text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Phrynosomatidae là một họ thằn lằn đa dạng bao gồm các loài được tìm thấy từ cực nam Canada tới Panama. Nhiều thành viên của họ này thích nghi với cuộc sống nóng, cát sa mạc, mặc dù các con thằn lằn gai nhỏ thích sa mạc đá, và thằn lằn sừng ngắn sống trong môi trường đồng cỏ hoặc bụi cây ngải đắng. Họ này bao gồm cả các loài đẻ trứng và đẻ con (phôi phát triển trong cơ thể con cái) Phân loại. Họ này bao gồm 136 loài được phân vào 10 chi:
1
null
Heinkel He 176 là một chiếc máy bay trang bị động cơ tên lửa của Đức quốc xã. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Chuyến bay đầu tiên của He 176 do phi công thử nghiệm Erich Warsitz điều khiển ngày 20 tháng 6 năm 1939. Kết quả không thật xuất sắc, song dự án thử nghiệm máy bay tốc độ cao này đã chứng minh khái niệm sức đẩy tên lửa. Chiếc máy bay duy nhất trong dự án được chế tạo ra sau đó được trưng bày ở Bảo tàng Hàng không Berlin nhưng đã bị quân Đồng minh ném bom phá hủy. Tất cả tài liệu liên quan đến dự án đã bị mất trong chiến tranh, chỉ còn lại hai tấm hình. Tự truyện của Warsitz có cho rằng tài liệu đã rơi vào tay Liên Xô.
1
null
Máy bay quân sự giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là các máy bay quân sự được phát triển và sử dụng trong khoảng thời gian giữa Chiến tranh thế giới I và Chiến tranh thế giới II. Danh sách này liệt kê các loại máy bay được đưa vào biên chế của quân đội bất kỳ quốc gia nào trong khoảng thời gian sau Hiệp ước đình chiến ngày 11 tháng 11 năm 1918 và trước Cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Máy bay được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái và theo xuất xứ quốc gia. Máy bay dân sự hoán cải cho quân đội cũng được liệt kê, nhưng không liệt kê các máy bay dân sự.
1
null
Lỵ sở () tại Pháp có thể là: Vai trò của lỵ sở tại các tỉnh. Có 101 lỵ sở tại Pháp, một cho mỗi tỉnh. Viên chức đứng đầu tại một sở lỵ là tỉnh trưởng hay thủ hiến (). Lỵ sở là một khu vực hành chính thuộc Bộ Nội vụ Pháp, và vì vậy đảm trách việc cấp pháp giấy tờ nhận dạng, bằng lái xe, hộ chiếu, giấy phép cư trú và làm việc đối với người ngoại quốc, đăng ký xe, đăng ký các hội đoàn (thành lập, điều chỉnh tư cách, giải tán), và các công việc thuộc điều hành lực lượng cảnh sát và nhân viên cứu hóa. Lỵ sở biểu hiện chính phủ quốc gia tại cấp địa phương và như thế thực thi các quyền lực được hiến pháp giao cho chính phủ quốc gia. Tỉnh trưởng/thủ hiến có thể ra các sắc lệnh, thí dụ như đóng một tòa nhà nếu xét thấy không hợp quy định về an toàn, hay chỉnh sửa lại các quy định về lưu thông xe cộ (tốc độ tối đa, giấy phép xây dựng đường sá). Cơ quan quản trị tỉnh là hội đồng tỉnh () đảm trách việc xây dựng và bảo trì các trường học và đường sá, trợ cấp cho người tàn tật và người già, và đề xướng pháp triển kinh tế địa phương... Trong quá khứ, tỉnh trưởng là người đứng đầu tỉnh, tuy nhiên, kể từ năm 1982, chủ tịch hội đồng tỉnh nhận lấy vai trò hành chính của tỉnh. Paris. Có một ngoại lệ là tại thành phố Paris (Île-de-France) và ba tỉnh xung quanh nó. Các tỉnh này được điều hành bởi một lỵ sở chung, đặc trách việc thi hành pháp luật và các mục đích an ninh, được gọi là Lỵ sở cảnh sát (); một tình trạng thừa hưởng từ thời Công xã Paris năm 1871. Quyền thi hành pháp luật thường được đặt vào (thị) xã trưởng tại các xã. Phân cấp hành chính tỉnh. Các tỉnh được chia thành các quận, sau đó thành các tổng, rồi các xã. Quận lỵ ("chef-lieu d'arrondissement") là lỵ sở cấp thấp tại Pháp (). Viên chức trông coi lỵ sở quận là quận trưởng (). Các tổng tương đối có ít quyền lực và tầm quan trọng của chúng là tổ chức bầu cử địa phương (tổng là phân cấp hành chính dành cho bầu cử).
1
null
Aaron Hillel Swartz (8 tháng 11 năm 1986 – 11 tháng 1 năm 2013) là một lập trình viên, doanh nhân, nhà văn, nhà tổ chức chính trị và tấn công Internet người Mỹ. Anh đã tham gia vào việc phát triển định dạng nguồn cấp dữ liệu web RSS, đồng tác giả định dạng Markdown, tổ chức Creative Commons, khuôn khổ trang web web.py, và tham gia trang web tin tức xã hội Reddit sau khi nó thành lập được sáu tháng. Anh nhận danh hiệu đồng sáng lập Reddit bởi Y Combinator của Paul Graham, sau khi thành lập Not a Bug, Inc. (hợp nhất giữa dự án của Swartz Infogami và Redbrick Solutions, một công ty do Alexis Ohanian và Steve Huffman điều hành). Công việc của Swartz cũng tập trung vào ý thức quyền công dân và chủ nghĩa xã hội học. Anh đã giúp khởi động Ủy ban Chiến dịch Thay đổi Tiến bộ vào năm 2009 để tìm hiểu thêm về hiệu quả của hoạt động trực tuyến. Năm 2010, anh trở thành nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Safra của Đại học Harvard về thể chế tham nhũng do Lawrence Lessig chỉ đạo. Anh thành lập nhóm trực tuyến Demand Progress, một nhóm được biết đến với chiến dịch chống lại Dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến. Năm 2011, Swartz bị cảnh sát Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) bắt giữ vì tội đột nhập bang, sau khi kết nối một máy tính với mạng MIT trong một tủ quần áo không được đánh dấu và mở khóa, đồng thời cài đặt nó để tải xuống các tập san học thuật một cách có hệ thống từ JSTOR bằng cách sử dụng tài khoản khách do MIT cấp cho anh. Các công tố viên liên bang do Carmen Ortiz đứng đầu đã buộc anh hai tội danh là gian lận điện tử và mười một vi phạm Đạo luật Lạm dụng và Lừa đảo Máy tính, tổng hình phạt cộng dồn tối đa là 1 triệu đô la tiền phạt, 35 năm tù giam, tịch thu tài sản, bồi thường và bị giám sát. Swartz đã từ chối một thỏa thuận nhận tội mà theo đó anh sẽ phải ngồi tù liên bang sáu tháng. Hai ngày sau khi bên nguyên từ chối lời đề nghị ngang ngược của Swartz, anh phát hiện đã qua đời do tự sát trong căn hộ ở Brooklyn. Năm 2013, Swartz được đưa vào Đại sảnh Danh vọng Internet. Tiểu sử. Swartz sinh ra tại Chicago, Illinois, là con trai của Susan và Robert Swartz. Gia đình anh gốc Do Thái. Cha anh đã thành lập một công ty phần mềm, và từ khi nhỏ tuổi anh đã quan tâm đến máy tính, và chăm chỉ học về máy tính, Internet, và văn hóa Internet. Khi anh 13 tuổi, Swartz đã thắng Giải ArsDigita, một cuộc thi dành cho những người trẻ tuổi tạo ra những trang web "có tính hữu dụng, giáo dục, và hợp tác" phi vụ lợi. Phần thưởng gồm có một chuyến đi đến thăm Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và được gặp mặt những nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực Internet. Khi anh 14 tuổi, anh đã hợp tác với các chuyên gia giao thức mạng với vai trò là một thành viên trong nhóm tác giả định dạng RSS phiên bản 1.0. Swartz theo học tại North Shore Country Day School, một trường tư thục nhỏ tại Winnetka, Illinois. Cái chết. Vào tối ngày 11 tháng 1 năm 2013, bạn gái của Swartz là Taren Stinebrickner-Kauffman phát hiện anh đã chết trong căn hộ của anh ở Brooklyn. Một phát ngôn viên của Giám định Y khoa New York báo cáo anh đã treo cổ tự tử. Không để lại thư tuyệt mệnh. Gia đình của Swartz và đối tác của anh đã tạo ra một trang web tưởng niệm, trên đó họ đưa ra tuyên bố: "Anh ấy đã sử dụng những kỹ năng phi thường của mình với tư cách là một lập trình viên và nhà công nghệ không phải để làm giàu cho bản thân mà để biến Internet và thế giới trở thành một nơi công bằng hơn, tốt đẹp hơn". Vài ngày trước đám tang của Swartz, Lawrence Lessig đã điếu văn cho người bạn và cũng là khách hàng của mình trong một bài luận, "Công tố viên là kẻ bắt nạt." Anh chê bai sự không cân xứng trong việc truy tố Swartz và nói, "Câu hỏi mà chính phủ cần trả lời là tại sao Aaron Swartz bị gán cho là mắc 'trọng tội'. Trong suốt18 tháng đàm phán, đó là điều anh ấy không bao giờ muốn chấp nhận." Cory Doctorow viết, "Aaron có sự kết hợp bất bại giữa cái nhìn sâu sắc về chính trị, kỹ năng kỹ thuật và trí thông minh về con người và nhiều điều nữa. Tôi nghĩ anh ấy có thể đã cách mạng hóa nền chính trị của Mỹ (và trên toàn thế giới). Di sản của anh ấy có thể vẫn chưa làm được như vậy."
1
null
Trinh Hiển Vương hậu (chữ Hán: 貞顯王后; Hangul: 정현왕후, 21 tháng 7, 1462 – 13 tháng 9, 1530), hay Từ Thuận Đại phi (慈順大妃), là Vương hậu thứ ba của Triều Tiên Thành Tông Lý Huyện, và là mẹ ruột của Triều Tiên Trung Tông Lý Dịch. Thân thế. Trinh Hiển vương hậu sinh ngày 25 tháng 6 (âm lịch), năm Triều Tiên Thế Tổ thứ 8 (1462), tại huyện Tân Xương, Pha Bình. Cha bà là Linh Nguyện phủ viện quân Doãn Hào (鈴原府院君尹壕) và Diên An phủ phu nhân Diên An Điền thị (延安府夫人延安田氏). Bà là hậu duệ của tướng quân Doãn Quán (尹瓘), Doãn Quán có 2 người con trai là Doãn Ngạn Nhân (尹彥仁) và Doãn Ngạn Di (尹彥頤). Bà là cháu đời thứ 11 của Doãn Ngạn Di trong khi đó Phế Phi Doãn thị của Thành Tông là cháu đời thứ 10 của Doãn Ngạn Nhân, tính ra bà là cháu họ xa của Phế Phi Doãn thị, ngoài ra Trinh Hi vương hậu- chính phi của Thế Tổ- tổ mẫu của Thành Tông cũng là cháu đời thứ 9 của Doãn Ngạn Di, do đó Trinh Hi vương hậu là bà cô họ của bà. Năm 1473, bà được sắc phong làm "Quý nhân". Năm 1480, ngày 8 tháng 11, sau khi Kế phi Doãn thị bị phế, bà được sắc phong làm Vương phi nhờ tính tình hiền dịu, hòa thuận. Vì tính cách này, bà được Trinh Hi vương hậu và Chiêu Huệ vương hậu yêu quý. Năm 1488, tháng 3, bà hạ sinh Lý Dịch (李懌), người sau này trở thành Triều Tiên Trung Tông. Khi đó, Lý Dịch mang tước hiệu Tấn Thành đại quân (晉城大君), khác với các "Quân" (君) do hậu cung sinh ra. Vào lúc này, Thành Tông còn yêu quý Vương thế tử Lý Long là con của Phế phi Doãn thị, nên Lý Dịch không thể được sách lập làm Vương Thế tử. Bà còn sinh thêm 3 vị công chúa: Thục Thuận công chúa (順淑公主); Thận Thục công chúa (慎淑公主) và một con gái không rõ phong hiệu. Từ Thuận Đại phi. Năm 1494, Thành Tông thăng hà, Thế tử Lý Long kế vị, tức Yên Sơn Quân. Nhà vua tôn Vương phi Doãn thị lên làm Vương đại phi, dâng tôn hiệu là "Từ Thuận" (慈順), không lâu sau thêm 2 chữ "Hòa Huệ" (和惠), toàn xưng Từ Thuận Hòa Huệ vương đại phi (慈順和惠王大妃). Yên Sơn Quân mới đầu là người anh minh hòa nhã, nhưng sau đó vì chuyện của mẹ mình là Phế phi Doãn thị mà hành xử lỗ mãng, giết hại 2 hậu cung của Thành Tông là Trịnh quý nhân và Nghiêm quý nhân vào năm 1504, tức năm thứ 10 tại vị của nhà vua. Cũng trong năm đó, Yên Sơn Quân còn mạo phạm Nhân Túy đại vương đại phi khiến Đại vương đại phi trở bệnh qua đời. Cũng theo Yên Sơn quân ký lục (燕山君日記), nhà vua sau khi giết chết Trịnh Nghiêm lưỡng vị Quý nhân, còn có ý giết luôn Từ Thuận đại phi. Nhưng do Vương phi Thận thị cản lại mà không có việc khinh sợ xảy ra. Năm 1506, Từ Thuận đại phi triệu tập các đại thần, chủ trì phế truất hôn quân Lý Long, phế thành "Yên Sơn quân" (燕山君). Con trai Từ Thuận Đại phi là Tấn Thành đại quân Lý Dịch lên kế vị, tức Triều Tiên Trung Tông, sự kiện này gọi là "Trung Tông phản chính" (中宗反正). Năm 1530, ngày 22 tháng 8 (âm lịch), Từ Thuận đại phi Doãn thị qua đời ở đông chính điện thuộc Cảnh Phúc cung, hưởng thọ 69 tuổi. Thụy hiệu Trinh Hiển vương hậu (貞顯王后), được an táng cùng Thành Tông đại vương ở Tuyên Lăng (宣陵).
1
null
Vương Đại Lương (chữ Hán: 王大梁, ? -1629), xước hiệu là Đại Lương vương, người Hán Nam, Thiểm Tây, một trong những thủ lĩnh sớm nhất của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Cuối đời nhà Minh, liên tiếp mấy năm mất mùa, người chết đói khắp nơi. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), Vương Đại Lương ở quê nhà tụ tập hơn 400 người nổi dậy. Tháng giêng năm sau, ông chuyển sang đông bộ Cam Túc chiến đấu, tại các nơi huyện Thành, Lưỡng Đương kêu gọi được hơn 3000 người tham gia khởi nghĩa, đánh hạ Lược Dương, tiến đến phủ Hán Trung. Trong năm này, ông bị quan quân đánh bại, lui về Hán Âm, bị tổng binh Lưu Ứng Ngộ giết chết.
1
null
Googolplex là một số nguyên có giá trị bằng 10googol hay 10(10100), có nghĩa là có 10100 số 0 sau số 1. Con số này chỉ là một con số lý thuyết, vì thực tế chẳng có một thứ gì trên Trái Đất này dù rất nhiều như: số tế bào, số phân tử... đạt tới số lượng này. Lịch sử. Năm 1920, cháu trai chín tuổi của Edward Kasner, Milton Sirotta, đã đặt ra thuật ngữ googol, là 10100, và sau đó đề xuất thuật ngữ googolplex khác là "một, tiếp theo là viết các số 0 cho đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi". Kasner quyết định áp dụng một định nghĩa chính thức hơn bởi vì "những người khác nhau cảm thấy mệt mỏi vào những thời điểm khác nhau và sẽ không bao giờ có Carnera một nhà toán học giỏi hơn Tiến sĩ Einstein, đơn giản vì ông ấy có sức bền hơn và có thể viết lâu hơn". Do đó, nó trở thành tiêu chuẩn hóa thành 10 (10100) = 1010100, do tính kết hợp phải của lũy thừa. Độ lớn của googolplex. Một cuốn sách điển hình có thể được in với 106 số không (khoảng 400 trang với 50 dòng mỗi trang và 50 số không trên mỗi dòng). Do đó, cần có 1094 cuốn sách như vậy để in tất cả các số không của một googolplex (nghĩa là in các số 0 trong googol). Nếu mỗi cuốn sách có khối lượng 100 gam thì tất cả chúng sẽ có tổng khối lượng là 1093 kilôgam. Trong khi đó, khối lượng của Trái đất là 5,972 × 1024 kg, khối lượng của Dải Ngân hà được ước tính là 2,5 × 1042 kg và tổng khối lượng của tất cả các ngôi sao trong vũ trụ có thể quan sát được ước tính là 2 × 1052 kg. Nói một cách dễ hiểu, khối lượng của tất cả những cuốn sách như vậy cần thiết để viết ra một googolplex sẽ lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của Dải Ngân hà và thiên hà Andromeda cộng lại (theo hệ số khoảng 2 × 1050) và lớn hơn khối lượng của vũ trụ quan sát được với hệ số khoảng 7 × 1039. Trong toán học thuần túy. Trong toán học thuần túy, có một số phương pháp ký hiệu để biểu diễn các số lớn mà theo đó độ lớn của googolplex có thể được biểu diễn, chẳng hạn như tetration, hyperoperation, ký hiệu mũi tên lên của Knuth, ký hiệu Steinhaus – Moser hoặc ký hiệu mũi tên chuỗi Conway. Trong vũ trụ vật chất. Trong chương trình khoa học PBS Cosmos: A Personal Voyage, Tập 9: "The Lives of the Stars", nhà thiên văn học và nhân vật truyền hình Carl Sagan đã ước tính rằng việc viết một googolplex ở dạng thập phân đầy đủ (tức là "10.000.000.000 ...") sẽ là không thể, vì làm như vậy sẽ đòi hỏi nhiều không gian hơn số lượng có sẵn trong vũ trụ đã biết. Sagan đã đưa ra một ví dụ rằng nếu toàn bộ thể tích của vũ trụ có thể quan sát được chứa đầy các hạt bụi mịn có kích thước khoảng 1,5 micromet (0,0015 milimet), thì số lượng các tổ hợp khác nhau trong đó các hạt có thể được sắp xếp và đánh số sẽ là khoảng một googolplex. Việc viết một con số sẽ mất rất nhiều thời gian: nếu một người có thể viết hai chữ số mỗi giây, thì việc viết một googolplex sẽ mất khoảng 1,51 × 1092 năm, tức là khoảng 1,1 × 1082 lần tuổi được chấp nhận của vũ trụ. 1097 là một ước tính cao về các hạt cơ bản tồn tại trong vũ trụ khả kiến ​​(không bao gồm vật chất tối), chủ yếu là các photon và các hạt mang lực không khối lượng khác. Mod "n" của googolplex. Phần dư (mod "n") của một googolplex, bắt đầu bằng mod 1, là: 0, 0, 1, 0, 0, 4, 4, 0, 1, 0, 1, 4, 3, 4, 10, 0, 1, 10, 9, 0, 4, 12, 13, 16, 0, 16, 10, 4, 24, 10, 5, 0, 1, 18, 25, 28, 10, 28, 16, 0, 1, 4, 24, 12, 10, 36, 9, 16, 4, 0, ... (trình tự A067007 trong OEIS) Trình tự này giống như trình tự các phần dư (mod "n") của một googol cho đến vị trí thứ 17.
1
null
Vương Nhị (chữ Hán: 王二, ? - 1629), người Bạch Thủy, Thiểm Tây, thủ lĩnh đầu tiên của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Cuối đời nhà Minh, Thiểm Bắc và bắc bộ Quan Trung hạn hán nhiều năm, nạn đói ngày càng nghiêm trọng, lại thêm bệnh dịch hoành hành. Trong lúc tai ương liên tiếp ập đến, Thiểm Tây tuần phủ Kiều Ứng Giáp chẳng những không giảm miễn tô thuế, chẩn tế nạn dân, mà còn tăng cường lao dịch, đốc thúc quan lại địa phương thu thuế. Tháng 7 năm Thiên Khải thứ 7 (1627), bọn nông dân Vương Nhị, Chủng Quang Đạo tụ tập mấy trăm nạn dân đánh cướp kho lẫm triều đình, phát lương thực cho dân đói. Sau đó, Vương Nhị sợ bị quân Minh vây diệt, chạy về phía bắc Lạc Hà. Lực lượng ngày càng lớn mạnh, nghĩa quân chuyển sang hoạt động ở các huyện vùng núi Vị Bắc. Năm Sùng Trinh thứ 2 (1629), Dương Hạc làm "Thiểm Tây tam biên tổng đốc", tiến hành vây tiễu nghĩa quân. Vương Nhị thua trận, bị Thương Lạc đạo Lưu Ứng Ngộ bắt được và giết chết.
1
null
Phạm Cao Củng (1913–2012) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông được xem là "Vua truyện trinh thám Việt Nam" và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam. Giới văn học xem ông là tác giả đầu tiên đã cắm cột mốc cho thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, mở đầu cho sự phát triển của thể loại này ở những giai đoạn kế tiếp. Sự nghiệp. Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định (có tài liệu ghi ông sinh năm 1912 và là người Thái Bình). Ông là con trai út trong một gia đình nhà Nho ở Nam Định. Cha của ông là Cụ Kép Phạm Cao Bạt, em vợ của Trần Tế Xương, nhà thơ trào lộng nổi tiếng Thành Nam. Ông không học hành gì nhiều, chỉ học hết 4 năm Thành Chung rồi vào nội trú Trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng được một năm đã bỏ học ra đời kiếm sống. Năm 1931 Phạm Cao Củng cùng người bạn đồng môn Lê Tràng Kiều phối hợp in tập truyện ngắn đầu tay "Hang gió". Ông khởi nghiệp sự nghiệp của mình bằng cách viết truyện trinh thám, kiếm hiệp, mạo hiểm kỳ tình... cho Nhà xuất bản Mai Lĩnh (Hải Phòng) với các bút danh Văn Tuyền, Trần Lang, Phương Trì và cho các báo Loa, Phong Hóa, Ngày Nay... ký tên là Phạm Cao Củng, Phạm Thị Cả Mốc, Án Cao... Ông cũng được xem là nhà văn viết sách series đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1936, khi học Trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, Phạm Cao Củng cho in truyện "Vết tay trên trần", khoảng 100 trang. Có thể coi đây là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học hiện đại. Ông cũng có thời gian làm công an, phản gián tình báo cho Việt Minh. Do nghề viết văn, viết báo và chuyên về thể loại trinh thám nên ông đã được ngành công an non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày ấy mời làm chuyên viên, giảng viên cho ngành. Đây cũng là những tháng năm buồn vui, thăng trầm hết sức bất ngờ với ông. Không chỉ viết truyện trinh thám, Phạm Cao Củng còn viết tiểu thuyết kiếm hiệp và mạo hiểm kỳ tình. Nhà văn đã từng dịch truyện kiếm hiệp Tàu. Ông thích viết những đề tài "đặc biệt khác lạ". Năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn. Trong thời gian đầu, ông cộng tác với báo Bé ngôn bé luận, rồi báo Chính luận. Sau đó ông chuyển sang chăn nuôi gà và chim cút ở quận Gò Vấp. Ông còn mở và làm việc chung với con gái và con rể ở một tiệm chụp hình trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Sài Gòn. Năm 1974, Phạm Cao Củng sang Hoa Kỳ chơi với gia đình một người con gái, là con của người vợ thứ hai của ông. Năm 1975, ông bị kẹt không về nước được, sau này ông đã có về Việt Nam mấy lần, lần cuối cùng ông về nước là năm 2004. Nhà văn Phạm Cao Củng mất ngày 17 tháng 12 năm 2012, tại Florida, hưởng thọ 100 tuổi. Gia đình. Ông có ba người vợ. Người vợ đầu tiên là con gái đầu lòng một gia đình dòng dõi khoa bảng họ Phạm ở làng Vẽ, tức làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bà cũng làm báo "Học Sinh" với ông, lấy bút hiệu là Trường Nga. Bà mất năm 1946. Không có nhiều thông tin về người vợ thứ hai của nhà văn, chỉ biết bà là người Hà Đông, trước đây từng bán vải ở chợ Hà Đông. Cả hai bà cùng sống rất hoà thuận, không hề cãi cọ nhau. Người vợ thứ ba của ông là một người thông thạo tiếng Pháp. Bà đã chung lưng đấu cật cùng ông làm báo, ra sách và bầu bạn với ông trong những năm xa quê hương. Bà cũng đã mất trước ông tại Mỹ. Nhà nghiên cứu, dịch giả Giáo sư Phạm Tú Châu là cháu gái ruột của nhà văn Phạm Cao Củng. Tác phẩm. Năm 1940, nhạc sĩ Đặng Thế Phong từng sáng tác ca khúc "Gắng bước lên chùa" với phần lời (thơ) của Phạm Cao Củng .
1
null
Lông mài (hay còn gọi là chân mài, mày) là một dải lông mảnh rậm kéo dài khoảng 1,5 đến 2cm bao phía trên mắt theo hình dạng của biên thấp của các đường gờ lông mày ở một số loài động vật có vú. Lông mày có khả năng bảo vệ mắt dưới các tác nhân thông thường như nước, mồ hôi và các mảnh vụn khác rơi xuống hốc mắt. Những chuyển động của lông mày trên mặt cũng góp phần tham gia diễn tả cảm xúc. Lông mày cũng là một yếu tố chính dùng nhận dạng con người. Người ta cũng thường xuyên - đặc biệt là phụ nữ - thay đổi lông mày của họ bằng nhiều cách và các phương tiện khác nhau như nhổ bỏ, trang điểm, uốn cong, gắn lông giả, xăm, hay xỏ khuyên để làm đẹp hoặc với các mục đích khác nhau.
1
null
Lama là tên gọi để chỉ một chi lạc đà Nam Mỹ gồm một loài sống hoang dã guanaco (("Lama guanicoe")) và một loài đã được thuần hóa lama ("Lama glama"). Chi này có quan hệ gần với họ hàng của chúng là loài lạc đà Vicuña hoang dã và lạc đà Alpaca đã được thuần hóa trong chi "Vicugna". Trước khi người Tây Ban Nha chinh phục châu Mỹ, llama và alpaca là các động vật móng guốc lục địa được thuần hóa duy nhất. Chúng không chỉ là những động vật được dùng làm sức kéo mà còn được dùng để lấy thịt, da và len. Guanaco là loài hoang dã của chi này, trong khi llama và alpaca là hình thức thuần hóa trong chăn nuôi và nhân giống đã bắt đầu 4000 đến 5000 năm trước đây. Trước đây, alpaca được xem là một loài riêng biệt, nhưng điều này không còn đúng nữa. Nghiên cứu DNA cho thấy, nó không phải là từ lama, mà là từ vicuña. Vì bốn loài lạc đà thế giới mới hoàn toàn có thể giao phối chéo và các giống do đó bị trộn lẫn, nên khó mà phân tích chính xác giống của nó. Hai hình thức thuần hóa thường được tính là các loài riêng biệt, tuy nhiên, khi bạn sử dụng khái niệm loài hiện đại, nó không còn đúng nữa. Do đó, các phân loại gần đây nhập chúng vào thành một loài duy nhất.
1
null
Hàn Tuyên Huệ vương (chữ Hán: 韓宣惠王; trị vì: 332 TCN – 312 TCN), hay Hàn Uy hầu (韓威侯), tên là Hàn Khang, là vị vua thứ 7 của nước Hàn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Hàn Chiêu Ly hầu, vua thứ 5 nước Hàn. Năm 333 TCN, Chiêu Ly hầu chết, ông lên nối ngôi, tức là Hàn Uy hầu. Hợp tung chống Tần. Hàn Khang là con Hàn Chiêu hầu – vua thứ 6 nước Hàn. Năm 333 TCN, Hàn Chiêu hầu mất, Hàn Khang lên nối ngôi, tức là Hàn Uy hầu. Nước Tần ngày càng lớn mạnh. Tần Huệ Văn vương sau khi xưng vương tiếp tục lấn về phía đông, liên minh với Tề và Sở chống các nước còn lại. Để đối phó, theo kiến nghị của tướng quốc Công Tôn Diễn nước Ngụy, Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn. Đó là sự kiện "5 nước cùng xưng vương" ("Ngũ quốc tương vương"), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp để chống khối liên minh của Tần, Tề, Sở. Từ đó Hàn Uy hầu trở thành Hàn Tuyên Huệ vương. Sau đó Công Tôn Diễn lôi kéo thêm được Tề và Sở tham gia liên minh chống Tần. Sang năm 318 TCN, 4 nước Triệu, Hàn, Yên, Sở theo lời kêu gọi của Tê Thủ quyết định hợp binh với nước Ngụy cùng đánh nước Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy thực sự xuất quân hợp lực tấn công nước Tần. Khi quân 3 nước tiến đến cửa Hàm Cốc thì bị tướng Tần là Thứ trưởng Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần, phải lui về phía đông. Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, hơn 8 vạn quân chư hầu bị giết, tướng Hàn là Thân Sai và Di bị Tần bắt sống. Hòa Tần chống Sở. Tần tấn công Hàn. Hàn Công Thúc bàn với Tuyên Huệ vương giảng hòa với Tần để cùng đánh Sở, chiếm đất Sở gỡ lại đất mất cho Tần. Hàn Tuyên Huệ vương đồng ý, sai Hàn Công Thúc đi sứ nước Tần. Sở Hoài vương biết chuyện rất lo lắng, bèn nghe theo kế của Trần Chẩn, muốn phá liên minh Tần-Hàn, bèn sai sứ sang gấp nước Hàn, giả cách bàn cùng liên minh chống Tần, nếu Tần tiếp tục tấn công Hàn, Sở sẽ cứu. Hàn Tuyên Huệ vương tán thành, bèn bỏ việc thần phục Tần, trái lại càng khinh thị nước Tần vì yên tâm đã có nước Sở làm ngoại viện. Năm 314 TCN, Tần Huệ Văn vương tức giận vì Hàn thân Tần rồi lại bỏ, bèn lại tấn công Hàn, quân Sở không đến cứu, quân Hàn bị đánh bại tại Ngạn Môn. Hàn Tuyên Huệ vương phải cho thái tử Thương sang Tần làm con tin để giảng hòa. Năm 312 TCN, Hàn ngả theo Tần cùng chống Sở. Hàn Tuyên Huệ vương điều quân hợp với quân Tần đánh Sở, giết chết tướng Khuất Cái và 8 vạn quân Sở ở Đan Dương. Cùng năm đó, Hàn Tuyên Huệ vương mất. Ông ở ngôi được 30 năm. Thái tử Hàn Thương lên nối ngôi, tức là Hàn Tương vương. Gia quyến. Em trai là Hàn Bằng Con trai trưởng là Thái Tử Hàn Hoán quá cố mất trong trận chiến Hàm Cốc Quan lần 1 Con trai thứ là Hàn Tương Vương
1
null
Mesomycetozoea (hay nhánh DRIP, hoặc Ichthyosporea) là một nhóm nhỏ các sinh vật nguyên sinh, chủ yếu là ký sinh trên cá và các loài động vật khác. Thuật ngữ. Tên gọi DRIP là tên viết tắt chữ đầu tiên của các động vật nguyên sinh trong nhóm, Cavalier-Smith sau đó xếp chúng thành lớp Ichthyosporea, vì chúng bao gồm tất cả các loại ký sinh trên cá. Do có nhiều thành viên mới được xếp vào (như bộ nấm trước đây Eccrinales và Amoebidiales), Mendoza đã đề nghị đổi tên thành Mesomycetozoea, tên này đề cập đến vị trí tiến hóa của chúng. Tên gọi Mesomycetozoa (không có chữ e thứ 2) cũng được sử dụng để chỉ nhóm này, như Mendoza sử dụng nó như một tên thay thế trong ngành Choanozoa.
1
null
Đỗ Thị Hải Yến (sinh ngày 01 tháng 10 năm 1982 tại Bắc Ninh, Việt Nam) là nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc hàng đầu của Việt Nam. Cô tốt nghiệp trường Múa Việt Nam sau bảy năm theo học trước khi bắt đầu theo đuổi sự nghiệp diễn xuất năm 19 tuổi. Cô được biết đến nhiều nhất qua vai diễn Phượng trong bộ phim nổi tiếng "Người Mỹ trầm lặng (2002)" của đạo diễn Phillip Noyce chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Anh Graham Greene. Tiểu sử và sự nghiệp. Năm 2000, Hải Yến xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh rộng với một vai nhỏ trong bộ phim ""Mùa hè chiều thẳng đứng" của đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng. Năm 2002, cô quyết định chính thức theo đuổi nghiệp diễn với vai phụ trong "Vũ khúc con cò" của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và Jonathan Foo. Bộ phim thắng giải Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Milan năm 2002 và được đề cử Giải thưởng Lớn (Grand Prix) tại Liên hoan phim Paris năm 2003. Năm 2001, Hải Yến vượt qua trên 2000 ứng cử viên khác cho vai nữ chính Phượng trong bộ phim Hollywood "Người Mỹ trầm lặng" của đạo diễn Phillip Noyce. Cùng diễn với cô là hai nam tài tử nổi tiếng Michael Caine và Brendan Fraser. Đây là lần đầu tiên một nữ diễn viên Việt Nam có một vai diễn chính nói tiếng Anh trong một bộ phim của Hollywood. Khi bộ phim được công chiếu trên toàn thế giới, Hải Yến được mời tham dự rất nhiều buổi lễ công chiếu cũng như nhiều liên hoan phim tại các quốc gia khác nhau như Úc, Anh, Mỹ, Ý, Pháp, Đức... Tên của cô xuất hiện trên nhiều hãng thông tấn và báo chí quốc tế như CNN, Reuters, BBC, AP, Time, Newsweek, New York Times... và mang lại sự chú ý rất lớn từ giới điện ảnh. "Người Mỹ trầm lặng" được đề cử giải thưởng Oscar bên cạnh hàng loạt giải thưởng và đề cử tại các giải BAFTA, giải Quả cầu Vàng, giải thưởng của Hiệp hội các nhà phê bình phim London, Liên hoan phim Quốc tế Băng Cốc... Bộ phim còn được Viện Điện ảnh Mỹ lựa chọn là một trong 10 phim hay nhất năm 2003. Năm 2005, Hải Yến được chọn trở thành nữ diễn viên chính trong phim "Chuyện của Pao" của đạo diễn Ngô Quang Hải. Đây là phim Việt Nam đầu tiên cô tham gia với tư cách diễn viên chính. "Chuyện của Pao" càn quét giải Cánh Diều Vàng ở các hạng mục Phim xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc, Nữ diễn viên phụ xuất sắc, Đạo diễn hình ảnh xuất sắc. Phim còn đoạt giải Đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 51, cùng nhiều giải thưởng quốc tế khác. Bộ phim còn đại diện Việt Nam tham gia tranh giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, nhưng không lọt vào danh sách đề cử cuối cùng. "Chuyện của Pao" cũng là phim đầu tiên mà Hải Yến tham gia với vai trò nhà sản xuất, tham gia trong việc marketing và phân phối phim. Năm 2008, Hải Yến đóng vai chính trong "Chơi vơi" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, bộ phim tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 66 vào tháng 9 năm 2009 và nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn quốc tế. Bộ phim còn tham gia nhiều liên hoan phim quốc tế khác nhau trong hai năm 2009-2010 như Liên hoan phim Quốc tế Toronto, Liên hoan phim Ba lục địa, Liên hoan phim Quốc tế Busan... Cũng trong năm 2009, nữ diễn viên tham gia bộ phim "Cánh đồng bất tận", dựa trên tập truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan lần thứ 15 và tạo tiếng vang lớn trong nước . Phim gần nhất mà Hải Yến tham gia diễn xuất là "Cha và con và..."" (2015) của đạo diễn Phan Đăng Di, phim Việt Nam đầu tiên được đề cử Gấu Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 65. Như vậy, cô trở thành diễn viên người Việt duy nhất có phim tham gia tranh giải tại cả ba liên hoan phim lớn nhất Châu Âu bao gồm "Mùa hè chiều thẳng đứng (Cannes)", "Chơi vơi (Venezia)", "Cha và con và...(Berlin)", trong đó hai phim sau Hải Yến tham gia với tư cách diễn viên chính. Trong suốt thời gian đóng phim, cô được mệnh danh là "nữ hoàng cảnh nóng" của màn ảnh Việt. Cô có nhiều cảnh "yêu" cuồng nhiệt với các sao nam lẫn sao nữ tạo nhiều cảm xúc cho người xem, và dĩ nhiên, tất cả đều dành được nhiều lời khen ngợi tích cực từ giới chuyên môn phê bình trong nước và quốc tế. Trong suốt sự nghiệp, Đỗ Thị Hải Yến còn được mời làm giám khảo quốc tế tại Liên hoan phim Tallinn Black Nights lần thứ 10, cũng như giám khảo tại giải Cánh diều vàng 2007. Cô cũng từng là đại sứ tại Việt Nam cũng như khách mời danh dự của nhiều thương hiệu sang trọng như Louis Vuitton, Motorola V8 Luxury, Escada... Năm 2023, đạo diễn Leon Lê công bố dự án điện ảnh mới nhất mang tên "Quán Kỳ Nam" với hai diễn viên chính là Đỗ Thị Hải Yến và Liên Bỉnh Phát, đánh dấu cơ hội tái xuất điện ảnh của Hải Yến sau gần 8 năm ngưng đóng phim để dành thời gian chăm sóc gia đình. Giải thưởng và đề cử. Hải Yến nhận được nhiều đề cử và giải thưởng tại Việt Nam cũng như quốc tế.
1
null
FMA AeC.2 là một loại máy bay thông dụng chế tạo tại Argentina vào đầu thập niên 1930, nó còn được chế tạo làm máy bay huấn luyện và thám sát quân sự dưới các tên định danh AeME.1, AeMO.1, AeMOe.1 à AeMOe.2. Thiết kế của AeC.2 bắt nguồn từ loại máy bay AeC.1, nhưng thay vì buồng lái kín như của AeC.1 thì AeC.2 lại có buồng lái mở kiểu trước sau. Chỉ có 2 chiếc AeC.2 dân sự, 7 chiếc huấn luyện AeME.1 được chế tạo. 6 chiếc AeME.1 và 1 chiếc AeC.2 đã tham gia một tua du lịch công khai đường dài của Brazil như một phần của phi đội "Sol de Mayo".
1
null
Janusz Szrom (sinh ngày 16 tháng 11 năm 1968 tại Grodków) – Ông là ca sĩ, người soạn nhạc jazz của Ba Lan. Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu vào năm 1977 với thể loại đàn Piano tại trường trung học âm nhạc Nysa. Và sau đó năm 1981 ông bắt đầu chơi voi kèn Trumpet để tiếp tục hoàn thiện kĩ năng về đàn Piano của mình tại trường âm nhạc Chrzanów. Năm 1989 sau khi tốt nghiệp trường trung học âm nhạc thứ 2 tại Krakow, quan tâm chú trọng đến kèn Trumpet hơn đàn Piano nên đầu tiên Ông đã tham gia vào trường đại học John Paul II để chơi đàn Organ vào năm 1990, sau đó ông đã trúng tuyển vào trường đại học ở Kraków để học lý thuyết về âm nhạc. Sau cùng vào năm 1992 ông bắt đầu học tại trường đại học danh tiếng Karol Szymanowski của trường âm nhạc jazz và nhạc hiện đại tại Katowice. Năm 1995 ông đạt được bằng thạc sĩ với danh dự của một ca sĩ nhạc jazz. Vào tháng 1 năm 2012, ông đã nhận được bằng tiến sĩ của trường đại học âm nhạc Fryderyk Chopin tại Warsaw. Sự nghiệp. Sự nghiệp ca sĩ nhạc jazz của Ông bắt đầu vào năm 1994, khi ông nhận được giải nhì tại hội nghị quốc tế của ca sĩ nhạc jazz tại Zamość và một năm sau đó (năm 1995) Ông là người đầu tiên đoạt giải tại Fall Pomeraniam Jazz và đó cũng là chiếc chìa khóa quan trọng cho sự nghiệp của ông ngoài ra tấm bằng danh dự cũng là mốc quan trọng trong sự nghiệp của một chàng trai trẻ lúc bấy giờ. Kể từ đó Ông đã biểu diễn tại nhiều liên hoan âm nhạc và các hội nghị âm nhạc như Jazz nad Odra, Jazz Jamborre, hội nghị Jazz cổ điển " Złota Tarka " tại Iława, lễ hội nhạc jazz tại Siedlce, tại bảo tàng âm nhạc Jazz tại Ostrow Wielkopolski, lễ hội những bài hát của quốc gia Ban Lan tại Opole và hội nghị quốc tế dành cho các ca sĩ nhạc jazz tai Zamość. Vào năm 2008 Janusz Szrom đã được Michel Legrand tuyển chọn với tác phẩm nổi tiếng "What are you doing the rest of your life" cho suốt buổi hòa nhạc của Legrand tại lễ kỉ niệm nhạc Jazz lần thứ 50 tai Warsaw. Vào năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013 tại Ba Lan Ông là ca sĩ nhạc Jazz được bầu chọn bởi các độc giả của tạp chí "Jazz Forum". Ngoài ra, ông còn có nhiều kinh nghiệm về soạn nhạc, giáo viên. Ông giảng dạy tại lớp thanh nhạc " Fryderyk Chopim" của học viện âm nhạc, học viện Aleksander Zelwerowiczs Thealer tại Warsaw và tại học viện Âm nhạc Poznań. Ngoài ra Ông còn là giảng viên hướng dẫn tại hội thảo mùa hè ở Puławy và Chodzież. Janusz Szrom là người chỉ đạo nghệ thuật cho hội thảo nhạc Balan- Ukraina tại Lwow. Ngoài việc xuất hiện trên các chương trình truyền hình tivi va đài phát thanh như Kabaret Olgi Lipin Kiej (Olga Lipińska Cabaret), Irena Kwiatkowska and her Guests (Irena Kwiatkowska và nghững người khách)...Ông còn chi huy vũ đạo tại các chương trình như "Star Akademy"," Tak Oni Śpiewaja". Ông đa tham gia hai buổi biểu diễn sân khấu âm nhạc: Janusz Szrom cón là tác giả của dự án âm nhạc có tên Straszn Panowie Trzej. Nó là bản nhạc Jazz đầu tiên được viết lại từ " The unforgettable Older Gentalman Cabaret (tác giả Jerzy Wasowski và Jeremi Przybora). Năm 2009 hai trong số albums: " Straszni Panowie Trzej", " Talk with me " đã đạt huy chương vàng (Gold Recored Awards). Và là thành viên hội đồng quản trị PSJ (Polish Society Jazz) vào năm 2009.
1
null
Reid Rambler, sau này là chi nhánh Curtiss-Reid sau khi Reid bị Curtiss mua lại, Rambler là một loại máy bay thể thao/huấn luyện hai tầng cánh chế tạo tại Canada vào đầu thập niên 1930 và được sử dụng một số lượng nhỏ làm máy bay huấn luyện thuộc Không quân Hoàng gia Canada.
1
null
Dance-pop là một thể loại nhạc pop mang xu hướng của nhạc dance có nguồn gốc từ đầu những năm 1980. Được phát triển từ post-disco và synthpop, nhạc dance-pop phù hợp với các câu lạc bộ với mục đích để khiêu vũ, nhưng đồng thời cũng thích hợp với các đài phát thanh đương đại. Nhạc dance-pop thường đặc trưng bởi nhịp đập mạnh mẽ và dễ dàng, cấu trúc bài hát không biến chứng, nói chung là tương tự như nhạc pop hơn là nhạc dance, với sự nhấn mạnh về âm thanh cũng như giai điệu hấp dẫn. Thể loại này, trên tổng thể, có xu hướng được định hướng sản xuất, dù có một số trường hợp ngoại lệ cần được chú ý. Dance-pop là một thể loại nhạc vô cùng nổi tiếng. Nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc đã đi theo dòng nhạc này, điển hình là Justin Timberlake, Britney Spears, Jennifer Lopez, Madonna, Kylie Minogue, Rick Astley, Mel & Kim, Michael Jackson, Janet Jackson, Lady Gaga, George Michael, Bananarama, Spice Girls, Momiro Clover Z, Christina Aguilera, Katy Perry, Rihanna, Ke$ha... Đặc điểm. Dance-pop nói chung có một số đặc điểm đáng chú ý, được liệt kê ở đây:
1
null
Liu điu chỉ còn được biết đến là thằn lằn cỏ châu Á, liu điu chỉ sáu sọc (tên khoa học Takydromus sexlineatus) là một loài thằn lằn nhỏ thuộc họ Thằn lằn thực ("Lacertidae") sống trên cây và hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Đặc điểm nổi bật của loài này chính là chiếc đuôi dài chiếm phần lớn chiều dài cơ thể của chúng. Phân bố và môi trường sống. Không giống với các loài khác trong họ thằn lằn thực, liu điu chỉ sống ở phía đông và phía nam của châu Á bao gồm Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai, và Indonesia, trong khi hầu hết các loài thằn lằn trong họ sống ở châu Âu và các bộ phận của châu Phi. Khu vực sống của loài này là cây cối tại các khu vực đồng cỏ nhiệt đới trên núi. Mô tả. Liu điu chỉ có thể dễ dàng được nhận ra bởi phần đuôi dài nổi bật của chúng. Nó có cơ thể màu trắng dưới bụng và lưng có màu kem hoặc màu nâu đến xanh lá, thường được trang trí thêm với các sọc màu nâu sẫm hơn chạy dọc lưng. Nó thường có một đầu nhỏ với một mõm nhọn, lưỡi đen hoặc hồng. Cơ thể của nó hơi dài và mỏng. Con đực có đốm trắng trên mặt và lỗ chân lông trước hậu môn, trong khi con cái thì không có. Trọng lượng của cả con đực và con cái là tương đương nhau. Chúng có thể đạt chiều dài tới 36 cm hoặc hơn nhưng phần đuôi của chúng dài tới 30 cm. Loài này có cơ thể thanh mảnh và rất năng động và có thể ăn liên tục. Thức ăn của chúng bao gồm ruồi, dế, sâu non và một số động vật nhỏ khác. Những con mồi lớn hơn sẽ được chúng ăn từng bộ phận một cho tới hết. Sau khi ăn xong, chúng thè lưỡi dài ra để liếm sạch quanh miệng. Bởi vì sống ở vùng nhiệt đới nên chúng có thể sinh sản trong suốt cả năm. Có lên đến sáu lần mỗi năm, những quả trứng được đẻ và được chôn trong hang khô. Mỗi lần đẻ, liu điu chỉ có thể đẻ được 10 trứng. Hành vi. Loài thằn lằn này sống hoàn toàn vào ban ngày, với việc xuất hiện vào buổi sáng sớm để đắm mình trong ánh nắng mặt trời. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ nhanh chóng trốn vào các tán lá. Cả hai con đực và con cái có cử chỉ vẫy cánh tay (giống như bơi), dường như là để giao tiếp với nhau. Giống như tắc kè, chúng có thể mọc lại một cái đuôi mới khi bị mất. Điều này có thể là một biện pháp để tránh được những kẻ săn mồi khi chúng chỉ bị mất cái đuôi để bảo toàn sự sống. Không giống như các loài thằn lằn lớn hơn, liu điu chỉ có hành vi nhảy vào không khí để bắt những mồi đang bay.
