text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Trần Tường (, tên tiếng Anh: Sean Chen, sinh ngày 13 tháng 12 năm 1989 tại Thiên Thủy, Cam Túc, Trung Quốc) là một ca sĩ kiêm diễn viên Trung Quốc đại lục. Anh nổi tiếng với vai trò một ca sĩ và trở thành một đại diện sáng giá của lớp thần tượng đại lục mới qua vai nam chính Đơn Hàn Phi trong bộ phim thần tượng Runaway Sweetheart - một phiên bản làm lại từ bộ phim truyền hình Nhật Bản "Hanazakari no Kimitachi e" sản xuất năm 2011. Sự nghiệp. Năm 2010, Trần Tường tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng Trung Quốc mang tên "Super Boy" (hay thường được biết đến với tên gọi tắt: "快男" (Khoái Nam / Happy Boys)) - một chương trình spin-off của Super Girl và giành được vị trí thứ 5. Đây là bước đệm quan trọng cho anh gia nhập ngành giải trí Trung Quốc. Anh hiện có khoảng hơn 4,500,000 người hâm mộ trên trang weibo của mình (tính đến tháng 5/2013) và còn tiếp tục gia tăng. Bài hát "Firework" anh góp mặt trong album tổng hợp của Super Boys năm 2010 với tựa đề "My Stage" được nghe 13 tỷ lần - điều này chứng tỏ sự yêu quý mà mọi người dành cho Trần Tường có thể so sánh với Phương Đại Đồng (Khalil Fong) 2 năm trước đó. Mặc dù không giành được chiến thắng mà phải dừng bước ở vị trí thứ 5 nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến việc Trần Tường được chọn là nhân tố gây bất ngờ lớn nhất của năm đó. Năm 2012, anh phát hành album đầu tay mang tên "Confession" sau khi phát hành mini-album cùng tên vào tháng 10/2011 bao gồm các bài hát trong mini-album kèm theo những bài hát mới. Ngoài lĩnh vực âm nhạc, Trần Tường còn thể hiện tiềm năng của mình qua một số vai diễn. Năm 2011, anh tham gia vào Runaway Sweetheart với vai chính đầu tiên, song hành cùng Trịnh Tịnh Hâm và một số thần tượng khác. Anh cũng tham gia một bộ phim truyện trực tuyến sản xuất năm 2012 do Sohu sản xuất mang tên "Secret Angel" cùng với Kim So-eun và Jang Woo-hyuk. Cũng có thể nói rằng anh là một chàng trai sinh ra làm nam phụ để khán giả yêu thương(Qua vai diễn Trương Đinh Hạo trong phim Thiếu nữ toàn phong)
1
null
Lăng (chữ Hán: 凌 hoặc 淩, pinyin: "Ling") là một họ người có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc và là họ cổ lâu đời. Trong Bách gia tính, họ này được xếp thứ 159. Nguồn gốc. Có 4 thuyết giải thích cho nguồn gốc của họ Lăng: Ở Việt Nam, người mang họ Lăng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã cư trú ở Việt Nam khoảng 300 - 400 năm, nên đã hoàn toàn hòa nhập vào văn hóa người Việt Nam và tự coi mình là người Việt. Phân bổ. Họ Lăng ở Trung Quốc được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc, Hồ Bắc, An Huy, Sơn Tây, Cam Túc, Tân Cương... Ở miền Bắc Việt Nam, họ Lăng chủ yếu sinh sống tại các tỉnh trung du như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Thanh Hóa và các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc
1
null
Bỏng nổ (tên khoa học Flueggea virosa) hay còn gọi là Quả nổ trắng, Cơm nguội, Mác ten (tên tiếng Tày), Co cáng (tên tiếng Thái) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Là loài cây bụi, cao 2-3 mét, mọc rải rác ở ven rừng. Ở Việt Nam nó có mặt tại các vùng rừng núi trên khắp cả nước. Cây có lá mỏng, nguyên, thường có hình bầu dục, đầu lá tù hoặc thuôn và gốc nhọn hình nêm, với lá kèm hình tam giác. Cành già màu nâu sẫm. Cây có hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt), với hoa đực mọc thành cụm nhiều hoa trong khi hoa cái mọc riêng lẻ hoặc thành cụm chỉ 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ, khi chín ăn được. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu. Cây ra hoa từ tháng 6 tới tháng 8 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 11. Vỏ thân, rễ cây có vị chát, có độc. Bỏng nổ là một loại cây thuốc được sử dụng ở nhiều nước, trong đó Việt Nam, các nước châu Phi và Ấn Độ. với thành phần sử dụng làm dược liệu là lá, vỏ thân, rễ. Cây chứa nhiều alcaloit như securinin, flueggein, virosin, norsecurin, dihydroallosecurinin, securiotinin, phyllanthin... và tanin. Cành lá (sắc lấy nước hoặc giã đắp) được dùng để trị viêm da, mụn nhọt, đắp lên vết thương, diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng, dùng để rút các gì sắt nằm lại trong vết thương ra khỏi cơ thể. Tại Ấn Độ, nước hám của thân cây dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, còn rễ chữa sốt, sốt rét, khát nước, chóng mặt, chân tay run và bệnh lậu. Lá cùng với lá thuốc lá giã thành bột đắp trị sâu ở vết loét. Khi sử dụng, rễ của cây được thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng, liều lượng 6-12g/ngày dạng nước sắc. Đồng thời, bỏng nổ cũng là một loài cây có độc, chứa ở vỏ thân và rễ vì vậy nước ngâm vỏ cây được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá. Thí nghiệm trên chuột cho thấy liều độc cấp tính của allantoit toàn phần LD30 = 592 mg/kg thể trọng, liều độc của securinin LD50 = 273 mg/kg thể trọng. Thử nghiệm cũng cho thấy securinin kích thích thần kinh trung ương của súc vật thí nghiệm.
1
null
Kimberly Denise Jones (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1974), được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Lil' Kim là một rapper, diễn viên và người mẫu Hoa Kỳ. Lil' Kim sinh ra và lớn lên tại Brooklyn (New York). Hồi còn là một thiếu niên, Lil' Kim thường chỉ rap để cho vui. Sau đó, tài năng rap của Lil' Kim đã giúp cô trở thành một ngôi sao những năm 1994-95. Đến nay, Lil' Kim đã phát hành 4 album phòng thu, với album đầu tiên, "Hard Core" được phát hành năm 1996 và xếp hạng 11 trên "Billboard" 200. Ba album phòng thu còn lại đều lọt vào tốp 6 của bảng xếp hạng "Billboard" 200. Xuyên suốt sự nghiệp, đĩa đơn quán quân "Billboard" Hot 100 duy nhất của Kim là "Lady Marmalade" (2001) của cô hát chung với Christina Aguilera, Pink và Mýa. "Lady Marmalade" cũng là đĩa đơn bán chạy nhất của Kim. Ngoài ra, Kim cũng được hợp tác khá nhiều trong các đĩa đơn như "Can't Hold Us Down" của Christina, v.v... Cuộc đời & sự nghiệp. 1974-1995: Thơ ấu và khởi nghiệp. Lil' Kim được sinh tại khu dân cư Bedford-Stuyvesant tại Thành phố New York (quận Brooklyn). Cha của Kim là Linwood Jones và mẹ của Kim là Ruby Jones (tên bây giờ là Ruby Mitchell-Jones). Năm 9 tuổi, cha mẹ Kim ly hôn và người cha đã nuôi cô cho tới khi Kim trở thành một thiếu niên. Sau đó Kim bị cha đuổi khỏi nhà. Do đó, cô sống với những người bạn trên đường phố. Khi đang phải đấu tranh cho cuộc sống, Kim gặp nhóm The Notorious B.I.G.. Điều này đã giúp Kim có được một sự nghiệp âm nhạc hoàn chỉnh. Năm 1994, Kim chính thức gia nhập nhóm khi cô mới 19 tuổi. 1996-2000: "Hard Core" và "The Notorious K.I.M.". Kim bắt đầu album phòng thu hát đơn đầu tay cho sự nghiệp của mình với tên "Hard Core" vào năm 1996. "Hard Core" đạt vị trí #11 trên "Billboard" 200, vị trí ra mắt cao nhất bởi một nữ nghệ sĩ hip hop thời bấy giờ, và #3 trên Top R&B/Hip-hop Albums, với 78.000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên. Album đạt chứng nhận hai lần đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ với 2 triệu bản tiêu thụ tại Mỹ. Đĩa đơn thứ hai trích từ "Hard Core", "Crush on You" là một bản hit nhẹ tại Mỹ, đạt vị trí #6 trên "Billboard" Hot 100 và #2 trên Hot Rap Songs. Bản phối của ca khúc "Not Tonight" trong album cho thấy có sự hợp tác của Kim với Missy Elliot, Angie Martinez, Da Brat và Left Eye của TLC. Bản phối ấy có trong album nhạc phim "Nothing To Lose" ("Không còn gì để mất") và đạt chứng nhận vàng tại Mỹ. Sau đó Kim thành lập hãng đĩa riêng của mình mang tên Queen Bee Entertainment. Tháng 7 năm 2000, Kim phát hành tiếp album phòng thu thứ hai của mình mang tên "The Notorious K.I.M.". Mặc dù các đĩa đơn trích từ album không thành công lắm song bản thân album lại là một thành công thương mại, đạt vị trí #4 trên "Billboard" 200 và #1 trên Hot R&B Albums với 229.000 bản tiêu thụ trong tuần đầu tiên phát hành. 2001-02: Thành công với "Lady Marmalade". Năm 2001, Lil' Kim cùng với ba ca sĩ khác là Pink, Mýa cùng với Christina Aguilera thu âm lại ca khúc hit "Lady Marmalade" của Labelle (1976) để làm nhạc nền cho album nhạc phim của bộ phim "Moulin Rouge!" ("Cối Xay Gió Đỏ"). Ca khúc được hãng thu âm Interscope phát hành. "Lady Marmalade" là một thành công thương mại, là một bản hit đình đám thế giới, với vị trí #1 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 5 tuần liên tiếp và cũng đạt vị trí #1 tại các quốc gia Úc, Anh, Thụy Sĩ, Brazil, Đức, Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha... Điều này trở thành một vinh hạnh lớn với Kim vì nó đã giúp cô trở thành nữ rapper đầu tiên trong lịch sử có bài hát #1 Billboard Hot 100. Đây cũng là đĩa đơn #1 Hot 100 duy nhất của Kim và giúp cô giành được một giải Grammy ở hạng mục "Hợp tác giọng pop xuất sắc nhất. Sau thành công vang dội với "Lady Marmalade", Kim tiếp tục sự nghiệp hát đơn. Năm 2002, cô thu âm bài nhạc nền cho World Wresting Entertainment (WWE) với tên gọi "Time to Rock 'n Roll". 2003-08: "La Bella Mafia", "The Naked Truth" và "Ms. G.O.A.T.". Ngày 4 tháng 3 năm 2003, Kim phát hành album phòng thu tiếp theo của cô, "La Bella Mafia". Album ra mắt tại vị trí #5 trên "Billboard" 200 và tiêu thụ được 161.000 bản ngay trong tuần đầu tiên. "La Bella Mafia" là album thứ hai của Kim lọt vào tốp 5 "Billboard" 200. Album đạt được đánh giá tích cực từ phía phê bình, với số điểm trung bình là 65/100 tại trang mạng Metacritic. "Came Back for You" được chọn làm đĩa đơn quảng bá cho "La Bella Mafia", với một video âm nhạc đính kèm được đạo diễn bởi Victoria Gotti. Đĩa đơn đầu tiên từ album, "The Jump Off" do Kim hợp tác với Mr. Cheeks đạt vị trí #2 là cao nhất trên "Billboard" Hot 100 và ở tại vị trí đó 3 tuần. "The Jump Off" là bài hát rất thành công trên các đài phát thanh mặc dù không có video âm nhạc đi kèm. Album đạt chứng nhận đĩa bạch kim ở Mỹ với số bán 1,1 triệu. Trong suốt thời gian này cô cũng góp giọng trong đĩa đơn mang nội dung về nữ quyền là "Can't Hold Us Down" của Christina Aguilera từ album "Stripped" và giành được một đề cử giải Grammy nhờ bài hát đó. Năm 2004, Kim xuất hiện trong bản phối khí chính thức của ca khúc "Naughty Girl" của nữ ca sĩ R&B Beyoncé. Album phòng thu thứ tư của Kim, "The Naked Truth" được phát hành vào năm 2005. Album đạt vị trí #6 trên "Billboard" 200 và đạt đĩa vàng bởi RIAA. Trong thời gian này cô cũng bị bắt vào tù do sử dụng ma túy nên không có thời gian quảng bá nhiều cho album này. Đây cũng là album phòng thu ít thành công nhất của Kim nếu so sánh với ba album trước, chỉ với 400.000 bản tiêu thụ. Năm 2008, Kim phát hành một mixtape mang tên "Ms. G.O.A.T.". 2009-nay: Sự nghiệp tụt dốc. Năm 2009, cô được mời góp giọng trong bài hát "Girls" của Se7en. Năm 2011, Kim phát hành mixtape tiếp theo, "Black Friday" với những lời bình tiêu cực từ phía phê bình. Tất cả các ấn hành nhạc của Lil' Kim trong thời gian này đều không được xếp hạng. Hiện Kim đang có dự định phát hành album tiếp theo vào năm 2013. Mâu thuẫn với các nghệ sĩ khác. Foxy Brown, một rapper, vốn là bạn cùng trường của Kim. Cả hai đều đã là bạn thân khi Kim bị cha đuổi ra đường và họ có thể nói chuyện qua di động thâu đêm. Nhưng cho đến khi Lil' Kim gia nhập với nhóm The Notorious B.I.G. và Foxy hợp tác với Jay-Z, hai người đã không còn thân thiết với nhau như trước. Năm 1997, cả hai đã quyết định cùng nhau thu âm một bản thu, nhưng đã thất bại. Khi bị bắt vào tù, cả hai người đã không còn giữ mối liên lạc với nhau. Sau khi được thả, Foxy coi Lil' Kim như một tên tù nhân vô giáo dục và từ đó hai người luôn đả động nhau trên truyền hình. Khi rapper mới nổi Nicki Minaj gặt hái thành công với album đầu tay "Pink Friday" (2010), Kim bắt đầu có mối thù với Minaj. Điều này thể hiện rõ trong mixtape của Kim, "Sucka Free". Đáp lại, Minaj phát hành đĩa đơn "Roman's Revenge" (với rapper Eminem) nhưng sau đó cô đã rút lại lời. Nicki cũng châm biếm Kim trên một chương trình truyền hình, "Lúc đầu thì thù hận Foxy Brown, sau đó là Eve, Remy, Mrs. Wallace và sau cùng đó chính là tôi!", "Mỗi lần cô xuất hiện trên bản tin là cô lại 'gây sự chú ý'. Âm nhạc của cô đâu? Hãy khoe nó ra. [...] OK... giờ thì chào nhé! It's Barbie bitch!" (Barbie bitch là nghệ danh của Minaj lúc bấy giờ). Kim tiếp tục lộ rõ mối thù với Minaj trong mixtape "Black Friday" năm 2011 và Minaj cũng đáp trả lại trong "Stupid Hoe" năm 2011. Với các nghệ sĩ khác, như Drake, 50 Cent hay Mary J. Blige thì họ thấy mặc dù Minaj thù Lil' Kim nhưng lại có một chút ảnh hưởng bởi Kim.
1
null
Johan Karl Schuster, còn được biết đến với nghệ danh Shellback, là một người viết bài hát, nhà sản xuất thu âm và là một nhạc sĩ người Thụy Điển. Anh có cộng tác với Max Martin, cùng nhau, họ đã sáng tác ra nhiều ca khúc nổi tiếng, trong đó có "So What", "Raise Your Glass", "F**kin' Perfect" của P!nk, "Whataya Want from Me" của Adam Lambert, "If U Seek Amy", "3", "I Wanna Go" của Britney Spears, "DJ Got Us Fallin' in Love" của Usher. Tất cả các ca khúc trên đều lọt được vào Top 20 bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ. Shellback ngoài ra cũng là đồng sáng tác cho đĩa đơn "Moves Like Jagger" của Maroon 5 và Christina Aguilera, ca khúc đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Sự nghiệp. Sinh ra tại Stockholm và lớn lên ở Karlshamn, Thụy Điển, Schuster bắt đầu sự nghiệp của mình với việc trở thành một tay trống trong ban nhạc indierock địa phương ở Karlshamn, trước khi tham gia hát chính trong ban nhạc Blinded Colony. Sau sự phát hành của "Bedtime Prayers" bởi hãng đĩa Pivotal Rockordings, cùng với chuyến lưu diễn châu Âu cùng Blinded Colony, Johan rời khỏi ban nhạc vào tháng 8 năm 2007 và tập trung vào công việc sáng tác. Schuster sử dụng cái tên Shellback làm nghệ danh cho công việc sáng tác và sản xuất của mình, và trở thành một thành viên trong công ty sản xuất âm nhạc Maratone Studios của Max Martin từ năm 2007. Anh đồng sáng tác đĩa đơn năm 2008 của P!nk, "So What" cùng với Pink và Max Martin, và sau đó là đĩa đơn năm 2008 của Britney Spears, "If U Seek Amy", cùng với Savan Kotecha, Alexander Kronlund và Max Martin. Danh sách sản xuất. Billboard Hot 100. Những đĩa đơn dưới đây đã lọt vào Top 10 bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ.
1
null
Thái sư Trần Thủ Độ là một bộ phim truyền hình lịch sử Việt Nam được thực hiện bởi Hãng phim truyện Việt Nam do Đào Duy Phúc làm đạo diễn. Phim lấy nguyên mẫu từ Trần Thủ Độ - người có công trong việc thành lập triều đình nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Phim được sản xuất nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phim phát sóng vào lúc 20h35 thứ 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 năm 2013 và kết thúc vào ngày 15 tháng 1 năm 2014 trên kênh VTV1. Nội dung. Câu chuyện bắt đầu từ biến động náo loạn Thăng Long năm 1210 đến thời kỳ gia đình Trần Lý (gồm hai con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và cháu ruột là Trần Thủ Độ) cùng Tô Trung Từ phò thái tử Sảm chiếm lại Thăng Long, giúp thái tử Sảm lên ngôi vua, trở thành vua Lý Huệ Tông. Diễn viên. Diễn viên phụ. Cùng một số diễn viên khác... Ca khúc trong phim. Sáng tác: Hà Phương Thể hiện: Trọng Tấn Sáng tác: Nguyễn Cường Thể hiện: Tùng Dương Sản xuất. Bộ phim "Thái sư Trần Thủ Độ" do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt hàng Hãng phim truyện I (Hãng phim truyện Việt Nam) sản xuất, được bấm máy từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. Lẽ ra ban đầu phim phải được công chiếu vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long nhưng qua đến năm 2011 phim vẫn chưa chiếu mà phải tận 3 năm sau mới bắt đầu lên sóng. "Đắp chiếu" hơn 3 năm với kinh phí tốn gần 57 tỷ đồng, việc sản xuất phim trì trệ rồi "vứt kho" qua ngày đã gây rất nhiều bức xúc cho người dân vì đã không có phim lại còn phải tồn tiền "thuế" để sản xuất. Thậm chí khi một số cảnh hậu trường phim bị rò rỉ ra bên ngoài, nhiều người đã càng thêm khó chịu vì bối cảnh chẳng khác nào ở phim Trung Quốc, do bối cảnh được quay ở trường quay bên Trung Quốc (phim trường Hoành Điếm - Chiết Giang - Trung Quốc), phục trang, đạo cụ, tạo hình nhân vật vì vậy nên cũng rất giống với phim Trung Quốc đến mức không thể chấp nhận được.
1
null
Moon Jae-in (, , sinh ngày 24 tháng 1 năm 1953) là cựu tổng thống thứ 12 của Hàn Quốc. Ông xuất thân là một cựu luật sư chuyên hoạt động về nhân quyền đồng thời là cựu Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống dưới thời kỳ cầm quyền của cố tổng thống Roh Moo-hyun. Moon Jae-in được bầu làm chủ tịch lãnh đạo đảng đối lập là Đảng Dân chủ Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2016, ông là nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc khoá 19. Trước đó, vào ngày 16 tháng 9 năm 2012, ông được đề cử làm ứng viên đại diện của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 2012 khi giành được đa số phiếu trong quá trình bầu cử sơ bộ trong nội bộ của đảng này nhưng sau đó thất bại sít sao trước ứng cử viên của Đảng bảo thủ là bà Park Geun-hye. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 2017, ông chính thức được bầu làm tổng thống thứ 12 của nước này sau khi bỏ cách khá xa số phiếu của hai ứng cử viên đối thủ. Ngoài sự nghiệp chính trị, ông còn là một quân nhân phục vụ trong lực lượng đặc biệt của quân đội Hàn Quốc. Moon Jae-in được tạp chí Time vinh danh trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2018. Tiểu sử, giáo dục và binh nghiệp. Moon Jae-in sinh ở Geoje, Hàn Quốc và là con trai cả trong một gia đình có cha là một người tị nạn từ Bắc Triều Tiên. Cha ông rời bỏ thành phố quê hương Hamhung trong cuộc rút lui Hamhung rồi sau đó định cư tại Geoje và bắt đầu làm công việc của một người lao động tại trại tù binh Geoje. Moon theo học tại trường trung học Kyungnam - được coi là một trong những ngôi trường danh tiếng bậc nhất bên ngoài khu vực thủ đô Seoul thời đó. Sau khi tốt nghiệp, ông thi đỗ và tiếp tục nhập học tại Đại học Kyung hee, theo học chuyên ngành luật. Tuy nhiên, ông bị cảnh sát bắt giam và bị đuổi học khi tham gia tổ chức một cuộc biểu tình lớn của sinh viên chống lại Hiến pháp Yushin. Sau đó, ông buộc phải nhập ngũ và được phân công vào lực lượng đặc biệt, ông có mặt trong sự kiện "Vụ giết người bằng rìu của lính Bắc Triều Tiên" tại Khu phi quân sự liên Triều. Sau khi giải ngũ, ông đỗ các kỳ thi của hội luật sư và được nhận vào Viện Đào tạo và Nghiên cứu tư pháp. Ông xếp thứ hai trong lớp tốt nghiệp của mình và mặc dù có một hồ sơ học tập tốt, ông vẫn không được chấp thuận để trở thành một thẩm phán do quá khứ đã từng tham gia tổ chức và lãnh đạo biểu tình lúc còn là sinh viên. Cuối cùng, ông đành chấp nhận lựa chọn trở thành luật sư. Sự nghiệp ban đầu. Luật sư nhân quyền. Sau khi trở thành luật sư, ông hợp tác và làm việc với tổng thống tương lai Roh Moo-hyun. Họ được xem là hai người bạn cùng tiến, một cặp bài trùng của nhau cho đến khi Roh tự sát vì các cáo buộc tham nhũng vào năm 2009. Trong thời gian làm việc chung cùng với Roh, ông đã giải quyết rất nhiều các vụ án liên quan đến vấn đề nhân quyền và quyền công dân. Ông là một thành viên của Minbyun (tổ chức xã hội của các luật sư tiến bộ Hàn Quốc) và chủ tịch của một tổ chức ủng hộ và đấu tranh cho nhân quyền tại thành phố Busan. Hankyoreh. Ông là một thành viên sáng lập của tờ báo mang tên "Hàn Quốc tiến bộ" (Hankyoreh), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1988. Thành viên của nội các Roh Moo-hyun. Do yêu cầu quyết liệt của Roh, Moon đã trở thành người phụ trách chiến dịch tranh cử của Roh. Sau khi Roh giành chiến thắng, Moon trở thành chánh văn phòng trong nội các của Roh và là một trợ lý thân cận. Vai trò của ông trong chính quyền của Roh bao gồm: Khi các công tố viên bắt đầu điều tra những cáo buộc tham nhũng của Roh, Moon khi ấy đang là cố vấn pháp lý cho Roh. Sau khi Roh tự tử, Moon phụ trách tổ chức tang lễ và giải quyết các vấn đề đời tư. Sự tiếp xúc của Moon với công chúng sau đó khiến cho mọi người nhìn nhận ông như là một phụ tá luôn sẵn sàng cống hiến và đáng tin cậy, từ đó, Moon đã thành công trong việc gây ấn tượng với tất cả mọi người và với nhiều người theo chủ nghĩa tự do ở Hàn Quốc, họ bắt đầu tin rằng Moon là một ứng cử viên hấp dẫn đối lập với ứng cử viên Đảng Hàn Quốc Tự do là Park Geun-hye. Sự nghiệp chính trị thời kỳ đầu (2012-2017). Tiến vào giới chính trị và quốc hội. Bất chấp việc từng thờ ơ trước chính trị, ông bắt đầu tham gia vào giới chính khách. Ông đã xuất bản một cuốn hồi ký có tên là "Moon Jae-in: The Destiny" (Moon Jae-in: Định mệnh), cuốn sách đó trở thành một trong những tác phẩm bán rất chạy trong một thời gian dài. Sự nổi tiếng của ông đã gia tăng một cách vững chắc so với đối thủ có khả năng trong cuộc đua tranh cử tổng thống cùng Park Geun-hye. Kết quả, trong cuộc thăm dò ý kiến ​​dư luận vào tháng 2 năm 2012, Moon có cùng mức độ nổi tiếng ngang với Park. Moon đã cố gắng tận dụng sự suy yếu của phe bảo thủ trong các vụ scandal tham nhũng, theo một chuyên gia: "Moon đã cố gắng miêu tả mình như một nhà lãnh đạo ôn hoà và có chừng mực, có được sự hậu thuẫn của thế hệ trẻ". Vào năm 2012, Moon đã tham gia tranh cử một ghế thành viên của quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp lần thứ 19. Moon đã giành được một ghế của quận Sasang ở Busan vào ngày 11 tháng 4 năm 2012 như một thành viên của Đảng Thống nhất Dân chủ với 55% số phiếu. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2012, Moon được bổ nhiệm làm chủ tịch Đảng Thống nhất Dân chủ. Ông đã tham gia chạy đua trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2012 với vai trò ứng viên của Đảng Thống nhất Dân chủ trong một cuộc chạy đua ba người cùng Park Geun-hye, ứng viên của đảng cầm quyền đương nhiệm và là con gái của cố tổng thống Park Chung-hee, cũng như chính trị gia kiêm doanh nhân Ahn Cheol-soo. Ahn rút khỏi cuộc đua và xác nhận không thể chạy đua với Moon sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy một thất bại rõ ràng của Ahn trước hai ứng viên còn lại, tuy nhiên sau đó, Moon cũng thất bại trong cuộc tranh cử. Lãnh đạo phe đối lập. Moon được bầu làm lãnh đạo của Tân Liên minh chính trị Dân chủ vào ngày 2 tháng 2 năm 2015. Sau khi cựu lãnh đạo đảng và ứng cử viên tổng thống đối đầu Ahn Cheol-soo rút lui, Moon tìm kiếm một số nhân vật chính trị nổi bật bao gồm cựu cảnh sát trưởng Pyo Chang-won, nhà phê bình chính trị Lee Choon-hee và đặc biệt là thư ký của cố tổng thống Park Chung-hee Cho Ung-chun để chuẩn bị cho cuộc bầu cử lập pháp Hàn Quốc năm 2016. Sau khi đã chính thức được chọn, Moon từ chức vị trí hiện tại của ông và nhường lại cho một cố vấn khác là Kim Chong-in. Tranh cử tổng thống năm 2017. Moon được coi là người tiền phong để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 19 của Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2017, sau khi tổng thống Park Geun-hye bị luận tội. Vào ngày 9 tháng 5 năm 2017, Moon kết thúc chiến dịch của mình bằng việc giành được 41% phiếu bầu để giành được đa số để trở thành vị tổng thống kế tiếp của Hàn Quốc. Tổng thống thứ 12. Moon đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi các phiếu bầu chính thức được kiểm vào ngày 10 tháng 5, thay thế cho Quyền Tổng thống và Thủ tướng Hwang Kyo-ahn. Không có giai đoạn chuyển tiếp giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức cũng như quá trình nhậm chức này không giống như các cuộc bầu cử Tổng thống khác do bản chất của cuộc bầu cử được diễn ra sau khi tổng thống bị quốc hội luận tội. Ông phục vụ phần còn lại của nhiệm kỳ gốc của bà Park Geun-hye, ​​kết thúc vào tháng 2 năm 2018, trước khi bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm chính thức của mình. Chính sách đối nội. Cải cách Chaebol. Vì tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc phụ thuộc lớn vào Chaebol. Moon bổ nhiệm "Tay bắn tỉa Chaebol" Kim Sang-jo - một nhà hoạt động cổ đông nổi tiếng, vào vai trò ủy viên thương mại công bằng nhằm cải cách các tập đoàn gia đình lớn. Chính sách đối ngoại. Quan hệ quốc tế. Moon đến thăm Hoa Kỳ để gặp tổng thống Donald Trump vào tháng 6 năm 2017 đồng thời thảo luận về quan hệ thương mại Hoa Kỳ–Hàn Quốc cũng như chương trình tên lửa của Bắc Triều Tiên. Moon tiết lộ trong một cuộc họp báo chung rằng Trump sau đó đã nhận lời mời tới thăm Hàn Quốc. Quan điểm chính trị. An ninh quốc gia. Moon ủng hộ việc bãi bỏ luật an ninh quốc gia của Hàn Quốc, điều mà các nhà chính khách theo chủ nghĩa tự do cáo buộc là một công cụ kiến tạo của phe cánh hữu trong lịch sử để hạn chế cũng như đàn áp tiếng nói của phe cánh tả trên chính trường. Ông đồng thời hứa hẹn sẽ bãi bỏ những vây cánh trong nước của NIS để duy trì sự trung lập về chính trị, đồng thời chuyển giao các công việc nội bộ và quan trọng cho lực lượng cảnh sát. Chính sách đối ngoại. Moon đã ủng hộ việc thống nhất đất nước một cách hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Ông bị chỉ trích nhưng cũng được ca ngợi rất nhiều vì những bình luận của ông nêu rõ chuyến thăm đầu tiên nếu bản thân được bầu làm tổng thống là sẽ tới thăm Bắc Triều Tiên và chuyến thăm đó sẽ không khác gì chuyến thăm của ông Roh Moo-hyun tới đất nước này trong năm 2007. Tương tự như vậy, chính sách đối ngoại của Moon đối với Bắc Triều Tiên được xem là gần gũi với chính sách Ánh Dương của các cố tổng thống phe tự do là Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2017, Moon tuyên bố ủng hộ việc mở cửa lại Khu công nghiệp chung Kaesong. Ông cũng tuyên bố rằng bản thân ông coi mình là một "người bạn thân thiết của nước Mỹ", vì vai trò của Hoa Kỳ trong việc giúp đỡ Hàn Quốc tránh khỏi chủ nghĩa cộng sản đồng thời giúp đỡ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Chính sách đối ngoại tự do hơn của ông được phản ánh trong một cuốn sách: "Tôi là một người thân Mỹ, nhưng giờ Hàn Quốc nên thông qua ngoại giao, trong đó có thể thảo luận về yêu cầu của Mỹ và học cách nói không với người Mỹ". Moon cũng phản đối việc tái cân bằng liên minh an ninh quốc phòng với Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố ông muốn Hàn Quốc hoàn toàn có thể đi đầu và chủ động hơn nữa trong các vấn đề chính trị nóng, nhạy cảm, phức tạp trong khu vực Đông Á cũng như trên bán đảo Triều Tiên. Chính sách kinh tế. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, Moon cam kết rằng vào năm 2017, chính phủ của ông lãnh đạo nếu trúng cử sẽ đưa ra các gói kích thích tài chính với tổng trị giá hơn 10 nghìn tỷ Won (khoảng hơn 10 tỷ đô la Mỹ) để hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp và bảo vệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục tiêu mà ông đã tuyên bố là tạo ra 810.000 việc làm trong khu vực công thông qua việc tăng thuế tài sản và đồng thời cũng sẽ cho tiến hành cải cách toàn bộ nền kinh tế. Chính sách của Moon đối với vấn nạn tham nhũng và lạm quyền của doanh nghiệp lớn, đặc biệt là đối với các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc trong các Chaebol; là cung cấp cho các cổ đông thiểu số quyền lực hơn trong việc bầu thành viên trong hội đồng quản trị của các công ty đó. Sự minh bạch. Moon cũng hứa hẹn sự minh bạch trong nhiệm kỳ của ông, trước hết ở việc chuyển nơi ở và làm việc của tổng thống từ khu vực nhà Xanh đến một khu phức hợp của chính phủ ở trung tâm thành phố Seoul. Các giá trị xã hội. Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình, Moon cho biết ông cũng phản đối tình dục đồng giới - đáp lại lời nhận xét của ứng viên tổng thống Hong Joon-pyo rằng những người lính đồng tính là nguồn gốc gây nên sự yếu kém trong quân đội. Nhận xét của Moon, mặc dù nó có thể được hiểu là sự phản đối các hành vi tình dục đồng giới một cách đặc biệt trong số những người lính, ngay lập tức dẫn đến những lời chỉ trích trong cuộc tranh luận từ Sim Sang-jung, ứng cử viên tổng thống duy nhất ủng hộ quyền của LGBT và là thành viên của Đảng Chính nghĩa cánh tả. Lời nhận xét này cũng gợi lên sự tức giận của các nhà hoạt động vì quyền lợi của người đồng tính, xem xét việc đại diện của Moon như ứng viên tự do dẫn đầu và cựu luật sư về quyền con người. Một số người ủng hộ của Moon bác bỏ ý kiến này ​​như là một điều cần thiết để giành chiến thắng, khi mà Hàn Quốc có xu hướng nghiêng về phía bảo thủ trong các vấn đề xã hội. Moon sau đó đã làm sáng tỏ ý kiến ​​của ông, rằng ông vẫn tin là không nên có sự phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục của một người. Đời tư & tôn giáo. Moon kết hôn với một ca sĩ nhạc cổ điển, bạn học cùng đại học với ông là bà Kim Jung-sook, họ có hai người con, một trai và một gái. Ông là vị tổng thống Hàn Quốc thứ hai theo đạo Công giáo, sau cựu tổng thống Kim Dae-jung. Tên rửa tội của ông Moon là "Timothy" (Thánh Timôthê). Ông cũng được gọi là "Minh vương" (冥王, Myeong-wang hoặc Myung-wang) bởi vì ông trông khá giống với Silvers Rayleigh - nhân vật trong truyện tranh One Piece nổi tiếng của Nhật Bản.
1
null
Tội nói dối với Quốc hội hay tội đánh lừa Quốc hội/Nghị viện (tiếng Anh:"To mislead parliament"), nói chung là "khai không đúng sự thật trước cơ quan đại diện của người dân" là một hành vi cố ý trình bày thông tin sai lệch cho các đại biểu Quốc hội, đây là một tội rất nghiêm trọng đã được quy định rõ trong các thể chế Đại nghị theo Hệ thống Westminster. Theo quy ước, Bộ trưởng hay thành viên Chính phủ nào mà có hành vi cung cấp thông tin sai lạc, bằng chứng gây hiểu lầm hay là lừa dối quốc hội, dự kiến ​​sẽ từ chức hoặc phải đối mặt với bị sa thải, bãi miễn. Chính phủ Scotland yêu cầu các bộ trưởng phải từ chức nếu họ lừa dối Quốc hội. Tại Úc, đối với các nhân chứng làm chứng cho một ủy ban của quốc hội, nếu đưa ra thông tin hay bằng chứng gây hiểu lầm, làm chứng dối, có thể được coi là một tội xúc phạm Quốc hội. Tháng 6 năm 1963, nghị sĩ Quốc hội Anh và Bộ trưởng Bộ Chiến tranh là John Profumo đã phải từ chức sau khi thú nhận là không khai đủ sự thật trước một Ủy ban điều tra của Quốc hội Anh trong vụ ngoại tình với người mẫu Christine Keeler; sự kiện này cũng dẫn đến việc từ chức của Thủ tướng Anh lúc đó là Harold Macmillan vào tháng 10 cùng năm. Gần đây, vào tháng 5 năm 2012, có trường hợp dân biểu liên bang Úc là Craig Thomson khi ra điều trần trước Quốc hội Úc đã bị dọa truy cứu với tội danh này.
1
null
Nga thuộc châu Âu (hay miền Tây Nga hoặc Trung Nga, đôi khi còn gọi là Nga Âu châu) là cách nói để ám chỉ những khu vực nằm phía tây của nước Nga mà nó thuộc châu Âu, khu vực này có diện tích gần 3.960.000 km² (1.528.560 mi²), lớn hơn cả Ấn Độ, và chiếm 40% lãnh thổ châu Âu. Ranh giới phía đông của nó là dãy núi Ural và phía nam là ranh giới với Kazakhstan. Khu vực này cũng bao gồm hai thành phố lớn nhất Nga là Moskva và Sankt-Peterburg. Khu vực này chiếm gần 78% dân số toàn nước Nga (khoảng 110.000.000 người trên tổng số 141.000.000 người), mật độ trung bình 27 người/km² (69.9người/mi²). Mặc dù 75% lãnh thổ Nga nằm trên châu Á, nhưng phần châu Á chỉ có 22% dân số Nga với mật độ 2,5 người/km² (6,5/mi²).
1
null
Meles là một chi lửng gồm 3 loài còn sinh tồn gồm lửng Nhật Bản ("Meles anakuma"), lửng châu Á ("Meles leucurus"), và lửng châu Âu ("Meles meles"). Trong cách phân loại cũ hơn, chúng được coi là một loài đơn nhất ("Meles meles anakuma", và "Meles meles leucurus", "Meles meles meles"). Lửng châu Á và châu Âu có ranh giới phân bố là sông Volga, còn lửng Nhật Bản chỉ phân bố ở các đảo lớn như Honshu, Shikoku và Kyushu trừ Hokkaido.
1
null
Đồ sành, gốm sành hay đơn giản chỉ là sành là một thuật ngữ khá rộng để chỉ một lớp đồ gốm hay các vật phẩm khác bằng gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao. Một định nghĩa hiện đại mang tính kỹ thuật coi đồ sành là gốm thủy tinh hóa hoặc nửa thủy tinh hóa chủ yếu làm từ đất sét sành hoặc đất sét lửa không chịu lửa. Cho dù có thủy tinh hóa hay không thì chúng là vật liệu không xốp (không cho chất lỏng thấm qua); và chúng có thể được tráng men hoặc không. Theo dòng lịch sử, trong phạm vi rộng khắp thế giới thì đồ sành ra đời sau đồ đất nung và trước đồ sứ, và thường được sử dụng làm những đồ vật chất lượng cao hoặc đồ đựng thiết thực thông thường. Như một chỉ dẫn thô sơ thì đồ đất nung hiện đại thường được nung trong lò nung ở nhiệt độ trong phạm vi ; đồ sành trong phạm vi và đồ sứ trong phạm vi . Trong quá khứ, để đạt được các mức nhiệt độ cao như vậy là một thách thức lớn, và các khoảng nhiệt độ thấp hơn các con số vừa nêu từng được sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Đồ đất nung có thể được nung thành công ở nhiệt độ thấp tới , đạt được trong kỹ thuật nung hố, nhưng là điển hình hơn. Đồ sành cũng cũng đòi hỏi phải có một số loại vật liệu đất sét nhất định, cụ thể hơn so với loại đất làm đồ đất nung, nhưng không yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với loại đất sét làm đồ sứ. Đồ sành không được coi là một lớp đồ gốm riêng trong thuật ngữ gốm sứ Đông Á truyền thống, và nhiều loại đồ sành châu Á, như đồ gốm Định (定瓷, Định từ), được người Trung Hoa coi là đồ sứ. Các thuật ngữ đại loại như "á sứ" hay "cận sứ" có thể là phù hợp trong những trường hợp như vậy. Một định nghĩa khác về đồ sành lấy từ Danh pháp Kết hợp (CN, Combined Nomenclature) của Cộng đồng châu Âu, một tiêu chuẩn công nghiệp của châu Âu. Nó phát biểu rằng: Bản dịch: Từ nguyên. Từ sành trong Hán-Nôm có thể được viết như sau: Ghi chép về chữ sành trong Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 như sau: "sành: "teſtos": teſta, æ. mưởng sành, idem. sành vỏ: "testo de boyão quebrado": teſta ex diota confracta. phải sành: "ferirſe com teſtos": offendere in teſtam.". Trong Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838 thì từ sành viết bằng Hán-Nôm là 𥑥 (U+25465). Cụ thể, tại trang 439 tác giả viết như sau: "𥑥 Sành, testa; testaceus... ". Các thể loại công nghiệp. Trong gốm công nghiệp, 5 thể loại đồ sành cơ bản được đề xuất: Vật liệu và kỹ thuật nung. Nguyên liệu chính trong sản xuất đồ sành hoặc là đất sét sành nguồn gốc tự nhiên hoặc là đất sét lửa không chịu lửa. Khoáng vật kaolinit có mặt nhưng không có trật tự, và mặc dù mica và thạch anh cũng có mặt nhưng kích thước hạt của chúng là rất nhỏ. Đất sét sành thường kèm theo các tạp chất như sắt hay cacbon, làm cho nó có bề ngoài "bẩn", và độ dẻo của nó có thể dao động khá mạnh. Đất sét lửa không chịu lửa cũng có thể là một vật liệu chính khác. Các loại đất sét lửa nói chung được coi là vật liệu chịu lửa, do chúng chịu được nhiệt độ rất cao trước khi nóng chảy hoặc bở nát. Đất sét lửa chịu lửa có hàm lượng kaolinit cao, chứa ít mica và thạch anh hơn. Đất sét lửa không chịu lửa là vật liệu chứa nhiều mica và thạch anh hơn. Các công thức phối trộn vật liệu sản xuất đồ sành thay đổi đáng kể, mặc dù phần lớn sẽ xấp xỉ như sau: đất sét lửa dẻo 0-100%; đất sét viên 0-15%; thạch anh 0-30%; feldspat và đất sét samôt 0-15%. Đồ sành có thể nung một lửa hoặc hai lửa. Nhiệt độ nung tối đa có thể dao động đáng kể, từ tới , phụ thuộc vào hàm lượng trợ chảy. Thông thường, nhiệt độ nằm trong khoảng , với giá trị cao hơn tương đương với vòng Bullers 38 đến 40 hoặc nón Seger 4 đến 8. Để sản xuất thành phẩm tráng men nung chất lượng tốt hơn người ta có thể sử dụng kỹ thuật nung hai lửa. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với các công thức phối trộn bao gồm các loại đất sét cao cacbon. Đối với các loại đất sét này, nhiệt độ nung mộc là khoảng , và nung tráng men (nung để tạo ra một lớp men che phủ bề mặt đồ sành) là . Độ thấm nước của sản phẩm sành là dưới 1%. Một loại đồ sành khác là đồ sành không đá lửa cũng đã được nhận dạng. Nó được định nghĩa trong Quy định Đặc biệt của Đồ gốm UK (Sức khỏe và Phúc lợi) năm 1950 như sau: "Đồ sành mà trong thân/xương sành chứa đất sét tự nhiên mà không thêm vào đá lửa hay thạch anh hay các dạng silica tự do khác." Phân loại truyền thống Đông Á chỉ coi đồ gốm thuộc 2 thể loại là gốm "thấp lửa" và gốm "cao lửa", tương ứng với đồ đất nung (陶, đào) và đồ sứ (瓷, từ), mà không có thể loại trung gian trong phân loại của người châu Âu là đồ sành, và nhiều loại đồ sành địa phương chủ yếu được phân loại như là đồ sứ, mặc dù thông thường khi ở dạng nung mộc chúng không trắng và không trong mờ. Các phương pháp tạo hình thân/xương sành bao gồm đúc khuôn, đúc nước áo và bàn xoay gốm. Các kỹ thuật trang trí dưới men và trên men cũng có thể được sử dụng. Phần lớn bộ đồ ăn bằng sành được tráng men trắng và trang trí, và khi đó về bề ngoài chúng là rất giống như đồ sứ hoặc đồ đất nung tráng men thiếc (đồ gốm faenza). Lịch sử và một số ví dụ. Châu Á. Văn minh lưu vực sông Ấn có thể được coi là đã bắt đầu sản xuất đồ sành, với ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt vòng đeo tay bằng đất sét nung cao lửa (có thể coi là đồ sành) ở quy mô công nghiệp trong suốt thời kỳ Harappa giữa của nền văn minh này (2600–1900 TCN). Các đồ vật bằng sành thời kỳ đầu (~1400 TCN) cũng được tìm thấy tại Trung Quốc thời kỳ nhà Thương, một cách tự nhiên như là sự mở rộng của nhiệt độ cao đạt được từ sự phát triển ban đầu của kỹ thuật nung khử (nung hoàn nguyên), với lượng lớn sản phẩm được sản xuất từ thời nhà Hán trở đi. Ở cả Trung Quốc và Nhật Bản thời trung cổ, đồ sành rất phổ biến, và một số loại được ngưỡng mộ vì hình thức đơn giản và các hiệu ứng tráng men tinh tế của chúng. Nhật Bản đã không sản xuất được đồ sứ cho đến khoảng năm 1600, và miền bắc Trung Quốc (ngược lại với miền nam) thiếu đất sét giàu kaolin thích hợp để làm đồ sứ theo đúng định nghĩa khắt khe của phương Tây. Đồ gốm Kiến (建窯, Kiến diêu) trong thời Tống chủ yếu được sử dụng làm đồ pha/uống trà, và nó có sức hấp dẫn với các nhà sư Phật giáo. Hầu hết đồ gốm men ngọc Long Tuyền (龍泉青瓷, Long Tuyền thanh từ), một loại đồ dùng rất quan trọng ở Trung Quốc thời trung cổ, là đồ sành. Đồ gốm Định (定瓷, Định từ) rất gần với đồ sứ, và ngay cả các nguồn phương Tây hiện đại cũng bị phân chia rõ ràng trong cách mô tả nó, mặc dù nó không trong mờ và phần xương/thân gốm thường có màu xám chứ không phải màu trắng. Từ thời Minh thì đồ gốm tinh xảo chủ yếu là đồ sứ, còn đồ sành chủ yếu chỉ hạn chế là các đồ đựng tiện dụng dành cho người nghèo. Các ngoại lệ với điều này bao gồm ấm tử sa không tráng men được làm từ đất sét được người ta tin là đặc biệt thích hợp để pha/uống trà, và đồ gốm Thạch Loan (石灣窯, Thạch Loan diêu) được sản xuất chủ yếu làm các bức tượng, ngói và đồ đắp nổi trong kiến trúc ở miền nam Trung Quốc. Nhưng ở Nhật Bản, nhiều loại đồ sành truyền thống, chẳng hạn như đồ gốm Oribe và đồ gốm Shino, được ưa chuộng hơn đẻ làm những chiếc trà oản (chén uống trà) trong nghi lễ trà đạo Nhật Bản, và cho đến nay chúng vẫn được coi trọng cho mục đích sử dụng này và các mục đích khác. Từ sự kết hợp của các lý do triết học và dân tộc, các phẩm chất thẩm mỹ của nghệ thuật dân gian hoặc nguyên thủy của nhiều truyền thống làng quê Nhật Bản, ban đầu hầu hết được các nông dân làm trong các thời kỳ nông nhàn, đã giữ được uy tín đáng kể. Các bậc thầy trà đạo có ảnh hưởng đã ca ngợi vẻ ngoài thô ráp, ngẫu hứng, "sá tịch" của đồ gốm nông thôn Nhật Bản (chủ yếu là đồ sành) hơn sự hoàn hảo của đồ sứ lấy cảm hứng từ Trung Hoa do các nghệ nhân tay nghề cao chế tạo. Đồ sành cũng được sản xuất trong đồ gốm Triều Tiên, ít nhất là từ thế kỷ 5, và phần lớn đồ gốm tinh xảo của Triều Tiên có thể được phân loại như vậy; giống như ở Trung Quốc, ranh giới giữa đồ sành với đồ sứ khá mờ nhạt. Không chỉ đồ gốm men ngọc mà nhiều đồ gốm hoa lam dưới men có thể được gọi là đồ sành. Thái Lan sản xuất đồ sành ở hai trung tâm lò nung chính, Si Satchanalai và Sukhothai. Công nghệ nung được sử dụng ở Thái Lan dường như đến từ Trung Quốc. Châu Âu. Trái với châu Á, đồ sành chỉ được sản xuất ở châu Âu từ cuối thời Trung cổ, do các lò nung của châu Âu kém hiệu quả hơn cũng như các chủng loại đất sét phù hợp ít phổ biến hơn. Một số đồ gốm La Mã cổ đại đã tiệm cận tới mức đồ sành, nhưng chưa đạt được mức để coi là một thể loại đồ gốm nhất quán. Đồ sành thời Trung cổ vẫn là loại đặc phẩm được xuất khẩu nhiều của Đức, đặc biệt là vùng dọc theo sông Rhein, cho tới thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 15-16) hoặc muộn hơn, thường dưới dạng bình, lọ hay cốc vại. Các loại "tiền đồ sành", như đồ gốm Pingsdorf, và sau đó là các loại "gần đồ sành" được phát triển tại đây vào khoảng năm 1250, và các đồ gốm thủy tinh hóa hoàn toàn bắt đầu được sản xuất ở quy mô lớn vào khoảng năm 1325. Kiểu tráng men muối sau này trở thành điển hình thì cho tới cuối thế kỷ 15 vẫn chưa hoàn thiện được. Nước Anh đã trở thành thị trường đồ sành lạ mắt nhiều sáng tạo và quan trọng nhất ở châu Âu trong thế kỷ 18 và 19, nhưng không có bằng chứng rõ ràng về sản xuất bản địa trước giữa thế kỷ 17. Đồ sành nhập khẩu từ Đức đã phổ biến ít nhất là từ đầu thế kỷ 16, và được gọi chung là "đồ gốm Cologne" theo tên trung tâm vận chuyển nó chứ không phải theo tên nơi sản xuất ra nó. Một số thợ gốm Đức có thể đã sản xuất nó ở London vào thập niên 1640, và cha con Wooltus (hoặc Woolters) đã làm như vậy ở Southampton vào thập niên 1660. Nhiều vật dụng như các bộ đồ ăn và đồ nhà bếp tráng men thương mại ngày nay là đồ sành chứ không phải đồ sứ hay sứ xương, và nó là phổ biến trong sản xuất đồ gốm thủ công hay trong các xưởng chuyên bieetj của các nghệ nhân hoặc của những người yêu thích gốm sứ nghiệp dư. Loại đồ gốm raku lấy cảm hứng từ Nhật Bản phổ biến thông thường là một loại đồ sành. Một số loại đồ sành châu Âu đáng chú ý bao gồm:
1
null
GDDR3 hay Graphics Double Data Rate 3 là một card đồ họa công nghệ bộ nhớ cụ thể, được thiết kế bởi ATI Technologies với sự cộng tác của JEDEC. Nó có cùng một cơ sở công nghệ DDR2, nhưng sức mạnh và yêu cầu phát tán nhiệt đã giảm phần nào, cho phép các mô-đun bộ nhớ hiệu suất cao hơn, và đơn giản hóa hệ thống làm mát. GDDR3 là không liên quan đến các đặc điểm kỹ thuật JEDEC DDR3. Bộ nhớ này sử dụng điện chấm dứt, cho phép nó để xử lý đồ họa tốt hơn một số nhu cầu. Để cải thiện thông qua, bộ nhớ GDDR3 chuyển 4 bit dữ liệu trên mỗi pin trong 2 chu kỳ đồng hồ. Giao diện GDDR3 chuyển hai 32 bit dữ liệu rộng từ trên mỗi chu kỳ đồng hồ từ các chân I / O. Tương ứng với truy cập lấy một viết hoặc đọc 4n trước bao gồm 128 bit rộng, một chu kỳ đồng hồ truyền dữ liệu ở bộ nhớ trong lõi và 4 tương ứng rộng 32 bit, một nửa chu kỳ đồng hồ truyền dữ liệu tại I / O Pins. Duy nhất kết thúc theo một hướng duy nhất đọc và ghi mã hóa dữ liệu được truyền đồng thời với đọc và ghi dữ liệu tương ứng để nắm bắt dữ liệu đúng tại thu của cả hai SDRAM đồ họa và bộ điều khiển mã hóa dữ liệu được tổ chức mỗi byte của giao diện rộng 32 bit. Thương mại. Mặc dù được thiết kế bởi ATI, VGA đầu tiên sử dụng công nghệ là nVidia 's GeForce FX 5700 Ultra vào đầu năm 2004, nơi mà nó thay thế các GDDR2 chip được sử dụng vào thời điểm đó. VGA tiếp theo sử dụng GDDR3 của nVidia GeForce 6800 Ultra, nơi mà nó là chìa khóa trong việc duy trì yêu cầu điện năng hợp lý so với người tiền nhiệm của VGA GeForce 5950 Ultra. ATI đã bắt đầu bằng cách sử dụng bộ nhớ trên card Radeon X800. GDDR3 là sự lựa chọn của Sony 's cho các PlayStation 3 bộ nhớ đồ họa chơi game console của, mặc dù của nVidia dựa trên GPU là cũng có khả năng truy cập các bộ nhớ hệ thống chính, bao gồm XDR DRAM được thiết kế bởi Rambus Incorporated (Công nghệ tương tự được bán trên thị trường bởi nVidia TurboCache trong máy tính nền tảng GPU). Microsoft Xbox 360 được xuất xưởng với 512 MB ​​bộ nhớ GDDR3, và đang giúp đi tiên phong trong việc sử dụng các bộ nhớ này như bộ nhớ hệ thống tiêu chuẩn chứ không phải là bộ nhớ video chỉ Nintendo 's Wii cũng có 64 MB bộ nhớ GDDR3.
1
null
Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương (danh pháp hai phần: Thunnus orientalis) là một loài cá ngừ săn mồi. Trước đây nó được bao gồm trong "T. thynnus", loài 'kết hợp' lúc đó có tên là cá ngừ vây xanh phía bắc (khi được xem như loài riêng, "T. thynnus" được gọi là cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương).. Loài này sinh sống ở bắc Thái Bình Dương nhưng cũng di cư xuống nam Thái Bình Dương. Loài này dài đến 3m và cân nặng đến 450 kg. Chúng có quan hệ bà con gần với Cá ngừ vây xanh biển bắc và cá ngừ vây xanh phương nam. Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có giá trị thương mại và hàng ngàn tấn được đánh bắt mỗi năm, nhưng không giống những loài bà con với nó, nó dường như không bị đe dọa trên toàn cầu dù bị đánh bắt quá mức Chương trình Giám sát hải sản của Monterey Bay Aquarium đã đặt tất cả cá ngừ vây xanh vào danh mục "Tránh", và chúng cũng được đặt trong "sách đỏ" của Hòa bình xanh. Phần lớn loài cá là động vật máu lạnh. , tuy nhiên loài cá ngừ và cá mập mackerel là động vật máu nóng. Đây là loài cá quý để chế biến món sushi và sashimi ở Nhật Bản. 80% lượng cá này được người Nhật tiêu thụ. Ngày 30/12/2012, một con cá nặng 222 kg bắt được ngoài khơi đông bắc Nhật Bản đã được bán tại chợ cá Tsukiji Tokyo với giá 155,4 triệu Yên (1,76 triệu USD) ở Nhật Bản.
1
null
Hòn Tro hay "Gò Mới" (tiếng Pháp: "île des Cendres", nghĩa là "đảo tro") là một hòn đảo hình thành do hoạt động của núi lửa dưới biển ở phía nam đảo Phú Quý, ngoài khơi Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam vào năm 1923. Tuy nhiên, hòn Tro chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị sóng biển đánh tan do đảo này được tạo thành từ vật liệu chưa được cố kết chặt chẽ. Hình thành. Hòn Tro. Vào buổi chiều ngày 2 tháng 3 năm 1923, tàu hơi nước "Wakasa-Maru" của Nhật Bản trên hải trình từ Hồng Kông đến Singapore nhìn thấy một cột khói trắng bốc lên từ Biển Đông ở một địa điểm có toạ độ 10°10'B 109°00′Đ và độ sâu vùng biển lân cận khoảng 50 sải (trên 90 mét). Lúc đầu thuyền trưởng Horikawa cho rằng đây là một chiếc tàu đang cháy và đến gần nhằm giải cứu thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, họ đã quay lại hành trình của mình sau khi nhận ra rằng cột khói này là do hoạt động núi lửa gây nên. Theo ghi nhận của Wakasa-Maru, cứ "chốc chốc một đám khí lớn lại xuất hiện trên mặt biển (...) Đám khí vươn lên rất nhanh, nở rộng và có hình khí cầu, cuối cùng trông giống một đám mây tích lớn (...) cao đến 7.000 ft [hơn 2.100 m]". Ngày 8 tháng 3 năm 1923, núi lửa dưới biển bắt đầu phun dung nham nhưng còn yếu. Buổi trưa cùng ngày, tàu H.M.S "Carliste" của Anh tận dụng cơ hội đi qua khu vực này trong hải trình từ Singapore đến vịnh Đại Bằng (đông bắc Hồng Kông) nhằm khảo sát sơ lược hoạt động núi lửa. Từ một vị trí cách đó 45 hải lý (hơn 83 km), tàu "Carliste" dùng kính lục phân đo lường ra chiều cao cột hơi nước là khoảng 1.500 ft (trên 450 m) tính từ chỗ phun trào, đạt đến mức 5.500 ft (gần 1.680 m) do hơi nước tản ra trước khi gió đông đông bắc thổi. Hòn đảo mới xuất hiện có hình móng ngựa, dốc từ đông đông bắc về tây tây nam. Mũi tây tây nam của đảo đạt độ cao 80–100 ft (24,5-30,5 m). Ngày 15 tháng 3 năm 1923, màn phun trào núi lửa tạm ngưng rồi bắt đầu trở lại vào ngày 20 tháng 3. Hòn đảo hình thành mang tên tiếng Pháp là "île des Cendres", trong tiếng Việt được gọi là "hòn Tro". Đảo được tạo thành từ đá bazan, cao 24,4-30,5 so với mặt biển và dài 457 m. Các thăm dò độ sâu cho thấy đảo này rất dốc. Cách xa bờ 150 m thì độ sâu ngoài 30 m; cách xa bờ 1.000 m thì độ sâu là 100 m. Đảo nhỏ gần hòn Tro. Theo "Thông báo dành cho thủy thủ số 715" của "Admiralty" (cơ quan thủy văn học Anh) dựa trên kết quả từ tàu khảo sát H.M. "Iroquois" (ngày 13 tháng 5) thì còn có một đảo nhỏ khác cũng hình thành do hoạt động núi lửa. Đảo này cách hòn Tro khoảng 2 hải lý về phía nam, ở vào toạ độ 10°08'12"B 109°0'30"Đ và tính đến ngày 13 tháng 5 năm 1923 thì vẫn còn phun trào. Tàn lụi. Núi lửa tiếp tục hoạt động đến tháng 5 thì ngưng. Hòn Tro bắt đầu chìm dần từ cuối tháng 7 năm 1923 và đến tháng 9 cùng năm thì chỉ còn là một thực thể ngầm nằm cách mặt nước 20 m. Nghiên cứu của Bondarenko & Nadezhnyi (1989) cho biết tại khu vực núi lửa hòn Tro có hai nón xỉ ngầm đã hình thành nên các đảo vào sự kiện năm 1923 cùng với hai nón dung nham chưa xác định chắc chắn được tuổi.
1
null
"God Only Knows" là bài hát của ban nhạc rock người Mỹ, The Beach Boys. Đây là một trong số 8 ca khúc nằm trong album phòng thu thứ 11 của họ, "Pet Sounds", được phát hành vào năm 1966, và được công nhận rộng rãi là ca khúc nổi tiếng nhất của ban nhạc. "God Only Knows" được sáng tác và sản xuất bởi Brian Wilson, phần lời được viết bởi Tony Asher và được hát chính bởi Carl Wilson. Bài hát này đã phá vỡ rất nhiều nguyên tắc phổ thông. Đây là ca khúc thương mại đầu tiên mà từ "Chúa" xuất hiện ở nhan đề. Cũng với ca khúc này, Brian Wilson đã sử dụng lần đầu tiên những nhạc cụ không chính thống, và tiêu biểu nhất là dàn kèn cor kiểu Pháp – thứ đã tạo nên đoạn nhạc vào vô cùng nổi tiếng cho ca khúc.
1
null
Odilo của Bayern (* trước 700; † 18. tháng 1 năm 748) là công tước xứ Bayern từ năm 736 cho tới khi chết. Odilo xuất thân từ dòng họ quý tộc công tước Bayern Agilolfinger. Từ năm 736, ông kế vị Hugbert, tới năm 739 ông đã thành công trong việc phân chia địa phận công giáo tại Bayern. Những địa phận như Regensburg, Freising, Passau và Salzburg được phân chia và ấn định ranh giới. Năm 742 Odilo cưới Hiltrud, con gái quản gia triều đình (Hausmeier) của đế quốc Franken Karl Martell, tuy nhiên ông có xung đột với các người con của ông này Karlmann và Pippin Lùn vào năm 743. Odilo thua tại trận am Lech, trốn đi và phải công nhận quyền uy của Franken đối với lãnh thổ Bayern, tuy nhiên ông được giữ tước vị công tước. Sau đó cùng năm Karlmann xua quân trừng phạt người đông Sachsen, có Odilo tham dự. Lãnh địa công quốc Bayern bị thu nhỏ lại, chỉ còn ở miền nam sông Donau. Sau khi Odilo chết, Grifo muốn giải phóng Baiern khỏi sự thống trị của vương quốc Frank. Cùng với bá tước Swidger, ông ta bắc cóc người vợ góa của Odilo và con trai của ông, tức là Tassilo III sau này. Pippin vào năm 749 phải đưa quân đánh Bayern. Sau khi ông ta thắng trận, con của Odilo, Tassilo III, geb. 741, dưới sự cai quản của mẹ ông, Hiltrud, được nối ngôi cha. Odilo được cho là người sáng lập tu viện Benediktbeuern vào năm 739, Niederaltaich (với Pirmin) năm 741 và tu viện Mondsee năm 748 bây giờ thuộc thượng Áo và một số tu viện khác. Ông được chôn cất tại tu viện Gengenbach ở Ortenaukreis, chỗ được Pirmin sáng lập năm 727.
1
null
Mất kiểm soát phạm vi dự án trong quản lý dự án được hiểu là sự mất kiểm soát về sự thay đổi hoặc sự tiếp tục phát triển về quy mô dự án. Hiện tượng này xảy ra khi phạm vi dự án không được xác định, định nghĩa và kiểm soát rõ ràng. Việc này thường có khuynh hướng dẫn tới xảy ra các tiêu cực vì vậy cần phải tránh. Nếu ngân sách và lịch trình tăng theo cùng với phạm vi dự án, sự thay đổi này thường được xem là sự mở rộng có thể chấp nhận được với dự án, khi đó thuật ngữ mất kiểm soát phạm vi dự án không được dùng. Mất kiểm soát phạm vi dự án thường do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
1
null
Thấu chi ngân sách (tiếng Anh: cost overrun) là sự tăng chi phí ngoài mong đợi vượt quá ngân sách dự toán so với giá cả thực tế trong quá trình lập ngân sách. Thấu chi ngân sách nên tránh nhầm lẫn với chi phí leo thang, được dùng nhấn mạnh sự "dự đoán" tăng chi phí so với chi phí ngân sách với các yếu tố như lạm phát.
