text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Bãi biển xã Thừa Đức là một bãi biển tự nhiên thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có chiều dài 8 km, môi trường trong lành, là nơi thuận lợi cho nghêu, sò sinh sôi phát triển.
Địa lý.
Bãi biển Thừa Đức nằm dọc theo cửa biển Cửa Đại thuộc địa phận ấp Thừa Trung, xã Thừa Đức, nước biển phù sa vào mùa mưa thì nước lợ, mùa khô nước mặn.
Kinh tế.
Trung bình mỗi năm, bãi biển Thừa Đức thu hút trên 12.000 lượt du khách từ nhiều nơi, tổng doanh thu hơn 500 triệu đồng. Hiện xã Thừa Đức đang phấn đấu mỗi năm đón và phục vụ từ 50.000 – 70.000 lượt khách du lịch đến tham quan, tắm biển.
Ẩm thực.
Những năm gần đây, bánh xèo tại bãi biển Thừa Đức gần như đã trở thành "thương hiệu" và hầu như ai đến nơi đây cũng muốn thưởng thức.
Khu du lịch biển Thừa Đức.
Dự án Khu Du lịch biển Thừa Đức tọa lạc tại bãi biển xã Thừa Đức, với quy mô 6,7ha được xây dựng các hạng mục gồm: khu trung tâm, khu nhà hàng, khu vui chơi thiếu nhi, khu quà lưu niệm, nhà nghỉ đơn lập, khách sạn, hồ bơi, nhà hàng thủy tạ, đài quan sát, khu tắm biển... với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 485 tỷ đồng, do Công ty TNHH Du lịch Sinh thái biển Phù Sa hợp tác với Công ty ACE Weath Limited Taiwan thực hiện. Dự kiến khu du lịch sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2014.
Môi trường.
Ô nhiễm.
Do một bộ phận người dân còn thờ ơ trong việc sử dụng rác thải, nước thải, công tác kiểm soát, quản lý quy hoạch khu vực biển còn lỏng lẻo, xu hướng nhựa hóa các tuyến đường dẫn đến bãi biển chưa đồng bộ nên bãi biển hiện nay đang chịu sự ô nhiễm. Hàng ngày, vài chục tấn nước thải, rác thải đổ trực tiếp xuống biển. | 1 | null |
Dương Dung (tiếng Trung: 杨蓉, sinh ngày 3 tháng 6 năm 1981) là nữ diễn viên Trung Quốc. Cô được biết đến với vai Nữ chính trong "Tuyệt Tác Mỹ Nhân" và "Truy Tìm Ký Ức".
Tiểu sử.
Năm 1992, khi 11 tuổi, Dương Dung tới trường nghệ thuật tỉnh Vân Nam để học vũ đạo. Năm 1994, một mình đến Thượng Hải học trường nghệ thuật. Năm 1996, 15 tuổi, đóng phim điện ảnh đầu tiên "Nha Phiến Chiến tranh", diễn vai một tiểu a hoàn. Năm 1997, 16 tuổi, trúng tuyển vào Học viện sân khấu Thượng Hải khoa diễn xuất.
Sự nghiệp.
Từ năm 1998 đến năm 2006, cô đã xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình như "Tây Nhai Nữ, Thế kỉ nhân sinh", "Thiếu niên bao thanh thiên". Năm 2007, cô được chọn tham gia các phim "Tối thân đích địch nhân" và "Bảo vệ diên an 2008". Năm 2012, cô trở thành người hỗ trợ trong việc sản xuất ở ETV Truyền thông Văn hóa của Palace 2 và tiếp tục tham gia đóng trong nhiều bộ phim khác như "Võ lâm truyền kỳ, Tong Hua, Anh hùng xạ điêu..."
Năm 2016, cô đóng vai nữ chính phim "Truy tìm ký ức", bộ phim làm tăng độ nổi tiếng của cô và đã giúp cô cùng bạn diễn Bạch Vũ giành giải thưởng "Cặp đôi đẹp nhất".
Kịch nói.
2007: "Hồng Lâu Mộng" vai Tình Văn
2020: Tôi yêu hoa đào | 1 | null |
Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt Núi Nimba là một khu vực được bảo vệ và là di sản thế giới của UNESCO thuộc hai quốc gia Guinea và Bờ Biển Ngà. Nó có diện tích 17.540 hecta, trong đó có 12.540 hecta tại Guinea và 5.000 hecta tại Bờ Biển Ngà. Khu bảo tồn này bao gồm những khu vực quan trọng nhất của Dãy núi Nimba, một khu vực địa lý độc đáo và giàu có bất thường hệ động thực vật, gồm rất nhiều các loài đặc hữu như Dơi lá mũi, Cóc. Đỉnh cao nhất của dãy núi này là Núi Richard-Molard cao 1.752 mét (5.750 ft) cũng là đỉnh cao nhất của cả hai quốc gia Guinea và Bờ Biển Ngà.
Lịch sử.
Khu bảo tồn được thành lập vào năm 1943 theo Sắc lệnh số 4190 SE/F tại Bờ Biển Ngà và vào năm 1944 tại Guinea. Khu vực thuộc Guinea được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển từ năm 1980. Khu bảo tồn ở Guinea được công nhận Di sản thế giới vào năm 1981 và sau đó được mở rộng thêm phần diện tích ở Bờ Biển Ngà vào năm 1982. Việc khai thác quặng sắt trong khu vực khiến hệ sinh thái bị đe dọa từ năm 1992 và khu bảo tồn bị liệt vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa kể từ đó. Với mục đích nhằm cải thiện công tác bảo vệ, một trung tâm bảo tồn được xây dựng bởi Cơ quan vườn quốc gia Guinea.
Địa lý và khí hậu.
Nimba là một sườn núi hẹp mở rộng dài 40 km chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Nó tạo thành một phần phía nam của Cao nguyên Guinea. Đỉnh cao nhất của dãy núi là Richard-Molard cao 1.752 mét (5.750 ft). Một số đỉnh núi khác là Grand Rochers cao 1694 m (5558 ft), Sempéré cao 1682 m (5518 ft), Piérré Richaud cao 1670 m (5479 ft), Tô cao 1675 m (5495 ft), và LeClerc cao 1577 m (5174 ft). Tất cả đều nằm bên phía khu bảo tồn thuộc Guinea. Khu bảo tồn là nơi có khoảng 50 con sông suối nhỏ bắt nguồn từ Sông Cavalla, Cestos và Sassandra. Khai thác quặng sắt có chất lượng hàng đầu đặt ra mối đe dọa lớn đối với địa mạo và các loài động vật hoang dã độc đáo tại đây.
Dãy núi Nimba có khí hậu cận xích đạo. Nhiệt độ bị chi phối mạnh mẽ bởi độ cao với nhiệt độ dao động ban ngày từ 24 °C tới 33 °C và ban đêm có thể giảm xuống dưới 10 °C. Một số phần của khu bảo tồn có lượng mưa thấp hơn đáng kể do những sườn núi cao. Sườn núi phía nam nhìn chung âm u hơn phía bắc do ảnh hưởng bởi gió Harmattan khô từ Sahara.
Sinh thái học.
Khu bảo tồn này nằm trong rừng Guinea Tây Phi, một điểm nóng về đa dạng sinh học. Nó chứa hệ động thực vật đặc biệt phong phú, là nhà của hơn 2.000 loài thực vật có mạch, 317 loài động vật có xương sống, trong đó có 107 loài động vật có vú và hơn 2.500 loài động vật không xương sống. Khu bảo tồn là chủ đề của nhiều cuộc điều tra sinh học bởi nơi đây có chứa một lượng lớn các loài chưa được biết đến. Một số loài động vật có xương sống đặc hữu đáng chú ý gồm Cóc Nimba (loài cóc duy nhất không đẻ trứng), Dơi nếp mũi Nimba và Rái cá Nimba. Một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng khác có thể kể đến Sư tử Tây Phi, Hà mã lùn, Linh dương lưng vằn và Tinh tinh Tây Phi.
Các vùng sinh thái cạn trong khu bảo tồn gồm rừng thấp Tây Guinea, rừng núi cao Guinea, rừng savan Guinea và savan Sudan. Ngoài ra, dãy núi Nimba cũng là một vùng sinh thái nước ngọt đặc biệt với nhiều loài thủy sản đặc hữu. | 1 | null |
Trại tập trung Ohrdruf là một trại tập trung và trại lao động cưỡng bách của Đức Quốc xã ở gần Weimar, Đức. Đây là một trong số các phân trại của Trại tập trung Buchenwald, và là trại tập trung của Đức Quốc xã được Quân đội Hoa Kỳ giải phóng đầu tiên.
Lịch sử.
Được dựng lên trong tháng 11 năm 1944 ở gần thành phố Gotha (Đức), trại Ohrdruf sử dụng các tù nhân trong trại làm lao động cưỡng bách trong việc xây dựng tuyến đường sắt dẫn tới một trung tâm giao thông dự định xây dựng, nhưng chưa kịp hoàn tất vì quân đội Hoa Kỳ tiến tới quá nhanh.
Vào cuối tháng 3 năm 1945, trại này chứa khoảng 11.700 tù nhân, nhưng tới đầu tháng 4 thì lực lượng SS di tản hầu hết các tù nhân bằng cuộc đi bộ chết chóc tới Trại tập trung Buchenwald. Các lính gác SS đã giết nhiều tù nhân còn lại do quá ốm yếu không thể đi bộ tới các ô tô ray (railcar).
Giải phóng.
Trại Ohrdruf được "Sư đoàn 4 Thiết giáp Hoa Kỳ" và "Sư đoàn 89 Bộ binh Hoa Kỳ" giải phóng ngày 4.4.1945. Đây là trại tập trung đầu tiên của Đức Quốc xã được Quân đội Hoa Kỳ giải phóng.
Khi các binh sĩ của Sư đoàn 4 Thiết giáp Hoa Kỳ tiến vào trại, họ phát hiện hàng đống tử thi, một số được phủ bằng vôi, và những xác khác đã bị thiêu từng phần trên những giàn thiêu. Cảnh khủng khiếp mà họ phát hiện đã khiến tướng Dwight D. Eisenhower, chỉ huy trưởng tối cao Lực lượng Đồng minh tới thăm trại ngày 12.4.1945, cùng với các tướng George S. Patton và Omar Bradley. Sau chuyến tham quan, tướng Eisenhower đã đánh điện tín xuyên đại dương bằng dây cáp cho tướng George C. Marshall, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ ở Washington, mô tả chuyến đi tới trại Ohrdruf của mình:
... Cảnh đáng chú ý nhất - mặc dù khủng khiếp – là cảnh mà tôi gặp phải trong chuyến đi. Đó là cuộc viếng thăm một trại giam của Đức ở gần Gotha. Những điều tôi thấy thật không thể mô tả nổi. Trong khi tôi đi xem xét quanh trại, tôi đã gặp 3 người đàn ông đã từng là tù nhân và do một mưu mẹo hay bằng cách nào đó, họ đã vượt thoát ngục. Tôi đã phỏng vấn họ qua một thông dịch viên. Chứng cớ nhãn tiền và chứng cớ bằng lời nói về nạn đói, sự độc ác và thú tính quá dã man đã khiến tôi hơi bị bệnh. Trong một căn phòng, nơi chất đống 20 hoặc 30 người đàn ông trần truồng, bị chết do bị bỏ đói, đến nỗi tướng George Patton không muốn vào. Ông ta nói rằng nếu vào xem chắc ông cũng sẽ bị bệnh. Tôi đã cố ý tới thăm, là để có thể đưa ra các bằng chứng mắt thấy tai nghe về sự việc này, để nếu có khi nào – trong tương lai - xảy ra khuynh hướng qui những chứng cớ viện dẫn này chỉ đơn thuần là để 'tuyên truyền'.
Tác động tới Đồng Minh.
Việc nhìn thấy những tội ác của Đức Quốc xã ở trại tập trung Ohrdruf đã tác động mạnh tới tướng Eisenhower, ông muốn thế giới biết những gì đã xảy ra trong các trại tập trung. Ngày 19.4.1945, ông lại đánh điện tín xuyên đại dương cho tướng Marshall yêu cầu đưa các dân biểu Quốc hội và các nhà báo tới các trại tập trung mới được giải phóng để họ có thể đưa sự thật khủng khiếp về những việc tàn bạo của Đức Quốc xã cho nhân dân Hoa Kỳ biết. Cùng ngày, tướng Marshall nhận được phép của Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Henry Lewis Stimson, và tổng thống Harry S. Truman cho các phái đoàn nói trên tới thăm các trại tập trung được giải phóng.
Trại Ohrdruf cũng để lạị ấn tượng sâu sắc cho tướng George S. Patton. Ông đã mô tả trại này là "một trong các cảnh khinh khủng nhất mà tôi từng nhìn thấy". Ông đã thuật lại trong nhật ký của mình là:
Trong một lán trại... có một đống khoảng 40 thi thể gầy trơ xương hoàn toàn trần truồng chồng lên nhau. Những thi thể này được rắc ít vôi lên, không nhằm hủy hoại chúng, mà nhằm làm cho bớt mùi hôi thối.
Khi lán trại này chứa đầy xác –tôi ước tính nó có thể chứa được khoảng 200 xác, thì các xác chết này được đưa tới một cái hố cách trại khoảng 1 dặm đường để chôn. Các tù nhân cho rằng có 3.000 người, hoặc bị bắn vào đầu, hoặc bị chết đói, đã được chôn như vậy từ ngày 1 tháng Giêng.
Khi đội quân của chúng tôi bắt đầu áp sát trại, các người Đức nghĩ cách xóa bỏ bằng chứng tội phạm của họ. Vì thế, họ dùng một số nô lệ đào các xác chết lên và đặt chúng trên một vỉ nướng khổng lồ gồm các thanh đường ray xe lửa 60 cm đặt trên nền gạch. Họ tưới hắc ín lên các xác chết rồi chất than và củi gỗ thông bên dưới để đốt. Nhưng họ không thành công bao nhiêu, vì còn lại cả đống xương, sọ người, các thân người cháy đen ở bên trên hay ở dưới tấm vỉ, có thể tính tới hàng trăm xác.. | 1 | null |
Chỉ số dòng tiền (thuật ngữ tiếng Anh: "Money flow index", viết tắt MFI) là một bộ dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Nó được sử dụng để hiển thị "dòng tiền" (một xấp xỉ của giá trị tiền mặt trao đổi của một thời kỷ) trong vài thời kỳ.
Cách tính.
Bước 1: Tính toán giá điển hình.
Giá điển hình cho từng thời kỳ là trung bình cộng của giá cao, giá thấp và giá đóng.
Bước 2: Tính toán Dòng tiền dương và Dòng tiền âm.
Dòng tiền cho một thời kỳ nhất định là giá điển hình nhân với khối lượng trong thời kỳ đó.
Dòng tiền được chia thành dòng tiền dương và dòng tiền âm.
Bước 3: Tính toán tỷ lệ tiền.
Tỷ lệ tiền là tỷ lệ của dòng tiền dương đối với dòng tiền âm.
Bước 4: Tính toán chỉ số dòng tiền.
Chỉ số dòng tiền có thể được thể hiện tương đương như sau.
Hình thức này cho thấy rõ ràng hơn MFI là một tỷ lệ phần trăm như thế nào.
Cách sử dụng.
MFI được sử dụng để đo "nhiệt tình" của thị trường. Nói cách khác, chỉ số dòng tiền cho thấy một cổ phiếu được trao đổi bao nhiêu. Một giá trị của 80 hoặc nhiều hơn thường được coi là mua quá nhiều, một giá trị của 20 hoặc ít hơn là bán quá nhiều. Phân kỳ giữa MFI và hành động giá cũng được coi là quan trọng, ví dụ nếu giá đi lên nhưng chỉ số MFI đi xuống điều này có thể chỉ ra một điểm yếu báo trước, đó là khả năng đảo chiều.
Cần lưu ý rằng MFI được xây dựng trong một kiểu cách tương tự như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI). Cả hai xem những thời kỳ lên so với tổng số các thời kỳ lên và xuống, nhưng thang đo, tức là những gì được tích lũy trong những thời kỳ này, là khối lượng (hoặc khối lượng xấp xỉ bằng tiền) đối với MFI, như trái ngược với các số lượng thay đổi giá đối với RSI.
Các chỉ báo tương tự.
Các chỉ báo giá × khối lượng khác: | 1 | null |
Chỉ số tích lũy/phân phối là một chỉ báo phân tích kỹ thuật nhằm mục đích liên quan giá cả và khối lượng trong thị trường chứng khoán.
Công thức.
Hệ số này trong khoảng từ -1 khi giá đóng cửa là giá thấp trong thời kỳ, tới +1 khi giá đóng cửa là giá cao. Ví dụ: nếu giá đóng cửa là 3/4 các con đường lên phạm vi thì CLV là 0,5. Chỉ số tích lũy/phân phối bổ sung thêm khối lượng nhân với hệ số CLV, tức là
Điểm khởi đầu cho tổng tích lũy/phân phối, tức là điểm số không, là tùy ý, chỉ có hình dạng của chỉ báo kết quả được sử dụng, không phải là mức thực tế của tổng số.
Tên tích lũy/phân phối xuất phát từ ý tưởng rằng trong quá trình tích lũy những người mua giữ kiểm soát và giá sẽ được đẩy lên thông qua thời kỳ, hoặc sẽ làm một sự phục hồi nếu bán xuống, trong cả hai trường hợp kết thúc của thời kỳ gần với giá cao hơn là giá thấp là thường xuyên hơn. Điều ngược lại áp dụng trong quá trình phân phối.
Chỉ số tích lũy/phân phối tương tự như khối lượng cân bằng, nhưng chỉ số tích lũy/phân phối dựa trên giá đóng cửa trong phạm vi của thời kỳ, thay vì close-to-close lên hoặc xuống mà khối lượng cân bằng sử dụng.
Dao động Chaikin.
Một dao động Chaikin được hình thành bằng cách trừ trung bình động hàm mũ 10 thời kỳ khỏi một trung bình động hàm mũ 3 thời kỳ của Chỉ số tích lũy/phân phối. Là một chỉ báo của chỉ báo, nó có thể cung cấp các tín hiệu bán hoặc mua khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh và các chỉ báo khác.
Các chỉ báo tương tự.
Các chỉ báo Giá × Lượng khác: | 1 | null |
Toán tài chính (tiếng Anh: "mathematical finance") là một ngành toán học ứng dụng nghiên cứu thị trường tài chính. Nói chung, tài chính toán học sẽ thừa kế và mở rộng các mô hình toán học hay con số mà không cần phải thiết lập một liên kết đến lý thuyết tài chính, bằng cách lấy giá cả thị trường quan sát như đầu vào. Tính thống nhất toán học là cần thiết, chứ không phải là tính phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Môn học này có nhiều liên hệ đến tài chính kinh tế, nhưng nó hẹp hơn và trừu tượng hơn. Ví dụ, một nhà kinh tế học tài chính có thể nghiên cứu lý do tại sao một công ty có giá cổ phiếu như thế, còn một nhà toán học tài chính thì sử dụng giá cổ phiếu cho sẵn, rồi dùng giải tích thống kê để tìm giá trị cho chứng khoán phái sinh của cổ phiếu.
Vì vậy, ví dụ, trong khi một nhà kinh tế học tài chính có thể nghiên cứu các lý do cấu trúc tại sao một công ty có thể có một số giá cổ phần nhất định, một nhà toán học tài chính có thể lấy giá cổ phần như một yếu tố đã cho, và cố gắng để sử dụng tính toán ngẫu nhiên để có được giá trị tương ứng của các phái sinh của cổ phiếu ("xem: Định giá quyền chọn, Mô hình hóa tài chính"). Định lý cơ bản của định giá không hưởng chênh lệch là một trong những định lý quan trọng trong tài chính toán học, trong khi phương trình và công thức Black-Scholes nằm trong số những kết quả quan trọng.
Tài chính toán học cũng trùng với rất nhiều lĩnh vực như tài chính điện toán (cũng như "kỹ nghệ tài chính"). Môn học sau tập trung vào ứng dụng, trong khi môn học trước tập trung vào lập mô hình và phái sinh ("xem: phân tích định lượng"), thường bởi sự giúp đỡ của các mô hình tài sản ngẫu nhiên. Nói chung, có tồn tại hai nhánh riêng biệt của tài chính đòi hỏi các kỹ thuật định lượng tiên tiến: định giá các phái sinh trên một mặt, và quản lý rủi ro -danh mục đầu tư trên mặt khác.
Nhiều viện đại học cung cấp các chương trình cấp độ và nghiên cứu trong tài chính toán học, xem Thạc sĩ Tài chính toán học.
Lịch sử: Q so với P.
Có tồn tại hai nhánh riêng biệt của tài chính đòi hỏi kỹ thuật định lượng tiên tiến: định giá các phái sinh và quản lý rủi ro và danh mục đầu tư. Một trong những khác biệt chính là họ sử dụng các xác suất khác nhau, cụ thể là xác suất rủi ro trung tính (hay xác suất định giá hưởng chênh lệch), ký hiệu là "Q", và xác suất thực tế (hoặc actuarial), ký hiệu "P".
Định giá phái sinh: thế giới Q.
Mục tiêu của định giá phái sinh là để xác định mức giá hợp lý của chứng khoán được đưa ra trong các điều kiện của các chứng khoán thanh khoản hơn mà giá của chúng được xác định bởi quy luật của cung và cầu. Ý nghĩa của "hợp lý" phụ thuộc, tất nhiên, vào việc liệu người đó là mua hoặc bán chứng khoán. Ví dụ về các chứng khoán được định giá là quyền chọn bình thường và quyền chọn đặc biệt, trái phiếu chuyển đổi, vv
Một khi một giá hợp lý đã được xác định, các thương nhân bên bán có thể làm ra một thị trường trên chứng khoán này. Do đó, định giá phái sinh là một bài tập "ngoại suy" phức tạp để xác định giá trị thị trường hiện tại của một chứng khoán, sau đó được sử dụng bởi các cộng đồng bên bán.
Định giá phái sinh định lượng được khởi xướng bởi Louis Bachelier trong "Lý thuyết đầu cơ" (xuất bản năm 1900), với việc giới thiệu các quá trình cơ bản nhất và có ảnh hưởng nhất, chuyển động Bờ-rao, và các ứng dụng của nó đối với việc định giá quyền chọn. Bachelier đã mô hình hóa chuỗi thời gian của các thay đổi trong lô-ga-rít của giá cổ phiếu như một bước đi ngẫu nhiên trong đó những thay đổi ngắn hạn đã có một variance hữu hạn. Điều này gây ra những thay đổi dài hạn để theo một phân phối Gau-xơ. Công trình của Bachelier, tuy nhiên, phần lớn là không được biết bên ngoài học viện.
Lý thuyết vẫn không hoạt động cho đến khi Fischer Black và Myron Scholes, cùng với các đóng góp cơ bản của Robert C. Merton, được áp dụng quy trình có ảnh hưởng thứ hai, chuyển động Bờ-rao hình học, đối với định giá quyền chọn. Cho điều này M. Scholes và R. Merton đã được trao năm 1997 giải Nô-ben tưởng niệm trong khoa học kinh tế. Black là không đủ điều kiện cho giải thưởng vì cái chết của ông vào năm 1995.
Bước quan trọng tiếp theo là định lý cơ bản của định giá tài sản bởi Harrison và Pliska (1981), theo đó mức giá hiện tại bình thường phù hợp" P0" của một chứng khoán là không hưởng chênh lệch, và do đó thực sự hợp lý, chỉ khi tồn tại một quá trình ngẫu nhiên "Pt" với giá trị kỳ vọng không đổi trong đó mô tả sự phát triển tương lai của nó:
Một quá trình đáp ứng () được gọi là một "martingale". Một martingale không thưởng rủi ro. Do đó xác suất của quá trình định giá chứng khoán thường hóa được gọi là "rủi ro trung tính" và thường được ký hiệu bởi chữ cái blackboard font " formula_1".
Mối quan hệ () phải nắm giữ cho tất cả các thời gian t: do đó quá trình này được sử dụng để định giá phái sinh được thiết lập tự nhiên trong thời gian liên tục.
Các nhà phân tích định lượng người hoạt động trong thế giới Q của định giá phái sinh là những chuyên gia có kiến thức sâu sắc về các sản phẩm đặc thù mà họ mô hình.
Các chứng khoán có giá cụ thể, và do đó những vấn đề trong thế giới Q là thấp chiều trong tự nhiên.
Hiệu chuẩn là một trong những thách thức chính của thế giới Q: một khi một quá trình tham số thời gian liên tục đã được hiệu chỉnh thành một tập hợp các chứng khoán được giao dịch thông qua một mối quan hệ như (1), một mối quan hệ tương tự được sử dụng để xác định giá của các phái sinh mới.
Các công cụ định lượng chính cần thiết để xử lý quá trình Q thời gian liên tục là tính toán ngẫu nhiên Ito và các phương trình vi phân (PDE). | 1 | null |
Kinh tế Việt Nam thời Lý phản ánh những vấn đề liên quan tới hoạt động kinh tế vào thời nhà Lý (1009-1225) trong lịch sử Việt Nam.
Nông nghiệp.
Chế độ ruộng đất.
Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước.
Sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi.
Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
Ngoài ra, nhà Lý còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077 và 1103, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Năm 1108, triều đình tổ chức đắp đê Cư Xá (sông Hồng) từ Yên Phụ đến Lương Yên. Ngoài Thăng Long, đê điều cũng được tu tạo. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192.
Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140.
Thủ công nghiệp.
Thủ công nghiệp nhà nước.
Những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Họ thực hiện việc đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
Nguồn gốc thợ bách tác chủ yếu từ các tù binh, nhiều nhất là người Chiêm Thành, các tội nhân và các thợ thủ công được trưng tập về làm cho các quan xưởng.
Thủ công nghiệp nhân dân.
Người dân làm đồ thủ công nhằm phục vụ đời sống thường nhật hoặc để bán ở chợ theo nhu cầu thị trường. Thời Lý đã xuất hiện việc thuê mướn nhân công.
Nhìn chung, thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.
Thương mại.
Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra. Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau.
Thương cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển.
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.
Hoạt động buôn bán trong nước được tạo điều kiện khá thuận lợi. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, để bảo vệ an ninh quốc gia, nhà Lý chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình – chính sách này tương tự như chính sách của nhà Tống.
Tiền tệ.
Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền.
Tiền do triều đình nhà Lý đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa. Nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước. Sách sử Việt Nam không nói rõ quan hệ giữa các đơn vị tiền vào thời kỳ này và không phản ánh quan hệ giá trị giữa tiền Việt và tiền Tống lưu hành khi đó. | 1 | null |
Kinh tế Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh tình hình kinh tế nước Đại Cồ Việt từ năm 980 đến năm 1009 dưới thời Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam.
Nông nghiệp.
Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu.
Các loại ruộng đất thời Tiền Lê gồm có:
Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công. Những ruộng đất ở làng xã và ruộng mới hình thành do khai hoang, nhân dân theo tập tục chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế cho triều đình.
Sử sách ghi nhận những thành quả phát triển nông nghiệp thời Tiền Lê, mùa mang tốt vào các năm 987, 989.
Thủ công nghiệp.
Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.
Đương thời ghi nhận một số công trình dung điện xây dựng như điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc, làm nơi coi chầu; điện Phong Lưu, điện Tử Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, mái lợp ngói bạc.
Những nghề sản xuất thủ công nghiệp trong dân gian gồm có kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm giấy, đúc đồng, làm vàng bạc, đóng thuyền,… với trình độ ngày càng nâng cao.
Thương mại.
Hệ thống đường sá giao thông đường bộ và đường thủy trong nước được các vua Lê quan tâm khai thông xây dựng. Sử ghi lại những sự kiện khai thông đường sá vào các năm 983, 1003, 1009.
Sử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước. Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc. Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là "Bạc dịch trường" đặt trên đường thông lộ biên giới.
Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay), tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê), trại Hoành Sơn (Na Chàm ở ải Nam Quan). Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của Tống.
Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu.
Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên. Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra. Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống. Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng.
Tiền tệ.
Khi cai trị, Lê Hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy nhất tiền "Thiên Phúc trấn bảo", lấy tên theo niên hiệu đầu tiên. Các vua Tiền Lê sau không đúc tiền.
Sử liệu cũ của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục đều có nhắc đến việc tiền Thiên Phúc được đúc từ mùa xuân năm 984. Do tiền trong nước không đủ nhu cầu sử dụng, một số đồng tiền nhà Đường cũ như Khai Nguyên và nhà Tống đương thời như Thuần Hóa, Tường Phù được lưu hành trong nước Đại Cồ Việt.
Sử sách không nêu rõ tỷ lệ giá trị giữa những đồng tiền trong nước phát hành và tiền Trung Quốc ra sao. Tiền Thiên Phúc nhà Tiền Lê nặng 2,3-3,2 gram, còn các đồng tiền nhà Tống nặng khoảng 3,5 gram. Tại Khâm châu, việc mua bán của người Việt và người Tống bao gồm cả tiền đồng. Lê Văn Siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối.
Các loại thuế.
Nhà Tiền Lê đặt ra lệ đánh thuế căn cứ vào số lượng tài sản về ruộng đất. Thuế thân chia ra hai loại:
Nhà Tiền Lê đặt ra thuế thổ sản theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) của Trung Quốc, chỉ lấy cống phẩm mà không thu bằng tiền. Đồng thời, triều đình có chính sách khuyến khích thương mại. Những người buôn bán không phải nộp thuế, coi như họ chỉ bán những nông phẩm sản xuất ra mà đã chịu thuế ruộng đất rồi. | 1 | null |
Bộ Cá láng (danh pháp khoa học: Lepisosteiformes) là một bộ cá gồm 1 họ duy nhất còn sinh tồn là Lepisosteidae với 7 loài trong 2 chi, sống trong môi trường nước ngọt, đôi khi nước lợ, và hiếm khi là nước mặn phía đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ và quần đảo Caribe. Tại Việt Nam, chúng thường được gọi chung là "Cá sấu hỏa tiễn" trong thương mại cá cảnh.
Phân bố.
Các thành viên của bộ Lepisosteiformes là một những loài cá nguyên thủy của lớp cá vây tia. Hóa thạch của bộ này được tìm thấy từ đầu kỷ Trias trở đi.
Hóa thạch của chúng khai quật tại Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, cho thấy trước kia chúng đã từng phân bố rộng hơn ngày nay. Loài cá láng "A. spatula" có thể vượt qua chiều dài 10 feet (3 mét).
Lịch sử tiến hóa.
Cá láng được coi là những thành viên còn sót lại duy nhất của nhóm Ginglymodi, một nhóm cá xương phát triển trong thời kỳ Mesozoic. Các loài cá láng cổ nhất được biết đến xuất hiện vào thời kỳ Trung Trias, hơn 240 triệu năm trước. Các người họ hàng gần nhất của cá láng là cá rô phi, cùng tạo thành nhánh Holostei; cả hai nhánh này đã phân nhánh trong thời kỳ Permi muộn.
Cá láng hiện đại có giải phẫu cổ nhất là Nhanulepisosteus, sống trong thời kỳ Jura trên cao (Kimmeridgian) của Mexico, khoảng 157 triệu năm tuổi. Nhanulepisosteus sống trong môi trường biển, khác với cá láng hiện đại, cho thấy có khả năng rằng cá láng có thể từng là cá biển trước khi chuyển sang sống trong môi trường nước ngọt vào đầu kỷ Phấn Trắng. Các người họ hàng tuyệt chủng gần nhất của cá láng là Obaichthyidae, một nhóm cá giống cá láng tuyệt chủng từ thời kỳ Creta sớm ở châu Phi và Nam Mỹ.
Phân loại.
Phân loại dưới đây lấy theo Adriana López-Arbarello (2012)
Sinh thái học.
Cá láng có xu hướng di chuyển chậm, trừ khi tấn công con mồi. Chúng thích khu vực nước nông có cỏ của sông, hồ và thường tụ tập thành các nhóm nhỏ. Chúng là những kẻ săn mồi phàm ăn, bắt con mồi bằng hàm răng giống như kim của chúng. Chúng ăn nhiều loài cá nhỏ và động vật không xương sống như cua. Cá láng được tìm thấy tại tất cả các khu vược của Bắc Mỹ (ví dụ "Lepisosteus osseus"). Mặc dù cá láng được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước ngọt, nhưng đôi khi cũng được tìm thấy tại nước lợ và biển, đáng chú ý nhất là "Atractosteus tristoechus", đôi khi dược tìm thấy trên biển. Một số cá láng đi từ hồ và sông qua hệ thống cống rãnh để có được vào ao.
Roe.
Thịt của cá láng có thể ăn được, nhưng trứng của nó chứa một loại độc tố gọi là ichthyotoxin, một loại protein độc hại với con người. Protein này có thể bị khử như hóa khi nhiệt độ đạt đến 120 độ Celsius, nhưng vì nhiệt độ trứng thường không đạt đến mức đó khi nấu chín, ngay cả trứng đã nấu chín cũng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Trước đây, có nghĩ rằng việc sản sinh độc tố trong trứng của cá láng là một quá trình tiến hóa để bảo vệ trứng, nhưng trong các thí nghiệm, những con cá xanh và cá da trơn được cho ăn trứng cá láng vẫn khỏe mạnh, mặc dù chúng là những kẻ săn mồi tự nhiên của trứng cá láng. Tôm sông được cho ăn trứng cũng không miễn dịch với độc tố và hầu hết chúng chết. Tuy nhiên, khả năng gây độc đối với con người và tôm sông có thể chỉ là trùng hợp và không phải là kết quả của quá trình lựa chọn tự nhiên rõ ràng.
Ý nghĩa đối với con người.
Một số loài cá láng được buôn bán như cá cảnh. Vảy sừng ganoid của cá láng đôi khi được sử dụng để làm trang sức, trong khi da cứng của chúng được dùng để chế tạo các sản phẩm như đèn bàn. Lịch sử cho thấy, người dân bản địa Mỹ đã sử dụng vảy cá láng làm mũi tên, người bản địa Caribbeans đã sử dụng da cá để làm áo giáp ngực, và những người đổ bộ đầu tiên của Mỹ đã bọc da cá láng vào lưỡi cày của họ. Hiện chưa có nhiều thông tin về chức năng chính xác của cá láng trong tôn giáo và văn hóa của người bản địa Mỹ, ngoại trừ các màn múa "garfish dances" đã được thực hiện bởi các bộ tộc Creek và Chickasaw. | 1 | null |
Jean Baptiste Joseph Delambre (1749-1822) là nhà thiên văn học người Pháp. Ông là giám đốc của Đài quan sát Paris, một trong những đài quan sát thiên văn nổi tiếng nhất thế giới. Ông còn là tác giả của một trong những cuốn sách lịch sử thiên văn học nổi tiếng. Trong cuốn sách đó, ông đã nêu bật những thành tựu mà khoa học thiên văn đã đạt được từ thời cổ đại đến thời đại của mình, thế kỷ XVIII. Ông là một trong hai nhà khoa học (người còn lại là Pierre Méchain) được giao việc đo đạc để tìm ra 1 mét mẫu ngay sau khi Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ. Đây là công việc cực kỳ khó khăn bởi vì thời đó chưa có các thiết bị hiện đại như bây giờ. Nhưng bằng sự kiên trì đáng kinh ngạc, Delambre và Méchain đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhờ có họ, hội đồng khoa học của Pháp gồm nhiều nhà khoa học uy tín như Laplace, Legendre, Lagrange... đã xác định được mẫu một 1 mét được đặt tại Viện đo lường Paris. Người Pháp rất tự hào vì họ đã tìm ra mẫu một mét đầu tiên trên thế giới và nhiều nhà lịch sử khoa học đã gọi nó là mẫu một mét "cho mọi thời đại", "cho mọi dân tộc". Đây là cuộc cách mạng về các đơn vị đo lường không chỉ cho nước Pháp của Cách mạng 1789 mà còn cho cả thế giới sau này, giúp các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới có thể thuận tiện nghiên cứu hơn. | 1 | null |
Mauro Emanuel Icardi Rivero (sinh ngày 19 tháng 2 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina chơi ở vị trí tiền đạo cắm câu lạc bộ Süper Lig Galatasaray.
Icardi bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình tại các đội trẻ của Vecindario và chuyển qua La Masia, hệ thống trẻ của La Liga câu lạc bộ Barcelona, trước khi chuyển đi đến Serie A câu lạc bộ Sampdoria bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình vào năm 2012. Sau một mùa giải ấn tượng, anh gia nhập Inter Milan vào tháng 7 năm 2013, nơi anh phát triển thành một trong những tiền đạo ghi bàn nhiều nhất ở châu Âu. Icardi đã giành được "Capocannoniere" trong cả hai mùa giải 2014–15 và 2017–18, và được bầu làm đội trưởng của Inter năm 2015, ở tuổi 22. Ba năm sau, Icardi là nhân tố không thể thiếu giúp Inter giành được một suất tham dự UEFA Champions League, lần đầu tiên sau sáu năm, khi anh ấy trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ tám mọi thời đại của câu lạc bộ. Năm 2019, Icardi ký hợp đồng với Paris Saint-Germain theo hợp đồng cho mượn một năm ban đầu, nơi anh đã giành được cú ăn ba quốc nội. Sau đó, anh gia nhập câu lạc bộ vĩnh viễn trong một hợp đồng trị giá 50 triệu euro.
Icardi ra mắt đội một cho Argentina vào tháng 10 năm 2013 nhưng kể từ đó anh thi đấu ít hơn, có 8 lần khoác áo và ghi một bàn.
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2023, Icardi gia nhập Galatasaray vĩnh viễn sau thời gian xuất sắc được cho mượn ở mùa giải 2022–23.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Đội trẻ.
Icardi sinh ra tại Rosario, và gia đình anh chuyển sang Tây Ban Nha khi anh 6 tuổi. Anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá tại CLB Vecindario. Tại Vecindario, anh ghi hơn 500 bàn trong các đội trẻ. Năm 2009, FC Barcelona chiến thắng trong cuộc đua dành chữ ký của Icardi và ký hợp đồng với anh đến năm 2013.
Barcelona.
Icardi gia nhập đội bóng xứ Catalan đầu mùa giải 2008-09 và góp mặt trong đội U-17. Anh được đôn lên đội U-19 trong mùa giải tiếp theo trước khi gia nhập Sampdoria dưới dạng cho mượn vào tháng 1 năm 2011.
Sampdoria.
Ngày 11 tháng 1 năm 2011, Sampdoria xác nhận Icardi đã ký hợp đồng với đội bóng dưới dạng cho mượn đến cuối mùa giải. Sau 6 tháng thi đấu thành công tại "Samp", ghi 13 bàn trong 19 trận với đội trẻ Primavera, đội bóng Ý sử dụng điều khoản mua Icardi với giá 400.000 € tháng 7 năm 2011, ký vào bản hợp đồng 3 năm.
Ngày 12 tháng 5 năm 2012, anh ra mắt đội Một trong trận đấu với Juve Stabia, vào thay Bruno Fornaroli ở phút thứ 75 của trận đấu. 10 phút sau, Icardi ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên và Sampdoria giành chiến thắng 2-1 nhờ bàn thắng của anh.
Ngày 6 tháng 1 năm 2013, anh ghi 2 bàn trong chiến thắng bất ngờ 2-1 của Sampdoria trước Juventus trên chính sân Juventus Stadium. Ngày 27 tháng 1 năm 2013, anh ghi 4 bàn trong số 6 bàn trong trận Sampdoria đè bẹp đội bóng cạnh tranh suất trụ hạng Pescara, đưa đội bóng ra khỏi khu vực phải xuống hạng.
Inter Milan.
Vào cuối tháng Tư, Icardi được thông báo sẽ trở thành cầu thủ của Inter Milan. Thương vụ sau đó được xác nhận bởi Ban lãnh đạo Sampdoria.
Danh hiệu.
Paris Saint-Germain
Galatasaray | 1 | null |
Mũi đất Arabat (tiếng Ukraina: "Арабатська стрілка", "Arabatska strilka"; tiếng Nga: "Арабатская стрелка", "Arabatskaya Strelka"; tiếng Tatar Krym: "Arabat beli"), còn gọi là "doi đất Arabat", là một mũi đất (dải đất hẹp) chia tách hệ thống vùng đầm phá cạn ngập mặn Sivash với biển Azov. Mũi đất này nằm giữa thị trấn Henichesk, Ukraina ở phía bắc và bờ biển phía đông bắc của bán đảo Krym ở phía nam. Nó bị chia tách với Henichesk bởi eo biển Henichesk (tiếng Nga: "Генический пролив"). Tên gọi khác của eo biển này là "eo biển mỏng" (tiếng Nga: "Тонкий Пролив"), phản ánh tính hẹp của eo biển - eo biển này dài khoảng 4 km nhưng rộng chỉ từ 80–150 m và sâu 4,6 m .
Mũi đất Arabat là mũi đất dài nhất thế giới. Nó có chiều dài 112 km, và rộng từ 270 m đến 8 km; diện tích bề mặt của nó là 395 km² và do đó chiều rộng trung bình là 3,5 km. Trong khi dải đất phía biển Azov nhỏ và thẳng thì bên Sivash lại bị cong. Mũi đất bao gồm hai khu vực rộng 7–8 km và có những ngọn đồi đất sét nâu; cách eo biển Henichesk 7,5 km và 32 km. Các lớp trên cùng của mũi đất được hình thành bởi cát và dòng chảy của biển Azov. Thảm thực vật tại đây chủ yếu là các loại cỏ bao gồm cỏ đuôi trâu, mận gai, vũ mâu, crambe, salsola, salicornia, Carex colchica, Tamarix, cam thảo, vv Ngày nay, vùng đất này là một khu nghỉ mát còn phía bên bờ biển Azov được dùng làm bãi tắm. Nước ở đây nông, chỉ đạt độ sâu khoảng 2 mét khi ra xa bờ tới 100-200 mét., nhiệt độ tại đây là khoảng 0 °C vào mùa đông (gần đóng băng), 10-15 °C vào mùa xuân và mùa thu, và 25-30 °C vào mùa hè. Khoảng một nửa diện tích của dải đất thuộc về tỉnh Kherson, Ukraina và một nửa thuộc Cộng hòa Krym .
Lịch sử.
Đây là vùng đất còn rất trẻ và được hình thành bởi quá trình lắng đọng trầm tích trong khoảng năm 1100-1200. Nơi đây vẫn còn là khu vực hoang dã cho đến năm 1835, khi một con đường và năm trạm dừng chân cách nhau từ 25–30 km được xây dựng dọc theo mũi đất được dùng cho việc chuyển phát bưu chính. Sau đó trong thế kỷ 19, 25 khu định cư nông thôn, 3 khu quân sự, và một ngôi làng có tên là Arabat xuất hiện trên dải đất hẹp này. Dân số nông thôn tăng lên 235 người với công việc chủ yếu là đánh bắt thủy sản, nông nghiệp và sản xuất muối. Trong đó, nghề làm muối là nghề truyền thống của khu vực do tại đây có các khu vực rộng lớn nước nông và mặn trong vùng đầm phá Sivash. Sản xuất muối trong thế kỷ 19 ở Arabat khoảng 24.000 tấn mỗi năm.
Pháo đài Arabat.
Phần cực nam của Arabat là một pháo đài lịch sử tên Arabat. Tên của nó bắt nguồn hoặc là từ tiếng Ả Rập "Rabat" có nghĩa là "bốt quân sự" hoặc là từ tiếng Turk "Arabat" có nghĩa là "vùng ngoại ô", và nó là nguồn gốc của tên Spit Arabat. Mục đích của nó là để bảo vệ mũi đất và Krym trước các cuộc xâm lược. Pháo đài được xây dựng khoảng thế kỷ 17 bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lần đầu tiên được đề cập tới bởi kỹ sư và vẽ bản đồ người Pháp là Guillaume Le Vasseur de Beauplan vào năm 1660 trong cuốn sách "Description d'Ukranie".
Pháo đài là một thiết kế quân sự tiên tiến với cấu trúc hình bát giác và những bức tường đá dày tới 3 mét bao quanh bởi một bức tường bằng đất và một con hào. Pháo đài bao gồm năm tháp và hai cửa. Một vài hàng lỗ bắn tên quay về hướng đông, bắc, tây; và được thiết kế với nhiều loại pháo khác nhau. Arabat là pháo đài rất khó bị chinh phục khi được bảo vệ đúng cách, nhưng do vị trí cách xa Thổ Nhĩ Kỳ, đơn vị đồn trú tại đây thường thiếu nhân lực và pháo đài từng bị rơi vào tay quân đội Nga vào năm 1737 và 1771. Sau khi Krym đã trở thành một phần của Nga thì pháo đài bị bỏ hoang, nhưng sau đó được tân trang lại và được sử dụng bởi người Nga trong cuộc chiến tranh Krym giai đoạn 1853-1856 để bảo vệ bờ biển Krym. Sau chiến tranh, pháo đài đã bị bỏ hoang một lần nữa và bức tường của nó được sử dụng bởi người dân địa phương như là một nguồn để lấy đá. Pháo đài là một khu vực giao tranh lớn giữa Hồng quân Liên Xô và Bạch vệ vào năm 1920 và với quân đội Đức trong Thế chiến II trong 1941-1944. Năm 1968, một số cảnh quay của một bộ phim nổi tiếng của Liên Xô có tên Служили два товарища ("Hai đồng chí đã phục vụ") đã được quay tại đây. | 1 | null |
Pierre François André Méchain (sinh 16 tháng 8 năm 1744-mất 22 tháng 9 năm 1804) là nhà thiên văn học người Pháp. Ông là giám đốc Đài thiên văn Paris từ năm 1800 cho đến cuối đời. Ông là người cùng với Jean Delambre xác định một mét mẫu sau khi Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ. Đồng thời Méchain còn là người phát hiện ra thiên hà Chong Chóng, thiên hà Hoa Hướng Dương, thiên hà Xoáy Nước, Tinh vân Quả tạ nhỏ, các cụm sao Messier 75, Messier 78, Messier 79, Messier 100, Messier 107, Messier 95, Messier 103, Messier 77, Messier 99, những thiên thể được định vị bởi Charles Messier, một nhà thiên văn học người Pháp khác.
Xác định một mét mẫu.
Pierre Méchain và Jean Delambre được giao nhiệm vụ xác định một mét mẫu. Cụ thể hơn, nhiệm vụ của họ là đo độ dài cung kinh tuyến nối hai thành phố Dunkerque của Pháp và Barcelona của Tây Ban Nha. Theo các phương pháp đo đạc thời đó, hai thành phố có cùng kinh độ và có vĩ độ khác nhau 10,8 độ. Trên mặt đất, việc xác định số đo góc của góc dễ dàng hơn nhiều đo độ dài nên Méchain và Delambre có thể xét các dãy tam giác dọc theo kinh tuyến đi qua hai thành phố (đỉnh của các tam giác này là các điểm dễ xác định như đỉnh lâu đài, nóc nhà thờ...). Thực sự đây là công việc rất vất vả vì để hoàn thành công việc, hai nhà thiên văn học Pháp phải mất tới 7 năm và phải thực hiện tới 500000 phép đo để giải hàng trăm tam giác nói trên. Cuối cùng, thành quả đã tới. Một hội đồng các nhà khoa học tên tuổi của Pháp lúc bấy giờ đã kiểm nghiệm và công nhận mẫu một mét mà Méchain và Delambre đã xác định được. Khi đó năm 1799 và đó là mẫu một mét sứm nhất thế giới.
Việc phát hiện các thiên thể.
Thiên hà Chong Chóng.
Pierre Méchain đã phát hiện ra thiên hà Chong Chóng vào ngày 27/3/1781. Sau đó, ông có liên lạc với Charles Messier về sự có mặt của thiên thể này và nó trở thành một trong những thành viên cuối cùng của danh mục Thiên thể Messier.
Thiên hà Hoa Hướng Dương.
Pierre Méchian phát hiện ra thiên hà Hoa Hướng Dương vào ngày 14/6/1799, sau Messier đưa nó vào danh lục của mình.
Thiên hà Xoáy Nước.
Được phát hiện vào năm 1781 bởi Méchain, thiên hà Xoáy Nước là một trong những sợi dây liên kết như thể định mệnh giữa Pierre Méchain và Charles Messier.
Tinh vân Quả tạ nhỏ.
