text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Meistera oligantha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Amomum oliganthum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực Sabah, Sarawak thuộc Malayasia, trên đảo Borneo. | 1 | null |
Wurfbainia palawanensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Adolph Daniel Edward Elmer mô tả khoa học đầu tiên năm 1915 dưới danh pháp "Amomum palawanense". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková & Axel Dalberg Poulsen phục hồi chi "Wurfbainia" và xếp nó trong chi này.
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có ở Palawan, Philippines. | 1 | null |
Lanxangia paratsao-ko là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong và Yong Mei Xia mô tả khoa học đầu tiên năm 1988 dưới danh pháp "Amomum paratsao-ko". Năm 2018, Mark Fleming Newman và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Lanxangia".
Tên gọi.
Tên gọi tiếng Trung 拟草果 (ni cao guo, nghĩ thảo quả, nghĩa đen là tựa như/phỏng theo thảo quả).
Phân bố và môi trường sống.
Loài này được tìm thấy tại các tỉnh và khu tự trị là Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam của Trung Quốc.
Môi trường sống là rừng, ở cao độ đến 1.600 m.
Mô tả.
Cây cao 1,5–3 m. Lá không cuống; bẹ lá màu xanh lục, có sọc dọc rõ nét; lưỡi bẹ màu ánh nâu, nguyên, dài 2,5–3 cm, dạng màng, nhẵn nhụi; phiến lá màu xanh lục mặt gần trục, màu xanh lục nhạt mặt xa trục, hình thuôn dài hẹp-mũi mác hoặc hình elip-mũi mác hẹp, 40-85 × 13–18 cm, nhẵn nhụi, đáy hình nêm hoặc thon nhỏ dần, đỉnh nhọn. Cành hoa 1 hoặc 2, hình đầu hoặc hình trứng-hình cầu, 4,5-6,5(-10) × 5–6 cm; cuống 2–4 cm, các bẹ hình vảy giống như da, nhẵn nhụi; lá bắc hình trứng hoặc hình elip, 4,5-6 × 5-5,5 cm, đỉnh tròn; lá bắc con màu trắng, hình ống, 3-3,2 cm, dạng màng, nhẵn nhụi, đỉnh 2 răng. Đài hoa màu trắng, hình chùy, 4-4,5 cm, dạng màng, nhẵn nhụi, đỉnh 3 răng. Tràng hoa màu trắng, nhẵn nhụi; ống tràng 3-3,5 cm; các thùy hình mác, gần đều, thùy trung tâm 2,5-3,3 × 0,9-1,1 cm, đỉnh không có mấu nhọn. Không có nhị lép ở bên. Cánh giữa môi dưới màu trắng, có nhiều đốm đỏ ở trung tâm, với các gân màu đỏ tỏa tia ở mép, hình elip hẹp, 3,2-4 × 2-2,3 cm, mép quăn. Nhị màu trắng; chỉ nhị khoảng 1 cm; bao phấn thẳng, khoảng 1,4 cm; phần phụ liên kết nguyên. Bầu nhụy màu trắng, nhẵn nhụi. Vòi nhụy trắng, thẳng, có lông tơ; đầu nhụy màu lục nhạt, có lông rung. Quả nang gần giống hình cầu. Ra hoa tháng 5. | 1 | null |
Sundamomum paucifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Amomum paucifolium" (in lỗi thành 'paucifloium' không có nghĩa, trong khi tính từ đúng là 'paucifolium' nghĩa là ít lá). Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và Mark Fleming Newman chuyển nó sang chi mới được mô tả là "Sundamomum".
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có ở Borneo (Sarawak). | 1 | null |
Etlingera pausodipsus là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann đặt tên khoa học đầu tiên là "Amomum pausodipsus" năm 1899, nhưng không kèm theo mô tả khoa học. Năm 1930, Ludwig Eduard Theodor Loesener chuyển nó sang chi "Geanthus" với danh pháp "Geanthus pausodipsus". Năm 2012, Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Etlingera".
Phân bố.
Loài này có tại miền bắc và miền trung Sulawesi. | 1 | null |
Amomum petaloideum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Paramomum petaloideum". Năm 1997, Te Ling Wu chuyển nó sang chi "Amomum".
Phân bố.
Loài này có ở Vân Nam, Trung Quốc và miền bắc Lào (tỉnh Luangnamtha). Tên gọi trong tiếng Trung là 宽丝豆蔻 (khoan ti đậu khấu), nghĩa là đậu khấu tơ rộng. Rừng thường xanh, trên đá vôi, rừng thưa, trên đồi dốc với đất lẫn đá, cao độ 447–452 m (1.466-1.811 ft).
Mô tả.
Cây thân thảo mọc thành cụm, cao ~2 m, 5–10 thân giả mỗi cụm; thân rễ đường kính ~1-1,5 cm, màu đỏ rồi xanh lục, xù xì; rễ cọc ~10-15 × 0,5 cm, màu nâu ánh đỏ sẫm; khoảng các giữa các thân giả ~10 cm, vảy hình ống, ít nhất là tại gốc, dài 1–2,5 cm, màu đỏ rồi nâu sẫm, như da, có sọc, mặt ngoài có lông, đỉnh nhọn. Thân giả với ~5–7 lá mỗi thân giả, hơi phình ra ở gốc, đường kính 1–1,5 cm, màu đỏ rồi xanh lục, có sọc, nhẵn nhụi, mặt ngoài có mắt lưới rõ rệt, mặt trong lục xám, nhẵn, bóng; lưỡi bẹ hình trứng, hai thùy, dài 0,5–1 cm, như da, mặt ngoài có lông, xù xì, đỉnh nhọn; cuống lá dài 5–15 cm, có rãnh, có sọc, nhẵn nhụi; phiến lá hình elip-thuôn dài, 25–80 × 9–15 cm, thô nhám, nhẵn nhụi, gốc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi, gân chính nổi rõ phía dưới, gân phụ nổi rõ cả hai mặt. Cụm hoa sinh ra gần gốc của thân giả, ~2–4 mỗi thân giả; phần mang hoa hình elipxoit, đường kính ~10 × 6 cm, chỉ 1 hoa nở một lúc; cuống cụm hoa ~5 × 1 cm, màu đỏ, có sọc, nhẵn nhụi; vảy từ hình trứng đến hình trứng rộng, 2–2,5 × 1–1,5 cm, màu ánh đỏ, như da cứng, có sọc, mặt ngoài xù xì, có lông, đỉnh nhọn, mép có lông rung; lá bắc rộng hình trứng, 3,5–4 × 1,8–2 cm, màu xanh lục ánh đỏ với rìa màu xanh lục, như da, có gờ, đối diện một hoa, nhẵn nhụi trừ mặt ngoài xù xì với lông ngắn phía trên, mặt trong có gờ, đỉnh nhọn với cựa dày, nhọn, dài ~0,3 cm, mép có lông rung về phía đỉnh, như giấy rồi rữa sớm; lá bắc con hình mác-thuôn dài, với một răng, 1,8–2 × 0,5 cm, màu nâu nhạt, có màng, mỏng và trong suốt, chỉ có lông ở đỉnh nhọn. Đài hoa hình ống, 3 răng, 2-2,2 × 0,2-0,5 cm, màu nâu nhạt, có màng, nhẵn nhụi trừ có lông ở trên; ống đài hoa dài ~1-1,2 cm; răng lớn hơn ~1 cm, răng ngắn hơn dài ~0,1 cm, đỉnh hình đuôi. Tràng hoa màu trắng ánh hồng, dài 3,5–4 cm, mặt ngoài xù xì với lông ngắn, mặt trong xù xì ở gốc, có lông măng ở trên, ống tràng hoa dài 2-2,2 cm; các thùy bên của tràng hoa 1,5 × 0,5–0,7 cm, có màng; thùy tràng hoa trung tâm 1,5 × 0,8–1 cm, có màng, đỉnh có nắp với cựa dày; cánh môi có vuốt, 2–2,5 × 1,5–2 cm, màu trắng trừ sọc trung tâm màu vàng và sọc gồm các chấm đỏ nhỏ ở gốc, các gân trong suốt tỏa ra tới mép, có màng với gờ trung tâm như da dày, nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn, mép gợn sóng; không nhị lép bên. Chỉ nhị dày, như da, dẹt, dài 0,5 cm, mặt xa trục nhẵn nhụi, mặt gần trục có lông, màu đỏ; bao phấn hình elipxoit, 0,5 × 0,5 cm, mặt xa trục nhẵn nhụi, mặt gần trục có lông, màu đỏ; mào bao phấn nguyên, nhọn, dài 0,3 cm, màu trắng, nhẵn nhụi. Đầu nhụy thuôn tròn, nhẵn nhụi, đỉnh nguyên; vòi nhụy nhẵn nhụi; các tuyến trên bầu thuôn dài, dài 0,3 cm, nhẵn nhụi; bầu nhụy đường kính 0,3 cm, nhẵn, có gờ hoặc có cánh ở đỉnh, nhẵn nhụi; noãn tròn, ~10 mỗi ngăn; không thấy quả và hạt.
Trong mô tả ban đầu về chi đơn loài "Paramomum", Tong (1985) đã so sánh chi mới của mình với "Costus". Tuy nhiên, kiểu phát triển và tất cả các đặc trưng của "P. petaloideum" liên kết nó với "Amomum". Là cây thân thảo mọc thành cụm với rễ cọc, lá xếp thành hai dãy, có mào bao phấn, đầu nhụy không phân nhánh. Các đặc trưng này đã khiến Wu (1997) công bố tổ hợp tên gọi mới trong "Amomum".
Các đặc điểm chẩn đoán chính của loài này là: có rễ cọc, chồi non màu ánh đỏ và có mắt lưới rõ rệt, cụm hoa sền sệt với các lá bắc hình trứng rộng, lá bắc như da có đỉnh nhọn với cựa dày và nhọn. "Amomum petaloideum" tương tự như "A. pierreanum" ở lá bắc của nó, nhưng có thể phân biệt rõ ràng bởi hoa màu trắng, chỉ nhị dày, như da, màu đỏ và mào bao phấn nhọn. | 1 | null |
Conamomum pierreanum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Amomum pierreanum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi mới phục hồi là "Conamomum".
Phân bố.
Loài này có tại Campuchia, Thái Lan. | 1 | null |
Meistera propinqua là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1905 dưới danh pháp "Amomum propinquum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có tại Philippines.
Mô tả.
Đầu hoa hình nón ngược. Cuống cụm hoa dài 7,6 cm (3 inch), mập. Cuống hoa có lông tơ, ngắn. Lá bắc phía dưới hình trứng, có lông tơ, dài 0,5 cm (0,2 inch). Lá bắc con hình ống, miệng không chẻ, dài 1,3 cm (0,5 inch), có lông tơ, chẻ ba, hai thùy hợp sinh gần như tới đỉnh. Ống đài hoa dài 1,3 cm (0,5 inch), nhẵn nhụi, 3 thùy, hai thùy hợp sinh gần như trên toàn bộ chiều dài của chúng, có mấu nhọn, có sống lưng ở đỉnh và có tơ cứng. Ống tràng hoa hình kèn, có lông tơ, các thùy thuôn dài, tù, thuôn tròn, dài 1,3 cm (0,5 inch). Nhị lép rất ngắn, hình giùi. Môi hình trứng ngược, dài 2,5 cm (1 inch), rộng, thanh trung tâm có các nhú nâng cao. Bao phấn thuôn dài, có tơ cứng ở rìa. Mô liên kết 3 thùy, thùy trên thuôn tròn, 2 thùy bên lớn, uốn ngược lại, rộng, thuôn dài, tù. Chỉ nhị thẳng, mỏng. Vòi nhụy rất thanh mảnh; đầu nhụy hình đầu. | 1 | null |
Amomum pterocarpum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được George Henry Kendrick Thwaites mô tả khoa học đầu tiên năm 1861.
Phân bố.
Loài này có trong các khu vực sườn đồi núi của các rừng thường xanh ẩm ướt, ở cao độ đến 1.200 m (4.000 ft) tại miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. | 1 | null |
Etlingera pilosa là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1909 dưới danh pháp "Amomum lepicarpum" var. "pubescens". Năm 1919, Adolph Daniel Edward Elmer nâng cấp nó thành loài với danh pháp "Hornstedtia pubescens". Năm 1923, Elmer Drew Merrill chuyển nó về chi "Amomum" với danh pháp là "Amomum pubescens". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và Docot R. V. A. chuyển nó sang chi "Etlingera" với tổ hợp tên gọi mới là "Etlingera pilosa", do danh pháp "Etlingera pubescens" đã dành cho loài ở Borneo từ năm 1986.
Phân bố.
Loài này có tại đảo Negros, Philippines. | 1 | null |
Etlingera pubimarginata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Adolph Daniel Edward Elmer mô tả khoa học đầu tiên năm 1919 dưới danh pháp "Amomum pubimarginatum". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Etlingera".
Phân bố.
Loài này có tại đảo Mindanao, Philippines. | 1 | null |
Epiamomum pungens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1985 dưới danh pháp "Amomum pungens". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới được mô tả là "Epiamomum".
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có ở Borneo (Sarawak). | 1 | null |
Amomum purpureorubrum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong và Yong Mei Xia mô tả khoa học đầu tiên năm 1988.
Phân bố.