1
null
Hải âu cổ rụt hay còn gọi là hải âu mỏ sáng hay vẹt biển là các loài chim biển thuộc chi Fratercula với cái mỏ có màu sắc rực rỡ trong mùa sinh sản. Đây là những chim sống gần biển, kiếm ăn chủ yếu bằng cách lặn xuống nước để bắt cá. Chúng sinh sản trên các vách đá dựng đứng ven biển, hải đảo ngoài khơi, làm tổ giữa các khe đá, trên các tảng đá hoặc trong hang trên đất. Hai loài, hải âu cổ rụt mào lông và hải âu cổ rụt sừng được tìm thấy ở Bắc Thái Bình Dương, trong khi hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương. Tất cả các loài hải âu này có bộ lông chủ yếu là màu đen hoặc màu đen pha trắng, với cơ thể chắc nịch và chiếc mỏ lớn so với cơ thể chúng. Chúng có chiếc mỏ đầy màu sắc khi vào mùa sinh sản, và nhạt hơn sau khi kết thúc mùa sinh sản. Chúng có cánh ngắn được điều chỉnh phù hợp để bơi dưới nước. Khi bay, hải âu mỏ sáng đập cánh rất nhanh chóng (lên đến 400 lần mỗi phút) và chúng thường bay ở cự ly tương đối cao trên bề mặt đại dương. Phân loại. Chim Auklet ("Cerorhinca monocerata") là một loài gần gũi với hải âu mỏ sáng, đôi khi chúng cũng được xếp trong chi "Fratercula". Một số tác giả còn xếp loài hải âu mỏ sáng Crested và Chim Auklet vào chi "Lunda". Tên chi "Fratercula" có nguồn gốc từ tiếng Latinh và có nghĩa là "em trai", một tham chiếu đến bộ lông màu đen và trắng, giống như tu viện áo choàng. Tên tiếng Anh có nó có nghĩa là "loài chim biển" ban đầu được áp dụng cho hải âu Manx (1652) được biết đến là "Puffin Manks". "Puffin" là một từ trong Anglo-Norman (Tiếng Anh thời Trung Cổ là "pophyn" hoặc "poffin") . Hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương lấy lại cái tên này, có thể vì thói quen làm tổ tương tự của nó với loài hải âu Manx. Tên gọi này cũng được dùng để gọi loài chim Alca ("Alca Torda") ở Ireland. Hóa thạch lâu đời nhất là "Hydrotherikornis" được khai quật ở Oregon có niên đại Eocene muộn. Đồng hồ phân tử đã được sử dụng để xác định nguồn gốc ở Thái Bình Dương trong Paleocen. Hóa thạch ở Bắc Carolina ban đầu có thể là hai loài Fratercula, nhưng sau đó xác định là chỉ có một loài thuộc chi Fratercula, hải âu mỏ sáng Crested, và một là của loài Cerorhinca. Một loài đã tuyệt chủng, hải âu mỏ sáng Dow ("Fratercula dowi") đã được tìm thấy trên quần đảo Channel California cuối kỉ Pleistocene hoặc đầu Holocen. Các loài thuộc chi Fratercula được cho là có nguồn gốc ở Thái Bình Dương do có đa dạng loài hơn, chỉ có một loài còn tồn tại ở Đại Tây Dương, so với hai loài ở Thái Bình Dương. Các mẫu hóa thạch Fraterculini ở Thái Bình Dương có niên đại ít nhất là từ giữa Miocen, giai đoạn Miocen giữa đến cuối Pliocen có các hóa thạch ở miền nam California và miền bắc México. Mặc dù không có hồ sơ từ giai đoạn Miocen ở Đại Tây Dương nhưng một cuộc kiểm tra lại các bằng chứng ở Bắc Carolina cho thấy sự đa dạng của chúng trong thế Pliocene đầu là ở Đại Tây Dương cũng như sự đa dạng của chúng ở Thái Bình Dương như ngày nay. Sau đó sự hiện diện của chúng đã bị mất đi do những thay đổi lớn của đại dương trong thế Pliocene muộn bởi sự đóng băng ở khu vực ven biển Panama ngày nay và bắt đầu chu kỳ băng giá cực kỳ khắc nghiệt ở Bắc Đại Tây Dương. Mô tả. Hải âu mỏ sáng là các loài chim có cơ thể chắc nịch, có cánh và đuôi ngắn. Phần trên và phần dưới của chúng thường có màu trắng hoặc màu nâu xám hơi đen. Đầu có một "chiếc mũ" màu đen, khuôn mặt chủ yếu là màu trắng còn bàn chân có màu đỏ cam. Màu sắc của chúng sặc sỡ hơn trong mùa sinh sản. Mặc dù hải âu mỏ sáng khá ồn ào trong mùa sinh sản nhưng lại rất lặng lẽ khi bay và kiếm ăn trên biển. Chúng bay tương đối cao trên mặt nước, thông thường là khoảng 10 m (30 ft) so với 1,6 m (5 ft) của các loài chim biển khác. Loài. </onlyinclude> Sinh học. Sinh sản. Hải âu mỏ sáng sinh sản trên bờ biển và hải đảo, trước đây những hòn đảo là nơi sinh sản được gọi là "Đảo Puffin". Hải âu mỏ sáng Horned thì cả con đực và con cái đều tập trung xây dựng tổ. Chúng làm hang sâu khoảng 1 mét (3 feet), trong khi hang của hải âu mỏ sáng Crested có thể làm những chiếc tổ sâu đến 2,75 mét (9 feet). Hải âu Crested và hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương làm tổ chủ yếu là những hang sâu trong đất, trái lại hải âu mỏ sáng Horned làm tổ trong những khe đá trên cách vách đá. [ 14 ] Tổ của hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương thường được lót bằng vật liệu khác như cỏ, lá và lông. Những quả trứng của loài này thường màu trắng kem. Hải âu mỏ sáng hình thành liên kết đôi hay các mối quan hệ lâu dài. Con cái đẻ một quả trứng duy nhất, và cả con đực lẫn con cái thay nhau ấp trứng và nuôi hải âu nhỏ. Chúng đạt tuổi trưởng thành trong khoảng 5 năm tuổi nhưng trước đó có thể thực hiện được các chuyến bay kiếm mồi cùng với cha mẹ chúng. Trong điều kiện nuôi nhốt, hải âu mỏ sáng đã được biết đến như là loài chim biển có khả năng sinh sản sớm nhất, khi đạt 3 năm tuổi. Sau khi sinh sản, cả ba loại trú đông ở khu vực cách xa bờ biển và thường mở rộng về phía nam của khu vực sinh sản. Hiện nay, Iceland là quốc gia chiếm phần lớn loài hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương nhất với khoảng 10 triệu con. trong đó quần đảo Westmann thuộc Iceland là khu vực đảo có nhiều loài hải âu mỏ sáng nhất. Thức ăn. Giống như nhiều loài chim biển khác, hải âu mỏ sáng ăn cả cá và động vật phù du, nhưng trong thời gian nuôi hải âu con, chúng bắt những loài cá nhỏ với khoảng vài lần một ngày. Thức ăn của hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương bao gồm cá trích cá trứng và một số loài cá nhỏ khác. Hải âu mỏ sáng có khả năng đặc biệt đó là chúng có thể giữ liền lúc tại miệng hơn chục con cá nhỏ. Điều này cho phép chúng đem lượng thức ăn về tổ cho lũ chim con được nhiều hơn so với các loài khác tại cùng một thời điểm. Mối quan hệ với con người. Chim này là loài chim dễ nuôi tại Iceland và các quốc gia khác ở các châu lục Săn bắt. Hải âu mỏ sáng bị săn bắt để lấy trứng, lông và thịt. Phân loài ở Đại Tây Dương bị ảnh hưởng bởi mất môi trường sống và bị săn bắn trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hiện nay chúng vẫn tiếp tục bị săn bắn ở Iceland và quần đảo Faroe như là một nguồn thực phẩm, nơi mà chúng không được pháp luật bảo vệ. Chúng bị săn bắt bởi một kỹ thuật được gọi là "đánh bắt cá trên trời", liên quan đến việc đánh bắt các loài chim bay thấp với một mạng lưới lớn. Thịt của chúng có mặt trên thực đơn của khách sạn. Tim của chúng được ăn sống như là một đặc sản truyền thống ở Iceland. Bảo tồn. "SOS Puffin" là một dự án bảo tồn ở Trung tâm North Berwick, bảo tồn các loài chim biển ở Scotland để bảo vệ và lưu giữ hải âu mỏ sáng trên các đảo và ven biển. Hải âu mỏ sáng trên đảo Craigleith, từng là một trong những nơi có số lượng lớn nhất ở Scotland, với 28.000 cặp, đã bị giảm đáng kể bởi cây Mallow chúng sinh sôi trên hòn đảo này và khiến cho hải âu mỏ sáng không thể vào hang để sinh sản. Dự án có sự hỗ trợ của hơn 450 tình nguyện viên nhằm giúp tăng số lượng loài hải âu mỏ sáng trong các năm tiếp theo. Trong mùa hè, trẻ em ở Iceland đi bộ xung quanh khu vực địa phương với các hộp và thùng chứa để giúp cứu những con chim hải âu khỏi những vị trí nguy hiểm, chẳng hạn như các tổ ở gần khu vực thành phố, đông dân cư, nơi mà ánh sáng bởi đèn điện thành phố khiến chúng nhầm lẫn với ánh sáng phản chiếu từ biển gần hang và bay vào hướng đó. Những đứa trẻ cứu hải âu mỏ sáng sau đó sẽ thả chúng trên bãi biển, và các khu vực xa thành phố. Ngũ cốc Puffins là một sản phẩm ngũ cốc nổi tiếng được hỗ trợ bởi "dự án Puffin", Hải âu mỏ sáng Đại Tây Dương là loài chim tượng trưng cho tỉnh Newfoundland và Labrador ở Canada.
1
null
Marion Robert Morrison (26 tháng 5 năm 1907 – 11 tháng 6 năm 1979), thường được biết đến với nghệ danh John Wayne và biệt danh Duke, là một nam diễn viên và nhà làm phim người Mỹ, một biểu tượng văn hóa đại chúng nhờ các vai diễn trong những bộ phim điện ảnh ra đời vào Kỷ nguyên Vàng của Hollywood, đặc biệt là hai dòng phim Viễn Tây và chiến tranh. Sự nghiệp của ông thăng hoa từ kỷ nguyên phim câm của thập niên 1920 thông qua trào lưu New Hollywood; ông xuất hiện trong tổng cộng 179 tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Ông nằm trong số những diễn viên có doanh thu phòng vé phim cao nhất trong ba thập kỷ, và hiện diện cùng nhiều ngôi sao Hollywood quan trọng khác trong kỷ nguyên của mình. Năm 1999, Viện phim Mỹ lựa chọn Wayne là một trong những nam minh tinh điện ảnh vĩ đại nhất của nền điện ảnh Mỹ thời hoàng kim. Wayne sinh ra ở Winterset, Iowa nhưng lớn lên ở miền Nam California. Ông đánh mất học bổng bóng bầu dục vào Đại học Nam California do bị tai nạn lướt sóng, và bắt đầu làm việc cho Tập đoàn điện ảnh Fox. Ông chủ yếu đóng các vai phụ, ông có vai chính đầu tiên trong phim Viễn Tây "The Big Trail" (1930) của Raoul Walsh - một bộ phim sử thi chiếu trên màn ảnh rộng thất bại về mặt doanh thu. Ông thủ vai chính trong nhiều phim hạng B ở thập niên 1930, đa số là phim Viễn Tây mà vẫn chưa thể trở thành một tên tuổi lớn. Phải đến phim "Stagecoach" (1939) của John Ford thì Wayne mới trở thành một ngôi sao điện ảnh, ông đóng vai chính trong tổng cộng 142 tác phẩm điện ảnh. Theo một người viết tiểu sử về ông: "đối với hàng triệu người, John Wayne là hiện thân di sản biên giới của quốc gia." Các vai diễn trong những bộ phim Viễn Tây khác của Wayne gồm có một người chăn nuôi trâu bò trên Đường mòn Chisholm trong "Red River" (1948), một cựu binh Nội chiến có cháu gái bị một bộ tộc người Comanche bắt cóc trong "The Searchers" (1956), một chủ trại nuôi gia súc gặp khó khi chạm trán với một vị luật sư (James Stewart) để tranh giành trái tim của một phụ nữ trong "The Man Who Shot Liberty Valance" (1962), và một vị cảnh sát trưởng chột một mắt khó tính trong "True Grit" (1969). Vai diễn trong "True Grit" đã đem về cho ông giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Ông còn được ghi nhớ với những vai diễn trong các phim "The Quiet Man" (1952), "Rio Bravo" (1959) với Dean Martin và "The Longest Day" (1962). Trong vai diễn màn ảnh cuối cùng, ông hóa thân thành một tay súng cao tuổi chống chọi với căn bệnh ung thư trong "The Shootist" (1976). Ông có lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng tại lễ trao giải Oscar được tổ chức vào ngày 9 tháng 1 năm 1979, để rồi sau đó hai tháng phải chống chọi với căn bệnh ung thư dạ dày. Ông đã được truy tặng Huân chương Tự do Tổng thống, tước hiệu công dân cao quý nhất của Hoa Kỳ. Thân thế. Wayne có tên khai sinh là Marion Robert Morrison, chào đời ngày 26 tháng 5 năm 1907 tại căn nhà số 224, phố South Second ở Winterset, Iowa. Ấn phẩm địa phương "Winterset Madisonian" đưa tin trên trang 4, số báo ngày 30 tháng 5 năm 1907 rằng Wayne nặng 13 lbs. (khoảng 6 kg.) lúc mới sinh. Wayne tuyên bố rằng tên đệm của ông từ lâu đã được đổi từ Robert sang Michael khi cha mẹ ông quyết định đặt tên con tiếp theo của họ là Robert, song những nghiên cứu chuyên sâu lại không tìm thấy trường hợp đổi tên hợp pháp nào như vậy. Tên hợp pháp của Wayne vẫn là Marion Robert Morrison trong suốt đời ông. Cha của Wayne, ông Clyde Leonard Morrison (1884–1937) là con trai của cựu binh Nội chiến Hoa Kỳ Marion Mitchell Morrison (1845–1915). Mẹ của Wayne, bà Mary "Molly" Alberta Brown (1885–1970) xuất thân từ quận Lancaster, Nebraska. Wayne có tổ tiên gốc Scotland, Anh và Ireland. Cụ cố của ông là Robert Morrison (sinh 1782) đã rời quận Antrim, Ireland cùng mẹ ông để chuyển đến New York vào năm 1799, sau cùng họ chọn định cư tại quận Adams, Ohio. Nhà Morrison vốn đến từ đảo Lewis ở Outer Hebrides, Scotland. Ông được nuôi lớn theo giáo hội trưởng lão. Gia đình Wayne chuyển tới Palmdale, California và kế đến là Glendale tại số 404 Phố Isabel vào năm 1916, nơi cha ông làm dược sĩ. Ông theo học Trường trung học Glendale Union và có năng khiếu tốt ở cả thể thao lẫn học thuật. Wayne nằm trong thành phần đội tuyển bóng bầu dục của trường. Ông còn là Chủ tịch của Hội Latin và đóng góp vào cột báo thể thao của trường. Một người lính cứu hỏa trực tại trạm nằm trên đường Wayne đến trường ở Glendale bắt đầu gọi ông là "Little Duke" (Tiểu Duke) bởi ông luôn đi sát cùng chú chó sục Airedale tên Duke. Ông thích biệt danh "Duke" hơn là "Marion" nên đã chọn giữ biệt danh ấy. Wayne theo học Trường trung học Wilson ở Glendale. Khi còn là thiếu niên, ông đi làm tại cửa hàng bán kem cho một người đán móng ngựa của các xưởng phim Hollywood. Ông còn là một thành viên hoạt động năng nổ của tổ chức Order of DeMolay. Ông chơi bóng bầu dục cho đội bóng của Trường trung học Glendale - đội vô địch năm 1924. Wayne đã nộp đơn vào Học viện Hải quân Hoa Kỳ song không được nhận. Thế nên ông đã chọn theo học Đại học Nam California (USC), chuyên ngành tiền luật. Ông là thành viên của hai hội sinh viên là Trojan Knights và Sigma Chi. Wayne còn thi đấu cho đội bóng bầu dục USC dưới thời huấn luyện viên Howard Jones. Một chấn thương xương đòn đã chấm dứt sự nghiệp thể thao của ông; sau đó Wayne hồi tưởng lại rằng ông đã quá sợ hãi trước phản ứng của Jones nên không tiết lộ nguyên nhân thực sự đằng sau chấn thương của ông là tai nạn lướt ván. Do đó ông đánh mất học bổng thể thao và không có tiền, nên buộc phải rời trường đại học. Sự nghiệp. Những tác phẩm và vai chính đầu tiên. Do ưu ái Jones vì ông này đã tặng những tấm vé xem USC thi đấu cho ngôi sao phim câm Viễn Tây Tom Mix, đạo diễn John Ford và Mix đã thuê Wayne làm quản lý đồ đạc sân khấu và đóng vai quần chúng. Sau này Wayne ghi nhận cách đi đứng, nói chuyện và con người ông là nhờ quen biết Wyatt Earp - một người bạn tốt của Tom Mix. Wayne sớm chuyển sang tương tác trực tiếp với các diễn viên chính và lập nên một tình bạn lâu năm với đạo diễn John Ford - người đem đến cho ông vai trò ấy. Thời gian đầu này, ông có một vai nhỏ nhưng không được ghi công - vai một bảo vệ trong bộ phim "Bardelys the Magnificent" công chiếu năm 1926. Wayne cũng xuất hiện cùng các đồng đội ở USC chơi bóng trong các phim "Brown of Harvard" (1926), "The Dropkick" (1927) và "Salute" (1929) và "Maker of Men" của Columbia (ghi hình năm 1930 và công chiếu năm 1931). Trong lúc thực hiện những vai trò nhỏ cho Tập đoàn điện ảnh Fox, Wayne được đề tên trên màn ảnh là "Duke Morrison" chỉ một lần trong phim "Words and Music" (1929). Đạo diễn Raoul Walsh đã nhìn thấy ông khuân vác đồ đạc trong xưởng phim và giao cho ông vai diễn chính đầu tiên trong phim "The Big Trail" (1930). Lần này khi nhắc đến nghệ danh ghi trên màn ảnh, Walsh gợi ý cho nam diễn viên cái tên "Anthony Wayne", đặt theo tên vị tướng của cuộc chiến tranh Cách mạng "Mad" Anthony Wayne. Giám đốc Fox Studios Winfield Sheehan từ chối cái tên ấy vì nghe nó "mang quá nhiều chất Ý". Sau đấy Walsh đề xuất tên "John Wayne". Sheehan gật đầu và từ đấy cái tên này được chọn. Thậm chí Wayne còn không có mặt trong buổi thảo luận. Thù lao của ông là 105 đô la Mỹ một tuần. "The Big Trail" là phim điện ảnh có kinh phí lớn đầu tiên được ghi hình ngoài trời trong kỷ nguyên phim có tiếng, được sản xuất với kinh phí "khủng" lúc bấy giờ là hơn 2 triệu đô la Mỹ, sử dụng hàng trăm diễn viên quần chúng và khung cảnh rộng lớn của Tây Nam Hoa Kỳ - vào thời điểm ấy vẫn còn thưa thớt người ở. Để tận dụng khung cảnh hùng vĩ, phim đã được ghi hình thành hai phiên bản: phiên bản 35 mm và bản 70mm mới, sử dụng sáng kiến một máy quay và ống kính. Nhiều khán giả xem phim theo phiên bản Grandeur đã đứng dậy và reo hò tán thưởng. Tuy nhiên, chỉ có một lượng nhỏ rạp chiếu được bố trí trang thiết bị chiếu phim trên màn ảnh rộng, và những nỗ lực của các nhà làm phim trở nên vô ích. Lúc bấy giờ phim đã gặp thất bại nặng nề ở phòng vé, nhưng dần về sau được giới phê bình hiện đại ca ngợi hết lời. Những bộ phim kế tiếp, gây đột phá và những năm chiến sự. Sau khi "The Big Trail" thất bại về mặt thương mại, Wayne bị giáng xuống các vai nhỏ trong những bộ phim hạng A, chẳng hạn như vai một xác chết trong "The Deceiver" (1931) của Columbia. Ông tham gia dự án phim dài kỳ "Ba người lính ngự lâm" (1933), một bản cải biên cuốn tiểu thuyết của Alexandre Dumas, xoay quanh các nhân vật chính là những người lính trong Binh đoàn Lê dương Pháp ở chiến sự Bắc Phi lúc bấy giờ. Ông đóng vai chính và được đề tên cạnh tiêu đề ở nhiều phim Viễn Tây kinh phí thấp của xưởng phim hạng B Poverty Row, chủ yếu tại Monogram Pictures và các loạt phim dài kỳ của Mascot Pictures Corporation. Theo ước tính của cá nhân Wayne, ông đã đóng khoảng 80 vở "kịch ngựa" từ năm 1930 đến 1939. Trong "Riders of Destiny" (1933), ông trở thành một trong những cao bồi biết hát đầu tiên trên phim điện ảnh, dù chỉ là lồng tiếng. Wayne còn xuất hiện trong các phim Viễn Tây "Three Mesquiteers", có nhan đề chơi chữ theo tiểu thuyết của Dumas. Ông được các diễn viên đóng thế hướng dẫn cách cưới ngựa và những kĩ năng khác của thể loại phim Viễn Tây. Diễn viên đóng thế Yakima Canutt và Wayne đã phát triển các kĩ thuật đấm đá và đóng thế trên màn ảnh - chúng vẫn hữu dụng cho đến ngày nay. Một trong những phát kiến chính có công của Wayne nằm ở những bộ phim Viễn Tây đầu tiên của Poverty Row, cho phép người tốt chiến đấu giống người xấu một cách thuyết phục, chứ không phải luôn luôn đánh đẹp. Wayne khẳng định: "Trước khi tôi dấn thân vào [dòng phim Viễn Tây], đã có một tiêu chuẩn rằng người hùng luôn phải đánh đẹp. Phản diện được phép đánh vào đấu người hùng bằng ghế, ném đèn dấu vào hoặc đá vào bụng anh ta, nhưng người hùng chỉ được phép hạ phản diện một cách lịch thiệp rồi đợi đến khi y đứng dậy. Tôi đã thay đổi tất cả những điều ấy. Tôi quăng ghế và đèn. Tôi đánh mạnh và đánh bẩn. Tôi đánh nhau để chiến thắng." Vai diễn đột phá thứ hai của Wayne nằm ở bộ phim "Stagecoach" (1939) của John Ford. Do Wayne chỉ là diễn viên đóng phim hạng B và doanh số không khả quan của các phim Viễn Tây kinh phí thấp trong thập niên 1930, Ford đã gặp khó trong việc tìm nguồn tài trợ để làm phim có kinh phí hạng A. Sau khi bị tất cả các hãng phim lớn từ chối, Ford đã đồng ý thỏa thuận với nhà sản xuất phim độc lập Walter Wanger để Claire Trevor—một ngôi sao điện ảnh lớn lúc bấy giờ—được đưa lên đầu danh sách diễn viên. "Stagecoach" đã gặt hái thành công lớn cả về doanh thu lẫn chuyên môn, biến Wayne trở thành ngôi sao quần chúng. Bạn diễn Louise Platt đã ghi công Ford là người nói rằng Wayne sẽ trở thành ngôi sao lớn nhất từ trước đến nay bởi sức lôi cuốn của anh ấy là hình mẫu "bình dân". Việc Mỹ can dự vào Thế chiến II là nguyên nhân cho sự ủng hộ chiến tranh đông đảo từ mọi tầng lớp trong xã hội, và Hollywood cũng không phải ngoại lệ. Wayne được miễn nghĩa vụ do tuổi tác (34 tuổi ở thời điểm diễn ra Trận Trân Châu Cảng) và tình trạng gia đình (được phân loại 3-A, tức gia đình hoãn quân dịch). Wayne liên tục viết thư gửi cho John Ford nói rằng ông muốn nhập ngũ, một dịp nọ ông hỏi thăm xem liệu mình có thể tham gia đơn vị quân đội của Ford không. Wayne không có ngăn quân đội tái phân loại ông là 1-A (đủ điều kiện nhập ngũ), nhưng hãng Republic Studios cương quyết không để mất ông vì ông là diễn viên hạng A duy nhất của họ còn thời hạn hợp đồng. Herbert J. Yates (chủ tịch của Republic) đe dọa sẽ kiện Wayne nếu ông hủy hợp đồng, còn Republic Pictures can thiệp vào quá trình Tuyển quân phục dịch, yêu cầu cho Wayne hoãn quân dịch thêm. Những hồ sơ của Cơ quan lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ ghi lại rằng thực tế là Wayne đã nộp đơn để ứng tuyển vào Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS), tức tiền thân của CIA ngày nay, và lá đơn được đồn phiên chế của Quân đội tiếp nhận để chuyển cho OSS. Sĩ quan chỉ huy của OSS là William J. Donovan đã viết cho Wayne một bức thư thông báo rằng ông đã được nhận vào Đơn vị Chụp ảnh Hiện trường, song bức thư lại đến nhà người vợ Josephine đã ly thân. Cô chưa bao giờ kể về bức thư cho Wayne. Wayne đã đi khắp các căn cứ và bệnh viện của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương trong 3 tháng vào các năm 1943 và 1944, cùng USO. Trong chuyến đi này, ông thi hành yêu cầu từ Donovan để đánh giá xem liệu Tướng Douglas MacArthur (chỉ huy của Khu vực Tây Nam Thái Bình Dương hay đội ngũ của ông này có đang cản trở công việc của OSS không. Sau đó Donovan đã cấp cho Wayne một Chứng chỉ phục dịch OSS nhằm tưởng nhớ đóng góp của Wayne cho nhiệm vụ của OSS. Theo nhiều người kể lại, việc không thể phục dịch trong quân đội sau này đã trở thành nỗi đau lớn nhất đời Wayne. Góa phụ của ông sau này kể rằng lòng yêu nước của ông trong nhiều thập kỷ sau xuất phát từ tội lỗi: "Anh ấy sẽ trở thành 'người siêu yêu nước' trong suốt phần đời còn lại để cố chuộc tội ở quê nhà." Thập niên 1950. Ông mất vai chính Jimmy Ringo trong phim "The Gunfighter" (1950) vào tay Gregory Peck do từ chối làm việc cho Columbia Pictures bởi giám đốc của hãng phim là Harry Cohn từng đối xử tệ bạc với ông nhiều năm trước, khi ông còn là một diễn viên trẻ. Cohn đã bỏ tiền mua dự án cho Wayne, nhưng mối thù của Wayne quá sâu đậm, làm Cohn phải bán kịch bản cho hãng phim Twentieth Century Fox, rồi Peck đã được giao vai diễn mà Wayne dù rất muốn nhưng từ chối làm việc cho Cohn. Waynes đã đồng sáng lập công ty sản xuất phim Batjac vào năm 1952, được đặt tên theo công ty vận tải hư cấu Batjak trong phim "Wake of the Red Witch" (1948) - tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết của Garland Roark. Batjac (và tiền thân của hãng là Wayne-Fellows Productions) là cánh tay giúp Wayne tự sản xuất nhiều bộ phim cho bản thân ông và các ngôi sao khác. Tác phẩm nổi tiếng nhất không có Wayne đóng là "Seven Men From Now" (1956) - khởi đầu của sự hợp tác kinh điển giữa đạo diễn Budd Boetticher và ngôi sao Randolph Scott, và "Gun the Man Down" (1956) với diễn viên hợp đồng James Arness vào vai một kẻ ngoài vòng pháp luật. Một trong những vai diễn nổi tiếng nhất của Wayne là trong phim "The High and the Mighty" (1954), do William Wellman làm đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết của Ernest K. Gann. Vai diễn phi công thứ hai anh hùng của ông đã được đông đảo khán giả tán dương. Wayne còn hóa thân làm phi công trong các phim "Flying Tigers" (1942), "Flying Leathernecks" (1951), "Island in the Sky" (1953), "The Wings of Eagles" (1957) và "Jet Pilot" (1957). Ông xuất hiện trong gần 24 bộ phim của John Ford trong hơn 20 năm như "She Wore a Yellow Ribbon" (1949), "The Quiet Man" (1952), "The Wings of Eagles" (1957). Bộ phim đầu tiên mà Wayne gọi người khác là "Pilgrim" - phim "The Searchers" (1956) của Ford, thường được xem là sở hữu màn thể hiện xuất sắc và phức tạp nhất của Wayne. Thập niên 1960. Năm 1960, Wayne đạo diễn và sản xuất phim "The Alamo." Ông đã được đề cử giải Oscar cho phim hay nhất với tư cách nhà sản xuất. Năm ấy Wayne còn đóng trong phim "North to Alaska" của Henry Hathaway. Năm 1961, Wayne thủ vai trong "The Comancheros" của Michael Curtiz. Ngày 23 tháng 5 năm 1962, Wayne diên xuất trong "The Man Who Shot Liberty Valance" của John Ford cùng James Stewart. Ngày 29 tháng 5 năm, phim "Hatari!" của Howard Hawks mà Wayne đóng chính được công chiếu. Ngày 4 tháng 10, phim "The Longest Day" bắt đầu chiếu rạp, với sự tham gia của Wayne trong dàn diễn viên chính. Ngày 20 tháng 2 năm 1963, Wayne đóng trong một trong những cảnh nhỏ của phim "How the West Was Won". Ngày 12 tháng 6, Wayne thủ vai chính trong bộ phim cuối của ông với John Ford là "Donovan's Reef". Ngày 13 tháng 11 năm, một tác phẩm nữa có sự góp mặt của Wayne là "McLintock!" của Andrew V. McLaglen được công chiếu. Năm 1964, Wayne đóng trong phim "Circus World" của Henry Hathaway. Năm 1968, Wayne đồng đạo diễn cùng Ray Kellogg phim "The Green Berets." Đây là dự án phim lớn duy nhất được sản xuất trong thời chiến tranh Việt Nam nhằm ủng hộ cuộc chiến. Wayne muốn làm bộ phim này vì lúc bấy giờ Hollywood ít hứng thú làm phim về chiến tranh Việt Nam. Trong lúc ghi hình phim "The Green Berets", người Rang Đê hoặc người Thượng ở Tây Nguyên Việt Nam - những người chiến đấu quyết liệt chống cộng sản - đã tặng cho Wayne một chiếc vòng tay bằng đồng, được ông đeo trong bộ phim và tất cả các phim sau này. Cùng năm ấy, Wayne đóng trong phim "Hellfighters" của Andrew V. McLaglen. Ngày 13 tháng 6 năm 1969, phim "True Grit" của Henry Hathaway đã khởi chiếu. Với vai diễn trong phim, Wayne đã đoạt giải nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại giải Oscar. Tháng 11 năm ấy, một bộ phim nữa mà Wayne đóng đã được phát hành là "The Undefeated" của Andrew V. McLaglen. Thập niên 1970: cuối sự nghiệp. Ngày 26 tháng 4 năm 1970, CBS đã phát hành một chương trình truyền hình đặc biệt là "Raquel!" do David Winters làm đạo diễn và mời Wayne làm khách mời. Chương trình có sự góp mặt Raquel Welch và các vị khách mời như Tom Jones và Bob Hope. Ngày 24 tháng 6, phim "Chisum" của Andrew V. McLaglen bắt đầu chiếu tại các rạp. Wayne vào vai chủ một trang trại chăn nuôi gia súc phát hiện ra một doanh nhân đang tìm cách chiếm đất lân cận bất hợp pháp. Ngày 16 tháng 9, phim "Rio Lobo" của Howard Hawks đã được khởi chiếu. Wayne thủ vai Đại tá Cord McNally chạm trán với nhóm lính đánh cắp một chuyến hàng chở vàng ở cuối cuộc nội chiến. Tháng 6 năm 1971, "Big Jake" của George Sherman được công chiếu. Trong phim Wayne hóa thân vào vai người cha ghẻ lạnh truy dấu vết của băng đảng bắt cóc cháu trai mình. Năm 1976, Wayne tham gia phim "The Shootist" của Don Siegel. Đây là vai diễn điện ảnh cuối cùng của Wayne, lần này ông vào vai chính J. B. Books đang hấp hối vì căn bệnh ung thư—thứ mà chính Wayne phải chống chọi ngoài đời sau đó 3 năm. Phim có nhiều điểm tương đồng về mặt cốt truyện với "The Gunfighter" gần 30 năm về trước - bộ phim mà Wayne từng muốn tham gia nhưng đã từ chối. Sau khi ra rạp, tác phẩm thu về 13.406.138 đô la Mỹ doanh thu nội địa. Tác phẩm kiếm được $6 triệu đô la Mỹ nhờ cho thuê rạp chiếu. Phim được chọn là một trong 10 phim điện ảnh hay nhất của năm 1976 bởi Hiệp hội đánh giá phim quốc gia. Nhà phê bình điện ảnh Roger Ebert của tờ "Chicago Sun-Times" đã liệt "The Shootist" ở hạng 10 trong danh sách 10 phim hay nhất năm 1976 của ông. Bộ phim đã giành được một đề cử Oscar, a giải Quả cầu vàng, giải BAFTA và một giải của Nghiệp đoàn biên kịch Mỹ. Tác phẩm hiện có 86% điểm "tươi" trên website tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes, dựa trên 22 bài nhận xét. Bộ phim còn được Viện phim Mỹ đề cử là một trong những phim Viễn Tây hay nhất vào năm 2008. Qua đời. Mặc dù đã đăng ký tham gia một nghiên cứu vắc-xin ung thư nhằm đấu tranh với căn bệnh này, song Wayne vẫn từ trần vì ung thư dạ dày vào ngày 11 tháng 6 năm 1979 tại Trung tâm Y học UCLA. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Công viên tưởng niệm Pacific View ở Corona del Mar, Newport Beach. Theo lời người con trai Patrick và cháu trai Matthew Muñoz - một linh mục tại Giáo phận Orange ở California, Wayne đã cải đạo sang Công giáo ngay trước khi ông qua đời. Ông đề xuất ghi trên bia mộ của mình dòng chữ "Feo, Fuerte y Formal" - một văn bia bằng tiếng Tây Ban Nha mà Wayne miêu tả nghĩa là "xấu xí, mạnh mẽ và trang nghiêm". Sau khi không được đánh dấu trong gần 20 năm, mộ của ông đã được đánh dấu kể từ năm 1999 với lời trích dẫn: Quan điểm chính trị. Trong gần như cả cuộc đời, Wayne là một đảng viên Cộng hòa bảo thủ có tiếng ở Hollywood, ủng hộ các quan điểm chống cộng sản. Tuy nhiên, ông lại bỏ phiếu bầu cho Tổng thổng của Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1936 và thể hiện sự ngưỡng mộ với người kế nhiệm của Roosevelt, Tổng thống Đảng Dân chủ Harry S. Truman. Ông tham gia sáng lập tổ chức Liên minh Điện ảnh để Bảo tồn các Lý tưởng Mỹ vào tháng 2 năm 1944 và được bầu làm chủ tịch của tổ chức này vào năm 1949. Là một người nhiệt tình chống cộng và người phát ngôn ủng hộ Ủy ban Hạ viện Kiểm tra Hành động chống Hoa Kỳ (HUAC), ông đã tự làm ra bộ phim "Big Jim McLain" (1952) với tư cách thanh tra của HUAC nhằm thể hiện ủng hộ với sự nghiệp chống cộng. Quan điểm cá nhân của ông là chủ động thực thi chinh sách "Danh sách đen", từ chối việc làm và hủy hoại sự nghiệp của nhiều diễn viên và nhà văn từng thể hiện những đức tin chính trị cá nhân trong đời họ. Nhà lãnh đạo Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin được cho đã nói rằng Wayne nên bị ám sát vì thường xuyên tán thành ra mặt chống cộng, dù cho ông là người hâm mộ các bộ phim của Wayne. Wayne còn là người ủng hộ Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Wayne đã ủng hộ Phó tổng thống Richard Nixon trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, song thể hiện lòng yêu nước khi John F. Kennedy đắc cử: "Tôi không bầu cho ông ấy nhưng ông ta lại là tổng thống của tôi, và tôi hi vọng ông ta làm tốt." Ông đã sử dụng quyền lực của ngôi sao điện ảnh để ủng hộ các sự nghiệp bảo thủ, trong đó có tập hợp sự ủng hộ chiến tranh Việt Nam bằng cách sản xuất, đồng đạo diễn và đóng chính trong bộ phim thành công về mặt doanh thu "The Green Berets" (1968). Năm 1960, ông gia nhập Hội John Birch chống cộng nhưng đã ly khai sau khi tổ chức này cáo buộc vụ việc nhuộm fluoride vào nước là một âm mưu của cộng sản. Với vị thế là ngôi sao Đảng Cộng hòa nổi tiếng nhất ở Hollywood, những người ủng hộ Đảng Cộng hòa giàu có ở Texas đã mời Wayne tranh cử chức vụ quốc gia vào năm 1968, giống như người bạn và đồng nghiệp của ông - Thượng nghị sĩ George Murphy. Ông từ chối và đùa rằng ông không tin công chúng sẽ cân nhắc chọn một diễn viên vào trong Nhà Trắng. Thay vào đấy, ông ủng hộ các chiến dịch tranh cử của người bạn Ronald Reagan cho vị trí Thống đốc California vào năm 1966 và 1970. Ông được mời làm ứng cử viên liên danh cùng Thống đốc Alabama George Wallace của Đảng Dân chủ vào năm 1968, song ngay lập tức từ chối lời mời và tích cực vận động cho Richard Nixon; Wayne là người phát biểu tại Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng hòa 1968 vào ngày khai mạc. Đời tư. Wayne đã kết hôn tới 3 lần và ly dị hai lần. Ba người vợ của ông thì có một người Mỹ gốc Tây Ban Nha tên là Josephine Alicia Saenz, hai người còn lại xuất thân từ Mỹ Latinh là Esperanza Baur và Pilar Pallete. Ông có 4 con cùng Josephine: Michael Wayne (23 tháng 11 năm 19342 tháng 4 năm 2003), Mary Antonia "Toni" Wayne LaCava (25 tháng 2 năm 19366 tháng 12 năm 2000), Patrick Wayne (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1939) và Melinda Wayne Munoz (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1940). Ông còn có thêm ba con nữa cùng Pilar: Aissa Wayne (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1956), John Ethan Wayne (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1962) và Marisa Wayne (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1966). Pilar là một người đam mê chơi môn quần vợt. Năm 1973, cô khuyến khích chồng xây dựng Câu lạc bộ quần vợt John Wayne ở Newport Beach, CA. Năm 1995, câu lạc bộ bị bán cho Ken Stuart (cựu tổng giám đốc) và trở thành Câu lạc bộ quần vợt Palisades. Nhiều đứa con của Wayne đã bước chân vào ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình. Son Ethan được đề tên là John Ethan Wayne trong một vài bộ phim và đóng một trong những vai chính trong bản cập nhật thập niên 1990 của bộ phim truyền hình "Adam-12". Cháu gái Jennifer Wayne (con gái của Aissa) là một thành viên của nhóm nhạc đồng quê Runaway June. Vụ ly hôn ồn ào nhất của ông là với cựu nữ diễn viên người Mexico Esperanza Baur. Cô tin rằng Wayne và bạn diễn Gail Russell đang ngoại tình, nhưng cả Wayne và Russell đều phủ nhận cáo buộc trên. Cái đêm mà bộ phim "Angel and the Badman" (1947) đóng máy, thông thường có một bữa tiệc dành cho dàn diễn viên và đoàn làm phim, nên Wayne về nhà rất trễ. Lúc ông đặt chân về nhà thì Esperanza đang trong cơn say và cố bắn ông khi ông bước qua cửa trước. Wayne có nhiều quan hệ tình ái nổi bật, trong đó có mối tình với Merle Oberon kéo dài từ 1938 đến 1947. Sau khi chia tay Pilar, năm 1973, Wayne có quan hệ tình cảm và sống chung với người thư ký cũ Pat Stacy (1941–1995) cho đến khi ông qua đời vào năm 1979. Cô đã xuất bản một tựa sách nói về cuộc đời cô gắn bó với ông vào năm 1983, đặt nhan đề là "Duke: A Love Story". Tóc của Wayne bắt đầu thưa đi vào thập kỷ 1940, rồi ông bắt đầu đi đội chùm tóc giả vào cuối thập niên ấy. Đôi khi ông hiện diện trước công chúng mà không đội tóc giả (chẳng hạn như ở tang lễ của Gary Cooper theo tạp chí "Life"). Trong lần xuất hiện tại Đại học Harvard, Wayne được một sinh viên hỏi thế này "Chùm tóc trên đầu ông có phải làm từ tóc dê không?" thì ông đáp: "Ồ, thưa cậu, đó là tóc thật đấy. Không phải của tôi, nhưng là hàng thật nhé." Một người bạn thân của Wayne là Nghị sĩ California Alphonzo E. Bell Jr. viết về ông như sau: "Tính cách và khiếu hài hước của Duke rất gần gũi với những gì công chúng thấy trên màn ảnh rộng. Có lẽ điều ấy thể hiện rõ nhất qua những câu từ mà ông đã khắc lên một tấm bia: 'Mỗi chúng ta là sự tổng hòa của một vài phẩm chất tốt và một vài phẩm chất chưa tốt. Khi để ý đến đồng loại, điều quan trọng là nhớ tới cái tốt ... Chúng ta nên tránh phán xét chỉ vì một người tình cờ là một tên khốn đê tiện và đồi bại.'" Michael Munn (cây viết tiểu sử về Wayne) đã ghi lại thói quen uống rượu của Wayne. Theo hồi ký "Cut to the Chase" của Sam O'Steen, các giám đốc xưởng phim biết phải ghi hình các cảnh của Wayne trước buổi trưa, bởi vì đến buổi trưa ông đã là "một gã say xỉn xấu tính". Ông nghiện thuốc lá từ thời niên thiếu và được chẩn đoán ung thư phổi vào năm 1964. Ông trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ lá phổi trái và 4 cái xương sườn thành công. Bất chấp được các đối tác kinh doanh cố ngắn cản công khai căn bệnh vì lo sợ ông sẽ mất việc, Wayne đã thông báo rằng ông mắc ung thu và kêu gọi công chúng đi khám để phòng ngừa. 5 năm sau, Wayne lại được tuyên bố đã chữa khỏi ung thư. Wayne được ghi nhận là người nghĩ ra thuật ngữ "The Big C" như một lối nói trại về ung thư. Dấu ấn. Giải thưởng, kỷ niệm và dấu mốc. Danh vọng trường tồn của Wayne – một biểu tượng của Mỹ đã chính thức được chính phủ Hoa Kỳ công nhận dưới hai tước hiệu công dân cao quý nhất. Nhân dịp sinh nhật tuổi 72 của ông vào ngày 26 tháng 5 năm 1979, Wayne đã được trao Huy chương vàng Quốc hội. Những nhân vật của Hollywood và các lãnh đạo từ mọi phe cánh chỉnh trị của Mỹ như Maureen O'Hara, Elizabeth Taylor, Frank Sinatra, Mike Frankovich, Katharine Hepburn, Tướng quân Omar Bradley và Phu nhân, Gregory Peck, Robert Stack, James Arness và Kirk Douglas đều đứng ra làm chứng trước Quốc hội để ủng hộ giải thưởng. Robert Aldrich (chủ tịch của Nghiệp đoàn đạo diễn Mỹ) có một bài phát biểu đáng chú ý như sau: Wayne được truy tặng Huân chương Tự do Tổng thống bởi Tổng thống Jimmy Carter vào ngày 9 tháng 6 năm 1980. Ông từng tham dự lễ nhậm chức Tổng thống của Carter vào năm 1977 dưới tư cách "thành viên của phe đối lập trung thành", theo như ông miêu tả. Năm 1998, ông nhận Giải di sản Hải quân từ Quỹ tưởng niệm Hải quân Hoa Kỳ do đã ủng hộ Hải quân và quân đội trong sự nghiệp điện ảnh của mình. Năm 1999, Viện phim Mỹ (AFI) tuyên dương Wayne ở vị trí số 13 trong những nam huyền thoại chiếu bóng vĩ đại nhất của nền điện ảnh Hollywood hoàng kim. Nhiều địa điểm công cộng đã được đặt tên theo Wayne để tôn vinh ông, chẳng hạn như Sân bay John Wayne ở Quận Cam, California (nơi đặt bức tượng đồng cao hình chân dung ông ngay lối vào); Bến đậu John Wayne (trên mảnh đất mà Wayne để lại, nằm gần Sequim, Washington); Trường tiểu học John Wayne (P.S. 380) ở Brooklyn, New York (nơi đây tự hào vì có một ủy ban vẽ tranh khảm trên tường cao của nghệ sĩ New York Knox Martin, mang tên "John Wayne và biên giới Hoa Kỳ"); và một con đường dài hơn có tên "Đường mòn tiên phong John Wayne" tại Công viên tiểu bang Iron Horse của Washington. Một bực tượng đồng lớn hơn cả kích cõ người thật của Wayne cưỡi trên một con ngựa đã được đặt ở góc Đại lộ La Cienega và Đại lộ Wilshire tại Beverly Hills, California, nằm tại văn phòng cũ của Great Western Savings and Loan Corporation – công ty mà Wayne từng đi đóng quảng cáo. Trong thành phố Maricopa, Arizona, một phần Đường 347 bang Arizona được đặt tên là Đại lộ John Wayne, chạy cắt qua trung tâm thành phố. Năm 2006, bạn bè của Wayne và Louis Johnson (đối tác kinh doanh cũ của ông ở Arizona) đã tổ chức sự kiện "Louie and the Duke Classics" nhằm gây quỹ cho Quỹ ung thư John Wayne và Hiệp hội ung thư Mỹ. Sự kiện kéo dài dịp cuối tuần mỗi mùa thu tại Casa Grande, Arizona, bao gồm một giải đánh golf, một buổi đấu giá các kỷ vật của John Wayne và một giải team roping. Biểu tượng nước Mỹ. Wayne đã vượt xa cả sự ghi nhận thông thường dành cho một diễn viên nổi tiếng để tiến tới mức biểu tượng trường tồn, một hình tượng truyền đạt những giá trị và lý tưởng của nước Mỹ. Nhờ sử dụng sức mạnh giao tiếp thông qua phim câm và đài phát thanh, Wayne đã góp phần tạo ra nền văn hóa quốc gia từ những nơi bị xem thường ở Hoa Kỳ và hiện thực hóa hình mẫu anh hùng dân tộc. Cho đến giữa sự nghiệp, Wayne đã phát triển hình ảnh lớn hơn cả đời thực, và khi sự nghiệp của ông tiến bước, ông đã lựa chọn những vai diễn không làm tổn hại đến hình tượng ngoài màn ảnh của mình. Wayne thể hiện biểu tượng nam tính và chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ của người Mỹ trong cả phim ảnh lẫn ngoài đời. Tại một bữa tiệc vào năm 1957, Wayne đối mặt với nam diễn viên Kirk Douglas để nói về quyết định thủ vai Vincent van Gogh của người đồng nghiệp trong phim "Lust for Life": "Chúa ơi, Kirk, sao anh có thể đóng kiểu vai như vậy? Những người như chúng ta không còn nhiều nữa. Chúng ta phải vào vai những nhân vật mạnh mẽ, bất khuất. Chứ không phải những kẻ đồng tính yếu đuối như thế này." Tuy nhiên, nam diễn viên Marlon Brando đặc biệt chỉ trích cá tính của Wayne trước công chúng và cả sự vô cảm về văn hóa của các nhân vật trong con người Wayne, Brando tranh luận trên "The Dick Cavett Show" thế này: "Chúng ta [những người Mỹ] có lẽ thích nhìn bản thân mình giống như John Wayne nhìn chúng ta. Rằng chúng ta là đất nước đại diện cho tự do, lẽ phải và công lý," rồi nói thêm "chỉ đơn giản là không áp đặt như vậy được." Cách mà Wayne vươn lên thành anh hùng thuần túy cho phim ảnh thời chiến bắt đầu định hình từ 4 năm sau Thế chiến II, khi phim "Sands of Iwo Jima" (1949) được công chiếu. Những dấu chân của ông tại rạp chiếu phim Trung Quốc của Grauman ở Hollywood được in lại bằng bê tông có chứa cát từ Iwo Jima. Danh tiếng của ông trở nên vang dội và biến thành huyền thoại khi Nhật hoàng Hirohito ghé thăm Hoa Kỳ vào năm 1975, vị hoàng đế đã đề nghị gặp John Wayne – biểu tượng đại diện cho kẻ thù cũ của đất nước ông. Tương tự khi lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev ghé thăm Hoa Kỳ vào năm 1959, ông chỉ đặt ra hai yêu cầu: ghé thăm Disneyland và gặp Wayne. Trong cuộc bầu chọn 10 ngôi sao phim Viễn Tây kiếm tiền nhiều nhất của "Motion Picture Herald", Wayne có mặt trong danh sách vào các năm 1936 và 1939. Ông có tên trong cuộc bầu chọn tương tự của "Box Office" vào các năm 1939 và 1940. Trong khi hai cuộc bầu chọn kể trên chỉ thể hiện độ nổi tiếng của loạt minh tinh, Wayne còn có mặt trong Top 10 nhân vật kiếm tiền nhiều nhất trong tất cả các bộ phim từ năm 1949 đến 1957 và từ 1958 đến 1974 (chiếm vị trí số một vào các năm 1950, 1951, 1954 và 1971). Với tổng cộng 25 năm có tên trong danh sách, Wayne có nhiều lần góp mặt hơn bất kì minh tinh nào, xếp trên cả Clint Eastwood (21) đứng ở vị trí thứ hai. Wayne là diễn viên duy nhất có mặt trong mọi số danh sách thường niên "Những nam diễn viên chiếu bóng nổi tiếng nhất" của Harris Poll và là người duy nhất xuất hiện trong danh sách sau khi mất. Wayne đứng trong top 10 của cuộc bầu chọn này trong 19 năm liên tiếp, bắt đầu vào năm 1994, tức 15 năm sau khi ông mất.
1
null
Lê Lương Minh (sinh 1952) là một chính khách và nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký ASEAN luân phiên, nhiệm kỳ 2013-2017. Hiện ông là người Việt Nam duy nhất vào danh sách 500 người quyền lực nhất hành tinh do tạp chí Foreign Policy của Mỹ bầu chọn. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 1 tháng 9 năm 1952 tại Đội 10, xóm Hạnh, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Sơn (nay thuộc phường Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Sau khi kết thúc khóa học dự bị ở Đại học Ngoại giao ngành biên phiên dịch Anh, Pháp, ông được cử đi du học tại Đại học Jawaharlal Nehru (New Delhi, Ấn Độ). Tháng 9 năm 1975, ông về nước và được phân công làm cán bộ Phòng Phiên dịch, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tháng 11 năm 1976, ông được điều động công tác, làm cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Canada. Tháng 2 năm 1981, ông kết thúc công tác tại Canada, trở về nước, được phân công làm Giảng viên Đại học Ngoại giao. Đến tháng 4 năm 1984, ông được điều động làm Chuyên viên Vụ Các Vấn đề chung Bộ Ngoại giao. Từ tháng 2 năm 1989 đến tháng 2 năm 1992, ông lần lượt các chức vụ Bí thư thứ hai, rồi Bí thư thứ nhất Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc và Các Tổ chức Quốc tế khác tại Genève. Từ tháng 2 năm 1992 đến tháng 10 năm 1993, ông lần lượt giữ các chức vụ Chuyên viên rồi Trợ lý Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Tháng 10 năm 1993, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao . Tháng 8 năm 1995, ông được điều động trở lại Geneve, được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Văn phòng Liên Hợp Quốc và Các Tổ chức Quốc tế khác tại Geneve. Tháng 11 năm 1997, ông được điều động sang làm Đại sứ, Phó trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc . Từ tháng 12 năm 1999 đến tháng 1 năm 2004, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng, Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, sau đổi thành Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao. Tháng 1 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc . Tháng 7 năm 2008, ông giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong 1 tháng . Tháng 8 năm 2007, ông kiêm chức Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao. Tháng 12 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.. Tháng 10 năm 2009, giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc lần thứ 2, cũng trong 1 tháng . Tháng 6 năm 2011, ông kết thúc nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài. Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 (ngày 18 đến ngày 20 tháng 11 năm 2012) ở Phnom Penh, Campuchia, ông được đề cử đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN trong nhiệm kỳ 2013-2017. Ông chính thức nhận nhiệm vụ Tổng Thư ký ASEAN từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 Ngày 10 tháng 3 năm 2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu rằng Lê Lương Minh nhiều lần có phát biểu không phù hợp với sự thực trong vấn đề biển Đông, đồng thời cực kỳ không phù hợp với thân phận Tổng thư ký ASEAN của ông. Điều này làm trệch hướng nghiêm trọng lập trường trung lập của ASEAN trên vấn đề hữu quan, tổn hại hình tượng của ASEAN. Đồng thời, Hồng Lỗi khuyến cáo Lê Lương Minh làm tốt chức trách của Tổng thư ký ASEAN, không nên mượn việc công để làm việc riêng. Gia đình. Ông có vợ và hai con.
1
null
Actinoscyphia aurelia là một loài hải quỳ lớn có bề ngoài giống bắt ruồi Venus. Nó khép xúc tu của mình để bắt những con mồi hoặc để tự bảo vệ mình. Nó là một loài sinh sống ở biển sâu. Phân bố. Loài hải quỳ này được tìm thấy trong các nơi bùn tại sâu 200-2000 mét. Nó được tìm thấy trong các hẻm núi nước sâu ở vịnh Mexico. Nó cũng đã được quan sát thấy ở một số địa điểm ở khu vực mạch phun lên ở ngoài khơi Tây Phi, nhưng không phổ biến ở những nơi khác. Sinh học. Loài hải quỳ này là một loài ăn lọc mồi trong nước một cách thụ động và hướng nó vào cột thường mảnh mai của nó để đối diện với dòng chảy phun lên. Đĩa bàn đạp của nó là nhỏ và tua là ngắn hạn so với đĩa lớn miệng lõm, hình phễu hoặc hình nấm. Nó mở rộng xúc tu của nó thành hai hàng, một quay ra sau và một dốc về phía trước, và thu thập các hạt thức ăn khi chúng trôi qua.
1
null
Ruồi giả ong mứt, tên khoa học Episyrphus balteatus, là một ruồi giả ong tương đối nhỏ (9–12 mm) thuộc họ Ruồi giả ong, phổ biến rộng rãi khắp tất cả các châu lục. Giống như hầu hết các loài ruồi giả ong khác, nó bắt chước một loài côn trùng nguy hiểm hơn nhiều, ong đơn độc, mặc dù nó là một loài khá vô hại. Phía trên của bụng được khuôn mẫu với các mảng màu da cam và màu đen. Hai đặc điểm nhận dạng hơn nữa là sự có mặt của các mảng màu đen thứ nhì ở trên tấm lưng thứ 3 và thứ 4 và sọc xám mờ theo chiều dọc trên ngực. E. balteatus có thể được tìm thấy trong suốt cả năm trong môi trường sống khác nhau, bao gồm cả vườn đô thị, chúng bay gần hoa để lấy phấn hoa và mật hoa. Chúng thường tạo nên bầy di cư dày đặc, có thể làm một số người sợ hãi vì hình dáng của chúng gần giống với ong bắp cày. Nó là một trong số rất ít loài ruồi có khả năng nghiền hạt phấn và ăn chúng. Ấu trùng sống trên đất và ăn rệp vừng. Giống như phần lớn ruồi giả ong khác, con đực có thể được phân biệt bởi mắt holoptic, các mắt phức tạp bên phải và bên trái chạm vào phía trên của đầu.
1
null
Tràn dịch màng phổi hay hội chứng tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch (có thể là máu, dịch hoặc khí) trong khoang trống giữa phổi và thành ngực vượt quá mức cho phép ở khoang màng phổi, từ đó gây nên những biến đổi trên lâm sàng. Đại cương. Tràn dịch màng phổi là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của hệ hô hấp con người. Một số dạng tràn dịch màng phổi hay gặp là: Nguyên nhân và triệu chứng. Nguyên nhân làm tràn dịch màng phổi là do các bệnh hay gặp như lao, ung thư, nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, phù niêm, hội chứng móng tay vàng, xơ gan, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, thận ứ nước, tăng urê huyết, sau thẩm phân phúc mạc, bệnh bụi phổi, do nấm và ký sinh trùng khác và không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ 10% -20%. Về triệu chứng, tràn dịch màng phổi có các biểu hiện đặc trưng sau: Điều trị. Có nhiều nguyên nhân và nhiều loại triệu chứng tràn dịch màng phổi, chính vì vậy trong y khoa thì việc điều trị tùy vào nguyên nhân gây là tràn dịch màng phổi như: Trường hợp tràn dịch màng phổi do bị nhiễm khuẩn thì người ta sẽ cho sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Đối với việc tràn dịch do ung thư thì áp dụng các biện pháp điều trị bằng phẫu thuật và hóa chất, xạ trị. Ngoài ra tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận, xơ gan, áp-xe gan... thì các bác sĩ sẽ điều trị bằng liệu pháp và phác đồ phù hợp với các nguyên nhân này. Một trong những liệu pháp quan trọng là chọc dẫn lưu dịch để không còn tình trang ứ đọng dịch ở màng phổi. Khi điều trị cần lưu ý điều trị đúng và đủ liều, đủ thời gian đồng thời bệnh nhân tránh làm việc quá sức, cố gắng cải thiện môi trường sống, môi trường làm việc bảo đảm vệ sinh. "Nên tránh những nơi không khí ô nhiễm, có nguy cơ gây hại cho phổi. Đồng thời cần phải có người thân quen hay các loại thuốc điều trị bên mình để phòng tránh sự đột ngột khi bệnh tái phát. Theo MCPMQ "
1
null
Mỹ nhân kế (tựa tiếng Anh: The Lady Assassin) là một bộ phim võ hiệp - cổ trang của Việt Nam do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn và viết kịch bản. Chuyện phim xoay quanh băng nhóm của Kiều Thị (do Thanh Hằng thủ vai) và các nữ sát thủ trá hình kiều nữ ở Đường Sơn quán: Đào Thị (Ngọc Quyên), Mai Thị (Diễm My 9x) và Liễu Thị (Kim Dung). Họ cướp của người giàu, quan lại tham ô với mong muốn tích góp đủ số tiền để có được cuộc sống như ý. Bộ phim nhận được rất nhiều sự chú ý từ phía các nhà phê bình và khán giả trong nước ngay từ trong quá trình bấm máy, nhờ có sự tham gia hùng hậu của dàn diễn viên nổi tiếng, cùng ê-kíp thực hiện tên tuổi. Bộ phim đã được trình chiếu dưới hai định dạng 2D và 3D vào ngày 1 tháng 2, tham gia mùa phim Tết 2013 cùng ba bộ phim khác là "Nhà có 5 nàng tiên", "Bay vào cõi mộng" và "Yêu Anh! Em Dám Không?". Bộ phim nhận được nhiều phản ứng trái chiều cho đến tiêu cực từ phía khán giả và các nhà phê bình, khi một số tán dương phần khung cảnh tại Cam Ranh, Khánh Hòa cùng phần trang phục, bối cảnh, trong khi số khác thì cho rằng bộ phim "nhạt" và "mắc khá nhiều lỗi" trong bố cục, diễn biến, các cảnh võ thuật và cách xây dựng hình ảnh nhân vật. Chỉ trong hơn nửa tháng phát hành tại các cụm rạp trên toàn quốc, bộ phim đã đạt doanh thu 52 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần kinh phí làm phim (17 tỷ đồng), trở thành một trong những phim có doanh thu cao nhất được ghi nhận tại thị trường phim ảnh Việt Nam. Phần nhạc phim cũng đạt thành công lớn khi ca khúc chính của bộ phim, "Chờ Người Nơi Ấy" do nhạc sĩ Huy Tuấn (nhạc) và nhà báo Hà Quang Minh (lời) sáng tác và trình bày bởi ca sĩ Uyên Linh đã trở thành một trong những ca khúc được yêu thích và phổ biến nhất của năm. Bộ phim còn được trình chiếu tại Mỹ vào ngày 28 tháng 6 năm 2013, và tại Úc vào ngày 10 tháng 7 năm 2013. Nội dung. Bộ phim lấy bối cảnh nước Đại Việt cổ xưa, giữa nơi rừng thiêng nước độc cách xa kinh thành, có một tửu điếm nức tiếng giang hồ mang tên Đường Sơn quán, nơi nổi tiếng hiểm trở, nội bất xuất ngoại bất nhập. Đứng đầu nơi đây là tú bà Kiều Thị (Thanh Hằng) cùng các nữ sát thủ khác là Đào Thị (Ngọc Quyên), Liễu Thị (Kim Dung) và Mai Thị (Diễm My 9x). Kiều Thị lãnh đạo các kỹ nữ chuyên cướp của người giàu, quan lại tham ô với mong muốn tích góp đủ số tiền để có được cuộc sống như ý. Vì đã cướp một viên xá lị để cống nạp cho triều đình nên Đường Sơn quán gặp phải họa diệt thân. Triều đình cử hai mật thám đến Đường Sơn quán nhằm tìm kiếm viên xá lị, đó là cấm vệ quân Dương Linh (Phạm Anh Khoa) giả chàng chăn dê và Linh Lan (Tăng Thanh Hà) giả nạn nhân của vụ cướp. Linh Lan là vợ sắp cưới của Tướng quân Quan Du (Lê Thái Hòa) – viên quan phụ trách việc tìm lại viên xá lị và tiêu diệt ổ sát thủ. Để vào được Đường Sơn quán, Linh Lan đã ngụy tạo một vụ cướp, trong đó cô là nạn nhân được Kiều Thị và các kỹ nữ cứu sống. Kiều Thị đã đào tạo Linh Lan thành một nữ sát thủ. Sau một thời gian sống chung với các kỹ nữ, cả hai mật thám đều có cảm tình với Đường Sơn quán. Dương Linh đã ăn nằm với Mai Thị và phản bội Quan Du. Linh Lan cũng bắt đầu có tình yêu đồng giới với Kiều Thị. Linh Lan hiểu những nỗi niềm sâu kín của các kỹ nữ nên sau khi tìm ra viên xá lị, cô đã muốn tha cho họ một con đường sống. Tuy nhiên, vì nhầm lẫn mà Quan Du đã dẫn quân đến tiêu diệt ổ sát thủ lộng hành. Sau một trận chiến khốc liệt, các kỹ nữ đều bị giết, Dương Linh và Quan Du cũng chết theo, chỉ còn một mình Mai Thị sống sót với đứa con trong bụng. Quá trình sản xuất. Bộ phim ban đầu có tên là "Chân dài hành động", một dự án đình đám với hàng chục tập phim hậu trường được phát trên truyền hình kể từ khi dự án này bắt đầu khởi động. Đây cũng là một dự án phim được ấp ủ trong nhiều năm của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Sau nhiều lần trì hoãn, các mỹ nhân Thanh Hằng, Tăng Thanh Hà phải bỏ ra một thời gian dài để tập luyện võ công, thể lực, tới năm 2012, phim mới có thể bấm máy. Trong suốt thời gian ghi hình tại nhiều địa điểm ở Cam Ranh, Khánh Hòa, bộ phim đã nhận được nhiều sự chú ý từ phía khán giả và các nhà phê bình nhờ có sự tham gia của các mỹ nhân của ngành giải trí Việt, cùng với dàn ê-kíp tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, phần âm nhạc do nhạc sĩ Huy Tuấn đảm nhận v.v. Trước khi ra mắt phim, các đoạn video hậu trường của từng nhân vật chính cũng đã được tung ra trên các kênh truyền thông lớn như YouTube, YanTV... Ra mắt. Bộ phim dự kiến ra mắt vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, và là một trong bốn phim Việt được tung ra trong mùa phim Tết nguyên đán năm 2013, bao gồm: "Nhà có 5 nàng tiên", "Bay vào cõi mộng" và "Yêu Anh! Em Dám Không?" của Hãng phim Phước Sang. Trong ngày đầu ra mắt phim, có đến 10 suất chiếu tại cụm rạp Galaxy và 8 suất chiếu tại cụm rạp MegaStar; phục vụ trung bình mỗi suất chiếu hơn 300 khán giả trên toàn quốc. Sau ba ngày ra mắt, tức là đến ngày 4 tháng 2, "Mỹ nhân kế" đã thu về 12 tỷ đồng, và đã bán ra hơn 100.000 vé. Đón nhận. Đánh giá. Bộ phim nhận được sự đánh giá từ trái chiều cho đến tiêu cực từ phía khán giả và giới phê bình. Đỗ Sen, từ trang web 2Sao.vn, đã phê bình bộ phim vì có "Phần kịch bản yếu kém, phần kỹ xảo còn cho thấy sự yếu kém hơn nữa...", đồng thời cho thấy sự thất vọng về phần xây dựng hình tượng nhân vật và cho rằng phần diễn xuất của Tăng Thanh Hà "nhạt" và "không có đất diễn". Đồng quan điểm, trang VOV Online cho rằng "Nội dung của bộ phim cũng có nhiều chi tiết vô lý..." và "tuy phim quay theo thể phim cổ trang nhưng ngôn ngữ dùng trong phim bị pha tạp ngôn ngữ Trung Quốc và ngôn ngữ hiện đại khá nhiều. Ví dụ như từ "tiểu ca", "lão bà", "cưng"...". Trang vtc.vn chia sẻ quan điểm rằng ""Mỹ nhân kế" tuy không phải là một phim dở nhưng đây là một trong những tác phẩm mắc khá nhiều lỗi", "thất bại ở sự yếu kém trong cách làm phim 3D" và "là tác phẩm thất bại của đạo diễn vốn được xem là mát tay, với 3-4 phim ăn khách như Nguyễn Quang Dũng". Doanh thu. Bộ phim ra mắt vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, phục vụ trung bình mỗi suất chiếu hơn 300 khán giả trên toàn quốc. Sau ba ngày ra mắt, tức là đến ngày 4 tháng 2, "Mỹ nhân kế" đã thu về 12 tỷ đồng, và đã bán ra hơn 100.000 vé. Ngày 13 tháng 2, doanh thu của phim trở thành con số 35 tỷ đồng. Nhưng chưa dừng lại đó, đến ngày 17 tháng 2 thì "Mỹ nhân kế" trở thành phim có doanh thu cao nhất mùa phim Tết 2013 với con số chính thức là 52 tỷ đồng (trong đó 70% doanh thu là từ 3D và 30% là từ 2D). Giúp bộ phim trở thành một trong những sản phẩm điện ảnh có lượng doanh thu cao nhất từng được ghi nhận tại thị trường điện ảnh Việt Nam, chỉ sau phim "Kung Fu Panda 2" từng được trình chiếu tại Việt Nam với tổng doanh thu lên tới 56 tỷ đồng. Theo tiết lộ của nhà phát hành Galaxy, doanh thu cao nhất của "Mỹ nhân kế" trong dịp Tết là vào mùng 5 Tết (lễ Valentine) với 5,5 tỷ đồng, tương ứng với 50.000 lượt người xem. Bộ phim cũng đã tiếp tục ghi tên tuổi đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vào top những bộ phim có lượng doanh thu cao nhất năm cùng với những cái tên đình đám từ các hãng phim khác vào các năm trước đây, cụ thể như: Phim cũng đạt doanh thu cao nhất trong mùa phim Tết 2013, cao hơn cả những phim bom tấn nước ngoài được trình chiếu tại Việt Nam trước đây như "Avatar" (thu về 39 tỷ trong 8 tuần), "Kung Fu Panda 2" (2011): 56 tỷ; "The Avengers" (2012): 47 tỷ và "Transformers 3" (2011): 41 tỷ. Bộ phim còn được trình chiếu tại Mỹ vào ngày 28 tháng 6, và tại Úc vào ngày 10 tháng 7 năm 2013. So với nhiều phim Việt khác, "Mỹ nhân kế" đến với kiều bào ở Mỹ sớm hơn, chỉ ba tháng sau khi phim chiếu trong nước. Trước đây, những bộ phim như "Chuyện tình xa xứ", "Dòng máu anh hùng" hay "Để Mai tính" phải mất ít nhất sáu tháng hoặc một năm mới có thể đem đi phát hành ở Mỹ.