Lại thêm một thiên thể nữa được Méchain phát hiên ra. Nó là thiên thể được phát hiện vào năm 1780 và một lần nữa Messier làm công việc của mình: liệt kê nó vào danh mục của mình.
Messier 75.
Rất thú vị là bởi Messier 75 ngoài được phát hiện bởi Méchain và vào danh mục của Messier còn giống tinh vân Quả tạ nhỏ ổ chỗ được phát hiện vào năm 1780.
Messier 78.
Lại một thiên thể nữa được phát hiện vào năm 1780, bởi Méchain và vào danh mục của Messier!
Messier 79.
Có lẽ năm 1780 mang đến cho cả Méchain và Messier bất ngờ bởi Messier 79 cũng được phát hiện vào năm ấy.
Messier 72.
Messier 72 được phát hiện vào ngày 29/8/1780. Không cần nói chắc chúng ta cũng biết chuyện gì đã xảy ra.
Messier 100.
Messier 100 cũng là một trong nhỡng thiên thể được Méchain phát hiện Messier đưa vào danh mục của mình. Nó được tìm thấy vào năm 1781, ngày 15 tháng 3.
Messier 107.
Tháng 4 năm 1782, Méchain và Messier lần lượt là thời điểm được tìm thấy, người phát hiện và người đưa vào danh mục thiên thể nổi tiếng của mình của thiên thể này.
Messier 95.
Vẫn là Méchain phát hiện và Messier làm công việc xếp các thiên thể vào danh mục của mình. Thời điểm được tìm thấy: 1781.
Messier 103.
Lại có một năm nữa khiến Méchian và Messier có thể thốt lên rằng "quá bất ngờ". Đó là năm 1781, thời điểm mà Messier 103 cùng các thiên thể khác được phát hiện..
Messier 77.
Năm 1780, Méchain tìm ra nó và Messier đưa nó vào danh mục của mình.
Messier 99.
Vâng, lại là Méchain và Messier với công việc quen thuộc của mình và năm 1780 đầy thú vị đối với hai nhà khoa học người Pháp. | 1 | null |
Phêrô Maria Nguyễn Năng (tên đầy đủ là Phêrô Maria Nguyễn Văn Năng; 1910–1978) là một giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông nguyên là giám mục chính tòa của Giáo phận Vinh. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Vâng lời Thầy con thả lưới".
Thân thế và tu tập.
Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Năng sinh năm 1910 tại xứ Kẻ Gai, hạt Xã Đoài, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh, là là con thứ năm trong gia đình thuần nông. Cha Giám mục Năng tên là Nguyễn Văn Đang, qua đời năm 1957 tại Kẻ Gai thọ 89 tuổi và mẹ là bà Nguyễn Thị Vừa, chết năm 1964 cũng tại Kẻ Gai thọ 84 tuổi. Ông có một người chị ruột tên là Nguyễn Thị Hợi đã chết và hai người em trai: Nguyễn Hảo chết tại quê và em trai thứ hai là Nguyễn Xuân Lập, sau đổi tên là Nguyễn Thiết Thạch.
Lúc còn nhỏ,ông đi học chữ Hán và chữ Quốc ngữ và luôn đã tỏ ra là một người nết na, đức hạnh. Năm 1921, linh mục Kiên (Nguyễn Đồng Quê) quản xứ Lưu Mỹ, hạt Bảo Nham nhận làm nghĩa tử được hai năm thì linh mục Kiên qua đời. Linh mục Giuse Dy từng quen biết và phụ giúp linh mục Kiên nhận ông và cho đi học tại Chủng viện Xã Đoài vào năm 1924. Suốt thời gian học tại Chủng viện, ông được Giám đốc Chủng viện tên Văn (Père Le Gourierec), và các linh mục giáo sư chủng viện như Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, Phaolô Nguyễn Đình Nhiên, các thầy giáo và anh em đồng hương yêu mến phục vì đức độ nết na và chăm chỉ học hành.
Tháng 5 năm 1931, mãn Tiểu Chủng viện, Giám mục Eloy Bắc sai ông về giúp Sở Quản lý của Cố Laygue Kính đặc trách nhà Lẫm, coi sóc vấn đề lúa má, tài sản Nhà chung Xã Đoài.
Tháng 8 năm 1935 hết hạn thực tập, ông được gọi về Đại chủng viện Xã Đoài, ông lần lượt lãnh nhận chức vụ và cuối cùng được thụ phong linh mục do Giám mục Eloy Bắc thụ phong tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài vào ngày 23 tháng 12 năm 1941.
Linh mục.
Sau một tháng nghỉ ngơi sau khi thụ phong linh mục, ông được sai phụ trách Giáo xứ Voi (Hưu Lễ) hạt Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nhận giáo xứ đầu tiên trong đời linh mục, vì nhận thấy đói nghèo, ông đi xin khắp nơi lương thực đem về cứu đói đồng bào, không phân biệt lương giáo. Vì Lạc Sơn là giáo họ thuộc Giáo xứ Voi, giáo dân tuy đông mà chưa có nhà thờ nên ông tìm cách và kiến tạo được một nhà thờ cho giáo họ này.
Vì phải lăn lộn vất vả phục vụ, ông trở nên già yếu, màu da hoá ra xám đen, đều làm mọi người thương xót. Vì thế, năm 1944, ông được đổi đi phụ trách Giáo xứ Dũ Yên cũng trong hạt Kỳ Anh. Khi biết nhà xứ sụp nát, ông bỏ ra hai năm, kiếm tìm phương tiện, vận động tiền của, nhân công, để làm mới nhà xứ Dũ Yên.
Năm 1946 ông làm linh mục Quản hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đến nhiệm sở tại đây không cần lo về lương thực, vật chất, tuy thế phải lo giải quyết êm đẹp các công việc với chính quyền. Năm 1952, khắp nơi trong Giáo phận, Công giáo bị ghét bỏ, các linh mục bị bách hại tù đày. Linh mục Cát, nguyên Quản lý Giáo phận bị bắt, Giám mục Giám quản đành đem ông về thay thế và ông xoay xở đóng tô nộp thuế cho chính quyền...
Giám mục.
Đang lúc Giáo phận chịu nhiều khó khăn thì Giám mục chính tòa Trần Hữu Đức qua đời vào ngày 5 tháng 1 năm 1971. Cùng ngày hôm đó, Tòa Thánh loan tin chọn linh mục Nguyễn Năng làm Giám mục chính tòa Kế vị. Theo sách "Các Nhân vật công giáo Việt nam- Tập 4: Các vị giám mục một thời đã qua", Giám mục Trần Hữu Đức, trong thư ngày 24 tháng 2 năm 1970, đã công bố việc chọn linh mục Nguyễn Năng làm Giám mục phó Giáo phận Vinh. Do đó, chỉ hai ngày sau khi giám mục Đức qua đời, Hội đồng Linh mục Giáo phận mặc nhiên thừa nhận linh mục Nguyễn Năng là Giám mục Tân cử.
Tân giám mục sau đó được tấn phong tại Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 1971 (15 tháng 3 theo sách của Lê Ngọc Bích). Giám mục Chủ phong cho ông là Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê, phụ phong có giám mục Phêrô Khuất Văn Tạo, giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng và Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Ngay sau khi được tấn phong, giám mục Nguyễn Năng có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng, cũng như ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc. Cũng như vị tiền nhiệm, ông cai quản giáo phận Vinh trong hoàn cảnh hoang tàn.
Một tuần sau lễ tấn phong, ngày 19 tháng 3, phát ngôn viên văn phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận về lễ tấn phong cho tân giám mục Nguyễn Năng theo sự cho phép của Tòa Thánh. Trước đó, thông tin bổ nhiệm tân giám mục không được công bố trong bản tin thường ngày của Vatican.
Năm 1976 với sự yêu cầu của các linh mục và giáo dân cùng một phần hỗ trợ tượng trưng của nhà nước, ông đồng ý với chương trình tái thiết nhà thờ Chính Toà Xã Đoài. Với sự cộng tác của linh mục Quản lý Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, công trình đã được khởi đầu năm 1977. Công việc đã hoàn thành và được cung hiến ngày 3 tháng 3 năm 1979 và khánh thành sau một ngày vào dịp lễ tấn phong tân Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp.
Thời gian ông quản nhiệm gắn liền với thời kỳ khó khăn nhất của Giáo phận Vinh di cư, sơ tán, hồi cư, bom đạn tan hoang vật chất và tinh thần. Ông qua đời ngày 6 tháng 7 năm 1978, thọ 68 tuổi, làm giám mục 7 năm. Giám mục Năng được ghi nhận là người dịu hiền, yêu thương và khiêm tốn. Sự qua đời của ông được nhận định xuất phát từ nguyên nhân là ông lo lắng về việc quản lý giáo phận Vinh trong thời kỳ khó khăn nhất của giáo phận này thời làm quản lý và sau đó là giám mục.
Tông truyền.
Phêrô Maria Nguyễn Năng được tấn phong giám mục năm 1971, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Phêrô Maria Nguyễn Năng là giám mục chủ phong cho giám mục: | 1 | null |
Trụ sở của Liên Hợp Quốc là khu phức hợp tại thành phố New York. Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1952, khu phức hợp này trở thành trụ sở chính thức của Liên Hợp Quốc, tọa lạc ở khu phố Turtle Bay thuộc quận Manhattan trên khu đất rộng rãi nhìn ra East River. Giới hạn địa lý của nó là đại lộ số 1 ở phía tây, phố số 42 ở phía nam, phố số 48 ở phía bắc và East River ở phía đông. Turtle Bay đôi khi dùng để hoán dụ cho trụ sở LHQ hoặc cho cả LHQ nói chung.
Ngoài ra, LHQ còn có 3 trụ sở phụ trợ tại Genève (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya) .
Mặc dù tọa lạc ở thành phố New York, mảnh đất của trụ sở cũng như không gian của tòa nhà nằm dưới quyền quản lý duy nhất của Liên Hợp Quốc, theo hiệp ước thỏa thuận với Chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, LHQ đồng ý thừa nhận hầu hết luật pháp địa phương, bang và liên bang để đổi lấy các dịch vụ như cảnh sát và cứu hỏa địa phương.
Khu phức hợp trụ sở Liên Hợp Quốc được xây dựng trên nền móng là khu phức hợp trung tâm được hoàn thiện giữa năm 1948–1952. Trụ sở nằm bên cạnh East River, trên diện tích 17 acres (69.000 m²) mua lại từ nhà đầu tư bất động sản New York khi đó là William Zeckendorf. Nelson Rockefeller đã đứng ra dàn xếp vụ mua bán này, sau khi lời đề nghị trước đó về việc đặt trụ sở trên mảnh đất Kykuit của gia đình Rockefeller bị từ chối với lý do nó quá tách biệt khỏi Manhattan. Vụ mua bán trị giá 8,5 triệu USD này được tài trợ bởi cha của ông, John D. Rockefeller, người đã tặng chúng cho thành phố. Wallace Harrison, nhà tư vấn kiến trúc riêng của gia đình Rockefeller và cũng là kiến trúc sư có tiếng, đã làm giám đốc Quy hoạch cho trụ sở LHQ. Công ty "Harrison and Abramovitz" của ông phụ trách giám sát việc thực hiện thiết kế. | 1 | null |
Mateo Kovačić (; sinh ngày 6 tháng 5 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Croatia, hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ trung tâm cho câu lạc bộ Manchester City tại Premier League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Croatia.
Anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp với Dinamo Zagreb ở tuổi 16, giành 2 chức vô địch liên tiếp cùng đội bóng, trước khi chuyển sang Inter Milan năm 2013. Sau mùa giải 2014–15 , anh ấy chuyển đến Real Madrid , nơi anh ấy đã giành được chức vô địch 2015–16 , Các giải vô địch 2016–17 và 2017–18 . Anh gia nhập Chelsea dưới dạng cho mượn một năm vào năm 2018, ký hợp đồng vĩnh viễn với câu lạc bộ thành London vào cuối mùa giải. Với Chelsea, Kovačić đã giành chức vô địch Europa League 2018–19 và Champions League 2020–21, cũng như Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Chelsea sau mùa giải 2019–20.
Là một quốc tế đầy đủ của Croatia kể từ năm 2013, Kovačić đã đại diện cho quốc gia tại FIFA World Cup 2014 và 2018, cũng như UEFA Euro 2016 và 2020, lọt vào trận chung kết của giải đấu năm 2018. Anh được các nhà báo thể thao Ý đặt biệt danh là "Il Professorore" (Giáo sư).
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Đội trẻ.
Sinh ra tại Linz, Áo, bố mẹ người Bosnia và Croatia chuyển đến đây năm 1991 từ Kotor Varoš, Bosnia và Herzegovina, Kovačić bắt đầu chơi bóng khi còn nhỏ tại học viện LASK Linz trong khu vực. Năm 2007, khi Kovačić 13 tuổi, tiền vệ tài năng này được theo dõi bởi các trinh sát từ các đội bóng lớn tại châu Âu, như Ajax, Inter Milan, Juventus và Bayern Munich, nhưng gia đình anh chọn chuyển đến Zagreb, nơi anh gia nhập đội bóng lớn tại Croatia Dinamo Zagreb. Kovačić gặp phải chấn thương nghiêm trọng khi bị gãy chân năm 2009, nhưng anh trở lại sân bóng sau đợt điều trị dài ngày vào 31 tháng 5 năm 2010, thi đấu trận cuối cùng của giải trẻ U-17 Croatia, trong chiến thắng 5–0 trước U-17 RNK Split.
Dinamo Zagreb.
Kovačić bắt đầu tập luyện với đội hình một của câu lạc bộ dưới sự quản lý của người quản lý, Vahid Halilhodžić, bốn tháng sau, vào ngày 6 tháng 10 năm 2010, nhưng tiếp tục xuất hiện cho câu lạc bộ trong các trận đấu của học viện trong tháng Mười. Cuối tháng đó, nhật báo thể thao địa phương "Sportske novosti đưa" tin rằng trưởng tuyển trạch viên của Arsenal, Steve Rowley, đã đến Zagreb để xem anh ấy trình diễn trong các trận đấu dưới 17 tuổi gặp Cibalia và Zagreb.
Kovačić cuối cùng đã có trận ra mắt giải đấu chuyên nghiệp trong trận đấu Prva HNL 2010–11 gặp Hrvatski Dragovoljac vào ngày 20 tháng 11 năm 2010, trong đó anh ghi bàn thắng thứ tư của Dinamo trong chiến thắng 6–0 của họ. Điều này khiến anh trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất trong lịch sử giải đấu, ở tuổi 16 và 198 ngày, phá kỷ lục được thiết lập chỉ một tuần trước đó bởi Dino Špehar, người đã ghi bàn cho Osijek ở tuổi 16 và 278. ngày 13 tháng 11 năm 2010. Trong mùa giải đầu tiên của anh ấy với Dinamo Zagreb, anh ấy đã xuất hiện trong 7 trận đấu, góp phần vào việc giành chức vô địch giải đấu.
Trong mùa giải 2011-12, Kovačić nhanh chóng khẳng định mình là đội thường xuyên. Anh chủ yếu chơi ở vị trí tiền vệ trái trong hệ thống 4–2–3–1. Vào đầu mùa giải, ông đã giúp đội bóng đạt được vòng đấu bảng của mùa Champions League lần đầu tiên trong 12 năm. Mới 17 tuổi, anh đã có mặt trong đội hình xuất phát trận đấu đầu tiên của Dinamo với Real Madrid . Anh ấy đã kết thúc mùa giải châu Âu đầu tiên của mình với Dinamo bằng cách ghi bàn thắng vào lưới Lyon trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng ở Zagreb và do đó trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ thứ hai tại Champions League. Ở giải quốc nội, anh là một cầu thủ thường xuyên ra sân, xuất hiện trong 25 trận đấu của giải đấu và ghi được 5 bàn thắng trong quá trình đó. Trong trận đấu với Lučko ở giải VĐQG , anh trở thành cầu thủ trẻ nhất đeo băng đội trưởng trong lịch sử Dinamo, lấy băng đội trưởng từ Leandro Cufré . Đó là một mùa giải thành công khác của anh ấy ở các giải đấu quốc nội khi anh ấy xuất hiện trong 32 trận đấu ở giải quốc nội và cúp trong mùa giải đó, giúp Dinamo giành chức vô địch thứ bảy liên tiếp. Anh cũng ghi bàn trong trận Chung kết Cúp Croatia trước Osijek tại Stadion Maksimir. Vào tháng 12 năm 2011, anh được vinh danh là Niềm hy vọng của năm của bóng đá Croatia .
Vào đầu mùa giải 2012–13, anh bị chấn thương xương cổ chân khiến anh phải bỏ lỡ một số trận đấu trên đường vượt qua vòng loại của câu lạc bộ đến một Champions League khác. Anh ấy trở lại đúng lúc để chơi trong trận đấu đầu tiên của Dinamo tại Champions League với Porto . Kovačić đã chơi trong cả sáu trận đấu của Dinamo Zagreb ở vòng bảng UEFA Champions League 2012–13 , trước Porto, Paris Saint-Germain và Dynamo Kyiv . Anh tiếp tục gây ấn tượng với màn trình diễn trưởng thành khi còn trẻ trong nửa đầu mùa giải. Tháng 10 năm 2012, anh được đề cử Golden Boy, một giải thưởng do các nhà báo thể thao trao cho một cầu thủ trẻ đến từ châu Âu được cho là ấn tượng nhất trong một mùa giải. Trong kỳ nghỉ đông của mùa giải, hội đồng quản trị của Dinamo đã loại bỏ những suy đoán về việc Kovačić sẽ rời câu lạc bộ trong tương lai gần bằng cách nói rằng họ đang xây dựng một đội bóng mới xung quanh anh ấy và một ngôi sao đang lên khác, Alen Halilović. Tuy nhiên, vào ngày 30 tháng 1 năm 2013, giới truyền thông bất ngờ tiết lộ Kovačić đã được bán cho câu lạc bộ Serie A của Ý, Inter Milan.
Trong thời gian thi đấu cho Dinamo, Kovačić đã giành được hai chức vô địch quốc nội và hai danh hiệu Cúp quốc gia Croatia , góp mặt trong tổng số 73 trận đấu chính thức, trong đó có 12 lần ra sân tại UEFA Champions League.
Inter Milan.
Ngày 31 tháng 1 năm 2013, Kovačić đồng ý chuyển sang Inter Milan. Thương vụ được tiết lộ trị giá tổng cộng 15 triệu €, với 13 triệu € trả ngay và 2 triệu € nếu Inter được dự UEFA Champions League. Real Madrid, Manchester City, và Chelsea cũng đã muốn có Kovačić, nhưng cuối cùng anh gia nhập "Nerazzurri". Đến với đội bóng, Kovačić nhận chiếc áo số 10, trước đó của Wesley Sneijder.
Mùa giải 2012–13.
Kovačić ra mắt Inter 3 ngày sau, ngày 3 tháng Hai, vào thay người ở hiệp 2 trong trận đấu tại giải Serie A với Siena. Vào ngày 14 tháng 2, Kovačić có trận ra mắt châu Âu trước khán giả nhà ở San Siro trong trận đấu UEFA Europa League với CFR Cluj . Anh ấy là người kiến tạo chiến thắng cho Rodrigo Palacio , người nâng tỉ số lên 2–0 cho Inter, gây ấn tượng với khán giả bằng màn trình diễn của mình, và được mọi người ủng hộ nhiệt liệt khi bị thay ra ở phút thứ 89. Anh ấy cũng chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 3–0 trên sân khách trước CFR Cluj khi Inter tiến vào vòng tiếp theo của UEFA Europa League 2012–13.
Kovačić đã có trận đấu đầu tiên tại giải quốc nội cho Inter ở vòng tiếp theo của Serie A trong trận thua 1–4 trên sân khách trước Fiorentina . Tại vòng 1/16 UEFA Europa League, Inter được bốc thăm để đấu với Tottenham Hotspur . Sau trận thua 3–0 tại London, Inter cần trận thắng 4–0 trên sân của Milan để đi tiếp vào vòng trong. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 4–1 cho Inter sau khi trận đấu bước vào hiệp phụ, với Kovačić chơi như một người khởi đầu. Anh gây ấn tượng với sự điềm tĩnh và khả năng chơi bóng của mình, một lần nữa nhận được sự hoan nghênh của người hâm mộ. Huấn luyện viên của Inter lúc đó là Andrea Stramaccioni đã ca ngợi màn trình diễn của anh ấy nhiều lần, mô tả anh ấy như một "ngôi sao của tương lai".
Vào ngày 30 tháng 3, Kovačić được ra sân ngay từ đầu trong trận "Derby d'Italia" đầu tiên với Juventus tại San Siro. Trận derby kết thúc với chiến thắng 1–2 cho Juventus, với Kovačić là người bắt đầu thực hiện hành động dẫn đến bàn gỡ hòa 1-1 của Rodrigo Palacio. Kovačić là người bắt chính trong trận đấu tiếp theo của Inter tại Serie A, trong chiến thắng 0–2 trên sân khách trước Sampdoria , cũng như trong trận thua bất ngờ 3-4 trước Atalanta tại San Siro, nơi anh kiến tạo cho Ricky Álvarez ghi bàn. . Vào cuối nửa sau mùa giải, anh là người bắt chính trong tất cả các trận đấu tại Serie A của câu lạc bộ, khi Inter kết thúc ở vị trí thứ 9 đáng thất vọng trên bảng xếp hạng Serie A. Vào tháng 5, anh được nhận giải thưởng "Quý ông lịch lãm của năm" do các CĐV Inter trao tặng.
Mùa giải 2013–14.
Kovačić đã bỏ lỡ phần lớn buổi tập trước mùa giải với đội do một loạt chấn thương nhỏ, và trở lại chỉ vài ngày trước trận đấu chính thức đầu tiên của mùa giải mới, trận Coppa Italia gặp Cittadella tại Stadio Giuseppe Meazza. Trong các cuộc phỏng vấn trước mùa giải, tân huấn luyện viên của Inter, Walter Mazzarri ám chỉ Kovačić sẽ được giao một vai trò mới trên sân, một vai trò tương tự như Marek Hamšík ở Napoli. Trong nửa đầu mùa giải, Kovačić thi đấu thường xuyên, mặc dù anh ấy phải vật lộn với việc thích nghi với vai trò chiến thuật mới của mình. Kovačić thực hiện pha kiến tạo đầu tiên trong mùa giải trong trận đấu với Livorno, khi anh ấy thực hiện một pha kiến tạo cho Yuto Nagatomo. Không giống như mùa giải trước dưới thời HLV Andrea Stramaccioni, Kovačić không được đá chính thường xuyên trong mùa giải 2013–14. Trong 32 trận Serie A đã thi đấu, anh chỉ đá chính 14 trận, chơi trọn vẹn 90 phút chỉ 8 lần. Anh ấy đã nhận được cơ hội để khôi phục sự tự tin của mình vào cuối mùa giải, vì anh ấy là sự lựa chọn đầu tiên của Mazzarri ở hàng tiền vệ trong sáu trận đấu gần đây nhất của Inter. Vào ngày 10 tháng 5, trong trận đấu cuối cùng của Javier Zanetti tại San Siro, Kovačić đã thực hiện ba pha kiến tạo trong chiến thắng 4–1 trước Lazio .
Mùa giải 2014–15.
Sau khi bị đồn đoán chuyển nhượng dai dẳng trong mùa hè, vào tháng 9 năm 2014, Kovačić được đề nghị gia hạn hợp đồng đến năm 2019. Anh ấy bắt đầu mùa giải với phong độ mạnh mẽ, ghi một hat-trick trong trận lượt về. của vòng play-off Europa League gặp Stjarnan vào ngày 28 tháng 8. Anh ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu cho Inter và kiến tạo hai lần trong chiến thắng 7–0 trước Sassuolo vào ngày 14 tháng 9 năm 2014. Anh ghi bàn thắng duy nhất của câu lạc bộ trong trận hòa 1-1 trên sân khách với Palermo . Anh cũng ghi bàn mở tỷ số trong chiến thắng 2–0 trước Chievovà ghi một bàn thắng tuyệt vời trong trận hòa 2–2 trước Lazio. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2015, anh bị đuổi khỏi sân trong trận hòa 1-1 với Juventus vì phạm lỗi với Stephan Lichtsteiner . Ba ngày sau, Kovačić gia hạn hợp đồng với Inter đến tháng 6 năm 2019.
Real Madrid.
Vào ngày 16 tháng 8 năm 2015, huấn luyện viên của Inter, Roberto Mancini xác nhận rằng câu lạc bộ buộc phải bán Kovačić cho Real Madrid do các quy định của Luật Công bằng Tài chính. Phát biểu trong cuộc họp báo sau trận giao hữu với câu lạc bộ Hy Lạp AEK Athens , Mancini nói: "Có những quy tắc phải được tôn trọng. Tôi không nghĩ có ai muốn điều này xảy ra nhưng chúng tôi có các quy định về Luật Công bằng Tài chính phải tuân theo. Chúng tôi" tất cả đều xin lỗi về điều đó: bản thân tôi, chủ tịch, ban lãnh đạo và các cầu thủ." Real Madrid cũng xác nhận vụ chuyển nhượng hai ngày sau đó, thông báo Kovačić đã ký hợp đồng sáu năm với câu lạc bộ. Phí chuyển nhượng là 29 triệu euro, theo hồ sơ tài chính của Inter trong phần Báo cáo quản lý (tiếng Ý : "Relazione sulla Gestione"). Vào ngày 19 tháng 8, Kovačić được Real Madrid ra mắt với tư cách là cầu thủ mới tại sân vận động Santiago Bernabéu, nơi có thông tin tiết lộ rằng anh sẽ mặc áo số 16 cho câu lạc bộ. Kovačić trở thành cầu thủ Croatia thứ năm, sau Robert Prosinečki, Davor Šuker, Robert Jarni và Luka Modrić, gia nhập Real Madrid.
Bốn ngày sau khi ra mắt, anh có trận ra mắt ở phút 70 thay cho Isco khi Real Madrid bắt đầu mùa giải La Liga với trận hòa không bàn thắng trước Sporting de Gijón mới thăng hạng. Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 8–0 trên sân nhà trước Malmö FF vào ngày 8 tháng 12 năm 2015. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2016, Kovačić nhận thẻ đỏ liên tiếp trong trận hòa 2–2 với Valencia vì phạm lỗi với João Cancelo. Cho đến khi kết thúc mùa giải đầu tiên với "Los Blancos", anh đã ra sân tổng cộng 34 lần. Trong những tháng đầu mùa giải, anh được HLV Real Madrid sử dụng khá thường xuyên, Rafael Benítez, chơi ở hầu hết mọi vị trí tiền vệ - đôi khi là trung tâm, đôi khi rộng, đôi khi xa hơn về phía trước. Tuy nhiên, sau khi Zinedine Zidane thay thế Benítez vào đầu tháng Giêng, số lần ra sân của Kovačić ngày càng ít hơn. Với việc cầu thủ người Pháp thích sử dụng số 11 xuất phát rõ ràng bất cứ khi nào có thể thay vì cách tiếp cận đội hình cụ thể hơn cho từng đối thủ cụ thể mà người tiền nhiệm của anh ấy sử dụng, không có nhiều chỗ cho Kovačić. Anh ấy đã có tám lần ra sân và ghi một bàn thắng trên đường đưa Real Madrid tới chức vô địch UEFA Champions League 2015–16 .
Kovačić ghi bàn thắng đầu tiên tại La Liga vào ngày 29 tháng 1 năm 2017 trong chiến thắng 3–0 trước Real Sociedad. Anh ấy là thành viên của Real Madrid vô địch La Liga 2016–17 và UEFA Champions League 2016–17.
Tại UEFA Champions League 2017–18, Kovačić đã có sáu lần ra sân khi Madrid giành chức vô địch Champions League lần thứ ba liên tiếp và thứ 13 trong lịch sử đội bóng.
Chelsea.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 2018, Kovačić gia nhập Chelsea theo dạng cho mượn một năm. Anh mang số áo 32 trong mùa giải cho mượn. Anh có trận ra mắt trong chiến thắng 3–2 trên sân nhà trước Arsenal vào ngày 18 tháng 8, xuất hiện với tư cách là một cầu thủ dự bị trong hiệp hai. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2019, anh được chọn vào đội hình xuất phát cho trận Chung kết UEFA Europa League 2019 tại Baku, chơi cho đến phút thứ 78 khi được thay thế cho Ross Barkley, khi Chelsea đánh bại Arsenal 4–1.
Vào ngày 1 tháng 7, Kovačić đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vĩnh viễn tới Chelsea, ký hợp đồng có thời hạn 5 năm. Anh chuyển từ số áo 32 sang số áo 17. Sau một mùa giải kém cỏi dưới thời Maurizio Sarri, anh trở thành một trong những cầu thủ quan trọng nhất của Chelsea dưới thời tân huấn luyện viên Frank Lampard. Kovačić ghi bàn thắng đầu tiên cho Chelsea vào ngày 27 tháng 11, trong trận hòa 2–2 Champions League trước Valencia tại Sân vận động Mestalla. Vào ngày 7 tháng 12, anh ghi bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong trận thua 1-3 trên sân khách trước Everton. Trong trận Chung kết FA Cup 2020 vào ngày 1 tháng 8 năm 2020, anh đã gây tranh cãi khi bị đuổi khỏi sân vì một pha vào bóng khá nhẹ nhàng với Granit Xhaka, khi Chelsea thua Arsenal 2-1. Vào ngày 25 tháng 8, anh được vinh danh là Cầu thủ Chelsea của năm.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, Kovačić đánh dấu lần thứ 100 ra sân cho câu lạc bộ trước Barnsley ở vòng 3 EFL Cup khi Chelsea thắng 6–0 trên sân nhà. Sau một khởi đầu mùa giải khó khăn hơn, Kovačić đã lấy lại phong độ từ mùa giải trước sau khi bổ nhiệm người quản lý mới Thomas Tuchel. Trước trận lượt về tứ kết Champions League với Porto, Kovačić dính chấn thương gân và buộc phải bỏ lỡ trận bán kết lượt về với đội bóng cũ Real Madrid, đội mà Chelsea thắng với tổng tỉ số 3–1. Mặc dù trước đó đã giành được 3 danh hiệu Champions League trước đó, vào ngày 29 tháng 5 năm 2021, Kovačić đã chơi trận Chung kết Champions League lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, vào sân thay cho Mason Mount ở phút 80, khi Chelsea đánh bại Manchester City với tỷ số 1–0.
Trước mùa giải 2021–22, Kovačić chuyển từ áo số 17 sang áo số 8, số áo của huyền thoại câu lạc bộ Frank Lampard. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2021, anh kiến tạo cho Romelu Lukaku và ghi bàn trong chiến thắng 3–0 trước Aston Villa. Vào cuối tháng 10, Kovačić bị chấn thương trong quá trình tập luyện và có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 khi hồi phục vào đầu tháng 12. Anh trở lại đội vào ngày 19 tháng 12, trong trận hòa không bàn thắng với Wolverhampton Wanderers. Vào ngày 2 tháng 1 năm 2022, anh ấy xuất phát trở lại trong trận hòa 2-2 trên sân nhà với Liverpool; anh ấy đã ghi bàn thắng đầu tiên cho Chelsea trong khi họ bị dẫn trước hai bàn bằng một siêu phẩm sút xa.
Sự nghiệp quốc tế.
Kovačić đã xuất hiện cho đội tuyển quốc gia Croatia ở nhiều cấp độ trẻ khác nhau, ra mắt vào tháng 5 năm 2008 trong một trận giao hữu U-14 với Slovakia. Kể từ năm 2011, anh là thành viên thường xuyên của các đội U-19 và U-21. Vào tháng 8 năm 2012, Kovačić được triệu tập lần đầu tiên cho trận đấu của đội tuyển Croatia với Thụy Sĩ, nhưng không thi đấu vì chấn thương. Sau đó, anh ấy nhận được một cuộc gọi cho các trận đấu vòng loại FIFA World Cup 2014 vào tháng 3 năm 2013. Anh ấy đã có trận ra mắt cấp cao của mình trong một trận đấu vòng loại với Serbia vào ngày 22 tháng 3 năm 2013, chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm cùng với Luka Modrić, thay vì một người bắt đầu đội thường xuyên, Ognjen Vukojević. Bốn ngày sau, anh thi đấu với Xứ Wales tại Sân vận động Liberty, vào sân thay người ở hiệp hai trong chiến thắng 1–2. Trận đấu thứ ba của anh ấy diễn ra vào tháng 6, khi Croatia đối mặt với Scotland tại Zagreb và phải chịu một thất bại khó chịu vì họ không thể ghi bàn mặc dù có rất nhiều cơ hội tốt. Vào cuối vòng loại, Kovačić đã có thêm hai lần ra sân thi đấu cho Croatia, khi Croatia lọt vào vòng play-off FIFA World Cup chỉ giành được một điểm từ bốn vòng loại cuối cùng của họ. Mặc dù anh ấy không tham gia trận lượt đi không bàn thắng với Iceland ở Reykjavík, Kovačić đã bắt đầu trận lượt về và mang tính quyết định giữa hai đội tuyển quốc gia ở Zagreb, thực hiện pha kiến tạo cho bàn thắng thứ hai của đội khi họ lọt vào vòng chung kết FIFA World Cup 2014 với tổng tỷ số 2–0.
Vào ngày 02 Tháng Sáu năm 2014, Kovačić được xác nhận là thành viên của Niko Kovač của đội hình dự World Cup. Anh ấy có mặt trong đội hình xuất phát của Croatia trong trận khai mạc giải đấu, thất bại 1-3 trước đội chủ nhà World Cup Brazil tại Arena Corinthians, São Paulo , nơi anh ấy chơi cho đội của mình trong 60 phút trước khi bị thay ra. Anh ấy đã chơi tất cả các trận còn lại ở vòng bảng, khi Croatia bị loại ở vòng bảng. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2015, anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên trong chiến thắng 4–0 trước Gibraltar , trong lần ra sân thứ 20 cho đội.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 2018, Kovačić được chọn vào đội hình 23 người của Zlatko Dalić cho FIFA World Cup 2018. Vào ngày 22 tháng 6, Kovačić đã kiến tạo đồng đội Ivan Rakitić khi anh ấy ghi bàn thắng thứ ba cho Croatia trong chiến thắng 3–0 trước Argentina trong trận đấu vòng bảng thứ hai của giải đấu. Croatia bị Pháp đánh bại 4–2 trong trận chung kết vào ngày 15 tháng 7.
Kovačić đã xuất hiện trong các trận đấu tại Nations League của Croatia trước Tây Ban Nha trên sân khách và Anh trên sân nhà, kết thúc lần lượt là thất bại 6–0 và một trận hòa không bàn thắng. Anh ấy đã góp mặt trong suốt chiến dịch vòng loại Euro 2020 thành công của Croatia, khi họ đứng đầu bảng. Trong chiến thắng 2-1 trước Xứ Wales ở Osijek vào ngày 8 tháng 6 năm 2019, anh ấy đã ghi bàn thắng mà lẽ ra sẽ là 2–0, tuy nhiên điều đó không được phép vì Andrej Kramarić đã ở trong thế việt vị. Trong trận lượt về vào ngày 13 tháng 10, trong trận đấu với khung thành của Xứ Wales, Kovačić đã bị chấn thương gây tranh cãi bởi Ben Davies khi trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1-1.
Tại Nations League 2020–21, Kovačić đã bị chỉ trích nặng nề vì sự kém hiệu quả của anh ấy trong đội tuyển quốc gia, đặc biệt là sau khi phạm lỗi dẫn đến bàn thắng mở tỷ số của Dejan Kuluševski trong trận đấu quan trọng của Croatia với Thụy Điển vào ngày 14. Tháng 11 năm 2020, trận đấu đó cuối cùng kết thúc với thất bại 2-1. Tuy nhiên, ba ngày sau, anh ghi một cú đúp trong trận thua 3–2 trước Bồ Đào Nha, cuối cùng giúp Croatia xuống hạng ở League B khi họ đạt hiệu số bàn thắng bại tốt hơn Thụy Điển.
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2021, Kovačić được chọn vào đội hình 26 người của Dalić cho UEFA Euro 2020 và xuất phát ở cả ba trận đấu vòng bảng. Trái ngược hoàn toàn với chiến dịch Nations League của Croatia, màn trình diễn của anh ấy đã khiến anh ấy nhận được sự khen ngợi rộng rãi trong nước khi Croatia kết thúc với vị trí nhì bảng và đi tiếp vào Vòng 16.
Lối chơi.
Kovačić được mô tả như cầu thủ rất kĩ thuật với kĩ năng rê dắt. Huấn luyện viên U-17 Croatia, Martin Novoselac, nói về Kovačić: "Tôi chưa từng thấy một cầu thủ trẻ có nhiều tài năng như thế từ thời Robert Prosinečki", dựa trên sự phát triển nhanh và tài năng lớn của Kovačić. Người đồng hương, Zvonimir Boban, cầu thủ đã chơi cho Milan hơn một thập kỉ, trong cuộc phỏng vấn với Sky Italia nói rằng: "Cậu ấy có tài năng mà có khả năng khiến cậu ấy tốt hơn cả tôi, cậu ấy nghiêm túc và chuyên nghiệp khó tin so với độ tuổi. Kovačić là một cầu thủ toàn diện. Cậu ấy không sinh ra là một regista nhưng hiện tại đang thi đấu ở vị trí đó. Cậu ấy là một tài năng toàn diện và có thể phát triển hơn nữa - cậu ấy có tiềm năng lớn." Cựu HLV Inter Andrea Stramaccioni đã khen ngợi màn trình diễn của Kovačić nhiều lần, mô tả anh là "ngôi sao trong tương lai". | 1 | null |
Tỏi rừng Hòn Bà hay tỏi Trường (danh pháp hai phần "Aspidistra truongii") là một loài tỏi rừng thuộc họ Măng tây Asparagaceae được phát hiện năm 2011 tại khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và được công bố năm 2013 trên tạp chí khoa học của Đài Loan "Taiwania". Tên loài được đặt theo tên của tiến sĩ Lưu Hồng Trường, Phó Viện trưởng Viện Sinh Thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người có công phát hiện ra và mô tả đầu tiên.
Mô tả.
"Aspidistra truongii" là thực vật mọc sát mặt đất, có căn hành bò, phân nhánh. Lá mọc thẳng từ đất, cuống lá thẳng cứng, dài 30–40 cm. Phiến lá hình elip hẹp, mọc uốn gần như ngang, dài khoảng 20 cm, màu xanh đậm, láng. Hoa lưỡng tính, mọc đơn hoặc cụm 2-3 bông, mọc úp xuống gần mặt đất, có bao màu nâu đỏ hoặc nâu tím, rộng 2–4 cm, với 6 thùy. Nhị hoa 6, bao phấn không cuống, màu vàng. Nhụy hoa dạng nấm, màu trắng, nuốm có 3 thùy. Quả hình cầu, màu nâu đen, đường kính gần 2 cm, trên bề mặt có gai xù xì. Mùa ra hoa: tháng 4-6 | 1 | null |
Max Karl Wilhelm von Gallwitz (2 tháng 5 năm 1852 tại Breslau – 18 tháng 4 năm 1937 tại Napoli) là Thượng tướng pháo binh quân đội Đức thời kỳ Đế quốc. Sinh ra ở tỉnh Schlesien (Phổ, Gallwitz đã gia nhập lục quân Phổ vào năm 1870 và tham gia Chiến tranh Pháp-Đức. Sau khi chiến tranh kết thúc, Gallwitz tiếp tục phục vụ quân đội Phổ (giờ là một thành phần cấu thành quân đội Đế quốc Đức), nhưng triển vọng thăng tiến trên con đường binh nghiệp của Gallwitz không được sáng sủa. Không những là một bình dân trong đội ngũ sĩ quan Đức được chi phối bởi những người thuộc tầng lớp quý tộc phong kiến, ông còn là một tín đồ Công giáo trong khi đa số quân nhân Phổ là người theo Kháng Cách và có thành kiến nặng nề với đức tin của Gallwitz. Tuy nhiên, năng lực của Gallwitz đã gây ấn tượng cho các cấp trên và giúp ông được thăng tiến đều đặn qua các cấp bậc trong lục quân Đức. Gallwitz được phong quân hàm Thượng tướng pháo binh năm 1911.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Gallwitz đã giữ nhiều chức vụ chỉ huy cao cấp trên các mặt trận Đông Âu và Tây Âu, tham gia nhiều trận đánh, chiến dịch lớn như Serbia (1915), Verdun, Somme (1916) và Meuse-Argonne (1918). Do có bản lĩnh chỉ huy tốt, Gallwitz được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý của Phổ năm 1915.. Cuối cuộc chiến, Gallwitz làm Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Gallwitz đánh nhau với quân đồng minh Mỹ-Pháp tại Saint-Mihiel và Meuse-Argonne; mặc dù gây cho đối phương nhiều khó khăn, tổn thất, Cụm Tập đoàn quân Gallwitz đã bị đánh bật khỏi Pháp vào tháng 11 năm 1918. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông tham gia chính trị với cương vị là đại biểu Quốc hội của Đảng Dân tộc Nhân dân Đức.
Tiểu sử.
Gallwitz sinh ngày 2 tháng 5 năm 1852 ở tỉnh Hạ Schlesien của Phổ. Khác với nhiều tướng lĩnh cấp cao của Đức, ông là con trai của một nhân viên thu thuế tại Breslau. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đã gia nhập Trung đoàn Pháo dã chiến "Thống chế Bá tước Waldersee" (Schleswig) số 9 với vai trò là lính tình nguyện vào ngày 13 tháng 8 năm 1870 và tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 –
1871). Ngày 9 tháng 3 năm 1871, ông được phong cấp bậc Chuẩn úy ("Portepée-Fähnrich"). Vào ngày 9 tháng 3 năm 1872, ông được lên quân hàm Thiếu úy. Đến ngày 1 tháng 10 năm 1877, ông theo học một khóa đào tạo kéo dài 3 năm của Học viện Quân sự Phổ. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1880, ông trở lại trung đoàn của mình ở Rendsburg, vào ngày 3 tháng 3 năm 1881, ông được thăng cấp Trung úy. Vào ngày 11 tháng 7 năm 1882, ông được điều đến Kassel làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Pháo dã chiến số 11, trước khi gia nhập Bộ Tổng tham mưu tại kinh đô Berlin ngày 21 tháng 4 năm 1883. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1885, ông được lên quân hàm Đại úy.
Kể từ năm 1886, ông hoạt trong một số bộ tham mưu quân đội, Bộ Chiến tranh và giữ một số chức vụ Tư lệnh. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1902, trên cương vị là Lữ trưởng Lữ đoàn Pháo dã chiến số 29 ở Karlsruhe, ông được phong cấp Thiếu tướng. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1903, ông được lãnh chức Trưởng khoa Quản trị Quân sự của Bộ Chiến tranh ở Berlin, và giữ chức vụ này cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1906, khi ông được ủy nhiệm chức Sư trưởng Sư đoàn Bộ binh số 15 ở thành phố Köln. Ngày 16 tháng 10 năm đó, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Vào ngày 3 tháng 4 năm 1911, ông nhậm chức Tướng thanh tra Pháo dã chiến tại Berlin, trước khi được phong cấp Thượng tướng pháo binh vào ngày 4 tháng 4. Đến ngày 16 tháng 6 năm 1913, ông được Đức hoàng Wilhelm II liệt vào hàng khanh tướng Phổ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, ông được lãnh chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn Trừ bị Cận vệ, một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 2, vào ngày 2 tháng 8 năm 1914. Quân đoàn này bao gồm 3 sư đoàn và là một trong những đơn vị được đánh giá cao nhất của Đức. Dưới sự thống lĩnh của ông, Quân đoàn Trừ bị Cận vệ đã tham gia cuộc xâm lược Bỉ và đánh chiếm các pháo đài ở Namur vào ngày 23 tháng 8 năm 1914, sau khi một cuộc pháo kích dữ dội được thực hiện theo hoạch định của Gallwitz đã dã nát hệ thống pháo đài này. Tuy nhiên, cuối tháng 8, quân đoàn của ông được thuyên chuyển sang Mặt trận phía Đông để tham chiến trong biên chế của Tập đoàn quân số 8 dưới sự chỉ huy Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff ở Đông Phổ. Trong trận hồ Masuren lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914, Quân đoàn Trừ bị dưới quyền Gallwitz đóng vai trò là lực lượng cánh trái của Tập đoàn quân số 8 và tham gia hợp vây Tập đoàn quân số 2 của Nga, góp phần bẻ gãy cuộc tấn công của Nga vào Đông Phổ. Sau đó, quân đoàn được đổi sang biên chế của Tập đoàn quân số 9 và tham gia các chiến dịch tấn công của Đức vào Ba Lan thuộc Nga cuối năm 1914, với các trận đánh ở sông Wisla và Łódź.
Do những thành tích của mình, vào ngày 9 tháng 2 năm 1915, Gallwitz đã được nâng cấp thành Tư lệnh của Cụm quân ("Armeegruppe") "Gallwitz" (về sau được đổi thành Tập đoàn quân số 12 vào ngày 7 tháng 8 năm 1915). Vào ngày 24 tháng 7 năm 1915, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công, phần thưởng quân sự cao quý nhất của Đức, do tài dụng binh xuất chúng và kế hoạch quân sự bài bản của mình trong chiến dịch tấn công thắng lợi ở Galicia, đồng thời là do công tích đánh chiếm pháo đài Pultusk và vị trí phòng ngự rắn chắc của quân Nga ở Narev. Những thắng lợi kế tiếp của Tập đoàn quân số 12 trước quân Nga trong chiến dịch mùa hè năm 1915, ông được trao tặng bó sồi đính kèm Huân chương Quân công vào ngày 29 tháng 8. Cũng trong mùa hè đó, ông được thuyên chuyển về phía nam làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 11 để phối hợp với các lực lượng khác của Liên minh Trung tâm tấn công Serbia. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1915, tập đoàn quân của ông vượt sông Donau về phía đông Beograd, trong khi một tập đoàn quân Áo-Hung vượt sông về hướng tây. Không lâu sau đó, quân Serbia bị đánh bật vào nội địa, rồi bị buộc phải triệt thoái qua Albania tới biển Adriatic.
Trong khi đang chuẩn bị thực hiện một cuộc tấn công tổng lực vào đầu cầu của phe Hiệp ước ở Salonika tại Hy Lạp, ông được lệnh trở lại Mặt trận phía Tây, để lãnh chức chỉ huy "Cụm quân Meuse phía Tây" trên chiến trường Verdun vào ngày 29 tháng 3 năm 1916. Ông đảm nhiệm trọng trách này cho đến tháng 7 năm đó, khi ông được điều đến sông Somme để nhậm chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 2. Vào ngày 19 tháng 7 năm 1916, ông được giao quyền chỉ huy Cụm tập đoàn quân Gallwitz mới được thành lập, gồm thâu các Tập đoàn quân số 1 và số 2, với trách nhiệm phòng ngự chiến tuyến của Đức trước các cuộc tấn công của liên quân Anh-Pháp trên sông Somme. Trong thời điểm này, ông đã được nhìn nhận rộng rãi như một chỉ huy quân sự rất đáng tín nhiệm, cả trong tấn công lẫn phòng thủ, là người có tài thao lược, tinh thần trách nhiệm cao độ và bền bỉ khi phải đương đầu với khó khăn.
