text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cầy cáo sọc rộng là một loài động vật có vú trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được Gmelin mô tả năm 1788. Đây là loài động vật ăn thịt đặc hữu của Madagaxca.
Mô tả.
"Cầy mangut sọc rộng" là loài động vật nhanh nhẹn, có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Chúng có đôi chân ngắn và cái đuôi dài rậm rạp, cái đầu dài, nhỏ và cái mõm nhọn. Bàn chân có móng vuốt dài hơn so với các loài cầy khác.
"Cầy mangut sọc rộng" có đặc trưng bởi lớp lông màu xám be phủ tận đến dưới bụng. Trên cơ thể của chúng có khoảng năm sọc rộng màu nâu hoặc đen dọc theo cơ thể. Đỉnh đầu có màu đậm hơn má, cằm và cổ họng. Đặc biệt là đuôi có màu trắng kem. Tai nhỏ và được bao phủ bởi lông ngắn, mịn.
Khối lượng của Cầy mangut sọc rộng từ 380 đến 800 gram, trung bình là 605 gram. Chiều dài đầu và thân là 320–340 mm và chiều dài đuôi là 280–300 mm. Con cái có hơi nhỏ hơn và nhẹ hơn so với con đực.
Phân bố và lối sống.
"Cầy mangut sọc rộng" chỉ được tìm thấy trong rừng nhiệt đới phía đông của Madagascar, ở độ cao 440 m đến 1500 m so với mực nước biển, từ rừng thấp cho tới rừng trên núi. Phạm vi phân bố của chúng trải dài từ phía bắc xuống phía nam nhưng mật độ thấp.
"Cầy mangut sọc rộng" sống chủ yếu trên mặt đất nhưng cũng quan sát thấy ở trên cây. Chúng sinh hoạt về đêm, với lối sống ít xã hội, có thể theo nhóm gia đình nhỏ. Con mồi của chúng được phỏng đoán là các loài động vật gặm nhấm, các loài vượn cáo nhỏ, và thậm chí cả bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống. | 1 | null |
Cầy cáo sọc lớn là một loài động vật có vú trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được Wozencraft mô tả năm 1986.
Đây là một loài động vật có vú nhỏ chỉ sinh sống trong một khu vực rất nhỏ của Tây Nam Madagascar, trong các đồng có thảm thực vật rừng gai. Đó là một loài cầy mangut màu kem hoặc xám nhạt, với tám sọc đen hoặc nâu trên lưng và hai bên lườn.
Sinh hoạt lúc về đêm và hoàng hôn, loài cầy này sống theo cặp và sing một con một năm, vào mùa hè. Chúng săn chủ yếu bằng cách tìm kiếm ở các đống rác trên mặt đất và các khe đá. Chế độ ăn khác biệt trong mùa mưa và mùa khô. Loài này đôi khi được gọi là cầy Grandidier, đặt theo tên của một nhà khoa học người Pháp đã đến thăm Madagascar trong năm 1800.
Mô tả.
"Cầy mangut sọc lớn" là loài cầy mangut lớn nhất trong số tất cả các loài cầy mangut nguồn gốc từ Madagascar. Chúng được biết với tám sọc nâu nổi bật chạy dọc từ cổ xuống đến gốc đuôi trên bộ lông màu kem của nó. Đuôi có màu trắng tới màu be. Ngoài khác biệt là có một túi hương thơm được tìm thấy trên con cái, có sự khác biệt kích thước giữa hai giới tính. Chiều dài thân 38-40,5 cm, với đuôi dài 30 - 31,5 cm và khối lượng từ 1-1,5 kg. Theo một nguồn khác, chúng có chiều dài thân 32–40 cm, với đuôi dài 28 – 30 cm và khối lượng từ 500-590 g.
Lối sống.
"Cầy mangut sọc lớn" chủ yếu ăn động vật không xương sống như châu chấu và bọ cạp, mặc dù nó cũng săn bắt các loài chim nhỏ, bò sát và đôi khi là cả động vật có vú. Mặc dù động vật không xương sống được ăn trong suốt cả năm, chế độ ăn uống có thể thay đổi giữa mùa mưa và mùa khô, với khả năng nhiều động vật có xương sống sẽ được ăn trong mùa mưa.
"Cầy mangut sọc lớn" là loài sống về đêm, thường đi kiếm ăn một mình hoặc theo cặp. Ban ngày, loài này thường trú ẩn trong các hang hoặc hốc đá để tránh ánh sáng mặt trời gay gắt.
Phân bố.
Cầy khổng lồ sọc là loài đặc hữu của Madagascar. Nó chỉ phân bố ở phía tây nam của đất nước này, với phạm vi ước tính chỉ 442 km vuông. Một tỷ lệ lớn quần thể được tìm thấy trong công viên quốc gia Tsimanampetsotsa, một khu vực được bảo vệ trên bờ biển Madagascar. Chúng thường xuyên nhất được tìm thấy trong môi trường rừng nhiệt đới cây bụi khô, ngoài ra ban ngày loài này có thể được thấy trong một loạt các hang động ở vùng núi đá vôi. Quy mô dân số của loài này được ước tính vào khoảng 2.650 đến 3.540 cá thể. | 1 | null |
Cầy cáo sọc hẹp (tên khoa học: Mungotictis decemlineata) là một loài động vật có vú trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được Grandidier mô tả năm 1867.
Loài này sinh sống ở rừng cây rụng lá Tây và Tây Nam Madagascar.
Mô tả.
"Cầy mangut sọc hẹp" là một động vật ăn thịt nhỏ với bộ lông dày màu nâu xám, hoa râm, và cái đuôi xù, rậm rạp giống như bàn chải. Chúng có tám đến mười hai sọc hẹp, màu nâu đỏ tới nâu sẫm chạy dọc trên lưng và theo hai bên của cơ thể, từ vai đến gốc đuôi. Phần dưới có màu be nhạt hơn, và có màu cam xung quanh chân. Màu đuôi tương tự như màu trên cơ thể, nhưng có thể là màu xám, và lốm đốm với các màu đậm và nhạt xen kẽ. Mõm tương đối nhọn và tai tròn khá nổi bật. Chân khá nhỏ, và các ngón chân và móng vuốt hơi dài, gan bàn chân không có lông.
Hai phân loài cầy mangut sọc hẹp được công nhận, với phân loài Mungotictis decemlineata lineata sẫm màu hơn, với một cái đuôi nhạt màu và sọc rõ rệt hơn, so với phân loài Mungotictis decemlineata decemlineata.
"Cầy mangut sọc hẹp" có chiều dài 250–350 mm từ mũi đến gốc đuôi, và chiều dài đuôi thay đổi từ 230–270 mm. Chúng cân nặng khoảng 600-800 g.
Lối sống.
"Cầy mangut sọc hẹp" là loài hoạt động ban ngày, ăn chủ yếu là côn trùng, đặc biệt là ấu trùng, mà nó có thể đào lên hoặc khai quật từ gỗmục nát. Trong mùa mưa, chế độ ăn uống đa dạng hơn, và bao gồm các loài động vật có vú nhỏ, bò sát, trứng chim, sâu, ốc, và động vật không xương sống khác. Để đập vỡ mở một quả trứng hoặc vỏ ốc, "Cầy mangut sọc hẹp" có thể nằm nghiêng, giữ các đối tượng với tất cả bốn chân, trước khi ném nó cho đến khi nó bị vỡ. Con mồi lớn hơn, chẳng hạn như loài vượn cáo nhỏ, có thể được săn bắt theo bầy. "Cầy mangut sọc hẹp" sống cả trên cây và trên mặt đất, và có thể qua đêm trong hốc cây trong mùa hè hoặc trong hang vào mùa đông khô. Nó cũng bơi lội giỏi.
"Cầy mangut sọc hẹp" là một loài xã hội, thường được tìm thấy trong các nhóm gia đình từ sáu đến tám cá thể, bao gồm cả con đực trưởng thành, con cái trưởng thành, các con non và sắp trưởng thành. các thành viên trong nhóm giao tiếp bằng cách sử dụng một loạt âm thanh ngắn, lặp đi lặp lại. Trong mùa đông, chúng có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn, trong đó bao gồm một cặp tạm thời, nhóm gia đình mẫu hệ, nhóm toàn con đực, và con đực đơn độc. Nếu phát sinh tranh chấp, cái đuôi rậm lông có thể dựng đứng lên để đe dọa.
Giao phối diễn ra giữa tháng 12 và tháng Tư, với các con mẹ sinh ra một đứa con duy nhất sau khi mang thai từ 90 đến 105 ngày. Con non cân nặng 50 g khi sinh và cai sữa lúc hai tháng tuổi, nhưng có thể ở lại với con mẹ cho đến hai năm sau khi đạt tới tuổi trưởng thành sinh dục. Tuổi thọ của loài này lên đến 12 năm.
Phân bố.
"Cầy mangut sọc hẹp" có phân bố hạn chế trong vùng phía tây Madagascar, ở các khu rừng khô với độ cao 125 m so với mực nước biển. Chúng tương đối phổ biến tại khu vực phân bố. Phân loài M. d. decemlineata sống ở rừng khô rụng lá, trong khi M. d. lineata được cho là sinh sống ở rừng gai phía nam khu vực phân bố của chúng. | 1 | null |
Cầy mangut đuôi nâu là một loài động vật có vú trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được I. Geoffroy Saint-Hilaire mô tả năm 1837.
Mô tả.
"Cầy mangut đuôi nâu" thường có màu nâu với những đốm màu tối hoặc màu nhạt. Đuôi cùng màu với cơ thể. Các móng vuốt không phải là rất cong. Chúng có tai ngắn, rộng và mõm nhọn. Chúng có chiều dài cơ thể từ 25 đến 30 cm và một cái đuôi dài từ 20 đến 25 cm.
Phân bố và lối sống.
"Cầy mangut đuôi nâu" là một loài thú ăn thịt nhỏ đặc hữu của Madagaxca. Chúng có lối sống ban ngày trong các khu rừng ẩm nhiệt đới của vùng đất thấp và nghỉ ngơi trong các hang hoặc thân cây rỗng vào ban đêm. Chúng sinh sống cả trên mặt đất và trên cây. Thường được tìm thấy đơn lẻ hoặc theo cặp. Thời gian mang thai là khoảng ba tháng và có một con non duy nhất. Con non sinh ra trong mùa hè. Đây là loài nhút nhát và nhạy cảm với yếu tố con người. Chúng ăn chủ yếu là côn trùng, nhưng cũng sẽ ăn trái cây, ếch nhái, bò sát nhỏ và động vật gặm nhấm.
"Cầy mangut đuôi nâu" phân bố ở vùng cao nguyên trung tâm đông bắc Madagascar. | 1 | null |
Cầy mangut lùn Alexander ("Crossarchus alexandri") là một loài họ Cầy lỏn có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Trung Phi lên đến độ cao 2.900 m.
Nó có chiều dài cơ thể từ 30 đến 45 cm và nặng từ 0,45 đến 1,4 kg. Đuôi của nó dài 15–25 cm.
Nó ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm nhỏ, bò sát nhỏ, cua và một số loại trái cây. Nó có thể đẻ 2 đến 3 lứa (2 đến 4 con mỗi lứa) con non mỗi năm sau thời gian mang thai 8 tuần. Con non cai sữa lúc 3 tuần tuổi và thành thục sinh dục lúc 9 tháng tuổi. | 1 | null |
Cầy mangut lùn Angola ("Crossarchus ansorgei"), còn được gọi là cầy mangut lùn Ansorge, là một loài họ Cầy lỏn nhỏ. Có hai phân loài được công nhận: "C. a. ansorgei", được tìm thấy ở Angola; và "C. a. nigricolor", được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, không có phạm vi trùng lặp. Nó thích môi trường sống kiểu rừng nhiệt đới và tránh những khu vực có con người sinh sống. Nó phát triển với chiều dài 30.48–45.72 cm, với đuôi dài 15.24–25.4 cm, và nặng 0.45–1.4 kg. Người ta biết rất ít về loài cầy mangut lùn này và không có ước tính về số lượng hoặc tình trạng quần thể hoang dã của nó. Cho đến năm 1984, loài này chỉ được biết đến từ hai mẫu vật ở Baringa nhưng hiện nay được cho là khá phổ biến ở một số vùng. Các mối đe dọa có lẽ là mất môi trường sống và săn bắt thịt bụi. Tuy nhiên, loài này được bảo vệ bởi Vườn quốc gia Salonga. | 1 | null |
Crossarchus obscurus hay cầy mõm dài là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Georges Cuvier mô tả đầu tiên năm 1825. Đây là loài thú nhỏ, con trưởng thành dài khoảng 20 đến 30 cm (13 in), cân nặng khoảng 1 kg (2,2 lb).
Sinh sản.
Cá thể đạt đến thời kì trưởng thành sinh dục trong chín tháng kể từ khi sinh ra. Con cái có chu kì động dục nhiều lần trong một năm. Nếu không mang thai, thì một con cái có thể động dục tới chín lần trong 13 tháng.
Con non được sinh ra sau một thời gian mẹ mang thai khoảng tám tuần. Mỗi lần sinh, con mẹ có thể sinh từ 2 đến năm con, nhưng thường là bốn con mỗi lứa. Con cái có thể sinh 2 đến 3 lứa mỗi năm.
Con sơ sinh dài khoảng 10 cm (khoảng 4 in) với đuôi dài khoảng 3 cm (khoảng hơn 1 in), chân trước lớn chân sau, mắt nhắm nghiền, có lông mịn bao phủ cơ thể. Sau 12 ngày thì mở mắt hẳn, bú sữa mẹ trong khoảng ba tuần. | 1 | null |
Cầy mangut vàng (tên khoa học: "Cynictis penicillata"), là một loài động vật có vú trong họ cầy mangut, bộ ăn thịt. Loài này cân nặng 1/2 kg và dài 500 mm. Chúng sinh sống trên các vùng hoang dã, từ bán sa mạc đến đồng cỏ có bụi rậm ở Angola, Botswana, Nam Phi, Namibia, và Zimbabwe.
Cầy mangut vàng là loài ăn thịt, ăn chủ yếu là động vật chân đốt nhưng cũng khác nhỏ động vật có vú, thằn lằn, rắn và trứng các loại.
Chúng sinh hoạt chủ yếu vào ban ngày, mặc dù hoạt động về đêm đã được người quan sát thấy. Chúng sinh sống trong các nhóm lên đến 20 cá thể trong một khu hang ngầm vĩnh viễn, cầy vàng thường sẽ cùng tồn tại với sóc đất Nam Phi hoặc meerkat và chung với đàn thỏ, thêm đường hầm mới và hang khi cần thiết. Hệ thống đường hầm có nhiều lối vào, gần đó mà loài cầy vàng làm nhà vệ sinh của nó.
Các loài săn loài cầy vàng này gồm có các loài chim săn mồi, rắn và chó rừng. Khi sợ hãi, cầy vàng sẽ gầm gừ và tiết ra từ tuyến hậu môn của mình. Nó cũng có thể hét lên, gầm, mặc dù đây là những trường hợp ngoại lệ, do cầy vàng thường im lặng, và thể hiện tâm trạng thông qua chuyển động của đuôi. | 1 | null |
Dologale dybowskii là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Pousargues mô tả năm 1893.
Đây là loài bản địa các khu vực thảo nguyên mở của Cộng hòa Dân chủ Congo bắc, tây Uganda, Nam Sudan, và Cộng hòa Trung Phi. | 1 | null |
Galerella flavescens là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Bocage mô tả năm 1889.
Loài này sinh sống ở miền nam châu Phi, đặc biệt là Angola và Namibia. Chúng sinh sống ở các thảo nguyên và tránh sa mạc và rừng rậm. | 1 | null |
Galerella ochracea là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được J. E. Gray mô tả năm 1848.
Là loài đặc hữu của Somalia. Đây là một loài ăn thịt có kích thước nhỏ đến trung bình, cân nặng trung bình khoảng 0,6 kg. | 1 | null |
Galerella pulverulenta là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Wagner mô tả năm 1839.
Đây là loài bản địa na châu Phi.
Chúng là một loài nhỏ (dài 55–69 cm, trọng lượng khoảng 0,5-1,0 kg). Chúng có màu xám tối với chóp đuôi là tối hơn. Hai chân màu xám tối hơn so với phần còn lại của cơ thể. Chúng có hình dáng thân thon dài của cầy mông gút. Đôi tai nhỏ và tròn. Đuôi dài và rậm rạp. Răng cho thấy sự thích nghi cho cả cắt và nghiền. | 1 | null |
Cầy mangut thon ("tên khoa học: Galerella sanguinea"), còn được gọi là cầy mangut chóp đen hoặc cầy mangut đuôi đen, là một loài họ cầy magut rất phổ biến ở châu Phi cận Sahara.
Phạm vi và môi trường sống.
Cầy mangut thon, có tới năm mươi phân loài, được tìm thấy ở khắp châu Phi cận Sahara, với cầy mangut đen ở Angola và Namibia đôi khi được coi là một loài riêng biệt. Chúng dễ thích nghi và có thể sống ở hầu hết mọi nơi trong phạm vi rộng lớn này, nhưng phổ biến nhất ở các trảng cỏ và bán sơn địa. Chúng hiếm hơn nhiều ở các khu vực rừng rậm và sa mạc.
Mô tả.
Đúng như tên gọi, cầy mangut thon có thân hình mảnh mai dài 27,5–40 cm và đuôi dài 23–33 cm. Con đực nặng 640–715 g, trong khi những con cái nhỏ hơn nặng 460–575 g.
Màu lông của chúng rất khác giữa các phân loài, từ nâu đỏ sẫm đến đỏ cam, xám, hoặc thậm chí vàng, nhưng những con cầy mangut này có thể được phân biệt với những con cầy mangut khác nhờ chóp đen hoặc đỏ nổi bật trên đuôi của chúng. Chúng cũng có bộ lông mượt mà hơn các thành viên châu Phi khác trong họ.
Hành vi.
Cầy mangut thon thường sống đơn lẻ hoặc theo cặp. Nó chủ yếu hoạt động vào ban ngày, mặc dù đôi khi nó hoạt động vào những đêm ấm áp, có trăng. Nó dường như không có tính lãnh thổ, nhưng sẽ duy trì các phạm vi nhà ổn định thường được chia sẻ với các thành viên của các loài họ hàng. Thật vậy, cầy mangut thon và những loài khác này thậm chí có thể sống chung với nhau, vì hầu hết họ hàng của chúng đều sống về đêm. Có thể tìm thấy tổ ở bất cứ nơi nào được che chắn khỏi các yếu tố: trong các kẽ hở giữa các tảng đá, trong các khúc gỗ rỗng và những thứ tương tự.
Sinh sản.
Phạm vi của con đực sẽ bao gồm phạm vi của một số con cái và các dấu hiệu mùi hương cho nó biết khi con cái động dục. Thời gian mang thai được cho là từ 60 đến 70 ngày, và hầu hết các trường hợp mang thai đều sinh từ một đến ba (thường là hai) con non. Con đực không giúp chăm sóc chúng. Bất thường, đối với một loài sống đơn độc, ở Kalahari, những con đực là phi khoa trong khi những con cái phân tán. Điều này được cho là do lợi ích của sự hợp tác họ hàng của con đực để bảo vệ con cái.
