text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Luật Mô-sê hay Luật Môi-se (tiếng Hebrew: "Torat Moshe" תֹּורַת מֹשֶׁה) là thuật từ Kinh Thánh được thấy trước tiên ở trong sách Joshua 8:31-32 khi Joshua (Giô-suê hay Giô-sua) khắc bản sao luật pháp của Mô-sê lên bàn thờ đá trên núi Ebal. Đây là luật tôn giáo của người dân Israel cổ đại trên núi Sinai, trước thời Vương quốc Israel. Theo Cựu Ước, luật pháp đã được trao cho người dân thông qua Mô-sê. Nó vẫn là cơ sở của Do Thái giáo. | 1 | null |
Walther P99 là một loại súng lục, súng ngắn bán tự động của Đức chế tạo năm 1993 nhưng đến năm 1996 mới thành công, nó là một trong những khẩu súng ngắn nổi tiếng nhất của nước Đức cũng như nhà máy vũ khí Walther, nó được tạo ra nhằm thay thế cho hai khẩu súng ngắn lỗi thời Walther P5 và Walther P88.
Walther P99 sử dụng ba loại đạn chính là 9x19mm, .40 S&W và 9x21mm IMI, ngoài ra súng có thể gắn ống giảm thanh và tia laser riêng. Đây chính là khẩu súng ngắn chính thứ hai của chàng điệp viên 007 James Bond, một số diễn viên thủ vai này đã sử dụng súng này rất nhiều như khẩu Walther PPK. | 1 | null |
Đây là 1 danh sách tổng hợp, gồm hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo tiếp giáp biên giới trên đất liền.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ chỉ được nối với nhau bởi những cây cầu hay đường đấp cao, sẽ không được tính đó là biên giới trên đất liền. phần ghi chú cuối trang sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng biên giới của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên. | 1 | null |
Trận Artenay, hay còn gọi là Trận Arthenay
, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Đức - Pháp (1870 – 1871), đã diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1870, tại Artenay – một thị trấn nhỏ tọa lạc trên con đường từ Orléans đến Paris (Pháp), cách thành phố Orléans khoảng 10 dặm Anh về phía bắc. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, với sức mạnh vượt trội so với đối phương, Quân đoàn I của Vương quốc Bayern dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Ludwig von der Tann-Rathsamhausen, phối hợp với Sư đoàn số 22 thuộc Quân đoàn XI của Vương quốc Phổ và 2 sư đoàn kỵ binh của quân đội Phổ đã tấn công, và xuyên thủng được hệ thống phòng ngự của Binh đoàn Loire của nền Cộng hòa non trẻ ở Pháp, dưới sự điều khiển của viên tướng Joseph Edouard de la Motterouge, gây cho quân đội Pháp những thiệt hại nặng nề (trong đó không ít người đã bị bắt làm tù binh). Chiến thắng của ông tại Artenay đã tạo điều kiện thuận lợi cho Von der Tann xuất quân đánh Orléans, trong khi các lực lượng của Pháp bị đánh bật vào khu rừng Orléans trong tình trạng nhốn nháo. Mặc dù vậy, lực lượng "Garde Mobiles" của Nièvre và "Quân đoàn của Giáo hoàng" ("Zuavi Pontifici") trong quân ngũ Pháp đã được ghi nhận vì sự kháng cự mạnh mẽ của họ, trong khi một Sư đoàn Kỵ binh Phổ dưới quyền chỉ huy của Hoàng thân Albrecht – em trai cua vua Phổ Wilhelm I – đã thể hiện khả năng của mình trong trận đánh tại Artenay.
Khi tướng von der Tann nhận lệnh phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào Orléans, ông đã hành binh vào ngày 9 tháng 10 năm 1870 đến vùng phụ cận của St. Péravy mà không vấp phải sự kháng cự nào đáng kể (thay vì đó là sự kháng cự mỏng manh và rệu rã ), và cho đến ngày 10 tháng 10 ông tiến quân tới Artenay. Sư đoàn Kỵ binh số 4 của Phổ đã yểm trợ cho sườn phải, trong khi Sư đoàn Kỵ binh số 2 dưới sự chỉ huy của Trung tướng Bá tước zu Stolberg vẫn còn ở gần Pithivier.. Trong khi đó, tướng de la Motto-Rouge, được tin về bước tiến của quân đội Đức, đã kéo một lực lượng nhỏ tới Artenay. Do đó, các lực lượng tiên phong của cả hai phe đã đụng độ với nhau cách mục tiêu chung của mình không xa về hướng bắc. Quân kỵ binh "Chasseurs de Vincennes" của Pháp đã bị đánh bất ngờ, và họ cầm cự được cho đến khi lực lượng kỵ binh Phổ được bộ binh tăng viện và hình thành một mặt trận vững chắc buộc quân Pháp phải rút lui tới Bas-le-Roy. Tướng Regau chỉ huy 1 sư đoàn Pháp đã ứng chiến, làm gia tăng quân số của Pháp. Quân Phổ khi ấy đã án ngữ tại một vị trí phòng ngự thuận lợi, và quân Pháp đã vài 3 lần tấn công ồ ạt vào vị trí này. Song, khẩu đội pháo của Đức tại đây đã thể hiện uy lực của mình và quân Pháp bị đánh bật về đồng bằng Trinay. Lực lượng Thiết kỵ binh Phổ truy kích địch thủ, nhưng phải rút lui khi người Pháp chỉnh đốn hàng ngũ. Pháo chiến đã diễn ra khốc liệt giữa khẩu đội pháo của Regau và pháo binh Phổ ở giữa St. Germain-le-Gramal và Trinay, và về sau quân Pháp đã được tăng viện. Họ lại xung phong tấn công các chiến tuyến của quân Phổ, nhưng không thành. Chẳng mấy chốc, trong khi quân Đức tấn công trực diện một cách dữ dội với hỏa lực gây quân Pháp kinh hãi, một đội kỵ binh mạnh của Đức đã bọc sườn phải của Pháp. Quân đoàn của La Motto-Rouge bị rệu rã, và phải tháo chạy. Lực lượng kỵ binh Đức cũng thu được một số khẩu pháo.
Ga đường sắt đã bị pháo lực của Phổ phá hủy. Tiếp theo sau thắng lợi của quân đội Phổ - Bayern tại Artenay, trận Orléans lần thứ nhất đã bùng nổ vào ngày hôm sau (11 tháng 10 năm 1870). Đến giữa ngày hôm đó, quân đội của Von der Tann đã đập tan quân phòng thủ Pháp và đánh chiếm Orléans. Léon Gambetta đã đòi đưa La Motto-Rouge ra tòa án quân sự, song điều này đã bị bác bỏ, Tướng Louis d'Aurelle de Paladines đã được bổ nhiệm làm tư lệnh của Binh đoàn Loire. | 1 | null |
Binh chủng Hải quân Đánh bộ là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
Lịch sử.
Buổi đầu thành lập.
Tháng 4 năm 1975, khi Chiến dịch Hồ Chí Minh đang được tiến hành gấp rút nhằm chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì 1 cánh quân khác được giao nhiệm vụ tiến ra biển, thực hiện Chiến dịch giải phóng Trường Sa. Đó chính là Đoàn C75 gồm đoàn Đặc công Hải quân 126, Tiểu đoàn đặc công nước 471 và Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 38, Sư đoàn 2 (Quân khu 5), một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 368 (số lượng ít) sử dụng ba tàu vận tải T673, T674, T675 vốn trước đây là các "tàu không số" với thủy thủ đoàn hơn 60 người có kinh nghiệm đi biển của Đoàn hải quân vận tải 125 tổ chức hành quân ra chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa. Chiến dịch đã giải phóng thành công nhiều hòn đảo ở Trường Sa đang nằm trong tay quân Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 5 tháng 9 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 113/QĐ-QP sáp nhập Đoàn 126 đặc công Hải quân với Trung đoàn 46 bộ binh (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) thành Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, ngày 10 tháng 10 năm 1975, Thiếu tướng Đoàn Bá Khánh, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra Quyết định số 1157/TL triển khai thực hiện việc sáp nhập Trung đoàn 126 Đặc công với Trung đoàn 46 và Tiểu đoàn 4 (từ Trung đoàn 38, Sư đoàn 2, Quân khu 5) bộ binh thành Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ theo quyết định của Bộ. Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ làm nhiệm vụ đóng giữ quần đảo Trường Sa.
Ngày 5 tháng 7 năm 1978, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 503/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 147 Hải quân đánh bộ (Mật danh M47) trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân. Đây là đơn vị hải quân đánh bộ thứ hai của Quân chủng Hải quân. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra quyết định nâng cấp Trung đoàn Hải quân đánh bộ 147 thành Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147.
Bên cạnh đó, ngày 30 tháng 12 năm 1975, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 25/TMQĐ điều Trung đoàn 101 bộ binh (Tiền thân là Trung đoàn 101C, Sư đoàn 325C, thành lập ngày 20/9/1965), các đơn vị pháo mặt đất, pháo cao xạ thuộc Quân khu 9 ở các đảo Phú Quốc, Nam Du về trực thuộc Quân chủng Hải quân. Ngày 22 tháng 4 năm 1978, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 87/QĐ-QP nâng cấp Trung đoàn 101 thành Lữ đoàn 101 phòng thủ đảo Phú Quốc trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 duyên hải.
Như vậy, đến thời điểm cuối năm 1978, Binh chủng hải quân đánh bộ bao gồm 2 lữ đoàn 126 và 147.
Chiến tranh biên giới Tây Nam.
Ngay sau khi thành lập, lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam đã bắt đầu tham chiến. Cuối năm 1978, lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 đã tham gia phòng thủ biển đảo, biên giới Tây Nam nhằm chống lại lực lượng Khmer Đỏ đang quấy phá biên giới và có âm mưu tấn công Việt Nam.
Phối hợp với các quân khu, trên hướng biển, Bộ Tư lệnh Hải quân điều động lực lượng của các tiểu đoàn 861, 862, 863, 864 và các đại đội 23,24,25,26,27 của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 tham gia chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân khu 9, bảo vệ khu vực Xa Mát, kênh Vĩnh Tế (Tây Ninh, Châu Đốc). Sau hơn 3 tháng từ 15/3 đến 1/7/1978, trên hướng Tây Ninh, An Giang, Hà Tiên, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 đã chiến đấu 38 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 1000 tên địch, trong đó tiêu diệt 730 tên, thu nhiều súng đạn các loại. Các Tiểu đoàn 862, 863, 864 liên tục tiến công địch, bí mật luồn sâu, bao vây, vu hồi, đánh sâu trong lòng địch, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng, hoang mang, khiếp sợ.
Tháng 1 năm 1979, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn bộ binh 101 tham gia Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam, nổi bật là chiến dịch đổ bộ núi Tà Lơn.
Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ Đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai Tàu khu trục Petya của Liên Xô, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.
Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Nhân dân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng cũng có một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của Không quân Nhân dân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.
Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.
Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm Veal Renh dẫn về bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăng và xe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được.
Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về Phnom Penh, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được Phnom Penh từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm thành phố cảng Sihanoukville của Campuchia. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9.
Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị kịp về tiếp liệu, quân Khmer Đỏ đã có thể phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.
Hai lữ đoàn 101 và Hải quân đánh bộ 126 vẫn tiếp tục phối hợp với các đơn vị bộ binh, tăng-thiết giáp,pháo binh và không quân tấn công tiêu diệt nốt những cánh quân còn lại của Khmer Đỏ cho đến khi chiến dịch phản công kết thúc vào ngày 17 tháng 1.
Như vậy, trong Chiến tranh biên giới Tây Nam, Binh chủng hải quân đánh bộ bao gồm 2 lữ đoàn 126 và 147. Ngoài ra, Lữ đoàn 101 Bộ binh hải quân cũng thực hiện nhiệm vụ như một lữ đoàn hải quân đánh bộ
Từ năm 1979 tới nay.
Ngày 23 tháng 6 năm 1981, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 265/QĐ-TM điều Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 về trực thuộc Vùng 1 Hải quân.
Từ năm 1979 đến năm 1983, Lữ đoàn bộ binh hải quân 101 đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Sau gần bốn năm làm nhiệm vụ ở Campuchia, do yêu cầu tinh giản biên chế và tình hình vùng biển Tây Nam bớt căng thẳng, ngày 22 tháng 1 năm 1983, Bộ Tổng Tham mưu đã ra Quyết định số 101/QĐ-QP giải thể Lữ đoàn 101. Một số cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 101 sau giải thể được tăng cường về xây dựng Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126.
Năm 1980, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 về đóng quân tại Hải Phòng, trong điều kiện dã ngoại ở nhà dân, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn vừa huấn luyện vừa giúp dân Đồ Sơn quai đê lấn biển. Trong hai năm 1983 - 1984, Lữ đoàn đóng quân ở Thanh Hóa, vừa huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu, vừa giúp nhân dân sản xuất được Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân đánh giá cao. Từ năm 1984 dấn năm 1987, Lữ đoàn cơ động vào Đà Nẵng củng cố doanh trại, sẵn sàng cơ động chi viện trên các hướng theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và Quân chủng. Từ năm 1987 đến tháng 6 năm 2002, Lữ đoàn đóng quân tại Cam Ranh, xây dựng cơ sở hạ tầng doanh trại, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng cơ động chi viện Trường Sa, DK1, quần đảo Tây Nam, bảo vệ căn cứ Cam Ranh, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, xây dựng cơ sở chính trị địa bàn đóng quân an toàn, nhiều năm liền Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Là đơn vị cơ động sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng đóng quân trải dài trên suốt chiều dài đất nước, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, Lữ đoàn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, một lần nữa Lữ đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" ngày 22 tháng 12 năm 2004.
Sau gần 19 năm giải thể, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo của Tổ quốc trong giai đoạn mới, xét đề nghị của Quân chủng Hải quân, ngày 5 tháng 4 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 49/2002 đổi phiên hiệu đơn vị Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 thành Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 thuộc Quân chủng Hải quân. Chấp hành quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 26 tháng 4 năm 2002, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra Quyết định số 2178/QĐ-TL triển khai đổi phiên hiệu. Ngày 28 tháng 5 năm 2002, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra quyết định nêu rõ về xác định mốc thời gian tiếp nhận truyền thống, thành tích của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101 là "Tiếp nhận truyền thống, thành tích của Lữ đoàn 101 được thành lập ngày 20 tháng 9 năm 1965 cho đến ngày giải thể Lữ đoàn năm 1983 và truyền thống của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 từ ngày thành lập 5-9-1975 trở đi (Trừ thành tích, truyền thống của Tiểu đoàn đặc công Hải quân 861) ". Ngày 10 tháng 7 năm 2002, tại cơ quan Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ, Bộ Tư lệnh Hải quân long trọng tổ chức lễ đổi phiên hiệu Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 thành Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101.
Lữ đoàn 147 đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương chiến công Hạng Nhì về thành tích trong huấn luyện, sẵn sàng cơ động; 01 Huân chương chiến công hạng Ba về thành tích tổng kết 10 năm thực hiện công tác dân vận (1989 – 1999); thành tích xuất sắc trong phong trào đền ơn đáp nghĩa 3 năm (2004 – 2006); 09 lần nhận cờ thi đua của Bộ Quốc phòng và 13 cờ thi đua của Bộ Tư lệnh Hải quân, được Đảng ủy Quân sự Trung ương tặng cờ "Đảng bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh tiêu biểu xuất sắc" 5 năm (1996 – 2000)... Hiện nay,đoàn M47 được coi là đơn vị hùng mạnh nhất, "quả đấm thép" của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Hiện tại, Binh chủng Hải quân đánh bộ có hai đơn vị là Lữ đoàn 101 và Lữ đoàn 147.
Huấn luyện.
Đã là lính hải quân đánh bộ thì tất cả đều phải biết bơi giỏi. Họ được huấn luyện học bơi từ tay không đến bơi mang theo vũ khí trang bị, bao gói vật dụng mang theo trên người. Họ còn phải học "thử sóng" bằng những bài tập thể lực đu quay, tập cách đi trên cầu sóng trong trạng thái liên tục chao đảo. Đây là thử thách bước đầu cho những người sợ độ cao và tiền đình kém.
Lính hải quân đánh bộ phải mang hành lý 35–40 kg và phải bơi được từ 3–5 km. Khi đã đạt yêu cầu về bơi, chiến sĩ hải quân đánh bộ sẽ tham gia những đợt huấn luyện chỉ thả trôi (không bơi) rất vất vả. Họ phải tập thả trôi liên tục từ 8h sáng đến 16h mới được vớt lên trong khoảng cách 7–10 km. Mùa đông thì thời gian rút ngắn hơn một chút, từ 10h-15h. Mức độ tập cứ tăng dần từ dễ lên khó, từ khó đến tăng thêm tính phức tạp và được luyện tập biệt lập sống trên đảo hoang không có nước ngọt. Mỗi người chỉ được cấp 3 lít nước/ngày và tuýp thực phẩm khẩu phần ăn chế biến sẵn rất khó ăn. Giai đoạn huấn luyện này tăng dần từ 2-3 ngày rồi trên bốn ngày.
Hằng năm, các lữ đoàn hải quân đánh bộ đều đưa nhiều đợt chiến sĩ ra đảo mà chủ yếu là Đảo Trường Sa nhằm huấn luyện hàng tháng trời cho quen sóng gió, quen đảo và sát với chiến trường. Mỗi chuyến đi là những thành viên tinh nhuệ nhất khi đã được tập hiệp đồng với các lực lượng và vượt qua vòng khám sức khỏe lần cuối.
Ngoài ra, các lữ đoàn hải quân đánh bộ cũng tổ chức nhiều cuộc tập trận mỗi năm ngay cả ở đảo xa nhằm trau dồi kinh nghiệm cũng như các kĩ năng chiến trường của các chiến sĩ.
Nhiệm vụ hiện nay.
Từ năm 1979 trở đi, quan hệ Việt-Trung rơi vào tình trạng căng thẳng cực kỳ vì cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Đến năm 1988, tình hình ngày càng nguy cấp hơn khi Hải chiến Trường Sa 1988 nổ ra làm phía Hải quân Nhân dân Việt Nam mất 2 tàu vận tải, 64 thủy thủ của lữ đoàn hải quân 146 hy sinh, Việt Nam mất Đá Gạc Ma. Tuy đến năm 1991, Việt-Trung bình thường hóa quan hệ nhưng với sức mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng khiến Việt Nam đề phòng.
Tình hình ngày càng phức tạp hơn nữa khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố đòi chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo, quần đảo bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong toàn bộ Biển Đông. Ngày 6 tháng 5 năm 2009,Trung Quốc trình tấm bản đồ đường đứt khúc chín đoạn (hay còn gọi đường lưỡi bò) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc mà trong đó họ tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông. Ngay sau đó, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ. Tuy bị phản đối, đả kích liên tục kể cả nhiều năm sau cho đến bây giờ nhưng Trung Quốc vẫn đang thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình bằng cách tập trung phát triển tiềm lực quân sự. Chính vì những điều trên mà nhiệm vụ của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng to lớn, quan trọng và cấp thiết khi Biển Đông đã và đang trở thành "1 thùng thuốc nổ của châu Á", có thể phát nổ bất cứ lúc nào, nó còn đặc biệt phức tạp hơn khi các bên tham gia tranh chấp tại Biển Đông lại bao gồm 6 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau (chưa kể đến sự can thiệp từ các cường quốc hay tổ chức bên ngoài hoặc các động thái quân sự của các bên tại Biển Đông). Một ví dụ điển hình về nhiệm vụ của hải quân đánh bộ trong tình hình hiên nay chính là Quần đảo Trường Sa. Nơi đây hiện có 5 quốc gia kiểm soát trong đó Việt Nam giữ 21 đảo đá, Philippines giữ 10, Trung Quốc giữ 7, Malaysia giữ 7 và Đài Loan giữ 2. Việc giữ được hay mất đi bất cứ 1 đảo thậm chí 1 đá nào khỏi quyền kiểm soát của Việt Nam trong quần đảo này sẽ phụ thuộc vào Quân chủng Hải quân nói chung và lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam nói riêng.
Trang bị.
Hiện nay, lực lượng Hải quân đánh bộ của Việt Nam chỉ được trang bị các vũ khí của Liên Xô và các trang thiết bị của Mỹ thu được sau chiến tranh. Tuy vậy, với đòi hỏi của tình hình như hiện nay thì Nhà nước Việt Nam cũng bắt đầu tập trung đầu tư cho Hải quân Đánh bộ như việc trang bị Súng trường tấn công đời mới TAR-21 của Israel và nâng cấp các xe tăng lội nước PT-76 cho lực lượng này.
Tên gọi.
Những người lính Hải quân Đánh bộ hay được gọi bằng cái tên Đặc công Hải quân vì đặc thù nhiệm vụ cũng như kĩ năng chiến đấu của binh chủng này cũng tinh nhuệ như lính đặc công của Lục quân nhưng thực chất đặc công hải quân và hải quân đánh bộ là 2 lực lượng khác biệt. Đặc công hải quân là lực lượng đặc nhiệm của Quân chủng Hải quân. Nhiều lữ đoàn hải quân đánh bộ như Lữ đoàn 126 tiền thân là đoàn đặc công hải quân 126 - là những chiến sĩ đặc công nước hay đặc công hải quân xưa đã lập nhiều chiến tích thời Chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, lữ đoàn 126 lại trở thành 1 đơn vị đặc công hải quân sau khi tách ra vào năm 2002 thành 2 đơn vị chuyên biệt là lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ và 126 đặc công hải quân.
Ngoài ra còn có tên gọi theo kiểu Hán Việt là Thủy quân Lục chiến nhưng ít sử dụng.
Lực lượng hiện nay.
Hai Lữ đoàn 101 và 147 ngày nay là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng thủ các đảo trên vùng biển rộng lớn của tổ quốc Việt Nam. | 1 | null |
Phan Nhân (15 tháng 5 năm 1930 – 29 tháng 6 năm 2015) tên thật là Liêu Nguyễn Phan Nhân, sinh tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Ông được biết đến với vai trò là nhạc sĩ với nhiều ca khúc nổi tiếng như "Hà Nội niềm tin và hy vọng, Thành phố của tôi, Em ở nơi đâu, Bài ca cho em..."
Tiểu sử.
Phan Nhân có tên trong danh sách các nhạc sĩ viết về Hà Nội hay nhất, với ca khúc để đời "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng", tác phẩm được ra đời trong bối cảnh Hà Nội bị ném bom dữ dội cuối năm 1972. Đây là ca khúc được chọn làm giai điệu chính cho Lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ông cũng được nhiều người yêu mến với các bài "Cây đàn guitar của Victor Hara", "Tình ca đất nước", "Tiếng hát gửi dòng sông quê hương" và bài hát thiếu nhi "Chú ếch con".
Qua đời và lễ tang.
Ông qua đời tại nhà riêng lúc 10h20 ngày 29 tháng 6 năm 2015, không lâu sau lễ mừng thọ 85 tuổi.
Gia đình.
Ông đã kết hôn với NSƯT Phi Điểu (là diễn viên, phát thanh viên giọng Nam bộ của Đài tiếng nói Việt Nam) và có 2 người con (1 trai (trưởng), 1 gái). | 1 | null |
Bộ Thỏ (Lagomorpha) là một bộ động vật có vú bao gồm hai họ: Leporidae (thỏ và thỏ đồng) và Ochotonidae (thỏ cộc pika). Từ Lagomorpha được ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp cổ đại: "lagos" (λαγώς, "thỏ đồng") + "morphē" (μορφή, "dạng"). Hiện có 91 loài thuộc Bộ Thỏ còn sinh tồn, trong đó có 30 loài thỏ cộc, 29 loài thỏ, và 32 loài thỏ đồng.
Bộ Thỏ và Bộ Gặm nhấm cùng nhau tạo nên nhánh Glires. Bộ Thỏ có lẽ đã bắt nguồn từ Châu Á, rồi lan rộng khắp Bắc Bán cầu. Về sau, các loài gặm nhấm dần trở nên lấn lướt và chiếm hữu nhiều hốc sinh thái hơn.
Phân loại và lịch sử tiến hoá.
Những danh pháp sau đây từng được dùng để chỉ bộ Thỏ, nay đều là danh pháp đồng nghĩa: "Duplicidentata" - Illiger, 1811; "Leporida" - Averianov, 1999; "Neolagomorpha" - Averianov, 1999; "Ochotonida" - Averianov, 1999; and "Palarodentia" - Haeckel, 1895.
Họ Prolagidae nay tuyệt chủng có một loài sống sót đến tận thời cận đại (khoảng năm 1774): "Prolagus sardus", với vết tích tìm thấy ở Sardegna, Corse, và những đảo lân cận.
Lịch sử tiến hoá của bộ Thỏ vẫn chưa được làm rõ. Cho tới gần đây, người ta vẫn thường cho rằng "Eurymylus", cư ngụ ở Đông Á vào cuối thế Paleocen hay đầu thế Eocen, có liên quan với, hay thậm chí là, tổ tiên của bộ Thỏ. Những nghiên cứu bằng chứng hoá thạch đề xuất rằng bộ Thỏ có lẽ bắt nguồn từ Anagaloidea, còn "Eurymylus" có quan hệ gần hơn với gặm nhấm (dù không phải tổ tiên trực tiếp). Leporidae xuất hiện vào cuối thế Eocen rồi mau chóng lan ra khắp Bắc Bán cầu; chúng có xu hướng kéo dài cặp chân sau. Ochotonidae xuất hiện vào thế Oligocen ở miền đông châu Á.
Bộ Thỏ chắc hẳn là từng đa dạng hơn nhiều so với ngày nay (chừng 75 chi cùng 230 loài có hoá thạch) với nhiều loài chung sống trong một quần xã.
Một nghiên cứu đề xuất rằng bộ Thỏ bắt nguồn từ tiểu lục địa Ấn Độ, khi mà nơi đây vẫn là lục địa tách biệt với châu Á vào thế Paleocen. | 1 | null |
Lộ Đãng Thành (Cotai, Coloane-Taipa) là khu vực nằm giữa Đãng Tử và Lộ Hoàn, tạo thành một trong bốn khu vực lớn của đặc khu hành chính Ma Cao. Khu vực này có diện tích 5,6 km²
Lộ Đãng Thành nguyên là một vùng biển, sau khi xây dựng tuyến cầu đường đắp cao Lộ Đãng Liên Quán vào năm 1960, dòng chảy ở phía tây bị chậm lại rồi hình thành vùng sinh thái rừng ngập mặn, phía đông từng xuất hiện hoạt động nuôi hàu cho đến những năm 1980.
Sau đó, do Ma Cao thiếu tài nguyên đất đai, chính phủ Ma Cao đã quyết định cải tạo lấn biển, tạo nên Lộ Đãng Thành ngày nay. Ban đầu, vùng đất này được quy hoạch là một đô thị mới, có chức năng dịch vụ hậu cần cho các thôn công nghiệp lân cận, và từng được dự định sẽ là nơi đặt ga cuối đoạn Ma Cao của đường sắt Quảng-Chu. Về sau, kinh tế Ma Cao đình đốn, và do nhu cầu đất đai cho ngành vui chơi có thưởng đang bùng nổ nên quy hoạch đô thị mới bị gác lại. Từ tháng 3 năm 2000, cầu Liên Hoa (蓮花大橋) nối giữa Lộ Đãng Thành và đảo Hoành Cầm (横琴岛) thuộc Chu Hải đã đi vào hoạt động, trở thành một tuyến đường kết nối giữa Trung Quốc đại lục và Ma Cao.
Hiện nay, Lộ Đãng Thành là một khu vực phát triển mới nổi, một số hạng mục lớn tại đây như Đại học Khoa học-Kỹ thuật Ma Cao (澳門科技大學), "Áo Môn Đản" (澳門蛋)- nơi tổ chức chính của Đại hội Thể thao Đông Á 2005, Trung tâm phim ảnh truyền hình vệ tinh Đông Á (東亞衛視影城), Lộ Đãng Kim Quang Đại Đạo (路氹金光大道, Cotai Strip). Trong đó Cotai Strip có quy mô lớn nhất, theo kế hoạch sẽ xây dựng 20 khách sạn đặc sắc, tổng đầu tư ước khoảng 100 tỉ Pataca Ma Cao.
Sau sự xuất hiện của Lộ Đãng Thành, nó cùng với hai đảo tự nhiên trước đây là Đãng Tử và Lộ Hoàn được hợp lại thành một hòn đảo mới chưa được đặt tên. | 1 | null |
Đãng Tể (氹仔) là đảo nhỏ hơn trong hai hòn đảo của Đặc khu hành chính Ma Cao. Đãng Tể là một trong bốn khu vực chính tại Ma Cao. Đãng Tể vốn là một đảo riêng, song nay đã nối liền với đảo Lộ Hoàn thông qua vùng đất lấn biển Lộ Đãng Thành để tạo nên một hòn đảo lớn hơn.
Tên gọi.
Đãng (氹) là một chữ dị thể, thời xưa viết là "凼" (Hán Việt cũng đọc là "Đãng") hay "窞" (Hán Việt đọc là "Đạm"). Trước đây, nhiều ấn phẩm được xuất bản chính thức tại Trung Quốc đại lục viết tên đảo là "凼仔". Cả hai chữ Đãng (氹 & 凼) đều có nghĩa là "hố ủ phân" song hai chữ ngày nay rất ít được sử dụng, chỉ để gọi những từ liên quan đến đảo Đãng Tể.
Tên tiếng Bồ Đào Nha của đảo là "Taipa", được bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Mân của chữ "氹仔" là tiap-á (gần như "tiamp-a"), về sau diễn biến thành "Taipa" và "Typa".
Có một truyền thuyết khác thì nói rằng khi người Bồ Đào Nha đổ bộ lên đảo Đãng Tể, họ hỏi người dân bản địa tên của hòn đảo ("nome" trong tiếng Bồ Đào Nha), do bất đồng ngôn ngữ, người dân địa phương nghĩ người Bồ Đào Nha nói đến "nhu mễ" (, tức gạo nếp). Người dân bản địa cho rằng những người Bồ Đào Nha này muốn hỏi mua gạo nếp nên trả lời là "đại bả" (, tức "có nhiều"). Người Bồ Đào Nha tưởng đó là tên của đảo, dịch âm thành "Taipa".
Trong tiếng Bồ Đào Nha, từ "taipa" có ý nghĩa là loại "bùn sét" được nện thành khuôn để xây nhà.
Địa lý.
Đãng Tể nằm cách bán đảo Ma Cao về phía nam, ở phía bắc của đảo Lộ Hoàn và ở phía đông của đảo Hoành Cầm (橫琴島) thuộc Chu Hải, Quảng Đông. Năm 2011, Đãng Tể có diện tích khoảng 7,4 km², dân số khoảng 78.500 người.
Ban đầu, khu vực vốn có ba đảo là là Đại Đãng, Tiểu Đãng, Nhất Lạp Mễ (一粒米), sau đó do xung tích từ sông và biển bồi tích lên đã xuất hiện doi đất nối liền giữa hai đảo đầu tiên. Khu đô thị cũ nằm ở cực nam của Đại Đãng, song khu đô thị mới lại nằm trên vùng đất bồi tích giữa Đại Đãng và Tiểu Đãng. Nhất Lạp Mễ nằm ở đông nam Đại Đãng, đến năm 1990 do lấn biển nên trở thành một phần của Đãng Tể, nay là khu vực tháp không lưu của Sân bay quốc tế Ma Cao. Từ năm 2004, vùng đất lấn biển Lộ Hoàn Thành đã nối liền đảo Đãng Tể với đảo Lộ Hoàn để tạo nên một hòn đảo lớn hơn, trên bản đồ của đặc khu Ma Cao cũng thể hiện điều này. Trước đây, hai đảo này chỉ nối với nhau qua một tuyến đường.
Đại Đàm Sơn (大潭山) nằm ở phía đông, Tiểu Đàm Sơn (小潭山) thì nằm ở phía tây của Đãng Tể. Trung tâm Đãng Tể là một vùng bằng phẳng do kết quả của việc bồi tích và cải tạo đất.
Giao thông.
Mặc dù là đảo song hiện giữa Đãng Tể và bán đảo Ma Cau có tới ba cây cầu song song, gồm cầu Tổng đốc Gia Lạc Tí (嘉樂庇總督大橋, Ponte Governador Nobre de Carvalho) hoàn thành năm 1974 và thường gọi là cầu Áo-Đãng, cầu Hữu Nghị (友誼大橋) hoàn thành năm 1994 và cầu Tây Loan (西灣大橋, Ponte de Sai Van) hoàn thành vào tháng 12 năm 2004. Trong đó cầu Tây Loan tách riêng phần cầu của hai chiều, giúp giao thông thông suốt khi có gió bão. Đường Lộ Đãng Liên Quán (路氹連貫公路) nối đảo Đãng Tể với đảo Lộ Hoàn. Tuy nhiên, do đô thị liên tục phát triển, tài nguyên đất đai có hạn nên người ta đã lấn biển tạo nên Lộ Đãng Thành giữa hai đảo.
Sân bay quốc tế Ma Cao nằm ở mặt đông của Đãng Tể, do lấn biển mà xây nên, sử dụng từ năm 1995, có các tuyến bay đến nhiều thành thị khác nhau tại Trung Quốc đại lục cũng như châu Á. Trước khi hai bờ eo biển Đài Loan mở một số đường bay thẳng, sân bay quốc tế Ma Cao cũng là là một trạm trung chuyển chủ yếu của khách Đài Loan khi họ đến Trung Quốc đại lục. Khu bến cảng vận chuyển hành khách Đãng Tể (氹仔客運碼頭) nằm ở ngay phía bắc của Sân bay, bến có các tuyến phà đến Hồng Kông. | 1 | null |
Lộ Hoàn là một trong hai đảo của đặc khu hành chính Ma Cao, nằm ở ngay phía nam của một đảo chính khác của Ma Cao là Đãng Tử, và nằm ở phía đông của đảo Hoành Cầm (横琴岛) thuộc Chu Hải của Quảng Đông. Lộ Hoàn vốn là một đảo riêng, song đã được nối liền với đảo Đãng Tử thông qua một khu vực lấn biến là Lộ Đãng Thành.
Tên gọi.
Lộ Hoàn từng được gọi là "Cửu Áo Sơn" (, được chuyển tự sang tiếng Bồ Đào Nha là Ká-Hó) và "Diêm Táo Loan" (). Tên tiếng Bồ Đào Nha của đảo, "Coloane", bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của "Quá Lộ Hoàn" ().
Địa lý.
Đảo Lộ Hoàn có diện tích khoảng 7,6 km², nhân khẩu năm 2011 là khoảng 4.300 người. Đảo Lộ Hoàn dài khoảng 4 km và cách bán đảo Ma Cao 5,6 km. Đảo Lộ Hoàn được nối với đảo Đãng Tử bằng một cầu đường đắp cao dài 2,2 km, tuy nhiên việc cải tạo đất lấn biến đã kết nối hai đảo này và một khu đô thị mới gọi là Lộ Đãng Thành đã được xây dựng trên vùng đất đó, trong đó có nhiều casino.
Trên đảo Lộ Hoàn có nhiều cảnh quan tự nhiên như rừng, đồi núi, bãi biển, như bãi biển Hắc Sa (黑沙海灘), Trúc Loan (竹灣).
Phần hẹp nhất của đảo Lộ Hoàn rộng 300 mét. Các đỉnh cao nhất của Ma Cao nằm ở phía đông và trung tâm của đảo Lộ Hoàn, với đảo cao nhất là Tháp Thạch Đường Sơn (塔石塘山, Alto de Coloane) cao trên 170 mét.
Lịch sử.
Từ thời Nhà Tống, Lộ Hoàn là nơi sản xuất muối từ nước biển, Lộ Hoàn xưa thuộc về huyện Hương Sơn của tỉnh Quảng Đông, đến năm 1864 thì bị Bồ Đào Nha chiếm lĩnh và trở thành một bộ phận của Ma Cao. Trăm năm trước đây, khi bán đảo Ma Cao dần dần phát triển thành điểm mậu dịch giữa Trung Quốc và phương Tây, Lộ Hoàn vẫn là một nơi bị ám ảnh bởi nạn hải tặc. Khi đó, Lộ Hoàn là một nơi hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, địa thế dốc đứng, ngoài trừ thợ săn ra thì là một nơi hẻo lánh không có người ở. Năm 1910, đã xảy ra giao chiến giữa quân Bồ Đào Nha và hải tặc, gọi là "thảm án Lộ Hoàn" (路環慘案). Đến năm 1910 thì hải tặc đã bị trục xuất khỏi Lộ Hoàn, ngày nay trên đảo vẫn còn "bia kỉ niệm đánh hải tặc".
Kinh tế.
Trong quá khứ, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trên đảo Lộ Hoàn, với một vài xưởng tàu. Đảo Lộ Hoàn có nhà máy xi măng và nhà máy phát điện. Do kinh tế Ma Cao phát triển bùng nổ, trên đảo cũng xuất hiện các dự án quy mô lớn. Trong đó có khu bến cảng Container Cửu Áo ở vịnh Cửu Áo (九澳港) phía tây đảo. | 1 | null |
Bán đảo Ma Cao là phần cổ nhất và đông dân cư nhất của Ma Cao. Bán đảo có diện tích () và kết nối với Quảng Đông về mặt địa lý ở phía đông bắc, thông qua một eo đất rộng . Bán đảo Ma Cao cùng với khu trung tâm đô thị của thành phố Chu Hải tách biệt với phần còn lại của lục địa qua một phân lưu của Châu Giang. Portas do Cerco () được xây dựng ở phía bắc eo đất. Ở phía nam, bán đảo kết nối với đảo Đãng Tử qua ba cây cầu. Bán đảo Ma Cao có hơn 400 năm lịch sử, trong đó Khu lịch sử Ma Cao đã được liệt vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO.
Địa lý.
Hàng nghìn năm trước đây, bán đảo Ma Cao là một đảo nhỏ trên biển (đảo Ma Cao), là một bộ phận của quần đảo Vạn Sơn, về sau phù sa từ cửa tây của Châu Giang hình thành một doi đất nối liền giữa Chu Hải và Ma Cao. Từ đó, đảo Ma Cao bắt đầu được nối liền với đại lục Trung Quốc, cộng thêm nhiều năm cải tạo lấn biển đã tạo nên bán đảo Ma Cao ngày nay.
Đại bộ phận vùng đất bằng phẳng của bán đảo Ma Cao là do lấn biển. Căn cứ theo tư liệu điều tra năm 2011, bán đảo Ma Cao có diện tích vào khoảng 9,3 km², nhân khẩu ước khoảng 469.000 người.
Bán đảo Ma Cao liên tiếp với Chu Hải ở phía bắc, ở phía tây đối diện với nhai đạo Loan Tử của Chu Hải, ở phía nam đối diện với đảng Đãng Tử qua biển, ở phía đông bắc đối diện với Hồng Kông qua vùng cửa sông rộng lớn của Châu Giang. Điểm cao nhất về mặt tự nhiên của bán đảo Ma Cao là đỉnh bắc của Đông Vọng Dương Sơn (東望洋山), cao độ đạt 93 mét trên mực nước biển.
Hành chính.
Bán đảo được chia thành 5 đường khu, tức năm giáo xứ không có thẩm quyền:
Giao thông.
Giữa bán đảo Ma Cao và đảo Đãng Tử có ba cây cầu song song, gồm cầu Tổng đốc Gia Lạc Tí (嘉樂庇總督大橋, Ponte Governador Nobre de Carvalho) hoàn thành năm 1974, cầu Hữu Nghị (友誼大橋, Ponte de Amizade) hoàn thành năm 1994 và cầu Tây Loan (西灣大橋, Ponte de Sai Van) hoàn thành vào tháng 12 năm 2004.
Bán đảo Ma Cao có hai cảng, ở mặt tây có Khu bến cảng Nội Cảng Ma Cao (澳門內港碼頭), gọi tắt là Nội Cảng (內港); ở mặt đông có Khu bến cảng vận chuyển hành khách Ngoại Cảng (外港客運碼頭), gọi tắt là Ngoại Cảng (外港). Khu bến cảng Ngoại Cảng có tuyến phà chủ yếu nối giữa Hồng Kông và Ma Cao.
Theo kế hoạch, điểm kết thúc bên phía Ma Cao của Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao nằm ở bán đảo Ma Cao.
Đường đua Guia (東望洋跑道) là đường đua trên đường phố nổi tiếng thế giới, mỗi năm lại tổ chức giải Macau Grand Prix. | 1 | null |
Huân chương Cờ đỏ Lao động ()
là huân chương của Liên Xô trao tặng cho các cá nhân và tập thể đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, khoa học, văn hóa, văn học, hội họa, giáo dục, y tế, hoạt động xã hội và một số lĩnh vực khác. Huân chương này tương đương với Huân chương Cờ đỏ. Một số viện nghiên cứu, nhà máy cũng được trao tặng huân chương này. Huân chương được đặt ra lần đầu vào ngày 28 tháng 12 năm 1920 tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Sau đó nó được áp dụng trên toàn quốc theo lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao ngày 7 tháng 9 năm 1928 và trong một số quyết định khác vào ngày 15 tháng 9 năm 1928. 7 tháng 5 năm 1936, 19 tháng 6 năm 1943, 28 tháng 3 năm 1980, và 18 tháng 7 năm 1980.
Tiêu chuẩn.
Huân chương cờ đỏ lao động được trao tặng cho công dân Xô Viết, các hiệp hội, liên minh, viện nghiên cứu, tổ chức, các nước cộng hòa tự trị, khu tự trị, lãnh thổ, quận huyện, thành phố và các khu vực khác; nó cũng được trao cho các công dân, các tổ chức, doannh nghiệp nước ngoài:
Huân chương cờ đỏ có thể được trao tặng nhiều lần cho cá nhân và tổ chức.
Huân chương cờ đỏ được đeo ở bên trái ngực. Nếu cùng đeo với huy chương của Liên bang Nga thì cái sau được ưu tiên.
Mô tả.
Huân chương cờ đỏ được thiết kế với nhiều mẫu khác nhau. Kiểu 1 ra đời năm 1936.
Danh sách khen thưởng.
Các cá nhân dưới đây đã được nhận huân chương cờ đỏ lao động.
Người đầu tiên được nhận huân chương cờ đỏ lao động của Nga là Nikita Menchukov vì đã cứu 1 cây cầu quan trọng không bị phá hủy bởi băng tuyết.
Người đầu tiên được nhận huân chương của Liên Xô là Putilov làm việc ở Leningrad. Những người đầu tiên được nhận cùng 1 lúc là V. Fedetov, A. Shelagin and M Kyatkovsky vì đã thám hiểm vùng cực.
Mikhail Gorbachev nhận Huân chương Cờ Đỏ Lao động cho thu hoạch một vụ mùa kỷ lục của gia đình vào năm 1949 ở tuổi 17, là một vinh dự rất hiếm đối với một người trẻ như vậy. Ông là một trong những người nhận trẻ nhất nhận huân chương này. | 1 | null |
Nghịch lý Zeno bao gồm nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực triết học được cho là do triết gia Hy Lạp Zeno xứ Elea đặt ra nhằm củng cố học thuyết "vạn vật quy nhất" của Parmenides, phủ định tính hiển nhiên của các giác quan, phủ nhận niềm tin vào có sự khác biệt hay có sự biến đổi, đặc biệt ông cho rằng mọi sự chuyển động không tồn tại vì đó chỉ là ảo giác mà thôi. Thuyết này được giả định dựa trên "Đối thoại với Parmenides" (phần 128c-d) của Platon, Zeno đã rút từ phần này để tạo ra những nghịch lý, bởi vì các triết gia khác cũng đã xây dựng những nghịch lý để chống lại quan điểm của Parmenides. Do đó, những nghịch lý của Zeno có thể được hiểu theo hướng nếu thừa nhận rằng mọi sự đều riêng biệt thì nó sẽ dẫn đến những vô lý còn nhiều hơn là giả định tất cả đều là "một" ("Parmenides" 128d). Platon làm cho Socrates phải xác nhận rằng Zeno và Parmenides có cùng một quan điểm trong lý luận.("Parmenides" 128a-b).
Một số trong 9 nghịch lý của Zeno còn sót lại (được ghi chép trong cuốn "Vật lý" của Aristoteles, và tiếp đó là trong những bình giảng của Simplicius) về cốt lõi là tương đương nhau. Aristoteles đã bác bỏ một vài nghịch lý trong số này. Ba nghịch lý vững nhất và nổi tiếng nhất là - nghịch lý Achilles và con rùa, lý lẽ của sự phân đôi và mũi tên bay - sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
Những lập luận này của Zeno có lẽ là những ví dụ đầu tiên của một phương pháp chứng minh thường được gọi là "Reductio ad absurdum" (phương pháp bác bỏ một luận đề bằng cách chứng minh, nếu lý giải chính xác theo từng chữ, nó sẽ dẫn đến một cách vô lý) hay còn được gọi là phương pháp chứng minh đảo ngược. Những nghịch lý này cũng được ghi nhận như là nguồn gốc của biện chứng pháp được Socrates sử dụng.
Một số nhà toán học, chẳng hạn như Carl Boyer, cho rằng nghịch lý Zeno chỉ đơn giản là vấn đề toán học, mà vi tích phân hiện đại có thể đưa ra một giải pháp toán học. Tuy nhiên một số triết gia lại cho rằng nghịch lý Zeno và các biến thể của chúng (xem đèn Thomson) còn có những vấn đề siêu hình học.
Nguồn gốc của những nghịch lý có phần không rõ ràng. Diogenes Laërtius, một nguồn thứ tư cung cấp thông tin về Zeno và những bài giảng của ông, trích dẫn từ Favorinus, nói rằng thầy của Zeno là Parmenides mới là người đầu tiên đưa ra nghịch lý Achilles và rùa. Tuy nhiên trong một đoạn sau đó, Laertius lại cho rằng nguồn gốc nghịch lý là của Zeno, giải thích rằng Favorinus không đồng ý về điều này.
Những nghịch lý trong chuyển động.
Achilles và con rùa:.
Achilles-một lực sĩ trong thần thoại Hy Lạp, người được mệnh danh là "có đôi chân chạy nhanh như gió" đuổi theo một con rùa trên một đường thẳng. Nếu lúc xuất phát, rùa ở điểm A1 và cách anh một khoảng bằng a khác 0,thì mặc dù chạy nhanh hơn nhưng anh vẫn không thể đuổi kịp được rùa.Trong nghịch lý Achilles và rùa, Achilles chạy đua với rùa. Ví dụ Achilles chấp rùa một đoạn 100 mét. Nếu chúng ta giả sử rằng mỗi tay đua đều bắt đầu chạy với một tốc độ không đổi (Achilles chạy rất nhanh và rùa rất chậm), thì sau một thời gian hữu hạn, Achilles sẽ chạy được 100 mét, tức anh ta đã đến được điểm xuất phát của con rùa. Nhưng trong thời gian này, con rùa cũng đã chạy được một quãng đường ngắn, ví dụ 10 mét. Sau đó Achilles lại tốn một khoảng thời gian nữa để chạy đến điểm cách 10 mét ấy, mà trong thời gian đó thì con rùa lại tiến xa hơn một chút nữa, và cứ như thế mãi. Vì vậy, bất cứ khi nào Achilles đến một vị trí mà con rùa đã đến, thì con rùa lại cách đó một đoạn. Bởi vì số lượng các điểm Achilles phải đến được mà con rùa đã đi qua là vô hạn, do đó anh ta không bao giờ có thể bắt kịp được con rùa.
Tuy nhiên, nghịch lý Zeno chỉ đúng với điều kiện là tổng thời gian anh chạy hết các quãng đường để đuổi kịp rùa phải là vô hạn, còn nếu nó hữu hạn thì đó chính là khoảng thời gian mà anh bắt kịp được rùa.
Ý nghĩa:.
Về lĩnh vực toán học, nghịch lý Zeno trong trường hợp này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của sự xuất khái niệm giới hạn. Nhờ khái niệm này mà con người có thể nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự vô hạn.
Nghịch lý lưỡng phân.
Giả sử Homer muốn bắt một chiếc xe buýt đang dừng ở đó. Trước khi ông đến được vị trí chiếc xe buýt thì ông phải đến được trung điểm của khoảng cách giữa ông và chiếc xe buýt. Mà trước khi ông đến được trung điểm ấy, thì ông phải đến được điểm 1/4 khoảng cách. Mà trước khi đến được điểm 1/4 ấy ông phải đến được điểm 1/8. Trước điểm 1/8 là 1/16. Và cứ thế.
formula_1
Trình tự kết quả có thể được biểu diễn là:
Để mô tả chuyển động này cần phải thực hiện vô hạn các bước, mà Zeno xác nhận rằng điều đó là bất khả thi.
Trình tự này cũng đưa ra một vấn đề thứ 2, đó là thậm chí còn không có quãng đường đầu tiên để di chuyển, vì bất kỳ quãng đường đầu tiên (hữu hạn) khả dĩ nào thì đều có thể được chia thành một nửa, và vì thế không thể là quãng đường đầu tiên được. Do đó, sự di chuyển thậm chí không thể bắt đầu. Kết luận của nghịch lý này là sự chuyển động từ điểm này đến điểm khác cách nhau 1 khoảng cách hữu hạn không thể hoàn thành được và cũng không thể bắt đầu được, do đó, mọi chuyển động phải là một ảo giác. Hoặc ta có thể nói các khoảng cách là vô hạn, chúng ta chuyển động mãi mà không thể đến được đích. Điều chúng ta thấy và cảm nhận trên thực tế chỉ là ảo giác nói cách khác ánh sáng mà chúng ta thấy có thể bị bẻ cong và cảm giác của chúng ta có thể do lực hút hoặc đẩy giữa các phần tử khi chúng quá gần nhau.
Lập luận này được gọi là sự lưỡng phân ("Dichotomy") bởi vì nó liên tục lặp lại việc chia nhỏ một quãng đường thành hai phần. Nghịch lý này chứa một số yếu tố giống như nghịch lý "Achilles và rùa", nhưng kết luận rõ ràng hơn về sự bất động. Nó còn được gọi là nghịch lý đường đua. Một số người và cả Aristotles cho rằng nghịch lý lưỡng phân này thật ra cũng chỉ là một phiên bản khác của "Achilles và rùa".
Nghịch lý mũi tên.
Trong nghịch lý mũi tên, Zeno nói rõ rằng để chuyển động xảy ra, thì đối tượng phải thay đổi vị trí mà nó chiếm giữ. Ông đã đưa ra ví dụ về một mũi tên đang bay. Ông lập luận rằng trong bất kỳ một khoảnh khắc (thời điểm) nào đó thì mũi tên không di chuyển đến vùng không gian nó đang chiếm, và cũng không di chuyển đến vùng không gian mà nó không chiếm. Nó không thể đang di chuyển đến nơi mà nó không chiếm, bởi vì thời gian không trôi để nó di chuyển đến đó, nó cũng không thể đang di chuyển đến nơi nó đang chiếm, bởi vì nó đã đứng đó rồi. Nói một cách khác thì tại mỗi khoảnh khắc của thời gian, không có chuyển động xảy ra. Nếu mọi vật đều bất động trong mỗi khoảnh khắc, và thời gian hoàn toàn là bao gồm các khoảnh khắc, thì chuyển động là không thể xảy ra.
Hai nghịch lý trên là sự phân chia không gian, thì nghịch lý này Zeno phân chia thời gian, nhưng không phải thành các phân đoạn, mà thành các điểm.
