text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Smørrebrød (gốc ban đầu "smør og brød"; tiếng Đan Mạch nghĩa là "bơ và bánh mì") gồm bánh mỳ, lúa mạch đen ("rugbrød"), ăn cùng với thịt nguội, cá hun khói, pho mát hoặc ba tê được người Copenhagen gọi là Smorrebrod. Smørrebrød có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày của nông dân Đan Mạch. Sau khi ăn xong, họ thường lấy bánh mì quệt những gì còn sót lại trên đĩa cho kỳ sạch rồi ăn nốt. Dần dà về sau, những thứ còn sót trên đĩa được đặt lên trên lớp bánh – và từ đó món bánh Smørrebrød ra đời. Ngoài ra, Smørrebrød còn được thế giới gọi là sandwich mở bởi nó chỉ có một lớp bánh bên dưới chứ không kẹp nhân giữa hai lớp bánh như thông thường.
1
null
Michel Piccoli (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1925 - mất ngày 12 tháng 5 năm 2020) là một diễn viên Pháp. Giải thưởng. Piccoli đoạt giải "Nam diễn viên xuất sắc nhất" tại Liên hoan Phim Cannes năm 1980 với phim "A Leap in the Dark". và năm 1982 đoạt giải "Con gấu bạc" dành cho "Nam diễn viên xuất sắc nhất" tại Liên hoan Phim Berlin với phim "Strange Affair".
1
null
Troubadour là một thi sĩ, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn rong, người hát thơ, và một nữ hát rong còn được gọi là "Trobairitz", truyền thống hát rong bắt đầu khoảng cuối thế kỉ 11 ở Occitania và bắt đầu lan rộng khắp châu Âu. Dưới ảnh hưởng của hát rong các phong trào liên quan mọc lên khắp châu Âu, Minnesang ở Đức, Trovadorismo ở Bồ Đào Nha và Trouvères ở miền bắc nước Pháp. Sau sự phát triển đột phá, nghệ thuật hát rong đã dần lụi tàn theo Cái chết đen. Nội dung của các bài hát rong thường gắn với các chủ đề như "Tinh thần hiệp sĩ" và "Tình yêu phong nhã". Các phong cách hát rong có 3 phong cách đó là "Ánh sáng", "Giàu có" và "Khép kín" Sơ lược. Âm nhạc của hát rong là truyền thống các bài hát thế tục đơn âm bằng tiếng bản xứ, có thể kèm nhạc cụ đệm và được hát bởi nhạc sĩ chuyên nghiệp, những người có tay nghề cao, nhà thơ. Ngôn ngữ của hát rong là Occitan, ngôn ngữ của trouvères là tiếng Pháp. Thời gian hát rong tương ứng với sự phát triển đời sống văn hóa ở Provence kéo dài từ thế kỷ thứ mười hai đến thập niên đầu của thế kỉ mười ba. Hát rong còn sống sót tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, miền bắc Italia hoặc miền Bắc nước Pháp (nơi ở của các trouvère truyền thống), trong đó kỹ năng và kỹ thuật của họ đã đóng góp cho sự phát triển sau này của văn hóa âm nhạc thế tục ở những nơi đó. Âm nhạc của trouvères tương tự như hát rong nhưng có thể tồn tại vào thế kỷ thứ mười ba và không bị ảnh hưởng bởi cuộc Thập tự chinh Albigensian. Hầu hết trong số hơn 2000 bài hát trouvère còn tồn tại bao gồm âm nhạc và cho thấy một tinh tế tuyệt vời với lời thơ đi kèm theo. Một số người "Troubadour" thời Trung Cổ nổi tiếng như Aimeric de Peguilhan, Arnaut de Mareuil, Arnaut Guilhem de Marsan, Cercamon, Gaucelm Faidit, Guilhem de Saint-Leidier, Marcabru, Peire Cardenal, Peire Espanhol, Peire Raimon de Tolosa, Perceval Doria, Raimbaut d'Aurenga, Folquet de Marselha (sau trở thành giám mục), Guiraut Riquier, Tremoleta, Peire Vidal, và "Trobairitz" như là Iseut de Capio, Lombarda. Các Minnesinger là truyền thống của hát rong và trouvères về phía tây. Các nguồn của Minnesang chủ yếu là từ hai hoặc ba thế kỷ sau khi phong trào lên đỉnh điểm, dẫn đến một số tranh cãi về tính chính xác của họ. Trong số các Minnesingers có âm nhạc còn tồn tại là Wolfram von Eschenbach, Walther von der Vogelweide, và Neidhart von Reuental.
1
null
Mặc dù Công giáo truyền bá vào Trung Quốc đã có lịch sử hàng trăm năm, tuy nhiên, số lượng giám mục chính thống người bản xứ lại không tương xứng với bề dày lịch sử. Nhất là từ sau năm 1949, khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, rất nhiều giáo phận rơi vào tình trạng trống tòa hoặc bị cản tòa do những mâu thuẫn giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền Trung Quốc trong vấn đề phong chức và bổ nhiệm giám mục. Dưới đây là danh sách các giám mục chính thống người Trung Quốc được Tòa Thánh phong chức hoặc chấp nhận hiệp thông trong lịch sử. Danh sách này không bao gồm các giám mục thuộc các giáo phận của vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Ghi chú: Những chức vụ, ngày thụ chức có kí hiệu ♦ có nghĩa truyền chức trước khi Tòa Thánh công nhận chức giám mục. Một chức vụ cũng bị đánh kí hiệu ♦ do thời gian đó chính quyền Trung Quốc công nhận chức vụ (sau khi Tòa Thánh mật phong đã lâu). =Nội dung bài cũ= Đây là danh sách Giám mục người Trung Quốc, bao gồm cả lãnh thổ giáo phận thuộc Đài Loan, Hồng Kông và Macau.
1
null
Cá heo mũi hếch Australia (Danh pháp khoa học: "Orcaella heinsohni") là một loài cá heo sống ngoài khơi bờ biển phía bắc Úc. Nó rất giống loài cá heo Irrawaddy (trong cùng chi "Orcaella") và chỉ mới được mô tả thành một loài riêng biệt từ năm 2005. Loài này có 3 màu, còn cá heo Irrawaddy chỉ có 2 màu. Hộp sọ và vây của nó cũng thể hiện những khác biệt nhỏ giữa hai loài trên. Con cái cá heo mũi hếch Australia có thể dài đến 230 cm và con đực dài đến 270 cm.
1
null
Churrasco, trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, là một món ăn phổ biến dùng để chỉ các loại thịt nướng. Món này là món ăn phổ biến trên khắp châu Mỹ Latinh và châu Âu, và là một món ăn nổi bật trong ẩm thực các quốc gia Argentina, Brasil, Chile, Guatemala, Nicaragua, Uruguay, và các nước Mỹ Latinh khác. Sắc thái món Churrasco ở Barazil là loại thịt được găm vào xiên và nướng trên lò Churrasco Queira. Churrasco phần lớn là thịt cừu và thịt lợn ngoài ra còn có cánh gà, xúc xích, tôm cuốn và đặc biệt là phần thịt Picanha - cả phần mông bò chỉ có thể lấy được 1 kg thịt này. Món thịt nướng kiểu này được ăn cùng các loại salad rau xanh dành riêng cho món ăn này. Các loại nấm, pasta salad, cơm xúp đậu đen cùng sốt feijoada truyền thống là những loại salad được các thực khách yêu chuộng ăn kèm với món ăn. Món ăn này được du nhập vào châu Mỹ Latinh. Khi món ăn này được du nhập sang Mỹ La Tinh, nó lại mang theo cả sắc thái ẩm thực của mỗi địa phương tương ứng.
1
null
Cá voi Omura (Balaenoptera omurai) là một loài cá voi trong họ cá voi lưng xám, có rất ít thông tin về loài này. Loài này được 3 nhà khoa học Nhật Bản gồm Shiro Wada, Masayuki Oishi và Tadasu K. Yamada mô tả khoa học năm 2003, trong một ấn phẩm của tạp chí "Nature" (426, 278–281). Các nhà khoa học này xác nhận sự hiện diện của loài này thông qan phân tích hình thái học và mitochondrial DNA của 9 cá thể bao gồm 8 cá thể bắt được bởi một tàu nghiên cứu của Nhật vào thập niên 1970 trong vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và một tiêu bản được thu thập năm 1998 ở đảo Tsunoshima thuộc biển Nhật Bản. Từ các bằng chứng về gen phong phú đã xác nhận cá voi Omura là một loài riêng biệt và cho thấy nó là một nhóm tách ra từ rất sớm của họ Balaenoptiidae, sớm hơn cả cá voi Bryde và Sei. Nó có lẽ có quan hệ gần gũi hơn với nhóm họ hàng lớn hơn là cá voi xanh. Tên gọi của nó được đặt theo tên của nhà cá voi học Nhật Bản Hideo Omura.
1
null
Dãy núi Livingston (tiếng Anh: "Livingston Range") là một dãy núi nằm phần lớn ở Công viên Quốc gia Glacier thuộc tiểu bang Montana của Hoa Kỳ. Dãy núi tọa lạc ở điểm cực nam phần lãnh thổ của tỉnh bang British Columbia, Canada. Dãy Livingstone có chiều dài là và chiều rộng là với hơn 15 đỉnh núi có độ cao hơn so với mực nước biển, trong số đó đỉnh cao nhất là đỉnh Kintla với độ cao . Mặc dù độ cao của các dãy núi này không quá đặc biệt so với các dãy núi ở Bắc Mỹ nhưng chúng dược đánh giá là khá cao so với độ cao xấp xỉ khoảng 4.000 foot (1.200 m) của các thung lũng xung quanh. Dãy Livingston hình thành cách đây 170 triệu năm khi đứt gãy chờm nghịch Lewis đẩy các khối đá tiền Cambri dày , rộng và dài phủ lên trên lớp đá Creta.
1
null
Monodontidae là một họ gồm 2 loài cá voi là kỳ lân biển và cá voi trắng. Chúng là loài bản địa của các vùng ven biển và vùng đóng băng quan Bắc Băng Dương, và kéo dài đến phía bắc của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Cả hai loài đều có kích thước trung bình dài từ 3 đến 5 m, với trán tròn, và có mõm ngắn hoặc không có mõm. Chúng không có vây lưng thật sự, nhưng có một dãi hẹp chạy dọc trên lưng, nó thể hiện rõ hơn ở kỳ lân biển. Chúng là loài động vật có âm vực cao, giao tiếp với nhau trong một dãi âm rộng. Giống như những loài cá voi khác, chúng cũng sử dụng sóng âm để định hướng. Phân loại học. Các bằng chứng về gen chỉ ra rằng cá heo chuột có quan hệ rất gần với cá voi trắng, và hai họ này hợp thành một nhát mà đã được tách ra từ liên họ cá heo trong vòng 11 triệu năm qua.
1
null
Thuật toán Chudnovsky là một phương pháp giúp tính toán nhanh số . Anh em nhà Chudnovsky đã giới thiệu thuật toán này để tính đến hơn một tỉ chữ số của . Thuật toán này nhanh hơn 35% so với thuật toán tương tự của Srinivasa Ramanujan . Thuật toán này dựa trên thuật toán của Srinivasa Ramanujan và cho ra 14 chữ số của chữ số mỗi số hạng:
1
null
Holly Brook Hafermann (sinh ngày 23 tháng 2 năm 1986), thường được biết đến với nghệ danh Skylar Grey, là một nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ. Ban đầu, Grey ký hợp đồng với Machine Shop Recordings dưới cái tên Holly Brook, và sau đó ra mắt album phòng thu đầu tay "Like Blood Like Honey" dưới cái tên này vào năm 2006. Grey cũng là đồng sáng tác ba phiên bản của "Love the Way You Lie" (cho Eminem và Rihanna) với Alex da Kid, người đã mời cô ký hợp đồng với hãng đĩa Wonderland Music của chính anh. Skylar Grey cũng được mời góp giọng trong ca khúc "Where'd You Go" và "Be Somebody" của Fort Minor, "Coming Home" của Diddy-Dirty Money, "I Need a Doctor" của Dr. Dre, "Words I Never Said" của Lupe Fiasco và "Room for Happiness" của Kaskade. Tiểu sử. 2001–2005: Thời thơ ấu và bắt đầu sự nghiệp. Grey bắt đầu biểu diễn nhạc từ khi còn là một đứa trẻ, cô cùng với mẹ mình tạo thành một cặp đôi lấy tên là Generations. Cùng nhau (với nhà sản xuất-kĩ sư Randy Green), họ tự sản xuất ra ba album riêng: "Dream Maker", "Lift Me", và "Millennial Child/Waiting For You". Grey bắt đầu lập ra ban nhạc của riêng mình năm cô 15 tuổi, sau khi lén trốn vào quầy bar, làm việc với các nhạc sĩ nhạc jazz, bao gồm Jeff Eckles, Tim Whalen và Leo Sidran ở Madison, Wisconsin. Năm 2003, Grey chuyển tới sống tại Los Angeles và thu âm một bản demo dưới cái tên Holly Brook, cũng là nghệ danh của cô trong một vài năm. Bản demo này đã giúp cho Skylar Grey ký một bản hợp đồng với Brad Delson, thành viên chơi guitar trong ban nhạc Linkin Park, vào hãng đĩa do ban nhạc lập nên, Machine Shop Recordings vào năm 2004, khi Grey mới chỉ 18 tuổi. 2006-2010: "Like Blood Like Honey" và "O'Dark:Thirty EP". Holly Brook có góp giọng trong hai ca khúc "Where'd You Go" và "Be Somebody" của Fort Minor. Làm việc cùng với nhà sản xuất Jonathan Ingoldsby, Brook phátv hành album phòng thu đầu tay của mình, "Like Blood Like Honey", vào ngày 6 tháng 6 năm 2006. Cô cũng đi tour cùng với Jamie Cullum, k.d. lang, Daniel Powter, Teddy Geiger và Duncan Sheik. Năm 2010, Brook đã sử dụng ca khúc "It's Raining Again" cùng với hình ảnh của mình để quảng cáo cho thương hiệu nước uống Ciao Water. Trước đó, cô cũng có xuất hiện trong album phòng thu của một số nghệ sĩ như "Finally Out of P.E." của Brie Larson và "The Rising Tied" của Fort Minor. Cô cũng theo tour của Duncan Sheik, và xuất hiện khá nhiều trong album "Whisper House" của Sheik. Năm 2010, cô tự phát hành một EP gồm bảy ca khúc có tên "O’Dark:Thirty EP", sản xuất bởi Duncan Sheik và Jon Ingoldsby. Năm 2009, Brook hát bè trong album phòng thu đầu tay của Yohanna, "Butterflies and Elvis". 2010-hiện tại: Đổi tên, kế hoạch mới và "Don't Look Down". Brook sau đó đã đổi tên mình thành Skylar Grey. Cô giải thích rằng "nó miêu tả những điều mà ta không biết trong cuộc sống. Mọi người có vẻ như sẽ sợ những điều không biết ấy, nhưng tôi thì ngược lại. Tôi bơi vào những điều mà tôi không biết, bởi tôi cảm thấy như, đó chính là nơi mà những khả năng được bắt đầu. Cô giải thích cho Beatweek rằng cô chọn cái tên "grey" với âm "e" thay vì âm "a", rằng "Tôi thích làm mọi việc theo cách nghuyên gốc của nó", và cũng bởi vì "nó nam tính hơn. Tôi không phải là một người nữ tính." Grey vẫn sống ở Oregon và vẫn chưa được biết đến với nghệ danh mới. Cô đến New York để gặp nhà sản xuất của cô, Jennifer Blakeman, người đã chơi cho Grey ca khúc "Airplanes" của B.o.B và Hayley Williams và được sản xuất bởi Alex da Kid; Grey thích những gì cô được nghe nên Blakeman đã giới thiệu cô với Alex da Kid qua e-mail. Alex da Kid gửi cho Grey một vài ca khúc mà anh đang thực hiện, và ca khúc đầu tiên và cô sáng tác ra chính là "Love The Way You Lie". Alex da Kid ký kết cô với một thỏa thuận sản xuất trên chi nhánh nhà xuất bản KIDinaKORNER của mình. Cô viết đoạn điệp khúc cho cả ba phiên bản của ca khúc "Love the Way You Lie" của rapper Eminem và Rihanna, bao gồm cả phần lời và phần giai điệu. Grey cũng nhận được một đề cử giải Grammy cho hạng mục Bài hát của Năm cho công sáng tác của mình trong ca khúc "Love the Way You Lie". Cô cũng đồng sáng tác cho ca khúc "Coming Home" của Diddy-Dirty Money, cùng với "Castle Walls" của T.I. và Christina Aguilera. Grey cũng sáng tác và cũng là khách mời trong ca khúc "I Need a Doctor" của Dr. Dre. Lần biểu diễn trên sân khấu đầu tiên của cô dưới nghệ danh Skylar Grey là ở trong Giải Grammy lần thứ 53, cùng với Eminem và Dr. Dre. Sau đó, cô ký kết với hãng đĩa Interscope Records thông qua KIDinaKORNER của Alex da Kid, và đĩa đơn qungr bá đầu tiên của cô, "Dance Without You", đã được phát hành vào ngày 6 tháng 6 năm 2011, cùng với video âm nhạc chính thức được phát hành vào ngày 5 tháng 7 năm 2011. Đĩa đơn chính thức đầu tiên của cô là "Invisible", phát hành trên đài phát thanh vào ngày 16 tháng 6 năm 2011. Grey cũng xuất hiện trong album phòng thu năm 2011 của Kaskade, "Fire & Ice", sáng tác và hát cả hai phiên bản của ca khúc "Room for Happiness", ca khúc mà sau đó trở thành đĩa đơn thứ ba của album và giúp cho cô có thêm một đề cử nữa cho giải Grammy. Ngày 27 tháng 11 năm 2012, Grey phát hành đĩa đơn "C'mon Let Me Ride", hợp tác với Eminem, trên các cửa hàng trực tuyến và trên đài phát thanh. Đây là đĩa đơn thứ hai từ album phòng thu đầu tay của cô, "Don't Look Down", phát hành trong năm 2013.
1
null
Amorphophallus titanum (từ tiếng Hy Lạp Cổ "amorphos", "dị hình" + "phallos", "dương vật", và "titan", "to lớn"), hay còn gọi là titan arum hoặc hoa xác chết khổng lồ, chân bê titan là thực vật có hoa dạng chùm không phân nhánh lớn nhất trên thế giới. Thực ra, chùm hoa của cây này không lớn bằng chùm hoa của "Corypha umbraculifera", tuy nhiên chùm hoa của loài "C. umbraculifera" có phân nhánh. Loài hoa đơn lớn nhất thuộc về chi "Rafflesia". Loài này có tên gọi hoa xác thối do mùi hương và màu sắc của hoa giống như thịt thối ( – "bunga" nghĩa là hoa, "bangkai" nghĩa là xác chết), tương tự với các loài trong chi "Rafflesia", cũng mọc trong các rừng mưa tại Sumatra. Phân bố. "A. titanum" là loài đặc hữu của miền tây Sumatra, tuy nhiên đã được nhân giống bởi các vườn bách thảo và các nhà sưu tập tư nhân trên khắp thế giới. Mô tả. Chùm hoa của cây này có thể cao đến 3 m. Như các loài vân môn và hồng môn, chùm hoa bao gồm một bông mo được cấu thành bởi các hoa nhỏ, có mùi; và có một mo bao quanh trông giống một cánh hoa lớn. Mo của hoa chân bê titan có màu xanh bên ngoài, đỏ sẫm bên trong, và bề mặt mo có nhiều nếp nhăn. Bông mo rỗng bên trong. Bên trong lớp mo, phía dưới bông mo là hai vòng hoa nhỏ. Vòng hoa phía trên bao gồm các hoa đực, vòng phía dưới là rất nhiều lá noãn màu đỏ-cam sáng. "Mùi hương" của cây chân bê titan giống như mùi của thịt thối, thu hút các loài ruồi ăn xác chết (họ Sarcophagidae) thụ phấn cho chúng. Màu đỏ sẫm và bề mặt nhám của hoa cũng tạo cảm giác rằng bông mo là một miếng thịt. Trong khi hoa nở, đỉnh bông mo có nhiệt độ tương tự nhiệt độ cơ thể người, giúp làm bay hơi, phát tán mùi hương của hoa. Nhiệt độ này cũng được coi là một tác nhân gây ảo giác đối với các loài côn trùng ăn xác chết. Cả hoa đực lẫn hoa cái đều nở trên cùng một chùm hoa. Các hoa cái nở trước, rồi các hoa đực nở 1–2 ngày sau. Việc này làm tránh sự tự thụ phấn của hoa. Sau khi hoa tàn, một chiếc lá duy nhất mọc lên từ giả thân hành của cây dưới mặt đất. Chiếc lá mọc trên một thân cây, về sau phân thành ba nhánh tại đỉnh, mỗi nhánh mang nhiều lá nhỏ. Cấu trúc lá này có thể cao đến 6 m, rộng đến 5 m. Mỗi năm, chiếc lá cũ chết và một chiếc lá mới sẽ mọc lên. Khi thân hành đã có đủ dưỡng chất, nó ngủ trong bốn tháng và quá trình được lặp lại. Giả thân hành của loài này là loại lớn nhất được biết đến, nặng khoảng 50 kg. Khi một cây tại Vườn thực vật hoàng gia Kew được thay chậu sau quá trình ngủ, khối lượng cân được của nó là 91 kg. Nhân giống. Chân bê titan chỉ mọc trong tự nhiên tại các vùng rừng mưa nhiệt đới thuộc Sumatra, Indonesia. Loài này được miêu tả khoa học lần đầu tiên bởi nhà thực vật học người Ý Odoardo Beccari vào năm 1878. Loài này rất hiếm khi ra hoa trong tự nhiên, và trong môi trường nuôi trồng thì càng hiếm hơn nữa. Lần đầu tiên một cây "A. titanum" ra hoa trong một vườn bách thảo là vào năm 1889 tại Vườn thực vật hoàng gia Kew ở Luân Đôn, từ đó đến nay các hoa ở đây đã nở hơn 100 lần. Những lần nở hoa đầu tiên tại Hoa Kỳ được ghi nhận tại Vườn thực vật New York trong năm 1937 và 1939. Việc nở hoa này cũng là cảm hứng cho việc chọn hoa chân bê Titan làm loài hoa chính thức cho The Bronx vào năm 1939, và chỉ bị thay thế bởi loài hoa hiên vào năm 2000. Số lượng hoa được nhân giống đã tăng trong những năm gần đây, nên việc mỗi năm có hơn 5 hoa nở trên toàn thế giới cũng không có gì lạ. Năm 2003, một cây hoa chân bê titan tại vườn thực vật của Đại học Bonn, Đức đã vượt chiều cao cao nhất của loài này trước đó, đạt khoảng 2,74 m. Sự kiện này đã được ghi nhận bởi Sách Kỷ lục Guinness. Ngày 20 tháng 10 năm 2005, kỷ lục được phá bở tại vườn sinh vật Wilhelma ở Stuttgart, Đức; cây hoa đạt chiều cao 2,94 m khi nở. Kỷ lục được phá vỡ lần nữa vào ngày 18 tháng 6, bởi cây chân bê của Louis Ricciardiello, được trưng bày tại Winnipesaukee Orchids, Gilford, New Hampshire, Hoa Kỳ. Cây này đạt chiều cao 3,1 m, và cũng được ghi nhận vào Sách Kỷ lục Guinness.
1
null
Like Blood Like Honey là album phòng thu đầu tay của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Skylar Grey, khi đó được biết đến với cái tên Holly Brook. Album được phát hành bởi hãng đĩa Warner Bros. vào ngày 25 tháng 5 năm 2006. Album đã đạt được vị trí #35 trên bảng xếp hạng Heatseekers Albums của tạp chí "Billboard".
1
null
Eschrichtiidae là một họ cá voi trong tiểu bộ cá voi tấm sừng hàm. Kết quả công bố năm 2011, họ này được xem là đơn ngành. Các chi. Họ này có ít nhất 5 chi đã được công nhận, nhưng chỉ có một chi đơn loài còn sinh tồn là loài cá voi xám,"Eschrichtius robustus".
1
null
Sotalia là một chi cá heo gồm loài "Sotalia guianensis" và "Sotalia fluviatilis" được tách ra năm 2007. Việc tách loài này dựa trên các kết quả phân tích hình thái học gần đây cũng như dựa trên phân tích ti thể DNA. Các loài trong chi này được tìm thấy ở các vùng ven biển Đại Tây Dương và Caribe thuộc Nam và Trung Mỹ cũng như sông Amazon và các nhánh của sông này.
1
null
Lịch sử. Các kỳ thủ chuyên nghiệp Latvia xuất hiện từ thế kỷ 19. Họ tham dự trong các giải đấu cờ vua được tổ chức bởi Hiệp hội Cờ vua Riga (Riga Chess Association). Sau Chiến tranh Thế giới I, khi Latvia trở thành một nước độc lập, giải Vô địch Cờ vua Latvia chính thức được thành lập, được gọi là Đại hội Cờ vua Latvia. Đại hội Cờ vua Latvia lần đầu được tổ chức vào năm 1924. Giải thường được tổ chức ở Riga nhưng đôi khi ở những thành phố khác.
1
null
Hermanis Matisons (1894–1932), (còn được biết đến là Herman Mattison), là một kỳ thủ Latvia và là một trong những kiện tướng cờ vua được đánh giá cao trên thế giới đầu thập kỷ 1930. Ông là một tác giả chuyên viết về tàn cuộc. Ông mất vì bệnh lao phổi khi mới 38 tuổi. Năm 1924, Matisons vô địch Giải Vô địch Cờ vua Latvia được tổ chức lần đầu tiên. Cùng trong năm đó, ông vô địch Giải Vô địch Cờ vua Nghiệp dư được tổ chức lần đầu (kết hợp với Thế vận hội ở Paris), vượt qua Machgielis Euwe và Edgard Colle. Matisons chơi bàn 1 cho Latvia tại Olympiad Cờ vua 1931 ở Prague, đánh bại Akiba Rubinstein và Alexander Alekhine - đương kim Vô địch Cờ vua Thế giới. 60 bài giảng tàn cuộc của Matisons được tập hợp trong cuốn "Mattison's Chess Endgame Studies" viết năm 1987 của T.G. Whitworth.
1
null
Đại học Groningen (viết tắt là UG; tiếng Hà Lan: Rijksuniversiteit Groningen, viết tắt là RUG) là một đại học nghiên cứu công lập với hơn 30.000 sinh viên tại thành phố Groningen, Hà Lan. Được thành lập vào năm 1614, đại học là đại học lâu đời thứ hai tại quốc gia này (sau Leiden), và là một trong những trường đại học danh giá và truyền thống nhất Hà Lan. Cơ sở giáo dục này liên tục được xếp hạng trong số 100 đại học hàng đầu trên thế giới, theo các bảng xếp hạng uy tín. Trong Xếp hạng Tổng hợp của Đại học hàng đầu năm 2022, RUG được xếp hạng thứ ba tại Hà Lan. Đại học Groningen có 11 khoa, 9 trường sau đại học, 27 trung tâm nghiên cứu và viện, và hơn 175 chương trình đào tạo được cấp bằng. Cựu sinh viên và giảng viên của trường bao gồm Johann Bernoulli, Aletta Jacobs, bốn người đoạt giải Nobel, chín người đoạt giải Spinoza, một người đoạt giải Stevin, các thành viên của gia đình hoàng gia Hà Lan, một số chính trị gia, tổng thống đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu, và một tổng thư ký của NATO.
1
null
Fricis (Fritzis, Franz) Apšenieks (Apscheneek) (sinh 7 tháng 4 năm 1894 tại Tetele, Latvia – mất 25 tháng 4 năm 1941 tại Riga, Latvia) là một kiện tướng cờ vua người Latvia. Tiểu sử. Năm 1924, Apšenieks đứng thứ 2, sau Hermanis Matisons tại Giải Vô địch Cờ vua Latvia. Năm 1924, ông vô địch tại Paris, vựot qua Lazard. Cùng năm 1924, ông đứng thứ 2 sau Matisons, vượt qua Edgar Colle, Arpad Vajda, Max Euwe và Anatol Tschepurnoff... tại Giải Vô địch Cờ vua Nghiệp dư ở Paris. Năm 1925, ông vô địch giải này, vượt qua Terrill tại Bromley. Năm 1925, ông đồng hạng 3-4 với Karel Hromadka tại Bromley (Hạng A). Năm 1925, ông đồng hạng 3-4 tại Debrecen. Năm 1926, ông đồng hạng 3-4 tại Abo. Năm 1926, ông vô địch tại Helsinki. Năm 1926, ông đứng thứ 3, sau Vladimirs Petrovs và Teodors Bergs tại Riga. Năm 1926, Apšenieks vô địch Giải Vô địch Cờ vua Latvia ở Riga. Năm 1927, ông đồng hạng 5-7 tại Kecskemét. Năm 1931, ông tham dự lần thứ 6 tại Klaipėda (Giải Vô địch Cờ vua Baltic lần 1). Isakas Vistaneckis vô địch giải này. Năm 1932, ông đồng hạng 3-5 tại Giải Vô địch Riga. Năm 1934, ông đồng hạng nhất với Petrovs tại Giải Vô địch Cờ vua Latvia. Năm 1937, ông đồng hạng 11-13 tại Kemeri. Năm 1939, ông đồng hạng 11-12 tại Kemeri-Riga (Salo Flohr vô địch). Năm 1941, ông đứng thứ 2, sau Alexander Koblencs tại Riga. Apšenieks tham dự 7 Olympiad Cờ vua cho Latvia: 1928, 1930, 1931, 1933, 1935, 1937 và 1939. Ông cũng tham dự không chính thức tại Munich 1936. Khi Latvia bị sáp nhập vào Liên Xô, ông mất vì bệnh lao phổi khi 47 tuổi.
1
null
CANT Z.511 là một loại thủy phi cơ tần xa 4 động cơ, do kỹ sư Filippo Zappata của hãng "Cantieri Riuniti dell'Adriatico" (CRDA) thiết kế. Ban đầu nó được thiết kế cho mục đích thương mại trên các tuyến Nam và Trung Đại Tây Dương, sau đó nó được sử dụng cho mục đích vận tải quân sự và máy bay đột kích đặc biệt.
1
null
Caproni Ca.316 là một loại thủy phi cơ trinh sát sản xuất tại Ý trong Chiến tranh thế giới II, dự định ban đầu là trang bị cho các tàu chỉ huy của Hải quân Italy. Đây là một thành viên thuộc một họ các thiết kế lớn của Caproni bắt nguồn từ mẫu thử máy bay chở khách Ca.306 năm 1935.
1
null
Trận hạ thành Quy Nhơn là trận chiến giữa quân đội chúa Nguyễn và quân đội Tây Sơn năm [] nhằm giành quyền kiểm soát thành Hoàng Đế và phủ Quy Nhơn. Trận chiến kết thúc với thắng lợi của quân đội chúa Nguyễn giành được quyền kiểm soát Quy Nhơn và đổi tên thành Hoàng Đế thành Bình Định. Tất cả quân đội Tây Sơn bị bao vây trong thành phải ra hàng chúa Nguyễn. Trận chiến là một mốc quan trọng đánh dấu sự đổi triều trong chiến tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn. Nguyên nhân dẫn đến trận chiến. Sau khi sáp nhập phần lãnh thổ của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc vào triều đình Phú Xuân, quân Tây Sơn tích cực nam tiến. Nhưng sự biến Thiền Lâm xảy ra khiến nội bộ tướng lĩnh Tây Sơn nghi kỵ nhau. Tận dụng thời cơ, quân Nam triều tích cực tấn công nhằm mở rộng quyền kiểm soát. Bên phía Tây Sơn, do chưa đủ điều kiện tiếp tục tấn công vào nam, đã tổ chức phòng thủ. Toàn bộ nước chia làm nhiều vùng với các trung tâm lớn là kinh đô Phú Xuân ở giữa, Bắc Thành (Thăng Long cũ) và Nghệ An ở phía bắc, thành Hoàng Đế phủ Quy Nhơn ở cực nam. Trong đó thành Hoàng Đế là trung tâm quân sự lớn, chống chọi với quân Nam triều, làm bình phong che chở cho các phủ Quảng Ngãi và dinh Quảng Nam. Phủ Phú Yên là phên dậu tiếp giáp với thành Diên Khánh, một trung tâm quân sự của chúa Nguyễn. Để tiến đánh Tây Sơn chiếm các phủ Phú Yên, Quy Nhơn và Quảng Ngãi, quân Nam triều buộc phải chiếm được hai vị trí phòng thủ quan trong là cửa khẩu Thị Nại và thành Hoàng Đế. Nếu cửa khẩu Thị Nại có vai trò quan trọng trong thủy chiến thì thành Hoàng Đế có vai trò tối quan trọng trong bộ chiến. Nếu không hạ được thành, quân Tây Sơn từ Quảng Nam vào tiếp viện, găp lức ngược gió thủy quân không phát huy được tác dụng, quân Nam triều sẽ phải lui binh. Diễn biến. Năm [], Nguyễn Phúc Ánh cử đại quân đi đánh Quy Nhơn. Lưu Hoàng tử Nguyễn Phúc Hy, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Tử Châu, Nguyễn Thái Nguyên, Tô Văn Đoài, Hoàng Văn Khánh, Trần Đại Luật phòng giữ Gia Định
1
null
Vladimirs Petrovs hay Vladimir Petrov (27 tháng 9 năm 1908 – 26 tháng 8 năm 1943) là một kiện tướng cờ vua người Latvia. Ông sinh ra tại Riga, Latvia. Mặc dù ông học cờ vua tương đối muộn, khi 13 tuổi, Petrov đã thăng tiến rất nhanh. Năm 1926, khi 19 tuổi, ông chiến thắng tại Giải Vô địch Riga và về thứ 3 ở Giải Vô địch Cờ vua Latvia. Ông đồng hạng 2-5, sau Isakas Vistaneckis tại Giải Vô địch Cờ vua Baltic được tổ chức lần đầu tai Klaipėda năm 1931. Petrovs thắng Movsas Feigins (+4 -1 =3) năm 1931, thắng Vladas Mikėnas (+2 =0 -1) năm 1932, thua Rudolf Spielmann (+1 -2 =5) năm 1934. Petrovs đồng hạng nhất với Fricis Apšenieks năm 1934 và vô địch Giải Vô địch Cờ vua Latvia năm 1935 và 1937. Ông vô địch tại Helsinki năm 1936, đồng hạng nhất với Samuel Reshevsky và Salo Flohr tại Kemeri năm 1937, vượt qua Alexander Alekhine, Paul Keres, Endre Steiner, Saviely Tartakower, Reuben Fine, Gideon Stahlberg. Đây là thành tích tốt nhất tai một giải đấu của Petrovs. Cùng trong năm đó, ông về cuối tại Semmering. Petrovs đồng hạng 3-5 lại Łódź năm 1938, sau Vasja Pirc và Tartakower và về thứ 3 tại Margate năm 1938, sau Alexander Alekhine và Rudolf Spielmann, đánh bại Alekhine trong trận đấu riêng. Năm 1939, Petrovs đứng thứ 8/16 tại Kemeri-Riga và vô địch Rosario, vượt qua Erich Eliskases và Mikenas. Petrovs tham dự 7 kỳ Olympiad Cờ vua chính thức cho Latvia từ 1928-1939. Ông cũng tham dự kỳ Olympiad không chính thức tại Munich năm 1936. Ông dành 2 huy chương cá nhân: huy chương vàng năm 1931 và huy chương đồng năm 1939. Ông đạt được thành tích xuất sắc khi chơi bàn 1 tại Buenos Aires: ông bất bại, hòa với Vô địch Thế giới Alekhine, cựu Vô địch Thế giới José Capablanca và ngôi sao trẻ đang lên Keres, thắng trước Vladas Mikėnas, Roberto Grau, Tartakower, và Moshe Czerniak. Năm 1940, Liên Xô sáp nhập Latvia. Petrovs đứng thứ 10/20 tại Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô năm 1940, đồng hạng 3 tại Riga năm 1941, hạng 2 tại một số giải mạnh: Moscow năm 1941, sau Isaak Mazel; Moscow năm 1942, sau Igor Bondarevsky, và Sverdlovsk năm 1942, sau Viacheslav Ragozin. Khi phát xít Đức tiến vào Liên Xô ngày 22 tháng 6 năm 1941, Petrovs không thể trở về Latvia với vợ và con gái. Ông sống tại Nga và bị bắt vào ngày 31 tháng 8 năm 1942 vì lên tiếng chỉ trích chính quyền Liên Xô khi cho rằng mức sống của Latvia đã giảm sút sau khi sáp nhập vào Liên Xô. Petrovs bị giam 10 năm trong một trại cải tạo. Năm 1989, mọi người mới biết ông đã mất ở Kotlas năm 1943 vì viêm phổi.
1
null
"C'Mon" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Kesha. Nó được phát hành vào ngày 16 tháng 11 năm 2012 như là một đĩa đơn quảng bá cho album phòng thu thứ hai của cô, Warrior. Được sáng tác bởi Kesha và cộng tác viên lâu năm như Dr. Luke và Max Martin, người đã sản xuất bài hát. Benjamin Levin, Henry Walter, và ca sĩ Bonnie McKee cũng tham gia viết lời. Bài hát đã được đăng trực tuyến bởi Kesha vào ngày 15 tháng 11 năm 2012, trước khi phát hành vào ngày hôm sau. Bài hát đã nhận được những nhận xét tích cực khi phát hành, một số nói rằng bài hát là một "thỏa mãn" trong khi những người khác ca ngợi chất catchiness, điệp khúc cũng như giọng hát của Kesha. Tuy nhiên, một số cũng chỉ trích Kesha cho rằng bài hát này không có khả năng bắt tai như các single trước. Sau khi phát hành, ca khúc ra mắt ở vị trí thứ 70 trên bảng xếp hạng Hot Digital Songs với 50.000 bản được bán ra, và trong tuần "C'Mon" được phát hành chính thức trên đài phát thanh của Mỹ, bài hát ra mắt ở vị trí 99 trên Billboard Hot 100 và 30 trên bảng xếp hạng Pop Songs.. Kesha đã trình diễn "C'mon" trên The X Factor vào ngày 6 tháng 12 năm 2012.
1
null
Movsas Feigins hay Movša Feigins (28 tháng 2 năm 1908 – 11 tháng 8 năm 1950) là một kiện tướng cờ vua người Latvia. Tiểu sử. Movsas Feigins sinh ra tại Dvinsk (trước đây thuộc Đế chế Nga, nay là Daugavpils, Latvia). Ông vô địch tại Riga 1930 và là nhà Nhà Vô địch Latvia năm 1932 (sau một trận đấu play-off). Năm 1932, ông đồng hạng 3-5 tại Riga (Vladimirs Petrovs vô địch giải này). Năm 1936-37, ông đồng hạng 4-5 tại Hastings (Alexander Alekhine vô địch). Năm 1937, ông đồng hạng 15-16 tại Giải Cờ vua Kemeri 1937 (Salo Flohr, Petrovs và Samuel Reshevsky vô địch), đứng thứ 2 ở Brussels (Alberic O'Kelly de Galway vô địch), đứng thứ 3, sau Petrovs và Fricis Apšenieks ở Giải Vô địch Cờ vua Latvia và đứng thứ 2 ở Riga (Paul List vô địch). Tháng 3 năm 1939, ông đứng hạng 6 tại Kemeri-Riga (Flohr vô địch). Feigins tham dự 5 Olympiad Cờ vua chính thức cho Latvia. Ông cũng tham dự Olympiad Cờ vua thứ 3 (không chính thức) tại Munich 1936. Tháng 9 năm 1939, khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, Feigins, cùng với rất nhều kỳ thủ tham dự Olympiad Cờ vua thứ 8 quyết định ở lại Argentina. Tháng 3 năm 1941, Feigins đồng hạng 6-8 tại Giải Cờ vua Mar del Plata 1941 (Gideon Stahlberg vô địch). Năm 1946, ông đứng thứ 3 tại Buenos Aires (La Roge). Ông mất tại Buenos Aires.