1
null
Anniellidae hay thằn lằn không chân Bắc Mỹ là một họ thằn lằn, cho đến tháng 9/2013 được coi là bao gồm 2 loài: Thằn lằn không chân California ("A. pulchra") và thằn lằn không chân Baja California ("A. geronimensis"). Hai phân loài của thằn lằn không chân California đã được công nhận trước đây là thằn lằn không chân bạc ("A. p. pulchra") và thằn lằn không chân đen ("A. p. nigra"). Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ đơn giản là dựa vào hình thức bên ngoài mà chưa xem xét tới các yếu tố khác như môi trường sống. Trong khi đó, thằn lằn không chân Baja California là một loài cực kỳ hiếm gặp. Phân loại. Chi "Anniella" Bốn loài mới đề xuất gần đây bao gồm:
1
null
Âm nhạc thời Trung cổ là những tác phẩm âm nhạc phương Tây được viết vào thời kỳ Trung cổ (khoảng 500–1400). Thời kỳ này bắt đầu với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và kết thúc vào đầu thế kỷ 15. Thời điểm ra đời và sụp đổ của thời kỳ Trung cổ và sự bắt đầu của thời kỳ Phục hưng rất khó xác định; các mốc thời gian lấy trong bài viết này thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu âm nhạc. Nhạc trung cổ bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục. Trong thời thượng kỳ trung cổ, thể loại nhạc Liturgy (một thể loại nhạc dùng trong các nghi lễ tôn giáo), chủ yếu là Thánh ca Grêgôriô, là nhạc đơn âm. Các thể loại nhạc phức điệu Polyophony bắt đầu phát triển vào giai đoạn Trung kỳ Trung cổ, trở nên thịnh hành vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Sự phát triển của những thể loại âm nhạc này thường có liên quan tới nhạc "Ars nova". Một thể loại vượt xa về mức độ tinh tế là motet, phát triển từ thể loại clausula của nhạc nhà thờ thời trung cổ và sau này trở thành thể loại nhạc phổ biến nhất trong nhạc phức điệu thời kỳ trung cổ. Trong khi những bản motet đầu tiên là nhạc liturgy hoặc nhạc tôn giáo, vào cuối thế kỷ 13 thể loại này đã mở rộng ra gồm cả nhạc thế tục và nhạc theo chủ đề, ví dụ như nhạc về tình yêu cung đình. Cuối cùng, nhạc không lời cũng được phát triển trong thời kỳ này, nhờ vào sự phát triển của nhạc kịch truyền thống và nhu cầu tăng cao của các cung đình. Vũ nhạc, thông thường được ứng tác dựa trên những câu thơ quen thuộc, là thể thoại nhạc không lời lớn nhất đương thời. Tiêu biểu như thể loại nhạc thế tục Ballata, rất thịnh hành trong thời kỳ Trecento thế kỷ 14 ở Italia, có nguồn gốc từ vũ nhạc không lời thời trung cổ. Ở thời Trung cổ, hầu hết các nhạc sĩ chuyên nghiệp đều được nhà thờ Cơ đốc giáo tuyển dụng. Vì nhà thờ đối lập với ngoại giáo liên quan đến Hy Lạp và La Mã cổ đại nên nó không khuyến khích việc biểu diễn âm nhạc Hi Lạp và La Mã. Hậu quả là loại âm nhạc này bị tàn lụi. Người ta biết rất ít về thể loại thánh ca không nhạc đệm được sử dụng trong những nghi lễ nhà thờ thời kỳ đầu. Tuy nhiên thể loại thánh ca Cơ đốc giáo xuất hiện được bắt nguồn từ âm nhạc lễ nghi của đạo Do Thái và những giai điệu thế tục thời đó. Những giai điệu thánh ca phát triển ở Roma được sáng tác và ấn định cho những trình tự cụ thể trong những nghi lễ nhà thờ trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 7. Thánh ca La Mã được biết tới như thánh ca Grêgôriô theo tên của Giáo hoàng Grêgôriô I, Giáo hoàng Vĩ đại, người có thể đã sáng tác một số giai điệu và là người tích cực khuyến khích các nhà thờ sử dụng âm nhạc được lễ nghi hóa một cách có thứ tự. Vì Grêgôriô và các Giáo hoàng về sau ưa thích thánh ca Grêgôriô hơn những thể loại khác đã phát triển ở châu Âu, thánh ca Grêgôriô cuối cùng đã thế chỗ cho hầu hết những thể loại khác. Phong cách thánh ca Grêgôriô và các thể loại thánh ca khác được gìn giữ trong nhiều bản thảo viết tay. Các ký hiệu âm nhạc được sử dụng trong những bản thảo viết tay này thuộc hệ thống ký hiệu "neume", cội rễ sớm nhất của hệ thống ký hiệu âm nhạc hiện đại. Tổng quan. Nhạc cụ. Nhạc cụ sử dụng để biểu diễn trong thời kỳ âm nhạc trung cổ vẫn tồn tại đến ngày nay nhưng dưới hình dáng đã khác xưa. Ví dụ như sáo từng được làm bằng gỗ thay vì bạc hoặc kim loại như ngày nay, và nó có thể được chế tạo để thổi dọc hay thổi ngang. Sáo recorder ngày nay vẫn còn giữ được ít nhiều hình dáng của tổ tiên nó. Kèn gemshorn (tù và) cũng tương tự như recorder có các lỗ đặt ngón tay ở phía trước, mặc dù thực chất nó là thành viên của họ orcarina một loại sáo cổ xưa thuộc nhạc cụ bộ hơi; có rất nhiều biến thể, nhưng một Ocarina điển hình là một không gian kín bao quanh kèm theo 4-12 lỗ ngón tay và một miệng thổi nhô ra từ thân nhạc cụ; thường bằng gốm sứ, nhưng các vật liệu khác cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như gỗ, nhựa, thủy tinh, đất sét, và kim loại). Một trong những tiền thân của sao là sáo pan . Sáo pan được sử dụng rất rộng rãi trong thời kỳ trung cổ, rất có thể có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Âm nhạc Trung cổ sử dụng rất nhiều nhạc cụ bộ dây gảy như đàn luýt, mandore, gittern và harp psaltery. Đàn dulcimer, tương tự như psaltery và zither, có nguồn gốc thuộc bộ dây gảy nhưng đến thê kỷ 14 nó trở thành nhạc cụ bộ gõ nhờ sự xuất hiện của kỹ thuật chế tạo mới có thể tạo ra được dây đàn bằng kim loại. Đàn lyra của Đế quốc Đông La Mã theo những ghi chép còn lại được cho là nhạc cụ bộ vỹ đầu tiên trên thế giới. Nhà địa lý học người Ba Tư Ibn Khurradadhbih của thế kỷ thứ 9 (mất năm 911) trong thảo luận từ điển học về nhạc cụ của ông đã xếp đàn lyra của Đông La Mã vào bộ đàn vỹ, tương tự với đàn rabāb của người Ả Rập và một loại nhạc cụ tiêu biểu khác của Đông La Mã cùng với "urghun" (organ) và "shilyani" (có thể là harp hoặc lyre) và "salandj" (có thể là kèn bagpipe). Đàn hurdy-gurdy chính là violin máy sử dụng một bánh gỗ phủ côlôphan đính vào một tay quay để "kéo" dây đàn. Những nhạc cụ không có hộp hoà âm như jaw harp cũng được sử dụng phổ biến vào thời gian đó. Những phiên bản đầu tiên của organ, fiddle (hay vielle), và trombone (được gọi là sackbut) cũng tồn tại ở thời kỳ này. Thể loại. Nhạc trung cổ bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục. Trong thời thượng kỳ trung cổ, thể loại nhạc Liturgy (một thể loại nhạc dùng trong các nghi lễ tôn giáo), chủ yếu là Thánh ca Gregoria, là nhạc đơn âm. Các thể loại nhạc phức điệu Polyophony bắt đầu phát triển vào giai đoạn Trung kỳ Trung cổ, trở nên thịnh hành vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Sự phát triển của những thể loại âm nhạc này thường có liên quan tới nhạc Ars nova. Những cách tân sớm nhất dựa trên nhạc nhà thờ đơn âm sắc là heterophony, một thể loại nhạc cùng một lúc sử dụng nhiều biến thể khác nhau của cùng một dòng âm điệu đơn. Ví dụ như thể loại nhạc Organum được phát triển dựa trên giai điệu nhạc nhà thờ sử dụng một âm điệu đi kèm, được hát ở một quãng nhất định có tác dụng chuyển đổi thay thế giữa đơn âm và đa âm (phức điệu). Những quy tắc của nhạc organum ra đời trong dân gian từ thế kỷ 9, cuốn sách lý luận âm nhạc đầu tiên "Musica enchiriadis" ra đời vào thời kỳ này, không rõ tác giả, đã thiết lập những quy tắc của việc nhân đôi một giai điệu sẵn có chơi song song ở một quãng nhất định của một quãng tám, thường là một quãng bốn hay quãng năm. Một thể loại vượt xa về mức độ tinh tế là motet, phát triển từ thể loại clausula của nhạc nhà thờ thời trung cổ và sau này trở thành thể loại nhạc phổ biến nhất trong nhạc phức điệu thời kỳ trung cổ. Trong khi những bản motet đầu tiên là nhạc liturgy hoặc nhạc tôn giáo, vào cuối thế kỷ 13 thể loại này đã mở rộng ra gồm cả nhạc thế tục và nhạc theo chủ đề, ví dụ như nhạc về tình yêu cung đình. Trong thời kỳ Phục hưng, thể loại nhạc thế tục Madrigal của Italia cũng trở lên rất phổ biến. Tương tự tính đa sắc của motet, nhạc madrigal thể hiện tính mềm mại và lưu động hơn ở những âm sắc chủ đạo. Hình thức nhạc madrigal cũng tạo nền tảng cho sự ra đời của canon – nhạc đối âm, đặc biệt là ở Italia nơi mà chúng được gọi là Caccia. Đây là các tác phẩm nhạc thế tục gồm ba phần, trong đó canon sử dụng hai giọng cao cùng một nhạc cụ có âm dài trầm chơi phụ hoạ. Cuối cùng, nhạc không lời cũng được phát triển trong thời kỳ này, nhờ vào sự phát triển của nhạc kịch truyền thống và nhu cầu tăng cao của các cung đình. Vũ nhạc, thông thường được ứng tác dựa trên những câu thơ quen thuộc, là thể thoại nhạc không lời lớn nhất đương thời. Tiêu biểu như thể loại nhạc thế tục Ballata, rất thịnh hành trong thời kỳ Trecento thế kỷ 14 ở Italia, có nguồn gốc từ vũ nhạc không lời thời trung cổ. Có 2 điệu vũ phổ biến thịnh hành nhất đó là Estampie và Saltarello. Lý thuyết và ký âm. Âm nhạc thời kỳ Trung cổ đặt ra nền tảng thực hành về lý thuyết và ký âm cái sẽ hình thành lên cả nền âm nhạc phương Tây của ngày hôm nay mà đóng góp quan trọng và rõ ràng nhất là sự phát triển của một hệ thống ký âm hoàn thiện; tuy nhiên chính những nguyên lý tiền đề, đặc biệt là về nhịp điệu và âm sắc, cũng có vai trò quan trọng không kém trong sự phát triển của âm nhạc phương Tây sau này. Ký âm. Âm nhạc trong giai đoạn Tiền kỳ Trung cổ gần như không sử dụng bất cứ một hệ thống ký âm nào. Các giai điệu ban đầu đều là đơn âm và được chuyển tải thông qua giọng hát. Tuy nhiên, hình thức ký âm này chỉ được sử dụng như một ghi nhớ hỗ trợ cho ca sĩ, người đã thuộc lòng giai điệu. Thêm vào đó, khi người La Mã cố gắng trung tâm hoá các khúc nhạc liturgy và thiết lập nghi lễ La Mã trở thành một tập quán chủ chốt thì nhu cầu chuyển tải những khúc thánh ca này tới những khoảng cách rộng lớn một cách hiệu quả trở nên rõ ràng. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề này xuất hiện cùng với sự ra đời của nhiều ký hiệu khác nhau được viết lên trên những dòng chữ ghi lại lời thánh ca được gọi là "neume". Nguồn gốc của "neume" không rõ ràng và là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận; tuy nhiên hầu hết các học giả đồng ý rằng tổ tiên gần gũi nhất của nó là các ký hiệu ngữ pháp trong văn tự Hy Lạp và La Mã cổ đại cái đánh đấu những điểm quan trọng trong trình bày bằng cách ghi lại những chỗ lên cao và xuống thấp của âm thanh. Hai ký hiệu cơ bản của các nhà ngữ pháp học cổ điển là "acutus", /, lên cao hay "gravis", \, xuống thấp. Hai hý hiệu sau này được sử dụng như những biểu tượng cơ bản của ký âm neume, "virga" (hay gạch) chỉ nốt cao hơn và trông vẫn giống "acutus" cái từ đó nó ra đời, và "punctum" (hay chấm) chỉ nốt thấp hơn và, như cái tên gợi ý, nó đơn giản ký hiệu gravis thành dấu chấm. Những ký hiệu "acutus" và "gravis" này có thể được kết hợp để thể hiện đồ hình của âm vực phản ánh bằng biểu tượng. Hình thức ký âm này được phát triển sớm nhất là vào thế kỷ thứ 8, nhưng đến thế kỷ thứ 9 nó mới được thiết lập một cách chắc chắn như một phương pháp chủ chốt của việc ký âm. Nguyên tắc cơn bản của ký âm "virga" và "punctum" vẫn được sử dụng làm biểu tượng cho các nốt đơn. Các neume khác sớm được phát triển biểu hiện cho rất nhiều nốt kết hợp với nhau. Các "neume" mới – được gọi là luyến âm ligature – thực chất là sự kết hợp của hai ký hiệu nguồn gốc ban đầu. Các ký âm "neume" cơ bản này chỉ có thể chỉ ra số lượng nốt và chiều âm thanh lên cao hay xuống thấp. Vẫn chưa có cách nào để chỉ xa chính xác một âm vực, giai điệu hay thậm chí là nốt mở đầu. Những hạn chế này càng cho thấy rằng ký ấm "neume" được phát triển chủ yếu làm công cụ để hỗ trợ cho việc luyện tập hát các ca khúc nghi lễ hơn là ghi lại chúng. Tuy nhiên, dù bắt đầu chỉ như một công cụ hỗ trợ trí nhớ, giá trị của việc có thêm nhiều ký âm cụ thể sớm trở nên rõ ràng. Bước phát triển tiếp theo trong ký âm là những "neume" chỉ ra độ cao, trong đó các "neume" được sắp đặt một cách cẩn thận ở những độ cao khác nhau trong mối tương quan với những "neume" khác. Điều này cho phép các "neume" chỉ ra một cách thô sơ về độ lớn cũng như hướng của một quãng cho sẵn. Nó nhanh chóng dẫn tới sự ra đời của một hoặc hai dòng, trong đó mỗi dòng thể hiện cho một nốt cụ thể, được đặt trong bản nhạc với tất cả những "neume" liên quan tới chúng. Đầu tiên, những dòng này không có ý nghĩa cụ thể nào mà thay vào đó người ta dùng chữ viết ở mỗi đoạn mở đầu để chỉ ra nốt nào được thể hiện. Tuy nhiên, những dòng thể hiện một quãng năm dưới giữa nốt Đô và Fa được sử dụng nhiều nhất. Đầu tiên chỉ là những vết gạch trên giấy da, những dòng này sau đó được vẽ bằng hai màu mực khác nhau: thường là đỏ cho Fa và vàng cho Đô. Đâu chính là khởi đầu của hệ thống ký âm trong âm nhạc mà chúng ta biết đến ngày nay. Sự hoàn thiện của bốn khe nhạc được cho là cống hiến của Guido d’ Arezzo (1000-1050 sau công nguyên), một trong những nhà lý luận âm nhạc quan trọng nhất thời kỳ Trung cổ. Trong khi các nguồn tư liệu cổ hơn cho thấy những đóng góp cho sự phát triển hệ thống ký âm của Guido, một số học giả hiện đại cho rằng ông chỉ là người mã hoá cho một hệ thống đã được phát triển sẵn. Dù hiểu theo cách nào thì cách ký âm mới này cũng cho phép một ca sĩ có thể học một tác phẩm nhạc chưa từng được biết đến trước đó trong thời gian ngắn hơn rất nhiều. Tuy nhiên ngay cả khi ký âm cho nhạc thánh ca đã phát triển trên rất nhiều mặt, vấn đề nền tảng vẫn còn đó: đó là nhịp điệu. Hệ thống ký âm "neume" dù ở trạng thái đã được phát triển hoàn thiện vẫn không chỉ ra một cách rõ ràng bất cứ nhịp điệu nào để hát các nốt. Lý thuyết âm nhạc. Lý thuyết âm nhạc thời kỳ Trung cổ được cải tiến rất nhiều qua thời gian thực hành cả về chất liệu âm thanh, kết cấu, và nhịp điệu. Nói về nhịp điệu, giai đoạn này có rất nhiều biến đổi mạnh mẽ cả về khái niệm cũng như ký âm. Trong giai đoạn Tiền kỳ Trung cổ, chưa có bất cứ một phương pháp nào ghi lại nhịp điệu, và vì thế việc thực hành âm nhạc thời kỳ này là đề tài gây rất nhiều tranh cãi trong các học giả. Hệ thống ký hiệu ghi lại nhịp điệu âm nhạc đầu tiên được phát triển vào thế kỷ 13 và dựa trên một loạt các âm điệu. Cách bố trí nhịp điệu này được mã hoá bởi nhà lý luận âm nhạc Johannes de Garlandia, tác giả của cuốn "De Mensurabili Musica" (1250), tác phẩm định nghĩa và giải thích một cách hoàn thiện nhất về nhịp điệu. Trong luận thuyết này, Johannes de Garlandia đã mô tả sáu loại âm điệu hoặc sáu cách khác nhau trong đó các trường độ và cao độ có thể được sắp xếp. Mỗi một âm điệu tạo ra một phần nhịp điệu trong nhịp (hoặc còn gọi là tempora) với một đơn vị thông thường gồm ba tempora (một "perfectio") được lặp đi lặp lại. Thêm vào đó, ký âm không có chữ viết dược dựa trên một chuỗi các luyến âm ligature (đặc tính của các ký âm thông qua đó các nhóm nốt nhạc được kết nối lại với nhau). Nhịp điệu có thể được xác định đại thể bằng các phần luyến âm mà nó sử dụng. Một khi một nhịp điệu được gắn vào một dòng giai điệu thì độ vênh của nó so với âm điệu là rất ít, mặc dù việc điều chỉnh nhịp điệu có thể được chỉ ra bằng cách thay đổi các phần nhất định của luyến âm, thậm chí là mở rộng sự biến đổi sang một nhịp điệu khác. Bước tiếp theo tập trung chú ý vào nhịp điệu là của một nhà lý luận người Đức, Franco của Köln. Trong luận thuyết "Ars cantus mensurabilis" ("Nghệ thuật của Nhịp điệu Âm nhạc"), viết vào khoảng năm 1280, ông đã miêu tả một hệ thống ký âm có các nốt với hình dáng khác nhau thì có giá trị nhịp điệu hoàn toàn khác nhau. Đây là một thay đổi lớn lao so với hệ thống ký âm của Garlandia trước đó. Nếu như trước đó, độ dài của một nốt đơn chỉ có thể được xác định từ bản thân âm điệu thì mối quan hệ đảo ngược mới này khiến âm điệu được xác định dựa trên những nốt riêng biệt gọi là "figurae" cái có giá trị về độ dài không thể bàn cãi, và cách tân này có tác động to lớn tới giai đoạn lịch sử tiếp theo của âm nhạc châu Âu. Hầu hết những bản nhạc đáng chú ý của thế kỷ 13 còn sống sót tới ngày nay sử dụng ký hiệu nhịp điệu do Garlandia đưa ra. Bước phát triển cách mạng về nhịp điệu đến sau sự thay đổi ở thế kỷ 13 dẫn tới sự phát triển của phong cách nhạc "Ars Nova". Nhà lý luận được biết đến nhiều nhất về phong cách nhạc này là Philippe de Vitry, nổi tiếng nhờ viết luận thuyết "Ars Nova" ("Nghệ thuật mới") vào khoảng năm 1320. Luận thuyết về âm nhạc này đã tạc tên nó vào phong cách âm nhạc của cả thời đại mà nó ra đời. Bằng cách này hay cách khác, hệ thống ký hiệu về giai điệu chúng ta chó ngày nay bắt đầu với Vitry, người đã hoàn toàn thoát khỏi những quy ước trước đó về nhịp điệu. Tiền thân ký âm của hệ thống đo nhịp hiện đại cũng có nguồn gốc từ "Ars Nova". Phong cách mới này rõ ràng được xây dựng dựa trên công trình của Franco thành Köln. Trong hệ thống của Franco, mối quan hệ giữa dấu nhân và một nốt tròn (có giá trị bằng 1/2 dấu ngân) cũng tương đương với quan hệ giữa một dấu ngân và một nốt dài: và, kể từ đây "modus" (một nhóm ba) luôn luôn là đủ, "tempus" hay nhịp cũng đủ và vì thế bao gồm ba nốt tròn. Đôi khi bối cảnh của âm điệu sẽ đòi hỏi các nhóm chỉ có hai nốt tròn, tuy nhiên hai nốt này sẽ luôn có một nốt có độ dài thông thường và nốt còn lại có độ dài gấp đôi, vì thế nó cũng ngân trong khoảng thời gian tương tự ba nốt tròn, và vì thế bảo toàn một "tempus" đủ. Phép chia tam nguyên ngày áp dụng cho giá trị của tất cả các nốt. Trái lại, thời kỳ Ars Nova lại đưa ra hai thay đổi quan trong: thay đổi đầu tiên là một tiểu đơn vị còn nhỏ hơn cả nốt (nốt tròn nay có thể phân chia ra làm "minim" – tức một nốt trắng có giá trị bằng một nửa nốt tròn), và thay đổi thứ hai là việc phát triển của "phép đo nhịp". Các phép đo nhịp có thể kết hợp theo rất nhiều cách để tạo ra các nhóm chuẩn. Việc phân nhóm đo nhịp này có tiền thân từ cách đo nhịp đơn giản và kết hợp. Vào thời kỳ Ars Nova, đơn vị phân chia một "tempus" đủ không còn là lựa chọn duy nhất vì phép chia kép được chấp nhận rộng rãi hơn. Với Vitry một nốt ngân có thể được phân chia, cho toàn bộ hoặc một phần của một bản nhạc biên soạn, thành các nhóm gồm hai hoặc ba nốt tròn nhỏ hơn. Theo cách này, "tempus" (thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị phân chia của một nốt ngân) có thể "đủ", ("Tempus perfectus") với tiểu nhóm tam nguyên, hoặc "thiếu", ("Tempus imperfectus") với tiểu nhóm nhị nguyên. Theo cách tương tự, đơn vị phân chia của một nốt tròn (được gọi là prolation) cũng có thể được chia thành hai nốt trắng "minima" ("prolatio imperfectus" hay "minor prolation") và, ở cấp độ cao hơn, nốt dài (long hay longa còn được gọi là modus) có độ dài bằng hai lần hoặc ba lần dấu ngân (lần lượt là modus perfectus hay âm điệu đủ, hoặc "modus imperfectus" hay âm điệu thiếu). Vitry phát triển thêm một bước khi chỉ ra một đơn vị đúng của một bản nhạc cho trước ở phần mở đầu bằng cách sử dụng "ký hiệu do nhịp", tương đương với "chỉ số nhịp" (time signature) mà chúng ta sử dụng ngày nay. "Tempus perfectus" được ký hiệu bằng một vòng tròn trong khi imperfectus được ký hiệu bằng một nửa vòng trong (ký hiệu "C" mà chúng ta sử dụng hiện nay tương ứng với chỉ số nhịp 4/4 thực chất có nguồn gốc từ ký hiệu này chứ không phải là chữ viết tắt của phách thường "common time" như rất nhiều người vẫn nghĩ). Trong khi rất nhiều trong số những cách tân này được cho là của Vitry, và phần nào đó được trình bày trong luận thuyết "Ars Nova", thì thực chất những biện pháp hoàn thiện và có hệ thống nhất về cách đo nhịp mới của "Ars Nova" lại được đưa ra bởi Jehan des Mars, một người họ hàng sống cùng thời với Vitry. Rất nhiều học giả, với lý do thiếu bằng chứng tích cực về sở hữu, giờ đây coi luận thuyết "của Vitry" là của tác giả vô danh, nhưng điều này cũng không làm giảm bớt tầm quan trọng lịch sử của sự ra đời của hệ thống ký hiệu nhịp. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho học giả đầu tiên cho thể định danh đã chấp nhận và giải thích hệ thống đo nhịp là Muris, người có thể nói là đã hoàn thiện những gì Garlandia đã thực hiện đối với nhịp điệu. Trong suốt thời kỳ Trung cổ, hầu hết các tác phẩm âm nhạc đều được soạn thảo sử dụng "tempus" đủ là chủ yếu với những hiệu ứng đặc biệt được tạo bởi những phân đoạn sử dụng tempus thiếu; hiện nay đang có những cuộc tranh luận lớn giữa các nhà nghiên cứu âm nhạc về độ dài của đấu ngân trong những phân đoạn này có được giữ nguyên hay đã thay đổi khi biểu diễn, và nếu nó được thay đổi thì theo nguyên tắc nào. Phong cách nhạc "Ars Nova" vẫn giữ nguyên hệ thống nhịp ban đầu của nó cho đến khi các tác phẩm sử dụng đảo phách theo phong cách nhạc "Ars subtilior" ra đời cuối thế kỷ 14, với đặc điểm vô cùng phức tạp về nhịp điệu và ký âm. Nhánh âm nhạc này ra đời đã đẩy tính tự do về nhịp điệu đặt ra trong thời "Ars Nova" tới giới hạn của nó, với một số vở soạn nhạc mang âm hưởng khác lạ được viết sử dụng đồng thời nhiều ký hiệu nhịp khác nhau. Tính phức tạp về nhịp điệu của âm nhạc trong giai đoạn này được nhận ra khi so sánh nó với âm nhạc của thế kỷ 20. Đóng vai trò quan trọng không kém trong toàn bộ lịch sử âm nhạc phương Tây là sự thay đổi về cấu tạo đến cùng với sự ra đời của nhạc phức điệu polyphony. Sự ra đời này đưa âm nhạc phương Tây trở thành thể loại âm nhạc thống trị bởi hoà âm như chúng ta biết ngày nay. Khởi nguồn của sự phát triển này được tìm thấy từ hai luận thuyết âm nhạc của tác giả vô danh nhưng lại được truyền bát vô cùng rộng rãi là "Musica" và "Scolica enchiriadis". Những văn bản này được cho là ra đời vào khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 9. Chúng mô tả một kỹ thuật dường như đã được hình thành và thực hành rất nhiều vào thời gian đó. Nhạc polyphony thời kỳ đầu dựa trên ba quãng đơn và ba quãng kết hợp. Nhóm đầu tiên gồm có các quãng bốn, năm và tám; trong khi nhóm thứ hai gồm các nhóm quãng tám cộng bốn, tám cộng năm, và quãng tám kép. Phương pháp mới này được các tác giả của hai luận thuyết đặt tên là "organum". "Organum" có thể được phân loại hơn nữa dựa trên giai đoạn thời gian trong đó nó được viết ra. Những organum đầu tiên được mô tả trong cuốn "enchiriadis" có thể được coi là ""organum" chính xác". "Organum" chính xác lại có thể chia ra làm hai thể loại là "diapente" (organum ở quãng năm) và "diatesseron" (organum ở quãng bốn). Tuy nhiên cả hai loại "organum" chính xác này đều có vấn đề với những nguyên lý âm nhạc đương thời. Dù bất kỳ loại nào trong chúng chơi song song một đoạn thánh ca gốc quá lâu (tuỳ theo âm điệu) sẽ tạo ra một tam âm. Vấn đề này sau đó được giải quyết phần nào với sự ra đời của loại "organum" thứ hai. Thể loại "organum" thứ hai này được gọi là ""organum" tự do". Điều phân biệt nó khỏi thể loại trước đó là các phần của nó không chỉ chơi theo phép song hành, mà còn theo phép xiên chéo, hoặc đối nghịch. Điều này giúp nó tránh được sự xuất hiện của tam âm đáng sợ. Hình thức cuối cùng của organum được biết đến là "melismatic organum", phát triển xa hơn nhiều so với tất cả các thể loại nhạc phức điệu ra đời cho đến thời điểm đó. Theo phong các mới này các nốt không được chơi đối với nhau mà trở thành một chuỗi âm liên tục được phụ hoạ bởi một chuỗi khác gồm các nốt nhạc thể hiện cho cùng một âm tiết. Hình thức organum cuối cùng này được hợp nhất bởi nhà soạn nhạc polyphone nổi tiếng nhất đương thời là Léonin. Ông đã kết hợp phong cách này với nhịp kiểu discant trong đó sử dụng nhịp điều để tạo ra cao trào của một tác phẩm organum. Bước phát triển cao nhất của thể loại organum đôi lúc được coi như trường Notre Dame của polyphony, vì đó là nơi ở của Léonin (và học trò của ông, Péonin). Hơn nữa, thể loại polyphony này ảnh hưởng tới tất cả những phong cách sau đó với những bản polyphony "motet" bắt đầu như một biến thể của những "organum" Notre Dame sẵn có. Một nhân tố quan trọng khác của lý thuyết âm nhạc Trung cổ là hệ thống cung bậc âm thanh độc nhất từ đó các nốt được sắp xếp và được hiểu. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, hệ thống sắp xếp một loạt các bước toàn bộ hoặc 1/2 bước, mà ngày nay chúng ta gọi là âm giai, được gọi là âm điệu. Hệ thống âm điệu hoạt động giống như âm giai trong âm nhạc ngày nay, đóng vai trò tạo ra quy tắc và chất liệu cho việc viết giai điệu. Có tám âm điệu nhà thờ bao gồm "Dorian, Hypodorian, Phrygian, Hypophrygian, Lydian, Hypolydian, Mixolydian", và "Hypomixolydian". Có rất nhiều thông tin về tám âm điệu này cũng như những phương pháp thực hành áp dụng cho chúng được mã hoá lại bởi nhà lý luận thế kỷ 11 Johannes Afflighemensis. Trong tác phẩm của mình, ông đã mô tả ba yếu tố xác định cho mối âm điệu: "finalis, confinalis" và "ambitus". "Finalis" là thanh âm chủ đạo của một âm điệu (còn được gọi là âm cuối). "Confinalis" (giai điệu thuật lại đôi lúc được gọi là "tenor") là thanh âm chủ chốt trong một giai điệu, thường là thanh âm được lặp lại nhiều nhất trong toàn bộ bản nhạc. Và cuối cùng là "ambitus" (âm vực) tức mức độ dao động âm vực tối đa quy định cho mỗi một âm điệu. Tám âm điệu này còn có thể phần chia vào bốn cặp dựa trên "finalis" của chúng. Các nhà lý luận thời trung cổ gọi mỗi cặp này này "meneriae" và đánh dấu chúng bằng những chữ số Hy Lạp cổ đại. Những âm điều có các chữ d, e, f và g ở âm cuối lần lượt được xếp vào nhóm "protus, deuterus, tritus" và "tetrardus". Các nhóm này lại có thể được phân chia thêm nữa dựa trên âm điệu đó là "xác định" hay "kết chéo". Sự phân chia này dựa trên âm vực của âm điệu liên quan tới âm cuối. Trong đó những âm điệu xác định có âm vực khoảng một quáng tám (một tông cao hơn hoặc thấp hơn có thể chấp nhận được) và bắt đầu từ âm cuối, trong khi những âm điệu kết chéo dù vẫn trải rộng một quãng tám lại bắt đầu ở một quãng bốn đủ thấp hơn so với âm xác định. Một điểm thú vị khác về hệ thống âm điệu là sự chấp nhận rộng rãi của nốt B thay cho nốt Bb dù âm điệu đó là gì đi chăng nữa. Sự bao hàm này có nhiều tác dụng, mà một trong số tác dụng chung nhất là nhằm tránh gây ra những khó khăn trong giai điệu, mà chính là sự xuất hiện của tam âm. Các âm điệu nhà thờ này, dù mang tên Hy Lạp, lại có rất ít liên hệ với các âm điệu được đặt ra bởi các nhà lý luận Hy Lạp. Thay vào đó, hầu hết các thuật ngữ dường như đều do các nhà lý luận thời trung cổ lạm dụng tiếng Hy Lạp mà ra. Và dù không có mối liên hệ nào tới các âm điệu do người Hy Lạp cổ đại đặt ra, việc lạm dụng các thuật ngữ tiếng Hy Lạp này lại chỉ ra một khả năng thú vị về nguồn gốc từ những giai điệu tôn giáo thời kỳ Đông La Mã – Hy Lạp. Hệ thống này được gọi là "oktoechos" và cũng phân chia thành tám mục gọi là "echoi". Có thể tham khảo lý thuyết âm nhạc cổ đại từ những nhà lý luận sau: Isidro thành Sevilla, Aurelianus Reomensis, Odon thành Cluny, Guido thành Arezzo, Hermannus Contractus, Johannes Cotto (Johannes Afflighemensis), Johannes de Muris, Franco thàn Köln, Johannes de Garlandia (Johannes Gallicus), Anonymous IV, Marchetto da Padova (Marchettus xứ Padua), Jacques thành Liège, Johannes de Grocheo, Pierre de la Croix và Philippe de Vitry. Giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ (trước 1150). Thánh ca truyền thống thời kỳ đầu. Thánh ca ("Chant" hay "plainsong") là loại hình nhạc tôn giáo đơn âm dành cho các nhà thờ Thiên Chúa giáo được biết đến sớm nhất. Các giai điệu dân ca truyền thông psalm của người Do Thái Synagogue có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các khúc thánh ca Thiên Chúa giáo. Thánh ca được phát triển riêng rẽ ở rất nhiều trung tâm tại châu Âu. Ngoài những vùng quan trọng nhất là Roma, Hispania, Gaul, Milano, và Ireland, còn có những khu vực khác. Những khúc thánh ca này đều ra đời nhắm mục đích hỗ trợ cho cho các nghi lễ tôn giáo địa phương dùng trong các dịp Thánh lễ (Mass). Mỗi thời đại lại hình thành lên những khúc thánh ca và nguyên tắc cho các nghi thức riêng. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sử dụng thánh ca Mozarabic và có ảnh hưởng tới âm nhạc Bắc Phi. Các bài thánh ca Mozarabic thậm chí còn tồn tại qua thời kỳ thống trị của Hồi giáo, mặc dù đây là một nhánh cô lập trong nhạc tôn giáo sau này đã bị mai một nhằm củng cố tính phù hợp cho toàn thể loại âm nhạc tôn giáo. Ở Milan, thánh ca Ambrosian, tên đặt theo Thánh Ambrose, trở thành chuẩn mực trong khi thánh ca Deneventan lại được phát triển ở Benevento, một trung tâm tôn giáo khác của Italia. Thánh ca Gallican được sử dụng ở Gaul và thánh ca Celt phát triển ở Ireland và Anh Quốc. Vào khoảng năm 1011 sau công nguyên các Nhà thờ Công giáo Rôma muốn tiêu chuẩn hoá Thánh lễ và thánh ca. Đây là thời điểm Roma là trung tâm tôn giáo của Tây Âu trong khi Paris là trung tâm chính trị. Những nỗ lực cho việc tiêu chuẩn hoá chủ yếu bao gồm việc kết hợp thánh ca của hai vùng Roma và Gallic. Hình thức thánh ca này được biết đến với cái tên Thánh ca Gregorian. Vào thế kỷ 12 và 13, thánh ca Gregoria phát triển lấn át tất cả các thể loại thánh ca khác của châu Âu ngoại trừ thánh ca Ambrosian ở Milan và thánh ca Mozarabic ở một số khu vực đặc biệt thuộc về nhà thờ Tây Ban Nha. Nhạc phức âm thời kỳ đầu: Organum. Khoảng cuối thế kỷ 9, ca sĩ ở các tu viện như St. Gall tại Thuỵ Sĩ bắt đầu thử nghiệm với việc thêm yếu tố khác vào trong thánh ca, thường thấy nhất và một giọng khác hát song song hầu hết cao hơn bè ban đầu một quãng bốn hoặc năm đủ. Thể loại nhạc này được gọi là "organum" và đại diện cho hình thức hoà âm và đặc biệt và đối âm sơ khai. Trải qua nhiều thế kỷ, "organum" phát triển theo rất nhiều hướng khác nhau. Một trong những hình thức phát triển đáng chú ý nhất của thể loại nhạc này là sự ra đời của "florid organum" vào khoảng năm 1100, đôi lúc được gọi là Trường học Thánh Martial (đặt theo tên một tu viện ở Trung Nam nước Pháp, nơi còn lưu giữ những bản nhạc phổ viết tay tốt thất của thể loại nhạc này). Trong "florid organum" bè gốc được hát ở những nốt dài trong khi một giọng kèm theo sẽ hát rất nhiều nốt theo mỗi một nốt chính, thường theo lối rất tỉ mỉ, tất cả nhằm nhấn mạnh hoà âm đủ (quãng bốn, năm, và tám), như trong hình thức "organum" ban đầu. Những bước phát triển tiếp theo của thể loại nhạc này diễn ra ở Anh, nơi các quãng ba được đặc biệt ưu ái, và nơi các bản organum hầu như được ứng tác trên những điệu thánh ca có sẵn, và ở Notre Dame, Paris, nơi trở thành trung tâm của các hoạt động sáng tạo âm nhạc trong suốt thế kỷ 13. Rất nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời trong giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ là vô danh. Một số có thể có tên thì hầu như là của các nhà thơ hoặc những người viết lời bài hát trong khi làn điệu dựa trên đó họ phổ lời lại được viết bởi người khác. Vai trò của nhạc đơn âm trong thời kỳ trung cổ không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, những bản nhạc viết tay từ thời kỳ này còn tồn tại đến ngày nay bao gồm "Musica Enchiriadis", "Codex Calixtinus" của Santiago de Compostela, và Winchester Troper. Để biết thêm thông tin về các nhà soạn nhạc, nhà thơ trong giai đoạn Thượng kỳ Trung cổ mởi tìm tư liệu về Giáo hoàng Grêgôriô I, Thánh Goderic, Hildegard xứ Bingen, Hucbald, Notker Balbulus, Odon thành Arezzo, Odon thành Cluny, và Tutilo. Kịch tôn giáo. Một loạt hình âm nhạc truyền thống khác của châu Âu ra đời vào thời Thượng kỳ Trung cổ là kịch tôn giáo. Ở hình thức nguyên thủy, thể loại này có thể đại diện cho loại hình kịch La Mã kết hợp với những câu chuyện trong Kinh thánh – chủ yếu là từ truyền thuyết Gospel, Passion, và các vị Thánh của Thiên Chúa giáo. Ở mỗi vùng miền của châu Âu lại có một hình thức nhạc kịch hoặc bán nhạc kịch truyền thống riêng ra đời trong thời Trung cổ, trong đó có sự kết hợp giữa diễn xuất, lời thoại, hát và các nhạc cụ chơi kèm theo một hình thức nào đó. Những vở kịch này có thể được biểu diễn bởi các diễn viên và nhạc sĩ lưu động. Rất nhiều trong số đó đã được bảo tồn khá tốt để ngày ngay chúng ta có thể phục dựng lại được chẳng hạn "Ludus Danielis" ("Vở kịch của Daniel") mới được thu hình gần đây. Goliard. Goliard là những nhạc sĩ-thi sỹ lưu động của châu Âu thời kỳ từ thế kỷ 10 đến giữa thế kỷ 13. Hầu hết trong số họ là các học giả hoặc tu sỹ, và họ viết cũng như hát bằng tiếng Latin. Mặc dù rất nhiều bài thơ thời kỳ này còn tồn tại đến nay nhưng phần nhạc thì còn lưu giữ được rất ít. Rất có thể loại hình này có ảnh hưởng tới thể loại nhạc truyền thống troubadour—trouvère ra đời sau đó. Hầu hết phần lời thơ về đề tài thế tục, trong khi một số ca khúc thể hiện những ý tưởng tôn giáo, một số khác lại đả kích các thói rượu chè, trác táng, dâm đãng. Họ là những người phản đối những mâu thuẫn ngày càng tăng trong Giáo hội, chẳng hạn như sự thất bại của các cuộc thập tự chinh và lạm dụng tài chính, thể hiện bản thân thông qua thơ, bài hát và hiệu suất. Trung kỳ Trung cổ (1150-1300). "Ars Antiqua". Sự nở hoa của thể loại nhạc phức âm Trường học Notre Dame hình thành vào những năm 1150 tới 1250 tương ức với những thành tựu rực rỡ trong kiến trúc Gothic: thực tế trung tâm của hoạt động này chính là nhà thờ Notre Dame. Đôi lúc âm nhạc của thời kỳ này được gọi là trường Paris hay "Organum" Paris, và đại diện cho thời kỳ đầu của thể loại nhạc sau này được biết đến với cái tên "Ars antiqua". Đây là giai đoạn mà trong đó ký âm về giai điệu lần đầu tiên xuất hiện trong âm nhạc phương Tây, chủ yếu là phương pháp dựa trên cấu trúc của ký âm giai điệu gọi là nốt nhịp. Đây cũng là thời kỳ trong đó các khái niệm về cấu trúc chính thức được phát triển trong đó chú trọng tới các tác động bộ phận, bối cảnh và cấu trúc. Các nhà soạn nhạc thời kỳ này thay thế "florid" và "discan organum" (mang tính nốt-đối-nốt, trái ngược với sự tiếp nối của rất nhiều nốt cùng một âm tiết đối với một nốt kéo dài có trong thể loại "florid"), và tạo ra rất nhiều loại hình âm nhạc mới: "clausulae", là phần các nốt cùng âm tiết xuất phát từ các "organum" được làm cho phù hợp với ca từ mới và phần nhạc được trau chuốt hơn; "conductus", là ca khúc cho một hoặc nhiều giọng hát theo giai điệu, có thể là kế thừa từ thể loại nào đó; và tropes, là thể loại chèn thêm ca từ và đôi khi là phần nhạc mới và những khúc thánh ca cũ. Tất cả những thể loại mới này đều chung đặc điểm dựa trên thánh ca; đó là một trong các giọng (thường là ba hoặc đôi khi là bốn) gần như là âm trầm nhất (thời điểm này là giọng "tenor") hát giai điệu thánh ca, mặc dù với cách soạn các nốt có độ dài tự do, qua đó những giọng khác hát "organum". Ngoại lệ của phương pháp soạn nhạc này là thể loại "conductus", có hai giọng được soạn một cách tự do trong suốt toàn bộ tác phẩm. Motet là một trong những loại hình âm nhạc quan trọng nhất của âm nhạc thời kỳ Trung cổ và Phục Hưng có nguồn gốc từ thể loại clausulae giai đoạn Notre Dame, đặc biệt là hình thức sử dụng nhiều giọng hát được trau chuốt bởi Pérotin, người đặt những viên gạch nền tảng cho thể loại này bằng cách thay thế rất nhiều tác phẩm "florid clausulae" dài của thầy giáo ông, Léonin, (như canon của nhà thờ) bằng những tác phẩm mang phong cách discant. Dần dần, các tác phẩm thay thế này được tập hợp lại thành cả một cuốn sách có thể sử dụng được trong hoặc ngoài rất nhiều khúc thánh ca. Trên thực tế, cấu trúc này có thể áp dụng vào nhiều thể loại hơn, và clausulae có thể biểu diễn độc lập, cả trong những phần khác của thánh lễ hoặc trong những nghi lễ cá nhân. Nhờ vậy, "clausulae" được thêm vào ca từ phi tôn giáo, và được phát triển hơn nữa thành một hình thức âm nhạc hết sức trau chuốt, phức tạp và tinh tế của thế kỷ 14, thời kỳ âm nhạc "Ars nova". Những bản nhạc viết tay còn được bảo tồn đến nay bao gồm "Montpellier Codex", "Bamberg Codex", và "Las Huelgas Codex". Các nhà soạn nhạc của thời kỳ này gồm có Léonin, Pérotin, W. de Wycombe, Adam de St. Victor, và Pierre de la Croix. Petrus được cho là người tạo ra sự cách tân khi viết hơn ba nốt trong để khớp với độ dài của một dấu ngân. Cách tân này tiếp nối bởi cách tân về tempus thiếu, cái đã sản sinh ra thời kỳ mà ngày nay chúng ta gọi là motet của Pérotin. Những tác phẩm cuối thế kỷ 13 này có ba hoặc bốn phần và có nhiều lớp ca từ được hát cùng một lúc. Ban đầu, bè "tenor" (nguồn gốc từ tiếng Latin, nghĩa là giữ) hát ở trong những bè thánh ca nghi lễ có sẵn bằng tiếng Latin gốc, trong khi đó ca từ của một, hai hoặc thậm chí ba bè khác hát lên trên, gọi là "voces organales", đưa ra bình luận về các đề tài tôn giáo bằng tiếng Latin hoặc tiếng Pháp. Giá trị nhịp của những "voces organales" giảm xuống khi các phần được nhân lên với "duplum" (phần trên bè tenor) có giá trị nhịp nhỏ hơn "tenor", bè "triplum" (giọng cao hơn duplum) có giá trị nghịp nhỏ hơn "duplum", và cứ thế tiếp tục. Qua thời gian, những "voces organales" có ca từ mang nội dung thế tục tăng lên và phần ca từ tôn giáo ở bè tenor ngày càng giảm đi. Bản Motet của Pérotin là một thể loại có tính phức tạp cao, với sự pha trộn của rất nhiều dấu ngân nốt tròn với nốt nhịp và đôi lúc là sự thay thế (mức độ ngày càng tăng) của các bài hát thế tục cho khúc thánh ca trong bè "tenor". Thực tế, sự phức tạp hoá về giai điệu này sẽ trở thành đặc điểm nền tảng cho thế kỷ 14, từ đó âm nhạc "Pháp", Italia, và "Anh" sẽ phát triển theo nhiều con đường khác nhau. Cantigas de Santa Maria. Cantigas de Santa Maria ("Thánh ca của Thánh Maria"; , ) bao gồm 420 bài thơ với ký hiệu âm nhạc, viết bằng tiếng Galicia-Bồ Đào Nha trong suốt triều đại Alfonso X El Sabio (1221-1284) và thường được cho là của ông ta. Đây là một trong những bộ sưu tập lớn nhất của đơn âm (solo) bài hát từ thời Trung Cổ và được đặc trưng bởi đề cập đến Đức Trinh Nữ Maria trong mỗi bài hát, trong khi mỗi bài hát thứ mười là một bài thánh ca. Các bản thảo đã sống sót trong bốn codices: hai tại El Escorial, tại Thư viện Quốc gia Madrid, và một ở Firenze, Ý. Một số có thu nhỏ hiển thị màu cặp của các nhạc sĩ chơi nhiều loại nhạc cụ. Troubadour và trouvère. Âm nhạc của "troubadour" và "trouvère" là mẹ đẻ của các bài hát thế tục đơn âm truyền thống, có thể có nhạc cụ chơi kèm theo, hát bởi những nhạc sĩ chuyên nghiệp, đôi khi là các nhạc sĩ lưu động, những người mà khả năng của một nhà thơ trong họ cũng tương đương với khả năng của một ca sĩ và người chơi nhạc cụ. "Troubadour" sử dụng tiếng Occtitan (được gọi là tiếng d’oc hay tiếng Provençal thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman) được nói ở Occitania thuộc miền Nam nước Pháp, thung lũng Occitan của Ý, Monaco và tại thung lũng Aran của Tây Ban Nha); trong khi trouvère sử dụng tiếng Pháp Cổ (còn được gọi là tiếng d’oil). Thời kỳ nhạc troubadour tương ứng với sự nở hoa của đời sống văn hoá ở Provence kéo dài trong suốt thế kỷ 12 và sang thập kỷ đầu của thế kỷ 13. Chủ đề tiêu biểu của thời kỳ này là về chiến tranh, các hiệp sĩ và tình yêu quý tộc trong cung đình. Nhạc troubadour lụi tàn cùng với cuộc thập tự chinh Albigen do Giáo hoàng Innôcentê II khởi xướng nhằm loại trừ những kẻ dị giáo Cather (và những nam tước miền bắc muốn tước đoạt sự trù phú của miền nam). Những bản nhạc troubadour còn sót lại lưu lạc tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, hay Bắc Ý, hoặc Bắc Pháp (nơi phát triển của nhạc truyền thống "trouvère"), tại đó, khả năng và kỹ thuật của chúng tạo nên những bước phát triển sau này của văn hoá nhạc thế tục địa phương. Nhạc trouvère cũng tượng tự nhạc "troubadour", nhưng có thể tồn tại đến thế kỷ 13 mà không chịu sự tác động của cuộc Thập tự chinh Albigensian. Hầu hết trong số hơn 2000 bài hát "trouvère" có nhạc đi kèm còn lại đến đều cho thấy sự tinh tế tuyệt vời cả về nhạc lẫn ca từ. Nhạc truyền thống Minne của người Đức cũng giống với nhạc troubabour và trouvère, tuy nhiên có rất ít tư liệu về loại hình âm nhạc này được tìm thấy ngày nay; các nguồn thông tin về nhạc Minne còn lưu giữ hầu hết đều thuộc về những thế kỷ mà loại hình này đã đi vào thoái trào, dẫn tới những tranh cãi về mức độ chính xác của chúng. Trong những tác phẩm Minne còn lại đến nay phải kể đến Wolfram von Eschenbach, Walther von der Vogelweide, và Neidhart von Reuental. Hạ Kỳ trung cổ (1300-1400). Pháp: "Ars nova". "Ars nova" là một trong số ít thời kỳ âm nhạc có mốc thời gian khởi đầu và phát triển khá rõ ràng trong lịch sử âm nhạc trung cổ, vì nó tương ứng với sự ra đời của Roman de Fauvel ("Câu chuyện của quỷ Nâu Vàng"), một tác phẩm nhạc thơ đồ sộ, vào những năm 1310 và 1314. Roman de Fauvel châm biếm sự lộng hành của nhà thờ trung cổ, và sử dụng các thể loại nhạc trung cổ như "motet", "lais", "rondeaux", và một số thể loại nhạc thế tục mới hình thành thời gian này. Trong khi hầu hết các tác phẩm âm nhạc đương thời đều không rõ tác giả, tác phẩm này được biết đến với rất nhiều phần nhạc soạn bởi Philippe de Vitry, một trong những nhà soạn nhạc motet isorhythmic (từ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp nghĩa là "cùng một nhịp điệu"). Motet isorhythmic là một bước phát triển đặc trưng trong âm nhạc của thế kỷ 14, được hoàn thiện bởi Guillaume de Machaut, nhà soạn nhạc giỏi nhất đương thời. Trong suốt thời kỳ "Ars nova", nhạc thế tục đạt được tính phức điệu tinh tế vốn chỉ có trong nhạc tôn giáo trước đó. So với nhạc thế tục đầu thời kỳ Phục Hưng thì bước phát triển này không hề gây ngạc nhiên (trong khi loại hình này được coi là nhạc "trung cổ" đặc trưng thì các lực lượng xã hội sáng tạo ra thể loại âm nhạc này cũng chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn học nghệ thuật Phục Hưng tại Ý – khó có thể phân tách rạch ròi mốc thời gian giữa thời kỳ Trung cổ và thời kỳ Phục Hưng, đặc biệt nếu dựa trên các tiêu chí về sự phát triển các loại hình nghệ thuật như âm nhạc và hội họa). Thuật ngữ "Ars nova" (nghệ thuật mới hay kỹ thuật mới) được Philippe de Vitry đặt ra khi sử dụng nó làm tựa đề cho một trong những bản luận thuyết của ông (dường như được viết vào năm 1322), nhằm phân biệt thực tiễn âm nhạc đương thời khỏi những thời kỳ trước đó. Thể loại âm nhạc thế tục chiếm ưu thế trong thời kỳ "Ars nova" là chanson, vì nó sẽ tiếp tục phát triển tại Pháp trong suốt hai thế kỷ tiếp theo. Các tác phẩm thuộc thể loại này được soạn để phổ nhạc cho những bài thơ sẵn có, do đó chúng cũng được gọi là thể loại cố định của "rondeau", "ballade", và "virelai". Những loại hình này có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của cấu trúc âm nhạc theo cách chúng ta cảm nhận thậm chí là cho tới tận ngày nay; chẳng hạn cấu tứ trong nhịp điệu ouvert-clos dùng chung trong cả ba thể loại nhạc này yêu cầu một cách thể hiện âm nhạc, cái có ảnh hưởng trực tiếp tới quan niệm về tiền đề và hậu tố hiện đại. Cũng trong thời gian này, các giai điệu truyền thống lâu đời quy đinh trong Thánh lễ cũng được đặt ra. Truyền thống này bắt đầu từ giữa thế kỷ 14 với những chùm nhạc đơn lập hoặc theo cặp của Kyries, Glorias, … Nhưng Machaut mới được coi là người soạn ra những khúc nhạc thánh lễ đầu tiên được cho là hoàn chỉnh. Âm nhạc thời kỳ Ars nova rất chú trọng đến các bè và sự phức tạp của nhịp điệu. Các quãng "thuận" là quãng năm và tám, trong khi quãng ba và sáu được coi là quãng nghịch. Sự nhảy quãng của nhiều hơn một quãng sáu trong các giọng đơn thường xuyên được sử dụng, dẫn tới việc sử dụng rất nhiều nhạc cụ trong biểu diễn, ít nhất là trong biểu diễn nhạc thế tục. Các bản nhạc phổ viết tay của Pháp còn lại đến này gồm có "Ivrea Codex" và "Apt Codex". Để biết thêm về các nhà soạn nhạc Pháp giai đoạn hạ kỳ Trung cổ, có thể tìm hiểu về Jehan de Lescurel, Philippe de Vitry, Guillaume de Machaut, Borlet, Solage, và François Andrieu. Italia: "Trecento". Hầu thế âm nhạc thời kỳ "Ars nova" đều có nguồn gốc từ Pháp; tuy nhiên thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa rộng để chỉ toàn bộ âm nhạc phương Tây thế kỷ 14, đặc biệt là để bao hàm cả âm nhạc thế tục tại Ý. Ở đó, giai đoạn âm nhạc này thường được gọi là Trecento. Âm nhạc Ý dường như luôn được biết đến bởi tính trữ tình và giàu giai điệu của nó, và điều này rất đúng với nền âm nhạc của đất nước này vào thế kỷ 14 ở rất nhiều khía cạnh. Nhạc thế tục Ý thời gian này (trong khi nhạc tôn giáo còn lại rất ít, cũng giống như tại Pháp, trừ phần ký âm có đôi chút khác biệt) thể hiện một phong cách được gọi là "cantalina", với một giọng hát cao dày dặn được hỗ trợ bởi hai (hoặc thậm chí chỉ một; có khá nhiều tác phẩm nhạc Trecento của Ý chỉ dành cho hai giọng hát) giọng khác hát theo nhịp chậm và đều hơn. Cấu trúc này được sử dụng cả trong các thể loại nhạc thế tục phổ biến của Ý ở thế kỷ 15 và 16, và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cấu trúc trio sau ngày, cái tạo nên cuộc cách tân trong âm nhạc thế kỷ 17. Có ba loại hình cho các tác phẩm nhạc thế tục thời Trecento. Một là madrigal, không giống madrigal của 150-250 năm trước, mà có hình thức giống khổ thơ/điệp khúc. Các khổ thơ ba dòng, mỗi khổ chứa những ca từ khác nhau, hoán đổi với hai dòng "ritornello" (tức đoạn nhạc cứ lặp đi lặp lại có chu kỳ trong suốt chiều dài tác phẩm), với cùng một phần ca từ ở mỗi một khổ. Có thể chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của nó trong ritornello của âm nhạc cuối thời kỳ Phục Hưng và thời kỳ Barốc trong đó cũng có những đoạn nhạc giống nhau lặp đi lặp lại tương phản với những phần khác hẳn nhau quanh nó. Một hình thức khác, caccia (hát đuổi) được viết cho hai giọng hát đối âm cùng lúc. Đôi khi, thể loại này cũng chứa "ritornello" có lúc được viết theo phong cách đối âm. Thông thường, tên của thể loại này được hiểu theo hai nghĩa, vì phần ca từ của caccia chủ yếu là về về săn bắn và liên quan tới những hoạt động ngoài trời, hoặc ít ra là những cảnh có đầy chất hành động. Thể loại chính thứ ba là ballata, nếu nhìn sơ qua sẽ thấy nét tương đồng với thể loại virelai của Pháp. Các bản nhạc phổ Italia viết tay còn đến ngày nay bao gồm "Squarcialupi Codex" và "Rossi Codex". Có thể tìm hiểu các thêm về các nhà soạn nhạc thời trung cổ tại Ý như: Francesco Landini, "Gherardello da Firenze", Andrea da Firenze, Lorenzo da Firenze, Giovanni da Firenze (tức Giovanni da Cascia), Bartolino da Padova, Jacopo da Bologna, Donato da Cascia, Lorenzo Masini, Niccolò da Perugia và Maestro Piero. Đức: "Geisslerlieder". Thể loại "Geisslerlieder" được biểu diễn bởi các ban nhạc lang thang của những người hành xác, những người mong muốn xoa dịu nỗi uất hận của một vị Chúa giận dữ bằng những bản nhạc xám hối kết hợp với tự đày đoạ thân xác. Có hai giai đoạn hoạt động của thể loại "Geisslerlieder": một là vào giữa thế kỷ 13, mà thật không may là không còn bất cứ một bản nhạc nào sống sót cho tới ngày nay (mặc dù rất nhiều ca từ của chúng vẫn được lưu truyền); và giai đoạn khác bắt đầu từ năm 1349, mà chúng ta vẫn lưu giữ được một kho tàng kha khá nhạc phổ và ca từ nhờ một mục sư, người đã viết về phong trào âm nhạc này và ghi chép lại nhạc phổ của nó. Giai đoạn thứ hai của "Geisslerlieder" tương đồng với thời gian dịch Cái chết Đen lan tràn ở châu Âu, và theo các tài liệu còn lưu lại, đây là một trong những thảm hoạ tồi tệ nhất lịch sử châu lục này. Cả hai giai đoạn hoạt động của loại hình nhạc "Geisslerlieder" đều diễn ra chủ yếu ở Đức. Ngoài ra cũng có những tác phẩm nhạc phức âm có ảnh hưởng từ Pháp được viết tại một số vùng của nước Đức, nhưng chúng lại phần nào kém tinh tế hơn khuôn mẫu từ đó chúng bắt chước. Nói một cách công bằng đối với hầu hết các nhà soạn nhạc của các tác phẩm này, hầu hết những bản nhạc phổ sống sót tới ngày nay đều cho thấy chúng được sao chép với sự cực kỳ thiếu hiểu biết, và chứa đầy lỗi tới mức khiến cho việc đánh giá giá trị đích thực của âm nhạc giai đoạn này là điều bất khả thi. Chủ nghĩa kiểu cách và "Ars subtilior". Như thường thấy ở mỗi thoái trào của một thời kỳ âm nhạc, giai đoạn kết thúc thời kỳ Trung cổ được dánh đấu bởi phong cách âm nhạc mang tính kiểu cách cao được biết đến với tên gọi "Ars Subtilior". Theo nhiều hình thức, đây là một nỗ lực nhằm trộn lẫn hai phong cách âm nhạc Pháp và Ý. Âm nhạc thời kỳ này mang tính kiểu cách cao với sự phức tạp về nhịp điệu, cái mà không một thời kỳ âm nhạc nào có thể sánh kịp cho tới tận thế kỷ 20. Trên thực tế, không chỉ có rất ít tác phẩm trong suốt năm thế kỷ rưỡi sau đó sánh kịp độ phức tạp về nhip điệu của âm nhạc giai đoạn này, với việc sử dụng nhấn lệch âm cực đoan, phép đo nhịp vô cùng rắc rối, đặc biệt có thể thấy trong các tác phẩm nhạc "aucenmusik" (giống như nhạc phổ bản chanson của Baude Cordier được viết theo hình trái tim như trong hình bên), chất liệu âm nhạc thời kỳ này cũng rất phức tạp nhất là trong mối tương quan với cấu trúc nhịp điệu. Chúng ta đã bàn đến việc sử dụng isorhythm trong âm nhạc thời kỳ Ars nova, trên thực tế, "isorhythm" còn tiếp tục được phát triển đến cuối thế kỷ 14 và phải đến tận đầu thế kỷ 15 mới đạt được đến đỉnh cao về mức độ tinh vi. Thay vì sử dụng kỹ thuật "isorhythm" trong một hoặc hai giọng, hoặc hoán đổi nó giữa các giọng hát, một số tác phẩm thời kỳ này hoàn toàn sử dụng cấu trúc "isorhythm" tới mức thách thức cả các tác phẩm nhạc 12 âm của chủ nghĩa âm nhạc serialism của thế kỷ 20 về tính hệ thống trong việc sắp xếp nhịp điệu và các yếu tố bè giọng. Thuật ngữ "chủ nghĩa kiểu cách" được cách học giả thời kỳ sau này sử dụng để thể mô tả tính nghệ thuật vị nghệ thuật dẫn tới căn bệnh hình thức mà một số tác giả bị nhiễm của thời kỳ "Ars subtilior". Một trong những nguồn tư liệu còn đến nay về các tác phẩm chanson thời kỳ "Ars subtilior" là "Chantilly Codex". Có thể tìm hiểu các thêm về các nhà soạn nhạc viết theo phong cách "Ars subtilior" như: Anthonello de Caserta, Philippus de Caserta (tức Philipoctus de Caserta), Johannes Ciconia, Matteo da Perugia, Lorenzo da Firenze, Grimace, Jacob Senleches, và Baude Cordier. Quá độ lên thời kỳ Phục Hưng. Việc phận định ranh giới giữa sự kết thúc thời kỳ Trung cổ và bắt đầu thời kỳ Phục Hưng trong âm nhạc, như đã nói, là một điều vô cùng khó khăn. Trong khi âm nhạc của thế kỷ 14 rõ ràng thuộc về thời kỳ Trung cổ thì âm nhạc đầu thế kỷ 15 được cho là thuộc về thời kỳ chuyển đổi giữa hai nền âm nhạc. Nó không chỉ duy trì một số tiêu chuẩn của âm nhạc thời Trung cổ (như cách thức viết phức điệu trong đó có sự khác biệt lớn giữa các phần trong một bản nhạc về tính chất, vì mỗi phần lại có chức năng cấu trúc riêng), mà còn thể hiện cả những đặc điểm thuộc về âm nhạc thời kỳ Phục Hưng (chẳng hạn sự phát triển phong cách mang tính quốc tế nhờ sự truyền bá của các nhạc sĩ Franco-Flernish ra toàn châu Âu, và về kết cấu và viêc tăng cường tính cân bằng của các phần). Các nhà nhạc sử học không thống nhất với nhau về thời điểm bắt đầu của âm nhạc Phục hưng nhưng hầu hết lại đồng ý xã hội Anh vẫn là một xã hội trung cổ cho đến đầu thế kỷ 15. Dù vẫn chưa cho sự động thuận, năm 1400 được sử dụng như một mốc đánh dấu vì nó nằm trong khoảng thời gian chủ nghĩa Phục Hưng phát triển chín muồi ở Ý. Sự gia tăng mức độ sử dụng quãng ba như một phụ âm là một trong những đặc tính nổi bật nhất của quá trình chuyển giao sang thời kỳ Phục Hưng. Nhạc phức điệu, bắt đầu sử dụng từ thế kỷ 12, được chau truốt hơn với những tiếng nói độc lập cao trong suốt thể kỷ 14. Với John Dunstable và các nhà soạn nhạc Anh khác, một phần thông qua kỹ thuật faburden của địa phương (quá trình ứng tác trong đó một bè thánh ca và phần chính của bản nhạc được viết ở các quãng sáu song song phía trên và được phụ hoạ thêm bởi một giọng hát ở các quãng bốn đủ thấp hơn phần sau cùng, sau này được biết đến trên khắp trên khắp lục địa như "fauxbordon"), sự xuất hiện của quãng ba là một bước phát triển quan trọng trong âm nhạc, vì nhờ có "phụ âm Anh" ("Contenance Angloise") này, các nhà soạn nhạc Anh thường được gọi là những nhạc sĩ đầu tiên ít lập dị hơn và không thích lên lớp công chúng. Các xu hướng nhạc kiểu Anh theo cách hiểu này trở nên chính muồi và bắt đầu ảnh hưởng tới các nhà soạn nhạc trên toàn châu lục ngay đầu những năm 1420, như có thể thấy trong các tách phẩm của Dufay, một trong những nhà soạn nhạc trẻ đương thời. Trong khi cuộc chiến tranh Trăm năm vẫn còn tiếp diễn, giới quý tộc, quân đội Anh cùng nhà thờ và tuỳ tùng chạy sang Pháp và biểu diễn âm nhạc của họ tại đây; tất nhiên chúng ta cũng cần nhớ rằng nước Anh đang nắm quyền thống trị một số bộ phận miền Bắc nước Pháp thời bấy giờ. Các bản nhạc phổ Anh thời kỳ này còn lại đến nay bao gồm Worcester Fragments, Old St. Andrews Music Book, Old Hall Manuscript, và Egerton Manuscript. Để biết thêm thông tin về các nhà soạn nhạc góp phần vào thời kỳ quá độ nhạc trung cổ sang nhạc Phục hưng có thể tìm hiểu thêm về Zacara da Teramo, Paolo da Firenze, Giovanni Mazzuoli, Antonio da Cividale, Antonius Romanus, Bartolomeo da Bologna, Roy Henry, Arnold de Lantins, Leonel Power, và John Dunstaple. Học tập và đào tạo. Schola Cantorum Basiliensis là đại học âm nhạc cổ ở Basel, Thụy Sĩ chỉ cung cấp các khoá đào tạo thực hành âm nhạc toàn thời gian trong thời kỳ Trung Cổ. Trong khi Học viện Burg Fürstenceck của Đức cung cấp khoá đạo tạo 2 năm cho các nhạc sĩ. Chuyên gia nổi tiếng thời gian này là Kees Boeke đã hợp tác thành lập Trường nhạc Master of Music- Musik des Mittelalters und des Renaissance cho cả ca sĩ và nghệ sĩ chơi nhạc cụ tại Staatliche Hochschule für Musik Trossingen, cũng thuộc nước Đức. Ảnh hưởng tới nhạc đương đại. Ảnh hưởng của nhạc trung đại có thể thấy rõ ở âm nhạc cổ điển phương Tây (chẳng hạn như các tác phẩm của Johannes Brahms). Nó cũng ảnh hưởng tới nhạc Rock cổ điển từ năm 1950 tới 1970, có thể thấy trong các tác phẩm "The House of the Rising Sun" (vốn là một bản dân ca của Mỹ được thu âm thành công bởi ban nhạc The Animals vào năm 1964) và "Stay Away, Joe" (ca khúc của Sid Wayne và Ben Weisman sử dụng trong bộ phim cùng tên năm 1968). Tại Berlin, năm 1989, sự kết hợp của âm nhạc trung cổ và heavy metal đã hình thành lên ban nhạc Corvus Corax, với phong cách âm nhạc được gọi là "Mittelalter metal", hoặc Rock Trung cổ, được mô tả như một sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, và được kế thừa bởi In Extremo, Subway to Sally, Morgenstern và nhiều nghệ sĩ khác. Léonin và Pérotin có ảnh hưởng trực tiếp tới các nhạc sĩ của thể loại nhạc tối thiểu như Steve Reich và La Monte Young.
1
null
Họ Kỳ đà (danh pháp khoa học: Varanidae) bao gồm các loài thằn lằn ăn thịt lớn nhất bao gồm cả rồng Komodo, kỳ đà Salvadori. Các loài còn sinh tồn thuộc chi Kỳ đà, còn lại các loài khác đã tuyệt chủng. Các loài gần gũi nhất với họ Kỳ đà là thằn lằn rắn thuộc họ Anguidae và thằn lằn thuộc chi "Heloderma" trong họ Helodermatidae Họ này được xác định bởi Estes de Queiroz và Gauthier (1988) như là một nhánh bao gồm tổ tiên chung gần nhất của "Lanthanotus" và "Varanus" và tất cả các hậu duệ của nó. Một định nghĩa tương tự đã được xây dựng bởi Conrad (2008), định nghĩa Varanidae như là một nhánh có chứa cả "Varanus varius", "Lanthanotus borneensis", và tất cả các hậu duệ từ tổ tiên chung gần nhất của chúng. Sử dụng một trong các định nghĩa này dẫn đến sự gộp chung cả kỳ đà không tai ("Lanthanotus borneensis") trong họ Varanidae. Lee (1997) đã tạo ra một định nghĩa khác về họ Varanidae như là nhánh có chứa chi "Varanus" và tất cả các đơn vị phân loại có quan hệ gần gũi với "Varanus" hơn là với "Lanthanotus", định nghĩa này thể hiện một cách rõ ràng rằng loài kỳ đà không tai không nằm trong họ Varanidae. Việc gộp hay không gộp loài "Lanthanotus borneensis" vào trong họ Varanidae phụ thuộc vào từng tác giả phân loại: chẳng hạn, Vidal "và ctv." (2012) phân loại kỳ đà không tai là thành viên của họ riêng biệt là họ Lanthanotidae, trong khi Gauthier "và ctv." (2012) lại phân loại nó là thành viên của họ Varanidae. Mô tả. Chúng là một trong những nhóm thằn lằn thông minh nhất. Chúng có thể tìm thức ăn ngay tại các trang trại gia súc hay những khu dân cư sinh sống, và nhiều loài trong số chúng có sức chịu đựng cao. Mặc dù đa phần là các loài ăn thịt, nhưng ít nhất 1 loài "Varanus olivaceus" được biết đến là ăn trái cây. Trong số các loài còn sinh tồn, các chi thể hiện dị tốc sinh trưởng dương, nghĩa là có các chi to hơn ở các loài có cơ thể lớn hơn, mặc dù bàn chân trở nên nhỏ hơn khi so sánh với các bộ phận khác của chân.. Cùng với khả năng thở bằng phổi trong khi chạy của một số loài khiến chúng là những loài có khả năng chạy rất nhanh và chúng được coi là "vua" của các loài thằn lằn. Phân loại. Phần lớn các chi gộp trong họ này đã tuyệt chủng, còn chi "Lanthanotus" thì chưa rõ phân loại, đôi khi xếp riêng trong họ của chính nó là Lanthanotidae.
1
null
Trận Pontarlier, hay còn gọi là Trận Pontarlier-La Cluse, là một hoạt động quân sự trong chiến dịch nước Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 29 tháng 1 cho đến ngày 1 tháng 2 năm 1871, gần Pontarlier (một thị trấn tại tỉnh Doubs, giáp với biên giới Pháp - Thụy Sĩ) và La Cluse, nước Pháp, không lâu sau khi hai nước Đức và Pháp đã tiến hành ngừng bắn. Trong các cuộc giao tranh này, Binh đoàn phía Nam của quân đội Đức – dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Edwin von Manteuffel – đã giành được chiến thắng trước Binh đoàn phía Đông của quân đội Cộng hòa Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Justin Clinchant, buộc Binh đoàn phía Đông của Pháp phải tiến hành rút chạy sang lãnh thổ Thụy Sĩ trung lập. Những nỗ lực mạnh mẽ của các đạo quân Đức do tướng August von Werder chỉ huy trong trận sông Lisaine trước đó, cũng như của các đạo quân của tướng Von Manteuffel trong trận chiến Pontarlier, cho khiến cho cuộc tấn công vào miền Nam nước Đức được Binh đoàn phía Đông dự kiến bị phá sản. Đồng thời, sự thảm bại của Binh đoàn phía Đông cuối cùng cũng đã buộc Bộ trưởng Nội vụ Pháp Léon Gambetta phải chấm dứt kháng cự quân Đức. Trận thua tại Pontarlier cũng mang lại cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề, trong đó có một số lượng lớn binh lính bị bắt làm tù binh. Vào tháng 12 năm 1870, tướng Pháp Charles Denis Sauter Boubarki lên chỉ huy Binh đoàn phía Đông và tiến quân đến Belfort để giải vây cho pháo đài này. Tuy nhiên, tướng Karl August von Werder của Đức đã bẻ gãy cuộc tấn công của Boubarki trong trận sông Lisaine đầu năm 1871. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1871, Bourbaki và đoàn quân rệu rã của ông đã triệt thoái đến Besançon. Một binh đoàn khác của Đức dưới sự chỉ huy của tướng Von Manteuffel cũng xuất hiện và Binh đoàn phía Đông của Pháp đã rơi vào nguy cơ bị kìm kẹp giữa hai đạo quân của Đức. Tình thế thúc bách Bourbaki phải triệt thoái về Pontarlier như là một cách duy nhất. Cảm thấy sự ô nhục của đội quân của mình, viên tướng xấu số đã trao quyền chỉ huy binh đoàn cho tướng Clinchant vào ngày 24 tháng 1, sau đó ông tự nã súng vào đầu mình nhưng không chết. Cùng ngày hôm đó, trong cuộc hành quân mau lẹ về hướng đông của mình, các lực lượng dưới quyền Manteuffel đã vượt sông Doubs và chiếm giữ các hẻm núi ở biên giới Thụy Sĩ để cùng với Werder khép kín vòng vây quân Pháp. Trong khi đó, Clinchant đã thực hiện cuộc rút lui của tất cả mọi quân đoàn thuộc quyền mình tới Pontarlier, và bị Manteuffel theo sát ở phía sau. Và, vào ngày 29 tháng 1, Manteuffel phát động một cuộc tổng tấn công: chiều hôm đó, lực lượng tiền vệ của Sư đoàn số 14 của Đức đã đánh tan đội hậu binh Pháp tại Sombacourt và Chaffois, đẩy lui quân Pháp về Pontarlier. Cùng ngày, quân tiền vệ của Quân đoàn Bắc Đức số 2 đã giao chiến với một đội quân Pháp án ngữ gần Les Planches (nhằm yểm trợ cho con đường mà Clinchant có thể thực hiện cuộc vượt biên vào Thụy Sĩ). Quân Pháp một lần nữa đại bại, nhưng hậu quả của thất bại này đã được giảm do Manteuffel hạ lệnh cho Quân đoàn số 2 chuyển hướng sang Frasne. Sự kiệt quệ của quân Pháp đã khiến cho Clinchant không thể tính chuyện trốn về phía nam nếu có thể. Sau cả một ngày giao tranh, vào ngày 30 tháng 1, Quân đoàn số 2 của Đức đã tấn công vào Frasne và đánh tan quân Pháp, đẩy bật quân Pháp ra xa hơn nữa. Hôm ấy, thông tin về hiệp định đình chiến giữa hai nước vào ngày 28 tháng 1 đã tạo điều kiện cho Clinchant bước vào vòng đàm phán, nhưng Manteuffel không chấp nhận. Song một cuộc giao tranh kịch liệt vào ngày 31 tháng 1, ông chiếm được các con đường tại St. Marie, ở vùng núi phía nam Pontarlier. Đến giữa ngày 1 tháng 2 năm 1871, quân đội Đức đã sẵn sàng mở một cuộc tấn công vào Pontarlier. Vào đầu ngày, tướng Clinchant đã ký kết một thỏa ước với người Tổng chỉ huy quân đội Thụy Sĩ theo đó đội quân của ông được quyền vượt biên và giải giới ở Thụy Sĩ. Cuộc rút lui đã được tiến hành sau khi thỏa ước được hoàn tất, và vào buổi chiều, một lữ đoàn do Du Trossel chỉ huy thuộc Quân đoàn Bắc Đức số 2 đã tấn công thành công vào thị trấn này. Quân Pháp chịu thiệt hại rất nặng nề. Sau thắng lợi này, Du Trossel đã truy kích đối phương qua đèo và tới các pháo đài Larmont và Joux, và tại đây quân Đức đã bị trì hoãn. Lực lượng kháng cự cuối cùng của Pháp cuối cùng cũng rút lui, cuộc rút chạy sang Thụy Sĩ là một thảm họa lớn đối với quân đội Pháp. Những cuộc hành binh và giao chiến dồn dập trong chiến dịch ba tuần của Von Manteuffel đã đem lại thắng lợi quan trọng cho ông. Điều đó cũng thể hiện sự dày dạn của quân đội Đức dưới sự chỉ huy tài tình và táo bạo.
