text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Dưới đây là danh sách câu lạc bộ bóng đá ở Việt Nam tham gia vào các giải đấu và hạng đấu trong hệ thống chuyên nghiệp và bán chuyên do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức, gồm 4 cấp bậc cho nam (Vô địch Quốc gia, Hạng Nhất Quốc gia, Hạng Nhì Quốc gia, Hạng Ba Quốc gia) và 1 cấp bậc cho nữ (Vô địch Quốc gia). "Lưu ý:" Tên của tất cả các câu lạc bộ trong bài được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, không phụ thuộc vào thứ hạng cũng như trình độ của các câu lạc bộ. Cơ cấu hạng đấu. Các hạng đấu được cập nhật chính xác cho tới mùa giải 2023–24, được sắp xếp theo cấp bậc giảm dần từ 1 đến 4 cho nam và 1 cấp bậc duy nhất cho nữ. Quá khứ. Danh sách dưới đây bao gồm câu lạc bộ hiện không còn thi đấu tại các hạng đấu chính thức, đã giải thể, đổi tên hoặc được kế thừa bởi câu lạc bộ khác.
1
null
Trận Senlis, tại Oise, là một trận đánh quan trọng giữa cuộc Đại rút lui của liên quân Pháp - Anh và trận sông Marne lần thứ nhất trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra vào ngày 2 tháng 9 năm 1914. Quân đội Đức đã đánh chiếm được thị trấn Senlis từ tay Pháp. Trận chiến này, bùng nổ trước ngưỡng cửa của Île-de-France, đã thể hiện những sự tàn phá và tội ác chiến tranh vốn đang thịnh hành trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà hiếm người biết đến. Hệ quả của trận đánh. Lực lượng Pháp, với bất lợi về mặt quân số và thiết bị, đã thể hiện sự bền bỉ của họ trong trận đánh. Tình hình chiến cuộc cho thấy là quân đội Pháp vẫn triệt thoái trong trật tự, tuy vậy Pháp không thể ngăn chặn được sức tấn công mãnh liệt của quân đội Đức, vốn đang tiến như vũ bão về Paris.
1
null
Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa () là danh hiệu nhà nước Liên Xô, đồng thời là danh hiệu cao nhất cho lĩnh vực lao động từ năm 1938 đến năm 1991. Lịch sử. Danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa và Quy chế về danh hiệu được thành lập theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 27 tháng 12 năm 1938 "Về việc xác lập danh hiệu cao nhất - danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa". Trước đây đã có danh hiệu Anh hùng Lao động (Герой Труда). Nội dung Quy chế có đoạn: "Danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa là danh hiệu cao nhất trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, văn hóa và được trao tặng cho những cá nhân có hoạt động sáng tạo đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực công, nông nghiệp, giao thông, thương mại, khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật, đã đóng góp công lao đặc biệt cho nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học quốc gia, phát triển sức mạnh và vinh quang của Liên Xô". Theo Quy chế, Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa được tặng thưởng thêm Huân chương Lenin và bằng khen của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô. Một năm sau khi danh hiệu được thành lập, danh hiệu được trao lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 12 năm 1939, danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa được trao cho Stalin để vinh danh sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông và "vì những công lao đặc biệt trong việc tổ chức Đảng Bolshevik, tạo thành nhà nước Xô viết, xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trong Liên bang Xô viết". Sau đó, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô ngày 22 tháng 5 năm 1940 "Về huân chương bổ sung cho Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa", một huân chương đặc biệt đã được thành lập - huân chương vàng "Búa liềm" (Медаль «Серп и Молот»). Ban đầu, không phong tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa và tặng thưởng huân chương "Búa liềm" lần thứ hai cho một chiến công lao động đặc biệt nữa. Trong Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 3 tháng 3 năm 1949 lần đầu tiên đã quy định có thể trao tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa - những người tiên phong về nông nghiệp huân chương vàng "Búa liềm" thứ hai. Nghị định này quy định việc xây dựng tượng bán thân bằng đồng nếu được trao tặng huân chương "Búa liềm" hai lần nhằm mục đích vinh danh các Anh hùng trên quê hương của họ. Ngoài ra, hai lần trao huân chương vàng cũng được trao cho Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa, những người hoạt động trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân. Huân chương Lenin ban đầu được trao tặng không quá một lần, chỉ trao tặng kèm duy nhất khi danh hiệu được trao lần đầu. Sau đó, Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô đã ban hành nghị quyết vào ngày 6 tháng 9 năm 1967, thiết lập một số đặc quyền dành cho Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa, Anh hùng Liên Xô và người có cả ba Huân chương Quang Vinh (Орден Славы). Danh sách trợ cấp được mở rộng đến kỷ niệm 30 năm ngày Chiến thắng theo Nghị định ngày 30 tháng 4 năm 1975 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, được pháp luật Liên bang Nga công nhận, mặc dù danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa đã bị bãi bỏ. Nghị định ngày 14 tháng 5 năm 1973, phê chuẩn Quy định về danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa phiên bản mới. Quy chế xác định “Danh hiệu Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa là danh hiệu cấp cao nhất đối với công lao trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, văn hóa xã hội” và “được tặng cho những người có thành tích anh hùng lao động, có hoạt động sáng tạo đặc biệt xuất sắc, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, góp phần vào sự đi lên của kinh tế, khoa học, văn hóa, sự lớn mạnh và vinh quang của Liên Xô". Ngoài ra bãi bỏ việc hạn chế về số lần trao tặng lặp lại với huân chương "Búa liềm", tồn tại từ năm 1940 (không quá ba lần). Quy chế đã đưa ra thủ tục trao tặng Huân chương Lenin vào mỗi lần trao tặng Huân chương "Búa liềm". Quy chế cũng khẳng định nếu một cá nhân là Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa đồng thời là Anh hùng Liên Xô, thì tượng bán thân bằng đồng cũng được xây dựng trên quê hương cá nhân đó, tương đương cá nhân đó nhận hai lần danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, Quy chế đã phê duyệt danh sách các phúc lợi được thiết lập trước đó. Theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô ngày 22 tháng 8 năm 1988 "Về việc cải tiến thủ tục xét tặng các giải thưởng Nhà nước của Liên Xô", việc tặng thưởng nhiều lần huân chương "Búa liềm" đã bị dừng lại. Anh hùng Liên Xô, cũng là Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa, theo yêu cầu của các cơ quan chính phủ và tổ chức công có thể dựng tượng bán thân bằng đồng. Do đó chưa có bức tượng bán thân bằng đồng được dựng lên. Ba năm sau, năm 1991, danh hiệu này bị bãi bỏ cùng với hệ thống giải thưởng của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa còn sống - công dân của Nga được trả khoản tiền mặt hàng tháng, từ ngày 1 tháng 4 năm 2014 lên tới 36,930 rúp 55 kopecks. Thống kê. Tổng cộng 20,747 lượt phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, 89 người đã bị tước danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa vì nhiều lý do khác nhau, và 45 người bị hủy bỏ các nghị định phong tặng danh hiệu do không có cơ sở, 3 người bị tước huân chương "Búa liềm" lần hai, tức là đã được phong tặng hai lần danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa, nay chỉ còn một danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa. Như vậy, số Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa cuối cùng là 20,613 người, gồm 201 người nhận hai lần và 15 người nhận ba lần. Ít nhất 20 người đã được truy tặng sau khi qua đời. Dữ liệu thống kê chi tiết cho toàn bộ lịch sử trao tặng danh hiệu không được kiến lập, nhưng vào năm 1988, dữ liệu tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1988 đã được công bố (dựa trên tổng số 20,370 danh hiệu, có tính đến thời điểm sau đó ít hơn 400 giải thưởng đã được thực hiện, số liệu sau khá đầy đủ và khách quan): Cá nhân nổi bật. Danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên được trao cho Stalin theo nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1939. Năm 1945, ông cũng được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, nhưng Stalin cho rằng mình không xứng đáng với danh hiệu này nên ông không bao giờ đeo huân chương Sao vàng, trong khi huân chương "Búa liềm" được ông đeo thường xuyên. Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa thứ hai là Vasily Degtyaryov trên cơ sở Nghị định ngày 2 tháng 1 năm 1940, người thứ ba được trao là Fedor Tokarev (Nghị quyết ngày 28 tháng 10 năm 1940). Nghị quyết ngày 28 tháng 10 năm 1940 cũng trao danh hiệu cho Nikolai Polikarpov, Boris Shpitalny, Vasiliy Grabin, Aleksandr Yakovlev, Alexander Mikulin, Vladimir Klimov, Ilya Ivanov, Mikhail Krupchatnikov. Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa thứ 12 là Sergey Chaplygin (Nghị quyết ngày 1 tháng 2 năm 1941). Người thứ 13 là Andrey Kostikov. Từ năm 1949, danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa được nhiều lần trao. Trong cả lịch sử Liên Xô có 16 người nhận vinh dự được 3 lần nhận danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa: Ba lần Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Andrey Sakharov đã bị tước danh hiệu này và cả ba huân chương Búa Liềm vì các hành động chống Liên Xô của mình bằng Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 8 tháng 1 năm 1980. Sau đó, trong quá trình perestroika, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thông báo cho Sakharov đã chuẩn bị nghị quyết về việc khôi phục tất cả các danh hiệu cho ông. Tuy nhiên, đáp lại, Sakharov nói rằng ông sẽ chỉ nhận danh hiệu sau khi tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do tại Liên Xô. Kết quả là ông không bao giờ được khôi phục danh hiệu. Có 201 người nhận vinh dự được hai lần Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa, ngoài ra 3 Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa bị tước lần thứ hai, 1 người bị tước cả hai huân chương Búa liềm. Có 11 Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa cũng là Anh hùng Liên Xô: Nhà thiết kế vũ khí Mikhail Timofeyevich Kalashnikov có hai lần Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa (1958, 1976) và Anh hùng Liên bang Nga (2009). Có 8 Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa được trao huân chương Quang vinh cả ba hạng: Có 1 Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa được trao Huân chương Lao động Vinh quang: Có 2 Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa sau được trao danh hiệu Anh hùng Lao động Liên bang Nga: Người cuối cùng trong lịch sử Liên Xô được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa là ca sĩ opera người Kazakhstan Bibigul Tulegenova, được trao tặng theo Nghị quyết Tổng thống Liên Xô vào ngày 21 tháng 12 năm 1991. Sự kiện bên lề. Năm 1938-1939, kiến ​​trúc sư Miron Ivanovich Merzhanov là tác giả của Huân chương Búa liềm. Ông cũng là tác giả của Huân chương Sao vàng trao tặng cho danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ngày 30 tháng 9 năm 1943, Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ra nghị quyết phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa cho các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Liên Xô, Lavrentiy Beria, Georgy Malenkov, Anastas Mikoyan và Vyacheslav Molotov; đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Đảng và Nhà nước được trao tặng sau khi trao tặng Stalin. Ngày 5 tháng 11 năm 1943, Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ra nghị quyết phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa cho đông đảo công nhân lao động bình thường. Trong số 127 người được phong tặng lần đầu tiên có phụ nữ trao - Antonina Nikolaevna Aleksandrova, Anna Petrovna Zharkova, Elena Mironovna Chukhnyuk. Cũng là lần đầu tiên, sáu người được truy tặng danh hiệu. Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa cho 170 người. Tên của các Anh hùng trong chiến tranh (cũng như thời kỳ trước chiến tranh) được lưu danh bất tử trên hai cột đá hoa cương trong Phòng Danh tiếng của Bảo tàng Trung ương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - tổng cộng có 220 tên Anh hùng. Năm 1947-1958, 8395 người được phong Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa. Hầu hết trong số họ (7494 người) là công nhân nông trường. Không giống như danh hiệu Anh hùng Liên Xô, danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa chỉ được trao cho các công dân của Liên Xô. Một ngoại lệ là nhà vật lý hạt nhân người Đức Nikolaus Riehl. Tương tự như Liên Xô, các danh hiệu tương tự đã được thiết lập ở hầu hết các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa: Sau khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết các quốc gia hậu Xô viết không có hệ thống khen thưởng thay thế. Năm 1998, danh hiệu Anh hùng Ukraine được thiết lập tại Ukraine với việc trao tặng kèm Huân chương Sao Vàng (vì đã có một hành động anh hùng) hoặc Huân chương của Nhà nước (vì thành tích lao động). Năm 2008, danh hiệu Anh hùng Lao động Kazakhstan được thiết lập, và năm 2013 danh hiệu Anh hùng Lao động Liên bang Nga.
1
null
Tiếng Dao hay tiếng Miền là ngôn ngữ của người Dao, một dân tộc có vùng cư trú truyền thống ở nam Trung Quốc, Lào, bắc Việt Nam, bắc Thái Lan. Một số nhóm người Dao sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm H'Mông. Một số người Dao di cư tới Hoa Kỳ. Phân loại. Cùng với tiếng H'mông, tiếng Dao là một trong những nhánh sơ khởi của ngữ hệ H'Mông–Miền (xem Ngữ tộc Miền). Martha Ratliff (2010:3) đề xuất phân loại như sau:
1
null
Danh hiệu Anh hùng Cộng hòa Cuba (tiếng Tây Ban Nha: "Héroe de la República de Cuba") là một giải thưởng ghi nhận những chiến công anh hùng cho nhà nước Cuba. Danh hiệu này chỉ được trao cho một số người trong đó có Arnaldo Tamayo Méndez, Juan Almeida Bosque, Leonid Brezhnev và Cuban Five.
1
null
Louis Gonzaga (còn gọi là "Alôsiô Gonzaga", tiếng Ý: "Luigi Gonzaga", tiếng Tây Ban Nha: "Luis de Gonzaga"; 9 tháng 3, 1568 - 21 tháng 6, 1591) là một thánh Công giáo Rôma và là một tu sĩ Dòng Tên. Ông qua đời khi còn là một sinh viên Đại học Roma vì đã xả thân chăm sóc các bệnh nhân trong một trận dịch lớn. Tiểu sử. Louis Gonzaga sinh ngày 9 tháng 3 năm 1568, là trưởng nam của bá tước Ferdinand xứ Castiglione, thuộc Nhà Gonzaga - một dòng tộc danh tiếng ở miền bắc nước Ý. Vì thế, ngay từ nhỏ, gia đình đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào Louis. Khi bốn tuổi, Louis đã bắt đầu cùng cha sống trong quân ngũ để học hỏi binh nghiệp. Năm 1577, Louis và em trai Rudolpho được gởi đến cung điện hầu tước Francesco de’Medici ở Firenze Florence để học hỏi lễ nghi của lối sống vọng tộc. Tại đó, Louis được cảm nghiệm mặt trái của lối sống xa hoa này, đó là nơi mà người ta luôn âm mưu và sẵn sàng loại bỏ, triệt hạ lẫn nhau. Louis đã khấn giữ mình trước ảnh Đức Mẹ truyền tin tại nhà nguyện Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ. Louis sống rất nhiệm nhặt, không bao giờ nhìn đến tranh ảnh người nữ (ngoại trừ hình ảnh về Đức Mẹ Maria), tránh xa mọi dịp có thể làm cớ cho ông vấp phạm về sự trong sạch. Chẳng bao lâu sau, ông trở về Castiglione, và quyết định đi tu. Ông thường quỳ đọc kinh nhật tụng Đức Mẹ, các Thánh Vịnh sám hối, và những kinh nguyện khác. Bá tước Ferdinand được đặt làm quan thị vệ của vua Tây Ban Nha, Louis trở thành thị đồng của hoàng tử. Louis nhiệt tình phục vụ hoàng tử Diego, nhưng dù sống tại triều đình ông vẫn tìm cách sống như trong tu viện. Chính cái chết của hoàng tử Diego dẫn Louis tới quyết định dứt khoát từ bỏ thế gian để gia nhập Dòng Tên nhưng bá tước Ferdinand không đồng ý, và bắt Louis vào làm việc lại ở trong triều đình. Louis buộc lòng vâng lời cha, song lúc nào có dịp thì ông vẫn nài nỉ xin vào nhà dòng. Phải đến ba năm, tức năm 18 tuổi, Louis nhượng quyền thừa kế cho em trai và bước vào đời sống tu trì. Sau đó hai năm thì ông được gia nhập hàng giáo sĩ. Ông luôn tỏ ra là một tu sĩ gương mẫu và thánh thiện. Mọi người đều nhìn nhận là một gương sáng hãm mình trong sạch.
1
null
Ludwig I của Bayern, (tiếng Đức: "Ludwig I. von Bayern"; 25 tháng 8 năm 1786 tại Straßburg; 29 tháng 2 năm 1868 tại Nice) là công tước Đức từ dòng họ nhà Wittelsbach. Ông nối ngôi cha, Maximilian I, khi ông này băng hà vào năm 1825 và từ bỏ ngai vàng vào năm Cách mạng 1848 nhường quyền cho con ông Maximilian II. Thái tử. Ludwig I, được rửa tội với cái tên là Ludwig Karl August, là con của vua Maximilian I và công chúa Auguste Wilhelmine Marie xứ Hessen-Darmstadt. Cha đỡ đầu ông là vua Louis XVI của Pháp. Ông là chú của công chúa Elisabeth của Bayern và sau này là Hoàng hậu của Áo cũng như là của Hungary. Ludwig I, từ lúc mới sanh ra đã bị khiếm thính, được giáo dục kể từ 1797 theo lối tôn giáo bởi linh mục Joseph Anton Sambuga.<br> Ông đã học với giáo sư Johann Michael Sailer tại đại học Landshut và kế tiếp là đại học Göttingen. Ngoài lịch sử Cổ điển ông còn học chủ yếu là văn chương Pháp, Ý, và Tây Ban Nha, sau này ông còn học thêm cả tiếng Nga.<br> Vào ngày 12 tháng 10 năm 1810 ông lúc đó còn là thái tử của Bayern làm lễ thành hôn với công chúa Therese von Sachsen-Hildburghausen (Prinzenhochzeit). Từ đó cũng bắt đầu truyền thống Oktoberfest tại München. Nơi tổ chức được đặt tên theo bà công chúa là Theresienwiese. Hai người có chín người con Maximilian (* 1811, sau này là vua của Bayern), Mathilde (* 1813), Otto (* 1815, sau này là vua của Hy Lạp), Theodolinde (* 1816), Luitpold (*1821, sau này là nhiếp chính vương của Bayern), Adelgunde (* 1823), Hildegard (* 1825), Alexandra (* 1826, sau này đứng đầu nữ tu viện München St. Anna) và Adalbert (* 1828).<br> Cuộc hôn nhân với bà Therese không làm cho Ludwig thôi không ngắm nghía tới các người phụ nữ khác. Ông làm quen với bà Marianna Marquesa Florenzi (1802-1870) vào năm 1821 ở Rom. Có thể là người con trai của bà, Ludovico († 1896), mà chồng bà Marianna, Ettore Marquese Florenzi, đứng tên là cha, là một người con không chính thức của dòng họ Wittelbach. Marianna và Ludwig gặp mặt nhau ít nhất là 30 lần, bà đã viết cho ông khoảng 3000 lá thư, và nhận được lại khoảng 1500 lá của ông. Ngay từ Đại hội Viên vào năm 1815 ông đã theo đuổi hướng chính trị quốc gia Đức. Từ năm 1816 cho tới 1825 lúc còn là thái tử ông cư ngụ tại Würzburg. Ngoài ra ông đã đi sang Ý nhiều lần và đã mua tại Rom cái villa Malta. Năm 1817 Ludwig đóng phần quan trọng trong việc hạ bệ bộ trưởng Montgelas. Khi cha ông trở về từ Viên, ông đã đưa cho ngài một lá thư, trong đó ông ta đòi phải sa thải ông bộ trưởng. Ý muốn của thái tử đã được chấp nhận vào ngày 2 tháng 2 năm 1817. Ludwig cũng ủng hộ thật rộng rãi cuộc chiến đấu đòi tự do của Hy Lạp, bằng cách cho mượn trong cuộc chiến đấu giải phóng một số tiền là 1,5 triệu Gulden từ tiền túi riêng của mình. Cũng chính vì vậy mà người con còn trẻ của ông, Otto, sau này được bầu làm vua của Hy Lạp. Lên ngôi. Sau khi vua cha, Maximilian I của Bayern, băng hà vào ngày 13 tháng 10 năm 1825, Ludwig được phong làm vua của Bayern. Để cho những phần lãnh thổ mới của Bayern dễ hội nhập, vào năm 1837 ông đổi danh vị của mình, và tự gọi mình Vua của Bayern, Công tước của Franken, công tước của Schwaben, hầu tước vùng sông Rhein. Với những chức tước như công tước, hầu tước chỉ là những tước vị đặt thêm ra, bởi vì theo luật quốc gia mới của Bayern, cũng như luật của liên bang Đức người ta chỉ biết tới vua của Bayern. Tuy nhiên với những chức hiệu này vua Ludwig I muốn cho thấy tính chính danh quyền hạn của ông đối với tất cả mọi phần đất trong nước. Cầm quyền. Vào thời đầu của chính sách đổi mới Ludwig điều hành với nền chính trị cấp tiến ôn hòa, đặt căn bản trên nền hiến pháp 1828. Một tháng rưỡi sau khi lên ngôi ông hủy bỏ kiểm duyệt báo chí. Năm 1826 ông chuyển đại học LMU (Ludwig-Maximilians-Universität) từ Landshut về München. Theo sáng kiến của ông vào năm 1829 Liên minh quan thuế Nam Đức (Süddeutsche Zollverein) được hình thành sau nhiều năm điều đình. Tuy nhiên nhiều dự luật của ông không qua được khỏi quốc hội, thí dụ như dự định, tước hiệu quý tộc chỉ người con trai đầu mới được thừa hưởng.<br> Năm 1830 tu viện Metten được cư ngụ trở lại, từ đó 75 tu viện mới được thành lập, Ludwig bắt đầu chính sách tôn giáo đổi mới. Sau cuộc cách mạng tháng 7 năm 1830 tại Paris và phong trào cách mạng lan rộng ra những nước Âu châu khác, đường lối chính trị của Ludwig càng ngày càng có khuynh hướng phản động. Ông cho bắt đầu lại quy chế kiểm diệt và như vậy hủy bỏ tự do báo chí. Lễ hội Hambach vào năm 1832 ở vùng Pfalz tại lâu đài Hambach gần Neustadt an der Weinstraße có nguồn gốc từ sự không hài lòng của người dân tại vùng Pfalz đối với chính quyền Bayern. Vào ngày 27 tháng 5 năm 1832 tại Gaibach nhân ngày hiến pháp cũng có những lời chỉ trích chính quyền của vua Ludwig.<br> Liên quan đến những bất mãn vào tháng 5 năm 1832 142 vụ án chính trị được thi hành. 7 người bị kết tội xử tử được Ludwig giảm án xuống tù chung thân. Trong thời gian ông cầm quyền có đến cả ngàn vụ án chính trị. Ludwig kiểm duyệt báo chí chặt chẽ và như vậy đã khiêu khích các phần tử đối lập trong quần chúng.<br> Năm 1832 người con trai thứ hai của ông Otto trở thành vua Hy Lạp Othon I của Hy Lạp. Năm 1834 Ludwig gia nhập Liên minh quan thuế Đức (Deutscher Zollverein).<br> Dưới thời Ludwig, Bayern bắt đầu xây hệ thống xe lửa. Năm 1843 khoảng đường xe lửa đầu tiên đường xe lửa Ludwig Nam-Bắc (Ludwig-Süd-Nord-Bahn) được đặt theo tên ông. Ở Rheinpfalz cùng năm đó ông cho lập thành phố Ludwigshafen am Rhein (cũng được đặt theo tên ông).<br> Tháng 3 năm 1844 giá bánh mì đã tăng và do đó bia cũng tăng theo gây khích động quần chúng (được gọi là cách mạng bia München (Münchner Bierrevolution)). Từ ngôi vua và băng hà. 1846, vũ nữ người Ireland Lola Montez tới München và trở thành người tình của vua. Bà được một ngôi biệt thự lộng lẫy tại Barer Straße ở München, một chức tước quý tộc (Gräfin von Landsfeld) và được Ludwig trợ giúp về tiền bạc. Tuy nhiên ông chỉ có thể cho bà vào quốc tịch sau khi bộ trưởng Karl von Abel từ chức. Montez, được nhà vua tới thăm hàng ngày, gia nhập một hội sinh viên. Khi vì cô ta mà xảy ra xáo động trong đại học, nhà vua vào ngày 9. tháng 2 năm 1848 ra lệnh đóng cửa đại học lập tức. Việc này gây ra những cuộc phản đối, buộc Ludwig phải cho mở cửa đại học và cho đuổi Montez ra khỏi thành phố. Mặc dù vậy, người dân vào ngày 4 tháng 3 năm 1848 tràn vào Zeughaus. Với vũ khí được cất ở đó, họ tiến tới cung điện, nhưng đã được em Ludwig Karl khuyên nhủ giải tán một cách yên bình. Ngày 16 tháng 3 năm 1848 lại có nhiều xáo động, vì Montez trở lại München mặc dù bị cấm. Ludwig phải cho cảnh sát lùng kiếm cô, làm cho ông mất đi nhiều thể diện. Ngày 20 tháng 3 năm 1848, Ludwig I tình nguyện từ bỏ ngôi vua, giao quyền lại cho con trai cả Maximilian II. Ông vẫn còn sống tiếp 20 năm và chết vào ngày 29 tháng 2 năm 1868 lúc 81 tuổi ở Nizza trong một biệt thự, ông mướn ở tránh mùa đông. Ông được chôn ở nhà thờ St. Bonifaz ở München. Trái tim của ông được chôn riêng ở Gnadenkapelle von Altötting.
1
null
Khoa Quốc tế Pháp ngữ (viết tắt là IFI từ tên tiếng Pháp International Francophone Institute) hoặc còn gọi là Viện Quốc tế Pháp ngữ, là một trường học đào tạo về khoa học máy tính ở Việt Nam. Nó được sáng lập và tài trợ bởi Tổ chức hợp tác Đại học khối Pháp ngữ (AUF, viết tắt của "Agence universitaire de la Francophonie" trong tiếng Pháp, tiếng Anh là "Association of Universities of the Francophonie") vào năm 1995 theo yêu cầu từ chính phủ Việt Nam trong việc đào tạo các kỹ sư cấp cao và các giáo sư đại học về ngành khoa học máy tính cho Việt Nam. Các nước và các vùng/lãnh thổ tài trợ dự án là Bỉ-Wallonia, Canada-Québec, Pháp, Thụy Sĩ và Luxembourg. IFI tuyển dụng các sinh viên của mình tại Việt Nam và các nước nói tiếng Pháp khác. Hàng năm, các giảng viên quốc tế (từ các nước Pháp, Bỉ, Canađa, Môn-đa-vi, Việt Nam...) là giáo sư tại các trường đại học thành viên của AUF (như ENST Paris, Université catholique de Louvain, UQAM...) đến IFI để giảng dạy. Tất cả các khóa học được sử dụng tiếng Pháp, sinh viên được học thêm một ngoại Ngữ là tiếng Anh. Học phí được miến 100%, ngoài ra sinh viên còn có thể nhận thêm học bổng. Thông thường, kỳ thực tập tốt nghiệp của các học viên sẽ diễn ra ở nước ngoài (Châu Âu hoặc Canada) tại các doanh nghiệp lớn hoặc các phòng nghiên cứu mũi nhọn. Các học viên thường học ở đây sau đó làm luận án tiến sĩ (PhD). 70 % sinh viên các khóa cuối của IFI đã đăng ký tiếp tục làm nghiên cứu sinh. IFI là một trong những trường đào tạo về khoa học máy tính uy tín nhất Việt Nam, 1/3 các học viên tốt nghiệp từ trường này tiếp tục nghiên cứu tiến sĩ tại các trường đại học quốc tế, nhiều người trở thành các giáo sư hoặc là người sáng lập của công ty phần mềm ở Việt Nam. Thành lập và phát triển. Năm 1997, Viện Tin học Pháp ngữ (Institut de la Francophonie pour l'Informatique) được thành lập. Năm 2006, Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (Pôle Universitaire Français à Hanoi) được thành lập. Năm 2014, Viện Tin học Pháp ngữ tiếp nhận Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội và đổi tên thành Viện Quốc tế Pháp ngữ (International Francophone Institute). Chương trình đào tạo. - Khóa học theo học trình bao gồm 120 tín chỉ (ECTS) theo chuẩn châu Âu về Đào tạo Đại học-Thạc sĩ-Tiến sĩ
1
null
Học viện và viện hàn lâm đều có nghĩa là "academy" trong tiếng Anh (hay Ἀκαδημία trong tiếng Hy Lạp). "Academy" chỉ một cơ sở nghiên cứu và đào tạo (theo nghĩa như "học viện" trong tiếng Việt), hoặc một tổ chức nhằm thúc đẩy nghệ thuật, khoa học, văn chương, âm nhạc, hay một lĩnh vực văn hóa hay tri thức nào đó (thường gọi là "viện hàn lâm"). Tên gọi "academy" có nguồn gốc từ trường dạy triết học của triết gia Platon, thành lập vào khoảng năm 385 trước Tây lịch ở Akademia, đền thờ thần Athena (nữ thần của sự thông thái và sự khéo léo), nằm phía bắc Athens, Hy Lạp. Trong tiếng Việt, "viện" có nghĩa là "nơi", "sở". Từ "academy" (học viện) còn được dùng trong tên gọi các trường tiểu học và trung học (như nhiều trường ở Scotland, một số trường ở Anh và Hoa Kỳ); và trong tên gọi các trường dạy nghề mang tính chất thương mại, như trường dạy múa hay khiêu vũ, trường dạy hớt tóc, trang điểm, v.v... Trong tiếng Pháp, "académie" còn có nghĩa là học khu, một đơn vị quản lý hành chánh về giáo dục. Học viện và viện hàn lâm ở Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, học viện thường là cơ sở giáo dục đại học có tính chất như là trường chuyên nghiệp (professional school), ví dụ: Học viện Quốc gia Hành chánh (nơi đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, bậc đại học và sau đại học), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (năm 1974 trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức), v.v... Ở Việt Nam hiện nay, học viện vừa đào tạo đại học, sau đại học vừa nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực, một ngành trọng điểm quốc gia, như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Tài chính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam v.v... Viện hàn lâm ở Việt Nam hiện nay là các cơ quan nghiên cứu. Hiện Việt Nam có hai "viện hàn lâm", cả hai đều là cơ quan nghiên cứu trực thuộc chính phủ Việt Nam: Học viện và viện hàn lâm ở các nước khác. Ở các nước, viện hàn lâm quốc gia là những tổ chức dành cho các nhà khoa học, nghệ sĩ, hay nhà văn và nhà thơ. Một số viện hàn lâm quốc gia có thể không dùng chữ "academy" trong tên gọi của mình, chẳng hạn Hội Hoàng gia (Royal Society) của Anh. Thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm. Các viện hàn lâm này không phải là các trường học hay trường đại học, mặc dù một số viện hàn lâm có thể có một số hoạt động giảng dạy. Trong số các viện hàn lâm quốc gia thì Viện hàn lâm Pháp (Académie Française) có nhiều ảnh hưởng nhất. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh, tổ chức trao Giải Oscar hàng năm, là một ví dụ về một tổ chức thuần túy công nghiệp có sử dụng tên gọi viện hàn lâm. Còn các học viện, theo kiểu trường đại học, thì có Học viện Âm nhạc Hoàng gia (Royal Academy of Music) của Anh; Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, New York; Học viện Hải quân Hoa Kỳ; Học viện Không quân Hoa Kỳ; và Học viện Quốc phòng Úc. Ở Hoa Kỳ còn có các học viện cảnh sát (police academies) để đào tạo cảnh sát.
1
null
Đảng Hạng (, ) là tộc người được đồng nhất với nước Tây Hạ, họ cũng được gọi là Đảng Hạng Khương (党項羌). Người Đảng Hạng thường được xem là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào một khoảng thời gian nào đó trước thế kỷ 10 CN . Nguồn gốc. Về mặt lịch sử, trong tiếng Hán, "Khương" là một thuật ngữ giản lược được dùng để chỉ các nhóm dân tộc khác nhau, bao gồm cả những người Tạng sinh sống ở Tây Bắc Trung Quốc. Sau khi người Tiên Ti thiên di từ Đông Bắc đến Tây Bắc rồi lập ra vương quốc Thổ Dục Hồn (284–670), họ được người Hán gọi là "Khương Hồ" (羌胡, Qiāng Hú), Các sử tịch và phát hiện khảo cổ trong thời gian gần đây đã thể hiện mối liên hệ giữa Lý Nguyên Hạo và dõng dõi thủ lĩnh của bộ lạc Thác Bạt Tiên Ti. Lịch sử. Tộc người Đảng Hạng ban đầu cư trú tại khu vực cao nguyên Tùng Phan thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, sống nhờ vào chăn nuôi. Vào đầu thời nhà Đường, thủ lĩnh Đảng Hạng là Thác Bạt Xích Từ (拓跋赤辭) từng giúp đỡ Thổ Dục Hồn chống Đường, tuy nhiên Thổ Dục Hồn cuối cùng đã bị đánh bại. Sau đó, Thác Bạt Xích Từ quay sang trung thành với Đường, được Đường Thái Tông ban cho họ Lý, phong làm Tây Nhung châu đô đốc. Thời giữa của nhà Đường, do chịu áp lực từ Thổ Phồn, người Đảng Hạng được nhà Đường cho di chuyển đến Khánh Châu Những người Đảng Hạng ở lại đất cũ trở thành nô lệ của quý tộc Thổ Phồn, được gọi là người Nhị Dược (, ). Những người Đảng Hạng di cư về phía bắc phân thành tám bộ lạc. Thời Đường Đại Tông, do Thổ Phồn và người Đảng Hạng liên hiệp quấy nhiễu Đường, triều đình Đường lại đưa người Đảng Hạng thiên di đến khu vực phía bắc của Ngân Châu, phía đông của Hạ Châu Khu vực Tuy Châu và Diên Châu cũng có một đợt thiên nhập lớn của người Đảng Hạng. Cuối thời nhà Đường (khoảng 873), bộ lạc Thác Bạt hùng mạnh hơn hẳn, thủ lĩnh Thác Bạt Tư Cung (拓跋思恭) của bộ lạc Thác Bạt cát cứ Hựu Châu và tự xưng là thứ sử. Năm 881, Thác Bạt Tư Cung do có công giúp nhà Đường dẹp loạn Hoàng Sào nên được Đường Hi Tông phong làm Hạ Châu tiết độ sứ, và ban cho họ Lý, phong làm Hạ quốc công. Đến đầu thời nhà Tống, giữa Hạ Châu của họ Lý và triều đình Tống nhiều lần phát sinh chiến tranh. Sau khi thủ lĩnh Lý Kế Phủng (李繼捧) quy hàng Tống, tộc nhân lại ủng hộ Lý Kế Thiên (李繼遷) làm thủ lĩnh để tiếp tục chống Tống. Năm 1005, thủ lĩnh Đức Minh thiết lập hòa bình với Tống. Tống Chân Tông ban họ cho Đức Minh, phong làm Hạ Châu thứ sử, đảm nhiệm chức Định Nan quân tiết độ sứ. Năm 1031, Lý Nguyên Hạo kế vị cha, đến năm 1038 thì lập nên Tây Hạ. Trong các nguồn bằng tiếng Đảng Hạng, đất nước này được gọi là "phôn¹ mbın² lhi̯ə tha²", tạm dịch là "Bạch Cao Đại Quốc" (白高大國), tức đại quốc gia cao quý và thuần khiết ( Mặc dù tên tiếng Hán này đôi khi cũng xuất hiện trong các nguồn bằng tiếng Đảng Hạng, tên gọi thông dụng nhất của quốc gia này là "Đại Hạ" (大夏) trong các nguồn văn bản chữ Hán của Tây Hạ hay là "Hạ Quốc" (夏國) trong các nguồn của nhà Tống. Sau này, người ta thường đề cập đến đất nước Đảng Hạng là "Tây Hạ" (西夏). Do cha của người sáng lập Tây Hạ, tức Lý Đức Minh, không phải là một người cai trị quá thủ cựu, người Đảng Hạng bắt đầu tiếp thu ngày càng nhiều văn minh Trung Hoa, song họ không bao giờ đánh mất đi bản sắc nguyên bản của mình, điều này được chứng minh bằng một số lượng lớn các văn hiến còn lại của bản thân nhà nước Đảng Hạng. Tuy vậy, người sáng lập Tây Hạ là Lý Nguyên Hạo lại có suy nghĩ có phần thủ cựu hơn, ông đã tìm cách phục hồi và tăng cường bản sắc của người Đảng Hạng bằng việc ra lệnh thiết lập ra chữ Đảng Hạng chính thức và đặt ra các điều luật nhằm củng cố phong tục văn hóa truyền thống. Một trong các điều luật đó là lệnh cho các thần dân mặc y phục dân tộc truyền thống, và một điều luật khác quy định các thần dân Tây Hạ phải để tóc ngắn hoặc cạo đầu, tương phản với phong tục của người Hán lúc bấy giờ là để tóc dài và kết lại. Nguyên Hạo loại bỏ họ Lý do triều Đường ban, cũng loại bỏ họ Triệu do triều Tống ban, Nguyên Hạo nhận họ Đảng Hạng là "Ngôi Danh" (嵬名). Ông lập "Hưng Khánh" (興慶) làm quốc đô của Tây Hạ. Đến thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc ở vùng thảo nguyên phía bắc Mông Cổ và dẫn quân Mông Cổ thực hiện sáu loạt tấn công Tây Hạ trong một khoảng thời gian hơn 20 năm (1202, 1207, 1209–10, 1211–13, 1214–19, 1225–26). Trong loạt tấn công cuối cùng, Thành Cát Tư Hãn đã qua đời trên đất Tây Hạ. Sử liệu chính thức của người Mông Cổ thì nói rằng ông mất vì bệnh tật, trong khi có truyền thuyết nói rằng ông ta mất vì bị trọng thương trong trận chiến. Năm 1227, quốc đô Tây Hạ bị người Mông Cổ tàn phá, họ đã phá hủy các tòa nhà và các ghi chép viết rằng: tất cả đều bị thiêu cháy ngoại trừ tu viện. Tây Hạ Mạt Chủ Lý Hiện bị giết và hàng chục nghìn dân thường đã bị thảm sát. Tuy nhiên, nhiều gia đình người Đảng Hạng đã gia nhập vào đế quốc Mông Cổ. Một số người trong số họ đã chỉ huy quân Mông Cổ chinh phạt Trung Hoa. Sau khi thành lập nhà Nguyên, quân người Đảng Hạng được hợp nhất vào quân Mông Cổ trong các cuộc chinh phục miền trung và miền nam Trung Hoa sau đó. Người Đảng Hạng được người Mông Cổ gọi là "Đường Ngột" (tangγud, 唐兀), thuộc loại người Sắc Mục (色目人) trong hệ thống phân loại của nhà Nguyên, do đó tách biệt họ với vùng Hoa Bắc (Hán nhân). Thời nhà Nguyên, một bộ phận người Đảng Hạng hoạt động rất mạnh, nổi tiếng nhất là Dương Liễn Chân Già (楊璉真珈), song sau đó họ dần dung hợp với các tộc người khác và biến mất khỏi lịch sử. Đến cuối thời Minh, có bằng chứng về sự hiện diện của các cộng đồng Đảng Hạng nhỏ tại các hành tỉnh An Huy và Hà Nam. Thành viên của hoàng tộc Tây Hạ đã di cư đến phía tây Tứ Xuyên, phía bắc Tây Tạng và thậm chí là đến Đông Bắc Ấn Độ, và trong một số trường hợp đã trở thành thủ lĩnh địa phương. Những người Đảng Hạng sinh sống ở miền Trung Trung Quốc đã bảo tồn được ngôn ngữ của họ ít nhất là đến thế kỷ 16. Cuối thời Minh, Lý Tự Thành đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân, thiết lập chính quyền Đại Thuận và tự xưng mình là hậu duệ của Lý Kế Thiên. Một số học giả cũng xác định Lý Tự Thành là hậu duệ của tộc Đảng Hạng. Có một thuyết cho rằng người Sherpa là hậu duệ của người Đảng Hạng.。 Tôn giáo. Quốc giáo của Tây Hạ là Phật giáo, nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội Đảng Hạng. Toàn bộ kinh sách Phật giáo Trung Hoa đã được dịch sang tiếng Đảng Hạng trong khoảng thời gian 50 năm và được ban bố vào khoảng năm 1090 với 3700 quyển, đây là một kỳ công nếu so sánh với khoảng thời gian người Hán hoàn thành nhiệm vụ tương tự. Phật giáo ở Tây Hạ thường được đánh giá là một sự pha trộn giữa các truyền thống Tạng và Hán, trong đó Hoa Nghiêm Thiền tông có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Đặc điểm đặc trưng khác của Phật giáo Đảng Hạng là có sự tương đồng về các đức tin Phật giáo với Đại Liêu của người Khiết Đan: một số bản văn trước đây được cho là có nguồn gốc Đảng Hạng bản địa, hóa ra lại là các bản dịch từ bản văn Khiết Đan gốc. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố Tạng đối với sự hình thành của Phật giáo Đảng Hạng vẫn chưa được khám phá, đặc biệt là trong bối cảnh các phát hiện mới cho thấy rằng Phật giáo Đảng Hạng sở hữu nhiều yếu tố văn hóa bản địa ở phía bắc Trung Quốc hơn là ảnh hưởng thuần từ văn hóa Tạng hay Hán. Các bản văn thuộc giáo phái Đại thủ ấn của Tây Tạng giải thích rằng Phật giáo Đảng Hạng ban đầu tiến triển theo dòng Ca-mã-ca-cử phái (Karma Kagyu) thay vì Tát-già phái (Sakya). Một số cơ sở Phật giáo Đảng Hạng, chẳng hạn như "Đế sư" đã tồn tại lâu hơn bản thân Tây Hạ và vẫn có thể thấy được vào thời Nguyên. Một trong các nguồn rõ ràng hơn về Phật giáo Đảng Hạng là ở Ngũ Đài sơn, nơi mà cả Hoa Nghiêm tông và Kim Cương thừa đều phát triển mạnh mẽ từ cuối thời nhà Đường cho đến khi người Mông Cổ xâm lược. Một số nguồn đối lập thì cho rằng tôn giáo Đảng Hạng có nguồn gốc từ Khổng giáo. Có thể đúng là Nho giáo tồn tại ở Tây Hạ, song mức độ sùng kính với Vạn thế sư biểu thì không thể so sánh về mức độ phổ biến của việc sùng bái Phật giáo. Điều đó cũng có thể được chứng minh bằng các văn hiến Đảng Hạng còn tồn tại, trong đó chủ yếu là kinh Phật, trong khi những thứ gọi là "văn học thế tục", bao gồm kinh điển Nho giáo hầu như không thể tìm thấy trong các bản dịch tiếng Đảng Hạng. Nhà nước Đảng Hạng thi hành các điều luật nghiêm khắc liên quan đến giảng dạy các tín ngưỡng tôn giáo và kiểm tra nghiêm các giảng sư tiềm năng. Trước khi một người được phép giảng đạo, họ sẽ cần phải được sự cho phép của chính quyền địa phương nếu mới đến từ Tây Tạng hay Ấn Độ. Các học thuyết được giảng dạy và phương pháp được sử dụng được giám sát một cách cẩn thận để đảm bảo người Đảng Hạng không thể hiểu sai về giáo lý. Bất cứ ai bị phát hiện ra là một thầy bói hay lang băm sẽ phải đối mặt với hành vi ngược đãi ngay lập tức. Xét thấy trái với đức tin về luân thường đạo đức của Phật giáo, nhà nước Đảng Hạng nghiêm cấm hoàn toàn việc giảng sư nhận đồ đáp lễ hay đồ tưởng thưởng cho việc giảng dạy của họ. Mặc dù nhà nước Đảng Hạng không ủng hộ một trường phát Phật giáo chính thức nào, song họ bảo vệ tất cả các địa điểm và vật thể tôn giáo bên trong biên giới quốc gia. Giống như các triều đại Trung Hoa, việc trở thành một tu sĩ cần phải được chính quyền ân chuẩn, và bất cứ ai thực hiện lời tuyên thệ của một tu sĩ mà không có sự giám sát của chính quyền sẽ phải đối mặt với việc bị trừng phạt nặng. Phụ nữ cũng đóng một vai trò trong các hoạt động tôn giáo Đảng Hạng khi họ trở thành các ni cô, một vị trí mà chỉ một góa phụ hay một trinh nữ là có thể đảm nhiệm. Suchan (1998) tìm thấy ảnh hưởng của một vài vị Cát-mã-ba (Karmapa) đầu tiên đối với các triều Nguyên và Minh cũng như Tây Hạ, và nói đến Đô-tùng Khâm-ba (Desum Khyenpa): Một vài vị Cát-mã-ba đầu tiên trở nên nổi bật do vị trí quan trọng của họ trong các triều đình Nguyên và Minh tại Trung Quốc, ở đó họ là người chỉ dẫn tinh thần cho các hoàng tử và hoàng đế. Tầm ảnh hưởng của họ cũng mở rộng đến triều đình Hạ của người Đảng Hạng, ở đó một đệ tử của Đô-tùng Khâm-ba được vua Tây Hạ trao cho tước hiệu "Thượng sư"..."
1
null
Ếch cây môi trắng hay Ếch cây khổng lồ (danh pháp hai phần: Nyctimystes infrafrenatus) là loài ếch cây lớn nhất thế giới. Đây là loài bản địa rừng mưa bắc Queensland, New Guinea, quần đảo Bismarck và quần đảo Admiralty. Mô tả. Ếch cây môi trắng có thể dài hơn . Con cái lớn hơn con đực, và con đực thường dài . Lưng thường có màu xanh lá cây sáng dù màu thay đổi tùy theo nhiệt độ cảnh quan, và có thể chuyển sang màu nâu. Màu của bụng trắng nhờ. Môi dưới có mội dải trắng nổi bật kéo dài đến tận vai. Có các dải màu trắng trên rìa trên chân dưới mà có thể chuyển sang màu hồng ở con đực trong mùa sinh sản. Loài ếch này có màng chân lớn giúp nó leo trèo. Phân bố. Ếch cây môi trắng phân bố ở Úc dọc theo khu vực ven biển của bán đảo Cape York và các vùng nhiệt đới ẩm ướt đông bắc Queensland. Đó là con ếch cây phân bố rộng rãi nhất trong khu vực New Guinea, kéo dài từ phía đông Indonesia, thông qua các lục địa New Guinea, Bismarck và các quần đảo Admiralty ở phía bắc. Nó sống trong các khu rừng mưa, khu vực canh tác và xung quanh nhà ở tại các khu vực ven biển, và được giới hạn khu vực bên dưới ở độ cao 1200 mét. Con kêu trong suốt mùa xuân và mùa hè sau khi mưa đổ xuống khu vực thực vật xung quanh khu vực sinh sản, thông thường ở một nơi vẫn còn nước. Chế độ ăn của nó là chủ yếu là côn trùng và động vật chân đốt. Nó có thể sống hơn mười năm trong tự nhiên.