1
null
Trận Koßdorf là một cuộc xung đột quân sự trong chiến dịch của người Áo tại Sachsen (1760) trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 2 năm 1760, gần Koßdorf trên sông Elbe, Đức. Trong trận chiến này, một đạo quân của Phổ dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Ernst Heirich von Czettritz đã đánh bại cuộc tiến công của một đạo quân Áo do Trung tướng Hầu tước Philipp Levin von Beck chỉ huy. 200 quân Áo đã bị bắt làm tù binh trong trận đánh này. Chiến dịch năm 1759 đã đem lại thiệt hại nặng nề cho quân đội Phổ dưới quyền vua Friedrich II ("Friedrich Đại đế"). Tuy nhiên, sau chiến dịch này, một quân đoàn kỵ binh Phổ dưới sự điều khiển của Czettritz – vốn đã được Quốc vương phái đến để phòng ngự Torgau và Tuyển hầu quốc Brandenburg – vẫn còn ở lại Koßdorf. Vào tháng 2 năm 1760, tướng Beck của Áo đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng của Czettritz. Tuy nhiên, vị tướng Phổ đã được báo trước về ý định đánh úp của Beck, và vội vã đến các tiền đồn của mình để đương đầu với cuộc đột kích của quân Áo. Lính gác của Phổ đã rút lui về phía quân chủ lực, và bị quân Áo truy kích. Ngựa chiến của Czettritz đã ngã xuống, và ông bị quân Áo bắt làm tù binh. Doanh trại của ông cũng bị cướp phá. Tuy nhiên, lực lượng Thiết kỵ binh Phổ do Schmettau chỉ huy đã mở một đợt tiến công đập tan quân của Beck, giành lại Koßdorf về tay quân Phổ. Sự kiện Thiếu tướng Von Czettritz bị bắt giữ đã khiến cho tác phẩm "Nguyên lý cơ bản của chiến tranh" ("General Principal vom Kriege") của nhà vua Phổ lọt vào tay người Áo. "Nguyên lý cơ bản của chiến tranh" vốn đã được Friedrich Đại đế giao cho các vị tướng của ông giữ trong tuyệt mật ngay từ năm 1753. Không lâu sau trận đánh ở Koßdorf, "Nguyên lý cơ bản của chiến tranh" đã được dịch sang nhiều thứ tiếng.
1
null
Lý Mạc Sầu (tiếng Trung: , bính âm: "Lǐ Mòchóu") biệt hiệu là Xích Luyện Tiên Tử (có bản dịch tiếng Việt là Lý Mạc Thu) là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung. Lý Mạc Sầu là đệ tử đời thứ ba của phái Cổ Mộ, là sư tỷ của Tiểu Long Nữ, là một con người rất xinh đẹp nhưng tàn độc với công phu Ngũ độc thần chưởng (còn gọi là Xích luyện thần chưởng) và Băng phách ngân châm. Lý Mạc Sầu hay cưỡi một con lừa hoa mà trên cổ có đeo một chiếc chuông có thể phát ra tiếng nhạc. Nổi tiếng mỗi lần xuất hiện thường nhắc đến câu hát trong bài "Mô ngư nhi nhạn khâu" của Nguyên Hiếu Vấn: "Vấn thế gian tình thị hà vật?" ("Hỏi thế gian tình là gì?") Thần điêu hiệp lữ. Lý Mạc Sầu và mối thù tình. Khi còn trẻ, Lý Mạc Sầu xinh đẹp, tính khí lạnh lùng, đã từng yêu say đắm Lục Triển Nguyên, vứt bỏ cả trinh bạch, lễ giáo, chấp nhận mang tiếng phản đồ nhưng sau đó Lục Triển Nguyên bội ước, lấy Hà Nguyên Quân làm vợ. Cuộc tình tan vỡ trong quá khứ đã khiến Lý Mạc Sầu trở thành một con người tàn nhẫn và độc ác. 10 năm trước khi câu chuyện bắt đầu, Lý Mạc Sầu cùng Võ Tam Thông đến phá rối đám cưới của người tình cũ, bị một vị cao tăng chùa Thiên Long ở Đại Lý ngăn chặn, buộc họ phải để cho đôi vợ chồng tân hôn được sống bình yên trong 10 năm, Lý Mạc Sầu đành phải hứa nội trong 10 năm không gây khó dễ với hai vợ chồng kia. Đúng thời hạn 10 năm, nàng lại quay trở lại trả thù. Lúc này, Lục Triển Nguyên đã nhờ người mang hàm thư đến cho Cô Mộc Đại sư đến chùa Thiên Long ở Đại Lý nhờ người giúp đỡ, nhưng vị cao tăng ấy đã bị Lý Mạc Sầu đánh lén chết. Trở lại mối thù năm xưa, nàng yêu cầu Lục Triển Nguyên giết chết vợ mình thì mọi hận thù sẽ được xóa bỏ. Không ngờ rằng hai vợ chồng Lục Triển Nguyên đã tự vẫn ngay sau đó. Tức giận, Lý Mạc Sầu tìm đến giết cả nhà Lục Lập Đỉnh (em trai của Lục Triển Nguyên) và tìm hai đứa bé là Lục Vô Song (con Lục Lập Đỉnh) và Trình Anh (chị họ của Lục Vô Song) để bắt, nhưng bị vợ chồng Võ Tam Thông cùng Hoàng Dược Sư ra tay ngăn cản. Lý Mạc Sầu đành để lại Trình Anh (sau này được Hoàng Dược Sư nhận làm đệ tử) và chỉ mang Lục Vô Song đi. Lý Mạc Sầu với Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Phái Cổ Mộ có quy định, chưởng môn của phái trước khi chấp chưởng phải thề không bao giờ bước chân ra khỏi Cổ Mộ, trừ khi có một nam nhân nguyện chết vì mình. Lý Mạc Sầu không dám thề nên sư phụ giao chức chưởng môn cho Tiểu Long Nữ và cho Mạc Sầu hạ sơn. Vì điều này mà Lý Mạc Sầu đem lòng thù hận, cho rằng sư phụ thiên vị Tiểu Long Nữ hơn mình. Khi sư phụ qua đời, Lý Mạc Sầu xông vào tòa Cổ Mộ, định đuổi sư muội ra ngoài. Nàng tự biết chưa được học hết võ công của sư tổ và sư phụ, muốn lục lọi trong mộ xem có bí kíp võ công nào để lại. Nhưng trong tòa Cổ Mộ cơ quan xảo diệu, Lý Mạc Sầu suýt mất mạng, biết lợi hại, nàng đành rút lui. Chính Lý Mạc Sầu đã truyền tin đồn tiểu sư muội của mình xinh đẹp tuyệt trần, đang tỉ võ chiêu thân, ai lấy được nàng sẽ có được toàn bộ những thứ kì trân dị bảo và bí kíp võ công trong Cổ Mộ khiến cho nhiều nhân vật trong võ lâm ùn ùn kéo đến núi Chung Nam, trong này có cả Vương tử Mông Cổ là Hoắc Đô. Điều này đã gây ra không ít rắc rối cho đám đạo sĩ của phái Toàn Chân. Trong một lần bí mật theo dõi đệ tử là Hồng Lăng Ba, do Dương Quá vô tình chỉ dẫn, Lý Mạc Sầu vào được Cổ Mộ. lúc này Tiểu Long Nữ đang bị nội thương, Lý Mạc Sầu đòi nàng giao ra bí kíp Ngọc Nữ Tâm Kinh (thực ra được khắc trên vách đá nhưng Lý Mạc Sầu tưởng rằng được viết trong sách). Hai bên đánh nhau ác liệt trong tòa Cổ Mộ. Cuối cùng, Tiểu Long Nữ phải lấp đá chặn cửa mộ, nhốt cả bốn người bên trong. May mắn sau đó, Tiểu Long Nữ và Dương Quá phát hiện ra lối đi bí mật (lối đi này chỉ có Vương Trùng Dương biết), Lý Mạc Sầu và đệ tử được hai người đưa ra ngoài. Sau này để trả thù việc này cùng việc Dương Quá nhiều lần gây khó dễ cho mình, Lý Mạc Sầu đánh cắp bé Quách Tương (con của Hoàng Dung và Quách Tĩnh) đi vì tưởng đó là con của Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Lý Mạc Sầu nuôi và chăm sóc đứa bé khoảng một tháng, sau đó mới bị Hoàng Dung dùng mưu lấy lại. Lý Mạc Sầu lại dẫn bọn Hoàng Dung theo lối cũ vào tòa Cổ Mộ để tìm hai người Dương, Long. Tại đây, Lý Mạc Sầu tiếp tục đòi bí kíp Ngọc Nữ Tâm Kinh, khiến Tiểu Long Nữ trúng độc bởi công phu Ngũ độc thần chưởng và cũng chính vì Băng phách ngân châm của Mạc Sầu do Quách Phù phóng ra (vì tưởng Tiểu Long Nữ là Lý Mạc Sầu) mà chất độc trong cơ thể của nàng trở nên vô phương cứu chữa. Đệ tử. Lý Mạc Sầu thu nhận hai đệ tử. Kết cục. Lý Mạc Sầu trúng độc hoa tình, cấu kết với Công Tôn Chỉ lập mưu để đoạt thuốc giải. Tuy nhiên, nửa viên thuốc giải độc hoa tình duy nhất lại bị Dương Quá ném xuống đáy vực sâu. Trúng độc, đau đớn và tuyệt vọng, Lý Mạc Sầu tự tử trong đám cháy Tuyệt tình cốc, đến cuối vẫn còn hát: "Tình là chi hỡi thế gian, câu thề sinh tử đa mang một đời..."
1
null
Xe tăng hạng nặng T29 là một dự án xe tăng hạng nặng của Mỹ bắt đầu từ tháng 3 năm 1944 để chống lại xe tăng hạng nặng mới của Đức. T26E3 (M26 Pershing), trọng lượng khoảng 45 tấn, không được coi là đủ hỏa lực và giáp trụ để chống lại Tiger II, nặng gần 70 tấn. T29 không tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai. T29 được dựa trên thân T26E3 với bọc giáp nặng hơn, một động cơ Ford cung cấp khoảng 720 mã lực, và một tháp pháo lớn mới có khả năng lắp súng 105 mm. Nó nặng khoảng 70 tấn và có thể so sánh với Tiger II của Đức trong cả hỏa lực và giáp bảo vệ. Các mô hình thử nghiệm khác có sử dụng động cơ Allison V1710. Phát triển cùng một lúc và liên quan chặt chẽ đến T29, xe tăng hạng nặng T30 và T29 là hầu như giống nhau nhưng T30 được lắp pháo 155 mm và đặc trưng một động cơ mạnh mẽ hơn. Trong năm 1945, với cuộc chiến tranh thế giới ở châu Âu kết thúc, T29 và T30 đã được phân loại "hạn chế mua" và trật tự nhỏ được đề xuất trên cơ sở rằng súng lớn và giáp dày sẽ hữu ích cho việc tấn công các boongke của Nhật Bản. Tuy nhiên, do gặp vấn đề triển khai xe tăng hạng nặng và chiến tranh kết thúc trước khi vấn đề đã được giải quyết, vì vậy chỉ một lô nhỏ của các mô hình thí điểm đã được sản xuất. Biến thể cuối cùng của T29, xe tăng hạng nặng T34, được lắp pháo 120mm. Chỉ có hai nguyên mẫu, một chuyển đổi từ một trong những mô hình thí điểm T29 và một chuyển đổi từ T30. Một lần nữa, chiến tranh kết thúc khiến việc phát triển dừng lại, nhưng kinh nghiệm thu được với T34 có giá trị trong sự phát triển của xe tăng hạng nặng M103. Có một vài chiếc T29 còn sót lại được lưu giữ tại Fort Benning, Georgia. Một nằm ở phía trước của Bảo tàng thiết giáp & kị binh Quốc gia.
1
null
Robert Anthony Plant, CBE (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1948) là một ca sĩ - nhạc sĩ người Anh, được biết tới nhiều nhất trong vai trò ca sĩ chính kiêm người viết lời bài hát cho ban nhạc rock huyền thoại Led Zeppelin. Ông cũng có cho mình một sự nghiệp solo rực rỡ: album năm 2007 của ông "Raising Sand", hợp tác cùng Alison Krauss, đã từng giành Giải Grammy cho Album của năm vào năm 2009. Với sự nghiệp vĩ đại kéo dài tới hơn 40 năm, Plant được công nhận như một trong những ca sĩ xuất sắc nhất của lịch sử nhạc rock, có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều nghệ sĩ khác như Freddie Mercury, Axl Rose và Chris Cornell. Năm 2006, tạp chí "Hit Parader" trao tặng ông danh hiệu "Giọng ca metal vĩ đại nhất". Năm 2009, ông cũng được nhận danh hiệu "Giọng ca Rock vĩ đại nhất" từ đài "Planet Rock". Năm 2009, tờ "Rolling Stone" xếp ông ở vị trí số 15 trong danh sách "100 ca sĩ vĩ đại nhất" và sau đó tới năm 2011, độc giả của tạp chí trên bình chọn ông là "Ca sĩ hát chính vĩ đại nhất mọi thời đại".
1
null
Một kiện tướng cờ vua là một người chơi cờ vua đủ khả năng để đánh bại những người chơi trình độ cao khác và thường chiếm ưu thế trước phần lớn những người chơi nghiệp dư. Những kỳ thủ mạnh thể hiển trình độ của họ trong các ván đấu, sẽ được nhiều người biết đến hơn qua việc trở thành một kiện tướng cờ vua. Khi cờ vua trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19, cụm từ này được sử dụng bởi một số tổ chức. Ví dụ, ở Đức, có một giải đấu được tài trợ diễn ra hàng năm, giải "Hauptturnier", nhà vô địch của giải sẽ được trao tặng danh hiệu Kiện tướng Quốc gia. Emanuel Lasker, người sau này trở thành Nhà Vô địch Cờ vua Thế giới, được phong danh hiệu kiện tướng lần đầu tiên ở giải đấu này. Liên đoàn Cờ vua Thế giới (FIDE - Fédération Internationale des Échecs) nhận thấy sự cần thiết trong việc sáng lập ra một danh hiệu mới cao hơn danh hiệu "Kiện tướng Quốc gia". FIDE tạo ra danh hiệu Đại kiện tướng và Kiện tướng Quốc tế, trao cho những kỳ thủ đạt được thành tích nhất định theo quy định của FIDE. FIDE cũng sáng lập ra danh hiệu Kiện tướng FIDE - danh hiệu kiện tướng thấp nhất được trao tặng. Trong lĩnh vực cờ vua qua thư tín, Liên đoàn Cờ vua qua thư tín Quốc tế trao tặng danh hiệu "Kiện tướng quốc tế", "Kiện tướng Quốc tế Cao cấp" và "Đại kiện tướng". Liên đoàn Cờ vua Hoa Kỳ (USCF) trao tặng danh hiệu Kiện tướng Quốc gia cho bất cứ kỳ thù nào có hệ số USCF trên 2200 và danh hiệu "Kiện tướng Cao cấp" (Senior Master) cho kỳ thủ có hệ số USCF trên 2400. USCF cũng trao danh hiệu Life Master cho kỳ thủ có hệ số ELO cao hơn 2200 và có 300 trận hoặc nhiều hơn trong sự nghiệp. Ở Hoa Kỳ, danh hiệu "Kiện tướng Quốc gia" được giữ vĩnh viễn, bất chấp hệ số USCF của kiện tướng đó thấp hơn 2200. Tháng 8 năm 2002, điều này được đưa vào luật của USCF "Bất cứ thành viên USCF nào có hệ số trên 2200 đã chứng tỏ được đẳng cấp và được tự đông trao tặng vĩnh viễn danh hiệu Kiện tướng Quốc gia."
1
null
Đây là Danh sách các Đại kiện tướng Cờ vua. Đại kiện tướng là một danh hiệu được trao tặng cho những kỳ thủ đẳng cấp thế giới bởi FIDE. Trừ danh hiệu Vô địch Thế giới, "Đại kiện tướng" là danh hiệu cao nhất mà một kỳ thủ có thể đạt được. Một khi đạt được, danh hiệu này được giữ vĩnh viễn. Tháng 9 năm 2012, theo danh sách của FIDE, có 1380 Đại kiện tướng còn sống. Trong đó có 1353 nam và 27 nữ. Xem thêm Danh sách nữ đại kiện tướng cờ vua.
1
null
Cơm chiên Dương Châu (chữ Hán: 扬州炒饭) là một loại cơm chiên nổi tiếng thế giới, là một món ăn ngon và nổi tiếng đến nỗi hầu như tất cả các nhà hàng Trung Quốc nào cũng có. Món ăn này được xuất phát từ triều đại nhà Thanh của Trung Quốc vào năm 1754. Cơm chiên này được đặt tên là Dương Châu là do đặt theo tên của vùng Dương Châu, tương truyền là do ông Y Bỉnh Thụ của thời nhà Thanh tạo ra chứ món này không bắt nguồn từ thành phố Dương Châu. Thành phần chính. Ngoài ra cũng có thể cho mực, bắp cải, cà chua, hành và xì dầu (nước tương) vào món ăn này.
1
null
Pascalê III là giáo hoàng đối lập từ 1164 đến 20 tháng 9 năm 1168. Tên thật của ông là Guido của Crema. Paschal III là Giáo hoàng đối lập thứ hai trong thời gian trị vì của Giáo hoàng Alexander III. Năm 1164, sau khi Victor IV qua đời, một số nhỏ các hồng y tụ họp và bỏ phiếu bầu Paschal III làm người kế nhiệm. Ông được đăng quang tại Viterbo và đã thành công trong việc ngăn chặn sự chống đối từ Giáo hoàng hợp pháp ở Rôma. Để giành được sự hỗ trợ nhiều hơn từ Hoàng đế Frederick Barbarossa, trong thời gian đương nhiệm của mình, ông đã phong thánh cho Charlemagne vào năm 1165. Giáo hội Công giáo chưa bao giờ được công nhận vị thánh này từ khi Paschal III là Giáo hoàng đối lập. Năm 1179, công đồng Lateran thứ III đã bãi bỏ tất cả các sắc lệnh do Paschal III công bố, bao gồm cả phong thánh. Tuy vậy Charlemagne vẫn được tỏ lòng tôn sùng, thậm chí người Công giáo và Prosper Guéranger còn đưa tên ông vào trong lời cầu nguyện.
1
null
Callixtus hoặc Callistus III (chết trước ngày 19 Tháng 10 năm 1183) là một giáo hoàng đối lập từ tháng 9 năm 1168 đến ngày 29 tháng 8 1178. Tên thật của ông là Giovanni và đã từng giữ chức tu viện trưởng của Struma. Ngay từ rất sớm ông đã tỏ ra là một người ủng hộ mạnh mẽ Frederick Barbarossa. Ông cũng tham gia vào cuộc bầu chọn giáo hoàng đối lập Victor IV, người đã đặt ông làm hồng y giám mục giáo phận Albano. Ông được lựa chọn là người kế nhiệm của Giáo hoàng Paschal III bởi một số ít các tân hồng y ly giáo. Callixtus chủ yếu giữ vai trò như một con bài mặc cả của Frederick trong cuộc thương thảo với Alexander III, và ông chỉ có ý nghĩa cai trị về mặt địa lý. Ông sống ở Viterbo. Frederick, sau khi trở thành một nhà chính trị thực sự, sau sự thất bại của Legnano đã chuyển sang ủng hộ Giáo hoàng Alexander, và tại hiệp ước Hòa bình 1177 ở Venice đã tuyên bố từ bỏ vị trí của mình vào ngày 29 Tháng Tám 1178. Callixtus cuối cùng cũng phải chấp nhận hoàn cảnh và thần phục Alexander trong tháng 8 năm 1178. Sau đó ông được đặt làm hiệu trưởng của Benevento, nơi ông qua đời vài năm sau đó. Ngoài ra còn có một vị Giáo hoàng cũng có tên này là Giáo hoàng Callixtus III.
1
null
Innocent III (Lanzo của Sezza) là một giáo hoàng đối lập từ ngày 29 tháng 9 năm 1179 đến tháng 1 năm 1180, tên thật là Lando Di Sezze (sinh ra ở Sezze và qua đời ở La Cava, Apulia), là người cuối cùng trong số bốn Giáo hoàng đối lập ở thời gian cai trị của Giáo hoàng của Alexander III. Ông là thành viên của một gia đình có nguồn gốc từ Đức. Và là một hồng y được bầu chọn làm "giáo hoàng" vào ngày 29 tháng 9 năm 1179 bởi phe đối lập chống lại Alexander. Vào tháng 1 năm 1180, Innocent bị lưu đày đến tu viện miền Nam nước Ý là SS. Trinità La Cava, nơi ông qua đời. Năm 1179, những người chống lại Giáo hoàng Alexander III (1159-1181) đã thành công trong việc buộc Giáo hoàng phải chạy trốn khỏi Rôma và không bao giờ quay trở lại. Tại Rôma, phe đối lập đã chọn Hồng y Lando của Sezza làm Giáo hoàng với tên hiệu Innocent III vào ngày 29 tháng 9 năm 1179. Những người này được sự hậu thuẫn của Hoàng đế La Mã Thần thánh Frederick I Barbarossa. Nhưng đa số các nước châu Âu khác lại ủng hộ Alexander III. Đồng minh chủ yếu tại Rôma ủng hộ Innocent III là từ gia đình có thế lực Tusulum, người đã ủng hộ hai ngụy Giáo hoàng trước đó là Victor IV (1159-1164) và người kế nhiệm ông của ông là Paschal III (1164-1168). Người anh trai của cố Giáo hoàng đối lập Victor có mối hận thù với Alexander III và dành cho Innocent III một tòa lâu đài được bảo vệ vững chắc tại Palombara để chống lại những người ủng hộ Alexander. Tuy nhiên một vài tháng sau đó, Hồng y Hugo đã thành công trong việc hối lộ những người lính canh tòa lâu đài, Innocent III và những người ủng hộ ông sau đó đã dành quãng đời còn lại trong tu viện La Cava.
1
null
Nicholas V, tên thật là Pietro Rainalducci (khoảng năm 1260 - 16 tháng 10 năm 1333) là một giáo hoàng đối lập tại Ý từ ngày 12 tháng 5 năm 1328 đến ngày 25 tháng 7 năm 1330 trong suốt triều đại Giáo hoàng của Giáo hoàng Gioan XXII (1316-1334) là người cai trị tại Avignon. Ông là Giáo hoàng đối lập cuối cùng được hậu thuẫn bởi Hoàng đế La Mã Thần thánh. Tiểu sử. Rainalducci được sinh ra tại Corvaro, một thành trì cổ gần Rieti Lazio. Ông gia nhập dòng Phanxicô sau khi bỏ vợ vào năm 1310 và trở nên nổi tiếng với những bài rao giảng. Ông được bầu làm Giáo hoàng thông qua ảnh hưởng của Hoàng đế La Mã thần thánh, Ludwig der Bayer, người đã bị rút phép thông công, trong một hội đồng bao gồm các linh mục và giáo dân. Ông được thánh hiến tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô cổ ở Rôma vào ngày 12 tháng 5 năm 1328 bởi giám mục thành Venice. Sau khi bốn tháng ở Rôma, ông rút lui tới Viterbo dưới sự bảo vệ của Ludwig IV, nhưng vào tháng 12 năm 1328, đặc sứ của Giáo hoàng là hồng y Orsini đã bắt đầu một chiến dịch tấn công Viterbo và Corneto. Nicholas V tháo chạy đến Grosseto và sau đó đến Pisa, nơi ông được bảo vệ bởi đại diện của triều đình. Ngày 19 tháng 2 năm 1329, Nicholas V chủ tại một buổi lễ kỳ lạ ở Duomo Pisa, một hình nộm mặc áo choàng lễ phục đại diện cho Giáo hoàng Gioan XXII bị lên án, phế truất và trở thành một dân thường (Nó được tuyên "đã thực hiện"). Đáp lại, Nicholas V đã bị rút phép thông công bởi Gioan XXII vào tháng 4 năm 1329, và trú ẩn với bá tước Boniface Donoratico gần Piombino. Để được tha thứ, ông đã thừa nhận những tội lỗi của mình với Tổng Giám mục thành Pisa và sau đó từ Avignon, Gioan XXII tuyên bố tha thứ cho ông vào ngày 25 tháng 8 1330. Ông vẫn ở tù "danh dự" trong cung điện của Giáo hoàng ở Avignon cho đến khi qua đời vào tháng 10 năm 1333.
1
null
Robert Geneva (1342-16 tháng 9 năm 1394) được bầu làm giáo hoàng đối lập với tước hiệu là Clement VII bởi các vị hồng y người Pháp phản đối giáo hoàng Urban VI và là vị Giáo hoàng đối lập đầu tiên ở Avignon trong thời kỳ xảy ra cuộc ly khai phương Tây. Ông là con trai của Amadeus III, Bá tước của Geneva được sinh ra tại Geneva, vùng đất bây giờ là Thụy Sĩ vào năm 1342. Năm 1359 ông được bổ nhiệm làm thư ký của Giáo hoàng. Năm 1361 trở thành Giám mục Thérouanne và Tổng Giám mục Cambrai vào năm 1368. Ngày 30 tháng 5 năm 1371, ông được tấn phong Hồng y. Năm 1377, trong khi giữ chức đặc sứ của Giáo hoàng ở Italy (1376-1378), để dẹp một cuộc nổi loạn xảy ra trong vùng đất của Giáo hoàng, thường được biết đến dưới tên gọi là Cuộc chiến tranh Tám Thánh (War of the Eight Saints), Robert Geneva đích thân chỉ huy quân đội lính đánh thuê của Giáo hoàng cùng với John Hawkwood (một lính đánh thuê người Anh) nhằm làm suy yếu thị trấn Cesena trong lãnh thổ của Forli. Ông bị cáo buộc có trách nhiệm trong việc gây ra vụ thảm sát 4.000 dân thường với những hình thức tàn bạo ngay cả theo các quy tắc của chiến tranh. Ông bị đặt biệt danh là "kẻ hung bạo" hay "đồ tể của Cesena". Năm 1377, giáo hoàng Gregory XI từ Avignon trở về Rôma chấm dứt 70 năm các Giáo hoàng không có ở Rôma. Sau khi Gregory qua đời, 23 hồng y được triệu tập ở Rôma, nhưng bảy hồng y vắng mặt (6 ở lại Avignon, 1 ở Tuscia). Cuộc bầu cử diễn ra trong căng thẳng giữa tiếng la ó của dân chúng đòi có tân Giáo hoàng người Roma hoặc người Ý. Cuối cùng các hồng y đã bầu Giám mục Bari là Bartolomeo Prignano đắc cử, lấy hiệu là Urbano VI nhưng chỉ có 15 hồng y bỏ phiếu. Các hồng y muốn Giáo hoàng trở lại Arvigon, nhưng ông bác bỏ và trước sự kinh ngạc của họ, Urbano đã trừng trị các hồng y. Đồng thời ông còn dự định đặt nhiều Hồng y ngưới Ý để hồng y Pháp không còn chiếm đa số. Cuối cùng tháng 5 năm 1378, 13 Hồng y Pháp bỏ Rôma xuống Avignon tuyên bố cuộc bầu cử trước thiếu tự do, phủ nhận giá trị việc tuyển chọn Urbano. Ngày 20.9.1378 các hồng y đã bầu Robert Gebennis lên ngôi Giáo hoàng lấy hiệu là Clemente VII. Bắt đầu cuộc ly giáo Tây Phương kéo dài đến năm 1415. Pháp, Scotland, Castile, Aragon, Navarre, Bồ Đào Nha, Savoy, và một số bang nhỏ ở Đức thừa nhận Clemente. Không thể bảo vệ giáo triều của mình ở Ý, ông đã ở lại Avignon trong vùng Comtat Venaissin miền nam nước Pháp, nơi ông buộc phải lệ thuộc vào chính quyền Pháp. Ông đã gia tăng một số lượng lớn các hồng y nhưng phần lớn là "món quà" của chính quyền Giáo hoàng với Louis II của Anjou. Để đáp ứng nhu cầu tài chính cho giáo triều của mình ông cũng để ngỏ cho các vấn đề bán các chức vụ trong nhà thờ và tống tiền. Ông chưa bao giờ bày tỏ mong muốn thành thực chấm dứt sự ly khai. Ông qua đời tại Avignon vào ngày 16 Tháng 9 năm 1394. Cuối cùng ông được xác định là một Giáo hoàng đối lập chứ không phải là Giáo hoàng. Không chắc chắn về tính hợp pháp của các Giáo hoàng trong thời kỳ ly giáo phương Tây. Chính đều này đã dẫn đến lý thuyết được gọi là Pháp lý Conciliarism, tuyên bố rằng một công đồng chung của Giáo hội có thẩm quyền cao hơn Giáo hoàng và do đó có thể phân xử cuộc tranh chấp giữa các đối thủ.
1
null
Kary Banks Mullis (28 tháng 12 năm 1944 - 7 tháng 8 năm 2019) là nhà khoa học người Mỹ, đã nhận giải Nobel hóa học năm 1993. Ông được cả thế giới ca tụng là "một trong những bộ óc lớn nhất thế kỷ XX" và nổi tiếng nhất nhờ phát minh ra kỹ thuật PCR. Mullis là con người toàn năng trong mọi lĩnh vực, chẳng có một ranh giới cho ngành chuyên môn hẹp nào mà ông không vượt qua. Mullis đã phát minh ra chất dẻo đổi màu khi chiếu tia tử ngoại. Bài báo "Ý nghĩa vũ trụ của thời gian ngược" của ông gây chấn động cả thế giới khoa học. Những phát minh. Phát minh của nhà bác học dị thường này rất nhiều và đa dạng. Nhưng phát minh lớn nhất đem lại vinh quang cho ông là phản ứng chuỗi pôlymeraza (viết tắt là PCR). Trong kỹ thuật ban đầu, enzym DNA pôlymeraza chiết xuất từ vi khuẩn chịu nhiệt "Thermus Aquaticus" để nhân bản một đoạn DNA thành 200.000 bản sao giống hệt nhau và giống như đoạn DNA gốc ban đầu. Đoạn DNA ban đầu của mỗi mẫu lấy được đã được các nhà hình pháp học đặt tên là "vân tay DNA" PCR là quá trình nhân đôi một DNA nhất định liên tục nhân lên vô số lần tuỳ ý. Kỹ thuật này dựa trên hiện tượng biến tính DNA khi bị đun nóng ở nhiệt độ nhất định, thì hai mạch DNA bị tách ra do các cầu hydro bị "đứt". Sau đó, dùng DNA pôlymeraza của vi khuẩn chịu nhiệt để xúc tác quá trình nhân đôi qua nhiều chu kỳ cho đến khi đạt được lượng DNA bản sao cần có. Nhờ phát minh của Mullis, người ta có thể thu được một lượng DNA tùy ý. Phát minh này được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, đăc biệt nó hỗ trợ đắc lực cho những nhà hình sự học trong việc điều tra tội phạm. Chỉ cần một chút da, hay một sợi tóc của thủ phạm để lại trên hiện trường, có thể phát hiện ngay ra thủ phạm một cách chính xác. Ngoài ra, nhờ PCR, người ta có thể tiến hành hàng loạt những xét nghiệm khác, nhất là phục vụ xét nghiệm Covid 19 trong đại dịch hiện nay.
1
null
Trong khoa học máy tính, thuật toán Floyd-Warshall (còn được gọi là thuật toán Floyd, thuật toán Roy-Warshall, thuật toán Roy-Floyd hoặc thuật toán WFI) là một thuật toán để tìm đường đi ngắn nhất trong đồ thị có hướng đồ thị có trọng số với trọng số cạnh dương hoặc âm (nhưng không có chu trình âm). Một lần thực hiện thuật toán sẽ tìm ra độ dài (trọng số tổng hợp) của đường đi ngắn nhất giữa mọi cặp đỉnh. Mặc dù nó không trả về chi tiết của các đường đi, có thể khôi phục các đường đi với sửa đổi đơn giản cho thuật toán. Các phiên bản của thuật toán cũng có thể được sử dụng để tìm bao đóng chuyển tiếp của quan hệ formula_1, hoặc (liên quan đến phương pháp bỏ phiếu Schulze) đường đi rộng nhất giữa mọi cặp đỉnh trong đồ thị có trọng số. Lịch sử và tên gọi. Thuật toán Floyd–Warshall là một ví dụ về quy hoạch động, và được xuất bản dưới dạng hiện nay của nó bởi Robert Floyd vào năm 1962. Tuy nhiên, nó về cơ bản giống như các thuật toán trước đó được xuất bản bởi Bernard Roy vào năm 1959 và cũng bởi Stephen Warshall vào năm 1962 để tìm bao đóng chuyển tiếp của một đồ thị, và có liên quan chặt chẽ với thuật toán của Kleene (xuất bản vào năm 1956) để chuyển đổi một tự động hóa hữu hạn xác định thành một biểu thức chính quy. Định dạng hiện đại của thuật toán dưới dạng ba vòng lặp lồng nhau được mô tả đầu tiên bởi Peter Ingerman, cũng vào năm 1962. Thuật toán. Thuật toán Floyd–Warshall so sánh nhiều đường đi khả dĩ trong đồ thị giữa mỗi cặp đỉnh. Nó được đảm bảo để tìm tất cả các đường đi ngắn nhất và có thể làm điều này với formula_2 so sánh trong một đồ thị, mặc dù có thể có formula_3 cạnh trong đồ thị. Nó làm như vậy bằng cách tăng dần ước tính đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh, cho đến khi ước tính tối ưu. Xét đồ thị formula_4 với đỉnh formula_5 đánh số từ 1 đến formula_6. Hãy xem xét hàm formula_7 trả về độ dài của đường đi ngắn nhất (nếu tồn tại) từ formula_8 đến formula_9 sử dụng các đỉnh chỉ từ tập formula_10 làm điểm trung gian trong đường đi. Giờ đây, với hàm này, mục tiêu của chúng ta là tìm độ dài của đường đi ngắn nhất từ mỗi formula_8 đến từng formula_9 sử dụng bất kỳ đỉnh nào trong formula_13. Theo định nghĩa, đây là giá trị formula_14, mà chúng ta sẽ tìm đệ quy. Chú ý rằng formula_7 phải nhỏ hơn hoặc bằng formula_16: sẽ linh hoạt hơn nếu được phép sử dụng đỉnh formula_17. Nếu formula_7 thực sự nhỏ hơn formula_16, thì phải có một đường đi từ formula_8 đến formula_9 sử dụng các đỉnh formula_10 mà ngắn hơn bất kỳ đường đi nào không sử dụng đỉnh formula_17. Đường đi này có thể được phân rã thành: Và dĩ nhiên, chúng phải là các đường đi ngắn nhất như vậy, nếu không chúng ta có thể làm giảm độ dài hơn nữa. Nói cách khác, chúng ta đã đến công thức đệ quy: Trong khi đó, trường hợp cơ sở được đưa ra bởi ở đó formula_34 biểu thị trọng số của cạnh từ formula_8 đến formula_9 nếu tồn tại và ∞ (vô cùng) trong trường hợp khác. Các công thức này là trọng tâm của thuật toán Floyd-Warshall. Thuật toán hoạt động bằng cách tính formula_7 cho tất cả các cặp formula_38 với formula_39, sau đó là formula_40, sau đó là formula_41, vân vân. Quá trình này tiếp tục cho đến khi formula_42, và chúng ta đã tìm thấy đường đi ngắn nhất cho tất cả các cặp formula_38 sử dụng bất kỳ đỉnh trung gian nào. Mã giả cho phiên bản cơ bản này là: Mã giả. cho dist là một mảng |V| × |V| của khoảng cách tối thiểu khởi tạo thành ∞ (vô cùng) đối với mỗi cạnh ("u", "v") thực hiện dist["u"]["v"] ← w("u", "v") "// Trọng số của cạnh ("u", "v")" đối với mỗi đỉnh "v" thực hiện dist["v"]["v"] ← 0 đối với "k" từ 1 đến |V| đối với "i" từ 1 đến |V| đối với "j" từ 1 đến |V| nếu dist["i"]["j"] > dist["i"]["k"] + dist["k"]["j"] dist["i"]["j"] ← dist["i"]["k"] + dist["k"]["j"] kết thúc nếu Ví dụ. Thuật toán trên được thực hiện trên đồ thị ở bên trái trong hình dưới đây: Trước lần duyệt đệ quy đầu tiên của vòng lặp ngoài, gán ở trên, các đường đi được biết chỉ tương ứng với các cạnh đơn trong đồ thị. Tại , đường đi đi qua đỉnh 1 được tìm thấy: cụ thể là đường đi [2,1,3] được tìm thấy, thay thế đường đi [2,3] có ít cạnh hơn nhưng lại dài hơn (về trọng số). Tại , đường đi đi qua các đỉnh {1,2} được tìm thấy. Các ô màu đỏ và xanh dương cho thấy cách mà đường đi [4,2,1,3] được ghép từ hai đường đi đã biết [4,2] và [2,1,3] gặp trong các lần lặp trước, với 2 trong giao điểm. Đường đi [4,2,3] không được xem xét, vì [2,1,3] là đường đi ngắn nhất gặp từ 2 đến 3. Tại , đường đi qua các đỉnh {1,2,3} được tìm thấy. Cuối cùng, tại , tất cả các đường đi ngắn nhất được tìm thấy. Ma trận khoảng cách ở mỗi lần lặp của , với các khoảng cách được cập nhật được in đậm, sẽ là: So sánh giữa 2 thuật toán dijkstra và Floyd-Warshall. Thuật toán Dijkstra bình thường có 2 vòng lặp lồng nhau sẽ có Độ phức tạp thuật toán là formula_44. Thuật toán Floyd–Warshall bình thường có 3 vòng lặp lồng nhau sẽ có Độ phức tạp thuật toán là formula_45.
1
null
Olympiad Cờ vua là một giải đấu cờ vua đồng đội mà các đội tham dự đến từ khắp thế giới. Sự kiện này được tổ chức 2 năm một lần bởi FIDE. FIDE cũng chọn nước chủ nhà cho từng năm. Tên gọi "Olympiad cờ vua" (tiếng Anh: Chess Olympiad) cho giải vô địch đồng đội của FIDE có nguồn gốc lịch sử và hàm ý rằng không có mối liên hệ nào với Thế vận hội Olympic. Sự ra đời của Olympiad Cờ vua. Olympiad đầu tiên là không chính thức. Nỗ lực để cờ vua trở thành một môn thể thao trong Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris đã thất bại do có sự phân biệt giữa kỳ thủ nghiệp dư và kỳ thủ chuyên nghiệp Do đó, khi Thế vận hội Mùa hè 1924 diễn ra ở Paris, Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) đầu tiên cũng diễn ra tại Paris. FIDE được thành lập vào Chủ nhật, ngày 20 tháng 7, năm 1924, ngày bế mạc của Olympiad Cờ vua 1924 (không chính thức) lần thứ nhất. FIDE tổ chức kỳ Olympiad chính thức đầu tiên năm 1927 tại London. Olympiad được tổ chức định kì nhưng bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới II. Từ 1950, các kỳ Olympiad được tổ chức 2 năm một lần. Môn thể thao được công nhận. Cờ vua được công nhận là một môn thể thao bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC); đến tháng 6 năm 1999, FIDE được công nhận là Liên đoàn Thể thao Quốc tế Là một thành viên của IOC, FIDE tuân thủ tuyệt đối theo nhưng quy định, bao gồm, việc kiểm tra doping Điều này đã gây nên một sự tranh cãi trong giới chuyên môn cờ vua. Viễn cảnh cờ vua trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Olympic vẫn là chưa rõ ràng. Vì thế, Olympiad Cờ vua không liên quan gì đến Olympic. Thi đấu. Mỗi thành viên của FIDE có thể tham gia một đội để thi đấu Olympiad. Mỗi đội gồm 5 kỳ thủ, 4 kỳ thủ chính thức và 1 dự bị (trước Olympiad Cờ vua 2008 tại Dresden, có 2 kỳ thủ dự bị). Ban đầu mỗi đội đấu vòng tròn với các đội khác. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đội tham gia giải đấu nên điều này là không khả thi. Ban đầu, các đội được xếp hạng hạt giống sẽ thi đấu trước. Nhưng điều này có một số mặt hạn chế và đến năm 1976, hệ Thụy Sĩ được áp dụng. Cúp cho đội giành chiến thắng là Cúp Hamilton-Russell, được nhà tài phiệt Frederick Hamilton-Russel đề nghị như một giải thưởng cho Olympiad Cờ vua thứ nhất tại London 1927. Cúp được giữ bởi đội chiến thắng cho đến giải đấu lần sau, khi nó được giao lại cho nhà vô địch mới. Cúp cho đôi nữ chiến thắng Olympiad Cờ vua Nữ là Cúp Vera-Menchik. Olympiad Cờ vua thứ 39 được tổ chức tại Khanty-Mansiysk, Nga. Olympiad Cờ vua thứ 40 được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và Olympiad Cờ vua thứ 41 sẽ được tổ chức ở Tromsø, Na Uy. <br/ style="clear:both;"> Xếp hạng các đội. Tính tổng số huy chương mà mỗi đội giành được qua tất cả các kỳ Olympiad. Kết quả cá nhân. Các kết quả cá nhân xuất sắc nhất: CHÚ Ý:
1
null
Nguyễn Văn Duệ (chữ Hán: 阮文睿 hay 阮文裔): một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Hành trạng. Nguyễn Văn Duệ là một đại tướng tâm phúc của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc. Ông tham gia nhiều chiến dịch lớn của Tây Sơn. Năm 1777, Khi Nguyễn Văn Nhạc đem quân ra đánh dinh Quảng Nam đang thuộc chúa Nguyễn, ông là tỳ tướng. Sau khi chiếm được Quảng Nam, Nguyễn Văn Duệ được giao giữ Quảng Nam cùng Nguyễn Văn Xuân. Năm 1785, Khi Nguyễn Văn Huệ đem binh đánh quân Trịnh ở Phú Xuân, ông là thuộc tướng dưới quyền. Sau khi hạ Phú Xuân, Nguyễn Hữu Chỉnh dâng kế lấy Bắc Hà, ông lãnh một đạo quân tiến ra bắc. Sau khi Nguyễn Văn Nhạc ra bắc triệu hồi đại quân Tây Sơn, Nguyễn Văn Duệ được Nguyễn Văn Nhạc giao giữ trấn Nghệ An, chức Đại Đô đốc, phụ giúp cho ông có Hoàng Tường Đức, một hàng tướng Nam triều và Nguyễn Linh, một viên tướng của Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Hữu Chỉnh có ý ly khai Tây Sơn, tự lập ở Bắc Hà. Lúc này anh em Tây Sơn, Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ đánh lẫn nhau. Nguyễn Văn Duệ sợ bị thanh trừng toan liên kết với Nguyễn Hữu Chỉnh chống lại Nguyễn Văn Huệ. Tuy nhiên cả hai tướng Vũ Văn Nhậm và Vũ Văn Dũng đều theo về phe Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Văn Duệ rút quân theo đường thượng đạo để về Quy Nhơn. Tướng Huỳnh Tường Đức theo ông, lập mưu đi trước để trốn về theo Nguyễn Phúc Ánh đang ở Xiêm La. Ông biết mưu, toan đuổi theo bắt nhưng không kịp. Tướng Nguyễn Lĩnh ở lại Sa Nam, đánh Nguyễn Đình Viện, một tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh. Năm 1787, Khi Nguyễn Văn Duệ về đến Quy Nhơn thì anh em Tây Sơn đã giảng hòa. Ông đem quân ra đóng Quảng Ngãi, mưu chiếm Quảng Nam cho Nguyễn Văn Nhạc nhưng không thành. Cuối cùng ông bị quân của Nguyễn Văn Huệ bắt đem xử tử. Sau này nhiều tướng của Thái Đức Hoàng Đế đều chống lại Tây Sơn của Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản
1
null
Diệu Hân (sinh năm 1990) là hoa hậu của cuộc thi Hoa hậu ASEAN 2012, tổ chức tại Thái Lan. Trước đó, cô từng lọt vào chung kết Hoa hậu Thế giới Người Việt 2010. Tên đầy đủ của cô là Lê Thị Diệu Hân, sinh năm 1990, tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Ngoài việc trở thành hoa hậu của cuộc thi, Diệu Hân còn nhận giải phụ Thí sinh có làn da đẹp nhất. Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về người đẹp Patrici Gunawan đến từ Indonesia. Danh hiệu Á hậu 2 được trao cho đại diện của Thái Lan Pannita Thongjamroon. Hiện giờ, Diệu Hân đang là sinh viên năm thứ hai của Trường đại học Hoa Sen Thành phố Hồ Chí Minh. Cô cao 1,69 m với các số đo hình thể lần lượt là 86 - 60 - 90. Cuộc thi Hoa hậu ASEAN được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1991. Năm 2005, đại diện Việt Nam Nguyễn Thảo Hương giành được giải phụ Hoa hậu ăn ảnh.
