text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Joseph Henry (1797-1878) là nhà vật lý học người Mỹ. Ông là khoa học đã phát hiện ra hiện tượng tự cảm vào năm 1832. Ngoài ra, ông còn là người nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ, cái mà Michael Faraday cũng nghiên cứu và là người đầu tiên tìm ra quy luật của nó. Cuộc đời và sự nghiệp. Joseph Henry sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mất sớm (thật giống với trường hợp của Faraday). Năm 14 tuổi (1811), Henry đã phải học việc tại một hiệu đồng hồ tại New York. Sau đó, ông trở thành một giáo viên. Khi Faraday nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ, Henry cũng đã chú ý tới nó và nghiên cứu về nó hầu như đồng thời với nhà khoa học bên kia Đại Tây Dương. Ông đã phải dành cả một kỳ nghỉ hè để thực hiện công việc ấy. Đáng tiếc là một năm sau nhà vật lý người Mỹ công bố những kết quả nghiên cứu của mình khi Faraday đã công bố trước và giành ưu tiên bản quyền phát minh. Đơn vị Henry. Đơn vị Henry được đặt theo tên của Joseph Henry. Đây là đơn vị đo độ tự cảm của ống dây. Còn Faraday là cái tên được dùng để làm đơn vị fara, đơn vị đo điện dung của tụ điện. Đây là hai đơn vị thuộc hệ đo lường SI. Không hiểu sao do định mệnh hay do vô tình, trong mạch điện tạo ra dao động điện từ bao giờ cũng có tụ điện và ống dây, hai thứ có đơn vị đo liên quan đến Faraday và Henry, những người vốn có nhiều điểm giống nhau trong lúc sinh thời của mình (nhà nghèo, cha mất sớm, phải đi học việc khi mới hơn 10 tuổi, tự học và theo đuổi đam mê điện từ học).
1
null
Ernest Orlando Lawrence (1901-1958) là nhà vật lý người Mỹ. Ông là nhà vật lý học đoạt Giải Nobel năm 1939. Ông là người đã đưa ra ý tưởng chế tạo một máy gia tốc trong đó hạt mang điện được tăng tốc nhờ sự phối hợp của điện trường và từ trường. Đó chính là máy xiclotron, loại máy được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1931 và được thực tế chứng tỏ rằng là một máy gia tốc rất hữu ích. Lawrence có nhiều học trò, nổi bật nhất chính là Ngô Kiện Hùng, nhà vật lý nữ người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng nhất, người suýt nhận giải Nobel như thầy của mình nếu không có tư tưởng trọng nam khinh nữ trong Hội đồng Nobel (đây là một trong những tai tiếng của giải thưởng danh giá nhất hành tinh này).
1
null
The Next Three Days (tựa tiếng Việt tạm dịch: Ba ngày để yêu, ba ngày để chết) là bộ phim hình sự Mỹ của đạo diễn Paul Haggis với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Russell Crowe và Elizabeth Banks. Phim được phát hành tại Mỹ vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 và đã được quay tại Pittsburgh. Đây là một phiên bản làm lại của điện ảnh Pháp năm 2008: "Pour Elle" (Anything for Her) của Fred Cavayé và Guillaume Lemans. Nội dung. Lara Brennan bị buộc tội giết sếp của mình sau một tranh chấp tại công ty của cô và bị kết án tù chung thân. Sau khi thất bại trong việc tìm bằng chứng ngoại phạm cho Lara, John Brennan - chồng của Lara, giáo viên của một trường cao đẳng cộng đồng, trở nên bị áp lực với ý tưởng cứu vợ mình thoát khỏi nhà tù, trong khi đứa con trai Luke Brennan của họ không quan tâm Lara trong chuyến thăm tù của hai bố con. John, mong muốn cứu vợ ra khỏi nhà tù, đã nhờ Damon Pennington - một tù nhân trước đây đã trốn thoát thành công khỏi nhà tù 7 lần và đã viết một cuốn tự truyện về nó, tư vấn cho kế hoạch của mình. Damon mặc dù miễn cưỡng đã nói rằng "tất cả nhà tù đều có điểm yếu". Damon cũng chia sẻ rằng việc thoát khỏi song sắt nhà tù sẽ dễ dàng hơn so với việc tránh khỏi truy nã sau khi trốn thoát, và đưa ra danh sách các việc cần làm: Để đảm bảo giải cứu vợ thành công, John đã lập ra một số kế hoạch, anh mua một khẩu súng ngắn và học cách sử dụng nó, và mua được hộ chiếu giả và số an sinh xã hội mới. John cũng có bản đồ của Pittsburgh và nghiên cứu để tìm đường tắt thoát ra khỏi thành phố dưới 15 phút, và những khu vực rộng lớn hơn dưới 35 phút. Để có được tiền, John tấn công vào nhà một tên tội phạm buôn ma túy, cướp tiền của hắn và gây hỏa hoạn tại hiện trường trước khi bỏ chạy. Sau đó anh đã tráo giấy kết quả xét nghiệm máu để đánh lừa nhân viên nhà tù rằng vợ của anh đang trong tình trạng tăng kali máu nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy cô sẽ được chuyển đi cấp cứu. John bắt đầu hành động, trước tiên anh xé bản đồ lên kế hoạch và các hình ảnh dán trên nó thành nhiều túi rác, để một túi vào thùng rác bên ngoài nhà, để phần còn lại vào một số thùng rác tại các căn nhà cách xa nhà của mình. John làm điều này để đánh lạc hướng cảnh sát, không cho họ biết điểm đến cuối cùng của gia đình anh. John đi theo xe cứu thương và giúp vợ thoát khỏi phòng cấp cứu mặc dù cô còn ngập ngừng và miễn cưỡng làm theo sau khi bị thuyết phục bởi suy nghĩ về tương lai con trai của mình khi sống thiếu bố mẹ. Lúc này cảnh sát phát hiện một số điều bất thường xảy ra tại bệnh viện, họ đến và chạm mặt John và Lara trong thang máy và một cuộc rượt đuổi gây cấn diễn ra trước khi họ mất dấu hai vợ chồng tại một trạm tàu điện ngầm. Sau đó hai vợ chồng đi đón Luke, đang dự sinh nhật tại nhà một cô bạn học. Người giúp việc tại đây cho biết mọi người đang đi chơi trong vườn thú cách đó một khoảng xa. Theo kế hoạch nếu đến vườn thú, thời gian thoát thân của hai vợ chồng sẽ không còn. Tại lối rẽ vào vườn thú, John đã lặng lẽ chạy thẳng, Lara trong một lúc thiếu suy nghĩ đã mở cửa xe để tự sát và suýt bị xe container tông phải trước khi John kéo cô trở lại vào xe. Lúc này thời gian đã hết, họ xuống xe để lấy lại bình tĩnh cho Lara, sau đó họ quay lại vườn thú để đón Luke. Gia đình John đến bến xe và kiếm thêm hai người già đi cùng để vượt qua trạm kiểm soát của cảnh sát. Khi đến sân bay, họ có thời khắc hồi hộp ở cổng kiểm tra hộ chiếu, một sĩ quan Canada sắp hết ca trực xem hộ chiếu và đối chiếu ảnh các nhân vật bị truy nã trên màn hình máy tính với những người đang đứng trước mặt. Ông cho họ đi qua và giao chỗ lại cho một sĩ quan trẻ. Khi gia đình John đi xuống hành lang, ảnh của họ được thêm vào danh sách bị truy nã. Một chuyến bay quốc tế bị hoãn tại sân bay khác, nhưng sau khi kiểm tra, cảnh sát không tìm thấy gia đình John. Cuối phim, gia đình John kết thúc cuộc trốn chạy và ẩn náu an toàn ở Caracas, Venezuela. Quay trở lại Hoa Kỳ, một cảnh sát đã cùng một đồng nghiệp trở lại hiện trường vụ án mạng mặc dù nó đã xảy ra 3 năm trước. Sử dụng kỹ năng điều tra của mình, ông cảnh sát suy luận để hình dung sự việc thực sự đã xảy ra. Phim tiết lộ rằng hung thủ giết sếp của Lara chỉ là một kẻ cướp vặt như cô khai ở phiên tòa và một loạt các sự trùng hợp dẫn đến sự oan ức của Lara. Ông cảnh sát nhớ Lara từng nói một cái cúc áo bị sứt ra khi va chạm với kẻ cướp vặt, và nói rằng đêm xảy ra án mạng ngoài trời đang mưa. Ông ném một mảnh giấy xuống dòng nước đang chảy và đội mưa đi theo dòng chảy. Như vậy, nếu cúc áo bị sứt ra, nước sẽ cuốn nó theo dòng chảy và dẫn vào cống. Ông cảnh sát tìm kiếm bên dưới nắp cống nhưng không thấy cái cúc áo để chứng minh sự vô tội của Lara. Lúc đó, cảnh quay cho thấy cái cúc áo bị dính trong bùn đất, rơi hẳn xuống cống khi hai cảnh sát quay lưng bỏ đi trong sự thất vọng về manh mối cuối cùng của vụ án mạng. Sản xuất. Pour Elle. "The Next Three Days" được làm lại từ bộ phim Pháp năm 2008 "Pour Elle" (Anything for Her) của Fred Cavayé. Cốt truyện của "Pour Elle" liên quan đến một giáo viên, Julien (Vincent Lindon), người đã trải qua những khó khăn khi vợ ông (Diane Kruger) trở thành một kẻ tình nghi trong một cuộc điều tra vụ giết người và bị bắt giữ. Julien không tin rằng vợ của mình phạm tội, và cố gắng để cứu vợ ra khỏi nhà tù. Pour Elle là phim đầu tay của đạo diễn Cavayé. Bộ phim là một trong những điểm thu hút chính của Liên hoan phim các quốc gia nói tiếng Pháp năm 2010. Cavayé giải thích cốt truyện và động lực cho việc làm phim, "Chúng tôi muốn tạo ra một câu chuyện thực của con người về một người đàn ông bình thường làm một điều phi thường vì anh ta phải đối mặt với một oan sai của công lý. Bộ phim cũng nói về sự can đảm, hay nói cách khác, bạn thể hiện lòng dũng cảm tùy thuộc vào tình thế". Cavayé nói với tờ báo The Age liên quan đến bộ phim làm lại của Haggis, ông mong "là một khán giả phim của chính mình" và "Đó là một cảm giác kỳ lạ. Tôi viết câu chuyện này trong căn hộ nhỏ của tôi ở Paris. Khi tôi nhìn thấy tên của mình bên cạnh Russell Crowe trên mạng, nó là tuyệt vời". Quay phim. Vào tháng 10 năm 2009, Haggis và ê-kíp của mình trong giai đoạn quay phim các cảnh chính của bộ phim tại Pittsburgh, Pennsylvania. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2009, nó được tiếp tục để hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2009. Ngày 14 tháng 12 năm 2009, tờ báo Pittsburgh Post-Gazette đưa tin rằng phim "The Next Three Days" sẽ làm xong ngày hôm đó, sau 52 ngày kể từ ngày bấm máy.
1
null
New Nambu M60 (ニューナンブM60) là loại súng ngắn ổ xoay do công ty Minebea tại Nhật Bản chế tạo từ năm 1960. Nó đã được thông qua để dùng trang bị cho lực lượng cảnh sát, lực lượng bảo vệ hoàng gia, các lực lượng biên phòng chống buôn lậu tại Nhật Bản. Việc phát triển mẫu nâng cấp đã được thực hiện nhưng nó vẫn là loại súng trang bị chính hiện tại. Ngoài ra nó cũng có mẫu dùng cho thể thao. Thiết kế. New Nambu M60 sử dụng cả hai cơ chế hoạt động kép và hoạt động đơn. Cả hai cơ chế được sử dụng là do có tình huống sẽ buộc người thi hành công vụ chống trả nhiều mục tiêu khác nhau bằng cách bóp cò liên tục trong thời gian ngắn mà không có thời gian để lên cò, nhưng do có lò xo hơi lớn nên cò súng khá nặng nếu sử dụng cơ chế hoạt động kép chỉ hiệu quả khi chiến đấu tầm gần. Súng được mạ crôm để chống ăn mòn. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Ổ đạn xoay của súng chứa 5 viên sử dụng loại đạn 9.1×29mmR khi nạp đạn xạ hay nhả vỏ đạn cũ ra thủ sẽ đẩy ổ đạn sang phía tay trái. Súng không được thiết kế để gắn thêm bất kỳ hệ thống hỗ trợ chiến đấu nào khác. Biến thể. Súng có hai cỡ nòng, một dài 51 mm và một dài 77 mm trong đó phiên bản 51 mm là phổ biến nhất. Một phiên bản nâng cấp có tên Sakura cũng được dự định đưa vào sản xuất nhưng không được thực hiện.
1
null
Johann Jakob Balmer (sinh ngày 1 tháng 5 năm 1825 - mất ngày 12 tháng 3 năm 1898) là nhà vật lý, nhà toán học, giáo viên vật lý người Thụy Sĩ. Ông là người đã tìm ra dãy Balmer. Đây là dãy ánh sáng gồm các vạch năm trong miền tử ngoại và một số vạch nằm trong miền ánh sáng nhìn thấy là: vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím. Ngoài ra, Johann Jakob Balmer còn là người phát minh ra thước Balmer. Đây là loại thước rất đặc biệt, dùng để đo đường kính của một hình cầu.
1
null
Jean-Baptist Biot (1774-1862) là nhà vật lý, nhà toán học, nhà thiên văn học người Pháp. Năm 1820, Biot cùng với một nhà vật lý người Pháp khác tên là Félix Savart tiến hành thí nghiệm. Kết quả là, hai ông đã xác định được từ trường của dòng điện thẳng, đồng thời đưa ra Định luật Biot-Savart. Đây là sự xác định ngay sau khi Hans Christian Ørsted tìm ra tác dụng từ của dòng điện. Ngoài nhữn nghiên cứu về điện từ học như trên, Biot còn nghiên cứu về các thiên thạch và ông còn nghiên cứu về quang học. Nghiên cứu về thiên thạch quan trọng nhất của ông đó chính là chấm dứt cuộc tranh luận của người đương thời khi họ tranh luận xem nguồn gốc của đá trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu, bởi người ta không mấy ai tin rằng đá trên hành tinh của chúng ta lại có nguồn gốc từ đá ngoài vũ trụ. Bắt nguồn từ vụ thiên thạch rơi vào khu vực gần l'Aigle vào năm 1803, qua nghiên cứu bằng cách phân tích các thiên thạch tại đó, Biot có thể chứng minh rằng đá của Trái Đất có nguồn gốc từ ngoài Trái Đất. Tiến thêm một bước nữa (sau khi giải quyết tranh luận của người đương thời), ông còn khẳng định Hệ Mặt trời cũng được cấu tạo từ những viên đá như trên. Với nghiên cứu quan trọng này, Biot đã mở ra cho các nhà thiên văn học sau này hướng đi mới trong việc nghiên cứu sự hình thành Hệ Mặt trời. Về quang học, ông nghiên cứu về ánh sáng phân cực. Qua quá trình nghiên cứu, ông chứng minh rằng ánh sáng phân cực chỉ xuất hiện khi ánh sáng được cấu tạo từ tiểu thể. Đây là lý thuyết quan trong. Chúng ta giờ đây có thể chế tạo ra màn hình tinh thể lỏng, một trong những màn hình tivi được đánh giá là có chất lượng cao nhất. Ngoài ra, trong nhiếp ảnh chúng ta có thể cắt ra phản xạ ảnh không mong muốn hoặc tăng cường phản xạ ảnh. Đó là khi tác dụng của lý thuyết trên của Biot được thông qua một thiết bị: bộ lọc phân cực. Tên ông được đặt tên cho khoáng vật biotit.
1
null
Félix Savart (1791-1841) là nhà vật lý người Pháp. Ông là người cùng với Jean-Baptiste Biot xác định được từ trường của dòng điện thẳng. Đó là vào năm 1820 sau khi cả hai tiến hành thí nghiệm chung. Cuộc đời và sự nghiệp. Félix Savart là con của Gérard Savart, kỹ sư tại một trường quân sự tại Metz; em của Nicolas Savart, sinh viên École Polytechnique và sĩ quan trong quân đoàn mỹ thuật. Khi đến bệnh viện quân sự tại Metz, Félix Savart nghiên cứu ngành y và tiếp tục nghiên cứu nó khi vào trường Đại học Strasbourg. Nhờ vậy, ông nhận đã nhận bằng tiến sĩ về y khoa vào năm 1816. Vào 20 năm sau, 1836, ông trở thành một giáo sư tại Collège de France. Lúc này, thay vì nghiên cứu y, Savart đã chuyển sang vật lý (cụ thể là môn điện từ học là chủ yếu và âm học). Thành tựu lớn nhất của ông chính là việc tiến hành thí nghiệm với Jean-Baptiste Biot về từ trường của dòng điện, từ đó cho ra Đinh luật Biot-Savart.
1
null
Vụ khủng hoảng con tin In Amenas bắt đầu vào ngày 16 tháng 1 năm 2013, khi các tay khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda liên kết với một lữ đoàn do Mokhtar Belmokhtar cầm đầu bắt giữ 800 người làm con tin tại cơ sở dầu khí Tigantourine gần In Amenas, Algerie. Abdul al Nigeri, một trong các phụ tá cao cấp của Belmokhtar, dẫn dắt cuộc tấn công và là một trong những tay khủng bố bị thiệt mạng. Sau bốn ngày, các lực lượng đặc nhiệm Algerie đột kích hiện trường, với nỗ lực nhằm giải thoát các con tin. Các nhân viên nhà máy bị cầm giữ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Na Uy, Romania, Colombia, và Algerie. Ít nhất 39 con tin ngoại quốc bị thiệt mạng cùng với một nhân viên bảo vệ Algerie, cũng như 29 phiến quân. Tổng cộng có 685 công nhân Algerie và 107 người nước ngoài được giải thoát. Ba phiến quân bị bắt. Đây là một trong nhiều vụ tấn công tại Maghreb do các nhóm Hồi Giáo phát động từ năm 2002. Lực lượng Hồi giáo tấn công. Cơ sở dầu khí Tigantourine ở In Amenas thuộc Algerie trên sa mạc Sahara, gần biên giới Libya, cách bờ biển 800 dặm nằm sâu trong lục địa châu Phi. Cơ sở này được liên doanh khai thác bởi Statoil của Na Uy, BP của Anh và Sonatrach của Algerie có hàng trăm công nhân và các chuyên viên ngoại quốc. Sáng sớm ngày 16 tháng 1 năm 2013, phiến quân Hồi Giáo tấn công vào cơ sở dầu khí, và bắt giữ 41 con tin người ngoại quốc. Những tin tức nhận được không rõ ràng vì liên lạc vô tuyến bị cắt đứt cho biết có ba người chết trong đó một người Anh và một người Pháp. Phiến quân nói trong số con tin có 7 người Mỹ nhưng các giới chức ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ cho biết chưa thể nào kiểm chứng được. Trong số con tin còn có 5 người Nhật, 7 người Na Uy, một Pháp, một Áo, một Ireland cùng một số người Anh và Algerie. Các thủ phạm. Bộ trưởng Nội vụ Algeria, Daho Ould Kablia, nói với thông tấn xã nhà nước "APS" rằng toán phiến quân tấn công gồm khoảng 20 người do Mokhtar Belmokhtar, dân Algerie đã chiến đấu chống quân đội cộng sản Liên Xô ở Afghanistan hồi thập kỷ 1980. Sau này Belmokhtar cắt đứt liên lạc với các thủ lĩnh al-Qaida khác và trở về thành lập một nhóm riêng trong vùng sa mạc Sahara. Tên này sau đó lại tái hợp với Al-Qaeda khi lập nhóm Maghreb ở đây. Đòi hỏi. Nhóm phiến quân đưa ra một loạt yêu sách, từ đòi hỏi quân đội Pháp rút khỏi Mali và không được tiến đánh lên miền Bắc nước này nơi họ đang chiếm giữ, cho tới phản đối Algerie để Pháp sử dụng không phận đưa quân tới Mali, ngăn chặn dân tị nạn chạy qua biên giới và yêu cầu Algerie phóng thích các chiến binh Hồi Giáo bị bắt giữ trong những cuộc xung đột từ thập kỷ 1990 đến nay. Đòi tiền chuộc mạng cũng có thể là một mục tiêu khác vì qua nhiều năm Belmokhtar đã từng thu được hàng triệu đô la bằng việc bắt giữ con tin. Nhóm này hăm dọa đã đặt chất nổ xung quanh cơ sở dầu khí và có hỏa tiễn phòng không, mọi ý đồ giải cứu con tin sẽ kết thúc bằng thảm kịch. Algerie trong thập kỷ 1990 có cuộc chiến tranh đẫm máu với các nhóm quân Hồi Giáo trong vùng Sahara, tuyên bố không thương lượng. Người ta cũng không thể hiểu rõ tất cả mọi ý định của phiến quân vì trong vùng sa mạc Sahara và Tây Phi có nhiều nhóm quân Hồi Giáo khác nhau và thường xung đột lẫn nhau. Một trang web ở Mauritanie, vốn thường xuyên nhận được tin tức từ các nhóm phiến quân liên hệ với al-Qaida, nói rằng những kẻ bắt giữ con tin đề nghị trao đổi hai con tin Mỹ lấy hai tù nhân đang bị giam ở Mỹ về tội khủng bố. Một trong hai người này là Omar Abdel Rahman, kẻ chủ mưu vụ nổ bom phá hoại tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York vào năm 1993. Algerie giải cứu. Ngày 16/1. Theo "APS", quân đội Algerie bao vây cơ sở dầu khí từ ngày 16 tháng Giêng đã nổ súng khi hai xe truck chở một số người không rõ là bao nhiêu, tìm cách chạy thoát khỏi nơi đây. Phía Hồi Giáo khủng bố nói với truyền thông Mauritania là quân đội Algerie bắn từ trực thăng xuống. Ngày 17/1. Ngày 17 tháng Giêng, quân đội Algerie mở cuộc tấn công. Những tin tức đầu tiên nhận được không thể xác định mức độ chính xác về tổn thất nhân mạng cho các bên. Loạn quân nói rằng họ bị máy bay trực thăng của Algerie đuổi theo khi rút khỏi cơ sở khí đốt In Amenas, có 67 người chết trong đó 37 con tin ngoại quốc và 29 chiến binh Hồi Giáo. Theo tin của truyền thông Algerie thì 15 con tin ngoại quốc và 30 Algerie đã chạy thoát. Báo "The New York Times" dẫn lời của một giới chức cao cấp Algerie, xác nhận là quân đội bao vây và tấn công loạn quân rút chạy bằng xe truck, phương tiện di chuyển quen thuộc mà các chiến binh hoạt động ở vùng sa mạc vẫn sử dụng. Giới chức này nói có bốn con tin được cứu thoát. Algerie nói cuộc khủng hoảng con tin kết thúc vào buổi chiều, lực lượng đặc biệt của quân đội Algerie có trực thăng yểm trợ giải tỏa được In Amenas. Truyền hình Algeria nói bốn con tin chết, 2 Anh và 2 Philippines, 600 con tin được giải thoát. Một phát ngôn viên của nhóm loạn quân Qatiba nói với thông tấn xã Mauritanie là 35 con tin và 15 chiến binh của họ, kể cả chỉ huy trưởng Abou El Baraa thiệt mạng. Qatiba (Lữ Đoàn Máu) do Mokhtar Belmokhtar được thành lập vào Tháng Mười Hai năm 2012. Cho đến quá nửa đêm ngày 17/18 tháng Giêng ở châu Phi, vẫn chưa có tin tức gì chính xác và chi tiết về vụ giải cứu con tin ở Algerie. Thông tấn xã nhà nước "APS" loan báo 600 công nhân Algerie và 4 người ngoại quốc - 2 Scotland, 1 Pháp, 1 Kenya - được giải thoát. Thông tấn xã Pháp "AFP" dẫn lời các giới chức Algerie loan tin quân đội vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn cơ sở In Amenas và các cuộc lục soát hãy còn tiếp tục. Theo "ABC News", các giới chức Hoa Kỳ nói 5 công dân Mỹ sống sót và rời khỏi Algerie. Chính phủ Ireland xác nhận một công dân của họ được giải thoát. Nhật Bản xác nhận 3 công dân Nhật được giải thoát nhưng còn 14 người khác chưa có tin tức. Chủ biên chính trị Nick Robinson của "BBC" nói rằng chính phủ Anh còn đợi thông tin từ chính quyền Algerie về số công dân Anh thiệt mạng, bị thương và mất tích. Không quốc gia nào được thông báo về cuộc hành quân. Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg cho biết thủ tướng Algerie giải thích với ông là chính quyền Algerie cố gắng tìm giải pháp nhưng không đi đến kết quả gì và không có sự chọn lựa nào khác hơn vào lúc sáng sớm. Thủ tướng Anh David Cameron được biết về cuộc tấn công đã dang diễn ra vào lúc 11:30 GMT khi ông gọi điện thoại cho thủ tướng Algerie. Phát ngôn viên của ông nói rằng không một chính phủ ngoại quốc nào được báo trước về cuộc đột kích. Nhật Bản phản đối hành động khi Algerie chưa có biện pháp bảo đảm sinh mạng các con tin, còn Hoa Kỳ yêu cầu làm sáng tỏ việc này. Ngày 18/1. Sang đến ngày 18 tháng Giêng, hãng thông tấn nhà nước Algerie loan tin có khoảng 60 con tin ngoại quốc chưa được biết rõ số phận. Nguồn tin này nói rằng có hơn một nửa trong số 132 con tin ngoại quốc được giải cứu, nhưng không biết tình trạng những người còn lại. Bản tin này cho hay lực lượng đặc biệt Algerie vẫn tái tục thương thảo với phiến quân. Các tin tức từ chính phủ Algerie cho biết sau ba ngày mở chiến dịch giải cứu có tất cả 18 phiến quân bị giết và khu vực sinh sống của các nhân viên nhà máy nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ. Chính phủ Algerie kiểm soát chặt chẽ các tin tức loan tải về việc này, nhưng theo các nguồn tin khác thì cuộc tấn công của phiến quân vào ngày 16 tháng Giêng giết ít nhất sáu người và có thể lên tới vài chục người. Thủ tướng Anh ra điều trần trước Quốc hội về vụ này tỏ vẻ không hài lòng vì quân đội chính phủ Algerie mở cuộc tấn công mà không tham khảo với các quốc gia liên hệ. Hồi kết thúc. Bản tin của hãng thông tấn "AP" nói có khoảng 100 trong số 135 con tin ngoại quốc được phóng thích ngày 18 tháng Giêng. Chính phủ Hoa Kỳ khẳng định một trong số các con tin bị giết là ông Frederick Buttaccio, cư dân Texas. Ngày 19 tháng Giêng, 11 kháng chiến quân bị giết trong cuộc tấn công của quân đội Algerie; và quân phiến loạn cũng giết bảy con tin, quốc tịch không được tiết lộ. Giới hữu trách nói rằng 107 con tin ngoại quốc cùng 685 con tin người Algeria được giải cứu.
1
null
HMS "Basilisk" là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được chuyển sang Hạm đội Nhà vào năm 1936, và đã thực hiện hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi tham gia Chiến dịch Na Uy. "Basilisk" bị máy bay Đức đánh đắm trong cuộc triệt thoái Dunkirk vào năm 1940. Thiết kế và chế tạo. "Basilisk" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbin hơi nước Brown-Curtis, dẫn động hai trục, tạo ra một công suất tổng cộng cho phép nó đạt được tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Basilisk" mang theo tối đa dầu đốt, đủ cho tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 134 sĩ quan và thủy thủ, nhưng tăng lên 142 vào thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên bệ Mk.XIV nòng đơn; và để tự vệ phòng không, "Basilisk" có hai khẩu QF 2 pounder Mk.II L/39 (40 mm) đặt trên các bệ giữa các ống khói. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng bên trên mặt nước sử dụng ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng dùng để chống tàu ngầm, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Con tàu được trang bị sonar ASDIC Kiểu 119 để do tìm tàu ngầm bằng phương thức phản hồi âm thanh dưới nước. "Basilisk" được đặt hàng vào ngày 4 tháng 3 năm 1929 tại xưởng tàu của hãng John Brown & Company ở Clydebank, Glasgow, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928. Nó được đặt lườn vào ngày 19 tháng 8 năm 1929, hạ thủy vào ngày 6 tháng 8 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ tám của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 4 tháng 3 năm 1931 với chi phí 220.342 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc. Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Basilisk" được phân về Chi hạm đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải cho đến năm 1936. Hải đội này được chuyển về Hạm đội Nhà vào tháng 9 năm 1936, và nó trở thành một tàu khu trục khẩn cấp tại Devonport vào tháng 3 năm 1939 và được điều về Chi hạm đội Khu trục 19 khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu. "Basilisk" trải qua hai tháng tiếp theo hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra trong eo biển Anh Quốc và tại Bắc Hải. Vào sáng ngày 13 tháng 11, nó cùng với tàu chị em hộ tống cho tàu rải mìn tại cửa sông Thames khi chúng lọt vào một bãi mìn do nhiều tàu khu trục Đức rải đêm hôm trước. Cả "Adventure" và "Blanche" đều bị trúng mìn; chiếc sau bị mất toàn bộ động lực, rồi bị lật úp đang khi được kéo. "Basilisk" tiếp tục vai trò hộ tống vận tải và tuần tra cho đến tháng 4 năm 1940, khi Chiến dịch Na Uy bắt đầu. Vào ngày 24 tháng 4, cùng với các tàu khu trục và , nó hộ tống cho thiết giáp hạm đi đến Narvik. Sang đầu tháng 5, nó hộ tống tàu chở binh lính đến Na Uy. "Basilisk" đã hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Bjerkvik vào ngày 12–13 tháng 5 trong khuôn khổ trận Narvik. Vào ngày 30 tháng 5, con tàu được chuyển từ Bộ chỉ huy Tiếp cận miền Tây sang nhiệm vụ hỗ trợ triệt thoái khỏi Dunkirk. Nó thực hiện hai chuyến đi đến Dover trong những ngày sau đó, triệt thoái tổng cộng 695 người. "Basilisk" quay trở lại La Panne để nhận thêm binh lính vào sáng ngày 1 tháng 6, và bị máy bay ném bom Đức tấn công ba đợt. Một quả bom đánh trúng trong đợt thứ nhất phát nổ trong phòng nồi hơi số 3, làm thiệt mạng mọi người tại đây và trong phòng động cơ, làm vỡ ống dẫn hơi nước khiến con tàu mất hoàn toàn động lực. Các cú ném suýt trúng trong đợt này còn làm bong lườn tàu và sàn bên trên. Ngư lôi và mìn sâu của con tàu được phóng bỏ để giảm bớt trọng lượng, và chiếc tàu đánh cá Pháp "Jolie Mascotte" tìm cách kéo "Basilisk". Một đợt tấn công thứ hai không gây thêm hư hại nào khác, nhưng buộc con tàu Pháp phải cắt bỏ dây kéo. Đợt tấn công thứ ba đánh chìm "Basilisk" trong vùng nước nông ở tọa độ . "Jolie Mascotte" và tàu khu trục cứu được tám sĩ quan và 123 thủy thủ trên tàu. "Whitehall" sau đó phá hủy xác tàu đắm bằng hỏa lực pháo và ngư lôi.
1
null
HMS "Beagle" là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Nó đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, tham gia chiến dịch Na Uy, trận Đại Tây Dương, chiến dịch Bắc Phi, hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực cũng như tham gia cuộc Đổ bộ Normandy. "Beagle" được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ vào năm 1945. Chế tạo. "Beagle" được đặt hàng vào đầu năm 1929 tại xưởng tàu của hãng John Brown & Company ở Clydebank, Glasgow, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928, cùng với con tàu chị em . Nó được đặt lườn vào ngày 11 tháng 10 năm 1929, hạ thủy vào ngày 26 tháng 9 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 9 tháng 4 năm 1931 với chi phí 220.342 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc. Lịch sử hoạt động. "Beagle" từng tham gia chiến dịch Na Uy (1940), trận Đại Tây Dương (1940-1945), chiến dịch Bắc Phi (1942), hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Cực (1942-1944) và eo biển Anh Quốc (1943) cũng như tham gia cuộc Đổ bộ Normandy (1944). Nó nổi bật nhất trong việc giải phóng quần đảo Channel vào tháng 5 năm 1945.
1
null
HMS "Blanche" (H47) là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào các năm 1936-1939, nó trải qua một thời gian thực thi việc cấm vận vũ khí mà Pháp và Anh áp đặt cho cả hai phe trong cuộc xung đột, từng bị máy bay ném bom phe Quốc gia tấn công vào năm 1938 nhưng không bị hư hại. Vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Blanche" được chuyển sang Hạm đội Nhà, và bị đắm do trúng mìn vào tháng 11 năm 1939, chỉ hai tháng sau khi chiến tranh nổ ra, trở thành chiếc tàu chiến Anh đầu tiên bị mất trong chiến tranh. Thiết kế và chế tạo. "Blanche" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbin hơi nước Parsons, dẫn động hai trục, tạo ra một công suất tổng cộng cho phép nó đạt được tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Blanche" mang theo tối đa dầu đốt, đủ cho tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 134 sĩ quan và thủy thủ, nhưng tăng lên 142 vào thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên bệ Mk.XIV nòng đơn; và để tự vệ phòng không, "Blanche" có hai khẩu QF 2 pounder Mk.II L/39 (40 mm) đặt trên các bệ giữa các ống khói. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng bên trên mặt nước sử dụng ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng dùng để chống tàu ngầm, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Blanche" được đặt hàng vào ngày 4 tháng 3 năm 1929 tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie ở Hebburn, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928. Nó được đặt lườn vào ngày 29 tháng 7 năm 1929, hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ mười của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 14 tháng 2 năm 1931 với chi phí 225.195 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc. Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Blanche" được phân về Chi hạm đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải cho đến năm 1936. Con tàu được tái trang bị trong năm đó, và cùng với cả chi hạm đội được điều động sang Hạm đội Nhà. Nó từng trải qua sáu tháng bố trí ngoài khơi bờ biển phía Nam Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, đặt căn cứ tại Gibraltar; nó từng bị năm máy bay ném bom của phe Quốc gia tấn công vào ngày 6 tháng 3 năm 1938, nhưng tất cả đều bị trượt. Con tàu trải qua một đợt tái trang bị ngắn tại Portsmouth từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 11 tháng 6 năm 1938, rồi được phân về đội tuần tra chống tàu ngầm đặt căn cứ tại đảo Portland. Trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng Munich, "Blanche" là một trong số các tàu khu trục hộ tống chiếc tàu biển chở hành khách và thiết giáp hạm trong eo biển Anh Quốc vào ngày 30 tháng 9. Nó lại trải qua một đợt cải biến lớn tại xưởng tàu Sheerness từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 năm 1939, rồi trở thành một tàu khu trục khẩn cấp tại Nore sau khi hoàn tất. "Blanche" được điều động sang Chi hạm đội Khu trục 19 khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, trải qua hai tháng tiếp theo hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra trong eo biển Anh Quốc và tại Bắc Hải. Vào sáng ngày 13 tháng 11, nó cùng với tàu chị em hộ tống cho tàu rải mìn tại cửa sông Thames khi chúng lọt vào một bãi mìn do nhiều tàu khu trục Đức rải đêm hôm trước. Cả "Adventure" và "Blanche" đều bị trúng mìn; chiếc sau bị mất toàn bộ động lực, rồi bị lật úp đang khi được kéo lúc 09 giờ 50. Một người thiệt mạng và mười hai người khác bị thương trong vụ này. "Blanche" trở thành tàu chiến Anh đầu tiên bị mất trong chiến tranh.
1
null
HMS "Boadicea" là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được chuyển sang Hạm đội Nhà vào năm 1936, và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị máy bay Đức đánh đắm trong lúc tham gia hỗ trợ cho cuộc đổ bộ Normandy vào ngày 13 tháng 6 năm 1944. Thiết kế và chế tạo. "Boadicea" được chấp thuận chế tạo trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928, được đặt lườn vào đầu tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie & Company Limited ở Hebburn-on-Tyne vào ngày 11 tháng 7 năm 1929. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 9 năm 1930, và hoàn tất vào ngày 7 tháng 4 năm 1931. Lịch sử hoạt động. "Boadicea" nhập biên chế tại Portsmouth vào ngày 2 tháng 6 năm 1931 và tham gia Chi hạm đội Khu trục 4. Quá trình phục vụ trước chiến tranh của nó bao gồm tại Địa Trung Hải từ năm 1931 đến năm 1936. Sau khi được tái trang bị tại Portsmouth vào năm 1936 nó lại gia nhập Chi hạm đội Khu trục 4 cho đến khi các tàu khu trục lớp B được thay thế bởi những chiếc lớp Tribal. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Boadicea" được điều về Chi hạm đội Khu trục 19 đặt căn cứ tại Dover với nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu chở quân. Hoạt động tác chiến đầu tiên của nó trong chiến tranh là giúp triệt thoái Sư đoàn bộ binh sơn chiến 51 khỏi Le Havre vào tháng 6 năm 1940. Nó bị hư hại đáng kể, buộc phải quay về Portsmouth, để sửa chữa. Trong những năm 1942-1943, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Liên Xô, cũng như hỗ trợ cho Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. "Boadicea" từng tham gia hộ tống các Đoàn tàu vận tải Bắc Cực: PQ-15,QP-12, JW-51-A, JW-53, JW-57, JW-58, RA-53, RA-57, RA-58 và RA-59. "Boadicea" bị đánh chìm vào ngày 13 tháng 6 năm 1944 đang khi hộ tống đoàn tàu buôn vận tải EBC-8 xuất phát từ Milford Haven để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ Normandy. Nó có thể đã trúng một quả tên lửa không-đối-đất Hs 293 phóng từ một máy bay Do 217. Tuy nhiên, báo cáo chính thức của Hải quân Anh cho rằng đó là do một quả ngư lôi phóng từ một máy bay Ju 88 vốn ngụy trang và len lỏi trong đội hình máy bay tiêm kích Bristol Beaufighter của Không quân Hoàng gia Anh. Chỉ có 12 người trong tổng số 188 thành viên thủy thủ đoàn sống sót. Xác tàu đắm của "Boadicea" nằm trong vịnh Lyme cách về phía Tây Nam đảo Portland, tại tọa độ , ở độ sâu . Mũi tàu bị tách rời tại phía trước các phòng động cơ; phần đuôi tàu ở tư thế thẳng đứng và còn khá nguyên vẹn. Địa điểm đắm tàu được xác định là một nơi được bảo vệ theo Luật Bảo vệ Di sản Hải quân 1986.
1
null
HMS "Boreas là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930 và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp vào năm 1944 dưới tên gọi HHMS "Salamis. Nó được hoàn trả cho Hải quân Anh và bị tháo dỡ vào năm 1951. Thiết kế và chế tạo. "Boreas" được đặt hàng vào ngày 22 tháng 3 năm 1929 tại xưởng tàu của hãng Palmers ở Jarrow, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928. Nó được đặt lườn vào ngày 22 tháng 7 năm 1929, hạ thủy vào ngày 11 tháng 6 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 20 tháng 2 năm 1931 với chi phí 221.156 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc.
1
null
HMS "Brazen" là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930. Thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải, nó được chuyển sang Hạm đội Nhà vào năm 1936, và đã thực hiện hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi tham gia Chiến dịch Na Uy vào tháng 4–tháng 5 năm 1940. "Brazen" sau đó hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển trước khi bị máy bay Đức đánh chìm vào cuối tháng 7 năm 1940. Thiết kế và chế tạo. "Brazen" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được cung cấp động lực bởi hai turbin hơi nước Parsons, dẫn động hai trục, tạo ra một công suất tổng cộng cho phép nó đạt được tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Brazen" mang theo tối đa dầu đốt, đủ cho tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 134 sĩ quan và thủy thủ, nhưng tăng lên đến 142 vào thời chiến. Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên bệ Mk.XIV nòng đơn; và để tự vệ phòng không, "Brazen" có hai khẩu QF 2 pounder Mk.II L/39 (40 mm) đặt trên các bệ giữa các ống khói. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng bên trên mặt nước sử dụng ngư lôi. Một đường ray thả mìn sâu cùng hai máy phóng dùng để chống tàu ngầm, thoạt tiên mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng được tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. "Brazen" được đặt hàng vào ngày 22 tháng 3 năm 1929 tại xưởng tàu của hãng Palmers ở Hebburn, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928. Nó được đặt lườn vào ngày 22 tháng 7 năm 1929, hạ thủy vào ngày 25 tháng 7 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 8 tháng 4 năm 1931 với chi phí 220.342 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược và thiết bị liên lạc. Lịch sử hoạt động. Sau khi được đưa vào hoạt động, "Brazen" được phân về Chi hạm đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội Địa Trung Hải cho đến cuối năm 1935. Con tàu trải qua một đợt tái trang bị tại Devonport từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1933 và một đợt khác tại Malta vài tháng sau đó. "Brazen" được điều về Hạm đội Nhà vào năm 1936 và đã tham gia những nỗ lực cứu hộ thủy thủ đoàn chiếc tàu ngầm vốn bị đắm trong khi chạy thử máy vào ngày 1 tháng 6 năm 1939. Con tàu được điều sang Chi hạm đội Khu trục 19 vào tháng 8, không lâu trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra. Nó trải qua bảy tháng tiếp theo tuần tra và hộ tống các đoàn tàu vận tải trong eo biển Anh Quốc và Bắc Hải. Vào ngày 13 tháng 10, "Brazen" vớt được ba người sống sót từ chiếc tàu ngầm Đức "U-40" bị đắm sau khi trúng phải mìn vài giờ trước đó. Cùng với tàu khu trục , nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống cho Đoàn tàu vận tải HN12 sau khi chiếc tàu khu trục bị tàu ngầm Đức "U-23" đánh chìm. Cuối ngày hôm đó, nó vớt một số người sống sót từ chiếc tàu buôn Na Uy "Sangstad". "Brazen" hộ tống cho các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Nhà khi chúng tiến quân ra Bắc Hải ngày 7 tháng 4, và tiếp tục nhiệm vụ này trong vài tuần tiếp theo sau. Con tàu được cho tách ra để hộ tống một đoàn tàu chuyển quân đến Namsos vào ngày 13 tháng 4, và đã cùng với tàu khu trục đánh chìm tàu ngầm Đức "U-49" hai ngày sau đó gần Harstad, Na Uy. Hai chiếc tàu khu trục đã vớt 41 người sống sót trong số thủy thủ đoàn của chiếc tàu ngầm. "Brazen" còn hộ tống thêm nhiều đoàn tàu vận tải đi và về từ Na Uy trong nhiều tuần tiếp theo. Vào ngày 30 tháng 5 con tàu đang trên đường đi Harwich khi nó va phải vật chướng ngại ngầm dưới nước; hư hại đối với lườn tàu buộc nó phải sửa chữa mất năm tuần. "Brazen" được điều sang Chi hạm đội Khu trục 1 đặt căn cứ tại Dover sau khi hoàn tất, nơi nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển. Đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải CW7 vào ngày 20 tháng 7, nó bị máy bay ném bom bổ nhào đối phương tấn công. Sức ép do các quả bom ném suýt trúng làm vỡ lườn tàu, và sau cùng một quả bom trúng vào phòng động cơ. "Brazen" chìm tại tọa độ lúc 20 giờ 40 phút. Chỉ có một thành viên của thủy thủ đoàn thiệt mạng trong cuộc tấn công này, và các xạ thủ cho rằng họ đã bắn rơi ba máy bay ném bom Junkers Ju 87 "Stuka" đối phương.
1
null
HMS "Brilliant" là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930 và đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó ngừng hoạt động năm 1945 và bị tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Brilliant" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter ở Tyne and Wear, được hạ thủy vào ngày 09 tháng 10 năm 1930 và hoàn tất vào ngày 21 tháng 2 năm 1931. Lịch sử hoạt động. Từ năm 1931 đến năm 1938, "Brilliant" phục vụ tại Địa Trung Hải. Khi chiến tranh nổ ra, nó được bố trí cùng Chi hạm đội Khu trục 13 đặt căn cứ tại Dover, tham gia bảo vệ các đoàn tàu vận tải trong eo biển Anh Quốc và hộ tống các hoạt động rải mìn. Vào ngày 10 tháng 5 năm 1940, nó tham gia Chiến dịch XD phá hủy các cơ sở cảng Hà Lan và triệt thoái binh lính Đồng Minh. Vào ngày 15 tháng 5, nó va chạm với chiếc trên đường đi Hook of Holland. Sau khi được sửa chữa, nó lại bị hư hại do bị máy bay ném bom bổ nhào đối phương tấn công vào ngày 25 tháng 7, phải quay về cảng sau khi phóng bỏ các khẩu pháo phía đuôi. Vào tháng 5 năm 1941, "Brilliant" tham gia Chiến dịch Splice chuyển giao máy bay tiêm kích đến Malta. Từ đây, nó hợp cùng chiếc săn đuổi các tàu tiếp liệu Đức trong Đại Tây Dương. Chúng đã ngăn chặn được "Esso Hamburg" và "Egerland", cả hai đều bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm. Hoạt động từ Freetown, "Brilliant" đã vớt được 321 người sống sót từ các xuồng cứu sinh của chiếc HMT "Oronsay" vốn bị trúng ngư lôi từ một tàu ngầm Ý vào ngày 9 tháng 10 năm 1942. Sau đó, nó gia nhập Lực lượng H trong Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. "Brilliant" đã đánh chìm chiếc tàu quét mìn "Surprise" của phe Vichy Pháp ngoài khơi Oran vào ngày 8 tháng 11. Sau khi được cải biến cho nhiệm vụ chống chống tàu ngầm, nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 13 tại Gibraltar vào tháng 7 năm 1943. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1944, "Brilliant" đang hộ tống cho khi chiếc tàu chở quân trúng ngư lôi từ tàu ngầm Đức "U-486" ở cách ngoài khơi Cherbourg. "Brilliant" đã cứu vớt được khoảng 500 người từ chiếc tàu chở quân bị hư hại khi nó thả neo, nhưng do nhiều trục trặc trong thông tin liên lạc, không có tàu nào khác kịp đến ứng cứu trước khi "Leopoldville" chìm, khiến 764 người thiệt mạng. Ngày 7 tháng 6 năm 1945, "Brilliant" đã hộ tống cho Vua George VI trên chiếc khi ông viếng thăm quần đảo Channel, rồi sau đó hộ tống những tàu ngầm U-boat đầu hàng đi đến Scotland trong Chiến dịch Deadlight trước khi được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 11 năm 1945. "Brilliant" bị bán để tháo dỡ vào ngày 21 tháng 2 năm 1948; và được tháo dỡ bởi hãng West of Scotland Shipbreakers vào tháng 4 năm 1948.
1
null
HMS "Bulldog" (H91) là một tàu khu trục thuộc lớp B được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào năm 1930 và đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó từng tham gia nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương và Bắc Cực, nhưng có lẽ hoạt động nổi bật nhất của "Bulldog" trong chiến tranh là đã chiếm giữ một máy Enigma nguyên vẹn cùng các tài liệu giải mã từ chiếc tàu ngầm Đức "U-110" vào ngày 9 tháng 5 năm 1941. Thiết kế và chế tạo. "Bulldog" được đặt hàng vào ngày 22 tháng 3 năm 1929 tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter ở Wallsend, trong khuôn khổ Chương trình Chế tạo Hải quân 1928. Nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 8 năm 1929, hạ thủy vào ngày 6 tháng 12 năm 1930 như là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 8 tháng 4 năm 1931 với chi phí 221.408 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như pháo, đạn dược, bom chìm (chống tàu ngầm) và các thiết bị liên lạc, dò tìm tàu ngầm (radar, sonar). Lịch sử hoạt động. 1939-1940. Vào tháng 9 năm 1939 "Bulldog" được bố trí tại Địa Trung Hải để hộ tống cho chiếc tàu sân bay tại Alexandria. Đến tháng 10, nó được bố trí cùng "Glorious", thiết giáp hạm và tàu khu trục trong thành phần một đội săn lùng trong Ấn Độ Dương, đặt căn cứ tại Socotra. Nó đi đến Malta cùng với "Glorious" vào tháng 1 năm 1940 để tái trang bị và quay trở lại nhiệm vụ vào tháng 3. Đến tháng 4, sau khi Đức xâm chiếm Na Uy, tất cả các tàu sân bay được lệnh quay trở về Anh và "Bulldog" đã hộ tống tàu sân bay đi đến Devonport. Đến ngày 3 tháng 5, "Bulldog" gia nhập Hạm đội Nhà tại Scapa Flow. Vào ngày 9 tháng 5, nó đã lên đường cùng với một lực lượng hùng hậu, bao gồm tàu tuần dương hạng nặng và mười ba tàu khu trục, để truy tìm các tàu chiến chủ lực Đức gần Little Fisher Bank, ngoài khơi Skagerrak. Vào ngày 10 tháng 5, tàu khu trục trúng phải một quả ngư lôi khi đụng độ cùng các tàu E-boat của đối phương và bị hư hại nặng nhưng không chìm. "Bulldog" đã kéo chiếc "Kelly" quay trở về Tyne để sửa chữa một cách an toàn nhưng nó cũng bị hư hại cấu trúc phía đuôi tàu do hoạt động này. Bulldog được sửa chữa tại xưởng tàu Swan Hunter ở Wallsend, và quay trở lại nhiệm vụ của hạm đội vào ngày 19 tháng 5. Sau khi được sửa chữa thêm tại Xưởng tàu Chatham, đến ngày 4 tháng 6, "Bulldog" được điều chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 1 để hỗ trợ việc triệt thoái khỏi các cảng Pháp trong "Chiến dịch Cycle". Nó đi đến Le Havre vào ngày 9 tháng 6 để hỗ trợ di tản quân Anh. Chiều hôm sau, "Bulldog" bị máy bay ném bom Đức tấn công 3 lần và bị hỏng bánh lái. Thủy thủ đoàn của nó đã sửa chữa bánh lái của nó một cách tạm thời nhưng "Bulldog" đã may mắn đến được Portsmouth Dockyard vào sáng sớm hôm sau. Vào ngày 24 tháng 8, đang khi còn được sửa chữa, nó lại bị hư hại do mảnh bom trong một cuộc không kích, và vị sĩ quan chỉ huy của nó thiệt mạng. Mãi đến ngày 2 tháng 9 thì "Bulldog" mới hoàn thành việc sửa chữa và tái gia nhập hạm đội 1941. Vào ngày 8 tháng 9, nó gia nhập trở lại chi hạm đội cho các nhiệm vụ tại vùng eo biển Anh Quốc. Hai ngày sau, 9 tháng 9, trong khi hộ tống đoàn tàu vận tải OB 318 ngoài khơi Iceland, chiếc tàu corvette lớp Flower là HMS "Aubrietia" đã thả bom ngầm trúng tàu ngầm "U-110" và buộc nó phải nổi lên mặt nước. "Bulldog" và tấn công bằng pháo và súng máy rồi tiếp cận chiếc U-110 rất gần, khiến thủy thủ đoàn đối phương vội vã bỏ tàu. Một nhóm thủy thủ của "Bulldog" do Trung úy David Balme dẫn đầu đã thâm nhập xác chiếc tàu Đức và họ đã thu được một máy Enigma còn nguyên vẹn cùng nhiều tài liệu. Việc này đã giúp đỡ một cách đáng kể cho công việc bẻ mật mã Đức tại Bletchley Park. "Bulldog" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực cho đến tháng 10, khi nó đi đến xưởng tàu Fairfields ở Govan, Glasgow để được tái trang bị, kể cả việc gia cố lườn tàu. 1942-1943. "Bulldog" gia nhập trở lại chi hạm đội vào ngày 10 tháng 2 năm 1942 cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải Đại Tây Dương, và vào ngày 12 tháng 4 tham gia Đoàn tàu vận tải PQ 14 như soái hạm của sĩ quan cao cấp Lực lượng Hộ tống Đại Dương cùng với ba tàu khu trục khác, bốn tàu corvette và ba tàu đánh cá, đến Murmansk vào ngày the 19 tháng 4. Từ ngày 28 tháng 4, nó hộ tống Đoàn tàu vận tải QP 11 quay trở về với thành phần tương tự. Hai ngày sau, tàu tuần dương gia nhập đoàn tàu sau khi nhận chuyến hàng vàng thỏi tại Murmansk. Đang khi chiếm vị trí dẫn đầu đoàn tàu, "Edinburgh" trúng phải hai ngư lôi phóng từ tàu ngầm "U-456". Bị nghiêng nặng và phòng bánh lái bị ngập nước, chiếc tàu tuần dương phải được kéo đi. Đến ngày 1 tháng 5, đoàn tàu vận tải lại bị các tàu khu trục Đức "Z24", "Z25" và "Z26" tấn công, vốn với mục đích truy tìm "Edinburgh". Trong trận chiến diễn ra sau đó, mà cuối cùng các tàu khu trục đối phương bị đánh đuổi bởi ngư lôi, "Bulldog" bị hư hại do mảnh đạn pháo. Sau khi được sửa chữa tại Clyde, nó gia nhập Lực lượng Hộ tống Greenock vào ngày 14 tháng 8 cho các nhiệm vụ hộ tống khác. Đến tháng 11, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải quân sự đến Gibraltar nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lên Bắc Phi, trước khi quay trở về Greenock để sửa chữa. Vào ngày 15 tháng 12, nó gia nhập Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây cho nhiệm vụ hộ tống vận tải đến Nga. Từ tháng 2 năm 1943 "Bulldog" được giao nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Iceland và Anh. Vào ngày 22 tháng 4, nó đi đến Freetown, và được bố trí vào Lực lượng Hộ tống Freetown để bảo vệ các đoàn tàu vận tải duyên hải và Đại Tây Dương. Đến tháng 10, nó đi đến Căn cứ Portsmouth để được cải biến cho nhiệm vụ hộ tống chống tàu ngầm. Dàn vũ khí chính của nó được giảm còn hai khẩu pháo QF Mk. IX L/45, và nó được trang bị radar bước sóng cen-ti mét Kiểu 271 cùng một dàn Hedgehog (súng cối chống tàu ngầm). 1944-1945. "Bulldog" quay trở lại nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi đến Iceland vào tháng 6. Vào tháng 8, nó bị hư hại lườn tàu sau khi va chạm với chiếc frigate trong vịnh Gourock. Sau khi được sửa chữa tại Ardrossan, nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải vào ngày 4 tháng 9, thực hiện thêm hai chuyến đi vận chuyển đến Nga. "Bulldog" là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia thả neo tại quần đảo Channel sau khi bị Đức chiếm đóng. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, con tàu đi đến cảng Guernsey, nơi lực lượng Đức chính thức đầu hàng hạm trưởng của con tàu.
1
null
Vườn quốc gia Assagny (hay còn được gọi là "Vườn quốc gia Azagny") là một vườn quốc gia ở phía Nam của Bờ Biển Ngà. Vườn quốc gia này nằm cách thủ đô Abidjan khoảng 130 km, nằm trong tiểu quận Grand-Lahou và tại cửa sông Bandama. Khu bảo tồn thiên nhiên này được thành lập như một vườn quốc gia vào năm 1981 và được liệt kê như là một khu vực quan trọng theo Công ước Ramsar vào năm 1996. Vườn quốc gia này nằm trong khu vực đầm phá và gần thị trấn Grand-Lahou, giáp với phía tây của vùng đầm phá Ebrié nhưng bị chia tách bởi một con kênh nối ra sông của đầm phá Bandama. Sông Bandama tạo thành biên giới phía tây của vườn quốc gia. Khí hậu. Khí hậu của Vườn Quốc gia Azagny là khí hậu xích đạo ẩm và được đặc trưng bởi lượng mưa trung bình từ 1624 mm và 1678 mm mỗi năm. Một mùa mưa kéo dài kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 và một mùa khô ngắn, ít xuất hiện những cơn mưa từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ không khí cao trong mùa khô, có thể đạt mức trên 35 °C. Trong mùa mưa, nhiệt độ tương đối thấp và dao động trên dưới 27 °C. Độ ẩm không khí nói chung là cao, trên 96% trong mùa mưa và chỉ có mùa khô là giảm xuống từ 50-60%.
1
null
Vườn quốc gia Banco là một vườn quốc gia của Bờ Biển Ngà, nằm dọc theo đường cao tốc Bắc ở huyện Attécoubé (thuộc thủ đô Abidjan). Vườn quốc gia Banco có diện tích 30 km² và là một rừng nguyên sinh còn được bảo tồn rất tốt, với các loài gỗ quý hiếm (gỗ gụ, "Turraeanthus africanus"...). Con đường đi bộ cho người đi bộ trong vườn quốc gia đã được nâng cấp và nhiều khách sạn cho phép khách du lịch nơi ăn nghỉ dễ dàng.
1
null
Russell Ira Crowe (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1964) là một diễn viên, đạo diễn và ca sĩ. Ông sinh ra ở New Zealand, trải qua 10 năm tuổi thơ ở Úc và chuyển đến đó vĩnh viễn ở tuổi 21. Ông thu hút sự chú ý của quốc tế với vai diễn Tướng quân La Mã Maximus Decimus Meridius trong bộ phim lịch sử sử thi "Gladiator" (2000), bộ phim mà ông đã giành được Giải thưởng Viện hàn lâm, Giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim truyền hình, Giải thưởng Empire và Giải thưởng của Hội phê bình phim London cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, cùng với 10 đề cử khác trong cùng hạng mục. Các màn trình diễn từng đoạt giải thưởng khác của Crowe bao gồm người thổi còi công ty thuốc lá Jeffrey Wigand trong phim truyền hình "The Insider" (1999) và John F. Nash trong phim tiểu sử "A Beautiful Mind" (2001). Ông cũng đã đóng vai chính trong các bộ phim như phim truyền hình "Romper Stomper" (1992), phim kinh dị trinh thám bí ẩn "LA Confidential" (1997), phim chiến tranh sử thi "Master and Commander: The Far Side of the World" (2003), phim quyền anh "Cinderella Man" (2005), phim viễn Tây "3:10 to Yuma" (2007), phim truyền hình tội phạm "American Gangster" (2007), phim giật gân - chính kịch "State of Play" (2009), và "Robin Hood" (2010). Crowe sau đó đóng vai chính trong bộ phim ca nhạc "Les Misérables" (2012), vai Jor-El trong phim siêu anh hùng "Man of Steel" (2013), bộ phim giả tưởng kinh thánh "" (2014) và bộ phim hài hành động "The Nice Guys" (2016). Năm 2014, ông ra mắt công việc đạo diễn với bộ phim truyền hình "The Water Diviner" mà ông cũng đóng vai chính. Ông đã giành được nhiều giải thưởng khác nhau, bao gồm một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, hai giải Quả cầu vàng, một giải thưởng Điện ảnh của Viện Hàn lâm Anh và một giải Oscar trong số ba đề cử liên tiếp (1999, 2000 và 2001). Ông là đồng chủ sở hữu của đội bóng bầu dục Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NRL) South Sydney Rabbitohs từ năm 2006. Đầu đời. Russell Ira Crowe sinh ra ở ngoại ô Wellington của Strathmore Park vào ngày 7 tháng 4 năm 1964, là con trai của những người phục vụ phim trường Jocelyn Yvonne (nhũ danh Wemyss) và John Alexander Crowe. Cha ông cũng quản lý một khách sạn. Ông ngoại của ông, Stan Wemyss, là một nhà quay phim đã được bổ nhiệm làm MBE để quay các cảnh về Thế chiến thứ hai với tư cách là thành viên của Đơn vị Điện ảnh New Zealand. Crowe là người Maori, và đồng nhất với Ngāti Porou thông qua một trong những bà cố là mẹ của anh ấy. Ông nội của ông, John Doubleday Crowe, là một người xứ Wales từ Wrexham, trong khi một ông bà khác của ông là người Scotland. His other ancestry includes English, German, Irish, Italian, Norwegian, and Swedish. Tổ tiên khác của ông bao gồm Anh, Đức, Ireland, Ý, Na Uy và Thụy Điển. Ông là em họ của cựu đội trưởng đội cricket quốc gia New Zealand Martin và Jeff Crowe, và là cháu trai của vận động viên cricket Dave Crowe. Khi Crowe được bốn tuổi, gia đình ông chuyển đến Úc và định cư ở Sydney, nơi cha mẹ anh theo đuổi sự nghiệp phục vụ phim trường. Cha đỡ đầu của mẹ ông là nhà sản xuất của loạt phim truyền hình Úc "Spyforce", và Crowe được thuê làm lời thoại trong một tập của bộ phim khi mới 5 hoặc 6 tuổi, đống cùng với ngôi sao series Jack Thompson. Sau đó, vào năm 1994, Thompson đóng vai cha của nhân vật Crowe trong "The Sum of Us". Crowe cũng xuất hiện một thời gian ngắn trong loạt phim "The Young Doctors". Tại Úc, ông được học tại Trường Công lập Vaucluse và Trường trung học nam sinh Sydney, trước khi gia đình anh chuyển trở lại New Zealand vào năm 1978 khi ông 14 tuổi. Ông tiếp tục học trung học tại Trường Auckland Grammar, với anh em họ và anh trai Terry, và Trường Ngữ pháp Mount Roskill trước khi rời trường tại 16 tuổi để theo đuổi tham vọng diễn xuất của mình.
1
null
Mae Nak Phra Khanong (, ); "Mae" (แม่) trong tiếng Thái dịch là mẹ - chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi lớn đứa trẻ. Mae Nak còn được gọi là "Nàng Nak của Phra Khanong"), hoặc đơn giản là Mae Nak (, "Nàng Nak") hay Nang Nak (, "Cô Nak"), là một hồn ma nổi tiếng ở Thái Lan. Theo dân gian, đó là một câu chuyện dựa trên một sự kiện có thật xảy ra vào những năm đầu của thế kỷ 19. Lịch sử. Người ta cho rằng mỗi người dân Thái đều biết đến câu chuyện về Mae Nak, và hầu hết cư dân ở Bangkok đều biết đến sự hiện diện của ngôi miếu thờ Mae Nak, nó nằm cạnh một con kênh tại quận Pra Khanong, Bangkok. Nhiều tác phẩm nghệ thuật đã lấy cảm hứng từ Mae Nak, một vài trong số đó đã tạo nên sức hút lớn cho khán giả, điều đó thể hiện mối quan tâm đặc biệt của người dân Thái đối với câu chuyện về Mae Nak. Cốt truyện. Không có bằng chứng lịch sử chắc chắn về sự tồn tại của câu chuyện. Tuy nhiên, hầu hết người Thái có xu hướng tin rằng câu chuyện về Mae Nak là có thật, hoặc ít nhất là một số chi tiết. Theo truyền thuyết, chuyện xảy ra trong thời gian trị vì của vua Rama IV (1851 - 1868) hoặc vua Rama III (1841-1851). Có một cô gái trẻ xinh đẹp tên là Nak sinh ra tại huyện Phra Khanong thuộc Bangkok, xuất thân của cô là con gái của một vị trưởng xã. Cô cùng lớn lên và yêu một chàng trai tuấn tú tên Mak, nhưng vì Mak quá nghèo, nên người cha giàu có và đầy quyền lực của cô đã ngăn cấm hai người yêu nhau. May mắn thay, cuối cùng họ cũng trở thành vợ chồng. Khi Nak có bầu, Mak bị gọi đi lính để ra chiến trường trong khi vợ anh phải sống một mình (một số phiên bản thì gọi đây là cuộc chiến tranh chống lại người Shan, các bản khác không nói rõ), anh bị thương nặng trong khi chiến đấu nhưng may mắn thoát chết. Trong khi Mak đang được chăm sóc vết thương để có thể trở lại quê nhà, Nak và đứa bé trong bụng đã chết khi cô cố gắng sinh con. Hai mẹ con sau đó được dân làng chôn cất theo tập tục của địa phương. Nhưng vì tình yêu vô hạn dành cho người chồng, linh hồn của Nak vẫn loanh quanh ở nhà, cô chờ đợi Mak. Khi Mak về tới nhà, anh vui mừng gặp lại vợ và đứa con mới chào đời. Biết chuyện, hàng xóm và mọi người đã cố gắng cảnh báo rằng Mak đang sống với một con ma và rằng vợ con anh đã chết từ lâu, nhưng Mak không tin chuyện đó và anh vẫn tiếp tục sống với vợ mình như trước đây. Một ngày nọ, Nak đang chuẩn bị món "nước chấm" trước bữa ăn, bất thình lình, cô làm rơi một trái chanh (cũng có bản nói là con dao) ra ngoài hiên nhà. Trong lúc vội vã, cô đã kéo dài cánh tay của mình ra ngoài hiên để nhặt trái chanh ở xa dưới đất. Mak nhìn thấy cảnh tượng kỳ dị đó và cuối cùng cũng nhận ra người vợ của mình là một con ma. Quá sợ hãi, Mak cố gắng tìm mọi cách để chạy trốn mà không để cho Nak biết. Một buổi tối nọ, Mak nói với vợ anh phải xuống nhà để đi tiểu. Thoát khỏi vợ, anh nhanh chóng chạy vào trong bóng đêm. Khi phát hiện chồng mình đã chạy trốn, Nak quyết định đuổi theo bắt anh quay về. Mak thấy vợ và cố che thân mình bằng cách núp sau một bụi "Đại bi" (Nat; หนาด). Theo dân gian Thái, ma quỷ rất sợ chạm phải lá Đại bi. Trong sự đau khổ tột cùng, Nak đã nguyền rủa tất cả dân làng tại Phra Khanong, cô giận dữ vì cho rằng chính họ là nguyên nhân khiến Mak rời bỏ cô, cô giết bất cứ người nào ngăn cản cô và Mak sống với nhau. Dân làng đã rất sợ hãi và cuống cuồng tìm kiếm nhiều vị pháp sư giúp đỡ. Có phiên bản nói rằng Mak tái hôn sau cái chết của Nak. Nak ghen tuông và rất tức giận, cô tìm cách phá phách cặp vợ chồng mới cưới. Một tình tiết quan trọng được nhắc đến tất cả các phiên bản là Mak đã chạy tới chùa Wat Mahabut, và anh được che chở bởi một nơi rất linh thiêng, ma quỷ không thể xâm phạm được. Sau đó, hồn ma của Nak bị một vị pháp sư đầy quyền năng thu phục. Ông nhốt cô vào một cái bình bằng đất nung và ném xuống một con kênh. Có nhiều đoạn kết khác nhau của câu chuyện, một trong số đó kể rằng một cặp vợ chồng ngư dân nọ mới chuyển đến sống ở Phra Khanong không biết chuyện hồn ma của Nak, trong lúc bắt cá họ đã tìm thấy chiếc bình đất nọ và tò mò xem có gì ở trong đó. Nak được giải thoát khi họ cố mở nắp chiếc bình. Tuy nhiên, Nak lại bị thu phục một lần nữa bởi nhà sư Somdej Toh, vị sư được kính trọng nhất đất nước Thái lúc bấy giờ. Để chế ngự hồn ma Nak, ông đã cắt một phần trán của cô để gắn vào dây lưng của mình và đeo nó cho đến cuối đời. Truyền thuyết cho rằng chiếc dây thắt lưng hiện đang thuộc sở hữu của gia đình hoàng gia Thái Lan. Đô đốc Aphakonkiattiwong, hoàng tử của Chumphon, cũng xác nhận là có di vật này. Trong cái kết ở một phiên bản khác, nhà sư đã khuyên giải Nak rằng trong tương lai cô sẽ được đoàn tụ với người chồng yêu quý của mình, và vì thế Nak đã tự nguyện ra đi về thế giới bên kia. Ghi chép khác. Ghi chép về Mae Nak cổ xưa nhất là một bài báo được viết bởi K.S.R Kularb của báo Siam Prapet, xuất bản ngày 10 tháng 3 năm 1899. Tác giả đã dành ra một trang rưỡi để trả lời một độc giả của báo khi người này hỏi về "quỷ Nak". Bài báo cho rằng câu chuyện của Mae Nak diễn ra vào thời kỳ vua Rama III, nó dựa trên cuộc đời của Amdaeng Nak (อำแดง นา ก, "Cô Nak"), cô sống cùng người chồng tên Chum, ngôi nhà của họ nằm cạnh con kênh Phra Khanong. Nak qua đời khi cô đã mang thai. Sau đó, người chồng chôn vợ trong nghĩa trang của chùa Mahabusaya. Con trai của cô vì lo lắng rằng cha sẽ tái hôn và tài sản thừa kế của mình sẽ bị chia sẻ với mẹ kế, vì vậy anh đã đồn thổi về những câu chuyện ma. Để thuyết phục hơn, anh ta thuê nhiều người đàn ông ném đá vào tàu thuyền đi ngang qua nghĩa trang - nơi chôn cất mẹ mình, đồng thời mặc quần áo phụ nữ để hù họa người khác, làm cho mọi người tin rằng hồn ma Nak đã gây ra điều đó. Sau khi việc bị bại lộ, người con đã thừa nhận mọi chuyện. Miếu thờ Mae Nak. Miếu thờ Mae Nak được cho là nơi chôn cất thi thể hai mẹ con Mae Nak. Ngôi miếu được xây dựng vào cuối thời kỳ Ayutthaya và nằm trong khuôn viên chùa Wat Mahabut, nó nằm sát cạnh con kênh Khanong Phra. Trung tâm của ngôi miếu đặt tượng của Mae Nak bế đứa trẻ sơ sinh. Trang trí trong miếu trông giống như một ngôi nhà của cô, bên trong nó chứa các vật phẩm như vòng hoa, trang phục Thái, mỹ phẩm, tã giấy, bình sữa và đồ chơi cho trẻ em, chúng được các tín đồ đến cầu nguyên dâng tặng cho Mae Nak và con trai của cô. Những bức chân dung của Mae Nak được đặt trong khu vực trung tâm miếu thờ. Một bộ sưu tập trang phục đẹp dành cho cô được xếp phía sau bức tượng của Mae Nak. Miếu được nhiều tín đồ thường xuyên cúng bái, họ thường đến đây để cầu xin Mae Nak che chở và giúp đỡ, thường là phụ nữ sẽ cầu được thụ thai hoặc sinh con dễ dàng. Chính vì nỗi bất hạnh của cô bị gây ra bởi việc đi lính, nên Mae Nak được cho là rất ghét hình thức này, người dân tin rằng nếu cầu xin Mae Nak, cô sẽ giúp cho họ thoát được việc phải đi nghĩa vụ quân sự. Vì sự linh thiêng của miếu thờ Mae Nak, những người chơi số đề hay tìm đến để xin số, họ sẽ xin số bằng cách đưa tay vào một cái lọ bằng đất sét, rút ra nhiều số, hoặc cào vào vỏ một cây bất kỳ trong miếu để tìm số. Ngoài ra, người ta còn tổ chức hẳn những chuyến du lịch tham quan miếu thờ Mae Nak. Nhiều nghi lễ cúng bái cũng được thực hiện tại kênh Phra Khanong nằm cạnh miếu, ở đây cá sống được bày bán tại các gian hàng để khách có thế mua và phóng sinh xuống kênh. Nhiều gian hàng khác tại đền thờ bán đồ chơi, búp sen, nhang, tranh vẽ, vòng hoa... dành cho những người muốn cúng bái. Sau thành công của bộ phim "Tình Người Duyên Ma", một bộ phim dựa theo câu chuyện về Mae Nak ra mắt năm 2013 với nữ diễn viên chính Davika Hoorne, cũng là một tín đồ, đã tới miếu thờ Mae Nak và thực hiện một điệu nhảy kiểu Thái để tỏ lòng biết ơn linh hồn Nak sau khi doanh thu của bộ phim đạt 10 triệu USD. Cô tin rằng Mae Nak đã giúp đỡ để bộ phim đạt được thành công như vậy. Mae Nak trong văn hóa Thái. Câu chuyện về Mae Nek là chủ đề cho rất nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và các ấn phẩm khác. Năm 1911, một vở nhạc kịch mang tên "E Nak Prakanong" đã tạo nên một cơn sốt với người dân Thái, một số chi tiết trong vở diễn đã trở thành đặc trưng kinh điển của câu chuyện về Mae Nak mỗi khi nó được nhắc tới, bao gồm cả tên người chồng là Mak. Bên cạnh đó là các tình tiết rùng rợn như việc Mae Nak giết chết người hàng xóm đi mách lẻo, và kéo dài cánh tay thon dài của mình để nhặt trái cây. Có khoảng gần 30 bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện của Mae Nek, trong đó bộ phim sớm nhất ra đời vào những năm 1930. Năm 1999, bộ phim "Nang Nak" sau khi công chiếu đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất thời điểm bấy giờ. Gần đây nhất, năm 2013 bộ phim "Tình người duyên ma" dựa theo truyền thuyết về Mae Nek ra mắt khán giả, nó cũng nhanh chóng trở thành bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan. Một số tác phẩm: Hình tượng Mae Nak, đôi khi khá hài hước, và rất phố biến trong truyện tranh Thái Lan và phim hoạt hình.
