân bố loài này gồm có Malawi, Mozambique, Nam Phi, Eswatini và Zimbabwe. Loài này đã được nhập nội vào Botswana và Namibia, và được du nhập lại vào Eswatini, nơi nó tuyệt chủng từ những năm 1950. Số lượng loài này ổn định và nó đã được liệt vào nhóm loài ít quan tâm bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các mối đe dọa chính đối với loài này là nạn săn bắn và mất nơi sống do khu định cư của con người.
1
null
Linh dương Kudu nhỏ ("Tragelaphus imberbis") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài được mô tả lần đầu tiên bởi Edward Blyth vào năm 1869. Một trong những loài cổ xưa nhất, Kudu nhỏ tại một thời điểm được cho là một phiên bản nhỏ hơn của linh dương Kudu lớn, nhưng bây giờ được coi là một loài nguyên thủy hơn. Kudu nhỏ cao tại vai và cân nặng . Kudu nhỏ sinh sống trong khu vực có bụi gai khô và rừng và chủ yếu ăn lá cây. Chúng hoạt động về đêm và lúc chạng vạng. Chúng sống thành đàn từ 2-5 con đến 24 con. Kudu nhỏ có thể nhảy khoảng cách hơn và cao . Chúng cũng có thể chạy đến tốc độ . Chúng là loài bản địa Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan, Tanzania và Uganda. Loài đã tuyệt chủng tại khu vực ở Djibouti. Được xem là loài sắp bị đe dọa bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), số lượng loài này đang giảm sút.
1
null
Trâu rừng Tây Tạng, hay thường gọi là Linh ngưu (tiếng Trung Quốc: 羚牛, Hán Việt: "Linh ngưu", ), danh pháp hai phần: "Budorcas taxicolor", là một loài động vật có hình dạng nửa giống cừu nửa giống trâu bò phân bố tại phía đông dãy Himalaya. Đây là loài động vật cấp một quốc gia được bảo vệ trọng điểm tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, theo thông tư do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, loài này còn có tên là "trâu rừng Tây Tạng". Có 4 phân loài là: "B. t. taxicolor", linh ngưu Mishmi; "B. t. bedfordi", linh ngưu Thiểm Tây hoặc linh ngưu vàng; "B. t. tibetana", linh ngưu Tứ Xuyên hoặc Tây Tạng; và "B. t. whitei", linh ngưu Bhutan. Trâu rừng Tây Tạng là loài động vật biểu tượng quốc gia của Bhutan.
1
null
Sơn dương núi Pakistan, thường được gọi là Sơn dương Markhor, tiếng Anh: Markhor ("Capra falconeri"; "marǧūmi"; Ba Tư/Urdu: ) là một loài dê lớn hoang dã sinh sống tại đông bắc Afghanistan, bắc và trung Pakistan, Kashmir, nam Tajikistan, nam Uzbekistan và trên dãy núi Himalaya. Loài này được IUCN xếp vào nhóm loài nguy cấp mãi cho đến năm 2015, Sơn dương núi Pakistan được liệt kê xuống nhóm loài sắp bị đe dọa. Số lượng của loài đã tăng lên trong những năm gần đây với ước tính tăng 20% trong một thập kỷ qua. Sơn dương núi Pakistan là động vật biểu tượng quốc gia của Pakistan. Tên gọi. Nguyên từ. Tên thông dụng của loài này được cho khởi nguồn 2 từ trong tiếng Ba Tư là "mar", nghĩa là con rắn, và "khor", nghĩa là "ăn". Đôi khi tên gọi được hiểu theo 2 nghĩa, hoặc là mô tả khả năng giết rắn của loài này, hoặc là ám chỉ đến cặp sừng sơn dương có hình xoắn như dụng cụ mở nút chai, hình xoắn đó được liên tưởng chút ít đến hình dạng con rắn cuộn xoắn. Theo truyền thuyết dân gian (giải thích bởi "Shah Zaman Gorgani"), Sơn dương núi Pakistan có khả năng giết chết một con rắn và ăn nó. Sau đó, trong lúc nhai lại con rắn, sơn dương nôn một chất bọt ra khỏi miệng, nhỏ giọt trên mặt đất và hong khô. Chất bọt này được người địa phương tìm kiếm, họ tin rằng đó là thần dược hữu ích để hút nọc độc rắn từ vết rắn cắn. Mô tả vật lý. Kích thước. Sơn dương núi Pakistan khi đứng bờ vai cao khoảng 65–115 cm (26–45 in), chiều dài thân khoảng 132–186 cm (52–73 in) và nặng khoảng 32–110 kg (71-243 lb), đuôi dài khoảng 8 – 20 cm (3.2 – 8 in). Đây là loài có chiều cao bờ vai tối đa giữa các loài thuộc chi Capra, vượt qua chiều cao và trọng lượng của sơn dương Siberia. Lông. Bộ lông sơn dương có màu sắc và chiều dài thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, bộ lông có màu nâu nhạt, xám, hoặc xám pha đỏ hung, lông mịn và ngắn. Đến mùa đông lạnh giá, bộ lông chuyển sắc xám hơn, mọc rậm rạp và dài hơn. Lông dưới bụng có màu trắng. Lông ở ống chân có màu đen và trắng. Sơn dương núi Pakistan là loài lưỡng hình giới tính, con đực có bộ lông bờm trắng hoặc sẫm màu (giống như bờm của loài ngựa hoặc sư tử), mọc dài thòng xuống trên cằm, cổ, ngực và ống chân. Con cái có bộ lông ngắn, màu đỏ hung, trông có vẻ mảnh mai, râu đen ngắn và không có bờm. Sừng. Sơn dương đực sở hữu cặp sừng xoắn tuyệt mỹ và ngoạn mục, cùng kích thước to lớn, đây là một trong những loài nổi bật nhất, ấn tượng nhất thuộc cả họ loài dê (Capra spp.). Sơn dương cái cũng có sừng, nhưng sừng nhỏ và ngắn. Cặp sừng xoắn cân xứng theo hình dụng cụ mở nút chai, chụm lại nhau trên đỉnh đầu, nhưng căng ra theo phía hướng lên đỉnh sừng. Sừng con đực có thể phát triển dài đến 160 cm (64 inch), nhưng sừng con cái nhỏ, ngắn chỉ dài khoảng 25 cm (10 inch). Cặp sừng có thể thẳng hoặc xòe rộng ra phía ngoài tùy theo từng phân loài. Con đực có khứu giác tinh nhạy, hơn hẳn các loài dê nhà. Tập tính. Môi trường sống. Giống như nhiều loài dê hoang dã khác, Sơn dương núi Pakistan leo trèo rất khéo léo và nhanh nhẹn, chúng có thể đứng được trên vách đá dốc đứng; thậm chí còn có thể nhảy qua địa hình núi đá dễ dàng. Sơn dương núi Pakistan thích nghi địa hình đồi núi, tìm được khoảng từ giữa 600 đến 3.600 mét so với mực nước biển, tùy theo mùa, mùa hè sống ở độ cao cao hơn, mùa đông sống ở độ cao thấp hơn. Loài này thường sinh sống nơi rừng cây bụi, mọc chủ yếu cây sồi ("Quercus ilex"), thông ("Pinus gerardiana"), bách xù ("Juniperus macropoda"). Sơn dương cũng thích nghi bên vách đá khô cằn, hẻm núi dốc ở miền núi thưa thớt cây cối thuộc phía tây dãy Hymalaya ở Trung Á. Vào mùa hè, Sơn dương núi Pakistan thường nằm ở những nơi thông thoáng, trong bóng mát của ngọn núi hoặc dưới những bụi cây nhỏ, chúng không bao giờ nằm trên đá hay chỗ bằng phẳng. Sơn dương thường nghỉ ngơi vào ngày nóng bức. Vào mùa đông, Sơn dương núi Pakistan thường di chuyển hằng ngày khoảng 2–5 km, đến sườn núi phía nam hoặc những khu vực ấm áp của ngọn núi. Nhằm tránh vùng tuyết sâu, rơi dày đặc, tránh những sông băng hà ở độ cao lớn. Sơn dương sẽ trú ẩn dưới các vòm đá gần chân vách núi, nơi trú ẩn thường có tầm nhìn tốt. Đây là loài ban ngày, hoạt động cả ngày, cao điểm vào sáng sớm và chiều tối. Khẩu phần. Khẩu phần của Sơn dương núi Pakistan thay đổi theo mùa: trong thời kỳ mùa xuân và mùa hè, chúng ăn cỏ, lá xanh, thảo mộc, trái cây, hoa, rau, củ, nhưng chuyển sang ăn chồi non, lá khô, cành cây trong mùa đông, đôi khi sơn dương còn đứng bằng hai chân sau để với tới ăn trên những cành cây cao. Trung bình, con cái trưởng thành tiêu thụ khoảng 7–11 kg thức ăn (trọng lượng tươi), con non tiêu thụ khoảng 2,4–4 kg. Sơn dương dành khoảng 8-12 giờ hàng ngày để gặm thức ăn. Loài này thường hoạt động cả ngày trừ trong vài giờ vào giữa ngày, khi đó chúng nằm và nhai lại thức ăn. Sơn dương cần uống nhiều nước trong mùa hè, thường đến những nơi nhiều nước hai lần một ngày. Sinh sản. Mùa giao phối diễn ra trong mùa đông, thời kỳ động dục bắt đầu khoảng tháng 9, trong thời gian đó những con đực đánh nhau giành bạn tình bằng cách hất đá, khóa sừng và xô đẩy quật ngã đối phương. Thai kỳ của loài kéo dài 135-170 ngày, và kết quả là sinh khoảng một hoặc hai con non, mặc dù hiếm khi sinh ba. Thời điểm sinh vào khoảng tháng 4 đến giữa tháng 6 năm sau. Con non sẽ được cai sữa khi được 6 - 8 tháng tuổi. Sơn dương bắt đầu động dục vào khoảng 18-30 tháng tuổi, khi đó các cá thể trưởng thành sẽ bắt đầu tách khỏi bầy. Tuổi thọ của Sơn dương núi Pakistan khoảng 12-13 năm. Bầy đàn. Sơn dương núi Pakistan sống theo bầy, thường khoảng chín cá thể, bao gồm những con cái trưởng thành và con non do con cái đó sinh ra. Con đực trưởng thành là phần lớn sống đơn độc. Con cái trưởng thành và con non chiếm bao gồm phần lớn số lượng Sơn dương núi Pakistan, với con cái trưởng thành chiếm 32% số lượng và con non chiếm 31%. Con đực trưởng thành chiếm 19%, trong khi cá thể gần trưởng thành (con đực tuổi từ 2-3 năm) chiếm 12%, và cá thể 1 tuổi (con cái từ 12-24 tháng) chiếm 9% số lượng. Tiếng kêu báo động của Sơn dương núi Pakistan tương tự với tiếng kêu be be của dê nhà. Đầu mùa, con đực và con cái có thể tìm được nhau trên các đồng cỏ xanh hoặc những sườn dốc giữa rừng. Trong suốt mùa hè, các con đực vẫn ở trong rừng, trong khi con cái thường leo lên các đỉnh núi đá cao nhất ở phía trên. Phân loài và phạm vi. Hiện nay, chỉ 3 phân loài của Sơn dương núi Pakistan được công nhận bởi IUCN: Astor markhor. Phân loài Astor markhor ("Capra falconeri falconeri") có sừng lớn, phẳng, phân nhánh ra rất rộng rãi, và đi lên gần như thẳng với chỉ một nửa vòng xoắn. Danh pháp đồng nghĩa là "Capra falconeri cashmiriensis" hoặc pir punjal markhor, có sừng nặng, phẳng, xoắn lại như cái mở nút chai. Trong phạm vi Afghanistan, phân loài Astor markhor được giới hạn về phía đông vùng rừng cao và miền núi gió mùa thuộc 2 tỉnh Laghman và Nuristan. Tại Ấn Độ, phân loài này được giới hạn tại một phần dãy núi Pir Panjal ở tây nam Jammu và Kashmir. Trong suốt phạm vi này, quần thể Astor markhor phân bố rải rác, bắt đầu từ phía đông đèo Banihal (50 km từ sông Chenab) trên đường cao tốc Jammu-Srinagar về hướng tây đến vùng biên giới tranh chấp với Pakistan. Các cuộc điều tra gần đây cho thấy phân loài vẫn còn sinh sống ở lưu vực sông Limber và sông Lachipora tại ranh giới rừng thung lũng Jhelum, và xung quanh Shupiyan đến phía nam Srinagar. Tại Pakistan, phân loài Astor markhor được giới hạn tại vùng sông Ấn và các nhánh sông, cũng như sông Kunar (Chitral) và các nhánh sông. Dọc theo sông Ấn, chúng sinh sống dọc 2 bên bờ từ Jalkot (quận Kohistan) ngược dòng lên gần làng Tungas (Baltistan), được giới hạn từ phía tây Gakuch lên đến sông Gilgit, Chalt lên sông Hunza, và thung lũng Parishing lên sông Astore. Chúng được cho là sống bên phải thung lũng Yasin (quận Gilgit), mặc dù điều này chưa được xác nhận. Sơn dương sừng xoắn markhor cũng được tìm thấy xung quanh thủ phủ Chitral và vùng biên giới giáp Afghanistan, nơi chúng sống ở một số thung lũng dọc sông Kunar (quận Chitral), từ Arandu bên bờ tây và thị trấn Drosh bên bờ phía đông, lên đến Shoghor dọc theo sông Lutkho, và xa hơn là Barenis dọc theo sông Mastuj. Số lượng lớn nhất hiện nay được tìm thấy tại công viên quốc gia Chitral ở Pakistan. Bukharan markhor. Mặc dù phân loài Bukharan markhor ("Capra falconeri heptneri") trước đây sống tại hầu hết các ngọn núi trải dọc theo bờ bắc của vùng Thượng Amu Darya và sông Pyanj từ Turkmenistan đến Tajikistan, hai đến ba phần số lượng cá thể phân tán hiện nay trong sự phân bố giảm đáng kể. Phân loài được giới hạn đến khu vực giữa vùng hạ Pyanj và sông Vakhsh gần thành phố Kulyab tại Tajikistan (khoảng 70" đông và 37’40’ đến 38" bắc), và trong dãy Kugitangtau ở Uzbekistan và Turkmenistan (khoảng 66’40’ đông và 37’30’ bắc). Phân loài này có thể tồn tại ở bán đảo Darwaz của miền Bắc Afghanistan gần biên giới với Tajikistan. Trước năm 1979, hầu như không có gì được biết đến về phân loài này hoặc phân phối của chúng ở Afghanistan, và không có thông tin mới được tìm ra tại Afghanistan kể từ thời điểm đó. Kabul markhor. Phân loài Kabul markhor ("Capra falconeri megaceros") có sừng với 1 vòng xoắn mảnh khảnh, giống như 1 vòng cuộn. Danh pháp đồng nghĩa là "Capra falconeri jerdoni". Đến năm 1978, sơn dương Kabul markhor sống sót ở Afghanistan duy chỉ tại vùng Kabul Gorge và Kohe Safi thuộc Kapissa, trong một số khu vực bị cô lập ở giữa. Chúng hiện đang sống tại vùng không thể tiếp cận, hầu hết là những dãy núi rộng lớn tại Kapissa và tỉnh Kabul, sau khi bị loại ra khỏi môi trường sống nguyên thủy do săn bắn. Tại Pakistan, phạm vi hiện tại của phân loài chỉ bao gồm các khu vực biệt lập nhỏ ở Baluchistan, bang Khyber Pakhtunkhwa (KPK) và tại quận Dera Ghazi Khan (bang Punjab). Cục lâm nghiệp KPK nhận xét rằng vùng miền thuộc Mardan và Sheikh Buddin vẫn còn là nơi sinh sống của phân loài. Ít nhất 100 cá thể được cho sống bên sườn dãy núi Safēd Kōh thuộc Pakistan (quận Kurram và Khyber). Mối quan hệ với dê nhà. Một số nhà khoa học mặc nhiên công nhận Sơn dương núi Pakistan là tổ tiên vài giống dê nhà. Dê Angora được một số đánh giá là hậu duệ trực tiếp của Sơn dương núi Pakistan tại Trung Á. Charles Darwin mặc nhiên công nhận dê hiện đại phát sinh do lai giống Sơn dương núi Pakistan với dê hoang dã. Bằng chứng cho Sơn dương núi Pakistan lai tạo giống với dê nhà đã được tìm thấy. Một nghiên cứu cho thấy 35,7% số lượng Sơn dương núi Pakistan nuôi nhốt khi phân tích (từ ba vườn thú khác nhau) tìm được DNA ty thể từ dê nhà. Các nhà khoa học khác đưa ra khả năng sơn dương Markhor có thể là tổ tiên vài giống dê Ai Cập, do cặp sừng cùng hình dáng của chúng, mặc dù thiếu một đường sống ở phía trước trên sừng sơn dương Markhor ngược lại với bất kỳ mối quan hệ gần gũi nào. Giống dê nhà Changthangi tại vùng Ladakh và Tây Tạng có thể có nguồn gốc từ Sơn dương núi Pakistan. Giống dê Girgentana tại Sicily được xét rằng phát sinh nguồn gốc từ Sơn dương núi Pakistan, cũng như giống dê Bilberry tại Ireland. Đàn hoang dã Kashmir khoảng 200 cá thể trên mũi đất đá vôi Great Orme tại xứ Wales bắt nguồn từ một đàn thuần dưỡng ở công viên Windsor lớn thuộc sở hữu nữ hoàng Victoria của Anh. Những mẫu phân lấy từ Sơn dương núi Pakistan và dê nhà chỉ ra mức độ nghiêm trọng trong sự cạnh tranh thức ăn giữa hai loài. Sự tranh giành thức ăn giữa những loài ăn cỏ được cho đã làm giảm đáng kể nhiều vụ mùa ứ đọng của thức ăn gia súc tại dãy núi Himalaya-Karkoram-Hindukush. Vật nuôi nội địa có lợi thế hơn động vật ăn cỏ hoang dã vì mật độ đàn gia súc này thường đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi khu vực mọc cỏ tươi tốt nhất. Giảm nguồn thức ăn sẵn có đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của con cái. Kẻ thù. Con người là kẻ thù săn thịt chính của Sơn dương núi Pakistan. Bởi vì Sơn dương núi Pakistan sống tại môi trường miền núi rất dốc và không thể tiếp cận, một số cụm sinh sống của sơn dương mà loài người rất ít khi được tiếp cận. Đại bàng vàng ("Aquila chrysaetos") đã được báo cáo từng săn thịt sơn dương non. Trong số các loài ăn thịt hoang dã, linh miêu Himalaya ("Felis lynx"), mèo báo ("Felis bengalensis"), báo tuyết ("Panthera uncia"), sói xám ("Canis lupus"), và gấu ngựa ("Ursus thibetanus") là những kẻ thù chính săn thịt sơn dương. Bởi vì nhiều mối đe dọa, Sơn dương núi Pakistan có thị lực tốt và một khứu giác tinh nhạy để phát hiện những kẻ săn mồi gần đó. Sơn dương núi Pakistan rất ý thức về môi trường xung quanh và đề cao cảnh giác đối với những kẻ săn mồi. Loài này thể hiện phản ứng nhanh và trốn thoát nhanh chóng khi tiếp xúc với động vật ăn thịt. Sự đe dọa. Sơn dương núi Pakistan là con mồi của nhiều loài động vật ăn thịt như báo tuyết, gấu, linh miêu, chó rừng, sói xám và đại bàng vàng. Trong khi không trực tiếp gây ra sự đe dọa cho loài, nhưng số lượng nhỏ sơn dương đang bị đe dọa bởi động vật săn mồi quen thuộc. Săn bắt động vật như một phương tiện sinh sống hoặc kinh doanh động vật hoang dã đã bổ sung thêm vào các vấn đề phát triển cho giới chức quản lý động vật hoang dã ở nhiều nước. Săn bắt, với nhiều tác động gián tiếp như làm xáo trộn, tăng khoảng cách trốn chạy và kết quả làm giảm không gian sống