1
null
Cho Yoon-Hwan (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1961) là huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc. Ông từng thi đấu tại giải K-League cho câu lạc bộ Hallelujah FC và Yukong Kokkiri. Ông cũng từng là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn Quốc và lần đầu thi đấu cho đội tuyển khi vào sân thay người trận gặp Thái Lan tại President's Cup ngày 6 tháng 6 năm 1983. Ngoài ra ông cũng góp mặt tại Cúp bóng đá châu Á 19881988 và vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1990.
1
null
Mại dâm ở Hồng Kông không có bộ luật cấm riêng biệt nên nó không bị coi là bất hợp pháp, nhưng các hoạt động có liên quan như mại dâm có tổ chức (nhà chứa), môi giới, gạ gẫm mua bán dâm nơi công cộng... là bất hợp pháp. Chủ nhà chứa có thể bị truy tố tới 10 năm tù giam Trước hiện tượng mới là liên hệ mại dâm qua Internet, hiện pháp luật Hồng Kông đang xem xét việc phân loại và truy tố những chủ trang web cho đăng thông tin quảng cáo hoặc môi giới mua bán dâm trên trang web của mình Lịch sử. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, Hồng Kông là thuộc địa của Anh. Thống kê dân số vào năm 1865 và 1866 ghi nhận có 81 và 134 nhà thổ do người Trung Quốc quản lý. Từ 1879 đến 1932, mại dâm được chính quyền thuộc địa của Anh hợp pháp hóa và quản lý, gái mại dâm được yêu cầu phải đăng ký cấp giấy phép, nộp thuế, và có kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Mại dâm bùng nổ ở các huyện Tây Doanh Bàn, Loan Tể, Vượng Giác và Du Ma Địa. Năm 1930, Hồng Kông với dân số 1.600.000 mà đã có tới 200 nhà thổ và 7000 gái mại dâm có giấy phép, chưa kể một số lớn hơn nhiều nhà thổ và gái mại dâm hoạt động chui. Nhưng vào năm 1932, chính phủ Hồng Kông đã ban hành một lệnh cấm mại dâm và ba năm sau đó việc cấp phép mại dâm kết thúc. Từ lúc đó, mại dâm chịu một sự giới hạn nghiêm ngặt trong khi toàn bộ các hoạt động xung quanh mại dâm đều bị cấm chỉ, như mời gọi mua bán dâm hoặc thực hiện các khoản "thu nhập vô đạo đức" (ám chỉ môi giới mại dâm, ma cô chăn dắt gái...) Dù vậy, lợi nhuận béo bở vẫn thu hút gái mại dâm từ các nước khác. Hầu hết trong số đố đến từ khu vực Đông Nam Á, và thậm chí từ châu Âu và Hoa Kỳ. Mặc dù tổ chức mại dâm là bất hợp pháp, hoạt động mại dâm luôn luôn phụ thuộc vào các băng đảng mafia (Hội Tam Hoàng), những kẻ luôn săn lùng những người phụ nữ kém may mắn và ép họ bán dâm, vì những người này sẽ không bao giờ tự nguyện đi bán dâm. Cho đến những năm 1980, hầu hết các nhà thổ ở Hồng Kông đã được điều hành bởi các băng đảng. Tuy nhiên, trong những năm 1990, với sự suy sụp của các chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như việc sáp nhập trở lại Trung Quốc, Hồng Kông đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong các hình thức gái mại dâm. Có một làn sóng các "cô gái phương Bắc" (北 姑) từ Trung Quốc đại lục, những người này lén tới Hồng Kông làm gái mại dâm bất hợp pháp bằng cách sử dụng thị thực du lịch ngắn của họ; gái mại dâm tự nguyện tại địa phương cũng tăng lên đáng kể về số lượng. Số lượng gái mại dâm hoạt động đơn lẻ tăng lên khiến sự kiểm soát của các băng nhóm với hoạt động mại dâm đã bị sụt giảm. Đầu thế kỷ XXI, "Hẹn hò trả phí" - một dạng mại dâm trẻ em xuất phát từ Nhật Bản đã lan sang Hồng Kông. Nhiều thiếu nữ mới 15 tuổi đã bắt đầu có các cuộc hẹn hò trả tiền. Nhiều thanh thiếu niên Hồng Kông chấp nhận, vì họ không nghĩ hẹn hò trả tiền là mại dâm do không có hành vi giao hợp. Nhưng thực tế, không ai có thể đảm bảo chuyện gì sẽ xảy ra trong những cuộc hẹn hò kín chỉ gồm 2 người đó. Tháng 4-2008, vụ án cô gái 16 tuổi Wong Ka-mui bị giết hại khi đang hẹn hò trả tiền khiến dư luận Hồng Kông đã chú ý hơn tới vấn đề này. Từ thập niên 1990 tới nay cũng nổi lên một vấn đề khác: các scandal mại dâm của giới ca sĩ, người mẫu, diễn viên Hồng Kông. Nhiều ca sĩ, diễn viên vì muốn được nổi tiếng hoặc có nhiều tiền nên đã bán dâm, gây ra hàng loạt các scandal với những cái tên như Tiêu Y Đình, Nghiêm Thư Minh, Lý Thái Hoa... Tin đồn về các cuộc thi Hoa hậu để đại gia chọn "hàng" luôn là đề tài nóng hổi trên báo giới. Tới năm 1997, cảnh sát Hồng Kông đã phát hiện ra đường dây hoa hậu bán dâm, trong đó có một số hoa hậu trước khi nổi tiếng đã đi Malaysia bán dâm. Sau khi đoạt giải cao tại cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông, những người này được sắp đặt để bán dâm với giá 5-20 vạn tệ (khoảng 100-400 triệu đồng Việt Nam).
1
null
Giải bóng đá Vô địch Quốc gia 2013, tên gọi chính thức là Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Eximbank 2013 hay Eximbank V.League 1 - 2013 vì lý do tài trợ, là mùa giải thứ 30 và là mùa giải chuyên nghiệp thứ 13 của Giải bóng đá Vô địch Quốc gia. đặt dưới sự chỉ đạo của Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Giải đấu khởi tranh vào ngày 2 tháng 3 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 8 năm 2013 với 12 câu lạc bộ tham dự. Đây là năm thứ ba liên tiếp Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành nhà tài trợ chính của giải đấu. Thay đổi trước mùa giải. Danh sách đội bóng có sự thay đổi so với mùa giải 2012: Đến V.League 1. Thăng hạng từ V.League 2 2012 Rời V.League 1. Xuống hạng V.League 2 2013 Bỏ giải Ngoài ra, đội tuyển U-22 Việt Nam cũng được đề xuất tham dự mùa giải này từ mong muốn tăng cơ hội cọ xát cho các cầu thủ trẻ và chuẩn bị cho SEA Games 27, tuy nhiên đã không thể thực hiện được do nhiều vướng mắc. Vì vậy, V.League mùa này chỉ có 12 câu lạc bộ tham dự, và chỉ có 1 suất xuống hạng. Kết quả.
1
null
Trận Strehla là một cuộc giao tranh trong chiến dịch của người Áo tại Sachsen (1760) vào cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1760, tại thị trấn Strehla trên sông Elbe, cách Meissen 22.53 km về hướng tây bắc, ở Sachsen (Đức). Trong trận chiến quyết liệt này, một đạo quân của Phổ dưới quyền tổng chỉ huy của Thiếu tướng Von Hülsen đã đánh tan tác cuộc tấn công của quân đội Áo và quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh dưới sự tổng chỉ huy của Karl Friedrich, Sứ quân Bá tước Zweibrücken-Birkenfeld (với sự tham gia của tướng Haddick và Vương công Stolberg), buộc quân đội Áo - Đế quốc La Mã Thần thánh phải rút chạy, bất chấp sự bất lợi của quân đội Phổ về mặt quân số. Thất bại nặng nề của quân đội Đế chế và quân Áo tại trận Strehla đã mang lại những thiệt hại nặng nề cho họ (trong số đó Vương công xứ Nassau và Thiếu tá Gooks bị bắt làm tù binh), trong khi phía Phổ chỉ hứng chịu thiệt hại nhỏ. Sau khi nhà Vua Phổ Friedrich II ("Friedrich Đại đế") đập tan một đội quân Áo trong trận Liegnitz (1760) tại tỉnh Schlesien, ông đã kéo đại quân của mình đến xứ Sachsen. Trong khi đó, quân đội Liên minh Áo - Đế quốc La Mã Thần thánh đã tiến quân hòng cắt đứt liên lạc giữa đội quân Phổ dưới sự điều khiển của tướng Von Hülsen và Torgau. Trước tình hình đó, Hülsen đã rút khỏi doanh trại của ông tại Meissen vào ngày 16 tháng 8, và hành binh tới Strehla mà không chịu thiệt hại nào. Vốn vào cuối tháng 8, Công tước xứ Württemberg đã tăng viện cho quân đội Áo - Đế quốc La Mã Thần thánh, và điều đó đã tạo điều kiện cho người chỉ huy của họ là Sứ quân Bá tước Zweibrücken-Birkenfeld tiến công đối phương. Quân của ông chia làm 2 đạo, và xuất hiện bên cánh phải của Von Hülsen vào đầu ngày 20 tháng 8 năm 1760. Một đạo quân của Zweibrücken đã công kích 1 tiền đồn của quân Phổ được án ngữ bởi 4 tiểu đoàn phóng lựu, trên một cao điểm. Cuộc tiến công này đã diễn ra rất quyết liệt. Trong khi đó, đạo quân thứ hai của Zweibrücken đã dàn đội hình nhằm đe dọa đến doanh trại của Hülsen và ngăn ông chi viện cho 4 tiểu đoàn của mình. Tuy nhiên, 4 tiểu đoàn Phổ đã kiên cường chiến đấu và giữ vững trận địa, đánh bật mọi đợt tấn công của đối phương. Mặc dù vậy, tướng Von Hülsen nhận thấy rằng ông cần phải nhanh chóng vãn hồi cho các lực lượng này. Và ông đã truyền lệnh cho lực lượng kỵ binh của mình đi vòng qua một khoảng đất cao để tấn công sườn của đối phương. Mệnh lệnh của ông đã được thực hiện một cách vô cùng mạnh mẽ: các tiểu đoàn và kỵ binh của Áo - Đế chế bị đánh tan và rơi vào tình trạng hỗn loạn. Chiến thắng này đã mở đường cho vị tướng Phổ đến Torgau – nơi mà ông sẽ triệt binh đến ngay sau thắng lợi do biết rằng toàn bộ quân đội Đế chế đang tiến quân để cắt đứt liên lạc của ông với sông Elbe. Cuộc triệt thoái này đã đặt tiền đề cho người Áo thổi phồng trận đánh thành một chiến thắng của họ. Song, trong khi trận đánh tại Strehla thể hiện sự bày binh khéo léo của Von Hülsen, nó cũng cho thấy khả năng của Đại tá Kleist trên cương vị chỉ huy Khinh kỵ binh trong cuộc ấn công thành công của kỵ binh Phổ. Vào ngày 30 tháng 9, Hülsen đóng quân tại Wittenberg, dù quân đội Áo - Đế chế cuối cùng đã giành được Torgau từ tay đội quân trú phòng của tướng Normann.
1
null
Loài sắp nguy cấp hay loài dễ bị tổn thương là một trong những nhóm phân loại của IUCN dùng để chỉ những loại có thể trở thành loài bị đe dọa tuyệt chủng trừ khi yếu tố đe dọa đến sự sinh tồn của chúng hoặc sự sinh sản được cải thiện. Khả năng tổn thương chủ yếu là do môi trường sống của chúng bị mất hoặc bị phá hủy. Loài sắp nguy cấp được quan sát và đang trở thành nhóm bị đe dọa. Tuy nhiên, một số loài được xếp vào nhóm "tổn thương", trong thực tế, có thể khá phong phú trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Tu viện Jasna Gora ( , "Luminous Mount", , ), tọa lạc tại ở phía Tây tỉnh Częstochowa, Ba Lan. Đây là tu viện Mary Đồng trinh nổi tiếng nhất đất nước Ba Lan. Trong đó bức tranh "Thánh mẫu Đen" là hiện vật nổi tiếng nhất tu viện. Địa điểm này là một trong Di tích Lịch sử quốc gia chính thức của Ba Lan ("Pomnik historii") và được theo dõi bởi Ủy ban di sản quốc gia Ba Lan. Vị trí. Nằm ở phía Tây thành phố, vươn lên đến độ cao 300m là một ngọn đồi với một dãy những nhà lễ và nhà ở, được bao quanh bởi những ụ đất đắp cao và một công viên. Ngọn đồi này gọi là Jasna Gora, trong tiếng Ba Lan có nghĩa là "núi sáng". Mỗi năm có đến 5 triệu người đến viếng nơi này. Mục tiêu của những người khách này là Nhà nguyện Thánh mẫu ở Jasna Cora, với hình tượng của Đức mẹ Đồng trinh, gọi là "Thánh mẫu Đen". Lịch sử. Tu viện Jasna Góra được thành lập vào năm 1382 bởi Các tu sĩ Pauline đến từ Hungary theo lời mời của Władysław, Công tước xứ Opole. Tu viện đã là một điểm đến hành hương trong hàng trăm năm và nó chứa một biểu tượng quan trọng của Đức Trinh Nữ Maria. Biểu tượng, mô tả Đức Mẹ với Chúa Hài đồng, được gọi là Đức Mẹ Đen của Częstochowa hoặc Đức Mẹ Częstochowa, được tôn kính rộng rãi và ghi nhận với nhiều phép lạ. Trong số này, nó được cho là đã cứu tu viện Jasna Góra một cách thần kỳ trong Cuộc vây hãm Jasna Góra diễn ra vào thời điểm Đại hồng thủy, thế kỷ 17 Thụy Điển cuộc xâm lược. Sự kiện này đã kích thích cuộc kháng chiến của người Ba Lan. Người Ba Lan không thể ngay lập tức thay đổi tiến trình của cuộc chiến, nhưng, sau khi liên minh với Hãn quốc Krym, họ đã đẩy lùi người Thụy Điển. Ngay sau đó, tại thánh đường Lwów (Lviv), vào ngày 1 tháng 4 năm 1656, vua Ba Lan Jan Kazimierz long trọng tuyên bố lời thề của ông là dâng hiến đất nước cho Mẹ Thiên Chúa bảo vệ và tuyên bố Bà là Người bảo trợ và Nữ vương của các vùng đất trong vương quốc của ông. Trong số những hiện vật quan trọng nhất của tu viện là huy chương Giải Nobel Hòa bình của Lech Wałęsa, cựu tổng thống Ba Lan và nhà tổ chức công đoàn. Các vụ trộm và sự mở rộng tu viện. Sự nổi tiếng của bức tranh này ngày một gia tăng và ngày càng có nhiều người hành hương đến đây để lại những món quà quý giá trong tu viện. Tuy nhiên nó cũng thu hút những kẻ trộm; và đến mùa Phục sinh năm 1430 một nhóm thành viên của hội Huxit đã đột nhập vào nhà nguyện và dùng kiếm rạch khuôn mặt Đức mẹ trong tranh. Sau đó bức tranh đã được phục hồi lại, nhưng những vết sẹo trên mặt thánh mẫu vẫn không thẻ xóa hết được, và được để lại như một dấu vết lưu niệm. Điều này lại càng kích thích cho sự bùng nổ các cuộc hành hương đến đây, và đồng thời càng thu hút thêm số người trộm cướp. Cuối cùng tu viện phải mở rộng và củng cố thêm, và nó đã biến thành một pháo đài, với những bức tường kiên cố, những thành lũy và một đường hào bao quanh. Hiện vật. Trong tòa nhà khoa bạc được xây dựng vào thế kỷ XVII có những hiện vật trưng bày rất có giá trị, là quà tặng của nhiều tín đồ, từ các vua chúa, các vị hoàng tử, những Giáo hoàng, giám mục và thường dân. Trong số những quà tặng này có những tác phẩm nghệ thuật rất đẹp: các hòm đựng thánh tích, những chiếc áo choàng, đồ nữ trang, huy chương và những bức vẽ của họa sĩ Ba Lan nổi tiếng Matejko. Những món quà cổ xưa nhất đã có từ thế kỷ XV. Ngoài ra ở Częstochowa bạn có thể biết đến kho vũ khí, sảnh đường Hiệp sĩ và nhà bảo tàng với những hiện vật, những tác phẩm nghệ thuật và những món quà rất hấp dẫn, trong đó có cả giải thưởng Nobel Hòa bình của Lech Walesa. Để mở rộng tầm mắt, bạn cũng có thể leo lên 519 bậc tam cấp của ngọn tháp tại đây. Ở độ cao trên 100 m ta có thể thưởng ngoạn quan cảnh kỳ thú và ngoạn mục của tu viện, thành phố và cả vùng Częstochowa.
1
null
Phụ thuộc bảo tồn (LR/cd) hay loài phụ thuộc bảo tồn là một cách phân loại bảo tồn của IUCN dùng để chỉ các loài và cấp phân loại dưới loài mà chúng phụ thuộc vào những nỗ lực bảo tồn để ngăn ngừa khả năng trở nên bị đe dọa tuyệt chủng. Cấp phân loại này tập trung vào chương trình bảo tồn môi trường cụ thể hoặc đơn vị loài/dưới loài. Có 403 loài/phân loài (149 động vật và 254 thực vật) trong sách đỏ năm 2006 vẫn được xếp vào nhóm phụ thuộc bảo tồn này, tất cả chúng đều nằm trong lần đánh giá trong năm 2000 hoặc trước đó. Nhóm động vật gồm có 110 loài, 33 phân loài (tất cả đều là động vật có vú), 4 quần thể loài, 1 phân loài (cá voi xanh Bắc Thái Bình Dương), và thực vật có 238 loài, 10 phân loài, và 6 thứ.
1
null
Yên Vũ Thành vương (chữ Hán: 燕武成王; trị vì: 271 TCN-258 TCN), là vị vua thứ 42 hoặc 43 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sử kí-Yên thế gia không ghi rõ thân thế thực sự của Vũ Thành vương cũng như quan hệ giữa ông với vua trước Yên Huệ vương. Năm 271 TCN, tướng quốc nước Yên là Công Tôn Tháo giết chết Huệ vương rồi lập Vũ Thành vương lên ngôi. Năm 265 TCN, tướng Điền Đan nước Tề đem quân hợp quân với nước Triệu đánh Yên, chiếm vùng Trung Dương của Yên. Năm 259 TCN, nhân nước Triệu thảm bại trong trận Trường Bình, Yên Vũ Thành vương dụ dỗ vũ viên lệnh ở phía bắc của Triệu là Phó Báo, Vương Dung, Tô Xạ dẫn người sang hàng Yên. Năm 258 TCN, Vũ Thành vương qua đời. Ông làm vua 13 năm. Con ông là Yên Hiếu vương lên kế vị.
1
null
Yên Điệu công (chữ Hán: 燕悼公; trị vì: 535 TCN-529 TCN), là vị vua thứ 27 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Không rõ tên thật và thân thế của Điệu công. Năm 539 TCN, do Huệ công trọng dụng quan lại có nguồn gốc thấp hèn, các họ quý tộc nước Yên đuổi Huệ công. Năm 536 TCN, Huệ công mất ở Tề, người nước Yên lập Điệu công lên kế vị. Tuy nhiên Điệu công chỉ làm vua 6 năm thì mất. Yên Cộng công lên nối ngôi.
1
null
Họ Cá voi lưng gù (Balaenopteridae) là họ gồm các loài cá voi tấm sừng lớn nhất, với 9 loài trong 2 chi. Họ này gồm loài động vật lớn nhất trên thế giới còn sinh tồn, cá voi xanh, có thể đạt đến 180 tấn, và cá voi vây, đạt đến 120 tấn; thậm chí loài nhỏ nhất trong họ, cá voi Minke, đạt đến 9 tấn. Tên họ Balaenopteridae có nguồn gốc từ loại chi, "Balaenoptera". Họ này được nhà động vật học John Edward Gray miêu tả vào năm 1864.
1
null
Yên Cung công (chữ Hán: 燕共公; trị vì: 528 TCN-524 TCN), là vị vua thứ 28 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Không rõ tên thật và thân thế của Cung công. Năm 529 TCN, Yên Điệu công, vị vua thứ 27 của nước Yên qua đời, Cung công lên ngôi. Tuy nhiên Cung công chỉ làm vua 5 năm thì mất. Yên Bình công lên nối ngôi.
1
null
Yên Bình công (chữ Hán: 燕平公; trị vì: 523 TCN-505 TCN), là vị vua thứ 29 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Không rõ tên thật và thân thế của Bình công. Năm 524 TCN, Yên Cung công, vị vua thứ 28 của nước Yên qua đời, Bình công lên ngôi. Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian làm vua. Năm 505 TCN, Yên Bình công mất. Yên Tiền Giản công nối ngôi.
1
null
Công ty Kroger (tiếng Anh: "The Kroger Co.") là một hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ. Với doanh số bán hàng tới 90,4 tỷ Mỹ kim (tháng 1 năm 2012) và 2.422 vị trí ở khắp nước Mỹ (tháng 8 năm 2012), Kroger và các công ty con là hệ thống tiệm tạp hóa bán hàng nhiều nhất trong nước, cửa hàng bán lẻ lớn thứ hai trong nước theo doanh thu, và cửa hàng bán lẻ lớn thứ 4 trên thế giới. Trụ sở của Kroger đóng tại Cincinnati, Ohio. Kroger hiện có siêu thị, đại siêu thị, tiệm tạp hóa, cây xăng, và tiệm kim hoàn ở trung tâm thương mại tại 31 tiểu bang. Các siêu thị và đại siêu thị của Kroger có các nhãn hiệu Baker's, City Market, Dillons, Food 4 Less, Foods Co., Fred Meyer, Food 4 Less, Fry's, Gerbes, JayC, King Soopers, Kroger, Owen's, Pay Less Food Markets, QFC, Ralphs, Scott's, và Smith's. Các tiệm tạp hóa và cây xăng có các nhãn hiệu Kwik Shop, Loaf 'N Jug, Quik Stop, Tom Thumb, và Turkey Hill. Ngoài các nhãn hiệu của công ty khác, Kroger cũng có một trong những hệ thống sản xuất nhãn hiệu riêng ("private label") lớn nhất ở nước Mỹ. 40 hãng ở 17 tiểu bang do Kroger sở hữu hoặc hoạt động sản xuất khoảng nửa trong tổng số gần 20.000 sản phẩm riêng của Kroger. Các sản phẩm này thường được đặt tên Kroger Value, Banner Brands, hoặc Private Selection. Kroger được thành lập bởi Bernard Kroger năm 1883 tại Cincinnati và được đăng ký năm 1902. Vào những năm 1970, Kroger trở thành tiệm tạp hóa đầu tiên sử dụng máy quét mã vạch điện tử ở Hoa Kỳ.
1
null
"Tôi là người thợ lò" là ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân, được ông sáng tác vào năm 1964 khi lần đầu tiên máy bay của quân đội Hoa Kỳ oanh tạc thị xã Hòn Gai và vịnh Hạ Long. Với nội dung đề cập đến người thợ mỏ than, bài hát này thường được biểu diễn các hội diễn văn nghệ quần chúng của ngành than Việt Nam.Đây cũng là một trong những bài đầu tiên về ngành nghề, một thể loại mới trong âm nhạc Việt Nam, mà Hoàng Vân là nhạc sĩ đi tiên phong và có nhiều thành công. Là một bài hát, nhưng xét về thể loại nó là một bài hát dài, trường ca, mà nhạc sĩ Hoàng Vân có sở trường và đã phát triển thể loại này lên đỉnh cao vào những năm 1960. Ông còn nhiều tác phẩm khác hát về vùng than, về Quảng Ninh, về người thợ mỏ trong sự nghiệp của mình, tất cả đều được khán giả vùng mỏ và cả nước đánh giá cao: "Tình ca người đánh cá Quảng Ninh", "Tình ca thợ mỏ". Bộ ba ca khúc "Bài ca xây dựng" cũng lấy cảm hứng từ những chuyến đi công tác ở vùng đất này. Lời bài hát: Tôi là người thợ lò. Tôi là người thợ lò sinh ra trên đất mỏ Trong những ngày cờ đỏ bay trên núi Bài Thơ. Núi Bài Thơ ơi, núi Bài Thơ sừng sững hiên ngang đứng giữa trời Có nghe tiếng mìn nổ dậy đất, tiếng máy reo Hay tiếng bước đoàn thợ mỏ tiến quân. Kìa tiếng búa khoan reo như tiếng trống trận Kìa nghe tiếng mìn nổ như tiếng súng công đồn Ta đi khơi nguồn suối than, cho than xuôi về bến Ta đi nhen ngọn lửa nhiệt tình cách mạng Tổ quốc mong than, ta quên sao lời Bác gọi Nào đồng chí chúng ta ơi, ta tiến quân vào lò. Đêm đêm ngày ngày đi trong lò Ta lắng tiếng nghe đây những tiếng thân yêu Những tiếng vọng từ khắp đất nước đưa về Dưới hầm lò mà nghe rõ làm sao. Tiếng chim hót trên cánh đồng lúa chín Tiếng trẻ thơ cắp sách đến trường làng Tiếng còi tầm sớm mai rộn ràng như tiếng máy đòi ăn than A... mỗi khi lò thủng đón cơn gió nồm nam mát rượi Trong tiếng than rơi, tiếng gió lùa nghe như có tiếng đàn, tiếng hát... Nào vác gỗ lên vai, ta bước tiếp vào Đào mỗi thước thêm sâu, sức ta thêm mạnh. Nhìn gương than lấp lánh, như muôn vì sao sáng Ta đứng đây như đứng trước vũ trụ bao la... Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, ta là người chiến thắng. Nhưng gian khổ nào bằng đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh dũng. Đất Mỏ thân yêu ơi, đất Mỏ thân yêu ơi... Nhìn lá cờ đỏ, tung bay trên đất Mỏ sau những ngày gian khổ Kháng chiến đã thành công Vùng Mỏ ngày nay lớn lên bạn trẻ ta ơi chớ quên Bước đường đấu tranh đang còn lâu dài Càng gian khổ càng nhiều vinh quang. Phất cao ngọn cờ trên núi Bài Thơ năm xưa ta đi tới.
1
null
Trong một số giáo hội Kitô giáo như Giáo hội Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông Phương, Anh giáo, Giáo hội Luther..., Chức Thánh, đôi khi cũng gọi là Thánh Chức, là những chức sắc đã được thụ phong hay tấn phong qua nghi thức đặt tay và lời nguyện cung hiến. Ngoại trừ Giáo hội Luther và một vài cộng đồng tín hữu Anh giáo, phần lớn các giáo hội Kitô giáo khác coi việc đặt tay truyền Chức Thánh là một bí tích. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, chỉ có duy nhất một Chức Thánh. Nhưng được chia thành ba cấp bậc theo thứ tự từ nhỏ đến lớn gồm: phó tế, linh mục, giám mục; và nghi thức đặt tay truyền chức gọi là Bí tích Truyền Chức Thánh. Chức giám mục là Chức Thánh cao nhất và hoàn thiện nhất trong Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo. Mọi giám mục, kể cả giám mục có tước hồng y và ngay cả chính giáo hoàng cũng đều chia sẻ chung Chức Thánh này. Cần phân biệt giữa Chức Thánh và Thánh nhân. Những người đã lãnh nhận Chức Thánh không có nghĩa là họ đã trở thành "Thánh".
1
null
Nguyễn Minh Thuấn sinh ngày 08 tháng 8 năm 1959, tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông được biết đến với vai trò là Thiếu tướng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời là Giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp. Dân tộc Kinh, Trình độ học vấn thạc sĩ với chuyên môn như thạc sĩ luật, cử nhân chính trị.
1
null
Vương tôn Michael xứ Kent GCVO ("Prince Michael of Kent", tên đầy đủ là Michael George Charles Franklin, sinh ngày 4 tháng 7 năm 1942) là cháu nội của vua George V của Anh và Vương hậu Mary, anh em họ của Nữ vương Elizabeth II. Ông cũng là chú bác họ của Vương tế Philip, Công tước xứ Edinburgh. Công tử Michael đôi khi thay mặt Nữ vương thực hiện nhiệm vụ vương thất trong phạm vi Liên hiệp Vương quốc Anh. Ông sở hữu một công ty tư vấn kinh doanh và quản lý những công việc thương mại khác nhau trên thế giới. Ông cũng đã trình chiếu một số phim tài liệu truyền hình về các gia đình vương thất của châu Âu. Ông được đặt theo tên Đại công tước Mikhail Aleksandrovich của Nga, em trai của Sa hoàng Nikolai II của Nga, và anh em họ của ba ông bà của ông. Thiếu thời. Vương tôn Michael sinh ngày 04 tháng 7 năm 1942, tại Coppins, Iver, Buckinghamshire. Cha ông là Công tước xứ Kent, con trai thứ tư của Quốc vương George V và Vương hậu Mary. Công tước xứ Kent đã qua đời trong một tai nạn máy bay gần Caithness, Scotland vào ngày 25 tháng 8 năm 1942, chỉ sáu tuần sau khi Vuơng tôn Michael xứ Kent được sinh ra. Vào thời điểm sinh ra, Vuơng tôn xếp thứ bảy trong dòng kế vị người bác của ông, Vua George VI. Mẹ ông là Công tước phu nhân xứ Kent (nhũ danh Vuơng tôn nữ Marina của Hy Lạp và Đan Mạch), con gái của Vương tử Nicholas của Hy Lạp và Đan Mạch và Nữ Đại Công tước Elena Vladimirovna của Nga. Với tư cách là hậu duệ dòng nam của Vua George V, ông được xem là một vương tôn Anh quốc, được tôn xưng là "Vương gia Điện hạ". Kết hôn. Ngày 30 Tháng 6 năm 1978, Vuơng tôn Michael xứ Kent kết hôn tại một buổi lễ dân sự tại Rathaus, Vienna, Áo với Nữ Nam tước Marie-Christine von Reibnitz, con duy nhất của Nam tước Gunther Hubertus von Reibnitz và Nữ Bá tước Maria Szapáry von Muraszombath. Vào thời điểm của cuộc hôn nhân, Nữ Nam tước không chỉ là một tín đồ Công giáo La Mã, mà còn là một người phụ nữ li dị chồng. Cô từng kết hôn với nhân viên ngân hàng Thomas Troubridge, họ li thân vào năm 1973, đã ly dị vào năm 1977, và cuộc hôn nhân của họ đã bị hủy bỏ bởi Giáo hội Công giáo La Mã một năm sau đó, hai tháng trước khi cô kết hôn với Vương tôn Michael. Đạo luật 1701 Settlement không cho phép bất kỳ ai kết hôn với tín đồ Công giáo La Mã được kế thừa ngai vàng, Vương tôn Michael mất quyền kế thừa ngay khi cưới Marie Christine. Sau đó, căn cứ theo Đạo luật Vương miện 2013, Vương tôn Michael lại được đưa tên vào dòng kế thừa vương quyền Anh quốc. Vợ ông trở thành Vương gia Điện hạ Vương tôn phi Michael xứ Kent. Vương tôn và Vương tôn phi Michael xứ Kent có hai con, cả hai người trong số họ giữ quyền thừa kế ngai vàng từ lúc sinh vì đều là tín đồ Anh giáo:
1
null
Huân chương Cờ đỏ () là huân chương đầu tiên của hồng quân. Huân chương được đặt ra ngày 16 tháng 9 năm 1918, trong Nội chiến Nga bởi Ủy ban trung ương toàn Nga. Nó là huân chương cao nhất trước khi Huân chương Lenin được thiết lập năm 1930. Các Huân chương Cờ Đỏ là một giải thưởng cho sự cống hiến và lòng can đảm trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Huân chương Cờ Đỏ trao cho binh sĩ của Hồng quân, Hải quân, Biên phòng và các lực lượng an ninh nội bộ, nhân viên của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô và các công dân Liên Xô, tàu chiến và các hiệp hội. Ngoài ra, huân chương Cờ Đỏ có thể được trao cho những người không phải là công dân của Liên Xô. Lịch sử. Huân chương được đặt ra ngày 16 tháng 9 năm 1918, trong Nội chiến Nga bởi Ủy ban trung ương toàn Nga. Người đầu tiên được tặng huân chương là Vasily Blyukher vào ngày 28 tháng 9 năm 1918. Người thứ 2 là Iona Yakir. Huân chương Cờ Đỏ chính thức bắt đầu được xuất hiện vào năm 1918với dạng Huân chương Cờ Đỏ của Liên bang Nga. Phần thường này được trao tặng cho các công dân của nước Cộng hòa đã hết mình phục vụ cho quân đội. Sau đó, các nước Cộng hòa khác thuộc Liên Xô đã làm theo nước Nga và tự họ đã phát hành các kiểu huân chương riêng cho đất nước mình. Azerbaijan là nước đầu tiên sau nước Nga ban hành Huân chương Cờ Đỏ này. Sau khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập năm 1922, tất cả các huân chương quân đội của các quốc gia thuộc liên bang trở thành Huân chương – Cờ Đỏ. Ngay từ thời gian đầu, Huân chương đã được phân bổ cho từng quốc gia trong Liên Xô để được những người được nhận phần thưởng này của quốc gia đó sẽ lưu giữ. Đây là một phần thưởng mang ý nghĩa lịch sử rất to lớn, nó được trao tặng trong thời kỳ nội chiến và là biểu tượng để ghi nhớ các sự kiện anh hùng Huân chương Cờ Đỏ đã được trao tặng cho rất nhiều đơn vị hải quân Xô Viết đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong thời chiến. Hạm đội Baltic đã được trao tặng vì là một vai trò quan trong cuộc cách mạng Tháng Mười năm 1917, tất cả bốn hạm đội: Hạm đội Bắc, Hạm đội Baltic, Hạm đội Biển Đen và Hạm đội Thái Bình Dương và đội tàu Hải quân Caspian cũng đã được tuyên dương và trao tặng huân chương này vì đã có công đóng góp to lớn trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Hạm đội Baltic chính thức được hai lần vinh dự nhận phần thưởng Huân chương Cờ Đỏ. Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại: Huân chương này được trao tặng 238.000 lần. Và kết quả là từ 1924 đến năm 1991, đã trao tặng hơn 581.300 huân chương Cờ Đỏ.