1
null
Channel Orange (viết cách điệu là channel ORANGE) là album phòng thu đầu tay của ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Frank Ocean, phát hành ngày 10 tháng 7 năm 2012 bởi Def Jam Recordings. Sau khi ra mắt mixtape năm 2011 "Nostalgia, Ultra", Ocean bắt đầu bắt tay sáng tác album với người đồng sự Malay, người đã giúp anh sản xuất những bản thu của mixtape tại phòng thu EastWest Studio ở Hollywood. Ocean đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào các đoạn nhạc mẫu như khi làm mixtape, và muốn tiếp cận những âm thanh và cấu trúc bài hát theo cách hoàn toàn khác khi thực hiện "Channel Orange". Anh đã đặt tên album như một sự ám chỉ tới hiện tượng thần kinh cảm giác kèm tự vị - màu sắc và sắc màu mà anh cảm nhận vào mùa hè khi anh lần đầu biết yêu. Là một album R&B và neo soul, "Channel Orange" có phong cách âm nhạc khá bất thường, với những bài hát lấy cảm hứng từ các cảnh lướt qua trong phim, và chịu ảnh hưởng từ các thể loại electro-funk, pop-soul, jazz-funk, và âm nhạc ảo giác. Các bài hát trong album có đặc trưng là những giai điệu khác thường, cách phối khí theo không gian, những tiếng phách tốc độ trung bình, và sử dụng những nhạc cụ như đàn organ điện tử, bộ gõ câm, và bộ tổng hợp chuyển thế. Các sáng tác của Ocean khai thác những chủ đề như tình yêu, sự tha hóa, giai cấp, và ma túy, với ca từ thể hiện sự cảm thông, những hình ảnh siêu thực, các câu nói đối thoại, và các câu chuyện mô tả những bản ngã đen tối của con người. Với chất giọng nam trung nhẹ và tinh tế, trong album anh thể hiện những đoạn hát tuôn ra một cách không cố định, đi cùng những khoảng giọng mái và nam cao xen kẽ. Để ngăn chặn việc bị rò rỉ trên Internet, Ocean đã phát hành album dưới dạng kĩ thuật số một tuần trước ngày phát hành được thông báo chính thức. Anh đã quảng bá cho album bằng bốn đĩa đơn, trong đó có ca khúc giành được thứ hạng cao nhất của anh, "Thinkin Bout You", và một tour diễn vào tháng 7 năm 2012. Album ra mắt ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, bán được 131.000 bản trong tuần đầu tiên, và bán được tổng cộng 443.000 bản vào cho đến cuối năm 2012. "Channel Orange" đã nhận được những đánh giá cực kỳ tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc; họ khen ngợi phần sản xuất độc đáo, phạm vi âm nhạc, và những sáng tác của Ocean trong album, và album được ghi nhận là đĩa nhạc hay nhất trong năm trên nhiều tạp chí phê bình. Bối cảnh. Do bức xúc với sự thiếu tích cực của hãng đĩa Def Jam Recordings với sự nghiệp thu âm của mình, Ocean đã ra mắt mixtape đầu tay "Nostalgia, Ultra" miễn phí trên mạng vào tháng 2 năm 2011. Album gồm cả những sáng tác mới từ Ocean lẫn những ca khúc từ các nghệ sĩ khác được thể hiện lại, mang những nhân tố âm nhạc và ca từ khá bất thường theo phong cách R&B. Dù không được quảng bá như thông thường, album mixtape cũng nhận được sự theo dõi của nhiều người nghe và sự khen ngợi của giới phê bình. Ocean và Def Jam sau đó đã hàn gắn lại mối quan hệ, và dù phiên bản có hợp đồng của "Nostalgia, Ultra" không bao giờ xuất hiện, hãng đĩa vẫn ra mắt hai bài hát trong album làm đĩa đơn, bao gồm cả ca khúc đã leo lên bảng xếp hạng "Billboard" "Novacane". Họ sau cùng đồng ý cho ra mắt một album kế tiếp dự kiến vào năm 2012. Tháng 6 năm 2012, các hãng tin tức và các nhà báo âm nhạc trong buổi ra mắt nghe thử trước khi phát hành "Channel Orange" đã đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của ca từ trong một số bài hát và thiên hướng tình dục của Ocean. Những ca từ hướng đến đối tượng tình yêu là nam giới, và đi lệch khỏi góc độ dị tính trong các ca khúc trước đấy của anh. Ocean đã phát hành một file TextEdit như một bức thư công khai trên blog Tumblr của anh vào 4 tháng 7, thay cho ý định ban đầu là đưa bức thư này vào phần bìa ghi chú của album. Được viết vào tháng 12 năm 2011, bức thư kể về tình cảm đơn phương của anh dành cho một người đàn ông khi anh 19 tuổi, mà được anh giải thích là mối tình đầu của mình. Sự tiết lộ của Ocean đã nhận được sự ủng hộ của Def Jam và sự ca ngợi của các nghệ sĩ thu âm cũng như những nhà bình luận văn hóa. Anh cũng đề cập đến việc viết "Channel Orange" sau nhiều năm tranh đấu nội tâm với mối tình đầu, như ghi trong bức thư, "Tôi viết để giữ tôi bận bịu và có tinh thần. Tôi muốn tạo ra những thế giới mà tràn đầy hy vọng hơn [thế giới] của tôi. Tôi cố gắng kết nối những cảm xúc ngập tràn tâm trí." Sáng tác và phát triển. Ocean bắt tay vào viết những ca khúc cho "Channel Orange" vào tháng 2 năm 2011 với nhạc sĩ và nhà sản xuất Malay, người bạn và cũng là đồng sự sáng tạo của anh kể từ lúc họ bắt đầu sự nghiệp là những nhạc sĩ sáng tác trong ngành công nghiệp âm nhạc. Họ gặp nhau lần đầu ở Atlanta và cùng làm chung một hãng phát hành, nhờ thế họ đã bắt liên lạc lại với nhau sau khi Malay chuyển tới Los Angeles. Ocean bắt đầu kết giao với Malay, giới thiệu Malay tới nhóm hip-hop Odd Future của anh, và gắn kết với nhau nhờ khả năng sáng tác của mỗi người, điều đã dẫn tới sự hợp tác của họ ở "Channel Orange". Trong album, Ocean đã viết những ca từ để tương ứng với những ý tưởng của Malay cho âm nhạc. Đôi khi, họ sáng tác các bài hát cùng nhau một cách ngẫu hứng với những ý tưởng âm nhạc từ Malay khi chơi ghita và organ. Dù có hoàn toàn sự tự do sáng tạo ở cả hai dự án, Ocean mới cảm thấy tự tin hơn trong vai trò một nhạc sĩ ở "Channel Orange" và đã gõ ra những lời hát của anh vào một chiếc laptop thay vì soạn chúng ra trong đầu như cách anh làm với "Nostalgia, Ultra". Kể từ lúc bắt đầu viết nhạc cho các nghệ sĩ khác, anh đã chịu ảnh hưởng bởi "cuộc sống tình yêu đau đớn đầy rực rỡ" của anh khi sáng tác các ca khúc. Trong những ca từ của mình, Ocean đã sử dụng cả những trải nghiệm cá nhân trong quá khứ và cả sự tưởng tượng để tạo ra những câu chuyện cho các bài hát. Ví dụ, khi viết ca khúc "Crack Rock", anh được truyền cảm hứng từ những câu chuyện mà anh đã nghe khi ngồi trong các nhóm cai nghiện Narcotics Anonymous và Alcoholics Anonymous mà được hướng dẫn bởi ông của anh, người cũng từng phải đối mặt với việc lạm dụng chất kích thích khi còn trẻ. Trong một bài phỏng vấn cho tờ "The Guardian", Ocean đã diễn tả sự không chắc chắn về điều mà đã dẫn anh tới những mặt tối tăm hơn, nhưng có đoán rằng: "đó là những sắc màu mà tôi phải đối mặt vào những ngày đó... - Vậy nó có lấy từ sự trải nghiệm của anh không? - Đương nhiên. Ý tôi là, 'trải nghiệm' là một từ thú vị. Tôi chỉ đơn giản là nhân chứng." Trong những phiên làm việc của họ, Malay nhận ra sự đặc biệt trong cách dùng những đại từ chỉ giới tính ở những dòng ca từ của Ocean, nhưng cho rằng nó là vì sự tự do mang tính thi ca hơn là giới tính của anh. Trong một bài phỏng vấn sau bức thư mở của Ocean, Malay đã mô tả anh là "sự kết hợp mới của thứ mà đã từng là một MC trong thập niên 80 và 90... người kể chuyện thực sự" và nói về lời ca của anh, "Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai ở bất cứ thời điểm nào của quá trình sáng tạo biết điều đang xảy ra... Khi anh ấy hát có thể từ góc nhìn một phụ nữ hoặc bất cứ cái gì, đó là câu chuyện, là thế giới mà anh ấy sáng tạo. Đó không nhất thiết thuộc về riêng tư - giống với thứ mà anh ấy trải qua. Có thể nó là thế và đó là sự ẩn dụ cái cách mà anh ấy làm điều đó". Họ hoàn thành công việc sáng tác cho "Channel Orange" trong hai đến ba tháng. Ocean nói về sự phát triển của album trong một phỏng vấn của "Rap-Up", "Nó định nghĩa tôi một cách ngắn gọn như là một nghệ sĩ cho nơi mà tôi đang đứng và đó chính là mục đích [của nó]. Nó nói về những câu chuyện. Nếu tôi viết 14 câu chuyện mà tôi yêu mến, thì bước tiếp theo chính là đặt môi trường âm nhạc bao quanh nó sao cho có thể bao bọc câu chuyện và tất cả các dạng tuyệt vời của âm thanh một cách tốt nhất." Thu âm. Khi các ca khúc đã được viết xong, Ocean sắp xếp chung theo thứ tự mà sau cùng trở thành danh sách bài hát của album, và bắt đầu ghi âm chúng theo đúng thứ tự đó. Anh ghi âm hầu hết album ở phòng thu EastWest ở Hollywood, gần nơi mà khi ấy anh đang thuê nhà. Hệ thống phòng thu có những phương tiện thu âm từ những năm 1960. Các địa điểm thu âm khác gồm có Henson Recording Studios và Record Plant ở Hollywood, Westlake Recording Studios và Studio for the Talented & Gifted ở Los Angeles, Manhattan Sound Recording ở thành phố New York, và San Ysidro ở Beverly Hills. Ocean ban đầu dự định thuê dụng cụ ghi âm và một căn nhà ở Beverly Hills thay vì thuê một phòng thu với giá 1.600 USD mỗi ngày. Anh có một hầu gái trong nhà và tận hưởng các tiện nghi như bể bơi và phòng tắm hơi, nhưng cuối cùng lại chỉ thu âm ba ca khúc ở đây: "Lost", "Pyramids", và "Analog 2", sản phẩm hợp tác với đồng sự trong nhóm Odd Future Tyler, The Creator. Ocean đã thu âm phần hát của anh một mình trong vài tháng, rất cố gắng để có được trình độ biểu diễn cao, trước khi tái họp với Malay cho công việc sản xuất album. Ocean sản xuất hầu hết "Channel Orange" với sự trợ giúp của Malay, người đồng thời cũng chơi ghita, bass, organ, và các nhạc cụ đồng. Malay mô tả đóng góp của chính anh như "đằng sau hậu trường" cho "tinh thần công việc tận tụy" ("diligent work ethic") của Ocean. Phần sản xuất của họ chú trọng đến việc sử dụng nhạc cụ và là sự chuyển hướng của Ocean sau sự phụ thuộc của "Nostalgia, Ultra" vào các đoạn nhạc mẫu. Trong phòng thu, họ tái tạo các ý tưởng âm nhạc từ các phiên sáng tác trước đó, gắn kết phần sản xuất trực tiếp, và thêm thắt bổ sung cho các ca khúc của họ. Được Ocean ban đầu viết để tặng cho ca sĩ Bridget Kelly, "Thinkin Bout You" đã được ghi âm thử và được đăng lên tài khoản Tumblr của anh vào tháng 7 năm 2011. Bản mix cuối cùng của bài hát cho album Ocean và Malay đã thêm vào phần dạo đầu sử dụng bộ dây. Ocean cũng muốn thử nghiệm về mặt âm thanh và tiếp cận cấu trúc bài hát theo cách khác biệt so với những gì anh làm trước đó. Để tạo cảm hứng, anh và Malay đã lắng nghe các bản thu âm xưa, để sử dụng như là sự tham khảo trong âm nhạc hoặc tạo một không khí ở phòng thu, với các nhạc phẩm của Stevie Wonder, Marvin Gaye, Sly and the Family Stone, Pink Floyd, và Jimi Hendrix. Hợp tác. Sau "Nostalgia, Ultra", một số nghệ sĩ khác đã quan tâm đến Ocean và liên hệ với anh để làm việc với nhau, đem tới những sự hợp tác trong "Channel Orange". Anh đã cho xem các ca khúc ở những giai đoạn hoàn thiện khác nhau để lấy phản hồi từ các nghệ sĩ khách mời, những người mà anh gọi là "những vị anh hùng sáng tạo" của mình, trong đó có nhà sản xuất Pharrell. Pharell đã cùng sáng tác và sản xuất ca khúc "Sweet Life" với Ocean. Ocean và Malay cũng đưa các ca khúc cho nhạc sĩ John Mayer xem, tạo cảm hứng cho phần chơi ghita của anh ở hai bài "Pyramids" và "White". Với bài thứ hai, họ sử dụng phần phối khí của ca khúc cùng tên trong album năm 2012 của Odd Future "The OF Tape Vol. 2". Họ sau đó đã ghi âm phần chơi nhạc trực tiếp của Mayer và các nhạc công khác, và đưa chúng vào trong phần nhạc đệm gốc. Ocean và Malay cũng làm việc với nhà sản xuất Om'mas Keith, ca sĩ Lalah Hathaway, tay ghita Charlie Hunter, trumpet Irvin Mayfield, cello Dave Eggar, và tay trống Matt Chamberlain. Ocean đã tìm đến hai rapper André 3000 và Big Boi của bộ đôi hip hop OutKast để mời họ có mặt trong "Pink Matter". Tuy nhiên, André 3000 không muốn tái hợp với Big Boi như một bộ đôi trong một album của một nghệ sĩ khác. Cuối cùng chỉ có mỗi André 3000 rap một mình và chơi ghita cho ca khúc. Ocean đã bảo anh có thể kể bất cứ câu chuyện nào cho phần rap của anh ở "Pink Matter", và André 3000 sau đó đã nói, "Khi tôi nhận được bài hát, tôi chỉ đơn giản bắt đầu viết cho nó và tôi chỉ vui vì trở thành một phần trong toàn bộ bước đi của cậu ta, bởi vì cậu ấy đã hoàn toàn trở thành một thứ biểu tượng khác trong thời đại bây giờ." Album không có sự góp mặt của Kanye West, người đã hợp tác với Ocean qua album "Watch the Throne" (2011) của West và Jay-Z, dù theo Malay, sự đóng góp của West cho album còn nhiều hơn là chỉ ở "vị trí cố vấn" hay sự tham gia đơn thuần." Hậu kỳ. Phần hậu kỳ của album diễn ra cho tới tháng 7 năm 2012. Ocean và Malay đã mix "Channel Orange" ở Studio for the Talented & Gifted, và kỹ sư Spike Stent mix các bộ phận của album tại The Mix Suite ở Los Angeles. Album được master bởi Vlado Meller tại Masterdisk ở thành phố New York. Malay nói rằng anh và Ocean tập trung vào "những chi tiết phức tạp" của âm thanh như những đoạn dạo giữa và những phần kịch ngắn ở các bài hát khi mix album, việc mà anh ta xem như là "dự án nghệ thuật" của họ. Ocean nói rằng anh ngưỡng mộ "sự ẩn danh mà các đạo diễn có thể có trong những bộ phim của họ" và giải thích cho việc sử dụng những đoạn dạo giữa trong album, "tác phẩm là tác phẩm. Tác phẩm không phải là tôi... Dẫu cho đó là giọng nói của tôi. Tôi là một người kể chuyện." Malay nói về tâm trí của anh và Ocean vào thời điểm đó trong một bài phỏng vấn cho "Complex", "Chúng tôi khá là rõ ràng về việc tất cả diễn ra nhanh thế nào, bởi mọi thứ đã đang lớn hơn từ "Nostalgia" cho tới toàn bộ những thứ khác... chúng tôi đang cần mẫn trong phòng thu, và tên anh ấy đang ngày càng trở nên lớn hơn và lớn hơn." Nhằm hạ thấp bản thân mình không trở thành tâm điểm của album, Ocean không muốn có tên anh trên bìa đĩa và lấy Everest, tên con chó núi Bern của anh, ghi tên như là giám đốc sản xuất của album để thay thế. Anh đặt tên album để chỉ về cảm giác kèm tự vị - màu sắc, một hiện tượng thần kinh mà trong đó sự nhận biết của một cá nhân về số và chữ viết đi kèm với sự trải nghiệm về màu sắc. Anh đã thảo luận về hiện tượng này với Pharrell, người cũng từng có kinh nghiệm và cũng từng ám chỉ về hiện tượng đó một cách tương tự khi đặt tên album năm 2008 của ban nhạc N.E.R.D của anh là "Seeing Sounds". West cũng từng trải qua nó khi còn trẻ và đã dùng nó để làm cảm hứng khi làm ra bộ phim ngắn "Cruel Summer" năm 2012. Tựa đề album cũng dành để chỉ mối tình đầu của Ocean, bởi nó diễn ra vào mùa hè và anh cảm nhận mọi thứ đều có màu da cam. Âm nhạc. Là một album R&B và neo soul, "Channel Orange" có phong cách âm nhạc khác thường, chịu ảnh hưởng từ các thể loại âm nhạc ảo giác, pop-soul, jazz-funk, và electro-funk. Sobhi Youssef của Sputnikmusic nhận định rằng, dù phần sản xuất của album "xuất phát từ một chuỗi những ảnh hưởng từ âm nhạc đại chúng cổ điển và hiện đại", chúng được sử dụng "nằm trong những sự tiết chế của R&B mà không có bất kỳ thể loại đơn lẻ nào nắm quyền chiếm lĩnh." Những ca khúc trong album được đặc trưng bởi việc sử dụng organ điện tử, bộ gõ câm ("muted percussion"), phối khí theo không gian, những giai điệu bất thường, phần nhạc nền luôn biến đổi, bộ tổng hợp chuyển thế ("shifting synthesizers"), tiếng ghita rung ngân mạnh, chơi theo kiểu vamp, và các hiệu ứng điện tử tạo cảm giác mơ màng như sử dụng reverb (hồi âm) của nhạc dub. Hầu hết ca khúc sử dụng nhịp trống với tốc độ trung bình, dù những ca khúc mang tính suy ngẫm nhiều hơn thì sử dụng nhịp chậm hơn. Các nhà phê bình cũng so sánh "Channel Orange" với âm nhạc của Prince, Shuggie Otis, và Stevie Wonder, đặc biệt cách chơi keyboard và những thay đổi hợp âm như trong "Innervisions" (1973). Chris Richards của tờ "The Washington Post" viết rằng album "tái tưởng tượng sự nhạy cảm về giai điệu của Marvin Gaye và Stevie Wonder và cấu trúc bài hát lãng đãng bay hơi của D'Angelo, Maxwell và Erykah Badu". Melissa Locker của tạp chí "Time" cũng chỉ ra những yếu tố mang tính khoa trương của nhạc kịch như như "những giai điệu ám ảnh" mà tương tự như album năm 2007 của The-Dream "Love Hate". Phil Nacionales của "URB" so sánh phần phối khí của album với những tác phẩm cùng thời ở thể loại alternative hip hop và cho rằng album phản ánh "chính trị, văn hóa, lý tưởng, tính âm nhạc và nghệ thuật" trong "kỷ nguyên "808's and Heartbreaks"" của nhạc hip hop. "Channel Orange" nhìn chung lỏng lẻo về cách thức, mang tính mơ màng, và phần âm nhạc tinh tế lại ít chú trọng đến tính giai điệu và bắt tai như "Nostalgia, Ultra". Robert Christgau cho rằng, khi không phụ thuộc vào sample (đoạn nhạc mẫu) như tác phẩm trước, "Ocean từ chối việc phô trương bản thân anh ta - chống lại việc sử dụng phần hook gây nghiện, nhịp điệu nhanh, và những phần falsetto vượt mức thông thường." Trong album Ocean, người có chất giọng baritone (nam trung), đã hát đầy diễn cảm một cách không chủ đích, với flow không có thể thức cố định, hát những quãng trầm thủ thỉ tựa như trò chuyện, đi cùng những khoảng falsetto (giọng mái) và tenor (nam cao) xen kẽ. Giống với "Nostalgia, Ultra", "Channel Orange" có phần dạo giữa mang những âm thanh của organ, tiếng sóng, tiếng cassett, tiếng cửa xe ô tô, tiếng lướt kênh tivi, tiếng ồn trắng, và cả tiếng hội thoại. Chúng được lấy cảm hứng từ điện ảnh, với chất lượng âm thanh analog, và một số kết thúc một cách đột ngột. Các cây bút phân tích rằng chúng là đại diện cho khoảng thời gian chú ý ngắn ngủi của những người nghe, hay những thời khắc trong cuộc đời của Ocean, sự méo mó trong tâm hồn anh, hoặc cảm giác hoài niệm thoáng qua, việc chịu cảm hứng từ hội chứng cảm giác kèm, hay như sự tương phản với chất lượng âm thanh cao hơn của những ca khúc khác. Jesse Cataldo của tạp chí Slant cho rằng những cảnh lướt qua này, cùng với những đoạn ca khúc dài tách biệt, đem đến cho album cảm giác giống như một mixtape. Ca từ. "Channel Orange" có chủ đề về tình yêu đơn phương, tình dục, và khát vọng tồn tại. Những ẩn dụ tới sự trải nghiệm mối tình đầu của Ocean được đưa vào trong một số ca khúc, gồm có "Thinkin Bout You", "Bad Religion", và "Forrest Gump". Jon Caramanica của tờ "The New York Times" nhận thấy album "tràn ngập những vết thương của mối tình đơn phương, ở cả những kết thúc được đón nhận và phải chịu đựng", và "những người yêu nhau dù hành hạ nhưng vẫn ở trong vòng tay [của nhau]." Ryan Dombal của Pitchfork Media viết rằng Ocean cho thấy "một triết lý vượt thời gian... một trong những điều khó khăn để chấp nhận và nhận biết, rằng tình yêu, tình dục và mất mát sẽ luôn luôn đem đến những huyền thoại về chúng." Album cũng khai thác về sự suy đồi, những dấu hiệu của sự bất bình đẳng giai cấp, việc lạm dụng chất gây nghiện, và mâu thuẫn giữa tâm linh và thế tục, một chủ đề thường thấy ở nhạc soul. Nhà phê bình Sasha Frere-Jones nhận thấy "một tập hợp những sự tha hóa và nỗi đau đớn tinh thần giống như [những tác phẩm] của Prince". Greg Kot cho rằng Ocean giới thiệu "một cuộc đối thoại của giữa dục vọng ích kỷ của anh ta và phần lương tâm vị tha hơn", cùng với "sự chuyển giai điệu mang phong cách psychedelic-gospel" giống Prince và việc chồng các lớp giọng của Ocean giống Marvin Gaye, đem đến một ấn tượng về giọng nói như đang trò chuyện với một người khác. Jason Lipshutz của tạp chí "Billboard" viết rằng khi Ocean xem xét tiền bạc, ma túy, và tình dục, anh "đẩy chủ đề về sự tồn tại của chúng ra, vồ lấy ý tưởng về tình yêu và vị trí của nó giữa những đống vật chất sáng loáng kia". Cách sáng tác của Ocean có sử dụng những câu chuyện mô tả, tính nhịp phách của thơ ca dày đặc, những hình ảnh siêu thực, sự xúc động biểu thị nỗi cảm thông, sự hài hước mà không cần biểu lộ trên mặt ("deadpan humor"), sự ẩn dụ công khai, và những kĩ năng hội thoại. John Calvert của The Quietus ghi lại rằng những dòng viết của anh đã xem tình yêu là "vô tội", và sử dụng cách ẩn dụ "bay-như-tình yêu" ("flying-as-love") và "lối vòng vo tôn trọng" để chỉ tình dục giống như một chuyến bay trên một chiếc "máy bay tiêm kích" ("flighter jet"). Embling của trang Tiny Mix Tapes coi "Channel Orange" là một "album của một nhạc sĩ sáng tác" và nhận định, dù "cảm xúc, tâm trạng và giai điệu đủ rộng để thu hút người nghe", ca từ của Ocean vẫn "đáng nghi ngờ, cho phép những sự giải thích cá nhân [khác nhau]". Những chuyện kể của Ocean nhìn chung mô tả những bản ngã tối tăm, và tan vỡ. Evan Rytlewski của "The A.V. Club" nhận thấy những "nhân vật riêng biệt" của anh tất cả được "kết nối bởi nỗ lực thất bại của họ khi cố ngụy tạo những mối liên hệ có ý nghĩa." Các bài hát cũng mô tả cảnh vật miền Nam California, với sự ám chỉ tới môi trường ven biển đầy nắng của nơi đây trong cả ca từ và giai điệu. Randall Roberts trên "Los Angeles Times" phân loại "Channel Orange" là một album concept (album chủ đề) về "sự trải nghiệm tuổi hai mươi ở Los Angeles", trong khi Greg Kot phân tích bối cảnh California như "một trạng thái tâm lý trong thế giới của Ocean: tê liệt, giàu có và tự thỏa mãn một cách giả dối, nơi những cư dân sinh sống mà không liên kết với những phần khác của thế giới." Bài hát. Nhạc phẩm mở đầu "Start" là một đoạn những âm thanh của môi trường xung quanh, với một vài thời điểm im ắng, và những tiếng ồn lướt qua rất nhanh, trong đó có tiếng bật máy PlayStation. Tiếp theo, bài hát thủ thỉ về tình yêu "Thinkin Bout You" có những tiếng synth lướt nhẹ, tiếng organ rả rích, tiếng bộ gõ điện tử nghe không rõ ràng, và lời ca viết về một người yêu với những lời nói dối vô hại ở đoạn chính và những suy nghĩ về tình yêu bất diệt ở đoạn điệp khúc. "Fertilizer" được dựa trên bài hát cùng tên của James Fauntleroy II năm 2010, được sử dụng trong album như một đoạn nhạc quảng cáo trên sóng radio AM và phần dạo giữa để chỉ sự nhảm nhí ("bullshit"). Bài kế tiếp, "Sierra Leone" có phong cách nhạc chillwave và quiet storm, với tiếng chuông gió, những tiếng đập lo-fi (chất lượng thấp), và tính phức điệu mà giống như ca khúc của Prince năm 1985, "Paisley Park". Lời bài hát nói về quan hệ tình dục, sự mang thai, lần đầu làm cha mẹ, và những ước vọng trẻ thơ. Nó kể lại câu chuyện của người kể về ham muốn dành cho một cô gái khi còn là một thiếu niên, và so sánh mối quan hệ của họ với những thăng trầm của Sierra Leone như là kim cương và cuộc nội chiến. Phần hát của Ocean diễn tả sự nối tiếp hợp âm giảm dần một cách nhanh chóng và được chồng lên giọng nói của chính anh. "Sweet Life" và "Super Rich Kids" mô tả sự sa ngã mà đang lôi kéo những người giàu có, và được nối với nhau bởi "Not Just Money", một đoạn dạo giữa có tiếng nói của một phụ nữ đang thảo luận về tầm quan trọng của tiền bạc đối với hạnh phúc. "Super Rich Kids" đem đến những dòng piano đập mạnh của Elton John trong ca khúc năm 1973 "Bennie and the Jets" và nói về tuổi trẻ, sự buồn bực của những con người giàu có và sự sợ hãi đối với cuộc khủng hoảng tài chính, một cách châm biếm mà không để lộ ra mặt. "Pilot Jones" khai thác những hình ảnh của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và chủ nghĩa thoát ly, và mô tả sự phụ thuộc tâm lý giữa những người nghiện ma túy, những người lẫn lộn giữa tình bạn và tình yêu nhục dục trong sự hỗ trợ của họ dành cho nhau. Ca khúc ngây ngất này chứa những tiếng lách tách điện tử tạo cảm giác mơ màng, kết cấu theo trường phái ấn tượng, những mẫu nhịp trống mang tính thử nghiệm, hiệu ứng âm thanh bị làm méo, và phần hát ứng khẩu diễn tả sự bay "cao" ("hiiigh") của người kể chuyện. "Crack Rock" mô tả một người nghiện đá ("crack"), so sánh tình yêu được bay cao và sự xuống thấp của việc sử dụng thuốc, và mở rộng ra là nói về sự tham nhũng, sự tan vỡ của gia đình, bạo lực sử dụng súng, và sự thờ ơ của chính phủ tới những cái chết đang gia tăng có liên quan tới ma túy đá. Ca khúc có những phần hòa âm chồng lên nhau của nhiều bài hát trong thời gian ngắn, với phần điệp khúc không tuân theo quy tắc ("non sequitur"), và Ocean thỉnh thoảng đứt quãng hơi thở để diễn tả giọng nói của một con nghiện. "Pyramids" được các cây viết phê bình xem như tác phẩm trung tâm của album. Brice Ezell trên trang PopMatters viết rằng nó biểu thị "trọng tâm quan trọng của câu chuyện bao quát", nơi "giọng điệu châm biếm hơn của nửa trước đĩa nhạc mở đường cho một nửa sau dày đặc về cảm xúc." Chuyển từ thể loại synth-funk cho tới slow jam, ca khúc có phần ca từ với hình tượng mà sử dụng cả những hình ảnh Ai Cập cổ đại và Kinh Thánh, và đối chiếu sự tương phản giữa sự sụp đổ huyền thoại của Cleopatra VII với hoàn cảnh của một cô gái làm công ở thời hiện đại, một vũ công ở một câu lạc bộ thoát y gọi là Pyramid nhằm giúp đỡ người đàn ông của cô đạt được những ước muốn xa hoa của anh ta. Bài hát theo phong cách New Wave, "Lost" nói về một con nghiện bối rối, người hy vọng có một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và cả cô bạn gái cũng nghiện ngập của anh. "Monks", một ca khúc funk rock sinh động, nói về việc tìm ra sự giải thoát và đối mặt với những vấn đề như quan hệ tình dục không chủ đích và niềm tin tôn giáo, trong một câu chuyện kể lại một chuyến đi từ một buổi hòa nhạc náo nhiệt tới một cánh rừng được ẩn dụ. "Bad Religion" mang những đặc điểm của âm nhạc giao hưởng, kịch tính phô trương ("melodramatic") và một loạt những hình tượng trong âm nhạc, bao gồm tiếng bộ dây, tiếng vỗ tay, tiếng trống của ban nhạc diễu hành, và những hợp âm organ buồn bã. Ca từ nói về lời tỏ tình của người kể chuyện với một người lái taxi, nối tiếp với sự nghiền ngẫm của anh về một mối quan hệ gần gũi mà phải giấu diếm. Nhà báo Alexis Petridis khẳng định rằng ca khúc "tái tạo cuộc chiến giữa dục vọng và tôn giáo mà đã là trái tim của nhạc soul kể từ lúc nó tách ra từ nhạc gospel". "Pink Matter" là một bài hát ca thán theo điệu blues với chủ đề về tình dục và sự phản bội, bởi người kể chuyện phải đấu tranh giữa sự hoan lạc và ý nghĩa cuộc sống. Lời ca có những dòng để chỉ những câu hỏi hóc búa trong triết học, sự sống ngoài Trái Đất, manga Nhật Bản, và kẹo bông. Ca khúc vui vẻ "Forrest Gump" so sánh nhân vật trong bộ phim cùng tên với sự rung động tuổi dậy thì, với những ca từ hài hước ("tongue-in-cheek") về ham muốn tình dục đồng tính, và sự ám chỉ tới những cảnh trong bộ phim. Bài hát có phần điệp khúc tươi sáng, mang âm hưởng Motown, phần kết theo nhịp đơn giản, tiếng ghita gõ nhẹ, giọng hát buồn bã, và phần đuôi thì réo rắt vui tươi. Bài cuối theo phong cách kịch ngắn, "End", diễn tả Ocean đang quan hệ tình dục với một phụ nữ trên ghế sau của một chiếc ô tô khi mà ca khúc năm 2012 của anh, "Voodoo", được phát trên dàn loa xe. Cô gái nói với anh, "Anh thật đặc biệt. Em ước anh có thể thấy điều mà em thấy" ("You're special. I wish you could see what I see"), sử dụng một đoạn lời thoại từ bộ phim "ATL" năm 2006, và Ocean phản ứng lại bằng cách rời khỏi xe, đi bộ xuyên qua làn mưa về nhà, và đặt chùm chìa khóa của anh ta xuống với một tiếng thở dài. Sau đó, bài hát nhẹ nhàng về sự thất tình "Golden Girl" bật lên, có những tiếng synth nhịp điệu nhanh, âm thanh giảm dần từ từ, và Tyler, The Creator đọc rap với chất giọng trầm, rùng rợn. Bài hát nói về một cô gái mà đã đem đến sự cứu rỗi và yên bình trong tâm hồn người kể chuyện, người đã so sánh cô với một hòn đảo. Phát hành và quảng bá. Để ngăn chặn việc bị rò rỉ trên Internet, Ocean dự định ra mắt "Channel Orange" phiên bản kĩ thuật số một tuần trước ngày phát hành chính thức đã thông báo. Việc làm của anh chịu ảnh hưởng từ hành động của Jay-Z và Kanye West, khi họ ngăn chặn việc rò rỉ album "Watch the Throne" năm 2011 bằng cách thông báo những ngày phát hành sai lệch để đánh lừa. Vào 8 tháng 6, Ocean thông báo về ngày phát hành là 17 tháng 7 và cho ra mắt một trailer cho album được đạo diễn bởi Nabil Elderkin. Vào 9 tháng 6, anh lần đầu xuất hiện trên truyền hình ở chương trình "Late Night with Jimmy Fallon" và biểu diễn "Bad Religion" với nhạc đệm từ ban nhạc của chương trình, The Roots, và một dàn nhạc dây. Ngày ra mắt và người bán thực tế của album được thông báo trong chương trình đó. Phát hành bởi Def Jam và phân phối bởi Universal Music Group, "Channel Orange" được ra mắt vào 10 tháng 7 dưới dạng bản download kĩ thuật số độc quyền trên iTunes. Cửa hàng số này là nơi duy nhất bán album cho tới ngày 17 tháng 7, khi album được ra mắt ở các nhà bán lẻ kĩ thuật số khác. Ocean nói về chiến lược phát hành trong bài phỏng vấn với Zane Lowe vào 12 tháng 7, "Tôi đã chưa hề từng có một chiếc trong tay... Chúng được làm xong, nhưng khi chúng tôi gửi chúng đi, chúng đã được khóa tại nơi sản xuất. Chúng chưa từng rời đi. Chúng chưa hề lên xe tải [tới các cửa hàng] bởi vì đó là nơi chúng bị rò rỉ." Dù việc phát hành rộng rãi bản đĩa thường được lên lịch là vào 17 tháng 7, hãng Universal khuyến khích các hãng bán lẻ ngay lập tức bán khi album được chuyển tới. Tuy nhiên, công ty bán lẻ Target không hài lòng với việc ra mắt sớm trên iTunes và quyết định không nhận bán album. Quản lý của Ocean, Christian Clancy phản ứng lại trong một thông điệp trên Twitter rằng anh ta thấy "thú vị" rằng Target "tài trợ cho các tổ chức ủng hộ các quyền bất bình đẳng", ý nói xu hướng tình dục của Ocean là lý do cho hành động này. Target bác bỏ những cáo buộc trên là "hoàn toàn sai" trong một tuyên bố sau đó trên MTV News, nói rằng công ty "ủng hộ sự tổng thể và đa dạng trên tất cả mọi mặt kinh doanh của chúng tôi. Những quyết định cho sự lựa chọn của chúng tôi được dựa trên một số nhân tố, trong đó có nhu cầu khách hàng." Tiếp nhận. Thương mại. Album lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng tại Ai Len ở vị trí số 45 vào tuần kết thúc ngày 12 tháng 7; nó cuối cùng đạt vị trí cao nhất là số 14. Tại vương quốc Anh, "Channel Orange" ra mắt ở vị trí số 2 tại UK Albums Chart và tiêu thụ 13.000 bản trong tuần đầu tiên. Đây là album đầu tiên mà leo được vào tốp 20 tại Anh mà chỉ dựa trên doanh số bán trên mạng. Tại Canada, album ra mắt tuần đầu ở vị trí thứ 3 trên Canadian Albums Chart với doanh số 6.700 bản. Thành tích chung cuộc cao nhất trên bảng xếp hạng đối với album là ở Na Uy, khi album giành được vị trí quán quân. Tại Hoa Kỳ, "Channel Orange" xuất hiện lần đầu tại vị trí thứ hai trên "Billboard" 200 và tiêu thụ 131.000 bản trong tuần đầu. Phần lớn doanh số thuộc về bản kĩ thuật số bán trên iTunes, trong khi chỉ bán được xấp xỉ 3.000 bản đĩa thường. Tuy nhiên, phiên bản kĩ thuật số bán với giá 2,99 USD ở Amazon.com đã bị loại bỏ khỏi dữ liệu bán đĩa của Nielsen SoundScan, do chính sách của bảng xếp hạng "Billboard" là không công nhận những album mà bán với giá ít hơn 3,49 USD vào bảng xếp hạng. Album đã bán 54.000 bản trong tuần thứ hai, loại trừ những bản không được tính mà bán ở trên Amazon.com, được "Billboard" ước lượng xấp xỉ 15.000 bản. Sau khi Ocean xuất hiện trên MTV Video Music Awards, album nhảy lên số 24 trên "Billboard" 200 và bán được 14.000 bản trong tuần vào 9 tháng 9. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, "Channel Orange" đã bán được tổng cộng 458.300 bản, dựa theo thống kê của Nielsen SoundScan. Vào 30 tháng 1, album nhận được chứng nhân vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Album đã nằm trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 trong hơn 27 tuần. Năm đĩa đơn được ra mắt cho việc quảng bá album — "Thinkin Bout You" vào 17 tháng 4, "Pyramids" vào 8 tháng 6, "Sweet Life" vào 6 tháng 7, "Lost" vào 17 tháng 12, và "Super Rich Kids" vào 17 tháng 3 năm 2013. "Thinkin Bout You" là đĩa đơn đạt được thứ hạng cao nhất của Ocean tại Hoa Kỳ, đứng thứ 32 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100. Ocean đã biểu diễn ca khúc tại giải thưởng MTV Video Music Awards 2012 vào 6 tháng 9. Vào 15 tháng 9, anh là khách mời và biểu diễn "Thinkin Bout You" và "Pyramids" trên "Saturday Night Live", được đệm đàn ghita bởi John Mayer. Phê bình. "Channel Orange" đã được đón nhận vô cùng tích cực bởi các nhà phê bình âm nhạc đương đại. Trên Metacritic, trang web tổng hợp điểm đánh giá trung bình của các nhà phê bình với thang điểm 100, album đã nhận được điểm trung bình là 92, tương ứng với "hoàn toàn được khen ngợi", dựa trên 46 bài bình luận. Trên Allmusic, Andy Kellman viết rằng "lối kể chuyện diễn cảm và tinh tế [của Ocean] đã được đẩy lên một tầm cao mới" so với "Nostalgia, Ultra" và so sánh anh với Bilal trong vai trò một nhạc sĩ. Mike Powell của "Spin" nhận thấy cách hát bình tĩnh của Ocean là một dấu hiệu của "sự bình tĩnh và khôn ngoan phi thường". Ken Tucker của tờ NPR nhận định rằng những chi tiết âm nhạc và ca từ trong "những chân dung của cảnh quan L.A." và việc "anh chìm sâu hơn vào trong tâm trí của mình và chia sẻ tất cả những hy vọng, khát khao, bối rối và hoài bão" đã đem đến một tác phẩm mà mang tầm thế giới hơn tất cả tác phẩm của những người cùng thế hệ. Fintan Walsh trên tạp chí "State" cảm thấy album "thách thức bản chất hiện đại của nền văn hóa pop" với những dòng ca từ "gần gũi với thời tuổi trẻ hiện đại trong "Pet Sounds" của Brian Wilson năm 1966", và gọi đây là "một bộ sưu tập đầy xúc cảm, năng động và kiệt xuất của những đối thoại giữa bản ngã bên trong [Ocean] và người nghe." Ở trang Pitchfork Media, Ryan Dombal ca ngợi sự dũng cảm của Ocean, và rằng những bức thư của anh, cùng với "Channel Orange" đã "mang theo tinh thần tái định nghĩa [bản thân] cởi mở và tự tin; anh sống trong thế giới của chính anh, nhưng cũng thích thú với những gì xung quanh mình", và "dù cố ý hay không, ngôn ngữ của "Channel Orange" bao quát một cách đáng ngưỡng mộ -- và khéo léo." Killian Fox của tờ "The Observer" gọi album là "một tác phẩm cổ điển cởi mở, âm ỉ cháy mà đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chú". Còn trên "The Guardian", Alexis Petridis gọi đây là một "album đẹp và rực rỡ" với phần sản xuất "độc đáo đầy ấn tượng". Laurence Green của musicOMH ca ngợi phần âm nhạc với "sự lựa chọn những âm thanh hỗn loạn của cuộc sống được sơn lại vào trong một tập hợp mê hoặc nhất." Evan Rytlewski trên "The A.V. Club" chỉ ra rằng đây là "[tác phẩm] mới nhất trong một chuỗi những album neo soul mặc khải thời kỳ sau, kết nối với âm thanh jazz xiên xẹo trong "Airtight's Revenge" của Bilal, sự mở rộng tinh quái của Erykah Badu với "New Amerykah Part Two", và sự tao nhã ngây thơ của Maxwell - "BLACKsummers'night" trong một tác phẩm mà tất cả mọi thứ đều mang tính cá nhận một cách sắc sảo giống như ba tác phẩm trên." Jesse Cataldo của tạp chí Slant gọi album là "một tác phẩm chạm trổ... rất phức tạp, rất có tính kết cấu, rất trưởng thành mà sự công khai gần đây của Ocean chỉ giống như một chú thích". Dù nói rằng album "rất tốt", Brice Ezell của PopMatters vẫn nhận thấy "Nostalgia, Ultra" mới là "tác phẩm đầu tay thực sự của Ocean." Jody Rosen trên "Rolling Stone" cảm thấy Ocean đôi khi "là một người cung cấp những bản groove vô hình dạng hơn là một nhạc sĩ sáng tác" và cho rằng những ca khúc với cấu trúc chắc chắn hơn "có sức mạnh đáng ngạc nhiên." Priya Elan của "NME" viết rằng album "sáng tạo và nhiệt huyết" này dù "được nuông chiều quá mức nhưng vẫn cho thấy một tài năng hiếm có mà có thể sánh ngang với tham vọng của anh ta," điều mà "nằm ở mặt đúng của sự nuông chiều." Nhà phê bình Robert Christgau trên MSN Music dù băn khoăn về những câu chuyện "giang hồ" ("demimonde") của anh, nhưng vẫn thấy "kĩ năng âm nhạc" trong album "vững chắc" hơn là trong "Nostalgia, Ultra" và bổ sung, "dĩ nhiên phần nội dung ca từ mới thống lĩnh." Sasha Frere-Jones trên "The New Yorker" bình luận rằng album "chưa bao giờ cảm thấy ngột ngạt, bởi thẩm mỹ của Ocean đã hỗ trợ phần ca từ của anh" và cho rằng, ""Channel Orange" phục hồi sinh lực cho R&B bằng cách xem thường những quy tắc của chính thể loại này." Giải thưởng. "Channel Orange" xuất hiện trên hàng loạt các danh sách album hay nhất vào cuối năm của các nhà phê bình. Album được xướng tên là album xuất sắc nhất năm 2012 bởi "The A.V. Club", "Billboard", "Chicago Sun-Times", "Chicago Tribune", Consequence of Sound, "Entertainment Weekly", "The Guardian", "Los Angeles Times", musicOMH, "The Sydney Morning Herald" "Now", "Paste", PopMatters, Slant Magazine, "Spin", "The Washington Post", và Jon Pareles của "The New York Times". Album cũng được xếp thứ hai trên danh sách của Allmusic, Ann Powers, BBC, "Complex", "Exclaim!", "Filter", "Mojo", Pitchfork Media, và "Rolling Stone", xếp thứ ba bởi "Clash", Jim DeRogatis, "NME", "State", và "Time", và thứ 5 trên "Uncut". Trong danh sách 10 album cho tờ "Los Angeles Times", Lawrence K. Ho gọi album là "đĩa nhạc lôi cuốn nhất trong năm" và viết rằng album "thấy giống như một tác phẩm mà khi thời gian qua đi sẽ chỉ lớn hơn về tầm vóc." "Channel Orange" cũng được mệnh danh "Album của năm" trong cuộc bình chọn Poll of Polls của HMV, một khảo sát thường niên của các nhà phê bình và nhạc sĩ Anh quốc từ các tạp chí in và trực tuyến quốc gia. Trên trang Metacritic, album được ghi nhận là album "xếp hạng cao nhất" và "nhận được phê bình tốt nhất" của năm 2012, cũng như "một trong những album được đánh giá cao nhất của thập niên vừa qua". "Channel Orange" chiến thắng giải "Album của năm" tại Giải âm nhạc Soul Train 2012. Album cũng giúp Ocean giành được một số đề cử tại giải Grammy năm 2013, bao gồm Album của năm, Album Urban Contemporary xuất sắc nhất, Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, và Ghi âm của năm cho "Thinkin Bout You". Album đã giành giải Grammy cho Album Urban Contemporary xuất sắc nhất. Lưu diễn. Ocean hỗ trợ cho việc quảng bá album bằng một chuyến lưu diễn dài 14 ngày tại Bắc Mỹ trong tháng 7 năm 2012. Được thông báo vào ngày 8 tháng 6, tour diễn đã bán hết vé vào 9 tháng 7. Trong một số đêm diễn, Ocean đã giải thích rằng anh muốn mang lại chất lượng hơn là số lượng và "đó không phải là về chuyện hãy làm một triệu thứ ngay bây giờ. Đó là chuyện hãy cố hết sức để làm những thứ tốt nhất ngay lúc này." Malay tham gia vào chuyến lưu diễn với vai trò giám đốc âm nhạc và nói rằng điều này sẽ mang lại bước tiến lớn cho phần sản xuất trong chương trình so với những đêm diễn trước đó của "Nostalgia, Ultra". Sân khấu của họ bao gồm một ghita, một bass, một trống, hai piano và một dàn DJ ở sau màn hình tivi để hỗ trợ, giúp trình chiếu những hình ảnh luôn biến đổi. Bên cạnh các bài hát trong "Nostalgia, Ultra" và "Channel Orange", Ocean cũng biểu diễn "Made in America", hai ca khúc chưa được phát hành "Summer Remains" và "Voodoo", và thể hiện lại "When You Were Mine" của Prince (1980), "I Miss You" của Beyoncé Knowles (2011), và "By Your Side" của Sade (2000). Những nhà bình luận của chương trình nhận thấy sự xuất hiện giản dị của Ocean trên sân khấu và chứng kiến đám đông hò reo và hát theo các ca khúc. Sau màn trình diễn ở ở Washington, D.C., Ocean viết trên tài khoản Twitter của mình về tour diễn, "Cuộc sống lưu diễn cần một số thứ phải làm quen. Tôi phải đi ra ngoài và trở thành ai đó anh hùng hay nhân vật tưởng tượng lệch lạc hoặc bất cứ cái gì và tuy nhiên một số thứ lại thay đổi vào mỗi đêm. Điều đó thật đặc biệt, và những phụ nữ vẫn còn hò hét ở hàng đầu tiên." Ocean đã hủy bỏ đêm kết thúc chuyến lưu diễn tại Saint Andrew's Hall ở Detroit vào 1 tháng 8 do bị ốm. Sau tour diễn, Ocean được mời đến biểu diễn tại một số lễ hội âm nhạc, bao gồm Lollapalooza, nơi tên anh là tiêu đề cho ngày thứ hai của lễ hội. Tuy diên, trong lúc trình diễn ở Øyafestivalen tại Na Uy, Ocean mất giọng và kết thúc màn trình diễn sớm. Anh sau đó rút tên khỏi các buổi diễn tại châu Âu, trong đó có Mylo Xyloto Tour của ban nhạc rock Anh Coldplay, tour diễn mà đáng lẽ anh sẽ là nghệ sĩ biểu diễn mở đầu tại châu Âu trong tháng 8 và tháng 9. Dù không thông báo rõ lý do, Ocean đã gửi một thông báo tới những người tổ chức lễ hội Way Out West ở Thụy Điển, nói rằng "Hãy để tôi bắt đầu nói rằng tôi cảm thấy tôi lúc này như một tên khốn, nhưng một quyết định khó khăn đã được thực hiện liên quan tới lịch làm việc của tôi trong vài tháng nữa... Rất xin lỗi, tôi sẽ quay lại nếu các anh cần tôi." Tuy nhiên, Ocean sau đó đã biểu diễn tại lễ hội All Tomorrow's Parties ở thành phố New York vào 21 tháng 9. Đội ngũ thực hiện. Đội ngũ tham gia sản xuất "Channel Orange" dựa trên phần bìa ghi chú.
1
null
Jean-Pierre Blanchard (ngày 04 tháng 7 năm 1753 - 07 Tháng 3 năm 1809), hay còn gọi là Jean Pierre François Blanchard, là một nhà phát minh người Pháp, được người ta nhớ đến như là một nhà tiên phong trong ngành hàng không và khí cầu. 19 tháng 9 năm 1784, Jean-Pierre Blanchard trang bị một động cơ cánh quạt sức người trên một khí cầu, đây là bản ghi đầu tiên về những phương tiện tạo chuyển động được mang ở trên cao. Ngày 7 tháng 1 năm 1785, Jean-Pierre Blanchard và nhà khí tượng học người Hoa Kỳ là John Jeffries bay qua kênh Anh từ Dover đến Guînes trên một khí cầu. Năm 1793, Jean-Pierre Blanchard thực hiện chuyến bay bằng khí cầu đầu tiên tại Hoa Kỳ.
1
null
Copestylum là một trong những chi ruồi giả ong đa dạng nhất về số lượng loài tại châu Mỹ. Chi gồm hơn 300 loài, chỉ bốn trong số này hiện diện ngoài châu Mỹ. Phân loại. Danh sách dưới đây chỉ gồm phân chi và loài điển hình của phân chi đó. Phân chi: "Copestylum" Phân chi: "Phalacromyia" Phân chi: "Glaurotricha" Phân chi: "Atemnocera" Phân chi: "Apophysophora" Phân chi: "Megametopon (= Ophromyia)" Phân chi: "Camerania"
1
null
Ferdinandea (tiếng Sicilia: Ìsula Firdinandèa) là một hòn đảo núi lửa đất ngập nước tạo thành một phần của ngọn núi lửa Empedocles dưới nước, 30 km (19 dặm) về phía nam của Sicilia, và đó là một trong một số núi lửa ngầm được gọi là Campi Flegrei del Mar di Sicilia. Hiện nay là một núi biển, các vụ phun trào đã nâng nó lên trên mực nước biển vài lần trước khi xói mòn khiến nó bị nhấn chìm một lần nữa. Lần cuối cùng nó vươn lên trên mực nước biển sau khi phun trào là vào năm 1831, một vụ tranh chấp bốn bên về chủ quyền của đối với ngọn núi này đã bắt đầu, vẫn còn chưa được giải quyết khi nó biến mất dưới sóng biển một lần nữa vào năm đầu năm 1832. Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của nó, nhà địa chất học người Pháp Constant Prévost đã có mặt, đi kèm với một nghệ sĩ, chứng kiến ​​nó trong tháng 7 năm 1831; ông đặt tên là Île Julia, cho sự xuất hiện vào tháng bảy của ngọn núi này, và báo cáo trong "Bulletin de la Société Géologique de France". Một số nhà quan sát vào thời đó băn khoăn nếu các núi mọc lên, nối liền Sicilia với Tunisia và do đó làm ảnh hưởng địa chính trị của khu vực. Gần đây nhất, đã có dấu hiệu của hoạt động núi lửa vào năm 2000 và 2002, dự báo khả năng xuất hiện, tuy nhiên, năm 2006 thì nó vẫn còn nằm 6 m (20 ft) dưới mực nước biển.
1
null
Tôn Phong Hiển Thánh (thuật ngữ cũ: phong thánh) là nghi lễ mà Giáo hội Công giáo Rôma hoặc Chính Thống giáo Đông phương tuyên bố một Kitô hữu nào đó đã chết là một vị thánh, và được ghi vào trong sổ bộ các vị thánh của giáo hội. Thuật ngữ tuyên thánh xuất phát từ chữ "Kanon" của tiếng Hy Lạp nghĩa là "thước đo mang giá trị chuẩn mực". Những tín hữu trong thế kỷ đầu của Kitô giáo đã tuyên bố rằng các tông đồ hoặc các người tử đạo là các vị Thánh. Sang những thế kỷ kế tiếp theo, những giáo dân có đời sống Thánh thiện, nêu gương sáng và thành mực thước cho người đời cũng được tuyên bố "đang ở trên thiên đàng" tức là Thánh. Như vậy, tiếng Việt thường dùng chữ "phong Thánh" là chưa chính xác, bởi vì các giáo hội không có thẩm quyền phong cho một cá nhân nào làm Thánh mà chỉ "tuyên Thánh" sau khi đã qua các thủ tục điều tra về họ. Quy trình tuyên Thánh của Giáo hội Công giáo Rôma được cho là khắt khe hơn cả.
1
null
Anu hoặc An là dạng nhân cách hóa thần thánh của bầu trời, vị thần tối cao và tổ tiên của tất cả các vị thần trong tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại. Thờ phụng. Anu được cho là nguồn gốc tối cao của mọi quyền lực của các vị thần khác và tất cả những người cai trị phàm trần. Trong một văn bản ông được mô tả là "người chứa cả vũ trụ". Ông được liên kết với cực Bắc, trung tâm của chòm sao Draco và cùng với hai con trai của mình là Enlil và Enki, tạo thành bộ tam thần tối cao, nhân cách hoá của ba dải chòm sao trên vòm trời. Ở thời điểm những ghi chép cổ nhất được tìm thấy, Anu thường không được thờ phụng mà thay vào đó là con trai của ông Enlil. Nhưng trong suốt lịch sử Lưỡng Hà, vị thần tối cao luôn được cho là sở hữu "anûtu", có nghĩa là "quyền năng của trời". Vai trò chính của Anu trong thần thoại là tổ tiên của các Anunnaki, những vị thần chính trong tôn giáo Sumer. Trung tâm thờ phụng chính của ông là ngôi đền Eanna ở thành phố Uruk, nhưng, vào thời Akkad ( 2334 - 2154 TCN), thế lực của ông ở Uruk phần lớn đã được chuyển giao cho nữ thần Inanna, Nữ vương thiên giới. Thần thoại. Người phối ngẫu của Anu trong các văn bản Sumer cổ nhất là nữ thần Uraš, nhưng sau này trở thành nữ thần Ki và, trong các văn bản tiếng Akkad, nữ thần "Antu", một dạng nữ tính của "Anu". Anu xuất hiện thoáng qua trong "Sử thi Gilgamesh" bản tiếng Akkad, trong đó con gái của ông là Ishtar (Phiên bản Đông Semit của Inanna) thuyết phục ông giao cho bà Thiên Ngưu để bà đem xuống tấn công Gilgamesh, cuối cùng dẫn đến cái chết của Enkidu. Trong một truyền thuyết khác, Anu triệu người anh hùng phàm trần Adapa đến hỏi tội vì đã xé đôi cánh của gió nam. Anu ban cho Adapa được ban cho thức ăn và nước uống của sự bất tử, nhưng Adapa từ chối vì đã được Enki cảnh báo trước rằng Anu sẽ cho anh ta thức ăn và nước uống của cái chết. Trong tôn giáo Hittite cổ đại, Anu từng là người cai trị các vị thần, nhưng bị con trai Kumarbi lật đổ rồi thiến, sinh ra thần bão Teshub. Teshub lật đổ Kumarbi, trả thù cho Anu và trở thành vị vua mới của các vị thần. Câu chuyện này là cơ sở sau này cho câu chuyện Ouranos bị lật đổ và bị thiến trong Thần thoại Hy Lạp, theo "Hesiod" của Hesiodos.
1
null
Bukovina (; /"Bukovyna"; tiếng Đức và tiếng Ba Lan: "Bukowina") là một khu vực lịch sử ở Trung Âu (hoặc Đông Âu), hiện đang bị chia cắt giữa România (hầu hết hạt Suceava) và Ukraina (một phần tỉnh Chernivtsi), nằm trên sườn phía bắc của phần trung tâm dãy núi Đông Carpath và các vùng đồng bằng liền kề.
1
null
Syrphus ribesii là một loài ruồi trong họ Ruồi giả ong (Syrphidae). Loài này được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. "Syrphus ribesii" phân bố ở vùng Cổ Bắc giới Ấu trùng của nó ăn rệp. Tương tự như nhiều loài ruồi nhặng khác, con đực có đôi mắt gặp nhau trên đỉnh đầu, trong khi con cái có đôi mắt tách biệt xa nhau.
1
null
Syrphus vitripennis là một loài ruồi trong họ Ruồi giả ong (Syrphidae). Loài này được Meigen mô tả khoa học đầu tiên năm 1822. "Syrphus vitripennis" phân bố ở vùng Cổ Bắc giới Ấu trùng của nó ăn rệp. Phân bố. Khắp Cổ Bắc giới. Cận Alaska đến California. Là loài di cư. Môi trường sống. Môi trường sống: Rừng cây rụng lá và lá kim và anthropophilic, xảy ra dọc theo hàng rào cánh đồng, trong các khu vườn và công viên ngoại ô. Ruồi bay tháng ba đến tháng mười.