Tập tính ăn.
Cầy mangut thon chủ yếu là loài ăn thịt, mặc dù nó là loài ăn tạp cơ hội. Côn trùng chiếm phần lớn trong chế độ ăn của nó, nhưng thằn lằn, động vật gặm nhấm, rắn, chim, động vật lưỡng cư và trái cây thường xuyên được ăn khi có sẵn. Nó cũng sẽ ăn xác chết và trứng. Giống như hình ảnh phổ biến của loài cầy mangut, loài cầy mangut thon có khả năng giết chết và sau đó ăn rắn độc, nhưng những con rắn như vậy không chiếm một phần đáng kể trong khẩu phần ăn của chúng.
Cầy mangut thon có khả năng leo cây giỏi hơn các loài cầy mangut khác, thường săn bắt chim ở đó.
Bảo tồn.
Cầy mangut thon đã từng là mục tiêu của các nỗ lực tiêu diệt trong quá khứ, do có khả năng là vật trung gian truyền bệnh dại và thực tế là đôi khi chúng giết chết gia cầm nuôi. Những nỗ lực này đã không thành công rõ ràng, mặc dù một số phân loài có thể bị đe dọa.
Nhìn chung, cầy mangut thon không có nguy cơ tuyệt chủng ngay lập tức và sách đỏ IUCN đánh giá nó là loài ít quan tâm. | 1 | null |
Cầy mangut lùn Ethiopia ("Helogale hirtula"), còn được gọi là cầy mangut lùn sa mạc hoặc cầy mangut lùn Somali, là một loài Họ Cầy lỏn có nguồn gốc từ Đông Phi, đặc biệt là Ethiopia, Kenya và Somalia.
Cầy mangut lùn Ethiopia sẽ phát ra các tiêng gọi cảnh báo cho gia đình của nó nếu phát hiện có động vật săn mồi. Chúng cũng đã được biết là tạo ra các tiéng gọi báo động chung khi không có nguy hiểm. Những tiếng gọi này có cao độ khác nhau cho thấy mức độ khẩn cấp khác nhau đối với gia đình. Một nghiên cứu về cầy mangut lùn cho thấy rằng chúng có thể truyền đạt thông tin về loài, khoảng cách và độ cao của động vật săn mồi cho gia đình thông qua các tiếng gọi báo động. | 1 | null |
Cầy mangut lùn ("Helogale parvula") là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Sundevall mô tả năm 1846.
Mô tả.
Cầy mangut lùn là loài một cầy mangut điển hình: chúng có đầu to nhọn, tai nhỏ, đuôi dài, chân ngắn, và móng vuốt dài. Loài này có thể phân biệt từ cầy mangut khác bởi kích thước của nó. Chúng nhỏ hơn nhiều so với các loài cầy mangut khác. (18 đến 28 cm, 210-350 gram); trên thực tế, nó là động vật ăn thịt nhỏ nhất của châu Phi. Bộ lông mềm là rất khác nhau về màu sắc, từ màu đỏ vàng đến rất nâu tối.
Nơi sinh sống.
Cầy mangut lùn chủ yếu được tìm thấy trong đồng cỏ khô, rừng mở, và đất bụi, độ cao lên đến 2.000 m. Chúng đặc biệt phổ biến ở khu vực có nhiều ụ mối, nơi ngủ yêu thích của chúng. Loài này tránh khu rừng rậm và sa mạc. Loài cầy mangut cũng có thể được tìm thấy trong môi trường xung quanh các khu định cư, và có thể trở nên khá thuần.
Loài này có phạm vi phân bố từ Đông sang miền nam Trung Phi, từ Eritrea và Ethiopia đến Transvaal ở Nam Phi. | 1 | null |
Cầy mangut đuôi ngắn ("Herpestes brachyurus") là một loài họ Cầy lỏn có nguồn gốc từ bán đảo Malaysia, Sumatra và Borneo. Nó sinh sống trong rừng thường xanh và các khu vườn nông thôn từ mực nước biển đến độ cao 1.500 m. Nó được liệt kê là loài sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN từ năm 2008.
Nó được John Edward Gray mô tả lần đầu tiên vào năm 1837.
Nó có màu nâu đỏ đến đen và có các chi màu đen. Đầu màu xám với một đốm đen ở cằm. Tổng chiều dài cơ thể của nó là 60–65 cm bao gồm một chiếc đuôi ngắn 25 cm. Nó nặng khoảng 1,4 kg. | 1 | null |
Herpestes edwardsii là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được E. Geoffroy Saint-Hilaire mô tả năm 1818.
Loài này chủ yếu được tìm thấy ở miền nam châu Á chủ yếu là Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka và một số khu vực khác của châu Á. Chúng được du nhập vào quần đảo Adriatic, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Serbia, Montenegro, Hy Lạp, Albani, Bulgary, Slovenia. Loài cầy mangut xám này thường được tìm thấy trong các khu rừng mở, cây bụi và các cánh đồng trồng trọt, thường xuyên gần gũi với con người cư trú. Nó sống trong hang, hàng rào và bụi, trong lùm cây, trú ẩn dưới những tảng đá hay bụi cây và thậm chí vào cống nước. Chúng rất táo bạo và tò mò nhưng thận trọng, ít khi mạo hiểm xa nơi trú ẩn. Nó trèo rất tốt. Thường được tìm thấy đơn lẻ hoặc theo cặp. Chúng ăn động vật gặm nhấm, rắn, trứng chim và chim non mới nở, rùa, thằn lằn và sự đa dạng của động vật. Dọc theo sông Chambal nó thỉnh thoảng ăn trứng Cá sấu Gharial. Chúng sinh sản trong suốt cả năm. | 1 | null |
Cầy mangut Ai Cập (danh pháp khoa học: "Herpestes ichneumon") là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.
Cầy mangut Ai Cập có thể được tìm thấy ở Ai Cập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Israel, và hầu hết các tiểu vùng Sahara châu Phi, trừ Cộng hòa Dân chủ trung tâm của Congo, Tây Nam Phi, và Namibia. Nó đã được giới thiệu tới Madagascar, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý.
Tại châu Âu, loài này hiện diện chủ yếu ở bán đảo Iberia, nơi chúng được du nhập trong thời gian chiếm đóng Ả Rập (kéo dài, toàn bộ, từ năm 711 đến năm 1492, mặc dù rõ rệt hơn ở một số khu vực phía nam). Người Ả Rập thể đã được nhập cầy này, và có lẽ cũng là Genet ("Genetta genetta"), để săn chuột. Một số cá thể, thoát khỏi nơi nuôi nhốt, trở thành cầy mangut hoang. Loài này được biết đến với tên "meloncillo" trong tiếng Tây Ban Nha và "sacarrabos" ở Bồ Đào Nha.
Loài này thích sống trong các khu rừng, đồng cỏ nhiệt đới, hoặc chà, nhưng không bao giờ xa nước. | 1 | null |
Herpestes smithii là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Gray mô tả năm 1837.
Loài này sinh sống ở Ấn Độ và Sri Lanka. Loài cầy này cùng loài cầy mangut cổ sọc là hai loài mangut bản địa Ấn Độ và Sri Lanka. | 1 | null |
Cầy mangut đuôi trắng (danh pháp khoa học: "Ichneumia albicauda") là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được G.[Baron] Cuvier mô tả năm 1829.
Cầy mangut đuôi trắng sinh sống ở hầu hết châu Phi phía nam sa mạc Sahara, và phần phía nam của bán đảo Ả Rập. Chúng sinh sống trong một loạt các môi trường sống, từ bán sa mạc để trồng cây cỏ nhiệt đới, nhưng tránh những khu vực ẩm ướt như lưu vực sông Congo hoặc các khu vực cực kỳ khô cằn. Chúng thích các vùng có cây bao phủ dày, chẳng hạn như các bìa rừng và suối lởm chởm.
Chúng có trọng lượng khoảng 6,4-9,2 lb (2,9-4,2 kg), có chiều dài đầu và thân 21-28 năm (53-71 cm) và đuôi dài 16-19 năm (40-47 cm). Chân của chúng là tương đối dài đối với một loài cầy mangut. | 1 | null |
Mungos gambianus là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Ogilby mô tả năm 1835.
Loài này phân bố rộng rãi ở các thảo nguyên ẩm ở tây bắc châu Phi, từ Gambia đến Nigeria.
Loài này là một loài săn mồi cơ hội, ăn nhiều loại thức ăn. Chúng là chủ yếu ăn côn trùng, ăn chủ yếu là bọ cánh cứng và động vật nhiều chân. Chúng cũng ăn loài gặm nhấm nhỏ và các loài bò sát, và đôi khi trứng. | 1 | null |
Mungos mungo là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Gmelin mô tả năm 1788.
Loài này thường được tìm thấy ở miền Trung và miền đông châu Phi. Chúng sinh sống ở thảo nguyên, rừng và trảng cỏ và ăn chủ yếu là bọ cánh cứng và cuốn chiếu. | 1 | null |
Cầy mangut Selous ("Paracynictis selousi") là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được de Winton mô tả năm 1896.
Loài này có các phân loài:
Đây là loài đặc hữu phía nam châu Phi. Phạm vi phân bố gồm Angola, Zambia, Malawi, Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, và Nam Phi. | 1 | null |
Rhynchogale melleri là một loài động vật có vú trong họ Cầy mangut, bộ Ăn thịt. Loài này được Gray mô tả năm 1864.
Loài này được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Malawi, Mozambique, Nam Phi, Eswatini, Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Nó là thành viên duy nhất của chi Rhynchogale. | 1 | null |
Chó sói đất, tên khoa học Proteles cristata, là một loài động vật có vú nhỏ, ăn côn trùng, có nguồn gốc Đông Phi và Nam Phi. Nó cũng được gọi là "chó rừng maanhaar". Chó sói đất là cùng một họ với linh cẩu. Không giống như đồng minh của mình trong bộ Carnivora, chó sói đất không săn động vật lớn, hoặc thậm chí không ăn thịt một cách thường xuyên, thay vào đó nó ăn côn trùng, chủ yếu là mối - chó sói đất thuộc loại động vật có thể ăn khoảng 200.000 mối trong một đêm duy nhất bằng cách sử dụng cái lưỡi dài, dính để bắt chúng.
Chó sói đất là loài duy nhất còn sống sót trong phân họ Protelinae. Có hai phân loài: Proteles cristatus cristatus của Nam Phi và Proteles cristatus septentrionalis của Đông Phi.
Chó sói đất thường được phân loại trong họ Hyaenidae, mặc dù trước đây được đặt vào họ Protelidae. Nó sống trong các bụi rậm của miền Đông và Nam châu Phi - đây là những vùng đất hoang đầy cây còi cọc và cây bụi. Chúng thường ẩn trong hang vào ban ngày, và sau đó chúng đi ra vào ban đêm để tìm kiếm thức ăn. Chế độ ăn uống của nó gần như luôn luôn bao gồm mối, côn trùng trùng, và xác thối của động vật lớn hơn.
3 sự thật đáng kinh ngạc về Chó sói đất.
Chó sói đất được coi là một ví dụ của linh cẩu "nguyên thủy". Về cơ bản, theo cách này, chúng sẽ phát triển từ một bộ phận hoàn toàn sớm trong vòng họ hàng của linh cẩu sớm hơn so với 3 loài thay thế đã có ở đây. Dựa trên bằng chứng di truyền và hóa thạch, chúng có thể tách ra khỏi sự thư giãn của nhóm họ hàng của linh cẩu sớm hay muộn trong khoảng 15 đến 32 triệu năm trước. Nó đã trở thành ngay sau khi quan điểm rằng người sói có thể không phải là một con linh cẩu, nhưng thay vào đó là một loài có liên quan cẩn thận bắt chước sự xuất hiện của linh cẩu sọc để đánh lừa những kẻ săn mồi có khả năng, tuy nhiên sự hợp lý này đã không còn hợp thời khi các nhà khoa học thu thập thêm bằng chứng .
Bởi vì sói chủ yếu được thiết kế để ăn mối, một số lớp men của chúng đã phát triển thành chốt cùn, thậm chí có thể nhai thịt một chút. Thay vào đó, hàm hiệu quả của chúng được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ.
Một cách gọi cơ hội cho loài này là maanhaar-jackal, vì điều này mà chó rừng bờm trong tiếng Hà Lan, mặc dù nó không được kết hợp cẩn thận với chó rừng. | 1 | null |
Cáo đồng cỏ Nam Mỹ hay Cáo Pampa ("Lycalopex gymnocercus") (tiếng Anh: Pampas Fox) là một loài động vật có vú trong Họ Chó của Bộ Ăn thịt. Loài này được G. Fischer mô tả năm 1814.
Loài này có nguồn gốc từ các đầm lầy Nam Mỹ, có thể được tìm thấy ở miền bắc và miền trung Argentina, Uruguay, miền đông Bolivia, Paraguay và miền nam Brazil. Chúng thích nghi với môi trường sống đồng hoang mở, thường gần với đất nông nghiệp, nhưng cũng có thể được tìm thấy trong các khu rừng núi, cây bụi khô, và các sinh cảnh đất ngập nước. Chúng phổ biến nhất ở những nơi có độ cao dưới 1.000 mét, nhưng có thể sống ở những đồng cỏ cao lên đến 3.500 mét.
Năm phân loài đã được công nhận, mặc dù phạm vi phân bố của từng loài vẫn chưa rõ, và phạm vi phân bố của ba trong năm loài này nằm bên ngoài phạm vi của các loài ngày nay. | 1 | null |
Cáo xám ("Urocyon cinereoargenteus") là một loài động vật có vú trong họ Chó, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1775. Chúng phân bố rộng khắp nửa nam của Bắc Mỹ từ nam Canada đến phía bắc của Nam Mỹ (Venezuela và Colombia). Loài này và họ hàng gần của nó "Urocyon littoralis" (cáo đảo) là những thành viên còn sinh tồn duy nhất trong chi "Urocyon", chi này được xem là nhóm nguyên thủy nhất của các loài trong họ chó còn sinh tồn. Nó từng là loài cáo phổ biến nhất vùng phía đông, và vẫn được tìm thấy ở đó, với sự phát triển của con người làm cho cáo đỏ trở nên chiếm ưu thế hơn. Các bang vùng Thái Bình Dương vẫn có loài cáo xám này chiếm phổ biến.
Phát sinh loài.
Cáo xám xuất hiện vào thế Pliocen giữa cách nay 3,6 triệu năm với bằng chứng hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở tầng 111 Ranch dưới, Quận Graham, Arizona cùng với các động vật có vú hiện đại như giant sloth, Cuvieronius giống như voi, Large-headed llama, và ngựa nhỏ thời kỳ đầu thuộc chi "Nannippus" và "Equus." Các phân tích di truyền của loài thuộc họ chó giống cáo đã xác nhận rằng cáo xám là một chi khác biệt với cáo đỏ ("Vulpes ssp."). Về di truyền học, cáo xám thường clusters với hai dòng tổ tiên khác là lửng chó ("Nyctereutes procyonoides") và cáo tai dơi ("Otocyon megalotis"). Số nhiễm sắc thể là 2n=66. Các phân tích di truyền gần đây cho thấy rằng cáo xám đã di cư đến đông bắc Hoa Kỳ vào thời kỳ hậu Pleistocen trong thời kỳ ấm Trung cổ. Cáo đảo có thể xuất phát từ cáo xám trên đất liền.
Phân loài.
Có 16 phân loài cáo xám được công nhận. | 1 | null |
Cáo đảo (Danh pháp hai phần: "Urocyon littoralis") là một loài cáo nhỏ có mặt tại 6 trong 8 hòn đảo của quần đảo Channel và các vùng bờ biển lân cận California. Có 6 phân loài của cáo đảo, và mỗi phân loài sống trên một hòn đảo, phản ánh lịch sử tiến hóa của nó tại đây. Cáo đảo còn được biết đến với tên gọi khác như cáo bờ biển, cáo đuôi ngắn, cáo xám đảo, cáo quần đảo Channel, cáo xám quần đảo Channel, cáo đảo California.
Cáo đảo thuộc chi "Urocyon", cùng chi với loài cáo xám đại lục. Kích thước của chúng nhỏ do việc bị teo nhỏ bởi hạn chế về môi trường sinh sống, phạm vi sinh sống bị cô lập nên không có khả năng miễn dịch nên dễ bị các ký sinh trùng và các bệnh truyền nhiễm từ đất liền làm tổn thương, nhất là các bệnh từ chó nhà. Ngoài ra, tác động của con người tới tự nhiên của quần đảo Channel trong những năm thập niên 1990, cùng với việc chúng bị một số loài động vật săn mồi ăn thịt như đại bàng vàng khiến số lượng loài bị suy giảm nhanh chóng. Tại 4 hòn đảo cũng là 4 phân loài cáo được pháp luật liên bang bảo vệ như là các loài nguy cấp vào năm 2004, cùng với đó là những nỗ lực nhằm gây dựng lại quần thể cáo và phục hồi hệ sinh thái của quần đảo Channel. Hiện nay, các máy phát sóng radio được gắn với mỗi con cáo để theo dõi và xác định vị trí của chúng, và cho tới nay công việc này được cho là thành công.
Có 6 phân loài cáo đảo, mỗi loài có nguồn gốc tại một hòn đảo, phát triển độc lập với các phân loài khác, bao gồm:
Mỗi loài có di truyền và kiểu hình riêng biệt, ví dụ như ở đốt sống đuôi.
Kích thước nhỏ của cáo đảo là một sự thích nghi với nguồn lực hạn chế và môi trường tại các đảo. Cáo đảo được cho là đã tồn tại tại các đảo phía Bắc từ giữa 10.400 tới 16.000 năm trước đây. Ban đầu, chúng có mặt trên 3 hòn đảo phía Bắc, đến thời kỳ băng hà, khi nước biển hạ xuống thấp tới mức 4 hòn đảo phía Bắc tạo thành một hòn đảo lớn (ở Santa Rosae) và khoảng cách giữa đảo và đất liền bị rút ngắn, có khả năng là người bản địa đã mang chúng đến các đảo phía nam của quần đảo, như là vật nuôi hay chó săn.
Dựa trên các mẫu hóa thạch và di truyền từ tổ tiên chung với loài cáo xám, phân loài cáo đảo ở các đảo phía bắc có thể là phân loài có kích thước lớn hơn, trong khi phân loài tại các đảo San Clemente có mặt trên đảo cách đây 3.400-4.300 năm, và đảo San Nicolas tồn tại như là một nhóm độc lập cách đây khoảng 2.200 năm. Tại đảo Santa Catalina, cáo đảo có khả năng là phân loài phát triển gần đây nhất với chỉ khoảng 800-3.800 năm. Không có phân loài nào tồn tại trên đảo Anacapa vì nó gần như là không tồn tại nguồn nước ngọt, còn đảo Santa Barbara là quá nhỏ để cung cấp nguồn thức ăn lâu dài cho chúng.
Mô tả.