1
null
Karlheinz Stockhausen (1928 - 2007) là nhà soạn nhạc người Đức. Ông là nhà soạn nhạc phát triển thể loại nhạc điện tử, một loại nhạc mới xuất hiện vào thế kỷ XX. Tiểu sử. Karlheinz Stockhausen sinh ra tại Modrath, gần Köln, Đức. Ông có một thời gian học với thầy F.Martin ở Cologne, sau trở thành môn đệ của Messiaen tại Paris. Stockhausen đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực âm nhạc cụ thể với P. Schaeffer. Ông qua đời năm 2007 tại Kürten. Phong cách sáng tác. Ngay từ đầu sự nghiệp, ông dành thời gian sáng tác theo hệ thống seriel, theo những tìm tòi về âm thanh học, đồng thời ông còn gắn bó với studio âm nhạc thể nghiệm ở Cologne do tiến sĩ Eimert chỉ đạo. Phần lớn các tác phẩm của ông chỉ mang tính chất thể nghiệm nên rất khó đánh giá chất lượng. Hơn nữa, tiết nhịp trong tác phẩm của nhà soạn nhạc người Đức rất phức tạp, đồng thời các yếu tố ngẫu nhiên đan xen nhau. Ấy là chưa kể ở nhiều tác phẩm của mình, Stockhausen còn kết hợp những âm thanh truyền thống với những âm thanh ghi được bằng máy ghi âm khiến chúng ta không thể hiểu hết ý nghĩa của chúng. Rõ ràng âm nhạc của Stockhausen có nhiều điều phải bàn cãi. Các tác phẩm. Karlheinz Stockhausen đã sáng tác nhiều tác phẩm cho dàn nhạc như bản "Kontrapunkte" cho dàn nhạc thính phòng (1954), bản "Gruppen" cho 3 dàn nhạc (1957), bản "Kontakte" cho băng ghi âm, piano và bộ gõ (1960), bản "Stop" cho 18 nhạc công chia thành 6 nhóm (1965), 11 tiểu phẩm cho piano, những tác phẩm nhạc điện tử. Tham khảo. "Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông", Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007
1
null
Tượng Đức Bà Hòa Bình là một bức tượng tạc Đức Mẹ Maria đặt trong hoa viên trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Lịch sử. Nhà thờ chính tòa Sài Gòn được xây dựng hoàn tất vào năm 1880. Đến năm 1903, người Pháp cho dựng trên công viên trước nhà thờ một tượng đài, bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ, hình trụ, bên trên đặt bức tượng đồng mô tả Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) mặc phẩm phục, tay trái dắt hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi mối quan hệ giữa Pháp với Việt Nam. Bức tượng này làm bằng đồng, được đúc tại Pháp. Đến năm 1945, bức tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào đặt lên trên. Năm 1959 là năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, 300 năm bổ nhiệm hai Giám mục tiên khởi tại Việt Nam (9 tháng 9 năm 1659) nên các Giám mục Việt Nam Cộng hòa có sáng kiến tổ chức Năm Thánh Mẫu và Đại hội Thánh Mẫu toàn quốc được tổ chức trong 3 ngày cao điểm là 16,17,18 tháng 2 năm 1959 tại Sài Gòn. Nên trước đó vào năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy (sau này làm Giám mục giáo phận Phú Cường, giờ đã qua đời), đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Maria bằng loại đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý. Khi tượng hoàn tất thì được đưa xuống tàu Oyanox vào ngày 8 tháng 1 năm 1959 từ hải cảng Gênes chở tượng qua Việt Nam và tới Sài Gòn vào ngày 15 tháng 2 năm 1959. Buổi chiều ngày 16 tháng 2 năm 1959, Hồng y Krikor Bédros XV Agagianian, đặc sứ của Giáo hoàng Gioan XXIII từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh Mẫu Toàn Quốc, ông đã làm phép bức tượng Đức Mẹ này. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1959, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được cung hiến. Buổi chiều cùng ngày, một cuộc rước kiệu Đức Mẹ trọng thể đi qua nhiều đường phố tới lễ đài phía sau Nhà thờ Đức Bà, một Thánh Lễ Đại Triều được cử hành, bế mạc Năm Thánh Mẫu tại Việt Nam. Đặc điểm. Tượng bắt đầu được nghệ nhân G. Ciocchetti (người Ý, tên của tác giả được khắc ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng) tạc vào ngày 8 tháng 12 năm 1958 tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500 km. Bức tượng cao 4,6 m; nặng 8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm quả Địa Cầu, trên đỉnh có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn (hiện nay, đầu con rắn đã bị vỡ mất một phần hàm trên). Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ Latinh: (nghĩa là: ) Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc Việt Nam. Hiện tượng Đức Mẹ "chảy nước mắt". Ngày 29 tháng 10 năm 2005, tại Thành phố Hồ Chí Minh loan truyền tin đồn về việc tượng Đức Bà Hòa Bình trước Nhà thờ Đức Bà chảy nước mắt. Theo một nguồn tin không chính thức, câu chuyện bắt đầu từ một em bé bán vé số quanh khu vực tượng đài. Khoảng 2 giờ chiều hôm đó, như thường lệ, em vẫn hay ngồi nghỉ trưa tại đây. Mặc dù "không có đạo" nhưng em rất thích nhìn ngắm gương mặt đẹp của người phụ nữ được tạc tượng này. Và chính em đã phát hiện những dòng nước từ mắt, chảy dài trên má và đọng lại nơi cằm của tượng Đức Mẹ. Tin này nhanh chóng truyền đi khiến cho hàng nghìn người kéo đến xem. Đến sáng ngày 30 tháng 10 thì lực lượng công an đã dựng hàng rào phong tỏa toàn bộ các ngả đường dẫn vào khu vực nhà thờ Đức Bà, ngăn không cho ô tô và xe gắn máy vào để bảo đảm trật tự cho dòng người tham quan tượng Đức Mẹ. Nhiều ngày sau đó, khu vực này vẫn còn tụ họp rất nhiều người đến xem vì hiếu kỳ hoặc đọc kinh cầu nguyện . Tối 30 tháng 10, Linh mục Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, Chánh xứ Nhà thờ Đức Bà nêu ý kiến trên Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh rằng: "Đây là tin đồn thất thiệt. Vì tượng đặt ngoài trời không có lau chùi nên có thể có vết này, vết khác sau khi mưa. Và có thể nhiều người có lòng tin, nhìn vào cứ tưởng Đức Mẹ khóc, chứ không dựa trên cơ sở nào...". Chính quyền không bình luận gì về vấn đề này. Đến ngày 4 tháng 11 năm 2005, Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh gửi thư chung nói về hiện tượng này. Trong lá thư, ông không nêu lên quan điểm bác bỏ hoặc công nhận hiện tượng, nhưng theo ông, những dữ liệu thu thập được cho đến thời điểm đó chưa phải là bằng chứng khách quan để có thể khẳng định rằng tượng Đức Mẹ đã khóc, và ông đang hình thành một ban có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo về hiện tượng trên và những hệ lụy của hiện tượng.
1
null
Alfred Garrievich Schnittke (, tiếng Việt: An-phrêt Ga-riê-vic Snit-kê) là nhà soạn nhạc người Nga - Đức, thuộc thời kỳ hiện đại, nổi tiếng vì đã phát triển một kỹ thuật đa âm sắc trong các tác phẩm như bản giao hưởng sử thi số 1 (1969-1972) và bản concerto đầu tiên của mình (1977), dù thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Dmitri Shostakovich. Trong những năm 1980, các nhạc phẩm của ông bắt đầu được biết đến rộng rãi ở nước ngoài qua những xuất bản phẩm bộ tứ tấu đàn dây thứ hai (1980) và thứ ba (1983) và bộ tam tấu đàn dây (1985); vở ba lê Peer Gynt (1985–1987); bản giao hưởng n°3 (1981), n°4 (1984), và n°5 (1988), cũng như bản viola concerto (1985) và bản cello concerto đầu tiên (1985–1986). Cuộc đời và sự nghiệp. Cha của Schnittke là Harry Maximilian Schnittke (1914–1975), gốc Do Thái sinh ra ở Frankfurt (Đức), chuyển đến Liên Xô năm 1927 làm phóng viên kiêm phiên dịch viên tiếng Đức. Mẹ của ông là Maria Iosifovna Schnittke (1910–1972), là người Đức vùng Volga sinh ở Nga. Bà nội của Schnittke là Tea Abramovna Katz (1889–1970), là một nhà ngữ văn, dịch giả và biên tập viên văn học tiếng Đức. Alfred Schnittke sinh ra ở thành phố Ăng-ghen (Engels) hồi đó thuộc nước Cộng hòa Volga-Đức của Liên Xô. Học tư về môn piano tại Viên vào các năm 1946-1948. Sau đó, Schnittke học nhạc tại Nhạc viện Moskva vào các năm 1953-1961, sau ở lại dạy các môn phức điệu và sáng tác đến năm 1972. Ngoài ra, nhà soạn nhạc sinh năm 1934 cũng công tác tại Studio thể nghiệm âm nhạc điện tử của thành phố Moskva. Phong cách sáng tác. Alfred Schnittke lúc đầu chịu ảnh hưởng của âm nhạc 12 cung. Ngoài ra, Schniittke còn chịu ảnh hưởng của Stockhausen, Cage và Ligeti. Nhưng sau đó, ông đã tăng độ kịch tính, tính tiêu đề cho các tác phẩm của mình bằng cách sử dụng những trích dẫn, những mô phỏng. Các tác phẩm. Alfred Schnittke đã viết 4 vở opera; tám bản giao hưởng; các bản concerto cho piano, cho violin; bản oratorio "Nagasaki" cho giọng mez, hơpcj xướng cùng dàn nhạc; bản cantata "Những khúc ca về chiến tranh và hòa bình" (1959) và nhiều tác phẩm thanh-khí nhạc khác; những tác phẩm cho dàn nhạc thính phòng như bản Prelude tưởng niệm Shostakovich cho 2 violin (1975); những bản sonata cho piano; các tiểu phẩm âm nhạc dành cho đàn organ. Ngoài ra ông còn viết các bài báo phê bình về các tác phẩm của Shostakovich.
1
null
T-pop, nhạc pop tiếng Đài Loan hay nhạc pop Đài ngữ (; ; Hán-Việt: "Đài ngữ lưu hành âm nhạc") là một thể loại âm nhạc đại chúng được hát bằng tiếng Phúc Kiến Đài Loan và được sản xuất chủ yếu tại Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan). Nó còn được quy vào Tai-pop và từng bị hạn chế trong suốt thời kỳ thiết quân luật ở Đài Loan. Sau khi dỡ bỏ thiết quân luật ở Đài Loan vào năm 1987, rất nhiều nghệ sĩ đã bắt đầu sản xuất các bài hát tiếng Đài Loan và các album nhạc hoàn toàn bằng tiếng Đài Loan. Tai-pop mặc dù phát triển tại Đài Loan nhưng cũng phổ biến trong cộng đồng người Hoa Phúc Kiến ở Hạ Môn, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po và In-đô-nê-xi-a, nơi mà thể loại nhạc này thường được gọi với cái tên nhạc pop tiếng Phúc Kiến (Hokkien pop) hay nhạc Phúc Kiến. Thuật ngữ. Tiếng Quảng Đông, tiếng Hoa phổ thông và tiếng Đài Loan (phương ngữ Phúc Kiến), tất cả đều xuất phát từ ngữ hệ Hán-Tạng. Nguồn gốc lịch sử của nhạc pop tiếng Đài Loan bắt nguồn từ dòng nhạc enka của Nhật Bản thay vì thời đại khúc (shidaiqu) của Trung Hoa. Âm nhạc của thể loại này đôi khi được gọi là "nhạc pop Đài Loan bản địa" để phân biệt với nhạc pop tiếng Hoa phổ thông (Quan thoại) tại Đài Loan. Ngoài ra, vì phát triển từ dòng nhạc enka truyền thống của Nhật Bản nên dòng nhạc này trở nên phức tạp với sự đa dạng của nó. Các mức chứng nhận. Tháng 8 năm 1996, tổ chức IFPI Đài Loan (nay là Cơ sở Công nghiệp Thu âm tại Đài Loan) đã cho ra mắt giải vàng và giải bạch kim về lĩnh vực thu âm ca nhạc ở Đài Loan, cùng với Bảng xếp hạng IFPI Đài Loan vốn đã tạm ngưng từ tháng 9 năm 1999. Các điều kiện về doanh số trong lĩnh vực thu âm ca nhạc mảng nội địa, mảng quốc tế cũng như khác biệt về đĩa đơn. Tại Đài Loan, doanh số ở mảng nội địa thì cao hơn mảng quốc tế cũng như các đĩa đơn. Lưu ý rằng việc cấp chứng nhận về thu âm ca nhạc ở Đài Loan được trao tặng dựa trên việc lưu chuyển. Tại Việt Nam. Nhạc pop Đài ngữ hay nhạc pop tiếng Đài Loan được biết đến tại Việt Nam chủ yếu thông qua các băng video "vũ điệu nhạc Hoa" (光輝伴唱標準舞 "Quang Huy bạn xướng tiêu chuẩn vũ") do hãng phát hành băng đĩa hình (光輝錄影帶) phổ biến vào thập niên 1990 và sau đó là nhạc nền các của Đài Loan (cụ thể là phim tâm lý xã hội, phim gia đình và ). Ngoài ra cũng có một số ca khúc nhạc pop tiếng Đài Loan được các ca sĩ V-pop hát lại hoặc phối lại bằng tiếng Việt như:
1
null
George Prescott Bush (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1976) là một luật sư, sĩ quan Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ, nhà đầu tư bất động sản, và chính trị gia. Ông là con trai cả của cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, cháu trai của cựu Tổng thống George W. Bush, và là cháu trai của cựu Tổng thống George H. W. Bush. George Prescott cũng được đặt tên giống ông cố của ông, Thượng nghị sĩ Prescott Bush.
1
null
Rascal Flatts là ban nhạc đồng quê Mỹ, bao gồm Gary LeVox, Jay DeMarcus (bass guitar, keyboard, piano, vocals) và Joe Don Rooney (lead guitar, vocals). Trong giai đoạn 2000-2010, Rascal Flatts thu âm cho Disney Music Group của Lyric Street Records. Lúc đó ban nhạc phát hành bảy album, tất cả đều được chứng nhận Bạch Kim và cao hơn bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Thứ tự các album phát hành: "Rascal Flatts" (2000), "Melt" (2002), "Feels Like Today" (2004), "Me and My Gang" (2006), "Still Feels Good" (2007), "Greatest Hits Volume 1" (2008) and "Unstoppable" (2009). Sau khi Lyric Street đóng cửa vào 2010, Rascal Flatts chuyển về hãng thu độc lập Big Machine Records, phát hành "Nothing Like This" vào tháng 9 năm 2010. Album thứ chín, "Changed", được phát hành vào tháng 4 năm 2012. Ban nhạc phát hành tổng cộng 26 single. Tất cả đều đứng hạng 20 và cao hơn tại bảng xếp hạng "Billboard" Hot Country Songs, trong đó có 12 bài đứng thứ nhất. Single đứng nhất lâu nhất, năm tuần, là bản cover Bless the Broken Road của Marcus Hummon vào đầu năm 2005. Single phát hành vào cuối năm 2005, đầu năm 2006 "What Hurts the Most" đứng nhất tại bảng xếp hạng cả nhạc đồng quê và adult contemporary, ngoài ra còn đứng thứ 6 tại "Billboard" Hot 100.
1
null
Sergei Sergeyevich Prokofiev (; ;; 1891-1953) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nghệ sĩ violin và nhạc trưởng người Nga và Liên Xô. Ông là một trong những người thúc đẩy những trào lưu mới của âm nhạc hiện đại và là một trong những nhà soạn nhạc lớn nhất của thế kỷ 20. Các tác phẩm lớn của ông bao gồm vở opera "Tình yêu cho ba trái cam" (nguyên gốc tiếng Pháp: L'amour des trois oranges), nhạc phim "Lieutenant Kijé", vở balê "Romeo and Juliet", và "Pêchia và con sói" (nguyên gốc tiếng Nga: Петя и волк). Các tác phẩm đã hoàn thiện của ông gồm 5 vở opera, 7 symphony, 8 vở balê, năm concerto cho piano, hai concerto cho violin, một concerto cho cello, và 9 sonata cho piano. Cuộc đời và sự nghiệp. Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1891 tại Sontsovka, Ukraina, Prokofiev khi mới lên 3 tuổi đã học đàn với mẹ. Cậu bé Prokofiev còn được bà khuyến khích sáng tác. Năm 9 tuổi, cậu bé đã viết một vở opera. Đây là một điều hiếm thấy vì ngay cả Mozart, một trong những thần đồng âm nhạc xuất sắc nhất của nhân loại, cũng phải đến khi 13 tuổi mới có vở opera đầu tay. Tính đến khi 14 tuổi Prokofiev đã có trong tay 4 vở opera (một vở dành cho piano (điều ít khi có ở opera), một vở khác lại có phần overture chiếm tới một nửa tác phẩm). Ngoài ra, ở cái tuổi đó, nhà soạn nhạc xuất sắc trong tương lai đã sáng tác được một bản giao hưởng, một bản sonata cho piano và một tổ khúc giao hưởng. Khi mới nhỏ tuổi, Prokofiev học nhạc tư với nhà soạn nhạc người Nga Glière. Đến khi 13 tuổi, Prokofiev vào Nhạc viện Sankt Peterburg. Trong ngôi trường đó, ông học nhạc với Lyadov (sáng tác), A. Winkler (piano) và Rimsky-Korsakov (phối dàn nhạc). Tiếp theo ông môn piano với Anna Essipova và chỉ huy dàn nhạc với Tcherepnin. Năm 1909, Sergei Prokofiev tốt nghiệp môn sáng tác. 5 năm sau, ông tốt nghiệp môn piano. Trong khoảng thời gian làm sinh viên, Prokofiev sáng tác các tác phẩm như hai bản sonata và hai bản concerto, tất cả đều bị giới phê bình âm nhạc chê trách rất nặng nề. Chính vì vậy, những buổi công diễn của ông tuy thu hút nhiều người nghe nhưng không phải vì giá trị của tác phẩm mà ở tài biểu diễn tuyệt vời của ông. Năm 1916, Prokofiev chỉ huy dàn nhạc biểu diễn tác phẩm "Tổ khúc Scythe". Thật đáng tiếc một lần nữa ông lại gặp rắc rối với tác phẩm của mình vì sau buổi chỉ huy dàn nhạc ấy là một vụ bê bối rất ồn ã. Năm 1917, nhà soạn nhạc người Nga viết bản "Giao hưởng số 1" (hay còn gọi là "Giao hưởng Cổ điển"). Đó là một phong cách được tái hiện ở thế kỷ XX, phong cách của Joseph Haydn. Sau lần trình diễn ấy tại Petrograd, măn 1918, Sergei Prokofiev bước chân sang mảnh đất cờ hoa-Mỹ, biều diễn piano giới thiệu các tác phẩm của mình. Sống ở Mỹ được một thời gian, nhà soạn nhạc Nga lại trở về bờ bên kia Đại Tây Dương, lấy Paris làm nơi cư trú. Ông biểu diễn ở các nước Âu-Mỹ trong vòng 1918-1933 với cây đàn piano. Tuy bận biểu diễn nhưng ông vẫn dành thời gian sáng tác. Sau vài lần về thăm đất nước, năm 1933, Prokofiev ở hẳn Tổ quốc. Tác phẩm lớn đầu tiên thuộc thời kỳ này là vở opera "Romeo và Juliet". Ngoài ra các tác phẩm trước chiến tranh vệ quốc [[chống phát xít]] gồm ba bản sonata sô 6, 7, 8; bản concerto số 2 cho violin, bản cantata "Alexander Nevsky" trong âm nhạc viết cho phim cùng tên của S. Eisenstein, câu chuyện giao hưởng "Peter và chó sói", vở opera "Semyon Kotko". Trong thời kỳ chiến tranh, ông sáng tác thêm vở opera "Lễ cưới ở tu viện", vở ballet "Cô lọ lem", âm nhạc cho phim "Ivan hung bạo" bản giao hưởng số 5... Sau thời chiến, ông sống và làm việc tại Moskva sáng tác những tác phẩm cuối cùng trong đời: vở ballet "Câu chuyện bông hoa đá", oratorio "Bảo vệ hòa bình", giao hưởng số 6 và số 7, vở opera "Chiến tranh và hòa bình" dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Lev Tolstoy. Ông qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953 tại Moskva. Phong cách sáng tác. Sergei Prokofiev đã viết nên thứ âm nhạc có những tư duy về giai điệu rất chân thức, bút pháp sáng sủa, tính chất năng động và độc đáo. Cũng như nhiều nhà soạn nhạc khác, Prokofiev không có sự nghiệp âm nhạc có một phong cách âm nhạc duy nhất. Khi ở Mỹ, ông viết những nốt nhạc của một phong cách tân cổ điển rất riêng, ở Paris lại là phong cách đa điệu tính độc đáo, còn khi trở về quê nhà thì âm nhạc của Prokofiev lại toát lên những nét giản di, cao cả. Âm nhạc của ông không bao giờ có cụm từ "dễ dài và tầm thường" mà chỉ có hai từ "xúc cảm". Âm nhạc này khiến rất nhiều người nghe có thể tiếp cận một cách trực tiếp. Đó là tính chất tập thể và toàn cầu độc đáo. Các tác phẩm. Sergei Proikofiev đã sáng tác 8 vở opera, nổi bật có "Người chơi bài" (1929), "Tình yêu với ba quả cam" (1921), "Thiên thần lửa" (1955), "Chiến tranh và hòa bình" (1955); 7 vở ballet, đáng chú ý có "Anh hề" (1921), "Bước chân thép" (1927), "Đứa con hoang toàng" (1929), "Romeo và Juliet" (1938); nhạc sân khấu và nhạc phim gồm có "Alexander Nevsky", "Ivan hung bạo"; những tác phẩm hợp xướng lớn, có thể kể tới cantata "Alexander Nevsky" (dựa theo nhạc ohim), oratorio "Bảo vệ hòa bình"; bảy bản giao hưởng; các bản tổ khúc giao hưởng; năm bản concerto cho piano, hai bản cho violin, hai bản cho cello; hai bản tứ tấu đàn dây; hai bản sonata cho violin và piano; 11 bản sonata độc tấu cho piano và nhiều tiểu phẩm âm nhạc dành cho nhạc cụ này.
1
null
Probus (; 232 – 282), là Hoàng đế La Mã từ năm 276 đến 282. Dưới thời ông trị vì, tuyến biên giới sông Rhine và Danube được củng cố sau khi thành công trong những cuộc chiến thảo phạt một số bộ tộc người German như đám rợ Goth, Alamanni, Lugii, Frank, Burgundy và Vandal. Miền Agri Decumates và nhiều dãy đồn Limes Germanicus ở vùng Thượng Germania đã chính thức bị bỏ rơi trong suốt triều đại của Probus, khi Đế quốc La Mã phải rút khỏi các con sông Rhine và Danube để ổn định tình hình biên giới trước hiểm họa ngoại xâm và nội loạn liên miên. Tiểu sử. Probus sinh ngày 19 tháng 8 năm 232 ở Sirmium (nay là Sremska Mitrovica) vùng Hạ Pannonia, là con trai của Dalmatius, đến tuổi trưởng thành thì ông gia nhập quân đội vào khoảng năm 250. Dưới thời Hoàng đế Valerianus ông được bổ nhiệm làm bảo dân quan quân sự, về sau ông còn được cất nhắc và trọng dụng dưới thời các hoàng đế Aurelianus và Tacitus. Probus được Tacitus bổ nhiệm làm thống đốc miền Đông, rồi nhân cái chết của Tacitus vào năm 276 đã thúc giục binh sĩ suy tôn Probus làm Hoàng đế La Mã. Cùng lúc ấy thì Florianus, một người anh em họ của Probus cũng được đám binh sĩ dưới quyền tôn làm hoàng đế, nhưng đột nhiên ông bị tử trận sau một chiến dịch không dứt khoát. Probus hành quân về phía Tây, đánh bại đám rợ Goth dọc hạ lưu sông Donau vào năm 277, nhờ đó mà ông có được danh hiệu "Gothicus". Hơn nữa, vị thế hoàng đế của ông đã được Viện Nguyên lão phê chuẩn trong khoảng thời gian này. Triều đại. Năm 278, Probus tiến hành chiến dịch thành công ở Gaul chống lại người Alamanni và Lugii; cả hai bộ tộc đã tiến quân tới thung lũng Neckar và băng qua sông Rhine tiến vào lãnh thổ La Mã. Trong khi đó, các tướng lĩnh của ông đánh bại người Frank và các chiến dịch này chuyển sang hướng tiễu trừ những kẻ xâm lược German ở Gaul (Frank và Burgundy), nhờ chiến công này mà Probus nhận được danh hiệu "Gothicus Maximus" và "Germanicus Maximus". Một trong những nguyên tắc của ông là không bao giờ cho phép những người lính được nhàn rỗi và dùng họ vào những công việc hữu ích trong thời bình, chẳng hạn như việc trồng những vườn nho ở Gaul, Pannonia và các tỉnh khác, để khởi động lại nền kinh tế trong những vùng đất bị quân địch tàn phá. Với ý nghĩa lớn hơn và lâu dài hơn, Probus bắt đầu chiến lược hòa giải các bộ tộc người German trong các tỉnh bị tàn phá của đế quốc. Từ năm 279–280, Probus theo sử gia Zosimus cho biết thì ông lần lượt dẫn đại quân giao chiến với người Vandal ở Raetia, Illyricum và Lycia nhằm tái lập quyền kiểm soát của La Mã lên các xứ này. Trong những năm đó, các tướng của Probus đã đánh bại người Blemmyes ở Ai Cập. Rồi sau đó ông lại ra lệnh xây dựng lại cầu cống và kênh đào dọc theo sông Nile, nơi tập trung sản xuất ngũ cốc cho đế quốc. Đến năm 280–281, Probus lần lượt triệt hạ ba kẻ tiếm ngôi gồm Julius Saturninus, Proculus và Bonosus. Mức độ của các cuộc khởi nghĩa không rõ ràng, nhưng có những manh mối cho rằng chúng không còn là vấn đề của địa phương. Năm 281, hoàng đế tiến quân vào Roma và tổ chức lễ khải hoàn hoàng tráng. Probus rất háo hức để bắt đầu chiến dịch bình định miền Đông thống nhất toàn quốc, nhưng lại bị trì hoãn bởi các cuộc nổi dậy ở phía Tây. Ông rời khỏi Roma vào năm 282, đầu tiên tiến quân về Sirmium, nơi sinh của mình. Về cái chết của Probus còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo sử gia John Zonaras cho biết thì viên chỉ huy đội Cấm vệ quân (Praetorian Guard) là Marcus Aurelius Carus dù ít nhiều có phần miễn cưỡng đã được binh sĩ của ông suy tôn làm tân hoàng đế. Cái chết. Probus nghe được tin dữ đã vội gửi thêm quân chống lại kẻ soán ngôi mới nhưng khi đám binh lính quyết định ủng hộ và phò tá Carus, những người còn lại trong tàn quân của Probus đã ra tay ám sát ông tại Sirmium vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm 282. Theo các nguồn tài liệu khác thì Probus bị những người lính bất mãn giết chết vì đã họ đã nổi dậy chống lại các mệnh lệnh của ông được sử dụng cho các mục đích dân sự chẳng hạn như xây dựng đầm lầy thoát nước. Carus lên ngôi hoàng đế sau cái chết của Probus và thề sẽ báo thù cho hoàng đế tiền nhiệm, dù không ít người nghi ngờ rằng ông có phần dính líu đến vụ ám sát Probus. Liên kết ngoài.
1
null
Florianus (; ? – 276), là Hoàng đế La Mã tại vị được vài tháng vào năm 276. Tiểu sử. Florianus là người anh em cùng mẹ khác cha của Hoàng đế Marcus Claudius Tacitus. Ông được bổ nhiệm làm Pháp quan thái thú (Praetorian Prefect) trong quân đội của Tacitus trong chiến dịch thảo phạt người Goth, theo các nguồn tài liệu sẵn có thì ông được quân đội miền Tây chọn để kế vị Tacitus vào năm 276 mà không được sự nhất trí của Viện Nguyên lão La Mã. Tuy nhiên Florianus vẫn cho đúc tiền xu mang chữ khắc "SC", do đó đã thể hiện một số ràng buộc giữa ông với Viện Nguyên lão dù quan hệ đôi bên chưa hẳn đã êm ấm. Trong khi Florianus đang bận chinh chiến với người Heruli thì quân đội miền Đông đã chớp thời cơ suy tôn Probus làm hoàng đế. Florianus vốn có lợi thế là được sự ủng hộ từ các tỉnh gồm Ý, Gaul, Hispania, Anh quốc, châu Phi và Mauretania. Cả hai vị hoàng đế kình địch cùng kéo tới bày trận ở Cilicia; quân của Florianus thì đông gấp bội và Probus tuy quân số ít ỏi nhưng bù lại ông là một vị tướng dày dạn kinh nghiệm chiến trận và cố gắng tránh đối đầu trực tiếp đại quân của Florianus. Ngoài ra, quân miền Tây của Florianus lại không quen với khí hậu nắng nóng khô hạn ở miền Đông thì Probus đã chiếm lấy ưu thế này nhằm nắm chắc phần thắng nhỏ nhoi trước địch quân. Đôi bên giao chiến chưa được bao lâu thì đột nhiên lan tin Florianus đã bị đám binh sĩ dưới trướng ám sát gần Tarsus,có thể một phần cũng do sĩ khí quân đội miền Tây mau chóng suy sụp khi thấy quân mình đang dần yếu thế trước quân miền Đông. Florianus mất vào tháng 9 năm 276 và chỉ giữ ngôi vị hoàng đế được tám mươi tám ngày
1
null
Tacitus (; 200 – 276), là Hoàng đế La Mã từ năm 275 đến 276. Trong thời gian cầm quyền ngắn ngủi của mình, Tacitus đã tiến hành chiến dịch quân sự thảo phạt người Goth và Heruli mà nhờ đó ông nhận được danh hiệu "Gothicus Maximus". Tiểu sử. Tacitus sinh ra tại Interamna (Terni) ở Ý. Ông từng cho lưu hành những bản sao các tác phẩm của nhà sử học Gaius Cornelius Tacitus vốn chỉ được đọc vào thời điểm đó, vì vậy mà hậu thế đã cảm ơn ông một phần vì những tác phẩm còn sót lại của Tacitus. Tuy nhiên, giới sử học hiện đại đã bác bỏ lời tuyên bố thuộc dòng dõi nhà sử học của ông chỉ là giả mạo. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Tacitus đã bãi miễn chức vụ của một loạt quan chức dân sự khác nhau, trong đó có chức quan chấp chính vào năm 273 với tất cả sự kính trọng. Sau vụ ám sát Hoàng đế Aurelianus, Tacitus được Viện Nguyên lão chọn kế thừa ngôi vị của Aurelianus, và sự lựa chọn này lại được sự phê chuẩn nhiệt tình của quân đội vốn có mối quan hệ nồng ấm với Tacitus. Đây là lần cuối cùng mà Viện Nguyên lão được phép bầu chọn một Hoàng đế La Mã. Có một khoảng thời gian đứt quãng giữa Aurelianus và Tacitus và một bằng chứng có thật kể rằng vợ của Aurelianus là Ulpia Severina đã quản việc triều chính theo đúng quyền của mình trước khi diễn ra cuộc bầu chọn Tacitus. Trong một chừng mực thì Tacitus vẫn còn án binh bất động ở Campania và khi nghe những tin tức về cuộc bầu chọn ngôi vị hoàng đế của mình, thì ông tức tốc kéo về Roma. Tacitus đã quyết định tái liên quan đến Viện Nguyên lão trong một số cách thức tư vấn trong các cơ chế của chính phủ và yêu cầu Viện Nguyên lão phải tôn sùng Aurelianus, trước khi tiến hành việc bắt giữ và xử tử những kẻ sát hại Aurelianus. Rồi kế đến hoàng đế đích thân đem quân trấn áp đám lính đánh thuê gốc rợ được Aurelianus thu thập để bổ sung cho đại quân La Mã trong chiến dịch miền Đông của ông. Đám lính đánh thuê này đã cướp bóc một số thị trấn tại các tỉnh La Mã phía Đông sau khi Aurelianus bị ám sát và chiến dịch này buộc phải hủy bỏ. Người em họ của ông là viên Pháp quan thái thú (Praetorian Prefect) Florianus cùng với Tacitus đã giành chiến thắng trong cuộc chinh phạt các bộ tộc mà hầu hết là người Heruli, nhờ đó ông được hoàng đế ban cho danh hiệu "Gothicus Maximus". Trên đường trở về phía Tây để đối phó với một cuộc xâm lược xứ Gaul của người Frank và Alamannic, theo các sử gia Aurelius Victor, Eutropius và bộ sử "Historia Augusta" thì Tacitus mất vì bệnh sốt tại Tyana ở Cappadocia vào tháng 6 năm 276. Tài liệu này viết rằng Tacitus bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ và đột nhiên ông muốn đổi tên các tháng để tôn vinh chính mình trước khi qua đời vì một cơn sốt. Trái lại trong một tài liệu của nhà sử học Zosimus thì lại cho rằng hoàng đế bị ám sát sau khi bổ nhiệm một trong những người thân của mình vào chức vụ chỉ huy quan trọng ở Syria. Chú thích. Cavafy, "The Complete Poems" Harcourt, Brace & World (1961) pg. 201 Dugan, "Poems 2" Yale University Press (1963) pg. 33
1
null
Quintillus (; 220 – 270), là Hoàng đế La Mã ở ngôi được gần một năm vào năm 270. Tiểu sử. Gia thế. Quintillus sinh ra tại Sirmium ở vùng Hạ Pannonia vào khoảng năm 220. Vốn xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, Quintillus chỉ bắt đầu nổi lên khi người anh trai là Claudius II Gothicus kế vị ngôi báu vào năm 268. Quintillus từng giữ chức Biện lý đảo Sardinia dưới thời anh mình trị vì. Ông được Viện Nguyên lão hoặc đám binh sĩ dưới trướng ông anh chọn làm Hoàng đế kể từ sau khi ông mất vào đầu năm 270. Lên ngôi. Nhà sử học Eutropius kể lại rằng Quintillus đã được các binh sĩ trong quân đội La Mã bầu chọn ngay sau khi Claudius mất. Sự lựa chọn theo ông cho biết vốn được sự chấp thuận từ Viện Nguyên lão. Joannes Zonaras nói rằng ông còn được chính Viện Nguyên lão bầu chọn. Tuy nhiên các nguồn sử liệu đều đồng ý rằng các quân đoàn từng theo Claudius chinh chiến dọc sông Danube không mấy hay biết hoặc phản đối cuộc bầu chọn Quintillus. Thay vào đó họ chọn viên chỉ huy Aurelianus của họ làm hoàng đế. Triều đại. Một vài tài liệu về Triều đại của Quintillus khá mâu thuẫn. Họ không đồng ý về thời gian trị vì của ông, số khác thì nói rằng Triều đại của ông chỉ kéo dài chừng 17 ngày và nhiều lắm là 177 ngày (khoảng sáu tháng). Các nguồn sử liệu cũng không đồng ý về nguyên nhân cái chết của ông. "Historia Augusta" cho rằng hoàng đế bị đám binh sĩ dưới quyền sát hại nhằm phản ứng lại đối với kỷ luật quân sự khắt khe của ông. Jerome thì cho rằng có thể ông bị tử trận trong cuộc xung đột với Aurelianus. Nhà sử học John thành Antioch và Joannes Zonaras đều viết rằng Quintillus đã tự sát bằng cách lấy dao rạch tĩnh mạch chảy máu cho đến chết. John thêm vào chi tiết vụ tự tử còn được sự hỗ trợ tận tình từ một người thầy thuốc. Claudius Salmasius chỉ rằng Dexippus đã ghi lại cái chết mà không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên tất cả nguồn sử liệu đều nhất trí là cái chết của hoàng đế diễn ra ở Aquileia. Ngoài ra theo một nguồn tài liệu khác cho biết thì Quintillus thoát chết sau trận chiến là nhờ hai người con trai của ông. "Historia Augusta" ghi chép rằng Claudius và Quintillus còn có một người em trai khác tên là Crispus và qua ông có thêm một đứa cháu gái là Claudia. Người được cho là đã kết hôn với Eutropius và là mẹ của Constantius Chlorus. Tuy nhiên một vài sử gia đã nghi ngờ tài liệu này vốn chỉ là một cuốn gia phả ngụy tạo nhằm để tâng bốc Constantinus Đại đế. Những tài liệu về La Mã còn lại đến nay đều coi Quintillus là một hoàng đế ôn hòa và có tài. Ông được xem là người bảo vệ của Viện Nguyên lão và do đó so với các hoàng đế trước đây như Servius Sulpicius Galba và Publius Helvius Pertinax. Cả ba đều được các tài liệu của Viện Nguyên lão đánh giá cao dù họ đã thất bại trong việc duy trì một Triều đại đầy năm.
1
null
Theodoric Strabo (? – 481) là một thủ lĩnh người Ostrogoth đã tham gia vào hoạt động chính trị của Đế quốc Đông La Mã dưới triều đại các Hoàng đế Leo I, Zeno và Basiliscus. Ngoài ra ông còn là người tranh giành quyền lãnh đạo của tộc Ostrogoth với người bà con là Theodoric Đại đế về sau sẽ thay thế ông. Tiểu sử. Gia thế. Theodoric có tên gọi là "Strabo", con trai của Triarius, thủ lĩnh người Goth ở Thracia; ông có tới hai người anh em. Vợ của viên tướng người Alan Aspar là em gái của ông. Strabo có một người vợ là Sigilda và một con trai tên là Recitach. Ông còn có họ hàng với một nhân vật kiệt xuất trứ danh đương thời là Theodoric nhà Amali, nguyên gốc người Goth ở Moesia của hoàng tộc Amali về sau trở thành Theodoric Đại đế. Khoảng năm 459, ông được nhìn nhận với vị thế đồng minh ("foederati") như trong mối quan hệ thân thiện với Đế quốc Đông La Mã và nhận được một khoản trợ cấp hàng năm của họ. Thời Leo I. Năm 471, tướng rợ Alan Aspar lúc này đang giữ chức Đại tướng quân ("magister militum") triều Hoàng đế Leo I đã bị sát hại theo lệnh của hoàng đế. Strabo nhân cơ hội này mà hiệu lệnh dân chúng ở Thrace đồng loạt nổi dậy để trả thù cho họ hàng của mình nhưng bị hai viên tướng Đông La Mã là Zeno và Basiliscus đánh bại, cả hai về sau đều làm hoàng đế. Tuy nhiên, trước khi hoàng đế xuống chiếu cử binh dẹp loạn đã phái sứ giả tới thuyết phục Strabo quy thuận triều đình, để được vậy thì ông đề ra ba điều kiện như sau: tiếp nhận tất cả tài sản do Aspar để lại làm gia sản, cho phép dân cư người Goth của ông được định cử ở Thrace và ban phong chức Đại tướng quân. Leo một mực từ chối các yêu cầu này thay vào đó ông đề nghị việc ban chức Đại tướng quân cho Strabo chỉ để đổi lấy lời thề trung thành với triều đình, đàm phán thất bại khiến Strabo bắt đầu một chiến dịch quân sự chống lại các thành phố ở Thrace vào năm 472. Một phần cánh quân Goth đã tấn công Philippi (còn gọi là Philippopolis), trong khi số quân còn lại dưới sự chỉ huy của ông đã đánh chiếm được Arcadiopolis. Khi người Goth sắp cạn lương thực thì đột nhiên Theodoric đồng ý ký kết một thỏa thuận hòa bình với Leo vào năm 473; theo các điều khoản của hiệp ước thì hàng năm Đông La Mã phải dâng cống nạp với số tiền lên đến 2000 lượng vàng cho người Goth, mà nền độc lập của họ đã được công nhận và đồng thời Strabo cũng được nhận chức Đại tướng quân. Thời Zeno. Sau cái chết của ấu đế Leo II vào tháng 1 năm 474, Theodoric Strabo lập tức nổi dậy chống lại vị hoàng đế mới Zeno. Trước tiên ông giết chết Heraclius, viên Đại tướng quân khu Thracia ("magister militum per Thracias"), dù cho ông này đã cố xin trả bằng một khoản tiền chuộc có lẽ vì Heraclius đã tham gia vào vụ sát hại Aspar nên Strabo mới trả thù. Sự ủng hộ của ông là cơ sở cho việc lật đổ Zeno và khích lệ Basiliscus tiếm xưng đế hiệu vào năm 475, dù có công trong vụ tiếm vị nhưng Theodoric vẫn bị Basiliscus phớt lờ chẳng thèm giao một chức vụ gì tương xứng với công lao của mình, thay vào đó hoàng đế lại ưa ái bổ nhiệm chức "magister militum praesentialis" cho người cháu họ Armatus. Nên khi Zeno quay trở lại Constantinopolis vào năm 476 và đánh bại Basiliscus, Strabo vẫn án binh bất động trong việc bảo vệ thành phố. Tuy đã phục hồi ngôi vị hoàng đế nhưng Zeno vẫn chưa dám công khai chống đối Theodoric Strabo mà vẫn ban phong chức tước cho ông nhằm mua chuộc lòng người. Từ năm 476 đến 477, nhận thấy hai bên đang có xích mích với nhau và nhằm tranh thủ cơ hội quý giá này để diệt trừ phe cánh của Strabo, đích thân Zeno đứng ra liên minh với đối thủ của Strabo là Theodoric nhà Amali và ra lệnh cho ông tấn công Strabo. Vị thủ lĩnh của người Goth xứ Thracia bèn phái sứ thần đến tiếp kiến Hoàng đế, đề nghị cầu hòa và đổ lỗi cho Theodoric xứ Moesia. Zeno biết được lời đề nghị này đang che giấu một mưu đồ bất chính hoàn toàn bất lợi cho mình nên ông liền vận động Viện Nguyên lão và quân đội ở Constantinoplis tuyên bố Strabo là kẻ thù nhân dân. Kế hoạch của Zeno là để cả hai Theodoric tự tấn công lẫn nhau. Ông đã xuống chiếu hạ lệnh cử Amal đem quân đánh Strabo là kẻ đang ủng hộ cuộc nổi dậy của Marcianus với lời hứa sẽ gửi một số lượng lớn quân La Mã làm viện binh, sự việc xảy ra vào năm 478. Khi Theodoric nhà Amali vượt qua những ngọn núi thuộc dãy núi Soundis, ông đã không thấy quân tiếp viện La Mã tới như mình mong đợi mà thay vào đó là quân của Theodoric Strabo đang đóng trong một khu đồn lũy rất kiên cố. Đôi bên đều đồng ý đưa ra một lời thỉnh cầu chung cho Hoàng đế nhằm mở rộng khu vực định cư của người Ostrogoth ở Moesia về phía nam. Zeno đã cố gắng chia rẽ cả hai vị thủ lĩnh cùng tên Theodoric bằng cách mua chuộc Amal nhưng bị từ chối. Quân đội triều đình cũng đạt được một số thành công bước đầu, tuy nhiên Zeno đã không lợi dụng chiến thắng này mà thản nhiên cho phép Amali hành quân về phía tây ở Thrace, tha hồ cướp bóc các vùng lãnh thổ khi tràn qua. Năm 479, nhân cơ hội Amali vắng mặt, Strabo liền chấp nhận một thỏa thuận với Zeno: Strabo được trả lại tài sản của mình cùng với số tiền chi trả cho 13.000 binh lính, được phép giữ chức chỉ huy hai đơn vị "palatinae" và gia phong tước hiệu "magister militum". Tuy nhiên, đại quân của Theodoric Strabo với số quân lên đến 30.000 người mới thực sự là mối đe dọa cho Zeno, vì vậy ông đành phái người tới thuyết phục giống rợ khác là người Bulgar tấn công vào quân Goth xứ Thracia ngay tại bản doanh của họ. Hai bên giao chiến ác liệt với kết quả Strabo đã đánh bại người Bulgar vào khoảng năm 480 đến 481 và mau chóng tiến về uy hiếp Constantinopolis, nhưng may thay là trên đường hành quân Strabo gặp một vài rắc rối phát sinh từ những mâu thuẫn trong hàng ngũ quân sĩ với chủ tướng đã buộc ông phải rút quân trở về Hy Lạp. Trên đường trở về, Strabo đột nhiên qua đời trong một vụ tai nạn đầy bí ẩn. Theo các nguồn sử liệu kể rằng ông dừng chân trong một quân doanh tại Stabulum Diomedis nằm gần Philippi ở Thrace, rồi một hôm trong lúc đang cố gắng dạy bảo một con ngựa bất kham thì bất chợt con ngựa hất ông ngã xuống một ngọn giáo bị treo hoặc té ngã từ trên một cỗ xe và chết ngay tức khắc.
1
null
Ruộng công tức công điền hay công thổ trong lịch sử Việt Nam là đất canh tác không thuộc sở hữu của riêng cá nhân hay đoàn thể nào mà là thuộc của chung một làng. Một số quốc gia khác cũng có đất đai thuộc hạng ruộng công tương tự như ở Việt Nam. Ở Anh gọi là "communal land". Ruộng công ở México gọi là "ejido". Việt Nam. Từ thời phong kiến đất đai toàn quốc đều thuộc về nhà vua. Nhà vua ban cấp cho ai thì người đó được dùng để sinh lợi tương tự như tá điền mà thôi, nhưng dần dần khái niệm tư hữu dấy lên thì triều đình phải thừa nhận sự hiện hữu của tư điền khác với công điền. Số lượng công điền theo đó giảm dần từ Bắc vào Nam theo dòng thời gian. Trước năm 1945 mỗi ngôi làng truyền thống của người Kinh đều có một số đất dưới dạng ruộng công do hội đồng kỳ dịch quản lý. Ruộng công có nhiều hạng tùy theo hương ước của làng đề ra, thường với ba mục đích: Ngoài ra có một số làng vì có nhiều ruộng nên áp dụng phép "khẩu phân điền" tức là mùa màng thu hoạch từ loại ruộng công này sẽ chia hết cho mỗi suất đinh trong làng. Dù là với mục đích gì thì ruộng công khi giao cho người canh tác thì cũng không chuyển nhượng quyền sở hữu mà chỉ là khoán tạm thời, ngắn dài tùy lệ làng, coi như cách trả lương vậy. Ruộng công ngay khi làng gặp lúc túng bần cũng không thể bán đi được mà quá lắm chỉ có thể đem cầm trong hạn vài năm mà thôi. Vì là đất của làng nên ruộng công chỉ có thể giao cho dân nội tịch. Người tạm cư hay ngoại tịch thì không được hưởng quyền lợi lĩnh canh. Sử sách tiếng Việt ghi lại những loại ruộng công có năng dụng chính xác như "quả phụ điền" để cấp tiền cho đàn bà góa; "cô nhi điền" giúp cho trẻ mồ côi; "trợ sưu điền" giúp người nghèo đóng thuế thân. Ngoài ra lại có "học điền" để trả tiền thầy dạy học trong làng, "bút điền" để trang trải tiền giấy bút cho công việc của chức dịch. Ở dạng công hữu, ruộng công thời phong kiến chính thức ra thuộc của nhà vua nên chế độ thuế má và địa tô thường nộp cao hơn ruộng đất của tư nhân. Tính đến thập niên 1950 khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung thì công điền chiếm khoảng 1/5 tổng diện tích đất ruộng trên toàn quốc: 490.000 ha trên 2.500.000 ha. Trong đó: Sau đó khi đất nước chuyển sang thể chế cộng sản ở phía bắc vĩ tuyến 17 và cộng hòa ở phía nam, công điền phần lớn bị giải thể. Ở Miền Bắc thì đất đai phần lớn sung vào hợp tác xã. Ở Miền Nam thì đất ruộng được phát cho tá điền lĩnh canh rồi dần chuyển đến sở hữu nên ruộng công gần như mất hẳn.
1
null
Hương hoả (chữ Hán: 香火) nghĩa gốc là nhang và đèn, nến dùng để tế tự tổ tiên và thần Phật. Từ nghĩa gốc có thêm nghĩa bóng chỉ việc con cháu tế tự tổ tiên, được mượn dùng để chỉ tài sản của một gia đình giao cho thế hệ sau để sinh lợi với mục đích giữ gìn việc thờ cúng người đã khuất. Tài sản hương hỏa trong xã hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam thường là vườn ruộng, nhà, đất. Khế ước hương hỏa. Hương hỏa có thể trao cho người cùng huyết tộc nhưng cũng có trường hợp trao cho một tập thể như thôn xóm, làng xã, đền chùa qua khế ước gọi là "lập hậu" (立後), còn gọi "đặt hậu", "cúng hậu", "mua hậu" để làng xã hay đền chùa tiếp tục việc hương khói, giỗ chạp. Lệ mua hậu trong văn bia đã có từ thời nhà Lý, sau phát triển vào thời nhà Mạc trở đi. Mua hậu ở đình thì gọi là "hậu thần". Mua hậu ở chùa thì gọi là "hậu Phật". Hậu Phật, ngoài việc dựng bia còn tạc tượng để thờ. Một cá nhân có thể tự mua hậu cho mình nhưng thông thường thì con cháu khi khá giả có thể mua hậu cho cha mẹ, ông bà. Khi giao cho tập thể ngoài gia đình thì thường dùng danh từ ruộng hậu hay hậu điền thay vì ruộng hương hỏa. Khế ước lập ra là văn bản bằng giấy nhưng muốn duy trì lâu dài hơn, gia đình có thể cho khắc bia bằng đá làm chứng. Tập thể nhận tài sản này coi mình không khác gì con cháu thừa hưởng và sẽ nối tiếp đời này sang đời kia dùng tài sản đó sinh lợi để cúng giỗ. Hương hỏa và luật pháp. Ruộng hương hỏa trong gia tộc hay ruộng hậu thuộc đền chùa đều là tài sản không thể bán đi được và phải giữ nguyên để gánh việc thờ cúng. Tuy nhiên sau năm 1976 thì ruộng hương hỏa ở Việt Nam bị xóa bỏ vì cho là đất đai hoàn toàn thuộc về sở hữu "của toàn dân". Bộ luật đất đai của Việt Nam Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa năm 2003 không có "đất hương hỏa" mà chỉ có "thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật" (Khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai). Căn cứ theo đó thì luật pháp không công nhận chức năng của khoảnh đất đó, mà chỉ công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế (Điều 733 Bộ luật Dân sự).
1
null
Phaolô Nguyễn Đình Nhiên (1891 (1895) – 1969) là một Giám mục Công giáo Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm vai trò Giám mục phó của Giáo phận Vinh trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1969. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Lẽ sống của tôi là Đức Kitô". Giám mục Nguyễn Đình Nhiên sinh tại Hà Tĩnh và có tên khai sinh là Chính. Từ thuở thiếu thời, cậu bé Chính được giáo sĩ Masson Nghiêm nhận làm con nuôi và đổi tên thành Nhiên. Sau quá trình học tập Tiểu chủng viện, chủng sinh Nhiên được gửi đến Penang để du học và trở về Việt Nam năm 1926. Thụ phong linh mục tháng 4 năm 1927, Nguyễn Đình Nhiên được bổ nhiệm thực hiện công tác mục vụ tại nhiều nơi khác nhau, nổi bật là các vai trò tại Tiểu chủng viện, Giám đốc Đại chủng viện và Tổng Đại diện giáo phận. Linh mục Nguyễn Đình Nhiên được chọn làm giám mục năm 1963 và được tấn phong giám mục vào trung tuần tháng 3 năm 1963. Giám mục Nhiên sống cùng giáo dân trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần và trọng thương trong trận không kích của Mỹ năm 1969. Ông qua đời sau trận không kích này không lâu. Một số tài liệu cho rằng tên ông là Trần Đình Nhiên cũng như vai trò chính thức trong cương vị giám mục của ông là Giám mục phụ tá Giáo phận Vinh. Thiếu thời và tu nghiệp. Phaolô Nguyễn Đình Nhiên sinh ngày 10 tháng 10 năm 1891 (hoặc năm 1895) tại Tân Lập, trong một gia đình Nho phong xứ Thổ Hoàng, nay thuộc xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, thuộc Giáo phận Vinh (nay khu vực này thuộc Giáo phận Hà Tĩnh). Có tài liệu cho rằng ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1891. Thân phụ ông có tên thánh là Phaolô và thân mẫu ông là bà Maria Lụa. Tên khai sinh của ông là Phaolô Nguyễn Đình Chính. Năm 13 hoặc 14 tuổi, cậu bé Chính trở thành con nuôi của thừa sai Masson Nghiêm, được cho theo học Tiểu Chủng viện Xã Đoài, cùng lớp với Gioan Baotixita Trần Hữu Đức và đổi tên thành Nhiên. Năm 1915, Nguyễn Đình Nhiên hoàn tất chương trình tiểu chủng viện hỗ trợ mục vụ xứ Xã Đoài dưới sự quản lý của linh mục Phaolô Chương. Năm 1918, chủng sinh Nhiên được bổ nhiệm giữ chức Quản lý Chủng viện và từ năm 1919 kiêm nhiệm thêm chức giáo sư chủng viện. Năm 1920, Nguyễn Đình Nhiên cùng một chủng sinh khác là Gioan Baotixita Trần Hữu Đức du học Rôma. Họ đến Rôma qua đường Penang, tuy vậy nhận được tin tức Rôma ngừng nhận sinh viên mới nên nhận được yêu cầu du học Penang và học tại đây trong khoảng thời gian 6 năm. Hai chủng sinh này trở về Việt Nam năm 1926. Một tư liệu khác cho rằng tháng 6 năm 1922, hai chủng sinh Nhiên và Đức được cho đi du học tại Chủng viện Penang, một Đại chủng viện danh tiếng nhất Đông Nam Á. Thời kỳ linh mục. Ngày 2 tháng 4 năm 1927, chủng sinh Phaolô Nguyễn Đình Nhiên và Trần Hữu Đức được giám mục Địa phận Vinh André Léonce Joseph Eloy Bắc phong chức linh mục tại Xã Đoài. Sau khi được truyền chức linh mục, ông được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ Kẻ Gai (Nghệ An), sau đó chuyển làm quyền chính xứ giáo xứ Mỹ Yên. Chỉ đảm nhận các chức vụ cũ trong khoảng thời gian ngắn sau khi truyền chức linh mục, tháng 8 năm 1927, linh mục Nguyễn Đình Nhiên được bổ nhiệm giữ chức linh mục phó xứ giáo xứ Làng Truông, hỗ trợ linh mục Trị. Năm 1928, ông đảm nhận vai trò quản xứ Cầu Rầm (Vinh) và đầu năm 1929 được điều chuyển làm giáo sư Tiểu chủng viện. Sau 11 năm giảng dạy tại tiểu chủng viện, năm 1940, linh mục Nguyễn Đình Nhiên được bổ nhiệm giữ chức linh mục Quản xứ Yên Đại, Nghệ An trong thời gian ngắn trước khi điều chuyển làm linh mục quản xứ Thọ Ninh thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào năm 1941. Ba năm sau đó, linh mục Nhiên được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Mỹ Dụ trước khi được điều về lại Thọ Ninh bốn tháng sau đó. Tháng 8 năm 1945, linh mục Nguyễn Đình Nhiên về Xã Đoài giữ chức Quản lý và kể từ cuối năm 1946, linh mục này được điều chuyển giữ chức linh mục quản hạt Ngàn Sâu, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Năm 1954, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Đại chủng viện Xã Đoài và giữ chức vụ này cho đến năm 1963. Năm 1961, Giám mục giáo phận Vinh Gioan Baotixita Trần Hữu Đức bổ nhiệm linh mục Nguyễn Đình Nhiên làm Tổng Đại diện giáo phận. Thăng quyền Giám mục. Năm 1963, do đề nghị của hàng Giáo phẩm, Giám mục Vinh Gioan Baotixita Trần Hữu Đức đã chọn người bạn cố tri của mình là Phaolô Nguyễn Đình Nhiên làm Giám mục phó. Catholic Hierachy cho rằng ngày 5 tháng 2 năm 1963, Tòa Thánh thông báo việc bổ nhiệm linh mục Phaolô Nguyễn Đình Nhiên làm Giám mục Phó giáo phận Vinh. "Niên giám Công giáo Việt Nam 2016" cho rằng ông đắc cử vị trí giám mục phó hai ngày trước khi được tấn phong, ngày 13 tháng 3 năm 1963. Việc chọn lựa giám mục phó giáo phận Vinh nhưng chọn một linh mục đồng hương, đồng khóa vì linh mục Nhiên là một linh mục nổi bật vì giữ các vai trò trọng yếu trong giáo phận như Tổng Đại diện và Giám đốc Đại chủng viện. Lễ tấn phong giám mục cho vị tân giám mục diễn ra vào ngày 15 tháng 3 cùng năm, do giám mục chính tòa Gioan Baotixita Trần Hữu Đức chủ phong, theo thông tin từ Catholic Hierachy và Sách Niên giám Công giáo Việt Nam 2016. Theo trích dẫn từ Catholic News Service, số ngày 24 tháng 6 năm 1963 thì ngày tấn phong là ngày 15 tháng 5. Việc tấn phong cho ông cũng được ghi nhận là vào tháng 5 trong một bản tin khác. Theo nguồn tin từ Đại chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê (tên thường gọi là Đại chủng viện Vinh - Thanh), trong thời gian làm giám mục phó, giám mục Nguyễn Đình Nhiên không còn đảm nhận vai trò Giám đốc Đại chủng viện Xã Đoài. Do trong thời gian chiến tranh ác liệt, cộng với không khí kỳ thị lương giáo, cùng những áp lực về vật chất và tinh thần, cộng với tuổi già, làm ông mắc thêm chứng bệnh đau dạ dày, nên phải xin phép về dưỡng bệnh tại xứ Bùi Ngoã. Các nhà thờ thường bị bom đạn tàn phá, giám mục Phó Nguyễn Đình Nhiên bị gãy tay trong cuộc không kích đầu năm 1969. Ít lâu sau, ông trở về làm Giám đốc Đại chủng viện vì trường thiếu linh mục coi sóc và qua đời ở Bùi Ngõa thuộc Xã Đoài vào ngày 24 tháng 3 năm 1969. Tông truyền. Giám mục Phaolô Nguyễn Đình Nhiên được tấn phong giám mục năm 1963, thời Giáo hoàng Gioan XXIII, bởi:
1
null
Vincenzo Galilei (khoảng 1520 – 2 tháng 7 năm 1591) là một nghệ sĩ chơi đàn lute, nhà soạn nhạc và lý thuyết âm nhạc, cha đẻ của nhà thiên văn học, nhà vật lý nổi tiếng Galileo Galilei và nhà soạn nhạc, bậc thầy đàn lute Michelagnolo Galilei. Ông là một trong những nhân vật nổi bật trong đời sống âm nhạc Ý hậu kỳ Phục Hưng, và đã đóng góp đáng kể cho cuộc cách mạng âm nhạc mở đầu thời đại Baroque. Vincenzo, khi nghiên cứu về cao độ và độ căng dây đàn, đã thực hiện mô tả toán học phi tuyến đầu tiên về một hiện tượng tự nhiên được biết đến trong lịch sử. Đây là một mở rộng của truyền thống Pythagore, nhưng đã đi ra ngoài truyền thống này. Nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận ông đã hướng hoạt động của con trai ông, Galileo, ra khỏi toán học trừu tượng, thuần túy và hướng tới thực nghiệm sử dụng các mô tả toán học định lượng về kết quả- một hướng đi tối quan trọng trong lịch sử vật lý, và khoa học tự nhiên nói chung. Tiểu sử. Vincenzo Galilei sinh khoảng năm 1520 ở Santa Maria a Monte (Toscana), và bắt đầu học đàn lute khi còn khá trẻ. Khoảng trước năm 1562 ông chuyển tới Pisa, nơi ông cưới con gái một gia đình quý tộc. Năm 1564 Galileo ra đời, sau đó là 5 hoặc 6 đứa con khác, trong đó có Michelagnolo, sinh năm 1575, sau cũng trở thành một tay chơi lute xuất sắc và nhà soạn nhạc. Vincenzo chơi đàn lute rất điêu luyện, và từ khi rất trẻ đã thu hút sự chú ý của những nhà bảo trợ quyền lực và nhiều quan hệ. Năm 1563 ông gặp Gioseffo Zarlino, nhà lý thuyết âm nhạc quan trọng nhất của thế kỷ 16 ở Venezia và bắt đầu theo học ông này. Sau đó ông trở nên quan tâm tới nỗ lực phục dựng âm nhạc và kịch cổ đại Hy Lạp, thông qua sự gắn bó với Florentine Camerata(một nhóm các nhà thơ, nhạc sĩ và trí thức do Bá tước Giovanni de' Bardi đứng đầu) cũng như mối liên lạc với Girolamo Mei, học giả lỗi lạc nhất thời đó về âm nhạc cổ Hy Lạp. Khoảng những năm 1570 ông quan tâm tới lý thuyết âm nhạc và sáng tác và bắt đầu dịch về hướng này. Một trong những đóng góp lớn quan trọng nhất của ông liên quan tới nghiên cứu về sự nghịch tai: ông có một quan niệm hầu như hiện đại, cho phép vượt qua sự nghịch tai "nếu giọng chảy mượt mà" cũng như sự nghịch tai trên nhịp, như là sự ngắt quãng, cái ông gọi là "sự nghịch tai cốt yếu". Điều này mô tả cách hành nhạc Baroque, đặc biệt khi ông định nghĩa các quy luật giải quyết sự ngắt quãng bằng một quãng cách sơ bộ khỏi rồi quay trở lại nốt giải quyết mong đợi. Ngoài ra, gần cuối đời ông có những khám phá quan trọng về âm học, đặc biệt liên quan tới mặt vật lý của các dây dao động và các cột khí trong nhạc cụ. Ông phát hiện ra rằng trong khi tỉ lệ giữa các quãng là tỉ lệ với chiều dài các dây-chẳng hạn, một quãng năm hoàn hảo có tỉ lệ 3:2- nó thay đổi theo căn bậc hai của độ căng trên dây (và căn bậc ba của cột khí lõm). Trong trường hợp các sợi dây được chỉnh cho một quãng năm hoàn hảo, các khối lượng trên chúng cần có tỉ lệ 9:4 để đạt được tỉ lệ 3:2 hoàn hảo. Việc sử dụng các đoạn hát nói trong opera được ghi nhận rộng rãi cho Vicenzo Galilei, bởi ông là một trong những đầu tiên phát triển độc xướng, phong cách âm nhạc gần gũi nhất với các đoạn hát nói trên. Galilei đã viết hai cuốn sách về madrigal (một thể nhạc trữ tình ngắn), cũng như âm nhạc cho đàn lute, và một khối lượng đáng kể thanh nhạc và độc tấu lute, trong đó loại sau (độc tấu lute) được xem là đóng góp quan trọng nhất của ông vì nó ảnh hưởng nhiều cách khác nhau tới phong cách sơ kỳ Baroque.
1
null
John Kenneth Ambler (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1924 tại Sussex, qua đời ngày 31 tháng 5 năm 2008) là một doanh nhân người Anh đã kết hôn với công chúa Margaretha của Thụy Điển. Cha ông là thuyền trưởng Charles Ambler (1896-1954) và mẹ là Louise Cullen (1895-1980). công chúa Margaretha và John Ambler đã kết hôn trong nhà thờ Gärdslösa, Öland, vào ngày 30 tháng 6 năm 1964. Cặp đôi này sau đó sống ở Anh, đầu tiên ở Luân Đôn và sau đó Chippinghurst Manor bên ngoài Oxford. Họ có ba người con: Sybilla Louise (sinh ở London, 14 tháng 4 năm 1965), Charles Edward (sinh ở London, 14 tháng 7 năm 1966) và James Patrick (sinh ở Oxford, ngày 10 tháng 6 năm 1967). Trong nhiều năm John Ambler là một giám đốc của Atlas Express Ltd (trong đó cung cấp trên toàn quốc dịch vụ chuyển phát bưu kiện) và giám đốc điều hành của Atlas Air Express. Vợ chồng ly thân vào năm 1996, nhưng vẫn tiếp tục sống với nhau. Ambler có sức khỏe kém trong 10 năm cuối đời và sông sống trong nhà dưỡng lão ở Oxfordshire.
1
null
Giải quần vợt Wimbledon 2013 nội dung đơn nam. Andy Murray đã trở thành người quốc gia Anh đầu tiên vô địch. Hạt giống. Novak Djokovic "(Chung kết) Andy Murray (Vô địch) Roger Federer "(Vòng hai) David Ferrer "(Tứ kết) Rafael Nadal "(Vòng một) Jo-Wilfried Tsonga "(Second round, retired because of a left knee injury) Tomáš Berdych "(Tứ kết) Juan Martín del Potro "(Bán kết) Richard Gasquet "(Vòng ba) Marin Čilić "(Vòng hai, withdrew because of a left knee injury) Stanislas Wawrinka "(Vòng mọt) Kei Nishikori "(Vòng ba) Tommy Haas "(Vòng bốn) Janko Tipsarević "(First round) Nicolás Almagro "(Third round) Philipp Kohlschreiber "(First round, retired because of fatigue) Milos Raonic "(Vòng hai) John Isner "(Second round, retired because of a left knee injury) Gilles Simon "(First round) Mikhail Youzhny "(Fourth round) Sam Querrey "(First round) Juan Mónaco "(Third round) Andreas Seppi "(Fourth round) Jerzy Janowicz "(Bán kết) Benoît Paire (Vòng ba) Alexandr Dolgopolov "(Vòng ba) Kevin Anderson "(Vòng ba) Jérémy Chardy "(Third round) Grigor Dimitrov "(Vòng hai) Fabio Fognini "(First round) Julien Benneteau "(Vòng hai) Tommy Robredo "(Vòng ba)
1
null
Bão Wayne, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Miding, hay bão số 5 năm 1986 tại Việt Nam, là một trong những xoáy thuận nhiệt đới tồn tại lâu nhất từng ghi nhận được trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Đây là một trong những cơn bão có đường đi phức tạp, dị thường và khó dự báo nhất trong lịch sử ngành khí tượng khi nó đi lòng vòng không theo quy luật nào trên Biển Đông và một chút ngoài khơi Thái Bình Dương trong khoảng thời gian 22 ngày giữa tháng 8 và tháng 9 năm 1986. Wayne đạt cường độ tối đa là bão cấp 2 trong thang bão Saffir-Simpson và nó đã gây mưa lớn khắp Philippines, Đài Loan, Đông Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Việt Nam và Lào. Tại Hồng Kông, các tín hiệu cảnh báo khác nhau đã được phát đi ba lần do quỹ đạo bất thường của Wayne. Bão đổ bộ Thái Bình, Hà Nam Ninh rạng sáng 6/9/1986, gây gió mạnh và mưa lớn diện rộng ở Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ. Lịch sử khí tượng. Wayne bắt đầu hình thành trong một rãnh gió mùa trên Biển Đông vào ngày 16 tháng 8 năm 1986. Ban đầu, nó trôi dạt về phía Tây Nam, rồi sau đó đi vòng một vòng lên phía Tây Bắc, mạnh lên thành bão nhiệt đới trong ngày 18. Wayne, một cơn bão gắn liền trong rãnh gió mùa suốt quãng đời, tiếp đó chuyển hướng Đông Bắc do tác động từ một rãnh thấp và tiếp tục mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong vào ngày 19 theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC), và vào ngày 20 theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Tại thời điểm 2 giờ chiều ngày hôm đó, con tàu M. V. Fossarus đã ghi nhận được vận tốc gió 78 knot (144 km/giờ) ở vị trí ngay sát phía Tây tâm bão. Wayne ngày một tiến đến gần nhưng cuối cùng nó vẫn duy trì ngoài khơi vùng Đông Nam Trung Quốc, và cơn bão đã tấn công Đài Loan sau khi đạt đỉnh với vận tốc gió duy trì 10 phút tối đa là 140 km/giờ (theo JMA). Tiếp đó, một áp cao cận nhiệt mới hình thành buộc Wayne phải di chuyển về phía Tây rồi đến Tây Nam, vượt qua eo biển Luzon, nơi mà nó đã mạnh trở lại thành bão cuồng phong trong một thời gian ngắn theo như JTWC. Tuy nhiên, JMA đã không nâng cấp Wayne thành bão cuồng phong trong quãng thời gian đó. Một thời gian sau, độ đứt gió theo chiều thẳng đứng đã khiến Wayne suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 25 theo JTWC, và vào ngày 26 theo JMA, khi cơn bão bắt đầu chuyển động xoáy xung quanh hoàn lưu của bão Vera ở phía Bắc. Áp thấp nhiệt đới Wayne tăng tốc về phía Đông Bắc, vượt qua Biển Đông, và mạnh lên thành bão nhiệt đới một lần nữa vào ngày 27 tháng 8. Tiếp theo, áp cao ở phía Bắc buộc Wayne di chuyển xuống phía Nam, và đó là thời điểm mà nó mạnh lên thành bão cuồng phong vào ngày 30 theo JTWC, và vào ngày 31 theo JMA. Wayne đã đi sát qua vùng Bắc Luzon trong ngày 2 tháng 9 với sức gió 140 km/giờ rồi quay sang hướng Tây. Đến ngày 3 tháng 9 JMA giáng cấp Wayne xuống còn bão nhiệt đới trước khi nó lại mạnh lên thành bão cuồng phong trong sáng sớm ngày mùng 4. Cũng trong ngày hôm đó, Wayne đã đạt một đỉnh cường độ thứ hai với vận tốc gió 85 knot (155 km/giờ) theo JTWC và 70 knot (130 km/giờ) theo JMA. Một thời gian sau, vùng tâm bão đã di chuyển qua ngay sát phía Bắc Hải Khẩu, nơi mà áp suất ghi nhận giảm xuống mức 970,1 hPa (28,65 inHg). Sau đó Wayne đi vào vịnh Bắc Bộ, đổ bộ vào đất liền các tỉnh Thái Bình, Hà Nam Ninh (Tâm bão đi qua phía Bắc trạm Văn Lý, tỉnh Nam Định ngày nay) thuộc miền Bắc nước ta vào cuối ngày hôm đó (rạng sáng 6/9 theo giờ Việt Nam) với cường độ cấp 12. Cơn bão tan trong ngày hôm sau trên đất liền khu vực biên giới Việt-Lào, sau 85 thông báo của JTWC, và nó đã trở thành hệ thống tồn tại lâu nhất trên Tây Bắc Thái Bình Dương từng ghi nhận được trong lịch sử. Chuẩn bị. Tại Hồng Kông, tín hiệu cảnh báo mức 1 được phát đi vào thời điểm 11:30 trưa ngày 19 tháng 8. Khi Wayne tiến đến gần, tín hiệu cảnh báo đã được nâng lên thành mức 3 vào 11:00 trưa ngày 20. Trong lần tiếp cận đầu tiên của cơn bão, tín hiệu cảnh báo bão mức 8 đã được ban hành vào 10 giờ tối cùng ngày. Đến khi những cơn gió đã lắng bớt, tín hiệu mức 3 đã quay trở lại thay thế cho tín hiệu 8 tại thời điểm 2 giờ sáng ngày 21 tháng 8, và mọi tín hiệu đã được hạ thấp vào lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó. Khi Wayne tiến đến lần thứ 2, tín hiệu mức 1 được phát đi lúc 11:45 trưa ngày 25 tháng 8; sau đó mọi tín hiệu lại được hạ xuống vào 2:35 chiều ngày 26. Với lần đe dọa thứ ba của cơn bão, tín hiệu 1 được phát đi lúc 1:30 sáng, và nâng lên thành mức 3 lúc 3:00 chiều ngày 4 tháng 9. Sau khi Wayne đi qua một lần nữa, các tín hiệu được hạ xuống lần cuối cùng lúc 2:10 chiều ngày 5 tháng 9. Tác động. Trong quá trình vượt qua Đài Loan, cơn bão đã khiến 63 người chết, làm sập 12.000 ngôi nhà, và đánh chìm hàng ngàn tàu cá. Tổng thiệt hại tại đất nước này là 360 triệu USD (USD 1996). Quỹ đạo kỳ lạ của Wayne là phù hợp để nó mang những trận mưa xối xả đến khắp các khu vực Philippines, Đài Loan, vùng Đông Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, và Việt Nam. Ở Hồng Kông đã ghi nhận được gió giật với vận tốc 144 km/giờ tại Tate's Cairn (một đỉnh núi có độ cao 583 m). Tổng lượng mưa tích lũy tại Tây Cống là 295 mm sau ba lần cơn bão tiếp cận Hong Kong. Còn tại Căn cứ Không quân Clark ở Philippines, tổng lượng mưa ghi nhận được là 523,5 mm. Đồng thời đã có 36 người thiệt mạng ở quốc gia này. Tại Việt Nam, đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13 (40 m/s), Thái Bình có gió mạnh cấp 12 giật cấp 13 (35 m/s giật 40 m/s), Nam Định có gió mạnh cấp 11 giật cấp 12 (32 m/s giật 35 m/s), Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 12, Phù Liễn có gió cấp 10 giật cấp 12, thủ đô Hà Nội có gió cấp 7 giật cấp 9. Có tất cả 490 người thiệt mạng cùng hàng chục ngàn người mất nhà cửa. Tổng thiệt hại chung do bão là 399 triệu USD (USD 1986). Bất chấp tác động gây ra đến nhiều địa điểm cùng quỹ đạo và thời gian tồn tại bất thường, cái tên Wayne đã không bị khai tử, và được sử dụng lại vào mùa bão năm 1989.