1
null
Thung lũng Trung phần California hay Thung lũng Trung tâm () của California là một thung lũng rộng và bằng phẳng với diện tích , chiếm phần lớn khu vực trung tâm của bang California, Hoa Kỳ. Thung lũng rộng và trải dài khoảng từ tây bắc đến đông nam, nằm sâu trong đất liền nhưng song song với bờ biển Thái Bình Dương. Thung lũng Trung phân chiếm 13,7% tổng diện tích đất liền của California và cũng là khu nông nghiệp có năng suất suất cao nhất California. Thung lũng Trung phần đúng ra là kết hợp hai thung lũng lớn: thung lũng Sacramento nằm ở phía bắc và thung lũng San Joaquin ở phía nam. Hai phần gặp nhau ở Vụng Suisun . Thung lũng Sacramento góp phần lớn nước từ phía bắc tràn về với vũ lượnng mỗi năm; thung lũng San Joaquin thuộc vùng ít mưa hơn với khí hậu sa mạc bán khô hạn nằm ở cực nam. Hai con sông tạo ra hai thung lũng kể trên là sông Sacramento và sông San Joaquin. Chỗ hợp lưu gần Vụng Suisun cũng là đồng bằng châu thổ sông Sacramento-San Joaquin, một vùng đất trũng lầy lội với nhiều kênh đào, mương rạch. Nước ngọt từ đó thoát ra vịnh San Francisco để đổ ra Thái Bình Dương. Riêng ở cực nam Thung lũng Trung phần là bồn địa Tulare, xưa là hồ nước ngọt thoát ra phía sông San Joaquin nhưng vì bị con người khai thác quá hạn nên đã khô cạn từ cuối thế kỷ 19. Hồ Tulare chỉ tụ nước đôi ba lần suốt 50 năm qua những năm nào nhiều mưa dâng mực nước cao đủ để rót nước vào sông San Joaquin. Ranh giới và dân số. Thung lũng Trung tâm được giới hạn bằng các dãy núi Cascade, Sierra Nevada, và Tehachapi ở phía đông, và dãy núi Bờ biển cùng vịnh San Francisco ở phía tây. Vùng đáy rộng lớn của thung lũng là các khu vực nông nghiệp rộng lớn với nhiều trung tâm dân cư nằm rải rác. Các quận thường đợc xem là có liên hệ với thung lũng: Ngày nay có khoảng 6,5 triệu người sinh sống tại Thung lũng Trung tâm, và đây là khu vực phát triển nhanh nhất tại California. Có 12 vùng thống kê đô thị (MSA) và 1 vùng thống kê tiểu đô thị (μSA) tại Thung lũng Trung tâm. Thành phố lớn nhất tại Thung lũng Trung tâm là Fresno, theo sau là thủ phủ Sacramento của California. Địa chất. Sự bằng phẳng của đáy Thung lũng Trung tâm tương phản với đặc trưng của hầu hết địa hình California- tức những ngọn đồi gồ ghề hay các dãy núi thoai thoải. Thung lũng được cho là ban đầu nằm dưới mực nước biển, do một khu vực ngoài khơi bị nén xuống bởi sự hút chìm của phiến Farallon vào một rãnh xa hơn ngoài khơi. Đới đứt gãy San Joaquin là một đặc điểm địa chất đáng chú ý của Thung lũng Trung tâm. Thung lũng sau đó bị bao quanh khi dãy núi Bờ biển được nâng lên, cửa thoát nước ban đầu của nó là vịnh Monterey. Đới đứt gãy làm di chuyển dãy núi Bờ biển, và một cửa thoát nước mới được hình thành gần nơi mà nay được gọi là vịnh San Francisco. Trong hàng thiên niên kỉ, thung lũng bị bồi lấp do trầm tích từ các dãy núi, cùng với đó là Sierra Nevada nổi lên ở phía đông; sự bồi lấp cuối cùng tạo ra một vùng đất bằng phẳng lạ thường có độ cao chỉ vừa đủ ở trên mực nước biển. Trước khi xây dựng hệ thống cống dẫn nước và kiểm soát lũ lụt đồ sộ của California, lượng tuyết tan hàng năm biến nhiều khu vực của thung lũng thành một biển nội địa. Một ngoại lệ đáng chú ý của vùng đáy bằng phẳng của Thung lũng Trung tâm là Sutter Buttes, tàn tích của một ngọn núi lửa đã tắt ở ngay phía tây bắc của thành phố Yuba và nằm cách về phía bắc của Sacramento. Về mặt địa văn học, Thung lũng Trung tâm nằm trong khu vực địa văn học của máng California, và bản thân nó lại là một phần của vùng Ranh giới Thái Bình Dương, mà tiếp theo lại thuộc về hệ thống núi Thái Bình Dương. Môi trường. 'Đồng cỏ Thung lũng Trung tâm' là vùng sinh thái đồng cỏ, xa van và cây bụi ôn hòa và cận nhiệt Tân Bắc Cực, nó từng là một đồng cỏ đa dạng bao gồm các khu vực đồng cỏ sa mạc (ở cực nam), đồng cỏ, xa van, vùng rừng ven sông, đồng lầy, một vài loại hình hồ nước theo mùa, các hồ lớn nhất là hồ Tulare (nay đã khô hạn), cũng là hồ lớn nhất Hoa Kỳ ở phía tây của Mississippi, hồ Buena Vista và hồ Kern. Tuy nhiên, phần lớn môi trường tự nhiên của Thung lũng Trung tâm đã bị hoạt động của con người loại bỏ hoặc biến đổi bao gồm cả việc đưa đến các loài thực vật ngoại lai, đặc biệt là các loại cỏ. Các vùng rừng sồi và chapparal (cây bụi và cây thạch nam) ở vùng diềm của thung lũng được phân loại là vùng sinh thái vùng rừng và chaparral nội địa California. Các vùng đất ngập nước là mục tiêu của các hoạt động giải cứu nhằm phục hồi các khu vực sinh thái gần như đã bị nông nghiệp tàn phá. Thực vật. Loại cỏ chi phối trong thung lũng là "Nassella pulchra", chúng mọc xen với các loài khác, song ngày nay chỉ có 1% đồng cỏ trong thung lũng là nguyên gốc và còn nguyên vẹn. Vẫn còn có thể trông thấy các loại cỏ hoa bao gồm "Eschscholzia californica" (anh túc California), "Lupinus", và "Castilleja exserta", đặc biệt là tại thung lũng Antelope ở vùng đồi Tehachapi. Các loại cây ven sông bao gồm liễu, "Platanus racemosa", "Acer negundo", "Populus fremontii", và loài sồi Thung lũng "(Quercus lobata)" đặc hữu. Động vật. Thung lũng Trung tâm từng là nơi sinh sống của một số lượng lớn các cá thể linh dương sừng nhánh "(Antilocapra americana)", nai sừng tấm bao gồm phân loài nai sừng tấm Tule đặc hữu "(Cervus elaphus nannodes)", nai đuôi trắng "(Odocoileus hemionus)", sóc đất California ("Otospermophilus beecheyi"), động vật gặm nhấm đào hang, chuột nhắt, thỏ rừng, thỏ và chuột kangaroo, cùng với các loài động vật ăn thịt chúng như cáo Kit San Joaquin, một phân loài mà nay đang có nguy cơ tuyệt chủng, chúng vẫn còn sống trên các vùng sườn đồi của thung lũng San Joaquin. Các vùng đất ngập nước của thung lũng là một môi trường sống quan trọng của các loài chim nước trú đông và chim di cư khác nhau. Thung lũng có các loài bò sát và lưỡng cư như rắn "Masticophis flagellum ruddocki", thằn lằn mũi cùn "Gambelia sila", thằn lằn bóng chân ngắn "Eumeces gilberti" và rắn "Thamnophis couchii". Ngoài ra, thung lũng còn có một số loài động vật không xương sống đặc hữu. Các mối đe dọa và bảo tồn. Nông nghiệp, đặc biệt là việc phát quang để tạo ra bãi đất chăn thả, và hút nước từ các hồ và sông đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường sống của Thung lũng. Hầu hết các đồng cỏ bản địa đã bị các loài mới đánh bại, hầu hết các hồ nước theo mùa đã bị lấy để tướng hoặc biến mất theo một hình thức khác và chỉ còn lại ở các sườn núi cao, vùng đồng lầy hầu hết cũng bị lấy nước để tưới, và các vùng rừng ven sông gần như đều bị ảnh hưởng. Công viên tiểu bang Great Valley Grasslands vẫn bảo tồn một hình mẫu của môi trường sống đồng cỏ bản địa trong thung lũng, trong khi môi trường sống xa van sồi vẫn còn lại ở gần Visalia. Thung lũng có các khu vực đất ngập nước và rừng ven sông ở phía bắc, đặc biệt là ở hệ thống sông Sacramento như Khu bảo tồn sông Cosumnes của Hội bảo tồn thiên nhiên Hoa Kỳ nằm ngay phía nam của Sacramento, khu vực loài hoang dã Gray Lodge, khu quản lý loài hoang dã Butte Sink, và các vùng đất nhỏ ở vùng châu thổ. Các hồ nước theo mùa còn lại bao gồm Khu bảo tồn loài hoang dã quốc gia Pixley nằm giữa Tulare và Bakersfield và khu bảo tồn đồng cỏ Jepson Prairie ở vùng đồng bằng châu thổ. Có các vùng đất cây bụi sa mạc ở phía nam thung lũng San Joaquin và tại đồng bằng Carrizo, đồng bằng này nằm ngay bên ngoài thung lũng song có một cảnh quan tương đồng. Khí hậu. Phía bắc Thung lũng Trung tâm có khí hậu Địa Trung Hải nóng (phân loại khí hậu Köppen: "Csa"); các khu vực ở xa hơn về phía nam thuộc vùng bóng mưa, đủ khô để xác định thuộc khí hậu đồng cỏ Địa Trung Hải ("BShs", như ở quanh Fresno) hay thậm chí là sa mạc vĩ độ thấp ("BWh", như ở các khu vực quanh Bakersfield). Thung lũng có thời tiết nóng và khô trong mùa hè, có thời tiết mát mẻ và ẩm trong mùa đông, khi đó sương mù trên mặt đất xuất hiện thường xuyên và được người dân khu vực gọi với cái tên là"sương mù Tule", nó khiến cho tầm nhìn bị che khuất. Nhiệt độ ban ngày vào mùa hè tiến gần đến , và các sóng nhiệt thường thấy có thể đưa nhiệt độ vượt quá . Từ giữa thu đến giữa xuân được xem là "mùa mưa" — mặc dù vào cuối hè, gió đông nam trên cao có thể đem đến các cơn bão có nguồn gốc nhiệt đới, chủ yếu là ở nửa phía nam của thung lũng San Joaquin song đôi khi cũng xuất hiện ở thung lũng Sacramento. Nửa phía bắc của thung lũng Trung tâm nhận được lượng mưa lớn hơn so với nửa phía nam bán sa mạc. Sương giá xảy ra nhiều lần trong những tháng mùa đông, song tuyết vô cùng hiếm gặp. Thủy văn. Hai hệ thống sông chính tiêu thoát nước và xác định hai phần của Thung lũng Trung tâm. Sông Sacramento, cùng với các chi lưu sông Feather và sông American, chảy theo hướng nam qua khoảng của thung lũng Sacramento. Tại thung lũng San Joaquin, sông San Joaquin dài khoảng , nhận nước từ các chi lưu như sông Merced, sông Tuolumne, sông Stanislaus và sông Mokelumne. Ở phần phía nam của thung lũng San Joaquin, quạt bồi tích của sông Kings và một sông khác bắt nguồn từ các dòng suối ở dãy núi Bờ biển đã tạo thành một sự phân chia và kết quả là bồn địa Tulare khô hạn của Trung lũng Trung tâm, chảy vào nó là bốn con sông từ Sierra Nevada bao gồm Kings. Bồn địa này, thường xuyên nội lưu, trước đây nó bị bao phủ đầy nước khi tuyết tan nhiều và đổ ra sông San Joaquin. Cái được gọi là hồ Tulare ngày nay thường xuyên khô hạn vì nước của các con sông cấp nước cho nó đã được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Các con sông ở Thung lũng Trung tâm tụ hội về đồng bằng châu thổ Sacramento-San Joaquin, một mạng lưới phức tạp với các kênh đào đồng lầy, các phân lưu và vũng nước, chúng uống khúc quanh các đảo chủ yếu được sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Tại đây, nước ngọt của các sông hòa với dòng nước thủy triều, và cuối cùng đổ ra Thái Bình Dương sau khi đi qua vịnh Suisun, vịnh San Pablo, phần thượng của vịnh San Francisco và cuối cùng là Golden Gate. Nhiều hòn đảo nay nằm dưới mực nước biển do sản xuất nông nghiệp thâm canh, và có nguy cơ bị lũ lụt, mà sẽ khiến nước mặn xâm nhập vào trong đồng bằng châu thổ, đặc biệt là khi có quá ít nước ngọt chảy từ Thung lũng. Sông Sacramento có lưu lượng chiếm phần lớn với , trong khi lưu lượng trung bình tương đối của sông San Joaquin chỉ là . Trên 25 triệu người sống cả ở trong thung lũng và các khu vực khác trong bang phải dựa vào nguồn nước từ các sông này. Kỹ thuật. Các dòng chảy từ Sierra Nevada tạo nên các con sông chảy vào vịnh San Francisco, chúng cung cấp một lượng tài nguyên nước to lớn cho California. Sông Sacramento là sông lớn thứ hai đổ ra Thái Bình Dương từ Hoa Kỳ lục địa, chỉ xếp sau sông Columbia và lớn hơn sông Colorado. Với khu vực đất đai phì nhiêu và rộng rãi ở đáy, Thung lũng Trung tâm là một nơi lý tưởng để phát triển nông nghiệp. Ngày nay, Thung lũng Trung tâm là một trong các khu vực nông nghiệp có năng xuất cao nhất tại Hoa Kỳ. Người ta đã kiểm soát để ngăn chặn các con sông tràn bờ vào mùa xuân và mùa hè trong khi khô hạn trong mùa thu và mùa đông. Do vậy, nhiều đập lớn, bao gồm đập Shasta, đập Oroville, đập Folsom, đập New Melones, đập Don Pedro, đập Friant, đập Pine Flat và đập Isabella, đã được xây dựng trên các con sông chảy vào Thung lũng Trung tâm, nhiều đập thuộc về Dự án Thung lũng Trung tâm. Các đập này đã có một tác động sâu sắc đến tình trạng tự nhiên và sinh thái của các con sông tại Thung lũng Trung tâm, bao gồm cả việc mất đi cá hồi Chinook. Sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng của hai khu vực đô thị chính tại California là khu vực vịnh San Francisco và Los Angeles/Inland Empire/San Diego, cũng đồng nghĩa rằng nguồn nước địa phương ở đó không đủ để cung cấp cho dân cư. Thung lũng Trung tâm được nhìn nhận là một nguồn nước, dẫn đến việc thiết lập Dự án nước tiểu bang California, trong đó sẽ vận chuyển nước từ Thung lũng Trung tâm đến Miền Nam California. Dòng chảy từ các sông Sacramento và San Joaquin Rivers bị chặn lại ở vùng đồng bằng châu thổ thông qua một loạt máy bơm lớn và kênh mương, thông qua cống dẫn nước California, nước sẽ được dẫn về phía nam dọc theo toàn bộ chiều dài của thung lũng San Joaquin. Dòng chảy của sông Sacramento được bổ sung bằng một đường hầm từ sông Trinity (một chi lưu của sông Klamath) gần Redding. Các thành phố trong khu vực vịnh San Francisco cũng cần đến một lượng lớn nước, người ta đã xây dựng các cống dẫn nước từ sông Mokelumne và sông Tuolumne, các sông này chảy từ đông sang tây ở phần giữa của Thung lũng Trung tâm. Lũ lụt. Hầu hết các vùng đất thấp của Thung lũng Trung tâm đều có nguy cơ phải chịu lũ lụt, đặc biệt là đáy của các hồ cũ đã khô cạn là hồ Tulare, hồ Buena Vista, và Kern. Các sông Kings, Kaweah, Tule và Kern ban đầu chảy vào các hồ theo mùa này, khi đó các khu vực ngập nước sẽ mở rộng ra phần lớn phía nam thung lũng San Joaquin vào mùa xuân. Sau này con người xây dựng nên các trang trại, đô thị và cơ sở hạ tầng tại đáy các hồ này trong khi ngăn chặn chúng khỏi bị lụt bằng hệ thống đê. Các dự án công trình công cộng lớn đã được khởi công vào thập niên 1930, trong đó tìm cách để giảm lượng tuyết tan làm ngập lụt bằng việc xây dựng các con đập lớn. Năm 2003, Sacramento được xác định là được bảo vệ chống lại ở mức thấp nhất và gần như có nguy cơ cao nhất trước lũ lụt. Quốc hội sau đó đã cấp một khoản vay trị giá 220 triệu Đô la Mỹ cho quận Sacramento để nâng cấp cơ sở hạ tầng chống lụt. Các quận khác phải thường xuyên đối mặt với lụt lội trong thung lũng là Yuba, Stanislaus, và San Joaquin. Kinh tế. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính tại hầu hết Thung lũng Trung tâm. Một ngoại lệ đáng chú ý về ưu thế của nông nghiệp là tại khu vực Sacramento, nơi có một lực lượng lao động lớn và ổn định làm việc cho chính quyền bang đã khiến nền kinh tế ở đây cách xa khỏi nông nghiệp. Mặc dù xảy ra việc cắt giảm tuyển dụng nhà nước và đóng cửa một số căn cứ quân sự, song kinh tế của Sacramento vẫn tiếp tục phát triển, đa dạng hóa và nay rất tương đồng với kinh tế của khu vực vịnh San Francisco lân cận. Các nguồn chính trong việc gia tăng dân số trong Thung lũng Trung tâm là những người nhập cư từ khu vực vịnh San Francisco để tìm kiếm chi phí nhà ở thấp hơn, cũng như những người nhập cư đến từ châu Á, Trung Mỹ, México, Ukraina và phần còn lại của Liên Xô cũ. Thung lũng Trung tâm là một trong các khu vực sản xuất nông nghiệp năng suất nhất trên thế giới và là vùng đất loại 1 lớn nhất thế giới. Có trên 230 cây trồng được phát triển tại đây. Với ít hơn 1% tổng diện tích đất nông nghiệp tại Hoa Kỳ, Thung lũng Trung tâm sản xuất 8% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia: 17 tỉ USD vào năm 2002. Sản xuất nông nghiệp của Thung lũng Trung tâm dựa vào hệ thống tưới lấy nước từ cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Khoảng một phần sáu diện tích đất đai được tưới tại Hoa Kỳ là ở Thung lũng Trung tâm. Gần như toàn bộ các cây trồng phi nhiệt đới đều được trồng tại Thung lũng Trung tâm, nó là nguồn cung cấp chính của một số nông sản trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm cà chua, hạnh, nho, sợi bông, mơ, và măng tây. Tại Thung lũng Trung tâm có 6.000 người trồng hạnh và mỗi năm sản xuất ra trên 600 triệu pound (~272 nghìn tấn), chiếm khoảng 70% nguồn cung của thế giới. Năm 2007, bốn quận có doanh thu nông nghiệp hàng đầu ở Hoa Kỳ đều nằm tại Thung lũng Trung tâm. Chúng là quận Fresno (#1 với doanh thu 3,731 tỷ USD), quận Tulare (#2 với 3,335 tỉ USD), quận Kern (#3 với 3,204 tỷ USD), và quận Merced (#4 với 2,330 tỉ USD. Ban đầu, nông nghiệp tại Thung lũng Trung tâm tập trung gần đồng bằng châu thổ Sacramento-San Joaquin, nơi có mực nước cao quanh năm và dễ dàng đưa vào đồng ruộng, nhưng các dự án tưới tiêu sau đó đã khiến cho sản xuất nông nghiệp mở rộng ra nhiều khu vực khác của thung lũng. Dân tộc học. Sau tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tiếng H'Mông là ngôn ngữ phổ biến thứ ba tại Thung lũng Trung tâm.
1
null
Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế (chữ Hán: 北周孝閔帝) (542-557, tại vị: 557) là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Bắc Chu. Thân thế. Ông nguyên tên là Vũ Văn Giác (), tên tự Đà La Ni ("陀羅尼"), người tộc Tiên Ti. Ông là con thứ ba của Vũ Văn Thái, quyền thần nhà Tây Ngụy, người đặt nền móng cho nước Bắc Chu. Hoàng đế khai quốc. Sử chép từ nhỏ ông có tính tình nhã nhặn. Sau khi Thừa tướng của Tây Ngụy là Vũ Văn Thái ốm chết năm 556, cháu Vũ Văn Thái là Vũ Văn Hộ ủng lập Vũ Văn Giác thế tập ngôi vị Thừa tướng Tây Ngụy. Tháng Giêng năm sau, Vũ Văn Hộ ép Tây Ngụy Cung Đế Thác Bạt Khuếch phải nhường ngôi hoàng đế cho Vũ Văn Giác, khi đó mới 15 tuổi. Vũ Văn Giác lên ngôi xưng đế, xây dựng kinh đô Trường An, lập quốc hiệu là Chu, sử gọi là Bắc Chu. Tuy nhiên, ông không sử dụng tước hiệu "Hoàng đế" mà dùng tước hiệu "Thiên vương". Trị vì và qua đời. Mặc dù là Hoàng đế khai quốc nhưng trên thực tế quyền lực triều đình Bắc Chu đều do anh họ ông là đại tư mã Vũ Văn Hộ nắm giữ. Vũ Văn Hộ chuyên quyền lộng hành, khiến một số nguyên lão đại thần trong triều không phục. Thái phó Triệu Quý có âm mưu ám sát Vũ Văn Hộ, nên tìm thái bảo Độc Cô Tín để bàn bạc. Độc Cô Tín tuy có khuyên can nhưng cũng không tố giác. Sau này có người đã tố giác chuyện này, Vũ Văn Hộ lập tức cho giết Triệu Quý, còn Độc Cô Tín cũng bị cách chức quan, không lâu sau thì bị ban chết. Vũ Văn Giác bấy giờ tuy mới 16 tuổi cũng muốn tự mình chấp chính, nên rất bất mãn với sự chuyên quyền của Vũ Văn Hộ. Tháng 4 năm 557, Vũ Văn Giác liên hệ với một số đại thần như Lý Thực, Mã Tôn Hằng và Ất Phất Phượng chuẩn bị nhân cơ hội mở tiệc đãi công khanh để bắt giết Vũ Văn Hộ, nhưng bị Vũ Văn Hộ phát hiện. Tuy nhiên lần này Vũ Văn Hộ lại có lệnh cấm sát sinh, nên chỉ điều hai đại thần xuống huyện làm quan địa phương. Ất Phất Phượng may mắn được giữ lại vẫn không nản lòng, vẫn ráo riết lên kế hoạch để nhân cơ hội Vũ Văn Thái bày yến tiệc đãi quần thần mà thủ tiêu Vũ Văn Hộ, tuy nhiên một lần nữa bị Vũ Văn Hộ phát hiện. Lần này, Vũ Văn Hộ triệu tập các thân tín đến giết Ất Phất Phượng. Vũ Văn Hộ sau đó ép Vũ Văn Giác nhường ngôi. Vị Hoàng đế khai quốc Vũ Văn Giác trị vì chưa đầy 8 tháng thì bị phế truất và bị giáng xuống làm Lược Dương công. Một tháng sau Vũ Văn Hộ lại cho người ám sát Vũ Văn Giác để ngừa hậu hoạn. Sau khi chết, Vũ Văn Giác được an táng tại Tĩnh Lăng (nay thuộc khu vực Phú Bình, Thiểm Tây) và được tôn thụy hiệu là Hiếu Mẫn hoàng đế (孝閔皇帝). Thông tin cá nhân. Con cái. Vũ Văn Khang (宇文康 , ? -576) , con trai duy nhất , mẹ là Lục phu nhân. Bị Bắc Chu Vũ đế ban tử. Có một con trai , bị Tùy Văn đế giết chết.
1
null
Đinh Thìn (1939 – 2000), tên khai sinh là Đinh Văn Thìn là một nghệ sĩ âm nhạc cổ truyền người Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với nghệ thuật trình diễn sáo trúc, từng giới thiệu nghệ thuật sáo trúc Việt Nam biểu diễn ở 30 nước trên thế giới. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh năm 1939, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông ngoại của ông từng là đội trưởng đội bát âm của làng. Chịu ảnh hưởng này, từ năm 10 tuổi, ông đã biết thổi sáo. Năm 1954, ông được tuyển vào Đoàn nghệ thuật Liên khu IV do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương làm trưởng đoàn và được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương phát hiện tài năng dù ngoại hình của ông có phần thất lợi với nước da đen, đầu tóc dính đầy bùn với cái sẹo to, mặt lấm tấm mụn, với quan điểm: "Ta chọn kỹ năng chứ không chọn hình thức". Khi tham gia đoàn chèo Trung ương, ông may mắn được cụ Ngô Văn Ly truyền nghề. Ông biểu diễn được rất nhiều loai nhạc cụ như sáo trúc, đàn bầu, đàn nguyệt. Đặc biệt, nghệ thuật trình diễn sáo trúc của ông được xem như vẽ nên bao bức tranh quê hương Việt Nam đậm nét khắc sâu trong lòng hàng triệu công chúng âm nhạc ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Ông tham gia biểu diễn ở 30 nước trên thế giới; với sự trình diễn điêu luyện, tinh tế và đầy sức thuyết phục, đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị trí của sáo trúc Việt Nam. Năm 1981, ông đạt Huy chương Vàng Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc với phần biểu diễn "Nhớ về nam" (Lý hoài nam). Nhiều sáng tác của ông cho đến nay vẫn được Đài tiếng nói Việt Nam phát lại, có một số bài được đặt làm nhạc hiệu chương trình như bài Trăng sáng quê tôi. Các giải thưởng: Giải Nhì sáng tác Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1980, Giải độc tấu sáo UNESCO năm 1980 và 1985, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa, Huân chương Hoàng hậu Campuchia. Do những đóng góp cho nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984. Ông mất ngày 8 tháng 5 năm 2000. Tác phẩm. Đinh Thìn quan niệm rằng: Ông không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng mà còn sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho nhạc cụ dân tộc, như: Ngoài ra ông còn sáng tác bài: Hát về đất nước tôi (1980).
1
null
Chết bởi Trung Quốc - Đương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Động Toàn Cầu (tiếng Anh: "Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action") là một cuốn sách của hai giáo sư kinh tế học Peter Navarro và Greg Autry. Trong cuốn sách này, hai tác giả điểm lại các sự kiện bao gồm "từ các chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người", các mối đe đọa rõ rệt đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới gây ra bởi Đảng Cộng sản cầm quyền "tham nhũng và tàn bạo" tại Trung Quốc. Lời tựa của cuốn sách được viết bởi Đường Bách Kiều, một nhà hoạt động sinh viên trong cuộc biểu tình Thiên An Môn 1989, hiện cư trú tại Hoa Kỳ và là người ủng hộ nổi bật của Tổng thống Donald Trump. Cuốn sách đã được dịch ra các thứ tiếng: Nhật, Việt, và Triều Tiên. Một bộ phim tài liệu dài, dựa vào cuốn sách và có cùng tên, cũng đã được trình chiếu. Bản dịch tiếng Việt do tiến sĩ Trần Diệu Chân dịch và được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 11 năm 2012 tại Tiểu Saigon, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Các chương trong sách. Với 300 trang sách, tác phẩm gồm có 16 chương, được chia thành 5 phần chính:
1
null
Amy Lou Adams (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1974) là một nữ diễn viên người Mỹ. Cô nổi tiếng với những vai diễn hài và chính kịch, và tính đến năm 2017 là một trong những nữ diễn viên có thu nhập cao nhất thế giới. Cô cũng từng nhận một vài giải thưởng danh giá, bao gồm hai Quả cầu vàng, cùng với đó là năm đề cử Oscar và sáu đề cử giải BAFTA. Sinh ra tại Vicenza, Ý và lớn lên ở Castle Rock, Colorado, Adams là người con thứ tư trong bảy người con. Cô từng tập luyện để trở thành một vũ công ba lê, nhưng đến năm 18 tuổi cô lại thấy mình phù hợp hơn với sân khấu nhạc kịch, và từ 1994 đến 1998 cô làm việc trong một nhà hát dịch vụ ăn tối. Cô có vai diễn điện ảnh đầu tay trong bộ phim châm biếm năm 1999 "Drop Dead Gorgeous". Sau khi chuyển đến Los Angeles, cô có một vài vai diễn khách mời trên truyền hình, và thường đảm nhận những vai "mean girl" theo quy mô nhỏ. Vai chính đầu tiên của cô đến trong bộ phim tiểu sử của Steven Spielberg "Catch Me If You Can" đóng cặp với Leonardo DiCaprio, nhưng cô lại bị thất nghiệp một năm sau đó. Cô tạo nên đột phá với vai diễn một người phụ nữ mang thai lắm lời trong bộ phim độc lập 2005 "Juneburg". Trong bộ phim nhạc kịch năm 2007 "Chuyện thần tiên ở New York", cô đóng vai một nàng công chúa Disney vui vẻ, tạo nên thành công lớn đầu tiên của cô trong vai trò nữ chính. Cô tiếp tục theo đuổi lối diễn một người phụ nữ ngây thơ, lạc quan trong một loạt các phim, trong đó có phim chính kịch "Doubt" năm 2008. Sau đó cô thay đổi sang đóng vai những phụ nữ mạnh mẽ hơn và nhận được đánh giá tích cực trong phim thể thao "The Fighter" (2010) và phim chính kịch tâm lý "The Master" (2012). Năm 2013, cô vào vai Lois Lane trong một số phim siêu anh hùng thuộc DC Extended Universe. Cô giành hai giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất liên tiếp khi đóng một tay lừa đảo quyến rũ trong bộ phim hình sự "Săn tiền kiểu Mỹ" (2013) và một họa sĩ lo lắng Margaret Keane trong phim tiểu sử "Big Eyes" (2014). Năm 2016 cô nhận sự tán dương cho các vai diễn chính đóng trong phim khoa học viễn tưởng "Cuộc đổ bộ bí ẩn" và phim tâm lý rùng rợn "Nocturnal Animals". Những vai diễn sân khấu của Adams bao gồm vở kịch dựng lại "Into the Woods" của rạp The Public Theater năm 2012, trong đó cô đóng Người vợ của Thợ làm bánh. Năm 2014, cô có tên trong danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất thế giới" của "Time" và xuất hiện trong danh sách 100 người nổi tiếng nhất của Forbes. Adams kết hôn với nghệ sĩ Darren Le Gallo và có với nhau một đứa con gái. Tiểu sử. Adams sinh ra ngày 20 tháng 8 năm 1974, có cha mẹ là Richard Kent và Kathryn đều có quốc tịch Hoa Kỳ, khi cha cô đóng quân cùng Lục quân Hoa Kỳ tại khu liên hợp quân sự Caserma Ederle ở Vicenza, Ý. Là người con thứ tư trong bảy anh chị em, cô có bốn anh em trai và hai chị em gái. Sau khi di chuyển từ căn cứ quân sự này sang căn cứ khác, gia đình Adams đã định cư tại Castle Rock, Colorado năm cô tám tuổi. Sau khi nghỉ hưu, cha cô chuyển sang nghề hát chuyên nghiệp tại các câu lạc bộ đêm và nhà hàng. Adams từng miêu tả việc đi đến các buổi diễn của cha và uống Shirley Temple tại quán bar là một trong những kỉ niệm thời thơ ấu yêu dấu nhất của cô. Dù bị hạn chế về mặt tài chính, gia đình cô vẫn tổ chức cắm trại và đi bộ với nhau, biểu diễn những vở kịch ngắn trào phúng nghiệp dư thường do cha cô, và đôi khi là mẹ cô viết. Adam rất đam mêm kịch và luôn đóng vai chính. Sự nghiệp. 1994–2004: Nhà hát bữa tối và những vai màn ảnh đầu tiên. Adam bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp khi làm một vũ công tại vở nhạc kịch "A Chorus Line" trong nhà hát bữa tối năm 1994 tại Boulder, Colorado. Buổi diễn yêu cầu cô phải hầu bàn trước khi lên sân khấu diễn. Mặc dù yêu thích ca hát và vũ đạo, cô lại không thích làm hầu bàn và vướng vào rắc rối khi một vũ công đồng nghiệp mà cô coi là bạn, đã đưa những cáo buộc sai về cô đến giám đốc. Adams cho biết, "tôi thực sự chưa từng biết nói dối là gì. Tôi chỉ biết tôi tiếp tục bị gọi vào và giảng dạy về sự thiếu chuyên nghiệp của tôi". Cô mất việc nhưng tiếp tục đi diễn tại nhà hát bữa tối tại Heritage Square Music Hall (Đại sảnh Âm nhạc Heritage Square) và Country Dinner Playhouse. Trong một buổi diễn "Anything Goes" tại Country Dinner Playhouse năm 1995, cô đã được Michael Brindisi phát hiện, chủ tịch và giám đốc nghệ thuật của Nhà hát ăn tối Chanhassen, có trụ sở tại Minneapolis; ông cũng mời cô làm việc tại đó. Sau khi đảm nhiệm những vai ngắn trong ba phim quy mô nhỏ năm 2002 — "The Slaughter Rule", "Pumpkin" và "Serving Sara" — Adams đã tìm thấy vai diễn đáng chú ý đầu tiên trong bộ phim hài kịch "Catch Me If You Can" của Steven Spielberg sau khi giám đốc tuyển vai Deborah Zane đã mang cô và gây sự chú ý của Spielberg. Cô vào vai Brenda Strong, một y tá mà Frank Abagnale, Jr. (do Leonardo DiCaprio thủ vai) yêu. Cô đã mô tả kinh nghiệm của mình trên phim giúp "tăng sự tự tin rất lớn". 2005–2007: Đột phá với "Junebug" và "Enchanted". Bị vỡ mộng vì bị đuổi khỏi "Dr. Vegas", Adams, lúc đó 30 tuổi, đã cân nhắc tìm kiếm một sự nghiệp thay thế sau khi hoàn thành công việc trong dự án duy nhất mà cô đã ký. Đó là một bộ phim độc lập thể loại hài kịch mang tên "Junebug", có kinh phí làm phim dưới 1 triệu USD. Do Phil Morrison đạo diễn, trong phim Adams thủ vai Ashley Johnsten, một người phụ nữ đang mang thai vui vẻ và nói nhiều. Morrison bị ấn tượng bởi khả năng của Adams đến nỗi không nghi ngờ gì sự hóa thân quá tốt của cô vào nhân vật. Cô tìm thấy một mối liên hệ với đức tin về Chúa của Johnsten, và dành thời gian với Morrison ở Winston-Salem, Bắc Carolina (nơi quay bộ phim) để tham gia buổi lễ nhà thờ vào Chủ nhật. "Juneburg" ra mắt tại liên hoan phim Sundance 2005 và tại đó Adams đã giành giải đặc biệt của ban giám khảo (special jury prize). Adams cũng nhận một đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và giành thêm một giải Tinh thần độc lập. Sau khi lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình hài hước "Underdog" (2007) của Walt Disney Pictures, Adams đã hóa thân vào vai một nàng công chúa Disney vui vẻ và đầy lạc quan có tên Giselle trong bộ phim hài nhạc kịch lãng mạn "Enchanted" (tựa Việt là Chuyện thần tiên ở New York). Cô nằm trong số 250 nữ diễn viên tham gia thử giọng cho vai diễn đáng chú ý này; dù hãng phim ủng hộ việc tuyển một diễn viên tầm cỡ hơn, nhưng đạo diễn Kevin Lima lại khẳng định chọn Adams bởi sự cam kết của cô với vai này và khả năng của cô để không bị phán xét về nhân cách của mình. Trong phim cô phải mặc một chiếc váy ballgown nặng , và Adams đã bị ngã vài lần trước sức nặng của nó. Cô hát ba ca khúc cho nhạc phim—"True Love's Kiss", "Happy Working Song" và "That's How You Know". Cô đã nhận một đề cử giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim hài/ca nhạc xuất sắc nhất. 2008–2012: Những vai diễn ngây thơ và mở rộng sang vai chính kịch. Tại liên hoan phim Sundance 2008, "Sunshine Cleaning" được công chiếu; đây là bộ phim hài kịch về hai chị em (do Adams và Emily Blunt đóng) bắt đầu một công việc dọn dẹp cảnh tội phạm. Adams bị hấp dẫn với ý tưởng đóng một người luôn luôn cố gắng hoàn thiện mình hơn. Adams tiếp tục diễn xuất trong "Doubt", một bộ phim chuyển thể từ của John Patrick Shanley. Nội dung phim kể về một vị hiệu trưởng trường Công giáo (do Meryl Streep thủ vai) cáo buộc một linh mục (do Philip Seymour Hoffman đóng) về hành vi ấu dâm; Adams đóng vai một nữ tu vô tội bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Ban đầu Shanley tiếp cận Natalie Portman cho vai này nhưng đã tuyển vai cho Adams sau khi thấy được tính cách ngây thơ, thông minh của cô giống như Ingrid Bergman. Nhờ vai này mà Adams đã được đề cử cho một giải Oscar, một Quả cầu vàng và một giải BAFTA cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Bộ phim phiêu lưu kỳ ảo năm 2009 "Đêm kinh hoàng 2" có sự tham gia của Ben Stiller và Adams; trong phim cô thủ vai nữ phi công Amelia Earhart. Đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên quay trong Viện bảo tàng Hàng Không và Vũ trụ Quốc gia tại Washington. Đạo diễn Shawn Levy nói rằng vai diễn cho phép Adams phô trương diễn xuất của cô, trong khi Adams tin rằng đây là lần đầu tiên cô được phép đóng một nhân vật tự tin trên màn ảnh. Dù phim nhận sự phê bình trái chiều, vai của Adams vẫn được nhận lời khen. Cùng năm đó, Adams tham gia đóng trong phim hài kịch "Julie & Julia" với vai một thư ký chỉnh phủ hay cằn nhằn quyết định viết blog về các công thức nấu ăn trong cuốn sách dạy nấu "Mastering the Art of French Cooking" của Julia Child; trong một cốt truyện song song, Meryl Streep đóng vai Child. 2013–nay: Khẳng định bản thân. Sau khi mất vai Lois Lane trong hai bộ phim trước về Superman, Adams đã đảm nhận vai này trong bộ phim reboot năm 2013 của Zack Snyder mang tên "Người đàn ông thép", với Henry Cavill thủ vai nhân vật Superman. Phim thu về 660 triệu USD để trở thành một trong những bom tấn phòng vé lớn nhất của cô. Adams tiếp tục tham gia "Her", một phim chính kịch từ nhà biên kịch kiêm đạo diễn Spike Jonze về một người đàn ông cô đơn (Joaquin Phoenix) yêu một hệ điều hành máy tính (lồng tiếng bởi Scarlett Johansson); Adams đóng vai người bạn thân của anh. Cô từng có một màn thử vai không thành công trong bộ phim "Where the Wild Things Are" của Jonze năm 2009 và được chọn đóng trong "Her" sau khi Jonez xem lại những cuốn hình thử vai đó. Thành công tiếp tục đến với Adams khi cô tái hợp với David O. Russell trong bộ phim hình sự "Săn tiền kiểu Mỹ", với dàn sao Christian Bale, Bradley Cooper và Jennifer Lawrence. Lấy cảm hứng từ scandal thập niên 1970 của Abscam, trong phim Adams trở nên quyến rũ hiếm có khi hóa thân vào vai một tay lừa đảo đầy cám dỗ. Cô giành Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim hài/ca nhạc xuất sắc nhất và nhận đề cử Oscar thứ năm (lần đầu tiên với hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất). "Her" và "Săn tiền kiểu Mỹ" đều được các nhà phê bình ca ngợi là một trong những phim điện ảnh hay nhất năm 2013, và cả hai đều nhận đề cử giải Oscar cho phim hay nhất. Sau một năm vắng mặt trên màn ảnh, Adams có ba phim công chiếu năm 2016. Cô tiếp tục đảm nhận vai Lois Lane trong "", đánh dấu phần thứ hai của thương hiệu "DC Extended Universe" sau "Người đàn ông thép". Mặc dù nhận đánh giá phê bình tiêu cực đối với việc lạm dụng hiệu ứng hình ảnh, phim vẫn thu về 870 triệu USD và là phim có doanh thu cao nhất của cô. Trong hai phim kế tiếp—phim khoa học viễn tưởng "Cuộc đổ bộ bí ẩn" và phim tâm lý rùng rợn "Nocturnal Animals", Adams đóng những phụ nữ "thận trọng dễ xúc động, thông minh dữ dội" và đều được đánh giá tích cực. Đời sống cá nhân. Adams gặp nam diễn viên và họa sĩ Darren Le Gallo trong một lớp học diễn xuất năm 2001, và họ bắt đầu hẹn hò một năm sau khi hợp tác trong một bộ phim ngắn mang tên "Pennies". Họ đính hôn năm 2008, và Adams sinh con gái hai năm sau đó. Bảy năm sau lễ đính hôn, cặp đôi kết hôn trước sự nài nỉ của cô con gái trong một buổi lễ riêng tại một trang trại gần Santa Barbara, California. Adams cho biết năm 2016 rằng cô đánh giá rất cao sự hi sinh của Le Gallo khi đóng vai trò là người chăm sóc chính cho gia đình họ.
1
null
Bayano là một hồ nước tọa lạc phía Đông của tỉnh Panamá, Panama. Hồ nước được tạo ra từ năm 1976, sau khi một con đập được xây trên sông Bayano. Đây là hồ nước lớn thứ hai của Panama, chỉ xếp sau hồ Gatun. Hồ nước được đặt tên là Bayano, là tên của một nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy nô lệ lớn nhất của Panama vào thế kỷ XVI. Các hang động Bayano nằm ở phía nam của hồ.
1
null
Hồ Gatun (Tiếng Tây Ban Nha: Lago Gatún) là một hồ nước nhân tạo lớn nhất Cộng hòa Panama, nó tạo thành một phần quan trọng của kênh đào Panama, mang theo tàu cho 33 km (21 dặm) quá cảnh qua eo đất Panama. Hồ được tạo ra từ năm 1907 đến 1913 do việc xây dựng đập Gatun qua sông Chagres. Khi nó được tạo ra, Gatun là hồ nhân tạo lớn nhất thế giới, và đập là đập nước lớn nhất trên Trái Đất.
1
null
Trần Hoài Dương (8 tháng 11 năm 1943 – 6 tháng 5 năm 2011) là một nhà văn Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp. Trần Hoài Dương tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1943, quê quán tại Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Năm 1960, ông học lớp Báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương khóa 1. Trước năm 1975 ông từng là cán bộ biên tập của Tạp chí Cộng sản. Do đam mê sáng tác truyện ngắn, truyện dài, nên đưa đơn xin chuyển công tác sang báo Văn Nghệ. Sau năm 1975, Trần Hoài Dương vào Sài Gòn làm việc ở bộ phận miền Nam của báo Văn Nghệ. Ông bị đột tử tại nhà riêng, do nhồi máu cơ tim, vào khoảng 20 giờ ngày thứ Sáu, 6 tháng 5 năm 2011, nhằm ngày mồng 4 tháng Tư, Tân Mão. Một số tác phẩm nổi bật. Ngoài ra ông còn viết nhiều kịch bản phim hoạt hình và kịch bản múa rối cho thiếu nhi, trong đó đã có 5 kịch bản được dựng thành phim. Gia đình. Con trai ông là nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh.