Chúng là loài nhỏ hơn so với cáo xám và có lẽ cáo đảo là loài cáo nhỏ nhất ở Bắc Mỹ, một con cáo đảo có kích thước trung bình còn nhỏ hơn đáng kể so với loài cáo chạy nhanh hay cáo Kit. Cáo đảo có chiều dài cơ thể là 48–50 cm (18-20 inch), chiều cao từ 12–15 cm (4-6 inch), và đuôi có chiều dài là 11–29 cm (4-11 inch), ngắn hơn cả đuôi của cáo xám có chiều dài từ 27–44 cm (10-17 inch). Điều này thực tế là do cáo đảo thường có hai đốt sống đuôi, ít hơn so với cáo xám. Khối lượng của chúng chỉ từ 1 đến 2,8 kg (2,2 và 6,2 lb). Con đực có khối lượng thường lớn hơn so với con cái. Phân loài lớn nhất là tại đảo Santa Catalina và nhỏ nhất là ở đảo Santa Cruz.
Cáo đảo có lông màu xám ở phần đầu, một màu đỏ hồng trên mặt, lông trắng ở dưới bụng, cổ họng và nửa dưới của phần mặt, và một sọc đen trên lưng và đuôi. Cáo đảo mỗi năm thay lông một lần vào giữa tháng 8 và tháng 11. Trước khi thay lông, thì con non có bộ lông thường sẫm màu hơn so với con trưởng thành.
Cáo đảo sống thành từng cặp vợ chồng vào mùa sinh sản của chúng bắt đầu vào tháng giêng và qua mùa sinh sản, tới cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Thời kỳ mang thai là 50-63 ngày. Con cái sinh đẻ trong một cái hang, một lứa thường có 1-5 con non, với trung bình là từ 2 tới ba con. Con non được sinh ra vào mùa xuân và ló ra khỏi hang vào đầu mùa hè, sống với mẹ chúng trong 7-9 tuần. Chúng đạt độ tuổi sinh sản khi được 10 tháng tuổi, và con cái thường sinh sản ngay trong năm đầu tiên. Cáo đảo có tuổi thọ từ 4-6 năm trong tự nhiên và có thể sống tới 8 năm trong tình trạng nuôi nhốt.
Môi trường sống ưa thích của cáo đảo là thảm thực vật kết hợp với mật độ cao cây thân gỗ và cây bụi. Chúng sống ở tất cả các đảo có quần xã sinh vật có rừng ôn đới, ôn đới đồng cỏ và vùng cây bụi, không có hòn đảo nào có hơn 1.000 cá thể cáo đảo sinh sống. Thức ăn của chúng là trái cây, côn trùng, chim, trứng, cua, thằn lằn và động vật có vú nhỏ. Cáo đảo thường hoạt động vào ban đêm, mặc dù nhiều nhất là vào lúc bình minh và hoàng hôn. Hoạt động cũng chúng cũng biến động theo mùa, đó là tích cực hơn vào ban ngày trong mùa hè hơn là vào mùa đông.
Cáo đảo không đe dọa tới con người, mặc dù lúc đầu chúng cho thấy sự hung hăng nhưng nhìn chung là chúng là loài hiền lành và khá dễ dàng để tiếp cận. Chúng truyền thông tin bằng cách sử dụng thính giác, khứu giác và tín hiệu hình ảnh. Cáo đảo phát ra âm thanh như tiếng sủa và gầm gừ. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu và phân. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao Nam Mỹ ("Arctocephalus australis") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1783. Hải cẩu lông thú Nam Mỹ sinh sản ở bờ biển Peru, Chile, Argentina. Loài này có hai phân loài. Tổng số cá thể năm 1999 khoảng 390.000, giảm từ ước tính 500.000 cá thể từ năm 1987. Dù số lượng cá thể còn đông đảo, xu hướng giảm sút khiến người ta lo ngại. Uruguay có số lượng lớn nhất dọc bờ biển quốc gia này, với 200.000 cá thể. | 1 | null |
Arctocephalus forsteri là một loài hải cẩu lông sống chủ yếu ở vùng duyên hải Tây và Nam Úc, New Zealand, và các đảo lân cận. Trong tiếng Māori, chúng mang tên kekeno.
Đây là loài bản địa đảo Macquarie, Nam Úc, Tây Úc, đảo Bắc và đảo Nam của New Zealand. Dù quần thể ở Úc và New Zealand cho thấy những sự khác biệt duy truyền nhất định, hình thái của chúng rất giống nhau, và do đó được giữ thành một loài.
Mô tả.
Dù có ghi nhận con đực nặng tới 160 kg; cân nặng trung bình của chúng là 126 kg. Hải cẩu đực có thể dài đến 2 mét. Con cái nặng chừng 30–50 kg, đạt chiều dài đến 1,5 mét. Con non mới sinh nặng 3,3–3,9 kg, dài 40–55 cm. Khi 290 ngày tuổi, con đực đạt chừng 14,1 kg, còn con cái đạt khoảng 12.6 kg. Chúng có tai ngoài, và chân sau hướng lên trước. Chúng có mũi nhọn, ria dài nhạt màu. Chúng có hai lớp lông. Lớp lông loài màu nâu-xám ở mặt lưng, lợt màu hơn ở mặt bụng. Nhiều con có lông dài chỏm bạc.
Nhóm "Upland Seals" từng sống trên nhóm đảo Antipodes và đảo Macquarie có thể là một phân loài riêng biệt, với bộ lông dày hơn, dù không rõ liệu chúng có khác biệt đáng kể về di truyền không. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao Galápagos ("Arctocephalus galapagoensis") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Heller mô tả năm 1904. Loài này sinh sống và sinh sản trên quần đảo Galápagos. Chúng là loài nhỏ nhất trong họ. Chúng có bộ lông màu nâu hơi xám. Con đực trưởng thành dài trung bình 1,5 m và cân nặng 64 kg. Con cái dài trung bình 1,2 m và cân nặng 28 kg. Chúng dành nhiều thời gian bên ngoài nước hơn các loài hải cẩu khác. Trung bình chúng dành 70% thời gian trên cạn. Chúng là loài bản địa quần đảo Galápagos với một quần thể ở bắc Peru. Chúng sinh hoạt trên các bãi biển đá có xu hướng hướng về phía tây. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao Nam Cực ("Arctocephalus gazella") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Peters mô tả năm 1875. Loài hải cẩu này phân bố ở vùng biển Nam Cực. Khoảng 95% số lượng loài này trên thế giới sinh sản tại đảo Nam Georgia. Danh pháp khoa học được đặt theo tàu hải quân Đức, tàu hộ tống SMS Gazelle, tàu thu thập các mẫu vật đầu tiên từ đảo Kerguelen.
Mô tả.
Con đực lớn hơn đáng kể so với con cái. Con đực dài tới 2 m và cân nặng trung bình là 133 kg. Con cái dài 1,4 m với trọng lượng trung bình là 34 kg. Khi mới sinh, chiều dài tiêu chuẩn trung bình là 67,4 cm và cân nặng 5,9 kg ở con đực và 5,4 kg (4,8–5,9) ở con cái.
Hải cẩu lông mao Nam Cực sống tới 20 năm tuổi với con cái tối đa là 24 năm tuổi. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao Juan Fernández (danh pháp khoa học: "Arctocephalus philippii") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Peters mô tả năm 1866. Chúng chỉ được tìm thấy trên bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ, cụ thể hơn về quần đảo Juan Fernández và quần đảo San Félix. Hiện người ta vẫn chưa biết nhiều về loài này. Các nhà khoa học vẫn không biết tuổi thọ trung bình của loài này, hoặc chế độ ăn uống và hành vi của con đực ngoài mùa sinh sản. | 1 | null |
Hải cẩu lông nâu (danh pháp hai phần: "Arctocephalus pusillus") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1775. Loài hải cẩu này sinh sống ở bờ biển nam - tây nam châu Phi và ven biển phía nam Australia. Có hai phân loài.
Mô tả.
Hải cẩu lông nâu là hải cẩu có lông lớn nhất và mạnh mẽ nhất. Nó có một cái đầu lớn và rộng với một mõm nhọn có thể dẹt hoặc hơi hếch. Chúng có vành tai bên ngoài (pinnae), râu của chúng (vibrissae) dài, và có thể mở rộng về phía sau quá vành tai ngoài, đặc biệt là ở con lớn trưởng thành. Chân chèo trước được bao bọc với lông thưa thớt hơn khoảng ba phần tư chiều dài của chúng. Chân chèo sau ngắn so với cơ thể lớn, với mũi ngón chân thịt ngắn. Kích thước và trọng lượng của hải cẩu lông nâu phụ thuộc vào phân loài. Phân loài Nam Phi là trung bình lớn hơn một chút so với phân loài Úc. Con đực của phân loài châu Phi ("A. p. pusillus") có chiều dài trung bình 2,3 m (7,5 ft) và cân nặng từ 200–300 kg (440-660 lb). Con cái nhỏ hơn, trung bình 1,8 m (5,9 ft.) chiều dài và cân nặng trung bình 120 kg (260 lb). Con đực của phân loài Úc ("A. p. doriferus") dài 2-2,2 m (6,6-7,2 ft) và cân nặng 190–280 kg (420-620 lb). Con cái có chiều dài 1,2-1,8 m (3,9-5,9 ft) và cân nặng 36–110 kg (79-240 lb).
Hải cẩu đực trưởng thành có màu xám sẫm đến nâu, với một bờm tối có lông ngắn và thô và bụng một sáng, trong khi con cái trưởng thành có màu nâu nhẹ đến màu xám, với một cổ sáng và lưng và bụng sẫm màu hơn. Các chân chèo trước có màu nâu đến đen. Hải cẩu con sinh ra có màu đen và rụng lông thành màu xám với một cổ họng nhạt trong vòng 3-5 tháng.
Sinh học.
Hải cẩu lông nâu sinh sống xung quanh bờ biển phía nam và tây nam của châu Phi từ Cape Cross ở Namibia và xung quanh Mũi Hảo Vọng đến Black Rocks gần Port Elizabeth ở tỉnh Đông Cape. Hải cẩu lông Úc sinh sống ở eo biển Bass, bốn hòn đảo ngoài Victoria ở đông nam Australia và năm hòn đảo ngoài khơi Tasmania. Hải cẩu lông nâu sinh sản trên các đảo đá, những gờ đá và rặng san hô và sỏi và các bãi biển có tảng đá. Tuy nhiên, một số quần thể lớn có thể được tìm thấy trên bãi biển cát. Hải dành thời gian nhiều nhất trong năm trên biển, nhưng không bao giờ quá xa đất liền. Chúng đã được ghi nhận ở cự ly 160 km từ đất liền, nhưng điều này không phải là phổ biến.
Chế độ ăn uống của các hải cẩu lông châu Phi gồm có cá 70%, mực 20% và cua 2%. Ngoài ra ăn là động vật giáp xác khác, cephalopoda và đôi khi các loài chim. Trong một số ít trường hợp được ghi chép chúng thậm chí tấn công và ăn cá mập. Một vụ việc gần đây đã xảy ra ngoài khơi Cape Point, Nam Phi, nơi con hải cẩu đực lớn đã được quan sát tấn công và giết chết năm con cá mập xanh dài giữa 1 và 1,4 mét. Các nhà quan sát kết luận rằng con hải cẩu có thể giết chết những con cá mập ăn thức ăn cá phong phú trong dạ dày cá mập cũng như gan của cá mập làm nguồn năng lượng, Hải cẩu nâu Úc chủ yếu là ăn mực, bạch tuộc, cá và tôm hùm. Chúng lặn bắt các loài làm thức ăn. Phân loài châu Phi có thể lặn sâu tới 204m và lâu đến 7,5 phút. Phân loài Úc thường ăn ở độ sâu thấp hơn, lặn trung bình 120m và có thể tiếp cận sâu tới 200m. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao Guadalupe ("Arctocephalus townsendi") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Merriam mô tả năm 1897. Loài hải cẩu này suy giảm số lượng chỉ còn vài chục cá thể vào cuối thế kỷ thứ 19, nhưng đã gia tăng 10.000 cá thể trong số những năm cuối thập niên 1990. Nhiều cá thể có thể được tìm thấy trên đảo Guadalupe của Mexico. Loài này lưỡng hình giới tính trong kích thước, với những con đực là lớn hơn nhiều so với con cái, mặc dù chỉ vài mẫu vật được đo đạc. | 1 | null |
Hải cẩu lông mao bắc Thái Bình Dương (danh pháp hai phần: "Callorhinus ursinus") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.
Loài này được tìm thấy ở bắc Thái Bình Dương, biển Bering và biển Okhotsk. Đây là loài lớn nhất trong phân họ hải cẩu ("Arctocephalinae") ở bán cầu bắc và là loài còn sống duy nhất của chi Callorhinus. Một mẫu hóa thạch, "Callorhinus gilmorei", được biết đến từ thế Pliocene của Nhật Bản và tây Bắc Mỹ. | 1 | null |
Sư tử biển Stellar (danh pháp khoa học: Eumetopias jubatus) là một loài sư tử biển trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1776.
Loài này sinh sống ở phía bắc Thái Bình Dương. Đây là một loài bị đe dọa và cũng là loài duy nhất của chi sư tử biển ở phía bắc Thái Bình Dương ("Eumetopias"). Loài này cũng là loài lớn nhất của họ Sư tử biển hiện còn tồn tại. Trong số những loài động vật có chân màng sinh sống ở biển, loài này chỉ thua kém về kích thước và trọng lương trước hải mã và voi biển. Loài này được đặt theo tên nhà tự nhiên học Georg Steller Wilhelm - người đầu tiên mô tả chúng vào năm 1741. Sư tử biển Steller đã thu hút sự chú ý đáng kể trong những thập kỷ gần đây do số lượng của chúng đang giảm đi nhanh chóng và không giải thích được tại khu vực phân bố chủ yếu của chúng là vùng Bắc Alaska.
Mô tả.
Cá thể Sư tử biển Steller trưởng thành có màu lông nhạt và sáng hơn so với phần lớn những loài Sư tử biển khác, và giữa các cá thể đồng loại cũng có sự khác nhau, có thể thay đổi từ màu vàng nhạt cho đến màu hung hung và đôi khi là cả màu hơi đỏ. Con non khi sinh ra gần như là màu đen, nặng khoảng 23 kg và vẫn giữ nguyên màu lông tối đó trong vài tháng. Cá thể đực và cái đều phát triển rất nhanh chóng cho đến khi được sáu tuổi, khi đó những con cái sẽ bắt đầu phát triển chậm lại cho đến kích thước tối đa là khoảng 2,5 m chiều dài và 300 kg trọng lượng. Những con đực tiếp tục phát triển nhanh chóng cho đến khi những đặc điểm sinh dục phát triển hoàn chỉnh, thường là vào độ tuổi từ năm cho đến tám. Những con đực to lớn hơn so với con cái. Con cái có chiều dài trung bình khoảng , trung bình 2,5 m, cân nặng , trung bình nặng . ngực rộng hơn, cổ và đầu gắn liền.
Những con đực cũng dễ nhận biết bởi trán rộng và cao hơn, mũi phẳng hơn và cân nặng , trung bình .; chúng cũng có màu sắc sẫm hơn với một vùng lông kết chùm quanh cổ, khiến chúng trông như có bờm (do đó mà được gọi là Sư tử biển).
Khu vực phân bố.
Phạm vi phân bố của sư tử biển Steller kéo dài từ quần đảo Kuril và biển Okhotsk ở Vịnh Alaska phía bắc, và đảo Ano Nuevo ngoài khơi trung tâm California. Chúng trước đây cũng từng sinh sống tại những khu vực ở xa về phía nam quần đảo Channel, nhưng đã không còn được quan sát thấy tại đó từ những năm 1980. Dựa trên những đặc tính di truyền và các mô hình di cư địa phương, số lượng sư tử biển Steller trên toàn cầu được chia thành hai phân loài, một ở phương Đông và một ở phương Tây phân biệt theo kinh độ 144 oW. Những bằng chứng gần đây cho thấy sư tử biển ở Nga trong vùng biển Okhotsk và các đảo Kuril bao gồm một phân loài thứ ba ở châu Á, trong khi sư tử biển trên bờ biển phía đông Kamchatka và quần đảo Commander thuộc về phân loài của phương Tây.
Vào mùa hè, sư tử biển Steller thường có xu hướng thiên di về phía nam, do đó mặc dù không được xác nhận là phân bố tại Nhật Bản nhưng chúng vẫn có thể được bắt gặp tại một số vùng biển ở ngoài khơi Hokkaido vào mùa đông và mùa xuân. | 1 | null |
Sư tử biển Úc (danh pháp khoa học: "Neophoca cinerea") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Péron mô tả năm 1816, và là loài duy nhất trong chi "Neophoca".
Loài này chỉ đặc hữu Australia. Đây là đơn loài trong chi "Neophoca". Loài sư tử biển này phân bố rải rác khắp quần đảo Houtman Arbrolhos (28°N, 114°Đ.) Ở Tây Úc và quần đảo Pages (35°46'N, 138°18'Đ) ở Nam Úc. Với một dân số ước tính khoảng 14.730 cá thể, Đạo luật bảo tồn động vật hoang dã của Tây Australia (1950) đã liệt kê chúng là "cần được bảo vệ đặc biệt". Tình trạng bảo tồn đối với loài này được liệt kê như là nguy cơ tuyệt chủng. | 1 | null |
Sư tử biển Nam Mỹ ("Otaria flavescens") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Shaw mô tả năm 1800.
Loài sư tử biển này được tìm thấy trên các bờ biển Chile, Ecuador, Peru, Uruguay, Argentina và bờ biển miền Nam Brazil. Nó là thành viên duy nhất của chi "Otaria". Tên khoa học của loài này là chủ đề để tranh cãi, một số nhà phân loại học với đề cập đến nó như "Otaria flavescens" và những người khác đề cập đến loài này với danh pháp "Otaria byronia". | 1 | null |
Sư tử biển California (danh pháp khoa học: "Zalophus californianus") là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Lesson mô tả năm 1828.
Con đực có thân dài tới 2,5-2,7 m và cân nặng lên đến 523 kg, còn con cái thường có chiều dài khoảng 2,1 và cân nặng lên đến 100 kg.
Đây là loài bản địa miền tây Bắc Mỹ. Đây là một trong năm loài sư tử biển. Môi trường sống tự nhiên của chúng dao động từ phía đông nam Alaska đến trung bộ México, bao gồm vịnh California. Loài sư tử biển này lưỡng hình giới tính, con đực lớn hơn con cái, và có cổ dày chóp lông đầu nhô lên. Chúng chủ yếu trườn trên bãi cát hay đá, nhưng chúng cũng thường trườn trên các môi trường nhân tạo thường xuyên như bến du thuyền và bến cảng. Sư tử biển ăn một số loài cá và mực, và bị cá voi sát thủ và cá mập trắng săn bắt.