Thất bại của quân đội Đức trong Chiến dịch tấn công Verdun và sự tiếp diễn của Chiến dịch tấn công Somme của Anh-Pháp đã dẫn đến việc Erich von Falkenhayn bị huyền chức và thay thế bằng Hindenburg và Ludendorff. Họ đã điều Gallwitz trở lại Verdun, để chỉ huy Tập đoàn quân số 5 (17 tháng 12 năm 1916), với mệnh lệnh khôi phục tình hình. Ông đến nhận nhiệm vụ ở Verdun vào thời điểm mà các cuộc phản công của quân Pháp đã chấm dứt, và nhìn chung, tình hìng Tập đoàn quân số 5 dưới quyền chỉ huy của ông trở nên tĩnh lặng trong suốt năm 1917. Vào ngày 23 tháng 12 năm 1917, ông được trao tặng Huân chương Đại bàng Đen. Trước đó, ông từng được tặng thưởng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ vì những thắng lợi phòng ngự của mình trong Chiến dịch Somme.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 1918, Gallwitz được bổ nhiệm làm Tư lệnh của "Phân bộ quân C" đồng thời với Tập đoàn quân số 5, hình thành một Cụm tập đoàn quân Gallwitz khác. Kẻ thù chính của ông trong giai đoạn này là Lực lượng Viễn chinh Hoa Kỳ do tướng John J. Pershing chỉ huy. Ngày 12 tháng 9 năm 1918, liên quân Mỹ-Pháp phát động Chiến dịch tấn công Saint-Mihiel, một "chỗ lồi" của quân Đức đã được hình thành từ năm 1914. Quân Đức chống cự hết sức quyết liệt, nhưng quân Mỹ-Pháp đã chọc thủng được các lớp phòng tuyến của đối phương. Trên thực tế, Gallwitz từ trước trận đánh đã đánh giá rằng các mũi tiến công của Anh-Pháp-Bỉ tại các khu vực khác đã đẩy cụm cứ điểm Saint-Mihiel vào nguy cơ bị cô lập, và đã cho rút quân khỏi đây hòng thu ngắn chiến tuyến. Dựa vào địa hình thuận lợi, các lực lượng Đức bị áp đảo nặng nề về quân số rút lui trong trật tự tốt, thực hiện hàng loạt cuộc chặn hậu nảy lửa. Đến thời điểm Pershing ra lệnh chấm dứt Chiến dịch Saint-Mihiel vào ngày 16 tháng 9 năm 1918, "chỗ lồi" Saint-Mihiel đã bị xóa sổ. Dù đã chịu nhiều hao tổn, các lực lượng được huấn luyện bài bản, giàu kinh nghiệm và được chỉ đạo đúng đắn của Gallwitz vẫn còn khả năng chiến đấu. Vào ngày 26 tháng 9 năm 1918, quân đội Mỹ-Pháp lại tiến hành Chiến dịch tấn công Meuse-Argonne, một vị trí quan trọng trên Mặt trận phía Tây. Với địa thế thuận lợi cho quân phòng ngự, các lực lượng thiếu kinh nghiệm của Mỹ tấn công ồ ạt và bị tàn sát dưới làn đạn khốc liệt của súng máy Đức. Trong khi quân Mỹ không thể giành được thắng lợi đáng kể và chịu nhiều thiệt hại, Gallwitz chỉ đưa hàng loạt các sư đoàn trừ bị vào những vị trí bị đe dọa, và cuộc phòng ngự của quân Đức đã thành công. Ngày 30 tháng 9 năm 1918, cuộc tấn công của Mỹ bị chặn đứng hoàn toàn. Pershing buộc phải chỉn đốn lại các sư đoàn rệu rã của mình, trước khi tiếp tục tấn công vào ngày 4 tháng 10 năm 1918. Lần này các mũi tấn công của Mỹ đạt được nhiều kết quả tốt, buộc quân Đức phải dần dần rút chạy khỏi khu vực Meuse-Argonne.
Mặc dù Gallwitz nhìn nhận rằng quân đội Đức không thể tiến hành một cuộc phòng ngự hiệu quả trên lãnh thổ Pháp vào tháng 11 năm 1918, ông kịch liệt phản đối việc ký kết một hiệp định đình chiến, lập luận rằng quân đội Đức phải rút lui về bản thổ và tiếp tuc chiến đấu vào năm 1919. Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh, ông được đề cập là người thừa kế có tiềm năng của Tổng tham mưu trưởng Paul von Hindenburg. Ngoài ra, trong diễn tiến của cuộc chiến, ông đã hai lần được ghi nhận là người có thể sẽ trở thành Thủ tướng Đức. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1918, ông xuất ngũ.
Sau thế chiến.
Sau khi giã từ quân ngũ, Max von Gallwitz là thành viên Quốc hội Đức, trên cương vị là đại biểu của Đảng Dân tộc Nhân dân Đức, kể từ năm 1920 cho đến năm 19224. Vào tháng 10 năm 1931, ông tham dự hội nghị thành lập ("Gründungsversammlung") Mặt trận Harzburg. Theo ghi nhận của nhà sử học Holger Afflerbach trong mục từ "Galllwitz" của bộ "Từ điển Bách khoa Chiến tranh thế giới thứ nhất", ông còn là một người "bài Do Thái rõ rệt". Ngày 18 tháng 4 năm 1937, ông qua đời trong một chuyến đi nghỉ mát ở Ý.
Trích dẫn.
Gallwitz được gán cho câu nói: "Chưa nơi nào tôi thấy bầy sư tử được chỉ huy bởi lũ cừu non như vậy", để mô tả lòng dũng cảm của những người lính Anh, trái ngược với sự tồi tệ của bộ chỉ huy của họ, trong Chiến dịch Somme vào tháng 6 năm 1916. Câu nói này đã được đề cập trong tựa đề của phim truyện Hoa Kỳ "Lions for Lambs", sản xuất năm 2007, nói về cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ. Phim có sự diễn xuất của Tom Cruise và Meryl Streep.
Tuy nhiên, trích dẫn này không hề được tìm thấy trong cả hồi ký của von Gallwitz ("Trải nghiệm ở phía Tây 1916-1918", tiếng Đức: "Erleben im Westen 1916–1918") lẫn nhật ký của ông, và do vậy, đây có lẽ chỉ là huyền thoại.
Vinh danh.
Để vinh danh Max von Gallwitz, một số doanh trại đã được đặt theo tên ông ở Aachen (Doanh trại Gallwitz (Aachen)), Bonn (Doanh trại Gallwitz (Bonn), đã đóng cửa từ năm 2004), Freiburg (ngày nay là khách sạn Breisacher Hof) và Hildesheim (đóng cửa từ năm 2003). Tại quận Steglitz-Zehlendorf của Berlin, tên ông được cho "Đại lộ Gallwitz" ("Gallwitzallee").
Vào năm 1915, Gallwitz được phong danh hiệu Công dân danh dự của thành phố Freiburg im Breisgau. Trường Đại học Freiburg cấp cho ông bằng Tiến sĩ danh dự ("Ehrendoktor"). Vào ngày 23 tháng 4 năm 1937, lễ quốc tang của ông được cử hành ở Freiburg. | 1 | null |
Abū ʿAbd Allāh Muḥammad ibn Jābir ibn Sinān al-Raqqī al-Ḥarrānī al-Ṣābiʾ al-Battānī (Arabic: محمد بن جابر بن سنان البتاني) (được La tinh hóa là Albategnius, Albategni hay Albatenius) (sinh 850(858) tại Harran – mất 923(929) tại Qasr al-Jiss, gần Samarra) là nhà toán học, nhà thiên văn học người Ả Rập. Ông là một trong những nhà khoa học lớn của thời kỳ khoa học Hồi giáo. Ông được cho là một trong những nhà thiên văn học đã có ảnh hưởng lớn tới Nicolaus Copernicus, một trong những nhà thiên văn học vĩ đại nhất mọi thời đại. Về toán học, ông là một trong những nhà khoa học có công trong việc hình thành và phát triển khái niệm sin nhờ việc diễn dịch, phiên âm và thay đổi từ "jiva" (tiếng Ấn Độ có nghĩa là dây cung) thành từ sinus. | 1 | null |
Lũ lụt tại Jakarta năm 2013 là một trận lũ tràn ngập Jakarta, thủ đô Indonesia, và ảnh hưởng một số khu vực khác xung quanh thành phố, chẳng hạn như Tây Java và Banten.
Lịch sử.
Thủ đô Jakarta từ trước đến nay vẫn thường bị lụt, tuy nhiên các thời chính phủ kế tiếp nhau đều không có nỗ lực gì đáng kể để giải quyết tình trạng này. Việc phá rừng bừa bãi ở về phía Nam thành phố, việc xây dựng không có kế hoạch cùng với hệ thống sông ngòi bị bít kín đã khiến không còn nơi thoát nước.
Trận lụt.
Ngày 17 tháng Giêng, quân đội Indonesia đưa xuồng cao su vào khu thương mại ở thủ đô Jakarta để giúp di tản người dân đang bị kẹt ở nơi này vì lụt lội, trong khi phần lớn thành phố với khoảng 14 triệu dân chìm ngập trong làn nước. Ngay cả tổng thống Indonesia cũng được nhìn thấy đứng trong nước ngập cao dưới đầu gối ở trước dinh tổng thống, ống quần xắn cao, để đón tổng thống Á Căn Đình đến thăm quốc gia này.
Trận lụt này được coi là lớn nhất ở Jakarta từ mấy năm nay.
Tính đến ngày 17 tháng Giêng, có ít nhất bốn người thiệt mạng và 20,000 người phải di tản. Nhiều căn nhà ở thủ đô bị ngập nước sau trận mưa lớn kéo dài 5 giờ đồng hồ, làm tràn các con sông vốn đã dâng cao.
Ở một số nơi trong thành phố, mực nước nay lên cao đến khoảng 2m. Giới hữu trách cũng gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực giải cứu và di tản dân chúng bị kẹt trong vùng lụt về nơi an toàn.
Tổng cộng có 47 người thiệt mạng được ghi nhận. | 1 | null |
Gerard Peter Kuiper (khi sinh ra có tên Gerrit Pieter Kuiper) (1905-1973) là nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan. Ông là nhà khoa học với sự xác định vành đai nổi tiếng mang tên mình, vành đai Kuiper. Thêm vào đó, năm 1951, ông đã giả thiết rằng các thiên thể không tồn tại trong vành đai này nữa. Ngoài sự xác định quan trọng này, ở Đài Thiên văn McDonald, Kuiper còn khám phá ra vệ tinh nhỏ nhất trong số 5 vệ tinh hình cầu của sao Thiên Vương mang tên Miranda vào năm 1948. Đó là còn chưa kể việc ông khẳng định sự hiện diện của thán khí trong khí quyển của sao Hỏa trong các năm 1947 và 1948. Ông còn là người phát hiện ra sự đặc biệt của khí quyển của vệ tinh Titan, một vệ tinh của sao Thổ, vào năm 1944 qua việc sử dung kỹ thuật quang phổ. Qua đo đạc, Kuiper ước tính rằng áp lực một phần khí quyển methane là 10 millibar (100 kPa). | 1 | null |
James Bradley (1693-1762) là nhà thiên văn học người Anh. Ông trở thành nhà thiên văn học Hoàng gia Anh từ năm 1742 đến cuối đời.
Ông là nhà thiên văn đã phát hiện ra hiện tượng tinh sai do chuyển động của Trái Đất và tính hữu hạn của vận tốc ánh sáng. Đồng thời, Bradley còn phát hiện được hiện tượng chương động (sự lắc của trục quay Trái Đất với chu kỳ 18,6 năm đồng bộ với hiện tượng quay đảo của quỹ đạo Mặt Trăng). Ông còn có một phát hiện rất quan trọng, đó là phát hiện ra sự quang sai của ánh sáng vào năm 1727. Nhờ hiện tượng này, James Bradley đã đo được vận tốc ánh sáng là 310000km/s. 2634 James Bradley là tiểu hành tinh được đặt theo tên ông. | 1 | null |
Vữa là hỗn hợp được chọn một cách hợp lý (nhân tạo), trộn đều của chất kết dính vô cơ, cốt liệu nhỏ với nước theo những tỷ lệ thích hợp, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực hoặc liên kết giữa các cấu kiện xây dựng. Trong trường hợp cần thiết, hỗn hợp vữa có thêm các chất phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ nhằm thu được những tính năng đặc biệt cho vữa.
Vữa thường được phân loại theo chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng của vữa:
Lịch sử.
Hỗn hợp vữa xuất hiện đầu tiên được làm từ bùn và đất sét. Do người Babylon không có nhiều đá và đất sét cho nên các công trình của họ làm từ gạch nung, sử dụng vôi hoặc hắc ín làm vữa để gắn kết. Theo nhà khảo cổ Roman Ghirshman, dấu tích đầu tiên mà loài người sử dụng vữa là tại công trình ziggurat ở khu khảo cổ Sialk thuộc Iran, làm từ gạch bùn phơi khô xây vào khoảng thời gian 2900 TCN. Đền Chogha Zanbil ở Iran xây khoảng năm 1250 TCN bằng gạch nung với vữa kết dính làm bằng bitum.
Các kim tự tháp Ai Cập thời đầu xây dựng trong giai đoạn 2600–2500 TCN, với các phiến đá lớn liên kết với nhau bằng vữa bùn và đất sét hoặc giữa đất sét và cát. Các kim tự tháp Ai Cập về sau sử dụng vôi hoặc thạch cao làm vữa. Vữa thạch cao về cơ bản là hỗn hợp của bột thạch cao và cát, đây là loại vữa khá mịn.
Ở tiểu lục địa Ấn Độ, các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy nhiều loại vữa xi măng đã được sử dụng tại các khu di tích thuộc Văn minh lưu vực sông Ấn, như Mohenjo-daro có niên đại hơn 2600 TCN. Xi măng thạch cao ""là vật liệu xám nhẹ chứa cát, đất sét, lẫn calci cacbonat, cùng nhiều vôi" được dùng để xây thành giếng, rãnh thoát nước cũng như mặt tiền của các "công trình quan trọng"." Một số địa điểm như Khu nhà tắm lớn tại Mohenjo-daro, người cổ đại ít sử dụng vữa bitumen hơn.
Về mặt lịch sử, công trình bằng bê tông và vữa xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp. Khi khai quật các ống dẫn nước ngầm ở Megara cho thấy đã có những vị trí được trát bằng vữa pozzolan dày 12 mm. Những đường ống này có niên đại trong khoảng 500 TCN. Vữa Pozzolan là loại vữa vôi, nhưng có trộn thêm tro núi lửa cho phép hỗn hợp này cứng hơn khi tiếp xúc với nước ngầm; loại này ngày nay còn gọi là xi măng thủy lực (xi măng chịu nước). Người Hy Lạp cổ đại lấy tro núi lửa từ các đảo Thira và Nisiros, hoặc từ những vùng thuộc địa của Hy Lạp thời đó như Dicaearchia (Pozzuoli) gần Naples, Ý. Người La Mã sau đó cải tiến phương pháp và cách sử dụng loại vữa mà các nhà khảo cổ gọi là vữa pozzolan kết hợp xi măng. Thậm chí về sau, người La Mã dùng loại vữa không có pozzolan mà thay vào đó là gốm nung (terra cotta) nghiền nhỏ, đưa vào hỗn hợp vữa thêm phụ gia nhôm oxide và silic dioxide. Loại vữa này không cứng bằng vữa pozzolan, nhưng do có khối lượng riêng lớn hơn và ít lỗ rỗng hơn, nó cho phép chống thấm nước tốt hơn.
Vữa chịu nước không xuất hiện ở Trung Hoa cổ đại, có lẽ do ở đây không có tro núi lửa. Vào khoảng năm 500, cháo gạo nếp được trộn với vôi tôi để tạo ra hỗn hợp vữa vô cơ và hữu cơ làm tăng cường độ và khả năng chống thấm đối với nước.
Người ta vẫn chưa hiểu làm thế nào mà nghệ thuật trộn vữa và xi măng thủy lực, từng được người Hy Lạp và La Mã ưa thích và sử dụng rộng rãi, lại biến mất trong vòng hai thiên niên kỷ. Trong thời Trung Cổ khi các nhà thờ kiến trúc Gothic được xây dựng, chỉ có một loại vữa duy nhất được sử dụng đó là vôi. Do vữa vôi bị giảm chất lượng khi tiếp xúc với nước, nhiều công trình đã bị xuống cấp bởi gió và mưa trong hàng thế kỷ. | 1 | null |
Regiomontanus (hay còn có tên gọi khác là Johannes Müller xứ Könisberg) (1436-1476) là nhà khoa học người Đức. Ông là người đa tài: vừa là nhà toán học, vừa là thiên văn học, vừa là nhà chiêm tinh học. Ông là một trong những người có công đầu trong việc khai sinh ra nền khoa học thời Phục hưng. Đồng thời, ông cũng là một trong những con người cuối cùng của chiêm tinh học thời Trung cổ. Về thiên văn học, ông là nhà khoa học đã dịch ra tác phẩm nổi tiếng "Almagest" từ tiếng Ả Rập và bình luận về nó trong tác phẩm của mình, "Tóm lược về Almagest". Chắc chắn Copernicus, Galilei và nhiều nhà khoa học thời Phục hưng khác sẽ phải vô cùng biết ơn nhà khoa học người Đức này vì nhờ có "Tóm lược về Almagest", họ có tài liệu để sử dụng vào nghiên cứu, từ đó có những bước tiến vượt bậc trong khoa học thời Phục hưng. Về toán học, nền toán học hiện đại phải chịu ơn ông vì nhờ có ông, chữ số Ả Rập cùng các ký hiệu toán học thông dụng như bây giờ tồn tại và phát triển, góp phần đưa toán học một bước tiến mới: thay vì người ta phải mất thời gian diễn đạt các phép toán bằng lời, chữ số La Mã và các ký hiệu cồng kềnh thì họ có thể diễn đạt ngắn gọn hơn, súc tích hơn, khoa học hơn và đưa toán học trở nên chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, ông còn lập bảng tính sin và cosin, bảng tính các giá trị lượng giác được xuất bản vào năm 1533. Có thể nói rằng, Regiomontanus là một trong nhiều người khai hỏa cho khoa học của một trong những thời kỳ quan trọng nhất của lịch sử thế giới, Phục hưng. Để tưởng nhs những công lao nói trên của ông, 9307 Regiomontanus, tiểu hành tinh thuộc vành đai chính, được đặt theo tên ông | 1 | null |
Sự kiện Phụng Thiên hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu hoặc sự cố 9.18 (theo cách người Trung Quốc gọi) là một sự kiện cờ giả do quân đội Nhật Bản sắp đặt để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc (tức Mãn Châu) năm 1931.
Ngày 18 tháng 9 năm 1931, một lượng nhỏ thuốc nổ được trung úy Kawamoto Suemori cho phát nổ gần một đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương). Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này, và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu, tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc sau đó sáu tháng. Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật Bản bị cô lập về ngoại giao và việc Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3 năm 1933.
Vụ đặt bom thường được biết đến với tên gọi Sự biến Liễu Điều hồ (Chữ hán phồn thể: 柳條湖事變; Giản thể: 柳条湖事变; pinyin: "Liǔtiáohú Shìbiàn", Tiếng Nhật: 柳条湖事件, "Ryūjōko-jiken"). Toàn bộ sự kiện được gọi bằng cái tên Sự biến Mãn Châu (Kyūjitai: 滿洲事變, Shinjitai: 満州事変, "Manshū-jihen") ở Nhật Bản và sự kiện 18 tháng 9 (Chữ hán phồn thể: 九一八事變; Giản thể: 九一八事变; pinyin: "Jiǔyībā Shìbiàn") ở Trung Quốc
Tình hình.
Nhật Bản bắt đầu tăng cường sự hiện diện kinh tế và quân sự ở Mãn Châu sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Hòa ước Portsmouth nhằm kết thúc chiến tranh đã cho phép Nhật Bản thuê lại tuyến đường sắt Nam Mãn Châu (từ Trường Xuân đến Lữ Thuận) nằm trong tuyến đường sắt miền Đông Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng sự kiểm soát này bao gồm cả các quyền mà Trung Quốc đã trao cho Nga trong Hiệp ước bí mật Trung-Nga năm 1896 và được bổ sung trong thỏa thuận Quan Đông Châu năm 1898. Những quyền này bao gồm quyền kiểm soát tuyệt đối và độc quyền đối với cùng đường sắt Nam Mãn Châu. Các trạm gác của người Nhật đã được thành lập trong khu vực nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu. Tuy vậy vẫn có những người lính Nhật xuất hiện cũng như là những cuộc diễn tập bên ngoài khu vực này.
Trong khi đó, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập tiến hành rất nhiều nỗ lực nhằm tuyên bố lại chủ quyền trên toàn bộ đất nước (xem bắc phạt) sau một thập kỉ bị chia cắt bởi nạn quân phiệt. Họ tuyên bố rằng hiệp ước bất bình đẳng trên là vô giá trị. Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cũng đồng thời ban hành những đạo luật mới về việc trục xuất tất cả người Nhật ở biên giới Mãn Châu (bao gồm cả những người Triều Tiên và Đài Loan sinh sống ở khu vực này khi Nhật chiếm đóng) mà không có bất kì sự bồi thường nào. Một quân phiệt lớn đóng tại Mãn Châu là Trương Tác Lâm cũng nỗ lực chiếm các vùng tô giới của Nhật Bản nhưng sau đó đã bị ám sát bởi Quân Quan Đông. Ngay sau đó Trương Học Lương, con trai và cũng là người kế nhiệm của Trương Tác Lâm, gia nhập chính phủ Quốc dân lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch.
Xung đột Trung-Xô năm 1929 ở khu vực đường sắt viễn đông Trung Quốc(CER-Chinese Eastern Railroad) đã làm gia tăng sự căng thẳng ở vùng đông bắc mà sau này dẫn đến sự kiện Phụng Thiên. Thắng lợi của Hồng Quân Liên Xô trước quân của Trương Học Lương không chỉ tái khẳng định quyền kiểm soát của Liên Xô ở CER mà còn làm lộ ra nhiều điểm yếu của Quân Quan Đông, điều đã được phía Nhật nghiên cứu kĩ lưỡng.
Thắng lợi của Hồng Quân Liên Xô cũng đồng thời gây choáng váng cho chính quyền Nhật Bản khi mà Mãn Châu chính là trung tâm trong chính sách ở Đông Á. Tuy các hội nghị đế quốc viễn đông 1921 và 1927 đều tái khẳng định sự thống trị của Nhật Bản đối với Mãn Châu nhưng ngay sau đó, thắng lợi của Hồng Quân Liên Xô đã làm chính sách của Nhật lung lay tận gốc và khiến vấn đề Mãn Châu ngày càng trở nên nghiệm trọng. Các lãnh đạo của Quan Đông Quân sớm nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một Hồng Quân Liên Xô ngày càng mạnh hơn, do đó kế hoạch xâm chiếm vùng Đông Bắc cũng được đẩy nhanh tiến độ.
Tháng 4 năm 1931, một hội nghị lãnh đạo cấp quốc gia đã được tổ chức giữa Tưởng Giới Thạch và Trương Học Lương. Cả 2 đạt được thỏa thuận gạt bỏ mâu thuẫn để tập trung bảo vệ chủ quyền ở vùng Mãn Châu. Trong cùng thời điểm, các lãnh đạo của Quan Đông Quân cũng bắt đầu bí mật lên kế hoạch xâm lược Mãn Châu. | 1 | null |
Chủ nghĩa tư bản thân hữu, (tiếng Anh: crony capitalism, tiếng Pháp: le capitalisme de connivence), còn gọi là tư bản thân tộc, tư bản lợi ích nhóm, hay đôi khi là doanh nghiệp sân sau, là một khái niệm để chỉ các nhà tư bản phát triển kinh doanh dựa trên mối quan hệ khắng khít giữa họ và quan chức chính phủ. Sự thành công (hay thất bại) của doanh nghiệp bị lệ thuộc hoàn toàn hoặc phần lớn vào ơn huệ, ưu đãi của những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền dành cho doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp thân với họ. Do đó, mối quan hệ với những người cầm quyền là tối quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của các doanh nghiệp này, chứ không phải là nhờ cạnh tranh thành công trên thương trường và tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp. Những hình thức ưu đãi, trợ giúp của thành viên chính quyền bao gồm: chính sách thuế ưu đãi, những khoản trợ giúp (đầu tư) từ ngân sách, hoặc những hình thức trợ giúp kín đáo khác được thiết kế riêng dành cho các nhóm thân quen, nhóm lợi ích mà các doanh nghiệp bên ngoài khác không thể tiếp cận được. Điển hình cho khái niệm này là các Chaebol tại Hàn Quốc, Zaibatsu và Keiretsu tại Nhật Bản, Tơ-rớt tại Hoa Kỳ.
Nguồn gốc và nguyên nhân.
Những kinh tế gia theo trường phái ủng hộ thị trường tự do lẫn ủng hộ kế hoạch hóa nền kinh tế đều có những quan niệm đối nghịch, chỉ trích lẫn nhau khi luận bàn về nguyên nhân, nguồn gốc của tình trạng nền kinh tế bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. Trường phái ủng hộ kế hoạch hóa luôn tin rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu là hệ quả của chủ nghĩa tư bản thuần túy. Niềm tin này được dựa trên quan niệm rằng những người nắm quyền lực trong tay (bất kể là chính phủ hay doanh nghiệp) đều muốn duy trì quyền lực này và cách duy nhất để đảm bảo duy trì quyền lực là tạo ra những mạng lưới liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp thân hữu để hỗ trợ lẫn nhau.
Trong khi đó, trường phái ủng hộ thị trường tự do thì tin rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu đã thoát thai từ việc nhà nước kiểm soát tuyệt đối và nắm quyền quản lý đối với các nguồn tư bản, tài nguyên quan trọng của quốc gia. Nhà nước thể hiện quyền kiểm soát và quyền quản lý của mình bằng cách chi phối các tập đoàn kinh tế bằng nhiều hình thức ưu đãi, thuế, trợ giúp khác nhằm đạt được các mục đích của các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Việc nhà nước nắm quá nhiều nguồn lực khiến các doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng các mối quan hệ với nhà nước để khai thác các nguồn lực do nhà nước nắm giữ. Từ đó hình thành chủ nghĩa tư bản thân hữu ngăn cản thị trường tự do phát huy tác dụng tích cực của nó.
Việt Nam.
Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người thì tình hình lợi ích nhóm ở Việt Nam đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch. Theo Đại biểu Quốc hội Cao Sĩ Kiêm, trong hoạt động ngân hàng, “"lợi ích nhóm"” rất rõ thông qua sở hữu chéo, quản lý rủi ro lỏng lẻo. Những tổ chức tín dụng này bị chi phối bởi một nhóm cổ đông, giữ chức danh lãnh đạo ngân hàng. Nhóm cổ đông này lợi dụng ngân hàng để phục vụ các công ty sân sau của mình, dẫn đến nợ xấu. | 1 | null |
Dungeness là mũi đất có chiều dài 5,5 dặm (8,9 km) và là dải cát dài nhô ra từ rìa phía bắc của bán đảo Olympic ở phía đông bắc Quận Clallam, Washington, Hoa Kỳ vào eo biển Juan de Fuca. Vùng nước bao quanh được gọi là vịnh Dungeness. Dungeness nằm hoàn toàn trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Dungeness với hơn 250 loài chim và 41 loài động vật có vú. Trên mũi đất còn có ngọn hải đăng Dungeness. Mũi đất Dungeness chính là dải cát tự nhiên dài nhất ở Hoa Kỳ. Diện tích đất của nó theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, là 1.271.454 mét vuông (0,4909 mi, hay 314,18 ha). Ngọn hải đăng được điều hành bởi Cảnh sát biển Hoa Kỳ, nhưng kể từ khi ánh sáng được cài đặt tự động, nó được điều hành bởi "Tổ chức mới của Ngọn hải đăng Dungeness". Mũi đất mở cửa cho công chúng tham quan quanh năm. | 1 | null |
là một thương hiệu nước uống giải khát và nước uống dùng cho thể thao do Tập đoàn Dược phẩm Otsuka, Nhật Bản.
Lược sử.
Otsuka là công ty về giải pháp nước biển (IV solution) tại Nhật Bản.
Vào những năm 1970, một nhà khoa học của Otsuka đã nảy ra sáng kiến về một loại thức uống dễ hấp thu và có tính năng bù nước trong một lần bị tiêu chảy nặng ở Mexico. Trải qua nhiều nghiên cứu khoa học, năm 1980 công ty ra mắt sản phẩm thức uống bổ sung ion Pocari Sweat tại Nhật Bản. Hiện nay danh tiếng của Pocari Sweat đã vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản rất nhiều, giúp Otsuka thu khoảng 1 tỷ USD/ năm doanh số sản phẩm Pocari Sweat trên thế giới. | 1 | null |
Subak là hệ thống quản lý nước (thủy lợi) cho các cánh đồng lúa ở đảo Bali, Indonesia đã phát triển hơn 1.000 năm trước. Trên đảo Bali, thủy lợi không chỉ đơn giản là cung cấp nước cho cây trồng, mà nước còn được sử dụng để xây dựng một hệ sinh thái nhân tạo phức tạp. Các ruộng lúa ở Bali được xây dựng xung quanh "đền thờ nước" và việc phân phối nước được thực hiện bởi một thầy tế.
Mô tả.
Cảnh quan văn hóa của Bali bao gồm 5 ruộng bậc thang và các đền thờ nước của chúng, chiếm diện tích 19.500 ha. Các ngôi đền là trọng tâm của một hệ thống hợp tác quản lý nước, gồm các kênh mương; đập tràn, được gọi là subak. Subak được nhắc đến từ thế kỷ 9. Cũng bao gồm trong cảnh quan này là đền thờ nước Hoàng gia Pura Taman Ayun xây dựng trong thế kỷ 18, dinh thự kiến trúc lớn nhất và ấn tượng nhất thuộc loại hình này trên hòn đảo.
Subak phản ánh khái niệm triết lý "Tri Hita Karana", gộp các lĩnh vực tinh thần, thế giới con người và thiên nhiên lại cùng nhau. Triết lý này sinh ra từ sự trao đổi văn hóa giữa Bali và Ấn Độ trong vòng trên 2.000 năm qua và nó đã định hình cảnh quan của Bali. Hệ thống subak của tập quán canh tác dân chủ và bình đẳng đã cho phép người Bali trở thành những người trồng lúa sung mãn nhất trên quần đảo Indonesia, mặc cho những thách thức của việc phải nuôi một lượng dân cư lớn.
Tổng cộng Bali có khoảng 1.200 tổ hợp tác xã nước và từ 50 tới 400 nông dân quản lý việc cung cấp nước từ một nguồn nước. Di sản thế giới này bao gồm 5 khu vực làm ví dụ minh họa cho các thành phần tự nhiên, tôn giáo và văn hóa kết nối liên thông của hệ thống subak truyền thống, nơi mà hệ thống subak vẫn còn vận hành hoàn hảo, nơi nông dân vẫn trồng lúa theo kiểu truyền thống của Bali mà không cần sự trợ giúp của phân bón hay thuốc trừ sâu, và nơi mà cảnh quan tổng thể được coi là có ý nghĩa thiêng liêng.
Các khu vực này bao gồm:
Các thành phần của subak cũng bao gồm các khu rừng bảo vệ nguồn cung cấp nước, cảnh quan ruộng bậc thang, các ruộng lúa được nối liền bằng một hệ thống kênh mương, đường hầm và đập tràn, làng xóm, và các đền thờ với kích thước và tầm quan trọng khác nhau, đánh dấu hoặc là nguồn nước hoặc là đường chảy qua đền thờ trên đường chảy xuống để tưới cho đất đai của hệ thống subak.
Hệ thống.
Subak là một hệ thống thủy lợi sinh thái có tính bền vững truyền thống gắn liền với xã hội nông nghiệp Bali, gắn kết xã hội nông nghiệp Bali với nhau trong phạm vi trung tâm cộng đồng (bale Banjar trong tiếng Bali) của làng xóm và các đền thờ Bali. Việc quản lý nước thuộc thẩm quyền của các thầy tế trong các đền thờ nước, gắn với triết lý "Tri Hita Karana", thể hiện mối quan hệ giữa người, đất và thần, một phương pháp cổ xưa được các rishi (tiên nhân) của Ấn Độ giáo tuân theo tại Ấn Độ.
Đe dọa.
Từ những năm 1960, Bali đã thu hút khách du lịch trên toàn thế giới như một biểu tượng của du lịch Indonesia. Ước tính cho thấy khoảng 1.000 ha ruộng lúa được chuyển đổi thành nhà cửa và các cơ sở du lịch mỗi năm đã đe dọa đến hệ thống canh tác lâu đời này. Năm 1981, Bảo tàng Subak được thành lập tại Tabanan, Bali. Vào tháng 6 năm 2012, hệ thống canh tác Subak cuối cùng đã đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. | 1 | null |
Channel V Đài Loan (; ) là một nhánh của hệ thống truyền hình Channel V và bắt đầu lên sóng tại Đài Loan vào năm 1994. Hiện tại Channel V Đài Loan không chỉ được theo dõi ở Đài Loan mà còn phục vụ các khán giả tại Singapore, Hồng Kông và cộng đồng người Đài Loan tại Hoa Kỳ. Bên cạnh những chương trình âm nhạc, kênh này cũng phát sóng các bộ phim hoạt hình, talk show và phim truyền hình dài tập. Ngày 1 tháng 9 năm 2012, kênh đã được đổi tên thành Fox Entertainment Đài Loan (Fox Entertainment Taiwan). | 1 | null |
Vườn quốc gia Wakatobi là một vườn quốc gia biển, phía nam của đảo Sulawesi, Indonesia. Tên Wakatobi là một từ viết tắt của quần đảo Tukangbesi bao gồm bốn đảo chính: Wangi-Wangi, Kaledupa, Tomia, và Binongko Từ năm 2005, vườn quốc gia này đã được được đề cử là một Di sản thế giới dự kiến
Vị trí và địa hình.
Vườn quốc gia Wakatobi nằm phía đông nam đảo Sulawesi, giữa 05° 12'-06° 10' vĩ nam và 123° 20'-124° 39' kinh đông, với biển Banda ở phía đông-bắc và biển Flores ở phía tây-nam.
Vườn quốc gia này bao gồm bốn hòn đảo lớn hơn cả là: Wangi-Wangi, Kaledupa, Tomia và Binongko, cùng nhiều hòn đảo nhỏ khác như Tokobao, Bắc Lintea, Nam Lintea, Kampenaune, Hoga và Tolandono. Điểm cao nhất trong vườn quốc gia cao 274 mét (899 ft) tại đảo Wangi-Wangi, tiếp theo là đồi Lagole (271m) tại Tomia, đồi Terpadu (222 m) tại Binongko và núi Sampuagiwolo (203 m) trên đảo Kadelupa. Phần sâu nhất tại vườn quốc gia đạt 1.044 mét (3.425 ft).
Hệ động thực vật.
Các loại thực vật được tìm thấy trong vườn quốc gia là rừng ngập mặn, rừng ven biển, rừng đầm lầy đất thấp, thảm thực vật ven sông, rừng mưa vùng đất thấp, rừng mưa miền núi và các rạn san hô. Quần đảo trong vườn quốc gia Wakatobi có 25 nhóm rạn san hô bao gồm các rạn viền, các rạn san hô rào cản và đảo san hô. Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2003 đã xác định có 396 loài san hô thuộc 68 giống và 15 họ. Chúng bao gồm "Acropora formosa", "Acropora hyacinthus", "Psammocora profundasafla", "Pavona cactus", "Leptoseris yabei", "Fungia molucensis", "Lobophyllia robusta", "Merulina ampliata", "Platygyra versifora", "Euphyllia glabrescens", "Tubastraea frondes", "Stylophora pistillata", "Sarcophyton throchelliophorum" và các loài san hô mềm thuộc chi "Sinularia".
Trong số các loài chim được ghi nhận bao gồm: Chim điên bụng trắng, bồng chanh và choi choi lưng đen.. Cùng với đó, các loài rùa biển trong vườn quốc gia đa dạng gồm đồi mồi, rùa quản đồng, và vích. | 1 | null |
Trần Tuấn Anh (sinh 06 tháng 04 năm 1964) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021 – 2026 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa. Ông nguyên là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ).
Trần Tuấn Anh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, khởi nghiệp từ ngành Ngoại giao, có học vị Tiến sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị.
Xuất thân và giáo dục.
Trần Tuấn Anh sinh ngày 06 tháng 4 năm 1964, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Ông là con trai của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Ông tốt nghiệp đại học tại Học viện Ngoại giao (Việt Nam), có bằng Tiến sĩ Kinh tế. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/11/1996, sau đó học tập và có bằng Cao cấp lí luận chính trị.
Sự nghiệp.
Thời kỳ đầu ở cơ quan Trung ương.
Trần Tuấn Anh trải qua một thời gian dài theo học ngành giáo dục, bắt đầu sự nghiệp từ năm 1988, có quá trình làm việc trải qua nhiều cơ quan quản lý Nhà nước và cụ thể thuộc Chính phủ.
Tháng 1 năm 1988, ông được tuyển dụng vào vị trí Chuyên viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, một tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Đến tháng 4 năm 1994, ông được điều chuyển tới công tác ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vị trí Chuyên viên Vụ Kinh tế đối ngoại. Tháng 6 năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp, Bộ Công nghiệp Việt Nam.
Tháng 6 năm 2000, Trần Tuấn Anh được điều chuyển sang Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao. Ông trải qua tám năm công tác ở Bộ Ngoại giao, lần lượt là Phó Vụ trưởng, Quyền Vụ trưởng, sau đó làm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ).
Cần Thơ.
Sau nhiều năm công tác ở cơ quan của Chính phủ rồi cơ quan quốc tế ở nước ngoài, đến tháng 5 năm 2008, Trần Tuấn Anh được điều chuyển về tổ chức địa phương, được bổ nhiệm làm Thành ủy viên, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ. Thời gian này, ông phụ trách hỗ trợ xây dựng kinh tế Cần Thơ, đối mặt với công tác ở vùng địa phương, thử thách cho các vị trí tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Bộ Công Thương.
Tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bố nhiệm Trần Tuấn Anh làm Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Ông giữ vị trí này trong năm năm 2010 – 2015. Đến tháng 3 năm 2015, ông trở thành Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ở Ban Kinh tế Trung ương, ông công tác hỗ trợ Trưởng ban Vương Đình Huệ giai đoạn 2015 – 2016.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Ở nhiệm kỳ mới giai đoạn đầu từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Sau đó, Trần Tuấn Anh được giới thiệu vị trí lãnh đạo Bộ Công Thương; đến tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi. Đến tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV, ông tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương. Trong thời kỳ 2016 – 2021, với vị trí Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh đã phụ trách công tác quản lý lĩnh vực công nghiệp và thương mại của Việt Nam, hỗ trợ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Ngày 07 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trung ương Đảng.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Trần Tuấn Anh được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Ngày 31 tháng 1 năm 2021, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII..
Sáng ngày 06 tháng 2 năm 2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Quyết định số 02-QĐNS/TW ngày 5/2/2021 của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Bê bối.
Xử lý cá nhân xuyên tạc tăng giá điện.
Tháng 5 năm 2019, trong báo cáo gửi Thủ tướng về việc tăng giá điện, Bộ Công Thương yêu cầu xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về điều chỉnh giá điện. Việc này gây dư luận phẫn nộ, Đại biểu Quốc hội khóa 14 Phạm Văn Hòa cho rằng kiến nghị này gây phản cảm. Sau đó, Bộ Công Thương đã giải thích rằng cơ quan vẫn luôn cầu thị, lắng nghe ý kiến trái chiều, lỗi là ở cách diễn đạt trong văn bản gây hiểu lầm.
Kỷ luật.
Từ 28 đến 30/9/2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tổ chức cuộc họp lần thứ 7, dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, đã kết luận rằng, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2016-2021 Trần Tuấn Anh đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, thực hiện bổ sung quy hoạch, quản lý phát triển năng lượng điện, nhất là các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ và vừa; trong xây dựng cơ chế, chính sách về giá điện, giá xăng dầu.
Phát biểu.
Về việc "chọn thép hay chọn cá”:
Gia đình riêng.
Vợ Trần Tuấn Anh là người mẫu Trần Thủy Hương, sinh năm 1964. Trần Thủy Hương tốt nghiệp đại học, từng là cô giáo dạy Văn 6 năm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang, sau đó nghỉ việc do cắt giảm biên chế vào năm 1987. Sau một thời gian phụ giúp gia đình người chồng đầu tiên bán phở ở thị xã Tuyên Quang, và mở hiệu cắt tóc, Thủy Hương và chồng li hôn. Thủy Hương cùng con gái mình vào Thành phố Hồ Chí Minh (quê cha ruột của Thủy Hương) và chuyển qua làm nghề người mẫu ở Nhà hát Hòa Bình. Năm 2001, Thủy Hương thành lập công ty Đại Bảo Xuân. Năm 2012, Thủy Hương kết hôn với Trần Tuấn Anh. Năm 2016, Trần Tuấn Anh có một con trai chung với Thủy Hương. Thủy Hương từng tham gia đóng phim. | 1 | null |
Vườn quốc gia Tây Bali (trong tiếng Indonesia: "Taman Nasional Bali Barat") nằm trên bờ tây bắc của đảo Bali, Indonesia. Vườn quốc gia này có diện tích khoảng 190 km vuông (73 dặm vuông), trong đó có 158 km vuông (61 dặm vuông) là đất và phần còn lại là biển. Vườn quốc gia Tây Bali chiếm khoảng 5% tổng diện tích đất của đảo Bali. Ở phía bắc, nó bao gồm một bãi biển dài 1.000 mét (3.300 ft), rạn san hô và các đảo nhỏ. Một cảng biển tại Gilimanuk là phần phía tây của vườn quốc gia còn làng Goris là về phía đông. Vườn quốc gia có thể đến bằng đường bộ từ Gilimanuk và Singaraja, hoặc bằng cách sử dụng phà từ Ketapang, Java.
Vườn quốc gia Tây Bali bao gồm các môi trường sống như savan, rừng ngập mặn, rừng gió mùa hỗn hợp và núi cao, và các đảo san hô. Trung tâm của vườn quốc gia bị chi phối bởi tàn dư của bốn ngọn núi lửa từ thế Pleistocen, với Patas Gunung cao 1.412 mét (4.633 ft) là điểm cao nhất trong vườn quốc gia.
Động thực vật.
Khoảng 160 loài có thể được tìm thấy bên trong vườn quốc gia, trong đó có bò banteng, nhạn bụng trắng, vàng anh gáy đen, chim khách, diều hoa Miến Điện, yến mào, yểng quạ, đồi mồi, mang Ấn Độ, sẻ Java, voọc Java, dơi quạ lớn, mèo báo, già đẫy Java, bách thanh đuôi dài, cò lạo xám, nhạn đuôi đen, nhạn bụng xám, nai Sunda, "Todiramphus sanctus", cú muỗi lưng xám, sả mỏ rộng, kỳ đà hoa, lợn rừng, bông lau mày trắng và loài cực kỳ nguy cấp sáo Bali.
Về thực vật, nơi đây có một số loài quý hiếm, chẳng hạn như: "Pterospermum diversifolium", Antidesma bunius, Bằng lăng, Steleochocarpus burahol, Santalum album, Aleurites moluccana, Sterculia Foetida, Schleichera oleosa, Dipterocarpus hasseltii, Garcinia dulcis, Alstonia scholaris, Manilkara kauki, Dalbergia latifolia và Cassia fistula. | 1 | null |
Phim truyền hình Đài Loan hay phim bộ Đài Loan (chữ Hán: 台灣電視劇; bính âm: "Táiwān diànshìjù"; Hán-Việt: "Đài Loan điện thị kịch"), thường được người hâm mộ gọi tắt là TDrama, TWDrama, phim Đài hay phim Đài Loan, là thể loại truyền hình kể về các mối quan hệ tình cảm thường mang tích kịch hoá theo phạm vi chung từ 10-41 tập. Chúng được sản xuất tại Đài Loan và ngày càng phổ biến trong cộng đồng nói tiếng Hoa phổ thông (Quan thoại) trên toàn thế giới. Thuật ngữ "phim truyền hình Đài Loan" được áp dụng cho các phim ngắn tập của Đài Loan nói chung, bao gồm cả những bộ phim chứa nhiều yếu tố hài hước hơn là chính kịch thông thường.
Phạm vi phổ biến.
Nhiều bộ phim truyện truyền hình Đài Loan đã và đang phổ biến trên khắp Đông Á và Đông Nam Á, góp phần tạo nên làn sóng văn hóa đại chúng Đài Loan ở những quốc gia này. Những bộ phim nổi tiếng nhất thường phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Phim truyền hình Đài Loan cũng được biết đến rộng rãi trong cộng đồng những người gốc Á tại hải ngoại. Nhiều fan club đã xuất hiện ở những quốc gia bên ngoài lãnh thổ Đài Loan. Các fan club còn liên quan ở một vài nước châu Á và nhiều nơi khác.
Chủ đề.
Những phim truyền hình Đài Loan phổ biến nói chung được chia thành hai mảng là: "" (chữ Hán: ; Hán-Việt: "ngẫu tượng kịch") và "" hay "phim nói tiếng Đài Loan" (chữ Hán: 台語劇; Hán-Việt: "Đài ngữ kịch").
Phim thần tượng Đài Loan có nhiều điểm tương đồng về thể loại với phim truyền hình Nhật Bản và phim truyền hình Hàn Quốc, mặc dù chúng khác biệt đáng kể về chủ đề so với các bộ phim truyền hình Trung Quốc. Ví dụ, những bộ phim dựa trên tình cảm dân tộc và chính trị kém phổ biến hơn nhiều ở Đài Loan. Phim truyền hình Trung Quốc đại lục còn sử dụng các nam nữ diễn viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngược lại, những nam nữ diễn viên chính và phụ trong "phim thần tượng" tất cả đều độc quyền ở độ tuổi vị thành niên hoặc trong nhóm tuổi 20.
Hầu hết người Đài Loan nói tiếng Quan thoại, những ngôn ngữ phổ biến theo sau là tiếng Khách Gia và tiếng Phúc Kiến Đài Loan.
Danh sách các diễn viên.
Các diễn viên trong phim truyền hình Đài Loan, đặc biệt là "phim thần tượng" còn là các ca sĩ nhạc pop hay nhạc rock. Có nhiều diễn viên không đến từ Đài Loan, ví dụ như người Trung Quốc đại lục, Singapore hoặc Malaysia. Như trường hợp của Trương Đống Lương tuy mang quốc tịch Malaysia nhưng khởi nghiệp và hoạt động chủ yếu tại Đài Loan. | 1 | null |
Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT) là một lý thuyết của khoa học về đo lường trong giáo dục, ra đời từ nửa sau của thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Trước đó, Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển (Clasical Test Theory – CTT), ra đời từ khoảng cuối thế kỷ 19 và hoàn thiện vào khoảng thập niên 1970, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động đánh giá trong giáo dục, nhưng cũng thể hiện một số hạn chế. Các nhà tâm trắc học (psychometricians) cố gắng xây dựng một lý thuyết hiện đại sao cho khắc phục được các hạn chế đó. Lý thuyết trắc nghiệm hiện đại được xây dựng dựa trên mô hình toán học, đòi hỏi nhiều tính toán, nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ tính toán bằng máy tính điện tử vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 nên nó đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu quan trọng.
Để đánh giá đối tượng nào đó CTT tiếp cận ở cấp độ một đề kiểm tra, còn lý thuyết trắc nghiệm hiện đại tiếp cận ở cấp độ từng câu hỏi, do đó lý thuyết này thường được gọi là "Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi". Trong số các nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp ban đầu cho IRT có thể kể các tên Lord, F.M.; Rasch, G., Wright, B.D..v.v..
Việc ứng đáp câu hỏi nhị phân đối với mô hình đơn chiều.
Chúng ta sẽ quy ước gọi một con người có thuộc tính cần đo lường là thí sinh (person -TS) và một đơn vị của công cụ để đo lường (test) là câu hỏi (item –CH). Để đơn giản hóa cho mô hình nghiên cứu xuất phát có thể đưa ra các giả thiết sau đây:
- "Năng lực tiềm ẩn" (latent trait) cần đo chỉ có một chiều (unidimensionality), hoặc ta chỉ đo một chiều của năng lực đó.
- Các CH là "độc lập địa phương" (local independence), tức là việc trả lời một CH không ảnh hưởng đến các CH khác.
Khi thỏa mãn hai giả thiết nêu trên thì không gian năng lực tiềm ẩn đầy đủ chỉ chứa một năng lực. Khi ấy, người ta giả định là có một "hàm đặc trưng câu hỏi" (Hàm ĐTCH - Item Characteristic Function) phản ánh mối quan hệ giữa các biến không quan sát được (năng lực của TS) và các biến quan sát được (việc trả lời CH). Đồ thị biểu diễn hàm đó được gọi là "đường cong đặc trưng câu hỏi" (Đường cong ĐTCH - Item Characteristic Curve).