Các giải pháp được đề xuất.
Theo Simplicius, khi nghe những lý lẽ của Zeno thì Diogenes thành Sinope không nói gì cả, chỉ đứng dậy và bước đi nhằm chứng minh sự sai lầm của Zeno. Tuy nhiên, để giải quyết một cách trọn vẹn những nghịch lý, người ta cần phải chỉ ra được điểm sai lầm trong lý lẽ, chứ không phải chỉ kết luận rằng nó sai. Từ xưa đến nay đã có nhiều giải pháp được đề xuất, trong những giải pháp đầu tiên có một số là của Aristotle và Archimedes.
Aristotle (384 TCN-322 TCN) nhận xét rằng, vì khoảng cách giảm dần nên thời gian cần thiết để thực hiện di chuyển những khoảng cách đó cũng giảm dần. Trước năm 212 TCN, Archimedes đã trình bày một phương pháp để tìm ra một kết quả hữu hạn cho một tổng gồm vô hạn phần tử giảm dần. (Xem: Chuỗi hình học) Những phương pháp này cho phép xây dựng các giải pháp dựa trên các điều kiện mà Zeno đặt ra, tức là lượng thời gian thực hiện ở mỗi bước giảm theo cấp số nhân, và có vô số khoảng thời gian nhưng tổng thời lượng cần thiết dành cho sự di chuyển từ điểm này đến điểm kia lại là một số hữu hạn, do đó vẫn có thể thực hiện được chuyển động này.
Những nghịch lý trong thời hiện đại.
Quá trình vô hạn về mặt lý thuyết vẫn còn là vấn đề rắc rối trong toán học cho đến cuối thế kỷ thứ 19. Cách giải thích epsilon-delta của Weierstrass và Cauchy đã trình bày một công thức nghiêm ngặt về logic và vi tích phân. Công thức này giải quyết được những vấn đề toán học liên quan đến quá trình vô hạn.
Trong khi toán học có thể được sử dụng để tính toán vị trí và thời điểm mà Achilles vượt qua rùa trong nghịch lý Zeno, nhưng các triết gia như Brown và Moorcroft khẳng định rằng toán học không thể giải quyết các trọng điểm trong luận cứ của Zeno, và rằng giải quyết được các vấn đề của toán học không có nghĩa là có thể giải quyết được mọi vấn đề mà nghịch lý đưa ra.
Hiệu ứng Zeno lượng tử.
Năm 1977, hai nhà vật lý học E. C. G. Sudarshan và B. Misra đang nghiên cứu về cơ học lượng tử đã phát hiện ra rằng quá trình biến đổi động lực học (chuyển động) của một hệ lượng tử có thể bị cản trở bởi hệ thống quan sát. Hiệu ứng này thường được gọi là "hiệu ứng Zeno lượng tử" bởi vì nó gợi nhớ đến nghịch lý Zeno về mũi tên. | 1 | null |
Huân chương Suvorov (Tiếng Nga Орден Суворова) là một huân chương được đặt theo tên của Đại nguyên soái Alexander Suvorov (1729–1800).
Lịch sử.
Được thành lập bởi Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao vào ngày 29 tháng 7 năm 1942. Sau đó các quy chế mới của huân chương đã được sửa đổi bởi các Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao ngày 08 tháng 2 năm 1943, những mô tả của huân chương có áp dụng sự thay đổi từng phần và được bổ sung bởi các Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao vào ngày 30 tháng 9 năm 1942 và Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao vào ngày 19 tháng 6 năm 1943.
Huân chương được chia làm 3 hạng: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Georgi Zhukov là người đầu tiên được tặng huân chương này vào ngày 28 tháng 1 năm 1943.
Huân chương Suvorov được trao tặng cho các Chỉ huy của Hồng quân có thành tích xuất sắc trong việc ra lệnh, kiểm soát và tổ chức tuyệt vời các hoạt động chiến đấu, quyết tâm và sự kiên trì trong những hành vi của họ, mà kết quả là những chiến thắng đạt được trong cuộc chiến đấu cho Tổ quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Huân chương Suvurov được trao tặng bởi Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao của Liên Xô
Tiêu chuẩn.
Huân chương Suvorov hạng I sẽ được trao tặng cho tư lệnh, phó tư lệnh phương diện quân, tập đoàn quân, các tham mưu trưởng, chủ nhiệm cục tác chiến, trưởng phòng tác chiến, tham mưu trưởng các binh chủng (pháo binh, không quân, thiết giáp và súng cối) của phương diện quân, tập đoàn quân:
-Do sự xuất sắc trong tổ chức và thực hiện các chiến dịch cấp phương diện quân và tập đoàn quân với lực lượng ít hơn đã đánh bại quân địch vượt trội.
- Vì đã khéo léo vận dụng các biện pháp để bao vây một lực lượng lớn quân địch, tiêu diệt và thu giữ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của chúng.
-Vì đã đưa ra các sáng kiến và quyết định việc lựa chọn địa điểm của cuộc tấn công chính, đã gây ra những thiệt hại, khiến kẻ thù bị đánh bại, và quân đội ta tiếp tục chiến đấu truy kích, tiêu diệt địch.
- Do đã khéo léo và bí mật thực hiện các hoạt động, mà kết quả là kẻ thù không thể để tập hợp, dự trữ đầy đủ các lực lượng và trang bị cần thiết, và đã bị quân ta nghiền nát.
Huân chương Suvurov II trao cho các chỉ huy quân đoàn, sư đoàn và lữ đoàn, cũng như các phó chỉ huy và tham mưu trưởng:
-Do đã tổ chức các trận chiến để đánh bại các quân đoàn hoặc sư đoàn đối phương bằng các lực lượng ít hơn, dẫn đến một cuộc tấn công bất ngờ và quyết đoán, dựa trên sự hợp tác đầy đủ trang thiết bị, vũ khí và nhân lực (bộ đội);
-Do phá vỡ dải phòng ngự mạnh của địch, phát triển đột phá khẩu và tổ chức truy kích bám sát, bao vây và tiêu diệt quân địch
- Do đã tổ chức các trận chiến đấu phá vòng vây của một lực lượng quân địch đông hơn và vẫn giữ được sức mạnh chiến đấu của các đơn vị bộ đội do họ chỉ huy, cùng với vũ khí và các trang thiết bị.
- Vì hoàn thành (nhiệm vụ) bằng các đơn vị tăng thiết giáp thọc sâu vào hậu phương địch mà kết quả là giáng cho kẻ thù đòn đau, đảm bảo thực hiện thành công chiến dịch cấp tập đoàn quân.
Huân chương Suvurov hạng III được trao cho các chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn và tham mưu trưởng trung đoàn. Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao vào ngày 08 tháng 2 năm 1943 (Điều 4) được thiết lập (ngoài quy chế của Huân chương Suvorov), thì Huân chương Suvorov hạng III cũng có thể trao tặng các chỉ huy đại đội (đại đội trưởng):
-Do đã tổ chức trận đánh và chủ động trong việc lựa chọn thời gian cho các cuộc tấn công táo bạo, nhanh chóng về phía lực lượng vượt trội của đối phương và tiêu diệt chúng.
-Do lòng (sự) kiên trì (kiên cường) và đẩy lùi hoàn toàn cuộc (sự) tấn công của đối phương (có lực lượng) vượt trội trong việc (giữ) vững phòng tuyến đã chiếm lĩnh, so sánh (tính toán) khéo léo toàn bộ các khí tài chiến đấu đang có và chuyển sang tấn công quyết liệt.
Mô tả.
Huân chương Suvurov hạng I được làm bằng bạch kim (platinum) và vàng.Kích thước huân chương giữa các đỉnh đối diện nhau của ngôi sao - 56mm. Trong đó khối lượng bạch kim - 28,995 g, vàng - 8,84 g, bạc - 9,2, tổng trọng lượng của huân chương - 41,8 ± 1,8 g.
Huân chương Suvorov hạng II được làm bằng vàng và bạc. Các vòng tròn ở giữa của ngôi sao, hình ảnh của Suvorov và một vòng hoa làm bằng bạc. Phần bằng vàng trong huân chương hạng II - 23,098 g, bạc - 12,22g, tổng trọng lượng của huân chương - 29,2 ± 1,5 g
Huân chương Suvurov hạng III được làm hoàn toàn bằng bạc. Phần bạc hình tròn, nằm ở giữa của ngôi sao, hình ảnh Suvorov khắc nổi và viền cành nguyệt quế từ cây sồi ở dưới vòng trong trên huân chương được làm oxy hóa. Phần bạc trong huân chương hạng III - 22,88, tổng trọng lượng của huân chương - 25,3 ± 1,5 g.
Huân chương Suvorov hạng I (nhất) được giới thiệu là ngôi sao năm cánh khắc nổi bằng bạch kim, bề mặt của huân chương được làm trong hình dạng các tia phân tán. Ở giữa ngôi sao, trong rìa, vòng tròn vàng, phủ bằng lớp tráng men xám - tối với bề mặt tráng men đỏ ở phía trên vòng tròn và ngôi sao tráng men đỏ ở giữa tia trên cùng của ngôi sao, viết ở phía trên theo vòng tròn bằng các chữ vàng "Alexsander Suvorov". Phía dưới vòng tròn được viền bởi vòng nguyệt quế từ cây sồi bằng vàng. Ở giữa vòng tròn là ảnh đến ngực bóng bán thân khắc nổi bằng vàng của Suvorov được khắc nổi (từ bản chạm khắc năm 1818 của họa sĩ N.I.Utkin)
Dòng chữ "Alexander Suvorov" trên đơn huân chương hạng II và III được ghi giống như hạng I nhưng bằng màu đỏ men. Và ở huân chương hạng II và III không có ngôi sao tráng men đỏ ở giữa tia trên cùng của ngôi sao.
Huân chương Suvurov hạng II và III giảm kích thước các đỉnh đối diện nhau của ngôi sao còn 49 mm.
Mặt sau của huân chương là đai ốc để gắn vào quần áo.
Phần cuốn huân chương có màu xanh lá mạ (?), với các sọc dọc màu cam:
- Hạng I: một sọc ở giữa với chiều rộng 5 mm;
- Hạng II: hai sọc ở hai bên phần cuống mỗi sọc có chiều rộng 3 mm;
- Hạng III - ba sọc - một ở giữa và hai sọc ở hai bên, mỗi sọc có chiều rộng 2 mm.
Chiều rộng của phần cuốn huân chương- 24 mm
Huân chương Suvurov được đeo bên ngực phải. Huân chương Suvurov hạng I được đặt trước các huân chương khác, và được đặt ở phía bên phải của ngực, huân chương Suvurov hạng II được đặt sau huân chương Bogdan Khmelnitsky hạng I và huân chương Suvurov hạng III được đặt sau huân chương Bogdan Khmelnitsky hạng II. | 1 | null |
Bãi ngầm (tiếng Anh: "bank") là một địa hình đáy đại dương với đỉnh nằm ở độ sâu dưới 200 mét so với mực nước biển nhưng không gần mặt nước đến mức gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Địa hình này có mặt tại thềm lục địa hay gần các hòn đảo. Loại địa hình tương tự nhưng sâu hơn 200 m được gọi là cao nguyên đại dương, trong khi những bãi ngầm có đỉnh gần mặt nước và có thể gây nguy hiểm cho lưu thông được gọi là bãi cạn. Một số bãi ngầm là những vùng đánh bắt cá quan trọng. | 1 | null |
là một xưởng phim hoạt hình Nhật Bản được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 1999 bởi Kato Nagateru, một nhân viên cũ từ Tatsunoko Production. Họ đã sản xuất nhiều bộ anime cho đến nay như "School Days", "High School DxD", "Kannazuki no Miko", "UFO Princess Valkyrie" và "I My Me! Strawberry Eggs". | 1 | null |
Nguyễn Đăng Kính (sinh năm 1941) là phi công quân sự, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, và kiểm sát viên cao cấp người Việt Nam. Ông là một trong số 16 phi công Việt Nam đạt được cấp ách trong những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.
Thân thế.
Nguyễn Đăng Kính sinh ra vào ngày 19 tháng 8 năm 1941 trong một gia đình nghèo ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định . Ngôi làng này có truyền thống hiếu học lâu đời. Cha ông là một nông dân từng tham gia lực lượng du kích trong chiến tranh Đông Dương, bị thương, ốm đau thường xuyên. Gia cảnh ông rất khó khăn, vì vậy ông chỉ được theo học trường tư thục 3 năm (1949–1952), sau đó phải ở nhà phụ giúp gia đình và chăm sóc cha.
Nhập ngũ ngày 23 tháng 3 năm 1959, ông được cho đi học bổ túc văn hóa, sau đó được tuyển vào Không quân Nhân dân Việt Nam (thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam). Ông được cho học cấp tốc phổ thông cơ sở và tiếng Nga.
Tháng 10 năm 1961, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích tại Liên Xô. Đây là lớp phi công học lái tiêm kích đầu tiên của Việt Nam học tại Liên Xô (các lớp trước học tại Trung Quốc), gồm 40 người do Nguyễn Hồng Nhị làm Đoàn trưởng (trong đó có Phạm Thanh Ngân (anh hùng không quân), Nguyễn Văn Cốc (anh hùng không quân).
Cuối năm 1964, ông và các bạn học viên hoàn thành chương trình đào tạo lái MiG-17 về nước nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, chỉ 4 tháng sau, ông cùng 15 đồng đội nữa lại sang Liên Xô để học chuyển loại lái MiG-21, đến tháng 10 năm 1965 mới trở về nước và được biên chế vào Trung đoàn không quân 921. Ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam vào tháng 3 năm 1966.
Ông cũng là một trong số các phi công Việt Nam có số giờ bay nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam và đã từng 3 lần bị thương khi chiến đấu, máy bay bị bắn rơi phải nhảy dù thoát thân.
Ông từng bắn rơi 6 chiếc máy bay thuộc các loại Thần sấm, Con ma, máy bay trinh sát không người lái, và máy bay E.B66 của Không lực Hoa Kỳ.
Tháng 10 năm 1968, Nguyễn Đăng Kính là Đội trưởng Đôi bay tiêm kích thuộc Đoàn không quân Sao Đỏ, Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong năm này, ông đã lập chiến công bắn rơi chiếc máy bay thứ 100 của Mỹ mà Đoàn Không quân Sao Đỏ bắn rơi ở Đa Phúc.
Chiến tích.
Trong 2 năm chiến đấu (1967-1968), ông đã 6 lần bắn rơi máy bay Mỹ và 4 lần bị bắn rơi. Những chiến tích ông được ghi nhận như sau:
Tiếp tục làm công tác chỉ huy.
Tháng 8 năm 1970, đại đội trưởng Đại đội 7 và Đại đội 3 Trung đoàn Không quân 921 Bộ Tư lệnh KQ, Quân chủng Phòng không-Không quân
Tháng 8 năm 1971, đại đội phó Đại đội 5, Trung đoàn 921, Bộ Tư lệnh KQ, Quân chủng Phòng không-Không quân
Tháng 2 năm 1972, trung đoàn phó Trung đoàn 927, Bộ Tư lệnh KQ, Quân chủng Phòng không-Không quân
Tháng 8 năm 1972, theo học tại Học viện Không quân Liên Xô
Tháng 7 năm 1974, phó Ban rồi trưởng Ban (12.1974) Nghiên cứu Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân
Tháng 9 năm 1975, tham gia viết giáo trình huấn luyện tại Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-Không quân
Tháng 6 năm 1977, phó trưởng Phòng Khoa học Quân sự Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân
Tháng 5 năm 1978, phó trưởng Phòng Quân huấn Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân
Tháng 4 năm 1979, trưởng phòng Quân huấn Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân
Tháng 4 năm 1980, trưởng Phòng Kế hoạch, Cục Huấn luyện – Nhà trường Quân chủng Không quân
Tháng 7 năm 1981, phó cục trưởng, trưởng Phòng Kế hoạch, Cục Huấn luyện – Nhà trường Quân chủng Không quân
Tháng 12 năm 1983, trưởng Phòng Cán bộ Quân chủng Không quân
Tháng 1 năm 1988, cán bộ chuyên trách, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân chủng Không quân
Tháng 4 năm 1989, ông rời không quân, ông tham gia công tác trong ngành kiểm sát quân sự, làm việc tại Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Tháng 6 năm 1989, theo học chuyên tụ tại Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội
Tháng 6 năm 1990, viện phó Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Tháng 12 năm 1994, Nguyễn Đăng Kính giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương kiêm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.
Năm 2004, Nguyễn Đăng Kính nghỉ hưu.
Năm 2010, Nguyễn Đăng Kính được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đời tư.
Ông lập gia đình với bà Mông Thị Lợi vào tháng 9 năm 1970. Con trai ông từng tốt nghiệp phi công lái Su-27 và hiện đang công tác ở ngành hàng không dân dụng Việt Nam. | 1 | null |
Cử () là một nước chư hầu Đông Di thời Xuân Thu và đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ nước Cử nằm trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay. Quốc quân nước Cử mang họ Kỷ (己), quân chủ kiến quốc của nước Cử là Tư Dư Kỳ (茲輿期). Nước Cử bị nước Sở tiêu diệt vào năm 431 TCN, theo Hán thư- Địa lý chí ghi lại, nước Cử truyền được 30 đời vua thì bị nước Sở diệt. Theo Thuyết văn giải tự (說文解字), "Cử" có nghĩa là khoai nước hay một công cụ bản địa làm bằng gỗ.
Nguồn gốc.
Theo Tả truyện-, người nước Cử là hậu duệ của Thiếu Hạo- tức một bộ lạc cổ cư trú tại khu vực Sơn Đông. Sơn Hải Kinh (山海經) có viết "Đông Hải chi ngoại hữu Đại Hác, Thiếu Hạo chi quốc". Người nước Cử là một phân nhánh Đông Di, một từ được người Hoa Hạ tại Trung Nguyên sử dụng với ý nghĩa miệt thị.
Khiếm khuyết về sử liệu.
Sau khi Chu Vũ Vương phạt Trụ, tiêu diệt nhà Thương, đã phong cho hậu duệ của các đế vương từ thời thượng cổ làm chư hầu, Tư Dư Kỳ là hậu duệ của Thiếu Hạo và được phong tước tử, cai quản nước Cử. Lịch sử nước Cử từ sau khi Tư Dư Kỳ được nhà Chu phân phong đến năm cai trị thứ nhất của Lỗ Ẩn công có khoảng trống. Chỉ biết rằng từ Cử tử Tư Dư Kỳ đến Cử Tư Phi công những năm Lỗ Hi công, nước Cử đã trải qua 11 thế hệ. Sau Tư Phi công, bắt đầu xuất hiện ghi chép về các thế hệ quốc quân nước Cử.
Theo đúng phong tục Đông Di, quốc quân nước Cử không có thụy hiệu, lấy địa danh dùng làm xưng hiệu. Từ đó có thể thấy, trong gần ba trăm năm từ thời Chu sơ đến thời Xuân Thu, văn hóa Hoa Hạ không có ảnh hưởng đáng kể đối với Cử.
Thời kỳ đầu.
Từ năm 720 đến năm 673 TCN là thời kỳ đầu trong lịch sử nước Cử. Ban đầu, cương vực nước Cử dường như đã được mở rộng so với lúc phong quốc. Ở phía nam thì đánh nước Hướng (nay cách 70 lý phía nam huyện Cử), giao chiến với nước Kỷ (杞) của họ Tự và nước Chu (邾) của họ Tào. Kỷ là một nước cũ, trong các bản khắc từ thời nhà Thương đã xuất hiện dạng chữ "Kỷ hầu". Chu Vũ Vương sau khi phạt Trụ đã phong cho hậu duệ của nhà Hạ là Lâu công nước Kỷ, quốc đô ban đầu đặt ở huyện Kỷ của tỉnh Hà Nam hiện nay, trước thời Xuân Thu không rõ vì sao lại đông thiên. Đầu tiên, nước Kỷ di chuyển đến khu vực thuộc Tân Thái ngày nay, sau dó lại di chuyển đến Thuần Vu (淳于) Đất của nước Kỷ ở phía đông đến Chư Thành ngày nay, tây đến An Khâu ngày nay, tức nằm ngay ở phía bắc nước Cử. Cử có tham vọng mở rộng đất đai nên đã tiến về phía nam diệt nước Hướng (向), song không thể diệt được nước Kỷ ở phía bắc, do đó quay sang dùng cách lấn chiếm dần dần, trước tiên chiếm lĩnh một ấp. Quân chủ của Kỷ vốn là hậu duệ của nhà Hạ, song đất Kỷ nay lại là đất cũ của Đông Di, sử dụng lễ của Di, vì thế bị các nước lân cận như Tề, Lỗ khinh miệt, không thèm quan hệ.
Vùng đất phía tây của nước Cử tiếp giáp với đất của nước Lỗ, phía tây bắc nước Cử tiếp giáp với đất của hai nước nước Châu (州) của họ Khương và nước Kỷ (紀) của họ Khương. Nước Châu là một nước nhỏ, quân chủ mang họ Khương, nhanh chóng bị Tề tiêu diệt. Nước Kỷ của họ Khương điều đình quan hệ với nước Lỗ và nước Cử, cùng Cử hội minh tại đất "Mật". Năm 715 TCN, nước Lỗ và nước Cử kết minh tại "Phù Lai". Có thể thấy Cử duy trì quan hệ hữu hảo với các nước lân cận phía tây và tây bắc. Tuy nhiên, sau khi Tề Hoàn công kế vị, nước Tề xưng bá, cục diện giữa các nước chư hầu thay đổi.
Cuối năm 686 TCN, Tề Tương công bị Công Tôn Vô Tri sát hại, Khương Tiểu Bạch (em của Tương công) được Bảo Thúc Nha phò tá bỏ chạy sang nước Cử tị nạn. Sau khi Công Tôn Vô Tri bị giết, Khương Tiểu Bạch về nước nối ngôi, tức Tề Hoàn công. Tuy vậy, không lâu sau, nước Tề khuếch trương sang phía đông, đầu tiên xâm lược nước Kỷ (杞) của họ Tự và nước Kỷ (紀) của họ Khương, cũng định "phạt Cử". Nước Cử thấy tình thế như vậy, về sau không còn phát triển về phía Bắc nữa mà chuyển sang hai hướng tây và nam, bắt đầu phát sinh tranh chấp với nước Lỗ và nước Tằng (鄫).
Đương thời, ngoài nước Tề và nước Lỗ, Cử cũng là một nước lớn ở phía đông, quý tộc và quốc quân của các nước phụ cận khi bị thất sủng hay mất nước đều đào thoát đến Cử. Thời điểm đó, trong số các quý tộc ngoại quốc, ngoài công tử Tiểu Bạch ra còn có Đàm Quân (譚君), Khánh Phụ (慶父). Do người nước Lỗ hứa đem của cải sang cho Cử để Cử giao Khánh Phụ, song sau đó lại thất hứa không đưa, giữa Lỗ và Cử đã vài lần phát sinh chiến tranh, nước Cử bị đánh bại, nước Lỗ cũng cảnh giác, bố trí phòng thủ chống Cử.
Trong thời kỳ nhà Chu suy yếu, Tề Hoàn công vẫn chủ trương "tôn Vương nhương Di" (尊王攘夷), lãnh đạo một vài hội minh, Cử vì là nước Đông Di nên không được tham gia. Sau này, khi Tống Tương công muốn làm bá trong các nước chư hầu, cũng đã lãnh đạo một vài hội minh, song Cử cũng không được tham gia.
Trung kì.
Từ năm 626 TCN đến năm 577 TCN là trung kỳ trong lịch sử của nước Cử. Thời điểm này, Tấn Văn công kế nhiệm Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, sau trận Bật (邲之战), Sở Trang vương lại kế thừa ngôi vị bá chủ. Nước Cử ở thời kỳ này trải qua bốn đại quân chủ là Tư Bình công, Kỉ công Thứ Kỳ, Lệ công Quý Đà, Cừ Khâu công Chu. Họ đã vài lần tham gia hội minh với các nước Trung Nguyên, tích cực về ngoại giao.
Việc Tấn Văn công bãi bỏ "tôn Vương nhương Di" đã khiến Cử có thể góp mặt tại hội minh của các nước mạnh. Nước Cử từng tham gia Tiễn Thổ chi minh (踐土之盟) do Tấn Văn công đứng đầu. Khi đó, nước Tề tiếp tục thảo phạt về phía đông. Theo ghi chép, Tề đã tiến đánh nước Lai vào năm 600 TCN, chiếm lĩnh nước Căn Mưu (根牟國) Hai nước này đều là nước Đông Di, Căn Mưu lại có biên giới với nước Cứ, vì thế từ 598 TCN đến 596, Tề đã hai lần tiến hành chiến tranh xâm lược Cử. Sau đó, nước Tề mộng thôn tính nước Cử, nước Lỗ thì mộng thôn tính nước Chu, thủ lĩnh hai nước lớn này thường phái sứ giả hoặc tự mình hội ngộ để bàn bạc.
Năm 599 TCN, nước Lỗ xuất binh phạt nước Chu, năm sau, hai nước Tề-Lỗ liên binh tấn công nước Cử. Năm 587 TCN, nước Sở đánh bại nước Tấn trong trận Bật, nước Tề thấy nước Cử đã mất đi đồng minh và viện trợ từ Tấn, do đó, không có gì lo sợ khi tiến hành xâm lược nước Cử vào năm sau. Sau này, nước Tề phát triển lớn mạnh, bắt đầu hăm dọa nước Lỗ, xúc phạm sứ thần nước Tấn cử đến, tình hình lại thay đổi. Năm 589 TCN, các nước Tấn, Lỗ, Vệ, Tào hợp binh phạt Tề, Tề thua trận phải xin giảng hòa. Do đó, nước Cử có thể hồi phục lại, sau năm 584 TCN, nước Cử lại tham gia hội Mã Lăng (馬陵之會) và hội Bồ (蒲之會) do Tấn làm minh chủ.
Sau đó, có khả năng do nước Tề và nước Lỗ tương kế xâm lược, cũng có khả năng do Cừ Khâu công của Cử bất tài, ba tòa thành trì của nước Cử thường bị nước Sở công phá, song do Sở không chiếm được nên không lâu đã rút lui. Năm 574 TCN, Cừ Khâu công mất, con trai là Mật Châu kế vị, sử gọi là Lê Bỉ công.
Trung hậu kỳ.
Từ năm 576 TCN đến năm 542 TCN là trung hậu kỳ trong lịch sử nước Cử. Ban đầu, Tấn Điệu công lãnh đạo nước Tấn, lại xưng bá. Sau đó, nước Tống kiến nghị nước Tấn và nước Sở kết Nhị binh chi minh (弭兵之盟), cục diện tranh bá trở nên hòa hoãn.
Thế lực nước Tấn lại trở nên lớn mạnh, trong suốt ba thập niên đã cử hành 14 hội minh lớn, Cử đều tham gia. Do nhiều lần tham gia hội minh, Cử dần dần tự xem mình là nước lớn, quân chủ nước Cử do vậy bắt đầu dùng quân sự với nước khác. Đầu tiên, Cử liên hiệp với nước Chu để xâm lược nước Tằng. Nước Tằng nằm ở tây nam nước Cử, tương đối gần nước Lỗ, vì thế đã cầu viện Lỗ. Tuy nhiên, quân Lỗ đã bị đánh bại, nước Tằng cuối cùng bị nước Cử diệt. Quân chủ nước Lỗ nhận thấy nước mình đang phải chịu uy hiếp, vì thế đã tăng cường phòng hộ Phí thành ở biên cương phía đông. Nước Cử đã ba lần tấn công nước Lỗ vào các năm 565 TCN, 563 TCN, 561 TCN. Đường thời, Tấn và Sở tranh bá thiên hạ, Tề và Lỗ tranh tiểu bá Trung Nguyên, Cử đã tận dụng được cơ hội này.
Sau khi dần dần lớn mạnh, Cử trở nên liều lĩnh trong việc xâm lược các nước lân cận. Các sử thư bình rằng "Xuân Thu vô nghĩa chiến", Cử cũng không phải ngoại lệ. Năm 556 TCN, nhân Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ. Bá chủ chư hầu là Tấn Bình công bèn tập hợp quân Cử cùng các nước Lỗ, Tống, Trịnh, Tào, Vệ, Chu, Đằng, Tiết (薛), Kỷ, Tiểu Chu (小邾) cùng đánh Tề, trong đó Cử tập kích Tề từ đông nam. Lần này, quân Tề quá sợ nên không dám xuất chiến, quân Tấn đốt phá ngoại thành Lâm Tri, quân 12 nước chư hầu sau đó tiến đến vùng biên giới phía nam của Tề. Quân Tề giữ vững thành trì, vì thế không phải chịu thảm bại. Tuy nhiên, sau đó nước Tề cực kỳ bất mãn với Cử, bắt đầu có lòng muốn báo thù.
Thời gian Lê Bỉ công cai trị nước Cử bị Tả truyện gọi là "ngược", và nói thêm là "người dân khổ sở", chỉ trích ông không quan tâm đến quốc lực, an nguy của bách tính, thường xuyên tiến hành chiến tranh với nước Tề và nước Lỗ, người dân không chịu nổi hoàn cảnh này. Trong chiến tranh với hai nước Tề và Lỗ, Lê Bỉ công lợi dụng viện trợ của Tấn, dĩ công vi thủ, thực tế cho thấy có thể xem là một sách lược hiệu quả. Bởi vậy, giai đoạn này của thời Xuân Thu là giai đoạn mà Cử hoạt động mạnh nhất. Sau khi Lê Bỉ công mất, nước Cử dần dần tiến đến bờ vực suy vong.
Mạt kỳ.
Từ năm 541 TCN đến năm 468 TCN là mạt kỳ trong lịch sử nước Cử. Thời kỳ này, nước Tấn dần dần lớn mạnh, Cử thì bị mất viện trợ từ nước Tấn đang chia rẽ và suy yếu. Theo như ghi chép thì trong thời kỳ này, nước Cử lần lượt có bốn quốc quân là công tử Triển Dư, Trước Khâu công, Cộng công, Giao công. Không rõ về quân chủ của Cử khi nước này bước vào thời Chiến Quốc. Đến năm 431 TCN, nước Sở diệt Cử.
Trong giai đoạn này, lãnh thổ của nước Cử thường bị Tề và Lỗ chiếm lĩnh, thế nước dần trở nên hư nhược, chỉ có thể ở thế thủ. Hơn nữa, nước Cử lại có nội loạn, Triển Dư sau khi giết cha đoạt ngôi, lại đoạt đi quyền lợi của "Quần công tử", Quần công tử giữ hận trong lòng nên đã đưa công tử Khứ Tật ở nước Tề về rồi lập làm quân chủ. Triển Dư đến nước Ngô tị nạn, bè đảng của Triển Dư là Vụ Lâu (務婁) và ba người khác vội vàng đến Tề, mang theo hai ấp là Đại Bàng (大龐) và Thường Nghi Mi (常儀靡). Sau đó, "Mưu Di" (牟夷) về tay nước Lỗ, hai ấp "Mưu Lâu" (牟婁) và "Phòng" (防) được trao cho Lỗ.
Năm 532 TCN, nước Lỗ phạt Cử, công chiếm "Cánh" (郠). "Cánh" nằm ở ranh giới của huyện Nghi Thủy ngày nay, cũng là cửa ngõ chiến lược của nước Cử, do đó, binh lính phòng thủ ở biên cương phía tây nước Cử đều được rút về. Tại thời điểm này, Cử vẫn còn xảy ra nội loạn. Sau khi vua Khứ Tật mất, Bồ Dư hầu (蒲余侯) giết chết công tử Ý Khôi (公子意恢), đón em trai của Khứ Tật là công tử Canh Dư từ nước Tề về làm quốc quân, tức Cử Cộng công. Từ đó về sau, Cử trở thành nước lệ thuộc của Tề.
Năm 523 TCN, Cử muốn thoát khỏi sự khống chế của Tề nên bị Tề hai lần tấn công, nhưng lần này, quốc lực nước Cử đã suy giảm rất nhiều, không đọ nổi với tất cả các nước xung quanh. Đến thời Chiến Quốc, thế lực của nước Sở mở rộng đến thượng du Hoài Hà, diệt nước Sái, và sau đó diệt Cử vào năm thứ nhất sau khi Sở Giản vương lên ngôi. Tuy nhiên, do nước Sở ở cách quá xa đất Cử, vì thế Sở không thể chiếm hữu lâu dài đất Cử, toàn bộ lãnh thổ nước Cử cuối cùng trở thành cương thổ của Tề.
Quân chủ.
Hán thư- Địa lý chí nói rằng nước Cử truyền được 30 đời thì bị Sở diệt, song căn cứ theo Xuân Thu Tả thị truyện và "Thuyết uyển" (說苑), Lã thị Xuân Thu và các cổ tịch khác, chỉ xác định được niên đại của gần 10 quốc quân nước Cử. Quốc quân nước Cử không có thụy hiệu, danh hiệu được lấy theo địa danh. | 1 | null |
Trận Gross-Jägersdorf là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm ở châu Âu, đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1757 trong cuộc tấn công Đông Phổ lần đầu tiên của quân đội Nga hoàng. Trong trận chiến này, với ưu thế áp đảo về mặt quân số, quân đội Đế quốc Nga dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Stepan F. Apraksin đã giành chiến thắng vang dội trước các cuộc tấn công không được phối hợp tốt của quân đội Phổ dưới sự chỉ huy của Thống chế Hans von Lehwaldt, chỉ 2 tháng sau thất bại của nhà Vua Friedrich II của Phổ ("Friedrich Đại đế") trước quân đội Áo Habsburg trong trận Kolín. Trận đánh đã đem lại thiệt hại nặng nề cho cả hai phe tham chiến, và buộc người Phổ phải triệt thoái. Chiến thắng của quân Nga tại Gross-Jägersdorf đã khiến cho quân Phổ bắt đầu phải nể phục trước khả năng chiến đấu của họ – điều này sẽ còn tăng thêm trong trận Zorndorf (1758) và trận Kunersdorf (1759). Trận đánh cũng chứng tỏ ưu thế của lực lượng Pháo binh Nga so với đối phương. Tình hình cho thấy là con đường đến Berlin của quân đội Nga đã rộng mở, và Apraksin có thể sẽ đánh chiếm toàn bộ vùng Đông Phổ. Mặc dù vậy, người Nga đã không thể khai thác chiến quả của mình.
Sau khi chiếm được Memel (tại Litva ngày nay) vào đầu tháng 7 năm 1757, quân đội Nga do Apraksin chỉ huy đã tiến vào Đông Phổ. Các lực lượng của ông đã vượt sông Pregel gần làng Gross-Jägersdorf. Mặc dù đội quân Phổ dưới quyền của Von Lehwaldt bị áp đảo nặng nề về mặt quân số, ông hiểu những huấn lệnh của Friedrich Đại đế theo một cách táo bạo, và quyết định tiến công đối phương. Nhận thấy quân Nga kéo dài chiến tuyến của mình trên hơn 3,22 km từ hướng tây bắc tới đông nam, quân Phổ công kích địch thủ từ phía đông nam. Trong khi lực lượng kỵ binh Phổ đánh thốc vào 2 bên sườn của Nga, quân bộ binh Phổ tiến thẳng vào khu rừng ở trung tâm. Trong khi người Nga gấp rút khai triển các đội hình đang hành quân vào trận tuyến, có nguy cơ là quân Phổ sẽ đột phá một tuyến thưa thớt của quân Nga rồi sau đó bao vây và tiêu diệt từng đơn vị riêng biệt. Người Phổ đã bắt được tướng Lopukhin của Nga. Nhưng rồi, tướng Pyotr A. Rumyantsev đã tập hợp các trung đoàn của trung quân Nga, đánh bật quân bộ binh Phổ ra khỏi rừng bằng một đòn tấn công quyết liệt và chấm dứt hoàn toàn khả năng thắng trận của quân Phổ. Hệ thống phòng ngự chặt chẽ của quân Nga, với hỏa lực pháo binh và quân số áp đảo, đã buộc Lehwaldt phải từ bỏ.
Quân đội Phổ đã triệt thoái trong trật tự tốt về doanh trại, và không bị quân đội Nga truy kích. Đây là thắng lợi đầu tiên của Nga trong cuộc chiến tranh. Song, sau trận đánh, Apraksin đã chấm dứt bước tiến của mình và rút quân về nghỉ đông do hệ thống hậu cần yếu kém, dịch bệnh lan tràn và tổn thất nặng nề của quân Nga trong trận Gross-Jägersdorf. Điều này cũng có động cơ chính trị: Aspraksin nhận thấy Nữ hoàng Elizaveta của Nga đã lâm trọng bệnh và không muốn đụng chạm với Nga hoàng tương lai Pyotr III – một người rất ngưỡng mộ Friedrich Đại đế của Phổ. | 1 | null |
Cá mập mèo Nhật Bản (danh pháp hai phần: Apristurus japonicus) thuộc họ Scyliorhinidae có thể tìm thấy ở phía Tây bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển các tỉnh từ Chiba, thuộc đảo Honshū, tới quần đảo Okinawa, Nhật Bản (giữa vĩ độ 36 ° N đến 34 ° N).
Chúng có một cơ thể tương đối mảnh mai và nhọn về phía đầu. Khe mang lớn, đôi mắt khá nhỏ, chúng chỉ có một lỗ mũi khá rộng và miệng dài, rộng.
Cá mập mèo Nhật Bản thường được bắt bởi lưới đánh cá, và có thể sử dụng để làm bột cá hoặc bánh cá tại địa phương | 1 | null |
Tây Chu (西周) là tên một nước chư hầu nhỏ vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Năm 440 TCN, Chu Khảo Vương Cơ Nguy sau khi lên ngôi đã phân phong cho em trai là Cơ Yết ở đất Vương Thành, giữ chức Chu công để phụ giúp triều đình. Cơ Yết có hiệu là Tây Chu Hoàn công hoặc Tây Chu quân, sau khi Cơ Yết mất, con là Cơ Táo nối ngôi, tức Tây Chu Uy công.
Năm Chu Hiển Vương thứ hai (367 TCN), Tây Chu Uy công mất, hai con là công tử Căn và công tử Triêu tranh đoạt ngôi vị với nhau. Hai nước chư hầu là Hàn và Triệu lập công tử Căn ở đất Củng, tức là Đông Chu Huệ công hoặc Đông Chu quân, Chu Hiển Vương không biết cư xử thế nào cũng không có thực lực để chống lại nên đành chấp nhận thực tế. Đó là nguồn gốc dẫn đến sự phân chia thành 2 nước Tây Chu và Đông Chu, sự chia rẽ này làm cho nhà Chu càng ngày càng thêm suy nhược. Thiên tử nhà Chu ở nhờ Tây Chu quân.
Hai nửa Tây Chu và Đông Chu cũng không hòa thuận, vài lần xảy ra xung đột. Năm 256 TCN, Tây Chu công có ý định hợp tung với các nước chư hầu tấn công nước Tần nhưng bị Tần đánh bại phải đầu hàng và dâng cho Tần 36 ấp với 3 vạn dân khiến nước Tây Chu bị diệt vong, đày Tây Chu Văn công ra đất Đãn Hồ. Nước Đông Chu tồn tại thêm 7 năm nữa đến năm 249 TCN thì bị Tần diệt nốt. | 1 | null |
Chim săn mồi là các loài chim có lối sống ăn thịt bằng cách đi săn, chủ yếu là săn các động vật có xương sống, bao gồm cả các loài chim khác. Móng vuốt và mỏ của chúng có xu hướng tương đối lớn, mạnh mẽ và thích nghi để quắp mồi và xé thịt. Trong hầu hết các trường hợp, những con mái lớn hơn đáng kể so với con trống. Do tập tính ăn thịt, chúng thường là đứng trên cùng trong chuỗi thức ăn. Chim săn mồi có thể phân loại thành 2 nhóm chính: chim săn mồi ban đêm và chim săn mồi ban ngày.
chúng có thị giác tinh tường để phát hiện thức ăn ở khoảng cách xa hoặc trong khi bay, đôi chân khỏe có móng vuốt sắc nhọn để cắp hoặc giết con mồi, và mỏ mạnh mẽ, cong để xé thịt con mồi. Ngoài việc săn bắt con mồi sống, nhiều loài chim, chẳng hạn như đại bàng cá, kền kền và chim điêu, còn ăn xác thối.
Chim săn mồi ban ngày:
Phần lớn là các loài chim trong bộ Ưng và bộ Cắt, bao gồm đại bàng, diều hâu, chim ưng, kền kền, chim ó, chim bồ cắt và chim cắt… Những loài này thường bay nhanh và có thị giác rất tốt. Chúng thường bắt mồi bằng cách lao xuống từ trên cao. Khác với các loài cú thường nuốt nguyên cả con mồi, các loài chim ưng và chim cắt thường xé mồi khi ăn. Đa số chúng thường có xu hướng bay cao hoặc liệng. Các loài chim thuộc bộ Cắt thường giết chết con mồi bằng mỏ, nhờ trên mỏ có một mấu sắc, được gọi là "răng", giúp cho nó có thể bẻ gãy xương sống con mồi, trong khi các loài chim trong bộ Ưng sử dụng chú yếu móng vuốt để giết mồi.
Chim săn mồi ban đêm là các loài chim trong Bộ Cú, bao gồm cú mèo, cú vọ, dù dì và chim lợn… Chúng có thính giác rất tốt, phù hợp với lối sống ban đêm, và thường tiếp cận con mồi một cách bất ngờ. Các loài chim lợn có đặc điểm không phát ra tiếng động khi bay, trong khi các loài trong Họ Cú mèo có thị giác tương đối tốt và một số trong số chúng cũng săn mồi cả vào ban ngày.
Chim săn mồi ban ngày.
Bộ Ưng.
Bao gồm khoảng trên 250 loài trong 3 hoặc 4 họ động vật.
Họ Ưng.
Khoảng gần 250 loài có kích thước, hình dạng và lối sống rất đa dạng, phân bố hầu khắp trên thế giới (trừ châu Nam Cực). Tất cả chúng đều có thị giác tốt và giỏi bay lượn, khi bay thì đôi cánh sải rộng ra hai bên. Bao gồm các loài đại bàng (Eagle), chim ưng, chim ó hay chim diều (Hawk) như diều hâu, diều mướp...và kền kền (Vulture).
Ó cá (Pandion haliaetus).
Là loài chim săn mồi duy nhất thuộc họ Pandionidae. Loài chim này có kích thước lớn với khối lượng 0,9-2,1 kg và sải cánh đến 180 cm. Chúng sống trong các khu vực gần nước và chủ yếu ăn cá. Ó cá có bộ móng vuốt khác với các loài chim săn mồi ban ngày khác, rất phù hợp để bắt cá.
Diều ăn rắn chân dài.
Là loài chim săn mồi có kích thước lớn (dài 1,5m, sải cánh 2,2m, cân nặng đến 4,5 kg), với đôi chân dài và cao lênh khênh như chim sếu. Nó chỉ săn mồi trên mặt đất và con mồi thường xuyên của nó là các loài bò sát, đặc biệt là rắn. Nó giết con mồi bằng cách mổ hoặc giẫm chết. Đây là loài duy nhất thuộc họ Sagittariidae.
Kền kền châu Mỹ (condor).
Gồm 7 loài trong 5 chi thuộc Họ Kền kền Tân thế giới. Chúng là các loài chim săn mồi ban ngày phân bố ở châu Mỹ, nhưng có giả thiết cho là không thuộc bộ Ưng, và có lối sống ăn xác chết. Chân của chúng có móng vuốt yếu, không thích hợp cho việc quắp con mồi, và mỏ của chúng cũng tương đối yếu so với các loài chim săn mồi khác. Chúng có cánh dài và rộng, đuôi cứng, thích hợp cho việc bay liệng, và có khứu giác tốt để giúp chúng phát hiện thức ăn. Các loài điển hình thuộc chi Cathartes như Kền kền gà tây.
Bộ Cắt.
Bao gồm khoảng 65 loài trong 1 họ duy nhất.
Chi Cắt.
Là nhóm Chim cắt thực thụ với khoảng 40 loài trong chi Falco. Chúng là các loài chim săn mồi có cánh dài nhọn, đuôi khá dài, thị giác tốt, giỏi bay liệng, khi bay đầu cánh hướng về phía sau. Chúng chủ yếu giết con mồi bằng mỏ nhờ trên mỏ có khía kiểu răng cho phép bẻ gãy xương sống của con mồi.
Chim cắt sẻ (Falconet và Pygmy falcon).
Gồm 8 loài loài chim săn mồi có quan hệ gần gũi với chim cắt thực thụ, nhưng có kích thước rất nhỏ (vài chục đến 100 gram). Các loài điển hình thuộc chi Microhierax. Hầu hết trong số chúng là các loài chim săn mồi nhỏ nhất, như Cắt sẻ Philippine, Cắt sẻ chân đen, Cắt sẻ mặt trắng, Cắt sẻ chân đỏ, chỉ dài 15 cm, sải cánh 30 cm và cân nặng khoảng 30g. Chúng ăn chủ yếu sâu bọ, ngoài ra còn cả những động vật có xương sống nhỏ.
Cắt cười (Laughing Falcon).
Loài chim duy nhất trong chi Herpetotheres phân bố ở khu vực Trung và Nam Mỹ với kích thước trung bình (dài 46–56 cm, sải cánh 79–94 cm và cân nặng 410-800 gram). Chúng bay chậm, kết hợp đập cánh nhanh và lượn. Thích quan sát mặt đất từ trên một cành cây. Chúng chủ yếu bắt các loài bò sát và hiếm hơn, động vật gặm nhấm nhỏ, dơi và rết. Bắt mồi bằng cách lao vào con mồi khi đang bay và mổ vào đầu.
Chim cắt rừng (Forest falcon).
Gồm 7 loài chim chim săn mồi trong họ Cắt sống ở Trung và Nam Mỹ, có kiểu sống giống với diều hâu rừng hơn là chim cắt, thích nghi với sự nhanh nhẹn trong môi trường rậm rạp hơn là tốc độ trong môi trường thoáng đãng. Chúng có kích thước trung bình (vài trăm gram) với đôi cánh ngắn, đuôi dài, và thính giác rất tốt. Lối săn mồi giống như diều hâu rừng, bằng cách nấp và đợi con mồi đi qua và bắt con mồi bằng một cuộc rượt đuổi nhanh. Chúng là những kẻ đi săn linh hoạt, sáng tạo, một số có thể bắt mồi trên mặt đất bằng chân. Con mồi có thể là chim, bò sát hoặc động vật có vú. Tất cả chúng thuộc về chi Micrastur, ví dụ Cắt rừng cổ cồn
Chim cắt kền kền (Caracara).
Gồm khoảng 10 loài chim có kích cỡ trung bình đến khá lớn (vài trăm gram đến 2 kg) trong họ Cắt sống ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Không giống với Chim cắt thực thụ, các loài Caracara có cánh rộng, mặt ít lông, bay chậm và có lối sống chủ yếu ăn xác chết. Loài điển hình như Cắt kền kền lớn thuộc chi Phalcoboenus.
Chim săn mồi ban đêm.
Bộ Cú
Bao gồm khoảng 210 loài thuộc 27 chi trong Họ Cú mèo và Họ Cú lợn.
Họ Cú lợn.
Bao gồm 17 loài chim săn mồi ban đêm cỡ trung bình đến khá lớn (vài trăm gram đến trên 1 kg), đầu to, khuôn mặt hình trái tim, chân khá dài, cánh dài và đuôi ngắn. Thính giác cực kỳ tốt, đồng thời khi bay không phát ra tiếng động giúp chúng dễ dàng tiếp cận con mồi. Con mồi chủ yếu là các loài động vật gặm nhấm, ngoài ra còn ăn các động vật nhỏ khác. Hầu hết là các loài thuộc chi Tyto, ví dụ Cú lợn lưng xám.
Họ Cú mèo.
Khoảng 190 loài trong 25 chi, với kích cỡ từ nhỏ đến lớn (vài chục gram đến khoảng 4 kg). Bao gồm các loài Dù dì (Horned owl, eagle-owl), Hù (earless owls), Cú mèo (scops-owls, Screech owl), Cú vọ (Hawk-owl, pygmy owl, owlet). Khác với các loài trọng họ Cú lợn, nhiều loài trong số chúng có thị giác rất tốt và hoạt động một phần vào ban ngày.
Cú mèo.
Cú mèo là những loài cú có dáng vẻ nhanh nhẹn, kích thước từ nhỏ đến trung bình (vài chục đến vài trăm gram), trong đó hầu hết là tương đối nhỏ. Nhiều loài trong số chúng đặc trưng bởi khuôn mặt có một túm lông cứng ở trên đầu trông giống như tai mèo. Bao gồm các loài cú mèo thường (chi Otus, 45 loài, đa phần là tương đối nhỏ), cú mèo châu Mỹ (chi Megascops, 26 loài phân bố ở châu Mỹ, đa phần là nhỏ), cú lửa (chi Asio, 6 loài, kích thước trung bình), cú mặt trắng (chi Ptilopsis), cú mào, cú bờm. Loài điển hình là Cú mèo châu Âu.
Dù dì.
Đây là những loài cú có hình dáng tương tự cú mèo, với túm lông kiểu tai đặc trưng, nhưng có kích thước lớn hơn (khoảng vài trăm gram đến vài kg). Chúng chủ yếu thuộc chi Bubo (khoảng 25 loài). Trong số chúng gồm những loài lớn nhất trong Bộ Cú, như Cú đại bàng Á Âu, Cú cá Blakiston có thể có kích thước tương đương với đại bàng (dài tới 70 cm, sải cánh gần 2m và cân nặng trên 4 kg). Chúng có cánh rộng, móng vuốt rất mạnh mẽ và có thể săn được những con mồi khá lớn. Một số loài ăn cá, trong khi một số loài săn bắt chim và động vật có vú nhỏ.
Cú vọ.
Khác với cú mèo, hầu hết các loài cú vọ không có túm lông hình tai trên mặt, một số có khuôn mặt hao hao giống với các loài chim diều hâu. Các loài cú vọ thông thường (chi Glaucidium, khoảng 30 loài, chi Athene, 6 loài, chi Aegolius, 4 loài, cú lùn, cú ria dài, cú diều phương Bắc) với kích thước từ nhỏ đến trung bình, trong đó hầu hết là nhỏ. Các loài cú vọ Úc (chi Ninox, khoảng 20 loài, Cú vọ Papua) phân bố ở châu Đại Dương, Đông và Nam châu Á, và một loài ở Madagaxca, có kích thước từ nhỏ cho tới khá lớn (vài chục gram đến gần 2 kg). Những loài nhỏ nhất trong bộ Cú, chỉ dài 13 cm, cân nặng khoảng 40 gram, thuộc về các loài cú vọ như Cú ria dài, Cú lùn. Loài lớn nhất trong nhóm này là Cú vọ lực sĩ có thể đạt tới khối lượng 1-1,7 kg.
Hù.
Giống với nhiều loài cú vọ, các loài hù không có túm lông hình tai trên mặt, với khuôn mặt hình tròn kiểu trái tim. Chúng có kích thước từ trung bình cho tới khá lớn (khoảng vài trăm gram đến gần 2 kg) và thuộc vào các loài Hù (chi Strix, khoảng 20 loài, gồm cả chi Ciccaba), Hù đeo kính (chi Pulsatrix, 4 loài). Loài lớn nhất là Hù xám lớn là loài có chiều dài cơ thể dài nhất trong Bộ Cú, trung bình là 72 cm đối với con mái và 66 cm với con trống. | 1 | null |
, (tiếng Anh: Whisper of the Heart) là phim thứ 8 (theo thứ tự thời gian công chiếu tại rạp) trong danh sách các phim chính kịch dạng anime của Studio Ghibli.