Sư tử biển California có kiểu sinh sản đa thê. Từ tháng năm tới tháng tám, con đực lập vùng lãnh thổ và cố gắng để thu hút con cái để giao phối. Con cái được tự do di chuyển giữa các vùng lãnh thổ, và không bị con đực ép buộc. Hải cẩu mẹ chăm sóc cho hải cẩu con ở giữa các chuyến đi tìm kiếm thức ăn. Sư tử biển mẹ ở lại với con cái trên bờ trong 10 ngày và cho chúng bú. Sau đó, những con cái sẽ đi kiếm ăn kéo dài đến ba ngày, quay trở lại để chăm sóc con cái của chúng trong tối đa một ngày. Sư tử biển con bị bỏ lại trên bờ có xu hướng tụ tập thành nhóm để giao lưu và chơi đùa. Khi trở về sau một chuyến đi, những con sư tử biển mẹ gọi sư tử biển con bằng những tiếng kêu đặc biệt mà con non đáp lại bằng tiếng kêu. Sư tử biển mẹ và sư tử biển con có thể phân biệt tiếng gọi của nhau với tiếng gọi của các cặp mẹ con khác. Lúc đầu, những cuộc đoàn tụ phần lớn phụ thuộc vào công sức của những con hải cẩu mẹ. Tuy nhiên, khi sư tử biển con lớn hơn, chúng tham gia nhiều hơn vào các cuộc đoàn tụ. Sư tử biển giao tiếp bằng rất nhiều các âm thanh, đặc biệt là với các tiếng kêu gầm và tiếng kêu mẹ với con. Bên ngoài mùa sinh sản, sư tử biển dành nhiều thời gian của chúng trên biển, nhưng chúng lên bờ để thay lông.
Sư tử biển California đặc biệt thông minh, có thể được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và ít sợ con người nếu quen biết. Bởi vì điều này, sư tử biển California là một lựa chọn phổ biến để biểu diễn cho công chúng trong các vườn thú, rạp xiếc và bể nuôi sinh vật biển, và Hải quân Hoa Kỳ huấn luyện cho các hoạt động quân sự nào đó. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) liệt kê các loài này là loài ít quan tâm do sự phong phú của chúng. | 1 | null |
là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Peters mô tả năm 1866. Đây là loài thú dưới nước đã tuyệt chủng trong thập niên 1970.
Loài này sống ở biển Nhật Bản, đặc biệt xung quanh các vùng bờ biển thuộc quần đảo Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Chúng thường sinh sống trên các bãi biển đá mở và phẳng, nhưng đôi khi cũng gặp ở vùng bờ đá.
Hiện tại có nhiều tiêu bản nhồi bông có thể được tìm thấy ở Nhật Bản và trong bảo tàng lịch sử tự nhiên, Leiden, Hà Lan, được Philipp Franz von Siebold mua. Bảo tàng Anh cũng sở hữu một bộ da và 4 tiêu bản hộp sọ.
Những tác động tới sư tử biển Nhật Bản.
Nhiều xương của sư tử biển Nhật Bản được đào từ shell midden có từ thời kỳ Jōmon ở Nhật Bản trong khi một cuốn bách khoa toàn thư thể kỷ 18 "Wakan Sansai Zue" thì mô tả rằng thịt nó không ngon và chúng chỉ được dùng để lấy dầu dùng trong đèn dầu. Dầu có giá trị được tách từ da, nội tạng được dùng làm thuốc trị liệu đắt đỏ, và râu và da của nó được dùng để tẩy rửa đường ống và các sản phẩm da. Đến thế kỷ 20, chúng được bắt để làm thú xiếc. | 1 | null |
Sư tử biển Galápagos (danh pháp khoa học: Zalophus wollebaeki) là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Sivertsen mô tả năm 1953.
Loài này chỉ sinh sống sinh sản trên quần đảo Galápagos và số lượng nhỏ hơn trên Isla de la Plata (Ecuador).
Chúng hầu như chỉ ăn cá mòi, sư tử biển Galápagos sư tử biển đôi khi di chuyển 10 đến 15 km từ bờ biển trong nhiều ngày để săn lùng con mồi của chúng. Đây là khi chúng tiếp xúc với động vật ăn thịt lớn nhất: cá mập và cá voi sát thủ. Chấn thương và vết sẹo từ các cuộc tấn công thường có thể nhìn thấy. Trong sự kiện el Niño, xảy ra khi nhiệt độ thay đổi nước và gây biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương, cá nừ xanh và myctophidae cũng được chúng tiêu thụ do sự sụt giảm dân số cá mòi. El Nino gây ra nhiều dân số bị giảm bằng cách thay đổi số lượng thức ăn cho loài sư tử biển này, khiến sư tử biển Galapagos được liệt kê là loài có nguy cơ. | 1 | null |
Hải cẩu mào ("Cystophora cristata") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777. Loài này chỉ sinh sống ở vùng trung và tây biển Bắc Đại Tây Dương, từ Svalbard ở phía đông đến vịnh St. Lawrence ở phía tây. Chúng thường có màu xám bạc hoặc trắng, với những đốm đen có kích thước khác nhau bao phủ hầu hết cơ thể. Con non có lưng màu xám xanh biển với bụng màu hơi trắng, bộ lông này được thay sau khi đủ 14 tháng. | 1 | null |
Hải cẩu râu ("Erignathus barbatus") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777.
Hải cẩu có râu sinh sống ở và gần Bắc Băng Dương.
Hải cẩu có râu đạt chiều dài khoảng 2,1 đến 2,7 m từ mũi đến đuôi và nặng từ 200 đến 430 kg. Hải cẩu cái lớn hơn con đực, nghĩa là chúng dị hình giới tính.
Hải cẩu râu, cùng với hải cẩu đeo vòng, là nguồn thức ăn chính của gấu Bắc Cực. Chúng cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng cho người Inuit ở bờ biển Bắc Cực. | 1 | null |
Hải cẩu xám (danh pháp khoa học: Halichoerus grypus) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài hải cẩu này được Fabricius mô tả năm 1791.
Đây là loài duy nhất trong chi. Con đực dài và cân nặng ; con cái nhỏ hơn nhiều, thường dài và nặng . Các cá thể ở tây Đại Tây Dương thường lớn hơn nhiều, con đực nặng và con cái nặng đến .
Tại Đảo Anh và Ireland, hải cẩu xám sinh sản trong các đàn trên và xung quanh các bờ biển. Quần thể đáng chú ý lớn tại Donna Nook (Lincolnshire), quần đảo Farne ngoài khơi bờ biển Northumberland (khoảng 6.000 con), Orkney và Bắc Rona ngoài khơi bờ biển phía bắc của Scotland, đảo Lambay ngoài khơi bờ biển Dublin và đảo Ramsey ngoài khơi bờ biển của Pembrokeshire. Tại Bight Đức, các quần thể tồn tại các đảo Sylt và Amrum và Heligoland.
Ở Tây Bắc Đại Tây Dương, hải cấu xám thường được tìm thấy với số lượng lớn ở các vùng nước ven biển của Canada và phía nam đến khoảng New Jersey trong Hoa Kỳ. Tại Canada, loài hải cẩu này thường thấy trong các khu vực như vịnh St. Lawrence, Newfoundland, Maritimes, và Quebec. Quần thể lớn nhất thế giới tại đảo Sable, NS. Tại Hoa Kỳ, nó được tìm thấy quanh năm ngoài khơi bờ biển của New England, đặc biệt là Maine và Massachusetts, và thường xuyên ít hơn một chút ở các tiểu bang Trung bộ Đại Tây Dương. Phạm vi tự nhiên của nó kéo dài về phía nam tới Virginia.
Trong những năm gần đây, số lượng hải cẩu xám đã gia tăng ở phía tây và Canada. Dân số bị cô lập tồn tại trong Biển Baltic, tạo thành phân loài "H. grypus balticus". Một trường hợp hiện diện được ghi nhận ở Biển Đen gần các bờ biển Ukraina
Trong những tháng mùa đông, hải cẩu xám có thể được nhìn thấy ra khỏi mặt nước (hauling-out) lên các bờ đá, hải đảo, và bãi cát ngầm không xa bờ, thỉnh thoảng đến bờ để nghỉ ngơi. Vào mùa xuân các con hải cẩu non mới cai sữa những con hải cẩu non một tuổi thỉnh thoảng mắc cạn lại trên bãi biển sau khi tách ra khỏi nhóm của chúng.
Chế độ ăn.
Hải cầu xám ăn nhiều loại cá, chủ yếu là sinh vật đáy hoặc sinh vật sống gần đáy, được chúng bắt ở độ sâu đến 70 m (230 ft) hoặc nhiều hơn. Lươn cát ("Ammodytes spp") (một số loài cá trong các chi "Hyperoplus", "Gymnammodytes" hay "Ammodytes") rất quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ở nhiều địa phương. Cod và các gadidae khác, cá bẹt, cá trích và cá đuối cũng quan trọng theo địa phương. Tuy nhiên, điều rõ ràng là hải cẩu xám sẵn sàng ăn sinh vật gì có sẵn, bao gồm cả bạch tuộc và tôm hùm. Lượng thức ăn trung bình cần cho mỗi cá thể trong một ngày ước khoảng 5 kg (11 lb), dù hải cẩu xám không phải ăn hàng ngày và chúng nhịn đói trong mùa sinh sản.
Sinh sản.
Hải cẩu con được sinh ra vào mùa thu (tháng chín-tháng mười một) ở đông Đại Tây Dương và vào mùa đông (tháng một-tháng hai) ở phía tây, với bộ lông màu trắng mềm mượt, lúc đầu còn nhỏ, hải cẩu con nhanh chóng béo khi bú sữa của hải cẩu mẹ cực kỳ giàu chất béo. Trong vòng một tháng hoặc lâu hơn, chúng thay lông, phát triển lông dày đặc của hải cẩu trưởng thành và không thấm nước, và rời đất liền xuống biển để tự bắt cá. Trong những năm gần đây, số lượng hải cẩu xám đã gia tăng ở phía tây và Canada đã có các lời kêu gọi bắt bớt hải cẩu.
Tình trạng.
Tại Hoa Kỳ, số lượng hải cẩu xám đang tăng nhanh. Cho tới năm 1962, Maine và Massachusetts đã cho phép săn hải cẩu thoải mái đến nỗi chỉ một vài quần thểc địa bị cô lập con dấu màu xám ở lại Maine. Sau đó, vào năm 1972 Quốc hội đã thông qua Đạo luật Bảo vệ động vật biển có vú đã ngăn việc làm tổn hại hoặc quấy rối hải cẩu, số lượng hải cẩu xám đã hồi phục. Ví dụ có một quần thể sinh sản lớn gần Mũi Cod, Massachusetts, trong đó số lượng hải cẩu con hồi phục từ một số ít vào năm 1980 đến hơn 2.000 con trong năm 2008. Đến năm 2009, hàng ngàn hải cẩu xám có đến cư trú trên hoặc gần bãi biển phổ biến khi cá mập trắng lớn bắt đầu săn bắn chúng ở gần bờ. Hải cẩu xám cũng được nhìn thấy gia tăng ở các vùng biển New York và New Jersey và người ta mong đợi chúng sẽ tạo lập các quần thể xa hơn về phía nam.
Tại Vương quốc Anh, hải cẩu được bảo vệ theo Đạo luật Bảo tồn Hải cẩu 1970, tuy nhiên nó không áp dụng cho Bắc Ai-len. Tại Anh cũng đã có các lời kêu gọi bắt hải cẩu từ một số ngư dân, tuyên bố rằng số lượng cá đã giảm do những con hải cẩu.
Số lượng hải cẩu xám trong Biển Baltic đã tăng khoảng 8% mỗi năm từ năm 1990 đến giữa những năm 2000 với những con số trở nên trì trệ kể từ năm 2005. Năm 2011, việc săn bắn hải cẩu xám là hợp pháp ở Thụy Điển và Phần Lan với 50% hạn ngạch được sử dụng. Các nguyên nhân tử vong gây ra bởi con người bao gồm bị chết đuối bởi ngư cụ của con người.
Phân loài.
Có hai phân loài được công nhận:
Các nghiên cứu phân tử đã chỉ ra rằng các quần thể phía đông và phía tây Đại Tây Dương đã khác biệt về di truyền trong ít nhất một triệu năm, và có khả năng có thể được coi là phân loài riêng biệt. | 1 | null |
Hải cẩu báo hay còn gọi là báo biển (danh pháp hai phần: "Hydrurga leptonyx") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được de Blainville mô tả năm 1820. Đây là loài hải cẩu lớn thứ nhì ở Nam Cực (sau hải tượng phương nam). Nó có thể sống đến 26 năm, có thể lâu hơn. Cá hổ kình và cá mập là các con vật săn bắt hải cẩu báo trong tự nhiên.
Mô tả.
Hải cẩu báo lớn và đầy cơ bắp, với lưng màu xám đen và màu xám nhạt ở bụng. Cổ họng màu trắng với những đốm đen nên nó được gọi là hải cẩu báo. Con cái có lớn hơn một chút so với cá đực. Chiều dài tổng thể loài hải cẩu này là 2,4-3,5 m và cân nặng từ . Cơ thể chúng cũng dài như loài moóc phương bắc, nhưng trọng lượng thường ít hơn một nửa.
Phân bố và môi trường sống.
Nó phổ biến nhất ở Nam bán cầu dọc theo bờ biển Nam Cực và trên hầu hết các đảo nhỏ thuộc Nam Cực, nhưng cũng có thể tìm thấy loài này trên bờ biển phía nam Úc, Tasmania, Nam Phi, New Zealand, đảo Lord Howe, Tierra del Fuego, quần đảo Cook, và bờ biển Đại Tây Dương của Nam Mỹ. | 1 | null |
Hải cẩu ăn cua ("Lobodon carcinophagus") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Hombron & Jacquinot mô tả năm 1842. Loài hải cẩu này phân bố xung quanh vùng cực Nam Cực. Chúng có kích thước vừa đến dài (dài hơn 2m), thân tương đối mảnh mai và nhạt màu, được tìm thấy chủ yếu trên các tảng băng trôi nổi tự do kéo dài ra theo mùa từ bờ biển Nam Cực, nơi chúng sử dụng như một mặt nền để nghỉ ngơi, giao phối, tập hợp xã hội và tiếp cận con mồi. Đến nay chúng là loài hải cẩu đông đảo nhất trên thế giới. | 1 | null |
Hải tượng phương bắc hay voi biển phương bắc (tên khoa học: Mirounga angustirostris) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gill mô tả năm 1866.
Những con đực có thể dài trên 4 m và nặng chừng 2.300 kg, trong khi những con cái phát triển đến 3 m và cân nặng 640 kg. Một số con đực có thể nặng tới 3.700 kg (8,152 lbs). Con cái nhỏ hơn nhiều và có trọng lượng 400 đến 900 kg, hay một phần ba của con đực, dài từ 2,5 đến 3,6 m.
Voi biển là loài giao phối tự do, với một con đực thành công có thể giao phối với số lượng lên đến 50 con cái trong một mùa sinh sản. | 1 | null |
Hải tượng phương nam (danh pháp khoa học: "Mirounga leonina") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Hải cẩu voi phương Nam là loài có chân màng lớn nhất và thành viên lớn nhất của bộ Carnivora còn tồn tại, cũng như là loài hải cẩu lớn nhất Nam Cực. Chúng có tên như vậy là do kích thước lớn của nó và vòi lớn của con trưởng thành được sử dụng để phát ra âm thanh ầm ầm cực kỳ lớn, đặc biệt là trong mùa giao phối. Các hải cẩu voi phương Nam là loài ăn thịt lớn nhất còn sống, với con đực thậm chí còn lớn hơn so với gấu Bắc Cực.
Miêu tả.
Hải cẩu voi miền nam được phân biệt với hải cẩu voi phương bắc (hai loài này không có phạm vi phân bố chồng lên nhau) bằng khối lượng cơ thể (hải cẩu voi miền nam lớn hơn và vòi cũng ngắn hơn). Con đực loài phía nam dường như cao hơn khi chúng đánh nhau, do chúng uốn cong lưng lại mạnh mẽ hơn so với loài phương bắc. Chúng có dị hình lưỡng tính rất lớn về kích thước, có thể là khác biệt lớn nhất trong các loài động vật có vú, với những con đực thường nặng gấp 5-6 lần hơn so với con cái. Trong khi con cái thường có cân nặng 400–900 kg và dài 2,6–3 m, các con đực điển hình cân nặng từ 2200–4000 kg và dài 4,2-5,8 m. Một con cái trưởng thành có cân nặng trung bình 771 kg, trong khi một con đực trưởng thành có cân nặng trung bình khoảng 3.175 kg. Các nghiên cứu đã chỉ ra loài hải cẩu voi phương nam từ Nam Georgia nặng hơn 30% và dài hơn 10% so với những cá thể từ đảo Macquarie. Con đực có kích thước kỷ lục, bị bắn tại vịnh Possession, Nam Georgia, vào ngày 28 tháng 2 năm 1913, dài 6.85 m và ước tính nặng 5.000 kg. Kích thước tối đa của con cái là 1.000 kg và dài 3,7 m. Mắt to, tròn, và màu đen. | 1 | null |
Hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải (danh pháp hai phần: "Monachus monachus") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Hermann mô tả năm 1779. Trên thế giới còn lại 450–510 cá thể (ít hơn 600) cá thể còn lại, nó được coi là loài động vật chân vây hiếm thứ nhì thế giới (chỉ sau hải cầu đeo vòng), và một trong những loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Nó hiện diện trong một số khu vực của Địa Trung Hải và phía đông Đại Tây Dương xung quanh chí tuyến Bắc.
Mô tả.
Loài hải cẩu thầy tu này dài khoảng 80 cm lúc sinh đến chiều dài trung bình 2,4 m lúc trưởng thành. Con đực nặng trung bình 315 kg (695 lbs) và con cái nặng 300 kg (660 lbs), cân nặng nhìn chung từ 240 đến 400 kg (530–880 lbs). Chúng được cho là sống đến 45 tuổi; tuổi thọ trung bình được cho là 20 đến 25 năm tuổi và sự trưởng thành sinh sản đạt được ở mức xung quanh bốn tuổi. | 1 | null |
Hải cẩu thầy tu Hawaii ("Monachus schauinslandi") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Matschie mô tả năm 1905. Đây là loài đặc hữu quần đảo Hawaii.
Chúng là loài sống đơn độc. Hải cẩu thầy tu Hawaii là một trong hai loài hải cẩu thầy tu còn lại; loài kia là hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải. Một loài thứ ba khác, hải cẩu thầy tu Caribe, đã tuyệt chủng.
Đây là loài hải cẩu duy nhất bản địa Hawaii.
Đây là loài nguy cấp phụ thuộc vào bảo tồn. Tổng cộng còn khoảng 1100 cá thể bị đe dọa bởi sự xâm lấn của con người, mức độ biến đổi gen rất thấp, bị dính lưới đánh cá, các mảnh vỡ biển, bệnh tật, và săn bắn thương mại lấy da. Người ta có thể áp dụng nhiều biện pháp bảo tồn sinh học như dịch chuyển vị trí, nuôi nhốt, làm sạch môi trường sống, và giáo dục công chúng về hải cẩu nhà sư Hawaii. | 1 | null |
Hải cẩu thầy tu Caribe (Monachus tropicalis) là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gray mô tả năm 1850.