1
null
Vụ kiện đòi 55 triệu USD thắng qua máy đánh bạc là một vụ tranh chấp của ông Ly Sam (nguyên đơn) kiện Công ty liên doanh Đại Dương, bị đơn (quản lý Câu lạc bộ Palazzo tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), về việc ông thắng qua máy đánh bạc với số tiền hơn 55,5 triệu USD nhưng không được công ty bị đơn công nhận kết quả . Đây là một vụ án được báo giới Việt Nam đánh giá là "kỳ án" và "vô tiền khoáng hậu" ở Việt Nam và số tiền thắng bạc này có thể lập kỷ lục thế giới. Nguyên nhân. Ngày 25 tháng 10 năm 2009, ông Ly Sam đến câu lạc bộ Palazzo thuộc Công ty Liên doanh Đại Dương (nằm trong khách sạn Sheraton Sài Gòn) chơi đánh bạc. Ông chơi trò Landlord tại máy số 13 ở Câu lạc bộ. Ông nạp 300 USD để đánh bạc và thua 299,5 USD. Sau đó, máy thông báo ông thắng 55,5 triệu USD. Ông Sam chơi thêm một ván 5 USD và bị thua nên dừng chơi Ông Sam đã yêu cầu người quản lý đến chứng kiến, ghi nhận kết quả trúng thưởng. Do người quản lý không ký vào biên bản nên ông Sam đã chụp lại hình máy báo trúng thưởng và lập biên bản với sự chứng kiến, ký tên của nhiều khách hàng làm chứng. Sau đó khách sạn Sheraton không trả thưởng . Diễn biến vụ việc. Nguyên đơn, ông Sam khai với tòa: 20 ngày sau khi trúng thưởng, người quản lý của câu lạc bộ đến gặp ông tại nhà riêng. " "Ông này thương lượng giá 20 triệu USD với điều kiện phải chia lại cho câu lạc bộ theo tỷ lệ 6/4. Sau đó, một người Mỹ lại đến gặp và tuyên bố chỉ trả 10.000 USD"", Do thương lượng không thành, ngày 27 tháng 11 năm 2009, ông Sam tiếp tục gửi thông báo cho Tổng Giám đốc của công ty Liên doanh Đại Dương. Phía công ty này thừa nhận số tiền trúng thưởng nhưng không chấp nhận trả vì máy bị lỗi. Không đồng ý với cách giải quyết trên, ông Sam kiện lên TAND quận 1. Tháng 2 năm 2010 ông Sam đã khởi kiện vụ án đến Tòa án nhân dân quận 1. Qua hòa giải, phía Công ty liên doanh Đại Dương cho rằng máy điện tử gặp sự cố nên mới báo số tiền trúng thưởng khổng lồ như vậy. Đại diện công ty chỉ đồng ý trả lại cho ông Ly Sam số tiền 300 USD đã đặt cược vào máy trong lần chơi đó. Phiên tòa sơ thẩm. Lập luận bị đơn. Tại phiên tòa, phía bị đơn và luật sư cho rằng do máy số 13 gặp sự cố, màn hình có biểu hiện chớp tắt sau đó mới dẫn đến kết quả trên. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy trong máy số 13 cũng như nội quy câu lạc bộ lại không quy định rõ thế nào là sự cố, máy an ninh câu lạc bộ cũng không chứng minh được việc bị đơn cho rằng việc ông Ly Sam đã dùng tay đập vào máy, cũng không chứng minh được tác động của ông này làm máy xảy ra sự cố. Do đó, không có cơ sở chấp nhận quan điểm trên của bị đơn . Lập luận nguyên đơn. ông Ly Sam khẳng định: ""Trước khi con số trên 55 triệu USD nhảy sang ô điểm tín dụng (credit) thì nó đã ở ô thắng cược (Win). ông là thành viên thân thiết của Câu lạc bộ Palazzo suốt hơn 5 năm và ông Ly Sam từng thắng với số tiền 95.000 USD. Không lẽ gì, đến khi thắng số tiền 55 triệu USD thì máy lại gặp sự cố kỹ thuật mà một người như Ly Sam lại không nhận biết. Ngoài ra, trong biên bản thẩn định tại chỗ ngày 3/6/2010, trước sự có mặt của đại tiện tòa án, nguyên đơn, bị đơn đều ghi nhận: "việc trả thưởng căn cứ vào cột credit"." Luật sư của nguyên đơn khẳng định: "Thân chủ của mình là người đã thắng một cách phù hợp với số tiền 55 triệu USD khi chơi trò chơi qua máy đánh bạc. Vị luật sư cho rằng, máy số 13 được nhập khẩu hợp lệ, đã qua giám định của cơ quan chức năng, trước khi báo ông Ly Sam trúng thưởng máy hoạt động bình thường, đã nhận tiền nhiều lần, báo ông thua và trừ tiền cũng nhiều lần nên không thể có chuyện người chơi thua thì là máy bình thường còn khi người chơi thắng thì là sự cố". Phía nguyên đơn cũng cho rằng việc sau khi xảy ra sự cố, phía bị đơn "âm thầm" đưa máy đi giám định là nhằm mục đích phi tang chứng cứ Kết quả. Sau 4 năm kể từ ngày xảy ra vụ tranh chấp, chiều ngày 07 tháng 01 năm 2013, Tòa án nhân dân quận 1 Thành phố Hồ chí Minh đã tuyên Công ty liên doanh Đại Dương phải trả cho ông Ly Sam hơn 55 triệu USD . Quy ra tiền Việt Nam tại thời điểm hiện tại là hơn 1.154 tỷ đồng. Bị đơn còn phải nộp án phí hơn 1,2 tỷ đồng. Nguyên đơn được hoàn trả hơn 550 triệu đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp Kháng cáo và phúc thẩm. Cả nguyên đơn và bị đơn cùng kháng cáo. Vào ngày 2/1/2014, TAND Tp Hồ Chí Minh đã đình chỉ xét xử phúc thẩm, đình chỉ vụ kiện. Tòa cũng tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND Quận 1 đã tuyên ngày 7/1/2013. Trước đó, vào ngày 10/12/2013, ông Ly Sam đã rút đơn kháng cáo, rút đơn khởi kiện với lý do là máy số 13 (máy ông chơi) xảy ra lỗi kỹ thuật dẫn đến màn hình hiển thị con số trúng thưởng 55,5 triệu USD làm ông ngộ nhận. Vì vậy, ông đề nghị tòa đình chỉnh xét xử vụ kiện. Cùng ngày, phía bị đơn là Công ty Liên doanh Đại Dương cũng rút đơn kháng cáo. Nhiều thông tin cho rằng các bên đã có "những thỏa thuận đạt được bên ngoài vụ kiện". Tuy nhiên, một luật sư tham gia vụ việc cho biết đây là những điều "không thể tiết lộ". Các dữ kiện liên quan. Khía cạnh pháp lý về Luật đánh bạc Việt Nam. Theo luật Việt Nam hiện nay nghiêm cấm hình thức đánh bạc và tổ chức cờ bạc, cá độ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng luật chỉ áp dụng cho người trong nước.. Tại Việt Nam có những khu đánh bạc chỉ dành riêng cho người nước ngoài (hay là có hộ chiếu nước ngoài), như các khu đánh bạc và casino tại Quảng Ninh, Đồ Sơn (Hải Phòng), Lạng Sơn, Lào Cai, Đà Nẵng..., hay là trong các khách sạn quốc tế, trung tâm mua sắm, gọi là "vui chơi có thưởng". Chính phủ Việt Nam đang xem xét cho phép thành lập các dự án xây dựng sòng bạc chính thức tại Việt Nam, nhưng "phải đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa". Ông Lý Sam là Việt kiều, nên được phép đánh bạc tại một khu "vui chơi có thưởng" hợp pháp trong khách sạn quốc tế Sheraton. Bị đơn. Ngày 8 tháng 1 năm 2013, luật sư của Công ty Liên doanh Đại Dương cho biết " "thân chủ của họ sẽ kháng cáo toàn bộ bản án do Tòa án nhân dân quận 1-Thành phố Hồ Chí Minh tuyên ngày 7 tháng 1" " và " "Nếu tòa cấp phúc thẩm tuyên giống như sơ thẩm, yêu cầu trả cho ông Sam hơn 55,5 triệu USD thì có thể ngành trò chơi có thưởng ở Việt Nam sẽ tàn rụi trong nay mai vì sự rủi ro quá lớn"", luật sư của Công ty Liên doanh Đại Dương nhận định . Nguyên đơn. Ông Ly Sam là một doanh nhân người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1953 tại Cà Mau. Hiện là chủ một nhà hàng lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo như người đại diện ủy quyền của ông Ly Sam "Đây chỉ mới là phiên xử sơ thẩm và án chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng nếu thắng kiện ông Ly Sam vẫn giữ đúng lời hứa dùng một phần số tiền may mắn này làm từ thiện" .
1
null
Take Me Home là album phòng thu thứ hai của ban nhạc nam người Anh-Ireland One Direction, phát hành trên toàn thế giới vào tháng 11 năm 2012 bởi hãng đĩa Syco Records và Columbia Records (Sony Music Entertainment). Sau nhiều sự xuất hiện của và đi tour ở Bắc Mỹ và châu Đại Dương để quảng bá cho album phòng thu đầu tay phát hành trước đó, One Direction bắt tay vào thực hiện album phòng thu thứ hai của ban nhạc vào tháng 5 năm 2012. Sau sự thành công quốc tế của album đầu tay, "Up All Night" (2011), nhiều tác giả và nhà sản xuất đã được mời tham gia sáng tác và sản xuất cho album, bao gồm Carl Falk, Rami Yacoub, Savan Kotecha, Ed Sheeran, Jake Gosling, và Tom Fletcher. Album chủ yếu mang âm hưởng của nhạc pop, xen kẽ các yếu tố pop rock, dance-pop, teen pop và power pop. "Take Me Home" đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nhà phê bình. Album đã dẫn đầu bảng xếp hạng của hơn ba mươi lăm quốc gia, trong đó có Anh, Canada, Mỹ, Úc, với doanh số hơn một triệu bản đã được tiêu thụ trên toàn thế giới ngay trong tuần đầu phát hành và nhận được rất nhiều chứng nhận từ các Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm. Khi "Take Me Home" đạt mốc doanh số một triệu bản ở Mỹ vào tuần lễ ngày 16 tháng 12 năm 2012, One Direction trở thành nghệ sĩ đầu tiên có hai album khác nhau đạt doanh số một triệu bản trong cùng một năm. Album phòng thu đầu tay của ban nhạc, "Up All Night", trở thành album có doanh số bán chạy thứ ba (1,616,000 bản), và "Take Me Home" trở thành album có doanh số bán chạy thứ năm (1,340,000) trong năm 2012 tại Mỹ. Đĩa đơn đầu tiên từ album, "Live While We're Young", phát hành ngày 28 tháng 9 năm 2012, đã lọt vào Top 10 trên bảng xếp hạng của rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đĩa đơn thứ hai, "Little Things", phát hành ngày 11 tháng 11 năm 2012, trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của ban nhạc tại Anh. Đi kèm theo sự phát hành của album là tour lưu diễn dài bảy tháng 2013 World Tour bắt đầu vào tháng 2 năm 2013. Tham gia thực hiện. Thông tin được lấy từ phần ghi chú trong album "Take Me Home".
1
null
Ceriana là một đô thị ở tỉnh Imperia trong vùng Liguria, tọa lạc khoảng 80 km về phía tây nam của Genoa và khoảng 10 km về phía đông bắc của Imperia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1262 người và diện tích là 32,1 km². Ceriana giáp các đô thị sau: Badalucco, Bajardo, Sanremo, và Taggia.
1
null
Imperia là một thành phố tỉnh lỵ tỉnh Imperia trong vùng Liguria, Ilatia Mussolini đã lập thành phố Imperia ngày21 tháng 10 năm 1923 bằng cách kết hợp combining Porto Maurizio với Oneglia và các xã xung quanh Piani, Caramagna Ligure, Castelvecchio di Santa Maria Maggiore, Borgo Sant'Agata, Costa d'Oneglia, Poggi, Torrazza, Moltedo và Montegrazie. Imperia nổi tiếng với nghề trồng hoa và ô liu, và là một điểm đến phổ biến cho du khách vào mùa hè.
1
null
Sói rừng, Sói láng, Sói nhẵn, Thảo san hô ("cao shan hu", 草珊瑚), danh pháp hai phần Sarcandra glabra là một loại thực vật có hoa thuộc họ Hoa sói (Chloranthaceae). Sói rừng là loài cây bụi thường xanh, có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay cây phân bổ ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia, tại Việt Nam cây có thể tìm thấy ở các khu vực Lạng Sơn, Bắc Thái, Hoà Bình, Hà Nội đến Kon Tum, Lâm Đồng, mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm. Cây Sói rừng có chiều cao 1-2 mét, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Nhánh cây tròn, không có lông, với các lá mọc đối ở đốt, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, chiều dài 7–20 cm và rộng 2–8 cm với 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng cưa nhọn và thô, kèm với các tuyến. Cuống lá dài 5–8 mm. Cành chỉ mọc tại phần đốt. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Cây ra quả mọng nhỏ, hình gần tròn đường kính 3–4 mm, khi chín có màu đỏ hay đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng 6-7 và quả chín vào tháng 8-9. Theo Đông y, cây Sói rừng có vị đắng cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khư phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao, hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Theo Perrot và Hurrier (1906), toàn bộ cây sói rừng cũng được dùng để chữa bệnh động kinh. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị ung thư tuỵ, dạ dày, trực tràng, gan, cuống họng, viêm não B truyền nhiễm, lỵ trực trùng, viêm ruột thừa cấp, bệnh nhọt, ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp tạng khớp, đau lưng. Liều dùng 15-30 gam, sắc uống hoặc tán thành bột pha với rượu uống. Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy cây có chứa tinh dầu, các loại flavonoit, coumarin, axit fumaric, axit succinic... Ngoài ra cây cũng chứa các loại sesquiterpen như beta atractylenoit, chloranthalacon E, (-)-istanbulin A và 2 sesquiterpen lacton mới là 8beta,9alpha-dihidroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8alpha, 12-olid và 8beta,9alpha-dihidroxylindan-4(5),7(11)-dien-8alpha,12-olid. Theo những nghiên cứu gần đây, các sesquiterpen trong cây có tác dụng bảo vệ gan. Cây Sói rừng cũng có tác dụng mạnh chống lại oxy hóa, giúp giải nhiệt, tiêu độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu (từ đó giúp tiêu trừ các huyết khối), tăng tuần hoàn máu và chống viêm. Cũng có các tài liệu cho rằng "S. glabra" giúp giảm mệt mỏi trong điều trị ung thư và được đề xuất sử dụng như một giải pháp thay thế trong điều trị, nhưng chưa có thử nghiệm nào chứng thực điều này. Cây được trồng để lấy hoa ướp trà, có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong râm. Việc thu hoạch diễn ra vào mùa thu. Mùa hoa sói (rộ nhất từ cuối xuân đến đầu thu) có thể hái phơi khô và bảo quản, gói kín để sử dụng cả năm. Rễ cây được thu hoạch quanh năm, và cũng có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô trong râm.
1
null
Trận Dijon là tên gọi của ba trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871, đã diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 10 năm 1870 cho đến ngày 23 tháng 1 năm 1871, tại thành phố Dijon – thủ phủ cũ của vùng Bourgogne tại miền đông nước Pháp. Các trận giao chiến này đã khởi đầu với việc các lực lượng Đức - Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Gustav Friedrich von Beyer và Hoàng thân Wilhelm xứ Baden – thuộc Quân đoàn XIV dưới sự điều khiển của "Thượng tướng Bộ binh" August von Werder, giành chiến thắng vang dội trong đợt tấn công của mình vào quân đội Pháp tại Dijon vào các ngày 30 và 31 tháng 10 năm 1870. Tuy nhiên, người Đức đã từ bỏ Dijon vào cuối tháng 12 năm 1870, sau khi đánh bại một đợt tấn công vào Dijon của "Binh đoàn Vosges" – đội quân tình nguyện cho Cộng hòa Pháp dưới sự chỉ huy của viên tướng người Ý Giuseppe Garibaldi. Về sau này, Garibaldi đã đánh bật một đợt tấn công dữ dội của quân Đức từ ngày 21 cho đến ngày 23 tháng 1 năm 1871, qua đó giữ được kiểm soát thành phố Dijon. Mặc dù đại văn hào Pháp Victor Hugo đã viết rằng Garibaldi là viên tướng duy nhất của Pháp không bị quân đội Đức đánh bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, chiến dịch của ông tại miền đông nước Pháp nhìn chung là một sự thất bại. Cuộc chiến đấu ở Cộng hòa Pháp cũng chính là hoạt động quân sự cuối cùng trong sự nghiệp của nhà cách mạng Ý này. Sau khi tướng Von Werder chỉ huy Quân đoàn XIV của Đức đánh bại một binh đoàn Pháp trong trận Ognon vào cuối tháng 10 năm 1870, mặc dù viên tướng Đức phải hành binh qua Dijon tới Bourges theo huấn lệnh mới nhất của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, một kẻ thù mới là viên tướng người Ý nổi tiếng đã xuất hiện và do đó ông phải ra tay phòng ngừa hậu họa. Vì thế, Werder đã tổ chức hành binh về hướng tây qua Gray và phái tướng Von Beyer mang quân đi đánh Dijon. Và, vào ngày 30 tháng 10, lực lượng của Von Beyer (trong đó có lữ đoàn của Hoàng thân Wilhelm xứ Baden) đã phát động cuộc công kích vào thành phố Dijon. Cùng với đội quân phòng thủ đã được người Pháp đưa đến bằng đường sắt, thị dân Dijon đã tham gia kháng cự quyết liệt. Trước tình hình đó, người Đức bị đánh thiệt hại nặng. Tuy nhiên, Hoàng thân Wilhelm xứ Baden đã chiếm được cao điểm St. Apollinari bằng một đợt tấn công mạnh mẽ, và đánh chiếm các vùng phụ cận, từ đó tràn vào thành phố. Giao tranh vẫn tiếp diễn vô cùng khốc liệt cho đến nửa đêm. Quân đội Pháp bị buộc phải triệt thoái. Hôm sau, ngày 31 tháng 10, Dijon đã chính thức đầu hàng quân đội Đức. Mặc dù đội quân tình nguyện du kích của Garibaldi khi ấy chưa thể ra trận để hỗ trợ cho quân phòng thủ Pháp, thất bại của quân Pháp tại Dijon đã làm giảm uy tín của ông. Đến tháng 11, nhà giải phóng Ý đã hoàn thành việc tổ chức đội quân của mình, và một người con của ông giành thắng lợi nhỏ ở Châtillon-sur-Seine. Để khai thác chiến quả, một chi đội của Quân đoàn Garibaldi đã đánh xuống Pasques để tập kích Dijon. Tuy nhiên, trên đoạn đường từ Pasques đến Dijon, các tiền đồn của Von Werder đã cầm chân được đối phương, và vị tướng Đức này đã tức tốc dẫn ba lữ đoàn đến Dijon, và, đánh úp vào sườn và hậu quân của quân Garibaldi trong ngày 27 tháng 11, buộc đội quân của Garibaldi phải tháo chạy và bị lữ đoàn của Kettler truy sát. Đoàn quân tả tơi của Garibaldi đã hứng chịu những thiệt hại không nhỏ. Tuy nhiên, sau thất bại này của Garibaldi, hoạt động của quân Pháp ở nơi khác cuối cùng đã khiến cho quân Đức từ bỏ Dijon. Khi ấy, quân của Garibaldi đã di chuyển đến Dijon với tốc độ chậm. Đến ngày 21 tháng 1, quân của Kettler – lúc này là lực lượng bảo vệ sườn cho Binh đoàn thứ nhất của Đức – đã phát động một đợt tiến công vào Dijon. Mặc dù quân Garibaldi không được trang bị tốt, trong 3 ngày tấn công, người Đức không thu được thắng lợi nào và chịu tổn thất lớn. Quân của Garibaldi lấy được một quân kỳ và đây là quân kỳ duy nhất mà người Phổ đánh mất trong cuộc chiến. Mặc dù vậy, thắng lợi của Garibaldi không làm cho viên tướng Edwin von Manteuffel chỉ huy Binh đoàn thứ nhất của Đức bực dọc: trong thời gian này quân chủ lực của ông đã đến được sau lưng Binh đoàn phía Bắc của Pháp. Sau khi Paris đầu hàng, tình hình của quân Garibaldi trở nên bất lợi: vào ngày 31 tháng 10 năm 1871, quân Đức bắt đầu tấn công Dijon, buộc Garibaldi phải rút quân. Đầu tháng 2, quân Đức đã tái chiếm Dijon.
1
null
Cúc ngũ sắc, duyên cúc, hoa cánh giấy, cúc zinnia, di nha, bạch nhật, đôi khi còn được gọi là cúc ta (danh pháp hai phần: Zinnia elegans) là một loài thực vật có hoa đơn niên thuộc họ Cúc (Asteraceae). Mô tả. Cây cúc ngũ sắc trong tự nhiên có thể cao đến 1 m. Các lá không có cuống, mọc đối nhau; phiến lá xoan bầu dục, có lông. Các hoa đơn có đường kính 5–10 cm, nhiều màu. Hoa bìa có vành hình môi to, lâu tàn. Lịch sử. Loài này được Sessé và Mociño phát hiện lần đầu tiên năm 1789 tại Tixtla, Guerrero. Nó được Cavanilles mô tả khoa học lần đầu tiên như là "Zinnia violacea" năm 1791. Năm 1792, Jacquin mô tả lại loài này với tên "Zinnia elegans", cũng là tên mà Martin de Sessé y Lacasta và José Mariano Mociño đã dùng trong bản thảo sách "Plantae Novae Hispaniae" — đã không được phát hành cho đến năm 1887-1893. Năm 2007, Kirkbride J. H. & J. H. Wiersma đề xuất việc sử dụng danh pháp "Zinnia elegans" thay vì dùng "Z. violacea". Tên chi "Zinnia" đã được Carl von Linné đặt theo tên nhà thực vật học Đức Johann Gottfried Zinn, người đã mô tả loài "Zinnia peruviana" vào năm 1757 như là "Rudbeckia foliis oppositis hirsutis ovato-acutis, calyce imbricatus, radii petalis pistillatis". Linné sau đó nhận ra rằng loài này không thuộc về chi "Rudbeckia".
1
null
Chi Cúc ngũ sắc (danh pháp khoa học: Zinnia) là một chi thực vật gồm 23 loài cây đơn và đa niên có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae). Phần lớn các loài có vùng bản địa là vùng đồng cỏ và cây bụi trải dài từ Tây Nam Hoa Kỳ cho đến Nam Mỹ. Tên của chi này được đặt tên theo nhà thực vật học người Đức Johann Gottfried Zinn. Phân loại và các loài. Chi "Zinnia" chia thành các phân chi và tổ, với các loài như sau:
1
null
Consolidated XP4Y (định danh của hãng chế tạo là Model 31) là một loại tàu bay tuần tra biển tầm xa hai động cơ của Hoa Kỳ, do hãng Consolidated Aircraft chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ. Chỉ có 1 chiếc được chế tạo và hợp đồng sản xuất 200 chiếc đã bị hủy bỏ.
1
null
Sách Giảng Viên (tiếng Hy Lạp: Ἐκκλησιαστής, "Ekklesiastes"; tiếng Do Thái: קֹהֶלֶת, "Qoheleth", "Koheleth") là một quyển sách Kinh Thánh Do Thái thuộc nhóm sách Ketuvim, đối với Kitô giáo, nó là một sách thuộc Cựu Ước. Nội dung sách là lời của một người tên là Côhelét (Koheleth) nên cũng được gọi là Sách của ông Côhelét. Côhelét tự giới thiệu mình là "con trai của David, vua cai trị Israel ở Jerusalem", có lẽ ngụ ý rằng ông là Solomon, nhưng thực tế tác phẩm được viết vào cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên. Sách Giảng Viên mang hình thức một cuốn tự truyện của Côhelét về những suy tư, thao thức về ý nghĩa của cuộc đời và phương cách để sống tốt trong cuộc đời của mỗi người. Ông tuyên bố rằng tất cả mọi chuyện con người làm đều là "phù vân", chóng qua; người khôn và kẻ dại cũng đều kết thúc bằng cái chết. Côhelét vẫn ủng hộ những hành động khôn ngoan như là một phương tiện để sống cuộc đời trần thế nhưng rồi ông vẫn không cho rằng nó mang đến ý nghĩa cho sự sống đời đời. Ông gợi ý rằng người ta nên tận hưởng những niềm vui đơn giản trong cuộc sống thường ngày, vì đó là quà tặng Thiên Chúa ban. Sách Giảng Viên kết thúc bằng câu: "Lời kết luận cho tất cả mọi điều bạn đã nghe ở trên đây là: hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người, 14 vì Thiên Chúa sẽ đưa ra xét xử tất cả mọi hành vi, kể cả những điều tiềm ẩn, tốt cũng như xấu." (12:13). Bố cục. Tiêu đề: tác giả được đề cập ở ngôi thứ ba (1:1) a Sự ngắn ngủi và tầm thường của cuộc đời (1:2–11) b Sự thất bại của sự khôn ngoan trong việc khám phá ý nghĩa cuộc sống (1:12–2:26) c Thời gian ( 3:1–15) d TRỌNG TÂM: kính sợ Đức Chúa Trời! (3:16–6:12) c′ Ngẫm lại về thời gian (7:1–14) b′ Ngẫm lại sự thất bại của sự khôn ngoan (7:15–10:19) a' Ngẫm lại sự ngắn ngủi của cuộc đời (10:20–12: 8) Kết luận: tác giả được đề cập ở ngôi thứ ba (12:9–14)
1
null
DFS 228 là một loại máy bay trinh sát tầng cao trang bị động cơ phản lực, do hãng "Deutsche Forschungsanstalt für Segelflug" (DFS - "German Institute for Sailplane Flight") thiết kế trong Chiến tranh thế giới II. Đến cuối cuộc chiến, chỉ có 2 mẫu thử không trang bị động cơ được chế tạo.
1
null
Nghịch lý Epimenides là dạng đầu tiên được biết đến của nghịch lý người nói dối. Phiên bản phổ biến phát biểu như sau: "Epimenides, một người dân của đảo Kríti, đã nói: Tất cả dân đảo Kríti đều là kẻ nói dối." Bối cảnh lịch sử. Nguồn gốc của nghịch lý này xuất phát từ kinh Tân Ước, trong thư gửi Tít 1,12, sứ đồ Phaolô viết về dân đảo Kríti (Cơ-rết) đã trích dẫn lời nói của một tiên tri vô danh ở xứ này, phát biểu như sau: Câu trích dẫn "người Cơ-rết hay nói dối, là thú dữ, ham ăn mà làm biếng" là một dạng thơ lục ngôn của Hy Lạp xuất phát từ thi ca phi chính thống. Về sau, Clement thành Alexandria (150 – 215 CN) xác định "bậc tiên tri" trong bức thư của thánh Phaolô chính là Epimenides (khoảng thế kỷ 6-7 TCN). Năm 1908, nghịch lý này được Bertrand Russell đưa lên hàng đầu tiên trong danh sách các nghịch lý toán-logic, và trở thành một vấn đề của triết học hiện đại và toán học logic. Russell đưa nghịch lý này vào dưới dạng trích dẫn nhận xét về dân đảo Kríti như ở trên. Tiếp đó, Russell lại rút gọn nghịch lý này thành câu phát biểu: "Một người nói: Tôi đang nói dối", đây chính là nghịch lý kẻ nói dối của Eubulides. Nghịch lý logic. Thomas Fowler (1869) phát biểu nghịch lý như sau: "Epimenides người đảo Kríti nói rằng tất cả các dân đảo Kríti là những kẻ nói dối, nhưng Epimenides cũng là một dân đảo này, vì vậy ông cũng là một kẻ nói dối. Nhưng nếu ông ta là một kẻ nói dối, thì những gì ông nói đều không đúng sự thật, và do đó các dân đảo Kríti là những người thật thà, nhưng Epimenides là một người dân của đảo này, và do đó những gì ông nói đều đúng sự thật. Vì vậy chúng ta cứ chứng minh vòng vòng, giữa Epimenides và các dân đảo Kríti là nói thật và nói dối ".
1
null
Giuse (hoặc Giôsép, tiếng Do Thái: יוֹסֵף, "Yosef"; tiếng Ả Rập: يوسف, "Yusuf") là một nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh Hebrew (Cựu Ước) và Kinh Qur'an. Chuyện đời của ông nối tiếp của câu chuyện về dòng dõi tổ phụ Abraham, Isaac và Jacob ở xứ Canaan và là lời giải thích cho việc dân Israel hiện diện và chịu cảnh nô lệ ở Ai Cập cho đến ngày họ được giải phóng qua sự lãnh đạo của Moses. Sách Sáng Thế kể rằng Giuse là con thứ 11 trong 12 người con của Giacóp và là con đầu lòng của bà Rachel. Các anh em cùng cha khác mẹ của Giuse không thiện cảm với ông nên đã bán ông sang Ai Cập để làm nô lệ. Cũng chính tại xứ này, Giuse đã trở thành người đàn ông quyền uy thứ hai chỉ sau Pharaon. Khi nạn đói xảy ra ở xứ Canaan, ông đã mang Giacóp và những anh em khác của mình ông đến Ai Cập và định cư ở đất Gôsen (Goshen). Chú thích: Giuse (con Giacop) mất vào năm 110 tuổi. Trình thuật. Gia đình. Giuse là con trai của Giacóp (còn gọi là Israel) và bà Rachel. Giuse sống với mười người anh cùng cha khác mẹ, một người em trai và một người em gái cùng mẹ. Ông Giacóp dành tình cảm cho Giuse nhiều hơn các người con khác, thậm chí ông may cho cậu một áo chùng dài tay khiến cho các anh sinh lòng ghét cậu và không thể nói năng tử tế với cậu. Năm mười bảy tuổi, Giuse kể cho các anh nghe hai giấc mơ của mình: Giấc mơ đầu tiên, khi Giuse và các anh bó lúa ngoài đồng thì bó lúa của Giuse vươn dậy, đứng thẳng lên, còn những bó lúa của các anh bao quanh và sụp xuống lạy bó lúa của Giuse. Giấc mơ thứ hai: Giuse thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và mười một ngôi sao đang sụp xuống lạy cậu. Điều đó khiến cho các anh của Giuse tỏ ra tức giận và muốn âm mưu giết em mình (Sáng Thế 37:1-11) Bị đem bán. Các anh trai miệt thị gọi Giuse là "thằng tướng chiêm bao" (37:18-20). Khi ở Dothan, họ đã bày mưu giết Giuse nhưng người anh trai cả, Rưuvên (Reuben), không muốn làm điều đó mà đề nghị ném Giuse xuống giếng nước rỗng để nghĩ cách xử lý khác. Thực ra, Rưuvên có ý muốn cứu Giuse và trả cậu lại cho cha mình. Khi Giuse đến gặp các anh, cậu lột bỏ chiếc áo chùng dài, các anh đã ném cậu xuống giếng như Rưuvên đã đề nghị. Sau đó, khi vắng mặt Rưuvên, những người anh khác quyết định bán Giuse với giá 20 đồng bạc cho người lái buôn Ishmaelites sang Ai Cập giao thương. Khi Rưuvên biết chuyện này, cậu đã xé áo mình và nói: "Thằng bé không còn nữa! Còn tôi, tôi biết đi đâu bây giờ!" tỏ ý hối tiếc. Thế rồi, họ lấy áo chùng của Giuse nhúng máu một con dê đực vừa giết để mang về cho cha mình và nói: "Chúng con đã thấy cái này. Xin cha nhận ra xem có phải là áo của con cha hay không?". Ông Giacóp nhận ra cái áo và tin rằng Giuse bị thú dữ ăn thịt, ông khóc thương Giuse vô cùng. Còn người lái buôn đem bán Giuse tại Ai Cập cho ông Pôtipha (Potiphar) là thái giám của Pharaon và là chỉ huy thị vệ. (37:12-35) Tại nhà Potipha. Giuse phục vụ tại nhà ông Pôtipha. Thiên Chúa ở với cậu trong mọi việc khiến cậu đẹp lòng gia chủ và được cất nhắc lên chức phụ tá. Sau đó, Giuse được làm quản gia quán xuyến mọi tài sản cho gia đình của Pôtipha. Nhưng rồi kể từ đây, bà vợ của Pôtipha bắt đầu quyến rũ Giuse và tìm cách ăn nằm với cậu nhưng Giuse một mực từ chối vì sợ phạm tội chống lại Thiên Chúa. Một lần, bà này tìm cách quyến rũ Giuse, Giuse bỏ chạy để lại chiếc áo choàng của mình. Vì tức giận, bà đã dùng chiếc áo làm bằng chứng giả tố cáo Giuse muốn cưỡng hiếp bà. Vì chuyện này mà Giuse bị tống vào tù. (Sáng Thế 39:1-20) Trong tù. Giuse được cảm tình của viên quản đốc nhà tù nên người này giao phó cho Giuse hết mọi tù nhân trong nhà tù, và tất cả những gì họ làm, đều do cậu cho làm. Trong tù có hai quan bị nhốt chung vì đã lỗi phạm với vua Pharaon. Cả hai vị quan này đều chiêm bao, mỗi người một giấc chiêm bao khác nhau nhưng không hiểu ý nghĩa của nó. Quan chánh chước tửu mơ thấy trước mặt có một cây nho, trên cây nho có ba ngành. Khi cây đâm chồi thì hoa nở ra và các chùm nho chín. Trong tay quan có chén của Pharaon, quan đi hái nho, ép nước đổ vào chén của vua rồi đặt chén vào lòng bàn tay vua. Còn quan chánh ngự thiện mơ thấy ba giỏ bánh trên đầu. Trong giỏ trên cùng, có đủ thứ bánh ngọt để cho Pharaon ăn. Chim chóc rỉa những thứ đó trong cái giỏ trên đầu quan. Giuse đã giải mộng rằng đây là hai quyết định của vua Pharaon trong ba ngày sắp tới: một người được phục tước và một người bị treo cổ. Giuse xin người nào được vua tha thì hãy nhớ đến cậu còn ở trong tù, nhưng quan chánh chước tửu khi được phục tước đã quên điều đó. Hai năm sau, vua Pharaon chiêm bao thấy mình đang đứng trên bờ sông Nin, và thấy có bảy con bò cái hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm ăn thịt bảy con bò cái hình dáng đẹp đẽ và béo tốt. Lần khác là bảy bông lúa lép nuốt chửng bảy bông lúa mẩy và chắc. Vua choàng tỉnh mà không hiểu ý nghĩa các giấc chiêm bao ấy là gì. Tất cả phù thủy và hiền sĩ giỏi nhất cũng không giải thích được. Thế rồi viên quan chánh chước tửu chợt nhớ đến Giuse và giới thiệu cho vua. Giuse giải thích rằng đó là điềm báo sắp tới có bảy năm rất sung túc và tiếp đó là bảy năm đói kém trong xứ Ai Cập. Làm quan tể tướng Ai Cập. Pharaon rất tâm đắc lời giải thích của Giuse và cho người thực thi như vậy. Vua còn phong Giuse làm tể tướng triều đình, để toàn thể dân Ai Cập phục tùng mệnh lệnh của ông; vua chỉ lớn hơn ông Giuse chỉ vì ngai vua mà thôi. Vua đặt tên cho ông Giuse là Xópnát-Panêác (Zaphnath-Paaneah) và gả cô Átnát (Asenath), con gái của Pôtiphêra (Potipherah) làm vợ. Ông Giuse được ba mươi tuổi vào lúc đó, ông đi kinh lý khắp xứ Ai Cập. Trong bảy năm sung túc, đất đã sinh ra mùa màng dư dật. Ông thu tất cả lương thực dành cho bảy năm liên tiếp trong xứ Ai Cập và chứa trong các thành; ông chứa trong mỗi thành lương thực sản xuất trong đồng ruộng chung quanh thành đó. Ông Giuse chất chứa lúa mì rất nhiều, như cát biển, đến mức ông thôi không đong lường nữa, vì không thể đong lường được. Trước năm đói kém, bà Átnát sinh hai người con cho Giuse là Mơnase (Manasseh) và Épraim (Ephraim). Khi nạn đói xảy ra, các quốc gia xung quanh đã đổ về Ai Cập để mua lương thực. Vua Pharaon chỉ cho họ là đi thẳng đến Giuse mà mua vì ngay cả bởi mình cũng mua từ ông ta (41:37-57). Gặp lại anh em. Trong năm thứ hai của nạn đói, Giacóp sai các con đến Ai Cập mua lương thực. Khi họ đến Ai Cập, đứng trước viên tể tướng, họ đã không nhận ra đó chính là người anh em Giuse của mình, tuy nhiên, Giuse thì nhận ra họ. Nhưng ông Giuse đã nói với họ bằng tiếng Ai Cập qua một thông dịch viên thay vì tiếng Do Thái mẹ đẻ. Sau khi chất vấn về xuất thân, ông Giuse cáo buộc họ là bọn do thám. Họ thanh minh rằng mục đích duy nhất của họ là mua gạo cho gia đình tại đất Canaan. Sau khi họ kể rằng người em út đang ở quê nhà với cha, tể tướng Giuse yêu cầu họ đem đứa em đó đến Ai Cập để chứng minh. Giuse biết đó là Benjamin, đứa em cùng mẹ Rachel của ông. Ông nhốt các anh em của mình trong tù trong ba ngày. Vào ngày thứ ba, ông đã đưa họ ra khỏi tù để nhắc lại lần nữa rằng ông muốn họ về đem em trai út của họ đến Ai Cập, và để lại một người ngay tại đây làm con tin. Các anh em đã nói với nhau về những lỗi lầm khi xưa mà họ đã làm với ông Giuse nên bây giờ phải chịu trừng phạt. Họ nói bằng tiếng Do Thái mà không biết rằng ông Giuse vẫn hiểu họ đang nói gì. Họ quay về Canaan cùng với lương thực mua được và để Simeon lại làm con tin. Giuse đã bí mật trả lại tiền cho họ trong các bao lương thực của từng người nhưng họ vô cùng hốt hoảng vì chuyện này (Sáng Thế 42:1-28). Cuộc thử thách anh em. Trở về Canaan, các con tường thuật lại mọi chuyện cho Giacóp nghe, đặc biệt là vấn đề đem Benjamin sang Ai Cập theo yêu cầu của tể tướng nhưng ông Giacóp không đồng ý và chửi rủa họ về điều này. Nạn đói trong xứ trở nên trầm trọng, gia đình Giacóp đã dùng gần hết số lương thực họ đã mua được từ Ai Cập. Ông mới sai các con tiếp tục sang Ai Cập lần nữa nhưng người con tên Giuđa (Judah) nói rằng chỉ đi khi có Benjamin đi cùng. Ông Giacóp vô cùng đau khổ vì khôngg muốn mất Benjamin như đã mất Giuse. Cuối cùng, Rưuvên và Giuđa đã thuyết phục được ông để đem Benjamin theo trong chuyến sang Ai Cập lần thứ hai. Họ được đem đến tư gia tể tướng Giuse khiến họ hoảng sợ vì nghĩ đến số tiền trong các bao lương thực lần trước. Họ sợ bị bắt làm nô lệ nên đến người quản gia của Giuse để phân trần nhưng ông này bảo họ cứ yên tâm và đem trả cho họ người anh em tên Simeon. Tất cả được đến gặp Giuse, họ trao cho ông món quà từ cha của mình. Giuse hỏi thăm về người cha của họ xem ông cụ còn sống hay không. Và khi nhìn thấy Benjamin - đứa em cùng mẹ Rachel của mình - ông Giuse đã đi vào trong phòng và khóc. Họ được mời dùng bữa với tể tướng Giuse nhưng ngồi khác bàn vì tại thời điểm đó, người Ai Cập coi việc ngồi chung bàn với người Do Thái là điều ghê tởm. Họ kinh ngạc vì sự sắp xếp chỗ ngồi đúng với thứ tự anh em. Trong bữa ăn, phần của Benjamin được gấp năm lần so với người khác. Đêm đó, Giuse sai người quản gia bí mật trả lại tiền họ mua vào trong các bao lương thực. Riêng bao của Benjamin, ông đặt thêm một chiếc chén bạc vào trong đó. Sáng hôm sau, khi các con ông Giacóp vừa ra khỏi thành thì bị người của ông Giuse bắt giữ lại để hỏi về chiếc chén bạc. Họ đã không nhận mình đã lấy cắp chiếc chén của tể tướng và đề nghị được khám xét các bao lương thực, ai cất giấu chiếc chén sẽ phải làm nô lệ cho Giuse. Cuộc khám xét phát hiện ra chiếc chén bạc nằm trong bao của Benjamin và cả đoàn vô cùng bối rối và đành phải quay lại thành. Lúc này, Giuđa đã kể câu chuyện về người cha và anh em của mình để xin được thế chỗ cho Benjamin làm nô lệ ở Ai Cập. Gia đình đoàn tụ. Ông Giuse cảm động trước lời của Giuđa. Ông cho gia nhân lui ra bên ngoài, khi chỉ còn ông và các anh em mình, ông đã khóc to và cho họ biết ông chính là người anh em ruột của họ. Họ đứng chết lặng mà không nói được lời nào còn tất cả người Ai Cập bên ngoài nhà đều nghe biết. Vì vậy, câu chuyện lọt đến tai Pharaon, và nhà vua sai các ông về đón cha mình sang Ai Cập và đứng luyến tiếc những gì còn ở Canaan. Đại gia đình Giacóp gồm bảy mươi người cùng với tất cả tài sản và thú vật rời bỏ xứ sở để sang Ai Cập. Sau 22 năm, Giacóp và Giuse gặp lại nhau, họ ôm nhau và khóc. Riêng ông Giacóp thốt lên: "Phen này, cha chết cũng được, sau khi đã thấy mặt con, và thấy con còn sống." Cả gia đình được diện kiến Pharaon. Pharaon nói với ông Giuse rằng hãy cho cha và anh em ông ở chỗ tốt nhất trong xứ. Họ cứ việc ở đất Gôsen. Nếu trong số những người ấy có ai tài giỏi, thì hãy đặt họ làm người trông coi những đàn vật của triều đình.
1
null
Alcidae hoặc Chim anca là một họ chim trong bộ Choi choi. Các loài còn sinh tồn trong họ này dao động về kích thước từ nhỏ như "Aethia pusilla" chỉ nặng 85 g và dài 15 cm, tới to như "Uria lomvia" nặng tới 1 kg và dài 45 cm. Chúng là các loài chim bơi và lặn giỏi, nhưng chúng vụng về khi đi bộ. Các loài Alcidae hiện đại có thể bay (trừ loài tuyệt chủng gần đây là chim anca lớn "Pinguinus impennis"). Do có cánh ngắn, các loài họ Alcidae phải vỗ cánh rất nhanh để bay. Phân loại. Họ Alcidae (= Pan-Alcidae) Đa dạng sinh học của họ này có lẽ đã tăng đáng kể trong thế Pliocen. Phát sinh chủng loài. Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây là tổng hợp từ các nguồn Baker et al. (2007), Pereira & Baker (2008)
1
null
Bæjarins Beztu Pylsur (phát âm tiếng Icelandː ijarɪns pɛstʏ p ʰ ɪlsʏr̥], nghĩa là món hotdog ngon nhất trong phố) thường rút ngắn chỉ đơn giản là "Bæjarins beztu", là một quầy hotdog ở trung tâm Reykjavík, Iceland, hoạt động kể từ năm 1937. Trong tháng 8 năm 2006, tờ báo Anh "The Guardian" đã bầu chọn Bæjarins beztu là quầy hot dog ngon nhất ở châu Âu. Ngoài vị trí nổi tiếng trên Tryggvagata, cũng có ba quầy khác nằm xung quanh Reykjavík. Người ta tin rằng phần lớn người Iceland đã ăn Bæjarins beztu. Du khách nước ngoài thường được người dân địa phương để giới thiệu họ đến những quầy này, mà thường được gọi là "thực phẩm quốc gia Iceland." Trong số những người nổi tiếng, những người đã ăn Bæjarins beztu là Bill Clinton, cựu Tổng thống của Hoa Kỳ, và James Hetfield, ca sĩ chính của ban nhạc "Metallica". Đây là quầy hot dog cũng xuất hiện trong mùa giải đầu tiên của truyền hình của sô Anthony Bourdain "No Reservations". Một phần hot dog giá 320 krónas (khoảng 2 euro) và gia vị bao gồm nước sốt cà chua, mù tạt ngọt, hành tây chiên, hành tây nguyên và remoulade, sốt dựa trên mayonnaise với gia vị ngọt. Hot dog thường được đặt mua với "đủ thưs", "nghĩa là, tất cả các gia vị, hoặc ở trong tiếng Iceland ""eina með öllu". Vào các dịp lễ có một hotdog đặc biệt có tên là hot dog Dentzikiotis, trong đó có xúc xích thương mại dài nhất thế giới. Cũng có nhiều thành phần và nước sốt đặc biệt.
1
null
Palatschinke là tên trong tiếng Áo của một món bánh mỏng giống như bánh kếp phổ biến ở Trung và Đông Âu và còn gọi là palačinka (tiếng Séch), palacsinta (tiếng Hungary). Bánh kếp Trung Âu là bánh kếp mỏng tương tự như bánh kếp Pháp. Sự khác biệt chính giữa phiên bản bánh Pháp và Slavic là hỗn hợp cho palatschinken có thể được sử dụng ngay lập tức không giống như bánh kếp được đề nghị được để trong vài giờ. Palatschinken được chế biến bằng cách tạo ra một bột nhão từ trứng, bột mì, sữa và muối, chiên trong chảo với bơ hoặc dầu. Không giống như các loại dày bánh kếp dày hơn, palatschinken thường dùng với các loại nhân khác nhau và ăn trong bữa trưa hoặc bữa tối.
1
null
Maximum Risk (được biết trong tiếng Việt là Tốc độ nguy hiểm) là một bộ phim hành động, võ thuật năm 1996 của Mỹ. Phim này là phim Mỹ đầu tiên do Ringo Lam làm đạo diễn, trong phim có sự tham gia của diễn viên võ thuật Jean-Claude Van Damme và nữ diễn viên Natasha Henstridge.