Đối với các cặp TS – CH, cần xây dựng một cái thang chung để biểu diễn các mối tương tác giữa chúng. Trước hết giả sử ta có thể biểu diễn năng lực tiềm ẩn của các TS bằng một biến liên tục θ dọc theo một trục, từ –∞ đến +∞. Khi xét phân bố năng lực của một tập hợp TS nào đó, ta gán giá trị trung bình của phân bố năng lực của tập hợp TS đó bằng không (0), làm gốc của thang đo năng lực, và độ lệch tiêu chuẩn của phân bố năng lực bằng 1. Tiếp đến, chọn một thuộc tính của CH để đối sánh với năng lực: tham số biểu diễn thuộc tính quan trọng nhất đó là "độ khó b" của CH (cần lưu ý là đại lượng độ khó ở đây sẽ được xác định khác với trong CTT). Cũng theo cách tương tự có thể biểu diễn độ khó của các CH bằng một biến liên tục dọc theo một trục, từ –∞ đến +∞. Khi xét phân bố độ khó của một tập hợp CH nào đó, ta chọn giá trị trung bình của phân bố độ khó đó bằng không (0), làm gốc của thang đo độ khó, và độ lệch tiêu chuẩn của phân bố độ khó CH bằng 1.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xây dựng một hàm đáp ứng CH cho một CH nhị phân, tức là CH mà câu trả lời chỉ có 2 mức: 0 (sai) và 1 (đúng). Giả thiết cơ bản sau đây của George Rasch, nhà toán học Đan Mạch, được đưa ra làm cơ sở để xây dựng mô hình hàm đáp ứng CH một tham số:
"Một người có năng lực cao hơn một người khác thì xác suất để người đó trả lời đúng một câu hỏi bất kì phải lớn hơn xác suất của người sau; cũng tương tự như vậy, một câu hỏi khó hơn một câu hỏi khác có nghĩa là xác suất để một người bất kì trả lời đúng câu hỏi đó phải bé hơn xác suất để trả lời đúng câu hỏi sau" (Rasch, 1960, tr. 117) [2].
Với giả thiết nêu trên, có thể thấy xác suất để một TS trả lời đúng một CH nào đó phụ thuộc vào tương quan giữa năng lực của TS và độ khó của CH. Chọn Θ để biểu diễn năng lực của TS, và β để biểu diễn độ khó của CH. Gọi P là xác suất trả lời đúng CH, xác suất đó sẽ phụ thuộc vào tương quan giữa Θ và β theo một cách nào đó, do vậy ta có thể biểu diễn:
trong đó "f" là một hàm nào đó của xác suất trả lời đúng.
Lấy logarit tự nhiên của (1):
Tiếp đến, để đơn giản, khi xét mô hình trắc nghiệm nhị phân, Rasch chọn hàm "f" chính là "mức được thua" (odds) O, hoặc khả năng thực hiện đúng (likelyhood ratio), tức formula_5, biểu diễn tỉ số của khả năng trả lời đúng và khả năng trả lời sai.
Như vậy:
formula_8 được gọi là "logit" ("log odds unit").
Từ đó:
và:
Biểu thức (4) chính là hàm đặc trưng của mô hình ứng đáp CH "1 tham số", hay còn gọi là "mô hình Rasch", có thể biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (khi cho b = 0):
Tuy nhiên, như đã biết, trong CTT, người ta còn sử dụng một tham số quan trọng thứ hai đặc trưng cho CH là "độ phân biệt", từ đó nhiều nhà nghiên cứu mong muốn đưa đặc trưng đó vào mô hình đường cong ĐTCH. Muốn vậy, có thể đưa thêm tham số "a" liên quan đến đặc trưng phân biệt của CH vào hệ số ở số mũ của hàm "e", kết quả sẽ có biểu thức:
(5) chính là hàm ĐTCH "2 tham số". Hệ số "a" biểu diễn độ dốc của đường cong ĐTCH tại điểm có hoành độ θ= b và tung độ P(θ) = 0,5.
Hàm ĐTCH 2 tham số trình bày trên đây và hàm ĐTCH 1 tham số theo mô hình Rasch có cùng dạng thức, chỉ khác nhau ở giá trị tham số "a" (đối với mô hình 1 tham số a = 1). Hình 2 biểu diễn các đường cong ĐTCH theo mô hình 2 tham số với b=0, và "a" lần lượt bằng 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 3,0 nên độ dốc của các đường cong ở đoạn giữa tăng dần.
Có thể thấy rằng tung độ tiệm cận trái của các đường cong ĐTCH 1 và 2 tham số đều có giá trị bằng 0, điều đó có nghĩa là nếu TS có năng lực rất thấp, tức là Θ → 0 và θ = ln Θ → -∞, thì xác suất P(θ) trả lời đúng CH cũng bằng 0. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai trắc nghiệm, chúng ta đều biết có khi năng lực của TS rất thấp nhưng do đoán mò hoặc trả lời hú hoạ một CH nên TS vẫn có một khả năng nào đó trả lời đúng CH. Trong trường hợp đã nêu thì tung độ tiệm cận trái của đường cong không phải bằng 0 mà bằng một giá trị xác định "c" nào đó, với 0 < "c" < 1. Từ thực tế nêu trên, người ta có thể đưa thêm tham số "c" phản ánh hiện tượng đoán mò vào hàm ứng đáp CH để tung độ tiệm cận trái của đường cong khác 0. Kết quả sẽ thu được biểu thức:
(6) chính là hàm ĐTCH "3 tham số". Rõ ràng khi θ → -∞, hàm P(θ)→ "c". Trong trường hợp hàm ĐTCH 3 tham số khi θ = b sẽ có P(θ) = (1+c)/2.
Hình 3 biểu diễn các đường cong ĐTCH theo mô hình 3 tham số với a = 2 và các tham số "c" có giá trị bằng 0,1 và 0,2.
Mô hình đường cong ĐTCH 2 và 3 tham số do Allan Birnbaum đề xuất đầu tiên , nên đôi khi được gọi là các mô hình Birnbaum.
Về mô hình Rasch và vai trò của nó.
Chúng ta đã chọn mô hình một tham số, mô hình Rasch, làm mô hình trình bày đầu tiên trong các mô hình đường cong ĐTCH vì mô hình này đơn giản nhất và phản ánh tường minh nhất mối quan hệ giữa TS và CH. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, trong tiến trình lịch sử hình thành IRT, không phải mô hình Rasch xuất hiện trước các mô hình khác. Nhà toán học và tâm lý học người Đan Mạch, George Rasch, đã có ý tưởng xây dựng "một mô hình cấu trúc cho các CH trong một đề trắc nghiệm" từ thập niên 1950, đề xuất mô hình xác suất logistic đó từ 1953, nhưng ở Mỹ, người ta biết đến công trình của ông từ khi ông công bố chính thức trong một cuốn sách xuất bản năm 1960 [2]. Động cơ của Rasch muốn thể hiện qua mô hình của mình là hạn chế việc dựa vào tổng thể TS khi phân tích các đề trắc nghiệm (ĐTN). Theo ông, phân tích trắc nghiệm chỉ đáng giá khi dựa vào từng cá nhân TS, với các thuộc tính của TS và CH được tách riêng. Để biện minh cho quan điểm của mình, ông thường dẫn lời nhà tâm lý học Skinner, người rất ghét việc căn cứ vào thống kê dựa trên tổng thể để kết luận và thường triển khai nghiên cứu thực nghiệm trên từng cá thể. Quan điểm của Rasch đã đánh dấu sự chuyển tiếp từ CTT, dựa trên tổng thể với việc nhấn mạnh đến biện pháp tiêu chuẩn hoá và ngẫu nhiên hoá, sang IRT với mô hình xác suất tương tác giữa một TS và một CH. Sự tồn tại của các số liệu thống kê đầy đủ của các tham số của CH trong mô hình Rasch có thể được sử dụng vào việc điều chỉnh ước lượng các tham số năng lực theo một cách thức đặc biệt.
Cùng trong khoảng thời gian công bố công trình của mình, Rasch được mời sang cộng tác nghiên cứu 3 tháng tại Viện Đại học Chicago. Tại đây, B. Wright đã có rất nhiều đóng góp để nâng cao và phát triển mô hình Rasch. Theo Wright, ý tưởng của Rasch về việc chọn mô hình logistic với chỉ một tham số là độ khó đã giải phóng được bế tắc của việc phát triển IRT trong nhiều thập niên, vì nhiều nhà tâm trắc học từ các nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng chỉ có độ khó là có thể ước lượng được một cách ổn định và đầy đủ qua số liệu quan sát đối với loại CH trắc nghiệm nhị phân. Do đó, hiện nay, tuy là mô hình ĐTCH đơn giản nhất trong các mô hình IRT, và có lẽ cũng chính vì tính đơn giản nhưng đầy đủ của nó, mô hình Rasch đã được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu tâm lý và giáo dục. Cũng theo Wright, mô hình Rasch là mô hình duy nhất thoả mãn các yêu cầu để xây dựng các phép đo lường khách quan trong khoa học xã hội nói chung, và Wright có ý kiến khá cực đoan rằng không nên sử dụng các mô hình khác trong các phép đo lường khách quan.
Một trong những ưu điểm lớn của mô hình Rasch là tách biệt được năng lực của TS và đặc trưng của CH (độ khó) trong phép đo lường. Thật vậy, nếu có hai TS có năng lực θ1 và θ2 cùng ứng đáp một CH thì từ biểu thức (3) có thể thu được ln (O1/O2) = (θ1 – θ2), tức là có thể xác định các năng lực của TS không phụ thuộc độ khó CH. Vì tính đối xứng của biểu thức, cũng dễ thấy rằng, ngược lại, có thể xác định các độ khó của CH không phụ thuộc năng lực TS. Chính vì tính chất cơ bản này nên có thể đặt năng lực của các TS và độ khó của các CH trên cùng một thang đo để so sánh chúng với nhau.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng về lý thuyết thì dạng toán học của mô hình Rasch có nhiều lợi thế, nhưng khi nói đến mô hình toán học, tức là nói đến một sự giả định, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả của mô hình là sự phù hợp của chúng với số liệu thực nghiệm chứ không chỉ thuần túy ở dạng toán học. Người ta thường gọi quan điểm của Wright là quan điểm "dựa trên mô hình" ("model–based"), còn quan điểm ngược lại là quan điểm "dựa trên dữ liệu" ("data–based").
Điểm thực và đường cong đặc trưng đề trắc nghiệm.
Trong các phép đo lường, để xác định chính xác giá trị được đo và sai số của một phép đo người ta thường thực hiện phép đo đó nhiều lần. Trong trắc nghiệm, thực tế không làm được như vậy, nhưng có thể quy ước định nghĩa về điểm trung bình của một TS qua hàng loạt phép đo bằng một ĐTN. Điểm quan sát X của một ĐTN qua hàng loạt phép đo được xem là một biến ngẫu nhiên với một phân bố tần suất nào đó thường là không biết. Giá trị trung bình (kì vọng toán học) của phân bố đó được gọi là điểm thực τ của TS, có quan hệ như sau với các điểm quan sát X và sai số ε:
Trong CTT, điểm thực được định nghĩa trên đây là một sự trừu tượng toán học, không có quy trình nào để xác định. Cũng do đó, sai số của phép đo ε là một đại lượng có tính chất trung bình đối với toàn bộ dải năng lực của TS. Tuy nhiên trong IRT, có thể chứng minh được rằng điểm thực được xác định bởi một ĐTN gồm "n" CH có thể tính theo biểu thức sau đây:
Tức là: điểm thực của một TS có năng lực θ là tổng của các xác suất trả lời đúng của mọi CH của ĐTN tại giá trị θ. Như vậy, đối với mọi giá trị θ, nếu chúng ta tiến hành cộng tất cả mọi đường cong ĐTCH trong ĐTN, sẽ thu được đường cong đặc trưng của ĐTN, hoặc cũng gọi là đường cong điểm thực. Đường cong đặc trưng của ĐTN là quan hệ hàm số giữa điểm thực và thang năng lực: cho trước một mức năng lực bất kì có thể tìm điểm thực tương ứng qua đường cong đặc trưng ĐTN.
Minh họa trên Hình 4 cho thấy một đường cong đặc trưng ĐTN thu được bằng cách cộng 5 đường cong ĐTCH. Vì là chồng chất của các đường cong ĐTCH nên đường cong đặc trưng ĐTN cũng có dạng một hàm đồng biến. Tiệm cận phải của đường cong khi θ → +∞ bằng điểm thực tối đa, "n", tức là bằng tổng số CH trong ĐTN. Tung độ tiệm cận trái của đường cong khi θ tiến đến θ → -∞ bằng 0 đối với các mô hình 1 và 2 tham số, và bằng giá trị tổng cộng các tham số đoán mò "Σcj" của toàn bộ "n" CH trong ĐTN đối với mô hình 3 tham số. Độ nghiêng của phần giữa đường cong đặc trưng ĐTN liên quan đến độ phân biệt của ĐTN. Mức năng lực ứng với trung điểm của thang điểm thực (n/2) xác định vị trí của ĐTN trên thang năng lực. Hoành độ của điểm đó xác định độ khó của ĐTN. Hai yếu tố độ dốc và mức năng lực ở trung điểm thang điểm thực mô tả khá rõ đặc tính của một ĐTN.
Một điều khá lý thú là, khi biết năng lực θ của một TS, nhờ đường cong điểm thực của một ĐTN cụ thể có thể xác định được điểm thực của TS thu được từ ĐTN đó mà TS không cần phải làm ĐTN. Từ đó có thể tiên đoán điểm thực của TS hoặc tình trạng TS đạt hay không đạt điểm cần thiết đối với một ĐTN mới.
Hàm thông tin của câu hỏi và của đề trắc nghiệm.
Mỗi một CH trắc nghiệm cung cấp một lượng thông tin nào đó về năng lực cần đo của các TS. Birnbaum A. đã đề xuất biểu thức hàm "hàm thông tin của CH" (item information function) được biểu diễn như sau:
trong đó Ii(θ) là thông tin cung cấp bởi CH thứ "i" ở mức năng lực θ, Qi(θ)=1- Pi(θ), P'i(θ)là đạo hàm của Pi(θ) theo θ.
Từ biểu thức (9) có thể suy ra các biểu thức hàm thông tin tương ứng với các mô hình ứng đáp CH khác nhau. Đối với mô hình tổng quát 3 tham số, ta có:
Vì tính độc lập địa phương của các CH trắc nghiệm, 'hàm thông tin của ĐTN' (Test information Function) là tổng các hàm thông tin của các CH có trong ĐTN:
Ở Hình 5, đường cong nét đậm biểu diễn hàm thông tin của ĐTN, còn các đường cong nét nhạt là các hàm thông tin của các CH trắc nghiệm.
Mức thông tin chung của ĐTN cao hơn nhiều so với mức thông tin của từng CH riêng rẽ, tức là một ĐTN sẽ đo năng lực chính xác hơn nhiều so với chỉ một CH trắc nghiệm. Từ định nghĩa hàm thông tin theo công thức (11) có thể thấy rõ: ĐTN càng có nhiều CH thì giá trị của hàm thông tin càng cao, tức là một ĐTN dài thường đo năng lực chính xác hơn một ĐTN ngắn.
Tùy theo tính chất của các CH tạo nên ĐTN mà hàm thông tin sẽ có giá trị lớn (tức là đo chính xác) ở các khoảng năng lực xác định nào đó và giá trị bé (tức là đo kém chính xác) ở các khoảng năng lực khác.
Do những đặc điểm nêu trên, hàm thông tin là một công cụ cực kì quan trọng của IRT, nó giúp thiết kế các ĐTN cho các phép đo theo các mục tiêu xác định. Hàm thông tin lý tưởng của một ĐTN là một đường nằm ngang, tức là phép đo có độ chính xác như nhau ở mọi khoảng năng lực. Tuy nhiên, một ĐTN như vậy có thể không phải là tốt nhất đối với các mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, nếu muốn thiết kế một ĐTN để cấp học bổng, cần một ĐTN đo rất chính xác trong một khoảng hẹp ở mức năng lực là ranh giới giữa những TS được và không được học bổng, tức là hàm thông tin có đỉnh cực đại ở "điểm cắt" (cut–off score), vì rằng một sai số lớn trong phép đo ở khoảng năng lực này có thể chuyển một TS từ loại được sang loại không được học bổng hoặc ngược lại.
"Sai số tiêu chuẩn của ĐTN"
Sai số tiêu chuẩn của việc ước lượng năng lực ở vị trí θ bằng:
Biểu thức (12) cho thấy hai đường cong hàm thông tin và sai số tiêu chuẩn của một ĐTN có hình dạng gần như đối xứng với nhau qua một đường nằm ngang. Sự phụ thuộc của sai số tiêu chuẩn Ϭ vào năng lực θ có một ý nghĩa quan trọng, chỉ rõ một trong những khác biệt giữa CTT và IRT. Biểu thức (7) cho thấy trong CTT sai số ε của phép đo là một đại lượng không đổi chung cho ĐTN đối với mọi TS có năng lực khác nhau. Trong khi đó, đối với IRT, sai số của phép đo bằng ĐTN thay đổi theo các mức năng lực. Đây cũng là một biểu hiện của việc "cá thể hoá" phép đo lường của IRT mà chúng ta đã đề cập khi bàn về mô hình Rasch trên đây.
Sai số tiêu chuẩn Ϭ(θ) của việc ước lượng năng lực θ là độ lệch tiêu chuẩn của phân bố gần chuẩn khi ước lượng giá trị năng lực theo biến cố hợp lý cực đại ở một giá trị năng lực θ nào đó. Phân bố sẽ tiến đến dạng chuẩn khi ĐTN đủ dài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thậm chí các ĐTN ngắn cỡ 10 – 20 CH, sự phân bố gần chuẩn cũng thoả mãn đối với một số mục đích.
Biên độ của hàm sai số tiêu chuẩn nói chung phụ thuộc vào: 1) số CH trong ĐTN (số CH càng lớn sai số tiêu chuẩn càng bé); 2) chất lượng các CH của ĐTN (nói chung các CH càng có độ phân biệt cao và khả năng đoán mò thấp sẽ tạo sai số tiêu chuẩn bé); 3) độ khó CH gần với giá trị năng lực được đo (tức là ĐTN không quá khó và không quá dễ). Việc tăng số CH trong ĐTN hoặc chọn các CH với giá trị hàm thông tin lớn sẽ làm tăng giá trị thông tin của ĐTN và giảm sai số tiêu chuẩn; tuy nhiên khi hàm thông tin vượt quá một giá trị nào đó thì sai số tiêu chuẩn sẽ trở nên ổn định và sự tăng tiếp tục của hàm thông tin sẽ có tác động không lớn lên giá trị của sai số tiêu chuẩn.
"Áp dụng hàm thông tin vào việc khảo sát và thiết kế ĐTN"
Hàm thông tin của ĐTN có một số ứng dụng quan trọng. Trước hết, qua hàm thông tin có thể biết mức độ chính xác của phép đo bằng ĐTN: Giá trị hàm thông tin càng lớn ở khoảng năng lực nào thì độ chính xác của phép đo ở khoảng năng lực đó càng cao, và ngược lại. Một ứng dụng khác rất quan trọng của hàm thông tin là giúp thiết kế các ĐTN có mức tương đương cao. Theo IRT, các ĐTN tương đương phải thoả mãn hai điều kiện: 1) điều kiện về nội dung và mục tiêu, thể hiện ở sự trùng hợp của các ma trận đặc trưng ĐTN (số lượng câu hỏi trong các ô ứng với nội dung và mục tiêu học tập cụ thể phải trùng nhau); 2) điều kiện về thống kê: các đường cong hàm thông tin của các ĐTN phải trùng khớp nhau trong một phạm vi sai số chấp nhận nào đó.
Về việc ước lượng năng lực thí sinh và tham số câu hỏi.
Như đã biết, các mô hình IRT xét mối tương tác của một TS có năng lực θ với một CH có các tham số "a, b, c." Tuy nhiên, trong hoạt động đánh giá thực tế, cái mà chúng ta có thể thu được trực tiếp từ số liệu kiểm tra là việc trả lời các CH của các TS qua bài trắc nghiệm. Từ các số liệu thu được trực tiếp đó làm sao xác định các tham số "a, b, c"' của các CH và năng lực "θ" của các TS? Đó là bài toán cơ bản và quan trọng nhất của IRT, vì năng lực của TS là cái cuối cùng mà ta muốn biết, còn các tham số của CH là cần thiết để chúng ta có thể sử dụng các CH nhằm thiết kế các công cụ thích hợp để đo lường chính xác năng lực của TS. Bài toán quan trọng đó được giải quyết bằng các thuật toán ước lượng năng lực TS và tham số CH, việc tìm ra các thuật toán tốt nhất để giải bài toán này là một trong các mục tiêu quan trọng của IRT, và có thể nói quyết định thành công của việc áp dụng IRT vào thực tế hoạt động đánh giá.
Tuy nhiên, muốn trình bày đầy đủ thuật toán đã nêu cần nhiều kiến thức về toán học và thống kê học. Bạn đọc muốn đi sâu vào những vấn đề đó có thể tìm hiểu sơ bộ ở , và đầy đủ hơn trong . Ở đây chỉ xin giới thiệu khái quát bản chất của các thuật toán ước lượng nói trên, và để dễ hiểu, phải hy sinh một phần tính chính xác khi trình bày.
Giả sử chúng ta cần dùng một ĐTN gồm 100 CH để xác định năng lực tiếng Anh của 200 TS. Khi cho 200 TS làm ĐTN, chúng ta sẽ thu được các bài làm chứa ứng đáp của mọi TS đối với mọi CH, kết quả đó được gọi là "số liệu thực nghiệm". Giả sử là các ứng đáp của TS tuân theo quy luật được xác định bởi mô hình Rasch, biểu hiện ở công thức (5). Các giá trị năng lực "θν" của mỗi TS và độ khó "bi" của mỗi CH trong (5) là cái mà chúng ta muốn ước lượng. Đầu tiên chúng ta chưa biết chúng, nhưng bằng đoán nhận, hãy gán cho chúng các giá trị nào đó gọi là giá trị tiên nghiệm (a priori), và tính 100x200=20.000 giá trị xác suất P theo công thức (5); tập hợp các xác suất đó được gọi là "số liệu lý thuyết". Bằng các cách thức trong giải tích phiếm hàm, người ta tìm một con số đại diện cho số liệu thực nghiệm và một con số tương ứng đại diện cho số liệu lý thuyết để so sánh các con số này với nhau. Với các giá trị được gán đầu tiên cho số liệu lý thuyết, độ chênh giữa (con số đại diện cho) số liệu lý thuyết và (con số đại diện cho) số liệu thực nghiệm thường rất lớn. Thuật toán sẽ chỉ ra phương hướng điều chỉnh các giá trị "θν" và "bi" trong (5) sao cho sau lần tính lặp độ chênh giữa số liệu lý thuyết và số liệu thực nghiệm bé hơn. Nếu độ chênh còn lớn, người ta lại điều chỉnh các giá trị "θν" và "bi" trong (5) và tính lặp lần thứ hai. Có thể quy ước xem số liệu lý thuyết là trùng hợp với số liệu thực nghiệm khi độ chênh giữa chúng bé hơn một giới hạn nào đó, chẳng hạn bé hơn một phần nghìn giá trị của chúng. Khi độ chênh chưa bé hơn giới hạn đó, người ta tiếp tục quá trình tính lặp. Việc tính lặp có thể thực hiện lần thứ ba, thứ tư... cho đến lần thứ hàng trăm, hàng nghìn sao cho đạt được giới hạn quy định. Khi đạt được giới hạn quy định về độ chênh, chương trình sẽ ra lệnh dừng tính, và các giá trị "θν" và "bi" thu được ở lần tính lặp cuối cùng chính là giá trị lý thuyết trùng hợp với giá trị thực nghiệm theo mô hình Rasch.
Với các mô hình IRT 2 và 3 tham số, quá trình ước lượng cũng được thực hiện theo nguyên tắc tương tự như đã mô tả trên đây, tuy số tham số tính toán nhiều hơn. Một trong các thuật toán thường được sử dụng cho quy trình ước lượng nói trên là thuật toán "biến cố hợp lý cực đại" và nhiều thuật toán khác được trình bày trong [6].
Vì việc thực hiện bài toán ước lượng giá trị năng lực của TS và các tham số của CH khá phức tạp nên đa số bạn đọc thông thường không cần phải bận tâm nhiều đến các thuật toán cụ thể, bởi vì ngày nay đã có nhiều phần mềm chuyên dụng được các chuyên gia tâm trắc học xây dựng phục vụ các bài toán ước lượng đó. Chẳng hạn sau đây là một số phần mềm được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay: CONQUEST của Úc và WINSTEPS của Mỹ cho mô hình Rasch (một tham số) nhị phân và đa phân, BILOG–MG3 của Mỹ cho mô hình 1, 2, 3 tham số nhị phân, PARSCALS, MULTILOG cho mô hình đa phân... Ở Việt Nam phần mềm đầu tiên phục vụ cho bài toán này là VITESTA, cho các mô hình 1, 2, 3 tham số nhị phân và đa phân, được công ty EDTECH–VN xây dựng từ năm 2007 .
"Tính bất biến của năng lực thí sinh và tham số câu hỏi"
Một trong các nhược điểm của CTT là có sự phụ thuộc của tham số CH vào mẫu TS được sử dụng để xác định chúng, cũng như sự phụ thuộc của năng lực đo được của TS vào các CH, tức là vào ĐTN cụ thể được sử dụng để đo lường năng lực ấy. Một minh họa rõ ràng nhất là nếu đưa cùng một CH trắc nghiệm cho hai nhóm TS làm, một nhóm có nhiều TS giỏi hơn nhóm kia, thì độ khó của CH xác định theo Lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (tỷ số TS làm đúng trên tổng số TS tham gia) tất yếu sẽ khác nhau, tức là giá trị độ khó phụ thuộc vào mẫu TS được dựa vào để xác định độ khó. Nhược điểm này của Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển gây khó khăn cho việc thiết kế các ĐTN theo ý muốn, đặc biệt là thiết kế các ĐTN tương đương.
Với IRT, có thể chứng minh từ lý thuyết và kiểm chứng qua thực nghiệm rằng nhược điểm đó được khắc phục, có nghĩa là không có sự phụ thuộc của tham số CH vào mẫu TS được dùng để xác định chúng ("sample–free") cũng như không có sự phụ thuộc của năng lực xác định được của TS vào ĐTN cụ thể được dùng để đo năng lực ấy ("item–free"). Tổng quát hơn, người ta có thể nói rằng các tham số của CH và giá trị năng lực của TS là các bất biến ("invariant").
Cần hiểu rõ tính bất biến ở đây là "bất biến đối với các phép đo" để xác định các tham số đó. Có thể nêu một ví dụ đơn giản để minh họa: dùng một thước đo dài 1 mét (1 mét là thuộc tính của thước đo) để đo một cái bàn dài 6 mét (6 mét là thuộc tính của cái bàn). Thuộc tính của thước đo và thuộc tính của cái bàn là các "bất biến" của chúng, không được thay đổi khi thực hiện phép đo, tức là khi áp cái thước vào để đo cái bàn.
Hiển nhiên là năng lực của TS sẽ thay đổi qua một quá trình học tập; hiện tượng đó không liên quan đến tính bất biến được khẳng định trên đây.
Cũng cần lưu ý rằng tính bất biến nói trên chỉ được tuân thủ khi có sự phù hợp giữa số liệu thực nghiệm và mô hình; muốn vậy, các điều kiện được đề ra khi xây dựng mô hình cũng phải được thoả mãn (chẳng hạn, tính đơn chiều của năng lực, tính độc lập địa phương của các CH). Khi sự phù hợp giữa số liệu thực nghiệm và mô hình bị vi phạm thì tính bất biến đó cũng không còn. Hơn nữa, tính bất biến là đặc điểm của mô hình "trên cả tổng thể" được nghiên cứu (bởi vì nó có liên quan đến phép hồi quy thống kê trên toàn bộ tổng thể chứ không phải trên từng mẫu thử (có thể tìm hiểu ở [5]), do đó trên các mẫu thử khác nhau, tính bất biến có thể bị vi phạm ở các mức độ khác nhau.
So bằng và kết nối các đề trắc nghiệm.
Theo IRT, về nguyên tắc, các tham số CH xác định được không phụ thuộc vào mẫu TS, và năng lực TS đo được không phụ thuộc vào ĐTN cụ thể. Tuy nhiên đó là các tính chất lý tưởng, chỉ tuyệt đối đúng trong cả tổng thể khảo sát khi số liệu thực tế hoàn toàn phù hợp với mô hình giả định, và các giả thiết khác về mô hình được tuân thủ. Khi các điều kiện đã nói phần nào bị vi phạm thì sẽ không có sự bất biến tuyệt đối của năng lực TS và tham số CH nữa, do đó người ta phải có thao tác đưa các giá trị tham số CH cũng như năng lực TS về một thang đo chung để có thể so sánh chúng với nhau. Thao tác đưa tham số của các CH cũng như năng lực TS về thang đo chung gọi là "so bằng" ("equating").
So bằng là yêu cầu rất quan trọng trong thực tiễn đánh giá. Chẳng hạn, có hai mẫu TS khác nhau được đánh giá bằng hai ĐTN khác nhau, năng lực của mỗi mẫu TS được một ĐTN đo lường và thu được một bộ điểm. Muốn hai bộ điểm của hai mẫu TS thu được từ hai ĐTN có thể so sánh được với nhau, người ta phải chuyển chúng về một thang đo chung, tức là so bằng. Sau khi so bằng, năng lực của mọi TS của hai mẫu được đặt trên cùng một thang đo nên có thể so sánh được với nhau, và từ các giá trị năng lực đó có thể chuyển thành điểm trên một thang điểm chung mong muốn nào đó.
Cũng vậy, nếu hai ĐTN được triển khai trên hai nhóm TS khác nhau để "định cỡ" (calibration) các CH trắc nghiệm, tức xác định các tham số của chúng, từ mỗi ĐTN sẽ thu được một bộ tham số của các CH. Muốn tham số của các CH của ĐTN thu được từ hai mẫu TS có thể so sánh được với nhau người ta cũng phải dùng thủ thuật so bằng nhằm chuyển các tham số của CH về một thang đo chung. Sau khi so bằng, mỗi giá trị tham số của CH từ hai ĐTN được đặt trên cùng một thang đo nên có thể so sánh với nhau, chẳng hạn để lựa chọn CH có tham số thích hợp nhằm thiết kế một ĐTN theo yêu cầu xác định.
Có nhiều thủ tục so bằng khác nhau. Bạn đọc muốn tìm hiểu có thể tham khảo trong [5], hoặc tỉ mỉ hơn trong
Về trắc nghiệm đa phân và trắc nghiệm đa chiều.
Khi đặt vấn đề xây dựng mô hình toán phản ánh sự ứng đáp CH ở phần đầu bài viết, để đơn giản cho mô hình, chúng ta đã giả thiết là việc ứng đáp kiểu nhị phân (0,1). Hơn nữa, đối với TS ta cũng giả thiết là năng lực có tính đơn chiều (hoặc chỉ xét một chiều năng lực của TS). Tuy nhiên, trong thực tế đánh giá người ta còn sử dụng loại CH với kiểu ứng đáp "đa phân" (polytomous) hoặc đánh giá một năng lực "đa chiều" (multidimentionality) hay đánh giá đồng thời nhiều chiều của năng lực. Dưới đây sẽ giới thiệu khái quát về trắc nghiệm đa phân và đa chiều.
"Về mô hình trắc nghiệm đa phân"
Ngoài các loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn mà trả lời theo hai trạng thái nhị phân (0,1), người ta còn sử dụng các loại bảng hỏi (questionaire) với kiểu trả lời theo thang Likert: ‘’rất không đồng ý, không đồng ý, đồng ý, rất đồng ý’’ trong các điều tra giáo dục hoặc xã hội học nói chung, hoặc các câu hỏi tự luận bao gồm nhiều phần, mỗi phần được định các mức điểm khác nhau, có thể gọi chung là các câu hỏi với ứng đáp đa phân (polytomous).
Trong thập niên 1970, các nghiên cứu về trắc nghiệm chủ yếu tập trung vào việc triển khai ứng dụng mô hình nhị phân, các số liệu liên quan đến tính đa phân được nhị phân hoá để phân tích. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng đã lưu ý đến mô hình trắc nghiệm đa phân từ cuối thập niên 1960 và tập trung mạnh mẽ từ đầu thập niên 1980. Nhà nghiên cứu quan tâm đến mô hình đa phân sớm nhất có lẽ là Samejima F., người đã đưa vào mô hình ứng đáp đa cấp (graded response model) . Sau đó có hàng loạt mô hình được đề xuất, nhưng tổng quát nhất có lẽ là "mô hình định giá từng phần" ("Partial Credit Model" – PCM) của Master, G.N.. Các mô hình này cho phép thu được nhiều thông tin hơn về năng lực của TS từ một CH so với mô hình nhị phân.
Vì PCM được ứng dụng nhiều nhất trong thực tế, và một số mô hình khác chỉ là trường hợp riêng của PCM nên ở đây chỉ giới thiệu sơ lược về PCM.
Để thiết lập PCM, Masters xét một CH có nhiều "hạng (category) điểm" để TS đạt được, và giả định rằng xác suất để TS đạt hai hạng điểm kế tiếp nhau tuân theo quy luật của mô hình Rasch nhị phân.
Dựa vào giả định nêu trên, khi CH thứ "i" là đa phân với các hạng điểm 0, 1, 2..., mi thì Masters thu được xác suất để TS "n" đạt điểm "x" của CH thứ "i" sẽ là:
trong đó, để tiện trong việc ký hiệu, chúng ta quy định formula_29.
Lưu ý rằng trong biểu thức (13), "δik" đóng vai trò như "b" trong mô hình Rasch nhị phân.
Với quan niệm của Masters, chúng ta có thể mô tả diễn biến của xác suất trả lời đúng CH (đạt hạng điểm 1) theo năng lực θ của mô hình Rasch nhị phân ứng bởi biểu thức (4) bằng đường cong P(X = 1) và xác suất trả lời sai CH (đạt hạng điểm 0) bằng đường cong P(X = 0) trên cùng một đồ thị ở Hình 6.
Tương tự, trong trường hợp CH có 3 hạng điểm 0, 1 và 2 các đường biểu diễn ứng với 3 hạng điểm có dạng như Hình 7.
"Về mô hình trắc nghiệm đa chiều"
Khi xây dựng các mô hình ứng đáp CH, để đơn giản hoá, chúng ta đã đặt điều kiện về tính đơn chiều (unidimentionality) của CH, tức là CH chỉ đo một thứ năng lực tiềm ẩn, hoặc ta chỉ đo một chiều (dimension) của năng lực tiềm ẩn đa chiều (multidimentionality). Tuy nhiên, trong thực tế, để thực hiện một ứng đáp nào đó, TS thường phải có các chiều khác nhau của năng lực, chẳng hạn để giải một bài toán, TS cần cả kĩ năng đọc hiểu đề toán và các kĩ năng toán học. Do đó cần xây dựng mô hình trắc nghiệm với đa chiều năng lực. Ở đây chúng ta chỉ làm quen với một cách mở rộng trắc nghiệm đơn chiều thành đa chiều đơn giản nhất. Reskase, M.D. đã dựa vào trắc nghiệm nhị phân (0,1) đơn chiều mở rộng ra mô hình trắc nghiệm nhị phân đa chiều. Với trường hợp TS có hai chiều năng lực θ1 và θ2, có thể vẽ được mặt cong đặc trưng CH như ở Hình 8.
Về cách biểu hiện tính đa chiều, nhiều nhà nghiên cứu đưa vào khái niệm tính đa chiều "giữa các CH" và "trong từng CH". Một bài trắc nghiệm là đa chiều giữa các CH nếu nó bao gồm nhiều bài trắc nghiệm con đơn chiều. Một bài trắc nghiệm là đa chiều trong từng CH nếu mỗi CH đòi hỏi nhiều chiều năng lực tiềm ẩn để trả lời. Hai kiểu đa chiều của bài trắc nghiệm được minh hoạ ở Hình 9. Ở nửa bên trái Hình 9 mô tả bài trắc nghiệm 3 chiều gồm 9 CH theo kiểu đa chiều giữa các CH, mỗi chiều được đánh giá riêng biệt bởi 3 CH. Nửa bên phải của Hình 9 mô tả bài trắc nghiệm 3 chiều gồm 9 CH với cả hai kiểu đa chiều giữa các CH và đa chiều trong từng CH, trong đó 4 CH 1, 5, 8, 9 chỉ đo một chiều năng lực, còn các CH khác đo đồng thời 2 hoặc 3 chiều năng lực.
Bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn về Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi trong các sách giáo khoa [1], [5], và sách tổng hợp . | 1 | null |
Nicole Oresme, cũng viết Nicolas Oresme, Nicole d'Oresme (1320/1325/1330-1382) là nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà kinh tế học, chính trị gia và linh mục người Pháp. Ông là một trong những nhà khoa học lớn thời kỳ Trung cổ. Ông có những nghiên cứu quan trọng cho khoa học, đặc biệt là thời Phục hưng sau này. Về toán học, tại nơi nghiên cứu là Đại học Paris, ông đã đưa ra biểu đồ biểu diễn giữa gia tốc, vận tốc và khoảng cách của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Trong đồ thị này, ông đã thêm vào dưới đường thẳng biểu thị gia tốc một diện tích thể hiện quãng đường đi được. Đây là sự kết hợp rất thú vị giữa toán học và vật lý. Còn một nghiên cứu quan trọng nữa cần nói tới đó là nghiên cứu của ông về toán học của Euclid. Trong một buổi thảo luận về cuốn "Hình học" của nhà toán học Hy Lạp, Oresme đã đưa ra một phân tích chi tiết và tổng quát. Trong bài phân tích này, ông nói rằng một vật thể sẽ nhận được trong mỗi số gia của thời gian một số gia của bất kỳ tính chất nào mà tăng như số lẻ. Do Euclid đã chứng minh được rằng tổng các số lẻ là một số chính phương nên Oresme đã suy luận rằng tổng các tính chất vật thể tăng theo thời gian. Ngoài ra, Oresme còn nghiên cứu tích phân.
Còn về thiên văn học, Oresme đã ủng hộ cho thuyết nhật tâm trong một tác phẩm của mình, tức là đi ngược lại quan điểm của Aristotle, nhưng đáng tiếc là sau đó ông đã không giữ nguyên ý kiến của mình. | 1 | null |
Mẫu hình Sắc nhọn là một trong những tín hiệu đảo chiều xu hướng giảm trong phân tích biểu đồ hình nến.
Mô tả.
Hai hình nến được yêu cầu để tạo thành mẫu hình Sắc nhọn. Nó sẽ xảy ra sau khi một rớt giá mạnh. Vào thời kỳ hình thành mẫu hình, giá mở cửa của tài sản nằm dưới giá thấp của thời kỳ trước. Điều đó có nghĩa giá tài sản vẫn đang trong xu hướng giảm. Trong thời kỳ trao đổi tài sản tăng giá lên ít nhất một nửa thân nến của thời kỳ trước đó.
Giải thích.
Giá cả đang cố gắng để phá vỡ xu hướng giảm hiện tại bằng cách di chuyển lên trên. Người mua là người chiến thắng trong cuộc chiến giữa người mua và người bán. Trong thời kỳ tiếp theo, nó được dự kiến sẽ đóng cửa trên mức cao của thời kỳ hình mẫu Sắc nhọn. Các thương nhân có thể giữ giá thấp của hình mẫu làm giá dừng lại. Nếu giá thấp này bị phá vỡ, sẽ vô hiệu hóa sự hình thành hình mẫu và sẽ trở nên không còn giá trị. | 1 | null |
Mẫu hình Sao Mai là một mẫu hình biểu đồ hình nến thường dùng trong phân tích kỹ thuật.
Mô tả.
Nó bao gồm ba cây nến, thông thường một cây nến giảm mạnh tiếp theo bởi cây nến lưỡng lự nhỏ và sau đó một cây nến tăng mạnh. Cây nến của thời kỳ thứ ba nên chiếm ít nhất một nửa cây nến thời kỳ đầu tiên để có mẫu hình Sao Mai đáng tin cậy. Mẫu hình Sao Mai là hoàn toàn ngược lại mẫu hình Sao Hôm.
Giải thích.
Sao Mai là đáng tin cậy hơn và thường được tìm thấy ở dưới đáy của xu hướng giảm. Nó cho thấy rằng trong thời kỳ thứ nhất những người bán đã thống trị phiên giao dịch, trong thời kỳ thứ hai có lưỡng lự giữa người mua và người bán. vào thời kỳ thứ ba người mua nắm lấy mọi thứ trong tầm kiểm soát và kéo giá lên. Dừng lỗ có thể được đặt bên dưới giá thấp của thời kỳ thứ hai.
Mẫu hình Sao Mai do dự.
Nếu nến thời kỳ thứ hai là một hình Do dự thì hình mẫu sẽ được gọi là Sao Mai do dự. Mẫu hình Sao Hôm do dự là chính xác đối diện với mẫu hình Sao Mai. | 1 | null |
Vườn quốc gia Manupeu Tanah Daru nằm trên đảo Sumba của Indonesia. Nó bao gồm các khu rừng đất thấp trên các sườn dốc cao lên đến độ cao 600 mét.
Động thực vật.
Vườn quốc gia này bao gồm khoảng 118 loài thực vật được bảo vệ bao gồm "Toona sureni", "Sterculia Foetida", "Schleichera oleosa", Hoa sữa, Me, "Aleurites moluccana", loài Trâm, loài phi lao, và Bông ổi.
Ngoài ra, nơi đây còn có 87 loài chim được bảo vệ trong khu vực này, với 7 đơn vị phân loại chim là loài đặc hữu của đảo Sumba. Đó là những loài "Cacatua sulphurea", bồ câu xanh Sumba, chim Đớp ruồi Sumba, "Coracina dohertyi", "Cinnyris buettikoferi" và Hồng hoàng Sumba.
Tại đây còn có 57 loài bướm, trong số đó có 7 loài đặc hữu của hòn đảo bao gồm "Papilio neumoegenii", "Ideopsis oberthurii", "Delias fasciata", "Junonia adulatrix", "Athyma Karita", "Sumalia Chilo", và "Elimnia amoena". | 1 | null |
Cây nến không bấc (từ tiếng Nhật: Marubozu) là tên của một mẫu hình nến Nhật Bản được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để chỉ ra một chứng khoán đã được giao dịch mạnh theo một hướng trong suốt phiên và đóng cửa ở mức giá cao nhất (nếu giá mở cửa là thấp nhất) hay ở mức giá thấp nhất (nếu giá mở cửa là cao nhất) trong phiên giao dịch.
Mô tả và giải thích.
Một cây nến không bấc được biểu diễn duy nhất chỉ có phần thân nến và không có bấc (hoặc bóng) kéo dài từ đầu tới cuối của nến. Một cây nến trắng không bấc có một thân nến dài màu trắng và được hình thành khi "giá mở cửa" bằng "giá thấp nhất" và "giá đóng cửa" bằng "giá cao nhất".
Cây nến trắng không bấc cho thấy người mua đã kiểm soát giá của chứng khoán từ khi mở cửa cho đến khi đóng cửa, và được xem là giá tăng (bullish).
Một cây nến đen không bấc có một thân màu đen dài và được hình thành khi "giá mở cửa" bằng "giá cao nhất" và "giá đóng cửa" bằng "giá thấp nhất". Một nến đen không bấc chỉ ra rằng người bán đã kiểm soát giá cả từ khi mở cửa cho đến khi đóng cửa, và được xem là giá xuống (bearish). | 1 | null |
Ba người lính trắng là tên một mẫu hình biểu đồ nến trong phân tích kỹ thuật các thị trường tài chính. Nó mở ra trên ba phiên giao dịch và cho thấy một sự đảo ngược giá mạnh mẽ từ một thị trường gấu sang một thị trường bò. Hình mẫu bao gồm ba cây nến dài xu hướng đi lên như một cầu thang; mỗi nến nên mở bên trên "giá mở" của phiên trước, tốt nhất là trong khoảng giá trung bình của phiên trước. Mỗi nến cũng nên đóng dần lên phía trên để thiết lập một "giá cao" trong ngắn hạn mới.
Ba người lính trắng giúp xác nhận rằng một thị trường gấu đã kết thúc và cảm tính thị trường đã chuyển biến tích cực. Trong "Candlestick Charting Explained", nhà phân tích kỹ thuật Gregory L. Morris nói: "Loại hành động giá này là rất lạc quan và không bao giờ nên bỏ qua."
Mẫu hình nến này là trái ngược với Ba con quạ đen, mà chia sẻ các thuộc tính tương tự nhưng ngược lại. | 1 | null |
Gerd Blahuschek (sinh 1943 tại Lissa, Wartheland) là một diễn viên và diễn viên lồng tiếng người Đức.
Sau khi học tập tại Trường Nghệ thuật Sân khấu "Ernst Busch" Berlin, ông bắt đầu vào sự nghiệp các vai diễn tại Frankfurt (Oder), trước khi làm diễn viên kịch nói trên đài phát thanh và lồng tiếng trên truyền hình Cộng hòa Dân chủ Đức.
Sau đó ông hoạt động tự do, tham gia nhiều thể loại khác nhau trên truyền hình Đông Đức.
Những vai nổi tiếng nhất mà ông tham gia là vai đại úy Ernst trong phim Hồ sơ thần chết và đại úy Lindeck trong phim Mặt trận không khoan nhượng đều của đạo diễn Rudi Kurz. Đây cũng là hai phim truyền hình được khán giả Việt Nam yêu thích trong những năm 1980.
Ông còn được khán giả biết đến qua serie phim "Cảnh sát 110" được chiếu nhiều lần trên truyền hình.
Nhờ giọng nói hay, ông được đài phát thanh mời tham gia lồng tiếng trong phiên bản tiếng Đức của các câu chuyện cổ tích kinh điển "Ba hạt dẻ dành cho nàng Lọ Lem" trở nên quen thuộc vào mùa Giáng sinh của nhiều gia đình. | 1 | null |
Leon Stanisław Niemczyk (sinh 15-12-1923 tại Warschau, mất 29-11-2006 tại Łódź) là một diễn viên người Ba Lan.
Tiểu sử.
Vào những năm 1940, Leon Niemczyk bắt đầu làm việc trong nhà hát, khởi sự nghiệp diễn viên của mình. Trong một buổi biểu diễn, ông được một nhà làm phim từ Łódź phát hiện.
Niemczyk trở thành một trong những diễn viên xuất sắc tại Ba Lan từ những năm 1950. Ông đã làm việc cùng các đạo diễn lớn nhất của Ba Lan. Một số bộ phim của ông vẫn là những huyền thoại của điện ảnh Ba Lan và vượt ra ngoài biên giới của Ba Lan. Tổng cộng ông đã xuất hiện trong hơn 150 bộ phim. Những phim nổi tiếng là "Chuyến tàu đêm" (1959) của Jerzy Kawalerowicz," The Crusader" (1960) của Aleksander Ford dựa trên cuốn tiểu thuyết của Henryk Sienkiewicz,"Die Wölfin" (1983) và một thời gian ngắn trước khi qua đời, phim "Inland Empire" (2006).
Với khán giả Việt Nam, ông được biết đến qua bộ phim Hồ sơ thần chết do Cộng hòa Dân chủ Đức và Ba Lan hợp tác (1980). | 1 | null |
Do dự (Doji) là tên một mẫu hình thường được tìm thấy trong biểu đồ nến của các tài sản được giao dịch tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, tương lai, vv) dùng trong phân tích kỹ thuật. Nó được đặc trưng bởi việc có một phạm vi giao dịch nhỏ theo ý nghĩa độ dài phần thân nến - với "giá mở cửa" và "giá đóng cửa" hầu như bằng nhau.
Do dự thường được thấy tại đáy và đỉnh của một xu hướng, do đó được xem là dấu hiệu đảo chiều, tuy nhiên cũng được thấy trong các mẫu hình tiếp tục.
Mẫu hình Do dự đại diện cho sự không quyết đoán trên thị trường. Một Do dự là không đáng kể nếu như thị trường là không có xu hướng rõ ràng, do thị trường không xu hướng vốn hữu là không quyết đoán. Nếu Do dự hình thành trong một xu hướng tăng hay giảm, điều này thường được coi là quan trọng, vì nó là một dấu hiệu cho thấy người mua đang mất niềm tin khi Do dự được hình thành trong một xu hướng giá tăng và ngược lại, nó là một tín hiệu cho thấy người bán đang mất niềm tin nếu nhìn thấy Do dự trong một xu hướng giá giảm.