Đạo diễn của phim là Kondō Yoshifumi với kịch bản được Miyazaki Hayao chuyển thể từ manga cùng tên của Aoi Hiiragi. Đây cũng là phim chiếu rạp đầu tiên của Studio Ghibli mà đạo diễn không phải là Miyazaki Hayao hay Takahata Isao.
Phim được công chiếu vào ngày 15 tháng 7 năm 1995 cùng một phim ngắn khác của Studio Ghibli là On Your Mark.
Năm 2002, Studio Ghibli ra mắt một tác phẩm khác cũng được chuyển thể từ manga của Aoi Hiiragi là Loài mèo trả ơn với sự xuất hiện trở lại của một số nhân vật trong phim này. Tại Việt Nam, phim được chiếu trên SAM - BTV11 vào ngày 28 tháng 4 năm 2016 với tựa "Lời thì thầm của trái tim".
Tóm tắt nội dung.
Nhân vật nữ chính - Tsukishima Shizuku - một học sinh trung học 14 tuổi sống cùng bố mẹ trong một căn hộ chung cư ở Tama New Town, thuộc Tây Tokyo. Cô rất thích đọc sách và có một người bạn thân tên Harada Yuko.
Chuyện bắt đầu khi cô phát hiện các thẻ mượn sách thư viện luôn xuất hiện cái tên Amasawa Seiji.
Trong lần đi gặp Yuko tại trường, cô gặp một cậu học sinh - người mà sau này cô mới biết là Seiji. Cô có cái nhìn không thiện cảm với cậu trong lần gặp này.
Trên chuyển tàu điện đến thư viện địa phương, cô phát hiện con mèo Moon (Muta). Con mèo dẫn cô đến của hàng đồ cổ. Tại đây, cô bé quen biết ông Nishi Shiro và lần đầu tiên gặp bức tượng con mèo tên Baron Humbert von Gikkingen.
Năm học mới bắt đầu, Shizuku cố gắng tìm thông tin về người tên Amasawa Seiji và thêm một lần nữa gặp mặt Seiji. Lúc đó cô cũng vừa viết xong một lời tiếng Nhật cho bài hát "Take Me Home, Country Roads".
Sugimura - một bạn học chung - bày tỏ tình cảm với cô. Điều này làm cô bị sốc vì Yuko có tình cảm với Sugimura.
Cô lang thang đến cửa hàng đồ cổ và gặp lại cậu con trai lúc trước. Cô bắt đầu khâm phục tài năng làm đàn của cậu. Họ cùng đàn và hát bài Country Roads bằng tiếng Nhật. Cô bất ngờ khi biết được Amasawa Seiji chính là người mình đã gặp từ lâu.
Sau lần gặp đó, Seiji thông báo với cô rằng cậu sẽ đến Cremona, Ý để học thành thạo nghề làm đàn vĩ cầm. Cô quyết định viết một câu chuyện để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Cô dùng toàn bộ thời gian để viết. Điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường khiến gia đình lo lắng. Nhưng cuối cùng câu chuyện cũng tạm hoàn thành.
Ông Nishi đọc xong câu chuyện và cảm nhận được sự đồng cảm với mối tình thời trẻ của mình. Họ cùng ăn mì và ông kể lại về mối tình tại Đức của ông, nơi ông và người yêu phát hiện ra đôi tượng gia đình Baron. Nhưng một bức tượng cần được đi sửa chữa nên ông và Baron cùng về Nhật chờ đợi người yêu và bức tượng kia đến đoàn tụ. Chiến tranh thế giới nổ ra và họ không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Shizuku trở về nhà, cô hứa với gia đình sẽ chăm chỉ học tại trường rồi ngủ một giấc thật sâu. Sáng hôm sau, Seiji vừa xuống chuyến bay sớm vội đến chở cô đi đón bình mình.
Hai người cùng ngắm cảnh mặt trời mọc ở Tokyo và Seiji bày tỏ ý nguyện sẽ cưới cô sau khi học nghề xong. Cô vui vẻ nhận lời.
Thực hiện.
"Lời thì thầm của trái tim" ra đời đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong lịch sử xưởng phim hoạt hình Ghibli. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên trong lịch sử xưởng phim, một anime lại được giao vào tay một người đạo diễn khác ngoài Miyazaki Hayao và Takahata Isao. Quay lại thời điểm ra đời của bộ phim vào năm 1995, dường như Ghibli đã tìm được một tiếng nói mới cho mình, một đạo diễn có đủ tài năng để sánh ngang với hai nhà sáng lập xưởng phim. Những ai gắn bó với Ghibli hiển nhiên không xa lạ với cái tên Kondō Yoshifumi, vì ông đã góp mặt trong rất nhiều tác phẩm của Ghibli với vai trò giám chế hoạt hoạ. Nhưng đây là lần đầu tiên ông xuất hiện với vai trò đạo diễn. Sự thành công của bộ phim sau khi ra đời dường như báo hiệu việc Kondō rất có khả năng sẽ là người kế thừa Miyazaki, lúc ấy đang có kế hoạch về hưu. Thế nhưng, cuộc đời của đạo diễn đột ngột bị cắt ngắn ở tuổi 47 bởi một cơn phình động mạch. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Bug là một trong 3 chiến dịch quân sự do khối Liên minh Trung tâm tổ chức nhằm vào quân đội Nga vào cuối năm 1915 trên Mặt trận phía Đông của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ phía bắc Galicia, chiến dịch được cụm tập đoàn quân Đức–Áo-Hung của thống chế August von Mackensen tiến hành từ ngày 29 tháng 6 cho đến ngày 30 tháng 9 trên một mặt trận rộng lớn giữa các sông Bug và Wisla. Kết thúc chiến dịch, liên quân Đức-Áo đạt được thắng lợi lớn và gây cho quân Nga tổn thất hết sức nặng nề, vượt cả trận Tannenberg.
Bối cảnh.
Sau khi cụm tập đoàn quân Đức–Áo-Hung dưới quyền thống chế August von Mackensen đoạt lại Lemberg và phần lớn Galicia trong chiến dịch tấn công Gorlice-Tarnów (2 tháng 5 – cuối tháng 6 năm 1915), một chỗ lồi của quân Nga đã được hình thành quanh Warszawa. Để thanh toán chỗ lồi này, đại tướng Erich von Falkenhayn – tổng tham mưu trưởng Đức quyết định hoãn lại kế hoạch thôn tính Serbia của mình trong khi tổng tham mưu trưởng quân đội Áo-Hung – đại tướng Franz Conrad von Hötzendorf gác lại các kế hoạch đánh phủ đầu Ý, nước vừa tuyên chiến với Áo-Hung vào ngày 23 tháng 5. Được sự chấp thuận của hoàng đế Wilhelm II, Falkenhayn hát lệnh cho Mackensen tràn quân lên phía bắc và đánh đến Brest-Litovsk. Đồng thời, tập đoàn quân số 12 Đức dưới quyền đại tướng Max von Gallwitz được lệnh đánh qua khu vực Mlava theo hướng đông nam và tiến thẳng về phía tây Warszawa. Trong khi các gọng kìm của Mackensen và Gallwitz hợp vây Ba Lan, tập đoàn quân Niemen do đại tướng Otto von Lauenstein sẽ phát động Chiến dịch tấn công Courland nhằm duy trì áp lực lên quân Nga trên mạn này.
Tại Galicia lúc bấy giờ, lực lượng của Mackensen bao gồm tập đoàn quân số 11 Đức do ông trực tiếp chỉ huy, tập đoàn quân Bug của Đức-Áo do đại tướng Alexander von Linsingen chỉ huy và tập đoàn quân số 4 Áo do đại công tước Joseph Ferdinand chỉ huy. Bên phải họ có 8 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn kỵ binh của tập đoàn quân số 1 Áo (tướng Pulhallo), đã được các bộ chỉ huy khối Trung tâm đặt luôn vào tay Mackensen. Tổng cộng, Mackensen huy động được 33,5 sư đoàn bộ binh và 2 sư đoàn kỵ binh để tấn công 33 sư đoàn bộ binh và 6,5 sư đoàn kỵ binh các tập đoàn quân số 3, 8 và 13 Nga. Trong khi phần lớn lực lượng của họ là tân binh không có nhiều kinh nghiệm tác chiến, quân Nga bị thiếu hụt tiếp tế và không thể xây dựng một hệ thống chiến hào đủ vững chắc để ngăn chặn sức tiến công như vũ bão của Đức. Tuy vậy, bộ chỉ huy tối cao Nga ("Stavka") tuyệt đối không cho phép tiến hành một cuộc rút lui chiến lược nào.
Diễn biến.
Sau khi đóng quân theo hướng sông Bug và sông Wisla vào ngày 29 tháng 6, Mackensen điều đại bác bắn phủ đầu quân Nga vào hôm sau. Đạn pháo Đức đã chụp lên những vị trí tiền tuyến dày đặc lính Nga và gây thương vong ghê gớm. Một số đơn vị Nga bị giảm xuống còn có 1 nửa hoặc 1/3 binh lực của mình. Tiếp theo đó, bộ binh Đức ào ạt xung phong và liên tiếp đánh thủng các tuyến phòng thủ được xây dựng vội vã của Nga. Mặc dù 4 quân đoàn của tập đoàn quân số 13 Nga đã chặn được 1 mũi tấn công của tập đoàn quân số 4 Áo-Hung gần Krasnik vào ngày 9 tháng 7, thắng lợi của khối Trung tâm ở các nơi khác đã buộc quân Nga phải rút chạy trên toàn tuyến. Vào ngày 18 tháng 7, quân Đức đục một lỗ thủng lớn vào phòng tuyến quân Nga tại Krasnostav và bắt được 15.000 lính Nga. Cùng với các đòn đánh của quân Đức tại Narev và Kurland trên mạn bắc, cuộc bại trận ở Krasnotav đã thúc ép bộ chỉ huy tối cao Nga rút bỏ Warszawa và pháo đài Ivanogrod trong tay quân Đức.
Do chiến dịch đòi hỏi một lượng tiếp tế khổng lồ mà không phải lúc nào cũng được vận chuyển bằng đường sắt, các chỉ huy khối Trung tâm chủ trương tiến công theo từng giai đoạn ngắn. Bằng hàng loạt đợt tấn công hạn chế, quân đội Đức-Áo đã giành được Lublin vào cuối tháng 7, Cholm (Chelm) vào ngày 1 tháng 8 và Brest-Litovsk vào ngày 26 tháng 8. Quân Nga phải tháo chạy đến tận vùng đầm lầy Pripet. Đến đây, do địa hình lầy lội trì hoãn các hoạt động vận tải và gây bệnh tật lan tràn trong hàng ngũ binh lính, chiến dịch bắt đầu chấm dứt và khối Trung tâm chuyển dần lực lượng sang Serbia, nơi họ dự định phát động một cuộc tấn công quy mô lớn dưới sự chỉ huy của Mackensen. Quân Áo chiếm được Lutsk vào ngày 31 tháng 8, nhưng vào ngày 22 tháng 9, tướng Aleksei Brusilov đem tập đoàn quân số 8 Nga đánh bọc sườn trái tập đoàn quân số 4 Áo, đoạt lại Lutsk và thêm 70.000 lính Áo vào danh sách tù binh của Nga. Một tuần sau, quân Đức tấn công Lutsk và quét sạch quân Nga khỏi đây. Tiền tuyến mới của Nga được thành lập cách Warszawa 354 km về mạn đông. | 1 | null |
Ân () là một nước chư hầu vào thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi Cơ Phát đánh bại Trụ Vương, tiêu diệt nhà Thương (hay nhà Ân), đã lên ngôi thiên tử, lập ra nhà Chu, tức Chu Vũ Vương. Chu Vũ Vương biết lòng người còn nhớ nhà Ân, theo kiến nghị của Chu Công Đán nên không làm tuyệt hương hoả nhà Ân và đã làm lễ cáo tế trời đất, cho con của Trụ Vương là Vũ Canh tiếp tục cai trị đất Ân. Nước Ân đóng đô tại thủ đô của triều Thương trước đây (tức Ân Khư), lãnh thổ của Ân gần tương ứng với khu vực bắc bộ tỉnh Hà Nam, nam bộ tỉnh Hà Bắc và đông nam bộ tỉnh Sơn Tây ngày nay.
Các vùng xung quanh nhà Ân còn chưa hoàn toàn thần phục nhà Chu, nên Chu Vũ Vương chia làm ba khu vực: phong cho em trai Vũ Vương là Thúc Xử () cai quản nước Hoắc (霍); một em trai khác của Vũ Vương là Thúc Tiên được phong nước Quản còn người em Thúc Độ được cai quản nước Sái. Trên danh nghĩa, ba người em của Chu Vũ vương có trách nhiệm giúp đỡ Vũ Canh, nhưng trên thực tế, Chu Vũ Vương dùng họ để giám sát, kiềm chế nước Ân, vì vậy sử gọi họ là "Tam giám".
Sau khi Chu Vũ Vương mất, thái tử Tụng kế vị, tức Chu Thành Vương. Do Chu Thành Vương còn nhỏ tuổi nên Chu Công Đán nhập kinh phụ chính. Vũ Canh ở đất Ân nhân cơ hội nhà Chu mới dựng, vua mới của nhà Chu còn nhỏ, nên định khôi phục nhà Ân. Thúc Tiên, Thúc Xử và Thúc Độ bất mãn, lại nghe theo lời dụ của Vũ Canh, đều đồng tình theo Vũ Canh chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương.
Không lâu sau, Vũ Canh cùng Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ và các bộ lạc Đông Di nổi dậy chống nhà Chu, tức loạn Tam Giám (三监之乱). Sử sách không nói rõ chi tiết diễn biến cuộc chiến, nhưng ghi lại cuộc chiến kéo dài trong 3 năm. Sau cùng, Chu Công Đán đánh bại được quân của Vũ Canh. Vũ Canh bị Chu Công Đán giết chết, nước Ân tồn tại chỉ duy nhất 1 đời vua đã cáo chung. Sau đó Chu Công chia đất Ân làm đôi, một nửa phong cho người tông thất khác của nhà Ân là Vi Tử Khải ở nước Tống để giữ hương hoả nhà Ân còn nửa kia phong cho người em khác của Chu Vũ Vương là Khang Thúc Cơ Phong, đặt quốc hiệu là Vệ. | 1 | null |
Cá heo đầu bò là cá heo thuộc chi Lissodelphis. Chi này bao gồm hai phân loài là cá heo đầu bò phương bắc ("Lissodelphis borealis") và cá heo đầu bò phương nam ("Lissodelphis peronii"). Đặc điểm chung của chi này là chúng có màu đen, phía dưới có màu trắng và không có vây lưng. Chúng là các thành viên nhỏ nhắn và thanh mảnh của họ cá heo đại dương. Mặc dù các nhà khoa học đã biết về chúng từ lâu (loài phía Bắc đã được xác định bởi Peale trong năm 1848 và loài phía Nam được xác định bởi Lacépède vào năm 1804) nhưng lịch sử, cuộc sống cũng như hành vi của chúng thì ít được biết đến.
Các loài phía Nam chịu áp lực từ hoạt động đánh bắt cá voi ở Peru còn loài phía Bắc không bị săn bắt nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, hàng chục ngàn con ở phía bắc đã bị thiệt mạng trong những năm 1980 do chúng bị mắc trong các lưới đánh cá.
Mô tả.
Cả hai loài cá heo đầu bò có cơ thể thanh mảnh, nhỏ, nhọn, với chân chèo nhỏ. Đặc điểm dễ nhận thấy của loài này là chúng không có vây lưng. Cá heo đầu bò phương bắc sống duy nhất chỉ ở Thái Bình Dương. Tương tự như vậy, cá heo đầu bò phương nam chỉ được tìm thấy ở Nam bán cầu. Có thể dễ dàng phân biệt hai loài này (ngoài sự phân biệt phạm vi địa lý sinh sống) bởi mức độ của màu trắng trên cơ thể giữa hai loài. Cả hai đều có cái bụng trắng, tuy nhiên, khu vực màu trắng của loài cá heo đầu bò phương nam nhiều hơn so với loài ở phương bắc - bao gồm cả ở hai bên sườn, chân chèo, mỏ và trán.
Cá heo đầu bò phương bắc dài khoảng 220 cm đối với con đực trưởng thành và 200 cm đối với con cái, nặng tối đa từ 80 – 90 kg. Chúng trưởng thành và có khả năng sinh sản khi đạt 10 năm. Cá heo con mới sinh dài khoảng bằng một nửa so với chiều dài của cha mẹ chúng.
Cá heo đầu bò phương nam thường lớn hơn một chút (lên đến 250 cm) và nặng hơn (lên tới 100 kg). Cả hai loài cá heo đầu bò đều có tuổi thọ có thể lên tới 40 năm.
Phân bố.
Cá heo đầu bò phương bắc phân bố rộng rãi tại các khu vực ôn đới của Bắc Thái Bình Dương từ Kamchatka, Nhật Bản ở phía Tây đến British Columbia, bán đảo Baja California ở phía Đông. Nguồn thức ăn chính của chúng là mực. Người ta không biết chính xác việc di cư của chúng nhưng vào mùa đông và mùa xuân chúng được thấy ở California. Ước tính hiện nay có khoảng 14.000 con ở gần bờ biển Bắc Mỹ.
Cá heo đầu bò phương nam phân bố gần Nam Cực từ khoảng 40 ° đến 55 ° thành một dải liên tục. Nhiều nhất là ở khu vực biển Tasmania.
Hành vi.
Cả hai loài này đều sống theo đàn, có thể với các loài cá heo khác, các nhóm có thể lên đến 3000 con. Các nhóm có thể có cả cá voi hoa tiêu, cá voi sát thủ cá heo Dusky (ở phía nam) và Cá heo hông trắng Thái Bình Dương (ở phía bắc). Cá heo đầu bò là một trong những loài cá heo bơi nhanh nhất, (có thể đạt vận tốc trên 40 km/h). Chúng có thể tạo không khí ồn ào bằng việc đập đuôi vào nước hoặc cũng có thể tạo ra sự im lặng gần như người ta không thể phát hiện ra chúng. Ở tốc độ cao, cá heo đầu bò nhảy cao lên đến 7 mét. Hầu hết chúng tránh xa khỏi tàu bè nhưng số ít cũng di chuyển cùng. | 1 | null |
Chiến dịch Faustschlag (có thể dịch là "Quả thụi", "Cú đấm" hoặc "Tiếng sét") là một chiến dịch tấn công của khối Liên minh Trung tâm trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 18 tháng 2 cho đến ngày 3 tháng 3 năm 1918, sau khi Lev D. Trotsky rời khỏi vòng đàm phán. Với chiến dịch này, quân đội Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Erich Ludendorff đã đánh bật được quân đội Nga Xô viết trên suốt 402 km, buộc chính quyền Bolshevik Nga phải ký kết Hòa ước Brest-Litovsk, chấm dứt sự tham chiến của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến dịch Faustschlag với chiến thắng nhanh chóng của quân đội Đức cũng cho thấy họ là bậc thầy của "Chiến tranh đường sắt" ("der Eisenbahnfeldzug"). Mặc dù giao tranh đã kéo dài trong vòng 14 ngày, V. I. Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik, đã gọi đây là "Cuộc chiến Mười một ngày" do đại biểu của nước Nga Xô viết đã đến Brest để thỉnh cầu hòa bình vào ngày thứ 11 của chiến dịch.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1917, một hiệp định đình chiến đã được ký kết giữa Nhà nước Nga Xô viết non trẻ và khối Liên minh Trung tâm tại Brest-Litovsk và đàm phán hòa bình bắt đầu. Người Đức đã đưa ra những điều khoản khe khắt mà giới lãnh đạo Nga không tiên liệu. Đại biểu Bolshevik, Lev D. Trotsky, từ chối ký kết hòa ước ban đầu trong khi thực hiện một cuộc ngừng bắn đơn phương, theo chính sách "Không chiến tranh, không hòa bình". Trước tình hình đó, vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, tướng Max Hoffmann gửi điện báo cho Nga, rằng đình chiến sẽ kết thúc ngày 18 tháng 2. Thật vậy, vào ngày 18 tháng 12, cuộc chiến trên Mặt trận phía Đông đã tái diễn: một cuộc tấn công 3 mũi đã bùng nổ, với các lực lượng Đức vượt sông Dvina và chiếm được thành phố Pskov. Trên 50 sư đoàn Đức không hề vấp phải sự kháng cự đáng kể của quân Nga. Thời tiết xấu gây gián đoạn và tình trạng nghèo nạn của tiếp tế Nga là những vấn đề thực sự duy nhất. Trong vòng 1 tuần lễ, quân đội Đức đã có được bước tiến lớn. Cuối tháng 2, đạo quân phía bắc của Đức đã chiếm được Narva, đạo quân trung tâm của họ cũng tiến về Smolensk trong khi đạo quân phía nam đã đánh tới Minsk vào ngày 21 tháng 2. Đạo quân phía nam đánh chiếm Ukraina và làm chủ được Kiev vào đầu tháng 3. Đồng thời, tại vùng Kavkaz, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đánh xa đến Baku.
Tình hình cho Lenin thấy là ông không có một đội quân để chiến đấu. Mặc dù ban đầu phần lớn giới lãnh đạo Nga mong muốn tiếp tục chiến tranh, họ đã quyết định thiết lập hòa bình trong một cuộc bầu ngang phiếu. Theo Lenin, điều quan trọng nhất là phải bảo vệ quyền kiểm soát của đảng Bolshevik tại Nga và hòa ước sẽ không kéo dài lâu. Sau khi người Nga đã trở lại vòng đàm phán, quân đội Đức vẫn tiếp tục tiến công và đến gần Petrograd, buộc Nga phải chuyển thủ đô về Moskva. Vào ngày 3 tháng 3, hòa ước Brest-Litovsk đã được ký kết, chấm dứt Chiến dịch Faustschlag. Mặc dù vậy, sau hòa ước Brest-Litovsk, các hoạt động quân sự của Đức vẫn tiếp diễn tại vùng Kavkaz và Krym. Đến cuối tháng 4 năm 1918, các lực lượng Đức đã làm chủ hoàn toàn Phần Lan. | 1 | null |
Bayano là một con sông thuộc tỉnh Panama, nước Panama. Tên Bayano là cái tên người ta gọi nhằm chỉ khúc sông thuộc thượng nguồn sông Chebo.
Cái tên Bayano được đặt theo tên của lãnh tụ, lãnh đạo cuộc nổi dậy nô lệ ở Panama thế kỷ XVI. Một con đập đã được xây dựng trên sông này vào những năm 70, đã tạo ra hồ Bayano, là nơi sản xuất nguồn điện chủ yếu cung cấp cho thủ đô Panama. | 1 | null |
Ngu () là một nước chư hầu vào thời Tây Chu và Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Hình thành.
Theo Sử ký của Tư Mã Thiên thì vua đầu tiên của nước Ngu là Cơ Trọng (姬仲), sau khi Chu Vũ Vương diệt được nhà Thương định phong hầu cho con cháu Thái Bá và Trọng Ung (2 bác của Chu Văn Vương) thì trước đó Thái Bá đã kiến lập nước Ngô ở khu vực Thái Hồ thuộc Man Di rồi. Thái Bá không có con nên truyền ngôi cho em là Trọng Ung, Vũ Vương bèn phong cho Cơ Trọng là em Cơ Chu Chương (cháu 4 đời của Trọng Ung) làm vua nước Ngu ở Trung Nguyên.
Diệt vong.
Năm 658 TCN, Tấn Hiến công quyết định phát động chiến dịch đánh nước Quắc. Tuy nhiên nước Quắc và nước Ngu là láng giềng, thường cứu trợ lẫn nhau. Theo kế của Tuân Tức, vua Tấn sai người lấy ngựa tốt và xe đẹp tặng Ngu công để mượn đường đánh Quắc. Ngu công bằng lòng cho Tấn mượn đường đánh Quắc và cam kết sẽ không cứu viện cho nước Quắc nữa. Tấn Hiến công mang quân đánh Quắc, chiếm đất Dương Hạ.
Năm 654 TCN, Tấn lại mượn đường nước Ngu để đánh Quắc lần thứ hai. Đại phu nước Ngu là Cung Chi Kỳ (宮之奇) khuyên vua Ngu không nên đồng ý mà nên liên minh với Quắc vì hai nước ở địa thế che chở cho nhau; nếu cho mượn đường thì Tấn sẽ diệt cả Ngu sau khi diệt Quắc. Tuy nhiên Ngu công không nghe, Cung Chi Kỳ bèn bỏ đi. Kết quả quân Tấn kéo sang đánh, nước Quắc yếu không chống nổi, lại không có cứu viện của nước Ngu nên bị tiêu diệt..
Sau khi diệt Quắc, Tấn Hiến công mang quân quay lại đánh úp nước Ngu, diệt nốt nước Ngu, bắt sống Ngu công và Bách Lý Hề (百里奚). Nước Ngu truyền từ Ngu Trọng được Chu Vũ vương phong tới đó chấm dứt. Việc mượn đường Ngu diệt Quắc của Tấn Hiến công được đời sau gọi là "Giả đạo phạt Quắc" (假道伐虢), một trong ba mươi sáu kế sách lược của quân sự Trung Quốc cổ đại.
Theo "Bình Lục huyện chí" bản Càn Long thời nhà Thanh, tường đô thành nước Ngu rộng 2,5 mét theo chiều bắc-nam, dài 2 km theo chiều đông-tây. Di chỉ thành cổ nước Ngu nay là một trong các đơn vị văn vật được bảo hộ của tỉnh Sơn Tây. | 1 | null |
I Got a Boy (tạm dịch: "Tôi có một anh chàng") là album phòng thu tiếng Hàn thứ tư của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation, được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2013 bởi SM Entertainment. Đây là album tiếng Hàn đầu tiên của nhóm sau 14 tháng tạm dừng hoạt động. Album được miêu tả là một "cỗ máy thời gian", khám phá cả quá khứ lẫn tương lai của nhóm.
Đĩa đơn mở đường của "I Got a Boy", "Dancing Queen" được phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Bài hát chủ đề, "I Got a Boy" được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Theo "Billboard", album này kết hợp những yếu tố của nhiều thể loại nhạc khác nhau như nhạc new way, nhạc điện tử cũng như R&B đương đại và sẽ thu hút không chỉ những người hâm mộ của nhóm mà còn cả khán giả nhạc pop.
Phát triển.
Trong số tháng 11 năm 2013 của tạp chí thời trang Hàn Quốc "Céci", Seohyun cho biết nhóm đã chuẩn bị cho album này được một thời gian. Theo kế hoạch ban đầu, Girls' Generation sẽ quay trở lại tại Hàn Quốc vào khoảng tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hủy bỏ để nhóm tập trung vào các hoạt động quảng bá tại Nhật cho đến hết năm 2012. Nhưng trong khoảng thời gian đó, họ cũng thực hiện việc thu âm và chuẩn bị cho một album tiếng Hàn. Ngày 16 tháng 11 năm 2012, Girls' Generation được công bố là sẽ quay trở lại tại Hàn Quốc sau 14 tháng. Ngày 11 tháng 12 năm 2012, đại diện của SM Entertainment cho biết nhóm đang trong những giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện album tiếng Hàn thứ tư của mình, tuy nhiên, ngày phát hành vẫn chưa được quyết định.
Quảng bá.
Girls' Generation biểu diễn một số bài hát trong album bao gồm "I Got a Boy", "Dancing Queen", "Promise" và "Lost in Love" lần đầu tiên trên chương trình đặc biệt "Girls’ Generation’s Romantic Fantasy" của đài MBC vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Sau đó, cùng với "I Got a Boy" và "Dancing Queen", nhóm quay trở lại trên các chương trình âm nhạc hàng tuần bao gồm "M! Countdown" của Mnet, "Music Bank" của KBS, "Music Core" của MBC và "Inkigayo" của SBS lần lượt vào các ngày 3, 4, 5 và 6 tháng 1 năm 2013. Nhóm cũng biểu diễn "I Got a Boy", "Talk Talk" và "Dancing Queen" trong một buổi diễn "ảo" được phát sóng trực tiếp trên Naver Music vào ngày 5 tháng 1 năm 2013.
Đĩa đơn.
"Dancing Queen" được phát hành với vai trò là đĩa đơn mở đường cho album vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Bài hát được làm lại từ "Mercy" của ca sĩ Duffy vào năm 2008. "Dancing Queen" đã đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến Hàn Quốc trong ngày đầu tiên phát hành.
"I Got a Boy" được phát hành trực tuyến vào ngày 1 tháng 1 năm 2013. Video âm nhạc của bài hát được ra mắt cùng với album vào 5 giờ chiều ngày 2 tháng 1 năm 2013 theo giờ Hàn Quốc.
Doanh số.
Sau khi được phát hành, "Dancing Queen" ngay lập tức đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc, bao gồm Naver Music, MelOn, Monkey3, Bugs, Soribada, Olleh Music và Mnet. Một tuần sau, bài hát chiếm vị trí thứ nhất trên cả hai bảng xếp hạng Đĩa đơn và Download của Gaon. "I Got a Boy" đứng đầu bảng xếp hạng iTunes tại nhiều quốc gia ở châu Á đồng thời lọt vào top 20 trên bảng xếp hạng Top Albums. Album xuất hiện lần đầu tiên ở vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng "Billboard" World Album, đồng thời lọt vào các bảng xếp hạng Heatseekers Albums và Independent Albums lần lượt ở các vị trí thứ 2 và 23. | 1 | null |
Phu nhân (chữ Hán: 夫人, tiếng Anh: "Lady" hoặc "Madame") là một danh hiệu để gọi hôn phối của một người đàn ông có địa vị trong xã hội. Từ "Phu nhân" trong tiếng Việt có cách nói khác là Quý bà, Bà chủ hay Lệnh bà.
Trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, Phu nhân là cấp bậc, danh phận của phi tần trong hậu cung. Thời nay trở thành một danh từ chỉ sự tôn trọng đối với phụ nữ, và trong nhiều ngữ cảnh dùng để nói về bất kỳ người phụ nữ trưởng thành nào. Theo chế độ Mệnh phụ có từ thời nhà Tống, thì "Phu nhân" là tước vị cao nhất của một mệnh phụ.
Lịch sử.
Trung Quốc.
Từ thời nhà Chu, Lễ ký - Hôn nghi ghi lại chế độ nội cung như sau: 「"Noi gương cổ nhân dưới Hậu, Thiên tử lập sáu cung, lấy ba Phu nhân, chín Tần, hai mươi bảy Thế phụ, tám mươi mốt Ngự thê"」. Lúc bấy giờ thiên tử xưng Vương, vợ chính phong Vương hậu, dưới Vương hậu là hàng [Phu nhân] gồm có ba người, luận bàn về lễ độ, đức hạnh của bậc hiền phụ. Ngoài ra, chính thê của chư hầu cũng gọi Phu nhân, nhưng tương đối phức tạp một chút, theo chương thứ 16, "Quý thị thiên" (季氏篇) của sách Luận ngữ có viết rằng: 「"Thê tử của Quốc quân, bản thân Quốc quân gọi Phu nhân, Phu nhân tự xưng Tiểu Đồng, người trong nước ấy gọi là Quân phu nhân, nói với người nước khác thì gọi là Quả Tiểu quân, mà người nước khác cũng gọi là Quân phu nhân"」.
Thời Tây Hán, phong hiệu [Phu nhân] là cách gọi các phi tần nói chung dưới Hoàng hậu, về sau lại có thêm Mỹ nhân, Lương nhân, Bát tử..v.v... làm cho hệ thống phi tần có thứ bậc rõ hơn. Dưới thời Hán Vũ Đế sửa lại thêm Tiệp dư, Khinh nga, Dung hoa, Sung y... tuy nhiên vẫn dùng [Phu nhân] như một kiểu nhã xưng, ví dụ như Triệu tiệp dư, sinh mẫu của Hán Chiêu Đế thường được gọi là [Câu Dặc phu nhân] do bà ở Câu Dặc cung. Các vị Hoàng đế sau thời đại của Hán Vũ Đế từ đó không còn sử dụng tước [Phu nhân] để gọi các phi tần.
Năm 1983, phát hiện lăng mộ của Nam Việt Triệu Văn Đế - thời đại gần với Hán Vũ Đế. Tại đây, các sử gia phát hiện có ghi chép hậu cung tần phi của Nam Việt, đều dùng danh hiệu Phu nhân tương tự nhà Hán, như [Hữu phu nhân; 右夫人], [Tả phu nhân; 左夫人], [Thái phu nhân; 泰夫人] và [Khẩu phu nhân; 口夫人].
Đến thời Tam Quốc thì Thục Hán và Đông Ngô duyên dụng, triều đình Tào Ngụy ban đầu liệt [Phu nhân] chỉ dưới Hoàng hậu, sau đó lại thiết lập thêm Quý tần đặt trên [Phu nhân]. Thời nhà Tấn thừa kế phần lớn thể chế của Tào Ngụy, đem [Phu nhân] cùng [Quý tần] và Quý nhân xưng gọi [Tam phu nhân; 三夫人], từ đó hành thành nên cụm danh hiệu [Tam phu nhân] như một dạng vinh hàm trong hệ thống hậu cung.
Thời Nam Bắc triều, Bắc Ngụy thiết [Tam phu nhân] dưới chức Tả Hữu Chiêu nghi và trên chức Tần. Triều Bắc Tề thiết Tam phu nhân gồm: Hoằng Đức (弘德), Chính Đức (正德) và Sùng Đức (崇德), dưới bậc Hoàng hậu và Chiêu nghi, vị ngang với Tam công; sau lại đặt thêm [Thục phi; 淑妃] cùng [Nga Anh; 娥英], vị trí [Tam phu nhân] ở bậc thứ 4 trong hậu cung. Triều Bắc Chu, hệ thống hậu cung phức tạp, có thiết lập [Tam phu nhân] dưới vị trí Hoàng hậu, bao gồm: [Quý phi; 貴妃], [Trưởng Quý phi; 長貴妃] và [Đức phi; 德妃] vị ngang với Tam công. Nam triều Lưu Tống thừa hưởng quy chế nhà Tấn, nhưng đại để đã có sự giản lược, đến thời Lưu Tống Minh Đế thiết Quý phi, Quý tần cùng Quý cơ xưng gọi [Tam phu nhân]. Thời nhà Tùy, định hàng Phu nhân gồm 3 chức: Quý phi, Thục phi và Đức phi, vị Chính nhất phẩm. Từ đó, nhà Đường thiết đặt hậu cung, cách gọi [Phu nhân] là cách khác để ám chỉ hàng Phi.
Sang thời nhà Tống và nhà Minh, tước vị [Phu nhân] là tước hiệu dùng để gia phong cho các ngoại mệnh phụ, như [Quốc phu nhân; 國夫人] và [Quận phu nhân; 郡夫人].
Các quốc gia đồng văn.
Ở Nhật Bản, thời Asuka, Thiên hoàng Tenmu đã thiết lập hậu cung theo giai phẩm như Trung Quốc, trong đó [Phu nhân] có vị trí dưới [Phi], có ba người cùng lúc. Thời Heian, tước [Phu nhân] vẫn còn được sử dụng, trước khi bị Thiên hoàng Junna phế trừ. Từ đó, Nhật Bản không còn sử dụng danh hiệu [Phu nhân] trong hậu cung nữa. Vương quốc Lưu Cầu dựng nên hậu cung có chính thất của Quốc vương là Vương phi, hàng thiếp là [Phu nhân].
Tại Hàn Quốc, thời Cao Câu Ly đã sớm thiết quy chế hậu cung theo kiểu Trung Hoa, trong đó nguyên phối gọi [Chính hậu; 正后], thứ là [Tiểu hậu; 小后], dưới là hàng [Phu nhân] với 3 vị hiệu: [Chính phu nhân; 正夫人], [Trung phu nhân; 中夫人] và [Tiểu phu nhân; 小夫人]. Sang thời nhà Cao Ly, thiết lập 3 cấp [Phu nhân] gồm: [Đại phu nhân; 大夫人], [Phu nhân; 夫人] và [Viện phu nhân; 院夫人]. Thời Cao Ly Quang Tông lập thêm tước [Cung phu nhân; 宮夫人].
Còn tại Việt Nam, [Phu nhân] thời nhà Lý và nhà Trần xuất hiện như một vị hiệu của phi tần, như Ỷ Lan đã từng là Phu nhân. Hoặc sinh mẫu của Lý Anh Tông là Linh Chiếu Thái hậu cũng từng là [Cảm Thánh phu nhân; 感聖夫人], em gái bà là Phụng Thánh phu nhân cũng là phi tần của Lý Thần Tông. Sinh mẫu của Trần Nhân Tông là Nguyên Thánh Thái hậu từng vị [Thiên Cảm phu nhân; 天感夫人], sau đó mới lập Hậu.
Sang thời kỳ nhà Triều Tiên ở Hàn Quốc và nhà Hậu Lê của Việt Nam, hai triều đại này đều mô phỏng quy chế nhà Minh, [Phu nhân] chỉ còn là tước vị của ngoại mệnh phụ.
Chuyển ngữ phương Tây.
Ở các quốc gia nói tiếng Anh, danh xưng tương đương phu nhân là [Lady] hoặc [Madame]. Thế nhưng danh xưng ["Lady"] ở tiếng Anh vừa chỉ phụ nữ đã có gia đình, lớn tuổi hoặc các thiếu nữ, chứ không chỉ gói gọn "phụ nữ đã có gia đình" như ["Phu nhân"], còn ["Madame"] là một từ tiếng Pháp.
Vào thời kỳ Trung Cổ và trước đó, "Lady" chỉ dùng cho các quý mệnh phụ thuộc tầng lớp quý tộc. vào thời gian này, các tước vị như Công tước, Bá tước... đều chưa có các từ nữ hóa, và các phu nhân hoặc nữ chủ nhân tước vị ấy đều chỉ được gọi đơn giản là ["Lady"] cùng tước hiệu hoặc họ. Các vương nữ - con gái của các vị vua chúa Anh trong thời gian này đều chỉ xưng "Lady" (có thể dịch là "Công nương"), như Lady Mary, Lady Elizabeth... mà không phải "Princess", vì mãi đến khi George I của Anh lên ngôi, ông đã quy định dùng "Prince" chỉ các vương tử hoặc nam duệ trực hệ 3 đời của một vị quân chủ, và "Princess" để dùng cho vương nữ, kèm theo đó là danh xưng vương thất thể hiện thân phận của mình là kính ngữ: "Royal Highness". | 1 | null |
Ngụy Văn hầu (chữ Hán: 魏文侯; trị vì: 403 TCN - 387 TCN hoặc 403 TCN-396 TCN), tên thật là Ngụy Tư (魏斯), là vị quân chủ khai quốc của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Ngụy Tư là cháu nội của Ngụy Hoàn tử, tức Ngụy Câu. Vốn họ Ngụy là quan khanh ở nước Tấn, đến đời của Hoàn tử hợp sức với hai nhà Hàn, Triệu diệt họ Trí, trở nên ngày càng hùng mạnh, không còn lệ thuộc vào vua Tấn nữa. Năm thứ 6 đời Tấn Ai công, tức 446 TCN, Ngụy Hoàn tử chết, Ngụy Tư thế tập làm thủ lĩnh họ Ngụy.
Niên đại.
Sử sách đề cập không thống nhất về niên đại của Ngụy Văn hầu. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, năm đầu khi ông lên kế tục dòng họ Ngụy là năm 424 TCN, trong khi các sử gia hiện đại xác định là năm 446 TCN.
Năm ông được Chu Uy Liệt vương phong làm chư hầu, chính thức được gọi là "vua Ngụy" được thống nhất là năm 403 TCN.
Năm ông mất, Sử ký ghi là năm thứ 38, tức là 387 TCN, các sử gia hiện đại lại xác định năm ông mất là 397 TCN – trước đó 10 năm. Như vậy Sử ký xác nhận niên đại Ngụy Văn hầu (3 mốc: bắt đầu ở gia tộc Ngụy – phong chư hầu – mất): là 446 TCN – 403 TCN – 387 TCN; còn các sử gia hiện đại xác định là 424 TCN – 403 TCN – 397 TCN; từ năm 396 được coi là năm đầu của Ngụy Vũ hầu.
Chiêu hiền đãi sĩ.
Ngụy Tư chú trọng thu dụng hiền tài để chấn hưng họ Ngụy. Năm đó Ngụy Tư nghe có người học trò của Khổng Tử là Tử Hạ, dạy học ở Tây Hà, bèn tự mình đến gặp bái làm thầy. Tử Hạ bị lòng chân thành của Ngụy Tư làm cảm động, nên đồng ý theo giúp Ngụy. Tử Hạ khuyên Ngụy Tư chú tâm phát triển kinh tế, lo cho nhân dân, học theo cái đạo Nghiêu Thuấn thời xưa. Ngụy Tư đối với Tử Hà hết lòng cung kính. Sau đó nghe tiếng người tài là Điền Tử Phương, bèn tự thân đến mới, khi Tử Phương đến, Văn hầu cho đãi yến tiệc, lễ nhạc linh đình, Điền Tử Phương thấy thế cười lớn, Ngụy Tư hỏi nguyên do, Tử Phương đáp:
"Làm vua mà không lấy đại tâm mà xem xét cái đạo lý của người xưa, không biết dùng trí mà trị nước, mà chỉ ngồi đây nghe âm nhạc, thần thường nghĩ vua như thế làm sao mà trị nước được."
Ngụy Tư nghe lời Tử Phương, bảo con là thái tử Kích theo học Điền Tử Phương.
Ngụy Tư lại nghe nói Đoàn Cam Mộc ở Tây Hà là người trí tuệ uyên thâm, bèn tự mình đến Tây Hà bái yết, Cam Mộc có ý tránh mặt, bèn ở lại, ngày nào cũng xin vào gặp, không dám ngồi trong xe nữa, Đoàn Cam Mộc cảm động, cũng theo giúp nước Ngụy. Các hiền sĩ thấy Ngụy Tư trọng đãi người hiền, bèn đua nhau đến Ngụy.
Nước Tần xuất binh đánh Ngụy, Đoàn Cam Mộc đích thân ra thuyết vua Tần, nước Tần chẳng mấy chốc lui binh.
Sau đó Ngụy Tư trọng dụng người hiền tài là Lý Khôi, phong làm tướng quốc ban hành cải cách làm cho nước Ngụy phát triển lớn mạnh.
Giữa chiến tranh Hàn, Triệu.
Bấy giờ hai đất Hàn, Triệu phát sinh chiến tranh, quân Hàn sai sứ đến cầu cứu Ngụy Tư, đánh họ Triệu. Văn hầu đáp: "Quả nhân với Triệu hầu tình thân tựa thủ túc, nên không thể giúp quý quốc được."
Đến khi sứ nước Triệu đến, Ngụy Tư cũng nói như thế. Hai nước không ai được Ngụy giúp, đành phải cùng lui binh. Đời sau vẫn khen Ngụy Văn hầu biết khéo dùng lời lẽ phân giải mà giúp hai nước tránh được chiến tranh.
Chiếm Hà Tây.
Đất Hà Tây nằm ở ranh giới Tần, Ngụy, là vùng đất chiến lược quan trọng, là con đường để đi vào Trung Nguyên. Thấy nước Tần suy yếu, Ngụy Tư lại dòm ngó đến đất Hà Tây. Quân Ngụy liên tục tấn công vào lãnh thổ nước Tần, trong khi đó Tần chỉ bị động phòng thủ. Đến năm 408 TCN, quân Ngụy chiếm được Hà Tây, Ngụy Văn hầu thấy Ngô Khởi giỏi dùng binh, thanh liêm công bằng, được lòng quân sĩ, nên cho làm quan thú Tây Hà để chống lại nước Tần và nước Hàn.
Diệt Trung Sơn.
Năm 410 TCN, Ngụy Văn hầu muốn đánh nước Trung Sơn, bèn sai sứ đến xin nước Triệu hợp sức. Triệu Liệt hầu định từ chối, nhưng đại thần Triệu Khắc khuyên nên giúp vì nghĩ rằng Trung Sơn ở gần Triệu hơn, nếu Ngụy không chiếm được thì binh lực suy yếu sẽ có lợi cho Triệu, còn chiếm được thì cũng khó giữ, bởi đất Trung Sơn quá xa, do đó Trung Sơn sẽ về tay Triệu chứ không phải về Ngụy.
Vua Triệu nghe lời. Ngụy Văn hầu theo lời Địch Hoàng, cử Nhạc Dương làm tướng đánh Trung Sơn. Nguyên con trưởng Nhạc Dương là Nhạc Thư đang ở Trung Sơn, nên khi Địch Hoàng tiến cử, các quan đều phản đối, nói Nhạc Dương đến Trung Sơn sẽ thương con mà đầu hàng. Địch Hoàng lấy gia tộc ra bảo đảm, Ngụy Tư mới đồng ý cho Nhạc Dương đánh Trung Sơn.
Nhạc Dương bao vây Trung Sơn đến ba năm, Trung Sơn Vũ công sai giết Nhạc Thư rồi đem thịt cho Nhạc Dương ăn, vậy mà Nhạc Dương vẫn ăn thịt con, sau đó xuất binh tổng tấn công Trung Sơn và diệt nước này.
Nhạc Dương đem quân hồi triều, Văn hầu bèn phong cho đất Linh Thọ, nhưng không dùng nữa, rồi cho con là Ngụy Kích trấn giữ Trung Sơn.
Được phong chư hầu.
Năm 424 TCN, Ngụy Tư xưng hầu, tức Ngụy Văn hầu. Năm 422 TCN, Tấn U công ra ngoài thông dâm với đàn bà nhà dân, bị kẻ trộm trong ấp giết chết. Ngụy Tư mang quân trấn dẹp bọn cướp và lập con U công là Cơ Chỉ lên nối ngôi, tức là Tấn Liệt công. Năm 405 TCN, Ngụy và Hàn, Triệu xin Chu thiên tử phong cho mình làm chư hầu.
Năm 403 TCN, Chu Uy Liệt Vương chính thức thừa nhận Ngụy Văn cùng Hàn Cảnh hầu, Triệu Liệt hầu làm chư hầu ngang hàng với vua Tấn. Từ đó trên lãnh thổ nước Tấn cũ có 4 nước cùng tồn tại là Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy.
Qua đời.
Năm 396 TCN, Ngụy Văn hầu bệnh nặng, gọi Ngô Khởi và Tây Môn Báo về phó thác thái tử. Sau đó Văn hầu qua đời, thái tử Kích nối ngôi, tức Ngụy Vũ hầu. | 1 | null |
Pilea cavernicola là một loài thực vật trong họ Tầm ma, là loài bản địa Trung Quốc. Loài cây này được tìm thấy ở trong hang động ở Phượng Sơn, Hà Trì, Quảng Tây, Trung Quốc. Cây cao khoảng 0,5 m. Cây mọc trong điều kiện ánh sáng rất thấp, chỉ cần môi trường có độ sáng tương đương 0,04% ánh sáng Mặt Trời. Loài này được phát hiện năm 2012 bởi Alex Monro, nhà nghiên cứu thực vật của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại thành phố London, cùng các nhà khoa học Trung Quốc. | 1 | null |
Biển Đức XIII tên thật là Pedro Martínez de Luna y Pérez de Gotor (1328 - 23 tháng 5 năm 1423), được biết đến như là "giáo hoàng nhà Luna" xứ Tây Ban Nha. Ông là một nhà quý tộc Aragon. Giáo hội Công giáo chính thức coi ông là một Giáo hoàng đối lập. Không nên nhầm lẫn với Giáo hoàng Benedict XIII, người trị vì từ ngày 27 Tháng 5 năm 1724 đến ngày 21 tháng 2 năm 1730.
Thời kỳ đầu.
Pedro Martínez de Luna được sinh ra vào năm 1328 tại Illueca, Vương quốc Aragon (một phần của lãnh thổ Tây Ban Nha hiện đại). Sinh ra trong gia đình Luna, ông thuộc về giới quý tộc Aragon. Ông học luật tại Đại học Montpellier, nơi ông lấy bằng tiến sĩ và sau đó giảng dạy về giáo luật. Dòng dõi quý tộc, cộng với kiến thức uyên thâm về giáo luật và cách sống khắc khổ đã giúp ông giành được sự chấp thuận của Giáo hoàng Gregory XI bổ nhiệm vào vị trí Hồng y phó tế của thánh đường Santa Maria ở Cosmedin ngày 20 tháng 12 1375.
Được bầu làm giáo hoàng.
Năm 1377, Pedro de Luna cùng các hồng y khác trở về Rôma với Giáo hoàng Gregory, người đã bị thuyết phục rời khỏi tòa thánh ở Avignon bởi thánh nữ Catherine Siena. Sau cái chết của Gregory vào ngày 27 tháng 3 năm 1378, người dân Roma sợ rằng các vị hồng y sẽ bầu một vị Giáo hoàng người Pháp (Do lúc này số lượng hồng y không phải người Ý chiếm đa số) và sẽ lại di chuyển giáo triều về Avignon. Do đó, dân chúng nổi loạn và bao vây các vị hồng y yêu cầu phải bầu 1 Giáo hoàng người Ý. Cơ mật viện đã bầu Bartolomeo Prignano, Tổng giám mục của Bari vào cương vị Giáo hoàng, người đã lấy danh hiệu là Urban VI. Nhưng vị "Tân giáo hoàng mới" ngay lập tức tỏ ra cứng rắn và có thái độ thù địch với các hồng y. Đến tháng 9 năm 1378, một số hồng y rời khỏi Rôma và triệu tập một hội đồng ở Fondi tuyên bố cuộc bầu cử Urban VI diễn ra trong bối cách bị thúc ép do đó không được thừa nhận. Và họ đã bầu Robert Geneva làm Giáo hoàng mới, bắt đầu một thời kỳ lâu dài của cuộc ly khai phương Tây. Robert Geneva lấy tên hiệu là Clement VII và quay trở lại Avignon.
Sau cái chết của Clement vào ngày 16 tháng 9 năm 1394, các vị hồng y đã gặp nhau tại Avignon. Cơ mật viện bao gồm 11 hồng y Pháp, tám người Ý, bốn người Tây Ban Nha, và một người từ Savoy. Tất cả đều bày tỏ mong muốn hợp nhất giáo hội "Thậm chí nếu cần thiết có thể nhượng giáo hoàng".
Khi tên của một hồng y được đề cử vào danh sách bầu chọn, ông thành thực thú nhận nỗi buồn phiền: "tôi yếu đuối và có lẽ sẽ từ bỏ ngôi vị. Xin đừng để tôi vào sự cám dỗ". Hồng y Luna lên tiếng: "Tôi sẽ từ bỏ ngôi vị của mình một cách dễ dàng như là cởi bỏ một chiếc mũ"… Tuy nhiên ông là một người đàn ông đầy học vấn, thông minh, thuộc dòng dõi quý tộc, tinh tế trong ngoại giao, khắc khổ trong cuộc sống riêng, một người vận động khéo léo và là một đối thủ cứng rắn nên đã giành được sự ủng hộ của hội đồng. Ông được bầu làm người kế vị của Clement vào 28 tháng chín với tước hiệu là của Benedict XIII.