1
null
Ngọc Hương tên thật là Trần Thị Ngọc Hương, sinh ngày 5 tháng 04 năm 1985 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một người dẫn chương trình của Việt Nam. Cô dẫn rất nhiều chương trình truyền hình đã và đang phát sóng trên các kênh VTV3, VTV9, HTV7, HTV9, THVL1 như chương trình Món ngon mỗi ngày trên HTV7, Vầng trăng cổ nhạc trên HTV9, Sức sống Việt trên VTV3, Chuyện thật như đùa trên VTV9, Cuộc sống tôi yêu trên VTV9, Hạnh phúc quanh ta trên THVL1... Tiểu sử và sự nghiệp. MC Ngọc Hương là Cử nhân chuyên ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công TP.HCM Năm 2005, nhận thấy mình có khả năng ăn nói,giao tiếp tốt nên Ngọc Hương đăng ký tham gia khóa 25 chương trình đào tạo người dẫn chương trình của Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM để thử sức với lĩnh vực MC. Đó chỉ là bước khởi đầu. Sau lớp học này, Ngọc Hương được rất nhiều nơi mời cộng tác. Trong đó có chương trình Truyền hình Thanh niên trên HTV9, phát sóng vào tối thứ 6, lúc 9h20 một MC Ngọc Hương rất nhí nhảnh, dễ thương và duyên dáng từ tháng 5 - 2006 đến 7 - 2007. Trong cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình năm 2007, Ngọc Hương đã giành giải Én bạc
1
null
Evil Genius là trò chơi điện tử thể loại chiến lược thời gian thật và mô phỏng xây dựng và quản lý do Elixir Studios phát triển và Sierra Entertainment phát hành cho hệ máy tính cá nhân. Trò chơi đã phát hành vào ngày 28 tháng 9 tháng 2004, Rebellion Developments đã mua giấy phép phân phối trò chơi này từ ngày 2 tháng 3 năm 2006. Trò chơi xoay quanh một trong ba thiên tài độc ác có ý định thống trị thế giới và bắt đầu tiến hành xây dựng sào huyệt-căn cứ ngầm của mình tại một hòn đảo tách biệt và người chơi sẽ là một trong ba thiên tài này chứ không phải là phe thiện muốn ngăn chặn ý định đó. Người chơi sẽ xây dựng căn cứ sao cho hiệu quả nhất vì hòn đảo vốn khá nhỏ và không có nhiều không gian cũng như cử các nhân viên tội phạm của mình ra thế giới cho việc thực hiện các phi vụ khác nhau để có kinh phí xây dựng và thuê mướn. Cũng như tập đoàn tội ác này sẽ phải đương đầu với các lực lượng thực thi công lý của quốc tế gửi đến nếu quá manh động vì thế càng hạn chế kích động khi thời điểm quá nóng càng tốt nhưng vẫn phải duy trì sao cho danh tiếng có được thông qua các phi vụ của tập đoàn trên thế giới vẫn cao. Trò chơi sử dụng yếu tố hài hước làm chủ đạo vì thế nên dù là tập đoàn tội ác nhưng trong căn cứ luôn có các tình huống gây cười giúp thư giãn. Trò chơi nhận được các đánh giá khác nhau, hầu hết là tích cực vì yếu tố hài hước và ý tưởng độc đáo của mình. Đón nhận. GameRankings và Metacritic đã đánh giá "Evil Genius" trung bình là 77% và 75% cũng như nói là "Nhìn chung đánh giá là tốt". Hầu hết các bài đánh giá khen yếu tố hài hước và ý tưởng độc đáo của trò chơi nhưng cũng nói là việc quản lý vi mô gây nhiều đến khó chịu và một số lỗi gây bực mình. GameSpot đánh giá trò chơi là 7.3/10 với nhận xét "Evil Genius gợi nhớ lại ánh hào quang xưa của trò Dungeon Keeper do Bullfrog thực hiện. Không những với sào huyệt (sâu, rất sâu dưới lòng đất) mà còn đi theo con đường của một chúa tể bóng đêm với các yêu tinh, ma quỷ và các quái vật luôn sẵn sàng nghe lệnh. Có lẽ có vài sự khác nhau nhưng sự giống nhau thì cỏ thấy rõ thể thấy rõ". EuroGamer đã đánh giá trò chơi là 7/10 với nhận xét "Dù chúng ta ngồi đây và phán, nhưng thật sự thì chúng ta không hề nổi nóng với những rắc rối của trò chơi. Chúng đúng là tệ trên các bài nhận xét nhưng chúng không ngăn việc chúng ta tận hưởng trò chơi, Evil Genius đã vượt qua chính những nhược điểm của mình và khiến chúng ta thỏa mãn.". Âm nhạc của trò chơi đã được đề cử giải "Nhạc nền xuất sắc nhất" năm 2004 trong lễ trao giải phim và nghệ thuật truyền hình của viện hàn lâm Vương quốc Anh.
1
null
Francisco Román Alarcón Suárez (sinh ngày 21 tháng 4 năm 1992), được biết với tên là Isco (), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha đang chơi ở vị trí tiền vệ công cho Real Betis tại La Liga. Isco khởi đầu sự nghiệp với câu lạc bộ Valencia. Từ năm 2011, anh chuyển sang thi đấu cho Malaga và sự nghiệp của anh có những dấu hiệu thăng tiến. Năm 2012, anh giành danh hiệu Golden Boy (giải thưởng dành cho cầu thủ dưới 21 tuổi xuất sắc nhất năm). Những màn trình diễn tốt khi khoác áo Malaga đã đưa anh đến với Real Madrid. Thời gian đầu ở Santiago Bernabéu, Isco không được ra sân nhiều. Tuy nhiên bằng lối chơi kỹ thuật hiệu quả đã giúp anh dần chiếm được lòng tin của các huấn luyện viên. Isco là nhân tố quan trọng trong chiến thuật của huấn luyện viên Zinédine Zidane giành 3 chức vô địch Champions League liên tiếp (2015–16, 2016–17, 2017–18). Danh hiệu. Câu lạc bộ. Valencia Real Madrid Đội tuyển quốc gia. U21 Tây Ban Nha
1
null
Hermann Christian Wilhelm von Strantz (13 tháng 2 năm 1853 tại Nakel an der Netze – 3 tháng 11 năm 1936 tại Dessau) là một sĩ quan quân đội Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), sau này được phong cấp Thượng tướng Bộ binh. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918, ông tham gia chiến trường Verdun vào mùa hè năm 1916. Ông đã được trao tặng Huân chương Quân công, phần thưởng quân sự cao quý nhất của Vương quốc Phổ. Tiểu sử. Ông sinh ngày 13 tháng 2 năm 1853, là con trai của Thiếu tá Phổ Hans Friedrich Bogislav von Strantz (1820 – 1895) và bà Alexandra Friederike, tên khai sinh von Münnich (1829 – 1892). Sau khi học xong các trường thiếu sinh quân ở Culm và Berlin, Hermann von Strantz đã gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Vệ sĩ "Vua Friedrich Wilhelm III" (số 1 Brandenburg) số 8 với vai trò là một học viên sĩ quan cấp Portepee-Fähnrich vào ngày 2 tháng 8 năm 1870, khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, mới bùng nổ, rồi được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 2 tháng 1 năm 1871. Kể từ năm 1876 cho tới năm 1880, ông đã tham dự Học viện Quân sự tại kinh đô Berlin và được thăng cấp Trung úy ngày 18 tháng 10 năm 1879. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1882, ông được bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu ở Berlin, sau đó vào ngày 21 tháng 4 năm 1883, ông được đổi làm sĩ quan phụ tá trong Lữ đoàn Bộ binh số 27, thuộc biên chế của Sư đoàn số 14. Sau khi được lên quân hàm Đại úy, vào ngày 15 tháng 4 năm 1886, ông lần lượt lãnh chức đại đội trưởng các Đại đội 1 (khinh binh) và 9 trong Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, đóng quân ở Potsdam. Ngày 22 tháng 3 năm 1891, ông được lên cấp Thiếu tá, và được thuyên chuyển vào Bộ Tổng tham mưu tại kinh đô Berlin. Sau đó, ngày 16 tháng 5 năm 1891, ông được ủy nhiệm vào Sư đoàn Cận vệ số 2 với cương vị là một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu. Đến ngày 25 tháng 3 năm 1893, ông trở lại Trung đoàn Phóng lựu Vệ sĩ số 8 mà mình đã từng phục vụ trước đây, với cấp bậc Tiểu đoàn trưởng, tại Frankfurt an der Oder. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1897, ông được thăng cấp Thượng tá, và gia nhập bộ tham mưu của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 8 ở Potsdam. Vào ngày 2 tháng 5 năm 1899, ông đến Berlin làm Trung đoàn trưởng tại Quận Dân binh III ("Landwehr-Bezirk III"). Năm sau (1900), ông được thăng quân hàm Đại tá vào ngày 27 tháng 1, rồi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào ngày 28 tháng 4. Vào năm 1903, ông được nhậm chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 tại Potsdam, với cấp bậc Thiếu tướng. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1906, ông được lên cấp Trung tướng và lãnh chức Tư lệnh của Sư đoàn (25) Đại Công quốc Hesse ở Darmstadt. Với quân hàm Thượng tướng Bộ binh, ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn V ở Posen vào tháng 4 năm 1911. Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời binh, Quân đoàn V của ông trực thuộc Cục Thanh tra quân đội VIII, nhưng trong cuộc tổng động viên vào mùa hè năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Quân đoàn V được đưa vào biên chế của Tập đoàn quân số 5 dưới quyền Thái tử Wilhelm, hình thành cánh trung tâm của các lực lượng thực hiện chiến dịch tấn công theo Kế hoạch Schlieffen vào tháng 8 năm 1914 trên Mặt trận phía Tây. "Phân bộ quân" Strantz (được đặt theo tên von Strantz khi ông đang giữ chức chỉ huy, nhưng sau được đổi tên thành "Phân bộ quân C") được thành lập vào ngày 18 tháng 9 năm 1914, ở cánh trái (phía nam) của Tập đoàn quân số 5. Ban đầu phân bộ quân này bao gồm Quân đoàn V và Quân đoàn III Vương quốc Bayern, điều khiển nửa tá sư đoàn. Đồng thời, Strantz vẫn tại nhiệm chức Tư lệnh của Quân đoàn V nhưng được thay mặt bởi một Sư trưởng dưới quyền mình trong việc chỉ đạo quân đoàn này. Phân bộ quân của Strantz tham chiến tại khu vực giữa các sông Meuse và Moselle trên Mặt trận phía Tây, và đặt bản doanh tại lâu đài Moncel ở Jarny, thuộc tỉnh Meurthe-et-Moselle của Pháp. Mùa hè năm 1916, các lực lượng dưới quyền tướng Strantz đã tham chiến tại Verdun, nơi họ được lệnh đánh chiếm "Pháo đài Troyon" từ tay quân Pháp và tiến hành vượt sông Meuse. Một trong các sĩ quan tham mưu của ông ở Verdun là viên đại úy 36 tuổi Wilhelm List, về sau là chỉ huy một cụm tập đoàn quân của Lục quân Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Strantz giữ chức chỉ huy phân bộ quân mang tên mình cho đến ngày 2 tháng 2 năm 1917, khi ông xuất ngũ (), và được thay thế bởi tướng Max von Boehn. Đồng thời, ông được phong chức Trưởng Đại tá của Trung đoàn Bộ binh số 50 (số 3 Hạ Schlesien). Vào năm 1891, Hermann von Strantz thành hôn với Elisabeth von Ende (1870 – 1936).
1
null
Cyclotron là một loại máy gia tốc hạt do Ernest Lawrence phát minh vào năm 1929–1930 tại Đại học California, Berkeley, và được cấp bằng sáng chế vào năm 1932. Cyclotron gia tốc các hạt tích điện hướng ra ngoài từ tâm của một buồng chân không hình trụ phẳng dọc theo đường xoắn ốc. Các hạt được giữ theo quỹ đạo xoắn ốc bằng từ trường tĩnh và được gia tốc bằng điện trường thay đổi nhanh chóng. Lawrence đã được trao giải Nobel Vật lý năm 1939 cho phát minh này. Cyclotron là máy gia tốc "theo chu kỳ" được phát minh đầu tiên trên thế giới. Các máy gia tốc chính trước khi phát triển cyclotron là các máy gia tốc hạt tĩnh điện, chẳng hạn như máy phát Cockcroft–Walton và máy phát Van de Graaff. Trong những máy gia tốc này, các hạt sẽ chỉ đi qua một điện trường đang gia tốc một lần. Do đó, năng lượng mà các hạt thu được bị giới hạn bởi điện thế cực đại có thể đạt được trên vùng gia tốc. Tiềm năng này lần lượt bị hạn chế bởi sự cố tĩnh điện lên đến vài triệu vôn. Ngược lại, trong một cyclotron, các hạt gặp vùng gia tốc nhiều lần bằng cách đi theo đường xoắn ốc, do đó năng lượng đầu ra có thể gấp nhiều lần năng lượng thu được trong một bước gia tốc. Cyclotron là công nghệ máy gia tốc hạt mạnh nhất cho đến những năm 1950, khi chúng bị synchrotron vượt mặt. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi để tạo ra các chùm hạt cho y học hạt nhân và nghiên cứu cơ bản. Tính đến năm 2020, gần 1.500 cyclotron đã được sử dụng trên toàn thế giới để sản xuất hạt nhân phóng xạ cho y học hạt nhân. Ngoài ra, cyclotron có thể được sử dụng cho liệu pháp hạt, trong đó các chùm hạt được áp dụng trực tiếp cho bệnh nhân. Lịch sử. Vào cuối năm 1928 và đầu năm 1929, nhà vật lý người Hungary Leó Szilárd đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế ở Đức (sau đó bị bỏ rơi) cho máy gia tốc tuyến tính, cyclotron và betatron. Trong những ứng dụng này, Szilárd trở thành người đầu tiên thảo luận về điều kiện cộng hưởng (cái mà ngày nay được gọi là tần số cyclotron) cho một thiết bị gia tốc tròn. Vài tháng sau, vào đầu mùa hè năm 1929, Ernest Lawrence đã hình thành khái niệm cyclotron một cách độc lập sau khi đọc một bài báo của Rolf Widerøe mô tả một máy gia tốc ống trôi. Ông xuất bản một bài báo trên "tạp chí Science" năm 1930, và được cấp bằng sáng chế cho thiết bị vào năm 1932. Để chế tạo thiết bị đầu tiên như vậy, Lawrence đã sử dụng các nam châm điện lớn được tái chế từ các bộ chuyển đổi hồ quang lỗi thời do Công ty Điện báo Liên bang cung cấp. Ông được hỗ trợ bởi một sinh viên tốt nghiệp, M. Stanley Livingston Máy cyclotron hoạt động đầu tiên của họ bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 1931. Máy này có bán kính và gia tốc các proton tới năng lượng lên tới 80 keV. Tại Phòng thí nghiệm Bức xạ trong khuôn viên của Đại học California, Berkeley (nay là Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley), Lawrence và các cộng tác viên của ông đã tiếp tục chế tạo một loạt cyclotron là những máy gia tốc mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm đó; máy 4,8 MeV (1932), máy 8 MeV (1937) và máy 16 MeV (1939). Lawrence nhận giải Nobel Vật lý năm 1939 cho việc phát minh và phát triển cyclotron cũng như các kết quả đạt được với nó. Máy cyclotron châu Âu đầu tiên được chế tạo ở Liên Xô tại khoa vật lý của Viện Radium VG Khlopin ở Leningrad, do Vitaly Khlopin đứng đầu. Máy móc Leningrad này lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1932 bởi George Gamow và Lev Mysovskii và được lắp đặt và đi vào hoạt động vào năm 1937. Hai cyclotron được chế tạo ở Đức Quốc xã. Cái đầu tiên được chế tạo vào năm 1937, trong phòng thí nghiệm của Otto Hahn tại Viện Kaiser Wilhelm ở Berlin, và cũng được Rudolf Fleischmann sử dụng. Đây là máy cyclotron đầu tiên có hệ số nhân Greinacher để tăng điện áp lên 2,8 MV và dòng điện 3 mA. Một cyclotron thứ hai được chế tạo ở Heidelberg dưới sự giám sát của Walther Bothe và Wolfgang Gentner, với sự hỗ trợ từ Heereswaffenamt, và bắt đầu hoạt động vào năm 1943. Vào cuối những năm 1930, rõ ràng là có một giới hạn thực tế đối với năng lượng chùm tia có thể đạt được với thiết kế cyclotron truyền thống, do ảnh hưởng của thuyết tương đối đặc biệt. Khi các hạt đạt tốc độ tương đối tính, khối lượng hiệu dụng của chúng tăng lên, điều này làm cho tần số cộng hưởng của một từ trường nhất định thay đổi. Để giải quyết vấn đề này và đạt được năng lượng chùm tia cao hơn bằng cách sử dụng cyclotron, hai phương pháp chính đã được thực hiện, synchrocyclotron (giữ từ trường không đổi, nhưng giảm tần số gia tốc) và cyclotron đẳng thời (giữ tần số gia tốc không đổi, nhưng thay đổi từ trường). Nhóm của Lawrence đã chế tạo một trong những synchrocyclotron đầu tiên vào năm 1946. Chiếc máy này cuối cùng đã đạt được năng lượng chùm tối đa là 350 MeV đối với proton. Tuy nhiên, synchrocyclotron chịu cường độ chùm tia thấp (< 1 µA) và phải được vận hành ở chế độ "xung", làm giảm thêm tổng chùm tia khả dụng. Do đó, chúng nhanh chóng bị các cyclotron đẳng thời vượt mặt về mức độ phổ biến. Cyclotron đẳng thời đầu tiên (không phải là các nguyên mẫu được phân loại) được chế tạo bởi F. Heyn và KT Khoe ở Delft, Hà Lan, vào năm 1956. Các cyclotron đẳng thời ban đầu bị giới hạn ở năng lượng ~50 MeV mỗi nucleon, nhưng khi chế tạo và thiết kế kỹ thuật dần dần được cải thiện, việc chế tạo các cyclotron "khu vực xoắn ốc" cho phép tăng tốc và điều khiển các chùm tia mạnh hơn. Những phát triển sau này bao gồm việc sử dụng các nam châm siêu dẫn mạnh hơn và tách các nam châm thành các khu vực riêng biệt, trái ngược với một nam châm lớn duy nhất. Nguyên lý hoạt động. Trong máy gia tốc hạt, các hạt tích điện được gia tốc bằng cách đặt một điện trường qua một khe hở. Lực tác dụng lên hạt đi qua khe này được cho bởi định luật lực Lorentz: formula_1 trong đó: là điện tích trên hạt, là điện trường, là vận tốc của hạt và là mật độ từ thông. Không thể gia tốc các hạt chỉ bằng từ trường tĩnh, vì lực từ luôn tác dụng vuông góc với hướng chuyển động, và do đó chỉ có thể thay đổi hướng của hạt chứ không thể thay đổi tốc độ. Trong thực tế, cường độ của một điện trường không thay đổi có thể đặt qua một khe hở bị giới hạn bởi nhu cầu tránh sự đánh thủng tĩnh điện.  Như vậy, các máy gia tốc hạt hiện đại sử dụng điện trường (tần số vô tuyến) xoay chiều để tăng tốc. Do trường xoay chiều ngang qua một khe hở chỉ cung cấp gia tốc theo hướng thuận trong một phần chu kỳ của nó, nên các hạt trong máy gia tốc RF di chuyển theo chùm, thay vì dòng liên tục. Trong máy gia tốc hạt tuyến tính, để một chùm "nhìn thấy" điện áp chuyển tiếp mỗi khi nó đi qua một khe hở, các khe hở phải được đặt ngày càng xa nhau, để bù cho tốc độ ngày càng tăng của hạt. Ngược lại, một cyclotron sử dụng một từ trường để bẻ cong quỹ đạo của các hạt thành hình xoắn ốc, do đó cho phép sử dụng cùng một khoảng trống nhiều lần để tăng tốc một chùm đơn lẻ. Khi chùm xoắn ốc hướng ra ngoài, khoảng cách ngày càng tăng giữa các lần đi qua của khoảng trống được cân bằng chính xác với sự gia tăng tốc độ, do đó, mỗi lần một chùm sẽ đến được khoảng cách tại cùng một điểm trong chu kỳ RF. Tần số mà một hạt sẽ quay quanh trong một từ trường vuông góc được gọi là tần số cyclotron, và trong trường hợp phi tương đối tính, chỉ phụ thuộc vào điện tích và khối lượng của hạt, và cường độ của từ trường: formula_2 trong đó: là tần số (tuyến tính), là điện tích của hạt, là độ lớn của từ trường vuông góc với mặt phẳng mà hạt đang chuyển động và là khối lượng của hạt. Tính chất mà tần số không phụ thuộc vào vận tốc của hạt là thứ cho phép sử dụng một khe hở duy nhất, cố định để gia tốc một hạt chuyển động theo hình xoắn ốc. Nguyên lý cyclotron. Giả sử lúc đầu ta có một hạt mang điện tích dương xuất phát từ một điểm rất gần với tâm máy cyclotron và đi vào một hộp. Người ta phải điều chỉnh nguồn điện để cho lúc đó cái hộp ấy tích điện âm, còn hộp còn lại tích điện dương. Lúc này lực Lorentz xuất hiện và làm cho hạt chuyển động theo nửa đường tròn trong hộp có điện tích dương. Khi hộp vừa đến cạnh thẳng của cái hộp đó thì nguồn đổi chiều, tức là hộp mang điện tích dương bây giờ thì mang điện tích âm và ngược lại. Vì vậy, khi đi vào khoảng hẹp giữa hai cạnh thẳng của chúng, điện trường sẽ tăng tốc cho hạt. Và tiếp theo, nó lại di chuyển sang hộp vừa mang điện tích dương và lực Lorentz lại làm nhiệm vụ như trên. Nhưng thay vì như cũ, bán kính của nửa đường tròn quỹ đạo lúc này lớn hơn trước. Cần biết một điều rằng, vận tốc của hạt càng lớn thì bán kính quỹ đạo càng lớn. Tuy vậy,thời gian chuyển động của hạt mang điện mà ta đang xét tới thì lại không phụ thuộc vào quỹ đạo. Thế nên, người ta điều chỉnh sao cho chu kỳ thay đổi cực của nguồn điện bằng 2 lần thời gian chuyển đông trên mỗi nửa đường tròn của hạt mang điện. Thế là quỹ đạo của hạt trong mỗi hộp có bán kính tăng dần, những khi hạt đi vào khoảng hẹp thì điện trường ở đó thay đổi chiều (như đã nói ở trên), làm cho hạt được tăng tốc. Vì hạt được tăng tốc nhiều lần nên dần dần nó thu được vận tốc lớn. Tuy có hữu ích như vậy, nhưng máy cyclotron có một nhược điểm mà hầu như máy gia tốc nào cũng mắc phải, đó là khi vận tốc của hạt rất lớn, do hiệu ứng tương đối tính, hạt có khối lượng thay đổi. Khi đó chu kỳ quay sẽ không cùng pha với hiệu điện thế của nguồn điện. Vì vậy, máy cyclotron chỉ có thể tăng tốc cho hạt tới một giới hạn nhất định nào đó. Năng lượng hạt. Mỗi khi một hạt đi qua khe gia tốc trong cyclotron, nó được cung cấp một lực gia tốc bởi điện trường ngang qua khe, và năng lượng tổng thu được của hạt có thể được tính bằng cách nhân mức tăng trên mỗi lần đi qua với số lần hạt đi qua khe đó. khoảng cách. Tuy nhiên, với số vòng quay thường cao, việc ước tính năng lượng thường đơn giản hơn bằng cách kết hợp phương trình tính tần số trong chuyển động tròn: formula_3 với phương trình tần số cyclotron để tính: formula_4 Do đó, động năng của các hạt có tốc độ được tính bởi công thức: formula_5 trong đó: là bán kính tại đó năng lượng được xác định. Do đó, giới hạn về năng lượng chùm tia có thể được tạo ra bởi một cyclotron nhất định phụ thuộc vào bán kính cực đại mà từ trường và các cấu trúc gia tốc có thể đạt tới, và vào cường độ cực đại của từ trường có thể đạt được. Hệ số K. Trong phép tính gần đúng phi tương đối tính, động năng cực đại trên mỗi khối lượng nguyên tử của một cyclotron đã cho được tính bởi: formula_6 trong đó: formula_7 là điện tích cơ bản, formula_8 là sức mạnh của nam châm, formula_9 là bán kính tối đa của chùm tia, formula_10 là một đơn vị khối lượng nguyên tử, formula_11 là điện tích của các hạt chùm tia, và formula_12 là khối lượng nguyên tử của các hạt chùm tia. Giá trị của "K" được tính theo công thức: formula_13 Giá trị này được gọi là "hệ số K" và được sử dụng để mô tả năng lượng chùm tia cực đại của cyclotron. Nó đại diện cho năng lượng cực đại theo lý thuyết của các proton (với "Q" và "A" bằng 1) được gia tốc trong một cỗ máy nhất định. Quỹ đạo hạt. Trong khi quỹ đạo theo sau bởi một hạt trong cyclotron thường được gọi là "xoắn ốc", nó được mô tả chính xác hơn là một loạt các cung có bán kính không đổi. Tốc độ hạt, và do đó bán kính quỹ đạo, chỉ tăng ở những khoảng trống gia tốc. Rời xa các vùng đó, hạt sẽ quay quanh (theo một xấp xỉ đầu tiên) ở một bán kính cố định. Tuy nhiên, một hình xoắn ốc đơn giản có thể là một xấp xỉ hữu ích. Coi hạt nhận được năng lượng trong mỗi vòng quay thì năng lượng của nó sau vòng quay sẽ là: formula_14 Kết hợp nó với phương trình động năng của một hạt trong cyclotron cho công thức: formula_15 Đây là phương trình của một đường xoắn ốc Fermat. Ổn định và lấy nét. Khi một chùm hạt di chuyển xung quanh một cyclotron, hai hiệu ứng có xu hướng làm cho các hạt của nó lan rộng ra. Đầu tiên chỉ đơn giản là các hạt được bơm vào từ nguồn ion có một số vị trí và vận tốc ban đầu. Sự lan truyền này có xu hướng được khuếch đại theo thời gian, làm cho các hạt di chuyển ra khỏi tâm chùm. Thứ hai là lực đẩy lẫn nhau của các hạt chùm tia do điện tích của chúng. Giữ cho các hạt hội tụ để tăng tốc đòi hỏi phải giới hạn các hạt trong mặt phẳng gia tốc (tiêu điểm trong mặt phẳng hoặc "dọc"), ngăn không cho chúng di chuyển vào trong hoặc ra ngoài khỏi quỹ đạo chính xác của chúng ("ngang" lấy nét) và giữ cho chúng được đồng bộ hóa với chu kỳ trường RF đang tăng tốc (lấy nét theo chiều dọc). Ổn định ngang và lấy nét. Lấy nét trong mặt phẳng hoặc "dọc" thường đạt được bằng cách thay đổi từ trường xung quanh quỹ đạo, tức là với góc phương vị. Do đó, một cyclotron sử dụng phương pháp hội tụ này được gọi là cyclotron trường thay đổi theo phương vị (AVF). Sự thay đổi cường độ trường được cung cấp bằng cách định hình lõi thép của nam châm thành các cung. Giải pháp hội tụ chùm hạt này được đề xuất bởi L. H. Thomas vào năm 1938 và hầu như tất cả các cyclotron hiện đại đều sử dụng các trường thay đổi theo phương vị. Việc lấy nét "ngang" xảy ra như một kết quả tự nhiên của chuyển động cyclotron. Vì đối với các hạt giống hệt nhau chuyển động vuông góc với một từ trường không đổi, bán kính cong quỹ đạo chỉ là một hàm của tốc độ của chúng, nên tất cả các hạt có cùng tốc độ sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn có cùng bán kính và hạt có quỹ đạo hơi sai sẽ đơn giản chuyển động trong một vòng tròn với một tâm hơi lệch. So với một hạt có quỹ đạo ở tâm, một hạt như vậy dường như trải qua một dao động ngang so với hạt ở tâm. Dao động này ổn định đối với các hạt có độ lệch nhỏ so với năng lượng tham chiếu. Ổn định theo chiều dọc. Mức độ đồng bộ tức thời giữa hạt và trường RF được biểu thị bằng độ lệch pha giữa trường RF và hạt. Ở chế độ điều hòa thứ nhất (tức là các hạt thực hiện một vòng quay trên mỗi chu kỳ RF), đó là sự khác biệt giữa pha tức thời của trường RF và phương vị tức thời của hạt. Gia tốc nhanh nhất đạt được khi độ lệch pha bằng 90° (modulo 360°).  Đồng bộ hóa kém, tức là độ lệch pha xa giá trị này, dẫn đến hạt bị gia tốc chậm hoặc thậm chí bị giảm tốc (nằm ngoài phạm vi 0–180°). Vì thời gian để một hạt hoàn thành một quỹ đạo chỉ phụ thuộc vào loại hạt, từ trường (có thể thay đổi theo bán kính) và hệ số Lorentz (xem ), cyclotron không có cơ chế hội tụ theo chiều dọc để giữ cho các hạt đồng bộ vào trường RF. Độ lệch pha mà hạt có tại thời điểm nó được đưa vào cyclotron, được bảo toàn trong suốt quá trình gia tốc, nhưng các sai số do sự khớp không hoàn hảo giữa tần số trường RF và tần số cyclotron ở một bán kính nhất định tích tụ trên đỉnh của nó. Việc hạt không được tiêm lệch pha trong khoảng ±20° so với giá trị tối ưu có thể làm cho khả năng tăng tốc của nó quá chậm và thời gian lưu lại trong cyclotron quá lâu. Kết quả là, trong nửa chặng đường của quá trình, độ lệch pha vượt ra ngoài phạm vi 0–180°, gia tốc chuyển thành giảm tốc và hạt không đạt được năng lượng mục tiêu. Việc nhóm các hạt thành các chùm được đồng bộ hóa chính xác trước khi tiêm chúng vào cyclotron, do đó làm tăng đáng kể hiệu quả tiêm. Cân nhắc tương đối tính. Trong phép tính gần đúng phi tương đối tính, tần số cyclotron không phụ thuộc vào tốc độ của hạt hoặc bán kính quỹ đạo của hạt. Khi chùm tia xoắn ốc ra bên ngoài, tần số quay không đổi và chùm tia tiếp tục tăng tốc khi nó di chuyển một khoảng cách lớn hơn trong cùng một khoảng thời gian. Trái ngược với sự gần đúng này, khi các hạt tiến gần đến tốc độ ánh sáng, tần số cyclotron giảm do sự thay đổi khối lượng tương đối tính. Sự thay đổi này tỷ lệ với hệ số Lorentz của hạt. Khối lượng tương đối tính có thể được viết là: formula_16 Trong đó: Thay thế điều này vào các phương trình cho tần số cyclotron và tần số góc sẽ cho: formula_20 Khi đó bán kính con quay của một hạt chuyển động trong từ trường tĩnh được cho bởi: formula_21 Biểu thị tốc độ trong phương trình này theo tần số và bán kính: formula_22 mang lại kết nối giữa cường độ từ trường, tần số và bán kính: formula_23 Phương pháp tiếp cận cyclotron tương đối tính. Cyclotron đồng bộ. Từ formula_24 tăng khi hạt đạt vận tốc tương đối tính, gia tốc của hạt tương đối tính đòi hỏi phải điều chỉnh cyclotron để đảm bảo hạt vượt qua khoảng cách tại cùng một điểm trong mỗi chu kỳ RF. Nếu tần số của điện trường gia tốc thay đổi trong khi từ trường được giữ không đổi, thì điều này dẫn đến synchrocyclotron. Trong loại cyclotron này, tần số gia tốc thay đổi theo hàm của bán kính quỹ đạo hạt sao cho: formula_25 Sự giảm tần số gia tốc được điều chỉnh để phù hợp với sự gia tăng gamma đối với một từ trường không đổi. Cyclotron đẳng thời. Thay vào đó, nếu từ trường thay đổi theo bán kính trong khi tần số của trường gia tốc được giữ không đổi, thì điều này dẫn đến "cyclotron đẳng thời". formula_26 Việc giữ tần số không đổi cho phép các cyclotron đẳng thời hoạt động ở chế độ liên tục, khiến chúng có khả năng tạo ra dòng điện chùm lớn hơn nhiều so với synchrocyclotron. Mặt khác, vì sự khớp chính xác của tần số quỹ đạo với tần số trường gia tốc là trách nhiệm của sự biến đổi từ trường theo bán kính, nên sự biến thiên phải được điều chỉnh chính xác. Máy gia tốc gradient xen kẽ trường cố định (FFA). Một cách tiếp cận kết hợp từ trường tĩnh (như trong synchrocyclotron) và hội tụ gradient xen kẽ (như trong synchrotron) là máy gia tốc gradient xen kẽ trường cố định (FFA). Trong một cyclotron đẳng thời, từ trường được định hình bằng cách sử dụng các cực nam châm bằng thép được gia công chính xác. Biến thể này mang lại hiệu ứng tập trung khi các hạt đi qua các cạnh của các cực. Trong FFA, các nam châm riêng biệt có hướng xen kẽ được sử dụng để tập trung chùm tia bằng cách sử dụng nguyên tắc tập trung mạnh. Trường của nam châm hội tụ và uốn cong trong FFA không thay đổi theo thời gian, do đó buồng chùm tia vẫn phải đủ rộng để chứa bán kính chùm tia thay đổi trong trường của nam châm hội tụ khi chùm tia tăng tốc. Phân loại. Các loại cyclotron. Có một số loại cyclotron cơ bản: Các loại chùm tia. Các hạt cho chùm cyclotron được tạo ra trong các nguồn ion thuộc nhiều loại khác nhau. Các loại mục tiêu. Để sử dụng chùm cyclotron, nó phải được hướng tới mục tiêu. Cách sử dụng. Nghiên cứu cơ bản. Trong nhiều thập kỷ, cyclotron là nguồn cung cấp chùm năng lượng cao tốt nhất cho các thí nghiệm vật lý hạt nhân. Với sự ra đời của synchrotron hội tụ mạnh, cyclotron được thay thế thành máy gia tốc có khả năng tạo ra năng lượng cao nhất. Tuy nhiên, do tính nhỏ gọn của chúng, và do đó chi phí thấp hơn so với synchrotron năng lượng cao, cyclotron vẫn được sử dụng để tạo ra chùm tia cho nghiên cứu mà mục tiêu chính là không đạt được mức năng lượng tối đa có thể. Các thí nghiệm vật lý hạt nhân dựa trên cyclotron được sử dụng để đo các tính chất cơ bản của đồng vị (đặc biệt là đồng vị phóng xạ tồn tại trong thời gian ngắn) bao gồm chu kỳ bán rã, khối lượng, tiết diện tương tác và sơ đồ phân rã. Sử dụng y tế. Sản xuất đồng vị phóng xạ. Các chùm cyclotron có thể được sử dụng để bắn phá các nguyên tử khác để tạo ra các đồng vị có thời gian sống ngắn với nhiều ứng dụng y tế, bao gồm chụp ảnh y tế và trị liệu bức xạ. Các đồng vị phát positron và gamma, chẳng hạn như fluor-18, carbon-11 và techneti-99m được sử dụng cho chụp ảnh PET và SPECT. Trong khi các đồng vị phóng xạ do cyclotron sản xuất được sử dụng rộng rãi cho mục đích chẩn đoán, thì việc sử dụng điều trị phần lớn vẫn đang được phát triển. Các đồng vị được đề xuất bao gồm astatin-211, paladi-103, rheni-186 và brom-77. Liệu pháp chùm tia. Gợi ý đầu tiên rằng các proton năng lượng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả được Robert R. Wilson đưa ra trong một bài báo xuất bản năm 1946 khi ông tham gia thiết kế Phòng thí nghiệm Cyclotron Harvard. Chùm từ cyclotron có thể được sử dụng trong liệu pháp hạt để điều trị ung thư. Các chùm ion từ cyclotron có thể được sử dụng, như trong liệu pháp proton, để thâm nhập vào cơ thể và tiêu diệt các khối u do tổn thương bức xạ, đồng thời giảm thiểu tổn thương cho các mô khỏe mạnh trên đường đi của chúng. Tính đến năm 2020, có khoảng 80 cơ sở trên toàn thế giới dành cho trị liệu bức xạ sử dụng chùm proton và ion nặng, bao gồm hỗn hợp cyclotron và synchrotron. Cyclotron chủ yếu được sử dụng cho các chùm proton, trong khi synchrotron được sử dụng để tạo ra các ion nặng hơn. Ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm rõ ràng nhất của máy cyclotron so với máy gia tốc tuyến tính là do khoảng cách gia tốc giống nhau được sử dụng nhiều lần nên nó tiết kiệm không gian hơn và tiết kiệm chi phí hơn; các hạt có thể được đưa đến năng lượng cao hơn trong không gian ít hơn và với ít thiết bị hơn. Sự nhỏ gọn của cyclotron cũng làm giảm các chi phí khác, chẳng hạn như nền móng, che chắn bức xạ và tòa nhà bao quanh. Cyclotron có một trình điều khiển điện duy nhất, giúp tiết kiệm cả chi phí thiết bị và điện năng. Hơn nữa, cyclotron có thể tạo ra chùm hạt liên tục vào mục tiêu, do đó công suất trung bình truyền từ chùm hạt vào mục tiêu tương đối cao so với chùm xung của synchrotron. Tuy nhiên, như đã thảo luận ở trên, phương pháp gia tốc tần số không đổi chỉ có thể thực hiện được khi các hạt được gia tốc xấp xỉ tuân theo các định luật chuyển động của Newton. Nếu các hạt trở nên đủ nhanh để các hiệu ứng tương đối tính trở nên quan trọng, thì chùm tia sẽ lệch pha với điện trường dao động và không thể nhận thêm bất kỳ gia tốc nào. Do đó, cyclotron cổ điển (trường và tần số không đổi) chỉ có khả năng gia tốc các hạt lên tới vài phần trăm tốc độ ánh sáng. Đồng bộ, đẳng thời và các loại cyclotron khác có thể khắc phục hạn chế này, với sự đánh đổi về độ phức tạp và chi phí tăng lên. Một hạn chế nữa của cyclotron là do hiệu ứng điện tích không gian – lực đẩy lẫn nhau của các hạt trong chùm tia. Khi lượng hạt (dòng chùm) trong chùm cyclotron tăng lên, tác động của lực tĩnh điện ngày càng mạnh cho đến khi chúng phá vỡ quỹ đạo của các hạt lân cận. Điều này đặt ra một giới hạn chức năng đối với cường độ chùm tia, hoặc số lượng hạt có thể được gia tốc cùng một lúc, khác với năng lượng của chúng. Công nghệ liên quan. Chuyển động xoắn ốc của các electron trong một buồng chân không hình trụ trong một từ trường ngang cũng được sử dụng trong máy phát cao tần (magnetron, một thiết bị tạo ra sóng vô tuyến tần số cao (vi ba). Trong máy phát cao tần, các electron bị từ trường uốn cong thành một đường tròn và chuyển động của chúng được sử dụng để kích thích các khoang cộng hưởng, tạo ra bức xạ điện từ. Một betatron sử dụng sự "thay đổi" trong từ trường để tăng tốc các electron theo đường tròn. Mặc dù từ trường tĩnh không thể tạo ra gia tốc, vì lực luôn tác dụng vuông góc với hướng chuyển động của hạt, nhưng trường thay đổi có thể được sử dụng để tạo ra lực điện động theo cách tương tự như trong máy biến áp. Betatron được phát triển vào năm 1940, mặc dù ý tưởng này về cơ bản đã được đề xuất sớm hơn. Máy synchrotron là một loại máy gia tốc hạt khác sử dụng nam châm để uốn các hạt thành một quỹ đạo tròn. Không giống như trong cyclotron, đường đi của hạt trong synchrotron có bán kính cố định. Các hạt trong synchrotron vượt qua các trạm gia tốc với tần suất tăng dần khi chúng nhanh hơn. Để bù đắp cho sự gia tăng tần số này, cả tần số của điện trường gia tốc được áp dụng và từ trường phải được tăng lên song song, dẫn đến phần "đồng bộ" của tên gọi. Trong tiểu thuyết. Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ đã nổi tiếng yêu cầu rút các nhật báo về truyện tranh "Siêu nhân" vào tháng 4 năm 1945 vì đã để Siêu nhân bị bắn phá bằng bức xạ từ một cyclotron. Trong bộ phim Biệt đội săn ma năm 1984, một cyclotron thu nhỏ tạo thành một phần của gói proton được sử dụng để bắt ma.
1
null
Quân đội Đế quốc La Mã là lực lượng vũ trang được triển khai bởi các đế chế La Mã trong thời kỳ Nguyên thủ (30 TCN - 284). Theo người sáng lập-hoàng đế Augustus (trị vì 30 TCN - 14), các quân đoàn, được hình thành số khoảng 5.000 bộ binh hạng nặng được tuyển dụng từ các công dân La Mã. Các binh sĩ của quân đội đế quốc La Mã đều là những quân nhân chuyên nghiệp và họ tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Nhiệm vụ chính của quân đội La Mã vào đầu thời kì đế quốc đầu đó là bảo vệ nền Thái bình La Mã (Pax Romana). Ba bộ phận chính của quân đội đó là: Trong và sau cuộc nội chiến, Octavianus giảm số lượng to lớn của các Binh đoàn Lê dương La Mã (gồm hơn 60 Binh đoàn) xuống còn 28 Binh đoàn - một con số dễ chấp nhận và kiểm soát hơn nhiều. Một số Binh đoàn bị ngờ vực về sự trung thành chỉ đơn giản là bị sa thải. Các Binh đoàn khác được hợp nhất - sự thật này được gợi nên qua biệt hiệu "Gemina" (Anh em song sinh). Năm 9, các bộ tộc German tận diệt ba Binh đoàn La Mã trong trận rừng Teutoburg. Thảm họa này giảm số lượng các Binh đoàn xuống còn 25. Sau này, tổng số các Binh đoàn sẽ lại được tăng lên và trong vòng 300 năm sau, La Mã luôn luôn có chừng trên dưới 30 Binh đoàn. Augustus cũng thành lập đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã ("Praetoriani"): chín cohorts có vẻ là để gìn giữ nền hòa bình chung và đóng quân tại Ý. Được trả lương hậu hĩnh hơn các Binh đoàn, các Cận vệ cũng phục vụ ngắn hạn hơn; thay vì phục vụ theo thời gian tiêu chuẩn của các Binh đoàn là 25 năm, họ về phép sau 16 năm tại nhiệm. Tuy quân trợ chiến (tiếng Latinh: "auxilia" = những hỗ trợ) không nổi danh các Binh đoàn, họ có tầm quan trọng không nhỏ. Khác với các Binh đoàn, quân trợ chiến được tuyển mộ từ người không có quyền công dân. Được tổ chức trong các đơn vị nhỏ hơn gồm toàn là lính cohort, họ được trả thù lao ít hơn các Binh đoàn, và sau 25 năm phục vụ trong quân đội, họ cùng các con mình được trao quyền công dân La Mã. Theo Tacitus quân trợ chiến cũng có số lượng xấp xỉ bằng các Binh đoàn. Từ thời điểm đó La Mã có 25 Binh đoàn với khoảng 5.000 lính, ta suy ra quân trợ chiến cũng có chừng khoảng 125.000 binh sĩ, vậy là có xấp xỉ 250 trung đoàn trợ chiến. Sử liệu. Ngoại trừ đầu thế kỷ 1, các bằng chứng có tính chất văn học trong thời kỳ Nguyên thủ thực sự không đáng kể, có thể kể đến sự mất mát của một số lượng lớn các công trình nghiên cứu lịch sử đương thời. Từ cái nhìn về quân đội Đế quốc, các nguồn hữu ích thường được sử dụng nhiều nhất là: thứ nhất, các tác phẩm của tướng Gaius Julius Caesar như "De Bello Gallico" và "De Bello Civili", bao gồm cuộc chinh phục xứ Gaul của mình (58-50 TCN) và cuộc nội chiến của ông chống lại kình địch Pompey (49-48 TCN) tương tự. Nói đúng ra, những cuộc chiến này đều diễn ra trước khi đế quốc La Mã được thành lập (bắt đầu từ năm 30 TCN), nhưng các chi tiết trong tác phẩm của Caesar mô tả thời gian cách giai đoạn đế quốc không xa, chúng đủ để cung cấp nhiều thông tin về cách tổ chức và chiến thuật vẫn còn liên quan đến các quân đoàn của đế quốc. Thứ hai, các tác phẩm của sử gia thời kỳ Đế quốc, Tacitus, viết khoảng năm 100 sau công nguyên. Đây là cuốn "Annales", một biên niên sử của triều đại Julio-Claudian từ cái chết của người sáng lập, hoàng đế Augustus đến Nero (14-68 CN). Ngay cả điều này bị những khoảng trống lớn, chiếm khoảng một phần ba bản gốc, cuốn "Historiae" là phần tiếp theo của "Annales", kéo dài cuốn biên niên đến cái chết của Domitianus (96 CN), trong đó chỉ có phần đầu tiên, có ghi chi tiết về cuộc nội chiến năm 68-9; và "Agricola", một cuốn tiểu sử của cha vợ Tacitus, Gnaeus Julius Agricola, người từng làm thống đốc tỉnh Britannia (78-85 CN), người đã từng cố gắng chinh phục xứ Caledonia (Scotland) để sáp nhập vào La Mã. Nguồn văn học quan trọng thứ ba là "De Re Militari", một luận thuyết về thực tiễn của quân đội La Mã của Vegetius, được viết vào khoảng năm 400 CN. Tác phẩm này có nhiều chi tiết hữu ích liên quan đến thời kỳ Nguyên thủ, nhưng những thông tin mà tác giả là không ghi ngày tháng và đôi khi không đáng tin cậy. Ngoài ra còn có các tác phẩm hữu ích là: "Chiến tranh Do Thái" của Josephus, ​các chi tiết về cuộc nổi dậy đầu tiên của người Do Thái vào năm 66-70 TCN được một trong những chỉ huy của người Do Thái kể lại, người đã đào thoát sang La Mã sau khi bị bắt, bài luận "Acies contra Alanos" ("Ektaxis kata Alanon") bởi tác giả người Hy Lạp Arrianus, là thống đốc của tỉnh Cappadocia vào năm 135-138: tác phẩm mô tả một chiến dịch đẩy lùi một cuộc xâm lược vào tỉnh nhà bởi người Alan, một tộc người Iran sống ở khu vực Kavkaz. Nhưng hầu hết các nhà sử học La Mã thời bấy giờ đều chỉ có một cái nhìn rất hạn chế về các vấn đề của quân đội Đế quốc, vì các tác phẩm phần lớn chỉ mô tả các chiến dịch quân sự và nói rất ít về tổ chức quân đội, hậu cần và cuộc sống hàng ngày của binh lính. May mắn thay, các bằng chứng văn học ít ỏi và rời rạc đã được bổ sung bởi số lượng lớn chữ khắc trên đá và bằng chứng khảo cổ. Quân đội Đế quốc La Mã là một tổ chức rất phức tạp. Các Hồ sơ tài chính tỉ mỉ đã được lưu giữ bởi các "cornicularii" (người giữ sách). Các hồ sơ chi tiết được lưu giữ trên tất cả các binh sĩ riêng lẻ và có bằng chứng về hệ thống nộp đơn. Ngay cả vấn đề nhỏ như việc binh sĩ yêu cầu "praefectus" của họ cho nghỉ phép ("commeatus") cũng phải được gửi bằng văn bản. Từ những bằng chứng được phát hiện tại Vindolanda, một pháo đài gần Trường thành Hadrianus, có thể được suy luận rằng chỉ tính riêng các đơn vị La Mã đồn trú ở tỉnh Britannia đã tạo ra hàng chục triệu trang tài liệu. Tuy nhiên, chỉ có một phần vô cùng nhỏ trong số tài liệu khổng lồ này đã sống sót, do sự phân hủy hữu cơ của các văn bản có chất lượng trung bình (gỗ, bảng sáp và giấy cói). Khu vực duy nhất của đế chế mà các tài liệu về quân đội còn tồn tại với số lượng đáng kể là Ai Cập, nơi có điều kiện đặc biệt khô đủ để ngăn chặn sự phân hủy. Giấy cói xuất xứ từ Ai Cập thực sự là một nguồn sử liệu rất quan trọng cho nghiên cưu tổ chức và đời sống nội bộ của quân đội. Bảng sáp xứ Vindolanda, tài liệu ghi trên các tấm bảng bằng gỗ và bảo quản bằng các điều kiện thiếu oxy không bình thường, là một ngữ liệu hiếm hoi của tài liệu quân đội từ phía tây bắc của Đế chế. Chúng bao gồm một loạt thư từ và những bản ghi nhớ giữa các thành viên của ba trung đoàn phụ trợ đóng tại Vindolanda (85-122 CN). Chúng cung cấp một cái nhìn thoáng qua về giá trị của cuộc sống thực tế và các hoạt động của các đơn vị đồn trú ở một pháo đại phụ trợ. Một số lượng lớn ngữ liệu đã được lưu giữ trên các vật liệu vô cơ như kim loại hoặc đá. Có tầm quan trọng nổi bật là những bức phù điêu trên các tượng đài được dựng lên bởi hoàng đế để ghi lại những chiến công của mình. Ví dụ đáng chú ý nhất là cột Traianus tại Roma. Được xây dựng trong năm 112 để kỷ niệm cuộc chinh phạt xứ Dacia thành công (101-7) của chính Traianus, các phù điêu đã cung cấp chân dung toàn diện nhất và chi tiết về trang thiết bị của quân La Mã và thực tiễn hiện còn. Các ví dụ khác bao gồm Khải hoàn môn (xem Danh sách Khải hoàn môn La Mã). Một nguồn sử liệu lớn trên đá khác là các tấm bia mộ của những người lính La Mã được khai quật. Chúng thường có các phù điêu thể hiện các đối tượng trong trang phục chiến đấu cộng với một bản tóm tắt sự nghiệp của mình (tuổi tác, đơn vị phục vụ, quân hàm) được viết bằng chữ. Cũng rất quan trọng là nó đã thể hiện sự tâm huyết của người đi viếng mộ, và làm sáng tỏ niềm tin tôn giáo của họ. Tài liệu kim loại đáng chú ý là văn bằng quân đội La Mã. Một văn bằng được viết trên một tấm bảng bằng đồng, được phát trong giai đoạn 50-212 CN (khi mà tất cả các cư dân tự do của đế chế La Mã đều được cấp quyền công dân) cho một người lính phụ trợ khi hết thời gian 25 năm tại ngũ của mình để chứng minh việc trao thưởng công dân đối với những người có chức quyền và gia đình của họ. Một lợi thế đặc biệt của văn bằng bằng đồng cho các sử gia là có thể xác định chính xác niên đại. Các văn bằng cũng thường liệt kê tên của một số đơn vị phụ trợ mà phục vụ trong cùng một tỉnh, đồng thời, dữ liệu quan trọng về việc triển khai các đơn vị phụ trợ ở các tỉnh khác nhau của đế quốc tại thời điểm khác nhau. Cũng thường được ghi là: Trung đoàn của người hưởng hoa lợi, tên chỉ huy trung đoàn, cấp bậc quân sự của người hưởng, tên của người thụ hưởng, tên của cha và nguồn gốc người hưởng (quốc gia, bộ lạc hay thành phố); tên của vợ người thụ hưởng và tên của cha và nguồn gốc cô ta và tên của đứa con được trao quyền công dân. Hơn 800 văn bằng đã được phục hồi, mặc dù hầu hết đều nằm trong tình trạng manh mún. (Tuy nhiên, đây chỉ là đại diện cho một phần vô cùng nhỏ trong số hàng trăm hàng ngàn văn bằng đã được ban hành. Ngoài sự ăn mòn tự nhiên, lý do chính cho tỷ lệ phục hồi thấp là do cuối thế kỷ 19, khi giá trị lịch sử của chúng đã được công nhận, những văn bằng thường bị nấu chảy do hạm lượng đồng chứa trong chúng - có lẽ phần lớn có lẽ các văn bằng bị nấu chảy đều xuất hiện sau năm 212). Cuối cùng, một khối lượng thông tin đã được phát hiện sau khi một di chỉ khảo cổ được khai quật: Các pháo đài lê dương, pháo đài lính phụ trợ, trại diễu hành và các trạm báo hiệu khác nhau. Một ví dụ điển hình là pháo đài Vindolanda, nơi mà các cuộc khai quật bắt đầu vào những năm 1930 và tiếp tục trong năm 2012 (bởi cháu trai của người chỉ huy cuộc khai quật đầu tiên, Eric Birley). Cuộc khai quật này đã phát hiện ra chi tiết về bố cục và cơ sở vật chất của các trang di chỉ quân sự và những phần trang thiết bị quân sự còn sót. Quy mô quân đội và chi phí. Ước tính toàn cầu đầu tiên về quy mô của quân đội triều đình trong các tài liệu cổ là "Annales" của Tacitus. Vào năm 23, ngay sau khi Augustus băng hà, trên toàn đế quốc có cả thảy 25 quân đoàn (khoảng 125.000 người) và "cùng một số lượng quân trợ chiến tương tự" trong khoảng 250 trung đoàn. Từ cơ bản gồm khoảng 250.000 quân lính, quân đội Đế quốc đã phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 1 và 2, gần như gấp đôi kích thước tới 450.000 vào cuối thời Septimius Severus (211 CN). Số lượng các quân đoàn tăng lên đến 33, và trung đoàn phụ trợ thậm chí tăng lên đến hơn 400 trung đoàn. Quân đội dưới Severus có thể đạt đến kích thước đỉnh điểm trong giai đoạn Nguyên thủ (30 TCN - 284). Sử gia Edward Gibbon ước tính rằng kích thước của quân đội La Mã "có lẽ là hình thành một lực lượng thường trực gồm 375.000 người" vào thời điểm mà lãnh thổ của Đế quốc rộng hơn bao giờ hết trong thời trị vì của Hoàng đế Hadrianus (cai trị 117-138). Ước tính này có thể chỉ bao gồm lính lê dương và quân trợ chiến của quân đội La Mã. Vào cuối thế kỷ thứ 3, có khả năng là quân số sụt giảm mạnh về do cái gọi là "khủng hoảng thế kỷ thứ ba" (235-70) một khoảng thời gian của nhiều cuộc nội chiến, những cuộc xâm lược của người rợ và trên tất cả, là bởi cuộc dịch hạch Cyprian, một đợt bùng phát bệnh đậu mùa có thể đã loại bỏ càng nhiều như một phần ba binh lính đang tại ngũ. Có thể là, vào năm 270 CN, số lượng binh lính của quân đội không lớn hơn nhiều so với thởi điểm năm 24 CN. Từ điểm thấp này có vẻ như là con số đã tăng lên đáng kể, ít nhất một phần ba, dưới thời Diocletianus (cai trị 284-305): Joannes Lydus cho rằng, tại một thời điểm nào đó trong triều đại của ông, quân đội có 389.704 binh sĩ - phục hồi được sức mạnh tổng lực như dưới triều Hadrianus. Những kích thước của quân đội La Mã có thể chính xác trong thời kỳ Nguyên thủ có thể được tóm tắt như sau: Các đơn vị quân chính quy. Cận vệ "Praetoriani". Người kế nhiệm của Augustus, Tiberius (cai trị 14-37), đã bổ nhiệm chỉ huy duy nhất cho đội cận vệ "Praetoriani": Sejanus 14-31, và Macro sau khi ông này bị chém vì bị kết tội phản quốc. Dưới sự ảnh hưởng của Sejanus, ai cũng hành động như cố vấn chính trị chính của ông, Tiberius quyết định tập trung nơi ăn nghỉ của tất cả các đội quân thuộc đội cận vệ Praetoriani thành một, cho xây dựng pháo đài quy mô cực to ở ngoại ô thành Roma, ngoài bức tường "Servii". Được gọi là "Castra Praetoria" ("Doanh trại lính Praetoriani"), công việc xây dựng của nó được hoàn tất bởi 23 CN. Sau khi Tiberius băng hà, số lượng thái thú trong nhiệm kỳ bình thường là hai, nhưng đôi khi chỉ có một hoặc thậm chí ba. Vào 23 CN, có chín đội quân thuộc Cận vệ "Praetoriani" đang hiện diện.. Đây là có lẽ là kích thước tương tự như nhưng đội quân lê dương (480 người mỗi đội), với tổng số 4.320 binh sĩ. Mỗi đội được đặt dưới sự chỉ huy của một quan bảo dân, thông thường một cựu "Centurio" của một quân đoàn. Có vẻ như mỗi đội đều có chín mươi kỵ sĩ, cũng giống như kỵ binh lê dương, họ đều là thành viên của bộ binh "centuriae", và được chia ra thành ba đội "turmae", mỗi đội ba mươi người. Số lượng đội quân Cận vệ "Praetoriani" tăng lên đến con số mười hai đến dưới thời Claudius. Trong cuộc nội chiến 68-9, Vitellius đã giải tán đội quân hiện tại bởi vì ông không tin tưởng vào sự trung thành của họ và tuyển dụng 16 đội mới, số quân mỗi đội đều được tăng lên gấp đôi (tức là có chứa 800 người mỗi đội). Tuy nhiên, vào thời Vespasianus (cai trị 69-79), số đội giảm xuống chỉ còn chín như ban đầu (nhưng vẫn còn 800 người mỗi đội), sau đó tăng lên đến mười người dưới thời con trai ông, Domitianus (cai trị 81-96). Do đó, vào thời điểm này số quân lính tăng lên đến cỡ khoảng 8.000 người. Có thể là Traianus (cai trị 98-117) đã thiết lập một đội kỵ binh riêng biệt trực thuộc quân Cận vệ, đội "equites singulares Augusti" ("Kỵ binh riêng của hoàng đế"). Một đội quân ưu tú tuyển chọn các "alae" tốt nhất tự đội quân phụ trợ (chỉ "alae" có nguồn gốc từ Batavi), "singulares" được giao nhiệm vụ hộ tống các hoàng đế trên chiến trường. Các đơn vị đã được tổ chức như một "ala" quân sự, có thể chứa tới 720 kỵ binh. Nằm dưới sự chỉ huy của một quan bảo dân, những người có thể báo cáo một trong các vị thái thú của cận vệ "Praetoriani". Đây chỉ là trung đoàn "Praetoriani" duy nhất tiếp nhận những nhưng người lúc sinh ra chưa được cấp quyền công dân, tân binh được cấp quyền công dân ngay sau khi nhập ngũ và không cần phải hoàn thành 25 năm tại ngũ như đối với nhưng quân trợ chiến khác. Địa bàn chính của đơn vị được đặt tại doanh trại riếng trên đồi Caelian, tách biệt với "Castra Praetoria". Đến thời điểm Hadrianus (cai trị 117-38), số lượng "singulares" đạt đến 1.000. Số lượng tiếp tục mở rộng đến 2.000 nhân mã trong những năm đầu thế kỷ thứ 3, dưới triều Septimius Severus, người đã xây dựng mới, căn cứ lớn hơn cho họ tại Roma, "Castra nova equitum singularium". Bởi vậy, con số khoảng 9.000 binh sĩ vào năm 100 đã tăng lên khoảng 10.000 dưới thời Severus.
1
null
là một hành tinh hư cấu trong loạt truyện tranh và phim hoạt hình Bảy viên ngọc rồng. Có tọa độ tại 9045XY, nơi đây là hành tinh quê hương của Kami Kami (Thượng đế), Đại ma vương Piccolo, Dende, cùng với những người Namek khác. Hành tinh này đã bị phá hủy trong cuộc chiến giữa Frieza và Sôn Gôku vào ngày 24 tháng 12 với thời gian tồn tại là 762 năm. Sau một năm sống tị nạn ở Trái Đất do hành tinh Namek cũ bị phá hủy, những người Namek được chuyển tới hành tinh Namek mới. Chỉ số sức mạnh của người Namek khoảng 1,000-3,000.
1
null
Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi sống chủ yếu ở Khu dân cư Lạc Thổ, phường Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những linh vật động vật của Việt Nam. Đặc điểm. Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác.Gà trống có hai màu lông chính là màu đen ánh xanh (mã lĩnh) và màu đỏ đậm (giống màu quả mận chín, mã mận). Một con gà trống được xác định là màu mã lĩnh hay màu mã mận khi trên thân gà màu lông nào chiếm đến 2/3 thì gọi màu đấy. Gà mái có ba màu lông là màu đất sét (mã thó), màu lông chim sẻ (mã sẻ) và màu vỏ quả nhãn khô (mã nhãn). Gà Hồ có đầu giống hình đầu con công hay còn gọi là "đầu công". Mào gà gọn giống hình múi chanh úp ngược hoặc hình quả dâu trên đầu, có màu đỏ. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Mỗi khi những chú gà trống cất tiếng gáy, người ta dễ nhìn thấy cái đuôi nơm ấy. Cánh gà úp vào thân giống như hai vỏ chai úp vào thân gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà Hồ thường to, thấp, tròn (quản), có 3 hàng vẩy, vẩy chân mịn màu vỏ đỗ nành. Gà trống có dáng cao, to và trường thân, lưng vuông, ngực nở rộng, trọng lượng của một chú gà trống khi trường thành nặng từ 4,5 - 5,5 kg. Trọng lượng của gà mái khi trưởng thành từ  3,5 - 4,0 kg. Do trọng lượng lớn, chậm chạp nên việc ấp trứng, nuôi con của gà mái rất vụng. Cũng vì thế mà trứng ấp không nở hết, số lượng gà con trong từng đàn cũng ít nhiều so với gà ri. Cũng theo ông Chung, gà Hồ và gà Đông Cảo của vùng Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cũng có những điểm khác nhau về hình dáng. So với gà Hồ thì gà Đông Cảo dáng thấp hơn, chân to hơn, trọng lượng tối đa của một chú gà Đông Cảo cũng nhẹ hơn, chỉ đến khoảng 4,5 kg. Bảo tồn và phát triển. Nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm của gà Hồ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện chăn nuôi quốc gia đã tài trợ kinh phí, đầu tư giúp đỡ đưa cán bộ về nằm vùng, theo dõi, gìn giữ, nuôi sinh sản. Hàng năm,hội thi gà Hồ được tổ chức thường niên vào các dịp đầu xuân. Thị trường. Một con gà Hồ bóc trứng giá cỡ 120.000-150.000đ, một kg gà thịt khoảng năm rưỡi, hai năm tuổi giá từ 350.000-500.000đ/kg nên một con gà cũng khoảng 1,5-3 triệu đồng. Ấy vậy mà muốn ăn được thưởng thức một miếng thịt gà Hồ phải đặt từ lúc giêng, hai bởi không có nhiều, có sẵn mà bán. Mỗi con gà đã có cả "chồng gạch" đặt sẵn từ khi chúng còn chưa nhổ giò, bốc dáng. Linh vật. Giống như con trâu, gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam. Biểu tượng vui được thiết kế với hình ảnh chú gà Hồ đang vươn mình đón nắng mặt trời như Thể thao Việt Nam hân hoan đón chào AIGs III. Chú gà mặc bộ trang phục thể thao khoẻ khoắn, với tay trái giang rộng đón chào bè bạn quốc tế, tay phải hình chữ V thể hiện niềm tin chiến thắng. Giữa áo là biểu tượng mặt trời đỏ OCA nằm sát cổ áo tạo thành hình tượng chiếc huy chương danh giá nhất của kỳ Đại hội. Chiếc huy chương này là niềm khát khao chiến thắng của các vãn động viên tham dự. kí tên ;Huyy
1
null
Công viên Kent Ridge (Chinese: 肯特岗公园) với diện tích 47 ha, là công viên công cộng ở phía tây Singapore, nằm giữa Đại học Quốc gia Singapore và Công viên Khoa học Singapore. Do không bị ảnh hưởng của môi trường sống và đời sống thực vật nơi đây khá phong phú chính vì vậy nơi đây đã trở thành một địa điểm phổ biến cho người quan sát chim và du lịch sinh thái. Công viên chính thức khai trương vào năm 1954. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngọn đồi trong công viên là một phần của những trận chiến ác liệt nhất và là nơi của Trung đoàn Mã Lai chiến đấu chống lại sự xâm lược của quân đội Nhật Bản trong trận Bukit Chandu (còn được gọi là trận chiến Pasir Panjang) từ ngày 12 đến 14 tháng 2 năm 1942.
1
null
Tổ chức khủng bố Palestine có tên là Tháng Chín Đen (TCĐ) (, "Munaẓẓamat Aylūl al-aswad") được thành lập năm 1970. Nó chịu trách nhiệm trong vụ bắt cóc và thảm sát 11 nhân viên và vận động viên Israel và bắn chết một cảnh sát Tây Đức trong Thế vận hội Mùa hè 1972 diễn ra ở Munich, đây cũng là vụ khủng bố gây chấn động nhất của tổ chức này. Sự kiện này đã dẫn đến việc ra đời của các lực lượng chống khủng bố thường trực, chuyên nghiệp và được huấn luyện quân sự ở phần lớn các quốc gia châu Âu ví dụ như GSG 9 (của Đức) hay GIGN (của Pháp) hoặc cải tổ và đặc biệt hóa các đơn vị sẵn có thành lực lượng như vậy, ví dụ đội đặc nhiệm không quân (Special Air Service) của Anh. Nguồn gốc. Tên của nhóm này bắt nguồn từ cuộc xung đột Tháng Chín Đen diễn ra từ 16 tháng 9 năm 1970 khi vua Hussein của Jordan tuyên bố thiết quân luật để đáp lại cuộc đảo chính "fedayeen" nhằm lật đổ nhà vua — khiến cho hàng nghìn người Palestine bị chết hoặc bị trục xuất ra khỏi Jordan. Tháng Chín Đen ban đầu là một nhóm nhỏ những người Fatah quyết tâm báo thù vua Hussein và quân đội Jordan. Các chiến binh của PFLP, as-Sa'iqa và các nhóm khác cũng tham gia Tháng Chín Đen. Đầu tiên phần lớn các thành viên của nó là những người phản kháng ​​trong Fatah có quan hệ gần gũi với Abu Ali Iyad, chỉ huy của lực lượng Fatah ở miền bắc Jordan đã tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Jordan sau khi các lãnh đạo tổ chức Giải phóng Palestine rút lui. Ông ta đã bị quân đội Jordan giết chết vào 23 tháng 7 năm 1971. Các thành viên này cho rằng Wasfi al-Tal, thủ tướng Jordan khi đó, phải chịu trách nhiệm cho việc tra tấn và giết hại Abu Ali Iyad. Thảm sát Munich. Hành động khét tiếng nhất của tổ chức này là giết hại 11 thành viên đội tuyển Olympic Israel tại Thế vận hội Mùa hè 1972 ở Munich, trong số đó có chín người bị bắt làm con tin trước khi bị hạ sát. Cũng trong vụ này, một sĩ quan cảnh sát Đức thiệt mạng. Tháng Chín Đen chính thức gọi chiến dịch này là "Ikrit và Biram", theo tên của hai ngôi làng Thiên Chúa giáo của người Palestine nơi những cư dân đã bị Haganah giết hại hoặc trục xuất năm 1948. Sau cuộc khủng bố, chính quyền Israel đứng đầu là thủ tướng Golda Meir đã ra lệnh cho Mossad ám sát những kẻ dính líu đến vụ tấn công này. Bắt đầu "chiến dịch Bayonet". Tính đến năm 1979 ít nhất một đơn vị Mossad đã giết chết 8 thành viên cao cấp của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) trong chiến dịch sự phẫn nộ của Chúa trời. Trong số đó có nhân vật lãnh đạo Ali Hassan Salameh, biệt danh "Hoàng tử Đỏ", là một người con giàu có và khoa trương sinh ra trong một gia đình thượng lưu và là chỉ huy của Lực lượng số 17, đội cận vệ của Yasser Arafat. Salameh chính là kẻ chủ mưu vụ không tặc trên Chuyến bay Sabena 571 năm 1972 từ Viên đến Lod.
1
null
Nasturtium là một chi gồm bảy loài trong Brassicaceae, loài được biến nhiều nhất là cải xoong "Nasturtium microphyllum" ("Rorippa microphylla") và "Nasturtium officinale" ("R. nasturtium-aquaticum"). "Nasturtium" từng được xem là tên đồng nghĩa "Rorippa", nhưng bằng chứng phân tử cho thấy đây là một chi riêng có quan hệ gần với "Cardamine" hơn là "Rorippa" "sensu stricto" (Al-Shehbaz & Price, 1998; Al-Shehbaz, Beilstein & Kellogg, 2006). Những loài cây này cũng liên quan đến "Lepidium sativum" và cây mù tạc. Tên chi "Nasturtium" xuất phát từ tiếng Latin "nasus tortus", nghĩa "mũi xoắn". "Nasturtium" bị ấu trùng của một số loài nhất định thuộc bộ Lepidoptera dùng làm thức ăn, ví dụ như "Orthonama obstipata". "Nasturtium gambelii" được liệt kê là một loài bị đe dọa tại Hoa Kỳ. Loài. Một cơ sở tài liệu liệt kê rằng có 313 loài. Dưới đây là một số loài:
1
null
Thlaspi là chi thực vật có hoa trong họ Cải. Lịch sử phân loại. "Thlaspi" s.l. đã trở thành bãi rác cho bất kỳ cây thuộc họ Cải nào có quả dạng vách ngăn hẹp (dẹt ở góc vuông với vách ngăn), với 2 hoặc nhiều hạt ở mỗi ngăn, và các thể dạng lông đơn giản hoặc không có lớp phủ thể dạng lông. Trong một loạt các nghiên cứu, Meyer đã giảm "Thlaspi" s.l. thành 10 vùng riêng biệt và chỉ giữ lại 6 loài trong "Thlaspi" s.str. của ông. Các nghiên cứu phát sinh chủng loài tiếp theo đã chỉ ra rằng cách tiếp cận rộng của Meyer là đúng, nhưng các vùng riêng biệt dựa trên hình thái của ông là không đúng và được tóm tắt trong Al-Shehbaz (2012, 2014) và Brassibase (2019). Tuy nhiên, Al-Shehbaz (2014) tiếp tục gợi ý rằng dường như tất cả các vùng riêng biệt của Meyer có thể được gộp lại trong "Noccaea" mở rộng ra rất nhiều (tông Coluteocarpeae). Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn trong các cơ sở dữ liệu trực tuyến, chẳng hạn như Tropicos hoặc Euro+Med Plantbase. Lưu ý rằng "Thlaspi watsonii" ít được nghiên cứu thì gần đây đã được xác nhận là đồng nghĩa của "Arabis watsonii" . Các loài. Plants of the World công nhận 9 loài:
1
null
Krzysztof Eugeniusz Penderecki (23 tháng 11 năm 1933 tại Debica – 29 tháng 3 năm 2020) là nhà soạn nhạc Ba Lan. Ông là nhà soạn nhạc thời kỳ Hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp. Krzysztof Penderecki học môn sáng tác ở A. Malawski, Wiechowicz tại Trường Cao đẳng âm nhạc Krakow. Sau đó, ông dạy môn sáng tác ở chính nơi mình từng là sinh viên, rồi trở thành giám đốc của trường trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1987. Phong cách sáng tác. Krzysztof Penderecki là một trong những người thuộc trào lưu sáng tác tiền phong đầu tiên. Ông cũng là người đã thể nghiệm với những âm thanh rất đời thường như tiếng của gỗ tạp, giấy, kim loại rỉ, máy chữ, tiếng va đập, tiếng huýt gió, tiếng kêu thất thanh và nhiều âm thanh tương tự khác. Ấy là chưa kể sự thể nghiệm của ông đối với những âm thanh độc đáo phát ra từ những nhạc cụ truyền thống nhờ kiểu khô không quy ước. Trong hợp xướng giáo đường, các ca sĩ được yêu cầu phát những phụ âm thật nhanh, những tiếng rít và cả tiếng huýt sáo. Các tác phẩm của ông được tiến triển từ những sáng tác thể nghiệm thời sơ kỳ ("Kích cỡ của thời gian và sự im lặng") đến những sáng tác kết hợp những phương thức biểu hiện âm nhạc truyền thống với hiện đại. Âm nhạc của ông luôn giàu tính biểu hiện, cảm xúc trong nội dung. Các tác phẩm. Krzysztof Penderecki đã sáng tác những tác phẩm thanh-khí nhạc, có thể kể đến "Những lời cầu kinh của David" cho hợp xướng và dàn nhạc cụ gõ (1958), "Những kích cỡ của thời gian và sự im lăng" cho hợp xướng và dàn nhạc thính phòng (1961), "Miserere" cho người đọc, đơn ca, hợp xướng trẻ em, hợp xướng nam nữ và dàn nhạc (1965), oratorio "Dies Irae" cho 3 đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc (1967), "Lacrimosa" cho giọng nữ cao, hợp xướng cùng dàn nhạc; những tác phẩm khác dành cho dàn nhạc như "Điếu ca cho những nạn nhân Hiroshima" cho 52 đàn dây (1960), "Canon" cho 52 đàn dây và 2 máy ghi âm (1962), bản "Sonata" cho cello và dàn nhạc (1964), "Giấc mơ của Jacob" (1974), "Passacaglia" (1988), "Adagio" (1989).