1
null
Nội các Malaysia (tiếng Mã Lai: "Kabinet Malaysia") là cơ quan hành pháp của Malaysia. Dưới sự lãnh đạo của một thủ tướng, hội đồng bộ trưởng này chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Chiếu theo Điều 43 Hiến pháp Malaysia, thành viên Nội các chỉ có thể được lựa chọn từ thành viên của lưỡng viện. Yang di-Pertuan Agong là người chính thức bổ nhiệm bộ trưởng theo lời đề nghị của thủ tướng, dù rằng lời đề nghị này mang tính bắt buộc tuân theo. Cũng theo Điều 43, thành viên của Nội các - bao gồm tất cả các bộ trưởng và thứ trưởng - không được kiêm nhiệm vị trí ở cơ quan lập pháp; họ cần phải từ chức khỏi Nghị viện trước khi đảm nhiệm chức vụ trong Nội các. Ngoại trừ thủ tướng, các bộ trưởng giữ chức vô thời hạn tùy vào Yang di-Pertuan Agong, trừ trường hợp thành viên nào đó bị Yang di-Pertuan Agong cắt chức theo đề nghị của thủ tướng. Riêng thủ tướng có thể tự từ chức. Bổ nhiệm Nội các. Theo quy ước, thành viên Nội các thông thường được bổ nhiệm từ Hạ viện, tức "Dewan Rakyat". Các thứ trưởng và/hoặc thư ký nghị viện không bao hàm trong Nội các dù họ có thể được bổ nhiệm để giúp việc cho bộ trưởng. Trước đây Nội các tiến hành họp vào mỗi thứ Tư hàng tuần. Sau khi Malaysia bãi bỏ chức vụ thư ký nghị viện và bắt đầu phát sóng trực tiếp một phần các phiên họp của Nghị viện từ năm 2008, Nội các nước này chuyển sang họp vào các ngày thứ Sáu bất cứ khi nào Nghị viện nhóm họp, nhờ đó cho phép các bộ trưởng có thể đích thân trả lời câu hỏi trong phiên Chất vấn tại Nghị viện. Thành phần Nội các. Thành phần Nội các chủ yếu dựa vào nguyện vọng của thủ tướng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của chức vụ bộ trưởng Bộ Tài chính nên có luật riêng quy định vấn đề này là Đạo luật 375 năm 1957. Theo quy ước, còn có chức vụ phó thủ tướng nhưng về mặt lý thuyết thì thủ tướng có thể thành lập Nội các mà không có phó thủ tướng. Ứng với từng bộ trưởng có các thứ trưởng và thư ký Nghị viện dù những người này không phải là thành viên Nội các. Các chức vụ này được quy định lần lượt trong bản sửa đổi hiến pháp năm 1960 và 1963. Tuy nhiên, sau cuộc tổng tuyển cử Malaysia năm 2008 thì nước này không bổ nhiệm vị trí thư ký Nghị viện nào. Các thứ trưởng và thư ký Nghị viện đều được lựa chọn từ thành viên Nghị viện. Ngoài ra, còn có một chức vụ khác gọi là thư ký chính trị, và người này không cần phải xuất thân từ nghị sĩ. Trước khi nhậm chức, tất cả các thành viên Nội các, thứ trưởng, thư ký Nghị viện và thư ký chính trị đều phải tuyên thệ giữ bí mật nội dung phiên họp Nội các. (xem thêm Đạo luật Giữ bí mật Chính thức (Malaysia)). Nội các hiện thời. Liên minh Barisan Nasional giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu Nghị viên khóa 12 năm 2008. Sau khi Abdullah bin Ahmad Badawi từ chức thủ tướng, lãnh đạo của liên minh mới là Mohd Najib bin Abdul Razak đã thông báo thành lập Nội các mới vào ngày 9 tháng 4 năm 2009 và tuyên thệ vào ngày 10 tháng 4 cùng năm. Najib cải tổ Nội các vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, theo đó ông hoán chuyển vị trí hai vị bộ trưởng.
1
null
Khoảng cuối của thế kỷ thứ chín, ca sĩ trong các tu viện như Gall ở Thụy Sĩ bắt đầu thử nghiệm với việc thêm một phần khác để tụng, thường là một tiếng nói trong chuyển động song song, ca hát chủ yếu ở một phần tư hoàn hảo hoặc phần năm trên giai điệu ban đầu (khoảng thời gian). Sự phát triển này được gọi là organum và đại diện cho sự khởi đầu của sự hòa hợp của khởi đầu và kết thúc. Trong nhiều thế kỷ tới, organum phát triển theo nhiều cách. Quan trọng nhất của sự phát triển này là việc tạo ra các "organum hoa mỹ" vào khoảng năm 1100, tại một tu viện ở trung-nam nước Pháp, trong đó có bản thảo bảo tồn tốt nhất của organum này. Trong "organum hoa mỹ" giai điệu ban đầu sẽ được hát trong các âm dài trong khi một tiếng nói đi kèm sẽ hát nhiều âm cho mỗi một trong số bản gốc. Sau đó phát triển của organum xảy ra ở Anh, và tại Notre Dame ở Paris, là trung tâm của hoạt động sáng tạo âm nhạc trong suốt mười ba thế kỷ. Phần lớn các bài nhạc từ đầu thời kỳ trung cổ là vô danh. Bản thảo còn sót lại từ thời kỳ này bao gồm Enchiriadis Musica, Codex Calixtinus của Santiago de Compostela, và Troper Winchester.Đối với thông tin về các nhà soạn nhạc hoặc nhà thơ mà còn tồn tại các lời hát trên văn bản trong thời trung cổ đầu có Đức Giáo hoàng Gregory I, thánh Godric, Hildegard of Bingen, Hucbald, Notker Balbulus, Odo Arezzo, Odo Cluny, và Tutilo. Enchiriadis Musica. Enchiriadis Musica là một luận âm nhạc vô danh từ thế kỷ thứ 9. Đây là nỗ lực đầu tiên còn tồn tại để thiết lập một hệ thống các quy tắc cho âm điệu trong âm nhạc cổ điển. Luận này đã từng được cho là của Hucbald, nhưng này không còn được chấp nhận. Một số nhà sử học cho là của Odo Cluny (879-942). Luận về thuyết âm nhạc này đã được lưu hành rộng rãi trong các bản thảo thời trung cổ, thường kết hợp với Boethius De Institutione Musica bao gồm 19 chương. Codex Calixtinus. Calixtinus Codex là một bản thảo chói lọi của thế kỷ thứ 12 trước đây là do Đức Giáo hoàng Callixtus II, mặc dù bây giờ đã được cho rằng tác giả thực sự là Scriptor I. Codex cách gọi khác là Sancti Liber Jacobi, hoặc Sách Saint James. Bộ sưu tập bao gồm các bài giảng và các văn bản phụng vụ. Cuốn sách này đã bị đánh cắp vào ngày 03 tháng 7 năm 2011 và được tìm thấy gần như chính xác một năm sau đó vào ngày 4 tháng 7 năm 2012. Troper Winchester. Troper Winchester có lẽ là bộ sưu tập lớn lâu đời nhất ở châu Âu. Nó bao gồm hai bản thảo tiếng Anh vào khoảng năm 1000. Người ta có thể được tìm thấy ở Oxford, trong Thư viện Bodleian (MS Bodley 775), một ở Corpus Christi, Cambridge (MS473), nhưng đã được sao chép và được ban đầu sử dụng tại Winchester Cathedral. Âm nhạc trong troper từ lâu đã được coi là thể không rõ, chỉ có cái thô sơ của cao độ và thời gian bằng cách sử dụng của một hình thức của ký hiệu được gọi là neumes. Troper cũng rất đáng chú ý vì có chứa toàn bộ vở kịch phụng vụ quaeritis Quem với âm nhạc. Đây là kiểu chơi thời Trung cổ lâu đời nhất còn tồn tại với âm nhạc, đầu thế kỷ thứ mười bản thảo cũng như Tiêu đề troper đề cập đến thực tế, phổ biến trong thời Trung Cổ của việc thêm một phần bổ sung, hoặc ngụ ý một plainchant hoặc phần plainchant, do đó làm cho nó thích hợp cho một dịp đặc biệt hoặc lễ hội.
1
null
Origin of Symmetry là album phòng thu thứ hai của nhóm alternative rock người Anh, Muse, ra mắt vào ngày 17 tháng 1 năm 2001. Album đạt được vị trí thứ 3 ở Anh và được chứng nhận bạch kim.. Tựa đề album được lấy cảm hứng từ Michio Kaku trong cuốn sách "Hyperspace" của ông. Vào ngày 26 và 28 tháng 8 năm 2011, Muse thiết kế và biểu diễn một chương trình đặc biệt tại Reading and Leeds Festivals để kỉ niệm 10 năm phát hành album. Album được chơi từ đầu đến cuối, và làm cho những bài hát như "Darkshines" và "Hyper Music" được biểu diễn lần đầu tiên sau nhiều năm. Sản xuất. Việc thu âm diễn ra tại Ridge Farm Studios ở Surrey và Real World Studio ở Wiltshire, và quá trình thu âm tiếp tục ở Astoria Studios của David Gilmour, Richmond Studios, Abbey Road Studios ở London và Sawmills Studio ở Fowey, Cornwall. Album được mix tại Sawmills và giai đoạn hậu kì được thực hiện tại Sony Music Studios ở London. "Origin of Symmetry" được sản xuất bởi David Bottrill, John Leckie (trước đây đã từng tham gia vào album "Showbiz") và bản thân band. Trong suốt album, tiếng bass được dùng như một động lực, thường là guitar chỉ cung cấp thêm một lớp cho bài hát hơn là mang lại giai điệu. Tiếng bass có những hiệu ứng để đạt được một "sức nặng" lớn hơn, cho phép guitar đánh chuyển hướng từ hợp âm chính sang những nốt cao hơn. Album thể hiện sự thử nghiệm của band trên những nhạc cụ và hiệu ứng mới. Dominic Howard tăng cường thêm cho bộ trống chuẩn với nhiều bộ phận khác của riêng anh, và Matthew Bellamy sử dụng một cây đại phong cầm tại St Mary the Virgin, Bathwick trong "Megalomania". Chính vì cây đàn nên bài hát ấy hiếm khi nào được biểu diễn, có lẽ đáng chú ý nhất là màn biểu diễn tại Royal Albert Hall và trong buổi diễn ở Paris. Những nhà phê bình nói rằng album đã có những âm thanh tự tin hơn người tiền nhiệm là Showbiz.
1
null
Aero A.18 là một loại máy bay tiêm kích hai tầng cánh chế tạo tại Tiệp Khắc trong thập niên 1920. Đây là một sự phát triển của các loại tiêm kích Ae 02 và Ae 04 được thiết kế từ Chiến tranh thế giới I, nhưng cũng vay muonjw từ thiết kế của loại máy bay ném bom-trinh sát A.11 cùng thời.
1
null
Các Goliard là một nhóm các giáo sĩ đã viết các kiểu thơ trào phúng, Latin trong các thế kỷ 12 và 13. Họ chủ yếu là sinh viên giáo sĩ tại các trường đại học của Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, và Anh, những người phản đối những mâu thuẫn ngày càng tăng trong Giáo hội, chẳng hạn như sự thất bại của các cuộc thập tự chinh và lạm dụng tài chính, thể hiện bản thân thông qua thơ, bài hát và hiệu suất. Carmina Burana. Carmina Burana (/ k ɑr m ɨ n ə b ʊ r ɑ ː n ə /), Latin cho "bài hát từ Beuern" (viết tắt: Benediktbeuern), là tên gọi cho một bản thảo trong tổng số 254 bài thơ và các văn bản đáng kể chủ yếu là từ thế kỷ 11 hoặc 12, mặc dù một số từ thế kỷ 13. Các mặt chủ yếu là dâm dục, bất kính, và trào phúng, chúng được viết chủ yếu trong thời Trung Cổ bằng tiếng Latin, một vài trong thời Trung kỳ Trung cổ ở Đức, và một số đặc điểm từ Pháp Cổ hoặc Provençal. Một số là chỉ lối thi khôi hài, một hỗn hợp của tiếng bản xứ Latin và tiếng Đức hoặc tiếng Pháp. Chúng đã được viết bởi các sinh viên và các giáo sĩ khi thành ngữ Latin là lingua franca phổ biến trên khắp Italia và Tây Âu, các trường đại học và các nhà thần học. Hầu hết các bài thơ và các bài hát xuất hiện là các tác phẩm của Goliards, giáo sĩ (chủ yếu là sinh viên) và Giáo hội Công giáo được thành lập và châm biếm các giao hội công giáo. Bộ sưu tập bảo tồn các tác phẩm của một số nhà thơ, bao gồm Peter Blois, Walter Châtillon và các nhà thơ vô danh, được gọi là các Archpoet. Bộ sưu tập này đã được tìm thấy vào năm 1803 trong các tu viện Benedictine của Benediktbeuern, Bavaria, và hiện đang nằm trong Thư viện Tiểu bang Bavarian ở Munich. Cùng với Cantabrigiensia Carmina, Carmina Burana là bộ sưu tập các bài hát quan trọng nhất của Goliard và lang thang. Các bản thảo phản ánh một phong trào "quốc tế" của châu Âu, với những bài hát có nguồn gốc từ Occitania, Pháp, Anh, Scotland, Aragon, Castile và Đế chế La Mã thần thánh. Hai mươi bốn bài thơ trong Carmina Burana đã được thiết lập cho âm nhạc của Carl Orff năm 1936. Liên kết ngoài. Một số ca khúc từ Carmina Burana
1
null
Thủ tướng Malaysia () là người đứng đầu Nội các của Malaysia và được bầu gián tiếp. Nguyên thủ quốc gia, tức Yang di-Pertuan Agong, là người chính thức bổ nhiệm thủ tướng. Thủ tướng cùng các thành viên Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Bộ Thủ tướng (thỉnh thoảng còn gọi là Văn phòng Thủ tướng) là cơ quan mà tại đó thủ tướng thực hiện chức năng và quyền hạn của mình. Thủ tướng hiện thời của Malaysia là ông Anwar Ibrahim. Yêu cầu. Theo Hiến pháp Malaysia thì thủ tướng phải là thành viên của Hạ viện và giành được sự tín nhiệm của đa số hạ nghị sĩ. Thủ tướng phải là công dân Malaysia và không phải dân nhập tịch. Thủ tướng và các thành viên Nội các phải thề trung thành và giữ bí mật trước sự hiện diện của Yang di-Pertuan Agong trước khi đảm nhận chức vụ. Họ không được là thành viên của cơ quan lập pháp ở bất kì bang nào. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Mặc dù luật pháp quy định rằng Yang di-Pertuan Agong có quyền bổ nhiệm thủ tướng theo ý của mình nhưng chức vụ này luôn luôn được giao cho người đứng đầu đảng chiếm ưu thế về số ghế ở Hạ viện. Nếu thủ tướng mất đi sự tín nhiệm từ đa số hạ nghị sĩ thì thủ tướng phải đệ trình đơn từ chức trừ khi thủ tướng yêu cầu Yang di-Pertuan Agong giải tán Nghị viện. Lịch sử. Thủ tướng đều đến từ đảng Tổ chức Dân tộc Thống nhất Mã Lai (UMNO) kể từ khi Malaysia giành độc lập. Đây là bộ phận cấu thành lớn nhất trong Barisan Nasional (Mặt trận Quốc gia). Danh sách thủ tướng. Đảng: Liên minh: (sau là
1
null
Tại Pháp, Chủ tịch hội đồng tỉnh (tiếng Pháp: "Président du conseil départemental") là chức vụ lãnh đạo dân cử của một hội đồng tỉnh, cơ quan lập pháp trông coi một tỉnh tại Pháp. Chức vụ này được các thành viên của hội đồng tỉnh bầu lên. Nếu số phiếu bầu chọn giữa hai ứng cử viên là bằng nhau thì thành viên cao cấp của hội đồng sẽ được chọn. Chủ tịch hội đồng tỉnh nắm lực lượng cảnh sát. Các trách nhiệm gồm có: Lịch sử. Năm 1871, một luật được thông qua trao cho mỗi tổng (phân cấp hành chính của một tỉnh) một đại diện tại hội đồng tỉnh ("Conseiller général"). Sau khi nước Pháp giảm bớt trung ương tập quyền, các chuẩn mực về bầu cử được tái định nghĩa vào năm 1982. Cũng trong năm đó, chủ tịch hội đồng tỉnh được trao quyền lực hành pháp mà từ trước do tỉnh trưởng nắm giữ. Các lãnh thổ hải ngoại. Trường hợp tại các lãnh thổ hải ngoại thì khác hơn tại Chính quốc Pháp. Thông thường, các lãnh thổ này đồng thời vừa là tỉnh và là vùng. Chủ tịch hội đồng tỉnh có thể cũng phục vụ đồng thời là chủ tịch hội đồng vùng.
1
null
Hiệp hội Hướng dẫn viên Lặn biển Chuyên nghiệp (tiếng Anh: Professional Association of Diving Instructors, viết tắt là PADI) là hiệp hội thành viên lặn giải trí và đào tạo thợ lặn lớn nhất thế giới do John Cronin và Ralph Erickson thành lập năm 1966. PADI tổ chức nhiều khoá đào tạo từ "Lặn biển" đến "Lặn khơi" và "Bậc thầy Lặn biển" cũng như nhiều loại chứng chỉ hướng dẫn viên lặn. Vưới thương hiệu PADI TecRec, PADI còn cung cấp các khoá huấn luyện về lặn kĩ thuật. Tương tự, công ty chị em của PADI là Emergency First Response Corp cung ứng nhiều chương trình huấn luyện sơ cứu và hồi sức tim-phổi (CPR) cho người không chuyên ở các nước như Anh Canada và Úc. Chương trình đào tạo của PADI bao gồm nhiều mô-đun với các mục tiêu học tập được tiêu chuẩn hoá, bao gồm phần lý thuyết và phần phát triển kĩ năng thực hành. Nội dung lý thuyết chủ yếu được truyền đạt dựa vào cách tự học thông qua đọc sách, huấn luyện trên máy vi tinh qua đĩa CD hoặc học trực tuyến. Tất cả các cách thức học trên đều có video bổ sung để giúp người học hình dung ra những điều mà họ đã đọc. Hướng dẫn viên lặn là người tổ chức đánh giá trình độ kiến thức của học viên. Kĩ năng thực hành được trang bị thông qua các buổi huấn luyện dưới nước bị giới hạn (ở hồ bơi hoặc vùng nước tương đối nông). Mỗi học viên nhận một chứng chỉ sau khi hoàn thành mỗi khoá học. Các khoá học của PADI dựa trên nền tảng là thực hành. Ở cấp độ giới thiệu, người ta nhấn mạnh kiến thức thực hàng, kĩ năng an toàn và vận động. Các chi tiết "bí truyền" hơn được để dành cho các khoá học sau khi người học đã có kiến thức thực hành và kinh nghiệm trên mức nhập môn. Những phương pháp này nằm trong triết lý học tập hiện đại và thường xuyên nhận được cập nhật thông qua việc đánh giá ngang hàng.
1
null
Trần Tiểu Xuân (tên tiếng Anh là Jordan Chan, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1967) là một nam diễn viên kiêm ca sĩ người Hồng Kông. Thân thế sự nghiệp. Anh sinh ra tại Huệ Châu, Quảng Đông. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp Khoa Vũ đạo của đài truyền hình TVB, anh chính thức trở thành diễn viên múa. Sau đó anh được nhà quản lý Hứa Nguyện tuyển làm ca sĩ, cùng với Tạ Thiên Hoa và Chu Vĩnh Đường hợp thành nhóm nhạc Phong Hỏa Hải. Tuy không có ngoại hình bắt mắt, họ chinh phục được khán giả bằng những điệu múa điêu luyện và đẹp mắt. Tuy nhiên, Phong Hỏa Hải không tránh khỏi quy luật khắc nghiệt ở các nhóm nhạc, ban nhạc tan rã, các thành viên mỗi người 1 ngả. Năm 1994, anh có bộ phim đầu tay Twenty Something. Trần Tiểu Xuân kể từ đó đã nhận được một số đề cử tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông: hai đề cử cho vai diễn trong "Kim chi ngọc diệp (1994)" và một đề cử trong "Heaven Can't Wait (1995)" và "Đội xung phong" ("Big Bullet, 1996)". Với Người trong giang hồ năm 1996, Trần Tiểu Xuân khẳng định mình là trụ cột của bộ ba trong phim. Bộ phim này đã thành công rực rỡ, dẫn đến chín phần tiếp theo và phần phụ trước khi loạt phim kết thúc vào năm 2000. Năm 1998, TVB đã quyết định thực hiện lại bộ phim "Lộc đỉnh Ký" lần thứ hai và Trần Tiểu Xuân được mời đảm nhận vai chính Vi Tiểu Bảo, đến sau này khán giả vẫn hay nhắc về vai diễn xuất sắc này của anh. Năm 2005, Trần Tiểu Xuân đóng vai chính cùng Châu Kiệt Luân với vai Kyoichi Sudo trong phim "Khúc cua quyết định". Về mặt âm nhạc, Trần Tiểu Xuân được biết như là người mang hương vị Hip hop đến cho Nhạc đàn Hồng Kông "Cantopop". Với những bài hát phát hành vào khoảng năm 2002, anh ấy đã rap và thêm nhịp điệu Hip hop vào âm nhạc của mình. Phong cách Hip hop đã mang đến cho anh ấy những fan hâm mộ mới, dù rằng một số người hâm mộ Hồng Kông đã buộc tội anh ấy là hành động “đen”. Anh ấy tiếp tục kết hợp R&B và Hip hop vào âm nhạc của mình ngày nay. Trần Tiểu Xuân đã thêm một số câu thoại tiếng Khách Gia trong một số tác phẩm của anh ấy. Anh ấy là ca sĩ đầu tiên đưa câu hát tiếng Khách Gia vào một bài hát tiếng Quan Thoại, "Heartless You" (算 你 恨) năm 2003. Ở tuổi 54, Trần Tiểu Xuân đắt show thực tế, quảng cáo. Chương trình "Anh trai vượt mọi chông gai" mà anh tham gia cùng 30 nghệ sĩ nam khác như Trương Trí Lâm, Triệu Văn Trác, Tạ Thiên Hoa, Lâm Hiểu Phong, Lương Hán Văn... "Mango TV" (Trung Quốc) từ tháng 8/2021. Nhờ được khán giả hưởng ứng lớn, năm tài tử tiếp tục ghi hình show thực tế mới, đắt show quảng cáo, sự kiện. Đời tư. Trần Tiểu Xuân kết hôn với nữ diễn viên Ứng Thể Nhi (Cherrie Ying) vào Ngày lễ tình nhân, 14 tháng 2 năm 2010, tại Little White Wedding Chapel ở Las Vegas. Năm 2013, cặp đôi có đứa con trai đầu lòng, tên là Jasper (hay Tiểu Xuân Tử). Trần Tiểu Xuân và Jasper từng tham gia truyền hình Bố ơi mình đi đâu thế? mùa 5. Năm 2020, Trần Tiểu Xuân chào đón đứa con thứ 2.
1
null
"Immigrant Song" là một bài hát của ban nhạc Rock người Anh, Led Zeppelin, được phát hành dưới dạng đĩa đơn trong album thứ ba của họ vào năm 1970. Ca khúc này được viết trong chuyến đi trình diễn của nhóm Led Zeppelin tại Iceland, Bath và Đức vào mùa hè năm 1970. Buổi diễn khai mạc tại Reykjavík, Iceland đã tạo cảm hứng cho ca sĩ Plant viết bài này. Sáng tác. Bản nhạc bắt đầu bằng một giọng gào than vãn rất đặc biệt của ca sĩ Robert Plant... Chỉ 6 ngày sau khi ban nhạc xuất hiện tại Reykjavik, họ đã trình diễn lần đầu trên sân khấu tại đại hội nhạc . Lời nhạc được viết từ cái nhìn một người Viking chèo thuyền đi về hướng Tây từ Scandinavia để mà tìm kiếm đất mới. Trong một cuọc phỏng vấn trên đài truyền thanh vào năm 1970 Plant thuật lại một cách diễu cợt:
1
null
Jeremy John Irons (; sinh ngày 19 tháng 9 năm 1948) là một diễn viên và nhà hoạt động người Anh. Ông là một trong số ít minh tinh trên thế giới đã đạt được "", giành giải Oscar cho điện ảnh, giải Emmy cho truyền hình và giải Tony cho sân khấu. Sau khi được đào tạo bài bản về trường phái cổ điển tại trường Bristol Old Vic, ông bắt đầu nghiệp diễn trên sân khấu vào năm 1969 và từ đó đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm của nhà hát West End, tiêu biểu nhất phải kể đến là vở "The Winter's Tale", "Macbeth", "Much Ado About Nothing", "The Taming of the Shrew" và "Richard II" của Shakespeare. Năm 1984, ông ra mắt trên Broadway trong vở "The Real Thing" của nhà biên kịch Tom Stoppard và nhận về . Vai diễn đột phá của Irons đến từ "Brideshead Revisited" (1981) của đài ITV, series thường xuyên nằm trong danh sách bảng xếp hạng những bộ phim truyền hình Anh Quốc xuất sắc nhất cũng như các tác phẩm chuyển thể từ văn học hay nhất. Bên cạnh đó, vai diễn điện ảnh lớn đầu tiên của Irons nằm trong bộ phim "The French Lieutenant's Woman" (1981) đóng chung cùng huyền thoại Meryl Streep đã mang về cho ông đề cử giải thưởng Viện Hàn Lâm Anh đầu tiên trong sự nghiệp. Sau khi tham gia các bộ phim truyền hình như "Moonlighting" (1982), "Betrayal" (1983), "The Mission" (1986) và "Dead Ringers" (1988), ông đã nhận được giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn kẻ giết người bị buộc tội Claus von Bülow trong bộ phim "Reversal of Fortune " (1990). Với sự nghiệp đồ sộ trải dài xuyên suốt hai thập kỷ kể từ thời điểm đoạt tượng vàng Oscar danh giá, Irons tiếp tục góp mặt vào hàng loạt tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới được giới chuyên môn đánh giá cao. Ông đóng vai chính trong "Kafka" (1991), "The House of the Spirits" (1993) và "M. Butterfly" (1993). Đảm nhận vai trò lồng tiếng cho nhân vật phản diện Scar trong "The Lion King" (1994) của Disney, nhập vai Simon Gruber trong "Die Hard with a Vengeance" (1995), Humbert Humbert trong "Lolita" (1997) và Aramis trong "The Man in the Iron Mask" (1998). Đến đầu những năm 2000 của thế kỷ 21, ông tiếp tục mang đến màn trình diễn nổi bật ở những tác phẩm mang tên "The Merchant of Venice" (2004), "Being Julia" (2004), "Kingdom of Heaven" (2005), "Eragon" (2006), "Appaloosa" (2008), "Margin Call" (2011), "" (2016), "Justice League" (2017) và "Zack Snyder's Justice League" (2021). Trên lĩnh vực truyền hình, Irons xuất hiện ở dự án miniseries HBO mang tựa đề "Elizabeth I", vai diễn sau đó đem về cho ông .<ref name="Winners/Nominees">Emmys.com list of 2006 Nominees & Winners</ref> Khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2013, ông hóa thân thành Giáo hoàng Alexander VI ở loạt phim sử thi "The Borgias" của đài Showtime. Đến năm 2019, ông góp mặt trong series truyền hình nổi tiếng đoạt 11 tượng vàng Emmy "Watchmen" với vai siêu anh hùng Ozymandias - kẻ được mệnh danh là thông minh nhất lịch sử nhân loại. Ngoài lĩnh vực phim ảnh, Jeremy Irons còn được biết đến qua các hoạt động từ thiện tích cực, đến tháng 10 năm 2011, ông được vinh danh là đại sứ thiện chí cho Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc.
1
null
Cá nhám cưa sáu khe mang (tên khoa học Pliotrema warreni) thuộc chi Pliotrema, họ Pristiophoridae. Chúng được tìm thấy trong các vùng biển cận nhiệt đới phía tây Ấn Độ Dương giữa vĩ độ 23 ° S và 37 ° S, ở độ sâu từ 60 tới 430 m. Chiều dài của nó lên tới 1,7 mét. Chúng có sự hiện diện của sáu cặp khe mang (tính cả hai bên) nhưng không nằm trong bộ Hexanchiformes. Vì vậy, chúng được xếp vào chi riêng để phân biệt với các loài cá nhám cưa khác chỉ có năm cặp khe mang.
1
null
Cá nhám cưa Nhật Bản (tên khoa học Pristiophorus japonicus) là một loài cá nhám thuộc họ Pristiophoridae, bộ Cá nhám cưa. Chúng được tìm thấy ở phía Tây bắc Thái Bình Dương xung quanh Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên, và phía bắc Trung Quốc, giữa vĩ độ 48 °B và 22 °B. Nó được tìm thấy ở đáy cát hoặc đáy bùn ở độ sâu từ 50 đến 800 m (160 đến 2.600 ft). Chiều dài của nó lên đến 1,36 m (4 ft 6 in). Cá nhám cưa Nhật Bản là loài thụ tinh trong, mỗi lần chúng có thể đẻ được 12 con cá nhám con.
1
null
Vương Gia Dận (, ? – 1631), người thôn Khoan Bình, hương Hoàng Phủ, huyện Phủ Cốc, tỉnh Thiểm Tây, một trong những thủ lĩnh đầu tiên của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Ông vốn là binh sĩ biên phòng, đào ngũ về làng. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), nhân lúc mất mùa đói kém, Vương Gia Dận cùng bọn Ngô Duyên Quý tổ chức nạn dân ở quê nhà dựng cờ khởi nghĩa, tuyên bố cướp giàu cứu nghèo. Ngay sau đó, bọn Vương Tự Dụng, Cao Nghênh Tường... ở các nơi nổi dậy hưởng ứng. Lực lượng quân đội nông dân phát triển nhanh chóng, từ 6.000 lên đến 3 vạn, hoạt động ở các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Cam Túc. Khí thế nghĩa quân lên cao, từng đánh bại quan quân do Hồng Thừa Trù chỉ huy, Vương Gia Dận cũng xưng vương, được xem là thủ lĩnh của các thủ lĩnh nông dân thời bấy giờ. Năm Sùng Trình thứ 4 (1631), Vương Gia Dận giao chiến với Cô Sơn tổng binh Tào Văn Chiếu ở huyện Dương Thành. Đôi bên rơi vào thế giằng co, đêm hôm ấy, các đầu mục dưới quyền là em vợ của ông, Trương Lập Vị, vốn là gian tế của Tào Văn Chiếu và người họ hàng lại sống cùng thôn, Vương Quốc Trung chuốc say và sát hại Vương Gia Dận. Về sau Trương Lập Vị tử trận khi giao chiến với quân Thanh ở Sát Hổ Khẩu, Sơn Tây, được truy tặng Long hổ tướng quân; Vương Quốc Trung ngụ cư ở Tuy Đức, Lý Quá phá được thành, theo lệnh của Lý Tự Thành, lùng bắt và giết chết Quốc Trung.
1
null
Lãnh thổ kinh tế (tiếng Anh là economic territory) của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của chính phủ; bên trong lãnh thổ này dân cư, hàng hóa, vốn được tự do luân chuyển. Với những nước có bờ biển và hải đảo thì lãnh thổ kinh tế bao gồm các đảo có chủ quyền như trong đất liền và vùng lãnh hải có đặc quyền kinh tế. Thuật ngữ này bao gồm :
1
null
Bộ Cá mập mắt trắng, danh pháp khoa học Carcharhiniformes, là bộ bao gồm nhiều loài cá mập nhất. Với hơn 270 loài, bộ này bao gồm một số loài phổ biến như cá mập xanh, cá mập mèo, cá mập đầu búa, và cá mập cát. Các thành viên trong bộ này đặc trưng bởi sự hiện diện của một màng mắt trên mắt, có hai vây lưng, vây hậu môn, và năm khe mang. Các họ trong bộ này dự kiến sẽ được sửa đổi, các nghiên cứu DNA gần đây cho thấy một số nhóm truyền thống trong bộ này không đơn ngành. Phân loại. Bộ Cá mập được chia thành 8 họ bao gồm:
1
null
Bộ Cá đao (danh pháp khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm. Một số loài có thể phát triển dài tới 7 mét.. Phần lớn các loài là không biết rõ và ít được nghiên cứu. Chúng là thành viên của họ còn sinh tồn duy nhất là Pristidae trong bộ Pristiformes, với từ nguyên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại pristēs (πρίστης) có nghĩa là "thợ cưa" hay "cái cưa". Chúng thường hay bị nhầm lẫn với các loài trong bộ Cá nhám cưa (Pristiophoriformes) vì hình dáng tương tự. Tất cả các loài cá đao được xếp vào danh sách loài cực kỳ nguy cấp của IUCN. Phân bố và môi trường sống. Cá đao được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đại Tây Dương và Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chúng sinh sống ở các vùng ven biển như vịnh và các cửa sông, nhưng thường xuyên thâm nhập vào các con sông và hồ lớn như hồ Nicaragua. Cá đao chỉ sống ở vùng nước nông và lầy lội, có thể được tìm thấy trong cả khu vực nước ngọt và nước mặn. Tất cả các loài cá đao có khả năng di chuyển qua lại giữa khu vực nước ngọt và nước mặn. Mô tả. Điểm đặc biệt nhất của cá đao là phần mõm dài hình lưỡi cưa. Phần mõm được bao phủ bởi các lỗ chân lông nhạy cảm cho phép cá đao phát hiện chuyển động của con mồi ẩn dưới đáy biển. Đồng thời nó cũng được dùng như là một công cụ đào bới để tìm kiếm các động vật giáp xác và vũ khí tự vệ, chống lại sự săn bắt của con người và động vật ăn thịt như cá mập. "Răng" nhô ra từ mõm không phải là răng thực sự, nhưng chúng là các cấu trúc giống như răng đã biến đổi, được gọi là các "răng nhỏ". Cơ thể và đầu của cá đao phẳng, và chúng dành phần lớn thời gian của mình để nằm trên đáy biển. Miệng và lỗ mũi của chúng nằm ở mặt dưới giống như các loài cá đuối. Miệng được lót bằng răng nhỏ, hình vòm để ăn cá nhỏ và động vật giáp xác. Cá đao thở bằng hai lỗ thở phía sau mắt. Lớp da được bao phủ bằng một lớp răng nhỏ xíu bằng chất da, tạo ra một kết cấu thô ráp. Cá đao thường có màu xám nhạt hoặc nâu, riêng cá đao răng nhỏ Đại Tây Dương ("Pristis pectinata") có màu xanh ô liu. Giống như các loài elasmobranchii khác, cá đao thiếu bong bóng và chúng kiểm soát sức nổi bằng một lá gan lớn chứa nhiều dầu. Bộ xương của chúng được cấu tạo bằng chất sụn. Đôi mắt của cá đao không phát triển do môi trường sống trong bùn. Thiết bị cảm giác chính của cá đao là phần mõm. Ruột có hình dạng giống như cái mở nút chai, được gọi là van xoắn ốc. Cá đao nhỏ nhất là cá đao lùn ("P. clavata"), có thể phát triển tới chiều dài đạt 1,4 mét (4,6 ft), nhỏ hơn nhiều hơn so với những thành viên khác. Loài lớn nhất là cá đao răng lớn ("P. perotteti"), cá đao răng nhỏ ("P. microdon"), và cá đao thường ("P. pristis"), tất cả đều có thể đạt tới 7 m (23 ft) Một con cá đao phía Nam được ghi nhận là có trọng lượng tới 2,455 tấn (£ 5410). Sinh học. Cá đao hoạt động về đêm, thường ngủ vào ban ngày và đi săn vào ban đêm. Mặc dù xuất hiện với hình dáng đáng sợ nhưng chúng lại không hề tấn công con người trừ khi bị khiêu khích hoặc hoảng sợ. Săn bắt cá đao là bất hợp pháp ở Mỹ và Úc. Ít có thông tin về thói quen sinh sản của cá đao. Chúng trưởng thành đạt khả năng sinh sản trong 10 năm. Cá đao được ước tính giao phối hai năm một lần, với một lứa trung bình sinh khoảng tám con non. Các con non trưởng thành rất chậm, người ta ước tính rằng các loài cá đao lớn không đạt đến độ thuần thục sinh sản cho đến khi có chiều dài 3,5 đến 4 mét (11 đến 13 ft) và từ 10 đến 12 năm tuổi. Chúng sinh sản ở mức độ thấp nhất so với nhiều loài cá khác. Điều này làm cho các loài cá đao phục hồi chậm bởi tình trạng săn bắt quá mức. Phôi thai phát triển bên trong cơ thể con mẹ cho tới khi con non được sinh ra. Phần mõm bán cứng của con non khi đẻ được bao phủ bởi một lớp màng. Điều này giúp con mẹ không bị thương trong quá trình sinh. Phân loại. Có 7 loài cá đao nằm trong hai chi.. Phức hợp loài "Pristis pristis", bao gồm cả "P. microdon" và "P. perotteti" nên phân loại của chúng đang được xem xét lại Họ Pristidae Bảo tồn. Tất cả các loài cá đao được coi là cực kỳ nguy cấp. Chúng bị săn bắt có thể là do vô tình, do săn bắt để lấy phần mõm hình cưa của chúng (có thể do sự tò mò về chúng), vây (là một món ăn ngon), và dầu gan được sử dụng trong y học dân gian. Phá hủy môi trường sống là một mối đe dọa tới cá đao. Do kích thước lớn lên cá đao đòi hỏi khu vực sinh sống rộng lớn. Trong môi trường nuôi nhốt, cho đến nay cũng đã thành công với loài "P. pectinata" tại bể cá ở Atlantis Paradise Island.
1
null
Vườn bách thú (tiếng Anh: zoo), thường gọi là vườn thú hay sở thú hay còn gọi là thảo cầm viên là một nơi mà nhiều loài động vật khác nhau được lưu giữ để mọi người có thể xem và theo dõi hoạt động của chúng. Vườn thú hiện đại không chỉ để cho mục đích giải trí, mà còn dùng cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu, và việc bảo tồn và bảo vệ động vật. Nhiều vườn thú là các trung tâm có chức năng bảo tồn động vật quý hiếm đang ở trong nguy cơ tuyệt chủng. Những vườn thú hiện đại cũng muốn cung cấp cho các động vật một đời sống tự nhiên, để chúng có sức khỏe và có một đời sống bình thường như trong tự nhiên cũng như để cho quan khách có thể nhìn thấy các loài động vật tương tự như trong môi trường tự nhiên thay vì trong một vườn thú. Trong quá khứ, và thậm chí cả ngày nay, có rất nhiều vườn động vật không có các điều kiện như các loại vườn động vật hiện đại. Có các loài động vật được nuôi nhốt trong điều kiện rất tệ như: nuôi giữ trong lồng nhỏ khiến chúng buồn chán và bị bệnh.
1
null
Paella là một món cơm thập cẩm, rất đặc trưng của Tây Ban Nha và các nước có sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Món ăn kiểu như ngày nay có từ giữa thế kỷ 19 gần hồ Albufera, một đầm phá tại Valencia, trên các bờ biển phía đông của Tây Ban Nha. Nhiều người không phải dân Tây Ban Nha xem paella là món ăn dân tộc của Tây Ban Nha, nhưng hầu hết người Tây Ban Nha coi nó là một món ăn của khu vực Valencia. Người Valencia là coi paella là một trong những biểu tượng xác định của họ. Có ba biến thể loại được biết đến rộng rãi của món paella: paella Valencia (tiếng Tây Ban Nha: Paella valenciana), paella hải sản (tiếng Tây Ban Nha: paella de marisco) và paella hỗn hợp (tiếng Tây Ban Nha: paella mixta), nhưng có nhiều biến thể khác nữa. Paella Valencia bao gồm gạo trắng, rau xanh, thịt (thỏ, gà, vịt), ốc sên đất, đậu và gia vị. Hải sản paella thay thế thịt và ốc sên với hải sản và không có đậu và rau xanh. Paella hỗn hợp là sự kết hợp theo phong cách tự do gồm có hải sản, thịt, rau, và đôi khi đậu. Hầu hết các đầu bếp paella sử dụng calasparra hoặc bomba, gạo cho món ăn này. Các thành phần quan trọng khác bao gồm nghệ tây và dầu ô liu. Món cơm này luôn được nấu trong chảo, không nấu bằng nồi. Thành phần nguyên liệu của Paella cũng vô cùng đa dạng, có thể là những loại hải sản kết hợp với thịt, thường là thịt gà.Cùng với hải sản và thịt, còn có cả rau quả. Đặc biệt là trong những thứ gia vị dành cho món Paella, có một thứ gia vị không thể thiếu, đó là bột nhụy hoa nghệ tây đắt đỏ. Bột nhụy hoa này tạo cho món cơm có màu vàng.
1
null
Jessica Chastain (sinh ngày 24 tháng 3 năm 1977) là một diễn viên Mỹ. Từng giành được đề cử nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của các giải thưởng Oscar, Quả cầu vàng, BAFTA và Giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh trong năm 2011 cho vai diễn trong phim The Help. Năm 2012, cô tham gia bộ phim "Zero Dark Thirty" và giành Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất, nhận đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.
1
null
Chu Huề vương (chữ Hán: 周携王; ~ 800 TCN - 750 TCN), là một vị vua không chính thức của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời gian trị vì của ông, tại Hạo Kinh đã lập một thiên tử là Chu Bình vương, tạo nên cục diện nhị vương đầu thời Đông Chu. Ông tên thật là Cơ Dư Thần (姬余臣) hay Cơ Dư (姬余), con trai thứ của Chu Tuyên vương, vị vua thứ 11 của nhà Chu và là em của Chu U vương - vua thứ 12 nhà Chu. Sự nghiệp. Cuối thời Tây Chu, anh ông là Chu U vương sủng ái Bao Tự, phế Thân hậu và thái tử Nghi Cữu để lập con Bao Tự là Bá Phục làm thái tử. Thân hầu là cha của Thân hậu hoảng sợ, mời quân Khuyển Nhung vào Hạo Kinh phục hồi lại ngôi vị cho cháu mình. Tuy nhiên sau đó quân Nhung tiến vào Hạo Kinh giết Chu U vương. Thân hầu tỉnh ngộ, liền mời quân các nước chư hầu vào kinh hợp sức đẩy lui Khuyển Nhung. Thân hầu cùng Lỗ Hiếu công, Hứa Văn công lập Nghi Cữu làm vua, tức Chu Bình vương. Cùng lúc, Quắc công Hàn lập Cơ Dư Thần lên ngôi, tức là Chu Huề vương. Từ đó nhà Chu hình thành cục diện nhị vương. Sau đó Tấn Văn hầu giết chết Chu Huề vương ở đất Huề. Về năm mất của ông, sử sách ghi là năm thứ 21 nhưng không nói rõ là đời vua nào. Theo Vương Quốc Duy trong cổ bản trúc thư kỉ niên tập giáo là năm thứ 21 của Tấn Văn hầu, tức 760 TCN, lại có ý kiến cho là năm thứ 21 của Chu Bình vương, tức 750 TCN. Danh hiệu Huề vương. Theo Xuân Thu Tả truyện chính nghĩa và Trúc thư kỉ niên, viết "Quắc công Hàn lập vương tử Dư Thần ở đất Huề", do đó Huề là một địa danh. Trúc thư kỉ niên nghĩa chứng quyển 27, chỉ nói Huề là một địa danh, không nói rõ đất ấy ở đâu. Tân Đường thư cho rằng đất Huề nằm ở Ung Châu, có thể là đất phong của Huề Vương trước khi lên ngôi, có thể là một địa danh nào đó ở gần Hạo Kinh. Đồng Thư Nghiệp trong nghiên cứu về Tả truyện, không công nhận Huề là địa danh.
1
null
Hàn Tương vương (chữ Hán: 韓襄王; trị vì: 311 TCN - 296 TCN), hay Hàn Tương Ai vương (韓襄哀王), Hàn Điệu Tương vương (韓悼襄王), tên thật là Hàn Thương (韓倉), là vị vua thứ tám của nước Hàn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi. Ông là con của Hàn Tuyên Huệ vương, vua thứ 7 của nước Hàn. Năm 314 TCN, Tần Huệ Văn vương tấn công Hàn, quân Hàn bị đánh bại tại Ngạn Môn. Thái tử Thương phải cho sang Tần làm con tin để giảng hòa. Năm 312 TCN, vua cha Hàn Tuyên Huệ vương mất. Hàn Thương trở về nước lên ngôi vua, tức là Hàn Tương vương. Làm vua. Sau khi lên ngôi, Hàn Tương vương sai Thượng Cận đi sứ nước Tần. Huệ Văn Hậu tố cáo Thượng Cận với Tần Vũ vương. Thượng Cận về nước nói lại với Tương vương, Tương vương lại sai Trướng Thuý đi sang Tần. Trương Thuý bất hoà với tướng Tần là Cam Mậu, nên Cam Mậu xin vua Tần đem quân đánh Hàn, để thông đường đến nhà Chu. Năm 308 TCN, Tần Vũ vương sai Cam Mậu liên kết với nước Ngụy và nước Triệu vây thành Nghi Dương của Hàn. Nước Sở muốn cứu Hàn, đại phu của Tần là Phùng Chương lại nói với Vũ vương rằng nếu Hàn liên quân với nước Sở thì khó đánh thắng, Vũ vương bèn cắt Hán Trung cho Sở, khiến Sở Hoài vương không giúp Hàn nữa. Năm tháng sau, thấy Cam Mậu vẫn chưa hạ xong Nghi Dương, Vu Lý Tật và công tôn Thích xin Vũ vương rút quân, Vũ vương bèn triệu Cam Mậu về nước, định không đánh nữa, nhưng Cam Mậu lại khuyên vua Tần tiếp tục đánh, Tần Vũ vương bèn sai viện binh đến giúp Cam Mậu, chẳng bao lâu chiếm Nghi Dương, chém hơn 6 vạn quân Hàn, quân Tần thừa thắng kéo đến Hoàng Hà, Hàn Tương vương đành sai sứ đến tạ tội với nước Tần. Hai nước Tây Chu và Đông Chu xảy ra chiến tranh. Hàn Tương vương muốn giúp Tây Chu. Có vị thuyết khách đi thuyết phục ông án binh, không giúp Tây Chu nữa, nên cả Tây Chu và Đông Chu đều phải lui binh. Năm 306 TCN, Tần Chiêu Tương vương lên nối ngôi lại đánh Hàn, chiếm đất Vũ Toại. Năm 301 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh chiếm đất Nhương của nước Hàn. Hàn Tương vương buộc phải thần phục nước Tần, cùng Tần đánh Sở, đánh bại tướng Sở là Đường Muội năm 300 TCN. Năm 299 TCN, thái tử Hàn Anh qua đời. Quân Sở đang vây đất Ung Thị nước Hàn. Hàn Tương vương xin Đông Chu trợ giúp binh khí và lương thực để đánh Sở. Tô Đại bèn đi thuyết phục tướng quốc nước Hàn là Hàn Công Thúc không nên đòi binh khí và lương thực của Đông Chu; đồng thời Tô Đại còn thuyết phục nước Hàn nên tặng đất Cao Đô cho Đông Chu, "để nước Tần giận Chu mà không thân Chu nữa". Hàn công Thúc nghe theo, bèn cắt Cao Đô cho Đông Chu. Ngôi thái tử bỏ trống, hai con thứ của Hàn Tương vương là công tử Cao và công tử Kỷ Sắt tranh ngôi thái tử. Lúc đó công tử Kỷ Sắt đang ở nước Sở, gặp lúc quân Sở đang vây đất Ung Thị nước Hàn. Hàn Tương vương cầu cứu Tần. Tần sai Công Tôn Muội đi cứu Hàn. Quân Sở phải giải vây Ung Thị rút lui, vua Sở không cho công tử Kỷ Sắt về Hàn nữa. Hàn Tương vương bèn lập công tử Cao làm thái tử. Sau đó Hàn Tương vương theo kế hợp tung, giao hảo với Tề và Ngụy, cùng nhau liên minh chống Tần. Năm 298 TCN, 3 nước hợp vinh đánh Tần dưới sự chỉ huy của Mạnh Thường quân nước Tề. Liên quân 3 nước cùng tiến đến ải Hàm Cốc, thu được thắng lợi. Sang năm 297 TCN, quân 3 nước lại đánh bại quân Tần. Đến năm 296 TCN, Mạnh Thường quân lại chỉ huy liên quân đánh tới cửa Hàm Cốc lần thứ 2, chiếm được thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương sau nhiều thất bại liên tiếp phải cầu hòa, trả lại đất Phong Lăng cho nước Ngụy và đất Vũ Toại cho nước Hàn. Năm 296 TCN, Hàn Tương vương mất. Con ông là Hàn Ly vương nối ngôi.
1
null
Đường Huyền Tông Võ Huệ phi (chữ Hán: 唐玄宗武惠妃, ? - 737), còn gọi là Trinh Thuận Hoàng hậu (貞順皇后), là một sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân là một người cháu của Võ Tắc Thiên, trong suốt đời mình bà chiếm trọn sủng ái của Đường Huyền Tông. Sau khi Vương hoàng hậu bị phế năm 724, địa vị của Võ Huệ phi trong cung được ví như Hoàng hậu, mặc dù bà chưa bao giờ được phong. Bà sinh cho Huyền Tông 4 hoàng tử và 3 công chúa, nhiều hơn bất cứ những phi tần nào khác. Đường Huyền Tông nhiều lần muốn lập bà làm Hoàng hậu nhưng quần thần kiên quyết phản đối, vì bà là con cháu của Võ Tắc Thiên, nên quần thần lo sợ họ Võ lại chiếm giang sơn của nhà Đường. Có được sự sủng ái, lại muốn cho con trai là Thọ vương Lý Mạo làm Thái tử, Võ Huệ phi tham dự sự kiện cung biến khiến Thái tử trước đó là Lý Anh bị ban chết. Sau khi Phế Thái tử qua đời không lâu, Võ Huệ phi bị ám ảnh bởi chính việc mình gây ra, sợ hãi qua đời. Đường Huyền Tông cả đời chưa từng lập bà làm Hoàng hậu, bèn truy tặng bà thụy hiệu của một Hoàng hậu. Do đó, bà trở thành một trong 2 người phi tần của triều Đường không phải sinh mẫu của Hoàng đế mà lại có thụy hiệu Hoàng hậu, bên cạnh Độc Cô Quý phi. Về sau, Đường Túc Tông cho rằng Võ thị mưu hại hoàng tử, bèn phế trừ thụy hiệu Hoàng hậu của bà. Tiền trình. Võ Huệ phi không rõ sinh năm bao nhiêu, theo suy đoán thì ước chừng vào niên hiệu Thánh Lịch thời Võ Tắc Thiên trị vì, rơi vào khoảng năm 699 vậy, nếu là như vậy thì bà kém Lý Long Cơ tới 14 tuổi. Bà xuất thân từ gia tộc của Võ Tắc Thiên, vào thời điểm này là rất hiển hách. Cao tổ phụ của Võ thị là Võ Sĩ Nhượng (武士讓), một người chú của Võ Tắc Thiên. Thân phụ của bà là Võ Du Chỉ (武攸止), cưới Dương thị phu nhân xuất thân từ đại gia tộc Hoằng Nông Dương thị, con gái của Huyện thừa huyện Ung Dương Hoành (杨宏), cháu nội của Du Kích tướng quân Dương Diễn (杨衍). Khi Võ Tắc Thiên xưng làm Hoàng đế, Võ Du Chỉ được phong làm Hằng An vương (恒安王). Võ Du Chỉ mất sớm, Võ thị được nhập cung từ nhỏ nuôi dưỡng. Có nhiều hiểu lầm khi cho rằng Võ thị là vào cung làm cung nữ, lệ con gái thân thích hoàng gia được đưa vào cung có từ lâu (xem Sào Lạt vương phi Dương thị), hay thậm chí là đưa vào cung nuôi làm con dâu cũng có (xem bài Minh Tuyên Tông Tôn Quý phi). Trong thời gian ở trong cung, Võ thị được cháu trai của Võ Tắc Thiên là Lâm Tri vương Lý Long Cơ để ý. Lâm Tri vương Lý Long Cơ sau khi dẹp trừ được đối thủ chính trị cuối cùng là Thái Bình công chúa, đã lập tức lên ngôi Hoàng đế. Sử gọi Đường Huyền Tông. Nhân việc Võ thị do có tư sắc, lại là họ hàng với tổ mẫu của Huyền Tông nên rất có vai vế, Võ thị trở thành phi tử được sủng ái nhất trong số các cung phi khi ấy của Huyền Tông. Vị hiệu trước khi trở thành Huệ phi của bà không được cả hai sách Đường thư ghi lại, căn cứ "Trinh Thuận Hoàng hậu ai sách văn" trong Toàn Đường Văn (全唐文), thông qua câu "Tự Tiệp dư nhi tam mệnh" (自婕妤而三命) mà trước mắt tạm đoán Võ thị có thể từng thụ phong Tiệp dư, hơn nữa còn từng qua tổng cộng 3 lần sách phong. Sau khi chính thức vào hậu cung của Huyền Tông, Võ thị liên tiếp sinh cho Huyền Tông 2 hoàng tử là Lý Nhất (李一), Lý Mẫn (李敏) và Thượng Tiên công chúa, tuy nhiên cả ba người con này đều chết non. Đến khi bà sinh ra Lý Mạo (李清) thì Đường Huyền Tông nhờ đến anh trưởng là Ninh vương Lý Hiến nuôi hộ. Đó là con trai trưởng thành độc nhất của bà. Trong khi Đường Huyền Tông càng ngày càng sủng ái Võ thị, thì ông ngày càng lạnh nhạt với chính cung Vương hoàng hậu. Hoàng hậu từ lúc Huyền Tông còn chưa đăng cơ, đã giúp ông không ít trong việc bảo vệ bản thân và con đường sự nghiệp, nhưng bà không hề có người con nào với Huyền Tông, khiến ông rất buồn phiền. Võ thị nhập cung, Vương hoàng hậu lo sợ thân phận gần với Võ Tắc Thiên mà khuyên ông nên xa lánh, điều này làm rạn nứt mối quan hệ giữa Huyền Tông và Vương hoàng hậu. Năm Khai Nguyên thứ 10 (722), Huyền Tông bí mật nghị bàn cùng đại thần Khương Kiều (姜皎) về việc phế truất Vương hoàng hậu vì Hoàng hậu không có con, không xứng đáng giữ ngôi vị. Năm thứ 12 (724), anh trai Hoàng hậu là Vương Thủ Nhất bị phát hiện dùng bùa chú trong cung, ông ta đưa cho Hoàng hậu một chiếc vòng thuật với hy vọng Hoàng hậu có thể mang thai. Huyền Tông biết chuyện, nổi giận và phế truất Vương hoàng hậu. Vương hoàng hậu do quá đau buồn mà mất sau đó không lâu. Ngang hàng Hoàng hậu. Năm Khai Nguyên thứ 12 (724), sau khi Vương hoàng hậu bị hạ bệ, Đường Huyền Tông phong cho Võ thị làm Huệ phi (惠妃), đứng hàng đầu các phi tần trong hậu cung của Đường Huyền Tông. Cùng thời gian đó, mẹ Huệ phi là Dương thị được sắc phong làm Trịnh Quốc phu nhân (鄭國夫人), hai em trai là Võ Trung (武忠) và Võ Tín (武信) được phong làm Tế tửu của Quốc tử giám và Bí thư giám. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), Huyền Tông có ý định lập Võ Huệ phi làm Hoàng hậu. Ngự sử Phan Hảo Lễ (潘好礼) dâng sớ không đồng tình, một phần vì bà có họ hàng với Võ Diên Tú cùng Võ Tam Tư đã làm loạn kỉ cương, một phần vì muốn bảo vệ Thái tử Lý Anh - nhị hoàng tử sinh bởi Triệu Lệ phi. Bản thân Võ Huệ phi cũng có hai người con trai, nếu Huệ phi được lập làm Hoàng hậu thì địa vị của Thái tử sẽ trở nên nguy hiểm, vì những lý do lớn đó mà triều thần kiêng quyết phản đối lập Huệ phi làm Hoàng hậu. Huyền Tông cũng vì ân tình cũ, thương xót con của Lệ phi nên xuôi theo. Đại lược tấu sớ của Phan Hảo Lễ năm ấy: Tuy không được lập làm Hoàng hậu, Huyền Tông vẫn yêu cầu Thái giám và Cung nữ trong cung đều chuẩn bị nghi trượng, quần áo và sắp xếp lễ nghi cho bà không khác gì một Hoàng hậu. Con trai bà là Lý Mạo được phong Thọ vương, Lý Kỳ phong Thịnh vương, các con gái là Hàm Nghi công chúa xuất giá lấy Dương Hồi, con trai của Trường Ninh công chúa. Con gái út của bà là Thái Hoa công chúa, về sau lấy Dương Kỹ, là con của Dương Huyền Khuê (杨玄珪), bá phụ của Thọ vương phi Dương thị, vợ của Lý Mạo. Cuối đời. Mưu hại Hoàng tử. Ngoại trừ Huệ phi, Huyền Tông khi trước từng sủng ái Triệu Lệ phi là sinh mẫu của Thái tử Lý Anh, ngoài ra còn có Hoàng Phủ Đức nghi là sinh mẫu của Ngạc vương Lý Dao (李瑤) và Lưu Tài nhân là sinh mẫu của Quang vương Lý Cư (李琚). Khi Võ Huệ phi đắc sủng, những phi tần khác đều thất sủng, do vậy Thái tử Lý Anh cùng Ngạc vương và Quang vương bất bình thay cho mẫu thân, liền không có quan hệ tốt với Huệ phi. Khi đó con trai Huệ phi là Thọ vương Lý Mạo được sủng ái, hơn hẳn các anh em khác, Thái tử cùng hai Vương vì việc thất sủng của mẹ và địa vị của Thọ vương mà thường qua lại, cả ba dần đều chung y tưởng ý oán hận mẹ con Võ Huệ phi. Khi ấy, con rể Dương Hồi vì biết tâm ý của Huệ phi nên rất chú ý nhất cử nhất động của Thái tử, có gì đều mật tấu, chỉ ra được sự oán hận của Thái tử cùng hai Vương nên khiến Huệ phi rất bất an. Do vậy Huệ phi gặp Huyền Tông mà khóc lóc, nói Thái tử kết đảng muốn hại chết mẹ con Huệ phi, lại còn ám chỉ Thái tử có ý dòm ngó ngôi vị chí tôn. Đường Huyền Tông dần tin là thật, bèn muốn phế đi Thái tử, nhưng Thượng thư lệnh Trương Cửu Linh (张九龄) dẫn chuyện Ly Cơ, Giang Sung, Giả Nam Phong cùng Độc Cô Hoàng hậu năm xưa, nhấn mạnh nghe theo người khác làm thay đổi vị trí Thái tử thì chính sự tắc loạn, do vậy việc bèn tạm thôi. Sau đó, Trương Cửu Linh bị Võ Huệ phi gây sức ép dẫn đến nỗi bị bãi quan, Đường Huyền Tông lấy Lý Lâm Phủ thay vào, đó là người được Võ Huệ phi tiến cử. Lâm Phủ chịu ơn tiến cử của Huệ phi nên nguyện theo bà ta phò trợ Thọ vương, do vậy cùng với Võ Huệ phi thông đồng với đại thần và Dương Hồi muốn phế truất Thái tử Lý Anh, để con trai bà đăng ngôi Thái tử. Năm Khai Nguyên thứ 25 (737), tháng 4, Dương Hồi mật tấu Huệ phi, nói anh của Thái tử phi Tiết thị là Tiết Đồng muốn cùng Thái tử tiến hành binh biến. Nghe thấy thế, Võ Huệ phi tiến hành âm mưu, bà ta sai người đến Đông cung và hai Vương truyền rằng trong cung có gian tặc, gọi 3 vị Hoàng tử vào cung dẹp giặc, Thái tử cùng hai Vương nghe có giặc nên bèn phải mặc áo giáp và cầm binh khí. Sau khi ba vị Hoàng tử vào, Huệ phi liền khóc lóc nói với Huyền Tông rằng:「"Thái tử và hai Vương mưu phản, còn mặc giáp vào cung!"」. Huyền Tông tra khảo và phát hiện đúng sự tình, sai bắt giam cả ba Hoàng tử mặc cho họ kêu oan thống thiết. Hôm sau, Huyền Tông gọi các đại thần vào nghị sự chuyện của Thái tử, Lý Lâm Phủ lúc này đã là đại thần trụ cột của triều đình, khuyên:「"Đây đều là việc nhà của bệ hạ, chúng thần không tiện can gián!"」. Đường Huyền Tông do ảnh hưởng của Võ Huệ phi mà phế truất cả ba vị Hoàng tử làm Thứ nhân, đồng thời ép cả ba phải tự sát. Kinh hãi mà qua đời. Mặc dù Võ Huệ phi có mưu tính hại cả Thái tử, thế nhưng lá gan lại rất nhỏ, không lâu sau khi hại thê thảm ba vị Hoàng tử thì bản thân bà cũng tự dọa mình mà chết. Theo truyện kể lại, Võ Huệ phi đêm nằm mơ thường thấy ba vị Hoàng tử đến ám mình, ngủ luôn không sâu nên sinh bệnh tật, bà ta mời thầy cúng vào trong cung, cúng bái quỷ thần nhưng vẫn tiếp tục những cơn ác mộng. Bà cho mời thầy cúng, lại tiếp tục cải táng ba vị Hoàng tử, hay thậm chí cho người tuẫn tang, tất cả mọi biện pháp nhưng đều không có kết quả. Năm Khai Nguyên thứ 25 (737), tháng 12, Võ Huệ phi tự mình hù chết, qua đời khi hơn 40 tuổi. Khi Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông vô cùng tiếc thương, truy phong bà là Trinh Thuận Hoàng hậu (貞順皇后), táng ở Kính lăng (敬陵), cách Trường An tầm 30 km, ở phía Nam của Hạo Thiên quan cũng lập Miếu thờ. Ngày Võ thị mất, Huyền Tông hạ chiếu: Sau khi Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông cho lập miếu cầu tự ngày đêm cúng vái, ra chiều thương tiếc cho đến khi sủng hạnh con dâu bà là Dương Quý phi. Sau này vào thời Càn Nguyên, Đường Túc Tông đăng cơ, xét Võ Huệ phi âm mưu giết hại ba vị Hoàng tử, tuy không đề cập việc bỏ đi huy hiệu Hoàng hậu nhưng tước bỏ việc tế tự. Như vậy tuy trên thực tế còn được giữ huy hiệu Hoàng hậu và Kính lăng theo mô thức Hoàng hậu, Võ thị đã không còn được hưởng tế cúng với tư cách Hoàng hậu từ các Hoàng đế đời sau. Con cái. Võ Huệ phi sinh cho Đường Huyền Tông Lý Long Cơ tổng 7 người con, 4 hoàng tử và 3 hoàng nữ, trong đó 3 người chết non.