Loài này có ở tây nam Vân Nam, Trung Quốc. Tên gọi trong tiếng Trung là 紫红砂仁 (tử hồng sa nhân), nghĩa là sa nhân đỏ tía. | 1 | null |
Amomum putrescens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Fang Ding (Phương Đỉnh) mô tả khoa học đầu tiên năm 1978.
Phân bố.
Loài này có ở miền nam khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Tên gọi trong tiếng Trung là 腐花豆蔻 (hủ hoa đậu khấu), nghĩa là đậu khấu hoa mục. | 1 | null |
Wurfbainia quadratolaminaris là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1989 dưới danh pháp "Amomum quadratolaminare". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková & Axel Dalberg Poulsen phục hồi chi "Wurfbainia" và xếp nó trong chi này.
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có tại miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Môi trường sống là rừng, ở cao độ đến 800 m. Tại đây nó được gọi là 方片砂仁 (phương phiến sa nhân), nghĩa đen là sa nhân phiến vuông.
Mô tả.
Cây cao 0,8-1,5 m. Lá không cuống; bẹ lá màu xanh lục, có sọc dọc rõ rệt; lưỡi bẹ nguyên, 2–3 mm, có lông tơ rậm; phiến lá hình mũi mác hẹp hoặc hình elip hẹp, 14-35 × 4-4,5 cm, nhẵn nhụi, đáy hình mũi mác hẹp, đỉnh hình đuôi-nhọn. Cụm hoa dạng bông, 1-3, hình đầu hoặc thuôn dài, đường kính 1,2–3 cm; cuống 0,8–4 cm, bẹ giống vảy màu đỏ, gần giống như da, mép có lông rung; lá bắc màu đỏ, hình trứng hoặc thuôn dài, 1,5-3,1 × 0,8-1,5 cm, gần giống như da, mép có lông rung; lá bắc con màu đỏ nhạt, khoảng 8 mm. Đài hoa màu đỏ nhạt với đáy trắng, dài bằng lá bắc con, đỉnh 2 rãnh. Ống tràng hoa màu trắng, có đốm đỏ ở đỉnh, dài bằng đài hoa, có lông tơ màu trắng nhạt; các thùy hình elip hẹp, khoảng 1,4 cm × 4 mm. Các nhị lép ở bên hình phiến hay hình vuông, khoảng 2 mm. Cánh giữa môi dưới màu trắng với dải màu vàng ở trung tâm và các đốm màu đỏ ở gốc, gần tròn, khoảng 1,5 × 1,8 cm, nhẵn nhụi, mép quăn. Chỉ nhị màu trắng, khoảng 5 mm; bao phấn hình elip, khoảng 6 mm; phần phụ liên kết 3 thùy, khoảng 4 × 8 mm, thùy trung tâm có khía tại đỉnh. Bầu nhụy rậm lông tơ màu nâu. Vòi nhụy màu trắng; đầu nhụy có lông rung. Ra hoa tháng 3. | 1 | null |
Amomum queenslandicum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1980.
Phân bố.
Loài này có New Guinea và bán đảo Cape York ở miền bắc Queensland, Australia. Môi trường sống ở cao độ từ gần mực nước biển đến 200 m (656 ft). Mọc ở những khu vực bị xáo trộn (đặc biệt là ven đường) ở vùng đất thấp hoặc rừng mưa hành lang. Người ta cho rằng loài này đang chịu suy giảm do tập tính kiếm ăn của lợn hoang ("Sus scrofa"). | 1 | null |
Amomum repoeense là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dựa theo mẫu vật số 625 do Jean Baptiste Louis Pierre thu thập tại Campuchia tháng 5 năm 1870.
Phân bố.
Loài này có ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam,
Loài ở miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tên gọi trong Flora of China là 吕氏砂仁 (lã thị sa nhân) có lẽ là "Amomum velutinum".
Mô tả.
Cây thân thảo mọc thành cụm cao 50–70 cm, 3-5 thân giả mỗi cụm, có mùi thơm; thân rễ đường kính 0,5–1 cm, màu đỏ đến nâu ánh đỏ; không có rễ cọc; khoảng cách giữa các thân giả khoảng 3–5 cm, vảy từ hình tam giác đến hình tam giác hẹp, dài 0,5–1 cm, màu nâu nhạt, xoắn ốc, như da, có sọc, nhẵn nhụi, đỉnh nhọn. Thân giả với khoảng 3-4 lá mỗi thân giả, hơi phình ra ở gốc, đường kính 1-1,5 cm, màu đỏ sau đó nâu, nhẵn nhụi, mặt ngoài có mắt lưới rõ nét, mặt trong nhẵn, bóng; lưỡi bẹ hình mũi mác, chẻ đôi, dài 2–4 cm, màu nâu nhạt, dạng giấy, mặt ngoài có lông măng, đỉnh nhọn; cuống lá xẻ rãnh, 15-25 x 0,3-0,5 cm, có sọc, nhẵn nhụi; phiến lá thuôn dài đến thuôn dài-elip, 32-45 x 7–12 cm, nhẵn nhụi, gốc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi ngắn, gân chính nổi rõ bên dưới, gân phụ nổi rõ hoặc chìm xuống.
Cụm hoa phát sinh từ gốc hoặc gần gốc, có 2-3 cụm hoa mỗi thân giả; phần mang hoa hình trứng, 5-7 x 3–5 cm, khoảng 6 hoa mở cùng một lúc; cuống 10-15 x 0,3-0,4 cm, màu nâu ánh đỏ, có sọc, nhẵn nhụi; vảy hình thuyền đến hình mũi mác, dài 1–4 cm, màu hồng sau đó chuyển thành nâu sẫm, như da, có sọc, mặt ngoài có lông măng, đỉnh dạng nắp có cựa ngắn; lá bắc hình trứng đến hình thuyền, 1,5-2,5 x 0,5–1 cm, màu nâu ánh hồng, như da cứng, có sọc, đối diện 2-3 hoa, mặt ngoài có lông măng, đỉnh nhọn, mép có lông rung; lá bắc con mở, hình tam giác rộng, 1,5-2 x 1 cm, màu nâu ánh đỏ, có màng, có sọc, mặt ngoài nhiều lông, đỉnh hình đuôi với cựa dày, mép có lông rung. Đài hoa hình ống, 3 răng, 1,8-2 x 0,4 cm, màu nâu nhạt ánh hồng, có màng, mặt ngoài nhiều lông; ống đài hoa dài 0,8–1 cm; răng dài 0,5 và 1 cm, đỉnh hình đuôi với cựa dài khoảng 0,2 cm, mép có lông rung.
Tràng hoa dài 2,8–3 cm, màu trắng, ống tràng dài 1,3-1,5 cm, như da, mặt ngoài nhiều lông, mặt trong từ nhiều lông đến có lông cứng; các thùy tràng ở bên 1,3-1,5 x 0,7-0,8 cm, có màng, mặt trên nhiều lông, mặt dưới nhẵn nhụi, đỉnh có nắp; thùy tràng trung tâm 1,3-1,5 x 0,8–1 cm, có màng, mặt trên nhiều lông, mặt dưới nhẵn nhụi, đỉnh có nắp với cựa dày; cánh giữa môi dưới có vuốt, chia 3 thùy, 3-4 x 2,3 cm, màu trắng với sọc trung tâm màu vàng viền bởi các chấm đỏ ở giữa và gân rõ ràng tỏa ra tới mép, như da, mặt gần trục nhiều lông, đỉnh thuôn tròn với 3 thùy, mép có màng, gợn sóng, nguyên; nhị lép ở bên hình tam giác, dài 0,2 cm, màu trắng. Chỉ nhị dẹt, dài 0,3 cm, màu trắng, mặt xa trục thô ráp, mặt gần trục nhiều lông; bao phấn thuôn dài, 0,9-1 x 0,3 cm, màu trắng, mặt xa trục nhiều lông; mào bao phấn 3 thùy, màu trắng, thuôn tròn, có màng, nhẵn nhụi. Đầu nhụy hình chén, nhẵn nhụi, đỉnh có lông rung; vòi nhụy có lông; các tuyến trên bầu thuôn dài, dài 0,3 cm, nhẵn nhụi; bầu nhụy 0,5 x 0,3 cm, có rãnh, nhiều lông; noãn tròn, khoảng 15 mỗi ngăn.
Cuống cụm quả 10-20 x 0,3 cm, màu đỏ, nhẵn nhụi; phần mang quả đối diện khoảng 10 quả, gộp nhóm ở đỉnh, kích thước 5-10 x 5 cm; quả hình cầu, đường kính 1–2 cm, màu hồng ánh trắng đến ánh đỏ, có 9 cánh, cánh rộng 0,2 cm, mép thẳng, nhẵn nhụi. Hạt hình cầu, dài 0,3 cm, nhẵn nhụi, khoảng 10-15 mỗi ngăn. | 1 | null |
Amomum robertsonii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1913.
Phân bố.
Loài này có ở các bang Nam Shan, Myanmar; trong rừng thông và rừng hỗn hợp, ở cao độ 1.350 m (4.430 ft). | 1 | null |
Epiamomum roseisquamosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Hidetoshi Nagamasu và Shoko Sakai mô tả khoa học đầu tiên năm 1996 dưới danh pháp "Amomum roseisquamosum". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới được mô tả là "Epiamomum".
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có ở Borneo (Sarawak). | 1 | null |
Lanxangia scarlatina là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Hse Tao Tsai (Thái Hi Đào) và Pei Shan Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 1979 dưới danh pháp "Amomum scarlatinum". Năm 2018, Mark Fleming Newman và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Lanxangia".
Tên gọi.
Tên tiếng Trung: 红花砂仁 (hồng hoa sa nhân).
Phân bố và môi trường sống.
Myanmar (Kachin), Trung Quốc (Vân Nam).
Môi trường sống là những nơi ẩm ướt, vệ đường; ở cao độ 900 m.
Mô tả.
Thân rễ có mùi thơm nồng. Cây cao 1,5-3 m. Lá không cuống hoặc gần như không cuống; lưỡi bẹ chẻ 2, 5-8 mm, có màng, nhẵn nhụi, các thùy tù ở đỉnh; phiến lá hình elip hẹp, 35-40 × 4-11 cm, nhẵn nhụi, đáy hình nêm, đỉnh nhọn. Cành hoa hình elipxoit, đường kính khoảng 4 cm; cuống khoảng 2,5 cm, các bẹ hình vảy dày dặc, giống da; lá bắc màu tía, hình mũi mác, chủ yếu nhọn đầu, xé rách khi khô; lá bắc con màu hồng với đỉnh màu nâu nhạt, hình ống, khoảng 4 cm × 8 mm, xẻ gần tới đáy ở 1 bên. Đài hoa màu hồng với đỉnh màu nâu nhạt, 2,7-3,2 cm × khoảng 5 mm, có lông tơ, đỉnh cụt hoặc 3 thùy không rõ nét. Ống tràng hoa màu trắng, bằng hoặc hơi dài hơn đài hoa một chút; thùy màu hồng, hình elip hẹp, khoảng 3 cm × 6-9 mm. Cánh giữa môi dưới với gân giữa màu vàng và các sọc màu tía ở mỗi bên, nhạt màu ở đỉnh, hình elip, khoảng 3,2 × 1,6 cm, đáy có lông nhung màu trắng, mép quăn, đỉnh có răng. Bao phấn 1-1,5 cm; phần phụ liên kết màu nâu nhạt, 3 thùy, các thùy bên thẳng, 5-7 mm. Bầu nhụy màu trắng có lông tơ. Tạo quả tháng 5. | 1 | null |
Meistera sceletescens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 dưới danh pháp "Amomum sceletescens". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có tại đảo Borneo, trong khu vực bao gồm Malaysia (Sabah), Brunei. | 1 | null |
Amomum schlechteri là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1904.
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở cao độ 700 m (2.300 ft) trên dãy núi Bismarck thuộc Kaiser-Wilhelmsland, nay là miền bắc Papua New Guinea. | 1 | null |
Amomum sericeum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. William Roxburgh (1751-1815) đặt tên khoa học cho loài này năm 1814, nhưng mô tả khoa học đầu tiên cho nó chỉ được công bố năm 1820; (in lại năm 1832).
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở Ấn Độ (Assam), Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam), Việt Nam. Tên gọi trong tiếng Trung là 银叶砂仁 (ngân diệp sa nhân). Môi trường sống là những nơi ẩm ướt trong rừng thường xanh vùng đất thấp đến núi cao, rừng hỗn hợp lá sớm rụng, trên đất đá ở cao độ 442–1.450 m (1.470-4.750 ft).
Nó có thể là một tổ hợp loài và mặc dù theo định nghĩa và giới hạn hiện tại thì nó có phạm vi sinh sống rất rộng và phổ biến, nhưng trong tương lai có thể được phân chia thành một số loài có phạm vi phân bố hạn chế hơn.
Mô tả.