hiệu quả, là những yếu tố quan trọng nhất đe dọa sự sống còn của Sơn dương núi Pakistan. Những loại săn trộm phổ biến nhất dường như là cư dân địa phương, bảo vệ biên giới tiểu bang, sau này thường dựa vào hướng dẫn săn bắt địa phương, và người Afghan, vượt biên trái phép. Săn trộm gây ra sự phân mảnh số lượng và phân bố khu vực sống thành những đảo nhỏ gồm nhiều quần thể còn lại dễ bị tuyệt chủng. Sơn dương núi Pakistanđược xem như là giải thưởng chiến tích săn bắn trị giá nhằm lấy cặp sừng xoắn ốc cực kỳ hiếm có của loài, điều này đã trở thành mối đe dọa cho loài sơn dương này. Chiến lợi phẩm săn bắn được cho là khi loài quý hiếm hàng đầu bị săn lùng, lúc mà vượt qua cả việc săn thịt làm thực phẩm. Thợ săn nước ngoài có nhu cầu lớn về cặp sừng tuyệt mỹ của sơn dương Markhor, giống như một danh hiệu giải thưởng. Trong những năm 1960 và 1970, sơn dương bị đe dọa nghiêm trọng bởi cả thợ săn nước ngoài và người Pakistan có thế lực. Mãi cho đến những năm 1970, Pakistan đã thông qua một đạo luật bảo tồn và phát triển ba loại khu vực bảo vệ. Thật không may, tất cả các biện pháp bảo vệ sơn dương Markhor đã thực hiện không đúng. Sự suy giảm liên tục của quần thể sơn dương cuối cùng đã được cộng đồng quốc tế chú ý và trở thành một mối quan tâm. Ngoài săn bắt, Sơn dương núi Pakistan cũng bị đe dọa nghiêm trọng do mất môi trường sống, xung đột vũ trang và cạnh tranh thức ăn với vật nuôi bản địa. Săn bắt. Thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh, săn bắt Sơn dương núi Pakistan được xem là trò chơi đầy thử thách nhất, do bởi sự nguy hiểm luôn rình rập khi rình rập và đuổi theo con vật trên địa hình núi cao hiểm trở. Theo Arthur Brinckman, trong cuốn "The Rifle in Cashmere" của ông, "một người đàn ông là người đi bộ tốt sẽ không bao giờ muốn cho bất kỳ môn thể thao tuyệt hơn so với việc săn bắn sơn dương Siberia hoặc Sơn dương núi Pakistan. Elliot Roosevelt đã viết rằng ông bắn hai con Sơn dương núi Pakistan năm 1881, lần thứ nhất vào ngày 8 tháng bảy, lần thứ nhì vào ngày 1 tháng tám. Mặc dù săn Sơn dương núi Pakistan là bất hợp pháp ở Afghanistan, chúng vẫn bị săn bắt một cách truyền thống tại các tỉnh Nuristan và Laghman, và hoạt động đó có thể đã được tăng cường trong thời gian chiến tranh Afghanistan (2001–nay). Tại Pakistan, săn bắt Sơn dương núi Pakistan là phạm pháp. Tuy nhiên gần đây, như là một phần của một quá trình bảo tồn, giấy phép săn bắn đắt tiền được cấp từ chính phủ Pakistan cho phép cho săn bắn những con sơn dương già không còn khả năng sinh sản tốt. Tại Ấn Độ, bất hợp pháp khi săn bắt sơn dương nhưng loài này vẫn bị săn làm thực phẩm và lấy sừng, được cho là có đặc tính chữa bệnh. Sơn dương núi Pakistan cũng đã được giới thiệu thành công cho các trại chăn nuôi tư nhân ở Texas. Không giống như các loài cừu Barbary, linh dương đen Ấn Độ, linh dương bò lam, sơn dương Siberia, và hươu đốm, tuy nhiên, Sơn dương núi Pakistan đã không thoát khỏi số lượng đủ để thành lập bãi rộng các quần thể hoang dã ở Texas. Tình trạng bảo tồn. Từ giữa những năm 1990, Sơn dương núi Pakistan được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES, theo đó nghiêm cấm tất cả hoạt động buôn bán loài này mà không có giấy phép. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã phân loại Sơn dương núi Pakistan vào loài nguy cấp, có nghĩa loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu những nỗ lực bảo tồn không được duy trì. Đã có những ước tính khác nhau cho là nhiều Sơn dương núi Pakistan còn tồn tại nhưng một ước tính toàn cầu thống kê rằng số lượng ít hơn 2.500 cá thể trưởng thành, với mỗi tiểu quần thể ít hơn 250 cá thể. Có nhiều khu bảo tồn ở Tajikistan để bảo vệ Sơn dương núi Pakistan. Năm 1973, hai khu bảo tồn đã được thành lập. Khu bảo tồn Dashtijum Strict (còn gọi là Zapovednik bằng tiếng Nga) bảo vệ Sơn dương núi Pakistan trên diện tích 20.000 ha. Khu dự trữ Dashtijum (gọi là Zakasnik bằng tiếng Nga) bao phủ diện tích 53.000 ha. Mặc dù những khu dự trữ tồn tại để bảo vệ và bảo tồn quần thể sơn dương, nhưng quy định được thực thi kém làm nạn săn trộm nói chung vẫn diễn ra cũng như hủy hoại môi trường sống. Mặc dù, loài này vẫn phải đối mặt nhiều mối đe dọa đang diễn ra, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy một vài thành công đáng kể từ các phương pháp bảo tồn. Phương pháp này bắt đầu vào năm 1900 khi một thợ săn địa phương đã bị thuyết phục bởi một khách du lịch săn thú nhằm ngăn chặn nạn săn trộm Sơn dương núi Pakistan. Người thợ săn địa phương thành lập một uỷ ban bảo vệ phối hợp với hai tổ chức khác ở địa phương gọi là Morkhur và Muhofiz. Hai tổ chức này hy vọng rằng những cuộc đàm luận của họ sẽ không chỉ giúp bảo vệ, mà còn cho phép họ cứu sống loài sơn dương này. Cộng đồng địa phương được khuyến khích bảo tồn Sơn dương núi Pakistan thông qua nhiều ưu đãi kinh tế. Cách thức này khá hiệu quả so với các vùng đất bảo vệ thiếu thực thi và bảo mật. Tại Ấn Độ, Sơn dương núi Pakistanđược bảo vệ (Mục I) theo luật bảo vệ thiên nhiên hoang dã Jammu và Kashmir năm 1978. Trong văn hóa. Sơn dương núi Pakistan là loài động vật biểu tượng quốc gia của Pakistan. Chúng là một trong số 72 loài động vật được ghi trong danh sách WWF Conservation Coin Collection năm 1976. Nghệ thuật con rối Markhor được trình diễn trong các chương trình múa rối Afghan gọi "buz-baz".
1
null
Dê núi Alps (danh pháp khoa học: "Capra ibex") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758, thường gặp nhiều ở vùng Alps. Loài dê núi hoang dã sống ở vùng núi Alps của châu Âu. Đây là một loài lưỡng hình giới tính với những con đực lớn hơn mang cặp sừng cong và lớn hơn. Màu lông của chúng thường có màu xám nâu. Dê núi Alps có xu hướng sống ở những địa hình dốc, gồ ghề gần dòng tuyết. Chúng cũng có tính xã hội, mặc dù con đực và con cái trưởng thành tách biệt trong phần lớn thời gian trong năm, chỉ đến với nhau để giao phối. Bốn nhóm riêng biệt tồn tại; nhóm nam trưởng thành, nhóm con cái, nhóm cá thể trẻ và nhóm hỗn hợp giới tính. Trong mùa sinh sản, con đực tranh giành quyền tiếp cận với con cái và sử dụng cặp sừng dài của chúng để thực hiện các hành vi tranh giành con cái. Sau khi bị khai thác khỏi hầu hết các khu vực vào thế kỷ 19, dê núi Alps đã được du nhập thành công trở lại các phần trong phạm vi phân bố lịch sử của chúng.
1
null
Dê núi Iberia ("Capra pyrenaica") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Schinz mô tả năm 1838. Loài này có bốn phân loài. Trong số này, hai người vẫn có thể được tìm thấy trên bán đảo Iberia, nhưng ngày nay hai phân loài còn lại đã tuyệt chủng. Các phân loài Bồ Đào Nha đã bị tuyệt chủng vào năm 1892 và trở thành phân loài Pyrenea đã tuyệt chủng vào ngày 6/1/2000. Một dự án đang triển khai để nhân bản các phân loài Pyrenea dẫn đến một bản sao được sinh ra còn sống vào tháng 1 năm 2009.
1
null
Dê núi Siberia ("Capra sibirica") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1776. Loài này sinh sống ở Trung Á. Theo truyền thống, loài này được coi là một phân loài của dê núi Alps, và liệu chúng có nhiều khác biệt với các loài dê núi khác hay không vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Đây là thành viên dài nhất và nặng nhất của chi Capra, mặc dù chiều cao vai vượt qua cả loài sơn dương Markhor.
1
null
Tỳ linh Nhật Bản ( "Nihon kamoshika", , danh pháp hai phần: "Capricornis crispus") là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương, thuộc lớp thú guốc chẵn. Địa bàn sống phân bố ở các khu rừng thưa tại Nhật Bản, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung đảo Honshu. Loài động vật này là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản và được bảo vệ tại nhiều khu bảo tồn. Tỳ linh Nhật Bản trưởng thành khi đứng cao khoảng và cân nặng . Lông có màu đen pha chút trắng, màu lông sáng rõ vào mùa hè. Bộ lông mao rất rậm rạp, đặc biệt là chiếc đuôi. Cả hai giới đều mọc sừng ngắn, cong ngược và rất khó phân biệt bằng mắt thường. Tỳ linh Nhật Bản sinh sống trên rừng núi rậm rạp, chúng ăn lá, chồi và quả sồi. Đây là loài hoạt động vào ban ngày, kiếm ăn vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Tỳ linh sống đơn độc, hoặc tụ tập thành một cặp đực cái hay bầy đàn nhỏ. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng dung dịch có mùi ngọt - chua tiết ra từ tuyến ngoại tiết trước ổ mắt, con đực và con cái có lãnh thổ riêng biệt, phạm vi lãnh thổ cũng có khả năng chồng chéo lên nhau. Vào giữa thế kỷ 20, tỳ linh Nhật Bản bị săn bắt đến gần tuyệt chủng. Năm 1955, chính phủ Nhật Bản thông qua một đạo luật chỉ định loài này là một "báu vật đặc biệt quốc gia" nhằm bảo vệ loài khỏi nạn săn trộm. Quần thể loài tỳ linh phát triển số lượng lên từ đó, Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp chúng là "loài ít quan tâm". Do có báo cáo và khiếu nại từ kiểm lâm và nông dân vào năm 1979 nên các luật cũ năm 1955 bị bãi bỏ. Kể từ đó, tỳ linh được bảo tồn tại 13 khu bảo tồn thuộc 23 tỉnh của Nhật Bản, tỳ linh sống bên ngoài khu bảo tồn bị xếp vào nhóm thải loại, là loài phá hoại. Giới bảo tồn gọi chúng là "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh". Vận động viên thể thao có sự nhanh nhẹn, tốc độ vượt trội thường được so sánh với tỳ linh. Công ty xe môtô Yamaha đã tung ra thị trường loại xe đua Yamaha XT 225 đặt tên "Yamaha Serow" (tỳ linh Yamaha). Phân loại. Coenraad Jacob Temminck mô tả tỳ linh Nhật Bản lần đầu năm 1836, với danh pháp "Antilope crispa". John Edward Gray đặt danh pháp hiện tại của loài vào năm 1846. Pierre Marie Heude đề xuất nhóm và phân loài mới trong một hệ thống xuất bản vào năm 1898; "Capricornis" trở thành "Capricornulus", nó bao gồm "crispus", "pryerianus", và "saxicola". Hệ thống phân loại này đã không được chấp nhận. Không có bất kỳ hóa thạch nào của loài tỳ linh Nhật Bản được tìm thấy; vì vậy lịch sử tiến hóa của tỳ linh và mối quan hệ gần gũi của chúng với loài sơn dương Đài Loan ("Capricornis swinhoei") là đầu mối nghiên cứu. Cách phân loại hiện tại đã gọi loài tỳ linh là "hóa thạch sống". Nghiên cứu nhân tế bào xác định đây là loài sớm nhất phân chia từ tổ tiên chung "Capricornis". Họ hàng gần của loài này là sơn dương Đài Loan ("Capricornis swinhoei"). Về mặt di truyền, có rất ít sự khác biệt giữa hai loài tỳ linh Nhật Bản và sơn dương Đài Loan; kiểu nhân tế bào của chúng về cơ bản là giống nhau: 2n=50, FN=60. Sơn dương Đài Loan có kích thước nhỏ hơn và có lông ngắn hơn, lông có màu nâu, có một mảng lông trắng dưới cằm và họng. "Capricornis" là tổ tiên phát sinh các loài có đặc điểm gần giống với dê và cừu hơn là giống với bò nhà. Thuật ngữ và tính trạng của đơn vị phân loại "Capricornis" không được giải quyết hoàn toàn. Một số nhà nghiên cứu xem xét "Capricornis" là một danh pháp đồng nghĩa cơ sở của "Naemorhedus", một phân loại bao gồm các loài goral (Ban linh); nhưng phân tích phân tử không chứng thực phân loại này. "Capricornis" có răng nanh ngắn, trong khi đó loài "Naemorhedus" thường không có răn nanh. Ở Nhật Bản, tỳ linh được biết đến rộng rãi như hươu, mặc dù hươu và tỳ linh không cùng nhóm loài. Trước đây, từ ' trong tiếng Nhật sử dụng ký tự Trung Quốc để chỉ ', nghĩa là "hươu". Hiện nay, viết bằng ký tự Trung Quốc được dùng để chỉ "linh dương" hay "cừu". Đôi khi cách viết tỳ linh gây nhầm lẫn với lợn rừng. Hình thái và giải phẫu học. Tỳ linh Nhật Bản là loài thuộc họ trâu bò nhỏ, chúng có hình thái nguyên thủy liên quan đến các loài nhai lại khác. Chúng có một cơ thể chắc nịch với kích thước lớn tương đối ở cả con đực và con cái, và cả vùng địa lý khác nhau; khi đứng, bờ vai cao khoảng 70–85 cm (28–33 in) (70–75 cm (28–30 in)) và cân nặng . Móng guốc chẻ đôi. So với tỳ linh lục địa, tai ngắn hơn, lông thường dài hơn và mịn như len — vào khoảng 10 cm (3,9 in) trên thân. Chúng có một chiếc đuôi rậm khoảng 6–6,5 cm (2,4–2,6 in) và không có bờm. Lông trắng nhạt quanh cổ, toàn thân màu đen, có nhiều đốm trắng trên lưng, một số tỳ linh có màu nâu sẫm hay màu hơi trắng; lông có màu sáng hơn vào mùa hè. Có ba tuyến da phát triển tốt: tuyến ngoại tiết trước ổ mắt có kích thước lớn ở cả con đực và cái, kích thước tăng theo tuổi của con vật; tuyến mùi hương kém phát triển trên cả bốn chân, và tuyến ngoại tiết sinh dục. Tỳ linh trưởng thành có 32 răng hàm cố định khi được 30 tháng tuổi, có nha thức là . Mặt bên trong của răng trở nên đen kịt, dính chất khó loại bỏ, giống như nhựa cây. Lưỡi có hình dạng chữ V. Dị hình giới tính không phát triển mạnh; kích thước cơ thể, tăng trưởng, tỷ lệ sống sót và thói quen ăn uống cho thấy khác biệt không đáng kể. Cả con đực và con cái đều có sừng ngắn, cong ngược dài khoảng 12–16 cm (4,7–6,3 in); vỏ sừng có một loạt vòng tròn quấn ngang. Sừng bắt đầu phát triển khi tỳ linh được khoảng bốn tháng tuổi và tiếp tục phát triển suốt tuổi đời của chúng. Môi trường ảnh hưởng đến kích thước vòng tăng trưởng đầu tiên. Kích thước, độ cong, độ dày và số vòng tròn quấn ngang là dấu hiệu tuổi tác. Khi đạt hai năm tuổi, vòng tròn quấn ngang trên vỏ sừng dày hơn, chiều dài lớn và uốn nhiều hơn ở con trưởng thành; khi đến giai đoạn trưởng thành, vòng sừng mỏng hơn buộc vòng quấn ngang dày lên. Con cái tăng trưởng chậm lại ở độ tuổi trưởng thành sớm hơn so với con đực. Các nhà nghiên cứu dựa vào cơ quan sinh dục và hành vi tình dục để phân biệt giữa đực và cái. Tỳ linh cái có hai cặp vú. Tỳ linh có thính giác nhạy cảm và thị lực mạnh, giúp chúng phát hiện, phản ứng với tiếng động từ khoảng cách xa, chúng cũng có khả năng nhìn rõ trong ánh sáng mờ. Nhờ khứu giác tốt, tỳ linh có thể quan sát khi chúng nâng đầu lên và hít thở không khí xung quanh. Tập tính. Phân bố và môi trường sống. "Capricornis crispus" là động vật nhai lại thuộc họ trâu bò hoang dã duy nhất tại Nhật Bản, và là loài đặc hữu tại ba trong bốn đảo chính của Nhật Bản: phân bố chủ yếu tại miền bắc và miền trung đảo Honshu, nhiều khu vực có diện tích nhỏ tại đảo Shikoku và đảo Kyushu. Chúng có thể chịu được khí hậu lạnh và tuyết rơi tốt hơn tỳ linh sống trong lục địa. Đây là loài động vật sống đơn độc, theo cặp, hoặc trong nhóm bầy đàn nhỏ tại đồng cỏ thông thoáng hay rừng ở độ cao khoảng , chúng nghỉ ngơi trong hang động. Loài này thích sống trong rừng rụng lá ôn đới, nhưng cũng thấy có mặt trong rừng lá rộng hoặc rừng lá kim, nơi có nhiều loài thực vật như "fagus crenata", "quercus mongolica", hoặc lãnh nguyên núi cao và rừng tùng bách. Mật độ cá thể thấp, trung bình khoảng , và không lớn hơn . Lãnh thổ. "C. crispus" là loài có tập tính hồi hương và xâm chiếm lãnh thổ. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách tiết lên trên các cây xanh một chất dịch có mùi được tiết ra từ tuyến dịch nằm trước ổ mắt. Con đực và con cái thiết lập lãnh thổ riêng biệt, phạm vi chồng chéo, thường khoảng , con đực thiết lập lãnh thổ thường rộng hơn con cái. Tranh chấp lãnh thổ của nhau là khá hiếm, nhưng một con tỳ linh có thể phản ứng giận dữ khi lãnh thổ sống của chúng bị xâm phạm. Loài này là mồi của vài động vật ăn thịt, như sói Nhật Bản đã tuyệt chủng; gấu cũng săn tỳ linh. Chúng chạy trốn với một tiếng thở huýt sáo khi phát hiện nguy hiểm. Đây là loài rất nhanh nhẹn, có thể vững chân ở núi dốc, có khả năng chạy nước rút lên núi dốc cao và nhảy từ vách đá cheo leo xuống một cách an toàn, sự nhanh nhẹn của chúng được ví với ninja. Khẩu phần. Tỳ linh Nhật Bản hoạt động ban ngày gặm chồi non, ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối, chủ yếu vào phần thân lá hoặc quả tùng bách, chồi cây và quả đấu. Chúng ăn lá tống quán sủ, cây lách, kim lũ mai Nhật Bản ("Hamamelis Japonica") và liễu sam. Chúng điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. Loài là động vật nhai lại với một dạ dày có bốn ngăn. Các nghiên cứu về loài đã cho thấy ngay cả mùa đông khắc nghiệt tác động không đáng kể vào lượng thức ăn của tỳ linh, điều này có thể là do cấu trúc xã hội đơn độc của loài, tỳ linh chọn lãnh thổ đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn đầy đủ. Đại tiện xảy ra thường xuyên chỉ tại một địa điểm. Bệnh tật. Tuổi thọ của loài có thể lên đến 20–25 năm. Virus Parapoxvirus là loài kí sinh phổ biến nhưng hiếm khi gây tử vong. Nhiễm trùng gây ra sẩn và nốt sần trên da. Một căn bệnh da liễu khác là viêm da mụn mủ truyền nhiễm. Vi khuẩn kí sinh như "E. coli" và "Lyme borreliosis" khá phổ biến, có báo cáo phát hiện vi khuẩn "Toxoplasma gondii" trên tỳ linh. "C. crispus" nhạy cảm với nhiều ký sinh trùng, chẳng hạn như giun ruột "Trichuris discolor" và giun phổi "Protostrongylus shiozawai". Sinh sản. "Capricornis crispus" là loài cặp đơn theo bầy. Con cái động dục khi được 30 tháng tuổi. Giao phối lần đầu tiên diễn ra vào khoảng 2,5-3 năm tuổi, mùa sinh sản xảy ra mỗi năm một lần, giữa tháng 9 và tháng 1. Trong một cuộc tán tỉnh tương tự như dê hay linh dương gazen, tỳ linh đực liếm vào miệng con cái, hai chân trước của con đực cưỡi lên hai chân sau của tỳ linh cái, và cọ xát cơ quan sinh dục con cái bằng cặp sừng của nó. Cả hai giới đều thể hiện phản ứng flehmen. Sinh sản diễn ra giữa tháng Sáu và tháng Tám sau một thai kỳ kéo dài khoảng 210–220 ngày. Sinh con non mất khoảng nửa giờ, sau đó con cái có thể đứng lên và đi lại. Con non duy nhất cao khoảng 30 cm (1 ft) và đạt đến chiều cao trưởng thành trong một năm. Tỳ linh con ở lại với mẹ nó khoảng một hoặc hai năm. Sau đó di chuyển dần ra khỏi phạm vi lãnh thổ của mẹ cho đến khi có thể thiết lập lãnh thổ riêng của nó. Tỳ linh con không thiết lập vùng lãnh thổ riêng của nó sẽ đến lúc bị tỳ linh mẹ xua đuổi. Quan hệ với con người. Ghi nhận lịch sử sớm nhất liên quan đến sự tiếp xúc của con người với loài tỳ linh là việc các nhà khảo cổ khai quật được một số lượng nhỏ xương thời kỳ Jōmon tại các khu vực vùng núi. Các nghiên cứu suy đoán tỳ linh bị săn lùng để lấy da và lấy thịt. Ghi chép sớm nhất là "Nhật Bản thư kỷ" (viết vào năm 720) đã ghi: Thiên hoàng Tenmu (thời kỳ trị vì 672–686) gửi bộ da của một con ' đến các đại thần trong triều; ' này có thể đề cập đến tỳ linh, và những phần nội dung tương tự khác cũng trong "Nhật Bản thư kỷ". "" thế kỷ 8 chứa một bài thơ waka của Kakinomoto no Hitomaro đề cập đến một nhóm "shishi"; một số nhà văn đã kết luận con vật này là tỳ linh, nhưng một số nhà văn khác lưu ý rằng tỳ linh bình thường sống đơn độc. Tài liệu thời kỳ Heian (794–1185) có ghi lại cặp sừng tỳ linh làm quà tặng được mang đến kinh đô. Công trình y học sớm nhất còn tồn tại ở Nhật Bản, Daidōruijuhō (năm 808) ghi chép về việc sử dụng sừng và thịt tỳ linh cho mục đích y học. Trong nhiều thế kỷ từ sau thời kỳ Heian, thông tin đề cập đến tỳ linh hầu như khan hiếm. Một nguồn tin cho rằng loài vẫn bị săn bắt để phục vụ y học. Thời kỳ Edo (1603-1868) các ghi chép bắt đầu nhiều hơn. Bách khoa toàn thư "Wakan Sansai Zue" năm 1712 chứa một mục minh họa tỳ linh. Luật cấm săn bắn (生類憐れみの令) đã có hiệu lực, ngoại trừ những khu vực trồng trọt thường bị tỳ linh phá hoại. Kể từ thời kỳ Minh Trị Duy tân năm 1868, mô tả thực tế về loài tỳ linh lần đầu được ghi lại trong một chuyên khảo "Fauna Japonica" của Keisuke Ito (năm 1870). Săn bắn và bảo tồn. Tỳ linh từ lâu đã bị săn bắt ở Nhật Bản, đặc biệt là ở miền bắc Nhật Bản, nơi mà hoạt động săn gấu, săn tỳ linh gắn liền với văn hóa "matagi". Khắp các vùng miền núi ở Nhật Bản, tỳ linh là loài rất có giá trị, các bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng đều được sử dụng không bị lãng phí. Đặc biệt đắt giá nhất là thịt - cho đến giữa thế kỷ 20, ở những vùng có tỳ linh, tên của chúng dùng để chỉ "thịt". Da tỳ linh không thấm nước sử dụng để che xà nhà. Sừng dùng nghiền làm thuốc trị các bệnh như tê phù. Ngoài ra, còn có một số loại thuốc chữa đau bụng được bào chế từ ruột non và túi mật tỳ linh. Ban đầu tỳ linh là loài động vật cư trú ở những khu rừng sâu xa khu dân cư, nhưng càng về sau tỳ linh Nhật Bản ngày càng thâm nhập vào các vùng làng mạc. Vùng phía tây đảo Honshū, chúng đã bị tuyệt chủng vào thế kỷ thứ 20. Ở những nơi khác loài bị săn bắt đến mức độ nghiêm trọng khiến chính phủ Nhật Bản phải tuyên bố đây là "loài không được săn" trong một đạo luật săn bắn năm 1925. Năm 1934, Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa xem tỳ linh là một "loài báu vật thiên nhiên". Hoạt đông săn trộm vẫn tiếp tục diễn ra, vì vậy năm 1955 chính phủ tuyên bố tỳ linh Nhật Bản là một "báu vật thiên nhiên đặc biệt" thời điểm đó tình trạng săn bắn quá mức làm số lượng chúng giảm xuống còn 2000–3000. Số lớn loài này được cảnh sát bảo vệ nhằm chấm dứt nạn săn bắt, sau thời kỳ chiến tranh hoạt động trồng cây gây rừng tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều loài động vật. Đến năm 1980, dự báo số lượng loài tỳ linh đã tăng lên đến 100.000, phạm vi phân bố mở rộng tới . Từ năm 1978 đến 2003, phân phối loài tăng lên 170%, và quần thể trở nên ổn định. Xung đột giữa ngành nông nghiệp và lâm nghiệp dẫn đến việc bãi bỏ luật bảo vệ đầy đủ động vật vào năm 1978, sau thời gian có hiệu lực từ năm 1955. Từ đó 13 khu vực bảo tồn được thành lập tại hơn 23 tỉnh của Nhật Bản. Chiếm khoảng 20% số lượng tỳ linh, có tổng diện tích là và kích thước khu nhỏ nhất là đến khu lớn nhất có diện tích . Hoạt động săn bắn chọn lọc đã loại bỏ 20.000 con tỳ linh bên ngoài các khu bảo tồn từ năm 1978 đến 2005. Sách đỏ IUCN về động vật bị đe dọa xếp tỳ linh Nhật Bản là "loài ít quan tâm" vào năm 2008, vì chúng phân bố rộng rãi ở Nhật Bản, số lượng lớn, tăng trưởng ổn định. Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa và Luật Săn bắn và Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ loài tỳ linh Nhật Bản. Năm 1979, Vụ Văn hóa, Cơ quan môi trường, và Cơ quan Lâm nghiệp đã đạt được một thỏa thuận chung về biện pháp quản lý tỳ linh, chẳng hạn như thành lập các khu vực bảo vệ và săn chọn lọc kiểm soát dịch hại. Biện pháp này gặp sự phản ứng kịch liệt từ các nhà bảo tồn, tổ chức tự nhiên và một số nhà sinh học, như việc bảo vệ đầy đủ từ trước đến nay. Một sửa đổi vào năm 1999 của Luật Săn bắn và Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cho phép các tỉnh quản lý quần thể của tỳ linh; đến năm 2007, bảy kế hoạch được thành lập để quản lý tỳ linh bên ngoài các khu bảo tồn. Nhân viên kiểm lâm bắt đầu lo ngại rằng quần thể tỳ linh gia tăng phá hoại hoạt động tái trồng rừng kể từ sau thời kỳ chiến tranh, chúng ăn cây non trên các triền núi, là cây non hoàng đàn Nhật Bản, tuyết tùng Nhật Bản và thông đỏ Nhật Bản, là các loài cây trồng có giá trị thương mại cao. Tỳ linh cũng đã gây ra thiệt hại cho cây trồng nông nghiệp ở các thôn bản miền núi, khiến dân làng phản đối các nỗ lực bảo tồn loài. Thiệt hại do tỳ linh gây ra đối với rừng được mô tả trong hệ thống thuật ngữ liên quan tội phạm của Nhật Bản: phương tiện truyền thông đề cập đến những vấn đề như ' ("cuộc chiến giữa con người và hươu") và ', ("cuộc chiến tỳ linh"). 400 nhân viên kiểm lâm thất vọng trước hành động của chính phủ và các nhà bảo tồn. Trong thập niên 1980, họ khởi kiện với nội dung liên quan đến các thiệt hại do tỳ linh gây ra tại các đồn điền gỗ. Kiểm lâm tại tỉnh Gifu biện minh cho việc bắn tỳ linh ở chân, bắn như vậy sẽ không ra gây tử vong. Việc ước tính số lượng tỳ linh bị bắn rất khó khăn. Kiểm lâm cho rằng tỳ linh là một con vật có hại, và họ tức giận khi chính quyền can thiệp vào việc săn tỳ linh. Họ cáo buộc chính phủ và các chuyên gia động vật hoang dã cố gắng bảo vệ quá mức chúng, ngược lại các nhà bảo tồn phản đối cáo buộc của kiểm lâm biện minh sự tăng số lượng quần thể và mức độ thiệt hại lâm nghiệp của tỳ linh để thúc đẩy lợi ích cho chính họ. Nhà bảo tồn Shin Gotō tin rằng khả năng tăng lên số lượng loài tỳ linh không tăng các vấn đề do quần thể loài gây ra, mà là nạn phá rừng đã thúc đẩy chúng ra khỏi khu vực cư trú trước đây. Tỳ linh mới chuyển đến khu vực dân cư và bắt đầu ăn cây trồng nông nghiệp và cây bách, trong đó chủ yếu ăn cây non. Chặt phá cây rừng gây ra nhiều vấn đề, như việc cắt ngắn cây sau khai thác đã tạo khu vực lý tưởng cho sự tăng trưởng nhanh thực vật thân thảo, từ đó thu hút động vật ăn cỏ. Tình hình dù tạm thời nhưng việc tái sinh cây rừng tầng cao giảm đi sau 15-20 năm, quần thể động vật ăn cỏ cùng sự tăng trưởng thực vật thân thảo không còn phát triển mạnh. Trong thập niên 1990, khi diện tích rừng sụt giảm đã dẫn đến thiệt hại cho ngành lâm nghiệp và ảnh hưởng loài tỳ linh; đồng thời gia tăng sự phá hoại của hươu sao, lợn rừng, và khỉ Nhật Bản. Chỉ riêng tại tỉnh Kyushu, hươu sao cạnh tranh gặm cỏ và chồi non khiến tốc độ tăng trưởng của quần thể tỳ linh trở nên chậm đi. Ý nghĩa văn hóa. Tỳ linh Nhật Bản được xem "báu vật sống của quốc gia trong rừng xanh", Các tổ chức hiệp hội đã chọn loài làm biểu tượng của Nhật Bản. Tỳ linh được xem như một loài thánh tích gợi lại nguồn gốc hình thành quần đảo Nhật Bản tách biệt với lục địa châu Á. Trong một cử chỉ ngoại giao mang tính tượng trưng vào năm 1973, chính phủ Trung Quốc tặng Nhật Bản một con gấu trúc lớn, và chính phủ Nhật Bản đã tặng lại hai con tỳ linh Nhật Bản. Những đô thị và các khu vực khác trên khắp Nhật Bản đã chọn tỳ linh làm biểu tượng địa phương. Ở Nhật Bản, tỳ linh mang các tên gọi ' hoặc '. Loài có lịch sử lâu dài với nhiều tên gọi khác nhau, thường dựa vào sự xuất hiện của chúng, một số tên là "cừu núi", "hươu len", "bò chín đuôi", và "con quỷ bò". Tên địa phương để chỉ tỳ linh thì có rất nhiều, như là "quái thú nhảy múa", "quái thú ngu ngốc", hoặc "thằng ngốc". Người dân Nhật Bản thường mô tả tỳ linh "kỳ lạ" hay "bất thường", và loài được xem như một "sinh vật ảo" vì có xu hướng sống một mình trong rừng sâu xa xôi, cũng như tại các vùng núi cao hay xuất hiện để quan sát công nhân lâm nghiệp làm việc. Tỳ linh nổi tiếng tại Nhật Bản về tốc độ và sự nhanh nhẹn. Vận động viên thể thao xuất sắc được so sánh với tỳ linh, không chỉ bởi sự nhanh nhẹn mà còn khả năng chạy nước rút. Công ty xe môtô Yamaha tung ra thị trường xe máy thể thao XT 225 có tên "Yamaha Serow" (tỳ linh Yamaha), loài là một nhân vật trong phim hoạt hình "Công chúa Mononoke" (1997) của đạo diễn Miyazaki, nhân vật chính đã sử dụng một sinh vật giống như tỳ linh làm ngựa cưỡi. Trong tiếng Nhật, từ ' mang cả hai nghĩa "trượt kỳ thi" và "thất bại"; tỳ linh có thể đứng vững chắc trên vách núi với bốn chân. Theo tín ngưỡng truyền thống, sinh viên Nhật thường mua thẻ bài ' in hình một vết chân tỳ linh với hy vọng nhiều may mắn giúp họ vượt qua kỳ thi.
1
null
Sơn dương lục địa (tên khoa học: Capricornis milneedwardsii), hay Sơn dương Trung Quốc (Chinese serow), là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla, bản địa ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài này được David mô tả năm 1869. Trước đây tên gọi "sơn dương lục địa" đề cập đến loài "Capricornis sumatraensis" khi mà đây còn là tên khoa học dành cho tất cả sơn dương (serow) sống ở lục địa và đảo Sumatra. Tuy nhiên, bây giờ đã có 3 loài được tách riêng ra từ "C. sumatraensis", và tên khoa học này chỉ còn dành cho sơn dương ở đảo Sumatra và bán đảo Mã Lai.
1
null
Sơn dương đỏ (danh pháp hai phần: "Capricornis rubidus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Đây là loài đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng, phân bố ở phía Bắc Myanmar và đông bắc của Ấn Độ (phía nam của sông Brahmaputra). Chúng đã từng được coi là một phân loài của sơn dương Sumatra. Phân bố và môi trường sống. Sơn dương đỏ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới vùng đồi núi ở đông bắc Ấn Độ (phía nam của sông Brahmaputra), Bangladesh (phía đông của sông Jumuna), và phía bắc Miến Điện. Ở Ấn Độ và Bangladesh người ta có thể bị nhầm lẫn chúng với loài sơn dương Himalaya ("Capricornis thar"). Mô tả. Loài sơn dương này có chiều dài cơ thể khoảng 140–155 cm, cao từ 85–95 cm và nặng 110–160 kg. Sơn dương đỏ có một bộ lông đặc biệt màu nâu đỏ. Trên lưng của chúng có một vằn đen chạy dọc sống lưng từ phần vai tới tận đuôi. Phần đầu cổ có lông bờm, có thể dựng lên khi bị kích động. Phần cổ họng lại có phần lông màu trắng như một chiếc yếm. Sơn dương đỏ có mắt to đen, đôi tai dài nhọn hình nón trong khi cặp sừng cong và dài 15–25 cm được tìm thấy ở cả con đực và cái (con cái thường có cặp sừng dài hơn). Đuôi của chúng ngắn, chỉ dài tư 8–15 cm. Cũng giống như nhiều loài sơn dương khác, chúng hoạt động về ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều muộn. Chúng sống trong những hang động và vách đá. Khi cảnh báo đối thủ, sơn dương đỏ phát ra âm thanh kêu như còi hoặc một cái khịt mũi. Sơn dương đỏ sống đơn độc hoặc thành từng nhóm nhỏ tư 2-5 cá thể. Thức ăn của chúng bao gồm cỏ và lá cây. Mối đe dọa tới chúng bao gồm báo hoa, đại bàng nhưng trên hết là mối đe dọa từ tình trạng mất nơi sống và săn bắt của con ngươi khiến chúng đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, người ta không ước tính được số lượng hiện có của chúng.
1
null
Capricornis swinhoei (tên tiếng Anh: "Sơn dương Đài Loan" hoặc "sơn dương Formosa") là một loài động vật có vú trong họ Trâu bò, bộ Artiodactyla. Sơn dương Đài Loan là loài đặc hữu của đảo Đài Loan. Mô tả. Thân của sơn dương Đài Loan có chiều dài 80–114 cm (31–45 in) và trọng lượng 25–35 kg (55-77 lb). Đuôi của nó ngắn, chỉ khoảng 6,5 cm. Màu sắc của bộ lông là nâu tối với những đốm màu vàng trên cổ họng, quai hàm và gáy. Cả hai giới đều có sừng hơi cong hình nón cong nhỏ, dài từ 10–20 cm. Sơn dương Đài Loan là loài sơn dương thuần chủng chỉ có mặt ở Đài Loan. Hành vi. Chúng có tính cảnh giác khá cao và không dễ dàng để tiếp cận quan sát. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng tìm thấy phân họ của chúng tại vườn quốc gia Yushan. Vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, chúng ta có thể tìm thấy chúng ăn trong rừng với số lượng nhỏ hoặc từng cá thể đơn lẻ. Thức ăn của chúng bao gồm lá mọc sát gần mặt đất, hoặc dây leo, dương xỉ, cây bụi, hoặc các loại thảo mộc trên mặt đất. Ngoài ra, do cần hấp thụ muối khoáng nên có thể tìm thấy chúng liếm khoáng đọng lại trên vách đá. Linh dương Đài Loan có thể nhảy cao tới 2m và chạy với tốc độ đạt 20 km/h. Trong số tất cả các loài động vật có vú tại Đài Loan, chúng là loài nhảy cao nhất. Chúng có thể được tìm thấy ở độ cao thấp khoảng 50 mét, nhưng chủ yếu là ở độ cao từ 1000 mét đến 3500 mét. môi trường sống bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng, và những sườn dốc đá, sỏi trần vách đá. Chúng cũng hiện diện trong Công viên quốc gia Taroko. Móng của chúng chỏe về hai bên để có thể dễ dàng đi trên vách đá và sườn dốc. Chúng cũng là loài có khả năng leo cây tốt. Sơn dương Đài Loan là loài sống riêng lẻ, sử dụng nước mắt để bôi lên đá đánh dấu mốc lãnh thổ.