1
null
Eo biển Golden Gate (chữ Anh: Golden Gate strait), gọi tắt Golden Gate, là eo biển thông suốt vịnh San Francisco với Thái Bình Dương ở bang California, Hoa Kỳ. Chiều dài đông - tây là 8 km, chiều rộng nam - bắc là 1,6 – 5 km, nó nắm giữ yết hầu của các hải cảng ở San Francisco đi ra Thái Bình Dương. Cầu Golden Gate bắc qua eo biển xây dựng xong vào năm 1937, dài tổng cộng 2.737 mét, là cầu treo dài nổi tiếng thế giới, cho phép tàu thủy qua lại dưới cầu. Quận - Thành phố hợp nhất San Francisco ở vào bờ nam của eo biển, bờ bắc là hạt Marin. Tổng quát. Eo biển Golden Gate là eo biển nối liền vịnh San Francisco và Thái Bình Dương ở Bờ Tây, bang California, Hoa Kỳ. Nguyên lúc đầu là cửa sông cổ xưa. Dài khoảng 8 km, rộng 1,6 – 5 km, sâu 90 m. Nó là cửa vào biển của vịnh San Francisco và các cửa cảng của hệ thống sông Sacramento - San Joaquin. Cầu Golden Gate bắc qua hai bờ eo biển. Được người châu Âu phát hiện vào năm 1769, do nhà thám hiểm John C. Frémont đặt tên vào năm 1846; vì nguyên do tương tự với Sừng Vàng ở eo biển Bosporus, Thổ Nhĩ Kì mà đặt tên. Vịnh biển. Vịnh San Francisco là vịnh biển ở vào Bờ Tây, miền trung bang California, Hoa Kỳ. Thông suốt với Thái Bình Dương thông qua eo biển Golden Gate. Vịnh biển (bao gồm vịnh San Pablo ở phía bắc) có chiều dài nam - bắc là 100 km, rộng đông - tây là 36 km. Mặt phía nam của eo biển có San Francisco, bờ đông của vịnh có rất nhiều thành phố như Oakland, Berkeley, v.v Cả vịnh biển trở thành một bến cảng lớn tuyệt vời. Kinh tế. Thung lũng Silicon ở vào một khu vực hẹp và dài gần 50 kilômét từ San Francisco qua Santa Clara đến San Jose, là khu vực cơ sở của ngành công nghiệp điện tử trọng yếu ở Hoa Kỳ, cũng là khu vực tập trung nhiều công ti trong ngành công nghiệp điện tử được cho là nổi tiếng nhất thế giới. Thực ra, nguyên nhân hình thành lúc ban đầu của thung lũng Silicon rất giản đơn, nó chỉ là một chính sách của chính phủ vì mục đích giữ lấy lưu học sinh bên trong khu vực Đại học Stanford, đề cao kinh tế địa phương, không ngờ cuối cùng kinh tế của khu vực đó phát triển thần tốc, trở thành vùng tập trung khoa học kĩ thuật. Thung lũng Silicon, từ giữa niên đại 60 thế kỉ XX đến nay, vì công nghệ vi điện tử phát triển rất nhanh mà dần dần hình thành, đặc điểm của nó là lấy một số đại học nổi tiếng trên thế giới ở sát gần đó như Stanford - đại học loại 1 ở Hoa Kỳ, Đại học California phân hiệu Berkeley và Viện Công nghệ California, và có sẵn lực lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu làm chỗ dựa, lấy nhóm các công ti công nghệ cao vừa và nhỏ làm cơ sở, đồng thời có được các đại công ti như Cisco, Intel, HP, Apple, v.v, dung hợp khoa học, công nghệ và sản xuất thành một khối. Nó đã có các công ti công nghiệp điện tử rất lớn và nhỏ, đạt hơn 10.000 công ty, cho nên việc sản xuất mạch tích hợp chất bán dẫn và máy tính điện tử lần lượt chiếm chừng 1/3 và 1/6 toàn nước Mĩ. Sau niên đại 80, cơ quan nghiên cứu các công nghệ mới nổi như sinh vật, không gian, hải dương, thông tấn và tư liệu năng lượng dần dần xuất hiện, khu vực này về mặt khách quan trở thành cái nôi của công nghệ mới và cao của Hoa Kỳ, thung lũng Silicon đã trở thành danh từ thay thế của vùng tập trung ngành công nghiệp chất bán dẫn của các nước trên thế giới. Các công nghệ cao của thung lũng Silicon cải tiến mỗi ngày, trung bình 18 tháng thì lên một bậc mới, nhiều năm nay, kinh tế của nó liên tục phồn thịnh, thu nhập doanh nghiệp của thung lũng Silicon vào năm 1999 đạt từ 250 tỉ USD đến 300 tỉ USD. Năm 1998, lương bình quân đầu người hằng năm ở thung lũng Silicon vào năm 1998 đạt 96.000 USD, năm 1999 thì vượt qua 100.000 USD, một sinh viên tốt nghiệp đại học có nhãn hiệu nổi tiếng ở Hoa Kỳ một năm thu nhập không dưới 60.000 USD ở thung lũng Silicon, phổ thông cao hơn 20.000 USD so với các khu vực khác. Mọi người trên cả thế giới đều biết rằng, việc trở thành triệu phú hay tỉ phú trong một đêm ở thung lũng Silicon, đều là chuyện bình thường, dù trở thành tỉ phú chăng nữa cũng không phải là không có khả năng. Thành phố. San Francisco. San Francisco, hoặc gọi Cựu Kim Sơn, Xanh Phờ-ranh, là một quận - thành phố hợp nhất của bang California, Hoa Kỳ, về phương diện nhân khẩu cũng là thành phố lớn thứ tư ở bang California. Nằm ở ven biển của miền bắc California, ở góc bắc của bán đảo San Francisco, phía đông giáp vịnh San Francisco, tây giáp Thái Bình Dương. Về phương diện phân chia khu hành chính cũng bao gồm đảo Alcatraz và đảo Treasure bên trong vịnh San Francisco. Phía nam thành phố là thung lũng Silicon, cộng thêm thành phố Oakland và quận Marin ở phía bắc gọi chung là Vùng Vịnh San Francisco. Người châu Âu đến San Francisco trước nhất là người Tây Ban Nha, kiến lập thành phố vào năm 1776. Thời kì đãi vàng bắt đầu phát triển mạnh vào năm 1848. Động đất San Francisco năm 1906 đã hình thành sự phá hoại cực kì lớn đối với thành phố, nhưng mà rất mau chóng được tái kiến thiết. Có rất nhiều nghệ sĩ, tác giả và diễn viên cư trú ở San Francisco, liên tục là một trong những trung tâm của văn hoá nổi loạn và chủ nghĩa tự do cận đại. Phong cảnh có tiếng tăm nhất ở San Francisco là hệ thống xe cáp, cầu Golden Gate, cầu qua vịnh Oakland - San Francisco và kim tự tháp Transamerica. Richmond. Richmond là thành phố và thương cảng ở phía tây bang California, Hoa Kỳ. Đối diện bờ đông vịnh San Francisco ở Thái Bình Dương. Có 110.567 nhân khẩu (năm 2019). Bắt đầu xây dựng vào cuối thế kỉ XIX, thành lập thành phố vào năm 1905. Sau khi thiết lập các ụ tàu quy mô lớn trong đại chiến thế giới lần thứ hai, nó phát triển rất nhanh. Có các ngành công nghiệp như máy bay, điện tử, lọc dầu, hoá học dầu mỏ, sản phẩm kim loại và sửa chữa tàu thuyền. Có cầu treo Richmond - San Rafael trực tiếp kết nối với bờ tây vịnh San Francisco. Trung tâm nghệ thuật Richmond cất giữ nhiều loại đồ thủ công hiện đại.
1
null
Thạch sùng Côn Đảo (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus condorensis ) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Loài này được Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Đây là loài đặc hữu của Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Chiều dài đầu-thân và chiều dài đuôi của cá thể đực lần lượt là 80 milimét và 100 mm còn ở cá thể cái là 68 mm và 85 mm. Phần lưng của thạch sùng Côn Đảo có màu nâu xám với những vết lớn sậm màu thường xếp theo chiều ngang, trong khi phần dưới cơ thể có màu xám nhợt nhạt.
1
null
Balaenidae () là một họ động vật có vú biển trong Bộ Cá voi gồm 2 chi còn sinh tồn. Về lịch sử phân loại, nó từng được xem là chỉ chứa duy nhất 1 loài cá voi đầu bò. Trong suốt thế kỷ 20, điều này đã gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Cuối cùng, vào đầu thập niên 2000, các nhà khoa học đưa ra kết luận: cá voi đầu cong, loài thường được biết là cá voi đầu bò Greenland, thực tế không phải là cá voi đầu bò. Do đó, họ Balaenidae bao gồm cả chi cá voi đầu bò ("Eubalaena"), và chúng có quan hệ rất gần với cá voi đầu cong (chi "Balaena"). Đặc điểm. Balaenidae là các loài cá voi lớn, con trưởng thành dài trung bình 15 đến 17 m và nặng 50-80 tấn. Đặc điểm chính để nhận biết chúng là hàm trên có dạng vòm, hẹp. Hìnnh dáng này cho phép hình thành các tấm hàm dài. Loài này sử dụng tính năng này bằng cách nổi lên gần bề mặt nước, và thu thức ăn từ nước, sau đó dùng lưỡi để lấy thức ăn từ tấm sừng hàm - một cách lấy thức ăn ngược lại với cá voi xám và Balaenopteridae. Thức ăn của chúng là các loài giáp xác nhỏ, chủ yếu là động vật giáp xác Copepoda, mặc dù một số loài cũng ăn một lượng đáng kể krill.
1
null
Thằn lằn chân ngón Hòn Tre (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus hontreensis) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Loài này được Ngô Văn Trí, Grismer & Grismer mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Đây là loài đặc hữu của hòn Tre thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Thằn lằn chân ngón hòn Tre mang những nét điển hình của loài sống trong hang động như mắt to, mõm dài, chi thon, củ tiêu giảm và không có củ đuôi, thích nghi với đời sống trong hang sâu trên hòn Tre, vùng đệm của Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang. Loài này có thân hình thon, chiều dài mút mõm-hậu môn là 79,7 ± 4,9 milimét. Vùng chẩm không có đốm hay vệt màu. Trên lưng có ba vạch lớn nâu đậm viền trắng nhạt.
1
null
Cố Hưng Tổ (chữ Hán: "顧興祖") là một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc thời nhà Minh, từng tham gia chiến dịch xâm lược Đại Việt vào thế kỷ 15. Thân thế. Cố Hưng Tổ nguyên quán huyện Giang Đô, lộ Dương Châu, hành tỉnh Hà Nam (nay thuộc Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc). Ông nội là Cố Thành, cha là Cố Thống, đều làm tướng cho triều Minh. Cố Hưng Tổ được kế thừa tước vị Trấn Viễn hầu từ ông nội Cố Thành. Thời Minh Nhân tông, Cố Hưng Tổ được chức Tổng binh trấn giữ vùng Quảng Tây, chịu trách nhiệm bình định và chiêu hàng các cuộc nổi dậy của bộ tộc người Miêu. Viện binh cho Vương Thông. Tháng 8 năm 1426, chủ soái nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi quyết định bắc tiến, mở chiến dịch tiêu diệt các lực lượng quân Minh đồn trú trên lãnh thổ Đại Việt. Lực lượng tiền tram của quân Lam Sơn chia làm 3 cánh, không chỉ liên tục hạ các thành trì, vây hãm các thành Tam Giang, Đông Quan, Nghệ An, mà còn đánh tan được quân viện binh từ Vân Nam kéo sang, kiểm soát hầu hết vùng lãnh thổ của Đại Việt trước đây. Để quân đối phó lại tình hình nguy cấp ở Đại Việt, năm 1426, Minh Tuyên tông huy động 5 vạn quân các tỉnh phía nam, thêm hỏa khí sang trợ chiến, đặt dưới quyền tổng chỉ huy của Thái tử Thái bảo Thành Sơn hầu Vương Thông, tiến quân sang Đại Việt. Các tướng Trần Trí, Phương Chính đều bị cách chức, bị đặt dưới quyền Vương Thông sai khiến để lấy công chuộc tội. Để tăng cường lực lượng đè bẹp quân Lam Sơn, Vương Thông ra lệnh rút hết quân làm đồn điền (trồng lúa lấy lương - khoảng 8.000 thổ binh bản xứ), hợp với quân đồn trú và quân tăng viện, mộ thêm 3 vạn thổ binh bản xứ, tăng lên thành 10 vạn quân. Minh đế cũng ra lệnh cho các tướng vùng biên giới phía Nam chuẩn bị lực lượng dự bị để hỗ trợ cho Vương Thông khi cần. Tại Vân Nam, Mộc Thạnh được lệnh tuyển mộ 1,5 vạn bộ binh và 3.000 cung thủ chuẩn bị sẵn sàng. Tại Quảng Tây, Cố Hưng Tổ được lệnh chuẩn bị đưa 5.000 quân bản bộ sang tiếp ứng với Vương Thông. Tuy nhiên, quân Lam Sơn khéo bày trận phục binh, nhanh chóng đánh tan quân Vương Thông tại Tốt Động - Chúc Động. Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Vương Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan, đồng thời cho người về nước để cầu viện quân. Tháng 1 năm 1427, Minh đế sai Liễu Thăng và Mộc Thạnh chuẩn bị quân binh để chi viện cho Vương Thông. Bấy giờ, lực lượng chủ lực của quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy tiến ra Bắc, thừa thắng vây chặt thành Đông Quan. Tháng 4 năm 1427, quân Lam Sơn tấn công thành Khâu Ôn (Lạng Sơn). Cố Hưng Tổ biết tin, sai quân tiếp ứng nên quân Lam Sơn phải tạm rút. Thừa thắng, tháng 6 năm 1427, Minh đế ra lệnh cho Cố Hưng Tổ đem năm vạn quân, năm nghìn ngựa, sang cứu viện Vương Thông. Tuy nhiên, khi đến cửa ải Pha Lũy, bị các tướng Lam Sơn là Trần Lựu và Lê Bôi đón đánh, chém 3.000 quân, bắt 500 ngựa. Cố Hưng Tổ thua trận, bỏ chạy về nước. Quân Lam Sơn thừa thắng truy kích, hạ luôn 2 thành Khâu Ôn và Ải Lưu. Cố Hưng Tộ bị đàn hặc vì không cứu viện kịp thời: Tuy nhiên, do bị bắt giam nên Cố Hưng Tổ không phải chịu cái nhục thua trận của Liễu Thăng, Vương Thông. Sang năm 1428, Cố Hưng Tổ được tha và được phục hồi tước vị. Giao chiến với quân Mông Cổ. Năm 1449, bộ tộc Mông Cổ Oirat (Ngõa Lạt thị) xua quân xâm nhập Trung Nguyên, hòng khôi phục uy danh nhà Nguyên. Cố Hưng Tổ theo phò Minh Anh tông thân chinh tiến lên phía Bắc. Tuy nhiên, quân Mông Cổ truy kích và đánh tan toàn bộ binh lực quân Minh tại Thổ Mộc bảo, giết với mấy chục vạn quân Minh cùng hơn 50 quan văn võ, bắt sống được Minh Anh tông, thừa thắng chuẩn bị tấn công Bắc Kinh. Cố Hưng Tổ may mắn thoát được, về triều bị luận tội chết. Tuy nhiên bấy giờ quân Mông Cổ đã áp sát kinh thành, Bắc Kinh rơi vào tình trạng hỗn loạn vì trong thành chỉ còn khoảng 10 vạn quân và ngựa già yếu. Phái chủ chiến đứng đầu bởi tân Binh bộ Thượng thư Vu Khiêm, ủng lập em Anh Tông là Thành vương Chu Kỳ Ngọc lên ngôi, tức là Minh Đại tông, cương quyết tử thủ. Cố Hưng Tổ được phóng thích và phục chức,sung làm Phó tổng binh, thống lĩnh quân Minh chống giữ ở thành ngoại. Dưới sự chỉ huy của Vu Khiêm, quân Minh kháng cự mãnh liệt, quân Mông Cổ sau khi tấn công hơn 1 ngày không hạ được thành, sợ viện quân Minh các nơi kéo đến chặn đường về, nên ngày 15 tháng 10 nhổ trại lui về phía bắc. Cuối đời. Sau khi quân Mông Cổ lui quân, Cố Hưng Tổ được phong chức Đô đốc đồng tri, giao trấn thủ Tử Kinh quan. Năm 1452, bị triều đình xét tội nhận hối lộ, tước bỏ tước vị và bị hạ ngục, sau đó lại được phóng thích. Khi Minh Đại tông lập Thái tử, Cố Hưng Tổ được phong lại tước Bá. Minh Anh tông phục vị, khôi phục tước vị Hầu cho Cố Hưng Tổ, giao trấn thủ Nam Kinh. Sau khi Cố Hưng Tổ chết, tước Hầu do cháu là Cố Thuần thế tập.
1
null
The Grace - Dana and Sunday là nhóm nhỏ gồm 2 thành viên Dana (trưởng nhóm) và Sunday của nhóm nhạc nữ 4 thành viên CSJH The Grace. Lịch sử ra mắt. Trước khi ra mắt. Ngày 28 tháng 6 năm 2011, SM Entertainment khẳng định rằng, "The Grace sẽ tiếp tục hoạt động với một đơn vị mới và trở lại vào đầu tháng 7. Xin hãy chờ đón hình ảnh mới của họ." Nhưng sự trở lại của nhóm bị hoãn lại khi được công bố trên chương trình "KBS Special – K-pop Makes The World Dance" của đài truyền hình KBS 1. Theo như kế hoạch, The Grace sẽ quay trở lại vào ngày 13 tháng 7 với ca khúc chủ đề mang tên "V.I.P". SM Entertainment giải thích lại rằng, "Đó chỉ là một ca khúc tạm thời. Ca khúc chính thức đã được thu âm xong rồi." Nhưng do hoạt động riêng của hai thành viên còn lại là Lina và Stephanie nên chỉ có hai thành viên là Dana và Sunday tham gia vào đợt comeback này. Sau đó, SM Entertainment thông báo nhóm nhỏ với tên gọi 天上智喜-DANA&SUNDAY (The Grace - Dana & Sunday). Ra mắt. Một teaser đã được tung ra với một hình ảnh hai cô gái trong những bộ quần áo sặc sỡ rất quyến rũ, rất thời trang và được trang điểm một cách cuốn hút với hai màu chủ đạo là đen và trắng, ra mắt cùng với nhóm vào tháng 7 năm 2011. Đĩa đơn ""나 좀 봐줘" (One More Chance)" ra mắt trên iTunes Store và trên các cổng âm nhạc kĩ thuật số khác nữa vào ngày 11 tháng 7. Album ra mắt này được tung ra dưới hình thức kĩ thuật số. Music Video cũng được ra mắt cùng ngày. Họ ra mắt lần đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 2011 trên KBS Music Bank. 2011: Dự án, nhạc phim và SMTOWN Winter Album. Sau khi trờ lại nền âm nhạc Hàn Quốc với album "나 좀 봐줘 (One More Chance)", bộ đôi tiếp tục ra mắt một ca khúc nhạc phim nữa. Ngày 23 tháng 9, họ thu âm một trong 4 ca khúc cho phim Hooray for Love "애정만만세, "Now You (지금 그대)". Nhóm trở thành một phần của dự án mang tên "With Coffee". Họ đã tung ra album cho dự án sắp tới. Teaser của dự án cho thấy "With Coffee" sẽ là một dự án gồm nhiều ca sĩ khác tham gia nữa. Dự án #1 sẽ là "Americano" của Dana and Sunday, dự án #2 sẽ là "Cappuccino" của Bobby Kim, dự án #3 sẽ là "Cafe Latte" của Kim Yoo Kyung, dự án #4 sẽ là "Cafe Mocha" của Monday Kiz, và dự án #5 sẽ là "Espresso". "With Coffee Project Phần 1″ của Dana và Sunday đã ra mắt vào 20 tháng 12 cùng với Music Video của bài hát. Dana & Sunday tham gia vào một album hợp tác mới của SM Town với ca khúc thứ 10 trong album, the 2011 Winter SMTown – The Warmest Gift. Ca khúc này là một ca khúc cho tất cả các nghệ sĩ SM Entertainment. Ca khúc thứ 10 "Amazing" là một ca khúc họ đã thu âm trong album này. Album ra mắt offline vào ngày 13 tháng 12 năm 2011.
1
null
Chuột túi cây, tên khoa học Dendrolagus, là một chi động vật có vú trong họ Macropodidae, bộ Hai răng cửa. Chi này được Müller miêu tả năm 1840. Loài điển hình của chi này là "Dendrolagus ursinus" Müller, 1840 (recte Hypsiprymnus ursinus Temminck, 1836; designated by Thomas, 1888). Chuột túi cây là loài thú có túi thích nghi với cuộc sống ở trên cây. Chúng sinh sống ở các khu rừng nhiệt đới của New Guinea, Australia, đông bắc Queensland và các đảo gần đó. Tuy nhiên, một số loài chuột túi cây cũng được tìm thấy ở những vùng đất thấp như là loài chuột túi cây "Dendrolagus spadix". Hầu hết các loài chuột túi cây nằm trong danh sách các loài đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống cùng tình trạng săn bắn. Hiện nay còn khoảng 14 loài chuột túi cây, mặc dù một số loài việc phân loại cũng không chắc chắn. Các loài chuột túi cây khác nhau về kích thước cũng như màu sắc của bộ lông, chiều dài cơ thể khoảng từ 41 đến 77 cm (16 đến 30 in), chiều dài đuôi khoảng 40 đến 87 cm (16 đến 34 in), và trọng lượng lên đến 14,5 kg (32 lb). Con cái có khối lượng thường nhỏ hơn so với con đực. Lịch sử tiến hóa. Lịch sử tiến hóa của chuột túi cây bắt đầu tại khu rừng nhiệt đới, Pademelon được coi như là tổ tiên tiến hóa của chuột túi cây (Thylogale spp.). Chúng tiến hóa từ một loài thú có túi được coi là tổ tiên của loài chuột túi tại Úc và New Guinea. Trong thời kỳ Eocene muộn tại lục địa Úc - New Guinea, nước rút dần khỏi các khu rừng nhiệt đới khiến tổ tiên của chúng sống trong những khu vực khô cằn. Sau khi một số thế hệ đã thích nghi với môi trường mới, các Pademelons (Thylogale spp.) phát triển thành chuột túi chân to thích ứng với nguồn thức ăn là thảm thực vật và việc di chuyển tại vùng khô cằn (Petrogale spp.)... Sau đó, các con chuột túi di chuyển đến những vùng phong phú hơn bao gồm cả các vùng rừng nhiệt đới, và tại đây chúng dành nhiều thời gian để leo cây kiếm ăn. Một loài đặc biệt sống ở các mỏm đá là loài chuột túi đá Proserpine (Petrogale Persephone). Trong thời gian cuối Miocen, loài chuột túi cây chân to tiến hóa từ chuột túi chân to hiện nay đã tuyệt chủng, đó là loài chuột túi chi "Bohra". Thời kỳ băng hà, các khu rừng nhiệt ở Australia và New Guinea bị thu hẹp khiến các khu rừng bị cô lập, quần thể chuột túi thích ứng với khu vực còn lại và trở lên chậm chạp như loài chuột túi cây hiện nay (Dendrolagus spp.). Mô tả. Chúng là loài chậm chạp và vụng về trên mặt đất nhưng thích nghi với việc leo trèo, ăn lá trên cây. Chuột túi cây có chân nhỏ nhưng bộ móng vuốt sắc và khỏe giúp cho việc bám vào cây. Chúng ăn được nhiều loại lá cây, trong đó có những loại lá có độc tố, có thể là một phần nguyên nhân dẫn tới việc khiến chúng trở lên chậm chạp (do hệ tiêu hóa đào thải của chuột túi cây khá chậm). Chúng di chuyển bằng cách nghiêng cơ thể về phía trước để cân bằng với cái đuôi nặng. Hai chi trước dùng để trượt và bám vào cây, còn hai chi sau nhảy để tiến về phía trước. Chuột túi cây có khả năng nhảy xuống đất từ độ cao ​​18 mét (59 ft) mà không hề bị tổn thương. Phân loài. Các loài chuột túi cây được phân loại vào chi "Dendrolagus" bao gồm:
1
null
Nguyễn Văn Phụng (sinh năm 1968 tại Quảng Ngãi) là một cựu thủ môn bóng đá của Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Ông khởi đầu sự nghiệp khi thi đấu cho đội tuyển tỉnh Quảng Ngãi dự giải hạng Nhì QG. Năm 1992, khi hay tin đội Cảng Sài Gòn tuyển vị trí thủ môn, Văn Phụng bắt xe từ Quảng Ngãi đến TP.HCM để tìm cơ hội. Ở mùa bóng 1993-1994, Văn Phụng lần đầu tiên được tin tưởng trao cho vị trí chính thức ngày khai mạc gặp Đà Nẵng. Năm 1994 ông được gọi vào ĐTQG, nhưng thường không được thi đấu chính thức mà dự bị cho thủ thành lừng danh Nguyễn Văn Cường. Ông cùng đội tuyển tham dự Tiger Cup 1996, SEA Games 1997. Sau khi treo giày, ông làm HLV thủ môn cho các đội bóng khác nhau. Danh hiệu. Cấp CLB: Cấp ĐTQG: Cá nhân:
1
null
Thú lông nhím mỏ dài, tên khoa học Zaglossus, là một chi thú lông nhím, động vật đơn huyệt gai sống ở New Guinea. Chi này hiện nay chỉ còn 3 loài tồn tại trong tổng số 5 loài (2 loài đã tuyệt chủng). Chúng là loài động vật có vú đẻ trứng như loài thú mỏ vịt. Đặc điểm. Thú lông nhím mỏ dài có cái mỏ ngắn và có kích thước lớn hơn các loài thú lông nhím khác. Chúng có gai ngắn hơn, nằm rải rác xen giữa các sợi lông thô. Mõm của chúng dài chiếm hai phần ba phần đầu và hơi cong xuống dưới. Các chi của chúng có năm móng vuốt, nhưng trước đây chỉ có ba ngón chân ở giữa là có móng vuốt. Thú lông nhím mỏ dài sống chủ yếu về đêm. Thức ăn của chúng bao gồm côn trùng ở trên đất trên đất bap gồm cả kiến và mối nên chúng còn được gọi là thú ăn kiến khổng lồ. Con non khi được sinh ra bám vào bụng của mẹ chúng, và chúng sẽ được an toàn cho đến khi trưởng thành. Ít có thông tin về cuộc sống của chúng nhưng người ta cho rằng cuộc sống của chúng cũng giống với thú lông nhím mỏ ngắn. Số lượng của thú lông nhím ở New Guinea đang giảm dần vì mất môi trường sống khiến chúng đang là loài động vật cần được bảo vệ khẩn cấp.
1
null
Vương tôn nữ Alexandra, Phu nhân Danh dự Ogilvy (Alexandra Helen Elizabeth Olga Christabel, sinh ngày 25 Tháng 12 năm 1936) là cháu gái út của vua George V và Vương hậu Mary. Bà là góa phụ của Ngài Angus Ogilvy. Bà cũng là Vương tôn nữ đầu tiên được gọi là Alexandra xứ Kent vì Nữ vương Victoria trước đây từng được gọi là Vương tôn nữ Alexandrina Victoria xứ Kent. Vương tôn nữ Alexandra thực hiện nhiều nhiệm vụ hoàng gia thay mặt cho người chị họ của mình, Nữ vương Elizabeth II. Khi sinh ra, bà đứng thứ 6 trong danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc. Hiện giờ, bà đứng thứ 56 trong danh sách. Đầu đời. Vương tôn nữ Alexandra sinh ngày 25 tháng 12 năm 1936 tại số 3 Quảng trường Belgrave, Luân Đôn. Cha mẹ của bà là Vương tử George, Công tước xứ Kent, người con trai thứ tư của Vua George V và Vương hậu Mary, và Vương tôn nữ Marina của Hy Lạp và Đan Mạch, con gái của Vương tử Nikolaos của Hy Lạp và Đan Mạch và Nữ đại vương công Yelena Vladimirovna của Nga. Bà được đặt tên theo bà cố nội, Vương hậu Alexandra; bà ngoại, Nữ đại vương công Yelena Vladimirovna của Nga; và hai bác, Bá tước phu nhân Elizabeth xứ Törring-Jettenbach và Vương nương Paul của Nam Tư. Bà được đặt tên là Christabel vì sinh ra vào lễ Giáng sinh, giống như người bác dâu Vương tức Alice, Công tước phu nhân xứ Gloucester. Là hậu duệ dòng nam quân chủ Anh, bà được phong làm Vương tôn nữ Anh với kính ngữ "Her Royal Highness". Bà được sinh sau khi bác bà là Edward VIII thoái vị được 2 tuần. Vương tôn nữ được rửa tội tại Nhà nguyện riêng của Cung điện Buckingham, vào ngày 9 tháng 12 năm 1937, và cha mẹ đỡ đầu của bà là Vua George VI và Vương hậu Elizabeth (vợ chồng người bác bên nội); Vương hậu Na Uy (bà cô bên nội); Vương nương Nikolaos của Hy Lạp và Đan Mạch (bà ngoại); Vương nương Paul của Nam Tư (bác bên ngoại); và Vương nữ Beatrice (em gái của ông cố nội); Bá tước xứ Athlone (ông cậu); và Bá tước Karl Theodor xứ Törring-Jettenbach (chồng của bác bên ngoại). Trong tất cả những người trên hỉ có Quốc vương, Vương hậu và Bá tước xứ Athlone xuất hiện. Vương tôn nữ Alexandra dành nhiều thời gian trong thời thơ ấu tại căn nhà nông thôn Coppins ở Buckinghamshire. Bà sống với bà nội, Vương hậu Mary, góa phụ của George V, trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Badminton. Cha bà đã qua đời trong tai nạn máy bay ở Caithness, Scotland, vào ngày 25 tháng 8 năm 1942 khi đang phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh. Vương tôn nữ Alexandra là vương nữ Anh đầu tiên đi học ở trường nội trú, Trường Heathfield gân Ascot. Bà sau đó đi học tại Paris. Bà cũng được đào tạo tại Bệnh viện Great Ormond Street. Đám cưới và đời sống cá nhân. Vào ngày 24 thãng năm 1963, bà kết hôn với Angus James Bruce Ogilvy Danh dự (1928–2004), con trai thứ của David Ogilvy, Bá tước thứ 12 xứ Airlie và Quý cô Alexandra Coke, tại Tu viện Westminster. Ogilvy cầu hôn Alexandra với một chiếc nhẫn sapphir bằng vàng và được bao quanh bởi kim cương ở cả hai mặt. Lễ cưới có sự góp mặt của các thành viên vương thất và được phát sóng trên toàn thế giới trên ti vi, với khoảng 200 triệu người xem.Cô dâu mặc một váy cưới làm bằng đăng ten Valenciennes, với mạng che mặt và phần đuôi, thiết kế bởi John Cavanagh. She made her way with her brother, the Duke of Kent, from to the church. Các phù dâu bao gồm Vương nữ Anne và Nữ đại công tước Elisabeth của Áo, và phù rể là Peregrine Fairfax. Tổng giám mục Canterbury Michael Ramsey chủ trì lễ cưới. Angus Ogilvy từ chối đề nghị trở thành bá tước sau khi kết hôn của Nữ vương, nên con cái của họ không có tước vị. Angus Ogilvy được phong làm hiệp sĩ vào năm 1988 (khi Vương tôn nữ Alexandra nhận tước Phu nhân Danh dự Ogilvy). Vương tôn nữ Alexandra và Angus Ogilvy có hai con, James và Marina, và bốn người cháu:
1
null
Dear... là album tiếng nhật thứ hai của Tenjochiki The Grace ra mắt ngày 9 tháng 1 năm 2009. ca khúc chủ đề của album là "Sukoshi de ii kara" (少しでいいから) (A bit of good) được dùng làm nhạc phim cho drama dài 109 phút mang tên "Dance Subaru". Album thứ hai của Tenjochiki bao gồm các ca khúc nằm trong single thứ 7 "Here" (bao gồm cả B-side) nên album có tổng cộng 9 bài hát. Album đạt đỉnh cao là vào lúc xếp hạng thứ 14 trên bảng xếp hạng Oricon daily và đứng thứ 37 trên bảng xếp hạng Oricon weekly, có mặt trong bảng xếp hạng này trong 3 tuần liên tiếp vào bán được 4,734 bản và trở thành album thành công nhất của CSJH The Grace tại Nhật Bản.
1
null
Đồng bằng sông Volga là vùng đồng bằng sông lớn nhất ở châu Âu, sông chảy vào biển Caspi ở Nga, về phía đông bắc của Cộng hoà Kalmykia. Đồng bằng sông thuộc đồng bằng sông, vùng Viễn Đông nằm ở Kazakhstan. Đồng bằng sông chảy vào biển Caspian cự ly khoảng 60 km hạ nguồn từ thành phố Astrakhan
1
null
Trong toán học, tổ hợp là cách chọn những phần tử từ một nhóm lớn hơn mà không phân biệt thứ tự. Trong những trường hợp nhỏ hơn có thể đếm được số tổ hợp. Ví dụ cho ba loại quả, một quả táo, một quả cam và một quả lê, có ba cách kết hợp hai loại quả từ tập hợp này: một quả táo và một quả lê; một quả táo và một quả cam; một quả lê và một quả cam. Theo định nghĩa, tổ hợp chập k của n phần tử là một tập con của tập hợp mẹ S chứa n phần tử, tập con gồm k phần tử riêng biệt thuộc S và không sắp thứ tự. Số tổ hợp chập "k" của n phần tử bằng với hệ số nhị thức. formula_1 Công thức trên có thể viết dưới dạng giai thừa formula_2, trong đó formula_3, và kết quả là 0 khi formula_4. Tập hợp tất cả các tổ hợp chập "k" của tập "S" thường được ký hiệu là formula_5. Các tổ hợp có thể là tổ chập gồm "k" phần từ khác nhau lấy từ "n" phần tử có sự lặp lại hoặc không có sự lặp lại. Như ví dụ nêu phía trên thì không có sự lặp lại. Tuy nhiên, vẫn có thể chọn 2 quả của cùng một loại quả trong ví dụ trên, nếu vậy ta sẽ có thêm 3 tổ hợp nữa: một cặp với hai quả táo, một cặp với hai quả cam và một cặp với hai quả lê. Với những tập hợp lớn hơn, cần phải sử dụng những công thức toán học phức tạp hơn để tìm số tổ hợp. Ví dụ, sấp bài 5 lá có thể gọi là tổ chập 5 ("k" = 5) lái bài từ 52 lá bài ("n" = 52). Sấp 5 lá bài hoàn toàn khác biệt nhau và thứ tự của các lá bài không quan trọng. Vậy ta sẽ có 2.598.960 tổ chập như vậy, xác suất để rút một sấp bài 5 lá một cách ngẫu nhiên là 1 / 2.598.960.
1
null
Vương Diên Hàn () (?- 14 tháng 1 năm 927), tên tự Tử Dật (子逸), là một quân chủ của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Ông cai trị quốc gia sau khi vua cha Vương Thẩm Tri qua đời, sau đó ông tự xưng là quốc vương. Chỉ hai tháng sau khi xưng quốc vương, ông bị phế truất và sát hại trong một cuộc nổi dậy của Vương Diên Bẩm và em ruột ông là Vương Diên Quân. Vương Diên Quân sau đó đoạt quyền cai quản quốc gia. Bối cảnh. Vương Diên Hàn là trưởng tử của Mân vương Vương Thẩm Tri. Ông có dung mạo khôi ngô, cao, và hiếu học. Năm 925, Vương Thẩm Tri lâm bệnh, mệnh Uy Vũ tiết độ phó sứ Vương Diên Hàn tạm quyền cai quản quân phủ sự. Ngày Tân Mùi (12) tháng 12 cùng năm (tức 30 tháng 12), Vương Thẩm Tri qua đời, Vương Diên Hàn tự xưng là Uy Vũ lưu hậu. (Đương thời có tin đồn nói rằng Vương Thẩm Tri bị thê Thôi thị của Vương Diên Hàn hạ độc.) Uy Vũ tiết độ sứ. Ngay sau đó, một cư dân Định châu là Trần Bản (陳本) nổi dậy, tập hợp được ba vạn người bao vây Đinh châu. Vương Diên Hàn sai Hữu quân đô giám Liễu Ung (柳邕) và các tướng khác đem hai vạn binh đi thảo phạt Trần Bản. Sang tháng 1 năm sau, Trần Bản bị đánh bại và bị xử chém. Hay tin Vương Diên Hàn kế vị, Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm ông làm Uy Vũ tiết độ sứ, song Hậu Đường Trang Tông sau đó lại bị sát hại trong một cuộc binh biến. Hoàng đế kế tiếp của Hậu Đường là Minh Tông, người này thăng Vương Diên Hàn làm "Đồng bình chương sự" vào ngày Giáp Tuất (19) tháng 5 năm Bính Tuất (1 tháng 7 năm 926). Làm quốc vương. Mặc dù được triều đình Hậu Đường ban cho chức tước, Vương Diên Hàn - lúc này được mô tả là kiêu dâm tàn bạo - tuyên bố mình là Đại Mân quốc vương vào ngày Kỉ Sửu (6) tháng 10 (13 tháng 11). Ông cũng lập cung điện, dựng nên bá quan, văn vật uy nghi đều phỏng theo phép chế của Thiên tử, thuộc hạ gọi ông là điện hạ. Vương Diên Hàn tiến hành ân xá trong địa phận Mân, truy tôn cha Vương Thẩm Tri là Chiêu Vũ vương. Vương Diên Hàn được thuật là xem thường huynh đệ, sau khi ông tập vị không lâu thì bổ nhiệm đệ là Vương Diên Quân làm Tuyền châu thứ sử. Vương Diên Hàn còn bắt nhiều phụ nữ để sung vào hậu đình, không ngừng tuyển chọn. Cả Vương Diên Quân và Kiến châu thứ sử Vương Diên Bẩm đều dâng thư khuyến gián, song Vương Diên Hàn không nghe theo, giữa họ nảy sinh oán hận. Ông hạ lệnh xây dựng cung thất kéo dài tới hơn 10 dặm ở bốn phía xung quanh Tây Hồ thuộc thành tây của vùng Phúc Châu, đặt tên là "Thủy Tinh Cung" rồi hàng ngày đều cùng các phi tần vui chơi hưởng lạc. Tháng chạp năm đó, Vương Diên Bẩm và Vương Diên Quân hợp binh đánh úp Phúc châu. Vương Diên Bẩm thuận dòng tới trước, Phúc châu chỉ huy sứ Trần Đào (陳陶) suất quân chống lại, kết quả quân Phúc châu chiến bại còn Trần Đào tự sát. Đêm đó, Vương Diên Bẩm đem theo hơn trăm tráng sĩ đến Tây Môn, leo thang vào thành, bắt lính giữ cổng thành, mở kho đoạt binh khí, Vương Diên Hàn sợ hãi trốn vào biệt thất. Sớm ngày Tân Mão (8) tháng 12 (14 tháng 1 năm 927), Vương Diên Hàn bị Vương Diên Bẩm bắt được. Vương Diên Bẩm liệt kê tội ác của Vương Diên Hàn, cũng nói rằng Vương Diên Hàn và vợ là Thôi thị cùng nhau sát hại Vương Thẩm Tri, cáo dụ lại dân, xử trảm ở ngoài Tử Thần môn. Ngày hôm đó, Vương Diên Quân đến phía nam thành, Vương Diên Bẩm mở cổng dâng thành, suy tôn Vương Diên Quân làm Uy Vũ lưu hậu.