Cây thân thảo mọc thành cụm, cao đến 1,5–2 m, 5–8 thân giả mỗi cụm; thân rễ đường kính ~2,5 cm, màu trắng sau nâu ánh đỏ, có mùi thơm; không rễ cọc; khoảng giữa các thân giả ~5 cm, vảy hình trứng đến hình thuyền, 1–2 × 1–1,5 cm, màu nâu sẫm rồi đen, dạng giấy, có sọc, nhẵn nhụi, mặt ngoài thô ráp, đỉnh nhọn. Thân giả với ~5–10 lá mỗi thân giả, nhỏ dần về phía đỉnh, hơi phình ra ở gốc, đường kính 0,5–2 cm, màu lục ánh đỏ rồi xanh lục, mặt ngoài có lông khi còn non, sau nhẵn nhụi, có sọc, thô ráp; lưỡi bẹ hình trứng đến hình mũi mác, hai thùy, dài 0,5–1 cm, màu ánh đỏ rồi xanh lục, như da, nhẵn nhụi, đỉnh nhọn; cuống lá có rãnh ở gốc và hình trụ ở đỉnh, 5–14 × 0,3–0,5 cm, có sọc, nhẵn nhụi; phiến lá thay đổi, các lá ở dưới hình trứng đến hình mũi mác, 15–60 × 6–9 cm, các lá phía trên thuôn dài đến hình elip-thuôn dài, 50–80 × 9–15 cm, mặt trên nhẵn nhụi, thô ráp, màu lục sẫm, bóng, mặt dưới có lông măng, màu trắng mượt như lụa với các lông mềm màu trắng, gốc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi dài, gân chính nổi rõ ở dưới, gân phụ lõm xuống. Cụm hoa sinh ra gần gốc hoặc từ gốc, 1–2(–5) cụm hoa mỗi chồi; phần mang hoa hình elipxoit, nhọn ở đỉnh, 5–10 × 4 cm, ~2 hoa nở cùng lúc; cuống 4 × 0,5–0,7 cm, màu ánh đỏ rồi nâu nhạt, có sọc, nhẵn nhụi; vảy từ hình trứng đến hình trứng rộng, 3–3,5 × 1–3 cm, màu nâu ánh đỏ rồi nâu, xếp 2 dãy, như da, có sọc, thô ráp, đỉnh nhọn đến có nắp với cựa ngắn, mép có lông rung đến nhẵn nhụi; lá bắc hình thuyền đến hình mũi mác, 5,5–6 × 1–3 cm, màu ánh đỏ rồi nâu nhạt, như da, nhẵn nhụi, bóng, có sọc, mục nát thành sợi vào thời gian hình thành quả, đối diện một hoa, đỉnh nhọn rồi hình chỉ, mép có lông rung đến nhẵn nhụi; lá bắc con hình ống, 1 răng, 2–2,2 × 0,5 cm, màu nâu nhạt, như da, nhẵn nhụi, ống lá bắc con dài 1,5–1,6 cm, răng dài 0,5 cm, đỉnh nhọn và có lông rung. Đài hoa hình ống, 3 răng, 3–3,3 × 0,4–0,5 cm, màu nâu nhạt, như da, có màng, nhẵn nhụi; ống đài hoa dài 1,5–2,2 cm; răng dài 0,5 và 1 cm, đỉnh có nắp đến nhọn với cựa nhỏ, có lông, mép có lông rung. Tràng hoa màu hồng ánh trắng, dài 5,5–6 cm, như da, nhẵn nhụi trừ mặt trong từ có lông đến có lông cứng và lông măng phía trên, ống tràng hoa dài 2,8–3 cm; các thùy tràng bên 2,8–3 × 0,6–0,7 cm, có màng, nhẵn nhụi, đỉnh có nắp với cựa ngắn; thùy tràng trung tâm 2,8–3 × 0,8–1 cm, có màng, nhẵn nhụi, đỉnh có nắp với cựa như da dày, dài, dài ~0,5 cm; cánh môi có vuốt, 3–3,2 × 2 cm, hợp sinh với chỉ nhị tạo thành ống dài ~0,2–0,3 cm phía trên điểm chèn của các thùy tràng hoa, màu trắng với sọc đỏ ở gốc, sọc trung tâm màu vàng ở đầu và các gân trong suốt tỏa ra tới rìa, có màng, có lông măng ở gốc và trung tâm của mặt gần trục, những chỗ khác nhẵn nhụi; nhị lép bên hình tam giác đến hình mũi mác, dài 0,2–0,6 cm, màu trắng, nhẵn nhụi, đỉnh nhọn. Chỉ nhị dẹt, dài 0,5–1 cm, màu trắng, nhẵn nhụi; bao phấn thuôn dài, 1–1,5 × 0,5 cm, mặt xa trục có lông với các lông ngắn, mặt gần trục màu trắng, nhẵn nhụi; mào bao phấn thuôn tròn, ba thùy khó thấy, rộng 0,3–0,4 cm, màu trắng, có màng, nhẵn nhụi. Đầu nhụy thuôn tròn, nhẵn nhụi, đỉnh có lông rung; vòi nhụy nhẵn nhụi; các tuyến trên bầu thuôn dài, dài 0,5–0,8 cm, nhẵn nhụi; bầu nhụy đường kính 0,4 cm; cuống dài ~0,5–1 cm, nhẵn, nhẵn nhụi; noãn hình cầu, ~20 mỗi ngăn. Cuống cụm quả 3–5 × 0,5 cm, màu nâu, nhẵn nhụi; phần mang quả hình cầu, đường kính 4 cm, đối diện ~15 quả mỗi chùm; quả hình cầu đến hình trứng ngược, thuỳ ở đỉnh, 1–1,5 × 0,6–1,5 cm, màu lục nhạt, nhẵn, nhẵn nhụi, cuống dài ~0,5 cm, nhẵn nhụi. Hạt hình cầu, đường kính 0,3 cm, nhẵn nhụi, ~15–20 hạt mỗi ngăn. Hạt không thơm. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 7-9. "2n" = 48. | 1 | null |
Amomum siamense là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Grant Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1912.
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở Doi Sootep, Chiang Mai, miền bắc Thái Lan. Môi trường sống là rừng rậm thường xanh, ở cao độ 1.200-1.650 m (3.940-5.410 ft). | 1 | null |
Sundamomum somniculosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shoko Sakai và Hidetoshi Nagamasu mô tả khoa học đầu tiên năm 1998 dưới danh pháp "Amomum somniculosum". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và Mark Fleming Newman chuyển nó sang chi mới được mô tả là "Sundamomum".
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có ở Borneo (Sabah, Sarawak). | 1 | null |
Conamomum spiceum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1922 dưới danh pháp "Amomum spiceum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi mới phục hồi là "Conamomum".
Phân bố.
Loài này có trong khu vực Malaysia bán đảo. | 1 | null |
Conamomum squarrosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1911 dưới danh pháp "Amomum squarrosum".. Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi mới phục hồi là "Conamomum".
Phân bố.
Loài này có trong khu vực Malaysia bán đảo. | 1 | null |
Wurfbainia staminidiva là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được J. Gobilik, Anthony L. Lamb và Axel Dalberg Poulsen mô tả khoa học đầu tiên năm 2004 dưới danh pháp "Amomum staminidivum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková & Axel Dalberg Poulsen phục hồi chi "Wurfbainia" và xếp nó trong chi này.
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có tại đảo Borneo. | 1 | null |
Etlingera stenophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Amomum stenophyllum". Năm 2012, Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Etlingera".
Phân bố.
Loài này có tại miền bắc đảo Sulawesi. | 1 | null |
Amomum subcapitatum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Yong Mei Xia mô tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Phân bố.
Loài này có ở Trung Quốc, Myanmar. Plants of the World Online hay Lamxay và Newman (2012) cho rằng loài này cũng có ở Lào, Thái Lan, Việt Nam, nhưng có thể đây chỉ là sự nhầm lẫn với "Amomum velutinum". | 1 | null |
Amomum subulatum, là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. William Roxburgh (1751-1815) đặt tên khoa học cho loài này năm 1814, nhưng mô tả khoa học đầu tiên cho nó chỉ được công bố năm 1820; (in lại năm 1832). Tên khoa học kèm hình minh họa cho loài được in tại trang 277 phần 3 Quyển III Sách "Plants of the Coast of Coromandel" của William Roxburgh năm 1819.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ (Arunachal Pradesh, Assam, Bihar, Meghalaya, Mizoram, Nagaland, Sikkim, Tây Bengal), Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Nepal, Trung Quốc (Quảng Tây, Tây Tạng, Vân Nam). Môi trường sống là rừng rậm, ở cao độ 300-1.300 m.
Mô tả.
Cây cao 1–2 m. Lưỡi bẹ 3–4 mm, dạng màng, đỉnh thuôn tròn, có khía; cuống lá không có hoặc gần như vậy trên các lá gần, 1–3 cm trên các lá xa; phiến lá thuôn dài-hình mũi mác, 25-60 × 3,5–11 cm, nhẵn nhụi, đáy tròn hoặc hình nêm, đỉnh có chóp nhọn dài. Cụm hoa dạng bông gần giống hình con quay, đường kính khoảng 5 cm; cuống 0,5-4,5 cm, bẹ giống vảy màu nâu; lá bắc màu đỏ nhạt, hình trứng, khoảng 3 cm, đỉnh tù với mũi nhọn dạng sừng; lá bắc con hình ống, khoảng 3 cm, đỉnh nhọn, có khía. Đài hoa nhẵn nhụi, 3 khe đến giữa; các thùy hình giùi. Ống tràng hoa dài bằng đài hoa; các thùy màu vàng, thùy trung tâm hình giùi ở đỉnh. Các nhị lép ở bên màu đỏ, hình giùi, khoảng 2 mm. Cánh giữa môi dưới có gân giữa màu vàng, thuôn dài, khoảng 3 cm, có lông tơ màu trắng, các gân nổi rõ, đỉnh cuốn trong. Chỉ nhị khoảng 5 mm; bao phấn khoảng 1 cm; phần phụ liên kết hình elip, nguyên, khoảng 4 mm. Quả nang màu tía hoặc nâu đỏ, hình cầu, đường kính 2-2,5 cm, với 10 cánh lượn sóng, đỉnh với đài hoa bền. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 6-9. "2n" = 48.
Tên gọi.
Tại Trung Quốc nó được gọi là 香豆蔻 (hương đậu khấu), nghĩa đen là đậu khấu thơm. | 1 | null |
Wurfbainia testacea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Amomum testaceum". Năm 2018 Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Wurfbainia".
Phân bố.
Loài này có tại Borneo, Malaysia bán đảo, Thái Lan, Trung Quốc (trung nam, đông nam), Việt Nam.
Tên gọi.
Tại Việt Nam nó được gọi là bạch đậu khấu.
Mô tả.
Thân cao khoảng 3,66 m (12 ft), hình dùi cui ở gốc, mập. Lá hình mũi mác nhọn đầu thu hẹp dần về phía đáy, dài hơn 61 cm (2 ft) và rộng 10 cm (4 inch), nhẵn nhụi; lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa hình bông, một vài bông, hình trụ hoặc hình thoi dài 7,6-10 cm (3-4 inch) trên các cuống dài 15 cm (6 inch) được bao phủ trong các bẹ màu xanh lục. Lá bắc có sọc, dạng giấy, màu nâu nhạt, thuôn dài, gần nhọn, dài 4 cm (1,5 inch), rộng 1,3 cm (0,5 inch) có lông tơ mịn như luạ. Lá bắc con hình ống màu nâu vàng, 2 thùy, dài 1,3 cm (0,5 inch). Đài hoa màu nâu vàng, 3 thùy, các thùy thuôn tròn, mịn như luạ. Ống tràng hoa dài hơn một chút, các thùy thuôn dài thẳng, màu trắng, tù, dài 1,3 cm (0,5 inch). Môi hình thìa, nguyên, dài hơn cánh hoa một chút, màu trắng, đỉnh màu vàng, có một vạch carm ngắn ở đáy ở mỗi bên, thanh trung tâm dày lên. Nhị lép thuôn dài, cắt cụt, màu vàng da bò. Chỉ nhị rộng, rộng hơn bao phấn, bao phấn ngắn, dày và các góc trên vuông tạo hình tù thuôn dài, mào nguyên, thuôn dài, tù, uốn ngược. Vòi nhụy dày lên phía trên bao phấn. Đầu nhụy rất lớn, thuôn dài, to hơn nhiều so với mào, bầu nhụy mịn như lụa. Selangor, hang động Kwala Lumpur (8173) Pulau Tioman. Một loại cây xỉn màu với các lá bắc màu nâu vàng nhạt và hoa màu trắng không rõ nét. Ra hoa tháng 12. | 1 | null |
Lanxangia thysanochilila là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong và Yong Mei Xia mô tả khoa học đầu tiên năm 1988 dưới danh pháp "Amomum thysanochililum". Năm 2018, Mark Fleming Newman và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Lanxangia".
Tên gọi.
Tên gọi tiếng Trung là 梳唇砂仁 (shu chun sha ren, sơ thần sa nhân, nghĩa đen là sa nhân môi lược).
Phân bố và môi trường sống.
Loài này được tìm thấy tại miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Môi trường sống là rừng, ở cao độ đến 800 m.
Mô tả.