1
null
Dê núi sừng ngắn Nilgiri ("Nilgiritragus hylocrius") là một loài thú guốc chẵn đặc hữu dãy núi Nilgiri và phần phía nam của dãy Ghat Tây tại bang Tamil Nadu và Kerala miền Nam Ấn Độ. Đây là động vật biểu tượng của Tamil Nadu. Tên gọi. Trong tiếng Tamil, nó được gọi là "varaiaadu" (வரையாடு), được ghép từ hai từ tiếng Tamil, "wurrai" (nghĩa là "vách đá") và "aadu" (nghĩa là "dê"). Tiếng Malayalam có cái tên tương đương là "Varayaadu" (വരയാട്). Tên trong tiếng Tamil cổ điển là "varudai" (வருடை: Natrinai, 359; Ainkurunuru, 287; Pattinappalai, 139). Trước đây, loài này được nhà tự nhiên học Gray đặt tên là "Capra warryato".
1
null
Dê núi sừng ngắn Himalaya ("Hemitragus jemlahicus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được C. H. Smith mô tả năm 1826. Phân loại. Trước đây, chi Hemitragus được xem là gồm có 3 loài. Tuy nhiên về sau các loài "Hemitragus hylocrius" được chuyển thành "Nilgiritragus hylocrius" và "Hemitragus jayakari" chuyển thành "Arabitragus jayakari", thì chi này chỉ còn mỗi loài "Hemitragus jemlahicus".
1
null
Sơn dương đuôi dài hay còn gọi là Ban linh đuôi dài (danh pháp hai phần: "Naemorhedus caudatus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. Trong tiếng Anh, loài này có tên thường gọi "Long-tailed goral". Những loài "goral" (thuộc chi "Naemorhedus") có tên gọi theo tiếng Trung Quốc là 斑羚, phiên âm Hán Việt là "ban linh".
1
null
Ban linh Himalaya (danh pháp hai phần: "Naemorhedus goral") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Hardwicke mô tả năm 1825. Trong tiếng Anh, loài này có tên thường gọi "Himalayan goral". Những loài "goral" (thuộc chi "Naemorhedus") có tên gọi theo tiếng Trung Quốc là 斑羚, phiên âm Hán Việt là "ban linh".
1
null
Dê núi Bắc Mỹ (danh pháp hai phần: "Oreamnos americanus"), là một động vật hữu nhũ lớn có móng guốc đặc hữu tại Bắc Mỹ. Mặc cho tên tiếng địa phương của loài, đây không phải là một thành viên thuộc chi Capra, chi bao gồm những loài dê thật sự. Phân loại. Dê núi Bắc Mỹ là một động vật guốc chẵn trong bộ Artiodactyla và Bovidae. Nó thuộc về phân họ Caprinae (phân họ Dê cừu),cùng với 32 loài khác bao gồm cả dê thật sự, cừu, sơn dương, và bò xạ hương. Dê núi là loài duy nhất trong chi Oreamnos. Chế độ ăn uống. Dê núi Bắc Mỹ là động vật ăn cỏ và dành phần lớn thời gian của chúng để gạm cỏ. Chế độ ăn uống bao gồm các loại cỏ, các loại thảo mộc, cói, dương xỉ, rêu, địa y, cành cây, lá từ cây bụi thấp và thông từ một trường sống của chúng. Trong điều kiện nuôi nhốt, chế độ ăn uống của con dê núi cũng có thể bao gồm ngũ cốc, cỏ linh lăng, trái cây và rau quả, và cỏ.
1
null
Cừu Argali ("Ovis ammon") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Loài cừu này sinh sống ở cao nguyên Trung Á (Tây Tạng, Altay, Hymalaya). Cừu trưởng thành cao 85–135 cm đếm vai và dài 136–200 cm (4–7 ft) dài từ đầu đến gốc đuôi. Con cái nhỏ hơn nhiều so với con đực, đôi khi chỉ có cân nặng bằng một nửa cân nặng cừu đực. Cừu cái có thể có cân nặng từ 43,2–100 kg (95-220 lb) và cừu đực thường có cân nặng 97–182 kg (214-401 lb), với khối lượng tối đa đến 216 kg (476 lb).
1
null
Cừu tuyết (danh pháp khoa học: "Ovis nivicola") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Eschscholtz mô tả năm 1829. Cừu tuyết sinh sống từ các khu vực miền núi ở phía đông bắc của Siberia. Một phân loài, cừu tuyết Putorana ("Ovis borealis nivicola") sống cách biệt với các hình thức khác trong dãy núi Putoran. Cừu tuyết liên quan chặt chẽ nhất với cừu sừng lớn và cừu Dall.
1
null
Sơn dương Chamois vùng Pyrénées (danh pháp khoa học: "Rupicapra pyrenaica") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Bonaparte mô tả năm 1845. ống ở dãy núi Pyrenees, dãy núi Cantabrian và dãy núi Apennine. Nó là một trong hai loài thuộc chi Rupicapra, loài còn lại là sơn dương, Rupicapra rupicapra. Mô tả. Sơn dương Chamois vùng Pyrénées có độ cao tới 80 cm, bộ lông mùa hè của nó có màu nâu hồng; vào mùa đông, nó có màu đen hoặc nâu, với các mảng tối hơn xung quanh mắt. Cả con đực và con cái đều có sừng móc ngược chiều dài tới 20 cm. Chúng gặm cỏ, địa y và chồi của cây. Thân hình chắc nịch và nhanh nhẹn, chúng được tìm thấy trên mọi độ cao lên đến 3000 m. Tình trạng bảo tồn. Giống như các loài sơn dương khác, sơn dương Chamois vùng Pyrénées bị săn đuổi gần như tuyệt chủng, đặc biệt là vào những năm 1940, để sản xuất da sơn dương. Quần thể đã phục hồi kể từ đó, và vào năm 2002 ước tính là khoảng 25.000 cá thể. (Pérez và cộng sự, 2002).
1
null
Sơn dương Chamois ("Rupicapra rupicapra)" là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là loài bản địa các ngọn núi ở châu Âu, từ tây sang đông, bao gồm dãy Cantabrian, dãy Pyrenees, dãy Alps và dãy Apennines, dãy Dinarides, dãy Tatra và dãy Carpathia, dãy Balkan, khối núi Rila – Rhodope, Pindus, dãy núi phía đông bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, và Caucasus. Sơn dương Chamois cũng đã được đưa đến Đảo Nam của New Zealand. Một số loài phụ sơn dương được bảo vệ nghiêm ngặt ở EU theo Chỉ thị Môi trường sống của Châu Âu.
1
null
Linh dương hoẵng Peters (danh pháp khoa học: "Cephalophus callipygus") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Peters mô tả năm 1876. Linh dương hoẵng Peters được tìm thấy ở Gabon, Guinea Xích Đạo, miền nam Cameroon và miền bắc Cộng hòa Congo. Linh dương hoẵng Peters có cân nặng trung bình khoảng 18 kg, và cao khoảng 50 cm đến vai. Chúng có bộ lông màu nâu xám. Chúng sinh sống trong bụi rậm ở những khu rừng mưa núi. Tổng số lượng ước tính khoảng 380.000 người, với xu hướng giảm.
1
null
Linh dương nam Phi (danh pháp hai phần: Cephalophus dorsalis) là một loài linh dương trong phân họ Cephalophinae, họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này sinh sống tại rừng rậm trải dài từ Gabon, miền nam Cameroon đến miền bắc Congo, cũng như các nước Sierra Leone, Liberia, và nhiều nơi phía nam Bờ Biển Ngà, Ghana và Bénin. Loài này cũng từng được xem là phân loài của Linh dương trung Phi.
1
null
Cephalophus leucogaster là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1873. Chúng được tìm thấy ở trung bộ Phi. Người ta ít biết đến sinh thái của loài này, và chỉ có một số thông tin về môi trường sống và chế độ ăn có sẵn. Phạm vi phân bố ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích Đạo và Gabon (Wilson & Reeder, 1993), trong khi nó có thể bị tuyệt diệt ở Uganda.
1
null
Linh dương hoẵng rừng đỏ (danh pháp hai phần: "Cephalophus natalensis") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được A. Smith mô tả năm 1834. Loài này sinh sống ở trung và nam châu Phi. Nó được tìm thấy trong rừng và vùng cây bụi ở Malawi, Mozambique, và nam Tanzania. Chúng cao khoảng 40 cm tại vai và cân nặng trung bình 15 kg. Chúng có bộ lông màu nâu hạt dẻ với các mảng đen trên mặt và sau cổ. Chúng ăn trái cây rụng, lá cây và côn trùng. Chúng có tính chiếm lĩnh lãnh thổ và các cặp giao phối bảo vệ lãnh thổ riêng. Mỗi năm đẻ một con, thời gian mang thai 4-7,5 tháng.
1
null
Cephalophus rufilatus (tên tiếng Anh: "Linh dương hoẵng sườn đỏ") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1846. Linh dương hoẵng sườn đỏ được tìm thấy ở miền tây và miền trung châu Phi. Linh dương hoẵng sườn đỏ cao 35 cm và cân nặng 31 12 kg. Chúng có bộ lông màu nâu đỏ, với đôi chân và lưng màu đen và dưới bụng màu trắng. Chúng ăn lá, trái cây rụng, hạt, hoa, và đôi khi chim nhỏ hoặc của các loài động vật nhỏ khác. Chúng có tuổi thọ 10-15 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Tổng số lượng sinh sống trong tự nhiên được ước tính khoảng 170.000 cá nhân.
1
null
Linh dương lưng vàng (danh pháp hai phần: "Cephalophus silvicultor") là một loài động vật có vú trong họ Trâu bò, bộ Artiodactyla. Loài này được Afzelius mô tả năm 1815. Linh dương lưng vàng sinh sống ở tây và trung bộ châu Phi. Chúng dài 3,8-4,8 foot và cao 80 cm ở vai. Chúng nặng khoảng 130 pound (80 kg). Bộ lông màu nâu sẫm đến đen, với một sọc màu vàng ở trên chân sau. Chúng sinh sống trong mở dày đặc và rừng nhiệt đới, nơi chúng ăn hạt, trái cây, cỏ, nấm, lá.
1
null
Linh dương lưng vằn (danh pháp khoa học: "Cephalophus zebra") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1838. Linh dương lưng vằn được tìm thấy ở Bờ Biển Ngà, Guinea, Sierra Leone và Liberia. Nó cũng đã được phát hiện gần đây ở phía đông nam Guinea. Linh dương lưng vằn có bộ lông vàng hoặc nâu đỏ đặc biệt sọc như ngựa vằn, vệt đen trên đôi chân trên và khuôn mặt màu nâu đỏ. Chúng dài đến 90 cmi, cao 45 cm và nặng tới 20 kg. Sừng giống cái chĩa dài 4,5 cm dài ở con đực và chỉ dài 2,25 cm ở con cái. Linh dương lưng vằn sinh sống trong rừng nhiệt đới chủ yếu vùng đồng bằng, đặc biệt là khu phát quang và dọc theo lề rừng, nơi chúng ăn lá cây và trái cây.
1
null
Linh dương sừng xoắn châu Phi (danh pháp hai phần: Addax nasomaculatus), còn được gọi là "linh dương trắng" ("white antelope") là một loài linh dương thuộc chi "Addax", sinh sống tại hoang mạc Sahara và một số vùng lân cận. Loài này được Henri de Blainville mô tả năm 1816. Theo đề xuất tên thay thế, linh dương lông nhạt có sừng dài, xoắn - điển hình dài ở con cái và ở con đực. Linh dương đực khi đứng bờ vai cao từ , còn linh dương cái cao khoảng từ . Đây là loài lưỡng hình giới tính, linh dương cái nhỏ hơn linh dương đực. Màu sắc bộ lông phụ thuộc theo mùa - vào mùa đông, bộ lông nâu xám còn chân và phần cơ thể sau có màu trắng, và lông nâu, dài mọc trên đầu, cổ, vai; vào mùa hè, bộ lông trở lại gần như hoàn toàn màu trắng hoặc màu cát vàng. Linh dương sừng xoắn châu Phi chủ yếu ăn cỏ, lá của bất kỳ loại cây bụi nào sẵn có, thực vật họ đậu hay bụi rậm. Là loài động vật thích nghi tốt để tồn tại trong môi trường sa mạc, linh dương có thể sống mà không cần nước trong thời gian dài. Chúng sống theo đàn từ 5 đến 20 cá thể, gồm cả đực lẫn cái. Chúng được dẫn dắt bởi con cái lớn tuổi nhất. Do chuyển động chậm chạp, chúng là mục tiêu dễ dàng của động vật săn mồi như: sư tử, con người, chó săn châu Phi, báo đốm và báo hoa. Mùa sinh sản đỉnh điểm trong suốt mùa đông và đầu mùa xuân. Môi trường sống tự nhiên là những vùng đất khô cằn, bán hoang mạc và sa mạc cát và đá. Linh dương sừng xoắn châu Phi là loài linh dương cực kỳ nguy cấp, theo phân loại do IUCN. Mặc dù cực kỳ hiếm trong môi trường tự nhiên do săn bắn không kiểm soát, chúng khá phổ biến trong điều kiện nuôi nhốt. Linh dương sừng xoắn châu Phi xuất hiện nhiều ở Bắc Phi, là loài bản địa tại Chad, Mauritania và Niger. Loài cũng đã tuyệt chủng ở Algeria, Ai Cập, Libya, Sudan và Tây Sahara nhưng đồng thời được tái nhập ở Morocco và Tunisia. Danh mục phân loại và đặt tên. Danh pháp hai phần của Linh dương sừng xoắn châu Phi là "Addax nasomaculatus". Loài này lần đầu tiên được nhà động vật học và giải phẫu học người Pháp Henri Blainville mô tả năm 1816. Linh dương sừng xoắn châu Phi được xếp vào chi đơn loài "Addax" và họ Bovidae. Henri Blainville quan sát kiểu tương đồng trong công trình con báo đen của Bullock và bảo tàng phẫu thuật cao đẳng hoàng gia. Nhà tự nhiên học người Anh Richard Lydekker phát biểu kiểu loại địa phương của loài hầu như chắc chắn ở Senegambia, mặc dù ông không làm bất cứ gì để xác minh. Cuối cùng, từ một cuộc thảo luận năm 1898, quan điểm này đã trở nên xác thực hơn, khi những thợ săn hay những nhà sưu tập người Anh bắt được Linh dương sừng xoắn châu Phi từ nhiều nơi trên hoang mạc Sahara, tại Tunisia. Danh pháp "Addax" được cho bắt nguồn bởi một từ ngữ trong tiếng Ả Rập nghĩa là một con vật hoang dã có sừng cong queo. Nó cũng được cho có nguồn gốc từ một từ ngữ Latin. Danh pháp được sử dụng lần đầu năm 1693. Danh pháp loài "nasomaculatus" bắt nguồn trong tiếng Latin, chiết tự "nasus" (hoặc tiền tố "naso") nghĩa là mũi, và "macula", vết đốm hoặc khoang, và hậu tố –"atus" đề cập đến những đốm và dấu vết trên mặt linh dương. Bedouin sử dụng danh pháp khác cho Linh dương sừng xoắn châu Phi, theo tiếng Ả Rập "bakr" (hoặc "bagr") "al wahsh", dịch theo từng chữ có nghĩa con bò hoang dã. Danh pháp cũng có thể được sử dụng để tham khảo cho những loài động vật móng guốc khác. Tên gọi thông dụng khác của Linh dương sừng xoắn châu Phi là "linh dương trắng" (white antelope) và "linh dương sừng xoay" (screwhorn antelope). Di truyền học. Linh dương sừng xoắn châu Phi có 29 cặp nhiễm sắc thể. Tất cả nhiễm sắc thể đều là nhiễm sắc dạng que ngoại trừ cặp thể thường nhiễm sắc đầu tiên, đó là nhiễm sắc thể hạ khuynh tâm. Nhiễm sắc thể X lớn nhất trong số các nhiễm sắc thể dạng que, còn nhiễm sắc thể Y có kích thước trung bình. Cặp nhiễm sắc thể hạ khuynh tâm có que ngắn và dài tương ứng theo thứ tự với nhiễm sắc thể thứ 27 ở bò nhà và thứ 1 ở dê nhà. Trong một nghiên cứu, mô hình dải nhiễm sắc trong Linh dương sừng xoắn châu Phi tìm được tương tự như trong bốn loài khác thuộc phân họ Hippotraginae. Ghi chép lịch sử và hóa thạch. Trong thời cổ đại, linh dương sừng xoắn châu Phi cư trú từ Bắc Phi vượt qua bán đảo Ả Rập và Levant. Tranh vẽ trong một ngôi mộ có niên đại từ năm 2500 trước Công nguyên cho thấy tối thiểu linh dương sừng xoắn châu Phi được người Ai Cập cổ đại thuần hóa một phần. Những bức tranh vẽ hình linh dương sừng xoắn châu Phi và một số loài linh dương khác được cột bằng dây thừng với cọc. Số lượng linh dương sừng xoắn châu Phi được một quý tộc chiếm giữ, xem như biểu thị cho địa vị cao về kinh tế lẫn xã hội của ông ta trong xã hội cổ đại. Nhưng ngày nay, săn bắn quá mức đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài này ở Ai Cập kể từ những năm 1960. Hóa thạch linh dương sừng xoắn châu Phi tìm được tại bốn địa điểm ở Ai Cập - hóa thạch 7000 TCN từ Biển Cát Lớn, hóa thạch 5000–6000 TCN từ Djara, hóa thạch 4000–7000 TCN từ Abu Ballas Stufenmland và hóa thạch 5000 TCN từ Gilf Kebir. Bên cạnh đó, nhiều hóa thạch cũng được khai quật từ Mittleres Wadi Howar (hóa thạch 6300 TCN), cùng những hóa thạch canh tân từ Grotte Neandertaliens, Jebel Irhoud và Parc d'Hydra. Mô tả vật lý. "Linh dương sừng xoắn châu Phi" là loài linh dương có sừng cong xoắn. Con đực khi đứng bờ vai cao từ , với con cái khoảng . Đây là loài lưỡng hình giới tính, linh dương cái nhỏ hơn linh dương đực. Chiều đài từ đầu đến hết thân cả đực và cái đạt khoảng , đuôi dài . Cân nặng con đực khoảng từ , con cái khoảng từ . Màu lông của linh dương sừng xoắn châu Phi thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, bộ lông có màu nâu xám còn ống chân và phần thân sau có màu trắng, lông dài màu nâu mọc trên đầu, cổ và vai. Vào mùa hè, bộ lông trở lại gần như hoàn toàn màu trắng hoặc màu cát vàng. Đầu được đánh dấu bằng các mảng màu nâu hoặc đen có hình chữ 'X' trên mũi. Linh dương có râu thô và lỗ mũi đỏ nổi bật. Lông đen dài nhô ra giữa cặp sừng cong và xoắn ốc, kết thúc tại mảng lông bờm ngắn trên cổ. Sừng xuất hiện ở cả linh dương đực lẫn cái, có 2 đến 3 vòng xoắn, thường dài ở con cái và ở con đực, mặc dù chiều dài tối đa được ghi nhận là . Khúc sừng dưới và giữa được đánh dấu bằng một chuỗi 30 đến 35 lằn gợn hình vòng. Đuôi ngắn, mảnh mai, kết thúc với một búi lông đen. Móng guốc rộng với lòng bàn chân phẳng và móng huyền khỏe giúp linh dương bước đi trên cát mềm. Tất cả bốn chân đều có tuyến mùi hơi. Linh dương sừng xoắn châu Phi có tuổi thọ trung bình trên 19 năm trong hoang dã, có thể được kéo dài đến 25 năm dưới điều kiện nuôi nhốt. Linh dương sừng xoắn châu Phi có