Sau cái chết của Giáo hoàng Urban VI vào năm 1389, các hồng y La Mã đã bầu Boniface IX làm người kế vị. Do đó, Benedict XIII tồn tại song song như là Giáo hoàng của giáo hội phương Tây ly khai. Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Luna được công nhận là Giáo hoàng của các vương quốc Pháp, Scotland, Sicilia, Castile, Aragon, Navarre, và Bồ Đào Nha. Năm 1396, Benedict XIII gửi Sanchez Muñoz, một trong những thành viên trung thành nhất của giáo triều Avignon, làm đặc sứ giám mục ở Valencia nhằm tăng cường vị thế của Giáo hoàng ở Tây Ban Nha.
Triều giáo hoàng ở Avignon.
Tuy nhiên vào năm 1398, Benedict không còn giành được sự ủng hộ của giáo hội Pháp nữa. 17 hồng y rời bỏ Benedict và chỉ còn lại 5 người trung thành với ông ta. Một đội quân được lãnh đạo bởi Geoffrey Boucicaut đã chiếm Avignon và bắt đầu cuộc bao vây năm năm cung điện Giáo hoàng. Nó chỉ kết thúc khi Giáo hoàng Benedict trốn thoát khỏi Avignon vào ngày 12 tháng 3 năm 1403 và tìm nơi trú ẩn mới trong lãnh thổ của Louis II Anjou.
Ở giai đoạn này, quyền lực của Benedict không còn được thừa nhận ở Pháp, Bồ Đào Nha và Navarre, nhưng ông được công nhận là Giáo hoàng tại Scotland, Sicilia, Aragon và Castile. Sau khi Giáo hoàng La Mã Innocent VII qua đời vào năm 1406, Giáo hoàng mới được bầu là Gregory XII đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Giáo hoàng Benedict. Thỏa thuận được đưa ra là cả hai người sẽ đều từ chức và 1 Giáo hoàng mới được bầu để "Giáo hội công giáo được đoàn tụ". Nhưng những cuộc đàm phán đã kết thúc trong bế tắc. Trong khi ấy, từ ngày 2 đến 5.7.1408, Gregorius XII họp công đồng tại Aquilea. Ngày 7.11.1408, Benedictus XIII cũng họp công đồng ở Perpignan.
Năm 1408 vua Pháp Charles VI tuyên bố rằng Pháp trung lập cho cả hai ứng viên Giáo hoàng. Charles đã giúp tổ chức công đồng Pisa năm 1409. Công đồng này được triệu tập với mục đích sắp xếp cho cả Gregory và Benedict từ chức và bầu chọn mới Giáo hoàng mới được cả hai phía thừa nhận. Tuy nhiên, cả Benedict và Gregory từ chối thoái vị. Điều duy nhất mà công đồng đạt được là một ứng viên thứ ba được đưa ra: Peter Philarghi, người đã lấy tước hiệu là Alexander V. Như vậy cả ba Giáo hoàng đều song song tồn tại.
Công đồng Constancia.
Ngày 3.5.1410 Alexander V từ trần tại Bolonia. Ngày 17.5, cơ mật viện gồm 17 hồng y đã bầu Balthasar Cosa, người thành Napoli, lên ngôi Giáo hoàng hiệu là Gioan XXIII đóng đô ở Roma. Với sự hỗ trợ của hoàng đế La-Đức Sigismund, Gioan XXIII đứng ra triệu tập công đồng Constancia (1414-1418). Cả Gioan XXIII và Gregory đã đồng ý thoái vị nhưng Benedict thì không. Do đó ngày 27 tháng 7 năm 1417, Công đồng Constance đã tuyên bố ông phạm tội ly giáo và bị rút phép thông công.
Từ năm 1408 đến 1417, Benedict sống ở Perpignan bây giờ phải chạy trốn đến sống ở lâu đài Peñíscola gần Valencia ở Tây Ban Nha. Ông vẫn tự coi mình là Giáo hoàng đúng. Nhưng vị trí của ông giờ chỉ được công nhận trong vương quốc Aragon, nơi ông được bảo vệ bởi vua Alfonso V. Benedict vẫn ở Peñíscola từ năm 1417 cho đến khi qua đời ngày 23 tháng 5 năm 1423.
Nhằm tăng cường vị thế Giáo hoàng có phần sút kém của mình, Benedict đã khởi xướng cuộc tranh luận ở Tortosa vào năm 1413. Nó đã trở thành cuộc tranh luận giữa Kitô và Do Thái nổi bật nhất thời Trung Cổ. Benedict cũng là người đã đưa ra những điều luật nhằm chống lại người Do Thái. Các luật này đã được bãi bỏ bởi Giáo hoàng Martin V, sau khi ông gặp phái đoàn Do Thái, được gửi tới từ Thượng hội đồng được triệu tập bởi người Do Thái ở Forlì vào năm 1418.
Trước khi qua đời, Benedict đã bổ nhiệm bốn vị hồng y trung thành để đảm bảo sự kế tiếp của một Giáo hoàng mới nhằm duy trì sự tồn tại của "giáo triều ở Avigon" lúc này đang bị bao vây. Ba trong số các hồng y đã gặp nhau vào ngày 10 tháng 6 năm 1423 và bầu Sanchez Muñoz làm Giáo hoàng mới của họ, Muñoz đã lấy tên là Giáo hoàng Clement VIII. Vị Hồng y thứ tư, Gioan Carrier, Tổng phó tế của Rodez gần Toulouse, là người duy nhất vắng mặt trọng cuộc họp kín bầu Giáo hoàng này. Ngay lúc đó, một mình Carrier đóng vai trò như một hội đồng hồng y đã bầu Bernard Garnier, Người trông coi nhà thờ Rodez làm Giáo hoàng. Garnier đã lấy tên hiệu là Benedict XIV..
Benedict XIII đã được chôn cất trong lâu đài Peñíscola. Sau đó, hài cốt của ông đã được chuyển đến Illueca, nhưng nó đã bị phá hủy trong cuộc Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha (1701–1714). Chỉ còn lại hộp sọ đã được giữ lại và nó hiện nằm trong Condes de Argillo Palace ở Aragon (Tây Ban Nha). | 1 | null |
Nguyễn Thanh Hải (sinh 1958) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. hàm Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Binh chủng Tăng-Thiết giáp
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh năm 1958, quê tại làng Phạm Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ (nay thuộc thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Năm 2012, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Binh chủng Tăng-Thiết giáp
Tháng 12 năm 2014, bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Quân khu 3
Ông đã nghỉ hưu. | 1 | null |
Chúa tể muông thú, nguyên tên tiếng Anh là "BeastMaster", là một bộ phim truyền hình do Canada sản xuất được phát sóng từ năm 1999 đến 2002. Bộ phim được dựa trên nguyên bản từ bộ phim điện ảnh cùng tên năm 1982 của hãng MGM "The Beastmaster". Bộ phim được hoàn tất sau 3 phần (với 66 tập). Bộ phim được sản xuất bởi hãng Coote/Hayes Productions.
Tại Việt Nam, bộ phim từng được phát sóng trên kênh HTV7 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh với tên tiếng Việt là "Chúa tể muông thú".
Dựa trên truyện The Beast Master của André Norton, kể về những cuộc phiêu lưu của Dar, người cuối cùng của bộ lạc Sula, người được ban cho khả năng giao tiếp, cảm từ xa với muông thú cộng với sức mạnh, sự dũng cảm và những kỹ năng chiến đấu của một chiến binh vĩ đại, anh chiến đấu để bảo vệ những sinh vật bị áp bức bởi sức mạnh của thế lực đen tối.
Kyra _ người anh yêu bị Terron, những chiến binh hung ác, tàn bạo bắt làm nô lệ, cũng chính là những kẻ đã tiêu diệt người trong bộ lạc của anh. Việc tìm kiếm Kyra đẩy anh tới những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm ở vùng đất hoang dã. Đồng hành cùng với anh là chú hổ Ruh - có thể phân biệt được người tốt và kẻ xấu, Sharak – chú đại bàng bất tử có thể cho phép Dar nhìn thấy mọi thứ từ cặp mắt của mình, Kodo và Podo – hai con chồn tinh nghịch. | 1 | null |
Alexander V (cũng được gọi là Peter Candia hoặc Peter Phillarges, khoảng 1339 - 03 tháng 5 năm 1410) là một Giáo hoàng đối lập trong thời kỳ ly khai phương Tây (1378-1417). Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1409 đến khi ông qua đời năm 1410. Giáo hội Công giáo Rôma chính thức coi ông như một Giáo hoàng đối lập.
Alexander V được sinh ra ở Crete (Candia) vào năm 1339 gốc Hy Lạp . Ông ban đầu được đặt tên là Philargos Petros, nhưng thường được biết đến bởi tiếng Ý của tên này, Pietro Philarges. Ông đã sớm gia nhập vào dòng Phanxicô, và được gửi đến học tại các trường đại học Oxford và Paris. Trong khi ông ở Paris thì sự ly khai phương Tây xảy ra; Philarges ủng hộ Giáo hoàng Urban VI (1378-1389). Ông định cư ở Lombardy. Nhờ sự ủng hộ của Giangaleazzo Visconti, Công tước xứ Milan, ông trở thành Giám mục đầu tiên của Piacenza (1386) sau đó Vicenza (1387), Novara (1389) và cuối cùng là Tổng Giám mục của Milan (1402).
Trong hội đồng hồng y bầu Giáo hoàng Innocent VII (1404-1406), ông đã cống hiến tất cả năng lực của mình vào mục đích tái hợp sự thống nhất của giáo hội. Ông là một trong những người khởi xướng công đồng Pisa và cho thấy sự thiếu thiện cảm với Giáo hoàng Gregory XII (1406-1415), người đã ra lệnh bãi miễn Philarges khỏi chức tổng Giám mục.
Tại công đồng Pisa (từ 25 tháng 3 năm 1409), sau khi cả Gregory và Benedict không đồng ý thoái vị, các hồng y đã đạt được sự nhất trí bầu chọn Philarges làm Giáo hoàng mới cho chiếc ghế mà họ cho rằng đang bỏ trống. Ông lên ngôi ngày 26 tháng 6 năm 1409 với tước hiệu Alexander V. Trên thực tế, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ 3 song song tồn tại.
Trong 10 tháng cải trị của mình, mục đích của Alexander V là gia tăng sự vâng lời với triều đình Pháp. Đặc biệt là với công tác Louis II của Anjou, người đã trao cho ông quyền cai quản vương quốc Sicilia, sau khi rút nó khỏi sự cai trị của Ladislaus ở Napoli. Ông tuyên bố và hứa bằng miệng hơn là thực hiện các cải cách: từ bỏ "bổng lộc" và "lợi tức". Ông đã thiết lập lại những điều luật quy định việc bầu chọn trong nhà thờ và các tu viện.
Alexander V đột ngột qua đời trong khi ông đang ở cùng với Hồng y Baldassare Cossa tại Bologna, vào đêm 3-4 tháng 5 năm 1410. Thi hài của ông được đặt trong nhà thờ Thánh Phanxicô tại Bologna. Có tin đồn (mặc dù bây giờ được coi là không chính xác) lan truyền rằng ông đã bị đầu độc bởi Cossa, người kế vị ông, tức Giáo hoàng đối lập Gioan XXIII (1410-1415). Công đồng Constance năm 1418 đã phủ nhận giá trị của công đồng Pisa và coi ông là một "ngụy Giáo hoàng". | 1 | null |
Baldassarre Cossa (khoảng 1370 - 21 tháng 12 năm 1419) được biết đến là Giáo hoàng Gioan XXIII (1410-1415) trong thời kỳ diễn ra sự ly khai phương Tây. Giáo hội Công giáo chính thức coi ông là một giáo hoàng đối lập.
Cossa Baldassarre được sinh ra trên đảo Procida hoặc Ischia ở Vương quốc Naples trong một gia đình quý tộc nhưng nghèo khó. Ban đầu ông theo đuổi sự nghiệp quân sự, tham gia trong cuộc chiến tranh Angevin-Neapolitan. Hai anh em ông đã bị kết án tử hình cho tội cướp biển bởi Ladislaus Naples.
Ông học luật và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Bologna. Vào năm 1392, ông phục vụ cho Giáo hoàng Boniface IX, lúc đầu làm việc ở Bologna và sau đó tại Rome. (Cuộc Đại ly giáo Tây phương bắt đầu năm 1378 và có hai Giáo hoàng cạnh tranh tại thời điểm đó, một ở Avignon với sự hỗ trợ của Pháp và Tây Ban Nha và một ở Rome với sự hỗ trợ của Ý, Đức và Anh). Vẫn còn là một giáo dân, ông trở thành Hồng y phó tế vào năm 1402 và Đặc sứ Giáo hoàng tại Forlì vào năm 1403. Tại thời điểm này Cossa đã có một số liên kết với các băng cướp người địa phương nhằm đe dọa các đối thủ của mình và tấn công các xe chở hàng hóa. Mối liên kết này đã giúp ông gia tăng quyền lực và ảnh hưởng trong khu vực.
Vào tháng 5 năm 1408, ông là một trong bảy vị hồng y đã rời bỏ Giáo hoàng Gregory XII và phục tùng Giáo hoàng Biển Đức XIII ở Avignon. Cossa đã giữ vai trò lãnh đạo trong việc triệu tập công đồng Pisa. Mục đích của công đồng là để kết thúc cuộc ly giáo. Để đạt được mục tiêu này, các hồng ý đã thống nhất lật đổ Gregory XII và Benedict XIII và bầu Giáo hoàng mới (tức Alexander V) vào năm 1409. Gregory và Benedict phớt lờ phán quyết của công đồng. Trên thực tế cả ba người đều đồng thời tranh chấp "ngôi giáo hoàng".
Alexander V qua đời vào ngày 25 tháng 5 năm 1410. Cossa được bầu chọn làm Giáo hoàng, lấy tên là John XXIII. Ông được thụ phong linh mục một ngày trước khi. Trong khi Gioan XXIII được công nhận là Giáo hoàng của Pháp, Anh, Bohemia, Phổ, Bồ Đào Nha, các bộ phận của Đế quốc La Mã thánh, và nhiều bang miền Bắc Ý, bao gồm Florence và Venice thì Giáo hoàng Biển Đức XIII ở Avignon được coi là Giáo hoàng của các vương quốc Aragon, Castile, Sicilia và Scotland. Trong khi đó Giáo hoàng Gregory XII vẫn còn được thừa nhận bởi Ladislaus Naples, Carlo I Malatesta, các hoàng tử của Bavaria, Louis III, Electoral Palatine, và một bộ phận của Đức và Ba Lan.
Gia đình Medici đã hỗ trợ Cossa trong chiến dịch trở thành hồng y và Giáo hoàng. Do đó trong giáo triều của mình, Gioan XXIII đã đưa Ngân hàng Medici vào ngân hàng của Giáo hoàng, góp phần đáng kể vào sự giàu có và uy tín của gia đình này. John đã để ngỏ cho các quan chức dưới quyền của mình bán ân xá, gây nên cuộc tranh cãi trong các bộ phận khác nhau ở châu Âu và bị phản đối bởi một số người, ví dụ bởi những người theo Jan Hus ở Prague.
Kẻ thù chính của John là Ladislaus Naples, người bảo vệ Gregory XII tại Rôma. Sau khi được bầu làm Giáo hoàng, John đã dành một năm ở Bologna và sau đó gia nhập lực lượng cùng với Louis II Anjou chống lại Ladislaus. Trong một chiến thắng ngắn ngủi, Ladislaus chiếm lại Rôma năm 1413, buộc John phải chạy trốn đến Florence. Tại Florence, ông đã gặp Sigismund, người vừa giành được ngôi vua của Đức và có tham vọng trở thành hoàng đế. Sigismund muốn kết thúc cuộc ly giáo và kêu gọi John triệu tập một công đồng chung. John đã đồng ý thực hiện với chút do dự, sợ rằng ông có thể bị lật đổ tại công đồng.
Công đồng Constance được triệu tập vào ngày 30 tháng 10 năm 1413. Gioan XXIII cũng mời hai Giáo hoàng Gregory XII và Benedict XIII đến tham dự nhưng hai ông không tới, riêng Gregory lên tiếng sẽ từ chức, nếu cả hai vị kia cũng làm như vậy. Công đồng đưa ra cách giải quyết là cả ba đều thoái vị và một vị Giáo hoàng mới được bầu. Gregory đã đồng ý và John ban đầu cũng chấp nhận nhưng sau đó ông đã chạy trốn khỏi công đồng với hy vọng rằng nếu không có sự có mặt của ông, công đồng sẽ mất giá trị. Nhưng nhờ sự góp sức của Sigismund nên công đồng vẫn tiếp tục.
Thay vào đó, công đồng tuyên bố phế truất Gioan XXIII và kết tội ông là dị giáo, buôn thần bán thánh, ly giáo và phản luân lý. Lệnh tìm kiếm "kẻ tội đồ" được ban bố trên toàn lãnh thổ. Chỉ còn lại duy nhất Benedict XIII, vị Giáo hoàng ở Avignon từ chối từ chức và đã bị rút phép thông công, hồng y phó tế Oddone Colonna được bầu làm tân Giáo hoàng vào năm 1417 (Giáo hoàng Martin V)
Cossa sau đó bị giam ở Đức. Ông được trả tự do vào năm 1418 sau khi gia đình Medicis phải trả một khoản tiền chuộc lớn. Ở Rome, ông đã phục tùng Martin V, người đã phong ông thành hồng y, Giám mục của Tusculum. Ông đã đi đến Florence và qua đời chỉ vài tháng sau đó. Ngôi mộ với kiến trúc tuyệt vời của ông được xây dựng bởi Donatello và Michelozzo trong đại thánh đường San Giovanni ở Florence. | 1 | null |
Trận Novogeorgievsk là một hoạt động quân sự trên Mặt trận phía đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ đầu tháng 8 cho đến ngày 19 tháng 8 năm 1915, tại pháo đài Novogeorgievsk của quân đội Đế quốc Nga tại Ba Lan, nằm cách Warszawa 18 dặm Anh về hướng tây bắc. Trong trận chiến này, Tập đoàn quân số 9 của Đế quốc Đức, với một lực lượng phong tỏa bao gồm Quân đoàn Trừ bị XVII dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Karl Suren và 1 quân đoàn đặc biệt do Trung tướng Gustav von Dickhuth-Harrach điều khiển, đã đánh chiếm được Novogeorgievsk từ tay một đội quân trú phòng của Nga dưới sự chỉ huy của tướng Nikolai Bobyr, gây cho quân Nga những thiệt hại nặng nề (trong đó có cả 30 tướng lĩnh và không ít khẩu pháo của Nga đã rơi vào tay người Đức). Chiến thắng của quân đội Đức trong trận đánh này cũng cho thấy vai trò của lực lượng dân binh "Landwehr" của Đức trong cuộc chiến tranh. Với sự thất thủ của Novogeorgievsk cuối tháng 8 năm 1915 (theo sau hàng loạt thắng lợi khác của khối Liên minh Trung tâm trong Chiến dịch tấn công Gorlice-Tarnów), sự tính toán thời gian của Đức hoàng Wilhelm II cuối cùng cũng đã có hiệu quả. Song, mặc dù gây cho Nga thiệt hại rất lớn, các cuộc tấn công của quân đội Đức - Áo - Hung đã không thể tận diệt quân đội Nga. Chiến thắng Novogeorgievsk cũng thể hiện khả năng của tướng Hans von Beseler của Đức.
Vào đầu tháng 8 năm 1915, quân đội Nga có nguy cơ phải từ bỏ Warszawa. Quân đội Đức đã chọc thủng chiến tuyến của đối phương trong trận Gorlice - Tarnów vào đầu tháng 5, và buộc quân Nga phải triệt thoái trên toàn mặt trận phía nam. Vào tháng 7, quân Đức đã chuyển sang hướng bắc, và tiến đánh về phía đông Warszawa. Vào ngày 13 tháng 7, một đạo quân Đức thức hai đã tấn công về phía sông Narev, phía bắc Warszawa. Cho đến ngày 13 tháng 7, các lực lượng Đức đầu tiên đã tiếp cận đến Novogeorgievsk. Đến thời điểm này, quân Nga đã sắp sửa từ bỏ Warszawa, song để yểm trợ cho cuộc triệt thoái của mình, Đại Công tước Nikolai Nikolayevich của Nga đã đặt một đội quân đồn trú lớn tại pháo đài Novogeorgievsk. Vào ngày 5 tháng 7, các tập đoàn quân Nga đã rút khỏi Warszawa để rút về phía đông. Trong khi đó, vào ngày 7 tháng 8, quân đội Đức đã vượt sông Bug, và vào ngày 10 tháng 8 năm 1915, họ đã hoàn toàn vây hãm Novogeorgievsk. Quyền chỉ huy đội quân vây hãm của Đức được trao cho tướng Von Beseler – người đã giành thắng lợi trong trận vây hãm Antwerp vào năm 1915. Ngay từ ngày đầu tiên của cuộc vây hãm, người Đức đã bắt giữ được kỹ sư trưởng của Nga cùng với bản đồ hệ thống phòng ngự pháo đài. Sau khi đã giữ chặt vòng vây, Von Beseler phát lệnh tấn công vào ngày 13 tháng 8. Trong vòng 5 ngày sau đó, Beseler đã tổ chức các cuộc công kích phối hợp của pháo binh và bộ binh nhằm vào các pháo đài bên ngoài. Con tim của một trong các pháo đài này đã bị một quả đạn pháo kích cỡ lớn của Đức phá tan. Hỏa lực pháo binh của Đức đã hủy hoại các pháo đài và khẩu đội pháo của Nga đến mức mà họ không thể phá vỡ vòng vây. Các thành lũy bên trong của pháo đài đã rơi vào nguy cơ trở thành mồi cho lực lượng pháo binh Đức, và vào ngày 19 tháng 8, Botyr, sau khi phá vỡ ngọn cầu vượt sông Wisla, đã đầu hàng người Đức. Quân Đức thu được nhiều chiến lợi phẩm.
Đức hoàng đã tổ chức một cuộc duyệt binh, và con đường rộng mở cho người Đức tiến quân về sông Wisla ở phía bắc Warszawa. Cũng trong giai đoạn này, quân đội Đức đoạt được pháo đài Kovno, và những thảm họa như vậy đã cho thấy sự thiếu quyết đoán của giới lãnh đạo quân sự Nga trong các chiến dịch này.
Nhìn chung, vào giữa tháng 8, người Nga đã đánh mất phần lớn lãnh thổ Ba Lan của mình. Sau thành công của ông tại Novogeorgievsk, "Thượng tướng Bộ binh" Hans von Beseler đã được Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Erich von Falkenhayn cử làm thống đốc quân sự tại Ba Lan. | 1 | null |
Clementê VIII là một trong những Giáo hoàng đối lập của giáo triều Avignon, trị vì từ ngày 10 tháng 6 năm 1423 đến 26 tháng 7 năm 1429. Ông được sinh ra trong khoảng 1369-1370 với tên Gil Sanchez Muñoz y Carbon và qua đời vào ngày 28 Tháng 12 năm 1446.
Ông là một người bạn và cố vấn của giáo triều Avignon dưới thời Giáo hoàng Benedict XIII. Năm 1396, với vai trò là đặc sứ Giáo hoàng ông được cử tới làm Giám mục Valencia nhằm tăng cường vị thế của Giáo hoàng lên vùng đất Tây Ban Nha. Trước khi qua đời, Benedict đã bổ nhiệm bốn hồng y. Ba người trong số đó đã tụ họp vào ngày 10 Tháng Sáu năm 1423 và bầu Sanchez Muñoz làm Giáo hoàng. Vị hồng y thứ tư, Jean Carrier, người duy nhất vắng mặt đã tuyên bố cuộc bầu cử không hợp lệ và tự bầu một Giáo hoàng đối lập, người lấy tên là Benedict XIV. Do đó Clement VIII đã tuyên bố rút phép thông công Jean Carrier.
Số phận của Clement VIII bị ràng buộc với những tham vọng chính trị của Alfonso V. Alfonso mong muốn đàm phán với Naples nên đã hậu thuẫn Clement. Trong khi hoàng hậu của ông ta Maria Castile, và các Giám mục Aragonese lại ủng hộ Giáo hoàng Martin V. Mùa hè năm 1423, Alfonso đã thuyết phục nước Cộng hòa Siena thừa nhận Clement VIII, đảm bảo sự công nhận triều đại Giáo hoàng của Avignon tại thành phố Pavia, một phần của nước Cộng hòa Siena, nơi mà vào năm 1423 Giáo hoàng Martin V đã triệu tập công đồng đại kết của Giáo hội.
Tuy nhiên, khi Alfonso đạt được những mục đích chính trị của mình, vào năm 1428 ông đã gửi một phái đoàn (đứng đầu Alfonso de Borgia, người tương lai trở thành Giáo hoàng Callixtus III) đến thuyết phục Clement phục tùng Martin V. Clement thoái vị vào ngày 26 tháng 7 năm 1429 và chính thức từ bỏ vương quyền vào giữa tháng Tám. Clement đã phải thực hiện sự sám hối theo yêu cầu của Martin V. Sau đó Martin đã chấp thuận để Sanchez Muñoz trở thành Giám mục của Majorca. Sanchez Muñoz qua đời vào ngày 28 tháng 12 năm 1446. | 1 | null |
Giáo hoàng Biển Đức XIV là tên được sử dụng bởi hai giáo hoàng đối lập trong thời kỳ ly giáo thế kỷ 15. Người đầu tiên, Bernard Garnier trở thành Giáo hoàng đối lập vào năm 1424 và qua đời vào khoảng năm 1429. Người thứ hai Jean Carrier trở thành Giáo hoàng đối lập vào khoảng năm 1430 và dường như kết thúc thời gian cai trị của mình khi ông chết hoặc từ chức vào năm 1437.
Biển Đức thứ nhất.
Có một số Giáo hoàng đối lập được hậu thuẫn từ những nhóm rất nhỏ trong giáo hội. Họ tuyên bố là những người kế thừa của Giáo hoàng đối lập Biển Đức XIII. Năm 1417, công đồng Constance giải quyết sự ly khai bằng việc tuyên bố Martin V là Giáo hoàng mới và yêu cầu Biển Đức XIII từ bỏ vương quyền của mình. Tuy nhiên Biển Đức XIII, vẫn trú ẩn trong lâu đài ở Peñíscola (vương quốc của Valencia) và tiếp tục duy trì triều đại của mình mà không chịu từ chức. Ông qua đời năm 1423, nhưng trước khi qua đời, ông đã phong chức cho bốn hồng y để đáp bảo sự tiếp tục của triều đại. Ba trong số các hồng y đã gặp nhau và bầu Clement VIII làm Giáo hoàng đối lập kế nhiệm Biển Đức XIII.
Tuy nhiên, hồng y duy nhất vắng mặt, Jean Carrier, đã phủ nhận tính hợp lệ của cuộc bầu cử này. Carrier coi mình như Hồng y đoàn và bầu Bernard Garnier, người lấy tên là Giáo hoàng Benedict XIV. Carrier làm tổng phó tế ở Rodez, gần Toulouse, và Garnier là người trông coi nhà thờ ở Rodez.
Garnier đã cai quản giáo triều của mình đầy bí mật và được biết đến như là "giáo hoàng ẩn". Người ta hầu như không biết gì về thời gian trị vị của ông, ngoại trừ một lá thư từ công tước Armagnac tới Joan Arc trong đó Carrier cho biết nơi cư trú của Biển Đức XIV. Triều đại Biển Đức XIV kết thúc khi ông qua đời vào năm 1429 hoặc 1430. Ông phong chức cho bốn hồng y, trong đó có Jean Farald.
Biển Đức thứ hai.
Sau cái chết của Garnier, Jean Carrier tự bầu mình làm Giáo hoàng mới, và cũng lấy tên là Giáo hoàng Biển Đức XIV. Tuy nhiên, Carrier đã bị bắt và bị cầm tù bởi Giáo hoàng đối lập Clement VIII. Carrier đã sống những ngày cuối đời như là một tù nhân trong lâu đài Foix.
Một số ý kiến cho rằng các hồng y trung thành với ông đã bầu một loạt các Giáo hoàng đối lập trong khoảng thời gian từ năm 1437 tới 1470. | 1 | null |
Amadeus VIII (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1383 tại Chambéry – mất ngày 07 tháng 1 năm 1451) là con trai của Amadeus VII, Bá tước của Savoy và Bonne của Berry. Ông mang họ Peaceful và là bá tước của Savoy từ 1391 đến 1416 và được Hoàng đế Sigismund nâng lên Công tước của Savoy vào 1416. Amadeus được bầu là giáo hoàng đối lập với tên gọi Felix V bởi công đồng Basel-Ferrara-Florence. Ông trị vì từ tháng 11 năm 1439 đến tháng 4 năm 1449.
Sau cái chết của cha mình trong 1391, mẹ ông giữ vai trò như một nhiếp chính bởi khi đó ông còn quá trẻ. Năm 1418, người anh em họ hàng xa của ông là Louis Savoy-Achaea, trưởng nam cuối cùng của nhánh cả Nhà Savoy qua đời mà không có người thừa kế nên Amadeus là trưởng nam thừa kế chung của nhà Savoy.
Ông gia tăng lãnh địa của mình, nỗ lực khuyến khích đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Trăm Năm. Sau cái chết của vợ, ông đã rút khỏi vị trí bá tước của mình để trở thành một ẩn sĩ. Công đồng Basel đã bầu ông làm Giáo hoàng chống lại Eugene IV. Amadeus lấy tên hiệu là Felix V, được coi như một Giáo hoàng, trước khi từ bỏ ngai vị của mình để nhận lấy chiếc mũ Hồng y.
Ông kết hôn với Mary Burgundy (1380-1422), con gái của Philip Bold , Công tước xứ Burgundy và cháu gái của vua Pháp John II. Hai người đã có chín người con: Margaret Savoy (1405–1418), Anthony Savoy (1407), Anthony Savoy (1408),Margaret Savoy (1410–1479), Marie Savoy (1411-1469), Louis Savoy (1413–1465), Bonne Savoy (1415–1430) và Philip Savoy (1417–1444) | 1 | null |
Nhiếp chính (chữ Hán: 攝政), tiếng Anh gọi là Regent, là một hình thức chính trị của thời kỳ quân chủ chuyên chế hoặc quân chủ lập hiến trong lịch sử của nhiều quốc gia từ châu Âu đến Đông Á.
Nhiếp chính có thể là một dạng hội đồng hoặc một cá nhân, được hình thành khi một vị quân chủ không có khả năng trị vì, xử lý và điều hành nền quân chủ, thì một người, cơ quan khác sẽ thay vị quân chủ đó quản lý và giải quyết.
Thuật ngữ nhiếp chính cần được phân biệt với thuật ngữ nhiếp chính vương (tiếng Anh: "prince/princess regent"), được dùng để chỉ một thân vương trực hệ huyết thống hoàng gia thuộc dòng kế vị thực hiện quyền cai trị thay mặt cho quân chủ khi người đó còn thiếu niên hoặc mất khả năng cai trị, điển hình như trường hợp của Vương tử George, Thân vương xứ Wales giữ vai trò nhiếp chính vương trong giai đoạn 1811-1820, khi cha của ông là George III của Anh mất năng lực cai trị.
Quy tắc.
Giám quốc và Phụ chính đại thần.
Nhiếp chính thường xuất hiện trong trường hợp vị quân chủ vắng mặt, bị mắc bệnh tật hoặc thông thường là còn nhỏ tuổi để có thể tự cai trị.
Khi đó, một "Hội đồng nhiếp chính" gồm các quan chức cấp cao nhất sẽ thay vị quân chủ ấy giải quyết chính sự. Đứng đầu cơ quan này, thông thường sẽ là Thái tử, lúc đó sẽ xưng [Giám quốc; 監國]. Nếu là một cá nhân khác có toàn quyền xử lý chính sự, tức sẽ gọi là [Nhiếp chính; 摄政] hay [Bỉnh chính; 秉政]. Còn như một đại bộ phận giúp xử lý chính sự, nhưng không mang quyền độc đoán, tất sẽ gọi là [Phụ chính; 辅政]. Triều đại nhà Thanh, Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn cùng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng đều là 2 vị Thân vương giúp Thuận Trị Đế xử lý triều chính khi còn quá nhỏ, nhưng Đa Nhĩ Cổn thụ phong Thúc phụ Nhiếp Chính vương (叔父攝政王), Tế Nhĩ Cáp Lãng là Tín Nghĩa Phụ Chính Thúc vương (信義輔政叔王), cho thấy rõ sự khác biệt giữa ["Phụ chính"] cùng ["Nhiếp chính"], dù cả hai vị trí này căn bản đều giúp Hoàng đế xử lý chính sự. Thời kỳ nhà Nguyễn, các hàng tông thân quốc thích thường sẽ được chỉ định làm người phụ chính, được gọi là Phụ chính Thân thần (辅政親臣), còn những đại thần có quyền hành thì đều gọi chung là Phụ chính đại thần (辅政大臣).
Tại Nhật Bản cổ đại, các quan nhiếp chính gọi là "Quan bạch" (關白). Từ năm 858, thời Thiên hoàng Seiwa do ngoại tổ phụ Fujiwara no Yoshifusa nhiếp chính, thì chức quan nhiếp chính Nhật Bản do dòng họ Hokke (藤原北家; "Đằng Nguyên Bắc Gia") chiếm hữu, mãi đến tận thời Minh Trị.
Ở Triều Tiên, các Quốc vương thường kế vị ở độ tuổi trưởng thành, nên nền nhiếp chính ở Triều Tiên thường không có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên chế độ nhiếp chính cũng xuất hiện khi Quốc vương còn nhỏ tuổi, như thời Triều Tiên Cao Tông, cha ông là Hưng Tuyên Đại Viện Quân trở thành người nhiếp chính, nắm quyền lực thực tế trong thời gian dài.
Thái hậu tham chính.
Lâm triều xưng chế.
Tuy vậy, một hiện tượng tuy không chính thức nhưng là luật bất thành văn và xảy ra rất thường xuyên, là người mẹ (hoặc bà nội) của vị quân chủ ấy thường sẽ tham dự hội đồng nhiếp chính và có khả năng đứng đầu hội đồng nhiếp chính trong khi Hoàng đế còn quá nhỏ tuổi. Hiện tượng mẹ của quân chủ nhiếp chính bắt đầu từ khi Tuyên Thái hậu Mị thị, sinh mẫu của Tần Chiêu Tương vương được tôn làm Thái hậu và bắt đầu tham gia triều chính, mở đầu hiện tượng Thái hậu chuyên quyền trong suốt chiều dài lịch sử các quốc gia Đông Á. Sách Hậu Hán thư có bình rằng:
Sang thời nhà Hán, Lã Thái hậu nhân lúc Hán Huệ Đế bạo bệnh băng hà, Hoàng đế Lưu Cung còn nhỏ mà tự mình chính thức lâm triều, ra chiếu chỉ tự xưng mình là 「Chế; 制」, mở đầu cho một hiện tượng mà các sử gia gọi là 「Lâm triều xưng chế; 临朝称制」 của các vị Hoàng thái hậu. Vào thời điểm đó, các Thái hậu có thể lên triều nghị chính một cách công khai như các vị Hoàng đế quân chủ.
Vốn dĩ, "Lâm triều" ý là xử lý quốc chính, tương đương Thiên tử lâm triều, còn "xưng Chế" là tiến hành quyền quản lý quốc chính như Thiên tử. Từ xưa, hậu phi vốn chỉ ở trong cung, không có quyền hành xử lý quốc sự chính thức. Từ khi Tần Thủy Hoàng xưng Hoàng đế, ban lệnh đều gọi là ["Chế"; 制] hoặc ["Chiếu"; 诏], công văn gọi là ["Cáo"; 诰]. Trong Hậu Hán thư, cuốn thứ 3 - "Túc Tông Hiếu Chương hoàng đế bản kỷ", có ghi lại rằng:「"Đế thân xưng Chế lâm quyết, như Hiếu Tuyên Cam Lộ Thạch Cừ cố sự, tác Bạch Hổ nghị tấu"; 帝親稱制臨決,如孝宣甘露石渠故事,作白虎議奏。」. Như vậy, "Lâm triều" tức là đăng vị giải quyết quốc sự, mang tính trọng đại, mà hậu phi cung tần vốn dĩ không có quyền tham chính, nếu như có quyền đó thì tức là "xưng Chế", hàm ý hành xử đều tương đương quyền lực của Hoàng đế. Lịch sử gọi những người phụ nữ này là 「Nữ chủ; 女主」.
Thùy liêm thính chính.
Đến thời của Võ Tắc Thiên, bà ngồi sau một bức mành (Hán ngữ viết "Liêm tử"; 帘子) để nghe triều thần nghị luận việc nước sau lưng Đường Cao Tông. Vào lúc này, việc Hậu phi tham chính được khai sinh ra một cách diễn đạt mới, gọi là 「Thùy liêm; 垂帘」, có nghĩa là "Buông rèm", cho phép Hoàng hậu có thể ở sau Hoàng đế mà dự thính cùng thảo luận chính sự. Điều này có ghi trong Cựu Đường thư:
Sang thời nhà Tống, đời Tống Nhân Tông, có Chương Hiến Lưu Thái hậu từng được di chiếu 「Quân quốc trọng sự, quyền thủ xử phân; 軍國重事,權取處分」, đứng đầu nhóm người được quyền quản lý chính sự. Vào lúc ấy, việc nhiếp chính này của Lưu Thái hậu tiến hành Thùy liêm ở Thừa Minh điện (承明殿), Hoàng đế ở bên Tả, Thái hậu ở bên Hữu, vẫn dùng việc [Thùy liêm] để giải quyết sự vụ. Sang thời Tống Anh Tông, trong thời gian cai trị đầu tiên thì ông từng liên tiếp bạo bệnh, khi ấy Từ Thánh hậu từng ở sau mành mà nhiếp chính quốc gia trọng sự, đây là lúc chính thức ghi nhận việc Thái hậu tham chính bằng cách buông rèm là 「Thùy liêm thính chánh; 垂帘听政」.
Việc này được sách Đông đô sự lược (東都事略) chép rất rõ:
Từ đó, các đời Hoàng thái hậu nhiếp chính đều ngồi sau bức mành nghe việc, làm cho cụm từ "Thùy liêm thính chánh" từ đó ám chỉ việc phụ nữ tham dự triều chính. Tuy nhiên đây cũng là một hành động thường thức nếu Hậu phi có việc không tiện lộ diện với Ngoại thần thì đều ở sau một bức rèm, đều có người truyền đạt gián tiếp, đó là bởi vì không người nam nào trừ chồng (tức Hoàng đế) có thể tùy tiện nhìn mặt các bà, thậm chí là Hoàng tử do mình sinh ra cũng có nghi kị. Sự tách biệt nam nữ này được duy trì ở tất cả các quốc gia đồng văn, gồm cả Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nghi thức "Thùy liêm" này là một hành động tham dự chính trị chính thức, do đó cũng đều phải có quy trình cụ thể, mà quy trình cụ thể đều tùy thuộc triều đại quyết định. Theo quy chế thời nhà Tống, triều đại ghi lại nhiều hình thức "Thùy liêm" nhất, lúc đang nghị định hình thức cho Chương Hiến Thái hậu đã dẫn lệ đời Đông Hán, cho thấy Hoàng thái hậu và Hoàng đế khi cùng nghe chính ở trên điện là ngồi ngang hàng song song với nhau. Trong đó, do Hoàng đế là chủ nên ở vị ["Tả"; 左], còn Hoàng thái hậu chỉ là phụ trợ nên ở vị trí ["Hữu"; 右]. Cũng vì nắm quyền, nghi thức của một Thái hậu nhiếp chính đều tương tự Hoàng đế, Thái hậu hạ thánh chỉ thì tự xưng là 「Dư; 予」, trên triều đường thì tự xưng 「Ngô; 吾」, mà không thể tự xưng từ chỉ chuyên dùng cho Hoàng đế là 「Trẫm; 朕」. Ngoài việc trực tiếp lên điện cùng Hoàng đế, đôi khi cần giải quyết sự vụ khác, các Thái hậu cũng có những hình thực "thùy liêm" tương đối đặc thù. Sử Triều Tiên có chép về cách thùy liêm khi không cần lên điện của triều Tống khá tỉ mỉ:「"Lúc Thùy liêm ở Tống triều có Thông ngữ Nội thị là người chịu trách nhiệm thông truyền trước màn nên Thái hậu có thể ở trong tẩm cung lệnh Nội quan hạ lệnh và quần thần thông qua Nội quan để thỉnh lệnh. Viên quan Tấu sự sẽ giải thích văn tự để bẩm báo, được đặc cách nghe chuyện"」. Sang thời nhà Thanh, khi Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu thực hiện thùy liêm, lại chọn cách ngồi ở sau bức rèm được đặt sau bảo tọa của Hoàng đế trong Dưỡng Tâm điện, do vậy tạo nên hình ảnh Thái hậu buông rèm ngồi sau Hoàng đế, trong khi thực tế đại đa số triều đại Thái hậu lại ngồi bên cạnh Hoàng đế, đây được cho là vì lúc đó có 2 vị Thái hậu đồng thời ảnh hưởng từ cách ngồi sau rèm của Võ Tắc Thiên.
Tại Việt Nam, sau thời nhà Lê Sơ có Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, thì từ đó đến triều nhà Nguyễn không còn trường hợp Thái hậu thực hiện "Thùy liêm thính chính" nào nữa cả, mà tư liệu việc Nguyễn Thái hậu thùy liêm ra sao cũng không được ghi lại cụ thể, nên hình thức thùy liêm của Thái hậu Việt Nam không rõ ràng. Còn tại Triều Tiên, từng xuất hiện khá nhiều những thời kỳ mà các Vương đại phi hoặc Đại vương đại phi thực hiện "Thùy liêm thính chính" thay mặt Quốc vương còn nhỏ tuổi quản lý triều chính. Chẳng hạn trường hợp Trinh Thuần Vương hậu Kim thị nhiếp chính cho tằng tôn của mình (theo vai vế trong vương thất chứ không cần có quan hệ huyết thống) là Triều Tiên Thuần Tổ. Đối với lễ giáo Triều Tiên thì đây là một sự kiện rất trọng đại, còn phải tiến hành các lễ Tế cáo, nên hình thực thùy liêm được ghi lại rất tỉ mỉ. Cách buông rèm của Triều Tiên về cơ bản được dựa vào đời nhà Tống, các Đại phi sẽ ngồi sau bức Bình phong đặt bên cạnh của Quốc vương trong Hi Chính đường (희정당; 熙政堂) tại Xương Đức Cung. Hướng ngồi là phía Đông (khi nhìn vào), mặt của Đại phi sẽ hướng về phía Nam.
Bên cạnh đó, có một số thuật ngữ khác chỉ việc nữ chủ tham dự. Theo lệ thông thường, "Thùy liêm thính chính" hoặc "Lâm triều thính chính" chỉ dành cho các Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu mà không phải Hoàng hậu. Nếu gián tiếp tham dự thì chỉ có thể gọi là 「Can chính; 干政」 hoặc 「Dự chính; 預政」. Việc Hoàng hậu tham dự chính sự, tương đồng với Thái tử thực hiện "Giám quốc", vì Hoàng đế trực tiếp điều hành quốc chính vẫn còn tại vị, do đó nếu Hoàng hậu trực tiếp tham dự triều chính thì chỉ xưng là 「Thiện quyền chuyên chính; 擅權專政」 hoặc 「Thính chính đại chính; 聽政代政」, còn nếu chỉ gián tiếp thì lại dùng các từ "Can chính" hoặc 「Gián chính; 諫正」.
Nhìn nhận.
Việc nhiếp chính là một hiện tượng tạm thời do vị quân chủ vắng mặt, hoặc vì lý do chính trị mà quốc gia không có quân chủ, vì vậy đều chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đến khi vị quân chủ đủ tuổi, đủ khả năng hoặc có vị quân chủ mới lên ngôi, thì thời kỳ nhiếp chính sẽ kết thúc. Thông thường thời gian nhiếp chính là khoảng 8 năm, hoặc trong phạm vi hơn 10 năm bởi vì tuổi tác được gọi là "nhỏ" thông thường đã 5 hoặc 6 tuổi, cá biệt có trường hợp chỉ 1 tuổi (như Lê Nhân Tông). Tuy nhiên, những nhiếp chính có thế lực lớn đều có thời gian nhiếp chính vượt qua con số này khá nhiều, điển hình như Từ Hi Hoàng thái hậu, hoặc nền quân chủ đã bị thoái trào quá mức mà lập thành cả một "hệ thống" như gia tộc họ Tào, họ Tư Mã, gia tộc Fujjiwara và chúa Trịnh nắm quyền liên tục.
Từ thời nhà Hán chứng kiến Lã hậu rồi các Thái hậu Đông Hán độc bá triều cương, các triều đại về sau thường đem chuyện "Nữ chủ lâm triều" trở thành một chuyện tương đối nhạy cảm cho chính quyền, thường là một trường hợp để thao túng hoặc lợi dụng nào đó. Triều đại thiết chặt vấn đề này nhất chính là triều đại nhà Minh, chủ trương tách vai trò của Hậu phi khỏi chính trị, không hề xuất hiện một Nữ chủ lâm triều nào. Nho gia Tuân Tử, người có ảnh hưởng lớn lý thuyết Nho giáo đời nhà Tống, đã đem "Nữ chủ", "Trá thần" và "Tham lại" xưng là 「Tam loạn; 三亂」, do đó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận về sau của việc nữ chủ tham gia chính sự, điển hình là từ thời Nam Tống, đã lấy Tân Nho học của Chu Hi vốn chịu ảnh hưởng từ lý thuyết của Tuân Tử để phán ánh gay gắt việc Nữ chủ lâm triều và độc bá triều cương. Các triều đại về sau dần hạn chế việc cho phép Thái hậu tham gia chính sự, khi các Hoàng đế còn nhỏ thì các hội đồng nhiếp chính lập ra đều có Thân vương và quan đại thần đứng đầu phụ chính, điển hình như chế độ của nhà Minh và nhà Thanh. Trường hợp Từ An Hoàng thái hậu và Từ Hi Hoàng thái hậu hoàn toàn là một ngoại lệ đặc thù, chuyển biến do đấu tranh chính trị chứ không phải là chủ trương của triều đại này ngay từ đầu. Theo lý thuyết mà Minh-Thanh thành lập, thông thường nhiếp chính là "Phụ chính đại thần", cả một hội đồng không ai quá ưu việt hơn ai và kiềm chế lẫn nhau, điển hình là Tứ trụ Đại thần thời Khang Hi hoặc Cố mệnh Bát đại thần thời Đồng Trị.
Trường hợp cũng có chấp nhận Hoàng thái hậu nhiếp chính thì đều có các quan đại thần bên cạnh phò trợ, không để Thái hậu một mình độc bá triều cương cũng xảy ra ở Việt Nam, như Đại Thắng Minh hoàng hậu thời nhà Đinh có Phó vương Lê Hoàn, Linh Nhân Thái hậu thời Lý có Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành, hoặc như Tuyên Từ Thái hậu thời Lê có Nguyễn Xí và Trịnh Khả vậy. Sang thời nhà Nguyễn, các vị Vua nhỏ như Vua Kiến Phúc và Vua Duy Tân về cơ bản án theo cách làm của Minh-Thanh, tức chỉ có Hội đồng Phụ chính của Cơ Mật viện mà không cho Thái hậu lâm triều. | 1 | null |
Đinh Tiến Cường sinh năm 1973 tại Hải Dương , là một nhà toán học Việt Nam. Hiện ông là giáo sư Provost tại Đại học Quốc gia Singapore và là thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam..
Ông từng là giáo sư tại Đại học Pierre-et-Marie Curie (2005-2014), giáo sư bán thời gian tại École Polytechnique de Paris (2005-2014) và École Normale Supérieure de Paris (2012-2014).
Tiểu sử.
Ông học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông chuyên, Đại học sư phạm Hà Nội. Từ năm 1990 đến năm 1993, ông theo chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Odessa. Từ năm 1993 đến năm 1997, ông theo chuyên ngành toán học tại đại học Pierre-et-Marie-Curie. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1997 với đề tài "Enveloppe polynomiale d’un compact de longueur finie et problème du bord".
Thành tích nổi bật.
Khi còn là học sinh tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đạt Huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42 trong kì thi Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 30 năm 1989 tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Năm 2005, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Giáo sư.
Năm 2007, ông trở thành thành viên của Viện Đại học Pháp (Institut Universitaire de France-IUF) cho tới năm 2012.
Năm 2018 ông được mời nói với bài nói "Pluripotential Theory and Complex Dynamics in Higher Dimension" tại Đại hội toán học quốc tế ở Rio.
Cùng năm 2018, ông nhận giải Humboldt từ quỹ Alexander von Humboldt.
Nghiên cứu khoa học.
Các nghiên cứu của ông xoay quanh giải tích hàm nhiều biến và hệ động lực phức. Ông cộng tác với Nessim Sibony trong ngành nghiên cứu các hệ động lực phức. Ông cộng tác với Nguyễn Việt Anh và Nessim Sibony về lý thuyết Fatou-Julia trong giải thích phức nhiều biến và các "phân lá kỳ dị (singular foliation)" trên các mặt Riemann. Các công trình khoa học của ông được công bố trên hầu hết các tạp chí hàng đầu của ngành toán học .
Ông là biên tập viên cho tạp chí Mathematische Zeitschrift.
Xuất bản.
Xem tác giả Dinh Tien-Cuong tại Google Scholar; tiền ấn phẩm của T. C. Dinh tại arXiv; publications tại trang cá nhân IMJ. | 1 | null |
Phạm Viết Muôn (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1954 tại Tứ Kỳ, Hải Dương) là tiến sĩ kinh tế người Việt Nam. Ông từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương. | 1 | null |
Cô phù thủy nghịch ngợm, tựa gốc tiếng Anh: The Worst Witch, là một bộ phim truyền hình do Anh sản xuất, phim kể về một nhóm phù thủy trẻ đang theo học tại Học viện Phép thuật. Bộ phim có sự góp mặt của Georgina Sherrington và Felicity Jones, đực dựa trên tác phẩm văn học "The Worst Witch" (Phù thủy Xui xẻo) của tác giả Jill Murphy. Bộ phim được làm thành 3 phần và được trình chiếu từ năm 1998 đến 2001, và sau đó là loạt phim tiếp nối "Weirdsister College". Hầu hết các tập phim đều xoay quanh trường học, nơi mà những cuộc phiêu lưu của Mildred và bạn của cô diễn ra. Nhờ thành công vang dội đó, người ta tiếp tục sản xuất thêm "The New Worst Witch", kéo dài 2 phần và kể về những cuộc phiêu lưu của em họ của Mildred là Hettie khi cô theo học tại trường.
Tại Việt Nam, bộ phim từng được phát sóng trên kênh HTV9 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh với tên tiếng Việt là "Cô Phù Thủy Nghịch Ngợm". | 1 | null |
Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, là một danh hiệu của Mẹ Maria được tuyên xưng bởi Giáo hoàng Piô IX, kết hợp với một biểu tượng nghệ thuật Byzantine (Đông La Mã) nổi tiếng cùng tên có niên đại từ thế kỷ 15.
Bức ảnh này đã được thấy tại Roma từ năm 1499, được truyền tụng là làm nhiều phép lạ và hiện đang được đặt trong nhà thờ Sant'Alfonso di Liguori all'Esquilino (đền thờ Thánh Alphonsô trên đồi Esquilino). Trong Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương hình tượng này được gọi là Đức Trinh Nữ Sầu Đau ("Virgin of the Passion" hay là "Theotokos of the Passion").