Cây cao 1,5-3 m. Lá không cuống; bẹ lá có sọc rõ nét, màu đỏ ở lá sát gốc; lưỡi bẹ màu ánh nâu, nguyên, 1-1,5 cm, màng, nhẵn nhụi; phiến lá thuôn dài-hình mác, 50-60 × 7-10 cm, nhẵn nhụi, đáy hình nêm, đỉnh hình đuôi dài. Cành hoa gần giống hình đầu, 4,5-5 × 5-6 cm; cuống 2-7 cm, các bẹ giống như vảy màu đỏ nhạt; lá bắc hình trứng-hình tròn hoặc hình trứng, 4,5-5 × 3,5-4 cm; lá bắc con màu đỏ ánh tía với đỉnh màu ánh nâu, hình ống, khoảng 3 cm. Đài hoa màu đỏ ánh tía nhạt, khoảng 3,2 cm, hơi có lông, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa màu hơi vàng, khoảng 2,5 cm, nhẵn nhụi; các thùy màu đỏ ánh tía nhạt, thẳng, dài 2,5-3 cm. Không có nhị lép ở bên. Cánh giữa môi dưới màu vàng với 2 sọc đỏ từ tâm đến gốc, hình trứng ngược, 3,8-4,2 × 2-2,1 cm, đáy thon nhỏ dần, rìa phía xa có lông. Chỉ nhị khoảng 8 mm; bao phấn màu trắng, thẳng, khoảng 1,4 cm; phần phụ liên kết màu trắng, nguyên. Bầu nhụy hơi có lông. Ra hoa tháng 4. | 1 | null |
Sa nhân tomre (danh pháp khoa học: Meistera tomrey) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Amomum tomrey". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. | 1 | null |
Amomum trianthemum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann công bố danh pháp hai phần (nhưng không kèm mô tả khoa học) lần đầu tiên năm 1899.
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở miền bắc đảo Sulawesi, Indonesia. | 1 | null |
Meistera trichostachya là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được George Henry Kendrick Thwaites đề cập năm 1861 như là var. β (C. P. 3704) của "Amomum fulviceps". Năm 1892, Arthur Hugh Garfit Alston nâng cấp nó thành loài khác biệt và đưa ra mô tả khoa học đầu tiên dưới danh pháp "Amomum ciliatum". Tuy nhiên, danh pháp này là không hợp lệ ("nomen ilegitimum"), do nó đã được Carl Ludwig Blume sử dụng từ năm 1827 để chỉ một loài khác trên thực tế không có ở Sri Lanka (danh pháp chính thức hiện tại là "Meistera aculeata").
Năm 1931, Arthur Hugh Garfit Alston đặt tên và hợp lệ hóa cho loài ở Sri Lanka này là "Amomum trichostachyum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có tại Sri Lanka. | 1 | null |
Lanxangia tuberculata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Ding Fang mô tả khoa học đầu tiên năm 1978 dưới danh pháp "Amomum tuberculatum". Năm 2018, Mark Fleming Newman và Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi mới thiết lập là "Lanxangia".
Tên gọi.
Tên gọi tiếng Trung là 德保豆蔻 (Đức Bảo đậu khấu), lấy theo tên huyện Đức Bảo, địa cấp thị Bách Sắc, khu tự trị Quảng Tây.
Phân bố và môi trường sống.
Loài này được tìm thấy tại khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.
Môi trường sống là rừng, ở cao độ đến 1.500-1.600 m.
Mô tả.
Cây cao 70–80 cm. Lưỡi bẹ nguyên, 2–5 mm; cuống lá đến 3 cm; phiến lá hình trứng hoặc hình mũi mác, 5-45 × 2,5–8 cm, nhẵn nhụi, đáy thuôn tròn hoặc hình nêm, đỉnh hình đuôi. Cành hoa hình trứng ngược, khoảng 30 hoa; cuống ôm sát mặt đất, 1,5-7,5 cm; lá bắc màu đỏ, hình mũi mác, 3,3-3,9 × 0,8-1,2 cm; lá bắc con màu đỏ với đỉnh ánh vàng, hình ống, khoảng 2 cm. Đài hoa màu đỏ, đỉnh hơi vàng, dài 2,7–3 cm, xẻ 1 bên, đỉnh 2-3 răng. Ống tràng hoa 2,3-2,5 cm; các thùy thuôn dài, khoảng 3 cm × 6–7 mm, thùy trung tâm màu vàng với các đốm màu tía, rộng 1-1,2 cm. Không có nhị lép ở bên. Cánh giữa môi dưới có gân màu đỏ ở mỗi bên của gân giữa, hình trứng ngược, 2,8-3,2 × 1,5-1,7 cm, rậm mấu về phía họng, phần gốc hợp sinh với chỉ nhị tạo thành ống khoảng 3 mm, mép phía xa quăn, đỉnh nguyên. Chỉ nhị khoảng 1,1 cm; phần phụ liên kết màu hơi vàng, 3 thùy, thùy trung tâm 6-7 × 5–7 mm. Quả nang gần hình cầu, đường kính 1,2-1,7 cm, 3 góc không rõ nét. Ra hoa tháng 5, tạo quả tháng 9. | 1 | null |
Sa nhân trứng hay sa nhân dương xuân (danh pháp khoa học: Wurfbainia uliginosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Johann Gerhard Koenig mô tả khoa học đầu tiên năm 1783 dưới danh pháp "Amomum uliginosum". Năm 1792, Paul Dietrich Giseke thiết lập chi "Wurfbainia" và chuyển "Amomum uliginosum" sang chi này. Tuy nhiên, cho tới năm 2018 thì "Wurfbainia" chỉ được coi là một phần của "Amomum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková & Axel Dalberg Poulsen lại xếp nó vào trong chi "Wurfbainia" mới phục hồi này.
Phân bố.
Plants of the World Online cho rằng loài này có tại Campuchia, Indonesia (Sumatra), Lào, Malaysia bán đảo, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Cao độ sinh sống 30-1.550 m (100-5.085 ft).
Mô tả.
Địa thực vật cao 2–3 m, có chồi đài. Lá có phiến xoan thon, dài 30–35 cm; mép nguyên, cao 3–4 mm; bẹ có sọc. Phát hoa ở đất 2, có lông, cao 6–15 cm; lá hoa cao 18 mm; đài có 3 răng; vành có ống cao hơn đài, tai trắng hẹp; môi 11 x 9 mm; noãn sào đầy lông. Nang hình cầu, to 1,5 cm, có vảy cao, đơn và chẻ hai. Định Quán, Phú Quốc; III, 8. | 1 | null |
Conamomum utriculosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1899.
Năm 1950, Richard Eric Holttum chuyển nó sang chi "Amomum". Năm 2018, de Boer "et al." phục hồi chi "Conamomum" và chuyển nó về lại chi này.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực từ Malaysia bán đảo đến Sumatra (quần đảo Riau). | 1 | null |
Meistera vermana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Sunil Tripathi và Ved Prakash mô tả khoa học đầu tiên năm 2000 dưới danh pháp "Amomum vermanum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực Meghalaya, bang Assan, đông bắc Ấn Độ. | 1 | null |
Meistera verrucosa là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1989 dưới danh pháp "Amomum verrucosum". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và Việt Nam. Môi trường sống là rừng; ở cao độ khoảng 800 m.
Mô tả.
Cây cao 3-3,5 m. Bẹ lá có sọc; lưỡi bẹ 1-1,5 cm, rậm lông nhung màu nâu, đỉnh xén cụt; cuống lá 1-1,5 cm; phiến lá hình elip hẹp hoặc hình mũi mác hẹp, 40-50 × 9–12 cm, mặt xa trục có lông thưa, trừ lông màu trắng dày đặc dọc theo gân giữa, đáy hình nêm, mép dày lông rung, đỉnh nhọn hoặc hình đuôi-nhọn. Cụm hoa dạng bông hình đầu hoặc hình trứng, khoảng 9,5 x 8,5 cm; cuống có nhiều lông nhung màu nâu, thuôn dài ra sau khi nở hoa; lá bắc hình gần elip, 3,5-4 × 2,3-2,5 cm; lá bắc con hình ống, 1,7-2,5 cm, có lông tơ. Đài hoa màu ánh trắng, 2,5–3 cm, có lông tơ, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa 2-2,2 cm, đỉnh màu da cam với các gân màu đỏ; các thùy màu ánh vàng, thùy trung tâm có gân màu đỏ, gần tròn, 2,5-2,8 × 2,2-2,5 cm, các thùy bên không có gân màu đỏ, hẹp hơn thùy trung tâm. Nhị lép ở bên màu ánh vàng, hình giùi, khoảng 6 mm. Cánh giữa môi dưới màu vàng với các đốm và gân màu đỏ, hình bán nguyệt, 3-3,5 × 3,5–4 cm. Nhị khoảng 2,5 cm; bao phấn thẳng, khoảng 1,5 cm; phần phụ liên kết màu vàng, hơi xẻ 3 thùy. Quả nang màu tía đen, hình cầu, đường kính khoảng 3,5 cm, có nhánh, gai mềm 3–5 mm. Hạt màu nâu đen, hình elipxoit rộng, khoảng 4 x 3 mm; áo hạt màu trắng. Ra hoa tháng 6.
Tên gọi.
Tại Trung Quốc, người ta gọi nó là 疣子砂仁 (vưu tử sa nhân, nghĩa đen là sa nhân có bướu). | 1 | null |
Meistera vespertilio là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1902 dưới danh pháp "Amomum vespertilio". Mẫu định danh loài số 4209 do B. Balansa thu thập tại núi Ba Vì tháng 8 năm 1887.
Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực miền bắc Việt Nam.
Mô tả.
Bụi to, cao cả mét. Lá có phiến tròn dài bầu dục, to 60 x 14–16 cm, không lông, cưng cứng, bìa dày, có lông; cuống dài 2 cm; be đo đỏ; mép dài, cao 12 mm. Phát hoa ở đất, trên cọng 10 cm; lá hoa thon, cao 25–30 mm; ống đài 3 mm, có lông; ống vành 1 cm, trên là một phiến 3 thùy; bao phấn có sống tam giác; môi lõm, dài 2 cm, đáy có 2 răng (tiểu nhụy lép); noãn sào có lông.
Tên gọi.
Các tên gọi trong tiếng Việt bao gồm: Sa nhân thầu dầu, sẹ đất, thiều đất, riềng dơi, sa nhân lớn, nghiêu đin (tiếng Tày). | 1 | null |
Amomum warburgii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1904. Năm 1899, tác giả này đề cập tới nó như là "Costus warburgii" nhưng không có mô tả kèm theo.
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở miền nam đảo Mindanao, Philippines. | 1 | null |
Conamomum xanthophlebium là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Gilbert Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1892 dưới danh pháp "Amomum xanthophlebium". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi mới phục hồi là "Conamomum".
Phân bố.
Loài này có trong khu vực Malaysia bán đảo, đông bắc và tây miền trung Sumatra, Borneo (Sarawak). | 1 | null |
Amomum yingjiangense là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong và Yong Mei Xia mô tả khoa học đầu tiên năm 1988.
Phân bố.
Loài này có thể được tìm thấy ở miền tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và tại bang Kachin, Myanmar.
Tên gọi trong tiếng Trung là 盈江砂仁 (Doanh Giang sa nhân), nghĩa đen là sa nhân Doanh Giang, theo địa danh nơi nó được tìm thấy đầu tiên.
Mô tả.
Cây thân thảo mọc thành cụm, cao 1–1,5 m, 3–7 thân giả mỗi cụm. Thân giả 2-7 lá trên mỗi thân giả, phình to và có màu vàng ánh nâu ở gốc, màu vàng ánh lục về phía đỉnh; lưỡi bẹ hình trứng, nguyên, đỉnh thuôn tròn, đôi khi cắt cụt hoặc có đầu cụt do dễ gãy, dài 5-13 mm, rậm lông tơ màu ánh nâu; cuống lá từ không có đến dài tới 4 cm, rậm lông tơ màu ánh nâu; phiến lá mặt gần trục màu lục sẫm, mặt gần trục màu lục, hình elip đến hình elip hẹp, 35-65 × 5-11 cm, mặt gần trục có lông tơ, mặt xa trục rậm lông tơ màu ánh nâu, đáy hình nêm hoặc thu nhỏ dần, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa ở gốc, dài 10-17 cm, sinh ra từ thân rễ, 1 cụm hoa trên mỗi thân giả, cuống ngắn, 2-4 cm, màu nâu ánh đỏ, phần mang hoa hình trứng ngược, ~11 × 10 cm, lá bắc vô sinh hình trứng, 2,5-5,5 × 2,0 - 4,5, màu nâu ánh đỏ, dày thịt, dễ vỡ; lá bắc con, không hình ống, hình mũi mác, 3,0-3,5 × 0,5-0,8 cm, màu nâu ánh đỏ, dày thịt, dễ vỡ, đối diện 1–2 hoa. Hoa 5–6 cm, màu trắng hoặc cam ánh hồng. Đài hoa hình ống, 2,3-3,0 × 0,5-0,9 cm, đỉnh 3 răng, dạng màng, màu trắng hoặc cam ánh hồng, có lông tơ. Ống hoa dài 2,3–2,7 cm, rộng khoảng 0,5 cm tại miệng, màu trắng hoặc cam ánh hồng, có lông tơ; thùy tràng hoa ở lưng thuôn dài, 2,2–2,5 × 0,8–1,0 cm, màu trắng hoặc cam ánh hồng, có nắp ở đỉnh, tù, có lông rung; các thùy tràng bên thuôn dài, 2,0–2,5 × 0,5–0,8 cm, màu trắng hoặc cam ánh hồng, đỉnh thuôn tròn, có lông rung. Cánh môi tỏa rộng, hình trứng ngược, màu trắng hoặc cam ánh hồng với sọc ánh đỏ (bởi các chấm màu ánh đỏ) tỏa tia về phía đỉnh, 2,5–3,0 × 1,5–2,0 cm, đỉnh ba thùy hoặc ba thùy khó thấy, mép quăn hoặc có khía, gân nổi rõ, mặt gần trục nhiều lông ở đáy. Nhị lép bên hình trứng, đôi khi có khía, mặt gần trục màu ánh đỏ, mặt xa trục màu trắng hoặc cam ánh hồng, 5–7 mm. Nhị dài 2,0–2,3 cm, chỉ nhị ~8 × 3 mm, màu trắng hoặc cam ánh hồng, có lông tơ, phần phụ liên kết có lông tơ, màu trắng hoặc cam ánh hồng, mô vỏ bao phấn thuôn dài, dài ~1,0 cm, màu vàng ánh nâu, nứt dọc theo toàn bộ chiều dài của nó, mào bao phấn hình thận hoặc ba thùy khó thấy, ~7 × 3 mm, đỉnh có khía tai bèo hoặc nguyên, màu trắng hoặc cam ánh hồng, có màng. Tuyến trên bầu 2, hình trụ, ~4 x 1 mm, màu kem, nhẵn nhụi. Bầu nhụy hình elipxoit, ~5 x 3 mm, màu nâu ánh đỏ, nhẵn nhụi; vòi nhụy dài ~5,0 cm, màu trắng, nhẵn nhụi; đầu nhụy hình chén, màu nâu ánh đỏ, miệng có lông rung. Không thấy quả nang. | 1 | null |
Meistera yunannensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 dưới danh pháp "Amomum yunnanense". Năm 2018, Jana Leong-Škorničková và Mark Newman chuyển nó sang chi "Meistera" mới được phục hồi.