sự tương đồng mật thiết với linh dương sừng kiếm (scimitar oryx), nhưng được phân biệt bằng hình dạng sừng và dấu vết trên mặt. Trong khi linh dương sừng xoắn châu Phi có sừng cong xoắn, còn linh dương sừng kiếm lại có cặp sừng thẳng, dài . Linh dương sừng xoắn châu Phi có 1 chùm lông nâu mở rộng từ bệ đáy cặp sừng đến giữa đôi mắt. Một mảng trắng, nối tiếp từ chùm lông nâu, kéo dài đến giữa má. Mặt khác, linh dương sừng kiếm có vầng trán trắng với chỉ một vệt màu nâu nổi bật kèm mỗi vằn sọc nâu phía hai bên kéo ngang qua mắt. Loài này khác với những loài linh dương khác ở hàm răng lớn và vuông như bò nhà, thiếu vắng những tuyến giải phẫu điển hình trên mặt. Ký sinh. Linh dương sừng xoắn châu Phi dễ nhiễm ký sinh trùng nhất trong điều kiện khí hậu ẩm. Chúng luôn bị nhiễm ký sinh giun tròn thuộc họ Trichostrongyloidea và Strongyloidea. Tại 1 trang trại ngoại lai ở Texas, một con linh dương bị nhiễm loài giun "Haemonchus contortus" và "Longistrongylus curvispiculum" trong dạ dày múi khế, trong đó có loài cũ đã chiếm ưu thế hơn. Hành vi và sinh thái. Là loài chủ yếu hoạt động về đêm, đặc biệt vào mùa hè. Trong ngày, linh dương đào sâu vào cát tại vị trí râm mát và nghỉ ngơi trên hố lõm đào được, hành động này bảo vệ linh dương tránh khỏi bão cát. Linh dương sừng xoắn châu Phi sống theo đàn có cả đực lẫn cái, và có từ 5 đến 20 cá thể. Chúng sẽ thường lưu lại một địa điểm và chỉ đi lang thang khắp nơi để tìm thức ăn. Linh dương sừng xoắn châu Phi có một cấu trúc xã hội bền chặt, dựa vào tuổi tác, đàn được dẫn dắt bởi con cái lớn tuổi nhất. Bầy đàn nhiều khả năng tìm được dọc theo rìa phía bắc của hệ thống mưa nhiệt đới suốt mùa hè và di chuyển lên phía bắc khi mùa đông đến. Chúng có thể theo dõi lượng mưa và sẽ hướng về những khu vực này, là nơi mà thảm thực vật phong phú hơn. Con đực chiếm lãnh thổ và bảo vệ con cái, trong khi con cái thiết lập nhóm thống trị riêng của chúng. Do chuyển động chậm, linh dương sừng xoắn châu Phi là mục tiêu dễ dàng cho động vật ăn thịt như sư tử, chó hoang châu Phi, báo gêpa và báo hoa. Linh miêu tai đen, linh cẩu và linh miêu đồng cỏ tấn công con non. Linh dương sừng xoắn châu Phi thường không hung hăng, mặc dù tính khí có thể thay đổi nếu bị kích động. Sự thích nghi. Linh dương sừng xoắn châu Phi có đủ khả năng thích hợp để sống tại sa mạc sâu thẳm dưới điều kiện khắc nghiệt. Linh dương sống sót mà không cần nước sạch gần như vô hạn, do bởi chúng hút được độ ẩm từ thức ăn và sương cô đọng trên thực vật. Các nhà khoa học tin rằng Linh dương sừng xoắn châu Phi có một lớp lót đặc biệt trong dạ dày, tích trữ nước trong túi để sử dụng trong thời gian mất nước. Chúng cũng đào thải nước tiểu loại bỏ tạp chất cao độ nhằm tiết kiệm nước. Màu sắc nhợt nhạt của lông phản xạ nhiệt bức xạ, độ dài và độ dày của lông giúp điều hòa thân nhiệt. Trong ngày, Linh dương sừng xoắn châu Phi tụ tập với nhau tại khu vực bóng râm, đến đêm mát nghỉ ngơi trên những hố cát lõm. Những hoạt động này giúp tản nhiệt cơ thể và tiết kiệm nước bằng cách làm mát cơ thể thông qua sự bốc hơi. Trong một nghiên cứu, tám con Linh dương sừng xoắn châu Phi với một khẩu phần cỏ khô ("Chloris gayana") được nghiên cứu để xác định thời gian lưu giữ thức ăn qua đường tiêu hóa. Phát hiện rằng thời gian lưu giữ thức ăn khá dài, thích ứng với chế độ ăn bao gồm một tỷ lệ cao cỏ lên men chậm; trong khi thời gian lưu giữ chất lỏng dài có thể được giải thích là do cơ chế tiết kiệm nước với lượng hấp thu nước thấp và một dạ cỏ rộng rãi. Khẩu phần. Linh dương sừng xoắn châu Phi sống trên địa hình sa mạc, nơi chúng ăn cỏ và lá của những loại cây bụi, quả đậu thảo mộc và bụi rậm có sẵn. Thức ăn chủ yếu của loài là cỏ thuộc những chi "Aristida", "Artemisia", "Citrullus" và "Acacia"; thực vật lâu năm thay lá xanh và nảy mầm khi gặp độ ẩm nhẹ hoặc khi có mưa. Linh dương sừng xoắn châu Phi chỉ ăn những bộ phận cây xanh cố định và có xu hướng gặm cỏ "Aristida" gọn gàng đến khi thảm cỏ có cùng một chiều cao. Ngược lại, khi gặm cỏ "Panicum", lá ngoài khô được chừa lại đơn lẻ trong khi linh dương ăn lá mềm, chồi non và hạt bên trong. Những loại hạt là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của Linh dương sừng xoắn châu Phi, là nguồn cung protein chính. Sinh sản. Linh dương cái động dục khi đạt 2 đến 3 năm tuổi, còn linh dương đực khi khoảng 2 tuổi. Mùa giao phối diễn ra suốt năm, nhưng cao điểm suốt mùa đông và đầu mùa xuân. Ở phía bắc Sahara, giao phối cao điểm vào cuối mùa đông và bắt đầu mùa xuân; ở phía nam Sahara, giao phối cao điểm từ tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 1 đến giữa tháng 4. Mỗi cơn động dục kéo dài trong một hoặc hai ngày. Trong một nghiên cứu, huyết thanh máu của linh dương cái được phân tích thông qua xét nghiệm miễn dịch nhằm tìm hiểu về pha hoàng thể. Chu kỳ động dục kéo dài khoảng 33 ngày. Trong thời gian mang thai, siêu âm cho thấy cặp sừng trong tử cung đã xoắn cuộn. Đường kính tối đa của nang buồng trứng và hoàng thể khoảng và . Mỗi con cái trải qua một thời kỳ không rụng trứng kéo dài từ 39 đến 131 ngày, trong suốt thời gian đó không rụng trứng. Ngưng đọng trứng hiếm diễn ra vào mùa đông, điều này cho thấy ảnh hưởng của mùa trong năm đến chu kỳ sinh sản của động vật cái. Thai kỳ kéo dài khoảng từ 257 đến 270 ngày (khoảng 9 tháng). Linh dương cái có thể nằm hoặc đứng khi sinh sản, sau đó một con non được sinh ra. Một lần động dục hậu sản xảy ra sau hai hoặc ba ngày. Con non nặng khoảng khi sinh và cai sữa khi được từ 23 đến 29 tuần tuổi. Môi trường sống và phân bố. Linh dương sừng xoắn châu Phi sống ở vùng miền khô hạn, bán hoang mạc và hoang mạc cát hoặc đá. Chúng thậm chí còn cư trú ở khu vực cực kỳ khô hạn, với lượng mưa hàng năm ít hơn 100 mm. Loài này cũng sống ở sa mạc mọc cỏ búi dày (loài cỏ "Stipagrostis") và cây bụi gai mọng nước ("Cornulaca"). Trước đây, Linh dương sừng xoắn châu Phi phân bố rộng tại khu vực Sahelo trên hoang mạc Sahara châu Phi, phía tây Thung lũng sông Nile và tất cả những quốc gia chia sẻ phạm vi sa mạc Sahara; nhưng ngày nay chỉ còn quần thể tự sinh tồn hiện diện trong khu bảo tồn khối núi Termit (Niger). Tuy nhiên, có những báo cáo nhìn thấy linh dương từ phía đông dãy núi Aïr (Niger) và Equey (Chad). Đàn du cư hiếm có thể tìm được ở phía bắc Niger, miền nam Algeria và Libya; Linh dương sừng xoắn châu Phi được đồn đại có mặt dọc theo biên giới Mali/Mauritania, mặc dù không có chứng cứ xác nhận. Linh dương sừng xoắn châu Phi từng phong phú tại Bắc Phi, là loài bản địa tại Tchad, Mauritanie và Niger. Loài linh dương này đã tuyệt chủng ở Algérie, Ai Cập, Libya, Sudan và tây Sahara. Loài này đã được tái nhập tại Maroc và Tunisia. Sự đe dọa và bảo tồn. Số lượng Linh dương sừng xoắn châu Phi bắt đầu sụt giảm từ giữa những năm 1800. Gần đây hơn, tìm được Linh dương sừng xoắn châu Phi từ Algérie đến Sudan, nhưng chủ yếu bị săn bắn quá mức, chúng trở nên hạn chế và quý hiếm nhiều hơn. Linh dương sừng xoắn châu Phi dễ bị săn bắn do chúng di chuyển chậm chạp. Vấn nạn động vật bị cán chết trên đường, súng cầm tay khiến cho săn bắt dễ dàng và khu du mục gần hố nước (nơi kiếm ăn mùa khô của loài) cũng đã khiến số lượng loài sụt giảm. Hơn nữa, thịt và da Linh dương sừng xoắn châu Phi có giá cao. Những mối đe dọa khác bao gồm nạn hạn hán thường xuyên ở hoang mạc, mất môi trường sống do con người lấy đất định cư và canh tác nông nghiệp. Ít hơn 500 cá thể được cho còn tồn tại trong tự nhiên ngày nay, hầu hết linh dương tìm được ở giữa ba khu vực là khối núi Termit thuộc Niger, vùng Bodélé thuộc phía tây Tchad, và Aoukar tại Mauritanie. Ngày nay có hơn 600 cá thể Linh dương sừng xoắn châu Phi ở châu Âu, khu bảo tồn thiên nhiên Yotvata Hai-Bar (Israel), Sabratha (Libya), vườn thú Giza (Ai Cập), Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia dưới chương trình nhân giống nuôi nhốt. Có hơn 1.000 cá thể trong các khu chăn nuôi tư nhân và trại nuôi ở Hoa Kỳ, Trung Đông. Linh dương sừng xoắn châu Phi được pháp luật bảo vệ ở Morocco, Tunisia và Algeria; săn bắn tất cả các loài linh dương bị cấm ở Libya và Ai Cập. Mặc dù khu bảo tồn to lớn, chẳng hạn như dãy núi Hoggar và Tasilli tại Algérie, Ténéré ở Niger, khu bảo tồn hệ động vật Ouadi Rimé-Ouadi Achim tại Tchad và công viên quốc gia Wadi Howar mới thành lập ở Sudan, bao phủ những khu vực trước đây Linh dương sừng xoắn châu Phi từng sống, nhưng một vài nơi không giữ Linh dương sừng xoắn châu Phi nữa do nguồn lực ngày càng ít. Linh dương sừng xoắn châu Phi được tái nhập tại những công viên quốc gia như Bou Hedma (Tunisia) và Souss-Massa (Morocco). Tái nhập loài vào tự nhiên diễn ra tại công viên quốc gia Jebil (Tunisia), Grand Erg Oriental (Sahara) và một vài nơi khác được quy hoạch ở Morocco.
1
null
Linh dương lang (tên khoa học Hippotragus equinus) là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được É. Geoffroy Saint-Hilaire mô tả năm 1803. Loài này tìm thấy ở Tây, Trung, Đông và Nam Phi. Linh dương lang là một trong những loài linh dương lớn nhất. Chúng dài 190–240 cm từ đầu đến gốc đuôi và đuôi dài 37–48 cm. Khối lượng cơ thể của con đực là 242–300 kg và của con cái là 223–280 kg. Vai của loài này thường khoảng 130–140 cm. Chúng có những chiếc bờm ngắn, dựng đứng, râu rất nhẹ và lỗ mũi đỏ nổi bật. Sừng có vòng và có thể dài đến một mét ở con đực, ngắn hơn một chút ở con cái. Sừng cong nhẹ về phía sau. Phân loài. Có 6 phân loài được công nhận:
1
null
Linh dương lam (trong tiếng Anh có tên là bluebuck hoặc blue antelope, danh pháp hai phần: "Hippotragus leucophaeus"), thỉnh thoảng cũng được gọi là blaubok, là 1 loài linh dương đã tuyệt chủng. Đây là loài động vật hữu nhũ lớn đầu tiên biến mất tại châu Phi trong thời kỳ lịch sử. Loài này có họ hàng gần với linh dương lang và linh dương đen Đông Phi, nhưng mảnh dẻ, nhỏ hơn cả hai loài họ hàng. Chúng sống ven biển phía tây nam đồng cỏ xavan Nam Phi, nhưng đã lan rộng hơn trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Đây có thể là một loài ăn cỏ chọn lọc, ưa thích cỏ chất lượng cao. Người châu Âu đã gặp loài linh dương này trong thế kỷ 17, nhưng chúng không phổ biến bởi sau đó. Người châu Âu săn bắt linh dương một cách say sưa, mặc dù thịt chúng khó ăn. Trong lúc đó, con người biến đổi môi trường sống của loài phục vụ canh tác nông nghiệp. Linh dương lam trở nên tuyệt chủng khoảng những năm 1800. Chỉ còn 4 mẫu vật được giữ lại, tại những bảo tàng ở Vienna, Stockholm, Paris, và Leiden, cùng một số xương và sừng tại nơi khác. Không mẫu nào trong số các mẫu vật bảo tàng cho thấy có màu xanh lam trên lông, màu sắc đó có thể bắt nguồn từ một hỗn hợp lông màu đen và màu vàng. Đặc tả. Du khách thế kỷ XVIII cung cấp sự diễn tả mâu thuẫn của loài này, có lẽ vì một số đã được tôn tạo, trong khi số khác đã không thực sự nhìn thấy chúng và là tin đồn đơn giản nhắc lại - Peter Kolb trong năm 1719 mô tả không đúng về loài này, có râu và đuôi dài như loài dê, sừng thẳng giống như linh dương sừng thẳng, và tai ngắn. Họ đã gửi một số hộp sọ và da trở lại châu Âu. Năm 1967, Erna Mohr báo cáo 4 cá thể linh dương lam đang tồn tại tại có chiều cao bờ vai biến thiên từ . Linh dương lam trưởng thành hiếm khi vượt quá . Không mẫu nào trong số bốn mẫu vật bảo tàng trưng bày bất kỳ ánh xanh lam. Da sẫm màu hiện thị trên lông mỏng của con vật lớn tuổi, hoặc sự trộn lẫn lông đen và lông vàng, có thể tạo ra sắc xanh lam theo một số tác giả mô tả. Tổng chiều dài linh dương lam là ở con đực, và ở con cái. Bờ vai cao khoảng . Hộp sọ dài khoảng . Sừng dài khoảng . Cân nặng . Giống như hầu hết các loài linh dương, linh dương lam có sáu răng dọc theo má trong mỗi mặt hàm trên và dưới. Chúng hình thành hai chuỗi riêng biệt, ba răng tiền hàm trực tiếp nối với ba răng hàm. Số còn lại có thể được phân biệt với số răng của linh dương lang bằng răng hàm nhỏ và răng tiền hàm, và với linh dương đen bằng răng tiền hàm lớn hơn; một tỷ lệ chiều dài hàng răng cửa cao hơn chiều dài hàng răng hàm. Linh dương lam là một loài linh dương lớn giống loài ngựa, nặng bằng một con ngựa Java hoặc ngựa nước Anh, nhưng nhỏ hơn so với linh dương lang hay linh dương đen Đông Phi. Tỷ lệ cơ thể cũng tương tự như linh dương lau sậy phía nam. Loài có chiếc cổ tương đối dài, chắc khỏe với bờm kém phát triển, rất ngắn, chân dài màu trắng với dải tối phía trước, đuôi dài đến khuỷu chân sau, với một phất trần tối giống loài ngựa. Mõm dài. Lỗ tai dài giống như con lừa, màu hung đỏ và hẹp nhọn, không có búi lông đen như linh dương lang. Sừng dài có hình thanh kiếm cong gắn trực tiếp trên viền mép mắt, mở rộng hướng lên tại gần như góc phải hộp sọ, và sau đó uốn cong nhẹ nhàng trở lại, không có bất kỳ đường xoắn hướng về phía vai. Cặp sừng có nhiều nếp gấp, với 20-35 vòng lên đến đỉnh sừng, so sánh với linh dương lang (20-50 vòng). Mặc dù sừng có cấu trúc nhẹ hơn so với linh dương lang và đen Đông Phi và nhỏ ngang nén về phía mặt trong. Cặp sừng cong ngược nhắc nhở học thuyết Jan van Riebeeck của dê núi châu Âu, và ông gọi đó là "steinbok". Vẫn chưa chắc chắn tên này đã được sử dụng bao lâu, hoặc khi nó được đổi thành "blaauwbok" hoặc bluebuck. Lông ngắn, bóng loáng có màu xanh lam sáng nhẹ đến xám - nhanh chóng nhạt dần sang màu xám hơi xanh sau khi chết. Bụng trắng nhạt màu, và không thực sự tương phản với màu sắc phần sườn. Trán và mõm trên có màu nâu, trở nên sáng hơn về phía má và môi trên. Có những mảng màu trắng riêng biệt ở phía trước mắt không trong phạm vi mõm trắng. Linh dương đực tương đồng con bò khi lên 3 tuổi, sau đó chúng trở nên nhạt màu (gần như trắng) và phát triển lớn hơn, sừng cong hơn. Sừng bò cùng có chiều dài lớn hơn hoặc ít hơn, mặc dù mỏng hơn và nhỏ hơn 10-20%. Con non trẻ hơn hai tháng có màu nâu vàng sáng, không có hoặc rất khó phân biệt dấu hiệu. Phạm vi phân bố. Khi người châu Âu định cư tại Cape Colony trong thế kỷ 17 và 18, họ đã tìm thấy linh dương lam trên vùng đồng bằng ven biển các tỉnh phía tây nam Cape, phía đông dãy núi Hottentots Holland. Chúng không bao giờ rất phổ biến, có lẽ được giới hạn trong một khu vực đồng cỏ dưới 4 000 km² tại vùng tam giác hình thành bởi các thị trấn Caledon, Swellendam, và Bredasdorp, Nam Phi. Trung úy W.J. St. John cũng ghi nhận 'linh dương lang' có màu xám xanh tại Liebenbergsvlei (28º15’S, 28º29’E) gần Bethlehem tại tỉnh Free State ngày 28-29 tháng 7 năm 1853, cho rằng ông thực sự đã nhìn thấy những tàn tích cuối cùng của một quần thể sinh vật cổ còn sống sót linh dương lam. Từ bằng chứng khảo cổ học và cổ sinh vật học, linh dương lam từng có một sự phân bố rộng hơn và phổ biến hơn trong giai đoạn đầu kỷ nguyên Holocene 10.000 năm về trước. Tại một thời điểm, loài có thể được tìm thấy trên các đồng bằng ven biển của tỉnh Cape từ vịnh Elands ở phía tây bắc đến Uniondale về phía đông. Các nhà nghiên cứu ở bảo tàng quốc gia tại Bloemfontein đã tìm thấy bức tranh đá của người San (Bushman) gần Ficksburg và Công viên Quốc gia cao nguyên Cổng Vàng, trong khi trầm tích từ thế Pleistocene (100 000 đến 10 000 năm về trước) xác nhận sự tồn tại hang động Rose Cottage gần Ladybrand. Môi trường sống. Người khám phá sớm tìm thấy linh dương lam chỉ tại đồng cỏ cuộn với đồng lầy rộng lớn và khu vực thoáng có mọc cỏ búi lâu năm và ít cây bụi sườn đồi. Loài cũng được cho từng cư trú ở độ cao cao hơn, lên đến 2 400 m so với mực nước biển. Dễ bị hạn hán, nước là một nhu cầu môi