1
null
Thịt nướng xâu hay là thịt nướng xiên que là một món ăn thịt nguyên miếng xắt nhỏ, xiên que và nướng, thường được phục vụ với một loại nước sốt. Thịt nướng xâu có thể bao gồm thịt gà thái hạt lựu hoặc thái lát, thịt dê, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, cá, các loại thịt khác, hoặc đậu hũ, xiên thành xâu với những thanh tre hay cọng đuôi lá dừa, được nướng bằng gỗ hay than, và rồi phục vụ với một loại nước sốt hay là gia vị cay. Cách chế biến này được cho là có nguồn gốc ở Java, Indonesia, và được gọi là Satay hay Sa tê (khác với Sa tế trong tiếng Việt). Trong tiếng Indonesia, "sate" có nghĩa là “thịt được nướng trên xiên tre trên bếp lửa”. Satay có mặt gần như bất cứ nơi nào ở Indonesia, nơi mà nó đã trở thành một món ăn truyền thống dân tộc phổ biến, thường ăn với nước sốt đậu phộng Nó cũng phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Mã Lai, Singapore, Brunei, và Thái Lan, Trung Quốc, cũng như ở Hà Lan, vì Indonesia là một thuộc địa của Hà Lan trước đây. Nó được liệt kê ở vị trí thứ 14 trong cuộc bình chọn 50 món ăn ngon nhất của độc giả trên thế giới, thực hiện bởi "CNN Go" vào năm 2011. Các món ăn tương tự hay là cải biến, có thể kể món "Yakitori" từ Nhật Bản, "Shish kebab" từ Thổ Nhĩ Kỳ, "shashlik" từ vùng Kavkaz, "chuanr" từ Trung Quốc, "sosatie" từ Nam Phi và chả miếng tại Việt Nam. Biến thể của món ăn này, cũng có thể kể xâu cá viên, xâu thịt viên nướng, xâu gan gà, lòng gà...
1
null
Nhược () là một tiểu quốc chư hầu thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Nước Nhược nằm ở giữa nước Tần và nước Sở, cuối cùng bị nước Sở thôn tính. Quốc quân nước Nhược mang tước tử. Hưng vong. Ban đầu, đô thành nước Nhược nằm ở Thương Mật, Thương Mật cũng được gọi là "Hạ Nhược". Năm 635 TCN, hai nước lớn là nước Tần và đồng minh là nước Tấn liên hiệp đem quân thảo phạt nước Nhược. Song vào lúc này, đối thủ của Tần và Tấn là nước Sở đã đem quân đến cứu trợ nước Nhược. Tuy nhiên, người Thương Mật đã phải đầu hàng quân Tần, còn tướng lĩnh quân Sở thì bị quân Tần bắt giữ. Đến khi quân Tần về nước, người nước Sở không kịp truy kích. Năm 622 TCN, nước Nhược trở nên gần gũi hơn với Tần song vẫn dao động trong vấn đề quan hệ với Sở. Vì thế, nước Tần lại cho quân tấn công đô thành Thương Mật của nước Nhược, lãnh thổ này bị nước Tần chiếm hữu. Trước tình cảnh này, người nước Nhược di chuyển đến khu vực Nghi Thành của tỉnh Hồ Bắc hiện nay, gọi là "Thượng Nhược". Sau khi di cư, nước Nhược trở thành một nước phụ thuộc của nước Sở. Người nước Nhược bị người Sở đồng hóa hoàn toàn, không rõ nước Nhược diệt vong năm nào. Di sản. Năm thứ 10 đời Sở Chiêu Vương, tức năm 506 TCN, nước Ngô tấn công đô thành Dĩnh (郢). Trong trận Bá Cử (柏舉之戰) kế tiếp sau đó, nước Sở đã gần như diệt vong. Đến năm sau, Ngô rút quân về nước do bị nước Việt tiến đánh, Sở Chiêu Vương lại về Dĩnh. Đến năm thứ 12 đời Sở Chiêu Vương, tức 504 TCN, quân Ngô lại đánh bại thủy quân Sở, người nước Sở lại đứng trước nỗi lo vong quốc, triều đình Sở chuyển quốc đô từ Dĩnh về đô thành cũ của Nhược trước kia, thuộc khu vực Nghi Thành ngày nay, nhằm lẩn trốn quân tiên phong của Ngô. Do người nước Sở có tập quán gọi đô thành là Dĩnh, nay Nhược lại là đô thành của Sở, vì thế Nhược còn được gọi là Bắc Dĩnh . Không rõ Sở chuyển đô thành về lại Dĩnh vào năm nào, có thuyết nói là vào năm thứ 56 đời Sở Huệ Vương, theo đó thì Nhược là quốc đô của Sở khoảng trên 60 năm. Văn bản khắc trên đồ đồng. Trong "Lưỡng Chu kim văn từ đại hệ khảo thích" (两周金文辭典大系考釋), Quách Mạt Nhược đã viết về việc khảo chứng các đồ vật từ nước Nhược. Ông chỉ ra rằng trong các chữ khắc trên đó, "Thượng Nhược" được ghi là "鄀", trong "Hạ Nhược" được ghi là "蠚". Ông thấy có các bản khắc ghi chữ Thượng Nhược (鄀) công và Hạ Nhược (蠚) công. Kỳ 1 năm 2001 của "Trung Quốc lịch sử văn vật" (中國歷史文物) có đăng tải "Sĩ Sơn Bàn minh văn sơ thích" (士山盤銘文初釋) của Chu Phượng Hãn, giới thiệu về cổ vật Sĩ Sơn Bàn thời Tây Chu ở bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, câu chữ khắc trên đó có chữ "Nhược phương", có thể thấy rằng từ thời Tây Chu đã có phương quốc mang tên là "Nhược". Chu Bảo Hoành (周寶宏) đưa ra bằng chứng về việc Nhược phương và Nhược quốc thời Xuân Thu có mối liên hệ với nhau.
1
null
Ếch cây xanh Mỹ (danh pháp hai phần: "Hyla cinerea") là một loài ếch cây Tân thế giới thuộc chi "Hyla". Nó là loài vật nuôi làm cảnh phổ biến và là động vật lưỡng cư biểu tượng của các tiểu bang Georgia và Louisiana. Miêu tả. Loài ếch này có cỡ vừa, dài đến 6 cm. Thân chúng thường có màu xanh lá cây và màu sắc thay đổi từ ô liu hơi vàng sáng đến vàng chanh. Độ tối của màu có thể thay đổi phụ thuộc vào ánh sáng hoặc nhiệt độ. Có thể có các mảng vàng kim loại hoặc trắng trên da và chúng cũng có đường kẻ màu kem hoặc vàng lợt, trắng chạy dọc từ hàm hoặc môi trên đến háng. Chúng có da mượt và màng chân lớn. Bụng màu vàng đến trắng nhợt. Con đực có cổ họng có nếp nhắn (túi âm thanh) và hơi nhỏ hơn con cái. Phân bố. Loài ếch này được tìm thấy ở trung bộ và đông nam Hoa Kỳ, với phạm vi phân bó từ bờ đông Virginia]] đến đông nam Florida, với quần thể xa tận phía tây đến trung bộ Texas và về phía bắc tận Maryland và Delaware. Chúng thích môi trường sống nhiều cây thủy sinh nổi, cỏ và cỏ đuôi mèo ở các ao hồ nhỏ, đầm lầy, suối." Phần lớn con cái ếch cây xanh Mỹ sinh sản một năm một lần nhưng có nhiều ổ trứng trong một mùa sinh sản. Trứng nở 14 ngày sau khi sinh. Loài ếch này ăn côn trùng, thường là ruồi, muỗi và các côn trùng nhỏ khác như dế.
1
null
Ếch cây lùn phía đông, tên khoa học Litoria fallax, là một loài ếch thuộc họ Pelodryadidae. Nó là loài đặc hữu của Úc, chúng được tìm thấy ở bờ biển đông Úc, từ quanh Cairns, Queensland đến quanh Ulladulla, New South Wales. Con cái dài tối đa 25–30 mm còn con đực dài 20 mm. Màu sắc của chúng thay đổi phụ thuộc và nhiệt độ và màu sắc môi trường xung quanh. Môi trường sinh sống của chúng gồm các đầm lầy ven biển, đầm phá, đập, ao hồ trong rừng, vùng đất nghèo dinh dưỡng, wallum và đất canh tác. Kích thước. Nó dài từ 15–25 mm; nòng nọc lớn hơn ếch trưởng thành, với kích thước 30 mm. Sinh sản. Sinh sản xảy ra ở các ao nhỏ hoặc đập, trong đó có lau sậy rộng rãi hoặc các thảm thực vật nổi. Loài này thường sẽ sinh sản trong nước tạm thời. Cuộc gọi của nó là một đoạn ngắn, cao vút, WR-ee-ek ip-ip, lặp đi lặp lại ba hoặc bốn lần. Chúng phát ra các cuộc gọi từ một túi thanh nhạc dưới hàm. Con đực gọi trong suốt mùa xuân và mùa hè mùa, thường trước và sau khi mưa lớn. Như một con vật cưng. Tại Úc, nó có thể được giữ trong điều kiện nuôi nhốt với giấy phép thích hợp.
1
null
Ranoidea phyllochroa, tên thông dụng tiếng Anh: Leaf Green Tree Frog hay Ếch cây lá xanh, là một loài ếch thuộc họ Pelodryadidae sống ở suối, có nguồn gốc ở miền đông Úc từ biên giới Queensland/New South Wales về phía nam đến Sydney. Đây là một loài ếch cây khá nhỏ, dài khoảng 40mm. Nó có màu từ xanh sáng đến xanh lá cây ô liu tối với ánh sáng màu nâu đến màu nâu sẫm trên bề mặt lưng. Có một sọc vàng kim loại nhạt chạy từ lỗ mũi, qua mắt, vượt typanum và xuống phía bên. Các chân trước, háng và đùi đỏ sậm. Bụng màu trắng. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các suối trong các khu rừng ẩm ướt hay khô, rừng dọc theo bờ biển và các dãy núi New South Wales. Con đực kêu suốt mùa hè, mùa xuân và mùa thu.
1
null
Nhái cây xám (Hyla versicolor) là một loài ếch trong họ Nhái bén. Nó là loài bản địa phần lớn đông Hoa Kỳ và đông nam Canada.. Loài nhái này sinh sống ở phần lớn nửa phía đông Hoa Kỳ, phía tây tận trung Texas. Chúng cũng phân bố ở các tỉnh của Canada Quebec, Ontario, và Manitoba, với quần thể cô lập ở New Brunswick. Nó có thể sống sót ở nhiệt độ thấp đến –8 °C. Giao phối. Việc giao phối và "hòa ca" thường diễn ra về đêm. Những con ếch gọi vào ban ngày để đáp lại với sấm sét hoặc tiếng ồn lớn khác. Những cuộc "hòa cá" có thể được tìm thấy vào những cơn mưa mùa xuân. Phân bố. Hyla versicolor sống trong một phạm vi rộng, và có thể được tìm thấy ở nửa phía đông của Hoa Kỳ, cũng như xa phía tây là trung tâm Texas. Chúng cũng di thực vào Canada tại Québec, Ontario và Manitoba, với một số bị cô lập ở New Brunswick. Môi trường sống. Hyla versicolor phổ biến trong các khu rừng, vì nó sống trên cây. Tiếng kêu của nó thường được nghe thấy trong các khu dân cư nông thôn của bờ biển phía Đông và vùng Trung Tây.
1
null
Polymetylpenten hay PMP là một loại polymer nhiệt dẻo gốc methylpentene monomer. Được ứng dụng trong các dạng bao bì ngành gas, vật dụng y tế, các thành phần của lò vi sóng và các thành phần thí nghiệm. Đây là vật liệu phát triển bởi hãng Mitsui Chemicals nên nó thường được gọi theo tên thương hiệu là TPX. Tính chất vật lý. Polymethylpentene nóng chảy ở ≈ 235 °C và có tỷ trọng thấp (0,84 g·cm³). PMP có khả năng chịu hóa chất rất tốt, nên được dùng trong các vật liệu thí nghiệm, ống nghiệm. Hấp thu độ ẩm cực thấp. Cách điện rất tốt.
1
null
Ranoidea chloris là một loài ếch thuộc họ Pelodryadidae. Nó là loài đặc hữu của Úc, nó phân bố từ bắc Sydney đến Proserpine ở bắc trung bộ Queensland. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng mưa và rừng cây gỗ, rừng ẩm sclerophyll. Con đực kêu to và thời gian sinh sản diễn ra chủ yếu là sau cơn mưa. Loài ếch cây mắt đỏ có màu xanh lá cây tươi sáng đồng đều ở trên, đôi khi với những đốm vàng, và màu vàng sáng ở mặt dưới. Mặt trước của cánh tay và chân có màu xanh, trong khi phía dưới có màu vàng hoặc trắng. Đùi có thể là màu xanh lục/tím đến màu xanh lục/ ở con trưởng thành. Nó có đôi mắt vàng ở giữa, thay đổi thành màu đỏ đối với các cạnh của mắt. Cường độ của màu mắt thay đổi giữa các cá thể. Con ếch trưởng thành đạt đến chiều dài 65 mm. Nòng nọc nói chung là màu xám hoặc nâu, và có thể có sắc tố vàng dọc hai bên. Một loài tương tự, con ếch đùi da cam ("Litoria xantheroma") được tìm thấy phía bắc của Proserpine và có màu da cam ở mặt sau của bắp đùi.
1
null
Lê Tư có tên tiếng Anh là Gigi Lai (sinh ngày 01 tháng 10 năm 1971 tại Hồng Kông thuộc Anh) là một nữ diễn viên truyền hình, diễn viên điện ảnh kiêm ca sĩ nổi tiếng người Hồng Kông gốc Trung Quốc. Cô từng là diễn viên độc quyền của hãng TVB. Lê Tư được khán giả biết đến qua nhiều vai diễn trong các bộ phim truyền hình ăn khách và nổi tiếng của Hồng Kông như là: "Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Thâm cung nội chiến, Bão cát, Lấy chồng giàu sang..." Lê Tư từng là ngọc nữ màn ảnh Hồng Kông "đệ nhất mỹ nhân TVB", một trong những biểu tượng nhan sắc của Hồng Kông. Năm 2008 cô tuyên bố giải nghệ và sau đó không lâu kết hôn cùng thương gia Mã Đình Cường. Hiện nay cô làm chủ Cosmax, một trong những chuỗi trung tâm chăm sóc sắc đẹp của Hồng Kông. Tiểu sử và sự nghiệp. Lê Tư có tên tiếng Anh là Gigi Lai, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1971 tại Hồng Kông thuộc Anh, nguyên quán ở Lê Trại Thôn, tỉnh Quảng Đông. Cô là cháu gái của nam diễn viên nổi tiếng nhất Hồng Kông Lê Dân Vĩ - người được mệnh danh là cha đẻ của nền điện ảnh Hồng Kông thời bấy giờ. Còn bà nội của Lê Tư là ngôi sao điện hàng đầu làng giải trí Hoa ngữ là nữ diễn viên Hồng Kông Lâm Sở Sở. Cái tên Lê Tư là do cha ruột Lê Trụ đặt tên. Tên tiếng Anh là Gigi do chú đặt cho vì chú cảm thấy chữ Gigi trong tiếng Anh khi đọc tương đôi với chữ "Tư" trong tiếng Quảng. Về ngoại hình, do Lê Tư khi còn trẻ đã toát lên vẻ đẹp xuất chúng nên báo chí ưu ái gọi cô là "Ái Mỹ Thần". Cô thần tượng nữ ca sĩ Madonna và diễn viên Robert Dini Road. Lê Tư sinh ra trong gia đình thế gia điện ảnh nhưng tuổi thơ của cô rất cơ cực vì cha cô bị bệnh viên màng não khiến thính giác bị ảnh hưởng, chỉ có hai, ba phần thính lưc, thị lực cũng không tốt nên không thể làm những công việc nặng nhọc. Với việc tranh giành tài sản, cha cô cũng không tham gia điều đó càng khiến gia đình cô thêm phần khốn khó. Mọi gánh nặng đều đổ lên đôi vai của mẹ cô khi đó phải làm tài xế chạy xe tải. Sau này, Lê Tư đi dưới sự dẫn dắt của cô ruột Lê Huyên bắt đầu tham gia diễn xuất từ năm 14 tuổi để giúp gia đình và lo cho em trai nhỏ hơn cô 4 tuổi được ăn học cũng từ đó đã bắt đầu nghiệp kéo dài gần 23 năm. Trong những năm 1990, Lê Tư có tên trong dàn diễn viên của series phim "Người trong giang hồ." Hình tượng của Lê Tư trong phim khác xa so với các vai diễn trước đó của cô. Sau nhiều năm đóng vai phụ, nhờ vẻ đẹp quá nổi bật, Lê Tư dần lọt vào mắt xanh của nhiều nhà làm phim và từng bước đảm nhiệm các nhân vật nhiều đất diễn hơn. Lên 19 tuổi, mỹ nhân Hương cảng gây chú ý với vai phụ đóng cùng Lưu Đức Hoa trong phim "Rồng trong ngục". Nhan sắc thanh tú, hút hồn cùng tài nhập vai xuất sắc, Lê Tư bắt đầu được TVB ưu ái giao cho những vai nữ chính nặng ký về sau. Vai diễn Triệu Mẫn trong "Ỷ thiên đồ long ký" (2000) và vai Hầu Giai Ngọc Doanh trong "Thâm Cung Nội Chiến" (2004) đã đưa tên tuổi của Lê Tư vượt khỏi biên giới Hồng Kông. Cũng nhờ bộ phim "Thâm cung nội chiến", Lê Tư đoạt được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị Hậu) tại Lễ trao giải thưởng thường niên TVB 2004 . Sau đó, cô góp mặt trong một loạt phim lớn của TVB như Bàn Tay Nhân Ái III (2005), Quyền lực đen tối (2005), Bão Cát (2006). Vào thời điểm phát sóng bộ phim "Lấy Chồng Giàu Sang" năm 2008, cô tuyên bố mình sẽ rút lui khỏi làng giải trí để tập trung vào sự nghiệp kinh doanh của em trai khi em cô bị tai nạn giao thông nghiêm trọng vào năm 2007. Đời tư. Năm 2008, sau khi em trai ruột Lê Anh bị tai nạn phải điều trị lâu dài, Lê Tư tuyên bố rút lui khỏi làng giải trí, thay em trai quản lí công ty thẩm mỹ Cosmax do một tay anh gầy dựng. Sau đó, cô trở thành một nữ doanh nhân thành đạt khi công ty của cô lên sàn chứng khoán và thắng lớn trên sàn giao dịch. Tháng 2 năm 2009, cô kết hôn cùng tỷ phú Mã Đình Cường, hiện tại cả hai đang có với nhau ba cô con gái (một cặp song sinh, sinh ngày 24/7/2010 và một cô con gái sinh ngày 3/10/2013).
1
null
Shondrae Crawford, được biết đến với nghệ danh Bangladesh hay Mr. Bangladesh, là một nhà sản xuất thu âm người Mỹ đã từng chiến thắng Giải Grammy, một DJ, và đồng thời cũng là một rapper. Anh sinh ra và lớn lên tại Des Moines, Iowa và hiện đang sinh sống ở Atlanta, Georgia. Cuộc đời và sự nghiệp. Bangladesh bắt đầu công việc sản xuất thu âm của mình vào năm 1998, nhưng anh chỉ thực sự được biết tới vào năm 2000 với việc sản xuất cho đĩa đơn nổi tiếng "What's Your Fantasy" của Ludacris, người mà anh hợp tác rất nhiều lần sau này. Về cái tên, anh giải thích cho việc chọn nghệ danh Bangladesh là bởi vì kiểu công việc sản xuất chính của anh rất giống "Bangladesh": "Chỉ là Bangladesh. Nó nghe rất lạ tai." Anh cũng từng làm việc với Lil Wayne, là nhà sản xuất của một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của Wayne, "A Milli", và sau đó là ca khúc nổi tiếng năm 2011, "6 Foot 7 Foot". Ngoài Lil Wayne, Bangladesh còn sản xuất cho một số ca khúc của Ludacris, Beyoncé, Ke$ha, Usher, Nicki Minaj, T-Pain, Bad Meets Evil, Ice Cube. Ca khúc "Cockiness (Love It)" của nữ nghệ sĩ người Barbados Rihanna cũng do một tay anh đảm nhiệm phần sản xuất.
1
null
Phillip LaDon Phillips, Jr. (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1990) là một nam ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ đến từ Leesburg, Georgia. Anh là quán quân của chương trình "American Idol" mùa thứ 11 ngày 23 tháng 5 năm 2012. Bài hát đăng quang "Home", trở thành bài hát đăng quang bán chạy nhất từ trước đến nay của "American Idol". Album đầu tay của anh "The World from the Side of the Moon" phát hành ngày 19 tháng 11 năm 2012. Thơ ấu. Phillips sinh ra ở Albany, Georgia, và chuyển tới Leesburg khi anh 12 tuổi. Anh lớn lên ở Sasser và Leesburg và học tại Trường Trung học Lee County. Anh tốt nghiệp trường Albany Technical College ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp nhưng không thể dự lễ tốt nghiệp vì tham gia "American Idol". Trước khi xuất hiện tại "American Idol", anh làm việc tại cửa hiệu cầm đồ của gia đình. Phillips bắt đầu chơi nhạc khi anh 14 tuổi. Anh được hướng dẫn bởi người bạn thân lâu năm và cũng là anh rễ, Benjamin Neil, người anh cho rằng đã kêu gọi anh đến với âm nhạc. Năm 2009, anh thành lập ban nhạc Phillip Phillips Band với Neil và một người anh rễ khác, Todd Urick, và biểu diễn ở nhiều sân khấu địa phương và sự kiện khác nhau. Anh đã thắng một giải thưởng ca hát ở địa phương, "Albany Star", năm 2010. Phillips nói rằng ca sĩ yêu thích của anh là Jonny Lang, và các ca sĩ khác gồm có John Butler, Dave Matthews và Damien Rice, anh cũng yêu thích Mumford & Sons và Tools. Anh miêu tả nhạc của mình mang âm hưởng jazz, rock alternative. Trước khi tham gia "American Idol", anh cũng từng thử giọng trong mùa thứ hai của "America's Got Talent" nhưng không vào được vòng trong. Sự nghiệp âm nhạc. Sau khi chiến thắng "American Idol", Phillips tham gia tour diễn American Idol LIVE Tour với 10 thí sinh Top 10 của mùa thứ 11. Anh xuất hiện trong chương trình TV đặc biệt kỉ niệm Ngày Độc Lập trên PBS, "A Capitol 4th", trình diễn bài hát đăng quang "Home". Anh cũng trình diễn tại MLB All-Star game lần 83 tổ chức tại Kansas City ngày 10 tháng 7. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, anh cùng các nghệ sĩ khác biểu diễn tại đêm nhạc One World tổ chức ở Syracuse University để vinh danh Dalai Lama. Anh trình diễn tại National Anthem trong trận đấu mở màn World Series 2012 vào ngày 24 tháng 10 năm 2012. 2012-nay: "The World from the Side of the Moon". Ngày 15 tháng 10, Interscope thông báo Phillips sẽ phát hành album đầu tay, với tựa đề "The World from the Side of the Moon", vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. Album được sản xuất bởi Gregg Wattemberg, cùng với Phillips sáng tác hoặc đồng sáng tác phần lớn đĩa nhạc. Ngày 6 tháng 11 năm 2012, ca khúc "Where We Came From" trích từ album được phát hành trước dưới dạng tải về trả phí. Album đạt hạng 4 tại "Billboard" 200 ngay tuần đầu tiên phát hành với 169.000 bản được tiêu thụ. Album được RIAA chứng nhận đĩa Vàng vào tháng 1 năm 2013 với 500.000 bản được tiêu thụ tại Mỹ. Ngày 11 tháng 12 năm 2012, có thông báo Phillips sẽ tham gia tour diễn Bắc Mỹ với Matchbox Twenty năm 2013. Đời sống cá nhân. Phillips mắc bệnh thận bẩm sinh và hình thành sỏi thận lớn. Không lâu sau khi "American Idol" kết thúc, anh đã có cuộc phẫu thuật gỡ bỏ sỏi trong thận. Hiện anh đang hẹn hò với Hannah Blackwell, một sinh viên ngành y tá. Cặp đôi gặp nhau năm 2010 khi cả hai đang làm tình nguyện tại một nơi nương tựa dành cho phụ nữ và trẻ em.
1
null
Hyla arborea là một loài ếch trong họ Nhái bén. Loài này sinh sống ở châu Âu. Có năm phân loài. "H. arborea" là những thành viên duy nhất của họ Nhái bén phổ biến rộng rãi, bản địa châu Âu đại lục. "H. arborea" được tìm thấy ở châu Âu (trừ Anh, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha), phía tây bắc châu Phi, và ôn đới châu Á, Nhật Bản. Nó là loài bản địa các nước sau: Albania; Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bosnia và Herzegovina; Bulgaria; Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Georgia, Đức, Hy Lạp, Hungary; Israel (tìm thấy ở thung lũng Ayalon); Italia; Liechtenstein, Lithuania Luxumbuourg, Makedonia, Cộng hòa Nam Tư cũ, Moldova, Montenegro, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Liên bang Nga, Serbia, Slovakia, Slovenia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina. Nó cũng đã được nhập nội vào Vương quốc Anh, và nó đã được nhập nội là vào Latvia. "H. arborea" có thể được tìm thấy trong vùng đầm lầy, đồng cỏ ẩm ướt, lau sậy, công viên, vườn hoa, vườn nho, vườn cây ăn trái, ven bờ sông, bờ ao hồ, hoặc rừng ẩm ướt hoặc khô. Chúng có xu hướng tránh tối hoặc rừng dày, và chúng có thể chịu đựng được một số giai đoạn khô, do đó, đôi khi chúng được tìm thấy trong môi trường sống khô ráo.
1
null
Quần đảo Thế giới (tiếng Ả Rập: جزر العالم, tên tiếng Anh: The World Islands) là một quần đảo nhân tạo được tạo ra từ 300 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau được xây dựng dựa theo hình dạng thô của một bản đồ thế giới, nằm trong vùng biển vịnh Ba Tư cách bờ biển Dubai 4 km. Quần đảo nằm cách bờ biển của Dubai khoảng ​​4 km (2,5 dặm) và thuộc Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.. Quần đảo Thế giới bao gồm các đảo cát nhân tạo chủ yếu được lấy từ các vùng ven biển của Dubai, đánh dấu sự phát triển của việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Dubai. Nhà phát triển quần đảo Thế giới là Nakheel Properties, và dự án ban đầu đã được hình thành bởi Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, tiểu vương Dubai. Việc xây dựng 300 hòn đảo bắt đầu vào năm 2003 và bị dừng lại do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù 60% đảo đã được bán cho các nhà thầu tư nhân trong năm 2008, nhưng sự phát triển trên hầu hết các đảo này đã không thành công. Trong khi các nhà phát triển và chính phủ Dubai từ chối đầu tư, một số người khác nói rằng những hòn đảo trên rồi cũng sẽ bị chìm xuống biển. Tính đến tháng 7 năm 2012, đảo Libang đã được phát triển và là hòn đảo duy nhất cho đến nay đã được phát triển thương mại, được sử dụng cho các sự kiện của công ty tư nhân và các bên một cách công cộng. Tính đến cuối năm 2013, chỉ có hai hòn đảo được phát triển. Vào tháng 1 năm 2014, Tập đoàn Kleindienst đã công bố sự ra mắt dự án "Trái tim của châu Âu" vào tháng 2 năm 2014, một trong những thương hiệu của Tập đoàn Kleindienst Group - JK Properties - đã công bố trong bản tin hàng tháng của họ rằng dự án đang được tiến hành tốt. Loạt các hòn đảo này sẽ là Châu Âu, Thụy Điển và Đức với sự phát triển do Tập đoàn Kleindienst đứng đầu. Dự án. Các đảo nằm trong khu vực có phạm vi 14.000 - 42.000 m2 (150.000 - 450.000 sq ft). Khoảng cách giữa các đảo trung bình khoảng 100 mét (330 ft), các đảo được xây dựng từ 321 triệu mét khối cát và 31 triệu tấn đá. Toàn bộ là một khu vực bao gồm 6 – 9 km (3,7 - 5,6 dặm) và được bao quanh bởi một con đê chắn sóng hình bầu dục. Tổng cộng các đảo tạo thành khoảng 232 km (144 dặm) đường bờ biển. Chi phí phát triển tổng thể của quần đảo Thế giới được ước tính khoảng 14 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005. Quần đảo gồm bảy bộ đảo: Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực và Châu Đại Dương. Mỗi hòn đảo nhân tạo được đặt tên theo khu vực đại diện của họ, bao gồm các quốc gia đại diện, địa danh và các vùng như Vương quốc Anh, California, Núi Everest, Úc, New Mexico, Upernavik, Buenos Aires, New York, Mexico, St. Petersberg và Ấn Độ. Lịch sử. Dự án đã được công bố vào tháng 5 năm 2003 bởi Sheikh Mohammed và việc nạo vét tạo mặt bằng bắt đầu 4 tháng sau đó tức là vào tháng 9 năm 2003. Tới tháng 1 năm 2008, 60% các hòn đảo đã được bán ra, một phần ba trong số bán ra đã được mua trong 4 tháng đầu năm 2007 Ngày 10 tháng 1 năm 2008, tảng đá cuối cùng trên đê chắn sóng đã được đặt, hoàn thành việc tạo nền móng của quần đảo này. Tính đến tháng 7 năm 2012, đảo Libang đã được phát triển và là 'hòn đảo duy nhất cho đến nay đã được phát triển thương mại, được sử dụng cho các sự kiện công ty tư nhân và các bên một cách công cộng.' Khó khăn. Theo báo cáo của The Times trong tháng 9 năm 2009, công việc tại quần đảo Thế giới đã bị ngừng lại do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và trong tháng 2 năm 2010, tờ Daily Mail đưa tin, các hòn đảo có hiện tượng xói mòn đảo và có nguy cơ bị chìm. Những thông tin này sau đó đã bị bác bỏ bởi Nakheel với các báo cáo kỹ thuật độc lập. The Daily Telegraph báo cáo trong tháng 1 năm 2011 rằng, Penguin Marine, cung cấp xác minh về sự xói mòn của các hòn đảo. Tính đến đầu năm 2011, chỉ có một hòn đảo duy nhất là đã có nhà ở trên đó, các trung tâm thương mại và các khu dân cư hiện đại đang ược xây dựng trên các đảo khác. Giá bất động sản tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã giảm 58% so với mức đỉnh điểm trong quý IV năm 2008. Đến nay, trang web của dự án gần như đã không còn cập nhật thông tin mới gì liên quan tới dự án. Quần đảo Thế giới được tạo thành bởi bốn đầu mối giao thông chính liên kết bằng đường thủy. Thửa đất được quy hoạch để sử dụng cho các mục đích khác nhau: bất động sản, khu dân cư mật độ trung, khu dân cư mật độ cao, khu du lịch và trung tâm thương mại Một nhà máy trộn bê tông cũng đang được tiến hành xây dựng cung cấp nguyên liệu xây dựng tại các công trình trong quần đảo. Các nhà máy tại mỗi trung tâm bơm nước ngọt cung cấp nước cho các đảo. Điện năng được cung cấp bởi Grid Dubai và phân phối thông qua dây cáp ngầm. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải là mối quan tâm của mỗi đảo. Kế hoạch mua và phát triển. Quần đảo Thế giới được cho là sẽ được phục vụ bởi bốn trung tâm giao thông chính nối với nhau bằng đường thủy. Các lô đất được cho là quy hoạch cho các mục đích sử dụng khác nhau: bất động sản, nhà ở mật độ trung bình, nhà ở mật độ cao, khu nghỉ dưỡng và thương mại. Một kế hoạch xây dựng Dubai Infinity Holdings đã tuyên bố rằng các nhà phát triển đã đàm phán với Nakheel về việc định vị tạm thời của một nhà máy trộn xi măng trên một trong những hòn đảo để cung cấp xây dựng. Kế hoạch này là cho các tiện ích được định tuyến dưới nước với các nhà máy nước ở mỗi trung tâm bơm nước ngọt cho các đảo. Điện được cung cấp bởi Dubai Grid và phân phối thông qua cáp dưới nước tuy nhiên đến tháng 2 năm 2015 không có cáp đã được đặt, do đó các nhà phát triển hiện nay phải cung cấp năng lượng riêng của họ từ máy phát điện diesel. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải là mối quan tâm cá nhân đối với mỗi hòn đảo. Tập đoàn Nakheel tiếp tục phát triển một khu nghỉ mát có tên là đảo San hô trên 20 hòn đảo tạo nên phần Bắc Mỹ của Quần đảo Thế giới. Sự phát triển khu thấp tầng sẽ bao gồm một bến du thuyền và làng khách sạn. Sự phát triển lớn thứ hai được xác nhận là việc mua 14 hòn đảo tạo nên Australia và New Zealand bởi Dar Investment of Kuwait. Các đảo đang được xây dựng như một khu nghỉ mát có tên là OQYANA. Hiệp hội doanh nghiệp Ailen Larionovo đã có kế hoạch phát triển đảo Ireland thành một khu nghỉ mát theo chủ đề Ireland. Các kế hoạch bao gồm một bến du thuyền nội bộ lớn, căn hộ và biệt thự, một phòng tập thể dục, khách sạn, và một quán rượu theo chủ đề Ireland. Vào tháng 7 năm 2007, người ta đã thông báo rằng đảo Ireland sẽ giới thiệu một khu giải trí của Giant's Causeway của Bắc Ireland. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 11 năm 2008 một người thanh lý tạm thời được bổ nhiệm làm Larionovo. Các đảo của Anh và Moscow trên Quần đảo Thế giới đã được Cục Bất động sản Premier mua lại vào mùa hè năm 2008. Tin tức đã bị rò rỉ trong một bài báo Daily Mail tháng 1 năm 2009, bác bỏ tuyên bố rằng nước Anh thuộc sở hữu của Richard Branson, Rod Stewart hoặc John O'Dolan. Vào tháng 4 năm 2008, Salya Corporation đã thông báo rằng họ đã mua lại các đảo Phần Lan và Brunei trong Thế giới và dự định phát triển chúng thành các khu nghỉ mát theo chủ đề thời trang. Salya chi khoảng 800 triệu AED (218 triệu USD) để mua đảo và dự định chi thêm 2.4 tỷ AED (654 triệu USD) để phát triển. Đảo Brunei sẽ trở thành một khu nghỉ mát thời trang và đảo Phần Lan sẽ trở thành một cộng đồng thời trang được gọi là cung điện FTV. Safi Qurashi và đối tác kinh doanh Mustafa Nagri, đã trả khoảng 64 triệu USD cho mảnh đất rộng 4,5 ha sau đó ông bị kết án vì không thanh toán séc và bị kết án bảy năm tù. Tuy nhiên, về kháng cáo sau này ông bị phát hiện không có tội và được thả ra khỏi tù vào tháng 7 năm 2012 khi ông được tuyên bố vô tội của hai trong số ba cáo buộc. Về án phí cuối cùng, phán quyết cuối cùng của tòa án dân sự cho thấy ông không có nợ tiền, là nạn nhân của vụ gian lận và chứng minh ông hoàn toàn trong sạch bằng cách trao 10,8 triệu đô la cho đối tác cũ của ông, người đã lừa dối ông. Và Safi Qurashi vẫn là chủ sở hữu của đảo Anh Quốc, tiếp tục sống và điều hành doanh nghiệp của mình ở Dubai và vẫn tự tin phát triển đảo Anh Quốc thành một điểm đến độc đáo. Josef Kleindienst và công ty JK Properties đang phát triển The Heart of Europe, một bộ sưu tập gồm 6 hòn đảo (Đức, Thụy Điển, St. Petersburg, Trung Âu, Thụy Sĩ và Monaco) ở khu vực châu Âu của Quần đảo Thế giới, thành một khu nghỉ mát sang trọng trên đảo. The resort is meant to create a fully immersive European experience, with outdoor snow, Khu nghỉ mát này để tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn châu Âu với tuyết ngoài trời và các cửa hàng chỉ chấp nhận EURO như một loại tiền tệ.
1
null
Hyla gratiosa là một loài ếch trong họ Nhái bén. Loài này dài 5 đến 7 cm và có thể thay đổi màu sắc, nhưng dễ dàng nhận ra do các mảng đen đặc trưng tròn trên lưng của nó. Chúng có thể sáng hoặc xỉn màu xanh lá cây, nâu, vàng nhạt, hoặc màu xám. Nó có được ngón chân nổi bật tròn và con đực có một túi âm lớn. Nó là loài có nguồn gốc ở Hoa Kỳ, nơi nó được tìm thấy từ Virginia tới miền Nam Florida và miền đông Louisiana, thường là ở các khu vực ven biển. Loài ếch này được biết đến với tiếng kêu lớn. Chúng ở trong hang trong cát, đặc biệt là khi nhiệt độ nóng. Nó cũng dành thời gian cao trên cây, đặc biệt là vào ban ngày khi nó ít hoạt động hơn. Nó sống trong bể hoặc ao cạn từ tháng 3thng 8. Ếch cái chọn ếch đực giao phối dựa trên tiếng kêu. Nòng nọc có thể có chiều dài gần 5 cm (2,0 in).
1
null
Cận vệ thứ hai (tựa tiếng Anh: Second in Command) là một bộ phim hành động - võ thuật - chiến tranh năm 2006 của Mỹ, Simon Fellows làm đạo diễn và vai nam chính trong phim là diễn viên võ thuật Jean-Claude Van Damme. Nội dung. Chỉ huy lực lượng Navy SEAL của Quân đội Hoa Kỳ tên Sam Keenan cùng với hơn 50 người lính Mỹ của anh được lệnh phải bảo vệ một tòa nhà quốc hội ở Công quốc Moldavia, Đông Âu. Họ có nhiệm vụ chống lại hàng trăm quân phiến loạn đang ra sức tấn công để đánh chiếm tòa quốc hội này, họ phải cố gắng chống cự trong thời gian chờ viện binh tới.
1
null
Thứ sử (chữ Hán: 刺史, còn được phiên âm là "thích sử") là một chức quan trong thời kỳ cổ đại của lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam, đứng đầu đơn vị giám sát, sau là đơn vị hành chính "châu". Trung Quốc (Trung Hoa). Chức vụ thứ sử này có từ Tây Hán. Nhà Hán theo truyền thống chia cả nước ra làm 9 khu vực gọi là 9 châu, không phải cấp hành chính. Cấp hành chính thứ 1 lúc này là quận, đứng đầu là thái thú quản lý mọi việc. Năm 106 TCN Hán Vũ Đế đặt chức Thứ sử. Ban đầu, Thứ sử chỉ có vai trò đi tuần hành các quận trong châu để xem xét việc cai trị của các Thái thú, thăng thưởng người làm tốt, truất người làm dở, đoán xét oan ngục, lấy 6 điều giới hạn của chức vụ. Sách Hậu Hán thư, "phần Chí, quyển 28" có đề cập đến 6 điều giới hạn trong chức trách của Thứ sử như sau: Hàng năm, Thứ sử đi tuần các quận vào tháng 8 và đến đầu năm sau thì về triều đình tâu báo. Vai trò của Thứ sử thời Tây Hán tương tự như công việc của thanh tra các hoạt động của Thái thú. Sang thời Đông Hán, triều đình đặt ra chức kế lại. Người Kế lại có nhiệm vụ thay mặt Thái thú lên báo cáo tình hình với Thứ sử. Kế lại của Thứ sử lại làm nhiệm vụ thay mặt thứ sử lên triều đình tâu báo, còn Thứ sử chuyên tâm vào việc ở bản châu, dù có tang cha mẹ cũng không được bỏ chức. Từ khi đặt chế độ này, vai trò của các thứ sử đối với các quận gần gũi và chặt chẽ hơn. Bên dưới Thứ sử, có những người giúp việc là thị trung, biệt giá, tòng sự. Cuối thời Đông Hán, chức Thứ sử bị thay thế bằng Châu mục với đầy đủ quyền lực về quân sự lẫn dân chính. Đến thời nhà Tùy xóa bỏ quận, thi hành 2 cấp hành chính: châu, huyện, chức thái thú bị bãi bỏ. Số huyện mỗi châu lúc này rất lớn, có thể đến trên 100. Thời nhà Đường, tiếp tục thi hành 2 cấp hành chính: châu, huyện song châu lúc này có quy mô của quận trước đây, cả nước có đến hơn 300 châu. Cai trị châu là thứ sử với đầy đủ quyền hành chính báo cáo trực tiếp lên chinh quyền trung ương. Khi các tiết độ sứ trở thành các thống đốc quân sự ở địa phương thì thứ sử dưới quyền tiết độ sứ. Việt Nam. Việt Nam trong thời kỳ đầu độc lập sau ngàn năm Bắc thuộc vẫn kế thừa tổ chức hành chính của thời thuộc Đường, vẫn đặt chức thứ sử đứng đầu các châu. Đinh Công Trứ là vị quan thứ sử đầu tiên của Việt Nam. Năm 931, sau khi cùng Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch quân Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ, Đinh Công Trứ được cử làm thứ sử Hoan Châu. Khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, tự xưng là Ngô Vương. Đinh Công Trứ tiếp tục được phong trấn thủ châu Hoan.
1
null
Hồng Vân (tên thật Trần Công Quý, sinh năm 1938) là một nhạc sĩ nhạc vàng Việt Nam. Ông là tác giả ca khúc nổi tiếng “Đồi thông hai mộ” và nhiều bài hát khác dành cho tầng lớp bình dân tại Sài Gòn trước 1975. Tiểu sử. Ông tên thật là Trần Công Quý, sinh năm 1938. Khoảng thập niên 1960, ông vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề viết nhạc. Bút danh Hồng Vân là tên thật người vợ của ông. Nhiều bài hát của ông được ký tên Hồng Vân - Trần Quý. Ngoài ra ông còn dùng nhiều bút danh khác là Dạ Lan Thanh, Trúc Bạch và một số tên ghép. Ngoài viết nhạc, ông còn mở thêm lớp nhạc Hồng Vân tại số 16/47 Trần Bình Trọng, Chợ Quán do ông trực tiếp dạy nhạc lý và Trung Chỉnh luyện hát. Một số ca sĩ nổi tiếng từ lớp nhạc này gồm có Giao Linh, Trường Thanh, Thủy Tiên, Thanh Hương, Tuyết Linh... Ngoài ra, ông còn làm trưởng ban "Nhạc Thời Trang" Đài Truyền hình Việt Nam, ban "Hồng Hà" trên đài Đài Phát thanh Sài Gòn và điều khiển nghệ thuật cho hãng đĩa Continental. Tuy nhiên, đến năm 1973, ông chuyển về sống tại Gò Vấp, và lớp nhạc cũng được chuyển về đây dạy cho đến năm 1975. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam. Ông qua đời vào năm 2003 tại Sài Gòn. Ông kết hôn vào năm 1971 và có 2 người con. Ca khúc. Đồi thông hai mộ. Đồi thông hai mộ là một ca khúc của Hồng Vân viết vào năm 1964 vì cảm kích câu chuyện tình có thật ở Đà Lạt. Ở cuối bản thảo, ông đã viết thêm câu thơ để tưởng niệm đôi tình nhân trên:<br> Ca khúc này có sức sống mãnh liệt trong lòng người hâm mộ và được rất nhiều ca sĩ nhạc vàng trình diễn. Người đầu tiên hát là ca sĩ Hoàng Oanh, sau đó là Hương Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Trường Vũ, và gần đây nhất là ca sĩ Lệ Quyên. Nhầm lẫn. Một số ca sĩ hát sai và nhầm lẫn điệp khúc của bài Tôi mất người yêu với điệp khúc của bài Người không cô đỏn của Vinh Sử"." Điệp khúc của bài hát như sau :"Dù tôi mất ăn mất ngủ thả đành" "Chứ khi mất hẳn người tình" "Thì lòng bảo quên, dễ đâu vì người tôi thương bấy lấu," "Thương còn hôn chinh bản thân tôi."Còn câu cuối của bài hát như thế nay :"Đang lúc nửa đêm tôi đánh mất người yêu." "Nhớ ơi là nhớ nó xui tôi ngồi chờ." "Buồn đến làm quen, thừa cơ len lỏi vào hồn" "Làm tôi đau tủi cả lòng vì dánh mất người yêu."Bài hát Nửa Vòng Tay Nhau (""Nhà tôi ở vùng ngoại ô, Xóm nghèo đông đúc có một cầu tre"...") bị nhầm tền vời Người Mang Kỷ Niệm của Hoài Phương.