Các loại Do dự.
Một Do dự là một chỉ báo đảo chiều xu hướng quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi có một khối lượng giao dịch cao theo sau một di chuyển mở rộng theo một trong hai hướng. Khi một thị trường đang trong xu hướng giá tăng và giao dịch tới một mức giá cao nhất cao hơn so với mức giá cao nhất của ba phiên giao dịch trước đó, thất bại trong việc giữ mức giá cao đó, và đóng cửa ở mức giá thấp hơn 10% trong phạm vi giá giao dịch của phiên đó, có một xác suất cao của một xu hướng giá giảm trong các phiên giao dịch tiếp theo. Tương tự như vậy, khi thị trường đã và đang trong xu hướng giảm và giao dịch xuống mức giá thấp nhất mới là thấp hơn so với mức giá thấp nhất của ba phiên giao dịch trước đó, thất bại trong việc giữ mức giá thấp này, và đóng cửa ở phía trên 10% phạm vi giá giao dịch của phiên đó, có một xác suất cao của xu hướng giá tăng trong những phiên tiếp theo. | 1 | null |
Bò kho là một món ăn chế biến từ thịt bò với phương pháp kho, có xuất xứ ở miền Nam Việt Nam. Món này được nhiều người ưa thích. Nguyên bản món Bò kho được người miền Nam Việt Nam dùng kèm với nhiều loại rau mùi, để tăng hương vị món ăn. Tuy có tên gọi là "bò kho" nhưng cách thức chế biến chủ đạo của món ăn lại là "hầm", hình thức "kho" được dùng để tẩm ướp và làm săn chắc thịt bò trước khi hầm. Món này cũng nổi tiếng bên ngoài Việt Nam.
Cách làm.
Cắt sả làm đôi giữ lại phần ngọn còn phần thân đập giập và băm nhuyễn. Cà rốt và củ cải rửa sạch gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Để khử mùi của thịt bò ta nên rửa kỹ với muối sau đó chần nhanh qua nước sôi sau đó thái thành miếng vừa miệng. Cho thịt bò vào thau ướp với gia vị bò kho, cho thêm 1 muỗng muối, 2 muỗng đường và nửa muỗng canh bột ngọt, cùng với hành và tỏi băm ướp trong vòng 30 phút. Phi thơm hành tỏi băm trước khi cho thịt vào đảo đều trên lửa lớn cho xăn miếng thịt. Tiếp đến cho toàn bộ phần thịt bò vào nồi áp suất hoặc nồi ủ, cho phần ngọn sả cà rốt cải trắng vào, đổ nước vừa đun lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ. Đối với nồi áp suất thì chúng ta chỉ cần đun khoảng 20 phút là thịt đã mềm, còn dùng nồi ủ thì chỉ cần đun cho sôi rồi mang để vào trong nồi ủ chừng 4-8h là có thể dùng được. Múc bò kho ra tô dùng kèm với bánh mì hoặc với cơm nóng đều ngon. | 1 | null |
U-94 Udar (У-94 Удар) là loại súng ngắn ổ xoay được thiết kế bởi Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula trong đầu những năm 1990. Ban đầu nó được dự định sẽ là một loại vũ khí dành cho cảnh sát nhỏ gọn có thể cất giấu hiệu quả với hỏa lực cao có thể chống lại nhiều loại mục tiêu khác nhau với nhiều loại đạn 12,3 mm khác nhau từ thường cho đến đặc biệt, sát thương cho đến phi sát thương. Nhưng vì một số lý do mà các lực lượng thi hành công vụ Nga không thông qua loại súng này mà chỉ đưa vào sử dụng với số lượng rất hạn chế như loại súng ngắn Makarov vẫn còn quá tốt cũng như vẫn có số lượng rất lớn, xạ thủ cũng không thích ý tưởng mang theo một đống các loại đạn khác nhau cho nó nặng khi chưa biết nhiệm vụ đòi hỏi cái gì và súng ngắn ổ xoay vốn không có nhiều chỗ đứng trong nền văn hóa của Nga về mảng vũ khí... Vì thế một mẫu tương tự nhưng dùng loại đạn ngắn yếu hơn đã được phát triển cho thị trường dân sự như các công ty an ninh tư nhân, vệ sĩ và các yếu nhân.
Thiết kế.
U-94 Udar sử dụng cơ chế hoạt động đơn và kép. Ổ đạn của súng chứa năm viên, khi cần nạp đạn hay lấy vỏ đạn cũ ra thì chỉ việc đấy ổ đạn ra sang phía trái và ấn vào một cái que phía trước ổ đạn nó sẽ đẩy tất cả vỏ đạn cũ ra ngoài và xạ thủ chỉ việc nạp các viên đạn mới vào hay đơn giản hơn là rút luôn ổ đạn cũ ra thay nguyên ổ đạn mới đầy đạn vào cho lẹ sau đó đẩy ổ đạn trở lại chỗ cũ để chuẩn bị bắn. Đạn của loại súng này được thiết kế từ loại đạn shotgun 32 gauge vì thế nó có thể có nhiều loại khác nhau.
Loại súng này được thiết kế rất nhỏ gọn để tối ưu hóa cho việc dễ cất dấu khi mang theo và chiến đấu tầm gần. Thân súng và ổ đạn được làm bằng thép, tay cầm cò súng được làm bằng nhựa tổng hợp. | 1 | null |
Tại Trung Quốc, thuật ngữ "Danh thắng cấp quốc gia" (tiếng Trung: 国家级 风景 名胜 区, bính âm: "Guójiājí Fēngjǐng Míngshèngqū") để đề cập đến các di tích văn hóa, khoa học, cảnh quan thiên nhiên. Các danh thắng được chia thành danh thắng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Để thiết lập một danh thắng cấp quốc gia cần phải có sự phê duyệt của Hội đồng Nhà nước. Tính đến nay có tổng cộng 244 danh thắng cấp quốc gia được công nhận qua 9 đợt được quy định trong Quy chuẩn quốc gia GB50298-1999 về quy hoạch cảnh quan.
Phạm vi ranh giới của các danh thắng thường mở rộng vượt qua những tên chính thức của nó. Ví dụ như Thắng cảnh Thái Hồ có tổng kích thước của khu vực Thái Hồ và vùng đệm là 3.091 km² trải rộng khắp Tô Châu và Vô Tích bao gồm 13 khu danh thắng nhỏ hơn như:Thị trấn Mộc Độc (木渎), Thạch Hồ (石湖), Quang Phúc (光福), Đông Sơn (东山), Tây Sơn (西山), Lộ Trực trấn (甪直镇), Đồng Lý trấn (同里), Ngu Sơn (虞山), Công viên Tích Huệ (錫惠公園), Mã Sơn (马山).. và hai địa điểm ngoài khác là Đền thờ và Lăng mộ Ngô Thái Bá
Danh sách.
Dưới đây là danh sách các danh thắng cấp quốc gia tại Trung Quốc. Mỗi một địa điểm đi kèm với đợt công nhận.
Thiên Tân.
Thắng cảnh Bàn sơn (3) | 1 | null |
Mẫu hình Đánh lừa (hoặc Hikkake), là một mẫu hình biểu đồ trong phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định các điểm quanh co và tiếp nối thị trường. Nó là một mẫu hình đơn giản có thể được quan sát thấy trong dữ liệu giá thị trường, sử dụng các biểu đồ thanh, biểu đồ điểm và số, hoặc biểu đồ nến Nhật Bản. Mẫu hình này không thuộc về bộ sưu tập của mẫu hình biểu đồ nến truyền thống.
Mặc dù một số người đã gọi mẫu hình Đánh lừa như một "phá vỡ giả trong ngày" hay một "mẫu hình giả tạo", đây là những sai lệch so với tên ban đầu được đặt cho mẫu hình bởi Daniel L. Chesler, CMT và không được sử dụng phổ biến để mô tả mẫu hình. Ví dụ, tên "mẫu hình hikkake" đã được lựa chọn hơn "breakout giả trong ngày" hay "mẫu hình giả tạo" bởi phần lớn các tác giả sách đã bao trùm chủ đề, bao gồm: "Technical Analysis: The Complete Resource for Financial Market Technicians" của Charles D. Kirkpatrick và Julie R. Dahlquist, và "Long/Short Market Dynamics: Trading Strategies for Today's Markets" của Clive M. Corcoran, và "Diary of a Professional Commodity Trader" của Peter L. Brandt.
Khái niệm cơ sở.
Mẫu hình này bao gồm một khoảng thời gian có thể đo được của phần còn lại và co lại biến động trên thị trường, theo sau là một động thái giá tương đối ngắn để khuyến khích các thương nhân và các nhà đầu tư không nghi ngờ chấp nhận một giả định sai lầm về hướng trong tương lai của giá. Mẫu hình này, khi đã hình thành, sản lượng thiết lập của riêng mình các thông số giao dịch trong thời gian và giá gia nhập thị trường, số lượng rủi ro bằng tiền (tức là nơi để đặt điểm dừng bảo vệ), và mục tiêu lợi nhuận dự kiến. Hình mẫu này không có nghĩa là một "hệ thống" đứng một mình đối với dự đoán thị trường, mà đúng hơn là một kỹ thuật phụ trợ cho các phương pháp phân tích thị trường kỹ thuật và cơ bản truyền thống.
Mô tả.
Hình mẫu được ghi nhận trong hai biến thể, một giảm và một tăng. Trong cả hai biến thể, thanh đầu tiên của hình mẫu là một thanh bên trong (ví dụ, một thanh trong đó có cả một mức thấp cao hơn và một mức cao thấp hơn, so với thanh trước). Điều này sau đó tiếp theo bởi hoặc một thanh có cả thấp cao hơn và cao cao hơn cho biến thể giảm, hoặc với mức thấp thấp hơn và cao thấp hơn cho biến thể tăng. Trước khi mẫu hình tạo ra một tín hiệu giao dịch nó phải được khẳng định; điều này xảy ra khi giá cả đi dưới mức thấp của thanh đầu tiên của mẫu hình (trong biến thể giảm) hoặc phía trên mức cao của thanh đầu tiên (trong biến thể tăng). Xác nhận phải xảy ra trong ba giai đoạn của thanh cuối cùng của tín hiệu để tín hiệu được coi là hợp lệ.
Nguồn gốc.
Mẫu hình Đánh lừa được phát hiện và giới thiệu với cộng đồng tài chính thông qua một loạt các bài báo xuất bản được viết bởi chuyên gia phân tích kỹ thuật Daniel L. Chesler, CMT. Cụm từ "Hikkake" là một động từ Nhật Bản có nghĩa là "đánh lừa" hoặc "gài bẫy". Chesler chọn cái tên "hikkake" sau khi tham khảo ý kiến với Yohey Arakawa, Phó Giáo sư Nhật Bản, Viện Đại học Nghiên cứu nước ngoài Tokyo.
Sử dụng thể chế.
Mẫu hình Đánh lừa đã được áp dụng để sử dụng bởi IntStream Oy, một nhà phân phối dữ liệu toàn cầu của thị trường năng lượng điện Bắc Âu Nord Pool, trong nền tảng phân tích thị trường năng lượng E2 của họ được thiết kế cho sử dụng bởi các thương nhân thể chế. | 1 | null |
Jean-Claude Juncker (; 9 tháng 12 năm 1954) là chính trị gia Luxembourg, thủ tướng thứ 23 từ ngày 20 tháng 1 năm 1995 đến ngày 11 tháng 7 năm 2013. Ông từ chức vì vụ bê bối nghe lén của cơ quan mật vụ nước này.
Ông được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đề cử vào chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu EC tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ) ngày 27/6/2014 và đã được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 15/7/2014. Sau cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu năm 2019, ông chuẩn bị kết thúc nhiệm kì khi Chủ tịch mới được phê chuẩn. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách đĩa nhạc của Bridgit Mendler, nữ ca sĩ-người viết bài hát người Mỹ, bao gồm 1 album phòng thu, 1 album nhạc phim, 4 đĩa đơn và 9 video âm nhạc. Album nhạc phim đầu tay của cô, "Lemonade Mouth" đã đạt được vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng album "Billboard" 200 của Mỹ. Đĩa đơn đầu tay của cô, "Somebody" ra mắt và đạt vị trí cao nhất là 89 trên bảng xếp hạng đĩa đơn Mỹ "Billboard" Hot 100 với tổng cộng 6,000 bản được bán ra trong tuần đầu phát hành ở Mỹ, theo Nielsen SoundScan. Đĩa đơn thứ hai của Mendler, "Determinate" đạt vị trí thứ 51 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng của nhiều quốc gia khác. Cô cũng góp giọng trong bài hát "Breakthrough", ra mắt và đạt vị trí cao nhất là 88 trên bảng xếp hạng Mỹ "Billboard" Hot 100.
Album phòng thu đầu tay của Mendler, "Hello My Name Is...", được phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2012. Đĩa đơn đầu tiên từ album là "Ready or Not" được phát hành kỹ thuật số vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. Video âm nhạc chính thức cho đĩa đơn này được ra mắt trên kênh Disney Channel vào ngày 10 tháng 8 năm 2012. | 1 | null |
Lẩu Then là một nghi lễ văn hóa truyền thống mang tính chất tín ngưỡng của người Tày-Nùng-Thái, những dân tộc thiểu số anh em ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Loại hình văn hóa này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) cấp bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào đầu năm 2013.
Sơ lược.
Lẩu Then Bình Liêu, đã được hình thành từ rất lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Diễn xướng Then nghi lễ cổ của tộc người Tày ở Bình Liêu có ba hình thức chính là: Cấp sắc Then; cầu phúc, cầu an, giải hạn, hoàn trả lễ và cầu hoa, cầu có con nối dõi tông đường. Các nghi lễ diễn ra trong 2 ngày đêm với nhiều nội dung như: Lễ cúng tổ tiên; lễ dọn đường cho các quan Then bắt đầu cuộc hành trình lên mời Ngọc Hoàng và các sư phụ Then đã về với tiên tổ cùng về làm lễ "Lẩu then"; lễ cúng mời; lễ cúng dâng rượu; cúng trừ ma; cúng giải hạn… Một hình thức quan trọng trong "Lẩu Then" cũng như "lễ cấp sắc" của các thầy Then là lễ "lên lầu" (lên trời) nhằm cầu phúc, cầu an, thăng quan, thêm binh quyền. Mặc dù là loại hình trình diễn nghi lễ nhưng Then cổ hấp dẫn bởi được thể hiện bằng giai điệu dễ hát với lời thơ trau chuốt dễ thuộc, chỉ cần một tính tẩu (đàn tính) đệm thôi là cả đêm hát cúng Then hiện ra; người nghe, người xem như nuốt từng lời, từng luyến láy của câu của chữ, mà tưởng như mình cùng đi trong đoàn quan quân binh mã cờ xí rợp đất, trống chiêng vang trời do quan Then dẫn đi về tiên tổ… | 1 | null |
Người treo là tên một loại mẫu hình đảo ngược đi xuống, tạo thành chỉ bởi một nến, được tìm thấy trong xu hướng lên trên các biểu đồ giá tài sản tài chính. Nó có một bấc thấp dài và một thân nến ngắn ở phía trên của hình nến với ít hoặc không có bấc trên. Để cho một nến là một "Người treo" hợp lệ hầu hết thương nhân nói rằng bấc thấp phải lớn hơn kích thước của phần thân nến hai lần, và thân nến phải ở cuối phía trên của phạm vi giao dịch.
Khi giá cao và giá mở là gần như nhau, một hình nến Người treo giảm được hình thành và nó được coi là một dấu hiệu giảm mạnh hơn khi giá cao và giá đóng giống nhau, tạo thành một Người treo tăng (Người treo tăng vẫn còn xu hướng giảm, nhưng ít hơn bởi vì phiên đóng cửa với gia tăng). | 1 | null |
Các búa là tên một loại mẫu hình nến "đảo chiều tăng", tạo thành chỉ bởi một hình nến, được tìm thấy trong xu hướng giảm trên các biểu đồ giá các tài sản tài chính. Hình nến trông giống như một cái búa, vì nó có một bấc thấp dài và một thân ngắn ở phía trên của hình nến với ít hoặc không có bấc trên. Để cho một hình nến là một "Cái búa" hợp lệ hầu hết thương nhân nói rằng bấc thấp phải lớn hơn kích thước của phần thân nến trên hai lần, và thân nến phải ở cuối phía trên của phạm vi giao dịch.
Khi giá cao và giá đóng là như nhau, một hình nến Cái búa tăng được hình thành và nó được coi là một hình thành mạnh hơn bởi vì các con bò đã có thể loại bỏ những con gấu hoàn toàn cộng với những con bò đã có thể đẩy giá nhiều hơn qua mức giá mở cửa.
Ngược lại, khi giá mở và giá cao là như nhau, hình thành Cái búa này được xem là ít tăng, nhưng vẫn tăng. Các con bò đã có thể chống lại những con gấu, nhưng không thể mang lại giá trở lại giá vào đầu phiên.
Khi bạn nhìn thấy hình thức Cái búa trong một "xu hướng giảm" điều này là một dấu hiệu của sự đảo chiều tiềm năng trên thị trường do bấc dưới dài đại diện cho một thời kỳ giao dịch khi người bán ban đầu đã kiểm soát nhưng người mua đã có thể đảo ngược kiểm soát đó và điều khiển giá cả trở về để đóng cửa gần giá cao trong thời kỳ, do đó thân ngắn ở trên cùng của nến.
Sau khi nhìn thấy hình thức mẫu biểu đồ này trên thị trường hầu hết các thương nhân sẽ chờ đợi cho thời kỳ tiếp theo để giá mở cao hơn giá đóng của thời kỳ trước để xác nhận rằng người mua là thực sự kiểm soát.
Hai điều bổ sung mà các thương nhân sẽ tìm kiếm để đặt tầm quan trọng hơn trên mẫu hình này là một bấc thấp dài và sự gia tăng về khối lượng trong khoảng thời gian hình thành nên cái búa. | 1 | null |
Trong phân tích kỹ thuật, một mẫu hình nến là một di chuyển trong giá được thể hiện đồ họa trên một biểu đồ nến mà một số người tin rằng có thể dự đoán một diễn biến thị trường cụ thể. Việc công nhận mô hình là tùy thuộc chủ quan và các chương trình được sử dụng cho việc đọc biểu đồ phải dựa trên các quy tắc được xác định trước để phù hợp với mẫu hình. Có 42 mẫu hình được công nhận và có thể được chia thành các mẫu đơn giản và phức tạp.
Lịch sử.
Một số phân tích kỹ thuật giao dịch thời kỳ đầu được sử dụng để theo dõi giá gạo trong thế kỷ 17. Phần lớn tin tưởng đối với việc đọc biểu đồ nến đến từ Munehisa Homma, (1724-1803), một người buôn gạo từ Sakata, Nhật Bản người giao dịch tại chợ gạo Ojima ở Osaka trong Mạc phủ Tokugawa. Tuy nhiên, theo Steve Nison, sử dụng biểu đồ nến đến muộn hơn, có thể đã bắt đầu sau năm 1850..
Hình dạng của nến.
Hình nến là biểu diễn đồ họa của các biến động giá trong một thời kỳ nhất định. Chúng thường được hình thành bởi các giá mở cửa, cao, thấp, và đóng cửa của một công cụ tài chính.
Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa sau đó một nến được tô màu (thường là màu đỏ hoặc đen) được vẽ ra.
Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, sau đó thường là một cây nến màu xanh lục hoặc một cây nến rỗng (màu trắng với đường viền màu đen) được hiển thị.
Phần đầy hoặc rỗng của cây nến được gọi là thân hoặc "thân thật" cơ thể, và có thể dài, bình thường, hay ngắn tùy thuộc vào tỷ lệ của nó với các đoạn trên hoặc dưới nó.
Các đoạn trên và dưới, được gọi là "bóng", "đuôi", hay "bấc" đại diện cho các vùng giá cao và thấp trong một thời kỳ xác định. Tuy nhiên, không phải tất cả nến đều có bóng. | 1 | null |
Hùng Phong III (雄風三型, Hùng Phong Tam Hình) là loại tên lửa chống hạm thứ ba trong dòng tên lửa Hùng Phong do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn tại Đài Loan phát triển. Có khá ít thông tin về loại vũ khí này được công bố trừ việc nó là loại tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ Mach 2 và được thiết kế để chống lại các tàu mặt nước của lực lượng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nhất và với chiếc tàu sân bay Liêu Ninh.
Thiết kế.
Hùng Phong III sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng với hai ống đẩy nhiên liệu rắn gắn ở hai bên tên lửa để đẩy tên lửa đến tốc độ cần thiết trước khi động cơ có thể hoạt động. Tên lửa được thiết kế không có cánh nhưng có bốn cửa hút khí để điều phối lượng khí đối lưu giúp tên lửa điều chỉnh hướng bay được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp ra đa dẫn đường chủ động khi tiến hành lao vào mục tiêu ở giai đoạn cuối. Trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công loại tên lửa này sẽ kích hoạt một cơ chế gọi là chuyển động tự do bay không theo bất kỳ quỹ đạo nào miễn tới mục tiêu để tránh việc bị đánh chặn. Tầm hoạt động của Hùng Phong III là 300 km đủ để vương tới Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Phát triển và sử dụng.
Loại tên lửa này đã được phát triển trong hàng thập kỷ với các thất bại trong việc thử nghiệm với vấn đề chính là hiện tượng rung động quá mạnh liên tục của tên lửa khi vượt tường âm thanh khiến nó rã ra từng mảnh nhưng thành công trong lần thử nghiệm cuối năm 2004 và sự lớn mạnh dần của lực lượng hải quân Trung Quốc đã giúp loại tên lửa này được đưa vào trang bị. Tính đến năm 2010 thì được tin là có khoảng 250 tên lửa loại này đang được trang bị.
Tên lửa được giới thiệu trước công chúng vào tháng 10 năm 2007 trong một buổi duyệt binh. Được thấy trang bị trên các tàu frigate lớp Thành Công và tàu tên lửa cao tốc lớp Quang Hoa-6. Sau đó đến năm 2013 thì đã được quyết định trang bị trên các lớp Khang Định và lớp Tế Dương. Nhưng các đợt thử nghiệm trong cuộc tập trận năm 2011 lại tiếp tục thất bại khi không đánh trúng mục tiêu trên biển do hệ thống máy tính bị trục trặc. | 1 | null |
HarbourFront () là một huyện nằm ở phía nam Singapore. Trước kia khu vực này được biết đến như "Seah Im". Sau khi các cảng Singapore được mở rộng thì nó được gọi là Quảng trường Hàng hải và cũng được gọi là khu vực "World Trade Centre". Tên HarbourFront được đặt ra vào năm 2000. | 1 | null |
Max Bruch (tên goi đầy đủ là Max Christian Friedrich Bruch) (sinh năm 1838 tại Cologne; mất năm 1920 tại Friedenau) là nhà soạn nhạc lãng mạn của Đức. Đồng thời, ông cũng là nhạc trưởng.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Max Bruch bắt đầu học nhạc ngay tại nhà của mình. Đến khi 14 tuổi, Bruch đã khởi đầu sự nghiệp nhà soạn nhạc bằng một bản giao hưởng được trình diễn ngay tại Cologne, nơi ông chào đời và trong khoảng thời gian 1853-1857 ông cũng học nhạc tại đó với F. Hiller về môn sáng tác và Reinecke ở môn piano. Tiếp theo, ông sáng tác và chỉ huy dàn nhạc của Đức, Anh và Ba Lan. Từ năm 1907, Bruch là phó chủ tịch Viện Hàn lâm, giáo sư trường Cao đẳng Âm nhạc Berlin. Ngoài ra, vào năm 1893, ông nhận băng tiến sĩ danh dự của trường Đại học Tổng hợp Cambrigde, Đại học Tổng hợp Berlin: 1918. Ấy là chưa kể ông trở thành viện sĩ của Viện Pháp quốc từ năm 1898.
Phong cách sáng tác.
Max Bruch thuộc dòng nhạc lãng mạn thời hậu kỳ (nửa sau thế kỷ XIX). Nói chung, phong cách âm nhạc của ông gần với Johannes Brahms hơn bất kì ai.
Các tác phẩm.
Max Bruch nổi tiếng với bản concerto cho violin và dàn nhạc giao hưởng (1866). Đó chỉ một trong ba bản concerto của ông. Ngoài ra, ông sáng tác 3 vở opera mà nổi bật có "Die Loreley" (1862); ba bản giao hưởng (1870 (hai bản) và 1887). Ngoài ra, Bruch còn sáng tác bản "Scotttish Fantasia" cho violin và dàn nhạc, bản "Kol Nidrei" cho cello và dàn nhạc và cả những tiểu phẩm, các bản romance và hợp xướng.
Các công trình khác bao gồm 8 mảnh cho clarinet, viola và piano; 2 string quintet (1918); hai concerto cho violin (số 2 rê thứ - 1878, số 3 rê thứ - 1891). | 1 | null |
Modest Petrovich Mussorgsky (1839-1881) là nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga. Ông là một trong năm thành viên của nhóm Hùng mạnh. Có thể nói ông cùng với Nikolay Rimsky-Korsakov là hai người nổi tiếng nhất của nhóm và sự nổi tiếng của họ có lẽ chỉ đứng sau Pyotr Ilyich Tchaikovsky.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Modest Musssorgsky sinh ra tại Karevo, Pskov trong một gia đình quý tộc. Năm lên 4, Mussorgsky bắt đầu học đàn piano với chính mẹ mình và lên 9 tuổi thì cậu bé đã có thể biểu diễn các tác phẩm dành cho piano của nhà soạn nhạc Hungary Franz Liszt. Khi đã 10 tuổi, Mussorgsky đến Sankt Peterburg thi vào trường sĩ quan cận vệ. Tuy vậy ông không quên dành tình cảm cho âm nhạc: vẫn học piano và say mê âm nhạc. Đến tuổi thứ 18, nhà soạn nhạc trẻ người Nga đã gặp Mily Balakirev, người hơn Mussorgsky có 2 tuổi và ngay năm sau, 1858, Mussorgsky đã bỏ dở sự nghiệp sĩ quan cận vệ đê chuyên tâm vào can đường mà ông yêu thích-âm nhạc. Bốn năm sau sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời ấy. Mussorgsky đã tham gia vào nhóm Hùng mạnh. Ông là con người biết tìm tòi, sáng tạo, kiên trì tự học và trở thành tài năng lớn của nhóm. Năm 1881, ông qua đời tại Sankt Peterburg khi mới hơn 40 tuổi và đang là nhà soạn nhạc trứ danh. Điều này đã khiến cho không ít tác phẩm của ông dang dở như vở opera "Salammbô", tác phẩm được sáng tác từ năm 1863 đến năm 1866 hay vở opera "Đám cưới", tác phẩm được sáng tác năm 1868 mới chỉ hoàn thành 1 màn, sau được Mikhail Ippolitov-Ivanov hoàn thành vào 63 năm sau hoặc vở "Khovanshchina", một vở nhạc kịch mang tính lịch sử Nga được sáng tác vào năm 1873 mà cuối cùng màn 5 chưa hoàn thành và vở "Hội chợ Soronchintsy", tác phẩm được sáng tác vào 1874-1880, cũng bị bỏ dở.
Phong cách sáng tác.
Modest Mussorgsky là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc của nhóm Hùng mạnh, có nhiều cách tân táo bạo, độc đáo, bút pháp có ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa ấn tượng sau này. Ông là nhà soạn nhạc hiện thực hàng đầu của Nga vì ông đã nêu bật được mâu thuẫn chính trong xã hội Nga hoàng là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và nông nô sự phản kháng rất dữ dội của nhân dân chống lại những chính sách mang tính phản động và hời hợt của nhà vua. Ông sử dụng đề tài lịch sử rất xuất sắc để xây dựng các sáng tác mang chất hiện đại. Âm nhạc của ông độc đáo, chân thực, kết hợp hoàn hảo tính biểu cảm và tính tạo hình, khơi sâu tâm lý con người, tổng hợp cơ sở tiếng nói và ca hát, khước từ những hình thức truyền thống, những sơ đồ khô cứng để thêm chất thực của cuộc sống. Rõ ràng Mussorgsky có ảnh hưởng không nhỏ tới âm nhạc Nga và thế giới. Sau đây xin nói đôi nét về các tác phẩm tiêu biểu nhất của ông:
Các tác phẩm.
Ngoài những tác phẩm được đề cập trên đây, chúng ta còn phải kể thới vở opera "Boris Godonov" (1868-1869, sau được sửa lại vào các 1871-1873); những khúc nhạc cho piano trong đó có 67 romance và ca khúc, bao gồm cả tổ khúc thanh nhạc "Nhi đồng" (1868-1878), "Không có mặt trời" (1874), "Những bài ca và điệu nhảy của thần chết" (1875-1877), bản ballad "Bị lãng quên", nhạc cho vở kịch nói "Vua Edipe" của Sophocle. | 1 | null |
Girolamo Frescobaldi (sinh năm 1583 tại Ferrara, mất năm 1643 tại Roma) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc cuối cùng thuộc phong cách thời kỳ Phục hưng.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Có thể nói rằng hầu như cả cuộc đời mình, Girolamo Frescobaldi đã dành trọn cho Rome, thủ đô nước Ý. Năm 1608, ông là người chơi đàn organ tại Nhà thờ Saint Peter. Sau đó, khoảng thời gian 1628-1633 là lúc ông làm việc tại Florence, sau đó thì về Rome. Ông là tay chơi organ tài năng, bởi có tới 30000 nghìn người đến dự chỉ để nghe ông biểu diễn..
Phong cách sáng tác.
Girolamo Frescobald sáng tác ở nhiều thể loại, những thành công hơn cả là các bản toccata, fuga. Âm nhạc của ông là âm nhạc giàu sức tưởng tượng, phong phú nội dung, táo bạo hòa thanh. ngẫu hứng.
Các tác phẩm.
Frescobaldi đã viết hai bản mixa, bản Magnificat và những tác phẩm tôn giáo khác; đồng thời ông viết rất nhiều tác phẩm cho đàn organ (một số trong chúng đã được tuyển tập "Những bông hoa âm nhạc" đề cập (1635); những tiểu phẩm cho đàn clavecin; những tổ khúc nhạc múa; những tác phẩm dùng trong sinh hoạt đời thường và những bản thanh nhạc. | 1 | null |
Antonio Salieri (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1750 - mất ngày 7 tháng 5 năm 1825) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thời kỳ Cổ điển không chỉ bởi những tác phẩm của mình mà bởi câu chuyện thù địch với Mozart. Vì ghen với tài năng xuất chúng của nhà soạn nhạc người Áo, nhà soạn nhạc Salieri đã có mâu thuẫn với ông. Nhưng việc ông Salieri giết Mozart như lời nhà soạn nhạc người Ý nói vào lúc cuối đời và các tác phẩm âm nhạc phản ánh (đây là đề tài rất được nhiều nhà soạn nhạc khai thác như trường hợp của Nikolay Rimsky-Korsakov với vở opera "Mozart và Salieri" là ví dụ điển hình) hoàn toàn không có thật. Các bằng chứng hiện tại cho thấy Mozart chết vì bệnh tật thì đúng hơn so với việc Mozart chết vì bị sát hại.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Antoni Salieri học nhạc tại trường dạy hát San Marco tại Venezia. Năm 1776, Salieri theo Gassmann đến Viên, thủ đô âm nhạc thời bấy giờ. Tư năm 1774, Salieri là nhà soạn nhạc thính phòng của triều đình và là nhạc trường nhà hát opera Ý tại Venice. Sau khi về Ý, ông viết các vở opera hài cho các nhà hát của Milan, Venezia và Roma. Năm 1778, nhà soạn nhạc này sang Paris, làm quen với Christoph Gluck và thay thế nhà cách tân opera người Đức một chân ở Nhà hát opera Paris từ 1784-1788. Năm 1788, Salieri trở lại thủ đô âm nhạc Viên, là nhạc trưởng của triều đình từ lúc trở về đến năm 1824.
Những học trò xuất sắc.
Antonio Salieri có nhiều học trò. Nổi bật có:
Các tác phẩm.
Ông đã để lại cho âm nhạc 40 vở opera, nổi bật có "Tarare" (1787), "Palmira" (1795), "Falstaff" (1797); bốn bản oratorio; nhạc nhà thờ và nhiều tác phẩm khác.
Tham khảo.
Nguồn | 1 | null |
Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô (tiếng Bồ Đào Nha: "Ruinas de São Paulo", tiếng Trung: 大三 巴 牌坊, bính âm: Dàsānbā Páifāng) là một tàn tích thế kỷ 17 của một khu phức hợp ở Santo António, Ma Cao. Nó bao gồm những gì còn sót lại của Trường Đại học Thánh Phaolô và nhà thờ Thánh Phaolô, còn gọi là Nhà thờ Mẹ Thiên Chúa. Đây là nhà thờ dành riêng cho Thánh Phaolô Tông đồ]. Ngày nay, di tích này là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Ma Cao và là một trong số [Bảy kỳ quan thế giới gốc Bồ Đào Nha, đồng thời nó cũng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới như là một phần của "Khu lịch sử Ma Cao".
Thể loại.
Được xây dựng từ năm 1602 đến năm 1640 bởi các tu sĩ dòng Tên, đây là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất châu Á lúc bấy giờ. Với sự suy giảm tầm quan trọng của Ma Cao khi cảng chính của Đồng bằng Châu Giang ở Hồng Kông, các công trình tương tự suy giảm và nó đã bị phá hủy bởi một đám cháy trong một cơn bão vào ngày 26 tháng 1 năm 1835. Fortaleza do Monte nhìn ra di tích. Điều này có thể do Francesco Melzi đã đưa bản chép tay cho Carlo Spinola ở Milan hoặc bởi kiến trúc sư Giacomo della Porta, (có mối liên hệ với Sách chép tay Leonardo, trước đây là Sách chép tay Leicester hiện thuộc sở hữu bởi Bill Gates) người đã thiết kế mặt tiền của Nhà thờ Gesù ở Roma.
Mô tả.
Di tích iờ đây bao gồm mặt tiền bằng đá phía nam được chạm khắc tinh xảo từ năm 1620 đến 1627 bởi những người theo đạo Thiên chúa Nhật Bản sống lưu vong và những người thợ thủ công địa phương dưới sự chỉ đạo của tu sĩ Dòng Tên người Ý Carlo Spinola. Mặt tiền nằm trên một ngọn đồi nhỏ, dẫn lên bằng 68 bậc đá. Các bức chạm khắc bao gồm các hình ảnh của dòng Tên với chủ đề phương Đông, chẳng hạn như Đức Trinh Nữ Maria đang bước trên một con Hydra bảy đầu được mô tả bằng chữ Hán là "Thánh Mẫu giẫm lên đầu rồng". Một số bức chạm khắc khác là của những người sáng lập dòng Tên, Cuộc chinh phục cái chết của Chúa Giêsu, và ở trên cùng là một con chim bồ câu với đôi cánh dang rộng. | 1 | null |
là trò chơi hành động được phát triển và phát hành bởi From Software cho Microsoft Windows và Xbox 360 năm 2009.
Bối cảnh trò chơi.
Người chơi đóng vai trò là một ninja hiện đại, dùng katana, song kiếm và kiếm dài để giết các quái vật. Hệ thống trận đấu tương tự như "Ninja Gaiden" hay "Devil May Cry". Một thanh khí (triết học) được dùng hết khi "tầm nhìn ninja" hay Ninjutsu được sử dụng. Bối cảnh game mang tính điện ảnh cao, dựa trên các sự kiện thời gian nhanh để hoàn thành nhiệm vụ; sau khi giết được boss, người chơi phải thực hiện bước di chuyển kết thúc, gọi là "todome". | 1 | null |
Phaolô Huỳnh Đông Các (1923 – 2000) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Qui Nhơn. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Hòa bình Chúa Kitô trong vương quốc Ngài".
Ông sinh tại Qui Nhơn, lên 12 tuổi bắt đầu con đường tu học tại các chủng viện Công giáo khác nhau. Sau 10 năm tu học và 10 năm gián đoạn, Huỳnh Đông Các nhận chức linh mục năm 1955. Sau khi trở thành linh mục, ông được cử đi du học Rôma năm 1956 và trở thành Tiến sĩ Giáo luật năm 1959. Sau đó, linh mục Các tiếp tục du học Anh và Mỹ, đồng thời tốt nghiệp thêm hai văn bằng là Cao học Văn chương Anh và Tiến sĩ Ngữ học Anh. Về nước năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu chủng viện Qui Nhơn.
Tòa Thánh bổ nhiệm Huỳnh Đông Các làm giám mục chính tòa Qui Nhơn năm 1974. Ông đảm nhiệm vai trò này cho đến năm 1999, khi hồi hưu. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh từ năm 1980 đến năm 1986 và Phó Chủ tịch Hội đồng nhiệm kỳ 1992 – 1995.
Thân thế và tu tập.
Huỳnh Đông Các sinh ngày 3 tháng 5 năm 1923 tại giáo họ Gò Dài, giáo xứ Gò Thị, giáo phận Qui Nhơn (nay thuộc xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ông là hậu duệ thánh Công giáo Anrê Nguyễn Kim Thông.
Ông bắt đầu con đường tu học bằng việc gia nhập tiểu chủng viện Làng Sông, Qui Nhơn và cậu đã học tại đây từ năm 1935 đến năm 1943. Sau khi hoàn thành việc học tại Tiểu chủng viện, chủng sinh Các tiếp tục hành trình tu trì bằng việc học hai môn Triết và Thần học tại Đại Chủng viện Qui Nhơn (vì chiến tranh được dời về Làng Sông) trong ba năm từ năm 1943 đến năm 1945.
Linh mục.
Ngày 17 tháng 5 năm 1955, Phó tế Phaolô Huỳnh Đông Các được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Nha Trang với chủ phong là Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang là Giám mục Marcel Piquet Lợi. Sau khi được chịu chức linh mục, giám mục Lợi cử tân linh mục Phaolô về làm linh mục chánh xứ giáo xứ Tịnh Sơn, thuộc tỉnh Phú Yên. Một năm sau đó, năm 1956, giám mục giáo phận quyết định cử Linh mục Huỳnh Đông Các đi du học Rôma, tại Viện Đại học Truyền Bá Đức Tin và ông đã đậu Tiến sĩ Giáo Luật năm 1959. Sau đó, linh mục Các tiếp tục được cử đi du học tại Anh và Mỹ cho đến năm 1966, và ông đậu các văn bằng Cao học Văn chương Anh, Tiến sĩ Ngữ học Anh. Sang năm 1967, ông trở về nước và được chọn làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Qui Nhơn đến năm 1974.
Giám mục.
Ngày 2 tháng 7 năm 1974, Giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố bổ nhiệm linh mục Phaolô Huỳnh Đông Các, Giám đốc tiểu chủng viện Qui Nhơn làm Giám mục chính tòa Giáo phận Qui Nhơn. Ngày 15 tháng 8 năm 1974, lễ tấn phong Giám mục cho vị tân chức Huỳnh Đông Các do Hồng y Agnelo Rossi, Tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Muôn Dân nước (Bộ Truyền giáo) chủ phong, tại Vương cung Thánh đường Sài Gòn. Hai vị phụ phong trong nghi thức truyền chức là Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình và Tổng giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền – Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế. Ông là giám mục giáo phận Qui Nhơn đầu tiên xuất thân từ chính giáo phận này.
Hội đồng Giám mục Việt Nam thiết lập năm 1980, giám mục Các được chọn làm Chủ tịch Tiên khởi của Ủy ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh. Ông giữ chức vụ này trong hai nhiệm kỳ, từ năm 1980 đến năm 1986. Năm 1992, ông được chọn làm Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến năm 1995. Ngày 5 tháng 7 năm 1999, Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết thư mừng ngân khánh giám mục của Huỳnh Đông Các. Ngày 11 tháng 8 năm 1999, ông mừng ngân khánh giám mục và công bố việc nghỉ hưu.
Ngày 3 tháng 6 năm 2000, giám mục Huỳnh Đông Các qua đời tại bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, lúc 8 giờ 40 phút, hưởng thọ 77 tuổi.
Nhận xét.
Trong thư Giáo hoàng Gioan Phaolô II gửi đến giám mục Huỳnh Đông Các, giáo hoàng viết:
Tông truyền.
Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các được tấn phong giám mục năm 1974, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các là Chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho giám mục:
Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các là giám mục Phụ phong giám mục cho các giám mục: | 1 | null |
Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách (1925 – 2013) là một giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Đến để phục vụ".
Thân thế và tu tập.
Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách sinh ngày 25 tháng 5 năm 1925 tại làng An Ngãi, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, thuộc Giáo phận Đà Nẵng. Mới 13 tuổi, năm 1938, cậu bé Sách theo học Tiểu chủng viện Làng Sông, Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp Tiểu chủng viện năm 1945, chủng sinh Sách tiếp tục con đường tu tập của mình bằng cách vào học tại Đại Chủng viện Quy Nhơn. Năm 1954, cậu vào Nam và nhập học Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn. Từ năm 1955 đến năm 1956, chủng sinh Nguyễn Quang Sách là Giáo sư Tiểu Chủng viện Nha Trang.
Linh mục.
Ngày 08 tháng 8 năm 1956, thầy Phó tế Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách được thụ phong linh mục tại Nha Trang bởi Giám mục Tông Tòa Giáo phận Nha Trang Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi. Sau khi được phong chức, vị tân linh mục được chọn làm linh mục phó giáo xứ Chánh tòa, Quy Nhơn. Năm 1957, ông được giám mục giáo phận thuyên chuyển làm linh mục chánh xứ Phước Tường, Đà Nẵng. Từ năm 1958, linh mục Sách là linh mục chánh xứ giáo xứ Thuận Yên, Quảng Nam. và giáo xứ Lai Nghi, Quảng Nam. Năm 1960, linh mục Sách được thuyên chuyển làm linh mục Chánh xứ giáo xứ Xuyên Quang, Quảng Nam. Từ năm 1965 đến năm 1974, ông được bổ nhiệm làm linh mục Chánh xứ giáo xứ Phước Quang, Hòa Khánh, Đà Nẵng. Sau đó, ông trở thành linh mục chánh xứ giáo xứ Thanh Đức, Đà Nẵng và quản xứ này đến khi được bổ nhiệm làm giám mục.
Giám mục.
Ngày 06 tháng 6 năm 1975, Tòa Thánh công bố việc bổ nhiệm linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, hiện là linh mục Chánh xứ giáo xứ Thanh Đức, làm Giám mục Hiệu tòa Elephantaria in Proconsulari, cương vị Giám mục Phó Giáo phận Đà Nẵng. Thánh lễ Tấn phong Giám mục cho Tân giám mục diễn ra tại Nhà thờ chính tòa, Đà Nẵng. Giám mục Chủ phong là Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, giám mục chính tòa Đà Nẵng, với sự trợ tá của linh mục Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh, linh mục thuộc Giáo phận Kon Tum. Từ khi được tấn phong giám mục đến năm 1988, ông là Giám mục Phó kiêm Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng, theo Giáo luật.
Ngày 21 tháng 1 năm 1988, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi qua đời, Giám mục Phó Nguyễn Quang Sách đương nhiên lên kế vị, trở thành Giám mục chính tòa thứ hai của Giáo phận Đà Nẵng.
Ngày 10 tháng 5 năm 2000, Tòa Thánh công bố việc bổ nhiệm linh mục Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh làm Giám mục Phó giáo phận Đà Nẵng. Lễ phong chức do Giám mục Sách làm chủ tế, đồng thời là Chủ phong cho Tân giám mục. Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin nghỉ hưu của giám mục chính tòa Đà Nẵng Nguyễn Quang Sách, giám mục Phó Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh chính thức lên làm giám mục chính tòa giáo phận. Ông chính thức nghỉ hưu tại Tòa Giám mục Đà Nẵng.
Giám mục Nguyễn Quang Sách qua đời ngày 07 tháng 7 năm 2013 tại Tòa Giám mục Đà Nẵng. Hưởng thọ 88 tuổi.
Tông truyền.
Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách từng truyền chức linh mục cho giám mục:
Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách là Giám mục chủ phong cho giám mục:
Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách là Giám mục phụ phong cho các giám mục: | 1 | null |
Anrê Nguyễn Văn Nam (1922 – 2006) là một giám mục người Việt của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm trách cương vị giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho trong vòng 10 năm, từ năm 1989 đến năm 1999. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Vui mừng trong thánh giá".
Giám mục Nguyễn Văn Nam sinh năm 1922, sau quá trình tu học tại các chủng viện công giáo và được thụ phong linh mục tháng 3 năm 1952. Sau thời gian đầu làm linh mục với các chức vụ và thời gian đảm nhiệm rất ngắn như linh mục phó giáo họ Thủ Đức, giáo họ An Đức, năm 1954, ông được thuyên chuyển làm linh mục chính sở Bình Trưng và Đông Hòa cho đến năm 1972 khi được chọn làm linh mục quản nhiệm họ Lương Hoà Hạ và Lương Hòa Thượng.
Năm 1975, Nguyễn Văn Nam được chọn làm giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho. Sau 14 năm đảm nhiệm cương vị này, ông kế vị chức giám mục chính tòa Mỹ Tho năm 1989 và đảm nhiệm cương vị này trong vòng 10 năm sau đó, cho đến khi về hưu năm 1999.
Thời kỳ linh mục.
Anrê Nguyễn Văn Nam sinh ngày 22 hoặc 24 tháng 2 năm 1922 tại Thanh Mỹ An, Thạnh Mỹ hoặc Thị Nghè, Sài Gòn, nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Ông được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 3 năm 1952. Sau khi được thụ phong, ông đảm trách vai trò linh mục phó giáo họ Thủ Đức. Một năm sau đó, ông được chuyển về làm linh mục phó giáo họ An Đức và cũng đảm trách công việc mục vụ trong thời gian ngắn trước khi được thuyên chuyển làm linh mục chính sở họ Bình Trưng và Đông Hoà. Sau 18 năm đảm trách các chức vụ tại Bình Trưng và Đông Hòa, ông được thuyên chuyển, đảm nhận vai trò linh mục quản nhiệm họ Lương Hoà Hạ và Lương Hòa Thượng, kể từ năm 1972.
Thời kỳ giám mục.
Ngày 6 tháng 6 năm 1975 ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục hiệu tòa Puppi kiêm chức giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho với quyền kế vị. Nhanh chóng sau đó, ngày 10 tháng 6 cùng năm, lễ Tấn phong giám mục cho Tân giám mục Nguyễn Văn Nam được tổ chức. Cử hành nghi thức Tấn phong cho Tân giám mục là giám mục chủ phong Giuse Trần Văn Thiện, giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho.
Từ năm 1975, chủng viện và chủng sinh Giáo phận Mỹ Tho bị tản mát khắp nơi. Trong hoàn cảnh khó khăn này, giám mục Nguyễn Văn Nam đào tạo các chủng sinh còn lại và từ năm 1975 đến 1999 và giáo phận có thêm 23 linh mục.
Ngày 24 tháng 2 năm 1989, giám mục chính tòa Giuse Trần Văn Thiện qua đời, giám mục phó Nam đương nhiên kế nhiệm và nhậm chức giám mục chính tòa của Giáo phận Mỹ Tho. Trong thời gian quản nhiệm, giám mục Nam tuy sức khỏe hạn chế nhưng trong các chuyến đi mục vụ thường đi bộ, xe trâu và tắc ráng bất kể thời gian: trong mùa nắng gắt và kể cả mùa lũ.
Ông nghỉ hưu vào ngày 26 tháng 3 năm 1999 tại tòa giám mục Giáo phận Mỹ Tho. Bốn tháng sau đó, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Phaolô Bùi Văn Đọc, bấy giờ là Tổng Đại diện Giáo phận Đà Lạt làm giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho kế nhiệm giám mục Nguyễn Văn Nam. Lễ tấn phong cho Tân giám mục diễn ra vào ngày 20 tháng 5 cùng năm. Sau khi về hưu, ông nghỉ hưu tại Tòa giám mục Mỹ Tho.