1
null
Xì gà là một loại thuốc lá được sấy khô và bó, quấn chặt thành từng điếu theo dạng điếu thuốc cuộn nguyên bó. So sánh với thuốc lá thì xì gà thường có kích thước lớn hơn, lá thuốc lá trong xì gà thường để nguyên không thái, vỏ bọc bên ngoài của một điếu xì gà cũng chính là lá thuốc lá. Theo cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về ung thư trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, do làm từ nguyên liệu thuốc lá nên xì gà không tốt cho sức khỏe. Xì gà được trồng và sản xuất với số lượng lớn ở Brasil, Cameroon, Cuba, Cộng hòa Dominica, Honduras, Indonesia, México, Nicaragua, Philippines và các vùng phía Đông Hoa Kỳ. Xì gà La Habana là một trong những loại xì gà có chất lượng hàng đầu trên thế giới, có mặt trên 150 quốc gia và trở thành một biểu tượng của đất nước Cuba, đây là mặt hàng xa xỉ của những người thuộc tầng lớp quý tộc, điều đặc biệt là những điếu xì gà Cuba nổi tiếng được sản xuất bằng phương pháp thủ công. Hút xì gà mang theo những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm nguy cơ tăng cao mắc các loại và dạng khác nhau của ung thư, bệnh hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh nha chu và rụng răng, bệnh ác tính. Từ nguyên học. Từ "xì gà" có nguồn gốc từ tiếng Maya "sikar" (nghĩa là "hút lá thuốc lá cuộn" - từ "si'c", nghĩa là "thuốc lá"). Từ tiếng Tây Ban Nha "cigarro" chắp cánh sự liên kết giữa ngôn ngữ Maya và việc sử dụng hiện đại. Từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến từ năm 1730. Lịch sử. Mặc dù nguồn gốc của việc hút cigar (xì gà) vẫn chưa được biết đến, việc hút cigar lần đầu tiên được các nhà thám hiểm châu Âu quan sát khi tiếp xúc với người bản địa Taino ở Cuba vào năm 1492. Một chiếc ấm đất nung của văn minh Maya từ Guatemala có niên đại từ thế kỷ 10 đã miêu tả người hút xì gà bằng cách buộc lá xì gà với một sợi dây. Mặc dù xì gà đã được phổ biến trong nhiều dân tộc bản địa trên các đảo của Caribbean, nhưng đối với người châu Âu thì xì gà hoàn toàn là một khái niệm xa lạ trước khi khám phá châu Mĩ mới vào thế kỷ 15. Nhà sử học, chủ địa đất và tu sĩ Bartolomé de las Casas của Tây Ban Nha đã mô tả chi tiết như thế nào các phi công đầu tiên được Christopher Columbus gửi vào nội địa Cuba đã tìm thấy Sau sự xuất hiện của người châu Âu với làn sóng thực dân châu Âu đầu tiên, xì gà trở thành một trong những sản phẩm chính thúc đẩy chủ nghĩa thực dân châu Âu và cũng trở thành một yếu tố đẩy mạnh trong việc kết hợp lao động nô lệ châu Phi. Tây Ban Nha giới thiệu xì gà cho người châu Âu vào khoảng năm 1528 và vào năm 1533, Diego Columbus đề cập đến một thương nhân xì gà ở Lisbon trong di chúc của ông, cho thấy việc buôn bán xì gà đã phát triển nhanh chóng. Người Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ban đầu gọi cây thuốc là "thảo dược linh thiêng" vì những tính chất chữa bệnh được cho là của nó. Theo thời gian, các thủy thủ Tây Ban Nha và châu Âu khác đã áp dụng thói quen hút xì gà, cũng như những người chinh phục châu Âu của Tây Ban Nha và chinh phục châu Âu của Bồ Đào Nha. Việc hút xì gà nguyên thủy đã lan rộng đến các vương quốc Ý, Đế quốc Hà Lan, và, sau các chuyến đi của Sir Walter Raleigh đến châu Mỹ, đến vương quốc Đại Anh. Việc hút thuốc lá trở nên quen thuộc trên khắp châu Âu - trong ống ở Anh - vào cuối thế kỷ 16. Việc trồng xì gà của Tây Ban Nha bắt đầu nghiêm túc vào năm 1531 trên các đảo Hispaniola và Santo Domingo. Năm 1542, xì gà bắt đầu được trồng thương mại ở Bắc Mỹ, khi người Tây Ban Nha thành lập nhà máy xì gà đầu tiên tại Cuba. Ban đầu, xì gà được cho là có tính chất dược liệu, nhưng một số người xem nó là điều xấu. Nó bị chỉ trích bởi Philip II của Tây Ban Nha và James I của Anh. Vào khoảng năm 1592, thuyền buôn Tây Ban Nha "San Clemente" mang theo hạt xì gà đến Philippines qua đường buôn Acapulco-Manila. Nó được phân phát cho các nhà truyền giáo Công giáo Rôma, người đã tìm thấy khí hậu và đất đai tốt để trồng xì gà chất lượng cao ở đó. Việc hút cigar không trở nên phổ biến cho đến giữa thế kỷ 18, và mặc dù có rất ít bức tranh từ thời kỳ này, nhưng có một số báo cáo. Cho rằng Israel Putnam đã mang lại một số cigar Havana từ Cuba trong thời kỳ Chiến tranh Bảy năm, khiến việc hút xì gà trở nên phổ biến ở Mỹ sau Cách mạng Mỹ. Ông cũng mang theo hạt xì gà Cuba, mà ông trồng ở trang trại của mình ở Putnam Heights, tiểu bang Connecticut. Tại Mỹ, việc trồng xì gà đã phát triển đáng kể trong các tiểu bang Connecticut, Florida, Pennsylvania, New York, và Ohio, với Connecticut là trung tâm sản xuất lớn nhất. Trong thế kỷ 19, Mỹ trở thành nguồn cung cấp chính của xì gà cho thế giới, với Cuba và Bắc Phi cũng trở thành những nhà sản xuất quan trọng. Trong thế kỷ 20, sự phổ biến của xì gà lan rộng trên toàn cầu và trở thành biểu tượng của quý tộc, sự sang trọng và sự thưởng thức. Các nhãn hiệu xì gà nổi tiếng như Cohiba, Montecristo và Romeo y Julieta được tạo ra ở Cuba và vẫn được coi là những trong những loại xì gà chất lượng cao nhất trên thế giới. Ngày nay, việc hút cigar vẫn là một phong cách và hoạt động giải trí phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, mặc dù các quy định và lệnh cấm về hút cigar đã được áp dụng trong nhiều nơi vì lý do sức khỏe công cộng. Sản suất. Lá thuốc lá được hái và lưu trữ bằng quá trình khử nước và đường bằng cách kết hợp nhiệt độ và bóng mát mà không gây mục rữa cho các lá lớn hơn. Quá trình này kéo dài từ 25 đến 45 ngày, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tính chất của những khu nhà được sử dụng để lưu trữ thuốc lá đã hái. Quá trình khử nước và đường khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc lá và màu lá mong muốn. Sau đó là quá trình lên men chậm, nơi nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh để tăng cường hương vị, mùi hương và đặc điểm đốt cháy mà không gây mục rữa hoặc phân hủy. Lá thuốc sẽ tiếp tục được đóng bó, kiểm tra, mở bó, kiểm tra lại và đóng bó lại trong quá trình lưu trữ. Khi lá đã chín theo đặc tắc của nhà sản xuất, nó được sắp xếp theo diện mạo và chất lượng tổng thể, và được sử dụng làm điền hoặc bao gói tùy theo yêu cầu. Trong quá trình này, lá liên tục được ẩm để tránh hư hỏng. Xì gà chất lượng vẫn được làm thủ công. Một người cuốn xì gà có kinh nghiệm có thể sản xuất hàng trăm chiếc xì gà tốt, gần như giống nhau, mỗi ngày. Những người cuốn giữ cho thuốc lá ẩm - đặc biệt là lá bao - và sử dụng những con dao hình lưỡi cưa được thiết kế đặc biệt, gọi là "chavetas", để nhanh chóng và chính xác tạo hình cho lá điền và lá bao. Sau khi cuốn, xì gà được lưu trữ trong các khuôn gỗ để khô, trong đó mỏng đầu chưa được đóng cắt thành kích thước đồng nhất. Từ giai đoạn này, xì gà là một sản phẩm hoàn chỉnh có thể được "không sử dụng" và lưu trữ trong nhiều thập kỷ nếu giữ ở nhiệt độ xấp xỉ 21 °C (70 °F) và độ ẩm tương đối 70%. Sau khi mua, cách lưu trữ đúng thường là trong một hộp đựng xì gà gỗ có lót bằng gỗ tuyết tùng. Một số loại xì gà, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, sử dụng các loại thuốc lá khác nhau cho điền và lá bao. Xì gà điền dài là loại xì gà chất lượng cao hơn nhiều, sử dụng lá dài trên toàn bộ. Những chiếc xì gà này cũng sử dụng loại lá thuốc lá thứ ba, gọi là "bìa", nằm giữa điền và bao ngoài. Điều này cho phép nhà sản xuất sử dụng lá bao mỏng và hấp dẫn hơn. Những chiếc xì gà chất lượng cao này thường kết hợp nhiều loại thuốc lá. Ngay cả những chiếc xì gà điền của Cuba cũng kết hợp các loại thuốc lá từ các vùng khác nhau trên đảo để kết hợp nhiều hương vị khác nhau. Trong xì gà loại thấp và được làm bằng máy, lá thuốc lá bị cắt nhỏ để làm điền, và các lá dài hoặc loại "giấy" được làm từ chất xơ thuốc lá tái tạo được sử dụng cho bao ngoài. Lá cắt nhỏ và bao bằng chất xơ thay đổi hương vị và đặc điểm đốt cháy của xì gà kết hợp với xì gà làm thủ công. Trong quá khứ, một "lector" hoặc người đọc đã được thuê để giải trí cho công nhân nhà máy xì gà. Thực hành này đã lỗi thời khi có sẵn các sách nói cho máy nghe nhạc di động, nhưng nó vẫn được thực hiện ở một số nhà máy xì gà ở Cuba. Những nhà sản xuất hàng đầu. Hai công ty nổi tiếng chiếm ưu thế trong ngành xì gà là Altadis và Scandinavian Tobacco Group. Altadis, một công ty tư nhân có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sản xuất xì gà tại Hoa Kỳ, Cộng hòa Dominican và Honduras, và sở hữu 50% cổ phần của Công ty duy nhất Habanos S.A., công ty quốc gia sở hữu doanh nghiệp thuốc lá Cuba. Altadis cũng sản xuất điếu thuốc. Scandinavian Tobacco Group sản xuất xì gà tại Cộng hòa Dominican, Honduras, Nicaragua, Indonesia, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch và Hoa Kỳ; ngoài ra, công ty còn sản xuất túi thuốc và thuốc cắt mịn. Nhóm còn bao gồm General Cigar Co. Thị trấn Tamboril ở Santiago, Cộng hòa Dominican được xem là "Thủ đô Xì gà của thế giới" hiện nay, với nhiều nhà máy xì gà và thợ cuốn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo tạp chí "Cigar Aficionado", 44% số lượng xì gà trao đổi nhiều nhất trên thế giới đến từ Cộng hòa Dominican, quốc gia sản xuất xì gà lớn nhất thế giới, đặc biệt là từ vùng đất màu mỡ của thủ đô Cibao, nơi có 90% nhà máy xì gà đặt tại đây. Trong những thập kỷ qua, khu vực này cũng là nguồn cung cấp xì gà lớn nhất cho Hoa Kỳ. Các gia đình trong ngành xì gà. Hầu hết các nhà sản xuất xì gà cao cấp hiện đại đều thuộc các gia đình xì gà lâu đời, nhiều trong số đó có nguồn gốc từ ngành xì gà Cuba lịch sử. Nghệ thuật và kỹ năng cuốn tay xì gà cao cấp đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quảng cáo và bao bì xì gà, thường thấy hình ảnh của các gia đình này. Vào năm 1992, tạp chí "Cigar Aficionado" thành lập "Sảnh Danh dự Xì gà" và vinh danh sáu cá nhân sau đây: Tiếp thị và phân phối. Xì gà thủ công, chỉ sử dụng thuốc lào nguyên chất, được tiếp thị qua các quảng cáo, xuất hiện trong phim và phương tiện truyền thông khác, sự kiện thể thao, các tạp chí thân thiện với xì gà như "Cigar Aficionado", và buổi tiệc xì gà. Vì xì gà thủ công là một sản phẩm cao cấp với giá trị cao, quảng cáo thường bao gồm hình ảnh về sự giàu có, hình ảnh gợi cảm và sự chứng nhận của người nổi tiếng hoặc ngụ ý từ người nổi tiếng. Tạp chí "Cigar Aficionado", ra mắt năm 1992, đưa ra xì gà như là biểu tượng của một lối sống thành công và là một kênh quảng cáo quan trọng không tuân thủ các hạn chế quảng cáo tự nguyện của ngành công nghiệp thuốc lá từ năm 1965, như hạn chế không liên quan hút thuốc với sự quyến rũ. Tạp chí cũng đưa ra các luận điểm ủng hộ hút xì gà một cách chi tiết, và lập luận rằng xì gà an toàn hơn thuốc lá, vì nó không chứa hàng nghìn chất phụ gia hóa học mà các nhà sản xuất thuốc lá thêm vào từ các mảnh cắt lá thuốc lá sử dụng làm điền vào trong thuốc lá. Tạp chí cũng đưa ra luận điểm rằng rủi ro là một phần của cuộc sống hàng ngày và rằng (trái với các bằng chứng được thảo luận trong phần "Ảnh hưởng đến sức khỏe"), hút xì gà có lợi cho sức khỏe, rằng hút xì gà với mức độ vừa phải loại bỏ hầu hết hoặc tất cả rủi ro sức khỏe, và rằng người hút xì gà sống đến tuổi cao, rằng nghiên cứu sức khỏe bị thiếu sót, và rằng một số kết quả nghiên cứu sức khỏe hỗ trợ các tuyên bố về an toàn. Tạp chí "Cigar Aficionado" khác biệt so với các phương tiện tiếp thị khác của các sản phẩm thuốc lá bởi nó đặt xì gà là trọng tâm chính (nhưng không duy nhất) của tạp chí, tạo ra một sự tương tác giữa sản phẩm và lối sống. Ở Hoa Kỳ, xì gà truyền thống đã được miễn khỏi nhiều quy định tiếp thị áp dụng cho thuốc lá. Ví dụ, Đạo luật Hút thuốc lá Công cộng năm 1970 đã miễn xì gà khỏi lệnh cấm quảng cáo và các quảng cáo xì gà khác với quảng cáo thuốc lá, không cần đề cập đến nguy cơ cho sức khỏe. Vào năm 2007, thuế đối với xì gà được áp dụng ít hơn so với thuốc lá, đến mức ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, gói xì gà nhỏ có giá chưa đến một nửa gói thuốc lá. Việc bán xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác cho người dưới 18 tuổi là vi phạm pháp luật ở Hoa Kỳ, nhưng luật pháp được thực thi không đồng đều: một nghiên cứu năm 2000 phát hiện rằng ba khu vực web bán xì gà cho phép người dưới tuổi mua hàng. Năm 2009, Đạo luật Phòng ngừa Hút thuốc lá và Kiểm soát Thuốc lá của Hoa Kỳ đã cung cấp cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quyền điều tiết việc sản xuất, phân phối và tiếp thị thuốc lá, thuốc lá tự cuộn và thuốc lá không cháy. Năm 2016, một quy định đã mở rộng quyền hành của FDA cho các sản phẩm thuốc lá khác bao gồm xì gà, thuốc lá điện tử và narguile. Mục tiêu của luật là giảm tác động của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng bằng cách ngăn ngừa người Mỹ bắt đầu sử dụng sản phẩm thuốc lá, khuyến khích người dùng hiện tại từ bỏ và giảm thiểu hại của việc sử dụng sản phẩm thuốc lá. Ở Hoa Kỳ, xì gà giá rẻ được bán tại các cửa hàng tiện lợi, trạm xăng, cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc. Xì gà cao cấp được bán tại các cửa hàng thuốc lá, quán xì gà và các cơ sở chuyên biệt khác. Một số cửa hàng xì gà thuộc các chuỗi cửa hàng, có kích thước đa dạng: ở Hoa Kỳ, United Cigar Stores là một trong ba ví dụ nổi bật về chuỗi cửa hàng quốc gia vào đầu những năm 1920, những cái khác là A&P và Woolworth's. Các điểm bán xì gà không truyền thống bao gồm các cửa hàng trong khách sạn, nhà hàng, máy bán hàng tự động và Internet. Cấu trúc. Xì gà được tạo thành từ ba loại lá thuốc lá, sự khác biệt trong chúng xác định đặc tính hút và hương vị: Lớp bọc. Lớp bên ngoài của xì gà, hay còn gọi là lớp bọc (tiếng Tây Ban Nha: ), là thành phần đắt giá nhất trong một điếu xì gà. Lớp bọc quyết định phần lớn đặc tính và hương vị của xì gà, và vì vậy màu sắc của nó thường được sử dụng để mô tả cả điếu xì gà. Lớp bọc thường được trồng dưới những mái che lớn được làm bằng vải lưới để làm mờ ánh nắng mặt trời trực tiếp và được lên men riêng biệt so với các thành phần xì gà khác, với mục tiêu sản xuất lá mỏng, mềm mại và mượt mà ít gân. Thuốc lá lớp bọc được sản xuất mà không có mái che vải lưới, nơi lá "được trồng dưới bóng râm" thường có kết cấu thô hơn và hương vị mạnh hơn, thường được gọi là "được trồng dưới ánh sáng mặt trời". Nhiều quốc gia khác nhau được sử dụng để sản xuất lá bọc, bao gồm Cuba, Ecuador, Indonesia, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Brazil, Mexico, Cameroon, và Hoa Kỳ. Trong khi hàng chục màu vỏ nhỏ khác nhau đã được nhà sản xuất giới thiệu, bảy phân loại phổ biến nhất là như sau, từ nhạt nhất đến đậm nhất: Một số nhà sản xuất sử dụng một phương pháp đánh dấu khác: Nói chung, vỏ xì gà màu đen mang đến một chút ngọt ngào, trong khi vỏ màu nhạt mang đến một chút khô khốc cho hương vị. Binder. Dưới lớp vỏ là một bó nhỏ các lá "filler" được buộc chặt lại bên trong một lá gọi là "binder" (tiếng Tây Ban Nha: ). Lá binder thường là lá phần trên của cây thuốc lá được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời và được chọn vì tính đàn hồi và độ bền trong quá trình cuộn. Khác với lá vỏ, phải đồng nhất về diện mạo và mềm mại, lá binder có thể có dấu hiệu của các khuyết điểm vật lý hoặc không đồng nhất về màu sắc. Lá binder thường dày và bền hơn đáng kể so với lá vỏ bao quanh nó. Filler. Hầu hết xì gà được làm từ "filler" - một bó lá thuốc lá. Những lá này được gập lại bằng tay để tạo ra các lối thông khí dọc theo chiều dài của xì gà, thông qua đó khói được hút ra sau khi xì gà được thắp sáng. Xì gà được cuộn không có đủ đường thông khí được gọi là "quá chặt"; xì gà có luồng khí quá nhiều tạo ra đốt cháy quá nhanh và nóng là "quá rộng". Kỹ năng và khéo léo đáng kể của người cuốn xì gà là cần thiết để tránh những rủi ro đối nghịch này - một yếu tố chính làm nên sự ưu việt của xì gà cuốn tay so với các loại xì gà làm bằng máy. Bằng cách kết hợp các loại filler thuốc lá khác nhau, nhà sản xuất xì gà tạo ra các hương vị, mạnh mẽ và hương thơm đặc trưng cho các sản phẩm của họ. Nói chung, xì gà dày hơn chứa nhiều lá filler, tạo ra khả năng tạo ra các hương vị phức tạp hơn. Ngoài loại thuốc lá sử dụng, quốc gia xuất xứ cũng có thể là yếu tố quan trọng quyết định hương vị, với môi trường trồng trọt khác nhau tạo ra hương vị đặc trưng. Quá trình lên men và lão hóa làm tăng thêm sự đa dạng này, cũng như phần cụ thể của cây thuốc lá được thu hoạch, với lá ở phần dưới (tiếng Tây Ban Nha: ) có hương vị nhẹ và dễ đốt, lá ở phần giữa (tiếng Tây Ban Nha: ) có hương vị mạnh hơn một chút, và lá ligero mạnh và cay nồng được thu hoạch từ phần trên của cây nắng nóng. Khi sử dụng, lá ligero luôn được gấp vào giữa bó lá filler do đặc tính đốt chậm của nó. Một số nhà sản xuất xì gà đặt ý đồ đặt các loại thuốc lá khác nhau từ một đầu đến đầu kia để mang đến cho người hút xì gà sự đa dạng về hương vị, cơ thể và sức mạnh từ đầu đến cuối. Nếu lá toàn bộ được sử dụng làm filler, xì gà được gọi là "filler dạng lá dài". Xì gà được làm từ các mảnh nhỏ của lá, bao gồm nhiều loại xì gà làm bằng máy, được gọi là "filler ngắn". Nếu một điếu xì gà được chế tạo hoàn toàn (filler, binder và wrapper) từ thuốc lá được sản xuất chỉ trong một quốc gia duy nhất, trong ngành công nghiệp xì gà được gọi là "puro", từ từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "tinh khiết". Kích thước và hình dạng. Xì gà thường được phân loại theo kích thước và hình dạng, cùng được biết đến với tên gọi "vitola". Kích thước của một điếu xì gà được đo bằng hai kích thước: đường kính vòng (đơn vị là phần 64 của một inch) và chiều dài (tính bằng inch). Tại Cuba, gần Havana, có một hiển thị xì gà cuộn dài nhất thế giới. Parejo. Hình dạng phổ biến nhất là "parejo", thường được gọi đơn giản là "coronas", đã truyền thống là tiêu chuẩn so sánh cho tất cả các dạng xì gà khác. Chúng có hình dạng hình trụ từ đầu đến cuối, một đầu mở và một "nắp" lá thuốc lá tròn ở đầu còn lại phải được cắt bỏ, rạch hay đục lỗ trước khi hút. "Parejos" được đặt tên theo các thuật ngữ sau: Những kích thước này, tối thiểu, là lý tưởng hóa. Kích thước thực tế có thể thay đổi đáng kể. Figurado. Xì gà có hình dạng không đều được gọi là "figurado" và thường có giá cao hơn so với "parejo" cùng kích thước tương tự về sự kết hợp của loại thuốc lá, bởi vì chúng khó làm hơn. Lịch sử, đặc biệt trong thế kỷ 19, "figurados" là hình dạng phổ biến nhất, nhưng vào những năm 1930, chúng đã ra khỏi thịnh hành và gần như biến mất. Gần đây, hình dạng này đã trở nên phổ biến hơn một chút, và hiện nay nhiều nhà sản xuất sản xuất cả "figurados" và "parejos" đơn giản hơn. Thương hiệu xì gà Cuba Cuaba chỉ có "figurados" trong danh mục của họ. Các loại "figurados" bao gồm: Thực tế, các thuật ngữ Torpedo và Pyramid thường được sử dụng thay thế cho nhau, ngay cả trong số người hút xì gà hiểu biết. Min Ron Nee, chuyên gia xì gà đặt trụ sở tại Hồng Kông và tác giả của tác phẩm "An Illustrated Encyclopaedia of Post-Revolution Havana Cigars" được coi là tác phẩm định nghĩa về xì gà và thuật ngữ xì gà, định nghĩa Torpedo là "tiếng lóng của xì gà". Nee cho rằng việc sử dụng chủ yếu của xì gà dạng torpedoes với tên gọi khác là pyramids là chấp nhận được. Arturo Fuente, một nhà sản xuất xì gà lớn có trụ sở tại Cộng hòa Dominica, cũng đã sản xuất các loại figurados có hình dạng độc đáo từ ớt chuông đến gậy bóng chày và bóng bầu dục Mỹ. Chúng có giá trị thu thập cao và rất đắt đỏ khi có sẵn cho công chúng. Cigarillo. Cigarillo là một loại xì gà được làm bằng máy, ngắn hơn và mỏng hơn xì gà truyền thống nhưng lớn hơn xì gà nhỏ, xì gà có bộ lọc và điếu thuốc, tương tự về kích thước và cấu trúc so với các loại xì gà nhỏ, cheroots và blunts truyền thống. Cigarillo thường không có bộ lọc, mặc dù một số có đầu nhựa hoặc gỗ, và khác với các loại xì gà khác, một số người hút xì gà inhale khi sử dụng. Cigarillo được bán với số lượng khác nhau: đơn lẻ, gói hai, gói ba và gói năm. Cigarillo rất rẻ: tại Hoa Kỳ, thường được bán với giá dưới một đô la. Đôi khi, chúng được gọi một cách không chính thức là "xì gà nhỏ", "xì gà mini" hoặc "xì gà câu lạc bộ". Một số thương hiệu xì gà nổi tiếng như Cohiba hay Davidoff cũng sản xuất cigarillo - ví dụ như Cohiba Mini và Davidoff Club Cigarillos. Và cũng có những thương hiệu chỉ chuyên sản xuất cigarillo, như Café Crème, Dannemann Moods, Mehari's, Al Capone và Swisher Sweets. Cigarillo thường được sử dụng để cuộn xì gà cannabis. Xì gà nhỏ. Xì gà nhỏ (thỉnh thoảng được gọi là "xì gà nhỏ" hoặc "miniatures" ở Vương quốc Anh) khác biệt rất nhiều so với xì gà thông thường. Chúng nhẹ hơn so với xì gà và cigarillo, nhưng quan trọng hơn, chúng giống với điếu thuốc lá về kích thước, hình dạng, bao bì và bộ lọc. Doanh số xì gà nhỏ tại Hoa Kỳ đã tăng gấp bốn lần từ năm 1971 đến 1973 như một phản ứng với Public Health Cigarette Smoking Act, qui định cấm phát sóng quảng cáo điếu thuốc lá và yêu cầu có nhãn cảnh báo sức khỏe mạnh hơn trên bao bì điếu thuốc lá. Xì gà được miễn thuế theo qui định và có tốc độ thuế thấp hơn rất nhiều. Xì gà nhỏ thỉnh thoảng được gọi là "cigarette giả mạo", và đã có những nỗ lực không thành công để xếp lại chúng vào loại điếu thuốc lá. Tại Hoa Kỳ, doanh số xì gà nhỏ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2006, được thúc đẩy chủ yếu bởi chính sách thuế suất thuận lợi. Ở một số tiểu bang, xì gà nhỏ đã được thuế với mức thuế như điếu thuốc lá, như Illinois, cũng như các tiểu bang khác. Điều này đã tạo ra một khoảng trống trong pháp lý, trong đó các nhà sản xuất phân loại sản phẩm của họ là "xì gà lọc" để tránh mức thuế cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người tiếp tục tranh luận rằng thực tế có sự khác biệt giữa xì gà nhỏ và xì gà lọc. Xì gà nhỏ mang lại cảm giác và trải nghiệm chung tương tự như điếu thuốc lá, nhưng được làm từ thuốc lá đã được ủ và lên men, trong khi xì gà lọc được cho là có mối liên hệ gần hơn với xì gà truyền thống và không dùng để hút vào phổi. Nghiên cứu cho thấy người ta thực sự hút khói từ xì gà nhỏ. Cannagar. Gần đây, với sự thay đổi về Sự hợp pháp của cannabis, một số nhà cung cấp đang tạo ra những "cannagar" (kết hợp giữa từ "cannabis" và "cigar"). Đây là một loại xì gà khác với blunts cannabis. Mô phỏng theo xì gà truyền thống, cannagar là cannabis được gói bên trong lá cannabis hoặc lá cây gai, tương tự như xì gà truyền thống là thuốc lá được gói bên trong lá thuốc lá khô. Khác với xì gà, cannagar thường không chứa thuốc lá, nhưng cần được cắt và châm như một cây xì gà truyền thống. Hút xì gà. Hầu hết các loại xì gà máy đã được làm sẵn lỗ trên một đầu hoặc có đầu nhựa hoặc gỗ để hút khói. Các loại xì gà cuộn tay yêu cầu phải đâm thủng đầu cắt trước khi châm lửa. Cách thông thường để hút xì gà là không hít vào phổi, mà chỉ hút khói vào miệng. Một số người hút thuốc lá hít khói vào phổi, đặc biệt là với xì gà nhỏ. Một người hút thuốc lá có thể xoay khói trong miệng trước khi thổi ra, và có thể thổi một phần khói qua mũi để có thể ngửi xì gà tốt hơn và cảm nhận vị của nó. Cắt xì gà. Mặc dù một số xì gà được cắt hoặc cuốn ở cả hai đầu, phần lớn đều có một đầu cắt thẳng và đầu còn lại được phủ bằng một hoặc nhiều mảnh nhỏ của vỏ xì gà được dính bằng keo thuốc lá tự nhiên hoặc một hỗn hợp bột mỳ và nước. Đầu cắt của xì gà phải được cắt hoặc đâm thủng để có thể hút khói xì gà một cách chính xác. Các loại dao cắt xì gà cơ bản bao gồm: Châm lửa. Đầu, hoặc nắp, của xì gà thường là phần gần nhất với chiếc bìa xì gà, phần còn lại gọi là "chân". Bìa xì gà xác định loại xì gà và có thể được tháo ra hoặc để nguyên. Người hút xì gà cắt hoặc đâm thủng phần nắp trước khi châm lửa. Trong quá trình châm lửa, xì gà nên được xoay để đảm bảo đốt đều trong khi hút nhẹ nhàng. Nếu sử dụng diêm, nó nên được đốt cho đến khi phần đầu của nó cháy hết trước khi đặt vào xì gà, để tránh tạo ra hương vị hoặc chất hóa học không mong muốn cho khói. Có nhiều loại bật lửa khí và chất lỏng được thiết kế đặc biệt để châm lửa xì gà. Đầu xì gà chỉ cần tiếp xúc tối thiểu với ngọn lửa, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng bật lửa gas để tránh làm đen lá thuốc. Một cách thứ ba và cổ truyền nhất để châm lửa xì gà là sử dụng một mẩu gỗ tuyết tùng được gọi là "spill", được châm riêng trước khi sử dụng. Một số xì gà được gói riêng lẻ trong vỏ hoặc phong bì mỏng làm từ gỗ tuyết tùng, và chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình châm lửa. Hương vị. Mỗi thương hiệu và loại xì gà đều có hương vị đặc biệt của riêng nó. Sự nhẹ, vừa, hay đậm của xì gà không tương quan với chất lượng. Các yếu tố góp phần vào hương thơm và hương vị của khói xì gà bao gồm loại và chất lượng thuốc lá được sử dụng làm chất điền, cốt và vỏ bọc, tuổi đời và phương pháp lão hóa, độ ẩm, kỹ thuật sản xuất (thủ công hoặc tự động), và các hương vị phụ gia. Trong số các vỏ bọc, vỏ đậm thường mang lại một hương vị ngọt ngào, trong khi vỏ nhạt thường có một hương vị "khô hơn", trung lập hơn. Đánh giá hương vị của xì gà có một số điểm tương đồng với việc nếm rượu. Có những nhật ký dành cho việc ghi lại đánh giá cá nhân, mô tả hương vị quan sát được, kích thước, thương hiệu, v.v. Một số từ được sử dụng để mô tả hương vị và cấu trúc của xì gà bao gồm: cay, hạt tiêu (đỏ hoặc đen), ngọt, khó chịu, khét, hạt nho, đất, gỗ, ca cao, hạt dẻ, nướng, lão hóa, hạt hạnh, mềm mịn, gỗ tuyết tùng, gỗ sồi, dai, trái cây và da. Khói. Khói được tạo ra thông qua quá trình đốt không hoàn toàn của thuốc lá, trong đó xảy ra ít nhất ba loại phản ứng hóa học: phân hủy nhiệt phân phân tử hữu cơ thành những phân tử đơn giản hơn, pyrosynthesis kết hợp lại những mảnh vỡ mới tạo thành các chất hóa học ban đầu không có, và chưng cất chuyển các hợp chất như nicotine từ thuốc lá vào khói. Mỗi gram thuốc lá được hút, một cây xì gà thải ra khoảng 120–140 mg carbon dioxide, 40–60 mg carbon monoxide, 3–4 mg isoprene, 1 mg mỗi hydrogen cyanide và acetaldehyde, cùng với những lượng nhỏ của một loạt các chất "N"-nitrosamine và hợp chất hữu cơ bay hơi, với thành phần chi tiết chưa được biết rõ. Các chất gây mùi mạnh nhất trong khói xì gà là pyridines. Cùng với pyrazines, chúng cũng là các chất gây mùi mạnh nhất trong hơi thở của người hút xì gà. Những chất này có thể nhận thấy ngay cả ở nồng độ rất thấp chỉ vài phần tỷ trong một tỷ phần. Trong quá trình hút, chưa biết liệu những chất này được tạo ra thông qua việc phá vỡ liên kết hóa học của nicotine hay thông qua phản ứng Maillard giữa axit amin và đường trong thuốc lá. Khói xì gà có tính kiềm cao hơn khói thuốc lá, và dễ dàng được hấp thụ bởi niêm mạc miệng, giúp người hút dễ dàng hấp thụ nicotine mà không cần hít vào phổi. Một viên xì gà cao cấp có thể chứa lượng nicotine tương đương một gói thuốc lá. Hộp bảo quản. Mức độ độ ẩm trong đó xì gà được bảo quản có tác động đáng kể đến hương vị và sự đồng đều khi đốt. Tin rằng hương vị của xì gà phát triển tốt nhất khi được lưu trữ ở một độ ẩm tương đối tương tự với nơi trồng thuốc lá và trong hầu hết các trường hợp, xì gà được cuộn, khoảng 65-70% và nhiệt độ khoảng 18 °C. Xì gà khô trở nên mỏng manh và cháy nhanh hơn trong khi xì gà ẩm cháy không đồng đều và có hương vị nặng axit. Hộp bảo quản xì gà được sử dụng để duy trì mức độ độ ẩm ổn định. Thiếu hộp bảo quản, xì gà sẽ mất độ ẩm và hấp thụ độ ẩm xung quanh trong vòng 2 đến 3 ngày. Lớp lót nội thất của một hộp bảo quản thường được làm bằng ba loại gỗ: gỗ tuyết tùng Tây Ban Nha, gỗ tuyết tùng đỏ Mỹ (hoặc Canada) và gỗ đỏ Honduras. Các vật liệu khác được sử dụng để làm hoặc lót hộp bảo quản bao gồm acrylic, thiếc (thường thấy trong các hộp bảo quản cũ hơn) và đồng, được sử dụng rộng rãi trong thập kỷ 1920-1950. Hầu hết hộp bảo quản đi kèm với một vỏ nhựa hoặc kim loại có một miếng bọt biển hoạt động như máy tạo độ ẩm, mặc dù các phiên bản gần đây nhất thường làm bằng polyme acrylic. Các phiên bản này chỉ được điền nước cất; còn các phiên bản khác có thể sử dụng dung dịch propylen glycol và nước cất. Máy tạo độ ẩm và các cây xì gà bên trong có thể bị ô nhiễm bởi vi khuẩn nếu được giữ quá ẩm. Công nghệ mới sử dụng hạt nhựa hoặc gel nhựa giúp ổn định độ ẩm đang trở nên phổ biến rộng rãi. Một hộp bảo quản mới yêu cầu quá trình khử độ ẩm, sau đó phải duy trì độ ẩm ổn định. Lớp lót tuyết tùng càng dày càng tốt. Nhiều hộp bảo quản có chứa một hygrometer analog hoặc kỹ thuật số để hỗ trợ duy trì mức độ độ ẩm mong muốn. Có ba loại analog: lò xo kim loại, tóc tự nhiên và tóc nhân tạo. Trong thời gian gần đây, hộp bảo quản điện, được trang bị hệ thống tạo ẩm bằng nhiệt điện, đã trở nên phổ biến cho các bộ sưu tập xì gà lớn hơn. Các ký sinh trùng. Xì gà, cùng với các sản phẩm thuốc lá khác, có thể bị nhiễm ký sinh trùng như "Lasioderma serricorne" (bọ cánh cứng thuốc lá) và "Ephestia elutella" (sâu bướm thuốc lá), đó là những ký sinh trùng phổ biến và gây hại nhất đối với ngành công nghiệp thuốc lá. Sự nhiễm trùng có thể từ cây thuốc lá trồng trên cánh đồng cho đến lá được sử dụng để sản xuất xì gà, cigarillos, điếu cày, v.v. Cả ấu trùng của "Lasioderma serricorne" và sâu bướm của "Ephestia elutella" đều được coi là sâu hại. Phụ kiện. Có một loạt các phụ kiện xì gà có sẵn, với chất lượng khác nhau. Hộp đựng khi đi du lịch. Hộp đựng khi đi du lịch bảo vệ xì gà khỏi tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố môi trường và giảm thiểu nguy cơ gây hư hại. Hầu hết các loại hộp được làm từ da mềm hoặc da cứng, mặc dù cũng có các loại hộp bằng kim loại hoặc da lót nhựa. Một số hộp có ống giấy hoặc ống kim loại để bảo vệ thêm. Ống bảo quản. Ống xì gà được sử dụng để mang theo một số lượng nhỏ xì gà, thường là một hoặc năm cây, được gọi theo "số ngón tay". Chúng thường được làm từ thép không gỉ và được sử dụng trong thời gian ngắn. Đối với thời gian dài, sử dụng một bộ điều hòa độ ẩm và máy đo độ ẩm tích hợp. Gạt tàn. Gạt tàn được sử dụng để thu gom tro tàn của xì gà. Những gạt tàn như vậy thường lớn hơn so với những gạt tàn được sử dụng để hút thuốc lá. Ốp xì gà. Ốp xì gà là một ống nhỏ để giữ đầu xì gà trong quá trình hút, nhằm bảo vệ tay không bị lấy mùi của xì gà đang cháy, truyền thống được sử dụng bởi phụ nữ (cũng dùng cho điếu thuốc). Giá đỡ xì gà là một thiết bị dùng để giữ xì gà đang cháy ngoài khay gạt tàn. Tác động đến sức khỏe. Giống như các hình thức sử dụng thuốc lá khác, hút xì gà mang lại nguy cơ sức khỏe đáng kể tùy thuộc vào liều lượng: rủi ro cao hơn đối với những người hút nhiều xì gà, hút trong thời gian dài hoặc hít thêm nhiều hơn. Một cuộc đánh giá của 22 nghiên cứu đã phát hiện rằng hút xì gà có liên quan đến ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư tụy, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, bệnh tim mạch (CHD) và giãn đại động mạch chủ. Trong số những người hút xì gà và cho biết họ không hít vào, nguy cơ tử vong tương đối (khả năng chết) vẫn rất cao đối với ung thư miệng, ung thư thực quản và ung thư thanh quản. Nguy cơ tử vong tăng tỷ lệ theo việc sử dụng, người hút một đến hai điếu xì gà mỗi ngày có tỷ lệ tăng 2% về tỷ lệ tử vong so với người không hút. Tuy nhiên, rủi ro sức khỏe chính xác đối với những người hút xì gà ít hơn mỗi ngày chưa được xác định. Mức độ hít vào khói xì gà vào phổi có vẻ là yếu tố quyết định quan trọng đối với nguy cơ ung thư phổi: Khi người hút xì gà không hít vào hoặc chỉ hút vài điếu xì gà mỗi ngày, rủi ro chỉ hơi cao hơn so với người không hút. Rủi ro ung thư phổi tăng theo mức độ hít vào và số lượng điếu xì gà hút mỗi ngày, nhưng hiệu ứng của hít vào mạnh hơn so với số lượng điếu xì gà mỗi ngày. Khi hút 5 điếu trở lên mỗi ngày và hít vào mức vừa phải, nguy cơ ung thư phổi do hút xì gà gần như tương đương với người hút một gói điếu mỗi ngày. Khi tiếp xúc với khói thuốc lá trong phổi của người hút xì gà tăng lên gần như tương tự với tần suất hút và mức độ hít vào như người hút thuốc lá, sự khác biệt về rủi ro ung thư phổi giữa hai hành vi này sẽ biến mất. Hút xì gà có thể gây nghiện nicotine và thúc đẩy việc sử dụng thuốc lá. Nếu bạn hút và hút nhiều xì gà mỗi ngày, rủi ro sức khỏe tương tự như hút thuốc lá. Hút xì gà cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). "Xì gà nhỏ" thường được hút và mang lại nguy cơ sức khỏe tương tự như hút thuốc lá, trong khi xì gà cao cấp thường không được hút và không được sử dụng thường xuyên. Trong văn hóa phổ biến. Trái ngược với những thập kỷ trước, từ những năm 1980 và 1990, các phương tiện truyền thông chính ở Mỹ đã bắt đầu đưa ra hình ảnh tích cực về xì gà. Hút xì gà thường được miêu tả như một ngành kinh doanh sinh lợi hoặc một thói quen thời thượng, chứ không phải là một nguy cơ sức khỏe quan trọng. Xì gà là một sản phẩm có chất lượng cao và hầu như ai cũng có thể chi trả, ít nhất là cho các dịp đặc biệt. Người giàu thường được miêu tả hút xì gà khi đội mũ trùm và mặc áo lễ. Xì gà thường được tặng và hút trong các dịp kỷ niệm đặc biệt, chẳng hạn như khi có em bé mới sinh ra, cũng như lễ tốt nghiệp, thăng tiến và các thành tựu thành công khác. Cụm từ "gần đúng nhưng không đạt được" xuất phát từ việc trao xì gà như là phần thưởng trong các trò chơi ở hội chợ yêu cầu người chơi trúng vào mục tiêu. Sự phổ biến. Tỷ lệ sử dụng xì gà thay đổi tùy thuộc vào địa điểm, thời kỳ lịch sử và dân số được khảo sát. Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ hàng đầu theo doanh số tổng cộng, với khoảng cách lớn so với các quốc gia khác, tiếp theo là Đức và Vương quốc Anh. Hoa Kỳ và các nước Tây Âu chiếm khoảng 75% doanh số xì gà trên toàn thế giới. Hoa Kỳ. Số lượng xì gà tiêu thụ tại Hoa Kỳ tăng từ 6,2 tỷ chiếc vào năm 2000 lên đến đỉnh điểm trong một "đợt bùng nổ xì gà" khổng lồ đạt 13,8 tỷ chiếc vào năm 2012, sau đó giảm xuống còn 11,4 tỷ chiếc vào năm 2015. Trong số người trưởng thành ở Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, có 3% cho biết họ hút xì gà vào một số ngày hoặc hàng ngày (6% nam giới, 1% nữ giới) trong Khảo sát Sức khỏe Quốc gia năm 2015. Số lượng thanh thiếu niên hút xì gà đã giảm mạnh từ 12% cho biết đã hút xì gà trong 30 ngày gần nhất tiến sát đến đỉnh điểm của đợt bùng nổ xì gà vào năm 2011 xuống còn 8% vào năm 2016. Trong số học sinh trung học, việc hút xì gà phổ biến hơn ở nam giới (10%) hơn nữ giới (6%). Đối với học sinh trung học da màu, việc hút xì gà phổ biến hơn (10%) so với hút thuốc lá (4%).
1
null
Linh dương Tây Tạng hay chiru (danh pháp khoa học: "Pantholops hodgsonii") (, phát âm ; , Hán-Việt: "Tạng Linh dương") là một loài động vật cỡ vừa bản địa cao nguyên Tây Tạng. Tổng cộng chỉ còn lại ít hơn 75.000 cá thể trong tự nhiên. Phân loại. Linh dương Tây Tạng là loài duy nhất của chi Pantholops, tên trong tiếng Latin nghĩa là "tất cả linh dương". Trước đây nó được đặt trong phân họ Antilopinae nhưng bằng chứng hình thái học và phân tử dẫn đến nó được đặt trong phân họ riêng của mình, Pantholopinae, gần tương tự với dê cừu của phân họ Caprinae. Tuy nhiên, điều này vẫn còn bị tranh cãi, và vài tác gia xem linh dương Tây Tạng là loài thực sự của Caprinae. Dù chi "Pantholops" hiện tại là chi đơn loài, một loài hóa thạc, "P. hundesiensis", được biết đến từ Pleistocene của Tây Tạng. Nó hơi nhỏ hơn loài linh dương Tây Tạng còn sống, với hộp sọ hẹp hơn. Ngoài ra, hóa thạch chi "Qurliqnoria", từ Miocene ở Trung Quốc, được cho là một thành viên ban đầu của Pantholopinae, tách ra từ linh dương cừu khoảng thời gian này. Mô tả. Linh dương Tây Tạng là một loài linh dương cỡ vừa, với chiều cao vai khoảng 83 cm (33 in) ở con đực, và 74 cm (29 inch) ở con cái. Con đực thường lớn hơn con cái, nặng khoảng 39 kg (86 lb), so với trọng lượng con cái 26 kg (57 lb), và cũng có thể dễ dàng phân biệt bởi sự hiện diện của sừng và sọc đen trên chân, cả hai con cái đều không có. Bộ lông có màu nâu vàng nhạt đến nâu đỏ, với bụng màu trắng, và đặc biệt dày và nhiều lông mịn. Khuôn mặt gần như là màu đen, với nổi bật với mũi phồng lên có màu nhạt hơn ở con đực. Nói chung, màu của con đực trở nên dữ dội hơn trong mùa động đực hàng năm, với bộ lông trở nên nhiều nhạt màu hơn, gần như trắng, tương phản với các mô hình tối trên mặt và chân. Những con đực có sừng dài, cong lại thường dài 54 to 60 cm (21 to 24 in). Những chiếc sừng mảnh mai, với các đường gợn hình khuyên trên phần thấp hơn và mũi sừng nhọn mịn. Mặc dù những chiếc sừng tương đối đồng đều về chiều dài, có một số sự thay đổi trong hình dạng chính xác của họ, vì vậy khoảng cách giữa những các mũi sừng có thể khá biến động, dao động từ 19 đến 46 cm (7,5 đến 18). Không giống như các caprine, sừng không phát triển trong suốt cuộc đời. Đôi tai ngắn và nhọn, và đuôi cũng là tương đối ngắn, chiều dài khoảng 13 cm (5,1 in). Lông linh dương Tây Tạng khác biệt, và bao gồm lông bảo vệ dài và lông tơ mịn dưới có sợi ngắn hơn. Các sợi lông bảo vệ cá nhân ngày dày hơn so với linh dương khác, với những bức tường bất thường mỏng, và có một mô hình độc đáo của vảy biểu bì, được cho là giống với hình dạng của một vòng benzen. Phân phối và môi trường sống. Là loài đặc hữu của cao nguyên Tây Tạng, linh dương Tây Tạng sống ở môi trường thảo nguyên núi cao và lạnh mở giữa ở độ cao 3.250-5.500 m. Chúng thích địa hình bằng phẳng, địa hình mở, với thảm thực vật thưa thớt. Chúng được tìm thấy gần như hoàn toàn ở Trung Quốc, nơi mà họ đang sống Tây Tạng, miền nam Tân Cương và Tây Thanh Hải, một số ít cũng được tìm thấy qua biên giới tại Ladakh, Ấn Độ. Ngày nay, đa số được tìm thấy trong khu bảo tồn thiên nhiên Chang Tang ở miền bắc Tây Tạng. Các mẫu vật đầu tiên được mô tả vào năm 1826, từ Nepal, loài đã rõ ràng kể từ khi bị tuyệt diệt từ khu vực này. Không có phân loài được công nhận. Hành vi. Linh dương Tây Tạng ăn hoa, cỏ, và cây lách, thường đào bới trong tuyết để có thức ăn vào mùa đông. Kẻ thù tự nhiên của chúng bao gồm chó sói, mèo rừng, báo hoa mai tuyết, và cáo đỏ bắt linh dương con. Tây Tạng linh dương là thích giao du, đôi khi tụ tập trong các đàn hàng trăm khi chúng di chuyển giữa đồng cỏ mùa hè và mùa đông, mặc dù chúng thường thấy trong các nhóm nhỏ hơn nhiều, với không quá 20 cá thể. Những con cái di chuyển lên đến 300 km (190 dặm) hàng năm để đến nơi sinh vào mùa hè, nơi chúng thường sinh một con non, và nhập bọn lại với những con đực tại các khu vực trú đông vào cuối mùa thu. Sinh sản. Mùa động đực từ tháng 11 đến tháng 12. Một con đực cai quản và giao phối với đến 12 con cái, mặc dù số lượng 1-4 cho mỗi con đực là phổ biến hơn, và đuổi những con đực khác chủ yếu bằng cách biểu diễn, với đầu xuống đất, hơn là dương sừng lên trực tiếp đấu. Việc tán tỉnh và giao phối nhanh gọn, mà không có hầu hết các hành vi thường thấy ở các loài linh dương khác, mặc dù các con đực thường lướt qua đùi của con cái với một cú đá chân phía trước của chúng. Linh dương mẹ sinh một con duy nhất giữa tháng Sáu và tháng Bảy, sau một thời gian mang thai khoảng 6 tháng. Linh dương con có thể đứng lên trong vòng 15 phút sinh. Chúng phát triển đầy đủ trong vòng 15 tháng, và đạt thành thục sinh dục trong năm thứ hai hoặc thứ ba của chúng. Mặc dù linh dương cái có thể vẫn còn với mẹ của chúng cho đến khi chính nó sinh sản, con đực rời mẹ trong vòng 12 tháng, do đó thời gian sừng của chúng bắt đầu phát triển. Con đực xác định tình trạng theo chiều dài sừng tương đối của họ, với chiều dài tối đa đạt được khoảng ba năm rưỡi tuổi. Mặc dù tuổi thọ của linh dương Tây Tạng không được biết một cách chắc chắn, vì quá ít đã được nuôi nhốt, tuổi thọ có thể là khoảng 10 năm. Bảo tồn. Linh dương Tây Tạng được liệt kê như là đang bị đe dọa bởi các Liên minh Bảo tồn Thế giới và Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ do săn trộm lấy len thương mại do chúng cạnh tranh với loài thú nuôi lấy lông địa phương. Loại len chiru, được gọi là "shahtoosh", ấm áp, mềm mại, mịn. Mặc dù len có thể thu được mà không giết chết con vật, những kẻ săn trộm đơn giản giết chết chiru trước khi lấy len, số lượng của chúng đã giảm cho từ gần một triệu cá thể (ước tính) lần lượt của thế kỷ 20 đến ít hơn 75.000 cá thể hiện nay. Các con số này tiếp tục giảm hàng năm. Cuộc đấu tranh để chặn việc săn bắt linh dương bất hợp pháp đã được mô tả trong bộ phim năm 2004, "". Trong tháng 7 năm 2006, chính phủ Trung Quốc khánh thành tuyến đường sắt mới chia đôi nơi ăn của loài linh dương này trên đường tới Lhasa, Tây Tạng. Trong một nỗ lực để tránh tổn hại cho động vật, 33 đường cầu vượt đặc biệt di chuyển động vật đã được xây dựng bên dưới đường sắt. Tuy nhiên, tuyến đường sắt sẽ mang nhiều người hơn đến đây, bao gồm cả những kẻ săn trộm tiềm năng, gần gũi hơn với khu vực sinh sản và môi trường sống của chiru.
1
null
Runaway Sweetheart (chữ Hán: 落跑甜心, Bính âm: Luò Pǎo Tián Xīn, Hán-Việt: Lạc Bào Điềm Tâm) là bộ phim thần tượng (diễn viên tham gia diễn xuất đa phần xuất thân từ ca sĩ thần tượng) Trung Quốc sản xuất bởi Đài truyền hình Hồ Nam, Trung Quốc cùng công ty ShineShow vào năm 2011. Đây một phiên bản làm lại từ bộ phim truyền hình Nhật Bản "Hanazakari no Kimitachi e". Để phân biệt với các phiên bản trước (của Nhật Bản, Đài Loan) và sau (của Hàn Quốc) cộng đồng mạng gọi Runaway Sweetheart với tên "Hana-Kimi Đại lục". Câu chuyện được làm mới hơn bởi việc xem kẽ vào những tình tiết mới lạ từ bộ phim Gossip Girl. Một trong số những điều kỳ lạ, khó giải thích là trên các áp-phích quảng cáo và những đợt họp báo quảng bá cho bộ phim lại không hề có sự góp mặt của nữ chính Trịnh Tịnh Hâm. Vì vậy, trước khi bộ phim ra mắt, những áp-phích quảng cáo được tiết lộ, dư luận đã gọi bộ phim với cái tên: "The Other Story of Gossip Girl" hay "Chinese Gossip Girl". Một phiên bản spin-off của Runaway Sweetheart mang tên Hello Summer (chữ Hán: 夏日甜心, Bính âm: Xià Rì Tián Xīn, Hán-Việt: Hạ Nhật Điềm Tâm) (hay còn được biết đến với tên Summer Sweetheart) cũng được sản xuất với độ dài 8 tập, tuy nhận được sự chú ý lớn nhưng lại không được đánh giá cao bởi cốt truyện không mang nhiều điểm hấp dẫn. Runaway Sweetheart được Đài truyền hình Việt Nam mua bản quyền vào năm 2012, chính thức phát sóng lần đầu tiên trên kênh VTV1 vào thời gian từ tháng 12/2012 - tháng 1/2013 với tiêu đề "Lạc Mất Tình Yêu". Cốt truyện. Từ Linh Na (Trịnh Tịnh Hâm) là một cô gái có ý định buông xuôi cuộc sống sau cái chết của bố mẹ và anh sinh đôi Từ Lũy trong một tai nạn. Linh Na theo cô mình sang Mỹ sinh sống nhằm chữa lành vết thương tâm lý nhưng không thành. Tuy nhiên, một lần tình cờ theo dõi một chương trình thể thao, nhìn thấy Đan Hàn Phi (Trần Tường) chạy trên TV và phát biểu sau khi giành chiến thắng, Linh Na bị xúc động mạnh, cô đã tìm lại được niềm tin vào cuộc sống. Cô quyết tâm về Trung Quốc từ Mỹ để được tận mắt chứng kiến Hàn Phi trên đường chạy và muốn bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm của mình. Nhưng lần đó, Hàn Phi lại rời bỏ đường chạy. Trở về Mỹ trong thất vọng nhưng Linh Na không yên tâm, luôn tìm kiếm mọi thông tin về Hàn Phi nhưng không được. Một năm sau, biết tin Hàn Phi thi đỗ vào Đại học Hoa Quan, Linh Na quyết định về Trung Quốc, cải trang thành nam sinh với cái tên của anh trai mình "Từ Luỹ", trà trộn vào trường, tiếp cận Hàn Phi, mong giúp anh vượt qua trở ngại về tâm lý, trở về với đường chạy - niềm đam mê của cuộc đời anh như anh đã từng giúp cô trước đây. Tại đây, ngay từ ngày đầu tiên, Linh Na ngốc nghếch đã để lộ thân phận với hai người - Đan Hàn Phi và bác sĩ ở trường. Hàn Phi vờ như không biết, tiếp tục quan sát Linh Na, âm thầm giúp đỡ cô và dần dần bị cô làm cảm động bởi sự hồn nhiên, trong sáng và có chút khờ khạo của mình; còn sau một "thỏa thuận", Linh Na đã "dàn xếp" xong xuôi với viên bác sĩ kỳ quặc này. Linh Na cũng làm quen với Sài Cách - một tài năng bơi lội. Cậu bạn vui tính, dễ gần, đầu óc hơi kỳ quặc đã giúp đỡ Linh Na rất nhiều. Trớ trêu, khi Sài Cách phát hiện Linh Na là con gái, anh đem lòng yêu cô. Từ đây xảy ra cuộc tình tay ba giữa Hàn Phi - Linh Na - Sài Cách. Chưa hết, quan hệ của Hàn Phi với bạn gái cũ Bối Nhuế (Triệu Trác Na) cùng tay đội trưởng đội điền kinh Trương Hách cũng phức tạp không kém, thêm vào đó, cô bạn thân cá tính đến từ Mỹ Phạm Ni Sa (Đàm Lị Na) của Linh Na lại xuất hiện và phải lòng Sài Cách ...
1
null
Bệnh lao bò (Mycobacterium bovis) là một dạng bệnh lao xảy ra ở động vật, chủ yếu là ở bò nhà. Bệnh này phát triển chậm (chu kỳ thế hệ từ 16 đến 20 tiếng) do vi khuẩn sinh vật Aerobic gây nên. Dịch tễ học. M. bovis gây ra một tỷ lệ mắc bệnh tương đối nhỏ (<2%, khoảng 230 trường hợp) trong tổng số các trường hợp mắc bệnh lao tại Hoa kỳ. Trước đây, lây truyền M.bovis từ gia súc sang người khá phổ biến ở Hoa kỳ, tuy nhiên hiện nay đã giảm đáng kể do kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh ở gia súc và tiệt trùng sữa bò. Lây truyền. M.bovis thường bị nhiễm qua đường tiêu hóa, uống sữa chưa tiệt trùng. Nhiễm M.bovis cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc hít phải vi khuẩn trong không khí do động vật bị nhiễm M.bovis thở ra. Tuy nhiên khả năng truyền trực tiếp từ động vật sang người qua không khí được cho là hiếm. Nhưng M.bovis có thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi. Yếu tố nguy cơ. Hầu hết, nguy cơ lây nhiễm M.bovis ở người rất thấp. Người có nguy cơ cao bao gồm: Triệu chứng. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm lao đều bị bệnh lao. Do đó có thể không có triệu chứng nào cả. Ở người, các triệu chứng của bệnh lao M.bovis tương tự như các triệu chứng bệnh lao do M.tuberculosis: sốt, đổ mồ hôi đêm, giảm cân...Các triệu chứng khác có thể xảy ra tùy thuộc vào phần trên cơ thể bị ảnh hưởng. Điều trị. M.bovis được xử lý tương tự như M.tuberculosis. M.bovis thường có khả năng kháng một trong các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh lao, pyrazinamid. Khả năng kháng pyrazinamid không gây ra vấn đề trong điều trị vì bệnh lao được điều trị bằng một phác đồ gồm nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Hầu hết các kháng sinh thường dùng trong phác đồ đều gây ra những tổn thương trên gan gây tăng men gan, viêm gan...Do vậy, nên dùng những thuốc hoặc sản phẩm bổ sung giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan (Diệp hạ châu, BDD, Kim lao).
1
null
Ngụy Thư (chữ Hán: 魏舒; 565 TCN-509 TCN), hay Ngụy Trà tức Ngụy Hiến tử (魏献子) là vị tông chủ thứ sáu của họ Ngụy, thế gia nước Tấn thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc, và là tổ tiên của nước Ngụy, một trong Chiến Quốc Thất hùng sau này. Ông làm đại phu nước Tấn dưới các đời Tấn Bình công, Tấn Chiêu công, Tấn Khoảnh công và Tấn Định công. Thân thế. Về thân thế của Ngụy Thư, sử sách ghi chép không đồng nhất. Theo Hán thư, ông là con của Ngụy Giáng, vị tông chủ thứ 5 họ Nguỵ, Năm 556 TCN, Ngụy Giáng tử trận, Ngụy Thư trở thành thủ lĩnh họ Ngụy. Còn theo ghi chép trong Sử ký, ông là cháu nội của Ngụy Giáng, sau khi Giáng mất, cha ông là Ngụy Doanh kế vị rồi truyền cho ông. Thời Tấn Bình công. Từ khi Ngụy Thư lên kế tập, thì họ Loan đang cường thịnh, trước đó năm 573 TCN, Loan Thư đã giết Tấn Lệ công, từ đấy muốn chiếm quyền lực của các quan khanh khác. Ngụy Thư và con Loan Thư là Loan Yểm có quan hệ thân thiết. Sau khi Loan Yểm chết, Loan Doanh kế tập. Năm 553 TCN, Doanh mâu thuẫn với các đại phu, bỏ chạy sang nước Tề. Tháng 4 năm 550 TCN, được Tề Trang công giúp đỡ, Loan Doanh đem quân về nước, chiếm đất Khúc Ốc, rồi gửi thư nhờ Ngụy Thư giúp mình làm nội ứng. Sau đó Doanh mang quân đánh úp Giáng đô. Giáng đô không kịp phòng bị nên thất thủ. Phạm Mang đưa Tấn Bình công chạy sang Cố cung. Con Phạm Mang là Phạm Ưởng dò biết Ngụy Thư định giúp cho Loan Doanh, tìm cách ngăn trở khiến Ngụy Thư bị giữ chân trong triều, không thể ra mặt điều quân giúp họ Loan. Sai đó, Phạm Mang diệt Loan Doanh, tiêu diệt họ Loan. Sau đó Ngụy Thư được phong Thượng quân tá, cùng Hàn Khởi, Triệu Vũ đảm đương chính sự nước Tấn. Năm 541 TCN, Tấn giao chiến với nước Địch, Ngụy Thư đem Thượng quân trợ giúp, nói với Tuân Ngô nên dùng xa binh thay cho bộ binh nhưng Tuân Ngô không nghe, kết quả quân Tấn thảm bại. Chính khanh nước Tấn. Năm 520 TCN, Chu Cảnh Vương mất. Chu Điệu vương lên ngôi bị em là công tử Triều giết. Ngụy Thư cùng lục khanh mang quân sang dẹp loạn, lập công tử Cơ Cái lên ngôi, tức là Chu Kính Vương. Năm 514 TCN, Chính khanh nước Tấn là Hàn Khởi lâm bệnh qua đời, Ngụy Thư nối chức Chính khanh. Lúc đó, Tấn Khoảnh công ghét hai họ công thất là Kỳ Doanh và Dương Tự Ngã, Ngụy Thư cùng Triệu Ưởng bèn dùng pháp luật buộc tội và giết chết hai người. Tấn Khoảnh công diệt hẳn hai họ công thất. Đất đai của hai họ thì Ngụy và Triệu lấy chia nhau, từ đó thế lực ngày càng lớn. Năm 509 TCN, Tấn Định công sai Ngụy Thư sang giúp nhà Chu xây thành. Ngụy Thư bèn triệu tập các đại phu đến đất Tuyền (thuộc Lạc Dương), giao cho Hàn Giản và Nguyên Thọ xây thành, còn mình đến Đại Lăng Trạch (Tây Bắc Hà Nam), đốt lửa thiêu hoang. Sau khi trở về thì ông lâm bệnh mất. Con là Ngụy Thủ kế tập.
1
null
Ngụy Thủ (chữ Hán: 魏取; ?-?), còn gọi là Ngụy Giản tử (魏简子), là vị tông chủ thứ 7 của họ Ngụy, thế gia của nước Tấn thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời ông cũng là tổ tiên của các quân chủ nước Ngụy sau này. Ông là con của Ngụy Thư, vị tông chủ thứ sáu của họ Ngụy. Năm 509 TCN, Ngụy Thư mất, Ngụy Thủ kế tập. Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian làm thủ lĩnh họ Ngụy. Cũng không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con là Ngụy Mạn Đa kế tập.
1
null
Lục khanh (chữ Hán: "六卿") là sáu gia tộc quyền thần giữ chức "khanh" (卿), được hưởng thế tập ở nước Tấn thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sự hùng mạnh của nước Tấn thời Xuân Thu có đóng góp không nhỏ của các gia tộc này, không chỉ với chính trường nội bộ nước Tấn mà còn cả quan hệ giữa các nước chư hầu đương thời. Tuy nhiên, chính ảnh hưởng quá lớn của các gia tộc này đối với chính trường nước Tấn, cũng dẫn đến sự diệt vong của nước Tấn, hình thành các quốc gia Tam Tấn: Hàn - Triệu - Ngụy. Cơ sở hình thành. Theo chế độ phân phong của nhà Chu, các con cháu của các quân chủ chư hầu không có quyền thừa kế ngôi vị, vẫn có thể được phong tại các "thái ấp", được quyền thế tập, hình thành những tiểu quốc phụ dung cho quốc gia chư hầu đó, gọi là các "công thất". Ngoài ra, theo quan chế nhà Chu, triều đình đứng đầu bởi quân chủ, dưới có các quan, xếp theo thứ bậc là Khanh (卿), Đại phu (大夫), Sĩ (士), gọi gộp là "khanh sĩ". Các khanh sĩ ở các nước chư hầu được hưởng lợi tức từ các "thực địa" (đất ăn lộc) do quân chủ ban cho, thuộc tầng lớp quý tộc, có quyền truyền thừa, hình thành những gia tộc có thế lực, gọi là các "tư gia". Trong đó, Khanh là quan chức cao nhất, có vùng "thực địa" rộng nhất, hưởng lộc bằng 1/10 vị quân chủ. Đã thế, chức quan Khanh thường do gia tộc công thất nắm giữ, lẽ dĩ nhiên là có thế lực nhất, hưởng lộc từ cả thái ấp lẫn thực địa. Sự trỗi dậy của các tư gia. Chế độ tông pháp của nhà Chu duy trì được hơn 300 năm thì sụp đổ. Nhà Chu từ khi dời sang phía đông (Đông Chu) để tránh sự uy hiếp của tộc Khuyển Nhung thì ngày càng suy yếu, chỉ còn danh hiệu thiên tử trên danh nghĩa. Các nước chư hầu bắt đầu phá vỡ trật tự cũ, không giữ quan hệ vua tôi như trước. Ngay từ đầu thời Đông Chu, hai chi trưởng – thứ nước Tấn tại đất Dực và đất Khúc Ốc đã nổ ra chiến tranh giành ngôi vị quân chủ. Chiến tranh kéo dài gần 100 năm, trải qua 4 thế hệ mới kết thúc bằng thắng lợi của chi thứ Khúc Ốc với kết quả 5 vua Tấn ngành trưởng bị giết. Cuộc chiến chấm dứt khiến hàng loạt người trong công thất ngành trưởng bị tiêu diệt. Trong cuộc chiến giành ngôi vị, Tấn Vũ công dựa nhiều vào sự giúp đỡ từ các gia tộc có thế lực nhất. Tấn Hiến công kế vị, một mặt thanh trừng nội tộc để độc quyền ngôi vị, một mặt thông qua chiến tranh mở rộng lãnh thổ. Sau khi Hiến công chết, các hậu duệ của ông rơi vào cuộc tranh giành ngôi vị khiến các họ công thất ngày một tổn thất. Trước khi Tấn Văn công lên ngôi, cũng phải trải qua nhiều năm lưu lạc, nhờ sự phò tá của một số triều thần mà ổn định được ngôi vị. Trong hơn 40 năm tranh giành ngôi vị quân chủ và phát triển ngôi bá chủ chư hầu, các gia tộc công thất bị tàn sát phần lớn và bị suy yếu đến mức, vua Tấn phải dựa vào các gia tộc tư gia trong việc phát triển đất nước trong các hoạt động ngoại giao và quân sự. Các gia tộc tư gia lập nhiều công trạng và được vua Tấn phong thưởng nhiều thực địa, thế lực ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh đó, một số gia tộc công thất, tồn tại được qua các cuộc thanh trừng, sau nhiều đời, cũng hóa thành gia tộc tư gia khi mối liên hệ gia tộc với ngôi quân chủ trở nên lỏng lẻo. Một số dòng tộc lớn nước Tấn. Đương thời, quý tộc tại các nước chư hầu có thái ấp thực địa lớn, được hưởng quyền phụ dung, thường đổi họ theo tên đất được phong, từ đó hình thành các gia tộc khác nhau. Khi Tấn Văn công lên ngôi, chính sự nước Tấn bắt đầu ổn định. Thế lực các gia tộc cũng phát triển, nổi bật có một số gia tộc như sau: Ngoài ra còn có các gia tộc họ Kỳ, Tư, Đồ, Tục, Khánh, Bá... đều là những gia tộc lớn, phát triển nhờ được phong thưởng qua công trạng mà họ đóng góp với vua Tấn. Các gia tộc này trở thành thế lực mới và vua Tấn ngày càng phải dựa nhiều vào họ.. Binh lực át thiên tử. Theo binh chế nhà Chu, quân đội được chia làm ngũ (5 lính), lượng (5 ngũ), tốt (4 lượng), lữ (5 tốt), sư (5 lữ), quân (5 sư). Về lý thuyết, mỗi quân có 12.500 người. Theo nguyên tắc, thiên tử có sáu quân, vạn cỗ chiến xa; các chư hầu có ba hoặc hai, một quân và có ngàn cỗ, trăm cỗ chiến xa hay vài chục cỗ chiến xa tùy theo lớn nhỏ. Tuy nhiên, vào thời Đông Chu, thế lực của Thiên tử nhà Chu đã suy yếu. Với sự sút giảm lớn về đất đai, chỉ còn giới hạn ở Lạc Dương và các vùng xung quanh, triều đình Chu không còn có thể duy trì sáu quân thường trực (lục quân), nên phải cần sự trợ giúp của các chư hầu hùng mạnh xung quanh để bảo vệ họ khỏi các cuộc cướp bóc và để giải quyết các cuộc tranh giành quyền lực bên trong. Nước Tấn để giữ được ngôi vị bá chủ luôn phải duy trì một đội quân hùng mạnh để can thiệp vào các nước chư hầu khác khi cần và nhất là ngăn ngừa sự tranh chấp ngôi bá chủ của nước Sở, nước Tề. Thời Tấn Vũ công đã tổ chức đạo quân, đến thời Tấn Hiến công mở rộng thành 2 đạo để phục vụ việc xâm chiếm mở rộng lãnh thổ. Năm 633 TCN, Tấn Văn công mới tổ chức thành 3 đạo quân thường trực, phân thành Thượng - Trung - Hạ. Mỗi đạo do một Tướng quân chỉ huy và một Tá quân làm phụ tá. Với đội quân thường trực này, nước Tấn có một binh lực chính quy hùng hậu, tạo sức mạnh để tranh bá chư hầu. Khác với các chư hầu khác bấy giờ, việc chỉ huy các đạo quân ở nước Tấn không giao cho công thất để tránh nội loạn mà giao cho các tư gia, các chỉ huy được lựa chọn theo khả năng, có thực quyền chủ động trên chiến trường, đồng thời cũng tham gia chấp chính trong triều. Trong các đạo quân thì đạo Trung quân quan trọng nhất, vì vậy chỉ huy đạo quân này được xếp vào bậc Khanh. Trung quân tướng trong triều đứng ở bậc Chính khanh, nắm quân sự gọi là Nguyên soái, nắm quyền cao nhất về chính trị quân sự chỉ sau quân chủ. Trung quân tá cũng xếp vào bậc Khanh, gọi là Thứ khanh. Chỉ huy các đạo quân còn lại cũng được xếp vào bậc Đại phu. Cách tổ chức này bộ máy chính trị quân sự hợp nhất này được gọi là "Nhị khanh Tứ đại phu". Chính khanh Nguyên soái đầu tiên của nước Tấn là Khích Hộc (郤縠, còn đọc là Khước Cốc). Các chỉ huy còn lại được xếp theo thứ bậc gồm Khích Trăn (郤溱, còn đọc là Khước Trăn) là Thứ khanh Trung quân tá, Hồ Mao làm Thượng quân tướng, Hồ Yển Thượng quân tá, Loan Chi Hạ quân tướng và Tiên Chẩn Hạ quân tá. Ngoài ra, Tấn Văn công còn tôn Triệu Thôi lên bậc Khanh, làm cố vấn, Tuân Lâm Phụ, Ngụy Thối (魏焠, còn đọc là Ngụy Thù) làm hộ vệ. Tuy nhiên, trước khi quân Tấn giao chiến với quân Sở tại trận Thành Bộc thì Khích Hộc ốm chết. Tiên Chẩn do có công lấy thành Ngũ Lộc của nước Vệ, được Tấn Văn công thăng làm Chính khanh Nguyên soái, Tư Thần thay làm Hạ quân tá. Sau trận Thành Bộc, uy thế nước Tấn lên cao, bắt đầu lấn át nhà Chu. Do khi phát động chiến tranh, hầu như toàn bộ quân đội nước Tấn đều đi viễn chinh, trong nước bỏ trống. Do vậy, trước chiến dịch công hãm nước Trịnh, Tấn Văn công cho lập thêm 3 đạo quân nữa để chuyên việc viễn chinh, nhưng để tránh tiếng có 6 quân ngang với thiên tử nhà Chu, nên gọi là "Tam hành", cho Tuân Lâm Phụ làm Trung hành tướng. Vì vậy, về sau gia tộc của Tuân Lâm Phụ phát triển thành Trung Hành (中行) thị. Hai đạo còn lại do Đồ Kích làm Hữu hành tướng và Tiên Miệt làm Tả hành tướng. Sau chiến dịch công hãm nước Trịnh, năm 629 TCN, Tấn Văn công bãi bỏ Tam hành, tổ chức thành 2 đạo quân mới là Tân thượng quân và Tân hạ quân, giao cho Triệu Thôi làm Tân thượng quân tướng, Cơ Trịnh Phủ làm Tân thượng quân tá, Tư Anh (con Tư Thần) làm Tân hạ quân tướng, Tiên Đô làm Tân hạ quân tá. Ngoài ra, thăng Tư Thần làm Hạ quân tướng, phong Khích Khuyết làm Hạ quân tá. Việc Tấn Văn công tổ chức 5 đạo quân, trên thực tế đã phá vỡ quy định kềm chế binh lực chư hầu của nhà Chu. Bên cạnh đó, việc triệu vua Chu đến hội chư hầu, đặt vua Chu chỉ còn hình thức, trên thực tế quân chủ nước Tấn mới là Bá chủ. Mặc dù vậy, trên danh nghĩa vua Chu vẫn là Thiên tử, vì vậy, ngay sau khi kế vị, đã cho thu gọn 5 đạo quân lại thành 3 đạo để tránh tiếng chư hầu lấn át Thiên tử. Sau khi Tiên Chẩn tử trận, Tương công cho Tiên Thả Cư kế chức cha là Trung quân Nguyên soái, Triệu Thôi đổi sang làm Trung quân tá. Sau khi Triệu Thôi, Loan Chi, Tiên Thả Cư và Tư Thần chết, Tương công tổ chức lại quân đội, cho Hồ Xạ Cô (còn gọi là Giả Quý) làm Trung quân Nguyên soái, Triệu Thuẫn làm Trung quân tá, Cơ Trịnh Phủ làm Thượng quân tướng, Tuân Lâm Phụ làm Thượng quân tá, Tiên Miệt làm Hạ quân tướng, Tiên Đô làm Hạ quân tá. Sau Tương công cho đổi Triệu Thuẫn lên làm Trung quân Nguyên soái, Hồ Xạ Cô xuống làm Trung quân tá. Các khanh tộc lộng quyền. Hai đời quân chủ nước Tấn là Văn công, Tương công có uy tín và năng lực kiềm chế được các khanh tộc, sau khi Tấn Tương công chết, nước Tấn bắt đầu rơi vào nội loạn bởi các quyền thần và sự tranh chấp quyền lực giữa các khanh tộc. Hồ thị lưu vong. Tính đến đời Tương công, họ Hồ đã phát triển thành khanh tộc lớn, từng có công giúp dòng thứ nước Tấn giành ngôi vị, loại trừ công thất và mở mang bờ cõi, lại có công tòng vong, là họ ngoại của Tấn Văn công. Đời Hồ Xạ Cô từng làm Chính khanh trước khi bị Tương công hạ xuống bậc Thứ khanh. Nguyên trước khi chết, Tương công di mệnh cho Chính khanh nước Tấn là Triệu Thuẫn phò tá con mình là Thế tử Di Cao lên ngôi. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, Triệu Thuẫn đã quyết định không lập Thế tử Di Cao, vốn còn nhỏ tuổi, mà lập một công tử lớn tuổi lên ngôi vị quốc quân. Phe cánh của Thứ khanh Hồ Xạ Cô muốn đón em Tương công là công tử Lạc, vốn làm quan ở nước Trần, lên ngôi. Tuy nhiên, Triệu Thuẫn ép các triều thần đón công tử Ung, cũng là em Tương công, đang làm con tin ở nước Tần, lên ngôi. Mâu thuẫn Hồ thị và Triệu thị bùng nổ khi Triệu Thuẫn cho người giết chết công tử Lạc và để trả đũa, Hồ Xạ Cô cũng cho người giết Dương Xử Phụ, người từng khuyên Tấn Tương công nên dùng Triệu Thuẫn thay Hồ Xạ Cô ở chức Chính khanh. Nhân cơ hội này, Triệu Thuẫn cho diệt trừ vây cánh của Hồ Xạ Cô, bức Hồ Xạ Cô phải lưu vong ra nước ngoài. Hồ thị từ đó mất hẳn vai trò trên chính trường nước Tấn. Triệu Thuẫn giết vua. Hồ Xạ Cô lưu vong, Triệu Thuẫn cho một người thuộc vây cánh mình là Tiên Khắc thay vào vị trí Trung quân tá. Tuy nhiên, bấy giờ áp lực của triều thần trở lại, buộc Triệu Thuẫn phải lập Di Cao lên ngôi quốc quân, lúc đó mới 7 tuổi lên ngôi quốc quân, tức Tấn Linh công. Triệu Thuẫn cho quân phục kích đánh Tần tại đất Linh Hồ, giết công tử Ung, bất ngờ trở mặt với nước Tần. Hành động chuyên quyền của Triệu Thuẫn làm nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ nước Tấn tức thì. Các tướng Tiên Miệt, Sĩ Hội phản đối Triệu Thuận, lưu vong sang Tần. Các tướng Cơ Trịnh Phủ, Sĩ Cốc, Lương Ích Nhĩ, Khoái Khắc nổi loạn, giết chết Tiên Khắc, bị Triệu Thuẫn giết chết. Do Linh công còn quá nhỏ, Triệu Thuẫn chuyên quyền, bổ nhiệm các tướng thân cận mình vào các chức vụ chủ chốt như Tuân Lâm Phụ làm Trung quân tá thay Tiên Khắc, Khước Khuyết thăng làm Thượng quân tướng thay Cơ Trịnh Phủ, Du Biền làm Thượng quân tá, Loan Thuẫn làm Hạ quân tướng thay Tiên Miệt, Tư Giáp (con Tư Thần) làm Hạ quân tá thay Tiên Đô. Ngoài ra có Đề Di Minh làm Xa hữu, Hàn Quyết làm Tư mã. Cuộc nội loạn làm tổn hao nguyên khí của nước Tấn không ít. Tấn bắt đầu suy, không kềm chế nổi tham vọng bá chủ của Sở. Bên cạnh đó, do thái độ trở mặt đã kết oán với Tần, một đồng minh thân cận với Tấn suốt 2 đời quân chủ Văn công, Tương công. Năm 615 TCN, Tần tấn công Tấn, nhưng do lương thảo ít nên phải rút quân. Nhờ uy thế thắng trận, Triệu Thuẫn thay Tư Giáp bằng Tư Khắc, con Tư Giáp, làm Hs quân tá; đồng thời dùng mưa đưa Sĩ Hội về nước, giảng hòa và phong làm Đại phu. Tấn Linh công lớn lên ham mê tửu sắc, vui chơi không lo việc triều chính, xây cất trang trí cung điện và giết người vô tội. Triệu Thuẫn nhiều lần can ngăn. Còn Linh công lâu ngày chán ghét Triệu Thuẫn, hai lần sai lực sĩ đi ám sát Triệu Thuẫn nhưng đều không thành công. Triệu Thuẫn sợ hãi, bỏ trốn khỏi cung. Tháng 9 năm đó, em Triệu Thuẫn là Triệu Xuyên mang quân đánh úp vào cung giết chết Tấn Linh công rồi đón Triệu Thuẫn về nước, lập chú Linh công là công tử Hắc Đốn lên ngôi, tức Tấn Thành công. Năm 588 TCN, Tấn Cảnh công bắt đầu đặt ra Lục khanh cho 6 họ đại phu lớn: Trí, Phạm, Trung Hàng, Hàn, Triệu, Ngụy. Nỗ lực của họ Loan. Sự suy yếu của các họ công thất là cơ hội cho các đại phu nổi lên nắm quyền lực. Sau khi được Tấn Cảnh công thăng làm khanh năm 588 TCN, thế lực của các "tư gia" ngày càng lớn hơn và cuộc tương tranh ngày càng ác liệt. Ngay giữa các họ tư gia và các họ công thất cũng có chia rẽ và quan hệ với nhau khá phức tạp và đấu tranh lẫn nhau, nhưng kẻ bị tiêu diệt cuối cùng trong cuộc đấu tranh là các họ công thất. Thời Tấn Tương công, họ Hồ bị đánh bại phải chạy sang nước Địch. Thời Tấn Lệ công, họ Khước bị diệt. Bản thân Tấn Lệ công trong cuộc đấu tranh cũng bị Loan Thư và Tuân Yển giết chết. Các họ Tiên, Tục, Khánh, Tư lần lượt bị diệt, không còn trong chính trường nước Tấn. Đến thời Tấn Bình công, mâu thuẫn giữa công thất và tư gia nổ ra thành nội chiến tại nước Tấn. Họ Loan có mâu thuẫn với các đại phu, bị gièm pha phải chạy sang nương nhờ Tề Trang công. Năm 550 TCN, Tề Trang công giúp quân cho Loan Doanh lẻn về thành Khúc Ốc nước Tấn. Loan Doanh muốn lật đổ quyền hành của các đại phu nước Tấn, bèn tập hợp lực lượng ở thành Khúc Ốc. Trong số lục khanh, Loan Doanh chỉ được lòng họ Ngụy, nên ngầm sai người về Giáng đô nhờ Ngụy Thư giúp làm nội ứng. Tháng 4 năm 550 TCN, Loan Doanh mang quân đánh úp Giáng đô. Con Phạm Mang là Phạm Ưởng dò biết Ngụy Thư định giúp cho Loan Doanh, tìm cách ngăn trở khiến Ngụy Thư bị giữ chân trong triều, không thể ra mặt điều quân giúp họ Loan. Liên quân lục khanh cuối cùng đánh bại họ Loan. Loan Doanh bại trận phải rút về thành Khúc Ốc. Lục khanh mang quân đánh thành, cuối cùng hạ thành và diệt tộc họ Loan tại Khúc Ốc. Công thất bị loại bỏ. Từ khi họ Loan là công thất lớn nhất bị diệt, các khanh đại phu ra mặt chuyên quyền, vua Tấn còn ít quyền lực. Dù vẫn duy trì ngôi bá chủ trên danh nghĩa, các vua Tấn không có thực quyền. Nhiều cuộc chiến tranh chấp ngôi bá chủ với nước Sở và can thiệp vào các nước chư hầu khác do các khanh đại phu quyết định, điều động binh sĩ; tiến đánh và rút lui đều do họ quyết định, các vua chư hầu nhỏ phải cầu cạnh họ. Năm 516 TCN, Vệ Linh công và Tống Cảnh công sai sứ sang Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước, trị tội họ Quý nước Lỗ chuyên quyền. Nhưng đại phu họ Quý nước Lỗ sai sứ sang đút lót cho đại phu họ Phạm để nước Tấn đừng giúp vua Lỗ. Lục khanh tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không ra tay giúp Lỗ Chiêu công. Năm 514 TCN, lục khanh nhân cơ hội Tấn Khoảnh công không bằng lòng với mấy người cùng họ công thất là Kỳ Doanh và Dương Tự Ngã, bèn dùng pháp luật buộc tội và giết chết hai người. Tấn Khoảnh công diệt hẳn hai họ công thất, khiến vây cánh họ vua Tấn ngày càng yếu không có ai giúp. Lục khanh chia đất của họ Kỳ làm 7 huyện, đất họ Dương thành 3 huyện, chia nhau và cho con cháu mình vào triều làm quan. Thế lực vua Tấn suy trong khi lục khanh càng mạnh. Lục khanh tương tranh. Đi đôi với cuộc đấu tranh với các quý tộc cũ "công thất", các quý tộc mới "tư gia" cũng chia rẽ và đấu tranh với nhau trên chính trường. Đương thời, các thế lực mới nổi đều áp dụng những biện pháp đổi mới cho phát triển sản xuất, nhưng mức độ và phương pháp thực hiện thì có sự khác nhau khá lớn. Về chế độ ruộng đất, lục khanh đều phá bỏ chế độ cũ trước đây: "100 bước bằng 1 mẫu". Nhưng quy định mới mà họ đặt ra cũng khác nhau. Họ Phạm và họ Trung Hàng quy định "1 mẫu bằng 160 bước", họ Trí quy định "1 mẫu bằng 180 bước" còn họ Hàn, họ Triệu và họ Ngụy quy định "1 mẫu bằng 200 bước". Do diện tích canh tác của người lao động có tiêu chuẩn nhất định, nếu quy định diện tích từng mẫu lớn thì canh tác được nhiều, có lợi cho sản xuất. Giữa các họ lục khanh dần dần nảy sinh mâu thuẫn. Năm 497 TCN thời Tấn Định công, Triệu Ưởng đến Hàm Đan, gặp tướng trấn thủ là Triệu Ngọ vốn là người cùng họ xa, hỏi xin 500 hộ dân mà Vệ Linh công đã dâng nộp. Triệu Ngọ ban đầu bằng lòng, sau nghe thủ hạ can ngăn, bèn thác cớ không đáp ứng. Triệu Ưởng giận Triệu Ngọ bèn mang quân tấn công Hàm Đan. Triệu Ngọ là cháu gọi Tuân Dần (Trung Hàng Dần) bằng cậu; nhà Tuân Dần lại thông gia với Phạm (Sĩ) Cát Xạ. Vì vậy Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ ủng hộ Triệu Ngọ, bèn cùng nhau đánh Triệu Ưởng. Triệu Ưởng chạy về cố thủ ở Tấn Dương. Theo luật nước Tấn, người làm loạn đầu tiên phải bị tử hình, do đó họ Phạm và họ Trung Hàng được Tấn Định công ủng hộ, mang quân vây Tấn Dương. Nhưng các đại phu khác là Trí (Tuân) Lịch, Hàn Bất Tín, Ngụy Xỉ lại có tư thù với họ Phạm và họ Trung Hàng, bèn mang quân giúp Triệu Ưởng. Thế 4 họ mạnh lên, Tấn Định công lại ngả theo phe bốn họ Hàn, Ngụy, Trí, Triệu. Tuân Dần và Sĩ Cát Xạ thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Hàn Bất Tín và Ngụy Xỉ xin hộ với Tấn Định công về lỗi khơi mào loạn của Triệu Ưởng. Định công bằng lòng tha tội Triệu Ưởng, cho giữ chức như cũ. Nước Tề thấy Tấn loạn, Tề Cảnh công sai người chở thóc đến Triều Ca giúp Phạm Cát Xạ và Tuân Dần. Triệu Ưởng ngăn chặn không được. Năm 494 TCN, bốn họ Ngụy, Hàn, Trí, Triệu hạ được thành Triều Ca. Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy trốn sang Hàm Đan. Năm 490 TCN, Triệu Ưởng lại hạ Hàm Đan, họ Phạm và Trung Hàng chạy sang Bách Nhân. Triệu Ưởng lại mang quân vây bức thành Bách Nhân, Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy sang nước Tề. Từ đó quyền hành nước Tấn trong tay 4 họ thượng khanh Trí, Hàn, Triệu, Ngụy. Liên minh ngăn chặn nỗ lực của vua Tấn. Trong số 4 họ thì họ Trí nắm quyền lớn nhất, nên được gọi là 'Bá', hàm ý đứng đầu trong số các quan Khanh nước Tấn. Sau khi họ Phạm và họ Trung Hàng bị diệt, đất đai của hai họ theo lẽ nên thuộc về vua Tấn. Tuy nhiên, năm 458 TCN, Trí Dao cùng 3 họ kia tự ý chia nhau phong ấp của họ Phạm và Trung hàng, không đếm xỉa gì đến Tấn Xuất công. Tấn Xuất Công yếu thế, đất đai ít ỏi, không ngăn được sự chuyên quyền của bốn nhà, nên liên lạc tìm ngoại viện từ các nước Tề, Lỗ để tiêu diệt bốn quan Khanh. Tuy nhiên, vào thời kỳ nào, ở Tề và Lỗ tình hình cũng không sáng sủa hơn. Tề bị lũng đoạn bởi quyền lực các Đại phu, trước có họ Thôi, họ Khánh, sau đến họ Điền; còn Lỗ bị lũng đoạn bởi Tam quý (Mạnh tôn thị, Thúc tôn thị, và Quý tôn thị). Các gia tộc quyền thần giữa các nước còn ngầm liên kết, hỗ trợ nhau. Năm 452 TCN, xung đột bùng phát, bốn nhà tấn công Tấn Xuất Công. Tấn Xuất Công bỏ nước trốn sang Tề, chết trên đường bỏ trốn. Trí Bá lập chắt của Tấn Chiêu công là Cơ Kiêu lên ngôi, tức là Tấn Ai công. Từ đó quyền hành vua Tấn chẳng còn gì, chỉ ngồi làm vì. Tồn tại được thêm trăm năm thì chính thức bị xóa sổ, khi ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy được nhà Châu liệt vào hàng chư hầu. Đó là sự kiệnHàn, Triệu, Ngụy chia ba nước Tấn.