1
null
Cơ Đái (chữ Hán: 姬带; trị vì: 636 TCN-635 TCN), hay vương tử Đái (王子带), Thúc Đái (叔带), là vị vương thất cướp ngôi nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc và không được xem là vua chính thống của nhà Chu. Ông là con trai của thứ của Chu Huệ Vương – vua thứ 17 nhà Chu và em của Chu Tương vương - vua thứ 18 nhà Chu. Tranh ngôi lần đầu. Cơ Đái có người anh là Cơ Trịnh được vua cha lập làm thái tử. Ông là con Huệ hậu - người vợ thứ của Chu Huệ vương, được lập sau khi mẹ Cơ Trịnh qua đời. Ông được vua cha yêu quý. Năm 652 TCN, Chu Huệ vương mất, anh ông là Cơ Trịnh lên nố ngôi, tức là Chu Tương vương. Năm 650 TCN, Cơ Đái ngầm liên minh với các ngoại tộc người Nhung, Địch định đánh Tương vương để tranh ngôi. Chu Tương vương biết chuyện bèn mang quân đánh đuổi Cơ Đái. Thúc Đái chạy sang nước Tề. Tề Hoàn công đang làm bá chủ chư hầu, bèn sai Quản Trọng đi giảng hòa giữa nhà Chu và tộc người Địch, sai Thấp Bằng đi giảng hòa giữa tộc người Nhung với nước Tấn. Năm 643 TCN, Tề Hoàn công qua đời, Thúc Đái xin quay trở lại nhà Chu. Chu Tương vương ưng thuận tha tội cho ông. Tranh ngôi lần hai. Năm 636 TCN, Chu Tương vương không bằng lòng với Địch vương hậu bèn phế truất. Nước Địch bất bình bèn mang quân đánh Chu. Chu Tương vương phải bỏ chạy sang nước Trịnh, Trịnh Văn công có hiềm khích với Tương vương lúc trước nên an trí vua Chu tại Phạm Thành, không cử binh giúp. Vương tử Đái được người Địch lập làm vua Chu mới. Ông lập Địch vương hậu bị Tương vương phế truất làm vương hậu và cùng nhau về sống ở ấp Ôn. Năm 635 TCN, Chu Tương vương cầu cứu nước Tấn. Tấn Văn công (khi đó mới lên ngôi và chưa làm bá chủ chư hầu) mang quân đón Tương vương về đánh đất Chu, giết vương tử Đái. Năm đó Thúc Đái 38 tuổi. Cơ Đái tranh ngôi làm vua 2 lần, chỉ có một lần chiếm được ngôi vua và cả hai lần đều thất bại nhanh chóng, không được xem là vị vua chính thống của nhà Chu.
1
null
Citropsis articulata là một loài thực vật trong họ Rutaceae. Đây là loài đặc hữu của miền Trung và Tây Phi, và được người ta ăn và sử dụng trong y học thảo dược truyền thống châu Phi. Tại Uganda, người ta tin rằng rễ cây nay nếu uống một lần một ngày hoặc một lần trong ba ngày được coi là một loại thuốc kích thích tình dục mạnh mẽ cho nam giới. Khoa học đã không điều tra tính xác thực của niềm tin này. Các nhà bảo tồn ở Uganda đang lo ngại rằng nhu cầu loại cây này đe dọa sự sống còn của đa dạng di truyền của loài này tại các quốc gia đó.
1
null
Mai phi (chữ Hán: 梅妃), hay Giang Mai phi (江梅妃), là một phi tần của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Tương truyền bà sở hữu thân hình mảnh khảnh, yêu thích hoa mai nên gọi Mai phi. Bà nổi tiếng là một tài nữ và nhạc công xuất sắc, sáng tác "Lâu Đông phú" (樓東賦) và điệu múa "Kinh Hồng vũ" (惊鸿舞). Có nhiều nhận định tham khảo và xác nhận rằng, Mai phi chỉ là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết. Câu chuyện về bà được biết đến nhiều nhất qua [Mai phi truyện; 梅妃传], xuất hiện vào đời nhà Tống. Thông tin sơ lược. Cứ vào Cựu Đường thư lẫn Tân Đường thư, sử sách không hề ghi một nhân vật nào tên là Giang Thải Bình hay Mai phi. Sự tích của bà bắt nguồn từ "Mai phi truyện" (梅妃傳) thời nhà Tống, cho nên hầu hết các nhà sử học đều cho rằng Mai phi chỉ là một nhân vật hư cấu mà không hề tồn tại. Hậu cung của Đường Huyền Tông có "Tứ phi", là Đổng lương viên làm "Quý phi", Dương lương đệ làm "Thục phi", Vũ lương viên làm "Hiền phi". Thời Khai Nguyên, Huyền Tông cải phong hiệu Tứ phi làm Tam phi, là "Huệ phi", "Hoa phi" và "Lệ phi". Sau khi Hoàng hậu Vương thị bị phế, Huyền Tông sủng ái Võ Huệ phi, ngoài ra còn Triệu Lệ phi và Lưu Hoa phi. Sau thời Huyền Tông, các triều đại về sau chỉ lập lại Tứ phi như trước thời Đường Huyền Tông, tuyệt nhiên không có danh vị Mai phi nào cả. Tuy nhiên, một vài nhận định cho rằng trước Mai phi truyện, hẳn đã có truyền thuyết về một Mai phi, và lý do vì sao Mai phi không được ghi lại là do thời Đường không chú trọng ghi chép những phi tần không có ảnh hưởng chính trị hoặc sinh được con cái. Văn sĩ đời Thanh là Trần Liên Đường (陈莲塘), căn cứ Đường nhân thuyết oái (唐人说荟) của Tào Nghiệp (曹邺), có nói qua về cuốn truyện này, là: 「"Câu chuyện này xuất phát từ mấy vạn cuốn trong nhà Chu Tuân Độ, sách có từ tháng 7 năm Đại Trung thứ 2 (848) đời Đường Tuyên Tông"; 此传得自万卷朱遵度家,唐宣宗大中二年七月所书]. Câu chuyện. Sủng phi. Mai phi tên thật là Giang Thải Bình (江采苹), sinh ra ở Mai Hoa thôn, Phủ Điền, Phúc Kiến. Cha là Giang Trọng Tốn (江仲遜), vốn là Tú tài, nối nghiệp gia đình nhiều đời làm thầy thuốc. Giang thị thông minh hơn người, 9 tuổi đã đọc thông các phần "Chu Nam", "Thiệu Nam" trong Kinh Thi, còn nói với cha rằng: 「"Con tuy là nữ tử, nhưng nguyện lấy đó làm chí hướng!"」, do vậy mới có tên Thải Bình. Khi 14 tuổi, giỏi ngâm thơ làm phú, còn hay tự ví mình như Tạ Đạo Uẩn. Khoảng năm Khai Nguyên, Cao Lực Sĩ phụng chỉ đến đất Mân tìm chọn mỹ nữ sung vào hậu cung, Giang thị được Cao Lực Sĩ nhìn trúng và được tuyển vào hậu cung phục vụ cho Hoàng đế ở Trường An, lúc đó Giang Thải Bình mới 16 tuổi. Khi ấy, ba cung Thái Cực, Đại Minh cùng Hưng Khánh ở Trường An, cùng hai cung Đại Nội và Thượng Dương ở Lạc Dương, số Cung tần mỹ nữ là 40.000 người, nhưng Huyền Tông sau khi có Thải Bình thì quên hết đi, ngày đêm triệu hạnh Giang thị độc nhất. Từ khi ở nhà, Giang Thải Bình có sở thích yêu mến hoa mai, Đường Huyền Tông lệnh trồng thật nhiều xung quanh tẩm cung của bà, còn tự tay viết biển đề là Mai đình (梅亭), do vậy bà được người trong cung đặc biệt gọi là Mai phi (梅妃). Mỗi khi mùa đông đến, hoa mai nở hoa, Mai phi ung dung vận một bộ đồ thanh khiết, thưởng hoa đàm thơ, ung dung tự tại, dù không diễm lệ nhưng vẻ đẹp này được nói là 「"Tranh họa cũng không thể họa lại được"」. Ngoài ra, bà còn sáng tác các bài phú như "Mai hoa", "Lê viên", "Phụng địch", "Pha bôi"... cộng 7 bài, lời lẽ hoa mỹ, ý cảnh thanh lệ. Không chỉ giỏi thi thơ mà còn có khả năng múa rất đẹp. Tại Lê viên (梨園), nơi đào tạo các ca vũ trong cung, bà vừa thổi khúc hát bằng sáo bạch ngọc, vừa uyển chuyển thân mình, nhẹ nhàng như bay, đó gọi là "Kinh Hồng vũ" (惊鸿舞), Huyền Tông vốn đam mê ca múa, trông thấy càng yêu quý Giang Thải Bình hơn, âu yếm khen ngợi vẻ đẹp của bà hơn hẳn Triệu Phi Yến nhà Hán. Khi ấy, trong nước vô sự, Đường Huyền Tông mỗi ngày cùng các huynh đệ kết bạn mở tiệc vui vẻ, và khi Hoàng đế cứ đi đâu thì Mai phi đều đi bên cạnh. Có một dạo khi Huyền Tông có cam ngọt, sai Mai phi bổ ra mời chư Vương cùng thưởng thức, đến lượt Hán vương thì bỗng nhiên Vương giẫm phải giày của Mai phi, thế là bà liền quay về cung ngay. Hoàng đế cho Thị hầu đi vời Mai phi đến, bà đáp: 「"Vừa rồi viên ngọc trên giày đã hỏng, xin đợi thiếp thay đôi khác sẽ qua ngay!"」. Lúc sau vẫn không thấy Mai phi đến, Huyền Tông đích thân đến hỏi, lúc này Mai phi cư nhiên nói thân thể không khỏe. Cứ như vậy thánh sủng càng tăng, Mai phi càng không kiêng nể mà cự tuyệt Hoàng đế nếu như làm mình không hài lòng vậy. Đến một hôm sau khi thắng Huyền Tông món pha trà, Huyền Tông cợt nhả nói với các anh em mình rằng: 「"Nàng ta quả là một Mai tinh! Thổi bạch ngọc sáo, nhảy 'Kinh hồng vũ', thiên hạ đều ca ngợi. Đến cả pha trà cũng thắng ta!"」. Mai phi nghe thế, bèn đáp: 「"Đây chỉ là trò chơi nhỏ mọn, thiếp may mắn thắng được ngài! Đổi lại chỉ huy vạn quân, an bang thiên hạ, thân tiểu nữ làm sao so được bệ hạ?!"」. Huyền Tông nghe nói vậy, cực kỳ cao hứng. Thất sủng. Sau khi Võ Huệ phi, sủng phi khác của Huyền Tông qua đời, Đường Huyền Tông ngày đêm thương xót, khóc mãi không nguôi. Cao Lực Sĩ thấy vậy, bèn triệu vợ của Thọ Vương Lý Mạo, con trai của Huyền Tông và Huệ phi là Vương phi Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để cầu nguyện cho Huệ phi. Thọ Vương phi vốn là mỹ nữ tuyệt sắc giai nhân, vừa trông thấy con dâu, Huyền Tông lập tức si mê, đưa vào cung phong làm Quý phi, nghi lễ đều như Hoàng hậu. Dương Quý phi càng đắc sủng, nhưng Huyền Tông không vì thế mà chán ghét Mai phi. Thế nhưng lúc này chính Mai phi lại tự làm khó mình, tự gây xung đột với Dương thị, cứ hễ gặp nhau là bất hòa. Hoàng đế đã từng đem bọn họ so sánh với Nga Hoàng cùng Nữ Anh của Thuấn, nhưng sự so sánh này lại khiến người đời buồn cười do sự trái ngoe. Khi đó Dương Quý phi là người có tâm cơ hơn, Mai phi không có chủ ý, liền bị Quý phi an bài mà điều đi đến Thượng Dương cung, Mai phi không còn cách nào chống cự. Tuy sủng ái Dương Quý phi, nhưng vì Quý phi tính tình nhõng nhẽo nên Đường Huyền Tông luyến tiếc tâm tính ôn nhu của Mai phi, đôi khi lén lút triệu hạnh ở Thúy Hoa các. Khi cả hai cả đêm bên nhau hồi lâu, đến tờ mờ trời sáng, có người hầu báo: 「"Quý phi đã đến trước các! Làm sao bây giờ?!"」, Huyền Tông bèn lấy áo khoác lên Mai phi, đem bà giấu ở mành tường kép. Dương Quý phi đi vào, mắng nhiếc: 「"Con ả Mai tinh kia đâu rồi!?"」, Huyền Tông bèn đáp: 「"Vẫn ở Đông Cung (ý chỉ Thượng Dương cung), nàng nghĩ còn ở đâu?!"」. Dương Quý phi nghe thế mà nói: 「"Xin ngài thỉnh cô ta đến! Thiếp có nhã hứng mời cô ta cùng đi suối nước nóng"」, Huyền Tông ngoảnh đi chỗ khác từ nói, nói nên để Mai phi ở đâu thì cứ ở đấy, nhưng Quý phi kiêng quyết, nói: 「"Nơi này ly bàn lộn xộn, quần áo mùng mền không tươm tất! Đêm qua là ai đã hầu bệ hạ?! Khiến bệ hạ sáng không thiết triều?! Thỉnh ngài đi gặp quần thần, còn thiếp ở lại chờ ngài!"」. Huyền Tông nghe thế cả kinh, nhưng vẫn bình tĩnh đáp: 「"Trẫm hôm nay không thoải mái, không có cách nào thượng triều"」. Dương Quý phi nghe Hoàng đế nói thế, không tiện chất vấn nữa mà bèn đi về. Sau đó, Huyền Tông vội tìm trong mành tường xem Mai phi ra sao, thì phát hiện bà đã được một Tiểu thái giám lén đưa về Thượng Dương cung từ lâu. Không khen ngợi mà còn thịnh nộ, Huyền Tông cho xử tử viên Tiểu thái giám kia. Sau đó, Huyền Tông phái người đem trả lại đôi hài và cây thoa mà bà để quên. Mai phi nhìn hai vật này mà buồn rầu, hỏi sứ giả: 「"Hoàng thượng là kiên quyết không cần ta?"」. Sứ giả đáp: 「"Hoàng thượng cũng không muốn vứt bỏ ngài, chỉ là Quý phi quả thật quá giương oai"」. Mai phi nghe thế, cười nhạt mà bảo: 「"Sợ bởi vì yêu ta sẽ chọc giận ả Phì tỳ kia, thế này không phải tương đương vứt bỏ ta sao?"」. Điều này khiến quan hệ giữa Quý phi và Mai phi càng thêm căng thẳng. Cả hai người đều bằng mặt mà không bằng lòng nhau, Quý phi gọi Mai phi là "Mai tinh" mang nghĩa yêu quái, còn Mai phi gọi Quý phi là "Phì tì" (肥婢), có ý khinh thường Quý phi phì nộn và thấp hèn. Viết Lâu đông phú. Khi còn ở nhà, Mai phi đọc sự tích Trần A Kiều, Hoàng hậu của Hán Vũ Đế vì một bài "Trường Môn phú" của Tư Mã Tương Như mà phục sủng, bèn đưa 1000 lương hoàng kim hối lộ Cao Lực Sĩ, thỉnh người nào như Tư Mã Tương Như viết giùm bà một thiên phú đắc sủng. Nhưng họ Cao nịnh hót Dương Quý phi, cũng lại rất sợ thế lực họ Dương, nên từ chối và nói khéo không ai dám làm thay. Nghe đến vậy, Mai phi buồn bã, tự viết nên Lâu đông phú (樓東賦) để mong nhận lại sự thương xót của Huyền Tông. Nội dung của bài phú này như sau: Khi biết được, Dương Quý phi tức giận, ở trước mặt Huyền Tông tố cáo: 「"Giang phi quá thô bỉ hạ tiện, dùng ẩn ngữ để biểu thị oán hận, thỉnh ngài ban nàng ta chết!"」. Đường Huyền Tông đọc xong quả có cảm động, nhưng không đành trái ý Quý phi nên không có hồi đáp cụ thể nào, trầm mặc không nói. Một lần, có người đi sứ Lĩnh Nam trở về, Mai phi liền hỏi người hầu: 「"Người này là ai từ đâu tới? Chẳng lẽ là sứ giả tới đưa hoa mai sao?"」. Nhưng người hầu đáp đó là sứ giả biếu tặng Dương phi mấy trái vải, Mai phi nghe xong liền bùi ngùi. Nhân có sứ thần dâng lên đôi trân châu, Đường Huyền Tông lén gọi người hầu đem đến tặng bà. Mai phi buồn rầu không nhận, gửi trả lại cùng với 1 bài thơ như sau: Đọc xong bài thơ, Huyền Tông buồn rầu không vui, sai Nhạc phủ dựa theo thơ mà soạn ra một khúc nhạc, gọi là 「"Nhất hộc châu"; 一斛珠]. Ca khúc này về sau mãi vẫn được lưu truyền đến đời Tống. Chết về báo mộng. Thời gian trôi qua, Mai phi bị thất sủng và quên lãng. Khi An Lộc Sơn khởi loạn mang quân tiến vào Trường An, Đường Huyền Tông mang theo Dương Quý phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục mà bỏ lại Mai phi. Sau đó, khi Huyền Tông trở về, lúc này Dương Quý phi cũng đã chết, Hoàng đế cố gắng trở lại nơi ở cũ mà không thấy Mai phi, liền cho hạ chiếu chỉ cần có người tìm được Mai phi, quan thăng hai cấp, tiền thưởng trăm vạn. Mọi người nơi nơi tìm kiếm, vẫn không biết bà ở nơi nào. Một đêm khi nằm mộng, phảng phất thấy Mai phi cách trúc tùng đang khóc. Tuy rằng dùng tay áo che mặt, nhưng nhìn ra được hai mắt đẫm lệ, giống cánh hoa đính hạt sương trắng, cực kỳ thanh tao diễm lệ. Mai phi nói:「"Năm đó khi bệ hạ chạy nạn, thiếp chết ở trong tay loạn binh. Có người thấy thiếp đáng thương, đem thân xác thiếp chôn ở dưới cây mai tại bờ ao phía Đông"」. Tỉnh dậy, Hoàng đế sai người đi hồ Thái Dịch khai quật tìm kiếm, lại tìm không thấy. Hoàng đế càng thêm rầu rĩ không vui, bỗng nhiên nghĩ đến ao bên cạnh suối nước nóng có hơn 10 khoảnh cây mai, nên tức tốc đến đó khai quật. Mới đào mấy cây, liền tìm đến thi thể. Bên ngoài thi thể là dùng cẩm đệm bọc, đặt ở một cái rãnh rượu. Đường Huyền Tông khóc lớn, người bên cạnh không dám nói gì, tỉ mỉ kiểm tra vết thương cho Mai phi, chỉ thấy xương sườn có vết đao. Hoàng đế tự mình viết tế văn tế điện, dựa theo Phi tử lễ tiết mà đem bà một lần nữa hạ táng ở địa phương khác.
1
null
Quản lý rủi ro dự án là nghệ thuật và khoa học của việc nhận biết, phân tích và phản hồi rủi ro thông qua vòng đời dự án và trong các lợi ích tốt nhất để đạt được các mục tiêu của dự án. Quản lý rủi ro dự án được xem là khía cạnh quan trọng trong việc quản lý dự án và là một trong chín lĩnh vực kiến thức được định nghĩa trong PMBOK. Quản lý rủi ro có thể xem như là một sự kiện hay một hoạt động không thể dự đoán được có thể tác động đến quy trình dự án, kết quả có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nó có thể tác động tích cực trong việc lựa chọn dự án, định nghĩa quy mô dự án và phát triển lịch trình thực tế và đánh giá được đúng chi phí bỏ ra. Rủi ro có thể được đánh giá theo 2 nhân tố: tác động và khả năng xảy ra. Nếu khả năng xảy ra là 1, nó là vấn đề. Điều này có nghĩa rủi ro được tài liệu hóa. Nếu khả năng xảy ra là 0, điều này có nghĩa rủi ro không xảy ra và có thể loại bỏ trong công cụ đăng ký rủi ro. Lợi ích của quản lý rủi ro. Quản lý rủi ro giúp giảm thiểu, giám sát và điều khiển tính khả thi hoặc tác động của các sự kiện không dự đoán được hoặc tối đa hóa sự nhân dạng các cơ hội. Theo đó, một số lợi ích chính trong việc quản lý rủi ro phần mềm như sau: Công cụ. Cấu trúc chia nhỏ rủi ro (risk breakdown structure) được xem là một công cụ hữu ích để nhận biết các rủi ro xảy ra đến dự án trong các danh mục khác nhau.
1
null
"Áo lụa Hà Đông" là bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên vào năm 1971, phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của cố thi sĩ Nguyên Sa. Hoàn cảnh sáng tác. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác... miễn là khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Cuối cùng, người đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hà. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu. Sau khi thay đổi cuộc đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp "chân lấm, tay bùn" này và chỉ một thời gian sau Lý Lệ Hà trở thành người tình của quốc vương Bảo Đại. Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của hoa hậu đầu tiên và buộc ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy. Đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng "Áo Lụa Hà Đông" khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy. Cũng nhờ bài hát này, rất nhiều người đã biết tới làng lụa Vạn Phúc, nơi xuất phát của lụa Hà Đông nổi tiếng. Lưu hành. Bài hát cũng được nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn thành công, nằm trong danh sách những bài hát được cho là thành công nhất của Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Duy Trác... Sau năm 1975, bài hát cũng được trình diễn trong chương trình Duyên dáng Việt Nam. Bài hát này và bài "Niệm khúc cuối" là một trong hai bài hát của Ngô Thụy Miên được cấp phép tại Việt Nam.
1
null
Đinh Tích Nhưỡng (chữ Hán: 丁錫壤) là một võ tướng triều Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Xuất thân. Đinh Tích Nhưỡng dòng dõi danh tướng Đinh Văn Tả, quê làng Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng, trấn Hải Dương. Ông đổ Tạo sĩ, sớm cầm quân, được trông coi thủy quân Bắc Hà. Trở thành danh tướng. Tháng 9 năm 1785, Bắc Hà bị dịch hoàng trùng, mất mùa nặng. Dân chúng vùng ven biển nổi dậy dưới quyền của Trần Liên và Ba Bá, quấy phá hai trấn An Quảng và Sơn Nam. Quân triều đình nhiều lần đánh đuổi nhưng không dẹp yên được. Đoan Nam vương Trịnh Tông phái Trịnh Tự Quyền lãnh bộ binh, Đinh Tích Nhưỡng lãnh thủy binh đi dẹp loạn. Đinh Tích Nhưỡng kéo thủy binh đánh phá nhiều trận, thắng lớn, lại chiêu hàng. Trần Liên về hàng, được bảo tấu về triều phong trước An Ninh bá, chức Kiểm điểm (Hoàng Lê Nhất thống chí gọi người này là Thiêm Liêm). Đinh Tích Nhưỡng được phong tước Liễn Trung hầu, Trấn thủ Hải Dương. Bại trận làm mất Thăng Long. Quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ tiến ra bắc. Trịnh Tông phái Trịnh Tự Quyền và Đinh Tích Nhưỡng kéo đi cứu Sơn Nam của Trấn thủ Đỗ Thế Dận. Đinh Tích Nhưỡng kéo thủy binh đến Lục Khẩu thì gặp thủy quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn nhân đêm tiến đánh rồi lui mấy lược. Đinh Tích Nhưỡng sai quân bắn trả đến sáng thì mới biết là thuyền rỗng, tượng gỗ, hết cả tên đạn. Quân Tây Sơn phản công, thủy quân Bắc Hà bại trận. Quân trên bộ của Trịnh Tự Quyền cũng tan vỡ. Tây Sơn thẳng tiến ra bắc, lấy Thăng Long Quyền thần lập họ Trịnh. Sau khi Tây Sơn rút về Thuận Hóa, Đinh Tích Nhưỡng lập hiệu quân Đông Giang ủng hộ Trịnh Bồng, ép các triều thần và Chiêu Thống khôi phục tước vị vương cho Trịnh Bồng. Hoàng Phùng Cơ cũng bị lôi kéo. Trịnh Bồng được lập làm Yến Đô vương, tái lập chúa Trịnh. Đinh Tích Nhưỡng được phong Liễn Vũ công, Đông quân Đô đốc phủ. Nguyễn Hữu Chỉnh kéo binh về Thăng Long ủng hộ Chiêu Thống. Đinh Tích Nhưỡng kéo quân về giữ Hải Dương là đất bản địa. Trịnh Bồng cô thế phải bỏ chạy khỏi Thăng Long. Phản tướng. Đinh Tích Nhưỡng ủng hộ Trịnh Bồng chống lại Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên ông lại bại trận quyết định ở sông Ngô Đồng dưới tay Hoàng Viết Tuyển. Nguyễn Hữu Chỉnh lại chiêu hàng Đinh Tích Nhưỡng khiến Trịnh Bồng nghi ngờ rời bỏ Đinh Tích Nhưỡng. Nguyễn Hữu Chỉnh vì bận đối phó với Tây Sơn và Hoàng Phùng Cơ nên cũng chưa tính đến. Tây Sơn lại ra Bắc Hà đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Chiêu Thống chạy ra ngoài Cần vương. Đinh Tích Nhưỡng lại xin về hàng Chiêu Thống nhưng Chiêu Thống không nhận. Đinh Tích Nhưỡng nổi giận đem quân đến vây đánh nhà vua nhưng bị đánh bại, dân chúng Hải Dương nổi lên đánh lại Đinh Tích Nhưỡng. Đinh Tích Nhưỡng sai Trần Liên về hàng Ngô Văn Sở, dẫn đường bắt Chiêu Thống nhưng thất bại. Sau này Đinh Tích Nhưỡng hàng Tây Sơn nhưng không được trọng dụng. Số phận của ông về sau chưa được rõ. Nhận định. Đinh Tích Nhưỡng có hành trạng giống Mạnh Đạt thời Tam Quốc. Ông tuy được mệnh danh là chiến tướng Bắc Hà nhưng ở những thời điểm quyết định đều thất bại. Nếu Dương Trọng Tế chỉ biết họ Trịnh, Hoàng Phùng Cơ trung hậu với cả Lê và Trịnh thì Đinh Tích Nhưỡng lại phản phúc với cả Lê và Trịnh.
1
null
Đức Mẹ Guadalupe () còn được biết với tên gọi Đức Trinh Nữ Guadalupe () là một tước hiệu mà Giáo hội Công giáo dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Hai tài liệu, được xuất bản trong thập niên 1640, một bằng tiếng Tây Ban Nha, một bằng tiếng Nahuatl (tiếng của dân Aztec), cùng thuật lại một câu chuyện xảy ra trong khi đi bộ từ ngôi làng của mình đến Thành phố Mexico vào sáng sớm ngày 9 tháng 12 năm 1531 (Ngày hôm sau là Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong Đế quốc Tây Ban Nha), một người nông dân tên là Juan Diego đã thấy trên sườn đồi Tepeyac có một cô gái chừng mười lăm mười sáu tuổi, được bao quanh bởi hào quang ánh sáng. Nói chuyện với anh ta bằng tiếng Nahuatl địa phương, Bà đã yêu cầu Juan Diego đi nói với Giám mục xây dựng một nhà thờ ngay tại nơi đó. Từ những lời nói của bà, Juan Diego nhận ra đó chính là Maria. Diego đã kể lại câu chuyện của mình với Tổng Giám mục người Tây Ban Nha, Fray Juan de Zumárraga, người đã yêu cầu ông quay trở lại đồi Tepeyac để nói với người phụ nữ lạ là hãy cho một dấu hiệu để chứng minh. Dấu hiệu đầu tiên mà bà tỏ ra là việc chữa lành bệnh tật cho người chú của Juan. Đức Trinh Nữ nói với Juan Diego hãy leo lên đồi Tepeyac và hái những bông hồng. Mặc dù lúc đó đang là tháng 12 đã rất muộn so với mùa hoa nở nhưng Juan Diego đã tìm thấy những bông hoa hồng Castilian trên đỉnh đồi cằn cỗi, không có nguồn gốc từ Mexico. Đức Trinh Nữ yêu cầu ông sắp xếp những bông hồng vào trong chiếc áo choàng tilma dệt bằng sợi xương rồng của mình. Điều kỳ lạ xảy ra khi Juan Diego mở áo choàng trước khi sự chứng kiến của Giám mục Zumárraga vào ngày 12 tháng 12, những bông hoa rơi xuống sàn nhà nhưng ở vị trí đó lại xuất hiện hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe một cách kỳ diệu được in trên vải. Tấm hình này hiện nay vẫn còn được trưng bày tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe, một trong những điểm hành hương thu hút nhiều người nhất trong thế giới công giáo. Hình ảnh này cũng phổ biến trong văn hóa Mexico với tên gọi: Nữ Vương Mexico. Năm 1910, Giáo hoàng Piô XI công bố Đức Mẹ Guadalupe là Quan Thầy của Mỹ Latinh và sau đó của Philippines vào năm 1935. Năm 1999, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố Maria là Bổn mạng của toàn châu Mỹ, Nữ vương châu Mỹ La Tinh, và người bảo vệ cho những trẻ em không được sinh ra. Tên gọi. Trong tài liệu đầu tiên viết về cuộc hiện ra, cuốn Mopohua Nican, viết bằng tiếng Nahuatl vào khoảng năm 1556, Maria nói với Juan Bernardino, chú của Juan Diego, rằng hình ảnh trên tấm áo choàng tilma được gọi bằng cái tên: "Đức Trinh Nữ hoàn hảo, Thánh Maria Guadalupe". Tuy nhiên, giữa các học giả hiện nay không đồng thuận về tên "Guadalupe" được gán cho hình ảnh này. Các ý kiến khác nhau có thể được nhóm lại thành hai quan điểm chính. Quan điểm đầu tiên cho rằng đã có sự hiểu lầm giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nahuatl. Quan điểm thứ hai cho rằng tên gọi Tây Ban Nha "Guadalupe", có chung nguồn gốc với tên gọi Đức Maria Guadalupe vùng Extremadura. Quan điểm đầu tiên về nguồn gốc Nahuatl của tên gọi này là của Luis Becerra Tanco. Vào năm 1675, trong cuốn Felicidad de Mexico của mình, Becerra Tanco đã đưa ra ý kiến: Juan Bernardino và Juan Diego sẽ không thể hiểu được tên Guadalupe vì hai phụ âm "d" và "g" không tồn tại trong tiếng Nahuatl. Ông đã đưa ra hai tên bằng tiếng Nahuatl được phát âm giống như "Guadalupe " là: Tecuatlanopeuh (IPA: ), "người được sinh ra từ tảng đá", và Tecuantlaxopeuh (IPA: ), "người xua đuổi những kẻ dữ khỏi chúng ta". Nó cũng đưa ra gợi ý rằng cái tên Tây Ban Nha này là sự thuật lại một thuật ngữ trong tiếng Nahuatl, Coātlaxopeuh [koa ː t͡ɬa'ʃopeʍ], có nghĩa là "người đập đầu con rắn" và nó có thể được đề cập đến thần rắn lông vũ Quetzacoatl. Những người ủng hộ nguồn gốc tiếng Tây Ban Nha của tên gọi đưa ra lập luận rằng: Lịch sử. Sau cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha kéo dài từ năm 1519-21, một đền thờ nữ thần Tonantzin tại đồi Tepeyac bên ngoài Thành phố Mexico đã bị phá hủy và một nhà nguyện dành riêng cho Đức Trinh Nữ được xây dựng nay tại đó. Những người da đỏ mới cải đạo theo Công giáo ở xa vẫn tiếp tục đến đó hành lễ và thực hiện các nghi thức thờ phượng của mình. Tuy nhiên không chắc chắn họ có gọi tên Maria giống như tên nữ thần Tonantzin hay không. Một ghi chép đầu tiên nhắc đến sự tồn tại của bức vẽ là vào năm 1556, khi Tổng Giám mục Alonso de Montufar, dòng Đa Minh, giảng một bài khen ngợi lòng sùng kính Đức Mẹ Guadalupe, bày tỏ sự kính trọng với bức tranh được vẽ trong nhà nguyện tại Tepeyac, nơi phép lạ mới xảy ra. Vài ngày sau đó ông nhận được văn thư trả lời của Francisco de Bustamante, người đứng đầu các tu sĩ dòng Phanxicô và là người trông coi nhà nguyện Tepeyac, ông này bày tỏ thái độ không đồng tình trước vị Phó vương về việc Tổng Giám mục cổ vũ người dân bản địa mê tín dị đoan khi tôn thờ 1 bức tranh được vẽ bởi một họa sĩ người bản địa tên là Marcos Cipac de Aquino: Lòng sùng kính đã được cổ vũ trong một nhà nguyện dành riêng cho Đức Mẹ, được gọi là Guadalupe, trong thành phố này là rất có hại cho người dân địa phương, bởi vì nó làm cho họ tin rằng hình ảnh này được vẽ bởi người da đỏ Marcos là trong một trường hợp thần kỳ. Ngày hôm sau, Tổng Giám mục Montufar mở một cuộc điều tra. Các tu sĩ Phanxicô nhắc lại tuyên bố của mình rằng hình ảnh khuyến khích thờ phượng ngẫu tượng và mê tín dị đoan, và làm chứng rằng nó đã được vẽ bởi "Người da đỏ tên là Marcos". Điều này đã có từ trước khi Dòng Đa Minh cho phép người Aztec kính viếng Guadalupe theo lời Tổng Giám mục. Vấn đề đã chấm dứt khi các tu sĩ dòng Phanxicô bị tước mất quyền trông coi đền thờ và khung hình tilma được trưng bày trong 1 nhà thờ lớn hơn. Một tài liệu đầu tiên diễn giải chi tiết hơn về hình ảnh và cuộc hiện ra là cuốn Imagen de la Virgen Maria, Madre de Dios de Guadalupe, một cuốn sách chỉ dẫn cách thờ phượng trong cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha xuất bản năm 1648 bởi Miguel Sanchez, một linh mục giáo phận Mexico City. Một bản văn ngắn dày 36-trang được viết bằng tiếng Nahuatl có tên là Huei tlamahuiçoltica ("sự kiện trọng đại"), đã được xuất bản vào năm 1649 bởi Luis Lasso de la Vega. Có ý kiến cho rằng tài liệu này có mối quan hệ chặt chẽ với câu chuyện về Đức Trinh nữ của Sánchez. Tài liệu này bao gồm 7 phần. Trong phần Mopohua Nican ("Ở đây nó được kể lại"), thuận lại các cuộc hiện ra và nguồn gốc siêu nhiên của hình ảnh; phần Nican motecpana ("Đây là một tài liệu theo lệnh truyền"), mô tả lại 14 phép lạ của Đức Mẹ Guadalupe, và Nican tlantica ("Đến đây chấm dứt"), nói về việc tôn kính Đức Mẹ trong xứ Tây Ban Nha Mới. Juan Diego. Sự nổi tiếng ngày càng tăng của hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe đã dẫn đến một sự quan tâm song song dành cho Juan Diego. Vào năm 1666 Giáo hội, với mục đích thiết lập một ngày lễ dành cho ông ta đã bắt đầu thu thập thông tin từ những người đã quen biết với Juan Diego. Vào năm 1723 một cuộc điều tra chính thức cuộc sống của ông được thực hiện, nhiều thông tin đã được thu thập. Năm 1987, dưới triều Giáo hoàng John Paul II, người có mối quan tâm đặc biệt với các vị thánh và người Công giáo ngoài châu Âu, đã thành công trong việc đề nghị Bộ phong thánh suy tôn Juan Diego lên hàng đáng kính. Vào ngày 06 Tháng 5 năm 1990, ông được phong chân phước bởi chính Joh Paul II trong Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe ở thành phố Mexico và được tuyên bố "là người bảo vệ và bênh vực của các dân tộc bản địa", với ngày lễ kính là ngày 09 tháng 12. Thời điểm này, các sử gia và các nhà thần học đã bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ tin cậy trong các bằng chứng về Juan Diego. Không có bất cứ dòng nào đề cập đến Juan hay sự việc kỳ lạ mà anh ta gặp trong các tác phẩm của Giám mục Zumárraga dòng Phanxicô, mặc dù trong bản viết tay của ông có nói đến bức vẽ kỳ lạ. Trong các bản ghi của cuộc điều tra mà Giáo hội tiến hành năm 1556 cũng bỏ qua những thông tin về người này. Và cũng không phải bất cứ một tài liệu nào khác nói đền sự tồn tại của 1 người tên là Juan Diego cho đến giữa thế kỷ 17. Những nghi ngờ trên thực tế không phải mới được nêu ra. Ngay từ năm 1883 Joaquín García Icazbalceta, sử gia và người viết tiểu sử của Zumárraga, trong một văn bản mật về Đức Mẹ Guadalupe gửi cho Giám mục Labastida, đã rất do dự khi chứng minh các câu chuyện về cuộc hiện ra và nói kết luận của ông rằng hoàn toàn không có một người đàn ông. Gần đây nhất là năm 1996, Giám đốc của Vương cung thánh đường Guadalupe, Guillermo Schulenburg, ở tuổi 83 tuổi và sau 33 năm phục vụ đã buộc phải từ chức sau một cuộc phỏng vấn với tạp chí Công giáo Ixthus, khi ông nói rằng Juan Diego là "một biểu tượng chứ không phải là một thực tế". Sau đó ông còn viết thư cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II khuyên ngài đừng phong thánh cho Juan Diego vì cho rằng không có đủ chứng cớ rõ ràng về cuộc đời vị này. Theo Schulenburg, huyền thoại Juan Diego được dựng lên để an ủi người thổ dân da đỏ mà địa vị kinh tế và xã hội trong thế kỷ 16 thấp hơn so với người Mexico da trắng, có tổ tiên là người Tây Ban Nha . Năm 1995, trong quá trình tiến hành phong thánh cho Juan Diego, Xavier Escalada, một linh mục dòng Tên đang viết một bách khoa thư về huyền thoại Guadalupe, đã cho công bố 1 tấm giấy bằng da (Codex Escalada) với những hình vẽ minh họa cuộc đời của Juan Diego và biến cố gặp gỡ Đức Trinh Nữ trong hào quang ánh sáng. Tài liệu quan trọng này đã được vẽ trong khoảng năm 1548, thời điểm mà những nhân chứng có thể đã biết đến Juan Diego. Đồng thời nó mang chữ ký của 2 học giả nổi tiếng ở thế kỷ 16 là linh mục Antonio Valeriano và Bernardino de Sahagun. Do đó nội dung của nó được xem là đáng tin cậy. Tuy vậy một số học giả vẫn còn hoài nghi, mô tả hình ảnh trên cuộn giấy da "giống với hình ảnh Thánh Phaolô gặp Chúa Kitô trên đường Damascus, được vẽ bởi Thánh Luca và chữ ký của St Peter hơn là mô tả về Juan Diego". Linh mục Fidel Gonzalez, một thành viên trong ủy ban Toà Thánh có nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc đời của Thánh Juan Diego đã kết luận là không thể phủ nhận Juan Diego là nhân vật có thật. Cuối cùng, các Giám mục Mexico cho hay, Toà Thánh xác nhận 1 phép lạ đã xảy ra qua lời cầu bàu của Thánh Juan Diego khiến cho một thanh niên người Mexico đã được chữa lành sau khi sọ bị vỡ vì lao mình từ một cái tháp cao dưới ảnh hưởng của bia rượu. Năm 2002, Gioan Phaolô II, trong chuyến thăm Đền Thánh Guadalupe lần thứ năm, đã cử hành Lễ Phong Thánh cho Juan Diego. Phân tích bức ảnh. Tấm vải thô và hình ảnh đã được tiến hành phân tích nhiều lần bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện có. Có ít nhất 4 cuộc khảo sát đã được tiến hành trong khoảng 1751,1952 – 1982. Ba trong số đó đã được xuất bản thành sách. Năm 1756, họa sĩ nổi tiếng Miguel Cabrera xuất bản tác phẩm nghiên cứu của mình trong cuốn sách "American Marvel". Bao gồm kết quả phân tích đôi mắt và các khảo sát thông thường khác của ông và 6 họa sĩ khác. Năm 1929, Một tài liệu chú dẫn về hình ảnh chiếc đầu của một người đàn ông phản chiếu trong mắt phải của Đức Trinh Nữ được công bố bởi nhà nhiếp ảnh Alfonso Marcue. Năm 1951, Carlos Salinas tiến hành xét nghiệm bức tượng ảnh và đưa ra hình ảnh một chiếc đầu của một người đàn ông phản chiếu trong mắt phải của Đức trinh Nữ. Năm 1956, Tiến sĩ Torroela-Bueno, một bác sĩ về nhãn khoa, xét nghiệm con mắt của Đức Trinh Nữ trong bức ảnh. Năm 1958, Tiến sĩ Rafael Torija-Lavoignet cho xuất bản tác phẩm nghiên cứu của ông, cuốn Purkinje-Sanson, được trình bày để nói về Bức Tượng Ảnh Đức Bà Guadalupe. Năm 1962, Tiến sĩ Charles Wahig, O.D. tuyên bố sự khám phá của ông về hình ảnh phản chiếu trong mắt của Đức Trinh Nữ khi nghiên cứu bức Tượng Ảnh với độ phóng lớn lên gấp 25 lần. Năm 1975, người ta đã cho gỡ khung kính ra để Tiến sĩ Enrique Grave, một bác sĩ nhãn khoa khác, có thể nghiên cứu kỹ hơn về bức vẽ . Năm 1979, Tiến sĩ sinh lý học và côn trùng học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, ông Philip Serna Callahan đã chụp ra 40 bức hình của bức ảnh bằng tia hồng ngoại tuyến. Các bức ảnh và phát hiện của ông đã được xuất bản thành sách vào năm 1981. Trong tác phẩm này, kết luận rằng bức vẽ nguyên thủy không có bản vẽ dưới, không có bản phác thảo hay bất kỳ nét cọ nào. Cũng trong năm này, Tiến sĩ, bác sĩ nhãn khoa Jose Aste-Tonsmann dùng kỹ thuật phân tích sophisticate và nghệ thuật nhiếp ảnh digital để lấy ảnh cả hai mắt đã tuyên bố đã tìm thấy có ít nhất bốn hình ảnh của con người hiện ra trong cả hai mắt của Đức Trinh Nữ. Khi phóng đại hình ảnh con mắt lên gấp 2500 lần, khẳng định sự có mặt của một nhóm người gồm 1 người đàn ông, người đàn bà và nhóm trẻ em. Tất cả là 14 người được lưu lại trong đồng tử của con mắt tương tự như bản chụp con mắt bình thường khi xảy ra "phép lạ" . Năm 2002, José Antonio Flores Gómez, một nhà phục chế mỹ thuật, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Proceso Mexico đã đưa ra một số vấn đề kỹ thuật của mảnh vải mà ông đã tiến hành nghiên cứu trong các năm 1947 và 1973. Bức vẽ chưa từng được sơn phủ. Cuốn "Proceso" cũng được xuất bản vào năm 2002 ghi lại cuộc phỏng vấn với José Sol Rosales, trước đây là giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Thống kê cổ vật nhân tạo (Patrimonio Artístico Mueble) của Viện Mỹ thuật (Inba) tại thành phố Mexico. Cuộc phỏng vấn này được trích dẫn từ một báo cáo mà Rosales đã viết vào năm 1982 trình bày những phát hiện của ông khi thực hiện quá trình kiểm tra tấm vải bằng ánh sáng tia cực tím - ở độ phóng đại thấp – dưới kính hiển vi âm thanh stereo, loại vẫn được sử dụng cho phẫu thuật để tạo nên không gian ba chiều của mẫu vật. Trong tác phẩm này đã khẳng định màu sắc và độ sáng của bức vẽ rất đặc biệt. Trong gần 500 năm tồn tại kể từ khi "phép lạ" xảy ra, tấm vải vẫn tồn tại mà không bị mục nát. Trong khi một bản sao được làm trên chất liệu tương tự chỉ giữ được khoảng 15 năm. Năm 1971, sự cố tràn dung dịch axit amonia lên phần trên và bên phải bức vẽ. Mặc dù không được sửa chữa nó đã tự phục hồi như cũ. Năm 1921, một trái bom đã nổ ngay dưới chân bức vẽ khiến nhiều đồ vật bị phá hủy nhưng bức vẽ lại không bị hư hại gì. Các ngôi sao xuất hiện trên tà áo Đức Maria trùng với bản đồ sao xuất hiện trên bầu trời Mêxicô hôm xảy ra phép lạ. Nhiều trang web Công giáo dẫn chứng (mặc dù không dẫn nguồn) vào năm 1936, Friz Hahn, giáo sư ở Mexico, lấy hai sợi chỉ từ tấm vải gửi cho Tiến sĩ Richard Kuhn, Khoa trưởng Phân khoa Hóa học Đại Học Kaiser Wilhelm, sau khi nghiên cứu cùng với các giáo sư của phân khoa đã đi đến kết luận là màu sắc của các sợi chỉ không nằm trong danh sách những màu sắc mà họ đã nghiên cứu và hiểu biết. Trong Giáo hội Công giáo. Năm 1555, trong một buổi họp Hội Đồng, Tổng Giám mục thứ hai của Mexicô, Alonso de Montufar đã hoàn thành hồ sơ gián tiếp công nhận sự lạ Đức Mẹ hiện ra. Liền năm sau đó, ông cho xây dựng thánh đường tôn kính Đức Mẹ tại đây và hoàn thành vào năm 1567. Ngày 25 tháng 5 năm 1754,Giáo hoàng Biển Đức XIV chấp thuận Đức Mẹ Guadalupe là Thánh Quan Thầy của Tân Tây Ban Nha và cho phép cử hành lễ kính vào ngày 12 Tháng 12. Năm 1910, Giáo hoàng Piô X công bố Đức Mẹ Guadalupe là Quan Thầy của châu Mỹ Latinh. Năm 1935, Piô XI đặt Đức Trinh Nữ Guadalupe làm quan thầy của Philippines. Năm 1945, Piô XII tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ Guadalupe là "Nữ hoàng của Mixicô và của toàn lãnh thổ Mỹ Châu" và nhấn mạnh: Tượng Ảnh Đức Mẹ đã được vẽ lại "qua ngòi bút linh ứng chứ không phải bởi thế giới này". Năm 1946, ông tuyên bố Đức Bà Guadalupe là quan thầy của Mỹ Châu. Năm 1961, Giáo hoàng Gioan XXIII cầu nguyện cùng Đức Bà Guadalupe là Quan Thầy của Mỹ Châu. Ông diễn tả Đức Bà Guadalupe là người Mẹ và là người Thầy Đức Tin của tất cả người dân châu Mỹ. Năm 1966, Phaolô VI gửi tới Đền Thánh Đức Bà Guadalupe một Bông Hoa Hồng bằng vàng. Năm 1979, Gioan Phaolô II gọi Đức Bà Guadalupe là "Ngôi Sao dẫn đường Truyền giáo", ngài quỳ trước Tượng Mẹ, cầu xin Mẹ giúp đỡ và gọi Đức Bà là Mẹ của Mỹ Châu. Ngày 12 tháng 12 là ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe theo lịch phụng vụ theo quy định cho tất cả các địa phận ở Hoa Kỳ vào năm 1988. Vào năm 1999, Gioan Phaolô II, trong chuyến viếng thăm Đền Thánh lần thứ 3, công bố ngày 12 tháng 12 là ngày Lễ kính Đức Mẹ Guadalupe theo lịch phụng vụ cho cả toàn châu Mỹ. Ý nghĩa văn hóa. Biểu tượng của Mêxicô. Năm 1648, Linh mục Miguel Sanchez xuất bản tại Mexicô tác phẩm "Bức tượng ảnh Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ Thiên Chúa" bằng tiếng Tây Ban Nha mô tả hình ảnh Đức Bà Guadalupe như là hình ảnh đã được đề cập trong sách Khải Huyền, người đã mang đến vinh quang và chiến thắng cho đất nước Mêxicô. Nhà văn Mexicô, Carlos Fuentes có lần đã nói rằng: "Bạn chỉ thực sự được coi là một người Mexico khi bạn tin vào Đức Trinh Nữ Guadalupe." Trong suốt lịch sử thế kỷ 19 và 20 của Mexicô, cái tên Guadalupe và hình ảnh Đức Bà Gualupe đã trở thành một biểu tượng của tinh thần thống nhất quốc gia. Tổng thống đầu tiên của Mexicô (1824-1829) đã thay đổi tên của mình từ José Miguel Ramón Adaucto Fernández y Félix thành Guadalupe Victoria trong danh dự của Đức Mẹ Guadalupe. Linh mục Miguel Hidalgo, người lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của Mexicô (1810), và Emiliano Zapata, trong cuộc Cách mạng Mexicô (1910) dẫn đầu các lực lượng vũ trang của mình với những lá cờ trang trí phù hiệu là hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe. Năm 1810, Miguel Hidalgo y Costilla trong bài diễn văn khởi xướng phong trào giành độc lập cho Mexico ở Grito de Dolores đã kêu gọi: "Tiêu diệt người Tây Ban Nha và đem lại sự trường tồn cho Đức trinh nữ Guadalupe!" Khi quân đội liên minh người lai-bản xứ của Hidalgo tấn công Guanajuato và Valladolid, họ đã mang theo "hình ảnh Đức Trinh Nữ Guadalupe" trên các lá cờ phù hiệu, trên gậy hoặc trên lau sậy sơn màu sắc khác nhau" và "đội những chiếc mũ in hình Đức Trinh Nữ ". Sau khi Hidalgo chết, người lãnh đạo kế tiếp là còn là linh mục José María Morelos, người đã lãnh đạo quân nổi dậy ở phía nam Mexico. Hình ảnh Đức trinh nữ đã được Morelos sử dụng làm con dấu trong hội nghị Chilpancingo, ngày lễ kính Đức Bà được ghi vào hiến pháp Chilpancingo và tuyên bố rằng Đức Bà Guadalupe là sức mạnh đằng sau chiến thắng của ông. Năm 1914, Emiliano Zapata lãnh đạo của phong trào nông dân và quân đội miền Nam chống lại chính phủ Porfirio Díaz. Mặc dù lực lượng nổi dậy Zapata chủ yếu đòi cải cách ruộng đất: "Tierra y Libertad" (đất và tự do) là những khẩu hiệu của cuộc nổi dậy. Nhưng khi quân đội của ông thâm nhập vào Thành phố Mexicô họ đã mang theo những biểu ngữ có hình Guadalupe. Gần đây hơn, lực lượng đối lập Quân đội Giải phóng Quốc gia Zapatista (EZLN) - đại diện cho quyền lợi của 12 triệu thổ dân India tại Mexico – đã tự gọi mình là "thành phố di động" trong thanh danh của Đức Trinh Nữ và được gọi là Guadalupe Tepeyac. Với người Aztec. "Người Aztec... đã xây dựng một hệ thống chặt chẽ các biểu tượng trong đời sống tinh thần của họ. Khi điều này bị phá hủy bởi người Tây Ban Nha, cần có một cái gì đó mới để lấp đầy khoảng trống này, mang tinh thần của một Tân Tây Ban Nha... hình ảnh Guadalupe ra đời phục vụ mục đích đó". Hernán Cortés, kẻ chinh phục đế quốc Aztec năm 1521, là người gốc Extremadura thuộc Tây Ban Nha, nơi nổi tiếng với hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe. Vào thế kỷ 16, Guadalupe Extremadura, một bức tượng Đức Trinh Nữ được tin là khắc bởi Thánh Luca đã trở thành một biểu tượng của vùng đất này. Hình tượng này xuất hiện vào đầu thế kỷ 14, khi Đức Trinh Nữ hiện ra với một người chăn chiên khiêm tốn và yêu cầu ông xây dựng một nhà nguyện tại nơi đó. Một trong những đặc điểm đáng chú ý của hình tượng Đức Mẹ Guadalupe Extremadura là khuôn mặt sẫm màu giống như người bản xứ châu Mỹ, và do đó hình tượng này đã trở thành biểu tượng thay thế hoàn hảo được các nhà truyền giáo theo chân Cortés sử dụng trong quá trình chuyển hóa từ tín ngưỡng thờ thần bản địa sang tín hữu Kitô giáo. Theo các tài liệu truyền thống, cái tên Guadalupe được lựa chọn bởi Đức Trinh Nữ mình khi Mẹ xuất hiện trên ngọn đồi bên ngoài Thành phố Mexicô vào năm 1531, mười năm sau khi đế quốc Aztec đã diệt vong. Có khảo cứu thế tục cho rằng vào năm 1555, Giám mục Alonso de Montúfar đã giao Đức Mẹ Guadalupe cho một họa sĩ người bản địa, người đã đem lại làn da đen cho bức hình giống như nguyên mẫu tượng Đức Bà Guadalupe Extremadura nổi tiếng; dù việc tên của hình ảnh Đức Mẹ mới có lấy theo tên cũ Tây Ban Nha hay không thì nghệ thuật icon vẽ Đức Trinh Nữ tương tự với nữ thần bản địa Tonantzin đã tạo thuận lợi cho việc cải đạo người bản địa vào thế kỷ 16 trong khi tín ngưỡng cũ vẫn duy trì ảnh hưởng.
1
null
Cody Robert Simpson (sinh ngày 11 tháng 1 năm 1997) là một nam ca sĩ nhạc pop người Úc đến từ Gold Coast, Queensland, anh đã ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa Mỹ Atlantic Records. Thời thơ ấu. Cody Simpson là con trai của Brad và Angie Simpson. Anh có hai người em ruột, Tom và Alli. Simpson cũng là một vận động viên bơi lội tài năng, đã chiến thắng hai huy chương vàng tại cuộc thi bơi Queensland Swimming Championships. Anh thường luyện bơi tại câu lạc bộ bơi lội Miami Swimming Club dưới sự hướng dẫn của huần luyện viên Ken Nixon. Mẹ của Simpson, Angie, là một tình nguyện viên làm việc trong câu lạc bộ này. Simpson bắt đầu tự thu âm các ca khúc trong phòng ngủ của chính mình từ mùa hè năm 2009 và đăng tải các ca khúc đó lên YouTube. Một số các ca khúc mà anh hát có thể kể đến như "I'm Yours" của Jason Mraz, "Cry Me a River" và "Señorita" của Justin Timberlake, "I Want You Back" của Jackson 5, và hai ca khúc anh tự sáng tác, "One" và "Perfect". Sau đó, tài năng của anh được phát hiện trên Youtube bởi Shawn Campbell, một nhà sản xuất thu âm từng được đề cử giải Grammy đã từng làm việc với Jay-Z và nhiều nghệ sĩ khác. Sự nghiệp âm nhạc. Simpson bắt đầu nhận được sự chú ý của dư luận khi xuất hiện trên chương trình "The 7.30 Report" vào tháng 12 năm 2009. Anh ra mắt đĩa đơn đầu tay của mình, "iYiYi", với sự hợp tác của rapper người Mỹ Flo Rida, vào ngày 15 tháng 5 năm 2010. Video âm nhạc cho đĩa đơn thứ hai của anh, "Summertime", được phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2010. Simpson cùng với gia đình mình sau đó tái định cư ở Los Angeles vào tháng 6 năm 2010 để anh có thể tập trung thu âm các ca khúc với hãng đĩa Atlantic Records và nhà sản xuất Shawn Campbell. Cùng tháng đó, Simpson cũng được xuất hiện trên chương trình chào buổi sáng của Úc, "Sunrise". Vào ngày 22 tháng 6 năm 2010, có một thông báo cho biết Simpson sẽ tham gia chuyến lưu diễn vòng quanh nước Mỹ "Camplified 2010 Tour" cùng với nhiều nghệ sĩ khác, chuyển lưu diễn được bắt đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 2010 và kết thúc vào ngày 14 tháng 8 năm 2010. EP đầu tiên của Cody Simpson với cái tên tên "4 U" được phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2010. EP có tổng cộng năm ca khúc, với bốn trong số đó là những ca khúc chưa từng được phát hành trước đó. Simpson cũng thu âm phiên bản làm lại của ca khúc "I Want Candy" (The Strangeloves), bản thu âm này được chọn làm ca khúc chủ đề cho bộ phim hoạt hình "Hop". Tháng 5, 2011, Simpson bị "ném trứng" trong khi anh đang biểu diễn tại Miranda Fair ở Sydney. Simpson tiết lộ với đài phát thanh Úc "The Kyle & Jackie O Show" rằng anh thực ra anh không hề bị trúng trứng, và rằng anh buồn bã thay cho người hâm mộ của mình bởi phần còn lại của buổi biểu diễn đã bị hủy bỏ vì vấn đề an ninh. "Coast to Coast" được phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2011 bởi hãng đĩa Alantic Records. EP đã đạt được vị trí #12 trên bảng xếp hạng Billboard 200 với doanh số 24,000 bản. Ngày 23 tháng 4 năm 2011, đĩa đơn "On My Mind" được phát hành. Sau đó vào ngày 5 tháng 8 năm 2011, Simpson có biểu diễn trong chương trình "The Today Show". Một ngày sau đó, Simpson bắt đầu thực hiện chuyến lưu diễn Coast to Coast Mall Tour của mình tại Lake Grove, New York để quảng bá cho "Coast to Coast". Tour có tổng cộng chín buổi diễn, kết thúc vào ngày 18 tháng 9 năm 2011 tại Orange, California. Vào ngày 22 tháng 9, Cody Simpson được cho biết là đã thuê người quản lý của Justin Bieber là Scooter Braun trở thành quản lý cho mình. Vào tháng 12 năm 2011, Simpson được The Wish Factory cho ra mắt dòng búp bê của riêng anh, với hai kiểu dáng khác nhau.
1
null
Vương tử Triều (chữ Hán: 王子朝; trị vì: 520 TCN-516 TCN), là vị vương thất cướp ngôi nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc và không được xem là vua chính thống của nhà Chu. Ông tên thật là Cơ Triều (姬朝), con trai thứ của Chu Cảnh vương, vua thứ 24 của nhà Chu và em Chu Điệu vương, vua thứ 25 nhà Chu. Ghi chép trong Tả truyện. Năm 527 TCN, dưới thời cha Cơ Triều là Chu Cảnh vương, thái tử mất. Vương tử Triều được vua cha yêu quý, cùng một người anh khác là vương tử Mãnh tranh giành ngôi vua. Các đại thần Thiền Mục công, Lưu Văn công ủng hộ vương tử Mãnh, đại phu Tân Khởi về phe Tử Triều. Tháng 4 năm 520 TCN, Chu Cảnh vương bị bệnh, tập hợp đại thần ban lệnh giết vương tử Mãnh để cho Tử Triều làm thái tử. Tuy nhiên việc chưa thành thì Cảnh vương chết, phó thác Tử Triều cho Tân Khởi. Tuy nhiên lúc đó, nhân dân cùng các đại thần giết Tân Khởi, lập Cơ Mãnh làm vua, tức Chu Điệu vương. Tháng 6 năm đó, Tử Triều xúi giục vương tộc hai chi Linh vương và Cảnh vương nổi loạn, cùng Mao bá Phủ, Doãn Văn công, Triệu Trang công tranh ngôi với Điệu vương, Điệu vương chạy sang nước Tấn. Đến tháng 10, Tấn Khoảnh công sai Tuân Lịch phò Điệu vương về kinh. Không lâu sau Điệu vương bệnh chết, thái tử Cái lên ngôi tức Chu Kính vương. Sau khi quân Tấn rút đi, Tử Triều một lần nữa nổi loạn, chiếm thành Liễu vương rồi xưng Chu vương. Kính vương ở phía đông và Tử Triều ở phía tây, hình thành cục diện nhị vương. Năm 516 TCN, Triệu Ưởng và Tuân Lịch nước Tấn hội chư hầu đem quân cứu Kính vương, Tử Triều thất bại, cùng Mao bá Phủ, Duẫn Văn công và Triệu Trang công trốn sang nước Sở. Năm 505 TCN, nước Ngô chiếm Dĩnh đô của Sở, nhân tình hình rối loạn, năm 504 TCN, vua Chu sai người sang Sở giết Tử Triều. Ghi chép trong sử ký. Tuy nhiên sử ký ghi chép khác với Tả truyện về Cơ Triều, viết rằng sau khi Điệu vương lên ngôi mới 7 tháng thì Cơ Triều làm binh biến giết Điệu vương. Con Điệu vương là Cơ Cái được nước Tấn giúp, đem quân về kinh, Cơ Triều thần phục Kính vương. Năm 516 TCN, Tử Triều lại làm loạn, giành ngôi với Chu Kính vương. Kính vương lại chạy sang nước Tấn. Tấn Khoảnh công triệu tập chư hầu đưa Kính vương về nước và xây thành cho nhà Chu. Tuy nhiên Cơ Triều vẫn được tha. Năm 504 TCN, Tử Triều lại khởi loạn lần thứ 3, Kính vương lại chạy sang nước Tấn. Tấn Định công mang quân đưa Kính vương về nước, dẹp dứt loạn Tử Triều. Tuy sử liệu ghi chép khác nhau nhưng đều thống nhất điểm chung là: Tử Triều tranh ngôi làm vua 3 lần nhưng đều thất bại, không được xem là vị vua chính thống của nhà Chu.