Phân bố.
Loài này có trong khu vực từ Myanmar (Sangaing) tới Đức Hoành, Vân Nam, Trung Quốc. Môi trường sống là rừng; ở cao độ đến 1.200 m.
Mô tả.
Cây cao 1-1,5 m, gốc có bẹ màu đỏ nhạt. Bẹ lá màu xanh lục, có sọc dọc, nhẵn nhụi; lưỡi bẹ màu xanh lục, nguyên, khoảng 4 mm, giống như da, mép có lông rung; cuống lá khoảng 4 mm; phiến lá hình trứng ngược-hình mác ngược hoặc hình elip-hình mũi mác, 18-30 × 6–9 cm, nhẵn nhụi, đáy thuôn tròn, đỉnh nhọn hoặc hình đuôi. Cụm hoa dạng bông gần thuôn dài, khoảng 8 × 3,5 cm; cuống dài 13–15 cm, bẹ giống vảy màu đỏ nhạt, trắng; lá bắc ngoài phân hủy khi nở hoa, lá bắc trong hình mác ngược hẹp, 3,5-4,5 cm × 7–8 mm; lá bắc con màu đỏ nhạt, hình ống, khoảng 1 cm, nhẵn nhụi, đỉnh có khía. Hoa màu trắng. Đài hoa 1,5–2 cm, đỉnh 3 răng tù; răng màu đỏ, có lông rung. Ống tràng hoa dài bằng đài hoa, nhẵn nhụi; thùy trung tâm hình elip, các thùy bên thuôn dài, 1,4-1,6 cm × 6–9 mm. Không có nhị lép ở bên. Cánh giữa môi dưới hình tròn rộng, 1,4-1,6 cm, đáy co lại thành vuốt, đỉnh có khía. Chỉ nhị khoảng 5 mm; bao phấn khoảng 8 mm; phần phụ liên kết nguyên. Bầu nhụy rậm lông tơ màu trắng. Quả nang (chưa trưởng thành) màu đỏ, hình cầu, đường kính khoảng 1,2 cm, có gai mềm 1–2 mm. Tạo quả tháng 7.
Tên gọi.
Tại Trung Quốc người ta gọi nó là 云南砂仁 (yun nan sha ren, Vân Nam sa nhân). | 1 | null |
Boesenbergia albolutea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Gilbert Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1894 dưới danh pháp "Gastrochilus albo-luteus" (in là "Gastrochilus albo-lutens", nhưng điều này có thể chỉ là lỗi chính tả do "alboluteus" / "albo-luteus" trong tiếng Latinh nghĩa là màu vàng nghệ ánh trắng, trong khi "albolutens" / "albo-lutens" là vô nghĩa). Năm 1913, Friedrich Richard Rudolf Schlechter chuyển nó sang chi "Boesenbergia" với danh pháp tổ hợp là "Boesenbergia albo-lutea" (= "Boesenbergia albolutea"). Tuy nhiên, hiện tại cả IPNI và ZRC đều sử dụng danh pháp "Boesenbergia albolutens".
Mẫu định danh.
Mẫu định danh: "Man E.H. s. n."; là cây trồng tại Kew thu thập ngày 26 tháng 6 năm 1894, barcode: K000640518; nguyên là cây thu thập năm 1889 từ quần đảo Andaman và gửi về Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew.
Phân bố.
Loài bản địa quần đảo Andaman, Ấn Độ. Môi trường sống không rõ (khoảng 6-7 lần cố gắng kiếm lại loài này trong giai đoạn 1998-2018 đều không thành công), nhưng cao độ không quá 730 m. Schlechter cho rằng loài này có ở Selangor, nhưng điều này có lẽ là không chính xác.
Mô tả.
Năm 1890 Baker ghi nhận "Gastrochilus" là danh từ giống cái, giống như Wallich (1829) và Kuntze (1891); nhưng trong bài viết năm 1894 thì ông cho rằng nó là danh từ giống đực, khi viết "G. pulcherrimus" và "G. longiflorus".
Tương tự về kiểu phát triển như "G. pulcherrimus" và "G. longiflorus", nhưng hoa nhỏ hơn, với cánh môi phẳng màu trắng, gờ màu vàng tươi. Lá 2 tới thành chùm, cuống lá thẳng đứng, xẻ rãnh sâu, dài 7,5–10 cm; phiến lá tỏa ngang, thuôn dài, nhẵn nhụi, dài 10–13 cm, mặt màu xanh lục sẫm, gờ màu ánh trắng, lưng màu xanh lục nhạt. Hoa 2 tới 3 tới thành chùm, mọc từ thân rễ, giữa các cuống lá. Ống tràng màu trắng, hình trụ, dài 3,8 cm; 3 thùy, đứng ở phía trước, hình mác, màu trắng. Các nhị lép phía trên ngắn hơn thùy tràng hoa; cánh môi phía dưới phẳng, rộng, thuôn dài, dài 1,9 cm, rộng 1,3 cm, màu trắng, với gờ trung tâm màu vàng tươi và các gân màu tía mờ nhạt. Nhị và vòi nhụy ngắn hơn thùy tràng hoa. | 1 | null |
Boesenbergia albomaculata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Tong Shao Quan (童绍全, Đồng Thiệu Toàn) mô tả khoa học đầu tiên năm 1986. Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là 白斑凹唇姜 (bạch ban ao thần khương), nghĩa là gừng cánh môi lõm đốm trắng.
Mẫu định danh.
Mẫu định danh: "S.Q.Tong & W.D.Liao 24852"; thu thập ngày 4 tháng 8 năm 1983 ở cao độ 800 m, trong rừng ẩm ướt, hương Đồng Bích Quan (铜壁关), huyện Doanh Giang, châu tự trị Đức Hoành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Mẫu holotype lưu giữ Vườn Thực vật Nhiệt đới Tây Song Bản Nạp, Vân Nam (YNTBI / HITBC).
Từ nguyên.
Tính từ định danh "albomaculata" là tiếng La tinh, bao gồm "albo" (bắt nguồn từ "albus") nghĩa là màu trắng và "maculatus" (giống cái: "maculata", giống trung: "maculatum") nghĩa là lốm đốm, đốm, vết; ở đây để nói tới các đốm màu trắng của cánh môi màu đỏ của loài này.
Phân bố.
Loài này có tại miền bắc Myanmar (bang Kachin) và tây nam Trung Quốc (miền tây tỉnh Vân Nam). Môi trường sống là rừng ẩm ướt, đặc biệt gần các con suối, ở cao độ khoảng 800 m.
Mô tả.
Cây thảo mọc thẳng đứng. Thân rễ màu trắng, hầu như không thơm. Lá 1-3, thường 1; cuống lá màu ánh xanh lục hoặc đỏ ánh tía nhạt, dài 24-30 cm; bẹ lá nhẵn nhụi, có sọc dọc; phiến lá hình trứng, 23-40 × 12-16 cm, đáy hình nêm, đỉnh nhọn thon, mặt gần trục màu xanh lục sẫm, mặt xa trục màu đỏ ánh tía. Cụm hoa đầu cành trên thân giả, xuất hiện từ giữa các bẹ lá ở đỉnh, 6-8 hoa, dài 7-8 cm, rộng 1,2-1,4 cm; cuống cụm hoa màu đỏ nhạt, với các bẹ không phiến lá bao quanh; lá bắc màu đỏ, hình trứng, 2-2,5 × 1,2-1,4 cm, thưa lông tơ, đỉnh nhọn thon, đỡ 1 hoa; lá bắc con màu đỏ, hình ống, dài 1,2-1,5 cm, đường kính ~0,5 cm, chẻ một bên tới đáy. Hoa màu trắng, nhẵn nhụi. Đài hoa màu đỏ nhạt, dài 6-7 mm, đường kính ~2 mm, đỉnh 2 răng. Ống tràng màu trắng, dài 2,8-3 cm, họng màu đỏ rậm lông tơ trắng; 3 thùy dài bằng nhau; thùy tràng giữa hình elip, rộng 0,8-0,85 cm; các thùy tràng bên rộng 0,7-0,75 cm. Các nhị lép bên gần thuôn tròn, dài ~1 cm, rộng ~1,05 cm. Cánh môi với đáy màu trắng và các sọc màu ánh trắng từ giữa tới đỉnh màu đỏ, hình túi, ~2,5 × 1,6-1,7 cm, mép khía tai bèo không đều. Nhị nhẵn nhụi, dài ~1 cm; chỉ nhị màu trắng, dài ~5 mm; mô vỏ bao phấn ~5 mm, các ngăn nứt theo chiều dọc; mô liên kết ở mào hầu như không thuôn dài. Bầu nhụy hình elip, 3 ngăn, ít noãn; vòi nhụy màu trắng, thẳng; đầu nhụy nhẵn nhụi; các tuyến thẳng, dài ~4 mm. Quả non màu xanh lục.
Tương tự như "B. flavorubra", nhưng khác ở chỗ lá hình trứng, cánh môi nguyên, mô liên kết ở mào hầu như không thuôn dài. | 1 | null |
Boesenbergia longiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1829 dưới danh pháp "Gastrochilus longiflora" (danh pháp chính xác là "Gastrochilus longiflorus" do "Gastrochilus" là danh từ giống đực). Năm 1891, Carl Ernst Otto Kuntze thiết lập chi "Boesenbergia" và chuyển nó sang chi này.
Phân bố.
Loài này có tại nam và tây nam Myanmar cũng như du nhập vào Bangladesh.
Lưu ý.
Mô tả loài tại Flora of China không giống với mô tả của Nathaniel Wallich cho "Gastrochilus longiflora", mà giống với mô tả của Alexander von Lingelsheim và Alexandru Borza cho "Kaempferia fallax". | 1 | null |
Bồng nga truật, cam địa la, lưỡi cọp, ngải bún hay củ ngải (danh pháp khoa học: Boesenbergia rotunda) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Curcuma rotunda". Năm 1958, Rudolf Mansfeld chuyển nó sang chi "Boesenbergia".
Phân bố.
Loài này phân bố rộng trong khu vực như miền nam tỉnh Vân Nam (Tây Song Bản Nạp), Đông Dương, Java, Malaysia, Sumatra, quần đảo Andaman; du nhập vào Ấn Độ lục địa và Sri Lanka. Môi trường sống là rừng rậm, ở cao độ 300-1.000 m. Được gieo trồng rộng khắp trong khu vực Đông Dương.
Mô tả.
Địa thực vật cao tới 50 cm. Thân rễ màu vàng tươi, hình trứng-hình cầu, mùi thơm nồng; rễ mập. Lá 3 hoặc 4; bẹ lá màu đỏ; lưỡi bẹ 2 khe, khoảng 5 mm; cuống lá 7–16 cm, có rãnh; phiến lá màu xanh lục ở cả hai mặt, hình trứng-thuôn dài hoặc hình elip-hình mác, 25-50 × 7–12 cm, nhẵn nhụi ngoại trừ phần gân giữa có ít lông ở mặt xa trục, gốc lá thuôn tròn đến hình nêm, đỉnh nhọn đột ngột. Cụm hoa tận cùng trên các thân giả, xuất hiện từ trong các bẹ lá ở đỉnh, gần như không cuống, 3–7 cm; lá bắc hình mác, 4–5 cm. Hoa thơm. Đài hoa 1,5–2 cm, đỉnh có 2 khe. Tràng hoa màu hồng; ống tràng 4,5-5,5 cm; các thùy thuôn dài, 1,5–2 cm. Các nhị lép ở bên màu hồng nhạt, hình trứng ngược, khoảng 1,5 cm. Môi dưới màu trắng hoặc hồng với sọc tía, dài 2,5-3,5 cm, lõm, mép hơi nhăn, đỉnh nguyên. Chỉ nhị ngắn; phần phụ liên kết đảo ngược, 2 khe, 1–3 mm. Ra hoa tháng 7-8. Nhiễm sắc thể 2n = 36.