1
null
Vương Diên Quân () (?- 17 tháng 11 năm 935), còn gọi là Vương Lân (王鏻 hay 王璘) từ năm 933 đến năm 935, gọi theo miếu hiệu là Mân Huệ Tông (閩惠宗), là quân chủ thứ ba của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc. Ông là quân chủ đầu tiên của Mân xưng đế. Thân thế. Vương Diên Quân là thứ tử của Mân vương Vương Thẩm Tri. Mẹ của ông là Hoàng thị, trắc thất của Vương Thẩm Tri. Thời Vương Thẩm Tri vị vì. Năm 917, trong lúc đang là một chư hầu của triều Hậu Lương, Mân vương Vương Thẩm Tri sắp xếp cho Nha nội đô chỉ huy sứ Vương Diên Quân kết hôn với Thanh Viễn công chúa Lưu Hoa của Nam Hán ("Tư trị thông giám" ghi rằng đây là hoàng nữ của Hoàng đế Nam Hán Lưu Nham, song bia mộ của bà thì thể hiện rằng bà là con của Lưu Ẩn-huynh của Lưu Nham) Thời Vương Diên Hàn trị vì. Sau khi Vương Thẩm Tri qua đời vào năm 925, huynh trưởng của Vương Diên Quân là Vương Diên Hàn kế nhiệm cai quản đất Mân, tự xưng là Uy Vũ lưu hậu. (Vương Diên Hàn sau đó tự xưng là Đại Mân quốc vương vào năm 926). Vương Diên Hàn xem thường huynh đệ, vài tháng sau khi tập vị thì đưa Vương Diên Quân ra khỏi kinh thành Trường Lạc để giữ chức Tuyền châu thứ sử. Vương Diên Hàn còn bắt nhiều dân nữ để sung vào hậu đình; khi Vương Diên Quân và dưỡng tử của Vương Thẩm Tri là Kiến châu thứ sử Vương Diên Bẩm dâng thư khuyến gián, Vương Diên Hàn tức giận, giữa họ nảy sinh oán hận. Tháng chạp năm Bính Tuất, Vương Diên Bẩm và Vương Diên Quân hợp binh đánh úp Phúc châu. Vương Diên Bẩm đến trước, bắt giữ và xử tử Vương Diên Hàn vào ngày Tân Mão (8) cùng tháng (14 tháng 1 năm 927). Ngày hôm đó, Vương Diên Quân đến phía nam thành, Vương Diên Bẩm mở cổng dâng thành, suy tôn Vương Diên Quân làm Uy Vũ lưu hậu. Uy Vũ tiết độ sứ. Đến ngày Mậu Thìn (16) tháng giêng (20 tháng 2), thì Vương Diên Bẩm trở về Kiến châu, khi tương biệt người này nói với Vương Diên Quân: "Giữ gìn cho tốt cơ nghiệp của tiên nhân; chớ đừng phiền não về việc lão huynh tái hạ!" Vương Diên Quân tỏ vẻ khiêm tốn cung kính, song biến sắc. Ngày Quý Sửu (3) tháng 5 (5 tháng 6), Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Vương Diên Quân làm tiết độ sứ; giữ chức "Trung thư lệnh" và phong tước Lang Da vương. Ngày Mậu Thìn (25) tháng 7 năm Mậu Tý (13 tháng 8 năm 928), Hậu Đường Minh Tông phong tước Mân vương cho Vương Diên Quân. Mân vương. Năm Mậu Tý (928), Vương Dân Quân bắt 20.000 dân trở thành tăng nhân, do vậy mà từ đó nước Mân có nhiều tăng nhân. Sau khi Lưu Hoa qua đời vào năm 930, Vương Diên Quân cưới Kim thị làm chính thất. (Tuy nhiên, một tường thuật mâu thuẫn thì cho biết chính thất thứ nhì của ông cũng mang họ Lưu.) Tháng 4 ÂL năm Tân Mão (931), Phụng Quốc tiết độ sứ, kiêm "Trung thư lệnh" Vương Diên Bẩm biết tin Vương Diên Quân mắc bệnh, người này cho thứ tử là Vương Kế Thăng (王繼升) cai quản Kiến châu, cùng với trưởng tử là Kiến châu thứ sử Vương Kế Hùng (王繼雄) đem thủy quân đánh Phúc châu. Ngày Quý Mão (15) tháng 4 (5 tháng 5), Vương Diên Bẩm đánh tây môn, còn Vương Kế Hùng đánh đông môn, Vương Diên Quân khiển cháu là Lâu thuyền chỉ huy sứ Vương Nhân Đạt (王仁達) đem thủy quân cự chiến. Vương Nhân Đạt giả vờ dựng cờ trắng thỉnh hàng rồi trảm Vương Kế Hùng. Vương Nhân Đạt sau đó đánh tan quân của Vương Diên Bẩm, bắt được Vương Diên Bẩm vào ngày Giáp Thìn (16) cùng tháng (6 tháng 5). Vương Diên Quân giam Vương Diên Bẩm vào biệt thất, khiển sứ giả đến Kiến châu chiêu phủ bè đảng của Vương Diên Bẩm, song bè đảng của Vương Diên Bẩm lại sát hại sứ giả, cùng Vương Kế Thăng và đệ là Vương Kế Luân (王繼倫) chạy sang Ngô Việt. Sang tháng 5 ÂL, Vương Diên Quân cho trảm Vương Diên Bẩm ở chợ, khiển đệ là Vương Diên Chính đến Kiến châu để phủ úy lại dân. Vương Diên Quân thích thuật thần tiên, vào năm 931, đạo sĩ Trần Thủ Nguyên (陳守元), vu giả Từ Ngạn (徐彥) và Hưng Thịnh Thao (興盛韜) cùng dụ ông cho xây dựng Bảo Hoàng cung (寶皇宮), cho Trần Thủ Nguyên làm cung chủ. Sau đó, Trần Thủ Nguyên xưng rằng nhận được mệnh của Bảo Hoàng và nói với Vương Diên Quân rằng nếu có thể 'tị vị thụ đạo' thì có thể làm Thiên tử 60 năm. Diên Quân tin theo, ngày Bính Tý (23) tháng chạp (2 tháng 2 năm 932), mệnh kì tử là Tiết độ phó sứ Vương Kế Bằng nắm quyền cai quản quân phủ sự, còn bản thân ông trở thành một đạo sĩ với đạo danh là Huyền Tích (玄錫). Ngày Giáp Thìn (22) tháng 3 năm Nhâm Thìn (30 tháng 4 năm 932), Vương Diên Quân phục vị. Sau đó, Trần Thủ Nguyên và Từ Ngạn nói với Vương Diên Quân rằng theo chỉ của Bảo Hoàng thì ông sẽ thành tiên chủ sau khi làm thiên tử 60 năm. Vương Diên Quân nghe được vậy thì càng thêm tự phụ, bắt đầu toan tính việc xưng đế. Ông dâng biểu cho Hậu Đường Minh Tông, viết rằng "Tiền Lưu chết, thỉnh cho thần làm Ngô Việt vương; Mã Ân chết, thỉnh cho thần làm "Thượng thư lệnh"". Triều đình Hậu Đường không đáp lại, Vương Diên Quân tự cắt đứt việc cống nạp. Mân Đế. Sang năm Quý Tị (933), có người nói rằng trông thấy rồng ở Chân Phong trạch, Vương Diên Quân mệnh đổi gọi nhà này thành Long Dược cung. Vương Diên Quân đến Bảo Hoàng cung thụ sách phong, chuẩn bị nghi vệ, nhập phủ tức hoàng đế vị, quốc hiệu là Đại Mân, đại xá, cải nguyên Long Khải, đổi tên là Lân. Vương Diên Quân truy tôn phụ tổ lập 5 miếu (thay vì 7 như thông thường). Ông bổ nhiệm liêu thuộc Lý Mẫn làm tả bộc xạ, môn hạ thị lang; bổ nhiệm Vương Kế Bằng làm hữu bộc xạ, trung thư thị lang, đồng bình chương sự; bổ nhiệm thân lại Ngô Úc làm xu mật sứ. Đương thời, sách lễ sứ của Hậu Đường là Bùi Kiệt (裴傑) và Trình Khản (程侃) cũng đến cửa biển, Vương Lân cho Bùi Kiệt trở về Hậu Đường, song giữ Ngô Úc lại mặc dù người này một mực xin được về bắc. Vương Lân tự thấy Mân nước nhỏ đất hẹp, thường cẩn trọng trong công việc với các nước láng giềng, do vậy nước Mân khá yên ổn. Sau đó, ông phong Vương Kế Bằng làm Phúc vương, cho đảm nhiệm thêm chức Bảo Hoàng cung sứ. Ngày Canh Thìn (5) tháng 5 (31 tháng 5), Mân xảy ra động đất, Vương Lân lại 'tị vị tu đạo', mệnh Phúc vương Vương Kế Bằng tạm quyền cai quản quốc sự, đến ngày Mậu Tý (14) tháng 7 (7 tháng 8) thì phục vị. Vương Thẩm Tri vốn có tính tiết kiệm, phủ đều xây thấp hẹp, song đến thời Vương Lân thì lại xây cung điện lớn, việc xây dựng diễn ra thường xuyên. Đến tháng 11 ÂL, Vương Lân tôn Lỗ quốc thái phu nhân Hoàng thị làm hoàng thái hậu. Trước đó, vào tháng 9 ÂL, Xu mật sứ Tiết Văn Kiệt nói với Vương Lân phải áp chế các thành viên khác trong tông thất. Cháu của Vương Lân là Vương Kế Đồ (王繼圖) tức giận nên mưu phản. Vương Lân sau đó diệt trừ Vương Kế Đồ và hơn một nghìn người khác được cho là có liên quan. Đến tháng 11 ÂL, Tiết Văn Kiệt cũng vu cáo Xu mật sứ Ngô Úc, kết quả là Ngô Úc cùng thê tử cũng bị diệt trừ. Thân tòng đô chỉ huy sứ Vương Nhân Đạt vốn có tính khẳng khái và không kiêng kị, Vương Lân vốn không ưa, đến tháng 12 ÂL do bị vu cáo là làm phản nên gia tộc người này cũng bị diệt trừ. Khi một thổ hào ở Kiến châu là Ngô Quang (吳光) nhập triều, Tiết Văn Kiệt lại cáo buộc người này phạm tội, Ngô Quang giận dữ, đem theo một vạn người chạy sang Ngô. Đến tháng 11 ÂL, Ngô Quang thỉnh binh của Ngô để tiến công Mân, Tín châu thứ sử Tương Diên Huy (蔣延徽) của Ngô không đợi lệnh từ triều đình mà dẫn binh hội quân với Ngô Quang tiến công Kiến châu. Vương Lân khiển sứ cầu cứu Ngô Việt. Tháng giêng năm Giáp Ngọ (934), Tương Diên Huy đánh bại quân Mân ở Phổ Thành; bao vây thành Kiến châu; Vương Lân khiển Thượng quân Trương Ngạn Nhu (張彥柔) và Phiêu kị đại tướng quân Vương Diên Tông (王延宗) đem vạn binh cứu Kiến châu. Tuy nhiên, trên đường đi, sĩ tốt không tiến nữa, nói rằng nếu không bắt được Tiết Văn Kiệt thì sẽ không thể đánh địch. Khi tin tức đến kinh thành Trường Lạc, Hoàng thái hậu và Vương Kế Bằng thuyết phục Vương Lân giao Tiết Văn Kiệt. Vương Lân thoạt đầu không có phản ứng, Vương Kế Bằng bắt Tiết Văn Kiệt và giải người này đến chỗ các binh lính ở tiền phương, các binh lính ăn thịt Tiết Văn Kiệt và tiến đến Kiến châu. Biết tin quân Mân và Ngô Việt tiến đến, Tương Diên Huy đem binh về, quân Mân truy kích và gây thiệt hại nặng nề cho quân của Tương Diên Huy. Ngày 1 tháng 1 năm Ất Mùi (6 tháng 2 năm 935), Vương Lân đại xá, cải nguyên Vĩnh Hòa. Mặc dù Kim thị xinh đẹp đoan chính song không được Vương Lân sủng, và bà chưa từng được phong hậu. Vương Lân sủng ái Thục phi Trần Kim Phượng, bà nguyên là tì nữ hoặc thiếp của Vương Thẩm Tri, bà được mô tả là xấu xí nhưng 'dâm'. Tháng 2 ÂL năm đó, Vương Lân lập bà làm hoàng hậu. Những năm cuối đời, Vương Lân bị trúng phong. Ông yêu mến một bầy tôi tên là Quy Thủ Minh (歸守明), người được phép xuất nhập hậu cung. Trần hoàng hậu tư thông với Quy Thủ Minh và Bách công viện sứ Lý Khả Ân (李可殷), quốc nhân biết chuyện song không ai dám đàm luận. Lý Khả Ân thường vu cáo Phòng thành sứ Lý Phỏng (李倣) trước Vương Lân, trong khi người trong tộc của Trần hoàng hậu là Trần Khuông Thắng (陳匡勝) vô lễ với Vương Kế Bằng, do vậy cả Lý Phỏng và Vương Kế Bằng đều hận. Khi Vương Lân bị bệnh càng nặng, Vương Kế Bằng cảm thấy vui mừng (vì sắp được kế vị). Lý Phỏng thì tin rằng Vương Lân sẽ không thể hồi phục, do vậy vào ngày Kỉ Mão (18) tháng 10 năm Ất Mùi (16 tháng 11 năm 935) cho tráng sĩ giết chết Lý Khả Ân. Tuy nhiên, đến ngày Canh Thìn hôm sau, khi bệnh tình của Vương Lân giảm bớt, Trần hoàng hậu tấu về sự việc. Mặc dù mang bệnh, Vương Lân vẫn cố gắng thị triều để hỏi về tử trạng của Lý Khả Ân. Lý Phỏng lo sợ, dẫn bộ binh đánh trống huyên náo và tiến vào cung. Vương Lân biết có biến, trốn bên dưới Cửu Long trướng, loạn binh đâm ông và đi ra. Vương Lân trọng thương, cung nhân không muốn ông phải chịu khổ nên giết ông. Lý Phỏng và Vương Kế Bằng giết Trần hoàng hậu, Trần Thủ Ân (陳守恩), Trần Khuông Thắng, Quy Thủ Minh và đệ của Vương Kế Bằng là Vương Kế Thao (đắc tội với Vương Kế Bằng từ trước). Đến ngày Tân Tị (20) cùng tháng (18 tháng 11), Vương Kế Bằng tức hoàng đế vị. Theo Tư trị thông giám, ông được truy thụy hiệu Tề Túc Minh Hiếu hoàng đế (齊肅明孝皇帝), miếu hiệu là Huệ Tông (惠宗). Tân Ngũ Đại sử ghi rằng ông được truy thụy hiệu Huệ hoàng đế (惠皇帝), miếu hiệu là Thái Tông (太宗).
1
null
Tenjochiki 1st Live Tour 2009 ~Dear... là tour diễn đầu tiên của Tenjochiki The Grace tại Nhật Bản. Tour diễn được tổ chức tại 4 thành phố bao gồm Osaka, Nagoya, Fukuoka và Tokyo. Vì chấn thương lưng của Stephanie nên cô không thể tham gia tour diễn này theo lời chỉ định của bác sĩ của cô. Chỉ có 3 thành viên Dana, Sunday và Lina tham gia tour diễn này. Nhóm nhạc đàn anh cùng công ty Tohoshinki cũng có một màn xuất hiện đặc biệt trong tour diễn tại sân khấu BIG CAT ở Osaka trước khi 3 cô gái hát ca khúc cuối cùng. Danh sách ca khúc biểu diễn. Encore Các vật được sử dụng trong tour. Có một số sản phẩm được bán để dành cho các Shapley đến xem tour diễn. Ngày 3 tháng 4 năm 2009, một cuốn sách ảnh về tour diễn được phát hành bởi AVEX.
1
null
Bản mở rộng (tiếng Anh: "expansion pack") là phần bổ sung cho một game nhập vai, tabletop game, trò chơi máy tính hoặc trò chơi điện tử. Những tiện ích này thường thêm vào các bản đồ, màn chơi, vũ khí, vật phẩm mới của game hoặc tuyến cốt truyện mở rộng cho một tựa game hoàn chỉnh đã được phát hành. Khi các bản mở rộng của board game thường được thiết kế bởi nhà sáng tạo ban đầu, nhà phát triển trò chơi điện tử đôi khi ký hợp đồng phát triển các bản mở rộng cho một công ty bên thứ ba (xem "Hellfire" dành cho "Diablo"), đôi khi các hãng có thể lựa chọn để phát triển bản mở rộng của chính hãng hoặc có thể làm cả hai (Ensemble Studios từng phát triển trò chơi chiến lược thời gian thực "Age of Empires III" và bản mở rộng đầu tiên tự gọi là ', nhưng đã ký hợp đồng với Big Huge Games cho bản mở rộng thứ hai là '). Board game và game nhập vai tabletop đã từng thực hiện việc tiếp thị bản mở rộng từ những năm 1970 và các trò chơi điện tử đã từng phát hành các bản mở rộng từ những năm 1980, ví dụ đầu tiên là tựa game "Dragon Slayer", "Xanadu Scenario II" và "Sorcerian". Tóm lược. Giá của một bản mở rộng thường rẻ hơn nhiều hơn so với phiên bản gốc. Khi bản mở rộng gồm toàn bộ các nội dung bổ sung thì hầu hết chúng đều yêu cầu cần phải có bản gốc mới chơi được. Trò chơi với nhiều bản mở rộng thường bắt đầu bán kèm phiên bản đầu tiên với các bản mở rộng trước đó, chẳng hạn như "The Sims Deluxe Edition" ("The Sims" với ""). Những gói này làm cho game dễ tiếp cận hơn với người chơi mới. Khi trò chơi tới gần kết thúc vòng đời của chúng, nhà xuất bản thường phát hành một bộ sưu tập 'complete' (hoàn chỉnh) hoặc bộ 'gold collection' (sưu tập vàng) trong đó bao gồm các phiên bản và tất cả các bản mở rộng tiếp theo của nó. Bản mở rộng độc lập. Một số bản mở rộng không yêu cầu phải có phiên bản gốc, để sử dụng những nội dung mới như là trường hợp với ' hoặc "Sonic & Knuckles". Trong một số trường hợp, một bản mở rộng độc lập như ' hoặc "" bao gồm cả bản gốc. Bản mở rộng độc lập thường được các nhà bán lẻ trò chơi ưa thích kể từ khi họ yêu cầu ít không gian kệ và nói chung là dễ di dời hơn vì họ không cần thực hiện các điều kiện tiên quyết của việc sở hữu bản game gốc. Thông thường, các tựa game nâng cao hoặc những bộ tuyển tập sẽ được phát hành như "Game of the Year edition" (ấn bản game của năm), "Director's Cut" và v.v… đều là những ví dụ về bản mở rộng độc lập. Trong một số bản độc lập nếu ai đó không có phiên bản đầu tiên hoặc trước đó, do vậy họ không thể sử dụng các đơn vị hoặc chủng tộc nhất định có trong các game khác tại mục chơi mạng. Bản mở rộng game console. Bản mở rộng phần lớn đều phát hành cho các tựa game máy tính, nhưng đang có xu hướng trở nên ngày càng phổ biến dành cho các tựa game trò chơi điện tử hệ console, đặc biệt là do sự phổ biến của các dịch vụ console trực tuyến như Xbox Live và PlayStation Network. Số lượng ngày càng tăng của các trò chơi đa nền tảng cũng dẫn đến việc phát hành các bản mở rộng nhiều hơn trên các hệ máy console, đặc biệt là bản mở rộng độc lập (như mô tả ở trên). Ví dụ như tựa game ', yêu cầu phải có bản gốc ' để chơi trên máy tính, nhưng phiên bản Xbox 360 đều có sẵn cả hai bản "Tiberium Wars" và "Kane's Wrath" mà không cần phải đòi hỏi lẫn nhau. Thêm một ví dụ khác nữa là tựa game "" là bản mở rộng đầu tiên phát hành trên hệ máy PlayStation. Trò chơi yêu cầu người chơi phải lấy đĩa "London" ra và bỏ đĩa bản gốc "Grand Theft Auto" vào rồi lấy ra, sau đó lại bỏ đĩa "London" vào lần nữa thì mới chơi được. Ngoài ra còn trò "Sonic & Knuckles" cho hệ máy Sega Mega Drive/Genesis có điểm không bình thường ở chỗ nó có chức năng như một băng độc lập và là một bản mở rộng cho cả hai bản "Sonic the Hedgehog 2" và "Sonic the Hedgehog 3".
1
null
Spin-off "(tùy trường hợp có thể hiểu thành ngoại truyện hay chương trình dẫn xuất)" là các phương tiện truyền thông, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử hoặc bất kỳ tác phẩm tường thuật nào có nguồn gốc từ một hoặc nhiều tác phẩm đã có. Nó thường nêu chi tiết hơn về các khía cạnh khác của tác phẩm gốc (ví dụ như một chủ đề, nhân vật hoặc sự kiện cụ thể). Spin-off có thể được gọi là sidequel khi nó tồn tại trong cùng một khung thời gian của thời gian như tác phẩm tiền nhiệm. Một trong những spin-off đầu tiên của kỷ nguyên truyền thông hiện đại bắt đầu xuất hiện vào năm 1941 khi đang hỗ trợ nhân vật Throckmorton P. Guildersleeve từ một buổi chiếu bộ phim hài "Fibber McGee and Molly" được phát trên máy radio đời xưa đã trở thành ngôi sao trong chương trình của riêng ông là "The Great Guildersleeve" (1941–1957). Với thể loại viễn tưởng, thuật ngữ này song song với việc sử dụng trong truyền hình, nó thường có nghĩa để chỉ một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm tường thuật và hoạt động từ cốt truyện này (trước đó) dựa trên các hoạt động của nhân vật chính trong sê-ri và do đó là một sự thay đổi hành động này và chủ đề câu chuyện tổng thể của một số nhân vật chính khác, mà giờ đây trở thành chủ đề chính hoặc trung tâm (cốt truyện) của sê-ri phụ mới. Nhân vật chính mới thường xuất hiện đầu tiên như một nhân vật phụ hoặc nhân vật hỗ trợ trong tuyến cốt truyện chính trong một môi trường nhất định, và nó rất phổ biến cho nhân vật chính trước đây đóng một vai trò hỗ trợ hoặc với vai trò khách mời, ít nhất cũng đề cập đến lịch sử trong các bản sê-ri phụ mới. Đôi khi, các spin-off thường tự tạo spin-off của riêng mình và để lại một buổi diễn mới chỉ kết nối mơ hồ với sê-ri gốc.
1
null
Isak N Jiyeon (이삭 N 지연) là một nhóm nhạc song ca nữ thành lập bởi SM Entertainment vào năm 2002. Nhóm nhạc này đã tan rã không lâu sau khi thành lập. Nhiều khả năng cho rằng nhóm tan rã là do lượng đĩa bán thấp và không tạo được tên tuổi cho nhóm, nhưng đó không phải nguyên nhân chính; vấn đề với hai cô gái là do thời gian: Isak phải trở về nhà ở Nam California vì lý do gia đình (mẹ cô mang quốc tịch Hàn Quốc và người bố của cô mang quốc tịch Mỹ chia tay). Dù vậy Lee Ji-yeon, thành viên còn lại, vẫn tiếp tục hoạt động cùng SM Entertainment cho dự án nhạc mới The Grace. Isak nói rằng nhóm nhạc vẫn chưa thể kết thúc như vậy được; "Không ai có thể đoán trước được khi nào album mới lại được ra mắt, nhưng chúng tôi vẫn rất hay nói về điều này." Isak vẫn dưới sự quản lý của SM Entertainment, cô vẫn tham gia vào các ca khúc của SMTOWN và làm rất nhiều nghề nghiệp khác nhau, như là DJ và VJ cho Arirang TV, MC cho các chương trình ca nhạc và đóng một vài vai diễn nhỏ trên truyền hình.
1
null
Vương Kế Bằng (, ?- 29 tháng 8, 939), dùng tên Vương Sưởng (王昶) từ năm 935 đến năm 939, gọi theo thụy hiệu là Mân Khang Tông, là một hoàng đế của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông tập vị hoàng đế sau khi cha Vương Diên Quân bị sát hại. Vương Kế Bằng cũng bị sát hại trong một cuộc binh biến do hoàng thúc Vương Diên Hy tiến hành. Bối cảnh. Sử tịch ghi rằng Vương Kế Bằng là trưởng tử của Vương Diên Quân, song bia mộ nguyên thê của Vương Diên Quân là phu nhân Lưu Hoa thì cho thấy rằng Vương Kế Bằng là thứ tử của Vương Diên Quân, Vương Kế Nghiêm (王繼嚴) là huynh trưởng và hai đệ (lúc Lưu Hoa qua đời vào năm 930) là Vương Kế Thao (王繼韜), và Vương Kế Cung (王繼恭). ("Thập Quốc Xuân Thu" thì liệt kê một người đệ khác là Vương Kế Dung (王繼鎔). Vương Kế Bằng kết hôn với Lý thị- cũng là hậu duệ của Vương Thẩm Tri, cha của bà là Đồng bình chương sự Lý Mẫn (李敏). Thời phụ thân trị vì. Năm 926, bá của Vương Kế Bằng là Vương Diên Hàn trở thành quân chủ của Mân, đến tháng 1 năm 927, Vương Diên Quân cùng Vương Diên Bẩm liên kết lật đổ Vương Diên Hàn. Vương Diên Quân trở thành người cai trị mới của Mân, tự xưng là Uy Vũ lưu hậu. Vương Diên Quân được Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên phong tước Mân vương vào năm 928, Vương Diên Quân thích thuật thần tiên, đạo sĩ Trần Thủ Nguyên (陳守元) xưng rằng nhận được mệnh của Bảo Hoàng và nói với Vương Diên Quân rằng nếu có thể 'tị vị thụ đạo' thì có thể làm Thiên tử 60 năm. Diên Quân tin theo, ngày Bính Tý (23) tháng 12 năm Tân Mão (2 tháng 2 năm 932), mệnh Tiết độ phó sứ Vương Kế Bằng nắm quyền cai quản quân phủ sự, còn bản thân trở thành một đạo sĩ. Ngày Giáp Thìn (22) tháng 3 năm Nhâm Thìn (30 tháng 4 năm 932), Vương Diên Quân phục vị. Sang năm Quý Tị (933), Vương Diên Quân xưng là Đại Mân hoàng đế, cải danh Vương Lân. Vương Lân bổ nhiệm Vương Kế Bằng làm hữu bộc xạ, trung thư thị lang, đồng bình chương sự. Sang tháng 4 ÂL, Vương Lân lập Vương Kế Bằng làm Phúc vương, cho đảm nhiệm thêm chức Bảo Hoàng cung sứ. Ngày Canh Thìn (5) tháng 5 (31 tháng 5), Mân xảy ra động đất, Vương Lân lại 'tị vị tu đạo', mệnh Phúc vương Vương Kế Bằng tạm quyền cai quản quốc sự, đến ngày Mậu Tý (14) tháng 7 (7 tháng 8) thì phục vị. Sau khi Vương Kế Bằng được lập làm Phúc vương, Vương Lân bổ nhiệm Diệp Kiều giúp đỡ cho ông. Diệp Kiều là người bác học, có khí chất thẳng thắn, Vương Kế Bằng đối đãi theo lễ sư phụ. Tháng giêng năm Giáp Ngọ (934), tướng Ngô Tương Diên Huy (蔣延徽) đem quân đến bao vây thành Kiến châu của Mân. Vương Lân khiển Thượng quân Trương Ngạn Nhu (張彥柔) và Phiêu kị đại tướng quân Vương Diên Tông (王延宗) đem vạn binh cứu Kiến châu. Tuy nhiên, trên đường đi, sĩ tốt không tiến nữa, nói rằng nếu không bắt được Xu mật sứ hủ bại tàn ác Tiết Văn Kiệt thì sẽ không thể đánh địch. Khi tin tức đến kinh thành Trường Lạc, Vương Kế Bằng và Hoàng thái hậu thuyết phục Vương Lân giao Tiết Văn Kiệt. Khi Vương Lân chưa thể quyết định, Vương Kế Bằng cho phục kích và bắt giữ Tiết Văn Kiệt, giải người này đến chỗ các binh sĩ. Các binh sĩ ăn thịt Tiết Văn Kiệt, sau đó tiến về Kiến châu, quân Ngô triệt thoái. Năm 935, Vương Kế Bằng thư thông với cung nhân Lý Xuân Yến, ông thỉnh mẹ kế là Hoàng hậu Trần Kim Phượng, Trần hậu xin Vương Lân ban Lý Xuân Yến cho Vương Kế Bằng, Vương Lân chấp thuận song không hài lòng. Đệ của Vương Kế Bằng là Vương Kế Thao giận dữ và âm mưu sát hại Vương Kế Bằng. Những năm cuối đời, Vương Lân bị trúng phong, Trần hoàng hậu tư thông với Quy Thủ Minh (歸守明) và Bách công viện sứ Lý Khả Ân (李可殷). Lý Khả Ân thường vu cáo Phòng thành sứ Lý Phỏng (李仿) trước Vương Lân, trong khi người trong tộc của Trần hoàng hậu là Trần Khuông Thắng (陳匡勝) thì vô lễ với Vương Kế Bằng, do vậy cả Lý Phảng và Vương Kế Bằng đều hận. Khi Vương Lân bị bệnh càng nặng, Vương Kế Bằng cảm thấy vui mừng (vì sắp được kế vị). Lý Phảng thì tin rằng Vương Lân sẽ không thể hồi phục, do vậy vào ngày Kỉ Mão (18) tháng 10 năm Ất Mùi (16 tháng 11 năm 935) cho tráng sĩ giết chết Lý Khả Ân. Tuy nhiên, đến ngày Canh Thìn hôm sau, khi bệnh tình của Vương Lân giảm bớt, Trần hoàng hậu tấu về sự việc. Lý Phỏng lo sợ, dẫn bộ binh tiến vào cung đâm trọng thương Vương Lân, cung nhân không muốn ông phải chịu khổ nên giết ông. Lý Phỏng và Vương Kế Bằng sau đó giết Trần hoàng hậu, Trần Thủ Ân (陳守恩), Trần Khuông Thắng, Quy Thủ Minh và Vương Kế Thao. Đến ngày Tân Tị (20) cùng tháng (18 tháng 11), Vương Kế Bằng tuyên bố rằng Hoàng thái hậu lệnh cho ông giám quốc, Vương Kế Bằng tức hoàng đế vị trong ngày. Ông đổi tên thành Sưởng. Trị vì. Sau khi đăng cơ, Vương Sưởng tự xưng là quyền tiết độ sứ, khiển sứ phụng biểu cho Hoàng đế Hậu Đường Lý Tòng Kha, trong nước thì ban bố đại xá và lập Lý Xuân Yến làm "hiền phi". Lý Phỏng sau đó chuyên chế triều chính, ngầm nuôi tử sĩ, Vương Sưởng cùng với Củng Thần chỉ huy sứ Lý Diên Hạo (李延皓) và một số triều thần khác lên kế hoạch diệt trừ. Lý Diên Hạo trá cha trợ cho Lý Phỏng, Lý Phỏng tiếp đãi và không nghi ngờ. Ngày Nhâm Tý (21) tháng 11 (19 tháng 12), khi Lý Phỏng nhập triều, Vương Sưởng và Lý Diên Hạo cho vài trăm vệ sĩ phục trong nội điện và chặt đầu Lý Phỏng, treo đầu ở cổng triều. Người của Lý Phỏng có hơn một nghìn, tiến công Ứng Thiên môn, không chiếm được, họ lại tiến công Khải Thánh môn, đoạt thủ cấp của Lý Phỏng và chạy sang Ngô Việt. Vương Sưởng ra chiếu cáo dụ rằng Lý Phỏng phạm tội giết vua và giết Vương Kế Thao. Vương Kế Bằng cho Kiến vương Vương Kế Nghiêm quyền phán Lục quân chư vệ, cho Diệp Kiều làm Nội tuyên huy sứ, tham gia chính sự. Tuy nhiên Vương Sưởng sau lại trở nên kiêu ngạo, không cùng Diệp Kiều nghị quốc sự. Sau khi Diệp Kiều cố gắng chỉnh huấn và bảo rằng ông quá sủng ái Lý Xuân Yến trong khi thờ ơ với Lương quốc phu nhân Lý thị, Vương Sưởng không nghe theo và lạnh nhạt với Diệp Kiều, sau đó buộc Diệp Kiều nghỉ hưu. Vương Sưởng tin tưởng Trần Thủ Nguyên, ban cho hiệu "Thiên sư". Vương Sưởng cũng thảo luận tất cả quốc sự quan trọng với Trần Thủ Nguyên, do vậy nhiều người đến hối lộ Trần Thủ Nguyên để xin lợi lộc, cổng nhà Thủ Nguyên giống như là chợ. Năm 936, Vương Sưởng lập Hiền phi Lý thị làm hoàng hậu, tôn hoàng thái hậu làm thái hoàng thái hậu. Năm 937, Vương Sưởng cho xây dựng Tử Vi cung (紫微宮), dùng thủy tinh để trang trí, công sức xây dựng gấp mấy lần Bảo Hoàng cung. Vương Sưởng cũng sai người đến các châu để dò xét nhân dân. Sau khi có phương sĩ nói với ông rằng ban đêm có thấy bạch long ở Loa phong, Vương Sưởng cho xây Bạch Long tự. Đương thời, do xây dựng quá đà, ngân sách không đủ, do vậy Vương Sưởng bắt ép Lại bộ thị lang Thái Thủ Mông (蔡守蒙) bán chức quan lấy tiền mặc dù người này liêm khiết. Ông cũng ban chiếu lệnh cho những ai khai bớt tuổi (để tránh lao dịch) thì sẽ bị phạt đánh trượng vào lưng, những ai giấu khẩu sẽ bị giết, ai chạy chốn để tránh hình phạt thì sẽ giết cả tộc người đó. Rau quả lợn gà đều bị đánh thuế nặng. Đến tháng 10 ÂL, Vương Sưởng mệnh kì đệ Uy Vũ tiết độ sứ Vương Kế Cung thượng biểu thông báo việc tự vị cho Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường, đồng thời thỉnh được lập 'để' tại kinh thành Khai Phong của Hậu Tấn. Ngày Bính Ngọ (3) tháng 11 năm Mậu Tuất (27 tháng 11 năm 938), Hậu Tấn Cao Tổ phong Vương Sưởng làm Mân quốc vương, cho Tả tán kị thường thị Lô Tổn (盧損) làm sách lễ sứ, thưởng "giả bào" (áo đỏ) cho Vương Sưởng. Ngày Mậu Thân (5), Hậu Tấn Cao Tổ phong Vương Kế Cung làm Lâm Hải quận vương. Khi Vương Sưởng hay tin, ông khiển tiến tấu quan Lâm Ân (林恩) đi giải thích với Hậu Tấn rằng ông đã kế tập đế hiệu, do vậy không tiếp nhận sách mệnh và sứ giả. Đến khi Lô Tổn đến Phúc châu vào tháng 2 ÂL năm Kỉ Hợi (939), Vương Sưởng xưng bệnh không gặp, mệnh Vương Kế Cung làm chủ việc tiếp đón Lô Tổn. Sau đó, Vương Kế Bằng khiển Lễ bộ viên ngoại lang Trịnh Nguyên Bật (鄭元弼) phụng biểu của Vương Kế Cung theo Lô Tổn nhập cống Hậu Tấn. Vương Sưởng ghen ghét với tài danh của các thúc phụ là cưụ Kiến châu thứ sử Vương Diên Vũ (王延武) và Hộ bộ thượng thư Vương Diên Vọng (王延旺). Vu giả Lâm Hưng (林興) vốn có oán với Vương Diên Vũ, vào năm 939 người này bẩm với Vương Sưởng rằng quỷ thần nói Vương Diên Vũ và Vương Diên Vọng sẽ làm biến. Vương Sưởng không điều tra lại, liền cho tráng sĩ đến phủ đệ giết họ cùng 5 người con trai. Tin vào lời Trần Thủ Nguyên, Vương Kế Bằng cho xây dựng Tam Thanh điện trong cung cấm, dùng vài nghìn cân vàng để đúc tượng Bảo Hoàng đại đế, Thiên Tôn, Lão Quân; đốt hương cúng tế; cầu thần đan. Chính sự lớn nhỏ đều được giao cho Lâm Hưng "truyền" quyết định của Bảo Hoàng. Kiến vương Vương Kế Nghiêm được lòng binh sĩ, Vương Sưởng lo sợ nên đến tháng 6 ÂL thì bãi binh quyền của Vương Kế Nghiêm, đổi tên người này thành Kế Dụ (繼裕), cho Vương Kế Dung thay thế. Phát giác ra Lâm Hưng lừa gạt mình, ngày Ất Mùi (25) cùng tháng (14 tháng 7), Vương Sưởng bắt người này đến sống ở Trường Xuân cung. Ngày Ất Tị (6) tháng 7 (24 tháng 7), Bắc cung của Mân bị hỏa hoạn thiêu hủy. Trong khi đó, hai đạo quân tinh nhuệ bảo vệ cung điện là Củng Thần (拱宸) và Án Hạc (按鶴) vốn do Vương Lân lập ra. Tuy nhiên, sau khi Vương Sưởng trở thành hoàng đế, ông lại mộ 2.000 tráng sĩ để lập ra đội quân phúc tâm, có hiệu là Thần Vệ (宸衛), lộc thưởng đều nhiều hơn so với hai đội quân kia. Có người nói rằng binh sĩ Củng Thần và Án Hạc oán và muốn làm loạn, do vậy Vương Sưởng định phân họ đến đồn trú tại Chương châu và Tuyền châu, khiến họ càng thêm giận dữ. Vương Sưởng cũng thích uống rượu vào ban đêm, ép quần thần uống, lệnh cho thân tín dò xét sơ suất của họ; tụng đệ của Vương Sưởng là Vương Kế Long do uống rượu say nên thất lễ và bị xử trảm. Việc Vương Sưởng diệt trừ thành viên tông thất khiến họ sợ hãi và tức giận, thúc phụ của ông là Tả bộc xạ-Đồng bình chương sự Vương Diên Hy giả vờ bị điên để tránh họa, Vương Sưởng ban cho trang phục của đạo sĩ, đưa đến Vũ Di Sơn, chẳng bao lâu sau thì cho đưa về tư đệ giam cầm. Vương Sưởng nhiều lần hà hiếp quân sứ của Củng Thần và Án Hạc là Chu Văn Tiến và Liên Trọng Ngộ, khiến hai người này oán giận. Sau khi Bắc cung bị hỏa hoạn, còn kẻ phá hoại thì không bắt được, Vương Sưởng mệnh Liên Trọng Ngộ đưa binh lính đi quét dọn tro tàn, mỗi ngày có đến vạn người phải lao dịch, sĩ tốt hết sức khổ sở. Vương Sưởng nghi ngờ Liên Trọng Ngộ là người mưu phóng hỏa và dự định diệt trừ người này, Nội học sĩ Trần Đàm (陳郯) bí mật thông báo sự việc cho Liên Trọng Ngộ. Đêm ngày Tân Tị (12) tháng 7 nhuận (29 tháng 8), Liên Trọng Ngộ dẫn theo binh sĩ Củng Thần và Án Hạc tấn công vào Trường Xuân cung (長春宮) do Vương Sưởng đang ở đó, cho người đến nghênh Vương Diên Hy làm hoàng đế. Các đạo quân khác cùng tham gia chống Vương Sưởng, riêng Thần Vệ thì kháng cự. Đến khi trời sáng, loạn binh tiến công quân Thần Vệ và đánh bại đội quân này, hơn nghìn người phụng Vương Sưởng và Lý hoàng hậu chạy về phía bắc. Tuy nhiên, khi họ đến Ngô Đồng lĩnh thì đám quân dần đào tán. Trong khi đó, Vương Diên Hy khiển cháu (biểu đệ của Vương Sưởng) là Vương Kế Nghiệp (王繼業) đem binh đuổi theo Vương Sưởng. Vương Sưởng vốn là người giỏi bắn cung, giương cung giết được một số địch, song ngày càng có nhiều lính đến, Vương Sưởng nhận ra rằng không thể thoát được nên quẳng cung đi. Vương Sưởng nói với Vương Kế Nghiệp: "tiết làm thần của Khanh ở đâu?" Vương Kế Nghiệp đáp: "Nếu quân không có quân đức, thần sao có thần tiết? Tân quân là thúc phụ, cựu quân thì là côn đệ của ta, ai thân hơn, ai xa hơn?" Vương Sưởng không nói lại, ông bị Vương Kế Nghiệp giải về kinh thành Trường Lạc. Tuy nhiên khi đến Đà Trang, Vương Kế Nghiệp chuốc rượu say Vương Sưởng rồi thắt cổ giết, Lý hoàng hậu cùng các hoàng tử và Vương Kế Cung cũng bị giết. Vương Diên Hy truy thụy cho ông là Thánh Thần Anh Duệ Văn Minh Quảng Vũ Ứng Đạo Đại Hoằng Hiếu Hoàng đế, truy miếu hiệu cho ông là Khang Tông.