1
null
Trận col de la Chipotte và Saint-Benoît-la-Chipotte là một trong những trận đánh đã diễn ra ở tả ngạn sông Meurthe vào năm 1914 trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại vùng núi giữa sông này và Mortagne. Col de la Chipotte là một vị trí quan trọng trên con đường dẫn tới Charmes, Épinal, do đó quân đội Đức đã tấn công quyết liệt vào vị trí này, với quyết tâm phá vỡ chiến ngại vật. Trận Chipotte là một trong những trận đánh dữ dội nhất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Cùng với những trận đánh khác dọc theo chiến tuyến Meurthe như trận khe hở Charmes hay trận Grand Couronné, các tập đoàn quân số 1 và số 2 của Pháp đã phòng ngự thành công trước các đợt tấn công của các tập đoàn quân số 6 và số 7 ở cánh trái của quân đội Đức từ Nancy đến Saint-Dié. Chiến thắng này, cùng với thắng lợi chiến lược của quân đội Pháp và Lực lượng Viễn chinh Anh trong trận sông Marne lần thứ nhất, đã góp phần phá vỡ kế hoạch tấn công của Đức, và đưa chiến tranh chuyển sang thế cầm cự cho cả hai phe.
1
null
Âm nhạc thời Phục Hưng là âm nhạc được viết tại Châu Âu trong thời kỳ Phục Hưng. Các nhà nhạc sử học – với những bất đồng đáng kể – đều thống nhất cho rằng thời kỳ này bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15 với sự lụi tàn của thời kỳ Trung cổ, và kết thúc vào khoảng thế kỷ 17, với sự tiếp nối của giai đoạn âm nhạc Baroque, do đó trong những các hiểu khác, âm nhạc Phục Hưng đã bắt đầu manh nha trước thời kỳ Phục Hưng trong lịch sử khoảng một trăm năm. Cũng như những môn nghệ thuật khác, âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của giai đoạn lịch sử cận đại: sự nâng cao ý thức về quyền con người; sự phục hồi của văn chương và di sản nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại; sự gia tăng của những cách tân và khám phá; sự phát triển của các tập đoàn thương mại; sự lớn mạnh của giai cấp tư sản; và phong trào Cải cách Kháng cách. Xã hội đầy biến động này làm nảy sinh một ngôn ngứ âm nhạc chung, thống nhất, chẳng hạn phong cách nhạc phức điệu của Trường nhạc Pháp-Flemish. Sự phát triển của công nghệ in ấn tạo khả năng phân phối âm nhạc ở mức độ rộng. Nhu cầu về âm nhạc như một loại hình giải trí và như một hoạt động cho những người được đào tạo nghiệp dư tăng lên cùng với sự phát triển của giai cấp Tư sản. Sự phổ biến của các bản chanson, motet, mass trên toàn châu Âu tương đồng với sự hợp nhất của việc thực hành âm nhạc phức điệu theo phong cách lưu động lên tới đỉnh cao vào nửa sau thế kỷ 16, có thể thấy trong các tác phẩm của những nhà soạn nhạc như Palestrina, Lassus, và William Byrd. Sự ổn định tương đối về chính trị và phồn thịnh của các quốc gia vùng đất thấp (ngay nay thuộc Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và miền Bắc Pháp và Tây Đức), cùng với một hệ thống giáo dục âm nhạc bùng nổ trong khu vực thuộc về rất nhiều nhà thờ thiên chúa và nhà thờ lớn, cho phép đào tạo hàng trăm ca sĩ và nhà soạn nhạc. Những nhạc sĩ này được mến mộ khắp châu Âu đặc biệt là ở Ý, nơi các nhà thờ và triều đình quý tộc thuê họ để soạn nhạc và giảng dạy. Vào cuối thế kỷ 17, nước Ý tiếp thu ảnh hưởng từ phương bắc, với Venezia, Roma, và các thành phố khác trở thành trung tâm của hoạt động âm nhạc, đảo ngược tình thế từ một trăm năm trước đó. Opera manh nha ra đời tại Firenze như một nỗ lực thận trọng để phục hồi lại âm nhạc Hy Lạp cổ đại. Âm nhạc ngày càng thoát ra khỏi những ràng buộc thời trung cổ về âm vực, nhịp điệu, hoà âm, hình thức và ký âm, đã trở thành một phương tiện để thể hiện cảm xúc cá nhân. Các nhà soạn nhạc đã tìm ra nhiều cách khiến cho phần nhạc diễn cảm cho phần ca từ được phổ. Nhạc thế tục hấp thụ những kỹ thuật của nhạc tôn giáo và ngược lại. Các hình thức nhạc thế tục thông dụng như chanson và madrigal phổ biến trên toàn châu Âu. Các triều đình tuyển những bậc thầy biểu diễn, cả ca sĩ và nhạc sĩ. Lần đầu tiên âm nhạc trở nên độc lập, chỉ tồn tại vì chính nó mà thôi. Rất nhiều nhạc cụ quen thuộc ngày nay, kể cả violin, guitar, các nhạc cụ keyboard, được ra đời từ thời kỳ Phục Hưng. Trong thế kỷ 15 tiếng nói của bộ ba đủ trở nên phổ biến, và tới cuối thế kỷ 16 hệ thống các điệu nhạc nhà thờ bắt đầu sụp đổ hoàn toàn, mở đường cho khoá âm chức năng, cái sẽ thống trị nền âm nhạc nghệ thuật phương Tây trong suốt ba thế kỷ tiếp theo. Từ thời kỳ Phục Hưng cả nhạc thế tục và nhạc tôn giáo tồn tại nhờ chất lượng và cả về thanh nhạc lẫn khí nhạc. Âm nhạc nở rộ vô cùng phong phú về phong cách và thể loại trong suốt thời kỳ này, và cho đến tận thế kỷ 21, chúng ta vẫn còn được nghe thấy từ các thu âm quảng cáo gồm có những khúc mass, motet, madrigal, chanson, những bài hát có lời, vũ điệu không lời và nhiều thể loại khác. Rất nhiều các đoàn ca nhạc chuyên nghiệp của thời kỳ này thực hiện các chuyến lưu diễn, thu âm, sử dụng nhiều phong cách diễn tấu khác nhau. Lịch sử phát triển. Chống lại những phức tạp của Ars nova, hầu hết các nhà soạn nhạc đầu thế kỉ 15 ưa thích phong cách âm nhạc đơn giản hơn với những giai điệu chảy trôi êm ả, những hòa âm nghe êm tai hơn và ít nhấn mạnh vào đối âm hơn. Nhà soạn nhạc người Anh John Dunstable là người đầu tiên đẩy mạnh việc hướng tới một phong cách đơn giản hơn. Những nét thanh nhã trong phong cách của ông sớm được các nhà soạn nhạc khác ở lục địa châu Âu tiếp thu, đặc biệt là những người phục vụ các công tước Bourgogne miền bắc nước Pháp. Những nhà soạn nhạc Bourgogne này nổi tiếng bởi những chanson trong đó một bè giọng thể hiện giai điệu chính và một hoặc hai bè khác đảm nhiệm vai trò phần đệm. Những người Bourgogne, đầu tiên là Machaut, cũng phát triển thông lệ sáng tác mass với các phần như một tổng thể hòa nhập. Kết quả là mass trở thành một thể loại bất hủ, về tầm vóc có thể sánh với các bản giao hưởng thế kỉ 19. Các mass sử dụng một bè cao nhất thường được dựa trên những chanson hay những giai điệu thế tục khác. Thực tế này phản ánh ảnh hưởng gia tăng của mối quan tâm đến mảng thế tục trong thời Phục Hưng. Trong viết nhạc đối âm, những nhà soạn nhạc thời Phục hưng dựa nhiều vào việc mô phỏng, sự trình bày liên tiếp, gần gũi về khoảng cách trong một hay nhiều bè giọng có cùng ý đồ giai điệu. Kỹ thuật mô phỏng đã được sử dụng từ cuối thế kỉ 14 nhưng trong thời Phục hưng nó đã trở thành một yếu tố cấu trúc chính trong âm nhạc. Nếu một bè giọng bắt chước một bè giọng khác một cách nhất quán trong một khoảng cách thời gian dài vừa phải, hai bè giọng sẽ hình thành nên một luân khúc. Trong âm nhạc thời Phục hưng, những cặp bè giọng chuyển dịch trong một canon suốt cả tác phẩm hay một phần tác phẩm trong khi những mô phỏng ngắn hơn diễn ra trong những bè giọng khác. Nhà soạn nhạc nhiều tài nhất đầu thời Phục hưng là Guillaume Dufay. Ông đã viết các motet có sự phức tạp gần với phong cách của ars nova cũng như các chanson theo một kiểu mới hơn và nhẹ nhàng hơn. Nhà soạn nhạc nổi bật về thể loại chanson là Gilles Binchois. Ảnh hưởng của những nhà soạn nhạc Bourgogne đến giữa thế kỉ 15 đã suy giảm. Từ khoảng năm 1450 đến khoảng 1550 hầu hết các chức vụ về âm nhạc quan trọng ở châu Âu do những nhà soạn nhạc sinh vào thời đó ở Hà Lan, Bỉ và những vùng của nước Pháp kề cận đó nắm giữ. Những nhà soạn nhạc này thường được gọi là người Hà Lan theo tên vùng đất quê hương họ. Nói chung những người Hà Lan ưa thích kiểu âm thanh đồng nhất hơn, chẳng hạn như do một hợp xướng không nhạc đệm tạo ra. Kết cấu âm nhạc chiếm ưu thế của họ là đối âm với mọi bè giọng có tầm quan trọng ngang bằng. Các đặc trưng âm nhạc này tương phản với kiểu âm thanh Bourgogne điển hình, trong đó mỗi bè giọng có màu sắc riêng, chẳng hạn như một giọng solo được hai nhạc cụ solo khác đệm cho, và trong đó một giọng sẽ trội hơn các giọng khác. Những người Hà Lan tiếp tục truyền thống Bourgogne về sáng tác chanson, motet và mass. Mặc dù nhiều tác phẩm mass xuất sắc được sáng tác vào cuối thế kỉ 15 và thế kỉ 16 nhưng thể loại mass khi đó không tạo ra một sự thách thức như nó đã từng làm đối với những nhà soạn nhạc Bourgogne. Các kỹ thuật cơ bản để thống nhất một bản mass toàn vẹn đã trở thành đặc tính chung của mọi nhà soạn nhạc, lời ca của mass, vẫn luôn giữ nguyên, khơi gợi ít kiểu phổ nhạc hơn. Phần lớn vì những lý do này, thể loại motet trở thành phương tiện biểu lộ để thử nghiệm. Lời ca, rút ra từ mọi phần của Kinh Thánh cũng như từ các nguồn khác, gợi ra cho các nhà soạn nhạc nhiều ý tưởng âm nhạc mang tính minh họa. Chanson của thế kỉ 16 đã xa rời hẳn vẻ hấp dẫn đơn giản của các bài tình ca Bourgogne. Chúng có xu hướng được đối âm tỉ mỉ hoặc là được rót đầy bằng các ngụ ý âm nhạc dí dỏm ám chỉ tiếng gọi chim, tiếng rao của những người bán dạo ngoài phố và tương tự thế. Các bản Chanson của các nhà soạn nhạc người Paris Claudin de Sermisy và Clément Janequin minh họa cho phong cách thứ hai. Đặc điểm chung. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nghệ thuật âm nhạc châu Âu thời Phục Hưng là sự gia tăng mức độ sử dụng quãng ba (ở thời Trung cổ, các quãng ba bị coi là quãng nghịch). Nhạc phức điệu ngày càng trở nên trau chuốt hơn trong suốt thế kỷ 14, với các giọng mang tính độc lập cao: đầu thế kỷ 15 cho thấy sự đơn giản hoá, với các giọng thường thiên về tính uyển chuyển. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào sự gia tăng đáng kể về âm vực trong âm nhạc – so với thời kỳ Trung Cổ, biên độ âm vực hẹp tạo ra sự tương phản lớn khi chuyển đoạn. Các đặc tính về âm vực (trái với âm điệu) của âm nhạc thời kỳ Phục Hưng bắt đầu bị phá vỡ dần vào giai đoạn cuối bởi việc gia tăng sử dụng các quãng năm, cái sau này đã phát triển thành một trong những đặc tính về âm điệu. Những đặc điểm cơ bản của Âm nhạc Phục Hưng là: Nhạc phức điệu là một trong những thay đổi tiêu biểu cho âm nhạc thời kỳ Phục Hưng. Nó có vai trò thúc đẩy việc sử dụng các dàn hợp tấu lớn hơn và đòi hỏi một dàn nhạc cụ có khả năng hoà quyện lẫn nhau trong toàn bộ biên độ âm vực. Thể loại. Các thể loại nhạc tôn giáo chủ yếu tồn tại qua suốt thời kỳ Phục Hưng là mass và motet, và một số thể loại khác được phát triển vào giai đoạn cuối, đặc biệt khi các nhà soạn nhạc lễ nghi bắt đầu áp dụng một số thể loại nhạc thế tục (chẳng hạn như madrigal) để thực hiện ý tưởng của riêng mình. Các thể loại linh nhạc phổ biến bao gồm mass, motet, madrigali spirituali và laude. Trong giai đoạn này, nhạc thế tục đã có những đóng góp lớn, với sự phát triển phong phú về thể loại. Nhưng cần cẩn trọng khi đánh giá về cái gọi là sự bùng nổ về tính đa dạng vì công nghệ in ấn được phát minh vào thời kỳ này vừa giúp cho sự truyền bá âm nhạc được rộng rãi hơn đồng thời giúp việc lưu giữ các bản nhạc thời kỳ này cũng trở nên dễ dàng hơn so với âm nhạc thời kỳ Trung cổ. Có thể nói phần lớn âm nhạc thời kỳ Trung cổ đã bị chôn vùi theo thời gian và vẫn là bí mật với nhân loại ngày nay. Nhạc thế tục thời kỳ Phục Hưng gồm có các ca khúc cho một hoặc nhiều giọng, chẳng hạn như ở các thể loại frottola, chanson và madrigal. Nhạc thế tục là thể loại âm nhạc độc lập với các nhà thờ. Những phong cách chủ yếu có lied của Đức, frottola và madrigal của Ý, chanson của Pháp, và villancico của Tây Ban Nha. Các thể loại nhạc thế tục có lời bao gồm madrigal, frottola, caccia, chanson với hình thức rất phong phú (rondeau, virelai, bergerette, ballade, musique mesurée), canzonetta, villancico, villanella, villotta, và lute song. Một số hình thức kết hợp như motet-chanson và motet thế tục cũng xuất hiện. Nhạc không lời thời kỳ này gồm có hợp tấu consort cho recorder và viol cùng một số nhạc cụ khác, vũ nhạc cho hợp tấu. Các thể loại phổ biến gồm toccata, prelude, ricercar, canzona, và intabulation ("intavolatura, intabulierung"). Hợp tấu vũ nhạc không lời có thể chơi bằng basse danse (hay "bassedanza"), pavane, galliard, allemande, hoặc courante. Vào cuối thời kỳ này, một số thể loại tiền thân của opera cũng được biểu diễn như độc xướng, hài kịch madrigal và intermedio. Lý thuyết và ký âm. Theo Margaret Bent (1998), "Ký âm thời Phục Hưng nằm ngoài những quy tắc được sử dụng trong âm nhạc của chúng ta ngày nay; khi chuyển thể về hình thức hiện đại, nhạc luật ngày nay làm nó trở nên quá cụ tỉ và mất đi tính cởi mở ban đầu." Các bản nhạc thời kỳ này chỉ được ký âm bằng những phần riêng lẻ; nhạc bè cực kỳ hiếm, và hoàn toàn không sử dụng khuông nhạc. Giá trị nốt thường lớn hơn các nốt nhạc sử dụng ngày nay; đơn vị của một nhịp chính là một nốt tròn (gấp đôi nốt trắng). Cũng như trong thời kỳ Ars Nova (xem lại "Âm nhạc Hạ kỳ Trung cổ"), hai hoặc ba nốt ngân (giá trị bằng 2 nốt tròn) cũng được sử dụng, có thể được xem như tương đương với "nhịp" ngày nay, mặc dù bản thân nốt nhạc có giá trị nốt, còn nhịp thì không. Hay nói các khác: cũng giống như quy tắc trong âm nhạc hiện đại một nốt đen sẽ tương đương với hai hoặc ba nốt móc, được biểu diễn bằng một nhóm ba. Tương tự thế, một nốt tròn ở thời kỳ này cũng có thể có giá trị băng hai hoặc ba lần nốt nhỏ hơn kế tiếp là nốt trắng. Những phép hoán vị khác nhau được gọi là "tempus đủ hoặc thiếu" dựa trên mối quan hệ của dấu ngân-dấu tròn, "prolation đủ hoặc thiếu" dựa trên mối quan hệ của nốt tròn-nốt trắng, và tồn tạ trong mọi dạng kết hợp có thể có giữa chúng. 3/1 được coi là "đủ" và 2/1 được coi là "thiếu". Các quy tắc cũng áp dụng khi gấp đôi hoặc chia đôi giá trị một nốt đơn (lần lượt gọi là biến thiếu hay biến đủ) khi được đứng trước hay theo sau bởi các nốt nhất định. Các nốt đen, nốt móc... thường ít được sử dụng. Sự phát triển của phương pháp ký âm trắng này có thể là do việc sử dụng giấy trở nên phổ biến (thay cho giấy da cừu thời kỳ trước), vì giấy mỏng sẽ dễ bị rách khi tô đậm các nốt đen. Các màu khác sau này được tô vào các nốt cũng được sử dụng đều đặn, chủ yếu là để nhấn mạnh sự biến nốt thiếu hoặc đủ vừa nói ở trên và để đánh dấu sự thay đổi tạm thời về nhịp điệu. Các ký âm ngẫu hứng (thăng giáng bất thường) không phải lúc nào cũng được chỉ rõ, phần nào cũng giống như đối với ký âm cho một số nhạc cụ ngón bấm (tablature hay gọi tắt là tab) ngày nay. Tuy nhiên các nhạc sĩ thời kỳ Phục Hưng phải được đào tạo bài bản về Dyadic counterpoint (hay nhạc phức điệu) thì mới có thể diễn tấu và cần một số thông tin nhất định để đọc được một bản nhạc phổ, "cái ký âm hiện đại đòi hỏi [các ký âm ngẫu hứng] phải hoàn toàn rõ ràng đối với một ca sĩ khi trình bày đối âm mà không cần đến chú thích ký âm." Một ca sĩ sẽ thể hiện phần của mình bằng cách tự định hình nhịp phách cho khớp với những phần khác, và khi biểu diễn cùng nhau các nhạc sĩ sẽ tránh những quãng tám và quãng năm hay quãng biến đủ song song dựa vào quyết định của những nhạc sĩ khác (Bent 1998). Nhờ vào ký âm cho những nhạc cụ phím bấm ngày nay mà chúng ta có thể hình dung ra đáng kể về việc sử dụng các ký âm ngẫu hứng bởi những người chơi nhạc thời kỳ này. Để tìm hiểu thêm về lý thuyết âm nhạc Phục Hưng có thể đọc thêm về: Johannes Tinctoris, Franchinus Gaffurius, Heinrich Glarean, Pietro Aron, Nicola Vicentino, Tomás de Santa María, Gioseffo Zarlino, Vicente Lusitano, Vincenzo Galilei, Giovanni Artusi, Johannes Nucius, và Pietro Cerone. Các trường phái âm nhạc. Các trường phái âm nhạc thời phục hưng gồm các trường phái là Burgundian School, English Madrigal School, Franco-Flemish School, Notre Dame school, Roman School, Venetian School Ngoài ra còn có các nhà soạn nhạc hoạt động ở Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Scotland, Đan Mạch, Wales, Hungary, Thụy Sĩ, Slovenia, Croatia, Hy Lạp và khu vực Ba Lan. Các hình thức. Âm nhạc nhà thờ. Âm nhạc nhà thờ thời kỳ Phục hưng là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca. Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời Trung cổ được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng như nhau. Hình thức mới này được gọi là motet. Trái với thời Trung cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca. Josquin des Prez và Giovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời kỳ Phục hưng về thể loại motet. Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca (messe) và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo. Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu. Khí nhạc. Trong thời kỳ Phục hưng, các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu (recorder) và đàn lute là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn viol đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là đàn lute, kèn shawm, krummhorn, kèn trumpet và trombone loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát. Nhạc sĩ Joan Ambrosia Dalza đã viết 3 vũ khúc rất nổi tiếng, đó là Tasta la corde, Ricercar, và Calata. Thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17 chứng kiến ​​sự cải tiến liên tục của nhiều loại nhạc cụ. Lỗ khoan nhạc cụ hơi được thiết kế lại để mở rộng phạm vi và cải thiện chất lượng âm thanh của chúng. Thời kỳ Phục hưng cũng như tên gọi của nó là một giai đoạn đổi mới, sáng chế và trẻ hóa của cả âm nhạc và nhạc cụ.
1
null
Âm nhạc thời kỳ Baroque là một phong cách âm nhạc phương Tây, được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1750. Nó nối tiếp Âm nhạc thời kỳ Phục Hưng và là giai đoạn trước Âm nhạc thời kỳ Cổ điển. Từ "Baroque" là tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Ngọc trai tuyệt đẹp" ("Barocco" trong tiếng Tây Ban Nha nghĩa là ngọc trai). Âm nhạc thời kỳ này cho thấy được sự sáng tạo các âm sắc. Trong giai đoạn này các nhà soạn nhạc và các nghệ sĩ biểu diễn sử dụng nhiều các kỹ thuật phức tạp, thực hiện thay đổi trong ký hiệu âm nhạc và phát triển các kỹ thuật chơi nhạc cụ mới. Âm nhạc baroque mở rộng quy mô, phạm vi và tính phức tạp của hiệu năng nhạc cụ và cũng thiết lập các thể loại âm nhạc như opera, cantata, oratorio, concerto, sonata. Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ thời kỳ này vẫn còn đang được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Tổng quan. Thuật ngữ "Baroque" thường được sử dụng bởi các sử gia âm nhạc để mô tả một loạt các phong cách từ một vùng địa lý rộng, chủ yếu là ở châu Âu, bao gồm một khoảng thời gian hơn 150 năm. Trong một thời gian dài nó được sử dụng như một thuật ngữ quan trọng đầu tiên được áp dụng cho kiến trúc nhưng trong thực tế nó đã xuất hiện trong các tài liệu tham khảo về âm nhạc. Vào khoảng những năm 1600 ở châu Âu, một số thay đổi khác biệt xuất hiện trong cách tư duy về mục tiêu, văn bản và hiệu suất của âm nhạc. Một phần những thay đổi này đã được cách mạng, thận trọng phát động bởi một nhóm trí thức ở Florence được gọi là Camerata, đã tiến hóa thành tiền thân của phong cách baroque. Quá trình chuyển đổi bắt nguồn từ các trung tâm văn hóa của miền bắc nước Ý, sau đó lan sang Rome, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và cuối cùng đến Anh. Một sự thay đổi giữa thời kỳ Phục hưng và phong cách Baroque có thể được phân biệt bởi dàn nhạc hoặc các nhóm nhạc cụ. Nhạc cụ hoặc giọng hát được nhóm lại với nhau được gọi là phối ngẫu. Các nhà soạn nhạc. Nhiều nhân vật nổi tiếng ở giai đoạn đầu của thời kỳ Baroque đến từ Ý, bao gồm , Corelli và Vivaldi. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, trọng tâm của nền âm nhạc thời kỳ chuyển sang hai nhà soạn nhạc người Đức Bach và Handel. Nhiều hình thức thuộc về âm nhạc Baroque có nguồn gốc từ Ý, bao gồm Cantata, Concerto, Sonata, và Opera. Một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất trong thời kỳ âm nhạc Baroque bao gồm: Tác dụng của âm nhạc thời kỳ Baroque. Các nhà soạn nhạc từ thế kỷ 17 và 18, bao gồm Vivaldi, Bach, Telemann và Corelli, đã �viết nên những tác phẩm âm nhạc với các hòa âm và cấu trúc nghiêm ngặt. Phong cách và cấu trúc của âm nhạc thời kỳ Baroque đã nhiều lần được chứng minh là mang lại những thay đổi sinh lý cụ thể cho người nghe: nhịp tim chậm lại, giảm huyết áp và sóng alpha thư giãn của não tăng lên. Âm nhạc thời kỳ Baroque cũng đã được chứng minh có tác dụng giảm đau. Các bác sĩ tại Bệnh viện St. Luke, ở Cleveland đã báo cáo rằng các bệnh nhân tiếp xúc với âm nhạc của Vivaldi, Mozart và Brahms trước và trong khi phẫu thuật cần liều thuốc an thần và thuốc giảm đau thấp hơn. Người đứng đầu đơn vị chăm sóc mạch vành tại Bệnh viện St. Agnes ở Baltimore, Tiến sĩ Raymond Bahr, đã nói rằng ông tin rằng nửa giờ âm nhạc Baroque với những tiết tấu chậm này tạo ra hiệu ứng tương tự như 10 mg. Valium. Âm nhạc Baroque cũng có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện hiệu quả học tập với tác dụng tăng khả năng ghi nhớ, sự tập trung, suy nghĩ... của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng âm nhạc Baroque để hỗ trợ giảng dạy, cải thiện hiệu quả học tập và chất lượng giảng dạy.
1
null
Âm nhạc thời lãng mạn chủ yếu chú trọng đến cảm xúc con người trong thể hiện âm nhạc; giai điệu trở nên mượt mà, tình cảm hơn. Các thể loại chính trong thời kì này bao gồm Etude. Một Etude (/ eɪ t ju ː d / Phát âm tiếng Pháp: [etyd) là một hình thức sáng tác âm nhạc, thường được thiết kế để cung cấp các phần thực hành để hoàn thiện một kỹ năng âm nhạc đặc biệt. Truyền thống các văn bản Etude xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 với sự phổ biến ngày càng tăng nhanh của cây đàn piano. Các nhà soạn nhạc nổi bật ở hình thức này có Carl Czerny, Muzio Clementi Frédéric Chopin, Franz Liszt, Claude Debussy, György Ligeti và John Cage. Romance. Âm nhạc lãng mạn là một thuật ngữ mô tả một phong cách âm nhạc cổ điển phương Tây bắt đầu vào cuối thế kỷ 18, 19. Nó có liên quan đến chủ nghĩa lãng mạn, phong trào nghệ thuật và văn học đã nảy sinh trong nửa sau của thế kỷ 18 ở châu Âu. Nocturne. Nocturne (từ tiếng Pháp có nghĩa là đêm, từ tiếng La tinh nocturnus) thường là một tác phẩm âm nhạc được lấy cảm hứng từ, hoặc gợi nhiều liên tưởng, đêm. Variation. Là một hình thức kỹ thuật mà các yếu tố được lặp đi lặp lại. Các thay đổi này có thể liên quan đến hài hòa, giai điệu, đối âm, nhịp điệu, âm sắc, dàn nhạc hoặc bất kỳ sự kết hợp nào trong số này.
1
null
Lê quý kỷ sự ("Ghi chép những chuyện cuối thời Lê") là một tác phẩm sử học chép tay do Nguyễn Bảo (tức Nguyễn Thu, 1799-1855), từng làm Biên tu Quốc sử quán triều Nguyễn (Việt Nam) soạn thảo. Giới thiệu. Sách chép các sự kiện lịch sử từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến năm Chiêu Thống thứ 3 (1789), là giai đoạn có nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Trong sách, các sự kiện được trình bày gọn, sáng và sinh động theo lối "cương mục" (nêu tóm tắt ý chính, sau đó mới chép chi tiết). Qua đó, Lê quý kỷ sự đã góp thêm một tiếng nói phản ánh cục diện rối bời của triều đình Lê-Trịnh; khẳng định ảnh hưởng to lớn của phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo, và đã đưa nước nhà thoát khỏi nguy cơ bị phong kiến Trung Quốc đô hộ lần nữa. Nhưng cũng vì tác giả chưa thoát khỏi quan điểm chính thống, hơn nữa, lại hoàn thành sách dưới triều nhà Nguyễn (là triều đại thù địch với nhà Tây Sơn), nên phần ghi chép về "dựng lại nước sắp đổ, diệt trừ giặc xâm lăng" của nhà Tây Sơn có phần sơ lược hơn phần ghi chép về xã hội Việt Nam dưới thời Lê mạt. Về giá trị về văn học, tác giả đã biết sử dụng cách hành văn của thể ký khiến sự việc và nhân vật được kể lại sinh động, hoạt bát, chứ không khô khan như lối hành văn chép chính sử đương thời. Về giá trị sử học, sách đã cung cấp một số chi tiết lịch sử mới, có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 18, cũng như về việc quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc diệt Trịnh và đại phá quân Thanh. Vì những giá trị ấy, khiến tác giả trở nên nổi tiếng khi làm ra quyển sách này . Lê quý kỷ sự đã được nhà xuất bản Khoa học xã hội (Hà Nội) tổ chức dịch và xuất bản năm 1974.
1
null
Hà Hậu Hoa (, Edmund Ho Hau-wah, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1955), là người từng giữ chức trưởng quan hành chính nhiệm kỳ thứ 1 và 2 của Khu hành chính đặc biệt Ma Cao. Từ 13 tháng 3 năm 2010, ông giữ chức phó chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc nhiệm kỳ 11. Tiểu sử. Hà Hậu Hoa sinh ra tại Ma Cao, ông đã kết hôn và có một con trai cùng một con gái. Hà Hậu Hoa là con trai của cựu lãnh đạo cộng đồng và doanh nhân Ma Cao Hà Hiền (何賢) và Trần Quỳnh (陳瓊). Hà Hậu Hoa còn có biệt hiệu là "Áo Môn vương". Hà Hiền gia tộc được xem là một trong "tam đại gia tộc Ma Cao". Giáo dục. Hà Hậu Hoa từng theo học tại học hiệu vĩnh viện Trung-Anh (nay là Trung học vĩnh viện Trần Thụy Kỳ), hoàn thành giáo dục tiểu học tại đây. Năm 14 tuổi, ông sang Canada tiếp tục học tập, và tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Đại học York ở Toronto vào năm 1978, và đủ điều kiện trở thành một kế toán viên đủ tư cách và kiểm toán viên được chứng nhận vào năm 1981. Sau khi dành vài năm làm việc cho một hãng kiểm toán tại Ấn Độ, ông chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1982. Sự nghiệp. Sau khi trở về Ma Cao, ông công tác ở cả Hồng Kông và Ma Cao. Ông từng làm làm những công việc liên quan đến: kế toán, tài chính, giao thông vận chuyển, phát triển bất động sản, sự nghiệp công cộng và các lĩnh vực khác. Ông từng là Giám đốc quản lý, rồi Tổng Giám đốc của Ngân hàng Đại Phong (Banco Tai Fung), Chủ tịch Công ty Vận tải đô thị Ma Cao, Phó Chủ tịch Công ty Vận tải Hàng không quốc tế Ma Cao, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hàng không Ma Cao, Phó Chủ tịch Công ty Viễn thông Ma Cao. Năm 1986, ông bắt đầu tham gia vào hoạt động chính trị, trở thành thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Hai năm sau, ông đắc cử làm đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Ông là Ủy viên Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 8, 9. Đến năm 1988, ông cũng tham gia vào nền chính trị Ma Cao và trở thành Phó chủ tịch Hội Lập pháp trong 11 năm liên tiếp từ 1988 đến 1999. Hà Hậu Hoa cũng tham gia công việc xây dựng cơ chế pháp lý trong việc Ma Cao trở về Trung Quốc kể từ khi Tuyên bố chung Trung Bồ có hiệu lực. Năm 1988, ông được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Dự thảo Luật Cơ bản Khu hành chính đặc biệt Ma Cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm sau, ông trở thành phó Chủ tịch của Ủy ban Tư vấn Luật Cơ bản Khu hành chính đặc biệt Ma Cao. Năm 1998, ông trở thành phó Chủ tịch Ủy ban trù bị Khu hành chính đặc biệt Ma Cao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong cuộc tuyển cử trưởng quan hành chính Khu hành chính đặc biệt Ma Cao ngày 15 tháng 5 năm 1999, Hà Hậu Hoa đã đánh bại chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hối Nghiệp Khu Tông Kiệt (區宗傑). Ông trở thành trưởng quan hành chính được bổ nhiệm vào ngày 20 tháng 5 cùng năm theo lệnh của Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Dung Cơ, và chính thức tuyên thệ nhậm chức trưởng quan hành chính trong một lễ kỉ niệm đặc biệt được tổ chức tại Ma Cao vào ngày 20 tháng 12 năm 1999. Sau nhiệm kỳ đầu tiên (1999-2004), ông lại tái đắc cử chức vụ trưởng quan hành chính nhiệm kỳ 2004-2009 trong một cuộc bầu cử không có đối thủ. Ông được phân phối một văn phòng tại đường Bào Công Mã (Estrada D. João de Paulino). Ngày 13 tháng 3 năm 2010, trong hội nghị toàn thể lần thứ ba của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 11 tại Bắc Kinh, với 2057 phiếu bầu, ông đã trở thành phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc, trở thành một lãnh đạo cấp quốc gia.
1
null
Thôi Thế An (, , sinh 13 tháng 1 năm 1957). Ông là trưởng quan hành chính của Khu hành chính đặc biệt Ma Cao từ năm 2009 đến năm 2019. Ông cũng từng đảm nhiệm chức vụ trưởng ty ty văn hóa xã hội của Ma Cao, giữ chức chủ tịch và các chức vụ khác của Ủy ban Macau Grand Prix (Giải đua ô tô Công thức 1 Ma Cao). Gia đình. Thôi Thế An xuất thân từ Thôi gia, một trong "tam đại gia tộc Ma Cao". Ông nội của ông là Thôi Cửu Căn (崔九根), cha của ông là Thôi Đức Thắng (崔德勝), chú của ông là Thôi Đức Kỳ (崔德祺). Anh trai và em họ của Thôi Thế An là Thôi Thế Xương (崔世昌) và Thôi Thế Bình (崔世平), cũng là hai nhân vật chính trị trong cơ quan lập pháp và hành chính của Ma Cao. Phu nhân của ông là Hoắc Huệ Phân (霍慧芬), bà là cháu gái họ của Hoắc Anh Đông (霍英東)- một doanh nhân có uy thế tại Hồng Kông và từng là phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Hoắc phu nhân đã tốt nghiệp Middlesex Polytechnic tại Luân Đôn, Anh Quốc. Học tập. Năm 1973, Thôi Thế An theo học tại trường Trung học Lĩnh Nam Ma Cao, sau đó sang Hoa Kỳ du học. Ông lấy bằng cử nhân ngành quản lý vệ sinh đô thị tại Đại học Bang California tại Sacramento. Ông nhận được học vị thạc sĩ ngành quản lý y khoa, tiến sĩ ngành vệ sinh công cộng tại Đại học bang Oklahoma tại Stillwater. Sự nghiệp. Sau đó, Thôi Thế An trở về Ma Cao, thành lập "phòng hóa nghiệm y học X quang Thôi thị". Năm 1992, ông bắt đầu tham gia chính đàn Ma Cao, năm đó ông thành công trong việc gia nhập Hội Lập pháp nhiệm kỳ thứ 5. Đến năm 1996, Thôi Thế An đã thất bại trong cuộc chạy đua tái cử. Thôi Thế An cũng từng là ủy viên của Ủy ban Thanh niên chính phủ Bồ Đào Nha tại Ma Cao, ủy viên Ủy ban Môi trường Ma Cao. Ngoài ra, Thôi Thế An từng nhậm chức hiệu trưởng của học hiệu Kính Bình, hiệu trưởng trung tâm chuyên nghiệp tiên tiến Kính Bình. Tháng 8 năm 1999, Thôi Thế An được Quốc vụ viện Trung Quốc bổ nhiệm trưởng ti ti văn hóa xã hội của chính quyền khu hành chính đặc biệt Ma Cao. Ông tiếp tục tái nhiệm chức vụ này vào ngày 4 tháng 12 năm 2004. Tháng 6 năm 2009, ông trở thành ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử trưởng quan hành chính Ma Cao. Ông được 286 trên tổng số 300-thành viên trong hội đồng đề cử. Trong ngày bầu cử, 26 tháng 5, 282 thành viên hội đồng đã bỏ phiếu cho Thôi Thế An (14 phiếu trắng, 4 không bỏ phiếu) và ông đảm nhiệm chức vụ trưởng quan hành chính Ma Cao từ tháng 12 năm 2009.
1
null
Keith Lincoln Ware (sinh ngày 23 tháng 11 năm 1915 mất ngày 13 tháng 9 năm 1968) là một sĩ quan Lục quân Hoa Kỳ, người đã nhận được Huân chương Danh dự trong Thế chiến thứ hai, và đã bị giết trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Ware tham chiến ở mặt trận châu Âu, chỉ huy tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 15, sư đoàn bộ binh 3. Ware được thưởng Huân chương Danh dự (như anh hùng quân đội) do chiến tích chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm một cao điểm của quân Đức ngày 26 tháng 12 năm 1944. Ông bị thương trong trận này. Ngày 13 tháng 9 năm 1968, trong khi dùng máy bay trực thăng đi quan sát trận địa trong chiến dịch giải vây Lộc Ninh, Ware lúc đó là tư lệnh Sư đoàn kỵ binh 1 Anh Cả Đỏ cùng với ba sĩ quan tham mưu và bốn thành viên phi hành đoàn đã bị bắn hạ và tử trận. Ware là sĩ quan cấp tướng thứ hai của Mỹ tử vong tại chiến trường Việt Nam và là tướng đầu tiên tử vong lúc chiến đấu (người đầu tiên Alfred Judson Force Moody tử vong vì đau tim). Thi hài Ware được quân Mỹ thu hồi ngay trong trận đánh và đưa về mai táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
1
null
William Frishe Dean (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1899 – 24 tháng 8 năm 1981) là một thiếu tướng trong quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, Ông đã nhận được Huân chương Danh dự cho hành động của mình vào ngày 20 và 21 tháng 7 năm 1950, trong Trận Taejon tại Hàn Quốc. Dean cũng là sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị bắt bởi Bắc Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
1
null
Phương pháp Delphi ( ) là kỹ thuật thông tin liên lạc có cấu trúc, có nguồn gốc từ phương pháp dự đoán đối xứng và dự báo tương tác dựa trên bảng trả lời câu hỏi của các chuyên gia. Trong phiên bản chuẩn, các chuyên gia tạo thành nhóm và trả lời bảng câu hỏi trong hai hoặc nhiều vòng hơn. Sau mỗi vòng, người hỗ trợ cung cấp một bản tóm tắt bất kỳ các dự đoán của các chuyên gia từ vòng trước cũng như lý do tại sao họ đưa ra để hỗ trợ cho lựa chọn của mình. Vì vậy, các chuyên gia được khuyến khích xem lại câu hỏi và cân nhắc phản hồi của thành viên khác trong bảng trả lời của mình. Người ta tin rằng thông qua quy trình này, vùng câu trả lời sẽ giảm xuống và nhóm chuyên gia sẽ tiệm cận đến câu hỏi đúng. Cuối cùng, quy trình kết thúc sau khi một tham số được định nghĩa trước dừng lại (ví dụ như số vòng, tính ổn định của kết quả, đạt được đồng thuận) và điểm trung bình ở vòng cuối cùng xác định kết quả.
1
null
Cá nhám cưa mũi ngắn (danh pháp hai phần: Pristiophorus nudipinnis) là một loài cá nhám cưa trong họ Pristiophoridae. Loài này được tìm thấy ở bờ biển đông Úc ở độ sâu từ 37-165 mét. Chiếc mũi ngắn của nó dài đến 1,2 m. Chúng đẻ trứng với con non mới nở dài khoảng 25 cm.
1
null
Trịnh Lan Trinh (; ?- 1565) là một nhân vật sống trong thời đại của vương triều Triều Tiên. Cuộc đời. Xuất thân trong gia đình họ Trịnh. Là con gái thứ hai của Đô tổng quan Thanh Khê quân Trịnh Doãn Khiêm (鄭允謙, 정윤겸). Có một anh trai tên Trịnh Thục (鄭淑) và một em trai Trịnh Đạm (鄭淡). Có mẹ xuất thân là vợ lẽ. Bà đã từng là một kỹ nữ, sau này trở thành tiểu thiếp của Doãn Nguyên Hành, em trai Văn Định Vương hậu. Năm 1551, vợ cả của Doãn Nguyên Hành là Kim phu nhân qua đời (có giả thuyết cho là Trịnh Lan Trinh hạ độc). Trịnh Lan Trinh được Văn Định Vương hậu phá lệ phong làm chính thất (danh phận các vợ lẽ thời Triều Tiên không cao, vợ lẽ cũng không được nâng lên làm vợ cả). Bà được phong làm chính nhất phẩm "Trinh Kính phu nhân" (貞敬夫人). Lúc Văn Định vương hậu còn ở ngôi Trung điện bà đã giúp Văn Định vương hậu vượt qua rất nhiều sóng gió trong hoàng cung, nên rất được Văn Định Vương hậu tin tưởng và trọng dụng. Trong thời gian Văn Định Vương hậu nhiếp chính, bà đã vu cáo Phượng Thành quân và Hồng Hi tần có âm mưu cấu kết làm phản nên Phượng Thành quân bị ban chết còn Hồng Hi tần bị đuổi ra ngoài cung sống. Bà còn tham gia cùng với Văn Định Vương hậu phục hưng Phật giáo ở Triều Tiên, đưa đại sư vào trong cung tham vấn việc nước, xây dựng nhiều chùa chiền. Tuy nhiên các hoạt động cúng tế của bà vô cùng tốn kém khiến người dân vô cùng khó khăn. Điều này khiến người dân rất căm phẫn. Mẹ của Kim phu nhân tố cáo Trịnh Lan Trinh hạ độc con gái mình, tuy nhiên bà có Văn Định Vương hậu đứng sau chống đỡ nên không có vấn đề gì. Qua đời. Năm 1565, Văn Định Vương hậu qua đời nên bà và chồng không còn ai bảo vệ, thì cùng lúc vụ án của Kim phu nhân lại được lật lại, dân chúng đã phẫn nộ và tấn công bà đến chết, chồng bà là Doãn Nguyên Hành cũng tự tử. Trong văn hóa đại chúng. Được diễn bởi Park Yoo Mi trong Bộ phim Flower of the prison (2016) Trong phim Ladies of the palace, nhân vật Trịnh Lan Trinh do Kang-soo yeon thể hiện.
1
null
Cá nhám cưa Bahamas (danh pháp khoa học: Pristiophorus schroederi) là một loài cá nhám cưa thuộc học Pristiophoridae, được tìm thấy ở tây trung bộ Đại Tây Dương từ Bahamas và Cuba ở độ sâu từ 400 đến 1.000 m. Loài cá nhám cưa này dài ít nhất 80 cm. Loài này được tìm thấy ở thềm lục địa và sườn dốc đảo. Nó đẻ trứng.
1
null
Ruồi Flynhh tên khoa học Tipulidae, là một họ côn trùng trong bộ Ruồi. Con trưởng thành có cơ thể thon dài dao động từ , các loài ở khu vực nhiệt đới có thể dài hơn . Flynh là loài động vật bản địa của Nova Scotia được du nhập vào châu Úc đầu thập niên 2000. Loài động vật này có vẻ ngoài gầy gò, ăn ít nhưng sức tàn phá rất lớn. Đặc biệt thích hút nhựa cây Cocaine và cây Sake Ở vương quốc Anh, Ireland, Newfoundland và Nova Scotia chúng thường được gọi là daddy longlegs, nhưng tên này cũng có thể đề cập đến 2 nhóm động vật chân khớp không liên quan trong lớp Hình nhện trong bộ Opiliones (đặc biệt ở Hoa Kỳ và Canada) và "Pholcus phalangioides" Pholcidae (đặc biệt ở Úc). Ấu trùng ruồi hạc châu Âu được gọi là Chloejacket. Ấu trùng này có thể gây hại cho những bãi cỏ khi ăn rễ của các loài cây này. Chúng không tấn công con người. Nhiều tên gọi khác của ruồi hạc tùy theo khu vực địa lý như mosquito hawk (săn muỗi), mosquito eater (hoặc skeeter eater), gallinipper, gollywhopper và whapper. Ít nhất 4.250 loài ruồi hạc đã được miêu tả, hầu hết trong số chúng (75%) do Charles Paul Alexander miêu tả.
1
null
Cá nhám đuôi dài hay còn gọi là cá mập con (danh pháp hai phần: Alopias pelagicus) là một loài cá thuộc họ Cá nhám đuôi dài. Loài cá này phân bố ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chúng thường xa bờ nhưng thỉnh thoảng vào môi trường sống ven biển. Chúng thường bị nhầm lẫn với cá nhám đuôi dài thông thường ("A. vulpinus"), thậm chí trong các ấn phẩm chuyên nghiệp, nhưng có thể được phân biệt bởi màu đen huyền, chứ không phải là màu trắng trên chân vây ngực. Nó là loài nhỏ nhất trong ba loài cá nhám đuôi dài, nó thường có thân dài 3 m. Các chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu là các loài cá nhỏ sống ở tầng nước giữa, bị chúng tấn công nhanh bằng cú đánh bằng roi đuôi. Cùng với tất cả các cá thu cá mập, loài cá này có trứng phát triển thành con trong bụng mẹ và thường sinh mỗi lứa hai con. Phôi thai phát triển ăn trứng chưa được thụ tinh được tạo bởi cá mẹ. Con non sinh ra lớn bất thường, lên đến 43% chiều dài của cá mẹ. Cá nhám đuôi dài là loài có giá trị thương mại, cấp thịt, da, dầu gan, và vây, và cũng là đối tượng của câu cá thể thao. [[Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế| Lê thuý quỳnh đánh giá loài này là [[loài sắp nguy cấp]] trong năm 2007. Phân loại. Cá nhám đuôi dài ban đầu được mô tả khoa học bởi [[nhà ngư loại học]] người Nhật Hiroshi Nakamura trên cơ sở của ba mẫu vật lớn, không mẫu nào trong số đó đã được lưu giữ làm [[mẫu điển hình]]. Ông minh họa một trong ba mẫu vật trong bài báo của mình có tựa đề "Về hai loài cá nhám đuôi dài từ vùng biển Đài Loan", được xuất bản vào tháng 8 năm 1935. Nakamura cũng riêng minh họa và mô tả một [[bào thai]], [[Leonard Compagno]] sau đó kết luận có thể là của cá nhám đuôi dài thông thường. Một số tác giả, bao gồm cả Gohar và Mazhar (1964, Red Sea), Kato, Springer và Wagner (1967, Đông Thái Bình Dương), Fourmanoir và Laboute (1976, New Caledonia), Johnson (1978, Tahiti), và Faughnan (1980, Quần đảo Hawaii) đã công bố hình minh họa của "cá nhám đuôi dài thông thường" mà trên thực tế là của cá nhám đuôi dài. Một phân tích [[allozyme]] tiến hành bởi Blaise Eitner trong năm 1995 cho thấy rằng họ hàng gần gũi nhất của cá nhám đuôi dài là [[cá nhám đuôi dài mắt to]] ("A. superciliosus"), mà nó tạo thành một [[nhánh]]. Danh pháp chi tiết "pelagicus" có gốc tiếng Hy Lạp "pelagios", nghĩa là "thuộc về biển". Một tên thông thường khác là cá nhám đuôi dài răng nhỏ. mô tả. [[Tập tin:Alopias pelagicus head.jpg|nhỏ|trái|Cá nhám đuôi dài.]] Cá nhám đuôi dài là loài nhỏ nhất trong ba loài cá nhám đuôi dài, trung bình dài 3 m (10 ft) và cân nặng 69,5 kg (153,3 lb) và thường không vượt quá [[chiều dài]] trung bình 3,3 m (10,8 ft) và cân nặng trung bình 88,4 kg (194,9 [[pound (khối lượng)|lb]]). Con đực và con cái đạt [[chiều dài]] tối đa lần lượt là 3,5 m (11,5 ft) và 3,8 m (12,5 ft). Một ghi nhận [[chiều dài]] 5 m (16,4 ft) là không rõ ràng và có thể đã dẫn đến nhầm lẫn với các loài cá nhám đuôi dài khác. Loài này có cơ thể hình thoi (rộng ở giữa và giảm dần ở hai đầu) và thùy vây đuôi phía trên rất thanh mảnh gần như lâu dài bằng phần còn lại của nó. [[Vây ngực]] dài và thẳng rộng, tai tròn. Vây lưng đầu tiên nằm ở giữa vây ngực và [[vây bụng]], và có kích thước tương đương với vây chậu. Vây lưng thứ hai và [[vây hậu môn]] là rất nhỏ. Đầu hẹp với một mõm ngắn hình nón. Có con mắt rất lớn ở cá đang trưởng thành và giảm kích thước tương đối khi độ tuổi tăng lên. Không có rãnh ở các góc của miệng. Răng nhỏ dẹt, phân thành 3 chạc, chạc giữa lớn nhất hình [[tam giác]] cạnh bên có 1 - 2 răng cưa nhỏ. Toàn thân màu nâu đen, bụng màu trắng nhạt, viền các vây màu đen nâu. Cơ thể được bao phủ bởi [[da răng cưa]] rất nhỏ, mịn. Màu sắc màu xanh đậm mạnh ở trên và màui trắng ở trên và dưới, màu trắng không mở rộng trên vây ngực. Màu nhanh chóng chuyển sang màu xám sau khi chết. Các sắc tố đen trên vây ngực, mũi vây ngực tròn, và không có rãnh môi của loài này là những đặc điểm nhận dạng phân biệt nó với loài [[cá nhám đuôi dài thông thường]]. Phạm vi phân bố. Do nhầm lẫn với [[cá nhám đuôi dài thông thường]], sự phân bố của cá nhám đuôi dài có thể rộng rãi hơn hiện đang được người ta biết đến. Phạm vi phân bố dao động rộng rãi trong [[Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương]], với các ghi nhận rải rác từ [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], [[Biển Đỏ]] và [[biển Ả Rập]] (ngoài khơi [[Somalia]], giữa [[Oman]] và [[Ấn Độ]], và tắt [[Pakistan]]), đến [[Trung Quốc]], đông nam [[Nhật Bản]], tây bắc [[Úc]], [[Nouvelle-Calédonie|New Caledonia]], [[Tahiti]], [[quần đảo Hawaii]], [[vịnh California]], và [[quần đảo Galápagos|quần đảo Galapagos]]. Quần thể ở Bắc Thái Bình Dương dịch chuyển về phía bắc trong những năm [[El Niño|El Nino]] ấm. Phân tích [[DNA ti thể]] đã chỉ ra rằng có mở rộng [[dòng gen]] trong quần thể cá nhám đuôi dài phía đông và phía tây Thái Bình Dương, nhưng dòng chảy nhỏ gene giữa chúng. Chúng chủ yếu sinh sống ở ngoài khơi, xuất hiện từ mặt nước đến độ sâu ít nhất là 150 m (492 ft). Tuy nhiên, đôi khi chúng đến gần bờ ở những vùng có một [[thềm lục địa]] hẹp, và đã được quan sát gần các dốc thẳng đứng [[rạn san hô]] [[núi đáy biển]] trong Biển Đỏ và [[biển Cortez]], và ngoài khơi [[Indonesia]] và [[Micronesia]]. Nó cũng đã được biết đến xâm nhập [[đầm phá]] lớn trong [[quần đảo Tuamotu]]. Sinh thái. [[Tập tin:Oceanic-Sharks-Clean-at-Coastal-Seamount-pone.0014755.s003.ogv|nhỏ|upright=1.2|Một con cá nhám đuôi dài được một con cá lau chùi vệ sinh.]] Cá nhám đuôi dài là loài cá bơi lội nhanh và hoạt bát và nhảy lên mặt nước (năm lần trong một hàng trong một trường hợp được ghi chép trong tài liệu). Các loài săn mồi bắt loài cá nhám này gồm có các loài cá lớn hơn (bao gồm cá mập và cá nhám khác) và [[cá voi có răng]]. Các loài [[ký sinh trùng]] được người ta biết đến sống ăn bám loài cá này gồm có [[Cestoda|giun dẹt]] "Litobothrium amplifica", "L. daileyi", và "L. nickoli", sống trong ruột [[van xoắn ốc]] của nó, và các [[copepoda]] trong chi "Echthrogaleus", quấy phá da nó. Tại [[đảo Malapascua]] ở [[Philippines]], cá nhám đuôi dài đã được quan sát thấy thường xuyên ghé thăm các trạm làm sạch chiếm lĩnh bởi loài cá vệ sinh ("[[Labroides dimidiatus]]" và "[[Bàng chài mặt trăng|Thalassoma lunare]]"), trong thời gian đó, chúng thể hiện hành vi đặc trưng để tạo điều kiện thuận lợi cho các con cá vệ sinh làm sạch nó. Những chuyến viếng thăm này diễn ra thường xuyên hơn vào buổi sáng sớm, và có thể là lý do tại sao những con cá cá nhám thường ở đại dương này đôi khi được người ta bắt gặp trong vùng nước nông. Tham khảo. [[Thể loại:Alopias|P]] [[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1935]]
1
null
Vương Tự Dụng (, ? – 1633), người Tuy Đức (có thuyết là Nghi Xuyên), Thiểm Tây, còn có tên là Vương Hòa Thượng, xước hiệu là Tử Kim Lương, một trong những thủ lĩnh đầu tiên của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh. Quá trình hoạt động. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), ông cùng bọn "Hỗn thiên vương" khởi nghĩa, về sau gia nhập nghĩa quân Vương Gia Dận. Năm thứ 4 (1631), Gia Dận bị hại, Tự Dụng được đề cử làm minh chủ, hoạt động ở một dải bắc bộ Hà Nam. Năm thứ 6 (1633), nghĩa quân giao tranh với quan quân ở Vũ An, ông bị thương, trốn vào trong núi rồi mất . Tàn dư nghĩa quân hơn 2 vạn người theo về với Lý Tự Thành.
1
null
Waiting 4U Tour là một chuyến lưu diễn hòa nhạc chung của nam ca sĩ người Úc Cody Simpson và nam ca sĩ người Mỹ Greyson Chance. Tour diễn được tổ chức nhằm quảng bá cho EP đầu tay của Simpson, "4 U" (2010), đồng thời nhằm gây được sự quan tâm và chú ý của công chúng đối với Greyson Chance. Cả hai ca sĩ thông báo về tour diễn vào ngày 10 tháng 3 năm 2011, trong một cuộc trò chuyện trực tiếp với người hâm mộ trên Ustream.