Loài này đã tuyệt chủng. Con người và cá mập đã là những kẻ săn bắt chính của loài hải cẩu này. Việc săn bắt quá mức để lấy mỡ, việc khai thác quá mức cá là nguồn thức ăn của nó đã khiến nó bị tuyệt chủng. Lần cuối cùng được người ta xác nhận nhìn thấy loài này là vào năm 1952 tại bờ Serranilla, giữa Jamaica và Nicaragua. Trong năm 2008, loài hải cẩu này đã được chính thức tuyên bố tuyệt chủng sau khi một tìm kiếm năm năm đầy đủ được thực hiện bởi Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia và Cục Ngư nghiệp và Hải dương Quốc gia. Chúng có quan hệ gần với hải cẩu thầy tu Hawaii, ("Monachus schauinslandi") sống xung quanh quần đảo Hawaii, loại cực kỳ nguy cấp và hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải, ("Monachus monachus") cũng nguy cấp. | 1 | null |
Hải cẩu Ross (danh pháp hai phần: "Ommatophoca rossii") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gray mô tả năm 1844. Đây là loài duy nhất của chi "Ommatophoca". Được mô tả lần đầu tiên trong cuộc thám hiểm Ross năm 1841, đây là loài nhỏ nhất, quần thể thấp nhất và ít được biết đến nhất trong số các loài hải cẩu ở Nam Cực. Hải cẩu Ross là loài có đầu ngắn, chúng có mõm rộng ngắn và có bộ lông ngắn nhất so với bất kỳ loài hải cẩu nào khác. | 1 | null |
Hải cẩu Greenland, Hải cẩu đàn hạc hay Hải cẩu hạc cầm, Hải cẩu lưng yên ngựa (danh pháp hai phần: "Pagophilus groenlandicus") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Erxleben mô tả năm 1777.
Loài hải cẩu này là loài bản địa từ phía bắc Đại Tây Dương và các khu vực của Bắc Băng Dương. Loài này thuộc chi đơn loài Pagophilus. Tên khoa học của nó, "Pagophilus groenlandicus", có nghĩa là "kẻ yêu băng đá từ Greenland", và từ đồng nghĩa của nó, "Phoca groenlandica" có nghĩa là "hải cẩu Greenland". Ban đầu được đặt trong chi "Phoca" với một số loài khác, nó đã được phân loại lại vào chi riêng của mình "Pagophilus".
Có hai phân loài được công nhận:
Mô tả.
Hải cẩu đàn hạc có khuôn mặt lanh lợi với cơ thể màu xám bạc. Đôi mắt của nó có màu đen. Nó có dấu hình đàn hạc màu đen ở mặt sau. Hải cẩu con có bộ lông màu trắng-vàng khi sinh, nhưng sau ba ngày, lông chuyển sang màu trắng và vẫn có màu trắng trong khoảng 12 ngày. Hải cẩu trưởng thành dài 1,7 đến 2,0 m và cân nặng từ 140 đến 190 kg.
Đời sống.
Loài hải cẩu này dành thời gian trên cạn tương đối ít so với thời gian trên biển. Chúng là động vật xã hội và có thể khá kêu theo nhóm. Trong các quần thể lớn, các nhóm nhỏ hơn với hệ thống phân cấp của chúng hình thành. Các nhóm vài nghìn con hình thành trong mùa sinh sản và giao phối. Harp seals can live over 30 years in the wild.
Trên băng, chuột con gọi mẹ bằng cách la hét và gầm gừ khi chơi với những con khác. Con trưởng thành gầm gừ và kêu to để cảnh báo các loài đặc biệt và động vật ăn thịt. Dưới nước, người ta đã ghi nhận những con trưởng thành sử dụng hơn 19 kiểu phát âm trong quá trình tán tỉnh và giao phối.
Sinh sản và phát triển.
Hải cẩu đàn hạc là loài có hệ hệ thống giao phối chung chạ. Sinh sản xảy ra từ giữa tháng Hai đến tháng Tư. Mùa giao phối cao điểm vào giữa tháng 3 và liên quan đến việc hải cẩu đực biểu diễn các màn trình diễn dưới nước, sử dụng bong bóng, tiếng kêu và động tác vuốt chân để tán tỉnh hải cẩu cái. Những con cái, khi vẫn ở trên băng, sẽ chống lại giao cấu trừ khi ở dưới nước.
Con cái trưởng thành về mặt sinh dục trong độ tuổi từ năm đến sáu tuổi. Hàng năm sau đó, chúng có thể sinh một con, thường là vào cuối tháng 2. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 11,5 tháng, với giai đoạn phát triển của thai nhi là 8 tháng. Đã có ghi nhận về các trường hợp sinh đôi, nhưng sinh đôi phổ biến hơn rất nhiều. Trứng đã thụ tinh phát triển thành một phôi thai nằm lơ lửng trong tử cung đến ba tháng trước khi bám vào tử cung, để trì hoãn việc sinh nở cho đến khi có đủ nước băng đá.
Thời gian sinh ra con của hải cẩu diễn ra nhanh chóng, với độ dài được ghi lại ngắn trong khoảng thời gian 15 giây. Để đối phó với cú sốc của sự thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ môi trường và các lớp mỡ dưới da chưa phát triển, hải cẩu con dựa vào hệ thống sưởi bằng năng lượng mặt trời và các phản ứng hành vi như run rẩy hoặc tìm kiếm hơi ấm trong bóng râm hoặc thậm chí là nước.
Hải cẩu con sơ sinh cân nặng trung bình và chiều dài trung bình . Sau khi sinh, hải cẩu mẹ chỉ nuôi con của mình. Trong thời gian nuôi con dài kéo khoảng 12 ngày, cá mẹ không săn mồi và sụt mất 3 kg mỗi ngày. Sữa hải cẩu mẹ chứa 25% chất béo (con số này tăng lên 40% khi cai sữa hải cẩu mẹ nhịn ăn) và hải cẩu con sẽ tăng trưởng nhanh hơn 2,2 kg mỗi ngày trong khi cho con bú, nhanh chóng làm dày lớp mỡ. Trong thời gian này, "áo khoác xám" của con non phát triển bên dưới lớp lông sơ sinh màu trắng, và hải cẩu con tăng trọng lượng lên . Việc cai sữa diễn ra đột ngột; con mẹ chuyển từ giai đoạn cho con bú sang tìm bạn tình giao phối, để lại con non trên băng. Trong khi quá trình ttán tỉnh bắt đầu trên băng, giao phối thường diễn ra trong nước.
Sau khi bị bỏ rơi, trong giai đoạn sau cai sữa, hải cẩu con trở nên ít vận động để bảo tồn chất béo trong cơ thể. Trong vòng vài ngày, nó sẽ rụng lớp lông màu trắng và đạt đến giai đoạn "đập đuôi". Cái tên này xuất phát từ âm thanh mà đuôi của một con hải cẩu con tạo ra khi hải cẩu học bơi. Hải cẩu con bắt đầu kiếm ăn khi được 4 tuần tuổi, nhưng vẫn sử dụng các nguồn năng lượng bên trong, trước hết dựa vào năng lượng được tích trữ trong lõi cơ thể hơn là lớp mỡ tích trữ. Trong thời gian này, băng bắt đầu tan chảy khiến chúng dễ bị gấu trắng Bắc Cực và các động vật ăn thịt khác săn bắt. Điều này nhanh chóng có thể làm giảm trọng lượng của chúng lên đến 50%. Có tới 30% con non chết trong năm đầu tiên của chúng, một phần do chúng nắm bất động trên cạn giai đoạn đầu.
Quan hệ với con người.
Tất cả ba quần thể hải cẩu đều bị săn bắt thương mại (săn hải cẩu), chủ yếu là Canada, Na Uy, Nga và Greenland. Tại Canada, mùa săn bắn thương mại là từ 15 tháng 11 - 15 tháng 5. Hầu hết các hải cẩu hiện diện vào cuối tháng 3 ở vịnh St. Lawrence, và trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai của tháng tư ngoài khơi Newfoundland, trong một khu vực được gọi là "The Front". Thời kỳ cao điểm mùa xuân này thường được gọi là "mùa săn hải cẩu Canada". Việc săn bắt hải cẩu con Canada đã bị cấm từ năm 1987. Trong năm 2006, đợt săn bắt St. Lawrence săn chính thức bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 do băng mỏng gây ra bởi nhiệt độ cao hơn của năm. Người Inuit sống trong khu vực săn loài hải cẩu chủ yếu là làm thực phẩm và, đến một mức độ thấp hơn, cho mục đích thương mại.
Dương vật tươi hoặc khô của hải cẩu đực (còn được gọi là pín hải cẩu) được bán cho một số quốc gia châu Á để trị chứng vô sinh ở và tăng năng lực tình dục ở nam giới. Dầu hải cẩu được chế thành viên nang làm nguồn bổ sung DHA, DPA và EPA và được quảng cáo là tăng cường khả năng tình dục cho nam giới.
Năm 2003, hạn ngạch ba năm được cấp bởi Cục Thủy sản và Đại dương Canada đã được tăng lên đến mức 975.000 con, với tối đa là 350.000 trong bất kỳ hai năm liên tiếp. Năm 2006, 325.000 hải cẩu đàn hạc, cũng như 10.000 hải cẩu đầu trùm và 10.400 con hải cẩu xám đã bị giết. Thêm khoảng hạn ngạch 10.000 con được phân bổ giao cho các thợ săn First Nations.
Việc săn hải cẩu Canada được giám sát bởi chính phủ Canada. Mặc dù khoảng 70% số lượng săn bắn diễn ra trên "The Front", việc giám sát tư nhân tập trung vào St Lawrence săn, do vị trí thuận tiện hơn.
Khoảng 70-90.000 con đã được bắt từ quần thể ngoài khơi bờ biển Greenland. | 1 | null |
Hải cẩu đốm (danh pháp hai phần: "Phoca largha") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Pallas mô tả năm 1811.
Phân bố.
Hải cẩu đốm sinh sống ở tảng đá băng và vùng biển bắc Thái Bình Dương và vùng biển lân cận. Chúng chủ yếu được tìm thấy dọc theo thềm lục địa của các biển Beaufort, Chukchi, Bering và Okhotsk và về phía nam tới phía bắc Hoàng Hải và chúng di cư về phía nam xa như Bắc Hoàng Hải và tây Biển Nhật Bản và thậm chí là tới tận Việt Nam theo dòng hải lưu.
Chúng cũng được tìm thấy ở Alaska từ phía đông nam vịnh Bristol đến phân định ranh giới điểm trong mùa đóng băng của mùa hè và mùa thu khi những con hải cẩu đốm giao phối và sinh con. Số lượng nhỏ hơn được tìm thấy ở vùng biển Beaufort. Chúng đôi khi bị nhầm lẫn với hải cẩu cảng biển có liên quan chặt chẽ và người ta thấy loài này với loài hải cẩu cảng thường trộn lẫn với nhau trong khu vực, nơi sinh sống của chúng chồng lấn nhau.
Tại Việt Nam.
Biển Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới và cho đến nay vẫn chưa thấy loài hải cẩu nào sinh sống và phát triển. Tuy vậy, kể từ năm 1998 đến nay đã bắt được một số hải cẩu đốm ở vùng duyên hải miền Trung. Những con hải cẩu này theo các dòng hải lưu thường kỳ Bắc-Nam, đi từ vùng biển phía Bắc xuống Việt Nam và bị lạc đàn. Có ghi nhận 07 cá thể đả xuất hiện tại Việt Nam, trong đó 3 cá thể đã chết còn 2 cá thể đang được nuôi tại viện Hải dương học Nha Trang, 02 cá thể được trả lại môi trường tự nhiên. | 1 | null |
Hải cẩu cảng biển ("Phoca vitulina") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài hải cẩu này được tìm thấy dọc theo biển ôn đới và bờ biển Bắc Cực tại Bắc bán cầu. Nó loài động vật chân vây có phạm vi phân bố rộng rãi nhất, chúng được tìm thấy trong các vùng nước ven biển phía Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Baltic và Biển Bắc.
Chúng có màu nâu, nâu, hoặc màu xám, lỗ mũi có hình chữ V riêng biệt. Một con trưởng thành có thể đạt chiều dài 1,85 m (6,1 ft) và khối lượng 132 kg (290 lb). Con cái sống lâu hơn con đực (30-35 năm so với 20-25 năm).
Dân số toàn cầu của loài hải cẩu này là 350.000-500.000 cá thể, nhưng phân loài trong môi trường sống nhất định đang bị đe dọa. Việc săn bắt hải cẩu này từng phổ biến, nhưng hiện nay việc săn bắt hải cẩu là bất hợp pháp ở nhiều quốc gia trong phạm vi phân bố của chúng. | 1 | null |
Hải cẩu Caspi ("Pusa caspica") là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gmelin mô tả năm 1788. Hải cẩu Caspi độc đáo ở chỗ chúng chỉ được tìm thấy trong nước lợ biển Caspi. Chúng có thể được tìm thấy không chỉ dọc theo bờ biển, mà còn trên các đảo đá và nhiều khối băng nằm rải rác ở biển Caspi. | 1 | null |
Pusa sibirica là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu thật sự, bộ Ăn thịt. Loài này được Gmelin mô tả năm 1788.
Là loài đặc hữu của hồ Baikal ở Siberia, Nga. Giống như hải cẩu Caspi, loài này có liên quan đến loài hải cẩu quanh Bắc Cực. Hải cẩu Baikal là một trong những loài hải cẩu nhỏ và loài động vật chân màng chỉ sinh sống ở vùng nước ngọt. Một quần thể hải cẩu cảng nội địa sống trong khu vực của vịnh Hudson của Quebec, Canada (hải cẩu cảng lac de Loups Marins), hải cẩu đeo vòng Saimaa (một phân loài hải cẩu đeo vòng) và hải cẩu Ladoga (một phân loài hải cẩu đeo vòng) được tìm thấy trong nước ngọt, nhưng đây là một phần của loài đó cũng có số sinh sống ở biển. Vẫn còn một bí ẩn khoa học làm thế nào thế nào ban đầu những con hải cẩu này di chuyển đến hồ Baikal, hàng trăm cây số từ bất cứ đại dương nào. | 1 | null |
Rái cá không vuốt châu Phi ("Aonyx capensis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Schinz mô tả năm 1821.
Loài rái cá này sinh sống ở khắp khu vực châu Phi cận Sahara, trừ lưu vực Congo và các nơi khô cằn. Chân của loài rái cá này có một phần màng và không có móng vuốt.
Phân loài.
"Mammal Species of the World" liệt kê sáu phân loài "Aonyx capensis":
Cho đến gần đây, rái cá không vuốt Congo được xem là một phân loài, nhưng giới chức trách hiện nay xem xét đây là một loài riêng biệt "A. congicus". | 1 | null |
Rái cá sông Bắc Mỹ hay rái cá sông phương bắc (danh pháp hai phần: "Lontra canadensis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1777.
Rái cá sông Bắc Mỹ là loài đặc hữu của khu vực lục địa Bắc Mỹ, thường được tìm thấy dọc theo các con sông và bờ biển của khu vực này. Con trưởng thành có thể cân nặng . Chúng được bảo vệ và cách nhiệt bởi lớp lông không thấm nước dày. Chúng chủ yếu ăn cá, ngoài ra chúng cũng có thể ăn nhiều loài thủy sản khác như tôm, cua, một số loài lưỡng cư và bò sát như ếch nhái, rùa... Chúng cũng được ghi nhận là có khả năng bắt và ăn thịt một số loài động vật có vú nhỏ và chim. Hiện tại phạm vi sinh sống của Rái cá sông Bắc Mỹ đã bị thu hẹp đáng kể, bắt đầu từ thời điểm thực dân châu Âu đổ bộ vào Tân lục địa. Trong nhiều thập kỷ liền chúng là đối tượng nhắm đến của một lượng thợ săn đông đảo do tấm da rái cá sông Bắc Mỹ có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra chúng cũng là loài rất nhạy cảm với sự ô nhiễm của môi trường, điều thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là dẫn tử vong. Trong những năm gần đây, những nỗ lực bảo tồn được chính phủ các nước trong khu vực áp dụng đang từng bước khôi phục lại sự ổn định về số lượng của loài rái cá này.
Phân loài.
Loài rái cá này đã được mô tả khoa học lần đầu bởi Johann Christian Daniel von Schreber vào năm 1777. Loài này được xác định là một loài rái cá và có một loạt các tên thông thường, bao gồm rái cá sông Bắc Mỹ, rái cá sông phương bắc, rái cá thông thường và tên đơn giản, sông rái cá. Tên ghi chép trong tài liệu phổ biến khác gồm có rái cá Mỹ, rái cá Canada, rái cá đất, rái cá sông gần Bắc Cực, và rái cá Hoàng tử xứ Wales.
Loài rái cá này được phân loại lần đầu trong chi "Lutra"; "Lutra" là tên châu Âu đầu tiên. Danh pháp đã là "Lutra canadensis". Tên chi tiết "canadensis" nghĩa là "thuộc về Canada".
Phân loài.
Liệt kê theo ABC
Mô tả.
Rái cá sông Bắc Mỹ là loài có dị hình giới tính, chúng có cơ thể săn chắc với trọng lượng từ 5–14 kg khi trưởng thành, trung bình con đực nặng khoảng 11 kg còn con cái là hơn 8 kg. Chiều dài cơ thể của chúng vào khoảng 66–107 cm với một cái đuôi thon dài chiếm chừng 1/3 tổng chiều dài cơ thể, vào khoảng 30–50 cm Tail lengths range from .. Con đực lớn có thể vượt cân nặng .. Chân của chúng tương đối ngắn, giữa các ngón chân có màng bơi, phần cổ đầy cơ bắp lớn tương đương phần đầu. Đầu của chúng khá phẳng, mõm rộng, đôi tai tròn, vành tai kín. Mũi của chúng không có lông với phần chóp mũi hình tam giác tù. Đôi mắt của con rái cá khá nhỏ và hướng ra phía trước. Bộ lông của chúng dày và khá ngắn, trung bình chỉ khoảng 24 mm. Lông có độ bóng cao và thay đổi từ màu nâu cho đến màu đen. Phần cổ họng, cằm và dưới môi hơi sáng hơn so với trên cơ thể. Chúng có cả răng nanh sắc nhọn và những chiếc răng hàm khỏe. Chúng khác rái cá thường ở cổ dài hơn, bộ mặt hẹp hơn, khoảng cách nhỏ hơn giữa các tai và đuôi ngắn hơn. Chúng là loài dị hình giới tính. Con đực trung bình lớn hơn 5% so với con cái. Ở Idaho, con đực chưa trưởng thành, một năm tuổi, và con đực trưởng thành trung bình lần lượt lớn hơn 8, 11, và nặng hơn 17%, so với con cái cùng lứa tuổi. Việc giảm kích thước có thể tồn tại từ phía bắc đến phía nam dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nhưng không phải từ đông sang tây.