Ngày 16 tháng 3 năm 2006, ông qua đời tại Trung tâm chỉnh hình, Sài Gòn, Việt Nam. Lễ an táng cố giám mục Nguyễn Văn Nam được cử hành sau đó vào ngày 20 tháng 3, do Trưởng Giáo tỉnh Sài Gòn – Hồng y, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ sự.
Tông truyền.
Giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Anrê Nguyễn Văn Nam là giám mục phụ phong cho: | 1 | null |
Phêrô Phạm Tần (1913 – 1990) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Ông là Giám mục chính tòa tiên khởi của Giáo phận Thanh Hóa. Trước đó, ông cũng từng giữ vai trò Phó Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Thanh Hóa (Địa phận Thanh Hóa) trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1959 đến năm 1960. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Khi con trở lại, hãy làm vững tin anh em con".
Phạm Tần từ nhỏ có chí hướng tu tập, năm 13 tuổi được gia đình cho theo con đường tu trì. Sau 15 năm tu học, năm 1941, ông được phong chức linh mục và lần lượt trải qua các vai trò khác nhau như linh mục phó xứ, chính xứ. Thời kỳ làm chính xứ Phúc Lãng, ông đã góp công xây dựng đời sống ổn định và ấm no cho người dân không phân biệt tôn giáo. Sau khi đi học tập cải tạo, Phạm Tần được chọn làm linh mục Tổng quản Địa phận Thanh Hóa.
Năm 1959, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Phạm Tần làm Phó Đại diện Tông Tòa Địa phận Thanh Hóa. Cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam, năm 1960, ông được nâng thành Giám mục Tiên khởi Giáo phận Thanh Hóa. Vì hoàn cảnh, đến tận năm 1975, ông mới được cử hành lễ truyền chức giám mục. Trong thời kỳ giám mục của mình Phạm Tần tham gia quản lý với vai trò đồng sáng lập Đại chủng viện Vinh Thanh. Ông qua đời ngày 1 tháng 2 năm 1990, thọ 77 tuổi.
Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục Phạm Tần giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân trong hai nhiệm kỳ II và III, kéo dài tổng cộng 6 năm, từ năm 1983 đến năm 1989.
Tu tập.
Giám mục Phêrô Phạm Tần sinh ngày 4 tháng 1 năm 1913 (hoặc ngày 3 tháng 1 năm 1913) tại giáo họ Bến Cát, giáo xứ Hiếu Thuận thuộc Hạt Đại diện Tông Tòa Thanh (Địa phận Thanh Hóa - nay thuộc Giáo phận Phát Diệm). Về địa giới hành chánh thuộc xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1926, khi cậu Phạm Tần được 13 tuổi, gia đình cho nhập học tại Trường Tập Ba Làng, Thanh Hóa. Một năm sau đó, cậu nhập học Tiểu chủng viện Phúc Nhạc, Phát Diệm. Sau 8 năm là tiểu chủng sinh, năm 1935, chủng sinh Tần được gửi học tại Đại chủng viện Xuân Bích, Hà Nội và đã hoàn thành chương trình Thần học và Triết học tại đây.
Linh mục.
Sau quá trình tu học, ngày 7 tháng 6 năm 1941, Phó tế Phạm Tần được thụ phong linh mục. Sau khi được truyền chức linh mục, tân linh mục Tần được bổ nhiệm đảm nhận vai trò giáo sư và linh hướng của Tiểu Chủng viện Ba Làng kể từ năm 1942. Trong khoảng thời gian hai năm từ năm 1945, giám mục địa phận cử linh mục Phạm Tần đảm nhận vai trò làm linh mục phó xứ Giáo xứ Ba Làng. Năm 1947, ông được bổ nhiệm đảm nhận vai trò linh mục chánh xứ Giáo xứ Phúc Lãng. Thời kỳ đảm nhận vai trò này, linh mục Phạm Tần quan tâm cải thiện đời sống người dân không phân biệt tôn giáo. Tại giáo xứ, ông thiết lập các nhà máy giấy, nhà máy in, xưởng dệt, xưởng làm nón và cho ra đời báo Chân Lý để giáo huấn giáo dân cả về đời sống lẫn tôn giáo. Các nhà máy ông thành lập đã tạo nhiều việc làm cho người dân.
Nói về tờ báo Chân Lý, cuốn "Việt Nam Giáo sử Quyển II" của linh mục Phan Phát Huồn cho rằng với tinh thần của linh mục Phạm Tần, tờ báo có sứ mạng đề cao văn hóa Công giáo, chống lại sự bóp nghẹt về văn hóa trong chế độ Cộng sản. Nhà máy sản xuất giấy của linh mục Phạm Tần cung cấp giấy trong phạm vi toàn tỉnh. Xưởng dệt do ông thiết lập ngoài cung cấp đủ lượng vải cho người dân, còn đủ cung ứng cho các làng lân cận. Nhờ xưởng dệt, các công việc có liên quan như trồng bộng lấy sợi, thu lượm lá nón và đào tạo người dân cách làm nón lá. Nhờ những cố gắng của linh mục Phạm Tần, đời sống người dân quanh vùng giáo xứ Phúc Lãng ấm no và ổn định. Năm 1952, ông cho khởi công tái thiết nhà thờ Phúc Lãng với 7 gian.
Sau 5 năm đảm nhận vai trò linh mục chính xứ Phúc Lãng, từ năm 1952 đến năm 1954, linh mục Tần đi học tập cải tạo. Sau khi trở về, ngày 24 tháng 3 năm 1954, ông được Giám mục Louis de Cooman Hành bổ nhiệm giữ chức Linh mục Tổng quản Địa phận Thanh Hóa. Giám mục Hành chính thức phải hồi hương ít tháng sau đó, vào ngày 21 tháng 6. Các linh mục giáo phận phần lớn phải đi cải tạo và các việc mục vụ đổ dồn về linh mục Tổng quản. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết vào cuối tháng 7 năm 1954, một số lượng lớn linh mục, tu sĩ và giáo dân đã di cư vào Nam. Điều này khiến các cơ sở đào tạo cũng như hội dòng tại giáo phận phải đóng cửa. Sau khi được bổ nhiệm chức Tổng quản, linh mục Tần tổ chức đi thăm mục vụ địa phận. Tính đến năm 1955, địa phận chỉ có 30 linh mục.
Số giáo dân năm 1954 ước lượng vào khoảng 100.000 và tổ chức thành 45 giáo xứ, số giáo dân di cư vào khoàng 15.000 và 60 linh mục phân tán khắp miền Nam Việt Nam, theo "Việt Nam Giáo sử Quyển II" của Phan Phát Huồn. Trong bối cảnh khi không chỉ riêng giáo phận Thanh Hóa, các giáo phận miền Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm... không chỉ có linh mục mà giám mục địa phận cũng quyết định di cư, linh mục Phạm Tần quyết định ở lại giáo phận với sự hỗ trợ mục vụ của bảy đến tám linh mục trẻ tuổi.
Bản tin của Catholic News Service ngày 22 tháng 8 năm 1955 báo cáo linh mục Phạm Tần đã bị Việt Minh bắt đi từ ngày 14 tháng 6, ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cam kết về tự do tôn giáo. Lý do linh mục này bị bắt là vì ủng hộ người tỵ nạn đi đến miền Nam và đã tường thuật báo cáo một vụ được cho là hiện ra của Bà Maria (người Công giáo gọi là "Đức Mẹ"). Trên thực tế, sau khi trở về châu Âu năm 1954, vào thời điểm bản tin kể trên, giám mục Cooman Hành đã trở lại và định cư ở miền Nam Việt Nam do không thể trở lại địa phận Thanh Hóa.
Giám mục.
Vị giám mục Tân cử.
Ngày 17 tháng 3 năm 1959, linh mục Phêrô Phạm Tần được Tòa Thánh chọn làm Giám mục hiệu tòa Giustiniapoli, được bổ nhiệm làm Phó Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Thanh Hóa (Địa phận Thanh Hóa) với quyền kế vị Đại diện Tông Tòa Louis Hành. Tính đến năm 2009, ông là một trong số 7 giám mục người Việt xuất thân từ giáo phận Phát Diệm (chưa bao gồm giám mục Giuse Nguyễn Năng.
Cùng với việc thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, Tòa Thánh chính thức nâng Hạt Đạt diện Tông Tòa Thanh Hóa (Địa phận Thanh Hóa) trở thành Giáo phận Thanh Hóa, đặt Giám mục Phạm Tần làm Giám mục chính tòa Tiên khởi. Văn thư công bố ngày 24 tháng 11 năm 1960, loan tin đến Việt Nam ngày 8 tháng 12 cùng năm. Trong tông hiến thiết lập, ông được nhắc đến giữ chức vụ Giám quản Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Thanh Hóa.
Bản tin ngày 13 tháng 8 năm 1962 của Catholic News Agency cho rằng hai giám mục tân cử là Phạm Tần và Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ đã gần như trong trạng thái quản thúc, nhằm ngăn chặn các giáo sĩ này được cử hành lễ tấn phong giám mục. Trong tình hình chiến sự khó khăn, từ năm 1964, việc đào tạo chủng sinh giáo phận đã bị đình trệ. Sau di cư năm 1954, số giáo dân giảm 30.000 về mức khoảng 70.000 giáo dân tổ chức thuộc 44 giáo xứ. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các cơ sở tôn giáo như các khu đất xung quanh Tòa giám mục, nhà thờ chính tòa, các hội dòng lần lượt bị chính quyền mượn hoặc trưng thu. Các cơ sở từ thiện xã hội vì thiếu người trông coi cũng đã phải đóng cửa. Tình hình mục vụ khó khăn: thiếu linh mục, điện, nước, bánh và rượu lễ... Cũng trong thời kỳ chiến sự, hàng chục quả bom tàn phá Tòa giám mục Thanh Hóa và giám mục Phạm Tần phải tản cư đến các giáo xứ Phù Bình và Ngọc Sơn. Các nhà thờ bị tháo dỡ và tình hình xây dựng nhà thờ mới rất hạn chế.
Tấn phong và mục vụ.
Sau 16 năm được bổ nhiệm làm Giám mục, mãi đến ngày 22 tháng 6 năm 1975, (một số tài liệu ghi nhận là ngày 26 tháng 6 hoặc ngày 20 tháng 6) ông mới được Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Năng làm chủ lễ tấn phong Giám mục tại nhà thờ chính toà Thanh Hoá. Sở dĩ Giám mục Năng tấn phong chức giám mục cho linh mục Tần trong thời điểm này là do có sự ủy nhiệm chính thức từ Tòa Thánh. Trong một giai đoạn lịch sử, giám mục Phạm Tần cùng một số giám mục địa phần miền Bắc khác như Phêrô Maria Khuất Văn Tạo, Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ... được gọi là các giám mục "chui" vì được truyền chức âm thầm và khó tiếp cận với giáo dân do bị sức ép từ chính quyền Việt Nam. Đài vô tuyến Hà Nội chính thức loan tin tân giám mục đã chính thức nhận giáo phận Thanh Hóa vào tháng 7 năm 1975. Bản tin cũng loan tin xác nhận về tân giám mục Giáo phận Bùi Chu Đa Minh Lê Hữu Cung.
Giám mục Phạm Tần cùng các giám mục Việt Nam thực hiện chuyến viếng thăm Ad Limina vào năm 1980. Nhân chuyến đi này, ông cũng đi đến các nước châu Âu nhằm xin viện trợ cho Việt Nam. Phát biểu tại Turin, ông cho biết tình trạng thiếu thốn của Việt Nam và kể vể tình trạng viện trợ ít ỏi của Liên Xô và sự bỏ mặc của Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Khi được hỏi tại sao một giám mục Công giáo lại xin viện trợ cho một quốc gia Cộng sản, giám mục Phạm Tần cho rằng những người từ chối hỗ trợ chỉ vì Việt Nam là một quốc gia xã hội chủ nghĩa không hiểu rõ tình hình người dân tại đây, và khoản hỗ trợ là hỗ trợ cho người dân, không phải chính quyền Việt Nam.
Giám mục Phêrô Phạm Tần cai quản giáo phận Thanh Hóa trong thời gian khó khăn nhất của giáo phận, trải qua nhiều biến cố đổi thay của lịch sử trong suốt quá trình làm giám mục của mình, như sự kiện thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, Công đồng chung Vaticano II, Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, ông đã luôn vững bước và làm hoàn thành tác vụ trong cương vị giám mục của giáo phận được giao. Với linh mục đoàn ít ỏi, sau ngày kết thúc chiến tranh, giám mục Tần chỉ phong chức linh mục cho thêm 7 chủng sinh, trong khi số linh mục giáo phận ngày càng giảm sút. Tính đến cuối năm 1989, từ con số 30 linh mục năm 1955, chỉ còn lại 1 giám mục, 13 linh mục, quản lý 46 giáo xứ và 115.000 giáo dân. Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá chỉ còn lại 50 nữ tu và đa số đều cao niên.
Từ năm 1983, Hội đồng Giám mục Việt Nam bầu chọn Giám mục Phạm Tần giữ chức Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 3 năm từ năm 1983 đến năm 1986. Ông tái đắc cử vị trí này và giữ chức vụ thêm một nhiệm kỳ, từ năm 1986 đến năm 1989. Năm 1988, ông cùng với Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp thành lập Đại chủng viện Vinh Thanh và làm Phó Giám đốc của Đại chủng viện này. Lễ khai giảng chủng viện chính thức tổ chức vào ngày 22 tháng 11 cùng năm. Chủ tế là giám mục Trần Xuân Hạp và giám mục Phạm Tần giảng lễ. Hơn 100 linh mục tham gia đồng tế với số giáo dân tham gia lên đến 30.000.
Là lãnh đạo giáo phận, tuy vậy Giám mục Phạm Tần ưa thích việc tự lực mưu sinh. Ông đã quyết định dành tất cả các vùng đất quanh Tòa giám mục để trồng lúa và các loại hoa màu. Bản thân giám mục Tần cũng như các linh mục, chủng sinh tại Tòa giám mục thường xuyên lao động trồng trọt tại khu vực này. Trong thập niên 1980, Giám mục Phạm Tần thường hỗ trợ các đoàn người thân của các linh mục miền Nam cải tạo tại miền Bắc bằng cách cho họ tạm trú tại Tòa giám mục và đài thọ các chi phí. Việc này gây được nhiều thiện cảm và các đoàn này sau khi về miền Nam dành nhiều lời khen ngợi.
Ngày 1 tháng 2 năm 1990 (mùng 6 Tết Canh Ngọ), Giám mục Phêrô Tần qua đời lúc 4 giờ sáng tại Tòa giám mục Thanh Hóa, hưởng thọ 77 tuổi, được an táng tại nhà thờ chính tòa Thanh Hóa. Theo số liệu từ sách "Lược sử Giáo phận Thanh Hóa", vào năm 1990 giáo phận Thanh Hóa có linh mục đoàn 13 người với phân nửa đã trên 70 và 2 thầy giảng quản lý 112.000 giáo dân trong 48 giáo xứ. Sau khi giám mục Tần qua đời, hồng y tổng giám mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Văn Căn đảm nhận vai trò Giám quản cho đến khi qua đời vào ngày 18 tháng 5 cùng năm. Giáo phận được linh mục Giám quản Antôn Trần Lộc quản lý đến khi có tân giám mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm nhận giáo phận vào năm 1994.
Nhận định.
Linh mục Trần Phúc Long viết nhận định về Giám mục Phạm Tần trong sách "25 Giáo Phận Việt Nam":
Tông truyền.
Phêrô Phạm Tần được tấn phong giám mục năm 1975, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Phêrô Phạm Tần là giám mục phụ phong cho các giám mục: | 1 | null |
Đa Minh Lê Hữu Cung (1898 – 1987) là một giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông từng đảm nhận vai trò Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu từ năm 1975 đến năm 1987, có khẩu hiệu giám mục là "Mẹ Maria, hi vọng của chúng ta".
Giám mục Lê Hữu Cung sinh tại Nam Định. Sau quá trình tu học, ông được truyền chức linh mục năm 1930. Sau khi lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng của Hạt Đại diện Tông Tòa Bì Chu như Bề Trên Trường Tập, Giám đốc Trường Tập Trung Linh, Tổng Đại diện Giáo phận, ông chấp chính vai trò Giám quản Giáo phận sau cái chết của Giám mục Phạm Năng Tĩnh năm 1974.
Cuối tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh chọn linh mục Lê Hữu Cung làm giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu. Ông được cử hành nghi lễ truyền chức tại Nhà thờ Lớn Hà Nội tháng 6 cùng năm. Giám mục Cung được nhắc đến là một người giản dị, có lòng sùng kính Thánh Tâm, quan tâm chăm sóc đào tạo linh mục và giáo dân. Ông qua đời năm 1987, thọ 89 tuổi.
Thời kì làm linh mục.
Lê Hữu Cung, tên khai sinh là Lê Hữu Cẩn sinh ngày 12 tháng 3 năm 1898 tại giáo họ Bắc Tỉnh, giáo xứ Phú Nhai, giáo phận Bùi Chu. Địa phận hành chính thuộc xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông là giám mục duy nhất xuất thân từ Giáo họ Bắc Tỉnh, nay là làng Trà Lũ, nơi giáo sĩ In-nê-khu - giáo sĩ đầu tiên truyền đạo Công giáo đến Việt Nam đặt chân và bắt đầu công cuộc truyền giáo vào năm 1533. Gia đình Lê Hữu Cung có chín người con, gồm sáu nam và ba nữ. Sau quá trình tu học, chủng sinh Lê Hữu Cung được thụ phong linh mục vào ngày 14 tháng 6 năm 1930. Một số thông tin cho rằng ông được thụ phong linh mục năm 1927.
Năm 1935, linh mục Lê Hữu Cung được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trường Tập, dưới thời Giám mục Đại diện Tông Tòa Bùi Chu Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn. Năm 1939, linh mục Cung được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ Đền Thánh Trung Lao. Song song với trách vụ trên, từ năm 1940 đến năm 1942, ông kiêm nhiệm vai trò linh mục chính xứ Giáo xứ Trung Linh.
Năm 1942, Lê Hữu Cung được chọn làm Bề trên Trường Tập Trung Linh. Trong thời gian này, ông khuyến khích sùng kính Trái Tim Chúa Giêsu và phát hành sách về chủ đề này. Trong năm 1945, linh mục Cung đảm trách chức vụ chính xứ Giáo xứ Tương Nam, đồng thời ông sáng lập Cô nhi viện Tương Nam với mục đích cứu giúp các trẻ em bị bỏ rơi và lâm cảnh đói kém. Với nạn đói năm 1945, trong khi bữa trưa chỉ là rau và khoai, linh mục Cung cho xuất kho gạo giáo xứ, nấu thành cháo, hỗ trợ mọi người không phân biệt tôn giáo. Với biến cố này, nhiều người quyết định gia nhập đạo Công giáo. Trước đó, giáo xứ Tương Nam vừa khánh thành giáo xứ mới vào năm 1944. Năm 1945 hoặc 1946, linh mục Lê Hữu Cung được thuyên chuyển giữ chức linh mục chính xứ Giáo xứ Tứ Trùng. Ông thi hành tác vụ mục vụ tại Tứ Trùng không rõ đến thời gian nào, chỉ có thông tin vị kế vị là linh mục Đinh Vĩnh Bảo, quản lý giáo xứ từ năm 1954.
Năm 1960, linh mục Đa Minh Lê Hữu Cung được bổ nhiệm giữ chức Tổng đại diện Giáo phận Bùi Chu. Khi được bổ nhiệm làm Tổng Đại diện, ông đang đảm nhận chức linh mục chính xứ Phú Nhai. Khi còn đảm trách vai trò linh mục tại Phú Nhai, linh mục Lê Hữu Cung có sức khỏe kém do bị hen suyễn, nhiều lần phải đưa đi cấp cứu. Tuy vậy, ông vẫn thi hành các tác vụ linh mục trong hoàn cảnh khó khăn: thực hiện Bí tích Hòa Giải qua đêm, trao Mình Thánh liên tục trong các thánh lễ từ một đến hai giờ đồng hồ.
Sau cái chết của Giám mục Giáo phận Bùi Chu Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh vào giữa tháng 2 năm 1974, Linh mục Tổng Đại diện Lê Hữu Cung rời Phú Nhai đến Tòa giám mục Bùi Chu để lo hậu sự cho cố giám mục và để điều hành giáo phận.
Thời kì giám mục.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, linh mục Đa Minh Lê Hữu Cung được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa của Giáo phận Bùi Chu. Tin tức từ Kỷ yếu Giáo phận ghi nhận ngày 8 tháng 5 năm 1975. Ông là giám mục thứ ba xuất thân từ giáo xứ Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Nhai, giáo phận Bùi Chu, sau hai giám mục Đa Minh Đinh Đức Trụ và Đa Minh Hoàng Văn Đoàn và là một trong năm giám mục xuất thân từ giáo xứ này, tính đến năm 2008. Lễ tấn phong giám mục của ông được tổ chức ngày 29 tháng 6 năm 1975.
Lễ tấn phong cho Tân giám mục Lê Hữu Cung được cử hành tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, với phần nghi thức chính yếu cử hành bởi Chủ phong là Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, các Giám mục Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang (Giáo phận Hưng Hóa) và Tổng giám mục phó Giuse Maria Trịnh Văn Căn (Giáo phận Hà Nội) phụ phong. Kỷ yếu giáo phận cho rằng phụ phong chỉ có Tổng giám mục phó Trịnh Văn Căn. Giáo phận Bùi Chu được trao cho tân giám mục có 320.000 giáo dân, 30 linh mục. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: "Adveniat regnum tuum" - "Mẹ Maria, hy vọng của chúng ta". Thông tin từ báo Nhân Dân (Số 7726) ngày 30 tháng 6 năm 1975, Đài Thông Tấn Xã Việt Nam đã loan tin về hai giám mục mới được phong chức giám mục là tân giám mục Lê Hữu Cung và giám mục Thanh Hóa Phêrô Phạm Tần. Thông tin trên được đăng tải trên Pittsburgh Catholic vào ngày 11 tháng 7 năm 1975.
Sau khi chính thức quản lý giáo phận, Giám mục Lê Hữu Cung dâng hiến Giáo phận Bùi Chu cho "Thánh Tâm (Thánh Tâm Chúa Giêsu)" và khuyến khích giáo dân sùng kính Thánh Tâm, tiến hành phân bổ các linh mục, chọn các linh mục có năng lực vào ban điều hành giáo phận, động viên các linh mục trẻ năng thi hành tác vụ linh mục. Trong thời kỳ này, các linh mục thường đảm nhận nhiều giáo xứ với số giáo dân từ một đến hai vạn người. Giám mục Lê Hữu Cung, tương tự các linh mục, để cử hành thánh lễ, nhiều lúc phải dùng các phương tiện như xe đạp, đi thuyền hoặc đi bộ. Dù trong thời kỳ khó khăn và cấm cách, Giám mục Lê Hữu Cung vẫn đào tạo chủng sinh cách âm thầm và truyền chức 11 tân linh mục vào ngày 6 tháng 6 năm 1976. Ông cũng có hai linh mục làm nghĩa tử, gồm linh mục Giuse Nguyễn Đức Dung và Đa Minh Trần Ngọc Tuất. Số tân linh mục này xuất thân từ cựu chủng viện Mẫu Tâm đã bị giải tán khoảng năm 1964. Sau vụ truyền chức cách âm thầm cho 11 linh mục, ông còn truyền chức linh mục cách âm thầm thêm một lần nữa vào ngày 16 tháng 6 năm 1979 tại Tòa giám mục Bùi Chu. Ngoài ra, ông còn đề nghị các giám mục khác truyền chức cho ba chủng sinh khác ở miền Nam và cho phép Giám mục phó Vũ Duy Nhất truyền chức âm thần cho thêm sáu linh mục khác, cũng trong hoàn cảnh bí mật.
Giám mục Lê Hữu Cung chú trọng vào vấn đề đào tạo linh mục, thông qua việc quan tâm đến các chủng sinh, truyền chức linh mục âm thần cho các chủng sinh để chờ ngày họ chính thức được thi hành tác vụ, chiêu sinh chủng sinh trong hoàn cảnh, gửi chủng sinh đi đào tạo tại nhiều nơi. Năm 1980, ông kêu gọi mọi người hiến thân để trở thành linh mục và thu được 400 đơn đăng ký. Do tuổi già và sức khỏe kém, Giám mục Cung đề nghị Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục phó. Tòa Thánh đáp lời và bổ nhiệm linh mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất, Tổng Đại diện Giáo phận Bùi Chu làm giám mục phó vào ngày 4 tháng 7 năm 1979. Lễ tấn phong tân giám mục cử hành ngày 8 tháng 8 cùng năm và giám mục Cung đóng vai trò phụ phong trong nghi lễ truyền chức.
Cuối tháng 4 năm 1980, Giám mục Cung tham dự Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội. Tuy vậy, ông không được chấp nhận tham dự chuyến hành hương bổn phận giám mục Ad Limina năm 1980. Giám mục Cung là giám mục Việt Nam (tại nhiệm) duy nhất không tham gia chuyến viếng thăm bổn phận này. Ông dành thời gian viết thư mục vụ cho giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân hàng tháng. Ngoài ra, ông dành thời gian viết sách đạo đức Công giáo như sách: "Phép lần hạt mân côi Mẹ Maria", "Lý đoán phổ thông", "Lý đoán giúp mình xưng tội"...
Viết trong sách "Các vị Giám mục một thời đã qua", Lê Ngọc Bích nhận xét Lê Hữu Cung là giám mục sống nghèo khó. Tính cách này thể hiện qua hành động tân giám mục rời Giáo xứ Phú Nhai để đến Tòa giám mục, ngoài mấy bộ quần áo, ông còn đem theo một cỗ quan tài loại thường như sự chuẩn bị, do bản thân đã già yếu. Nhận thấy điều này, linh mục quản lý cho mua một cỗ quan tài có chất gỗ và trang trí tốt hơn, nhưng Lê Hữu Cung không hài lòng về việc này, đề nghị mọi người ăn chay đền tội. Những vật dụng do anh em và giáo dân từ hải ngoại gửi tặng, ông đều phân phát phần lớn cho người nghèo... Sau thánh lễ thường lệ tại Nhà thờ chính tòa Bùi Chu sáng Chủ Nhật, Giám mục Cung có thói quen gửi tặng những người khó khăn tất cả tiền đem theo bên mình. Trong bữa ăn, ông thường chia bớt phần ăn cho những người khó khăn.
Giám mục Lê Hữu Cung qua đời ngày 12 tháng 3 năm 1987 tại Tòa Giám mục Giáo phận Bùi Chu. Lễ an táng do Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, đại diện Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn chủ sự. Đồng tế còn có các giám mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất, Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, Giuse Maria Đinh Bỉnh, các linh mục đại diện các giáo phận, các linh mục. Tham dự có khoảng 35.000 giáo dân và tu sĩ. Thi hài ông được an táng tại nhà thờ chính tòa Giáo phận Bùi Chu.
Nhận xét.
Linh mục Giuse Phạm Khắc Thẩm nhận định về Giám mục Lê Hữu Cung:
Tông truyền.
Giám mục Đa Minh Lê Hữu Cung được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Đa Minh Lê Hữu Cung là giám mục phụ phong trong nghi thức truyền chức: | 1 | null |
Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (1926 – 2007) là một giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Xuân Lộc (1988 – 2004) và nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1989 – 1995). Khẩu hiệu giám mục của ông là "Phục vụ Chúa trong hân hoan".
Nguyễn Minh Nhật sinh tại Ninh Bình, trong một gia đình có tất cả ba người con đi theo con đường tu trì. Sau quá trình tu học tại các chủng viện, ông được phong linh mục năm 1952 tại Phát Diệm. Sau khi được truyền chức, linh mục Nhật du học Canada, tốt nghiệp văn bằng Thạc sĩ Lịch sử các tôn giáo.
Trở về Việt Nam năm 1955, ông được chọn làm linh hướng Tiểu chủng viện Thánh Phaolô Phát Diệm và lần lượt cùng đảm nhận vai trò linh hướng ở Tiểu chủng viện Phước Lâm và Xuân Lộc. Trong thời gian này, ông sáng lập Tu hội Tông Đồ Nhỏ và hướng dẫn tu hội này đến khi qua đời.
Với hoàn cảnh phức tạp của thời thế, linh mục Nguyễn Minh Nhật được tấn phong giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc giữa tháng 7 năm 1975. Ông chính thức chấp chính giáo phận năm 1988, sau cái chết của vị tiền nhiệm là giám mục Nguyễn Văn Lãng.
Trong thời kỳ làm giám mục, ông đã cải thiện đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp giáo hữu trong giáo phận và kiến thiết, khởi công xây dựng các công trình mục vụ quan trọng trong giáo phận. Ông từ nhiệm năm 2004 và qua đời vào tháng 1 năm 2007.
Thân thế.
Giám mục Nguyễn Minh Nhật sinh ngày 12 tháng 9 năm 1926 tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo phận Phát Diệm. Ông là một trong ba người con đi theo con đường thu trì trong số tất cả bốn người con trong gia đình. Hai người đi theo con đường tu trì gồm em trai là Phêrô Nguyễn Lân Mẫn, nguyên Giáo sư và linh hướng Đại chủng viện Huế (đã hồi hưu năm 2018) và nữ tu Nguyễn Thị Chuyên, dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.
Thời kì linh mục.
Sau quá trình tu học tại Chủng viện Phát Diệm và Thượng Kiệm, ông được thụ phong linh mục ngày 7 tháng 6 năm 1952 tại Phát Diệm. Sau khi được thụ phong, tân linh mục Nhật được cử được du học tại Canada đến năm 1955 thì tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ Lịch sử Các Tôn giáo. Trở về nước, linh mục Minh Nhật làm linh mục linh hướng Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Phát Diệm, Phú Nhuận, Sài Gòn. Từ năm 1967, ông được chuyển làm linh mục linh hướng Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Phước Lâm. Năm 1969, ông trở thành linh hướng Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc và giữ chức vụ này đến năm 1975. Song song với nhiệm vụ linh hướng chủng viện, năm 1956, ông sáng lập Tu hội Tông Đồ Nhỏ tại Bạch Lâm và hướng dẫn tu hội này đến khi qua đời năm 2007. Suốt trong 20 năm làm linh mục, ông chỉ đảm nhận công tác linh hướng và chưa từng đảm nhận công việc quản lý mục vụ giáo xứ.
Thời kỳ Giám mục.
Ngày 16 tháng 7 năm 1975, linh mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật được chọn làm Giám mục Phó Giáo phận Xuân Lộc, lễ tấn phong diễn ra ngay trong ngày tại Nhà nguyện Tòa giám mục Xuân Lộc, tân giám mục chọn khẩu hiệu: "Phục vụ Chúa trong hân hoan". Lễ tấn phong giám mục cho vị Tân chức do Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Văn Lãng chủ phong. Ngoài giám mục chủ phong, còn có hai linh mục trợ phong và số ít thân nhân và linh mục, đại chủng sinh tham dự, do hoàn cảnh phức tạp của thời thế. Nói về việc lãnh đạo giáo phận Xuân Lộc, Giám mục Nhật nhận định ông cho rằng đây là "duyên số" và là "Thiên Chúa sắp xếp". Sau ngày tấn phong Giám mục, Giám mục Nhật vẫn sinh sống tại Tu hội Tông Đồ Nhỏ cho đến tận ngày 26 tháng 10 năm 1984 mới về sống tại Tòa giám mục Xuân Lộc.
Ngày 22 tháng 2 năm 1988, giám mục chính tòa Nguyễn Văn Lãng đột ngột qua đời, Giám mục Phó Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đương nhiên kế vị chức Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc. Ông chủ sự nghi thức tấn phong tân giám mục phụ tá Xuân Lộc Tôma Nguyễn Văn Trâm vào ngày 7 tháng 5 năm 1992 tại khuôn viên Tiểu chủng viện.
Ngày 12 tháng 7 năm 1988, ông đi đến quyết định trùng tu Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu. Vấn đề được nhắc lại một lần nữa vào giữa tháng 1 năm 1991 trong thư chung của Giám mục Nhật nhưng việc khởi công đình trệ đến ngày 1 tháng 1 năm 1992. Ông cử hành nghi thức khánh thành tượng đài mới ngày 31 tháng 12 năm 1994. Nhân lễ kính Thánh Giuse năm 1994, ông cùng giám mục phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm, các linh mục cử hảnh lễ đặt viên đá tái thiết Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu.
Năm 1989, các giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định chọn Giám mục Nguyễn Minh Nhật làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, và ông đã giữ chức vụ này đến năm 1995, tức hai nhiệm kỳ khóa IV và V của Hội đồng. Ngoài ra, từ năm 1990 đến năm 1995, Giám mục Nhật còn là thành viên cố vấn Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, thuộc Giáo triều Rôma. Theo nguồn thông tin khác, giám mục Nhật là cố vấn kể từ ngày 27 tháng 4 năm 1993. Một giám mục Việt Nam khác là Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cũng được giáo hoàng bổ nhiệm trong ngày này.
Trong thời gian quản lý giáo phận Xuân Lộc, ông quan tâm đến vấn đề đào tạo linh mục, khuyến khích phong trào học giáo lý Công giáo trong giáo phận cũng như đào tạo các Hội đồng Giáo xứ. Ông cũng góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho các giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục và tiến hành cho xây dựng cơ sở vật chất của Giáo phận: Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu và trùng tu tượng đài Chúa Kitô Vua, núi Tao Phùng.
Hồi hưu và qua đời.
Vì lý do sức khỏe và tuổi tác, Giám mục Nguyễn Minh Nhật nhiều lần thỉnh nguyện Tòa Thánh cho hồi hưu. Ngày 30 tháng 9 năm 2004, Tòa Thánh thông báo bổ nhiệm linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh làm Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc, thay thế Giám mục Nguyễn Minh Nhật được chấp thuận đơn xin nghỉ hưu theo giáo luật. Ngày 11 tháng 11 cùng năm, nguyên giám mục chính tòa Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đóng vai trò chủ phong trong nghi thức truyền chức cho giám mục kế vị. Cũng từ ngày này, Giám mục Nhật hồi hưu tại Tòa giám mục Xuân Lộc. Giám mục Nguyễn Minh Nhật chọn ngày 2 tháng 12 năm 2004 để cử hành lễ tạ ơn và kết thúc vai trò giám mục cai quản giáo phận. Tuy vậy, ý định này bất thành khi Giám mục Nhật bị đột quỵ ngày 24 tháng 11. Từ thời điểm này cho đến khi qua đời (kéo dài hơn 2 năm), ông luôn phải nằm trên giường bệnh.
Trong thời gian đau bệnh, ông đã viết chúc thư, tái khẳng định lòng yêu mến với Thánh Giuse, bà Maria, Giáo hội Công giáo. Trong bản bổ sung ngày 12 tháng 10 năm 2004, ông cũng bày tỏ mong muốn các công tác mục vụ như có thêm linh mục, chủng viện, linh mục Tổng Đại diện Nguyễn Chu Trinh làm giám mục kế vị và giám mục phụ tá Tôma Nguyễn Văn Trâm làm giám mục tiên khởi Giáo phận Bà Rịa...
Ngày 17 tháng 1 năm 2007, Giám mục Nguyễn Minh Nhật qua đời vào lúc 12 giờ 30 phút tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi. Nghi thức tẫn liệm được cử hành một ngày sau đó. Trong các ngày sau đó, có nhiều phái đoàn chính quyền, tôn giáo, thân tộc đến viếng cố giám mục. Lễ an táng cố Giám mục Minh Nhật tổ chức ngày 23 tháng 1 năm 2007 tại Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc, do Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ tế và có bài giảng lễ. Tham dự lễ an táng gồm có hàng nghìn tu sĩ nam nữ, 600 linh mục và 15 giám mục.
Tông truyền.
Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật được tấn phong giám mục năm 1975, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật là Chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho các giám mục:
Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật là phụ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho các giám mục: | 1 | null |
Fairbanks (phát âm tiếng Anh: ) là một thành phố tự quản và quận lỵ của quận ("borough" theo cách dùng từ ở Alaska) Fairbanks North Star ở bang Alaska.
Fairbanks là thành phố lớn nhất trong vùng nội địa của Alaska và lớn thứ hai toàn bang, sau Anchorage. Đây là thủ phủ của vùng đô thị Fairbanks, Alaska. Vùng đô thị này bao gồm toàn bộ quận Fairbanks North Star và là vùng đô thị cực bắc của Hoa Kỳ, cách vòng Bắc Cực chưa đầy 120 dặm (190 km) về phía nam.
Ước tính dân số của thành phố năm 2011 là 32.036 người và của quận Fairbanks North Star là 99.192 người. Tại Fairbanbks có đại học Alaska Fairbanks, đại học lâu đời nhất Alaska hiện nay. | 1 | null |
Giuse Phan Thế Hinh (1928 – 1989) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Hưng Hóa, đảm trách cương vị này từ năm 1985 cho đến khi qua đời. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Xin vâng ý Cha".
Giám mục Phan Thế Hinh sinh tại Hà Tây (nay là Hà Nội). Sau quá trình tu học, ông được truyền chức linh mục ngày tháng 9 năm 1959 và đảm trách vai trò giáo sư Tiểu chủng viện, sau đó được chuyển làm linh mục chính xứ Ngô Xá. Tòa Thánh thông báo chọn linh mục Giuse Phan Thế Hinh làm giám mục phó Hưng Hóa vào tháng 4 năm 1976 và nghi thức truyền chức đã được cử hành vào tháng 11 cùng năm.
Năm 1985, giám mục Nguyễn Huy Quang qua đời, giám mục phó Giuse Phan Thế Hinh kế nhiệm chức vị giám mục chính tòa Hưng Hóa. Ông đảm nhận chức vụ này đến khi qua đời đột ngột vào tháng 1 năm 1989.
Thân thế và tu tập.
Giám mục Phan Thế Hinh sinh ngày 27 tháng 10 năm 1928, tại làng Mông Phụ, xứ Bách Lộc, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nay thuộc giáo xứ Sơn Tây, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, thuộc Giáo phận Hưng Hóa trong một gia tộc khá giả. Thân phụ là ông Phan Văn Cần và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Toá. Trong gia đình, Phan Thế Hinh là người con thứ tư, trưởng nam trong gia đình nhưng bắt đầu con đường tu tập vào lúc 10 tuổi.
Năm 1941, cậu bé Phan Thế Hinh thi đỗ vào được vào trường tập Hưng Hóa và học tại tiểu chủng viện Hà Thạch trong khoảng thời gian bảy năm cho đến năm 1948. Sau thời gian học tại tiểu chủng viện, chủng sinh Hinh đề nghị được đến các giáo xứ khó khăn trong giáo phận. Từ năm 1948, Phan Thế Hình hỗ trợ mục vụ linh mục Phêrô Doãn Quang Ngọc tại Chiêu Ứng, tỉnh Phú Thọ. Trong khoảng thời gian từ năm 1953 đến năm 1954, ông hỗ trợ mục vụ linh mục Phêrô Võ Cao Thuyết ở Yên Tập, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1954 đến năm 1955, chủng sinh Phan Thế Hinh phụ giúp linh mục Phaolô Nguyễn Thái Phác ở Phú Nghĩa, Thạch Thất, Hà Nội.
Phan Thế Hinh khước từ cơ hội di cư vào miền Nam Việt Nam sau khi ký kết hiệp định Giơ-ne-vơ và quyết định ở lại Giáo phận Hưng Hóa. Từ năm 1955, Phan Thế Hinh đảm nhận vai trò Giáo sư Tiểu chủng viện Sơn Lộc. Về vấn đề tu học, ông theo học thần học với giám mục Đại diện Tông Tòa Hưng Hóa Gustave Mazé Kim.
Linh mục.
Ngày 13 tháng 9 năm 1959, Phan Thế Hinh được truyền chức linh mục cách âm thầm tại nhà nguyện riêng của Giám mục Gustave Mazé Kim. Sau khi được truyền chức, linh mục Hinh ở lại Địa phận và được bổ nhiệm làm giáo sư tiểu chủng viện, sau đó được thuyên chuyển làm linh mục chánh xứ giáo xứ Ngô Xá, Phú Thọ.
Giám mục Hưng Hóa.
Sau nhiều năm cử hành các nghi thức mục vụ trên cương vị là một linh mục, ngày 14 tháng 4 năm 1976, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Giuse Phan Thế Hinh làm Giám mục phó Giáo phận Hưng Hóa, với danh hiệu Giám mục Hiệu tòa Mades. Lễ tấn phong cho vị tân chức được cử hành ngày 14 tháng 11 cùng năm tại Nhà thờ Sơn Tây, với vị chủ phong là Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Maria Trịnh Văn Căn và hai giám mục phụ phong là giám mục chính tòa Hưng Hóa Phêrô Maria Nguyễn Huy Quang và giám mục giáo phận Bắc Ninh Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu giám mục: "Fiat Voluntas Tua" ("Xin vâng ý Cha").
Với hoàn cảnh khó khăn sau chiến tranh, giáo phận thiếu linh mục, tân giám mục Phan Thế Hinh tiếp tục công việc mục vụ tại Ngô Xá cho đến ngày 17 tháng 10 năm 1977 mới chuyển về Tòa Giám mục tại Sơn Tây.
Trong các buổi làm việc đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ nhất diễn ra từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 1980, giám mục Phan Thế Hinh được bầu chọn giữ nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Giáo Dân thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, một trong 3 ủy ban đầu tiên của cơ cấu Hội đồng giám mục. Cùng trong khoảng thời gian này, giám mục Phan Thế Hinh tham gia chuyến đi hành hương Ad Limina cùng các giám mục Việt Nam. Trong chuyến đi này, giám mục Hinh có dịp thảo luận với các giám mục khác và hội kiến giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Ngày 14 tháng 11 năm 1985, giám mục Phan Thế Hinh kế nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, sau khi Giám mục Hưng Hóa Nguyễn Huy Quang qua đời. Thời kỳ giám mục Hinh đảm nhiệm cương vị giám mục chính tòa, tình hình xã hội chuyển biến làm chính sách tôn giáo cởi mở, giám mục Hinh được pháp có các chuyến thăm mục vụ các giáo xứ. Giáo phận Hưng Hóa thời giám mục Hinh còn khó khăn và tình trạng thiếu linh mục. Tháng 8 năm 1988, giám mục Hinh bắt đầu các chuyến thăm mục vụ tới những giáo xứ khác nhau như: Chiêu Ứng, Đồng Xá, Hà Thạch, Làng Lang, Hiền Quan, Nhân Nghĩa, và những nơi khác trong giáo phận.
Giuse Phan Thế Hinh được ghi nhận là một trong những người hỗ trợ cho Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn việc phong Thánh cho Các thánh tử đạo Việt Nam.
Giám mục Phan Thế Hinh cử hành nghi thức phong chức linh mục cho phó tế Giuse Nguyễn Đình Dậu, ở Hán Đà, xã Hán Đà, Yên Bình, Yên Bái. Cùng chủng sinh khác là Gioan Maria Vũ Tất, hiện là giám mục chính toà Giáo phận Hưng Hóa và Giuse Nguyễn Trung Thoại, cùng làm việc tại Toà Giám mục tại Hưng Hoá.
Qua đời.
Sau khi tham dự lễ tấn phong tân giám mục phó Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Văn Yến, giám mục Phan Thế Hinh đột ngột qua đời tại Sơn Tây vào ngày 22 tháng 1 năm 1989, thọ 61 tuổi.
Trong ngày lễ an táng của ông được tổ chức ngày 24 tháng 1 năm 1989 do Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn làm chủ lễ, hồng y Hà Nội nhận xét Giám mục quá cố Phan Thế Hinh: "Đức cha Hinh là một vị Giám mục luôn lo cho tín hữu, con chiên, của mình được học hỏi giáo lý, giờ đã qua đời! Lần nào tôi đến gặp ngài cũng thấy ngài đang soạn những bài giáo lý. Thật là một thiệt thòi cho giáo phận Hưng Hóa."
Tông truyền.
Giám mục Giuse Phan Thế Hinh được tấn phong năm 1976, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Giuse Phan Thế Hinh đóng vai trò phụ phong trong nghi thức truyền chức cho giám mục: | 1 | null |
Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương (1919 – 1999) là một giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa của Giáo phận Hải Phòng, đảm nhận chức vụ này trong 20 năm, từ năm 1979 đến khi qua đời vào năm 1999. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nguyễn Tùng Cương là Tổng Thư ký Khóa I, kéo dài từ năm 1980 đến năm 1983. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Hãy ra khơi".
Nguyễn Tùng Cương sinh tại Hà Nam trong một gia đình Công giáo. Sau quá trình tu học, cuối năm 1949, ông được truyền chức linh mục và được chọn làm linh mục phó xứ Hàm Long vào đầu năm 1950. Trong thời kỳ linh mục, Nguyễn Tùng Cương từng bước trở thành chánh xứ Hàm Long, Hạt trưởng Hạt Vĩnh Trị và trở thành Quản lý Nhà Chung Địa phận Hà Nội năm 1954.
Năm 1979, Nguyễn Tùng Cương được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa Hải Phòng. Thời kỳ quản lý giáo phận Hải Phòng của giám mục Cương còn nhiều khó khăn, thiếu nhân sự. Ông cho tái thiết các cơ sở tôn giáo và đào tạo chủng sinh cho giáo phận. Sau 20 năm quản lý giáo phận, Nguyễn Tùng Cương qua đời năm 1999, thọ 80 tuổi.
Thân thế, tu tập và thời kỳ linh mục.
Nguyễn Tùng Cương sinh ngày 4 tháng 10 năm 1919 tại Giáo xứ Bút Đông, Giáo hạt Lý Nhân, Tổng giáo phận Hà Nội, có địa chỉ hành chính thuộc thôn Đông Nội, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên (nay là phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Thân phụ ông là ông Tín, giáo dân thường gọi là cụ cố Tín.
Năm 1931, cậu bé Nguyễn Tùng Cương bắt đầu đi theo con đường tu học. Sau quá trình tu học, ông được truyền chức linh mục 3 tháng 12 năm 1949 tại Hà Nội do Giám mục Jean Marie Mazé Kim chủ phong. Sau khi được truyền chức, linh mục Cương được bổ nhiệm đảm trách vai trò Phó xứ Hàm Long, Hà Nội từ năm 1950. Hai năm sau đó, ông trở thành linh mục chính xứ Hàm Long, kiêm linh mục Hạt trưởng Hạt Vĩnh Trị, Nam Định. Từ ngày 6 tháng 6 năm 1954, Nguyễn Tùng Cương đảm trách vai trò linh mục Quản lý Nhà chung Hà Nội.
Trong cương vị quản lý nhà chung, linh mục Nguyễn Tùng Cương nhiều lần bị triệu tập làm việc với chính quyền, có khi liên tục 21 ngày đêm. Sau mỗi lần làm việc, linh mục Cương trở nên xanh xao và phờ phạc. Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang nhận định linh mục Nguyễn Tung Cương bị tra tấn về tinh thần. Sau mỗi lần kết thúc triệu tập, linh mục Cương thường đi xe máy đến cử hành thánh lễ tại giáo xứ Kẻ Sét.
Nguyễn Tùng Cương có nghĩa tử là Giuse Nguyễn Văn Yến, sau là Giám mục chính tòa Giáo phận Phát Diệm.
Thời kỳ Giám mục.
Ngày 10 tháng 1 năm 1979, Tòa Thánh tuyên bố bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Tùng Cương làm Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng, kế vị Giám mục Phêrô Maria Khuất Văn Tạo qua đời tháng 8 năm 1977. Lễ tấn phong giám mục của ông được tổ chức vào ngày 18 tháng 2 năm 1979 tại Nhà thờ chính toà Hà Nội do Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Maria Trịnh Văn Căn chủ phong với hai vị phụ phong là giám mục phó Giáo phận Hưng Hóa Giuse Phan Thế Hinh và giám mục Giáo phận Bắc Ninh Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng. Ông chính thức về nhận giáo phận Hải Phòng ngày 24 tháng 2 cùng năm. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: Hãy ra khơi. Khẩu hiệu này một số người cho rằng giám mục Cương khuyến khích giáo dân vượt biên bằng đường biển.