1
null
Trong thần thoại Hy Lạp, Casandra (Tiếng Hy Lạp cổ ) là con gái vua Priam và hoàng hậu Hecuba của thành Troy. Vẻ đẹp của cô khiến thần Apollo si mê và thần đã trao cho cô một món quà là quyền nhìn thấy được tương lai. Trong một dị bản khác, cô được những con rắn trong đền thờ thần Apollo liếm vào tai nên có thể nghe thấy tương lai. Khi Cassandra từ chối tình cảm của Apollo, cô bị Apollo nguyền rủa rằng "cô và con cháu của cô sẽ thấy được tương lai nhưng không một ai sẽ tin vào điều đó". Cassandra là nhân vật chính trong các sử thi và các vở bi kịch. "Tâm trạng Cassandra" là thuật ngữ dùng để thể hiện trạng thái tâm lý bất lực khi không thể nói, giúp đỡ người khác trong khi bản thân có khả năng. Còn "lời cảnh báo Cassandra" là cảnh báo trước một sự cố không may, mà không ai muốn nghe hoặc không tin vào nó.
1
null
Nicotiana attenuata là loài thực vật thuộc chi Nicotiana, thường được biết đến là coyote tobacco. Đây là một loài hoang dại mọc ở miền Tây Bắc Châu Mỹ, từ British Columbia tới Texas và Bắc Mexico. Đây là loài thường niên, cao lớn nhất khoảng 1 mét. Lá rộng, có thể tới 10 cm dài. Phần lá dưới thường hình bầu dục và phần lá thân thường dài và nhọn. Hoa dạng chùm hữu hạn inflorescence, màu trắng hồng hoặc trắng xanh. Hoa có dạng loa kèn với chiều dài từ 2 tới 3 cm. Cánh hoa dạng hợp và đầu cánh hoa thường là màu trắng. Bầu quả dạng capsule Loài cây này thường được sử dụng với mục đích dược liệu bởi những người Châu Mỹ bản địa và được sử dụng như là thuốc hút smoked bởi những người Hopi, Apache, Navajo, Paiute. Khi cây thuốc lá dại này bị tấn công bởi con sâu thuốc lá sâu sừng thuốc lá ("Manduca sexta"), nó sẽ tiết ra các hợp chất mùi để dẫn dụ bọ cánh cứng "Geocoris" tới tiêu diệt sâu gây hại.
1
null
Cốc biển là một chi chim biển duy nhất trong họ cùng tên Fregatidae. Có 5 loài trong chi này. Chúng có đôi cánh, đuôi, và mỏ dài và con đực có túi bướu cổ màu đỏ, nó được bơm căng lên vào mùa sinh sản để thu hút con cái. Phân loại học. Từ nguyên. Họ "Frigate" được nhà tự nhiên học người anh Eleazar Albin sử dụng năm 1738 trong quyển "A Natural History of the Birds". Quyển sách cũng minh họa chim trống red gular pouch. Nó có nguồn gốc do những người đi biển Pháp đặt tên là "la frégate"—một loại tàu frigate. Thuật ngữ này đã được nhà tự nhiên học người Pháp Jean-Baptiste du Tertre đề cập tới khi mô tả loài chim này năm 1667. Christopher Columbus đã gặp loài này khi đi qua quần đảo Cape Verde trong chuyến hải hành đầu tiên qua Đại Tây Dương năm 1492. Trong nhật ký của ông ngày 29 tháng 9, ông đã sử dụng từ "rabiforçado", tiếng Tây Ban Nha hiện đại là "rabihorcado" hay forktail. Ở vùng Caribe, Cốc biển được gọi là chim "Man-of-War" theo các thủy thủ người Anh. Tên này được nhà thám hiểm người Anh William Dampier ghi trong quyển sách của ông "An Account of a New Voyage Around the World" xuất bản năm 1697: Phân loại. Cốc biển từng được xếp cùng nhóm với cormorant, và Sulidae (gannet và boobies) cũng như pelican trong chi "Pelecanus" theo Linnaeus năm 1758 trong ấn phẩm tái bản lần 10 của quyển "Systema Naturae". Ông đã mô tả các đặc điểm khác biệt giữa bộ lô vũ thẳng ở đầu, He described the distinguishing characteristics as a straight bill hooked at the tip, linear nostrils, mặ trần, và chân có màng đầy đủ. Chi "Fregata" được nhà tự nhiên học người Pháp Bernard Germain de Lacépède xác định năm 1799. Louis Jean Pierre Vieillot đã mô tả chi này có tên "Tachypetes" năm 1816 đối với Cốc biển lớn. Tên chi "Atagen" đã được nhà tự nhiên học người Đức Paul Möhring đặt năm 1752, mặc dù điều này không có giá trị vì nó ra đời trước khi bắt đầu chính thức phân loại của Linnaean. Năm 1874, nhà động vật học người Anh Alfred Henry Garrod đã xuất bản một nghiên cứu nơi ông đã xem xét nhiều nhóm chim khác nhau và ghi nhận muscles of a selected group of five chúng có thể hiện hay không.
1
null
Trong lý thuyết số, số lạ là số tự nhiên phong phú nhưng không nửa hoàn hảo. Nói cách khác, tổng các ước thực sự (các ước số bao gồm 1 nhưng không phải chính nó) của số lạ lớn hơn số lạ đó, nhưng không có tập con nào của các ước số đó mà tổng của nó bằng với chính số đó. Các ví dụ. Số lạ nhỏ nhất là 70. Các ước số thực sự của nó là: 1, 2, 5, 7, 10, 14 và 35; tổng của các ước số này là 74, nhưng không có tập con nào của các ước số mà tổng của nó bằng 70. Số 12 được gọi là số phong phú nhưng không phải là số lạ, bởi vì các ước số chia hết của 12 là 1, 2, 3, 4 và 6 có tổng là 16, tuy nhiên 2 + 4 + 6 = 12 (tổng của một tập con trong các ước số thực sự). Dãy số các số lạ là: Các tính chất. Có vô số số lạ. Ví dụ như, 70"p" là lạ với mọi số nguyên tố "p" ≥ 149. Thậm chí, tập các số lạ có mật độ tiệm cận dương. Hiện nay ta vẫn chưa biết liệu có tồn tại số lạ lẻ. Nếu có tồn tại thì số đó phải lớn hơn 1021. Sidney Kravitz chứng minh rằng với "k" là số nguyên dương, "Q" là số nguyên tố lớn hơn 2"k", và cũng là số nguyên tố và lớn hơn 2"k", thì là số lạ. Với công thức này ông tìm ra số lạ lớn sau: Số lạ nguyên thủy. Một tính chất của số lạ đó là nếu "n" lạ và "p" là số nguyên tố lớn hơn tổng các ước σ("n"), thì "pn" cũng là số lạ. Tính chất dẫn tới định nghĩa "số lạ nguyên thủy", tức số lạ không phải bội của các số lạ khác . Chỉ có 24 số lạ nguyên thủy nhỏ hơn 1 triệu so với 1765 số lạ nói chung dưới 1 triệu. Cách sinh của Kravitz đưa ra số lạ nguyên thủy bởi mọi số formula_4 đều nguyên thủy, nhưng việc tồn tại vô số "k" và "Q" sao cho "R" là nguyên tố không được đảm bảo. Do đó người ta giả thuyết rằng có vô số số lạ nguyên thủy, Melfi đã chứng minh rằng sự vô hạn của số lạ nguyên thủy là hệ quả của giả thuyết Cramer. Số lạ nguyên thủy có lên tới 16 ước nguyên tố và 14712 chữ số đã được tìm thấy.
1
null
101 tỉnh của Cộng hòa Pháp được phân chia thành 342 quận. Một quận của Pháp được phân chia thành các tổng và xã, không phân biệt đô thị hay nông thôn, cũng không có tư cách pháp nhân và vì thế các viên chức quận không do dân chúng bầu lên. Thủ phủ của một quận được gọi là quận lị ("sous-préfecture"). Khi một quận gồm có tỉnh lị (thủ phủ) của tỉnh thì tỉnh lị đó đóng vai trò vừa là quận lị và vừa là tỉnh lị. Vai trò và hành chính. Việc điều hành một quận là trách nhiệm của một quận trưởng (), phụ giúp tỉnh trưởng (). Không giống như các vùng, tỉnh và xã, các quận không có tư cách pháp nhân theo công luật. Vì thế, quận không có hội đồng quận và cũng không có các viên chức dân cử điều hành. Lịch sử. Khái niệm về quận được đề nghị vài lần như một cuộc cải tổ hệ thống hành chính trong khoảng thời gian giữa thế kỷ 15 và 18. Nổi bật là đề nghị của một quan chức thuộc vùng Bretagne là Caze de La Bove trong cuốn hồi ký của ông có tựa đề "Mémoire concernant les subdélégués de l'intendance de Bretagne" năm 1775. Quận được thành lập sau Cách mạng Pháp vào ngày 28 tháng 5 năm thứ 8 lịch cộng hòa (tức là 17 tháng 2 năm 1800). Trong một vài giai đoạn nào đó trong lịch sử Pháp, quận đã phục vụ vai trò trong việc bầu lên lập pháp, đặc biệt trong Đệ tam Cộng hòa Pháp. Năm 1926, 106 quận bị chính phủ bắt ngưng hoạt động. Một số quận này được tái phục chế vào năm 1942. Thống kê. Đa số tỉnh chỉ có ba hoặc bốn quận. Các tỉnh Paris và Belfort có chỉ một quận trong khi đó tỉnh Moselle có đến 9 quận. Tỉnh Mayotte không có quận nào.
1
null
Tại Cộng hòa Pháp, cộng đồng đô thị () là một hình thức hòa nhập nhất của một liên xã. Cộng đồng đô thị bao gồm một thành phố (một xã thành thị) và các khu ngoại ô độc lập (các xã độc lập). Các cộng đồng đô thị đầu tiên được Nghị viện Pháp thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 1966. Ban đầu chỉ có 4 cộng đồng đô thị tại các vùng đô thị Bordeaux, Lille, Lyon và Strasbourg. Sau đó, các cộng đồng đô thị khác được thành lập tại các vùng đô thị khác. Mục đích của các cộng đồng đô thị là đạt được sự hợp tác và điều hành chung giữa các thành phố lớn và các khu ngoại ô độc lập của chúng. Bước đi này thường xảy ra sau các nỗ lực không thành nhằm nhập các xã nằm bên trong một vùng đô thị lại với nhau. Địa vị của các cộng đồng đô thị đã được Luật Chevènement thay đổi vào năm 1999. Không như các cộng đồng khối dân cư và các cộng đồng xã, các xã không thể rời một cộng đồng đô thị một cách tự do. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2009, có 16 cộng đồng đô thị tại Pháp (tất cả đều nằm trên Chính quốc Pháp) với tổng dân số kết hợp là 7,47 triệu người. Tất cả các khu vực đô thị tại Pháp có trên nửa triệu dân là các cộng đồng đô thị, trừ khu vực đô thị Paris. Île-de-France, một trong số các vùng của Pháp, cung cấp đơn vị hành chính kết hợp một cách hữu hiệu bao gồm khu vực đô thị Paris. Một số cộng đồng đô thị tương đối nhỏ; nhỏ hơn nhiều cộng đồng khối dân cư. Cộng đồng đô thị được một hội đồng, gọi là "conseil communautaire" (hội đồng cộng đồng) điều hành. Mỗi hội đồng thị xã riêng biệt sẽ cử một đại diện của họ tham dự vào hội đồng cộng đồng. Hội đồng được lãnh đạo bởi một chủ tịch và phó chủ tịch do hội đồng bầu lên. Chủ tịch hội đồng cộng đồng đô thị trong nhiều trường hợp có thể là vị thị trưởng của thành phố chính, hoặc của thành phố đông dân nhất. Các thị trưởng của các thành phố khác cũng thường là phó chủ tịch cơ quan hành chính cộng đồng đô thị.
1
null
Tại Pháp, các xã liên kết () được thành lập theo Đạo luật sáp nhập xã ngày 16 tháng 7 năm 1971 (cũng còn có tên là "Đạo luật Marcellin"). Đạo luật cho phép các xã độc lập trước đó duy trì một số cơ quan như Ngày 1 tháng 1 năm 2006, có 730 xã liên kết tại Pháp. Đa số các xã liên kết được lập trong vòng 4 năm sau khi Đạo luật Marcellin được thông qua.
1
null
Kiểm toán là một "kiểm tra độc lập thông tin tài chính của bất kỳ thực thể nào, cho dù có định hướng lợi nhuận hay không, bất kể quy mô hoặc hình thức pháp lý của nó khi kiểm tra như vậy được thực hiện với quan điểm bày tỏ ý kiến trên đó" Nó cũng cố gắng đảm bảo sổ sách kế toán được duy trì đúng cách bởi mối quan tâm theo yêu cầu của pháp luật. Kiểm toán đã trở thành một hiện tượng phổ biến như vậy trong khu vực doanh nghiệp và công cộng mà các học giả đã bắt đầu xác định một "Hội kiểm toán". Kiểm toán viên nhận thức và nhận ra các đề xuất trước khi họ kiểm tra, thu thập bằng chứng, đánh giá tương tự và đưa ra ý kiến trên cơ sở phán đoán của kiểm toán viên, được đưa vào kết quả báo cáo kiểm toán. Bất kỳ vấn đề có thể được kiểm toán. Kiểm toán là một biện pháp tự vệ từ thời cổ đại (Loeb & Shamoo, 1989). Kiểm toán cung cấp sự bảo đảm của bên thứ ba để nhiều bên liên quan rằng vấn đề là miễn phí từ tài liệu sai sót trọng yếu. Thuật ngữ này được áp dụng thường xuyên nhất để kiểm toán các thông tin tài chính liên quan đến pháp nhân. Các lĩnh vực thường được kiểm toán khác bao gồm: thư ký và tuân thủ, kiểm soát nội bộ, quản lý chất lượng, quản lý dự án, quản lý nước và bảo tồn năng lượng. Theo kết quả của một cuộc kiểm toán, các bên liên quan có thể đánh giá và nâng cao hiệu quả hiệu quả của quản lý rủi ro, kiểm soát và quy trình quản trị đối với vấn đề này. Từ "kiểm toán" (audit) xuất phát từ chữ Latin "audire", có nghĩa là "nghe".
1
null
Kiểm toán Công nghệ Thông tin (tiếng Anh: Information Technology Audit, viết tắt IT Audit) là việc kiểm soát các quản lý điều khiển bên trong các Công trình hạ tầng xã hội Công nghệ thông tin (IT). Việc thẩm định các bằng chứng thu nhằm xác định nếu hệ thống thông tin là các tài sản được bảo vệ an toàn, duy trì tính toàn vẹn dữ liệu, và hoạt động có hiệu quả nhằm đạt các mục tiêu, mục đích của tổ chức. Những đánh giá này có thể thực thi trong việc kết hợp Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, hoặc những hình thức tham gia xác nhận khác. Kiểm soát Công nghệ Thông tin còn được gọi là kiểm toán "xử lý dữ liệu tự động" (ADP) hay "kiểm toán máy tính". Trước đây, tiền thân của thuật ngữ IT Audit là "kiểm toán xử lý dữ liệu điện tử (EDP)". Mục đích. Kiểm toán Công nghệ Thông tin khác với Kiểm toán báo cáo tài chính. Trong khi mục đích kiểm toán tài chính là đánh giá một tổ chức có gắn với tiêu chuẩn thực hành kế toán, mục đích của kiểm toán Công nghệ Thông tin là đánh giá về các thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ và sự hiệu quả mang lại. Trong môi trường hệ thống thông tin (IS), kiểm toán là một sự kiểm soát hệ thống thông tin, đầu vào, đầu ra và các quá trình xử lý. Quy trình kiểm toán. Các bước sau là quy trình kiểm toán cơ bản trong Kiểm toán Công nghệ Thông tin:
1
null
Bạc má Nhật Bản (danh pháp khoa học: Parus minor), cũng gọi là Bạc má phương Đông, là một loài chim thuộc họ Bạc má thay thế bạc má lớn tương tự ở Nhật Bản và Viễn đông Nga vượt quá sông Amur, bao gồm quần đảo Kuril. Cho đến gần đây, loài này được phân loại như là một phân loài của bạc má lớn, nhưng nghiên cứu Nga đã chỉ ra rằng hai loài cùng tồn tại ở vùng Viễn Đông nước Nga mà không trộn lẫn vào nhau hoặc thường xuyên lai giống.
1
null
Huỳnh Thị Thanh Thủy (sinh ngày 24 tháng 9 năm 1963), thường được biết đến với nghệ danh Thanh Thủy, là một nữ diễn viên người Việt Nam. Bà từng đoạt năm giải Mai Vàng của báo "Người lao động" và nhiều giải thưởng khác. Mặc dù được đào tạo chính quy ngành đạo diễn tại Trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Thanh Thủy lại nổi tiếng với vai trò diễn viên. Với lối diễn xuất đa dạng, bà dành phần nhiều sự nghiệp khi tham gia diễn xuất kịch nói tại các sân khấu lớn cũng như tham gia các phim truyền hình và các vở kịch truyền hình ngắn. Bà cũng từng là MC trong loạt kịch thiếu nhi "Chuyện Ngày Xưa" trên HTV7 và Ngày xửa ngày xưa trên sân khấu kịch Idecaf với vai két La La của nhóm Líu Lo (2000 - 2005). Tiểu sử. Sinh ra trong một gia đình công chức, mặc dù cả gia đình cũng như chính bản thân đều muốn theo nghề giáo, nhưng Thanh Thủy lại thành danh trên sân khấu với vai trò diễn viên. Thanh Thủy tin sự ảnh hưởng của ông nội - một họa sĩ đã từng là giảng viên mỹ thuật Trường Mỹ thuật Biên Hòa - Đồng Nai đã hướng chị đến với nghệ thuật. Thanh Thủy tốt nghiệp đạo diễn nhưng thành công với vai trò diễn viên trong nhiều thể loại cũng như sân khấu cải lương. Sự nghiệp của chị trải qua nhiều thăng trầm. Năm 23 tuổi khi tốt nghiệp, Thanh Thủy làm giáo viên phụ giảng khóa đào tạo diễn viên điện ảnh đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thầy Nguyễn Văn Phúc và cô Kim Chi được 4 năm. Khi ra trường, chị đã từng cùng Mỹ Dung, Phùng Nguyên mở tiệm bán quần áo trên đường Cống Quỳnh. Tiệm đóng cửa, chị về quê gần 3 năm cho đến khi nhận lời xuất hiện lại trong chương trình ca nhạc hài kịch "Việt Nam thương nhớ" của nghệ sĩ Minh Phượng. Tuy chương trình thành công lớn, nhưng Thanh Thủy vẫn ngần ngại quay lại với nghề. Về sau, Thu Hồng - là biên tập viên Ban văn nghệ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - đưa Thanh Thủy về làm vở "Trở về mái nhà xưa" diễn tại Nhà hát kịch - sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Khi đó chị mới nhận ra niềm khao khát với nghề và muốn theo nghề trở lại. Thanh Thủy chia sẻ: "Trong vở diễn có đoạn Lê Na nói về quá khứ của mình, nỗi khao khát được quay lại mái nhà xưa, lúc đó tôi khóc đến nỗi không nói rõ câu thoại". Chị cũng đã từng lập nhóm tấu hài với Quốc Thảo và Minh Phượng, từng là bạn diễn ăn ý của Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc trong các vở hài kịch ở Sân khấu IDECAF như Cậu đồng, Cô chủ quán xinh đẹp, Cái tráp vàng, Người tốt thành Tứ Xuyên... cũng như cùng nghệ sĩ ưu tú Hoài Linh tham gia nhiều vở hài kịch thành công trên sân khấu Nụ cười Mới của ông bầu Hữu Lộc như Người nhà quê, Chuyện sân ga... Một người bạn đã giới thiệu Thanh Thủy với chồng là anh Tráng vào năm 1991 khi đi nghe đêm hòa nhạc do Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Họ quen nhau rồi tiến đến hôn nhân vào năm 1993. Gia đình Thanh Thủy có hai con trai riêng của chồng và hai con gái: Nhật Thanh và Giang Thanh.
1
null
Bạch trạch ( hay ) là một loài linh vật trong thần thoại Trung Hoa và Á Đông. Tên "Bạch trạch" mang nghĩa là "đầm lầy trắng". Theo truyền thuyết, Hoàng Đế đã gặp Bạch trạch khi ông đang trên đường vi hành ở các vùng lãnh thổ phía Đông của mình. Khi gặp Hoàng Đế, Bạch trạch đã giới thiệu cho ông biết thông tin về 11.520 loài linh thú và quái vật trong tự nhiên cũng như cách phòng chống sự quấy nhiễu và xâm hại của chúng. Tất cả những chỉ dẫn này đều được ghi lại trong một tác phẩm gọi là Bạch trạch đồ (白泽图/白澤圖, "Bái Zé Tǘ"). Tác phẩm hiện nay đã thất truyền nhưng một số phần nội dung của nó vẫn còn nằm rải rác trong một số tài liệu sau này. Ở Nhật Bản. Theo truyền thuyết, một sinh vật tên gọi kutabe, được biết đến tương tự với "Bạch Trạch" của Trung Quốc, từng xuất hiện một lần tại núi Tateyama, quận Toyama và “"Đã dự báo trước về một dịch bệnh chết người sắp xảy đến trong vài năm tới. Bạch Trạch liền truyền lệnh hãy dùng hình ảnh của nó như một lá bùa phòng dịch bệnh, và từ đó hakutaku được thờ phụng như một thần dược tinh thần chống bệnh tật."" Người Nhật miêu tả hakutaku như một "“thú có hình dáng giống bò hoặc một con sư tử khổng lồ với 9 mắt và sáu sừng, được xếp bên sườn mỗi bên 3 và 2, có khuôn mặt giống con người. Hakutaku cũng thường được miêu tả là có thân sư tử và 8 mắt, đầu có một hoặc nhiều sừng”". Tuy nhiên, cũng có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng các con mắt phụ của bạch trạch, và đôi khi chỉ có một mắt phụ ở giữa trán. Nó còn được biết đến như là một thần thú “"thông minh và có thể đọc, hiểu được tiếng người.”" Trong Thiền phái và văn hóa Nhật Bản, D T Suzuki đã miêu tả hakutaku như sau "“Một sinh vật thần thoại, cả người giống như một cánh tay và có đầu giống con người. Người xưa tin rằng sinh vật này có thể ăn những cơn ác mộng và những tai nạn kinh khủng. Do đó, người ta cũng hi vọng nó có thể ăn tất cả những bệnh tật tai ương mà con người gặp phải. Họ thường treo hình bạch trạch ở cổng hoặc trong nhà."
1
null
Ếch cây Helen (tên khoa học Rhacophorus helenae) là một loài ếch bay được phát hiện ở Việt Nam và công bố năm 2013, đặt tên theo Helen M. Rowley, mẹ của người phát hiện và mô tả loài này. Loài này sinh sống ở Bình Thuận và Đồng Nai, từ Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận đến rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc vùng Thác Mai, Tân Phú, Đồng Nai. Mô tả. Ếch cây Helen có thân dài 72,3 - 85,5 mm ở con đực và 89,4 - 90,7 mm ở con cái. Chúng có mặt trên lưng và đầu màu xanh lá cây hoặc xanh dương với những đốm trắng. Bụng và đầu màu trắng. Chúng sinh sống trên cây và có màng chân lớn giúp chúng phi từ cây này sang cây khác hoặc xuống đất. Loài này đang bị đe dọa mất môi trường sống.
1
null
Ếch sừng Surinam còn được gọi là ếch sừng Amazon (danh pháp hai phần: Ceratophrys cornuta) là một loài ếch dài đến 20 cm được tìm thấy trong phần phía bắc của Nam Mỹ. Nó có một miệng đặc biệt rộng, và có u nổi như sừng trên đôi mắt. Cá cái đẻ tới 1.000 quả trứng tại một thời điểm, và quấn chúng xung quanh các cây thủy sinh. Loài ếch này ăn ếch nhái, thằn lằn, chuột nhắt. Nòng nọc của con ếch có sừng Surinam tấn công lẫn nhau (và tấn công nòng nọc của các loài ếch nhái khác) ngay sau khi nở. Loài này đã từng được coi là cùng loài với "Ceratophrys ornata". Tranh chấp này sau đó đã được giải quyết bởi vì con ếch sừng Surinam sống ở một môi trường sống khác nhau hơn so với người anh em họ nhỏ hơn của chúng không giao phối lẫn nhau trong tự nhiên (nhưng sẽ làm như vậy trong điều kiện nuôi nhốt). Loài này đã được biết bắt con mồi vào các loài ếch có sừng khác, đặc biệt là "Ceratophrys ornata".
1
null
Ếch sừng Argentina (tên khoa học Ceratophrys ornata), cũng gọi là ếch mỏ rộng Argentina hoặc ếch Pacman, là loài ếch sừng phổ biến nhất, từ những khu rừng mưa của Argentina, Uruguay và Brazil. Nó là loài phàm ăn, nó sẽ cố gắng nuốt bất cứ thứ gì chuyển động gần miệng rộng của nó, chẳng hạn như côn trùng, và động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch. Đặc điểm nổi bật nhất loài ếch này là miệng của nó, chiếm khoảng một nửa kích thước tổng thể của nó. Màu sắc thường là màu xanh lá cây tươi sáng với những mảng màu đỏ, mặc dù màu xanh đậm, cũng có con màu đen và bạch. Con cái có thể dài tới 16,5 cm từ mỏ đến đít và con đực dài 11,5 cm. Tuổi thọ 6-7 năm, tuy nhiên chúng có thể sống thọ 10 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Nó sống ở quanh các vùng Bắc Mỹ vá Nam mỹ tùy theo điều kiện tự nhiên và môi trường của từng con.Loài ếch sừng này nuôi rất phổ biến
1
null
Ba nhà chia Tấn (chữ Hán: 三家分晋 "Tam gia phân Tấn") là kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ nước Tấn – bá chủ chư hầu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ba họ khanh đại phu mạnh nhất trải qua cuộc đấu tranh hơn 2 thế kỷ trở thành những lực lượng mạnh nhất và cùng nhau chia nước Tấn làm ba: Hàn, Triệu, Ngụy. Đấu tranh giữa các tư gia với công thất. Ba họ Hàn, Triệu, Ngụy ban đầu là những quan lại phục vụ dưới quyền vua nước Tấn. Do có công lao, họ được phong thưởng thực ấp và trở thành những thế lực quý tộc mới, cùng với các họ đại phu khác như Trí, Phạm, Trung Hàng gọi là "tư gia". Các họ tư gia cùng các quý tộc cũ là dòng dõi thân thích với vua nước Tấn như họ Loan, họ Khước, họ Hồ, họ Tiên… chia nhau nắm quyền chính giúp vua Tấn làm bá chủ chư hầu. Để giành ngôi bá chủ và duy trì ngôi vị này sau đó, các vua Tấn nhờ vào đóng góp công trạng của các đại phu trong các hoạt động ngoại giao và quân sự. Thế lực của đại phu ngày càng lớn mạnh và vua Tấn ngày càng phải dựa nhiều vào họ. Năm 588 TCN, Tấn Cảnh công bắt đầu đặt ra Lục khanh cho 6 họ đại phu lớn: Trí, Phạm, Trung Hàng, Hàn, Triệu, Ngụy; đồng thời lập ra 6 đạo quân, mỗi đạo có 12.500 người. Thế lực của các "tư gia" ngày càng lớn hơn và cuộc tương tranh với công thất ngày càng ác liệt. Khoảng năm 550 TCN, lục khanh liên minh diệt họ Loan – họ công thất lớn nhất, sau đó diệt họ Dương Thiệt và họ Kỳ. Vây cánh họ vua Tấn ngày càng yếu, không có ai giúp Tấn Khoảnh công. Giữa các họ lục khanh dần dần nảy sinh mâu thuẫn. Năm 497 TCN thời Tấn Định công, bốn họ Triệu, Trí, Hàn, Ngụy mâu thuẫn với họ Phạm và Trung Hàng. Hai phe đánh nhau. Vua Tấn ban đầu ngả theo phe họ Phạm và Trung Hàng, sau thấy phe 4 họ mạnh lên bèn ngả theo phe bốn họ Hàn, Ngụy, Trí, Triệu. Tuân Dần (họ Trung Hàng) và Sĩ Cát Xạ (họ Phạm) thua trận phải bỏ chạy về thành Triều Ca. Năm 494 TCN, bốn họ Ngụy, Hàn, Trí, Triệu hạ được thành Triều Ca. Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy trốn sang Hàm Đan. Năm 490 TCN, Triệu Ưởng lại hạ Hàm Đan, họ Phạm và Trung Hàng chạy sang Bách Nhân. Triệu Ưởng lại mang quân vây bức thành Bách Nhân, Tuân Dần và Phạm Cát Xạ chạy sang nước Tề. Từ đó quyền hành nước Tấn trong tay 4 họ thượng khanh Trí, Hàn, Triệu, Ngụy. Trong số 4 họ thì họ Trí nắm quyền lớn nhất, có tước Bá, ba họ kia chỉ có tước Tử. Năm 458 TCN, bốn khanh tự ý lấy đất cũ của họ Phạm và họ Trung Hàng chia nhau làm ấp phong, không cần lệnh của Tấn Xuất công. Đất đai thuộc quyền Tấn Xuất công cai quản không bằng bốn nhà, vì vậy vua Tấn bất bình, sai sứ đi liên lạc với các nước Tề và Lỗ cầu viện tấn công 4 họ đại phu lộng quyền. Tuy nhiên, tại các nước Tề và Lỗ lúc đó, quyền hành cũng nằm trong tay các quyền thần nên họ chỉ củng cố quyền lực mà không muốn giúp vua Tấn. Năm 452 TCN, bốn họ đại phu cùng nhau khởi binh chống lại Tấn Xuất công. Tấn Xuất công không chống nổi, phải bỏ chạy sang nước Tề rồi chết giữa đường. Ba họ diệt Trí bá. Sau khi Tấn Xuất công bỏ chạy ra nước ngoài và qua đời, Trí bá Tuân Dao muốn thôn tính cả nước Tấn nhưng chưa dám, bèn lập con của Cơ Kỵ là Cơ Kiêu lên ngôi, tức là Tấn Ai công. Trong 4 họ đại phu, Trí bá mạnh nhất, nắm chính sự nước Tấn. Trí Bá muốn lần lượt thôn tính 3 họ kia để chiếm cả nước Tấn. Năm 455 TCN, Trí bá trước hết thực hiện kế "tằm ăn lá dâu", ra lệnh ép 3 họ kia cùng hiến đất để thôn tính dần, nhân danh vua Tấn ra lệnh trưng dụng đất đai và dân chúng mỗi nhà 100 dặm và số dân ở đó để chuẩn bị đánh nước Việt. Ba nhà kia biết Trí Bá có ý xấu song không thống nhất được cách đối phó. Hàn Khang tử là người đầu tiên bỏ ra 100 dặm đất và một vạn hộ khẩu cắt cho họ Trí, Ngụy Hoàn tử cũng phải cắt nhượng, riêng Triệu Tương tử không chịu. Trí bá Tuân Dao nổi giận, bèn hợp quân với họ Hàn và Ngụy đánh Triệu. Năm 455 TCN, Trí bá dẫn trung quân, họ Hàn dẫn hữu quân, họ Ngụy dẫn tả quân cùng tiến đánh Triệu. Triệu Vô Tuất thế yếu, phải rút về cố thủ ở Tấn Dương (nay là Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Ba họ Trí, Hàn, Ngụy vây Tấn Dương hơn 1 năm chưa hạ được. Tuân Dao dẫn nước Tấn Thủy (sông Phần) rót vào thành. Nước ngập sắp tới mặt thành, dân chúng phải trèo lên mái nhà tránh lụt. Trong thành hết lương, rất nguy cấp, phải đổi con cho nhau ăn thịt. Trong tình hình đó, thủ hạ của Vô Tuất là Trương Mạnh Đàm bàn kế ly gián 2 họ Hàn, Ngụy với họ Trí. Vô Tuất bèn cử Trương Mạnh Đàm nhân ban đêm bí mật trèo ra ngoài thành, đến trại Hàn Hổ và Ngụy Câu phân tích lợi hại, thuyết phục hai họ phản Trí Bá để tránh bị diệt trong tương lai. Hàn Hổ và Ngụy Câu vốn phải cắt đất cho Tuân Dao đã bất bình, lại vì đất phong của mình cũng có sông chảy qua nên sợ sau này sẽ chung cảnh ngộ như họ Triệu, nhân đó bèn đồng tình phản lại họ Trí. Năm 453 TCN, ba họ Triệu, Hàn, Ngụy hợp binh đánh úp Tuân Dao, đánh bại quân họ Trí, giết chết Tuân Dao. Ba họ cùng nhau chia đất của họ Trí và nắm quyền nước Tấn. Cùng chia nước Tấn. Năm 440 TCN, Tấn Ai công chết, con là U công lên nối ngôi. Vua Tấn lúc đó chỉ còn đất Giáng và đất Khúc Ốc, còn lại đất đai đều thuộc về 3 họ Hàn, Triệu, Ngụy mà sử sách quen gọi là Tam Tấn. Trên thực tế 3 họ đã nắm quyền tự quyết, không còn theo mệnh lệnh hay cần tới danh nghĩa của vua Tấn nữa. Chính vua Tấn phải đến triều kiến 3 họ chứ không phải 3 họ đến triều kiến vua Tấn. Đất đai của vua Tấn đến thời U công ngày càng bị thu hẹp, mất về tay ba họ Hàn, Triệu, Ngụy. Tấn U công chỉ còn đất Giáng đô và đất Khúc Ốc. Năm 403 TCN, theo sự thỉnh cầu của 3 họ, Chu Uy Liệt Vương chính thức phong cho 3 thượng khanh họ Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu ngang hàng với vua Tấn. Ba nhà chia Tấn là sự kiện lịch sử mở đầu của bộ sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang thời Bắc Tống. Tư Mã Quang cho rằng quyết định phong chư hầu của Chu Uy Liệt Vương là sai lầm, tự mình phá hoại kỷ cương và danh phận của một xã hội phong kiến có đẳng cấp; nếu vua Chu từ chối, sẽ có vị bá chủ chư hầu đứng ra thảo phạt 3 nhà Hàn, Triệu, Ngụy. Các sử gia hiện đại cho rằng quan niệm của Tư Mã Quang là viển vông, không thực tế, không nhìn ra được sự thật là lớp quý tộc mới có chiến công và thực lực mạnh mẽ đã đủ khả năng lật đổ một quân vương mục nát (Tấn) là một tất yếu của lịch sử. Cục diện khi đó cho thấy chưa có chư hầu nào đủ khả năng đứng ra "thảo phạt 3 nhà" như Tư Mã Quang mong muốn: nước Tề trong tay quyền thần họ Điền, sắp có ý định làm chuyện cướp ngôi như 3 nhà ở nước Tấn, nước Tần ở phía tây trước biến pháp Thương Ưởng chưa đủ thực lực tiến sang phía đông, nước Sở ở phía nam đã suy yếu từ khi bị Ngô Hạp Lư đánh bại (506 TCN), nước Yên không đủ mạnh, nước Việt sau thời Câu Tiễn cũng đã suy; thực tế cho thấy đầu thời Chiến Quốc, chính Ngụy mới thành lập là nước cường thịnh nhất, vì vậy khả năng một nước "bá chủ" đủ thực lực đứng ra thảo phạt cả ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy càng không thực tế. Sự kiện 3 nhà được phong từ thượng khanh lên chư hầu trở thành một sự kiện lịch sử thay đổi rất lớn lao khi đó. Từ đó trên lãnh thổ nước Tấn cũ có 4 nước cùng tồn tại là Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy. Thực lực của Tấn Liệt công lúc đó đã rất suy yếu. Theo "Sử ký, Tấn thế gia", năm thứ hai đời Tấn Tĩnh công, tức là năm 376 TCN, vua ba nước Hàn Ai hầu, Triệu Kính hầu và Ngụy Vũ hầu cùng nhau diệt nước Tấn. Tấn Tĩnh công mất nước. Năm 359 TCN, Hàn cùng Triệu và Ngụy chia đất Tấn, đưa vua Tấn ra đất Đoan Thị. Năm 349 TCN, Triệu Túc hầu lên ngôi đã chiếm nốt đất Đoan Thị ăn lộc của vua Tấn, đày Tấn Tĩnh công ra đất Đồn Lưu. Ba nhà chia nhau làm vua chư hầu trên đất Tấn, từ thời Chiến Quốc vẫn dùng khái niệm "Tam Tấn" để gọi chung 3 nước này.
1
null
Atom Heart Mother là album phòng thu thứ năm của ban nhạc progressive rock người Anh, Pink Floyd. Album được phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 1970 bởi Harvest và EMI Records ở Anh, và ngày 10 tháng 10 bởi Capitol Records ở Mỹ. "Atom Heart Mother" được thu âm tại Abbey Road Studios, London và là album đầu tiên của ban nhạc đạt vị trí số 1 tại Anh, dù chỉ được xếp thứ 55 tại Mỹ, nhưng đã nhận được chứng nhận Vàng ở đây. Bản chỉnh âm CD của album này được tái bản vào năm 1994 ở cả Anh lẫn Mỹ, sau đó là vào năm 2011. Ron Geesin, người tạo ảnh hưởng và cộng tác thường xuyên với Roger Waters, được công nhận như một thành viên trong ê-kíp sản xuất và là một nhân vật hiếm hoi được ghi trong danh sách người viết nhạc trong một album của Pink Floyd. Đây cũng là album đầu tiên mà Pink Floyd thu âm bằng công nghệ 4-kênh, khác với công nghệ stereo 2-kênh cũ. Bản mix 4-kênh này cũng chính là bản LP được phát hành trong một hỗn hợp phức tạp nhằm giúp người nghe có thể tiếp cận được với phương thức stereo cũ. Ở Anh, ấn bản 4-kênh được phát trên một sóng chuyên môn ở định dạng "Quad-8", một kênh phát theo máy 8-băng cổ điển. Phần bìa được thiết kế bởi Hipgnosis, trở thành phần bìa đầu tiên của ban nhạc mà không có tên của họ ở mặt trước, và thậm chí không có bất cứ ảnh nào của họ ở cả mặt trước lẫn mặt sau. Đây chính là phong cách mà họ thể hiện sau này suốt những năm 70 và sau nữa. Cho dù có được nhiều thành công về mặt thương mại cũng như những đánh giá vô cùng tích cực kể từ ngày phát hành, Pink Floyd vẫn luôn giữ một thái độ khá tiêu cực với album này cho tới tận nhiều năm gần đây, đặc biệt là từ David Gilmour và Roger Waters. Cho dù vậy, "Atom Heart Mother" vẫn khá nổi tiếng với một vài lần trình diễn của Gilmour với Geesin vào năm 2008. Thành phần tham gia. Dựa trên phần bìa ghi chú.
1
null
Chống chỉ định là tình trạng mà không thể dùng một loại thuốc, hay một phương pháp chữa bệnh,kỹ thuật y tế, hoặc nếu có dùng thì phải cân nhắc vì có thể đưa tới những triệu chứng không tốt Các loại. Các đối tượng đặc biệt như:trẻ em,người già,phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa,người mắc bệnh mạn tính cần phải tìm hiểu kỹ các loại chống chỉ định trên toa thuốc hay kỹ thuật y tế(chụp X-Quang,Chụp cộng hưởng từ) có chống chỉ định với mình không ! Ngoài ra người dân thường hay sợ những tác dụng phụ hơn là sợ sẽ bị mang bệnh, khi không được chữa trị. Một phần cũng vì trong giấy kèm theo của thuốc tuy có ghi những tác dụng phụ, nhưng lại không nêu lên những nguy hiểm có thể xảy ra nếu không dùng thuốc. Vậy nên cần phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc, họ sẽ cân nhắc sử dụng nếu lợi ích lớn hơn rủi ro. Bởi vậy ta phải cân nhắc đầy trách nhiệm về những nguy hiểm khi chữa trị cũng như những cái hại nếu không điều trị.
1
null
"I'll Be There" là một ca khúc nhạc soul được viết bởi Berry Gordy, Bob West, Hal Davis và Willie Hutch (được biết tên với tên gọi "The Corporation") được phát hành làm 2 phiên bản đĩa đơn đạt ngôi quán quân tại Mỹ: phiên bản gốc năm 1970 bởi ban nhạc The Jackson 5 và phiên bản năm 1992 được trình diễn trực tiếp bởi hai nghệ sĩ R&B người Mỹ Mariah Carey và Trey Lorenz. Phiên bản của "The Jackson 5" được thu âm bởi hãng đĩa Motown Records và được phát hành dưới dạng đĩa đơn đầu tiên trích từ "Third Album" vào 1969. Được sản xuất bởi chính những người sáng tác nên bài hát, "I'll Be There" trở thành đĩa đơn đạt ngôi quán quân thứ tư liên tiếp của "The Jackson 5" (cùng với "I Want You Back", "ABC" và "The Love You Save") giúp họ trở thành nhóm nhạc da màu đầu tiên có 4 bài hát pop ăn khách liên tiếp đạt ngôi đầu bảng. "I'll Be There" cũng được ghi nhận là đĩa đơn ăn khách nhất từng được phát hành bởi hãng đĩa Motown trong "Thời kì Detroit" (1959-1972). Bản thể hiện lại của Mariah Carey và Trey Lorenz được thu âm trực tiếp khi Carey trình diễn trong chương trình "MTV Unplugged" năm 1992. Đồng sản xuất bởi Carey và Walter Afanasieff, "I'll Be There" trở thành đĩa đơn thứ sáu của Carey đạt ngôi đầu bảng tại Mỹ và là bài hát ăn khách nhất của cô lúc bấy giờ. Phiên bản của "The Jackson 5". Kết cấu. Sau ba đĩa đơn đạt ngôi quán quân với giai điệu nhanh theo phong cách "bubblegum soul" của Jackson 5 ("I Want You Back", "ABC" và "The Love You Save"), chủ hãng đĩa Motown, Berry Gordy quyết định mạo hiểm và thử nghiệm một bản ballad cho nhóm. Ở bài hát này, ông có nhờ sự hợp tác của các nhạc sĩ như Hal Davis, Willie Hutch và Bob West. Thành phẩm là một bài hát ballad nhẹ nhàng. Những người hát chính của nhóm, Michael Jackson và anh trai Jermaine có chia sẻ phần hát chính trong bản này cùng nhau. Câu hát "just look over your shoulders, honey" là sự ám chỉ tới bản "Reach Out I'll Be There" một đĩa đơn ăn khách đạt quán quân năm 1966 của Four Tops. Phát hành và tiếp nhận. Trong quyển tự truyện "Moon Walk", Michael Jackson có lưu ý "I'll Be There" là bài hát định hình nên sự nghiệp của "The Jackson 5" và cho khán giả thấy nhóm có tiềm năng xa hơn là chỉ loại nhạc bubblegum pop. Allmusic có cho rằng "Hiếm khi lại có một người trẻ hát với nhiều nội lực mà trang nhã đến thế, người hát bản ballad nhẹ nhàng, đau đớn này bằng sự khôn ngoan và tường tận hơn số tuổi của mình." Ca khúc trở thành đĩa đơn thành công nhất mà "The Jackson 5" từng phát hành, khi bán ra 4.2 triệu bản tại Hoa Kỳ và 6.1 triệu đĩa trên toàn thế giới. Nó thế chân "I Heard It Through the Grapevine" bởi Marvin Gaye để trở thành đĩa đơn thành công nhất mà hãng đĩa Motown từng phát hành tại Mỹ, trước khi bị vượt mặt bởi bản song ca huyền thoại giữa Lionel Richie và Diana Ross - "Endless Love". Ngoài Hoa Kỳ, "I Heard It Through the Grapevine" vẫn còn là đĩa đơn bán chạy nhất của Motown với doanh số đạt 7 triệu đĩa. Ca khúc nắm giữ vị trí đầu bảng tại "Billboard" Pop Singles Chart trong năm tuần, từ 17 tháng 10 đến 14 tháng 11, vượt mặt "Cracklin' Rosie" của Neil Diamond; và được thay thế sau đó bởi "I Think I Love You" của The Partridge Family. "I'll Be There" cũng đồng thời đạt thành công tại "Billboard" Black Singles Chart khi giữ vị trí quán quân trong 6 tuần và đạt vị trí thứ 4 tại Anh. Mặt B của đĩa đơn là bài hát "One More Chance", trích từ album thứ hai của họ. "I'll Be There" là bài hát ăn khách cuối cùng của Jackson 5. Trong suốt sự nghiệp còn lại như là một nghệ sĩ thuộc hãng đĩa lớn, các đĩa đơn của họ vẫn chưa thể tăng cao hơn hạng thứ hai. Michael Jackson thì lại đạt rất nhiều đĩa đơn quán quân kể từ khi tách nhóm, bắt đầu với bài hát "Ben" năm 1972. Michael Jackson trình diễn "I'll Be There" trong mọi chuyến lưu diễn của mình. "I'll Be There" vẫn đang còn là bài hát phổ biến nhất của Jackson 5 và được thể hiện lại bởi rất nhiều nghệ sĩ, bao gồm Josie and the Pussycats và Mariah Carey, người đã mang bản nhạc này trở lại cộng đồng yêu nhạc sau hơn hai thập kỷ phát hành. "I'll Be There" là một trong những bài hát được sử dụng trong "". Andy Williams có phát hành một phiên bản của bài hát này trong album năm 1971 của mình, "You've Got a Friend". Bài hát cũng thường xuyên xuất hiện trong bài hát liên khúc được trình diễn trực tiếp của nhóm Green Day. Bài hát được trình diễn trong "liên khúc Jackson 5" thuộc tất cả các chuyến lưu diễn của Michael: The Bad, Dangerous và HIStory tours. Ca khúc còn được trình diễn trong bộ phim "Michael Jackson's This Is It" năm 2009 của Michael Jackson. Ca khúc được sử dụng trong quảng cáo của nhãn hàng Pepsi trong suốt Dangerous World Tour năm 1992. Phiên bản của "Mariah Carey". Mariah Carey có chọn trình bày lại "I'll Be There" trong danh sách trình diễn cho "MTV Unplugged" vào phút cuối, sau khi được thông báo việc phải trình bày lại ít nhất một bài hát của một nghệ sĩ khác. "I'll Be There" là bài hát thứ sáu trong chương trình "MTV Unplugged" đặc biệt của Carey, được ghi hình vào ngày 16 tháng 3 năm 1992. Nó đã được trình diễn như một bản song ca lãng mạn, khi Carey hát phần của Michael Jackson và nghệ sĩ R&B Trey Lorenz hát phần của Jermaine Jackson. Chương trình và EP nhạc mang tên "MTV Unplugged" này đều được sản xuất bởi Carey và Walter Afanasieff, người đã chơi dương cầm trong màn trình diễn. Wanya Morris của nhóm Boyz II Men đã thể hiện bài hát này trong video đêm diễn "". Tập "MTV Unplugged" đặc biệt này được phát sóng ngày 20 tháng 5 năm 1992 và là một thành công lớn. Hãng đĩa của Carey, Columbia Records nhận được nhiều lời yêu cầu phát hành "I'll Be There" dưới dạng đĩa đơn, điều mà họ chưa từng lên kế hoạch. Một bản chỉnh sửa của đài phát thanh được ra mắt, khi những phần hội thoại trong phần trình diễn được cắt đi, trước khi "I'll Be There" được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Tại Hoa Kỳ, ca khúc được ra mắt với bài hát "So Blessed" ở Mặt-B; trong khi ở Anh, đĩa đơn này bao gồm phần trình diễn trực tiếp bản "Vision of Love", và phiên bản trong album của bài hát "If It's Over" và "All in Your Mind". "I'll Be There" nhận được 2 đề cử cho "Trình diễn giọng R&B xuất sắc nhất" và "Bài hát R&B Xuất sắc nhất" tại Giải Grammy 1993, nhưng đều chào thua trước "End of the Road" của Boyz II Men. Video âm nhạc của "I'll Be There", do Larry Jordan làm đạo diễn, là phần được cắt từ màn trình diễn của Carey trong "MTV Unplugged". Trong suốt phần tưởng niệm ngày mất của Michael Jackson vào ngày 7 tháng 7 năm 2009, Carey và Lorenz đã hát lại ca khúc này để tưởng nhớ đến anh. Đánh giá chuyên môn. Shawn M. Haney, biên tập viên từ Allmusic, đề bật bài hát này và diễn tả nó như một bản tình ca đầy sức mạnh. Tờ "Entertainment Weekly" cho rằng Mariah đã biến bản nhạc này thành một "bản song ca tuyệt vời". Danh sách bài hát. Đĩa đơn dưới dạng CD trên toàn thế giới Đĩa đơn dưới dạng CD tại châu Âu Đĩa đơn dưới dạng CD tại Anh Diễn biến trên các bảng xếp hạng. Sau thất bại của đĩa đơn "Make It Happen" về mặt thương mại, "I'll Be There" là đĩa đơn đưa Carey trở lại thành công: nó trở thành đĩa đơn quán quân thứ sáu của cô tại "Billboard" Hot 100 trong hai tuần, từ 13 tháng 6 đến ngày 27 tháng 6 năm 1992. Nó cũng đạt ngôi quán quân trên Hot Adult Contemporary Tracks, đồng thời là đĩa đơn duy nhất trong chương trình "MTV Unplugged" đạt ngôi quán quân. "I'll Be There" cũng là một thành công vượt bậc của Carey ngoài khu vực Bắc Mỹ, khi trở thành đĩa đơn được ưa chuộng của cô trong nhiều thị trường âm nhạc. Nó đã dẫn đầu Canadian Singles Chart trong hai tuần, trở thành đĩa đơn ăn khách nhất của cô tại Anh (đạt vị trí Á quân) và tại Úc (đạt vị trí thứ 9). Nó cũng đạt đến top 20 khắp khu vực Châu Âu, nơi mà sự nghiệp của Carey lúc đó vẫn còn nhiều giới hạn. Ca khúc đã bán hơn 345.000 bản tại Anh. Phiên bản của "Arthur Hanlon". Năm 2003, nghệ sĩ dương cầm Arthur Hanlon có thể hiện lại ca khúc này theo thể loại bachta cùng nghệ sĩ khách mời người Dominic, Karlos Rosé. Phiên bản của họ đã được thu âm bằng tiếng Pháp và xuất hiện trong chuyến lưu diễn "Encanto del Caribe" của Hanlon. Ca khúc do Hanlon và David Cabera sản xuất.
1
null
Hàn Liệt hầu (chữ Hán: 韓烈侯; trị vì: 399 TCN - 387 TCN ), tên thật là Hàn Thủ (韓取), là vị vua thứ hai của nước Hàn – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Liệt hầu là con của Hàn Cảnh hầu – vua đầu tiên nước Hàn. Năm 400 TCN, Hàn Cảnh hầu mất, Hàn Thủ lên nối ngôi, tức Hàn Liệt hầu. Năm 397 TCN, tướng quốc nước Hàn là Hiệp Lũy có oán với Nghiêm Toại, Toại bèn mua chuộc thích khách Nhiếp Chính giết Hiệp Lũy. Năm 394 TCN, họ Điền nước Tề đem quân đánh nước Lỗ, Hàn Liệt hầu đem quân giúp Lỗ, đánh lui quân Tề. Năm 391 TCN, nước Tần đem quân đánh Nghi Dương (nay thuộc Lạc Dương) của Hàn, chiếm 6 ấp. Năm 387 TCN, Hàn Liệt hầu mất, con ông là Hàn Du nối ngôi tức Hàn Văn hầu.