1
null
Ngọc Sơn (tên đầy đủ: Thái Ngọc Sơn, sinh năm 1934) là một nhạc sĩ nhạc vàng người Việt Nam trước năm 1975 tại Sài Gòn. Ông còn có bút danh là Lệ Uyên, Tú Nguyệt và Ngọc Xuân. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của các ca khúc nổi tiếng như "Đẹp lòng người yêu", "Màu tím pensée", "Nét son buồn", "100 phần 100", "Tơ duyên"... Cuộc đời. Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm 1934 tại Sài Gòn. Ông đam mê ca hát từ khi 15 tuổi, dù chỉ góp mặt trong dàn hợp xướng nhưng ông coi đó là vinh dự lớn. Tuy nhiên,ông tự thấy không có tương lai nếu theo nghề ca hát, nên chuyển hướng học làm vũ công với một thầy dạy nổi tiếng ở Sài Gòn. Ông gia nhập ban vũ Lưu Bình Hồng, được nghệ sĩ Trần Văn Trạch giới thiệu cho gặp nhạc sĩ Lam Phương. Năm 19 tuổi, ông viết bài đầu tay là bài "Mùa thu", sau đổi thành "Ngõ vào đời" theo đề xuất của Lam Phương, với những câu ca nặng âm hưởng ca dao "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh dài mẹ thức đủ năm canh...", được nhạc sĩ Nguyễn Văn Lâm mua, nhưng không được chú ý. Ông tiếp tục tự học nhạc lý qua sách, đặc biệt là sách "Để sáng tác một bài nhạc phổ thông" do Hoàng Thi Thơ soạn (NXB Mỹ Tín, 1955). Ông được Trần Văn Trạch mời hát tân nhạc cho ban Sầm Giang nhưng được ít lâu sau thì thôi. Cũng nhờ Trần Văn Trạch giới thiệu, năm 1960 nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ký hợp đồng với ông thâu âm hai bài đầu tay vào đĩa Continental. Ngọc Sơn lại tiếp tục con đường sáng tác. Thành công với sáng tác, ông mở nhà xuất bản - hãng đĩa hát Dư Âm và lớp nhạc Ngọc Sơn trên đường Phạm Ngũ Lão. Lớp nhạc khoảng 400 người và nhiều người đã nổi danh như Chí Tâm, Giao Linh, Yến Linh, Đắc Chung (tác giả "Bội bạc", "Gian dối" khác của Ngọc Sơn), Phượng Vũ (tác giả "Áo nhà binh", "Cánh thư mùa hạ")... Ngoài sáng tác nhạc, ông còn khá nhiều tài lẻ khác như vẽ minh họa cho các tạp chí Sài Gòn trước 1975, đóng phim/viết nhạc cho một số phim như "Như giọt sương khuya", "Như giọt mưa rơi", "Vực nước mắt"... hay nhất là làm nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Ông bén duyên với nhiếp ảnh từ năm lên 16, 17 tuổi khi học chụp ảnh từ nhà báo Văn Mười. Hiện ông là hội viên (Mỹ), Image sans Frontière (Pháp) và Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Định. Đây là thú vui hiện nay của ông. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sống tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh và vẫn tiếp tục tham gia hoạt động nhiếp ảnh, viết nhạc phim cho đến nay. Nhìn chung nhạc của ông giai đoạn này mang âm hưởng Nam Bộ, có cả nhạc hài như "3 vợ", "Đường ta đi gấm hoa tuyệt vời", "Làm quen", "Suýt thành hoa hậu"... Về già, nhạc sĩ Ngọc Sơn vẫn đều đặn tham gia làm từ thiện chia sẻ với người khó khăn hơn. Năm 2017, ông cùng bạn bè làm đêm nhạc thiện nguyện "Tiếng chuông đời". Năm 2020, ông cùng nhà báo Lữ Đắc Long tổ chức triển lãm nghệ thuật ảnh 3D và dùng tiền thu được để đóng góp từ thiện. Gia đình. Con gái ông là Thái Ngọc Thanh cũng theo đường ca hát. Cô có biểu diễn một số sáng tác của cha mình và dựng thành video ca nhạc. Nhạc sĩ Đài Phương Trang là cháu gọi ông là cậu. Nhầm lẫn. Bài "100 phần 100" (có chỗ còn viết "100%") là bài hát của Ngọc Sơn và Tuấn Hải viết về lính trẻ nhưng sau này Trung tâm Asia khi làm cuốn DVD "Asia 29 - Chiến tranh & hoà bình" lại ghi tên tác giả là Vũ Chương. Tương tự, bài "Đẹp lòng người yêu" cũng của Ngọc Sơn và Tuấn Hải nhưng bị nhiều nơi ghi là của Vinh Sử. Thật ra tác giả của bài "Đêm buồn phố thị" là Ngân Giang. Tác phẩm âm nhạc. Nhạc của Ngọc Sơn trước 1975, theo ông, có thể chia ra làm ba chủ đề là nhạc tình yêu đôi lứa, nhạc thời chiến và tân nhạc trong bài tân cổ.
1
null
Rắn nịt tất thường (Thamnophis sirtalis) là một loài rắn bản địa Bắc Mỹ. Phần lớn rắn này có dải vàng trên nèn nâu hoặc xanh lá cây và dài trung bình khoảng , tối đa khoảng . Trọng lượng trung bình . Rắn Thamnophis sirtalis tiến hóa sự chống chịu chất độc tetrodotoxin ở các con mồi lưỡng cư của nó. Phân loài. Phân loại khoa học hiện nay công nhận mười ba phân loài:
1
null
Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Được xem là nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp một lần hay chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo ba cách: chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học, và chuyển đổi sinh hóa. Về mặt lịch sử, con người đã khai thác các sản phẩm có nguồn gốc từ năng lượng sinh khối khi họ bắt đầu dùng củi và cỏ khô để nhóm lửa sưởi ấm. Ngày nay, thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, sinh khối là vật liệu cây trồng dùng để tạo ra điện năng (dùng turbin hơi hoặc nén khí), hoặc tạo ra nhiệt (thông qua việc đốt trực tiếp). Đốt sinh khối có nguồn gốc từ thực vật thải ra CO2, nhưng nó vẫn được phân loại là nguồn năng lượng tái tạo trong khuôn khổ pháp lý của Liên minh Châu Âu và Liên Hợp Quốc vì quá trình quang hợp chu kỳ CO2 trở lại cây trồng mới. Trong một số trường hợp, việc tái chế CO2 này từ thực vật vào khí quyển và trở lại thực vật thậm chí có thể là CO2 âm, vì một phần tương đối lớn CO2 được chuyển đến đất trong mỗi chu kỳ. Xử lý sinh khối đã tăng lên trong các nhà máy điện than, vì nó có thể thải ra ít CO2 hơn mà không tốn kém chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Tuy nhiên, đồng đốt không phải là không có vấn đề, thường thì việc nâng cấp sinh khối là có lợi nhất. Việc nâng cấp lên nhiên liệu cấp cao hơn có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, được phân loại rộng rãi là nhiệt, hóa học hoặc sinh hóa.
1
null
Benjamin Levin (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1988), được biết đến nhiều nhất với nghệ danh Benny Blanco, là một nam ca sĩ, rapper, nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất thu âm người Mỹ. Với 14 đĩa đơn quán quân được sản xuất, Benny Blanco đã tạo nên một dấu ấn không thể phai mờ trên sân khấu nhạc pop đương đại. Anh thực hiện công việc sản xuất cho một số đĩa đơn nổi tiếng của một số nghệ sĩ như Katy Perry ("California Gurls", "Teenage Dream"), Maroon 5 ("Moves like Jagger, "Payphone"), Britney Spears ("Circus"), Taio Cruz ("Dynamite"), Kesha ("Tik Tok") và Gym Class Heroes ("Stereo Hearts"), hay một số ca khúc ít nổi tiếng hơn như "Work Hard, Play Hard" của Wiz Khalifa và "Heart Attack" của Trey Songz. Ngoài ra, Blanco cũng cộng tác với một số nhân vật nổi tiếng trong làng nhạc như Dr. Luke, Shellback, Ryan Tedder, Bruno Mars, Nicki Minaj, Dan Wilson, Mike Posner, Max Martin, Sean Paul và Paul Epworth. Cuộc đời và sự nghiệp. Bắt đầu sự nghiệp và Disco D. Blanco - một người gốc Virginia, anh bắt đầu luyện tập với những nhịp đập trong phòng ngủ của mình và được biết đến đầu tiên vào năm 1994 với đĩa đơn cát-xét: "The World Is Yours" của Nas và "I Swear" của All-4-One. Rèn luyện kỹ năng của mình trong một vài năm, Blanco cuối cùng giành được sự chú ý của The Source và giám đốc điều hành tại hãng đĩa Columbia Records. Kĩ năng của Blanco ngày một phát triển nhanh chóng, do đó anh được học nghề với nhà sản xuất Disco D (Blanco phải lái xe tới New York vào cuối tuần, những ngày còn lại anh phải đến trường học). Tại phòng thu Blanco gặp rapper Spank Rock - người đã nâng cao khả năng của Blanco. Năm 2007, Blanco và Spank Rock thực hiện "Bangers & Cash" - một EP chung của hai người mà sau đó đã trở nên cực kì nổi tiếng trong thế giới âm nhạc ngầm (underground). Sau đó Blanco tiếp tục làm việc với nhiều nghệ sĩ trong đó có Amanda Blank và Santigold. 2008-nay. Blanco tiết lộ khi anh gặp nhà sản xuất - sáng tác nhạc đã từng giúp anh thực hiện nhiều ca khúc nổi tiếng: "Đó là khi tôi gặp được Dr. Luke. Luke đã dạy tôi về sự phức tạp trong việc thực hiện một bài hát. Anh cũng dạy tôi rất nhiều trong việc tương tác với các nghệ sĩ. Khi bạn là một nhà sản xuất, bạn hơn hẳn so với một anh chàng luôn thích chỉ đạo người khác. Bạn giống như một bác sĩ chuyên khoa vậy. Bạn phải biết khi nào nghệ sĩ cần nghỉ ngơi - khi đó là thời gian để ngừng làm việc và thu thập những suy nghĩ của bạn." Hiện tại, Blanco đang làm việc trong phòng thu, hợp tác sản xuất với nhiều nghệ sĩ để cho ra những ca khúc nổi tiếng.
1
null
, là một series phim truyền hình Tokusatsu của Nhật. Loạt phim được công chiếu trên TV Asahi từ ngày 28 tháng 1 năm 2001 đến ngày 27 tháng 1 năm 2002. Đây là phần thứ 11 nằm trong loạt phim Kamen Rider Series. Đây là sự hợp tác chung giữa Toei Company và Ishimori Productions. Ngoài ra, loạt phim còn được coi như là phần tiếp theo của Kamen Rider Kuuga (do Kuuga được nhắc đến trong một tập phim). Khẩu hiệu của loạt phim là . Cốt truyện. Loạt phim nói về một người đàn ông tên Shouichi Tsugami. Anh bị mất trí nhớ, không biết mình là ai, mình đến từ đâu hay mình đã gặp phải chuyện gì. Sau đó anh được một giáo sư cưu mang và sống trong gia đình của ông ấy. Cuộc sống của Shouichi trôi qua trong yên bình bên cạnh những người thân của mình. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, Shouichi có thể biến hình thành chiến binh có sức mạnh vô địch, Kamen Rider Agito để chiến đấu chống lại những sinh vật bí ẩn được cảnh sát gọi là "Unknown". Những con quái vật được biết đến với cái tên Lords tự nhận mình là người bảo vệ loài người, có thói quen giết những người có siêu năng lực và chúng luôn làm một ký hiệu trước khi giết nạn nhân. Sở cảnh sát Tokyo quyết định tham gia vào chuyện này. Để giúp đỡ trong việc đánh bại Unknown, sở cảnh sát Tokyo đã chế tạo ra bộ giáp có sức mạnh hơn người bình thường, Kamen Rider G3 mô phỏng theo Kamen Rider Kuuga do sĩ quan Sumiko Ozawa thiết kế để chiến đấu chống lại "Unidentified Lifeforms", kẻ thù của No.4 (Kuuga). Makoto Hikawa, người được chọn để mặc bộ giáp G3 và chiến đấu với Unknown, đã vô tình gặp Shouichi. Ban đầu, hai người họ không biết nên chiến đấu lẫn nhau hay chiến đấu với Unknown nhưng sau đó hai người họ đã trở nên thân thiết và cùng nhau chiến đấu chống lại thế lực Unknown. Ngoài ra, cả hai còn gặp được Ryo Ashihara, người có khả năng biến hình thành pre-Agito với tên gọi Kamen Rider Gills, người đang tìm kiếm câu trả lời cho việc cha mình tự tử một cách bí ẩn. Những sự việc này đều có liên quan đến con tàu Akatsuki và những bí ẩn xung quanh Agito sẽ được hé lộ sau mỗi tập phim. Lords. là một nhóm các đệ tử hùng mạnh phục vụ dưới quyền của Overlord of Darkness, người đã tạo ra chúng từ cơ thể của hắn. Chúng được sở cảnh sát gọi là để phân biệt chúng với các Unidentified Life Forms đã tấn công nhân loại hai năm trước. Trên thực tế, theo sách và bách khoa toàn thư nhỏ về Kamen Rider Agito, các Lords thực chất thuộc đã chiến đấu với Gurongi trong quá khứ trước khi Kuuga đánh bại chúng, như vậy mối liên kết của các Lords với Lynt như những người bảo vệ nhân loại. Tất cả các Lords đều giống người với đầu của con vật mà bộ tộc họ thuộc về. Tất cả chúng đều có hình cánh nhô ra khỏi vai, có thể ám chỉ sự tồn tại của chúng như một thiên thần hoặc thánh sứ giả khi chúng nhắm mục tiêu đến những người sống sót sau sự cố Akatsuki, vì chúng và những người khác sở hữu một dạng sức mạnh tâm linh đánh dấu chúng có tiềm năng trở thành Agito. Khi giết một loại người nhất định, chúng thực hiện một nghi lễ bằng cách dùng tay, nói rằng họ muốn được phép phạm tội. Đồng thời, một vầng hào quang sẽ xuất hiện trên đầu chúng. Mỗi người trong số chúng đều có những cách giết người độc đáo, ví dụ: bỏ xác trên cây, làm tan xác con người, làm khô con người thành cái chết, biến con người thành cát, kéo con người dưới đất, kéo con người lên không trung. và thả chúng, bốc hơi, v.v... Giết một người bình thường được coi là điều cấm kỵ với hình phạt tử hình. Khi một Lord bị giết, vầng hào quang thường xuất hiện trên đầu chúng trước khi phát nổ. Overlord of Darkness. là một trong hai thực thể sinh đôi đã tồn tại từ rất lâu trước cả khi có Linto Tribe. Là hiện thân của bóng tối nên luôn bận bộ đồ đen. Đã cùng với người "anh em song sinh" Overlord of Light cùng tồn tại hòa hợp trong một thời gian, cuối cùng tạo ra thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, cả hai đều không thể thống nhất về việc ai sẽ trị vì sự sáng tạo của họ và một cuộc chiến giành quyền kiểm soát đã diễn ra. Cuối cùng, Overlord of Darkness đã chiến thắng. Nhưng với hơi thở hấp hối của mình, Overlord of Light đã ban tặng bản chất của mình cho nhân loại, sức mạnh của Agito, với hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ phát triển vượt hơn cả anh và nằm ngoài tầm kiểm soát của Overlord of Darkness. Nhưng Overlord of Darkness không để điều này xảy ra, tự mình hạ bệ các bình chứa Agito (tức những người được Overlord of Light gieo hạt giống Agito), tạo ra các Lords để giết tất cả những người có tiềm năng "tiến hóa" thành Agito. Mặc dù đã chết vào khoảng kỷ nguyên Pleistocene, Overlord of Darkness vẫn để lại một câu đố chứa mô hình DNA của chính anh ta. Sau khi câu đố được giải quyết, DNA của Overlord đã được tái tạo lại từ đầu. Điều này cho phép anh ta cải tạo cơ thể vật lý của mình, bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh khi anh ta thoát ra khỏi sự quản thúc và thoát khỏi phòng thí nghiệm OOPArts. Tuy nhiên, sự ra đời của anh đã được chứng kiến ​​bởi Sakiko Mikumo, theo sau cô sau khi anh trưởng thành từ một cậu bé tám tuổi cho đến khi cô bị giết bởi Anguis Femineus, người bị Overlord trừng phạt vì buộc cô phải tự kết liễu đời mình. Gặp Ryo khi anh ta gần chết, Overlord đã sử dụng sức mạnh của mình để kéo dài sự sống của anh ta, giả định anh ta ở dạng trưởng thành như một hệ quả. Sau khi buộc phải nghỉ ngơi khi suýt bị giết bởi một Gills đáng sợ, Overlord đã tự mình ra tay sát hại Tomoko Miura, bị bắt và đưa vào trại tâm thần sau khi anh ta không còn gánh nặng giết người. Do đó, Overlord quyết định theo dõi từ bên lề khi các Lords thực hiện nhiều vụ giết người có khả năng siêu nhiên khác nhau đối với bất kỳ ai đạt đến độ chín huyền bí, mặc dù anh ta đã can thiệp một lần để tăng sức mạnh cho Machine Tornador của Agito. Sau đó, kết quả là Shouichi, cùng với Ryo và Makoto Hikawa, làm phức tạp thêm vấn đề và can thiệp vào công việc của các sứ giả của anh ta. Chẳng bao lâu sau, thương vong tăng lên cho cả hai bên, với các tay sai và Lords đều chịu tổn thất nặng nề. Nhưng việc mất đi El of the Water đã khiến Overlord mở mắt nhìn ra một thực tế rằng các bình chứa của Agito, Shouichi Tsugami, Ryo Ashihara và Kaoru Kino đã trở nên quá mạnh. Cuối cùng, anh sẽ tận mắt chứng kiến tất cả các bình chứa Agito đang hoạt động đều bị săn lùng và tước bỏ Hạt giống Agito của chúng, khiến chúng trở nên bất lực. Tuy nhiên, Overlord nhận ra rằng anh ta cần phải giết các Riders để dập tắt các Hạt giống mà anh ta đã hấp thụ. Nhưng với sự trợ giúp của Hikawa, Shouichi đã giáng một đòn quyết định vào Overlord, giải phóng Hạt giống Agito về cho chủ nhân hợp pháp của chúng và buộc Overlord phải rút lui. Tuy nhiên, cú sốc mà ngay cả những con người bình thường đã phát triển đủ mạnh để chống lại sức mạnh của anh ta đã thuyết phục Overlord rằng nhân loại không còn xứng đáng tồn tại nữa, và vì vậy chúng bắt đầu dàn dựng cuộc tiêu diệt và bắt đầu lại. Overlord sẽ thực hiện hành động diệt chủng loài người của mình: thiết lập lại các chòm sao của Zodiac, cuối cùng giết chết tất cả nhân loại trong những vụ giết người kỳ quái doppelgänger bắt đầu từ những người sinh ra dưới thời Scorpio. Để làm được điều này đòi hỏi sự tập trung cao độ, điều này sẽ khiến anh ta dễ bị tổn thương. Cuối cùng, anh ta tạo ra El of the Wind để làm vệ sĩ cho mình và El of the Ground để tiếp tục giết những người đạt đến độ chín huyền bí. Nhưng các Riders vẫn đứng vững đến cuối cùng và khi các El Lords bị tiêu diệt, Overlord cố gắng rút lui nhưng bị thương bởi Shining Rider Kick của Agito. Overlord sống sót sau cuộc tấn công và nói chuyện với Tetsuya Sawaki trước khi chết ngay sau đó, những lời nói sau cùng thuyết phục anh ta rằng trong khi anh ta tạo ra loài người, Overlord không thực sự hiểu họ. Sau đó, anh ta gợi ý rằng anh ta quyết định hoãn lại kế hoạch của mình và quan sát cách con người sẽ sử dụng những món quà của chính họ và chúng có giá trị hiện có hay không. Albums. A few albums were released for "Kamen Rider Agito", mostly original soundtracks for the series and film.
1
null
Tassilo III. (* khoảng 741; † khoảng 796) là công tước xứ Bayern cuối cùng của gia tộc Agilolfing và cũng là anh em họ với Charlemagne. Sự nghiệp. Là con của công tước Odilo và với sự đồng ý của vua Franken Pippin lùn, Tassilo III đã trở thành công tước của Bayern vào năm 748 mặc dù vẫn còn là trẻ con. Tassilo có ảnh hưởng nhiều đến đời sống tôn giáo trong lãnh thổ mình ở địa phận Aschheim (756?), Dingolfing (769/770 oder 776/777?) và Neuching (771). Ông thành lập nhiều tu viện và nhà thờ. Tassilo đã bành trướng lãnh thổ mình về phía đông bằng cách chinh phục người Karantanen vào năm 772. Quan hệ giữa người Langobarden và người Bayern vì lý do chính trị và kinh tế càng ngày càng chặt chẽ. Từ thập niên 760 trở đi ông đã tới Ý nhiều lần, nơi mà ông liên minh với Desiderius và Đức giáo hoàng. Năm 772 đức giáo hoàng Hadrian I đã rửa tội cho con trai của Tassilo, Theodo, ở Roma. Chính Tassilo đã cưới Liutberga, con gái của ông vua Langobarden cuối cùng Desiderius. Liên minh với người Langobarden đã làm cho ông có mâu thuẫn với Charlemagne. Khi Charlemagne thần phục được nước Langobarden vào năm 774, Tassilo mất đi một đồng minh quan trọng nhất. Quốc sử đã tường thuật, Tassilo, kể từ năm 757 là chư hầu của Franken, vào năm 763 đã từ chối, cung cấp quân đội cho Franken trong cuộc chiến tại xứ Aquitanien, mà ông đã thề cam kết. Như vậy coi như là ông đã đào ngũ, một bài tường thuật mà ngày nay theo những nghiên cứu mới, người ta nghi ngờ sự chính xác của nó. Tuy vậy Tassilo III vẫn còn là công tước, cho tới năm 787 khi ông bị Karl (Charlemagne) vì lý do chính trị (dự định liên minh với Langobarden để bảo đảm sự độc lập của Bayern; sau đó thỏa hiệp với người Awaren) hạ xuống làm quan. Đến năm 788 Tassilo qua một vụ án vì chuyện vào năm 763 đã kể trên và vì liên kết với người Awaren ban đầu bị kết án tử hình trước mặt những người con dân của ông ta, sau đó được ân xá và bị đầy đi vào tu viện. Charlemagne đã cư ngụ 2 mùa đông liên tiếp (791–793) tại thành phố công tước cũ Regensburg, để tự mình xác minh là đã đồng hóa được Bayern vào đế quốc Franken. Ông đã cử một trong những người anh em rể của mình, một hầu tước Franken, Gerold, thay thế Tasilo cai quản Bayern. Năm 794 Tassilo bị triệu từ tu viện của mình đến trước một hội nghị nhà thờ (Reichssynode) ở Frankfurt, ở đó ông đã phải ký giấy từ bỏ Bayern kể cả các thế hệ tiếp nối. Người ta đoán là ông đã sống từ năm 741 cho tới ngày 11 tháng 12 năm 796. Không ai biết chắc khi nào và nơi ông ta từ trần. Có thể những năm cuối cùng ông ta đã sống như là một nhà tu đơn giản tại tu viện Lorsch. Tại cái nhà thờ mà bây giờ đã bị phá hủy người ta tìm thấy một ngôi mộ có tên của ông. Ảnh hưởng. Tên ông được đặt cho ly Tassilo nổi tiếng (Tassilokelch), Giải thưởng Tassilo, Tassilone, trường trung học Tassilo tại Simbach a. Inn, der Tassilopsalter và cây đoạn Tassilo tại Wessobrunn. Ông cũng được tôn lên làm thánh, Ngày tưởng niệm ông là ngày 11 tháng 12.
1
null
Giun đất khổng lồ Gippsland (tên khoa học Megascolides australis) là một loài giun đất bản địa ở Australia. Những con giun đất khổng lồ dài trung bình 1 mét (3 feet) và có thể đạt tới 3 m, có đường kính 2 cm (1 inch). Loài này có một cái đầu màu tím sẫm và một cơ thể màu xanh xám. Chúng sống trong lòng đất, khu vực đất sét xanh, xám hoặc đỏ dọc theo bờ sông và đồi phía Tây ở Gippsland, Victoria, Australia. Giun đất khổng lồ sống trong những cái hang được đào sâu trong lòng đất tạo thành hệ thống các hang nước, môi trường sống của chúng. Những con giun này hiếm khi rời khỏi hang hốc ẩm ướt. Tuổi thọ của chúng dài trong số các loài động vật không xương sống, có thể mất 5 năm để trưởng thành. Chúng sinh sản trong những tháng ấm hơn và kén trứng được đẻ trong hang của chúng. Khi những con giun đất con nở, trong 12 tháng có thể đã dài tới 20 cm. Không giống như hầu hết giun đất khác, chúng dành hầu hết thời gian của mình trong hang. Chuyển động của chúng thông qua các hang ngầm có thể gây ra một âm thanh ríu rít cho phép phát hiện được ra chúng. Nằm gần thị trấn Bass là Bảo tàng Giun đất khổng lồ. Tòa nhà này cho khách du lịch tham quan để thu thập dữ liệu thông qua một bản sao phóng to của một cái hang và dạ dày của một con giun mô phỏng. Cùng với đó là các thông tin và tài liệu về lịch sử, đặc trưng giun đất khổng lồ Gippsland, giáo dục về việc con người phải bảo vệ chúng. Tình trạng. Cũng như nhiều loài bản địa khác của Úc, khai thác thuộc địa của châu Âu đã dẫn đến sự suy giảm giun đất khổng lồ Gippsland và khiến nó là một loài cần được bảo vệ. Một số nông dân trong khu vực đã ngừng chăn nuôi gia súc và đã bắt đầu trồng cây tạo môi trường sống cho giun đất. Khi nông dân cày xới trên mặt đất khiến những con giun bị chết. Giun đất khổng lồ Gippsland đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
1
null
Tiết hay Khiết (chữ Hán: 契) là tên một nhân vật huyền sử sống vào thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế trong lịch sử Trung Quốc, theo Sử Ký Tư Mã Thiên - Ân bản kỷ thì ông chính là thủy tổ của nhà Thương. Thân thế và sự nghiệp. Tương truyền bà thứ phi của Đế Cốc Cao Tân thị là bà Giản Địch vốn là con gái bộ lạc Hữu Nhưng hôm đó đi tắm ngoài bờ suối thấy một quả trứng chim Huyền Điểu bèn cầm lấy nuốt chửng rồi thụ thai mà sinh ra. Kinh Thi có câu: "thiên mệnh Huyền Điểu, giáng nhi sinh Thương " nghĩa là trời cho chim đen giáng hạ thành Thương cũng bởi ở điển tích này vậy, Tiết có công giúp đế Nghiêu đế Thuấn trị thiên hạ nên được ban họ Tử và thưởng cho đất Thương - ngày nay thuộc khu vực phía nam huyện Thương Khâu tỉnh Hà Nam - làm thực ấp. Đến khi Hạ Vũ được vua Thuấn cử đi trị thủy thì Tiết cũng tình nguyện xin theo, ông lập không ít công trạng vừa cố vấn vừa thực hiện giúp cho vua Vũ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thời gian Tiết đi theo vua Vũ thì việc trị vì nước Thương do con trai ông là Chiêu Minh đảm nhiệm, sau khi trị thủy trong cuộc luận công ban thưởng ở Miêu Sơn vua Vũ mới chính thức phân phong chư hầu cho ông. Tiết làm vua nước Thương cho đến thời Hạ Khải thì băng hà, con trai trưởng Chiêu Minh thừa kế ngôi vị. Từng bước phát triển của nước Thương. Đến đời cháu nội của Tiết là Tướng Thổ thì thế lực của nước Thương đã vươn tới bờ Bột Hải, Tướng Thổ dạy dân cưỡi ngựa và hướng dẫn cách nuôi ngựa cho thiên hạ. Lại đến chắt nội của Tướng Thổ là Minh thì nền nông nghiệp nước Thương phát triển ngày càng mạnh mẽ nhất là vấn đề trao đổi hàng hóa và chăn nuôi gia súc gia cầm rất thịnh vượng, con Minh là Vương Hợi bị thủ lĩnh của Hữu Dị thị là Miên Thần giết chết. Em Vương Hợi là Vương Hằng nối ngôi nhưng phải trốn chạy vào vùng rừng núi tổ chức kháng chiến chống Miên Thần xâm lược, nước Thương bấy giờ ở trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" nguy cơ diệt vong bất cứ lúc nào. Sau này con của Vương Hợi là Thượng Giáp Vi lên nối ngôi chú đã đánh bại và giết được Miên Thần để báo thù cho cha - sử sách kể sơ qua chứ không nói chi tiết đến những cuộc chiến tranh này - nên nước Thương nhờ đó được phục hưng, đến đời Tử Lý tức Thành Thang thì khởi binh lật đổ nhà Hạ mà xây dựng nên cơ nghiệp nhà Thương vậy. Hậu duệ 8 lần dời đô. Theo sách Quan Đường Tập Lâm - Thuyết Hào thì từ đời Tiết đến đời Thang nước Thương đã 8 lần phải thiên đô do khu vực Hoàng Hà bị lũ lụt triền miên, lần thứ nhất từ đất Thương chuyển đến Phiên Ấp - nay thuộc huyện Từ Dương tỉnh Sơn Đông. Lần thứ 2 từ Phiên Ấp dời qua Đế Thạch - nay là huyện Bình Sơn tỉnh Hà Bắc, lần thứ 3 từ Đế Thạch xuống phía bắc Thương Khâu - gần đất phong phía nam Thương Khâu ngày trước. Lần thứ 4 từ Thương Khâu đến Đông Đô - nay thuộc huyện Thái An tỉnh Sơn Đông, lần thứ 5 từ Đông Đô lên Kế Khâu - nay là phạm vi phía tây nam thủ đô Bắc Kinh. Lần thứ 6 từ Kế Khâu sang Hữu Dị - nay ở huyện Dị tỉnh Hà Bắc, lần thứ 7 từ Hữu Dị tới An Ấp - nay là huyện An Dương tỉnh Hà Nam. Lần thứ 8 từ An Ấp đến Hào Ấp - nay ở phía đông nam huyện Tào tỉnh Sơn Đông, có rất nhiều thuyết khác nhau nói về địa điểm dời đô của các đời thủ lĩnh nước Thương nhưng ở đây dựa vào kết quả khảo chứng của Vương Quốc Duy viết trong cuốn sách kể trên làm bằng cớ.
1
null
Young Hercules là một bộ phim truyền hình dành cho thiếu niên của Mỹ lấy ý tưởng từ bộ phim truyền hình "". Bộ phim được phát sóng trên kênh Fox Kids từ 12 tháng 9 năm 1998, đến 12 tháng 5 năm 1999. Bộ phim gồm một phần có 50 tập với sự diễn xuất chính của tài tử Hollywood Ryan Gosling, diễn viên sau này nổi tiếng với vai Noah Calhoun trong phim Nhật ký tình yêu ("The Notebook", 2002). Tại Việt Nam, bộ phim từng được phát sóng trên kênh HTV7 và HTV9 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh với tên tiếng Việt là "Anh hùng trẻ tuổi Hercules".
1
null
Bi () là một nước chư hầu trong lịch sử Trung Quốc. Quốc quân nước Bi mang họ Nhâm (任). Nước Bi có một lịch sử lâu dài, từ thời kỳ Hạ Vũ đến tận thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Quân chủ kiến quốc của nước Bi là Hề Trọng (奚仲). Thời kỳ Hạ Vũ trị vì, Hề Trọng đảm nhiệm chức xa chính (車正), được phong đất Tiết (薛). Sau đó (thế kỷ 11 TCN), nước này thiên di về phía nam đến đất Bi, quốc danh do đó cũng chuyển thành Bi (Nước Bi). Vào thời nhà Thương, Bi là một nước đối địch với vương triều, từng làm phản và kháng cự quyền cai trị của triều Thương, sau bị nước Bành (彭) đánh bại. Giáp cốt văn có niên đại từ thời Thương có thể hiện hai chữ "phi" (丕) và "ấp" (邑) ở cạnh nhau (nghĩa là "thành lớn"). Đến thời Tây Chu, nước Bi giáp với nước Tống (宋) ở phía đông và nước Đàm ở phía bắc. Do chịu áp lực từ nước Sở nên người nước Bi lại thiên di về phía bắc đến Tiết Thành (薛城), 30 km về phía nam của huyện cấp thị Đằng Châu ngày nay, thuộc địa cấp thị Tảo Trang tỉnh Sơn Đông. Sau khi di chuyển về đất cũ, nước này vẫn xưng là Bi. Năm 418 TCN, nước Tề chiếm lĩnh đất Tiết, người nước Bi lại phải di chuyển về phía nam đến Hạ Bi, nằm ở phía tây của Sông Y (沂水), đông bắc Bi Châu (邳州), thuộc địa cấp thị Từ Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay. Thành nước Tiết sau trở thành đất phong của cha con Tĩnh Quách quân Điền Anh (田婴) và Mạnh Thường quân Điền Văn. Cuối cùng, nước Bi bị nước Sở tiêu diệt.
1
null
Ngụy Tương vương (chữ Hán: 魏襄王, trị vì: 318 TCN – 296 TCN), hay Ngụy Tương Ai vương, tên thật là Ngụy Tự (魏嗣) hay Ngụy Hách (魏赫), là vị vua thứ tư của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Thụy hiệu và niên đại. Ngụy Tự là con của Ngụy Huệ vương – vua thứ 3 nước Ngụy. Sử sách ghi chép về Ngụy Tương vương còn không thống nhất về thụy hiệu và niên đại. Theo ghi chép của Sử ký, Ngụy Huệ Thành vương mất năm 335 TCN và Ngụy Tương vương kế nghiệp, tính niên đại từ năm 334 TCN. Ngụy Tương vương mất năm 319 TCN và Ngụy Ai vương (哀王) kế nghiệp cho tới khi mất năm 296 TCN. Tuy nhiên, phần lớn các học giả và các nhà phê bình khác cho rằng Ngụy Ai vương, với tên tuổi không rõ, là không có thật. Dường như Tư Mã Thiên đã gán nửa sau của thời kỳ trị vì của Ngụy Huệ Thành vương (bắt đầu năm 334 TCN, vào thời điểm Ngụy Oanh xưng vương) cho Ngụy Tương vương và bổ sung thêm Ngụy Ai vương vào để lấp chỗ trống cho giai đoạn từ 319 TCN tới 296 TCN. Ngược lại, một số nhà sử học vẫn cho rằng Ngụy Ai vương là có thật. Có ý kiến khác lại cho rằng Ngụy Tương vương và Ngụy Ai vương là một người, với thụy hiệu là Ngụy Tương Ai vương. Hợp tung chống Tần lần đầu. Chính sách hợp tung do tướng quốc Công Tôn Diễn khởi xướng đã hình thành từ thời vua cha Ngụy Huệ vương. Năm 318 TCN, liên quân hợp tung Hàn, Triệu, Ngụy dưới sự kêu gọi của Công Tôn Diễn tấn công nước Tần. Quân 3 nước tiến đến cửa Hàm Cốc thì bị tướng Tần là Thứ trưởng Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần. Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, hơn 8 vạn quân chư hầu bị giết, tướng Thân Sai bị Tần bắt sống. Nhân lúc quân Ngụy vừa bại trận, Tề Mẫn vương đánh Ngụy, quân Ngụy bại trận ở Quán Tân. Sau đó quân Ngụy lại bị tướng Tần là Sư Lý Tật đánh bại ở Khúc Ốc. Năm 315 TCN, tướng Sư Lý Tật đánh chiếm Tiêu Thành của nước Ngụy, cùng lúc quân Tần đánh bại quân Hàn một trận nữa, giết hơn 1 vạn người, chiếm thành Nhạn Môn khiến tướng Hàn bỏ chạy. Thân Tần. Sau nhiều thất bại, Ngụy Tương Ai vương buộc phải thần phục nước Tần, kết hòa hiếu. Năm 314 TCN, Ngụy Tương vương hội với Tần Huệ Văn vương tại đất Lâm Tấn. Ông lập con là công tử Chính làm thái tử. Năm 313 TCN, Ngụy Tương Ai vương tấn công nước Điền Tề rồi cùng nước Tần đánh Yên. Năm 312 TCN, ông đánh nước Vệ, phá 2 thành. Vệ Tự quân phải thần phục nước Ngụy. Năm 310 TCN, Ngụy Tương Ai vương họp với vua Tần mới là Tần Vũ vương tại Lâm Tấn. Trương Nghi lại sang nước Ngụy, Ngụy Tương vương trọng dụng, rồi ít lâu sau Nghi ốm chết ở nước Ngụy. Dù mới hòa hiếu, Tần lại gây chiến với Ngụy, đánh bại quân Ngụy ở Bì Thị năm 308 TCN. Năm 303 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh Ngụy, phá quân Ngụy ở Bồ Bản, Dương Tấn và Phong Lăng. Sang năm sau, ông hội với vua Tần ở Lâm Tấn, vua Tần trả lại Bồ Bản cho nước Ngụy. Năm 301 TCN, Ngụy Tương vương hợp binh với nước Tần đánh Sở. Hợp tung chống Tần lần 2. Do sự phát động của quý tộc nước Tề là Mạnh Thường quân Điền Văn vào năm 298 TCN, Ngụy Tương Ai vương cùng nước Hàn hợp tung với Tề đánh Tần. Dưới sự chỉ huy của Mạnh Thường quân, quân 3 nước cùng tiến đến ải Hàm Cốc, thu được thắng lợi. Sang năm 297 TCN, quân 3 nước lại đánh bại quân Tần lần thứ 2. Đến năm 296 TCN, Mạnh Thường quân lại chỉ huy liên quân đánh tới cửa Hàm Cốc lần thứ 2, chiếm được thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương sau nhiều thất bại liên tiếp phải cầu hòa, trả lại đất Phong Lăng cho nước Ngụy và đất Vũ Toại cho nước Hàn. Cùng năm 296 TCN, Ngụy Tương Ai vương qua đời. Ông ở ngôi 23 năm. Con ông là Ngụy Chính lên nối ngôi, tức là Ngụy Chiêu vương.
1
null
Ngụy Chiêu vương (chữ Hán: 魏昭王, trị vì: 295 TCN – 277 TCN), tên thật là Ngụy Sắc (魏遫) hay Ngụy Chính, là vị vua thứ năm nước Ngụy - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Sự nghiệp. Ngụy Chính là con Ngụy Tương vương – vua thứ 4 nước Ngụy. Năm 296 TCN, Ngụy Tương Ai vương mất, Ngụy Chính lên nối ngôi, tức là Ngụy Chiêu vương. Năm 295 TCN, nước Ngụy xảy ra chiến tranh với nước Tần, bị Tần chiếm mất Tương Thành. Chiến sự kéo dài sang năm sau, quân Ngụy vẫn gặp bất lợi. Trong tình thế bức bách, Ngụy Chiêu vương bèn liên minh với Hàn Ly vương cùng chống Tần. Năm 293 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Bạch Khởi cầm quân chống lại liên quân Hàn-Ngụy ở Y Khuyết. Liên quân Ngụy-Hàn bị Bạch Khởi đánh cho đại bại, bị chém 24 vạn quân, tướng Công Tôn Hỷ bị bắt sống, 5 thành bị san phẳng. Nước Ngụy bị mất 400 dặm đất Hà Đông về tay Tần. Năm sau, Bạch Khởi lại đánh thắng quân Ngụy, chiếm Viên Thành của Ngụy rồi trả lại. Năm 289 TCN, Ngụy lại bị Tần đánh chiếm 16 thành lớn nhỏ. Năm 287 TCN, Tần lại chiếm Tân Viên và Khúc Dương của nước Ngụy. Năm 286 TCN, vì Tống Khang vương lấn đất của cả Ngụy, Sở và Tề, Ngụy Chiêu vương theo kêu gọi của Tề Mẫn vương, cùng nhau đánh Tống. Quân 3 nước đánh bại giết chết vua Tống, chia đất Tống làm 3. Năm 285 TCN, do tranh chấp đất đai ở Tống với Điền Tề, Ngụy Chiêu vương theo kêu gọi của Yên Chiêu vương, bèn liên minh với Yên, cùng các nước Tần, Triệu, Hàn tấn công Tề Mẫn vương. Vua Tề bỏ chạy và cuối cùng bị giết, nước Tề bị Yên chiếm đóng trong vài năm. Tuy vừa cùng nhau liên minh đánh Tề nhưng sang năm Ngụy và Tần lại xảy ra chiến tranh. Khi quân Tần tiến đến Đại Lương thì quân Yên và Triệu đến giải vây, quân Tần phải rút lui. Năm 277 TCN, Ngụy Chiêu vương qua đời. Ông ở ngôi 19 năm. Con ông là Ngụy Tốc lên nối ngôi, tức là Ngụy An Ly vương.
1
null
Hoàng () là một nước chư hầu trong lịch sử Trung Quốc. Quốc quân nước Hoàng mang họ Doanh (嬴), là hậu duệ của Đông Di Thiếu Hạo, là hậu đại của Hoàng Di. Thành lập. Quân chủ sáng lập ra nước Hoàng là Huệ Liên (惠連) tức Tham Hồ, cha của Huệ Liên là Lục Chung (陸終)- một chút trai của Chuyên Húc. Thời nhà Thương, tộc Hoàng Di đã lập quốc ở ven bờ Hoài Thủy, song quan hệ với vua nhà Thương không hoàn toàn hài hòa, trong số các câu chữ khắc trên giáp cốt có "phạt vu Hoàng doãn". Trúc thư kỉ niên có viết: "(Hạ) hậu Tướng tức vị, nhị niên, chinh Hoàng Di." Lịch sử. Sau khi Chu Vũ vương tiêu diệt nhà Thương, người nước Hoàng quy phục triều Chu và vẫn được giữ được nước của mình. Theo các hiện vật đồ đồng được khai quật có liên hệ với nước Hoàng và có niên đại từ thời Đông Chu, nhà họ Doanh của nước Hoàng và nhà họ Cơ của nước Tằng (曾) liên tục duy trì quan hệ hôn nhân. Bằng chứng lịch sử về nước Hoàng được tìm thấy trong Tả truyện, bắt đầu từ năm Lỗ Hoàn công thứ 8 (704 TCN). Thời điểm đó, nước Sở hưng thịnh, các nước ước hẹn hội chư hầu tại đất Sở. Tuy nhiên, hai nước Hoàng và Tùy (隨) đều không tham gia, kết quả, Sở Vũ vương đích thân đem quân thảo phạt nước Tùy, còn nước Hoàng do nằm xa Sở nên tránh được họa, song cũng bị nước Sở quở trách. Năm 675 TCN, Sở Văn vương lần đầu tiên thảo phạt nước Hoàng. Đối diện với một nước Sở đang khuếch trương thế lực đến trung thượng du Hoài Hà, nước Hoàng lựa chọn sách lược dựa vào nước Tề cường thịnh để chống lại Sở. Năm 658 TCN, nước Hoàng tham gia hội minh gồm bốn nước Tề, Tống, Giang (江) và Hoàng trên đất Tống nhằm hoạch mưu phạt Sở. Hai năm sau, bốn nước lại tổ chức minh hội tại Dương Cốc, Sơn Đông ngày nay. Mùa thu năm 655 TCN, hai nước Hoàng và Giang thảo phạt nước Trần. Cùng với việc nước Tề hình thành địa vị bá chủ chư hầu, các nước chư hầu ở lưu vực Hoài Thủy nối đuôi nhau phản Sở, chuyển sang nương tựa Tề. Một nước Sở muốn khuếch trương về phía bắc và tranh bá chư hầu tất nhiên không thể chịu thua, cùng năm đó, nước Sở đã tiêu diệt một nước nhỏ có quan hệ hôn nhân với Hoàng là nước Huyền (弦), Huyền tử đào thoát đến nước Hoàng. Sáu năm sau, tức mùa đông năm 649 TCN, nước Sở lấy cớ người nước Hoàng không quy phục, triều cống cho Sở nên xuất binh thảo phạt Hoàng. Nửa năm sau, tức mùa hè năm 648 TCN, nước Hoàng bị nước Sở tiêu diệt. Cố thành nước Hoàng. Cố thành nước Hoàng nằm ở hương Long Cổ, huyện Hoàng Xuyên, địa cấp thị Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Di chỉ thành có hình chữ nhật, chu vi 6.700 mét, tường thành cao từ 5-7 mét, có niên đại từ thời Tây Chu đến thời Xuân Thu. Cố thành nước Hoàng nay cũng là một địa điểm du lịch vì nước Hoàng cũng được xem là nơi phát tích của họ Hoàng. Cách cố thành nước Hoàng khoảng 20 km về phía tây nam, thuộc khu vực chùa Bảo Tướng của huyện Quang Sơn, người ta đã phát hiện ra khu mộ quý tộc nước Hoàng. Năm 1983, đã khai quật được mộ vợ chồng Hoàng quân Mạnh, đến năm 1988 lại phát hiện được mộ cha Hoàng Quý Đà. Các khu vực nằm trong cương vực của nước Hoàng như La Sơn, Quang Sơn, Hoàng Xuyên đều khai quật được được không ít các văn vật quý của nước Hoàng, đa phần có niên đại vào giai đoạn đầu của thời Xuân Thu.
1
null
Ngụy Cảnh Mẫn vương (chữ Hán: 魏景湣王, trị vì: 242 TCN – 228 TCN), tên thật là Ngụy Ngọ (魏午) hay Ngụy Tăng (魏增), là vị vua thứ bảy của nước Ngụy - chư hầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi. Ngụy Tăng là con Ngụy An Ly vương – vua thứ 6 nước Ngụy. Do nước Ngụy bị Tần đánh nhiều lần, bị mất nhiều đất đai, vua cha An Ly vương phải xin giảng hòa, cho ông sang Tần làm con tin. Năm 247 TCN, Tần đánh Ngụy, vây kinh thành Đại Lương. Chú ông là Tín Lăng quân Ngụy Vô Kỵ cầm quân cả năm nước hợp tung đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Liên quân thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc, chẹn đường quân Tần, quân Tần không dám ra. Tần Trang Tương vương tức giận, muốn cầm tù thái tử Ngụy Tăng đang làm con tin ở Tần, nhưng sau đó nghe lời can, nếu giam giữ ông sẽ khiến các nước đang thần phục khác là Hàn, Tề nghi ngờ, vì vậy vua Tần thả ông. Năm 243 TCN, Ngụy An Ly vương mất, Ngụy Tăng lên nối ngôi, tức là Ngụy Cảnh Mẫn vương. Đất mất nước suy. Năm 242 TCN, Tần vương Chính đánh Ngụy, chiếm 20 thành, lập ra Đông quận. Năm sau, quân Tần lại đánh chiếm đất Triều Ca của nước Ngụy. Năm 240 TCN, nước Ngụy lại bị quân Tần chiếm đất Cấp. Năm 238 TCN, Tần vương Chính lại đánh chiếm đất Viên, Bồ Dương và Diễn. Đất đai nước Ngụy càng bị thu hẹp, chỉ còn quanh vùng kinh đô Đại Lương. Năm 228 TCN, Ngụy Cảnh Mẫn vương qua đời. Ông làm vua được 15 năm. Thái tử Giả lên nối ngôi, tức là Ngụy vương Giả.