Trong thời kỳ quản lý giáo phận Hải Phòng, Nguyễn Tùng Cương tiến hành cho tu sửa phần lớn các nhà thờ trong giáo phận, quan tâm đến việc huấn luyện chủng sinh và tìm tòi hướng đi mới cho Giáo phận trong nhiều mặt khác nhau. Có thời điểm khó khăn, giáo phận chỉ còn 4 linh mục, giám mục Cương đảm nhiệm nhiều vai trò cùng lúc: giám mục chính tòa, linh mục chính xứ nhà thờ chính tòa Hải Phòng, linh mục Quản lý, Thư ký cùng nhiều việc về đối ngoại của giáo phận. Giám mục Nguyễn Văn Sang kể lại kỉ niệm vui giữa ông và Giám mục Cương:" "Khi ngài làm Giám mục Hải Phòng, thì tôi cũng đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Thái Bình. Tôi đã chọn ngài là cha linh hướng để bàn hỏi các ý kiến và cùng chia sẻ vui buồn với nhau. Mỗi lần tôi tới thăm ngài, cả hai chúng tôi đều tay bắt mặt mừng, cười nói ầm ĩ, khiến các cha trong nhà cũng phải kháo láo với nhau là: bố già Hải Phòng lại gặp bố già Thái Bình nên mới cười to như vậy.""
Từ năm 1980 đến năm 1983, Nguyễn Tùng Cương đảm trách vai trò Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Giám mục Nguyễn Tùng Cương qua đời ngày 10 tháng 3 năm 1999 tại Hải Phòng. Hồng y, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng và linh mục Lôrensô Phạm Hân Quynh – Tổng Đại diện Giáo phận Hải Phòng đã gửi điện sang Rôma báo tin buồn. Lễ an táng cho cố giám mục được tổ chức ngày 15 tháng 3 năm 1999 do Hồng y Phạm Đình Tụng chủ sự. Thi hài ông được an táng tại nhà thờ chính tòa Hải Phòng.
Trong vụ tranh chấp đất đai số 42 Nhà Chung vào năm 2008, nhiều thông tin cho rằng linh mục Nguyễn Tùng Cương, với vai trò Quản lý Nhà Chung đã ký xác nhận đồng ý hiến đất và các cơ sở cho chính quyền. Tuy vậy, giám mục Nguyễn Văn Sang cho rằng chỉ từng thấy bản kê khai các cơ sở tôn giáo và cho biết ông tin rằng thông tin hiến các cơ sở tôn giáo là không đúng sự thật và với vai trò Quản lý Nhà Chung, Nguyễn Tùng Cương không có quyền cho các tài sản của Giáo phận.
Nhận xét.
Hồng y tiên khởi của Việt Nam Giuse Maria Trịnh Như Khuê nói về Nguyễn Tùng Cương trong thời kì ông này là linh mục tại Tổng giáo phận Hà Nội:
Giám mục Giáo phận Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã nhận xét ông:
Tông truyền.
Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương được tấn phong giám mục năm 1979, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:
Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương là Giám mục Phụ phong trong nghi thức truyền chức của các giám mục: | 1 | null |
Tập đoàn Điện tử Winbond () là tập đoàn của Đài Loan được thành lập vào năm 1987, chuyên về sản xuất bán dẫn và nhiều loại mạch tích hợp khác, chủ yếu là RAM động, RAM tĩnh, các Vi điều khiển và các Vi mạch máy tính cá nhân. Hiện thời Winbond là nhà cung cấp mạch tích hợp có thương hiệu lớn nhất ở Đài Loan, và là một trong các nhà cung cấp giải pháp bán dẫn lớn nhất toàn cầu.
Các dòng sản phẩm Mạch tích hợp máy tính, Vi mạch điện tử dân dụng và Dịch vụ sản xuất sản phẩm logic của Winbond đã được tách ra thành một công ty con có tên Tập đoàn Công nghệ Nuvoton vào ngày 1 tháng 7 năm 2008. | 1 | null |
Lê Hạnh (sinh 1924) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang) khóa I.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1924 tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tham gia hoạt động trong phong trào Việt Minh từ tháng 3 năm 1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 15 tháng 8 năm 1946.
Trong sự nghiệp của mình, ông từng giữ các chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tuyên Quang khóa V (1969-1974), khóa VI (1974-1976); Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang, hàm Thượng tá, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên khóa I (1977-1979), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tuyên (1979-1983).
Ông về nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 12 năm 1983 và sống cùng gia đình tại phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Ông qua đời lúc 17 giờ 16 phút, ngày 12 tháng 7 năm 2013, hưởng thọ 90 tuổi. | 1 | null |
Biển súc, hay có người còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá hoặc rau đắng (danh pháp khoa học: Polygonum aviculare) là một loài thực vật thuộc họ Rau răm. Biển súc (chi thực vật "Polygonum") là một vị thuốc, nhưng cách gọi khác là "rau đắng" dễ gây nhầm lẫn với các loài dùng trong ẩm thực nhưng lại thuộc chi thực vật "Glinus", chẳng hạn loài "Glinus oppositifolius" (rau đắng đất).
Miêu tả.
Biển súc là loại cây thân thảo hàng năm. Thân cây mảnh, cao từ 60 đến 70 cm, phân nhánh nhiều; nhánh có khía dọc, màu đỏ tím. Lá cây mọc so le, phẳng, dài 1–4 cm, rộng 6–10 mm. Hoa nhỏ, màu hồng tím, mọc thành cụm 1-4 hoa ở nách lá. Quả có 3 cạnh, mang một hạt màu nâu đen. Cây ra hoa trong thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10.
Ứng dụng trong y học.
Theo Đông y, biển súc có vị đắng tính bình, không độc vào hai kinh vị và kinh bàng quang, công dụng lợi tiểu, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, bí đái, đái buốt, trĩ, kiết lỵ, đau bụng giun, mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vàng da tắc mật...
Trong Tây y, nghiên cứu của Turova & đồng sự ở miền nam Liên Xô cũ cho thấy rau đắng có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường hô hấp. Dịch chiết gây co bóp tử cung súc vật cái, tăng thời gian đông máu, tăng lượng nước tiểu. | 1 | null |
Đội hình Mũi nhọn (chữ V chớp nhoáng hay mũi nhọn, còn gọi là mũi heo rừng hoặc svinfyking trong tiếng Norse cổ) là dạng cấu trúc tạo bởi một nhóm người tiến thẳng trong đội hình dạng tam giác. Kiểu dàn trận hình chữ V khá thành công về mặt chiến thuật quân sự ở thời cổ đại khi đơn vị bộ binh tiến lên trong đội hình Mũi nhọn đâm vỡ hàng ngũ đối phương. Nguyên lý này được sử dụng sau này bởi các quân đội Trung Cổ, cũng như hiệu quả với quân đội hiện đại, được sửa lại thành đội hình mũi nhọn khối V cho tấn công bộc phá. | 1 | null |
Loạn Hoàng Sào () là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào làm thủ lĩnh lãnh đạo, diễn ra vào cuối triều đại Nhà Đường đời Hoàng Đế Đường Hy Tông. Trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối thời Đường, khởi nghĩa Hoàng Sào là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất và lớn nhất, cũng có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất, khiến quốc lực Đại Đường suy yếu rồi tiến tới sụp đổ vào năm 907.
Bối cảnh.
Từ sau loạn An Sử, nhà Đường bắt đầu suy yếu, quyền lực của các tiết độ sứ trở nên rất lớn. Đạo đức của các tiết độ sứ này lại tỷ lệ nghịch với quyền lực đang ngày càng tăng lên của họ, vì thế nỗi oán hận của người dân cũng tăng lên, phát triển thành một vài cuộc nổi dậy vào giữa thế kỷ thứ 9. Các nông dân nghèo khó, địa chủ và thương nhân chịu thuế nặng, cũng như hoạt động buôn bán muối lậu quy mô lớn tạo nền tảng cho các cuộc nổi dậy chống triều đình trong giai đoạn này. Vương Tiên Chi và Hoàng Sào là hai trong số các thủ lĩnh nổi dậy quan trọng trong giai đoạn này.
Cuối những năm Hàm Thông (860-874) thời Đường Ý Tông, các trận hạn hán hay lũ lụt nghiêm trọng gây ra nạn đói khủng khiếp. Mặc dù vậy, triều đình Đường vẫn không cứu tế cho các nạn dân, các loại thuế không những không giảm mà còn tăng lên để đáp ứng lối sống xa hoa của Đường Ý Tông và các chiến dịch quân sự của triều đình. Do vậy, dân đói tập hợp lại và nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường.
Vương, Hoàng khởi binh.
Hoàng Sào là người giỏi cưỡi ngựa bắn cung và văn chương, từng ứng thí trong các kỳ thi khoa cử, song không đỗ đạt. Hoàng Sào trở thành một thương nhân buôn bán muối tư, do triều đình Đường khi đó giữ độc quyền buôn bán muối nên diêm bang của Hoàng Sào nhiều lần phải tiến hành xung đột vũ trang với quân tuần tra của triều đình.
Năm Càn Phù thứ 1 (874) thời Đường Hy Tông, Vương Tiên Chi nổi dậy tại Trường Viên và đến năm 875 thì nhiều lần đánh bại Thiên Bình tiết độ sứ Tiết Sùng (薛崇). Năm Càn Phù thứ 2 (875), Hoàng Sào nổi dậy tại khu vực nay là tây nam huyện Hà Trạch của tỉnh Sơn Đông, với vài nghìn người rồi hợp binh với Vương Tiên Chi.
Năm Càn Phù thứ 3 (876), Vương Tiên Chi đàm phán hòa bình với triều đình Trường An. Đường Hi Tông cử sứ giả đến tuyên bố sách phong Vương Tiên Chi làm quan. Tuy nhiên, Hoàng Sào lại không được phong chức gì, ông tức giận và nói: "Ban đầu chúng ta cùng lập đại thệ, hoành hành Thiên hạ. Nay chỉ mình ngươi được nhận chức quan tả quân, 5000 binh sĩ ở đâu biết về đâu?" Hoàng Sào đánh vào đầu Vương Tiên Chi đến chảy máu, các binh sĩ nổi dậy cũng đồng thanh phản đối hòa giải. Vương Tiên Chi lo sợ trước cơn thịnh nộ của quân sĩ nên quay sang cướp phá Kì châu. Tuy nhiên, sau đó đội quân nổi dậy bị phân thành hai nhóm, một nhóm khoảng 3000 người theo Vương Tiên Chi, và một nhóm khoảng 2000 người đi theo Hoàng Sào về phía bắc.
Tháng 2 ÂL năm Càn Phủ thứ 4 (877), quân Hoàng Sào đánh chiếm Vận châu, giết chết Tiết độ sứ Tiết Sùng. Sang tháng 3 ÂL, quân Hoàng Sào lại công phá Nghi châu. Vào mùa hè năm 877, Hoàng Sào hội quân với bộ tướng Thượng Nhượng của Vương Tiên Chi tại Tra Nha Sơn. Sang tháng 7 ÂL, hai đội quân của Hoàng Sào và Vương Tiên Chi hợp binh trong một thời gian ngắn và tiến công Bình Lô tiết độ sứ Tống Uy (宋威) tại Tống châu, có ý đồ cắt đứt giao thông trên Đại Vận Hà. Tuy nhiên, một tướng Đường khác là Hữu uy vệ thượng tướng quân Trương Tự Miễn (張自勉) sau đó đem 7000 quân Trung Vũ đến và đánh bại liên quân, Vương Tiên Chi và Hoàng Sào từ bỏ chiến dịch và lại phân binh.
Tháng 2 ÂL năm Càn Phủ thứ 5 (878), Vương Tiên Chi chiến bại trước Chiêu thảo sứ Tăng Nguyên Dụ và bị giết. Thượng Nhượng đem tàn quân của Vương Tiên Chi đến hợp binh với Hoàng Sào tại Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương, Hoàng Sào quyết định xưng hiệu là "Xung Thiên đại tướng quân", cải nguyên "Vương Bá", nhằm thể hiện sự độc lập với triều đình Đường.
Chuyển chiến Giang Nam.
Tháng 3 ÂL năm Càn Phù thứ 5 (878), quân Hoàng Sào tiến công Biện châu và Tống châu. Tuy nhiên, do Đông Nam hành doanh chiêu thảo sứ Trương Tự Miễn kháng cự, quân Hoàng Sào chuyển sang tiến công Vệ Nam, Diệp châu, Dương Trạch. Triều đình Đường điều 3.000 binh lính Nghĩa Thành phòng thủ Y Khuyết và Hổ Lao ở phụ cận đông đô Lạc Dương. Hoàng Sào xuất quân vượt Trường Giang, cùng cựu bộ Vương Trọng Ẩn (王重隱) tương hỗ công chiếm Kiền châu, Cát châu, Nhiêu châu, và Tín châu.
Vào mùa thu năm 878, Hoàng Sào tiến về phía đông bắc và tiến công Tuyên châu, đánh bại Tuyên Thiệp quan sát sứ Vương Ngưng (王凝) tại Nam Lăng, song không thể chiếm được Tuyên châu. Do đó, Hoàng Sào tiếp tục tiến về đông nam và tiến công Chiết Đông, và sau đó, quân Hoàng Sào theo một tuyến đường núi mà tiến công Phúc Kiến vào mùa đông năm 878. Tuy nhiên, trong cuộc hành quân này, quân Hoàng Sào vài lần chiến bại trước các đội quân Trấn Hải do Trương Lân (張璘) và Lương Toản (梁纘) chỉ huy. Sau các trận đánh này, một số tướng lĩnh của quân Hoàng Sào, bao gồm Tần Ngạn (秦彥), Tất Sư Đạc (畢師鐸), Lý Hãn Chi (李罕之), và Hứa Kình (許勍), đầu hàng Trấn Hải tiết độ sứ Cao Biền. Hoàng Sào tiếp tục tiến xa hơn về phương nam, hướng đến vùng Lĩnh Nam.
Vào thời điểm này, Vương Đạc tình nguyện tham gia vào các hoạt động chống lại Hoàng Sào, ông ta được phong làm 'Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống' và Kinh Nam tiết độ sứ, đóng quân phòng thủ tại Giang Lăng. Để đối phó với cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, Vương Đạc bổ nhiệm Thái Ninh tiết độ sứ Lý Hệ (李係) làm 'Hành doanh phó đô thống', kiêm Hồ Nam quan sát sứ, ngăn chặn đường tiến về phương bắc của Hoàng Sào, thống lĩnh 5 vạn tinh binh đồn trú tại Đàm châu , mặc dù Lý Hệ không có tài quân sự mà chỉ có gia thế tốt. Trong khi đó, Hoàng Sào viết thư cho Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu (崔璆) và Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ Lý Điều (李迢), xin họ làm trung gian dàn xếp giúp, nói rằng sẽ chịu quy phục triều đình nếu được phong làm Thiên Bình tiết độ sứ. Thôi Cầu và Lý Điều chuyển tiếp đề xuất của Hoàng Sào về Trường An, song Đường Hy Tông từ chối. Hoàng Sào sau đó trực tiếp thượng biểu cho Đường Hy Tông, đề nghị được bổ nhiệm làm Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, do sự phản đối của tể tướng Vu Tông, Đường Hy Tông vẫn tiếp tục từ chối đề xuất của Hoàng Sào, chỉ đồng ý để Hoàng Sào làm 'phủ soái', Hoàng Sào không chấp thuận.
Vào tháng 9 ÂL năm Càn Phù thứ 6 (879), quân Hoàng Sào tiến công Quảng châu- thủ phủ của Lĩnh Nam Đông đạo, chiếm được thành sau một ngày bao vây và bắt giữ Lý Điều. Hoàng Sào đề nghị Lý Điều một lần nữa thượng biểu cho Đường Hy Tông, song lần này Lý Điều từ chối và bị hành quyết. Hoàng Sào phân binh tiến về phía tây chiếm lấy Quế châu, khống chế Lĩnh Nam, tự xưng là 'nghĩa quân đô thống'. Sử gia Ả Rập Abu Zayd Hasan xứ Siraf tường thuật rằng khi quân Hoàng Sào chiếm Quảng châu, họ đồ sát một lượng lớn các thương nhân ngoại quốc cư trú tại đây: người Hồi giáo, Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hỏa giáo. Sắc tộc của những người bị giết được tường thuật là người Ba Tư, người Ả Rập và người Do Thái. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu Trung Hoa không đề cập đến vụ thảm sát này. Quân Hoàng Sào cũng tàn phá các vườn trồng dâu [để nuôi tằm].
Bắc phạt.
Do không quen với khí hậu nóng ẩm ở Lĩnh Nam, các binh sĩ của Hoàng Sào mắc dịch bệnh, khoảng 30%-40% binh sĩ thiệt mạng. Khi các chư tướng đề xuất nên hành quân về lại phương bắc, Hoàng Sào thấy sĩ khí quân sĩ xuống thấp nên chấp thuận. Hoàng Sào cho kết bè tại Quế châu và xuôi theo Tương Giang tiến đến Đàm châu- thủ phủ của Hồ Nam - vào mùa đông năm 879. Quân Hoàng Sào liên tục hạ Vĩnh châu và Hành châu . Khi quân Hoàng Sào tiến đến Đàm châu, Lý Hệ lo sợ vội đóng cổng thành cố thủ, song Hoàng Sào chỉ mất một ngày để chiếm Đàm châu, máu 10 vạn quân Đường nhuộm đỏ Tương Giang, Lý Hệ chạy trốn đến Lãng châu. Thượng Nhượng thừa thắng truy kích, đem 50 vạn quân tiến sát thủ phủ Giang Lăng của Kinh Nam, nơi Vương Đạc đang trấn thủ. Vương Đạc cũng hoảng sợ và bỏ chạy đến Tương Dương, để lại thành cho thuộc hạ là Lưu Hán Hoành trấn thủ, song ngay khi Vương Đạc dời đi, Lưu Hán Hoành tiến hành binh biến, cướp phá thành và biến binh sĩ dưới quyền thành đội quân cướp bóc.
Hoàng Sào đích thân đi bè theo Tương Giang và qua Giang Lăng để tiến công Tương Dương- thủ phủ của Sơn Nam Đông đạo. Tuy nhiên, Hoàng Sào chiến bại trước liên quân của Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ Lưu Cự Dung (劉巨容) và tướng triều đình là Truy châu thứ sử Tào Toàn Trinh (曹全晸) ở Kinh Môn . Hoàng Sào và Thượng Nhượng thu dư chúng vượt sang Giang Đông chạy trốn, song bị truy kích đến tận Giang Lăng. Tuy nhiên, Lưu Cự Dung lại lo ngại rằng nếu bắt Hoàng Sào thì ông ta sẽ không còn được triều đình xem trọng, vì thế quyết định ngừng lại việc truy kích. Ngay khi Tào Toàn Trinh vượt Trường Giang, triều đình Đường mệnh Thái Ninh đô tướng Đoàn Ngạn Mô (段彥謨) thay thế chức Chiêu thảo sứ của Tào Toàn Trinh, Tào cũng thôi không truy kích. Sau đó, Hoàng Sào tiến về phía đông và tiến công Ngạc châu, và cướp phá 15 châu xung quanh. Tháng 3 ÂL năm Quang Minh thứ 1 (880), Cao Biền phái kiêu tướng Trương Lân vượt sang bờ nam Trường Giang đánh chặn Hoàng Sào, Hoàng Sào thoái thủ Nhiêu châu. Trương Lân thừa thắng tiến quân, đến tháng 5 ÂL, Hoàng Sào lại thoái thủ Tín châu. Do các chiến công của Trương Lân và tiến cử của tể tướng Lô Huề, triều đình Đường cho Cao Biền làm "Chư đạo hành doanh binh mã đô thống", thay thế vị trí của Vương Đạc.
Hoàng Sào quyết định hối lộ để thoát khỏi tình thế khó khăn, gửi nhiều vàng cho Trương Lân và viết một lá thư cầu xin Cao Biền, đề nghị được quy phục triều đình. Cao Biền cũng muốn sử dụng thủ đoạn gian trá để bắt Hoàng Sào, đề nghị sẽ tiến cử Hoàng Sào làm tiết độ sứ. Hơn thế nữa, Cao Biền do muốn nhận công lao về phía mình nên triệu hồi quân tiếp viện từ Chiêu Nghĩa, Cảm Hóa, và Nghĩa Vũ. Tuy nhiên, khi biết các đạo quân Đường vượt sang bờ bắc Hoài Hà, Hoàng Sào lập tức tuyệt giao với Trương Lân. Đến tháng 5, quân Hoàng Sào tiến về phía bắc, thừa thắng công chiếm Mục châu, Vụ châu. Cao Biền tức giận và lệnh cho Trương Lân tiến đánh, song lần này, vào mùa xuân năm 880, Hoàng Sào đánh bại dứt khoát và giết chết Trương Lân ở Tín châu, khiến Cao Biền hoảng sợ.
Tháng 6 ÂL, sau khi đánh bại Trương Lân, Hoàng Sào tương kế tiến công Trì châu, Mục châu, Vụ châu, Tuyên châu. Sang tháng 7 ÂL, tại Thái Thạch, quân Hoàng Sào vượt sang bờ bắc Trường Giang. Quân Hoàng Sào bao vây các tiền đồn phòng thủ của Hoài Nam là Thiên Trường và Lục Hợp, không xa đại bản doanh của Cao Biền tại Dương châu. Tất Sư Đạc lúc này đang phụng sự cho Cao Biền, người này đề xuất Cao Biền nên dẫn quân giao chiến với Hoàng Sào, song Cao Biền lại rất sợ giao chiến với Hoàng Sào sau cái chết của Trương Lân, vì thế Cao Biền thượng biểu xin triều đình cứu viện khẩn cấp. Triều đình Đường trước đó kỳ vọng vào thắng lợi của Cao Biền, nay nhận được tin thì hết sức thất vọng và trở nên hoảng sợ. Đường Hy Tông hạ chiếu chỉ cho các quân ở bờ nam Hoàng Hà phái quân đến Ân Thủy để ngăn Hoàng Sào tiến sâu hơn, và cũng khiển Cao Biền cùng Thái Ninh tiết độ sứ Tề Khắc Nhượng ngăn chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Cao Biền không thể khiến đội quân 15 vạn lính của Hoàng Sào phải dừng lại.
Vào thời điểm này, một cuộc binh biến trong hàng ngũ quân triều đình chấm dứt các nỗ lực kháng cự của họ tại Ân Thủy. Khoảng 3.000 binh sĩ Cảm Hóa quân đang trên đường tiến quân đến Ân Thủy để tham gia phòng thủ ở đó, và khi họ đi qua Hứa châu. Mặc dù các binh sĩ Cảm Hóa vốn có tiếng là thiếu kỉ luật, song Trung Vũ tiết độ sứ Tiết Năng do trước đó từng nhậm chức Cảm Hóa tiết độ sứ nên nghĩ rằng các binh sĩ này sẽ tuân lệnh mình, và cho phép họ ở lại trong thành. Tuy nhiên, đến buổi tối, các binh sĩ Cảm Hóa quân nổi loạn với lý do nguồn lương thực cung cấp cho họ không đủ. Tiết Năng gặp quân Cảm Hóa và cố gắng trấn tĩnh họ, song thái độ khoan dung của Tiết Năng khiến các binh sĩ Trung Vũ quân và người dân Hứa châu tức giận. Chu Ngập khi đó là người dẫn các binh sĩ Trung Vũ quân tiến đến Ân Thủy, song ông ta quay sang tiến công và đồ sát các binh sĩ Cảm Hóa quân, các binh sĩ cũng sát hại Tiết Năng cùng gia quyến. Sau đó, Chu Ngập xưng là tiết độ sứ, Tề Khắc Nhượng lo ngại rằng Chu Ngập sẽ tiến công mình nên rút khỏi Ân Thủy và triệt thoái về Thái Ninh. Đáp lại, quân sĩ các quân khác đóng tại Ân Thủy tan rã, mở rộng đường cho Hoàng Sào. Hoàng Sào vượt sang bờ bắc Hoài Hà, và từ thời điểm này, quân của Hoàng Sào dừng hành vi cướp bóc của cải, song cưỡng ép nhiều tráng niên tòng quân để tăng cường lực lượng.
Tiến về Trường An.
Cao Biền sợ hãi trước uy thế của quân Hoàng Sào, thủ Dương châu bảo tồn thực lực, nhiều châu huyện cũng đầu hàng quân Hoàng Sào. Bắt đầu vào mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến quân hướng Lạc Dương và Trường An, ông tuyên bố mục tiêu của mình là bắt Đường Hy Tông để hoàng đế phải chịu trách nhiệm cho tội ác của mình. Tề Khắc Nhượng được triều đình giao phó ngăn cản Hoàng Sào tiến đến Lạc Dương. Các đại thần Đậu Lô Triện và Thôi Hàng nhận định rằng quân triều đình không thể ngăn chặn Hoàng Sào tiến về Lạc Dương và Trường An, vì thế họ thỉnh Đường Hy Tông chuẩn bị chạy trốn đến Tây Xuyên. Tuy nhiên, Đường Hy Tông vẫn khiển Trương Thừa Phạm cùng Vương Sư Hội và Triệu Kha suất Thần Sách quân đi trấn thủ Đồng Quan nằm giữa Lạc Dương và Trường An, tuy nhiên các binh sĩ Thần Sách quân được trang bị kém và thiếu kinh nghiệm. Đến tháng 10 ÂL, quân Hoàng Sào công hãm Thân châu, nhập Dĩnh châu, Tống châu, Từ châu, Duyện châu. Tháng 11 ÂL, quân Hoàng Sào đến Nhữ châu, đến ngày 17 thì công hạ đông đô Lạc Dương, lưu thủ Lưu Doãn Chương (劉允章) suất bá quan nghênh tiếp quân Hoàng Sào.
Sau đó, Tề Khắc Nhượng tái tập hợp binh sĩ và tiến đến vùng lân cận Lạc Dương, song sức mạnh của Hoàng Sào ngày càng tăng, vì thế ông ta quyết định triệt thoái đến Đồng Quan để ngăn Hoàng Sào tiến về kinh thành. Tại thời điểm đó, Tề Khắc Nhượng vẫn có hơn 1 vạn lính, song binh sĩ của ông không có nguồn cung cấp lương thực. Khi Đường Hy Tông phái Trương Thừa Phạm (張承範) suất vài nghìn binh đến hiệp trợ Tề Khắc Nhượng, song Trương Thừa Phạm bày tỏ phản đối do cả hai đội quân đều không có nguồn cung cấp lương thực; Đường Hy Tông tuy vậy vẫn phái Trương Thừa Phạm đi, nói rằng lương thực sẽ đến sau, song trên thực tế là không có. Vào ngày 4 tháng 1, 881, quân tiếp viện của Trương Thừa Phạm đến Đồng Quan, quân tiền phong của Hoàng Sào cũng tiến đến. Quân của Tề Khắc Nhượng và quân của Hoàng Sào giao chiến suốt buổi sáng, thoạt đầu ông có thể chống lại quân Hoàng Sào. Tuy nhiên, đến buổi trưa, quân của Tề Khắc Nhượng bị đói nên tan rã, các binh sĩ dẫm nát "Cấm Khanh" (禁坑), một thung lũng được đặt đầy chông gai nhằm tạo thành vành đai phòng thủ cho Đồng Quan, các chông gai bị phá hủy và quân Hoàng Sào có thể tiến công Đồng Quan. Tề Khắc Nhượng chạy trốn, trong khi Trương Thừa Phạm tiếp tục trấn giữ Đồng Quan, song đến ngày 3 tháng 12 (ÂL) thì Đồng Quan thất thủ.
Sang ngày 4 ÂL, quân Hoàng Sào công hạ Hoa châu, tiếp đến là Bá Thượng. Điền Lệnh Tư và thượng thư Thôi Hàng (崔沆) đề xuất Đường Hy Tông thực hiện kế hoạch dự phòng là chạy đến Tam Xuyên. Đường Hy Tông từ chối và lệnh cho Điền Lệnh Tư đưa cấm quân đi phòng thủ Đồng Quan, Điền Lệnh Tư tuyển mộ được một số tân binh, phái số binh sĩ ít kinh nghiệm nhưng được trang bị tốt này ra mặt trận, song khi họ đến nơi thì Đồng Quan thất thủ. Binh sĩ từ Bác Dã quân và Phượng Tường quân, cũng được triều đình Đường cử ra tiền tuyến cứu viện Trương Thừa Phạm, các binh sĩ này tức giận vì các tân binh của Điền Lệnh Tư được trang bị tốt (bao gồm quần áo ấm), vì thế tiến hành binh biến và nghe theo chỉ dẫn của quân Hoàng Sào. Đường Hi Tông và Điền Lệnh Tư từ bỏ Trường An và chạy hướng đến Tây Xuyên vào ngày 5 tháng 12 ÂL (tức 8 tháng 1 năm 881 DL).
Chiếm cứ Trường An.
Cũng trong ngày Đường Hy Tông chạy trốn, tướng tiên phong Sài Tồn (柴存) của quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Kim ngô đại tướng quân của Đường là Trương Trực Phương cùng một số quan văn võ nghênh tiếp đại quân Hoàng Sào nhập thành. Thượng Nhượng tuyên bố với người dân Trường An rằng: "Hoàng Vương khởi binh là vì bách tính, không như họ Lý khi trước không yêu thương dân chúng, hãy an cư đừng sợ hãi". Hoàng Sào hạ lệnh phát tán tài vật cho người nghèo nhằm giành được sự ủng hộ của bách tính song không phái đại quân truy kích Đường Hy Tông. Tuy nhiên, mặc dù Thượng Nhượng đảm bảo rằng tài sản của dân chúng sẽ được tôn trọng, song quân lính của Hoàng Sào nhiều lần cướp bóc trong kinh thành, Hoàng Sào và Thượng Nhượng không ngăn cản nổi. Hoàng Sào chuyển đến sống trong hoàng cung của triều Đường, cũng hạ lệnh đồ sát các thành viên hoàng tộc Đường đang nằm trong tay quân nổi dậy.
Tháng 11 năm Quảng Minh thứ 1 (tức 16 tháng 1 năm 881 DL), Hoàng Sào tức vị ở Hàm Nguyên điện, đặt quốc hiệu là Đại Tề, đặt niên hiệu là Kim Thống. Ông lập Tào thị làm hoàng hậu, bổ nhiệm Thượng Nhượng là thái úy kiêm trung thư lệnh, Triệu Chương là thị trung, quan lại cũ của triều Đường là Thôi Cầu và Dương Hi Cổ được bổ nhiệm làm 'đồng bình chương sự'; Mạnh Khải và Cái Hồng là tả hữu bộc xạ; Phí Truyền Cổ là xu mật sứ, Bì Nhật Hưu là 'hàn lâm học sĩ'. Thoạt đầu, Hoàng Sào muốn duy trì cấu trúc triều đình Đường, ông cho các quan nguyên triều thuộc hàng tứ phẩm trở xuống được tiếp tục tại nhiệm miễn là họ thể hiện quy phục, loại bỏ các quan lại hàng tam phẩm trở lên. Các quan lại triều Đường không quy phục bị hành hình tập thể. Hoàng Sào cũng cố gắng thuyết phục các tướng Đường ở phiên trấn quy phục, và có một số người chấp thuận như Gia Cát Sảng, Vương Kính Vũ, Vương Trọng Vinh, và Chu Ngập, song cuối cùng những người này lại quay về trung thành với Đường. Hoàng Sào cũng cố gắng thuyết phục Phượng Tường tiết độ sứ Trịnh Điền quy phục, song Trịnh Điền từ chối. Hoàng Sào sau đó khiển Thượng Nhượng và Vương Bá (王播) đi đánh chiếm Phượng Tường, song quân Đại Tề chiến bại vào mùa xuân năm 881.
Tướng Đường là Trịnh Điền tiếp tục kháng cự Đại Tề ở Phượng Tường, vì thế vào mùa xuân năm 881, Hoàng Sào khiển Thượng Nhượng và Vương Bá (王播) suất 5 vạn quân tiến công Trịnh Điền. Quân Đại Tề xem nhẹ Trịnh Điền, tuy nhiên Trịnh Điền cùng với Đường Hoằng Phu (唐弘夫) giăng bẫy quân Đại Tề ở Long Vĩ pha, kết quả là quân Đại Tề bị tiêu diệt. Sau đó, Trịnh Điền truyền hịch kêu gọi binh lính toàn Đại Đường tiến công Đại Tề. Theo ghi chép thì nhờ tuyên bố của Trịnh Điền mà người dân Đại Đường mới biết rằng Đường Hy Tông vẫn còn sống. Trong khi đó, tại Trường An có người viết thơ châm biếm các quan lại Đại Tề ở cửa Thượng thư tỉnh. Thượng Nhượng tức giận, khoét mắt các đầy tớ làm việc tại tỉnh và cho treo ngược họ, trong khi bắt tất cả những người có tài làm thơ trong thành, sát hại khoảng 3.000 người trong số họ.
Sau khi Trịnh Điền chiến thắng quân Đại Tề, các tiết độ sứ, bao gồm cả Trịnh Điền và đồng minh Đường Hoằng Phu (唐弘夫), Vương Trọng Vinh, Vương Xử Tồn và Thác Bạt Tư Cung hội quân gần Trường An vào mùa hè năm 881, hy vọng có thể nhanh chóng chiếm được thành. Do người dân Trường An quay sang tiến hành kháng cự lại quân Đại Tề ngay trong thành, Hoàng Sào buộc phải rút quân ra ngoài thành. Tuy nhiên, khi quân Đường tiến vào Trường An, họ đánh mất kỷ luật và tiến hành cướp bóc kinh thành. Quân Đại Tề sau đó phản công vào ban đêm và đánh bại quân Đường tại Trường An, giết chết Kính Nguyên tiết độ sứ Trình Tông Sở (程宗楚) và Đường Hoằng Phu, các tướng Đường khác phải triệt thoái khỏi Trường An. Hoàng Sào lại tiến vào Trường An, và do tức giận trước việc người dân Trường An hiệp trợ cho quân Đường, Hoàng Sào hạ lệnh tiến hành đồ sát dân chúng. Sau đó, Trịnh Điền buộc phải trốn chạy do Phượng Tường có binh biến, quân Đường tại Quan Trung trong một thời gian không thể hiệp đồng và tái chiếm Trường An.
Vào mùa xuân năm 882, Đường Hy Tông khi đó đang ở Thành Đô, bổ nhiệm Vương Đạc là "Chư đạo hành doanh đô thống", giám sát các chiến dịch chống Đại Tề. Sau đó, quân Đường bắt đầu tập hợp lại tại khu vực quanh Trường An, và khu vực do Đại Tề kiểm soát nay chỉ giới hạn tại Trường An và những nơi ngay sát thành, cùng với Đồng châu (同州) và Hoa châu (華州)- nay đều thuộc Vị Nam. Hoạt động canh tác bị gián đoạn do chiến tranh, vì thế khu vực Quan Trung xảy ra nạn đói, cả quân Đường và quân Đại Tề đều phải dùng thịt người làm quân lương. Đến tháng 9 năm 882, Đồng châu phòng ngự sứ Chu Ôn của Đại Tề giao chiến với Vương Trọng Vinh, tuy nhiên Chu Ôn thất bại và đầu hàng, được Đường bổ nhiệm làm 'hữu kim ngô đại tướng quân', ban tên là Toàn Trung. Vào mùa đông năm 882, Hoa châu cũng rơi vào tay quân Đường, lãnh thổ Đại Tề nay chỉ còn giới hạn tại Trường An.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, quân Đường vẫn không thực sự nỗ lực để tái chiếm Trường An. Trong khi đó, theo đề xuất của Hành doanh đô giám Dương Phục Quang, Vương Đạc cũng ban chiếu chỉ xá tội cho tù trưởng Sa Đà-cựu phản tướng Lý Khắc Dụng, lôi kéo Lý Khắc Dụng tiến công Đại Tề, Lý Khắc Dụng chấp thuận và suất hơn 1 vạn quân đến Đồng châu vào mùa đông năm 882 và hợp binh với các đội quân Đường khác. Vào mùa xuân năm 883, quân Đường đánh bại 15 vạn quân Đại Tề do Thượng Nhượng thống soái, sau đó tiếp cận Trường An. Trong khi đó, các tướng Đại Tề là Vương Phan (王璠) và Hoàng Quỹ (黃揆, em của Hoàng Sào) tái chiếm Hoa châu, song sau lại bị Lý Khắc Dụng bao vây. Hoàng Sào phái Thượng Nhượng đi giải vây cho Hoa châu. Vào tháng 4 năm Trung Hòa thứ 3 (883), Lý Khắc Dụng tiến vào Trường An, Hoàng Sào không thể kháng cự nổi nên từ bỏ Trường An và chạy trốn về phía đông. Quân Hoàng Sào vừa chạy vừa rải vàng bạc châu báu dọc đường, quân Đường tranh nhau nhặt nên không thể đuổi kịp quân Hoàng Sào.
Bại vong.
Hoàng Sào tiến về Phụng Quốc và sai tướng Mạnh Khải làm tiên phong tiến công Thái châu - thủ phủ của Phụng Quốc. Phụng Quốc tiết độ sứ Tần Tông Quyền chiến bại trước Mạnh Khải và quyết định mở cổng thành quy phục Hoàng Sào, hợp binh với quân Hoàng Sào. Sau khi đánh bại Tần Tông Quyền, đến tháng 6 ÂL, Mạnh Khải tiến công Trần châu, song gặp phải phản kháng mãnh liệt của Trần châu thứ sử Triệu Thù và tử trận. Trước việc Mạnh Khải tử trận, Hoàng Sào rất tức giận, dẫn quân của mình và Tần Tông Quyền đi bao vây Trần châu, song không thể chiếm được thành sau gần 300 ngày bao vây. Do quân lính cạn kiệt nguồn cung lương thực, Hoàng Sào cho phép họ đi đến các vùng lân cận, bắt người dân để dùng làm quân lương, theo mô tả trong "Cựu Đường thư" thì mỗi ngày quân Hoàng Sào giết vài nghìn người.
Trong khi đó, vào mùa xuân năm 884, lo sợ sẽ thành mục tiêu kế tiếp của Hoàng Sào, các tiết độ sứ Chu Ngập, Thì Phổ và Chu Toàn Trung cùng xin Lý Khắc Dụng cứu viện, Lý Khắc Dụng điều 5 vạn quân tiến về phía nam Hoàng Hà. Sau khi quân Lý Khắc Dụng hợp binh với quân của Chu Ngập, Thì Phổ, Chu Toàn Trung và Tề Khắc Nhượng, quân triều đình đánh bại Thượng Nhượng tại Thái Khang, đánh bại Hoàng Tư Nghiệp tại Tây Hoa. Hoàng Sào lo sợ, từ bỏ việc bao vây Trần châu và triệt thoái về Dương Lý. Do doanh trại bị một trận lụt phá hủy, Hoàng Sào quyết định tiến về Biện châu- thủ phủ của Tuyên Vũ quân, Thượng Nhượng đem 5 vạn tinh binh trực tiếp uy hiếp Đại Lương. Chu Toàn Trung đẩy lui được các đợt tiến công ban đầu của Hoàng Sào, song ông ta vẫn khẩn cấp cầu viện Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng cho rằng Hoàng Sào sẽ vượt sang bờ bắc Hoàng Hà, vì thế tiến công vào Vương Mãn Độ và tiêu diệt quân Hoàng Sào. Thượng Nhượng đầu hàng Thì Phổ, các tướng khác như Lý Đảng, Cát Tùng Chu, Dương Năng, Hoắc Tồn, Trương Quy Bá, Trương Quy Hậu, Trương Quy Biện thì đầu hàng Chu Toàn Trung. Bị Lý Khắc Dụng truy kích, Hoàng Sào cùng tàn binh chạy về phía đông bắc. Tuy nhiên, do quân lính trở nên kiệt sức, Lý Khắc Dụng ngừng truy kích Hoàng Sào và trở về Biện châu.
Tàn binh Hoàng Sào gồm gần 1.000 người tiến đến Duyện châu - thủ phủ của Thái Ninh. Ngày 15 tháng 6 ÂL, Tiết độ sứ Thì Phổ phái Lý Sư Duyệt (李師悅) cùng Thượng Nhượng đem vạn lính đến giao chiến với Hoàng Sào tại Duyện châu, kết quả là quân Hoàng Sào chiến bại và bị tiêu diệt gần hết, bản thân Hoàng Sào chạy trốn đến Lang Hổ Cốc. Ngày 17 tháng 6 ÂL (13 tháng 7 năm 884 DL), cháu của Hoàng Sào là Lâm Ngôn (林言) giết chết Hoàng Sào cùng huynh đệ và thê tử, đem thủ cấp của họ đến trình Thì Phổ. Tuy nhiên, trên đường đến trại của Thì Phổ, Lâm Ngôn chạm trán với quân Sa Đà và Bác Dã, quân Sa Đà và Bác Dã giết chết Lâm Ngôn và đem các thủ cấp đến trình Thì Phổ. (Tuy nhiên, theo mô tả trong "Tân Đường thư", Hoàng Sào tự sát và chỉ thị cho Lâm Ngôn đem thủ cấp của mình đến đầu hàng, mục đích là để cứu sống các binh sĩ.) | 1 | null |
Friedrich August Kekulé von Stradonitz (1829-1896), hay còn được biết với cái tên August Kekulé là nhà hóa học người Đức. Ông là một trong những nhà hóa học lớn của thế kỷ XIX. Ông là người có đóng góp rất quan trọng trong sự phát triển của hóa học hữu cơ. Năm 1861, ông đã đưa ra một định nghĩa rất quan trọng về hóa học hữu cơ. Quan điểm của ông về điều đó là: Hóa học hữu cơ là sự nghiên cứu các hợp chất của cacbon (trừ các oxit, muối và một số hơp chất khác của cacbon). Ông còn nhà hóa học đã khám ra benzene, một trong những hợp chất hữu cơ quan trọng của ngành công nghiệp, và tìm ra cả thành phần và cách cấu tạo của hợp chất này. | 1 | null |
Lauren Pierce Bush Lauren (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1984) là một người mẫu thời trang và thiết kế. Cô là con gái của Neil Bush và Sharon Bush (nhũ danh Smith). Cô là cháu gái của cựu Tổng thống George W. Bush và cháu gái của cựu Tổng thống George H.W. Bush.
Tiểu sử.
Cô sinh ra tại Houston, Texas. Cô học trung học tại trường Kinkaid ở Houston, Texas, cũng như em gái Ashley, và em trai Pierce. Cô theo học thiết kế thời trang tại BEBE và Central Saint Martins College of Art và Thiết kế và tốt nghiệp Đại học Princeton vào năm 2006 với một BA trong Nhân chủng học và một giấy chứng nhận trong nhiếp ảnh. Cô ấy là một thành viên của Ivy Club, một trong mười một câu lạc bộ ở Princeton.
Cuộc sống cá nhân.
Vào ngày 4 tháng 9 năm 2011 cô kết hôn với David Lauren, con trai của nhà thiết kế thời trang Ralph Lauren. Cô ăn chay kể từ năm bốn tuổi. | 1 | null |
AFC Wimbledon là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Kingston upon Thames, London. Câu lạc bộ hiện đang chơi ở giải League Onetrong hệ thống Football League, là giải bóng cấp độ thứ tư của hệ thống giải bóng đá Anh. Đội bóng hiện đang chơi ở sân The Cherry Red Records Stadium, sân này đang được chia sẻ với Kíngtonian F.C..
Lịch sử.
Câu lạc bộ được thành lập vào năm 2002 là sự thay thế của Wimbledon F.C., hiện là Milton Keynes Dons. Milton Keynes Dons được thành lập vào năm 2004. Câu lạc bộ AFC Wimbledon được thành lập bởi nhiều người. Khi câu lạc bộ ra đời, câu lạc bộ thuộc liên đoàn bóng đá London và Surrey, và câu lạc bộ chơi ở Premier Division, thuộc Combined Counties Football League, và lúc đó câu lạc bộ đang chơi ở giải cấp độ thứ chín. Trong lịch sử câu lạc bộ, câu lạc bộ chơi khá thành công với năm lần thăng hạng trong chín mùa giải, và từ giải cấp độ thứ chín lên giải Football League Two, giải cấp độ thứ tư. Trước đó, chỉ có mỗi câu lạc bộ Rushden & Diamonds F.C. mới làm được điều đó.
Câu lạc bộ có chuỗi thành tích bất bại dài nhất trong số các đội bóng yếu là 78 trận từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004. Câu lạc bộ cũng là đội bóng thành lập ở thế kỉ 21 đầu tiên làm được điều đó.
Trong khoảng thời gian từ 2002-2011, đội là đội bóng bán chuyên nghiệp. | 1 | null |
Jacques Alexandre César Charles (1746-1823) là nhà vật lý, nhà hóa học người Pháp. Ông nổi tiếng nhờ đinh luật mang tên mình, Định luật Charles. Sau thí nghiệm của năm 1787 với 5 quả bóng, định luật Charles, định luật trả lời cho câu hỏi: Khi thể tích của một lượng khí không đổi, quan hệ giữa áp suất và độ tuyệt đối của chất khí là thế nào, đã ra đời. Định luật này nói rằng áp suất của chất khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ có giá trị đo bằng nhiệt giai Kelvin). Nếu viết theo công thức toán học thì sẽ thế này:
"P"1/"T"1 = "P"2/"T"2
Định luật này cùng với định luật Boyle-Mariotte và định luật Gay-Lussac trở thành ba định luật nổi tiếng về chất khí. Đây là những tiền đề rất lớn để Benoit Clapeyron và Dmitry Mendeleev cho ra đời phương trình Clapeyron-Mendeleev.
Cuộc đời.
Charles sinh ra ở Beaugency-sur-Loire năm 1746, kết hôn với Julie Françoise Bouchaud des Hérettes (1784-1817), một người phụ nữ Creole 37 tuổi trẻ hơn mình. Được biết, nhà thơ Alphonse de Lamartine cũng đã yêu cô ấy, và cô là nguồn cảm hứng cho "Elvire" trong cuốn sách "Le Lac" của ông vào năm 1820, mô tả lại tình yêu mãnh liệt của một cặp vợ chồng từ quan điểm của người đàn ông mất. Charles sống lâu hơn và qua đời ở Paris ngày 7 tháng 4 năm 1823.
Sự nghiệp.
Chuyến bay khinh khí cầu đầu tiên.
Charles đã đưa ra ý tưởng rằng hydro sẽ là một tác nhân nâng thích hợp cho các khí cầu khi nghiên cứu tác phẩm "Boyle's Law" của Robert Boyle được xuất bản cách đây 100 năm vào năm 1662, và những người đương thời là Henry Cavendish, Joseph Black và Tiberius Cavallo. Ông đã thiết kế chiếc tàu và sau đó làm việc cùng với các anh em Robert, Anne-Jean và Nicolas-Louis, để xây dựng nó trong xưởng của họ tại "Place des Victoires" ở Paris. Các anh em đã phát minh ra phương pháp cho túi khí nhẹ, kín khí bằng cách hòa tan cao su trong dung dịch nhựa thông và lót các tấm tơ đã được khâu lại với nhau để tạo nên phong bì chính. Họ sử dụng các dải khác nhau của lụa đỏ và trắng, nhưng quá trình biến màu của quá trình đánh bóng cao su đã để lại một kết quả màu đỏ và màu vàng.
Jacques Charles và anh em nhà Robert đã đưa chiếc khinh khí cầu chứa hydro đầu tiên trên thế giới vào ngày 27 tháng 8 năm 1783, từ Champ de Mars (nay là địa điểm của Tháp Eiffel) nơi Ben Franklin nằm trong đám đông người xem. Khinh khí cầu tương đối nhỏ, một quả cầu lụa dài 35 mét, và chỉ có thể nâng được khoảng 9 kg (20 lb). Nó chứa đầy Hydro đã được làm bằng cách đổ gần một phần tư axit sulfuric vào nửa tấn phế liệu sắt. Khí Hydro đã được đưa vào bóng thông qua các đường ống dẫn; nhưng vì nó không được đi qua nước lạnh, rất nhiều khó khăn khi trải đầy khí cầu (khí nóng khi sản xuất ra, nhưng khi nó đã nguội trong khí cầu, nó đã bị co lại). Báo cáo tiến độ hàng ngày được ban hành về lạm phát; và đám đông tuyệt vời đến nỗi ngày 26 tháng bẩy, quả bóng đã được chuyển vào buổi tối tới Champ de Mars một cách bí mật, khoảng cách 4 km.