1
null
David Ionovich Bronstein (Дави́д Ио́нович Бронште́йн; 19 tháng 2 năm 1924 – 5 tháng 12 năm 2006) là một Đại kiện tướng cờ vua người Liên Xô, kỳ thủ suýt giành danh hiệu Vô địch Thế giới trong Giải Vô địch Cờ vua Thế giới 1951. Bronstein là một trong những kỳ thủ mạnh nhất từ giữa thập niên 1940 đến giữa thập niên 1970, được đánh giá bởi những kỳ thủ mạnh cùng thời là một thiên tài và bậc thầy về chiến thuật. Bronstein cũng là một tác giả chuyên viết về cờ vua rất nổi tiếng. Thời niên thiếu. David Bronstein sinh ra tại Bila Tserkva, Ukraina trong một gia đình Do Thái. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cậu học cờ vua từ năm 6 tuổi từ ông. Sau này ở Kiev, cậu được huấn luyện bởi Kiện tướng quốc tế Alexander Konstantinopolsky. Cậu giành ngôi á quân ở Giải Vô địch Kiev khi mới 15 tuổi và đạt danh hiệu Kiện tướng Xô Viết năm 16 tuổi sau khi giành ngôi á quân tại Giải Vô địch Cờ vua Ukraina 1940, sau Isaac Boleslavsky, người sau này trở thành bạn thân với Bronstein. Sau này, Bronstein cưới con gái Boleslavsky là Tatiana năm 1984. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 vào mùa xuân năm 1941, ông dự đinh học toán học tại Trường Đại học Kiev. Tuy nhiên, dự định này đã không thành hiện thực vì Chiến tranh Thế giới II nổ ra ở Đông Âu vào những năm đầu của thập niên 1940. Ông bắt đầu thi đấu trong trận bán kết tại Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô 1941, nhưng giải đấu này bị hủy bỏ vì chiến tranh. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông nhập học tại Học viện Bách khoa Leningrad – nơi ông học trong vòng 1 năm. Không đạt tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự, khi chiến tranh diễn ra, Bronstein làm rất nhiều nghề như xây dựng lại những tòa nhà bị hư hỏng sau chiến tranh, một số việc lao đông chân tay hay làm việc trong văn phòng. Trong suốt cuộc chiến tranh, cha của ông, Johonon Bronstein bị giam vài năm ở Gulag dù không có chứng cứ nào đáng kể chứng minh ông phạm tội. Có tin đồn rằng Bronstein có quan hệ với cựu thủ lĩnh Menshevik Xô Viết Leon Trotsky (tên thật là Bronstein). Điều này có thể giải thích việc bắt giam cha Bronstein. Đạt danh hiệu Đại kiện tướng. Bronstein đánh bại nhà vô địch Xô Viết Mikhail Botvinnik trong Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô 1944 ngay trong lần đầu tiên tham dự một giải đấu mạnh. Bronstein chuyển đến Moscow khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc. Ngay sau đó, người ta đã được chứng kiến một kỳ thủ trẻ đầy triển vọng, dẫn đầu trong làn sóng cờ vua Xô Viết mới. Anh đã thăng tiến một cách đáng kinh ngạc khi về thứ 3 tại Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô 1945. Kết quả tuyệt vời này giúp anh có một vị trí trong đội tuyển Xô Viết. Anh giành chiến thắng cả hai trận ở bàn 10, giúp đội tuyển Xô Viết đánh bại đội tuyển Hoa Kỳ trong Trận đấu Cờ vua Hoa Kỳ - Liên Xô qua radio 1945. Anh cũng giành được một số thành công trong một vài trận đấu đồng đội, dần chứng tỏ được vị thế và đẳng cấp của mình trong nền cờ vua Liên Xô lúc bấy giờ. Bronstein đồng hạng nhất tại Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô năm 1948 và 1949. Người thách đấu cho chức Vô địch Thế giới (1948–51). Danh hiệu lớn đầu tiên của Bronstein là ở Saltsjöbaden Interzonal năm 1948. Ông được đặc cách tham dự giải đấu này khi được các liên đoàn cờ vua quốc tế chọn. Ông giành danh hiệu Đại kiện tướng năm 1950, khi FIDE bắt đầu chính thức hóa danh hiệu này. Chức vô địch Interzonal giúp ông có một suất tham dự Giải Candidates năm 1950 ở Budapest. Bronstein trở thành nhà vô địch giải Candidates sau chiến thắng trước Boleslavsky ở Moscow trong một trận đấu playoff (Cả hai đều đã đấu 12 trận đấu chính thức của giải tại Budapest nhưng không phân thắng bại, sau đó đấu 2 trận quyết định nhưng kết quả vẫn là hòa.) Khoảng thời gian 1945-50 chứng kiến sự thăng tiến vượt bậc của Bronstein khi ông lọt vào trận đấu tranh chức Vô địch Thế giới với Botvinnik năm 1951. Trận đấu tranh chức Vô địch Thế giới 1951 với Botvinnik. Bronstein được công nhận là một trong những kỳ thủ vĩ đại nhất mà chưa từng Vô địch Thế giới, cùng với Paul Keres và Viktor Korchnoi. Ông tiến đến sát danh hiệu này vào năm 1951 khi giành quyền vào chơi trận chung kết với đương kim Vô địch Thế giới Mikhail Botvinnik và hòa với tỉ số 12-12. Mỗi người thắng 5 trận và hòa 14 trận. Trong trận đấu gay cấn này, cả hai kỳ thủ đều chơi với rất nhiều biến khai cuộc, trừ trận đấu thứ 24. Bronstein quyết định không khai cuộc theo những gì mà ông ưa thích sử dụng trong một số giải đấu trước đó và thường xuyên chơi những biến ưa thích của Botvinnik. Chiến thuật này có vẻ khiến Botvinnik lúng túng, Botvinnik đã không thi đấu đỉnh cao kể từ khi vô địch năm 1948. Chất lượng của các ván đấu rất cao, cho dù Botvinnik sau này cho rằng ông đã chơi không thực sự tốt. Ông chỉ miễn cưỡng thừa nhận tài năng lớn của Bronstein. Bronstein cho rằng 4 trong số 5 trận thắng của ông là nhờ những đòn phối hợp tài tình, trước khi trận đấu bị hoãn. Ông dẫn trước Botvinnik 1 điểm khi chỉ còn 2 trận đấu nhưng lại thua trận đấu thứ 23 một cách đáng tiếc và hòa trận đấu thứ 24. Theo luật FIDE, danh hiệu sẽ vẫn được giữ nguyên cho Botvinnik và sau này, Bronstein không thể tiến sát như vậy thêm một lần nào nữa. Ông sau đó viết rằng mọi thứ sẽ tốt hơn khi ông không Vô địch Thế giới vì tính cách tự do, phóng khoáng của ông sẽ không phù hợp với các quan chức trong Liên đoàn Cờ vua Xô Viết. Botvinnik viết rằng sai lầm của Bronstein là bởi ông quá coi thường các kỹ năng tàn cuộc và thiếu kỹ năng đánh giá các thế trận đơn giản. Botvinnik thắng tới 4 trận được đưa về tàn cuộc sau khi hoãn và chiến thắng thứ 5 đến từ một thế trận tàn cuộc mà Bronstein chịu thua từ nước 40. Các trận đấu được hoãn gồm 4/5 trận thắng của Botvinnik; Botvinnik không có một chút lợi thế nào hơn Bronstein khi các trận đấu được hoãn tại nước 40. Có một vài thông tin cho rằng Bronstein đã bị các quan chức cấp cao của Liên Xô ép phải thua, để Botvinnik thắng nhưng có lẽ đó chỉ là một cái cớ. Tương tự với Giải Candidates tại Neuhausen và Zürich khi có người cho rằng các kỳ thủ Xô Viết không phải Nga là Keres và Bronstein chịu một áp lực để Vasily Smylov chiến thắng. Ngay cả Bronstein cũng thừa nhận một phần sự đúng đắn của các tin đồn trong các phát ngôn công khai và bài viết, rằng có các áp lực tâm lý được đặt lên Bronstein và Bronstein phải chịu thua các áp lực đó. Cha của Bronstein đôi khi xuất hiện một cách bí mật trong khu vực khán giả ở các trận đấu tranh Vô địch Thế giới năm 1951 (ông không được phép xuất hiện tại Moscow). Tuy nhiên,trong cuốn sách cuối cùng, xuất bản năm 2007 (sau khi Bronstein mất), Bronstein ám chỉ Smyslov được Liên đoàn Cờ vua Xô Viết ưu ái hơn tại Zurich 1953 và các kỳ thủ đại diện cho Xô Viết khác bị áp lực để Smyslov vô địch. Sau năm 1951. Bronstein thi đấu khắp Thụy Sĩ và đồng hạng 2-4 với Keres và Samuel Reshevsky. Kết quả này giúp ông có một suất thi đấu tại giải Gothenburg Interzonal 1955 – giải đấu mà ông vô địch khi bất bại. Ông cũng đồng hạng 3-7 sau Smyslov – vô địch và Keres – hạng 2 tại giải Candidates 1956. Bronstein giành quyền tham dự Interzonal 1958 khi đứng thứ 3 tại Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô, tổ chức tại Riga 1958. Tại Interzonal 1958 ở Portorož, Bronstein – được Bobby Fischer chọn là kỳ thủ ưa thích của mình trước giải, bỏ lỡ cơ hội đi tiếp tại Candidates chỉ với nửa điểm, thất bại trong trận đấu vòng cuối trược một kỳ thủ Philippines yếu hơn rất nhiều Rodolfo Tan Cardoso, khi trận đấu bị gián đoạn – mất điện sau một cơn bão, và ông đã không thể tập trung lại. Bronstein bỏ lỡ cơ hội thi đấu tại Zonal năm 1962. Sau đó tại giải Interzonal 1964 tổ chức ở Amsterdam, Bronstein giành số điểm rất tốt, nhưng chỉ có 3 kỳ thủ Xô Viết được đi tiếp, theo luật FIDE. Bronstein đứng sau 3 kỳ thủ đồng hương Smyslov, Mikhail Tal và Boris Spassky – đồng hạng nhất với Larsen và không thể đi tiếp. Giải Interzonal cuối cùng của ông là khi ông 49 tuổi – ông giành vị trí thứ 6 tại Interzonal Petropolis 1973. Bronstein vô địch rất nhiều giải đấu, bao gồm Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô năm 1948 (đồng hạng nhất với Alexander Kotov và 1949 (đồng hạng nhất với Smyslov). Ông cũng đồng hạng 2 tại giải vào năm 1957 và 1964–65. Ông đồng hạng nhất với Mark Taimanov tại Giải Vô địch Cờ vua Sinh viên Thế giới năm 1952 tại Liverpool. Bronstein cũng vô địch Giải Vô địch Cờ vua Moscow 6 lần, đại diện cho Liên Xô tại Olympiad Cờ vua vào các năm 1952, 1954, 1956 và 1958, đều giành huy chương cá nhân tại mỗi giải, chỉ thua 49 trận. Ông giành 4 huy chương vàng đồng đội tại Olympiad Cờ vua. Trong trận đấu trước đội tuyển Hoa Kỳ 1954 (tổ chức tại New York), Bronstein đè bẹp đối thủ với 4 trận thắng ở bàn 2. Các chức vô địch giải đấu danh giá khác là ở Hastings 1953–54, Belgrade 1954, Gotha 1957, Moscow 1959, Szombathely 1966, Đông Berlin 1968, Dnepropetrovsk 1970, Sarajevo 1971, Sandomierz 1976, Iwonicz Zdrój 1976, Budapest 1977, và Jūrmala 1978. Những năm cuối đời và di sản. David Bronstein viết rất nhiều sách và bài báo về cờ vua. Ông có một chuyên mục cờ vua riêng trong tờ báo Xô Viết "Izvestia" trong nhiều năm. Ông có lẽ được biết đến nhiều nhất qua cuốn "Zurich International Chess Tournament 1953". Cuốn sách này bán rất chạy ở Liên Xô, qua nhiều lần được tái bản, được coi là một trong những cuốn sách cờ vua xuất sắc nhất từng được viết. Gần đây hơn, ông đồng tác giả với người bạn Tom Fuerstenberg để viết cuốn tự truyện "The Sorcerer’s Apprentice" (1995). Cả hai đều mang lại những bước ngoặt lớn trong lịch sử xuất bản sách cờ vua. Bronstein tìm kiếm cách mở rộng các ý tưởng sau mỗi nước đi hơn là khiến người đọc bị chìm ngập trong những trang sách phân tích mỗi nước đi. Cái nhìn "lãng mạn" của Bronstein về cờ vua được thể hiện qua một khai cuộc rất hiếm gặp – Gambit Vua trong những trận đấu đỉnh cao. Những cống hiến tiên phong cả về lý thuyết và thực hành của ông (cùng với những người bạn Ukraina Boleslavsky và Efim Geller) đã biến Phòng thủ King’s Indian từ một khai cuộc ít được tin dùng trở thành một hệ thống khai cuộc được ưa chuộng ngày nay. Điều này được thể hiện trong cuốn sách "Bronstein on the King’s Indian" viết năm 1999. Bronstein chơi rất nhiều biến khai cuộc trong suốt sự nghiệp của ông, nhiều hơn bất cứ kỳ thủ đẳng cấp thế giới nào. Hai biến khai cuộc được đặt tên ông. Trong Phòng thủ Caro-Kann, biến Bronstein-Larsen là 1.e4 c6 2.d4 d5 3.Nc3 dxe4 4.Nxe4 Nf6 5.Nxf6+ gxf6. Trong phòng thủ Scandinavia, biến Bronstein là 1.e4 d5 2.exd5 Qxd5 3.Nc3 Qd8. Bronstein từ chối ký vào một lá thư tố giác sự li khai năm 1976 của Viktor Korchnoi. Ông đã phải trả một khoản tiền nhất định cho sự tự do này. Vì việc đó, khoản lương Kiện tướng hàng tháng của ông bị hoãn lại; ông cũng bị ngăn cản tham dự các giải đấu đỉnh cao trong khoảng 1 năm. Ông bị cấm tham dự các giải đấu đẳng cấp cao trong vài năm giữa thập niên 1980. Bronstein là một người có tầm nhìn xa. Ông là người ủng hộ cho sự phát triển của cờ nhanh và giới thiệu đồng hồ cờ vua – cộng thêm một khoảng thời gian nhỏ sau mỗi nước đi. Cách tính thời gian này đã trở nên thông dụng trong những năm gần đây. Ông luôn thích thú khi được thi đấu với máy tính và thường xuyên đạt kết quả tốt. Trong những năm sau này, Bronstein vẫn thi đấu rất tích cực, thường ở Tây Đức, sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ông vẫn luôn cố gắng duy trì phong độ cao (đồng hạng nhất tại Hastings 1994-95 khi 70 tuổi), viết một số cuốn sách cờ vua quan trọng, truyền cảm hứng cho những người trẻ và già bằng thái độ nồng ấm, hòa nhã, lịch thiệp. Bronstein mất ngày 5 tháng 12 năm 2006 tại Minsk, Belarus vì những biến chứng của huyết áp cao. Cuốn sách cuối cùng của ông gần như hoàn thành khi ông mất, được xuất bản năm 2007: "Secret Notes", bởi David Bronstein và Sergei Voronkov, Zürich 2007, Edition Olms, ISBN 978-3-283-00464-4. Trong phần giới thiệu của cuốn sách, Garry Kasparov – một trong những người rất ngưỡng mộ Bronstein vì những cống hiến của Bronstein, cho rằng theo ý kiến riêng của ông, dựa trên những màn thể hiện của Bronstein, lẽ ra Bronstein phải giành chiến thắng trong trận đấu 1951 với Botvinnik. Trận đấu điển hình. Trong trận đấu Moscow vs. Leningrad 1962, Bronstein chơi bàn 1 cho đội Moscow. Ông cầm quân trắng và đánh bại Viktor Korchnoi trong một trận đấu mà kết thúc bằng một chiến thuật được chính Bronstein miêu tả là "một trong những đòn phối hợp đẹp nhất trong cuộc đời tôi."."<ref name="newinchess2007/1">New In Chess, 2007/1. For the Love of the Game, pp. 56–61</ref> 1.e4 e5 2.Nf3 Nc6 3.Bb5 a6 4.Ba4 Nf6 5.0-0 Nxe4 6.d4 b5 7.Bb3 d5 8.dxe5 Be6 9.c3 Be7 10.Bc2 0-0 11.Qe2 f5 12.exf6 Bxf6 13.Nbd2 Bf5 14.Nxe4 Bxe4 15.Bxe4 dxe4 16.Qxe4 Qd7 17.Bf4 Rae8 18.Qc2 Bh4 19.Bg3 Bxg3 20.hxg3 Ne5 21.Nxe5 Rxe5 22.Rfe1 Rd5 23.Rad1 c5 24.a4 Rd8 25.Rxd5 Qxd5 26.axb5 axb5 27.Qe2 b4 28.cxb4 cxb4 29.Qg4 b3 30.Kh2 Qf7 31.Qg5 Rd7 32.f3 h6 33.Qe3 Rd8 34.g4 Kh8 35.Qb6 Rd2 36.Qb8+ Kh7 37.Re8 Qxf3 38.Rh8+ Kg6 39.Rxh6+ (xem hình) Bronstein: "Korchnoi rất điềm tĩnh. Anh ấy viết nước đi của tôi vào biên bản và bắt đầy nghiên cứu kỹ lưỡng thế trận. Tôi cho rằng anh ấy đã khá bất ngờ khi Trắng thí quân Xe cuối cùng của mình (Bản thân tôi cũng không thể tin được!). Và khi anh ấy biết mình không thể làm gì hơn nữa, anh ấy dừng đồng hồ lại. Đây là các biến:
1
null
Xã hay thị xã (tiếng Pháp: "commune") là phân cấp hành chính thấp nhất tại Cộng hòa Pháp. Một xã của Pháp có thể là một thành phố trên 2 triệu dân như Paris (khi đó từ "commune" nên dịch là "thị xã" hay "xã thành thị"), một thị trấn vài ngàn người, hay một làng nhỏ vài chục người. Năm 1837, xã tại Pháp được trao tư cách "pháp nhân" ("personne morale") và chính vì lý do này mà việc sáp nhập các xã lại với nhau rất khó khăn, khiến cho nhiều thành phố của Pháp có diện tích không đổi từ khi thành lập. Ví dụ thành phố Paris chỉ giới hạn trong địa giới của một đơn vị xã và có dân số khoảng trên 2 triệu người trong khi đó vùng đô thị Paris bao gồm (thị) xã Paris và trên 400 xã khác là một trong số các vùng đô thị lớn trên thế giới với trên 10 triệu dân. Đặc tính tổng quát. Thuật từ tiếng Pháp "commune" xuất hiện vào thế kỷ 12 có nguồn gốc từ tiếng Latinh Trung đại "communia", có nghĩa là một tập hợp lớn gồm những người chia sẻ chung cuộc sống; và từ tiếng Latin "communis", có nghĩa là vật dụng chung góp. Về hình thức và chi tiết, xã của Pháp tương đương xã của Việt Nam Cộng hòa. Chúng cùng là các đơn vị hành chính bên dưới tổng và quận theo thứ tự vừa kể (về sau Việt Nam Cộng hòa bỏ đi đơn vị tổng) và không phân biệt nông thôn hay thành thị. Có một số xã thành thị (hay gọi tắt là thị xã) trở thành tự trị, không còn phụ thuộc vào bất cứ tổng và quận nào cả và khi đó có địa vị tương đương tỉnh. Ví dụ thành phố Paris của Pháp cũng như Đà Nẵng của Việt Nam Cộng hòa đều là các (thị) xã tự trị có địa vị tương đương tỉnh. Tổng số xã. Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, có khoảng 36.700 xã tại Pháp trong số đó có 36.571 xã tại Chính quốc Pháp và 129 xã hải ngoại. Con số này được xem là khá cao so với bất cứ các quốc gia châu Âu khác. Điều đặc biệt này được giải thích một cách chi tiết trong đoạn nói về lịch sử bên dưới. Nói tóm lại, xã của Pháp vẫn còn phản ánh sự phân chia nước Pháp thành các làng hay giáo khu vào lúc xảy ra cuộc cách mạng Pháp hơn hai trăm năm về trước... Sự biến đổi tổng số xã: Theo thông lệ, toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Pháp được chia thành các xã, thậm chí các vùng núi hay rừng không có người ở. Điều này khác hẳn một số quốc gia khác như Hoa Kỳ là nơi các khu chưa hợp nhất được quản lý trực tiếp bởi quận hay chính quyền cấp cao hơn. Có một vài ngoại lệ: Hơn nữa, hai vùng không có cư dân đều không có đơn vị xã: Diện tích bề mặt của một xã tiêu biểu. Tại Chính quốc Pháp, diện tích trung bình của một xã vào năm 2004 là . Diện tích trung vị của các xã Chính quốc tại Pháp (theo thống kê năm 1999) thậm chí còn nhỏ hơn ở mức . Diện tích trung vị là cách đo lường tốt hơn về diện tích của một xã tiêu biểu tại Pháp. Diện tích trung vị này nhỏ hơn diện tích trung vị của đa số các quốc gia châu Âu. Tại Ý, diện tích trung vị của xã ("comuni") là ; tại Bỉ là ; tại Tây Ban Nha là ; và tại Đức, phần lớn các bang có đơn vị xã với diện tích trung vị trên . Thụy Sĩ và các bang Rheinland-Pfalz, Schleswig-Holstein, và Thüringen tại Đức là những nơi duy nhất tại châu Âu có các xã với diện tích trung vị nhỏ hơn tại Pháp. Xã thuộc các tỉnh hải ngoại như Réunion và Guyane thuộc Pháp thì lớn so với tiêu chuẩn Pháp. Thông thường, đơn vị xã bao gồm vài làng hay thị trấn với khoảng cách khá lớn giữa chúng. Tại Réunion, sự bùng nổ nhân khẩu và đô thị hóa đã khiến một xã tách ra thành các đơn vị hành chính khác nhau. Dân số của một xã tiêu biểu. Dân số trung vị của các xã tại Chính quốc Pháp tính đến lần điều tra dân số năm 1999 là 380 cư dân. Đây cũng là con số rất nhỏ so với dân số xã tại các quốc gia tại châu Âu. Tại Ý dân số trung vị của một xã vào năm 2001 là 2.343 cư dân, Bỉ là 11.265 hay Tây Ban Nha là 564 cư dân. Dân số trung vị được nêu ra ở đây không thể che giấu sự thật rằng có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa các xã. Như đã có nói ở phần đầu giới thiệu, một xã của Pháp có thể là một thành phố vài triệu người như Paris, một thị trấn vài ngàn người, hay chỉ là một làng nhỏ vài chục người. Điều mà dân số trung vị cho chúng ta biết là đa số các xã của Pháp chỉ có dân số vài trăm người; nhưng cũng có một số ít xã có dân số rất cao hơn thế. Tại Chính quốc Pháp, có 20.982 xã có ít hơn 500 cư dân, chiếm 57,4% tổng số xã. Trong 20.982 xã này, chỉ có khoảng 4.638.000 cư dân đang sinh sống trong đó hay khoảng 7,7% tổng dân số Chính quốc Pháp. Nói cách khác, chỉ có 7,7% dân số Pháp sống trong 57,4% số xã trong khi đó 92,3% dân số tập trung trong 42,6% số xã còn lại. Tổ chức và địa vị của các xã. Mặc dù có khác biệt về dân số nhưng mỗi (thị) xã của Cộng hòa Pháp đều có một xã (thị) trưởng và một hội đồng (thị) xã. Hội đồng (thị) xã được bầu lên cho một nhiệm kỳ 6 năm và có ít nhất 9 thành viên. Xã (thị) trưởng vừa là chủ tịch hội đồng (thị) xã vừa là đại diện chính phủ trung ương tại xã. Cả xã trưởng và hội đồng xã cùng đều hành xã của mình trong cùng một tòa nhà hành chính xã với quyền lực thật sự như nhau, không kể diện tích của xã to nhỏ bao nhiêu (với thành phố Paris thì là đều cá biệt duy nhất, ví dụ lực lượng cảnh sát thành phố nằm trong tay chính phủ trung ương, chớ không phải trong tay thị trưởng Paris). Địa vị tương đồng như thế giữa các xã là một di sản rõ ràng của cuộc Cách mạng Pháp, muốn tránh xa khỏi tính cá biệt cũng như địa vị địa phương quá khác xa nhau mà từng tồn tại trong vương quốc Pháp. Luật pháp của Pháp có nêu rõ một số lãnh vực về luật hành chính cho vô số loại xã lớn nhỏ khác nhau. Tổng số nhân sự của hội đồng xã, phương pháp bầu hội đồng, mức lương tối đa cho xã trưởng và phó xã trưởng, các mức giới hạn về tài chính dành cho tranh cử (trong số nhiều thứ khác nữa) đều tùy thuộc vào mức dân số mà xã đó được xếp loại. Kể từ luật định năm 1982, ba thị xã Pháp có địa vị đặc biệt được phân chia thấp xuống nữa thành các quận nội thị: chúng là Paris, Marseille, và Lyon. Quận nội thị là đơn vị hành chính duy nhất nằm dưới cấp xã tại Cộng hòa Pháp nhưng chỉ tồn tại trong ba thị xã vừa kể. Xin đừng lầm lẫn các quận nội thị này với đơn vị quận cấp dưới "tỉnh" vì các xã của Pháp được xem là các thực thể có tư cách pháp nhân trong khi các quận nội thị thì ngược lại không có tư cách pháp lý chính thức nào và cũng không có ngân sách riêng của mình. Quyền lợi và trách nhiệm của xã được ghi rõ trong "Code général des collectivités territoriales (CGCT)" là văn bản thay thế "Code des communes" (trừ các vấn đề về nhân sự). Lịch sử về xã của Pháp. Các xã của Pháp được thành lập vào lúc khởi đầu cuộc Cách mạng Pháp năm 1789-1790. Vương quốc Pháp. Giáo khu. Trước Cách mạng Pháp, phân cấp hành chính thấp nhất của Pháp là giáo khu ("paroisse"), và có đến 60.000 giáo khu tại vương quốc. Một giáo khu thiết yếu phải có một nhà thờ, nhà cửa xung quanh nó (được biết như một ngôi làng), và đất trồng trọt quanh ngôi làng. Pháp là một quốc gia đông dân nhất tại châu Âu vào thời kỳ này với khoảng 25 triệu dân trong cuối thế kỷ 18 (Anh Quốc ngược lại chỉ có khoảng 6 triệu dân) vì vậy có số lượng lớn các giáo xứ. Các vua Pháp thường tự hào với chính mình vì cai trị một "vương quốc của 100.000 gác chuông". Các giáo khu thiếu cơ cấu khu tự quản của các xã thời hậu-cách mạng. Thường thường, một giáo khu chỉ có một ủy ban xây dựng ("conseil de fabrique") gồm có các dân làng tham gia điều hành các tòa nhà của nhà thờ giáo khu, sân nhà thờ và vô số các tài sản và bất động sản khác của nhà thờ, và đôi khi cũng giúp đỡ người nghèo, và thậm chí quản lý trường học và bệnh viện của giáo khu. Kể từ khi sắc lệnh Villers-Cotterêts năm 1539 của vua Francis I được ban hành, tu sĩ trông coi giáo khu cũng được yêu cầu lập hồ sơ rửa tội, kết hôn, và chôn cất. Trừ các nhiệm vụ này, các làng được phép điều hành các vấn đề khác như họ thích. Thường thường, dân làng tựu hợp để quyết định một vấn đề đặc biệt có liên quan đến cộng đồng, ví dụ như việc sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên bộ phận chính quyền tự quản thường trực không tồn tại. Tại nhiều nơi, lãnh chúa địa phương ("seigneur") vẫn có ảnh hưởng lớn đối với các vấn đề của làng, thu thuế dân làng mướn đất và ra lệnh họ làm việc sưu dịch, kiểm soát đất đai nào được sử dụng và khi nào cũng như bao nhiêu phần trăm vụ mùa phải nộp cho lãnh chúa. Thành phố tự trị. Ngoài ra, một số thành phố được ban quyền lập hiến chương trong thời trung đại bởi chính nhà vua hay từ bá tước địa phương hay công tước (Ví dụ như thành phố Toulouse được bá tước Toulouse ban quyền lập hiến chương). Các thành phố này được lập nên từ một vài giáo khu (lên đến khoảng 50 giáo khu như trường hợp của thành phố Paris), và chúng thường được bao bọc trong một tường thành bảo vệ. Các thành phố nào đã tuyên bố thoát khỏi quyền lực của các lãnh chúa địa phương trong thế kỷ 12 và 13 đều có bộ phận chính quyền tự quản điều hành thành phố, và mang dấu ấn tương tự với các xã mà Cách mạng Pháp thiết lập sau đó trừ hai điểm chính sau đây: Tại miền Bắc, các thành phố có chiều hướng được điều hành bởi "échevins" (thẩm phán thành phố) trong khi tại miền Nam, các thành phố có chiều hướng được điều hành bởi "consuls" (quan chấp chính tối cao thời cổ La Mã) nhưng thành phố Bordeaux được điều hành bởi "jurat" (từ nguyên có nghĩa là "người đã được tuyên thệ") và thành phố Toulouse bởi "capitoul" (quan hành chính). Thường thường, không có chức danh xã (thị) trưởng theo nghĩa hiện đại. Tất cả các "échevin" hay "consul" có địa vị ngang hàng nhau và đưa ra các quyết định khi đồng thuận với nhau. Tuy nhiên, đối với một số vấn đề nào đó, một vị "échevin" hay "consul" được xếp cao hơn những người khác, kiểu như một xã (thị) trưởng hiện đại tuy không có cùng quyền lực hành chính như một xã (thị) trưởng hiện đại. Người "thị trưởng" này được gọi là "prévôt des marchands" tại Paris và Lyon; "maire" tại Marseille, Bordeaux, Rouen, Orléans, Bayonne và nhiều thành phố và thị trấn khác; "mayeur" tại Lille; "premier capitoul" tại Toulouse; "viguier" tại Montpellier; "premier consul" tại nhiều thị trấn miền nam của Pháp; "prêteur royal" tại Strasbourg; "maître échevin" tại Metz; "maire royal" tại Nancy; hay "prévôt" tại Valenciennes. Cách mạng Pháp. Ngày 14 tháng 7 năm 1789, vào cuối buổi trưa, sau vụ tấn công nhà tù Bastille, vị trưởng hội đồng thành phố Paris, Jacques de Flesselles, bị đám đông bắn chết ngay trên bậc thềm Tòa Hành chính Paris. Mặc dù vào thời trung đại, vị trưởng hội đồng thành phố là biểu tượng sự độc lập của thành phố Paris và thậm chí công khai nổi loạn chống lại Vua Charles V, chức vụ này đã bị nhà vua trấn áp, rồi tái áp đặt với sự kiểm soát nghiêm khắc từ nhà vua. Chính vì thế các vị trưởng hội đồng thành phố thường bị nhân dân xem là đại diện khác của nhà vua chớ không còn là hiện thân đại diện một khu tự quản độc lập. Theo sau sự kiện này, một "xã" Paris được dựng lên ngay lập tức để thay thế thành phố tự trị Paris cũ. Một vệ binh khu tự quản được thành lập để bảo vệ thành phố Paris chống lại bất cứ hành động nào của Vua Louis XVI nhằm đập tan cuộc cách mạng đang diễn ra. Một số thành phố khác của Pháp nhanh chóng theo chân, và các xã mọc lên khắp nơi. Mỗi xã đều có đội vệ binh riêng của mình. Ngày 14 tháng 12 năm 1789, Quốc hội ("Assemblée Nationale") thông qua một bộ luật thành lập xã, ấn định xã là phân cấp hành chính thấp nhất tại Pháp và như thế nhìn nhận các xã đã được thành lập một cách độc lập nhưng chính quốc hội cũng lập ra các xã mới. Trong lĩnh vực này cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, công việc của Quốc hội, nói đúng ra, là cách mạng: không sẵn sàng chuyển đổi tất cả các thành phố và thị trấn tự trị thành các xã mà chỉ chú tâm vào việc biến đổi tất cả các giáo khu hoàn toàn thành các xã. Các nhà cách mạng Pháp bị lôi cuốn bởi những ý tưởng của René Descartes cũng như triết lý Khai sáng. Họ muốn tránh xa tất cả những thứ cá biệt của quá khứ và xây dựng một xã hội mới hoàn hảo mà trong đó tất cả và mọi thứ phải là công bằng và được dựng lên theo lý trí hơn là theo truyền thống hay chủ nghĩa bảo thủ. Vì thế, họ khởi sự thiết lập phân cấp hành chính giống nhau đồng bộ trên khắp đất nước: toàn bộ nước Pháp sẽ được phân chia thành "tỉnh", từ tỉnh phân cấp thành các quận, từ quận thành các tổng, từ tổng thành các xã, không có ngoại lệ. Tất cả các xã (thị xã) đều có địa vị bằng nhau và tất cả các xã (thị xã) đều có một xã (thị) trưởng ("maire") đứng đầu xã (thị xã), và một hội đồng xã (thị xã) được dân trong xã (thị xã) bầu lên. Đây là một cuộc cách mạng thực sự vì hàng ngàn ngôi làng trước đây chưa từng trải nghiệm qua cuộc sống có tổ chức chính quyền tự quản. Một tòa hành chính xã ("mairie") phải được xây dựng tại mỗi ngôi làng này để làm nơi hội họp của hội đồng xã cũng như việc quản lý xã. Một số người trong quốc hội phản đối việc phân chia manh mún nước Pháp thành hàng chục ngàn xã, nhưng sau cùng Mirabeau và ý tưởng của ông về việc thiết lập một xã cho mỗi giáo khu đã thắng thế. Ngày 20 tháng 9 năm 1792, việc lập hồ sơ khai sinh, kết hôn, và khai tử không còn là trách nhiệm của các tu sĩ giáo khu nữa mà được chuyển giao sang cho xã (thị) trưởng. Việc kết hôn dân sự được lập ra và bắt đầu được thực hiện bên trong tòa hành chính xã với một buổi lễ không giống như buổi lễ kết hôn truyền thống trong đó vị xã trưởng thay thế tu sĩ và việc nhân danh luật pháp thay thế nhân danh Thượng đế ("Au nom de la loi, je vous déclare unis par les liens du mariage." – "Nhân danh luật pháp, tôi tuyên bố hai người được kết hợp bởi sự ràng buộc hôn nhân."). Các tu sĩ bị bắt buộc giao nộp các sổ sách hồ sơ về rữa tội, kết hôn và chôn cất để lưu trữ vào tòa hành chính xã. Các thay đổi đột ngột này làm người công giáo ngoan đạo trở nên tức giận. Nước Pháp chẳng bao lâu sau đó rơi vào thảm cảnh nội chiến với các vùng cực kỳ ngoan đạo thuộc miền tây nước Pháp ở tâm điểm. Napoleon I phải tái lập hòa bình tại Pháp, ổn định lại hệ thống hành chính mới, và cố gắng điều chỉnh để tổng thể nhân dân đều chấp nhận. Napoleon cũng bãi bỏ việc bầu ra hội đồng xã mà ngày nay được tỉnh trưởng, người đại diện địa phương của chính quyền trung ương, chọn lựa. Chiều hướng sau Cách mạng Pháp. Ngày nay, các xã của Pháp vẫn giữ được rất nhiều nét tương tự trong các nguyên tắc chung mà chúng được thiết lập vào lúc khởi đầu Cách mạng Pháp. Những thay đổi lớn nhất đã xảy ra vào 1831 khi nghị viện Pháp tái thiết lập nguyên tắc bầu cứ hội đồng khu tự quản, vào năm 1837 khi các xã của Pháp được trao tư cách "pháp nhân" mà ngày nay được xem là các thực thể hợp pháp có đầy đủ tư cách về pháp lý. Các nhà cách mạng theo phái Jacobin lo sợ về quyền lực độc lập địa phương mà theo họ là bảo thủ và chống đối cách mạng, và vì thế họ muốn có một chính phủ trung ương mạnh mẽ. Vì vậy khi họ thiết lập các xã, họ tước đi hết tư cách "pháp nhân" của xã (giống như họ đã làm với các "tỉnh") và chỉ chính phủ trung ương mới có tư cách "pháp nhân". Đến năm 1837, tình hình này được xem ra không thực tiễn vì xã (thị) trưởng và hội đồng tự quản không thể tranh tụng tại các tòa án vì không có tư cách pháp nhân. Kết quả là hàng chục ngàn ngôi làng chưa từng có tư cách pháp nhân (khác với các thành phố tự trị) bỗng nhiên trở thành các thực thể hợp pháp lần đầu tiên trong lịch sử của chúng. Điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Trong suốt Cách mạng Pháp, khoảng 41.000 xã được thành lập, trên lãnh thổ tương ứng với địa giới ngày nay của Pháp (con số 41.000 bao gồm xã của các tỉnh Savoie, Haute-Savoie và Alpes-Maritimes bị sáp nhập năm 1795, nhưng không bao gồm các tỉnh ngày nay thuộc Bỉ và Đức ở phía tây sông Rhine, vốn là một phần đất của Pháp từ năm 1795 đến 1815). Con số này ít hơn 60 ngàn giáo khu từng tồn tại trước cách mạng (tại các thành phố và thị trấn, các giáo khu được nhập thành một xã duy nhất; tại miền quê, một số giáo khu được nhập lại thành một số xã lớn hơn), nhưng 41.000 vẫn là một con số đáng kể. Kể từ đó, những biến đổi to lớn đã làm ảnh hưởng nước Pháp cũng như phần còn lại của châu Âu: Cách mạng Công nghiệp, hai cuộc chiến tranh thế giới, và dòng người di cư đổ xô từ nông thôn đến thành thị. Tất cả những sự biến đổi này đã làm cho dân số vùng miền quê trở nên thưa thớt và các thành phố phát triển lớn hơn về diện tích. Tuy nhiên phân cấp hành chính của Pháp vẫn giữ cực kỳ nguyên trạng và không thay đổi. Ngày nay khoảng 90% số xã và tỉnh là nguyên trạng như đã được lập ra vào lúc Cách mạng Pháp hơn 200 năm về trước với cùng địa giới. Vô số xã nông thôn mà vào lúc Cách mạng Pháp có hàng trăm người thì ngày nay chỉ có khoảng trăm người hay ít hơn. Nói cách khác, thành phố và thị trấn phát triển nhiều đến nổi khu vực đô thị của chúng hiện nay nới rộng ra bên ngoài địa giới xã của chúng mà đã được thành lập vào thời cách mạng. Ví dụ cực đỉnh cho điều này là thành phố Paris là nơi khu vực đô thị lan rộng trên 400 xã (nhưng địa giới của Paris vẫn nguyên trạng là 1 xã). Paris trên thực tế là một trong số các xã hiếm hoi của Pháp có địa giới được mở rộng để đối phó với tình trạng đô thị hóa lan rộng. Thị xã Paris mới và rộng hơn được thực hiện dưới sự giám sát của hoàng đế Napoléon III năm 1859, nhưng sau 1859 thì địa giới của Paris đóng băng. Không như phần lớn các quốc gia tại châu Âu, họ nhập các xã đúng lúc để phản ánh đúng mật độ dân số hiện đại (Ví dụ như Đức và Ý khoảng năm 1970), làm giảm thiểu số xã rất nhiều - "xã" của Tây Đức giảm từ 24.400 xuống đến 8.400 trong khoảng giai đoạn một vài năm - Pháp chỉ tiến hành các lần nhập xã hạn chế và đa số được tiến hành trong thế kỷ 19. Từ 41.000 xã thời cách mạng, con số giảm đến 37.963 năm 1921 rồi đến 36.569 năm 2008 (tại Chính quốc Pháp). Tranh luận hiện nay. Đã có nhiều lời kêu gọi tiến hành rộng khắp việc nhập các xã lại với nhau trong đó có lời kêu gọi của những nhân vật nổi bật như chủ tịch cơ quan giám sát hành chính trung ương của Pháp. Tuy nhiên cho đến nay chủ nghĩa bảo thủ địa phương vẫn mạnh và không có lời đề nghị sáp nhập nào có tính cách bắt buộc được đưa đến ủy ban tại Nghị viện Pháp. Năm 1971, luật Marcellin cho phép hỗ trợ và tài chính từ chính phủ để khuyến khích càc xã tự do nhập lại với nhau nhưng luật này chỉ có hiệu quả giới hạn (chỉ khoảng 1.300 xã đồng ý nhập với nhau). Những người ủng hộ việc nhập xã cho rằng các thành phố của Pháp rất nhỏ so với các thành phố đồng nhiệm của họ ở châu Âu vì địa giới của chúng vẫn là địa giới được thiết lập trên 200 năm trước. Ví dụ, thành phố Lyon, một thị xã nhỏ về địa giới với 465.300 cư dân sống bên trong ranh giới hành chính, được xếp bên dưới nhiều thành phố khác tại châu Âu trong khi thực tế vùng đô thị Lyon có đến 1,8 triệu cư dân và được xếp một trong số những vùng đô thị lớn tại châu Âu, ngang hàng với Praha. Tuy nhiên, dân số thành phố Praha khoảng 1.240.000, gần gấp ba lần dân số của "xã" Lyon. Điều đó là do lãnh thổ khu tự quản của Praha lớn hơn nhiều (496 km²/191,5 dặm vuông), trên mười lần lãnh thổ khu tự quản của Lyon (chỉ 48 km²/18,5 dặm vuông). Một ví dụ khác là Paris: mặc dù vùng đô thị Paris là một trong số ít vùng đô thị trên thế giới có trên 10 triệu dân nhưng dân số riêng của "thành phố" Paris chỉ có 2.145.000, ít hơn dân số của thành phố Roma (2.550.000 người) nằm trong vùng đô thị Roma với 3,5 triệu người. Nếu so với vùng đô thị Paris thì dân số vùng đô thị Roma còn kém xa nhưng lại có dân số riêng cao hơn Paris. Ở phía đầu kia của cán cân dân số, có nhiều xã nông thôn tồn tại với vài cư dân khiến cho việc điều hành và duy trì các dịch vụ như nước sinh hoạt, thu gom rác hay trải nhựa đường của xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc nhập các xã lại với nhau là không dễ dàng. Một vấn đề tiêu biểu là khi nhập các xã lại với nhau sẽ khiến cho con số chức vụ dân bầu bị giảm xuống, và như thế không được các chính trị gia địa phương ủng hộ. Hơn nữa, các công dân từ một làng này có thể không ưng thuận để các dịch vụ địa phương được điều hành bởi một viên chức hành chính ở một ngôi làng khác vì họ nghĩ rằng viên chức hành chính này không để ý hay không quan tâm đến nhu cầu của họ. Liên xã. Thuật từ "liên xã" ("intercommunalité") được dùng để chỉ một vài hình thức hợp tác giữa các xã với nhau. Sự hợp tác như thế xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 trong hình thức của luật ngày 22 tháng 3 năm 1890 theo đó nêu lên vấn đề thành lập các hội liên xã có cùng chung mục đích. Các nhà lập pháp của Pháp đã từ lâu biết được sự bất tương xứng trong cấu trúc xã có từ thời Cách mạng Pháp khi phải đối phó với một số vấn đề thực tiễn vì vậy cái gọi là Luật Chevènement ngày 12 tháng 7 năm 1999 là một biện pháp trọn vẹn và mới nhất nhằm củng cố và đơn giản hóa nguyên tắc này. Những năm gần đây, việc các xã liên kết với nhau thành các tập thể liên xã càng trở nên phổ biến để tiện lợi trong việc cung cấp các dịch vụ như thu gom rác và cấp nước tiêu dùng. Các xã ngoại ô thường liên kết với thành phố nằm ở trung tâm khu vực đô thị để hình thành một cộng đồng có nhiệm vụ điều hành giao thông công cộng hay thậm chí quản lý việc thu thuế địa phương chung. Luật Chevènement sắp xếp lại tất cả các sự việc như thế, bãi bỏ một số cơ cấu và tạo ra các cơ cấu mới. Ngoài ra, luật này còn mang đến sự tài trợ từ chính phủ trung ương nhằm khuyến khích có thêm các xã gia nhập vào cơ cấu liên xã. Không như bộ luật chỉ thành công một phần mà được thông qua năm vào 1966 cho phép các xã đô thị (thị xã) hình thành các cộng đồng đô thị, hay sự thất bại rõ ràng hơn của luật Marcellin năm 1971, luật Chevènement có kết quả thành công lớn đến nỗi đa số các xã của Pháp hiện nay tham dự trong các cơ cấu liên xã. Có hai loại cơ cấu liên xã: Phân phối tiền chính phủ. Để đổi lấy việc thành lập một cộng đồng, chính phủ phân phối tiền cho các cộng đồng dựa trên dân số, như thế tạo ra một động cơ để các xã quy tụ lại và thành lập các cộng đồng. Cộng đồng xã được trao ít tiền nhất tính theo đầu người trong khi đó cộng đồng đô thị được trao nhiều tiền nhất tính trên đầu người. Luật Chevènement đã và đang thành công vượt bậc khi có đa số các xã của Pháp hiện nay gia nhập các cơ cấu liên xã mới. Tính đến tháng 1 năm 2007, có 2.573 cộng đồng như thế tại Chính quốc Pháp, chiếm con số 33.327 xã (91,1% tổng số xã trên toàn Chính quốc Pháp), và 52,86 triệu cư dân hay 86,7% dân số Chính quốc Pháp. Các kết quả ấn tượng này tuy nhiên có thể che giấu một sự thật u ám hơn. Tại các vùng quê, nhiều xã gia nhập cộng đồng xã chỉ vì muốn hưởng lợi ích từ ngân quỹ chính phủ. Thường thường các xã đoàn địa phương được chính thức biến đổi thành các cộng đồng xã. Các cộng đồng xã mới này trên thực tế chỉ điều hành các dịch vụ từng do xã đoàn đảm trách trước đây, trái ngược với tinh thần của luật Chevènement là thiết lập các cơ cấu liên xã mới để thực thi một tầm mức rộng lớn hơn các hoạt động mà các xã đoàn cũ từng đảm trách. Có người cho rằng nếu như chính phủ ngưng cung cấp tiền thì nhiều cộng đồng xã sẽ quay trở về tình trạng xã đoàn cũ của họ, hay đơn giản là hoàn toàn biến mất tại những nơi trước đây không có xã đoàn. Tại các khu vực đô thị, cơ cấu liên xã mới thì thực tế hơn nhiều vì chúng được thành lập từ niềm tin thực tế của những người lãnh đạo địa phương về giá trị làm việc chung với nhau. Tuy nhiên tại nhiều nơi vẫn xảy ra những hiềm khích địa phương nên không thể thiết lập một cơ cấu liên xã cho toàn bộ khu vực đô thị: một số xã từ chối gia nhập liên xã, hay thậm chí tạo ra các cơ cấu riêng cho mình. Tại một số khu vực đô thị như Marseille, có đến 4 cơ cấu liên xã riêng biệt tồn tại! Tại nhiều khu vực, các xã giàu có gia nhập với các xã giàu có khác và từ chối thu nhận các xã nghèo hơn vì lo sợ rằng công dân của họ sẽ bị đánh thuế cao vì phúc lợi của xã nghèo hơn. Hơn nữa, các cơ cấu liên xã tại nhiều khu vực đô thị vẫn mới mẻ và dễ tan vỡ: căng thẳng tồn tại giữa các xã; thành phố ở trung tâm khu vực đô thị thường bị nghi kị là muốn thống trị các xã ngoại ô; các xã thuộc các phía chính trị đối lập cũng có thể nghi kị nhau. Hai ví dụ điển hình nhất là Toulouse và Paris. Tại Toulouse, ở quanh đó có đến 5 cơ cấu liên xã, cộng đồng chính Toulouse và các khu phụ cận của nó chỉ là một cộng đồng khối dân cư mặc dù Toulouse đủ lớn để thành lập một cộng đồng đô thị theo luật định. Lý do là các xã phụ cận thành phố Toulouse từ chối gia nhập một cộng đồng đô thị vì sợ mất quá nhiều quyền lực của mình và vì thế chọn lựa gia nhập cộng đồng khối dân cư cho dù thực tế là một cộng đồng khối dân cư nhận ít tiền hơn một cộng đồng đô thị từ chính phủ. Trường hợp khu vực quanh Paris, các xã lân cận của Paris sợ khái niệm một vùng "Đại Paris." Vì thế sự tách biệt vẫn là quy luật của vùng đô thị này khi các khu lân cận Paris thành lập ra nhiều cơ cấu liên xã khác nhau nhưng không bao gồm thành phố Paris. Một yếu tố chính nữa gây ra vấn đề là cơ cấu liên xã không được dân chúng bầu lên trực tiếp, vì thế chính đại diện của mỗi xã sẽ ngồi vào cơ cấu mới này. Hậu quả là các công chức là những người lập ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhưng phải được sự đồng ý của các đại diện được bầu lên từ các xã.
1
null
Hàn Ý hầu (chữ Hán: 韓懿侯, trị vì 373 TCN - 363 TCN), hay Hàn Cung hầu (韓共侯), Hàn Trang hầu (韓莊侯) là vị vua thứ năm của nước Hàn - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Hàn Ý hầu tên thật là Hàn Nhược Sơn (韓若山), là con trai của Hàn Ai hầu, vua thứ tư của nước Hàn, lên ngôi sau khi cha bị giết. Thời gian lên ngôi của ông, sử sách ghi không thống nhất. Sử ký viết ông lên ngôi năm 370 TCN, Trúc thư kỉ niên thì viết là 374 TCN. Trị vì. Vừa cùng nhau chia cắt đất Tấn, Hàn và Ngụy lại nổ ra chiến tranh. Năm 372 TCN, quân Hàn giao tranh với Ngụy ở Mã Lăng bị bại trận. Năm 369 TCN, Hàn Ý hầu cùng Ngụy Huệ vương gặp nhau ở Trạch Dương giảng hòa. Năm 369 TCN, Ngụy Vũ hầu chết, hai con là Oanh và Hoãn giành ngôi vua Ngụy Hoãn chạy sang nước Triệu. Hàn Ý hầu liên kết cùng Triệu Thành hầu đem quân đánh Ngụy Oanh để đưa Ngụy Hoãn về nước. Liên quân đánh ấp Quỳ cử quân tây tiến công phá An Ấp, đánh bại Ngụy Oanh trong trận Trọc Trạch. Tuy nhiên sau đó giữa Triệu và Hàn nảy sinh bất hoà. Triệu Thành hầu muốn giết Ngụy Oanh rồi đưa công tử Hoãn làm vua, rồi ép cắt đất chia cho Hàn và Triệu nhưng Hàn Ý hầu cho rằng làm thế sẽ bị đàm tiếu là tàn bạo, lấy đất của Ngụy sẽ mang tiếng là tham lam, nhưng Triệu hầu không nghe. Rốt cuộc vì sự bất hòa này, cả Triệu và Hàn đều lui binh. Ngụy Oanh chớp lấy thời cơ phản công, giết Ngụy Hoãn, rồi tự lập làm vua, tức Ngụy Huệ vương. Hàn Ý hầu cùng Ngụy Huệ vương gặp nhau ở Trạch Dương giảng hòa. Nhưng chỉ được vài năm, tới năm 365 TCN, Hàn và Ngụy là gây chiến, quân Hàn bại trận ở đất Khoái. Năm 363 TCN, Hàn Ý hầu lâm bệnh mất. Con ông là Hàn Ly hầu nối ngôi.
1
null
Chi Lan kim tuyến ("Anoectochilus") là một chi thực vật có hoa thuộc họ Lan ("Orchidaceae") và phân họ cùng tên ("Orchidoideae"). Cái tên "Lan kim tuyến" hay "Lan kim hoàn bắt nguồn từ những đường gân rất đẹp trên phiến lá của các loài lan này. Từ nguyên học. Tên tiếng La tinh bắt nguồn từ các từ Hy Lạp "aniktos" (mở) và "cheilos" (môi). Đặc điểm. Các loài Lan kim tuyến phân bổ trên một khu vực khá rộng, từ vùng Himalaya đến Đông Nam Á, miền Nam Trung Hoa, Úc, Papua New Guinea và một số hải đảo thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Phần lớn chúng là các thực vật sinh sống trên nền đất có kích thước nhỏ, tuy nhiên một vài loài sinh sống trên các bờ đá, với bộ lá màu xanh lục hoặc mang các màu sắc khác (tùy theo loài), có bề mặt mịn như nhung và mang một mạng lưới gân lá phức tạp. Cụm hoa ở ngọn trung tâm mang một vài hoa mọc chúc xuống đất và bao phủ bởi lông với một cánh môi rất lớn và nổi bật. Tràng hoa cùng với đài hoa ở mặt lưng tạo thành một cấu trúc giống như chiếc mũ trùm đầu. Mỗi hoa có hai nhụy và hai nhị.
1
null
Nguyễn Liêm Thanh (sinh năm 1971 tại Campuchia) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam. Gia đình. Bố anh là người Campuchia, mẹ là người Hải Phòng, nhưng anh lại lớn lên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bố anh tên là Liêm Kuy, khi đó lái xe cho cựu hoàng thân Norodom Sihanouk và rất hay qua lại Việt Nam vào những năm 1970. Ông quen rồi lấy mẹ anh là "bà Hai". Anh em nhà Liêm Thanh theo họ mẹ. Khi nạn diệt chủng Pol Pot nổ ra, gia đình ly tán, mất liên lạc với bố, Liêm Thanh cùng mẹ về sống với bà cô ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những gì mà anh biết về bố chỉ qua lời kể của mẹ, bởi bố mất khi Liêm Thanh vừa lọt lòng trong khoảng từ năm 1972 đến 1975 (vẫn chưa xác định được thời gian chính xác). Bóng đá. Anh tập bóng đá từ năm 12 tuổi ở trường Năng khiếu nghiệp vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Hai mươi tuổi, anh về Đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh và được đá chính. Trong sự nghiệp bóng đá, anh đã thi đấu cho các đội Công an TP.HCM, Ngân hàng Đông Á, Cảng Sài Gòn, Hài Phòng, Hà Nội ACB. Khi còn thi đấu cho đội Công an TP HCM, anh đã có quân hàm Thượng úy Công an, nhưng mùa giải 2003, khi đội bóng Công an Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển giao cho Ngân hàng Đông Á, Liêm Thanh cùng với vài đồng nghiệp khác đã quyết định ra khỏi ngành công an, để tiếp tục chơi bóng đá chuyên nghiệp. Anh được gọi vào đội tuyển tham dự SEA Games 1995, SEA Games 1999 và giành 2 huy chương Bạc. So với các đồng đội cùng lứa, anh không nổi trội như Huỳnh Đức, Minh Chiến, Công Minh, Hồng Sơn... nhưng Liêm Thanh vẫn luôn khẳng định được đẳng cấp của một chuyên gia đánh chặn và làm bóng. Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, anh trở thành huấn luyện viên bóng đá. Anh chỉ đạo nhiều đội bóng đá phong trào ("phủi"). Từ năm 2010, anh là HLV phó của đội Sài Gòn XT.
1
null
Frank Ocean (tên khai sinh Christopher Breaux ; sinh ngày 28 tháng 10 năm 1987), là một ca sĩ kiêm nhạc sĩ Hoa Kỳ đến từ thành phố New Orleans, Louisiana. Ocean khởi đầu sự nghiệp với vai trò là một người viết nhạc ẩn danh cho những ca sĩ như Brandy, Justin Bieber, và John Legend. Năm 2010, anh trở thành thành viên của nhóm alternative hip hop OFWGKTA. Năm 2011, anh cho ra mắt miễn phí mixtape "Nostalgia, Ultra" trên mạng và giành được sự đón nhận tích cực của các nhà phê bình, và cho ra hai đĩa đơn từ album, "Novacane" và ’'Swim Good" đều đạt được thành tích nhất định trên bảng xếp hạng. Mixtape đã nhận được sự quan tâm của những nghệ sĩ khác như Kanye West, Beyoncé Knowles và Jay-Z, giúp anh góp mặt trong album "Watch the Throne" năm 2011 của West và Jay-Z. Đầu năm 2012, anh đã về thứ hai trong cuộc bình chọn Sound of 2012 của BBC. Album đầu tay của Ocean, "Channel Orange", được ra mắt trong tháng 7 năm 2012. Album được quảng bá nhờ bốn đĩa đơn "Thinkin Bout You", "Pyramids", "Sweet Life" và "Lost". Ocean đã viết một bức thư mở, vốn dự định đưa lên phần bìa ghi chú của "Channel Orange" để giải quyết trước những suy đoán về đồng tính luyến ái, thay vì thế anh đã đăng bức thư lên blog của anh ở Tumblr. Ocean đã trở thành nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi chính thống đầu tiên thông báo về việc đã từng có tình cảm với người cùng giới, do cộng đồng này vốn được được biết đến vì sự kì thị đồng tính luyến ái. "Channel Orange" đã giành được thành công lớn về mặt phê bình, và được nhiều tạp chí ghi nhận là album xuất sắc nhất của năm 2012. Thành công của album, cùng với sự hợp tác với West và Jay-Z, đã giúp anh nhận được 6 đề cử tại giải Grammy năm 2013, trong đó có ba giải quan trọng nhất Album của năm, Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, và Ghi âm của năm cho "Thinkin Bout You". Album tiếp theo của anh, Blonde (album của Frank Ocean) thậm chí còn được yêu thích và tán dương hơn album trước khi được Pitchfork xếp top 1 trong danh sách 200 album hay nhất thập kỷ cũng như hạng 79 trong top 500 album hay nhất mọi thời đại của Rolling Stone trong năm 2020
1
null
Cộng đồng khối dân cư () là một cơ cấu chính quyền vùng đô thị tại Pháp, được thiết lập theo luật Chevènement năm 1999. Đây là một trong ba cơ cấu của liên xã, ít hòa nhập hơn so với một cộng đồng đô thị nhưng hòa nhập hơn so với một cộng đồng xã. Các cộng đồng khối dân cư gồm có một (thị) xã có ít nhất 15.000 người (hay một tỉnh lị/quận lị có ít hơn 15.000 người) và các xã độc lập lân cận. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2009, có 174 cộng đồng khối dân cư tại Pháp (167 tại Chính quốc Pháp và 7 tại các tỉnh hải ngoại), với tổng dân số kết hợp là 21 triệu người. Dân số (tính đến lần điều tra dân số năm 2006) của các cộng đồng khối dân cư có quy mô từ 406.140 người (Cộng đồng khối dân cư Montpellier Agglomération) đến 28.372 người (Cộng đồng khối dân cư Pays de Flers).
1
null
Cộng đồng xã (tiếng Pháp: "communauté de communes") là một cộng đồng liên kết các xã lại với nhau tại Pháp. Nó hình thành một khung sườn mà trong đó các chức năng địa phương được thực hiện chung với nhau. Đây là hình thức ít hòa nhập nhất của một liên xã. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2007, có 2.400 "cộng đồng xã" tại Pháp (2.391 tại Chính quốc Pháp và 9 tại các tỉnh hải ngoại), với khoảng 26,48 triệu người sống trong các cộng đồng xã. Dân số (tính đến lần điều tra dân số năm 1999) của "cộng đồng xã" có quy mô từ 163.221 người (Cộng đồng xã Grand Parc gồm có thành phố Versailles và các xã lân cận) đến 168 người (Cộng đồng xã la Vallée du Toulourenc thuộc tỉnh Vaucluse"). Địa vị pháp lý. "Cộng đồng xã" được thành lập theo luật của Nghị viện Pháp thông qua vào ngày 6 tháng 2 năm 1992. Luật này được điều chỉnh lại trong Luật Chevènement năm 1999. Không như "cộng đồng khối dân cư" và "cộng đồng đô thị", "cộng đồng xã" không bị ràng buộc về mức tối thiểu dân số để được công nhận tồn tại. Điều kiện duy nhất được đặt ra cho cộng đồng xã là sự liên tục về mặt địa lý của các xã trong cộng đồng. Theo bộ luật tổng quát về cơ cấu hành chính vùng ("Code général des collectivités territoriales" hay gọi tắt là CGCT), một cộng đồng xã là một tổ chức công cộng hợp tác liên-xã, được hình thành bởi một vài khu tự quản Pháp bao phủ một lãnh thổ dính liền nhau và không có thực thể cá biệt độc lập nào nằm bên trong đó. Năm 1999 khi Luật Chevènement có hiệu lực, các cộng đồng xã tồn tại trước đó và không hội đủ tiêu chuẩn dựa trên sự liên tục địa lý đều được giữ nguyên trạng. Hiến định. "Cộng đồng xã" hiện nay được tài trợ bởi thuế địa phương đánh vào các cơ sở thương mại, được biết với tên gọi là hay tên gọi phố thông hơn là một phiên bản sửa đổi của thuế mà "cộng đồng xã" thu chung rồi chi trả trở về cho từng xã cá thể của cộng đồng. đôi khi bị coi là gánh nặng bất công vào nền kinh tế hay thậm chí là lý đo khiến công việc làm bị xuất khẩu ra khỏi nước Pháp. Nó đã và đang là đề tài cho một loạt cải cách trong nhiều năm qua nhưng việc chính phủ trung ương tìm cách bãi bỏ nó hay thay thế nó vẫn chưa có kết quả. "Cộng đồng xã" được điều hành bởi một hội đồng "(conseil communautaire)" gồm các đại biểu đến từ các hội đồng xã của mỗi xã thành viên. Số ghế trong hội đồng được phân chia cho mỗi xã dựa theo quy mô lớn nhỏ của mỗi xã. Một xã thành viên phải có ít nhất một ghế trong hội đồng, và không có xã thành viên nào có hơn phân nửa tổng số ghế trong hội đồng cộng đồng xã. Mục tiêu. Điều khoản 5214-16 của CGCT bắt buộc "hội đồng xã" thực thi các trách nhiệm của mình trong các lãnh vực chính sách sau đây: "Cộng đồng xã" cũng có thể chọn thực thi các trách nhiệm của mình ít nhất một trong sáu lãnh vực chính sách sau đây: "Cộng đồng xã" có thể tự ấn định các điều kiện về nhân sự và bổ nhiệm các nhân viên thích hợp. Ngoài ra, với sự đồng ý của tỉnh, cộng đồng xã có thể thực thị trực tiếp các trách nhiệm và quyền lực trong một số lãnh vực chính sách xã hội nào đó mà thông thường được cấp tỉnh đảm nhiệm. Ngoài ra, các xã thành viên cũng phải quyết định rõ ràng quyền lực nào mà mình trao cho "cộng đồng xã": các xã sẽ quyết định như vậy dựa vào tầm nhìn về sự lợi ích nhất của từng xã cá biệt. Một khi quyền lực và trách nhiệm đã được trao cho "cộng đồng xã", chúng sẽ được thực thi chung dưới quyền điều hành của "cộng đồng xã" và có thể không còn được các xã thành viên thực thi một cách độc lập nữa. Năm 2008 có 2.393 "cộng đồng xã" tại Pháp. Trong số này, phỏng chừng 1.000 cộng đồng đã tồn tại ít nhất 1 năm. Các cộng đồng mới hiện nay đang được thành lập với một tốc độ khá nhanh hơn những năm đầu trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xã nông thôn chưa gia nhập một cộng đồng xã.