1
null
Ngụy vương Giả (chữ Hán: 魏王假, trị vì: 227 TCN – 225 TCN), tên thật là Ngụy Giả (魏假), là vị vua thứ tám và là vua cuối cùng nước Ngụy - chư hầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ngụy Giả là con Ngụy Cảnh Mẫn vương – vua thứ 7 nước Ngụy. Năm 228 TCN, Ngụy Cảnh Mẫn vương mất, Ngụy Giả lên nối ngôi. Khi Ngụy vương Giả lên ngôi, nước Ngụy đã rất suy yếu trước sự xâm lấn nhiều đời của nước Tần. Đất đai nước Ngụy chỉ còn quanh vùng kinh đô Đại Lương, không còn đủ sức phản kháng quân Tần. Năm 225 TCN, tướng Tần là Vương Tiễn đánh vào Đại Lương. Ngụy vương Giả cố thủ trong thành. Vương Tiễn tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không giữ nổi, phải ra đầu hàng. Ngụy vương Giả làm vua được 3 năm, không rõ kết cục ra sao, mất năm nào. Tần vương Chính chiếm phần còn lại của nước Ngụy lập ra quận huyện mới. Nước Ngụy từ Ngụy Văn hầu tới Ngụy vương Giả gồm có 8 đời vua thuộc 8 thế hệ.
1
null
Lửng châu Á (danh pháp hai phần: "Meles leucurus") là một loài lửng bản địa Trung Quốc, Kazakhstan, bán đảo Triều Tiên và Nga. Loài lửng này có màu hầu như sáng hơn lửng châu Âu dù một số dạng có kiểu màu gần giống với màu của lửng châu Âu. Chúng có kích thước nhỏ hơn lửng châu Âu và có răng hàm trên khá dài hơn. Tổng cộng có 5 phân loài.
1
null
Lửng Nhật Bản (danh pháp hai phần: "Meles anakuma") là một loài lửng đặc hữu của Nhật Bản, được tìm thấy ở đảo Honshu, Kyushu, Shikoku, và Shodoshima. Loài này là một trong 3 loài thuộc chi Meles (chi lửng). Tên gọi của loài được đặt theo tên "nihonanaguma" (ニホンアナグマ), nghĩa là "gấu lỗ Nhật Bản". Mô tả. Lửng Nhật Bản có chiều dài trung bình ở con đực, ở con cái và ít dị hình giới tính hơn lửng châu Âu ngoại trừ kích cỡ răng. Đuôi dài từ . Loài này nhìn chung nhỏ hơn lửng châu Âu nhưng tương đương hoặc lớn hơn một chút về kích cỡ so với lửng châu Á. Con trưởng thành nặng từ . Cân nặng trung bình của cá thể lửng Nhật Bản cái trong một nghiên cứu ở khu vực Tokyo là trong khi của cá thể đực là . Ở tỉnh Yamaguchi, trọng lượng trung bình vào mùa xuân của con cái và con đực lần lượt là và . Thân của loài cùn và các chi ngắn. Bàn chân trước được trang bị các mỏng vuốt khỏe mạnh trong khi các móng ở hai chân sau thì nhỏ hơn. Phần thân trên được bao phủ bởi một lớp lông dài màu xám nâu còn lông bụng thì ngắn và có màu đen. Khuôn mặt có sọc đen-trắng đặc trưng nhưng không rõ và hộp sọ cũng nhỏ hơn lửng châu Âu. Nguồn gốc. Việc không có lửng sinh sống ở Hokkaido, và có sự sinh sống của lửng châu Á ở Hàn Quốc dẫn tới khả năng rằng tổ tiên loài lửng đã du nhập tới Nhật Bản thông qua con đường ở phía Tây Nam từ Hàn Quốc. Tập tính. Cũng như các loài khác thuộc chi lửng, lửng Nhật Bản là loài ăn đêm và ngủ đông vào các tháng lạnh nhất trong năm. Bắt đầu từ năm 2 tuổi, con cái sẽ kết bạn đời và đẻ từ 2 đến 3 con một lứa vào mùa xuân (tháng ba–tháng tư). Chúng sẽ kết bạn lần nữa không lâu sau đó nhưng tạm dừng thụ thai cho đến tháng hai năm sau. Lửng Nhật Bản có tính độc lập hơn lửng châu Âu; chúng không tụ tập thành bầy cũng như không ghép đôi suốt đời. Đến mùa giao phối, phân vùng của một cá thể đực trùng lắp với vùng của từ 2 đến 3 cá thể cái. Tương tự như các loài lửng khác, lửng Nhật Bản là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn gồm có giun đất, bọ cánh cứng, quả mọng và quả hồng Nhật. Môi trường sống. Loài lửng này sống ở đa dạng các môi trường có nhiều cây cối và rừng. Văn hóa dân gian. Trong truyền thuyết Nhật Bản, lửng có khả năng biến hóa hình dạng, biết đến với tên gọi mujina. Trong Nhật Bản thư kỷ, các mujina được cho là có khả năng hát và biến hóa hình dạng như người. Đe dọa. Mặc dù loài vẫn còn phổ biến, phân vùng sinh sống của loài đã sụt giảm. Trong vòng 25 năm, vùng sinh sống của lửng Nhật Bản đã sụt giảm còn 29 phần trăm diện tích Nhật Bản vào năm 2003. Sự gia tăng đất trồng nông nghiệp cũng như cạnh tranh của loài gấu mèo là những mối đe dọa. Săn bắt lửng không phạm pháp nhưng đã ít đi đáng kể từ những năm 1970. Vào năm 2017, mối lo ngại được đề ra khi việc diệt lửng hàng loạt bùng nổ. Do phần thưởng của chính quyền địa phương cũng như món thịt lửng ngày càng nổi tiếng ở các nhà hàng, người ta lo sợ rằng việc diệt lửng sẽ đi quá mức bền vững.
1
null
Bù Gia Mập là một xã thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Việt Nam. Địa lý. Xã Bù Gia Mập có vị trí địa lý: Xã Bù Gia Mập có diện tích 23,30 km², dân số năm 2009 là 3.704 người, mật độ dân số đạt 159 người/km². Lịch sử. Ngày 26 tháng 12 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/1997/NĐ-CP<ref name=119/1997/NĐ-CP></ref> về việc thành lập xã Bù Gia Mập thuộc huyện Phước Long cũ trên cơ sở 23.276 ha diện tích tự nhiên và 4.001 nhân khẩu của xã Đak Ơ. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP<ref name=35/NQ-CP></ref>. Theo đó, chuyển xã Bù Gia Mập thuộc huyện Phước Long cũ về huyện Bù Gia Mập mới thành lập quản lý.
1
null
Quốc huy Bolivia, với trung tâm là một tấm khiên hình bầu dục, được bao quanh bởi quốc kỳ Bolivia, hai khẩu súng hỏa mai bắt chéo, hai cành nguyệt quế và trên cùng là con Kênh kênh khoang cổ (Thần ưng Andes). Trên tấm khiên, vòng cung phía dưới có 10 ngôi sao tượng trưng cho 9 khu vực của Bolivia và tỉnh cũ Litoral đã bị sáp nhập vào Chile năm 1879. Vòng cung trên của tấm khiên là dòng chữ "Bolivia". Trên tấm khiên có vẽ hình phong cảnh, có núi, có đồng bằng, có ánh mặt trời nhô lên thể hiện quan cảnh địa lý của đất nước. Trên cánh đồng có một con alpaca đứng cạnh một bó lúa mì và một cây cọ, alpaca được xem là con vật quốc gia. Xung quanh lá chắn có 3 quốc kỳ Bolivia mỗi bên, đằng sau là hai khẩu súng bắt chéo tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập. Bên trên hai khẩu súng là một cái riều và một cái mũ Phrygian đỏ, biểu tượng cho tự do và độc lập. Hai nhánh nguyệt quế đại diện cho hòa bình, con chim thần ưng Andes nằm phía trên tượng trưng cho sự sẵn sàng bảo vệ đất nước. Trong một số quốc huy khác, hai khẩu súng hỏa mai được thay thế bằng hai khẩu đại bác.
1
null
Liệu () là nước chư hầu vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Thời Xuân Thu, có hai nước chư hầu cùng tên là Liệu. Một nước được ghi trong Tả truyện-Hoàn công thập nhất niên, theo đó vào năm 701 TCN, tức năm thứ 40 đời Sở Vũ vương, quân nước Vân (鄖) ở Bồ Tao cùng với các nước Tùy (隨), Giảo (絞), Châu (州), Liệu đánh quân Sở. Nước Liệu nằm ở huyện Đường Hà của tỉnh Hà Nam ngày nay, cũng gọi là nước Liêu (廖). Tả truyện-Ai công thập thất niên có viết rằng vào cuối thời Xuân Thu, đại phu nước Sở truy nguyên việc tiên quân Sở Vũ Vương đã giành được chiến thắng trước hai nước Châu và Liệu, hai nước Châu-Liệu được đề cập đến đã liên hiệp hoạch mưu thảo phạt nước Sở vào năm thứ 40 đời Sở Vũ Vương. Một nước được ghi trong Tả truyện-Văn công ngũ niên, theo đó vào năm 622 TCN, tức năm thứ 4 đời Sở Mục vương, Sở công tử Tiếp diệt Liệu. Nước Liệu này nằm ở huyện Cố Thủy của tỉnh Hà Nam ngày nay, nước này là hậu duệ của Đình Kiên (庭堅)- còn được gọi là Cao Dương hoặc có thể là Bát Khải. Ngoài ra, vào thời Xuân Thu, ở khu vực huyện Thư Thành của tỉnh An Huy ngày nay tồn tại nước Thư Liệu (舒蓼), là một trong các nước Thư của họ Yển. Tháng 1 năm 2006, tại thôn Cao Đôn Tử (高墩子村) thuộc huyện Cổ Thủy của tỉnh Hà Nam, đã phát hiện được di chỉ một tòa thành thị cỡ lớn có niên đại từ thời Tây Chu. Nhiều người cho rằng đây là di chỉ nước Liệu cổ. Bao quanh thành là các hào rộng từ 14-16 mét, sâu 5 mét so với mặt đất hiện nay.
1
null
Rái cá biển (danh pháp hai phần: "Enhydra lutris") là một loài động vật thuộc họ Chồn, được Linnaeus mô tả năm 1758. Rái cá biển sinh sống chủ yếu dọc bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Phạm vi sinh sống của chúng bao gồm phần nước nông ở eo biển Bering và vùng Kamchatka, kéo dài đến vùng biển phía nam Nhật Bản. Mô tả. Chúng có cân nặng 14–45 kg, là loài nặng nhất trong họ Chồn dù có mẫu cân nặng đã được ghi nhận. Con cái nhỏ hơn, cân nặng và dài Lông dày quanh năm, và được rụng và thay dần chứ không thay một lần và mùa thay lông.. Xương dương vật, so với kích thước con đực, rất lớn, nặng và cong lên trên, dài và có đường kính tại gốc. Vì có bộ lông khá dày nên chúng trở thành con mồi cho những kẻ săn lông thú. Trước thời điểm năm 1911, Hiệp ước về lông các loài động vật biển đã đưa rái cá biển vào danh sách cần được bảo vệ. Do đó, ngành kinh doanh lông thú đã trở thành ngành kinh doanh phi lợi nhuận và loài rái cá vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Tập tính ăn. Rái cá biển ăn các sò và các loại động vật không xương sống như trai, cầu gai, bào ngư... Chúng có khả năng sử dụng đá để mở vỏ của các loài này. Để ăn cầu gai bao phủ đầy gai bên ngoài, rái cá biển cắn qua phía dưới nơi có gai ngắn nhất và chúng liếm thịt bên trong vỏ con cầu gai. Rái cá biển trưởng thành dài từ 1 đến 1.5m và cân nặng khoảng 35 kg. Mặc dù đã từng đứng bên bờ tuyệt chủng nhưng số lượng loài này đang ngày càng tăng lên, phân bố rộng rãi từ California đến Alaska. Tổng số lượng đã nằm trong khoảng 150.000-300.000 cá thế, và chúng bị săn bắt để lấy lông giữa 1741-1911 và tổng số lượng đã giảm xuống còn 1000-2000 con sinh sống trong các khu vực rời rạc thuộc phạm vi phân bố cũ của nó. Lối sống. Không giống như phần lớn những loài động vật biển có vú khác như hải cẩu hay cá voi, rái cá biển không có lớp mỡ giữ ấm ở dưới da. Chúng giữ nhiệt dựa vào lớp không khí giữa lớp lông dày của mình. Rái cá biển dành phần lớn thời gian của mình ở dưới nước, trong khi những loài rái cá khác thông thường lại chỉ ở trên bờ. Có 3 phân loài được công nhận, các phân loài khác nhau về kích thước thân và khác nhau sọ và răng. Hầu hết nhu cầu về nước được đáp ứng qua thực phẩm, mặc dù, trái ngược với hầu hết các loài động vật biển khác, nó cũng uống nước biển. Thận tương đối lớn cho phép nó lấy được nước ngọt từ nước biển và nước tiểu bài tiết nồng độ cao. Sinh sản. Sinh sản diễn ra quanh năm, với đỉnh điểm giữa tháng 5 và tháng 6 trong các quần thể phía Bắc và giữa tháng 1 và tháng 3 trong quần thể phía nam. Thời gian mang thai từ 4-12 tháng, do loài này khả năng delayed implantation sau 4 tháng mang thai. Tại California, rái cá biển thường sinh sản quanh năm, thường hai lần nhiều hơn ở Alaska. Chúng sinh trong nước và thường đẻ một con nặng 1,4-2,3 kg. Khả năng sinh đôi xảy ra ở 2% tổng số lần sinh, tuy nhiên thường chỉ một con sống sót. Lúc sinh con non mở mắt, có 10 chiếc răng và con non có lông con non dày. Rái cá mẹ liếm và lông tơ con non trong nhiều giờ, sau khi chải chuốt, lông con non vẫn giữ được không khí rất nhiều, con non nổi như nút bần và không thể lặn. Lông non của con non được thay sau khoảng 13 tuần.
1
null
F100 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt do hãng Pratt & Whitney tại Hoa Kỳ phát triển để trang bị cho các chiếc F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. Động cơ này được phát triển khi lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ cùng hợp tác với ý định tạo ra một loại động cơ mới cho các máy bay F-14 Tomcat và F-15 Eagle. Pratt & Whitney đã được thuê để phát triển loại động cơ này vào năm 1970. Nhưng sau đó lực lượng hải quân Hoa Kỳ đã đổi ý chuyển sang sử dụng động cơ Pratt & Whitney TF30 cho các chiếc F-14. Với khoảng 7200 động cơ đã được chế tạo và tổng chung 24 triệu giờ hoạt động tại 23 quốc gia trên thế giới thì F100 đã chứng tỏ được độ tin cậy của mình.
1
null
Tử tước hay Nữ tử tước (dành cho nữ) (tiếng Anh: "Viscount / Viscountess"; tiếng Pháp, Đức: "Vicomte") là một tước hiệu quý tộc cha truyền con nối, dưới bá tước (earl hay count) nhưng trên nam tước (baron). Nguồn gốc. Tại Anh, từ này được ghi chép lại lần đầu tiên vào năm 1440, khi nam tước Beaumont được vua Anh Henry VI phong làm tử tước Beaumont. Ở Anh lúc đó có nghĩa là người điều hành lãnh thổ không thuộc giới quý tộc, nhưng được hoàng gia chỉ định, không truyền cho con cháu. Nhưng sau này trở thành một tước hiệu quý tộc, cha truyền con nối.
1
null
Hầu tước là một tước vị quý tộc trong các quốc gia theo thể chế quân chủ. Nguồn gốc. Tại Trung Hoa cổ đại, hầu tước (chữ Hán: 侯爵) là tước vị do quân chủ tứ phong kèm theo quyền cai trị lãnh địa. Theo sách Lễ ký, phần "Vương chế", chép "Vương giả chi chế lộc tước, công hầu bá tử nam, phàm ngũ đẳng" ("Bậc vương giả đặt ra các lộc tước, gồm công hầu bá tử nam, có 5 bậc cả thảy"). Theo đó, hầu tước là tước vị chỉ sau tước công. Theo huyền sử, vào thời nhà Chu, các chư hầu thụ tước Hầu gồm có nước Lỗ, nước Tề và nước Trần. Thời Tần, Hán, hệ thống tước phong được quy định gồm 20 bậc. Tước vị Hầu là tước vị cao nhất được phong cho các văn quan võ tướng không phải là người trong tông thất, phân thành 2 bậc Quan nội hầu và Liệt hầu. Trong đó, liệt hầu chiếm đa số. Thời Đường Tống, có tước vị Huyện hầu, thời Minh là tước vị Hầu. Thời Thanh, tước vị Hầu được phân thành 3 bậc: Nhất, Nhị, Tam đẳng. Trong lịch sử Trung Hoa phong kiến, tước vị Hầu chỉ phong cho nam nhân, tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ phong cho các nữ hầu tước. Nhất là vào thời Tây Hán, có thể kể đến Lỗ hầu Để thị (còn ghi là Tỳ thị), Âm An hầu (chị dâu của Lưu Bang), Minh Thư Đình hầu Hứa Phụ, Toản hầu (đồng tước vị) (phu nhân của Tiêu Hà), Lâm Quang hầu Lã Tu. Thời Minh, có nữ tướng Tần Lương Ngọc, vì có chiến công nên được Minh Tư tông phong làm Trung Trinh hầu. Tại châu Âu, Hầu tước (hay Nữ hầu tước nếu là phụ nữ) (; Pháp: "marquis", ). Đây là tước vị tương tự như phó Công tước – Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721). Trong đất Đức, một bá tước là một người cai trị của một lãnh thổ (ví dụ bao gồm bá tước Brandenburg, bá tước Baden và bá tước Bayreuth) và người đó không bao giờ là một nhà quý tộc chỉ như marquesses / marquises ở Tây và Nam Âu. Các nhà lãnh đạo Đức không trao và giữ danh hiệu hầu tước ở Trung Âu, phổ biến ở Ý và Tây Ban Nha. Các tước vị tương đương hoặc cùng đẳng cấp với hầu tước bao gồm:
1
null
Nam tước (hoặc nữ nam tước nếu là phụ nữ; tiếng Anh: baron hoặc baroness nếu là phụ nữ) là tước hiệu quý tộc hoặc danh hiệu danh dự, thường là cha truyền con nối, ở các quốc gia châu Âu khác nhau, trong hiện tại hoặc trong lịch sử. Thông thường, tước hiệu này thể hiện một quý tộc có cấp bậc cao hơn lãnh chúa hoặc hiệp sĩ, nhưng thấp hơn tử tước hoặc bá tước. Thông thường, các nam tước nắm giữ thái ấp của họ - đất đai và thu nhập của họ - trực tiếp từ quốc vương. Nam tước ít khi là chư hầu của các quý tộc khác. Ở nhiều vương quốc, họ được quyền đội một dạng vương miện nhỏ hơn gọi là coronet. Châu Âu lục địa. Đức. Ở Đức, nam tước được gọi là "Freiherr" (từ freier Herr: con người tự do), tước vị mà được ban cho tại Đế quốc La Mã Thần thánh hay Đế quốc Đức. Những người Đức mà được gọi là "Baron" là những người quý tộc Đức ở vùng Baltic mà tước vị được ban cho bởi Nga Hoàng.
1
null
Đại công tước ( đối với nam hoặc đối với nữ) là một tước vị quý tộc tôn quý có địa vị chỉ đứng sau Quốc vương hoặc Nữ vương trong truyền thống châu Âu, xếp trên tước vị Công tước. Trong lịch sử châu Âu, có sự khác biệt quan trọng giữa "công tước lãnh địa" và "công tước phi lãnh địa". Khác với các "công tước phi lãnh địa", vốn là những thuộc hạ của Quốc vương hoặc Hoàng đế, hoặc là những thành viên hoàng gia, được phong tước hiệu danh dự nhưng không sở hữu và cai trị lãnh địa cụ thể, các "công tước lãnh địa" () là những nhà cai trị và là quân chủ thực sự của các công quốc. Lãnh thổ công quốc cai trị của các đại công tước lãnh địa cũng có địa vị cao hơn các công quốc khác, được gọi là đại công quốc. Một số truyền thống châu Âu như Đức, Nga và Tây Ban Nha còn phân biệt thành 2 loại tước vị Đại công tước cai trị lãnh địa. Theo đó, tước vị Đại công tước ("Großherzog / Großherzogin" trong tiếng Đức, "Gran Duque / Gran Duquesa" trong tiếng Tây Ban Nha và "Великий герцог / Великая герцогиня" trong tiếng Nga) chỉ cai trị các lãnh địa công quốc thuộc sở hữu của mình; và tước vị Đại vương công ("Großfürst / Großfürstin" trong tiếng Đức, "Gran Príncipe / Gran Princesa" trong tiếng Tây Ban Nha và "Великий князь / Великая Княгиня" trong tiếng Nga) không chỉ cai trị công quốc của mình mà còn giữ địa vị đứng đầu liên minh các công quốc chư hầu. Từ nguyên. Tước hiệu "Đại Công tước" có từ [Megas doux] thời kỳ Đế quốc Byzantine. Trong lịch sử Byzantine, "Megas doux" là chức vị cao cấp trong biên chế quân đội. Chức vị này thành tước vị trong lịch sử Nga, lần đầu tiên dùng để chỉ ["Velikiy Kniaz"] từ thế kỉ 11, là tước hiệu của các vị vua của Kievan Rus', sau đó thành tước vị cho các lãnh đạo của người Rus'. Khi Đại công quốc Moskva xuất hiện, "Velikiy Kniaz" là tước vị chung cho Vua của toàn bộ người Nga, cho đến khi Ivan IV của Nga dùng tước vị Tsar. Sau đó, "Velikiy Kniaz" hay "Grand duke" trở thành tước vị dành cho con trai hoặc cháu trai (thuộc nam hệ) của các vị Tsar, sau đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga. Ở Tây Âu, tước hiệu "Magnus dux" xuất hiện đầu tiên vào năm 1569, do Giáo hoàng Piô V phong cho Cosimo I de' Medici, nhà cai trị trên thực tế của các lãnh thổ Fiorentina và Toscana. Một mặt, tước vị Đại công tước như một sự công nhận của Giáo hoàng về thực lực quân sự hùng mạnh và kinh tế vững chắc, nắm giữ quyền cai trị trên thực tế nhiều công quốc của gia tộc Medici trên các vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Lãnh địa Giáo hoàng. Mặt khác, sự ban phong này cũng tránh lạm xưng vương quốc (mà Giáo hoàng chỉ là người có ảnh hưởng lớn tại vùng lãnh thổ Vương quốc Ý), dẫn đến xung đột với các nhà cai trị vương quốc hùng mạnh khác là vua Pháp, và đặc biệt là vua Đức, vốn giữ địa vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, có ảnh hưởng trên thực tế tại nhiều lãnh địa ở cả Vương quốc Đức lẫn Vương quốc Ý.
1
null
Arbacia punctulata là một loài cầu gai tím trong chi Arbacia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở Đại Tây Dương Tây Dương. Arbacia punctulata có thể được tìm thấy trong vùng nước nông từ Massachusetts đến Cuba và bán đảo Yucatan, từ Texas đến Florida ở vịnh Mexico, bờ biển từ Panama đến Guiana thuộc Pháp và Lesser Antilles, thường trên đáy đá, cát hoặc nhiều vỏ sò. A. punctulata là loài ăn tạp, ăn nhiều loại mồi mặc dù Karlson xếp nó là thú ăn thịt tổng quát. Nó đã được chứng minh rằng nó là galactolipid chứ không phải là phlorotannin, mà hành động như ngăn chặn động vật ăn cỏ trong "Fucus vesiculosus" chống lại "A. punctulata". Trong hơn một thế kỷ, các nhà sinh vật học phát triển đã đánh giá loài cầu gai này là một sinh vật mô hình thử nghiệm. Trứng nhím biển là trong suốt và có thể được thao tác dễ dàng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Trứng của chúng có thể dễ dàng thụ tinh và sau đó phát triển nhanh chóng và đồng bộ. Trong nhiều thập kỷ, phôi thai của cầu gai này đã được sử dụng để thiết lập lý thuyết nhiễm sắc thể di truyền, trung thể, parthenogenesis, và thụ tinh. Công tác nghiên cứu trong suốt 30 năm qua đã thiết lập các hiện tượng quan trọng như vậy là tương đối ổn định mRNA và kiểm soát translational, cách ly và đặc tính hóa của bộ máy phân bào, và việc thực hiện các protein cấu trúc chính của bộ máy phân bào vi quản nhím biển nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên của actin trong các tế bào cơ. "Arbacia punctulata" cũng là một sinh vật mô hình độc tính trấm tích hải dương và nghiên cứu tinh trùng.
1
null
Carl Nielsen (1865–1931) được biết đến là nhà soạn nhạc danh tiếng nhất Đan Mạch, với nhiều cách tân trong sáng tác và đậm màu sắc âm nhạc truyền thống. Hình ảnh của ông đã xuất hiện trên đồng giấy bạc 100 cron của Đan Mạch trong nhiều năm. Lớn lên trong một gia đình nghèo trên hòn đảo Funen ở vùng Scandinavia nhưng cha mẹ ông lại là những tài năng âm nhạc. Carl đã bộc lộ năng khiếu chơi nhạc thừa hưởng ở cha mẹ từ rất sớm. Ông lúc đầu chơi trong một ban nhạc của quân đội trước khi gia nhập trường Học Viện Hoàng gia Đan Mạch ở Copenhagen từ năm 1884 cho đến tháng 12 năm 1886. Ông ra mắt bản hòa tấu Suite for Strings, năm 1888,ở độ tuổi 23. Một năm sau đó, Nielsen dành 16 năm giữ vai trò nghệ sĩ vĩ cầm thứ hai trong Dàn nhạc Hoàng gia Đan Mạch dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Johan Svendsen, trong đó anh đã chơi trong vở Falstaff và Otello của Giuseppe Verdi tại buổi ra mắt tại Đan Mạch của họ. Năm 1916, ông tham gia giảng dạy tại Học viện Hoàng gia Đan Mạch và tiếp tục làm việc ở đó cho đến khi qua đời. Mặc dù các bản giao hưởng, bản hòa tấu và nhạc hợp xướng của ông ngày nay đã được quốc tế hết lòng ca ngợi, nhưng sự nghiệp và cuộc sống của Nielsen lại gặp rất nhiều khó khăn, thường được phản ánh ngay trong âm nhạc của ông. Các tác phẩm ông sáng tác từ năm 1897 đến 1904 đôi khi được coi là thời kỳ "tâm lý" của ông, chủ yếu là từ cuộc hôn nhân đầy sóng gió với nhà điêu khắc Anne Marie Brodersen. Nielsen đặc biệt được chú ý với sáu bản giao hưởng của ông, Bộ tứ tấu gió và các bản hòa tấu của ông cho vi-ô-lông, sáo và kèn clarinet. Ở Đan Mạch, vở opera Maskarade và nhiều bài hát của ông đã trở thành một phần không thể thiếu của di sản quốc gia. Âm nhạc sơ khai của ông được truyền cảm hứng từ các nhà soạn nhạc như Brahms và Grieg, nhưng ông đã sớm phát triển phong cách của riêng mình, lần đầu tiên thử nghiệm âm sắc tiến bộ và sau đó tách biệt hoàn toàn hơn so với các tiêu chuẩn sáng tác vẫn phổ biến vào thời điểm đó. Bản giao hưởng thứ sáu và cuối cùng của Nielsen, Sinfonia semplice, được viết vào năm 1924–1925. Ông qua đời vì một cơn đau tim sáu năm sau đó, và được chôn cất tại nghĩa trang Vestre, Copenhagen. Nielsen duy trì danh tiếng của một người ngoài âm nhạc trong suốt cuộc đời của mình, cả ở trong nước của mình và quốc tế. Mãi sau này, các tác phẩm của ông mới chắc bước vào danh sách quốc tế, nhanh chóng trở nên phổ biến từ những năm 1960 thông qua Leonard Bernstein và những người khác. Ở Đan Mạch, danh tiếng của Nielsen đã được đánh dấu vào năm 2006 khi ba sáng tác của ông được Bộ Văn hóa xếp vào danh sách mười hai tác phẩm hay nhất của âm nhạc Đan Mạch. Trong nhiều năm, ông đã xuất hiện trên tờ tiền một trăm kroner của Đan Mạch. Bảo tàng Carl Nielsen ở Odense ghi lại cuộc đời của ông và vợ ông. Từ năm 1994 đến 2009, Thư viện Hoàng gia Đan Mạch, được tài trợ bởi chính phủ Đan Mạch, đã hoàn thành phiên bản Carl Nielsen, có sẵn trên mạng miễn phí, chứa thông tin cơ bản và bản nhạc cho tất cả các tác phẩm của Nielsen, nhiều tác phẩm chưa được xuất bản trước đây. Cuộc đời. Những năm đầu.... Nielsen sinh vào ngày 09 tháng 6 năm 1865, là con thứ bảy trong số mười hai người con trong một gia đình nông dân nghèo, tại Sortelung gần Nørre Lyndelse, phía nam Odense trên đảo Funen. Cha của ông, Niels Jørgensen, là một họa sĩ nhà và một nhạc sĩ truyền thống, với khả năng chơi đàn và chơi cornet của mình, rất có niềm mong muốn tổ chức các lễ kỷ niệm ở địa phương. Nielsen mô tả thời thơ ấu của mình trong cuốn tự truyện Min Fynske Barndom (Thời thơ ấu của tôi trên Funen). Mẹ của ông, người mà ông nhớ lại khi hát các bài hát dân gian trong thời thơ ấu, xuất thân từ một gia đình thuyền trưởng khá giả, [2] trong khi một trong những người chú cùng cha khác mẹ của ông, Hans Andersen (1837–1881), là một nhạc sĩ tài năng. Nielsen đã kể lại phần giới thiệu về âm nhạc của mình: "Trước đây tôi đã từng nghe nhạc, nghe cha chơi violin và cornet, nghe mẹ hát, và khi nằm trên giường bệnh sởi, tôi đã thử sức bản thân với cây vĩ cầm nhỏ." Ông ấy đã nhận cây đàn từ mẹ của mình khi ông ấy lên sáu. Ông ấy học violin và piano khi còn nhỏ, và viết những tác phẩm đầu tiên của mình khi mới 8 hoặc 9 tuổi: một bài hát ru, nay đã bị mất, và một bản polka mà ông ấy đề cập đến trong tự truyện của mình. Vì cha mẹ ông không tin rằng ông có tương lai trở thành một nhạc sĩ, họ đã cho ông học việc làm một người bán hàng ở một ngôi làng gần đó khi anh mới mười bốn tuổi. Chủ cửa hàng bị phá sản vào giữa mùa hè và Nielsen phải trở về nhà. Sau khi học chơi các nhạc cụ bằng đồng, vào ngày 1 tháng 11 năm 1879, ông trở thành nghệ sĩ chơi kèn và kèn trombonist trong ban nhạc của Tiểu đoàn 16 của quân đội ở Odense. Nielsen không từ bỏ cây vĩ cầm trong thời gian ở tiểu đoàn, tiếp tục chơi nó khi về nhà để biểu diễn trong các buổi khiêu vũ với cha mình. Quân đội trả cho ông ta ba kroner và 45 øre và một ổ bánh mì cứ 5 ngày một lần trong hai năm rưỡi, sau đó lương của ông được tăng lên một chút, giúp ông có thể mua những bộ quần áo dân sự mà anh ta cần để biểu diễn tại các vũ điệu thôn quê. Học tập và những năm đầu sự nghiệp. Năm 1881, Nielsen bắt đầu chơi vi-ô-lông một cách nghiêm túc,học tư nhân dưới sự dẫn dắt của Carl Larsen, người trông nom tại Nhà thờ Odense. Người ta không biết Nielsen đã sáng tác bao nhiêu trong thời kỳ này, nhưng từ cuốn tự truyện của mình, có thể suy ra rằng ông đã viết một số bộ ba và tứ tấu cho các nhạc cụ bằng đồng, và ông đã gặp khó khăn trong thực tế là các nhạc cụ bằng đồng đã được điều chỉnh các phím khác nhau. Sau khi được giới thiệu với Niels W. Gade, giám đốc Học viện Hoàng gia ở Copenhagen, người mà ông được đón nhận nồng nhiệt, Nielsen được giải phóng khỏi ban nhạc quân đội trong thời gian ngắn, và theo học tại Học viện từ đầu năm 1884. Mặc dù không phải là một sinh viên xuất chúng hay sáng tác còn quá ít ỏi, Nielsen đã tiến bộ rất triển vóng dưới sự chỉ dẫn của Valdemar Tofte (1832–1907), và nhận được một nền tảng vững chắc về lý thuyết âm nhạc từ Orla Rosenhoff (1844–1905), là một cố vấn có giá trị trong những năm đầu của ông với tư cách là một nhà soạn nhạc chuyên nghiệp. Ông ấy cũng học sáng tác dưới sự chỉ đạo của Gade, người mà ông ấy thích như một người bạn nhưng không phải vì âm nhạc của ông ấy. Liên lạc với các sinh viên và gia đình văn hóa ở Copenhagen, một số người trong số họ sẽ trở thành bạn bè suốt đời, cũng trở nên quan trọng không kém. Nền giáo dục chắp vá xuất phát từ nền tảng quê hương khiến Nielsen vô cùng tò mò về nghệ thuật, triết học và thẩm mỹ. Tuy nhiên, theo ý kiến ​​của nhà âm nhạc học David Fanning, nó cũng để lại cho ông "một quan điểm cá nhân, thông thường về những chủ đề đó". Ông rời Học viện vào cuối năm 1886, sau khi tốt nghiệp loại giỏi nhưng không xuất sắc trong tất cả các môn học. Sau đó, ông đến ở với thương gia Odense đã nghỉ hưu Jens Georg Nielsen (1820–1901) và vợ tại căn hộ của họ trên Slagelsegade khi ông vẫn chưa có khả năng trả tiền theo cách riêng của mình. Khi ở đó, anh ta đã yêu cô con gái 14 tuổi Emilie Demant của họ. Cuộc tình kéo dài ba năm sau đó. Vào ngày 17 tháng 9 năm 1887, Nielsen chơi violin trong Phòng hòa nhạc Tivoli khi Andante tranquillo e Scherzo được công chiếu lần đầu. Ngay sau đó, vào ngày 25 tháng 1 năm 1888, Bộ tứ dây trong cung F của ông được biểu diễn tại một trong những buổi biểu diễn riêng của Privat Kammermusikforening (Hiệp hội âm nhạc thính phòng tư nhân). Trong khi Nielsen coi "Quartet in F" là màn ra mắt chính thức của anh ấy với tư cách là một nhà soạn nhạc chuyên nghiệp, thì "Suite for Strings" của anh ấy đã gây được ấn tượng lớn hơn rất nhiều. Được trình diễn tại Tivoli Gardens, Copenhagen vào ngày 8 tháng 9 năm 1888, nó được Nielsen chỉ định là Op. 1. Đến tháng 9 năm 1889, Nielsen đã tiến bộ về violin đủ để giành được vị trí với cây vĩ cầm thứ hai trong Dàn nhạc Hoàng gia Đan Mạch danh tiếng được chơi tại Nhà hát Hoàng gia Copenhagen, sau đó được chỉ huy bởi Johan Svendsen. Ở vị trí này, anh ấy đã trải nghiệm Falstaff và Otello của Giuseppe Verdi trong các buổi ra mắt tại Đan Mạch của họ. Mặc dù công việc này đôi khi gây ra sự thất vọng đáng kể cho Nielsen, ông vẫn tiếp tục chơi ở đó cho đến năm 1905. Sau khi Svendsen nghỉ hưu vào năm 1906, Nielsen ngày càng giữ vai trò nhạc trưởng (được chính thức bổ nhiệm làm trợ lý chỉ huy vào năm 1910). Giữa khi tốt nghiệp và đạt được vị trí này, anh ấy đã kiếm được thu nhập khiêm tốn từ các buổi học violin riêng trong khi nhận được sự hỗ trợ liên tục của những người bảo trợ của mình, không chỉ Jens Georg Nielsen mà còn Albert Sachs (sinh năm 1846) và Hans Demant (1827–1897), cả hai đều điều hành nhà máy ở Odense. Sau chưa đầy một năm tại Nhà hát Hoàng gia, Nielsen đã giành được học bổng 1.800 krone Na Uy giúp anh có phương tiện để đi du lịch trong vài tháng ở châu Âu. Giai đoạn lập gia đình. Trong khi đi du lịch, Nielsen phát hiện ra và sau đó quay lại với các bộ phim truyền hình âm nhạc của Richard Wagner, nghe nhiều dàn nhạc và nghệ sĩ độc tấu hàng đầu châu Âu, đồng thời trau dồi ý kiến ​​của mình về cả âm nhạc và nghệ thuật thị giác. Mặc dù ông tôn kính âm nhạc của Bach và Mozart, ông vẫn không thích âm nhạc của thế kỷ 19. Năm 1891, ông gặp nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm Ferruccio Busoni ở Leipzig; họ đã duy trì một thư từ trong hơn ba mươi năm. Ngay sau khi đến Paris vào đầu tháng 3 năm 1891, Nielsen gặp nhà điêu khắc người Đan Mạch Anne Marie Brodersen, người cũng đang đi du lịch theo học bổng. Họ cùng nhau đi du lịch Ý và kết hôn tại Nhà thờ St Mark's English, Florence, vào ngày 10 tháng 5 năm 1891 trước khi trở về Đan Mạch. Theo Fanning, mối quan hệ của họ không chỉ là "tình yêu", mà còn là "cuộc gặp gỡ tâm đầu ý hợp"; Anne Marie là một nghệ sĩ tài năng và là một "người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ và có tư tưởng hiện đại, quyết tâm tạo dựng sự nghiệp của riêng mình". Quyết tâm này sẽ làm căng thẳng cuộc hôn nhân của Nielsens, vì Anne Marie sẽ xa nhà hàng tháng trời trong những năm 1890 và 1900, để lại Carl, người dễ có cơ hội với những phụ nữ khác, phải nuôi dạy ba đứa con nhỏ của họ ngoài việc sáng tác và hoàn thành nhiệm vụ của mình. tại Nhà hát Hoàng gia. Nielsen đã làm thăng hoa sự tức giận và thất vọng về cuộc hôn nhân của mình trong một số tác phẩm âm nhạc, đáng chú ý nhất là giữa năm 1897 và 1904, thời kỳ mà đôi khi ông gọi là thời kỳ "tâm lý" của mình. Fanning viết, "Tại thời điểm này, sự quan tâm của anh ấy đối với các động lực thúc đẩy nhân cách con người được kết tinh trong vở opera Saul và David và bản giao hưởng thứ hai (The Four Temperaments) và bài nhạc phổ từ thơ Hymnus amoris và Søvnen". Carl đề nghị ly hôn vào tháng 3 năm 1905 và đã cân nhắc chuyển đến Đức để có một khởi đầu mới, nhưng bất chấp một vài thời gian dài ly thân, Nielsens vẫn kết hôn trong phần còn lại của cuộc đời nhà soạn nhạc. Nielsen có năm người con, hai trong số đó là con ngoài giá thú. Ông đã có một người con trai, Carl August Nielsen, vào tháng 1 năm 1888, trước khi ông gặp Anne Marie. Năm 1912, một đứa con gái ngoài giá thú chào đời - Rachel Siegmann, người mà Anne Marie chưa bao giờ biết đến. Với vợ của ông ấy, Nielsen có hai con gái và một con trai. Irmelin, con gái lớn, học lý thuyết âm nhạc với cha mình và vào tháng 12 năm 1919 kết hôn với Eggert Møller (1893-1978), một bác sĩ y khoa đã trở thành giáo sư tại Đại học Copenhagen và giám đốc phòng khám đa khoa tại Bệnh viện Quốc gia. Cô con gái nhỏ Anne Marie, người tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Copenhagen, kết hôn với nghệ sĩ vĩ cầm người Hungary Emil Telmányi (1892–1988) vào năm 1918; ông đã đóng góp vào việc quảng bá âm nhạc của Nielsen, với tư cách là một nghệ sĩ vĩ cầm và một nhạc trưởng. Con trai của Nielsen, Hans Børge, bị tàn tật do bệnh viêm màng não và đã dành phần lớn cuộc đời của mình để xa gia đình. Ông mất gần Kolding năm 1956. Một nhà soạn nhạc với bước đi trưởng thành. Lúc đầu, những tác phẩm của ông không gây nhiều sự chú ý đủ để chi viện cho cuộc sống của ông ấy. Trong buổi hòa nhạc ra mắt Bản giao hưởng đầu tiên của ông vào ngày 14 tháng 3 năm 1894 do Svendsen chỉ huy, Nielsen đã chơi phần violin thứ hai. Bản giao hưởng đã thành công rực rỡ khi được biểu diễn tại Berlin vào năm 1896, góp phần không nhỏ vào danh tiếng của ông. Anh ngày càng có nhu cầu viết nhạc tình cờ cho nhà hát cũng như những bài nhạc phổ từ thơ cho những dịp đặc biệt, cả hai đều mang lại nguồn thu nhập bổ sung đáng kể. Fanning bình luận về mối quan hệ phát triển giữa các bản tấu có chương trình và giao hưởng của anh ấy: "Đôi khi anh ấy tìm thấy những ý tưởng đáng giá trong âm nhạc,dàn nhạc được cho là thuần túy của mình; đôi khi một văn bản hoặc kịch bản buộc anh ấy phải tạo ra hình ảnh âm nhạc sống động mà sau này anh ấy có thể chuyển sang sử dụng trừu tượng hơn. " Bản nhạc phổ từ thơ Hymnus amoris của Nielsen dành cho nghệ sĩ độc tấu, hợp xướng và dàn nhạc được trình diễn lần đầu tiên tại Musikforeningen (Hiệp hội Âm nhạc) ở Copenhagen vào ngày 27 tháng 4 năm 1897. Nó được lấy cảm hứng từ bức tranh "Phép màu của người chồng ghen tuông" của Titian mà Nielsen đã nhìn thấy trong tuần trăng mật ở Ý vào năm 1891. Vào một trong những bản sao, ông viết: "Gửi Marie của riêng tôi! Những giọng điệu ca ngợi tình yêu này không là gì so với thực tế." Bắt đầu từ năm 1901, Nielsen nhận được một khoản lương hưu khiêm tốn của nhà nước - ban đầu là 800 krone Na Uy mỗi năm, tăng lên 7.500 krone Na Uy vào năm 1927 - để tăng lương cho nghệ sĩ vĩ cầm của mình. Điều này cho phép ông ngừng dạy học sinh riêng và để lại cho ông nhiều thời gian hơn để sáng tác. Từ năm 1903, ông cũng có một người giữ hàng năm từ nhà xuất bản chính của mình, Wilhelm Hansen Edition [da]. Từ năm 1905 đến năm 1914, ông là nhạc trưởng thứ hai tại Nhà hát Hoàng gia.Cho người con rể của mình, Emil Telmányi, Nielsen đã viết Bản hòa tấu vĩ cầm của ông, Op. 33 (năm 1911). Từ năm 1914 đến năm 1926, ông chỉ huy dàn nhạc Musikforeningen. Năm 1916, ông nhận lời giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Đan Mạch ở Copenhagen, và tiếp tục làm việc ở đó cho đến khi qua đời. Sự căng thẳng của hai công việc và sự xa cách liên tục với vợ đã khiến cuộc hôn nhân của ông ấy rạn nứt kéo dài. Cặp đôi bắt đầu thủ tục ly thân vào năm 1916, và việc ly thân được sự đồng ý của cả hai vào năm 1919. Trong giai đoạn 1916–1922, Nielsen thường sống ở Funen, lui tới các dinh thự Damgaard và Fuglsang hoặc làm nhạc trưởng ở Gothenburg. [20] Giai đoạn này là một trong những cuộc khủng hoảng mà đầy sáng tạo đối với Nielsen, trùng hợp với Thế chiến thứ nhất, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các bản giao hưởng Thứ tư (1914–1916) và Thứ năm (1921–1922), được cho là tác phẩm vĩ đại nhất của ông theo Fanning. Nhà soạn nhạc buồn sầu sâu sắc vào những năm 1920 khi nhà xuất bản lâu đời ở Đan Mạch Wilhelm Hansen không thể đảm nhận việc xuất bản nhiều tác phẩm lớn của ông, bao gồm Aladdin và Pan và Syrinx. Bản giao hưởng thứ sáu và cuối cùng, Sinfonia semplice, được viết vào năm 1924–1925. Sau khi mắc một cơn đau tim nghiêm trọng vào năm 1925, Nielsen buộc phải cắt giảm phần lớn hoạt động của mình, mặc dù ông vẫn tiếp tục sáng tác cho đến khi qua đời. Sinh nhật lần thứ sáu mươi của ông vào năm 1925 đã mang đến nhiều lời chúc mừng, trang trí từ chính phủ Thụy Điển, và một buổi hòa nhạc cùng với tiệc chiêu đãi ở Copenhagen. Tuy nhiên, nhà soạn nhạc đang ở trong một tâm trạng buồn bã; trong một bài báo trên Politiken vào ngày 9 tháng 11 năm 1925, ông đã viết: Nếu tôi có thể sống lại cuộc đời của mình, tôi sẽ đuổi mọi ý nghĩ về Nghệ thuật ra khỏi đầu và học nghề cho một thương gia hoặc theo đuổi một số ngành buôn bán hữu ích khác, kết quả cuối cùng có thể nhìn thấy được. Nó hữu ích gì đối với tôi rằng cả thế giới công nhận tôi, nhưng vội vàng bỏ đi và để tôi một mình với đồ đạc của tôi cho đến khi mọi thứ đổ vỡ và tôi phát hiện ra rằng tôi đã sống như một kẻ mơ mộng ngu ngốc và tin rằng tôi càng làm việc và nỗ lực hết mình trong nghệ thuật của mình, vị trí tốt hơn tôi sẽ đạt được. Không, đó không phải là số phận đáng ghen tị để trở thành một nghệ sĩ. Những năm cuối đời. Các tác phẩm dành cho dàn nhạc quy mô lớn cuối cùng của Nielsen là Flute Concerto (1926) và Clarinet Concerto (1928), trong đó Robert Layton viết: "Nếu từng có âm nhạc từ hành tinh khác, thì đây chắc chắn là điều đó. Âm nhạc của nó rất thưa thớt và đơn sắc, không khí của nó trở nên hiếm hoi và căng tràn nhựa sống. " Sáng tác âm nhạc cuối cùng của Nielsen, tác phẩm đàn organ Commotio, được công chiếu lần đầu tiên sau khi sinh năm 1931. Trong những năm cuối cùng của mình, Nielsen đã cho ra đời một cuốn sách tiểu luận ngắn mang tên Âm nhạc sống (1925), tiếp theo là hồi ký Min Fynske Barndom vào năm 1927. Năm 1926, ông viết trong nhật ký "Đất quê hương kéo tôi ngày càng nhiều như một nụ hôn dài. Có nghĩa là cuối cùng tôi sẽ trở về và yên nghỉ ở trái đất Funen? Vậy thì nó phải ở nơi tôi đã sinh ra: Sortelung, giáo xứ Frydenlands ". Điều đó đã không xảy ra. Nielsen được đưa vào Bệnh viện Quốc gia Copenhagen (Rigshospitalet) vào ngày 1 tháng 10 năm 1931 sau hàng loạt các cơn đau tim. Ông qua đời ở đó vào lúc 10 phút trước nửa đêm ngày 3 tháng 10, xung quanh là gia đình ông. Những lời cuối cùng của ông với họ là "Cả gia đình ta đang đứng ở đây như thể là đang chờ đợi một điều gì đó". Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Vestre của Copenhagen; tất cả âm nhạc trong đám tang của ông, bao gồm cả các bài thánh ca, là tác phẩm của nhà soạn nhạc. Sau khi ông qua đời, vợ ông được giao tạc tượng đài cho ông, để dựng ở trung tâm Copenhagen. Cô ấy viết: "Tôi muốn lấy con ngựa có cánh, biểu tượng vĩnh cửu của thơ ca, và đặt một nhạc sĩ trên lưng nó. Anh ấy sẽ ngồi đó giữa những cánh đang ào ạt thổi qua Copenhagen." Tranh chấp về thiết kế của cô ấy và sự thiếu hụt kinh phí có nghĩa là việc xây dựng tượng đài bị trì hoãn và Anne Marie cuối cùng đã phải trợ cấp cho nó. Đài tưởng niệm Carl Nielsen cuối cùng đã được khánh thành vào năm 1939. Âm nhạc. Các bản nhạc của Nielsen đôi khi được tham chiếu theo số CNW, dựa trên Danh mục các tác phẩm của Carl Nielsen (CNW) do Thư viện Hoàng gia Đan Mạch xuất bản trực tuyến vào năm 2015. Danh mục CNW nhằm thay thế danh mục năm 1965 do Dan Fog và Torben Schousboe (FS). Phong cách âm nhạc. Trong "Lives of the Great Composers", nhà phê bình âm nhạc Harold Schonberg nhấn mạnh bề dày sáng tác của Nielsen, nhịp điệu tràn đầy năng lượng, dàn nhạc hào phóng và cá tính riêng của ông. Khi so sánh anh ta với Jean Sibelius, anh ta cho rằng ông ta có "sức càn quét ngang nhau, thậm chí nhiều sức mạnh hơn, và một thông điệp phổ biến hơn". Giáo sư âm nhạc Daniel M. Grimley của Đại học Oxford đã xếp Nielsen là "một trong những giọng ca vui tươi, sống động và vụng về nhất trong âm nhạc thế kỷ 20" nhờ "sự phong phú về giai điệu và sức sống hài hòa" trong tác phẩm của ông. Anne-Marie Reynolds, tác giả của Carl Nielsen's Voice: His Songs in Context, trích dẫn quan điểm của Robert Simpson rằng "tất cả âm nhạc của anh ấy đều có nguồn gốc từ giọng hát", duy trì rằng việc viết bài hát đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Nielsen với tư cách là một nhà soạn nhạc. Nhà xã hội học Đan Mạch Benedikte Brincker nhận xét rằng nhận thức về Nielsen và âm nhạc của ông ở quê nhà khá khác biệt so với sự đánh giá của ông của người hâm mộ quốc tế. Mối quan tâm và nền tảng âm nhạc dân gian của ông có tiếng vang đặc biệt đối với người Đan Mạch, và điều này càng được tăng cường trong các phong trào dân tộc của những năm 1930 và trong Thế chiến thứ hai, khi ca hát là cơ sở quan trọng để người Đan Mạch phân biệt mình với kẻ thù Đức của họ. Các bài hát của Nielsen vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và giáo dục Đan Mạch. Nhà âm nhạc học Niels Krabbe mô tả hình ảnh phổ biến của Nielsen ở Đan Mạch giống như "hội chứng vịt con xấu xí" - ám chỉ câu chuyện của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen - theo đó "một cậu bé nghèo... vượt qua nghịch cảnh và sống thanh đạm... hành quân đến Copenhagen và... đến để chinh phục ngôi vị Vua không đội ên mình chiếc vương miện ". Vì vậy, trong khi bên ngoài Đan Mạch, Nielsen phần lớn được coi là nhà soạn nhạc của dàn nhạc và vở opera Maskarade, ở đất nước của mình, ông là một biểu tượng quốc gia nhiều hơn. Hai bên này chính thức được hòa vào với nhau tại Đan Mạch vào năm 2006 khi Bộ Văn hóa đưa ra danh sách mười hai tác phẩm âm nhạc vĩ đại nhất của Đan Mạch, trong đó có ba tác phẩm của Nielsen - Maskarade, Bản giao hưởng thứ tư, và một cặp bài hát Đan Mạch của ông. Krabbe đặt câu hỏi tu từ: "Liệu 'tính dân tộc' ở Nielsen có thể được thể hiện trong âm nhạc dưới dạng các chủ đề cụ thể, hòa âm, âm thanh, hình thức... hay nó là một cấu trúc thuần túy của lịch sử tiếp nhận?" Nielsen cũng mơ hồ về thái độ của mình đối với âm nhạc Đức Lãng mạn thời kì muộn và chủ nghĩa dân tộc trong âm nhạc. Ông đã viết cho nhà soạn nhạc người Hà Lan Julius Röntgen vào năm 1909 "Tôi rất ngạc nhiên về kỹ năng kỹ thuật của người Đức ngày nay, và tôi không thể không nghĩ rằng tất cả niềm vui thích phức tạp này phải tự vắt kiệt. Tôi thấy trước một nghệ thuật hoàn toàn mới của đức tính cổ xưa thuần túy. Điều gì bạn có nghĩ về những bài hát được hát đồng thanh không? Chúng ta phải quay trở lại... với sự trong sáng và thuần khiết. " Mặt khác, ông viết vào năm 1925" Không có gì phá hủy âm nhạc hơn chủ nghĩa dân tộc... và nó là không thể cung cấp âm nhạc quốc gia theo yêu cầu. " Nielsen đã nghiên cứu kỹ lưỡng âm điệu thời Phục hưng, điều này chiếm một số nội dung du dương và hài hòa trong âm nhạc của ông. Mối quan tâm này được minh chứng trong Tre Motetter của ông (Three Motets, Op. 55). Đối với các nhà phê bình không phải người Đan Mạch, âm nhạc của Nielsen ban đầu mang âm hưởng tân cổ điển nhưng ngày càng trở nên hiện đại khi ông phát triển cách tiếp cận của riêng mình với cái mà nhà văn- nhà soạn nhạc Robert Simpson gọi là âm điệu của sự tiến bộ. Thông thường, âm nhạc của Nielsen có thể kết thúc bằng một nhịp điệu khác với cách bắt đầu của nó, đôi khi là kết quả của một cuộc đấu tranh như trong các bản giao hưởng của ông. Có một cuộc tranh cãi là có bao nhiêu yếu tố như vậy nợ các hoạt động âm nhạc dân gian của ông. Một số nhà phê bình đã đề cập đến nhịp điệu của anh ấy, việc sử dụng acciaccaturas hoặc appoggiaturas, hoặc việc anh ấy thường xuyên sử dụng nhịp điệu thứ bảy và thứ ba phẳng trong các tác phẩm của anh ấy, thường là tiếng Đan Mạch. Bản thân nhà soạn nhạc đã viết "Các quãng, như tôi thấy, là những yếu tố đầu tiên khơi dậy niềm yêu thích sâu sắc hơn đối với âm nhạc... Nó không phải là những quãng khiến chúng ta kinh ngạc và thích thú mỗi khi chúng ta nghe thấy tiếng chim cu gáy vào mùa xuân. Sự hấp dẫn của nó sẽ ít hơn nếu tất cả cuộc gọi của nó đều trên một nốt nhạc. " Triết lý về phong cách âm nhạc của Nielsen có lẽ được đúc kết trong lời khuyên của ông trong một bức thư năm 1907 gửi nhà soạn nhạc Na Uy Knut Harder: "Bạn có... sự trôi chảy, cho đến nay, rất tốt; nhưng tôi khuyên bạn nên trở lại một lần nữa, ông Harder thân yêu của tôi; Sắc thái, rõ ràng, sức mạnh. " Giao hưởng. Nielsen có lẽ gắn bó rất khăng khít nhất là ngoại Đan Mạch với sáu bản giao hưởng của ông, được viết từ năm 1892 đến năm 1925. Các tác phẩm có nhiều điểm chung: chúng đều chỉ dài hơn 30 phút, các nhạc cụ bằng đồng là thành phần chính của dàn nhạc và tất cả đều thể hiện sự khác thường, xuất chúng và thay đổi về âm sắc, làm tăng sự căng thẳng đáng kể. Từ những thanh mở đầu, Giao hưởng số 1 (Op. 7, 1890–92), trong khi phản ánh ảnh hưởng của Grieg và Brahms, cho thấy cá tính riêng của Nielsen. Trong Giao hưởng số 2 (Op. 16, 1901–1902), Nielsen chú trọng vào việc phát triển tính cách con người. Cảm hứng đến từ một bức tranh trong một quán trọ mô tả bốn tính cách (hỉ, nộ, ái, ố) Tựa đề của Giao hưởng số 3, Sinfonia Espansiva (Op. 27, 1910–11), được nhà soạn nhạc người Anh Robert Simpson hiểu là để chỉ "sự phát triển ra bên ngoài của phạm vi tâm trí". Nó khai thác triệt để kỹ thuật đối đầu hai phím cùng một lúc của Nielsen và bao gồm một đoạn hòa bình với giọng nữ cao và giọng nam trung, hát một giai điệu mà không cần lời. Bản giao hưởng số 4, Không thể dập tắt (Op. 29, 1914–16), được viết trong Thế chiến thứ nhất, là một trong những bản giao hưởng được trình diễn thường xuyên nhất. Trong chuyển động cuối cùng, hai bộ "timpani" được đặt ở hai phía đối diện của sân khấu để thực hiện một loại đấu âm nhạc. Nielsen mô tả bản giao hưởng là "sinh lực, ý chí sống không gì khuất phục được". Cũng thường được trình diễn là Giao hưởng số 5 (Op. 50, 1921–22), trình bày một trận chiến khác giữa các lực lượng trật tự và hỗn loạn. Một tay trống bẫy được giao nhiệm vụ làm gián đoạn dàn nhạc, chơi ad libitum hầu hết thời gian, như thể để phá hủy âm nhạc. Được trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Đài phát thanh Đan Mạch do Erik Tuxen chỉ huy tại Liên hoan Quốc tế Edinburgh năm 1950, nó đã gây ra một cảm giác, tạo ra sự quan tâm đến âm nhạc của Nielsen bên ngoài Scandinavia. Trong Giao hưởng số 6 (không có số opus), được viết từ năm 1924–1925, và có phụ đề là Sinfonia Semplice (Bản giao hưởng đơn giản), âm điệu có vẻ tương tự như trong các bản giao hưởng khác của Nielsen, nhưng bản giao hưởng phát triển thành một chuỗi các vai khách mời, một số điều đáng buồn, một số kỳ cục, một số hài hước. Những bản Opera và Lời phổ. Hai vở opera của Nielsen thực sự khác nhau về phong cách. Saul og David (Saul và David) gồm bốn phân cảnh, được viết vào năm 1902 theo bản libretto của Einar Christiansen, tái hiện câu chuyện trong Kinh thánh về sự ghen tị của Saul với David trẻ trong khi Maskarade (Giả trang) là một vở kịch truyện tranh gồm ba phân cảnh được viết vào năm 1906 để một libretto của Đan Mạch của Vilhelm Andersen, dựa trên bộ phim hài của Ludvig Holberg. Saul and David đã nhận được báo chí tiêu cực khi nó được công chiếu vào tháng 11 năm 1902 và không tốt hơn khi nó được hồi sinh vào năm 1904. Ngược lại, vào tháng 11 năm 1906 Masquerade là một thành công vang dội với 25 buổi biểu diễn đặc biệt trong bốn tháng đầu tiên. Nói chung thì được coi là vở opera quốc gia của Đan Mạch, ở quê nhà, nó đã đạt được thành công và sự nổi tiếng lâu dài, nhờ có nhiều bài hát phong cách, các điệu múa và bầu không khí "Copenhagen cũ". Nielsen đã viết một số lượng đáng kể các tác phẩm hợp xướng nhưng hầu hết chúng được sáng tác cho những dịp đặc biệt và hiếm khi được tái bản. Tuy nhiên, ba bản phổ từ thơ chính thức dành cho nghệ sĩ độc tấu, dàn nhạc và dàn hợp xướng đã tạo ra tiết mục đặc sắc. Nielsen sáng tác Hymnus amoris (Thánh ca của tình yêu), Op. 12 (1897) sau khi nghiên cứu phong cách hợp xướng đa âm thời kỳ đầu. Viết trên báo Dannebrog, Nanna Liebmann đã gọi tác phẩm là "một chiến thắng quyết định" cho Nielsen, và Angul Hammerich của Nationaltidende hoan nghênh sự trong sáng và tinh khiết được cải thiện của nó. Nhưng nhà phê bình Berlingske Tidende H.W. Schytte nghĩ Nielsen đã tỏ ra kiêu căng khi trình bày lời bài hát bằng tiếng Latinh chứ không phải tiếng Đan Mạch. [55] Søvnen (Giấc ngủ), Op. 18, tác phẩm hợp xướng lớn thứ hai của Nielsen, bắt đầu âm nhạc của các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, bao gồm cả nỗi kinh hoàng của một cơn ác mộng trong chuyển động trung tâm của nó, với những lời bất thường của nó, đã gây sốc cho giới phê bình khi ra mắt vào tháng 3 năm 1905. Fynsk Foraar (Springtime on Funen), Op. 42, hoàn thành vào năm 1922, đã được coi là tác phẩm Đan Mạch nhất trong tất cả các sáng tác của Nielsen vì nó tôn lên vẻ đẹp của vùng nông thôn Funen. Nhạc hợp tấu. Nielsen đã viết ba bản hòa tấu: Violin Concerto, Op. 33 là một tác phẩm thời kỳ giữa từ năm 1911, nằm trong truyền thống của chủ nghĩa cổ điển châu Âu, trong khi bản Concerto cho cây sáo (không có số opus) năm 1926 và bản Concerto Clarinet, Op. 57 tiếp theo vào năm 1928 là những tác phẩm sau đó, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại của những năm 1920 và, theo nhà âm nhạc học người Đan Mạch Herbert Rosenberg, sản phẩm của "một nhà soạn nhạc cực kỳ giàu kinh nghiệm, người biết cách tránh những điều không cần thiết." Không giống như những tác phẩm sau này của Nielsen, Violin Concerto có cấu trúc tân cổ điển có định hướng giai điệu. Flute Concerto, trong hai phong trào, được viết cho nghệ sĩ thổi sáo Holger Gilbert-Jespersen, một thành viên của Copenhagen Wind Quintet đã ra mắt lần đầu tiên của Nielsen's Wind Quintet (1922). Trái ngược với phong cách khá truyền thống của Violin Concerto, nó phản ánh xu hướng hiện đại hóa của thời kỳ đó. Ví dụ, chuyển động đầu tiên chuyển đổi giữa Đô thứ, Đô thăng và Đô trưởng trước khi sáo cất lên với chủ đề cantabile trong Đô trưởng. Clarinet Concerto cũng được viết cho một thành viên của Đội ngũ gió Copenhagen, Aage Oxenvad. Nielsen mở rộng khả năng của nhạc cụ và máy nghe nhạc đến mức tối đa; Concerto chỉ có một chuyển động liên tục và chứa đựng cuộc đấu tranh giữa nghệ sĩ độc tấu và dàn nhạc và giữa hai phím cạnh tranh chính, F major và E. Các bản hòa tấu gió trình bày nhiều ví dụ về cái mà Nielsen gọi là phản đối ("phản đối hóa"). Bằng thuật ngữ này, ông muốn nói cho các nghệ sĩ nhạc cụ tự do giải thích và biểu diễn trong giới hạn do bản nhạc đặt ra. Nhạc hòa tấu. Tác phẩm đầu tiên của Nielsen được sáng tác riêng cho dàn nhạc là Suite for Strings (1888) thành công ngay sau đó, gợi lên Chủ nghĩa lãng mạn Scandinavia như được thể hiện bởi Grieg và Svendsen. Tác phẩm đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Nielsen vì nó không chỉ là thành công thực sự đầu tiên của ông mà còn là tác phẩm đầu tiên mà ông tự mình thực hiện khi nó được công chiếu ở Odense một tháng sau đó. Helios Overture, Op. 17 (1903) bắt nguồn từ việc Nielsen ở lại Athens, nguồn cảm hứng cho ông sáng tác một tác phẩm mô tả mặt trời mọc và lặn trên biển Aegean. Bản nhạc là một màn trình diễn cho dàn nhạc, và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nielsen. Saga-Drøm (Giấc mơ Saga), Op. 39 (1907–08) là một bài thơ giai điệu cho dàn nhạc dựa trên bản Saga của Njal Iceland. Theo lời của Nielsen: Có những thứ khác, bón đoạn trang trí ngẫu hứng cho oboe, clarinet, bassoon và sáo chạy khá tự do cùng với nhau, không có kết nối hài hòa và không có thời gian đánh dấu của tôi. Họ giống như bốn luồng suy nghĩ, mỗi luồng đi theo cách riêng của mình - khác nhau và ngẫu nhiên cho mỗi màn trình diễn - cho đến khi họ gặp nhau ở một điểm nghỉ ngơi, như thể chảy vào một ổ khóa nơi họ thống nhất. At the Bier of a Young Artist (Ved en ung Kunstners Baare) dành cho dàn nhạc dây được viết cho đám tang của họa sĩ Đan Mạch Oluf Hartmann vào tháng 1 năm 1910 và cũng được chơi trong đám tang của chính Nielsen. Pan và Syrinx (Pan og Syrinx), một bài thơ giao hưởng dài chín phút đầy sức sống lấy cảm hứng từ Metamorphoses của Ovid, được công chiếu lần đầu vào năm 1911. The Rhapsodic Overture, Một chuyến đi tưởng tượng đến quần đảo Faroe (En Fantasirejse Til Færøerne), dựa trên các giai điệu dân gian Faroe nhưng cũng có các phần sáng tác tự do. Trong số các tác phẩm của dàn nhạc dành cho sân khấu của Nielsen có Aladdin (1919) và Moderen (The Mother), Op. 41 (năm 1920). Aladdin được viết để đi kèm với việc sản xuất câu chuyện cổ tích của Adam Oehlenschläger tại Nhà hát Hoàng gia ở Copenhagen. Bản nhạc hoàn chỉnh, kéo dài hơn 80 phút, là tác phẩm dài nhất của Nielsen ngoài các vở opera của ông, nhưng một dàn nhạc ngắn hơn bao gồm Hành khúc Phương Đông, Múa Ấn Độ giáo và Múa Negro thường xuyên được trình diễn. Moderen, được viết để kỷ niệm sự thống nhất của phía nam Jutland với Đan Mạch, được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1921; nó là một bản hòa tấu của những câu thơ yêu nước được viết cho dịp này. Nhạc thính phòng. Nielsen đã sáng tác một số tác phẩm âm nhạc thính phòng, một số tác phẩm vẫn được đánh giá cao trên các tiết mục quốc tế. The Wind Quintet, một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được sáng tác vào năm 1922 đặc biệt cho Copenhagen Wind Quintet. Simpson, giải thích rằng niềm yêu thích nhạc cụ hơi của Nielsen có liên quan mật thiết đến tình yêu thiên nhiên của anh ấy, viết: "Anh ấy cũng rất quan tâm đến tính cách con người, và trong Wind Quintet được sáng tác có chủ ý cho năm người bạn; mỗi phần đều được làm một cách khéo léo để phù hợp với cá nhân của mỗi người chơi. " Nielsen đã viết bốn bộ tứ chuỗi. Bộ tứ chuỗi đầu tiên số 1 trong G nhỏ, Op. 13 (1889, sửa đổi 1900) có phần "Sơ yếu lý lịch" trong đêm chung kết, tập hợp các chủ đề từ các động tác đầu tiên, thứ ba và thứ tư. Quartet chuỗi thứ hai số 2 ở F thứ, Op. 5 xuất hiện vào năm 1890 và Bộ tứ chuỗi thứ ba trong E-flat major, Op. 14 năm 1898. Nhà sử học âm nhạc Jan Smaczny gợi ý rằng trong tác phẩm này "việc xử lý kết cấu tự tin và ít dẫn xuất hơn nhiều so với các tác phẩm trước đó... [bộ tứ] nhắc nhở điều hối tiếc nhất là Nielsen đã không theo đuổi thể loại này hơn nữa... để song song với sự phát triển giao hưởng sau này của anh ấy ". The Four String Quartet in F major (1904) ban đầu nhận được sự đón nhận hỗn hợp, với các nhà phê bình không chắc chắn về phong cách kín đáo của nó. Nielsen đã sửa đổi nó nhiều lần, phiên bản cuối cùng vào năm 1919 được liệt kê là Op. 44. Violin là nhạc cụ riêng của Nielsen và ông đã sáng tác bốn tác phẩm thính phòng quy mô lớn cho nó. Khởi hành từ các quy trình tiêu chuẩn trong Bản tình ca đầu tiên, Op. 9 (1895), bao gồm các biến điệu thường đột ngột của nó và tài liệu chuyên đề ngắn gọn của nó, đã làm các nhà phê bình Đan Mạch bối rối ngay lần trình diễn đầu tiên. Bản Sonata thứ hai, Op. 35 của năm 1912 được viết cho nghệ sĩ vĩ cầm Peder Møller, người đầu năm đó đã công chiếu Bản hòa tấu vĩ cầm của nhà soạn nhạc này. Tác phẩm là một ví dụ về âm điệu tiến bộ của nhà soạn nhạc vì, mặc dù nó được cho là ở phím G nhỏ, các chuyển động đầu tiên và cuối cùng kết thúc bằng các phím khác nhau. Nhà phê bình Emilius Bangert đã viết về buổi ra mắt (do Axel Gade đưa ra), "Ấn tượng chung là về một đường nét đẹp, không đứt đoạn - một dòng chảy của các nốt nhạc - đặc biệt là chủ đề thứ hai tuyệt vời trong phần đầu tiên và sự tinh khiết, cao quả cầu của phần cuối cùng rất quyến rũ ". Hai tác phẩm khác dành cho độc tấu violin. Đoạn dạo đầu, Chủ đề và Biến thể, Op. 48 (1923) được viết cho Telmányi, và, giống như Chaconne của Nielsen cho piano, Op. 32, được lấy cảm hứng từ âm nhạc của Johann Sebastian Bach. Bản Preludio e Presto, Op. 52 (1928) được viết để tưởng nhớ sinh nhật lần thứ sáu mươi của nhà soạn nhạc Fini Henriques. Tác phẩm số. Mặc dù Nielsen chủ yếu đến sáng tác bằng piano, nhưng ông chỉ sáng tác trực tiếp đôi khi trong khoảng thời gian 40 năm, tạo ra các tác phẩm thường có phong cách đặc biệt, điều này đã làm chậm sự chấp nhận của quốc tế. Kỹ thuật piano của riêng Nielsen, một tiếng vang của nó có lẽ được lưu giữ trong ba trụ sáp ghi "Carl Nielsen" tại Cơ quan Lưu trữ Nhà nước ở Aarhus, dường như chỉ là tầm thường. Xem lại bản ghi âm năm 1969 các tác phẩm của nghệ sĩ dương cầm John Ogdon, John Horton nhận xét về những tác phẩm ban đầu: "Nguồn lực kỹ thuật của Nielsen khó có thể đo lường được sự hùng vĩ trong các thiết kế của ông ấy", trong khi mô tả các tác phẩm sau này là "tác phẩm lớn có thể so sánh với nhạc giao hưởng ". Giọng điệu chống lãng mạn của Symphonic Suite, Op. 8 (1894) được một nhà phê bình sau này mô tả là "không khác gì một bàn tay nắm chặt thẳng vào mặt tất cả các quy ước âm nhạc đã được thiết lập". Theo lời của Nielsen, Chaconne, Op. 32 (1917) là "một tác phẩm thực sự vĩ đại, và tôi nghĩ là hiệu quả". Nó không chỉ được truyền cảm hứng từ tác phẩm của Bach, đặc biệt là chaconne dành cho violin độc tấu, mà còn bởi những cách dàn dựng piano điêu luyện trong âm nhạc của Bach của các nhà soạn nhạc như Robert Schumann, Johannes Brahms và Ferruccio Busoni. Cũng trên quy mô rất lớn, và từ cùng năm đó, là Chủ đề và Biến thể, Op. 41, trong đó các nhà phê bình đã nhận ra ảnh hưởng của Brahms và cả Max Reger, người mà trước đó Nielsen đã viết cho một người bạn "Tôi nghĩ rằng công chúng sẽ hoàn toàn không thể hiểu được công việc của Reger và tôi cảm thông hơn rất nhiều đối với ông ấy. nỗ lực hơn là hướng tới... Richard Strauss ". Tất cả các tác phẩm organ của Nielsen đều là những sáng tác sau đó. Nghệ sĩ organ người Đan Mạch Finn Viderø gợi ý rằng sự quan tâm của ông được thúc đẩy bởi Orgelbewegung (phong trào cải cách đàn Organ), và việc đổi mới các ống trước của đàn organ Schnitger ở Nhà thờ St. Jacobi, Hamburg, từ năm 1928 đến năm 1930. Tác phẩm lớn cuối cùng của Nielsen - Commotio, Op. 58, một bản nhạc dài 22 phút cho organ - được sáng tác từ tháng 6 năm 1930 đến tháng 2 năm 1931, chỉ vài tháng trước khi ông qua đời. Bài hát và thánh ca. Trong những năm qua, Nielsen đã viết nhạc cho hơn 290 bài hát và thánh ca, hầu hết là các câu thơ và bài thơ của các tác giả Đan Mạch nổi tiếng như N. F. S. Grundtvig, Ingemann, Poul Martin Møller, Adam Oehlenschläger và Jeppe Aakjær. Ở Đan Mạch, nhiều người trong số họ vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay với cả người lớn và trẻ em. Chúng được coi là "phần tiêu biểu nhất trong sản lượng của nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất của đất nước". [89] Năm 1906, Nielsen đã giải thích tầm quan trọng của những bài hát như vậy cho những người đồng hương của mình: Với một số giai điệu trầm bổng nhất định, người Đan Mạch không thể tránh khỏi liên tưởng đến các bài thơ của Ingemann, Christian Winther hoặc Drachmann, và chúng ta dường như thường cảm nhận được âm hưởng của phong cảnh Đan Mạch và hình ảnh nông thôn trong các bài hát và âm nhạc của chúng ta. Nhưng rõ ràng là một người nước ngoài, không biết quê hương của chúng ta, cũng như họa sĩ, nhà thơ, hoặc lịch sử của chúng ta một cách gần gũi như chính chúng ta, sẽ hoàn toàn không thể hiểu được điều gì mang lại cho chúng ta khi nghe run sợ với sự hiểu biết thông cảm. Có ý nghĩa to lớn là đóng góp của Nielsen cho xuất bản năm 1922, Folkehøjskolens Melodibog (The Folk High School Songbook), trong đó ông là một trong những biên tập viên cùng với Thomas Laub, Oluf Ring và Thorvald Aagaard. Cuốn sách có khoảng 600 giai điệu, trong đó khoảng 200 giai điệu do các biên tập viên sáng tác và nhằm cung cấp một tiết mục cho ca hát cộng đồng, một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian Đan Mạch. Bộ sưu tập này cực kỳ phổ biến và được đưa vào hệ thống giáo dục Đan Mạch. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng Đan Mạch trong Thế chiến thứ hai, các buổi tập hợp các bài hát quần chúng, sử dụng những giai điệu này, là một phần của "tái vũ trang tinh thần" của Đan Mạch, và sau chiến tranh năm 1945, những đóng góp của Nielsen được một nhà văn ví von là "những viên ngọc sáng trong kho tàng của chúng ta -những ca khúc yêu nước ". Đây vẫn là một yếu tố quan trọng trong đánh giá của Đan Mạch về nhà soạn nhạc. Các phiên bản Giữa năm 1994 và 2009, một phiên bản hoàn chỉnh mới của các tác phẩm của Nielsen, Phiên bản Carl Nielsen, đã được Chính phủ Đan Mạch ủy quyền (với chi phí hơn 40 triệu krone Na Uy). Đối với nhiều tác phẩm, bao gồm cả vở opera Maskarade và Saul và David, và bản nhạc Aladdin hoàn chỉnh, đây là ấn phẩm in đầu tiên của họ, bản sao của các bản thảo trước đây đã được sử dụng trong các buổi biểu diễn. Các bản nhạc hiện đều có thể tải xuống miễn phí tại trang web của Thư viện Hoàng gia Đan Mạch (nơi cũng sở hữu hầu hết các bản thảo âm nhạc của Nielsen). Sự ghi nhận. Không giống như người cùng thời với ông, Finn Jean Sibelius, danh tiếng của Nielsen ở nước ngoài không bắt đầu phát triển cho đến sau Thế chiến thứ hai. Trong một thời gian, sự quan tâm của quốc tế chủ yếu hướng đến các bản giao hưởng của ông trong khi các tác phẩm khác của ông, nhiều tác phẩm rất nổi tiếng ở Đan Mạch, gần đây mới bắt đầu trở thành một phần của kho nhạc thế giới. Ngay cả ở Đan Mạch, nhiều sáng tác của ông không gây được ấn tượng. Chỉ đến năm 1897 sau buổi biểu diễn đầu tiên của Hymnus amoris, ông mới nhận được sự ủng hộ từ các nhà phê bình, được củng cố đáng kể vào năm 1906 bởi sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với Masquerade. Trong vòng hai tháng kể từ khi ra mắt thành công tại Phòng hòa nhạc Odd Fellows ở Copenhagen vào ngày 28 tháng 2 năm 1912, Bản giao hưởng thứ ba (Espansiva) nằm trong tiết mục của Amsterdam Concertgebouw, và đến năm 1913, nó đã được biểu diễn ở Stuttgart, Stockholm và Helsinki. Bản giao hưởng được yêu thích nhất trong tất cả các tác phẩm của Nielsen trong suốt cuộc đời của ông và cũng đã được chơi ở Berlin, Hamburg, London và Gothenburg. Các công việc khác gây ra một số không chắc chắn, ngay cả ở Đan Mạch. Sau buổi ra mắt của Bản giao hưởng thứ năm (1922), một nhà phê bình đã viết: "Kho tàng các bản giao hưởng của Đan Mạch và tác phẩm của chính Carl Nielsen đã được làm giàu thêm nhờ một tác phẩm độc đáo và có giá trị cao." Tuy nhiên, một người khác lại mô tả nó như một "bàn tay nắm chặt, đẫm máu khi đối mặt với một khán giả hợm hĩnh không nghi ngờ", cũng coi nó là "âm nhạc bẩn thỉu từ chiến hào". Vào cuối những năm 1940, hai cuốn tiểu sử chính của Nielsen xuất hiện bằng tiếng Đan Mạch, chi phối quan điểm về cuộc đời và tác phẩm của nhà soạn nhạc trong vài thập kỷ. Cuốn sách của Robert Simpson Carl Nielsen, Symphonist (xuất bản lần đầu tiên năm 1952) là nghiên cứu quy mô lớn sớm nhất bằng tiếng Anh. Một bước đột phá quốc tế đến vào năm 1962 khi Leonard Bernstein thu âm Bản giao hưởng thứ Năm với Dàn nhạc Giao hưởng New York cho CBS. Bản thu âm đã giúp âm nhạc của Nielsen đạt được sự đánh giá cao ngoài đất nước quê hương ông và được coi là một trong những bản thu âm hay nhất của bản giao hưởng. Kỷ niệm một trăm năm của Nielsen vào năm 1965 đã được tôn vinh rộng rãi, cả về các buổi biểu diễn và xuất bản, và Bernstein đã được trao giải Sonning cho bản thu âm của ông cho Bản giao hưởng thứ ba. Năm 1988, nhật ký của Nielsen và những bức thư của ông gửi cho Anne Marie được xuất bản, cùng với tiểu sử năm 1991 của Jørgen Jensen sử dụng tư liệu mới này, đã dẫn đến một đánh giá khách quan sửa đổi về nhân cách của nhà soạn nhạc. Viết trên tờ The New York Times nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Nielsen vào năm 1990, nhà phê bình âm nhạc Andrew Pincus nhớ lại rằng 25 năm trước Bernstein đã tin rằng thế giới đã sẵn sàng chấp nhận Dane ngang hàng với Jean Sibelius, nói về "sự quyến rũ thô thiển của anh ấy., cú xoay người của anh ấy, cách lái xe của anh ấy, sự bất ngờ nhịp nhàng của anh ấy, sức mạnh kỳ lạ của các mối quan hệ hài hòa và âm sắc của anh ấy - và đặc biệt là sự khó đoán thường xuyên của anh ấy "(mà Pincus tin rằng vẫn là một thách thức đối với khán giả). Tiểu sử và các nghiên cứu bằng tiếng Anh trong những năm 1990 đã giúp xác lập vị thế của Nielsen trên toàn thế giới, đến mức mà âm nhạc của ông đã trở thành một đặc điểm thường xuyên của chương trình hòa nhạc ở các nước phương Tây. Viết trên tờ The New Yorker năm 2008, nhà phê bình âm nhạc người Mỹ Alex Ross so sánh "sức mạnh thô bạo" của các bản giao hưởng của Nielsen với Eroica và Bản giao hưởng số 5 của Beethoven nhưng giải thích rằng chỉ bây giờ người Mỹ mới bắt đầu đánh giá cao nhà soạn nhạc Đan Mạch. Nielsen không ghi lại bất kỳ tác phẩm nào của ông. Tuy nhiên, ba nhạc trưởng đương đại trẻ hơn từng làm việc với ông, Thomas Jensen, Launy Grøndahl, và Erik Tuxen, đã thu âm các bản giao hưởng của ông và các tác phẩm khác của dàn nhạc với Dàn nhạc Giao hưởng Đài phát thanh Đan Mạch từ năm 1946 đến năm 1952. Jensen cũng đã thực hiện bản ghi âm LP đầu tiên của Bản giao hưởng thứ năm năm 1954. Công việc được thực hiện bởi Carl Nielsen Edition hoàn chỉnh được xuất bản gần đây đã tiết lộ rằng điểm số được sử dụng trong các bản thu âm này thường khác với ý định ban đầu của nhà soạn nhạc và do đó tính xác thực được cho là của các bản ghi âm này hiện đang được tranh cãi. Hiện nay có rất nhiều bản thu âm của tất cả các tác phẩm chính của Nielsen, bao gồm các chu kỳ hoàn chỉnh của các bản giao hưởng, trong số những người khác, Sir Colin Davis, Herbert Blomstedt và Sakari Oramo. Hơn 50 bản thu âm đã được thực hiện từ Bộ tứ gió của Nielsen. Một bước đột phá quốc tế đến vào năm 1962 khi Leonard Bernstein thu âm Bản giao hưởng thứ Năm với Dàn nhạc Giao hưởng New York cho CBS. Bản thu âm đã giúp âm nhạc của Nielsen đạt được sự đánh giá cao ngoài đất nước quê hương ông và được coi là một trong những bản thu âm hay nhất của bản giao hưởng. Kỷ niệm một trăm năm của Nielsen vào năm 1965 đã được tôn vinh rộng rãi, cả về các buổi biểu diễn và xuất bản, và Bernstein đã được trao giải Sonning cho bản thu âm của ông cho Bản giao hưởng thứ ba. Năm 1988, nhật ký của Nielsen và những bức thư của ông gửi cho Anne Marie được xuất bản, cùng với tiểu sử năm 1991 của Jørgen Jensen sử dụng tư liệu mới này, đã dẫn đến một đánh giá khách quan sửa đổi về nhân cách của nhà soạn nhạc. Viết trên tờ The New York Times nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập Nielsen vào năm 1990, nhà phê bình âm nhạc Andrew Pincus nhớ lại rằng 25 năm trước Bernstein đã tin rằng thế giới đã sẵn sàng chấp nhận Dane ngang hàng với Jean Sibelius, nói về "sự quyến rũ thô thiển của anh ấy., cú xoay người của anh ấy, cách lái xe của anh ấy, sự bất ngờ nhịp nhàng của anh ấy, sức mạnh kỳ lạ của các mối quan hệ hài hòa và âm sắc của anh ấy - và đặc biệt là sự khó đoán thường xuyên của anh ấy "(mà Pincus tin rằng vẫn là một thách thức đối với khán giả). Tiểu sử và các nghiên cứu bằng tiếng Anh trong những năm 1990 đã giúp xác lập vị thế của Nielsen trên toàn thế giới, đến mức mà âm nhạc của ông đã trở thành một đặc điểm thường xuyên của chương trình hòa nhạc ở các nước phương Tây. Pháp quyền. Từ năm 1916, Nielsen giảng dạy tại Học viện Hoàng gia, nơi ông trở thành giám đốc vào năm 1931, không lâu trước khi qua đời. Những ngày đầu anh ấy cũng có các sinh viên riêng để kiếm thêm thu nhập. Kết quả của việc giảng dạy của mình, Nielsen đã tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến âm nhạc cổ điển ở Đan Mạch. Trong số những học trò thành công nhất của ông là nhà soạn nhạc Thorvald Aagaard, đặc biệt được nhớ đến với các bài hát của ông, Harald Agersnap, vừa là nhạc trưởng vừa là nhà soạn nhạc cho dàn nhạc, và Jørgen Bentzon, người đã sáng tác hợp xướng và nhạc thính phòng chủ yếu cho trường âm nhạc dân gian của mình (Københavns Folkemusikskole). Trong số các sinh viên khác của ông có nhà âm nhạc học Knud Jeppesen, nghệ sĩ dương cầm Herman Koppel, giáo sư học viện và nhà soạn nhạc giao hưởng Poul Schierbeck, nghệ sĩ organ Emilius Bangert chơi tại Nhà thờ Roskilde, và Nancy Dalberg, một trong những sinh viên riêng của Nielsen, người đã giúp dàn nhạc của Aladdin. Nielsen cũng hướng dẫn nhạc trưởng và chủ xướng Mogens Wöldike, được nhớ đến với những diễn giải của ông về âm nhạc Baroque, và Rudolph Simonsen, nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc đã trở thành giám đốc Học viện sau cái chết của Nielsen. Hiệp hội Carl Nielsen duy trì một danh sách các buổi biểu diễn các tác phẩm của Nielsen, được phân loại theo khu vực (Đan Mạch, Scandinavia, Châu Âu ngoài Scandinavia và bên ngoài Châu Âu), chứng tỏ rằng âm nhạc của ông thường xuyên được biểu diễn trên khắp thế giới. Các bản hòa tấu và giao hưởng thường xuất hiện trong danh sách này. Cuộc thi Quốc tế Carl Nielsen bắt đầu vào những năm 1970 dưới sự bảo trợ của Dàn nhạc Giao hưởng Odense. Một cuộc thi violin bốn năm đã được tổ chức ở đó kể từ năm 1980. Các cuộc thi dành cho sáo và kèn clarinet sau đó đã được thêm vào, nhưng những cuộc thi này hiện đã ngừng hoạt động. Một cuộc thi Organ quốc tế, do thành phố Odense thành lập, được liên kết với cuộc thi Nielsen vào năm 2009, nhưng từ năm 2015 sẽ được tổ chức riêng biệt, có trụ sở tại Nhà thờ Odense. Tại quê nhà của ông, Bảo tàng Carl Nielsen, ở Odense, được dành riêng cho Nielsen và vợ ông, Anne Marie. Nhà soạn nhạc được giới thiệu trên tờ 100 kroner do Ngân hàng Quốc gia Đan Mạch phát hành từ năm 1997 đến năm 2010. Hình ảnh của ông được chọn để ghi nhận những đóng góp của ông trong các sáng tác âm nhạc Đan Mạch như vở opera Maskarade, bản giao hưởng Espansiva và nhiều bài hát của ông bao gồm "Danmark, nu blunder den lyse nat". Một số sự kiện đặc biệt đã được lên kế hoạch vào hoặc khoảng ngày 9 tháng 6 năm 2015 để kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Nielsen. Ngoài nhiều buổi biểu diễn ở Đan Mạch, các buổi hòa nhạc đã được lập trình ở các thành phố trên khắp châu Âu, bao gồm London, Leipzig, Kraków, Gothenburg, Helsinki và Vienna, và thậm chí xa hơn ở Nhật Bản, Ai Cập và New York. Vào ngày 9 tháng 6, sinh nhật của Nielsen, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch đã trình bày một chương trình tại Phòng hòa nhạc DR của Copenhagen với sự góp mặt của Hymnus amoris, Clarinet Concerto và Giao hưởng số 4 để phát sóng trên toàn châu Âu và Hoa Kỳ. Nhà hát Opera Hoàng gia Đan Mạch đã lập trình Maskarade và dàn dựng mới (do David Pountney đạo diễn) của Saul og David. Trong năm 2015, Nhóm tứ tấu Đan Mạch đã lên lịch trình diễn tứ tấu đàn dây của Nielsen tại Đan Mạch, Israel, Đức, Na Uy và Vương quốc Anh (tại Liên hoan Âm nhạc Cheltenham). Tại Vương quốc Anh, BBC Philharmonic đã chuẩn bị một chuỗi buổi hòa nhạc về Nielsen bắt đầu vào ngày 9 tháng 6 tại Manchester. Nielsen's Maskarade overture cũng là tiết mục đầu tiên cho đêm khai mạc của BBC Promenade Concerts ở London năm 2015, trong khi các sáng tác của anh ấy xuất hiện trong năm buổi hòa nhạc khác của mùa Prom. Thành phố Odense, nơi có mối liên hệ chặt chẽ với Nielsen, đã phát triển một chương trình phong phú gồm các buổi hòa nhạc và sự kiện văn hóa cho năm kỷ niệm. Tiểu hành tinh 6058 Carlnielsen được đặt tên để vinh danh ông
1
null
Tham Hồ (chữ Hán: 参胡) tên một nhân vật trong huyền sử Trung Quốc. Thân thế và sự nghiệp. Theo Sử Ký, Tham Hồ là hậu duệ đời thứ sáu của Chuyên Húc và là con trai thứ hai của Lục Chung, tên thật ông là Huệ Liên được cho là sống vào thời kỳ Ngu Thuấn qua Hạ Vũ đến Hạ Khải. Do ông thành công trong việc giúp vua Đại Vũ nhà Hạ trị thủy nên sau này vua Vũ lên ngôi hội 10000 chư hầu ở đất Miêu Sơn đã phong thưởng cho ông vùng Tham Hồ - nay thuộc huyện Phần Dương tỉnh Sơn Tây - và đặt quốc hiệu là Hoàng, từ đó về sau con cháu Huệ Liên đổi theo quốc tính mà mang họ Hoàng. Lịch sử không ghi chép những sự kiện quan trọng thời kỳ ông tại vị nên thời nay khó có thể khảo cứu vì nó cách chúng ta quá xa, nhưng dù sao thì một vị quân chủ khai quốc trị vì thì ta vẫn có thể chủ quan khẳng định đất nước Hoàng thời ấy chắc chắn sẽ ổn định và thịnh vượng. Hậu duệ. Nước Hoàng tồn tại từ nhà Hạ qua nhà Thương và Tây Chu, đến đầu đời Xuân Thu thì bị nước Tấn diệt mất, nước Hoàng đặt dấu ấn của mình trong lịch sử cả thảy khoảng hơn 1500 năm. Năm 891 tr.CN Chu Hiếu Vương phong cho Hoàng Hy - hậu duệ thứ 53 của Huệ Liên - ở vùng đất phía đông sông Hán (nay thuộc huyện Nghi Thành tỉnh Hồ Bắc) sử gọi đó là nước Tây Hoàng để phân biệt với nước Hoàng ở Phần Dương, nước Tây Hoàng đó bị nước Sở chiếm vào giữa thời Xuân Thu. Vua cuối cùng của nước Tây Hoàng là Mục Hầu Hoàng Sí Sanh chạy trốn sang nước Tề, các dòng tôn thất khác chạy tản mát khắp nơi trong nhân gian.