1
null
Raphaël Xavier Varane (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1993) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Manchester United tại Premier League. Anh được coi là một trong những hậu vệ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, Varane được biết đến với khả năng phòng ngự và tốc độ. Varane trước đây chơi cho câu lạc bộ Pháp Lens và trước mùa giải 2010–11, bắt đầu tập luyện với đội cấp cao và vào sân từ băng ghế dự bị trong một số trận đấu ở giải VĐQG. Varane ra mắt chuyên nghiệp vào năm 2010 ở tuổi 17, và sau một mùa giải thi đấu chuyên nghiệp, anh gia nhập Real Madrid. Ở đó, trong suốt 10 mùa giải từ 2011 đến 2021, anh đã giành được 18 danh hiệu, trong đó có 3 chức vô địch La Liga, 1 Copa del Rey, 4 chức vô địch UEFA Champions League và 4 FIFA Club World Cup. Năm 2021, anh rời Real Madrid để ký hợp đồng với Manchester United. Varane đại diện cho Pháp ở các cấp độ U-18, U-20 và U-21 trước khi ra mắt đội tuyển quốc gia vào tháng 3 năm 2013. Anh là một phần của đội tuyển Pháp tham dự FIFA World Cup vào năm 2014, khi anh được đề cử cho giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất, vào năm 2018, khi anh ấy chơi từng phút trong mỗi trận đấu khi Pháp tiếp tục giành chức vô địch và vào năm 2022, khi Pháp kết thúc với vị trí á quân. Anh tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế vào năm 2023, sau 93 lần khoác áo và ghi được 5 bàn thắng. Sự nghiệp câu lạc bộ. Sự nghiệp ban đầu. Varane sinh ra ở thành phố Lille thuộc vùng Nord-Pas-de-Calais. Anh có nguồn gốc từ Martiniquais thông qua cha anh, Gaston, người gốc Le Morne-Rouge, trong khi mẹ anh, Annie, được lớn lên ở Saint-Amand-les-Eaux. Varane bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình ở quận Lille, chơi cho câu lạc bộ địa phương AS Hellemmes khi mới 7 tuổi. Sau hai năm ở câu lạc bộ, vào tháng 7 năm 2002, anh gia nhập câu lạc bộ chuyên nghiệp RC Lens, bất chấp sự quan tâm của các đối thủ Derby du Nord và câu lạc bộ quê hương Lille OSC. Tương tự như sự phát triển của những tài sản được đánh giá cao trước đây của câu lạc bộ như Gaël Kakuta và Timothée Kolodziejczak, Varane đã dành thời gian tại Center de Préformation de Football ở Liévin gần đó, một trung tâm đào tạo dành riêng cho các cầu thủ lớn lên ở vùng Nord-Pas-de-Calais. Anh ấy đã dành hai năm ở trung tâm để tập luyện ở đó vào các ngày trong tuần và chơi với Lens vào cuối tuần. Sau khi trở lại toàn thời gian cho Lens, Varane nhanh chóng thăng hạng trong đội trẻ của câu lạc bộ. Trong mùa giải 2008–09, cùng với các đồng đội Thorgan Hazard và Geoffrey Kondogbia, anh đã chơi cho đội U16 tuổi của câu lạc bộ đã giành chức vô địch Championnat National des 16 ans. Trong mùa giải tiếp theo, Varane được đôn lên đội U19 của câu lạc bộ, mặc dù ít hơn hai tuổi so với một số đồng đội của anh. Trước mùa giải 2010–11, Varane ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên. Sau đó, anh được chuyển lên đội dự bị của câu lạc bộ ở giải nghiệp dư Championnat de France. Varane đã có trận ra mắt nghiệp dư trong trận đấu mở màn giải đấu của câu lạc bộ trong chiến thắng 2–0 trước Drancy. Anh xuất hiện trong đội hình xuất phát trong chín trận đấu tiếp theo của câu lạc bộ và chỉ thua một trong số đó. Lens. Vào cuối tháng 10 của chiến dịch, Varane được huấn luyện viên Jean-Guy Wallemme gọi vào đội một để tập luyện trước trận đấu của câu lạc bộ với Montpellier vào ngày 6 tháng 11. Anh đã tập luyện với đội trong cả tuần và do chấn thương của trung vệ Alaeddine Yahia, Varane, đáng ngạc nhiên, được điền tên vào đội hình xuất phát. Trong trận đấu, anh đã chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 2–0. Chiến thắng chỉ là trận giữ sạch lưới thứ ba của câu lạc bộ trong mùa giải. Varane được các đồng đội khen ngợi, đáng chú ý nhất là đội trưởng Adil Hermach, đối tác phòng ngự Éric Chelle, và tiền đạo David Pollet, cũng như truyền thông địa phương và huấn luyện viên Wallemme. Ở hai trận đấu tiếp theo, Varane cùng với một số cầu thủ trẻ khác ngồi dự bị trong trận Lens chạm trán với hai đội bóng khó chơi là Marseille và Lyon. Anh trở lại đội hình xuất phát vào ngày 30 tháng 11 trong trận thua 4–1 trước Brest. Bất chấp việc Wallemme bị sa thải sau trận đấu với Brest, Varane vẫn xuất phát ngay từ đầu trong đội hình dưới sự dẫn dắt của tân huấn luyện viên László Bölöni. Vào tháng 12, khi cả Chelle và Yahia đều trở lại thi đấu, Varane được xếp đá tiền vệ phòng ngự trong trận đấu với Bordeaux. Trong trận đấu, anh hoạt động như một trung vệ thứ ba linh hoạt và thực hiện một pha cản phá ở phút 84 sau một cú sút cự ly gần của Yoan Gouffran để bảo toàn tỷ số 2-1. Tuy nhiên, ở những phút cuối cùng của trận đấu, Bordeaux ghi bàn gỡ hòa với tỷ số 2–2. Vào đầu năm 2011, Varane là chủ đề của những đồn đoán chuyển nhượng liên kết anh với một số câu lạc bộ. Trong một nỗ lực để dập tắt sự quan tâm, vào ngày 3 tháng 2 năm 2011, anh đã ký gia hạn hợp đồng hai năm với Lens cho đến năm 2015. Vào ngày 8 tháng 5, Varane ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên trong trận hòa 1-1 với Caen. Trong trận đấu tiếp theo của đội với Monaco, anh đã ghi bàn thắng gỡ hòa trong một trận hòa 1-1 khác. Bất chấp bàn thắng, sự bế tắc khiến Lens phải xuống hạng trở lại Ligue 2 sau hai mùa giải ở hạng đấu cao nhất. Vào ngày 21 tháng 5, Varane đeo băng đội trưởng Lens trong trận thua 0-0 trước Arles-Avignon. Real Madrid. 2011–12: Ra mắt và vô địch La Liga. Vào ngày 22 tháng 6 năm 2011, chủ tịch của Lens, Gervais Martel đã xác nhận với một nhóm cổ động viên trong một cuộc họp của câu lạc bộ rằng Varane sẽ gia nhập câu lạc bộ La Liga, Real Madrid. Varane trước đó đã đến thăm các cơ sở của câu lạc bộ Real Madrid và cũng gặp gỡ cố vấn câu lạc bộ và đồng hương Zinedine Zidane. Vào ngày 27 tháng 6, động thái này đã được xác nhận bởi Real Madrid sau khi Varane vượt qua bài kiểm tra y tế thành công. Varane đã ký hợp đồng sáu năm với câu lạc bộ. Varane được giao chiếc áo số 19 và có trận ra mắt Real Madrid trong loạt trận giao hữu trước mùa giải của câu lạc bộ với đội bóng Mỹ Los Angeles Galaxy trong Giải bóng đá thế giới 2011. Anh xuất hiện với tư cách là người thay thế trong hiệp một khi Real Madrid giành chiến thắng 4–1. Varane có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ 4 ngày sau đó trong chiến thắng 3–0 trước câu lạc bộ Mexico Guadalajara. Anh ấy đã hoàn thành chiến dịch trước mùa giải khi xuất hiện 7 trận trong số 8 trận đấu trước mùa giải mà Real Madrid tham dự. Varane đã có trận ra mắt thi đấu cho Real Madrid vào ngày 21 tháng 9 trong trận đấu của đội với Racing de Santander. Anh bắt đầu trận đấu ở vị trí trung vệ cùng với Ricardo Carvalho khi trận đấu kết thúc với tỷ số 0–0. Trong trận đấu tiếp theo của đội ba ngày sau gặp Rayo Vallecano, Varane ra sân từ đầu và ghi bàn đầu tiên cho câu lạc bộ sau một cú bay người đánh gót sau quả phạt góc của Mesut Özil. Real Madrid giành chiến thắng với tỷ số 6–2. Bàn thắng của Varane khiến anh trở thành cầu thủ nước ngoài trẻ nhất ở tuổi 18 và 152 ngày ghi bàn thắng trong một trận đấu thi đấu cho Real Madrid. Vào ngày 27 tháng 9, anh có trận ra mắt UEFA Champions League trong chiến thắng 3–0 vòng bảng trước câu lạc bộ Hà Lan Ajax. Hai tháng sau, Varane có lần thứ hai tham dự Champions League trước câu lạc bộ Croatia Dinamo Zagreb. Trong trận đấu, Varane ra sân trong đội hình xuất phát và kiến ​​tạo trong bàn thắng thứ năm của đội, do José Callejón ghi, trong chiến thắng 6–2. Chiến thắng giúp Real Madrid bảo toàn ngôi đầu bảng. 2012–2016: Ra sân thường xuyên cho đội một, vô địch UEFA Champions League. Trước mùa giải 2012-13, Varane chuyển sang khoác áo số 2. Sau khi không thể góp mặt trong bốn trận đấu đầu tiên của Real Madrid, anh đã có trận ra mắt đầu tiên trong mùa giải vào ngày 18 tháng 9 trong trận đấu mở màn vòng bảng UEFA Champions League của câu lạc bộ với câu lạc bộ Anh Manchester City. Varane xuất phát và chơi cả trận giúp Real Madrid giành chiến thắng 3–2. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2013, Varane có màn ra mắt trận El Clásico với Barcelona ở Copa del Rey 2012–13. Anh đã ngăn chặn một loạt các pha tấn công nguy hiểm từ Barcelona, ​​bao gồm cả một cú sút của Xavi mà anh đã cản phá ngay trên vạch vôi. Anh đã kết thúc màn trình diễn của mình với pha đánh đầu trong trận đấu, kết thúc với tỷ số 1–1. Anh cũng trở thành cầu thủ nước ngoài trẻ thứ hai ghi bàn cho Real Madrid trong một trận đấu ở Clásico. Trong trận lượt về tại Camp Nou vào ngày 26 tháng 2 năm 2013, Varane ghi bàn thắng thứ ba cho Madrid trong chiến thắng 3–1 trên sân khách với cú đánh đầu từ quả phạt góc của Mesut Özil. Varane đã nhận được lời khen ngợi từ cựu vô địch World Cup Bixente Lizarazu sau màn trình diễn của anh trước Barcelona và Manchester United. Ông ấy nói: "Chúng tôi đang nói về một đứa trẻ ở Real Madrid, người đã chiếm vị trí của Pepe, và Pepe, với tất cả kinh nghiệm của mình, vẫn là một trung vệ tuyệt vời. Màn trình diễn của anh trước Manchester United và Barcelona thật phi thường". Varane tiếp tục gây ấn tượng trong trận lượt đi tứ kết Champions League với Galatasaray, nơi anh giúp Madrid giữ sạch lưới trong chiến thắng 3–0. Tất cả 27 đường chuyền của anh đều tìm đến đồng đội của anh mà không gặp bất kỳ pha đánh chặn nào, và tất cả các pha tắc bóng của anh đều thành công, hầu hết là với Didier Drogba. Vào tháng 4 năm 2013, Varane được độc giả Marca vinh danh là thành viên của "Mười một cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất trong lịch sử Real Madrid". Vào ngày 14 tháng 5 năm 2013, Varane đã trải qua một cuộc phẫu thuật thành công đầu gối phải sau một chấn thương mà anh ấy đã gặp phải trong trận đấu cuối cùng ở giải 2012–13 gặp Real Sociedad. Varane vào sân ở phút bù giờ thay cho Karim Benzema trong trận Chung kết Copa del Rey 2014 mà Real Madrid giành chiến thắng 2-1 trước Barcelona vào ngày 16 tháng 4. Anh đã chơi tất cả 120 phút trong chiến thắng 4–1 của Real Madrid trước Atlético Madrid trong trận Chung kết UEFA Champions League 2014, thay cho Pepe giàu kinh nghiệm hơn. Vào cuối hiệp phụ, sau khi Cristiano Ronaldo ghi bàn thắng cuối cùng, Varane đã đá bóng về phía HLV Diego Simeone của Atlético, khiến ông chạy ra khỏi đường pitch trong sự tức giận. Simeone được cử lên khán đài và Varane đã được đặt chỗ vì sự cố. Sau trận đấu, đội trưởng Gabi của Atlético đã bào chữa cho Varane vì anh còn trẻ tuổi, trong khi chính Simeone nói: "Tôi cũng đã mắc sai lầm với phản ứng của mình. Cậu ấy (Varane) là một chàng trai trẻ với một tương lai tươi sáng." Vào ngày 18 tháng 9 năm 2014, Varane ký hợp đồng mới có thời hạn sáu năm để giữ anh ở lại Real Madrid đến năm 2020. Anh chỉ ra sân nửa số trận khi đội giành chức vô địch UEFA Champions League 2015–16. 2016–2021: Tiếp tục thành công. Mặc dù gặp một vài chấn thương trong mùa giải, anh đã có 23 lần ra sân khi Madrid vô địch La Liga 2016–17. Anh đá chính trong trận chung kết khi Madrid giành chức vô địch UEFA Champions League 2016–17. Hợp đồng của Varane được gia hạn đến năm 2022 vào ngày 27 tháng 9 năm 2017. Trong UEFA Champions League 2017–18, anh đã có 11 lần ra sân, khi Madrid giành chức vô địch Champions League lần thứ ba liên tiếp và lần thứ 13 trong lịch sử câu lạc bộ. Sau những màn trình diễn ở câu lạc bộ và quốc tế trong suốt cả năm, anh đã được đưa vào danh sách rút gọn 30 người cho Quả bóng vàng 2018, kết thúc ở vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng cuối cùng. Anh cũng được xếp thứ 9 trong danh sách Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA sau Kevin De Bruyne và được bầu làm trung vệ trong đội hình cho cả FIFPro Men's World11 2018 và UEFA Team of the Year. Trong mùa giải 2018–19, anh đã có 43 lần ra sân, đồng thời giành chức vô địch FIFA Club World Cup 2018. Anh là người thường xuyên đá chính trong mùa giải tiếp theo, khi Real Madrid giành chức vô địch La Liga 2019–20. Tại Champions League, Madrid đã bị loại ở vòng 16 đội bởi Manchester City. Trong trận lượt về tại Sân vận động Thành phố Manchester, Manchester, Madrid đã để thua 2–1, với Varane được coi là người có lỗi trong cả hai bàn thua. Những sai lầm của cầu thủ người Pháp là do Gabriel Jesus gây áp lực quá cao dẫn đến việc Varane mất quyền kiểm soát bóng trong cả hai lần. Anh đã xin lỗi về những sai lầm của mình. Manchester United. Vào ngày 27 tháng 7 năm 2021, có thông báo rằng Manchester United và Real Madrid đã đạt được thỏa thuận về việc chuyển nhượng Varane, tùy thuộc vào kiểm tra y tế và các điều khoản của cầu thủ đang được hoàn tất. Vụ chuyển nhượng được hoàn tất vào ngày 14 tháng 8 năm 2021, sau khi Varane được công bố trước đám đông chật cứng khán giả Old Trafford trước trận mở màn Premier League của United trước Leeds United. Anh ấy đã được trao chiếc áo số 19 mà Amad Diallo đã mặc trước đây, số áo mà anh ấy cũng đã mặc trong mùa giải đầu tiên của mình với Real Madrid. Anh ra mắt lần đầu vào ngày 29 tháng 8 năm 2021 và đóng góp một pha kiến ​​tạo vào bàn thắng quyết định trong chiến thắng 1–0 trước Wolverhampton Wanderers. Vào ngày 2 tháng 5 năm 2022, Varane ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ trong chiến thắng 3–0 trước Brentford. Vào ngày 22 tháng 10 năm 2022, Varane dính chấn thương ở chân trong trận đấu với Chelsea tại Premier League. Huấn luyện viên của United, Erik ten Hag, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 26 tháng 10 rằng chấn thương sẽ loại Varane ra khỏi tất cả các trận đấu của câu lạc bộ trước kỳ nghỉ cho FIFA World Cup 2022, khiến anh không chắc chắn có cơ hội được chọn vào đội tuyển Pháp tham dự giải đấu. Sự nghiệp quốc tế. Cấp độ trẻ. Varane là một tuyển thủ trẻ người Pháp đã được khoác áo đội tuyển ở cấp độ U-18 và U-21. Trước khi chơi cho đội U-18, anh đã được gọi vào đội dưới 17 tuổi, nhưng không được ra sân. Varane có trận ra mắt với đội U-18 vào ngày 24 tháng 8 năm 2010 trong một trận giao hữu với Đan Mạch. Trong trận ra mắt, anh đã ghi bàn thắng cuối cùng trong chiến thắng 2–0. Varane đã từ chối các lần triệu tập tiếp theo cho đội U-18 vì anh muốn tham gia nhiều hơn với đội một của Lens và kết quả là, bỏ lỡ Tournoi de Limoges và một giải đấu ở Israel. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2011, anh được huấn luyện viên Erick Mombaerts gọi vào đội U-21 lần đầu tiên cho một trận giao hữu với Slovakia. Varane mô tả cuộc gọi này là "một bất ngờ lớn". Anh đã có lần đầu tiên khoác áo đội U-21 và đá chính trong trận đấu với Slovakia, chơi cả trận trong chiến thắng 3–1. Vào ngày 15 tháng 11, Varane ghi bàn thắng đầu tiên cho đội U-21 trong trận thắng 2–0 vòng loại Euro U-21 2013 trước Slovakia. Chiến thắng đảm bảo cho Pháp suất tham dự ít nhất là trận play-off vòng loại của giải đấu. Đội tuyển quốc gia. Vào tháng 8 năm 2012, Varane được gọi vào đội tuyển quốc gia Pháp cho trận giao hữu với Uruguay, nhưng chỉ ngồi dự bị và không được ra sân. Anh bắt đầu trận đấu đầu tiên của mình cho Pháp vào ngày 22 tháng 3 năm 2013 trong trận đấu thuộc vòng loại World Cup với Georgia, với chiến thắng 3–1. Vào ngày 13 tháng 5 năm 2014, anh được đưa vào đội hình của Didier Deschamps dự FIFA World Cup 2014. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2014, anh đá cặp với Mamadou Sakho ở vị trí trung vệ trong trận đấu đầu tiên của "Les Bleus" tại World Cup - chiến thắng 3–0 trước Honduras. Anh cũng có mặt trong đội hình xuất phát cho trận đấu thứ hai với Thụy Sĩ và các trận đấu loại trực tiếp với Nigeria và Đức, khi Pháp bị loại ở vòng tứ kết bởi người Đức với tỷ số 1–0. Varane đã nhận lỗi khi để Mats Hummels cản phá anh ở tình huống cố định quan trọng và để hậu vệ người Đức đánh đầu ghi bàn thắng. Mặc dù vậy, Varane vẫn có tên trong danh sách rút gọn ba người cho giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất của giải đấu. Vào ngày 14 tháng 10, Varane trở thành cầu thủ trẻ nhất mang băng đội trưởng tuyển Pháp khi anh thay Blaise Matuidi ở hiệp một trong chiến thắng 3–0 trước Armenia. Sau đó, anh được chọn làm đội trưởng của đội trong trận giao hữu trên sân nhà với Thụy Điển vào ngày 18 tháng 11, nơi anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên giúp "Les Bleus" giành chiến thắng 1–0. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2016, anh bị loại khỏi đội hình của tuyển Pháp tham dự UEFA Euro 2016 vì chấn thương đùi, và được thay thế bởi Adil Rami. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2018, Varane được gọi vào đội hình 23 người của Pháp cho FIFA World Cup 2018. Anh đá chính trong tất cả bảy trận đấu của Pháp và chơi trọn vẹn 90 phút. Trong trận tứ kết với Uruguay, Varane, anh là người ghi bàn mở tỷ số bằng cú đánh đầu trong chiến thắng 2–0 của Pháp. Pháp sau đó tiếp tục vô địch giải đấu này lần thứ hai trong lịch sử, và Varane trở thành cầu thủ thứ tư trở thành nhà vô địch World Cup và Champions League trong cùng năm, sau Christian Karembeu (năm 1998), Roberto Carlos (năm 2002), và Sami Khedira (năm 2014). Tất cả các cầu thủ, như Varane, đều đang chơi cho Real Madrid vào thời điểm họ vô địch World Cup. Vào tháng 5 năm 2021, anh được đưa vào đội hình tham dự UEFA Euro 2020. Anh thi đấu từng phút trong bốn trận đấu của Pháp tại giải đấu, bao gồm cả thời gian bù giờ ở cuối vòng 16 đội gặp Thụy Sĩ; trận đấu đó chuyển sang loạt luân lưu, nhưng Varane không được chọn thực hiện một trong năm quả đá đầu tiên khi Pháp thua 5–4. Vào ngày 2 tháng 2 năm 2023, Varane tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế thông qua tài khoản Instagram của mình . Hậu vệ này đã chia sẻ một loạt ảnh từ sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh ấy cùng với thông báo.  Thông báo này đánh dấu sự kết thúc 10 năm thi đấu cho đội tuyển quốc gia, nơi anh có 93 lần ra sân và ghi được 5 bàn thắng. Phong cách thi đấu. Varane đã được huấn luyện viên đội trẻ của Lens, Éric Assadourian, mô tả là một "cầu thủ hạng nhất thực sự", người "thoải mái về cả cấp độ chiến thuật và kỹ thuật". Vào ngày 30 tháng 1 năm 2013, trợ lý huấn luyện viên của Real Madrid lúc đó là Aitor Karanka đã nói về Varane trong cuộc họp báo sau El Clásico của Copa del Rey, rằng: "Rõ ràng là Varane có một cái đầu tốt và sẽ tiếp tục cải thiện." Cựu hậu vệ đội tuyển Pháp Frank Leboeuf tin rằng Varane có tiềm năng xuất sắc hơn huyền thoại Fernando Hierro của Real Madrid, nói với các phóng viên: "Nhiều người so sánh anh ấy với Hierro do kỹ thuật của anh ấy, nhưng về mặt thể chất, anh ấy khỏe hơn và anh ấy nhanh hơn nhiều..Fernando Hierro và José Mourinho đã coi Varane là một trong những hậu vệ xuất sắc nhất của bóng đá thế giới. Đời tư. Varane đã kết hôn với người bạn đời lâu năm Camille Tytgat, và họ có một con trai tên là Ruben và một con gái tên Anaïs. Khi Zinedine Zidane gọi cho Varane về việc Real Madrid muốn ký hợp đồng với anh ấy vào tháng 6 năm 2011, Varane đã yêu cầu Zidane gọi lại lần sau vì anh đang trong quá trình ôn thi tú tài. Em gái anh, Annabelle Varane, là Hoa hậu Nord-Pas-de-Calais 2018 và dự thi Hoa hậu Pháp 2019. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Real Madrid. Manchester United
1
null
Daniel "Dani" Carvajal Ramos (; sinh ngày 11 tháng 1 năm 1992), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha đang chơi ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ Real Madrid tại La Liga và Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha. Anh đã gắn bó toàn bộ sự nghiệp của mình với Real Madrid ngoài một mùa giải với đội bóng Đức Bayer Leverkusen trong năm 2012-13. Ở cấp độ quốc tế trẻ, Carvajal đã chiến thắng Giải vô địch châu Âu năm 2011 với đội hình U19 và giải năm 2013 với đội tuyển U21. Anh lần đầu ra mắt đội tuyển quốc gia vào năm 2014, đại diện cho nước Tây Ban Nha tại World Cup năm 2018 và 2022. Tại Vòng chung kết UEFA Nations League 2023, anh đã ghi quả penalty quyết định giúp Tây Ban Nha lần đầu đăng quang danh hiệu UEFA Nations League. Sự nghiệp câu lạc bộ. Real Madrid B. Carvajal được sinh ra ở Leganés, một vùng ngoại ô của Madrid. Anh gia nhập lò đào tạo trẻ của Real Madrid lúc mới 10 tuổi, và vượt qua các cấp bậc cho đến khi đạt tới Real Madrid Castilla năm 2010. Trong mùa giải đầu tiên của mình, Carvajal có mặt trong đội hình chính, và cũng là đội trưởng của đội. Ở mùa giải sau, thậm chí anh còn chơi tốt hơn (38 trận và 2 bàn thắng, bao gồm cả play-off) và giúp đội B trở lại Segunda División sau 5 năm vắng mặt. Bayer Leverkusen. Ngày 11 tháng 7 năm 2012, sau khi không thể xuất hiện trong đội một của Real, Carvajal đã ký một hợp đồng 5 năm với Bayer Leverkusen của Đức với mức phí chuyển nhượng 5 triệu Euro. Cầu thủ người Tây Ban Nha ra giá khoảng 6,5 triệu Euro để gia hạn hợp đồng sau một mùa giải, 7 triệu Euro sau hai mùa giải và khoảng 8,5 triệu Euro sau ba mùa. Carvajal đã ra mắt ở Bundesliga vào ngày 1 tháng 9 năm 2012 trong chiến thắng 2-0 trước SC Freiburg trên sân nhà, sau đó anh có tên trong Đội hình tiêu biểu. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ mới của mình vào ngày 25 tháng 11, bàn thứ hai trong trận thắng 2-1 trước TSG 1899 Hoffenheim. Carvajal đã được chọn là một trong ba hậu vệ cánh phải tốt nhất vào cuối mùa giải đầu tiên và duy nhất của mình, sau Philipp Lahm của Bayern Munich và Atsuto Uchida của Schalke. Anh nhận được 16% tổng số phiếu bầu từ người hâm mộ. Real Madrid. Ngày 3 tháng 6 năm 2013, Real Madrid quyết định mua lại Carvajal, người đã trở thành bản hợp đồng đầu tiên của đội cho mùa giải 2013-14 với mức phí chuyển nhượng khoảng 6,5 triệu Euro. Điều này được đồng ý bởi chủ tịch của Bayer, Rudi Völler, người đã nói: "Real Madrid nhận thấy những màn trình diễn xuất sắc của Dani, và đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi họ lựa chọn quyết định mua lại của họ". Một thời gian ngắn sau khi rời đi, anh đã nói về hạnh phúc của mình khi trở về, cám ơn chủ tịch, người hâm mộ và câu lạc bộ tại một cuộc họp báo. Carvajal ra mắt tại La Liga vào ngày 18 tháng 8 năm 2013, trong một chiến thắng 2-1 trước Real Betis. Một tháng sau đó anh đã có trận đấu đầu tiên của mình tại UEFA Champions League, chơi toàn bộ 90 phút trong một trận đấu thắng Galatasaray 6-1 trên sân khách trong vòng bảng. Carvajal đã xuất hiện trong 45 trận đấu ở mùa giải đầu tiên của anh ấy và ghi 2 bàn trong các trận đấu với Rayo Vallecano và CA Osasuna. Anh có thêm 120 phút trong trận chung kết UEFA Champions League, một chiến thắng 4-1 trước Atlético de Madrid. Sự nghiệp quốc tế. Carvajal là phương án dự phòng của Martín Montoya của Barcelona tại UEFA European U-21 Championship 2013, chơi trong trận đấu thắng 3-0 trước Hà Lan trong vòng bảng giúp Tây Ban Nha đi vào vòng trong. Anh đã được lựa chọn bởi huấn luyện viên Vicente del Bosque cho 30 người trong đội hình tạm thời cho FIFA World Cup 2014, được chọn cùng với tất cả các cầu thủ Real Madrid và Atlético Madrid khác từ trận đấu khởi động với Bolivia vào ngày 30 tháng 5, và bị bỏ đi trong danh sách cuối cùng vào ngày hôm sau. Ngày 29 tháng 8 năm 2014, anh được gọi vào đội tuyển lần đầu tiên, cho các trận đấu với Pháp và Macedonia. Anh đã ra mắt vào ngày 4 tháng 9 trong trận giao hữu thua 1-0 trước Pháp.
1
null
Phi Luân Hải (tiếng Anh: Fahrenheit; ) là một nhóm nhạc nam Đài Loan hoạt động tại châu Á từ năm 2005. Nhóm nhạc ra mắt với bốn thành viên: Uông Đông Thành, Thần Diệc Nho, Viêm Á Luân và Ngô Tôn. Phi Luân Hải nằm dưới quyền quản lý của Comic International Productions (). Các đĩa hát của nhóm do HIM International Music phân phối tại Đài Loan, WOW Music phân phối tại Hồng Kông và Pony Canyon phân phối tại Nhật Bản. Phi Luân Hải còn thường xuyên kết hợp với đàn chị của mình là S.H.E, nhóm nhạc cũng nằm dưới trướng công ty HIM International Music. HIM chính thức tuyên bố vào ngày 22 tháng 6 năm 2011 rằng Ngô Tôn đã rời nhóm và Phi Luân Hải sẽ tiếp tục hoạt động với ba thành viên Uông Đông Thành, Thần Diệc Nho, Viêm Á Luân. Dẫu vậy, Ngô Tôn cũng đã tuyên bố trên blog chính thức của mình rằng anh ấy coi Phi Luân Hải như một phần quan trọng của cuộc đời và chỉ quyết định dứt áo ra đi để anh có thể có nhiều thời gian hơn bên gia đình, và anh sẽ cố gắng hết sức để có thể làm việc cùng ba thành viên khác của Phi Luân Hải trong tương lai. Ba thành viên còn lại Uông Đông Thành, Thần Diệc Nho và Viêm Á Luân cũng đã tuyên bố nhiều lần rằng họ vẫn sẽ coi Ngô Tôn là một phần của Phi Luân Hải. Xây dựng hình tượng. Đối thủ của 183 Club. Phi Luân Hải có thể được coi là "em họ" của F4 vì cùng dưới quyền bà bầu Sài Trí Bình, lại đi cùng con đường mòn lên sao của F4 trước đó. Cụ thể là các thành viên tụ tập đông đủ trong một phim thần tượng "Chung cực nhất ban" (KO One) → thành lập nhóm nhạc → phát hành album nhạc phim. Do vậy, Phi Luân Hải nghiễm nhiên trở thành đối thủ "đáng gờm" nhất của 183 Club đương thời. Album "Fahrenheit" của nhóm nén đủ thể loại nhạc, có thời điểm còn lấn át "đại ca" Châu Kiệt Luân trong trận chiến "ai hết đĩa nhanh hơn". Phi Luân Hải từng ghé qua Trung Quốc để nhận hai giải "Nhóm nhạc xuất sắc nhất Đài Loan" và "Bản song ca đỉnh nhất" (với Hebe của S.H.E). Không chỉ vậy, hai đàn anh Minh Đạo và Vương Thiệu Vỹ (183 Club) cũng phải nhường bớt các kịch bản phim cho hai cậu em Ngô Tôn và Uông Đông Thành. Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của Ngô Tôn - Uông Đông Thành là "Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ". Cùng với Ella (S.H.E), hình ảnh bộ ba Hana Kimi đã phủ sóng khắp nơi ở thời điểm đó. Bạn thân của S.H.E. Người hâm mộ thường xuyên chứng kiến cảnh S.H.E mượn luôn các anh bạn điển trai Phi Luân Hải thay cho người mẫu trong các video của mình (ví dụ như "Zen me ban"). Còn Phi Luân Hải trong album cùng tên cũng không quên kéo theo Hebe góp giọng trong ca khúc (lẫn clip) "Chỉ có cảm giác với em". Bộ tứ Phi Luân Hải cũng từng là khách mời danh dự trong show diễn tại Singapore của nhóm S.H.E.
1
null
Khoanh nợ là tuyên bố của chủ nợ (thường là một tài khoản thẻ tín dụng) rằng một số nợ không có khả năng được thu hồi. Điều này xảy ra khi một người tiêu dùng trở nên quá hạn nghiêm trọng trên một khoản nợ. Theo truyền thống, các chủ nợ sẽ tuyên bố điều này tại thời điểm sáu tháng không có sự thanh toán. Tại Hoa Kỳ, các quy định Liên bang yêu cầu các chủ nợ khoanh nợ các cho vay trả góp sau 120 ngày kể từ ngày vi phạm, trong khi các tài khoản tín dụng tuần hoàn phải được khoanh nợ sau 180 ngày. Mục đích của việc thực hiện một tuyên bố như vậy là để cung cấp cho các ngân hàng một miễn trừ thuế trên khoản nợ. Nợ xấu và thậm chí lừa đảo chỉ đơn giản là một phần của chi phí tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, khoanh nợ không giải phóng con nợ khỏi nghĩa vụ phải trả nợ. Một khoanh nợ là một trong những yếu tố bất lợi có thể được liệt kê trên một báo cáo tín dụng. Sau đó nó sẽ được liệt kê như vậy trên báo cáo thông tin tín dụng của con nợ (Equifax, ví dụ, danh sách "R9" trong cột "tình trạng" để biểu thị một khoanh nợ). Các mục sẽ bao gồm ngày tháng liên quan, và số lượng tiền nợ xấu. Trong khi một khoanh nợ được coi là "được xóa bỏ như một khoản không có khả năng thu hồi" của các ngân hàng, các khoản nợ này vẫn có giá trị pháp lý, và vẫn như vậy sau thực tế này. Chủ nợ có quyền thu hồi hợp pháp toàn bộ số tiền này trong khoảng thời gian cho phép của các đạo luật hạn chế dựa trên vị trí của các ngân hàng và nơi cư trú của người tiêu dùng. Tùy thuộc vào vị trí, khoảng thời gian này có thể là một số năm nhất định (ví dụ 3-7 năm), hoặc ở một số nơi là vô thời hạn. Phương pháp thu hồi có thể được sử dụng bao gồm các tiếp xúc từ nhân viên bộ phận thu nợ nội bộ, các cơ quan thu nợ bên ngoài, hoặc nếu số tiền lớn (thường trên 1.500 - 2.000 USD), là khả năng của một vụ kiện hoặc trọng tài. Ở Mỹ, vì số lượng khoanh nợ tăng lên hoặc trở nên thất thường, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang xem xét kỹ về mặt tài chính của ngân hàng và có thể áp đặt luật lệ điều hành chặt chẽ khác nhau đối với ngân hàng, và trong những trường hợp xấu nhất, có thể đóng cửa ngân hàng hoàn toàn. Ảnh hưởng trên báo cáo tín dụng. Với một khoanh nợ là một trong những mục có thể là tồi tệ nhất trên một báo cáo tín dụng, điều này có thể làm cho việc có được bất kỳ khoản tín dụng không bảo đảm nào hoặc thậm chí tín dụng bảo đảm trở nên khó khăn hơn. Nếu khoanh nợ đã được thanh toán đầy đủ, nó sẽ được liệt kê trên báo cáo tín dụng như "đã trả đủ". Nếu được thanh toán số tiền ít hơn, nó sẽ được liệt kê như là "đã thanh toán". Ngay cả một liệt kê như vậy trên báo cáo tín dụng có thể cũng là tiêu cực.
1
null
The Hunt () là một bộ phim tâm lý Đan Mạch năm 2012 do Thomas Vinterberg đạo diễn cùng với Mads Mikkelsen đóng vai nam chính. Câu chuyện lấy bối cảnh một ngôi làng nhỏ ở Đan Mạch khi sắp tới Giáng Sinh, ở đấy, một người đàn ông bị cô lập bởi những người xung quanh vì bị hiểu lầm là lạm dùng tình dục một đứa trẻ. Bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Toronto 2012 và là ứng viên giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2012, cũng tại Cannes 2012 Mads Mikkelsen đã giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn của mình. Ngoài ra nó còn được đề cử giải Oscar lần thứ 86 cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất, giải Quả cầu vàng lần thứ 71. Nội dung. Lucas là một người trông trẻ một ngôi làng nhỏ ở Đan Mạch sau khi trường trung học ông dạy đóng cửa. Ông đã ly dị vợ và giành quyền sống với cậu con trai Marcus. Lucas thích vui đùa với trẻ em và có một tình yêu mới từ cô bạn đồng nghiệp, cũng là một người ở trại trẻ nơi ông làm việc. Người dân trong làng đầu quen biết với nhau và đều là bạn của nhau. Họ đang đón chờ Giáng Sinh sắp đến. Cuộc sống yên bình bị phá hoại khi Lucas bị buộc tội lạm dụng tình dục Klara, con gái của Theo bạn thân của Lucas. Trong một lần giận Lucas, Klara đã làm cho cô hiệu trưởng Grethe hiểu lầm là Lucas cho cô bé xem dương vật của mình. Cô hiệu trưởng không tin bèn nhờ người bạn Ole hỏi lại Klara và câu trả lời vẫn như vậy. Grethe bèn gọi tất cả phụ huynh có con nhỏ đang ở nhà trẻ đến thông báo về việc của Klara và nghi ngờ Lucas cũng làm vậy với đa số đứa trẻ khác. Các triệu chứng được nêu lên và các phụ huynh tin rằng Lucas đã lạm dụng tình dục với con mình. Cuối cùng, Lucas bị kết tội như một kẻ ấu dâm, bị xa lánh, bị khinh bỉ. Ông chia tay người yêu và không được gặp con trai. Đau đớn nhất là kết thúc tình bạn với Theo, Theo đã cố thông cảm cho Lucas nhưng do cơn giận quá mức của vợ, nỗ lực đó bất thành. Marcus trốn mẹ đến ở với cha được một thời gian đến khi chú chó Fanny của họ bị giết chết, ông đành buộc phải gửi con trai về với mẹ. Lucas cũng không được mua đồ tại siêu thị nên đã đánh nhân viên ở đó để được mua thức ăn. Vào đêm Giáng Sinh khi tất cả mọi người đều tập trung trong nhà thờ làng, Lucas đã khóc khi thấy Klara cùng những đứa trẻ hát bài hát mừng Giáng Sinh. Ông và Theo đã có một cuộc tranh cãi, ông muốn chứng minh cho Theo thấy mình không làm gì cả, Theo đã bắt đầu tin bạn tuy nhiên vẫn chưa hẳn. Vào tối hôm đó, Klara đã nói với cha là Lucas hoàn toàn không có lỗi, chính cô bé mới nói dối. Theo tin con gái lập tức đến nhà Lucas. Cả hai đã có một khoảng thời gian ngắn đối mặt với nhau. Một năm sau đó, mọi chuyện đã lắng xuống, Marcus được gia nhập vào hội săn bắn của làng. Lucas đã tìm lại được tình yêu cho mình. Nhưng, khi ông đang đi săn trong rừng thì một phát súng bay ngang qua gần như trúng đầu ông. Lucas không nhìn thấy người bắn do ánh sáng mặt trời che khuất. Đó dường như là lời nhắc nhở với Lucas rằng ông sẽ không bao giờ chứng minh được mình vô tội và vết nhơ này sẽ theo ông suốt phần đời còn lại. Sản xuất. Bộ phim được sản xuất bởi Zentropa với chi phí 20 triệu kroner Đan Mạch, hỗ trợ sản xuất từ Film i Väst của Thuỵ Điển và Zentropa International Sweden. Và các nhà hỗ trợ Danish Film Institute, DR, Eurimages, Nordisk Film & TV Fond, the Swedish Film Institute, Sveriges Television and the MEDIA Programme. Công chiếu. Bộ phim được chiếu vào ngày 20 tháng 5 năm 2012 ở Liên hoan phim Cannes, và là bộ phim nói tiếng Đan Mạch đầu tiên được tranh giải kể từ năm 1998. Mads Mikkelsen đã giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes. Hãng Nordisk phát hành nó ở Đan Mạch vào ngày 10 tháng 1 năm 2013. Bộ phim được phát hành đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 7 tháng 5 năm 2013. Phản ứng từ giới chuyên môn. Bộ phim nhận được 93% phản ứng tích cực ở trang Rotten Tomatoes từ 122 nhà phê bình phim.
1
null
Võ sĩ giác đấu (tựa tiếng Anh: "Gladiator") là một bộ phim sử thi lịch sử của Mỹ phát hành năm 2000 của đạo diễn Ridley Scott, với sự tham gia của Russell Crowe, Joaquin Phoenix, Connie Nielsen, Ralf Möller, Oliver Reed (vai diễn trong bộ phim cuối cùng của ông), Djimon Hounsou, Derek Jacobi, John Shrapnel, và Richard Harris. Crowe vào vai nhân vật hư cấu và trung thành: Vị tướng La Mã Maximus Decimus Meridius, người bị phản bội khi con trai đầy tham vọng của hoàng đế Marcus Aurelius, Commodus, giết cha của mình và chiếm lấy ngai vàng. Để thoát khỏi số phận nô lệ, Maximus dần dần có được danh tiếng trong đấu trường và giết Commodus, trả thù cho cái chết của gia đình và hoàng đế của mình. Phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 5 năm 2000, "Gladiator" là một phim thành công tại các phòng vé, nhận được đánh giá tích cực, và đã được ghi nhận có doanh thu cao trong thể loại phim sử thi lịch sử. Bộ phim được đề cử và giành được nhiều giải thưởng, đáng chú ý là 5 giải Oscar trong lễ trao giải Oscar lần thứ 73 bao gồm Phim hay nhất và Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Crowe. Nội dung. Vào năm 180, tướng Maximus Decimus Meridius chỉ huy quân đội La Mã đã có một chiến thắng quyết định, đánh bại bộ tộc man rợ người German ở Vindobona, kết thúc cuộc chiến lâu dài tại biên giới La Mã và được sự tín nhiệm của hoàng đế cao tuổi Marcus Aurelius. Mặc dù ông đã có một con trai nối dõi: Commodus, nhưng hoàng đế muốn giao Maximus quyền lãnh đạo tạm thời khi mình qua đời, mong muốn anh cuối cùng sẽ trả lại quyền lực cai trị đế quốc cho Viện nguyên lão. Khi Aurelius nói với Commodus về quyết định này, Commodus đã cay đắng vì cha không cho mình kế vị mà ủng hộ Maximus hơn, nên sau đó Commodus đã giết cha của mình trong sự giận dữ và tuyên bố lên ngôi. Maximus nhận ra sự thật về cái chết của Aurelius, nhưng bị phản bội bởi người bạn của mình, Chỉ huy đội Cận vệ Quintus, người miễn cưỡng chỉ thị quân lính dưới quyền thực hiện mệnh lệnh của Commodus giết Maximus và gia đình ông. Maximus đã giết những tên đao phủ để trốn thoát, nhưng không thể cứu sống gia đình mình. Maximus được tìm thấy bất tỉnh sau khi an táng vợ và con trai của mình, bị dẫn đi trong đám nô lệ và trên đường đến Zucchabar, một thành phố thuộc La Mã ở Bắc Phi. Ở đó, ông được Antonius Proximo mua lại và trở thành võ sĩ thí mạng trong các đấu trường. Trong thời gian này, ông kết bạn với 2 đấu sĩ Juba, người Numidia và Hagen, người German. Juba cho Maximus có niềm tin rằng ông sẽ được gặp vợ và con mình một lần nữa. Qua các trận đấu, Maximus đã chứng minh mình là một đấu sĩ hùng mạnh và liều lĩnh. Cuối cùng, ông đạt đến uy tín để đến Đấu trường La Mã, nơi nhóm của ông được giao đấu một trận khốc liệt nhất với kịch bản quân La Mã đấu với quân Carthage trong Trận Zama. Giấu danh tính của mình với một chiếc mũ giáp sắt che mặt, ông đã khéo léo dẫn đầu đội của mình để đánh bại một nhóm đối thủ được trang bị cung thủ và xe ngựa kéo. Đội của Maximus thắng trận đấu ác liệt không cân sức đã khiến khán giả trên trường đấu tán thưởng không ngừng, buộc phải tiết lộ danh tính của mình khi Commodus bước xuống trường đấu từ khán đài và đối diện với mình. Choáng váng khi biết đấu sĩ đó chính là Maximus, số đông trên đấu trường cũng tung hô để tha mạng cho Maximus, và Commodus, bị áp lực với sự đồng thuận của dân chúng, miễn cưỡng tha cho Maximus (tướng quân Maximus đã trốn thoát khi bị xử tội chống lại Hoàng đế mới lên ngôi). Ở trận đấu kế tiếp, Maximus sau chiến thắng đấu sĩ bất khả chiến bại Tigris xứ Gaul, cũng như giết con hổ vào đấu trường để tấn công Maximus dưới lệnh sắp đặt sẵn của Commodus, nhưng từ chối tuân theo lệnh của Commodus để kết liễu mạng sống của đấu sĩ bại trận. Kết quả, ông được đám đông tung hô là "Maximus nhân từ". Maximus ngày càng được lòng của dân chúng và Commodus càng bị dồn nén hơn nữa: không có thể giết chết Maximus bởi sự bất lợi tín nhiệm của mình với dân chúng La Mã. Sau trận đấu, Maximus được người hầu cũ Cicero kể rằng quân đoàn của ông vẫn còn trung thành với ông. Maximus sau đó lên kế hoạch với Lucilla và Nguyên lão Gracchus để tái tham chiến với quân đội của mình và lật đổ Commodus bằng vũ trang. Tuy nhiên Commodus nghi ngờ chị gái của mình phản bội và khiến cô để lộ âm mưu bằng cách dùng lời đe dọa có ẩn ý chống lại sinh mạng con trai Lucius của cô. Trong khi Maximus chuẩn bị hành động, Commodus cho quân lính tấn công trại giam nô lệ của Proximo, giết chết Hagen và Proximo. Juba và những người còn lại bị bắt giữ. Khi đó, Maximus vừa ra khỏi bên ngoài thành, nơi ông bị phục kích sau thất bại khi định cứu Cicero bị treo cổ từ trên lưng ngựa. Tuyệt vọng để tiêu diệt Maximus ra khỏi chính trường và chứng minh sự vĩ đại của mình, Commodus sắp xếp một cuộc đấu tay đôi với Maximus trong đấu trường. Trước trận đấu, Commodus đến gặp Maximus đang bị xiềng hai tay lên cao, trong lúc trao đổi về Hoàng đế quá cố, Commodus đã hạn chế sức mạnh của Maximus bằng cách dùng một tiểu đao đâm vào hông của ông để đạt được lợi thế trước khi bước vào đấu trường. Bị thương và phải chống trả trong trận đấu, nhưng Maximus đã chiếm ưu thế trong cuộc chiến với Commodus, trong khi Quintus không tuân theo lệnh của hoàng đế cho thanh kiếm của mình và ra lệnh cho binh sĩ của mình tra gươm vào vỏ. Commodus sau đó đã rút đoản đao dấu từ trong khuỷu tay tiếp tục tấn công, nhưng Maximus đã giữ và quay ngược mũi đao và đâm vào cổ họng của Commodus, giết chết ông ta. Sau trận giao đấu với Commodus, Maximus cũng đã kiệt sức vì vết thương nặng, ông kịp thực hiện mong muốn của Marcus Aurelius, kêu gọi phục chức cho Gracchus tại Thượng viện và phóng thích những người nô lệ, Maximus chết trong vòng tay của Lucilla và cảnh ông đoàn tụ với gia đình của mình trong thế giới bên kia. Lucilla ra lệnh để tang cho Maximus. Thân thể Maximus được đưa ra khỏi đấu trường trong đó có Lucius, những người nô lệ, Gracchus, Quintus và binh lính của mình, và tất cả các đám đông trong đấu trường La Mã đứng lên khi vị tướng được mang đi. Cảnh sau đó, Juba chôn hai bức tượng gỗ nhỏ của vợ và con trai của Maximus và hẹn sau này sẽ gặp ông ở thế giới bên kia. Lúc đó, Juba đi ra khỏi đấu trường, với cảnh xuất hiện lần cuối cùng hoàng hôn thành phố nhìn từ bên trên đấu trường. Sản xuất. Các vấn đề của kịch bản. Gladiator dựa trên cốt truyện của David Franzoni, người đã viết bản thảo đầu tiên. Franzoni đã được hãng DreamWorks đề nghị một hợp đồng viết kịch bản và sản xuất dựa vào lợi thế công việc trước đây của mình, với người đại diện Steven Spielberg đạo diễn phim Amistad, người tạo nên danh tiếng của DreamWorks. Không phải là một nhà nghiên cứu sử, Franzoni lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết "Those About to Die" năm 1958 của Daniel P. Mannix, và ông quyết định phát triển nhân vật Commodus sau khi đọc cuốn Historia Augusta. Trong bản thảo đầu tiên của Franzoni, ngày 04 Tháng Tư năm 1998, ông biên kịch cho nhân vật chính của mình, một đấu sĩ giác đấu, dựa trên những tài liệu cổ Herodianus và Cassius Dio, Hoàng đế Commodus bị nhân vật chính xiết cổ đến chết. Ridley Scott đã được đại diện nhà sản xuất Walter F. Parkes và Douglas Wick mời làm đạo diễn. Họ cho ông một bản sao của bức tranh Verso Pollice được Jean-Léon Gerome vẽ năm 1872. Scott đã bị thu hút về thể loại phim có các cảnh quay thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, Scott cảm thấy lời thoại của Franzoni đã quá sai sử và thuê John Logan viết lại kịch bản theo ý của mình. Logan đã thay đổi các tiểu tiết đầu tiên, và đã quyết định cho gia đình Maximus bị giết chết để tăng động lực trả thù cho nhân vật chính. Trong hai tuần trước khi bấm máy, các diễn viên phàn nàn về vấn đề với kịch bản. William Nicholson đã được đưa đến Shepperton Studios để viết thêm cho nhân vật Maximus nhạy cảm hơn, phát triển thêm tình bạn của Maximus với Juba và thêm chủ đề về thế giới bên kia trong bộ phim, kể lại: "anh ấy không muốn xem bộ phim về một người, muốn giết một người nào đó". Kịch bản cũng phải đối mặt với nhiều sửa đổi do đề xuất của Russell Crowe. Crowe thắc mắc mọi khía cạnh phát triển nhân vật của mình trong kịch bản và bỏ ra khỏi buổi làm việc khi ông đã không nhận được lời giải đáp. Theo một giám đốc điều hành DreamWorks kể lại: "Russell Crowe sau đó đã cố gắng viết lại toàn bộ kịch bản ngay tại chỗ cho nhân vật của mình. Bạn biết trong đoạn quảng cáo của phim có dòng chữ lớn "trong cuộc đời còn lại, tôi sẽ đi trả thù?", lúc đầu, anh hoàn toàn không chịu nói ra. Nicholson, nhà viết kịch bản thứ ba và cuối cùng, kể Crowe nói với ông: "bản thảo của anh quá dở, nhưng tôi là diễn viên nổi tiếng của thế giới, tôi có thể làm cho nó trở nên vang dội". Nicholson nói tiếp: "có lẽ bản thảo của tôi tệ thật, vì vậy anh ta nói thẳng"." Quay phim. Trước khi quay phim, Scott đã dành nhiều tháng nghiên cứu những địa điểm quay phim trong khuôn khổ của cốt truyện. Trong sáu tuần, các thành viên sản xuất đã khảo sát các địa điểm khác nhau trong vùng đất của đế chế La Mã trước khi sụp đổ, bao gồm Ý, Pháp, Bắc Phi, và Anh. Tất cả các đạo cụ và trang phục trong phim được sản xuất bởi các thành viên của họ do chi phí cao và hiếm có. 100 bộ áo giáp thép và 550 bộ quần áo bằng polyurethane được thực hiện bởi Rod Vass và công ty Armordillo của anh. Công ty Armordillo đã phát triển công nghệ phun polyurethane và đi tiên phong trong khâu sản xuất loại chất liệu này. Trong khoảng thời gian 3 tháng, 27.500 mảnh khác nhau của áo giáp đã được sản xuất. Phim được quay tại ba địa điểm chính từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1999. Những cảnh giao chiến mở đầu trong các khu rừng của Germania đã quay trong ba tuần tại Bourne Woods, gần Farnham, Surrey của Anh. Ban quản lý rừng tại đây đã bác bỏ kế hoạch của Scott, ông đã cố thuyết phục họ cho phép thực hiện các cảnh chiến đấu để được quay tại đây. Scott và nhà quay phim John Mathieson sử dụng nhiều camera quay phim ở tốc độ khung hình khác nhau, tương tự như kỹ thuật sử dụng cho chuỗi trận chiến của Saving Private Ryan (1998). Sau đó, cảnh di chuyển nô lệ, hành trình trên sa mạc, và lò đạo tạo võ sĩ giác đấu đã quay ở Ouarzazate, Maroc nằm ở phía nam của dãy núi Atlas dài hơn ba tuần. Xây dựng đấu trường nơi Maximus có trận đấu đầu tiên, đoàn làm phim sử dụng vật liệu cơ bản và kỹ thuật xây dựng địa phương để sản xuất 30.000 chỗ ngồi bằng gạch và đất sét. Cuối cùng, hậu trường của La Mã cổ đại đã quay trong khoảng thời gian mười chín tuần ở Fort Ricasoli, Malta. Tại Malta, một bản sao khoảng một phần ba của Đấu trường La Mã ở Rome được xây dựng, với chiều cao 52 feet (15,8 m), chủ yếu là từ thạch cao và ván ép (hai phần ba khác và chiều cao còn lại được ghép bằng hiệu ứng kỹ thuật số). Phải mất vài tháng để xây dựng và chi phí khoảng 1 triệu USD. Những cảnh quay bên ngoài đấu trường phải cung cấp một loạt phong phú đồ "nội thất đường phố" của La Mã cổ đại như dãy cột, cửa, tượng đài, và chỗ họp chợ cho các yêu cầu quay phim khác. Những công việc phức tạp này được phục vụ bởi lều "làng trang phục", phòng hóa trang, kho áo giáp và vũ khí, và các đạo cụ thay đổi khác cho các cảnh quay. Những phần khác của Đấu trường La Mã được tạo ra từ máy tính lấy cử động trực tiếp trong cách thực hiện phim hoạt hình 3D. Hậu kỳ. Sau khi hoàn tất quay phim, Công ty The Mill sản xuất phần lớn các hiệu ứng hình ảnh máy tính tạo ra được thêm vào phim. Các chuyển động của con Hổ thật được quay trên nền hậu màu xanh thành các trình tự trong trận đấu, và thêm những con đường mòn khói và những mũi tên tẩm lửa bay ở cảnh giao chiến mở đầu phim. Họ cũng sử dụng 2.000 diễn viên tạo cử động sống để thực hiện một đám đông 35.000 binh lính ảo trên máy tính trong cận cảnh giao chiến. The Mill thực hiện điều này bằng cách quay các cử động của diễn viên thật ở nhiều góc độ diễn khác nhau, sau đó nhóm chúng lại và tạo ra những chuyển động 3D. The Mill tạo ra hơn 90 hiệu ứng hình ảnh, kéo dài khoảng 9 phút thời gian phát của bộ phim. Một công việc phát sinh ở phần thực hiện hậu kỳ, gây ra do cái chết bất ngờ của Oliver Reed sau cơn đau tim trong lúc làm phim ở Malta. Trước tất cả những cảnh của ông được quay, Mill tạo ra một cơ thể ảo cho những cảnh còn lại liên quan đến nhân vật Proximo bằng cách dùng những cử động sống khả dụng của Reed trong phim, tạo ra cơ thể tăng gấp đôi trong bóng tối và lập biểu đồ máy tính tạo ra chiều mặt nạ hình ảnh ba mặt cho Reed. Những cảnh tiếp theo trong phim chưa được quay, chi phí cho diễn viên ảo ước tính 3.200.000USD cho hai phút còn lại. Kiểm soát hiệu ứng, John Nelson, phản ánh sau toàn bộ công việc này: "những việc chúng tôi đã làm quá nhỏ bé so với nhiệm vụ lớn hơn nhiều trên phim của ông. Ông đã làm rung động trái tim, tạo cảm hứng cho chúng tôi. Những gì chúng tôi đã làm để giúp Oliver Reed hoàn thành vai diễn của mình". Bộ phim dành riêng để tưởng nhớ về ông. Tính chính xác lịch sử. Nội dung bộ phim được dựa trên những sự kiện lịch sử có thật. Khi thực hiện phim, Ridley Scott muốn miêu tả chính xác nền văn hóa La Mã hơn trong bất kỳ bộ phim nào trước đó, ông đã thuê một số sử gia để tư vấn cho mình. Tuy nhiên, một số sai lệch so với thực tế lịch sử đã được thực hiện để tăng tính hấp dẫn, một số để duy trì sự liên tục của câu chuyện, và một số vì lý do thực sự an toàn. Do phim Hollywood trước "ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về những gì La Mã cổ đại là như vậy, bao gồm một số sự kiện lịch sử là "không thể tin được" (theo Scott)". Ít nhất một cố vấn lịch sử đã bỏ việc do những thay đổi sai lệch lịch sử, và một số câu hỏi yêu cầu không được phổ biến rộng rãi, nhưng nó đã được nêu trong bài bình luận của đạo diễn mà ông không ngừng hỏi: "đâu là bằng chứng rằng những điều đó là có thực như họ nói? ". Sử gia Allen Ward của Trường Đại học Connecticut tin rằng tuân thủ lịch sử sẽ không làm "Gladiator" thú vị và lôi cuốn đến thế và nói: "nghệ sĩ cần phải được cấp phép sáng tạo, nhưng đó không phải cho phép xem nhẹ các thay đổi vốn có trong lịch sử khi sáng tác". Marcus Aurelius đã chết vì dịch bệnh tại Vindobona, ông không bị con trai Commodus của mình giết, trong khi Commodus trong phim lại làm cha của mình (Marcus Aurelius) chết vì ngạt thở. Trong sự thật lịch sử, Marcus Aurelius đã đồng ý truyền ngôi cho con trai dù biết anh ta vô đạo đức (trong phim thì Aurelius từ chối). Nhân vật Maximus là hư cấu, mặc dù trong một số khía cạnh của ông giống với một trong các nhân vật có thật trong lịch sử (tên của nhân vật trong bản thảo đầu tiên của kịch bản và Commodus thực tế bị ông ta giết), Spartacus (người dẫn đầu một cuộc nổi dậy của nô lệ), Cincinnatus (một nông dân đã trở thành nhà độc tài, cứu Roma khỏi cuộc xâm lược, sau 15 ngày cai trị đã cam kết từ chức sau 6 tháng), và Marcus Nonius Macrinus (một vị tướng trung thành, quan chấp chính năm 154, và là bạn của Marcus Aurelius). Mặc dù Commodus có tham chiến trong đấu trường La Mã, nhưng ông bị một đấu sĩ xiết cổ chết trong phòng tắm của mình, không bị giết tại đấu trường. Và Commodus đã cai trị trong 12 năm, không ngắn ngủi như các tình tiết trong phim. Tên gọi Maximus Decimus Meridius đã không chính xác về quy ước đặt tên người của La Mã, đúng ra phải là Decimus Meridius Maximus, Maximus như biệt danh và Decimus là tên. Ông cũng được gọi là Aelius Maximus. Chia sẻ nội dung từ các phim đi trước. Cốt truyện của "Gladiator" bị ảnh hưởng bởi hai bộ phim Hollywood thập niên 60 thế kỷ 20 của thể loại sword-and-sandal (kiếm và dép cột), Sự sụp đổ của Đế chế La Mã và Spartacus, chia sẻ một số điểm tương đồng nội dung với phim này, kể về câu chuyện của Livius, nhân vật như Maximus trong "Gladiator", là người dự định kế nhiệm cho Marcus Aurelius. Livius là người yêu của Lucilla, chuẩn bị kết hôn với cô, trong khi Maximus, người đã có gia đình hạnh phúc, cũng đã có tình cảm với Lucilla trước đó. Cả hai bộ phim miêu tả cái chết của Marcus Aurelius như một vụ ám sát. Trong "Sự sụp đổ của Đế chế La Mã", âm mưu chiếm ngai vàng của Commodus, cho bộ hạ đầu độc Marcus Aurelius, trong khi "Gladiator", Commodus tự mình giết cha bằng cách xiết chặt ông đến ngạt thở. Trong phim 1960, Commodus không chiếm được lòng trung thành của Livius để ông chấp nhận đế chế trái ngược với của cha của mình, nhưng vẫn tiếp tục đồng hành, trong khi ở "Gladiator", Commodus không được lòng Maximus, ông ra lệnh giết gia đình Maximus nhưng cũng không thành công. Livius và Maximus đều giết Commodus trong cuộc đấu tay đôi, Livius để cứu Lucilla và Maximus để trả thù cho cái chết của vợ và con trai mình, và cả hai làm điều đó vì lợi ích lớn hơn cho Rome. Scott giải thích sự ảnh hưởng "Spartacus" và "Ben-Hur" trong bộ phim: "Những bộ phim này là phim xem rạp thời tôi còn trẻ, tuy nhiên, vào buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, tôi cho rằng đây là giai đoạn lý tưởng để nhìn lại những gì quan trọng đã xảy ra trong hai ngàn năm qua - nếu không phải tất cả lịch sử được ghi lại, đỉnh cao và sự bắt đầu suy tàn của một sức mạnh quân sự và chính trị lớn nhất thế giới đã từng được biết đến " Nhạc nền. Nhạc nền trong phim được đề cử Oscar, sáng tác bởi Hans Zimmer và Lisa Gerrard, và được thực hiện bởi Gavin Greenaway. Zimmer ban đầu lên kế hoạch để sử dụng giọng hát của Ofra Haza người Israel, sau khi làm việc với cô trong The Prince of Egypt. Tuy nhiên, Ofra qua đời cuối tháng 2 năm 2000 vì bệnh ở tuổi 42, trước khi cô có thể thu âm bất cứ gì, do đó Gerrard đã được lựa chọn để thay thế. Nhạc nền trong rất nhiều những cảnh chiến đấu đã được ghi nhận là tương tự như nhạc của Gustav Holst trong "Mars: The Bringer of War", và tháng 6 năm 2006, Hans Zimmer bị Quỹ bảo trợ của Holst kiện vì cáo buộc sao chép tác phẩm mới của Gustav Holst. Một sự tương đồng âm nhạc xảy ra trong cảnh Commodus trở về thành Rome, kèm theo âm nhạc rõ ràng gợi nhớ đến hai phần: Das Rheingold và Siegfried của Götterdämmerung - Der Ring des Nibelungs của Richard Wagner. "Hành khúc German" trong những cảnh mở màn được mượn từ bộ phim Zulu năm 1964, một trong những bộ phim yêu thích của Ridley Scott. Vào 27 tháng 2 năm 2001, gần một năm sau khi phát hành nhạc nền đầu tiên, hãng Decca sản xuất đĩa nhạc mở rộng của "Gladiator". Sau đó, vào ngày 05 Tháng 9 năm 2005, Decca cũng ra thêm một bộ hai CD kỷ niệm đặc biệt nhạc của phim này, có chứa tất cả các phiên bản đề cập ở trên. Một số các đoạn nhạc từ bộ phim đã được phát trong các trận vòng loại bóng bầu dục giải NFL của Mỹ tháng 1 năm 2003 trước lúc nghỉ giữa trận, trước và sau giữa hiệp đấu. Cũng năm 2003, Luciano Pavarotti phát hành một bản thu âm của mình hát một bài hát từ bộ phim và kể rằng ông lấy làm tiếc vì từ chối lời đề nghị hát nhạc nền cho phim. Nhạc phim là một trong những CD bán chạy nhất mọi thời đại. Giải thưởng. "Gladiator" được nhiều đề cử giải cá nhân, bao gồm cả giải Oscar lần thứ 73, giải thưởng BAFTA và giải thưởng Quả cầu vàng. Trong số 119 đề cử, bộ phim giành 48 giải thưởng. Bộ phim giành được 5 giải Oscar và được đề cử thêm 7 giải, bao gồm "Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất", "Giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho Joaquin Phoenix và đạo diễn Ridley Scott. Đó là bộ phim đầu tiên giành giải "Hình ảnh đẹp nhất" mà không cần đến chiến thắng cả hai giải "Đạo diễn và kịch bản hay nhất" kể từ phim The Greatest Show on Earth tại lễ trao giải Oscar lần thứ 25 vào năm 1953. Có tranh cãi trong đề cử cho âm nhạc hay nhất của bộ phim. Giải thưởng được chính thức đề cử cho Hans Zimmer, mà không có Lisa Gerrard do Viện trao giải quy định vào thời điểm đó. Tuy nhiên, cặp đôi này đã giành chiến thắng tại giải Quả cầu vàng cho đồng sáng tác tốt nhất.
1
null
183 Club là một nhóm nhạc nam Đài Loan do công ty Jungiery quản lý. Nói cách khác, 183 Club là một phần của J-Star. Ban đầu nhóm được gọi tên là "183 Yu Le Bu," có nghĩa là "Tập đoàn Giải trí 183", nhưng sau đó họ quyết định rằng tên nên được rút gọn thành như bây giờ là: 183 Club. Chiều cao trung bình của năm thành viên khoảng 183 cm, do đó tên nhóm trở thành 183 Club. Tuy nhiên, sự thật là chỉ có duy nhất một thành viên thực sự cao 183 cm: Nhan Hành Thư, cựu trưởng nhóm của 183 Club. Họ đã tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim truyền hình Đài Loan như "Phép màu", "Hoàng tử Ếch" và "Áo Cưới Thiên Quốc". "Nhạc phim Phép màu" của nhóm từng giành giải "Nhạc phim xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải HITO Radio Music Awards năm 2007, do Đài truyền thanh Đài Loan Hit FM tổ chức.
1
null
Bigfoot, chân to hay Sasquatch, là tên được đặt cho một loại sinh vật giống như khỉ mà một số người tin rằng sống ở rừng, chủ yếu ở Tây Bắc Thái Bình Dương của khu vực Bắc Mỹ. Miêu tả. Bigfoot được mô tả trong các báo cáo là một sinh vật như vượn lông lớn, cao khoảng 2-3m, trọng lượng hơn 230 kg, và được bao phủ trong lớp lông màu nâu sẫm hoặc đen. Nhân chứng đã mô tả nó có đôi mắt to, trán thấp. Bigfoot thường được mô tả là mạnh mẽ, mùi rất khó chịu. Những dấu chân khổng lồ được phát hiện lớn 60 cm và dài 20 cm. Những người ủng hộ cho rằng Bigfoot là một loài động vật ăn tạp và chủ yếu hoạt động về đêm. Di truyền học. Thông thường số lượng các loài phải lên tới hàng chục, hàng ngàn cá thể thì mới phần nào đảm bảo tính đa dạng di truyền đủ để duy trì sự sống cho loài đó. Như vậy, phải có ít nhất một trường hợp từng bị giết hại, đấy là chưa kể tới những cái chết do tai nạn, bệnh tật hoặc tuổi già. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bộ phận cơ thể nào của Bigfoot. Phản bác. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng Bigfoot đó là một sự kết hợp của văn hóa dân gian, hoặc xác định sai, hay trò lừa bịp, chứ không phải là một động vật sống vì thiếu bằng chứng. Trò lừa đảo. Hàng chục người thừa nhận họ đã cố tình giả mạo Bigfoot. Một ví dụ là vào năm 1982, Mullens Rant cuối cùng phải thừa nhận rằng chính ông và bạn bè đã khắc tạc bức tượng Bigfoot.
1
null
7 Flowers hay 7F (; Hán-Việt: Thất Đóa Hoa) là một nhóm nhạc nữ của Đài Loan, nằm dưới sự quản lý của công ty Jungiery. 7F lần đầu ra mắt công chúng là trong album nhạc phim """. Nhóm được thành lập năm 2004, ban đầu có tất cả bảy thành viên, sau đó Khâu Vĩ Phân (Man Đầu), Châu Lịch Sầm (Tử Tử) và Vương Vũ Tiệp rời nhóm nên chỉ còn bốn thành viên hoạt động chung là Trần Kiều Ân, Triệu Hồng Kiều (Tiểu Kiều), Khuất Mân Khiết (Tiểu Khiết) và Lại Vi Như. Năm 2005, Tiểu Kiều và Trần Kiều Ân trở nên nổi tiếng sau khi tham gia bộ phim "Hoàng tử Ếch", kéo theo vào tháng 10 cùng năm, album "7 Flowers" ngay ngày đầu tiên đã tiêu thụ được hơn 40.000 bản. Thành viên 7F còn tham gia phim "Phép màu" với tư cách khách mời và hát ca khúc nhạc phim là "Maze"". Năm 2007, bốn thành viên ra hoạt động riêng lẻ ở các lĩnh vực khác nhau. Đến năm 2010 thì nhóm không còn là "Bảy đoá hoa" nữa mà chỉ còn hai thành viên là Tiểu Kiều và Vi Như.
1
null
Vương tôn nữ Birgitta của Thụy Điển, Thân vương phi xứ Hohenzollern, nhũ danh Birgitta Ingeborg Alice, sinh ngày 19 tháng 1 năm 1937, là chị gái của Vua Vua Carl XVI Gustaf. Gia đình. Sinh ra tại cung điện Haga ở Stockholm, bà là con thứ hai của Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten và Công nương Sibylla của Sachsen-Coburg và Gotha, và là cháu gái của Vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển. Bà là em gái của Công chúa Margaretha, Bà Ambler và là chị gái của Công chúa Désirée, Nữ Nam tước Silfverschiöld, Công chúa Christina, Bà Magnuson và Carl XVI Gustaf. Bà là vợ đã ly thân của Johann Georg von Hohenzollern. Hậu duệ. Công chúa Birgitta và Thân vương Johann Georg von Hohenzollern có với nhau 3 người con:
1
null
Vương tôn nữ Désirée, Nam tước phu nhân Silfverschiöld (tên đầy đủ là Désirée Elisabeth Sibylla, sinh ngày 2 tháng 6 năm 1938 tại Cung điện Haga, ngoài Stockholm) là con thứ ba của Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước Västerbotten và phu nhân Sibylla, và là cháu gái của vua Gustaf VI Adolf của Thụy Điển. Tên của bà được đặt theo tên của Vương hậu Désirée Clary của Thụy Điển và Công nữ Sibylla - mẹ của bà. Anh trai của bà là vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Thiếu thời. Vương tôn nữ đã lớn lên tại Cung điện Haga với những chị em của bà, và thường được gọi là Vương tôn nữ "Haga". Hôn nhân. Bà mất vị trí vương gia khi kết hôn với Nam tước Nils August Silfverschiöld, một cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối vào năm 1964. Từ đó bà được gọi là Vương tôn nữ Désirée, Nam Tước phu nhân Silfverschiöld. Họ có với nhau 3 người con. Sự kiện. Vương tôn nữ Désirée sống tại một ngôi nhà của gia đình Silfvershiöld thuộc Lâu đài Koberg và Lâu đài Gasevadholm ở Halland. Bà thường xuất hiện trong các sự kiện của Hoàng gia Thụy Điển. Vương tôn nữ Désirée và Nam tước Silfverschiöld cũng thường được mời tham dự các buổi gặp mặt và dạ hội ở Thụy Điển. Năm 2010, bà và gia đình được mời đến tham dự lễ cưới của Thái nữ Victoria và Daniel Westling. Vương tôn nữ Désirée, Bà Nam tước Silfverschiöld đồng thời cũng chính là mẹ đỡ đầu của Thái nữ Victoria.