Rái cá sông Bắc Mỹ rất linh hoạt và nhanh nhẹn cả trên mặt đất lẫn dưới nước. Chúng thường tự đào một cái hang gần mép sông, hồ, đầm lầy và bờ biển, tại những khu vực có địa hình bằng phẳng. Hang của chúng thường có rất nhiều ngóc ngách và cửa ra vào, một số cửa hang ở ngay dưới mép nước cho phép chúng ra vào giữa chỗ trú ẩn với địa điểm kiếm ăn một cách rất kín đáo. Những con rái cá mẹ sinh con ngay trong hang, mỗi lứa sinh thường có từ một đến sáu con non. | 1 | null |
Rái cá Nhật Bản (tiếng Nhật: ニ ホ ン カ ワ ウ ソ (日本 川 獺 ー, Hệ phiên âm La-tinh Hepburn: "Nihon-kawauso") ("Lutra nippon") là một loại rái cá đã tuyệt chủng trước đây phổ biến ở Nhật Bản. Có niên đại từ những năm 1880, nó thậm chí còn được nhìn thấy ở Tokyo. Dân số đột ngột giảm vào những năm 1930 và loài động vật có vú này gần như biến mất. Kể từ đó, nó chỉ được phát hiện vài lần, vào năm 1964 ở Biển Nội địa Seto và ở Biển Uwa vào năm 1972 và 1973. Lần nhìn thấy chính thức cuối cùng là ở phần phía nam của tỉnh Kōchi vào năm 1979, khi nó được chụp ảnh ở cửa sông Shinjo ở Susaki. Sau đó nó được xếp vào loài "Cực kỳ nguy cấp" trong Sách đỏ Nhật Bản. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2012, rái cá sông Nhật Bản chính thức được Bộ Môi trường tuyên bố tuyệt chủng. Nó là biểu tượng động vật chính thức của tỉnh Ehime. Vào tháng 2 năm 2017, một con rái cá hoang dã đã bị bắt trên máy ảnh trên đảo Tsushima, tỉnh Nagasaki. Tuy nhiên, người ta không biết con rái cá được quan sát có phải là rái cá sông Nhật Bản hay không.
Phân loại.
Một số nghiên cứu di truyền đã gợi ý rằng rái cá sông Nhật Bản nên được coi là một loài riêng biệt "Lutra nippon" hơn là một phân loài của "Lutra lutra". Tuy nhiên, việc phân loại lại này thường chưa được chấp nhận trong trường hợp không có xác minh thêm.
Miêu tả.
Khi trưởng thành hoàn toàn, một con rái cá sông Nhật Bản dài từ 65 đến 80 cm (25,5 và 31,5 in), với đuôi dài 45 đến 50 cm (17,5 đến 19,5 in). Nó có một bộ lông màu nâu sẫm dày và tươi tốt với bàn chân có màng ngắn. Ngoài ra rái cá sông có hai loại / bộ lông. Dữ liệu cho thấy rái cá sông sẽ rụng toàn bộ lông từ tháng 5 đến tháng 8. Sau khi rụng lớp lông dưới, rái cá rụng lông bảo vệ từ tháng 8 đến tháng 11. Điều này cho phép chúng điều chỉnh theo mùa thay đổi. Rái cá có tuổi thọ lên đến 25 năm.
Sinh thái và sinh học.
Thói quen.
Là sinh vật sống về đêm, rái cá chỉ rời hang sau khi trời tối để kiếm thức ăn. Tuyên bố một lãnh thổ về dặm mười trong đường kính, nó đánh dấu khu vực với phân của nó khoảng 1-3 dặm ngoài và bộ lên ba hoặc bốn tổ dưới những tảng đá hay bụi cây bên trong. Rái cá luôn di chuyển, chỉ đến thăm mỗi hang ba đến bốn ngày một lần. Chúng được coi là trưởng thành chỉ sau một năm. Sau đó, chúng sẽ tự mạo hiểm, nhưng tiếp tục trong cô đơn trừ khi sẵn sàng giao phối.
Sinh sản.
Nhìn chung, rái cá sông Nhật Bản đã sẵn sàng sinh sản khi chúng được hai đến ba tuổi. Ngoài ra, những con đực tìm kiếm những con cái trong quá trình sinh sản. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sản và ngoại trừ những con đực non ở với mẹ trong khoảng hai đến ba năm cho đến khi chúng trưởng thành, những con rái cá cái và những con rái cá đực thường không sống cùng nhau. Khi rái cá đực gọi rái cá cái, nó phải cho phép nó giao phối. Nếu không, con đực sẽ chuyển sang con rái cá cái tiếp theo. Để con đực biết rằng con cái thích giao phối, con cái sẽ lăn lộn với con đực, nơi tiết ra hormone. Rái cá sông Nhật Bản có thể có từ một đến sáu con mỗi lứa. Sau khi sinh ra, những con rái cá con bị mù hoàn toàn trong một tháng, khiến chúng hoàn toàn bất lực. Rái cá cái là một người mẹ tuyệt vời; nuôi dưỡng con non đến tám giờ một ngày, cũng như dạy chúng những bài học quý giá và bảo vệ chúng. Sau khi cho con bú được khoảng bốn tháng tuổi, rái cá mẹ sẽ cho con non làm quen với thức ăn rắn và bắt đầu dạy chúng cách săn mồi.
Chế độ ăn.
Giống như hầu hết các loài rái cá, rái cá sông Nhật Bản không phải là loài đặc biệt kén ăn. Trong khi nó chủ yếu ăn cá, cua và tôm; nó cũng ăn lươn, bọ cánh cứng, dưa hấu và khoai lang. Nhiều con rái cá Nhật Bản thuộc loài này ăn khoảng 15% đến 25% trọng lượng cơ thể của chúng. Nhiều loài rái cá dành khoảng sáu giờ để tìm thức ăn vì không gian sống khó khăn và sự cạnh tranh thức ăn của chúng. Rái cá Nhật Bản được biết đến là một trong những loài ăn thịt hàng đầu trong chuỗi thức ăn dưới nước.
Nguyên nhân tuyệt chủng.
Trong quá khứ, có hàng nghìn con rái cá sông ở Nhật Bản. Bắt đầu từ thời Minh Trị, chính phủ Nhật Bản đã áp dụng chính sách gia tăng của cải và sức mạnh quân sự. Do đó, viên động vật trở nên rất có giá trị vì chúng có thể được xuất khẩu để lấy tiền. Do đó, rái cá sông Nhật Bản bắt đầu bị săn lùng khắp đất nước. Số lượng của loài này nhanh chóng giảm đi. Các quần thể đã quay trở lại một chút sau khi tạo ra các quy định săn bắn. Mặc dù vậy, ô nhiễm môi trường nước và sự phát triển của con người sau đó đã làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên để xây dựng môi trường sống của chúng. Sự ô nhiễm này đã khiến nguồn thức ăn của chúng trở nên cạn kiệt trên các con sông, khiến chúng phải săn mồi ở những nơi nguy hiểm hơn. Những nguyên nhân này phát triển nhanh chóng, dẫn đến sự tuyệt chủng của rái cá sông Nhật Bản vào cuối thế kỷ 20.
Nỗ lực chứng minh sự tồn tại của nó.
Trong suốt những năm 1990, đã có một số nỗ lực tìm kiếm một con rái cá sông Nhật Bản còn sống sót.
Vào tháng 12 năm 1991, Bộ Môi trường Nhật Bản hợp tác với chính quyền tỉnh Kochi đã tập hợp một nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia và bắt đầu cuộc tìm kiếm của họ. Vào tháng 3 năm 1992, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy lông và phân ở tỉnh Kochi và được cho là đến từ một con rái cá. Người ta cũng tìm thấy ba dấu chân và mười mẫu phân bổ sung. Sau khi phân tích mặt cắt của sợi tóc, các nhà nghiên cứu xác định rằng nó đến từ một con rái cá. Một quan chức thuộc bộ phận bảo vệ động vật hoang dã của cơ quan này tuyên bố rằng bộ tóc là "bằng chứng khoa học vững chắc xác nhận sự tồn tại của loài Rái cá Nhật Bản."
Năm 1994, các chuyên gia động vật học đã đến thăm khu vực tìm thấy phân. Họ đã phát hiện ra phần còn lại của nước tiểu của con vật, mà con vật được cho là để lại trong quá trình tán tỉnh. Chính quyền tỉnh Kochi đã thiết lập một camera hồng ngoại trong sáu tháng từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 4 năm 1995 với nỗ lực ghi lại nó trên phim, nhưng tất cả những gì được ghi lại là động vật như lửng chó.
Trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 3 năm 1996, một nhóm quan chức sở thú, quan chức chính quyền thành phố và những người yêu động vật trên khắp đất nước đã tìm kiếm rái cá sông ở những khu vực từng được tìm thấy trong quá khứ. Các khu vực như vậy bao gồm các khu vực ven biển ở Susaki, các khu vực dọc theo sông Niyodo chảy qua Sakawacho và Inocho, và các khu vực ven biển dọc theo sông Shimanto. Không có bằng chứng về sự tồn tại của con vật được tìm thấy.
Trong số này, việc một nghệ sĩ địa phương nhìn thấy ở Kochi với bản phác thảo chi tiết được Yoshihiko Machida, giáo sư danh dự tại Đại học Kōchi, cho là "rất đáng tin cậy" vào năm 2009. Tiến sĩ Machida cũng chỉ ra rằng các nghiên cứu trước đây của tỉnh chỉ được giới hạn ở các khu vực ven biển và do đó không làm đầy đủ định nghĩa về các loài đã tuyệt chủng của IUCN. Về vấn đề này, một cuộc khảo sát đã được thực hiện bởi tỉnh Ehime vào năm 2014, ghi nhận một số lần nhìn thấy gần đây.
Vào tháng 2 năm 2017, một con rái cá hoang dã được quay còn sống trên đảo Tsushima ở tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta không biết con rái cá được quan sát có phải là rái cá sông Nhật Bản hay không.
Nghiên cứu di truyền.
Nghiên cứu được thực hiện vào đầu những năm 1990 bởi Khoa Sinh học của Đại học Kochi, Nhật Bản đã tiết lộ một số sự thật thú vị về gen của rái cá sông Nhật Bản. Trong nhiều năm, người ta cho rằng rái cá sông Nhật Bản là một phân loài của rái cá Âu-Á "Lutra lutra". Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện ở Đại học Kochi đã tiết lộ một điều khác biệt. Bằng cách so sánh gen Ty thể Cytochrome b của xác rái cá sông Nhật Bản được ướp xác với rái cá Âu-Á từ Latvia và Trung Quốc, người ta đã chứng minh rằng rái cá sông Nhật Bản thực sự khác biệt và do đó không phải là một loài phụ. Tên của loài rái cá sông Nhật Bản sau đó được đổi từ "L. l. whiteleyi đến Lutra nippon".
Sử dụng.
Rái cá sông Nhật Bản đã được sử dụng làm thuốc để giúp chữa bệnh lao. Thông thường, một liều kéo dài khoảng 40 ngày sẽ có giá khoảng 300 đô la Mỹ. Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, những viên rái cá cũng được sử dụng cho mục đích quân sự. Năm 1929, chính phủ thành lập "Hiệp hội thợ săn" kêu gọi mọi người săn bắt và lột da những con rái cá này, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng cuối cùng của chúng.
Trong văn hoá.
Rái cá sông Nhật Bản được mệnh danh là biểu tượng động vật chính thức của tỉnh Ehime Nhật Bản, một vùng của Nhật Bản ở tây bắc Shikoku. | 1 | null |
Chồn xám nhỏ (danh pháp hai phần: "Galictis cuja") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Molina mô tả năm 1782. Tên gọi quốc tế của hai loài cùng thuộc chi này là grison. "Grison" là tên gọi xuất phát từ tiếng Pháp cổ vào thế kỷ 18, danh từ gris, nghĩa là màu xám. | 1 | null |
Chồn xám lớn (danh pháp hai phần: "Galictis vittata") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1776. Tên gọi quốc tế chung của hai loài cùng thuộc chi này là grison. Grison là tên gọi xuất phát từ tiếng Pháp cổ vào thế kỷ 18, danh từ gris, nghĩa là màu xám. | 1 | null |
Triết Patagonia (danh pháp hai phần: "Lyncodon patagonicus") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được de Blainville mô tả năm 1842.
Phạm vi địa lý của loài này là Pampas của miền tây Argentina và các phần của Chile. Người ta đã sớm đề cập đến loài động vật này trên bài viết của Syms Covington, người đã đi thuyền cùng Charles Darwin trong chuyến du hành trên tàu "HMS Beagle".
Mô tả.
Triết Patagonia có chiều dài đầu và thân 300–350 mm, với đuôi dài 60–90 mm. Bộ lông màu trắng với tông màu đen và nâu sẫm pha trộn với nhau. Đôi tai nhỏ, chân ngắn và đuôi rậm lông. | 1 | null |
Chồn thông châu Mỹ ("Martes americana") là một loài động vật có vú thuộc họ Chồn ở Bắc Mỹ. Chúng sinh sống trên khắp Canada, Alaska và các vùng phía bắc Hoa Kỳ. Đây là một loài chồn có thân dài, mảnh mai, với bộ lông có màu từ vàng nâu đến gần đen. Chúng có thể bị nhầm lẫn với chồn cá (Pekania pennanti), nhưng chồn thông châu Mỹ có kích thước nhỏ hơn và màu sáng hơn. Nhận dạng của loài dễ dàng hơn nhờ một chiếc yếm đặc trưng có màu sắc khác biệt với cơ thể. Dị hình giới tính rõ rệt, với con đực lớn hơn nhiều. Loài này được Turton mô tả vào năm 1806.
Phân loại.
14 phân loài đã được công nhận. Hai nhóm phân loài đã được công nhận dựa trên lịch sử hóa thạch, phân tích sọ não và phân tích DNA ty thể. Không có phân loài nào có thể phân tách được dựa trên hình thái học và phân loại phân loài thường bị bỏ qua ngoại trừ liên quan đến các vấn đề bảo tồn tập trung xung quanh phân loài hơn là phạm vi.
Nhóm phân loài "Martes americana americana":
Nhóm phân loài "Martes americana caurina":
Phân bố và môi trường sống.
Chồn thông châu Mỹ phân bố rộng rãi ở miền bắc Bắc Mỹ. Từ Bắc vào Nam phạm vi của loài này kéo dài từ hạn phía bắc của dãy cây ở Bắc cực Alaska và Canada tới miền bắc New Mexico. Từ đông sang tây phạm vi phân bố của loài này kéo dài từ Newfoundland và tây nam đến quận Napa, California. Tại Canada và Alaska, phạm vi phân bố rộng lớn và liên tục. Ở miền Tây Hoa Kỳ, phạm vi loài này được giới hạn đến những dãy núi cung cấp môi trường sống ưa thích. Theo thời gian, sự phân bố của loài này đã thu gọn lại và mở rộng trong khu vực, với sự tuyệt chủng cục bộ và tái lập thành công xảy ra tại khu vực Ngũ Đại hồ và một số khu vực của vùng Đông Bắc Mỹ. Chúng đã được đưa vào lại trong một số lĩnh vực tuyệt chủng đã xảy ra.
Loài chồn này sinh sống ở các khu rừng lá kim hoặc rừng hỗn hợp ở Alaska và Canada, và về phía nam đến Bắc New England về phía nam New England và thông qua dãy núi Rocky và Sierra Nevada. Một nhóm nhỏ của loài chồn này sinh sống ở trung Tây Minnesota và Wisconsin. Sự mắc bẫy và hủy hoại môi trường sống đã làm giảm số lượng quần thể của loài này. Phân loài Newfoundland của loài này ("Martes americana atrata") được xem là loài nguy cấp. | 1 | null |
Chồn vàng Nhật Bản ("Martes melampus") là một loài chồn mactet có quan hệ gần gũi nhất với chồn zibelin. Chiều dài thân mình của nó là 0,5 m (1,5 ft), chưa tính cái đuôi dài 20 cm (7.9 in), và nặng 1-1,5 kg (2,2-3,3 lb). Con đực thường lớn hơn con cái. Màu lông biến thiên từ nâu đậm đến vàng sậm.
Cả con đực và cái có lãnh thổ riêng, và kích thước lãnh thổ tùy thuộc vào sự có sẵn của thức ăn. Đây là loài ăn tạp, ăn từ thịt, cá, ếch, chim và thú có vú nhỏ, đến côn trùng, trái cây và hạt.
Có hai phân loài chồn vàng Nhật Bản: | 1 | null |
Chồn zibelin (danh pháp khoa học: Martes zibellina) là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758.
sống ở môi trường rừng, chủ yếu là ở Nga từ dãy núi Ural suốt Siberia, miền đông Kazakhstan, phía bắc Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc và Nam Triều Tiên và Hokkaidō tại Nhật Bản. Phạm vi của loài này trong tự nhiên ban đầu được mở rộng thông qua châu Âu Nga sang Ba Lan và Scandinavia. Trong lịch sử người ta săn bắt chúng để lấy lông có giá trị cao, ngày nay vẫn là mặt hàng sang trọng.
Con đực có chiều dài cơ thể 38–56 cm, với đuôi dài 9–12 cm, và cân nặng 880-1.800 gram (1,94-3,97 lb). Con cái có chiều dài cơ thể 35–51 cm với đuôi dài dài 7,2-11,5 cm | 1 | null |
Lửng mật (danh pháp hai phần: "Mellivora capensis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Gray mô tả năm 1865.
Đây là loài bản địa châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Lửng mật không giống các loài lửng khác, thay vào đó, mang nhiều sự tương đồng giải phẫu với loài chồn. Nó được phân loại là loài ít quan tâm bởi IUCN do phạm vi rộng lớn của nó và sự thích nghi môi trường chung. Nó chủ yếu ăn thịt và ít nguy cơ bị săn trong tự nhiên vì lớp da dày của nó và khả năng phòng vệ rất dữ dội. Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23–28 cm với chiều dài cơ thể 55–77 cm, với đuôi dài 12–30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực. Con đực nặng 9–16 kg (20-35 lb) trong khi con cái nặng 5–10 kg (11-22 lb) trên trung bình. Chiều dài hộp sọ là 13,9-14,5 cm (5,5-5,7 in) ở con đực và 13 cm ở con cái
Một điều đặc biệt của loài lửng mật là khả năng đề kháng độc. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, Lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
Phân loại.
"Viverra capensis" là tên khoa học được sử dụng bởi Johann Christian Daniel von Schreber vào năm 1777, người đã mô tả một miếng da lửng mật ong từ Mũi Hảo Vọng.
"Mellivorae" đã được đề xuất làm tên cho chi của v vào năm 1780. "Mellivorina" đã được đề xuất như một tên tông của John Edward Gray vào năm 1865.
Loài lửng mật ong là loài duy nhất của chi Mellivora. Mặc dù vào những năm 1860, nó được gán cho phân họ lửng, Melinae, nhưng hiện nay người ta đồng ý rằng nó có rất ít điểm tương đồng với Melinae. Nó liên quan chặt chẽ hơn nhiều với phân họ mart, Guloninae, nhưng hơn nữa được chỉ định phân họ riêng của nó, Mellivorinae. Sự khác biệt giữa Mellivorinae và Guloninae bao gồm sự khác biệt trong công thức nha khoa của chúng.