1
null
Chi Tuyết tùng hay chi Thông tuyết, còn gọi là Chi Hương bách (danh pháp khoa học: Cedrus) là một chi thực vật lá kim trong họ Thông, ngành Thông. Chúng có nguồn gốc từ phía Tây dãy núi Himalaya và khu vực Địa Trung Hải, thường sống ở độ cao 1.500-3.200 m ở dãy Himalaya và 1.000-2.200 m ở Địa Trung Hải. Mô tả. Tuyết tùng là một cây cao đến khoảng 30–40 m (đôi khi 60 m) với mùi thơm hăng của nhựa gỗ, chỏm dày tạo hình chóp và vỏ cây có hình vuông rạn nứt, và các nhánh rộng, phẳng. Các chồi đa dạng, chồi dài tạo thành các trụ đỡ của các nhánh, và các chồi ngắn, hầu hết mang những chiếc lá. Lá xanh và có hình kim, dài 8–60 mm, được sắp xếp trong một dạng xoắn ốc mở (phyllotaxis) trên các cành dài, và trong các cụm xoắn ốc dày đặc 15-45 trên cành ngắn, chúng có màu sắc khác nhau từ màu xanh lục nhạt của cỏ đến màu lục đậm, lục lam đậm, tùy thuộc vào độ dày của lớp sáp trắng để bảo vệ lá không bị khô hạn. Quả có dạng hình thùng, dài 6–12 cm và rộng 3–8 cm, màu xanh lá cây hay màu xám nâu khi chín, và như chi Lãnh sam, bị tan rã ra khi chín để giải phóng các hạt giống nhỏ có cánh. Các hạt dài 10–15 mm, với một cánh 20–30 mm; như chi Lãnh sam, những hạt giống có 2-3 bọc nhựa thông, có chứa một loại nhựa có vị hăng khó chịu, được cho là bảo vệ chống lại các loài sóc ăn. Tế bào trưởng thành mất một năm, với sự thụ phấn vào mùa thu và những hạt giống trưởng thành cùng một thời điểm một năm sau đó. Tế bào phấn hoa có hình nón và mảnh mai hình trứng, dài 3–8 cm, được sản xuất vào cuối mùa hè và kết phấn hoa vào mùa thu Phân loại. Tuyết tùng có chung một cấu trúc hình nón rất giống với lãnh sam và theo truyền thống thường được coi là có liên quan chặt chẽ, nhưng bằng chứng phân tử hỗ trợ một vị trí cơ bản riêng trong việc phân loại. Có năm phân nhánh của chi Tuyết tùng, tuỳ theo các quan điểm phân loại học mà có thể xếp vào từ một đến bốn loài khác nhau: Sinh thái học. Tuyết tùng thích nghi với khí hậu miền núi, ở Địa Trung Hải nơi chúng nhận được lượng mưa mùa đông, chủ yếu là qua tuyết, và hạn hán vào mùa hè, trong khi ở phía tây dãy Himalaya, chúng nhận được chủ yếu là lượng mưa và gió mùa trong mùa hè. Tuyết tùng được sử dụng cây lương thực cho ấu trùng của một số loài bộ Cánh vẩy bao gồm các loài Bướm đêm. Công dụng. Tuyết tùng được dùng để trang trí phổ biến, và được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn vùng khí hậu ôn đới, nơi nhiệt độ mùa đông không giảm xuống dưới -25 °C. Tuyết tùng Thổ Nhĩ Kỳ chịu nhiệt độ tốt, -30 °C hoặc thấp hơn. Vân gỗ Tuyết tùng rất đẹp được dùng làm các vật dụng trong gia đình.
1
null
Uyển Dung (chữ Hán: 婉容; 13 tháng 11, năm 1906 - 20 tháng 6, năm 1946), Quách Bố La thị, biểu tự Mộ Hồng (慕鸿), hiệu Thực Liên (植莲), là nguyên phối Hoàng hậu của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi nhà Thanh, và sau là Mãn Châu quốc khi Phổ Nghi trở thành Hoàng đế bù nhìn của quốc gia này. Bà nổi tiếng vì là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến quân chủ của Trung Hoa, dù thực tế danh vị "Hoàng hậu" của bà chỉ là trên danh nghĩa do Hoàng đế Phổ Nghi đã thoái vị vào năm 1912 theo quyết định của Long Dụ Thái hậu. Lúc này, triều đình Mãn Thanh dưới thời Phổ Nghi được gọi là "Tốn Thanh hoàng thất Tiểu triều đình" (遜清皇室小朝廷), không được xem là một giai đoạn triều đình Mãn Thanh chính thức. Do đó, Uyển Dung chỉ được liệt kê là "Chính thất của Tuyên Thống Đế" mà chưa từng thực sự là "Đại Thanh Hoàng hậu", bà được người hậu thế về sau biết đến với biệt danh Mạt đại Hoàng hậu (末代皇后). Bà cũng là vị Hoàng hậu duy nhất của triều Thanh, tuy thành thân với Hoàng đế dưới danh vị Hoàng hậu, không phải tấn phong từ tước vị Phúc tấn hay Phi thiếp sau khi Cố Hoàng hậu qua đời, nhưng trong Đại hôn lễ lại không được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong Đại hôn của Hoàng hậu và Hoàng đế. Do tính chất lịch sử, chỉ duy nhất có 4 vị Hoàng hậu đời trước gồm Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Phế hậu, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu và Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu được hưởng quy chế này. Thân thế. Dòng dõi bình dị. Hoàng hậu Uyển Dung sinh vào năm 1904 tại Bắc Kinh. Không có ghi chép chính thức về sinh thần của bà, về sau vì để kết hôn với Phổ Nghi, gia đình bà đã cho sửa lại thành 13 tháng 11 (dương lịch) năm 1906 như hiện nay. Bà xuất thân gia tộc Quách Bố La thị (郭布罗氏), cũng gọi "Quách Giai thị" (郭佳氏), là một nhánh Thị tộc có gốc gác từ bộ tộc Đạt Oát Nhĩ gốc Mông Cổ, thuộc Mãn Châu Chính Bạch kỳ. Gia tộc Uyển Dung vốn là Bố Đặc Ha (布特哈) của Chính Hoàng kỳ. Bố Đặc Ha, Mãn văn "Buteha", đây là một chế độ Bát Kỳ áp dụng cho những gia tộc thiểu số trấn giữ vùng biên giới Đông Bắc của Đại Thanh. Các Bố Đặc Ha có Hán ngữ chuyển nghĩa thành "Đánh cá và săn bắt", vì khi đó các gia tộc thiểu số này có nghĩa vụ dâng sản vật địa phương lên triều đình theo mức hạn được quy định. Dòng họ Quách Bố La thị là một trong những Thế gia vọng tộc bản cư, đối với tầng lớp bản địa cũng có thể xem là có địa vị đáng kể. Đến đời Cao tổ phụ của Uyển Dung là A Lặc Cẩm Na (阿勒锦那), gia đình của Uyển Dung từ Hắc Long Giang dời đến Bắc Kinh, được cải thành Mãn Châu Chính Bạch kỳ, trở thành một trong những gia tộc thuộc Kinh kỳ. Căn cứ Gia tộc gia phả của Uyển Dung, vợ cả của A Lặc Cẩm Na vốn là con gái của Cao Khách Nãi (高喀鼐), là Bố Đặc Ha Chính Bạch kỳ thuộc gia tộc Uy Lặc thị (倭勒氏), mà mẹ cả của A Lặc Cẩm Na lại là em gái của Cao Khách Nãi. Tằng tổ phụ của Uyển Dung, là con trai của A Lặc Cẩm Na, tên Trường Thuận (长顺), về sau cũng nghênh thú 2 người vợ cả đều là cháu gái của Cao Khách Nãi. Ba đời liên tiếp liên hôn cận huyết, các sử gia cho rằng đó là một trong những nguyên nhân khiến Uyển Dung cơ bản có mầm móng bệnh về sau. Gia thế phấn chấn. Từ sau khi nhập kỳ, A Lặc Cẩm Na đảm nhậm Phó Đô thống, con trai duy nhất Trường Thuận về sau quân công hiển hách, nhậm Ô Tô Lý Đài Tướng quân (乌苏里台将军), rồi Cát Lâm Tướng quân (吉林将军), đến biên giới lãnh nhậm. Sau đó, Trường Thuận được truy tặng "Nhất đẳng Khinh xa Đô úy" (一等轻车都尉), nhập thờ Hiền Lương từ, thoáng chốc gia tộc trở thành một thế hệ công thần. Con trai độc nhất của Trường Thuận, tên Tây Lâm Bố (西林布), cũng là tổ phụ của Uyển Dung. Đương thời Tây Lâm Bố chỉ làm đến chức Thị vệ, hôn nhân xoay trong vòng giai cấp Bố Đặc Ha Bát Kỳ, vẫn chưa thể gia nhập hôn nhân cao quý của các gia tộc chốn Kinh kỳ. Thân phụ của Uyển Dung là Vinh Nguyên (荣源), con trai thứ ba của Tây Lâm Bố, sinh năm Quang Tự thứ 10, sang năm Quang Tự thứ 30, tổ phụ Trường Thuận chết bệnh, Vinh Nguyên đặc cách trọng thừa, từ Nhất phẩm Ấm sinh, trực tiếp lấy Lang trung thụ dùng. Đến lúc này, Vinh Nguyên đem cả nhà Quách Bố La thị bước vào luân hồi hôn nhân với danh môn vọng tộc. Cả bốn vị phu nhân của Vinh Nguyên, đều xuất thân danh môn. Vợ cả của Vinh Nguyên, nguyên phối thê tử, xuất thân từ Mãn Châu Chính Hoàng kỳ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị đại gia tộc, con gái của Bạn sự Đại thần Thụy Tuân (瑞洵), cháu chắt nội của Đại học sĩ Kỳ Thiện (琦善), gia tộc này nhiều đời đều làm quan to, cực kỳ hiển hách. Vị Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị này cưới Vinh Nguyên, không sinh dục mà qua đời, Vinh Nguyên bèn cưới kế thê, là mẹ đẻ của Uyển Dung. Vị kế thê này thuộc bộ tộc Ái Tân Giác La, cháu gái của Định Thận Quận vương Phổ Hú, con gái thứ tư của Trấn quốc Tướng quân Dục Trưởng (毓長), vì vậy còn được gọi là Tứ Cách cách (四格格), sinh ra anh trai Nhuận Lương (潤良) cùng Uyển Dung. Sau khi Tứ Cách cách mất, Vinh Nguyên lại cưới con gái cả của Duệ vương phủ Duệ Kính Thân vương Khôi Bân, thế xưng Đại Cách cách (大格格), nhưng vị Đại Cách cách này mệnh cũng không lớn, chỉ vừa qua cửa phủ không lâu sau thì qua đời. Cuối cùng, Vinh Nguyên hôn thú cháu gái của Định Thận Quận vương Phổ Hú, là con gái thứ hai của Mẫn Đạt Bối lặc Dục Lãng (毓朗), nên còn được gọi là Nhị Cách cách (二格格), tên bà là Hằng Hương (恆香). Sau khi sinh hạ Uyển Dung, Tứ Cách cách cũng qua đời do sốt sản hậu, từ đó Uyển Dung được nuôi dạy bởi mẹ kế Hằng Hương mà lớn lên. Anh trai Nhuận Lương, về sau cưới em gái lớn của Phổ Nghi là Uẩn Anh và một em trai khác mẹ là Nhuận Kỳ (潤麒), về sau cưới em gái thứ ba của Phổ Nghi là Uẩn Dĩnh. Mẫn Đạt Bối lặc Dục Lãng, là một trong "Nhị vương Tam bối lặc" thời Thanh mạt tuy vài điểm có cổ hủ, song phần nhiều vẫn rất cởi mở với Tây học. Ông có bảy con gái, về sau đều cật lực khuếch trương Tây học đầu thời Dân quốc, do đó Hằng Hương cơ bản cũng loại này Tây học thuần nhuyễn. Thân phụ của Uyển Dung, ông Vinh Nguyên, là một quý tộc Mãn nhưng có tư tưởng khoáng đạt, quan điểm nam nữ bình đẳng, cho phép con gái được tiếp thu giáo dục như các con trai, cộng với Hằng Hương cũng rất Tây học, ta có thể hình dung môi trường tiếp xúc văn hóa Tây từ rất sớm trong gia đình Uyển Dung. Bên cạnh đó, các con gái của Dục Lãng vốn lấy nhiều quan viên cao cấp trong Nội vụ phủ, điều đó khiến tài nguyên của vị Bối lặc này rất khá giả, do đó cũng kéo theo gia đình của Vinh Nguyên. Thuở nhỏ, Uyển Dung sống cùng gia đình ở Thiên Tân, được mẹ kế Hằng Hương chú tâm dạy dỗ các quy tắc truyền thống, lại hưởng một tuổi thơ đầy đủ vật chất do chính nhà Bối lặc mang lại. Quan hệ giữa bà và mẹ kế vô cùng tốt, tựa như mẹ con ruột vậy, không hề có bất kì mâu thuẫn phát sinh nào. Ở tuổi thiếu niên, Uyển Dung được cho học ở một ngôi trường do Giáo hội Cơ đốc Mỹ thành lập, bà theo học tiếng Anh, sau lại học đàn piano, đặc biệt Uyển Dung rất hâm mộ nhạc jazz. Ngoài ra, gia đình còn mời một số gia sư riêng cho bà, dạy cả kiến thức, âm nhạc, hội họa phương Tây. Trong số đó có cả một gia sư người Mỹ sinh tại Trung Quốc là bà Isabel Ingram dạy tiếng Anh. Chính vị gia sư này đã đặt tên tiếng Anh cho bà là Elizabeth. Mạt đại Hoàng hậu. Tuyển chọn tranh chấp. Lúc bấy giờ, Tuyên Thống Hoàng đế Phổ Nghi đã tuyên bố thoái vị, Hoàng đế chỉ mang tính chất quân chủ lập hiến, không có quyền lực, nhưng hôn sự của Hoàng đế vẫn là sự kiện trọng đại của triều đình Mãn Thanh đang lụi tàn. Năm 1920, vào lúc Phổ Nghi 15 tuổi, có chính khách của chính phủ Dân Quốc đề nghị hôn nhân cho vị Hoàng đế đang thành niên. Ngày 20 tháng 11 năm đó, tờ 《Tiểu công báo》 có tiêu đề "Thanh Đế nghị hôn", đề cập rằng Tổng thống Từ Thế Xương có ý định đem con gái của chính mình gả cho Tuyên Thống Đế. Sang ngày 25 tháng 11, tắc có "Nghị hôn tin tức", các vị Thái phi từ chối hôn nhân của Từ Thế Xương, nói rằng Hoàng đế nên đến tuổi như Thanh Mục Tông cùng Thanh Đức Tông, vào năm 17 tuổi mới bàn đến hôn nhân. Tuy Từ Thế Xương bị khước từ, nhưng rồi các Thái phi cũng từ đó chú ý đến vấn đề hôn nhân của Phổ Nghi, bắt đầu để mắt đến việc chọn các con gái thuộc quý tộc Mông Cổ hoặc quan lại Mãn Châu, danh gia vọng tộc, mới xứng đáng vị trí Hoàng hậu tương lai. Từ năm 1921, lựa chọn đã chính thức bắt đầu quá trình. Rất nhiều người bị tuyển, rồi đào thải, cuối cùng còn lại 4 người: con gái của Vinh Nguyên là Quách Bố La thị, con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, con gái Hành Vĩnh là Hoàn Nhan thị, và cuối cùng là con gái của Dương Thương Trát Bố là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, tất cả đều xuất thân quý tộc, không gia đình giàu có thì cũng là dòng dõi cao quý. Cuối cùng kết quả chúng ta đều biết, Quách Bố La thị là Hậu, Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị là Phi. Dựa theo cách nói của Phổ Nghi, quá trình lựa chọn như sau: Quá trình này, theo cách nói của đám người Phổ Giai (溥佳) tường thuật lại, cả Quách Bố La thị cùng Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị đều biểu thị sự chống đối ngầm giữa các thế lực lúc bấy giờ. Vào năm 1922, khi diễn ra quá trình tuyển chọn, các Thái phi đã ngấm ngầm kình cựa nhau, Một là góa phụ của Thanh Mục Tông, tức là Kính Ý Thái phi Hách Xá Lý thị, một bên kia là Đoan Khang Thái phi Tha Tha Lạp thị, góa phụ của Thanh Đức Tông. Căn cứ cách nói của Phổ Giai, Uyển Dung có sự hỗ trợ từ Đoan Khang Thái phi cùng Tái Đào (载涛), còn Văn Tú có sự ủng hộ từ Kính Ý Thái phi cùng Tái Tuân (载洵). Nơi này cũng có thể nhìn ra, hai người đều có tương đương bối cảnh, mỗi người đều có một vị Thái phi cùng một vị Hoàng thúc duy trì thế lực. Việc chọn Hậu-Phi này trên thực tế thể hiện mâu thuẫn giữa Thái phi cùng với phái Tông thất. Nói đến đây, ông ngoại của Uyển Dung là Bối lặc Dục Lãng - cha ruột của mẹ kế bà là Hằng Hương, vốn lại có quan hệ rất thân thiết với Tái Đào, tựa hồ đây chính là nguyên nhân khiến Tái Đào ủng hộ Uyển Dung. Hơn nữa, Đoan Khang Thái phi cùng Uyển Dung cũng có quan hệ thông gia sâu sắc. Từ khi trước có nói, vợ cả của Vinh Nguyên, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, là cháu chắt của Đại học sĩ Kỳ Thiện, tổ phụ của Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị là Cung Thang (恭镗) - người đã nghênh thú Tha Tha Lạp thị, vốn là Tam cô cô của Đoan Khang Thái phi. Như vậy tính ra, Uyển Dung là ngoại tằng tôn nữ của cô ruột của Đoan Khang Thái phi, quan hệ hôn nhân cực kì phức tạp và chặt chẽ. Bên cạnh đó, vợ cả của Bối lặc Dục Lãng là Hách Xá Lý thị, chị ruột của Kính Ý Thái phi, như vậy Uyển Dung lại là ngoại tôn nữ của Kính Ý Thái phi. Đây có lẽ là nguyên nhân duy nhất khiến cuối cùng Kính Ý Thái phi chịu nhượng bộ, tuyển chọn Uyển Dung cho vị trí Hoàng hậu. Trở thành Hoàng hậu. Năm 1922, ngày 10 tháng 3 (dương lịch), Tuyên Thống Đế tuyên bố công văn:「"Nghị tuyển, chọn con gái của Khinh xa Đô úy Vinh Nguyên là Quách Giai thị lập làm Hoàng hậu. Lại chọn con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, phong làm Thục phi"」. Ngay lúc đó, chính phủ Trung Hoa dân quốc cho Thanh thất ưu đãi điều kiện là: 「"Đại Thanh hoàng đế sau khi từ vị, tôn hào vẫn còn không phế, Trung Hoa dân quốc lấy các ngoại quốc quân chủ lễ nghi để đối đãi với Thanh thất"」. Vì thế, hôn lễ của Phổ Nghi vẫn là hoàn toàn rập khuôn Hoàng đế đại hôn lễ nghi, dân quốc chính phủ đặc chuẩn Hoàng hậu "Phượng dư" (凤舆) từ Đông Hoa môn nâng tiến Tử Cấm Thành. Sau hơn nửa năm chuẩn bị kĩ lưỡng. Ngày 21 tháng 10, diễn ra lễ Nạp thái, sang ngày 12 tháng 11, diễn ra Thân chinh đại lễ. Ngày 29 tháng 11, tiến hành sách phong Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị làm Thục phi, sáng sớm hôm sau (ngày 30 tháng 11) nhập cung, cũng trong ngày đó tuyên chỉ sách lập Quách Bố La thị làm Hoàng hậu. Cuối cùng, đại hôn diễn ra vào ngày 1 tháng 12 cùng năm, Uyển Dung chính thức trở thành Hoàng hậu nhà Thanh. Tuy nhiên, hôn lễ của Hoàng hậu Uyển Dung có một thiếu sót lớn, đó là bà không được đưa kiệu vào cung thông qua Đại Thanh Môn - nơi bình thường không ai được đi qua, chỉ có Hoàng thái hậu và Hoàng đế được ra vào tự do, còn Hoàng hậu cũng chỉ đi qua một lần trong đời vào ngày Đại hôn. Theo thông lệ của nhà Thanh, dù nhà Hoàng hậu ở phía nào của kinh thành thì đoàn lễ rước Hoàng hậu cũng phải đi qua cổng Đại Thanh, rồi từ cổng chính của Tử Cấm Thành là Ngọ Môn tiến vào cung, nhưng Uyển Dung chỉ được rước vào từ cổng Đông Hoa, chứng tỏ Hoàng hậu vào thời kỳ suy yếu này không còn nhiều tôn nghiêm so với các Hoàng hậu trước của triều Thanh. Mặc dù Phổ Nghi không còn quyền lực tuyệt đối như một Thiên tử, Uyển Dung với tư cách của một Hoàng hậu vẫn phải chu toàn và tuân giữ các nghi lễ, nếp sống hoàng tộc trong Tử Cấm Thành. Phổ Nghi đối với bà khá sủng ái vì bà xinh đẹp, hiểu lễ nghĩa do cũng xuất thân gia giáo trung lưu, và đặc biệt là Uyển Dung rất giỏi tiếng Anh. Trong suốt thời gian này, ngoài những lần Phổ Nghi hứng thú làm gián đoạn bằng những cuộc gọi ngắn thì Uyển Dung dành hết thời gian để học bên cạnh nữ gia sư. Trong thời gian ở Tử Cấm Thành, bà trú tại Trữ Tú cung, hay tiếp đãi những chuyến viếng thăm từ những thành viên trong gia đình và hưởng thụ một cuộc sống tương đối bình yên cùng Phổ Nghi trong Tử Cấm Thành. Hằng ngày, bà thường đọc sách, tiểu thuyết, tập viết tiếng Anh và luyện đàn piano. Trong một số ghi nhận, Uyển Dung có biểu hiện về bệnh tâm thần và có thể kéo dài chữa trị bằng thuốc phiện. Để giúp Uyển Dung, Phổ Nghi chủ động cho phép hoàng hậu hút thuốc phiện và dần dần trở nên nghiện. Bà cũng bắt đầu hút tobaco, một loại thuốc lá nặng. Rời khỏi Tử Cấm Thành. Năm 1924, tháng 10, Phổ Nghi bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do quân phiệt Phùng Ngọc Tường gây sức ép buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành. Ngày 5 tháng 11 năm đó, gia đình Phổ Nghi đã chính thức rời khỏi Tử Cấm Thành, đem theo Uyển Dung và Văn Tú. Họ sống như những người dân thường trong xã hội tại một ngôi làng ở Thiên Tân, nơi đã chịu sự quản lý bởi Nhật Bản. Phổ Nghi từ đó đổi tên thành Phổ Hạo Nhiên (溥浩然). Trong thời gian ở Thiên Tân, Uyển Dung hay tìm thú vui trong những cuộc đua ngựa, hội hè, vũ trường và đặc biệt là mua sắm, một hình thức để bà trở nên mới mẻ trong mắt Phổ Nghi khi bà và Văn Tú đang cố tranh sủng. Phổ Nghi bắt đầu gần gũi Uyển Dung hơn trước, đi đâu cũng chỉ dắt bà theo vì cho rằng Văn Tú là vợ lẽ. Việc này khiến Văn Tú không chịu nổi và quyết định ly dị Phổ Nghi năm 1931, nhất là khi bà biết được các quốc gia như Anh - Pháp chỉ cho phép đàn ông lấy một vợ. Sau đó, tuy Phổ Nghi dành nhiều thời gian hơn cho người vợ cả Uyển Dung, ông vẫn liên tục trách cứ bà về việc khiến Văn Tú rời khỏi. Quan hệ 2 người có phần rạn nứt. Năm 1923, tháng 12, khi còn ở trong Tử Cấm Thành, Uyển Dung đã hưởng ứng hướng "Lâm thời Oa Oa đầu hội" (临时窝窝头会) tại Bắc Kinh, quyên tặng tiền đại dương 600 nguyên, lấy danh nghĩa cứu tế nạn dân. Hành động này của bà được các giới trong xã hội khen ngợi. Sang năm 1931, cơn đại hồng thủy đổ ập xuống Trung Hoa, khi đó có tới 16 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là vùng hạ du sông Trường Giang và sông Hoài. Uyển Dung quyên góp trang sức, đổi ra tiền Đông Dương, bà còn cùng chồng Phổ Nghi quyên góp nhà lầu, tài sản vốn có để đổi tiền cứu tế dân sinh các nơi. Đặc biệt là chuỗi vòng trân châu vô giá mà bà yêu thích, cũng đem ra quyên góp, sự việc này rất được giới truyền thông lúc bấy giờ chú ý. 《Đại công báo - 大公报》 đã dùng tiêu đề Phổ Hạo Nhiên phu nhân quyên Trân châu phiến tai (溥浩然夫人捐珍珠贩灾) để nói về sự việc này. Vì đề làm chuyên đề báo đạo, nguyên văn như sau: Mãn Châu quốc Hoàng hậu. Với hy vọng khôi phục lại Hoàng triều Mãn Thanh, Phổ Nghi chấp nhận đề nghị từ Đế quốc Nhật Bản đứng đầu quốc gia bù nhìn mới Mãn Châu Quốc và chuyển đến Trường Xuân, Cát Lâm dưới sự hỗ trợ của đế quốc Nhật Bản. Trong thời gian đó, Kawashima Yoshiko đã thông qua Uyển Dung để có cơ hội gặp Phổ Nghi, và điều này là một trong những chất xúc tác khiến Phổ Nghi đồng ý sự sắp đặt của Nhật Bản. Từ năm 1931, bà bí mật được họ đưa đến Tân Kinh (nay là thành phố Trường Xuân, Cát Lâm), sang năm 1932 thì từ Thiên Tân đi vòng Đại Liên xuống đến Lữ Thuận để đoàn tụ cùng Phổ Nghi. Ở Trường Xuân, Uyển Dung hết thảy đều phải nghe theo người Nhật Bản an bài, bà nhất cử nhất động đều đã chịu bí mật giám thị, thậm chí không thể một bước đi ra đại môn. Uyển Dung bất kham chịu đựng người Nhật Bản khinh nhục, quyết ý trốn đi. Bộ trưởng ngoại giao Cố Duy Quân của chính phủ Trung Hoa dân quốc, từng ghi lại một chuyện như sau: Sau khi không thuyết phục được Cố Duy Quân, Uyển Dung vẫn rất cố gắng viết thư, lập kế hoạch đào tẩu, tin chắc rằng nếu mình thành công thì sẽ có thể giúp được Phổ Nghi lánh nạn khỏi người Nhật, nhưng cuối cùng mọi nỗ lực của Uyển Dung không thành do người Nhật cũng tìm ra bằng chứng Uyển Dung đang âm mưu đào tẩu. Năm 1934, chính phủ Nhật Bản tuyên bố Phổ Nghi là Hoàng đế đầu tiên của Mãn Châu Quốc và Uyển Dung một lần nữa được phong Hậu, trở thành Hoàng hậu của Mãn Châu Quốc. Trong thời gian này, Phổ Nghi hay có những chuyến công vụ ở Nhật Bản điều này khiến quan hệ vợ chồng vốn đã lạnh nhạt nay càng đìu hiu. Uyển Dung cảm thấy cô đơn nên đã ngoại tình với hai phụ tá của Phổ Nghi là Lý Thể Ngọc (李體玉) và Kỳ Kế Trung (祁繼忠), sau đó có thai sinh ra một bé gái. Vì chuyện này mà người Nhật trách cứ nặng nề Phổ Nghi khi họ biết chuyện, và Phổ Nghi xả giận bằng cách ném con của bà vào lò lửa. Có nguồn tin khác nói rằng đứa bé chết vì bị ông sai người tiêm thuốc độc khi vừa ra đời. Phổ Nghi nói dối Hoàng hậu rằng đứa bé đã được nuôi bởi một vú em thuê bởi anh trai bà. Về sau, Uyển Dung biết chuyện kinh khủng xảy ra cho con mình nên thần trí điên loạn, sa vào con đường nghiện ngập. Bà trở nên mê tín, thường xuyên nói sảng, ăn uống một cách háu đói trong các bữa tiệc và xa lánh với mọi người. Thấy vậy, Phổ Nghi đành cho người Nhật đưa bà đến một bệnh viện hẻo lánh. Qua đời. Trong quá trình di tản của Mãn Châu quốc khi Liên Xô tiến hành Chiến dịch Mãn Châu vào năm 1945, Phổ Nghi đã cố gắng chạy trốn khỏi Mãn Châu và để lại Hoàng hậu Uyển Dung, Lý Ngọc Cầm và một số thành viên Hoàng gia khác. Khi đó, Uyển Dung cùng em dâu Hiro Saga, vợ của em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt, đã cố gắng chạy đến Hàn Quốc nhưng bị chính phủ Cộng sản Trung Hoa bắt lại tại Lâm Giang, Bạch Sơn vào tháng 1 năm 1946. Họ đã bị đưa đến những nhà tù ở những nơi khác nhau như Thông Hóa, Trường Xuân, Vĩnh Cát và Đôn Hoá. Khi Quốc dân Cách mệnh Quân đánh bom Cát Lâm, Uyển Dung và Saga lại được đưa về một nhà tù ở Diên Cát. Trong thời gian này, Uyển Dung bị hành hạ kinh khủng bởi những triệu chứng của cơn đói thuốc phiện, cũng như tình trạng sức khỏe rất yếu khiến bà rất yếu ớt. Người em dâu Saga luôn cực khổ chăm sóc bà. Những lúc bà trở nên ảo giác về hồi ức khi còn là Hoàng hậu, bà không tự chủ lên giọng với những người lính canh và bị họ cười nhạo, thậm chí đánh đập. Khi Saga bị chuyển đi nơi khác, Uyển Dung không còn ai chăm sóc và từ đó bà héo mòn chờ chết. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1946, Uyển Dung qua đời do suy dinh dưỡng và thiếu thuốc phiện, hưởng dương 39 tuổi. Thi thể bà được nghi ngờ chôn cất trong một ngôi mộ tập thể trong tù. Do qua đời với tư cách thường dân, bà không có tang lễ và thụy hiệu như một Hoàng hậu chân chính. Năm 2006, ngày 23 tháng 10, em trai bà đã tổ chức một nghi thức mai táng theo lễ nghi chiêu hồn cho bà vào Thanh Tây lăng gần Bắc Kinh, hợp táng với Phổ Nghi ở Phổ Nghi mộ (溥仪墓).
1
null
Đại Thuận () hay còn gọi là Lý Thuận (李順) là một chính quyền Trung Quốc do Sấm vương Lý Tự Thành thành lập và tồn tại trong và sau khi họ chiếm được thủ đô Bắc Kinh của nhà Minh, song sau đó Lý Tự Thành lại bại trận trước nhà Thanh của người Mãn Châu bắt đầu tràn vào Trung Quốc. Cuối cùng, tàn dư của Đại Thuận buộc phải quy thuận nhà Minh. Thành lập. Cuối thời Minh, triều đỉnh hủ bại, cộng thêm đất nước bị nạn hạn hán và châu chấu liên miên, quan phủ bóc lột, một số lượng lớn dân lưu tán, dân đói ở khu vực Tần Thục đã tiến hành nổi dậy, gọi là "lưu khấu" (流寇). Các nông dân này có chiến thuật tấn công theo kiểu du kích và riêng lẻ, khiến binh lực nhà Minh tổn hại nghiêm trọng. Năm 1633, lãnh tụ quân nông dân là Sấm vương Cao Nghênh Tường bị tướng Minh là Tôn Truyền Đình giết, Lý Tự Thành kế vị làm Sấm vương, tục gọi là Lý Sấm. Năm 1641, Lý Sấm đánh chiếm Lạc Ấp, giết chết Lạc Dương Phúc vương Chu Thường Tuân, cùng với chư tướng nấu thi thể của Chu Thường Tuân và chia nhau ăn. Sau khi tịch thu Phúc vương phủ, quân nông dân của Lý Sấm có được một số lượng lớn lương thảo. Tháng 10 năm 1643, Lý Sấm công phá Đồng Quan, đến tháng 11 thì chiếm Tây An. Ngoài ra, khi ấy còn có quân nông dân của Trương Hiến Trung, phát triển chủ yếu ở phương Nam, đầu tiên khống chế khu vực Hồ Quảng, sau đó chuyển sang tấn công Tứ Xuyên, lập chính quyền Đại Tây. Tuy nhiên, Lý Sấm và Trương Hiến Trung không duy trì quan hệ hợp tác mà lại đánh lẫn nhau. Tháng 1 năm 1644, Lý Sấm lập nước tại Tây An, đặt quốc hiệu là "Đại Thuận", đặt niên hiệu là Vĩnh Xương, truy tôn Lý Kế Thiên (李继迁) của Tây Hạ làm Thái Tổ. Đầu tiên, Đại Thuận lấy Tây An làm kinh sư. Sau đó, Lý Tự Thành thống lĩnh 100 vạn quân vượt qua Hoàng Hà, chia làm hai cánh tiến đánh Bắc Kinh. Đến tháng 3, Lý Sấm đánh chiếm Đại Đồng, Tuyên Phủ, Cư Dung quan, đến ngày 11 thì binh đến chân thành Bắc Kinh. Ngày 18, quân Đại Thuận đã đánh bại quân Minh ở ngoại thành Bắc Kinh. Sáng sớm ngày 19 tháng 3, Lý Sấm tiến vào Tử Cấm Thành, Sùng Trinh Đế tự thắt cổ ở Môi Sơn tại Bắc Kinh, gọi là Giáp Thân chi biến (甲申之變), triều đình nhà Minh diệt vong. Cai trị tại Bắc Kinh. Lý Tự Thành vào thành Bắc Kinh, đầu đội nón tre, mình mặc áo vải xanh, cưỡi tuấn mã, thong thả đi vào Tử Cấm Thành. Nhân dân Bắc Kinh vui mừng, treo đèn kết hoa đón quân Đại Thuận. Chính quyền Đại Thuận vừa treo bảng yên dân, kêu gọi mọi người an cư lại nghiệp, vừa trừng phạt các hoàng thân quốc thích và quan lại tham ô của triều Minh. Lý Sấm không có phương sách hợp thời với tướng Minh trấn giữ Sơn Hải quan là Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế vốn được triều Minh cử đến Ninh Viễn để chống quân Thanh, trong tay có mấy chục vạn quân. Khi được Sùng Trinh Đế gọi về ứng cứu, Ngô Tam Quế đem quân rút về Bắc Kinh, đến Sơn Hải quan thì biết tin triều Minh đã bị diệt, lại nhận được thư của cha khuyên hàng. Khi Ngô Tam Quế về đến Loan Châu (gần Bắc Kinh) thì hay tin cha đã bị bắt, gia sản bị tịch thu và ca nữ Trần Viên Viên mà ông sủng ái đã bị quân Đại Thuận bắt, vì thế Ngô Tam Quế đã đưa quân quay trở lại Sơn Hải quan. Ngày 21 tháng 4 năm 1644, Lý Sấm mang 20 vạn quân thân chinh giao chiến với Ngô Tam Quế ở Sơn Hải quan, Ngô Tam Quế sợ hãi, bèn mang thư cho Đa Nhĩ Cổn mời quân Thanh đến giúp. Ban đầu, quân của Ngô Tam Quế bị quân Đại Thuận bao vây, song khi hai bên đang huyết chiến thì một trận cuồng phong kéo đến làm đất bụi mù mịt, Đa Nhĩ Cổn tận dụng thời cơ đem quân Thanh đang mai phục tiến thẳng vào quân Đại Thuận. Quân Đại Thuận không rõ địch từ đâu tới, trong lòng hoang mang, trận địa rối loạn, Lý Tự Thành đành rút lui. Lý Tự Thành vừa đánh vừa lui, Ngô Tam Quế dựa vào yểm trợ của quân Thanh mà truy đánh, khi lui về Bắc Kinh thì đã tiêu hao rất nhiều binh lính. Sau khi về Bắc Kinh, Lý Tự Thành tiến hành lễ tức vị tại hoàng cung, tiếp nhận triều kiến của các quan chức triều đình Đại Thuận, sớm hôm sau, Lý Tự Thành dẫn quân Đại Thuận rời Bắc Kinh về phía tây để đến Tây An. Tính ra, quân Đại Thuận đã chiếm giữ Bắc Kinh trong 41 ngày. Diệt vong. Do quân Đại Thuận bày trận nghênh chiến tại Đồng Quan, chủ lực và đại pháo của quân Thanh còn chưa đến, hai bên kiên trì bất chiến, kéo dài trong một năm. Năm 1645, quân Thanh chia làm hai nhánh tiến đánh Tây An, dùng Hồng y đại pháo (紅衣大炮) công phá Đồng Quan, Lý Tự Thành chiến không nổi bèn đưa quân Đại Thuận đến Tương Dương nhập Hồ Bắc, cố gắng cùng tổng binh triều Minh là Tả Lương Ngọc kháng Thanh. Tháng 4 năm 1645, Lý Tự Thành tiến đến Vũ Xương, song bị quân Thanh đánh cho tan vỡ. Đến tháng 5, Lý Tự Thành lại bại trận ở Giang Tây, sau bị quân Nam Minh giết tại Cửu Cung Sơn ở phía nam huyện Thông Sơn của Hồ Bắc (cũng có thuyết nói Lý Tự Thành tự sát, mất tích hoặc xuất gia làm sư tăng). Quan chế. Quan chế Đại Thuận đại thể theo quan chế triều Minh, có sửa đổi nhỏ, đổi nội các thành "Thiên hựu điện" (天佑殿), đổi Lục bộ là lục chính phủ, thiết lập các chức đại học sĩ, thượng thư, thị lang. Ở địa phương, chính quyền Đại Thiện đổi tuần phủ thành tiết độ sứ, tuần án trực chỉ sứ. Về mặt quân sự, Đại Thuận thiết lập tiền hậu tả hữu trung các doanh, quyền tướng quân, chế tướng quân, uy vũ tướng quân, quả nghị tướng quân, trong đó quyền tướng quân có địa vị cao nhất. Sau khi tiến vào Bắc Kinh, chính quyền Đại Thuận quy định: quan văn chịu sự kiểm soát của tướng quân Lưu Tông Mẫn (劉宗敏), điều này rõ ràng không giống với triều Minh.
1
null
Gaston Tong Sang (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1949 tại Bora Bora) là cựu Thống đốc Polynésie thuộc Pháp. Ông giữ ba nhiệm kỳ Thống đốc Polynésie thuộc Pháp từ tháng 11 năm 2009 cho đến tháng 4 năm 2011, từ tháng 4 năm 2008 cho đến tháng 2 năm 2009 và từ tháng 12 năm 2006 cho đến tháng 9 năm 2007. Ông hiện là người đứng đầu của đảo Bora-Bora. Ông là một người gốc Trung Hoa, và là một thành viên sáng lập của chính đảng thân Pháp Tahoera'a Huiraatira tại Polynésie thuộc Pháp. Tiểu sử. Tong Sang sinh tại Bora Bora. Mẹ của ông là Aren Siou Moun, được gọi là Mama Are, bà đã qua đời năm 2007. Ông học trung học tại Lycée-collège La Mennais ở thủ phủ Papeete, tốt nghiệp tú tài vào năm 1968. Sau đó ông đến Mẫu quốc và theo học tại Lycée Michel-Montaigne ở Bordeaux, rồi được nhận vào ngành xây dựng dân dụng tại Hautes études d'ingénieur ở Lille và tốt nghiệp kỹ sư năm 1973. Ông cũng hoàn thành CHEBAP ở Le Centre des hautes études de la Construction tại Paris. Thống đốc Polynésie thuộc Pháp. Tong Sang là ứng cử viên thống đốc của đảng Tahoera'a Huiraatira trong cuộc bầu cử thống đốc Polynésie thuộc Pháp vào tháng 3 năm 2005, song ông đã bị Oscar Temaru đánh bại (ông được 26 phiếu còn Temaru được 29 phiếu). Ngày 26 tháng 12 năm 2006, Tong Sang được bầu làm thống đốc với 31 phiếu. Ngày 18 tháng 1 năm 2007, chính phủ mới của Tong Sang đã vượt qua một đề nghị bất tín nhiệm do đảng của cựu thống đốc Oscar Temaru đưa ra. Chỉ có 26 nghị sĩ bỏ phiếu thuận trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, và cần ba phiếu nữa để nó được thông qua. Sau một số sự kiện chính trị, Đảng Thống nhất vì Dân chủ của Temaru lại đưa ra đề nghị bất tín nhiệm đối với Tong Sang vào ngày 29 tháng 8 năm 2007. Chính đảng này cho rằng đề xuất bất tín nhiệm chống lại Tong Sang dựa trên thực tế rằng ông chỉ nhận được sự ủng hộ nhỏ trong Nghị viện và rằng Tong Sang đã mất tính hợp pháp để cầm quyền. Đảng Tahoeraa Huiraatira khi đó đã kêu gọi Tong Sang từ chức trước cuộc bỏ phiếu. Tong Sang từ chối lời kêu gọi từ đảng của mình. Gaston Tong Sang bị loại ra khỏi cương vị và chính phủ của ông sụp đổ sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày 31 tháng 8 năm 2007. Đề xuất chống lại Tong Sang đã được một đa số gồm 35 thành viên Nghị viện thông qua, bao gồm cả một số thành viên trong đảng Tahoera'a Huiraatira. Tong Sang đã cố gắng duy trì chính phủ của mình bằng việc đề nghị cho Tahoer'a Huiraatira 7 ghế bộ trưởng song đảng này từ chối. Hành động chống lại Tong Sang này là lần đầu tiên đảng Đảng Thống nhất vì Dân chủ của Oscar Temaru và đảng Tahoera'a Huiraatira của Gaston Flosse's lập liên minh trên thực tế để loại bỏ một chính phủ Polynésie thuộc Pháp. Tong Sang tiếp tục giữ vị trí trong chính phủ lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm 2007. Chính phủ của Tong Sang là chính phủ Polynésie thuộc Pháp thứ ba sụp đổ do một đề xuất bất tín nhiệm trong ba năm, điều này đã thúc giục cải cách. Vào ngày 14 tháng 9 năm 2007, Temaru được bầu làm Thống đốc Polynésie thuộc Pháp lần thứ ba trong ba năm, thay thế Tong Sang. Tong Sang sau đó lập ra một đảng mới mang tên O Porinetia To Tatou Ai'a vào ngày 1 tháng 10 năm 2007. Ngày 15 tháng 4 năm 2008, Tong Sang lại trở thành Thống đốc sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Gaston Flosse. Song ông lại từ chức vào ngày 8 tháng 2 năm 2009, và Oscar Temaru lại một lần nữa trở thành thống đốc kế nhiệm của Tong Sang trong cuộc bầu cử thống đốc vào ngày 12 tháng 2 năm 2009. Ông lại trở thành thống đốc vào ngày 25 tháng 11 năm 2009 sau khi Temaru thất bại trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Sau đó, bản thân ông lại thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất ín nhiệm vào ngày 1 tháng 4 năm 2011.