1
null
Tập đoàn Công nghệ Nuvoton (Nuvoton Technology Corporation) là một công ty bán dẫn của Đài Loan được thành lập năm 2008. Nó được tách ra từ Tập đoàn Điện tử Winbond để trở thành một công ty con độc lập, bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2008, và bắt đầu (IPO) lên sàn chứng khoán Đài Loan vào tháng 9/2010 (với mã TWSE: 4919). Tổng quan. Các dòng sản phẩm chính của Nuvoton là Vi mạch Ứng dụng Vi điều khiển, Vi mạch Ứng dụng Âm thanh, Các vi mạch Điện toán Đám mây (Cloud & Computing ICs)] và dịch vụ sản xuất vi mạch bán dẫn. Họ vi mạch vi điều khiển ARM Cortex™-M0 của hãng có tên NuMicro® nổi tiếng về mật độ tích hợp và chức năng. Dòng sản phẩm Điện toán Đám mây của hãng thiết kế và sản xuất ra các chip chính cho các bo mạch chủ của máy vi tính, máy tính xách tay và máy chủ, cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh về siêu kết nối Vào/Ra (Super I/O), vi mạch giám sát phần cứng, vi mạch quản lý điện năng, vi mạch bảo mật TPM, bộ điều khiển bàn phím máy tính xách tay, và điều khiển nhúng (EC) nền tảng di động. Nuvoton vận hành một nhà máy sản xuất vi mạch công nghệ 6-inch nhằm cung cấp dịch vụ sản xuất đóng gói vi mạch (foundry service) cho các sản phẩm vi mạch mang nhãn nhiệu của riêng mình cũng như là cho các đối tác sản xuất được lựa chọn. Các bộ phận của Công ty. Nuvoton gồm có 3 nhóm sản phẩm: (1) Nhóm kinh doanh ứng dụng vi điều khiển, (2) Nhóm kinh doanh Điện toán Đám mây, (3) Nhóm kinh doanh xưởng sản xuất. Nhóm kinh doanh ứng dụng vi điều khiển. Nhóm kinh doanh ứng dụng vi điều khiển của Nuvoton tập trung chủ yếu vào các vi mạch vi điều khiển và các vi mạch xử lý âm thanh (voice & speech). Họ NuMicro® của Nuvoton là dòng vi điều khiển đa năng 32 bit đầu tiên có lõi ARM® Cortex™-M0 được giới thiệu ở châu Á; Sản phẩm này có các tính năng như đầu vào điện áp có dải rộng, khả năng chống nhiễu cao, có thiết kế chống được tiếng ồn cao, đặc biệt phù hợp cho điều khiển hệ thống công nghiệp giống như vi điều khiển 8 bit. Thị trường mục tiêu của nó gồm có điện tử y tế, động cơ DC không chổi than, màn hình cảm ứng, USB và v.v… Dòng emPowerAudio™ của Nuvoton cung cấp các thiết kế nền tảng nhạc thoại (voice-base) với hiệu suất cao chưa từng có, tiêu thụ ít điện năng, và các lợi thế về thời-gian-ra-thị-trường nhằm mở rộng sang một loạt các thiết bị âm thanh di động, các hệ thống thông tin giải trí trong phương tiện giao thông, và điện thoại VoIP. Hệ thống âm thanh trên chip ARM (ARM Audio SoC) của Nuvoton là ChipCorder đầu tiên của ngành công nghiệp có tính năng lõi vi điều khiển 32-bit ARM® Cortex™-M0. Cụ thể là hệ-thống-trên-chip (SoC) ISD9160 tối ưu hóa việc ghi và phát lại âm thanh với công suất thấp ở một loạt yêu cầu các ứng dụng công nghiệp, như là các thiết bị y tế di động, hệ thống an ninh, và các phương tiện giao thông công cộng cũng như là các thiết kế dân dụng, bao gồm âm thanh không dây, cảm biến nút nhấn điện dung cho các màn hình cảm ứng, các thiết bị điện gia dụng, đồ chơi và các thứ mới khác. Nhóm kinh doanh Điện toán Đám mây. Nuvoton sản xuất nhiều loại Vi mạch Ứng dụng Chuyên biệt (ASICs); tiếp nối sự nỗ lực của Winbond trong suốt những năm qua, Nuvoton đã chiếm lĩnh được sự phát triển các sản phẩm chip chính cho các bo mạch chủ máy vi tính, máy tính xách tay và máy chủ, cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh và đa dạng về siêu kết nối Vào/Ra (Super I/O), và các linh kiện vi mạch cho giám sát phần cứng, quản lý điện năng, bảo mật TPM, điều khiển bàn phím máy tính xách tay,… Đặc biệt là các sản phẩm siêu kết nối Vào/Ra (Super I/O) và điều khiển nhúng (EC) nền tảng di động đã giúp hãng chiếm được một thị phần chi phối trên thị trường. Nhóm kinh doanh xưởng sản xuất. Nhóm kinh doanh xưởng sản xuất của Nuvoton vận hành một nhà máy sản xuất chip bán dẫn (Foundry FAB), đáp ứng một loạt các công nghệ bao gồm Generic Logic, Mixed Signal (Mixed Mode), High Voltage, Ultra High Voltage, Power Management, Mask ROM (Flat Cell), các xử lý Bộ nhớ Logic Non-Volatile nhúng, v.v… trên nền tảng công nghệ 0.35 µm tới 0.6 µm.
1
null
Gấu (Tiếng Anh: Bear; Tiếng La tinh: Ours) là một loài động vật có vú, có kích thước to lớn, dữ tợn và người ta có thể thấy chúng hiện diện hầu hết mọi nơi thế giới, từ vùng nhiệt đới nóng ẩm đến vùng cực lạnh giá, từ những cánh rừng nhiệt đới đến những vùng núi cao khắp các châu lục. Hình tượng gấu trong văn hóa thế giới được nhìn nhận dưới nhiều gốc độ khác nhau, tùy theo từng nền văn hóa. Như đối với người Celte, gấu là biểu trưng của giai cấp chiến binh; Đối với người Ainu ở Nhật Bản, gấu là tổ tiên; Đối với văn hóa Trung Hoa, gấu mang thể khí dương, thể hiện sức mạnh quyền lực... Tại Châu Âu, hơi thở của con gấu mang tính chất huyền bí tỏa ra từ các hang động. Như vậy, gấu là biểu hiện của sự tăm tối, của bóng tối: Trong giả kim thuật, nó ứng với màu đen của trạng thái đầu tiên của vật chất. Cảnh tối tăm, cái vô hình gắn với những cấm kỵ, điều đó càng tăng cường chức năng truyền phép của gấu. Cũng như nhiều loài thú lớn hung dữ, gấu thuộc về biểu tượng của cái vô thức mang tính âm ty: con vật của thái âm và những cảnh quan khêu gợi bên trong lòng đất mẹ. Vì vậy rất dễ giải thích vì sao nhiều dân tộc vùng Altai coi gấu là thủy tổ của họ. Thẻo ghi chứ của Uno Harva: "Sternberg đã xác nhận ở lưu vực sông Amur có nhiều bộ lạc cho mình xuất thân từ hổ hay từ gấu, bởi thủy tổ của họ đã nằm mơ có quan hệ tình dục với những con vật này..." Biểu tượng phổ quát. Gấu là một loài động vật to lớn, hung dữ và nguy hiểm, không được kiểm soát, như một sức mạnh nguyên thủy, theo truyền thống gấu là một biểu trưng của tính hung ác, dã man, tàn nhẫn. Nhưng trong một chừng mực nhất định, gấu có thể được thuần hóa, và mặt kia của biêu tượng hiện ra ở đây: nó nhảy múa, nó tung hứng. Người ta có thể dụ nó bằng mật ong mà nó thích ăn. Việc gấu tập đi bằng hai chân được liên tưởng đến dáng điệu của cô vũ nữ tương phản với dáng điệu thô kệch bẩm sinh của gấu.Tựu trung nó tượng trưng cho những sức mạnh sơ đẳng có khả năng tiến hóa từng bước, nhưng cũng có thể có những thoái triển đáng sợ. Gấu trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, gấu luôn đi theo nữ thần Artemis, vị nữ thần thái âm, với những nghi lễ thờ bái tàn bạo. Gấu thường là hóa thân của nữ thần này, mỗi khi nàng hiện hình. Con vật thái âm này thể hiện một trong hai mặt của phép biện chứng gắn với huyền thoại thái âm: nó có thể là quái vật hay là vật hy sinh, là giáo sĩ làm lễ hiến tế hay bị hiến tế. Trong nghĩa ấy gấu đối lập với thỏ rừng. Nó đại diện một cách điển hình cho cái mặt quái dị, tàn ác, hiến sinh của huyền thoại này. Từ đó mà có cách kiến giải tương ứng của khoa học phân tâm học, với Jung. Cũng như mọi biểu hiện của cái thiên âm tính, gấu có quan hệ với thế giới bản năng. Do thế lực của nó, Jung coi nó là biểu tượng của mặt nguy hiểm của vô thức. Gấu trong quan niệm người Ainu. Người Ainu ở Nhật Bản (một bộ tộc sống ở miền Bắc Nhật Bản trên đảo Hokkaido), cho rằng gấu là một nữ thần núi, tối cao trong tất cả các vị thần. Lễ hội gấu ở chỗ họ diễn ra vào tháng chạp hàng năm (lễ hội này trong tiếng Ainu gọi là Kamui omante). Vào những dịp ấy thần xuống trần và được loài người đón tiếp. Thần để lại các món quà cho họ và trở về thiên giới, đối với người Ainu họ xem gấu là tổ tiên của mình. Gấu trong văn hóa Trung Hoa. Ở Trung Quốc, con gấu là một biểu tượng thuộc giống đực, báo trước việc sinh con trai, là biểu hiện của khí dương. Gấu ứng với núi, là môi trường sống của nó, và đối lập với rắn (âm tính ứng với nước). Đại Vũ, người tổ chức thiên hạ, khi thực thi chức phận của mình, mang hình con gấu. Có điều đây không hẳn là sự đảo ngược biểu tượng - nhiều nhất cũng chỉ là một sự đối lập, tương đối giữa gấu đực và gấu cái - vì chức danh wang (vương) ở Trung Quốc bao hàm hai quyền lực... Ở Trung Quốc cổ sơ, L.C.Hopkins nghĩ đã nhận ra được, trong một minh văn đời nhà Thương và một minh văn khác đời nhà Chu hình một pháp sư saman đang nhảy múa, đeo mặt nạ và khoác da gấu. Tham khảo. Bảo tàng gấu bông ở Đông Nam Á - Teddy Bear Museum Pattaya
1
null
Năm bốn Hoàng đế hay Năm tứ đế (tiếng Latin: "Annus quattuor imperatorum") là một năm trong lịch sử của đế quốc La Mã, khi vào năm 69, Bốn vị hoàng đế thay nhau cai trị đế quốc La Mã. Những vị hoàng đế này là Galba, Otho, Vitellius và Vespasianus. Vụ tự sát của hoàng đế Nero vào năm 68 đã châm ngòi cho một cuộc nội chiến trong giai đoạn ngắn, cuộc nội chiến La Mã đầu tiên kể từ cái chết của Marcus Antonius năm 30 TCN. Từ tháng 6 năm 68 cho đến tháng 12 năm 69, ngai vàng La Mã đã thay chủ 4 lần. Sự nỗi dậy và sụp đổ lần lượt của Galba, Otho và Vitellius cho đến lúc Vespasianus, người sáng lập ra triều đại Flavia, lên ngôi vào tháng 7 năm 69. Giai đoạn này của cuộc nội chiến đã trở thành biểu tượng của sự rối loạn chính trị theo chu kỳ trong lịch sử đế chế La Mã. Tình trạng hỗn loạn quân sự và chính trị được tạo ra bởi cuộc nội chiến này đã ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như sự bùng nổ của cuộc nổi loạn Batavi. (trong khi Cuộc nổi dậy của người Do Thái đang được tiến hành.) Kế vị. Nero tới Galba. Năm 68, Vindex, thống đốc vùng Gallia Lugdunensis (nước Pháp ngày nay) nổi loạn chống lại Nero. Nhưng Vindex không có ý định giành lấy vương miện cho bản thân vì ông ta biết rằng mình không có được sự ủng hộ rộng rãi của quân đội. Vindex đề nghị Glaba nắm chiếc vương miện quyền lực. Galba do dự và Alas, thống đốc Aquitania liên tục đề nghị ông ta giúp đỡ Vindex. Ngày 2 tháng 4 năm 68, Galba tiến 1 bước quan trọng tại Carthago Nova và tuyên bố ông ta là người đại diện của nhân dân La Mã. Tuyên bố này không bộc lộ ý định tiến chiếm vương quyền của Nero nhưng đã đặt Galba vào hàng ngũ đồng minh của Vindex. Otho, người chồng bị cắm sừng của Poppaea Sabina và là thống đốc Lusitania (Bồ Đào Nha ngày nay) liên kết với Galba sau đó. Nhưng Otho không có quân đoàn nào và Galba thì chỉ có 1 quân đoàn trong tay. Galba nhanh chóng xây dựng một quân đoàn mới tại Hispania. Tháng 5 năm 68, khi Vindex bị quân đoàn Rhine đánh bại, Galba tuyệt vọng lùi sâu hơn vào đất Hispania. Không nghi ngờ gì nữa, ông ta đã nhìn thấy dấu chấm hết sự nghiệp của mình vào lúc đó. Bất ngờ thay, tin tức đến với Galba khoảng 2 tuần sau đó là Nero đã chết và Galba được viện nguyên lão trao quyền lực hoàng đế vào ngày 8 tháng 6 năm 68. Động thái này có được là do sự ủng hộ của các pháp quan. Việc Galba giành được quyền lực được lưu ý ở hai điểm, Thứ nhất, nó đánh dấu sự chấm dứt vương triều Julio-Claudius. Thứ hai, nó chứng minh 1 điều rằng để giành được danh hiệu hoàng đế không nhất thiết cứ phải ở Roma. Galba tiến vào Gaul cùng với một phần quân đội của mình và nhận sự ủy nhiệm đầu tiên từ viện nguyên lão. Trong mùa thu, Galba đánh bại Clodius Macer, người đã chống lại Nero tại Bắc Phi và dường như muốn chiếc ngai vàng cho bản thân ông ta. Galba được công nhận là hoàng đế và chào đón vào thành phố ở chỉ bởi một quân đoàn duy nhất, VII "Galbiana", sau này được biết đến với tên VII "Gemina". Galba tới Otho. Do Hoàng đế Galba không có con nối dõi, và Otho, khích lệ bởi những tiên đoán của nhà chiêm tinh, mong muốn trở thành người kế thừa ngai vàng. Ông đã đến một thỏa thuận bí mật với một sủng thần củ vua Galba, Titus Vinius, theo đó, ông đồng ý kết hôn với con gái của Vinius để đổi lấy sự hỗ trợ của Vinius. Tất nhiên khi ấy Otho được coi là người sẽ kế vị Galba. Otho hoàn toàn tin tưởng, bởi thực tế ông là người góp công lớn nhất đưa Galba lên ngôi Hoàng đế. Tuy nhiên, trong tháng 1 năm 69, hy vọng của ông bị tiêu tan bởi Hoàng đế chính thức nhận Lucius Calpurnius Piso Licinianus làm con nuôi: vốn từ lâu vua Galba đã nghĩ đến việc truyền ngôi vua cho Piso. Vì thế, Otho vô cùng tức giận khi người được Galba chọn thừa kế lại là Piso Licinianus. Otho ngay lập tức thực hiện kế hoạch giành lấy vương miện. Và thật chẳng khó khăn gì cho Otho, không chỉ vì ông có uy tín lớn trong quân đội, mà bởi thực tế quân đội đã vô cùng căm ghét Galba. Với một lực lượng hùng mạnh ông trở về quảng trường La Mã, và ở chân đồi Capitoline gặp Galba, người đã được báo động bởi những tin đồn khá mơ hồ về sự phản bội, đã tìm đường thông qua một đám đông dày đặc vây quanh để tới doanh trại của đội cận vệ. Quân đoàn đang làm nhiệm vụ ở Palatine, mà đã đi cùng với hoàng đế, lập tức bỏ rơi ông ta. Galba, và người con con trai nuôi của ông Piso cùng những người khác đã bị sát hại dã man bởi những người lính vệ binh hoàng gia. Sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi, Otho trở về doanh trại trong chiến thắng, và cùng ngày đã được trao quyền hợp pháp bởi nguyên lão với danh hiệu Augustus, một quan bảo dân quyền lực và quan chức cấp cao. Otho có được thành công cho bản thân mình nhờ cảm nhận được sự bất mãn của lực lượng cận vệ hoàng gia và phần còn lại của quân đội vì Galba từ chối trả số vàng hứa hẹn để họ hỗ trợ ông ta lên ngôi. Dân số của thành phố cũng không hài lòng với Galba. Hành động đầu tiên của Otho khi là hoàng đế đã cho thấy rằng ông không hoàn toàn biết về những sự kiện này. Trước tình thế đó, Viện Nguyên lão không còn cách nào khác là công nhận tước vị Hoàng đế cho Otho. Mặc dù vậy, các thành viên của Viện Nguyên lão vẫn nhìn Otho với con mắt nghi ngờ bởi cách mà ông nắm lấy quyền lực, và đặc biệt bởi Otho là bạn cũ của Nero. Tuy thế, họ vẫn trao cho Otho đủ quyền lực như các vị Hoàng đế trước đây. Otho tới Vitellius. Otho hầu như không thể kiểm soát được mức độ trung thành của quân đội vì ông có quá ít mối liên hệ với quân đội. Otho chỉ nhận thấy sai lầm này khi Vitellius, thống đốc Germania, nổi lên chống lại mình. Các xứ Gaul và Tây Ban Nha ngay lập tức tuyên bố ủng hộ Vitellius. Otho muốn tránh một cuộc nội chiến bằng cách đề nghị chia sẻ quyền lực với Vitellius và kết làm đồng minh. Otho thậm chí còn cầu hôn con gái của Vitellius. Vitellius không chấp thuận cả hai đề nghị của Otho và vào tháng 3, các quân đoàn của Vitellius lên đường tiến về Rome. Trước hành động của Vitellius, Otho đã chọn một chiến thuật đơn giản: lui về phía Bắc Ý để làm chậm bước tiến của Vitellius. Các quân đoàn Danube tuyên bố ủng hộ Otho và ưu thế về mặt quân sự nghiêng về phe Hoàng đế. Tuy vậy, các quân đoàn Danube ở quá xa và Otho muốn họ tiến về Roma. Otho hiểu rằng với một đội quân đến từ xa như của Vitellius, làm chậm bước tiến của họ đồng nghĩa với chiến thắng. Hai tướng của Vitellius là Valens và Caecina hiểu ngay rằng thời gian đang ủng hộ Otho. Họ quyết định phải mở cuộc tấn công trực diện vào quân đội của Otho trước khi các quân đoàn Danube kịp can thiệp. Quân đội của Vitellius dựng một cây cầu vượt qua sông Po vào đất Italy. Otho đứng trước hai lựa chọn: hoặc lùi sâu về đất Ý, tuy tránh được cuộc tấn công trước mắt của Vitellius nhưng lại càng cách xa các quân đoàn Danube; hoặc chiến đấu với Vitellius và chờ tiếp viện. Otho lựa chọn chiến đấu. Và đội quân của ông thất bại hoàn toàn tại Cremona ngày 14 tháng 4 năm 69. Khi tin thất trận đến với Otho một ngày sau đó, Otho hiểu rằng mình đã thất bại. Ông khuyên gia đình và bạn bè tìm đường thoát thân, còn mình thì tự vẫn một ngày sau đó, 16 tháng 4 năm 69. Cái chết của Otho khiến cho La Mã tránh được một cuộc nội chiến. Mặc dù có nhiều tranh cãi về cách Otho nắm quyền lực, nhưng rất nhiều người La Mã cảm phục cái chết của ông. Họ tin rằng Otho đã chọn cho mình một kết thúc nhẹ nhàng, không gây đổ máu cho Đế chế La Mã. Nhiều binh lính của Otho nhảy vào giàn hỏa thiêu để chết cùng vị Hoàng đế của họ. Vitellius tới Vespasianus. Sau khi Otho chết, những người ủng hộ ông, đã tìm kiếm ứng cử viên khác để hỗ trợ, và hướng đến Vespasianus. Theo Suetonius, một lời tiên tri phổ biến ở các tỉnh miền Đông tuyên bố rằng từ Judaea, những người cai trị trong tương lai của thế giới sẽ đến. Vespasianus cuối cùng đã tin rằng lời tiên tri này áp dụng đối với ông ta, và tìm thấy một số sấm truyền, tiên tri, và những điềm báo mà tăng cường niềm tin. Ông cũng tìm thấy sự khích lệ ở Mucianus, thống đốc của Syria, và, mặc dù Vespasianus là một người kỷ luật nghiêm ngặt và cải cách mạnh tay, binh sĩ của Vespasianus đã dành ủng hộ tuyệt đối dành cho ông. Mọi con mắt ở phía Đông bây giờ hướng vào ông. Mucianus và các quân đoàn Syria đã sẵn sàng để hỗ trợ ông. Trong khi ông đang ở Caesarea, ông được tuyên bố là hoàng đế vào ngày 1 tháng 7 năm 69, lần đầu tiên là quân đội tại Ai Cập dưới quyền Tiberius Julius Alexandrus, và sau đó là quân đội của ông ở Judaea (ngày 11 tháng 7 theo Suetonius, ngày 03 tháng bảy theo Tacitus). Tuy nhiên, Vitellius, người đang chiếm ngai vàng, có những đội quân tốt nhất của Roma bên phe ông ta - cựu chiến binh của quân đoàn Gallia và vùng sông Rhine. Nhưng uy tín của Vespasianus khiến ông nhanh chóng tập hợp được một quân đội mạnh, và quân đội của Moesia, Pannonia, và Illyricum sớm tuyên bố ủng hộ cho ông, và tôn ông làm làm chủ của một nửa của thế giới La Mã. Trong khi Vespasianus ở Ai Cập để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực của đế quốc, quân đội của ông đã tiến về phía đông bắc Ý dưới sự lãnh đạo của M. Antonius Primus. Họ đánh bại quân đội của Vitellius (đã chờ đợi ông ở Mevania) tại "Bedriacum" (hoặc Betriacum), cướp phá Cremona và tiến về Roma. Họ tiến vào La Mã sau một cuộc chiến đấu dữ dội. Trong một sự nhầm lẫn do cuộc hỗn loạn, các công trình trên đồi Capitol đã bị đốt cháy và Sabinus, anh trai của Vespasianus đã bị giết bởi đám đông. Ngay khi nhận tin loan báo về thất bại và cái chết của đối thủ tại Alexandria, vị hoàng đế mới một lần nữa gửi nguồn cung lương thực hết sức cần thiết đến Roma, cùng với một sắc lệnh hoặc lời tuyên bố về chính sách, trong đó ông đã bảo đảm một sự thay đổi toàn bộ luật pháp của Nero, đặc biệt là những người liên quan đến tội phản quốc. Trong khi ở Ai Cập, ông đã đến thăm đền Serapis, tại nơi này theo ghi chép, ông đã trải qua một giấc mộng. Kết quả. Vespasianus được tuyên bố là hoàng đế bởi Viện nguyên lão trong khi ông ở Ai Cập vào tháng 12 năm 69 (người Ai Cập đã tuyên bố ông làm hoàng đế vào tháng 7 năm 69). Trong một giai đoạn ngắn, việc quản lý của đế chế đã được giao cho Mucianus, với sự trợ giúp của con trai Vespasianus, Domitianus. Mucianus bắt đầu thời kì cai trị của Vespasianus với cải cách về thuế là để khôi phục lại nền tài chính của đế chế. Sau khi Vespasianus đến Roma vào giữa năm 70, Mucianus tiếp tục nhấn mạnh với Vespasianus về vấn đề thu thuế càng nhiều càng tốt Vespasianus đã không phải nhận bất kỳ mối đe dọa trực tiếp ảnh hướng đến quyền lực của mình sau cái chết của Vitellius. Ông trở thành người sáng lập ra triều đại Flavianus ổn định, kết thúc triều đại Julio-Claudius. Ông băng hà vào năm 79, trước lúc nhắm mắt ông đã nói câu nói nổi tiếng, "Vae, puto deus fio" ("Argh, tôi phải trở thành một vị thần...").
1
null
Elon Reeve Musk (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971), là một kỹ sư, nhà tài phiệt, nhà phát minh, doanh nhân công nghệ và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi. Ông cũng là công dân mang hai quốc tịch Nam Phi và Canada. Ông là người sáng lập, CEO và kỹ sư trưởng/nhà thiết kế của SpaceX; nhà đầu tư ban đầu, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla, Inc.; người sáng lập The Boring Company; đồng sáng lập của Neuralink; đồng sáng lập và đồng chủ tịch ban đầu của OpenAI. Elon Musk là người giàu nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, khi tài sản ròng của ông vượt mốc 273 tỷ đô la vào tháng 4 năm 2022. Ông được bầu làm thành viên của Hiệp hội Hoàng gia (FRS) vào năm 2018. Vào tháng 12 năm 2016, ông được xếp hạng 21 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes, và được xếp hạng đầu tiên trong danh sách Forbes của các nhà lãnh đạo sáng tạo nhất năm 2019. Tính đến ngày 7 tháng 1 năm 2021, giá trị tài sản ròng của ông ước tính khoảng 188,5 tỷ đô la và ông được "Bloomberg Billionaires Index" và "Forbes the World's Real-Time Billionaires" xếp hạng là người giàu nhất trên thế giới. Ông là người nắm giữ chức vụ CEO lâu nhất so với bất kỳ hãng sản xuất ô tô nào trên toàn cầu. Elon Musk sinh ra và lớn lên ở Pretoria, Nam Phi. Ông từng học tập trong một thời gian ngắn tại Đại học Pretoria trước khi chuyển đến Canada năm 17 tuổi để vào Đại học Queen. Ông chuyển sang Đại học Pennsylvania hai năm sau đó, nơi ông nhận bằng cử nhân kinh tế tại Trường Wharton và bằng cử nhân vật lý từ College of Arts and Sciences. Sau đó, ông chuyển đến California vào năm 1995 để theo đuổi bằng tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford nhưng đã quyết định theo đuổi sự nghiệp kinh doanh thay vì ghi danh theo học. Elon cùng với em trai, Kimbal, đồng sáng lập ra Zip2, một công ty phần mềm web và được hãng Compaq mua lại với giá 340 triệu USD vào năm 1999. Sau đó, Elon Musk thành lập X.com, một ngân hàng trực tuyến. Nó được sáp nhập với Confinity vào năm 2000, công ty đã ra mắt PayPal vào năm trước và sau được eBay mua lại với giá 1,5 tỷ đô la vào tháng 10 năm 2002. Vào tháng 5 năm 2002, Musk thành lập "SpaceX" đơn vị chế tạo hàng không vũ trụ kiêm công ty dịch vụ vận tải không gian, nắm giữ cương vị CEO kiêm nhà thiết kế chính. Ông gia nhập Tesla Motors, Inc. (nay là Tesla, Inc.), công ty sản xuất xe điện vào năm 2004, một năm sau khi công ty được thành lập, và trở thành CEO và kiến trúc sư sản phẩm của hãng. Năm 2006, ông đã giúp lập ra SolarCity, một công ty dịch vụ năng lượng mặt trời (hiện là công ty con của Tesla). Năm 2015, Musk đồng sáng lập OpenAI, một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy trí tuệ nhân tạo thân thiện. Tháng 7 năm 2016, ông đồng sáng lập Neuralink, một công ty công nghệ tập trung vào phát triển giao diện máy tính trí tuệ. Vào tháng 12 năm 2016, Musk thành lập The Boring Company, một công ty xây dựng cơ sở hạ tầng và đường hầm tập trung vào các đường hầm được tối ưu hóa cho xe điện. Ngoài việc theo đuổi công việc kinh doanh chính của mình, Musk đã hình dung ra một hệ thống giao thông tốc độ cao được gọi là Hyperloop. Musk đã nói rằng các mục tiêu của SpaceX, Tesla và SolarCity xoay quanh tầm nhìn của ông là "thay đổi thế giới và giúp đỡ nhân loại". Mục tiêu của ông bao gồm giảm sự nóng lên toàn cầu thông qua sản xuất và tiêu thụ năng lượng bền vững; làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của con người bằng cách thiết lập một thuộc địa của con người trên sao Hỏa. Tiểu sử. Elon Musk sinh vào sáng lúc 7 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 6 năm 1971 tại Pretoria, Transvaal, Nam Phi. Về việc đặt tên cho Elon, Maye và Errol định đặt theo tên của thành phố ở Pháp (Nice) nhưng Errol đồng ý đặt tên là Elon theo tên ông của Maye - J.Elon Haldeman, và Reve, tên thời con gái của bà ngoại Maye. Elon là con trai của bà Maye Musk (nhũ danh Haldeman) là một người mẫu và chuyên gia dinh dưỡng sinh ra tại Saskatchewan, Canada, lớn lên tại Nam Phi và ông Errol Musk, một kỹ sư cơ điện, phi công và thủy thủ người Nam Phi. Elon có một em trai là Kimbal (sinh năm 1972) và một em gái Tosca (sinh năm 1974). Ông ngoại là Tiến sĩ Joshua Haldeman có quốc tịch Canada nhưng sinh ra tại Mỹ. Bà nội là người gốc Anh và cũng có tổ tiên là người nhập cư gốc Đức đầu tiên tại vùng đất Pennsylvania. Sau khi cha mẹ ly hôn vào năm 1980, Elon chọn sống với cha ở ngoại ô thành phố Pretoria, một lựa chọn mà Elon đưa ra hai năm sau khi bố mẹ ly thân nhưng sau đó cảm thấy hối hận. Elon bị cha ghẻ lạnh, ông đã gọi cha mình là "một con người khủng khiếp". Elon cũng có hai người anh em cùng cha khác mẹ. Từ nhỏ, Elon đã là một độc giả cuồng nhiệt Vào năm 10 tuổi, ông đã có hứng thú với máy tính trong khi sử dụng Commodore VIC-20. Elon đã học lập trình máy tính bằng cách sử dụng một hướng dẫn và đến năm 12 tuổi, đã bán mã nguồn của một video game dựa trên BASIC tạo ra "Blastar" cho tạp chí "PC and Office Technology" với giá khoảng 500 đô la. Danh mục đọc của Elon gồm bộ sách "Foundation" của Isaac Asimov từ đó rút ra bài học rằng "bạn nên cố gắng thực hiện tập hợp các hành động có khả năng kéo dài nền văn minh, giảm thiểu xác suất của thời kỳ đen tối và giảm độ dài của thời kỳ đen tối nếu có". Thời đi học, ông chịu sự bắt nạt nghiêm trọng và đã từng phải nhập viện sau khi bị một nhóm bạn học ném xuống cầu thang. Elon theo học trường dự bị Waterkloof House Preparatory School và trung học Bryanston High School sau đó tốt nghiệp tại trường trung học Pretoria Boys High School. Mặc dù người cha nhất quyết muốn Elon vào học đại học tại Pretoria, nhưng Elon đã quyết tâm chuyển đến Hoa Kỳ, ông đã kể lại rằng "Tôi nhớ mình đã suy nghĩ và thấy rằng nước Mỹ là nơi có thể có những điều tuyệt vời hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới." Ông biết rằng việc đến Hoa Kỳ từ Canada sẽ dễ dàng hơn và chuyển đến đó trái với mong muốn của cha mình vào tháng 6 năm 1989, ngay trước sinh nhật thứ 18. Sau khi có được hộ chiếu Canada thông qua bà Maye, người mẹ có gốc gác từ Canada. Học vấn. Trong thời gian đợi giấy tờ từ phía Canada, Elon theo học Đại học Pretoria khoảng 5 tháng. Khi chuyển đến sống tại Canada, Musk ghi danh vào Đại học Queen tại Kingston năm 1989 để tránh phải gia nhập nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Quân đội Nam Phi. Ông từ bỏ Đại học Queen năm 2000 để theo học ngành kinh tế và vật lý thuộc Đại học Pennsylvania; tốt nghiệp năm 1997 với bằng Cử nhân Kinh tế tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania và bằng Cử nhân Khoa học Vật lý từ College of Arts and Sciences của Đại học Pennsylvania. Năm 1994, Musk đã tổ chức hai đợt thực tập tại Thung lũng Silicon vào mùa hè: tại một công ty khởi nghiệp lưu trữ năng lượng có tên là Pinnacle Research Institute, chuyên nghiên cứu các siêu âm điện phân để lưu trữ năng lượng và công ty khởi nghiệp Rocket Science Games tại Palo Alto. Bruce Leak, cựu kỹ sư trưởng đằng sau QuickTime của Apple, người đã thuê Musk, lưu ý: ""Anh ta có năng lượng vô biên. Bọn trẻ ngày nay không biết gì về phần cứng hay cách thức hoạt động, nhưng anh ta có một nền tảng hacker PC và chỉ để tìm ra mọi thứ mà không sợ điều gì"." Năm 1995, Musk được nhận vào chương trình tiến sĩ về vật lý năng lượng/khoa học vật liệu tại Đại học Stanford ở California. Háo hức theo đuổi các cơ hội trong thời đại bùng nổ internet, tuy nhiên, thay vào đó, ông quyết định ra mắt công ty đầu tiên của mình, Zip2 Corporation. Sự nghiệp kinh doanh. Zip2. Năm 1995, Musk khởi nghiệp với dự án Zip2, cung cấp phần mềm ấn hành nội dung số cho các tổ chức mới, cùng với em trai Kimbal Musk.. Errol Musk đã tài trợ cho họ 28,000 đô la đầu tiên. Năm 1999, bộ phận AltaVista của Compaq mua lại Zip2 với 307 triệu đô la tiền mặt và 34 triệu đô la cổ phiếu. PayPal. Musk đồng sáng lập X.com, một công ty về dịch vụ tài chính trực tuyến và thanh toán qua email tháng 3 năm 1999. Một năm sau đó, trong một cuộc sáp nhập 50/50 về vốn, X.com mua lại Confinity, một hãng vận hành một hệ thống thanh toán đấu giá có quy mô tương tự như X.com, gọi tên là Paypal. Musk đã sắp xếp thương vụ này do niềm tin vào việc chuyển khoản trực tiếp đang nở rộ của công nghệ P2P. Musk tin rằng nhánh con Confinity sẽ trở thành phương tiện cần thiết để tích hợp và phát triển một nền tảng thanh toán giữa các cá nhân bên trong X.com. Công ty kết hợp ban đầu thu nhận X.com làm tên tập đoàn, nhưng vào tháng 2 năm 2001, X.com đổi tên chính thức của nó thành Paypal Inc. Musk đã cổ vũ mạnh mẽ cho trọng tâm của một Paypal mới nhằm vào hệ thống thanh toán toàn cầu và rời khỏi những sự cung cấp tài chính lõi của X.com. Sự phát triển ban đầu của PayPal phần lớn là do một chiến dịch phát triển rộng khắp thành công của Musk. Tháng 10 năm 2002, PayPal được eBay mua lại với giá 1.5 tỷ giá trị cổ phiếu.. Vào thời điểm bán, Musk, cổ đông lớn nhất của công ty, nắm 11.7% cổ phiếu của PayPal. SpaceX. Musk thành lập công ty thứ ba của ông, Space Exploration Technologies (SpaceX), vào tháng 6 năm 2002 và hiện là CEO và Giám đốc Kỹ thuật của tập đoàn này. SpaceX phát triển và chế tạo các phương tiện phóng ra không gian với trọng tâm hướng vào việc phát triển công nghệ tên lửa. Hai tên lửa đầu tiên của công ty là Falcon 1 và Falcon 9 và phi thuyền đầu tiên của nó mang tên Dragon. SpaceX đã giành được hợp đồng 1,6 tỷ đô la với NASA ngày 23 tháng 12 năm 2008, cho 12 chuyến bay của Falcon 9 và Dragon vào Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, thay thế cho Space Shuttle của NASA sau khi nó hết thời gian hoạt động năm 2011. Ban đầu, Falcon 9/Dragon sẽ thay thế chức năng vận tải hàng hóa của Shuttle và việc vận chuyển phi hành gia sẽ được thực hiện bởi Tàu vũ trụ Soyuz. Tuy nhiên, SpaceX đã thiết kế Falcon 9/Dragon nhằm vào việc vận chuyển phi hành gia và Ủy ban Augustine (Cơ quan Hoa Kỳ phụ trách các chuyến bay có người lái vào vũ trụ) đã khuyến nghị việc vận tải hành khách bởi các công ty thương mại như SpaceX. Musk nói rằng ý tưởng về công nghệ vũ trụ của mình chịu ảnh hưởng từ series "Foundation" của Issac Asimov , và xem việc khai phá vũ trụ như một bước quan trọng trong việc mở rộng—nếu không nói là bảo tồn-sự hiểu biết của đời sống con người. Musk từng nói rằng sự sống trải trên nhiều hành tinh khác nhau có thể đóng vai trò như một hàng rào ngăn chặn những mối đe dọa sự tồn vong của loài người. "Một thiên thạch hay một siêu núi lửa có thể hủy diệt chúng ta, và chúng ta đối mặt với những thảm họa mà khủng long chưa từng biết tới: một virus được lập trình, một sự hình thành do sơ suất một vi lỗ đen, sự ấm lên toàn cầu thảm họa hoặc một công nghệ thậm chí chưa được biết đến nào đó có thể báo hiệu sự tiêu vong của chúng ta. Nhân loại đã tiến hóa hàng triệu năm, nhưng trong 60 năm gần đây các vũ khí nguyên tử tạo nên nguy cơ tiêu diệt chính chúng ta. Sớm hay muộn, chung ta phải mở rộng sự sống ra ngoài trái cầu xanh lam này-hoặc là tuyệt chủng." Mục tiêu của Musk là giảm giá thành của một chuyến bay có chở người xuống còn 1/10 hiện nay. Ông thành lập SpaceX với 100 triệu đô la từ tài sản ban đầu của mình. Ông hiện vẫn đóng vai trò điều hành lẫn chỉ đạo kĩ thuật của công ty đóng ở Hawthorne, California này. Trong tiểu sử của Ashlee Vance, Musk tuyên bố rằng ông muốn thành lập một thuộc địa của loài người trên sao Hỏa vào năm 2040, với dân số khoảng 80.000 người. Musk tuyên bố rằng, do bầu khí quyển của sao Hỏa thiếu oxy, nên tất cả các phương tiện giao thông trên sao Hỏa đều sẽ sử dụng động cơ điện (ô tô điện, tàu điện, Hyperloop, máy bay điện) . Musk tuyên bố vào tháng 6 năm 2016 rằng hai tàu đầu tiên của SpaceX sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào năm 2022 mang theo các thiết bị cần thiết để xây dựng các trạm năng lượng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sự sống. Đến năm 2024, các phi hành gia của SpaceX sẽ chính thức đặt chân lên hành tinh Đỏ, mang theo tham vọng chinh phục sao Hỏa của nhân loại . Trong một cuộc phỏng vấn với Axios năm 2018, Tỷ phú Elon Musk tuyên bố ông muốn là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa. Trong 7 năm, SpaceX đã thiết kế dòng thiết bị phóng Falcon và phi thuyền đa mục đích Dragon từ chỗ không có gì. Tháng 9 năm 2009, tên lửa Falcon 1 trở thành phương tiện nhiên liệu lỏng đầu tiên do tư nhân hùn vốn đưa được một vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất. NASA đã chọn SpaceX để tham gia vào dự án đầu tiên tin cậy các công ty tư nhân vận chuyển hàng hóa tới ISS. Hợp đồng này, có giá trị từ 1.6 tỉ tới 3.1 tỷ đô la, là một dấu mốc quan trọng của trạm vũ trụ trong việc vận chuyển hàng tới trạm và trở lại. Bên cạnh những dịch vụ này, mục tiêu của SpaceX còn bao gồm việc đồng thời hạ giá các chuyến bay tới quỹ đạo và cải thiện độ tin cậy lên cỡ mười lần, trong khi tạo nên thiết bị phóng ra quỹ đạo đầu tiên có thể hoàn toàn tái sử dụng. Tuy hiện đang trong giai đoạn tìm cách đưa người ra ISS, năm 2011 Musk khẳng định mục đích cá nhân của ông là đưa người ra khai phá và định cư ở Sao Hỏa, trong khoảng 10-20 năm nữa. Ngày 25 tháng 5 năm 2012, tàu SpaceX Dragon đáp xuống ISS, ghi dấu mốc lịch sử lần đầu tiên có một công ty tư nhân phóng và đáp thành công một phương tiên xuống Trạm Vũ trụ Quốc tế . Musk tin rằng chìa khóa để khiến việc du hành vũ trụ trở nên rẻ và hợp túi tiền hơn là phải làm cho tên lửa có khả năng tái sử dụng, mặc dù hầu hết các chuyên gia trong ngành vũ trụ đều không tin rằng tên lửa có khả năng tái sử dụng là một điều khả thi. Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015, SpaceX bắn một tên lửa vào không gian và hạ cánh nó trở về mặt đất, trong trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn. Không chỉ tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong việc chế tạo tên lửa tái sử dụng, thành công nói trên có sức ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của ngành du lịch không gian . Vào ngày 6 tháng 2 năm 2018, SpaceX đã phóng thành công Falcon Heavy, tên lửa có công suất cao thứ tư từng được chế tạo (sau Saturn V, Energia và N1) đồng thời là tên lửa mạnh nhất hoạt động trong năm 2018 . SpaceX là nhà sản xuất động cơ tên lửa tư nhân lớn nhất thế giới và hiện đang nắm giữ kỷ lục về tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao nhất cho động cơ tên lửa (Merlin 1D) . SpaceX đã sản xuất hơn 100 động cơ Merlin 1D và đưa vào hoạt động. Mỗi động cơ Merlin 1D có thể nâng được trọng lượng tương đương với 40 chiếc xe hơi gia đình theo chiều thẳng đứng. Kết hợp lại, 9 động cơ Merlin trong tên lửa Falcon 9 giai đoạn đầu tạo ra lực đẩy từ 5,8 đến 6,7 MN (1,3 đến 1,5 triệu pound), tùy thuộc vào độ cao . Vào cuối năm 2017, SpaceX đã tiết lộ thiết kế cho phương tiện phóng và hệ thống tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo tên là Starship. SpaceX đang thiết kế chiếc tên lửa đặc biệt này với hai bộ phận có thể tái sử dụng là bộ phận phóng chính cao 187m và chiếc tàu vũ trụ cao 153m trên đỉnh. Sau khi chế tạo thành công, chiếc tên lửa BFR sẽ cao hơn tượng Nữ thần tự do khoảng 15%, có thể mang theo 100 phi hành gia và 150 tấn hàng hóa lên quỹ đạo Trái đất. Khi lên được quỹ đạo Trái đất, BFR có thể tiếp nhiên liệu trong không gian và tiếp tục hành trình tới Sao Hỏa trong 6 tháng. Tên lửa Starship sẽ là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất lịch sử từ trước đến nay, du định BFR sẽ thay thế hoàn toàn Falcon 9, Falcon Heavy và Dragon trong những năm 2020 . Tesla Motors. Tesla Motors được Martin Eberhard và Marc Tarpening gây vốn vào tháng 7 năm 2003, Musk đầu tư thành lập tháng 2 năm 2004 và trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị; nhưng đam mê của ông với ô tô điện đã có từ thời còn trẻ. Do ảnh hưởng của khủng hoàng tài chính thế giới năm 2008 và kéo theo đó là một đợt cắt giảm nhân lực bắt buộc ở Tesla, Musk buộc phải đảm nhận thêm vị trí CEO. Ông khẳng định đường hướng của công ty là đầu tiên phát triển những chiếc xe thể thao hạng sang để thu hút sự quan tâm tới xe điện và kiếm lợi nhuận ban đầu nhằm nuôi mục đích lâu dài là cung cấp ô tô điện phổ biến cho người bình dân, giảm đáng kể lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu Musk đóng vai trò tích cực trong công ty và đặc biệt chỉ đạo thiết kế các mẫu sản phẩm cũng như định hướng chiến lược, nhưng dù là CEO ông không liên hệ sâu vào việc điều hành kinh doanh hàng ngày. Ông được cho là nắm 32% cổ phần tại Tesla, tập đoàn này được định giá 13.9 tỷ đô la vào tháng 7 năm 2013 Mẫu xe điện thể thao đầu tiên, Tesla Roadster 2008, với giá khởi điểm 109 nghìn đô la/chiếc bán được khoảng 2500 đơn vị tới 31 quốc gia, đồng thời bản thử nghiệm của nó nhận giải "Phát minh xuất sắc nhất" năm 2006 của tạp chí Time trong lĩnh vực "Phát minh về vận tải".. Tesla Model S, chiếc sedan xuất hiện trên thị trường tháng 6 năm 2012 đã trở thành hiện tượng của năm, đạt một loạt giải thưởng như giải Xe tiêu biểu nhất của năm 2013 của tạp chí Automobile. Nó bán được 2650 chiếc trong năm 2012 ở Hoa Kỳ và 4900 chiếc tại Bắc Mỹ chỉ trong quý I 2013, trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất trong khu vực. Model X, mẫu xe SUV-minivan, được giới thiệu tháng 9 năm 2012 và được bán ra năm 2015. . Thế hệ thứ ba của xe điện Tesla là Model 3 ra mắt vào năm 2016. Bên cạnh việc bán xe điện thương hiệu Tesla, Tesla Motors còn cung cấp động cơ điện cho Mercedes-Benz, Toyota và Musk dự tính sẽ cung cấp một mạng lưới các trạm sạc điện siêu nhanh cho ô tô trên khắp Bắc Mỹ trong năm 2013 Tháng 5 năm 2013, Tesla Motors cho thấy quý đầu tiên hoạt động có lợi nhuận kể từ khi nó niêm yết cổ phiếu năm 2011. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2013 với All Things Digital, Musk nói rằng để khắc phục những hạn chế về phạm vi của ô tô điện, Tesla đang mở rộng mạng lưới các trạm tăng áp, tăng gấp ba số trên bờ Đông và Tây của Hoa Kỳ vào tháng 6, với kế hoạch nhiều hơn mở rộng trên khắp Bắc Mỹ, bao gồm Canada, trong suốt cả năm. Tính đến ngày 29 tháng 1 năm 2016, Musk sở hữu khoảng 28,9 triệu cổ phiếu Tesla, tương đương với khoảng 22% cổ phần công ty . Vào năm 2014, Musk tuyên bố rằng Tesla sẽ cho phép các bằng sáng chế công nghệ của nó được sử dụng bởi bất kỳ ai có thiện chí trong nỗ lực lôi kéo các nhà sản xuất ô tô để tăng tốc độ phát triển của ô tô điện. "Thực tế không may là các chương trình xe điện (hoặc chương trình cho bất kỳ chiếc xe nào không đốt hydrocarbon) tại các nhà sản xuất lớn đều không tồn tại, chiếm trung bình ít hơn 1% tổng doanh số bán xe của họ", Musk nói Vào tháng 2 năm 2016, Musk tuyên bố rằng ông đã mua được tên miền Tesla.com từ Stu Grossman, người đã sở hữu nó từ năm 1992, và thay đổi trang chủ của Tesla thành tên miền đó . Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã chính thức khởi kiện Elon Musk vào tháng 9 năm 2018 vì hành vi gian lận và thao túng thị trường. Nguyên nhân là do CEO Elon Musk đã đăng trên trang Twitter cá nhân của mình, ý muốn mua lại toàn bộ Tesla và biến nó trở thành một công ty tư nhân . Kết quả là, Musk và Tesla đã bị phạt 20 triệu đô la, và Musk buộc phải từ chức chủ tịch Tesla trong khi vẫn là CEO của Tesla . Vào tháng 1 năm 2019, Musk đã tới Trung Quốc để khởi công Tesla's Shanghai Gigafactory, đây là nhà máy quy mô lớn đầu tiên của công ty bên ngoài Hoa Kỳ. Một phần trong chuyến thăm Trung Quốc, Musk cũng đã gặp thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang . Trong quá trình trao đổi, Musk thú nhận tình yêu của ông dành cho Trung Quốc và mong muốn ông có thể đến thăm Trung Quốc thường xuyên hơn, thủ tướng Trung Quốc đã nói rằng "Chúng tôi có thể cấp cho ngài thẻ xanh của Trung Quốc nếu điều đó có ích." . SolarCity. Elon Musk là người đề xuất ý tưởng ban đầu cho SolarCity, một công ty do hai người anh em họ của ông, Peter (COO) và Lyndon Rive (CEO), thành lập năm 2006. Elon Musk hiện giữ chân Chủ tịch và là cổ đông lớn nhất của SolarCity, định hướng nó cùng với Tesla Motors như một phần trong chiến dịch chống lại sự ấm lên toàn cầu. Sau vài năm phát triển, SolarCity, chủ yếu hoạt động ở California, đã vươn lên thành nhà cung cấp năng lượng mặt trời cho dân cư lớn nhất Hoa Kỳ từ năm 2011.. SolarCity cũng bước chân vào lĩnh vực ô tô điện từ năm 2009, và hợp tác với Tesla Motors nhằm kết hợp giữa pin điện ô tô với pin mặt trời, cung cấp các trạm sạc miễn phí cho xe điện hiệu Tesla và phương tiện lưu trữ điện mặt trời trong những thời điểm công suất hoạt động thấp. SolarCity cũng tham gia các chương trình từ thiện, đầu tư các dự án hợp tác với chính phủ, quân đội, và các công ty khác như Google Inc. với Google Fund. Lyndon Rive kể rằng Elon Musk chỉ có rất ít thời gian cho SolarCity, chỉ liên lạc qua điện thoại vài giờ mỗi tháng và họp hội đồng quản trị, nhưng vẫn bao quát toàn bộ hoạt động của công ty. Neuralink. Năm 2016, Musk đồng sáng lập Neuralink, một công ty khởi nghiệp về công nghệ thần kinh, với khoản đầu tư 100 triệu USD. Neuralink nhằm mục đích tích hợp bộ não con người với trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách tạo ra các thiết bị nhúng trong não để tạo điều kiện hợp nhất con người với máy móc. Công nghệ như vậy cho phép tăng cường bộ nhớ hoặc cho phép thiết bị cấy ghép trên con người giao tiếp với phần mềm. Công ty cũng hy vọng sẽ phát triển các thiết bị điều trị các tình trạng thần kinh như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ và chấn thương tủy sống. Vào năm 2019, Musk công bố nghiên cứu về một thiết bị giống như máy may có thể nhúng các sợi chỉ vào não người. Musk được liệt kê như là tác giả duy nhất của bài báo khoa học đăng tháng 10 năm 2019 nêu chi tiết một số nghiên cứu của Neuralink, mặc dù việc Musk được liệt kê như vậy đã khiến các nhà nghiên cứu của nhóm Neuralink không được xếp hạng. Tại một cuộc trình diễn trực tiếp vào năm 2020, Musk đã mô tả một trong những thiết bị đầu tiên của họ là "Fitbit trong hộp sọ của bạn" có thể sớm chữa khỏi bệnh tê liệt, điếc, mù và các khuyết tật khác. Nhiều nhà khoa học thần kinh và ấn phẩm đã chỉ trích những tuyên bố này. MIT Technology Review mô tả chúng là "có tính suy đoán cao" và là "nhà hát khoa học thần kinh". Trong cuộc trình diễn, Musk đã tiết lộ một con lợn được cấy ghép thiết bị của Neuralink để theo dõi hoạt động thần kinh liên quan đến mùi. Năm 2022, Neuralink thông báo các thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu tiến hành vào cuối năm. Neuralink đã tiến hành thử nghiệm động vật trên khỉ macaque tại Đại học California, Trung tâm nghiên cứu linh trưởng của Davis. Vào năm 2021, công ty đã phát hành một video trong đó một con Macaque chơi trò chơi điện tử Pong thông qua bộ cấy ghép Neuralink. Các cuộc thử nghiệm trên động vật của công ty, gây ra cái chết của một số con khỉ, đã dẫn đến những cáo buộc về sự tàn ác với động vật. Ủy ban Bác sĩ về Y học có Trách nhiệm đã cáo buộc rằng các thử nghiệm trên động vật của Neuralink đã vi phạm Đạo luật Phúc lợi Động vật. Các nhân viên đã phàn nàn rằng áp lực từ Musk để đẩy nhanh quá trình phát triển đã dẫn đến các thí nghiệm bị hỏng và cái chết của động vật không cần thiết. Vào năm 2022, một cuộc điều tra liên bang đã được tiến hành đối với các vi phạm phúc lợi động vật có thể có của Neuralink. Công ty Boring. Năm 2017, Musk thành lập Công ty Boring, công ty xây dựng đường hầm dưới lòng đất cho các phương tiện chuyên dụng, công suất lớn có thể di chuyển với tốc độ 150 dặm một giờ (240 km/h) và do đó vượt qua giao thông trên mặt đất ở các thành phố lớn. Đầu năm 2017, công ty bắt đầu thảo luận với các cơ quan quản lý và bắt đầu xây dựng một "rãnh thử nghiệm" rộng 30 ft (9,1 m), dài 50 ft (15 m) và sâu 15 ft (4,6 m) tại cơ sở văn phòng của SpaceX, vì điều đó không cần giấy phép. Đường hầm Los Angeles, có chiều dài chưa đến 3,2 km, ra mắt các nhà báo vào năm 2018. Đường hầm này được sử dụng cho Tesla Model X và được cho là khá khó khăn khi di chuyển ở tốc độ dưới mức tối ưu. Hai dự án đường hầm được công bố vào năm 2018, ở Chicago và Tây Los Angeles, đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, một đường hầm bên dưới Trung tâm Hội nghị Las Vegas đã được hoàn thành vào đầu năm 2021. Các quan chức địa phương cũng đã phê duyệt việc mở rộng thêm hệ thống đường hầm. Vào năm 2021, việc xây dựng đường hầm cho Fort Lauderdale, Florida đã được phê duyệt. Twitter. Đầu năm 2017, Musk bày bắt đầu tỏ sự quan tâm đến việc mua Twitter, trước đó ông đã đặt câu hỏi về cam kết của nền tảng này đối với quyền tự do ngôn luận. Vào tháng 1 năm 2022, Musk bắt đầu mua cổ phiếu Twitter và đạt 9,2% cổ phần vào tháng 4 năm 2022, khiến ông trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter tại thời điểm đó. Khi sự việc này được tiết lộ công khai, cổ phiếu Twitter đã trải qua đợt tăng giá trong ngày lớn nhất kể từ khi công ty IPO năm 2013. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2022, Musk đã đồng ý với một thỏa thuận bổ nhiệm ông vào ban giám đốc của Twitter và đồng thời cấm ông mua hơn 14,9% cổ phần của công ty. Tuy nhiên, vào ngày 13 tháng 4, Musk đã đưa ra lời đề nghị trị giá 43 tỷ đô la để mua lại Twitter, khởi động một cuộc mua thâu tóm để mua lại 100% cổ phiếu của Twitter với giá 54,20 đô la một cổ phiếu. Đáp lại, hội đồng quản trị của Twitter đã thông qua một kế hoạch "viên thuốc độc" đáp ứng quyền cổ đông để làm cho bất kỳ nhà đầu tư đơn lẻ nào sở hữu hơn 15% cổ phần của công ty mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị sẽ tốn kém hơn. Tuy nhiên, vào cuối tháng 4 năm 2020, Musk đã kết thúc thành công cuộc đấu thầu của mình với giá khoảng 44 tỷ đô la. Số tiền này bao gồm khoản vay khoảng 12,5 tỷ đô la thế chấp bằng cổ phiếu Tesla của ông và 21 tỷ đô la tài trợ vốn cổ phần. Hoạt động khác. Musk từng có kế hoạch cho một dự án mang tên "Ốc đảo Sao Hỏa" vào năm 2001 nhằm mục đích đưa một nhà kính thu nhỏ thử nghiệm lên Sao Hỏa, mang nhiều loại rau củ để trồng trên đất sao Hỏa. Dự án này bị Musk dừng lại do ông sau đó đi tới kết luận rằng vấn đề cơ bản ngăn cản con người có thể trở thành một nền văn minh sinh sống ngoài không gian thực sự là việc thiếu một tiến bộ bước ngoặt trong công nghệ tên lửa; đó chính là thời điểm ông tập trung hoàn toàn vào dự án SpaceX. Mục tiêu dài hạn của Musk là thông qua SpaceX đưa loài người phát triển thành một nền văn minh ngoài không gian thực thụ. Cụ thể, ông định đưa được nhìn thấy trong đời mình, một thuộc địa với 80.000 người được thành lập trên Sao Hỏa. Ông hy vọng sẽ trên hành tinh đỏ, nói rằng: "Hẳn sẽ khá thú vị để chết trên Sao Hỏa..." Musk từng tham gia ủng hộ Ủy ban Hành động Chính trị Hoa Kỳ FWD.us, một tổ chức vận động nghị trường cho cải cách chính sách nhập cư do các doanh nhân ở Thung lũng Silicon đại diện bởi Mark Zuckerberg gây dựng. Tuy nhiên tháng 5 năm 2013, Musk công khai rút bỏ sự ủng hộ khi FWD.us đưa ra quảng cáo cho một dự án vận chuyển dầu thô đi ngược lại lý tưởng bảo vệ môi trường của ông. Cùng với một số thành viên khác như David Sacks, ông rút khỏi tổ chức và phê phán chính sách của tổ chức vận động hành lang thường ủng hộ cả hai chiều hướng chính trị cùng lúc để kiếm sự hậu thuẫn từ giới lập pháp, gọi điều đó là "vô đạo đức": "Bạn phải chiến đấu trên lẽ phải của mục đích, chứ không phải chơi một trò Machiavelli mà bạn đồng ý ủng hộ những thứ xấu xa để những thứ tốt đẹp được thông qua". Tháng 7 năm 2012, Musk thông báo về một dự án hoàn toàn mới của ông mang tên "Hyperloop", một hệ thống đường hầm phản lực chạy bằng năng lượng mặt trời, được ông kì vọng là sẽ cho phép di chuyển từ San Francisco đến Los Angeles trong vòng ít nhất 30 phút (nghĩa là gần đạt tới tốc độ âm thanh). Elon Musk dự trù dự án này tiêu tốn khoảng 6 tỷ đô la, tức chỉ bằng một phần 10 chi phí xây dựng đường tàu cao tốc; các chi tiết thiết kế của Hyperloop được Musk công bố vào tháng 8 năm 2013. OpenAI. Năm 2015, Musk đồng sáng lập OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) phi lợi nhuận nhằm phát triển trí tuệ nhân tạo chung nhằm mục đích an toàn và có lợi cho nhân loại. Năm 2018, Musk rời hội đồng quản trị OpenAI để tránh những xung đột có thể xảy ra trong tương lai với vai trò Giám đốc điều hành của Tesla khi công ty sau này ngày càng tham gia nhiều hơn vào AI thông qua Tesla Autopilot. Thành tựu. Những thành tựu đạt được đã đưa Elon Musk lên vị trí một trong những doanh nhân có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới cũng như một biểu tượng của ngành công nghệ không gian. Ông xuất hiện trong danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất thế giới năm 2010 của tạp chí Time, danh sách 75 nhân vật ảnh hưởng nhất thế kỷ XXI của tạp chí Esquire, danh sách 20 CEO quyền lực nhất Hoa Kỳ dưới 40 tuổi của Forbes., danh hiệu Nhà cách tân của năm (2007) của tạp chí R&D Magazine, Doanh nhân của năm (2007) của tạp chí Inc Magazine, xếp vào những Huyền thoại sống hàng không năm 2010 bởi Quỹ Kitty Hawk (2010), Doanh nhân ô tô của năm (2010). Ông cũng nhận các giải thưởng như Huy chương Vàng của Hội Hoàng gia Hàng không học Anh (2012), Huy chương Vàng Không gian của Liên đoàn Hàng không Quốc tế (FAI) năm 2010 , Giải thưởng Heinlein cho Tiến bố trong Thương mại hóa Không gian năm 2011, Giải thưởng George Low của Viện Hàng không và Hàng không vũ trụ Hoa Kỳ, Cúp Von Braun của Hội Không gian Quốc gia. Ông nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành thiết kế từ Cao đẳng Thiết kế Trung tâm và bằng tiến sĩ danh dự ngành kĩ thuật hàng không từ Đại học Surrey. Vào tháng 6 năm 2016, Business Insider đã đưa Musk vào danh sách "10 nhà kinh doanh nhìn xa trông rộng hàng đầu tạo ra giá trị cho thế giới" cùng với Mark Zuckerberg và Sal Khan. Vào tháng 12 năm 2016, Musk xếp hạng thứ 21 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes . Đạo diễn bộ phim Iron Man kể lại rằng Elon Musk chính là nhân vật đã gây cảm hứng để xây dựng nhân vật Tony Stark trong bộ phim ăn khách nói trên. Bản thân Elon cũng được ví như một Iron Man ngoài đời thực và ông có tham gia một cảnh (đóng vai chính mình) trong Iron Man 2 với tư cách diễn viên khách mời (cameo), trong khi nhà máy của SpaceX là một địa điểm quay phim nói trên. Chiếc máy bay Dassault Falcon 900 model 1994 của ông được dùng trong bộ phim "Thank You for Smoking" (2005) mà ông có đóng một vai cameo là phi công Hoạt động cá nhân. Từ thiện. Musk là chủ tịch của Quỹ Musk, tuyên bố mục đích chính là cung cấp các hệ thống năng lượng mặt trời trong các khu vực thảm họa cũng như các mục tiêu khác. Vào năm 2010, Quỹ Musk hợp tác với SolarCity để tặng một hệ thống năng lượng mặt trời 25 kW cho trung tâm ứng phó với cơn bão của Liên minh Cộng đồng South Bay ở Coden, Alabama. Vào tháng 7 năm 2011, Quỹ Musk đã quyên góp đối với một dự án năng lượng mặt trời ở Sōma, Fukushima, Nhật Bản, một thành phố đã bị tàn phá nặng nề bởi sóng thần. Vào tháng 7 năm 2014, Musk được họa sĩ truyện tranh Matthew Inman và William Terbo, cháu của Nikola Tesla ngỏ lời về việc quyên góp hướng tới việc xây dựng Trung tâm khoa học Tesla tại Wardenclyffe. Cuối cùng, Musk đã đồng ý quyên góp đối với dự án và cũng cam kết xây dựng một máy siêu tăng áp Tesla trong bãi đậu xe của bảo tàng. Vào tháng 1 năm 2015, Musk đã quyên góp cho viện nghiên cứu Future of Life Institute để điều hành một chương trình nghiên cứu toàn cầu nhằm giữ trí tuệ nhân tạo có lợi cho nhân loại. Vào tháng 10 năm 2018, trong nỗ lực giúp giải quyết Khủng hoảng nước Flint, tỷ phú Elon Musk và Quỹ Musk đã quyên góp hơn 480.000 đô la để lắp đặt các đài phun nước mới với hệ thống lọc để tiếp cận với nước sạch tại tất cả các trường thuộc Flint, Michigan. Tính đến năm 2019, khoảng 30.000 trẻ em ở tất cả 12 trường trong khu vực có nước uống miễn phí, an toàn từ các hệ thống lọc nước. Elon Musk là một nhà tài trợ hàng đầu cho ACLU. Vào tháng 10 năm 2019, Elon Musk đã quyên góp cho "Team Trees" là một phong trào gây quỹ với mục tiêu trồng được 20 triệu cây trước năm 2020. và phối hợp với Tổ chức Arbor Day là một tổ chức giáo dục và bảo tồn phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1972 tại Nebraska, Hoa Kỳ bởi John Rosenow. Đây là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất dành riêng cho việc trồng cây. Gia đình. Tosca Musk là em gái của Elon, là một nhà làm phim. Cô là người sáng lập của Musk Entertainment và đã sản xuất nhiều bộ phim khác nhau. Musk đã gặp người vợ đầu tiên của mình, nhà văn người Canada Justine Wilson, trong khi cả hai đều là sinh viên tại Đại học Queen ở Ontario, Canada. Họ kết hôn năm 2000 và ly thân năm 2008. Con trai đầu của họ, Nevada Alexander Musk, mất vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) khi được 10 tuần tuổi. Sau đó họ có năm người con trai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm- gồm một cặp song sinh vào năm 2004 (Griffin và Xavier), tiếp theo là sinh ba năm 2006 (Kai, Saxon và Damian). Họ chia sẻ quyền nuôi cả năm người con trai. Năm 2008, Elon Musk bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên người Anh Talulah Riley và kết hôn năm 2010. Tháng 1 năm 2012, Musk tuyên bố rằng ông đã chấm dứt mối quan hệ bốn năm với Riley thông qua trang Twitter cá nhân, "Đó là một bốn năm tuyệt vời. Tôi sẽ yêu em mãi mãi. Em sẽ làm cho ai đó rất hạnh phúc vào một ngày nào đó." Tháng 7 năm 2013, Elon Musk và Riley tái hợp. Tháng 12 năm 2014, Musk đệ đơn ly hôn lần thứ hai với Riley; tuy nhiên sau đó đã rút đơn. Tháng 3 năm 2016, các phương tiện truyền thông tiết lộ thủ tục ly hôn một lần nữa đang được tiến hành, lần này là từ phía Riley muốn ly hôn Elon Musk. Vụ ly hôn được hoàn tất vào cuối năm 2016. Musk bắt đầu hẹn hò với nữ diễn viên người Mỹ Amber Heard vào năm 2016, họ chia tay sau một năm do lịch trình vướng mắc. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2018, Elon Musk và nữ nghệ sĩ người Canada, Grimes tiết lộ rằng họ đã bắt đầu hẹn hò. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2020, Grimes tuyên bố rằng cô đang mang thai đứa con đầu lòng của họ. Con trai của Grimes và Musk chào đời vào ngày 4 tháng 5 năm 2020. Theo Elon Musk và Grimes, tên em bé là (được phát âm là "Ex Ash A Twelve" hoặc "Ex Aye Eye"), tuy nhiên tên này được coi là không hợp lệ theo luật California, bởi vì nó chứa các ký tự không có trong bảng chữ cái hiện tại bảng chữ cái tiếng Anh, và sau đó được đổi thành , điều này đã gây ra sự nhầm lẫn, vì "Æ" vẫn chưa có trong bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại. Musk xác nhận rằng mình đã tạm chia tay bạn gái vào tháng 9 năm 2021. Tham gia chương trình Joe Rogan. Vào ngày 6 tháng 9 năm 2018, Musk xuất hiện trên chương trình podcast "The Joe Rogan Experience" cùng thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau trong hơn hai giờ. Trong vòng năm ngày, sự có mặt của Elon đã thu hút được 10 triệu lượt xem trên kênh YouTube của chương trình này. Một trong những hành động gây tranh cãi của chương trình là việc Elon Musk hút một điếu xì gà, Rogan xác nhận đó là cần sa được cuốn bởi giấy xì gà. Đáp lại câu hỏi của Rogan về tần suất hút cần sa, Musk trả lời: Tờ "The Washington Post" nhận định: "Trong giới truyền thông, nó đã trở thành một câu chuyện về sự bất ổn ngày càng tăng của Musk..." Giá trị cổ phiếu của Tesla đã giảm sau vụ việc, trùng hợp với xác nhận về sự ra đi của Phó chủ tịch tài chính toàn cầu Tesla Justin McAnear đầu ngày hôm đó. Tạp chí "Fortune" tự hỏi nếu sử dụng cần sa có thể diễn ra sự phân chia hợp đồng cho SpaceX với Không quân Hoa Kỳ, mặc dù một phát ngôn viên của USAF đã nói với "The Verge" rằng không có cuộc điều tra nào được thực hiện và Không quân vẫn đang xử lý tình huống. Trong một cuộc phỏng vấn trên "60 Minutes", Elon nói về vụ việc hút cần sa:
1
null
Bukit Timah là một khu vực và là ngọn đồi ở Singapore, nằm gần trung tâm của đảo chính Singapore. Ngọn đồi nằm ở độ cao 163,63 mét (537 ft.) và là điểm cao nhất trong các đô thị tự trị của Singapore. Bukit Timah được coi là khu vực đắt nhất ở Singapore. Nhiều nhân vật cấp cao, người nước ngoài và các chuyên gia điều cư trú tại huyện này với những ngôi nhà, biệt thự, nhà gỗ và nhà chung cư cao cấp được thiết kế rất sang trọng.
1
null
Geylang là khu quy hoạch của Singapore, phía đông của Vùng Trung tâm và trung tâm thương mại Singapore. Vấn đề an ninh. Gái mại dâm, băng đảng, cờ bạc, thuốc lậu… các loại tệ nạn tập trung về đây khiến Geylang như một xã hội tách biệt trong lòng Singapore. Singapore có mức phạt rất nặng đối với những người vi phạm vứt rác nơi công cộng. Nhưng ở Geylang, rác có thể được vứt mọi nơi trên đường phố. Thống kê của cảnh sát, năm 2013 riêng khu vực Geylang xảy ra 135 vụ giết người, cướp giật, hiếp dâm… Các vụ ẩu đả diễn ra thường xuyên. Tình hình an ninh ở Geylang chuyển biến không đáng kể, bất chấp các chiến dịch của cảnh sát. Tờ Straitstimes của Singapore từng nhận định, Geylang còn bất ổn hơn cả khu vực Tiểu Ấn, vốn cũng đầy băng đảng và các loại tệ nạn. Tại Geylang, chiếm đông nhất là các băng đảng, du côn gốc Hoa và thứ đến là người gốc Ấn. Mại dâm là cái đầu tiên du khách các nước Đông Nam Á được giới thiệu khi nói tới Geylang. Ở Geylang, gái mại dâm có thể đến từ nhiều quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, và Việt Nam… Hoạt động mại dâm ở Geylang thời gian gần đây đã giảm phần nhộp nhịp, một phần do các chiến dịch truy quét của cảnh sát. Giới chức Singapore không bàng quan với tình trạng ở Geylang. Các cuộc truy quét, bắt giữ tiến hành thường xuyên ở khu vực này. Tuy nhiên thế giới ngầm ở Geylang vẫn rất khó trừ diệt.
1
null
Phiến đá Rosetta (tiếng Anh: Rosetta Stone) là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh ban hành ở Memphis năm 196 TCN nhân danh nhà vua Ptolemaios V. Sắc lệnh này được viết bằng ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự Demotic và dưới cùng là tiếng Hy Lạp cổ đại. Bởi vì phiến đá trình bày cùng một văn bản với cả ba hệ chữ viết (với một vài khác biệt nhỏ giữa chúng), nó đã cung cấp chiếc chìa khóa vô giá giúp cho khoa học hiện đại hiểu được chữ tượng hình Ai Cập. Viên đá được chạm khắc trong thời kỳ Hy Lạp hóa và ban đầu được cho là trưng bày trong một ngôi đền, có thể ở Sais gần đó. Nó có thể đã được chuyển đến vào cuối thời cổ đại hoặc trong thời kỳ Mameluk, và cuối cùng được sử dụng làm vật liệu xây dựng trong việc xây dựng Pháo đài Julien gần thị trấn Rashid (Rosetta) trong Đồng bằng sông Nile. Tháng 7 năm 1799, sĩ quan người Pháp Pierre-François Bouchard đã phát hiện ra phiến đá trong chiến dịch ở Ai Cập thời kỳ Napoléon. Đây là văn bản song ngữ Ai Cập cổ đại đầu tiên được khôi phục trong thời hiện đại, và nđã thu hút sự quan tâm rộng rãi của công chúng với tiềm năng giải mã chữ tượng hình chưa từng được ra dịch trước đây. Các bản sao thạch cao và phôi thạch cao sớm bắt đầu lưu hành trong các viện bảo tàng và học giả châu Âu. Khi người Anh đánh bại người Pháp, họ đã mang viên đá tới London dưới thời Capitulation of Alexandria năm 1801. Nó đã được trưng bày công khai tại Bảo tàng Anh gần như liên tục kể từ năm 1802 và là đối tượng được quan tâm nhiều nhất ở đó. Nghiên cứu về sắc lệnh đã được tiến hành khi bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên của văn bản tiếng Hy Lạp xuất bản năm 1803. Jean-François Champollion công bố việc chuyển ngữ các chữ viết Ai Cập ở Paris vào năm 1822; phải mất nhiều thời gian hơn nữa trước khi các học giả có thể đọc các bản khắc và văn học Ai Cập Cổ đại một cách tự tin. Những tiến bộ lớn trong việc giải mã là sự công nhận phiến đá cung cấp ba phiên bản của cùng một văn bản (1799); rằng văn bản chữ viết Ai Cập đã sử dụng các ký tự phiên âm để đánh vần tên nước ngoài (1802); văn bản chữ tượng hình cũng làm như vậy, và có những điểm tương đồng phổ biến với chữ viết Ai Cập (1814); và các ký tự phiên âm đó cũng được sử dụng để đánh vần các từ bản địa của người Ai Cập (1822–1824). Ba bản sao rời rạc khác của cùng một sắc lệnh đã được phát hiện sau đó, và một số bản khắc song ngữ hoặc ba thứ tiếng Ai Cập tương tự hiện đã được biết đến, bao gồm ba bản sớm hơn một chút là Sắc lệnh Ptolemaic: Sắc lệnh Alexandria năm 243 trước Công nguyên, Sắc lệnh Canopus năm 238 trước Công nguyên, và Sắc lệnh Memphis của Ptolemy IV, c. năm 218 trước Công nguyên. Hòn đá Rosetta không còn là duy nhất, nhưng nó là chìa khóa thiết yếu cho sự hiểu biết hiện đại về văn học và nền văn minh Ai Cập cổ đại. Thuật ngữ 'Rosetta Stone' hiện được sử dụng để chỉ manh mối thiết yếu cho một lĩnh vực kiến ​​thức mới.