trường sống cần thiết. Chúng tránh khu vực cỏ ngắn và đất trồng cây, nơi hình thành tán cây dày hoặc cây bụi. Thay đổi môi trường sống, do đồng cỏ chăn thả quá mức dành cho loài khác, chẳng hạn như cừu, đã đe dọa loài này. Thức ăn. Giống như linh dương lang và linh dương đen Đông Phi, loài này phải uống nước hàng ngày. Nhiều linh dương khác có thể hút được hơi ẩm cần thiết từ thực vật ăn được và có thể di chuyển trong thời gian dài mà không cần uống. Linh dương lam là một loài động vật gặm cỏ chọn lọc từ trung bình đến dài khoảng (từ 0,5 đến 1,5 m), cỏ búi lâu năm, chẳng hạn như cỏ đỏ chất lượng cao ("Themeda triandra"), cỏ ngọn giáo ("Heteropogon contortus"), cỏ trâu ("Panicum" spp.) và cỏ tình yêu ("Eragrostis" spp.). Không giống như hầu hết các loài linh dương khác, chúng đã không bị cỏ tươi thu hút đặc biệt, ngoại trừ trong mùa khô, khi chúng gặm cỏ trong thời gian ngắn dọc theo lạch thoát nước và vùng ngập lũ trên sự tăng trưởng lành sau vụ cháy hàng năm. Tuy nhiên, giống như hầu hết động vật ăn cỏ, linh dương lam cũng có thể ăn chồi non trong mùa khô. Tập tính. Hầu hết các hoạt động của loài diễn ra trong suốt ngày, đặc biệt vào buổi sáng sớm và chiều muộn Linh dương lam theo hệ thống lãnh thổ quy ước giữa các loài thuộc chi Hippotragini hoặc ' linh dương ngựa': con đực chiếm lãnh thổ, đàn con cái và con non, và đàn đơn thân được giữ tách biệt bởi các con đực chiếm lãnh thổ. Linh dương lam và con non sống theo đàn nhỏ đến đàn trung bình từ 5 đến 20 cá thể, nhưng bầy đàn 35 đến 80 không phải bất thường. Chúng thường có mật độ thấp khoảng 4/km². Linh dương cái chia nhau chuỗi nơi ở truyền thống, trong đó bao gồm những vùng lãnh thổ của một số con đực, và chiếm đóng nó đến 30 năm. Ở mật độ rất thấp khi môi trường sống kém chất lượng, những con cái dao động trên toàn khu vực lớn hơn, và đi kèm cùng con đực tương tự. Trong trường hợp không có sức đề kháng bằng lãnh thổ láng giềng, bảo vệ không gian di động xung quanh hậu cung mà nó làm chủ. Bởi vì loài này có sừng dài, nguy hiểm, có xu hướng hung hăng hơn so với những con linh dương mà con cái không có sừng. Ưu thế phân cấp dựa vào tuổi tác và sức mạnh cá thể đã duy trì mạnh mẽ ở cả hai giới. Đàn linh dương mẹ, bao gồm những con vật với phạm vi cùng một nơi ở, bị đóng cửa với bên ngoài. Thành viên bầy đàn giữ khỏi phạm vi sừng đối phương, bằng cách tăng các không gian riêng giữa chúng. Thành phần đàn thay đổi hàng ngày và theo mùa; thành viên được chia thành các nhóm nhỏ trong mùa mưa, và tập trung thành các nhóm lớn hơn tại đồng cỏ có sẵn tốt nhất gần nguồn nước trong mùa khô. Nhóm dính kết nhất được duy trì bằng con non thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó quần tụ quanh linh dương non nhỏ nhất và thường tụt lại phía sau đàn. Con đực được chấp nhận trong đàn khi sinh cho đến 15-18 tháng tuổi, dài bất thường. Cho đến lúc đó, tương đồng với con cái đàn áp sự gây hấn từ con đực chiếm lãnh thổ. Linh dương đực gần trưởng thành bị đuổi khỏi bầy đàn, và nếu chúng không thoát khỏi một cách nhanh chóng, chúng sẽ bị giết. Sau đó, chúng gia nhập đàn đơn thân, nơi linh dương đực trẻ ở lại cho đến khi đạt 5 hay 6 tuổi, khi có đủ sức mạnh để bảo vệ lãnh thổ của mình Linh dương đực trưởng thành sẽ giới thiệu sự hiện diện của mình và địa vị xã hội cao bằng cách đứng hay nằm một mình hay đi ra khỏi đàn, tại một nơi dễ thấy. Chúng đứng thẳng như một dấu hiệu tính trạng cao, và tự quảng bá nếu không được chỉ dẫn. Khi con khác tiếp cận đàn của nó, con có ưu thế sẽ đứng với chiếc cổ cong, đầu ngẩng cao, và tai cụp ngang. Trừ kẻ xâm nhập cho biết sự khuất phục bằng cách hạ thấp đầu, con linh dương đó dựng đôi tai của mình lên, và vẫy đuôi hoặc nhét nó vào giữa hai chân, một cuộc đấu sừng và cụng đầu sẽ diễn ra. Âm thanh phát ra là một tiếng thở thổi phì phì. Sinh sản. Một con non, có khối lượng khi sinh khoảng 12–14 kg, được sinh sau thai kỳ 268–281 ngày tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, đỉnh điểm vào thời gian cuối mùa hè. Linh dương lam có khả năng sống đến 18 năm. Động vật ăn thịt. Linh dương non dễ bị tấn công bởi linh cẩu đốm ("Crocuta crocuta"), báo hoa ("Panthera pardus") và chó hoang châu Phi ("Lycaon pictus"). Linh dương trưởng thành lớn và ghê gớm, có khả năng chống lại động vật ăn thịt tại khu vực có mật độ động vật ăn thịt thấp. Chúng đôi khi rơi vào tầm ngắm của sư tử ("Panthera leo"), nhưng thường bị tấn công một cách thận trọng. Thông thường, linh dương lam sẽ chạy trốn khỏi kẻ săn mồi, nhưng khi bị thương, một con sẽ nằm xuống, tốt nhất trong một đầm lầy, và bảo vệ bản thân bằng cặp sừng sắc nhọn của nó - góc sừng thể hiển đe dọa chỉ ra nó có ý định đâm ngang hoặc qua vai kẻ thù. Lịch sử và quần thể. Bluebuck hay linh dương xanh lam là loài có vú lớn châu Phi đầu tiên bị tuyệt chủng trong thời kỳ lịch sử Một thời gian ngắn sau kỷ băng hà cuối cùng, khoảng 10 000 năm trước đây, linh dương lam đã phổ biến ở cực nam châu Phi, trong đó phần lớn được bao phủ bởi đồng cỏ. Phát hiện nhiều xương á hóa thạch chỉ ra một khu vực phân bố cũ từ vịnh Elands tại Tây Cape hiện tại đến khoảng 25°E tại Uniondale, cũng như ở phía đông Free State. Số linh dương lam giảm xuống khoảng 3 200-2 000 năm về trước, do sự thay đổi của đồng cỏ đến bụi rậm và rừng, khi khí hậu trở nên ấm áp hơn. Chúng đã cho thấy sự sụt giảm mạnh khoảng 400 sau công nguyên, điều đó trùng hợp với sự du nhập động vật nuôi, đặc biệt là cừu, bởi con người vào khoảng thời gian đó. Cạnh tranh cỏ ăn với cừu, kết quả mất môi trường sống do chăn thả quá mức, và bệnh tật… có thể tất cả góp phần làm suy giảm quần thể linh dương lam. Sinh kế săn bắn cũng có thể đóng một vai trò. Cư dân thời kỳ đồ đá muộn của hang động Rose Cottage được biết đã săn bắt nhiều loài thú, bao gồm cả linh dương lam. Tộc người San (Bushman), linh dương lam là một loài động vật quan trọng, từ nghệ thuật khắc đá thời đó cho rằng những con vật này chứa quyền lực siêu nhiên. Jan van Riebeeck đề cập đến một "steinbok" hoặc dê núi có sừng cong ngược gần Cape Town, trong khi Peter Kolb người Đức là người đầu tiên viết về sự tồn tại của một "blaauwbok" hoặc bluebuck năm 1719. Linh dương lam rõ ràng trên đường tuyệt chủng khi nhà tự nhiên học và thợ săn châu Âu cuối cùng đã phát hiện ra chúng. Phạm vi loài đã nhỏ khi người châu Âu đến định cư tại Cape Colony trong thế kỷ 17 và 18, lần đầu tiên nhìn thấy loài linh dương này. Nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg ghi nhận vào năm 1774, loài vật này đã trở nên hiếm hoi. Thợ săn và nông dân châu Âu săn bắt chủ yếu lấy bộ da linh dương. Thịt không béo, nói chung làm thức ăn cho chó, mặc dù thịt cũng ngon như thịt hươu. Theo nhà động vật học Đức Martin Lichtenstein, con linh dương lam cuối cùng tại Cape Province đã bị giết trong năm 1799/1800 ở quận Swellendam. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy một quần thể còn lại bị cô lập vẫn còn tồn tại tiếp tục ở phía bắc trong thế kỷ 18, và cá thể linh dương lam cuối cùng đã chết ở miền đông Free State hơn 50 năm sau đó. Tuyệt chủng. Trồng trọt tại Cape Colony và săn với súng cầm tay nhanh chóng phá hủy các đàn nhỏ cuối cùng. Linh dương lam biến mất trước thời kỳ đầu giá trưng bày tại bảo tàng lịch sử tự nhiên đã có khả năng sở hữu một số lượng mẫu vật lớn. Mẫu vật bảo tàng. Bốn bộ da linh dương lam tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia “Naturalis” ở Leiden (Hà Lan), và tại bảo tàng lịch sử tự nhiên của Stockholm (Thụy Điển), Paris (Pháp) và Vienna (Áo). Không kể nhiều xương được khai quật trong suốt phạm vi cũ của loài vật này, có hai hộp sọ, tại Amsterdam (Hà Lan) và Glasgow (Vương quốc Anh), và ba cặp sừng, tại Uppsala (Thụy Điển), London (Vương quốc Anh) và Cape Town (Nam Phi). Không mẫu nào trong số các mẫu vật được ghi chép đúng. Họ hàng. Hai loài họ hàng thân của linh dương xanh lam là linh dương lang ("H. equinus") và linh dương đen Đông Phi ("H. niger"). Mặc dù một số nhà tự nhiên trong quá khứ phân loại linh dương xanh lam chỉ đơn thuần là một phân loài của linh dương lang, nhưng ngày nay được chấp nhận là một loài riêng biệt, vì loài này và linh dương lang sinh sống trong cùng khu vực phân bố trên vùng đồng bằng ven biển phía tây nam Cape từ Oakhurst đến Uniondale vào đầu thế Holocene.
1
null
Linh dương sừng thẳng Đông Phi ("Oryx beisa") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Rüppell mô tả năm 1835. Loài này có hai phân loài: "Oryx beisa beisa" được tìm thấy ở thảo nguyên và bán sa mạc tại sừng châu Phi và phía bắc sông Tana và "Oryx beisa callotis" phía nam sông Tana ở nam Kenya và một số khu vực của Tanzania. Trong quá khứ một số nhà phân loại đã xem nó là một phân loài của "Oryx gazella" nhưng chúng khác nhau về gene. Chúng có chiều cao đến vai 1 m và nặng khoảng 79 kg (175 lb). Nó có bộ lông màu xám với bên dưới màu trắng tách biệt bởi màu xám bởi một dải đen với các dải đen nơi đầu dính vào cổ, dọc theo mũi và từ mắt đến miệng và trán. Cả con đực và con cái dài .
1
null
Linh dương sừng mác (tiếng Anh: "Scimitar oryx" hoặc "Scimitar-horned oryx", hay còn có tên "Sahara oryx"), danh pháp hai phần: "Oryx dammah", là một loài linh dương thuộc chi "Oryx" hiện nay đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Loài này trước đây sinh sống khắp Bắc Phi. Có một lịch sử phân loại dài kể từ khi Lorenz Oken phát hiện ra chúng vào năm 1816. Ông đã đặt danh pháp loài là "Oryx algazel". Linh dương sừng mác khi đứng có bờ vai thấp, chỉ cao hơn . Linh dương đực nặng , còn linh dương cái nặng . Bộ lông có màu trắng với phần ngực nâu đỏ, vệt đen trên trán kéo dài xuống mũi. Linh dương non khi sinh ra có bộ lông màu vàng, những mảng màu đặc trưng ban đầu thiếu vắng. Lông thay đổi theo màu sắc trưởng thành khi 3-12 tháng tuổi. Linh dương sừng mác hình thành đàn hỗn giới (cả đực lẫn cái) lên đến 70 thành viên, thường do linh dương đực dẫn đầu. Chúng cư trú tại vùng bán hoang mạc hay hoang mạc, thích nghi sinh sống dưới cái nóng khắc nghiệt, với cơ chế làm mát hiệu quả và nhu cầu rất thấp đối với nước. Linh dương tìm ăn tán lá, cỏ, thực vật mọng nước và các bộ phận thực vật vào thời điểm đêm tối hoặc sáng sớm. Sinh sản cao điểm giữa tháng 3 và tháng 10. Sau thai kỳ từ 8 đến 9 tháng, một con non được sinh ra. Ngay sau đó, linh dương cái sẽ động dục hậu sản. Linh dương sừng mác từng phổ biến khắp Bắc Phi. Chúng bắt đầu sụt giảm do kết quả của biến đổi khí hậu. Sau đó, chúng còn bị săn bắt rộng rãi để lấy sừng. Ngày nay, linh dương được nuôi trong điều kiện nuôi nhốt tại nhiều khu bảo tồn đặc biệt ở Tunisia, Maroc và Sénégal. Linh dương sừng mác được thuần hóa thời Ai Cập cổ đại nhằm cung cấp thực phẩm và vật hiến tế dâng lên các vị thần. Tầng lớp thượng lưu thời La Mã cổ đại cũng nuôi loài này. Việc sử dụng tấm da trị giá của linh dương bắt đầu vào thời Trung Cổ. Huyền thoại kỳ lân một sừng có thể bắt nguồn từ hình dạng linh dương sừng mác khi bị gãy một chiếc sừng. Danh mục phân loại và đặt danh pháp. Linh dương sừng mác là thành viên thuộc chi "Oryx", họ Trâu bò. Nhà tự nhiên học người Đức Lorenz Oken lần đầu tiên mô tả loài này vào năm 1816, đặt danh pháp "Oryx algazel". Danh pháp đã trải qua nhiều thay đổi kể từ đó, với sự ra đời của những danh pháp như "Oryx tao", "O. leucoryx", "O. damma", "O. dammah", "O. bezoarticus" và "O. ensicornis". Năm 1826, Philipp Jakob Cretzschmar sử dụng danh pháp "Oryx ammah" cho loài này. Một năm sau, danh pháp "Orys leucoryx" được đưa vào sử dụng, nhưng do đây là một danh pháp đồng nghĩa của linh dương sừng thẳng Ả Rập (về sau được đặt "Oryx beatrix"), danh pháp bị loại bỏ và "Oryx algazel" đã được chấp nhận một lần nữa. Hơn một trăm năm sau, vào năm 1951, Sir John Ellerman và Terence Morrison-Scott nhận ra sự vô hiệu của danh pháp "Oryx algazel". Cuối cùng, vào tháng 1 năm 1956, hiệp hội danh pháp động vật học quốc tế chấp nhận "Oryx dammah" là danh pháp hai phần của loài linh dương này. Không có nhiều thay đổi kể từ đó, mặc dù nhiều tài liệu xuất bản sau năm 1956 gây nhầm lẫn bằng cách sử dụng những danh pháp như "O. gazella tao". Danh pháp khoa học, "Oryx dammah", khởi nguồn từ: tiếng Hy Lạp cổ đại ("orux"), nghĩa là linh dương Gazelle hoặc linh dương (sừng dài nhọn như cuốc chim); tiếng Latin "damma" (hươu hoang hoặc linh dương); tiếng Ả Rập "dammar" (con cừu). Linh dương sừng mác được đặt tên dựa theo cặp sừng, hình dáng giống như thanh kiếm (scimitar) cong. Tên gọi phổ biến của loài trong tiếng Anh là "scimitar-horned oryx", hoặc đơn giản "scimitar oryx". Di truyền và tiến hóa. Linh dương sừng mác có 58 nhiễm sắc thể. Trong số đó gồm một cặp thể thường nhiễm sắc hạ khuynh tâm lớn và 27 cặp thể thường nhiễm sắc dạng que. Nhiễm sắc thể X và Y là hai nhiễm sắc thể dạng que lớn nhất và nhỏ nhất. Nghiên cứu phân tử đầu tiên về loài này (xuất bản năm 2007) quan sát sự đa dạng di truyền giữa châu Âu, Bắc Mỹ và một số nhóm khác được nuôi nhốt. Phân kỳ tìm được trong DNA ti thể dạng đơn bội, ước tính đã diễn ra khoảng giữa 2,1 và 2,7 triệu năm trước. Gia tăng số lượng xảy ra xấp xỉ 1,2 và 0,5 triệu năm trước. Trong một nghiên cứu khác, nhằm lưu ý sự khác biệt di truyền giữa các loài linh dương thuộc chi "Oryx", kiểu nhân tế bào của những loài "Oryx" và phân loài – cụ thể là "O. gazella", "O. b. beisa", "O. b. callotis", "O. dammah" và "O. leucoryx" – được so sánh với kiểu nhân tế bào chuẩn của bò nhà ("Bos taurus"). Số lượng thể thường nhiễm sắc trong tất cả kiểu nhân tế bào là 58. Nhiễm sắc X và Y giữ gìn trong cả năm loài. Ngoại hình. Kích thước. Linh dương sừng mác khi đứng, bờ vai chỉ cao hơn . Con đực nặng , còn con cái nặng . Thân hình đo được từ đầu đến hết đuôi. Đuôi dài khoảng và kết thúc tại một chùm lông. Linh dương đực lớn hơn so với linh dương cái. Lông. Bộ lông có màu trắng với phần ngực nâu đỏ và vệt đen trên trán kéo dài xuống mũi. Bộ lông phản xạ tia nắng mặt trời, trong khi vệt đen và chóp lưỡi cung cấp khả năng bảo vệ chống lại sự rám nắng. Bộ lông trắng giúp phản xạ sức nóng sa mạc. Linh dương non khi sinh ra có lông màu vàng và thiếu những mảng màu đặc trưng, xuất hiện về sau trong cuộc đời. Bộ da lông chuyển đổi sang màu sắc trưởng thành khi được 3–12 tháng tuổi. Sừng mác. Cả linh dương đực lẫn cái đều sở hữu cặp sừng dài thẳng, nhưng sừng linh dương cái mảnh mai hơn. Cặp sừng dài, mỏng, cân xứng. Sừng cong ngược (một điểm đặc trưng của loài này), có thể dài ở cả đực lẫn cái. Cặp sừng mỏng nên có thể dễ dàng gãy. Linh dương cái có 4 núm vú. Móng guốc lớn, trải rộng thích nghi tốt cho phép linh dương bước đi trên cát trong môi trường khô hạn. Linh dương sừng mác có thể sống lâu khoảng 20 năm. Tại vườn thú quốc gia Smithsonian, một con linh dương cái chết khi 21 tuổi. Đây là một ngoại lệ do linh dương cái thông thường chỉ có tuổi thọ khoảng 15 năm. Bệnh tật và ký sinh trùng. Linh dương sừng mác có thể bị nhiễm chứng cryptosporidiosis, một bệnh ký sinh gây ra bởi ký sinh đơn bào thuộc chi "Cryptosporidium" trong ngành Apicomplexa. Nghiên cứu năm 2004 cho biết rằng "C. parvum" hoặc ký sinh tương tự lây nhiễm cho 155 loài động vật có vú, bao gồm cả linh dương sừng mác. Phân tích năm 2005 cho biết ký sinh "Cryptosporidium" xuất hiện trong mẫu phân của 100 loài động vật có vú, bao gồm cả linh dương sừng mác. Kén hợp tử của loài ký sinh mới, "Eimeria oryxae", được phát hiện trong phân của linh dương sừng mác tại