1
null
Charles Timothy "Chuck" Hagel (sinh ngày 04 tháng 10 năm 1946) là một chính khách Mỹ và Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thứ 24 từ ngày 27 tháng 2 năm 2013 đến ngày 17 tháng 2 năm 2015. Ông là cựu thượng nghị sĩ từ Nebraska (1997 - 2009). Ông đã từng tham gia và bị thương trong chiến tranh Việt Nam. Hagel trở về Hoa Kỳ và bắt đầu một sự nghiệp chính trị và kinh doanh, là đồng sáng lập của Vanguard Cellular. Một thành viên của Đảng Cộng hòa, Hagel lần đầu tiên được bầu vào Thượng viện năm 1996. Ông tái đắc cử vào năm 2002 và sau đó đã nghỉ hưu trong năm 2008. Hagel là một giáo sư tại Trường đối ngoại Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown, Chủ tịch của Hội đồng Đại Tây Dương, và là đồng Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Hoa Kỳ ("President's Intelligence Advisory Board"). Trong tháng 12 năm 2012, báo chí đã thông báo rộng rãi rằng Hagel có thể được đề cử để thay thế Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta, trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Ngày 27 tháng 2 năm 2013, ông nhận chức Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thay thế cho ông Leon Panetta. Tuy nhiên, chưa đầy hai năm trên cương vị, trước áp lực từ dư luận và sự không hài lòng của Tổng thống Obama, ông đã quyết định từ chức. Quyết định chính thức đã được Tổng thống Obama công bố vào ngày 24 tháng 11 năm 2014. Tiểu sử. Hagel sinh ra ở North Platte, Nebraska, con trai của bà Betty ("nhũ danh" Dunn) và ông Charles Dean Hagel. Cha của ông người gốc Đức, còn mẹ ông người gốc Ba Lan và Ai Len. Ông tốt nghiệp từ Trường trung học St. Bonaventure (nay là Trường trung học Công giáo Trung tâm Scotus) ở Columbus, Nebraska năm 1964, Viện Brown Phát thanh và Truyền hình năm 1966 và Đại học Nebraska tại Omaha năm 1971. Hagel là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, đã phục vụ trong bộ binh Quân đội Hoa Kỳ, cấp bậc trung sĩ (E-5) từ 1967 - 1968. Ông đã giữ cương vị tiểu đội trưởng bộ binh Sư đoàn bộ binh 9. Trong khi phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, Hagel đã được tặng thưởngVietnamese Cross of Gallantry, hai Purple Heart, Army Commendation Medal, và Combat Infantryman Badge.. Sau khi trở về Hoa Kỳ từ Việt Nam, ông đã làm một phát thanh viên đài phát thanh và dẫn chương trình ở Omaha từ 1969 đến 1971. Năm 1971, Hagel đã được thuê làm nhân viên cho Thượng nghị sĩ John Y. McCollister (R-NE), phục vụ cho đến năm 1977. Trong bốn năm tiếp theo, ông làm nhà vận động hành lang cho Công ty cao su và lốp xe Firestone, vào năm 1980, ông phục vụ cho một tổ chức cho các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống thành công của cựu Thống đốc bang California Ronald Reagan. Sau lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ của Reagan, Hagel đã được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục cựu chiến binh. Tuy nhiên, vào năm 1982, ông từ chức do không đồng ý với CỤc trưởng cục này Robert P. Nimmo, người có ý định cắt tài trợ cho các chương trình của cựu binh Mỹ. Nimmo đã gọi nhóm cựu chiến binh là "tham lam", và chất độc da cam là không tệ hơn nhiều so với "mụn trứng cá của đám tuổi tin".
1
null
Wegelin & Co. là ngân hàng cổ nhất Thụy Sĩ, được thành lập năm 1741. Ngân hàng tọa lạc ở St Gallen ở bang St Gallen ở Thụy Sĩ, và chuyên về trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân và quản lý tài sản. Trong đầu năm 2012, Wegelin & Co đã chuyển hầu hết các nhân viên của mình, khách hàng và tài sản cho công ty con Notenstein Privatbank của nó, sau đó đã được bán cho nhóm ngân hàng Raiffeisen vào đầu năm 2013, Wegelin & Co thông báo rằng họ sẽ phải đóng cửa. Wegelin đã nhận tội tại tòa án New York vào tháng 1 năm 2013 vì đã cho phép hơn 100 công dân Mỹ trốn thuế trị giá 1,2 tỷ USD. Ngân hàng này đã giúp ít nhất 100 khách hàng Mỹ che giấu số tiền lớn mà không thông báo cho Sở Thuế vụ Mỹ. Dù Wegelin & Co không có chi nhánh ngoài Thụy Sĩ, nhưng khách hàng có thể tiếp cận với hệ thống ngân hàng này thông qua tài khoản ngân hàng ở UBS AG tại Stamford, Connecticut. Wegelin & Co có những biện pháp che giấu khác như đặt ra những tên công ty giả, quỹ giả nằm dưới quyền tài phán của Hong Kong và Panama, hay sử dụng mật mã để hạn chế nhắc tới tên thật của khách hàng trên giấy tờ. Wegelin & Co đã đồng ý trả 20 triệu USD bồi hoàn cho Cục Thuế liên bang Mỹ, 22 triệu USD tiền nộp phạt cộng thêm 15,8 triệu USD phí trước thuế, tổng cộng 57,8 triệu USD.
1
null
Tất Vạn (chữ Hán: 毕万; ?-?), là vị tông chủ đầu tiên của họ Ngụy, đại phu của nước Tấn dưới thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, và cũng là tổ tiên của nước Ngụy, một đại quốc dưới thời Chiến Quốc sau này. Theo huyền sử thì Tất Vạn vốn họ Cơ, hậu duệ của Tất công Cao, em trai Vũ Vương, tổ tiên ông nhiều đời làm trọng thần thời Tây Chu. Đến cuối thời Tây Chu, Tất quốc bị quân Tây Nhung tiêu diệt, hậu duệ Tất công Cao sang tị nạn ở nước Tấn. Đến khi Tất Vạn thế tập, thì nước Tấn đã rơi vào tay chi thứ ở Khúc Ốc, tức Tấn Vũ công. Đến năm thứ 16 đời Tấn Hiến công, con Vũ công, tức 661 TCN, Tấn Hiến công cùng thế tử Cơ Thân Sinh mang quân đánh các nước láng giềng, sai Tất Vạn làm tả tướng, Triệu Túc là hữu tướng, cùng nhau đem quân diệt 3 nước là Hoạch, Ngụy và Cảnh. Khi trở về, Tấn Hiến công phong cho Tất Vạn làm đại phu, phong ấp ở đất Ngụy cũ (nay thuộc miền phụ cận Sơn Tây). Tất Vạn trở thành vị tông chủ đầu tiên của họ Ngụy. Sau không rõ Tất Vạn mất năm nào. Sau khi ông mất, con là Mang Quý lên thế tập chức đại phu.
1
null
Julie Delpy (sinh ngày 21/12/1969) là một diễn viên người Pháp, nhưng thường đóng phim của Hollywood. Cô là đạo diễn, viết, hoặc đóng trong hơn 30 bộ phim bao gồm "Europa" (1990), Voyager (1991), "Three Colors: White" (1993), "Before trilogy" (1995, 2004, 2013), "Người sói Mỹ ở Paris" (1997) và "2 ngày ở Paris" (2007). Cô đã được đề cử cho ba giải thưởng Giải César, hai Giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim trực tuyến, và hai giải Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Sau khi chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1990, cô có quốc tịch Mỹ vào năm 2001. Đầu đời. Julie Delpy sinh ra ở Paris, là con duy nhất của Albert Delpy và Marie Pillet. Cả hai người đều hoạt động ở lĩnh vực diễn xuất và sân khấu. Ngay từ khi còn nhỏ, Julie đã được bố mẹ cho tiếp xúc với nghệ thuật. Về sau cô đã chia sẻ với báo giới:Họ là bậc sinh thành tuyệt vời nhất mà tôi có thể tưởng tượng tới. Hai người đã nuôi dưỡng tôi bằng tình yêu nghệ thuật, đưa tôi đến các viện bảo tàng và cho tôi chiêm ngưỡng tất cả những thứ mà hầu hết mọi đứa trẻ ở độ tuổi đó chưa từng trông thấy. Tôi đã xem phim của Ingmar Bergman khi vừa lên 9, khiến tôi phát cuồng vì quá thích. Rồi cha mẹ lại đưa tôi đến xem những tác phẩm của Francis Bacon, và bức tranh mà tôi yêu thích nhất: vừa tăm tối cực kỳ, lại vừa khiến tôi mê mẩn. Sự nghiệp điện ảnh. Năm 1984, ở tuổi mười bốn, tài năng của Delpy sớm bộc lộ, cô còn được đạo diễn Jean-Luc Godard chọn để đóng trong phim "Détective" (1985). Hai năm sau, Delpy đóng vai chính trong trong phim của Bertrand Tavernier - "La Passion Béatrice" (1987). Với diễn xuất của mình trong phim, Delpy được đề cử giải César cho Nữ diễn viên triển vọng nhất. Cô dùng số tiền kiếm được để chi trả cho chuyến đi đầu tiên đến thành phố New York. Từ sau khi tham gia bộ phim "Europa Europa" (1990) của đạo diễn Agnieszka Holland, Julie vươn lên vị trí ngôi sao quốc tế. Trong phim, cô vào vai một người ủng hộ Đức quốc xã trẻ tuổi, đem lòng yêu say đắm anh hùng Solomon Perel mà không hay biết rằng anh ta là người Do Thái. Vì không nói được tiếng Đức nên Julie đã diễn vai của mình bằng tiếng Anh rồi sau đó được người khác lồng tiếng. Sau thành công của "Europa Europa", Delpy xuất hiện trong một số bộ phim Hollywood và phim châu Âu, bao gồm "Voyager" (1991) và "The Three Musketeers" (1993). Cô tiếp tục tham gia một số phim khác. Nhờ vai nữ chính trong series phim "Before Sunrise của" đạo diễn Richard Linklater năm 1995, tài năng của Julie đuọc công nhận rộng rãi, ngoài ra phần lớn lời thoại của mình trong phim hầu hết đều do cô tự tay sáng tác. Bộ phim nhận được nhiều đánh giá tích cực và được coi là một trong những tác phẩm điện ảnh quan trọng nhất của phong trào phim độc lập những năm 90. Thành công của "Before Sunrise" đã giúp Julie được chọn vào vai nữ chính trong bộ phim Mỹ "An American Werewolf in Paris". Julie tiếp tục đóng các phần tiếp theo của "Before Sunrise". Ngoài việc thủ vai nữ chính, Julie còn tham gia vào công đoạn viết kịch bản cho phim, nhờ đó cô thắng giải Academy cho Phim chuyển thể hay nhất. Cuối năm 2001, Julie đóng cặp cùng diễn viên hài Martin Short trong bộ phim ngắn 30 phút CinéMagique, phim được trình chiếu nhiều lần mỗi ngày tại Công viên Walt Disney ở Disneyland Paris. CinéMagique đã giành được giải thưởng của Hiệp hội giải trí năm 2002. Năm 2009, Julie đóng vai Elizabeth Báthory trong "The Countess", cũng là bộ phim thứ ba của cô với tư cách là đạo diễn. Phim còn có sự tham gia của Daniel Brühl và William Hurt. Đời tư. Năm 1990, Delpy di cư sang New York và lại chuyển đến Los Angeles vài năm sau đó. Cô nhập quốc tịch Hoa Kỳ từ năm 2001, đồng thời vẫn giữ quốc tịch Pháp của mình. Hiện cô dành thời gian sống luân phiên ở Paris và Los Angeles. Từ năm 2007 đến năm 2012, cô có quan hệ tình cảm với nhà soạn nhạc người Đức Marc Streitenfeld. Con trai của hai người là Leo Streitenfeld ra đời vào tháng 1 năm 2009. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC Radio 4 phát sóng vào ngày 29 tháng 3 năm 2018, Delpy có nhắc đến chồng mình.
1
null
Heartstrings (Hàn tự: 넌 내게 반했어; Phiên âm: "Neon Naege Banhaesseo") là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2011 cho thanh thiếu niên, đã được phát sóng của đài MBC từ ngày 29 tháng sáu đến 19 tháng 8 năm 2011 gồm 15 tập (theo dự kiến 16 tập). Nội dung. Lee Shin (Jung Yong-hwa) là một sinh viên đại học chuyên ngành âm nhạc phương Tây. Anh cũng là ca sĩ chính và tay guitar của ban nhạc "The Stupid". Shin được biết đến với vẻ ngoài đẹp trai, cá tính tự mãn, và niềm đam mê âm nhạc mạnh mẽ. Tất cả mọi người thấy anh là một người lạnh lùng và xa cách, nhưng thật ra lại ẩn chứa sự mềm yếu bên trong. Anh ít quan tâm đến bất cứ điều gì không liên quan đến âm nhạc và không có cả những giấc mơ cũng như kế hoạch cho tương lai. Ban đầu anh thích Jung Yoon Soo, một giáo sư múa tại trường đại học, nhưng điều này thay đổi tất cả khi anh gặp Lee Gyu Won (Park Shin-hye). Lee Gyu Won là một học sinh vui vẻ, trong sáng, được sinh ra trong một gia đình có uy tín và chuyên ngành trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Cô đóng vai Gayageum. Ông nội của Gyu Won, Lee Dong Gin, là một trong 3 nhạc sĩ truyền thống hàng đầu thuộc thế hệ của mình và mong muốn lớn nhất của ông là nhìn thấy cháu gái trở thành một thần đồng âm nhạc truyền thống. Đang cố gắng sống theo sự mong đợi của ông nội cô, Gyu Won mải mê học tập và trở thành một sinh viên đại học không biết gì nhiều ngoài việc học của mình. Khi bạn bè của cô là những người hâm mộ của "The Stupid", cô bị buộc phải đi đến buổi biểu diễn của ban nhạc với họ. Ở đó, cô nhìn thấy Lee Shin biểu diễn trực tiếp, và cuộc sung đột dẫn dắt cho tình yêu đã bắt đầu với họ. Yeo Joon Hee (Kang Min-hyuk) là một chàng trai nhút nhát, vụng về so với tuổi của mình. Anh ấy có một tính cách hoàn toàn trẻ con. Anh đi ngang Đại học Princess và gặp con gái vị Giám đốc đại học, Han Hee Joo (Woori) có tên gọi thân mật là "Natasha", người mà anh yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên, Hee Joo là cô gái cao ngạo, và trong phim này, Yeo Joon Hee chiến đấu giữa cảm xúc của mình dành cho Hee Joo và việc phải thoát khỏi người mẹ luôn đàng áp trong việc làm một người hoàn hảo và cô bị đe dọa cuộc sống đại học của chính mình. Khi Lee Gyu Won quyết định tham gia biểu diễn cho lễ hội, tất cả mọi người đều thấy tài năng tiềm ẩn của cô ấy và điều này thúc đẩy mẹ Han Hee Joo lên kế hoach với Tae Joon, một quản trị viên của trường, phá Lee Gyu Won và hình ảnh của vị đạo diễn lễ hội để Lee Gyu Won không tham gia lễ hội sắp tới vì sợ rằng Lee Gyu Won có thể nổi trội hơn Han Hee Joo. Nhưng rồi cuối cùng buổi lễ kỉ niệm 100 năm đã diễn ra với kinh phí là số tiền ủng hộ từ các sinh viên nhà trường vì các nhà tài trợ đã quyết định không tài trợ nữa, điều này khiến buổi lễ gần như chút nữa bị hủy. Sau nhiều biến cố lớn nhất là Lee Shin gặp vấn đề nghiêm trọng về tay và điều này đã khiến anh từ bỏ Gyu Won vì sợ làm ảnh hưởng đến sự nghiệp rộng mở của cô, thì cuối cùng Lee Shin và Gyu Won đã đến được bên nhau, bỏ qua mọi khúc mắc và đau khổ trước đó. Bên lề. Sự cố. Trong quá trình quay phim, Shin Hye cùng ekip đã gặp phải 1 vụ tai nạn xe hơi khiến cô bị thương nhẹ Tỷ suất người xem đài. Mặc dù bộ phim được đích thân Pyo Min Soo đạo diễn (người đã từng vô cùng thành công với 2 phim siêu hot: "Ngôi nhà hạnh phúc" và "Tiệm Cà phê hoàng tử") kết hợp với ngôi sao Hallyu đang được yêu thích, Yong Hwa nhưng Heartstrings vẫn chỉ loanh quanh ở tỉ lệ người xem là 5 - 6%. Yong Hwa chính là chàng trưởng nhóm đẹp trai, dễ thương của CNBlue, đã từng rất hút fan qua bộ phim thần tượng  "Mĩ nam". Tỉ lệ cao nhất bộ phim từng có là 8,7% Phản hồi. Tuy không thành công về mặt theo dõi tại Hàn Quốc nhưng bộ phim lại rất thành công về mặt thương mại với số lượng đĩa nhạc phim bán ra khá lớn. Bộ phim lại rất thành công về tỷ suất người xem ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Phillipin và nhận được nhiều lời khen ngợi. Bộ phim cũng được khán giả Bắc Mỹ đón xem. Giải thưởng. Park Shin Hye đã nhận được giải thưởng Top best excellent drama tại lễ trao giải Deasang 2012 Jung Yong hwa được đề cử cho giải thưởng New star. Tin đồn. Sự thành công của bộ phim tại nhiều nước kể cả Hàn Quốc làm dấy lên tin đồn quan hệ tình cảm của Shin Hye và Yong hwa vốn tồn tại từ khá lâu khi cả hai cùng đóng "Mĩ Nam (2009). "Nhưng người quản lý cũng như cả hai đã phủ nhận tin đồn này.
1
null
Từ () là một nước chư hầu thời Tây Chu và Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Quốc quân nước Từ mang họ Doanh (嬴). Nước Từ còn được gọi là Từ Nhung, Từ Di hoặc Từ Phương, là một bộ phận của tập đoàn Đông Di. Nước Từ tồn tại từ thời nhà Hạ đến thời nhà Chu ở khu vực nay là Đàm Thành, tỉnh Sơn Đông. Đầu thời Chu, họ lấy khu vực huyện Tứ của tỉnh An Huy và Tứ Hồng của tỉnh Giang Tô ngày nay làm trung tâm, hình thành nên nước Từ, là một nước lớn mạnh trong Đông Di. Thời kỳ Xuân Thu, nước Từ từng bị nước Sở đánh bại, đến năm 512 TCN thì bị nước Ngô tiêu diệt. Nguồn gốc. Nguyên hòa tính toản (元和姓纂) và Thông chí (通志) - Thị tộc lược có viết rằng Từ thị là đời sau của Chuyên Húc, Cao Dao (皋陶). Thời vua Vũ nhà Hạ, đã phong nước Từ cho con của Bá Ích (伯益) là Nhược Mộc (若木). Vị trí. Đầu tiên, khu vực đất đai của nước Từ nằm ở phụ cận Đàm Thành thuộc Sơn Đông ngày nay, về sau thiên di đến khu huyện Tứ của An Huy và Tứ Hồng của Giang Tô ngày nay. Nước Từ cường thịnh nhất trong thời gian cai trị của Từ Yển Vương, khi đó cương vực của nước Từ mở rộng đến khu vực Hoài Nam và Hoài Bắc rộng lớn. Lịch sử. Thời vua Vũ nhà Hạ, do Bá Ích có công phụ tá Vũ trị thủy, nên con trai Nhược Mộc thụ phong đất "Từ" (nay là khu vực Đàm Thành, Sơn Đông), hình thành nước Từ. Dưới ba triều đại là Hạ, Thương, Tây Chu, nước Từ luôn là một nước chư hầu lớn mạnh. Từ thời Chu Công Đán đến thời Chu Thành Vương, Chu Khang Vương, chiến tranh giữa Tây Chu và Từ diễn ra hết sức thường xuyên. Nước Từ từng tham gia vào cuộc phản loạn chống lại triều đình Chu do các tàn dư quý tộc triều Thương đứng đầu là Vũ Canh tiến hành, và chống lại chiến dịch đông chinh của Chu Công Đán. Từ Câu Vương từng khởi binh trực tiếp tiến đánh triều Chu, tiến đánh thẳng vào vùng ven bờ Hoàng Hà, người nước Từ tự hào rằng "tiên quân Câu Vương tây thảo vu Hà". Thời Chu Mục Vương, nhà Chu từng phái binh thảo phạt nước Từ, mục đích là để buộc nước này phải thần phục, song không thành công. Đó là thời Từ Yển Vương cai trị, có 32 nước triều cống nước Từ (Hàn Phi Tử cho rằng có 36 nước). Vài năm sau, Từ Yển Vương mang quân tiến đánh nhà Chu, tuy nhiên nhà Chu, dưới sự hỗ trợ của nước Sở, đã tiêu diệt quân Từ và tổ chức phản công, đánh lấy nước Từ. Sau khi bị triều Chu đánh bại, Từ Yển Vương đi ẩn cư ở vùng rừng núi Bành Thành. Sau đó, Chu Mục Vương phong cho con cháu của Yển Vương làm Từ tử, kế tục thống trị nước Từ. Kể từ đó đến lúc diệt vong, nước Từ trở thành phụ dung của nước Sở, góp sức cho Sở thôn tính các tiểu quốc từng triều cống Từ. Con của Chu Công Đán là Bá Cầm được phong làm quân chủ nước Lỗ, giữa nước Lỗ và nước Từ thường xuyên phát sinh cọ xát. Năm 512 TCN, tức năm thứ ba đời Ngô vương Hạp Lư, nước Ngô phái sứ thần đến ra lệnh cho nước Từ và nước Chung Ngô (钟吾) phải giao công tử Yểm Dư và Chúc Dung. Hai nước ỷ vào việc có nước Sở lớn mạnh chống lưng nên từ chối làm theo, bí mật phóng thích hai công tử để họ quay về Sở. Ngô vương vì thế đã có cớ để xuất binh, mùa đông năm 512, Ngô vương phái Tôn Vũ, Ngũ Tử Tư thảo phạt nước Từ và nước Chung Ngô. Quân Từ sụp đổ ngay trong trận đầu tiên, kết quả là bị nước Ngô tiêu diệt. Sau khi nước Từ diệt vong, quốc nhân lấy quốc danh làm họ. Tĩnh An được xem là gia viên cuối cùng của nước Từ.
1
null
Ngụy Mang Quý (chữ Hán: 芒季) là vị tông chủ thứ hai của họ Ngụy, một đại gia tộc giữ chức khanh của nước Tấn, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, và là tổ tiên của nước Ngụy, một trong Chiến Quốc Thất hùng sau này. Ông là con trai của Tất Vạn - vị tông chủ đầu tiên của họ Ngụy. Sau khi Tất Vạn qua đời, Mang Quý lên thế tập. Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian làm tông chủ họ Ngụy. Cũng không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Ngụy Sưu thế tập.
1
null
Trận Orléans lần thứ nhất là một trận đánh trong cuộc chinh phạt nước Pháp của quân đội Đức từ năm 1870 cho đến năm 1871, đã diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1870, tại thành phố Orléans trên sông Loire, Pháp. Đây là một trận giao tranh quyết liệt, đã kéo dài trong suốt 9 tiếng đồng hồ, và kết thúc với chiến thắng của Quân đoàn I của Vương quốc Bayern dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Ludwig von der Tann-Rathsamhausen – phối hợp với Sư đoàn số 22 của Vương quốc Phổ dưới sự điều khiển của viên tướng Ludwig von Wittich và 2 sư đoàn kỵ binh Phổ – trước Tập đoàn quân Loire của nền cộng hòa non trẻ của Pháp dưới quyền tổng chỉ huy của viên tướng de la Motte Rouge. Cuộc bại trận này đã đẩy đội quân Pháp của de la Motte Rouge vào tình trạng hỗn loạn, và phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề (trong đó có một số lượng tù binh rất đáng kể), trong khi quân đội Phổ và Bayern chỉ bị thiệt hại nhỏ. Quân đội của de la Motte Rouge đã bị buộc phải triệt thoái qua sông Loire, và việc đánh mất thành phố Orléans cùng với ga xe lửa tại đây về tay đối phương cũng đánh dấu sự thất bại của Tập đoàn quân Loire – một lực lượng quân sự được tuyển một theo phương thức "động viên tập thể" ("levée en masse") trong các cuộc giao chiến đầu tiên của mình với Quân đoàn Bayern I. Sau khi được lệnh phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào Orléans, vào ngày 10 tháng 10 năm 1870, Quân đoàn Bayern I do tướng Von der Tann chỉ huy, với sự hỗ trợ của một số sư đoàn thuộc biên chế Tập đoàn quân số 3 của quân đội Phổ - Đức dưới quyền tổng chỉ huy của Thái tử Friedrich Wilhelm, đã đánh thắng Tập đoàn quân Loire của Pháp do tướng de la Motte Rouge chỉ huy trong trận Artenay. Sau thắng lợi này, tướng Tann cho phép binh lính của mình được ở Artenay, ngoại trừ lực lượng tiền vệ của ông. Để khai thác chiến quả của mình, Von der Tann đã xuống lệnh hành binh tới Orléans vào ngày hôm sau (11 tháng 10): ở cánh cực tả của ông là Sư đoàn Kỵ binh số 4 của Phổ với nhiệm vụ thọc sâu về sông Loire, ở bên trái của sư đoàn này là Sư đoàn số 22 của Phổ dưới quyền tướng Von Wittich sẽ tiến quân về Ormes, trong khi Sư đoàn Kỵ binh số 2 của Phổ sẽ quan sát rừng Orléans. Quân đoàn Bayern I được đặt ở trung quân của các lực lượng Đức. Trên đường tiến của mình, Sư đoàn số 22 của Phổ đã đánh bật quân Pháp ra khỏi một số ngôi làng vốn chưa được chuẩn bị phòng ngự chu đáo, trước khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt tại các công sự ở Ormes. Nguyên là sau thảm họa Artenay, người Pháp đã triệt thoái về phía sau sông Loire, và để rút lui suôn sẻ họ đặt một đạo quân phòng thủ ở bờ phải con sông. Tướng Von Wittich đã phái lữ đoàn số 44 tấn công vị trí này tại Ormes và khai pháo. Trong khi đó, quân cánh trái của ông, được sự hỗ trợ của quân cánh phải của Bayern, đã tiến dần trên cao nguyên về hướng đông vị trí của địch thủ, và buộc quân Pháp phải rút chạy khỏi cứ điểm sau khi đánh nhau dữ dội. Ngay sau đó, người Đức đã đưa 2 khẩu đội pháo đến trong phạm vi 800 bước, và một trung đoàn Phổ đã đánh chiếm các công sự vào chiều, dù bị thiệt hại nặng. Trong khi đó, Lữ đoàn số 43 của Phổ đã tiến được đến con đường ở đằng sau Ormes, loại nhiều quân Pháp ra khỏi vòng chiến. Tuy nhiên, các ngôi nhà, ruộng nho nằm án ngữ trên con đường đến Orléans đã cản trở bước tiến của các đội hình của quân đội Đức. Cuối cùng thì Sư đoàn số 22 của Phổ cũng đến được Petit St. Jean; các công trình ở gần Petit St. Jean đã bị quân Đức đánh chiếm bằng vũ lực. Quân đoàn Bayern I, vốn cũng gặp phải sự kháng cự bền bỉ tại Saran, đã đánh thọc tới Bel Air với thiệt hại lớn. Địa hình nơi này không thuận lợi cho việc khai triển pháo binh, một cuộc tấn công tiếp theo của quân Đức đã rơi và bề tắc. Lúc 4 giờ rưỡi chiều, quân Pháp vẫn cầm cự tại Les Aides, cho đến bước tiến của Lữ đoàn số 4 của Bayern tới Murlins đe dọa tuyến rút lui của họ. Quân Pháp đã thực hiện một cuộc kháng cự khác ở đằng sau đường đắp dành cho xe lửa, và quân Đức đã tấn công và chiếm đoạt trạm xe lửa cùng với nhà máy sản xuất khí. Đến 5 giờ, Tướng von der Tann phái một lữ đoàn trừ bị của ông mở đợt tấn công quyết định vào Grand Ormes. Quân Phổ cũng vượt qua đoạn đường đắp ở cánh trái quân Pháp – đoàn quân giờ đây phải rút vào vùng phụ cận của St. Jean. Trung đoàn Bayern số 1, vốn đang tiến quân vội vã ở hậu quân của họ, đã bị đánh trả dữ dội ở cánh cửa thành phố. Song, thế trận đã trở nên bất lợi cho quân Pháp, và trong suốt 2 tiếng đồng hồ sau đó họ đã trở thành mồi cho pháo lực khủng khiếp của người Phổ. Quân đội Đức tiếp tục tiến công, và không vấp phải sự kháng cự nào. Nhưng rồi, một nhóm lính Pháp đã tổ chức kháng cự, song chiến thắng của người Đức đã được quyết định. Trận đánh gần Orléans đã cho thấy tổn thất rất lớn của Quân đoàn Lê dương Pháp trước hỏa lực mạnh mẽ của Đức, và sự kháng cự kịch liệt của quân Pháp cũng thể hiện của thiệt hại to lớn của:Quân đoàn của Giáo hoàng" ("Zuavi Pontifici"). Dù vậy, tình hình rối loạn của đoàn quân bại trận đã cho thấy sự yếu ớt của quân chính quy Pháp. Đoàn quân thắng trận của Đức đã chiếm đóng, và tình hình chiến cuộc đã cho thấy là ưu thế thuộc về phía Đức.
1
null
Album tổng hợp là một loại album nhạc bao gồm các bài hát từ một hay nhiều nghệ sĩ, thường được tổng hợp từ các nguồn khác nhau (album phòng thu, album thu thử, album trực tiếp, đĩa đơn...) Phân loại. Album tổng hợp có thể chia thành các loại như:
1
null
Vi Thủ An (Chữ Nho: 韋守安; ? – ?) là một thủ lĩnh địa phương từng phục vụ cho nhà Lý trong lịch sử Việt Nam và nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời. Vi Thủ An là châu mục châu Tô Mậu của nhà Lý, "Từ điển tiếng Việt" cho là người Tày, đời đời quy thuận. Châu Tô Mậu nằm ở vùng biên giới giữa nhà Lý và nhà Tống, tù trưởng châu này thường tổ chức tấn công sang đất Tống để cướp bóc. Họ Vi là họ lớn trong vùng, ngoài Tô Mậu còn nắm giữ các châu Tư Lăng, Lộc, Tây Bình bên nhà Tống. Năm 1050, bọn thủ lĩnh Vi Thiệu Tự, Vi Thiệu Khâm đem người trong châu trốn sang đất Tống, Lý Nhân Tông cho người sang trao đổi, phía Tống liền giao trả toàn bộ. Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt nhận thấy nguy cơ quân Tống xâm lược, bèn tổ chức một cuộc tấn công vào các căn cứ hậu cần của quân Tống ở ba châu Ung, Khâm, Liêm. Các thủ lĩnh vùng biên như Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn... được phân công các nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, Vi Thủ An dẫn quân châu Tô Mậu đánh chiếm trại Cổ Vạn, mở rộng chiến quả ra xung quanh, góp phần vào thắng lợi chung của nhà Lý. Sau trận chiến đó, nhà Tống vẫn không từ bỏ kế hoạch đánh Việt. Tống Thần Tông quyết định dùng phẩm hàm để chiêu dụ các tướng giữ biên thùy của nhà Lý, trong đó Vi Thủ An nhận hàm Cung bị khố Phó sứ. Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt qua biên giới, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ chống trả không được, phải rút vào rừng. Vi Thủ An vốn được Lý Thường Kiệt giao nhiệm vụ giữ con đường từ châu Tư Lăng đến Lạng Châu, nhưng do đã bị các quan Tống là Tri Khâm châu Lưu Sơ và Trại chủ Vĩnh Bình Dương Nguyên Khanh dụ dỗ từ trước, nên nhanh chóng đầu hàng. Quân Tống sau đó thua trận ở sông Như Nguyệt, buộc phải rút quân về. Nhà Tống chiếm đóng bốn châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, Môn và huyện Quang Lang. Năm 1078, Lý Thường Kiệt cho quân thu phục Quang Lang, hai châu Tô Mậu và Môn cũng trở về nhà Lý. Không rõ kết cục của Vi Thủ An.
1
null
Ngụy Vũ tử (chữ Hán: 魏武子; ?-?), là vị tông chủ thứ ba của họ Ngụy, một đại gia tộc của nước Tấn, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, và cũng là tổ tiên của nước Ngụy, một trong Chiến Quốc Thất hùng sau này. Ông đã giữ chức đại phu nước Tấn và được phong tước tử. Ông là con trai của Mang Quý vị tông chủ thứ hai của họ Ngụy, tên thật là Ngụy Thù (魏犨). Sau khi Mang Quý qua đời, Ngụy Sưu lên thế tập. Sự nghiệp. Năm 655 TCN, Tấn Hiến công nghe lời vợ thứ là Ly Cơ, giết thái tử Thân Sinh và lập Hề Tề con Ly Cơ làm thái tử. Công tử Trùng Nhĩ đến Giáng đô thăm cha, thấy vậy sợ hãi vội bỏ chạy về đất trấn thủ là ấp Bồ lo cố thủ. Tấn Hiến công điều quân đánh đất Bồ. Trùng Nhĩ trốn sang nước Địch. Ngụy Sưu đi theo Trùng Nhĩ, lưu lạc ở nước ngoài 19 năm. Đến năm 636 TCN, Trùng Nhĩ được Tần Mục công đưa về nước tôn làm vua, ban thưởng cho công thần, phong cho Ngụy Sưu làm đại phu, ban tước tử. Năm 632 TCN, Tấn Văn công đánh nước Tào để báo thù Tào Cung công đối xử không tốt với mình, giết hơn 300 đại phu nước Tào. Trước đó khi Tấn Văn công ở nước Tào được Hỉ Phụ Cơ chu cấp, nên Tấn Văn công không những muốn tha cho Hỉ Phụ Cơ, mà còn trọng đãi. Ngụy Sưu thấy vậy đem lòng ghen ghét, bèn sai vũ phu đi đốt nhà Hỉ Phụ Cơ. Tuy nhiên Tấn Văn công nghĩ tình tha cho. Sau không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Ngụy Khoả lên nối ngôi.
1
null
Núi Cameroun là một ngọn núi lửa đang hoạt động ở Cameroun gần vịnh Guinea. Núi Cameroun cũng được biết đến bởi cái tên Núi Fako (tên đỉnh cao nhất của ngọn núi) hay tên thổ ngữ Mongo ma Ndemi (có nghĩa là "ngọn núi Vĩ đại"). Ngọn núi này là một phần của khu vực địa lý có các núi lửa hoạt động mạnh gọi là đường núi lửa Cameroun, trong đó bao gồm cả hồ Nyos, nơi từng xảy ra thảm họa phun trào ao hồ vào năm 1986 khiến 1.700 người và 3.500 gia súc bị chết ngạt.
1
null
Adam Oehlenschläger (1779 - 1850) là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Đan Mạch thế kỉ thứ XIX. Tiểu sử. Ngay từ thuở còn tuổi vị thành niên, ông đã theo dõi về nghệ thuật sân khấu. Oehlenschläger còn biết nhận thức nội dung của vở kịch và phê phán cả về tài nghệ diễn xuất của các diễn viên trong vở kịch trên sân khấu. Oehlenschläger nổi tiếng là một đứa bé thông minh từ năm lên 12 tuổi. Nhiều nhà hảo tâm đã giúp đỡ và khuyến khích ông trên đường học vấn. Năm 15 tuổi ông bắt đầu viết lên những bài phê bình về kịch trường và chuyên chú về viết lách. Năm lên 18 tuổi, ông được một nhà soạn kịch giới thiệu vào một ban kịch nghệ diễn xuất tại rạp Hoàng Gia. Nhưng chỉ trong một thời gian không bao lâu sau đó, ông rời bỏ sân khấu trở về lại với việc học và...tiếp tục sáng tác thơ. Ông vừa học Luật vừa làm thơ. Ông dành nhiều thì giờ để đọc thơ trong nước và của các thi văn của nước ngoài du nhập vào Đan Mạch. Sự nghiệp sáng tác. Thơ ông bắt đầu cho đăng tải trên các tạp chí văn học, được nhiều người ca tụng. Đến năm 1797 tức năm vừa tròn 18 tuổi ông cho xuất bản thi phẩm đầu đời mang tựa đề Les Cornes d’or và nổi tiếng từ đó. Tuy nhiên Oehlenschläger cảm thấy không thể chỉ để thi văn giữ mãi trong khuôn sáo cũ mà cần phải mở ra cho nền thi văn con đường phóng khoáng hơn. Lúc bấy giờ phong trào thi văn lãng mạn ở Đức đang thịnh hành và được nhiều giới thi văn bắt đầu có xu hướng đi theo phong trào này. Ông quyết thực hiện. Và ông đã thành công. Lúc bây giờ ông như một dòng thác lũ, thơ ông cuồn cuộn trôi...đến nổi lắm lúc ông không viết kịp theo nguồn cảm hứng...Nhờ vậy mà đứa con tinh thần thứ hai theo xu hướng lãng mạn của Đức mang tên "Hành trình của Thor đến Jôtunheim" (Voyage de Thor vers Lotunheim) ra đời. Tập thơ lãng mạn đầu tiên này của xứ sở Đan Mạch đã làm cho mọi người sững sờ, nhất là giới đi tìm chân trời mới nhiệt liệt ca tụng không tiếc lời. Tên tuổi ông thật sự đang trên đà lên tận đỉnh cao trong thi giới ở Bắc Âu. Tiếp theo đó ông cho ra đời thêm nhiều tác phẩm nữa như "L’Autel de Freja", "Voyage de Langeland, Aladin ou la lampe merveilleuse – câu chuyện thần thoại đã làm cho độc giả đam mê nhất là giới trẻ. Oehlenschläger thành công thật sự. Trong chuyến đi du lịch ông gặp nhà thơ Fichte, Goethe cùng với một số nhà thơ nổi tiếng khác ở Đức. Ông cùng với các nhà thơ này thảo luận nhiều về các bộ môn văn học. Tại đây, ông trở lại việc soạn kịch. Goethe vô cùng kinh ngạc khi được ông trao xem bản thảo vưa mới hoàn thành của ông. Ở Đức được thời gian, ông từ giả các văn hữu để sang Pháp. Tại kinh thành ánh sáng Ba Lê trong thời gian lưu lại tác phẩm "Poemes du Nord" ra đời. Tác phẩm này vừa là kịch mang tựa đề Palantoke cũng vừa là thơ. Từ đó, ông chú tâm nhiều về công việc sáng tác kịch phẩm như các bi kịch Axel và Valborg... Điều mà ông tự cho mình được hân hạnh nhất trong chuyến du lịch dài ngày là được gặp mặt nữ sĩ Stael, trao đổi về quan niệm làm thơ viết văn soạn kịch...rất tương đắc. Vào năm 1809, ông sang Ý. đứng trước các danh lam thắng cảnh tại kinh thành La Mã ông cảm thấy say mê các cảnh cảnh thơ mộng tại đất nước này. Cũng tại nơi này ông tỏ ra ngậm ngùi và xúc động khi nghe những cảnh tang thương chết chóc của bao đấn anh hùng xả thân vì đất nước. Sự xúc cảm đã giúp ông sáng tác vở Le Corrège - vở kịch ông được nhân dân Ý ngưỡng vọng và tỏ lòng kính trọng. Về quê nhà ông kết hôn với Christiane Heger. Sau đó, ông nhận lời mời của trường Đại học Copenhagen làm giảng sư khoa Thẩm mỹ. Các tác phẩm khác như Helge, Les Dieux du Nord đến Hoàng Hậu Marguerite ra đời. Năm 1829, ông được một nhà thơ lừng danh của Thụy Điển – Esaias Tegner – tôn vinh ông là vị "Thi Thánh Bắc Âu".
1
null
Lã hay Lữ () là một phiên thuộc của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Quân chủ nước Lã mang họ Khương (姜), quốc đô đặt tại khu vực Nam Dương của tỉnh Hà Nam ngày nay. Đến thời Xuân Thu, nước Lã bị nước Sở tiêu diệt, sau đó trở thành một trọng trấn ở cõi phía bắc của Sở. Quốc ngữ-Chu ngữ trung có đề cập đến "Tề, Hứa, Thân, Lã do Thái Khương", có thể thấy quân chủ bốn nước này có chung nguồn gốc, đều mang họ Khương. Thời Chu U Vương, Quốc ngữ-Trịnh ngữ viết rằng đương thời "Thân-Lã phương cường". Tuy nhiên, đến thời Xuân Thu, nước Lã đã bị nước Sở tiêu diệt, thời điểm cụ thể cần được nghiên cứu. Nhiều năm sau khi nước Lã trở thành đất Sở, Tả truyện-Thành công thất niên có truy lại rằng vào năm 594 TCN, đương thời Sở Trang Vương đồng ý lấy hai phần đất Thân và Lã làm thưởng điền cho Tử Trọng. Tuy nhiên, bấy giờ trưởng quan Thân huyện của nước Sở là Vu Thần (巫臣) khuyên gián, nói rằng Thân và Lã là những vùng đất quan trọng về quân sự ở biên cảnh phía bắc, cũng là một nguồn cung cấp binh sĩ quan trọng của Sở. Nếu như lấy đất Thân Lã làm thưởng điền mà không phải do Sở vương trực tiếp quản lý, khi đó đất nước sẽ mất đi công năng quân sự của hai đất ấy, nước Tấn và nước Trịnh dĩ nhiên sẽ lợi dụng việc này để chọc thủng phòng tuyến biên giới và tấn công vào vùng đất trung tâm- lưu vực Hán Giang của Sở.
1
null
Thẩm () là một nước chư hầu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ nước Thẩm nằm ở lưu vực Giang Hán thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam ngày nay. Thời Xuân Thu, nước Thẩm dựa nhiều vào các nước lân cận hùng mạnh là nước Sở. Nước Thẩm bị nước Sái tiêu diệt vào một thời điểm trước trận Bá Cử (柏舉之戰). Trong Tân Đường thư- Tể tướng thế hệ biểu, Âu Dương Tu đời Tống nhật định, thủy tổ của nước Thẩm là Đam Thúc Quý (聃叔季)- con trai của Chu Văn Vương. Trong các quỹ đồ đồng Thẩm tử vào sơ kỳ Tây Chu, có trong "Ân Chu kim văn tập thành" (殷周金文集成, số: 04330), để giải thích ý nghĩa bản văn khắc trên đó có khó khăn hơn, song được công nhận là có hai chữ "Chu công" trong đó. Hứa Trác Vân (许倬云) và Ôn Đình Kính (温廷敬) cùng các học giả khác chỉ ra rằng, thông qua bản văn khắc có thể nhận ra được, thì nước Thẩm là hậu duệ của Chu Công Đán vào những năm đầu thời Tây Chu, và không phải là hậu duệ của Đam Thúc Quý. Trần Mộng Gia (陈梦家) có ý kiến bất đồng, ông nhận định các bình này căn bản không phải là đồ đồng của nước Thẩm, Lý Học Cần (李学勤) không nghĩ rằng Thẩm là quốc danh.
1
null
Tùy () là một nước chư hầu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Vị trí nước Tùy nằm tại lưu vực Giang Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc hiện nay. Quốc quân nước Tùy mang họ "Cơ" (姬), một trong "Hán Dương chư Cơ". Lịch sử. Sơ kỳ thời Xuân Thu, khi nước Sở chưa nổi lên và chưa trở thành bá chủ, thế lực của nước Tùy đã từng lớn mạnh trong số các chư hầu và là thủ lĩnh trong "Hán Dương chư Cơ". Năm 706 TCN, Sở Vũ Vương xâm lược nước Tùy song giữa chừng lại lui về, nước Sở vào thời điểm đó tự nhận định rằng mình không thể đạt được tham vọng tại lưu vực Hán Giang. Năm 704 TCN, nước Sở lại xua quân xâm lược nước Tùy, giành được chiến thắng trên chiến trường, song thực lực của nước Sở vào thời điểm đó chưa đủ để thôn tính nước Tùy, do đó đã giảng hòa với Tùy trong cùng năm. Năm 690 TCN, Sở Vũ Vương mất trên đường xâm lược nước Tùy. Nhưng lệnh doãn Đấu Kì của Sở giấu việc đó không phát tang mà vẫn dẫn quân Sở về phía tây như kế hoạch ban đầu. Khi quân đội Sở đến kinh đô của Tùy và buộc Tùy phải hàng thì mới phát tang. Sau nhiều thập niên, nước Sở lại tiến hành chinh phạt tứ xứ và dần dần thôn tính "Hán Dương chi Cơ". Năm 640 TCN, nước Tùy dẫn đầu "Hán Dương chư Cơ" chống lại Sở, bị Sở đánh bại, hai bên kiến lập hòa bình. Năm 632 TCN, tức năm diễn ra trận Thành Bộc, do có lời của Tấn, toàn bộ Hán Dương chư Cơ thuộc quyền sở hữu của Sở. Nước Tùy trở thành một nước phụ thuộc của Sở, không còn là một nước chư hầu Trung Nguyên độc lập và tư cách tham dự minh hội chư hầu. Năm 506 TCN, nước Ngô công phá đô thành Dĩnh (郢) của Sở, Sở Chiêu Vương chạy đến nước Tùy. Mặc dù phải chịu áp lực từ nước Ngô song người nước Tùy vẫn không đem Sở Chiêu Vương giao nộp, lập được công lao bảo vệ Sở vương. Do đó, nước Sở cũng có hành động nhất định nhằm đền ơn Tùy. Xuân Thu Kinh (春秋经) có viết rằng vào năm 494 TCN: "Sở tử, Trần hầu, Tùy hầu, Hứa nam phạt Sái". Xuân Thu Kinh là quốc sử của nước Lỗ, chi tiết này được Đỗ Dự và những người khác nhận định là một sự báo đáp công lao của nước Tùy, khiến Tùy phục hồi vị thế là một nước chư hầu độc lập. Không rõ vào năm nào, nước Sở diệt nước Tùy. Đất Tùy của Tấn. Cần lưu ý rằng, vào thời Xuân Thu thì nước Tấn cũng có một đất tên là Tùy, trong Tả truyện- Ẩn công ngũ niên có viết rằng "Dực hầu bôn Tùy". Đất này về sau trở thành đất phong của danh thần Sĩ Hội (士会) của nước Tấn, do đó trong Tả truyện- Văn công thập tam niên, Sĩ Hội được gọi là Tùy Hội. Đất Tùy này nằm ở lưu vực Phần Hà thuộc tỉnh Sơn Tây, theo Đồng Thư Nghiệp (童书业), đất Tùy của Tấn tiền thân cũng là một nước cổ. Đồng Thư Nghiệp cũng chỉ thêm rằng, các nước cổ ở lưu vực Phần Hà thuộc tỉnh Sơn Tây như Tùy, Ngạc, Đường (sau đổi thành Tấn), Thẩm, Hoàng và các nước khác, đều có nước cùng tên tại lưu vực Giang Hán phụ cận. Quan hệ giữa Tùy và Tăng. Năm 1978, ở huyện Tùy tại tỉnh Hồ Bắc đã khai quật được mộ Tăng hầu Ất (曾侯乙), tìm thấy một số lượng lớn đồ vật tinh xảo. Tuy nhiên, khu huyện Tùy của tỉnh Hồ Bắc trong các văn hiến đều được nhận định là lãnh thổ của nước Tùy. Điều này dẫn đến thảo luận về mối quan hệ giữa nước Tùy và nước Tăng. Đầu tiên, Lý Học Cần (李学勤) phát biểu trên Quang Minh nhật báo (光明日报) vào ngày 4 tháng 10 năm 1978 với bài "bí ẩn nước Tăng" (曾国之谜), trong đó ông nhận định nước Tùy và nước Tăng thực ra chỉ là một nước hai tên. Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác, như Tăng diệt Tùy, Tùy diệt Tăng, Sở diệt Tăng nhưng di chuyển nước Tăng về Tùy.