1
null
Thường Ninh (, chữ Hán: 常寧; 8 tháng 12 năm 1657 – 20 tháng 7 năm 1703) là hoàng tử thứ 5 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế. Tiểu sử. Thường Ninh sinh vào giờ Thân, ngày 4 tháng 11 (âm lịch) năm Thuận Trị thứ 14 (1657), là con trai duy nhất của Thứ phi Trần thị. Ông được phong tước Cung Thân vương (恭親王) vào năm 1671 bởi người anh trai Khang Hi Đế. Năm Khang Hi thứ 14 (1675), được phân cấp Tá lĩnh. Năm thứ 22 (1683), phủ đệ gặp tai họa, Khang Hi Đế đích thân đến xem. Mùa thu cùng năm, Khang Hi Đế phụng Hoàng thái hậu đến Ngũ Đài Sơn, ông cũng đi theo. Năm thứ 29 (1690), Cát Nhĩ Đan thâm nhập Ô Chu Mục Tần. Ông được phong làm An Bắc Đại tướng quân (安北大将军), phó tướng là Giản Thân vương Nhã Bố và Tín Quận vương Ngạc Trát, vượt Hỉ Phong Khẩu (喜峰口), hội quân với anh trai ông là Phủ Viễn Đại tướng quân Dụ Thân vương Phúc Toàn đồng thời vượt Cổ Bắc Khẩu (古北口). Ngày 3 tháng 9, cánh quân của Thường Ninh chạm trán quân Cát Nhĩ Đan và bị thua. Cát Nhĩ Đan thừa thắng dẫn quân tiến sâu, cách Bắc Kinh 700 dặm. Thất bại này đã khiến Thường Ninh bị mất chỗ đứng trong hội đồng Nghị chính Vương Đại thần, lại bị phạt ba năm Vương bổng. Mặc dù không còn được Khang Hi Đế trọng dụng, ông vẫn tiếp tục tham gia chiến dịch đánh Cát Nhĩ Đan lần thứ 2 năm 1696, trước khi Cát Nhĩ Đan thất bại hoàn toàn năm 1697. Khi Thường Ninh qua đời vào năm Khang Hi thứ 46 (1707), Khang Hi Đế đang tuần du Tái ngoại, chỉ ra lệnh các Hoàng tử chủ trì tang lễ, ban thưởng vạn ngân lượng, lệnh Lang trung Nội vụ phủ giám sát việc xây dựng mộ phần, lập bia, phái quan viên lế lễ.
1
null
Mayo Chiki! (まよチキ!) là loạt light novel do Asano Hajime thực hiện với sự minh họa của Kikuchi Seiji. Tác phẩm đã chiến thắng "Giải thưởng light novel tân binh MF Bunko J" lần thứ 5 (giải thưởng xuất sắc nhất). Media Factory đã phát hành tác phẩm thẳng thành các tập mà không đăng trên tạp chí từ ngày 21 tháng 11 năm 2009 đến ngày 23 tháng 7 năm 2012 dưới nhãn MF Bunko J. Tiêu đề Mayo Chiki! là viết tắt của Mayoeru Shitsuji to Chikin na Ore to và tiêu đề trong "Giải thưởng light novel tân binh MF Bunko J" ghi là Mayo Chiki! ~Mayoeru Shitsuji to Chikin na Ore to~. Loạt light novel cũng được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như manga và anime. Có hai loạt manga chuyển thể đã được thực hiện bởi các tác giả khác nhau, hãng feel. phụ trách thực hiện chuyển thể anime và phát sóng từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 29 tháng 9 năm 2011. Tính đến tháng 8, 2014 ghi nhận số lượng phát hành đã đạt hơn 1,7 triệu bản. Cốt truyện. Câu chuyện xoay quanh Sakamachi Kinjirō một nam sinh trung học mắc chứng sợ phụ nữ, mỗi lần các cô gái đụng là anh chàng lại bị chảy máu cam. Kinjirō vô tình biết được bí mật của Konoe Subaru, một quản gia đẹp trai, đảm đang và mạnh mẽ mà hầu hết các cô gái trong trường đều thích trên thực tế lại là một cô gái. Vì thế Kinjirō bị buộc phải làm việc chung với Subaru và cô chủ của cô, bảo vệ bí mật đó cũng như tìm cách chữa khỏi bệnh cho mình. Truyền thông. Light novel. Loạt light novel do Asano Hajime thực hiện với sự minh họa của Kikuchi Seiji. Media Factory đã phát hành tác phẩm thẳng thành các tập mà không đăng trên tạp chí từ ngày 21 tháng 11 năm 2009 đến ngày 23 tháng 7 năm 2012 với 12 tập dưới nhãn MF Bunko J. Manga. Asano Hajime đã thực hiện chuyển thể manga của loạt light novel với sự minh họa của Neet. Tác phẩm được đăng trên tạp "Monthly Comic Alive" của Media Factory từ ngày 27 tháng 7 năm 2010 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 với tổng cộng 7 tập. Asano Hajime cũng cho phép thực hiện một loạt manga khác với sự minh họa của Eichi Yuu. Tác phẩm này được đăng trên tạp chí "Nyan Type" của Kadokawa Shoten từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 10 năm 2011 với tổng 2 tập. Anime. Xưởng phim feel. thực hiện chuyển thể anime của loạt light novel và phát sóng từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 29 tháng 9 năm 2011 tại Nhật Bản với 13 tập trên các kênh TBS, MBS, CBC và BS-TBS. Web Radio. Một chương trình internet radio có tên "Mayo Raji! ~Mayoeru Radio to Dōgana Boku-to~" (まよラジ! 〜迷えるラジオと動画な僕と〜) đã được thực hiện và phát sóng song song với bộ anime từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 20 tháng 10 năm 2011 trên trang Animate TV. Chương trình sau đó đã được tập hợp lại thành 3 đĩa với tên "Mayo Radio! Shuuchou Ban" đính kèm với các hộp đĩa phiên bản BD của bộ anime. Drama CD. Hai đĩa drama CD đã được thực hiện để đính kèm với hộp đĩa phiên bản BD của bộ anime. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Be Starters!" do Kitamura Eri trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành ngày 10 tháng 8 năm 2011 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn đính kèm đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài kết thúc có tựa "Kimi ni Gohoushi" (君にご奉仕) do Iguchi Yuka, Kitamura Eri và Ise Mariya trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 10 tháng 8 năm 2011. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2011. Album chứa các bài hát do các nhân vật chính trình bày đã phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2011.
1
null
Trại tập trung Buchenwald (tiếng Đức: "Konzentrationslager (KZ) Buchenwald", (rừng cây sồi) là một trại tập trung do Đức Quốc xã lập ra ở "Ettersberg" (núi Etter) gần Weimar, Đức, trong tháng 7 năm 1937, một trong các trại tập trung đầu tiên và lớn nhất trên đất Đức, sau trại tập trung Dachau được dựng lên 4 năm trước đó. Các tù nhân từ khắp châu Âu và Liên Xô—các người Do Thái, Ba Lan và Slovenes, các người bệnh tâm thần, các người khuyết tật bẩm sinh, các tù nhân chính trị và tôn giáo, các người Di-gan và Sinti, hội viên Hội Tam Điểm, nhân chứng Giê-hô-va, các tội phạm hình sự, các người đồng tính luyến ái, và các tù binh— bị giam giữ trong trại, chủ yếu phải làm việc như người lao động cưỡng bách trong các xưởng vũ khí địa phương. Từ năm 1945 tới 1950, trại này được Nhà cầm quyền chiếm đóng Xô Viết sử dụng làm trại giam gọi là "Trại đặc biệt của Dân ủy Nội vụ" số 2. Ngày nay các di tích của Trại tập trung Buchenwald được dùng làm nơi tưởng niệm, nơi triển lãm thường xuyên và nơi bảo tàng. Lịch sử. Năm 1937, Đức Quốc xã dựng lên Trại tập trung Buchenwald, gần Weimar. Có một khẩu hiệu gắn vào cổng chính của trại ghi Jedem das Seine (nghĩa đen = ‘’ai có phần nấy’’, nhưng nghĩa bóng = ‘’mỗi người nhận phần xứng đáng của mình’’). Trại tập trung này hoạt động cho tới ngày nó được giải phóng năm 1945. Từ năm 1945 tới năm 1950, trại này do Liên Xô sử dụng làm "Trại đặc biệt của Dân ủy Nội vụ" để giam các tù nhân Đức. Ngày 6.1.1950, Liên Xô trao trại này cho "Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Đức" (Đông Đức). Ban đầu, trại được đặt tên theo đồi "Ettersberg", nhưng sau này đặt tên lại là "Buchenwald" (‘’Rừng cây sồi’’). "Goethe Eiche" (cây sồi của Goethe) ở trong khuôn viên trại, gốc cây này (sau khi đốn) hiện được bảo quản như là thành phần của khu tưởng niệm. Từ tháng 4 năm 1938 tới tháng 4 năm 1945, khoảng 238.380 người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong đó có 350 tù binh chiến tranh (POW) của Lực lượng Đồng minh phương Tây đã bị giam trong trại tập trung Buchenwald. Người ta ước tính có khoảng 56.000 tù nhân chết trong trại. Trong đợt ném bom của Hoa Kỳ ngày 24.8.1944 nhắm vào xưởng vũ khí bên cạnh trại, đã có nhiều trái bom – trong đó có cả các bom gây cháy – cũng rơi vào trại gây cho nhiều tù nhân bị thương vong (2.000 tù nhân bị thương và 388 bị tử vong). Ngày nay các di tích của trại được dùng làm nơi tưởng niệm, nơi triển lãm thường xuyên và khu bảo tàng do "Quỹ công trình tưởng niệm Buchenwald & Mittelbau-Dora" quản lý. Quỹ này cũng trông nom khu tưởng niệm trại Mittelbau-Dora. Nhân viên. Các viên chỉ huy trại. Viên chỉ huy thứ nhì của trại tập trung Buchenwald là Karl Otto Koch, người điều hành trại từ năm 1937 tới năm 1941. Người vợ thứ hai của ông ta, Ilse Koch, đã nổi tiếng là "Die Hexe von Buchenwald" ("mụ phù thủy của Buchenwald") vì tính hung ác và tàn bạo của mụ. Koch có một vườn động vật do công sức của các tù nhân dựng lên, trong đó có một "Bärenzwinger" (vùng thấp cho các con gấu ra nô đùa để người nhìn xuống xem) đối diện với "Appellplatz" (nơi tập trung tù nhân để điểm danh). Bản thân Koch cuối cùng cũng bị chính quyền Đức Quốc xã nhốt trong trại Buchenwald vì tội xúi giục giết người. Các cáo buộc do hoàng thân Waldeck và Dr. Morgen đưa ra, sau đó còn thêm các cáo buộc tội tham nhũng, biển thủ, buôn bán chợ đen, và khai thác sức lao động của tù nhân cho lợi ích cá nhân. Các viên chức khác của trại cũng bị buộc tội, kể cả Ilse Koch. Phiên tòa đã xử Karl Koch bị tử hình vì đã làm ô nhục cho cả bản thân và cơ quan SS; ông ta bị xử bắn ngày 5.4.1945, một tuần lễ trước khi quân đội Hoa Kỳ tới giải phóng trại. Ilse Koch bị xử phạt 4 năm tù sau khi chiến tranh kết thúc. Hình phạt của bà ta đã được giảm xuống 2 năm tù và bà đã được phóng thích, nhưng rồi bà lại bị chính quyền Đức thời hậu chiến bắt và xử phạt tù chung thân. Bà ta đã tự tử trong xà lim nhà tù ở Bayern trong tháng 9 năm 1967. Người chỉ huy thứ ba và cuối cùng của trại này là Hermann Pister (1942–1945). Ông ta đã bị xét xử năm 1947 (Các phiên tòa Dachau) và bị tuyên án tử hình, nhưng ông ta đã chết trong tháng 9 năm 1948 do bệnh tim trước khi bản án được thi hành. Các nữ tù nhân và các giám thị. Số lượng phụ nữ bị giam trong trại tập trung Buchenwald là khoảng từ 500 tới 1.000 người. Những phụ nữ bị giam đầu tiên là 20 nữ tù nhân chính trị được các lính gác phụ nữ SS ("Aufseherin") áp tải; những nữ tù nhân này được đưa từ trại tập trung Ravensbrück tới trại Buchenwald trong năm 1941 và bị cưỡng bách làm nô lệ tình dục trong nhà thổ của trại. Cơ quan SS sau đó đã sa thải người phụ nữ cai quản nhà thổ về tội tham nhũng và trao nhiệm vụ này cho "brothel mothers" (‘’các mẹ nhà thổ’’) theo lệnh của đơn vị trưởng SS Heinrich Himmler. Tuy nhiên, phần lớn nữ tù nhân được đưa tới trại này trong các năm 1944, 1945 là từ các trại khác, chủ yếu là từ trại tập trung Auschwitz, trại tập trung Ravensbrück và trại tập trung Bergen-Belsen. Chỉ có một ngôi nhà lớn sơ sài dành riêng cho họ; họ được giám sát bởi người phụ nữ lãnh đạo khối ("Blockführerin") Franziska Hoengesberg, đến từ Essen khi họ được di tản tới đây. Tất cả các tù nhân phụ nữ sau đó được chở tới một trong các trại tập trung phụ nữ vệ tinh của trại Buchenwald ở Sömmerda, Buttelstedt, Mühlhausen, Gotha, Gelsenkirchen, Essen, Lippstadt, Weimar, Magdeburg và Penig. Không còn nữ lính gác thường xuyên được bố trí ở trại Buchenwald nữa. Khi trại Buchenwald được di tản, lực lượng SS đưa các tù nhân nam tới các trại khác, và khoảng 500 tù nhân nữ còn lại (trong đó có một trong các thành viên bí mật được xen vào sống với Anne Frank là "Mrs. van Daan", tên thật là Auguste van Pels), được đưa đi xe lửa và đi bộ tới trại tập trung Theresienstadt trong vùng bảo hộ Čechy và Morava. Nhiều người - kể cả Auguste van Pels – đã chết trong tháng 4 và tháng 5 năm 1945. Do số tù nhân nữ ở trại Buchenwald tương đối ít, nên cơ quan SS chỉ huấn luyện các nữ giám thị tại trại này rồi phân công họ tới một trong các phân trại giam phụ nữ. 22 lính gác nữ nổi tiếng có hồ sơ cá nhân ở trại này, nhưng dường như không ai trong số họ đã ở trong trại Buchenwald lâu hơn vài ngày. Ilse Koch làm trưởng giám thị ("Oberaufseherin") của 22 nữ lính gác khác trông coi hàng trăm nữ tù nhân trong trại chính. Hơn 530 phụ nữ làm lính gác trong hệ thống lớn các phân trại của trại Buchenwald và chỉ huy bên ngoài trên khắp nước Đức. Chỉ có 22 lính gác nữ được huấn luyện và phục vụ trong trại Buchenwald, so với hơn 15.500 lính gác nam. Các phi công Lực lượng Đồng minh. Mặc dù việc đưa các tù binh chiến tranh thuộc Lực lượng Đồng minh phương Tây vào các trại tập trung là việc khá bất thường của Đức Quốc xã, trại Buchenwald đã giam một nhóm 168 phi công Lực lượng Đồng minh trong 2 tháng. Các phi công này là những người Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand và Jamaica. Tất cả bọn họ tới trại Buchenwald ngày 20.8. 1944. Những phi công này đều ở trên các máy bay bị bắn rơi trên đất Pháp dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Có 2 cách giải thích về việc họ bị đưa vào trại tập trung: 1/ Họ đã tìm cách tiếp xúc với Lực lượng kháng chiến Pháp, một số khác đã cải trang thành thường dân và mang theo giấy tờ giả khi bị bắt; vì thế họ bị Đức Quốc xã xếp vào loại gián điệp, tức là các quyền của họ theo Công ước Genève không được tôn trọng. 2/ Họ bị xếp vào loại người "khủng bố bằng bom" (Terrorflieger). Các phi công này ban đầu bị giam trong các nhà tù của Gestapo và trong các đại bản doanh ở Pháp. Tháng 4 hoặc tháng 8 năm 1944, họ cùng các tù nhân khác của Gestapo được nhét lên các toa xe lửa chở hàng kín mít đưa tới trại Buchenwald. Chuyến đi của họ kéo dài 5 ngày, trong thời gian di chuyển họ chỉ được nhận rất ít thực phẩm và nước uống. Một phi công nhớ lại lúc họ tới trại Buchenwald: Họ bị ngược đãi y như các tù nhân khác ở trại Buchenwald cho tới tháng 10 năm 1944, khi có sự thay đổi chính sách nên các phi công này được tới trại Stalag Luft III, một trại nhốt tù binh chiến tranh thông thường; tuy nhiên đã có 2 phi công chết ở trại Buchenwald. Những người bị xếp vào loại "terrorflieger" (phi công khủng bố) này đã bị lên kế hoạch xử tử sau ngày 24 tháng 10; nhưng nhờ cuộc viếng thăm trại Buchenwald của các sĩ quan Không quân Đức, khi trở về Berlin, đã yêu cầu tha các phi công nói trên. Trại Buchenwald cũng là nơi giam giữ số lớn các sinh viên đại học của Na Uy từ năm 1943 tới khi chấm dứt chiến tranh. Các sinh viên này được đối xử tốt hơn những người khác, nhưng họ đã phải chống cự việc học đường lối Quốc xã trong nhiều tháng. Họ được nhớ đến vì đã chống việc lao động cưỡng bách trong một bãi mìn, khi Đức Quốc xã muốn dùng họ làm mồi cho súng đại bác. Một sự kiện có liên quan được nhớ tới là 'Cuộc bãi công ở Burkheim'. Các sinh viên Na Uy trong trại Buchenwald được sống trong những nhà xây bằng đá, ấm áp, và có quần áo riêng của mình. Số người chết ở trại Buchenwald. Những nguyên nhân gây chết. Mặc dù trại Buchenwald, về mặt kỹ thuật, không phải là một trại hủy diệt, nhưng nó là nơi có rất nhiều cái chết. Một nguyên nhân chủ yếu gây ra chết chóc là bệnh tật do những điều kiện sống khắc nghiệt và sự thiếu ăn—hậu quả là bệnh tật—như thường thấy. Tuy bị suy dinh dưỡng và bị bệnh tật, nhưng nhiều người đã phải "làm việc cho đến chết" theo chính sách "Vernichtung durch Arbeit" (tiêu diệt thông qua lao động), nên các tù nhân chỉ còn cách chọn lựa giữa lao động nô lệ hoặc sẽ bị xử tử không tránh khỏi. Nhiều tù nhân chết do kết quả của "sự thí nghiệm con người của Đức Quốc xã" hoặc trở thành nạn nhân của những hành động tùy tiện do các lính gác SS gây ra. Các tù nhân khác bị giết cách đơn giản, chủ yếu là bắn chết và treo cổ. Walter Gerhard Martin Sommer là "Hauptscharführer" (trung sĩ nhất) SS phụ trách canh gác ở Trại tập trung Dachau và trại Buchenwald. Nổi tiếng là "kẻ treo cổ của Buchenwald", anh ta được coi là kẻ thích trò tàn ác đồi bại, theo tường thuật là đã ra lệnh đóng đinh ngược vào thập giá 2 linh mục người Áo là Otto Neururer và Mathias Spannlang. Martin Sommer đặc biệt nổi tiếng ác vì đã treo các tù nhân lên cây bằng cách trói quặt 2 tay họ vào sau lưng trong "khu rừng hát", gọi vậy vì những tiếng thét phát ra từ khu rừng này. "Vụ xử tử mà không đưa ra tòa án xét xử" ("Summary execution") các tù bimh Liên Xô cũng được thi hành ở trại Buchenwald. Ít nhất là 1.000 người đã được chọn ra trong 2 năm 1941–1942 bởi một toán đặc nhiệm gồm 3 sĩ quan Gestapo ở Dresden rồi đưa họ tới trại này để hành quyết ngay lập tức bằng cách bắn vào sau gáy, vụ "Genickschuss" (bắn vào gáy) bỉ ổi. Trại này cũng là nơi thử nghiệm trên diện rộng các vaccine ngừa "bệnh sốt rét do chấy rận" (Typhus) trong các năm 1942 và 1943. Tổng cộng đã có 729 tù nhân được dùng để thử nghiệm vaccine này, trong đó có 154 người bị chết. Cuộc thử nghiệm khác diễn ra ở trại Buchenwald trong phạm vi hẹp hơn. Một cuộc thử nghiệm nhằm mục đích xác định liều lượng thuốc gây tử vong chính xác của thuốc độc nhóm alkaloid; theo lời chứng của một bác sĩ thì 4 tù binh chiến tranh Nga đã được tiêm thuốc độc, và khi thuốc tỏ ra không gây chết người, thì 4 người này bị đưa vào lò thiêu cho chết ngạt rồi sau đó phẫu tích tử thi. Trong nhiều cuộc thử nghiệm khác, có một thử nghiệm nhằm thử sự hiệu lực của nhựa thơm (‘’balm’’) đối với những vết thương do bom cháy gây ra những vết bỏng phosphor rất trầm trọng trên thân thể tù nhân. Khi nghi ngờ về bản chất của thử nghiệm này tại phiên tòa, và đặc biệt trên thực tế là các thử nghiệm được thiết kế trong một số trường hợp nhằm gây tử vong và chỉ để đo thời gian trôi qua cho đến khi cái chết xảy ra, một luật sư bênh vực cho bác sĩ Đức Quốc xã đã nói rằng mặc dù là một bác sĩ, nhưng ông ta (chỉ) là một người hành quyết được chỉ định cách hợp pháp. Người dân Đức địa phương cho rằng trách nhiệm về việc đối xử với các tù nhận thuộc về cơ quan Gestapo và SS. Thậm chí vào cuối cuộc chiến, quan điểm này rất khó bác bẻ. Trong một dịp, sau khi trại này đã được giải phóng, một sĩ quan người Mỹ cho một cô y tá xem một số hình ảnh về điều kiện sống trong trại. Phản ứng ban đầu của cô là bị sốc, nhưng sau đó đã thay đổi ngay thái độ khi cô biết căn cước của phần lớn tù nhân này, cô nói: "nhưng đó chỉ là những người Do Thái". Số người chết. Cơ quan SS đã để lại các bản liệt kê số tù nhân, số người tới trại và rời khỏi trại, phân loại những người rời trại vì được thả ra, được chuyển trại hoặc bị chết. Các bản liệt kê này là một trong các nguồn để ước tính số người chết trong trại Buchenwald. Theo các tài liệu của cơ quan SS, thì có 33.462 người chết. Tuy nhiên, các tài liệu này chưa chắc là chính xác: Trong số những người bị hành quyết trước năm 1944, nhiều người đã được ghi là "chuyển giao cho Gestapo". Ngoài ra, từ năm 1941, các tù binh chiến tranh Liên Xô bị hành quyết hàng loạt. Các tù binh bị chọn đưa tới trại để hành quyết cũng không được ghi vào danh sách của trại, vì thế không được kể trong số 33.462 người chết nói trên. Một cựu tù nhân trại Buchenwald, Armin Walter, đã tính số vụ hành quyết bằng số cú bắn vào sau đầu. Công việc của anh ta ở trại Buchenwald là lắp đặt và trông nom một thiết bị radio ở nơi tù nhân bị hành quyết; anh ta đã đếm số người tới bằng telex, và giấu kín thông tin. Anh nói là 8.483 tù binh chiến tranh Liên Xô đã bị bắn bằng cách này. Cũng theo nguồn trên thì tổng số người chết ở trại Buchenwald ước tính là 56.545 người. Số này là tổng số của: Tổng số này (56.545) tương ứng với tỷ lệ tử vong là 24%, giả định rằng số người qua trại theo tài liệu mà cơ quan SS để lại là 240.000 tù nhân, là chính xác. Sự giải phóng khỏi Đức Quốc xã. Ngày 4.4.1945, "Sư đoàn Bộ binh 89 của Hoa Kỳ" đã tràn vào chiếm trại lao động cưỡng bách Ohrdruf, một phân trại của trại Buchenwald. Đây là trại tập trung của Đức Quốc xã đầu tiên được quân đội Hoa Kỳ giải phóng. Trại Buchenwald đã được người Đức di tản một phần vào ngày 8.4.1945. Trong những ngày trước khi quân đội Hoa Kỳ tới, hàng ngàn tù nhân đã bị cưỡng bách di tản bằng đi bộ. Nhờ phần lớn vào các nỗ lực của Gwidon Damazyn, một kỹ sư người Ba Lan bị giam từ tháng 3 năm 1941, một máy phát sóng ngắn bí mật và máy phát điện nhỏ đã được làm và cất giấu trong phòng chiếu phim của tù nhân. Vào lúc trưa ngày 8.4.1945, Damazyn và Konstantin Ivanovich Leonov, một tù nhân người Nga, đã gửi đi bằng mật mã Morse một thông điệp do các người lãnh đạo tù nhân kháng chiến bí mật soạn thảo (được cho là do Walter Bartel và Harry Kuhn thảo ra): Bản thông điệp được nhắc lại nhiều lần bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Nga. Damazyn đọc thông điệp bằng tiếng Anh và tiếng Đức, còn Leonov đọc phiên bản tiếng Nga. Ba phút sau khi Damazyn phát thông điệp lần chót, thì đại bản doanh của "Quân đoàn 3 Hoa Kỳ" trả lời: Theo Teofil Witek, một bạn đồng tù người Ba Lan từng chứng kiến các đợt gửi thông điệp, thì Damazyn đã ngất xỉu khi nhận được tin này. Sau khi nhận được tin, các tù nhân cộng sản đã xông vào các tháp canh và giết các lính gác còn lại, dùng vũ khí mà họ đã thu thập từ năm 1942 (1 súng máy và 91 súng trường). Một phân đội của tiểu đoàn 9 Bộ binh thiết giáp Hoa Kỳ (thuộc "Sư đoàn 6 Thiết giáp Hoa Kỳ" trực thuộc Quân đoàn 3 Hoa Kỳ) dưới quyền chỉ huy của đại úy Frederic Keffer, đã tới trại Buchenwald ngày 11.4.1945 lúc 3 giờ 15 chiều (giờ này ngày nay là giờ thường xuyên của đồng hồ tại cổng vào trại). Các binh sĩ được hoan nghênh như người anh hùng, còn các tù nhân ốm yếu sống sót đã tìm thấy sức mạnh để tung vài người giải phóng lên không trong buổi lễ. Chiều cùng ngày, các đơn vị của "Sư đoàn 83 Bộ binh Hoa Kỳ" tràn vào Langenstein, một trong số các trại tập trung nhỏ hơn thuộc hệ thống trại Buchenwald. Tại đây, sư đoàn đã giải phóng hơn 21.000 tù nhân, ra lệnh cho thị trưởng Langenstein gửi thực phẩm và nước tới trại, cùng gấp rút chuyển tiếp các tiếp tế thuốc men từ Bệnh viện dã chiến thứ 20 tới trại. Đại bản doanh Quân đoàn 3 Hoa Kỳ gửi các đơn vị của "Sư đoàn 80 Bộ binh" tới nắm quyền kiểm soát trại trong buổi sáng ngày thứ Năm 12.4.1945. Nhiều nhà báo đã tới cùng ngày, có lẽ cùng với Sư đoàn 80 Bộ binh, trong đó có Edward R. Murrow, đã viết bài tường thuật trên radio về lúc tới trại Buchenwald và cuộc tiếp đón mình được phát sóng trên đài CBS và trở thành một trong các bài nổi tiếng nhất của ông: Trại đặc biệt số 2 của Liên Xô. Sau khi giải phóng, từ năm 1945 tới ngày 10.2.1950, trại này do Liên Xô quản lý và được NKVD (Ủy viên nhân dân phụ trách Nội vụ) dùng làm trại đặc biệt số 2. Đó là một trong các trại đặc biệt của NKVD hoạt động từ năm 1945, chính thức sáp nhập vào hệ thống Trại cải tạo lao động của Liên Xô năm 1948. Một trại đặc biệt tai tiếng khác trong "Khu vực chiếm đóng của Liên Xô trên đất Đức" là "trại đặc biệt số 7", trước đây là "trại tập trung Sachsenhausen" của Đức Quốc xã. Từ tháng 8 năm 1945 tới khi giải thể ngày 1.3.1950, đã có 28.455 tù nhân, trong đó có 1.000 phụ nữ, bị Liên Xô giam giữ ở trại Buchenwald. Tổng cộng có 7.113 người chết trong Trại đặc biệt số 2, theo sổ sách của Liên Xô. Họ được chôn trong các mộ tập thể ở các khu rừng quanh trại. Các thân nhân của họ đã không nhận được thông báo gì về cái chết của họ. Các tù nhân gồm những người bị cho là chống đối chủ nghĩa Stalin, và những người bị cho là đảng viên đảng Quốc xã hoặc thành viên các tổ chức Quốc xã, còn các người khác thì bị tù do lầm lẫn danh tính và bị bắt giữ cách tùy tiện. Cơ quan NKVD đã cấm không cho các tù nhân tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không tìm cách xác định tội của bất cứ cá nhân người tù nào. Ngày 6.1.1950, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô Kruglov ra lệnh trao mọi trại đặc biệt, trong đó có trại Buchenwald, cho Bộ Nội vụ Đông Đức. Phá hủy trại. Tháng 10 năm 1950, có ban hành sắc lệnh phá hủy trại này. Cổng chính, lò thiêu, khu bệnh viện và 2 tháp canh không bị phá. Mọi nhà lớn sơ sài chứa tù nhân cùng những nhà khác bị san phẳng. Các nền của một số nhà vẫn còn và nhiều nhà khác được xây dựng lại. Theo trang web tưởng niệm trại Buchenwald: "sự kết hợp giữa việc phá sạch và việc bảo tồn được quyết định bởi một khái niệm cụ thể để giải thích lịch sử của Trại tập trung Buchenwald." Đài tưởng niệm đầu tiên cho các nạn nhân đã được dựng lên ít ngày sau khi giải phóng ban đầu. Dự định là hoàn toàn tạm thời, nó được xây dựng bởi các tù nhân và làm bằng gỗ. Một đài tưởng niệm thứ hai để tưởng nhớ những người chết được xây dựng vào năm 1958 bởi chính quyền Đông Đức gần các ngôi mộ tập thể. Bên trong trại, có một tượng đài sống ở nơi của đài tưởng niệm đầu tiên được giữ ở nhiệt độ của da quanh năm. Thời hiện đại. Ngày nay các di tích của trại Buchenwald được dùng làm nơi tưởng niệm, nơi triển lãm thường xuyên và khu bảo tàng, do "Quỹ các công trình tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora" quản lý. Quỹ này cũng quản lý khu tưởng niệm Mittelbau-Dora. Cuộc viếng thăm của tổng thống Obama và thủ tướng Merkel. Ngày 5.6.2009 tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm Buchenwald sau chuyến đi tới Lâu đài Dresden và Dresden Frauenkirche (Nhà thờ Đức Bà Dresden). Trong chuyến viếng thăm này, họ được Elie Wiesel và Bertrand Herz tháp tùng, cả hai người này đều sống sót từ trại Buchenwald. Tiến sĩ Volkhard Knigge, giám đốc Quỹ các công trình tưởng niệm Buchenwald và Mittelbau-Dora và giáo sư danh dự của Đại học Jena, đã hướng dẫn 4 vị khách đi qua phần còn lại của trại. Trong chuyến viếng thăm này Elie Wiesel - người đã cùng với Bertrand Herz bị đưa tới Little camp (trại nhỏ) vì là thiếu niên 16 tuổi - đã phát biểu:- "nếu các cây này có thể nói". Lời phát biểu của ông ám chỉ sự mỉa mai về cái đẹp của phong cảnh thiên nhiên và những sự khủng khiếp xảy ra trong trại này. Tổng thống Obama nói rằng mình đã nghe các chuyện về trại tập trung Buchenwald từ khi còn bé, do ông chú kể, ông chú này từng là quân nhân phục vụ trong "Sư đoàn 89 Bộ binh Hoa Kỳ", những người Mỹ đầu tiên tới Trại Ohrdruf, một trại vệ tinh của trại Buchenwald.
1
null
Tình người duyên ma (tên nguyên tác: Pee Mak Phra Khanong - ; , hay còn gọi là Pee Mak) là một bộ phim kinh dị - hài hước - tâm lý - tình cảm - cổ trang của Thái Lan, được sản xuất vào năm 2013. Lịch sử. Phim dựa theo câu chuyện dân gian Thái về hồn ma huyền thoại Mae Nak Phra Khanong. Tác phẩm được công chiếu vào ngày 28 tháng 3 năm 2013. Tính đến tháng 6, sau khoảng hơn 2 tháng ra mắt, phim đã trở thành một hiện tượng phòng vé và đồng thời là phim ăn khách nhất mọi thời đại của Thái Lan. Bộ phim do Banjong Pisanthanakun làm đạo diễn, người nổi tiếng với các bộ phim mà đa phần là phim kinh dị như "Shutter", "4bia" (phần 3: "The Man In The Middle"), "Phobia 2" (phần 6: "In The End") và "Hello Stranger". Phim có sự tham gia của các diễn viên chính: Mario Maurer vai Pee Mak, Davika Hoorne vai Mae Nak, cùng các diễn viên: Pongsatorn Jongwilak, Nattapong Chartpong, Wiwat Kongrasri và Kantapat Permpoonpatcharasuk. Năm 2019, bộ phim lọt vào danh sách 14 bộ phim thuộc DI sản phim điện ảnh Quốc gia 2019. Nội dung. Chuyện xảy ra tại Vương quốc Xiêm, Mak đang là người lính trong một cuộc chiến tranh khốc liệt. Đồng hành cùng Mak là bốn người bạn thân của anh: Aey, Ter, Shin và Puak. Trong khi đó, người vợ xinh đẹp của Mak là nàng Nak đang mang thai, cô từng ngày trông chờ Mak sớm trở về. Một đêm nọ, Nak trở dạ và cố gắng sinh con một mình, nhưng không ai biết để giúp đỡ cô. Ngoài mặt trận, Mak bị thương nhưng vẫn may mắn sống sót, anh và bốn người bạn thân của mình cùng nhau quay trở về quê nhà tại Phra Khanong. Tại đây, Mak gặp lại vợ và đứa con mới sinh của anh, họ vẫn chờ đợi Mak về. Mak rất vui khi gặp lại vợ con, anh đề nghị bốn người bạn ở lại căn nhà hoang gần nhà mình. Tuy nhiên, khi Mak đi gặp những người hàng xóm, họ sợ hãi và bỏ chạy khi thấy anh, Mak cảm thấy kỳ lạ nhưng không biết chuyện gì đang diễn ra. Một buổi tối nọ, Shin có việc qua nhà Mak, anh hoảng sợ khi bắt gặp cảnh tượng một cánh tay kéo dài ra để nhặt một trái chanh dưới đất, còn Ter thì phát hiện một xác chết trong khu vườn nhà Mak, bốn người bạn đã phát hiện ra Nak là một hồn ma và cái xác đó là thi hài của cô. Họ cố gắng tìm mọi cách để thông báo với Mak rằng vợ anh đã chết, nhưng dường như Mak không tin, Mak vẫn cho rằng người vợ yêu dấu của mình thật sự là người. Trong buổi tối ở lễ hội của làng, bốn người bạn không từ bỏ ý định, họ dùng bùa để tiêu diệt Nak. Kết quả là Nak hiện nguyên hình và dọa lại họ. Cả bốn người quyết định bắt Mak cùng bỏ chạy để giữ tính mạng cho anh. Bỗng dưng, Shin và Ter vô tình phát hiện ra những bằng chứng cho thấy Mak mới thật sự là ma, nhưng sau đó họ lại cho rằng anh bạn Aey mới thật sự là cái xác mà Ter tìm thấy trong vườn nhà Mak. Cả nhóm hoảng sợ và cùng gia đình Mak chạy trốn khỏi Phra Khanong. Tuy nhiên, Nak lại để lộ ra chính cô mới là một hồn ma, cả nhóm người lại chạy vào một ngôi chùa gần đó trú ẩn. Nak hiện nguyên hình và cố bắt Mak về cho bằng được. Đúng lúc này, Mak thừa nhận rằng anh đã biết Nak là một hồn ma từ trước đó, anh cũng phát hiện ra xác Nak ở trong vườn, nhưng vì tình yêu dành cho Nak, anh không cho cô biết và giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra. Nak cũng thừa nhận là chỉ hù dọa mọi người vì họ ngăn cô sống bên Mak, cô chưa từng hại một ai cả. Cuối cùng, vợ chồng Mak lại được ở bên nhau, cùng những hàng xóm là bốn người bạn tốt bụng. Công chiếu và doanh thu. "Tình người duyên ma" được lần lượt công chiếu tại các quốc gia: Thái Lan (28-3), Indonesia (5-4), Myanmar (18-5), Campuchia (23-5), Hồng Kông (16-5), Malaysia (6-6), Singapore (13-6), Lào (15-6), Việt Nam (21-6) và Đài Loan (9-8). Tính đến tháng 6, bộ phim đã đạt được doanh thu 1 tỷ Baht (hơn 33 triệu USD) và trở thành bộ phim ăn khách và có doanh thu lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Thái Lan. Tại Việt Nam, dù phim Thái còn khá xa lạ với khán giả tại đây, "Tình người duyên ma" cũng đã chiếm được sự yêu thích của nhiều khán giả, nó cũng nhận được đánh giá tốt từ phía truyền thông lẫn dư luận trên các mạng xã hội. Phim bắt đầu được công chiếu từ ngày 21 tháng 6 năm 2013 tại 15 cụm rạp chiếu phim trên cả nước. Sau 10 ngày công chiếu, bộ phim đã thu được 8 tỷ VND tiền vé chỉ tính riêng ở thị trường Việt Nam. Trong Lễ trao giải thưởng Siamdara Stars 2013 diễn ra tại thủ đô Bangkok, hai diễn viên chính trong phim là Mario Maurer và Davika Hoorne đã lần lượt giành được giải thưởng dành cho Nam diễn viên chính và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho bộ phim "Tình người duyên ma". Diễn viên Davika Hoorne thậm chí còn đến ngôi miếu thờ Mae Nak ở Bangkok, và thực hiện một điệu nhảy kiểu Thái để tỏ lòng biết ơn Mae Nak sau khi doanh thu của bộ phim đạt 10 triệu USD, cô tin rằng bộ phim đạt được thành công là do có sự phù hộ của linh hồn Mae Nak. Davika Hoorne nói: "Tôi tin rằng cô ấy đã làm vậy, cô ấy chắc hẳn đã giúp đỡ chúng tôi, vì đó là câu chuyện kể về cô ấy".
1
null
Hành vi học là ngành học, nghiên cứu về tất cả những hành vi của động vật (tế bào đơn lẻ, côn trùng, chim, thú có vú, cá, người). Nghiên cứu hành vi động vật quan tâm tới hiểu biết nguyên nhân, chức năng, phát triển và tiến hóa của hành vi. Hành vi người. Hành vi người là nghiên cứu suy diễn về hành động con người dựa trên tiên đề hành động. Việc sử dụng phổ biến nhất của thuật ngữ này là liên quan đến Trường phái kinh tế Áo, như được thành lập bởi nhà kinh tế Ludwig von Mises. Hành vi người thường được nghiên cứu bởi những nhà tâm lý học, nhân loại học, nhà nghiên cứu hành vi người, và những nhà xã hội học. Hành vi thú nuôi. Nghiên cứu hành vi thú nuôi:
1
null
Dư luận xã hội học (tiếng Anh: "Socionomics") là một môn khoa học mới. Lịch sử. Trong năm 1979, Prechter mặc nhiên công nhận rằng tâm trạng xã hội thúc đẩy hành vi tài chính, kinh tế vĩ mô và chính trị, trái ngược với quan niệm thông thường rằng những sự kiện như vậy dẫn dắt tâm trạng xã hội. Mô tả của ông về tâm trạng xã hội như người điều khiển của các xu hướng văn hóa đạt đến một đối tượng quốc gia trong một bài báo năm 1985 bao gồm trong "Tạp chí Barron". Prechter đặt ra thuật ngữ "socionomics" và năm 1999 đã công bố một cuộc triển lãm của lý thuyết socionomic "Nguyên tắc sóng của hành vi xã hội con người". Năm 2003, ông xuất bản một tuyển tập các công trình thực nghiệm trong lĩnh vực này, "Các nghiên cứu tiên phong trong Socionomics". Kể từ đó, tiền đề phản trực giác của các giả thuyết socionomic—rằng tâm trạng xã hội dẫn dắt đặc tính của các sự kiện xã hội—đã đạt được sự chú ý trong các tạp chí chuyên ngành, sách, nhà xuất bản phổ thông, các viện đại học, các hội thảo học thuật và trong nghiên cứu được tài trợ bởi National Science Foundation. The Socionomics Institute hosts an annual conference each April in Atlanta GA regarding social mood. Các cuộc hội thảo đã bao gồm các bài thuyết trình từ các viện nghiên cứu, các tác giả và các chuyên gia tài chính như Richard L. Peterson, Tobias Preis, Johan Bollen, John Casti, Michelle Baddeley, Todd Harrison, Eric Gilbert và Robert Prechter.
1
null
Sở thú Singapore (; ; ), địa phương thường gọi là Sở thú Mandai với diện tích và được khai trương vào ngày 27 tháng 6 năm 1973. Sở thú có khoảng 315 loài động vật, trong đó khoảng 16% loài bị đe dọa và nơi đây thu hút khoảng 1,6 triệu du khách mỗi năm.
1
null
Cầu Helix trước đây được gọi là cầu đôi Helix là cầu đi bộ nối trung tâm Marina với nam Marina trong khu vực Vịnh Marina, Singapore. Cầu Helix chính thức khai trương vào lúc 9 giờ ngày 24 tháng 4 năm 2010, tuy nhiên chỉ khai trương một nửa do đang xây dựng ở Marina Bay Sands. Nằm cạnh cầu Benjamin Sheares và cầu Bayfront. Toàn bộ cây cầu được khánh thành vào ngày 18 tháng 7 năm 2010 để phục vụ cho việc đi bộ xung quanh vịnh Marina.
1
null
Kurt von Sperling (18 tháng 12 năm 1850 tại Köln – 31 tháng 8 năm 1914 tại Breslau, Hạ Schlesien) là một sĩ quan quân đội Đức (Thượng tướng Bộ binh à la suite của Phổ) là Thống đốc quân sự của thành phố Köln. Ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và giữ chức Phó tướng tư lệnh Quân đoàn VI trong một thời gian ngắn vào đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc đời và sự nghiệp. Sperling sinh ngày 18 tháng 12 năm 1850, là con trai trưởng của Thiếu tướng Phổ Oskar von Sperling (1814 – 1872) và người vợ của ông này là Pauline von Klaß (1824 – 1899). Ông có một người em gái là bà Gertrud (1860 – 1921), đã kết hôn với Paul von Hindenburg vào năm 1879; và có người em trai là Erich. Tiếp bước cha mình, Sperling theo đuổi một sự nghiệp trong quân đội Phổ. Ông đã học tại trường thiếu sinh quân ở Berlin-Lichterfelde, rồi được phong cấp Thiếu úy vào ngày 7 tháng 4 năm 1868. Sau khi tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông trở thành một sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu. Sau khi được lên quân hàm Trung úy vào ngày 30 tháng 12 năm 1875, ông được thăng cấp Đại úy ngày 18 tháng 4 năm 1882. Vào ngày 22 tháng 5 năm 1889, ông lên quân hàm Thiếu tá, ngày 15 tháng 11 năm 1894 ông lên chức Trung tá rồi vào ngày 22 tháng 3 năm 1897 ông được thăng chức Đại tá. Sau đó, ông được lãnh chức Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh "Công quốc Holstein" (số 1 Holstein) số 85 tại Rendsburg ngày 17 tháng 4 năm 1897, trước khi được lên quân hàm Thiếu tướng và ủy nhiệm vào Lữ đoàn Bộ binh số 37 vào ngày 18 tháng 4 năm 1901. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1904, ông được cử làm Tư lệnh tạm quyền của Sư đoàn Bộ binh số 14, đóng quân ở Düsseldorf. Đến ngày 19 tháng 10 năm đó, ông được thăng cấp Trung tướng đồng thời nhậm chức Sư trưởng của Sư đoàn Bộ binh số 14 đã nêu, thay thế Ernst von Voigt. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1875, tại điền trang Möglin của nhạc mẫu ông, ông thành hôn với Klara von Schmieden (17 tháng 4 năm 1855 tại Berlin – 22 tháng 2 năm 1926 tại Potsdam), con gái của Đại úy Adolph von Schmieden (1822 – 1867) và bà Auguste Kuschke (1832 – 1901). Thông qua cuộc hôn nhân này, ông trở thành em rể của Thượng tướng Bộ binh Paul von Collas, người đã kết hôn với Ottilie von Schmieden, chị gái của Klara. Vào năm 1882, tại Möglin, em trai của Kurt là Eirch đã cưới Martha von Schmieden, một người chị em khác của vợ von Sperling. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1907, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc quân sự Köln. Ông đã giữ chức vụ này cho đến tháng 4 năm 1911. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1908, ông được phong quân hàm danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh. Ngày 4 tháng 4 năm 1911, đồng thời với việc ông xuất ngũ, ông được phong chức à la sutoe của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 3 "Vương hậu Elisabeth". Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông được phong chức Phó Tướng tư lệnh của Quân đoàn VI, hoạt động tại Breslau. Cuối tháng, ông đột ngột từ trần vào ngày 31 tháng 8 tại Hạ Schlesien.
1
null
Giải phẫu đầu và cổ tập trung nghiên cứu cấu trúc đầu và cổ của cơ thể người, bao gồm não, các xương, cơ, mạch máu, thần kinh, tuyến tiết, mũi, miệng, răng, lưỡi và họng. Đây là khu vực thường được nghiên cứu sâu bởi các nhà phẫu thuật, nha sĩ, kĩ thuật viên nha khoa, nhà ngôn ngữ trị liệu. Hệ vận động. Đầu được cố định trên phần trên của cột sống, liên kết hộp sọ với đốt sống cổ C-1 (đốt đội). Phần cấu trúc xương của đầu và cổ tạo nên phần trên của bộ xương trục và bao gồm hộp sọ, xương móng, các xương con của tai, và các đốt sống cổ. Hộp sọ được phân chia sâu hơn thành 2 phần: (a) Khối xương sọ (8 xương: xương trán, xương sàng, xương chẩm, xương bướm, hai xương thái dương, hai xương đỉnh<br> (b) Khối xương mặt (15 xương: 2 xương hàm trên, 2 xương khẩu cái, 2 xương gò má, 2 xương xoăn mũi dưới, 2 xương lệ, 2 xương mũi, xương lá mía, xương hàm dưới và xương móng). Trong quá trình phát triển bào thai, các xương đầu mặt thường hình thành từng cặp, sau đó hợp lại làm một. Trong quá trình dính liền xương, can xương được tạo thành ở các khớp nối giữa các xương. Trên trẻ sơ sinh, tại nơi gặp nhau của 2 xương đỉnh với các xương trán và xương chẩm có các thóp trước và thóp sau, hay vùng mềm. Việc không dính liền các mảnh xương sọ tại thời điểm sinh tạo điều kiện cho đầu thai nhi đi qua được âm đạo của người mẹ hay đai chậu. 2 xương đỉnh và xương chẩm có thê chồng lên nhau trong âm đạo để tạo thành dị dạng "đầu hình chóp" ở trẻ sơ sinh khi được sinh bằng con đường tự nhiên qua âm đạo. Xương chẩm khớp nối với đốt đội ở gần lỗ lớn xương chẩm. Đốt đội khớp với lồi cầu chẩm ở phía trên và đốt trục (C-2) ở phía dưới. Tủy sống đi ngang qua lỗ lớn xương chẩm cho phép sự liên tục của hệ thần kinh trung ương (HTKTW). Vận động cổ bao gồm: gấp, duỗi (gật đầu) và xoay (lắc đầu). Hệ tuần hoàn. Máu lưu thông trong vòng tuần hoàn trên bắt đầu từ cung động mạch chủ và bao gồm: thân động mạch tay đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch dưới đòn trái, máu từ vùng đầu và cổ trở về theo đường tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch dưới đòn. Máu đi cung cấp. Thân động mạch tay đầu hay thân tay đầu là động mạch đầu tiên và lớn nhất phân nhánh cho động mạch cảnh chung phải và động mạch dưới đòn phải. Động mạch này cung cấp máu cho vùng ngực phải trên, cánh tay phải, cổ, và não, qua một nhánh của thân tay đầu là động mạch đốt sống phải. Hai nhánh trái và phải của động mạch đốt sống hợp lại thành động mạch nền và đi lên động mạch não sau, là động mạch cung cấp cho phần lớn não bộ lượng máu được oxy hóa. Động mạch não sau và động mạch thông sau đều nằm trong đa giác Willis. Động mạch cảnh chung trái cho 2 nhành cùng: động mạch cảnh trong (ICA) cung cấp máu cho não và động mạch cảnh ngoài (ECA) cấp máu cho vùng cổ và mặt. Động mạch dưới đòn trái và động mạch dưới đòn phải ở mỗi bên cơ thể đều cho các nhánh bên động mạch ngực trong, động mạch đốt sống, thân giáp cổ, và thân sườn cổ. Động mạch dưới đòn đổi tên thành động mạch nách tại bờ ngoài xương sườn đầu tiên. Động mạch dưới đòn trái còn cấp máu cho vùng ngực trái trên và cánh tay trái. Hàng rào máu não. Hàng rào máu não (HRMN) là màng bán thấm kiểm soát khả năng thấm của mao mạch trong hệ tuần hoàn. Trong phần lớn các bộ phận cơ thể, mạch máu nhỏ nhất gọi là mao mạch được phủ bởi các tế bào nội mô, giữa mỗi tế báo có các khoảng trống giúp các chất có thể di chuyển ra vào mao mạch dễ dàng. Tuy nhiên điều này không còn đúng ở não. Trong não, tế bào nội mô xếp khít nhau tạo nên một vùng bít chặt và các chất không thể ra khỏi dòng máu. Các tế bào thần kinh đệm biệt hoá gọi là tế bào hình sao tạo một mối liên kết chặt hay hàng rào bảo vệ xung quanh các mạch máu não và có thể có vai trò quan trọng trong việc phát triển của HRMN. Tế bào hình sao còn có thể có vai trò trong việc vận chuyển các ion (điện giải) từ não vào máu. Máu trở về. Máu từ não và cổ chảy theo các con đường: (1) bên trong sọ qua 2 tĩnh mạch cảnh trong, tiếp nối từ xoang tĩnh mạch xích ma. Tĩnh mạch cảnh ngoài trái và phải nhận máu từ tuyến nước bọt mang tai, các cơ vùng mặt, da đầu vào 2 tĩnh mạch dưới đòn. Tĩnh mạch đốt sống phải và trái nhận máu từ đốt sống và cơ theo tĩnh mạch dưới đòn phải vào tĩnh mạch chủ trên và đổ vào tâm nhĩ phải của tim. Hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết nhận từ đầu và cổ dịch gian bào dư thừa qua mạch bạch huyết hay mao mạch, đồng thời vào ống bạch huyết phải và ống ngực. Các hạch bạch huyết phủ trên cột sống cổ và vùng cổ cũng như dọc theo vùng mặt và hàm. Các hạnh nhân (a-mi-đan) cũng là những mô bạch huyết, hỗ trợ điều hoà tiêu hoá mầm bệnh. Hạnh nhân trong cơ thể người bao gồm, kể từ trên xuống dưới là: hạnh nhân hầu (adenoids), hạnh nhân khẩu cái và hạnh nhân lưỡi. Các mô bạch huyết này hợp với nhau thành vòng bạch huyết quanh họng hay vòng bạch huyết Waldeyer. Ổ miệng. Miệng, còn gọi là ổ miệng hay khoang miệng, là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá chứa nhiều bộ phận chức năng cả chính và phụ trong sự tiêu hoá. Miệng được thiết kế hỗ trợ cho việc nhai, nuốt và ngôn ngữ (phát âm). Hai hàm răng được nâng đỡ bởi các xương mặt thuộc hộp sọ: xương hám trên phía trên và xương hàm dưới ở phía dưới. Răng được bao quanh bởi lợi, một phần của mô quanh răng, mô hỗ trợ cho sự bảo vệ ổ miệng. Cùng với răng, các cấu trúc khác hỗ trợ việc nhai là môi, má, lưỡi, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm và nền ổ miệng. Răng. Cơ thể người thông thưởng tạo ra 2 bộ răng: bộ răng đầu tiên hay răng sữa và bộ răng thứ hai hay răng vĩnh viễn. Răng là vật chất cứng nhất trong cơ thể được tìm thấy, hơn cả xương về mật độ và độ chắc. Men răng cung cấp độ chắc chắn lớn vào cấu trúc của răng. Sự hình thành một chiếc răng đang phát triển bao gồm quá trình tạo thành ngà răng, (xem thêm: Sự tạo thành ngà răng) và hình thành men răng, (xem thêm: Sự tạo thành men răng). Răng này dần đâm xuyên qua lợi để vào ổ miệng. Sự hình thành của răng bắt đầu ngay từ thời kì đầu của thai nhi và trải qua 6 giai đoạn: Men răng lúc đầu có màu trăng nhưng dễ dàng nhiễm bẩn do sử dụng các chất như cà phê hay thuốc lá. Khớp răng là khớp giữa răng với các ổ biệt hoá trên xương hàm (hay huyệt răng). Răng được cố định đúng vị trí bởi dây chằng nha chu cùng sự hỗ trợ của chất xương răng. Phần màu trắng của răng mà ta nhìn thấy được gọi là thân răng lâm sàng. Các mấu tròn nhô trên mặt nhai của các răng hàm gọi là núm. Lớp ngoài cứng, màu trắng bao phủ răng gọi là men răng. Răng nhọn dần dưới mức nướu. Chân răng giữ răng vào xương. Cổ răng nối liền chân và thân răng. Thành phần bên trong của răng gồm ngà răng, một mô dạng xương, và tuỷ. Tuỷ răng là một vùng mô mềm chứa các dây thần kinh và mạch máu để nuôi dưỡi và bảo vệ răng, nằm ở bên trong buồng tuỷ răng. Răng có nhiều hình dạng với các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ như, khi nhai, các răng trên phối hợp với các răng dưới cùng hình dạng để cắn, nhai và xé thức ăn. Tên riêng của các răng trên là: Ở người lớn có 32 răng vĩnh viễn còn ở trẻ em có 20 răng sữa. Tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt gồm ba cặp tuyến lớn: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến ngoại tiết này tiết nước bọt cho việc trộn lẫn thức ăn và cung cấp enzym để bắt đầu chuỗi phản ứng phân giải hoá học. Nước bọt còn giúp kết dính thức ăn sau khi được nhai (bã) để nuốt. Nước bọt hợp thành chủ yếu từ nước, các ion, Amylase nước bọt, các lysozyme và một lượng nhỏ urê. Mô quanh răng. Mô quanh răng bao gồm toàn bộ các mạc hỗ trợ của cấu trúc nha khoa bao bọc và bảo vệ bộ răng như là: lợi và các bề mặt, màng gắn vào. Nó bao gồm các biểu mô (thượng bì), các mô liên kết, (dây chằng và xương), mô cơ và mô thần kinh. Lưỡi. Lưỡi là một cơ vân biệt hoá chuyên biệt thích nghi cho việc phát âm, nhai, phát triển cảm giác khẩu vị (vị giác) và nuốt. Lưỡi bao gồm hai loại nhóm cơ, các cơ trong lưỡi tác động hình dạng của lưỡi, các cơ ngoại lai tác động chuyển động của lưỡi. Lưỡi dính liền với xương móng. Danh pháp mang nghĩa lưỡi có bao gồm "glosso" và "lingual". Niêm mạc. Các mô bảo vệ của ổ miệng liên tục với thực quản được gọi là niêm mạc. Niêm mạc phủ ở miệng, mũi, và ống tai ngoài (tai), cung cấp độ trơ và sự bảo vệ chống lại các mầm bệnh. Niêm mạc là một lớp thượng mô vảy xếp tầng, thường chứa khoảng ba tầng tế bào. Môi cũng được bảo vệ bởi các tế bào thụ cảm biệt hoá gọi là tế bào Meissner. Các tế bảo ở mặt trong ổ miệng được gọi là niêm mạc má. Hệ thần kinh. Hệ thần kinh ở người bao gồm hệ thần kinh trung ương (HTKTW) và hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB). Hệ thần kinh trung ương gồm não bộ và tuỷ gai (tuỷ sống), hệ thần kinh ngoại biên có các dây thần kinh sọ và dây thần kinh gai. Hệ thần kinh trung ương kiểm soát và điều phối toàn bộ mười một hệ cơ quan và sử dụng hệ nội tiết để tạo nội tiết tố, là những tin nhắn hoá học có thể được vận chuyển qua máu để chi phối sự hoạt động của từng tế bào riêng lẻ và mô, cơ quan, hệ cơ quan liên qua đến tế bào đó trong cơ thể người. HTKTW tiếp nhận tín hiệu cảm giác hướng tâm từ HTKNB và hướng dòng thông tin đến nơron liên hợp (nơron trung gian) để tạo ra các phản hồi synáp hóa học. Đến lượt nó, các phản hồi này gây nên sự hình thành vận động (thần kinh ly tâm) đáp ứng lại các tác nhân kích thích. Các nơron liên hợp khu trú trong chất xám của dây tủy sống hay não bộ. HTKTW được bảo vệ bởi hộp sọ, cột sống, màng não tủy, dịch não tủy. Dây sống (tủy gai) là một phần mở rộng của não bộ. Dây tủy sống và thân não nối với nhau ở vùng nền của hộp sọ tại lỗ lớn xương chẩm. Đa số các chức năng ở vùng đầu và cổ được tác động trực tiếp bởi não bộ và được dẫn truyền đến HTKNB thông qua các dây thần kinh sọ và các dây thần kinh thuộc phần cổ tủy gai. HTKNB gồm 2 thành phần:
1
null
Ngọa hổ tàng long (tiếng Anh: "Crouching Tiger, Hidden Dragon") là trò chơi điện tử thuộc thể loại hành động phiêu lưu do hãng Bergsala Lightweight và Genki đồng phát triển dành cho các hệ máy PlayStation 2, Xbox và Game Boy Advance. Game được hãng Ubisoft phát hành ở Bắc Mỹ vào năm 2003 và ESP ở Nhật Bản vào năm 2004. Người chơi có thể điều khiển các nhân vật gồm Lý Mộ Bạch, Du Tú Liên, Ngọc Kiều Long và La Tiểu Hổ. Nhạc phim đoạt giải thưởng Academy và giải thưởng âm nhạc Grammy cho phần nhạc được sáng tác bởi Đàm My với phần đơn ca của nghệ sĩ cello được quốc tế hoan nghênh Mã Hữu Hữu. Trò chơi được giới phê bình đón nhận không mấy thiện cảm và họ chỉ cho điểm số xoàng xĩnh lúc tốt nhất. Cốt truyện. Câu chuyệnn xảy ra vào thời đại nhà Thanh bên Trung Quốc, đời vua Càn Long. Lý Mộ Bạch, một đại cao thủ phái Võ Đang bậc nhất khi đó rửa tay trao kiếm Lục Mệnh lại cho Tề lão gia ở kinh thành Bắc Kinh. Sư phụ của Lý Mộ Bạch là Sếu Phương Nam ngày xưa bị hạ sát bởi Bích Nhãn Hồ Ly. Đồng thời, Ngọa hổ tàng long còn xoay quanh mối tình của Ngọc Kiều Long, con gái một vị đại quan và La Tiểu Hổ, một thiếu niên bất hạnh làm tướng cướp. Cuộc tình không môn đăng hộ đối này đã gây ra nhiều tai họa phiền phức cho không ít người vô can, đồng thời làm thay đổi cả số phận lẫn tâm tình của hai người trong cuộc.
1
null
Portal Runner (tạm dịch: "Đấu thủ cổng dịch chuyển") là trò chơi điện tử thuộc thể loại platform góc nhìn thứ ba do hãng 3DO đồng phát triển và phát hành cho hệ máy PlayStation 2 và Game Boy Color năm 2001. Trò chơi chỉ đóng vai trò là một phiên bản spin-off của sê-ri "Army Men". Cốt truyện. Mọi chuyện bắt đầu khi Tướng Plastro, Tổng tư lệnh quân đội phe Tan, có nét hao hao Tướng Douglas MacArthur đã bị quân đội phe Green bắt sống và giam cầm. Bridgette Bleu quan sát chuyện này qua một chiếc gương ma thuật và bắt đầu tiến hành một kế hoạch nham hiểm nhằm giành lấy Sarge và giết chết Vikki (cô ấy muốn chia sẻ tất cả những gì mình sở hữu với một vị vua và nói Vikki là một kho báu được chờ để chôn vùi). Lúc Vikki bám theo Sarge khi anh đang làm nhiệm vụ, rồi cô đột nhiên trở thành một người khổng lồ trên bàn cờ bên ngoài không gian và sau đó là một cửa hàng bánh kẹo. Kế đến, Vikki đã phải chống lại lũ bánh mì gừng để tiếp tục sứ mệnh của mình vì một câu chuyện tốt hơn, nếu như thực sự thì con bánh mì gừng tấn công cô có vẻ như chưa đủ mạnh. Bất chợt, Vikki tìm thấy Sarge bị mắc kẹt trong một lâu đài làm từ bánh của đám bánh mì gừng và đã ra tay cứu anh bằng cách sử dụng kỹ thuật bắn tên của mình để bắn rơi một con heo nhựa. Sau khi cứu được Sarge, chẳng những không cảm ơn cứu mạng mà ngược lại anh còn mách lẻo về cô bằng cách nói cho cha cô là Đại tá Jack Grimm biết. Khiến Vikki một phen cãi nhau với cha cô đến nỗi cô tức tối lao ra khỏi phòng. Rồi Vikki quyết định quay trở lại căn cứ quân sự của mình, đang đi giữa đường thì đột nhiên có một người lính quân Green tới đưa cho cô một gói đồ của một người không rõ danh tính. Trong đó là một quả trứng chim và một lá thư. Bức thư cho biết, "Câu chuyện về sự nghiệp của bạn đang chờ bạn. Đi theo chỉ dẫn trong bản đồ và tìm kiếm một thứ gọi là Rage. Không được nói cho ai biết, lập tức khởi hành." Sarge từ sau bước lên và nói với cô rằng cha cô có lý về cuộc hành trình của cô quá mạo hiểm cũng chỉ muốn tốt cho cô mà thôi. Vikki chán nản bỏ đi khi nghe Sarge bình luận về cách làm thế nào để có một khởi đầu tốt đẹp và làm thế nào anh sẽ mua được những bông hoa bằng nhựa trong một tuần. Vikki sử dụng máy ảnh để chụp tất cả các tấm ảnh của cô trong chuyến đi của mình. Trong suốt chuyến đi này, cô bị phục kích bởi cái gọi là Rage (một con robot tự động từ các phiên bản trước), là robot bạn của Bridgette Bleu sẽ làm bất cứ điều gì cô ấy nói và rồi Vikki bị rơi vào thế giới đồ chơi rừng rậm thời tiền sử. Đó cũng là lúc cô gặp chú sư tử Leo cũng bị rơi vào cùng một thế giới như mình khi Rage phá hủy cổng dịch chuyển. Vikki quyết định làm bạn với chú sư tử, mà cô gọi là Leo và cả hai đều giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc phiêu lưu kỳ thú này. Sau khi vượt qua những cây cột ma thuật, một kim tự tháp và những thú cưỡi trên không, họ đến được một ngọn núi lửa với một cổng dịch chuyển khác. Một khi họ bước qua thì bất chợt xuất hiện trong một thế giới thời Trung Cổ. Vikki ra tay cứu mạng một pháp sư tên là Merlin trong một bàn cờ. Merlin giải thích rằng ông có chế ra một tấm gương ma thuật có thể nhìn thấy bất cứ nơi nào cho Bridgette, vì nghĩ rằng cô ấy sẽ đánh giá cao tài trí của mình. Ông hướng dẫn Vikki đến một lâu đài để tới chỗ cánh cổng dịch chuyển khác được một đám yêu ma, một cây ma quái và một bầy rồng canh giữ. Khi họ tới được cổng dịch chuyển thì bất ngờ bị Rage và đám binh lính của Plastro xông ra bắt lấy. Lúc này Bridgette đã bắt được Sarge và muốn kết hôn với anh. Bridgette mua được một khẩu súng tình yêu từ một số người sao Hỏa để đổi lấy bí mật của các cổng dịch chuyển và cô đã sử dụng nó lên Sarge để buộc anh phải yêu và cưới cô. Rồi Bridgette đi đến thăm Vikki và nói với cô ấy những gì cô đã làm và cho biết Leo sẽ bị thiêu sống. Rồi tự nhiên Vikki bật khóc nức nở và cố gắng liên lạc với Merlin. Ông nói với cô rằng ông đã để lại một vài bí mật trong chiếc gương trước khi giao nó. Khi Vikki hỏi thăm về tình hình của Sarge, thầy phù thủy đã nói cho cô biết là chỉ có nụ hôn của tình yêu đích thực của mình mới có thể phá vỡ sự sai khiến bằng cách nào đó. Trong khi đó, tại một cửa hàng đồ chơi, Leo sắp sửa bị thiêu cháy khi nó nhận thấy các then cửa đang bị tan chảy. Leo liền thoát ra và bước vào một cổng dịch chuyển sẽ đưa chú trở lại lâu đài. Sau một hồi kịch chiến với lũ hồn ma, Leo và Vikki tiến đến thế giới không gian để ngăn chặn đám cưới. Một khi họ có được một chìa khóa bị đánh cắp từ một chiếc đĩa sao Hỏa,Vikki đột nhập vào phòng và hôn Sarge, phá vỡ trạng thái hôn mê của anh. Một giọng nói chợt cất lên thông báo với tất cả người sao Hỏa để đưa tin về cuộc chiến. Vikki kêu gọi Bridgette hãy dừng lại cuộc tấn công. Dù cô đã cố gắng hết sức nhưng một số màn hình trên đài phát thanh lại cho thấy họ đã mở rộng các cuộc tấn công vào tất cả các thế giới khác. Trong khi Leo và Sarge lao tới ngăn chặn đám lính xông vào, thì Vikki bước vào phòng máy chủ nơi bộ máy tính điện tử từ chối kêu gọi tấn công để tìm cách vô hiệu hóa. Sau khi Vikki phá hủy máy chủ, chấm dứt cuộc tấn công. Sarge và Leo tiến lên với Leo giữ chân Rage bằng miệng của chú. Cả nhóm cùng gặp nhau và Merlin chúc mừng Vikki vì đã ngừng lại cuộc tấn công, rồi họ quay trở lại thế giới của riêng mình. Khi đó, Leo ở lại cho thấy rằng chú không thể canh giữ cổng dịch chuyển nữa nhưng sẽ bảo vệ gia đình của mình. Trở lại căn cứ, Vikki xin lỗi cha cô và nói rằng nhà của cô sẽ là nơi ở mãi mãi với ông, đáp lại là lời cám ơn của ông với cô con gái thân thương của mình. Trò chơi kết thúc với cảnh Bridgette bị giam chung với Tướng Plastro, người đã nói rằng trước khi cô nhận được bất kỳ ý kiến nào thì giường ngủ tầng trên là của ông và ra vẻ bĩu môi. Bridgette thấy vậy la toáng lên,"Khôôôôôông!". Vũ khí. Game có tất cả bảy loại mũi tên (5 mũi tên cho mỗi mũi tên duy nhất mà người chơi nhặt được) bao gồm: Mỗi mũi tên đều có mục đích khác nhau. Mũi tên cơ bản là những mũi tên đầu tiên người chơi nhặt được và rất cần thiết cho Vikki để bảo vệ mình khi những mũi tên đặc biệt của cô đã biến mất. Kế đến là mũi tên đinh ba xuất hiện trong màn hướng dẫn. Rồi sau là mũi tên lửa mà Vikki sử dụng chủ yếu để đốt lửa hoặc phá hủy mọi thứ. Mũi tên nổ rất hữu ích dùng để phá hủy các bức tường và các công trình yếu kém và cũng dễ dàng triệt hạ nhanh chóng các tổ khủng long và loài khủng long trong các cổng dịch chuyển ở hang động đã mất (Lost Caves Portal). Mũi tên nước và sét còn gọi là những mũi tên nguyên tố (Elemental Arrows) rất cần thiết cho các tinh thể nguyên tố được tìm thấy trong màn chơi cuối cùng của Lost Caves Portal. Riêng mũi tên vàng được tìm thấy trong tất cả các màn sau cổng dịch chuyển thời Trung cổ (Medieval Portal) và được sử dụng chủ yếu để mở khóa các vật thể và phá hủy các rào cản ma thuật của Bridgette. Tranh cãi. Trò chơi đã nổi tiếng khi nó bị GamePro Magazine chỉ trích gay gắt với số điểm là 2.3/5. GamePro là nơi đầu tiên nhận xét về game. Trip Hawkins, về sau là chủ tịch của 3DO và nhà phát hành của "Portal Runner" đã giận dữ gửi một email cho John Rousseau, chủ tịch của GamePro. Email đã được công bố toàn bộ trên internet. Trong email, Hawkins đã nói với Rousseau rằng các khách hàng của Rousseau là những nhà quảng cáo, không phải là độc giả và ngụ ý rằng những đánh giá cần phải được viết sao cho vừa lòng các nhà quảng cáo. Hawkins đã viết, "... có điều gì đó sai với (người phê bình), không phải với "Portal Runner". Nếu anh không đồng ý với tôi, thì anh đang liều mạng chính mình đấy... tôi chỉ tình cờ nêu lên rằng 3DO là một trong các nhà quảng cáo lớn nhất của anh. Hiệu quả ngay lập tức, chúng ta sẽ phải cắt giảm đó".