1
null
Nội chiến cộng hòa Trung Phi là một cuộc xung đột kéo dài từ tháng 12 năm 2012 đến nay, giữa quân chính phủ và phe phiến loạn, những người từng tham gia vào chiến tranh du kích ở Cộng hòa Trung Phi. Những người này cáo buộc chính phủ của tổng thống François Bozizé đã không tuân thủ một cách đúng đắn các thoản thuận trong hiệp ước hòa bình được ký kết năm 2007. Lực lượng phiến quân được gọi là Liên minh Séléka (Séléka trong tiếng Sango có nghĩa là liên minh) đã chiếm nhiều thị trấn ở miền trung và miền đông nước này. Liên minh bao gồm hai nhóm chính có trụ sở ở miền đông bắc CAR, UFDR và CPJP, và nhóm CPSK ít được biến đến hơn. Hai nhóm khác là FDPC cũng như FPR của người Chad, tuyên bố ủng hộ và tham gia liên minh, đều có trụ sở ở miền bắc CAR. Trừ FPR và CPSK, tất cả các phe phái còn lại đều đã ký kết thỏa thuận hòa bình và đồng ý một quá trình giải trừ quân bị. Nhưng do mất đoàn kết giữa các thủ lĩnh mà liên minh Séléka đã tan rã vào năm 2016. Tchad, Gabon, Cameroon, Angola, Nam Phi và Cộng hòa Congo đã gửi quân tới giúp chính phủ Bozizé nhàm cản bước tiến của phiến quân về thủ đô Bangui. Bối cảnh. Chiến tranh du kích ở Cộng hòa Trung Phi bắt đầu với cuộc nổi dậy của Liên minh các lực lượng dân chủ thống nhất (UFDR) do Michel Djotodia lãnh đạo ở đông bắc CAR, sau khi tổng thống hiện nay của Cộng hòa Trung Phi, François Bozizé lên nắm quyền năm 2003. Cuộc nổi loạn nhnanh chóng leo thang thành một cuộc nội chiến lớn vào năm 2004. Phiến quân UFDR đã chiến đấu với quân chính phủ CAR và các nhóm phiến quân khác như Nhóm hành động yêu nước giải phóng Trung Phi (GAPLC), Công ước của những người yêu nước về công lý và hòa bình (CPJP), Quân đội nhân dân vì sự phục hồi dân chủ (APRD)... Hàng chục ngàn người đã được di tản do tình trạng bất ổn, vẫn tiếp tục kéo dài cho đến năm 2007, và các lực lượng nổi dậy đã chiếm giữ một số thành phố trong cuộc xung đột. Ngày 13 tháng 4 năm 2007, một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ và các UFDR đã được ký kết tại Birao. Thỏa thuận cung cấp cho một lệnh ân xá cho các UFDR, được công nhận là một chính đảng chính trị, và cho phép các tây súng chiến đấu của UFRD tham gia quân đội. Cuộc đàm phán dẫn đến một thỏa thuận hòa giải năm 2008, một chính phủ thống nhất, và một cuộc bầu cử địa phương vào năm 2009, sau đó là cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào năm 2010. Chính phủ đoàn kết mới được thành lập vào tháng 1 năm 2009. Theo Human Rights Watch, hàng trăm dân thường đã thiệt mạng, hơn 10.000 ngôi nhà bị đốt cháy, và khoảng 212.000 người phải rời bỏ nhà cửa của họ để sống trong điều kiện tuyệt vọng sâu trong các khu rừng rậm ở phần phía bắc của Cộng hòa Trung Phi. Ngoài ra, các nhóm phiến quân cho rằng Bozizé đã không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận năm 2007, và tiếp tục lạm dụng quyền lực chính trị, đặc biệt là ở phần phía bắc của đất nước, chẳng hạn như "tra tấn và hành quyết bất hợp pháp". Diễn biến. Giao tranh mở màn. Mặc dù việc ký kết thỏa ước ngày 25 tháng 8 về hòa bình giữa chính phủ và CPJP hứa hẹn kết thúc cuộc chiến tranh du kích, nhưng bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra ở phía đông và miền trung CAR. Ngày 15 tháng 9, một nhóm bất đồng chính kiến trong CPJP, do Hassan Al-Habib đứng đầu đã lực lượng, tấn công các thị trấn Sibut, Damara và Dekoa. Hai quân nhân của lực lượng vũ trang Trung Phi (FACA) đã được báo cáo là thiệt mạng tại Dekoa. CPJP cơ bản vẫn luôn phản đối thỏa thuận hòa bình, và trong một thông báo trên đài phát thanh, nhóm này đe dọa sẽ tiến quân về Bangui. Ngày 13 tháng 11, hai thường dân và một cảnh sát đi đến Bangui đã bị bắn chết trên đường giữa Sibut và Damara, gần ngôi làng của Libi trên ranh giới của quận Ombella-M'Poko. Tiếp đó ở phía đông Obo, một chiếc xe FACA bị tấn công bởi các phiến quân trong cùng một ngày. Quan chức dân sự trong xe đã thiệt mạng và một số lượng binh sĩ chưa xác định bị thương. Chiếc xe đã bị phá hủy. Các cuộc tấn công được cho là do phiến quân GAPLC gây ra, những người đã từng hoạt động trong khu vực một thời gian. Giao tranh tháng 12 năm 2012. Ngày 10 Tháng 12, một nhóm phiến quân vũ trang đã đánh chiếm các thị trấn N'Délé, Sam Ouandja và Ouadda. Phiến quân và các đòng minh CPJP đã chiến đấu với quân đội chính phủ trong hơn một giờ trước khi tiến vào thị trấn N'Délé. Ít nhất là năm binh sĩ quân chính phủ được báo cáo là thiệt mạng. Tại Sam Ouandja, quân nổi dậy tuyên bố đã bắt giữ 22 binh sĩ và thu giữ nhiều vũ khí hạng nặng. Ngày 15 tháng 12, lực lượng phiến quân tiến vào Bamingui, một thị trấn cách N'Délé 120 km (75 dặm) và nằm trên đường dẫn tới Bangui. Ba ngày sau, họ tiến đến Bria, thị trấn khai thác kim cương quan trọng nằm cách 200 km (120 dặm) về phía đông nam của Ouadda. Cuộc tấn công thành công của phiến quân vào buổi sáng sớm ngày 18 tháng 12 đã giết chết hơn 15 binh sĩ chính phủ. Những tuyên bố của Seleka rằng họ đang chiến đấu vì một sự thiếu minh bạch sau khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết để kết thúc chiến tranh du kích ở Cộng hòa Trung Phi. Sau khi Tổng thống Trung Phi François Bozizé kêu gọi sự giúp đỡ, Tổng thống Tchad Idriss Deby, cam kết sẽ gửi 2.000 quân để giúp dập tắt cuộc nổi loạn. Các binh sĩ đầu tiên của quân đội Chad đến vào ngày 18 tháng 12 để tăng cường đội ngũ CAR ở Kaga Bandoro, chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào thị trấn N'Délé. Lực lượng Seleka đã chiếm Kabo vào ngày 19 tháng 12, một trung tâm vận chuyển giữa quân Chad và quân chính phủ CAR, nằm ​​ở phía tây và phía bắc của khu vực trước đây được chiếm bởi các phiến quân. Bốn ngày sau, liên quân phiến loạn đã đi qua Bambari, thị trấn lớn thứ ba của Trung Phi, tiếp theo là Kaga-Bandoro vào ngày 25 tháng 12. Cùng ngày, Tổng thống Bozizé gặp gỡ các cố vấn quân sự ở thủ đô Bangui. Ngày 26 tháng 12 hàng trăm người biểu tình giận dữ bởi bước tiến của quân nổi loạn đã bao vây đại sứ quán Pháp ở Bangui, ném đá, đốt lốp xe và xé cờ Pháp. Những người biểu tình cáo buộc những người cai trị thuộc địa trước đây đã không giúp quân đội chống lại các lực lượng phiến quân. Ít nhất 50 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã trú ẩn bên trong tòa nhà, vốn được bảo vệ bởi một đội ngũ đông đảo khoảng 250 binh sĩ Pháp. Một nhóm người biểu tình khác nhỏ hơn đã hô vang khẩu hiệu bên ngoài Đại sứ quán Mỹ và ném đá vào xe ô tô chở hành khách màu trắng. Theo Air France, một lịch trình chuyến bay hàng tuần từ Paris đến Bangui đã phải quay lại "do tình hình bất ổn ở Bangui", một phát ngôn viên của công ty cho biết. Trong khi đó các lực lượng phiến quân đã đến được Damara, bỏ qua thị trấn Sibut, nơi khoảng 150 binh sĩ Chad đang đóng quân cùng với quân đội CAR được rút từ Kaga-Bandoro. Josue Binoua, Bộ trưởng bộ Nội vụ Trung Phi, đã yêu cầu nước Pháp can thiệp trong bối cảnh các phiến quân đang tiến về rất nhanh, bây giờ chỉ cách có 75 km (47 dặm) là tới thủ đô Bangui. Ngoài ra, một phát ngôn viên của Seleka, kêu gọi quân đội nhanh chóng hạ vũ khí, đồng thời tuyên bố Bozizé đã mất đi tính hợp pháp và không còn có thể kiểm soát đất nước. Hai trẻ em bị chặt đầu trong tổng số 16 trẻ em bị thiệt mạng trong các giao tranh gần đây ở Bangui. Trong tháng 12 có tổng cộng là 1.000 người bị thiệt mạng bởi giao tranh. Chính phủ phản kích. Ngày 27 tháng 12, tổng thống Bozizé kêu gọi một sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ, trong một bài phát biểu ở thủ đô Bangui. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bác bỏ lời đề nghị, và nói rằng quân đội Pháp sẽ chỉ được sử dụng để bảo vệ các công dân Pháp sống và làm việc ở Trung Phi, chứ không phải là để bảo vệ chính phủ Bozizé. Báo cáo cũng chỉ ra rằng giới quân sự Hoa KÌ đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán hàng trăm công dân Mỹ, cũng như công dân các quốc gia khác. Tướng Jean-Felix Akaga, chỉ huy lực lượng giừ gìn hòa bình của Cộng đồng kinh tế Trung Phi ở Trung Phi, tuyên bố thủ đô đã được quân đội gìn giữ hòa bình từ MICOPAX bảo đảm an ninh, và nói thêm rằng quân tiếp viện sẽ sớm đến nơi. Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự tại Gabon và Cameroon đã bác bỏ những báo cáo trên, đồng thời tuyên bố không có quyết định nào đã được thực hiện liên quan đến cuộc khủng hoảng này. Quân chính phủ đã phát động một cuộc phản công chống lại lực lượng nổi dậy ở Bambari vào ngày 28 Tháng 12, dẫn đến các cuộc đụng độ lớn, theo nguồn tin từ một quan chức chính phủ. Nhiều nhân chứng trong vòng hơn 60 km (37 dặm) cho biết họ nghe thấy các tiếng nổ từ vũ khí hạng nặng nhiều giờ. Sau đó, một nhà lãnh đạo phiến quân và một nguồn tin quân sự xác nhận cuộc phản công của chính phủ bị đẩy lùi và thị trấn vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của các phiến quân. Ít nhất một tay súng nổi dậy đã thiệt mạng và ba người khác bị thương trong các vụ đụng độ, thương vong của quân chính phủ vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, các Bộ trưởng nước ngoài trong ECCAS thông báo thêm rằng binh lính từ Lực lượng đa quốc gia Trung Phi (FOMAC) sẽ được gửi CAR để hỗ trợ 560 binh sĩ MICOPAX đang hiện diện. Thông báo này được thực hiện bởi Ngoại trưởng Tchad Moussa Faki sau một cuộc họp tại thủ đô Libreville của Gabon. Đồng thời, Phó tổng thư ký ECCAS Guy-Pierre Garcia khẳng định rằng các phiến quân và chính phủ CAR đã đồng ý đàm phán vô điều kiện, chậm nhất là vào ngày 10 tháng 1. Tại Bangui, Không quân Hoa Kỳ tổ chức sơ tán khoảng 40 người khỏi đất nước, bao gồm cả viên đại sứ. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế cũng sơ tán tám trong số lao động nước ngoài của minh, mặc dù nhiều tình nguyện viên địa phương và 14 người nước ngoài khác vẫn ở lại để giúp đỡ số lượng ngày càng tăng của người tị nạn. Lực lượng phiến quân chiếm thị trấn Sibut mà không tốn một viên đạn vào ngày 29 tháng 12, buộc quân đội CAR và Chad phải rút về Damara, thành phố cuối cùng nằm giữa phiến quân Seleka và thủ đô. Chính quyền thủ đô ra lệnh giới nghiêm từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau và cấm việc sử dụng xe ôm, vì sợ họ có thể được phiến quân sử dụng để di chuyển vào thành phố. Nhiều chủ cửa hàng đã thuê các nhóm có vũ trang để bảo vệ tài sản của họ trong tình trạng cướp bóc có thể xảy ra, cũng như hàng ngàn người đã rời khỏi thành phố bằng xe ô tô và đi bộ. Quân đội Pháp đã tăng đến 400 binh sĩ bằng việc triển khai thêm 150 lính thuộc binh chủng nhảy dù được gửi đến từ Gabon. Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault một lần nữa nhấn mạnh rằng quân đội Pháp chỉ có mặt để bảo vệ công dân Pháp và công dân châu Âu, không phải để đối phó với các phiến quân. Thảo luận hòa bình và sự có mặt của quân đội nước ngoài. Ngày 30 tháng 12, Tổng thống Bozize đã đồng ý về một chính phủ đoàn kết dân tộc có sự tham gia của thành viên Seleka, sau cuộc họp với Chủ tịch Liên minh châu Phi Liên minh châu Phi Thomas Yayi Boni. Ông nói thêm rằng chính phủ CAR đã sẵn sàng để bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình "mà không có điều kiện và không chậm trễ". Ngày 1 tháng 1, quân tiếp viện từ FOMAC bắt đầu đến Damara để hỗ trợ 400 binh sĩ Chad đã đóng quân ở đó như là một phần của nhiệm vụ MICOPAX. Với việc phiến quân đang rất gần thủ đô Bangui, tổng cộng 360 binh sĩ đã được gửi đến tăng cường hàng phòng thủ của Damara - với 120 binh sĩ từ mỗi nước Gabon, Cộng hòa Congo và Cameroon, cùng với một vị tướng chỉ huy của lực lượng Gabon. Tại thủ đô, các cuộc đụng độ chết người đã nổ ra sau khi cảnh sát giết chết một thanh niên Hồi giáo bị nghi ngờ liên quan tới Seleka. Theo báo cáo, người đàn ông này đã bị bắt giữ qua đêm, và bị bắn khi ông ta cố gắng để trốn thoát. Một thời gian ngắn sau đó đụng độ bắt đầu trong khu phố PK5 của Bangui, giết chết một sĩ quan cảnh sát. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng bày tỏ mối quan tâm của mình đối với "vụ bắt giữ và mất tích của hàng trăm cá nhân là thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số có quan hệ liên minh với lực lượng Seleka". Ngày 02 Tháng 1, một nghị định được công bố trên đài phát thanh nhà nước đã thông báo rằng Tổng thống Bozize là sẽ đứng đầu Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, chỉ huy quân đội Guillaume Lapo đã bị sa thải do thất bại của quân đội CAR trước quân nổi dậy và phiến loạn trong tháng mười hai. Trong khi đó, phát ngôn viên của phiến quân Djouma Narkoyo xác nhận rằng Seleka đã ngừng bước tiến của họ và sẽ bước vào cuộc đàm phán hòa bình do bắt đầu ở Libreville vào ngày 08 tháng 1, điều kiện tiên quyết rằng các lực lượng chính phủ phải ngừng bắt giữ các thành viên của bộ tộc Gula. Liên minh nổi dậy khẳng định đòi hỏi sự ra đi ngay lập tức của Tổng thống Bozize, người đã cam kết để gia hạn nhiệm kì của mình cho đến khi kết thúc vào năm 2016. Jean-Félix Akaga, chỉ huy Gabon, người phụ trách quản lý các đơn vị MICOPAX được gửi bởi ECCAS, tuyên bố rằng Damara là ranh giới không được phép vượt qua, và nếu phiến quân vượt qua thi sẽ coi đó là "tuyên chiến" với 10 quốc gia thành viên trong khu vực. Đồng thời thông báo rằng Angola sẽ gửi 760 binh sĩ tới CAR, trong khi Pháp đã tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của mình trong nước với 600 quân, để bảo vệ công dân Pháp trong trường hợp cần thiết. Ngày 06 tháng 1, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã công bố việc triển khai 400 quân đến CAR để hỗ trợ các lực lượng đã có mặt ở đó. Lực lượng phiến quân đóng giữ ở hai thị trấn nhỏ gần Bambari như các thỏa thuận đàm phán hòa bình được dự kiến bắt đầu trong hai ngày sau đó. Cuộc tấn công vào các đài phát thanh. Elisabeth Blanche Olofio, một phóng viên đài phát thanh Đài phát thanh Bé-Oko, đã bị giết chết bởi phiến quân Séléka, những người đã tấn công vào nhà ga Bambari, và một Kaga Radio tại Kaga Bandoro vào ngày 07 Tháng một năm 2013. Đài phát thanh Bé-Oko là một phần của mạng lưới các đài phát thanh phi chính trị hoạt động tại Cộng hòa Trung Phi, được biết đến với tên gọi L'Association des Radios Communautaires de Centrafrique. Giới báo chí quốc tế cho biết họ đang lo ngại các cuộc tấn công đã lấy số điện thoại của họ về khả năng hoạt động của các đài phát thanh CAR. Chỉ bốn ngày sau cái chết của cô, vào ngày 11 tháng 1, chính phủ CAR đã ký một thỏa thuận ngừng bắn với đại diện Liên minh Séléka. Thỏa thuận ngừng bắn. Ngày 11 tháng 1 năm 2013, một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết trong Libreville, Gabon. Những người nổi dậy tuyên bố không đời hỏi Tổng thống François Bozizé phải từ chức, nhưng buộc ông này phải chỉ định một thủ tướng mới từ đảng phái đối lập vào 18 tháng 1 năm 2013. Quốc hội lâm thời sẽ hoạt động trong vòng một năm và một cuộc bầu cử lập pháp mới sẽ được tổ chức trong vòng 12 tháng. Chính phủ liên minh tạm thời sẽ thực hiện cải cách tư pháp, hợp nhất quân nổi dậy với những binh sĩ trung thành với Bozizé để thành lập một đội quân quốc gia mới, thiết lập các cuộc bầu cử lập pháp mới, cũng như giới thiệu cải cách khác xã hội và kinh tế. Hơn nữa, Bozizé phải giải phóng tất cả các tù nhân chính trị bị cầm tù trong cuộc xung đột, và quân đội nước ngoài phải trở về quốc gia của họ. Theo thỏa thuận, phiến quân Séléka tiếp tục đóng giữ các thị trấn mà họ vẫn đang chiếm đóng, để đảm bảo rằng Bozizé sẽ không thể lật lọng các thỏa thuận. Bozizé sẽ vẫn là tổng thống cho đến năm 2016 khi có cuộc bầu cử tổng thống mới. Ngày 13 Tháng Một, Bozizé đã ký sắc lệnh cách chức Thủ tướng Faustin-Archange Touadéra, như là một phần của thỏa thuận với liên minh nổi dậy. Ngày 17 tháng 1, Nicolas Tiangaye được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Ngày 23 tháng 1, thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, với việc chính phủ đổ lỗi cho phe Seleka còn Seleka thì lại đổ lỗi về phía chính phủ vì không tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận chia sử quyền lực. Ngày 21 tháng 3, phiến quân đã tiến vào Bouca, cách Bangui 300 km. Ngày 22 tháng 3, phiến quân chiếm được thị trấn Damara, cách thủ đô 75 km, các báo cáo trái ngược lúc ấy đã tranh cai nhau xem ai mới là người kểm soát thị trấn. Phiến quân vượt qua các trạm kiểm soát tại Damara và tiến về phía Bangui, nhưng đã bị chặn lại một thời gian ngắn bởi một cuộc tấn công từ một máy bay trực thăng của quân chính phủ. Bangui thất thủ. Ngày 18 tháng 3, phiến quân đã bắt giữ năm bộ trưởng của họ khi những người này quay về Bangui để tiếp tục hội đàm về tiến trình hòa bình tại thị trấn Saibut. Phiến quân yêu cầu phóng thích các tù nhân chính trị đang bị giam giữ và cho phép các lực lượng phiến quân được gia nhập vào quân đội quốc gia. Seleka cũng yêu cầu các binh lính Nam Phi đang có mặt tại Trung Phi phải lên đường về nước. Phiến quân đe dọa sẽ cầm vũ khí đứng lên một lần nữa nếu tối hậu thư của họ không được đáp ứng trong thời hạn 72 giờ. Trước đó, quân nổi dậy giành quyền kiểm soát hai thị trấn ở phía đông nam đất nước, Gambo và Bangassou. Ngày 22 tháng 3 năm 2013, phiến quân đã đẩy mạnh hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Bozize. Các thị trấn Damara và Bossangoa lần lượt rơi vào tay các nhóm vũ trang của quân nổi dậy. Sau khi Damara thất thủ, nỗi sợ hãi bao trùm khắp thủ đổ Bangui do lo ngại thành phố sẽ nhanh nhóng thất thủ, khiến nhiều trường học và cửa hàng phải đóng cửa. Bước tiến của quân nổi dậy tạm thời bị ngưng lại bởi hỏa lực từ một máy bay trực thăng chiến đấu của quân chính phủ. Ngày 23/3, lực lượng phiến quân thuộc liên minh Seleka đã tiến vào thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi và đụng độ với quân chính phủ. Theo người phát ngôn của phiến quân Seleka, lực lượng này đã bắn hạ một máy bay trực thăng của quân chính phủ và đang tiến đến phủ tổng thống. Lực lượng chính phủ dần bị đẩy lùi ra khỏi các khu phố xung quanh dinh thự của Bozizé, mặc dù chính phủ khẳng định tổng thống Bozizé vẫn đang cố thủ trong dinh tổng thống. Nguồn cung cầp điện và nước cho thủ đô đã bị quân nổi dậy cắt đứt. Phiến quân kiểm soát các vùng ngoại ô phía bắc còn lực lượng chính phủ kiểm soát trung tâm thành phố. Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ, ông Mboli Goumba cho biết quân chính phủ vẫn đang kiểm soát thủ đô. Tuy nhiên, báo Le Monte của Pháp đưa tin Guinea Xích Đạo đã điều máy bay đến đón gia đình ông Bôdidơ ra nước ngoài, nhưng ông vẫn ở lại Bangui. Sau khi quân nổi dậy tiến về Bangui, Pháp đã điều thêm 150 binh sĩ tới Trung Phi để bảo vệ sân bay ở thủ đô, đồng thời yêu cầu công dân nước này ở Trung Phi không ra khỏi nhà để đảm bảo an ninh. Paris cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triệu tập cuộc họp khẩn cấp để thảo luận giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Hiện Pháp có khoàng 1250 quân ở Trung Phi, nhưng tuyên bố sẽ không can dự vào xung đột của nước này. Chiến sự ác liệt nổ ra ở thủ đô Bangui vào sáng sớm 24 tháng 3 trong lúc lực lượng phiến quân đang muốn lật đổ chính quyền đã áp sát dinh tổng thống. Các vũ khí hạng nặng đã được cả hai bên sử dụng. Dinh tổng thống và các khu vực còn lại ở thủ đô nhanh chóng rơi vào tay các phiến quân. Tổng thống Bozize tuyên bố ông đã rời Dinh Tổng thống 30 phút trước khi quân nổi dậy tiến vào. Một số nguồn tin nói rằng ông Bozize đang trên đường chạy sang nước láng giềng Cộng hòa Dân chủ Congo sau khi phiến quân tiến về thủ đô. Người phát ngôn của dinh Tổng thống, Gaston Mackouzangba đã xác nhận: "Phiến quân đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô, chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra hành động trả thù nào." Lãnh đạo các phiên quân đã tuyên bố giữ nghiêm lệnh với lực lượng của mình, nhưng bày tỏ quan ngại về các cuộc cướp bó của nhân dân trong thành phố. Điện và nước vẫn bị cắt. Cuộc đảo chính. Sáng sớm 24 tháng 3, tiếng súng hạng nặng đã nổ ra khi lực lượng phiến quân áp sát dinh tổng thống ở trung tâm Bangui. Dinh tổng thống và các khu vực còn lại ở thủ đô nhanh chóng rơi vào tay các phiến quân, và Bozize chạy trốn sang Cộng hòa Dân chủ Congo. Một cố vấn tổng thống cho biết ông đã vượt sông để đến nước láng giềng Congo vào sáng chủ nhật 24-3 khi quân nổi dậy tiến về dinh tổng thống. Trong khi đó, Tân Hoa Xã dẫn một nguồn tin quân sự Cameroon cho hay ông Bozize đang ẩn náu tại nước này. Ủy ban di trú của Liên Hợp Quốc đã đề nghị chính phủ Congo giúp sơ tán 25 thành viên của gia đình Bozizé tới thị trấn biên giới Zongo. Người phát ngôn của dinh Tổng thống, Gaston Mackouzangba đã xác nhận: "Phiến quân đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô, chúng tôi hy vọng sẽ không xảy ra hành động trả thù nào." Lãnh đạo các phiến quân đã tuyên bố giữ nghiêm quân lệnh với lực lượng của mình, nhưng bày tỏ quan ngại về các cuộc cướp bóc của nhân dân trong thành phố. Điện và nước vẫn bị cắt. Các tay súng của phiến quân đã kéo theo dân chúng tới đập phá và cướp bóc các tư gia của những sĩ quan quân đội, nhưng đã bắn chỉ thiên để bảo vệ nhà của những người dân bình thường khác khỏi bị hôi của. 13 binh sĩ Nam Phi bị thiệt mạng, 27 người khác bị thương và 1 người mất tích sau khi căn cứ của họ ở ngoại ô Bangui bị tấn công bởi một lực lượng 3.000 phiến quân có vũ trang, mở đầu cho một xung đột giữa các phiến quân và 400 binh lính Nam Phi trong một khoảng thời gian.
1
null
Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở vùng sinh dục. Đặc điểm. Rận mu là những sinh vật ký sinh sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục có hình thù giống con cua, nó là loài côn trùng có nhiều chân bám rất chắc vào da và lông của con người, chúng bám vào lông ở phần mu. Rận mu không có cánh, thân trắng, màu giống với màu da của con người và rận này có khả năng đổi màu. Rận mu còn được gọi là rận bẹn do người ta thấy chúng hút máu ở vùng bẹn, hay là rận cua vì chúng có hình hài giống với con cua. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh. Nơi chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Nhưng cũng có trường hợp xuất hiện thấy các nốt đỏ, mẩn đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Nói chung, Rận mu là ký sinh trùng gây ngứa ngáy rất khó chịu và là bệnh lây qua quan hệ tình dục. Bệnh rận mu. Rận mu thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm. Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng. Nguy cơ tuyệt chủng. Từ lâu trong lịch sử, rận mu đã hoành hành xã hội loài người. Con người bị nhiễm rận mu từ cách đây khoảng 3 triệu năm. Ở phương Tây, rận mu được coi là hung thần của loài người, đặc biệt đối với người Tây Dương qua hàng ngàn năm. Tuy nhiên những năm gần đây loài rận mu đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị hủy diệt theo hướng ngày càng tăng đẩy sinh vật bé nhỏ này đến bờ vực diệt vong. Trong những năm gần đây, trào lưu tẩy lông (wax) tất cả mọi nơi trên cơ thể, ở cả nam lẫn nữ diễn ra ngày càng tăng. Năm 2011, tại Mỹ có đến 80% thanh niên ở nước trong độ tuổi đại học đi theo xu hướng tẩy lông cơ thể và đây vốn đang là mốt thời thượng tại nhiều nơi. Trào lưu tẩy lông, đặc biệt vùng mặc bikini đã bùng nổ mạnh mẽ và điều này dẫn đến hệ quả là số lượng loài ký sinh này đang giảm đột biến. Một phòng khám chuyên về sức khỏe giới tính tại Sydney nước Úc cho biết chưa nhận ca nhiễm rận mu nào ở nữ giới từ năm 2008, trong khi các trường hợp ở nam giới giảm đến 80% trong thập niên qua. Đối với các động vật khác. Loài người là vật chủ duy nhất cho rận mu ký sinh, mặc dù loài "Pthirus gorillae" bà con gần với chúng lại sinh sống trên vật chủ khỉ đột.
1
null
Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu ("Pthirus pubis") gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Người nhiễm bệnh thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm của con người. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân. Bệnh do tác nhân chính là rận mu gây ra, rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh. Rận mu thường lây qua quá trình quan hệ chung chăn chung gối giữa các cá thể. và thường thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Cha mẹ lây cho con cái thông qua nhiều cách như dùng chung khăn tắm, quần áo, giường hoặc tủ. Người lớn thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn trẻ em. Cũng giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, rận mu chỉ có thể tồn tại được ở bên ngoài cơ thể ấm và ẩm của con người trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh thì không nhất thiết là do bị lạm dụng tình dục nên mới bị lây, mặc dù khả năng này nên được lưu ý. Triệu chứng. Các triệu chứng chủ yếu gồm: Chẩn đoán. Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác. Nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ có những người đang bị nhiễm những con rận còn sống mới cần được điều trị. Khuyến cáo bệnh nhân cũng nên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Phòng trị. Khi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận (cạo sạch lông vùng có rận mu), dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm. Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng.
1
null
Lương Chấn Anh (, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1954), là một chính khách Hồng Kông và giữ chức vụ Trưởng quan hành chính giai đoạn 2012-2017. Lương Chấn Anh là một thành viên của phái thân kiến chế trên chính đàn Hồng Kông, ông là Triệu tập nhân thành viên không chính thức Hội nghị Hành chính cho đến khi từ chức vào ngày 3 tháng 10 năm 2011. Ông là Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc từ năm 2018. Cuộc sống ban đầu. Lương Chấn Anh xuất thân từ một gia đình nghèo, gốc ở Sơn Đông một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc, cha ông là cảnh sát. Ông sinh ra ở Hông Kông và đã học trung học tại King's College. Năm 1974, ông tốt nghiệp trường Bách khoa Hồng Kông (nay là Đại học Bách khoa Hồng Kông) với một văn bằng cao cấp ngành khảo sát xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, Lương Chấn Anh tiếp tục theo học định giá và quản lý bất động sản tại trường Bách khoa Bristol (nay là Đại học West of England) tại Anh Quốc năm 1977. Sau đó, Lương Chấn Anh trở về Hồng Kông và gia nhập vào hãng bất động sản Jones Lang Wootton, ông làm việc cho hãng này trong 5 năm. Vào tuổi 30, ông trở thành chủ tịch chi nhánh JLW tại Hồng Kông. Kiếm được mức lương 10 triệu Đô la Hồng Kông trong một năm, ông được trao cho biệt danh "Đả công Hoàng đế" () trong giai đoạn đầu của sự nghiệp. Năm 1993, ông mở công ty kiểm định riêng. Năm 2000, công ty này kết hợp với Dai Yuk-coeng company () của Singapore để tạo nên DTZ Debenham Tie Leung Limited. Từ năm 1995 đến 1996, Lương Chấn Anh là Chủ tịch Hiệp hội Kiểm định viên Hồng Kông. Ông là chủ tịch phân nhánh Hồng Kông của Hiệp hội Kiểm định viên đủ tư cách hành nghề Hoàng gia (Royal Institution of Chartered Surveyors). Sau đó, ông trở thành cố vấn danh dự của chính quyền Thâm Quyến, Thiên Tân, và Thượng Hải về cải cách ruộng đất. Ông cũng là cố vấn Kinh tế quốc tế cho chính quyền tỉnh Hà Bắc. Sự nghiệp chính trị ban đầu. Theo luật sư Christine Loh trong một cuốn sách xuất bản vào năm 2010 thì ông là đảng viên đảng Cộng sản, một đảng mà cho tới bây giờ vẫn hoạt động ngầm ở Hồng Kông, bởi vì nhiều người Hồng Kông đã từng trốn chạy Cộng sản sang đó. Từ năm 1999 đến 2008, ông từng là chủ tịch hội đồng tại Đại học Lĩnh Nam. Ông cũng là chủ tịch và thành viên của Hội đồng Đại học Thành thị Hồng Kông. Năm 1985, ông được bầu làm thành viên của Ủy ban Tư vấn Luật Cơ bản Hồng Kông, và sau đó được bầu làm Tổng thư ký của Ủy ban. Florence Leung Mo-han, một cựu thành viên của đảng Cộng sản nằm vùng ở Hồng Kông, viết trong một cuốn hồi ký là chuyện này không thể xảy ra nếu ông không phải là đảng viên, một điều mà ông Lương vẫn chối cho tới bây giờ.. Năm 1999, Lương Chấn Anh được trao tặng Huân chương Sao Tử kinh vàng. Ông là một thành viên của Ban Thường trực Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cho đến khi từ chức chỉ khoảng một tuần trước khi gánh vác chức vụ Trưởng quan Hành chính Hồng Kông năm 2012. Ông cũng là chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị của Viện Nghiên cứu Chính sách Một quốc gia, hai chế độ. Năm 2011, đã xảy ra đối đầu giữa cảnh sát và những người biểu tình sau diễu hành 1 tháng 7 thường niên, trong bối cảnh có sự phản đối rộng rãi từ công chúng đối với dự thảo luật của chính quyền nhằm loại bỏ các cuộc bầu cử lấp đầy những ghế trống trong Hội đồng Lập pháp. Lương Chấn Anh đã phát biểu rằng các cuộc biểu tình lộn xộn như vậy cần phải bị "xử phạt và hạn chế". Triệu tập nhân của Hội nghị Hành chính. Trưởng quan hành chính khi đó là Đổng Kiến Hoa đã bổ nhiệm Lương Chấn Anh làm triệu tập nhân của Hội nghị Hành chính vào năm 1999, thay thế người tiền nhiệm Chung Sĩ Nguyên. Trong bài diễn văn chính sách của Đổng Kiến Hoa vào năm 1997, ông đề nghị rằng chính quyền sẽ xây dựng không ít hơn 85.000 căn hộ mỗi năm, cho phép 70% công nhân sở hữu một nhà ở trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, do Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, đề xuất này bắt buộc phải ngưng lại. Với vai trò của triệu tập nhân Hội nghị Hành chính, Lương Chấn Anh đã nhiều lần nhận được câu hỏi về kế hoạch chính sách này trong nhiều năm. Trưởng quan hành chính. Chiến dịch tranh cử. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Lương Chấn Anh đã chính thức công bố việc ông ứng cử chức vụ trưởng quan hành chính, hai năm sau khi ông lần đầu tiên ám chỉ việc mình quan tâm đến vị trí này. Chiến dịch tranh cử của ông gây ngạc nhiên và tranh cãi. Người được ưa chuộng nhất để giành chiến thắng là nguyên trưởng ty ty chính vụ Đường Anh Niên (唐英年), người này được sự ủng hộ của quan chức địa phương, các ông trùm bất động sản và kinh doanh chủ chốt, và quan trọng là từ chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi nhà của Đường Anh Niên bị phát hiện có một công trình xây dựng bất hợp pháp, Lương Chấn Anh cũng phải đối mặt với vấn đề riêng của mình. Trong chiến dịch tranh cử, có các tin đồn xuất hiện liên tục cho rằng Lương Chấn Anh là (hoặc từng là) một thành viên bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mục 31 của Điều lệ Tuyển cử Trưởng quan hành chính (Chương 569) quy định rằng người chiến thắng trong cuộc tuyển cử Trưởng quan hành chính phải "công khai thực hiện một tuyên bố pháp lý để có hiệu lực rằng người đó không phải là thành viên của bất kỳ chính đảng nào". Lý Trụ Minh (李柱銘), một chính khách ủng hộ dân chủ, đã đặt câu hỏi về sự tồn tại của nguyên tắc 'một quốc gia, hai chế độ' nếu như Lương Chấn Anh được bầu làm trưởng quan hành chính, nói rằng Lương Chấn Anh hẳn đã là một đảng viên cộng sản trung thành khi được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Ủy ban Tư vấn Luật Cơ bản, lúc mới ở tuổi 31. Quan điểm này được một người cộng sản ngầm cũ là Lương Mộ Nhàn (梁慕嫻) ủng hộ, cuốn hồi ký của bà có ghi rằng Lương Chấn Anh cũng là một thành viên bí mật của đảng. Bà giải thích rằng với việc Lương Chấn Anh kế nhiệm Mao Quân Niên (毛鈞年)- người đã bị lộ thân thế cộng sản, để trở thành Tổng thư ký Ủy ban Tư vấn Luật Cơ bản Ma Cao, thì ông cũng phải là một đảng viên theo truyền thống của đảng. Bà cũng trích dẫn những lời nhận xét mơ hồ của Lương Chấn Anh về thảm sát Thiên An Môn 1989 là một manh mối cho việc ông là một đảng viên cộng sản, tương phản với sự đồng cảm lớn hơn từ Đường Anh Niên dành cho phong trào biểu tình. Bà nói rằng nếu như Lương Chấn Anh, một đảng viên cộng sản ngầm, chiến thắng trong cuộc tuyển cử thì các lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại Hồng Kông sẽ kiểm soát lãnh thổ này trên thực tế. Lương Chấn Anh luôn bác bỏ các tuyên bố như vậy khi cho rằng chúng không có căn cứ. Ý kiến cho rằng lòng trung thành của Lương Chấn Anh hướng về Bắc Kinh nhiều hơn Hồng Kông đã đeo bám ông từ lâu. Năm 2010, Lương Chấn Anh đã được câu hỏi rằng ông có ủng hộ trao giải Nobel Hòa bình cho nhân vật bất đồng chính kiến bị cầm tù Lưu Hiểu Ba hay không. Ông đã trả lời rằng cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nên là người Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng này. Đến cuối chiến dịch tranh cử, Điền Bắc Tuấn (田北俊), chủ tịch danh dự của Đảng Tự do nói rằng các thành viên của ủy ban tuyển cử đã nhận được những cuộc gọi từ "Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông" đòi hỏi họ bỏ phiếu cho Lương Chấn Anh. Cuối cùng, vào ngày 25 tháng 3 năm 2012, Lương Chấn Anh được tuyên bố trở thành nhà lãnh đạo mới của Hồng Kông, sau khi có được 689 phiếu từ ủy ban tuyển cử gồm 1.200 thành viên. Đường Anh Niên có được 285 phiếu và ứng cử viên thứ ba, đảng viên dân chủ Hà Tuấn Nhân (何俊仁) có được phiếu của 76 thành viên. Tổng cộng, đã nhận được 1.132 phiếu hợp lệ. Khi ông được bầu chọn, phiên bản điện tử của "Nhân dân Nhật báo" đã gọi ông là "đồng chí Lương Chấn Anh". Khi các phương tiện truyền thông Hoa ngữ chỉ ra rằng từ "đồng chí" được dành riêng để các chỉ các đảng viên cộng sản, và cả Đổng Kiến Hoa và Tăng Âm Quyền đều không được gọi như vậy, từ "đồng chí" đã bị loại bỏ khỏi trang. Sau khi thắng cử, người ta đã phát hiện một số công trình xây dựng bất hợp pháp/chưa được cho phép trong tư gia của Lương Chấn Anh, vụ bê bối này càng trở nên nghiêm trọng khi nó đi theo vết xe đổ của Đường Anh Niên- khi người ta phát hiện tầng hầm được xây trái phép trong tư gia của ông ta và điều này đã khiến chiến dịch tranh cử của Đường Anh Niên bị ảnh hưởng tiêu cực, và khi đó Lương Chấn Anh đã chỉ trích thẳng Đường Anh Niên. Vấn đề này đã chi phối trong khoảng thời gian khi ông nhậm chức. Các công trình xây dựng của Lương Chấn Anh đã bị phá bỏ. Nhiệm kỳ đầu tiên. Lương Chấn Anh nhậm chức Trưởng quan hành chính vào ngày 1 tháng 7 năm 2012. Cũng như vấn đề công trình xây dựng bất hợp pháp, đã có tranh luận về những sự bổ nhiệm và các hành động khác của ông. Lương Chấn Anh đọc diễn văn trong lễ nhậm chức của mình bằng Quan thoại; trong khi tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện, không xuất hiện trong buổi lễ. Điều này cũng tương phản với người tiến nhiệm của ông, Tăng Âm Quyền, khi ông này đọc diễn văn nhậm chức năm 2007 bằng tiếng Quảng Đông. Việc này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Ngày 1 tháng 1 năm 2013, đã có một cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân Hồng Kông nhằm yêu cầu Lương Chấn Anh từ chức. Ngày 9 tháng 1 năm 2013, Lương Chấn Anh đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do Đảng Dân chủ đối lập khởi xướng, ông có được 37 phiếu thuận, 27 phiếu chống. Gia đình. Lương Chấn Anh đã kết hôn với Đường Thanh Nghi (唐青儀, Regina Leung Tong Ching-yee) và hai người đã có một con gái và một con trai. Cha của Lương Chấn Anh là một sĩ quan cảnh sát Hồng Kông. Liên kết ngoài. Vì sao Người Hồng Kông Ghét Ông Lương Chấn Anh?
1
null
Quốc huy Argentina có hình bầu dục, huy trưng này vốn là tỉnh huy của tỉnh Liên hợp La Plata, năm 1813 đổi thành quốc huy Argentina. Mô tả. Quốc huy có hình elíp, được tạo ra từ hai nhánh nguyệt quế ôm lại. Nửa hình elíp phía trên màu xanh, nửa dưới hình elíp có màu trắng và có hai cánh tay bắt chặt nhau với một cây gậy, trên cây gậy có một chiếc mũ Frigia màu đỏ. Trên cùng của hình elíp là mặt trời đang ló rạng. Ý nghĩa. Nửa phía trên màu xanh da trời rọi chiếu bốn phương, gọi là mặt trời tháng 5, nó tượng trưng cho sức mạnh vĩ đại đấu tranh giành thắng lợi của nhân dân, tượng trưng cho chân lý, tôn nghiêm và phồn vinh, đồng thời cũng tượng trưng cho sự ra đời của một quốc gia mới. Nửa dưới hình elíp màu trắng. Hai màu lam và trắng là màu quốc kỳ Argentina. Màu xanh da trời tượng trưng cho chính nghĩa, màu trắng tượng trưng cho niềm tin, sự thuần khiết, sự chính trực và cao thượng. Giữa hình elíp có hai tay bắt chặt nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết, trong tay là một cây gậy dài đứng thẳng, gọi là cây gậy tự do. Trên đầu gậy có chiếc mũ mềm màu đỏ hình nón rũ xuống. Cây gậy dài tượng trưng cho quyền lợi, pháp lệnh, tôn nghiêm và chủ quyền. Chiếc mũ đỏ Frigia, cũng gọi là chiếc mũ tự do. Toàn bộ hình elíp được tạo bởi lá nguyệt quế màu lục, vòng ôm lá nguyệt quế tượng trưng cho thắng lợi và quang vinh, màu lục tượng trưng cho lòng trung thành và tình hữu nghị.
1
null
Norderoogsand là một bãi cát trong vùng biển Wadden thuộc biển Bắc. Một phần của bãi cát đã dần nổi lên khỏi mặt biển để trở thành một đảo chắn và hiện nằm cách bờ biển bang Schleswig-Holstein của Đức 25 kilômét. Tên gọi Norderoogsand bắt nguồn từ tên của đảo Norderoog ở phía đông thực thể này. Địa lý. Norderoogsand là một bãi cát cạn nước có chiều dài tính theo trục bắc-nam là 5,5 km, chiều rộng 2,7 km và tổng diện tích khoảng 9,4 km². Qua thời gian, phần phía bắc Norderoogsand đã nổi lên tạo thành một đảo chắn hình lưỡi liềm dài 700 mét, rộng 200 m với diện tích khoảng 14 hecta. Nơi cao nhất của đảo đạt độ cao 4 m. Sự hình thành nên đảo này gặp thuận lợi về mặt dòng chảy và gió nhờ đảo nằm ở mặt khuất gió của những đụn cát khác. Tuy nhiên, muốn giữ được đất để tồn tại lâu dài thì đảo phải dựa vào bộ rễ thực vật nhưng rễ của cỏ dại trên đảo chưa đủ khả năng để giữ đất. Sinh vật. Norderoogsand nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn mang tên Các vườn quốc gia biển Wadden. Về thực vật, ngoài một số loài như "Leymus arenarius" và cỏ thuộc chi "Ammophila" (họ Hòa thảo) thì người ta còn tìm thấy tại đây một vài loài cây thường mọc ở các đầm lầy mặn như cỏ xanh-pie và thực vật thuộc chi "Halimione" (họ Dền). Về động vật, tính đến mùa hè năm 2012, có 149 cặp "Larus argentatus", 74 cặp "Larus fuscus", bốn cặp "Haematopus ostralegus", hai cặp "Charadrius hiaticula", hai cặp "Anser anser", hai cặp "Larus marinus", hai cặp "Somateria mollissima" và một cặp "Falco peregrinus" đã tìm đến đây sinh sản.
1
null
Kim Tuấn (1938-2003) là một nhà thơ tiêu biểu trước 1975. Hai ca khúc phổ thơ của ông nổi tiếng là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) & Những bước chân âm thầm (Y Vân). Tiểu sử. Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh năm 1938 tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Là con trai duy nhất của gia đình. Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở Phan Thiết. Lớn lên vào Sài Gòn học. Ông có tính cách hiền lành; ngoại hình mập mạp, da hơi ngăm đen, nụ cười híp mắt. Năm 20 tuổi cưới người vợ đầu là Hồ Thị Mộng Sương (em Hồ Đình Phương). Sau 1975 hai người ly dị, Mộng Sương sang Pháp, Kim Tuấn cưới người vợ thứ nhì là chị Minh Phương và có hai người con trai. Kim Tuấn làm thơ từ năm 13 tuổi. Bắt đầu có thơ đăng trên các tạp chí đầu thập niên 1960. Tập thơ đầu tiên xuất bản là tập Hoa Mười Phương in chung với mười ba tác giả khác. Ông từng có một thời gian nhập ngũ và làm thông dịch viên tiếng Anh cho Quân đoàn II (Việt Nam Cộng hòa) tại Pleiku. Thời gian này ông còn là phóng viên chiến trường với ký danh Vĩnh Khuê. Sau thời gian làm việc ông thường về nhà phụ vợ bán thuốc tây tại nhà riêng - hiệu thuốc cùng tên Kim Tuấn trên đường Phan Bội Châu. Năm 1977, ông về Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh làm hiệu trưởng Trường Anh văn và dạy nghề Thăng Long - một ngôi trường do người Anh tài trợ dành cho trẻ em lang thang và dạy học ở đó cho đến cuối đời. Ngày 11/9/2003, sau khi tham dự buổi văn nghệ phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo tại trường, ông về nhà ăn bánh, uống trà, ngắm trăng với vợ con rồi đột ngột bị nhồi máu cơ tim và mất trên đường đưa đến bệnh viện. Đánh giá. Đa số thơ của Kim Tuấn đều là thơ năm chữ với vần điệu êm ả, dịu dàng; mang nhiều hình ảnh đặc trưng của mỗi vùng đất mà ông viết. Cái hay của thơ Kim Tuấn là nắm bắt được tính cô động, "kiệm lời" của thể thơ năm chữ. Gồm 3 mảng chính: Thiên nhiên - Chiến tranh - Tình yêu. Thơ của ông được in trên nhiều báo, tạp chí trước và sau 1975. Ngoài ra ông còn được nhà thơ Du Tử Lê gọi là "chiếc cầu nối huy hoắc giữa thơ ca và âm nhạc trước 1975" với nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc mà tiêu biểu là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) và Những bước chân âm thầm (Y Vân).
1
null
R&B đương đại (hoặc đơn giản là R&B) là một thể loại nhạc đại chúng kết hợp rhythm and blues với các yếu tố của pop, soul, funk, hip hop và điện tử. Thể loại nhạc này có phong cách sản xuất nhạc riêng biệt và phong cách chuyển soạn giọng hát sến và ngọt ngào. Ảnh hưởng của nhạc điện tử đang trở thành một xu hướng gia tăng và việc sử dụng các nhịp lấy cảm hứng từ hip hop hoặc dance là điển hình, mặc dù sự thô ráp và gai góc vốn có trong hip hop có thể bị giảm lượt và dịu đi. Những ca sĩ R&B đương đại thường sử dụng lối hát melisma và kể từ giữa thập niên 1980, nhịp R&B đã được kết hợp với các yếu tố của văn hóa và âm nhạc hip hop cũng như văn hóa đại chúng và nhạc pop. Tiền thân. Theo Geoffrey Himes phát biểu vào năm 1989, phong trào progressive soul vào đầu thập niên 1970 đã "mở rộng ranh giới âm nhạc và ca từ của [R&B] theo những cách chưa từng có trước đây". Phong trào này được dẫn dắt bởi các ca sĩ kiêm sáng tác nhạc/nhà sản xuất nhạc soul như Curtis Mayfield, Marvin Gaye và Stevie Wonder. Những tác phẩm của Norman Whitfield tại Motown (hãng thu âm của Gaye) còn đi tiên phong trong việc thiết lập giọng hát soul và các đoạn hook đơn giản của các bản thu rhythm and blues trước đó, đối lại các nhịp mạnh, hòa thanh giọng hát và âm thanh của dàn nhạc, tất cả đều làm dày thêm kết cấu của bản nhạc. Âm nhạc của riêng Gaye trong các album như "What's Going On" (1971) đã kết hợp những ảnh hưởng của nhạc jazz làm cho thể loại này chuyển sang một hướng âm nhạc khó đoán định hơn. Tiền thân gần nhất của R&B đương đại xuất hiện vào cuối kỷ nguyên disco ở cuối thập niên 1970, khi Michael Jackson và Quincy Jones đưa thêm nhiều yếu tố điện tử vào âm thanh thời đó, tạo ra một phong cách nhạc sàn thân thiện ngọt ngào hơn. Kết quả đầu tiên là "Off the Wall" (1979)—mà theo Stephen Thomas Erlewine từ AllMusic— "là một album có tầm nhìn, tìm được cách đưa disco mở ra một chân trời mới nơi nhịp điệu là không thể phủ nhận, nhưng lại không phải là trọng tâm chính" và "là một phần của tấm thảm đầy màu sắc gồm những bản ballad và đàn dây sến, nhạc soul, pop và soft rock ngọt ngào, và funk lôi cuốn". Richard J. Ripan viết rằng album "Control" (1986) của Janet Jackson "có quan trọng đối với sự phát triển của r&b vì một số lý do", vì cô và các nhà sản xuất của mình (Jimmy Jam và Terry Lewis) "đã chế tác một âm thanh mới kết hợp các yếu tố nhịp điệu của funk và disco, cùng với lượng lớn đàn synthesizer, bộ gõ, hiệu ứng âm thanh và tính cảm thụ của nhạc rap." Ripani viết rằng "sự thành công của 'Control'" đã dẫn đến sự kết hợp những nét phong cách của rap trong ít năm tới và Janet Jackson sẽ tiếp tục là một trong những người dẫn đầu trong sự phát triển ấy." Cùng năm đó, Teddy Riley bắt đầu sản xuất các bản nhạc r&b mang ảnh hưởng của hip hop. Sự kết hợp giữa phong cách r&b và nhịp điệu hip hop này được gọi là "new jack swing" và được áp dụng cho các nghệ sĩ như Keith Sweat, Bobby Brown, Johnny Kemp và Bell Biv DeVoe. Thập niên 1990. Nhờ sử dụng các bản nhạc lấy cảm hứng từ hip hop, một thể loại mới có tên "hip hop soul" đã được Mary J. Blige và nhà sản xuất Sean Combs khai sinh. Ở giữa thập niên 1990, "" của Whitney Houston chung cuộc bán ra hơn 45 triệu bản trên toàn thế giới và trở thành album soundtrack bán chạy nhất mọi thời đại. Album phòng thu thứ 5 cùng tên "janet" (1993) của Janet Jackson ra đời sau bản hợp đồng trị giá hàng triệu đô la Mỹ của cô với Virgin Records; album tiêu thụ hơn 14 triệu bản trên toàn thế giới. Boyz II Men và Mariah Carey đã thu âm một số bài hit quán quân "Billboard" Hot 100, tính cả nhạc phẩm hợp tác giữa hai nghệ sĩ là "One Sweet Day" (từng là bài hit quán quân trụ dài nhất lịch sử Hot 100). Carey còn từng phát hành một bản remix đĩa đơn "Fantasy" (1995) của cô, với sự tham gia khách mời của Ol' Dirty Bastard, một hình thức hợp tác chưa từng có vào thời điểm ấy. Carey, Boyz II Men và TLC đã phát hành album vào năm 1994 và 1995— "Daydream". Ở thập niên 1990, tiểu thể loại neo soul (nhờ có bổ sung thêm ảnh hưởng của soul những năm 1970 dòng pha trộn soul hip hop) nổi lên, với những nghệ sĩ đầu tàu là Erykah Badu, Lauryn Hill và Maxwell. Hill và Missy Elliott còn xóa nhòa thêm ranh giới giữa r&b và hip hop bằng thu âm cả hai phong cách. Bắt đầu từ năm 1995, giải Grammy đã khởi xưởng giải Grammy cho album R&B xuất sắc nhất, với "II" của Boyz II Men trở thành tác phẩm đầu tiên giành giải. Giải thưởng sau đó được trao cho TLC với "CrazySexyCool" vào năm 1996, Tony Rich với "Words" vào năm 1997, Erykah Badu với "Baduizm" vào năm 1998 và Lauryn Hill với "The Miseducation of Lauryn Hill" vào năm 1999. Cuối năm 1999, tạp chí "Billboard" lần lượt liệt Mariah Carey và Janet Jackson là các nghệ sĩ thành công thứ nhất và thứ hai của thập niên 1990. Cùng lúc ấy, ở nửa sau thập niên 1990, The Neptunes và Timbaland đã có bước đi giàu ảnh hưởng trước đối với nhạc R&B và hip hop đương đại. Thập niên 2000. Năm 2003, nhà phê bình âm nhạc Robert Christgau mô tả R&B hiện đại là "về kết cấu, tâm trạng, cảm giác—giọng hát, hòa tấu và nhịp điệu, được thể hiện rõ ràng khi chúng hòa quyện vào nhau". Sau những giai đoạn thành công đầy biến động, nhạc urban đã lấy được sự thống trị về mặt thương mại vào đầu thập niên 2000, thể hiện thành công crossover vượt bậc trên bảng xếp hạng "Billboard" của các nghệ sĩ R&B và hip hop. Năm 2001, Alicia Keys phát hành đĩa đơn đầu tay "Fallin'". Ca khúc đoạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, Mainstream Top 40 và Hot R&B/Hip-Hop Songs. Nhạc phẩm còn thắng ba giải Grammy vào năm 2002, bao gồm Bài hát của năm, Bài hát R&B xuất sắc nhất và Trình diễn giọng ca R&B nữ xuất sắc nhất, đồng thời nhận được đề cử Thu âm của năm. Album phòng thu solo đầu tay của Beyoncé là "Dangerously in Love" (2003) đã bán được hơn 5triệu bản tại Hoa Kỳ và đoạt 5 giải Grammy. "Confessions" của Usher (2004) tiêu thụ 1,1triệu bản trong tuần đầu tiên và hơn 8triệu bản vào năm 2004, kể từ đó album đã giành được chứng nhận Kim cương của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) và tính đến năm 2016, nhạc phẩm bán ra hơn 10triệu bản tại Mỹ và hơn 20triệu bản trên toàn thế giới. "Confessions" sở hữu 4 đĩa đơn quán quân "Billboard" Hot 100 liên tiếp—"Yeah!" , "Burn", "Confessions Part II" và "My Boo". Nhạc phẩm thắng ba giải Grammy vào năm 2005, bao gồm Album R&B đương đại xuất sắc nhất, Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc giọng R&B xuất sắc nhất cho "My Boo" và Hợp tác hát/rap xuất sắc nhất cho "Yeah!" Năm 2004, cả 12 bài hát đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 đều thuộc về nghệ sĩ thu âm người Mỹ gốc Phi và chiếm 80% số bài hit R&B quán quân trong năm đó. Cùng với chuỗi đĩa đơn của Usher, đài phát thanh Top 40 và cả bảng xếp hạng nhạc pop lẫn R&B đều có những bài chiếm ngôi đầu bảng là " Hey Ya! " của Outkast, "Drop It Like It's Hot" của Snoop Dogg, "Lean Back" và Ciara và "Goodies" của Terror Squad. Sau đó Chris Molanphy của The Village Voice đã nhận xét rằng "vào đầu thập niên 2000, nhạc urban" là "nhạc pop". Từ năm 2005 đến 2009, Raymond, Knowles và Keys đã lần lượt phát hành các album— "B'Day", "Here I Stand", "I Am.." "." "Sasha Fierce" và "The Element of Freedom". Bài hát "We Belong Together" của Mariah Carey được liệt là bài hát thành công nhất thập kỷ trên bảng xếp hạng cuối thập kỷ của "Billboard". Ca khúc có tới 14 tuần đứng đầu bảng Hot 100 vào năm 2005. "The Emancipation of Mimi" (2005) của Mariah Carey ra mắt ở vị trí quán quân trên "Billboard" 200 và nhận được 10 đề cử giải Grammy. Giữa thập niên 2000 nổi lên sự xuất hiện của các nghệ sĩ R&B mới như Ashanti, Keyshia Cole và Akon. Album đầu tay cùng tên của Ashanti đứng đầu cả hai bảng xếp hạng "Billboard" 200 và Top R&B/Hip-Hop Albums của Mỹ. Album đem về cho cô ba đề cử Grammy, thắng cử cho Album R&B đương đại hay nhất. Tân binh R&B Chris Brown phát hành album cùng tên vào năm 2005, ra mắt ở vị trí thứ hai trên "Billboard" 200. Đĩa đơn đầu tay của anh là "Run It!" giành ngôi quán quân trên "Billboard" Hot 100, Hot R&B/Hip-Hop Songs và US Radio Songs. Trong thời gian này còn có sự xuất hiện của những tác giả ca khúc R&B. Bryan-Michael Cox đồng sáng tác "Burn" và "Confessions Part II" (2005) của Usher, "Shake It Off" và "Don't Forget About Us" (2006) của Mariah Carey, và "Say Goodbye" (2006) của Chris Brown). Keri Hilson thì đồng sáng tác các bài hát "Take Me as I Am" (2006) của Mary J. Blige, "Ice Box" (2006) của Omarion và "Like a Boy" (2006) của Ciara. Rico Love đồng sáng tác "Throwback" (2005) của Usher, "Energy" (2008) của Keri Hilson, "Bobby #2" của Pleasure P(2008). The-Dream thì viết "Umbrella" (2007) của Rihanna, "Bed" của J. Holiday và "Moving Mountains" và "Trading Places" (2008) của Usher. Ne-Yo sáng tác "Let Me Love You" của Mario, "Take a Bow" và "Unfaithful" của Rihanna, và "Irreplaceable" (2006) của Beyoncé. Theo "Billboard", những nghệ sĩ R&B thành công nhất về mặt thương mại của thập kỷ là Usher, Alicia Keys, Beyoncé, Mariah Carey, Rihanna, Chris Brown và Ne-Yo. Thập niên 2010. Nối tiếp từ các thập niên 1990 và 2000, R&B (giống như nhiều thể loại khác) đã thu hút những ảnh hưởng từ những phát kiến kỹ thuật lúc bấy giờ và bắt đầu kết hợp nhiều âm thanh và nhạc cụ điện tử và máy hơn, phong cách đang phát triển này được gọi là "Electro-R&B" dần bắt đầu thống trị thể loại này. Việc sử dụng các hiệu ứng như Auto-Tune và các loại đàn synth điện toán mới đã mang lại cho R&B cảm giác vị lai hơn, đồng thời vẫn cố kết hợp nhiều chủ đề chung của dòng nhạc như tình yêu và các mối quan hệ. Theo Christgau vào năm 2017, "hầu hết mọi bài R&B đều là giọng-hát-cộng-âm-thanh thay vì giọng-hát-cộng-bài-hát, với âm thanh từ track-and-hook chính xác đến bầu không khí đặc trưng." Đầu thập niên 2010, những nghệ sĩ Usher và Chris Brown vừa bắt đầu đón nhận những ảnh hưởng điện tử mới, vừa vẫn giữ cái cảm giác sơ khai của R&B. "OMG" và "DJ Got Us Fallin' in Love" của Usher và "Yeah 3x" của Chris Brown đều mang hơi hướng EDM. Những ca sĩ Miguel, John Legend và Jeremih nổi tiếng trong giới hip hop đại chúng nhờ nhiều lần hợp tác với các rapper như Wale, Rick Ross và J. Cole. R&B ngày nay đa dạng hơn nhiều và kết hợp nhiều yếu tố âm thanh hơn trước, vì thể loại mở rộng sức hấp dẫn và khả năng thương mại của nó. Ảnh hưởng của nhạc trap duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên các bảng xếp hạng âm nhạc với những ca khúc của ca sĩ R&B Beyoncé như "Drunk in Love", "Flawless" và "7/11", album phòng thu đầu tay "Trapsoul" của Bryson Tiller và "Thick of It" của Mary J. Blige. Latin R&B đang có được chỗ đứng kể từ khi làn sóng các nghệ sĩ bắt đầu pha trộn trap với âm thanh ấy vào giữa thập niên. Những đĩa đơn tiếng Tây Ban Nha của Alex Rose, Rauw Alejandro và Paloma Mami (vay mượn khéo léo từ R&B) đang hấp dẫn khán giả toàn cầu. Ở Mỹ Latin, thể loại trở nên thịnh hành với "Toda" của Alex Rose, và "Otro Trago" của Sech.
1
null
Def Jam Recordings là một hãng thu âm đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các thể loại nhạc hip hop, R&B đương đại, và soul. Hãng được thành lập năm 1984 tại Thành phố New York, và hiện có trụ sở tại Manhattan. Def Jam Recordings là một công ty con của Universal Music Group. Hãng có chi nhánh ở Vương quốc Anh, Nam Phi và Nigeria. Lịch sử hãng ghi âm. Def Jam Recordings là một hãng thu âm nhạc hip hop được thành lập năm 1984 bởi Rick Rubin và Russell Simmons. Bản phát hành đầu tiên của Def Jam là đĩa đơn của nhóm nhạc punk-rock của Rubin, HOSE. Tuy nhiên, hãng thu âm nhanh chóng chuyển hướng sang nhạc hip hop, và phát hành các đĩa đơn của các nghệ sĩ như T La Rock, LL Cool J và Beastie Boys. Để phục vụ thêm các nghệ sĩ R&B, Def Jam lập thêm nhãn phụ OBR Records (gọi tắt là Original Black Recordings). Nghệ sĩ thành công đầu tiên của OBR là Oran "Juice" Jones với ca khúc "The Rain". Vào năm 1991, sau khi hãng thu âm CBS sáp nhập vào mảng âm nhạc của Sony, Def Jam cũng trở thành một phần của tập đoàn Nhật Bản này. Đến năm 1992, dù có album của Public Enemy và EPMD bán hàng triệu bản, Def Jam gặp khó khăn tài chính lớn và đứng trước nguy cơ đóng cửa. Vào năm 1994, hãng thu âm PolyGram mua lại 50% cổ phần của Def Jam. Hai hãng hợp tác với nhau trong mảng bán hàng và tiếp thị cho một số dự án phát thanh radio. Tuy nhiên, Def Jam vẫn giữ quyền tự chủ trong các mảng khác như sản xuất, video, quảng bá và PR. Vào năm 1995, PolyGram mua thêm 10% cổ phần Def Jam, nắm quyền kiểm soát nhiều hơn. Ngay sau đó, Rush Associated Labels được đổi tên thành Def Jam Music Group. Năm 1997, Def Jam mua 50% cổ phần Roc-A-Fella Records với giá khoảng 1,4 triệu đô. Hai ông chủ Roc-A-Fella, Jay-Z và Damon Dash, vẫn giữ quyền điều hành riêng, trong khi Def Jam chịu trách nhiệm phân phối và đồng quảng bá nhạc. Năm 2000, hãng thu âm nhạc hip-hop Mỹ Def Jam mở chi nhánh tại Nhật Bản. Năm 2003, hãng thu âm Murder Inc. bị vướng vào bê bối rửa tiền từ buôn bán ma túy, khiến hãng bị hủy bỏ hợp đồng phân phối với Universal Music Group vào năm 2005. Cũng trong năm 2003, Murder Inc. và TVT Records ký hợp đồng phát hành album tái hợp của nhóm Cash Money Click. Tuy nhiên, việc phát hành album này bị trì hoãn do vướng mắc hợp đồng của Ja Rule, một trong những thành viên của nhóm. Tòa án phán quyết TVT thắng kiện và yêu cầu Def Jam bồi thường 132 triệu đô la. Tuy nhiên, sau đó, con số này được giảm xuống còn 126.000 đô la do hai bên đạt được thỏa thuận. Những cổ phần còn lại của Roc-A-Fella Records đã được bán cho Island Def Jam vào năm 2004 với giá 10 triệu đô la. Một cuộc chiến đấu giá giành hợp đồng của Jay-Z bắt đầu, và Reid bổ nhiệm Jay-Z làm chủ tịch Def Jam vào ngày 8 tháng 12 năm 2004. Những cựu nhân viên kỳ cựu của hãng là LL Cool J và DMX (người đã có 5 album số 1 dưới banner Def Jam trong vòng 5 năm từ 1998 đến 2003), cũng như nghệ sĩ mới ký hợp đồng Joe Budden bày tỏ sự lo lắng về việc Jay-Z lãnh đạo hãng, và tất cả đều rời khỏi Def Jam kể từ đó. Ngày 21 tháng 2 năm 2020, Paul Rosenberg đã từ chức Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Def Jam. Thay thế ông là Jeffrey Harleston, Trưởng bộ phận Kinh doanh của Universal Music. Vào tháng 11 cùng năm, Def Jam hợp tác với Alex và Alec Boateng để thành lập một hãng spin-off mới tại Vương quốc Anh có tên gọi 0207 Def Jam thuộc EMI Records của Universal Music UK. Danh sách nghệ sĩ hiện tại của chi nhánh Anh Quốc chỉ có Stormzy. Def Jam cũng mở rộng sang Châu Phi với sự ra đời của Def Jam Africa. Vào cuối tháng 10 năm 2022, Def Jam đã chấm dứt hợp tác với GOOD Music, hãng thu âm của Kanye West, do những phát ngôn gây tranh cãi của Kanye trên mạng xã hội và truyền thông đại chúng, bao gồm cả việc tranh cử tổng thống năm 2024, những phát ngôn mang tính bài Do Thái và phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, Kanye đã bị loại khỏi hãng sau khi phát hành album "Donda" vào ngày 29 tháng 8 năm 2021, tương tự với Pusha T sau khi phát hành album "It's Almost Dry" vào ngày 22 tháng 4 cùng năm, khiến album "You Can't Kill Me" của 070 Shake trở thành bản phát hành cuối cùng dưới sự hợp tác GOOD/Def Jam. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2023, Jeezy đã hoàn thành hợp đồng với hãng và Def Jam cũng đã ký hợp đồng với rapper Wale đến từ Washington, D.C.