1
null
Đàm () là một nước chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi tiêu diệt nhà Thương và lập ra nhà Chu, Chu Vũ Vương đã phân phong nước Đàm, vị trí nằm ở phía tây huyện cấp thị Chương Khâu, tỉnh Sơn Đông ngày nay. Quốc quân nước Đàm mang tước tử, tương truyền là hậu duệ của Thiếu Hạo Thiên Kim thị thời Ngũ Đế. Tuy nhiên, vì quốc thế nước Đàm không mạnh nên chẳng bao lâu đã trở thành nước phụ thuộc của Tề. Trong thời gian công tử Tiểu Bạch của nước Tề phải đi lưu vong, có qua nước Đàm, quốc quân nước Đàm không làm lễ tiếp đãi. Sau này, khi Tiểu Bạch về nước kế vị, tức Tề Hoàn công, nước Đàm cũng không phái người sang chúc mừng. Kết quả là nước Đàm bị nước Tề tiêu diệt vào năm 684 TCN, quốc quân nước Đàm phải chạy sang nương nhờ nước Cử đồng minh. Đời sau của nước Đàm lấy quốc danh làm họ.
1
null
Bão Sonamu là một cơn bão được hình thành trong Biển Đông đầu năm 2013 và là cơn bão đầu tiên của Mùa bão Thái Bình Dương năm 2013. Lịch sử khí tượng. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2012, một vùng áp suất thấp hình thành ngoài khơi phía đông Micronesia. Hệ thống này tiếp tục mạnh lên, vào ngày 1 tháng 1, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản nâng cấp nó thành một áp thấp nhiệt đới. Ngày 3 tháng 1, PAGASA nâng cấp nó thành áp thấp nhiệt đới và đặt tên nó là "Auring" khi nó di chuyển qua Philippines. Sáng sớm ngày 3 tháng 1, JTWC đã đưa ra cảnh báo sự hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, chuyến tàu khách bị mắc cạn ngoài khơi bờ biển thành phố Dumaguete, 200 hành khách và thủy thủ đoàn đã được giải cứu. Vào tối ngày 3 tháng 1, JMA nâng cấp áp thấp nhiệt đới này thành bão nhiệt đới và đặt tên nó là "Sonamu", trong khi đó JTWC nâng cấp nó thành Áp thấp nhiệt đới 01W Ngày 4 tháng 1, JTWC đã nâng cấp nó thành bão nhiệt đới với tên gọi "01W". Chiều ngày 4 tháng 1, cơn bão có sức gió 88 km/giờ, cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 330 km về phía đông hướng vào vùng bán đảo Cà Mau. Lúc 4 giờ (UTC+7) ngày 5/1, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 7,8 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây đảo Huyền Trân. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.
1
null
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2013 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số. Các cơn bão. Bão Sonamu (Auring) - Bão số 1. Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 ~ cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới Bising. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1002 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): không cảnh báo. Bão Shanshan (Crising). Cấp bão (Việt Nam): cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1002 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Yagi (Dante). Cấp bão (Việt Nam): cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 45 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Leepi (Emong). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 ~ cấp 9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:994 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Bebinca (Fabian) (Bão số 2). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Rumbia (Gorio) (Bão số 3). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Soulik (Huaning). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 ~ cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:925 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 125 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Cimaron (Isang) (Bão số 4). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Jebi (Jolina) (Bão số 5). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 ~ cấp 11 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Mangkhut (Kiko) (Bão số 6). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:992 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Utor (Labuyo) (Bão số 7). Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:925 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 130 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 4. Bão Trami (Maring). Cấp bão (Việt Nam): cấp 12 ~ cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:965 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 75 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Áp thấp nhiệt đới 13W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:996 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Pewa. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 ~ cấp 11 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 1. Bão Unala. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới 03C. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1008 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Kong-rey (Nando). Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 ~ cấp 11 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:980 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 55 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Yutu. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:990 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): áp thấp cận nhiệt đới. Bão Toraji. Cấp bão (Việt Nam): cấp 10 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:985 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 50 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Man-yi. Cấp bão (Việt Nam): cấp 12 ~ cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:960 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Usagi (Odette) (Bão số 9). Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 110 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:910 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 135 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 4. Áp thấp nhiệt đới 18W (Bão số 8). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:996 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Pabuk. Cấp bão (Việt Nam): cấp 12 - bão nhiệt đới dữ dội. Cấp bão (Nhật Bản): 60 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới dữ dội. Áp suất:970 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 2. Bão Wutip (Paolo) (Bão số 10). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 65 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:966 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão Sepat. Cấp bão (Việt Nam): cấp 8-9 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 40 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Áp suất:992 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Fitow (Quedan). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 75 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:964 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 2. Bão Danas (Ramil). Cấp bão (Việt Nam): cấp 15 ~ cấp 16 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:935 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 125 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4 Bão Nari (Santi) (Bão số 11). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 75 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:965 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Bão Wipha (Tino). Cấp bão (Việt Nam): cấp 14 ~ cấp 15 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 90 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:930 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 4. Bão Francisco (Urduja). Cấp bão (Việt Nam): cấp 16 ~ cấp 17 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 105 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:920 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 140 hải lý / 1 giờ - Siêu bão cấp 5. Áp thấp nhiệt đới 27W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 ~ cấp 7 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1002 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Bão Lekima. Cấp bão (Việt Nam): cấp 17 - siêu bão. Cấp bão (Nhật Bản): 115 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:905 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 145 hải lý / 1 giờ - siêu bão cấp 5. Vào sáng sớm ngày 19 tháng 10, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã báo cáo về một áp thấp nhiệt đới đang phát triển trên khu vực có độ đứt gió theo chiều thẳng đứng mạnh, cách Pohnpei khoảng 730 km (455 dặm) về phía Đông Bắc. Trong ngày hôm đó, khi mà hệ thống di chuyển chậm về phía Tây, phân kỳ gió trên tầng cao đã giúp bù đắp cho độ đứt gió không phù hợp và làm tăng cường đối lưu xung quanh. Với việc đối lưu tăng lên cùng hoàn lưu mực thấp được củng cố, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã ban hành "Cảnh báo về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới" vào cuối ngày. Sang ngày 20, hệ thống tiếp tục phát triển khi nó di chuyển quanh rìa phía ngoài của áp cao cận nhiệt. Và đến cuối ngày JTWC đã ban hành những thông báo về hệ thống và họ chỉ định nó là áp thấp nhiệt đới 22W, trước khi JMA đặt tên cho hệ thống là Lekima vào thời điểm 1800 UTC khi họ nhận định nó đã phát triển thành một cơn bão nhiệt đới. Vào sáng sớm ngày 21, JMA nâng cấp Lekima lên thành bão nhiệt đới dữ dội. Mặc dù một rãnh thấp yếu ở phía Đông cơn bão gây ra một sự tác động, nhưng dòng thổi ra mạnh mẽ ở phần phía Đông và Nam đã giúp duy trì đối lưu. Đến cuối ngày hôm đó, JTWC nâng cấp Lekima lên thành bão cuồng phong. Sau khi JMA nâng cấp Lekima lên thành bão cuồng phong vào sáng sớm ngày 22, hệ thống bắt đầu trải qua quá trình tăng cường độ nhanh chóng, phát triển ra một mắt bão sắc nét cùng thành mắt bão đối xứng và cải thiện hơn nữa những dải đối lưu sâu. Đến cuối ngày, JTWC nâng cấp Lekima lên thành siêu bão cấp 5, khi mà một xoáy nghịch cung cấp đôi kênh dòng thổi ra rất thuận lợi. Sang sáng sớm ngày 23, JMA thông báo Lekima đạt đỉnh với vận tốc gió duy trì 10 phút tối đa 115 knot (130 dặm/giờ; 215 km/giờ) cùng áp suất khí quyển 905 hPa (26,72 inHg). Kể từ đó, cơn bão đã duy trì cường độ tối đa trong hơn một ngày, với một con mắt rộng sắc nét bao quanh bởi thành mắt bão dày đặc đối lưu. Tuy nhiên, những hình ảnh sóng ngắn tích hợp biến đổi tại CIMSS (MIMIC) mô tả rằng Lekima đã trải qua một chu trình thay thế thành mắt bão vào cuối ngày 23 và hoàn thành chu trình này một ngày sau. Khi Lekima bắt đầu tiếp cận đới gió Tây ở vĩ độ trung và độ đứt gió mạnh hơn, JMA báo cáo cơn bão bắt đầu duy yếu chậm vào buổi trưa ngày 24 trên vùng biển phía Bắc quần đảo Bắc Mariana, nhưng JTWC phân tích rằng Lekima đã suy yếu từ sớm hơn. Dữ liệu theo dõi chuẩn xác nhất của JTWC chỉ ra Lekima đã suy yếu thành bão cuồng phong vào buổi trưa. Vào ngày 25, khi Lekima nằm trên khu vực phía Tây quần đảo Ogasawara, nó đã vượt qua rìa phía Tây của áp cao cận nhiệt và sẵn sàng tăng tốc về phía Đông Bắc. Trong khi đó, tuy xoáy nghịch vẫn tiếp tục cung cấp dòng thổi ra tỏa tròn thuận lợi, nhưng đối lưu ngày một trở nên giảm cấp. Vào buổi chiều, Lekima bắt đầu trải qua quá trình chuyển đổi thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới; do đó cấu trúc thành mắt bão biến mất nhưng nó vẫn duy trì được những dải mây cong chặt chẽ bao bọc lấy một trung tâm được xác định rõ. Sang sáng sớm ngày 26, tâm hoàn lưu mực thấp của Lekima trở nên bị lộ ra một phần, vị trí ở rìa phía Tây của đối lưu sâu. JMA sau đó mô tả một front nóng đã hình thành trên phần phía Đông cơn bão, còn JTWC thì ban hành một cảnh báo cuối cùng về hệ thống. Đến trưa, Lekima hoàn tất quá trình chuyển đổi trên vùng biển phía Đông Nhật Bản và suy yếu thành một vùng thấp. Sau khi vượt đường đổi ngày quốc tế trong ngày 28, hệ thống cuối cùng bị hấp thụ bởi một vùng thấp đang phát triển khác vào ngày 30 tháng 10. Bão Krosa (Vinta) (Bão số 12). Cấp bão (Việt Nam): cấp 13 ~ cấp 14 - bão cuồng phong. Cấp bão (Nhật Bản): 80 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:970 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 100 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong cấp 3. Áp thấp nhiệt đới 30W (Wilma) (Bão số 13). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1006 mbar (hPa). [(25 hải lý / 1 giờ - áp thấp) theo cấp bão (IMD - Cục Khí tượng Ấn Độ). Áp suất:1003 mbar (hPa)]. Cấp bão (Hoa Kỳ): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. Bão Haiyan (Yolanda) (Bão số 14). Cấp bão (Việt Nam): trên cấp 17 - siêu bão. Cấp bão (Nhật Bản): 125 hải lý / 1 giờ - bão cuồng phong. Áp suất:890 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 170 hải lý / 1 giờ - Siêu bão cấp 5. Bão Podul (Zoraida) (Bão số 15). Cấp bão (Việt Nam): cấp 8 - bão nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 35 hải lý / 1 giờ - bão nhiệt đới. P:1000 mbar (hPa). Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới Lehar. Cấp bão (Việt Nam): dưới cấp 6 - vùng áp thấp. Cấp bão (Nhật Bản): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1004 mbar (hPa) [(75 hải lý / 1 giờ - bão xoáy rất cuồng nộ) theo cấp bão (IMD - Cục Khí tượng Ấn Độ). Áp suất:982 mbar (hPa)]. Cấp bão (Hoa Kỳ): <20 hải lý / 1 giờ - vùng đối lưu nhiệt đới mức trung bình.[(75 hải lý / 1 giờ - bão xoáy nhiệt đới dữ dội cấp 1) tại Bắc Ấn Độ Dương]. Áp thấp nhiệt đới 33W. Cấp bão (Việt Nam): cấp 6 - áp thấp nhiệt đới. Cấp bão (Nhật Bản): 25 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Áp suất:1006 mbar (hPa) Cấp bão (Hoa Kỳ): 30 hải lý / 1 giờ - áp thấp nhiệt đới. Tên gọi của bão. Tên quốc tế. Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệt ở Tokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão. Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó. Sau đây là các tên gọi đã đặt cho các cơn bão năm 2013. Hai cơn bão Pewa và Unala cùng với áp thấp nhiệt đới 03C hình thành từ vùng trung tâm Thái Bình Dương di chuyển sang và đã vượt qua kinh tuyến 180 vào khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương nên được JMA gán cho 2 ký hiệu 1313 và 1314 và là 2 cơn bão chính thức thứ 13 và 14 của mùa bão. Số hiệu cơn bão tại Việt Nam. Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2... Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia Việt Nam đặt số hiệu trong năm 2013: (kèm vùng đổ bộ) Tên địa phương của Philippine. Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2017. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2009, với ngoại lệ có Fabian," Odette "và" Paolo " thay thế các tên Feria, Ondoy và Pepeng tương ứng. Tên mà chưa được sử dụng hay sẽ sử dụng được đánh dấu . Tên Fabian, Odette và Paolo là lần đầu tiên được sử dụng trong năm nay. Danh sách phụ trợ<br>
1
null
Khu bảo tồn thiên nhiên Cherny Zemli, tên đầy đủ là khu bảo tồn thiên nhiên Cherny Zemli Zapovednik (tiếng Nga: заповедник "Чёрные Земли", tức là "Vùng đất đen") là một khu bảo tồn thiên nhiên ở liên bang Nga, thuộc nước cộng hòa Kalmykia. Ban đầu nó được thành lập vào năm 1990 để bảo vệ loài linh dương Saiga ("Saiga tatarica"). Trong khi nền kinh tế của Kalmykia sụp đổ và loài linh dương Saiga bị suy giảm do nạn săn trộm để lấy thịt, sừng (sử dụng trong y học Trung Quốc) và sa mạc hóa do tình trạng chăn thả quá mức các loài gia súc. Phần chính của khu bảo tồn nằm ở phía Tây bắc của biển Caspian. Nó bao gồm diện tích 1.219 km ²,với một vùng đệm km 900 ². Khu bảo tồn cũng là nơi sinh sống của diệc trắng, chim cốc, và số ít các loài bồ nông. Năm 1993, Cherny Zemli đã được chỉ định là một khu dự trữ sinh quyển của UNESCO.
1
null
Sverre Magnus của Na Uy (; sinh ngày 3 tháng 12 năm 2005) là người con út và là con trai duy nhất của Thái tử Haakon và Thái tử phi Mette-Marit. Cậu hiện đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Na Uy sau cha và chị gái mình. Ra đời và rửa tội. Vương tôn Sverre Magnus sinh ngày 3 tháng 12 năm 2005 tại Bệnh viện Đại học Rikshospitalet ở thủ đô Oslo của Na Uy. Ngày 4 tháng 3 năm 2006, giám mục Ole Christian Kvarme đã chủ trì lễ rửa tội cho vương tôn Sverre Magnus tại nhà nguyện thuộc Cung điện Hoàng gia ở Oslo của Na Uy. Cha mẹ đỡ đầu của cậu bao gồm: Sonja, Vương hậu Na Uy, Máxima, Vương hậu Hà Lan, Thái tử Pavlos của Hy Lạp, Công nương Rosario của Bulgaria (vợ của Hoàng tử Kyril xứ Preslav), Espen Hoiby (cậu của vương tôn), Bjorn Steinsland và Marianne Gjellestad (bạn bè của cha mẹ vương tôn). Địa vị theo Hiến pháp và học vấn. vương tôn Sverre Magnus hiện đang đứng thứ 3 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Na Uy, sau cha là Thái tử Haakon và chị gái là Vương tôn nữ Ingrid Alexandra. Hoàng gia Na Uy cũng thuộc dòng kế tục ngai vàng nước Anh, hậu duệ của Công chúa Maud - con gái Vua Edward VII. Cậu hiện xếp vị trí thứ 75 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh. Từ ngày 18 tháng 8 năm 2011, vương tôn sẽ theo học tại trường tiểu học công lập địa phương Jansløkka ở Asker thuộc hạt Akershus ngoại ô Oslo - nơi mà chị gái và người anh cùng mẹ khác cha của vương tôn cũng đã từng học. Tước vị và tước hiệu. Tước hiệu của Vương tôn Sverre Magnus là "His Highness", ngược lại với tước hiệu của Vương tôn nữ Ingrid Alexandra là "Her Royal Highness".
1
null
Bông thùa (danh pháp khoa học: Antillesoma antillarum) là loài sá sùng duy nhất trong chi Antillesoma, thuộc họ Phascolosomatidae. Tên đồng nghĩa. Loài này hiện có nhiều tên đồng nghĩa, gồm: Phân bố. Loài này được xem là loài phân bố trên toàn cầu. Chúng phân bố rộng khắp các vùng nước thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta cũng bắt gặp chúng ở tây Đại Tây Dương và vùng Caribe từ Florida đến Brasil, ở phía đông Đại Tây Dương là Sierra Leone. Môi trường sống. "Antillesoma antillarum" được tìm thấy sống trong các bãi chứa vỏ của động vật thân mềm. Chúng sống cùng với các loài sau: "Aspidosiphon albus", " Aspidosiphon Parvulus", "Aspidosiphon fischeri", "Temistes lageniformis", và "Nephasoma pellucidum".
1
null
Lửng châu Mỹ ("Taxidea taxus") là loài lửng Bắc Mỹ, tương tự vẻ bề ngoài với lửng châu Âu. Nó được tìm thấy ở phía tây và trung nước Mỹ, phía bắc México, và miền trung Canada, cũng như các vùng ở tây nam British Columbia. Lửng châu Mỹ có môi trường sống là đồng cỏ trống với các con mồi sẵn có (như chuột nhắt, sóc và Macmot châu Mỹ).
1
null
Viện Đại học Calgary hay Đại học Calgary (tiếng Anh: "University of Calgary", còn gọi là "UCalgary") là một viện đại học nghiên cứu công lập ở Calgary, Alberta, Canada. Được thành lập vào năm 1966(sau khi điều hành như là các chi nhánh Calgary của Viện Đại học Alberta kể từ năm 1945) UCalgary bao gồm 14 khoa, hơn 85 viện nghiên cứu và trung tâm. Hơn 25.000 sinh viên hai năm đầu đại học và 5.500 sinh viên tốt nghiệp hiện đang theo học tại UCalgary, tổng cộng đã có 145.000 sinh viên đã tốt nghiệp, bao gồm cả nguyên Thủ tướng Chính phủ của Canada, Stephen Harper, và phi hành gia Canada Robert Thirsk. UCalgary là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Canada (dựa trên số lượng Ghế nghiên cứu Canada) và là một thành viên của U15 (trong 15 viện đại học nghiên cứu chuyên sâu ở Canada). Lịch sử. UCalgary đã được thành lập vào năm 1966, nhưng nguồn gốc của nó từ hơn nửa thế kỷ trước đó với việc thành lập trường học sư phạm ở Calgary vào năm 1905. Trường sư phạm Alberta đã được thành lập tại Calgary để đào tạo giáo viên tiểu học và trung học trong tỉnh mới. Tuy nhiên, những người dân của Calgary đã cố gắng thành lập một trường đại học công lập ở Calgary. "Một đạo luật hợp nhất Đại học Calgary" đã được đệ trình ra cơ quan lập pháp Alberta trong một nỗ lực để thiết lập một trường đại học tư nhân ở Calgary. Cơ quan lập pháp cho phép tổ chức hợp nhất có tên là 'Calgary College', chứ không phải là Đại học Calgary '.
1
null
Sinh vật đa bào là những sinh vật mà cơ thể có hơn một tế bào, trái ngược với sinh vật đơn bào. Tất cả động vật, thực vật có phôi, đa số nấm, cũng như nhiều loài tảo, là sinh vật đa bào. Ngoài ra, còn có những sinh vật bán đa bào, như mốc nhớt và "Dictyostelium". Sinh vật đa bào có thể xuất hiện nhờ sự phân bào hoặc sự tập hợp của nhiều tế bào. Khái niệm tập đoàn được dùng để chỉ những cá thể riêng rẽ nhưng tụ hợp lại với nhau, tạo nên cấu trúc giống một cơ thể. Nhiều khi, khó mà tách biệt những tập đoàn sinh vật đơn bào khỏi một cơ thể đa bào do hai khái niệm này có thể chồng chéo.
1
null
Kế hoạch 5 năm 2011-2015 được quốc hội Việt Nam thông qua ngày 08 tháng 11 năm 2011, dưới nghị quyết số 10/2011/QH13 và được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng ký. Mục tiêu tổng quát. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, mục tiêu tổng quát từ năm 2011 đến năm 2015: Chỉ tiêu cụ thể. Kinh tế. Nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19%; Công nghiệp và xây dựng khoảng 40,7%; Dịch vụ 40,3%.
1
null
Trong kinh tế học, một trong hai hoặc nhiều hàng hóa (sản phẩm) được phân loại bằng cách kiểm tra mối quan hệ của bản kê khai yêu cầu khi giá cả của một sản phẩm thay đổi. Mối quan hệ giữa bản kê khai yêu cầu này dẫn đến việc phân loại hàng hoá thành 2 dạng: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Trong kinh tế vi mô, hai hàng hóa được coi là hàng hóa thay thế nếu các sản phẩm đó có thể được người tiêu dùng sử dụng cho cùng một mục đích. Có nghĩa là, người tiêu dùng cảm nhận cả hai hàng hóa là tương tự hoặc có thể so sánh được, do đó việc tiêu thụ nhiều hơn một hàng hóa khiến người tiêu dùng ít ham muốn hàng hóa kia hơn. Trái với hàng hoá bổ sung và hàng hoá độc lập, hàng hoá thay thế có thể thay thế nhau trong quá trình sử dụng do điều kiện kinh tế thay đổi. Một ví dụ về hàng hóa thay thế là Coca-Cola và Pepsi; khía cạnh có thể thay thế cho nhau của những hàng hóa này là do sự giống nhau về mục đích mà chúng phục vụ, tức là đáp ứng mong muốn của khách hàng về một loại nước giải khát. Những loại sản phẩm thay thế này có thể được gọi là sản phẩm thay thế gần gũi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn. Ví dụ sữa đặc là hàng hóa thay thế cho sữa tươi với mức giá rẻ hơn tính về mặt trung bình, tuy nhiên chất lượng thì không bằng. Các loại trà, cà phê được đóng gói thành túi nhỏ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi tiêu thụ cũng được xem là các mặt hàng thay thế hoàn hảo cho tách trà và cà phê truyền thống. Có một số quốc gia như Trung Quốc sản xuất hàng hóa giá rẻ với chất lượng trung bình và thấp có thể được xem là hàng hóa thay thế cho các sản phẩm cao cấp từ các nước khác, do đó tăng tính cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng. Một số khách hàng không quan tâm lắm đến chất lượng của hàng hóa, họ chỉ quan tâm hàng hóa có thể thay thế được hay không với giá cả phải chăng. Khái niệm. Lý thuyết kinh tế đề cập hai hàng hóa là hàng hóa thay thế tốt nếu có ba điều kiện: Đặc tính hiệu suất mô tả những gì sản phẩm đem lại cho khách hàng hay một giải pháp cho nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. Ví dụ, một loại nước giải khát sẽ làm dịu cơn khát của khách hàng. Nhu cầu sử dụng sản phẩm mô tả thời gian, địa điểm và cách thức sản phẩm được sử dụng. Ví dụ, nước cam và nước ngọt đều là đồ uống nhưng được người tiêu dùng sử dụng trong những dịp khác nhau (). Hai sản phẩm ở các thị trường địa lý khác nhau nếu chúng được bán ở các địa điểm khác nhau thì sẽ tốn kém chi phí vận chuyển hoặc người tiêu dùng phải đi lại để mua hàng hóa đó. Chỉ khi hai sản phẩm thỏa mãn ba điều kiện thì chúng mới được xếp vào nhóm hàng thay thế tốt cho nhau theo lý thuyết kinh tế. Ngược lại với hàng hóa thay thế là hàng hóa bổ sung, đây là những hàng hóa phụ thuộc vào nhóm hàng hóa khác. Một ví dụ về hàng hóa bổ sung là ngũ cốc và sữa. Một ví dụ về hàng hóa thay thế là trà và cà phê. Hai hàng hóa này thỏa mãn ba điều kiện: trà và cà phê có đặc tính hoạt động tương tự nhau (làm dịu cơn khát), cả hai đều có dịp sử dụng giống nhau (vào buổi sáng) và cả hai thường được bán ở cùng một khu vực địa lý (người tiêu dùng có thể mua cả hai tại siêu thị địa phương của họ). Một số ví dụ phổ biến khác bao gồm bơ thực vật và bơ, McDonald's và Burger King. Độ co giãn chéo của cầu. Việc một hàng hóa có thể thay thế cho một hàng hóa khác có tác động kinh tế ngay tức thì: ở mức độ một hàng hóa có thể được thay thế cho một hàng hóa khác, nhu cầu đối với hai hàng hóa sẽ có mối liên hệ với nhau bởi thực tế là khách hàng có thể đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác nếu nó trở nên thuận lợi. Độ co giãn giá chéo giúp chúng ta hiểu được mức độ thay thế của hai sản phẩm. Sự gia tăng giá của một hàng hóa (các yếu tố khác không thay đổi) làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế của nó, trong khi giảm giá của một hàng hoá sẽ làm giảm nhu cầu về các sản phẩm thay thế của nó. Mối quan hệ về cầu quyết định hàng hóa được phân loại là hàng hóa thay thế hay bổ sung. Hệ số co giãn của cầu theo giá chéo cho thấy mối quan hệ giữa hai hàng hóa, nó thể hiện khả năng đáp ứng của lượng cầu của một hàng hóa đối với sự thay đổi giá của hàng hóa khác. Độ co giãn của cầu theo giá chéo (Ví dụ: y) được tính theo công thức sau: Ví dụ: Độ co giãn giá chéo của cầu (CED) = Phần trăm thay đổi về số lượng cần đối với hàng hóa X / Phần trăm thay đổi về giá của hàng hóa Y Phân loại. Sản phẩm thay thế hoàn hảo và không hoàn hảo. Sản phẩm thay thế hoàn hảo. Sản phẩm thay thế hoàn hảo dùng để chỉ một cặp hàng hóa có công dụng giống hệt nhau. Trong trường hợp đó, công dụng của sự kết hợp giữa hai hàng hóa là một hàm số tăng lên của tổng số lượng của mỗi hàng hóa. Tức là, người tiêu dùng có thể tiêu dùng càng nhiều (về tổng số lượng) thì mức độ thỏa dụng càng cao. Sản phẩm thay thế hoàn hảo có hàm thỏa dụng là một đường thẳng và tỷ lệ thay thế biên không đổi. Nếu hàng hóa X và Y là những sản phẩm thay thế hoàn hảo, thì bất kỳ gói tiêu dùng nào khác nhau sẽ dẫn đến việc người tiêu dùng có được cùng một mức thỏa dụng cho tất cả các điểm trên đường bàng quan (hàm thỏa dụng). Giả sử gói tiêu dùng được đại diện bởi (X, Y), khi đó, người tiêu dùng sản phẩm thay thế hoàn hảo sẽ nhận được cùng một mức độ tiện ích từ (20,10) hoặc (30,0). Người tiêu dùng sản phẩm thay thế hoàn hảo chỉ dựa đưa ra quyết định hợp lý của họ dựa trên giá cả. Rõ ràng là người tiêu dùng sẽ chọn gói rẻ nhất để tối đa hóa lợi nhuận của họ. Nếu giá cả của hàng hóa khác nhau, thì sẽ không có nhu cầu đối với hàng hóa đắt tiền hơn. Người sản xuất và người bán hàng hóa thay thế hoàn hảo cạnh tranh trực tiếp với nhau, tức là họ được coi là cạnh tranh trực tiếp về giá cả. Một ví dụ về các sản phẩm thay thế hoàn hảo là bơ từ hai nhà sản xuất khác nhau; nhà sản xuất có thể khác nhau nhưng mục đích và cách sử dụng đều giống nhau. Các sản phẩm thay thế hoàn hảo có hệ số co giãn của cầu cao. Ví dụ: nếu Country Crock và Imperial margarine có cùng một mức giá niêm yết cho cùng một lượng phết của bơ, nhưng một thương hiệu tăng giá, thì doanh số của nó sẽ giảm một lượng nhất định. Đáp lại, doanh số của thương hiệu khác sẽ tăng tương tự. Sản phẩm thay thế không hoàn hảo. Các sản phẩm thay thế không hoàn hảo, còn được gọi là sản phẩm thay thế gần, có mức độ thay thế thấp hơn, và do đó thể hiện tỷ lệ thay thế biên có thể thay đổi dọc theo đường bàng quan của người tiêu dùng. Các điểm tiêu dùng trên đường cong cung cấp mức tiện ích tương tự như trước đây, nhưng phần bù phụ thuộc vào điểm xuất phát của sự thay thế. Không giống như các sản phẩm thay thế hoàn hảo, đường bàng quan của các sản phẩm thay thế không hoàn hảo không phải là một đường thẳng và tỷ lệ thay thế biên là khác nhau đối với các nhóm kết hợp khác nhau trên đường cong. Hàng hóa thay thế gần là những sản phẩm tương tự nhắm đến cùng một khách hàng nhóm và thỏa mãn những nhu cầu giống nhau, nhưng có sự khác biệt nhỏ về đặc điểm. Do đó,những người bán những hàng hóa thay thế gần đang cạnh tranh gián tiếp với nhau. Đồ uống là một ví dụ tuyệt vời về các sản phẩm thay thế không hoàn hảo. Khi giá Coca-Cola tăng, người tiêu dùng có thể sẽ thay thế bằng Pepsi. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng thích nhãn hiệu này hơn nhãn hiệu kia. Người tiêu dùng thích nhãn hiệu này hơn nhãn hiệu kia sẽ không muốn trao đổi một-một. Thay vào đó, một người tiêu dùng thích Coca-Cola hơn (chẳng hạn) sẽ sẵn sàng đổi nhiều Pepsi hơn để lấy ít Coca-Cola hơn, nói cách khác, người tiêu dùng thích Coca-Cola sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn. Mức độ mà một hàng hóa có một sự thay thế hoàn hảo phụ thuộc vào cách xác định cụ thể hàng hóa đó. Định nghĩa về hàng hóa càng rộng thì hàng hóa càng dễ có hàng hóa thay thế. Mặt khác, một hàng hóa được xác định hẹp sẽ có khả năng không có hàng hóa thay thế. Ví dụ, các loại ngũ cốc khác nhau nói chung có thể thay thế cho nhau, nhưng ngũ cốc Rice Krispies, một loại thực phẩm được định nghĩa rất hẹp so với ngũ cốc nói chung, có rất ít sản phẩm thay thế . Để minh họa thêm, chúng ta có thể tưởng tượng rằng trong khi cả Rice Krispies và Froot Loops đều là loại ngũ cốc, chúng là những sản phẩm thay thế không hoàn hảo, vì cả hai là loại ngũ cốc rất khác nhau. Tuy nhiên, các nhãn hiệu thông thường của Rice Krispies, chẳng hạn như Malt-o-Meal's Crispy Rice sẽ là sự thay thế hoàn hảo cho Kellogg's Rice Krispies. Các sản phẩm thay thế không hoàn hảo có hệ số co giãn chéo của cầu thấp. Nếu hai nhãn hiệu ngũ cốc có cùng mức giá trước khi giá của một nhãn hiệu được tăng lên, chúng ta có thể hy vọng doanh số bán hàng của nhãn hiệu đó sẽ giảm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng sẽ không tăng tương tự đối với nhãn hiệu kia, vì có nhiều loại ngũ cốc thay thế được cho nhãn hiệu đã tăng giá; sở thích của người tiêu dùng quyết định thương hiệu nào sẽ thiệt hại. Sản phẩm thay thế tổng và ròng. Nếu hai hàng hoá là hàng hoá thay thế không hoàn hảo, các nhà kinh tế có thể phân biệt chúng là hàng hoá thay thế tổng hay hàng hoá thay thế ròng. Hai hàng hóa là hàng hóa thay thế ròng khi cầu đối với hàng hóa X tăng lên khi giá của hàng hóa Y tăng và mức độ thỏa dụng thu được từ hàng hóa thay thế không đổi. Có nghĩa là, hàng hoá là hàng hoá thay thế ròng nếu chúng là hàng hoá thay thế cho nhau theo một hàm lượng thỏa dụng không đổi. Khả năng thay thế ròng có đặc tính mong muốn, không giống như khả năng thay thế tổng, nó là đối xứng. Quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng trạng thái cân bằng cạnh tranh không tồn tại khi nói đến các sản phẩm là sản phẩm thay thế ròng. Giống như hầu hết các trường hợp khi sản phẩm là sản phẩm thay thế tổng thể, chúng cũng có thể sẽ là sản phẩm thay thế ròng, do đó việc hầu hết các ưu tiên về sản phẩm thay thế tổng thể hỗ trợ cân bằng cạnh tranh cũng đóng vai trò là ví dụ về sản phẩm thay thế ròng . Quan niệm sai lầm này có thể được làm rõ hơn bằng cách xem xét bản chất của các sản phẩm thay thế ròng tồn tại trong một tình huống giả định thuần túy, nơi một thực thể hư cấu can thiệp để làm giảm hiệu ứng thu nhập và duy trì một hàm tiện ích không đổi. Điều này đánh bại điểm cạnh tranh cân bằng, nơi không có sự can thiệp nào như vậy xảy ra. Điểm cân bằng được phân cấp để người sản xuất và người tiêu dùng xác định và đi đến mức giá cân bằng Sản phẩm thay thế trong danh mục và sản phẩm thay thế danh mục chéo. Hàng hóa thay thế trong danh mục là hàng hóa là thành viên của cùng một danh mục phân loại như hàng hóa có chung các thuộc tính (ví dụ: sô cô la, ghế, toa xe ga). Hàng hóa thay thế chéo là hàng hóa thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có thể thỏa mãn cùng một mục tiêu. Ví dụ, một người muốn sôcôla nhưng không thể mua được, thay vào đó có thể mua kem để đáp ứng mục tiêu ăn tráng miệng. Cho dù hàng hóa thuộc nhóm chéo hay sản phẩm thay thế trong danh mục đều ảnh hưởng đến tiện ích mà người tiêu dùng thu được. Mọi người thể hiện sự ưa thích mạnh mẽ đối với các sản phẩm thay thế trong danh mục hơn các sản phẩm thay thế nhiều chủng loại, mặc dù các sản phẩm thay thế trong danh mục hiệu quả hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trên mười nhóm thực phẩm khác nhau, 79,7% người tham gia nghiên cứu tin rằng thực phẩm thay thế trong danh mục sẽ đáp ứng tốt hơn sự thèm muốn của họ đối với thực phẩm mà họ không thể có hơn là thực phẩm thay thế đa chủng loại. Ví dụ: không thể có được một loại sô cô la Godiva mong muốn, đa số báo cáo rằng họ thích ăn sô cô la của thương hiệu cửa hàng (một loại thay thế trong danh mục) hơn là một thanh granola sô cô la chip (một loại thay thế nhiều loại). Tuy nhiên, sở thích này đối với các sản phẩm thay thế trong danh mục dường như là sai lầm. Bởi vì các sản phẩm thay thế trong danh mục tương tự hơn với hàng hóa bị thiếu, sự kém hơn của chúng đối với hàng hóa đó dễ nhận thấy hơn. Điều này tạo ra hiệu ứng tương phản tiêu cực và dẫn đến các sản phẩm thay thế trong danh mục trở thành những sản phẩm thay thế ít thỏa mãn hơn so với các sản phẩm thay thế danh mục chéo. Hàng hóa theo đơn vị-nhu cầu. Hàng hóa theo đơn vị cầu là những loại hàng hóa mà từ đó người tiêu dùng chỉ muốn có một mặt hàng duy nhất. Nếu người tiêu dùng có hai mặt hàng theo nhu cầu đơn vị, thì mức độ tiện ích của anh ta là mức tối đa của các tiện ích mà anh ta thu được từ mỗi mặt hàng này. Ví dụ: một người tiêu dùng muốn có phương tiện đi lại, có thể là ô tô hoặc xe đạp. Người tiêu dùng thích ô tô hơn xe đạp. Nếu người tiêu dùng có cả ô tô và xe đạp, thì người tiêu dùng chỉ sử dụng ô tô. Lý thuyết kinh tế về cầu co giãn đơn vị minh họa mối quan hệ nghịch đảo giữa giá và lượng. Hàng hóa theo đơn vị cầu luôn là hàng hóa thay thế. Trong cấu trúc thị trường hoàn hảo và độc quyền. Cạnh tranh hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo chỉ dựa trên việc các công ty có các điều kiện ngang nhau và liên tục theo đuổi các điều kiện này, bất kể quy mô thị trường như thế nào. Một trong những yêu cầu đối với cạnh tranh hoàn hảo là hàng hoá của các công ty cạnh tranh phải là sản phẩm thay thế hoàn hảo. Các sản phẩm được bán bởi các công ty khác nhau có sự khác biệt tối thiểu về khả năng, tính năng và giá cả. Do đó, người mua không thể phân biệt được sản phẩm dựa trên thuộc tính vật chất hay giá trị vô hình. Khi điều kiện này không được thoả mãn, thị trường được đặc trưng bởi sự khác biệt hoá sản phẩm. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một chuẩn mực lý thuyết và không tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, khả năng thay thế hoàn hảo là rất quan trọng trong thời đại bãi bỏ quy định vì thường có một số nhà cung cấp cạnh tranh (ví dụ, nhà cung cấp điện) bán cùng một mặt hàng dẫn đến cạnh tranh gay gắt về giá. Cạnh tranh độc quyền. Cạnh tranh độc quyền đặc trưng cho một ngành trong đó nhiều công ty cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương đương, nhưng không phải là sản phẩm thay thế hoàn hảo. Các công ty độc quyền có rất ít quyền lực để cắt giảm nguồn cung hoặc tăng giá để tăng lợi nhuận. Do đó, các công ty sẽ cố gắng tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình thông qua việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị để thu được lợi nhuận trên thị trường. Một số ví dụ phổ biến về các ngành độc quyền bao gồm xăng dầu, sữa, kết nối Internet (dịch vụ ISP), điện, điện thoại và vé máy bay. Vì các công ty cung cấp các sản phẩm tương tự nhau, nên nhu cầu rất co giãn trong cạnh tranh độc quyền. Do nhu cầu rất nhạy bén với sự thay đổi giá, người tiêu dùng sẽ chuyển sang lựa chọn thay thế rẻ nhất do giá cả tăng lên. Đây được gọi là chi phí chuyển đổi, hoặc về cơ bản là những gì người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ. Những ảnh hưởng lên thị trường. Michael Porter đã phát minh ra "Năm lực lượng của Porter" để phân tích mức độ hấp dẫn và khả năng sinh lời của một ngành. Bên cạnh sự cạnh tranh, quyền lực của người mua, quyền lực của nhà cung cấp và mối đe dọa của sự gia nhập mới, Porter xác định mối đe dọa thay thế là một trong năm lực lượng quan trọng của ngành. Mối đe dọa thay thế đề cập đến khả năng khách hàng tìm thấy sản phẩm thay thế để mua. Khi có sẵn các sản phẩm thay thế gần, khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng từ bỏ việc mua sản phẩm của công ty bằng cách tìm các sản phẩm thay thế khác. Điều này có thể làm suy yếu sức mạnh của công ty, đe dọa lợi nhuận dài hạn. Nguy cơ thay thế có thể được coi là cao khi: Hàng hóa thay thế bổ sung có tác động lớn đến thị trường, người tiêu dùng và người bán thông qua các yếu tố sau:
1
null
Ngụy Khỏa (chữ Hán: 魏顆; ?-?), tức Ngụy Điệu tử (魏悼子), là vị tông chủ thứ tư của họ Ngụy, thế gia nước Tấn thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Ngụy Sưu, tôn chủ thứ ba của họ Ngụy. Sau khi Ngụy Sưu chết, ông lên kế tập. Sử sách không nói rõ hành trạng của ông trong thời gian lãnh đạo họ Ngụy. Sau khi ông mất, con ông là Ngụy Giáng thế tập.
1
null
Ngụy Giáng (chữ Hán: 魏絳; ?-?), còn gọi là Ngụy Chiêu tử hay Ngụy Trang tử, là vị tông chủ thứ năm của họ Ngụy, thế gia của nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời ông cũng là tổ tiên của nước Ngụy sau này. Ông là con của Ngụy Khoả, vị tông chủ thứ tư của họ Ngụy. Sau khi Ngụy Khoả chết, Ngụy Giáng nối ngôi. Sự nghiệp. Năm 573 TCN, Tấn Điệu công lên ngôi, phong cho ông làm Trung quân tư mã. Đến năm 570 TCN, trong lúc Điệu công hội chư hầu, em vua là công tử Dương Can làm loạn quân ngũ. Ngụy Giáng bèn giết người hầu của Dương Can. Dương Can đi tố cáo với Điệu công, Điệu công tức giận, sai giết Ngụy Giáng. Nhưng tướng Tấn là Trương Lão nói với Điệu công: Chúa công hội chư hầu, mà công tử làm loạn quân ngũ, tất là có tội. Ngụy Giáng không thể trị tội công tử, nên mới giết kẻ dong xe. Điệu công từ đó cho rằng Ngụy Giáng là tướng giỏi, bèn trọng thưởng và ngày càng tin dùng. Mùa đông năm 569 TCN, Ngụy Giáng thay mặt nước Tấn đến giảng hoà với người Nhung. Tấn Điệu công bèn phong thêm cho ông đất An Ấp (nay thuộc Sơn Tây). An Ấp trở thành kinh đô nước Ngụy sau này. Sau khi Điệu công mất, ông tiếp tục phò tá Tấn Bình công. Năm 556 TCN, nước Tề lấn chiếm nước Lỗ, vua Tấn hội chư hầu phạt Tề, Ngụy Giáng tử trận trong lúc chiến đấu với Tề. Con ông là Ngụy Thư thế tập.
1
null
Lễ Hiển Linh (tiếng Anh: "Epiphany", từ tiếng Hy Lạp: ἐπιφάνεια) là một trong những lễ quan trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo, theo truyền thống được cử hành vào ngày 6 tháng 1, mừng kính sự biểu lộ mình ra của Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Trong Kitô giáo Tây phương, lễ này chủ yếu kỷ niệm sự viếng thăm và chiêm bái Đức Giêsu của ba đạo sĩ (hay là ba vua, ba nhà thông thái). Lễ Hiển Linh được giáo luật quy định là ngày lễ trọng buộc (buộc kiêng việc xác và buộc tham dự thánh lễ vào chính ngày lễ hoặc chiều hôm trước ngày lễ), tuy nhiên nơi nào lễ Hiển Linh không phải là lễ buộc thì sẽ được mừng kính vào ngày Chúa Nhật trong khoảng từ ngày 2 đến ngày 8/1 như ngày riêng của lễ đó. Lịch sử. Lễ Hiển Linh có nguồn gốc là một ngày lễ cổ xưa của người Kitô giáo tương tự với lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Thời giáo hội sơ khai, chỉ có ngày lễ Phục Sinh là được cử hành đặc biệt hằng năm và mỗi ngày chủ nhật được xem như một ngày "tiểu phục sinh". Đến thế kỷ thứ III, tại Đông phương và Tây phương, xuất hiện các ngày lễ trọng mừng kính mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người. Trong khi tại Tây phương, lễ Giáng Sinh được cố định vào ngày 25 tháng 12, thì ở Đông phương lễ được cử hành vào ngày 6 tháng 1. Sau đó, ngoại trừ các giáo đoàn Armenia, tất cả các giáo hội Đông phương khác dần chuyển sang mừng kính Giáng Sinh vào 25 tháng 12 giống như Tây phương, còn ngày 6 tháng 1 dần chuyển thành lễ Hiển Linh. Từ Đông phương, lễ Hiển Linh lan sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ 4 và được nói đến lần đầu tiên tại xứ Gaule vào năm 361. Đến cuối thế kỷ 21, hầu hết các Giáo hội đều cử hành ngày lễ trọng này. Ban đầu, ở Tây phương, người ta có thói quen cử hành chung các biến cố hạ sinh của Giêsu vào ngày Giáng sinh, biến cố các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa và cuộc tàn sát các Thánh Anh Hài. Nhưng khi Roma bắt đầu mừng lễ Hiển Linh thì hai biến cố cuối cùng này được tách rời ra khỏi ngày lễ 25 tháng Chạp để dành tôn kính các Đạo Sĩ là chủ đề chính cho ngày lễ trọng mới vào ngày 6 tháng Giêng. Lễ Hiển Linh trong phụng vụ Roma mang thông điệp chính là sự mạc khải của Đức Kitô cho mọi dân tộc được biểu tượng qua các Đạo Sĩ. Với Giáo hội Đông phương, lễ Hiển Linh đã trở thành đại lễ mừng thiên tính của Đức Kitô, mầu nhiệm Nhập Thể và sự thờ lạy của các Đạo sĩ, vì thế được cử hành vào ngày lễ Giáng Sinh. Sau đó lễ Hiển Linh ngày càng được hiểu như là lễ Đức Kitô Chịu Phép Rửa. Do đó mà ở Đông phương có tục lệ làm phép nước rửa tội, nước giếng rửa tội, các nguồn nước và sông suối vào dịp lễ Hiển Linh. Vào ngày này, nhiều người đến bờ sông Giođan để dìm mình ba lần trong dòng sông theo như nghi thức rửa tội của Đông phương. Phong tục truyền thống. Lễ Hiển Linh được tổ chức với nhiều phong tục tại các quốc gia trên thế giới. Một số nơi gọi ngày lễ này là Ngày thập giá, Lễ nước hoặc Lễ rửa tội. Ngày lễ được gọi như vậy bởi vì vào ngày này, bất cứ ai muốn được khỏe mạnh cả năm thì nên tắm hoặc ít nhất là rửa tay trên sông. Vào ngày này, bất cứ nơi nào có sông nước có thể thực hiện nghi lễ ném thánh giá của nhà thờ địa phương. Sau đó thự hiện nghi thức phụng vụ gọi là Lễ nước thành lớn, thay nước thánh trong đền thờ. Nước thường được mang về nhà mọi người. Nó giúp tránh bệnh và thanh lọc tâm hồn. Nó giúp bảo vệ gia đình cả năm trong những lúc khó khăn, hoặc nếu ai đó bị bệnh phải nằm giường. Lễ hiển linh nhào ba cái bánh nghi lễ, lấy từ phần còn lại của nước thánh cũ. Một cái là cho nhà, cái thứ hai là cho khách, và cái thứ ba để đặt trước cửa của ngôi nhà cùng với rượu vang đỏ để cho người qua đường. Trên một vật bằng sắt, đốt bó cây hoàng dương từ hôm Giáng sinh trước, lấy tro rắc với nước thánh và chôn vùi dưới một cây ăn quả hay một bụi hoa hồng. Cây nến mang về từ nhà thờ được đốt với hương trầm trong điện thờ của gia đình. Một số nơi cho rằng nếu thời tiết của ngày lễ lạnh và khô - cả năm sẽ được tốt lành và sinh sôi nảy nở. Người ta tin rằng, ai mà lấy được thánh giá trong nước, sẽ rất khỏe mạnh và hạnh phúc. Theo tín ngưỡng dân gian, trong đêm trước ngày lễ, trong màn đêm, bầu trời mở ra và tất cả những người nhìn thấy nó sẽ nhận được từ Thiên Chúa những gì bạn muốn. Ngày lễ ở Bungari, Hy Lạp được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng, và ở Nga và Serbia - vào ngày 19 tháng Giêng. Tại một số quốc gia (như Pháp, Hoa Kỳ, Đức...) thường có phong tục ăn bánh vua vào mùa lễ này.