Sử dụng.
Loài này được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á như một nguyên liệu thực phẩm, một vị thuốc dân gian để điều trị một số bệnh như loét áp-tơ, khô miệng, đau bụng, khí hư và bệnh lỵ.
Theo Phạm Hoàng Hộ, tại Việt Nam nó được sử dụng làm thuốc chữa đau bụng, đau mắt và mắt cườm.
Lưu ý.
Trong tiếng Trung thì "Boesenbergia rotunda" được gọi là "ao thần khương" (凹唇姜). Tên gọi "nga truật" (莪朮) hay "bồng nga truật" (蓬莪朮) là để chỉ "Curcuma phaeocaulis", loài mà trước đây (và ngay cả cho tới gần đây) trong các tài liệu Trung văn thường bị định danh nhầm thành "Curcuma zedoaria", nhưng "C. zedoaria" dường như không có ở Trung Quốc. | 1 | null |
Burbidgea longiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia longilora". Năm 1972, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Burbidgea".
Phân bố.
Loài này có ở Sarawak, Malaysia, trên đảo Borneo. | 1 | null |
Burbidgea nitida là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Joseph Dalton Hooker mô tả khoa học đầu tiên năm 1879.
Phân bố.
Loài này có ở Sarawak, Malaysia, trên đảo Borneo. Loài điển hình của chi. Mẫu vật do Frederick William Burbidge (1847-1905) thu thập năm 1879. Môi trường sống là rừng nhiều bóng râm trong huyện Murut, giữa các sông Lawas và Trusan, ở cao độ 300–450 m, trên các loại đất đá ẩm ướt (theo Burbidge). | 1 | null |
Burbidgea pauciflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1906.
Phân bố.
Loài này có ở đảo Borneo, do giáo sư người Hà Lan là Anton Willem Nieuwenhuis (1864-1953) thu thập trong chuyến đi tới đó, nhưng không có chỉ dẫn chính xác về vị trí thu thập. Tuy nhiên, do Nieuwenhuis đã tham gia vào 3 chuyến thám hiểm lớn từ 1893 đến 1900 ở miền trung đảo Borneo và là người châu Âu đầu tiên vượt qua Borneo dưới sự bảo hộ của người Hà Lan (từ 1891) theo chiều từ tây sang đông (hoặc ngược lại), từ Pontianak (nay là thủ phủ tỉnh Tây Kalimantan, Indonesia) đến Samarinda (nay là thủ phủ tỉnh Đông Kalimantan, Indonesia) trong giai đoạn 1896–1897, nên rất có thể loài này phân bố tại Indonesia. | 1 | null |
Burbidgea schizocheila là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Walter Hackett mô tả khoa học đầu tiên năm 1904.
Phân bố.
Loài này có ở Sabah (núi Kinabalu) và Sarawak trên đảo Borneo thuộc Malaysia.
Tác giả.
Phần "Kew Notes" tại trang 301 trong số 931, series 3, volume 36 ra ngày 29 tháng 10 năm 1904 của "Gardeners' Chronicle" có mô tả của loài này, nhưng không đề tên tác giả. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1903-1905 thì Walter Hackett (~1874 - 21/5/1957) là người phụ trách Phòng Nhiệt đới tại Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew, nên ông được cho là tác giả của phần "Kew Notes" này.
Chú thích.
[[Thể loại:Burbidgea|S]]
[[Thể loại:Thực vật được mô tả năm 1904]]
[[Thể loại:Thực vật Malaysia]] | 1 | null |
Camptandra gracillima là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1904 dưới danh pháp "Kaempferia gracillima". Năm 1918, Theodoric Valeton chuyển nó sang chi "Camptandra". Trong Checklist of the Zingiberaceae of Malesia 2004, Newman "et al." coi nó là đồng nghĩa của "Camptandra parvula" var. "angustifolia" .
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở cao độ khoảng 100 m trên đá gần Selebut, Sarawak, Malaysia. Mẫu vật điển hình: "G.D. Haviland 448" do George Darby Haviland (1857-1901) thu thập năm 1892. | 1 | null |
Camptandra latifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1899.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở cao độ khoảng 910-1.200 m (3.000-4.000 ft) trên đất hay đá ở núi (Gunung) Bujong Malacca / Bujung Melaka (núi Bujang Melaka) , bang Perak, Malaysia. Tuy nhiên, Ruth Kiew (2013) dẫn theo danh sách không hoàn chỉnh của Narayanaswami cho rằng Hermann H. Kunstler đã thu thập mẫu này ở đồi Mesah (Gunung Mesah) gần Gopeng, trên đường từ thành phố Perak tới núi Bujong Malacca ở phía đông nam và Ridley đã diễn giải sai ký hiệu "G.M." mà Kunstler ghi lại trên các mẫu vật được ông thu thập thành Gunung Malacca (một địa danh không tồn tại) để suy ra rằng nó là Gunung Bujong Malacca.
Mẫu vật điển hình: "Dr. King 7219" = "H.H. Kunstler 7219", do Hermann H. Kunstler (1837-1887) thu thập tháng 1 năm 1885. | 1 | null |
Camptandra ovata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1907.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở cao độ khoảng 1.200 m (4.000 ft) ở Hulu Semangkok, Selangor, Malaysia.
Mẫu vật điển hình: "A.M. Burn-Murdoch s.n." do Alfred M. Burn-Murdoch (1868-1914) thu thập tháng 2 năm 1904. | 1 | null |
Camptandra parvula là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Gilbert Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1890 dưới danh pháp "Kaempferia parvula" theo mô tả trước đó của George King. 1899, Henry Nicholas Ridley chuyển nó sang chi "Camptandra".
Trong Checklist of the Zingiberaceae of Malesia 2004, Newman "et al." coi "Camptandra gracillima" như là một thứ của "C. parvula", với danh pháp "Camptandra parvula" var. "angustifolia" .
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở cao độ khoảng 600-1.200 m (2.000-4.000 ft) trên đất đá hay bờ sông ở các bang Selangor (Bukit Kutu), Pahang (sông Tahan), Penang (Government Hill), Perak (Thaiping Hills, Bujong Malacca, Goping = Gopeng), Malaysia.
Mẫu vật điển hình: "Dr. King s.n." = "H.H. Kunstler s.n.", do Hermann H. Kunstler (1837-1887) thu thập. | 1 | null |
Boesenbergia alba là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Kai Larsen và Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1972 dưới danh pháp "Caulokaempferia alba". Năm 2014, John Donald Mood và Linda M. Prince chuyển nó sang chi "Boesenbergia".
Mẫu định danh.
Mẫu định danh: "Larsen K., Smitinand T. & Warncke E. 949"; thu thập tại tọa độ , núi Phu Miang, tỉnh Phitsanulok, Thái Lan. Mẫu holotype lưu giữ tại Đại học Aarhus, Đan Mạch (AAU), mẫu isotype lưu giữ tại Cục Vường quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dã và Thực vật ở Chatuchak, Băng Cốc (BKF).
Quan hệ.
"B. alba" có quan hệ họ hàng gần nhất với "B. thailandica" và "B. violacea". Hiện nay Zingiberaceae Resource Centre vẫn coi "B. thailandica" và "B. violacea" là đồng nghĩa của "B. alba".
Từ nguyên.
Tính từ định danh "alba" (giống đực: "albus", giống trung: "album") là tiếng Latinh nghĩa là trắng; ở đây là để nói tới đặc điểm hoa màu trắng của loài này.
Phân bố.
Loài này là bản địa Thái Lan (tỉnh Phitsanulok) và Lào (tỉnh Bolikhamsai. | 1 | null |
Pyrgophyllum yunnanense là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1902 dưới danh pháp "Kaempferia yunnanensis" và coi nó thuộc về phân chi "Pyrgophyllum". Năm 1972, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang tổ "Pyrgophyllum" của chi "Caulokaempferia". Năm 1989, Te Ling Wu và Zhong Yi Chen tách tổ "Pyrgophyllum" ra khỏi chi "Caulokaempferia" để lập chi riêng Pyrgophyllum và chuyển loài duy nhất của tổ này sang chi mới thiết lập.
Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu vẫn duy trì nó trong chi "Caulokaempferia". Năm 2014, Mood "et al." cho rằng tốt nhất nên duy trì loài này trong chi riêng của chính nó là "Pyrgophyllum".
Mẫu định danh.
Mẫu định danh: "Delavay, J.M. 2721"; (xem các tiêu bản lưu giữ tại MNHN) do nhà truyền giáo người Pháp Père Jean Marie Delavay (1834-1895) thu thập ngày 23 tháng 8 năm 1887 tại hẽm núi Tsong So (Ten Tchouan), khoảng 50 km về phía bắc Đại Lý, tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Từ nguyên.
"Pyrgophyllum" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ "πύργος" (pyrgos, kèn cornet/coocnê) và "φύλλον" (phyllon, lá, lá bắc).
Phân bố.
Loài này có trong rừng rậm ở cao độ 1.500-2.800 m tại Tứ Xuyên, Vân Nam. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 苞叶姜 (bao ye jiang, bao diệp khương).
Mô tả.
Cây thảo lâu năm, cao ~55 cm. Thân rễ hình cầu; rễ mập, hình chỉ. Lưỡi bẹ chẻ 2, có màng; cuống lá có rãnh, dài 2-5 cm; phiến lá hình trứng hoặc thuôn dài-hình mác, 20 × 5 cm. Cụm hoa tận cùng trên các thân giả; lá bắc 1-3, lớn, 10 × 3 cm, lõm, mép hợp sinh tại gốc vào trục chính của cụm hoa, đỉnh có phần mở rộng giống như lá, chứa 1-2 hoa. Hoa không cuống, màu vàng, sớm héo, trải phẳng cao 5 cm. Đài hoa hình ống, xẻ sâu một bên, đỉnh 2 răng. Ống tràng hoa dài hơn đài hoa; thùy trung tâm rộng hơn các thùy bên. Các nhị lép bên gần thẳng, các thùy tràng hoa bằng nhau. Môi dưới 2 thùy ở đỉnh; thùy hình trứng. Chỉ nhị ngắn; bao phấn đính đáy; phần phụ liên kết dễ thấy, hình tam giác, nguyên. Bầu nhụy hình trứng ngược, 3 ngăn. Đầu nhụy 3 thùy, có lông rung khó thấy. Nhụy lép 2, thẳng. Quả nang gần hình cầu. Hạt hình trứng, có áo hạt ngắn. Đĩa mật 2, nhọn ngắn.
Thân giả 25-55 cm, mọc thẳng, gốc hình cầu, với 1 hoặc 2 lá không phiến lá. Lá 4 hoặc 5; cuống lá 0,5-7 cm; phiến lá 8-20 × 4-5 cm, mặt gần trục nhẵn nhụi, mặt xa trục có lông tơ, gốc lá gần thuôn tròn, nhọn hoặc thon dần, đỉnh nhọn. Lá bắc 7-13 cm, có 1 hoặc 2 hoa. Ống tràng hoa dài khoảng gấp đôi đài hoa; thùy trung tâm rộng gần gấp đôi thùy bên hình mác hẹp. Quả nang đường kính khoảng 1 cm. Ra hoa tháng 9-11. Nhiễm sắc thể "2n" = 42. | 1 | null |
Cầu ly (danh pháp khoa học: Cautleya gracilis) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.
Phân loại.
"C. gracilis" được James Edward Smith mô tả lần đầu tiên năm 1822 dưới danh pháp "Roscoea gracilis". Năm 1932, James Edgar Dandy chuyển nó sang chi "Cautleya". Tính từ định danh "gracilis" nghĩa là "mỏng, thanh mảnh, thanh nhã".
"Roscoea elatior" cũng được James Edward Smith mô tả lần đầu tiên năm 1822, hiện nay được coi là danh pháp đồng nghĩa của "C. gracilis" var. "gracilis".
"C. lutea" được John Forbes Royle mô tả lần đầu năm 1839 dưới danh pháp "Roscoea lutea",</small> cũng như "C. cathcartii" được John Gilbert Baker mô tả lần đầu tiên năm 1890 hiện nay đều được coi là danh pháp đồng nghĩa của "C. gracilis", tương ứng với 2 thứ là "C. gracilis" var. "gracilis" và "C. gracilis" var. "robusta".
Các thứ.
Hiện nay, người ta công nhận 2 thứ của loài này:
"C. gracilis" var. "gracilis".
Tên gọi thông thường.
Tên gọi trong tiếng Việt: cầu ly, được tìm thấy ở Sa Pa. Tên gọi trong tiếng Trung: 距药姜 (cự dược khương).
Phân bố.
Thung lũng ẩm ướt hoặc biểu sinh trên cây; ở cao độ 900 - 3.100 m tại miền bắc Ấn Độ (Kashmir, Sikkim, vùng đồi Khasi), Bhutan, Myanmar, Nepal, miền bắc Thái Lan, miền nam Trung Quốc (Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam), miền bắc Việt Nam.
Mô tả.