1
null
Máy móc nông nghiệp (tiếng Anh: "Agricultural machinery") liên quan đến các cấu trúc và thiết bị cơ khí được sử dụng trong nông nghiệp hoặc canh tác nông trại. Có nhiều loại thiết bị như vậy, từ dụng cụ cầm tay và dụng cụ sử dụng năng lượng đến máy kéo và vô số loại dụng cụ nông trại mà chúng kéo hoặc hoạt động. Các dạng thiết bị đa dạng được sử dụng trong cả nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp không hữu cơ. Đặc biệt kể từ khi xuất hiện Cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc nông nghiệp là một phần không thể thiếu của cách thế giới được nuôi dưỡng. Máy móc nông nghiệp có thể được xem như một phần của công nghệ tự động hóa nông nghiệp rộng lớn hơn, bao gồm các thiết bị số và robot tiên tiến hơn. Trong khi robot nông nghiệp có tiềm năng tự động hóa ba bước quan trọng trong bất kỳ hoạt động nông nghiệp nào (chuẩn đoán, quyết định và thực hiện), máy móc động cơ thông thường chủ yếu được sử dụng để tự động hóa chỉ bước thực hiện nơi chuẩn đoán và quyết định được thực hiện bởi con người dựa trên quan sát và kinh nghiệm.. Lịch sử. Cách mạng Công nghiệp. Với sự ra đời của Cách mạng Công nghiệp và sự phát triển của các máy móc phức tạp hơn, phương pháp canh tác nông nghiệp đã tiến bộ vượt bậc. Thay vì thu hoạch ngũ cốc bằng tay với lưỡi dao sắc, các máy móc có bánh xe cắt liên tục. Thay vì đập lúa bằng cách đánh bằng gậy, các máy đập lúa tách hạt giống ra khỏi đầu và thân cây. Những chiếc máy kéo đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Năng lượng hơi nước. Năng lượng cho máy móc nông nghiệp ban đầu được cung cấp bởi bò hoặc các loại động vật thuần hóa khác. Với sự phát minh của động cơ hơi nước, động cơ đốt trong ra đời, và sau đó là máy kéo, một nguồn năng lượng đa năng, di động, là đối tác của đầu máy hơi nước di chuyển trên mặt đất. Các động cơ hơi nước nông nghiệp thay thế công việc kéo nặng của bò, và cũng được trang bị một ròng rọc có thể cung cấp năng lượng cho các máy móc đứng thông qua việc sử dụng một dây curoa dài. Các máy móc chạy bằng hơi nước có công suất thấp theo tiêu chuẩn ngày nay nhưng do kích thước lớn và tỷ số truyền hộp số thấp của chúng, chúng có thể cung cấp một lực kéo dây kéo lớn. Tốc độ chậm của các máy móc chạy bằng hơi nước khiến người nông dân bình luận rằng máy kéo có hai tốc độ: "chậm, và chậm đến mức kinh khủng". Động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong; trước tiên là động cơ xăng, và sau đó là động cơ diesel; trở thành nguồn năng lượng chính cho thế hệ tiếp theo của máy kéo. Những động cơ này cũng góp phần vào sự phát triển của máy máy gặt đập liên hợp tự hành và thresher, hoặc máy gặt đập liên hợp (còn được rút ngắn thành 'combine'). Thay vì cắt thân cây ngũ cốc và vận chuyển chúng đến một máy đập lúa cố định, những 'combine' này cắt, đập, và tách hạt ngũ cốc trong khi di chuyển liên tục trên cánh đồng. Các loại máy móc nông nghiệp. Máy kéo. Máy kéo thực hiện hầu hết công việc trong một trang trại hiện đại. Chúng được sử dụng để đẩy/kéo nông cụ — các máy móc cày bừa đất, gieo hạt, và thực hiện các công việc khác. Dụng cụ cày bừa chuẩn bị đất để trồng bằng cách làm lỏng đất và tiêu diệt cỏ dại hoặc các loại cây cạnh tranh. Cái được biết đến nhiều nhất là cày, dụng cụ cổ đại được nâng cấp vào năm 1838 bởi John Deere. Cái cày hiện nay ít được sử dụng hơn ở Hoa Kỳ so với trước, thay vào đó là sử dụng đĩa lệch để lật đất, và cái cày sừng được sử dụng để đạt độ sâu cần thiết để giữ nước. Máy gặt đập liên hợp. Máy gặt đập liên hợp là máy móc được thiết kế để thu hoạch một loạt các loại cây lương thực một cách hiệu quả. Tên gọi xuất phát từ việc kết hợp bốn hoạt động thu hoạch riêng biệt—gặt, đập lúa, hái, và sàng sảy—thành một quá trình duy nhất. Một số loại cây được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp bao gồm lúa mì, lúa, yến mạch, lúa mạch, lúa mạch, bắp (ngô), lúa mạch ngô, đậu nành, hoa lanh, hoa hướng dương và cải dầu. Máy gieo hạt. Loại máy gieo hạt phổ biến nhất được gọi là Máy gieo hạt, và chúng cách đều hạt trong các hàng dài, thường cách nhau từ hai đến ba feet. Một số cây trồng được gieo bằng máy khoan hạt, đưa ra nhiều hạt hơn trong các hàng cách nhau ít hơn một foot, làm cho cánh đồng trở nên dày đặc cây trồng. Máy trồng cấy tự động hoá công việc cấy cây giống lên cánh đồng. Với việc sử dụng rộng rãi của nilon tráng, máy trải nilon tráng, máy cấy, và máy gieo hạt tạo thành các hàng dài nilon, và trồng qua chúng một cách tự động. Máy phun. Sau khi trồng, các máy móc nông nghiệp khác như máy phun tự hành có thể được sử dụng để áp dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Phương pháp ứng dụng máy phun nông nghiệp là cách để bảo vệ cây trồng khỏi cỏ dại bằng cách sử dụng herbicides, fungicides, và thuốc trừ sâu. Phun hoặc trồng một loại cây phủ là những cách để kiểm soát sự phát triển của cỏ dại. Máy đóng gói và các dụng cụ nông nghiệp khác. Máy đóng gói cỏ cỏ khô có thể được sử dụng để đóng gói chặt cỏ hoặc lucerne thành hình thức có thể lưu trữ cho các tháng mùa đông. Tưới tiêu hiện đại dựa vào máy móc. Động cơ, bơm và các thiết bị chuyên dụng khác cung cấp nước nhanh chóng và với khối lượng lớn cho các khu vực rộng lớn. Các loại thiết bị tương tự như máy phun nông nghiệp có thể được sử dụng để phân phối phân bón và thuốc trừ sâu. Ngoài máy kéo, các phương tiện khác đã được điều chỉnh để sử dụng trong nông nghiệp, bao gồm xe tải, máy bay, và trực thăng, chẳng hạn như để vận chuyển cây trồng và làm cho thiết bị di động, đến phun trên không và quản lý đàn gia súc. Công nghệ mới và tương lai. Công nghệ cơ bản của máy móc nông nghiệp đã ít thay đổi trong thế kỷ qua. Mặc dù máy gặt và máy gieo hiện đại có thể làm tốt hơn hoặc được tinh chỉnh nhẹ nhàng từ những người tiền nhiệm của họ, máy gặt đập liên hợp hiện nay vẫn cắt, đập và tách hạt giống cũng như cách nó luôn được thực hiện. Tuy nhiên, công nghệ đang thay đổi cách con người vận hành máy móc, khi các hệ thống giám sát máy tính, định vị GPS và các chương trình tự lái cho phép máy kéo và dụng cụ tiên tiến nhất trở nên chính xác hơn và ít lãng phí hơn trong việc sử dụng nhiên liệu, hạt giống, hoặc phân bón. Trong tương lai dự kiến, có thể có việc sản xuất hàng loạt máy kéo không người lái, sử dụng bản đồ GPS và cảm biến điện tử. Tự động hoá nông nghiệp. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc định nghĩa tự động hoá nông nghiệp là sử dụng máy móc và thiết bị trong các hoạt động nông nghiệp để cải thiện việc chẩn đoán, ra quyết định hoặc thực hiện, giảm bớt gánh nặng của công việc nông nghiệp và/hoặc cải thiện sự kịp thời, và có thể là độ chính xác, của các hoạt động nông nghiệp. Sự tiến hoá công nghệ trong nông nghiệp có thể được tóm tắt bằng việc chuyển dần từ công cụ thủ công sang sức kéo của động vật, sang cơ giới hoá động cơ, đến thiết bị số và cuối cùng, đến robot với trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ giới hóa động cơ tự động hoá việc thực hiện các hoạt động nông nghiệp như cày, gieo hạt, bón phân, vắt sữa, cho ăn và tưới tiêu. Với công nghệ tự động hóa số, cũng trở nên khả dụng để tự động hoá chẩn đoán và ra quyết định. Ví dụ, robot gặt đập tự động có thể gặt và gieo hạt, và drone có thể thu thập thông tin để giúp tự động hoá việc áp dụng đầu vào. Máy kéo, thay vào đó, có thể được biến thành xe tự động có thể gieo hạt độc lập trên cánh đồng. Thiết bị nông nghiệp mã nguồn mở. Nhiều nông dân không hài lòng vì không thể sửa chữa các loại thiết bị nông nghiệp công nghệ cao mới. Điều này chủ yếu là do các công ty sử dụng luật sở hữu trí tuệ để ngăn chặn nông dân có quyền pháp lý sửa chữa thiết bị của họ (hoặc truy cập vào thông tin để cho phép họ làm điều đó). Vào tháng 10 năm 2015, một ngoại lệ được thêm vào DMCA để cho phép kiểm tra và sửa đổi phần mềm trong ô tô và các loại phương tiện khác bao gồm cả máy móc nông nghiệp. Phong trào Nông nghiệp mã nguồn mở gồm các sáng kiến và tổ chức khác nhau như Farm Labs, một mạng lưới ở Châu Âu, l'Atelier Paysan, một hợp tác xã để dạy nông dân ở Pháp cách xây dựng và sửa chữa công cụ của họ, và Ekylibre, một công ty mã nguồn mở cung cấp cho nông dân ở Pháp phần mềm mã nguồn mở (SaaS) để quản lý hoạt động nông nghiệp. Tại Hoa Kỳ, Sáng kiến Nông nghiệp Mở của MIT Media Lab nhằm tạo ra "một hệ sinh thái công nghệ mã nguồn mở hỗ trợ và khuyến khích sự minh bạch, thử nghiệm kết nối, giáo dục, và sản xuất siêu địa phương". Nó phát triển Personal Food Computer, một dự án giáo dục tạo ra một "nền tảng công nghệ nông nghiệp môi trường kiểm soát sử dụng hệ thống robot để kiểm soát và theo dõi khí hậu, năng lượng, và sự phát triển của cây trong một buồng trồng chuyên dụng". Nó bao gồm việc phát triển Open Phenom, một thư viện mã nguồn mở với các tập dữ liệu mở cho các công thức khí hậu liên kết phản ứng kiểu hình của cây (hương vị, dinh dưỡng) với biến đổi môi trường, sinh học, di truyền và liên quan đến nguồn lực cần thiết cho việc trồng cây (đầu vào). Các cây với cùng một gen có thể tự nhiên thay đổi về màu sắc, kích thước, kết cấu, tốc độ phát triển, sản lượng, hương vị và mật độ dinh dưỡng tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà chúng được sản xuất.
1
null
Châu thổ sông Nin () là một châu thổ ở phía bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập), nơi con sông mở rộng và đổ ra Địa Trung Hải. Đây là một trong số những châu thổ sông rộng nhất thế giới— trải dài từ Alexandria ở phía tây cho đến Port Said ở phía đông, bao phủ 240 km bờ biển Địa Trung Hải— và cũng là khu vực nông nghiệp phong phú. Theo chiều bắc nam, châu thổ dài xấp xỉ 160 km. Diện tích của châu thổ là khoảng 40.107,8 km2. Địa lý. Từ bắc đến nam, châu thổ dài xấp xỉ 160 km. Từ đông đến tây, nó bao phủ 240 km đường bờ biển. Châu thổ này đôi khi được chia thành các khu vực; sông Nin cũng tách thành hai phân lưu chính, Damietta và Rosetta, đổ vào Địa Trung Hải tại hai thành phố cảng cùng tên. Trước kia, sông Nin có một vài phân lưu khác nhưng chúng đã bị mất đi do lũ lụt, bồi lắng và thay đổi dòng chảy. Một phân lưu đã mất như thế là Wadi Tumilat. Kênh đào Suez chạy qua phía đông của châu thổ, đổ vào hồ Manzala ven biển nằm về phía đông bắc châu thổ sông Nin. Phía tây bắc cũng có ba hồ ven biển khác là hồ Mariout, hồ Burullus và hồ Idku. Đây được coi là một châu thổ "hình cung" bởi nó trong giống một tam giác hoặc hoa sen khi nhìn từ trên cao. Các rìa phía ngoài của châu thổ sông Nin đang bị xói mòn và một số phá ven biển đang dần bị xâm thực khi mà Địa Trung Hải đang ngày càng mở rộng vào. Từ khi châu thổ sông Nin không nhận được thêm phù sa dinh dưỡng hằng năm từ thượng nguồn do việc xây dựng con đập Aswan, đất đai của những vùng đông bằng vẫn thường ngập lũ vào mùa hè trước đây nay trở nên nghèo dinh dưỡng dần và một lượng lớn phân bón đã được đưa vào sử dụng. Tầng đất mặt ở châu thổ này có thể sâu đến 70 feet (21 m). Dân số. Hiện nay, có tổng cộng 63 triệu người Ai Cập sống tại vùng châu thổ sông Nin. Bên ngoài các thành phố lớn, mật độ dân số ở châu thổ này trung bình là hơn 1.200 người/km² hoặc hơn. Alexandria là thành phố lớn nhất ở châu thổ với dân số ước lượng là trên 4 triệu người. Các thành phố lớn khác ở đây bao gồm Shubra El-Kheima, Port Said, El-Mahalla El-Kubra, El Mansoura, Tanta, và Zagazig. Động thực vật hoang dã. Trong mùa thu, nhiều nơi của sông Nin được nhuộm đỏ bởi hoa sen. Ở sông Nin Hạ (phía bắc) và sông Nin Thượng (phía nam) thực vật rất phong phú. Ở sông Nin Thượng có sen Ai Cập trong khi ở phía sông Nin Hạ có cói giấy tuy vậy không còn dồi dào như trước đây và đang trở nên hiếm dần. Hàng trăm nghìn con chim nước trú đông ở châu thổ sông Nin, trong đó có loài mòng biển nhỏ và nhàn xám tập trung đông đảo nhất thế giới. Các loài chim khác sinh sống ở châu thổ sông Nin phải kể đến diệc xám, choi choi cổ khoang, cốc, vịt mỏ thìa. Ngoài ra còn có diệc bạch và cò quăm. Các loài động vật khác ở đồng bằng sông Nin là ếch, rùa, rùa cạn, cầy mangut và Nile monitor. Cá sấu sông Nin và hà mã, hai loài động vật phổ biến ở sông Nin xưa kia, không còn được tìm thấy ở đây. Các loài cá ở sông Nin gồm có cá đối đầu dẹt và cá bơn.
1
null
Tiền Lưu (chữ Hán: 錢鏐; 10 tháng 3 năm 852-6 tháng 5 năm 932, [[Tên chữ (người)|tên tự]] là Cụ Mỹ (具美), tiểu tự là Bà Lưu (婆留), gọi theo thụy hiệu là Ngô Việt Vũ Túc vương, [[miếu hiệu]] Thái Tổ, là người sáng lập và là quốc vương đầu tiên của nước [[Ngô Việt]] thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]]. Vào cuối thời [[nhà Đường]], Tiền Lưu theo tướng [[Đổng Xương]] đi trấn áp quân nổi dậy nông dân, sau đó nhậm chức Trấn Hải tiết độ sứ. Vào những năm Càn Ninh thời [[Đường Chiêu Tông]], Tiền Lưu đánh bại Đổng Xương, chiếm hữu 13 châu Lưỡng Chiết. Đến năm 907, [[Hậu Lương Thái Tổ]] đã sách phong Tiền Lưu là Ngô Việt vương. Trong thời gian tại vị từ năm 907 đến 932, Tiền Lưu trưng dụng dân công, xây dựng đê biển [[sông Tiền Đường|Tiền Đường Giang]], tại lưu vực [[Thái Hồ]] ông cho xây dựng đập ngăn nước, khiến khu vực này không còn phải lo hạn hán hay lụt lội, bờ đê được tu sửa thường xuyên, tạo thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp của khu vực. Do Ngô Việt nhỏ yếu, lại bất hòa với nước [[Ngô (Thập quốc)|Ngô]] và nước [[Mân (Thập quốc)|Mân]] láng giềng, cho nên đã chọn cách dựa thế vương triều Trung Nguyên, không ngừng khiển sứ tiến cống để cầu được che chở. Thoạt đầu, Ngô Việt thần phục [[nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], sau lại thần phục [[Hậu Đường]]. Đến thời [[Hậu Đường Minh Tông]], do khiến cho [[xu mật sứ]] [[An Trọng Hối]] tức giận, Tiền Lưu bị Hậu Đường bãi quan tước, song lại được phục chức sau khi An Trọng Hối bị giết. Năm 932, Tiền Lưu bệnh mất, được táng ở Mao Sơn thuộc [[An Quốc]]. Thân thế. Tiền Lưu sinh tại hương Thạch Kính, [[Lâm An|huyện Lâm An]] vào năm 852, tức dưới triều đại của [[Đường Tuyên Tông]]. Cha của ông tên là [[Tiền Khoan]] (錢寬), mẹ của ông mang họ Thủy Khâu-cùng họ với tổ mẫu của ông. Tiền Lưu có bốn người đệ là Tiền Kĩ (錢錡), Tiền Phiêu (錢鏢), Tiền Đạc (錢鐸), và Tiền Hoa (錢鏵) — "[[Thập quốc Xuân Thu]]" mô tả họ là "đồng phụ đệ," ngụ ý rằng họ không do Thủy Khâu thị sinh. Gia đình ông kiếm sống bằng việc cày cấy và đánh cá. Theo truyền thuyết, khi Tiền Lưu sinh ra, đột nhiên xuất hiện 'hồng quang', tướng mạo lại xấu xí khác thường, cha muốn bỏ ông đi, song do tổ mẫu yêu tiếc nên cuối cùng ông được bảo tồn tính mạng, vì thế mà có tiểu tự là "Bà Lưu" Tiền Lưu từ nhỏ đã không thích thơ văn, song lại có sở thích tập võ, trong làng có một cái cây lớn, ông thường chơi đùa với các đứa trẻ khác gần cái cây này. Khi chơi, ông ngồi trên một tảng đá lớn và lệnh cho các đứa trẻ khác phải hành quân theo đội hình; các đứa trẻ này sợ ông và làm theo lệnh của ông (sau khi tức vị, Tiền Lưu phong cho cái cây đó là "tướng quân mộc"). Sau khi trưởng thành, ông trở thành người buôn bán muối tư. Buôn bán muối tư bị quan phủ cấm chỉ nghiêm ngặt, song lợi nhuận lại cực cao, Tiền Lưu không ngại hiểm nguy buôn bán muối tư và lương thực tại các khu vực như Hàng châu, Việt châu (nay là [[Thiệu Hưng]]), Tuyên châu. Thời kỳ buôn bán muối đã giúp Tiền Lưu rèn luyện thể chất, dũng khí và mưu lược; ngoài ra còn tạo cơ sở kinh tế đầy đủ cho sự nghiệp sau này của ông. Ông kết giao với một số công tử của huyện lục sự Chung Khởi (鐘起), thường uống rượu và đánh bạc với họ. Tuy nhiên, Chung Khởi không ưa Tiền Lưu và thoạt đầu ngăn cấm các công tử của mình giao du với Tiền Lưu, tuy nhiên vào một dịp, một thầy bói thông báo với cả Tiền Lưu và Chung Khởi rằng Tiền Lưu có vương khí. Sau đó, Chung Khởi đã cho các công tử của mình giao du với Tiền Lưu, những người này thường cho Tiền Lưu tiền bạc. Trong thời gian này, Tiền Lưu được mô tả là giỏi bắn cung và dùng thương- ông tập chúng từ năm 17 tuổi, đọc một ít [[binh pháp Tôn Tử]], và ông có sự hiểu biết cơ bản đối với các bản văn thần bí. Phụng sự Đổng Xương và tiếp quản Trấn Hải. Trong cuộc nổi dậy của phản tướng [[Vương Dĩnh]] vào năm 876-877, Tiền Lưu cùng một đồng hương là [[Đổng Xương]] gia nhập vào lực lượng dân binh địa phương để chống lại các cuộc tiến công của quân Vương Dĩnh. Sau khi cuộc nổi dậy của Vương Dĩnh bị dập tắt, do có quân công nên Đổng Xương đã được phong là Thạch Kính trấn chỉ huy sứ, do có võ nghệ cao cường nên Tiền Lưu được Đổng Xương trọng dụng. Năm 878, khi thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân Tào Sư Hùng (曹師雄) cướp phá Trấn Hải, trong đó có Hàng châu (bao gồm Thạch Kính và Lâm An) và Chiết Đông, chính quyền Hàng châu đã mộ 1.000 lính từ mỗi huyện trong châu để chống lại quân cướp bóc. Đổng Xương cùng bảy người khác trở thành đô tướng, đội quân của họ có hiệu là "Hàng châu bát đô", trong đó Đổng Xương là trưởng. Đến khi quân lính của thủ lĩnh khởi nghĩa [[Hoàng Sào]] cướp phá Trấn Hải, Tiền Lưu đã đẩy lui đội quân này, chém được vài trăm thủ cấp. Năm 881, sau khi Hoàng Sào tiến về phía tây bắc và chiếm được kinh thành [[Trường An]], buộc [[Đường Hy Tông]] phải chạy đến [[Thành Đô]], Hoài Nam tiết độ sứ [[Cao Biền]] mộ quân ở các vùng lân cận và tuyên bố hành quân tái chiếm Trường An. Cao Biền cũng triệu Đổng Xương đến thủ phủ Dương châu của Hoài Nam quân. Tuy nhiên, Tiền Lưu nhận thấy rằng Cao Biền không thực sự có ý muốn tiến công Hoàng Sào, vì thế ông đã khuyên Đổng Xương hãy nói là cần phải trở về trấn thủ Hàng châu. Đổng Xương làm theo lời của Tiền Lưu, kết quả Cao Biền đã chấp thuật để Đổng Xương đi. Trong khi đó, triều đình Đường lại bổ nhiệm Lộ Thẩm Trung (路審中) làm thứ sử mới của Hàng châu. Tuy nhiên, khi Lộ Thẩm Trung đến Gia Hưng, Đổng Xương liền dẫn quân từ Thạch Kính đến Hàng châu để hăm dọa Lộ Thẩm Trung, Lộ Thẩm Trung lo sợ nên không nhậm chức. Sau đó, Đổng Xương xưng là Hàng châu đô áp nha, quản lý sự vụ trong châu, khiển tướng lại thỉnh với Trấn Hải tiết độ sứ [[Chu Bảo]]. Chu Bảo tin rằng mình không thể kiểm soát được Đổng Xương nên đã bổ nhiệm Đổng Xương là Hàng châu thứ sử. Năm 882, Chiết Đông quan sát sứ [[Lưu Hán Hoành]] vốn có ý định đoạt lấy Trấn Hải quân nên đã khiển đệ là Lưu Hán Hựu (劉漢宥) và Mã bộ quân đô ngu hậu Tân Ước (辛約) suất binh tiến công Hàng châu. Đổng Xương phái Tiền Lưu đi kháng cự quân Chiết Đông, Tiền Lưu thừa cơ ban đêm mây mù đã vượt sông tập kích doanh trại quân Chiết Đông, Hán Hựu và Tân Ước đều chạy trốn. Lưu Hán Hoành lại phái bảy vạn quân tiến công vào năm 883, Tiền Lưu lại lợi dụng ban đêm mà vượt sông tập kích, đại phá quân Chiết Đông. Năm 886, khi Đổng Xương và Tiền Lưu đang thảo luận xem phải làm gì với Chiết Đông (nay đổi tên thành Nghĩa Thắng), Đổng Xương nói: "Nếu chúng ta có thể chiếm Việt châu [(越州, thủ phủ Nghĩa Thắng)], ta sẽ nhường Hàng châu cho ngươi." Tiền Lưu đồng ý và đáp lại: "Phải, nếu không chiếm được [Việt châu] thì rốt cuộc sẽ là hậu hoạn." Do đó, Tiền Lưu tập hợp binh sĩ Hàng châu và tiến công Lưu Hán Hoành, liên tiếp giành được thắng lợi. Đến mùa đông năm 886, Tiền Lưu chiếm được Việt châu, Lưu Hán Hoành bị thuộc cấp là Thai châu thứ sứ Đỗ Hùng (杜雄) bắt giữ rồi trao cho Đổng Xương. Đổng Xương xử tử Lưu Hán Hoành và dời trấn đến Việt châu, xưng là Chiết Đông quân phủ sự, cho Tiền Lưu cai quản Hàng châu. Năm 887,Đường Hy Tông bổ nhiệm Đổng Xương là Chiết Đông quan sát sứ, bổ nhiệm Tiền Lưu là Hàng châu thứ sử. Sau đó, Đổng Xương được phong là Nghĩa Thắng quân tiết độ sứ (đổi tên thành Uy Thắng), kiểm hiệu thượng thư hữu bộc xạ. Năm 887, [[Tiết Lãng]] (薛朗) lãnh đạo một cuộc binh biến tại Nhuận châu (潤州)- thủ phủ của Trấn Hải quân, buộc Chu Bảo phải chạy từ Nhuận châu đến Thường châu để nương nhờ thuộc cấp là Thường châu thứ sử Đinh Tòng Thật (丁從實)- trong khi Tiết Lãng nhập phủ và xưng là 'lưu hậu'. Đáp lại, Tiền Lưu phái ba trong số "Hàng châu bát đô" là Đỗ Lăng (杜稜), Nguyễn Kết (阮結), và Thành Cập (成及) đi đánh Tiết Lãng. Tuy nhiên, sau một chiến thắng trước tướng của Tiết Lãng là Lý Quân Vương (李君暀), Đỗ Lăng lại tiến công và chiếm Thường châu, Đinh Tòng Thật phải chạy trốn đến Hoài Nam. Tiền Lưu đã phái người hộ tống Chu Bảo đến Hàng châu, làm lễ nghênh tiếp. Chu Bảo qua đời tại Hàng châu ngay sau đó. ("[[Tân Đường thư]]" ghi rằng Tiền Lưu đã giết chết Chu Bảo, song [[Tư Mã Quang]], chủ biên của "[[Tư trị thông giám]]", thấy chi tiết này không đáng tin cậy và không chấp nhận nó.) Trong khi đó, Tiền Lưu lệnh cho Nguyễn Kết công chiếm Nhuận châu. Tiết Lãng bị bắt giữ, Tiền Lưu đã cắt quả tim của Tiết Lãng để tế Chu Bảo. Tiền Lưu cũng phái thân thích là Tiền Cầu (錢銶) suất quân tiến công Tô châu, Tiền Cầu chiếm được châu này vào mùa xuân năm 888, Tiền Lưu nay kiểm soát hầu hết lãnh thổ Trấn Hải quân. Khi triều đình phái Cấp sự trung Đỗ Nhụ Hưu (杜孺休) đến nhậm chức Tô châu thứ sử, Tiền Lưu tiến hành ám sát Đỗ Nhụ Hưu song bất thành, Đỗ Nhụ Hưu bỏ chạy và Tiền Lưu lại nắm quyền kiểm soát châu này. [[Tôn Nho]] chiếm cứ Tô châu trong một thời gian ngắn, Tôn Nho cũng là người tranh giành quyền kiểm soát Hoài Nam sau khi Cao Biền bị giết chết trong một cuộc binh biến, song vào cuối năm 891 thì Tiền Lưu đã tái chiếm Tô châu, liên minh tạm thời với kình địch của Tôn Nho là [[Dương Hành Mật]], cung cấp lương thực cho quân của Dương Hành Mật. Trong khi đó, nhằm xoa dịu Tiền Lưu, [[Đường Chiêu Tông]] đã phong [[nam tước|tước nam]] cho Tiền Lưu, và đến năm 892 thì bổ nhiệm Tiền Lưu là Vũ Thắng quân phòng ngự sứ có trị sở tại Hàng châu, rồi Tô Hàng quan sát sứ. và phong [[hầu tước|tước hầu]] cho ông. Năm 893, Đường Chiêu Tông chính thức bổ nhiệm Tiền Lưu là Trấn Hải tiết độ sứ với trị sở đặt tại Hàng châu do Nhuận châu và Thường châu đã rơi vào tay Dương Hành Mật từ năm 892. Tiền Lưu huy động 20 vạn dân phu và 13 đô quân sĩ xây dựng La Thành Hàng Châu, chu vi 70 lý. Năm 894, Đường Chiêu Tông ban cho Tiền Lưu chức vụ danh dự là "Đồng bình chương sự". Vào mùa xuân năm 895, Đường Chiêu Tông phong [[công tước|tước công]] cho Tiền Lưu. Tiêu diệt Đổng Xương. Qua năm tháng, mặc dù Tiền Lưu tiến hành khuếch trương thế lực song Đổng Xương vẫn xem ông là chư hầu. Trong khi đó, Đổng Xương trở nên ngày càng hoang tưởng tự đại, thuộc hạ của Đổng Xương khuyến khích Đổng Xương xưng đế. Vào mùa xuân năm 895, Đổng Xương xưng là hoàng đế của "Đại Việt La Bình Quốc". Đổng Xương phái sứ giả đến chỗ Tiền Lưu để thông báo rằng mình đã trở thành hoàng đế, và bổ nhiệm Tiền Lưu là Lưỡng Chiết đô chỉ huy sứ, cai quản cả hai bờ [[sông Tiền Đường|Tiền Đường Giang]]. Tiền Lưu không đồng thuận với quyết định xưng đế của Đổng Xương, viết thư hồi đáp: "Với việc bế môn xưng là Thiên tử, ngài đã đưa cửu tộc và bách tính rơi vào cảnh lầm than, sao không khai môn xưng là tiết độ sứ, hưởng phú quý đến cuối đời! Nay sửa lỗi vẫn có thể còn kịp." Đổng Xương khước từ lời khuyên can của Tiền Lưu, vì thế Tiền Lưu cùng 3 vạn lính đã tiến về Việt châu, đến dưới chân thành, mục đích là để buộc Đổng Xương phải ăn năn. Đổng Xương lo sợ nên đành khao quân Tiền Lưu, đưa người thủ mưu là Ngô Dao cùng vài vu hích từng khuyên ông ta xưng đế đến chỗ Tiền Lưu, hứa sẽ thỉnh tội với Đường Chiêu Tông. Sau đó Tiền Lưu triệt thoái và báo cáo sự việc với triều đình. Tuy nhiên, Đường Chiêu Tông lại cho rằng Đổng Xương có đại công trong nhiều năm, và xem hành động đó chỉ là do ảnh hưởng của bệnh tâm thần. Đường Chiêu Tông do đó xá tội cho Đổng Xương song buộc Đổng Xương phải thối hưu. Tuy nhiên, Tiền Lưu là người có tham vọng, ông hy vọng rằng triều đình Đường sẽ phát động một chiến dịch chống Đổng Xương để mình có thể dẫn quân đánh Đổng Xương mà không mang tiếng là vô ơn, vì thế Tiền Lưu thượng biểu buộc tội Đổng Xương, viết rằng Đổng Xương phạm tội phản loạn không thể dung thứ. Đường Chiêu Tông do đó đã hạ một chiếu chỉ lệnh cho Tiền Lưu tiến công Đổng Xương. Trong khi đó, Dương Hành Mật không muốn thấy viễn cảnh Tiền Lưu đoạt lấy Uy Thắng nên đã phái sứ giả để chỗ Tiền Lưu nói rằng Đổng Xương đã biết hối lỗi và cần được tha thứ, song Tiền Lưu không thay đổi ý định. (Trong chiến dịch, cha Tiền Khoan của ông đã qua đời; Đường Chiêu Tông phái sứ giả triều đình đến để bày tỏ thương tiếc, phong cho Tiền Lưu tước Bành Thành quận vương.) Do đó, Dương Hành Mật đã cố giảm bớt áp lực của Tiền Lưu đối với Đổng Xương khi phái thuộc hạ là Đài Mông (臺濛) xuất quân tiến công Tô châu. Tuy nhiên, Tiền Lưu vẫn không ngừng việc tiến công, Dương Hành Mật lại phái thêm Ninh Quốc tiết độ sứ [[Điền Quân]] và Nhuận châu đoàn luyện sứ Ân Nhân Nghĩa (安仁義) xuất quân đi đánh Tiền Lưu. Tuy nhiên, cuộc tiến công của Hoài Nam bị sa lầy trong một thời gian, Tiền Lưu vẫn có thể tiếp tục tiến công Uy Thắng. Tiền Lưu thậm chí vẫn tiếp tục tiến công Uy Thắng sau mùa xuân năm 896, khi mà theo thỉnh cầu của Dương Hành Mật, Đường Chiêu Tông đã xá toàn bộ tội trạng và phục quan tước cho Đổng Xương. Quân của Tiền Lưu liên tục đánh bại quân của Đổng Xương, Đổng Xương còn tự gây bất lợi cho mình khi sát hại bất cứ ai dám thông tin chính xác về sức mạnh quân sự của Tiền Lưu. Vào mùa hè năm 896, Đô chỉ huy sứ Cố Toàn Vũ (顧全武) của Tiền Lưu đem quân tiến đến Việt châu và bao vây thành, đến lúc này Đổng Xương mới trở nên lo sợ. Đổng Xương nay chỉ dám xưng là tiết độ sứ, song vẫn tiếp tục bị bao vây. Đến khi quân Hoài Nam chiếm được Tô châu, Tiền Lưu dự định từ bỏ việc bao vây, song sau đó lại nghe theo lời của Cố Toàn Vũ rằng chiếm Việt châu là ưu tiên hàng đầu. Không lâu sau, ngoại quách thất thủ, Đổng Xương triệt thoái vào nha thành tiếp tục phòng thủ. Sau đó, Tiền Lưu đã phái một tướng cũ của Đổng Xương là Lạc Đoàn (駱團) đến chỗ Đổng Xương, nói rằng có chiếu lệnh cho Đổng Xương quy Lâm An, Đổng Xương do đó chấp thuận đầu hàng. Cố Toàn Vũ đưa Đổng Xương đến Hàng châu, song trên đường lại xử tử Đổng Xương cùng gia quyến, cũng như khoảng 300 thuộc hạ đã ủng hộ việc Đổng Xương xưng đế. Tiền Lưu đưa thủ cấp của Đổng Xương đến Trường An và đoạt lấy lãnh thổ của Đổng Xương. Do người dân tại lãnh thổ của Đổng Xương trước đây kiệt quệ do phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, Tiền Lưu đã mở kho, lấy tiền bạc thưởng cho quân lính và lấy lương thực phân phát cho người dân. Cai quản Trấn Hải và Trấn Đông. [[Tập tin:Qian Liu.JPG|nhỏ|phải|Tượng Tiền Lưu gần Thái Hồ và Tiền vương từ]] Sau khi Tiền Lưu giết chết Đổng Xương, Đường Chiêu Tông ban cho Tiền Lưu thêm chức "Trung thư lệnh", song trong một khoảng thời gian không chính thức xác nhận việc Tiền Lưu tiếp quản Uy Thắng. Thay vào đó, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm Môn hạ thị lang [[Vương Đoàn]] (王摶) làm Uy Thắng tiết độ sứ. Tuy nhiên, Tiền Lưu đã lệnh cho dân chúng và quan lại Lưỡng Chiết (Trấn Hải quân và Uy Thắng quân) thượng biểu thỉnh Tiền Lưu được kiêm lĩnh Chiết Đông (tức Uy Thắng). Đường Chiêu Tông bất đắc dĩ phải triệu hồi Vương Đoàn, cho Tiền Lưu làm tiết độ sứ của cả Trấn Hải và Uy Thắng (sau đổi là Trấn Đông). Mặc dù Đổng Xương đã bị tiêu diệt, song chiến tranh giữa Tiền Lưu và Dương Hành Mật vẫn tiếp diễn, hai bên tranh giành các thành của đối phương trong vài năm sau đó. Quân Tiền Lưu chiếm được Hồ châu từ tay một chư hầu của Dương Hành Mật là Lý Ngạn Huy (李彥徽) vào năm 897 và tái chiếm Tô châu từ tay Tần Bùi (秦裴) vào năm 898, trong khi thuộc hạ của Điền Quân là Khang Nho (康儒) chiếm được Vụ châu từ tay một chư hầu danh nghĩa của Tiền Lưu là Vương Đàn (王檀) vào năm 899. Năm 901, Đường Chiêu Tông đã ban chức "Thị trung" cho Tiền Lưu. Cũng trong năm này, Thủy Khâu thị qua đời. Vào mùa thu năm 901, Dương Hành Mật tin vào lời đồn đại rằng Tiền Lưu đã bị ám sát nên đã phái [[Lý Thần Phúc]] (李神福) đi đánh Hàng châu, tận dụng thời cơ có khoảng trống quyền lực. Tiền Lưu đã phái Cố Toàn Vũ đi chống lại, song Cố Toàn Vũ lại xem nhẹ Lý Thần Phúc nên đã bại trận và bị bắt. Lý Thần Phúc bao vây Lâm An, song sau đó sớm nhận ra rằng tin đồn về việc Tiền Lưu đã qua đời là không đúng. Lý Thần Phúc không thể nhanh chóng chiếm được Lâm An trong khi lại lo ngại rằng Tiền Lưu có thể phản kích, vì thế liền thể hiện thiện chí bằng việc bảo vệ khu mộ gia tộc của Tiền Lưu và cho phép Cố Toàn Vũ (là người được Tiền Lưu xem trọng) được viết thư về, ngoài ra còn giả bộ như có một đội quân tiếp viện Hoài Nam hùng hậu đang trên đường đến. Tiền Lưu do đó đã cầu hòa và cung cấp một khoản tiền khao quân, Lý Thần Phúc chấp thuận và triệt thoái. Năm 902, hai bên thiết lập hòa bình, Cố Toàn Vũ được trao trả lại cho Tiền Lưu để đổi lấy Tần Bùi. Cũng trong năm đó, Đường Chiêu Tông thăng tước hiệu của Tiền Lưu thành Việt vương. Vào mùa thu năm 902, Tiền Lưu phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi ông nắm quyền cai trị hai quân. Khi ông về thăm quê tại Lâm An, nơi mà ông đã nâng địa vị thành Y Cẩm quân (衣錦軍), ông đã lệnh cho Hữu đô chỉ huy sứ Từ Oản (徐綰) và binh sĩ của Từ Oản nạo vét một con kênh, song họ lại than phiền vì phải thực hiện nhiệm vụ này; bất chấp lời khuyên của tiết độ phó sứ Thành Cập, Tiền Lưu vẫn không hủy bỏ việc nạo vét kênh. Trong lúc Tiền Lưu ở tại Y Cẩm, Từ Oản và Hứa Tái Tư (許再思) phát động một cuộc binh biến và cố gắng chiếm cứ Hàng châu- khi ấy đang do nhi tử của Tiền Lưu là Tiền Truyền Anh (錢傳瑛) và Mã Xước (馬綽) trấn thủ. Quân của Từ và Hứa chiếm được thành ngoài, song Tiền Truyền Anh và Mã Xước cố thủ tại nha thành. Tiền Lưu khi hay tin về cuộc binh biến đã phải vội vã trở về Hàng châu và khá khó khăn mới vào được nha thành. Do nha thành tiếp tục bị bao vây, có một số đề xuất rằng Tiền Lưu nên chạy đến Việt châu- thủ phủ của Trấn Đông, song Tiền Lưu vẫn ở lại Hàng châu sau nghe được lời khuyên từ Đỗ Kiến Huy (杜建徽)- nhi tử của Đỗ Lăng. Tuy nhiên, Tiền Lưu lại lo rằng Từ Oản và Hứa Tái Tư sẽ chuyển sang chiếm Việt châu, và ông đã chuẩn bị phái Cố Toàn Vũ đến trấn thủ Việt châu. Tuy nhiên, Cố Toàn Vũ lại cho rằng Từ Oản và Hứa Tái Tư sau khi không thể nhanh chóng đoạt được Hàng châu thì chắc chắn sẽ cầu viện Điền Quân, và ông nên cố gắng đảm bảo rằng Dương Hành Mật sẽ không đồng ý cứu viện. Nghe theo lời của Cố Toàn Vũ, Tiền Lưu đã phái nhi tử là Tiền Truyền Liệu (錢傳璙) tháp tùng Cố Toàn Vũ đến Hoài Nam (nhằm để Tiền Truyền Liệu làm [[con tin]]), yêu cầu Dương Hành Mật ngăn chặn một cuộc tiến công tiềm tàng từ phía Điền Quân. Sau khi Cố Toàn Vũ và Tiền Truyền Liệu khởi hành đi đến thủ phủ Quảng Lăng (廣陵) của Hoài Nam quân, đúng như dự tính của Cố Toàn Vũ, Từ Oản và Hứa Tái Tư đã cầu viện Điền Quân. Điền Quân đem quân đến trợ giúp việc bao vây thành, trong khi đề xuất cho Tiền Lưu một hành lang an toàn đến Việt châu nếu ông chịu từ bỏ Hàng châu, song Tiền Lưu từ chối đề xuất này. Cố Toàn Vũ và Tiền Truyền Liệu đến Quảng Lăng, thuyết phục Dương Hành Mật rằng nếu Điền Quân chiếm được Hàng châu thì quyền lực của người này sẽ tăng lên và sẽ không còn phụ thuộc vào Dương Hành Mật nữa. Dương Hành Mật giữ Tiền Truyền Liệu tại Quảng Lăng và gả một nữ nhi cho Truyền Liệu, sau đó chấp thuận triệu hồi Điền Quân. Vì thế, sau khi được Tiền Lưu cống nạp tiền bạc và giao nhi tử là [[Tiền Nguyên Quán|Tiền Truyền Quán]] làm [[con tin]], Điền Quân triệt thoái (và gả một nữ nhi của mình cho Truyền Quán). Từ Oản và Hứa Tái Tư theo Điền Quân trở về Ninh Quốc. Năm 903, Điền Quân cùng với An Nhân Nghĩa nổi dậy chống Dương Hành Mật, Dương Hành Mật phái Lý Thần Phúc đi giao chiến với Điền Quân, Lý Thần Phúc bắt được Từ Oản. Dương Hành Mật lệnh giải Từ Oản đến cho Tiền Lưu, Tiền Lưu cho cắt quả tim của Từ Oản để tế Cao Vị (高渭)- một chỉ huy tử chiến trong cuộc binh biến của Từ Oản và Hứa Tái Tư. Do Điền Quân và An Nhân Nghĩa đều có số quân sĩ đáng kể, Dương Hành Mật đã phải cầu viện Tiền Lưu, Tiền Lưu đã phái Phương Vĩ Trân (方永珍) đi giúp đánh Nhuận châu- căn cứ của An Nhân Nghĩa, phái em họ là Tiền Dật (錢鎰) đi giúp đánh Tuyên châu, và phái Dương Tập (楊習) đi đánh Mục châu do thứ sử châu này là Trần Tuân (陳詢) nổi dậy chống Tiền Lưu. Khoảng tết năm 904, Đài Mông đã giết chết Điền Quân, Dương Hành Mật đoạt lại Ninh Quốc, Tiền Truyền Quán an toàn trở về Hàng châu. Dương Hành Mật cũng cho Tiền Truyền Liệu và thê tử (con của Dương Hành Mật) về Hàng châu. Trong khi đó, Tiền Lưu thượng biểu cho triều đình để xin được thụ phong tước Ngô Việt vương, song triều đình Đường từ chối. Tuy nhiên, Tuyên Vũ tiết độ sứ [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Toàn Trung]] (là người đang kiểm soát triều đình Đường) là một đồng minh của Tiền Lưu, theo thỉnh cầu của Chu Toàn Trung, Tiền Lưu được phong tước Ngô vương (một tước hiệu mà Dương Hành Mật cũng nắm giữ). Tuy nhiên, Mục châu vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Tiền Lưu, và đến cuối năm 904, sau khi Tiền Lưu phái Diệp Nhượng (葉讓) đi ám sát Trần Chương (陳璋)- Cù châu thứ sử, là người khiến Tiền Lưu bực tức do tiếp nhận một người có liên đới với Từ Oản là Trương Hồng (張洪), Trần Chương quay sang quy phục Dương Hành Mật. Trong khi đó, Dương Hành Mật phái Đào Nha (陶雅) đi tiếp viện cho Trần Tuân. Đào Nha đã đánh bại Tiền Dật, Cố Toàn Vũ, và Vương Cầu (王球), bắt được Tiền Dật và Vương Cầu. Sau đó, Đào Nha tiếp tục tiến công Vụ châu, Tiền Lưu phái Tiền Phiêu và Phương Vĩnh Trân đi giải vây cho Vụ châu. Tuy nhiên, sau khi Dương Hành Mật qua đời vào năm 905 và [[Dương Ác]] kế tập, do Dương Ác tranh chấp với Tuyên châu quan sát sứ [[Vương Cảnh Nhân|Vương Mậu Chương]], Vương Mậu Chương bỏ Tuyên châu và chạy sang với Tiền Lưu. Lo ngại rằng Vương Mậu Chương sẽ cắt đứt đường thoái lui của mình, Đào Nha đã triệt thoái, Tiền Lưu giành lại được Mục châu và Cù châu. Năm 907, Tiền Lưu phái Tiền Truyền Liệu và Tiền Truyền Quán đi đánh Ôn châu và Xử châu, hai châu này thuộc về Trấn Đông quân song được cai quản độc lập dưới quyền huynh đệ Lô Cát (盧佶) và Lô Ước (盧約). Tiền Truyền Liệu và Tiền Truyền Quán nhanh chóng đánh bại và giết chết Lô Cát, Lô Ước sau đó đầu hàng, Tiền Lưu đoạt lấy quyền kiểm soát Ôn châu và Xử châu. Chư hầu của Hậu Lương. Vào mùa xuân năm 907, Chu Toàn Trung buộc [[Đường Ai Đế]] phải [[thiện nhượng]] cho mình, chấm dứt triều Đường và mở ra triều [[nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Hầu hết các quan lại địa phương của Đường đều công nhận Hậu Lương Thái Tổ là hoàng đế, ngoại trừ Hà Đông tiết độ sứ [[Lý Khắc Dụng]]; Phượng Tường tiết độ sứ [[Lý Mậu Trinh]]; Dương Ác (xưng là Hoằng Nông vương); và Tây Xuyên tiết độ sứ [[Vương Kiến (Tiền Thục)|Vương Kiến]]. Tiền Lưu nằm trong số những người công nhận hoàng đế Hậu Lương, bỏ mặc lời đề nghị của [[La Ẩn]] rằng nên cùng với các tiết độ sứ khác chống Hậu Lương. Sau đó, Hậu Lương Thái Tổ phong cho Tiền Lưu tước Ngô Việt vương vào ngày Kỉ Mão (3) tháng 5 ([[16 tháng 6]]), bổ nhiệm Tiền Lưu là tiết độ sứ của Trấn Hải và Trấn Đông, cũng như là tiết độ sứ trên danh nghĩa của Hoài Nam, sự kiện này thường được xem là mốc thời gian nước Ngô Việt ra đời. Tuy nhiên, bất chấp việc tự xem là chư hầu của Hậu Lương, Tiền Lưu lại cải nguyên niên hiệu Thiên Bảo, thể hiện chủ quyền của mình. Vào năm 907, quân của Hoằng Nông vương Dương Ác tiến công Tín châu- do quân phiệt độc lập [[Nguy Tử Xướng]] (危仔倡) cai quản. Nguy Tử Xướng cầu viện Ngô Việt, quân Ngô Việt đã tiến công Cam Lộ trấn (甘露鎮, gần Nhuận châu) vào mùa xuân năm 908 để giảm bớt sức ép lên Tín châu. Cũng trong năm đó, Tiền Lưu phái Vương Mậu Chương (sau đổi tên thành Vương Cảnh Nhân do [[húy kỵ]]) đến triều đình Hậu Lương để đệ trình một kế hoạch tiến công Hoằng Nông. (Sau đó, Vương Cảnh Nhân ở lại làm tướng của Hậu Lương.) Đáp lại, Hoằng Nông (nay do [[Dương Long Diễn]] cai quản) khiển [[Chu Bản]] và Lã Sư Tạo xuất quân đi bao vây Tô châu; tuy nhiên, đến năm 909, quân Ngô Việt đã đánh bại quân Hoằng Nông bao vây Tô châu, quân Hoằng Nông phải rút lui. Trong khi đó, theo thỉnh cầu của Tiền Lưu, tướng Hậu Lương là Khấu Ngạn Khanh (寇彥卿) cũng tiến công Hoằng Nông, song Khấu Ngạn Khanh đã phải rút quân sau khi không đạt được nhiều tiến triển. Sang năm 909, [[Nguy Toàn Phúng]] tiến công Trấn Nam quân của Hoằng Nông, song bị tướng Chu Bản của Hoằng Nông đánh bại và bắt giữ. Nguy Tử Xướng thoạt đầu chấp thuận quy phục Hoằng Nông, song đến khi Hoằng Nông phái tả tiên phong chỉ huy sứ Trương Cảnh Tư (張景思) đến Tín châu thay thế Nguy Tử Xướng, Nguy Tử Xướng sợ hãi và chạy sang Ngô Việt. Tiền Lưu bổ nhiệm Nguy Tử Xướng là Hoài Nam tiết độ phó sứ, cải tính từ Nguy sang Nguyên (元) (do Tiền Lưu không thích chữ "Nguy"). Vào mùa đông năm 909, do nghe nói rằng Hồ châu thứ sử Cao Lễ (高澧) hung bạo và tàn nhẫn với người dân, Tiền Lưu muốn xử tử Cao Lễ. Cao Lễ hay tin thì nổi dậy và đề nghị quy phục [[Ngô (Thập quốc)|Ngô]] (tức Hoằng Nông, do Dương Long Diễn nay dùng tước Ngô vương). Tiền Lưu phái Tiền Phiêu đem quân tiến đánh Cao Lễ, còn Ngô thì phái Lý Giản (李簡) đi cứu viện Cao Lễ. Thuộc cấp của Cao Lễ là Thịnh Sư Hữu (盛師友) và Thẩm Hành Tư (沈行思) quay sang chống Cao Lễ, Cao Lễ buộc phải chạy trốn sang Ngô, Ngô Việt tái chiếm Hồ châu. Sau khi đích thân đến tuần nhằm an định khu vực, Tiền Lưu bổ nhiệm Tiền Phiêu làm Hồ châu thứ sử. Cũng trong khoảng thời gian này, Tiền Lưu cho xây dựng [[đập ngăn nước biển]] ở cửa sông Tiền Đường và mở rộng chu vi thành Hàng châu. Người ta nói rằng sau sự kiện này, Hàng châu trở thành châu giàu có nhất tại Đông Nam Trung Hoa. Năm 912, hoàng tử- Dĩnh vương [[Chu Hữu Khuê]] ám sát Hậu Lương Thái Tổ, sau đó tức vị. Chu Hữu Khuê ban cho Tiền Lưu tước hiệu đặc biệt là "Thượng phụ", Tiền Lưu vẫn giữ tước hiệu này sau khi Chu Hữu Khuê bị giết vào năm 913 và [[Chu Hữu Trinh]] trở thành hoàng đế Hậu Lương. Cũng vào năm 913, Ngô tiến hành hai nỗ lực nhằm công chiếm Y Cẩm, một lần do Lý Đào (李濤) và một lần do Hoa Kiền (花虔) cùng Oa Tín (渦信) thống lĩnh. Tiền Lưu đã phái Tiền Truyền Quán và Tiền Truyền Liệu đi chống trả, cả hai lần quân Ngô đều chiến bại, Lý Đào cũng như Hoa Kiền và Oa Tín đều bị bắt. Sau đó, Tiền Lưu phái Tiền Truyền Quán, Tiền Truyền Liệu và Tiền Truyền Anh đi đánh Thường châu của Ngô. Tuy nhiên, quân Ngô Việt đã bị phụ chính [[Từ Ôn]] của Ngô đánh bại. Năm 916, Tiền Lưu phái Chiết Tây an phủ phán quan Bì Quang Nghiệp (皮光業) đi nộp cống phẩm cho Chu Hữu Trinh, với hành trình xa xôi qua lãnh địa của [[Mân (Thập quốc)|Mân vương]] [[Vương Thẩm Tri]], quân phiệt độc lập [[Đàm Toàn Bá]]- căn cứ tại Tiền châu, và [[Sở (Thập quốc)|Sở]]. Chu Hữu Trinh rất cảm kích trước cử chỉ này, và đã ban cho Tiền Lưu làm "Chư đạo binh mã nguyên soái", và đến năm 917 thì cải thành "Thiên hạ binh mã nguyên soái", từ đó các quốc vương Ngô Việt đều giữ tước hiệu này. Cũng vào năm 916, vương tử của Tiền Lưu là Tiền Truyền Hướng (錢傳珦) đã kết hôn với quận quân của Vương Thẩm Tri, do đó hai nước Ngô Việt và Mân có mối quan hệ thân thiện. Năm 918, Ngô tiến công lãnh địa của Đàm Toàn Bá, Đàm Toàn Bá cầu viện Ngô Việt, Mân và Sở. Tiền Lưu phái vương tử Tiền Truyền Cầu (錢傳球) đi bao vây Tín châu để giảm áp lực cho Đàm Toàn Bá. Tuy nhiên, Chu Bản (đang cai quản Tín châu) lại giả bộ rằng mình sở hữu một lực lượng hùng mạnh, vì thế Tiền Truyền Cầu triệt thoái. Sau đó, tướng Ngô là Lưu Tín (劉信) đã đánh bại và bắt được Đàm Toàn Bá, lãnh địa của Đàm được hợp nhất vào Ngô. (Việc này đã khiến tuyến đường Tiền Lưu sử dụng để triều cống Hậu Lương bị cắt đứt, và từ thời điểm này ông buộc phải đi đường biển để triều cống.) Năm 919, Tiền Lưu đã tiến công Ngô, cho Tiền Truyền Quán thống soái quân lính. Chiến dịch thoạt đầu rất thành công, Chu Truyền Quán tiêu diệt thủy quân Ngô dưới quyền của chỉ huy của Bành Ngạn Chương (彭彥章) trên đoạn [[Trường Giang]] tại Lang Sơn. Thừa dịp thắng lợi, Tiền Truyền Quán tiến công Thường châu, song chiến bại trước Từ Ôn tại Vô Tích, các tướng Ngô Việt là Hà Phùng (何逢) và Ngô Kiến (吳建) bị giết, Tiền Truyền Quán buộc phải chạy trốn. Thuộc hạ và dưỡng tử của Từ Ôn là [[Lý Biện|Từ Trí Cáo]] muốn phản kích và đoạt lại Thường châu, song Từ Ôn từ chối vì muốn dùng chiến thắng này để buộc Ngô Việt phải hòa đàm. Thay vào đó, Từ Ôn trao trả các tù binh Ngô Việt bị Ngô bắt được. Đáp lại, Tiền Lưu cầu hòa với Ngô, chấm dứt chiến tranh kéo dài giữa hai bên. Mặc dù Dương Long Diễn và Từ Ôn nhiều lần viết thư thúc giục Tiền Lưu tuyên bố độc lập khỏi Hậu Lương, song Tiền Lưu từ chối. Tuy nhiên, Tiền Lưu đã không có hành động nào khi Chu Hữu Trinh lệnh cho ông tiến công [[Nam Hán Cao Tổ|Lưu Nghiễm]]- người xưng là hoàng đế của nước [[Nam Hán]]. Sau đó, vào năm 920, Ngô lại trao trả Tiền Dật- người bị bắt từ năm 904, cho Ngô Việt, còn Ngô Việt trao trả Lý Đào cho Ngô. Cũng vào năm 920, Tiền Lưu và [[Mã Ân]] tiến hành hòa thân khi vương tử của Tiền Lưu là Tiền Truyền Túc (錢傳璛) kết hôn với một vương nữ của Mã Ân, củng cố quan hệ giữa Ngô Việt và Sở. Năm 923, Chu Hữu Trinh phái Binh bộ thị lang [[Thôi Hiệp]] sách phong Tiền Lưu làm Ngô Việt quốc vương, công nhận Ngô Việt là một nước chư hầu của Hậu Lương. Sau đó, Tiền Lưu bắt đầu có các hành động khẳng định chủ quyền, như gọi dinh thự của mình là cung điện, gọi nơi quản lý chính sự là triều đình, gọi việc ra lệnh của mình là chế sắc. Sau đó, được Hậu Lương cho phép, trong các biểu trình lên triều đình Hậu Lương, ông không còn xưng là tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô Việt quốc vương. Ông cũng thiết lập một cơ cấu chính quyền giống như triều đình Hậu Lương, song với các chức quan thấp hơn. Các chiếu chỉ của hoàng đế Hậu Lương chỉ gọi ông là Ngô Việt quốc vương mà không còn dùng tên húy, thể hiện sự tôn trọng đối với ông. Sau đó, Tiền Lưu bổ nhiệm Tiền Truyền Quán làm 'lưu hậu' Trấn Hải và Trấn Đông; tổng quân phủ sự. Làm chư hầu của Hậu Đường. Sang năm 923, Tấn vương [[Hậu Đường Trang Tông|Lý Tồn Úc]] xưng là hoàng đế của [[Hậu Đường]], tức Hậu Đường Trang Tông, và Hậu Đường sau đó tập kích vào kinh thành [[Khai Phong|Đại Lương]] của Hậu Lương. Chu Hữu Trinh tự sát, triều Hậu Lương diệt vong, lãnh thổ Hậu Lương bị Hậu Đường thôn tính. Tiền Lưu không lập tức phản ứng trước diễn biến tại [[Trung Nguyên]], song đến năm 924 thì ông triều cống cho Hậu Đường Trang Tông. Đáp lại, Hậu Đường Trang Tông ban cho Tiền Lưu tất cả các chức tước mà Hậu Lương từng ban cho ông khi trước. Tiền Lưu nộp cống phẩm lớn, và tặng nhiều quà cho các nhân vật chính trị có quyền lực trong triều đình Hậu Đường. Tiền Lưu thỉnh Hậu Đường Trang Tông ban cho mình kim ấn, ngọc sách và đặc quyền không được gọi bằng tên húy, được tiếp tục sử dụng tước hiệu "quốc vương". Mặc dù một số quan lại Hậu Đường dè dặt và chỉ ra rằng ngọc sách theo truyền thống chỉ dành cho hoàng đế, và rằng một chư hầu phi Hán thì mới được mang tước "quốc vương", song Hậu Đường Trang Tông vẫn chấp thuận thỉnh cầu của Tiền Lưu, ban cho ông cả hồng bào ngự y. Sau đó, khi Tiền Lưu phái sứ giả tên Thẩm Thao (沈瑫) sang Ngô để thông báo sự việc với Ngô, Ngô không cho Thẩm Thao nhập cảnh dựa trên cơ sở quốc hiệu Ngô Việt thể hiện việc nước này có tham vọng chống lại Ngô. Quan hệ hai nước bị gián đoạn trong một thời gian sau đó. Năm 926, do bị ốm nên Tiền Lưu đã đến Y Cẩm tĩnh dưỡng, cho Tiền Truyền Quán xử lý chính sự tại quốc đô Tiền Đường (tức Hàng châu). Từ Ôn phái sứ giả đến, bề ngoài là nhằm chúc cho Tiền Lưu nhanh bình phục, song Tiền Lưu đánh giá chính xác rằng Từ Ôn đang cố tìm ra bệnh của mình để chuẩn bị tiến công, vì thế vẫn cố gắng tiếp sứ giả. Từ Ôn cho rằng Tiền Lưu không bị bệnh nên đã hủy bỏ kế hoạch tiến công. Sau đó, Tiền Lưu hồi phục và trở về Tiền Đường. Năm 928, Tiền Lưu muốn chính thức lập Tiền Truyền Quán tự vị, song do Tiền Truyền Quán không phải là trưởng tử nên ông đã quyết định tập hợp các vương tử và tuyên bố sẽ lập ai có nhiều công lao nhất làm người kế nhiệm. Đáp lại, các huynh của Truyền Quán là Truyền Trù (傳懿), Truyền Liệu, và Truyền Cảnh (傳璟) đều ủng hộ Truyền Quán. Sau đó, Tiền Lưu thượng biểu cho [[Hậu Đường Minh Tông]] xin trao chức tiết độ sứ của Trấn Hải và Trấn Đông cho Tiền Truyền Quán, Hậu Đường Minh Tông chấp thuận lời thỉnh cầu. Năm 929, Tiền Lưu đã mạo phạm xu mật sứ [[An Trọng Hối]] của Hậu Đường khi dùng lời lẽ ngạo mạn trong thư. Hơn nữa, sau khi sứ giả của Hậu Đường Minh Tông là Ô Chiêu Ngộ (烏昭遇) và Hàn Mai (韓玫) trở về từ Ngô Việt, Hàn Mai đã buộc tội Ô Chiêu Ngộ xưng thần và bái Tiền Lưu làm điện hạ, cũng như bí mật đem quốc sự của Hậu Lương nói cho Tiền Lưu. Do đó, An Trọng Hối dâng tấu chương thỉnh Hậu Đường Minh Tông buộc Ô Chiêu Ngộ phải tự sát. Sau đó, Hậu Đường Minh Tông ban cho Tiền Lưu chức "Thái sư" để trí sĩ, và tước tất cả các chức tước khác của Tiền Lưu, và còn ra lệnh cho các địa phương của Hậu Đường bắt hết sứ giả của Ngô Việt. Tiền Lưu lệnh cho Tiền Truyền Quán cùng thượng biểu kêu oan, song An Trọng Hối không để tâm đến chúng. Năm 930, khi sứ giả Hậu Đường là Bùi Vũ (裴羽) trở về sau khi sách phong cho [[Vương Diên Quân]] là Mân vương, Tiền Lưu đã phụ biểu tạ tội và nhờ Bùi Vũ thượng biểu cho Hậu Đường Minh Tông, đáp lại, Hậu Đường Minh Tông cho phóng thích các sứ giả của Ngô Việt, song không khôi phục các quan tước cho Tiền Lưu. Năm 931, sau khi Hậu Đường Minh Tông bãi chức xu mật sứ của An Trọng Hối, ông ta phục hồi các chức tước "Thiên hạ binh mã đô nguyên soái", "Thượng phụ", "Ngô Việt quốc vương" cho Tiền Lưu, đổ lỗi hành động khi xưa cho An Trọng Hối. [[Hình:Qian king Temple.JPG|nhỏ|phải|Chính môn của Tiền vương từ tại [[Hàng Châu]], gần [[Tây Hồ (hồ Hàng Châu)|Tây Hồ]].]] Năm 932, Tiền Lưu lâm bệnh nặng. Mặc dù trước đó đã chỉ định Tiền Truyền Quán là người kế nhiệm của mình, song để kiểm tra lòng trong thành của các thuộc hạ, Tiền Lưu tuyên bố: "Ta chắc sẽ không qua khỏi cơn bệnh này, các con ta đều ngu muội và nhu nhược, ai có thể làm soái đây?" Các thuộc hạ đều đáp lại: "Lưỡng Trấn lệnh công [tức Tiền Truyền Quán] nhân hiếu lại có công lao, thì có ai dám không ủng hộ!" Tiền Lưu do đó đã giao ấn khóa cho Tiền Truyền Quán, tuyên bố: "Tướng lại đều tiến cử con, hãy cai quản cho tốt." Ông cũng nói: "Tử tôn của ta thiện sự "Trung Quốc" [tức triều đình ở Trung Nguyên], bất kể khi xảy ra thay đổi triều đại." và qua đời sau đó. Tiền Truyền Quán (sau đổi tên thành Tiền Nguyên Quán) kế vị, tức Ngô Việt Văn Mục vương. Hậu Đường Minh Tông ban cho Tiền Lưu [[thụy hiệu]] "Vũ Túc" (武肅). Tính tình và ảnh hưởng. Dưới sự cai trị của Tiền Lưu, Ngô Việt có nền kinh tế thịnh vượng và tự do phát triển nền văn hóa khu vực của mình, điều này tiếp tục được duy trì cho đến nay. Ông đã phát triển nền nông nghiệp của vương quốc duyên hải, xây các đập ngăn nước biển, mở rộng Hàng châu, nạo vét sông hồ, khuyến khích giao thông đường thủy và mậu dịch. Ông đã cho xây kè chống lại ảnh hưởng từ hiện tượng "[[thủy triều]]" nổi tiếng trên sông Tiền Đường gần thủ đô Hàng Châu; và trong một dịp, khi các công trình bị đe dọa, ông được thuật lại là đã đẩy lui dòng nước bằng việc bắn các mũi tên. Tiền Lưu được mô tả là sử dụng một chiếc gối hình trụ khi đi đánh trận, mục đích là để ngăn ông ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, mặc dù có các công lao, sử gia thời [[nhà Tống]] [[Âu Dương Tu]] (chủ biên của "[[Tân Ngũ Đại sử]]") lại đổ lỗi cho Tiền Lưu về lối sống xa hoa và áp đặt thuế và hình phạt nặng nề lên dân chúng. Tham khảo. [[Thể loại:Sinh năm 852]] [[Thể loại:Mất năm 932]] [[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Đường]] [[Thể loại:Hậu Lương (Ngũ đại)]] [[Thể loại:Hậu Đường]] [[Thể loại:Vua Ngũ đại Thập quốc]] [[Thể loại:Ngô Việt]]
1
null
Oreolalax sterlingae là một loài cóc họ Cóc bùn được phát hiện năm 2013 trên đỉnh Fanxipang, Việt Nam. Cóc đực có chiều dài cơ thể khoảng 37 mm, con cái khoảng 45 mm; màng nhĩ của chúng ẩn. Điểm chú ý là các gai sinh dục ở ngực và ngón tay của loài cóc mới thường chỉ rõ rệt vào mùa sinh sản. Danh pháp chi tiết được đặt tên theo nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Eleanor Sterling, người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình khám phá đa dạng sinh học ở các đỉnh núi cao của Việt Nam như Fanxipan, Tây Côn Lĩnh, Pù Mát, Hương Sơn, Ngọc Linh. Phân bố. Loài này phân bố trong các rừng tre nứa hoặc rừng tre hỗn giao và chủ yếu xuất hiện xung quanh các suối đá ở trên đỉnh Phanxipăng, Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Người ta ước tính chúng chỉ phân bố ở vài địa điểm bị cô lập cao trên 2.700 m ở các phần khác của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Số lượng. Dân số có thể đang suy giảm và bị xáo trộn trong môi trường sống trong quá khứ và hiện tại của chúng. Đe dọa. Mối đe dọa chính của loài này là sự suy thoái môi trường sống, ô nhiễm đáng kể rác thải và nước thải từ nhà vệ sinh chảy ra suối nơi chúng sinh sống. Việc xây dựng cáp treo từ Sa Pa lên đỉnh Phanxipăng có khả năng ảnh hưởng đến nó, sự chuyển đổi hệ sinh thái tiếp theo của đỉnh Phanxipăng và các khu vực lân cận, biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng không nhẹ đến loài này. Bảo tồn. Các nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu kĩ càng về sinh thái, phân bố, sự phong phú của quần thể tương đối, xu hướng quần thể để cải thiện các biện phap bảo tồn. Chú thích. [[Thể loại:Oreolalax|S]] [[Thể loại:Động vật được mô tả năm 2013]] [[Thể loại:Động vật đặc hữu Việt Nam]]
1
null
Lễ hội kéo chày là một lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống chủ yếu ở vùng núi tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Lễ hội này diễn ra vào ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm. Lễ hội này cũng đi kèm với Lễ hội nhảy lửa. Lễ hội. Người thầy chủ trì ở lễ hội kéo chày là người có vai trò rất quan trọng. Đó phải là người giỏi về võ công, khỏe và phải luyện tập rất công phu, đồng thời phải biết niệm thần chú để cho chiếc chày được nâng lên khỏi mặt đất mặc dù rất nhiều thanh niên kéo chày xuống bằng mọi cách cũng không thể kéo được. Trước khi buổi lễ "kéo chày" bắt đầu, người thầy dùng một chiếc chày được làm bằng một đoạn gỗ dài từ 2,5-3m. Sau đó, thầy cầm chiếc chày, xoay đi xoay lại mấy vòng và niệm thần chú. Cùng đó, hai thanh niên người Pà Thẻn khỏe mạnh ôm chặt chày ở tư thế đối ngược nhau. Vừa xoay chày, người thầy vừa đọc thần chú, sau đó như có một phép thuật, chiếc chày khắc tự xoay và nâng lên khỏi mặt đất, mặc dù hai thanh niên ra sức kéo xuống cũng không thể kéo được. Lúc này hàng chục thanh niên trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc. Ý nghĩa. Đầu trên của chiếc chày tương ứng với cực dương (nghĩa là thiên), đầu dưới ứng với cực âm (là địa). Hai người chơi lúc đầu ôm chày trong tư thế đối diện nhau cũng biểu hiện cho hai thái cực khác nhau (người Pà Thẻn gọi đó là hai con trâu húc nhau mãi không rời). Như vậy là trên – dưới và các bên được cân bằng, và khi âm – dương được cân bằng, sẽ tạo ra cho chày có một sức mạnh cân bằng. Qua đó cũng nói lên điều mong ước của người dân tộc Pà Thẻn là mong cho mọi sự vật được hài hòa, cân đối, âm – dương hài hòa thì cuộc sống mới có đầy sức mạnh và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
1
null
Bằng lăng sẻ hay còn gọi tử vi, bá tử kinh, bách nhật hồng (danh pháp khoa học: Lagerstroemia indica) là loài cây có nguồn gốc Đông Á đã được nhà thực vật học người Pháp André Michaux đưa vào Hoa Kỳ khoảng năm 1790 tại Charleston, Nam Carolina. Ngày nay nó là loài cây bụi có hoa làm cảnh rất phổ biến được gieo trồng tại miền trung Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây bị gọi nhầm thành Tường vi là một loài hồng leo. Nguồn gốc. Loài này có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên và Tiểu lục địa Ấn Độ. Ở Việt Nam, không rõ cây được di thực lúc nào, bằng con đường nào, nhưng hiện nay nó được trồng phổ biến khắp các tỉnh thành trên nhiều không gian xanh khác nhau: sân vườn biệt thự, khuôn viên công sở, trường học, công viên, dải phân cách đường bộ. Tên gọi. Tại Trung Quốc loài hoa này được gọi là Tử vi (紫薇), tên gọi này đã xuất hiện từ rất lâu trong văn học trung đại Trung Quốc. Nhiều người Việt Nam thường gọi nhầm Tử vi thành Tường vi. Nhiều bài báo đưa hình ảnh và danh pháp khoa học của cây "Tử vi" nhưng lại gọi là "Tường vi". Ngay cả khi dịch bài thơ "Tử vi hoa" của Bạch Cư Dị, hai chữ "Tử vi" (紫薇) ở tiêu đề được Ngô Văn Phú dịch là "Tử vi" nhưng ở câu cuối của bài thơ cũng với hai chữ đó ("Tử vi hoa đối tử vi lang") thì ông lại dịch là "Tường vi" ("Hoa tường vi lại ngắm chàng tường vi"). Tử vi và Tường vi (薔薇) là hai loài hoa không có mối quan hệ họ hàng thân thuộc. Đại Nam nhất thống chí đã phân biệt rõ ràng hai loài. Đặc điểm. Tử vi là cây thân gỗ dạng cây bụi cao từ 3 - 5m. Thân cành hình trụ hoặc 4 cạnh, vỏ nhẵn màu nâu xám. Lá mọc đối, đôi khi so le. dài 3 – 7 cm, rộng 2,5 – 4 cm, có cuống ngắn, hình trái xoan ngược. gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên xanh và sẫm bóng, mặt dưới nhạt; nhẵn hoặc ít có lông. Cụm hoa mọc thành chùy ở đầu cành, dài 4 – 20 cm, trục hoa có cạnh và 4 cánh mỏng; hoa nhiều màu như trắng, hồng, hoa cà, tím và đỏ yên chi; đài hoa hình chuông, nhẵn, có ống 5–6 mm, cánh hoa có móng dài, phiến nhăn nheo. Quả nang, hình cầu, cao 1 - 1,2 cm, nằm trong đài tồn tại, hạt có cánh. Hoa nở từ tháng 6 đến tháng 8. Làm cảnh. Cây có dáng nhỏ, gọn, cành nhánh thon mảnh, mang nhiều lá nhỏ đồng thời cho hoa mọc thành chùm tỏa khắp tán cây, tạo cho ngoại hình của cây đẹp, trông rất duyên dáng, nên được nhiều người ưa chuộng. Cây có cành nhánh dẻo, dễ uốn nắn tạo dáng, khả năng đâm chồi mạnh, nên có thể trồng trong chậu để làm cây bonsai. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc cành. Cây không kén đất, thích ẩm, nhưng không chịu úng, thích ánh sáng toàn phần, nhưng ít chịu hạn, những lúc khô hạn kéo dài lá cây thường bị khô cháy. Hiện nay nhiều giống lai đã được phát triển giữa "Lagerstroemia indica" và "Lagerstroemia faueri".