1
null
In Rainbows là album phòng thu thứ bảy của ban nhạc alternative rock Anh Radiohead. Album được ban nhạc tự phát hành vào 10 tháng 10 năm 2007 dưới dạng tải kĩ thuật số thông qua mô hình cho phép khách hàng tự định giá và trả tiền, sau đó dưới dạng đĩa CD thường ở nhiều nước vào tuần cuối của năm 2007. Album được phát hành ở Bắc Mỹ vào 1 tháng 2 năm 2008 bởi TBD Records. "In Rainbows" là đĩa nhạc đầu tiên của Radiohead sau khi họ chấm dứt hợp đồng với hãng EMI và đánh dấu sự kết thúc một khoảng thời gian dài nhất giữa hai album phòng thu trong sự nghiệp của họ. Ghi âm với nhà sản xuất Nigel Godrich, Radiohead đã thực hiện "In Rainbows" trong hơn hai năm, bắt đầu từ đầu năm 2005. Giữa quá trình thu âm, ban nhạc đã lưu diễn tại châu Âu và Bắc Mỹ trong 3 tháng vào cuối năm 2006. Các sáng tác của "In Rainbows" mang tính riêng tư hơn tất cả các album khác của Radiohead, và ca sĩ chính Thom Yorke đã mô tả hầu hết bài hát như là những phiên bản của "các ca khúc quyến rũ" của anh. Radiohead đã kết hợp một loạt các phong cách âm nhạc và nhạc cụ khác nhau, sử dụng không chỉ nhạc cụ điện tử và bộ dây, mà còn cả piano, celesta, và ondes Martenot. Sau khi ra mắt bản bán lẻ, "In Rainbows" đã leo lên bảng xếp hạng UK Albums Chart của Anh và "Billboard" 200 của Mỹ tại vị trí quán quân; cho đến tháng 10 năm 2008, album đã bán được hơn 3 triệu bản trên toàn cầu ở cả hai định dạng kĩ thuật số và đĩa nhựa. Album đã giành được sự khen ngợi rộng rãi của giới phê bình và được xem là một trong những album xuất sắc nhất của năm 2007 trên một số tạp chí. Vào năm 2009, đĩa nhạc đã giành hai giải Grammy cho "Album alternative xuất sắc nhất" và "Album đóng gói phiên bản giới hạn đặc biệt xuất sắc nhất" (Best Special Limited Edition Package). Vào năm 2012, album được xếp thứ 336 trong danh sách "500 album xuất sắc nhất mọi thời đại" của tạp chí "Rolling Stone". Sản xuất. Thu âm. Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi khỏi công việc sáng tác và ghi âm từ năm 2004, Radiohead bắt đầu thực hiện album phòng thu thứ bảy của họ và giữa tháng 2 năm 2005. Những phiên ghi âm định kỳ được bắt đầu vào tháng 8 năm 2005, và ban nhạc thỉnh thoảng lại cập nhật thông tin cho người hâm mộ về tiến triển của họ trên một blog mới, Dead Air Space . Việc thu âm tiếp diễn cho đến đầu năm 2006, nhưng các phiên làm việc vẫn rất chậm chạp. Dựa theo lời Yorke, "chúng tôi dành rất nhiều thời gian trong phòng thu mà chẳng đi đâu cả, làm lãng phí thời gian của chúng tôi, và điều đó thực sự, thực sự rất bực mình." Việc chậm trễ được cho là do sự khó khăn để lấy lại động lực sau thời gian nghỉ của họ, và việc thiếu đi một thời hạn và một nhà sản xuất để thúc đẩy mọi thứ tiến lên. Trong những phiên thu âm tháng 2 năm 2006, họ quyết định làm việc với nhà sản xuất Mark Stent thay cho Nigel Godrich, nhà đồng sản xuất của họ trong một thời gian dài. Tay bass Colin Greenwood, khi bình luận về quyết định của họ, đã nói "Nigel và ban nhạc nay đã biết nhau quá rõ, tất cả điều đó có một chút quá an toàn." Mặc dù ban nhạc đã viết một vài ca khúc mới vào lúc đó, không có ca khúc nào trong số đó được thực hiện trong những phiên thu âm với Stent, mà kết thúc sau đó vào tháng 4 năm 2006. Ban nhạc quyết định đi lưu diễn một lần để, giúp đem đến cho họ một mục tiêu để hướng tới. Nhận xét về sự chuẩn bị của họ cho chuyến lưu diễn, Yorke nói: "bỗng nhiên tất cả mọi người đều tự nguyện và không có ai e ngại bởi vì bạn không phải ở trong phòng thu... nó cảm giác như trở lại tuổi 16 một lần nữa." Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2006, Radiohead đã đi lưu diễn ở các thành phố lớn của Châu Âu và Bắc Mỹ, sau đó quay trở lại châu Âu để diễn cho một vài lễ hội âm nhạc vào tháng 8. Radiohead cũng chơi nhạc ở các địa điểm nhỏ như câu lạc bộ và nhà hát trong tour diễn, điều mà họ đã làm lúc ban đầu sự nghiệp trong một vài năm. Ban nhạc cũng chơi ở các lễ hội âm nhạc lớn hơn như V, nơi họ là ngôi sao của lễ hội, và Bonnaroo, nơi họ có một buổi biểu diễn trực tiếp dài nhất trong nhiều năm với 28 bài hát. Trong những buổi trình diễn trực tiếp, ban nhạc đã đưa vào những ca khúc mà họ đang thực hiện trong phòng thu. Sau chuyến lưu diễn, ban nhạc đã khởi động lại các phiên thu âm với Godrich vào tháng 10 năm 2006, tại Tottenham Court House ở Marlborough, Wiltshire, một ngôi nhà chất lượng kém mà được tay ghita Ed O'Brien miêu tả là "một đống quê mùa cũ kỹ... crumbling at the seams." Công việc thu âm, trái ngược với sự bế tắc trong những phiên làm việc năm 2005, đã rất hiệu quả; những phiên bản cuối cùng của "Jigsaw Falling into Place" và "Bodysnatchers" đã được ghi âm tại ngôi nhà. Yorke nói trên Dead Air Space rằng ban nhạc "hiện tại đã bắt đầu đĩa nhạc một cách thích hợp... bắt đầu đi đến được một nơi nào đó, tôi nghĩ vậy." Những phiên ghi âm khác ở Halswell House, Taunton, và Hospital Studios của Godrich ở Covent Garden, nơi ban nhạc thu bài "Videotape" và cho ra phiên bản cuối cùng của "Nude", diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2006. Vào giữa tháng 11 năm 2007, Radiohead quay trở lại những phiên ghi âm ở phòng thu của họ ở Oxfordshire, và bắt đầu đăng ảnh, lời bài hát, video và đoạn nhạc mẫu của các ca khúc mới lên Dead Air Space. Và cuối tháng 4, Yorke phát biểu rằng Radiohead đã có một CD với những chất liệu mà đã sẵn sàng để cân nhắc. Vào tháng 6, Godrich đăng những đoạn cắt của những ca khúc đã được mix lên Dead Air Space, bao gồm "Jigsaw Falling into Place" (được biết với tên "Open Pick" trong suốt những buổi biểu diễn năm 2006), "Down Is the New Up", "Bangers + Mash", "All I Need", "Faust Arp" and "Weird Fishes/Arpeggi". Quá trình ghi âm kết thúc vào tháng 6, và Bob Ludwig đã master album vào tháng 7 năm 2007 ở Gateway Mastering, thành phố New York. Âm nhạc và ca từ. Album gồm nhiều ca khúc mà đã từng được ra mắt lần đầu trong tour diễn năm 2006 của Radiohead, gồm có "15 Step", "Bodysnatchers", "All I Need", "Videotape", "Arpeggi" và "Open Pick" (hai bài cuối sau đã đổi tên lần lượt thành "Weird Fishes/Arpeggi" và "Jigsaw Falling into Place"). Nhạc phẩm "Nude", được biểu diễn trực tiếp lần đầu trong tour diễn quốc tế "OK Computer", sau cùng cũng được phát hành trong "In Rainbows" với phần phối khí khác biệt. "Reckoner", được biểu diễn lần đầu năm 2001, cũng được đưa vào trong album, nhưng ở dưới dạng hoàn toàn khác; Yorke và tay ghita Jonny Greenwood đã tạo ra những chất liệu mới cho ca khúc và sau đó bỏ đi những chất liệu ban đầu. Ở bài hát mở đầu, "15 Step", ban nhạc tranh thủ được sự giúp đỡ của một nhóm trẻ em đến từ Trường Âm nhạc và Trung tâm nghệ thuật Matrix ở Oxford. Colin Greenwood và Godrich ban đầu định ghi âm tiếng vỗ tay cho ca khúc, nhưng khi tiếng vỗ tay tỏ ra "không đủ tốt", họ quyết định ghi âm tiếng trẻ em reo hò để thay thế. "Bodysnatchers", bài hát được Yorke miêu tả là nghe như Wolfmother và "một chút giống như Neu! gặp được thể loại hippy rock tinh quái", và được ghi âm khi Yorke đang ở trong giai đoạn của "sự hưng cảm hiếu động". Mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ("artwork") của "In Rainbows" được thiết kế bởi Stanley Donwood, người đã làm việc với Yorke trong việc thiết kế bìa album của Radiohead kể từ năm 1994. Donwood cũng làm việc trong phòng thu giống như Radiohead đang thực hiện album, điều cho phép không khí của âm nhạc được truyền tải vào trong phần mỹ thuật của album, và anh có thể thường xuyên đưa lên những hình ảnh vào trong phòng thu và trên máy tính phòng thu cho ban nhạc có thể tương tác và nhận xét. Anh hàng ngày cũng đăng những hình ảnh lên trang web của ban nhạc, dù không có hình nào trong số này được sử dụng trong phần mỹ thuật cuối cùng của album. Donwood đã thử nghiệm với kĩ thuật khắc a-xít, đặt những tấm hình in trong phòng hơi a-xít để cho ra những kết quả khác nhau, và ném sáp vào tờ giấy, tạo ra những hình ảnh chịu ảnh hưởng từ những tấm hình không gian của NASA. Donwood ban đầu định khai thác về chủ đề cuộc sống ngoại ô, nhưng nhận ra nói không phù hợp với chủ đề album, vì "đó là một đĩa nhạc đầy nhục cảm và tôi muốn làm một cái gì đó hữu cơ hơn." Miêu tả về bìa album, Donwood nói: "Nó rất nhiều màu sắc — Tôi cuối cùng đã lồng vào màu sắc! Đó là một cầu vồng nhưng nó rất độc hại, nó giống như cái loại mà bạn nhìn thấy trong một vũng nước." Ban nhạc quyết định không phát hành bìa đĩa cho phiên bản định dạng số của album, và muốn giữ nó lại cho phiên bản đĩa nhựa. Phiên bản "discbox" (hộp đĩa) của album cũng có một cuốn sách nhỏ chứa những hình mỹ thuật thêm vào do Donwood sáng tạo. Phát hành. Phân phối. Sau khi hoàn thành bản hợp đồng sáu album với EMI kể từ đĩa nhạc năm 2003 "Hail to the Thief", Radiohead nói sau khi hoàn thành "In Rainbows" rằng họ vẫn chưa quyết định cách thức phát hành chất liệu mới của họ. Có lúc, Yorke ám chỉ về khả năng phát hành đĩa đơn hoặc EPs thay vì là một album. Tuy nhiên, anh loại bỏ ý tưởng về việc chỉ phân phối qua Internet bởi anh cảm thấy một số người hâm mộ sẽ không đủ phương tiện kĩ thuật để mua album mới. Nhận xét về mối quan hệ của ban nhạc với EMI, Yorke nói, "Chúng tôi không có hợp đồng thu âm như vậy nữa... Những gì chúng tôi muốn là EMI trước đây quay trở lại, những nhà sản xuất vũ khí nhã nhặn tử tế, những người coi âm nhạc như một dự án phụ tốt đẹp, những người không quá bận tâm về các cổ đông. À vâng, không có nhiều cơ hội như thế." Ngay sau khi ban nhạc bắt đầu viết ca khúc mới cho album, Yorke nói với tạp chí "Time", "Tôi thích những người ở công ty thu âm của chúng tôi, nhưng đây chính là lúc mà bạn tự hỏi xem tại sao bất cứ ai cũng cần một cái [công ty]. Và, vâng, nó có lẽ cũng sẽ cho chúng một ít niềm vui xấu xa để nói ‘Fuck you' với cái mô hình kinh doanh mục nát này." Radiohead giữ quyền sở hữu đối với các bản ghi âm và các sáng tác của "In Rainbows". Phiên bản tải về và bản discbox của album được ban nhạc tự phát hành, trong khi với bản đĩa thông thường, ban nhạc đồng ý cấp phép quyền phát hành cho các hãng đĩa. Thỏa thuận cấp phép album đối với tất cả các bản phát hành tiếp tục được quản lý bởi nhà phát hành của ban nhạc, Warner Chappell Music Publishing. Định dạng và quảng bá. Vào 2 tháng 10 năm 2007, Jonny Greenwood thông báo bằng một bài viết ngắn gọn trên Dead Air Space, "Thật tốt, album mới đã hoàn tất, và nó sẽ xuất hiện trong 10 ngày nữa... Chúng tôi gọi nó là "In Rainbows"". Radiohead phát hành album dưới dạng bản tải cho những ai đặt hàng trên trang inrainbows.com từ ngày 10 tháng 10 năm 2007. Trong bài phỏng vấn trên tạp chí "Wired", Yorke giải thích rằng "cả bốn [album] gần đây — bao gồm cả đĩa nhạc solo của tôi — đã bị rò rỉ. Cho nên ý tưởng giống như là, chúng tôi sẽ rò rỉ nó." Quản lý của Radiohead nói rằng họ sẽ không phát hành album như cách họ đã làm nếu họ không chắc chẳn rằng đĩa CD nhựa sẽ bán tốt. Viết về cách thức phát hành khá bất thường này, Jon Pareles của tờ "The New York Times" bình luận, "Đối với ngành kinh doanh thu âm đang bị nguy khốn, Radiohead đã đưa ra một thử nghiệm táo bạo nhất trong nhiều năm." Đón nhận. Doanh thu và xếp hạng. Vào đầu tháng 10 năm 2007, người phát ngôn của ban nhạc thông báo rằng "hầu hết mọi người [đã trả với] giá bán lẻ thông thường và gần như không có ai cố mua [bản tải xuống] với giá một penny" và hầu hết người hâm mộ đã đặt trước bản discbox. Dẫn từ một nguồn thân cận với ban nhạc, Gigwise.com thông báo vào ngày phát hành trên mạng, album đã bán được 1,2 triệu bản. Tuyên bố này, tuy nhiên, đã bị bác bỏ bởi người quản lý ban nhạc Bryce Edge rằng đã "phóng đại quá mức". Theo một thống kê trên Internet được "Record of the Day" thực hiện với 3.000 người, khoảng 1/3 những người tải xuống album đã không trả gì, và giá trung bình được trả là 4 đô la. Khi được hỏi trong bài phỏng vấn với tờ "The Observer" vào tháng 12 năm 2007 về số lượng hộp đĩa được đặt trước, những thành viên ban nhạc trả lời với các con số khác nhau, dao động từ 60.000 đến 80.000. Vào tháng 10 năm 2008, một báo cáo từ Warner Chappell tiết lệ rằng dù hầu hết mọi người không trả gì cho bản tải về, số lượng đặt trước lại đem lại nhiều lợi nhuận hơn cả tổng số tiền bán "Hail to the Thief". Báo cáo cũng khẳng định phiên bản discbox đã bán được tổng cộng 100.000 đĩa. Doanh số tải trực tuyến và bản "discbox" không đủ điều kiện để được tính vào trong bảng xếp hạng UK Albums Chart bởi vì trang web không phải là một nhà bán kẻ đã đăng ký với bảng xếp hạng. Trong tuần phát hành bản bán lẻ đầu tiên, "In Rainbows" đã leo lên vị trí số một trên UK Album Chart, với lượng bán hàng trong tuần đầu là 44.602 bản. Album cũng lọt vào "Billboard" 200 ở vị trí số 156 do những vi phạm về "street date" (đĩa bán ra trước ngày phát hành do nhà sản xuất ấn định), nhưng sau đó đã nhảy lên vị trí quán quân vào tuần tiếp theo. Đĩa nhạc đã bán được 122.000 bản ở Mỹ trong tuần đầu tiên kể từ ngày phát hành chính thức, dựa trên thống kê của SoundScan, khiến nó album độc lập thứ 10 đạt được vị trí đứng đầu "Billboard" 200. Vào tháng 10 năm 2008, nhà phát hành của ban nhạc, Warner Chappell Music Publishing, tiết lộ rằng album đã bán được hơn 3 triệu bản (bao gồm cả doanh số bản đĩa nhựa và kỹ thuật số) tính từ ngày ra mắt bản đĩa nhựa album vào tháng 1. Phiên bản đĩa vinyl của "In Rainbows" cũng là album vinyl bán chạy nhất của năm 2008. Các đĩa đơn từ album "Jigsaw Falling into Place", "Nude" và "Reckoner" đã được phát hành tại Anh vào đầu năm 2008; đạt được lần lượt các vị trí số 30, 21 và 74 trên UK Singles Chart. Ở Hoa Kỳ, "Nude" nhận được vị trí số 37 trên "Billboard" Hot 100, và cũng là đĩa đơn đầu tiên của Radiohead xuất hiện trên "Billboard" Pop 100 leo lên được vị trí 35. Ca khúc trong album, "Bodysnatchers" cũng đạt vị trí số 8 trên bảng xếp hạng Hot Modern Rock Tracks của Mỹ. "Jigsaw Falling into Place" có thành tích kém hơn, chỉ leo lên được số 69 khi được phát song trên các đài phát thanh chuyên về alternative rock. Danh sách nhạc phẩm. Đĩa tặng kèm. The original discbox release of the album included a second disc, which contains eight additional tracks. It is 26:55 in duration. On ngày 9 tháng 6 năm 2009, Radiohead made the tracks from this disc available for download at their "w.a.s.t.e." online store, and a pressing released contains both CDs without the original box.
1
null
Christoph Waltz (sinh ngày 4 tháng 10 năm 1956) là một diễn viên điện ảnh, diễn viên phim truyền hình, diễn viên lồng tiếng và nghệ sĩ kịch nói người Áo được biết đến phần nhiều nhờ vai diễn giành giải Oscar Hans Landa trong phim "Inglourious Basterds" và bác sĩ King Schultz trong Django Unchained. Ông cũng có đồng thời quốc tịch Đức. Trong sự nghiệp của mình, Christoph Waltz đã thắng giải BAFTA, hai giải Quả Cầu Vàng cho "Inglourious Basterds" và "Django Unchained", một giải Screen Actors Guild Award và hai Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim "Inglourious Basterds" và "Django Unchained". Tiểu sử. Christoph Waltz sinh tại Vienna, Áo, bố ông là Johannes Waltz người Đức và mẹ là Elisabeth Urbancic người Áo. Ông ngoại của ông, Rudolf von Urban (ban đầu là Rudolf von Urbantschitsch), là một bác sĩ tâm thần và tâm lý học đã viết cuốn sách (Rider & Co 1952). Bà ngoại của ông là nữ diễn viên Maria Mayen, và ông nội của ông là diễn viên Emmerich Reimers. Ông bà cố của Waltz cũng làm việc trong nhà hát. Đời tư. Waltz nói thông thạo tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh. Ông sử dụng cả ba thứ tiếng trong cả hai phim "Inglourious Basterds" và "Django Unchained". Dù nhân vật Landa cũng có nói tiếng Ý trong phim, ông đã khẳng định trên "Adam Carolla Podcast" ông không nói tiếng Ý ngoài đời. Ông có ba người con hiện đã trưởng thành từ mối quan hệ trước, và đang nuôi một con gái nhỏ với người vợ sau, nhà thiết kế Judith Holste. Một trong những người con trai của ông là một Người Do Thái Chính thống học tại một Yeshiva tại Israel (người vợ đầu tiên của Waltz là người Do Thái). Sự nghiệp. Waltz học diễn xuất tại Max Reinhardt Seminar ở Vienna và cũng học tại Lee Strasberg Theatre and Film Institute ở New York. Ông bắt đầu với vai trò một diễn viên sân khấu, biểu diễn tại các nơi như Schauspielhaus Zürich ở Zurich, Vienna Burgtheater, hội chợ Salzburg. Ông tích cực tham gia đóng phim truyền hình. Năm 2000, ông lần đầu làm đạo diễn với bộ phim truyền hình bằng tiếng Đức "Wenn man sich traut". Trong bộ phim "Inglourious Basterds" (2009) của Quentin Tarantino, Waltz đóng vai SS-Standartenführer Hans Landa, còn có biệt danh là "Thợ săn người Do Thái", vốn rất thông minh, lịch sự và biết nhiều thứ tiếng, nhưng tư hữu, xảo quyệt, và có gan giết người. Nhân vật Landa vì vậy mà khiến đạo diễn Tarantino lo sợ rằng "không sao diễn nổi". Với vai diễn trên, Waltz đã thắng giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes năm 2009, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất từ hội phê bình phim New York, hội phê bình phim Boston, hiệp hội phê bình phim Los Angeles, Quả Cầu Vàng lần thứ 67 cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, Screen Actors Guild Awards lần 16 và nhiều lời ca ngợi từ phía phê bình lẫn công chúng. Ngay năm sau ông thắng Giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất và giải BAFTA cho cùng vai diễn. Tính tới 2012 thì ông là diễn viên duy nhất đoạt giải Oscar cho các vai diễn trong phim của Tarantino. Đạo diễn Tarantino khẳng định tầm quan trọng của Waltz trong phim của ông: "I think that Landa is one of the best characters I've ever written and ever will write, and Christoph played it to a tee… It's true that if I couldn't have found someone as good as Christoph I might not have made "Inglourious Basterds"". (tạm dịch: Landa là vai diễn tuyệt nhất tôi từng và sẽ viết. Christoph đã thể hiện vai diễn một cách hoàn hảo. Tôi đã không thể thực hiện được Inglourious Basterds nếu không có ông ấy) Waltz cũng đóng vai Benjamin Chudnofsky trong Ong bắp cày xanh" (2011) và "Water for Elephants" cùng với Robert Pattinson và Reese Witherspoon. "Ông còn tham gia đóng phim" "Carnage" của Roman Polanski cùng với Jodie Foster, John C. Reilly và Kate Winslet. Ông đóng vai kẻ săn tiền thưởng Dr. King Schultz, với Jamie Foxx, trong "Django Unchained", vai diễn này mang về cho ông thêm một giải Quả Cầu Vàng và một giải Oscar. Trong một tai nạn khi tập luyện trước khi quay phim, Waltz bị chấn thương xương chậu. Waltz là một trong ba người duy nhất thắng hai giải Oscar Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất dưới cùng một sự chỉ đạo của một đạo diễn (Walter Brennan và Dianne Wiest là hai người còn lại). Waltz được chọn vào vai thủ lĩnh người Soviet Mikhail Gorbachev, trong phim "Reykjavik", dựa trên Hòa đàm 1986 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Tháng 4 năm 2013, ông được chọn vào ban giám khảo chính của liên hoan phim Cannes 2013. Cuối 2013, ông đạo diễn vở Der Rosenkavalier tại Vlaamse Opera ở Antwerp, Bỉ. Năm 2014, ông được chọn vào ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 64. Waltz tham gia vai chính phim "Big Eyes của Tim Burton ", công chiếu mùa Gíang Sinh năm 2014, và là đối thủ của Điệp viên 007 trong phần phim thứ 24.
1
null
Cá tráp đầu vàng (danh pháp hai phần: Sparus aurata) là một loài cá thuộc họ Cá tráp (Sparidae), được tìm thấy chủ yếu ở Địa Trung Hải và các vùng ven biển phía đông của Bắc Đại Tây Dương. Nó có chiều dài khoảng 35 cm (1,15 ft), nhưng có thể lên đến 70 cm (2,3 ft) và nặng khoảng 17 kg (37 lb). Tên của nó xuất phát từ khoảng màu vàng giữa hai mắt của nó. Nó sống ở vùng biển có độ sâu từ 0-30 mét (0–98 ft), nhưng cũng có thể tìm thấy chúng ở độ sâu 150 mét (490 ft). Loài này sống đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ ở gần cỏ biển hoặc đáy cát. Vào mùa xuân, người ta cũng tìm thấy chúng tại các cửa sông. Thức ăn chủ yếu của nó là các loài động vật có vỏ và một số loài thực vật. Chăn nuôi. Loài cá này là một loại thực phẩm quý, nhưng sản lượng đánh bắt cá tự nhiên tương đối khiêm tốn, khoảng 6.100 - 9.600 tấn trong giai đoạn 2000-2009, chủ yếu là từ Địa Trung Hải.. Hiện nay chúng được chăn nuôi rộng rãi trong các đầm phá ven biển và ao hồ nước mặn. Trong những năm 1980, chúng từng là sản phẩm chăn nuôi quan trong ở khu vực Địa Trung Hải. Cho đến cuối những năm 1980 thì sản lượng chăn nuôi vẫn chưa đáng kể, nhưng đã đạt 140.000 tấn trong năm 2010, do đó việc khai thác đánh bắt trong tự nhiên cũng đã giảm đi. Ẩm thực. Loài này được sử dụng rộng rãi trong các món ăn ẩm thực vùng Địa Trung Hải, dưới nhiều tên khác nhau:
1
null
Lâu đài St. Emmeram hay Lâu đài Thurn & Taxis là một Lâu đài của dòng họ công tước Thurn & Taxis tại Regensburg của nước Đức. Lịch sử. Dòng họ công tước Thurn & Taxis tậu được vào năm 1810 mảnh đất của tu viện Sankt Emmeram mà đã có từ thế kỷ thứ 8, với cả các tòa nhà. Từ năm 1812 nó được tu sửa bởi kiến trúc sư Jean Baptiste Métivier thành nơi cư ngụ của họ. Những người trong gia đình Thurn & Taxis ở trong lâu đài này cho tới bây giờ. Nhà máy chế tạo bia. 2005 khu nhà chòi cũ của lâu đài được dùng để xây một hãng sản xuất bia.
1
null
Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa (tiếng Latin: "Ordo Hospitalarius Sancti Ioannis de Deo") là một dòng tu Giáo hoàng, trực thuộc Tòa Thánh, ngay từ đầu đã được Giáo hội Công giáo Rome cho phép một số tu sĩ lãnh tác vụ linh mục để thi hành công tác mục vụ trong cộng đoàn và ban các bí tích cho bệnh nhân. Dòng được Giáo hoàng Piô V chính thức thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1572, qua Sắc chỉ Licet ex debito . Hình thành. Tháng 12 năm 1539, một tín đồ Công giáo người Bồ Đào Nha là João Cidade Duarte đã mua một căn nhà tại phố Lucena (Tây Ban Nha để làm nơi trú thân cho những người nghèo khổ, bệnh tật không nơi trú ngụ. Hằng ngày ngoài việc tắm rửa, băng bó những vết thương lở loét cho bệnh nhân… João còn đi xin của bố thí để nuôi họ. Thấy công việc bác ái tốt lành của Gioan nên Giám mục Ramirez là Giám mục thành Tuy đã đặt tên cho Gioan Cidade là Gioan Thiên Chúa, và Ngài ban cho Gioan một chiếc áo giống như áo nhà tu, để Gioan không thể cởi đổi áo lành lấy áo rách của những người nghèo như đã thường làm trước đây .
1
null
Trận chiến Buzancy là một cuộc giao tranh quy mô nhỏ trong cuộc tấn công vào Pháp của quân đội Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 8 năm 1870, tại Buzancy (nằm trên con đường từ Stenay đến Vouziers về hướng tây), nước Pháp . Lực lượng tiền vệ của Lữ đoàn số 24 (dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Friedrich Senfft von Pilsach) của một sư đoàn kỵ binh Sachsen thuộc Tập đoàn quân Maas (nói cách khác là Tập đoàn quân số 4) do Thái tử Albert của Sachsen chỉ huy) của quân đội Phổ, đã giành chiến thắng trước Trung đoàn kỵ binh nhẹ "Chasseur" số 12 thuộc Quân đoàn V của quân đội Đế chế Pháp dưới quyền chỉ huy của viên tướng Pierre-Louis Charles de Failly (một phần thuộc Tập đoàn quân Châlons do Thống chế Patrice de Mac-Mahon), sau một trận giao chiến dữ dội. Bị đánh bất ngờ trong trận giao đấu của kỵ binh này, đội hình của quân Pháp đã bị xé lẻ và hầu như là bị tiêu diệt hoàn toàn. Về phía Phổ – Đức, đội trưởng của hai đội kỵ binh tham gia trong trận chiến đều bị thương. Cuộc thất bại tại Buzancy đã buộc các đội kỵ binh Pháp phải triệt thoái khỏi đây, và trận Buzancy có thể được xem là một cuộc đụng độ bằng kỵ binh và pháo đội kỵ binh đặc trưng nhất trong cuộc chiến tranh. Với trận đánh khốc liệt tại Gravelotte vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, các lực lượng của Thống chế Pháp François Achille Bazaine đã bị đẩy lùi về Metz. Nhận được mệnh lệnh từ thủ đô Paris, Thống chế Patrice de Mac-Mahon, cùng với chính Hoàng đế Napoléon III của Pháp, sẽ phải tiến quân từ Châlons qua Reims và Rethel về phía bắc, nhằm tiến xuống Metz để giải cứu cho Bazaine vốn đang rơi vào vòng vây của quân đội Phổ. Trong khi đó, vào ngày 23 tháng 8, các tập đoàn quân của Đức đã khởi đầu cuộc hành quân xuống Châlons. Mặc dù vậy, vào ngày 24 tháng 8, Tổng hành dinh của Tập đoàn quân do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy tại Ligny đã nhận được tin về sự trống rỗng của doanh trại quân Pháp ở Châlons, và cho đến ngày 25 tháng 8 tình hình đã cho thấy rõ ràng là MacMahon đang mang quân đi cứu viện Bazaine. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1870, Tập đoàn quân Maas đã phát hiện được quân của MacMahon, do đó mọi tập đoàn quân của Đức đều được lệnh bắc tiến trong đó Tập đoàn quân Maas nằm ở cánh trái của đội hình. Vào buổi sáng ngày 27 tháng 8, Sư đoàn kỵ binh Sachsen – lực lượng yểm trợ của Quân đoàn XVII vốn có trách nhiệm vượt sông Meuse tại Dun – đã triệu tập Lữ đoàn số 24 của mình tại Landres. Lữ đoàn kỵ binh này đã tiến hành một cuộc thám sát theo hướng tây bắc tới Youziers và Buzancy, và lực lượng tiền vệ của Trung đoàn Kỵ binh số 3 và một khẩu đội pháo của pháo đội kỵ binh Đức, sau khi đến Remonville, đã đến Buzancy và phát hiện Trung đoàn kỵ binh "Chasseur" số 12 của Pháp ở thị trấn này Sau khi cuộc thám thính được hoàn tất, Von Pilsach nhận thấy quân Pháp yếu nên hạ lệnh cho quân tiền vệ tiến công đối phương. Các đội kỵ binh Pháp bị đập tan, phải thoái lui về Buzancy. Bất chấp sự kháng cự quyết liệt của quân Pháp, quân Đức đã tràn được vào thị trấn. Một trận giáp lá cà ác liệt đã bùng nổ, và quân Pháp với quân số đông hơn đã đánh bật được quân Đức ra khỏi Buzancy. Mặc dù vậy, đại úy Von Woldersdorf – đội trưởng của đội kỵ binh thứ nhất – vốn đã chiếm giữ một vị trí ở hướng đông Remonville – đã nhận biết chính xác tình hình. Ông dẫn thẳng quân vào một vị trí thuận lợi, và thế trận đã xoay chuyển đúng theo nhận định của ông: cuộc tấn công của ông bên sườn trái của quân kỵ binh Pháp đã tạo điều kiện cho quân Đức tập kết lại, và các kỵ binh Pháp – bị tấn công trực diện và bên sườn – một lần nữa bị đánh lùi vào trong thị trấn. Song, súng cạc-bin của Pháp đã ngăn được bước tiến của quân Sachsen vào ngôi làng, gây thiệt hại nặng nề cho quân Đức. Thế tấn công lại thuộc về quân kỵ binh Pháp, và trước tình hình đó khẩu đội kỵ pháo của Đức đã khai hỏa mạnh mẽ vào đối phương. Hỏa lực của Đức đã quyết định cho trận chiến: quân Pháp bị buộc phải cuống cuồng tháo chạy. Trận chiến tại Buzancy cho thấy sự bất thành của Mac-Mahon, và Sư đoàn Kỵ binh Sachsen đã tiếp tục nhiệm vụ trinh sát của mình. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1870, quân chủ lực của hai bên đã đụng độ với nhau trong trận Beaumont. Đây lại là một thất bại quyết liệt của quân đội Pháp trước quân đội đối phương. Trận đánh Buzancy đã cho thấy hiệu quả của pháo đội kỵ binh trong chiến đấu. Mặc dù quân Pháp có lợi thế về quân số, sự thiếu thốn pháo binh đã dẫn đến thất bại của họ.
1
null
Hoàng quý phi (phồn thể: 皇貴妃; giản thể: 皇贵妃; Bính âm: huángguìfēi) là một cấp bậc, danh phận của phi tần trong hệ thống hậu cung của một Hoàng đế tại vùng văn hóa chữ Hán. Từ thời nhà Minh và nhà Thanh, tước vị này chỉ xếp sau tước vị Hoàng hậu và đứng đầu các phi tần trong hậu cung, cùng một thời điểm chỉ có một người, là danh vị đặc biệt rất cao quý đối với phi tần trong hậu cung nhà Thanh. Vì chỉ ngay sau hoàng hậu cộng thêm điểm đặc trưng là chữ "Hoàng" ở đầu tiên, tước vị này thường được coi là ""Phó hậu" hay "Thứ hậu"", tức một hoàng hậu thứ hai, thế nhưng thực chất không đơn giản như vậy. Lịch sử. Trước thời nhà Minh, tước vị Quý phi là cao nhất dành cho các phi tần, những năm đầu thời nhà Minh cũng theo như vậy. Khi Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ chuyên sủng Quý phi Tôn thị, đã cho phép Tôn thị nhận "Bảo" (寶) trong khi theo quy chế chỉ có Hoàng hậu mới được nhận, điều này được nhìn nhận là bước đệm lớn cho việc hình thành nên tước vị hoàng quý phi của triều Minh về sau. Năm Cảnh Thái thứ 7 (1457), tháng 8, Minh Đại Tông Chu Kỳ Ngọc sách phong sủng phi Đường thị làm Hoàng quý phi, nhưng sau khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trần làm binh biến và đoạt lại ngôi thì thân phận của Đường thị bị giáng truất và bị ép tuẫn táng, danh vị của Đường thị theo đó cũng không được công nhận. Thời kỳ Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, Vạn Quý phi đắc sủng trở thành Hoàng quý phi, là vị hoàng quý phi đầu tiên được công nhận trong lịch sử. Thực tế triều Minh còn có trường hợp đặc biệt, khi Hiến Tông sử dụng "Hoàng quý phi" để gọi mẹ mình là Quý phi Chu thị trong lúc chuẩn bị tôn làm Hoàng thái hậu, có lẽ đây là một kính xưng vì sách Thực lục của triều Anh Tông không ghi nhận việc gia phong Chu thị làm hoàng quý phi, sang triều Minh Thần Tông Chu Dực Quân cũng y theo cách gọi đời Hiến Tông. Từ đó, nhà Minh đều lấy danh vị hoàng quý phi làm phong hiệu cao quý nhất của các phi tần. Sau này khi nhà Thanh nhập quan, triều đình Ái Tân Giác La tiếp tục noi theo chế độ của nhà Minh để lập ra tước vị cho hậu cung. Trong hậu cung nhà Thanh, tước vị hoàng quý phi đứng đầu các phi tần, chỉ dưới hoàng hậu và chỉ 1 người được phong tại vị. Sang thời kỳ nhà Nguyễn ở Việt Nam cùng nhà Triều Tiên ở Hàn Quốc, do ảnh hưởng văn hóa đồng văn nên cũng thiết lập tước vị hoàng quý phi trong nội đình. Địa vị. Trung Quốc. Vị phân cao nhất. Trong hậu cung triều Minh và sau là triều Thanh, hoàng quý phi là phi tần địa vị tôn quý nhất và gần với hoàng hậu nhất. Khác với quy định của triều Thanh, hoàng quý phi của triều Minh không phải chỉ duy nhất một người mà có thể là đồng vị, như Đoan Hòa Hoàng quý phi Vương thị và Trang Thuận Hoàng quý phi Thẩm thị đồng thời được tấn phong dưới thời kỳ Minh Thế Tông Chu Hậu Thông. Thời Thuận Trị, Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế tiếp tục lấy quy chế này của nhà Minh, sách lập sủng phi Đổng Ngạc thị làm Hoàng quý phi, là vị hoàng quý phi đầu tiên của triều Thanh, từ đó thành điển lệ và được Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế sử dụng để thiết lập hệ thống hậu cung nhà Thanh hoàn chỉnh về sau. Hoàng quý phi ở hàng thứ nhất, sau đó là 2 vị "Quý phi", 4 vị "Phi", 6 vị "Tần", dưới nữa là "Quý nhân", "Thường tại" và "Đáp ứng" là các tiểu thiếp không hạn định số người, ngoài ra còn có "Quan nữ tử" là các cung nữ được lâm hạnh. Từ triều đại nhà Minh, bởi vì vị phân chỉ ngay dưới danh hiệu hoàng hậu, cũng giống hoàng hậu được nhận "Bảo" và với chữ "Hoàng" ngay đầu danh xưng, cuối cùng là sự biệt đãi mà Hoàng quý phi Lý thị - sinh mẫu của Minh Thần Tông được hưởng dưới thời kỳ Long Khánh, nên hoàng quý phi trong cung đình nhà Minh đã sớm có danh xưng ""Á vị Trung cung" (亚位中宫). Về sau, sự sủng ái mà Minh Thần Tông dành cho sủng phi Trịnh Quý phi nên dân gian đời Minh đã có quan niệm hoàng quý phi rất sát với hoàng hậu, gọi là "Lân vu Chính đích" (邻于正嫡). Sang triều Thanh, danh vị này lại được Thuận Trị Đế tạo ra dùng để sách phong cho sủng thiếp Đổng Ngạc phi, dẫn đến nhiều danh xưng như là "Trung cung chi thứ" (中宫之次), "Thủ tương nội trị"" (首襄内治) hay "Phó hậu" (副后), đại khái như một hoàng hậu thứ hai trong hậu cung. Thế nhưng trong thực tế, hoàng quý phi vẫn chỉ là tước vị dành cho một phi tần, mà thân phận giữa hoàng hậu và phi tần có một khoảng cách lớn giữa "chủ nhân" và "nô bộc" trong tư duy của người xưa, đây là một ranh giới không thể vượt qua và được thể hiện rất rõ trong các dịp lễ nghi. Theo quy định trong Quốc triều cung sử thời Thanh, tôn vị hoàng hậu ở Trung cung nên là "Chủ nội trị" (主內治), còn từ hoàng quý phi đến tước tần có thân phận như nhau, đều có bổn phận "Tá nội trị" (佐内治), từ quý nhân trở xuống giữ đúng bổn phận "Cần tu nội chức" (勤修內職). Những điều này đại để có thể thấy rõ thân phận giữa hoàng hậu và nhóm phi tần đã có khoảng cách lớn, mà vị trí hoàng quý phi so với nhóm quý phi, phi và tần cũng không có sự ưu việt đáng kể. Và mặc dù Quốc triều cung sử có đề cập chuyện hậu phi có vai trò trong vấn đề nội trị, thế nhưng trong thực tế thì vai trò của hậu phi lại thiên về tính chất lễ nghi, tất cả các việc nội sự thực chất đều rơi vào Nội vụ phủ sắp xếp. Khoảng cách giữa các hậu phi thời Thanh cũng chỉ khác về lễ nghi và đãi ngộ, từ bậc hậu trở xuống đều coi trọng nguyên tắc ""Đối bề trên thì kính trọng - đối kẻ dưới thì dùng lễ", do vậy chuyện tùy ý xử phạt như trong phim truyện hoàn toàn không có khả năng. Bên cạnh đó, Quốc triều cung sử cũng đề cập nguyên tắc rằng tất cả người hầu của riêng mình (thái giám và cung nữ) đều tự quản và không được có bên thứ ba tác động, nói cách khác, kể cả hoàng hậu hoặc thái hậu cũng không thể sai khiến cung nữ và thái giám của phi tần. Khi có bất kì chuyện gì liên quan đến vấn đề của phi tần, hoàng hậu sẽ trực tiếp trình báo lên cho hoàng đế, và hình phạt cuối cùng đều phải do hoàng đế tiến hành tra khảo thông qua Thận Hình ty rồi định đoạt, mà hình phạt chính dành cho phi tần đều rơi vào cấm túc tại nơi mình sống, hoặc nặng nhất là giáng vị. Đây có thể nói là một đặc điểm của hậu cung nhà Thanh, có xu hướng "Tập trung đại quyền"" vào tay hoàng đế - người chủ nhân tối cao của hoàng cung. Bên cạnh đó, hậu cung triều Thanh có quy định khá nghiêm ngặt về tác phong hậu phi, không thể không kể đến đoàn tháp tùng dùng các đồ vật mang tính chất lễ nghi trong các dịp quan trọng, trong đó ba bậc hậu sử dụng Nghi giá (儀駕), hai bậc quý phi và hoàng quý phi gọi là Nghi trượng (儀仗), hai bậc Phi và Tần gọi là Thải trượng (采仗), còn từ Quý nhân trở xuống không có. Di phi. Cung tần triều trước, cũng gọi "Thái phi", vào hai đời Minh-Thanh có quy định đãi ngộ khác nhau, triều Minh đa phần gọi họ theo kiểu "Hoàng phi" cùng miếu hiệu của hoàng đế, như Hoàng quý phi Thẩm thị của Minh Thế Tông được gọi là Thế miếu Hoàng quý phi (世廟皇貴妃) dưới thời Thần Tông. Trong khi đó, nhà Thanh lại thường gọi chung nhóm cung tần triều trước là "Thái phi", đồng thời còn thường xuyên gia tặng danh vị cho các thái phi như một biện pháp ân ban trong các dịp trọng đại, ví dụ một vị "Phi" của triều trước vẫn có thể được tôn lên "Quý phi", rồi "Hoàng quý phi" của triều sau. Tuy trên điển chế thường ghi nhận rõ một đời hoàng đế tại vị chỉ có một hoàng quý phi, nhưng lại không đề cập đến các thái phi, do đó các triều đại về sau vẫn thường tấn tôn các thái phi lên vị trí này, xem như là một loại ân điển tạo ra tình trạng có thể cùng một lúc có nhiều thái phi mang danh vị hoàng quý phi. Và vì để phân biệt giữa phi tần cùng thái phi trong trường hợp cùng mang một danh vị, triều Thanh thường hay kèm tiền tố "Hoàng khảo" (皇考) nếu là phi tần của hoàng đế triều trước có vai "cha" của hoàng đế tại vị, và "Hoàng tổ" (皇祖) nếu là phi tần của hoàng đế triều trước có vai "ông nội" của hoàng đế tại vị. Tuy được gọi là "Thái phi", nhưng các vị phi tần tiền triều này ở trong sách văn vẫn mang danh vị sẵn có trong hệ thống phi tần, ví dụ ""Thái phi Hoàng quý phi" hoặc "Thái phi Mật phi"". Nếu vị thái phi có đức hạnh cao thì các vị vua nhà Thanh cũng sẽ chính thức ban làm "Thái phi" trong danh hiệu, và các hoàng quý phi nếu được ban thêm hai chữ này sẽ được ghi là Hoàng quý thái phi (皇貴太妃). Vị hoàng quý phi có thân phận thái phi đầu tiên của triều Thanh là Khác Huệ Hoàng quý phi Đông Giai thị - phi tần của Khang Hi Đế và là em gái Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, bà được Ung Chính Đế gia tôn Hoàng khảo Hoàng quý phi (皇考皇貴妃), sau được Càn Long Đế gia tôn Hoàng tổ Thọ Kỳ Hoàng quý thái phi (皇祖壽祺皇貴太妃). Thông thường cách thêm một đời thì các vị hoàng quý phi tiền triều sẽ được gia tôn làm thái phi, nhưng dù sao "thân phận" và "tước vị" là hai khái niệm độc lập, điều này dẫn đến có những biệt lệ. Vào thời Hàm Phong, nhà vua có cùng lúc hai vị "Hoàng quý thái phi" nhưng khác đời, lúc này tiền tố càng giúp phân định rõ: Thời kì Đồng Trị và Quang Tự noi theo như trên, cũng có thái phi của tiên đế đã được gia tôn làm "Hoàng quý thái phi" như Trang Tĩnh Hoàng quý phi. Vào thời Tuyên Thống, và đến tận khi Phổ Nghi chính thức thoái vị, triều đình nhà Thanh tồn tại 4 vị thái phi, lần lượt là Đoan Khang Hoàng quý phi Tha Tha Lạp thị của Quang Tự Đế, cùng Kính Ý Hoàng quý phi Hách Xá Lý thị, Trang Hòa Hoàng quý phi A Lỗ Đặc thị và Vinh Huệ Hoàng quý phi Tây Lâm Giác La thị của Đồng Trị Đế. Nhiếp lục cung sự. Cũng như các phi tần khác, hoàng quý phi không có quyền hành gì trong cung đình triều Thanh ngoài lễ ngộ cao nhất, thậm chí đến lễ gia phong cũng đều không được nhận chúc mừng chính thức từ phi tần, ngoại trừ những thị thiếp có chút thân phận như hạng quý nhân ("xem phần "Lễ sách phong" bên dưới"). Thời Thuận Trị Đế, nhà Thanh lần đầu bàn định việc sách phong Hoàng quý phi và nhà vua đã vì Đổng Ngạc thị mà chiếu cáo kèm đại xá thiên hạ vốn là đại lễ lập Hậu của nhà Thanh. Bên cạnh đó, Thuận Trị Đế còn dùng cụm từ "Sách lập" (册立) vốn chỉ dành cho hoàng hậu để tiến hành tấn phong cho Đổng Ngạc phi. Đó là lần đầu tiên triều Thanh có hoàng quý phi, và cũng là lần đầu tiên vị trí hoàng quý phi phá rào cản và bước đầu có thể ngang với hoàng hậu. Sang thời Càn Long, sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu băng thệ, Càn Long Đế vì muốn chọn Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm hoàng hậu kế nhiệm nên đã tạo ra một danh vị độc nhất vô nhị là Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi (攝六宮事皇貴妃), hay "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự", và đây mới chính là trường hợp hiếm hoi mà một hoàng quý phi có thể được xem là hoàng hậu bán chính thức. Khái niệm "Nhiếp lục cung sự" có từ thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, sau khi Hiếu Từ Cao Hoàng hậu qua đời, nhà vua vì muốn một hoàng phi tiếp tục vai trò của hoàng hậu nhưng lại không muốn lập một người mới, do đó đã sách phong một cung tần là Lý thị làm Thục phi và được "Nhiếp lục cung sự", sau khi Lý Thục phi qua đời thì Quách Ninh phi tiếp tục. Khi định chọn lễ tấn lập cho Na Lạp thị, Càn Long Đế đã tra lại điển tích của Minh Thái Tổ và lễ sách phong thời Thuận Trị, cuối cùng ra một biết lệ khiến cho danh vị "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" ra đời. Lúc này, hoàng quý phi lần đầu tiên được ngang hàng hoàng hậu với việc gia phong không chỉ dùng chữ "Sách lập", tiến hành tế cáo Thiên địa ("trời" và "đất"), nhà Thái miếu và Phụng Tiên điện, mà còn tuyên cáo thiên hạ về việc làm lễ ban danh hiệu. Thậm chí, Càn Long Đế noi theo việc Thuận Trị Đế vì sách phong Đổng Ngạc thị mà dâng thêm huy hiệu cho Chiêu Thánh Hoàng thái hậu, ông cũng dùng cớ lễ sách lập cho Na Lạp thị để gia tôn thêm huy hiệu cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu. Một chuỗi hành vi này của Càn Long Đế được đánh giá là rất khoa trương, bởi vì việc tuyên cáo trời đất, nhà tông miếu và thiên hạ là một đại lễ chỉ dùng khi tuyên bố lập trữ quân hoặc tôn thêm tôn hiệu cho các hoàng thái hậu, mà lễ gia tôn huy hiệu cho hoàng thái hậu (gọi là "Thượng tôn hiệu" 上尊號) lại là một loại lễ được xem là "đại điển" vào thời Thanh, lý do của việc này thường là đại sự có tính may mắn và chúc thọ, trong đó "đại sự" bao gồm lễ lập thái tử và lập hoàng hậu. Trong lịch sử nhà Thanh, việc lấy lễ gia phong phi tần để thêm huy hiệu cho thái hậu chỉ có lễ cho Đổng Ngạc phi và cho Na Lạp thị mà thôi. Theo đó, Na Lạp thị tuy ở vị trí hoàng quý phi nhưng đã có quyền thay hoàng hậu "nhiếp chính" việc của hậu cung, nói cách khác thì Na Lạp thị sẽ dùng thân phận hoàng hậu để tham gia các nghi lễ trong thời gian này. Một vai trò cụ thể nhất chính là Na Lạp thị được "Dẫn" (率; "suất") các phi tần đi chúc mừng Sùng Khánh Thái hậu trong lễ gia tôn huy hiệu, văn bản triều Thanh dùng "suất" có hai trường hợp: chỉ đến "cá nhân" đứng đầu (vai chủ) dẫn nhóm người nào đó, hoặc là "nhóm người" nào đó đi đầu dẫn "nhóm người" đi sau. Việc Na Lạp thị được "suất" nhóm phi tần y hệt thông lệ của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, cho thấy rõ vai trò hoàng hậu của một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, lễ mừng sinh nhật của Na Lạp thị ("Thiên Thu tiết" 千秋節) cũng được án theo quy chế hoàng hậu. Trong khi đó cũng từng là hoàng quý phi khi không có hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị lại không có đãi ngộ này, trong văn bản chỉ gọi việc bà tham gia chúc tụng là "Hoàng quý phi dĩ hạ" (皇貴妃以下) hoặc "Hoàng quý phi đẳng" (皇貴妃等), có nghĩa ""Nhóm phi tần đứng đầu bởi Hoàng quý phi", hoàn toàn không có tư cách hoàng hậu. Ví dụ cho chuyện này là lễ gia tôn huy hiệu cho Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu và Nhân Hiến Hoàng thái hậu vào năm Khang Hi thứ 20 (1681), nghi chú ghi rõ: Đường quan của bộ Lễ truyền nội giám thỉnh nhóm Hoàng quý phi đến cung của Thái hoàng thái hậu hành lễ. Thái hoàng thái hậu bận lễ phục, nội giám thỉnh ngài ngự trong nội điện, nhóm Hoàng quý phi đến trước mặt diện kiến, lấy Hoàng quý phi (Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu) đứng bên tả, Quý phi (Ôn Hi Quý phi) đứng bên hữu, các phi khác phân ra tả hữu theo thứ tự, đi sau là nhóm công chúa, vương phi cùng mệnh phụ đến hành lễ với Thái hoàng thái hậu, sau đó là lặp lại chuyện này đối với Hoàng thái hậu. Có thể thấy vai trò của hoàng quý phi thông thường vẫn không vượt qua phạm vi phi tần dẫu cho hoàng hậu không tại vị, họ bị chia sẻ địa vị với các quý phi hoặc phi, việc họ đứng bên tả theo quan niệm "Tả tôn Hữu ti"" (左尊右卑) chỉ đơn giản là vì hoàng quý phi có vị phân cao nhất, nhưng cũng không có nghĩa hoàng quý phi làm chủ các nhóm phi tần khác, do đó tư cách chủ nhân của hoàng quý phi không tồn tại trong các dịp lễ tương tự. Ngược lại, "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi lại có tư cách của hoàng hậu khi có thể "dẫn xuất" nhóm phi tần với tư cách chủ nhân. Theo điển chế nhà Thanh, Na Lạp thị là vị hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu "Minh hoàng sắc" (明黄色) - loại màu vàng tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi bậc Đế-Hậu, trong khi các năm trước chỉ đến màu vàng sậm gọi là "Kim hoàng sắc" (金黄色). Vốn vào thời kỳ Khang Hi và Ung Chính, hai tước vị "Hoàng quý phi" cùng "Quý phi" vẫn tương đương như nhau không có phân biệt, nhưng từ triều Càn Long sách lập Na Lạp thị thì quy chế của Hoàng quý phi từ đó được quy định một số chi tiết tương tự Đế-Hậu, khoảng cách giữa hai tước vị này được hình thành cụ thể hơn. Cũng từ thời Càn Long đã hình thành nên một "Lệ bất thành văn" của triều đình nhà Thanh: khi hoàng hậu qua đời, vị phi tần tiếp theo có khả năng làm hoàng hậu thì sẽ phong làm hoàng quý phi trước, sau khi mãn tang hoàng hậu thì sẽ trở thành hoàng hậu tiếp theo. Ngoại trừ Na Lạp thị, triều Thanh chỉ có hai người theo lệ này là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Gia Khánh Đế cùng Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Đạo Quang Đế. Sự ưu việt của "Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi" được người đời Thanh về sau xem là một biệt lệ khó có được, tuy nhiên có nhiều hiểu lầm tồn tại trong dân gian đã dẫn đến việc không phân biệt được giữa một "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi và một hoàng quý phi thông thường. Sách "Thanh cung từ" được sáng tác thời kỳ cuối nhà Thanh đề cập một khái niệm "Phó hậu", tuy người hiện đại đem khái niệm này gán lên hoàng quý phi nói chung, nhưng nguyên bản ý nghĩa mà tác giả sử dụng trong sách này lại chính là đang nói các "nhiếp lục cung sự" hoàng quý phi, nguyên văn rằng: "Chế độ nhà Thanh, dưới Hậu có Hoàng quý phi là tôn quý nhất, có thể 'Tổng nhiếp lục cung sự' tức là Phó hậu vậy". Như vậy có thể thấy rằng, "Phó hậu là vị hoàng quý phi có thể Nhiếp lục cung sự", mà không phải ""Cứ là hoàng quý phi tức là Phó hậu" như nhiều người lầm tưởng. Các nước đồng văn. Thời kì nhà Nguyễn, ngay từ thời Minh Mạng thì nội đình đã đặt ra vị trí hoàng quý phi với danh nghĩa "trợ giúp Hoàng hậu"", như vậy thì danh vị hoàng quý phi thời Minh Mạng chưa thực sự xem là danh vị dành cho chính thất thay thế hoàng hậu. Về sau, danh vị này mới dần được xem như vị trí chính thất. Tuy đặt ra từ thời Minh Mạng, nhưng bản thân các vị vua nhà Nguyễn rất ít khi sách phong hoàng quý phi thật sự. Trong lịch sử nội đình triều Nguyễn, chỉ có ba người từng là hoàng quý phi, bao gồm Lệ Thiên Anh Hoàng hậu Vũ thị của Vua Tự Đức, Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu Nguyễn Hữu thị của Vua Đồng Khánh và bà Nguyễn Gia Thị Anh của Vua Thành Thái. Địa vị hoàng quý phi trong nội đình thời Nguyễn rất cao, ở trên cả bậc Nhất giai. Bắt đầu từ thời Tự Đức đã cho chế ra quy định vái lạy và hành lễ, hoàng quý phi được nhận mọi hành lễ của phi tần trong nội đình từ vái đến lạy, địa vị gần như thay thế hoàng hậu chứ không bị hạn chế như thời nhà Thanh. Căn cứ trường hợp của Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu và bà Nguyễn Gia Thị Anh, khi sách phong hoàng quý phi thì có nghĩa người ấy đã trở thành vợ cả hợp pháp của các vị vua triều Nguyễn. Riêng trường hợp Trương Như Thị Tịnh, bà được cho là được Khải Định Đế giữ ngôi vị hoàng quý phi, nhưng trong tư liệu trong Đại Nam thực lục và những chỉ dụ sách phong nội đình thì không hề đề cập chuyện này, mà chỉ nhắc đến bà với tư cách là nguyên phối (vợ đầu) của ông. Triều Tiên là một vương quốc vì các vị Vua của Triều Tiên chỉ xưng Vương. Năm 1897, Triều Tiên Cao Tông Lý Hi chính thức xưng Hoàng đế, chính thất của nhà vua từ "Vương phi" trở thành "Hoàng hậu", Chính nhất phẩm Tần thành "Hoàng quý phi" (황귀비). Triều đại này chỉ có duy nhất một vị hoàng quý phi là Thuần Hiến Hoàng quý phi. Lễ sách phong. Trung Quốc. Ở Việt Nam, cứ là chiếu chỉ nhà vua ban phong thì có thói quen dùng "Sắc phong", nhưng thực tế thì chữ này có nghĩa là "Dùng sắc để phong tước", trong khi đó bậc phi tần thuộc phương diện dùng "Sách" để phong tước, do đó phải gọi là Sách phong (冊封). Triều đại nhà Minh tương đối rộng rãi, việc phong phi tần cũng dùng "Sách lập" (冊立) như của hoàng hậu, nghi thức đại khái rất khoa trương. Căn cứ theo Minh sử biên soạn, việc phong tước cho phi tần, bất kể là hoàng quý phi hay hoàng phi đều có một quy trình chung: Quy định dành cho sách phong hoàng phi triều Minh có sự khác biệt lớn giữa ba giai đoạn Hồng Vũ, Vĩnh Lạc và Gia Tĩnh. Thời kỳ Hồng Vũ, các hoàng phi, kể cả Quý phi Tôn thị hay thấp nhất Thuận phi Hồ thị, thì đều đội "Cửu địch Tứ phượng quan" (九翚四鳳冠), mặc "Địch y Cửu đẳng" (翟衣九等), khi thụ lễ nhận sách và ấn, sách dùng sách bạc mạ vàng, còn ấn bằng vàng có khắc 4 chữ "Hoàng phi chi ấn" (皇妃之印). Sang thời Vĩnh Lạc, hoàng phi chính thức không còn được dùng Địch y mà là "Đại sam Hà bí" (大衫霞帔). Thời kỳ Gia Tĩnh, sách phong hoàng quý phi được định khác biệt ở chỗ sẽ nhận sách bằng vàng ròng và bảo bằng vàng, các hoàng phi và hoàng tần khác chỉ có sách bạc mạ vàng, riêng quý phi tuy cũng nhận nhận sách vàng nhưng cũng chỉ thêm ấn vàng. Việc chỉ có hoàng quý phi nhận "Bảo" cũng biểu thị địa vị khác biệt trong hậu cung và thời Gia Tĩnh cũng chính thức đem bậc "Hoàng quý phi" ra khỏi hàng phi tần, hoặc là được ghi đại biểu hàng phi tầng như "Hoàng quý phi đẳng phi" (皇貴妃等妃). Buổi lễ sách phong của hoàng quý phi triều Thanh, theo Quốc triều cung sử (国朝宫史) do Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc soạn thảo: Còn lễ sách phong của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, bà được sách phong với tư cách hoàng hậu nên đều khác với lễ tấn phong hoàng quý phi bình thường. Theo đó, bà được nhận nghi thức "Khánh hạ" (慶賀) - một loại lễ mà đối tượng thụ lễ sẽ nhận chúc mừng công khai từ quan viên, là nghi thức chỉ được dùng cho dịp "Tam đại tiết" (Nguyên Đán, Đông chí, Vạn thọ), khi hoàng đế làm "lễ Đăng cực", "Thượng tôn hiệu" cho hoàng thái hậu và lễ "Sách lập Trung cung" cho hoàng hậu. Trong ngày làm lễ, Na Lạp thị tại Giao Thái điện đã được hưởng "Lục túc tam quỵ tam bái lễ" từ công chúa, vương phi cùng mệnh phụ. Điều này cho thấy vị trí "Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự" không giống hoàng quý phi bình thường, như Thanh sử cảo đã chép: "Năm Càn Long thứ 13, định Hoàng phi Nhiếp lục cung sự, thể chế lễ nghi cùng tế cáo đều y như lễ sách lập Trung cung". Việc hoàng đế tại vị gia phong tước hiệu cho các thái phi được gọi là Tôn phong (尊封). Quy trình tôn phong, lẫn sách và bảo mà các thái phi sẽ nhận trong lễ đều y hệt như khi gia phong phi tần bình thường, nhưng các thái phi được bỏ qua các lễ cần bái yết hoàng đế, điều này là do các thái phi có thân phận trưởng bối vì là phi tần của tiên hoàng đế. Ngoài ra, sách bảo các thái phi - bất kể tước vị - đều dùng ngọc thay vì vàng như các phi tần. Quốc gia đồng văn. Tuy các vua triều Nguyễn xem vị trí hoàng quý phi ở bậc hơn các phi tần, thậm chí thời Đồng Khánh và Thành Thái còn xem đây là vị hiệu của chính thê, nhưng lễ sách phong hoàng quý phi triều Nguyễn vẫn dựa theo quy chuẩn phong phi tần bình thường, không được nhận "Bảo" hay thậm chí là "Ấn", riêng sách được dùng bằng vàng ròng, không như Nhất giai và Nhị giai chỉ là bạc mạ vàng. Quá trình sách phong cung giai nói chung của triều Nguyễn, được ghi lại trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ như sau: Nhà Triều Tiên chỉ đặt lễ phong hoàng quý phi ở triều Cao Tông, và theo ghi nhận thì Nghiêm thị nhận sách vàng và ấn vàng, không dùng "Bảo", ngoài ra được hưởng hành lễ trong nội điện. Dẫu vậy hoàng quý phi cũng chỉ là một danh hiệu phi tần, khi được liệt kê đều ở sau hoàng thái tử.