1
null
Vương Diên Hy (王延羲) (?-8 tháng 4 năm 944), được gọi là Vương Hy (王曦) trong thời gian trị vì, gọi theo miếu hiệu là Mân Cảnh Tông, là một hoàng đế của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông trở thành quân chủ của quốc gia sau một cuộc chính biến dẫn đến việc phế truất cháu trai Vương Kế Bằng trong năm 939. Do ông cai trị ác nghiệt, các sĩ quan cấm quân là Chu Văn Tiến và Liên Trọng Ngộ làm phản, thích sát ông và tàn sát hoàng tộc họ Vương. Sau đó, Chu Văn Tiến xưng là Mân Đế. Trước khi trị vì. Vương Diên Hy là con trai thứ 28 của Vương Thẩm Tri- người thường được xem là quân chủ đầu tiên của Mân. Khi Mân Khang Tông Vương Kế Bằng mở tiệc nhân dịp Tân La hiến bảo kiếm, Vương Kế Bằng giơ kiếm cho Đồng bình chương sự Vương Đàm (王倓) và nói với người này "Có thể dùng nó để làm gì?" và Vương Đàm đáp, "để trảm kẻ bầy tôi bất trung,". Vương Diên Hy được miêu tả là đương thời trong lòng có chí khác, nghe thấy thì sợ hãi biến sắc. Do Vương Kế Bằng thường nghi kị, sát hại tông thất, Tả bộc xạ, Đồng bình chương sự Vương Diên Hy phải giả vờ cuồng vọng ngu muội để tránh họa. Vương Kế Bằng do đó ban cho Vương Diên Hy áo của đại sĩ, đưa đến Vũ Di Sơn, song sau đó lại triệu ông về kinh thành Trường Lạc và giam cầm trong tư đệ. Đêm ngày Tân Tị (12) tháng 7 nhuận (29 tháng 8), quân sứ Liên Trọng Ngộ dẫn theo binh sĩ Củng Thần và Án Hạc tấn công vào Trường Xuân cung (長春宮) do Vương Kế Bằng đang ở đó, cho người đến nghênh Vương Diên Hy làm hoàng đế. Vương Kế Bằng sau đó bị sát hại.. Mân quốc vương. Vương Diên Hy tự xưng là Uy Vũ tiết độ sứ, Mân quốc vương, đổi tên thành Hy (曦), cải niên hiệu, xá tội cho tù nhân, ban thưởng trong ngoài. Ông cho người cáo phó với các nước lân cận rằng Thần vệ quân sát hại Vương Kế Bằng, truy thụy hiệu hoàng đế cho Vương Kế Bằng. Ông khiển thương nhân dâng biểu xưng làm phiên thuộc của Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường tại Trung Nguyên, song trong nước vẫn đặt các chức quan theo Thiên tử chế. Ông bổ nhiệm Lý Chân làm Tư không kiêm Trung thư thị lang, Đồng bình chương sự. Ông cũng cho xử tử đạo sĩ Trần Thủ Nguyên, vu giả Lâm Hưng của Vương Kế Bằng, và xử tử nguyên Thị lang Thái Thủ Mông do bán chức quan. Vương Hy cho xây dựng tân cung và chuyển đến sống tại đó. Tuy nhiên, sau khi trở thành quân chủ, Vương Hi kiêu dâm hà ngược, nghi kị tông tộc, hay dựa vào thù oán khi trước. Kỳ đệ là Kiến châu thứ sử Vương Diên Chính nhiều lần dâng thư khuyến gián, Vương Hy tức giận và viết thư lại mắng chửi Vương Diên Chính. Vương Hy khiển thân lại là Nghiệp Kiều (鄴翹) đến làm giám quân tại Kiến châu của Vương Diên Chính, và khiển Giáo luyện sứ Đỗ Hán Sùng (杜漢崇) đến làm giám quân ở Nam trấn lân cận. Nghiệp Kiều và Đỗ Hán Sùng báo lên Vương Hy các cáo buộc của họ rằng Vương Diên Chính làm việc mờ ám, hai huynh đệ tích thêm nghi ngờ thù ghét. Một ngày, Nghiệp Kiều và Vương Diên Chính nghị sự, hai bên có bất đồng. Nghiệp Kiều chạy đến Nam trấn, Vương Diên Chính phát binh tiến công Nam trấn, đánh bại binh đồn trú tại đây. Nghiệp Kiều và Đỗ Hán Sùng chạy về thủ đô, quân biên thùy phía tây của Vương Hy đều tan vỡ. Tháng 2 năm Canh Tý (940), Vương Hy khiển thống quân sứ Phan Sư Quỳ (潘師逵) và Ngô Hành Chân (吳行真) đem bốn vạn binh đánh Vương Diên Chính. Vương Diên Chính cầu cứu Quốc vương Tiền Nguyên Quán của Ngô Việt, đến ngày Nhâm Tuất (26) cùng tháng (6 tháng 4), Tiền Nguyên Quán khiển Ngưỡng Nhân Thuyên (仰仁詮) và Tiết Vạn Trung (薛萬忠) đem bốn vạn quân cứu Vương Diên Chính. Tuy nhiên, sau đó quân của Vương Hy bị Vương Diên Chính đẩy lui. Sau đó, Ngưỡng Nhân Thuyên đem quân Ngô Việt đến Kiến châu, Vương Diên Chính thỉnh quân Ngô Việt trở về, Ngưỡng Nhân Thuyên không chấp thuận. Vương Diên Chính sợ hãi, lại khiển sứ xin Vương Hy xuất binh cứu. Vương Hy bổ nhiệm huynh tử là Vương Kế Nghiệp (王繼業) làm hành doanh đô thống, đem hai vạn quân đi cứu Vương Diên Chính, Vương Hy cũng viết thư trách Ngô Việt và khiển khinh binh cắt đứt đường vận lương của Ngô Việt. Đến khi quân Ngô Việt hết lương thực, tháng 5 ÂL, Vương Diên Chính khiển binh xuất kích, kết quả đại phá quân Ngô Việt. Đến ngày Quý Mùi (18) cùng tháng (26 tháng 6), Ngưỡng Nhân Thuyên triệt thoái. Sau đó, Hoàng đế Lý Cảnh của Nam Đường khiển Khách tỉnh sứ Thượng Toàn Cung (尚全恭) đến Mân, hòa giải giữa Vương Hy và Vương Diên Chính. Tháng 6 ÂL, Vương Diên Chính khiển nha tướng và nữ nô mang thệ thư và hương lô đến Phúc châu, cùng Vương Hy thề ước ở Tuyên lăng (lăng mộ của Vương Thẩm Tri). Tuy vậy, sự nghi ngờ oán giận dữa hai người vẫn như cũ. Tháng 7 ÂL, Vương Hy cho đắp tây quách của Phúc Châu nhằm đề phòng Vương Diên Chính. Ngoài ra, ông còn khuyến khích nhân dân làm tăng nhân, nhằm tránh thuế nặng nên nhiều nhân dân trở thành tăng nhân, tổng cộng có khoảng 11.000 người. Hậu Tấn Cao Tổ trước đó đoạn tuyệt quan hệ với Mân do Vương Kế Bằng ngạo mạn, sau khi thương nhân dâng biểu của Vương Hy cho Hậu Tấn Cao Tổ, đến ngày Giáp Thân (23) tháng 11 (24 tháng 12), Hậu Tấn Cao Tổ bổ nhiệm Vương Hy làm Uy Vũ tiết độ sứ, kiêm Trung thư lệnh, phong tước Mân quốc vương. Tháng giêng năm Tân Sửu (941), Vương Diên Chính thỉnh Vương Hi thăng Kiến châu làm Uy Vũ quân, và cho mình làm tiết độ sứ. Vương Hy lấy lý do Uy Vũ quân đặt tại Phúc châu, do vậy thăng Kiến châu làm Trấn An quân (鎮安), cho Vương Diên Chính làm tiết độ sứ, phong cho tước Phú Sa vương. Tuy nhiên, Vương Diên Chính tại đổi tên Trấn An thành Trấn Vũ (鎮武). Tháng 4 ÂL, Vương Hy bổ nhiệm con là Vương Á Trừng làm Đồng bình chương sự, phán lục quân chư vệ. Vương Hy nghi ngờ đệ là Đinh châu thứ sử Vương Diên Hỷ (王延喜) thông mưu với Vương Diên Chính, khiển tướng quân Hứa Nhân Khâm (許仁欽) đem ba nghìn quân đến Đinh châu để bắt Diên Hỷ đem về Phúc châu. Sau đó, do biết Vương Diên Chính gửi thư chiêu dụ Tuyền châu thứ sử Vương Kế Nghiệp, Vương Hy triệu Vương Kế Nghiệp về Phúc châu và ban chết, giết những con trai của Kế Nghiệp tại Tuyền châu. Làm hoàng đế. Tháng 7 ÂL, Vương Hy xưng là Đại Mân hoàng, lĩnh Uy Vũ tiết độ sứ. Vương Hy và Vương Diên Chính tấn công lẫn nhau, khiến quãng đường giữa hai bên đầy xương phơi. Khi sứ giả của Vương Hy đến, Vương Diên Chính cho binh ra thị uy, nói những lời gay gắt mạo phạm với sứ giả. Do lo sợ người kế nhiệm Vương Kế Nghiệp tại tại Tuyền châu là Vương Kế Nghiệm (王繼嚴) (con của thứ huynh Vương Diên Quân) được lòng dân, Vương Diên Hy bãi chức và triệu hồi Vương Kế Nghiêm, sau đó dùng rượu độc hại chết Vương Kế Nghiêm. Không lâu sau, Vương Diên Hy lập Lang Da vương Vương Á Trừng làm Uy Vũ tiết độ sứ, kiêm Trung thư lệnh, cải hiệu Trường Lạc vương. Đến tháng 10 ÂL, Vương Hy tức hoàng đế vị. Tháng giêng năm Nhâm Dần (942), Vương Diên Hy lập con của Đồng bình chương sự Lý Chân (cũng là mẹ của Vương Á Trừng) làm hoàng hậu. Theo mô tả, bà thích uống rượu và cố chấp, Vương Hy sủng ái song cũng kiêng sợ bà. Sang tháng 3 ÂL, Vương Diên Hy phong Vương Á Trừng làm Mân vương. Tháng 6 ÂL, Vương Diên Chính bao vây Đinh châu, Vương Hy phát 5 nghìn binh từ Tuyền châu và Chương châu đến cứu Đinh châu, đồng thời khiển các tướng Lâm Thủ Lượng (林守亮), Hoàng Kính Trung (黃敬忠), và Hoàng Thiệu Pha (黃少頗) tiến công Kiến châu nhân lúc Vương Diên Chính vắng mặt. Tháng 7 ÂL, Vương Diên Chính rút lui sau khi đánh 42 trận mà vẫn không chiếm được Đinh châu. Sang tháng 8 ÂL, Vương Hy khiển sứ đem chiếu, chín trăm kim khí, vạn xâu tiền, 640 tướng lại sắc cáo, cầu hòa với Vương Diên Chính, Vương Diên Chính không nhận. Cùng tháng, Vương Hy bày tiệc mời quần thần ở Cửu Long điện, tụng tử Vương Kế Nhu (王繼柔) do không uống được rượu nên ngầm giảm số rượu của mình, Vương Hy tức giận và cho xử trảm Vương Kế Nhu và khách tướng dâng rượu cho Kế Nhu. Người Mân đúc tiền sắt lớn Vĩnh Long thông bảo, giá trị bằng 100 tiền chì. Vương Hy bổ nhiệm Đồng bình chương sự Dư Đình Anh làm Tuyền châu thứ sử, song Dư Đình Anh tham ô, bắt con gái nhà dân, nói dối rằng để tuyển chọn nhằm đưa vào hậu cung. Khi sự việc bị phát giác, Vương Hy khiển ngự sử đi khảo xét. Dư Đình Anh lo sợ nên về kinh thành Trường Lạc, Vương Hy truy cứu, cho làm thuộc lại. Dư Đình Anh dâng vạn xâu tiền, Vương Hy hài lòng và triệu kiến rồi hỏi về cống vật cho hoàng hậu, và sau khi Dư Đình Anh dâng tiền cho Lý hoàng hậu thì người này được trở về Tuyền châu. Từ đó, các châu đều dâng cống vật riêng cho hoàng hậu. Sau đó, Vương Diên Hy còn triệu Dư Đình Anh về làm tể tướng. Diêm thiết sứ- Hữu bộ xạ Lý Nhân Ngộ (李仁遇) (con của tể tướng Lý Mẫn và là cháu ngoại gọi bằng cậu của ông) còn trẻ tuổi, lại có dung mạo xinh đẹp, do vậy được Vương Diên Hy sủng ái. Đến tháng 12 ÂL, Vương Diên Hy bổ nhiệm Lý Nhân Ngộ và Lý Quang Chuẩn (李光準) làm Đồng bình chương sự. Tháng 2 ÂL năm Quý Mão (943), Vương Diên Chính xưng đế ở Kiến châu, đặt quốc hiệu là "Đại Ân". Trong khi đó, Vương Hy nạp con của Kim ngô sứ Thượng Bảo Ân (尚保殷) làm hiền phi. Theo mô tả, hiền phi rất xinh đẹp, được Vương Hy sủng ái. Theo ghi chép, khi ông say rượu, hiền phi muốn ông giết người hay tha thứ thì ông cũng làm theo. Trong một bữa tiệc, có một người hiến kiếm cho Vương Hy, Vương Hy nhớ đến chuyện Vương Đàm năm xưa nên hạ lệnh đào mộ Vương Đàm và chặt thi thể. Cuối năm đó, Vương Hy gả công chúa, và khi ông phát hiện ra có 12 triều sĩ không chúc mừng, họ đều bị đánh trượng ở triều đường. Do Ngự sử trung thừa Lưu Tán (劉贊) không tiến hành hạch tội, Vương Diên Hy cũng xử phạt đánh trượng Lưu Tán, Lưu Tán không chịu nhục và muốn tự sát. Khi Gián nghị đại phu Trịnh Nguyên Bật (鄭元弼) nói giúp cho Lưu Tán, Vương Hy nói "Khanh muốn làm theo Ngụy Trưng hả?", Trịnh Nguyên Bật nói "Thần xem bệ hạ là Đường Thái Tông, nên mạo muội làm theo Ngụy Trưng." Cơn giận của Vương Hy giảm bớt, ông cho thả Lưu Tán, song cuối cùng Lưu Tán vẫn buồn rầu mà chết. Tháng 4 năm Quý Mão (943), Hoàng đế Lý Cảnh của Nam Đường khiển sứ đem thư cho Vương Hy và Vương Diên Chính, trách việc huynh đệ đánh lẫn nhau. Vương Hy viết thư đáp lại, dẫn việc Chu công diệt trừ Quản-Sái, và Đường Thái Tông giết Kiến Thành-Nguyên Cát. Vương Diên Chính thì viết thư lại chê trách họ Lý (Nam Đường) đoạt nước của họ Dương (Ngô), Lý Cảnh giận dữ và cắt đứt quan hệ với Ân. Củng thần đô chỉ huy sứ Chu Văn Tiến, Các môn sứ Liên Trọng Ngộ của Mân do khi trước giết Vương Kế Bằng nên thường lo sợ cho tính mạng của bản thân. Họ càng trở nên lo sợ khi Vương Diên Hy trong khi say rượu đã giết đồng đảng của họ là Khống hạc chỉ huy sứ Ngụy Tòng Lãng (魏從朗). Vương Diên Hy từng uống rượu rồi ngâm thơ của Bạch Cư Dị "duy hữu nhân tâm tương đối gian, chỉ xích chi tình bất năng liệu", khi đó hai người cũng có mặt. Trong khi đó, Lý hậu đố kỵ hiền phi do hiền phi được Vương Diên Hy sủng ái, bà muốn giết Vương Diên Hy để Vương Á Trừng kế vị, vì thế sai người nói với Chu Văn Tiến và Liên Trọng Ngộ rằng Vương Hy nghi ngờ họ. Khi đó hậu phụ Lý Chân có bệnh, ngày Ất Dậu tháng (13) 3 năm Giáp Thìn (8 tháng 4 năm 944), Vương Hy đến phủ đệ của Lý Chân để thăm hỏi. Chu Văn Tiến và Liên Trọng Ngộ sai Củng thần mã bộ sứ Tiền Đạt (錢達) ám sát Vương Hy ngay trên ngựa. Họ triệu tập bá quân đến triều đường, tuyên bố rằng Mân Thái Tổ Vương Thẩm Tri lập Mân quốc song tử tôn dâm ngược hoang trụy, rằng Trời chán ghét Vương thị, nên đổi sang chọn người có đức để lập làm vua. Sau đó, Chu Văn Tiến tự xưng là Mân Chủ, bắt giữ tông tộc Vương thị và tàn sát tại Trường Lạc, trong đó có Lý hoàng hậu và Vương Á Trừng. Chu Văn Tiến cho chôn cất Vương Hy, truy thụy là Duệ Văn Quảng Vũ Minh Thánh Nguyên Đức Long Đạo Đại Hiếu Hoàng đế, miếu hiệu là Khang Tông.
1
null
Trận Châtillon-sous-Bagneux, hay còn gọi là Trận chiến Châtillon, là một cuộc giao tranh trong Chiến dịch chống Pháp của quân đội Đức – Phổ vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 19 tháng 9 năm 1870. Đây cũng được xem là trận đánh đầu tiên trong lịch sử của nền Đệ tam Cộng hòa Pháp. Trong trận giao chiến quyết liệt này – xảy ra tại Châtillon và Bagneux (gần thủ đô Paris của nước Pháp), Quân đoàn V của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Hugo von Kirchbach, cùng với Quân đoàn II của Vương quốc Bayern do "Thượng tướng Bộ binh" Jakob von Hartmann điều khiển (đều là các lực lượng thuộc Tập đoàn quân số 3 của Phổ - Đức do Thái tử Friedrich Wilhelm làm Tổng tư lệnh), đã giành được chiến thắng trước một đợt tấn công của Quân đoàn XIV dưới quyền chỉ huy của tướng Renault – thuộc đội quân Pháp dưới quyền tổng chỉ huy của tướng Alexandre Ducrot. Mặc dù một số binh lính dưới quyền Ducrot đã chiến đấu tốt, phần lớn đội quân của ông trở nên nhốn nháo. Quân Pháp bị buộc phải bỏ chạy về Paris, đánh mất cao nguyên Châtillon – một vị trí phòng ngự rất thuận lợi nhìn ra các pháo đài ở phía Nam Paris – vào tay quân đội Đức. Đây là một thảm họa đối với "chính nghĩa" của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh, mặc dù người Pháp thông báo rằng họ chỉ chịu thiệt hại nhỏ. Trận chiến Sedan giữa quân đội Đức và Pháp trong các ngày 1 – 2 tháng 9 năm 1870 đã kết thúc với thất bại thê lương của Đệ nhị Đế chế Pháp. Chiến thắng Sedan đã mở đường cho quân Đức tiến vào Paris, và đến ngày 4 tháng 9, một cuộc nổi dậy ở Paris đã lật đổ Đế chế và dẫn đến sự thành lập Chính phủ Vệ quốc. Trong khi đó, thừa lệnh của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke Lớn, các Tập đoàn quân số 3 và Maas của Đức đã lên đường tiến đánh Paris 5 ngày sau đại thắng tại Sedan. Cho đến ngày 19 tháng 9, Quân đoàn V của Phổ do tướng Von Kirchbach chỉ huy đã tiến quân theo 2 đội hình hàng dọc đến cung điện Versailles. Người Pháp quyết tâm phải giữ lấy quyền làm chủ các cao điểm quan trọng ở phía trước các công sự của thủ đô, và trước tình hình người Phổ đã hiện diện tại cao nguyên Châtillon, tướng Ducrot của Pháp đã phát động một cuộc phá vây trên chiến tuyến của Quân đoàn V: rạng sáng ngày 19 tháng 9, 2 sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn XIV của Pháp đã tiến đánh Petit Bicêtre và Villacoublay. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của lực lượng pháo binh, họ đã đánh bật các tiền đồn của Đức (Sư đoàn số 9 của Phổ), mặc dù ban đầu quân Đức phòng ngự thành công. Tuy nhiên, mặc dù Quân đoàn II của Bayern dưới quyền Hartmann tiến quân theo đường khác, Lữ đoàn Bộ binh số 1 của họ đã được đưa vào đến Bicêtre để hỗ trợ quân Phổ. Đồng thời, Von Kirchbach đã xuống lệnh cho Sư đoàn số 10 của Phổ ứng chiến ngay sau khi lực lượng tiên phong của họ đến phía đông bắc Villaconblay. Một đợt tấn công phối hợp của quân Bayern với quân Phổ vốn còn giao chiến tại Bois de Garenne đã đẩy lùi quân Pháp ở Pavé blanc. Trong khi đó, người Pháp đã hình thành được đội hình pháo binh của mình, và 3 trung đoàn lại tấn công Petit Bicêtre và Bois de Garenne. Hỏa lực của súng hỏa mai Phổ đã đánh bại quân Pháp, và đạn pháo của Đức đã buộc lính "Zouaves" ở nông trang Trivaux phải chạy dài về Paris. Một phần của cánh phải của quân Pháp phải cuống cuồng tháo chạy. Liên quân Phổ - Bayern đã chiếm được Pavé blanc, giành lại Dame Rose và đánhthọc đến rừng Meudon. Tuy nhiên, phần còn lại của các lực lượng Pháp đã tập trung xung quanh một đồn nhỏ bằng đất được dựng lên trên cao nguyên Châtillon. Sau đó, Von Kirchbach đã dẫn Quân đoàn V về Versailles, giao lại trận chiến cho Quân đoàn II của Bayern. Trong khi một lữ đoàn của Bayern được phái đến Sceaux, Lữ đoàn số 8 của Quân đoàn số 4 Bayern đã được đưa đến Croix de Bernis, và Lữ đoàn số 7 tiến về Bourg. Quân đội Đức đã tăng cường pháo lực của mình, và sau một ngày giao chiến, Ducrot đã ra lệnh phá hủy các khẩu pháo tại công sự bằng đất rồi rút chạy về phía sau các pháo đài riêng biệt. Một số binh lính của Sư đoàn số 3 của Bayern đã theo chân ông ta qua Sceaux và Plessis-Picquet, và chiếm giữ công sự đã bị bỏ lại của quân ông. Trận đánh đã thể hiện uy lực của Pháo binh Pháp, song chiến thắng của quân đội Đức tại trận Châtillon đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Bayern đánh bại mọi cuộc tấn công của quân đội Pháp vào cao nguyên Châtillon. Sau trận đánh này, quân đội Đức đã hoàn thành cuộc phong tỏa Paris. Quân Pháp sẽ còn tiến hành nhiều cuộc phá vây khốc liệt nữa, nhưng đều bị quân Đức bẻ gãy.
1
null
Lee Dong-wook (Hangul: 이동욱, Hanja: 李棟旭, Hán-Việt: Lý Đông Húc, sinh ngày 6 tháng 11 năm 1981) là một nam diễn viên, người mẫu và người dẫn chương trình truyền hình người Hàn Quốc. Anh được khán giả biết đến với các vai chính trong các bộ phim truyền hình "Cô em họ bất đắc dĩ (2005)", "Scent of a Woman (2011)", "Ông hoàng khách sạn (2014)", "Bubble gum (2015)","Yêu tinh (2016)", "Sinh mệnh (2018)," "Chạm vào tim em (2019)" và "Bạn trai tôi là Hồ Ly (2020)", "Người hùng điên rồ" (2021). Sự nghiệp. Lee Dong-wook bắt đầu sự nghiệp diễn xuất vào năm 1999, tiếp tục với những vai diễn đơn thuần cho đến khi trở thành ngôi sao với vai chính trong phim truyền hình lãng mạn "Cô em họ bất đắc dĩ" vào năm 2005. Bộ phim không những phổ biến với khán giả trong nước mà còn ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Á và khu vực Đông Nam Á. Sau đó anh tiếp tục thủ vai chính trong phim truyền hình hình sự, bí ẩn "La Dolce Vita" (2008), tâm lý, hài hước "Partner" (2009), tình cảm "Scent of a Woman" (2011), "Wild Romance" (2012), cổ trang "Kẻ trốn chạy của Joseon" (2013) và phim truyền hình dài tập "Ông hoàng khách sạn". Tháng 11 năm 2011, Lee Dong-wook ký hợp đồng với công ty giải trí King Kong Entertainment. Dong-wook cùng với nghệ sĩ hài Shin Dong-yup trở thành MC mới của talk show "Strong Heart" từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 1 năm 2013. Anh cũng xuất hiện vào mùa 1 và 2 của "Roomate". Vào năm 2016, Lee Dong-wook xác nhận tham gia phim truyền hình viễn tưởng-lãng mạn "Yêu tinh" cùng với Gong Yoo, phát sóng vào tháng 12 đến tháng 2 năm 2017. Anh đóng vai Thần Chết. Bộ phim thành công vang dội, là một trong những bộ phim có rating cao nhất trong lịch sử truyền hình đài cáp. Năm 2018, Lee Dong-wook đóng vai chính trong bộ phim y khoa "Life", anh đóng vai một bác sĩ làm việc tại Khoa ER. Đến năm 2020, anh đã tiếp tục tạo nên tiếng vang lớn khi tham gia bộ phim "Bạn trai tôi là Hồ Ly" khi đóng vai chính là hồ ly chín đuôi Lee Yeon. Ngoài sự nghiệp diễn xuất, năm 2013, Lee Dong-wook đã ký hợp đồng quảng cáo với thương hiệu nước xả vải Downy và đã xuất hiện trong quảng cáo nước xả vải Downy Huyền Bí. Đời sống cá nhân. Anh nhập ngũ vào tháng 8 năm 2009 và xuất ngũ vào tháng 6 năm 2011. Ngày 9 tháng 3 năm 2018, anh và ca sĩ, diễn viên Bae Suzy xác nhận đang tìm hiểu nhau . Ngày 2 tháng 7 năm 2018, anh và Suzy xác nhận đã chia tay sau 4 tháng tìm hiểu .
1
null
Triệu Xuân (sinh 4 tháng 9 năm 1952 - mất 26 tháng 10 năm 2021) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ngày 26 tháng 10 năm 2021, nhà văn Triệu Xuân đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư. Ông đã có một cái nhìn dự báo trước điềm không lành trong 1 cuốn tiểu thuyết của mình Tiểu sử. Triệu Xuân sinh ngày 4 tháng 9 năm 1952 tại xã An Đức, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, tên khai sinh là Triệu Xuân Điến, bút danh khác là Triệu Minh, Minh Đức. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1973, rồi tình nguyện vào chiến trường miền Nam làm phóng viên chiến trường của Đài Phát thanh Giải phóng, thường trú tại khu V - Trung Trung Bộ. Sau năm 1975, ông làm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng ban biên tập chương trình phát thanh dành cho Nam Bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1986, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1997, là Phó Trưởng Cơ quan Đại diện Báo Đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ tháng 12-2000, Triệu Xuân là Trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Văn học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 4: 2001-2005. Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khóa 5: 2005-2010. Ủy viên Ban chấp hành Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I: 2005-2010. Phó Trưởng Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015. Cách đây ít ngày, sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, ông đã ra đi mãi mãi vào chiều ngày 26 tháng 10 năm 2021
1
null
Sở Lệ vương (楚厲王, trị vì: 757 TCN-741 TCN), tức Sở Phần Mạo (楚蚡冒), tên thật là Hùng Thuận (熊眴), là vị vua thứ 19 của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Sở Tiêu Ngao, vị vua thứ 18 của nước Sở. Năm 758 TCN, Sở Tiêu Ngao mất, Hùng Thuận lên nối ngôi. Thời Phần Mạo làm vua, ở nước Sở có người thợ ngọc họ Hòa tìm được ngọc quý mang dâng. Sở Phần Mạo xem hòn ngọc cho là ngọc xấu, bèn phạt chặt chân người thợ ngọc họ Hòa. Năm 741 TCN, ông qua đời, ở ngôi 17 năm. Em ông là Hùng Thông lên nối ngôi. Năm 704 TCN, Hùng Thông xưng vương, truy tôn ông là Sở Lệ vương. Ngoài ra theo ghi chép trong Tả truyện ông tên là Hùng Suất (熊帅), con Sở Nhược Ngao, lên ngôi sau khi cha qua đời và sau khi mất thì con là Sở Tiêu Ngao kế vị.
1
null
Yên vương Khoái (chữ Hán: 燕王噲; trị vì: 320 TCN-318 TCN), là vị vua thứ 38 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên thật là Cơ Khoái, con của Yên Dịch vương, vua thứ 37 của nước Yên. Năm 321 TCN, Dịch vương qua đời, Cơ Khoái lên nối ngôi. Hợp tung đánh Tần. Năm 318 TCN, tướng quốc nước Ngụy là Công Tôn Diễn kêu gọi các nước hợp tung đánh Tần, Yên vương Khoái hưởng ứng, năm 318 TCN, ông cùng 3 nước Hàn, Triệu, Sở dự định cùng với nước Ngụy cùng đánh nước Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng. Tuy nhiên cuối cùng Yên vương Khoái không ra quân, chỉ có 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy (Tam Tấn) thực sự xuất quân hợp lực tấn công nước Tần và bị quân Tần đánh bại. Học Nghiêu Thuấn nhường ngôi. Dưới quyền Yên vương Khoái có tướng quốc Tử Chi được ông giao quyền chính trong nước. Sau một thời gian, Yên vương Khoái tuổi cao, nhận thấy tài năng của mình không bằng Tử Chi, và nghe theo lời khuyên của Lộc Mao Thọ, quyết định nhường ngôi vua cho Tử Chi theo gương của Nghiêu Thuấn. Năm 317 TCN, Yên Khoái trao ấn, làm lễ nhường ngôi vua cho Tử Chi. Tử Chi nhận ngôi vua của Yên Khoái, từ đó cai trị nước Yên. Việc Tử Chi lên ngôi khiến người trong nước Yên bất bình. Năm 314 TCN, thái tử Cơ Chức cùng tướng quân Thị Bị không thần phục Tử Chi, tập hợp dân chúng nổi dậy chống lại Tử Chi. Hai bên đánh nhau nhiều ngày, hàng vạn người bị chết, trong nước đại loạn. Bị giết. Phe thái tử Chức chống lại Tử Chi bị thất bại. Thái tử Bình cùng tướng quân Thị Bị tử trận. Năm 312 TCN, Tề Tuyên vương thấy nước Yên có loạn, theo kế của Mạnh Tử nhân cơ hội này chinh phạt, sai Khuông Chương mang quân đánh nước Yên chiếm Kế Thành, kinh đô của Yên. Yên Khoái bị sát hại, Tử Chi bỏ trốn nhưng rồi bị bắt giết. Nước Trung Sơn thấy nước Yên loạn, nhân cơ hội đem quân đánh chiếm một bộ phận lãnh thổ nước Yên. Triệu Vũ Linh vương thấy vậy, lên tiếng phản đối nước Tề. Tề Tuyên vương đành phải rút quân. Vua Triệu cho đón công tử Chức đang làm con tin ở nước Hàn về nối ngôi, tức là Yên Chiêu vương. Yên vương Khoái ở ngôi 4 năm, nhường ngôi được 3 năm thì bị giết.
1
null
André Maurois (tên lúc sinh là Émile Salomon Wilhelm Herzog; sinh ngày 26 tháng 7 năm 1885 – mất ngày 9 tháng 10 năm 1967) là một tác giả người Pháp. Tiểu sử. Maurois sinh tại Elbeuf và học tại Lycée Pierre Corneille ở Rouen, cả hai đều thuộc Normandy. Maurois là con trai của ông Ernest Herzog, một nhà sản xuất dệt may người Do Thái, và bà Alice (Lévy-Rueff) Herzog. Gia đình ông chạy trốn khỏi Alsace sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Pháp-Phổ giai đoạn 1870–1871 và tị nạn tại Normandy, ở đó, họ sở hữu một xưởng dệt ở Elbeuf. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông gia nhập quân đội Pháp và phục vụ như một thông dịch viên. Sau đó, ông trở thành sĩ quan liên lạc cho quân đội Anh. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, "Les silences du colonel Bramble", là một tiểu thuyết dí dỏm nhưng là một trải nghiệm sinh động xã hội thời đó. Cuốn sách thành công ở Pháp. Sau đó, nó được dịch và cũng phổ biến ở Vương quốc Anh và các nước nói tiếng Anh khác với tên gọi "The Silence of Colonel Bramble" (tạm dịch: Sự im lặng của Đại tá Bramble). Nhiều công trình khác của ông cũng đã được dịch sang tiếng Anh, [3] chủ đề của chúng thường về người Anh, chẳng hạn như tiểu sử của Disraeli, Byron, và Shelley. Năm 1938, Maurois được bầu vào "Viện Hàn lâm Pháp". Maurois được khuyến khích và hỗ trợ bởi Marshal Philippe Pétain, và ông cũng đã thừa nhận sự biết ơn đối với Pétain trong cuốn tự truyện năm 1941 của mình là "Call no man happy" – mặc dù thời gian đó, họ đã đi hai con đường khác biệt, Pétain trở thành người đứng đầu chính phủ Vichy. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông được bổ nhiệm làm quan sát viên chính thức của Pháp thuộc Tổng trụ sở Anh. Trong khả năng của mình, ông đã đi cùng quân đội Anh đến Bỉ. Cá nhân ông biết rõ các chính trị gia trong chính phủ Pháp, và vào ngày 10 tháng 6 năm 1940, ông được cử đi London để thực hiện nhiệm vụ. Nhưng thỏa thuận đình chiến giữa chính phủ Vichy với Đức lúc đó đã kết thúc nhiệm vụ của ông. Maurois xuất ngủ và rời Anh đến Canada. Ông đã viết những trải nghiệm của mình trong thời gian này trong quyển "Tragedy in France" (tạm dịch: Thảm kịch của nước Pháp). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông phục vụ trong quân đội Pháp và các lực lượng Pháp tự do. Bút danh "André Maurois" trở thành tên chính thức của ông từ năm 1947. Ông mất năm 1967 ở Neuilly-sur-Seine. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết, tiểu sử, lịch sử cũng như truyện cho trẻ em. Ông được chôn ở nghĩa trang cộng đồng Neuilly-sur-Seine gần Paris. Gia đình. Người vợ đầu của Maurois là bà Jeanne-Marie Wanda de Szymkiewicz, một cô gái Nga theo học tại Đại học Oxford. Bà bị suy nhược thần kinh vào năm 1918 và mất vào năm 1924 vì nhiễm trùng huyết. Sau cái chết của cha mình, Maurois bỏ việc sản xuất dệt của gia đình. Người vợ thứ hai của Maurois's là bà Simone de Caillevet, cháu gái của người tình của Anatole France là Léontine Arman de Caillavet. Sau khi Đức quốc xã chiếm đóng Pháp, họ chuyển đến Hoa Kỳ giúp tuyên truyền chống phát xít Đức.
1
null
Thánh gia hay Thánh gia thất, (tiếng Anh: Holy Family) là từ để chỉ về một gia đình gồm 3 thành viên, trong đó người cha là Giuse, người mẹ là Maria và người con trai là Giêsu. Lich sử. Việc tôn kính Thánh gia trong giáo hội Công giáo chính thức bắt đầu vào thế kỷ 17 bởi Giám mục Chân Phước François de Laval, người Canada gốc Pháp, vị giám mục đầu tiên của Québec. Dòng Đa Minh và dòng Phanxicô cũng đã góp một phần lớn vào phong trào sùng kính Thánh gia này. Lễ kính Thánh gia. Lễ Thánh Gia bắt đầu trước tiên từ Canada, dần dần lòng sùng mộ Thánh Gia lan rộng ra khắp hoàn cầu. Thời kỳ này, người ta nhận thấy các gia đình bị tục hóa, nhiều gia sản thiêng liêng, các giá trị của gia đình bị tiêu tán. Có nguy cơ gia đình bị băng hoại hoàn toàn. Vì vậy tín hữu tìm tới gia đình gương mẫu Thánh Gia để giúp các gia đình công giáo sống đạo và sống ơn bí tích hôn phối. Năm 1893, Giáo hoàng Lêô XIII cho tổ chức lễ kính Thánh Gia vào ngày Chúa nhật trong tuần lễ Bát Nhật của Lễ Ba Vua, nghĩa là trong khoảng từ ngày 07 tháng 01 đến ngày 13 tháng 01 của năm. Trong năm này, người ta thấy có việc cử hành lần đầu tiên một lễ kính Thánh Gia, do lời xin với Tòa Thánh từ các giáo phận hoặc các dòng tu có lòng tôn sùng Thánh Gia. Tuy nhiên, lễ Thánh Gia vẫn chỉ cho phép một số nơi cử hành, sau đó mới lan ra trong toàn thể giáo hội Công giáo. Và lễ Thánh Gia vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trong Năm phụng vụ. Năm 1911, trong sách Lễ Rôma, do Giáo hoàng Piô X cho tu sửa và công bố, cũng không có lễ Thánh gia. Năm 1920, lễ Thánh Gia mới lại được đưa vào trong sách lễ Rôma, và chỉ định ngày Chúa nhật thứ I sau lễ Hiển Linh. Ngày 26 tháng 10 năm 1921, Thánh Bộ Nghi lễ đã ra một sắc lệnh truyền cử hành một số lễ trong toàn thể Giáo hội, trong số lễ này, có lễ Thánh Gia, được cử hành vào Chúa nhật Bát nhật sau Lễ Hiển Linh Năm 1969, Lễ Thánh Gia và lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là hai lễ được sắp xếp lại khi cải tổ năm phụng vụ và lịch phụng vụ do Công đồng Vaticanô II khởi xướng. Kết quả của việc cải tổ này áp dụng cho toàn thể Giáo hội Công giáo là lễ Thánh Gia được dịch sang Chúa nhật trong Tuần Bát nhật Lễ trọng Giáng sinh, hoặc nếu không có ngày Chúa nhật, thì cử hành vào ngày 30 tháng 12. Hiện nay là lễ Thánh gia thất được cử hành vào Chúa nhật ngay sau lễ Giáng Sinh. Nếu Lễ Giáng Sinh và tết Dương Lịch rơi vào Chúa nhật (tức là không có Chúa nhật nào ở khoảng giữa), lễ Thánh Gia Thất sẽ được cử hành vào ngày 30 là ngày thứ sáu. Ý nghĩa lễ Thánh gia. Năm 1921, khi ban hành việc mở rộng lễ Thánh Gia cho toàn thể Giáo hội Công giáo, Thánh Bộ Nghi lễ ban sắc lệnh như sau: " "Việc mừng lễ Thánh Gia thất với một lễ phụng vụ là một điều rất thích hợp và giúp cho việc phát triển lòng sùng mộ đối với Thánh gia. Ngoài ra nhờ việc cử hành này, mà chúng ta suy niệm và bắt chước các nhân đức của các thành phần Thánh thiện trong gia đình Nazareth " ". Như vậy việc mừng lễ Thánh gia có chủ đích thần học là để ca tụng tôn vinh Ba Đấng Thánh trong nhà Nazareth. Việc này nhằm giới thiệu cho các gia đình Công giáo về một gia đình kiểu mẫu trong kinh Thánh để học tập theo. Đây cũng là dịp để những thành viên trong gia đình nhớ về công lao của cha, mẹ và thêm gắn bó với gia đình của họ. Các hoạt động. Thánh gia cũng được chọn làm bổn mạng cho nhiều giáo xứ, nên việc tổ chức lễ kính Thánh Gia thường với quy mô lớn quy tụ nhiều người. Lễ Thánh Gia cũng là dịp để mừng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm của các gia đình (lễ "ngọc khánh", "ngân khánh" hay "kim khánh" trong hôn phối). Việc kỷ niệm này mang ý nghĩa chúc mừng và khích lệ các đôi hôn nhân trong dịp kỷ niệm thành hôn và nhắc nhở các Kitô hữu nhìn lại để canh tân đời sống hôn nhân gia đình.
1
null