Quả bóng bay về phía Bắc trong 45 phút, theo đuổi bởi các tay đua trên lưng ngựa, và đi 21 km trong làng Gonesse, nơi những nông dân địa phương sợ hãi đã phá huỷ nó bằng cùi oặc dao. Dự án được tài trợ bởi một thuê bao do Barthelemy Faujas de Saint-Fond tổ chức.
Chuyến bay bằng khinh khí cầu đầu tiên có người lái.
Vào lúc 13:45 vào ngày 1 tháng 12 năm 1783, Jacques Charles và các anh em Robert đưa ra một quả cầu mới có người lái từ Jardin des Tuileries ở Paris. Jacques Charles được đi cùng với Nicolas-Louis Robert trong vai trò đồng phi hành của chiếc khinh khí cầu chứa đầy khí hydro đầy 380 mét khối. Khinh khí cầu được trang bị một van giải phóng hydro và được phủ một lưới mà từ đó giỏ đã được treo. Chấn lưu bằng cát được sử dụng để kiểm soát độ cao. Họ lên cao đến độ cao 1.800 feet (550 m) và đổ bộ vào lúc hoàng hôn ở Nesles-la-Vallée sau chuyến bay dài 2 tiếng 5 phút kéo dài 36 phút;km. Người thợ săn trên lưng ngựa, do Duc de Chartres chỉ huy, đã cướp chiếc phi thuyền khi cả Charles và Nicolas-Louis lên đường.
Jacques Charles sau đó quyết định đi lên một lần nữa, nhưng một mình lần này vì bong bóng đã mất một số hydro của nó. Lần này nó tăng lên nhanh chóng đến độ cao khoảng 3.000 mét, , nơi ông nhìn thấy mặt trời một lần nữa. Anh bắt đầu đau đớn trong tai anh nên vặn van để giải phóng khí, và xuống đất nhẹ nhàng khoảng 3 km tại Tour du Lay. Không giống như các anh em của Robert, Charles không bao giờ bay nữa, mặc dù một quả bóng khí hydro được gọi là "Charles" để tôn vinh ông.
Được biết 400.000 khán giả đã chứng kiến sự ra mắt này, và hàng trăm người đã phải trả một chiếc vương miện mỗi người để giúp tài trợ cho việc xây dựng và tiếp cận với một "khu vực đặc biệt" để có một cái nhìn cận cảnh về chuyến tham quan. Trong đám đông đặc biệt "bao vây" là Benjamin Franklin, đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có Joseph Montgolfier, người mà Charles vinh dự nhờ yêu cầu ông thả quả bóng bay nhỏ màu xanh lá cây, sáng để đánh giá khí hậu và điều kiện thời tiết.
Sự kiện này diễn ra mười ngày sau chuyến bay đầu tiên trên thế giới do Jean-François Pilâtre de Rozier sử dụng một quả bóng khí nóng của anh em nhà Montgolfier. Simon Schama đã viết trong "Citizens":
Cộng sự của Montgolfier là M. Charles, người đã là người đầu tiên đề xuất khí được sản xuất bởi vitriol thay vì rơm rạ, cháy và rơm mà ông đã sử dụng trong các chuyến bay trước đó. Chính Charles cũng háo hức bước lên nhưng đã vấp phải sự phản đối từ phía Vua, người từ những báo cáo sớm nhất đã theo dõi sự tiến bộ của các chuyến bay với sự chú ý quan tâm. Lo ngại về những nguy hiểm của một chuyến bay đầu tiên, nhà vua đã đề nghị hai tên tội phạm được đưa lên trong một cái giỏ, tại đó Charles và các đồng nghiệp của ông đã trở nên phẫn nộ.
Các hoat động khác.
Dự án kế tiếp của Jacques Charles và anh em nhà Robert là xây dựng một con tàu dài và có thể lái được, theo sau các đề xuất của Jean Baptiste Meusnier (1783-85) cho một quả bong bóng khổng lồ. Thiết kế này kết hợp các túi khí bên trong của "Meusnier" (không khí), bánh lái và phương pháp đẩy.
Jacques Charles đã chọn không bao giờ bay trong nghề này, nhưng vào ngày 15 tháng 7 năm 1784, các anh em bay 45 phút từ Saint-Cloudđến Meudon cùng với M. Collin-Hullin và Louis Philippe II, Công tước Chartres ở "La Caroline". Nó đã được trang bị với mái chèo để đẩy và hướng, nhưng chúng đã chứng minh vô ích. Sự vắng mặt của một 'khí thải van' có nghĩa là các công tước đã phải cắt giảm túi khí để ngăn chặn vỡ khi họ đạt đến độ cao khoảng 4.500 mét (14.800 ft).
Vào ngày 19 tháng 9 năm 1784, anh em nhà Robert và ông Collin-Hullin đã bay 6 giờ 40 phút, bao gồm 186 km từ Paris đến Beuvry gần Béthune. Đây là chuyến bay đầu tiên trên 100 km.
Các phát minh.
Charles đã phát triển một số sáng chế hữu ích, bao gồm một van để cho hydro ra khỏi khí cầu và các thiết bị khác, chẳng hạn như máy đo độ cao và máy đo tốc độ phản ứng, và cải tiến máy đo độ nghiêng Gravesand và máy bay cỡ nhỏ Fahrenheit. Ngoài ra, ông đã xác nhận các thí nghiệm điện của Benjamin Franklin. | 1 | null |
Gió mùa Đông Bắc hay còn gọi là gió bấc hay gió Đông Bắc hoặc gió mùa mùa đông là một thuật ngữ để chỉ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang qua khu vực Việt Nam tạo ra mùa đông, gây gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu từ Tháng 11 đến Tháng 4 năm sau. Chúng được xem như loại gió chướng (tật phong) hay gió xấu, không tốt cho sức khoẻ, đây là hiện tượng thời tiết theo quan niệm của người Việt Nam tương tự như hiện tượng bạch phong mao (Zud) ở Mông Cổ.
Hình thành và sự xuất hiện.
Gió mùa Đông Bắc được hình thành từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển ngang di chuyển xuống khu vực có khối không khí ấm tại Việt Nam, gây ra gió đông bắc mạnh, thời tiết lạnh, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tại Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
Ảnh hưởng.
Gió mùa Đông Bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh Bắc Bộ với độ mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tàu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5... Đặc biệt những đợt mạnh thậm chí còn gây ra dông, tố lốc và cả mưa đá.
Ngoài ra nó còn tác động lớn tới sức khỏe người dân các nước có gió mùa.
Vào đầu mùa đông (từ tháng 11- tháng 2), gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia di chuyển về nước ta với tính chất lạnh khô và gây nên một mùa đông lạnh cho miền Bắc. Vào nửa cuối mùa Đông (tháng 2-4), áp cao Xibia dịch chuyển ra biển, ở đây, khối khí nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn và bắt đầu tràn vào đất liền, gây mưa phùn ở vùng ven biển Đông Bắc nước ta.
Thuật ngữ sử dụng.
Thuật ngữ "Gió mùa mùa đông" nghĩa là đợt gió mùa xảy ra vào mùa đông nên gọi là "Gió mùa mùa đông" và thuật ngữ này rất ít được sử dụng.
Thuật ngữ "Gió đông bắc" có nghĩa là gió từ hướng đông bắc thổi xuống, thường được gọi tắt trong các bản tin dự báo thời tiết. Thuật ngữ "Gió mùa đông bắc" thì nghĩa nó là gió mùa từ hướng đông bắc thổi xuống và thuật ngữ này thông dụng nhất khi gọi loại gió mùa này. | 1 | null |
Benoît Paul Émile Clapeyron (1799-1864) là nhà vật lý và kỹ sư người Pháp. Ông nổi tiếng với phương trình Clapeyron-Mendeleev (hay còn có tên gọi khác là phương trình trạng thái). Được ra đời vào năm 1834, đây là phương trình rất quan trọng bởi nó là hình thức tổng hợp của ba định luật nổi tiếng về chất khí: định luật Boyle-Mariotte, định luật Charles và định luật Gay-Lussac. Qua phương trình này, Clapeyron đã giúp chúng ta thấy rằng: ba định luật nói trên không hề có sự độc lập nào với nhau mà ngược lại chúng có quan hệ mật thiết với nhau-mỗi đinh luật này là hệ quả của hai đinh luật kia. | 1 | null |
Đại hội Thể thao Trong nhà-Võ thuật châu Á lần thứ nhất, cũng được tính là Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 4 tổ chức tại Incheon Hàn Quốc từ ngày 29 tháng 6 đến 6 tháng 7 năm 2013.
Bảng tổng sắp huy chương.
<onlyinclude>
Chú ý:
Xem thêm: | 1 | null |
Thái thượng Pháp hoàng (chữ Hán: 太上法皇; Kana: だじょうほうおうDajō Hō-ō) là một danh hiệu của Thái thượng Thiên hoàng sau khi vị Thái thượng Thiên hoàng đã xuất gia.
Tóm lược.
Danh hiệu Thái thượng Thiên hoàng cũng như Thái thượng hoàng ở Trung Quốc và Việt Nam, dùng cho các Hoàng đế đã thoái vị vì nhiều lý do chính trị hoặc chủ quan. Thái thượng Thiên hoàng trong lịch sử Nhật Bản không ít người đã xuất gia (Nhật Bản gọi là "Nhập đạo"), cho nên mới hình thành danh xưng "Pháp hoàng" để phân biệt.
Thời Nara cùng thời Heian, Nhật Bản ưa chuộng Phật giáo, không ít các vị Thái thượng Thiên hoàng yêu mến Phật môn mà xuất gia, chuyên nghiên cứu Phật đạo. Vị Thái thượng Thiên hoàng đầu tiên từng xuất gia là Thiên hoàng Shōmu, nhưng khi ấy không có ghi nhận ông dùng danh xưng "Pháp hoàng", người đầu tiên tự xưng là Thiên hoàng Uda, nhưng sau đó không lâu lại dùng tiếp xưng hiệu Thái thượng Thiên hoàng.
Tuy rằng Pháp hoàng ở bản chất chính là Thượng hoàng, nhưng ở pháp luật trình tự thì người được xưng Pháp hoàng chưa chắc sẽ được làm lễ tấn tôn trở thành Thượng hoàng, nhưng Thượng hoàng vẫn có thể được gọi là Pháp hoàng một cách thoải mái. Ví dụ như Thân vương Morisada, ông được tôn gọi Hậu Cao Thương viện (後高倉院), lại cụng gọi là Trì Minh viện Pháp hoàng (持明院法皇). Cho nên, nhìn chung tôn hiệu Pháp hoàng, chỉ là một biệt xưng của Thái thượng Thiên hoàng, không phải trải qua sắc phong lễ như Thái thượng Thiên hoàng.
Trong thời kỳ Viện chính, địa vị của các Pháp hoàng rất cao, xưng gọi Trị thiên chi Quân (治天之君; ちてんのきみChiten no Kimi). Bọn họ tự tôn hiệu theo cách là 「(Mỗ viện) Thái thượng Pháp hoàng; 某院太上法皇」, trong đó "Mỗ viện" là tên hiệu viện của vị Pháp hoàng, ví dụ như Thiên hoàng Go-Toba tự xưng Hậu Điểu Vũ viện Thái thượng Pháp hoàng (后鸟羽院太上法皇). Tuy nhiên khi đã xưng "Mỗ viện" không, thì hầu hết đều lược bỏ 4 chữ "Thái thượng Pháp hoàng" cho bớt dài dòng.
Đại đa số Pháp hoàng không hỏi chính sự, chỉ dốc lòng nghiên cứu tu hành Phật học. Sau này có các Nhiếp chính quan cùng Mạc phủ, thì địa vị của các Viện chính của Pháp hoàng càng bị uy hiếp. Song, trong lịch sử không phải không có các Pháp hoàng lợi dụng mâu thuẫn của Mạc phủ mà trục lợi, như Thiên hoàng Go-Shirakawa trong Chiến tranh Genpei, ông tích cực dàn xếp giữa Nguyên thị cùng Bình gia, sau đó lại châm ngòi cho mâu thuẫn giữa Minamoto no Yoritomo cùng Minamoto no Yoshitsune. | 1 | null |
, gọi tắt là , là tôn hiệu Thái thượng hoàng của các Thiên hoàng - những vị quân chủ Nhật Bản.
Danh vị Thái thượng Thiên hoàng dùng để tôn xưng các Thiên hoàng đã thoái vị, hoặc sinh phụ của các Thiên hoàng đang tại vị. Nếu Thái thượng Thiên hoàng xuất gia, tức sẽ gọi Thái thượng Pháp hoàng. Các Thái thượng Thiên hoàng đều gọi chung là 「Viện; 院」, sau hợp nhất với "Tam cung" nên còn gọi 「Viện cung; 院宮」.
Nơi ở của các Thượng hoàng, Pháp hoàng là Tiên Động Ngự sở (仙洞御所; せんとうごしょSentō gosho), nên cũng có biệt xưng 「Tiên Động; 仙洞」.
Khái quát.
Lịch sử.
Năm Trì Thống thứ 11 (697), ngày 22 tháng 8 (dương lịch), Thiên hoàng Jitō thoái vị, nhường ngôi cho Thiên hoàng Monmu, tự xưng "Thái thượng Thiên hoàng", bắt đầu một thời kỳ Thái thượng Thiên hoàng của Nhật Bản. Truyền thống này kéo dài đến tận thời Edo, với vị Thái thượng Thiên hoàng gần nhất là Thiên hoàng Kōkaku, như vậy tổng cộng trong lịch sử Nhật Bản đã có tới 60 vị Thái thượng Thiên hoàng chính thống được ghi nhận.
Trước đó, Thiên hoàng Kōgyoku từng nhường ngôi cho em trai Thiên hoàng Kōtoku, nhưng vào lúc đó Thiên hoàng Kōgyoku vẫn chưa xưng tước hiệu "Thái thượng Thiên hoàng", mà chỉ được gọi là「Hoàng tổ Mẫu tôn; 皇祖母尊」, sau đó không lâu bà lại tiếp tục trở lại vị trí Thiên hoàng.
Năm 1817, ngày 9 tháng 5 (tức ngày 24 tháng 3 năm Văn Hóa thứ 14), Thiên hoàng Kōkaku tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho Thiên hoàng Ninkō. Ông là Thái thượng Thiên hoàng cuối cùng trước thời Minh Trị, vì sau đó Thiên hoàng Meiji sửa lại luật pháp, Hoàng thất điển phạm không thừa nhận Thiên hoàng thoái vị nữa. Mãi đến năm 2017, ngày 9 tháng 6, Hiến pháp Nhật Bản lại tiếp tục được sửa "Đặc biệt dự luật", thông qua việc Thiên hoàng Akihito bày tỏ ý muốn thoái vị. Như vậy, ngày 30 tháng 4 năm 2019, Thiên hoàng Akihito sẽ chính thức cử hành đại lễ nhường ngôi cho Hoàng thái tử Naruhito, trở thành vị "Thượng hoàng" tiếp theo sau hơn 200 năm của Nhật Bản.
Quyền lực.
Khi Đại Bảo pháp lệnh (大寶律令) được ban hành, quy định cho Thái thượng Thiên hoàng vẫn rất mịt mờ, Thái thượng Thiên hoàng cùng Thiên hoàng đều có thể Viện tuyên (院宣; nghĩa là "Tuyên chỉ"), như vậy quyền lực của Thái thượng Thiên hoàng trên thực tế cũng như Thiên hoàng đều ngang nhau. Một Thái thượng Thiên hoàng có thể lập nên Viện thính (院廳) cùng Viện tàng nhân (院藏人), hình thành cơ quan chính trị ngang hàng với Thiên hoàng.
Thời cuối của thời Heian, trạng thái Nhiếp chính quan do quan hệ ngoại thích của Thiên hoàng đã bị chế độ Viện chính (院政) thay thế. Rất nhiều Thái thượng Thiên hoàng nổi danh trong lịch sử đều thuộc về thời kỳ này, như Thiên hoàng Shirakawa - một trong những Thái thượng Thiên hoàng quyền lực nhất trong lịch sử. Theo ngôn ngữ Nhật Bản, những Thái thượng Thiên hoàng tuy thoái vị nhưng vẫn quyền lực được gọi là 「Trị thiên chi Quân; 治天之君; ちてんのきみChiten no Kimi」.
Biến động.
Truyền thống cho rằng, Thiên hoàng khi tại vị mà băng hà thì rất xui xẻo, vì vậy trong lịch sử Nhật Bản không ít các trường hợp Thiên hoàng phải thoái vị, thu nhận tôn xưng Thái thượng Thiên hoàng sau đó mới từ từ chậm rãi qua đời. Ví dụ cụ thể nhất là Thiên hoàng Daigo tại vị 8 ngày, Thiên hoàng Ichijō tại vị 10 ngày cùng Thiên hoàng Go-Suzaku tại vị 3 ngày.
Tuy nhiên, dù các Thái thượng Thiên hoàng phần lớn sẽ được Thiên hoàng kế nhiệm tôn xưng không lâu sau đó, nhưng điều này không có nghĩa cứ Thiên hoàng nào thoái vị thì sẽ lập tức được gọi là Thái thượng Thiên hoàng. Ví dụ như Thiên hoàng Ninmyō cùng với Thiên hoàng Go-Suzaku và Thiên hoàng Go-Daigo, nhường ngôi cho con trai của họ là Thiên hoàng Montoku cùng với Thiên hoàng Go-Reizei và Thiên hoàng Go-Murakami, liền 1-2 ngày sau đã băng hà, chưa kịp tôn xưng. Hoặc như Thiên hoàng Junnin, Thiên hoàng Antoku , Thiên hoàng Yōzei cùng Thiên hoàng Chūkyō là những Thiên hoàng bị phế truất, ngôi vị bất cập, không thể gia xưng được.
Trái lại, những vị như Thiên hoàng Kōgon cùng Thiên hoàng Sukō, đều là sau khi bị phế lại được gia tặng tôn hiệu Thái thượng Thiên hoàng. Ashikaga Yoshimitsu sau khi mất, được truy tặng "Thái thượng Thiên hoàng", nhưng bị con trai Ashikaga Yoshimochi hủy bỏ. Từ năm 1301 đến năm 1304, Nhật Bản có tới 5 vị Thái thượng Thiên hoàng, gồm Thiên hoàng Go-Fukakusa, Thiên hoàng Kameyama, Thiên hoàng Go-Uda, Thiên hoàng Fushimi cùng Thiên hoàng Go-Fushimi. Đây là trường hợp hi hữu duy nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Mặt khác, trong lịch sử Nhật Bản cũng có những trường hợp chưa từng lên ngôi Thiên hoàng, nhưng do con trai trở thành Thiên hoàng mà được tôn xưng Thái thượng Thiên hoàng hoặc có đãi ngộ cùng cấp với Thái thượng Thiên hoàng, đó gọi là thể chế 「Chuẩn Thái thượng Thiên hoàng; 准太上天皇」. Như Thân vương Morisada (Thủ Trinh Thân vương; 守貞親王) - cha của Thiên hoàng Go-Horikawa, cùng Thân vương Fushiminomiya Sadafusa (Phục Kiến cung Trinh Thành Thân vương; 伏見宮貞成親王) - cha của Thiên hoàng Go-Hanazono. Về sau, sự dâng tôn trở nên khắc khe, không phải vị Thiên hoàng nào cũng có thể truy tôn cho cha ruột, như bản thân Thiên hoàng Kōkaku muốn truy tặng cho cha là Thân vương Kusanori Norinhita (Nhàn Viện cung Điển Nhân Thân vương; 閑院宮典仁親王), nhưng đều bị quần thần phản đối, xảy ra "Tôn hiệu sự kiện" gây bất bình. | 1 | null |
Trên biểu đồ phân tích kỹ thuật, mẫu hình Đầu và Vai xảy ra khi một xu hướng giá đang trong quá trình đảo ngược, hoặc là từ một xu hướng giá tăng hoặc là từ một xu hướng giá giảm, một mẫu hình đặc trưng có hình dạng và được công nhận là mô hình đảo ngược.
Vai Đầu Vai đỉnh.
Hình thế Đầu và Vai bao gồm Vai trái, Đầu, và Vai phải và một đường được vẽ như đường viền cổ. Vai trái được hình thành vào cuối một dịch chuyển rộng trong đó đáng chú ý là có khối lượng giao dịch cao. Sau khi đỉnh cao của Vai trái được hình thành, phản ứng tiếp theo là giá trượt xuống đến một mức độ nhất định, thường xảy ra với khối lượng giao dịch thấp. Sau đó giá hồi phục lên đỉnh để tạo thành Đầu với khối lượng bình thường hoặc nhiều và phản ứng tiếp theo là giá xuống đi kèm với khối lượng thấp hơn. Vai phải được hình thành khi giá di chuyển lên một lần nữa nhưng vẫn dưới mức đỉnh trung tâm của Đầu và rơi xuống gần bằng với thung lũng đầu tiên giữa Vai trái và Đầu hoặc ít nhất là dưới mức đỉnh của Vai trái. Khối lượng giao dịch thấp hơn trong hình thế Vai phải so với hình thế Vai trái và hình thế Đầu. Đường viền cổ được vẽ qua đáy của Vai trái, Đầu và Vai phải. Khi giá trượt xuống dưới đường viền cổ này và tiếp tục giảm sau khi hình thành Vai phải, nó là sự xác nhận cuối cùng của việc hoàn thành hình thế Đầu và Vai đỉnh. Nó có thể là hơi kéo giá trở lại để chạm vào đường viền cổ trước khi tiếp tục xu hướng giảm của mình.
Vai Đầu Vai đáy.
Hình thế này chỉ đơn giản là nghịch đảo của Đầu và Vai đỉnh và thường chỉ ra sự thay đổi trong xu hướng và cảm tính. Hình là sự lộn ngược, trong đó mẫu hình khối lượng khác với Đầu và Vai đỉnh.
Giá di chuyển lên từ một mức thấp ban đầu với khối lượng tăng lên đến một mức nhất định để hoàn thành hình thế Vai trái và sau đó rơi xuống một mức thấp mới. Theo sau đó là một dịch chuyển phục hồi được đánh dấu bởi khối lượng hơi nhiều hơn so với đã thấy trước đó để hoàn thành hình thế Đầu. Một phản ứng điều chỉnh giảm giá với khối lượng thấp xảy ra để bắt đầu hình thế Vai phải và sau đó là một dịch chuyển giá tăng mạnh lên với khối lượng giao dịch rất lớn để vượt qua đường viền cổ.
Một khác biệt giữa Đầu và Vai đỉnh với Đầu và Vai đáy là các hình thế đỉnh được hoàn thành trong một vài tuần, trong khi một hình thế đáy lớn (Vai trái, Vai phải hoặc Đầu) thường lâu hơn, và như đã được quan sát, có thể kéo dài trong một thời kỳ vài tháng hoặc đôi khi là lâu hơn một năm.
Tầm quan trọng của đường viền cổ.
Đường viền cổ được vẽ ra của mẫu hình đại diện cho một mức hỗ trợ, và giả định Đầu và Vai không thể được khẳng định là đã hoàn tất trừ khi nó bị phá vỡ và sự đột phá này có thể xảy ra với khối lượng giao dịch nhiều hơn hoặc có thể không. Phải cẩn thận quan sát bước đột phá này do tình huống nghiêm trọng có thể xảy ra nếu sự phá vỡ như vậy nhiều hơn 3-4 phần trăm.
Khi một cổ phiếu trôi dạt khỏi đường viền cổ với khối lượng giao dịch nhỏ, có thể có một "sóng lên", mặc dù sóng này không phải là chắc chắn, nhưng nếu nó được quan sát thấy thì sự phục hồi này thông thường không vượt quá mức chung của đường viền cổ và trước khi áp lực bán tăng lên, còn sau đó thì sự suy giảm rất mạnh xảy ra và giá cả sụp đổ với khối lượng lớn hơn.
Ứng dụng như một công cụ.
Đầu và Vai là một công cụ cực kỳ hữu ích sau sự xác nhận của nó để ước lượng và đo lường mức độ có thể xảy ra tối thiểu của di chuyển tiếp theo từ đường viền cổ. Để tìm khoảng cách của di chuyển tiếp theo, hãy đo khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh Đầu đến đường viền cổ. Sau đó đo cùng một khoảng cách này xuống từ đường viền cổ vào thời điểm mà giá vượt qua đường viền cổ sau khi hoàn thành vai phải. Điều này cho biết mục tiêu tối thiểu là giá cả có thể giảm bao nhiêu sau khi hoàn tất hình thế đỉnh này.
Nếu thời gian giá tăng phía trước Đầu và Vai đỉnh là không kéo dài thì thời gian giảm giá tiếp theo sau khi hoàn thành hình thế Đầu và Vai cũng có thể là ngắn.
Đầu và vai phức tạp.
Kiểu mẫu hình Đầu và Vai này có nhiều hơn một Vai trái và/hoặc Vai phải và/hoặc Đầu. Nó còn được gọi là mẫu hình "Nhiều Đầu và Vai". | 1 | null |
Hai đỉnh và Hai đáy là các mẫu hình biểu đồ đảo ngược được quan sát trong phân tích kỹ thuật của thị trường giao dịch tài chính của cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và các tài sản khác.
Hai đỉnh.
Hai đỉnh là sự hình thành giá thường xuyên vào cuối của một chu kỳ tăng. Nó xuất hiện như hai đỉnh liên tiếp của gần như cùng một giá trên một biểu đồ giá - thời gian của một thị trường. Hai đỉnh được tách ra bằng một tối thiểu về giá, một "thung lũng". Mức giá tối thiểu này được gọi là đường vòng cổ của sự hình thành. Hình thành được hoàn thành và xác nhận khi giá giảm xuống dưới đường vòng cổ, cho thấy sự suy giảm giá hơn nữa sắp hoặc rất có khả năng xảy ra.
Mẫu hình hai đỉnh cho thấy nhu cầu đang tăng nhanh hơn nguồn cung cấp (người mua chiếm ưu thế) lên đỉnh đầu tiên, khiến giá tăng lên. Cân đối cung cầu sau đó đảo ngược, cung cấp vượt trội hơn nhu cầu (bên bán chiếm ưu thế), khiến giá giảm. Sau một thung lũng giá, người mua lại chiếm ưu thế và giá cả tăng lên. Nếu thương nhân thấy rằng giá cả không đẩy qua mức độ của họ ở đầu đầu tiên, người bán hàng lại có thể áp dụng, giảm giá và làm cho một đỉnh kép hình thành. Nó thường được coi là một tín hiệu giảm nếu giá giảm dưới đường vòng cổ.
Thời gian giữa hai đỉnh cũng là một yếu tố quyết định cho sự tồn tại của một mẫu hình đỉnh kép. Nếu các đỉnh xuất hiện ở cùng một mức độ nhưng rất gần trong thời gian, thì xác suất là cao mà chúng là một phần của việc củng cố và xu hướng này sẽ tiếp tục.
Khối lượng là một chỉ báo khác để giải thích sự hình thành này. Giá đạt đến đỉnh đầu tiên trên khối lượng tăng sau đó rơi xuống thung lũng với khối lượng thấp. Một nỗ lực khác trên the rally up lên đến đỉnh thứ hai nên trên một khối lượng thấp hơn.
Hai đáy.
Một đáy đôi là sự hình thành kết thúc trong một thị trường suy giảm. Nó giống hệt với hai đỉnh, ngoại trừ mối quan hệ nghịch đảo trong giá cả. Mẫu hình được hình thành bởi hai giá cực tiểu ngăn cách bởi đỉnh cục bộ xác định các đường vòng cổ. Hình thành được hoàn thành và xác nhận khi giá tăng trên đường cổ, chỉ ra rằng tiếp tục tăng giá sắp xảy ra hoặc rất có khả năng.
Hầu hết các quy tắc có liên quan đến sự hình thành hai đỉnh cũng áp dụng cho mẫu hình hai đáy.
Khối lượng sẽ thể hiện một sự gia tăng đáng kể trong the rally up trong khi giá bằng phẳng tại đáy thứ hai. | 1 | null |
Mẫu hình cái nêm là một mẫu hình thường được tìm thấy trong các biểu đồ giá cả tài sản giao dịch tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, tương lai, vv). Mẫu hình được đặc trưng bởi một phạm vi tương phản trong giá cùng với xu hướng tăng giá (được gọi là một nêm tăng) hoặc một xu hướng giảm giá (được gọi là một cái nêm giảm).
Một mẫu hình nêm được coi là một mẫu hình được hình thành ở trên đỉnh hoặc dưới đáy của xu hướng. Nó là một loại hình thành mà trong đó các hoạt động trao đổi bị giới hạn trong hội tụ các đường thẳng tạo thành một mẫu hình. Nó phải mất rất nhiều phiên để hoàn thành hình nêm. Mẫu hình này có một nghiêng tăng hoặc giảm chỉ trong cùng một hướng. Nó khác với mẫu hình tam giác theo nghĩa là cả hai đường ranh giới hoặc dốc lên hoặc dốc xuống. Điểm phá vỡ giá tạo ra một sự khác biệt với mẫu hình tam giác. Các nêm giảm và tăng là một phần nhỏ của xu hướng trung gian hoặc xu hướng chính. Do chúng được dành riêng cho các xu hướng nhỏ, chúng không được coi là mẫu hình chính. Một khi xu hướng cơ bản hoặc chính tự phục hồi, mẫu hình cái nêm mất hiệu quả của nó như là một chỉ báo kỹ thuật.
Cái nêm giảm.
Mẫu hình Cái nêm giảm được đặc trưng bởi một mẫu hình biểu đồ hình thành khi thị trường làm các mức thấp thấp hơn và các mức cao thấp hơn với một phạm vi tương phản. Khi mẫu hình này được tìm thấy trong một xu hướng đi xuống, nó được coi là một mẫu hình đảo chiều, như sự co lại của phạm vi cho thấy xu hướng giảm đang mất hơi. Khi mẫu hình này được tìm thấy trong một xu hướng tăng, nó được coi là một mẫu hình tăng, do phạm vi thị trường trở nên hẹp hơn vào sự điều chỉnh, cho thấy xu hướng giảm đang mất dần sức mạnh và nối lại xu hướng tăng là đang trong thực hiện.
Trong một cái nêm giảm, cả hai đường ranh giới nghiêng xuống từ trái sang phải. Đường phía trên nghiêng xuống ở một góc độ dốc hơn so với đường thấp hơn. Khối lượng vẫn tiếp tục suy giảm và trao đổi hoạt động chậm lại do giá thu hẹp. Có đến điểm phá vỡ, và hoạt động giao dịch sau khi đột phá khác. Một khi giá di chuyển ra khỏi các đường ranh giới cụ thể của một cái nêm giảm, chúng có nhiều khả năng đi ngang và saucer-out trước khi tiếp tục xu hướng cơ bản.
Cái nêm tăng.
Mẫu hình Cái nêm tăng được đặc trưng bởi một mẫu hình biểu đồ hình thành khi thị trường làm các mức cao hơn và các mức thấp cao hơn với một phạm vi tương phản. Khi mẫu hình này được tìm thấy trong một xu hướng tăng, nó được coi là một mẫu hình đảo chiều, do sự co lại của phạm vi cho thấy xu hướng tăng đang mất dần sức mạnh. Khi mẫu hình này được tìm thấy trong một xu hướng giảm, nó được coi là một mẫu hình giảm, do phạm vi thị trường trở nên hẹp hơn vào sự điều chỉnh, chỉ ra rằng sự điều chỉnh đang mất dần sức mạnh, và nối lại các xu hướng giảm đang trong thực hiện.
Trong một cái nêm gia tăng, cả hai đường ranh giới nghiêng lên từ trái sang phải. Mặc dù cả hai đường chỉ trong cùng một hướng, đường biên dưới tăng lên ở một góc độ dốc hơn là biên trên. Giá thường giảm sau khi phá vỡ qua đường biên thấp hơn. Theo như khối lượng có liên quan, chúng tiếp tục suy giảm với nhau trước mức giá mới hoặc sóng lên, cho thấy nhu cầu đang yếu đi ở mức giá cao hơn. Một cái nêm gia tăng là đáng tin cậy hơn khi tìm thấy trong một thị trường giảm. Trong một xu hướng tăng những gì có vẻ là một Cái nêm tăng thực sự có thể là một Cờ chữ nhật hoặc một Cờ tam giác (anh em của một cái nêm) cần khoảng 4 tuần để hoàn thành. | 1 | null |
Mẫu hình Cờ chữ nhật và Cờ tam giác là các mẫu hình thường được tìm thấy trong các biểu đồ giá của các tài sản giao dịch tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ hạn, vv.). Các mẫu hình được đặc trưng bởi một hướng chủ đạo rõ ràng của xu hướng giá, tiếp theo là một sự củng cố và dịch chuyển trong phạm vi ràng buộc (rangebound), mà theo sau sau đó là sự phục hồi và tiếp tục của xu hướng chủ đạo này.
Mẫu hình Cờ chữ nhật.
Mẫu hình cờ chữ nhật được bao bọc bởi hai đường thẳng song song. Những đường này có thể là đi ngang hoặc chỉ theo hướng ngược lại của xu hướng thị trường chủ đạo. Cột cờ được hình thành bởi một đường đại diện cho xu hướng chủ đạo trên thị trường. Mẫu hình được xem là thị trường chỉ tạm thời "ngưng nghỉ và xả hơi" sau một dịch chuyển lớn trước khi tiếp tục xu hướng chủ đạo của nó. Biểu đồ dưới đây minh họa cho mẫu hình cờ chữ nhật.
Mẫu hình Cờ tam giác.
Mẫu hình cờ tam giác là giống hệt mẫu hình cờ chữ nhật trong thiết lập và tác động của nó; sự khác biệt duy nhất là giai đoạn củng cố của một mẫu hình cờ tam giác được đặc trưng bởi các đường xu hướng hội tụ chứ không phải là các đường xu hướng song song. Hình ảnh dưới đây là minh họa cho mẫu hình cờ tam giác. | 1 | null |
Claude Louis Berthollet (1748-1822) là nhà hóa học người Pháp. Ông là người có nhiều cống hiến lớn cho hóa học. Năm 1862, ông đã tổng hợp được benzen từ acetylen và nhiều hợp chất khác mà không cần cái gọi là "lực sống", cái được sử dụng trong thuyết vật sống (theo thuyết này thì chất hữu cơ chỉ có thể ở vật sống như thực vật, động vật, con người và chỉ hình thành được nhờ lực sống). Đây là một trong những bước tiến lớn trong việc thay đổi quan niệm của người đương thời về các hợp chất hữu cơ. Ông còn ủng hộ thuyết oxy hóa của Antoine Lavoisier về sự cháy (ở thế kỷ 18 nó bị người ta bác bỏ, không chỉ một người mà là nhiều người), mặc dù ông đã viết tới 17 công trình về thuyết nhiên tố vốn được nhiều người tin tưởng lúc bấy giờ và nhờ đó trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ngoài ra Berthollet còn sản xuất lượng natri hypoclorit (tên gọi phổ biến là nước Javen) đầu tiên trên thế giới vào năm 1789 tại Javel, Pháp. Trong thời gian từ lúc đó đến hiện tại, nước Javen đã chứng tỏ sự hữu ích của mình với con người trong việc tẩy trắng, diệt khuẩn... | 1 | null |
Henri Louis le Chatelier ; (1850 - 1936) là nhà hóa học người Pháp. Ông là cựu sinh viên của Trường Bách khoa Paris, một trong những trường đại học danh tiếng của Pháp (khi bắt đầu đi học trường này, le Chatelier rất trẻ, mới có 19 tuổi). Ông là người đưa ra nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier. Nguyên lý này có nội dung như sau: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu tác dụng từ bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, áp suất, nồng độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo hướng làm giảm tác động bên ngoài đó. Nguyên lý này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phản ứng thuận nghịch. Nhờ những cống hiến cho khoa học, le Chatelier được trao giải thưởng ForMenRS. | 1 | null |
Ngành công nghiệp âm nhạc Đông Á, khu vực bao gồm các vùng Trung Quốc, Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, là một ngành kinh tế phát triển nhanh chóng khi là quê nhà của một vài thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới.
Cột mốc.
Năm 2003, Hàn Quốc trở thành thị trường âm nhạc đầu tiên trên thế giới khi doanh thu nhạc số vượt lên trên doanh thu từ các định dạng đĩa thuần.
Năm 2013, Nhật Bản lần đầu tiên vượt Mỹ để trở thành thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới, theo báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp thu âm quốc tế. Tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường âm nhạc lớn nhất nếu tính cả phí tải nhạc hợp pháp.
Năm 2015, thị trường nhạc số tại Trung Quốc được kỳ vọng đạt giá trị 2,1 tỉ đô la Mỹ. Trung Quốc được mong đợi sẽ trở thành một trong những thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới cho đến năm 2020.
Trái ngược với ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu.
Mặc dù doanh thu từ đĩa thuần (đơn cử như đĩa CD) trên toàn cầu đã và đang sụt giảm trong những năm gần đây, thì tại khu vực Đông Á (đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc) doanh thu bán đĩa thuần lại được giữ ở mức ổn định.
Liên đoàn Công nghiệp thu âm quốc tế giải thích hiện tượng này là do "các fan K-pop muốn những đĩa CD chất lượng cao và những bộ hộp sang trọng".
Trích lời một vị giám đốc âm nhạc của hãng thu âm Universal Music Group thì đĩa CD đang trở thành "thứ hàng hoá mới ở châu Á".
Tranh cãi.
Một vài cuộc tranh luận đã nổ ra về cái cách mà ngành công nghiệp này đối xử với nghệ sĩ của họ.
Kiểm soát đời tư của nghệ sĩ.
Không có gì là bất thường khi các hãng thu âm ngăn cấm nghệ sĩ nhạc pop hẹn hò trong một khoảng thời gian nhất định hoặc miễn là họ đã ký hợp đồng với công ty. Tại Nhật Bản, các nhà quản lý sẽ ra sức ngăn cản nghệ sĩ của họ đi hẹn hò hay cam kết ứng xử có khả năng bôi bẩn hình ảnh nghệ sĩ, bằng việc duy trì một lịch trình bận rộn và chỉ để các nghệ sĩ biết về lịch làm việc của mình một lần trong ngày. Những nghệ sĩ phá vỡ quy tắc này, như trường hợp thành viên Minami Minegishi của nhóm nhạc AKB48 có nguy cơ bị buộc rời khỏi nhóm hay kết thúc hợp đồng.
Hàn Quốc cũng có những luật lệ tương tự đối với giới nghệ sĩ nhạc pop. Tuy các nghệ sĩ có nhiều tự do hơn trong việc hẹn hò và lập gia đình, nhưng nhà quản lý lại có quyền kiểm soát mạnh mẽ lên đời tư và cách ứng xử của họ. Ở Đài Loan, giới nghệ sĩ cũng được kỳ vọng sẽ phải cư xử đúng mực, vì họ không được nói về các chủ đề cấm kỵ, chẳng hạn như chính trị.
Xếp hạng.
Bảng dưới đây liệt kê tổng doanh thu của các thị trường âm nhạc Đông Á: | 1 | null |
Julius Lothar von Meyer (1830-1895) là nhà hóa học người Đức. Năm 1870, sau quá trình nghiên cứu độc lập, Meyer cũng đưa ra một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như Dmitry Mendeleev. Nếu so sánh các bảng tuần hoàn của họ với nhau, chúng ta có thể thấy sự tương tự đáng kinh ngạc ở cả hai. Tuy nhiên, do Mendeleev công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất của mình vào năm 1869, nên nhà hóa học người Nga được hưởng quyền ưu tiên phát minh. Điều này khiến người ta chỉ nhớ tới Mendeleev khi được hỏi: Ai là người đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?, mà quên rằng Meyer cũng nghiên cứu và tìm ra nó. Đây là điều không phải là hiếm của giới khoa học. | 1 | null |
Vịnh Chân Mây hay Vũng Chân Mây là một vịnh ven bờ biển phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Địa lý.
Vùng nước của vịnh được giới hạn bởi mũi Chân Mây Đông và mũi Chân Mây Tây, thuộc địa bàn xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, với cửa vịnh rộng đến 7 km quay về hướng bắc. Vịnh tương đối rộng và sâu, với diện tích mặt nước khoảng 20 km², độ sâu vịnh phần lớn từ 6–14 m trong đó 40% diện tích sâu hơn 10 m. Mũi Chân Mây Đông với dãy núi cao trên 100 m che chắn các hướng gió Đông và Đông Bắc vào vịnh, tạo thành một vùng nước kín gió. Khu vực sát mũi Chân Mây Đông hiện là bến cảng Chân Mây, do Công ty cổ phần Cảng Chân Mây quản lý và khai thác.
Lịch sử.
Năm 1992, khi khảo sát các vùng biển ở miền Trung để tìm địa điểm xây dựng cảng biển nước sâu, vịnh Chân Mây là một trong ba địa điểm được Tiến sĩ Trương Đình Hiển (Phân viện Vật lý tại Thành phố Hồ Chí Minh) đề xuất, cùng với vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định). Năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thị sát vịnh Chân Mây và cùng năm đã ký quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch đô thị mới Chân Mây. Bến cảng số 1 của cảng Chân Mây sau đó được xây dựng từ năm 2001 đến năm 2003. | 1 | null |
Bãi biển Non Nước là một bãi biển đẹp thuộc dải bờ biển Đà Nẵng, ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Miêu tả.
Bãi tắm Non nước dài 5 km có khu du lịch với đồi thông thoáng mát dưới Ngũ Hành Sơn. Cát trắng mịn, phía Nam giáp vùng biển Điện Ngọc, phía Bắc giáp vùng biển Bác Mỹ An.
Bãi tắm có độ dốc thoai thoải, sóng êm. Nước biển không bị ô nhiễm, trong sạch, cuốn hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Sinh thái.
Bãi biển Non Nước có loài rong biển quý hiếm như rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao. | 1 | null |
Trinh Thánh Vương hậu (chữ Hán: 貞聖王后; Hangul: 정성왕후, 12 tháng 1 năm 1693 - 3 tháng 4 năm 1757) là Vương phi đầu tiên của Triều Tiên Anh Tổ.
Cuộc đời.
Bà là thành viên của gia tộc Đạt Thành Từ thị (达城徐氏), hậu nhân của Cao Ly thiếu doãn hãn (高丽少尹閈), sinh ngày 7 tháng 12 (tức ngày 12 tháng 1 dương lịch) năm Triều Tiên Túc Tông thứ 18 (1692). Cha là Đạt Thành phủ viện quân Từ Tông Đệ (徐宗悌), mẹ là Sầm Thành phủ phu nhân Ngưu Phong Lý thị (牛峰李氏).
Năm Túc Tông thứ 30 (1704), tháng 11, khi mới 10 tuổi, bà được gả cho Triều Tiên Anh Tổ, khi đó còn là Diên Nhưng quân. Là chính thê của một Vương tử mang tước "Quân", bà được ban tước hiệu Đạt Thành Quận phu nhân (达城郡夫人). Bấy giờ phu nhân hòa huệ hiếu thuận, rất được cha chồng là Triều Tiên Túc Tông yêu quý, hay được vào cung vấn an, bà đối với mẹ chồng là Thục tần họ Thôi cũng muôn phần kính trọng.
Năm 1721, sắc phong làm Thế đệ tần (世弟嫔). Năm 1724, Anh Tổ đại vương kế vị, sắc phong làm Vương phi. Chung sống nhiều năm nhưng bà với Anh Tổ không có người con nào, đối với Tư Điệu Thế tử thì bà muôn phần yêu quý và hòa thuận, Thế tử cũng rất kính trọng bà. Vai trò của bà không nhỏ trong việc hòa giải mối bất hòa giữa Anh Tổ và Thế tử khi trưởng thành.
Năm Anh Tổ thứ 33 (1757), ngày 15 tháng 2 (âm lịch), Vương phi Từ thị qua đời ở Đại Tạo điện (大造殿) thuộc Xương Đức Cung, hưởng thọ 66 tuổi. Bà tại vị Trung điện 37 năm, là vị vương hậu tại vị lâu nhất của nhà Triều Tiên. Cái chết của bà đã ảnh hưởng xấu đến Tư Điệu Thế tử. | 1 | null |
Paya Lebar là một khu quy hoạch nằm ở Vùng Đông của Singapore, giáp với Hậu Cảng về phía Tây, Thịnh Cảng về phía Tây Bắc, Tampines về phía Đông, Bedok về phía Nam và Pasir Ris về phía Bắc.
Tên gọi và lịch sử.
Paya Lebar là một vùng đầm lầy rộng lớn gần với Sông Kallang. Trong tiếng Mã Lai, "Paya" nghĩa là "đầm lầy" và "lebar" nghĩa là "rộng lớn". Đây là một quận mới mở rộng, khét tiếng bởi nạn chiếm cư bất hợp pháp với các cư dân sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi heo và gia cầm.
Một trong những người thiết lập chế độ thuộc địa đầu tiên ở vùng đất này là Richard Owen Norris (mất năm 1905). Ông đã mua một phần đất của khu vực này vào năm 1865 để sống với gia đình.
Năm 1915, một đài phát thanh hải quân được xây dựng tại quận này.
Năm 1955, Sân bay Quốc tế Singapore (thường được biết với tên gọi "Sân bay Paya Lebar") được khánh thành và trở thành một điểm mốc quan trọng của vùng này, cùng với các công trình nhà ở, trường học và nhà máy khác.
Đường "Paya Lebar Street" được chính thức đặt tên vào năm 1958 trong khi một con đường cùng tên khác "Paya Lebar Way" chính thức xuất hiện năm 1972.
Chính trị.
Paya Lebar có đại diện là Dân biểu nhóm Aljunied và Dân biểu nhóm Marine Parade, tương ứng do Đảng Công nhân Singapore và Đảng Hành động Nhân dân lãnh đạo. Một trong những đại biểu Quốc hội của Paya Lebar là ông Lưu Trình Cường (刘程强, Low Thia Khiang), một lãnh đạo đối lập xuất thân từ giới quân nhân. | 1 | null |
Friedrich Wöhler (1800-1882) là nhà hóa học người Đức. Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc thay đổi quan niệm của người đương thời về hóa học hữu cơ. Năm 1828, ông đã tiến hành thí nghiệm tổng hợp urea (chất có trong nước tiểu). Trong thí nghiệm này, ông đã đun nóng amoni xianat trong bình thủy tinh. Thí nghiệm này không cần cái gọi là "lực sống" (lực mà người ta cho rằng chỉ xuất hiện ở các cơ thể sống để tạo ra các hợp chất hữu cơ). Chính vì vậy, đúng như ông nói, thí nghiệm này "không cần đến con mèo, con chó hay con lạc đà nào cả". Đây là thí nghiệm mang tính bước ngoặt, mở ra một tư tưởng mới cho hóa học hữu cơ nói riêng và hóa học nói chung, tạo một bước phát triển trong lịch sử hóa học. Và nhờ có thí nghiệm này, rất nhiều nhà hóa học tiếp bước Wöhler tiến hành tổng hợp các chất hữu cơ, trong số đó có không ít chất có ích cho con người như màu nhuộm, aspirin... | 1 | null |
Adolph Wilhelm Hermann Kolbe (1818-1884) là nhà hóa học người Đức. Ông là học trò nổi tiếng nhất của Robert Bunsen và Friedrich Wöhler, những nhà hóa học nổi tiếng của Đức lúc bấy giờ. Ông nổi tiếng với thí nghiệm tổng hợp axit axetic. Đó là vào năm 1845. Chuỗi phản ứng trong thí nghiệm gồm quá trình clo hóa cacbon đisulfua thành cacbon tetrachlorua, sau đó là quá trình nhiệt phân thành tetracloretylen và clo hóa trong nước tạo thành axit tricloraxetic, và cuối cùng là phản ứng oxy hóa khử vô cơ bằng cách điện phân tạo thành axit axetic. Nhờ thí nghiệm nổi tiếng này, Kolbe đã nối tiếp bước chân của người thầy Wöhler trong việc thay đổi suy nghĩ của người thời đó về các hợp chất hữu cơ cũng như hóa học hữu cơ. Ngoài ý nghĩa mang tính lịch sử, Kolbe đã giúp chúng ta tổng hợp được một trong hợp chất hữu cơ được ứng dụng nhiều nhất. Với axit axetic, chúng ta có thể sản xuất este, làm dung môi, sản xuất giấm và rất nhiều ứng dụng khác. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.