Truyền thuyết phổ biến cho rằng biểu tượng là một bản sao thật của một bức tranh mà theo truyền thuyết đã được vẽ bởi Thánh sử Luca sử dụng khay thức ăn của Gia đình Thánh ở Nazareth, và trong truyền thống Chính thống giáo Đông phương thường được xác định với biểu tượng Hodegetria, và coi đó là một dấu ấn kỳ diệu của Đức Trinh nữ Maria cả trong cộng đồng Giáo hội Latinh và Chính thống giáo. Niềm tin này là phổ biến trong nhiều biểu tượng Hodegetria có những tuyên bố tương tự về truyền thuyết Luca.
Do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, những người đã phổ biến biểu tượng này, các hình ảnh đã trở thành rất phổ biến, đặc biệt trong số các tín hữu Công giáo Rôma, và đã được rất nhiều người sao chép và sử dụng lại. Những hình tái tạo hiện đại đôi khi được treo trong nhà, cơ sở kinh doanh, và các phương tiện giao thông công cộng. Các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là công đoàn duy nhất được Tòa Thánh ủy thác để bảo vệ và truyền bá nghệ thuật của biểu tượng và lòng sùng kính này.
Bức ảnh này đã được hai giáo hoàng vinh danh, từ Giáo hoàng Piô IX đã giao phó biểu tượng cho Dòng Chúa Cứu Thế trong tháng 12 năm 1865, và Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã trao một biểu tượng cho một giáo sĩ Hồi giáo vào tháng 5 năm 2001 trong thời gian Giáo hoàng viếng thăm đền thờ Hồi giáo Umayyad lần đầu tiên. Dưới thời của Giáo hoàng Piô XII, hình ảnh được chỉ định là người bảo trợ quốc gia của Cộng hòa Haiti và Almoradi, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành một lễ gia miện kinh điển cho một hình ảnh tương tự ở Jaworzno, Ba Lan vào ngày 16 tháng 6 năm 1999.
Năm 1925, khi các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế người Canada đến Việt Nam, các vị này đã phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp những nơi các ngài phụ trách giảng dạy và những nơi có Cộng đoàn của Nhà Dòng.
Lễ kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tổ chức hằng năm vào ngày 27 tháng 6. Hàng tuần, vào ngày thứ Tư, có dâng lời cầu nguyện.
Ý nghĩa bức linh ảnh.
1. Các kí hiệu viết bằng tiếng Hy Lạp trong hình
- Mẹ Thiên Chúa ('MP-ΘΥ i.e. Μήτηρ Θεού)
- Tên Cực Thánh Giêsu Kitô (Iς-Xς --- Ἰησοῦς Χριστός )
- Tổng lãnh Thiên thần Micae (OAM)
- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel (OAΓ).
2. Ngôi sao
- Mẹ chính là ánh sáng loan báo Tin mừng Chúa Giêsu đến trong thế gian - Tượng trưng cho vai trò của Mẹ trong mầu nhiệm của Thiên Chúa và Giáo hội.
- Ngôi sao cũng chỉ cho chúng ta biết Mẹ là người duy nhất dẫn chúng ta đến với Chúa.
3. Mắt
- Chan chứa tình yêu và lòng Trắc ẩn, luôn dõi theo chúng ta là con cái của Mẹ nơi trần thế
- Là nguồn an ủi và hy vọng bất tận của chúng ta - mắt Mẹ có sức hút mãnh liệt mỗi khi chúng ta nhìn lên Mẹ, để hướng về mầu nhiệm Cứu Chuộc là chính Chúa Giêsu mà Mẹ đang bồng trên tay.
- Mắt của Mẹ thì mở to, luôn hướng nhìn về phía chúng ta.
4. Tổng lãnh Thiên thần Micae
- Ngài cầm trong tay một ngọn giáo, một khúc lau dài và một bình dấm
- Những vật dụng này sẽ xuất hiện trong cuộc Thương khó của Chúa Giêsu
- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.
5. Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel
- Ngài nắm cây Thánh Giá với các mũi đinh trên tay - biểu trưng cho giờ lâm tử sắp đến. Điều này khiến Hài Nhi Giêsu ôm lấy Mẹ của mình để được nâng đỡ, chở che.
- Tay của Ngài được phủ bởi một tấm vải nhằm khắc ghi và tôn kính những vật linh thánh.
6. Áo Choàng
- Màu đỏ là màu áo các trinh nữ đã mặc trong thời đại của Đức Kitô, biểu trưng cho sự đồng trinh.
- Màu xanh thẫm thiên chức làm Mẹ - màu các bà mẹ Palestine mặc trong thời đó.
- Màu sắc trên áo Mẹ còn tượng trưng cho xuất thân hoàng gia (dòng dõi vua David) của Mẹ.
7. Đôi bàn tay Mẹ
- Hai tay của Chúa Con đặt trọn vào lòng bàn tay phải của Đức Mẹ như một điểm tựa vững chắc để chỉ ra rằng : Mẹ đang giới thiệu Chúa Giêsu – Con của Mẹ tới tất cả chúng ta.
- Bàn tay phải của Mẹ hướng trực tiếp vào Thánh Tâm và hướng lên cây Thánh giá của Thiên Thần Gabriel
- Vị trí bàn tay trái cùng chiều với bàn tay phải, đặt Chúa Giêsu lên Trái tim Mẹ hướng về phía chúng ta - những người đang chiêm ngưỡng bức ảnh và nhắn nhủ: “Hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
8. Khuôn mặt Chúa Giêsu
- Hài nhi Giêsu lo sợ nhìn về phía Thập giá với ánh nhìn xa xăm - vì đó là giá để cứu chuộc nhân loại.
- Trong khi mang trong mình hình hài của một trẻ thơ, thì khuôn mặt của Chúa Giêsu toát lên sự trưởng thành, chín chắn tượng trưng cho đức khôn ngoan vượt trên tuổi tác.
9. Bàn tay của Chúa Giêsu
- Bàn tay của Chúa Con bám chặt lấy bàn tay của Đức Mẹ biểu thị mối tương quan nghĩa thiết giữa ý muốn của Mẹ với ý muốn của Người Con để tất cả nên một trong người Con, như vậy Mẹ đã tham gia vào chương trình Cứu chuộc nhân loại.
10. Màu sắc trên trang phục của Chúa Giêsu
- Áo choàng màu xanh lá tượng trưng cho hai bản tính con Người và bản tính Thiên Chúa.
- Đai lưng màu đỏ tượng trưng cho: Chúa Kitô đổ máu đào để cứu rỗi nhân loại thoát khỏi tội lỗi.
- Chiếc áo choàng vàng là biểu tượng của sự Phục Sinh - Chúa sẽ sống lại từ cõi chết.
- Như vậy, màu sắc trên trang phục của Ngài hòa quyện với nhau là sự tuyên bố chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn, Sự Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô.
11. Miệng
- Miệng nhỏ trên khuôn mặt của Mẹ dạy chúng ta bài học thinh lặng trước sự hiện diện của Thiên Chúa.
12. Đôi giày và bàn chân Chúa Giêsu
- Chiếc giầy rơi khỏi chân nói lên Thiên Chúa đã trở thành con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi.
- Gót chân của Thiên Chúa được tỏ hiện rõ ràng: suy ra từ lời hứa của Đức Chúa trích sách Sáng Thế: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó" (St 3,15).
13. Màu vàng nền của bức linh ảnh
- Màu vàng đại diện cho Thiên Đàng vĩnh cửu và ánh sáng huyền siêu của sự Phục Sinh chiếu tỏa qua y phục của Chúa Giêsu và Mẹ Maria để ban ơn cho những ai cầu nguyện trước linh ảnh này.
14. Bàn tay trái đỡ Chúa Giêsu của Mẹ
- Bàn tay trái của Đức Mẹ đỡ nâng trẻ Giêsu - Mẹ là Mẹ của Người. Đó là bàn tay êm ái cho tất cả mọi người tìm đến bên Mẹ. | 1 | null |
Đông Chu () là một tiểu quốc chư hầu vào thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đông Chu được hình thành sau khi tiểu quốc Tây Chu bị phân liệt.
Nước Tây Chu được thành lập từ năm 440 TCN khi Chu Khảo Vương Cơ Nguy phân phong cho em trai là Cơ Yết ở đất Vương Thành, giữ chức Chu công để phụ giúp triều đình.
Năm 367 TCN, Tây Chu Uy công mất, hai con là công tử Căn và công tử Chiêu tranh đoạt ngôi vị với nhau. Hai nước chư hầu là Hàn và Triệu dùng vũ lực lập công tử Căn ở đất Củng, tức là Đông Chu Huệ công hoặc Đông Chu quân, Chu Hiển Vương không biết cư xử thế nào cũng không có thực lực để chống lại nên đành chấp nhận thực tế. Đó là nguồn gốc dẫn đến sự phân chia thành 2 nước Tây Chu và Đông Chu, sự chia rẽ này làm cho nhà Chu càng ngày càng thêm suy nhược. Thiên tử nhà Chu ở nhờ Tây Chu quân.
Hai nửa Tây Chu và Đông Chu cũng không hòa thuận, vài lần xảy ra xung đột. Năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương đánh Tây Chu, bắt Chu Noãn vương và thu cửu đỉnh nhà Chu về Tần. Dân Tây Chu chạy lưu vong sang nương nhờ Đông Chu Văn quân. Đông Chu Văn quân duy trì cơ nghiệp tồn tại trên danh nghĩa của nhà Chu thêm 7 năm nữa. Năm 249 TCN, Tần Trang Tương Vương điều quân đi đánh chiếm nốt đất Đông Chu. Toàn bộ đất Tây Chu và Đông Chu đều thuộc về nước Tần. | 1 | null |
Bản đồ Ba Lan Vĩ đại của Scotland (tiếng Anh: "Great Polish Map of Scotland"), còn được gọi Bản đồ Scotland Barony ("Barony Map of Scotland"), là một bản đồ địa hình nổi của Scotland nằm ngoài trời bên cạnh khách sạn Barony Castle Hotel, ngoài làng Eddleston gần Peebles ở vùng Scottish Borders. Mô hình này làm bằng bê tông ở tỷ lệ . Nó là sản phẩm trí tuệ của cựu chiến binh Ba Lan Jan Tomasik. Nó được hoàn thành năm 1975 và được cho là bản đồ địa hình nổi lớn nhất thế giới. Tổ chức Mapa Scotland đang phục hồi bản đồ. | 1 | null |
Nhiếp chính vương (tiếng Anh: "prince/princess regent"; tiếng Đức: "Prinzregent") là thân vương tử hoặc thân vương vương nữ thuộc dòng kế vị đảm nhận quyền cai trị chế độ quân chủ với tư cách nhiếp chính thay cho quốc vương, ví dụ, do vị quân chủ không có năng lực cại trị (tuổi nhỏ hoặc bệnh tật) hoặc vắng mặt (ví dụ: do xa xôi, chẳng hạn như bị lưu đày hoặc chuyến đi dài ngày, hoặc sự vắng mặt của người đương nhiệm).
Mặc dù bản thân thuật ngữ này có thể có ý nghĩa chung và đề cập đến bất kỳ thân vương tử hoặc thân vương nữ nào đảm nhận vai trò nhiếp chính, nhưng về mặt lịch sử, nó chủ yếu được sử dụng để mô tả một số ít các vương tử và vương nữ từng là nhiếp chính của các quốc gia không phải thân vương quốc. | 1 | null |
Bồ câu lam Mauritius (danh pháp hai phần: Alectroenas nitidissima) là một loài bồ câu lục đã tuyệt chủng và đã là loài đặc hữu của đảo Mascarene của Mauritius trong Ấn Độ Dương phía đông Madagascar. Nó cũng có hai loài bà con đã tuyệt chủng từ Mascarenes và ba loài còn sống từ các đảo khác.
Mô tả.
Nó có vòng lông vũ dài màu trắng viền quanh đầu, cổ và ngực và bộ lông màu xanh lục trên cơ thể, và lông màu đỏ trên đuôi và các bộ phận đầu trần. Người ta cho rằng những màu sắc này tương tự như kiểu màu của quốc kỳ Hà Lan, một sự giống nhau trong một số tên của loài chim. Nó dài 30 cm (12 in) và lớn hơn và mạnh mẽ hơn bất kỳ loài chim bồ câu màu xanh khác. Loài chim này ăn trái cây, các loại hạt, và động vật thân mềm, và đã từng phổ biến rộng rãi trong các khu rừng của Mauritius.
Loài chim này đã được đề cập lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được mô tả nhiều lần sau đó, nhưng ít tài liệu mô tả hành vi của các mẫu vật sống. Một số chim nhồi bông và ít nhất một mẫu vật sống đến châu Âu vào những năm 1700 và năm 1800. Chỉ có 3 mẫu vật nhồi bông tồn tại ngày nay, và chỉ một con chim đã từng được mô tả khi còn sống. Loài này được cho là đã tuyệt chủng trong những năm 1830 do nạn phá rừng và bị săn mồi. | 1 | null |
Kỷ () ban đầu là một nước chư hầu ở phía đông của nhà Thương, sau đó tiếp tục tồn tại qua thời Tây Chu đến thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Quốc đô đặt ở Kỷ, trung bắc bộ của bán đảo Sơn Đông, bờ nam vịnh Lai Châu của Bột Hải, nay thuộc Thọ Quang. Tại Thọ Quang, Lai Dương và Yên Đài cùng các nơi khác, đã khai quật được đồ đồng từ thời nước Kỷ. Quân chủ của nước Kỷ mang họ Khương (姜).
Nước Kỷ nằm ở phía đông của nước Tề, ở phía nam của nước Lai, cương vực không kém hơn nước Tề hay nước Lỗ. Những năm Di Vương thời Tây Chu, do bị Kỷ hầu của nước Kỷ gièm pha, năm 863 TCN, Tề Ai công bị vua Chu bỏ vào vạc sôi giết chết. Theo truyền thuyết thì Kỉ hầu đã tấu với Chu thiên tử rằng Tề Ai công "hoang dâm điền du", vì thế nước Kỷ và nước Tề kết thù. Từ đó, nước Tề luôn chờ trực cơ hội để thôn tính nước Kỷ, trong đó báo thù là một nguyên nhân, song kỳ thực thì diệt Kỷ là cách duy nhất để Tề có thể mở mang bờ cõi. Nước Kỷ chọn cách kết hảo với nước Lỗ, tận dụng việc hai cường quốc là Tề và Lỗ mâu thuẫn và tự bảo vệ mình. Nước Lỗ cố gắng bảo vệ nước Kỷ, cản trở việc nước Tề khuếch trương. Quan hệ tay ba này giữa Kỷ, Lỗ và Tề được duy trì suốt từ thế kỷ 8 TCN, khi các nước chư hầu tiến vào thời Xuân Thu cho đến khi nước Kỷ diệt vong vào năm 690 TCN. Nước Kỷ cũng điều đình quan hệ với nước Cử, cùng Cử hội minh tại đất "Mật" (密).
Thời Lỗ Ẩn công và những năm đầu Lỗ Hoàn công, quốc thế của nước Lỗ cực thịnh. Đặc biệt là vào năm 699 TCN, liên quân gồm Lỗ, Kỷ và Trịnh đã đánh bại liên quân gồm Tề, Tống, Vệ và Nam Yên, cuộc chiến này đã kết thúc cục diện Tề Hi công làm "tiểu bá". Nước Kỷ vì thế có thể an định được một thời gian. Năm 695 TCN, nhân cơ hội quân chủ ba nước là Lỗ Hoàn công, Tề Tương công và Kỷ hầu có mặt trong minh hội chư hầu, Lỗ Hoàn công đã cố gắng làm hòa giữa nước Tề và nước Kỷ. Song cùng năm đó, quân Tề đã xâm phạm biên giới nước Lỗ. Đến năm 695 TCN thì Lỗ Hoàn công và Trịnh Tử Vỉ bị Tề Tương công sát hại, hai nước Lỗ và Trịnh khi đó không còn chú trọng vào việc bảo vệ nước Kỷ, tình thế của Kỷ xấu đi.
Năm 693 TCN, Tề Tương công mang quân về phía đông đánh nước Kỷ, lấy lý do là để báo thù việc Tề Ai công do bị Kỷ hầu gièm pha mà bị vua nhà Chu giết chết. Quân Tề xua đuổi cư dân ba ấp Bình (郱), Tấn (鄑), Ngữ (郚) và chiếm lĩnh đất ba ấp này của Kỷ. Năm 691 TCN, nước Kỷ bị phân liệt, em trai của Kỷ hầu là Kỷ Quý (纪季) đã lấy đất Hi (酅) của Kỷ đi đầu hàng nước Tề, đất đó trở thành vùng phụ thuộc của Tề. Cùng năm, Lỗ Trang công hội với Trịnh Tử Anh nhằm cứu Kỷ, song vua nước Trịnh thấy nước mình không ổn định nên đã tự tuyệt nước Lỗ. Năm 690 TCN, quân Tề công phá đô thành nước Kỷ. Biết không thể chống lại quân Tề, Kỷ hầu đã chạy trốn và giao lại đất nước cho Kỷ Quý, trên thực tế có nghĩa là trao đất nước cho Tề. Kỷ hầu dời đi vội vàng đến nỗi ông ta đã không an táng phu nhân của mình, bà nguyên là một công chúa của nước Lỗ. Tương công đã an táng bà theo đúng nghi lễ. Nền độc lập của Kỷ từ đó diệt vong. | 1 | null |
Sabrina, the Teenage Witch là một bộ phim thuộc thể loại hài kịch tình huống của Mỹ dựa trên cuốn truyện tranh cùng tên của "Archie comics" là Sabrina the Teenage Witch. Bộ phim được chiếu lần đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1996 với hơn 17 triệu người xem.
Ngôi sao của bộ phim là Melissa Joan Hart trong vai Sabrina Spellman, là một phù thủy tuổi thiếu niên. Vào lần sinh nhật lần thứ 16 của mình, cô phát hiện mình có phép thuật và là một phù thủy. Cô sống với hai người cô "800 tuổi" nhưng lại rất vui vẻ và không kém phần kì quặc của mình. Đó là Hilda Spellman (do Caroline Rhea thủ vai) và Zelda Spellman (do Beth Broderick đóng), cùng với chú mèo biết nói Salem Saberhagen (lồng tiếng bởi Nick Bakay) sống tại một thị trấn " Chỉ có ở phim " tại Westbridge, Massachusetts. Sabrina trải qua nhiều thử thách dở khóc dở cười của tuổi mới lớn cũng như tình cảm đầu đời với anh bạn học cùng trường trung học Harvey Kinkle (do Nate Richert thủ vai). Và tại ngôi trường này, Sabrina cùng đã gặp được rất nhiều người bạn tốt như Jenny (do phần thể hiện của Michelle Beaudoin) và Valerie Birkhead (do phần thể hiện của Lindsay Sloane) và cả một cô bạn Libbi Chessler (do phần thể hiện của Jenna Leigh Green) rất phiền phức luôn và sở hữu từ mẹ câu cửa miệng đại loại như:" Đồ Lập Dị! ".
Bộ phim được phát sóng trên kênh ABC, The WB của Mỹ. Ra mắt tại Việt Nam với tựa đề "Sabrina - Cô phù thủy nhỏ", phim được phát sóng trên VTV3 vào năm 2002 và HTV3 vào tháng 4/2015.
Các tập phim.
Mùa 1 (1996–1997).
Ở mùa đầu tiên, Sabrina phát hiện mình là phù thủy vào sinh nhật thứ 16. Với sự giúp đỡ của hai người cũng là phù thủy, Hilda và Zelda, và chú mèo biết nói Salem, Sabrina học cách làm chủ sức mạnh của mình. Cuộc sống học đường của Sabrina bị thống trị bởi mối quan hệ của cô ấy với Harvey Kinkle, mối quan hệ của cô ấy với người bạn Jenny Kelly và giáo viên của cô ấy Mr. Pool và sự cạnh tranh của cô ấy với đội cổ vũ đanh đá Libby Chessler, người chiến đấu với Sabrina để chiếm lấy tình cảm của Harvey.
Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, phim được ra mắt với tựa đề "Sabrina - Cô phù thủy nhỏ", phim được phát sóng trên VTV3 (phiên bản thuyết minh) vào năm 2002 và HTV3 (phiên bản lồng tiếng) vào tháng 4/2015 lúc 19g30 từ thứ Hai đến Thứ Năm (và sau đó đổi thành 19g30 hàng ngày) | 1 | null |
Họ Tắc kè hoa (danh pháp khoa học: Chamaeleonidae) là một họ thuộc bộ Bò sát có vảy.
Cấu tạo.
Chúng nổi bật với chân zygodactyl, cặp mắt lập thể và con ngươi của chúng có thể xoay độc lập nên tắc kè có thể nhìn theo hai hướng cùng lúc mà không cần di chuyển đầu di động riêng biệt.
Cách thức ăn thịt.
Chiếc lưỡi rất dài, biến hóa cao và di chuyển với tốc độ cao để tóm lấy con mồi.
Vai trò của màu sắc trên da cơ thể.
Chúng có khả năng thay đổi màu da bao gồm hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây. Màu sắc là một ngôn ngữ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ, thể hiện cảm xúc và giao tiếp với bạn tình tiềm năng. Nó cũng là một phương tiện điều tiết thân nhiệt. Cách tắc kè hoa thay đổi màu sắc thật thú vị: Các tế bào chứa nhiều sắc tố nằm dưới da và có thể "mở", "đóng" để phơi bày màu sắc. Chẳng hạn, khi tức giận, tắc kè hoa mở tế bào chứa sắc tố nâu - melanin, giúp biến nó thành màu thẫm. Khi nó thư giãn, tế bào chứa sắc tố vàng hoặc xanh kết hợp, làm cho da có màu xanh dịu. Khi bị kích thích tình dục, tắc kè hoa tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn. Vào ban đêm, nhiều tắc kè hoa biến thành màu trắng.
Phân bố và tính đa dạng.
Chúng thích nghi độc đáo cho việc leo trèo và săn bắn thị giác, khoảng 160 loài tắc kè hoa phạm vi từ châu Phi, Madagascar, Nam Âu, trên toàn Nam Á, Sri Lanka; đã được nhập nội đến Hawaii, California, Florida, và được tìm thấy trong môi trường sống ấm áp khác nhau từ rừng mưa đến sa mạc.
Vai trò.
Tắc kè hoa thường được giữ như là vật nuôi trong gia đình.
Cách thức duy trì nhiệt.
Tắc kè hoa có cơ thể dẹt, tạo điều kiện để di chuyển dễ dàng qua các cành cây và cho phép chúng hấp thụ nhiệt hiệu quả trong buổi sáng và buổi tối bằng cách hướng phần cơ thể về phía Mặt trời.
Sinh sản.
Tắc kè hoa sinh sản hữu tính. Một số loài tắc kè hoa sinh sản vô tính. | 1 | null |
Một cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp đã được tổ chức ở Ai Cập trong hai vòng vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 2012. Những người Ai Cập sống ở nước ngoài theo dự kiến tiến hành bỏ phiếu từ 8 đến 11 tháng 12. Việc tiến hành biểu quyết cho người Ai Cập sinh sống ở nước ngoài đã bị trì hoãn cho đến 12 tháng 12 năm 2012 và đã được kéo dài cho đến ngày 17 tháng 12 năm 2012. Các cử tri được hỏi liệu họ chấp nhận dự thảo hiến pháp đã được thông qua bởi Quốc hội lập hiến vào ngày 30 tháng năm 2012 hay không.
Kết quả không chính thức báo cáo ngày 23 tháng 12 năm 2012 cho thấy chỉ có 32,9% số cử tri đã bỏ phiếu và hiến pháp đã được phê duyệt với 63,8% số phiếu ủng hộ trong hai vòng bỏ phiếu..
Trong chiến dịch, những người ủng hộ dự thảo hiến pháp cho rằng hiến pháp sẽ tạo ra sự ổn định. Hầu hết các đối thủ tranh luận rằng hiến pháp là ưu ái cho tổ chức Hồi giáo Huynh đệ, và không cấp đủ quyền cho thiểu số. Tuy nhiên, Mặt trận Salafi cũng phản đối hiến pháp, lập luận rằng nó nên đã được chặt chẽ hơn dựa trên luật Sharia.
Ủy ban tối cao giám sát cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp được thành lập ngày 3 tháng 12 năm 2012. Mohammad Salim Al-Awa nói rằng một Quốc hội lập hiến mới sẽ được hình thành trong vòng ba tháng qua cuộc tổng tuyển cử nếu bản dự thảo Hiến pháp bị bỏ phiếu bác bỏ. Quốc hội mới sẽ có sáu tháng để soạn thảo bản hiến pháp mới. Tổng thư ký của Hội đồng tối cao trưng cầu hiến pháp đã từ chức vì lý do sức khỏe. | 1 | null |
Lignose Einhand là loại súng ngắn bán tự động do Witold Chylewski thiết kế trong khoảng năm 1913-1914. Ông đã mang thiết kế này giới thiệu cho nhà máy Societe Industrielle Suisse Neuhausen tại Thụy Sĩ nơi ông cùng hợp tác và nhà máy đã chế tạo loại súng này với tên Chylewski, khoảng 1000 khẩu đã được sản xuất tại nhà máy. Nhà máy sản xuất vũ khí Bergmann đã mua bản quyền chế tạo loại súng này và đã tạo ra vài mẫu khác nhau trước khi bị công ty Aktiengesellschaft Lignose tại Đức mua lại. Công ty Lignose đã bắt đầu chế tạo loại súng này đúng lúc chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra năm 1939. "Einhand" nghĩa là một tay vì chỉ cần một tay xạ thủ cũng có thể làm cho súng hoạt động.
Thiết kế.
Einhand sử dụng cơ chế nạp đạn blowback. Súng có thiết kế khá thú vị vì chỉ cần một tay là xạ thủ vừa có thể kéo khối trược về phía sau cũng như khai hỏa mà không cần tay kia. Với vòng bảo vệ cò súng chia làm hai phần phần phía trước vòng dính với một phần nối với khối trượt và không nối với phần dưới của vòng, nó cũng có hình dáng giống như cò súng. Khi cần lên đạn xạ thủ chỉ việc đưa ngón tay kéo phần trước vòng này ra phía sau và khối trượt cũng sẽ di chuyển theo, khi thả ra thì một lò xo sẽ đẩy khối trượt trở về chỗ cũ và đẩy viên đạn vào nòng nếu đã nạp hộp đạn. Phần trước của vòng bảo vệ này sẽ không di chuyển khi bắn để tránh việc nó chuyển động cùng với khối trượt và nện vào ngón tay của xạ thủ. Nút khóa an toàn nắm ở phía bên trái súng.
Vì là súng tự vệ nên nó không có điểm ruồi để nhắm bắn. Hộp đạn của súng chứa 6 viên. | 1 | null |
"Cockiness (Love It)" là một bài hát của nữ ca sĩ người Barbados Rihanna từ album phòng thu thứ sáu của cô, "Talk That Talk" (2011). Bài hát được sáng tác bởi Rihanna, Candice Pillay, D. Abernathy, Shondrae Crawford, trong đó, Mr. Bangladesh đồng thời cũng là nhà sản xuất của bài hát. Theo Mr. Bangladesh, nhà sản xuất tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với MTV rằng bài hát đã trải qua nhiều lần thu âm với nhiều phiên bản khác nhau trước khi chọn ra được phiên bản cuối cùng để xuất hiện trong album. Anh cho biết, ban đầu, khi anh mới sáng tác và phát triển "Cockiness (Love It)", Rihanna chính là nghệ sĩ đầu tiên mà anh nghĩ tới và cho là phù hợp để thu âm bài hát.
"Cockiness (Love It)" là một bài hát nhạc dubstep và dancehall. Phần nhạc được tạo ra bởi bộ trống drum kit và kèn cor. Phần lời của bài hát nói về ham muốn được quan hệ tình dục của ca sĩ. Bài hát nhận được khá nhiều những ý kiến trái chiều nhau. Một số ca ngợi cơ cấu thành phần của bài hát, số còn lại chỉ trích nội dung ca từ công khai về tình dục. Khi mới phát hành "Talk That Talk", "Cockiness (Love It)" đã xuất hiện trong bảng xếp hạng đĩa đơn của một số ít quốc gia bao gồm Anh, Nam Triều Tiên và Mỹ.
Diễn biến xếp hạng.
Khi mới phát hành album "Talk That Talk", "Cockiness (Love It)" đã lọt được vào bảng xếp hạng của một số quốc gia trên thế giới. Bài hát ra mắt trên bảng xếp hạng South Korea Gaon International Chart của Nam Triều Tiên tại vị trí thứ 62 vào ngày 26 tháng 11 năm 2011 với 6,918 lượt tải kỹ thuật số. Tại Anh, "Cockiness (Love It)" ra mắt tại vị trí thứ 33 trên bảng xếp hạng UK R&B Chart vào ngày 27 tháng 11 năm 2011, đồng thời cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng UK Singles Chart tại vị trí thứ 121 vào ngày 3 tháng 12 năm 2011. Tại Mỹ, bài hát ra mắt trên bảng xếp hạng đĩa đơn Bubbling Under Hot 100 Singles của tạp chí "Billboard" tại vị trí thứ 17 vào ngày 10 tháng 12 năm 2012 nhưng lại thất bại trong việc lọt vào bảng xếp hạng Hot 100.
Biểu diễn trực tiếp.
Rihanna biểu diễn "Cockiness (Love It)" lần đầu tiên trong chương trình Radio 1's Hackney Weekend vào ngày 24 tháng 5 năm 2012, là bài hát thứ tư trong danh sách các bài hát biểu diễn.
Tham gia thực hiện.
Thông tin lấy từ ghi chú album "Talk That Talk", Def Jam Recordings, SRP Records.
Bản phối khí hợp tác với A$AP Rocky.
"Cockiness (Love It)" được chính thức phối lại với sự xuất hiện của nghệ sĩ khách mời là rapper-đạo diễn A$AP Rocky, thực hiện phần rap ở đoạn đầu Bài hát. Bài hát được chính thức phát hành kỹ thuật số vào ngày 7 tháng 9 năm 2012, là đĩa đơn thứ sáu và cũng là đĩa đơn cuối cùng từ "Talk That Talk". Vào ngày 4 tháng 9 năm 2012, Rihanna có thông báo qua Twitter rằng bản phối khí chính thức của "Cockiness (Love It)" sẽ được phát hành qua trang MTV của cô. Ngày 6 tháng 9 năm 2012, Rihanna và A$AP Rocky đã biểu diễn bản phối khí này tại Giải thưởng 2012 MTV Video Music Awards, giữa đoạn điệp khúc của "We Found Love".
Biểu diễn xếp hạng.
"Cockiness (Love It)" đã thất bại trong việc lọt vào các bảng xếp hạng nổi tiếng. Bài hát đạt được vị trí #2 trên bảng xếp hạng Bubbling Under Hot 100 Singles. | 1 | null |
Lửng châu Âu ("Meles meles") là loài lửng bản địa thuộc chi "Meles" ở châu Âu.
Đây là loài bản địa hầu như khắp châu Âu. Nó sống trong hang và sống theo bầy đàn. Nó rất cầu kỳ trong việc giữ hang vệ sinh sạch sẽ, và đại tiện trong hố riêng. Các trường hợp người ta biết đến loài lửng châu Âu lửng chôn cất các thành viên trong gia đình đã chết của chúng. Mặc dù hung dữ khi bị chọc tức, một đặc điểm được khai thác cho các môn thể thao trêu chọc lửng châu Âu, lửng châu Âu nói chung là một con vật hiền lành, có thể chia sẻ hang của nó với các loài khác như thỏ, cáo đỏ và con lửng chó. Mặc dù nó không thường bắt gia cầm nuôi, nó bị cáo buộc gây thiệt hại chăn nuôi thông qua việc lây lan bệnh lao bò.
Tên gọi.
Cho đến giữa thế kỉ 18, lửng châu Âu được biết đến với một số tên gọi khác nhau như brock, pate, grey và bawson. Tên gọi brock vẫn tồn tại ở một số nơi, từ gốc từ tiếng Đan Mạch là "brok", cũng có nghĩa là lửng. Ví dụ, ở tiếng Ai len, từ lửng là "broc". Tên gọi "bawson" có nguồn gốc từ "bawsened", có nghĩa một cái gì đó sọc có màu trắng. "Pate" cũng là tên địa phương từng phổ biến ở Bắc Anh.
Mô tả.
Loài này ăn một số động vật và thực vật. Con trưởng thành cao 25–30 cm chiều cao vai, dài 60–90 cm, đuôi dài 12–24 cm, chân sau dài 7,5–13 cm và chiều cao tai 3,5–7 cm. Con đực nhỉnh hơn con cái trong các kích thước, nhưng có thể nặng hơn đáng kể. Trọng lượng của chúng khác nhau theo mùa, từ mùa xuân đến mùa thu và đạt đỉnh trong khi bắt đầu ngủ đông. Trong suốt mùa hè, trọng lượng 7–13 kg (15-27 lb) và 15–17 kg (33-38 lb) vào mùa thu. Con chửa có thể đạt trọng lượng khoảng 17,2 kg (38 lb), trong khi con đực đặc biệt lớn đã được báo cáo vào mùa thu. Trọng lượng lớn nhất xác nhận là 27,2 kg (60 lb), mặc dù chưa được xác minh mẫu vật đã được ghi nhận tới 30,8 kg (68 lb) và thậm chí 34 kg (75 lb).
Đến năm 2005, loài này có 8 phân loài, gồm:
Phân bố.
Ranh giới phân bố của loài này ở châu Âu và lửng châu Á là sông Volga, loài ở châu Âu phân bố trên bờ tây. Chúng sống chủ yếu ở Nga thuộc châu Âu, với 30.000 cá thể đã được ghi nhận vào năm 1990. Chúng trở nên phong phú và ngày càng tăng trên toàn phạm vi phân bố của chúng do sự giảm bệnh dại. Ở Anh, lửng có số cá thể tăng 77% trong giai đoạn thập niên 1980-1990. Số cá thể lửng châu Âu ở Vương quốc Anh ước tính khoảng 250.000 (190.000 ở Anh, 25.000 ở Scotland và 35.000 ở Wales).
Hành vi.
Sinh sản.
Động dục ở lửng châu Âu kéo dài từ 4 đến 6 ngày, và có thể diễn ra suốt năm, với đỉnh điểm cao nhất vào mùa xuân. Phát dục ở con đực thường thay đổi theo giai đoạn; trung bình ở độ tuổi khoảng 12–15 tháng, trong khi một số con khác sớm hơn khoảng 9 tháng hoặc trễ hơn khoảng 2 năm. Khả năng tình dục cao nhất từ tháng 1 đến tháng 5, với lượng tinh trùng giảm dần trong mùa hè. Con cái thường bắt đầu rụng trứng ở năm thứ hai, tuy cũng có một số ngoại lệ gặp ở tháng thứ 9.
Chúng có thể giao phối ở bất kỳ thời điểm nào trong năm khi các con cái trưởng thành động dục và các con con xuất hiện lần động dục đầu tiên. Việc giao phối xảy ra ngoài giai đoạn trên đặc biệt thường gặp ở những con cái không giao phối được trước hoặc trưởng thành chậm. Lửng thường sống thành từng cặp; con được chỉ giao phối với một con cái trong suốt đời của nó, trong khi con cái có thể giao phối với nhiều con đực. Việc giao phối kéo dài 15–60 phút, tuy nhiên việc giao phối có thể diễn ra trong thời gian ngắn hơn khoảng 2 phút nếu con cái không trong thời kỳ động dục.
Đào hang.
Giống như những loài lửng khác, lửng châu Âu là những động vật đào hang. Do đó, mật độ hang mà chúng đào tạo thành một hệ thống phức tạp nhất, và hệ thống này được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Số lối thoát của một tổ thay đổi từ vài lỗ đến 44-50. Tổ của nó có thể rất lớn, và đôi khi có thể đủ chỗ ở cho nhiều "gia đình". Trong trường hợp có nhiều gia đình sinh sống cùng thì có nhiều đoạn bị ngăn cách và hình thành các khu vực riêng. Nhiều tổ có thể có lối ra chỉ được sử dụng trong trường hợp nguy hiểm hoặc đùa giỡn. Một tổ đặc trưng có bề rộng và cao . Có 3 khu vực trong một tổ, một vài trong số đó được mở cả hai đầu. Mỗi một khu vực nằm cách cửa , và cách mặt đất hơn 1 m, trong một số trường hợp là .
Nhìn chung, các lối đi trong hang dài . Các khu vực tổ có kích thước trung bình , và cao . Lửng đào vào làm ở suốt cả năm, đặc biệt vào mùa thu và xuân. Việt duy trì hệ thống tổ thường được thực hiện bởi các con đực và con cái trưởng thành phụ thuộc. Các khu vực trong hệ thống tổ thường được lót đáy bằng các vật liệu như cỏ, dương xỉ diều hâu, rơm, lá cây hoặc rêu. Có đến 30 bó cỏ có thể được mang vào tổ trong vòng một đêm. Chúng nổi tiếng là các con vật có tính sạch sẽ, chúng thường thay vật liệu lót tổ cũ. Trong mùa đông, chúng có thể mang các vật liệu lót ra ngoài để phơi nắng sáng và mang vào buổi chiều. Việc dọn dẹp vào mùa xuân để chào đón con non, và có thể thực hiện việc này nhiều lần trong suốt mùa hè để ngăn chặn ký sinh trùng.
Nếu một con lửng chết trong tổ, nó sẽ lấp ngăn đó và đào một ngăn mới. Một số lửng sẽ tha con chết ra khỏi tổ và đem chôn chúng. Một hệ thống tổ luôn nằm gằn một cái cây, được lửng sử dụng để duỗi chân hoặc cào móng vuốt. Lửng đi vệ sinh ở những khu vực nhất định, đó là những nơi gần hệ thống tổ và ở những vị trí chiến lược trên ranh giới lãnh thổ của chúng hoặc ở gần nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Trong những trường hợp không có đủ không gian để đào hang, lửng sẽ di chuyển vào các đống cỏ khô để trú đông. Chúng có thể dùng chung lãnh thổ với cáo đỏ hoặc thỏ châu Âu. Thỏ có thể hưởng lợi từ sự có mặt của những con lửng, như sự bảo vệ để chống lại các kẻ thù khác, và thường tránh được sự săn của chính những con lửng bằng cách đào hang nhỏ hơn, khó để đến được những khu vực trong tổ.
Ngủ đông.
Cũng như gấu, khi loài lửng này ngủ đông thì không đi kèm với việc hạ thấp nhiệt độ cơ thể hoặc chức năng cơ thể. Chúng bắt đầu để chuẩn bị cho giấc ngủ mùa đông trong thời gian cuối mùa hè bằng việc tích lũy dự trữ chất béo, trong đó đạt đến đỉnh điểm vào tháng 10. Trong thời gian này, sàn hang được làm sạch và buồng nằm ngủ được lót. Chúng thường chuẩn bị sàn ngủ một khi tuyết rơi. Ở Nga, lửng chui vào hang giấc ngủ đông từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11. Trong các khu vực như Anh và Transcaucasia, nơi mà mùa đông ít khắc nghiệt, lửng hoặc bỏ giấc ngủ mùa đông hoàn toàn hoặc ngủ thức gián đoạn. Sau khi chìm vào giấc ngủ, lửng chặn lối vào bằng những chiếc lá khô và đất. Chúng chui khỏi nơi ngủ đông từ tháng 3 và đầu tháng 4.
Chế độ ăn.
Cùng với loài gấu nâu, lửng châu Âu là một trong những loài ít ăn thịt nhất của Bộ Ăn thịt, chúng là loài ăn tạp rất thích ứng và cơ hội, có chế độ ăn bao gồm một loạt các động vật và thực vật. Giun đất là nguồn thức ăn quan trọng nhất, tiếp theo là côn trùng lớn, động vật có vú nhỏ hoặc con non, xác chết, ngũ cốc, trái cây và các chất lưu trữ dưới lòng đất. Động vật có vú bị săn bắt bởi lửng châu Âu bao gồm thỏ, chuột, chuột đồng, chuột chù, nốt ruồi và nhím châu Âu. Con mồi côn trùng bao gồm bọ da, bọ hung và bọ cánh cứng mặt đất, sâu bướm, ấu trùng và ong bắp cày và ong vò vẽ.
Thỉnh thoảng, chúng ăn động vật làm tổ trên mặt đất như chim, ếch, cóc, sa giông, rắn, thằn lằn, ốc sên, ốc sên, nấm, và thực phẩm màu xanh lá cây như cỏ ba lá và cỏ, đặc biệt là vào mùa đông và trong thời gian hạn hán. Chúng có đặc trưng bắt một số lượng lớn một loại thực phẩm trong mỗi cuộc săn. Nói chung, chúng không ăn hơn 0,5 kg (1.1 lb) thức ăn mỗi ngày, với con non chưa đạt được một năm tuổi ăn nhiều hơn con trưởng thành. Một con lửng trưởng thành nặng 15 kg (33 lb) ăn một số lượng thực phẩm bằng 3,4% trọng lượng cơ thể của nó. Chúng thường ăn con mồi tại chỗ, và hiếm khi vận chuyển nó về hang ngủ của chúng. Có trường hợp chúng giết gà chết dư trong chuồng gà.
Lửng châu Âu săn bắt thỏ trong suốt cả năm, đặc biệt là trong suốt thời gian khi có con non. Chúng bắt được thỏ non bằng cách định vị vị trí của chúng trong tổ của họ bởi hương thơm, sau đó đào theo chiều dọc xuống đến con mồi. Ở các huyện miền núi, đồi, rau thực phẩm khan hiếm, lửng dựa việc săn bắt thỏ như là một nguồn thực phẩm chủ yếu. Thỏ trưởng thành thường được tránh bị bắt, trừ khi chúng bị thương hoặc bị bắt trong các bẫy. Chúng ăn con thỏ cách chuyển chúng trong bẫy ra ngoài và ăn thịt, để lại phần da. Thực phẩm ngũ cốc bao gồm lúa mì, yến mạch, ngô và lúa mạch thỉnh thoảng. Trái cây bao gồm táo, lê, mận, mâm xôi, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, sồi, beechmast, pignuts và thân ống arum hoang dã.
Bệnh tật.
Lao là yếu tố gây tử vong chính của lửng, mặc dù lửng bị nhiễm bệnh có thể sống và sinh sản thành công nhiều năm trước khi ngã gục vì bệnh này. Lửng dễ bị tổn thương đối với mustelid herpesvirus-1, cũng như bệnh dại và canine distemper, mặc dù 2 căn bệnh được đề cập sau không có mặt ở Đại Anh. Lửng được xem là phát tán bệnh lao bò cho gia súc. Các bệnh khác mà lửng châu Âu có thể mắc phải như arteriosclerosis, pneumonia, pleurisy, nephritis, enteritis, polyarthritis và lymphosarcoma. Các loài ký sinh trùng thường gặp trên lửng gồm các loài bọ chét như "Paraceras melis", "Chaetopsylla trichosa" và "Pulex irritans", chí như "Trichodectes melis", ve bét như "Ixodes ricinus", "I. canisuga", "I. hexagonus", "I. reduvius", "I. melicula". Ghẻ chó cũng gặp ở Lửng. Sán lải ở lửng gồm các loài sán lá như "Itygonimus lorum"; giun tròn gồm "Molineus patent", "Uncinaria stenocephala", "Capilara erinacei", "Aelurostrongylus falciformis" và sán sơ mít như "Mesocestoides lineatus" và "Dilepis undula". | 1 | null |
Điểu học hay cầm điểu học là một nhánh của ngành động vật học chuyên nghiên cứu về các loài chim. Điểu học trong tiếng Anh là "ornithology" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, trong đó ὄρνις ("ornis)" nghĩa là "chim" và λόγος ("logos)" nghĩa là "giải thích". Điểu học có nhiều mặt khác biệt với các lĩnh vực nghiên cứu động vật khác, một phần bởi điều kiện quan sát và tính thẩm mỹ của các loài chim. Công việc nghiên cứu hầu hết được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nghiệp dư áp dụng các nguyên tắc phương pháp luận chặt chẽ. Điểu học trong tiếng Anh là "ornithology" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "ornithologos" và tiếng Latinh cuối thế kỷ XVII "ornithologia" nghĩa là "khoa học về chim chóc".
Ngành điểu học có một lịch sử lâu đời, nghiên cứu về chim đã giúp loài người phát triển những khái niệm then chốt về tiến hóa, tập tính học và sinh thái học như các định nghĩa về loài, quá trình hình thành loài, bản năng, học hỏi, ổ sinh thái, guilds, địa lý sinh học đảo, phylogeography và bảo tồn chim. Thuở ban đầu, ngành vấn đề ngành điểu học tập trung chính là mô tả giống loài cũng như sự phân bố của loài đó, các nhà cầm điểu học hiện nay tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể hơn, với chim là vật mẫu cho các thí nghiệm về giả thuyết và các tiên đoán dựa trên các thuyết. Hầu hết các thuyết sinh học hiện đại áp dụng hệ thống phân loại sinh học và vì thế, số lượng nhà khoa học tự nhận mình là "nhà cầm điểu học" chuyên nghiệp cũng giảm xuống. Nhiều công cụ và kỹ thuật đã được sử dụng trong bộ môn điểu học, cả trong phòng thí nghiệm hoặc trên thực địa, và nhiều đột phá đã được tạo ra. | 1 | null |
Long Thủy là một phường thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Long Thủy nằm ở phía đông bắc thị xã Phước Long, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 3,97 km², dân số năm 2009 là 6.954 người, mật độ dân số đạt 1.751 người/km².
Lịch sử.
Phường Long Thủy được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 trên cơ sở 397,04 ha diện tích tự nhiên và 6.954 người của thị trấn Thác Mơ. | 1 | null |
Chi Cá dìa hay còn gọi là cá nâu, tảo ngư (danh pháp khoa học: Siganus) là tên gọi chỉ các loài cá thuộc chi duy nhất của họ Cá dìa (danh pháp khoa học: Siganidae) theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược, nhưng gần đây được phân loại lại như là một họ ở vị trí không chắc chắn ("incertae sedis") trong loạt Eupercaria.
Cá dìa sinh sống ở vùng nước mặn hay vùng cửa sông. Đây là loại cá da trơn thân dẹp, da màu nâu xám, vây sắc, sống nhiều ở vùng nước mặn ngọt giao thoa.
Đặc điểm sinh học.
Tên gọi tuỳ theo dân địa phương, thông thường được đặt tên theo hình dáng màu sắc bên ngoài. Một số loài cá dìa có xương gồm 13 đốt, da cá màu xanh đậm phần lông, màu bạc ở bụng lấm tấm hoa màu vàng trên thân Cá dìa có kích thước to bằng bàn tay người lớn và có trọng lượng bình quân 250g/con, cá dìa con thì có kích thước bằng hạt dưa cá dìa lớn có con có thể có trọng lượng nặng khoảng 400-500 gr to bằng bàn tay người lớn.
Loại cá dìa bông trưởng thành có chiều dài khoảng 42 cm, trọng lượng cá trưởng thành khoảng 200-300gr, kích thước to bằng bàn tay, cá cá dìa vân sọc lớn hơn với chiều dài 52 cm. Loại cá dìa bông ở vùng Quảng Thái thuộc Thừa Thiên Huế có hoa nâu đen, hình dạng giống như lá mít, nhận diện là các điểm lấm tấm trên thân có kích thước lớn hơn, thân cá tròn, dày, đầu và miệng cá ngắn, phần đuôi vây không có điểm vàng, loại cá dìa bông thì có thịt ngọt và thơm. Loại cá nâu thì nhỏ, hơi tròn với những màu sắc nâu vàng trên da rất đẹp.
Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn cá cái đẻ ở vùng nước lợ, khi cá còn nhỏ (gọi là cá bột, cá con) thì chúng sống chủ yếu ở vùng đầm phá cửa sông, đến khi trưởng thành, cá dìa bơi ra biển và tìm các ghềnh đá, bãi san hô, quanh bờ đá của hải đảo để sinh sống. Vào mùa hè giữa tháng 4 đến tháng 6 xuất hiện nhiều cá và cá đã vào giai đoạn trưởng thành, lúc này thịt cá săn chắc, nồng độ các chất kích thích tố sinh dục của cá vào thời cao điểm, riêng cá dìa bông ở Huế thì thường xuất hiện vào các tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Cá dìa hoạt động và kiếm mồi vào ban đêm. Thức ăn của cá dìa là thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ, thức ăn chính, nhất là đối với loại cá dìa bông chính là tảo cho nên có được gọi là tảo ngư đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp trong điều kiện nuôi trồng.
Phân bố.
Cá dìa có môi trường phân bố đa dạng, họ cá này hiện diện nhiều tại các vùng biển như Việt Nam (trong đó phân bố tại vùng Quảng Thái của tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung nhiều nhất là tại rừng dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh tỉnh Quảng Nam), Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia.
Một số loại cá dìa thường thấy ở vùng ven biển, cửa sông và vùng đầm phá. Một số loài chỉ sống ở vùng ghềnh biển giáp núi, hải đảo, một số khác thì gần bờ nơi các ghềnh đá, đầm phá, rừng đước ngập mặn, cửa dông. Một số loài thường sinh sống ở cửa sông, biển ở độ sâu 6m với nhiệt độ từ 24-28 độ C, một số thích sống nhất là vùng nước lợ hay vùng biển có nồng độ muối thấp. Cá dìa là loài chịu dựng giải nhiệt và muối lớn, biên độ dao động muối từ 5-37‰.
Một số loài được ghi nhận ở Việt Nam gồm:
Giá trị.
Thịt cá dìa ngọt, béo, thơm và xương ít và là loại sản vật của người xứ biển. Cá dìa là dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như nướng, hấp, kho chẳng hạn cá dìa hấp bún, cá dìa hấp kiểu Huế, cá dìa nướng, thông thường nhất là nướng cá dìa bằng vỉ, cá dìa nướng lá chuối. Cá dìa bông là một đặc sản của Thừa Thiên Huế và Quảng Điền, số lượng cá không nhiều nhưng giá trị kinh tế khá cao. Số lượng cá này được đánh bắt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và đang có nguy cơ suy giảm.
Loài cá nâu thuộc hàng thực phẩm hiếm, thịt ngon và làm được nhiều món ăn hấp dẫn như cá nâu kho trái giác ăn kèm với rau vườn như cù nèo, rau mác, bông súng, rau má... cá nâu gói lá chuối nướng trui chấm muối ớt; chưng tương; kho mẳn; nấu dưa...cá nâu nấu ngót vừa thanh đạm, vừa dân dã được nhiều người chuộng.