1
null
Dó đất Cúc Phương hay còn gọi hoa đất, cây không lá, ký sinh hoàn, xà cô, tỏa dương, củ ngọc núi (danh pháp khoa học: Balanophora cucphuongensis) là loài thực vật thuộc họ Dó đất được phát hiện tại vườn quốc gia Cúc Phương và Kon Tum. Hoa đất không có lục diệp tố, khác với các loài trong họ đã biết ở khu vực Đông Nam Á. Đây là loài cây nấm ký sinh trên rễ của những cây gỗ khác thường thấy ở các loại thuộc họ đậu hoặc dâu tằm hay các loài tre. Cây cao 8–15 cm, củ sần sùi. Thân ký sinh là cuống cụm hoa mang 6-10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác dài 1,5–2 cm, rộng 1-1,5 cm. Hoa đơn tính, khác gốc, hợp thành bông nạc. Cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực không có cuống rõ, khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc xung quanh chân vảy bảo vệ, vảy hình trứng cụt đầu có 1 vòi nhụy. Dược tính. Loài cây này là thảo dược quý, giúp cường dương bổ thận, được dùng trong các bài thuốc yếu sinh lý, di tinh, liệt dương. Dó đất không phải là nấm, mà là thực vật có hoa..
1
null
Cauloramphus disjunctus là một loài bryozoa thành quần thể được tìm thấy kết thành lớp trên đá ở các khu vực nông của biển gần Nhật Bản. Hóa thạch của loài này đã được tìm thấy có niên đại một triệu năm. Quần thể "Cauloramphus disjunctus" kết thành lớp trên đá và có đường kính khoảng . Mỗi quần thể gồm một số polyp nối với nhau với mỗi cá thể dài khoảng . Lớp biểu bì tiết ra một bộ khung ngoài cứng để bảo vệ và hỗ trợ thân của các polyp và các thuộc địa của toàn bộ giống như một mảng địa y bám. Mỗi polyp có một lophophore, một cơ ăn với xúc tu, được mở rộng để bắt mồi nhưng có thể được lộn ra ngoài và rút ra trở lại bên trong thân cây. Mỗi polyp đều được bao quanh bởi một vòng gai bảo hộ giống như lông mi.
1
null
Jihad một thuật ngữ Hồi giáo, là một bổn phận tôn giáo của người Hồi giáo. Trong tiếng Ả Rập, từ jihād dịch như một danh từ có nghĩa là "thánh chiến". Jihad xuất hiện 41 lần trong Kinh Qur'an và thường xuyên trong các biểu hiện thành ngữ "phấn đấu theo cách của Thánh "(al-jihad fi sabil Allah)"".. Một người tham gia vào cuộc thánh chiến (jihad) được gọi là một "mujahid"; số nhiều là mujahideen. Jihad là một bổn phận tôn giáo quan trọng đối với người theo Hồi giáo. Một số ít trong số các học giả Sunni đôi khi đề cập đến vụ này như những trụ cột thứ sáu của Hồi giáo, mặc dù nó không chiếm giữ vị thế chính thức như vậy. Trong Twelver Shi'a Islam, tuy nhiên, Jihad là một trong 10 "Furū al-Dīn". Có hai ý nghĩa thường được chấp nhận của cuộc thánh chiến (jihad). Một cuộc đấu tranh nội tâm tinh thần và một cuộc đấu tranh vật chất. Cuộc "thánh chiến lớn hơn" là cuộc đấu tranh nội tâm của một người tin hoàn thành nhiệm vụ tôn giáo của mình. Nghĩa không bạo lực được nhấn mạnh bởi cả các tác giả người Hồi giáo và không theo Hồi giáo.
1
null
Trận Podol, còn gọi là Trận Podoll là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, đã diễn ra vào ngày 26 tháng 6 năm 1866 trong chiến dịch quyết định ở xứ Böhmen, tại Podol – một địa điểm nằm trên sông Iser. Đây là một cuộc giao chiến quyết liệt, và kết thúc với chiến thắng của lực lượng tiền vệ thuộc Binh đoàn thứ nhất của quân đội Phổ dưới quyền tổng chỉ huy của Hoàng tử Friedrich Karl – nói cách khác là Lữ đoàn số 15 dưới sự điều khiển của Chuẩn tướng Julius von Bose – trước "Lữ đoàn Sắt" do tướng Ferdinand Poschacher von Poschach chỉ huy thuộc Quân đoàn I của Đế quốc Áo dưới quyền chỉ huy của viên tướng Edouard Clam-Gallas. Trận chiến Podol được xem như thắng lợi lớn đầu tiên của các lực lượng Phổ trong cuộc chiến tranh với Áo, khiến cho Cam-Gallas phải phát lệnh thực hiện một cuộc rút lui hoàn toàn sau khi phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, quân đội Phổ thắng trận chỉ bị thiệt hại nhỏ, và trận đánh này đã cho thấy tác dụng của hỏa lực khủng khiếp của súng trường nạp hậu "Dreyse" của người Phổ trong việc quét sạch hoàn toàn các đoàn quân hùng dũng của đối phương (trước đó, chiến thuật hỏa lực của người Phổ đã giáng đòn nặng nề vào quân Áo trong trận Hühnerwasser). Chiến thắng Podol và sức mạnh của súng trường nạp hậu của quân Phổ đã đặt tiền đề cho những gì còn lại của chiến dịch Böhmen. Ngoài ra, thắng lợi trong trận đánh về đêm tại Podol tạo điều kiện cho quân Phổ tiến đến Gitschin theo con đường ngắn nhất. Vào nửa cuối tháng 6 năm 1866, ba binh đoàn của Phổ đã xâm chiếm Böhmen và hoạch định là sẽ hội quân tại Gitschin. Sau khi kéo quân đến Reichenberg, Hoàng tử Friedrich Karl – Tổng tư lệnh Binh đoàn thứ nhất của Phổ – đã ra lệnh cho đội quân chủ lực của ông chờ nghênh chiến với Binh đoàn Elbe của Áo vào ngày 26 tháng 6 năm 1866. Trong ngày hôm ấy, lực lượng tiền vệ của quân Phổ đã đến Hühnerwasser và đánh bại một đạo quân của Áo. Tuy nhiên, Friedrich Karl đã phái Sư đoàn số 8 tiến hành thám sát Liebenau. Sau một cuộc đụng độ, quân kỵ binh Áo phải rút chạy xuống Turnau tới Münchengrätz. Hoàng tử Phổ đã ra lệnh cho hai sư đoàn khác của ông tiến quân, và họ đã đến Eisenbrod và Turnau. Trong khi ấy, Sư đoàn số 8 tiếp tục bước tiến của mình, và đến đêm ngày 26 tháng 6, quân tiên phong của Lữ đoàn số 15 (tướng Von Bose) đã đến Podol. Sau khi hội kiến với viên chỉ huy quân đội xứ Sachsen, Cam-Gallas quyết định tạo một cú thọc vào chiến tuyến sông Iser trước khi quân tiếp viện của Phổ nhập cuộc. Và, trong đêm hôm đó, "Lữ đoàn Sắt" của Áo đã tiến quân, trong khi khi tư lệnh lữ đoàn của Áo là tướng Poschacher còn vắng mặt và Đại tá von Bergou đã chỉ huy lữ đoàn thay ông. Các thành phần thuộc "Lữ đoàn Sắt" của Áo đã "chào đón" các lực lượng kỳ binh Phổ tiến xuống từ hướng bắc bằng một loạt đạn và dựng chiến lũy tại thị trấn Podoll. Mặc dù bị đánh thiệt hại nặng, lính bắn súng trường của Phổ đã nhanh chóng phản hồi. Tiếng súng nổ ầm ĩ trên trận địa, song Thiếu tá Hagen – người chỉ huy của Tiểu đoàn số 2 – đã kịp thời tăng viện cho lính Jäger của Phổ. Được sự tiếp viện của ba tiểu đoàn bộ binh, quân đội Phổ đã tiếp tục tiến công. Quân đội Áo đã phát động một cuộc tấn công bằng lưỡi lê để đánh bật địch thủ ra khỏi Podoll, và hai bên đã cận chiến khốc liệt trên đường phố để tranh giành quyền kiểm soát Podoll. Trước sức mạnh khủng khiếp của súng trường nạp hậu của Phổ, với tốc độ bắn nhanh và chính xác, các đội hình dày đặc của Áo đã trở thành miếng mồi ngon. Sau khi cuộc tấn công của quân Áo bị mất đà, quân Phổ với tinh thần kỷ cương cao thừa thắng đã thọc sâu và thị trấn, trên từng nẻo đường, đẩy bật quân Áo qua sông Iser. Von Poschacher cùng với Cam-Gallas bị buộc phải hủy bỏ các đợt tấn công của mình. Trong khi các lực lượng Phổ đang cầm chắc thế thượng phong tại Podol, một tiểu đoàn khác của Phổ đã vượt ngược sông Iser, nhằm tấn công vào sườn và hậu quân của các lực lượng Áo đang chiến đấu trong thị trấn. Mặc dù vậy, họ đã vấp phải hai tiểu đoàn trừ bị của Poschacher vốn đang trú ẩn trong một căn nhà đá. Cam-Gallas đã xuống lệnh cho lực lượng trừ bị của mình tiến công quân Phổ, song, mặc dù bị áp đảo hoàn toàn về quân số, quân đội Phổ đã đánh cho đối phương thiệt hại nặng nề. Ba cuộc tấn công của quân đội Áo đã bị đánh bại, sau đó các đại đội Phổ đã rút lui do hết đạn. Cuộc bại trận tại Podol đã mang lại thiệt hại gấp 10 lần, và cuối cùng đã buộc Cam-Gallas phải tiến hành rút quân về Münchengrätz vào đầu buổi sáng ngày 27 tháng 6. Sự nhiệt huyết và năng động của các tướng lĩnh Phổ (trong đó có sự quyết đoán và năng nổ của tướng Von Bose), và sự thiếu quyết đoán của bộ chỉ huy quân Áo được xem là những nguyên nhân dẫn đến đại thắng của quân Phổ tại trận Podol. Đồng thời, cũng như những trận đánh khác trong khúc dạo đầu của cuộc chiến, trận Podol đã chứng tỏ rõ rệt ưu thế về mặt chiến thuật của Phổ. Với chiến thắng tại Podol, Von Bose đã đục thủng chiến tuyến sông Iser của Tổng tư lệnh quân đội Áo Ludwig von Benedeck, đặt tiền đề cho ba binh đoàn Phổ hợp vây quân Áo.
1
null
Ictalurus furcatus (tên trong tiếng Anh: Blue catfish - "cá da trơn lam ") là một trong các loài cá da trơn lớn nhất Bắc Mỹ, thuộc họ Ictaluridae. Cá da trơn lam đạt chiều dài 165 cm và nặng 68 kg. Chiều dài điển hình là khoảng 64–117 cm. Con cá có thể sống đến 20 năm. Nó giống với loài cá da trơn "Ictalurus punctatus" có quan hệ gần, nhưng nhỏ hơn, thiếu đốm và có vây đuôi với chẽ đuôi nông hơn. Nó được tìm thấy ở Mexico và Hoa Kỳ. Sự phân bố bản địa của cá da trơn lam chủ yếu ở hệ thống thoát nước sông Mississippi, bao gồm các sông Missouri, Ohio, Tennessee và Arkansas, sông Des Moines ở Nam Trung tâm Iowa và Rio Grande, và phía nam dọc theo Bờ biển vùng Vịnh đến Belize và Guatemala. Những con cá da trơn lớn này cũng đã được đưa vào một số hồ chứa và sông, đặc biệt là các hồ Santee Cooper của hồ Marion và hồ Moultrie ở Nam Carolina, sông James ở Virginia, hồ Powerton ở Pekin, Illinois và hồ Springfield ở Springfield, Illinois. Loài cá này cũng được tìm thấy ở một số hồ ở Florida. Loài cá này được coi là loài gây hại xâm lấn ở một số khu vực, đặc biệt là Vịnh Chesapeake. Cá da trơn lam chịu được nước lợ nên có thể quần cư dọc các tuyến đường thủy nội địa vùng ven biển.
1
null
Heckler & Koch VP70 là loại súng ngắn bán tự động và cũng là tiểu liên do công ty vũ khí Heckler & Koch tại Đức phát triển vào năm 1968. VP là viết tắt của "Vollautomatische Pistole" (súng ngắn tự động) hay "Volkspistole" (Súng của dân chúng) và 70 là năm mẫu đầu tiên được chế tạo. Loại súng này có thiết kế khá độc đáo lúc mà nó được chế tạo, đây là loại súng ngắn đầu tiên sử dụng khung làm bằng nhựa tổng hợp để giảm trọng lượng. Dù doanh thu không được như mong đợi nhưng nó là mẫu cho nhiều loại súng thành công khác. Thiết kế. VP-70 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và chỉ có chế độ hoạt động kép. Khung súng được làm bằng nhựa tổng hợp để giảm trọng lượng. Với mẫu dành cho quân sự súng có chế độ bắn tự động ba viên, chế độ này chỉ được kích hoạt khi gắn thêm báng súng vì nút chọn chế độ bắn nằm trên báng cũng như để xạ thủ có thể chịu được độ giật của súng khi bắn ở chế độ này và giữ súng ổn định, còn nếu không gắn bắng súng thì súng chỉ có thể bắn từng viên. Khi không sử dụng báng súng có thể dùng như bao đựng súng. Còn với mẫu dành cho dân thường thì chỉ có chế độ từng viên dù có gắn báng súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn của súng chứa được 18 viên.
1
null
Ameiurus nebulosus là một loài cá da trơn trong họ Ictaluridae và phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ. Nó là một loài cá da trơn đầu bò và cũng tương tự như cá da trơn đen ("Ameiurus melas") và cá da trơn vàng ("Ameiurus natalis"). Ban đầu nó được mô tả với danh pháp "Pimelodus nebulosus" bởi Charles Alexandre Lesueur vào năm 1819, và cũng được gọi là "Ictalurus nebulosus." Cá đầu bò nâu là một biểu tượng gia tộc quan trọng của nhóm các dân tộc bản địa Bắc Mỹ Ojibwe. Trong truyền thống của họ, cá đầu bò "wawaazisii" là một trong sáu con người đi ra từ biển để hình thành các thị tộc ban đầu. Nơi sinh sống. Loài cá này phát triển mạnh trong nhiều môi trường sống, bao gồm các hồ, ao với oxy thấp và/hoặc các điều kiện lầy lội. Ở nhiều vùng của Hoa Kỳ, loài cá này là những loài săn mồi cơ hội ăn tầng đáy. Chúng ăn côn trùng, đỉa, ốc, cá, nghêu, và nhiều loài thực vật. Chúng cũng ăn ngô, mà có thể được sử dụng làm mồi câu. Tương tự như cá da trơn khác, chúng đẻ trứng chỉ sau khi nhiệt độ của nước đã đạt đến 80 độ F (27 °C) (mát hơn ở Mỹ phía Bắc) trong tháng Sáu và tháng Bảy. Loài xâm lấn. Loài cá này được nhập nội vào nhiều nước châu Âu, cũng như Chile, Puerto Rico và New Zealand.
1
null
Cái chết bất ngờ (tựa tiếng Anh: Sudden Death) là bộ phim hành động năm 1995 của Mỹ với sự diễn xuất của Jean-Claude Van Damme vào vai nam chính. Bộ phim này là lần làm việc thứ hai của đạo diễn Peter Hyams và Van Damme sau khi cộng tác với nhau ở bộ phim hành động năm 1994 Timecop. Nội dung. Một anh chàng làm nghề bảo vệ trong nhà đấu hockey tên là Darren McCord đã dẫn hai đứa con của mình vào đó để xem trận hockey. Anh không ngờ rằng nơi này có một tổ chức tội phạm đang đặt bom để hủy diệt tòa nhà này, chúng cũng bắt cóc luôn đứa con gái của anh làm con tin. Darren biết chuyện nên nhanh chóng tìm cách gỡ bom, tiêu diệt bọn tội phạm và cứu con gái mình trước khi chúng kích hoạt bom.
1
null
SMS "Prinz Heinrich" là một tàu tuần dương bọc thép được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo vào giai đoạn chuyển sang Thế kỷ 20, là chiếc duy nhất trong lớp của nó, được đặt tên theo Hoàng tử Henry, em trai của Kaiser Wilhelm II. "Prinz Heinrich" được chế tạo tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel, được đặt lườn vào năm 1898 và hoàn tất vào tháng 3 năm 1902 với chi phí 16.588.000 Mác. Thiết kế của "Prinz Heinrich" là một phiên bản được cải tiến từ chiếc tàu tuần dương bọc thép dẫn trước "Fürst Bismarck", đánh đổi một dàn pháo chính nhỏ hơn để có tốc độ nhanh hơn và vỏ giáp bảo vệ toàn diện hơn. Con tàu mở đầu cho một xu hướng mới cho các tàu tuần dương bọc thép tiếp theo, khi tập trung dàn hỏa lực hạng hai phía giữa tàu thay vì phân bố suốt chiều dài con tàu như trên chiếc "Fürst Bismarck". "Prinz Heinrich" đã phục vụ cùng hạm đội Đức trong hầu hết quãng đời hoạt động của nó. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, con tàu đã tham gia chiến dịch tại vùng bờ biển nước Anh vào tháng 12 năm 1914 trước khi được chuyển sang khu vực biển Baltic. Tại đây nó chiến đấu chống lại Hải quân Nga và đã tham dự Trận chiến vịnh Riga vào tháng 8 năm 1915, nơi nó gây hư hại một tàu khu trục Nga. Đến năm 1916, con tàu được rút khỏi hoạt động thường trực nơi tuyến đầu để sử dụng trong nhiều vai trò khác nhau tại Kiel, kể cả như một sở chỉ huy nổi cho ban tham mưu hải quân. "Prinz Heinrich" cuối cùng bị bán vào năm 1920 để tháo dỡ. Thiết kế. Đạo luật Hải quân thứ hai của Đức thông qua vào năm 1900 cho phép sở hữu một lực lượng mười bốn tàu tuần dương bọc thép nhằm hoạt động tại các thuộc địa của Đức ở nước ngoài. Tuy nhiên, Hải quân Đức cũng đòi hỏi những tàu tuần dương để hoạt động cùng hạm đội, nên dự định thiết kế những con tàu đáp ứng được cả hai vai trò, chủ yếu là do kinh phí bị giới hạn. Chiếc đầu tiên ra đời theo Luật Hải quân 1900, "Prinz Heinrich", là một phiên bản cải tiến của chiếc tàu tuần dương bọc thép dẫn trước "Fürst Bismarck", trang bị ít pháo hơn và vỏ giáp mỏng hơn để đổi lấy tốc độ cao và giảm chi phí. Thiết kế cũng mở đầu cho một xu hướng mới tập trung dàn hỏa lực hạng hai phía giữa tàu; trên chiếc "Fürst Bismarck" dàn pháo hạng hai được phân bố suốt chiều dài con tàu. Mọi tàu tuần dương bọc thép tiếp theo đều là sự phát triển dựa trên "Prinz Heinrich". "Prinz Heinrich" được đặt lườn vào năm 1898 tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 3 năm 1900 và hoàn tất không đầy hai năm sau đó, vào ngày 11 tháng 3 năm 1902. Chiếc tàu tuần dương mới đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đế quốc Đức 16.588.000 Mác. Các đặc tính chung. "Prinz Heinrich" có chiều dài ở mực nước và chiều dài chung là ; mạn thuyền rộng và mớn nước sâu phía trước và phía sau. Con tàu có trọng lượng choán nước khi chế tạo, và lên đến khi đầy tải chiến đấu. Lườn tàu được cấu trúc từ những khung thép ngang và dọc, bao gồm mười ba ngăn kín nước và một đáy kép chiếm 57% chiều dài con tàu. Hải quân Đức đánh giá nó như một tàu đi biển tốt, chuyển động nhẹ nhàng, nhưng có xu hướng lật nghiêng nặng khi bẻ lái. Nó có chiều cao khuynh tâm . "Prinz Heinrich" được vận hành bởi một thủy thủ đoàn bao gồm 35 sĩ quan và 532 thủy thủ, và trong giai đoạn nó đảm trách vai trò tàu chỉ huy thứ hai của Hải đội Tuần dương, thủy thủ đoàn tiêu chuẩn được bổ sung thêm chín sĩ quan và 44 thủy thủ. Nó mang theo một số xuồng nhỏ, bao gồm hai xuồng gác, một xuồng đổ bộ, một xuồng chèo, hai ca-nô, hai xuồng yawl và hai xuồng nhỏ. Hệ thống động lực. Hệ thống động lực của "Prinz Heinrich" bao gồm ba động cơ hơi nước bành trướng 4 xy-lanh. Trục động cơ giữa được nối với chân vị bốn cánh đường kính , trong khi hai trục bên nối với chân vịt bốn cánh đường kính . Hơi nước đến các động cơ được cung cấp từ mười bốn nồi hơi Dürr do hãng "Düsseldorf-Ratinger Röhrenkesselfabrik" sản xuất, tạo ra áp lực cho đến . Hệ thống động lực này tạo ra công suất tối đa và cho phép con tàu đạt được tốc độ tối đa ; cho dù khi chạy thử máy nó đạt đến công suất nhưng tốc độ tối đa chỉ đạt . Nó được thiết kế để mang theo than, mặc dù các chỗ trống bổ sung trên tàu cho phép mang tối đa . Điều này cho phép nó có tầm hoạt động tối đa ở tốc độ , và lên đến nếu đi ở tốc độ đường trường . Vũ khí. "Prinz Heinrich" được trang bị nhiều kiểu vũ khí khác nhau. Dàn pháo chính của nó bao gồm hai khẩu SK L/40 bắn nhanh đặt trên tháp pháo nòng đơn bố trí ở hai đầu của cấu trúc thượng tầng. Chúng được cung cấp 75 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo, có thể hạ cho đến góc −4° và nâng tối đa cho đến góc 30°, cho phép có được tầm bắn tối đa . Các khẩu pháo bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn . Một dàn pháo hạng hai gồm mười khẩu SK L/40 bắn nhanh bổ sung thêm cho dàn pháo chính. Sáu trong số chúng được đặt trong các tháp pháo ụ hai bên mạn phía giữa tàu, trong khi số còn lại đặt trong các tháp pháo trên lườn tàu cao hơn các tháp pháo ụ. Kiểu vũ khí này được cung cấp 120 quả đạn pháo cho mỗi khẩu; đạn pháo nặng và được bắn ra với lưu tốc đầu đạn . Chúng có thể nâng tối đa cho đến góc 25°, cho phép đạt được tầm bắn tối đa . Chiếc tàu tuần dương mang theo mười khẩu pháo SK L/30 bắn nhanh để phòng thủ chống lại tàu phóng lôi; mỗi khẩu được cung cấp 250 quả đạn pháo nặng và được bắn ra với lưu tốc đầu đạn , cho phép bắn xa đến ở góc nâng tối đa 20°. "Prinz Heinrich" ban đầu còn có bốn khẩu pháo tự động nhưng sau đó bị tháo dỡ. Con tàu còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi , được phân bố gồm một đặt trên bệ xoay phía đuôi tàu, một ống phóng ngầm dưới mực nước phía trước mũi và một ống phóng ngầm mỗi bên mạn tàu ngang với tháp pháo phía trước. Vỏ giáp. "Prinz Heinrich" được bảo vệ bởi vỏ giáp Krupp. Đai giáp của nó dày ở phần giữa con tàu để bảo vệ hầm đạn, động cơ và các phần thiết yếu của con tàu. Độ dày của đai giáp giảm còn ra hai đầu, trong khi mũi và đuôi tàu hoàn toàn không có đai giáp. Toàn bộ chiều dài của đai giáp được lót thêm bên trong những tấm gỗ tếch với độ dày tương đương. Sàn tàu bọc thép dày và được nối với đai giáp bởi lớp giáp nghiêng dày phía mạn tàu. Tháp chỉ huy phía trước có các lớp giáp mặt hông dày và lớp vỏ giáp trên nóc dày ; tháp chỉ huy phía sau được bảo vệ kém hơn khi chỉ được che phủ các tấm thép dày . Tháp pháo chính các các mặt hông dày và nóc dày; tháp pháo 15 cm có vỏ giáp dày , trong khi các tháp pháo ụ được bảo vệ bởi các tấm chắn thép dày . Bản thân ụ tháp pháo được bọc thép dày . Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động năm 1902, "Prinz Heinrich" đã phục vụ cùng Hạm đội Đức; nó là soái hạm của Hải đội Tuần dương cùng với tàu tuần dương bảo vệ "Victoria Louise" và tám tàu tuần dương hạng nhẹ. Vào tháng 1 năm 1904, chiếc tàu tuần dương đã cùng với hai tàu chở hành khách đi đến thị trấn Ålesund của Na Uy sau một vụ hỏa hoạn đã phá hủy thị trấn này; các con tàu mang theo hàng tiếp tế và thuốc men đến cảng và trợ giúp vào việc cứu nạn. Nó được điều sang Phân đội 2 của Hải đội Tuần dương thuộc hạm đội thường trực vào năm 1905 sau khi chiếc tàu tuần dương bọc thép mới "Friedrich Carl" được đưa vào hoạt động. Phân đội 2 còn bao gồm các tàu tuần dương hạng nhẹ "Arcona", "Hamburg" và "Amazone", vốn được cho phối thuộc cùng Hải đội 2 của hạm đội thường trực. Một phân đội khác, bao gồm một tàu tuần dương bọc thép và ba tàu tuần dương hạng nhẹ, cũng được phối thuộc cho Hải đội 1. Vào tháng 2 năm 1907, "Prinz Heinrich" đã tiến hành một loạt các thử nghiệm với thiết bị Miller, được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để tiếp tế nhiên liệu ngoài biển. Thử nghiệm thứ nhất được tiến hành vào ngày 17 tháng 2 cùng với chiếc tàu tiếp than "Hermann Sauber"; thủy thủ đoàn đã có khả năng chuyển than trong vòng một giờ. Sang ngày 22 tháng 12, một thử nghiệm khác được tiến hành trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cũng cho kết quả tương tự. Vào năm 1914, "Prinz Heinrich" đi vào ụ tàu của Xưởng tàu Đế chế tại Kiel để hiện đại hóa. Sự sắp xếp các đèn pha tìm kiếm được cải tiến, thành tàu chung quanh cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, các cột ăn-ten được hiện đại hóa. Sau các cải tiến này, nó gia nhập trở lại hạm đội. Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Tiếp theo sau làn sóng tuyên chiến nhau giữa các cường quốc Châu Âu vào cuối tháng 7 năm 1914, Đế quốc Anh đã tuyên chiến với Đế quốc Đức vào ngày 5 tháng 8. "Prinz Heinrich" đã tham gia đợt tấn công lớn thứ hai của Hải quân Đức tại Bắc Hải, cuộc bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby vào ngày 15-16 tháng 12 năm 1914. Cùng với tàu tuần dương bọc thép "Roon" và một chi hạm đội tàu phóng lôi, "Prinz Heinrich" được giao nhiệm vụ trinh sát cho lực lượng chính của Hạm đội Biển khơi Đức, đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Friedrich von Ingenohl. Thành phần hạm đội chủ lực này sẽ hỗ trợ từ xa cho các tàu chiến-tuần dương dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Franz von Hipper vốn là lực lượng tiến hành cuộc bắn phá. Trong đêm 15 tháng 12, hạm đội chiến trận Đức với khoảng 12 thiết giáp hạm dreadnought và tám thiết giáp hạm tiền-dreadnought đã chỉ ở cách một hải đội biệt lập bao gồm sáu thiết giáp hạm Anh. Tuy nhiên, ca8c cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa các tàu khu trục hộ tống của hai phía đã khiến đô đốc von Ingenohl tin rằng ông đang phải đối đầu với toàn bộ Hạm đội Grand Anh Quốc. Tuân theo chỉ thị của Kaiser Wilhelm II tránh mạo hiểm hạm đội một cách không cần thiết, von Ingenohl đã tách khỏi trận chiến và quay mũi hạm đội quay trở về vùng biển Đức. Sau chiến dịch này, người ta xác định chiếc tàu tuần dương mười hai tuổi "Prinz Heinrich" không có chỗ trong hàng ngũ chống lại hạm đội Anh hùng mạnh, nên nó được điều sang biển Baltic để hoạt động chống lại Hạm đội Nga. Chuẩn đô đốc Hopman, Tư lệnh lực lượng tuần tiễu tại biển Baltic, tiến hành một chiến dịch tấn công lớn nhắm vào Libau, phối hợp với một nỗ lực của Lục quân Đức để chiếm thành phố. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 7 tháng 5 với lực lượng bao gồm các tàu tuần dương bọc thép "Prinz Heinrich", "Roon" và "Prinz Adalbert", chiếc hải phòng hạm cũ "Beowulf" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Augsburg", "Thetis" và "Lübeck", được hộ tống bởi một số tàu khu trục, tàu phóng lôi và tàu quét mìn. Đội tuần tiễu 4 thuộc Hạm đội Biển khơi Đức cũng được điều động từ Bắc Hải đến để hỗ trợ cho chiến dịch. Cuộc bắn phá tiến hành như kế hoạch, cho dù tàu khu trục "V107" trúng phải một quả thủy lôi trong cảng Libau, làm vỡ tung mũi và phá hủy con tàu. Dù sao cuộc tấn công của Lục quân cũng diễn ra thành công, và họ chiếm đóng được thành phố. Vào ngày 1 tháng 7, được hộ tống bởi các tàu tuần dương "Roon", "Augsburg" và "Lübeck" cùng bảy tàu khu trục, tàu rải mìn "Albatross" đã rải một bãi thủy lôi ở phía Bắc Bogskär. Trên đường quay trở về, hải đội được cho tách làm đôi: "Augsburg", "Albatross" cùng ba tàu khu trục hướng đến Rixhöft trong khi số còn lại đi đến Libau. "Augsburg" và "Albatross" bị một lực lượng hải quân Nga hùng hậu dưới quyền Chuẩn đô đốc Mikhail Bakhirev đánh chặn, bao gồm ba tàu tuần dương bọc thép và hai tàu tuần dương hạng nhẹ. Thiếu tướng Hải quân Johannes von Karpf chỉ huy hải đội đã ra lệnh cho chiếc "Albatross" chậm hơn rút lui đến vùng biển Thụy Điển trung lập đồng thời cầu cứu "Roon" và "Lübeck". "Albatross" bị mắc cạn ngoài khơi Gotland và "Augsburg" chạy thoát; hải đội Nga giao chiến trong một lúc ngắn với "Roon" trước khi hai phía tách ra. Được báo cáo tình hình, Hopman khởi hành cùng với "Prinz Heinrich" và "Prinz Adalbert" để trợ giúp von Karpf. Trên đường đi, các tàu tuần dương bọc thép đã đụng độ với tàu ngầm Anh , vốn đã bắn trúng một quả ngư lôi vào "Prinz Adalbert". Hopman hủy bỏ chiến dịch và quay trở lại cảng cùng với chiếc tàu tuần dương bọc thép bị hư hại. Lực lượng hải quân Đức tại Baltic được tăng cường thêm những đơn vị thuộc Hạm đội Biển khơi trong quá trình diễn ra Trận chiến vịnh Riga vào tháng 8 năm 1915, một kế hoạch của Đức nhằm đẩy lực lượng Nga ra khỏi vịnh Riga đồng thời rải mìn ngăn chặn ý định phản công của đối phương. Các thiết giáp hạm thuộc Hải đội Chiến trận 1 là lực lượng tấn công chủ lực, cho dù "Prinz Heinrich" cùng các con tàu cũ hơn phối thuộc cho hạm đội Baltic cũng tham gia. Vào ngày 10 tháng 8, "Prinz Heinrich" và "Roon" bắn phá các vị trí phòng thủ của Nga tại Zerel, mũi cực Nam của bán đảo Sworbe thuộc đảo Ösel. Nhiều tàu khu trục Nga neo đậu ngoài khơi Zerel đã hoàn toàn bị bất ngờ, "Prinz Heinrich" và "Roon" đã làm hư hại một trong các tàu khu trục đối phương trong cuộc tấn công. Tuy nhiên, sự phòng ngự kiên cường của phía Nga cộng với những báo cáo về hoạt động của tàu ngầm Anh trong khu vực, được chứng tỏ qua việc tàu chiến-tuần dương "Moltke" trúng ngư lôi vào ngày 19 tháng 8, đã buộc phía Đức phải hủy bỏ chiến dịch. Bắt đầu từ năm 1916, "Prinz Heinrich" được cho rút khỏi các hoạt động nơi tuyến đầu để sử dụng như một sở chỉ huy nổi tại Kiel. Dàn vũ khí của nó được tháo dỡ, rồi sau đó được sử dụng như một tàu kho chứa cũng tại Kiel cho đến hết quãng đời phục vụ. "Prinz Heinrich" được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 25 tháng 1 năm 1920 rồi bị bán để tháo dỡ cuối năm đó. Con tàu bị tháo dỡ tại Audorf-Rendsburg.
1
null
USS "Philip" (DD–76) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất; sau đó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc như là chiếc HMS "Lancaster" vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo John Woodward Philip. Thiết kế và chế tạo. Chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ mang cái tên USS "Philip" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine vào ngày 1 tháng 9 năm 1917. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 7 năm 1918, được đỡ đầu bởi Bà Barrett P. Philip, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 24 tháng 8 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John F. Cox. Lịch sử hoạt động. Hải quân Hoa Kỳ. Sau khi được trang bị hoàn thiện tại Boston, "Philip" được điều về Hải đội 2 thuộc Lực lượng Tuần dương vào ngày 1 tháng 9 năm 1918 để hộ tống đoàn tàu vận tải HX–47 vượt Đại Tây Dương. Nó quay trở về từ Buncrana, Ireland theo chỉ thị của Tư lệnh Lực lượng Khu trục hoạt động tại vùng biển Châu Âu. Nó trở thành soái hạm của Đội săn tàu ngầm đặt căn cứ tại Trạm tuần duyên Cold Spring, Cape May, New Jersey, từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 11 tháng 10, rồi lên đường đi sang châu Âu cùng với đoàn tàu vận tải HX–54 khởi hành vào ngày 27 tháng 10 và quay trở về New York vào ngày 20 tháng 11. "Philip" đã hỗ trợ cho các chuyến bay vượt Đại Tây Dương NC-1, NC-3 và NC-4 từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 5 năm 1919. Cùng với các đơn vị hạm đội khác, nó tham gia cuộc thử nghiệm tác xạ của Lục quân tại Fort Hancock, New York. Sau đó nó được điều động sang Hải đội 4 của Lực lượng Khu trục thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, và đã đi đến căn cứ khu trục San Diego vào ngày2 tháng 8. Trong tháng tiếp theo, nó lên đường đi Trân Châu Cảng tham gia các cuộc tập trận, cơ động hạm đội và thực hành chiến thuật. Nó hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, Nam Mỹ và vùng kênh đào Panama cho đến ngày 29 tháng 5 năm 1922, khi "Philip" được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị. Khi được cho hoạt động trở lại vào ngày 25 tháng 2 năm 1930, "Philip" được đại tu và nâng cấp trước khi được điều động về Hải đội Khu trục thuộc Hạm đội Chiến trận. Nó tiến hành cơ động và thực hành tác xạ cùng lực lượng dự bị tại khu vực thực tập San Diego. Vào ngày 3 tháng 11, nó đi đến Corinto, Nicaragua trên đường đi sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ gia nhập Hải đội Huấn luyện, đi đến Xưởng hải quân New York vào ngày 6 tháng 12. Trong năm 1931, nó thực hiện nhiều chuyến đi từ đảo Staten đến bờ biển New England, khu vực hoạt động Bermuda và Căn cứ Hoạt động Hải quân Hampton Roads, Tangier Sound và Quantico, Virginia trước khi quay trở về New York. Ngày 22 tháng 12, nó rời New York gia nhập Hải đội Đặc vụ hoạt động tại khu vực phụ cận Panama, Nicaragua và El Salvador để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Sau khi được cho tách ra, "Philip" đi vào Xưởng hải quân Mare Island, và từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 30 tháng 7 năm 1932 nó hoạt động với biên chế cắt giảm cùng với Hải đội Khu trục 20 thuộc Lực lượng Dự bị Luân phiên. Từ căn cứ của nó ở San Diego, từ ngày 18 tháng 8, "Philip" hoạt động cùng với Đội khu trục 6 thuộc Hải đội 2 của Hạm đội Chiến trận, tham gia các cuộc huấn luyện hải đội, chiến thuật và thực hành ngư lôi, đôi khi cùng với Lực lượng Chiến trận Không lực. Từ tháng 12 năm 1933 đến tháng 7 năm 1934 nó lại hoạt động với biên chế cắt giảm như trước đây, rồi phục vụ cùng với Đội tàu ngầm 12 và với Lực lượng Tuần dương Tuần tiễu cũng như cùng với các đội tàu khu trục khác. Trong tháng 7–tháng 8 năm 1934, "Philip" viếng thăm các cảng Alaska và chuẩn bị cho cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống tổ chức tại San Diego vào tháng 9-tháng 10 năm 1935. Trong số nhiều nhiệm vụ được giao, nó tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội hàng năm, huấn luyện chiến thuật hải đội và hạm đội, thỉnh thoảng hoạt động như tàu hộ tống phòng không cho tàu sân bay. "Philip" được cho xuất biên chế tại Căn cứ Khu trục San Diego vào ngày 2 tháng 4 năm 1937, nhưng lại nhập biên chế trở lại vào ngày 30 tháng 9 năm 1939 để hoạt động cùng Đội khu trục 64 thuộc Hải đội Đại Tây Dương, và hoạt động Tuần tra Trung lập tại khu vực phụ cận Key West, Florida. Nó đến nơi vào ngày 11 tháng 12, và vào đầu năm sau là một đơn vị thuộc Phân đội Antilles. Nó đã viếng thăm các cảng Tây Ấn và Venezuela cũng như là vịnh Guantanamo, Cuba, St. Eustatius, Dry Tortugas, San Juan, Puerto Rico, St. Thomas, đảo Culebra, và đã hoạt động như tàu hộ tống chống tàu ngầm đến khu vực kênh đào Panama. Hải quân Hoàng gia Anh. Rời Key West ngày 23 tháng 7 năm 1940 để đi đến Xưởng hải quân New York, "Philip" được đại tu rồi cho chạy thử máy trước khi đi đến Newport, Rhode Island trên đường đi đến Halifax, Nova Scotia. Tại đây nó được xuất biên chế vào ngày 23 tháng 10 năm 1940 và được chuyển sang quyền sở hữu của Anh theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ, và đổi tên thành HMS "Lancaster" trong phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Anh. "Philip" được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân ngày 8 tháng 1 năm 1941. "Lancaster" đã phục vụ như một tàu rải mìn và tàu hộ tống vận tải cho Hải quân Hoàng gia trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được cải biến cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn, khi nó được tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một trong số các bệ ống phóng ngư lôi ba nòng nhằm giảm bớt trọng lượng bên trên, đồng thời bổ sung vũ khí chống tàu ngầm gồm mìn sâu và súng cối nhiều nòng chống tàu ngầm (Hedgehog). "Lancaster" được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 7 năm 1945.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Woolsey". Chiếc thứ nhất được đặt theo Thiếu tướng Hải quân Melancthon Taylor Woolsey (1782-1838), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812; trong khi chiếc thứ hai nhằm tôn vinh cả ông lẫn con ông, Thiếu tướng Hải quân Melancthon Brooks Woolsey (1817-1874), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ:
1
null
USS "Woolsey" (DD-77) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được đặt tên theo Melancthon Taylor Woolsey, và đã bị mất do một tai nạn va chạm với một tàu buôn vào năm 1921. Chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ mang cái tên USS Woolsey được đặt lườn vào ngày 1 tháng 11 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Bath Iron Works ở Bath, Maine. Nó được hạ thủy vào ngày 17 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi Bà Elise Campau Wells, và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick V. McNair, Jr.. Sau khi chạy thử máy ngoài khơi Bath và trang bị bổ sung tại Xưởng hải quân Boston cùng Trạm Ngư lôi Newport, "Woolsey" hướng đến New York gặp gỡ thiết giáp hạm trước khi lên đường đi sang Châu Âu. Ngày 13 tháng 10, nó cùng "Virginia" rời cảng New York hộ tống cho đoàn tàu vận tải HX-52. Sau một chặng đi tương đối bình yên, đoàn tàu vận tải được bàn giao cho một lực lượng hộ tống Anh vào ngày 22 tháng 10. "Woolsey" sau đó hướng đến Buncrana ở phần cực Bắc của Ireland, đến nơi vào ngày 23 tháng 10. Hai ngày sau, nó rời Buncrana đi ngang biển Ireland trong hành trình hướng đến Ponta Delgada thuộc quần đảo Azore. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Ponta Delgada vào ngày 30 tháng 10, chiếc tàu khu trục tiếp tục hành trình quay trở về nhà, về đến New York vào ngày 5 tháng 11. Sau khoảng một tháng ở lại New York, lúc mà xung đột kết thúc do việc Đình chiến với Đức vào ngày 11 tháng 11, "Woolsey" rời New York đi sang châu Âu gia nhập lực lượng Hải quân Mỹ được phân công các nhiệm vụ sau chiến tranh tại đây. Nó đi đến Brest, Pháp vào ngày 20 tháng 12 và trình diện để hoạt động cùng Tư lệnh Lực lượng Hải quân tại châu Âu. Trong bảy tháng tiếp theo, nó thực hiện nhiều nhiệm vụ của lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ tại châu Âu, chủ yếu là các chuyến đi lại giữa Brest và các cảng miền Nam Anh Quốc, hầu hết là Plymouth và Southampton, vận chuyển nhân sự và thư tín. Ngày 11 tháng 3 năm 1919, nó là một trong số bốn tàu khu trục Mỹ hộ tống chiếc "George Washington" đi đến Brest với Tổng thống Woodrow Wilson trên tàu. Sau bốn tháng tiếp tục thực hiện các chuyến đi vượt eo biển Anh Quốc giữa Anh và Pháp, "Woolsey" lần thứ hai được vinh dự phân công là một trong những tàu hộ tống cho "George Washington" trong chặng quay về Hoa Kỳ của Tổng thống Wilson sau khi tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles. Nó rời Brest cuối tháng 6 năm 1919 cùng với "George Washington" và về đến Hampton Roads vào ngày 8 tháng 7. Mười ngày sau, "Woolsey" lại ra khơi cho một nhiệm sở mới: Hạm đội Thái Bình Dương. Nó đi đến Panama vào ngày 24 tháng 7, vượt qua kênh đào rồi tham gia các cuộc cơ động hạm đội tại khu vực quần đảo Hawaii. Sau khi hoàn tất đợt tập trận, nó quay trở về căn cứ chính tại lục địa Hoa Kỳ ở San Diego. Ngày 31 tháng 5 năm 1920, chiếc tàu khu trục được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island, công việc kéo dài cho đến ngày 20 tháng 10. Sau đó, trong thời gian còn lại của quãng đời phục vụ ngắn ngũi, "Woolsey" hoạt động cùng với Hạm đội Thái Bình Dương dọc theo bờ Tây của Bắc Mỹ. Trong khi hoạt động ngoài khơi bờ biển Panama gần đảo Coiba vào sáng sớm ngày 26 tháng 2 năm 1921, "Woolsey" bị cắt làm đôi do va chạm với chiếc tàu buôn SS "Steel Inventor", và bị chìm. Những người sống sót được con tàu chị em cứu vớt.
1
null
Annie Girardot (25 tháng 10 năm 1931 – 28 tháng 02 năm 2011) là một diễn viên tài danh người Pháp. Bà ba lần đoạt giải César về "Nữ diễn viên xuất sắc nhất". Phim "Mourir d'aimer" (Chết cho tình yêu) về chuyện tình cô giáo – học trò do bà đóng vai chính, chiếu tại Sài Gòn đầu thập niên 1970, đã thu hút số lượng khán giả lớn lúc đó.
1
null