vườn thú ở Riyadh. Tại Pháp, ký sinh "Streptococcus uberis" được phân lập lần đầu từ một cá thể. Chúng gây ra hội chứng sinh dưỡng viêm màng trong tim ở động vật, dẫn đến xung huyết suy tim gây tử vong. Một nghiên cứu năm 1983 đã kiểm tra huyết thanh máu hóa học của mẫu máu lấy từ tĩnh mạch 50 cá thể linh dương sừng mác khác nhau từ con non đến con trưởng thành trên 13 năm tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng tế bào eosinophil cao đếm được ở linh dương chưa trưởng thành và linh dương trưởng thành có thể phản ánh gánh nặng ký sinh trùng trong cơ thể con vật lớn hơn so với linh dương sơ sinh. Sinh thái và hành vi. Linh dương sừng mác là loài rất gắn bó và di chuyển theo bầy đàn khoảng giữa 2 - 40 cá thể, do một con đực nổi trội dẫn đầu. Loài này mỗi lần tụ tập thành từng đàn lên đến vài ngàn con di cư. Vào mùa mưa, chúng di cư về phía bắc tiến vào Sahara. Linh dương sừng mác là loài hoạt động ban ngày. Lúc sáng sớm và đêm tối mát mẻ, linh dương nghỉ ngơi dưới tán cây hay bụi rậm, hoặc nếu không có chỗ nghỉ sẵn, chúng đào hố lõm trên đất bằng móng guốc và nghỉ ngơi tại đó. Con đực thường đấu nhau, nhưng không kéo dài và không bạo lực. Động vật săn mồi, như sư tử, báo hoa mai, linh cẩu, báo gêpa, chó rừng lông vàng, kền kền và chó hoang châu Phi, chủ yếu giết linh dương yếu và trẻ. Hoạt động chơi đùa của tám con non khi nuôi nhốt được quan sát trong một nghiên cứu năm 1983. Con non đực chơi đùa lâu hơn con non cái. Cả đực lẫn cái chơi đùa là bình thường; lựa chọn đối tác phụ thuộc vào tuổi tác, nhưng không dựa trên giới tính hay họ hàng di truyền. Kết quả cho thấy rằng tính lưỡng hình kích thước là yếu tố quan trọng chịu trách nhiệm tách biệt giới tính trong hoạt động chơi đùa. Sự thích nghi. Với một hệ thống trao đổi chất thực hiện chức năng khi nhiệt độ cao thịnh hành trong môi trường sống khắc nghiệt, linh dương sừng mác cần ít nước bốc hơi để giúp thoát nhiệt ra khỏi cơ thể, cho phép chúng di chuyển trong thời gian dài mà không có nước. Loài có thể cho phép nhiệt độ cơ thể tăng lên gần trước khi bắt đầu toát mồ hôi. Trong thời điểm nguồn sống dồi dào, linh dương có thể dùng chất lỏng thải ra qua đường tiết niệu và phân để giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới vào ban đêm, cho thêm thời gian trước khi đạt đến nhiệt độ cơ thể tối đa vào ngày hôm sau. Chúng có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà có thể gây tử vong cho hầu hết động vật hữu nhũ. Linh dương sở hữu một mạng lưới mạch máu khỏe dẫn máu từ tim lên não, đi ngang qua gần thành mũi. Theo cách đó, cho phép máu hạ nhiệt làm mát xuống đến trước khi truyền đến não, đó là một trong những bộ phận điều hòa nhiệt nhạy cảm nhất cơ thể. Khẩu phần. Môi trường sống của linh dương sừng mác trong tự nhiên là thảo nguyên và sa mạc. Nơi chúng ăn tán lá, cỏ, thảo mộc, cây bụi, thực vật mọng nước, thực vật họ đậu, rễ mọng nước, chồi và trái cây. Linh dương có thể sống sót mà không cần nước từ 9 đến 10 tháng nhờ quả thận ngăn chặn nước thoát ra từ đường tiết niệu  - thích nghi với môi trường sống sa mạc. Linh dương có khả năng hút nước từ thực vật mọng nước như dưa gang hoang dã ("Citrullus colocynthis"), "Indigofera oblongifolia" và từ cành cây trụi lá của loài "Capparis decidua". Trong đêm tối hoặc sáng sớm, chúng thường tìm mác thực vật như loài "Indigofera viscosa", loài cỏ sản xuất ra chất tiết hút ẩm đáp ứng nhu cầu về nước. Linh dương ăn cỏ búi như loài cỏ "Cymbopogon schoenanthus" sau khi có mưa, nhưng chúng thường yêu thích nhiều loại cỏ ngon miệng hơn, chẳng hạn những loài "Cenchrus biflora", "Panicum laetum" và "Dactyloctenium aegyptium". Khi mùa khô bắt đầu, chúng ăn vỏ quả cây "Acacia raddiana" và xuyên suốt mùa khô, dựa vào cỏ lâu năm thuộc các chi "Panicum" (đặc biệt "Panicum turgidum") và "Aristida", chồi non của loài "Leptadenia","Cassia italica" và "Cornulaca monacantha". Sinh sản. Cả linh dương đực lẫn cái thuần thục sinh dục khi được 1,5 đến 2 năm tuổi. Sinh sản cao điểm giữa tháng 3 và tháng 10. Tần suất giao phối lớn hơn khi điều kiện môi trường thuận lợi. Trong vườn thú, con đực giao phối tích cực nhất trong mùa thu. Chu kỳ động dục kéo dài khoảng 24 ngày, linh dương cái trải qua một giai đoạn không rụng trứng vào mùa xuân. Giai đoạn giữa những lần sinh ít hơn 332 ngày, cho thấy linh dương sừng mác là loài động dục nhiều lần. Hoạt động tán tỉnh được thực hiện theo một vòng tròn giao phối: đực và cái đứng song song với nhau, đối mặt theo hướng ngược lại và sau đó vòng quanh cho đến khi con cái cho phép con đực cưỡi lên từ phía sau. Nếu linh dương cái không sẵn sàng giao phối, nó bỏ chạy và vòng theo hướng ngược lại. Con cái mang thai rời khỏi bầy đàn trong một tuần, sinh ra con non và thụ thai một lần nữa trong thời gian động dục hậu sản; do đó chúng có thể sinh một con non mỗi năm. Thai kỳ kéo dài khoảng 9 tháng, sau đó một con non duy nhất được sinh ra, cân nặng . Sinh đôi rất hiếm  - tỷ lệ chỉ 0,7% lần sinh quan sát được trong một nghiên cứu. Cả linh dương mẹ và con non trở lại đàn chính sau khi sinh vài giờ. Con cái tách riêng ra khỏi đàn vài giờ lúc cho linh dương non bú sữa. Cai sữa bắt đầu khi được 3,5 tháng và con non trở nên hoàn toàn độc lập vào khoảng 14 tuần tuổi. Môi trường sống và phân bố. Linh dương sừng mác trước đây sinh sống trên thảo nguyên nhiều cỏ, bán hoang mạc và hoang mạc tại dải đất hẹp miền trung bắc Phi (Niger và Tchad). Trải rộng tại rìa sa mạc Sahara, chủ yếu ở khu vực thảo nguyên khí hậu gần giống sa mạc, vùng miền cây cỏ giữa sa mạc thực sự và dãy Sahel, khu vực có lượng mưa đặc trưng hàng năm khoảng . Năm 1936, một đàn đơn lẻ 10.000 con linh dương đã được nhìn thấy trong khu vực thảo nguyên của Tchad. Vào giữa những năm 1970, Tchad là nhà của hơn 95% quần thể linh dương sừng mác trên thế giới. Tình trạng và bảo tồn. Linh dương sừng mác đã bị săn bắt gần như tuyệt chủng nhằm lấy cặp sừng. Suy giảm quần thể bắt đầu do kết quả biến đổi khí hậu nghiêm trọng khiến sa mạc Sahara trở nên khô cằn. Quần thể phía bắc gần như mất đi trước thế kỷ thứ 20. Suy giảm quần thể phía nam tiến triển nhanh hơn khi người châu Âu bắt đầu định cư khu vực và săn bắt linh dương lấy thịt, da và cặp sừng. Chiến tranh thế giới II và Nội chiến ở Tchad bắt đầu vào những năm 1960 được cho gây ra hậu quả loài bị sụt giảm nặng nề thông qua nạn săn bắn gia tăng nhằm cung ứng thực phẩm. Vấn nạn động vật bị cán chết trên đường, cộng đồng người du mục sống gần hố nước (nơi linh dương kiếm ăn mùa khô) và súng cầm tay phục vụ săn bắn dễ dàng cũng khiến số lượng suy giảm. IUCN liệt kê linh dương sừng mác vào danh sách loài tuyệt chủng trong khu vực tại Algérie, Burkina Faso, Tchad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritanie, Maroc, Niger, Nigeria, Sénégal, Sudan, Tunisia và Tây Sahara, ước định loài đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 2000. Báo cáo được trông thấy tại Tchad và Niger vẫn vô căn cứ, mặc dù những cuộc điều tra bao quát được thực hiện xuyên suốt Tchad và Niger từ 2001 đến 2004 trong nỗ lực phát hiện linh dương tại dãy Sahel và hoang mạc Sahara. Ít nhất cho đến năm 1985, 500 con linh dương sừng mác ước tính được sống sót tại Tchad và Niger, nhưng đến năm 1988, chỉ còn vài cá thể sống sót trong môi trường hoang dã. Hiện tại có một chương trình nuôi sinh sản toàn cầu cho linh dương sừng mác. Năm 2005, ít nhất 1.550 cá thể được quản lý như một phần của chương trình nhân giống và năm 2008, hơn 4.000 được tin sẽ nhân giống ở các khu tư nhân tại Liên minh tiểu quốc Ả Rập thống nhất. Kế hoạch liên quan đến tái lập bầy đàn trong rào tại công viên quốc gia Bou Hedma (1985), công viên quốc gia Sidi Toui (1999) và công viên quốc gia Oued Dekouk (1999) ở Tunisia; công viên quốc gia Souss-Massa (1995) tại Morocco; khu bảo tồn Ferlo Faunal (1998) và khu bảo tồn hoang dã Guembuel (1999) ở Sénégal. Chad hiện đang dẫn đầu một dự án tái nhập loài vào khu bảo tồn Ouadi Rimé Ouadi Achim, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo tồn Sahara và Cơ quan Môi trường Abu Dhabi. Nhóm đầu tiên được phóng thích vào đầu năm 2016 tại một khu rào chắn hợp khí hậu và nên được phóng thích hoàn toàn về hoang dã trong mùa mưa. Trong văn hóa. Thời trung cổ. Thời Ai Cập cổ đại, linh dương sừng mác là vật nuôi trong nhà và được thuần hóa, cung ứng vật phẩm dâng thần thánh trong lễ nghi tôn giáo hoặc làm thực phẩm. Loài này được gọi là "ran" và được nuôi nhốt. Thời La Mã cổ đại, linh dương được nuôi giữ trên các bãi cỏ chăn thả, dùng trong hoạt động đua ngựa và cho tầng lớp thượng lưu La Mã ăn thịt. Linh dương sừng mác là loài thú săn ưa thích của thợ săn Sahelo-Sahara. Da linh dương có chất lượng cao, nhà vua Rio de Oro từng ban tặng 1000 tấm khiên làm từ da linh dương xuống cho các binh sĩ đương thời vào thời Trung cổ. Từ đó, da linh dương được dùng làm dây thừng, áo giáp và yên cương. Kỳ lân thần thoại. Thần thoại về kỳ lân một sừng có khả năng bắt nguồn từ hình ảnh trông thấy linh dương sừng mác bị thương; Aristotle và Pliny già cho rằng linh dương sừng mác là "nguyên mẫu" của kỳ lân một sừng. Từ góc độ nào đó, linh dương sừng mác có thể dường như có một sừng chứ không phải hai. Giới học giả cho rằng sừng cấu tạo từ xương rỗng không thể tái sinh trở lại, nếu một con linh dương sừng mác mất một trong hai chiếc sừng, phần đời còn lại sẽ chỉ còn một sừng.
1
null
Linh dương đồng cỏ phương nam hay Linh dương đồng cỏ (danh pháp khoa học: "Kobus leche") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1850. Loài này được tìm thấy ở Botswana, Zambia, tây nam Cộng hòa Dân chủ Congo, đông bắc Namibia, và đông Angola, đặc biệt là trong đồng bằng châu thổ Okavango, Kafue Flats và đầm lầy Bangweulu. Linh dương đồng cỏ phương nam cao tại vai và cân nặng . Chúng có màu vàng kim loại nâu với cái bụng trắng. Con đực thường tối màu, nhưng nhìn chung màu sắc khác nhau tùy thuộc vào phân loài. Sừng có cấu trúc dài xoắn ốc hơi giống cây đàn lia ở con đực. Các chân sau là hơi dài hơn so với loài linh dương khác, để dễ dàng chạy đường dài trong đất đầm lầy. Linh dương đồng cỏ phương nam được tìm thấy trong khu vực đầm lầy nơi chúng ăn thực vật thủy sinh. Chúng sử dụng những vùng nước cao tới đầu gối để bảo vệ bản thân khỏi các kẻ thù săn mồi. Chân của chúng được bao phủ bởi một loại chất chống thấm nước cho phép chúng chạy khá nhanh trong vùng nước cao đến đầu gối. Linh dương đồng cỏ phương nam là loài hoạt động ban ngày. Chúng tụ tập thành từng đàn, mỗi đàn có thể lên tới cả ngàn cá thể. Các đàn thường chỉ bao gồm một giới tính, nhưng trong mùa giao phối chúng thường trộn lẫn vào nhau. Phân loại. Phân loài. Có 4 phân loài được công nhận. Ngoài ra, Linh dương đồng cỏ Upemba ("Kobus anselli") cũng được một vài chuyên gia coi là một phân loài (là "Kobus leche anselli").
1
null
Linh dương xám sừng ngắn (danh pháp hai phần: "Pelea capreolus") là một loài linh dương thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Forster mô tả năm 1790. Nó là một loài linh dương cỡ trung bình nặng 19–30 kg (42–66 lb) với chiếc cổ dài và đôi tai hẹp. Bộ lông ngắn và rậm và có nhiều sắc độ xám khác nhau. Chỉ những con đực có sừng, với cặp sừng thẳng, sắc nhọn và dài khoảng 15–25 cm (6–10 in). Phân bố. Chỉ giới hạn ở các vùng cao của Nam Phi, thường sống trong cây cỏ, môi trường sống trên núi - ví dụ, vùng khô cằn- thường 1.000 m trên mực nước biển, và mang có bộ lông mịn màu xám giúp chúng chịu lạnh. Tuy nhiên, chúng không bị giới hạn nghiêm ngặt trong môi trường sống này vì chúng có thể được tìm thấy trong các vành đai ven biển Cape, gần như ở mực nước biển. Hành vi. Linh dương xám sừng ngắn là loài có tính chiếm lãnh thổ và đánh dấu lãnh thổ của mình bằng đại tiện và tiểu tiện, chúng đứng hoặc đi bộ trong một tư thế thẳng đứng, và đi tuần tra. Con đực trở nên cực kỳ hung dữ trong mùa sinh sản. Chúng thường tập hợp thành từng đàn từ một đến 15 con cái và con non và một con đực trưởng thành. Chúng sinh sản theo mùa, sự giao phối diễn ra giữa tháng 1 và tháng 4. Con cái mang thai cho khoảng bảy tháng, và sinh một con con duy nhất vào cuối mùa xuân và mùa hè (tháng mười một-tháng một ở Nam bán cầu).
1
null
Linh dương lau sậy Bohor ("Redunca redunca") là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1767. Đây là loài bản địa trung bộ châu Phi, phần lớn sinh sống ở đồng cỏ gần nước. Nó có bộ lông vàng đến nâu xám. Phía dưới màu trắng, có vài dải tối ở phía trước mỗi chân trước, một vòng khuyên long quanh mắt và dọc theo môi, hàm dưới và họng trên. Con đực có cổ dày và một cặp sừng ngắn và chắc vươn về phía sau từ trán. Sừng dài khoảng . Con đực cân nặng , còn con cái cân nặng . Tuổi thọ có thể 10 năm.
1
null
Monodelphis là một chi động vật có vú trong họ Didelphidae, bộ Didelphimorphia. Chi này được Burnett miêu tả năm 1829. Loài điển hình của chi này là "Monodelphis brachyura" Burnett, 1830 (= "Didelphys brachyuros" Schreber, 1777, = "Didelphis brevicaudata" Erxleben, 1777) by subsequent designation (Matschie, 1916). Các loài. Chi này gồm các loài:
1
null
Philander là một chi động vật có vú trong họ Didelphidae, bộ Didelphimorphia. Chi này được Brisson miêu tả năm 1762. Loài điển hình của chi này là "Didelphis opossum" Linnaeus, 1758, by plenary action (Opinion 1894 of the International Commission on Zoological Nomenclature, 1998). Các loài. Chi này gồm các loài:
1
null
Sarcophilus là một chi động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Chi này được F. G. Cuvier miêu tả năm 1837. Loài duy nhất của chi này là loài Quỷ Tasmania ("Ursinus harrisii" Boitard, 1841). Các loài. Có ba loài Sarcophilus. S. laniarius và S. moornaensis chỉ được biết đến từ các hóa thạch từ Pleistocene. S. laniarius lớn hơn loài S. harrisii hiện đại và còn sống sót, nặng tới 10 kg. Mối quan hệ giữa ba loài không rõ ràng; trong khi một số người đã đề xuất rằng S. harrisii có thể là một phiên bản lùn của S. laniarius, những người khác cho rằng nó là một loài hoàn toàn khác và hai loài có thể cùng tồn tại trong Pleistocen.
1
null
Antechinus là một chi động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Chi này được Macleay miêu tả năm 1841. Loài điển hình của chi này là "Antechinus stuartii" Macleay, được mô tả vào năm 1841. Trong mùa giao phối, lượng testosterone liên tục ở mức cao ở những con đực khiến cho hormone căng thẳng cortisol không ngừng tiết ra và làm cho những con đực trở nên hung hăng và "điên cuồng" một cách bất thường, điều này cũng phá hủy các cơ quan nội tạng khiến cho chúng bị chảy máu trong và cuối cùng tự giết chết chúng. Giao phối rất mãnh liệt đối với Antechinus và có thể kéo dài tới 12 giờ ở một số loài. Con đực giao phối với nhiều con cái con con có nhiều cha. Trong thời gian sinh sản ngắn, con đực mở rộng phạm vi nơi ở của chúng và thường hoạt động vào ban đêm và ban ngày. Con đực phân tán khỏi tổ một khi chúng độc lập về mặt sinh lý. Các chuột mẹ khởi xướng sự phân tán này nhưng lại khoan dung với những con đực không liên quan trong tổ. Tránh giao phối cận huyết có khả năng giải thích hành vi này. Các loài. Chi này gồm các loài: Sinh sản. Tất cả các các con đực loài trong chi này - ngoại trừ "Antechinus swainsonii" - chỉ giao phối duy nhất một lần trong đời với thời lượng có thể kéo dài 12 tiếng để đảm bảo thành công. Con đực có thể trưởng thành nhanh chóng sau 1 năm và chết sau khi giao phối vì kiệt sức.