1
null
Bang Wa (tiếng Wa: Mēng Vax hay Meung Va; , Ngõa Bang) là một tổ chức nhà nước không được công nhận tại Myanmar và khu vực do thể chế này kiểm soát nay được xếp chính thức vào Khu đặc biệt Wa 2 ở phía bắc bang Shan. Thủ đô hành chính của Ngõa Bang là Pangkham (, trước đây gọi là Panghsang, 邦桑, Bang Tang). Tên gọi Ngõa Bang bắt nguồn từ dân tộc chủ yếu ở đây là Người Ngõa, một dân tộc nói "tiếng Ngõa", là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Dân số Ngõa Bang được ước tính là khoảng 558.000. Nhiều người Ngõa tin theo thuyết vật linh, và một bộ phận nhỏ cư dân tin theo Phật giáo hay Ki-tô giáo. người Ngõa từng bị gọi là "man rợ" do họ có phong tục săn đầu người. Chính trị và xã hội. Ngõa Bang được phân chia thành khu vực phía bắc và phía nam và hai vùng này tách biệt với nhau; vùng phía nam giáp với Thái Lan, có diện tích 13.000 km² với 200.000 cư dân. Tổng diện tích khu vực do Ngõa Bang kiểm soát là 17.000 km². Các lãnh đạo chính trị của Ngõa Bang hầu hết đều là người Ngõa. Chính phủ Ngõa Bang mô phỏng theo nhiều đặc điểm của chính phủ Trung Quốc, có một Ủy ban Trung ương và một đảng cầm quyền gọi là Đảng Liên hiệp Ngõa Bang. Trong khi Ngõa Bang có quyền tự trị cao độ "trên thực tế" trước sự kiểm soát của chính phủ Myanma, mối quan hệ giữa họ dựa trên sự cùng tồn tại hòa bình và Ngõa Bang công nhận chủ quyền của chính phủ Trung ương đối với toàn bộ Myanma. Do tiếng Ngõa không có chữ viết, ngôn ngữ làm việc của chính phủ Ngõa Bang là tiếng Hán. Cơ quan hành chính cao nhất của Ngõa Bang là Chính phủ nhân dân (tương đương với Nhà nước và Chính phủ ở các nước khác), đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội, người hiện nay nắm giữ quyền lãnh đạo là Bào Hữu Tường (tên tiếng Wa: Tax Log Pang) Các chương trình truyền hình tại Ngõa Bang được phát bằng tiếng phổ thông Trung Quốc. Hàng hóa tại Ngõa Bang được đưa đến từ Trung Quốc, và Nhân dân tệ được sử dụng trong trao đổi. China Mobile đã phủ sóng di động trên một số phần của Ngõa Bang. Lịch sử. Trong một thời gian dài, các bộ lạc người Ngõa phân tán xung quanh núi Kawa, không có sự cai quản thống nhất. Dưới thời nhà Thanh, khu vực trở nên tách biệt với sự kiểm soát quân sự bộ lạc của người Thái. Từ cuối thập niên, trong Nội chiến Trung Quốc, tàn dư của Quốc dân Cách mạng quân đã rút lui vào trong lãnh thổ Miến Điện khi lực lượng cộng sản nắm quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục. Bên trong khu vực xung quanh núi Kawa, quân Quốc Dân đảng thuộc sư đoàn 237 của quân đoàn 8 và sư đoàn 93 của quân đoàn 26 đã giữ vững vị trí của họ để chuẩn bị cho một cuộc phản kích vào Trung Quốc đại lục. Dưới sức ép từ Liên Hợp Quốc, cuộc phản công bị hủy bỏ và đội quân này được trệu hồi đến miền Bắc Thái Lan và sau đó được đưa đến Đài Loan; tuy nhiên, một số binh sĩ đã quyết định ở lại Miến Điện. Phía đông sông Salween, các nhóm du kích bộ lạc bản địa thực hiện kiểm soát với sự giúp đỡ của Miến Điện Cộng Sản Đảng. Trong thập niên 1960, Miến Điện Cộng sản Đảng để mất căn cứ hoạt động tại miền Trung Miến Điện, và với sự giúp đỡ của những người cộng sản Trung Quốc, họ mở rộng hoạt động tại khu vực biên giới. Nhiều thanh niên trí thức từ Trung Quốc đã gia nhập Miến Điện Cộng sản Đảng, và các lực lượng này cũng hấp thụ nhiều du kích địa phương. Những người cộng sản Miến Điện đã giành được quyền kiểm soát đối với Pangkham, và nơi đây trở thành căn cứ cho các hoạt động của họ. người Ngõa, cũng như các dân tộc khác, đã đấu tranh để giành quyền tự trị từ Miến Điện, họ ủng hộ Miến Điện Cộng sản Đảng. Đến cuối thập niên 1980, các dân tộc thiểu số ở đông bắc Miến Điện trở thành một thế lực chính trị tách biệt với Miến Điện Cộng sản Đảng . Vào ngày 17 tháng 4 năm 1989, lực lượng vũ trang của Bào Hữu Tường tuyên bố ly khai khỏi Miến Điện Cộng sản Đảng, và thành lập Đảng các dân tộc Myanma Liên hiệp, sau đó trở thành đảng Ngõa Bang Liên hiệp. Sau sự sụp đổ của Đảng Cương lĩnh Xã hội Miến Điện (BSPP) do Ne Win kiểm soát tại Miến Điện, Ngõa Bang thiết lập các thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình với chế độ quân sự mới, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SLORC). Căng thẳng giữa chính phủ Trung ương và Ngõa Bang đã lên cao vào năm 2009. Trong thời gian này, sáng kiến hòa bình do Ngõa Bang đề xuất đã bị chính phủ Myanma từ chối. Ngày 27 tháng 4 năm 2010, chính phủ Myanma cảnh báo rằng hai bên có thể bị đẩy vào xung đột hơn nữa. Phân chia. Ngõa Bang gồm có bảy huyện được chính phủ Myanma nhìn nhận thuộc về bang Shan. Bên trong, Ngõa Bang chia lãnh thổ của mình thành 15 huyện. Địa lý và kinh tế. Khu vực Ngõa Bang chủ yếu là núi non, với các thung lũng sâu. Những điểm thấp nhất của Ngõa Bang cao xấp xỉ 600 mét so với mực nước biển, các đỉnh cao nhất vượt quá 3000 mét. Ban đầu, Ngõa Bang dựa nhiều vào sản xuất thuốc phiện. Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã có một sự chuyển dịch hướng sang các đồn điền trồng cao su và chè. Năm 2005, Quân Ngõa Bang Liên hiệp tuyên bố Ngõa Bang là một khu vực không có ma túy và trồng anh túc bị cấm. Do việc tái định cư người dân từ vùng núi xuống thung lũng màu mỡ, Ngõa Bang cũng trồng lúa nước, ngô và rau xanh. Ngõa Bang phụ thuộc lớn về mặt kinh tế vào Trung Quốc, với các giúp đỡ tài chính và cung cấp các cố vấn quân sự và dân sự cùng vũ khí. Ngõa Bang có 82 dặm (133 km) biên giới với Trung Quốc.
1
null
Thánh đường Mubarak hiện tọa lạc tại ấp Châu Giang, xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây từng là thánh đường Hồi giáo lớn nhất của tỉnh, và là di tích "Lịch sử-Văn hóa" cấp quốc gia (công nhận năm 1989). Nó được cho là đã được xây dựng vào năm 1750 và được cải tạo lại vào năm 1808. Đây là một trong những nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất Hồi giáo của cộng đồng người Chăm. Lịch sử, kiến trúc. Ban đầu, thánh đường được dựng bằng cây lá, và được trùng tu nhiều lần cũng bằng vật liệu này. Năm 1922, thánh đường được xây kiên cố hơn nên có tường vôi, cột cây tròn và lợp ngói. Đến năm 1965, thánh đường được xây mới bằng bê tông cốt sắt, và tồn tại cho đến nay. Tất cả đều do các tín đồ người Chăm ở đây góp công, góp của. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ấn Độ là Mohamet Amin, thánh đường Mubarak có kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi. Nhìn từ xa, ngôi thánh đường giống các kiểu kiến trúc cổ ở Ấn Độ, Ba Tư. Cổng chính hình vòng cung, trước là sân rộng. Trên nóc có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Bốn góc trên nóc có 4 tháp nhỏ, giữa nóc có hai tháp bầu tròn nhô cao. Hai bên cửa chính của thánh đường có 4 vòm hình cung nhọn đầu, mỗi vòm cách nhau 2,4 mét chia đều cho mỗi bên. Bên hông thánh đường, mỗi bên cũng có 6 vòm hình vòng cung nhọn đầu. Bên trong thánh đường, do đặc điểm của đạo Hồi nên không có tượng thờ bất kỳ vị thần thánh nào nhưng có hậu tẩm, là nơi chức sắc đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ. Có Minbar là nơi thầy giảng giáo lý trong buổi lễ thứ Sáu hàng tuần. Vách tường bên trong được trang trí bởi màu trắng và xanh, và trên trần có treo những chùm đèn. Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ... Lễ, Tết. Mỗi năm, tại thánh đường có 3 kỳ lễ lớn: Ngoài ra, còn có Tết của người Chăm gọi là Hari Raya, vào ngày 1 tháng 10 Hồi lịch.
1
null
Phạm Thị Hương Tràm (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1995 tại Thành phố Vinh, Nghệ An), thường được biết đến với nghệ danh Hương Tràm hay Charmy Pham, là một nữ ca sĩ người Việt Nam. Cô là quán quân cuộc thi "Giọng hát Việt" mùa đầu tiên 2012. Ngoài ra, cô cũng là nghệ sĩ đã giành được 1 giải Mnet Asian Music Award và 2 giải Cống hiến giúp cô trở thành nghệ sĩ trẻ nhất nhận giải và đề cử Cống hiến ở tuổi 18. Tiểu sử. Cô sinh ra tại Vinh, Nghệ An, từng học tại Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Vinh). Cô sinh ra trong gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Bố là NSƯT Tiến Dũng chuyên về dòng nhạc dân gian, từng đoạt Huy chương Vàng tiếng hát chuyên nghiệp toàn quốc năm 1987 với ca khúc "Đi trong hương tràm", nay đang là Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Nghệ An. Mẹ là bà Dư Thị Thủy, nghệ sĩ tại Đoàn ca múa Nghệ An. Hương Tràm còn có người anh trai là Phạm Tiến Mạnh, thí sinh dự thi lọt vào top 10 chương trình Sao Mai Điểm hẹn năm 2010. Hương Tràm và Đinh Hương - Á quân Giọng hát Việt 2012 có quan hệ họ hàng. Bố của Hương Tràm là anh họ của mẹ Đinh Hương. Cả hai mang trong mình dòng máu con cháu của dòng họ Nguyễn Cảnh. Sự nghiệp. 2012 – 2015. Hương Tràm tham dự cuộc thi Giọng hát Việt năm 2012. Sau đêm phát sóng đầu tiên của chương trình tối ngày 8 tháng 7, với phần trình diễn ca khúc "I Will Always Love You", cô nhận được sự lựa chọn của bốn vị giám khảo. Sau đó, cô chọn vào đội của Thu Minh. Sau khi đăng quang, cô cho biết cuộc thi The Voice là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình và mong khán giả nhìn vào thành công của chương trình và nỗ lực của thí sinh. 2016 – nay. Năm 2016, cô dự thi chương trình Hòa âm ánh sáng và đoạt giải vàng (Noo Phước Thịnh là quán quân). Sau đó cô ra mắt MV "Ngốc" và bài hát nhanh chóng trở thành hit. Đến cuối năm 2016, cô ra mắt bài hát "Cho em gần anh thêm chút nữa", với giai điệu bắt tai, bài hát được bạn trẻ Việt Nam đón nhận. Năm 2017 là một năm thành công đối với Hương Tràm, cô ra mắt bài hát Em gái mưa, tạo nên cơn sốt lớn trong cộng đồng âm nhạc Việt Nam. Những bản cover, những dự án parody xuất hiện khắp nơi và cụm từ "“em gái mưa”" trong giới trẻ cũng được hình thành. MV ngôn tình thoáng chút buồn của cô gái trẻ tuổi mới lớn này đã giúp Hương Tràm giành chiến thắng ở hạng mục MV của năm tại "Lễ trao giải Cống Hiến 2018." Ngoài ra, cô còn là giám khảo Giọng hát Việt nhí 2017. Đến tháng 6 năm 2018, Hương Tràm tung MV “Duyên mình lỡ”. Tháng 1 năm 2019, cô tổ chức liveshow đầu tiên "“Hộp thư số 1”". Ngày 5 tháng 5 năm 2019 trong buổi họp báo ra mắt MV “Ra là em quá mong manh”, Hương Tràm tuyên bố sẽ tạm dừng ca hát để sang Mỹ du học. Năm 2020, cô đã kết hợp với Tiên Cookie và Biti's Hunter cho ra sản phẩm âm nhạc "Đi để trở về 5 - Tết chỉ cần được trở về" vào cuối tháng 12, gốm 2 phần. Phần 1 kể về hành trình về nhà đón tết của một người anh có cô em gái đang du học vì dịch bệnh mà không về được. Phần 2 kể về nỗi buồn nuối tiếc và tủi thân của một du học sinh khi phải xa gia đình và đón tết một mình nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ. Năm 2021, Hương Tràm lấy thêm nghệ danh là Charmy Pham. Theo cô, việc lấy nghệ danh này là để thuận tiện hơn trong việc giao tiếp tại nước ngoài. Năm 2023, Hương Tràm ra EP "LALALA" gồm 3 bài hát theo dòng nhạc Latinh.
1
null
Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (, được viết tắt là ITIS) là một đối tác được thiết kế để cung cấp các thông tin phù hợp và đáng tin cậy về phân loại sinh học. ITIS được ra mắt đầu tiên năm 1996 ở dạng một cơ quan trung gian trực thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ, cơ quan này liên quan đến một số cơ quan liên bang Hoa Kỳ và hiện trở thành một thực thể quốc tế cùng với các đối tác là các cơ quan thuộc chính phủ Canada và México. Cơ sở dữ liệu được tạo ra từ một cộng đồng lớn gồm nhiều chuyên gia về phân loại học. Mục tiêu ban đầu của ITIS là tạo cơ sở dữ liệu cho các loài ở Bắc Mỹ, nhưng nhiều nhóm có phân bố trên toàn cầu và ITIS đã tiếp tục hợp tác với các cơ quan quốc tế khác để tăng mức độ phủ dữ liệu ở mức toàn cầu. Cơ sở dữ liệu tham khảo. ITIS cung cấp cơ sở dữ liệu tham khảo tự động về danh pháp khoa học và tên thông dụng của các loài. Tính đến tháng 4 năm 2012, cơ sở dữ liệu này có hơn 719.000 danh pháp khoa học, đồng nghĩa và tên gọi thông dụng của các cấp phân loại sinh học của những loài sống trên đất liền, trong biển và loài nước ngọt trong tất cả các giới sinh học (động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật). While the system does focus on North American species at minimum, it also includes many species not found in North America, especially among birds, fishes, amphibians, mammals, many reptiles, and several invertebrate animal groups. Dữ liệu của ITIS được xem là thông tin công cộng, và có thể phân phối và sao chép tự do, nhưng cần phải trích dẫn tham chiếu phù hợp. ITIS thường được sử dụng như một nguồn tham khảo dữ liệu phân loại "de facto" trong các dự án thông tin đa dạng sinh học. ITIS tích hợp mỗi tên khoa học với một mã phân loại duy nhất và ổn định TSN được xem là "mẫu số chung" cho việc truy cạp thông tin liên quan đến các vấn đề như loài xâm lấn. sự suy giảm số lượng loài lưỡng cư, chim di cư, fishery stocks, các tác nhân thụ phấn, động vật gây hại cho nông nghiệp, và các dịch bệnh đang phát triển. ITIS trình bày các tên gọi theo một hệ thống phân loại chuẩn gồm tên tác giả, năm, phân bố, và thư mục tham khảo liên quan đến các tên đó. Ngoài ra, các tên thông thường cũng được tập hợp bằng những ngôn ngữ khác được sử dụng ở châu Mỹ như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha.
1
null
Phan Hữu Khiêm, bí danh Hoa là nhà hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa. Bí thư huyện ủy huyện Quỳnh Lưu, phụ trách liên huyện. Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội khóa I (1946-1960). Tiểu sử. Phan Hữu Khiêm sinh ngày 25 tháng 9 năm 1905 tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Phan Bá Viễn (tức Phan Hữu San), là thầy dạy chữ Hán. Thân mẫu ông là bà Dương Thị Hòe, làm nghề dệt lụa. Hoạt động. Năm 1928, ông tham gia phong trào Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10/8/1930 (ngày tuyên bố chính thức: 20/10/1930). - Giai đoạn 1930 -1931: Ông là thường vụ huyện ủy Quỳnh Lưu; Bí thư chi bộ xã Quỳnh Đôi; Tổ trưởng tổ Đảng. Cùng tổ chức phát hành Báo Lao động của huyện; tổ chức in ấn và rải truyền đơn. Giai đoạn này, ông bị địch bắt và bị kết án 07 năm tù; đến năm 1934 thì ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng. Đổi tên báo Chuông Cách mạng của Tỉnh ủy thành báo Tự cứu. - Giai đoạn 1935 -1945: Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An. Bí thư huyện ủy Quỳnh Lưu. Bị địch bắt và kết án 03 năm tù đến năm 1941 thì ra tù và tiếp tục hoạt động bí mật gây dựng phong trào mạng. Bị địch bắt và kết án 05 năm tù. Ra tù năm 1944, tiếp tục hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa, phụ trách liên huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghĩa Đàn và Yên Thành. - 1946: Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn, Thường vụ huyện ủy. Đại biểu Quốc hội khóa I. - Từ 1949 - 1950: tham gia công tác tại Tỉnh ủy Nghệ An và Khu ủy khu 4. - Từ 1951 -1954: Công tác tại Tòa án nhân dân khu 4. Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh. - Từ năm 1955 -1957: Tham gia Đoàn cải cách ruộng đất của tỉnh; Ủy viên ban Thanh tra Liên khu 4. - Từ năm 1958: Chánh án TAND tỉnh Nghệ An; Hội viên HĐND tỉnh Nghệ An. Năm 1965 nghỉ hưu tại quê. Ông mất ngày 21/01/1984 (nhằm ngày 19/12 năm Giáp tý - 1983). Gia đình. - Cha: Phan Bá Viễn (tức Phan Hữu San), là thầy đồ dạy chữ Hán. - Mẹ: Dương Thị Hòe, làm nghề dệt lụa. - Chị: Phan Thị Cẩm: lấy chồng ở xã Quỳnh Đôi. - Em: Phan Thị Bằng: lấy chồng ở xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu (sau này vào sinh sống và mất tại huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk). Ông Phan Hữu Khiêm lập gia đình cùng bà Hồ Thị Huề (01/8/1965 nhằm ngày 05/7 âm lịch); bà làm nghề dệt lụa. Ông bà có hai con trai: Ông Chất có 05 con (02 trai 03 gái). Con trai là Phan Thắng Lợi; hiện công tác tại Bộ Công an, cấp bậc: Đại tá.
1
null
Thánh Gioan Thiên Chúa (tiếng Latin: "Sancti Ioannis de Deo") là một vị thánh của Kitô giáo. Ông là người sáng lập Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa . Tiểu sử. Ông tên thật là João Cidade Duarte, sinh ngày 08 tháng 03 năm 1495 tại làng Montermor-O-Novo, Bồ Đào Nha. Cha là ông Anrê, và mẹ là bà Têrêsa, ông bà là những người nghèo khổ nhưng đạo đức và đầy lòng bác ái . Cuộc đời. Năm lên 9 tuổi ông đã bỏ nhà trốn đi, theo một nhà mạo hiểm đã khéo kích thích trí tưởng tượng của tuổi thơ. Gioan lưu lạc đến vùng Oropesa, Tây Ban Nha. Mẹ ông đã qua đời sau ba tuần đau khổ vì không biết số phận của con trẻ ra sao. Ông giúp việc cho một nhà tiểu nông, ông bà Francois de Mjoral. Hàng ngày lo đi chăn chiên hay làm mã phu cho đến khoảng 20 tuổi. Chán với cuộc sống đều đều, ông đăng lính đi chiến đấu ở Phontarabia.. Cuộc sống quân ngũ và tha phương khiến ông trở nên suy đồi mất cả lòng kính sợ Chúa. Trong một lần đem thức ăn cho ngựa. Gioan bị té và bị trọng thương không còn cử động, nói năng gì được nữa. Nhận biết được mối nguy đang đe dọa thân xác tâm hồn, Ông khấn cầu Đức Mẹ xin khỏe mạnh và hứa sẽ sửa mình. Nhưng khi vừa hết bệnh, ông lại trở về đường cũ. Trong quân đội, một lần chỉ huy trao cho Gioan canh giữ chiến lợi phẩm. Vì bất cẩn mà chiến lợi phẩm biến mất. Gioan bị án xử chết. Đến giờ hành hình, có một cấp chỉ huy can thiệp nên ông được tha và bị giáng cấp. Bất mãn, Gioan trở về chủ cũ và được tiếp đón niềm nở. Gia chủ còn đề nghị gả con cho ông nữa, nhưng ông đã từ chối và chỉ sống như một người chăn chiên. Biến cố. Mười năm sau Gioan lại đăng lính làm pháo thủ trong cuộc viễn chinh đánh phá Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến tranh kết thúc, binh đội Tây Ban Nha được giải ngũ. Gioan muốn trở về quê nhà. Nhưng người cậu ông cho biết mẹ ông đã qua đời ba tuần sau ngày ông bỏ nhà ra đi, cha ông cũng mới qua đời tại tu viện thánh Phanxicô, những lời này đã trách móc xâu xé tấm lòng của đứa còn hoang đàng... Gioan quyết sửa những ngông cuồng của tuổi trẻ và muốn hiến chac vụ người nghèo khổ yếu đau . Gioan quyết định đi Châu Phi để giúp đỡ các Kitô hữu bị bắt làm nô lệ, với hy vọng được chết vì đạo. Tới Gibraltar, ông gặp một nhà quý tộc bị thất sủng, phải đi đày đã cùng ông đáp tàu tới Ceuta. Ông đã phải làm việc để kiếm tiền nuôi người bạn chẳng may ngã bệnh và lâm cảnh cùng quẫn. Ông đã vào các nhà tù, an ủi các tù nhân và săn sóc họ. Gioan nhận lệnh của một tu sĩ Phanxicô truyền phải trở lại Tây Ban Nha là nơi Thiên Chúa đã cho ông biết các ý định của Ngài. Ngày 20 tháng 1 năm 1539, Gioan được ơn hoán cải nhờ bởi bài giảng của linh mục Juan de Ávila trong thánh lễ kính thánh Tử đạo Sebastian. Nội dung bài giảng nói về sự nguy hiểm của tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa đã khiến cho Gioan xúc động tột cùng, trở nên giống như người điên. Ông vừa chạy vừa la to về những lỗi phạm của mình với Chúa và với tha nhân. Chính vì thế mà người ta đã đưa Gioan vào bệnh viện tâm thần Hoàng gia Tây Ban Nha để chữa bệnh tâm thần. Nhưng ít ngày sau Gioan đã bình tâm trở lại và được xuất viện. Gioan tìm đến linh mục Juan de Ávila để xin được linh hướng. Tháng 10 năm 1539, Gioan đi hành hương Đức Mẹ Guadaloupe, sau đó đã đến bệnh viện của các tu sĩ Dòng Hiêrônimô để phục vụ bệnh nhân. Qua công việc này, Gioan đã học được cách tổ chức bệnh viện cũng cách săn sóc bệnh nhân. Tháng 12 năm 1539 Gioan mua một căn nhà tại phố Lucena, Tây Ban Nha để làm nơi trú thân cho những người nghèo khổ, bệnh tật không nơi trú ngụ. Hằng ngày ngoài việc tắm rửa, băng bó những vết thương lở loét cho bệnh nhân … Gioan còn đi xin của bố thí để nuôi họ. Thấy công việc bác ái tốt lành của Gioan nên Giám mục thành Tuy là Don Sebastian Ramirez đã đặt tên cho Gioan Cidade là Gioan Thiên Chúa, và ban cho Gioan một chiếc áo giống như áo nhà tu, để Gioan không thể cởi đổi áo lành lấy áo rách củữg gười nghèo như đã thường làm trước đây. Nhờ sự giúp đỡ của các vị ân nhân nên Gioan Thiên Chúa đã lập thêm được những nhà khác để tiếp đón bệnh nhân, người nghèo khổ bất hạnh. Qua việc làm bác ái hằng ngày, Gioan Thiên Chúa đã cho khiến nhiều người cảm động ra tay giúp đỡ. Cũng có những người tự nguyện đến xin được cộng tác và sau này chính họ là những người tiếp nối sự nghiệp của Gioan Thiên Chúa . Qua đời. Qua bao năm tháng miệt mài với việc chăm sóc bệnh nhân và những người nghèo khổ đã khiến Gioan ngày càng suy yếu, nên trong một lần đi vớt củi cùng với người thanh niên tại sông Génil. Do sơ suất, người thanh niên đã bị nước sông cuốn trôi và Gioan đã nhảy xuống sông để cứu vớt bạn mình trong thời tiết giá lạnh. Sau những ngày đó, Gioan đã lâm bệnh. Ông qua đời ngày 08 tháng 03 năm 1550. Thi hài Thánh Gioan Thiên Chúa được chôn cất tại Granada, hài cốt của ông được giữ ở đó cho đến ngày 28 tháng 11 năm 1664. Các tu sĩ dòng do ông thành lập đã di chuyển đến Giáo hội của Saint John Bệnh viện của Thiên Chúa. Ngày 26 tháng 10 năm 1757, hài cốt của ông được chuyển đến đặt tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Thiên Chúa ở Camarin Basilic. Phong Thánh. Ngày 21 tháng 09 năm 1630, Giáo hoàng Urbanô VIII đã tuyên phong Gioan Thiên Chúa lên hàng Chân Phước Ngày 16 tháng 10 năm 1690, Giáo hoàng Alexandre VIII nâng ông lên bậc Hiển Thánh. Ngày 27 tháng 05 năm 1886, Giáo hoàng Leo XIII tuyên phong thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Camilo de Lellis làm bổn mạng các bệnh nhân và bệnh viện. Ngày 28 tháng 08 năm 1930, Giáo hoàng Piô XI đã long trọng đặt thánh Gioan Thiên Chúa và thánh Camilo de Lellis làm đấng phù hộ các nghiệp đoàn điều dưỡng Công giáo, cùng tất cả các nam nữ y tá trong mọi thời đại. Ngày 06 tháng 03 năm 1940, Giáo hoàng Piô XII tuyên phong thánh Gioan Thiên Chúa là bổn mạng đệ nhị thành phố Granada, Tây Ban Nha . Giai thoại. Khi Gioan trở lại Gibraltar. Ông đi bán rong giày dép và tranh ảnh, nhưng vẫn luôn lo cải hóa các tâm hồn. Một ngày kia ông gặp trên đường một đứa trẻ cùng khổ đáng thương với cặp giò trần trụi bị nứt nẻ vì sỏi đá. Ông vác em bé trên vai định đưa về nhà chăm sóc. Trên đường đi, khi dừng lại nghỉ, đứa trẻ chỉ cho vị ân nhân một trái lựu (Grenade) mọc cây thánh giá và nói: Rồi đứa trẻ biến mất. Gioan chợt hiểu chính Chúa Giêsu là đứa trẻ mà ông đã giúp đỡ... Hội dòng Thánh Gioan Thiên Chúa. Dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa (tiếng Latin: "Ordo Hospitalarius Sancti Ioannis de Deo") là một dòng tu Giáo hoàng, trực thuộc Tòa Thánh, ngay từ đầu đã được Giáo hội Công giáo Roma cho phép một số tu sĩ lãnh tác vụ linh mục để thi hành công tác mục vụ trong cộng đoàn và ban các bí tích cho bệnh nhân. Dòng được Giáo hoàng Piô V chính thức thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1572, qua Sắc chỉ Licet ex debito. Qua nhiều thế kỷ đến nay, hội dòng đã hiện diện ở 53 quốc gia với hơn 300 bệnh viện, trung tâm hỗ trợ nhu cầu xã hội. Lĩnh vực hoạt động của hội dòng là chuyên về chăm sức khỏe, tâm thần học... Hội dòng có hơn 45.000 thành viên, chuyên chăm sóc cho bệnh nhân và người nghèo trên toàn thế giới.
1
null
Họ Thằn lằn rắn (danh pháp khoa học: Anguidae) là họ thằn lằn lớn và đa dạng, có nguồn gốc từ Bắc bán cầu. Họ này bao gồm các loài thằn lằn rắn, thằn lằn kính, thằn lằn cá sấu và một số loài khác. Họ này được chia thành ba phân họ, 12 chi với 123 loài thằn lằn. Chúng có lớp da xương cứng phía dưới vảy của chúng giúp bảo vệ da và tăng giảm thân nhiệt, nhiều loài có các chi suy giảm hoặc không có, khiến chúng có bề ngoài như những con rắn, mặc dù các loài khác vẫn đầy đủ 4 chi. Chúng là các loài thằn lằn ăn thịt hoặc ăn côn trùng, và sống trong một loạt các môi trường khác nhau. Họ này bao gồm cả loài đẻ trứng và đẻ con (phôi thai trong con mẹ). Hầu hết các loài sống trên mặt đất, mặc dù cũng có một số loài sống trên cây. Có nhiều ghi chép về hóa thạch của họ này. Loài thằn lằn cổ nhất được biết đến thuộc họ này là "Odaxosaurus", từ cuối Champagne ở Canada, cách nay khoảng 75 triệu năm, và các loài thằn lằn rắn là tương đối phổ biến ở dạng hóa thạch tuổi Creta muộn và Paleogen ở phía tây Bắc Mỹ. "Odaxosaurus" và các loài thằn lằn rắn khác ở Phấn trắng muộn đã thể hiện nhiều đặc trưng được tìm thấy ở thằn lằn rắn còn sinh tồn, bao gồm cả răng chúng giống như cái đục và tấm giáp phía trong da, cho thấy một lịch sử lâu dài trong tiến hóa của nhóm này. Họ này đặc biệt đa dạng trong thế Paleocen và Eocen ở Bắc Mỹ, một số loài như "Glyptosaurus", đã phát triển tới kích thước lớn và tiến hóa một bộ răng nghiền có tính chuyên môn hóa cao. Các mẫu hóa thạch lâu đời ở Bắc Mỹ gợi ý rằng nhóm thằn lằn này có lẽ đã tiến hóa ở Bắc Mỹ trong kỷ Phấn trắng trước khi di chuyển và phân tán đến châu Âu trong thế Paleogen. Phân loại. Họ ANGUIDAE
1
null
Gorilla gorilla gorilla (Tên tiếng Anh: Western lowland gorilla - "Khỉ đột đất thấp phía tây") là một trong hai phân loài khỉ đột phía tây ("Gorilla gorilla"), chúng sống ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và đồng bằng ở Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích Đạo và Gabon. Chúng cũng thường được tìm thấy trong vườn thú.
1
null
Bộ Cá nhám góc (danh pháp khoa học: Squaliformes) là bộ cá nhám, trong đó bao gồm khoảng 130 loài trong 7 họ. Thành viên của bộ này có hai vây lưng, thường có gai, không có vây hậu môn và màng mắt, các loài đều có năm khe mang. Tuy nhiên, trong hầu hết các khía cạnh khác, chúng là những loài có nhiều biến động về hình dáng và kích thước. Chúng được tìm thấy trên toàn thế giới, tại các vùng biển hai cực đến các vùng biển nhiệt đới, từ vùng biển nông ven bờ tới những vùng biển khơi. Phân loại. Họ Centrophoridae (Cá mập Gulper) Họ Dalatiidae (Cá mập cánh diều) Họ Echinorhinidae (Cá mập mũi gai) Họ Etmopteridae (Cá mập lồng đèn) Họ Oxynotidae (Cá mập thô) Họ Somniosidae (cá mập ngủ) Họ Squalidae (cá nhám góc)
1
null
"Feel This Moment" là một bài hát của nam nghệ sĩ nhạc rap người Mỹ gốc Cuba Pitbull hợp tác với nữ nghệ sĩ thu âm người Mỹ Christina Aguilera. Bài hát được chọn phát hành làm đĩa đơn thứ tư từ album "Global Warming" (2012). "Feel This Moment" được sáng tác bởi Nasri Atweh, Adam Messinger, Nolan Lambroza, DJ Buddha, Pitbull, và Aguilera, đồng thời được sản xuất bởi Adam Messinger, Sir Nolan, Nasri và DJ Buddha. "Feel This Moment" có sử dụng một phần giai điệu từ bài hát "Take on Me" của ban nhạc A-ha. "Feel This Moment" là một bài hát thuộc thể loại nhạc dance-pop, hip house và electro house, nói về việc dừng lại cuộc đời và dành một chút thời gian để cảm nhận cuộc sống. Bài hát đã được nhiều nhà phê bình nhạc đánh giá cao nhờ giọng ca khỏe khoắn và hấp dẫn của Christina Aguilera trong bài hát, đồng thời họ cũng khen ngợi việc sử dụng đoạn giai điệu của "Take on Me" trong bài hát. Về mặt thương mại, bài hát đã lọt vào bảng xếp hạng tại một vài quốc gia, trong đó có Áo, Canada, Pháp và Thụy Sĩ, khi "Global Warming" được phát hành. Thực hiện. Ngày 16 tháng 10 năm 2012, trang web chính thức của rapper Pitbull thông báo album "Global Warming" sẽ chứa nhiều bài hát hợp tác với các nghệ sĩ khác, trong đó có cả Christina Aguilera trong bài hát "Feel This Moment". Pitbull đã trao đổi trong một cuộc phỏng vấn về "Feel This Moment", "Bài hát là một bản thu âm đặc biệt, và khi được làm việc với Christina Aguilera, đó như là một vinh hạnh thật lớn, một điềm lành, một nghệ sĩ mà tôi đặc biệt ngưỡng mộ, với tài năng của cô ấy, giọng hát và âm vực của cô ấy, tôi nghĩ Christina có thể làm được. Feel This Moment là một bài hát tuyệt vời, và ai cũng muốn nhảy nhót theo nó. Và về mặt ý nghĩa nó nói rằng không phải sống để thưởng thức một giây phút nhỏ nhoi nào mà sống là để cảm nhận cuộc sống, đó chính là khoảnh khắc tuyệt vời." Tuy nhiên, đã có hai bản thu bị rò rỉ trên mạng, một bản nhạc mẫu bị rò ngày 23 tháng 10 năm 2012 và bản đầy đủ bị rò tháng 12 cùng năm. Nhạc lý và ca từ. "Feel This Moment" được sáng tác bởi nhiều người viết bài hát, trong đó có ca sĩ khách mời Christina Aguilera cùng Nasri Atweh, Chantal Kreviazuk, Nolan Lambroza, Adam Messinger, Armando Perez, Urales Vargas, Magne Furuholmen, Morten Harket, Pål Waaktaar và được sản xuất bởi Messinger, Nasri, Sir Nolan và DJ Buddha. Bài hát có chứa đoạn nhạc mẫu từ bài hát hit "Take on Me" của ban nhạc A-ha. "Feel This Moment" là một bài hát mang thể loại dance-pop, hip house, electro house, với lời bài hát nói về việc dừng lại cuộc đời để thưởng thức một giây phút nào đó. Phần ca từ được các nhà phê bình so sánh với "Get It Started" của Pitbull với Shakira, "Rest of My Life" của Ludacris, David Guetta với Usher và "Die Young" của Kesha. Đánh giá chuyên môn. "Feel This Moment" chủ yếu nhận được các đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Họ cho rằng sự xuất hiện của Christina Aguilera đã giúp cho bài hát trở nên hấp dẫn hơn. David Jeffries từ trang mạng Allmusic đã nhận xét rằng bài hát là điểm nhấn của cả album, và là "một sự bùng nổ disco hoành tráng." Nhà báo Ray Rahman từ tạp chí "Entertainment Weekly" thì cảm thấy rằng "Feel This Moment" là "bài hát hay nhất của cả album", nói rằng "bài hát đã sử dụng đoạn nhạc mẫu của "Take on Me" và biến nó trở nên hay hơn bao giờ hết." Sarah Godfrey của "The Washington Post" cũng đồng ý rằng "Feel This Moment" là một trong ba bài hát hay nhất của album. Mikael Wood của tờ "Los Angeles Times" nói rằng "bài hát chuyển đoạn nhạc của A-ha mang thể loại synthpop của những năm 80 sang loại nhạc sôi động huyên náo ở Las Vegas." Jeremy Thomas của "411 Mania" cũng ca ngợi sự xuất hiện của Christina và nói rằng "cô ấy đã thêm gia vị vào phong cách âm nhạc của Pitbull, khiến cho bài hát, nếu như không nhất thiết phải tốt, thì cũng dễ nghe hơn." Diễn biến trên các bảng xếp hạng. "Feel This Moment" nhìn chung là một bài hit cỡ trung, đã xếp hạng tại khá nhiều quốc gia toàn thế giới. Bài hát đã lọt vào tốp 10 bảng xếp hạng của các quốc gia Áo, Israel, Na Uy và Ba Lan cùng rất nhiều quốc gia khác. Trên bảng xếp hạng SNEP của Pháp, "Feel This Moment" ra mắt ở vị trí #169 vào ngày 15 tháng 12 năm 2012. Sau nhiều tuần lên hạng, "Feel This Moment" đạt vị trí cao nhất là #23 trên bảng xếp hạng này. Tại Áo, "Feel This Moment" ra mắt tại vị trí #29 trên bảng xếp hạng Ö3 Austria Top 40 vào ngày 30 tháng 11 năm 2012. Sau đó, bài hát leo lên vị trí #27 và liên tục rớt hạng trong 2 tuần sau đó. Ngày 25 tháng 1 năm 2013, "Feel This Moment" có mặt lại trên bảng xếp hạng ở vị trí #11 và liên tục lên hạng, leo lên vị trí #7 trong tuần thứ 6, vị trí #4 trong các tuần tiếp theo và sau đó đạt vị trí cao nhất là #2. Tại Thụy Sĩ, "Feel This Moment" ra mắt tại vị trí #40 trên Schweizer Hitparade ngày 2 tháng 12 năm 2012. Sau đó bài hát đạt vị trí cao nhất là #13. Tại Đức, "Feel This Moment" ra mắt tại vị trí #12 trên bảng xếp hạng Media Control Chart và sau đó đạt vị trí cao nhất là #11. Tại Úc, bài hát đạt vị trí cao nhất là #6 trên bảng xếp hạng ARIA Charts. Tại Mỹ, "Feel This Moment" lúc đầu chỉ được xếp hạng trên Bubbling Under Hot 100 Singles ở vị trí #24 nhưng sau đó thì bài hát có mặt trên bảng xếp hạng chính thức của Mỹ "Billboard" Hot 100 và liên tục lên hạng. Đến nay, "Feel This Moment" đã đạt vị trí thứ 13 tại Mỹ sau nhiều tuần lên hạng vùn vụt. Biểu diễn trực tiếp. Pitbull và Christina đã cùng nhau biểu diễn "Feel This Moment" lần đầu tiên tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2012, kết hợp với bài hát "Don't Stop the Party". Liên kết ngoài. "Video Feel This Moment" trên YouTube.
1
null
Trì hoãn (hay còn có những cách gọi khác với nghĩa tương tự là tính chần chừ, hay thói lề mề, sự lần lữa, thói rề rà, ù lỳ) là hành động cố tình hoãn lại một việc gì đó cho dù biết rằng điều đó là không cần thiết và sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Trì hoãn còn là việc lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Trì hoãn cũng chỉ về việc sự thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn với các bằng những việc làm, công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc có mức độ quan trọng, mức độ ưu tiên thấp, hay là sự ưu tiên làm những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan trọng, cần phải làm. Một số nhà tâm lý cho rằng sự trì hoãn là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan đến việc bắt đầu hay sự khởi đầu của một công việc hoặc việc hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào hay là thời khắc để ra quyết định, sự lo âu này khiến con người trì hoãn nhất là đối với những người làm việc theo kiểu bốc đồng, tài tử, làm theo sở thích, ngẫu hứng. Tính chần chừ là đặc tính của từ 20% đến 25% của người lớn, đặc biệt là phụ nữ và khoảng 15-20% dân số nói chung đều hay trì hoãn, trong giới sinh viên, con số lên tới 90%. Một ước tính khác cho rằng 80% -95% sinh viên đại học có các dấu hiệu của sự trì hoãn. Dấu hiệu. Nhìn chung, sự trì hoãn là một thói quen thuộc về khía cạnh tâm lý, biểu hiện thông qua từng cá nhân cụ thể nhưng một số dâu hiệu chung có thể nhận biết một người có thói quen trì hoãn, cụ thể là: Phân loại. Rory Vaden phân chia trì hoãn làm 03 loại: Hậu quả. Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời sống, trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý đặc biệt là sự hao hụt mất mát nghiêm trọng trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ trích, phê bình và dày vò của xã hội khi họ không đáp ứng các trách nhiệm, cam kết về thời hạn, tiến độ hoàn thành công việc. Những cảm xúc này kết hợp với nhau và có thể thúc đẩy sự trì hoãn hơn nữa. Nhiều người mắc bệnh trì hoãn thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi hạn hoàn thành công việc đã cận kề, cảm thấy cắn dứt và sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành vừa kịp hạn. Sự trì hoãn sẽ trở thành một rắc rối khi nó cản trở hoạt động bình thường không được diễn ra suôn sẽ, trôi chảy theo ý muốn, nó thường khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra Việc trì hoãn một cách triền miên này sẽ làm cho chủ thể sẽ gặp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự tin cậy, tin tưởng, giao trách nhiệm do sự kỳ thị, đánh giá của xã hội và thành kiến cho rằng những nhiệm vụ trễ nải này do sự lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc hay là người không có tham vọng thiếu chí tiến thủ. Sự trì hoãn chi phối không nhỏ đến công việc, nghề nghiệp của một số người và thậm chí nó khiến các nỗ lực của họ quay về điểm xuất phát. Hoặc do thói quen trì hoãn mà những công việc quan trọng đang làm ít nhiều bị đình trệ, bỏ bê điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cũng như thời gian hoàn thành công việc, thậm chí là để trôi việc, sót việc, quên việc. Những lần trì hoãn có thể ngăn cản việc thực hiện những điều thực sự thiết yếu với sự thành công của mỗi cá nhân. Quan điểm sống tiêu diêu, thư thái, thường xuyên trì hoãn mọi việc tiềm ẩn các tác động tiêu cực sự thành công của cá nhân.. Sự trì hoãn là nguyên nhân lớn nhất làm giảm thiểu năng suất lao động và chậm tiến độ công việc. Việc chần chừ không chỉ làm giảm mức độ hoàn thành công việc, mà còn ảnh hưởng tới thu nhập cá nhân. Hậu quả của thói trì hoãn là công việc cấp bách, dồn lại thì lại trở nên quá tải, không thể giải quyết hiệu quả điều này dễ khiến người ta vội vàng, bộp chộp làm việc lụp chụp, qua loa dẫn đến nhiều sai sót hoặc không đáp ứng được chất lượng và kết quả là thất bại trong bận rộn. Một cuộc khảo sát do H&R Block thực hiện cho thấy việc chần chừ đến phút cuối cùng mới kê khai thuế khiến mọi người thiệt hại trung bình 400 USD do những sai sót do cẩu thả. ""Càng chần chừ thì rắc rối càng tăng thêm, và ta là người phải trả giá" (Rory Vaden) và "Nếu bạn cứ chần chừ, không thực sự bắt tay vào công việc thì chắc chắn công việc sẽ không bao giờ được hoàn tất" (người Yoruba) Sự trì hoãn, chần chừ sẽ làm mất đi cơ hội, làm mất đi những quyết định nhanh chóng. "Sự trì hoãn phá hủy ước mơ của ta duyên dáng hơn mọi xung lực khác nằm trong tầm kiểm soát. Nó đánh cắp của ta những đam mê cháy bỏng nhất và chẳng để lại gì ngoài hàng đống những lời bao biện đáng thất vọng" (Rory Vaden), là một trong những điều kiện của "Quy luật ý chí giảm dần" tức là sự quyết tâm sẽ giảm dần theo thời gian. "Sự trì hoãn và tự nuông chiều bản thân không khác gì những tay chủ nợ rồi sẽ đến đòi bạn trả lãi" (Rory Vaden). Theo Rory Vaden thì trong thời đại ngày nay, kỷ luật bản thân ngày càng thui chột, chúng ta đều đầu hàng trước những trò giải trí, những điều phù phiếm và sự lãng tránh, thói quen nuông chiều, tính thờ ơ và trì hoãn, chúng ta trở nên yếu đuối, ục ịch và hư hỏng, chúng ta đã trở thành một Quốc gia của Sự trì hoãn (ProcrastiNation) Ở Việt Nam hiện nay là căn bệnh trì trệ trong hệ thống chính quyền, hệ thống hành chính vì sợ trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ, tư duy nhiệm kỳ, sợ mất lợi ích, mất ghế và cũng có nguyên nhân từ cơ chế. Sự trì trệ chính là một trong những tổn thất vô hình lớn nhất trong kinh doanh ngày nay. Nguyên nhân. Nhìn chung, sự trì hoàn là một hiện tượng tâm lý và thói quen của con người, và có thể xảy ra khi xuất hiện một khoảng thời gian trống giữa những hành động nằm trong dự định và những hành động tự phát và khi có dấu hiệu của một khoảng thời gian giữa những việc dự định làm cho đến khi những việc ấy thật sự được tiến hành, người ta cũng có xu hướng trì hoãn khi trì hoãn công việc là thấy thời gian còn lại quá dư dả. Một số nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này gồm Nguyên nhân. Sự trì hoãn bắt đầu từ sự lười biếng vì khi có tính lười biếng thì một số người có thể để mọi việc vào một thời điểm khác để thực hiện, và không có nhiều động lực để làm ngay, làm gấp gáp. Một số người nhận thấy công việc khó nên ngán ngại, không muốn bắt tay vào thực hiện, và theo tư duy rằng mong có được điều mình muốn mà không nhất thiết phải tốn quá nhiều công sức, và lúc nào cũng có lối tắt cả trong công việc lẫn đời sống hàng ngày. Ta muốn mọi thứ ngay tức khắc mà không cần phải nhọc công. Ta hầu như chẳng bao giờ làm xong những gì mình khởi tạo, nếu như việc đó không đơn giản hoặc cực kỳ thư giãn. Ở Việt Nam có câu: "Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa". Thói quen tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, nổi hứng, bốc đồng trong công việc, lao động, sản xuất cụ thể là: Lo ngại. Sự trì hoãn cũng xuất phát từ nỗi sợ hãi, lo âu do trì hoãn được coi là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan khi bắt đầu thực hiện một công việc hoặc việc hoàn thành nhiệm vụ được giao hay là thời khắc để ra quyết định, sự lo âu này khiến con người trì hoãn nhất là đối với những người làm việc theo kiểu bốc đồng, tài tử, làm theo sở thích, ngẫu hứng, thăng hoa. Tác giả Susan Jeffers trong cuốn "Cảm nhận nỗi sợ hãi và hành động bằng mọi giá" cho rằng sai lầm lớn nhất mà đa số mọi người thường mắc phải là chờ đợi. Họ hy vọng cảm giác sợ hãi sẽ dần lắng xuống hay biến mất trước khi họ sẵn sàng hành động. Trên thực tế những người như vậy sẽ phải chờ đợi mãi mãi Các nỗi sợ cụ thể sẽ xuất hiện trước khi bắt tay vào việc là: Năng lực xử lý. Sự trì hoãn hình thành khi đánh giá không đúng mức công việc, độ khó khăn và thời gian dành cho một hoạt động cụ thể. Một lỗi chủ yếu mà mọi người hay mắc phải khi trì hoãn công việc là thấy thời gian còn lại quá dư dả. Nguyên nhân này biểu hiện qua các mặt cụ thể như: Yếu tố khác. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội bên ngoài, sự trì hoãn từ phía người khác, nhất là người thân, bạn bè, đám đông, những người xung quanh có thể khiến một số người có xu hướng gây ra sự trì hoãn cho chính mình. (ví dụ: "Mọi người đều vậy thì mình gấp làm gì, cứ tàn tàn cũng được!"). Sự phân tâm và tính hay lo ra chính là nguyên nhân khiến phụ nữ hay bị mắc tính trì hoãn, khi đang cần giải quyết công việc thì lại bị những vấn đề khác hấp dẫn hơn cuốn hút như: online, lướt web, hẹn hò, shopping… dẫn đến việc thấp thỏm, nhấp nhổm khi đang giải quyết công chuyện, không chú tâm và tập trung khi làm việc. Ở nhiều công ty, hội họp là nguyên nhân xao lãng công việc Không gian mở dễ gây xao lãng và mất tập trung, yếu tố tác động chính là tiếng ồn, sự gián đoạn trong công việc và thiếu sự riêng tư, thật khó tập trung làm việc khi xung quanh là tiếng gõ bàn phím lách cách, giấy tờ sột soạt, tiếng trò chuyện râm ran trong phòng và qua điện thoại. Ở góc độ sinh lý, có quan điểm cho rằng sự trì hoãn liên quan đến cấu trúc não bộ, theo đó nguồn gốc sinh lý của sự trì hoãn chủ yếu xung quanh vai trò của vỏ não trước trán, sự trì hoãn liên quan đến tính chất bốc đồng, khu vực này của não sẽ chịu trách nhiệm cho các chức năng điều hành, kiểm soát các hoạt động của não bộ như lập kế hoạch, kiểm soát xung động, sự chú ý, và hành động như một bộ lọc thông qua việc giảm kích thích mất tập trung từ các vùng khác của não. Khi bị chấn thương hoặc chức năng này được kích hoạt ở mức độ thấp nó có thể làm giảm khả năng của một cá nhân để chọn lọc ra các kích thích mất tập trung để loại bỏ, cuối cùng gây mất tập trung và gia tăng sự trì hoãn. William James nhận thấy rằng tâm trí của con người không thể tập trung vào bất kỳ sự vật nào quá vài giây, chính xác hơn, họ không thể làm vậy nếu không có sự tập luyện bài bản. Khắc phục. Nhìn chung, con người trong những hoàn cảnh nhất định không thể kiểm soát mọi điều xảy đến với mình, tuy nhiên vẫn có thể có những phương pháp giúp kiểm soát sự trì hoãn hoặc không để trở thành nạn nhân của thói trì hoãn triền miên. Một số chuyên gia góp ý các giải pháp để khắc phục thói trì hoãn là: Hành động. Hành động là một chiến lược và cũng là một thói quen, nhưng nó còn là một suy nghĩ nữa, khả năng hành động là kết quả của lối suy nghĩ đúng đắn. Để khắc phục sự trì hoãn thì nhiều ý kiến cho rằng nên có sự nỗ lực và quyết tâm, làm việc tập trung. Năm 1940, Albert Gray viết: ""Bất cứ quyết tâm nào được đặt ra hôm nay cũng cần phải được đặt lại vào ngày mai" để chống lại Quy luật ý chí giảm dần (sự quyết tâm sẽ giảm sút theo thời gian). Phát triển thói quen hành động bất chấp sợ hãi sẽ tạo ra chuyển động và lực đà. Rèn luyện thói quen hành động bằng cách liên tục cố gắng tiến bộ và bỏ qua những đòi hỏi đối với sự hoàn hảo, vượt qua sự cầu toàn không phải nhấn mạnh vào kết quả vượt bậc mà vào cố gắng vượt bậc, thay vì là người cầu toàn (Perfectionist) hãy là người dự đoán (Pre-Fectionist) Một số người đề xuất công thức chống trì hoãn mà người ta gọi nó là Kỹ thuật IMAN theo đó: Đồng thời phải chuyển biến tạo động lực từ "khoanh tay thúc thủ", "án binh bất động", "thủ khẩu như bình" đến "ra tay hành động", phải "xắn tay áo hành động". Sau khi đã thu thập mọi phương tiện, kỹ năng và cả những chiến lược làm việc thì phải ứng dụng tất cả những gì đã biết vào công việc, tranh thủ làm ngay. Và cần ngừng ngay câu nói đại loại như: "Ngày mai tôi sẽ làm nó" hoặc "để mai tính" vì ngày mai dường như sẽ không bao giờ tới mà công việc thì cứ bộn bề. Hãy cố gắng thực hiện những gì quan trọng cần làm hôm nay. Nếu không, bạn có thể tiêu tốn thời gian cho phép của những nhiệm vụ nhất định bởi bạn cố tình chọn những việc khác nằm trong mục tiêu. Khi bạn giật mình nhìn ra thì thời hạn hoàn thành đã cận kề và khả năng trễ hạn (deadline) của bạn là rất cao. Trừ khi con người bạn có khả năng tăng tốc rất lớn trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, bạn nên thực hiện công việc dần dần theo tiến độ đều đặn để không ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của mình và người khác. "Bạn có kết thúc được một công việc, thì một công việc khác mới có thể bắt đầu" (Khuyết danh). Nâng cao sự quyết tâm và can đảm khi đối mặt với thách thức, trở ngại trong công việc, nhà thơ Anh là T.S.Eliot từng nói: "Chỉ những ai dám đi xa mới biết mình có thể đi bao xa"" Tổ chức công việc. Khi không có tổ chức, không sắp xếp khoa học thì một số người sẽ lại trì hoãn việc mình muốn làm, đo đó cần lên kế hoạch cụ thể và có tổ chức và cứ theo đó mà làm. Phải tập trung phát triển tốt các kỹ năng tổ chức, khả năng quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng sắp xếp các công việc theo trình tự ưu tiên và quản lý hiệu quả thời gian của mỗi cá nhân. Theo đó: Trước khi bắt tay vào giải quyết vấn đề cần: "Làm việc theo Kế hoạch", quy hoạch cụ thể bằng hình thức lập thời gian biểu: Lập danh sách những việc cần hoàn thành trong ngày sẽ giúp dự tính thời gian và công việc, có thể bằng một tờ ghi chép nhỏ, một cuốn lịch bàn, sổ tay sẽ giúp lên kế hoạch chi tiết và hoàn thành công việc ngay lập tức và đúng giờ. "Chia nhỏ công việc cần làm": Chia những nhiệm vụ thành những công việc, những thao tác nhỏ và quy định một khung thời gian nhất định để hoàn thành. Bằng cách chia nhỏ những công việc với một khung thời gian nhất định, người ta có thể sẽ dễ quản lý hơn với việc thực hiện một công việc to lớn mà không thể biết nó được hoàn thành khi nào. "Tự đặt thời hạn" cho bản thân: Tự tạo cho bản thân một đồng hồ thời gian và gia hạn cho mỗi công việc của bản thân và đừng để "nước đến chân mới nhảy" vì như vậy sẽ chẳng thể hoàn thành việc gì một cách trọn vẹn và thành công cả. "Tự đặt chỉ tiêu, mục tiêu đối với công việc" cho bản thân bằng việc lên một danh sách những công việc cần làm trong ngày và ép buộc mình phải hoàn thành trong khoảng thời gian nào đó. Những người có tính trì hoãn trong công việc thường thích làm việc theo tùy hứng, nên việc có một kế hoạch hay mục tiêu riêng cho mình là rất cần thiết, nó giúp chủ thể có thêm động lực để giải quyết rốt ráo vấn đề. "Phân biệt công việc quan trọng và công việc cấp bách". Khi bị những công việc khẩn cấp khác chen ngang, phải xem xét trước khi quyết định xem có giải quyết hay không. Nhiều trường hợp, những việc cấp bách này ảnh hưởng không nhiều đến công việc và cuộc sống bằng những việc quan trọng khác, trong khi đó, những việc quan trọng là những việc có thể giúp chủ thể mở mang kiến thức, phát triển nghề nghiệp, hoặc đạt đến những giá trị có ý nghĩa nhân văn những công việc quan trọng này sẽ giúp đến với thành công. Để ưu tiên cho các việc quan trọng, nên thu hẹp thời gian dành cho những việc khẩn cấp, nhưng vẫn phải đảm bảo sao cho những việc đó sẽ được giải quyết một cách thành công và hiệu quả, không nên tự xử lý tất cả những vấn đề khẩn cấp khi nảy sinh có thể nhờ hoặc ủy quyền để tập trung thời gian vào những công việc thật sự quan trọng. Cần theo nguyên tắc "việc quan trọng làm trước": Ưu tiên cho những việc quan trọng phải giải quyết trước vì tính chần chừ và ỉ lại sẽ làm chậm tiến độ công việc. Hơn nữa, vào những thời gian đầu tiên đang tràn trề năng lượng, người làm sẽ nhanh chóng giải quyết những việc làm khó và quan trọng hơn. Nếu để việc khó và quan trọng đến cuối ngày, lúc đó năng lượng và sự hưng phấn đã giảm đáng kể dẫn đến sẽ khó hoàn thành tốt những công việc hệ trọng. "Coi trọng công việc", không được chủ quan, đánh giá thấp công việc vì dù công việc có bình thường thế nào, nó đều tiêu tốn thời gian và công sức nhất định. Nếu chủ quan đánh giá thấp công việc thì một số người sẽ dành quá ít thời gian để làm và vô tình đẩy nó quá gần hạn chót đề ra, đồng thời việc hoàn thành công việc cũng không đảm bảo chất lượng, khó tránh khỏi nhiều sai sót. Tạo thói quen đơn giản là luôn "bắt đầu tiến hành mọi việc sớm hơn một chút", mọi công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và trôi chảy hơn. Trong hầu hết mọi trường hợp, người ta đều có thời gian, nhưng vấn đề là một số người đã bắt đầu quá trễ do đó cần phải tiến hành sớm hơn, dành thời gian dôi ra để tránh tình trạng bị động, hấp tấp vội vã, tránh căng thẳng cho bản thân và người xung quanh. Tạo thói quen "kết thúc công việc chưa hoàn thành, giải quyết rốt ráo, dứt điểm công việc" đang dang dở, làm cho tới cùng. Nếu có một số nhiệm vụ chưa hoàn thành mà trì hoãn, ngụy biện, lấp liếm thì sẽ càng có thêm nhiều công việc không được hoàn tất do đó nên hoàn thành nốt những nhiệm vụ được giao trước khi bước sang làm một việc mới. "Không ôm đồm quá nhiều việc": Tính trì hoạn cũng liên quan đến việc ôm đồm quá nhiều việc. Khi lên kế hoạch cho công việc, một số người hay cả nể và làm việc giúp người này người kia, rồi tự trì hoãn công việc của mình nhưng khả năng của con người có giới hạn, việc của chính bản thân vẫn không thể hoàn thành thậm chí bị rối tung thêm với nhiều việc linh tinh khác. Cần biết từ chối trước yêu cầu, nhờ vả của người khác nếu thấy công việc đảm nhận đang trong tình trạng quá tải. Kỷ luật và giám sát. Nếu không có kỷ luật, con người ta sẽ có xu hướng biện hộ để trì hoãn công việc do đó cần tự tạo cho bản thân những kỉ luật riêng và phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều đã đưa ra, đã cam kết. Theo Rory Vaden thì thành công chỉ tóm tắt lại trong một từ là Kỷ luật. Kỉ luật bản thân sẽ loại bỏ sự trì hoãn, những rối loạn, sự sao nhãng và sự ngu dốt. Luôn nghĩ đến hậu quả khi không thực hiện hoặc thực hiện quá chậm trễ như lỡ mất công việc, mất thu nhập, mất cơ hội, mất uy tín, mất hình ảnh đẹp, bị chỉ trích, bị kỷ luật, sa thải, đuổi việc…… từ sẽ có thêm động lực thôi thúc làm ngay và giải quyết nhanh gọn cho công việc. Hãy hoàn thành xong xuôi công việc rồi nên nghỉ ngơi, giải trí. Nếu chọn nghỉ ngơi, giải trí trước khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì có nguy cơ dễ bị kiệt sức và không còn nhiều hứng thú nào để hoàn thành công việc. Có sự khác biệt lớn giữa "nghỉ ngơi" và "sự trì trệ" dó đó luôn luôn dành đủ thời gian cho nghỉ ngơi nhưng vẫn phải theo sát thời gian biểu, lịch trình đã đề ra. "Cần có người giám sát": Trong quản lý, đôi khi có người khi làm việc phải có người theo sát và thúc ép, đôn đốc, nhắc nhở thì mới hoàn thành nhanh chóng công việc. Thường xuyên nhắc nhở, tự nhắc nhở và để đồng nghiệp hay bạn bè xem đã giải quyết công việc đến đâu. Nếu chưa làm được gì, một số người sẽ tự cảm thấy hổ thẹn và có động lực làm việc. Các nhà quản lý cần giúp nhân viên của mình, họ cần phải nhận ra những nhân viên nào là người có thể tự thân vận động còn người nào hay lần lữa. Người quản lý cần tổ chức các cuộc họp hàng ngày để hỏi kế hoạch của người thực hiện trong ngày đó và bước tiếp theo, đảm bảo kiểm tra thường xuyên để xem người đó có hoàn thành mục tiêu hay không từ đó có sự đốc thúc, hối thúc cần thiết. Sự giám sát này nên được thực hiện từ một trong ít nhất bốn mối quan hệ sau: Biện pháp khác. Tránh xa những thứ khiến con người bị phân tâm như những thú vui dễ hấp dẫn, cám dỗ. Nếu có người nào đó làm xao lãng sự tập trung, hay rời xa hoặc chế ngụ những cản trở đó. Lời khuyên cho rằng người ta sẽ đạt được những mục tiêu một cách nhanh chóng khi luôn giữ được sự tập trung, và đi theo những kế hoạch đã vạch ra mà không bị người khác làm mất phương hướng. "Tự thưởng cho bản thân": Sau mỗi công việc hoàn thành, nên tự thưởng cho bản thân mình bằng những việc đơn giản như mua một bộ quần áo mới, đi ra ngoài dạo chơi, ăn ở nhà hàng, một buổi hẹn ăn trưa, một ly kem hay một buổi đi shoping… để tạo động lực cho bạn thân phấn đấu hơn nữa. Nếu hoàn thành công việc khó khăn trước thời gian quy định thì hãy dành cho mình thời gian còn lại trong ngày để thả lỏng và thư giãn. Phải đảm bảo đủ sức khỏe và tinh thần sảng khoái vì khi cảm thấy mệt mỏi hoặc tinh thần không thoải mái sẽ dễ trì hoãn công việc hơn do người ta không còn nhiều năng lượng và hứng thú để hoàn thành tốt công việc, cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng tinh thần mới có thể bắt tay vào giải quyết công việc một cách hiệu quả. Những phương pháp có thể thực hiện đơn giản như tăng cường sức khỏe bằng cách ăn vừa đủ, chủ yếu ăn thực vật, uống nhiều nước, tập thể dục, đi cầu thang bộ, ngủ trưa, và "khiến công việc trở nên có ý nghĩa"
1
null