Thân giả 25–80 cm, thanh mảnh, gốc với các lá không phiến lá. Lá 4-6, không cuống ít hay nhiều; bẹ lá màu trắng ánh lục hoặc có đốm đỏ tía; lưỡi bẹ ~2 mm, dạng màng, đỉnh thuôn tròn; phiến lá mặt gần trục màu xanh lục, mặt xa trục lá thường màu tía hoặc xanh lục, hình mũi mác hoặc hình mũi mác thuôn dài, 6-18 × 1,5–6 cm, nhẵn nhụi, gốc thuôn tròn hoặc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi-nhọn. Cành hoa 2-10 hoa lỏng lẻo; cán hoa màu đỏ, hơi ngoằn ngoèo; lá bắc màu xanh lục, hình mũi mác, ngắn hơn đài hoa. Đài hoa màu tía đỏ, 1,5–2 cm, xẻ sâu ở 1 bên, đỉnh có răng cưa nhỏ. Ống tràng hơi thò ra từ đài hoa; các thùy màu vàng tươi, hình mũi mác, 1,5–2 cm. Các nhị lép bên mọc thẳng, hình cánh hoa. Cánh môi hình trứng ngược, dài bằng các thùy tràng hoa, đỉnh có 2 khe đến dưới đoạn giữa. Chỉ nhị cong, ~2 cm. Bầu nhụy nhẵn nhụi. Quả nang màu đỏ, hình cầu, đường kính ~8 mm; mảnh vỏ uốn ngược, bên trong màu đỏ. Hạt màu đen, có góc cạnh; không áo hạt. Ra hoa tháng 8-9, tạo quả tháng 9-11.
"C. gracilis" var. "robusta".
Tên gọi thông thường.
Tên gọi trong tiếng Trung: 多花距药姜 (đa hoa cự dược khương).
Phân bố.
Nền rừng; ở cao độ 1.700 - 2.500 m tại miền bắc Ấn Độ (Sikkim), Nepal và miền nam Trung Quốc (nam Tây Tạng, huyện Nyalam).
Mô tả.
Thân giả màu ánh tía, 45–55 cm. Lá không cuống ít hay nhiều; lưỡi bẹ 5–6 mm, dạng màng, đỉnh thuôn tròn hoặc cắt cụt; phiến lá hình mũi mác hoặc hình mũi mác thuôn dài, 10-20 × 1,5–4 cm, nhẵn nhụi, gốc gần thuôn tròn hoặc thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi. Cành hoa 15-20 hoa hoặc nhiều hơn; lá bắc màu xanh lục, thuôn dài, ngắn hơn đài hoa. Hoa màu da cam. Đài hoa hình chùy, tới 2 cm, đỉnh 2 răng, nhẵn nhụi. Ống tràng ~2,5 cm; các thùy ~1,2 cm. Nhị lép bên hình cánh hoa. Cánh môi ~2,5 cm, mép quăn, đỉnh 2 khe. Quả nang màu đỏ, đường kính ~6 mm. Hạt có góc cạnh; áo hạt màu trắng, nhỏ. Ra hoa tháng 6.
Gieo trồng.
"Cautleya gracilis" được trồng làm cây cảnh trong vườn. Ở vùng trung du nước Anh, nó là loài cây chịu lạnh ngoài trời, và người ta khuyến cáo nên có lớp bổi che phủ vào mùa đông. Nó cần loại đất giữ ẩm, giàu mùn, tránh nhiều ánh nắng mặt trời.
Một số bộ sưu tập của nguyên chủng "C. gracilis" var. "gracilis" được gieo trồng. Dạng được trồng dưới số sưu tập CCW 106 cao khoảng với lá hẹp có màu đỏ ở mặt dưới và thường có 7 hoa màu vàng. Dạng BWJ 7843 có lá rộng hơn (đến ) và hoa màu vàng anh thảo.
"C. gracilis" var. "robusta" cũng được gieo trồng. Nó thường có 15-20 hoa, màu da cam hoặc vàng tươi. Một giống cây trồng là 'Tenzing's Gold' cao khoảng , với cành hoa dài . | 1 | null |
Cautleya spicata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng.
Phân loại.
"C. gracilis" được James Edward Smith mô tả lần đầu tiên năm 1822 dưới danh pháp "Roscoea spicata". Năm 1890, John Gilbert Baker chuyển nó sang chi "Cautleya". Trong cùng tác phẩm này, Baker cũng mô tả hai loài khác là "C. robusta" và "C. petiolata". Hiện nay cả 2 danh pháp này đều được coi là đồng nghĩa của "C. spicata".
Tên gọi thông thường.
Tên gọi trong tiếng Trung: 红苞距药姜 (hồng bao cự dược khương, nghĩa là cự dược khương lá bắc đỏ).
Phân bố.
Nền rừng hoặc biểu sinh trên cây; ở cao độ 1.100-3.600 m tại miền bắc Ấn Độ (Assam, Sikkim, Uttarakhand), Bhutan, Myanmar, Nepal, Trung Quốc (Quý Châu, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam). Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) thì loài này cũng có ở Việt Nam, nhưng không chỉ ra địa điểm phát hiện.
Mô tả.
Thân giả 30–60 cm. Lá 4-7, có cuống lá; lưỡi bẹ 5–10 mm, dạng màng, đỉnh tù hoặc nhọn; cuống lá 1,5–2 cm; phiến lá hình mũi mác-thuôn dài đến thẳng, 12-30 × 1,6–4 cm, gốc thuôn tròn hoặc tù, đỉnh hình đuôi-nhọn. Cành hoa 7–12 cm, nhiều hoa dày dặc; lá bắc màu đỏ (từ đây mà có tên gọi hồng bao cự dược khương), thuôn dài 2,5–3 cm, dài hơn đài hoa. Hoa màu vàng. Đài hoa 1,5-2,5 cm, chẻ 1 bên, đỉnh 2 răng. Tràng hoa 2-2,5 cm; thùy hình mũi mác, 2-2,5 cm. Các nhị lép bên hình trứng ngược-thuôn dài, dài gần bằng thuỳ trung tâm của tràng hoa. Cánh môi ~2,5 cm, đỉnh 2 khe. Bao phấn thẳng, ~1,5 cm. Quả nang màu đỏ, hình cầu, đường kính ~1 cm. Hạt màu đen, hình trứng, được bao bọc trong áo hạt màu trắng, khô xác. Ra hoa tháng 7, tạo quả tháng 9-10. "2n" = 34.
Gieo trồng.
"Cautleya spicata" được trồng làm cây cảnh sân vườn. Nó là loài cây chịu lạnh ngoài trời trong điều kiện khí hậu vùng trung du nước Anh, nhưng người ta khuyến cáo nen có lớp bổi che phủ trong mùa đông. Nó cũng có thể được trồng trong chậu, khi cần thiết phải bảo vệ nó khỏi sương giá. Nó cần loại đất giữ ẩm, giàu mùn, tránh nhiều ánh nắng mặt trời.
Một số giống cây trồng được biết đến. 'Crug Canary' cho cây cao tới 1 m (3 ft), với thân màu đỏ, lá bắc màu đỏ sẫm và hoa màu vàng cam. 'Arun Flame' cho cây có chiều cao tương tự, với các cành hoa nhiều hoa dày dặc hơn; mặt dưới của lá có ánh màu đỏ tía. Một dạng được biết đến với tên gọi "lutea" không có màu đỏ. Các cây trồng thuộc bộ sưu tập số CC 3676 có thân ngắn hơn và hoa màu da cam sẫm. | 1 | null |
Cornukaempferia aurantiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Donald Mood và Kai Larsen mô tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Phân bố.
Quần thể hoang dã của loài này được tìm thấy ở cao độ khoảng 765 m trong rừng thứ sinh nhiều bóng râm ở tỉnh Phetchabun, đông bắc Thái Lan. Được trồng tại Thái Lan, Hoa Kỳ và Australia. Mẫu mô tả loài: "Mood 96P24", thu thập tại chợ ở Băng Cốc.
Mô tả.
Cây thảo thân rễ thấp. Thân rễ đường kính ~15–20 mm, màu trắng với lõi màu vàng; củ ~1 × 8 cm, màu vàng với lõi màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ và vị đắng. Lá 2-3, ban đầu mọc thẳng đứng, sau mọc ngang so với đất nhưng cao dần lên. Bẹ lá ~3–10 cm; lưỡi bẹ ngắn, 2–4 mm, có khía răng cưa; cuống lá 5–11 cm, màu xanh lục với một dải màu tím vừa; phiến lá hình trứng rộng tới hình gần tròn, 20-25 × 14–15 cm; mặt trên màu xanh lục với các vệt màu trắng bạc giữa các gân, nhẵn nhụi với các gân nổi lên, mặt dưới màu tía sẫm với lông dài màu trắng; mép gợn sóng. Cụm hoa ít hoa (10-15 hoa); lá bắc hình mác, đầu nhọn, màu ánh lục với đỉnh màu hồng, lá phía dưới ~5 cm nhỏ dần lên phía trên; ống đài hoa ~13 mm, răng 7–9 mm; ống tràng hoa 25–30 mm; các thùy màu da cam ánh đỏ sẫm; các thùy bên 40 × 7 mm, thùy lưng dài ~50 mm, tại gốc 10 mm thon dần về đỉnh có nắp, mép cuốn trong; nhị lép bên màu da cam, hình mác ngược với mép gợn sóng, 30 × 13 mm; cánh môi màu da cam với các vạch đỏ ở gốc, hình tam giác rộng, hình túi, vớp mép gợn sóng; nhị với chỉ nhị rất ngắn, bao phấn dài ~15 mm, mở theo chiều dọc, phần phụ liên kết tạo thành một mào dài, hẹp, cong về phía trước, dài 10–13 mm tương tự như mào ở Zingiber. Bầu nhụy hình elipxoit, với lông ngắn, dài ~10 mm. Không thấy quả chín. | 1 | null |
Cornukaempferia longipetiolata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Donald Mood và Kai Larsen mô tả khoa học đầu tiên năm 1999.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở cao độ 765 m trong Vườn quốc gia Nam Nao, tỉnh Phetchabun, đông bắc Thái Lan. Mẫu định danh: "Mood 97P139", thu thập ở tọa độ . | 1 | null |
Nghệ xanh, nghệ đen, ngải tím, nghệ ten đồng (danh pháp khoa học: Curcuma aeruginosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810 theo giống cây do Carey đưa về từ Pegu (nay là Bago, Myanmar).
Từ nguyên.
Tính từ định danh "aeruginosa" là tính từ tiếng Latinh (giống đực: "aeruginosus", giống trung: "aeruginosum"), bắt nguồn từ "aerūgō" nghĩa là gỉ đồng, ten đồng. Trong tiếng Việt thì chữ "ten" (Hán-Nôm: 銑) nghĩa là màu xanh đồng, do đồng bị oxi hóa. Ở đây là nói tới màu xanh đồng của ruột thân rễ.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Indonesia (Java, Sumatra), Malaysia bán đảo, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Môi trường sống là rừng, ở cao độ 100–259 m.
Mô tả.
Thân hành (tác giả muốn nói tới phần thân rễ của loài này) hình trứng, và với nhiều củ chân vịt ruột màu xanh đồng. Lá có cuống, hình mũi mác rộng, phía trên điểm giữa thoảng màu tía nhạt mờ ở mặt trên; mọi phần khác đều màu xanh lục. Hoa nở trong tháng 5, ngay sau khi lá xuất hiện. Nó khác với tất cả các loài "Curcuma" khác ở chỗ màu sắc bên trong của thân hành màu xanh đồng; trong khi củ nhiều, hình bầu dục, rủ xuống, bên trong có màu ngọc trai nhạt. Cành hoa bên có mào ở loài này cũng giống như ở các loài "Curcuma" khác. Viền bên ngoài của tràng hoa màu hồng; bên trong màu vàng sẫm. Các lá nhẵn dài 2–3 ft (60–90 cm), các cuống và bẹ lá cũng dài khoảng chừng đó, làm cho chiều cao tổng thể khoảng 4–6 ft (1,2-1,8 m). | 1 | null |
Curcuma albiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được George Henry Kendrick Thwaites mô tả khoa học đầu tiên năm 1861. Được tìm thấy tại Maskellia, huyện Ambagamowa, Sri Lanka.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "albiflora" là tiếng Latinh, có nghĩa là hoa trắng.
Phân bố.
Loài này là đặc hữu Sri Lanka.
Mô tả.
Thân rễ nhỏ, củ không cuống. Lá nhỏ, 6-8 inch × 2,5-3,5 inch (15–20 cm × 6–9 cm), nhẵn, màu xanh lục tươi, thuôn dài hoặc hình elip, đỉnh nhọn hoặc thuôn tròn, đáy thuôn tròn hoặc hình tim, có cuống dài xấp xỉ hoặc dài hơn, cùng màu, có rãnh sâu; Cuống cụm hoa ngắn; cụm hoa là cành hoa dạng bông thóc, dài 3-4 inch (8–10 cm). Lá bắc màu xanh lục nhạt hình trứng-hình mũi mác, hơi uốn ngược, nhỏ dần về phía trên, tất cả dều mang hoa; các lá bắc dưới dài ~ 2 inch (5 cm), thuôn dài-hình mũi mác, nhọn đầu; các lá bắc trên ngắn hơn, hình trứng; nắp bao hoa tù; cánh môi tròn, rộng đầu. Hoa dài 1 inch (2,5 cm), màu trắng, thùy tràng hoa thuôn dài. Nhị lép rộng. Cánh môi 0,75 inch (2 cm), rộng, nông, mép có khía răng cưa, màu trắn với đốm vàng trên họng môi. Bao phấn có cựa cong vào trong. | 1 | null |
Curcuma amada là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "amada" lấy theo tên gọi trong tiếng Bengal của loài này, có nghĩa là gừng xoài.