1
null
Tuyên truyền viên trên mạng, Tuyên truyền viên Internet, Dư luận viên, (tiếng Anh là "government internet commentators" hoặc "online commentator," "internet polemicists" hay "public opinion shapers)," ở Việt Nam còn có tên gọi là ""chuyên gia bút chiến"," là các cá nhân, nhóm người được chính phủ thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Đội ngũ này khác với "công an mạng" là nhóm người thuộc lực lượng quốc phòng hay an ninh. Khác với Tuyên truyền viên miệng, "Dư luận viên" chú trọng vào việc tuyên truyền các tư tưởng thân chính phủ trên mạng. Việc hình thành những nhóm này là do chính phủ nhận thức rằng việc áp dụng tường lửa để ngăn chặn những thông tin gây bất lợi cho chính thể đã không còn mang lại hiệu quả cao. Châu Âu. Theo tin tức từ báo Nga RT thì Liên minh châu Âu đã lập kế hoạch bí mật dành ra 2 đến 3 triệu euro để thực hiện chương trình "tuần tra chống troll" để "giám sát ý kiến của quần chúng", chương trình huấn luyện cho các tuyên truyền viên vốn là các nhân viên trong dịch vụ dân sự châu Âu để theo dõi và giám sát các thông tin và các cuộc thảo luận trên mạng đặc biệt khi liên quan đến vấn đề chống châu Âu. Các nhân viên này phải có khả năng phản ứng nhanh trong việc nắm bắt các xu hướng để có thể quấy nhiễu và cố gắng bác bỏ các thông tin không mong muốn khi chúng xuất hiện trên mạng. Việc này bị cho là vi phạm tính trung lập của dịch vụ dân sự châu Âu bằng việc chuyển nhân viên thành một "tuần tra viên chống troll" chương trình này dự đoán được thực vào cuối tháng 2 năm 2013 để hỗ trợ cho dịp bỏ phiếu năm 2014 và bản kế hoạch đã bị rò rỉ ra ngoài. Anh. Theo Glenn Grenwald thì lực lượng tình báo Anh Government Communications Headquarters (GCHQ) đã lập hẳn ra một đơn vị chuyên đánh lừa và phá hoại danh tiếng của các "mục tiêu" gọi là Joint Threat Research Intelligence Group (JTRIG), đây là một trong bốn chương trình bí mật của GCHQ bị rò rỉ ra ngoài theo chương trình NSA. Cơ quan này cố gắng kiểm soát, thâm nhập, tác động và tranh luận trực tuyến, để gây ảnh hưởng đến khả năng truyền thông toàn vẹn của mạng internet. Các bước thực hiện đều được lên kế hoạch với hai chiến thuật, một là tung các thông tin giả lên mạng để phá hủy danh tiếng của các mục tiêu của mình, hai là tranh luận trực tuyến để tạo ra các ảnh hưởng xét thấy cần thiết. Những việc cơ quan này thường làm để hai chiến thuật này có tác dụng là gửi thông tin giả lên mạng và gán nó là của người khác, giả vờ là một nạn nhân của "mục tiêu" hay gửi hàng đống thông tin sai lệch tiêu cực lên các trang mạng xã hội. Nga. Soschkinow, một nhà báo Nga của tờ St. Petersburg Times đã xin vào làm một hãng có tên là "Nghiên cứu Internet", sau này thường được gọi là hãng troll ở St. Petersburg. Ở đây anh ta gặp một nhà báo khác của tờ báo đối lập Nowaja Gazeta cũng giả dạng xin vào làm. Cả hai đã tường thuật về đời sống hàng ngày trong hãng này. Họ cho biết từ cuối mùa thu 2013, Kremlin đã cho thành lập một hệ thống các cơ quan tuyên truyền, đóng góp các phê bình trên các mạng xã hội và trên báo chí ở phương Tây. Các nhân viên làm việc được trả khoảng 800 USD một tháng, để mà làm những chuyện như "cắt và dán", bôi nhọ những thành phần đối lập và ca ngợi những hành động của chính quyền., Việc làm tại hãng troll. Ludmila Sawtschuk, một nhà hoạt động 34 tuổi từ Puschkin gần St. Petersburg, đã giả dạng làm tại hãng này 2 tháng. Mỗi ngày cô ta phải làm 12 tiếng, cứ 2 ngày thì được nghỉ một ngày. Ai tới trễ chỉ sau một vài phút, hay làm lỗi trong bài viết cũng bị cắt lương. Mỗi ngày cô ta phải viết 15 bài theo một đòi hỏi sẵn, và bị kiểm duyệt trước khi được đăng. Bài viết nào không thích hợp theo đòi hỏi sẽ bị xóa. Có lúc cô ta không có đủ thời giờ để nghỉ trưa. Đa số những người làm việc tại đây, theo cô ta là có học thức kém, không giỏi tiếng Nga, không hiểu được nhiều bài viết về chính trị. Họ có tuyển giáo viên để giúp đỡ trong các trường hợp này. Nhân viên phải ký giấy không được tiết lộ bất cứ điều gì. Việc sử giúp máy tính cũng bị kiểm soát. Đa số các nhân viên chỉ chịu nổi vài tuần. Ai làm lâu có thể sẽ được thăng tiến. Cả Sawtschuk và Soschnikow cho biết là có một hãng nhỏ khác dành cho thành phần ưu tú. Những người này thí dụ giả dạng là thuộc phe đối lập để tấn công những blogger chỉ trích chính phủ. Sawtschuk hiện đã làm đơn kiện đòi đóng cửa hãng này với lý do là hãng đã nhận cô vào làm lậu. Mục đích theo luật sư của cô là để lật mặt những tổ chức kiểu này. Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc lực lượng tác chiến mạng Kukka Chŏngbowŏn (국가정보원) đã được thành lập để chống lại lực lượng tác chiến mạng của Triều Tiên tuy nhiên lực lượng này cũng được sử dụng cho việc khác là tạo ra chiến dịch kiểm soát người dân như việc gửi hàng ngàn tin nhắn lên blog chính trị và rải 1,2 triệu tin nhắn Twitter để tạo ảnh hưởng trước thềm bầu cử cho thủ tướng Park. Cơ quan này đã ca ngợi chính sách của chính phủ, trong khi chế giễu các đối thủ đối lập của bà Park là không đáng tin cũng như gửi hàng ngàn thông điệp tấn công các chính trị gia đối lập. Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng đã sử dụng cách này để điều hướng dư luận, dù đang bị luật cấm nhưng vẫn phá luật để thực hiện. Có hai nghị sĩ Hoa Kỳ đang cố gắng hợp pháp hóa việc tuyên truyền ngay trong nước để tiện cho việc định hướng dư luận vì luật tuyên truyền cũ đang làm việc này trở nên rắc rối khi luôn phải phá luật. Và luật này đã được thông qua và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 năm 2013 cho phép chính phủ bắt đầu mở các kênh tuyên truyền trong đó có cả mạng internet để hành truyên truyền trên diện rộng ngay trong nước. Cũng như các cộng tác viên trực tuyến với Lầu Năm Góc đã lập thực hiện một chiến dịch tung tin vịt lấy tên các nhà báo viết các thông tin bất lợi bằng cách lập các tài khoản giả trên các mạng xã hội hay lập một loạt trang mạng giả danh. Quân đội Hoa Kỳ đã thuê các nhà báo trực tuyến và thiết lập các trang web tại khu vực châu Âu, châu Phi và Trung Đông... các nhân viên làm việc trong chương trình này được gọi là "nhà viết lách được trả tiền tự do". Cũng như sử dụng các bloger, mạng, và email để tung ra hàng loạt các thông tin thấy cần thiết. Cũng như Quân đội Hoa Kỳ cũng đã ký hợp đồng với một công ty tư nhân để phát triển một phần mềm chuyên dụng giá trị 2.76 triệu đô theo đó người tung thông tin tuyên truyền bao gồm cả thông tin có lợi cho Hoa Kỳ lên mạng, dò tìm và chống các thông tin khủng bố hay các thông tin bất lợi cho Hoa Kỳ khác mà không sợ bị phát hiện thân phận thật. Phần mềm này bị báo chí phê phán là có thể ngăn chặn việc tự do thông tin giống công việc mà Trung Quốc đang thực hiện. Ngày 23/12/2016, Tổng thống Barack Obama ký một bộ luật cấp ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2017 bao gồm việc tạo ra trung tâm đặc biệt dành cho cuộc chiến chống tuyên truyền của nước ngoài. Điều 1259S của Bộ luật cho phép ngân sách cấp kinh phí để xây dựng trung tâm sẽ "thực hiện và phối hợp nỗ lực để giám sát công tác tuyên truyền và những nỗ lực nước ngoài nhằm truyền bá thông tin sai lệch với mục đích phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ", đặc biệt là sẽ bao gồm ""phân phối các nguồn tài trợ để duy trì các nhóm xã hội dân sự, các nhà báo, các Hiệp hội khoa học và sản xuất(NPO), các công ty tư nhân và các viện nghiên cứu học thuật liên quan đến việc phân tích, thu thập thông tin và chiến đấu chống lại tin sai lệch nước ngoài"." Iran. Iran bị tố cáo là đã điều khiển một chương trình dọa dẫm những ký giả Iran sống ở nước ngoài. Một trong những hành động trong chương trình này là những chuyên gia bút chiến của họ giả mạo tài khoản Facebook của các ký giả này, và loan truyền những tin túc xấu không đúng sự thật để hạ thấp uy tín của họ. Trong số hàng chục những ký giả bị bôi nhọ có một số người làm việc cho đài BBC. Israel. Jewish Agency, một tổ chức tư nhân thì cùng hợp tác với chính phủ thực hiện chương trình Hasbara, trả tiền cùng trợ cấp xã hội cho sinh viên để trực tuyến tung các thông tin tuyên truyền lên các mạng xã hội trong việc biện bạch cho sự chiếm bờ Tây bất hợp pháp là vì mục đích tự vệ và nói người Palestine như những kẻ khủng bố không quan tâm đến hòa bình. Ngoài ra Israel còn phát triển chương trình Megaphone, một loại phần mềm được phát triển trong chương trình Hasbara. Nó sẽ gửi đến máy người sử dụng báo động về việc một thông tin bất lợi cho Israel vừa được đăng lên ở đâu đó và những người sử dụng chương trình sẽ đến và dìm thông tin đó dưới một cuộc tranh cãi có lợi cho Israel. Trung Quốc. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, những tổ chức theo mô hình và mục đích tương tự đã được thành lập từ lâu và không còn là mới mẻ. Từ tháng 10 năm 2004 cơ quan tuyên huấn của thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam đã bắt đầu mướn những người phê bình trên mạng, được cho đây là những người phê bình chuyên môn đầu tiên được biết tới trên mạng. Tháng 3 năm 2005 trường Đại học Nam Kinh đã mướn sinh viên làm việc phê bình trên mạng trong giờ rảnh rỗi, trả từ quỹ của trường đại học, vào các diễn đàn kiếm những tin tức không đúng mong muốn, và tích cực phản ứng với những quan điểm thân Đảng. Trong những tháng tiếp theo, những lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô bắt đầu mướn những đội riêng của mình. Cho tới giữa năm 2007 chuyên viên bình luận mạng được tuyển từ các học đường, và các tổ chức Đảng là chuyện bình thường tại khắp mọi nơi trên nước Trung Quốc, gọi là 网络评论员, Hán Việt: Võng lạc bình luận viên (bình luận viên mạng lưới toàn cầu). Đại học Thượng Hải mướn các sinh viên theo dõi các dấu hiệu bất đồng chính kiến tại các diễn đàn tại đại học. Các chuyên gia bình luận này không những chỉ tham dự các cuộc thảo luận chính trị, mà cả các thảo luận tổng quát. Tờ báo Global Times tường thuật, cơ quan tuyên huấn của Trường Sa đã trả cho mỗi bài viết là 0,5 Nhân dân tệ, vì vậy những nhà chuyên gia bình luận này còn được gọi là "Đảng 50 xu" (tiếng Trung gọi là 五毛党, Hán Việt: ngũ mao đảng (tạm dịch là Đảng 5 hào, Đảng 50 xu, 50 Cent Party)). Tuy nhiên, theo như các trang mạng của Đảng tại địa phương thì lương căn bản của họ là 600 Nhân dân tệ. Theo tin trên mạng BBC tiếng Việt vào tháng 1 năm 2013 thì thành phố Bắc Kinh đang huy động hơn hai triệu tuyên truyền viên để ‘hướng dẫn dư luận’ trên mạng xã hội Weibo. Trong số trên 2 triệu tuyên truyền viên của thành phố thì 60 ngàn người làm việc trực tiếp cho chính quyền và hai triệu người khác ‘bên ngoài hệ thống’. Về sự tồn tại của 2 triệu tuyên truyền viên chỉ riêng tại thành phố Bắc Kinh, ông Bắc Phong, một cây viết blog nổi tiếng hiện giờ sống tại Mỹ, thì cho rằng "chiến thuật biển người" của Bắc Kinh "không phải là dấu hiệu của sức mạnh", nhưng là chỉ dấu cho thấy chính quyền không thể đưa ra ý tưởng nào tốt hơn để đối phó với thách thức từ các mạng xã hội. Việt Nam. Tiết lộ công khai đầu tiên về việc sử dụng đội ngũ chuyên gia bút chiến là từ lời tuyên bố của ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi trên báo Lao động, rằng đã thành lập một nhóm chuyên gia với mục đích "đấu tranh trực diện, tham gia bút chiến trên Internet trong việc đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch." Theo AFP, các giám sát viên internet để kiểm soát tin tức và hướng dẫn dư luận, giống hệ thống của Trung Quốc. Các dư luận viên này thường "bút chiến" lại các nhận xét phê phán chính quyền và Đảng, đồng thời định hướng dư luận theo hướng thân chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó các bình luận viên độc lập phê phán chính phủ bị bỏ tù vì bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi đàn áp và bỏ tù những blogger đối lập nhằm buộc họ im lặng nhưng không hiệu quả, chính quyền Việt Nam bắt đầu xây dựng đội ngũ dư luận viên tuyên truyền trên các diễn đàn mạng nhằm thể hiện quan điểm ủng hộ chế độ. Phó ban tuyên giáo Phan Đăng Long cho biết dư luận viên là thành phần thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh để nắm những vấn đề công chúng quan tâm thảo luận sau đó báo cáo lại các cơ quan nhà nước. Theo xác nhận của Thành ủy Hà Nội, cho tới nay thành phố đã tổ chức nhóm "chuyên gia" và tuyên truyền viên "đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet". Chỉ tính đến đầu năm 2013, thành phố đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng. Xuống đường. Ngày 14 tháng 3 năm 2015, một nhóm người tự xưng là dư luận viên đã không còn hoạt động giới hạn trên mạng mà còn cả xuống đường, nơi khoảng 200-300 người tập trung trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, để dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma năm 1988. Blogger Nguyễn Lân Thắng than phiền: "Họ đem cờ búa liềm ra che chắn các hoạt động tưởng niệm. Họ còn la hét, phá rối và thậm chí gây hấn với một số người.". Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết nhóm người này không thuộc sự chỉ đạo của công an Hà Nội và Ban tuyên giáo. ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói rằng nhóm người này chỉ tự xưng là "dư luận viên" một cách tự phát. Thành phố có đội ngũ cộng tác viên dư luận, tuy nhiên đội ngũ này không xuống đường bao giờ. Thành quả. Nhóm chuyên gia Hà Nội đã thuyết phục được tác giả cuốn "Không thể một lúc đi trên hai con đường". Ông ta nhờ đó đã nhận ra sai lầm của mình, hứa là sẽ không ấn bản, và sẽ tìm cách thu hồi những gì ông đã phát tán. Nhóm này cũng đã tạo lập được 18 website và 400 tài khoản online để giám sát và hướng dẫn dư luận, thảo luận về mọi thứ từ chính sách đối ngoại cho tới luật đất đai. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số người được cho là các dư luận viên trên mạng đã thành lập một quán cafe mang tên DLV với logo theo kiểu Vietnamball và khẩu hiệu "Giải khát - giải trí - giải độc", tọa lạc tại số 45A Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM. Ngoài ra, một đồng chủ quán còn là chủ trang web www.dlv.vn và cũng là người đã phát động phong trào in đồng phục DLV trong năm 2014. Sự ra đời của quán cafe DLV đầu tiên tại Việt Nam này cũng được đưa tin trên trang youtube của Vietweekly, một kênh thông tin của người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ.
1
null
Dơi tai sọ cao (danh pháp hai phần: Myotis siligorensis) là một loài động vật có vú trong họ Dơi muỗi, bộ Dơi. Loài này được Horsfield mô tả năm 1855. Loài dơi này được tìm thấy ở Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, và Việt Nam. Phân loài. Loài này có 4 phân loài gồm:
1
null
Tê tê Ấn Độ hay Tê tê đuôi dày (Manis crassicaudata) là một loài tê tê được tìm thấy trong các vùng đồng bằng và đồi núi của Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, và một phần của Pakistan. Nó không phải phổ biến bất cứ nơi nào trong phạm vi của nó. Như các loài tê tê khác, nó có vảy lớn, chồng chéo trên cơ thể của nó như áo giáp. Nó cũng có thể cuộn mình thành một quả bóng tự vệ chống lại động vật ăn thịt như hổ. Màu sắc vảy của nó thay đổi tùy thuộc vào màu sắc đất trong môi trường xung quanh. Nó sống về đêm và nằm sâu trong các hang hốc vào ban ngày. Nó là được săn bắt để lấy thịt, được xem là ngon, và để làm dầu thuốc. Ở Kerala, nó được gọi là eenampechi. Tiếng Sinhala, nó được gọi là kaballewa và trong tiếng Tamil là azhungu hoặc alangu. Trong tiếng Oriya, nó được gọi là bajrakapta. Mô tả. "Manis crassicaudata" có chiều dài phần đầu cơ thể 51–75 cm, chiều dài đuôi của 33–47 cm và trọng lượng 10–16 kg. Con cái có một cặp vú, và nhỏ hơn so với nam giới. Đầu của con vật này là hình nón và mõm dài. Màu sắc đệm mũi tương tự, hoặc hơi đậm hơn da màu hồng nâu. Đôi mắt của nó là nhỏ và tròng đen tối. M. crassicaudata có tổng cộng 160-200 vảy (trong đó 40-46% được đặt ở đuôi) và vảy lớn có thể đạt chiều dài 6,5–7 cm, rộng 8,5 cm, và nặng 7-10 gram, da và vảy chiếm khoảng một phần tư đến một phần ba trong tổng số khối lượng cơ thể của loài này.
1
null
Manis culionensis hay tê tê Philipine là một loài động vật có vú trong họ Manidae, bộ Pholidota. Loài này được de Elera mô tả năm 1915. Bảo tồn. Loài tê tê này bị đe dọa tuyệt chủng cực kỳ cao do nạn khai thác và săn bắt trộm bất hợp pháp. Với quần thể có nguy cơ giảm hơn 80 % từ năm 2019 - 2040. Bộ Tài nguyên và Môi trường Philippines (DENR) đã đưa ra mức án bắt buộc thấp nhất là 6 năm tù giam người bị kết án phải chấp hành hình phạt mà không được xử án treo nhằm bảo vệ loài động vật này.
1
null
Tê tê đất, còn có tên là tê tê khổng lồ, tên khoa học Manis gigantea, là một loài động vật có vú trong họ Manidae, bộ Pholidota. Loài này được Illiger mô tả năm 1815.. Môi trường sống, phạm vi, và tình trạng bị đe dọa. Tê tê đất sinh sống ở nhiều nước Châu Phi và tập trung nhiều ở Uganda, Tanzania, và tây Kenya. Do phá hủy môi trường và tình trạng phá rừng, cùng với săn bắn như thịt thú rừng, chúng đang bị suy giảm mạnh. Hành vi. Tê tê đất, như những loài tê tê khác, đều hoạt động về đêm. Chúng hầu như chỉ ăn kiến và mối. Chúng thường sống đơn độc, mặc dù có trường hợp con trưởng thành dược nhìn thấy sống trong một cái hang với con chưa trưởng thành. Chúng có thể leo cây
1
null
Mèo Geoffroy (danh pháp hai phần: "Leopardus geoffroyi") là một loài động vật có vú trong họ Mèo, bộ Ăn thịt. Loài này được d'Orbigny & Gervais mô tả năm 1844. Mèo Geoffroy có kích thước tương đương mèo nhà nhưng có nhiều đốm đen và dải màu tối trên má, đầu và cổ cũng như trên đuôi và chân. Loài này được liệt kê là loài ít quan tâm trong Sách đỏ của IUCN vì nó phổ biến và phong phú trên hầu hết phạm vi phân bố.
1
null
Mèo đốm Kodkod ("Leopardus guigna") là một loài động vật có vú trong họ Mèo, bộ Ăn thịt. Loài này được Molina mô tả năm 1782. Đây là loài mèo nhỏ nhất ở châu Mỹ. Loài mèo này sinh sống trung bộ và nam bộ Chile và một khu vực liền kề nhỏ ở Argentina. Diện tích phân bố nhỏ hơn so với những loài mèo Nam Mỹ khác. Kể từ năm 2002, loài này đã được liệt kê là loài dễ thương tổn trong Sách đỏ của IUCN vì tổng số lượng trên thực tế có thể ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành và bị đe dọa do đàn áp và mất môi trường sống và cơ sở con mồi.
1
null
Leopardus pajeros là một loài động vật có vú trong họ Mèo, bộ Ăn thịt. Đây là loài bản địa Nam Mỹ, được Desmarest mô tả năm 1816. Loài này được liệt kê là gần bị đe dọa trong Danh sách đỏ của IUCN vì chuyển đổi và hủy hoại môi trường sống có thể khiến số lượng suy giảm trong tương lai. Mèo được đặt tên Pampas trong tiếng Quechua nghĩa là đồng cỏ, nhưng chúng sống cả ở đồng cỏ, cây bụi và rừng khô ở độ cao lên tới 5.000 m. Có đề xuất chia mèo Pampas thành ba loài riêng biệt, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về màu sắc/hoa văn của lông và kích cỡ hộp sọ.
1
null
Cầy genet Bourlon ("Genetta bourloni") là một loài cầy genet có nguồn gốc từ các khu rừng Thượng Guinea. Nó chỉ được biết đến từ 29 mẫu động vật trong bảo tàng lịch sử tự nhiên và đã được mô tả là một loài chi "Genetta" mới vào năm 2003. Nó được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN vì dân số toàn cầu ước tính khoảng dưới 10.000 cá thể trưởng thành.
1
null
Genetta genetta là một loài động vật có vú trong họ Cầy, bộ Ăn thịt. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Do loài này phân bố rộng rãi ở phía bắc sa mạc Sahara, trong khu xavan phía nam của sa mạc Sahara tới miền nam châu Phi và dọc theo bờ biển của Arabia, Yemen và Oman, loài này được liệt kê như là quan tâm nhất vào Sách đỏ IUCN. Loài này cũng đã được ghi nhận ở Đức, Bỉ và Thụy Sĩ.
1
null
Fossa ( hay ; tiếng Malagasy: ; danh pháp hai phần: "Cryptoprocta ferox") là một loài thú ăn thịt, hình dạng giống mèo. Đây là loài đặc hữu tại Madagascar, thuộc họ Eupleridae, bộ Ăn thịt, có họ hàng gần với họ Cầy mangut (Herpestidae). Phân loại sinh học loài này đã gây tranh cãi do đặc điểm cơ thể tương đồng với những loài mèo, song đặc điểm khác chỉ ra mối quan hệ gần với họ Cầy (nhất là cầy hương và loài họ hàng). Phân loại của loài, cùng với những loài ăn thịt khác tại Madagascar, ảnh hưởng đến giả thuyết rằng loài hữu nhũ ăn thịt đã xâm chiếm đảo Madagascar bao nhiêu lần. Nghiên cứu về di truyền đã chứng minh rằng Fossa và tất cả động vật ăn thịt khác tại Madagascar có họ hàng gần nhất với nhau (định hình nên một nhánh sinh học, được công nhận thành họ Eupleridae), động vật ăn thịt hiện tại đã xâm chiếm hòn đảo này vào dịp quanh khoảng 18 đến 20 triệu năm về trước. Fossa là thú ăn thịt lớn nhất trên đảo Madagascar và được so sánh như một con báo sư tử nhỏ vì nó đã hội tụ nhiều đặc điểm giống như mèo. Fossa trưởng thành có chiều dài từ đầu đến hết thân và cân nặng từ , con đực lớn hơn so với con cái. Sở hữu móng vuốt bán co rút và mắt cá chân linh hoạt cho phép Fossa leo trèo lên xuống cây dễ dàng, đồng thời hỗ trợ nhảy từ cây này sang cây khác. Fossa là loài duy nhất trong họ có biểu hiện khác biệt về cơ quan sinh dục ở hình thái ngoài, giống đặc điểm của mèo và linh cẩu. Loài này phân bố rộng, mặc dù mật độ quần thể thường thấp. Chúng thường sinh sống đơn độc trong rừng rậm, tích cực săn mồi cả ngày lẫn đêm. Hơn 50% chế độ ăn uống gồm vượn cáo, loài linh trưởng đặc hữu tìm được trên đảo; tenrec, gặm nhấm, thằn lằn, chim và động vật khác cũng là con mồi của Fossa. Giao phối thường diễn ra trên cây, trên cành cây ngang, có thể kéo dài vài giờ. Lứa đẻ dao động từ một đến sáu con non, khi sinh ra mù và không răng. Fossa sơ sinh cai sữa sau 4,5 tháng và độc lập sau một năm. Thuần thục sinh dục diễn ra khoảng 3 đến 4 tuổi, tuổi thọ nuôi nhốt đạt 20 năm. Loài Fossa được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế liệt kê là "loài sắp nguy cấp". Chúng thường khiến người Madagascar lo sợ và thường được bảo vệ nhờ tục kiêng kỵ "fady". Mối đe dọa lớn nhất đến loài này là mất môi trường sống. Từ nguyên. Danh pháp chi "Cryptoprocta" ám chỉ đến hậu môn con vật được ẩn trong túi hậu môn của chúng, khởi nguồn trong tiếng Hy Lạp cổ đại, từ "crypto-" "ẩn giấu" và "procta" "hậu môn". Danh pháp loài "ferox" là tính từ Latin, có nghĩa là "khốc liệt" hoặc "hoang dã". Tên gọi thông dụng được viết chính tả là fossa trong tiếng Anh hoặc "fosa" trong tiếng Malagasy, ghi chép vào ngữ hệ Nam Đảo, nhưng một số tác giả chấp nhận cách viết chính tả Malagasy trong tiếng Anh. Từ ngữ này giống "posa" (nghĩa là "con mèo") trong tiếng Iban (một ngôn ngữ Nam Đảo) trên đảo Borneo, cả hai thuật ngữ có thể khởi nguồn từ ngôn ngữ mậu dịch những năm 1600. Tuy nghiên, một từ nguyên thay thế chỉ ra liên kết đến từ ngữ khác trong tiếng Mã Lai: "pusa" đề cập đến loài triết Mã Lai ("Mustela nudipes"). Từ "pusa" trong tiếng Mã Lai có thể biến thành "posa" cho loài mèo trên đảo Borneo, trong khi tại Madagascar từ ngữ này có thể biến thành "fosa" để chỉ loài này. Nguyên tắc phân loại. Fossa được Edward Turner Bennett mô tả chính thức trên cơ sở một mẫu vật từ Madagascar do Charles Telfair gửi đến năm 1833. Tên gọi thông thường tương tự danh pháp chi của cầy hương Madagascar ("Fossa fossana"), nhưng chúng là những loài khác nhau. Do đặc điểm cơ thể chia sẻ với cầy hương, cầy mangut và loài họ mèo (Felidae), phân loại đã gây tranh cãi. Bennett ban đầu sắp xếp loài này thuộc nhóm cầy hương trong họ Cầy. Khối xương sọ rắn chắc, hốc mắt lớn, móng vuốt co rút và cấu trúc răng chuyên về ăn thịt cũng khiến một vài nhà phân loại liên kết chúng với loài họ mèo. Năm 1939, William King Gregory và Milo Hellman xếp Fossa vào phân họ riêng của chúng thuộc họ mèo Felidae, "Cryptoproctinae". George Gaylord Simpson xếp loài này trở lại họ cầy Viverridae vào năm 1945, vẫn nằm trong phân họ mà loài sở hữu, nhưng thừa nhận loài có nhiều đặc điểm giống loài mèo. Năm 1993, Géraldine Veron và François Catzeflis xuất bản nghiên cứu lai giống DNA chỉ ra rằng Fossa có họ hàng gần hơn với cầy mangut (họ Herpestidae) so với mèo hoặc cầy hương. Tuy nhiên, năm 1995, nghiên cứu hình thái học của Veron một lần nữa họp thành nhóm với họ Felidae. Năm 2003, nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử sử dụng gen hạt nhân và ty thể của Anne Yoder và đồng nghiệp chỉ ra rằng tất cả loài ăn thịt bản địa Madagascar chia sẻ chung một tổ tiên, loại trừ những loài ăn thịt khác (có nghĩa chúng định hình nên một nhánh sinh học, khiến chúng cùng chung tổ tiên) và có họ hàng gần nhất với họ Cầy mangut châu Phi và châu Á. Để phản ánh các mối quan hệ, tất cả loài ăn thịt Madagascar hiện được xếp vào một họ đơn nhất, họ Eupleridae. Trong họ Eupleridae, Fossa được xếp vào phân họ Euplerinae cùng với loài falanouc ("Eupleres goudoti") và cầy hương Madagascar, nhưng mối quan hệ chính xác của chúng được phân tích kém. Một loài họ hàng tuyệt chủng của Fossa được mô tả vào năm 1902 từ hài cốt bán hóa thạch và được công nhận là một loài riêng biệt, "Cryptoprocta spelea", năm 1935. Loài này lớn hơn Fossa (có khối lượng cơ thể ước tính lớn gấp hai lần), nhưng có nhiều đặc điểm tương tự. Trên khắp Madagascar, người ta phân biệt hai loại Fossa: "fosa mainty" lớn ("fossa đen") và "fosa mena" nhỏ ("fossa đỏ hung"), còn một dạng màu trắng ở mạn Tây Nam đã được báo cáo. Hiện chưa rõ đó là biến đổi hay đột biến, liên quan đến giới tính, tuổi cá thể hay nhiễm hắc tố và bạch tố, hoặc cũng có thể là loài Fossa khác cũng tồn tại. Mô tả. Diện mạo fossa như một dạng thu nhỏ của loài mèo lớn, chẳng hạn báo sư tử, nhưng với một cơ thể mảnh mai và tứ chi cơ bắp, cùng chiếc đuôi kéo dài gần bằng phần còn lại cơ thể. Phần đầu giống cầy mangut, tương đối dài hơn so với một con mèo, mặc dù chiếc mõm rộng và ngắn, cùng đôi tai lớn nhưng tròn. Đôi mắt nâu cỡ vừa tương đối rộng tách biệt với đồng tử co lại thành khe hở. Giống như nhiều loài ăn thịt săn mồi ban đêm, fossa có đôi mắt phản chiếu ánh sáng; ánh sáng phản xạ có sắc thái da cam. Chiều dài từ đầu đến hết thân đạt còn đuôi dài . Có vài điểm dị hình giới tính nhất định, với con đực trưởng thành (nặng ) lớn hơn con cái (). Cá thể nhỏ đặc thù phân bố phía bắc và đông Madagascar, trong khi cá thể lớn sống tại phía nam và phía tây. Cá thể lớn bất thường cân nặng lên đến cũng được báo cáo, nhưng một số nghi ngờ độ tin cậy về số đo. Fossa có thể ngửi thấy, nghe và nhìn tốt. Fossa là loài vật cường tráng; fossa nuôi nhốt hiếm gặp bệnh tật. Cả giống đực lẫn giống cái có bộ lông thẳng, ngắn; tương đối rậm và không có đốm hay hoa văn. Cả hai giới thông thường có màu nâu đỏ trên lưng và màu kem bẩn dưới bụng. Khi động dục, chúng có thể xuất hiện màu da cam dưới bụng do một chất màu đỏ tiết ra bởi sự bài tiết tuyến ngực, nhưng điểm này không được giới nghiên cứu thống nhất quan sát. Đuôi có xu hướng sáng màu hơn hai bên hông. Fossa còn non hoặc có màu xám hoặc gần như màu trắng. Một số đặc điểm cơ thể con vật thích nghi để leo trèo lên cây. Sử dụng đuôi giữ thăng bằng và móng vuốt bán co rút dùng để leo cây tìm mồi. Sở hữu bàn chân di chuyển bán gan, biến chuyển giữa dáng đi bằng gan bàn chân (khi sống trên cây) và dáng đi bằng đầu ngón chân (khi sống trên mặt đất). Lòng bàn chân gần như để trần và bao phủ bằng lớp lót chắc khỏe. Mắt cá chân rất linh hoạt cho phép fossa dễ dàng túm giữ thân cây để trèo lên hoặc tụt xuống hoặc nhảy sang cây khác. Fossa non nuôi nhốt có khả năng đánh đu lộn ngược bằng chân sau khỏi dây thừng thắt nút. Fossa có vài tuyến mùi hơi, mặc dù các tuyến đều kém phát triển ở fossa cái. Tương tự họ cầy mangut, chúng có tuyến da quanh hậu môn bên trong một túi hậu môn bao quanh hậu môn giống như một túi. Chiếc túi mở ra về phía ngoài với một khe ngang bên dưới đuôi. Tuyến khác nằm gần dương vật hoặc âm đạo, tuyến dương vật phát ra mùi nồng. Giống như cầy mangut, loài không có tuyến bìu dái. Bộ phận sinh dục ngoài. Một trong những đặc điểm cơ thể khác thường hơn ở loài này là cơ quan sinh dục ngoài của chúng. Fossa đực có dương vật dài bất thường và xương dương vật, vươn đến giữa hai chân trước khi cương cứng, với độ dày trung bình . Qui đầu kéo dài khoảng nửa chừng xuống trục và có gai ngoại trừ ở đỉnh. So sánh tương đồng, qui đầu của họ mèo ngắn và có nhiều gai, trong khi đó ở họ cầy thì mịn và dài. Fossa cái biểu hiện thoáng qua tính chất giống đực, bắt đầu từ khoảng 1-2 tuổi, phát triển một âm vật mở rộng, có nhiều gai tương tự như dương vật con đực. Âm vật mở rộng nhờ một xương âm vật hỗ trợ, điều này làm giảm kích thước ở con vật phát triển. Con cái không có bìu dái giả, nhưng chúng tiết ra một chất màu cam tạo màu sắc dưới bụng, giống như chất tiết của con đực. Mức độ nội tiết tố (testosterone, androstenedione, dihydrotestosterone) dường như không đóng vai trò tạo nên một phần tính chất giống đực này, những mức độ tương tự như nhau ở con non biến tính giống đực và con trưởng thành không biến tính giống đực. Nghiên cứu suy xét rằng biến tính giống đực hoặc khiến con đực trưởng thành giảm quấy rối tình dục con cái còn non, hoặc làm giảm sự xâm lược lãnh thổ giống cái. Trong khi giống cái thuộc những loài hữu nhũ khác (chẳng hạn linh cẩu đốm) có một dương vật giả, không hề thu nhỏ kích thước khi con vật phát triển. So sánh với loài ăn thịt họ hàng. Nhìn chung, fossa có đặc điểm chung với ba họ ăn thịt khác nhau, các nhà nghiên cứu hàng đầu sắp xếp chúng và những thành viên khác thuộc họ Eupleridae chung với các họ Herpestidae, Viverridae và Felidae. Đặc điểm loài họ mèo chủ yếu liên quan nhiều đến ăn uống và tiêu hóa, bao gồm cả hình dạng răng và phần mặt hộp sọ, lưỡi và đường tiêu hóa, đặc thù cho chế độ ăn thịt dành riêng của loài. Phần còn lại của hộp sọ gần giống nhất với hộp sọ loài thuộc chi "Viverra", trong khi cấu trúc cơ thể tổng quát tương đồng nhiều nhất với thành viên khác thuộc họ Herpestidae. Nha thức cố định là (ba răng cửa, một răng nanh, ba hay bốn răng tiền hàm, một răng hàm trên mỗi bên của cả hàm trên lẫn hàm dưới), công thức răng sữa tương tự nhưng thiếu răng cửa thứ tư và răng hàm. Fossa có một lớp bề mặt rhinarium rộng, nhô lên tương tự loài họ cầy, nhưng có đôi tai tròn, tương đối rộng, gần như rộng cỡ những loài họ mèo kích thước tương tự. Ria mép trên mặt dài, ở cá thể dài nhất còn dài hơn phần đầu. Giống như một vài chi cầy mangut, phần lớn thuộc chi "Galidia" (hiện tại thuộc họ riêng do fossa sở hữu, họ Eupleridae) và "Herpestes" (thuộc họ Herpestidae), chúng có ria mép cổ tay tương tự. Bộ móng vuốt co rút, nhưng không giống những loài họ mèo, chúng không ẩn giấu trong lớp vỏ da. Loài có ba cặp núm vú (một ở bẹn, một ở bụng và một trên ngực). Môi trường sống và phân bố. Fossa có phạm vi địa lý trải rộng nhất trong số động vật ăn thịt Madagascar, thường sinh sống với số lượng thấp trên khắp đảo tại những cánh rừng còn lại, ưa thích sinh cảnh rừng yên tĩnh nguyên sơ. Chúng cũng được bắt gặp tại một vài khu rừng bị suy thoái, nhưng số lượng thấp hơn. Mặc dù fossa sinh sống trong tất cả sinh cảnh rừng trên khắp Madagascar, bao gồm rừng rụng lá khô phía tây, rừng mưa phía đông và rừng gai phía nam, chúng được bắt gặp thường xuyên tại rừng ẩm ướt hơn tại rừng khô. Hiện tượng này có thể do tán rừng suy giảm tại rừng khô cung cấp ít bóng râm và cũng do bởi fossa dường như đi lại dễ dàng hơn tại rừng ẩm ướt. Giống như hầu hết quần thể động vật Madagascar, loài vắng mặt ở khu vực bị xáo trộn sinh cảnh nặng nề, ở cao nguyên trung tâm đất nước. Fossa sinh sống trên vài địa hình dốc nghiêng có độ cao khác nhau tại nơi yên tĩnh của những khu vực được bảo vệ trên khắp Madagascar. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Andringitra, vết tích của fossa đã được báo cáo ở bốn địa điểm khác nhau dao động từ . Nơi cao nhất con vật xuất hiện được báo cáo tại độ cao ; Ở khối núi Andringitra, sự hiện diện của fossa về sau được xác nhận vào năm 1996. Tương tự như vậy, vết tích của fossa được báo cáo tại điểm cực cao và trong công viên quốc gia Andohahela. Fossa hiện diện ở nhiều địa điểm chỉ ra khả năng loài vật này thích ứng độ cao đa dạng, phù hợp với báo cáo phân bố ở tất cả các loại rừng Madagascar. Hành vi. Fossa hoạt động suốt cả ngày lẫn đêm; đỉnh điểm hoạt động có thể diễn ra đầu buổi sáng, chiều muộn và đêm muộn. Con vật thường không tái sử dụng vị trí ngủ, nhưng fossa cái với con non quay trở lại cùng hang ổ cũ. Phạm vi cư trú của fossa đực tại rừng Kirindy lên đến quy mô lớn, so sánh với ở con cái. Những phạm vi chồng chéo-khoảng 30% theo số liệu từ khu rừng phía đông-nhưng fossa cái thường tách biệt phạm vi. Phạm vi cư trú gia tăng trong thời gian mùa khô, có lẽ do ít thức ăn và nước có sẵn. Nói chung, fossa đeo vòng cổ vô tuyến di chuyển giữa mỗi ngày, mặc dù trong một trường hợp báo cáo một con fossa quan sát được di chuyển khoảng cách đường thẳng trong 16 giờ. Mật độ quần thể con vật có vẻ thấp: tại rừng Kirindy, nơi loài khá phổ biến, mật độ ước tính đạt một con vật trên mỗi vào năm 1998. Một nghiên cứu khác tại khu rừng tương tự giữa năm 1994 và 1996 bằng cách sử dụng phương pháp đánh dấu và bắt lại chỉ ra mật độ quần thể của một con vật trên mỗi và một con trưởng thành trên mỗi . Ngoại trừ Fossa mẹ đang chăm con non, thì thỉnh thoảng mới thấy nhiều cá thể đực quần tụ, nên loài này được xem là động vật đơn độc. Tuy nhiên, một công bố năm 2009, báo cáo quan sát chi tiết về săn mồi phối hợp, theo đó ba con Fossa đực cùng săn bắt một con vượn cáo sifaka ("Propithecus verreauxi") nặng trong vòng 45 phút, sau đó chia sẻ con mồi. Hành vi này có thể là một dấu tích săn mồi tập thể từ loài vượn cáo lớn hơn tuyệt chủng gần đây. Fossa giao tiếp bằng âm thanh, mùi hương và các tín hiệu thị giác. Âm thanh phát ra gồm có tiếng rừ rừ, một tiếng kêu đe dọa, một tiếng kêu sợ hãi, bao gồm "tiếng inh ỏi lặp lại, tiếng hít hồng hộc và tiếng thở hỗn hễn". Một tiếng kêu ăng cao, dài có chức năng thu hút con Fossa khác. Fossa cái kêu meo meo vào mùa giao phối và con đực phát ra tiếng thở dài khi chúng đã tìm được một con cái. Trong suốt cả năm, con vật tiết ra mùi hương đánh dấu lâu dài trên đá, cây cối, đất; chúng dùng các tuyến ở vùng hậu môn và trên ngực. Chúng cũng liên lạc qua biểu hiện mặt và cơ thể, nhưng ý nghĩa các tín hiệu này không chắc chắn. Con vật hung hãn chỉ khi vào mùa giao phối, con đực đánh nhau đặc biệt mạnh bạo. Sau một cuộc chiến ngắn, con vật thua cuộc chạy đi và con chiến thắng đuổi theo sau một khoảng cách ngắn. Trong điều kiện nuôi nhốt, Fossa thường không hung hăng và đôi khi thậm chí cho phép người trông giữ sở thú vuốt ve chúng, nhưng con đực trưởng thành đặc biệt có thể cố gắng cắn trả. Chế độ ăn uống. Fossa là động vật ăn thịt săn con mồi kích thước từ nhỏ đến vừa. Là một trong tám loài ăn thịt đặc hữu của Madagascar, Fossa là động vật hữu nhũ trên cạn, đặc hữu, còn sống sót lớn nhất của hòn đảo này và loài săn mồi duy nhất có khả năng săn tất cả những loài vượn cáo trưởng thành còn tồn tại, lớn nhất trong số đó có thể nặng đến 90% trọng lượng Fossa trung bình. Mặc dù đây là loài vượn cáo ăn thịt chủ yếu, báo cáo về thói quen ăn uống của loài chứng minh tính đa dạng khi chọn lọc con mồi và chuyên hóa phụ thuộc vào sinh cảnh và mùa; chế độ ăn uống không thay đổi theo giới tính. Trong khi Fossa được cho là chuyên ăn thịt vượn cáo tại công viên quốc gia Ranomafana, chế độ ăn biến đổi nhiều hơn ở những sinh cảnh rừng mưa khác. Chế độ ăn của Fossa trong tự nhiên được nghiên cứu bằng cách phân tích mẫu phân riêng biệt của chúng, giống hình trụ màu xám với điểm kết thúc xoắn và đo lường chiều dài , dày . Mẫu phân thu thập và phân tích ở cả hai nơi, Andohahela và Andringitra, chứa chất liệu vượn cáo và động vật gặm nhấm. Quần thể phía đông Andringitra sáp nhập ghi chép độ đa dạng con mồi trải rộng nhất, bao gồm cả loài có xương sống lẫn không xương sống. Loài có xương sống bị ăn thịt dao động từ loài bò sát đến một loạt các loài chim, bao gồm cả chim sống trên cây tầng thấp hay trên mặt đất, động vật hữu nhũ, bao gồm động vật ăn côn trùng, gặm nhấm và vượn cáo. Loài xương sống mà Fossa ăn thịt tại vùng núi cao Andringitra bao gồm côn trùng và cua. Một nghiên cứu chỉ ra rằng động vật có xương sống bao gồm 94% chế độ ăn của Fossa, trong đó vượn cáo chiếm hơn 50%, tiếp theo là tenrec (9%), thằn lằn (9%) và các loài chim (2%). Hạt cây chiếm 5% chế độ ăn, có thể có trong dạ dày của vượn cáo bị ăn thịt, hoặc có thể do Fossa ăn trái cây vắt nước, hạt cây thường xuất hiện hơn trong dạ dày vào mùa khô. Kích thước con mồi trung bình thay đổi về mặt địa lý; chỉ ở vùng núi cao Andringitra, trái ngược với tại rừng ẩm ướt và hơn tại rừng rụng lá khô. Theo một nghiên cứu về chế độ ăn của Fossa tại rừng rụng lá khô phía tây Madagascar, chiếm hơn 90% con mồi là loài có xương sống, hơn 50% là vượn cáo. Chế độ ăn chính chứa xấp xỉ sáu loài vượn cáo và hai hoặc ba loài thú tenrec gai, cùng với rắn và động vật hữu nhũ nhỏ. Thông thường, con mồi Fossa là vượn cáo lớn và thú gặm nhấm ưu tiên con vật nhỏ. Fossa săn bắt mồi hoặc trên mặt đất hoặc trên cây. Vào mùa không sinh sản, Fossa săn mồi riêng lẻ, nhưng trong mùa sinh sản có thể săn mồi theo nhóm và chúng có thể bắt cặp Fossa mẹ cùng con non. Một thành viên nhóm leo lên cây và đuổi theo vượn cáo từ cây này sang cây khác, buộc chúng hạ xuống mặt đất, tại nơi khác có thể dễ dàng bắt giữ mồi. Fossa có đặc điểm là mổ bụng con mồi vượn cáo lớn hơn chúng, cùng với mẫu phân riêng biệt, giúp xác định con mồi bị giết. Quan sát lâu dài mô hình ăn thịt của Fossa ở rừng mưa cho biết rằng Fossa săn mồi trên một tiểu khu phạm vi của chúng cho đến khi mật độ con mồi giảm, sau đó chuyển đi. Fossa cũng săn vật nuôi nhà như con mồi, chẳng hạn dê và bò nhỏ, đặc biệt gà nhà. Trong điều kiện nuôi nhốt, thức ăn của Fossa bao gồm loài lưỡng cư, chim, côn trùng, bò sát và động vật hữu nhũ kích thước từ nhỏ đến trung bình. Ở nhiều sinh cảnh rừng mưa khác nhau, sự đa dạng con mồi xuất hiện tương tự như thành phần chế độ ăn đa dạng ghi chép được diễn ra ở rừng khô phía tây Madagascar, cũng như vậy. Là động vật ăn thịt đặc hữu lớn nhất trên đảo Madagascar, chế độ ăn linh động kết hợp với mô hình hoạt động linh hoạt cho phép loài khai thác một loạt môi trường sống có sẵn khắp hòn đảo, khiến chúng trở thành loài chủ chốt tiềm năng cho hệ sinh thái Madagascar. Sinh sản. Hầu hết đặc tính sinh sản trong quần thể hoang dã ở rừng rụng lá khô miền tây; xác định dù chắc chắn đặc tính thích hợp với quần thể miền đông hay không sẽ được yêu cầu nghiên cứu chuyên môn thêm nữa. Giao phối thường diễn ra vào thời gian tháng Chín và tháng Mười, mặc dù có những báo cáo diễn ra đến tận cuối tháng mười hai, có thể đáng chú ý cao. Trong điều kiện nuôi nhốt tại bắc bán cầu, Fossa thay vì giao phối vào mùa xuân phía bắc, từ tháng ba-tháng bảy. Quan hệ giao phối thường diễn ra trên cành cây lớn nằm ngang cách mặt đất khoảng . Thường xuyên sử dụng lại cùng cành cây đó vào năm sau, với độ chính xác đáng kể như ngày mà mùa giao phối khởi đầu. Cây xanh thường gần nguồn nước, cành cây đủ khỏe và đủ rộng để hỗ trợ cho cặp đôi giao phối, rộng khoảng . Cũng có báo cáo một vài cặp giao phối trên mặt đất. Nhiều đến tám con đực sẽ xuất hiện tại một vị trí giao phối, lưu trú ở vùng lân cận gần với con cái tiếp nhận. Con cái dường như chọn con đực giao phối với nó, con đực cạnh tranh sự chú ý của con cái bằng một lượng đáng kể xướng âm và tương tác đối kháng. Con cái có thể chọn giao phối với vài con đực, lựa chọn giao phối của nó dường như không có bất kỳ mối tương quan nào với diện mạo thể chất con đực. Để kích thích con đực gắn kết với mình, con cái phát ra một loạt âm thanh meo meo. Con đực trèo lên từ phía sau, dựa cơ thể mình hơi lệch tâm vào con cái, vị trí đòi hỏi cân bằng khéo léo; nếu con cái đứng lên, con đực sẽ gặp khó khăn đáng kể khi tiếp tục. Nó đặt bàn chân của mình trên vai con cái hoặc túm chặt xung quanh eo và thường liếm cổ con cái. Giao phối có thể kéo dài gần ba giờ. Cuộc giao phối kéo dài bất thường này do bản chất cơ thể khi dương vật con đực cương lên, dương vật có gai trỏ ngược dọc theo toàn bộ chiều dài. Fossa giao phối bao gồm một dây nối giao cấu, có thể bị dương vật gai của con đực thúc ép. Dây nối khó đứt gãy nếu phiên giao phối bị gián đoạn. Giao phối với con đực duy nhất có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, tổng thời gian giao phối lên đến 14 giờ, trong khi con đực đó có thể ở lại cùng bạn tình nó cho đến một giờ sau khi giao phối. Một con cái đơn lẻ có thể chiếm giữ cây xanh cho đến một tuần, giao phối với nhiều con đực hơn thời điểm đó. Ngoài ra, những con cái khác có thể sắp xếp địa điểm của mình, giao phối cùng vài con đực tương tự chẳng khác gì những con khác. Chiến lược giao phối này, theo đó Fossa cái độc quyền một vị trí và tối đa hóa số lượng bạn tình có sẵn, dường như độc nhất trong số loài ăn thịt. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hệ thống này giúp Fossa khắc phục các yếu tố thường cản trở chúng tìm bạn tình, chẳng hạn mật độ quần thể thấp hay thiếu hang ổ. Lứa sinh nở từ một đến sáu (đặc thù từ hai đến bốn) diễn ra tại một địa điểm bí mật, chẳng hạn như hang ổ ngầm, gò mối, khe đá hoặc trong thân cây rỗng lớn (phần lớn những cây thuộc chi "Commiphora"). Trái ngược nghiên cứu cũ, lứa đẻ hỗn hợp giới. Fossa non sinh ra vào tháng 12 hoặc tháng giêng, khiến thai kỳ kéo dài 90 ngày, theo báo cáo giao phối muộn chỉ ra một thời kỳ mang thai khoảng sáu đến bảy tuần. Fossa sơ sinh mù lòa, chưa mọc răng và cân nặng không quá . Lớp lông mỏng, có màu xám nâu hoặc gần như trắng. Sau khoảng hai tuần thú con mở mắt, chúng trở nên linh động hơn, lớp lông tối dần đến màu xám ngọc trai. Thú con không ăn thức ăn rắn cho đến lúc ba tháng tuổi, không rời khỏi hang ổ cho đến lúc 4,5 tháng tuổi; chúng được cai sữa ngay sau đó. Sau năm đầu tiên, thú con chưa trưởng thành độc lập với mẹ chúng. Răng vĩnh cửu xuất hiện khi đạt 18 đến 20 tháng tuổi. Trưởng thành thể chất đạt được vào khoảng hai năm tuổi, nhưng thuần thục sinh dục không đạt đến khi một hoặc hai năm sau, Fossa trẻ có thể ở lại với mẹ chúng đến lúc hoàn toàn trưởng thành. Tuổi thọ nuôi nhốt lên đến hoặc trải qua 20 năm tuổi, có thể do động vật non phát triển chậm. Tương tác với người. Fossa được sách đỏ IUCN đánh giá là "loài sắp nguy cấp" kể từ năm 2008, khi quy mô quần thể loài hầu như giảm sút tối thiểu 30% giữa năm 1987 và 2008; đánh giá trước đó bao có "nguy cấp" (2000) và "thiếu số liệu" (1988, 1990, 1994). Loài phụ thuộc vào rừng xanh và vì thế bị đe dọa bởi sự tàn phá rừng bản địa Madagascar trên diện rộng mà còn khả năng tồn tại dai dẳng ở khu vực bị tác động. Một hệ đánh dấu vệ tinh hiển vi (những phân đoạn DNA ngắn lặp đi lặp lại chuỗi) được phát triển để giúp hỗ trợ nghiên cứu sức khỏe di truyền và biến động quần thể ở cả Fossa nuôi nhốt lẫn hoang dã. Vài loại mầm bệnh phân lập ra từ Fossa, một số trong đó, chẳng hạn bệnh than và rối loạn ở chó, bị truyền nhiễm từ chó hoặc mèo hoang. "Toxoplasma gondii" xuất hiện trong Fossa nuôi nhốt năm 2013. Mặc dù loài được phân bố rộng rãi, chúng hiếm theo địa phương trong tất cả vùng miền, khiến Fossa phần lớn dễ bị tuyệt chủng. Những ảnh hưởng từ chia cắt sinh cảnh gia tăng nguy cơ. Đối với kích thước của loài, thấp hơn mật độ dân số dự đoán, chúng bị đe dọa hơn nữa do bởi rừng biến mất nhanh chóng tại Madagascar và quần thể vượn cáo thoái hóa, chiếm giữ một tỷ lệ cao trong chế độ ăn của chúng. Fossa biến mất, hoặc theo địa phương hoặc toàn bộ, có thể ảnh hưởng đáng kể động lực hệ sinh thái, có lẽ dẫn đến thoái hóa bãi gặm cỏ do một vài loài con mồi của chúng. Tổng quần thể Fossa sống trong khu vực bảo vệ ước đạt thấp hơn 2.500 con trưởng thành, nhưng có thể vượt mức ước tính. Chỉ hai khu bảo tồn được cho chứa 500 hoặc nhiều hơn Fossa trưởng thành là: công viên quốc gia Masoala và công viên quốc gia Midongy-Sud, mặc dù cũng được cho vượt quá ước tính. Thông tin về quần thể quá ít thu thập được theo một phân tích phát triển quần thể chính thức, nhưng ước tính chỉ ra không khu vực bảo vệ nào cấp dưỡng một quần thể phát triển. Nếu điều này đúng, sự tuyệt chủng của Fossa có thể xuất hiện sau 100 năm diễn ra cũng như loài sụt giảm dần. Để loài tồn tại, ước tính cần tổi thiểu để duy trì quần thể nhỏ hơn, phát triển ngắn hạn và tối thiểu cho quần thể 500 con vật trưởng thành. Tục kiêng kỵ "fady" tại Madagascar, đem đến sự bảo vệ cho Fossa và những loài ăn thịt khác. Tại quận Marolambo (một phần khu vực Atsinanana thuộc tỉnh Toamasina), theo truyền thống Fossa bị ghét bỏ và sợ hãi như một con vật nguy hiểm. Mô tả rằng "háu ăn và hung hăng", được biết sẽ săn gia cầm và lợn con, tin rằng "bắt giữ trẻ em đi một mình vào rừng". Một số người không ăn thịt chúng vì sợ rằng chúng sẽ chuyển đặc tính không mong muốn cho bất cứ ai ăn thịt mình. Tuy nhiên, con vật cũng bị săn lấy thịt rừng; một nghiên cứu công bố năm 2009 báo cáo rằng 57% làng mạc (8 trong 14 mẫu) tại rừng Makira ăn thịt Fossa. Con vật thường bị săn bằng súng cao su, với chó, hoặc phổ biến nhất, bằng cách đặt bẫy lưới trên đường đi con vật. Gần công viên quốc gia Ranomafana, Fossa cùng vài loài anh em họ nhỏ hơn và du nhập cầy hương nhỏ Ấn Độ ("Viverricula indica"), được biết "tìm thịt thối trên thân xác tổ tiên", được chôn ở chỗ vùi xác nông trong rừng. Vì lý do này, ăn thịt con vật bị tục lệ "fady" nghiêm cấm. Tuy nhiên, nếu chúng đi lang thang vào làng để tìm kiếm gia cầm, con vật có thể bị giết hoặc bị mắc bẫy. Bẫy động vật ăn thịt nhỏ quan sát được gần bãi rào nuôi gà tại ngôi làng Vohiparara. Fossa thỉnh thoảng được giữ nuôi nhốt trong vườn thú. Loài lần đầu được nuôi nhốt vào năm 1974 tại vườn thú của Montpellier, Pháp. Năm kế tiếp, tại một thời điểm khi chỉ có tám con Fossa trong các vườn thú trên thế giới, vườn thú Duisburg ở Đức thu giữ một con; vườn thú này sau đó bắt đầu một chương trình nhân giống thành công, hầu hết Fossa vườn thú tại kế thừa từ quần thể Duisburg. Nghiên cứu Fossa tại Duisburg cung cấp nhiều dữ liệu sinh học loài. Fossa được miêu tả thành nhân vật phản diện trong phim hoạt hình DreamWork "Madagascar" năm 2005, thể hiện chính xác như loài động vật ăn thịt vượn cáo đáng sợ nhất.
1
null
Falanouc (danh pháp hai phần: "Eupleres goudotii") là một loài động vật hữu nhũ trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được Doyère mô tả năm 1835. Đây loài đặc hữu Madagascar. Mô tả. Falanouc là động vật có vú nhỏ (khoảng 45–65 cm chiều dài với một cái đuôi dài 22–25 cm và cân nặng 2-4,5 kg). Bề ngoài tương đối giống các loài cầy mangut và cầy hương với chiếc đầu dài, nhỏ, mõm nhọn, chân ngắn. Vuốt không quặp và bộ răng giống như động vật ăn sâu bọ. Bộ lông dày màu nâu. =Lối sống= Falanouc sống chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới trên vùng đất thấp phía đông Madagascar. Chúng sống đơn độc và nhút nhát, có lối sống ban đêm hay nhưng cũng cả ban ngày. Con mồi chủ yếu của nó dường như là các loài động vật không có xương sống như giun, ốc sên, ốc, và ấu trùng. Giao phối diễn ra trong tháng Bảy và tháng Tám và con non được sinh ra giữa tháng 11 và tháng Một. Con mẹ sinh một hoặc hai con. Các con non nặng khoảng 150 g khi sinh và mở mắt sau khi sinh. Trong vòng hai ngày sau khi sinh, con non có thể bắt chước mẹ trong quá trình tìm kiếm thức ăn. Chúng được cai sữa khi chín tuần tuổi.
1
null
Cầy hương Madagascar là một loài động vật có vú và là thành viên duy nhất của chi Fossa, trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được Müller mô tả năm 1776. Đây là loài đặc hữu Madagascar. Mô tả. Cầy hương Madagascar có kích thước của một con mèo, với một cơ thể rắn chắc, chân ngắn, nhỏ và mõm nhọn giống như cáo. Bộ lông ngắn, dày màu nâu sáng với màu xám xung quanh đầu và lưng. Có bốn hàng lông sọc sậm màu ở hai bên; đùi cũng có thể có một vài đốm đen. Phần dưới có xu hướng không các vệt đen, và có màu kem nhạt hoặc màu trắng. Cầy hương Madagascar có chiều dài tổng 61–70 cm, trong đó đầu và thân 40–45 cm, đuôi 21–25 cm. Con đực trường lớn hơn con cái, với khối lượng con đực lên tới 2,0 kg trong khi con cái là 1,5 kg. Lối sống. Cầy hương Madagascar là một loài nhút nhát, có lối sống về đêm mà săn. Chúng săn chuột chù tenrec nhỏ, động vật gặm nhấm, chim, ếch nhái, bò sát và động vật không xương sống trên nền rừng và rơi xuống từ trên cây. Thỉnh thoảng chúng cũng ăn trái cây. Chúng dành cả ngày ngủ trên thân cây rỗng, hố đất, hoặc vết nứt bên trong vách đá. Chúng có thể lưu trữ chất béo, đặc biệt là ở phần đuôi, để chuẩn bị cho mùa đông (tháng Sáu đến tháng tám), khi nguồn thức ăn khan hiếm. Cầy hương Madagascar trưởng thành có ít kẻ thù tự nhiên, nhưng con non có thể bị bắt bởi rắn và chim săn mồi. Chúng cũng bị giết chết bởi những con chó hoặc con người. Sinh sản. Cả con đực và con cái hình thành một cặp bảo vệ một lãnh thổ rộng lớn, đánh dấu ranh giới với mùi hương được sản xuất bởi các tuyến xung quanh hậu môn và má. Sự giao phối diễn ra trong tháng Tám và tháng Chín. Sau thời gian mang thai ba tháng, một con non duy nhất được sinh ra. Con non khá phát triển sau khi sinh, với đôi mắt mở và phủ lông. Mặc dù chúng có thể đi lại ở thời điểm ba ngày sau khi sinh, sự phát triển tiếp theo của chúng là tương đối chậm. Chúng được cai sữa hoàn toàn tại hai hoặc ba tháng tuổi, và rời khỏi lãnh thổ của cha mẹ khoảng một năm tuổi và đạt tuổi trưởng thành sinh dục lúc hai năm tuổi. Phân bố. Cầy hương Madagascar là loài đặc hữu của Madagascar, phân bố ở khắp các khu vực rừng nhiệt đới ẩm ướt ở phía đông từ phía bắc tới phía nam. Chúng cũng đã được thấy trong các khu rừng ở cực bắc của đảo. Phạm vi phân bố theo độ cao mực nước biển ít nhất là tới 1.600 m, nhưng loài này dường như hiếm hơn ở độ cao trên 1.000 m. Môi trường sống ưa thích là rừng ven biển và rừng nhiệt đới ẩm độ cao trung bình hoặc gần các dòng sông hau đầm lầy trong đó. Không thích sinh sống trong rừng thứ sinh.
1
null
Cầy cáo đuôi vòng, tên khoa học Galidia elegans, là một loài động vật có vú trong họ Eupleridae, bộ Ăn thịt. Loài này được I. Geoffroy Saint-Hilaire mô tả năm 1837. Đây là loài thú ăn thịt bản địa Madagaxca phổ biến nhất. Mô tả. "Cầy mangut đuôi vòng" là loài động vật có vú có kích thước tương đối nhỏ, dao động từ 32–38 cm chiều dài đầu thân với một cái đuôi dài khoảng 30 cm và trọng lượng 700-900 g. "Cầy mangut đuôi vòng" có cơ thể thon dài, đầu tròn, mõm nhọn và nhỏ, với đôi tai tròn. Chúng có đôi chân ngắn, móng vuốt ngắn, và không có lông trên mặt dưới của bàn chân phù hợp với lối sống leo trèo. Lông của nó thường là màu nâu đỏ, hạt dẻ màu với ngoại lệ của đầu, cổ họng và ngực có xu hướng nhuốm màu ô liu, bàn chân và chân là đôi khi màu nâu hoặc màu đen. Đuôi dài, rậm rạp giống như đuôi của gấu mèo, được trang điểm với 4-6 vòng tròng màu đen và đỏ. Phân bố. "Cầy mangut đuôi vòng" có nguồn gốc từ Madagascar. Chúng là những động vật ăn thịt có nguồn gốc phổ biến nhất, phân bố rộng rãi và thường xuyên gặp phải trên đảo Madagascar. Chúng sinh sống ở các khu vực trung tâm phía bắc, phía đông và phía tây của hòn đảo này. Có 3 phân loài Galidia elegans elegans, G. e. dambrensis and G. e. occidentalis phân bố ở phía bắc, phía đông và miền trung tây của hòn đảo tương ứng. "Cầy mangut đuôi vòng" sinh sống ở trong các khu rừng ẩm và khô cho đến độ cao khoảng 2.000 m từ mực nước biển, nhưng thường trong các khu rừng ở độ cao dưới 1.500 mét so với mực nước biển. Chúng phát triển mạnh trong khu vực rừng ẩm ướt của Madagascar. Loài này chiếm một diện tích khoảng 650.878 ha. Kiểu rừng khô là rừng cận nhiệt đới và rừng nhiệt đới. Sinh sản và tuổi thọ. "Cầy mangut đuôi vòng" thường xuyên được thấy một mình hoặc theo cặp, cho thấy chúng có thể có đời sống một vợ một chồng, mặc dù không có dữ liệu để xác nhận điều này. Cầy mangut đuôi quấn giao phối từ tháng Tư đến tháng Mười một. Sau một thời gian mang thai 72-91 ngày, con cái sinh một con duy nhất. Việc sinh nở xảy ra giữa tháng Bảy và tháng Hai. Con non có hình dáng và bộ lông tương tự con trưởng thành nhưng cân nặng chỉ 50 gram và đạt kích thước trưởng thành vào thời điểm khoảng một tuổi. Chúng đạt độ trưởng thành sinh dục và tách khỏi cha mẹ trong năm thứ hai. "Cầy mangut đuôi vòng" có thể sống 13 tới 24 năm trong tình trạng giam giữ, nhưng tuổi thọ của chúng trong tự nhiên có khả năng chỉ bằng một nửa. Lối sống. "Cầy mangut đuôi vòng" là loài hoạt động trong ngày, có lối sống ít xã hội hơn các loài cầy mangut, và có lẽ sống thành từng nhóm gia đình nhỏ. Chúng là những động vật có vú nhanh nhẹn, giỏi leo trèo và bơi tốt. Chúng sống chủ yếu là trên mặt đất, nhưng sống trên cây nhiều hơn các loài cầy khác. Ban đêm, chúng ngủ trong hang hoặc hốc cây. Con đực đánh dấu lãnh thổ thông qua qua mùi hương từ túi hậu môn bằng cách chà vào thân cây, cành, và vách đá. Chúng cũng có thể giao tiếp với nhau thông qua các biểu hiện của cơ thể hoặc tiếng kêu vào ban ngày. "Cầy mangut đuôi vòng" là động vật ăn thịt, nhưng cũng tiêu thụ các loài côn trùng và trái cây. Thức ăn của chúng bao gồm động vật có vú nhỏ, động vật không xương sống, bò sát, cá, chim, trứng và trái cây.
1
null