1
null
Nửa đêm ở Paris (Midnight in Paris) là một bộ phim hài tưởng tượng lãng mạn sản xuất năm 2011 do Woody Allen viết kịch bản và đạo diễn. Lấy bối cảnh ở Paris, bộ phim kể về Gil Pender, một nhà biên kịch bị buộc phải đương đầu với những rạn nứt trong mối quan hệ của anh với vị hôn thê sống nặng về vật chất, và những mục tiêu khác biệt của họ ngày càng bị thổi phồng lên sau mỗi lần anh du hành về quá khứ mỗi đêm vào lúc nửa đêm. Bộ phim đã khai thác đề tài về sự hoài niệm và chủ nghĩa hiện đại. Được sản xuất bởi nhóm truyền thông đa phương tiện của Tây Ban Nha Mediapro và xưởng phim Gravier Productions của Allen, bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao Owen Wilson, Rachel McAdams, Marion Cotillard, Kathy Bates, Léa Seydoux, Carla Bruni, Adrien Brody và Michael Sheen. Nó đã được ra mắt tại Liên hoan him Cannes 2011 và được phát hành ở Bắc Mỹ tháng 5 năm 2011. Bộ phim nhận được nhiều phản hồi tích cực trong giới phê bình phim và được khen ngợi là một trong những bộ phim hay nhất của Allen trong những năm gần đây. Năm 2012, phim nhận được cả giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất và giải Quả cầu vàng cho kịch bản xuất sắc nhất; ngoài ra bộ phim cũng được đề cử cho ba hạng mục của giải quả Oscar: bộ phim xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất và chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Bộ phim được trình chiếu trên Kênh 3 của đài truyền hình Tây Ban Nha (có phụ đề) và nhận được giải Goya của Tây Ban Nha, tương đương với giải Oscar của Mỹ. Nội dung. Gil Pender, một nhà viết kịch bản Hollywood thành đạt nhưng không mãn nguyện với sự sáng tạo, và vị hôn thê của mình, Inez, đến Paris du lịch cùng với bố mẹ giàu có nhưng bảo thủ của Inez. Gil đang phải vật lộn để hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, nói về một người đàn ông làm việc trong một cửa hàng hoài cổ, nhưng Inez đã xua đi ước nguyện của anh, coi nó như một sự mơ mộng hão huyền và động viên Gil tập trung vào việc viết kịch bản sinh nhiều lợi nhuận hơn. Trong khi Gil cân nhắc việc ở lại Paris, Inez lại muốn chuyển đến sống ở Malibu. Tình cờ, Paul, một người bạn của Inez xen vào giữa hai người. Paul là một nhà trí thức rởm ăn nói như một chuyên gia tầm cỡ nhưng không có độ chính xác cao về lịch sử và nghệ thuật của Paris. Điều đó được thể hiện ra rõ nhất khi anh ta ba hoa diễn thuyết về ý nghĩa đích thực của một tác phẩm của Picasso mà Gil đã được chiêm ngưỡng đêm hôm trước. Inez rất hâm mộ Paul nhưng Gil nhận thấy mình không thể chịu đựng được anh ta. Một đêm, Gil uống say và đi lạc ở Paris. Vào lúc nửa đêm, một chiếc xe hơi Peugeot kiểu 176 của những năm 1920 đỗ lại bên cạnh anh và những vị khách ăn vận quần áo của những năm 1920 mời anh lên xe. Họ đến một bữa tiệc của Jean Cocteau. Ở đó Gil nhận ra rằng mình đã được đưa ngược trở lại những năm 20, thời kì anh tôn sùng. Anh gặp gỡ với Alice B. Toklas, Cole Porter, Josephine Baker, Zelda và F. Scott Fitzgerald; đôi vợ chồng nhà Fitzgerald đã dẫn anh đến gặp Ernest Hemingway. Hemingway đồng ý giới thiệu cuốn tiểu thuyết của Gil với Gertrude Stein và Gil chạy đi lấy bản thảo anh để ở khách sạn. Tuy nhiên, ngay khi anh rời đi, anh nhận ra rằng mình đã trở lại năm 2010 và quán bar đã biến mất. Gil thử đưa Inez về quá khứ với anh vào đêm hôm sau nhưng trong lúc họ đang đợi thì cô trở nên thiếu kiên nhẫn và giận dỗi bỏ về khách sạn. Ngay sau khi cô bỏ đi, đồng hồ điểm nửa đêm và chiếc xe hơi đêm trước tới, lần này thì có Hemingway ngồi trong. Ông đưa Gil đến gặp Stein, bà đồng ý đọc tiểu thuyết của Gil và giới thiệu anh với Pablo Picasso và người tình Adriana, người phụ nữ này ngay lập tức hút hồn Gil. Stein đọc to câu đầu của cuốn tiểu thuyết: Adriana nói rằng cô đã mê những dòng đó và quá khứ luôn luôn có ảnh hướng với cô, đặc biệt là giai đoạn những năm 1890. Gil dành ra mỗi đêm tiếp theo để về quá khứ. Những chuyến đi lang thang lúc đêm khuya của anh làm Inez khó chịu và khiến cha cô nghi ngờ, ông ta thuê một thám tử tư để bám theo Gil. Trong khi đó, Gil ngày càng dành nhiều thời gian bên Adriana, còn cô thì rời bỏ Picasso để đi săn với Hemingway. Gil nhận ra anh đã yêu cô, điều đó khiến bản thân anh mâu thuẫn. Gil kể cho Salvador Dalí, Man Ray, và Luis Buñuel nghe về tình thế khó khăn của anh nhưng là những người theo chủ nghĩa siêu thực, họ chẳng thấy gì lạ trong vấn đề của anh và thấy nó hoàn toàn tự nhiên. Họ thảo luận về mối quan hệ không thể xảy ra giữa Gil và Adriana, mỗi người nghệ sĩ được truyền cảm hứng và dự tính cho một tuyệt tác khác nhau về mối tình lãng mạn khác thường này. Đêm sau đó Gil đề xuất với Luis Buñuel trẻ tuổi về một cảnh phim mà chính nó không gì khác là một cảnh trong bộ phim năm 1962 của Buñuel "The Exterminating Angel" rồi bỏ đi trong khi Buñuel tiếp tục suy nghĩ về ý tưởng đó. Trong lúc đi cùng Inez sắm nội thất, Gil đã gặp Gabrielle, một cô gái bán đồ cổ và một người hâm mộ thế hệ đã mất. Sau đó Gil tìm được nhật ký của Andriana viết từ những năm 1920 trong một cửa hàng sách và khám phá ra rằng cô đã yêu anh. Đọc được rằng cô đã mơ nhận được món quà là một đôi khuyên tai từ anh và sau đó phải lòng anh, Gil định đánh cắp đôi khuyên tai của Inez để tặng Adriana nhưng không thành do Inez trở về sớm hơn dự kiến sau một chuyến đi chơi. Gil sau đó đi mua một đôi khuyên tai khác cho Adriana, trở về quá khứ và thổ lộ tình yêu của mình với cô ấy. Họ lang thanh trên đường phố, và sau khi họ hôn nhau, một chiếc xe ngựa với những người ăn mặc theo kiểu quý tộc xuất hiện và mời họ lên xe. Chiếc xe đưa họ quay trở về thời kỳ Belle Epoque của những năm 1890, thời đại mà Adriana cho là thời hoàng kim của Paris. Họ được đưa đến Maxim's Paris, và sau đó đến Moulin Rouge nơi họ gặp Henri de Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin và Edgar Degas. Khi Gil hỏi những người này rằng theo họ thì thời đại nào là tốt nhất, cả ba người thống nhất rằng thời đại tuyệt vời nhất chính là thời Phục Hưng. Adriana, đang say mê chiêm ngưỡng thời kì mà cô cho là hoàng kim, được đề nghị làm thiết kế trang phục ba-lê, cô mong muốn Gil ở lại cùng với mình. Tuy nhiên Gil, sau khi chứng kiến rất nhiều người bộc bạch quan niệm về những "thời đại hoàng kim" khác nhau, chợt nhận ra rằng, tốt nhất là nên chấp nhận cuộc sống hiện tại. Adriana lựa chọn ở lại những năm 1890, và họ chia tay nhau. Sau khi viết lại hai chương đầu của cuốn tiểu thuyết, GIl đến gặp Stein, bà đánh giá cao quá trình lao động của Gil và tiết lộ rằng Hemingway cũng rất thích tác phẩm của anh, nhưng ông thắc mắc rằng tại sao nhân vật chính (tức là Gil) lại không nhận ra được rằng vị hôn phu của anh ta (dựa theo nguyên mẫu Inez) đang có mối quan hệ mờ ám với tên trí thức giả (dựa theo nguyên mẫu Paul). Gil trở về hiện tại và chất vấn Inez. Cô thừa nhận đã ngủ với Paul, nhưng không công nhận việc này là một mối quan hệ nghiêm túc. Gil quyết định sẽ chuyển đến sống ở Paris. Bố mẹ của Inez đồng ý với Gil khi anh nói rằng họ không thuộc về nhau. Bất chấp Inez đang nổi điên, Gil lặng lẽ bỏ đi, và sau đó bố của Inez thừa nhận rằng ông đã thuê thám tử theo dõi Gil, nhưng không biết thám tử đã biến mất đi đâu (thực ra tay thám tử đã bị chuyển về thế kỉ 18). Gil đi bộ bên bờ sông Seine vào nửa đêm và gặp Gabrielle khi trời bắt đầu mưa, anh ngỏ ý muốn đưa cô về nhà và biết được rằng Gabrielle cũng có chung sở thích đi bộ dưới mưa vì theo cô Paris đẹp nhất là khi trời mưa. Phân vai. Bảng phân vai bao gồm (theo thứ tự trong danh sách giới thiệu phim):
1
null
Chứng hôi miệng hay bệnh hôi miệng còn thông dụng gọi là hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng người phát ra hơi thở mang mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. Lo ngại về chứng hôi miệng được ước tính là lý do thường gặp nhất đối với những người tìm đến khám nha khoa, sau bệnh sâu răng và bệnh nha chu (viêm nướu) với khoảng 20% dân số nói chung được báo cáo bị chứng hôi miệng ở các mức độ khác nhau. Cần phân biệt giữa hôi miệng hay hơi thở hôi, hôi miệng là mùi bất thường ngay trong khoang miệng, còn hơi thở hôi là khi ngậm miệng chỉ thở ra bằng mũi vẫn thấy mùi hôi. Hôi miệng làm cho bản thân người bị hôi miệng cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin hay bối rối khi giao tiếp. Người xung quanh khi tiếp xúc trực tiếp cũng cảm thấy khó chịu, thường chỉ phản ứng quạy mặt đi nơi khác hoặc lảng tránh, ít khi góp ý trực tiếp vì lý do tế nhị. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng... và các yếu tố khác. Cụ thể là: Miệng. Trong khoảng 90% trường hợp hôi miệng có cội nguồn mùi phát sinh từ trong miệng mình. Chính vì vậy thuật ngữ hôi miệng được gọi tên trực tiếp liên quan đến miệng mà không phải là các bộ phận khác như lưỡi, họng, dạ dày, nướu…. Miệng người có trung bình khoảng hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy. Các mùi được sản sinh chủ yếu là do sự phân hủy của protein thành các amino acid, các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi đã được chứng minh là có liên quan thống kê với mức malodor miệng. Các bộ phận khác của miệng cũng có thể góp vào việc tạo mùi một cách tổng thể, nhưng không phải là phổ biến ví dụ như mặt sau của lưỡi, hốc liên nha khoa và phụ nướu, các lỗ sâu răng, áp xe và răng giả không sạch sẽ, những tổn thương dựa trên miệng do nhiễm virus như Herpes simplex và HPV cũng có thể tạo ra hơi thở hôi. Cường độ của hơi thở hôi có thể khác nhau trong ngày, do ăn các loại thực phẩm nhất định (ví dụ như tỏi, hành tây, thịt, cá, và pho mát) và đặc biệt là việc hút thuốc lá và uống rượu, bia. Ngoài ra việc miệng không tiếp xúc với oxy như không hoạt động vào ban đêm (khi ngủ thì người ta thường ngậm miệng) do đó mùi thường bốc lên khi sáng sớm tỉnh dậy có thể là thoáng qua, thường biến mất sau khi ăn, uống, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc rửa bằng nước súc miệng chuyên dụng. Viêm nhiễm. Những viêm nhiễm như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm, áp-xe lợi, viêm niêm mạc miệng, viêm Amydal… là những ổ viêm tạo mùi hôi. Những nhiễm trùng nơi khác nhưng có phản ứng viêm sốt toàn thân cũng gây hội chứng môi khô, lưỡi bẩn miệng hôi, sơ bộ cũng chẩn đoán ra tình trạng nhiễm trùng. Chứng hôi miệng mãn tính có thể bắt nguồn từ một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng xoang nặng, viêm mũi, rối loạn tiêu hóa hay bệnh về gan và thận. Viêm xoang mạn tính dẫn đến khoang mũi luôn có dịch mủ lấp đầy, khi cơ thể tự dẫn lưu các dịch mủ theo các lỗ thông giải phẫu từ xoang xuống miệng mũi gây ra mùi đặc trưng cho loại hơi thở hôi. Hội chứng trào ngược thực quản-dạ dày, do dạ dày viêm loét ứ đọng thức ăn tiêu hóa dở dang lên men, sinh hơi, trào ngược qua tâm vị không đóng kín, như ăn quá no ợ hơi thức ăn, cũng gây mùi hôi khó chịu. Một số loại bệnh có liên quan đến hôi miệng như: Chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm, thuốc men, sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi hoặc khi ăn một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải, chẳng hạn như tỏi hoặc hành tây. Chế độ ăn kiêng quá mức hoặc ăn uống không đầy đủ. Các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi được tiêu hóa ban đầu ở miệng tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối. Hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá. Hút thuốc Rượu, bia. Bia và rượu chưng cất thủ công, thuốc lá, xì gà, thuốc lào gây mùi hôi đặc trưng. Thuốc - thường là thuốc có thể gây khô miệng dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật tăng lên trong miệng. Vệ sinh. Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém, vụn thức ăn bám vào các khe kẽ bị phân hủy, các mảng bám cao răng lâu ngày không được nha sĩ lấy bỏ là thủ phạm tích tụ những vi khuẩn phân hủy thức ăn tạo mùi hôi. Không đánh răng hoặc không dùng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ các mẫu thức ăn bám trên răng và nướu. Phòng ngừa và điều trị. Vệ sinh răng miệng. Giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày và định kỳ chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp hữu hiệu đề phòng ngừa sâu răng và hôi miệng. Chế độ ăn uống. Khi bị hôi miệng cần điều chỉnh chế độ ăn, theo đó chế độ ăn với lượng tinh bột thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Đặc điểm của chế độ ăn này là do thiếu một lượng tinh bột cần thiết nên cơ thể đốt cháy lượng chất béo dự trữ để sử dụng. Khi chất béo được đốt cháy, các hóa chất mang tên ketone (xeton) tích tụ trong cơ thể được phóng thích ra ngoài qua hơi thở và khiến hơi thở có mùi. Quá trình trao đổi chất này liên quan đến dạ dày chứ không phải miệng, nên có thể thay đổi chế độ ăn uống mới giúp giảm hôi miệng. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, thuốc lào. Một số thực phẩm có tác dụng chống hôi miệng do đó có lời khuyên cho rằng sau bữa ăn, uống một tách trà, trà xanh hay trà đen, loại trà này chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn các vi khuẩn sinh sôi, polyphenol, thành phần hóa chất được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, ăn sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic (gần 200 ml/ngày) cũng giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi ở miệng. Nên uống nhiều nước vì vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi ở miệng khô. Uống nhiều nước giúp tống khứ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa. Mùi tây và húng quế là những loại rau chứa nhiều polyphenol, có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi. Ăn táo cũng có thể giảm bớt mùi hôi do ăn tỏi, các polyphenol có nhiều trong táo cũng giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh gây hôi, giúp giữ sạch răng miệng. Cải bó xôi là một loại thực phẩm giàu polyphenol khác. Polyphenol trong các loại thực phẩm như cải bó xôi và táo nên được trộn với tỏi để phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh. Hạn chế dùng đường: Kẹo bạc hà và kẹo cao su có thể giúp thay đổi mùi hơi thở và không nên dùng các loại kẹo ngọt vì vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu, đồng thời việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp khử mùi. Dùng thảo dược như bạch đậu khấu, loại gia vị mang vị ngọt thường có trong các món ăn Ấn Độ, có khả năng kháng khuẩn, làm sạch hơi thở. Hoàng bá là một vị thuốc giúp ta khắc phục tạm thời được chứng hôi miệng. Ngoài tác dụng chống hôi miệng, hoàng bá còn có tác dụng trị sâu răng, viêm nha chu, viêm họng và viêm ruột.
1
null
Vòm miệng, trong y học còn được gọi là vòm khẩu cái, trong ngôn ngữ học thường được gọi là ngạc (danh pháp khoa học: "Palatum"), là trần của miệng ở con người và các động vật có vú khác. Khẩu cái nằm giữa, giới hạn ổ miệng với mũi trong (hay ổ mũi). Cấu trúc tương tự được tìm thấy ở bộ cá sấu, nhưng ở đa số các loài động vật bốn chân khác, khoang miệng và khoang mũi không hoàn toàn biệt lập. Khẩu cái được chia làm 2 phần, phần xương ở phía trước gọi là khẩu cái cứng (trong ngôn ngữ học được gọi là "ngạc cứng") và phần thịt ở phía sau gọi là khẩu cái mềm (trong ngôn ngữ học được gọi là "ngạc mềm"). Dây thần kinh hàm trên, nhánh của dây thần kinh sinh ba (V) cung cấp cảm nhận kích thích cho vùng khẩu cái. Khẩu cái cứng hình thành trước khi sinh. Nếu sự hợp thành khẩu cái cứng không hoàn chỉnh thì đây được gọi là tật chẻ vòm hầu. Chức năng. Khi hoạt động phối hợp với các bộ phận khác ở miệng, khẩu cái tạo ra một số âm thanh nhất định.
1
null
Dưới đây là danh sách từng phần các trại tập trung của Đức Quốc Xã được dựng lên khắp châu Âu trong thời Thế chiến thứ hai và Holocaust. Một danh sách đầy đủ hơn đã được lập ra năm 1967 bởi Bộ Tư pháp Đức gồm khoảng 1.200 trại và phân trại ở các nước châu Âu do Đức Quốc Xã chiếm đóng, trong khi Jewish Virtual Library viết: "Có ước tính là Đứeajname="jewishvirtuallibrary1">"Concentration Camp Listing" Sourced from Van Eck, Ludo "Le livre des Camps." Belgium: Editions Kritak; and Gilbert, Martin "Atlas of the Holocaust." New York: William Morrow 1993 ISBN 0-688-12364-3. In this on-line site are the names of 149 camps and 814 subcamps, organized by country.</ref> Phần lớn các trại này đã bị phá hủy. Những trại cuối cùng do Đức Quốc Xã lập ra phần lớn là từ năm 1939 tới 1942, nhằm mục đích giam các nhóm lớn tù nhân mà không đưa ra xét xử trước tòa án, trong đó có các người Do Thái, người Di-gan, người Slav, tù binh cùng nhiều người khác, bị chính quyền chiếm đóng không ưa. Trong quan điểm lịch sử ("historiography") hiện đại, cụm từ trại tập trung đề cập tới một nơi "đối xử tàn tệ", "để cho đói", bắt "lao động cưỡng bách", và "giết người". Một số dữ liệu trong bảng này được lấy từ The War Against the Jews ("Chiến tranh chống người Do Thái") của Lucy Dawidowicz.j mwjdmdjm€:#/* mga Bảng liệt kê. Các trại hủy diệt được đánh dấu màu đỏ lợt, trại tập trung được đánh dấu màu xanh dương lợt, trại lao động được đánh dấu màu xám , trong khi các trại chuyển tiếp và các điểm tập hợp thì không tô màu. Các ghetto của Đức Quốc Xã không đưa vào danh sách này. Theo các dữ liệu trình bày trong bảng bên dưới, ước tính có 4.251.500 người đã chết trong các trại này.
1
null
Trận phản công Staraya Russa là trận phản công lớn thứ hai của quân đội Liên Xô trên hướng Leningrad trong tháng 8 năm 1941. Diễn ra từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 8 năm 1941, trong một cố gắng để đẩy lùi cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) đang tấn công theo hướng Novgorod - Volkhov để vây bọc Leningrad từ phía Nam và Đông Nam, Quân đội Liên Xô trên hướng Tây Bắc đã sử dụng các tập đoàn quân 11, 27 và 34 của Phương diện quân Tây Bắc (tái lập) và Tập đoàn quân 48 của Phương diện quân Bắc cùng với Tập đoàn quân 34 do thiếu tướng K. M. Kachanov chỉ huy được điều động từ lực lượng dự bị chiến lược của STAVKA tổ chức một trận phản công lớn ở khu vực Staraya Russa và Đông Nam hồ Ilmen. Để đối phó với trận phản công này, quân đội Đức Quốc xã đã huy động các quân đoàn bộ binh 1, 2, 10 và 28. Sau gần 2 tuần giao chiến, quân đội Liên Xô bị tổn thất nặng và buộc phải rút lui. Quân đội Đức Quốc xã tiến ra các khu vực tiếp cận ngoại ô phía Nam Leningrad. Ở phía Đông, Quân đoàn bộ binh 23 thuộc Tập đoàn quân 16 (Đức) đánh chiếm khu vực Kholm. Ở phía Bắc, Quân đoàn cơ giới 39 (Đức) đánh chiếm khu vực Shlisselburg, chia cắt Leningrad với lãnh thổ Liên Xô. Ngày 8 tháng 9 năm 1941, Tập đoàn quân 18 (Đức) và Cụm quân Đông Nam (Phần Lan) bắt đầu phong tỏa Leningrad, quân đội và người dân Liên Xô bắt đầu cuộc chiến chống phong tỏa Leningrad. Tình huống mặt trận. Sau khi đánh lui cuộc phản công của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) tại khu vực phía Bắc sông Shelon, cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) tiếp tục tập trung lực lượng tấn công trên hướng Bắc hồ Ilmen để mở đường tiến đến Leningrad. Trong các ngày 9 và 10 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 41 và Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) chuyển hướng lên phía Bắc hồ Ilmen và mở các đòn tấn công mới trên toàn tuyến phòng thủ Luga mà trọng tâm là các cụm cứ điểm Kingisepp, Luga và Shimsk. Chiến tuyến của quân Đức ở phía Nam hồ Ilmen được giao cho Quân đoàn bộ binh 10 thuộc Tập đoàn quân 16 trấn giữ. Do các cụm quân Liên Xô ở phía Bắc hồ Ilmen đang trong trạng thái phòng ngự, quân đội Liên Xô vẫn không từ bỏ ý định kéo Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phải lùi lại bằng cách đánh vào phía sau các quân đoàn Đức đang tấn công trên hướng Luga, giảm bớt sức ép cho tuyến phòng thủ này. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Quân đội Liên Xô tham gia trận phản công trên hướng Staraya Russa được huy động lớn hơn trận phản công Soltsy trước đó. Nó bao gồm 3 tập đoàn quân của Phương diện quân Tây Bắc (cũ) và 1 tập đoàn quân của Khu phòng thủ Leningrad thuộc Phương diện quân Bắc: Cả hai tập đoàn quân đều bị hao hụt quân số và vũ khí sau các chiến dịch phòng thủ liên tục từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 năm 1941. Để tăng cường cho trận phản công này, STAVKA đã điều động cho Phương diện quân Tây Bắc các đơn vị lấy từ lực lượng dự bị mới thành lập và huy động cánh trái của Phương diện quân Bắc tham gia chiến dịch: Ngày 8 tháng 8, STAVKA ra mệnh lệnh số 00824 về mục tiêu nhiệm vụ trên hướng Leningrad. Phần nhiệm vụ của Phương diện quân Tây Bắc gồm có: Các tướng N. F. Vatutin và M. V. Zakharov cho rằng họ có thể tấn công với tốc độ 15 km/ngày. Nguyên soái B. M. Shaposnikov, Tổng tham mưu trưởng Liên Xô coi tốc độ này là quá cao so với thực lực của quân đội. Ông chỉ thị yêu cầu chỉ duy trì tốc độ tấn công 4 đến 5 km/ngày và phải luôn chú ý bảo vệ chặt chẽ hai bên sườn. Một cụm xung kích được thành lập gồm các sư đoàn bộ binh 245, 257, 259, 262, Sư đoàn kỵ binh 254 và trung đoàn xe tăng 16 ở thê đội 1. Thê đội 2 gồm Sư đoàn kỵ binh 25 và trung đoàn xe tăng 59. Trong số các sư đoàn bộ binh có các sư đoàn 254, 257 và 262 được chuyển từ quân của NKVD với quân số chỉ từ 1.000 đến 1.500 người mỗi sư đoàn, hầu như không có vũ khí nặng. Quân đội Đức Quốc xã. Từ ngày 9 tháng 8, khi Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) chuyển vị trí tấn công lên hướng Kingisepp, Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) cũng dịch chuyển lên hướng Luga. Tập đoàn quân 16 (Đức) do thượng tướng Ernst Busch chỉ huy mở rộng chính diện cánh trái đến phía Tây hồ Ilmen. Binh lực quân Đức đối diện với các tập đoàn quân Liên Xô trên hướng Staraya Russa gồm có: Sau khi đánh lui cuộc phản công của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) tại khu vực sông Shelon, thống chế Đức Wilhelm von Leeb nhận định trong Báo cáo số 1770/41 ngày 27 tháng 7 năm 1941: Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức lại có đánh giá khác. Ngày 1 tháng 8, tướng Franz Halder, Tổng tham mưu trưởng lục quân Đức ghi nhận: Tướng Erich von Manstein cũng nhận định rằng cuộc tấn công sắp diễn ra của quân đội Liên Xô vào Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) sẽ buộc cánh phải của Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) phải tạm dừng tấn công trên hướng Leningrad để quay sang cứu trợ cho Quân đoàn bộ binh 10 và cũng nhằm che đỡ cho sườn phía Tây của chính họ. Diễn biến. Sáng 12 tháng 8, Phương diện quân Tây Bắc (tái lập) đồng loạt mở cuộc tấn công vượt qua sông Lovat. Ngày 13 tháng 8, tướng Ernst Busch điều động Sư đoàn cơ giới 18 của tướng Friedrich Herrlein từ Tập đoàn quân xe tăng 3 mới được phối thuộc cho Tập đoàn quân 16 mở cuộc đột kích vào Kholm, chặn đứng cuộc tấn công của Tập đoàn quân 27. Trên cánh phải, Tập đoàn quân 11 từ tuyến Staraya Russa - Okufokovo (???) tấn công theo hướng đến Soltsy, đánh bật Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) sang bờ Tây sông Polist và phát triển đến nhà ga Baglyady. Tập đoàn quân 34 trên tuyến Okufokovo - Skuratovo (???) thu được nhiều thành công hơn cả. Sau hai ngày tấn công, Tập đoàn quân này đã thọc sâu đến hơn 40 km vào tuyến phòng thủ của quân Đức ở điểm tiếp giáp giữa Quân đoàn bộ binh 2 và Quân đoàn bộ binh 10. Đến ngày 14 tháng 8, Tập đoàn quân 34 (Liên Xô) đã đánh chiếm thị trấn Morino, cắt đứt đường sắt từ Dno đi Staraya Russa và uy hiếp con đường sắt từ Dno đi Shimsk. Cuộc phản công lớn của quân đội Liên Xô một lần nữa gây ra mối lo ngại thực sự cho Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức và Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức). 18 giờ ngày 18 tháng 8, Tổng tham mưu trưởng lục quân Đức, tướng Franz Halder điện cho thống chế Wilhelm von Leeb: Ngày 19 tháng 8, thống chế Wilhelm von Leeb ra lệnh cho Quân đoàn cơ giới 56 dừng cuộc công kích vào Novgorod, yêu cầu tướng Erich von Manstein điều Sư đoàn cơ giới 3 và Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf" quay sang hướng Staraya Russa để cứu nguy cho Quân đoàn bộ binh 10. Quân đoàn bộ binh 2 (Đức) trên hướng Ratcha cũng được lệnh tập trung 2 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn pháo tự hành và toàn bộ pháo binh của quân đoàn tấn công vào sườn trái của Tập đoàn quân 34 (Liên Xô). Hai sư đoàn cánh trái của Quân đoàn bộ binh 1 và Sư đoàn xe tăng 8 (thuộc Quân đoàn cơ giới 56) được lệnh kiềm chế Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) tại khu vực Novgorod, ngăn cản tập đoàn quân này mở cuộc phản công xuống phía Tây hồ Ilmen. Khoảng 80 đến 100 máy bay cường kích và máy bay ném bom của Quân đoàn không quân 8 (Đức) cũng được huy động để yểm hộ từ trên không. Cuộc chuyển quân của quân Đức giữ được bí mật và đòn phản kích bất ngờ do 2 sư đoàn cơ giới và 3 sư đoàn bộ binh Đức thực hiện đã chặn đứng các tập đoàn quân Liên Xô trên tuyến đường sắt Dno - Staraya Russa. Ngày 21 tháng 8, quân Đức đánh lui các tập đoàn quân 11 và 34 (Liên Xô) về tuyến sông Polist. Ngày 23 tháng 8, xe tăng Đức vượt sông Polist và bắt đầu đánh chiếm các bến vượt của quân đội Liên Xô trên tuyến sông Lovat. Không quân Đức liên tục dội bom xuống đội hình quân đội Liên Xô suốt từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Ngày 25 tháng 8, số quân còn lại của hai tập đoàn quân Liên Xô rút qua sông Lovat với những thiệt hại rất nặng nề. Tập đoàn quân 48 của Phương diện quân Bắc (Liên Xô) đã không thể vượt qua tuyến phòng thủ của quân Đức tại tuyến Utorgosh - Shimsk để ứng cứu cho cánh phải của Phương diện quân Tây Bắc. Tướng P. P. Shobenikov buộc phải tổ chức lại tuyến phòng thủ trên sông Lovat. Kết quả và ảnh hưởng. Kết quả. Đây là lần thứ hai cuộc phản công của Phương diện quân Tây Bắc (Liên Xô) thất bại trong thời gian hè - thu năm 1941. Nếu như ở trận phản công Soltsy, phần lớn Tập đoàn quân 11 đã rút được về tuyến xuất phát thì lần này, hai tập đoàn quân 11 và 34 đã không thể làm được như vậy. Quân Đức tuyên bố bắt giữ 18.000 tù binh Liên Xô, phá hủy 20 xe tăng, 300 pháo và súng cối, 36 súng phòng không và hơn 700 xe cơ giới khác. Các thống kê từ phía Nga cho biết đến ngày 1 tháng 9, cả ba tập đoàn quân 11, 27 và 34 chỉ còn lại 198.549 người so với quân số 327.099 người ngày 10 tháng 8. Riêng Tập đoàn quân 34 thiệt hại nặng nề nhất, chỉ còn lại 22.043 người so với 54.912 người lúc ban đầu. Cũng tại tập đoàn quân này, 73/84 xe tăng bị phá hủy hoặc hư hỏng, 628 khẩu pháo trong số 748 khẩu bị phá hủy hoặc rơi vào tay quân Đức. Ảnh hưởng. Trận phản công Staraya Russa thất bại đã tạo ra nhiều hệ lụy cho tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô trên hướng Tây Bắc mặt trận Xô-Đức. Không còn bị tập kích từ phía sau, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã tự do di chuyển Quân đoàn xe tăng 41 lên phía Bắc, chọc thủng tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô tại phía Nam Kingisepp và bắt đầu dồn quân đội Liên Xô ra bờ biển Baltic. Quân đoàn cơ giới 56 và Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) cũng chọc thủng tuyến phòng thủ Luga ở phía Nam thành phố này và dồn Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô vào vòng vây. Từ đó, Tập đoàn quân 18 (Đức) tiến sang hướng Đông Nam Leningrad, chiếm vị trí yết hầu của Leningrad tại khu vực Mga - Sinyavino và bao vây thành phồ. Ở phía Nam hồ Ilmen, cánh phải của Tập đoàn quân 16 (Đức) không dừng lại, đã mở tiếp đòn tấn công sang phía Đông sông Lovat, đánh chiếm Demyansk và uy hiếp phía sau Cụm phòng thủ Novgorod của quân đội Liên Xô. Hậu quả của trận phản công Staraya Russa càng bi thảm hơn khi Chính ủy Tập đoàn quân bậc I, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Hồng quân L. D. Mekhlis đã lập một tòa án quân sự để xét xử các tướng lĩnh Hồng quân không phải vì thua trận mà vì cái mà ông ta gọi trong bản án số 057 là "vô tổ chức và hèn nhát". Theo bản án được tuyên ngày 11 tháng 9 năm 1941 tại làng Zaborovye, tướng K. A. Mereskov bị cách chức Tham mưu trưởng Phương diện quân Tây Bắc và bị điều đi chỉ huy Tập đoàn quân độc lập 7 trên hướng Karelia. Tướng P. P. Shobenikov bị cách chức Tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc và bị kết án 5 năm tù, nhưng sau đó ông được tha và chỉ bị giáng cấp hàm xuống đại tá, bị điều đi là Cục trưởng Cục tham mưu của Bộ tư lệnh quân dự bị. Thay thế ông là trung tướng P. A. Kurochkin. Các tướng K. M. Kachanov, tư lệnh và V. S. Goncharov, tham mưu trưởng Tập đoàn quân 34 bị tuyên án tử hình tại bản án số 270 ngày 27 tháng 9 năm 1941. Ngày 29 tháng 9, họ bị xử bắn. Mãi đến năm 1956, một ủy ban xét khiếu nại của Tòa án tối cao Liên Xô mới kết luận về sự thiếu cơ sở pháp lý khi quy kết tội danh cho hai vị tướng này và danh dự của họ được phục hồi.
1
null
Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu. Sự kiện được Governing Council của UNDP đưa ra năm 1989 trong (quyết nghị) "Decision 89/46 15". Nó được lấy cảm hứng từ "Ngày thế giới 5 tỉ người" vào 11 tháng 7 năm 1987. Cậu bé người Nam Tư Matej Gašpar sinh ra tại thành phố Zagreb là công dân thứ 5 tỷ của Thế giới. Sau đó ngày này được Liên Hợp Quốc công nhận là "ngày lễ quốc tế". Chủ đề qua các năm. Chủ đề Ngày thế giới năm 2013 là "Focus is on Adolescent Pregnancy" - "Mang thai ở tuổi vị thành niên". Dân số thế giới đến ngày 10 tháng 7 năm 2013 là 7.097.100.000 Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), toàn thế giới có khoảng 16 triệu bé gái dưới 18 tuổi sinh con mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 3,2 triệu nạo phá thai không an toàn.
1
null
Người tuyết ("Yeti") (tiếng Nepal: हिममानव, "người núi") là một sinh vật bí ẩn giống vượn cao hơn người trung bình và được cho rằng sống ở khu vực dãy Himalaya của Nepal và Tây Tạng. Tên "Yeti" và "Meh-Teh" thường được dùng bởi người bản địa, và là một phần lịch sử thần thoại của họ. Câu truyện về Yeti được truyền bá đến phương Tây vào thế kỷ 19. Cộng đồng khoa học thường cho Yeti là một huyền thoại, do thiếu bằng chứng kết luận, nhưng nó vẫn là một trong những động vật huyền bí nổi tiếng nhất. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một chuỗi ti thể DNA phù hợp với mẫu vật từ xương hàm gấu trắng Bắc Cực cổ đại tại Na Uy, vào khoảng giữa 40,000 và 120,000 năm trước. Từ nguyên và tên thay thế. Từ "Yeti" xuất phát từ ), một sự kết hợp của từ "đá", "nơi nhiều đá" và () "gấu". Các từ "ti", "te" và "teh" xuất phát từ 'tre' (đánh vần "dred"), nghĩa là gấu, với chữ 'r' phát âm nhẹ gần như không nghe được, làm cho nó đọc thành "te" hay "teh". Nhiều tên khác được dùng bởi người Hymalaya:
1
null
Kevin Norwood Bacon (sinh ngày 8 tháng 7 năm 1958) là một diễn viên điện ảnh và sân khấu kiêm nhạc sĩ người Mỹ. Ông có những vai diễn để đời trong các phim "National Lampoon's Animal House", "Diner", "Footloose", "Flatliners", "Wild Things", "A Few Good Men", "JFK", "The River Wild", "Murder in the First", "Apollo 13", "Hollow Man", "Stir of Echoes", "Trapped", "Mystic River", "The Woodsman", "Friday the 13th", "Death Sentence", "Frost/Nixon", "", và "Tremors". Hiện Kevin đang tham gia vào sê ri phim truyền hình "The Following" của Fox. Bacon đã nhận được giải Quả cầu vàng và Giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh, được đề cử cho một giải Emmy và được "The Guardian" xướng tên trong số những diễn viên xuất sắc nhất chưa bao giờ được đề của cho giải Oscar. Năm 2003, Bacon đã có tên trên đại lộ Danh vọng Hollywood. Thời trẻ. Bacon được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sáu người con ở Philadelphia, Pennsylvania. Mẹ của anh, Ruth Hilda (tên thời trẻ Holmes; 1916–1991), dạy ở một trường tiểu học và là một nhà hoạt động vì tự do, trong khi cha anh, Edmund Bacon (2 tháng 5 năm 1910 – 14 tháng 10 năm 2005), là một kiến trúc sư xuất chúng và một người Philadelphia lỗi lạc; ông đã nhiều năm là giám đốc điều hành của Ủy ban Quy hoạch thành phố Philadelphia. Năm 1975 khi 16 tuổi, Bacon đã giành được học bổng toàn phần và theo học Trường nghệ thuật thống đốc bang Pennsylvania (Pennsylvania Governor's School for the Arts) ở đại học Bucknell. Đây là một khóa học nghệ thuật năm tuần do bang tài trợ dạy về sân khấu do tiến sĩ Glory Van Scott giảng dạy. Trải nghiệm tại đây đã chắp cánh cho niềm đam mê nghệ thuật của Bacon.
1
null
Dưới đây là danh sách nhân vật khách mời trong Kaizoku Sentai Gokaiger, những nhân vật thuộc về 34 series Super Sentai trước đó, tái xuất trong dịp kỉ niệm series Super Sentai thứ 35. Nhân vật chính diện. Nhiều nhân vật chính diện, bao gồm các chiến binh và đồng minh của họ, đã nhiều lần xuất hiện trước mặt các Gokaiger, ban cho họ sức mạnh, cung cấp thông tin hay thậm chí là chiến đấu bên cạnh họ. Nhân vật phản diện. Trong suốt series và các phim điện ảnh, nhóm Gokaiger đã nhiều lần đối mặt với nhiều nhân vật phản diện cũ, kẻ thù của các Super Sentai trước đây. Một số nhân vật được thiết kế lại, trong khi một số có hình dạng và sức mạnh như cũ.
1
null
Jidai-geki (thời đại kịch) là một thể loại phim điện ảnh, phim truyền hình hay kịch nói với bối cảnh là các thời kỳ trước cuộc Duy Tân Meiji (Minh Trị), trước thời Edo hoặc các thời kỳ trước đó trong lịch sử Nhật Bản. Từ "kịch" (geki) trong "thời đại kịch" không chỉ mang nghĩa là diễn kịch trên sâu khấu mà còn bao gồm cả phim điện ảnh và phim truyền hình. Thời đại kịch là một thể loại lớn trong phim điện ảnh, phim truyền hình hay kịch nói tại Nhật, đối lập với "hiện đại kịch" (Gendai-geki) với bối cảnh là xã hội đương đại. Thể loại này cùng với tiểu thuyết thời đại (Jidai-shōsetsu) còn được gọi chung là "Mage-mono" hay "Chonmage-mono", trong đó Mage hay Chonmage là kiểu tóc đặc trưng của tầng lớp Samurai trong thời đại cũ và cũng là hình ảnh tượng trưng cho tầng lớp này. Trong Jidai-geki, có loại kịch nói, phim ảnh với những cảnh đấu kiếm cao trào còn được gọi là Chambara (Chanbara). Danh xưng này bắt nguồn từ từ tượng thanh "chanchan barabara" mô tả tiếng đao kiếm va chạm nhau trong phim. Như vậy, Chambara là một phân nhánh nhỏ của Jidai-geki, trong đó Jidai-geki có thể hiểu nôm na là phim, kịch "cổ trang" đặc thù của nước Nhật, còn Chambara là phim, kịch với những màn đấu kiếm là cao trào của bộ phim, vở kịch, hay có thể hiểu nôm na là phim, kịch "kiếm hiệp". Jidai-geki, Chambara thường được dịch sang Anh ngữ là "Samurai drama". Nói theo nghĩa rộng thì các bộ phim Ninja cũng được xếp vào thể loại Jidai-geki, nhưng thường là được phân chia rạch ròi. Chỉ những bộ phim với đề tài là các Ninja nổi tiếng (không phân biệt hư cấu hay nhân vật lịch sử) trong thời Chiến quốc (Sengoku) và Edo mới được xếp vào hàng Jidai-geki. Khái yếu. Jidai-geki là một thể loại lớn trong ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản, hằng năm có rất nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình thuộc thể loại này được chế tác. Trong số đó, phổ biến là các tác phẩm với bối cảnh từ thời Heian cho đến thời Duy Tân Meiji, và đặc biệt là tập trung vào thời Edo. Thời kỳ Edo là một dấu son trong lịch sử Nhật Bản với rất nhiều thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật cũng như võ nghệ, kiếm pháp với vô số kiếm sĩ lừng danh. Vì vậy nên thời kỳ Edo trở thành một đề tài khai thác lớn của Jidai-geki và có rất nhiều phim trường được dựng lên với để phục vụ mục đích quay những bộ phim với bối cảnh thuộc thời kỳ lịch sử này. Tuy phim ảnh với bối cảnh lịch sử trước cuộc Duy Tân Meiji, các thời kỳ lịch sử trước đó đều được xếp vào thể loại Jidai-geki nhưng các bộ phim với bối cảnh thời cổ đại, thời Yayoi thì có y phục, đạo cụ và nội dung khác nhiều với các bộ phim Jidai-geki phổ biến (thời Edo). Ngoài ra còn có thể loại phim lịch sử (Rekishi-geki), nhưng phim lịch sử nước Nhật cũng được gọi chung là Jidai-geki còn phim lịch sử của các nước khác thì vẫn gọi là phim lịch sử. Trong cộng đồng các nước nói tiếng Anh, người ta dùng từ "period piece" hay "period drama" để chỉ về thể loại phim lịch sử tương đương với Jidai-geki của Nhật. Còn phim Jidai-geki Nhật Bản với những màn đấu kiếm là trung tâm thì gọi là Jidaigeki. Trong Jidai-geki thường xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử, các sự kiện từng xảy ra trong lịch sử nhưng tất cả đều được tiểu thuyết hóa, được gia công để đại chúng đương đại dễ dàng đón nhận. Các phim Jidai-geki thời kỳ đầu thường mô tả, phản ánh trung thực về sự phân biệt giai cấp, thân phận cũng như phân biệt nam nữ trong xã hội. Tuy nhiên, trong các phim Jidai-geki thời kỳ, người ta nghĩ đến việc làm khác đi để không gây cảm giác xa lạ trong xã hội hiện đại, do đó mới có việc các nhân vật nữ có nhiều chỗ đứng trong câu chuyện và góc nhìn của nhân vật chính cũng được thay đổi để phù hợp với giá trị quan hiện đại. Nguồn gốc. Trong số các hình thức diễn kịch sân khấu tại Nhật thì Kabuki là một trong các loại hình có lịch sử phát triển sớm nhất, và các vở kịch Kabuki với nội dung là các sự kiện xảy ra từ thời Edo trở về trước được gọi là Jidai-mono (thời đại vật).  Ngày nay, từ Jidai-mono được dùng để chỉ các loại tiểu thuyết, phim ảnh, diễn kịch nói chung với đề tài, bối cảnh từ thời Edo trở về trước. Như đã nói trên, Jidai-geki (thời đại kịch) là một thể loại đặc chủng riêng của Nhật Bản, bao trùm ở các mặt kịch sân khấu, phim điện ảnh và phim truyền hình. Kịch sân khấu bắt đầu từ sau thời Duy Tân Meiji, còn lịch sử của Jidai-geki trong điện ảnh bắt đầu từ sau khi Makino Shōzō, người được mệnh danh là cha đẻ của điện ảnh Nhật Bản, dựng bộ phim Jidai-geki đầu tiên là "trận hợp chiến ở chùa Honnō" (Honnō-ji no kassen) vào năm 1908 (năm Meiji thứ 41), và lịch sử của phim truyền hình bắt đầu từ sau đệ nhị Thế chiến (sau 1945). Vào thời Meiji, từ "tráng sĩ" (sōshi) còn được dùng để chỉ các nhà hoạt động tự do dân quyền. Năm 1888 (Meiji thứ 21) có "tráng sĩ" Sudō Sadanori thuộc đảng tự do khai sinh ra thể loại "kịch tráng sĩ" (Sōshi shibai) ở Ōsaka, sau thể loại này được Kawakami Otojirō phát triển thêm. Từ những năm Meiji 30 (1890) trở về sau, để phân biệt với kịch Kabuki truyền thống, báo giới Nhật Bản gọi Kabuki là "cựu phái kịch" (phái kịch cũ) còn "kịch tráng sĩ" là "tân phái kịch" (phái kịch mới). Đến năm 1906 lại có Hiệp hội văn hóa của Tsubouchi Shōyō và Shimamura Hōgetsu, năm 1909 có nhóm Osanai Kaoru, Ichikawa Danza đới thứ hai gọi hình thức diễn kịch chịu ảnh hưởng của kịch cận đại Âu châu của họ là "tân kịch" nhằm phân biệt với cựu phái (Kabuki) và tân phái (kịch tráng sĩ). Và như vậy, có thể thấy hình thức phân biệt Jidai-geki (thời đại kịch) và Gendai-geki (hiện đại kịch) khởi nguồn từ cách phân biệt từ kịch sân khấu thời Edo. Về mảng điện ảnh, có thể nói trong thời kỳ đầu nó chịu khá nhiều ảnh hưởng từ cựu phái kịch (Kabuki). Thời Makino Shōzō còn làm việc cho hãng phim Yokota Shōkai ở Kyōto thì các vai nữ trong phim của ông đều do các diễn viên nam gọi là "onna-gata" đảm nhiệm. Mãi cho đến năm 1919 (Taishō thứ 8) thì đạo diễn Kaeriyama Norimasa mới áp dụng nhiều yếu tố của tân kịch vào điện ảnh với bộ phim "cô gái miền sơn cước" (miyama no otome) và khi Osanai Kaori được hãng Shōchiku Cinema mời về làm đạo diễn thì điện ảnh mới thoát khỏi tầm ảnh hững của cựu phái kịch. Miyama no otome là bộ phim Nhật đầu tiên có sự xuất hiện của diễn viên nữ đóng vai nữ. Năm 1912 (Taishō thứ 11), hãng phim Yokota Shōkai hợp nhất với ba hãng khác, thành lập nên hãng Nikkatsu. Sau khi thành lập, hãng này vẫn tiếp tục sử dụng các diễn viên nam (onna-gata) cho các vai diễn nữ trong các bộ phim đề tài hiện đại (Gendai-geki) và mãi đến năm 1923, thời kỳ xảy ra vụ đại chấn Kantō thì Nikkatsu mới bắt đầu sản xuất Gendai-geki với các yếu tố tân kịch. Lúc đó, tên của hãng cũng phân làm hai, là "Nikkatsu kyū gekibu" (bộ phận cựu kịch Nikkatsu) chuyên làm phim Jidai-geki và "Nikkatsu shin gekibu" (bộ phận tân kịch Nikkatsu) chuyên sản xuất Gendai-geki. Tại Tōkyō thì có hãng phim Kokusai Katsuei (gọi tắt là Kokkatsu) ở Sugamo cũng từng có thời kỳ chuyên sản xuất Jidai-geki, nhưng sau phá sản vì trào lưu tân kịch trong điện ảnh ngày càng được ưa chuộng nên nhân sự của họ bỏ về Kyōto. Đó là lý do vì sao các diễn viên, đạo diễn Jidai-geki phần lớn ở Kyōto còn những người làm Gendai-geki lại sống ở Tōkyō. Cũng cần nói thêm rằng ngôi sao Jidai-geki đầu tiên là Onoe Matsu-no-suke. Ông từng đóng vai chính qua hơn 1000 bộ phim như Mito Kōmon, Araki Mata-uemon, Chūshingura... Từ năm 1920. Năm 1917, Sawada Shōjirō, vốn xuất thân từ tân kịch, đứng lên thành lập "Tân quốc kịch" (Shinkoku-geki) vốn là trung gian giữa cựu phái kịch, tân phái kịch và tân kịch, lại áp dụng những màn đấu kiếm trong Kabuki và hướng tới đại chúng. Tân quốc kịch được đại chúng đón nhận nồng nhiệt, và hai tựa kịch ăn khách của họ thời đó là "Tsukigata Hampeita" và "Kunisada Chūji" rất được yêu thích và sau được dựng thành phim. Khoảng thời gian này, đạo diễn Makino Shōzō tách rời khỏi hãng phim Nikkatsu để hoạt động độc lập, lập hãng riêng là "sở đào tạo chế tác phim ảnh Makino", sau đổi tên thành Makino Production và đào tạo ra các ngôi sao như Bantō Tsuma-saburō, Arashi Kanjūrō, Tsukigata Ryū-no-suke và Kataoka Chiezō. Những người này sau lại đứng ra thành lập Bantō Tsuma-saburō Production và đào tạo ra hàng loạt những ngôi sao Jidai-geki khác. Bantō Tsuma-saburō cũng là người đầu tiên lập khu quay phim ở Uzumasa-mura, khu ngoại ô ở Kyōto và ngày nay là khu quay phim của hãng Tōei. Từ giữa thập niên 1930 trở đi, nhờ kỹ thuật Talkie (đồng bộ hình ảnh và âm thanh) mà các rạp chiếu Jidai-geki cũng không còn sử dụng người đứng lồng tiếng sống cho phim nữa mà bộ phim đã có được tích hợp sẵn tiếng nói của diễn viên cũng như âm nhạc. Thời kỳ này còn thấy có phim Jidai-geki âm nhạc của đạo diễn Makino Masahiro là "trận ca chiến giữa uyên và ương" (Oshidora uta kassen). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một lượng đạo diễn, diễn viên và khách xem tâm huyết với Jidai-geki câm, năm 1935 (Shōwa thứ 10) hãng phim Gokutō-eiga được thành lập ở thành phố Nishi-miya tỉnh Hyōgo và hãng Ichikawa Uta-emon Production ra đời ở tỉnh Nara. Hai hãng phim này đã sản xuất ra rất nhiều phim Jidai-geki câm cho đến khi giải tán. Từ năm 1945 trở về sau. Kể từ sau chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật Bản đầu hàng và đất nước được đặt dưới sự kiểm soát của tổng bộ tư lệnh tối cao Liên hợp quốc (GHQ). Dưới chính sách của phe chiếm đóng, những bộ phim vung đao múa kiếm (Jidai-geki, Chambara) bị xem là mang nặng tinh thần chủ nghĩa quân phiệt, những bộ phim tán thán chuyện báo thù của các Samurai bị cho là yếu tố gây nên lòng căm hận với Hoa Kỳ nên thể loại này bị cấm sản xuất trong một thời gian. Vào thời kỳ, chỉ những loại tiểu thuyết và phim ảnh được gọi là "Torimono-chō" với đề tài là điều tra, bắt bớ tội phạm của các vị quan giữ trật tự trị an thời Edo là được phép chấp bút và công chiếu. Năm 1953, truyền hình Nhật Bản bắt đầu phát sóng và cũng cùng lúc đó, Jidai-geki chiếu trên truyền hình cũng bắt đầu được sản xuất. Năm 1963, đài truyền hình lớn nhất Nhật Bản là NHK bắt đầu phát sóng loạt phim Jidai-geki dài kỳ kéo dài cho đến hiện giờ là Taiga Drama. Kể từ đó, rất nhiều Jidai-geki được sản xuất cho đến ngày nay. Trong bối cảnh các chương trình TV khác chuyển đổi sang dạng quay video thì Jidai-geki chiếu trên truyền hình vẫn chủ đạo với lối quay phim nhựa mãi cho đến nửa sau của thập niên 1990, và nó chiếm được một vị trí nhất định với nội dung mang hơi hướng của phim chiếu rạp nhiều hơn là phim truyền hình. Đây là một đặc điểm của Jidai-geki truyền hình và các loại phim thám tử, điều tra tội phạm và loạt phim Tokusatsu với các siêu nhân, người hùng. Từ năm 1990 trở về sau. Đến những năm 1990 (thời Heisei) cùng với sự xuất hiện của thể loại phim truyền hình Trendy drama với đề tài chủ đạo là tình yêu nam nữ và những vấn đề trong xã hội đương đại thì Jidai-geki trở nên khó tiếp nhận hơn đối với tầng lớp xem đài trẻ tuổi. So với Gendai-geki thì việc dàn dựng Jidai-geki tốn kém hơn rất nhiều (khảo chứng lịch sử, kinh phí dẫn dụng tư liệu, tiền chế tác đạo cụ, phục trang, hóa trang...) và cảnh quan bị hủy hoại cùng với sự phát triển của xã hội nên rất khó bảo tồn các địa điểm quay phim cho đúng với bối cảnh các thời đại cũ. Ngoài ra việc thiếu vắng tầng lớp kế thừa trong đội ngũ sản xuất, đào tạo người không đủ và các tác phẩm đi vào lối mòn sáo rỗng nên Jidai-geki trên TV không còn được ưa chuộng, việc sản xuất và phát sóng thường bị lãng tránh. Tuy nhiên, nhu cầu về Jidai-geki chiếu rạp trong thời kỳ này lại khá cao nên các tác phẩm này cho đến giờ vẫn được các chương trình phát sóng lại có thu phí và mảng phân phối DVD, Video ưa chuộng. Từ năm 2010 trở lại đây. Khuynh hướng chế tác Jidai-geki dành cho TV vẫn ngày càng giảm. Ngày 19 tháng 12 năm 2011, loạt Jidai-geki chiếu vào 8h tối thứ hai hàng tuần trên đài TBS là Mito Kōmon đã công chiếu tập cuối, kết thúc một chặng đường dài 42 năm lịch sử. Đến năm 2010, Jidai-geki chiếu trên truyền hình đứt mạch hẳn với sự kết thúc của phim "Orin, kẻ đào tẩu 2" (Nogare-mono Orin 2) và phim "Ō-oku tanjō. Arikoto, Iemitsu hen". Trong bối cảnh Jidai-geki lâm nguy như vậy, đài phát sóng qua vệ tinh có thu phí là Sky Premium Service phối hợp với sở phát sóng phim ảnh Nhật Bản qua vệ tinh (Nihon Eiga Eisei Hōsō) bắt đầu phát sóng bộ Jidai-geki mới sản xuất là Onihei Gaiden Yōsagi no Kakuemon vào Tết năm 2011 và bộ phim đã được đón nhận nồng nhiệt, đến tháng 2 năm 2012 thì dự án này lại bắt đầu với bộ phim Onihei Gaiden Kumagorō no kao. Những người sản xuất cũng nói lên quan điểm của mình từ góc nhìn kỹ thuật chế tác, nguy cơ "tuyệt chủng" của văn hóa, kỹ thuật điện ảnh độc đáo của Nhật Bản nên liên đoàn nhân viên làm việc ở điểm quay phim hãng Tōei tại Kyōto đã đứng lên thành lập "hội ủy viên phục hưng Jidai-geki", các diễn viên Jidai-geki không mấy tiếng tăm cũng biểu diễn những pha đấu kiếm, hành động ở làng điện ảnh Uzumasa (Kyōto) nhằm thu hút công chúng cũng như tìm đường sống cho Jidai-geki. Về phần Jidai-geki chiếu rạp thì từ khoảng giữa thập niên 2000 trở về sau tuy số lượng sản xuất có ít hơn trước đó nhưng có khuynh hướng tăng dần dù không đáng kể. Các tác phẩm Jidai-geki mới cũng chuyển dần địa bàn từ truyền hình sang chiếu rạp. Năm 2010, 5 hãng phim Nhật hợp tác với nhau để tiến hành "chiến dịch phim Samurai" (Samurai Cinema Campaign), đồng thời điểm đó cũng có 5 phim chiếu rạp được công chiếu để quảng bá cho Jidai-geki là "13 thích khách" (Jūsan-nin no shikaku), "biến cố ngoài cổng thành Sakurada" (Sakurada mongai no hen), Raiō, "sổ chi tiêu của Võ sĩ" (Bushi no kakei-bo) và "47 Samurai cuối cùng" (Saigo no Chūshingura). Như vậy, các nhà làm phim cũng đang tỏ ra rất cố gắng để khơi dậy lòng ham thích của thế hệ trung niên vốn là những khán giả trung tâm của Jidai-geki và họ cũng đang ra sức bảo vệ Jidai-geki, một phần của văn hóa Nhật Bản ở mọi phương diện. Khảo chứng thời đại. Về mặt khảo chứng thời đại thì thông thường, hầu hết các tác phẩm Jidai-geki đều có những nhà chuyên môn, cố vấn về mặt lịch sử nhưng càng về sau này, do nhiều lý do nên mảng khảo chứng ngày càng bị lược bỏ, số chi tiết sai biệt với thời đại ngày càng tăng và điều này cũng không phải ngoại lệ đối với các tác phẩm mang đậm tính văn học. Từ trước năm 1960, các diễn viên Jidai-geki phần nhiều đều nhuộm răng đen và cạo lông mày theo đúng thẩm mỹ thời cổ, nhưng hai tục này đều đã bị cấm chỉ sau thời Meiji và cũng có nhiều ý kiến cho rằng gu thẩm mỹ này nhìn ghê rợn, không hợp với người hiện đại nên việc nhuộm răng đen và cạo lông mày chỉ thấy có ở một số vai diễn đặc thù trong Jidai-geki ngày nay mà thôi. Đồ lót của nam giới Nhật Bản thời cổ vốn là quấn khố nhưng nó đã trở thành một kiểu quần lửng gọi là Sarumata trong các bộ phim Jidai-geki sau này, và còn nhiều yếu tố tạp nhạp khác chẳng hạn như đầu tóc và trang phục của diễn viên là thời Bakumatsu trong khi bối cảnh của câu chuyện lại là thời Genroku. Ngoài ra, y phục của các nhân vật quan lại, người hầu cũng như nhà ở, kiến trúc cũng đang bị lược bỏ nhiều yếu tố khảo chứng thời đại. Về phần đánh kiếm, kỹ thuật rút kiếm nhanh đặc thù của Nhật Bản (Battō) từ lúc rút ra khỏi vỏ, chém và thu kiếm đều không gây ra tiếng động nào, và lúc đầu người ta cũng không làm tiếng cho những cảnh này, nhưng từ năm 1960 trở đi, nhà sản xuất dần dần đưa thêm hiệu ứng âm thanh vào những cảnh rút kiếm cùng với sự xuất hiện của hai bộ phim Yōjimbō (vệ sĩ) và Sambiki no Samurai (3 tên Samurai). Cảnh sai biệt nhất về mặt khảo chứng lịch sử thường thấy trong Jidai-geki là cảnh cưỡi ngựa. Thực tế, từ thời Edo trở về trước, Nhật Bản hầu như không có những giống ngựa lai tạo ở Tây Âu như Thoroughbred hay Quarter horse với chiều cao trên 160 cm, vốn là những dòng ngựa chủ đạo để cưỡi ngày nay. Nói một cách nghiêm ngặt về mặt khảo chứng thời đại thì ngựa thuần chủng Nhật Bản vốn chỉ cao chừng 130~135 cm, nhưng thể cách của người Nhật ngày càng to lớn nên diễn viên trông sẽ không hợp với con ngựa, và số lượng ngựa thuần chủng Nhật Bản cũng ít hơn ngựa để cưỡi thông thường. Chính vì lẽ đó mà ngay cả Kurosawa Akira, đạo diễn nổi tiếng nghiêm ngặt về mặt khảo chứng lịch sử vẫn phải sử dụng ngựa Tây Âu cho các cảnh quay của mình. Các vật dụng hàng ngày như đồ gốm sứ, đồ sơn mài trong Jidai-geki là các đồ vật đương thời hoặc được các nghệ nhân hiện đại sản xuất bằng thủ pháp đương thời, nhưng để phục vụ mục đích quay phim mà phải sản xuất ra những đồ vật với thủ pháp đúng thời đại và với một số lượng hạn chế như vậy cũng gây khó khăn nhiều cho ngân sách. Vì vậy nên người ta vẫn tái hiện đạo cụ với thủ pháp thời Edo hoặc gần với thời đại này để phục vụ mục đích quay phim, điều này dẫn đến nhiều sai lệch so với bối cảnh thời đại của bộ phim với tính nghệ thuật, tinh xảo, biểu hiện của những đồ vật đó. Phân loại. Phân loại theo nội dung, định hình. + Kiếm kịch (Kengeki), tức phim đấu kiếm, Chambara Jidai-geki: chủ yếu xoay quanh các màn đấu kiếm (Nhật) và thể loại này chiếm đa số trong Jidai-geki, nặng về tính giải trí hơn là yếu tố văn học. Gendai-geki chiếu trên truyền hình có những cảnh dùng đao kiếm sát thương con người thì bị phê phán là bạo lực, làm gia tăng tính tội phạm trong người xem, nhưng những màn đấu kiếm trong Jidai-geki được thể hiện như những động tác mang tính hình thức, một kiểu hiểu ngầm giữa nhà sản xuất với người xem nên dù có những cảnh chém giết số đông trong một khoảng thời gian rất ngắn vẫn không bị liệt vào đối tượng chỉ trích. Trong thể loại này lại chia thành các mảng nhỏ sau + Loại văn nghệ: dựng từ tiểu thuyết, các tác phẩm văn học (trừ Kiếm kịch). Có thể kể ra các mảng chính trong thể loại Jidai-geki này gồm Phân loại theo người sản xuất và phong trào. + Makino Jidaigeki: các phim của đạo diễn Makino Shōzō, hay có những cảnh đấu kiếm đẹp mắt, những cảnh diễn tuồng Kabuki và là những phim Jidai-geki đầu tiên của Nhật Bản. + Nonsense Jidaigeki: những phim Jidai-geki trước đệ nhị Thế chiến và đa phần mang tính ba dớ, rẻ tiền, vô căn cứ, không logic. + Tōei Jidai-geki: phim của hãng Tōei (Đông Ánh), từng làm mưa làm gió trong thể loại Jidai-geki sau đệ nhị Thế chiến, đa phần là phim với bối cảnh thời Edo. + Dai-ei Jidai-geki: phim của hãng Dai-ei (Đại Ánh): hãng này không chỉ sản xuất các phim đấu kiếm mà còn có nhiều phim văn nghệ cũng như phim với bối cảnh thời đại ngoài thời Edo. Đặc trưng của hãng này là nặng về tính khảo chứng lịch sử, diễn viên thường nhuộm răng đen và cạo lông mày cho phù hợp với bối cảnh thời đại. + Kurosawa Jidai-geki: các tác phẩm của đạo diễn Kurosawa Akira. Đặc trưng với những cảnh chiến đấu thực tế, câu chuyện giàu tính nhân văn. + Nikkatsu Jidai-geki: các phim của hãng Nikkatsu có đặc trưng là nhiều cảnh hành động, đâm chém máu me cũng như không ít cảnh miêu tả sắc tình trần trụi. + Tōhō Jidai-geki: phim của hãng Tōhō (Đông Bảo) + Shōchiku Jidai-geki: phim của hãng Shōchiku (Tùng Trúc) ít nhiều đều mang đậm tính nhân văn, ấm áp tình người. Các tác phẩm Jidai-geki chủ yếu. Tác phẩm truyền hình. Trên đây chỉ giới thiệu một số bộ Jidai-geki nổi tiếng, ngoài số này Nhật Bản còn sản xuất rất nhiều Jidai-geki khác nữa, nhiều không sao kể xiết... NHK Taiga Drama. Là loạt phim chiếu suốt một năm trên đài truyền hình NHK, mỗi năm là một tựa đề. Loạt phim này thường dựa trên kịch bản là các tác phẩm văn học dài kỳ với bối cảnh lịch sử, nhân vật là các nhân vật lịch sử Nhật Bản. Tùy vào tác phẩm mà cũng có khi nhân vật là hư cấu. Trái với thể loại Jidai-geki thông thường vốn nặng về tính sáng tác, NHK Taiga Drama nghiêng về tính sử thực và là một mảng không thể không nhắc tới khi đề cập đến Jidai-geki, phim cổ trang Nhật Bản. NHK Taiga Drama bắt đầu từ năm 1963 và kéo dài đến tận ngày nay. Ban đầu, Taiga Drama chỉ được biết đến trong phạm vi nước Nhật, nhưng trong vài năm gần đây, bắt đầu thấy những bước chân đầu tiên của nó tiến ra hải ngoại, một phần lớn là do sự hâm mộ của giới trẻ trên Thế giới đối với các diễn viên trẻ mới nổi xuất hiện trong Taiga Drama. Dưới đây là danh sách những bộ Taiga Drama từng phát sóng. Tác phẩm Manga, Anime. Trong số các tác phẩm Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình) với bối cảnh, đề tài lịch sử thì có nhiều tác phẩm trở thành nguyên tác cho Jidai-geki chiếu rạp và chiếu truyền như kể trên và nếu xét theo nghĩa rộng thì chúng được xếp vào thể loại Jidai-geki Manga, Jidai-geki Anime. Các Studio Jidai-geki. Dưới đây là danh sách các Studio Nhật Bản có thể đảm nhận quay Jidai-geki hiện nay. Ngoài những Studio trên, trước đây còn tồn tại rất nhiều Studio khác nhưng theo thời gian, số lượng studio giảm dần vì sự đi xuống của Jidai-geki.
1
null
Hipparchus xứ Nicaea (; , "Hipparkhos";  TCN) là một nhà thiên văn học, nhà địa lý và nhà toán học người Hy Lạp. Ông được coi là người sáng lập ra lượng giác học, nhưng nổi tiếng nhất với khám phá tình cờ về hiện tượng tiến động của các điểm phân. Hipparchus sinh ra ở Nicaea, Bithynia, và có lẽ mất trên đảo Rhodes, Hy Lạp. Theo ghi nhận, sự nghiệp thiên văn học của ông diễn ra trong khoảng từ năm 162 đến 127 TCN. Hipparchus được coi là nhà quan sát thiên văn vĩ đại nhất thời cổ đại và theo một số người nhận định, ông nhìn chung nhà thiên văn vĩ đại nhất thời cổ đại. Ông là người đầu tiên phát triển các mô hình chuyển động mang tính định lượng có độ chính xác cao về Mặt Trăng và Mặt Trời mà vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Để làm được điều đó, chắc hẳn ông đã tận dụng các quan sát và có lẽ cả các kỹ thuật toán học được tích lũy qua nhiều thế kỷ bởi người Babylon và Meton của Athens (thế kỷ thứ năm trước Công nguyên), Timocharis, Aristyllus, Aristarchus của Samos, và Eratosthenes, và nhiều người khác nữa. Ông đã phát triển lượng giác và xây dựng các bảng lượng giác, cũng như giải quyết được một số vấn đề về lượng giác cầu. Với lý thuyết về mặt trời, mặt trăng và lượng thuyết giác của mình, ông có lẽ là người đầu tiên phát triển một phương pháp đáng tin cậy để dự đoán nhật thực. Những thành tựu nổi tiếng khác của ông bao gồm việc khám phá và đo đạc hiện tượng tiến động của Trái đất, biên soạn danh mục sao toàn đầu tiên của thế giới phương Tây. Có thể ông chính là người phát minh ra thước trắc tinh, cũng như hỗn thiên nghi mà ông đã sử dụng trong quá trình biên soạn danh mục sao. Đôi khi Hipparchus được nhắc tới như là "cha đẻ của thiên văn học", danh hiệu mà Jean Baptiste Joseph Delambre là người đầu tiên phong cho ông. Cuộc đời và sự nghiệp. Hipparchus sinh ra ở Nicaea (tiếng Hy Lạp là "Νίκαια)", ở Bithynia. Ngày tháng chính xác về cuộc đời của ông không được ghi lại, nhưng theo Ptolemy thì các quan sát thiên văn của ông diễn ra trong giai đoạn 147–127 TCN, một số được thực hiện tại Rhodes. Năm sinh của Hipparchus (khoảng năm 190 TCN) được Delambra tính toán dựa trên những manh mối trong công trình nghiên cứu của ông. Hipparchus chắc chắc vẫn còn sống một khoảng thời gian nào đó sau năm 127 TCN, bởi vì đó là năm ông phân tích và xuất bản những khám phá của mình. Hipparchus thu thập kiến thức từ Alexandria cũng như Babylon, nhưng không rõ ông đã đến những nơi này hay chưa, và nếu có thì khi nào. Người ta tin rằng ông qua đời trên đảo Rhodes, đó là nơi ông sống phần lớn thời kỳ sau của cuộc đời. Vào thế kỷ hai và ba, xứ Bithynia đúc đồng xu để tượng niệm Hipparchus, trên đó ghi tên ông và khắc hình ảnh ông cùng một khối cầu. Tương đối ít tác phẩm của Hipparchus còn tồn tại đến thời hiện đại. Mặc dù ông biên soạn ít nhất mười bốn tựa sách, hiện chỉ còn các bình luận của ông về bài thơ thiên văn phổ biến của Aratus là còn tồn tại, nhờ công của những người sao lục sau thời ông. Hầu hết những điều người ta biết về Hipparchus đến từ tác phẩm "Geography" "(Địa lý)" của Strabo và "Natural History (Lịch sử tự nhiên)" của Pliny, ra đời vào thế kỷ thứ nhất; tác phẩm "Almagest" của Ptolemy vào thế kỷ thứ hai; và những nhận xét về tác phẩm Almagest của Pappus và Theo xứ Alexandria vào thế kỷ thứ tư, trong đó có nhắc tới Hipparchus. Hipparchus đứng trong số những người đầu tiên tính toán hệ nhật tâm, nhưng ông đã từ bỏ công trình này bởi các tính toán cho thấy quỹ đạo không phải là đường tròn hoàn hảo như niềm tin của giới khoa học lúc bấy giờ. Mặc dầu Seleucus xứ Seleucia, một người sống cùng thời Hipparchus, vẫn ủng hộ mô hình nhật tâm, nhưng sự phủ nhận mô hình nhật tâm của Hipparchus, được khuyến khích bởi quan điểm của Aristotle, vẫn duy trì thắng thế trong suốt gần 2000 năm, mãi cho tới khi thuyết nhật tâm của Copericus đảo ngược tình thế. Tác phẩm duy nhất của Hipparchus còn được bảo tồn là "Τῶν Ἀράτου καὶ Εὐδόξου φαινομένων ἐξήγησις" ("Bình luận về Phaenomena của Eudoxus và Aratus"). Đây là bộ tác phẩm hai quyển chỉ trích mạnh mẽ bài thơ phổ biến của Aratus, viết dựa theo tác phẩm của Eudoxus. Hipparchus cũng soạn một danh sách ghi các tác phẩm lớn của ông, trong đó dường như đề cập khoảng mười bốn cuốn sách, tuy nhiên danh sách này chỉ được các tác giả sau này đề cập tới. Danh mục sao nổi tiếng của Hipparchus được Ptolemy sử dụng. Có thể tái tạo gần như đúng hoàn toàn số liệu trong danh mục sao Hipparchus bằng cách lấy kinh độ sao trong danh mục của Ptolemy trừ đi tám phần ba độ. Hipparchus có lẽ là người soạn ra bảng lượng giác đầu tiên, chính vì thế hiện nay ông được tôn làm "cha đẻ của lượng giác học".
1
null
Đồi pháo đài Rajasthan là một loạt các địa điểm nằm trên mỏm đá của dãy núi Aravallis ở Rajasthan. Các công trình này đại diện cho một loại hình học của đồi kiến trúc quân sự Rajput, một phong cách đặc trưng thiết lập trên đỉnh núi, sử dụng các thuộc tính phòng thủ nhờ vào địa hình. Muốn đi vào được bên trong thì chỉ có cách thông qua các bức tường lớn và cao của pháo đài. Các khu vực trung tâm bao gồm cung điện, đền, đài tưởng niệm và các hồ chứa nước đều ở bên trong phạm vi của các bức tường. Đồi pháo đài ở Rajasthan đại diện cho thành lũy quân sự Rajput trên một phạm vi rộng lớn và đại diện văn hóa Ấn Độ, thể hiện sự phát triển của kiến trúc phòng thủ Rajput như là một ví dụ điển hình về kiến trúc quân sự Rajput. Kiến trúc này được biết đến với việc tập trung phòng thủ. Cả vùng lãnh thổ rộng lớn đều được các bức tường bao quanh. Các pháo đài có kiến trúc khác nhau, được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 20 và mỗi pháo đài đều có đặc trưng riêng về các tòa nhà và công trình, minh họa sự phát triển kế tiếp của nó và lịch sử quân sự giữa thế kỷ 13 và 19. Khu vực được công nhận là di sản thế giới bao gồm Pháo đài Chittorgarh, Pháo đài Kumbhalgarh, Pháo đài Ranthambore, Pháo đài Gagron, Pháo đài Amber và Pháo đài Jaisalmer. Do sự đa dạng của cấu trúc xây dựng trong mỗi đồi pháo đài, nên chỉ có các yếu tố quan trọng nhất của mỗi pháo đài được mô tả. Năm 2013, Đồi pháo đài Rajasthan đã trở thành một di sản thế giới của UNESCO tại kỳ họp thường niên lần thứ 36. Tham khảo. http://www.jaisalmer.org.uk/tourist-attractions/jaisalmer-fort.html
1
null