Tiến hóa.
Loài này xuất hiện lần đầu tiên vào giữa Pliocene ở châu Á. Mối quan hệ gần nhất của nó là chi "Eomellivora" đã tuyệt chủng, được biết đến từ thượng Miocen, và tiến hóa thành nhiều loài khác nhau trong toàn bộ Pliocene ở cả Cựu thế giới và Tân thế giới.
Phân loài.
Trong thế kỷ 19 và 20, 16 mẫu vật động vật của con lửng mật ong đã được mô tả và đề xuất như là phân loài. Tính đến năm 2005, 12 phân loài được công nhận là phân loại hợp lệ. Các điểm được xem xét trong việc chỉ định các phân loài khác nhau bao gồm kích thước và mức độ trắng hoặc xám ở lưng.
Mô tả.
Lửng mật có thân hình khá dài, nhưng đặc biệt dày và rộng ngang lưng. Da của nó lỏng lẻo đáng kể, và cho phép nó xoay và xoắn tự do bên trong nó. Vùng da quanh cổ dày 6 milimét, một sự thích nghi để chống lại bị tấn công cùng loài. Đầu nhỏ và phẳng, có mõm ngắn. Đôi mắt nhỏ và đôi tai nhỏ hơn những đường vân trên da, một khả năng thích ứng khác để tránh thiệt hại trong khi giao chiến.
Lửng mật có đôi chân ngắn và cứng cáp, với năm ngón chân trên mỗi bàn chân. Bàn chân có móng vuốt rất khỏe, ngắn ở chân sau và dài đáng kể ở chân trước. Nó là một loài động vật một phần có đế được đệm dày và trần đến tận cổ chân trước. Đuôi ngắn và được bao phủ trong những sợi lông dài, trừ bên dưới cơ sở.
Lửng mật liềm là loài mustelidae trên cạn lớn nhất ở châu Phi. Con trưởng thành có chiều cao từ 23 đến 28 cm ở vai và chiều dài cơ thể 55–77 cm, với đuôi thêm 12–30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực. Ở Châu Phi, con đực nặng từ 9 đến 16 kg trong khi con cái nặng trung bình từ 5 đến 10 kg. Trọng lượng trung bình của lửng mật ong trưởng thành từ các khu vực khác nhau đã được báo cáo ở bất kỳ nơi nào từ 6,4 đến 12 kg, với trung bình khoảng 9 kg, theo các nghiên cứu khác nhau.
Hành vi và sinh thái.
Lửng mật ong chủ yếu là sinh hoạt đơn độc, nhưng ở châu Phi người ta cũng đã được nhìn chúng đi săn theo cặp trong mùa sinh sản vào tháng Năm. Nó cũng sử dụng các hang cũ của lợn đất, lợn u mắt và mối. Nó là một thợ đào lành nghề, có thể đào đường hầm vào mặt đất cứng trong 10 phút. Các hang này thường chỉ có một lối vào, thường chỉ dài 1–3 m với một buồng làm ổ không được lót bằng bất kỳ loại vật liệu nào.
Lửng mật ong khét tiếng về sức mạnh, sự hung dữ và độ dẻo dai. Chúng có thể tấn công dã man và không sợ hãi gần như bất kỳ loài nào khác khi trốn thoát là không thể, thậm chí còn đẩy lùi những kẻ săn mồi lớn hơn nhiều như sư tử và linh cẩu. Ong đốt, lông nhím và vết cắn của động vật hiếm khi xâm nhập vào da của chúng. Nếu ngựa, trâu bò hoặc trâu Cape xâm nhập vào hang của một con lửng mật ong, nó sẽ tấn công chúng. Trong vườn quốc gia Kalahari Gemsbok, một con lửng mật ong đã bị giết bởi một con sư tử, trăn đá châu Phi. Ở tỉnh Cape, nó là một con mồi tiềm năng của báo đốm châu Phi. Cá sấu sông Nile và linh cẩu đốm cũng thỉnh thoảng săn bắt lửng mật ong. | 1 | null |
Melogale everetti là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Thomas mô tả năm 1895.
Loài này là loài ăn đêm và chủ yếu ăn thịt nhưng có thể ăn một số thực vật; với chế độ ăn bao gồm cả côn trùng, ốc, giun đất, thằn lằn, chim nhỏ và chuột (bao gồm cả xác chết) và trái cây. Loài này chỉ được biết đến chắc chắn từ các khu rừng vùng cao trên núi Kinabalu và các vùng lân cận ở Sabah, Malaysia, nhưng bị nghi ngờ hiện diện ở những nơi khác trên đảo Borneo, bao gồm Brunei, Kalimantan (Indonesia) và Sarawak (Malaysia). Mối đe dọa lớn nhất đối với chúng là mất môi trường sống do việc phá rừng nhanh chóng ở Borneo. | 1 | null |
Chồn bạc má Java ("Melogale orientalis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Horsfield mô tả năm 1821.
Đây là loài đặc hữu Java và Bali ở Indonesia. Chúng sống trong rừng rậm và hoạt động về đêm.
Con trưởng thành cân nặng 1–2 kg với thân dài 35–40 cm và đuôi dài 14,5–17 cm. | 1 | null |
Triết núi (danh pháp khoa học: "Mustela altaica") là một loài chồn, sống ở những vùng đất cao, cũng như đài nguyên đá hay rừng thưa nền cỏ. Loài triết này thường núp trong ngách đá, thân cây rỗng, và hang trống mà những con vật khác đào sẵn. Phạm vi phân bố của chúng chưa được làm rõ, song chúng có mặt trên một vùng rộng của châu Á, từ Kazakhstan, Tây Tạng, và Himalaya đến Mông Cổ, đông bắc Trung Quốc, và nam Siberia. Nơi dễ được bắt gặp nhất là Ladakh, Ấn Độ. Mức bảo tồn, theo IUCN, là sắp bị đe dọa vì có dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm số lượng đáng kể do mất môi trường sống.
Mô tả.
Dị hình giới tính không nổi rõ ở triết núi. Chiều dài con đực từ chóp mõm tới gốc đuôi là , đuôi dài . Triết đực nặng .
Con cái hơi nhỏ hơn, với chiều dài mõm-gốc đuôi , đuôi dài , và nặng chừng . Chúng thay lông vào mùa xuân và thu. Bộ lông mùa hè màu xám hay xám-nâu với nét vàng nhạt, còn bộ lông mùa đông màu vàng sậm. Ở cả hai bộ, lông bụng có màu vàng nhạt hay trắng kem. Lông đuôi thường hoe đỏ hơn so với lông trên lưng. Môi màu trắng còn ria mép thì màu xám-nâu. | 1 | null |
Chồn nâu châu Âu ("Mustela lutreola") là một loài động vật có vú trong Họ Chồn, Bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1761. Chúng là loài sinh sống nửa nước nửa cạn đặc hữu châu Âu. Màu sắc chúng tương tự như chồn nâu châu Mỹ, nhưng hơi nhỏ hơn và có một hộp sọ ít chuyên dụng hơn. Mặc dù có tên tương tự, hình thể và hành vi, chồn nâu châu Âu không phải là liên quan chặt chẽ với nhau. được gần gũi hơn với chồn hôi châu Âu và triết Siberia (kolonok). Chồn nâu châu Âu chủ yếu sinh sống ở rừng suối không đóng băng vào mùa đông. Chúng chủ yếu ăn chuột đồng, ếch, cá, động vật giáp xác và côn trùng. Loài này được IUCN đánh giá là loài nguy cấp do sự suy giảm liên tục với số lượng giảm hơn 50% so với ba thế hệ trong quá khứ và dự kiến sẽ giảm với tốc độ vượt quá 80% trong ba thế hệ tiếp theo. Số lượng chồn nâu châu Âu đã bắt đầu giảm lại trong thế kỷ 19, loài này nhanh chóng bị tuyệt chủng ở một số vùng của Trung Âu. Trong thế kỷ 20, số lượng chồn suy giảm ở toàn bộ khắp phạm vi phân bố. | 1 | null |
Chồn sương chân đen (danh pháp khoa học: Mustela nigripes) là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Audubon & Bachman mô tả năm 1851.
Phân bố.
Trong lịch sử, chồn sương chân đen được tìm thấy trên khắp Great Plains, các lưu vực núi và đồng cỏ bán sơn địa ở tây-trung Bắc Mỹ, từ nam Canada đến bắc Mexico ở bất kỳ đâu có con mồi của nó, cầy thảo nguyên. Loài này đã bị tuyệt chủng khỏi hầu hết phạm vi trước đây do chương trình kiểm soát cầy thảo nguyên và bệnh dịch hạch cộng sinh - một căn bệnh kỳ lạ đã được đưa vào quần thể hoang dã. Sau 17-22 nỗ lực tái thiết lập quần thể nhưng chỉ có 4 là có thể tự duy trì, tất cả đều nằm ở Nam Dakota, Wyoming và Arizona với tổng diện tích là hơn 500 km². Loài chồn sương chân đen sinh sống ở độ cao từ 500 đến 3.100 Mét.
Dân số.
Loài chồn sương chân đen từng đứng cận kề với sự tuyệt chủng vào năm 1980 và hiện tại các quần thể của loài này tồn tại là do sự tái thiết lập quần thể ở khu vực sinh sống bản địa của chúng. Nhờ nuôi nhốt thành công mà khoảng vài trăm cá thể đã được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt và 500 cá thể (trong đó có 206 cá thể trưởng thành) đã được thả ra tự nhiên. Việc tái thả một nhóm nhỏ vào năm 1991 vào lưu vực Shirley của Wyoming. Vào mùa xuân năm 2008, có khoảng 500 con trưởng thành sinh sản trong tự nhiên, ít hơn 250 con trong số đó đã được sinh ra trong tự nhiên. Ước tính số lượng con trưởng thành sinh sản đã tăng lên 448 con vào năm 2009, nhưng đã giảm xuống 274 con vào năm 2012 và tương tự vào năm 2015, ở mức 295 con. Mức suy giảm dân số ước tính tổng thể từ năm 2008 đến năm 2015 là khoảng 40%. Trong số này, 206 cá thể trưởng thành xuất hiện trong các quần thể sống tự do tự và tự duy trì. Những ước tính dân số tối thiểu này xảy ra vào mùa xuân.
Bảo tồn.
Từ khi loài này bị đe dọa và trở thành 1 loài nguy cấp thì 1 chương trình nhân giống đã được khởi xướng bởi Cục Cá và Trò chơi Wyoming phối hợp với Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ. 18 cá thể chồn sương chân đen được bắt từ năm 1985 đến năm 1987. từ quần thể được biết đến cuối cùng, ở Wyoming, để bắt đầu một quần thể sinh sản nuôi nhốt với mục đích là tái sinh sản và gia tăng số lượng. Sau khi sinh sản thành công, tính đến năm 2008, đã có sáu cơ sở (một cơ sở liên bang và năm vườn thú) tham gia vào chương trình nhân giống dưới sự giám sát của Cơ quan Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ. Năm 1991, chồn sương chân đen được giới thiệu trở lại tại các địa điểm ở 8 bang miền Tây Hoa Kỳ (Montana, Nam Dakota, Wyoming, Colorado, Utah , Arizona, Kansas và New Mexico), một địa điểm ở Mexico và một địa điểm ở Canada. Loài này được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES và được liệt kê theo Đạo luật về các loài nguy cấp của Hoa Kỳ.
Đe dọa.
Sự phụ thuộc quá lớn của Chồn sương chân đen vào chó đồng cỏ Cynomys khiến nó đặc biệt dễ bị tuyệt chủng vì con mồi của nó đã bị khủng bố làm dịch hại nông nghiệp trong hầu hết thế kỷ 20. Do phụ thuộc quá lớn của Chồn chân đen vào chó đồng cỏ Cynomys nên các quần thể suy giảm nghiêm trọng và sự lây nhiễm từ bệnh dịch hạch cộng sinh cũng khiến cho chúng suy giảm theo. Các quần thể Chồn sương chân đen đã suy giảm trong suốt thế kỷ 20 và gần như tuyệt chủng vào cuối những năm 1970 khiến cho chúng sụt giảm số lượng ít hơn 100 cá thể và chỉ sinh sống ở gần Meeteetse, ở tây bắc Wyoming, nhưng quần thể đó đã bị tiêu diệt bởi loài chó và bệnh dịch vào năm 1985. Một mối đe dọa lớn khác là mất môi trường sống do chuyển đổi đồng cỏ sang mục đích sử dụng nông nghiệp; môi trường sống còn lại hiện đang bị chia cắt bởi sự mở rộng lớn của đất trồng trọt và sự phát triển của con người. Sự suy giảm di truyền và sự gia tăng giao phối cận huyết, suy nhược giao phối cận huyết, bao gồm rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và giảm khả năng sinh sản thành công. | 1 | null |
Mustela nudipes là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Desmarest mô tả năm 1822.
Loài này sinh sống ở Brunei, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Loài này được đánh giá là "loài ít quan tâm" bởi Sách đỏ IUCN. Chồn Mã Lai có chiều dài cơ thể của 12-14 inch (30–36 cm) và đuôi dài của 9,4-10,2 inch | 1 | null |
Chồn hôi châu Âu (danh pháp hai phần: "Mustela putorius"), còn được gọi là mèo sào chung, đen hoặc mèo rừng, chồn châu Âu, hoặc chồn hoang dã, là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là loài bản địa Tây Âu Á và Bắc Phi. Nhìn chung chúng có màu nâu sẫm, với dưới bụng nhạt màu và một tấm mặt nạ tối trên khuôn mặt. Thỉnh thoảng, các đột biến màu sắc, bao gồm bạch tạng và hắc tố cũng xảy ra. Đây là loài ít chiếm lãnh địa riêng các loài chồn khác, với những con vật cùng giới thường xuyên chia phạm vi ở. Giống như các loài chồn khác, polecat châu Âu là là loài đa thê, mặc dù mang thai xảy ra trực tiếp sau khi giao phối, không có rụng trứng kích thích. Chồn mẹ thường sinh vào đầu mùa hè với năm đến 10 bộ con, trở nên độc lập ở tuổi 2-3 tháng. | 1 | null |
Neovison macrodon là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Prentis mô tả năm 1903.
Loài này có mối quan hệ gần gũi với chồn nâu châu Mỹ ("Neovison vison"), với cuộc tranh luận về việc có hay không loài chồn nâu biển nên được coi là một phân loài của chồn nâu Mỹ (làm cho nó là "Neovison vison macrodon") hoặc một loài riêng biệt. Các biện minh chính cho một loài riêng biệt chỉ định là sự khác biệt kích thước giữa hai loài chồn nâu, nhưng phân biệt khác đã được thực hiện, chẳng hạn như lông đỏ của nó. Những di chỉ duy nhất còn lại là những mảnh vỡ được khai quật trong các lớp vỏ bọc của người Mỹ bản địa. Kích thước thực tế của nó là suy đoán, dựa chủ yếu vào răng vẫn còn.
Chồn biển lần đầu tiên được miêu tả năm 1903 sau khi nó bị tuyệt chủng; thông tin liên quan đến ngoại hình và thói quen bên ngoài xuất phát từ sự suy đoán và từ các ghi chép của các thương nhân lông thú và người Mỹ bản địa. Nó có thể có hành vi tương tự như chồn nâu Mỹ, vì nó có thể duy trì dãy nhà, đa giác, và có chế độ ăn uống tương tự, mặc dù có hướng biển hơn. Nó có thể được tìm thấy trên bờ biển New England và các tỉnh Maritime, mặc dù phạm vi của nó có thể đã kéo dài về phía Nam trong thời kỳ băng hà cuối. Ngược lại, phạm vi của nó có thể bị hạn chế chỉ đối với bờ biển New England, đặc biệt là Vịnh Maine, hoặc chỉ để các hòn đảo gần đó. Là loài chồn nâu lớn nhất, loài chồn biển được những người buôn bán lông thú ưa chuộng và đã tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20. | 1 | null |
Chồn nâu châu Mỹ (danh pháp khoa học: "Neovison vison") là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1777. Đây là loài bản địa Bắc Mỹ, mặc dù sự can thiệp của con người đã mở rộng phạm vi của nó đến nhiều nơi trên châu Âu và Nam Mỹ. Do mở rộng phạm vi, chồn nâu châu Mỹ được IUCN phân loại là loài ít quan tâm. Kể từ khi sự tuyệt chủng của chồn nâu biển, chồn nâu châu Mỹ là thành viên còn sót lại duy nhất của chi Neovison. Chồn nâu châu Mỹ là loài ăn thịt, chúng ăn động vật gặm nhấm, cá, động vật giáp xác, ếch và các loài chim. | 1 | null |
Chồn hôi mũi heo Humboldt, còn được gọi là Chồn hôi mũi heo Patagonia (Conepatus humboldtii) là một loài Chồn hôi mũi heo bản địa của các khu vực cây cỏ mở trong vùng Patagonia của Argentina và Chile.
Thực phẩm.
Chồn hôi mũi heo Humboldt chủ yếu ăn côn trùng, nhưng cũng ăn động vật có xương, chẳng hạn như động vật gặm nhấm và sát thối vào mùa đông, khi côn trùng ít phong phú. | 1 | null |
Chồn hôi sọc mũi lợn ("Conepatus semistriatus") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Boddaert mô tả năm 1785. Loài này phân bố từ Trung và Nam Mỹ (từ phía nam México tới miền bắc Peru, và trong cùng phía đông của Brazil). Chúng sinh sống trong một loạt các môi trường sống bao gồm cây bụi rừng khô và đôi khi, trong khu rừng nhiệt đới. Chúng sinh sống chủ yếu dưới chân núi và có một phần cây gỗ hoặc cây bụi trong phạm vi chung của chúng. Chúng thường tránh những khu vực sa mạc nóng và và có nhiều cây gỗ. Các quần thể lớn nhất hiện diện trong các khu vực đá, khu vực cây gỗ thưa thớt. Chúng là một loài động vật ăn đêm cô độc, ăn chủ yếu là động vật không xương sống, động vật có xương nhỏ và trái cây. | 1 | null |
Chồn hôi đội mũ ("Mephitis macroura") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Lichtenstein mô tả năm 1832. Loài này phân bố từ Tây Nam Hoa Kỳ đến Nam Mexico, nhưng có nhiều nhất ở México. Nhóm ở Nam Mexio chỉ 50% hoặc nhỏ hơn nhóm ở Tây Nam Hoa Kỳ.<ref name="Janzen 1982 19/20:549–552"></ref> Nó được tìm thấy trong đồng cỏ, sa mạc, và ở dưới chân núi của núi, tránh cao độ cao. Nó có xu hướng sống gần nguồn nước, chẳng hạn sông. Những con cái thường có kích thước nhỏ hơn 15% so với cá đực và mùa sinh sản của chúng giữa tháng 2 và tháng 3. Một ổ có từ 3-8 con non.
Loài này chủ yếu ăn thực vật, đặc biệt là loài lê ("Opuntia" spp.), nhưng cũng ăn côn trùng, động vật có dây sống nhỏ và trứng chim. Không có trường hợp bệnh dại được ghi nhận, nhưng chúng mang một loạt các ký sinh trùng, giun tròn, giun tròn, và bọ chét. | 1 | null |
Chồn hôi sọc hay chồn khoang, tên khoa học Mephitis mephitis, là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1776.