Cá dìa Tam Giang-Quảng Thái được coi là loài đặc hữu, có giá trị cao nhất, thịt cá ngọt và thơm. Ở Huế có mô hình nuôi cá dìa kết hợp nuôi tôm sú cho năng suất cao. Ở Quảng Nam, cá dìa giống bán giá cao nhất cho thương lái từ hai đầu Nam - Bắc với giá từ 400 - 500 nghìn đồng/kg, nhiều gia đình thu nhập 7 - 10 triệu đồng/ngày trong những năm 2012. Ở Huế có thời kỳ người dân trúng mùa thu hoạch cá dìa kỷ lục do chính sách thả cá dìa giống về tự nhiên. Loài cá ở đây được gọi tên dân gian là cá thuốc bắc vì rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá có chức năng như một liều thuốc an thần nhẹ, chống mất ngủ và giảm tress rất hiệu quả, cá nâu hấp mồng tơi ở đây vẫn được lưu truyền là loại thuốc trị chứng mất ngủ hiệu quả. | 1 | null |
Đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Quảng Châu – Thâm Quyến – Hồng Kông (Trung văn giản thể: 京广深港高速铁路; Trung văn phồn thể: 京廣深港高速鐵路, chuyển tự Hán Việt: Kinh-Quảng-Thâm-Cảng cao tốc thép lộ) là một tuyến đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hồng Kông ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuyến đường sắt cao tốc vận chuyển hành khách này nối ga Bắc Kinh và ga Phúc Điền ở Thâm Quyền. Tuyến này sẽ cắt biên giới và theo tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông đến ga Tây Cửu Long ở Hồng Kông. Khi hoàn thành, nó sẽ có chiều dài 2230 km và là tuyến đường sắt cao tốc duy nhất ở Trung Quốc cắt biên giới cần phải có thủ tục xuất nhập cảnh.
Công tác xây dựng bắt đầu vào năm 2005. Phần Vũ Hán-Quảng Châu khai trương vào tháng 12 năm 2009, phần Quảng Châu-Thâm Quyến mở cửa vào tháng 12 năm 2011, phần Trịnh Châu và Vũ Hán mở cửa vào tháng 9 năm 2012, và phần Bắc Kinh-Trịnh Châu được khai trương vào tháng 12 năm 2012. Phần 36-km (22 dặm) qua biên giới Thâm Quyến-Hồng Kông đã được khai trương vào tháng 9 năm 2018. Tuyến này là tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, giảm thời gian đi lại còn một nửa so với trước. | 1 | null |
Charles Bronson (sinh 03/11/1921 – mất 30/08/2003), tên khai sinh Charles Dennis Buchinsky, là một diễn viên Mỹ gốc Ba Lan và Lithuanian và có nguồn gốc nguyên thủy là người Thát Đát.
tham chiến.
năm 1943 Charles broson tham gia không lực Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ 2.Ông tham gia bắn súng máy trên máy bay b29 chống lại quân nhật ở các đảo năm 1945 và được trao huân chương.
Cái chết.
Sức khỏe của charles broson yếu dần đi vào những năm đầu thế kỷ 21,ông giải nghệ sau phẫu thuật xương chậu năm 1998.ông được cho là bị Alzheimer nhưng trong giấy chứng tử không ghi nguyên nhân như vậy mà là do bệnh phì đại cơ tim,ung thư phổi.ông qua đời vào ngày 30 tháng 8 năm 2003 và được an táng ở nghĩa trang Brownsville tại West Windsor, Vermont Mỹ. | 1 | null |
Tắc kè hoa khổng lồ Malagascar (danh pháp khoa học: Furcifer oustaleti) là một loài tắc kè hoa rất lớn bản địa Madagascar, nhưng cũng được nhập nội vào gần Nairobi ở Kenya (du tình trạng hiện tại của nó không rõ). Loài tắc kè hoa này hiện diện trong một loạt các môi trường sống, thậm chí trong thảm thực vật bị suy thoái trong các làng, nhưng là tương đối hiếm trong rừng nguyên sinh. Với chiều dài tối đa , nó thường được coi là loài tắc kè hoa lớn nhất, mặc dù một số cho rằng loài tắc kè hoa lớn nhất là "Calumma parsonii". Loài tắc kè hoa này ăn các loài động vật không xương sống như côn trùng lớn. Nó bắt con mồi bằng cái lưỡi cơ bắp dài.
Tên của chi ("Furcifer") có gốc Latin "furci" nghĩa là "tòe ra" đề cập đến hình dáng chân của loài tắc kè hoa này. Danh pháp cụ thể của nó là một dạng Latin hóa của tên tiếng Pháp của nhà sinh học Pháp Jean-Frédéric Émile Oustalet, người miêu tả loài này lần đầu tiên. | 1 | null |
Tắc kè hoa Parson (danh pháp khoa học: Calumma parsonii) là một loài tắc kè hoa rất lớn bản địa rừng nguyên sinh ẩm ở đông và bắc Madagascar. Nó được liệt kê trong Phụ lục II của CITES, có nghĩa việc mua bán loài này được kiểm soát. Nó là loài tắc kè hoa lớn nhất thế giới hay lớn thứ nhì sau tắc kè hoa khổng lồ Madagascar theo mối số báo cáo. Có hai phân loài được công nhận, phân loài phân bố rộng rãi "Calumma p. parsonii" dài đến 68 cm và không có mào trên lưng. "Calumma p. cristifer" gần Andasibe dài 47 cm (18½ in) và có mào lưng nhỏ.
Trong điều kiện nuôi nhốt, con cái loài tắc kè hoa này có thể đẻ mỗi lứa 50 trứng và cần ấp hơn một năm mới nở. Con cái đẻ mỗi hai năm một lứa. Con non nở ra sống riêng.
Tuổi thọ.
Tắc kè hoa Parson là một trong những loài tắc kè hoa sống lâu nhất với độ tuổi tối thiểu cao nhất là 9 năm tuổi đối với con đực và 8 tuổi đối với con cái có thể đạt tuổi thọ cao vượt trội trong điều kiện nuôi nhốt. Tuổi thọ trong tự nhiên được ước tính là 10 đến 12 năm tuổi và trong điều kiện nuôi nhốt, con vật có tuổi thọ 14 năm đã được ghi nhận, đây là điều duy nhất ở loài tắc kè hoa. Tuổi thọ cao và thời gian trưởng thành về mặt sinh dục đạt ít nhất đối với một số cá thể sau hai hoặc ba năm, khiến loài này đặc biệt dễ bị đe dọa như nạn săn bắt quá mức.
Sinh sản.
Trong điều kiện nuôi nhốt, tắc kè hoa cái của Parson đẻ tới 50 trứng mỗi lần đẻ; trứng có thể mất đến hai năm để nở. Trong một trường hợp, một con non khỏe mạnh nở sau 781 ngày. Chu kỳ sinh sản của con cái chỉ cho phép đẻ trứng hai năm một lần. Những con non sẽ độc lập sau khi chúng tự đào ra khỏi tổ dưới lòng đất của chúng. Sau khi tổ được đào, trứng được đẻ và được vùi lấp, nghĩa vụ làm cha mẹ của con cái hoàn thành. Cha mẹ không đóng góp bất kỳ sự chăm sóc nào đối với tắc kè hoa con. | 1 | null |
Thành Hải Dương, còn gọi là Thành Đông, là một ngôi thành cổ thời nhà Nguyễn. Ngôi thành được đắp bằng đất năm 1804, dùng làm nơi làm việc cho bộ máy trấn thành Hải Dương. Thành bị thực dân Pháp phá hủy phần lớn vào năm 1889. Tuy nhiên, một số di tích của ngôi thành này vẫn còn thấy được tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Hình thành.
Trước năm 1804, lỵ sở của tỉnh Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là thành Vạn hay doanh Vạn. Sau đó rời về Mao Điền (Cẩm Giàng). Năm 1804 (năm Gia Long thứ 3), để củng cố bộ máy cai trị, nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính của cả nước, do vậy lỵ sở Hải Dương đã được rời từ Mao Điền về vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao, tổng Hàn Giang, cách kinh đô Huế 1.097 dặm. Một ngôi thành sở được Trấn thủ, Khâm sai Chưởng cơ Trần Công Hiến cho khởi công để làm trụ sở cho bộ máy và đồn trú quân sự, gọi là Thành Đông, với mục đích vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Đây được xem như thời điểm khởi lập của thành phố Hải Dương.
Thành Đông ban đầu được đắp bằng đất, có hình 6 cạnh, chu vi 551 trượng 6 thước, cao 1 trượng 1 thước 2 tấc, mở 4 cửa. Thành Đông ban đầu không có dân, chỉ có quan lại và quân lính. Năm 1824 (năm Minh Mạng thứ 5), thành được xây thêm bằng đá ong (kiểu xây này cũng được thấy ở thành Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An), có sống khế. Đá ong xây thành được lấy từ thành nhà Mạc ở Đồ Sơn. Đến năm Tự Đức thứ 19 (1865), đắp thêm thành Dương Mã ở các cửa, hình chóp nón úp vào hào trước cửa thành, cao 5 thước 4 tấc, hào rộng 3 trượng 3 thước, sâu 6 thước.
Năm 1889, nhiều đoạn tường Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng nhà máy rượu và vài tòa dinh thự của người Pháp. Thời gian 1946-1954, do chiến sự ác liệt, phần lớn di tích còn lại của thành cũng bị hư hỏng nặng. Tuy vậy, ngày nay vẫn còn sót lại một số ít đoạn tường thành và dinh Tổng đốc ở trụ sở của Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Kiến trúc.
Gọi là thành Đông vì thành trấn của xứ Đông (ngược với xứ Đoài). Thành Hải Dương được xây dựng theo kiến trúc Vauban, phân rõ thành 2 khu thành Nội và thành Ngoại.
Thành nội.
Thành nội có hình lục giác đều, trung tâm ở vào khoảng Ngã tư Máy Xay hiện nay (Ngã tư Kho Đỏ). Từ trung tâm đến các góc thành dài chừng 500m. Ngoài thành có hào sâu bao quanh. Hào thành nối với sông Kẻ Sặt và qua cống Ba Cửa (bến Canô ngày nay) nối thẳng với sông Thái Bình. Thành nội có chu vi 551 trượng (2.204 m2), cao 1 trượng 1 thước 2 tấc (4,48 m). Thành thông với bên ngoài qua 4 cửa: Đông, Tây, Nam, Bắc, phía ngoài có hào rộng 11 trượng (44m), sâu 6 thước (2,4m). Từ thành nội ra các cổng thành phải qua một cầu gạch xây vòm cuốn; bắc qua hào. Cầu dài chừng 5m, rộng 3 m. Cầu phía Đông và cầu phía Nam đã bị phá từ cuối thế kỉ 19. Cầu phía Bắc còn di tích trên đường Chi Lăng (gần xí nghiệp liên hiệp Dược). Cầu phía Tây còn di tích trên đường từ viện 7 đến khu tập thể phố Tuệ Tĩnh.
Phía trong thành nội chia làm 2 khu:
Thành ngoại.
Sau thời gian xây dựng, ổn định, quan quân trong thành chỉ có chừng ba cơ binh, khoảng trên 1.000 người. Năm Tự Đức thứ 19 (1866), Thành Đông được mở rộng, xây thêm ra phía ngoài thành nội. Phía ngoài 4 cổng thành đắp thêm 4 thành phụ gọi là thành Dương Mã hay thành ngoại.
Phía ngoài thành Dương Mã có 1 lớp thành đất bao bọc, 4 xung quanh gọi là La thành (tương tự La thành của thành Long Biên). Chu vi La thành dài 1.539 trượng. Thành cao 3 thước, bờ thành rộng hơn 2 thước. Ngoài La Thành còn có 1 hào rộng 5 thước sâu 4 thước.
Kiến trúc tổng thể.
Như vậy nếu lấy thành Đông làm trung tâm thì, trong phạm vi 15 km ta sẽ có tổng thể bố phòng của thành Hải Dương như sau:
Phía đông và nam có các đồn thì phía Tây có: | 1 | null |
Mòng cánh xanh ("Anas carolinensis") hay ("Anas crecca carolinensis") là một loài vịt phân bố rộng rãi, sinh sản ở phía bắc Bắc Mỹ trừ quần đảo Aleutia. Trong một thời gian loài này được xem là cùng loài với mòng két ("A. crecca") nhưng vấn đề vẫn đang được xem xét bởi Liên minh Điểu học Mỹ; dựa trên đó IUCN và BirdLife International hiện nay không chấp nhận là một loài riêng. Tuy nhiên gần như tất cả các chuyên gia xem nó là một loài riêng dựa trên bằng chứng hành vi, hình thái học, và phân tử.
Nó là loài di trú mạnh và trú đông về phía nam của phạm vi phân bố của nó. | 1 | null |
Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang (tên khác: Nhà thờ La Vang) là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng giáo phận Huế, tọa lạc ở xã Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị, Việt Nam. Đây là một trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam. Nhà thờ được Giáo hoàng Gioan XXIII tôn phong là vương cung thánh đường qua "Sắc chỉ Magnonos" ngày 22 tháng 8 năm 1961.
Lịch sử.
Chùa Ba Làng.
Vào thời Minh Mạng (1820-1840) nhân dân 3 làng Thạch Hãn, Cổ Thành và Ba Trừ đã chung nhau xây dựng một ngôi chùa khá lớn, thờ tự tượng pháp đầy đủ trang nghiêm tại vùng đất Lá Vằng (có nhiều cây lá vằng mọc hoang, người dân thường lấy lá phơi khô làm thuốc Nam) cách tỉnh thành Quảng Trị khoảng 6km.
Sau Hòa ước Nhâm Tuất (1862), vua Tự Đức ban hành chỉ dụ tha đạo Công giáo. Giám mục Sohier Bình dự định mở mang họ đạo La Vang, nhưng bất thành vì việc sang nhượng đất không có kết quả. Tuy nhiên, ở đây có thể đã tồn tại những nhà nguyện nhỏ bằng gỗ, lá .
Trong báo cáo năm 1894, linh mục Patinier Kinh là chính xứ Cổ Vưu kiêm quản hạt Quảng Trị cho biết sau thời kỳ bạo loạn đã khẩn trương cho dựng lại một ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ bằng gỗ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt căng thẳng .
Nhà thờ ngói.
Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phật giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1798 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria. Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.
Năm 1885, Giám mục Caspar Lộc quyết định cho xây dựng tại La Vang một ngôi nhà thờ bằng ngói. Mọi vật liệu xây dựng cần thiết đã được chuẩn bị nhưng mãi đến năm 1894 mới khởi công và hoàn tất vào năm 1901, dưới ba đời linh mục chính xứ Bonnard, Patinin, Bonin. Nhà thờ ngói được Giám mục Caspar Lộc xức dầu cung hiến và khánh thành vào dịp Đại hội La Vang lần thứ nhất (từ ngày 6-8 tháng 8 năm 1901) với tước hiệu "Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu".
Nội thất ngôi nhà thờ này được thiết kế theo kiểu kiến trúc cổ Việt Nam chứa được vài trăm người nhưng mặt tiền thì theo kiến trúc phương Tây. Phía trước có hai tháp dang ra hai bên. Trên bàn thờ có tượng ảnh Chúa Giêsu, Đức Mẹ Mân Côi, thánh Đa Minh và bà thánh Catarina. Phía trên cửa ra vào chính diện in nổi năm chữ nôm: (tức là: ĐỀN THỜ ĐỨC MẸ LA VANG). Trong dịp Đại hội La Vang lần thứ 8 (năm 1923), Giám mục Allys Lý nhận thấy số giáo dân hành hương ngày một đông, ngôi nhà thờ ngói thì quá chật hẹp, lại đã xuống cấp, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã quyết định xây dựng ngôi nhà thờ rộng lớn hơn tại La Vang.
Lễ Đức Mẹ Lộ Đức (ngày 11 tháng 2 năm 1924), linh mục Morineau Trung giáo xứ Cổ Vưu phát lệnh khởi công xây dựng nhà thờ La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier. Sau bốn năm, công trình hoàn thành . Nhà thờ với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi cát và núi rừng chung quanh.. Ngày 20 tháng 8 năm 1928, Giám mục Allys Lý đã long trọng cử hành nghi thức xức dầu cung hiến nhà thờ mới và làm phép chuông vào ngày 30 tháng 9 năm 1928. Qua nhiều năm sau, Nhà thờ La Vang bị hư hại nặng. Giữa năm 1955, linh mục sở tại La Vang Giuse Trần Văn Tường cho trùng tu, thay toàn bộ tuồng gỗ bằng vài sắt.
Tiểu vương cung thánh đường.
Năm 1961, trong một phiên họp tại Đà Lạt, Hội đồng Giám mục Việt Nam (miền Nam) dưới quyền chủ toạ của Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã có những quyết định như sau:
Sáng ngày 22 tháng 8 năm 1961, Đức ông De Nitris, thư ký Tòa Khâm Sứ, đại diện Tòa Thánh tuyên đọc sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan XXIII nâng Đền Thờ La Vang lên bậc tiểu vương cung thánh đường.
Nội dung sắc chỉ:
Năm 1961-1962, một số kiến trúc như Công trường Mân Côi với 15 pho tượng bằng đá cẩm thạch, hồ Tịnh Tâm và ba cây đa cao 20m với tượng Đức Mẹ bồng con do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế . Cuối năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, Giám mục Ngô Đình Thục sống lưu vong ở nước ngoài nên nhiều hạng mục của công trình xây dựng ở đền thờ La Vang bị ngừng trệ.
Vương cung thánh đường La Vang bị bom đạn phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nay chỉ còn di tích tháp chuông.
Giai đoạn 1972-2012.
Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới. Năm 1998, tượng Đức Mẹ La Vang do nhà điêu khắc kiêm họa sĩ Văn Nhân đã được làm phép thay thế tượng cũ. Tượng này mang phong cách dân tộc từ trang phục đến nét mặt được Giáo hoàng Gioan Phaolô II làm phép ngày 1 tháng 7 năm 1998 tại Roma, sau đó chuyển về Việt Nam dịp kỷ niệm biến cố 200 năm Đức Mẹ La Vang.
Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp lại 21 ha đất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân" nên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã quyết định xây lại nhà thờ La Vang cho xứng với Trung tâm hành hương quốc gia. Một cuộc thi về thiết kế đã được tổ chức năm 2010 và 5 đồ án đã được trao giải nhì để hoàn thiện thêm.
Ngày 6 tháng 1 năm 2011, nghi thức làm phép viên đá đầu tiên đã được Hồng y Ivan Dias - Đặc sứ không thường trực của Giáo hoàng Biển Đức XVI - và các giám mục Việt Nam cử hành vào dịp bế mạc Năm Thánh nhân 50 năm hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2010). Dự kiến chi phí cho nhà thờ mới là 25 triệu đôla.
Xây dựng Vương cung thánh đường mới.
Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới . Công trình Vương cung thánh đường mới dự kiến được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích 13.464 m². Chiều dài công trình 132m theo hướng bắc nam, ngang 102m theo hướng đông tây. Sức chứa 5.000 chỗ. Vương cung thánh đường, thể hiện phong cách kiến trúc Việt, mang hồn Việt qua hình dáng những tấm mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt, những họa tiết diễn tả cụ thể những ân huệ của Thiên Chúa ...
Công trình Vương cung thánh đường mới được dự kiến khánh thành vào năm 2023. | 1 | null |
Heteropneustes fossilis là một loài cá da trơn túi khí. Loài cá này được tìm thấy ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan và Myanma. Tại Sri Lanka, loài cá này được gọi là "Hunga" bởi cộng đồng nói tiếng Sinhala còn ở Ấn Độ loài này được gọi là singhi. Loài này có ở Nam Ấn Độ ở bang Kerala, nơi người ta gọi nó là kaari (Malayalam: കാരി).
"H. fossilis" được tìm thấy chủ yếu trong ao, mương, đầm lầy và đầm lầy, nhưng đôi khi cũng có ở những con sông bùn. Nó có thể chịu nước hơi lợ. Đó là ăn tạp. Loài cá này sinh sản ở các vùng nước được giới hạn trong các tháng gió mùa, nhưng có thể sinh sản trong ao, ao bỏ hoang, và mương khi đủ nước mưa tích tụ.
Loài này có thể chích và gây đau cho con người. Chất độc có thể bắt nguồn từ một tuyến trên gai vây ngực và đã gây ra vết đau đối với người bị chích.
Loài này dài tính theo kích thước đo cá và là một loài thủy sản quan trọng ở địa phương. Nó cũng được nuôi và được tìm thấy trong hồ cá thương mại.. | 1 | null |
"Paradise" là một bài hát của ban nhạc Anh quốc Coldplay nằm trong album phòng thu thứ năm của họ, "Mylo Xyloto" (2011). Nó được phát hành vào ngày 12 tháng 9 năm 2011 như là đĩa đơn thứ hai trích từ album bởi Parlophone và Capitol Records. Bài hát được đồng viết lời bởi bốn thành viên của Coldplay (Guy Berryman, Jonny Buckland, Will Champion và Chris Martin), trong khi phần sản xuất được đảm nhiệm bởi Markus Dravs, Daniel Green, Rik Simpson và Brian Eno, những cộng tác viên quen thuộc xuyên suốt sự nghiệp của nhóm. "Paradise" là một bản pop rock ballad kết hợp với những yếu tố từ R&B mang nội dung đề cập đến những hy vọng và giấc mơ về một thiên đường lý tưởng của một cô gái trẻ. Ban đầu, nó được Martin dự định sáng tác như là bài hát cho người chiến thắng của "The X Factor UK" vào năm 2010 sau khi nhận được lời đề nghị từ những nhà sản xuất chương trình, trước khi Champion ngỏ ý về việc đưa tác phẩm vào "Mylo Xyloto".
Sau khi phát hành, "Paradise" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu ấm áp, chất giọng của Martin cũng như quá trình sản xuất nó, đồng thời gọi đây là một điểm nhấn nổi bật từ album. Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm một đề cử giải Grammy cho Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 54. "Paradise" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Na Uy và Vương quốc Anh, đồng thời lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia bài hát xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Úc, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ireland, Ý, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí thứ 15 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ tư của Coldplay lọt vào top 20, cũng như tiêu thụ được hơn 2.8 triệu bản tại đây.
Video ca nhạc cho "Paradise" được thực hiện bởi Mat Whitecross, trong đó bao gồm những cảnh Martin hóa thân thành một con voi đang cố gắng trốn thoát khỏi một sở thú và đi lang thang để tìm về quê hương ở Cape Town, Nam Phi, xen kẽ với những cảnh Coldplay hát ở một buổi hòa nhạc. Nó đã chiến thắng một hạng mục tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 cho Video rock xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, nhóm đã trình diễn "Paradise" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "American Idol", "The Ellen DeGeneres Show", "The Jonathan Ross Show", "Late Show with David Letterman", "Saturday Night Live", "The X Factor UK" và giải Grammy lần thứ 54, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của họ. Kể từ khi phát hành, nó đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, như "The Block", "Divorce", "Skam" và "Tarzan". Tính đến nay, "Paradise" đã bán được hơn 8 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Chứng nhận.
!scope="col" colspan="3"| Streaming | 1 | null |
Ngụy Vũ hầu (chữ Hán: 魏武侯; trị vì: 395 TCN - 370 TCN), là vị vua thứ hai của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Ngụy Kích (魏擊) hay Cơ Kích, là con trai của Ngụy Văn hầu, vị vua khai quốc của nước Ngụy. Sau khi Văn hầu lên ngôi, trọng dụng Điền Tử Phương nên cho Ngụy Kích theo học cùng Tử Phương.
Niên đại.
Sử sách đề cập không thống nhất về niên đại của Ngụy Vũ hầu. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, năm đầu khi ông lên ngôi vua Ngụy là năm 386 TCN, trong khi các sử gia hiện đại xác định là năm 396 TCN.
Sử ký xác định ông làm vua chỉ 16 năm, từ 386 TCN – 371 TCN, các sử gia hiện đại xác định ông làm vua 26 năm, từ 396 TCN – 371 TCN, tức là 10 năm cuối của vua cha Văn hầu được tính cho ông. Như vậy, những sự kiện chiến tranh với các nước Trịnh, Tần và Tề của nước Ngụy từ năm 393 TCN – 387 TCN được tính sang thời Ngụy Vũ hầu.
Trấn thủ Trung Sơn.
Năm 410 TCN, Văn hầu sai Nhạc Dương đi đánh nước Trung Sơn, con Nhạc Dương là Nhạc Thư làm tướng ở Trung Sơn, vua Trung Sơn bèn giết Nhạc Thư rồi đưa thịt tặng Nhạc Dương. Nhạc Dương ăn thịt con xong thì đem quân diệt Trung Sơn. Ngụy Văn hầu phong Nhạc Dương đất Linh Thọ, nhưng cũng cho Nhạc Dương là người tàn ác nhẫn tâm, nên không dùng nữa, sai Ngụy Kích ra trấn thủ Trung Sơn.
Năm 396 TCN, Ngụy Văn hầu lâm trọng bệnh, cho gọi Ngụy Kích cùng Ngô Khởi và Tây Môn Báo. Văn hầu phó thác Ngụy Kích cho hai tướng, không lâu sau thì chết. Ngụy Kích lên ngôi, tức Ngụy Vũ hầu.
Đối nội.
Một hôm Vũ hầu bơi thuyền xuôi theo dòng sông Tây Hà, nói với Ngô Khởi rằng: "Núi sông hiểm trở quả là của quý của nước Ngụy". Ngô Khởi thưa:
"Giữ nước cốt ở đức chứ không ở chỗ đất đai hiểm yếu. Ngày xưa, Tam Miêu bên trái là hồ Động Đình, bên phải là hồ Bành Lãi, nhưng vì không trau giồi đức nghĩa, nên bị vua Vũ diệt. Đô thành vua Kiệt nhà Hạ, bên trái là Hoàng Hà, bên phải là Thái Sơn, Hoa Sơn, núi Y Khuyết ở phía nam, núi Dương Trường ở phía bắc nhưng vì chính sự bất nhân, nên bị vua Thang diệt. Nước của vua Trụ nhà Ân, bên trái là núi Mạnh Môn, bên phải là Thái Hành Sơn, Trường Sơn ở phía bắc, sông Đại Hà chạy dọc phía nam, nhưng vì chính sự không có đức cho nên bị Vũ Vương diệt. Do đó mà xem, thì giữ nước ở đức chứ không ở chỗ hiểm. Nếu mà vua không lo tu đức, thì người trong thuyền đều là nước địch vậy."
Ngụy Vũ hầu tán đồng, bèn phong Ngô Khởi làm Tây Hà thái thú.
Năm 395 TCN, Ngụy Vũ hầu phong Điền Văn làm tướng quốc.
Năm 387 TCN, Điền Văn chết, Vũ hầu phong cho Công Thúc làm tể tướng. Công Thúc ghét Ngô Khởi bày mưu gièm pha với Vũ Hầu khiến Ngô Khởi sợ bị tội nên phải bỏ đi nước Sở.
Đối ngoại.
Năm 393 TCN, Ngụy đem quân đánh nước Trịnh.
Năm 387 TCN, Tướng quốc nước Tề là Điền Hòa muốn chiếm ngôi quân chủ nước Tề, bèn xin Vũ hầu nói tốt cho mình trước mặt Chu An Vương. Chu An vương theo lời Vũ hầu, phong cho Điền Hòa làm vua Tề, tức là Tề Thái công.
Năm 386 TCN, công tử Triều nước Triệu nổi loạn định cướp ngôi vua. Nguỵ Vũ hầu đem quân giúp Triệu Triều, tiến vào Hàm Đan nhưng bị quân Triệu đánh bại.
Năm 383 TCN, Vũ hầu lại đánh Triệu, và lại thất bại ở Thố Đài.
Năm 380 TCN, Nguỵ liên minh cùng nước Hàn và nước Triệu tấn công nước Tề, chiếm được Tang Khâu, năm 378 TCN lại đánh Tề một lần nữa và chiếm đất Linh Khâu.
Năm 376 TCN, Nguỵ Vũ hầu cùng Hàn Ai hầu và Triệu Kính hầu đánh Tấn, phế Tấn Tĩnh công, tiêu diệt nước Tấn..
Năm 375 TCN, Ngụy và Sở xảy ra chiến tranh, Ngụy đại thắng, chiếm Vu Du Quan của Sở.
Năm 373 TCN, Ngụy đánh Tề, chiếm Bác Lăng, hai năm sau Ngụy đánh thắng quân Sở, chiếm Lỗ Dương.
Qua đời.
Năm 370 TCN, Vũ hầu qua đời, ông ở ngôi 27 năm, hai con của ông là Ngụy Oanh (tức Ngụy Huệ vương) và Ngụy Hoãn tranh giành ngôi vua, nước Ngụy sinh loạn và suy yếu. | 1 | null |
Cá mập san hô Caribe (Danh pháp khoa học: Carcharhinus perezi) là một loài thuộc cá mập Requiem trong họ Carcharhinidae. Nó được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương từ Florida đến Brazil, và là cá mập san hô thường gặp nhất trong biển Caribe. Với một cơ thể mạnh mẽ được sắp xếp hợp lý, điển hình trong các loài cá mập Requiem. Đặc trưng của chúng là có vây sẫm màu, phía sau gần đuôi có một vây lưng ngắn hơn so với vây lưng thứ nhất.
Có chiều dài lên tới 3 m (10 ft), cá mập san hô Caribe là một trong các động vật ăn thịt lớn nhất trong hệ sinh thái rạn san hô, thức ăn của chúng là các loại cá và mực. Chúng kiếm ăn tại các rạn san hô và nghỉ ngơi tại hang động, đáy biển. Giống như cá mập khác trong phân họ, chúng đẻ được từ 4 - sáu con mỗi năm. Cá mập san hô Caribe là một nguồn thủy sản cung cấp thịt, dầu gan cá, bột cá, nhưng gần đây nó đã trở nên có giá trị hơn như là một phần của những chuyến du lịch sinh thái hấp dẫn.
Phân bố và môi trường sống.
Cá mập san hô Caribe được tìm thấy ở khắp các vùng biển nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương, từ Bắc Carolina ở phía Bắc tới Brazil ở phía Nam, bao gồm cả quần đảo Bermuda, phía bắc Vịnh Mexico và biển Caribe. Tuy nhiên, nó rất hiếm hoi ở phía Bắc Florida Keys. Chúng thích các vùng nước nông hoặc xung quanh các rạn san hô . Môi trường sống của cá mập san hô Caribe nhiều nhất ở tầng nước nông dưới 30 m (98 ft), nhưng chúng cũng được thấy ở độ sâu 378 m (1240 feet).
Tham khảo.
Có lẽ cá mập san hô Caribe nên sợ con người hơn là con người sợ chúng bởi chúng được coi là một nguồn thủy sản cung cấp thịt, dầu gan cá, bột cá. | 1 | null |
Cá sặc gấm (danh pháp hai phần: "Trichogaster lalius") (trước đây là "Colisa lalia") là một loài cá nước ngọt nhỏ nằm trong họ Cá tai tượng. Đây là loài bản địa của vùng Nam Á, tuy nhiên đã phổ biến khắp thế giới qua con đường buôn bán cá cảnh.
Mô tả.
Cá sặc gấm là một loài cá nhỏ, con trưởng thành chỉ dài trung bình 5 cm, cá biệt có thể lên đến 8,8 cm. Cá có màu sắc sặc sỡ, thường màu chủ đạo là màu đỏ tươi xen kẽ các sọc màu xanh lam ánh kim chạy ngang khắp cơ thể, nắp mang ánh xanh kim loại; các vây lớn và có nhiều họa tiết dạng đốm tròn màu xanh lam. Thân hình dẹt, có dạng bầu dục tròn với miệng nhỏ hướng lên trên; vây bụng đặc trưng biến đổi thành sợi có thể cử động linh hoạt được sử dụng như một công cụ thăm dò môi trường xung quanh. Cá đực có màu sặc sặc sỡ và kích thước trung bình lớn hơn cá cái.
Sinh thái học.
Cá sặc gấm ngoài tự nhiên thường được tìm thấy trong các vùng nước chảy chậm và có nhiều thực vật thủy sinh. Loài cá này có nguồn gốc từ Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh, tuy nhiên nó đã phân bố rộng khắp ngoài phạm vi này. Cũng như các loài khác trong họ, đây là một loài "cá có mê lộ," cơ quan hô hấp phụ này giúp chúng lấy oxy trực tiếp từ không khí và sống được trong những môi trường nước tù đọng, nghèo oxy hay thậm chí tồn tại một thời gian sau khi ra khỏi mặt nước.
Cá là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chính là mùn bã hữu cơ và các loại côn trùng, giáp xác, thân mềm nhỏ. Đây là loài làm tổ bọt. Trong mùa sinh sản, cá đực sẽ tạo ra một đám bọt khí nổi nhờ chất nhờn trong miệng, bám vào thực vật thủy sinh và dẫn dụ cá cái vào đẻ trứng, mỗi lần có thể lên đến 600 trứng. Trứng nở trong vòng 24 giờ, cá đực sẽ tiếp tực chăm sóc trứng và con non trong tổ bọt trong khoảng ba ngày sau khi nở.
Giá trị sử dụng.
Loài này chủ yếu được khai thác và nhân giống để làm cá cảnh do màu sắc đẹp, thích hợp với các hồ thủy sinh cộng đồng do bản tính hiền lành, ít phá hoại của chúng. Cá sặc gấm cũng có nhiều biến thể màu khác nhau nhờ vào nhân giống và lai tạo. | 1 | null |
Cá mập cát hay cá mập nâu (Danh pháp khoa học: Carcharhinus plumbeus) là phân loài của cá mập Requiem họ Carcharhinidae, có nguồn gốc từ Đại Tây Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chúng là một trong những loài cá mập ven biển lớn nhất thế giới, nổi bật với vây lưng lớn hình tam giác và có màu nâu nổi bật.
Mô tả.
Loài này liên quan chặt chẽ với cá mập sẫm, cá mập bignose, và cá mập bò. Vây lưng của chúng hình tam giác lớn. Cơ thể nặng và có mõm tròn, ngắn hơn so với các loài cá mập khác. Răng hàm trên của chúng khá rộng không đồng đều và có các cạnh sắc. Vây lưng thứ hai và vây hậu môn tương đối là như nhau. Khi trưởng thành, con cái có thể đạt chiều dài từ 2 - 2,5 mét còn con đực là 1,8 mét. Màu sắc cơ thể của nó có thể thay đổi, từ hơi xanh tới màu xám nâu đồng, với phía dưới màu trắng hoặc màu xám nhạt. Cá mập cát bơi riêng lẻ hoặc cũng có thể thành từng nhóm cùng kích thước.
Phân bố và môi trường sống.
Đúng như tên của nó, chúng được tìm thấy tại đáy bùn cát tại các vùng nước nông ven biển ở các vịnh, cửa sông, bến cảng, cửa sông, nhưng nó cũng bơi trong vùng nước sâu hơn trên 200 mét. Cá mập cát được tìm thấy từ các vùng biển nhiệt đới tới các vùng ôn đới trên toàn thế giới, ở phía tây Đại Tây Dương từ Massachusetts tới Brazil. Con non được tìm thấy phổ biến ở các vùng biển nông như ở vịnh Chesapeake, từ vùng vịnh Delaware đến Nam Carolina. Một số khu vực sinh sản khác của cá mập cát như ở vịnh Boncuk ở Marmaris, Thổ Nhĩ Kỳ
Sinh học.
Kẻ thù tự nhiên của cá mập cát là loài cá mập hổ, và đôi khi là cả cá mập trắng lớn. Thức ăn của chúng bao gồm cá đuối, và cua.
Con cái có phôi trong túi noãn của nhau thai. Chu kỳ sinh sản của cá mập cát là khoảng 3 năm một lần, mỗi lần trung bình đẻ khoảng tám con non. Thời gian mang thai của con mẹ là 1 năm. | 1 | null |
Cá sặc mật ong, tên khoa học Trichogaster chuna, là một loài cá nhiệt đới trong phân bộ Anabantoidei và thường được nuôi làm cảnh. Loài cá này thường được tìm thấy trong sông và hồ ở Châu Á. Nó bắt nguồn từ Ấn Độ và Bangladesh. Nó sống ở các khu vực cây cối rậm rạp ở vùng biển ôn hòa và nghèo khoáng. Cá này ưa thích tầng trên và giữa nước.
Con đực dài 5 cm, con cái hơi ngắn hơn, dài 4 cm. | 1 | null |
Đào Văn Hổ: một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn
Hành trạng.
Đào Văn Hổ tham gia phong trào Tây Sơn từ sớm, dưới trướng của Tây Sơn vương Nguyễn Văn Nhạc. Khi Nguyễn Văn Nhạc xưng đế, niên hiệu Thái Đức, ông được phong chức Đô đốc, trấn thủ Bình Thuận. Theo sách Nhà Tây Sơn của Quách Tấn, Quách Giao thì trấn thủ Bình Thuận là Đại Đô đốc Lê Văn Hưng. Tuy nhiên sau cuộc chiến Quảng Nam thì không rõ Lê Văn Hưng ở lại với Thái Đức hay về Phú Xuân với Nguyễn Văn Huệ. Ở đây căn cứ theo Đại Nam Thực Lục thì thấy:
Tháng 4 năm 1790, "Sai chưởng Tiền quân Lê Văn Quân lãnh quân thủy quân bộ hơn 6.000 người tiến lấy Bình Thuận. Đầu là Quân từ Bà Rịa vào yết kiến, chủ trì bàn việc xuất quân. Nguyễn Bảo Trí và Tống Phước Đạm đều phụ theo. Chỉ có Nguyễn Văn Thành cho rằng đất Gia Định mới khôi phục, dân tâm chưa bền chắc, phòng thủ chưa chu đáo, mà Bình Thuận là nơi tứ chiến, lấy được tuy dễ mà giữ được rất khó, không bằng ta nuôi oai chứa sức để đợi thời cơ mới là kế hay vạn toàn. Cuối cùng, vua theo lời bàn của Quân, bèn sai Tiên phong dinh Võ Tánh đem binh thuyền sở bộ đi trước, Nguyễn Văn Thành làm phó, theo sự tiết chế của Quân. Lại lấy Hàn lâm Chiêu (không rõ họ) làm Khâm sai tán lý, giữ quân chính, hiệp đồng điều bát tướng sĩ Tiền quân.
Quân ta tiến đánh được Phan Rí. Lê Văn Quân mới đến, khiến Nguyễn Văn Thành đem quân tiến trước đến Húc Trâm (tên đất) để chặn đường giặc chạy, rồi cùng Võ Tánh chia đường đánh giặc. Đô đốc giặc là Đào Văn Hổ rút lui. Thành đón đánh được, bèn thu phục được Bình Thuận." (ĐNTL, Tập 1, tr 266-267).
Sau đấy Lê Văn Quân hạm lập công, tiến binh lấy Diên Khánh những Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành không chịu giúp. Các tướng Tây Sơn ở Quy Nhơn là Đô đốc Hồ Văn Tự, Nguyễn Công Thái và Tham tán Từ Văn Tú đem thêm binh đến tiếp viện. Các tướng Tây Sơn ở Diên Khánh, Bình Thuận, quay lại phản công. Lê Văn Quân bại trận, tướng sĩ tử thương rất nhiều. Sau đấy Lê Văn Quân hổ thẹn, uất hận tự vẫn.
Năm 1793, Nguyễn Phúc Ánh tiến binh đánh Quy Nhơn. Thái tử Nguyễn Văn Bảo cùng các tướng xuất quân chống cự nhưng liên tiếp bại trận.
"Tháng 6, Võ Tánh đánh vỡ quân giặc ở cầu Tân Hội. Giặc lui về Úc Sơn, giữ chỗ hiểm đặt quân phòng thủ. Quân ta tiến đến cánh đồng Bình Thịnh. Giặc Nguyễn Văn Nhạc sai con là Nguyễn Văn Bảo (ngụy xưng là Tiểu triều) đem quân tinh nhuệ và voi đực ra thành đánh. Quân ta đánh cho chạy. Vừa gặp bộ binh của bọn Tôn Thất Hội theo hai đường Hà Nha và Cù Mông kéo đến. Giặc Nguyễn Văn Bảo bèn đặt liền đồn trại từ Thổ Sơn đến úc Sơn để chống quân ta. Vua mật bảo Tôn Thất Hội ở gò Phú Quý, dùng dân phụ cận gỡ gai chặt cây giả cách làm đường sạn đạo, rồi đến đêm cùng Nguyễn Văn Thành dẫn quân ngậm tăm ngầm vượt Kỳ Sơn, họp với đạo quân Võ Tánh để đánh úp sau lưng giặc. Giặc đương lúc chẳng ngờ, quân và voi tán loạn, giày xéo lẫn nhau, chết không xiết kể. Lại sai Vũ Văn Lượng đem quân Tả chi đánh vào trước bảo úc Sơn, phóng lửa đốt trại lán. Thuộc nội cai đội Lê Văn Duyệt đem quân sở thuộc lên núi xông đánh. Giặc thua chạy. Ta bắt được súng ống khí giới rất nhiều. Nguyễn Văn Bảo cùng tướng giặc là bọn đô đốc Đào Văn Hổ lui về thành Quy Nhơn. Các bảo giặc ở Phú Trung, Tân An, Lam Kiều, Thạch Yển đều về ta cả, do đó quân ta thủy bộ thông nhau." (ĐNTL, Tập 1, tr 305).
Vòng vây quân Nam triều khép chặt quanh thành Quy Nhơn. Lúc này Đô đốc Nguyễn Công Thái cùng các tướng ở Quảng Ngãi đã ra hàng, Thái Đức sai các tướng đóng trại ngoài thành để làm thế ỷ dốc.
"Sai các đạo quân Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Thành tiến sát đến ngoài thành Quy Nhơn, dăng Trại để vây. Giặc Nguyễn Văn Nhạc sai bọn đô đốc Đào Văn Hổ đóng đồn ở các xứ Dê Phụ, Ngạc Trì, Tam Tháp để cùng ta chống cự."(ĐNTL, Tập 1, tr 306).
"Vua lại đem quân về cửa biển Thị Nại, rồi đến cầu Thạch Yển hạ lệnh cho quân các đạo dùng hỏa xa đại bác(1) đánh thành Quy Nhơn. Quân giặc trong thành ấy còn hơn 10.000 người, Nguyễn Văn Nhạc cố chết giữ, đánh mãi không hạ được thành. Quân ta lại đánh bảo Dê Phụ, bắt được đô đốc giặc là Đào Văn Hổ, các tướng hiệu đều hàng. Quân giặc ở Ngạc Trì nghe tin sợ chạy. Trong thành chỉ còn một bảo Tam Tháp mà thôi. (Hổ sau nhân sơ hở lẩn trốn, sau bắt được giết)." (ĐNTL, Tập 1, tr 307).
Sau này, Thái Đức phải cầu viện Cảnh Thịnh Hoàng đế Nguyễn Quang Toản để giải vây.
Nhận định.
Đào Văn Hổ là một tướng lĩnh trụ cột tâm phúc của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Văn Nhạc như các tướng Đại Đô đốc Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Văn Toàn, Lê Văn Hưng, Hồ Văn Tự, Vũ Đình Giai, Đoàn Văn Cát, Nguyễn Văn Thiệu, Tham tán Từ Văn Chiêu, Tham đốc Phạm Văn Điềm. Ông tận trung đến chết, khác trường hợp Đô đốc Nguyễn Công Thái hàng Nam triều, Đại Đô đốc Nguyễn Văn Duệ chết trong nội biến Tây Sơn.
Nghi vấn.
Đại Nam Thực Lục ghi chức của ông là Đô đốc. Tuy nhiên như trường hợp của Nguyễn Công Thái,có nơi ghi Đô đốc, có nơi ghi là Đại Đô đốc. Với chức vụ và ảnh hưởng trong các trận đánh lớn, chức của ông phải là Đại Đô đốc.
Có một hay 2 Đào Văn Hổ? Đến năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh đánh lấy Bắc Hà, có Đô đốc Đào Văn Hổ ra xin hàng. Không rõ có hai người cùng tên Đào Văn Hổ hay chỉ là một người. Tuy nhiên, đoạn văn trích dẫn ở trên có ghi là sau bắt được giết, khả năng là 2 người khác nhau. | 1 | null |
Quan hệ nhân sinh hay quan hệ giữa người với người (Tiếng Anh: "human relation") bao gồm các mối liên hệ hoặc kết nối giữa hai hoặc nhiều người. Các mối quan hệ nhân sinh có nhiều khía cạnh: mức độ thân mật, thời gian tồn tại, sự phân bổ quyền lực, v.v... Bối cảnh của các mối quan hệ này có thể là quan hệ gia đình hoặc thân tộc, tình bạn, hôn nhân, công việc, câu lạc bộ, vùng lân cận và nơi thờ phụng. Các mối quan hệ nhân sinh có thể được điều tiết bởi luật pháp, phong tục hoặc thỏa thuận giữa các bên. Chúng đóng vai trò là nền tảng của các nhóm xã hội và của cả xã hội. Các mối quan hệ nhân sinh được hình thành từ tương tác giữa người với người trong các tình huống xã hội.
Khái lược.
Con người khi được sinh ra đã có mối quan hệ với cha mẹ, hơn nữa sau đó lần lượt nảy sinh các mối quan hệ anh em, chị em, bạn bè, người yêu, vợ chồng. Cuộc đời mỗi con người đều có lịch sử về các mối quan hệ tình cảm của chính mình. Trong đó có những mối quan hệ tốt, mối quan hệ xấu giữa bạn bè. Hơn nữa, có những mối quan hệ được duy trì lâu dài theo thời gian và cũng có những mối quan hệ được xây dựng lên những bị phá vỡ trong thời gian ngắn ngủi. | 1 | null |
Khí cầu của giáo sư Poopsnagle (tiếng Anh: "Professor Poopsnagle's Steam Zeppelin", "Professor Poopsnaggle and His Flying Zeppelin") là một bộ phim truyền hình thiếu nhi Úc và là dẫn xuất của bộ phim "Secret Valley" (1980). Phim được sản xuất bởi Australian Grundy Motion Pictures với sự hợp tác cùng Televisión Española (Tây Ban Nha), Revcon Television (Pháp) và KRO Hilversum (Hà Lan). Bộ phim được phát sóng đầu tiên vào năm 1986 ở Úc và sau đó là nhiều nước khác như: Thụy Sĩ và Phần Lan (1987), Tây Ban Nha (1989), Hy Lạp (1989), Hà Lan (1989), Pháp (1993). Bộ phim cũng từng được phát sóng tại Việt Nam, trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam vào năm 1996.
Bộ phim đã rất thành công tại Vương quốc Anh khi phim được phát sóng lần đầu tại đây vào năm 1987, sau đó là Channel 4 trong năm 1990 và 1998, và vẫn còn lượng người hâm mộ lớn cho đến ngày nay.
Bộ phim được chia làm 24 tập, với cốt truyện tổng thể được chia làm 6 phần, mỗi phần một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, một số kênh truyền hình như ITV Anglia của Anh đã phát sóng loạt phim này dưới dạng 90 phút mỗi phim, dẫn đến việc cốt truyện bị rút ngắn để phù hợp với định dạng phim lẻ chiếu trên truyền hình (TV movie).
Nội dung chính.
Giáo sư Poopsnagle, người nắm giữ một bí mật khoa học quan trọng, đã bị bắt cóc và sự biến bất bí ẩn của ông gây nguy hiểm cho thế giới khoa học. Cháu trai của ông, người đã hỗ trợ ông trong những nghiên cứu của minh, nhờ Giáo sư Garcia, đồng nghiệp và là bạn lâu năm của ông, cứu giúp. Được một nhóm bạn nhỏ đang nghỉ mát ở Trại Secret Valley giúp đỡ, Giáo sư Garcia và cậu bé đã hoàn thành chiếc xe buýt biết bay. Họ bắt đầu truy tìm những tên bắt cóc, và đồng thời hoàn thành công việc còn dở dang của Giáo sư Poopsnagle. Những tài liệu được giáo sư Garcia và các bạn nhỏ dần giải mã đã giúp họ. Nhưng đáng tiếc thay, có một kẻ nội gián đã chuyển thông tin cho những kẻ xấu xa bắt cóc Giáo sư Poopsnagle: Bá tước Sator và đồng bọn của hắn. Nhưng bất chấp muôn trùng khó khăn, và muôn vàn cuộc phiêu lưu thú vị và lôi cuốn, Giáo sư Garcia và các bạn nhỏ cuối cùng cũng chiến thắng. Theo thời gian, các bạn nhỏ dần thể hiện lòng dũng cảm và kỹ năng tuyệt vời. Matt, kẻ phản bội, đã nhận ra lỗi lầm và tất cả sống hạnh phúc bên nhau.
Phần 1: The Stranger Arrives.
Giáo sư Jose Calandre Garcia đã nghiên cứu về thuyết Megasteam khi ông mất liên lạc với người bạn cũ của mình - giáo sư Poopsnagle. Quyết tâm tiếp tục công việc nghiên cứu Poopsnagle thực hiện từ đầu, Garcia đến Úc bằng một chiếc khinh khí cầu để tìm bạn cũ. Dù không hề biết, Bá tước Sator hung ác đã phát hiện ra kế hoạch của ông và phái tay sai Murk bắn rơi khinh khí cầu. May mắn thay, Tiến sĩ Garcia sống sót và được các bạn nhỏ ở trại nghỉ mát Silicon Valley cứu. Khi chúng nghe câu chuyện của tiến sĩ về lý do tại sao ông đến Úc, chúng quyết định giúp ông thực hiện nhiệm vụ tìm 6 khoáng thạch của Megasteam. Liên lạc duy nhất của Poopsnagle còn để lại là một số điện thoại. Khi Garcia gọi đến, ông nhận được một tin nhắn tự động. Ông để lại một lời nhắn cho người bạn cũ ở trại nghỉ mát Secret Valley. Thay vì Poopsnagle, Garcia rất bất ngờ khi một cậu bé 12 tuổi nhấc máy. Không ai khác, đó chính là cháu trai của Poopsnagle, Peter. Họ đã cùng nhau làm một chiếc xe buýt biết tay được thiết kế ban đầu bởi giáo sư Poopsnagle để đi tìm những khoáng thạch. Ở thị trấn vắng vẻ gần đó, lũ trẻ gom đủ thứ để giúp chế tạo xe buýt bay. May mắn thay, chúng tìm được xác của một chiếc xe buýt cũ để làm khung cơ bản cho chiếc xe. Nhờ lũ trẻ giúp đỡ, và theo kế hoạch của Poopsnagle, chiếc xe đã hoàn thành, và dựa vào động cơ hơi nước để có thể bay lên trời. Tuy nhiên, Bá tước Sator đã phái một tên tay sai khác là Willie Dingle để mật phục lũ trẻ, và hắn đã giao cho Matt - một cậu bé trong lũ trẻ kia làm nội gián cung cấp thông tin. Peter - cháu trai của Poopsnagle có một mảnh giấy da cổ được ông nội để lại, trên đó có một mật mã được viết bằng tiếng Latin. Sau khi giải được mật mã, việc tìm ra được con kỳ giông chỉ là vấn đề thời gian. Những con kỳ giông vàng được chôn cất từ xưa là dẫn lối đến nơi có thể tìm thấy từng loại khoáng thạch. Sau khi tìm được con đầu tiên, họ phải giải mật mã trên mỗi con. Con đầu tiên dẫn đến một hang động không xa Secret Valley, sau khi bị kẹt trong một hầm mỏ và sống sót sau một vụ nổ khí gas, họ tìm được đường hầm dẫn đến một thung lũng chưa biết tên khi họ tìm thấy con kỳ giông thứ hai và khoáng thạch đầu tiên. | 1 | null |
Nhuế () là một nước chư hầu vào thời Tây Chu và Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Thế kỉ 11 TCN, Chu Vũ Vương sau khi phạt Trụ, tiêu diệt nhà Thương và lập ra nhà Chu đã phân phong Nhuế ấp cho khanh sĩ Nhuế bá Lương Phu, có vị trí tại huyện Nhuế Thành của tỉnh Sơn Tây ngày nay, song cũng có thuyết nói nói ở phía nam trấn Triều Ấp (朝邑) của huyện Đại Lệ thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay.
Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện được văn vật đồ đồng có chữ "Nội Thái tử", "Nội công" ở thôn Lương Đái (梁带村), huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây. Thời cổ, chữ "nội" (内) thông với chữ "nhuế" (芮).
Trong thời gian Chu Thành Vương tại vị, Nhuế quốc chính thức được thành lập, quốc quân nước Nhuế xưng là Nhuế bá, từng giữ chức vụ tư đồ trong triều đình nhà Chu.
Năm 703 TCN, vua Nhuế cùng vua 4 nước là Quắc, Lương, Tuân (荀), Giả (贾) đem quân đi thảo phạt Khúc Ốc Vũ công.
Năm 663, sau khi Tần Thành công lên làm quân chủ nước Tần một năm, Nhuế bá và Lương bá đã đến Tần triều kiến.
Thời Xuân Thu, Tần Mục công tiêu diệt nước Nhuế. Sử ký: có viết rằng vào năm thứ 20 đời Tần Mục công (tức 640 TCN), diệt Nhuế quốc. Nhưng Lộ sử (路史) lại viết rằng Nhuế bị Tần diệt vào năm thứ hai đời Tần Mục công (tức 658 TCN). | 1 | null |
Lương () là một nước chư hầu nhà Chu trong thời Xuân Thu. Các quân chủ của nước Lương mang họ Doanh (嬴). Nước Lương được khai sinh khi Chu Bình Vương phong cho con trai của Tần Trọng- quân chủ thứ tư của nước Tần, tức công tử Khang ở đất Lương. Nước Lương tiếp giáp với nước Tần, cuối cùng bị Tần Mục công tiêu diệt.
Năm 703 TCN, quân chủ năm nước là Quắc, Nhuế, Lương, Tuân (荀), Giả (贾) đem quân đi thảo phạt Khúc Ốc Vũ công.
Năm 663 TCN, sau khi Tần Thành công lên làm quân chủ nước Tần một năm, Lương bá và Nhuế bá đã đến Tần triều kiến.
Năm 654 TCN, công tử Di Ngô của nước Tấn đã chạy sang nước Lương vì nước này ở gần nước Tần, Di Ngô có thể nhờ cậy nước Tần đưa về nước Tấn khi vua cha qua đời. Lương bá gả con gái Lương Doanh (梁嬴) của mình cho Di Ngô, bà sinh ra một người con trai, một người con gái. Khi vợ Di Ngô sinh con, Lương bá xem bói được lời tiên đoán: ""sinh con trai thì làm bầy tôi người ta, sinh con gái thì làm thiếp người ta"." Do đó Di Ngô đặt tên con trai là Ngữ, nghĩa là người chăn ngựa; và con gái là Thiếp.
Năm 642 TCN, Lương bá muốn xây dựng thành ấp, lập đô thành mới, song đã bị nước Tần chiếm mất.
Năm 641 TCN, nước Lương bị nước Tần tiêu diệt. Theo Tả truyện, dân chúng nước Lương không kham nổi việc do Lương bá sai khiến, vì thế nước Tần đã có thể chinh phục nước Lương một cách dễ dàng. | 1 | null |
Libellulidae là họ chuồn chuồn ngô lớn nhất thế giới. Họ này đôi khi được xem là bao gồm cả Corduliidae như là phân họ Corduliinae và Macromiidae như là phân họ Macromiinae. Thậm chí hai họ này không phải là phân họ của họ này, thì vẫn họ chuồn chuồn ngô này vẫn chứa hơn 1000 loài. Với phân bố toàn cầu, các loài chuồn chuồn ngô trong họ này được tìm thấy nhất trên thế giới. Chi "Libellula" phần lớn các loài Tân thế giới, nhưng cũng có một trong số các loài nguy cơ từ Nhật Bản - "Libellula angelina". Nhiều loài trong chi này có màu sáng và cánh có dải.
Các chi.
Libelluidae chứa các chi sau: | 1 | null |
Pantala flavescens là một loài chuồn chuồn ngô phân bố rộng rãi trong họ Libellulidae. Loài này và loài "Pantala hymenaea" là hai loài trong chi "Pantala" thuộc phân họ Pantalinae. Loài này được mô tả lần đầu bởi Fabricius vào năm 1798. Nó được xem là loài chuồn chuồn ngô phân bố rộng khắp thế giới.
Loài chuồn chuồn này dài đến 4,5 cm long, và có sải cánh từ 7,2 cm đến 8,4 cm Phía trước đầu có màu từ hơi vàng đến hơi đỏ. Ngực thường màu vàng đến vàng kim loại với đường kẻ và lông màu đen. Cũng có các mẫu với ngực nâu hoặc ô liu. Bụng có màu tương tự như ngực.
Cánh rất trong và rất rộng ở chân cánh. Có vài mẫu có cánh màu vàng và nâu, ô liu. Tại đảo Phục Sinh chó con có cánh màu đen.
Mắt cánh màu hơi vàng. Cánh trong suốt có thể chuyển thành hơi vàng ở mũi cánh. Cặp mắt màu đỏ hạt dẻ chiếm gần hết cái đầu như các loài chuồn chuồn ngô lớn "(Anisoptera)".
Ấu trùng dài 24 và 26 mm. Nó có màu xanh lá cây nhẹ với các vết đốm màu nâu. Mắt tròn nằm hai bên dưới đầu, bụng và đuôi ngắn.
Các con cái có thể bắt cặp nhiều lần nhưng thường một lần một ngày.
Sau khi giao phối, các cặp chuồn chuồn bay dính vào nhau, con cái đẻ trứng còn con đực vẫn dính vào con cái. Mỗi lứa gồm 500-2000 quả trứng, trứng hình spheroid với bán trục lớn 0,5 mm và 0,4 mm tại các điểm nhỏ nhất.
Ấu trùng phát triển trong vòng 38-65 ngày, cho phép loài chuồn chuồn này sinh sản trong các vùng nước tạm hoặc thậm chí trong cá bể bởi. Tuy nhiên ấu trùng dường như rất nhạy cảm với nhiệt độ. Không rõ tuổi thọ loài này vị chúng di động cao nên khó xác định.
Loài chuồn chuồn này là loài săn mồi, chúng ăn tất cả các loài động vật không xương sống thủy sinh như ấu trùng côn trùng thủy sinh và tôm nhỏ "(Peracarida)." Chúng thậm chí ăn cả nòng nọc và cá nhỏ. Thành trùng phần lớn ăn các loài côn trùng nhỏ như muỗi, kiến bay và mối bay.
Tốc độ bay lên đến 5 m / s. Đặc biệt vào mùa thu, chúng bay thành đàn lớn, lợi dụng luồng nhiệt. Có "đám mây" chuồn chuồn lên đến 34 km². Chúng thích gió ẩm. Trong tầm bay bình thường, các quần thể trên đảo bay 2,5 m trên mặt đất. | 1 | null |
Libellula depressa là một loài chuồn chuồn ngô ở châu Âu và trung bộ châu Á. Nó nổi bật với cái bụng dẹt rất rộng và ở con đực bụng trở nên xanh lục phấn trắng.
Phân bố.
"L. depressa" được tìm thấy ở miền trung và miền nam châu Âu, Trung Á và Trung Đông. Nó có phạm vi mở rộng về phía bắc tới miền nam Scotland, miền nam Thụy Điển và miền nam Phần Lan và nó hiện diện trên một số đảo Địa Trung Hải bao gồm cả Corse, Sardegna, Sicilia, Menorca. Phạm vi của nó không mở rộng ra ngoài miền nam châu Âu sang châu Phi.
"L. depressa" được nhìn thấy gần hồ, ao vẫn còn nước, ăn nhiều loại côn trùng nhỏ. Chúng hiện diện ở nơi nắng vừa và nắng nhiều, nơi mà nó thường là loài chuồn chuồn đầu tiên chiếm thuộc địa các môi trường sống mới như ao mới được tạo ra, và ao có thảm thực vật. "L. depressa" thường được thấy ở xa vùng nước do con trưởng thành di động cao và trải qua một giai đoạn trưởng thành ra khỏi nước sau khi lột xác. Những con trưởng thành cũng di cư.
Hành vi.
Thời kỳ bay từ tháng 4 đến tháng 9 nhưng thường được thấy nhất vào tháng 5 và tháng 6. Chúng bay rất nhanh khi chúng lao và bổ nhào trên mặt nước. Chúng có tính chiếm lãnh thổ rất cao và sẽ chiến đấu với con đực nào xâm phạm khu vực của chúng. Khi một con chuồn chuồn cái đi vào lãnh thổ của con đực thì chuồn chuồn đực sẽ bay lên và chộp lấy con cái. Quá trình giao phối diễn ra khi đang bay và cặp chuồn chuồn dính nhau và bay chỉ một thời gian ngắn, thường ít hơn một phút. Cặp chuồn chuồn tách ra và chuồn chuồn cái tìm thấy một vị trí thích hợp để đẻ trứng, thường là một dải nước mở với thảm thực vật ngập nước. Con cái đẻ trứng khi đang bay, chúng lượn trên mặt nước và nhúng mũi bụng vào nước để đẻ trứng.
Trứng nở trong 4 hoặc 5 tuần và ấu trùng mất 1-2 năm để phát triển. Ấu trùng sống trong bùn và mảnh vụn ở đáy ao, nằm chôn vùi trong bùn với đầu và đôi mắt nhô ra. Sau khi lột xác, chuồn chuồn trưởng thành di chuyển ra khỏi nước và trải qua một thời kỳ trưởng thành kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
Phân loài.
"Libellula depressa" được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758 với tên gọi là "Libellula depressa". Từ đó, có nhiều tên khoa học đã được đặt tên cho loài này, nhưng "Libellula depressa" vẫn được công nhận. Chi "Libellula" có nghĩa là 'Chuồn chuồn' và tên "depressa" nghĩa là 'phẳng'.
Có 2 phân loài thuộc loài này gồm "Libellula depressa depressa" và "Libellula depressa taurica". Các phân loài khác nhau về hình dạng và đặc biệt là nơi phân bố. "Libellula depressa depressa" xuất hiện ở hầu hết các khu vực trong khi nó phân loài "Libellula depressa taurica" chỉ có ở Ukraina. | 1 | null |
Nguyễn Công Hùng (26 tháng 6 năm 1982 – 31 tháng 12 năm 2012) là một công dân Việt Nam nổi tiếng với nghị lực sống và làm việc, được mệnh danh là Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
Cuộc đời.
Nguyễn Công Hùng sinh tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi mới 2 tuổi, vì mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân. Nhưng anh vẫn cố gắng đi học, đến năm học lớp 7, anh phải nghỉ vì bệnh ngày càng trầm trọng, cơ thể chỉ còn chưa đầy 20 kg. Năm 15 tuổi, Nguyễn Công Hùng liệt gần như hoàn toàn, chỉ còn cử động được 2 ngón tay rồi cuối cùng là 1 ngón tay.
Bằng nghị lực của mình, Nguyễn Công Hùng vẫn tự học để đến năm 21 tuổi (2003), anh mở Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật. Anh còn sáng lập trang website mang tên www.nghilucsong.net với nội dung hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin về việc làm và học tập với hơn 30.000 thành viên khắp thế giới, 100.000 bài viết được sẻ chia.
Năm 2005, Nguyễn Công Hùng được Tạp chí Công nghệ Thông tin eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin.
Anh đã qua đời trong chuyến công tác ở Miền Tây vào ngày 31/12/2012.
Giải thưởng và vinh danh.
Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu", Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng "Gương mặt trẻ tiêu biểu" và được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trao bằng khen "Thanh niên tiêu biểu" của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Năm 2010, Trung tâm Nghị lực sống của anh đoạt giải thưởng đặc biệt về "Cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật tốt nhất" trong cuộc thi Victa Awards 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Năm 2011, Nguyễn Công Hùng được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng kỷ niệm chương "15 năm – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu".
Ngoài những tặng thưởng trên, Nguyễn Công Hùng còn được trao tặng nhiều giải thưởng khác.
Lời nói.
"Tôi ví hành trình đời sống của tôi giống như việc đi lấy chân kinh vậy. Khả năng sống độc lập, tự tin, trung thực và yêu thương người đồng cảnh là những quyển kinh mà ai muốn có nó đều phải cần cù chăm chỉ" | 1 | null |
Libellula vibrans là một loài chuồn chuồn ngô trong họ Libellulidae.
Tổng chiều dài thân 50 đến 63 mm, là một trong những loài chuồn chuồnLibellulidae lớn nhất. Con chưa trưởng thành có màu nâu còn con trưởng thành có màu lục. Chúng được tìm thấy ở gần ao hồ, suối chảy chậm ở đông Hoa Kỳ và hiếm ở nam Ontario. | 1 | null |
Libellula quadrimaculata là một loài chuồn chuồn ngô trong họ Libellulidae thường được tìm thấy khắp châu Âu, châu Á, và Bắc Mỹ.
Đây là loài côn trùng biểu tượng của tiểu bang Alaska.
Chúng sinh sống chủ yếu ven ao hồ và sông suối chảy chậm. Chúng phổ biến nhất vào tháng 6 và tháng 7.
Chuồn chuồn ngô hoàng đế là một trong các loài săn bắt "Libellula quadrimaculata". Loài này cũng bị loài Cicindela campestris săn bắt. | 1 | null |
Anax parthenope là một loài chuồn chuồn ngô trong họ Aeshnidae. Loài này có ở Nam châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
"A. parthenope" nhỏ hơn và ít sặc sỡ hơn "Anax imperator". Nhìn chung bề ngoài, đặc biệt nhìn trên cánh thì "A. parthenope" tương tự "A. imperator" nhưng "A. parthenope" có xu hướng giữ bụng thẳng hơn của "A. imperator".
Loài này phân bố ở phần lớn miền nam và miền trung Châu Âu bao gồm hầu hết các hòn đảo Địa Trung Hải, khắp châu Á đến Nhật Bản và Trung Quốc, và Bắc Phi. Nó đã được tìm thấy trên quần đảo Canaria và Madeira. Nó đang lan rộng về phía bắc và lần đầu tiên được nhìn thấy ở Anh vào năm 1996, nơi nó đã sinh sản kể từ đó.
Ở phía bắc dải phân bố, "A. parthenope" có thể bay vào tháng 3. Nó phổ biến nhất vào tháng 6 đến tháng 9 nhưng vẫn có thể vào tháng 11. Thường thấy bay lượng xung quanh ao, hồ và nước vẫn khác. Khi có "A. imperator" thì loài này hiện diện ít hơn. Khi Khi "A. parthenope" và "A. imperator" hiện diện cũng một khu vực ao thì "A. imperator" chiếm ưu thế. | 1 | null |
Torchlight II là trò chơi hành động nhập vai phát triển bởi Runic Games, phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2012. Đây là phần tiếp theo của Torchlight và có chế độ nhiều người chơi P2P cùng việc hỗ trợ và mở rộng khả năng modding. Phát hành cho hệ điều hành Mac OS được lên kế hoạch một thời gian sau khi phát hành Windows .
Lối chơi.
Giống như "Torchlight" gốc, "Torchlight II" có dungeon ngẫu nhiên tạo ra cho người chơi khám phá, và nhiều loại quái vật để chiến đấu cho điểm kinh nghiệm và loot. "Torchlight II" duy trì lối chơi cơ bản giống với người tiền nhiệm của nó, nhưng bổ sung các khu vực rộng lớn với các cụm thành phố và phần chơi chiến dịch dài hơn . Tính năng mới khác bao gồm chu kỳ thời gian của ngày, hiệu ứng thời tiết và một giao diện người dùng được thiết kế lại. Người chơi có thể tùy chỉnh vẻ ngoài của nhân vật với việc lựa chọn giới tính, khuôn mặt, kiểu và màu tóc . Ngoài ra, một số yếu tố từ trò chơi đầu tiên cũng quay trở lại, như vật nuôi (nhưng với các tùy chọn mở rộng và tuỳ biến cơ bản có sẵn), câu cá. Một hệ thống hưu trí cũng được lên kế hoạch, tương tự hoặc giống hệt với cái trong trò chơi đầu tiên, nhưng được thay thế bằng chế độ newgame+ .
Lớp nhân vật.
Trò chơi có bốn lớp nhân vật có thể điều khiển được. Engineer (trước đây gọi là Railman) là nhân vật chiến đấu cận chiến hạng nặng sử dụng công nghệ steampunk nạp năng lượng bởi ember; Outlander là người du mục lang thang sử dụng vũ khí tầm xa và "phép thuật thấp" ; Berserker sử dụng các đòn tấn công nhanh và sức mạnh đặc biệt theo chủ đề động vật và Embermage là lớp nhân vật pháp sư tấn công bằng nguyên tố . Ba lớp nhân vật từ "Torchlight" gốc không trở lại như là nhân vật chơi được và thay vào đó xuất hiện trong thế giới game với vai trò NPC.
Nhiều người chơi.
Như đã nêu trong trailer của "Torchlight II", Runic Games đã công bố rằng họ "nghe những lời cầu xin [fan]" và những lời chỉ trích liên quan đến thực tế rằng Torchlight là một trải nghiệm cô đơn mà không có phần co-op. Ngoài chế độ chơi đơn, chế độ hợp tác nhiều người chơi hoàn toàn mới đã được thêm vào, hỗ trợ cả internet và chơi LAN Mỗi phần nhiều người chơi có thể lưu trữ lên đến 6 người chơi, và loot là riêng biệt cho mỗi người chơi. Tùy chọn PVP (người chơi đấu với người chơi) đã được xác nhận bởi Runic.
Cốt truyện.
Nhiều năm sau kết thúc của "Torchlight" gốc, Alchemist (nhân vật có thể điều khiển trong trò chơi đầu tiên) bị suy đồi bởi Ember Blight đến từ trái tim của Ordrak, thực thể xấu xa là nguồn gốc của sự suy đồi bên dưới thị trấn Torchlight, và sau đó phá hủy thị trấn. Nhân vật của người chơi có nhiệm vụ ngăn chặn nhân vật phản diện này, người đang sử dụng sức mạnh của Ordrak để làm phá hỏng sự cân bằng giữa sáu yếu tố của thế giới .
Khi trò chơi tiến triển, người chơi sẽ du hành trên nhiều khu vực địa lý rộng lớn, tương ứng với ba "act" của câu chuyện và một kết thúc . Act I, Wake of the Alchemist, được thiết lập trong vùng núi Estherian Steppes, và Act II là trong một sa mạc được gọi là Mana Wastes, và Act III diễn ra trong Grunnheim, một khu rừng ma ám có chứa những tàn tích của một nền văn minh cổ đại của người lùn. Một Trại lính Hoàng gia phục vụ như thị trấn của người chơi .
Phát triển.
Mặc dù "Torchlight" gốc nhận được đánh giá tích cực, việc trò chơi này thiếu chế độ nhiều người chơi là một chỉ trích gần-phổ quát của các nhà phê bình cũng như người hâm mộ . Trước khi phát hành trò chơi đầu tiên, Runic Games đã công bố kế hoạch phát triển một MMORPG thiết lập trong thế giới trò chơi "Torchlight" theo sau việc phát hành trò chơi chơi đơn . Tuy nhiên, trong tháng 8 năm 2010, Runic thông báo họ đã phát triển "Torchlight II", một phần tiếp theo được hình thành không chỉ là một cách để cung cấp cho việc hỗ trợ nhiều người chơi, mà còn là để cung cấp cho Runic "nhiều kinh nghiệm với việc tạo ra một Torchlight nhiều người chơi" . Một số công việc trên "Torchlight II" được thiết kế để thực hiện trên MMORPG "Torchlight" sắp tới của Runic Games, với công ty có kế hoạch tập trung vào sau khi phát hành phần tiếp theo . Runic Games ban đầu ước tính ngày phát hành phiên bản PC là vào năm 2011 nhưng trong tháng 11 năm đó chủ tịch công ty Travis Baldree tuyên bố ngày phát hành trò chơi sẽ được đẩy trở lại đến năm 2012 để có thêm thời gian để đánh bóng và thử nghiệm beta .
Vào cuối năm 2010, sự tham gia gia tăng của Runic Games trong tạo phiên bản Xbox Live Arcade của trò chơi "Torchlight" gốc đã gây ra một sự chậm trễ trong việc phát triển phần tiếp theo, nhưng việc tối ưu hóa bộ nhớ và thời gian tải phát triển cho phiên bản này đã dẫn đến những cải tiến trong phiên bản PC của "Torchlight II" .
Không giống như người tiền nhiệm của nó, "Torchlight II" có chuỗi mở đầu điện ảnh, được sản xuất bởi Klei Entertainment, nhà phát triển của Eets và "Shank" .
Closed beta.
Trong tháng 5 năm 2012, Runic Games đã thông báo rằng họ sẽ chạy một bản thử nghiệm closed beta từ ngày 18 đến 24 tháng 5 . Một số lượng hạn chế của key beta đã được đưa ra cho người sử dụng tạo ra tài khoản Runic Games trước ngày beta ngày bắt đầu.
Phát hành.
Trong tháng 4 năm 2012, "Torchlight II" trở thành có sẵn cho mua trước thông qua Steam với những người mua đặt hàng trước nhận được "Torchlight" gốc miễn phí . Ngày 30 tháng 8 năm 2012, Chủ tịch công ty Travis Baldree tuyên bố trên các diễn đàn chính thức của Runic Games là trò chơi được phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2012 .
Đánh giá.
"Torchlight II" nhận được đánh giá thuận lợi, với trang web đánh giá tổng hợp Metacritic cho trò chơi đạt điểm số tổng thể 88 trên 100 dựa trên ý kiến từ 65 nhà phê bình chuyên nghiệp . | 1 | null |
Vụ hiếp dâm tập thể Delhi là vụ án hình sự xảy ra tại Ấn Độ, đã gây chấn động dư luận Ấn Độ và thế giới.
Diễn biến vụ việc.
Vụ việc xảy ra tối 16 tháng 12 ở Delhi, Ấn Độ khi một nữ sinh viên ngành vật lý trị liệu, nạn nhân đã qua đời 13 ngày sau đó sau khi đã điều trị ở Singapore do do những tổn thương thân thể và não nghiêm trọng sau vụ cưỡng hiếp..
Vụ việc xảy ra khi cô gái cùng bạn trai đi xem phim về và đón chiếc xe buýt, họ nghĩ rằng đó là chiếc xe buýt công cộng tại khu vực Munirka để về Dwarka ở phía Tây Nam Delhi. Tuy nhiên chiếc xe đó là xe do đám thủ phạm lấy lén của người bạn lái đi chơi.. Trên xe có năm người đàn ông là bạn của tài xế. Không lâu sau khi họ bước lên, những kẻ trên xe buýt bắt đầu chọc ghẹo cô gái. Bạn trai cô can ngăn nhưng ngay lập tức bị ít nhất 4 thanh niên đánh đập dã man bằng gậy sắt và ném xuống đường trong lúc xe vẫn đang chạy.
Những kẻ hiếp dâm còn cầm một chấn song sắt đã rỉ tấn công tình dục cô gái, khiến cô bị thương tổn nghiêm trọng vùng ruột. Cô gái và bạn trai cô bị lột quần áo và ném ra khỏi xe buýt. Người bạn trai đã kéo cô ấy ra khi anh nhìn thấy chiếc xe buýt lùi lại để cán cô gái..
Cô gái đã đánh lại ba trong số sáu kẻ đánh và cưỡng hiếp cô. Cô gái đã được chuyển tới bệnh viện Safdarjang và đã được chuyển tới Singapore ngày 29 tháng 12.
Đến thời điểm 21 tháng 12 năm 2012, sáu thủ phạm, bao gồm cả tài xế xe buýt đã bị bắt giữ và truy tố về tội hiếp dâm và giết người. Sáu bị cáo còn bị buộc thêm tội cố tình hủy hoại chứng cứ bởi tài xế lái xe đã tìm cách rửa sạch chiếc xe buýt và đốt quần áo đã lột từ người nạn nhân. Những vết thương trên người các thủ phạm cũng như các bằng chứng pháp lý như mẫu máu, tinh dịch, mẫu tóc và lời khai của người bạn trai là bằng chứng buộc tội các bị cáo.
Phiên tòa đang được công chúng Ấn Độ quan tâm theo dõi. Ngày 30 tháng 12 năm 2012, nạn nhân đã được gia đình mai táng theo hình thức hỏa thiêu. Gia đình nữ nạn nhân cho biết họ sẽ đấu tranh đến cùng đến khi những kẻ gây ra tội ác bị tử hình mặc dù theo luật pháp Ấn Độ hình phạt tối đa chỉ là tù chung thân.
Các quan chức Ấn Độ đã chuẩn bị khả năng cái chết của cô gái sẽ kích động thêm những làn sóng biểu tình mới. Trong suốt một tuần sau vụ cưỡng hiếp, cảnh sát đã triển khai tới các con phố của thủ đô để trấn áp người biểu tình bằng vòi rồng và hơi cay, trong bối cảnh người dân phẫn nộ trước những hiểm nguy mà phụ nữ phải đối mặt hàng ngày.
Phản ứng.
Trong nước.
Sau vụ cô gái chết, các cuộc biểu tình đã nổ khắp Ấn Độ, bao gồm Chennai, Bangalore, Hyderabad, Thiruvananthapuram, Mumbai... Nhiều người biểu tình đã mang theo nến, mặc áo đen và nhiều người quần vải đen quanh miệng.
Ngày 24 tháng 12 năm 2012, trong phản ứng chính thức đầu tiên của mình sau khi vụ việc xảy ra, Thủ tướng Manmohan Singh kêu gọi bình tĩnh, nhấn mạnh rằng "bạo lực sẽ không mang lại kết quả". Trong một phát biểu trên truyền hình, ông đảm bảo rằng sẽ thực hiện tất cả các nỗ lực có thể để đảm bảo sự an toàn của phụ nữ ở Ấn Độ. Singh bày tỏ sự đồng cảm, nói: "Là một người cha của ba cô con gái, tôi cảm xúc động mạnh mẽ về sự kiện như mỗi người trong các bạn vậy" . Để tưởng nhớ nạn nhân, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã hủy bỏ tất cả các sự kiện chính thức của mình kỷ niệm năm mới.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã ra lệnh điều tra về vụ hiếp dâm tập thể và ban hành luật mới nhằm bảo vệ phụ nữ cũng như án phạt nặng đối với những tội phạm tình dục. Chính phủ Ấn Độ cũng vừa thông báo kế hoạch đăng ảnh, tên, và địa chỉ của những kẻ hiếp dâm đã bị kết án trên các trang mạng chính thức nhằm công khai bêu riếu tội phạm. Chiến dịch sẽ bắt đầu ở Delhi.
Quốc tế.
Đại sứ quán Mỹ phát hành một tuyên bố vào ngày 29 tháng 12, gửi lời chia buồn đến gia đình của nạn nhân và nói "chúng tôi cũng tái cam kết với những thay đổi thái độ và chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực dựa trên giới tính, đe doạ tất cả các quốc gia trên thế giới".
Tại Paris, người ta đã tham gia trong một cuộc tuần hành tới đại sứ quán Ấn Độ và trao đơn yêu cầu hành động để làm cho Ấn Độ an toàn hơn cho phụ nữ.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ra tuyên bố "Bạo lực đối với phụ nữ không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được biện minh, không bao giờ được tha thứ. Mỗi cô gái và người phụ nữ có quyền được tôn trọng, được coi trọng và được và bảo vệ".
Vụ hiếp dâm ở Delhi thu hút sự chú ý tới những vụ phạm tội chống lại phụ nữ xảy ra hàng ngày ở Ấn Độ, chủ yếu diễn ra ở những vùng nông thôn. | 1 | null |
ZH-29 là loại súng trường bán tự động được phát triển bởi Václav Holek tại nhà máy sản xuất vũ khí Ceska Zbroevka ở Tiệp Khắc vào những năm 1920. Loại súng này được phát triển theo đơn đặt hàng của Trung Hoa Dân Quốc. Đến những năm 1930 thì một mẫu sử dụng đạn 7×51mm đã được thử nghiệm tại Hoa Kỳ để so sánh với súng trường Pedersen và Garand nhưng thấy là không đạt yêu cầu. Nó cũng được yêu cầu phát triển các mẫu để sử dụng các loại đạn khác như 7×57mm Mauser và 7.62×63mm. ZH-29 được sản xuất một cách giới hạn từ năm 1929 đến năm 1938. Việc sản xuất loại súng này hoàn toàn bị ngừng lại và không được tiếp tục khi Đức Quốc xã chiếm được Tiệp Khắc. Súng được làm khá tinh xảo nhưng lại khá đắt và khá nhạy cảm với các môi trường khắc nghiệt.
Thiết kế.
ZH-29 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén và sử dụng hộp đạn để nạp đạn. Súng làm mát bằng không khí và để tăng khả năng tản nhiệt nòng súng được gắn một bộ phận bằng nhôm khắc rãnh nó sẽ hoạt động giống như một hệ thống gom và tản nhiệt. Ống trích khí nằm phía dưới nòng súng và được lớp ốp lót tay bao bọc. Nút khóa an toàn nằm phía bên phải súng phía trên vòng bảo vệ cò súng. Thoi nạp đạn sẽ chèn nghiên chống vào một khe phía bên trái trong thân súng để khóa cố định.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn rời của súng có thể chứa 5, 10 đến 15 viên. Thoi nạp đạn sẽ được giữ ở phía sau nếu hộp đạn không còn đạn. Sau khi nạp đạn dù bằng cách thay hộp đạn mới hay nạp trực tiếp vào hộp đạn đang gắn sẵn bằng kẹp thì chỉ việc bóp cò để thoi nạp đạn trở về chỗ cũ và bóp tiếp lần thứ hai để khai hỏa. | 1 | null |
Richard Burton, CBE (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1925 - mất ngày 5 tháng 8 năm 1984) là một diễn viên người Anh (xứ Wales). Mối quan hệ sóng gió giữa ông và người vợ thứ hai, diễn viên Elizabeth Taylor, luôn tạo chú ý công chúng trong thập niên 1960 và 1970.
Thân thế.
Richard Walter Jenkins Jr. sinh ngày 10/11/1925 ở Pontrhydyfen, một ngôi làng nhỏ cạnh sông Afan, vùng Neath Port Talbot thuộc xứ Wales. Ông là người con thứ 12 trong gia đình 13 anh chị em, bố là Richard Walter Jenkins Sr (1876-1957), mẹ là Edith Maude Jenkins (nhũ danh Thomas; 1883-1927). | 1 | null |
Thủy Long Thánh Mẫu hay thần nữ Kim Giao (không rõ năm sinh, năm mất); được xem là người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Thông tin sơ lược.
Tương truyền, bà thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên (Campuchia ngày nay), do bị lật đổ nên bà đã trốn sang đảo Phú Quốc để sống. Tại đây, bà thiết lập một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, đồng thời tuyển mộ người đi khai khẩn đất đai để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa ấy vẫn còn vết tích, mà dân địa phương gọi là đồng Bà. Trên đồng còn nhiều cột cây trai, vết tích của những chuồng trâu thuở nọ. Dọc theo sông Cửa Cạn còn một vũng nước sâu gọi là búng Dinh Bà. Cũng theo lời kể, thì đây là nơi bà lập dinh trại ngày xưa.
Có thuyết nói bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó vua Cao Miên cho đem hài cốt về cố quốc. Một thuyết khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự. Lại có thuyết nữa cho rằng, khi dòng họ bà khôi phục lại đế nghiệp, bà trở về Cao Miên. Truyền thuyết cũng kể rằng, bà đã từng cưu mang Chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày lưu lạc trên đảo.
Được tôn thờ.
Người dân Phú Quốc rất tôn kính bà, coi bà như người tiên phong khai phá đảo, tôn bà là "Thủy Long Thánh Mẫu". Hằng năm, dân chúng tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là "Dinh Bà Trong", một ở thị trấn Dương Đông, gọi là "Dinh Bà Ngoài" rất trang nghiêm và thẩm mỹ. Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu (gọi tắt là Dinh Bà) tọa lạc trên đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu). Không rõ năm dựng, chỉ biết lúc đầu được làm bằng cột trai, mái tranh vách ván. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, dinh được trùng tu nhiều lần mới được đẹp đẽ và khang trang như ngày nay.
Ý kiến liên quan.
Có thể vị thần này có liên quan đến tục thờ cúng Bà Thủy trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Thủy Đức Thánh Phi hay Thủy Long Nương Nương, Thủy Long Thần Nữ...(gọi tắt là Bà Thủy) là các tên gọi phổ biến của Bà. Trong quan niệm dân gian, Bà là nữ thần giếng, thần sông rạch, thần cù lao, thần hải đảo, tức vị thần cai quản vùng sông nước .
Đặc biệt, đối với các nghề liên quan đến sông nước và biển cả ở Nam Bộ, người ta thường vái van Bà Cậu để cầu mong độ trì qua cơn sóng gió. Vì thế mà người ta thường hay gọi dân làm nghề thương hồ hạ bạc là "dân Bà Cậu". Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai: Cậu Tài và Cậu Quý.
Ngoài ra, trong dân gian cũng có quan niệm rằng Bà Thủy chính là hóa thân của Thiên Y A Na (hay là con của vị thần này). Trong văn bia của đại thần Phan Thanh Giản tại Tháp Po Nagar (Nha Trang), có đoạn kể về Thiên Y Ana đã hóa phép nổi sóng gió nhấn chìm thuyền của thái tử Trung Quốc, biến chiếc thuyền này thành tảng đá. Do đó, Thiên Y A Na và 2 người con của Bà (Cậu Tài, Cậu Quý) được xem là vị thần của sông biển, cù lao... | 1 | null |
Đi bộ là hình thức vận động tự nhiên chủ yếu của các động vật có chân nhằm di chuyển cơ thể từ vị trí này đến vị trí khác trong điều kiện tốc độ và dáng đi bình thường và thường chậm hơn so với chạy. Đi bộ là hình thức di chuyển cơ bản và phổ biến của con người và các loại động vật có chân. Nó là hình thức di chuyển căn bản đơn giản và áp dụng nhiều trong đời sống xã hội con người như đi bộ khi làm việc (nội trợ, văn phòng, đi kiểm tra, bốc xếp...) đi bộ khi hành quân và đi bộ thể dục. Ngày này trong xã hội loài người, nhiều phương tiện giao thông ra đời đã giúp con người ngày càng ít sử dụng việc đi bộ làm phương tiện di chuyển chính nhất là khi đi, đến những địa điểm xa và đi bộ dần trở thành một môn thể thao rèn luyện, bảo vệ sức khỏe hàng ngày và được nhiều người lựa chọn do đi bộ thế dục là hình thức nhẹ nhàng nhất trong các môn vì nó tương đối ít tốn năng lượng và ít cần đến trang thiết bị đi kèm.
Về tốc độ.
Mặc dù đi bộ tốc độ có thể khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính, tính cách, địa hình, bề mặt, văn hóa, sự nỗ lực, và các điều kiện về tập thể dục, tuy nhiên tốc độ đi bộ của con người trung bình khoảng 5,0 km mỗi giờ (km/h), hoặc khoảng 3,1 dặm một giờ (mph). Nghiên cứu cụ thể đã được tìm thấy tốc độ đi bộ dành cho người đi bộ khác nhau, từ 4,51 km/h đến 4,75 km/h đối với trẻ em, và từ 5,32 km/h đến 5,43 km/h đối với người lớn, mặc dù tốc độ đi bộ nhanh có thể đạt khoảng 6,5 km/h. Một đứa bé bình thường có thể chập chững và tấp tểnh biết đi vào khoảng 11 tháng tuổi với tốc độ chậm.
Các kiểu đi bộ.
Một số kiểu đi bộ chính có thể kể đến là:
Hoặc có thể phân loại thành 07 kiểu đi bộ cụ thể là:
Lợi ích.
Đi bộ nếu đúng cách sẽ giúp con người có nhiều lợi ích về sức khỏe, cụ thể là: Đi bộ từ 30 đến 60 phút mỗi ngày giúp cho cơ thể dẻo dai, làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh tiểu đường, giảm tai biến mạch máu não và giảm nguy cơ bị gãy xương háng đi bộ nhanh hàng ngày có thể giúp giảm 1/2 nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, giảm khoảng 30% nguy cơ ung thư vú.
Khi con người đi bộ đúng phương pháp sẽ góp phần làm cho hệ cơ bắp thêm dẻo dai, xương khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông một cách thông suốt và mạnh mẽ hơn, đi bộ có tác dụng tốt cho những người bị bệnh lý về tim mạch, đi bộ còn giúp làm mạnh mẽ và an tĩnh thần kinh, phòng tránh nhức đầu, mất ngủ, và chứng trầm cảm, ngoài ra đi bộ còn giúp hạ huyết áp, phòng ngừa cảm cúm và là liệu pháp giảm béo tốt nhất và tạo cho con người có eo thon thả và dáng người gọn gàng, đẹp. Ngoài ra, đi bộ sẽ giúp tâm trạng thư thái, thoải mái vì do tập trung tâm trí vào thời điểm hiện tại và kết nối với thiên nhiên,hiểu biết thêm về môi trường sinh học.
Mặc dù vậy khi đi bộ, con người cũng có thể gặp một số nguy cơ về sức khỏe, nhất là khi đi bộ không đúng cách, cụ thể là đi bộ đôi khi làm đầu gối,bắp chân đau đến nỗi không thể đi lại, đối với nhiều người mắc bệnh loãng xương, càng cố gắng đi bộ thì hai gối càng bị đau, sau một thời gian thì không thể đi được nữa. Đi bộ có thể gây đau nhức, làm thoái hoá khớp do tất cả trọng lượng của cơ thể đè nặng lên hai chân nhất là vùng gối và gây ra biến động chi dưới khi quá tải do phải di chuyển nhiều. Đối với phụ nữ mang bầu, có quan điểm từ trước ở Việt Nam cho rằng đi bộ dễ đẻ, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng điều đó chỉ đúng nếu đi bộ đúng cách và với liều lượng vừa phải nếu không sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và gây ra hậu quả đáng tiếc.
Lời khuyên.
Đối với con người, đi bộ thể thao hay đi bộ tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đi bộ phải đúng phương pháp và cách thức mới đạt hiệu quả cao nhất. Có nhiều quan điểm nêu lên cách thức đi bộ đúng cách để đạt hiểu quả. Theo đó đi bộ nên đi tự nhiên, tránh quá gò bó theo kỹ thuật. Một số các thức, yêu cầu đi bộ cụ thể là:
Khi đi bộ, nếu gặp một trong những dấu hiệu sau đây cần dừng hoạt động này lại để nghỉ ngơi hoặc gặp thầy thuốc: | 1 | null |
Thành Phước là một phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Thành Phước nằm ở phía tây thị xã Bình Minh, có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 3,60 km², dân số năm 2012 là 13.703 người, mật độ dân số đạt 3.807 người/km².
Hành chính.
Phường Thành Phước được chia thành 5 khóm: 1, 2, 3, 4 và 5.
Lịch sử.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Thành Phước vốn là tên một ấp thuộc xã Thành Lợi, quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Sau năm 1975, Chính quyền tách ấp Thành Phước thuộc xã Thành Lợi và ấp Mỹ Thới thuộc xã Mỹ Thuận để thành lập thị trấn Cái Vồn, thị trấn huyện lỵ huyện Bình Minh.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP. Theo đó, chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh và thành lập phường Thành Phước trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên, 13.703 người của thị trấn Cái Vồn. | 1 | null |
Borderlands 2 là video game hành động nhập vai, bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi Gearbox Software và được xuất bản bởi 2K Games. Đây là phần tiếp theo của "Borderlands" năm 2009 và được phát hành cho Microsoft Windows, PlayStation 3 và Xbox 360. Như với trò chơi đầu tiên, trong "Borderlands 2" người chơi hoàn thành một chiến dịch bao gồm nhiệm vụ trung tâm và các nhiệm vụ phụ tùy chọn là một trong bốn thợ săn tiền thưởng trên hành tinh Pandora. Tính năng gameplay chính từ trò chơi gốc, chẳng hạn như chế độ hợp tác trực tuyến, loot tạo ngẫu nhiên, chẳng hạn như vũ khí và lá chắn; và các yếu tố xây dựng nhân vật thường được tìm thấy trong video game nhập vai cũng có mặt trong "Borderlands 2".
Trò chơi khi được phát hành vào ngày 18 tháng 9 năm 2012 đã nhận nhiều lời khen ngợi. Nội dung tải về cho trò chơi cũng đã được phát hành sau đó.
Lối chơi.
"Borderlands 2" được xây dựng dựa trên các yếu tố gameplay được giới thiệu trong người tiền nhiệm của nó, "Borderlands". Đây là một game bắn súng góc nhìn thứ nhất bao gồm các yếu tố được tìm thấy trong các game nhập vai, dẫn đến việc Gearbox gọi nó là một trò chơi bắn súng nhập vai." Vào lúc bắt đầu của trò chơi, người chơi chọn một trong bốn nhân vật mới, đều có một kỹ năng đặc biệt độc đáo và thành thạo với các vũ khí nhất định . Sau đó, người chơi sẽ nhận các nhiệm vụ thông qua các nhân vật không chơi được hoặc bảng tiền thưởng, với mỗi nhiệm vụ thường khen thưởng người chơi với điểm kinh nghiệm, tiền và đôi khi một item phần thưởng. Người chơi kiếm được điểm kinh nghiệm bằng cách tiêu diệt kẻ thù và hoàn thành những thách thức trong trò chơi (chẳng hạn như tiêu diệt một số lượng mục tiêu nhất định bằng cách sử dụng một loại hình vũ khí cụ thể). Khi nhân vật được thăng cấp khi đạt được mức độ kinh nghiệm nhất định, người chơi có thể đặt điểm kỹ năng vào một cây kỹ năng có ba chuyên ngành riêng biệt của các nhân vật . Như với trò chơi đầu tiên, "Borderlands 2" sở hữu hệ thống loot mà trong đó vũ khí và thiết bị đánh rơi bởi kẻ thù, được tìm thấy trong tủ hoặc được cung cấp thông qua các nhiệm vụ sẽ có các chỉ số được tạo ra ngẫu nhiên, ảnh hưởng đến các yếu tố như sát thương, độ chính xác, kích thước băng đạn và các hiệu ứng được thêm vào như thiệt hại nguyên tố. Randy Pitchford cũng lưu ý rằng hệ thống loot trong trò chơi đầu tiên tạo ra 17,75 triệu khẩu súng, cho rằng sự biến động trong Borderlands 2 là lớn hơn nhiều .
Tính năng lối chơi từ trò chơi gốc được quay trở lại bao gồm cây kỹ năng ba nhánh, mod của lớp nhân vật và chế độ chơi co-op trực tuyến bốn người chơi. Các tính năng mới bao gồm một hệ thống vũ khí mở rộng hơn và có thể tùy chỉnh, xe bốn chỗ ngồi và các yếu tố vật lý của phương tiện, và hệ thống nhiệm vụ năng động. Ví dụ, mất quá nhiều thời gian để cứu một người bạn trong một nhiệm vụ có thể dẫn đến cái chết của họ và sự thất bại của nhiệm vụ, ảnh hưởng đến câu chuyện như là người chơi tiến triển. Về mặt kỹ thuật, tất cả thế giới của trò chơi sẽ được kết nối với nhau, cho phép việc quan sát chính xác toàn thế giới từ một điểm nhất định thay vì "Skybox" của trò chơi đầu tiên .
Khái niệm.
Thiết lập.
Năm năm đã trôi qua kể từ sau các sự kiện của "Borderlands", khi bốn Vault Hunters là Roland, Lilith, Mordecai và Brick được hướng dẫn bởi một thực thể bí ẩn được gọi là "The Guardian Angel" đến Vault và đương đầu với một thực thể ngoài hành tinh được biết đến như là "Destroyer". Sau khi Destroyer bị đánh bại, một loại khoáng chất có giá trị gọi là "Eridium" bắt đầu phát triển mạnh mẽ thông qua bề mặt hành tinh của Pandora. Handsome Jack, một thành viên của Hyperion Corporation, kiểm soát nguồn tài nguyên mới này và sử dụng nó để tiếp nhận công ty. Giờ dây, Handsome Jack cai trị các cư dân của Pandora với một bàn tay sắt bằng việc sử dụng một vệ tinh khổng lồ hình chữ "H"(H viết tắt cho Helios), luôn luôn nhìn thấy trên bầu trời ở phía trước của mặt trăng Pandora. Trong khi đó, tin đồn về một Vault thậm chí còn lớn hơn ẩn trên Pandora lan ra khắp vũ trụ, dẫn đường cho một nhóm Vault Hunters mới đến hành tinh để tìm kiếm nó.
Cốt truyện.
Trình tự mở đầu giới thiệu một nhóm bốn Vault Hunters mới, bị Handsome Jack dụ lên một tàu hỏa để bị phục kích bởi robot Hyperion và phá hủy con tàu, để mặc họ đến chết trong vùng hoang mạc đông lạnh. Sau khi thức dậy, các Vault Hunter còn sống sót được giải cứu bởi đơn vị Claptrap cuối cùng và được đưa đến nhà của nó. Guardian Angel liên lạc các thợ săn mới và giải thích rằng họ phải giúp đỡ và bảo vệ Claptrap trên đường đến Sanctuary, thủ đô của phong trào kháng chiến, Crimson Raiders. Sau khi được vũ trang, Vault Hunter tiến đến Liar's Berg và gặp gỡ Sir Hammerlock. Sau khi giúp đỡ Hammerlock, Vault Hunter giúp Claptrap lấy lại con tàu của nó từ Captain Flynt, kẻ đứng đầu băng tên cướp địa phương. Vault Hunter thành công trong việc đánh bại Flynt và cùng với Claptrap đi đến Sanctuary. Sau khi đến nơi, Vault Hunter có nhiệm vụ chứng minh giá trị của mình và được giới thiệu vào hàng ngũ của Crimson Raiders. Bước vào Sanctuary, Vault Hunter sau đó được giao nhiệm vụ giải cứu Roland, nhà lãnh đạo của Raiders. Một Echo giao tiếp từ một thợ săn tiền thưởng tên là "Firehawk" yêu cầu Vault Hunter gặp gỡ mình để cứu Roland. Sau khi chiến đấu thông qua nhiều băng cướp, Vault Hunter gặp Firehawk, người được tiết lộ là Lilith, một Vault Hunter trước đây. Do tiếp xúc với một số lượng lớn chất Eridium, Lilith trở nên mạnh mẽ hơn và được giao nhiệm vụ giữ chân các băng cướp địa phương để giúp Roland tập trung vào việc tổ chức kháng chiến. Lilith nói với Vault Hunter rằng một băng cướp đã bắt cóc Roland và lên kế hoạch bán ông cho Hyperion.
Tấn công pháo đài của băng cướp, Vault Hunter gặp được Roland nhưng người máy của Hyperion tấn công cơ sở và bắt giữ Roland. Đuổi theo bọn chúng, Vault Hunter giải cứu thành công Roland. Cùng với Lilith, cả nhóm quay lại Sanctuary để đánh giá lại tình hình. Nhận được thông tin rằng Vault Key sẽ được vận chuyển bằng một chuyến tàu địa phương, cả nhóm lên kế hoạch chặn con tàu lại. Gặp gỡ với cựu thợ săn Mordecai và cô bé tâm thần mồ côi 13 tuổi Tiny Tina, Vault Hunter thành công trong việc làm trật bánh con tàu. Sau khi đánh bại 1 Cyborg bảo vệ con tàu là Wilhelm, hóa ra chìa khóa chưa bao giờ ở trên con tàu, nhưng các Vault Hunter mang lõi năng lượng của Wilhelm về vì nó có thể có ích. Roland bảo các Vault Hunter cắm lõi năng lượng vào máy phát điện lá chắn của Sanctuary nhưng khi lõi năng lượng được cắm vào, Angel xin lỗi người chơi và tắt lá chắn. Handsome Jack tiết lộ rằng ông đã kiểm soát Angel ngay từ đầu, thậm chí thao túng các sự kiện của trò chơi đầu tiên để có được Vault Key. Sau khi thay đổi lộ trình năng lượng, Lilith sử dụng sức mạnh Siren của mình để kích hoạt tàu không gian bên dưới Sanctuary và dịch chuyển thành phố ra khỏi phạm vi tấn công của Handsome Jack. Sau khi kích hoạt lại trạm dịch chuyển của Sanctuary, người chơi gặp lại Roland.
Gặp lại Roland, kế hoạch của Handsome Jack được tiết lộ. Hắn ta muốn để mở một Vault thứ hai, có chứa một chiến binh mạnh mẽ được kiểm soát bởi bất cứ ai mở được Vault. Angel can thiệp cuộc hội thoại và nói với họ rằng cô ấy có thể giúp đỡ vì cô có trong tay Vault Key. Chìa khóa chỉ có thể được sử dụng một lần duy nhất sau 200 năm, nhưng Jack sử dụng Angel và Eridium để tăng tốc quá trình. Angel chỉ cho họ chỗ của chìa khóa, nhưng Hyperion đã tạo ra một hệ thống phòng thủ không thể xuyên thủng: một bức tường năng lượng mà chỉ có thể được vược qua bởi một người máy Hyperion, một bunker lớn với đủ vũ khí để phá hủy một hành tinh và một ổ khóa chỉ có thể được mở bằng giọng nói của Jack. Roland dự đoán được Claptrap có thể vượt qua máy quét và bảo Vault Hunter gặp lại Mordecai để có được một phần mềm nâng cấp cho Claptrap. Tuy nhiên Jack đã bắt cóc thú nuôi và bạn đồng hành của Mordecai là Bloodwing, và "slagged" con chim với một nguyên tố mới được tạo ra từ Eridum mà Jack đang được thử nghiệm. Jack giết Bloodwing, Mordecai thề sẽ trả thù, và nâng cấp cho Claptrap được thu hồi lại. Để tiêu diệt bunker, Roland nói với Vault Hunter rằng ông cần sự giúp đỡ của Slab King, vốn là thành viên của Raiders nhưng bị đuổi đi vì quá cực đoan. Tuy nhiên, người này nợ Roland một đặc ân, và sau khi được thu nạp vào Slab, Vault Hunter gặp King, người được tiết lộ là Brick. Nhiệm vụ cuối cùng liên quan đến việc Vault Hunter xâm nhập thành phố Opportunity và đánh cắp chữ ký DNA của Jacks từ người thế thân. Sau đó, Raiders mở cuộc tấn công Tháp Angel Core, với Roland đột nhập từ phía sau và Vault Hunter tấn công cơ sở chính. Vược qua "Death Wall", Vault Hunter đến chộ bunker, được tiết lộ là một robot phòng thủ tên "BNK-3R". Tiêu diệt được BNK-3R, Vault Hunter vượt qua hệ thống cuối cùng và tiến vào Angel Core.