1
null
Macropod là một chi động vật có vú trong họ Macropodidae, bộ Hai răng cửa. Chi này được Shaw miêu tả năm 1790. Loài điển hình của chi này là "Macropus giganteus" Shaw, 1790. Các loài. Vào năm 2019, một đánh giá lại về phân loại đã xác định các phân loài "Osphranter" và "Notamacropus", nên được chuyển sang cấp độ chi. Sự thay đổi này đã được Thư mục Động vật Úc chấp nhận vào năm 2020.
1
null
Lười ba ngón (tên khoa học Bradypus) là một chi động vật có vú trong họ đơn chi Bradypodidae, bộ Pilosa. Chi này được Linnaeus miêu tả năm 1758. Loài điển hình của chi này là "Bradypus tridactylus" Linnaeus, 1758, by subsequent designation (Miller and Rehn, 1901). Các loài. Chi này gồm các loài:
1
null
Choloepus là một chi động vật có vú thuộc nhánh Xenarthra ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, Họ Choloepodidae, Bộ Pilosa. Nó bao gồm các loài lười hai ngón. Hai loài trong chi Choloepus (có nghĩa là "chân què"), lười hai ngón Nam Mỹ ("Choloepus didactylus") và lười hai ngón Hoffmann ("Choloepus hoffmanni"), trước đây chỉ được tin (dựa trên các nghiên cứu hình thái) là các thành viên còn sống sót trong Họ Megalonychidae, nhưng hiện đã được chứng minh bằng các kết quả phân tử là có họ hàng gần nhất với các loài lười đất đã tuyệt chủng của Họ Mylodontidae. Chi này được Illiger miêu tả năm 1811. Các loài. Chi này gồm các loài:
1
null
Phaner là một chi động vật có vú trong họ Cheirogaleidae, bộ Linh trưởng. Chi này được Gray miêu tả năm 1870. Loài điển hình của chi này là "Lemur furcifer" Blainville, 1839. Giống như tất cả các loài vượn cáo, chúng là loài bản địa Madagascar, nơi chúng chỉ được tìm thấy ở phía tây, phía bắc và phía đông của hòn đảo. Trên lưng có hai sọc đen chạy lên từ mắt, hội tụ trên đỉnh đầu, và chạy xuống phía sau như là một sọc đơn màu đen. Chúng được đặt trong chi Lemur năm 1839, sau đó di chuyển giữa các chi Cheirogaleus và Microcebus, và cho chi của chúng vào năm 1870 bởi John Edward Gray. Chỉ có một loài (Phaner furcifer) được công nhận, cho đến khi ba phân loài được mô tả vào năm 1991 đã được thăng cấp lên trạng thái loài vào năm 2001. Các loài mới có thể chưa được xác định, đặc biệt ở đông bắc Madagascar. Loài vượn cáo được coi là những loài được nghiên cứu ít nhất trong số tất cả các loài vượn cáo và là một trong những thành viên lớn nhất trong họ Cheirogaleidae, nặng khoảng 350 gram (12 oz) trở lên. Ngoài sọc dọc chạy trên lưng, chúng còn có những vòng tròn màu tối xung quanh mắt, và hai tai lớn. Con đực có mùi hương trên cổ họng, nhưng chỉ sử dụng nó trong thời gian chăm sóc cho xã hội chứ không phải để đánh dấu lãnh thổ. Thay vào đó, chúng thường hay sử dụng âm thanh, thực hiện cuộc gọi lặp lại vào đầu và cuối của đêm. Giống như các thành viên khác trong họ, chúng hoạt động về đêm, ngủ trong các lỗ cây và tổ trong ngày. Một cặp vợ chồng một vợ chồng là điển hình cho con vượn cáo được đánh dấu ngã ba, và con cái chiếm ưu thế. Con cái được cho là chỉ có một con cái mỗi hai năm hoặc nhiều hơn. Loài này sinh sống trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ rừng rụng lá khô đến rừng nhiệt đới, và chạy theo bốn cạnh trên cành cây. Chế độ ăn của chúng chủ yếu bao gồm mủ cây nhựa cây, mặc dù chúng có thể lấy được một số protein và nitơ bằng cách săn mồi động vật chân đốt nhỏ vào ban đêm. Ba trong số bốn loài đang bị đe doạ và một trong hai loài này được liệt kê là dễ bị tổn thương. Dân số của họ đang suy giảm do sự phá hủy môi trường sống. Giống như tất cả các loài vượn cáo, chúng được bảo vệ chống lại khai thác thương mại theo Phụ lục I CITES. Các loài. Chi này gồm các loài:
1
null
Vượn cáo là một nhánh động vật linh trưởng mũi ướt đặc hữu của Madagascar. Tổng cộng có 100 loài còn tồn tại. Các loài vượn cáo có trọng lượng từ 30 g (1,1 oz) đến 9 kg (20 lb). Phần lớn chúng ăn nhiều loại quả và lá còn một số loài chỉ chuyên ăn một loại thức ăn. Bảo tồn. Vượn cáo bị đe dọa bởi một loạt các vấn đề môi trường, bao gồm phá rừng, săn bắn thịt rừng, bắt sống để buôn bán thú cưng kỳ lạ, và biến đổi khí hậu. Tất cả các loài được liệt kê bởi CITES trên Phụ lục I, nghiêm cấm buôn bán mẫu vật hoặc các bộ phận, ngoại trừ cho các mục đích khoa học. Tính đến năm 2005, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã liệt kê 16% tất cả các loài vượn cáo đang bị đe dọa nghiêm trọng, 23% là nguy cơ tuyệt chủng, 25% là dễ bị tổn thương, 28% là "thiếu dữ liệu" và chỉ 8% như ít nhất quan tâm. Trong năm năm tiếp theo, ít nhất 28 loài mới được xác định, không có loài nào được đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng. Nhiều người có thể bị coi là bị đe dọa vì các loài vượn cáo mới được mô tả gần đây thường bị giới hạn ở các khu vực nhỏ. Với tốc độ hủy hoại môi trường sống liên tục, các loài chưa được khám phá có thể bị tuyệt chủng trước khi được xác định. Kể từ khi con người xuất hiện trên đảo khoảng 2000 năm trước, tất cả các loài động vật có xương sống Malagasy đặc hữu trên 10 kg (22 lb) đã biến mất, bao gồm 17 loài, 8 chi và 3 họ vượn cáo. Các Ủy ban Sinh tồn Loài IUCN (IUCN / SSC), Hiệp hội Nguyên sinh Quốc tế (IPS) và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) đã bao gồm năm con vượn cáo trong " 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất " hai năm một lần của chúng. Danh sách 2008222 bao gồm vượn cáo tre lớn hơn, vượn cáo đầu xám (Eulemur cinereiceps), vượn cáo mắt xanh (Eulemur flavifrons), vượn cáo thể thao phía bắc (Lepilemur septentrionalis). Năm 2012, một đánh giá của Nhóm Chuyên gia Linh trưởng của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) kết luận rằng 90% trong số 103 loài vượn cáo được mô tả nên bị liệt vào danh sách đe dọa trong Danh sách đỏ của IUCN, khiến loài vượn cáo có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. IUCN nhắc lại mối quan tâm của mình vào năm 2013, lưu ý rằng 90% tất cả các loài vượn cáo có thể bị tuyệt chủng trong vòng 20 đến 25 năm trừ khi kế hoạch bảo tồn 3 năm trị giá 7 triệu USD nhằm giúp cộng đồng địa phương có thể được thực hiện. Madagascar là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ tăng dân số cao 2,5% mỗi năm và gần 70% dân số sống trong nghèo đói. Đất nước cũng chịu gánh nặng nợ nần và nguồn lực hạn chế. Những vấn đề kinh tế xã hội này có những nỗ lực bảo tồn phức tạp, mặc dù đảo Madagascar đã được IUCN / SSC công nhận là khu vực linh trưởng quan trọng trong hơn 20 năm. Do diện tích đất tương đối nhỏ của nó, 587,045 km 2 (226,659 sq mi) Được cung cấp cho các khu vực đa dạng sinh học ưu tiên cao khác và mức độ đặc hữu cao, đất nước này được coi là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học quan trọng nhất thế giới, với việc bảo tồn vượn cáo là ưu tiên cao. Mặc dù nhấn mạnh thêm vào bảo tồn, không có dấu hiệu cho thấy sự tuyệt chủng bắt đầu với sự xuất hiện của con người đã chấm dứt. Đe dọa trong tự nhiên. Mối quan tâm lớn nhất đối với quần thể vượn cáo là sự hủy hoại và suy thoái môi trường sống. Phá rừng có hình thức sử dụng tự cung tự cấp địa phương, chẳng hạn như dấu gạch chéo và ghi nông nghiệp (gọi tắt là tavy trong Malagasy), việc tạo ra các đồng cỏ cho gia súc thông qua việc đốt, và thu thập hợp pháp và bất hợp pháp của gỗ củi hoặc than sản xuất; khai thác thương mại; và khai thác gỗ bất hợp pháp của quý gỗ cứng cho thị trường nước ngoài. Sau nhiều thế kỷ sử dụng không bền vững, cũng như sự tàn phá rừng leo thang nhanh chóng kể từ năm 1950, [136]dưới 60.000 km 2 (23.000 dặm vuông) hoặc 10% diện tích đất của Madagascar vẫn còn rừng. Chỉ có 17.000 km 2 (6.600 dặm vuông) hoặc 3% diện tích đất liền của đảo được bảo vệ và do điều kiện kinh tế tồi tệ và bất ổn chính trị, hầu hết các khu vực được bảo vệ được quản lý và bảo vệ không hiệu quả. Một số khu vực được bảo vệ được đặt sang một bên vì chúng được bảo vệ tự nhiên bởi vị trí xa xôi, hẻo lánh của chúng, thường nằm trên những vách đá dựng đứng. Các khu vực khác, như rừng khô và rừng gai ở phía tây và nam, nhận được rất ít sự bảo vệ và có nguy cơ bị phá hủy nghiêm trọng. Một số loài có thể có nguy cơ tuyệt chủng ngay cả khi không phá rừng hoàn toàn, chẳng hạn như vượn cáo xù lông, rất nhạy cảm với sự xáo trộn môi trường sống. Nếu cây ăn quả lớn bị loại bỏ, rừng có thể duy trì ít cá thể của một loài và thành công sinh sản của chúng có thể bị ảnh hưởng trong nhiều năm. Các quần thể nhỏ có thể tồn tại trong các mảnh rừng bị cô lập trong 20 đến 40 năm do thời gian thế hệ dài, nhưng về lâu dài, các quần thể đó có thể không tồn tại được. Các quần thể nhỏ, biệt lập cũng có nguy cơ tuyệt chủng do thiên tai và dịch bệnh (epizootics). Hai bệnh gây tử vong cho vượn cáo và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể vượn cáo bị cô lập là bệnh toxoplasmosis, lây lan bởi mèo hoang và virut herpes simplex do con người mang theo. Biến đổi khí hậu và thiên tai liên quan đến thời tiết cũng đe dọa sự sống còn của vượn cáo. Trong 1000 năm qua, các khu vực phía tây và cao nguyên đã phát triển khô hơn đáng kể, nhưng trong vài thập kỷ qua, hạn hán nghiêm trọng đã trở nên thường xuyên hơn nhiều. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nạn phá rừng và phân mảnh rừng đang đẩy nhanh quá trình hút ẩm dần dần này. Ảnh hưởng của hạn hán thậm chí còn được cảm nhận trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Khi lượng mưa hàng năm giảm, những cây lớn hơn tạo nên tán cây caochịu tỷ lệ tử vong tăng, thất bại đối với trái cây và giảm sản xuất lá mới, điều mà vượn cáo ưa thích. Lốc xoáy có thể làm rụng lá một khu vực, đánh sập những tán cây và tạo ra lở đất và lũ lụt. Điều này có thể khiến quần thể vượn cáo không có trái hoặc lá cho đến mùa xuân năm sau, đòi hỏi chúng phải tồn tại trong thực phẩm khủng hoảng, chẳng hạn như epiphyte. Vượn cáo được Malagasy địa phương săn lùng để lấy thức ăn, hoặc để sinh sống tại địa phương hoặc để cung cấp cho một thị trường thịt xa xỉ ở các thành phố lớn. Hầu hết Malagasy ở nông thôn không hiểu "nguy cơ tuyệt chủng" nghĩa là gì, và họ cũng không biết rằng săn vượn là bất hợp pháp hoặc vượn cáo chỉ được tìm thấy ở Madagascar. Nhiều người Malagasy có những điều cấm kỵ, hoặc mờ nhạt, về việc săn bắn và ăn vượn cáo, nhưng điều này không ngăn cản việc săn bắn ở nhiều khu vực. Mặc dù săn bắn là mối đe dọa đối với quần thể vượn cáo trong quá khứ, gần đây nó đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng hơn khi điều kiện kinh tế xã hội xấu đi. Kinh tế khó khăn đã khiến người dân phải di chuyển khắp đất nước để tìm kiếm việc làm, khiến truyền thống địa phương bị phá vỡ. Hạn hán và nạn đói cũng có thể thư giãn những bóng mờ bảo vệ vượn cáo. Các loài lớn hơn, chẳng hạn như sifakas và vượn cáo xù lông, là mục tiêu phổ biến, nhưng các loài nhỏ hơn cũng bị săn bắn hoặc vô tình bắt được bẫy dành cho con mồi lớn hơn. Các nhóm săn bắn có kinh nghiệm, có tổ chức sử dụng súng, súng cao su và súng ngắn có thể giết chết từ tám đến hai mươi con vượn trong một chuyến đi. Các nhóm săn bắn có tổ chức và bẫy vượn cáo có thể được tìm thấy ở cả khu vực không được bảo vệ và góc xa của khu vực được bảo vệ. Các công viên quốc gia và các khu vực được bảo vệ khác không được bảo vệ đầy đủ bởi các cơ quan thực thi pháp luật. Thông thường, có quá ít kiểm lâm viên trong một khu vực rộng lớn và đôi khi địa hình trong công viên quá gồ ghề để kiểm tra thường xuyên. Mặc dù không quan trọng bằng nạn phá rừng và săn bắn, một số loài vượn cáo, như vượn cáo và các loài khác đã bị giam giữ thành công, đôi khi được người Malagasy giữ làm thú cưng kỳ lạ. Vượn cáo tre cũng được nuôi làm thú cưng, mặc dù chúng chỉ tồn tại đến hai tháng. Việc bắt sống để buôn bán thú cưng kỳ lạ ở các nước giàu có thường không được coi là mối đe dọa do các quy định nghiêm ngặt kiểm soát xuất khẩu của chúng Những hiệu quả của sự bảo tồn. Vượn cáo đã thu hút nhiều sự chú ý đến Madagascar và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khả năng này, chúng đóng vai trò là loài chủ lực, đáng chú ý nhất trong số đó là vượn cáo đuôi chuông, được coi là một biểu tượng của đất nước. Sự hiện diện của vượn cáo trong các công viên quốc gia giúp thúc đẩy du lịch sinh thái, đặc biệt giúp các cộng đồng địa phương sống trong vùng lân cận của các công viên quốc gia, vì nó mang lại cơ hội việc làm và cộng đồng nhận được một nửa phí vào cửa công viên. Trong trường hợp của Vườn quốc gia Ranomafana, cơ hội việc làm và doanh thu khác từ nghiên cứu dài hạn có thể cạnh tranh với du lịch sinh thái. Bắt đầu từ năm 1927, các chính phủ Malagasy đã tuyên bố tất cả các loài vượn cáo là "bảo vệ" bằng cách thiết lập các khu bảo tồn mà bây giờ được phân loại theo ba loại: vườn quốc gia (Parcs Nationaux), bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (dự trữ Naturelles Intégrales), và dự trữ đặc biệt (Réserves Spéciales). Hiện tại có 18 công viên quốc gia, 5 khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt và 22 khu bảo tồn đặc biệt, cũng như một số khu bảo tồn tư nhân nhỏ khác, như Khu bảo tồn Berenty và Khu bảo tồn tư nhân Ste Luce, đều gần Fort Dauphin. Tất cả các khu vực được bảo vệ, ngoại trừ khu bảo tồn tư nhân, chiếm khoảng 3% diện tích đất ở Madagascar và được quản lý bởiCác công viên quốc gia Madagascar, trước đây gọi là l'Association Nationale pour la Gestion des Aires Protégées (ANGAP), cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGO) khác, bao gồm Tổ chức bảo tồn quốc tế (CI), Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Hầu hết các loài vượn cáo được bao phủ bởi mạng lưới các khu vực được bảo vệ này, và một vài loài có thể được tìm thấy trong nhiều công viên hoặc khu bảo tồn. Bảo tồn cũng được tạo điều kiện bởi Nhóm hệ Động vật Madagascar (MFG), một hiệp hội gồm gần 40 sở thú và các tổ chức liên quan, bao gồm Trung tâm Duke Lemur, Ủy thác Bảo tồn Động vật hoang dã Durrell và Công viên Động vật học Saint Louis. Tổ chức phi chính phủ quốc tế này hỗ trợ công ty Madagascar Ivoloina của Madagascar, giúp bảo vệ Khu bảo tồn Betampona và các khu vực được bảo vệ khác, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu thực địa, chương trình nhân giống, lập kế hoạch bảo tồn và giáo dục trong các sở thú. Một trong những dự án lớn của họ liên quan đến việc phát hành những con vượn cáo lông đen và trắng bị giam cầm, được thiết kế để giúp phục hồi dân số đang suy giảm trong Khu bảo tồn Betampona. Hành lang môi trường sống là cần thiết để liên kết các khu vực được bảo vệ này để dân số nhỏ không bị cô lập. Vào tháng 9 năm 2003 tại Durban, Nam Phi, cựu tổng thống của Madagascar, Marc Ravalomanana, hứa sẽ tăng gấp ba lần diện tích của các khu vực được bảo vệ của hòn đảo trong năm năm. Điều này được gọi là "Tầm nhìn Durban". Vào tháng 6 năm 2007, Ủy ban Di sản Thế giới đã bao gồm một phần khá lớn các khu rừng nhiệt đới phía đông Madagascar là Di sản Thế giới mới của UNESCO. Giảm nợ có thể giúp Madagascar bảo vệ đa dạng sinh học. Với cuộc khủng hoảng chính trị năm 2009, nạn khai thác gỗ bất hợp pháp đã sinh sôi nảy nở và hiện đang đe dọa các khu rừng mưa nhiệt đới ở phía đông bắc, bao gồm cả cư dân vượn cáo và du lịch sinh thái mà cộng đồng địa phương dựa vào. Quần thể vượn cáo bị giam giữ được duy trì tại địa phương và bên ngoài Madagascar ở nhiều sở thú, mặc dù sự đa dạng của các loài bị hạn chế. Sikafas, ví dụ, không sống sót tốt trong điều kiện nuôi nhốt, vì vậy rất ít cơ sở có chúng. Quần thể vượn cáo nuôi nhốt lớn nhất có thể được tìm thấy tại Trung tâm Duke Lemur (DLC), với nhiệm vụ bao gồm nghiên cứu không xâm lấn, bảo tồn (ví dụ như nuôi nhốt) và giáo dục công cộng. Một thuộc địa vượn lớn khác là Khu bảo tồn Lemur Thành phố Myakka do Quỹ Bảo tồn Lemur (LCF) điều hành, cũng là nơi tổ chức nghiên cứu vượn cáo. Ở Madagascar, Công viên Lemurs là một cơ sở tư nhân, miễn phí ở phía tây nam Antananarivotrưng bày vượn cáo cho công chúng đồng thời phục hồi lại những con vượn sinh ra để nuôi sống lại trong tự nhiên.
1
null
Lepilemur là một chi động vật có vú trong họ Lepilemuridae, bộ Linh trưởng. Chi này được I. Geoffroy miêu tả năm 1851. Loài điển hình của chi này là "Lepilemur mustelinus" I. Geoffroy, 1851. Các loài. Bảng sau liệt kê 2 quan điểm phân loại học khác nhau của các loài trong chi:
1
null