Tìm thấy trên hầu hết lục địa Bắc Mỹ phía bắc của México, nó là một trong những loài động vật có vú nổi tiếng nhất tại Canada và Hoa Kỳ.
Nó có thân màu đen với một dải trắng dọc theo hai bên thân; hai dải nhập vào một khu vực trắng rộng hơn tại gáy. Trán của nó có một sọc trắng hẹp. Tương tự trong kích thước một con mèo nhà. Mẫu vật trưởng thành có thể nặng từ , mặc dù cân nặng trung bình là . Chiều dài đầu-thân (ngoại trừ đuôi) của loài này là . Con đực lớn hơn 10% so với con cái. Đuôi rậm lông dài , và đôi khi có một mũi trắng. Sự hiện diện của nó được cảm nhận đầu tiên bởi mùi của nó. Nó có tuyến hậu môn tiết ra chất hôi khó chịu đặc trưng của các loài chồn hôi khi nó cảm thấy bị đe dọa bởi động vật khác.
Văn hoá.
Flower trong phim "Bambi" | 1 | null |
Lửng hôi Sunda (danh pháp khoa học: "Mydaus javanensis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Desmarest mô tả năm 1820.
Đây là loài bản địa Indonesia và Malaysia. Chúng có thân dài 37–52 cm, nặng từ 1,3-3,6 kg.
Chúng là loài ăn tạp và hoạt động về đêm. Phần động vật trong chế độ ăn của chúng bao gồm các vật không xương sống, trứng, và xác thối rữa. Vào ban đêm, chúng nhổ gốc cây khỏi đất yếu bằng mõm và móng vuốt, tìm kiếm sâu và côn trùng sống trong đất. Ban ngày, chúng ngủ trong hang ngắn dài ít hơn 60 cm, mà chúng có thể hoặc là đào chính mình hoặc cướp từ các động vật khác, chẳng hạn như nhím. | 1 | null |
Lửng hôi đảo Palawan (danh pháp khoa học: "Mydaus marchei") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Huet mô tả năm 1887.
Loài này phân bố ở phía tây Philippines. Loài này tiết ra hóa chất độc mạnh phun ra từ tuyến hậu môn khi bị kẻ thù săn đuổi.
Chúng hoạt động về đêm và ăn chủ yếu là động vật không xương sống, như cua nước ngọt và các loài côn trùng nhỏ, mà chúng đào ra khỏi mặt đất bằng móng vuốt dài. Chúng có khả năng đào bới tốt, và có thể trải qua trong ngày tại các điểm đào bới. Họ có thể đi được quãng đường 2 km để tìm thức ăn, và chúng đánh dấu lãnh thổ bằng mùi hương.Vùng phân ở các đảo Palawan và Busuanga ở Philippines. Kích cỡ 2.5 kg. Ăn giun và những côn trùng khác trong đất. | 1 | null |
Chồn hôi đốm Trung Mỹ (danh pháp khoa học: Spilogale angustifrons) là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Howell mô tả năm 1902. Loài này phân bố từ Costa Rica đến miền nam México. Trong quá khứ loài chồn hôi này đã được coi là một phân loài của Chồn hôi đốm miền đông ("Spilogale putorius").
Loài này phát triển đến chiều dài 34 cm (13 in) với đuôi dài 23 cm (9,1 in) và nặng từ 0,5 đến 1 kg (1.1 và 2.2 lb). Chúng có các tuyến hậu môn dưới đuôi mà tiết ra xạ hương có thể được phun với độ chính xác đáng kể vào loài săn chúng. | 1 | null |
Chồn hôi đốm miền tây (danh pháp khoa học: "Spilogale gracilis") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Merriam mô tả năm 1890.
Loài này được tìm thấy ở miền Tây Hoa Kỳ, miền bắc Mexico, và tây nam British Columbia. Môi trường sống của chúng là rừng hỗn hợp, các khu vực mở, và đất nông nghiệp. | 1 | null |
Chồn hôi đốm lùn ("Spilogale pygmaea") là một loài động vật có vú trong họ Chồn hôi, bộ Ăn thịt. Loài này được Thomas mô tả năm 1897.
Đây là loài đặc hữu México. Loài này sinh sống dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của México. Chúng được tìm thấy trong rừng và bụi trên đất đá. Chúng tránh các khu rừng rậm và đầm lầy. Chúng ở trong hang, nhưng có thể ẩn náu trong cây. | 1 | null |
Mèo đuôi vòng (danh pháp hai phần: "Bassariscus astutus") là một loài động vật có vú trong họ Gấu mèo, bộ Ăn thịt. Loài này được Lichtenstein mô tả năm 1827. Tuy rằng loài này có tên gọi là "mèo" nhưng chúng không thuộc họ mèo mà thuộc họ gấu mèo phân bố tại châu Mỹ. | 1 | null |
Nasua narica là một loài động vật có vú trong họ Gấu mèo Bắc Mỹ, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1766.
Tên gọi địa phương gồm Pizote, Antoon và Tejón. Loài này có trọng lượng khoảng 4–6 kg (8.8–13.2 lb). Tuy nhiên con đực lớn hơn nhiều so với con cái, con cái nhỏ cân nặng 2,5 kg (5,5 lbs) còn con cái lớn cân nặng đến 12,2 kg (27 lbs). Trung bình, tổng chiều dài khoảng 110 cm (43 in), một nửa trong số đó là chiều dài đuôi.
Phạm vi phân bố và môi trường sinh sống.
Loài này sinh sống ở các khu vực rừng (rừng khô và khô) của các nước châu Mỹ. Chúng được tìm thấy ở bất kỳ độ cao từ mực nước biển lên đến , và tận phía bắc đến đông nam tiểu bang Arizona và New Mexico, qua México và Trung Mỹ, tận viễn tây bắc Colombia (vùng vịnh Urabá, gần biên giới Colombia với Panama). Đã có nhiều sự nhầm lẫn đáng kể về giới hạn phạm vi phía nam, nhưng các ghi chép mẫu vật từ phần lớn Colombia (trừ viễn tây bắct) và Ecuador là "tất cả" coati Nam Mỹ. | 1 | null |
Gấu mèo mõm lợn Nam Mỹ (Nasua nasua) là một loài động vật có vú trong họ Gấu mèo Bắc Mỹ, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1766.
Nó được tìm thấy từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam Mỹ. Trong tiếng Bồ Đào Nha Brasil nó được gọi là quati. Trọng lượng ở loài này là và tổng chiều dài là , một nửa trong số đó là chiều dài đuôi. Màu sắc thay đổi cao và các vòng khuyên ở đuôi có thể khá mờ nhạt.
Phân bố.
Loài thú này phân bố rộng rãi ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam Mỹ. Hầu hết phân bố ở vùng đất thấp phía đông của Andes (tại địa phương, nó hiện diện ở độ cao đến ), từ Colombia và The Guianas phía nam đến Uruguay và bắc Argentina (Chile là quốc gia Nam Mỹ duy nhất không có loài này).
Tình trạng của chúng ở phía tây Andes đã gây một số nhầm lẫn, nhưng các mẫu vật ghi nhận từ tây Ecuador, và bắc và tây Colombia là các coati Nam Mỹ. Chỉ có các ghi chép tài liệu với coati mũi trắng ở Nam Mỹ là viễn tây bắc Colombia (vịnh Urabá, khu vực gần biên giới Colombia với Panama). Coati núi nhỏ hoăn chủ yếu được tìm thấy ở độ cao trên độ cao của loài coati Nam Mỹ, nhưng có sự chồng lấn khu vực đáng kể.
Phân loài.
Có 13 phân loài được công nhận: | 1 | null |
Kinkajou (danh pháp hai phần: "Potos flavus") là một loài động vật hữu nhũ thuộc họ họ Gấu mèo, bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1774.
Loài thú này sinh sống trong rừng mưa, là loài duy nhất thuộc chi "Potos". Chúng trông giống chồn sương hoặc khỉ nhưng không liên quan đến hai loài này. Là loài bản địa Trung Mỹ và Nam Mỹ, loài thú sinh sống trên cây này không phải là loài có nguy cơ dù người ta hiếm khi nhìn thấy nó do nó sinh hoạt về đêm. Chúng bị săn bắt để lấy lông và thịt. Loài này được Honduras đưa vào Appendix III của CITES, có nghĩa việc xuất khẩu từ Honduras yêu cầu giấy phép xuất khẩu và xuất khẩu từ các nước khác cần giấy chứng nhận xuất xứ hoặc tái xuất. Chúng có thể sống thọ 40 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Loài thú này cân nặng , thân dài và cộng thêm đuôi dài . | 1 | null |
Gấu mèo ăn cua ("Procyon cancrivorus") là một loài động vật có vú trong họ Gấu mèo Bắc Mỹ, bộ Ăn thịt. Loài này được Georges Cuvier mô tả năm 1798. Đây là loài bản địa khu vực đầm lầy và rừng rậm nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ (bao gồm Trinidad và Tobago). Loài này được tìm thấy từ Costa Rica về phía nam qua hầu hết các khu vực của Nam Mỹ ở phía đông dãy núi Andes xuống tới miền bắc Argentina và Uruguay. Tên gọi gấu mèo ăn cua không có nghĩa chỉ có loài này ăn cua, loài gấu mèo thông thường Bắc Mỹ cũng ăn cua. Gấu mèo ăn cua thường ăn cua, tôm hùm và các loài giáp xác khác, nhưng là một loài ăn tạp và chế độ ăn của chúng cũng bao gồm động vật lưỡng cư nhỏ, trứng rùa, và trái cây. Chiều dài đầu và thân là 41–80 cm, chiều dài đuôi là 20–56 cm (8-22) và chiều cao tính đến vai là khoảng 23 cm. Trọng lượng có thể nằm trong khoảng 2–12 kg, mặc dù trọng lượng chủ yếu là từ 5 đến 7 kg. Thông thường con đực lớn hơn con cái. | 1 | null |
Ngựa vằn Burchell ("Equus quagga burchellii") là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla. Loài này được Gray mô tả năm 1824.
Giống ngựa này là giống ngựa vằn duy nhất được nuôi để tiêu thụ hợp pháp ở Anh.
Đặc điểm.
Giống như đa số các loài ngựa vằn đồng bằng, con đực và con cái có cùng kích thước. Quá trình sinh sản quanh năm được quan sát ở loài này tại vườn quốc gia Etosha, Namibia, kết luận sự bất đồng bộ về mặt thời gian giữa con đực và con cái, có thể giải thích cho việc thiếu lưỡng hình giới tính.
Chúng có sọc trên đầu, cổ và hai hông, và thưa thớt ở dưới các phần của các chân sau đó chuyển từ mờ sang màu trắng. | 1 | null |
Lợn hươu Bắc Sulawesi ("Babyrousa celebensis") là một loài động vật giống lợn nguồn gốc từ miền bắc Sulawesi và gần quần đảo Lembeh tại Indonesia. Nó có hai cặp ngà lớn gồm những răng nanh lớn mở rộng. Răng nanh trên xuyên qua đầu mõm, uốn cong về phía trán. Lợn hươu Bắc Sulawesi bị đe dọa bởi nạn săn bắn và phá rừng.
Phân loại.
Cùng với các thành viên khác của chi Babyrousa, loài lợn huơu Bắc Sulawesi thường được xem là một phân loài của loài Babyrousa babyrussa phổ biến, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có thể có một số loài khác nhau dựa trên cơ sở địa lý, kích thước cơ thể, lượng lông trên cơ thể, và hình dạng của răng nanh trên của con đực. Sau khi chia tay, "đúng" Babyrousa babyrussa được giới hạn ở Buru và quần đảo Sula.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng loài này là một phần của họ lợn, và là một trong những thành viên sống lâu nhất trong họ, đại diện cho một phân họ, Babyrousinae, phân nhánh ra khỏi chi nhánh của gia đình lợn (phân họ Phacochoerini) trong Oligocene hoặc sớm Miocen.
Mô tả.
Lợn hươu Bắc Sulawesi có chiều dài đầu và thân 85–110 cm (33–43 in) và nặng tới 100 kg (220 lb). Nó hầu như không có lông (dễ dàng để lộ làn da màu xám của nó), và đuôi cũng gần như không có lông. Ở con đực, răng nanh trên tương đối dài và dày cong mạnh. Răng nanh trên có thể phát triển về phía sau cho đến khi chúng xuyên vào hộp sọ của lợn hươu đực.
Ở con cái, răng nanh ngắn hơn và thường không nhô ra. | 1 | null |
Lợn rừng lớn (danh pháp hai phần: Hylochoerus meinertzhageni) là một loài lợn thuộc họ Suidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Thomas mô tả năm 1904.
Danh pháp cụ thể đặt tên theo Richard Meinertzhagen, đã bắn mẫu vật điển hình ở Kenya và đã vận chuyển nó đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh.
Miêu tả.
Lợn rừng lớn, tính trung bình, các loài còn sống lớn nhất của các loài thuộc họ Lợn. Cá thể trưởng thành có thể dài không tính đuôi 1,3-2,1 m, với đuôi dài thêm 25–45 cm. Lợn trưởng thành có chiều cao khi đứng tính đến vai 0,75-1,1 m, và có thể nặng 100–275 kg (220-606 lb).
Lợn cái có nhỏ hơn so với lợn đực. Lợn cái cân nặng trung bình khoảng 167 kg (368 lb), còn lợn đực có cân nặng trung bình 210 kg
Phân bố.
Lợn rừng khổng lớn hiện diện ở phía Tây và Trung Phi, nơi chúng phần lớn hạn chế trong các khu rừng Guinea và Congo. Chúng cũng hiện diện tại nhiều địa phương ở vùng cao nguyên ẩm của dãy núi Rwenzori và ca về phía đông đến núi Kenya và Tây Ethiopia. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong khảm rừng-đồng cỏ, nhưng cũng có thể được nhìn thấy trong môi trường sống hoang mạc và subalpine rừng ở độ cao 3.800 m (12.500 ft). Chúng không thể chịu đựng với độ ẩm thấp hoặc tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời, kết quả là chúng vắng mặt từ các khu vực khô cằn và môi trường sống không có độ che phủ dày đặc. | 1 | null |
Lợn bướu sa mạc ("Phacochoerus aethiopicus") là một loài động vật có vú trong họ Suidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Pallas mô tả năm 1766. Nó được tìm thấy ở bắc Kenya, Somalia, và có lẽ có ở Djibouti, Eritrea và Ethiopia. Đây là phạm vi sinh sống của phân loài Phacochoerus aethiopicus delamerei (tên tiếng Anh: "lợn bướu Somali"). Một phân loài khác được gọi là lợn bướu Cape ("P. a. aethiopicus"), đã tuyệt chủng khoảng năm 1865, nhưng phân loài thứ hai này đã từng sinh sống ở Nam Phi. | 1 | null |
Lợn lông rậm (danh pháp khoa học: "Potamochoerus larvatus") là một loài động vật có vú trong họ Lợn, bộ Artiodactyla. Loài này được F. Cuvier mô tả năm 1822.
Lợn lông đỏ sinh sống trong rừng, thực vật rừng, ven sông và vùng cây lau lách ở Đông và Nam châu Phi. Có thể có quần thể nhập nội ở Madagascar và Comoros quần đảo. Loài lợn này hoạt động chủ yếu về đêm. Lợn lông rậm trưởng thành cao đến vai và cân nặng . Chúng trông giống như lợn nhà. Màu sắc của chúng từ nâu đỏ đến nâu tối và trở nên tối hơn khi chúng già đi.
Có một số phân loài: | 1 | null |
Lợn lông đỏ ("Potamochoerus porcus") là một thành viên trong họ Lợn, sống ở châu Phi, cư ngụ chủ yếu trong rừng mưa Guinea và Congo. Loài này hiếm khi bước chân khỏi rừng mưa, và ưa sống nơi gần sông hay đầm.
Mô tả.
Lợn lông đỏ có bộ lông màu cam hay nâu hung đỏ nổi bật, cẳng chân đen và sọc trắng chạy dọc sống lưng. Con trưởng thành có quầng trắng quanh mắt; mõm và phần mặt còn lại mang màu đen tương phản. Lông trên hàm và sườn dài hơn phần còn lại, con đực đặc biệt có ria dài. Khác các loài lợn bản địa châu Phi khác, loài này toàn thân phủ lông.
Con trưởng thành nặng , cao khi đứng, dài . Đuôi dài với một túm lông đen ở chóp đuôi. Tai dài, hẹp, có một túm lông đen trắng mà có lúc đạt tận . Con đực to hơn con cái một chút và có u lồi hình nón hai bên mõm cùng răng nanh nhỏ, sắc. Những u lồi này có lẽ dùng để bảo vệ gân mặt khi con đực đánh nhau.
Lợn lông đỏ có công thức răng hay , giống của lợn rừng. Cả hai giới có tuyến xạ gần mắt và trên chân; con đực có thêm tuyến xạ gần răng nanh làm trên và trên dương vật. Con cái có sáu núm vú. | 1 | null |
Lợn hoang đảo Visayas "(Sus cebifrons)" là một loài động vật có vú trong họ Suidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Heude mô tả năm 1888.
Đây là loài đặc hữu của hai quần đảo Visayan ở miền Trung Philippines, và do bị đe dọa mất môi trường sống, tình trạng thiếu thức ăn, và nạn săn bắn - đó là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng loài lợn Visayan nằm trong nhóm loài nguy cấp. Do số lượng nhỏ loài lợn Visayan còn lại trong tự nhiên, người ta ít biết về hành vi hoặc đặc điểm của chúng bên ngoài tự nhiên mà chỉ từ những cá thể nuôi nhốt. | 1 | null |
Lợn hoang đảo Celebes "(Sus celebensis)" là một loài động vật có vú trong họ Suidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Müller & Schlegel mô tả năm 1843.
Loài lợn này sinh sống ở Sulawesi ở Indonesia. Chúng sinh sống trong hầu hết các môi trường sống và có thể sống ở độ cao tới 2.500 m (8.000 ft). Nó đã được thuần hóa và giới thiệu đến một số đảo khác ở Indonesia. | 1 | null |
Lợn hoang đảo Java "(Sus verrucosus)" là một loài động vật có vú trong họ Suidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Boie mô tả năm 1832. Sus verrucosus (Sus blouchi) còn gọi là lợn bướu sinh sống duy nhất trên hòn đảo Bawean rộng 192 km² thuộc vùng biển Java. Được biết đây là giống lợn xấu và hiếm nhất hành tinh.
Quần thể lợn bướu trên đảo Bawean còn chưa tới 250 con, thuộc nhóm những động vật đang gặp nguy hiểm. Đặc trưng của lợn đực là có ba cặp bướu lớn ở mỗi bên mặt, có những nhúm lông lớn màu vàng nhạt mọc ra quanh đầu; lợn cái có một dải lông màu vàng chạy dọc phần bụng. Lợn chủ yếu hoạt động về đêm, thường kiếm ăn ở những khu rừng có người sinh sống. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.