Bên trong Angle Core, Angel tiết lộ rằng để kích hoạt chìa khóa thì cần phải có 1 Siren, và Siren đó chính là Angel. Sau khi phá hủy các máy bơm Eridium với sự giúp đỡ của Roland và Lilith, Angel đã hi sinh cùng và tiết lộ, Angel chính là con gái của Handsome Jack. Tuy nhiên, Handsome Jack tức giận dịch chuyển vào bên trong, giết Roland và đeo một vòng cổ kiểm soát vào Lilith. Chống lại sự kiểm soát, Lilith dịch chuyển Vault Hunter về lại Sanctuary và Raiders tập hợp lại. Raiders lên kế hoạch khám phá vị trí của Vault của Warrior và chặn đứng Jack. Tiến đến Hyperion Info Stockade, được xây dưng tại thị trấn Fyrestone ờ Arid Nexus Badland, Vault Hunter dò la ra được vị trí của Vault. Brick đánh cắp một tàu chiến lớn và Raiders tấn công Hero's Pass, vị trí của Vault. Brick và Mordecai bị bắn hạ và Vault Hunter tiến vào Vault một mình để đối mặt Jack. Sau một cuộc chiến ngắn với Jack, Jack kích hoạt chìa khóa và triệu tập Warrior, một con rồng khổng lồ bằng đá dung nham và ra lệnh giết Vault Hunter. Sau khi Vault Hunter đánh bại được Warrior, Jack cuối cùng bị giết. Brick và Mordecai đến nơi nay khi Lilith cố gắng phá hủy Vault Key, tuy nhiên cô lại vô tình kích hoạt một dữ liệu thông tin bí mật có chứa một bản đồ của vũ trụ với hàng trăm Vault được đánh dấu. Lilith nhận xét rằng "No rest for the wicked" trước khi màn hình dần chuyển sang màu đen.
Nhân vật.
Có năm nhân vật điều khiển được trong trò chơi.
Salvador là "gunzerker", có khả năng tương tự như Brick ở phần đầu, nhưng thay vì sử dụng sức mạnh cận chiến, Salvador có thể cầm hai tay bất kỳ loại súng nào . Kỹ năng của nhân vật này có thể nâng cấp để có thể ném nhiều lựu đạn cùng một lúc, hồi phục số lượng lớn máu và đạn dược, hoặc thu hút sự chú ý của kẻ thù.
Nhân vật thứ hai, một Siren tên Maya, có một khả năng gọi là Phaselock để giữ và làm bất động kẻ thù trong không trung và tương tự như Lilith của trò chơi đầu tiên. Khả năng của nhân vật xoay quanh các nguyên tố của trò chơi (lửa, điện, axit, chất nổ, và slag). Phaselock của cô có thể được nâng cấp để phát nổ khi thi triển hoặc thậm chí chuyển đổi kẻ thù thành đồng minh tạm thời. Maya là nhân vật cân bằng nhất game vì có thể áp dụng nhiều lối chơi (trừ đánh tay không), sử dụng hầu hết mọi loại súng và phát huy hiệu quả chúng. Trước chế độ Ultimate Vault Hunter, Maya gần như bất tử vì cô có khả năng phục hồi tốt nhất trong nhóm Vault Hunter.
Nhân vật thứ ba, Axton là một nhân vật đặc công sử dụng tháp súng để tiêu diệt kẻ thù của mình và giống như Roland trong khả năng. Trong khi hầu hết các khả năng của nhân vật hướng tới việc nâng cấp tháp súng, sức mạnh của chúng là khá cao. Tháp súng của Axton có thể được trang bị thêm súng, có thể phát nổ khi triển khai, hoặc dính vào các bức tường và trần nhà. Một cây kỹ năng cụ thể cho phép hai tháp pháo được triển khai cùng một lúc.
Nhân vật cuối cùng, Zer0, là một sát thủ có khả năng tạo ra một mồi nhử của mình và trở nên vô hình trong một thời gian ngắn. Vào cuối quá trình này, nhân vật này có thể gây sát thương lớn trên kẻ thù với kiếm hoặc súng. Zer0 thành thạo trong việc sử dụng súng bắn tỉa và súng lục và do đó tương tự như Mordecai, một trong những nhân vật có thể điều khiển được từ "Borderlands" "gốc". Kỹ năng của nhân vật có thể được nâng cấp với sự nhấn mạnh về bắn tỉa hoặc sử dụng khả năng Deception như là một phương pháp chính để gây sát thương cao. Ngoài khả năng bắn tỉa ra, Zer0 cũng là 1 ninja tiêu diệt mọi kẻ địch bằng thanh kiếm katana trong tay
Bốn nhân vật người chơi từ trò chơi đầu tiên, Roland, Lilith, Brick và Mordecai đều trở lại trong hình thức của NPC mà những nhân vật mới sẽ gặp trên Pandora, hoặc trong các nhiệm vụ khác nhau . Nhân vật không điều khiển được như Guardian Angel và Claptrap cũng trở lại để hỗ trợ người chơi trong quá trình nhiệm vụ. Các nhân vật từ trò chơi đầu tiên như thợ cơ khí Scooter, Tiến sĩ Zed và nhà khảo cổ học điên Patricia Tannis sẽ được gia nhập thêm bởi các nhân vật như người máy Sir Hammerlock và em gái Ellie của Scooter như nhân vật giao nhiệm vụ.
Một nhân vật điều khiển được thứ 5 (có sẵn như là một nội dung tải về), Gaige, là một cô gái tóc đỏ có cánh tay máy và là "Mechromancer" có thể triệu hồi một D374-TP "Deathtrap" - một cỗ máy khổng lồ được làm từ các bộ phận phế liệu, ban đầu được thiết kế để "răn đe kẻ bắt nạt " . Kỹ năng của nhân vật có thể được nâng cấp để sử dụng cho hàng loạt các cuộc tấn công của Deathtrap (trang bị với súng laser vác vai hoặc Explosive Clap cho kẻ thù tầm gần) hoặc có cú bắn của cô nảy lên ở bất kỳ bề mặt và bắn trúng mục tiêu hoặc tăng thiệt hại sau một cú hit liên tiếp nhưng mất đi độ chính sát .
Phát triển.
Một phần 4,6 GB của "Borderlands 2" đã sẵn sàng tải về qua Steam vào ngày 14 tháng 9 năm 2012 , khi khách hàng tải về trò chơi sẽ bị mã hóa, chưa chơi được. Khi trò chơi được phát hành, khách hàng có thể mở khóa các tập tin trên ổ đĩa cứng của họ và chơi trò chơi ngay lập tức, mà không cần phải chờ đợi tải trò chơi. "Borderlands 2" cũng sẽ có sẵn để tải về trên PlayStation Network vào ngày phát hành của nó đối với giá bán lẻ .
Vào ngày 20 tháng 8 năm 2012, đã có thông báo rằng một bộ truyện tranh "Borderlands" 4 số sẽ được phát hành trong tháng 11 gắn liền với "Borderlands 2". Loạt truyện ngắn, "Borderlands: Origins", được viết bởi Mikey Neumann và được xuất bản bởi IDW. Đây là câu chuyện về việc bốn Vault Hunters gốc đã làm thế nào để đến được với nhau vào mở đầu của "Borderlands", bổ sung thêm cho cốt truyện của họ và thiết lập các sự kiện của cả hai trò chơi .
Bản vá.
Kể từ khi phát hành, một số bản vá lỗi cho PC đã được xuất bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và cải thiện lối chơi tổng thể. Ngày 13 tháng 11 năm 2012, patch 1.2.0 đã được phát hành để sửa chữa một số vấn đề của trò chơi. Đáng kể nhất trong số này là lá chắn "The Bee" sẽ được giảm đi khả năng và hiệu quả và vũ khí, trang bị bị mod level (level bị sửa) quá 70 đều không sử dụng được .
Aspyr xử lý việc chuyển bản vá lỗi "Borderlands 2" cho cho Mac và tuyên bố sẽ có một sự chậm trễ đồng bộ hóa các bản vá mới từ Gearbox Software . Khi các phiên bản không đồng bộ, người dùng Mac sẽ không thể tham gia hoặc tổ chức trò chơi với những người dùng PC cho đến khi cả hai trò chơi trên cùng một phiên bản.
Nội dung tải về.
Sẽ có ít nhất bốn gói (không bao gồm Mechromancer và Premiere Club) nội dung tải về (DLC) có sẵn cho "Borderlands 2" trong những tháng tới trước tháng 6 năm 2013. "Borderlands 2" Season Pass cho phép người chơi mua nó để truy cập 4 gói DLC cho "Borderlands 2" với chi phí được giảm đi so với việc mua từng gói riêng. Nhân vật Mechromancer không nằm trong số đó. Một phiên bản hoàn chỉnh dự kiến sẽ đến các cửa hàng sau khi bốn DLCs được phát hành.
Mechromancer Pack (Premiere Club).
"Premiere Club" là một bổ sung đặt hàng trước đi kèm với 3 khẩu súng vàng, relic, một chìa khóa vàng và nhận nhân vật có thể chơi thứ năm, Mechromancer. Chiếc chìa khóa vàng có thể được mua lại trong trò chơi để mở một hòm vàng, đặc biệt bao gồm súng hiếm, áo giáp hoặc mod. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, nó trở nên công khai có sẵn như là một gói nội dung tải về. Tính đến ngày 17 tháng 10, nó đã được đổi tên thành Mechromancer Pack.
Mechromancer, sau đó tiết lộ được đặt tên là Gaige, lần đầu tiên được tiết lộ tại PAX East 2012 và được lên kế hoạch là nội dung tải về hậu phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2012, nhưng đã được phát hành trên tất cả các hệ máy sớm hơn một tuần .
"Captain Scarlett and Her Pirate's Booty".
"Captain Scarlett and Her Pirate's Booty" là gói nội dung tải về hậu phát hành đầu tiên và bao gồm các nội dung chiến dịch mới. Nó được phát hành vào ngày 16 tháng 10 năm 2012 . Cốt truyện diễn ra trong một sa mạc rộng lớn được sử dụng để là một đại dương. Captain Scarlett, một thuyền trưởng Sand Pirate, làm việc với người chơi để tìm kiếm kho báu Lost Treasure of the Sands của Captain Blade, trong khi nhiều lần nói rằng sẽ phản bội họ. Nó cũng giới thiệu các superbosses mới như "Hyperius Invincible" và một phương tiện di chuyển mới, Sandskiff, vốn chỉ có thể được sử dụng trong khu vực của DLC.
"Mr. Torgue's Campaign of Carnage".
"Mr. Torgue's Campaign of Carnage" là chiến dịch tải về thứ hai và được phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2012. Cốt truyện của chiến dịch tập trung vào một Vault mới được phát hiện ở Pandora và được chôn ở trung tâm của "Crater Badass Badassitude" và sẽ chỉ được mở "khi một nhà vô địch của Pandora cung cấp cho nó máu của kẻ hèn nhát tối thượng". Để tìm "nhà vô địch", Mr. Torgue, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất vũ khí Torgue, thiết lập một giải đấu mà trong đó nhân vật người chơi có thể tham gia. Nó cũng có sự xuất hiện của Tiny Tina và Mad Moxxi. Khu vực mới cũng có một máy bán vũ khí tự động mới, bán chỉ toàn vũ khí Torgue cao cấp độc quyền và sử dụng một loại tiền tệ mới được gọi là Tokens Torgue . Các nhân vật và cốt truyện của Mr. Torgue's Campaign of Carnage rất giống với giải Vô địch Đấu vật Quốc tế và Mr. Torgue được giải thích như là một sự kính trọng cho đô vật "Macho Man" Randy Savage .
"Sir Hammerlock's Big Game Hunt".
"Sir Hammerlock's Big Game Hunt" là nội dung tải về thứ ba và được phát hành vào ngày 15 tháng 1 năm 2013 . Cốt truyện tập trung vào cuộc đi săn lớn ở lục địa rừng rậm, đầm lầy Aegrus được tổ chức bởi Sir Alistair Hammerlock. Ở DLC này, Vault Hunter sẽ đối mặt với 1 "hiểm họa": một kẻ tự xưng là giáo sư Nakayama,một nhà khoa học của tập đoàn Hyperion, sẽ hồi sinh Handsome Jack bằng việc nhân bản vô tính từ DNA của hắn. Và thế là Vault Hunter cùng với sự hỗ trợ của Sir Hammerlock bắt đầu cuộc hânh trình ngăn chặn giáo sư Nakayama. DLC được lấy cảm hứng từ lịch sử nước Mỹ thời tổng thống Theodore Roosevelt cũng như niềm yêu thích săn bắn của Roosevelt. DLC còn mang đến cho người chơi nhiều vũ khí và skin hơn, một phường tiên đi lại mới là Fan Boat cũng như cho ra mắt superboss mới là Voracidous the Invincible và Dexiduous the Invincible.
Tiny Tina's Assault on Dragon Keep.
"Tiny Tina's Assault on Dragon Keep" là nội dung tải về thứ tư và được phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2013. Cốt truyện xoay xung quanh Tina và nhóm Vault Hunter cũ tập trung ở Sanctuary và cùng nhau chơi trò chơi bản mang tên Bunkers & Baddasses. Tròng trò chơi, người chơi sẽ được các anh hùng (thực ra là Vault Hunter) trên hành trình đánh bại tên phù thủy độc Handsome Sorcerer để giải cứu Nữ Hoàng và khôi phục bình yên và ánh sáng cho thế giới. Sau sự kiện này, Tina cũng đã có thể chấp nhận cái chết của Roland cũng như tri ân anh. DLC được lấy cảm hứng rất nhiều từ phim ảnh, các show truyền hình, các tựa game fantasy như Game of Throne, Dark Souls..., điển hình rõ ràng nhất là bản thân trò chơi Bunker & Baddasses được lấy từ trò chơi bảng nổi tiếng Dungeons & Dragons. Có rất nhiều nhân vật đều được dựa trên các nhân vật trong cốt truyện chính của game. Cũng như các dlc trên, "Tiny Tina's Assault on Dragon Keep" cũng mang đến cho người chơi rất nhiều vũ khí, skin cũng như superboss mới mang tên The Ancient Dragons of Destruction.
"Headhunter Pack".
"Headhunter" là các gói nội dung nhỏ được lấy cảm hứng từ các ngày lễ ngoài đời nhưng dưới phong cách và hài hước của bordelands 2. Hiện nay có tất cả 5 dlc Headhunter đã dươc phát hành, mỗi dlc có nội dung khác nhau, mang đến cho người chơi nhiều skin và loot tốt hơn.
"T.K. Baha's Bloody Harvest:" được dựa trên lễ hội Halloween, đánh dấu sự trở lại của T.K Baha và cuộc hành trình ở vùng đất người chết.
"The Horrible Hunger of the Ravenous Wattle Gobbler": được dựa trên ngày lễ Tạ Ơn, các Vault Hunter tham gia chương trình "Hunger for Violence Extravaganza" được tổ chức bởi Mister Torgue.
"How Marcus saved Mercenery Day": được dựa trên ngày lễ Giáng Sinh, hành trình giải cứu Mercenery Day khỏi lời nguyền của tên người tuyết khổng lồ Mister Tinder Snowflake.
"Mad Moxxi and the Wedding Day Massacre": dựa trên ngày lễ tình yêu Valentine, các Vault Hunter được Mad Moxxi nhờ giúp đỡ việc tạo ra cuộc hôn nhân của 2 gia tộc Zaford và Hodunk vốn đã thù dịch nhau từ trước để tạo ra hòa bình cho gia tộc.
"Sir Hammerlock vs. the Son of Crawmerax:" dựa trên kì nghỉ hè, các Vault Hunter được Sir Hammerlock mời đến đi săn Son of Crawmerax ở đảo Wam Bam.
"Psycho Pack".
"Psycho pack" là 1 gói mang đến 1 vault hunter mới, Krieg the Psycho được phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2013.
Đây là Vault Hunter đa nhân cách với phong cách thuần cận chiến với cây rìu lưỡi cưa của mình, cùng với các bộ kĩ năng thuyên mạnh về sức mạnh cận chiến cũng như sức chịu đựng.
Ultimate Vault Hunter Pack.
"Ultimate Vault Hunter Pack" là gói nâng cấp cho game. Người chơi sẽ có thêm chế độ thứ 3 là Ultimate Vault Hunter, sau 2 chế độ trước là Normal và True Vault Hunter. Trong chế độ này, người chơi sẽ có nhiều cấp độ hơn 50, kẻ địch trong game sẽ luôn bằng hoặc hơn cấp của người chơi, cùng với đó là sức mạnh của kẻ địch cũng tăng lên đáng kể, sức chịu đựng, máu, sát thương đều được tăng gấp ba lần, cùng với khả năng phục hồi đáng kể. ngoài ra tỉ lệ rớt vũ khí chất lượng tốt cũng tăng lên, kẻ địch gần như sẽ luôn rớt đạn dược và bình máu sau khi bị giết. Ở chế độ này, người chơi cần phải sử dụng Nguyên tố Slag để có thể đánh bại kẻ địch bởi chúng được nhân ba lần sức chịu đựng. Ultimate Vault Hunter Pack có tới 2 gói. Pack 1 mở ra chế độ Ultimate Vault Hunter và nhận thêm 11 cấp. Pack 2 cho người chơi thêm 11 cấp đô (đạt đến tối đa cấp 72), ngoài ra cho thêm 1 map mới là The Raid on Digistruct Peak và mở ra chế độ OverPower(OP) sau khi người hoàn thành thử thách Digistruct Peak ở cấp 72. Overpower là chế độ mà người chơi sẽ luôn đối mặt với kẻ thù có cấp độ cao hơn mình. Sau khi hoàn thành Digistruct Peak tại 1 cấp độ OP, người chơi sẽ thăng lên 1 cấp độ OP, tối đa là 8. Mỗi một cấp độ OP là 1 cấp độ chêch lệch của kẻ địch so với người chơi (người chơi đạt OP 6 thì kẻ địch sẽ ở khoảng cấp độ 78 so với người chơi là 72). Vũ khí cũng sẽ tỉ lệ thuận với cấp độ OP của người chơi.
"Commander Lilith & the fight for Sanctuary".
"Commander Lilith & the fight for Sanctuary" là nội dung tải về thứ năm và cũng là cuối cùng được phát hành vào ngày 6 tháng 6 năm 2019. Cốt truyện xoay quanh sau sự kiện chính của Bordelands 2 và Tales from Borderlands, Sanctuary bị tấn công bởi 1 tiểu đoàn của Dahl bị bỏ rơi, lãnh đạo bởi Đại tá Hector. Hector chiếm được Sanctuary và Vault key. Hắn âm mưu rải khí độc lây nhiễm khiến cho toàn bộ các sinh vật của Pandora thành các "zombie". Hắn tin rằng điều hắn làm sẽ biến Pandora thành 1 thiên đường mà hắn từng ao ước. Đứng nguy cơ diệt vong, Crimson Raider lên kế hoạch và hành động dể ngăn chặn âm mưu của Hector trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.
Ở pack này, người chơi được nhận thêm 8 cấp độ nữa (tối đa cấp độ 80), 2 cấp độ OP (tối đa OP 10), mở ra màu súng Rainbow, nhiều vụ khí hơn, Fast Travel giờ đây cũng đã được thêm phân loại map theo cốt truyện chính và dlc, ví dụ như Sanctuary, Three Horn Divide được xếp vào phân loại Borderlands 2 trong khi Hunter's Grotto sẽ được xếp vào phân loại Hammerlock's Hunt. Người chơi giờ đây có quyền được tạo nhân vật ở cấp độ 30, và nhân vật sẽ ở nhiệm vụ cuối cùng trong cốt truyện chính Talon of God cùng với các trang bị mà game cung cấp.
Đánh giá.
"Borderlands 2" nhận được nhiều lời khen ngợi. Các trang web đánh giá tổng hợp GameRankings và Metacritic cho phiên bản PlayStation 3 90,50% và 91/100 , phiên bản PC 90,10% và 89/100 và phiên bản Xbox 360 89,26% và 89/100 [34] . IGN trao tặng cho trò chơi số điểm 9,0 trên 10, ca ngợi ý nghĩa hài hước của trò chơi, cấu trúc thế giới và hệ thống RPG, trong khi cảm thấy thất vọng bởi việc trò chơi thiếu các tùy biến hình ảnh và việc chia sẻ loot trong quá trình chơi co-op. Họ nói rằng trò chơi có khoảng 30 giờ chơi và có giá trị chơi lại nhiều lần . IGN cũng đề cử trò chơi là một trong mười game vào vòng chung kết của Game of the Year 2012 . Game Informer cho trò chơi số điểm 9,75 trên 10, tuyên bố rằng trò chơi là một trong những "kinh nghiệm chơi game xứng đáng nhất" của thế hệ console hiện tại "Borderlands 2" cũng thắng giả trò chơi của năm bởi X-Play.
"Borderlands 2" là một trong những game bán chạy nhất năm 2012 với số lượng hơn 5 triệu bản kể từ khi trò chơi được phát hành vào tháng 9 năm 2012 .
"Borderlands 2" cũng được đề cử cho 5 giải thưởng Spike TV Video Game Awards năm 2012: "Best Xbox 360 Game", "Best PS3 Game", "Best Shooter", "Best Multiplayer Game", và "Best DLC" (Mechromancer Pack). Nam diễn viên Dameon Clarke cũng được đề cử cho hạng mục "Best Performance By a Human Male" cho vai trò của ông là Handsome Jack. Cuối cùng, Claptrap cũng nằm trong giải "Nhân vật của Năm" của người xem
"Borderlands 2" giành được giải "Best Shooter" , "Best Multi-Player Game" , "Best Performance By a Human Male", và "Character Of The Year" . | 1 | null |
Đông Thuận là một phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Đông Thuận có vị trí địa lý:
Phường Đông Thuận có diện tích 3,94 km², dân số năm 2012 là 8.729 người, mật độ dân số đạt 2.215 người/km².
Hành chính.
Phường Đông Thuận được chia thành 5 khóm: Đông An, Đông Bình, Đông Bình A, Đông Bình B, Đông Thuận.<ref name=19/2017/TT-BTNMT></ref>
Lịch sử.
Địa bàn phường Đông Thuận trước đây là một phần xã Đông Bình thuộc huyện Bình Minh.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP. Theo đó, chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh và thành lập phường Đông Thuận trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên, 8.729 người của xã Đông Bình.
Di tích.
Chùa cổ Đông Phước: Hiện nay, chùa tọa lạc trên địa bàn của phường Đông Thuận, và nằm trong hệ phái Bắc Tông. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1890. Lúc đầu, chùa chỉ là một am nhỏ đơn sơ bằng tre lá, do một vị sư (chưa biết tên) dựng lên để tu hành. Từ năm 1920 đến năm 1930, chùa được tái thiết lại chánh điện và nhà hậu Tổ. Trong hai cuộc chiến trước năm 1975, chùa Đông Phước là một cơ sở của quân kháng chiến. Đáng kể là vào năm 1946, từ nơi đây quân kháng chiến đã tổ chức xuất kích trận đánh đầu tiên, mở đầu cho công cuộc kháng chiến chống Pháp ở huyện Bình Minh. Sau khi biết được, năm 1947, quân Pháp đã kéo đến tàn sát và chôn tập thể 12 vị sư và phật tử. Sau vụ thảm sát, thầy Thích Phước Nhàn (hiện là trụ trì chùa) lúc đó mới 16 tuổi, được cha mẹ cho vào tu tại chùa, và tiếp tục tham gia hoạt động kháng chiến. Vào tháng 2 năm 2009, chùa Đông Phước được công nhận bằng "Di tích lịch sử văn hóa" cấp tỉnh. | 1 | null |
Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (tiếng Ý: "Basilica Papale di San Paolo fuori le Mura", có tên khác là Nhà thờ Thánh Phaolô) là một trong bốn đại vương cung thánh đường của Roma cùng với Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô, Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Vương cung thánh đường Đức Bà Cả.
Vương cung thánh đường này nằm trong thành phố Roma thuộc lãnh thổ Ý nhưng Tòa Thánh sở hữu Vương cung thánh đường theo chế độ quyền ngoại trị với việc Ý công nhận toàn quyền sở hữu và thừa nhận "quyền miễn trừ theo luật quốc tế đối với trụ sở của các cơ quan ngoại giao của các quốc gia nước ngoài". Hiện Hồng y James Michael Harvey đảm trách vai trò Tổng giám mục Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành từ năm 2012.
Lịch sử.
Vương cung thánh đường được thành lập bởi hoàng đế La Mã Constantine I vào khoảng năm 370 tại nơi có phần mộ của Thánh Phaolô, ban đầu là một đài tưởng niệm được gọi là "cella memoriae". Vương cung thánh đường đầu tiên này được Thánh hiến bởi Giáo hoàng Sylvestrô vào năm 324.
Đến năm 386, hoàng đế Theodosius I bắt đầu cho xây dựng một vương cung thánh đường lớn và đẹp hơn nhiều với một gian giữa và bốn lối đi với một cầu thang. Nó có lẽ đã được thánh hiến khoảng 402 bởi Giáo hoàng Innôcentê I. Công việc, bao gồm cả các ghép các bức tranh
nhưng đã không được hoàn thành cho đến đời Giáo hoàng Lêô I (440-461). Vào thế kỷ 5, nó còn lớn hơn cả Vương cung thánh đường Thánh Phêrô cũ. Nhà thơ La Mã Prudentius, người đã nhìn thấy nó vào thời hoàng đế Honorius (395–423) đã mô tả vẻ đẹp lộng lẫy của tượng đài trong một vài dòng biểu cảm.
Dưới thời Giáo hoàng Lêô I, công việc sửa chữa lớn đã được thực hiện sau khi mái nhà bị sập do hỏa hoạn hoặc sét đánh. Đặc biệt, khu vực xung quanh lăng mộ của Thánh Phaolô đã được nâng lên cao và một bàn thờ chính cùng nhà thờ chính mới được thêm vào. Đây có lẽ là lần đầu tiên một bàn thờ được đặt trên lăng mộ của Thánh Phaolô, nơi vẫn còn nguyên vẹn, nhưng chủ yếu nằm dưới lòng đất. Giáo hoàng Lêô I cũng chịu trách nhiệm sửa chữa khải hoàn môn và khôi phục một đài phun nước ở sân trong.
Dưới thời Giáo hoàng Grêgôriô I (590–604), bàn thờ chính và nhà thờ trước đó đã được sửa đổi nhiều. Bậc thềm cầu thang được nâng lên và một bàn thờ mới được đặt bên trên bàn thờ trước đó mà Giáo hoàng Lêô I cho dựng lên. Vị trí nằm ngay trên mộ xây của Thánh Phaolô.
Vào thời kỳ đó có hai tu viện gần vương cung thánh đường là tu viện Thánh Aristus giành cho nam giới và Thánh Stefano giành cho nữ giới. Thánh lễ được cử hành bởi một nhóm các linh mục đặc biệt do Giáo hoàng Simpliciô chỉ định. Theo thời gian, các tu viện và linh mục của vương cung thánh đường suy giảm. Giáo hoàng Grêgôriô II cho trùng tu lại ngôi nhà cũ và giao cho các linh mục trông coi, chăm sóc vương cung thánh đường.
Vì nằm bên ngoài bức Tường thành Aurelianus, vương cung thánh đường đã bị hư hại vào thế kỷ thứ 9 trong cuộc đột kích của người Ả Rập vào Roma. Do đó, Giáo hoàng Gioan VIII (872–882) đã củng cố vương cung thánh đường, tu viện và nơi ở của tầng lớp nông dân, hình thành thị trấn Giovannipoli tồn tại cho đến năm 1348, khi một trận động đất phá hủy hoàn toàn.
Cha trưởng tu viện.
Khu phức hợp bao gồm tu viển Biển Đức cổ, được Odo của Cluny trùng tu vào năm 936. | 1 | null |
Ngụy Huệ Thành vương (chữ Hán: 魏惠成王; trị vì: 369 TCN - 319 TCN) hay 369 TCN - 335 TCN) còn gọi là Ngụy Huệ vương (魏惠王) hay Lương Huệ vương (梁惠王), tên thật là Ngụy Oanh hay Ngụy Anh (魏罃), là vị vua thứ ba của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trưởng của Ngụy Vũ hầu, vua thứ hai của nước Ngụy.
Tranh giành ngôi vua.
Năm 370 TCN, Ngụy Vũ hầu qua đời mà vẫn chưa lập thái tử, khiến cho các vị công tử tranh giành quyết liệt, nước Ngụy rối loạn. Tháng 7 năm đó, Ngụy Oanh đem quân đánh công tử Hoãn (公子緩), Hoãn chạy sang nước Triệu. Triệu Thành hầu liên kết với Hàn Ý hầu đem quân đánh Ngụy Oanh để đưa Ngụy Hoãn về nước. Năm 369 TCN, Ngụy Oanh thất bại trong trận Trọc Trạch trước liên quân Hàn-Triệu và bị vây khốn. Tuy nhiên sau đó giữa Triệu và Hàn nảy sinh bất hoà. Triệu Thành hầu muốn giết Ngụy Oanh rồi đưa công tử Hoãn làm vua, rồi ép cắt đất chia cho Hàn và Triệu nhưng Hàn Ý hầu cho rằng làm thế sẽ bị đàm tiếu là tàn bạo, lấy đất của Ngụy sẽ mang tiếng là tham lam, nhưng Triệu hầu không nghe. Rốt cuộc cả Triệu và Hàn đều lui binh, để lại một mình công tử Hoãn. Ngụy Oanh chớp lấy thời cơ phản công, giết Ngụy Hoãn, rồi tự lập làm vua, tức Ngụy Huệ Thành hầu (hoặc Ngụy Huệ hầu).
Sử ký cho rằng: Ngụy Huệ Thành hầu sở dĩ thân không mất, nước không bị chia cắt, là vì hai nước kia mưu sự bất hòa. Nếu làm theo kế của một trong hai nước thì Ngụy đã bị phân chia. Nên mới nói: "Vua mất mà chưa lập con đích, nước có thể bị phá."
Năm 368 TCN, không rõ nguyên nhân tại sao, tướng quốc nước Ngụy là Vương Thác trốn sang nước Hàn, Huệ hầu lại phong cho Công Thúc Tọa chú mình làm tướng quốc.
Thiên đô Đại Lương.
Tháng 4 năm 361 TCN, Ngụy Huệ hầu muốn hùng bá Trung Nguyên bèn thiên đô từ An Ấp sang Đại Lương. Từ đó nước Nguỵ còn được gọi là nước Lương.
Năm 360 TCN, Công Thúc Tọa sắp mất, thấy có một người khách là Thương Ưởng có tài bèn tiến cử lên Huệ hầu nhưng ông không dùng, sau đó Thương Ưởng trốn sang nước Tần, được trọng dụng.
Chiến tranh với các nước.
Năm 368 TCN, Ngụy Huệ hầu cử Công Thúc Tọa đem quân giao chiến với nước Hàn và nước Triệu ở Quái Bắc, bắt tướng Triệu là Nhạc Lộ. Ngụy Huệ hầu vui mừng, thân hành ra đón tiếp Công Thúc Tọa, thưởng cho mẫu đất bổng lộc.
Năm 367 TCN, quân Ngụy thất bại trước quân Tề ở Ngã Quân. Năm 365 TCN, Ngụy Huệ hầu cùng Hàn Ý hầu hội minh ở Trạch Dương. Năm sau, ông đem quân đánh nước Tống, chiếm đất Nghi Đài.
Năm 361 TCN, quân Ngụy đánh bại quân Hàn ở đất Quái. Cùng năm đó, Ngụy và Tần phát sinh chiến tranh, quân Tần đánh thắng quân Ngụy ở Thiếu Lương, bắt sống tướng Ngụy là Công Tôn Tọa. Năm sau, Ngụy Huệ hầu đem quân đánh Triệu, chiếm đất Bì Lao.
Năm 357 TCN, Ngụy Huệ hầu cùng Triệu Thành hầu hội minh ở đất Hạo. Sau đó ông cùng vua các nước Vệ, Tống và Trịnh vào triều kiến thiên tử nhà Chu.
Năm 356 TCN, Ngụy Huệ hầu đem quân đánh nước Triệu, bao vây Hàm Đan, Sở Tuyên vương sai Cảnh Xá cứu Triệu, đánh lui quân Ngụy. Cùng năm đó, ông cùng Tần Hiếu công hội minh ở đất Đỗ Bình rồi đem quân đánh Hoàng Trì nước Tống, buộc nước Tống phải thần phục.
Năm 355 TCN, Triệu đem quân tấn công nước Vệ, Huệ Thành hầu sai quân cứu Vệ, đánh thắng quân Triệu, rồi kéo 10 vạn binh bao vây Hàm Đan, tháng 10 năm đó, Hàm Đan thất thủ, Triệu Thành hầu bỏ chạy. Nước Tề thấy vậy đem quân cứu Triệu, Huệ Thành hầu sai Bàng Quyên ra giao chiến. Tướng Tề là Điền Kỵ bèn đánh Đại Lương để cứu Triệu, buộc Bàng Quyên phải bỏ việc tấn công Triệu để quay về cứu Đại Lương, nhưng bị quân Điền Kỵ đánh đại ở trận Quế Lăng (桂陵之戰), Bàng Quyên bị bắt. Tôn Tẫn nể tình bạn học với Bàng Quyên nên thả về.
Năm 352 TCN, Ngụy liên minh với Hàn đánh bại liên quân các nước Tề, Tống và Vệ. Tề Uy vương phải nhờ nước Sở xin với vua Ngụy cho hoãn binh. Sau đó Ngụy và Triệu giảng hoà.
Tới năm 341 TCN, Ngụy Huệ hầu lại sai Bàng Quyên đem quân đánh Hàn, Hàn cầu cứu Tề. Tướng Tề là Tôn Tẫn dùng kế rút bếp, cứ ngày hôm sau thì lại cho làm ít bếp ở doanh trại hơn so với ngày hôm trước, ngày đầu 10 vạn cái, ngày hôm sau còn 5 vạn cái và đến hôm sau nữa còn 3 vạn cái, khiến Bàng Quyên tưởng rằng quân Tề vì sợ hãi đã bỏ trốn quá nửa, vì vậy Bàng Quyên bỏ bộ binh, chỉ mang theo khinh binh đuổi theo. Về phần mình, Tôn Tẫn cho quân phục ở đường Mã Lăng (馬陵), quân Ngụy lọt vào ổ mai phục và tan vỡ, Bàng Quyên bị giết. Thái tử Thân nước Ngụy cũng bị bắt.
Năm 335 TCN, Ngụy Huệ hầu cùng Tề Tuyên vương hội ở đất A Nam. Năm sau, ông cùng nước Tề hội ở đất Chân.
Xưng vương, hợp tung chống Tần.
Năm 344 TCN, Ngụy Huệ hầu hội 12 nước chư hầu ở Phùng Trạch, sai sứ xin Chu Hiển Vương cho mình đem quân đánh nước Tần. Quân Tần chống không nổi, phải sai Thương Ưởng cầu hoà.
Năm 339 TCN, Tần Hiếu công sai Thương Ưởng đánh Ngụy. Huệ Thành hầu sai công tử Ngang ra ứng chiến. Khi quân Ngụy đến nơi, Ưởng mời công tử Ngang đến uống rượu ăn thề bãi binh. Công tử Ngang đến, lập tức bị quân Tần bắt. Ngụy Huệ hầu cả sợ, sai sứ đến giảng hòa, cắt đất Tây Hà (nay thuộc Thiểm Tây) cho Tần.
Năm 334 TCN, Ngụy Huệ hầu và vua Hàn đến yết kiến Tề Uy vương, tôn vua Tề làm vương. Tề Uy vương không muốn xưng vương một mình, bèn mời vua Ngụy cũng xưng vương, sử gọi là Hội Từ châu tương vương. Từ đó nước Ngụy xưng vương hiệu, gọi là Ngụy Huệ Thành vương (hoặc Ngụy Huệ vương) Sở Uy vương nghe vậy, thấy xưa nay chỉ có nước Sở là chư hầu xưng vương, mà nay Tề và Ngụy cũng dám xưng vương, thì nổi giận, năm 333 TCN đích thân đem quân đánh bại nước Tề.
Năm 330 TCN, Công Tôn Diễn nước Tần mang quân giao chiến với quân Ngụy ở Điêu Dương, đánh bại quân Ngụy, bắt được tướng Ngụy là Long Giả và giết hơn 4 vạn quân Ngụy. Ngụy Huệ vương phải cắt đất Tấn Âm cho nước Tần để cầu hòa.
Năm 329 TCN, Tần Huệ Văn vương ngày càng trọng dụng Trương Nghi, tướng quốc nước Tần là Công Tôn Diễn không còn được tin tưởng, bỏ Tần trốn sang Ngụy, Ngụy Huệ vương phong làm tướng quốc. Diễn lại đề xướng kế sách hợp tung, kêu gọi các chư hầu phía đông nên cùng liên kết để chống lại nước Tần.
Năm 328 TCN, hàng tướng của Ngụy là công tử Ngang mang quân đánh Ngụy, chém 8 vạn quân Ngụy. Ngụy Huệ vương sợ sức mạnh của nước Tần, phải dâng 15 huyện thuộc Thượng Quận cho nước Tần. Cùng năm đó, Huệ vương cùng vua Tần hội ở đất Ứng. Cùng năm đó, ông đem quân đánh nước Sở, đánh thắng quân Sở ở Hình Sơn.
Năm 327 TCN, Tần Huệ Văn vương sai Trương Nghi đi sứ nước Ngụy, Trương Nghi đề nghị Ngụy cùng Tần đổi đất cho nhau: Ngụy cho Tần đất Thượng Quận, đổi lại nước Tần trao Bồ Dương, Khúc Ốc cho Ngụy.
Năm 325 TCN, Ngụy Huệ vương hội với Hàn Uy hầu tại Sa Cối, tôn vua Hàn làm vương, tức Hàn Tuyên Huệ vương.
Năm 325 TCN, vua Tần xưng vương, tức Tần Huệ Văn vương, sai sứ sang liên minh với nước Tề và nước Sở. Trước tình hình đó, Công tôn Diễn và Ngụy Huệ vương hội kiến với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn. Tại cuộc hội kiến này, 3 nước Yên, Triệu và Trung Sơn chính thức xưng vương và được Hàn, Ngụy công nhận. Đó là sự kiện "5 nước cùng xưng vương" ("Ngũ quốc tương vương"), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp để chống khối liên minh của Tần.
Cuối năm 323 TCN, Sở Hoài vương mang quân tấn công phía nam nước Ngụy. Tướng Sở là Chiêu Dương đánh bại quân Ngụy ở Tương Lăng, chiếm đóng 8 ấp của Ngụy.
Năm 322 TCN, Trương Nghi muốn phá bỏ hợp tung bèn sang Ngụy, khuyên Huệ vương liên minh với Tần. Bấy giờ, Ngụy Huệ vương đã ngán ngại dụng binh, bèn trọng dụng Trương Nghi, phong làm tướng quốc. Công Tôn Diễn trốn sang nước Hàn.
Sau đó Huệ vương phát hiện mưu đồ của Tần nên không liên minh nữa. Tần Huệ Văn vương bèn đem quân đánh Ngụy. Năm 319 TCN, Huệ vương mời Công Tôn Diễn trở về làm tướng quốc.
Qua đời.
Về năm mất của Ngụy Huệ vương, sử sách ghi chép khác nhau. Theo Sử ký, thiên Ngụy thế gia thì Ngụy Huệ vương mất năm 335 TCN, thọ 66 tuổi, ở ngôi 36 năm. Còn theo Chiến Quốc sách thì năm mất của ông là 319 TCN, thọ 80 tuổi. Sau khi Huệ vương qua đời, con trai ông là Ngụy Tự nối ngôi, tức Ngụy Tương Ai vương. Sử ký không cho rằng ông xưng vương hiệu khi còn sống, mà người hội xưng vương ở Từ Châu là Ngụy Tương vương. | 1 | null |
Lê Quốc Quân (sinh ngày 13 tháng 9 năm 1971) là một luật sư, một blogger và nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam. Ông được xem là một nhà hoạt động xã hội nhân quyền tại Việt Nam.
Lê Quốc Quân cũng là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH Giải Pháp Việt Nam, trụ sở ở Hà Nội.
Ông bị bắt ngày 27 tháng 12 năm 2012 và bị tù 30 tháng do tội 'Trốn thuế' theo quy định tại Khoản 3, Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Ngày 27 tháng 6 năm 2015 ông ra tù.
Hoạt động nhân quyền.
Trước năm 2007, ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP tại Việt Nam. Là một tín đồ công giáo, ông từng được hai tổ chức trên khen ngợi vì dám lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo và thể chế chính trị đa nguyên.
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, sau khi tham gia một khóa học của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ, ông bị bắt sau khi trở lại Việt Nam. Phản ứng trước sự kiện này, ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain, và nguyên ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright, đã viết thư phản đối, và tổ chức Amnesty International gọi ông là Tù nhân lương tâm. Đại sứ Mỹ Michael Marine đã mời vợ ông tới dùng trà tại tòa đại sứ nhưng bị ngăn trở.
Nhà cầm quyền Việt Nam buộc tội ông là đã có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, nhưng không chính thức mang ông ra tòa. Ba tháng sau, ông được phóng thích.
Ngày 10 tháng 4 năm 2011, ông lại bị bắt cùng với Phạm Hồng Sơn khi định tới quan sát vụ án xử Cù Huy Hà Vũ. Cả hai người bị giữ với lý do là "phá hoại trật tự công cộng". Vợ ông Sơn, bà Vũ Thu Hà, cho biết là ông Sơn đã bị công an dùng gậy đánh trước bị bắt giam. Sau khi chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền kêu gọi thả hai người, cả hai đã được cho về vào ngày 13 tháng 4.
Ngày 29 tháng 1 năm 2009, luật sư Quân tham dự cuộc diễn hành của một số tín đồ Công giáo vào tại Nhà thờ Lớn Hà Nội nhằm yêu sách đòi chính quyền Việt Nam trả lại khu đất mà họ cho là thuộc quyền sở hữu của nhà thờ. Sau này ông kể lại cho các nhà phóng viên là ông đã bị đánh đập bởi những người giữ trật tự trong cuộc diễn hành. Tháng 7 năm 2012, trang "Independent Catholic News" tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi báo chí nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những người ủng hộ ông
Tháng 8 năm 2012, luật sư Quân bị tấn công bởi một nhóm người khi đang trên đường trở về nhà ở Hà Nội vào khoảng 8 giờ tối. Ông cho biết theo ông nghĩ cuộc tấn công này có liên hệ tới công an, bởi ông từng đã bị gây phiền toái trước đó.
Ngày 28 tháng 12 năm 2012, luật sư Quân bị bắt vì bị cáo buộc tội danh trốn thuế. Ông được cho là đã tuyệt thực để phản đối việc bắt giam trái pháp luật. Trước khi bị bắt, luật sư Quân đã gửi một thư ngỏ chia sẻ tâm tư và ước vọng của mình về tương lai dân tộc Việt Nam, được trang web của đảng Việt Tân đăng tải lại.
Đêm 30 tết Giáo Ngọ (2014) gia đình luật sư Lê Quốc Quân nhận được thư từ trong tù do ông bí mật chuyển ra có đoạn: "Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng...Tôi có một mong muốn tột bậc là tự do – dân chủ - nhân quyền được có thật trên quê hương yêu dấu này. Đó là nền tảng cho ấm no và hạnh phúc bền lâu cho Đồng bào."
Những cáo buộc và bản án.
Theo các phương tiện truyền thông trong nước, luật sư Quân bị các cáo buộc đã từng tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ:
"Ông Nguyễn Trọng Tình, tổ trưởng dân phố, người được chính quyền phân công trực tiếp giáo dục Quân cho biết thêm: Quá trình 6 tháng thực hiện quyết định của UBND phường Yên Hòa về giáo dục Lê Quốc Quân tại xã, phường, Lê Quốc Quân hoàn toàn bất hợp tác, không khai báo tạm vắng, không chấp hành giấy triệu tập làm việc của chính quyền, không viết kiểm điểm, không những thế còn tham gia gây rối trật tự công cộng."
Một bài báo trên tờ "Hà nội mới" viết: ""Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo "yêu nước" nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ... Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật.""
Ngày 2 tháng 10 năm 2013, cơ quan điều tra Hà Nội đã đưa ra những chứng cứ của công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải Pháp Việt Nam: Lập khống hợp đồng thuê chuyên gia, các phiếu thu, phiếu chi cho chuyên gia, mua bán hóa đơn khống, sử dụng các hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán, cân đối doanh thu của công ty, chi phí đầu vào… Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn theo điều tra là 645.225.197 đồng, trong đó năm 2010 là 235.768.125 đồng, năm 2011 là 409.457.072 đồng. Tòa án Hà Nội đã xử giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải Pháp Việt Nam, Lê Quốc Quân về tội danh trốn thuế và tuyên phạt án 30 tháng tù. Tuyên phạt 2 lần số tiền thuế đã trốn đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải Pháp Việt Nam với số tiền là 1.290.450.394 đồng (tương đương với khoảng 60 ngàn đô la USD).
Án phúc thẩm và phản ứng.
Ngày 18.02.2014 tòa phúc thẩm TP Hà Nội y án 30 tháng tù giam vì Tội Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự đối với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân.
Những động thái ủng hộ.
Hai(2) tuần sau khi luật sư Lê Quốc Quân bị Tòa án Nhân dân Hà Nội kết tội trốn thuế, 57 Nghị Sĩ ở Quốc hội Nauy viết thư gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân và trả lại cho luật sư Quân quyền được gặp gia đình.
Văn Bút Quốc tế PEN đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho luật sư Nhân quyền và tác giả nhật ký điện tử Lê Quốc Quân
Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 11 tháng 10 năm 2013 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy ban Văn Bút Quốc tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù lên tiếng phản đối bản án 30 tháng tù giam và số tiền lớn mà tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên phạt luật sư Nhân quyền và tác giả nhật ký điện tử nổi tiếng Lê Quốc Quân.
Theo ký giả Marianne Brown, sáng thứ Tư 2/10/2013, tại Hà Nội, khoảng 500 người đã tham gia một cuộc tuần hành khiến cho giao thông trong thủ đô bị tắc nghẽn trong hơn 1 giờ đồng hồ cho đến khi họ bị cảnh sát chặn họ lại. Nhóm người này đều mặc áo phong, tay cầm cành cọ biểu trưng cho hòa bình, tuần hành bày tỏ sự ủng hộ ông Quân, một trong những nhà hoạt động và viết blog có tiếng tăm ở Việt Nam.
Một số thanh niên gốc Việt tại California, Hoa Kỳ ủng hộ việc làm của luật sư Quân bằng cách thắp nến và cầu nguyện cho ông vào ngày 7 tháng 7 năm 2013 ở gốc đường Bolsa và đường Moran thuộc thành phố Westminter của Nam California.
Một số giáo sĩ và tín hữu Công giáo đã tổ chức những buổi cầu nguyện cho ông như tại giáo xứ Phúc Lộc (Nghệ An), nhà thờ Thái Hà (Hà Nội), giáo xứ Thanh Xuân (Giáo phận Vinh).
Một số nghị sĩ ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc và Pháp đã gửi thư cho lãnh đạo chính quyền Việt Nam yêu cầu trả tự do cho ông.
Nhiều tổ chức, cá nhân và chính khách đã tổ chức các hoạt động mừng sinh nhật của ông.
Hàng ngàn người từ nhiều địa phương khác nhau đã cùng kéo về tham dự phiên tòa xử LS Lê Quốc Quân hôm mùng 2 tháng 10 năm 2013 để ủng hộ bị cáo. Họ đã bị lực lượng công an và bảo vệ chặn lại.
Phản ứng trước phiên toàn vào tháng 10, Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam lên tiếng quan ngại về bản án nhằm bỏ tù những người chỉ trích chính phủ như luật sư Lê Quốc Quân. Tờ Wall Street Journal cho rằng bản án này sẽ ảnh hưởng xấu cho quan hệ Mỹ và Việt Nam. Đảng Việt Tân bác bỏ bản án mà họ cho là nhằm dập tắt tiếng nói dân chủ và nguyện sẽ đồng hành với luật sư Lê Quốc Quân. Trước đó, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam bỏ thủ thuật trốn thuế để kết tội luật sư Quân.
Ngay sau phiên tòa, Hội đồng Luật Gia Quốc tế (ICJ) nhận định rằng việc kết án ông Lê Quốc Quân, một luật sư bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam đã vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế về quyền được xét xử một cách công bằng.
Song song đó, tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố Việt Nam phải lập tức thả ngay người luật sư và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị giam giữ hôm nay vì những cáo buộc có ẩn ý chính trị.
Hai ngày sau phiên tòa, Liên Hợp Quốc qua Ủy Hội cho Nhân quyền (UN high Commisssioner For Human Rights) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại nghiêm trọng về bản án, yêu cầu chính phủ Việt Nam xét lại bản án đối với ông Lê Quốc Quân và phương thức tố tụng đang tiếp tục đe dọa và hạn chế quyền tự do ngôn luận và lập hội.
12 tổ chức bảo vệ nhân quyền (Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada) tố cáo bắt luật sư Quân bởi những hoạt động vì tự do ngôn luận. Nhóm Công tác của Liên Hợp Quốc về Giam giữ Trái phép kết luận rằng việc giam giữ ông Quân là "tùy tiện" và trái với Hiến chương Nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Kết luận này được loan báo đúng ngày Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 12/11/2013.
Hôm 07/10, ngay trước thềm chuyến thăm Đức của ông Nguyễn Tấn Dũng, một Giáo sư từ thành phố Neustadt thuộc phía Tây nước Đức cùng một nhóm 158 dân biểu liên bang, tiểu bang, dân cử, các học giả, trí thức, nhân sỹ, linh mục, nghệ sĩ, nhà báo... ký tên, đã gửi thư cho bà Angela Merkel đề nghị nữ Thủ tướng Đức 'cứng rắn và mạnh mẽ' yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do 'tức khắc và vô điều kiện' cho Luật sư Lê Quốc Quân.
Ra tù.
Ngày 27 tháng 6 năm 2015 ông Quân được trả tự do sau 30 tháng chịu án tù. Trả lời phỏng vấn BBC, ông Quân cho rằng việc ông bị bắt giữ và bỏ tù không làm thay đổi gì tới ý muốn "làm những gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam" của ông, nhưng có thể ông sẽ có một số điều chỉnh về cách thức đấu tranh.
Vinh danh.
Luật sư Quân được tuần báo Nouvel Observateurs vinh danh là một trong 50 người góp phần làm cho bộ mặt nhân loại thay đổi trong tương lai. 50 người này là những nhà chính trị, kỹ nghệ gia, nhà khoa học và những nhà đấu tranh ở các quốc gia còn bị cai trị bởi những chế độ hà khắc.
Ngày 11 tháng 10 năm 2013, Lê Quốc Quân đã được Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California vinh danh cùng với 2 người khác là kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vì những đóng góp cho nhân quyền tại Việt Nam.
Ngày 26 tháng 8 năm 2014, 14 hội đoàn (ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Reporters Without Borders, Amnesty International USA, Center for International Law (Centerlaw), Philippines, English PEN, Front Line Defenders, Lawyers for Lawyers (L4L, Lawyers' Rights Watch Canada (LRWC), Media Defence – Southeast Asia (MDSEA), Media Legal Defence Initiative (MLDI), National Endowment for Democracy (NED), Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network và World Movement for Democracy) lại viết thư cho chủ tịch nước, thủ tướng Việt Nam, cho tổng thống Obama và đại diện của EU tại Hà Nội về việc mà họ cho là bắt bớ độc đoán, đòi thả ông Lê Quốc Quân, một người mà họ cho là một luật sư nhân quyền và blogger đáng kính trọng. | 1 | null |
IONIS Education Group là tập đoàn đầu tư hàng đầu giáo dục đại học ở Pháp. Nhóm đã được tạo ra vào năm 1980 và có hơn 35.000 sinh viên và 100.000 cựu sinh viên vào năm 2023, hiện đang làm việc trong kinh doanh, IT, hàng không, năng lượng, giao thông vận tải, sinh học, quản lý, tài chính, tiếp thị, truyền thông, và thiết kế. 29 trường thành viên của nhóm. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.