Phân bố.
Loài này có tại đông và nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan.
Mô tả.
Thân hành (thân rễ) hình nón, với các củ chân vịt ruột màu vàng nhạt. Cụm hoa dạng bông thóc ít hoa, ở giữa. Lá có cuống dài, hình mũi mác rộng. Toàn thân cây có màu xanh lục. Rễ tươi có mùi giống như mùi xoài tươi, vì thế mà tại khu vực Bengal người ta gọi nó là "amada" (nghĩa đen là gừng xoài). Nó cũng được gọi là "kajula-gauree". Ra hoa vào mùa mưa.
Sử dụng.
Được người dân bản địa sử dụng để kích thích thèm ăn sau khi khỏi ốm, tạo màu cho cà ri cũng như sử dụng trong y học dân gian.
Lưu ý.
Không nhầm loài này với "Curcuma mangga" có ở đảo Java, Indonesia cũng có mùi xoài, với tên gọi tại đó là “temu mangga” hay “temu poh” - cũng có nghĩa là gừng xoài. Khác biệt giữa hai loài này ở chỗ "C. amada" có cụm hoa mọc chính giữa, trong khi "C. mangga" có cụm hoa mọc ở bên. | 1 | null |
Curcuma amarissima là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roscoe mô tả khoa học đầu tiên năm 1826. Tên tiếng Trung: 极苦姜黄 (cực khổ khương hoàng), nghĩa đen là giềng cực đắng.
Phân bố.
Loài này có tại đông bắc Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc (huyện Mãnh Lạp, tây nam tỉnh Vân Nam). Môi trường sống là nền rừng, ở cao độ khoảng 800 m.
Mô tả.
Thân rễ bao gồm một loạt các củ lớn nối với nhau, với các rễ bên, củ chân vịt dài, thẳng, dày bằng ngón tay cái của người, ruột màu vàng với phần rìa màu xanh gỉ đồng, vỏ màu xanh lục ánh lam, vị rất đắng; củ treo lủng lẳng ít và nhỏ, ruột màu ngọc trai hay trắng; thân màu ánh đỏ; lá hình trứng rộng, màu xanh lục và nhẵn cả hai mặt, ~ 45 × 14 cm, với cuống lá có bẹ màu nâu ánh đỏ, dài; cụm hoa bông thóc mọc ở bên, trên các chồi tách biệt mọc ra từ thân rễ, hình trụ, cao từ 4-6 inch × 3,5 inch (10-15 cm × 9 cm), với các bẹ màu nâu ánh tía; lá bắc hữu sinh lớn ~5 cm, hình trứng, xếp lợp, màu xanh lục sẫm; mào nhỏ, màu trắng, chóp ở đỉnh các lá bắc có màu từ hồng nhạt đến đỏ; lá bắc bên trong hình trứng, màu trắng; đài hoa ~1cm, 3 thùy, chóp đỉnh màu hồng; phiến ngoài của tràng hoa 3 thùy, màu đỏ thắm, ống tràng ~2cm, các thùy ~1cm, thuôn dài, phần trên có mấu nhọn, có nắp; chỉ nhị, hay môi trên của phiến trong chia 3 phần, màu vàng rơm nhạt, các phần bên mọc thẳng, tụ lại, phần giữa mang bao phấn có rãnh, 2 cựa; môi dưới 3 thùy tù, màu vàng, thùy giữa (cánh môi) lớn nhất, 3 thùy, thùy trung tâm với dải màu vàng sẫm ở giữa, có khía tai bèo hoặc gợn sóng ở mép; hình chỉ đến bán bầu dục, với hai nhú hình dùi ở gốc; đầu nhụy hình chén có lông rung; nguyên bào mầm có lông nhung; quả nang ba ngăn, hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-5. | 1 | null |
Nghệ lá hẹp (danh pháp khoa học: Curcuma angustifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Tên gọi tại Ấn Độ là "tikhur".
Phân bố.
Loài này có ở Ấn Độ (từ Uttarakhand, Maharashtra tới Assam), Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập vào đông nam Trung Quốc.
Mô tả.
Địa thực vật; thân rễ thuôn dài, củ hình bông vụ to 1 cm, nạc trắng, bìa vàng, mùi nghệ; rễ to, rộng 1,5 mm, mang nhiều củ thuôn dài ở chót, nhạt màu. Lá có phiến hẹp hình mũi mác, to 15 × 5–7 cm, cuống dài đến 15 cm. Phát hoa xuất hiện trước lá, cao 15 cm, trên cọng 5–15 mm; lá hoa tròn dài, đến 2,5 cm; lá hoa dưới màu xanh lục, chóp đỏ hay tim tím; đài hoa 1 cm, có lông, vành có ống có lông, cánh hoa 1,5 cm; bao phấn có 2 móng nhỏ; nhị lép dài 2 mm; cánh môi bầu dục, dài 11 mm, chẻ 1/4. Hoa dài hơn lá bắc. Ra hoa tháng 5-7.
Sử dụng.
Củ trị lạnh, gãy xương, ỉa, vàng da, sưng thận, sạn. Tại Ấn Độ, người ta nghiền củ của loài này để làm bột, tương tự như bột thu được từ "Maranta arundinacea" hay "Tacca pinnatifida", gọi là "Tikhur" hay "Ticor". Một số loại bánh ngọt được làm từ bột tikhur.
Lưu ý.
"C. angustifolia" là đồng nghĩa của "C. neilgherrensis" . | 1 | null |
Curcuma antinaia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Chaveer. & Tanee mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Mẫu định danh loài "A. Chaveerach 509" thu thập ở cao độ 300 m tại huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai.
Từ nguyên.
Thân rễ của "C. antinaia" được sử dụng trong y học cổ truyền Thái Lan làm chất chống nọc do rắn độc cắn. Tên thông thường bản ngữ "waan nak kharat". “Nak kharat” trong tiếng Thái kết hợp hai từ tiếng Bali “naka” + “raja” có nghĩa là “vua Naka”. Các Phật tử tin rằng Naka là vị thần của các loài rắn. Tính từ định danh loài dựa trên tính chất chống nọc rắn độc.
Phân bố, môi trường sống.
"C. antinaia" được trồng trong vườn nhà ở một số bản làng tại huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai ở đông bắc Thái Lan. Nó phát triển tốt tại các khu vực lộ thiên trong vườn nhà với đất sét ẩm; ở cao độ 300-400 m.
Mô tả.
Cây thân thảo trên mặt đất, sống lâu năm. Rễ chùm, một số mập. Thân giả mọc thẳng đứng, cao tới 1 m. Thân rễ phân nhánh, 5-10 × 1,5-2 cm, hình trụ, phía ngoài có màu trắng ánh xanh lục đến nâu ánh vàng, bên trong màu vàng nhạt hoặc màu da cam (phần trung tâm đường kính ~5 mmm), chứa chất giải độc rắn cắn. Lá hàng năm 6-8; bẹ lá xanh lục, nhẵn nhụi, dài 30-50 cm; phiến lá hình elip-thuôn dài, 40-70 × 12-16 cm, cả hai mặt đều nhẵn nhụi, gốc hình nêm, đỉnh nhọn đến nhọn hoắt, mép nguyên hoặc hơi gợn sóng. Cụm hoa phát triển trên thân giả, 12-15 × 6-8 cm; cuống nhẵn nhụi, được bao trong các bẹ của hai lá thấp nhất, dài 20-30 cm; lá bắc xếp lợp; lá bắc sinh sản hình trứng rộng đến hình elip rộng, 5-5,3 × 3-3,2 cm, màu lục sáng, nhẵn nhụi, hình túi, mép rời, đỉnh tù; mào lá bắc dẹt, gốc hình túi, hình elip-thuôn dài, dài 6-7 × 2,5-2,7 cm, màu trắng với đỉnh màu tím, nhẵn nhụi; lá bắc con hình trứng ngược-thuôn dài, 2,7-3 × 1,3-1,5 cm, dạng màng, nhẵn nhụi, đỉnh xẻ 2 thùy nông, đỉnh các thùy thuôn tròn. Đài hoa hình ống, dạng màng, 1,6-1,8 × 0,2-0,3 cm, đỉnh 3 thùy, nhẵn nhụi, xẻ một bên, dài ~0,5 cm. Ống tràng hoa dài 2,3-2,5 cm, nhẵn nhụi, màu trắng, thuỳ 3; thùy lưng hình trứng rộng, 1,5-1,7 × 1,8-2cm, hình túi, đỉnh có nắp, với các mũi nhọn giống như gai dài 2-3 mm, nhẵn nhụi; thùy bên hình trứng, 1,5-1,7 × 1-1,2 cm, đỉnh thuôn tròn; cánh môi hình trứng ngược, màu vàng hoặc màu da cam nhạt với một dải màu da cam dọc theo giữa cánh môi từ đáy đến đỉnh, 3-3,2 × 1,5-1,7 cm, đỉnh xẻ 2 thùy nông hoặc hình có khía răng cưa; nhị lép bên thuôn dài, 1,3-1,5 × 0,7-0,8cm, màu vàng, đỉnh thuôn tròn; nhị 1, chỉ nhị dài ~0,7 cm, hợp sinh với nhị, mào bao phấn lắc lư, ~5 × 2mm, có lông ở mặt lưng, gốc với 2 cựa dài; bầu nhụy hạ, nhẵn nhụi, 3 ngăn, kiểu đính noãn là đính trụ; vòi nhụy 1, hình chỉ, dài ~1 cm; đầu nhụy hình chén, đường kính ~1 mm. | 1 | null |
Curcuma attenuata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich đưa vào danh sách của ông năm 1832 nhưng không có mô tả khoa học kèm theo. Năm 1890, John Gilbert Baker cung cấp mô tả khoa học đầu tiên cho nó. Mẫu vật do Wallich thu thập tại bờ sông Irrawaddy.
Phân bố.
Loài này có tại Myanmar và Thái Lan.
Mô tả.
Thân rễ nhỏ, hình cầu; củ không cuống thuôn dài. Búi lá dài 2,5–3 ft (76–90 cm), cuống lá dài, thanh mảnh, dài bằng phiến lá; phiến lá có kết cấu rắn chắc hơn so với thường thấy trong chi này, rất nhẵn nhụi, dài 1-1, 5 ft (30–46 cm), lá hình mũi mác, thu nhỏ dần về phía đáy và đỉnh nhọn. Lá bắc hoa nhỏ, dài dưới 1 inch (2,5 cm), dạng màng, rất tù; lá bắc mào ít, thuôn dài, sáng màu với ánh đỏ. Cuống cụm hoa dài 1 ft (30 cm), thanh mảnh, mọc thẳng. Cụm hoa bông thóc rậm, 3-4 × 1 inch (7,5-10 × 2,5 cm). Hoa? (do tác giả chỉ thấy mẫu hoa héo). | 1 | null |
Curcuma aurantiaca là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Coenraad van Zijp mô tả khoa học đầu tiên năm 1915. Tên gọi địa phương tại khu vực Malang (tỉnh Đông Java) là "kuntji kerbo" hay "temu blobo".
Từ nguyên.
Tính từ định danh "aurantiaca" là từ tiếng Latinh (giống đực: "aurantiacus", giống trung: "aurantiacum"), có nghĩa là màu da cam. Ở đây là nói tới màu của hoa loài này.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ, Indonesia (đảo Java, Maluku, Sulawesi), Malaysia bán đảo, Myanmar?, Sri Lanka?, Thái Lan. Tại Java, nó mọc trong các rừng tếch ("Tectona grandis"), đây là một hệ sinh thái rất khô trong mùa khô, giống với môi trường sống của nó ở Ấn Độ và Thái Lan.
Mô tả.
Cây thân thảo lâu năm cao 20–70 cm. Thân rễ nhỏ, đơn, hiếm khi chia nhánh, rễ màu vàng nhạt, có mùi long não, củ không cuống. Lá 4-5, với cuống dài 3,5–28 cm; phiến lá 28-51 × 14–21 cm, mép trên và gân lá nhiều lông nhỏ, mặt dưới nhẵn nhụi hơi gợn sóng, đỉnh nhọn, đáy thuôn tròn hoặc hình nêm-hình trứng hoặc đôi khi thuôn dài; cuống lá có rãnh; mặt ngoài bẹ lá nhiều lông nhỏ, mép có lông rung; lưỡi bẹ nhỏ 2 răng, dài 5 mm, mặt ngoài nhiều lông nhỏ. Cụm hoa bông thóc ở đầu cành, 9-23 × 5–9 cm, hình trụ; cán hoa bị che lấp sâu trong bẹ, nhiều lông nhỏ; các lá bắc dưới dài 3.5 cm, gần hình trứng, đỉnh hơi uốn cong, lá bắc giữa hợp sinh bên màu vàng ánh lục, đỉnh đôi khi màu lục sẫm hay tím, lá bắc trên dài 5 cm, thuôn dài-hình mũi mác, nhọn, hơi uốn cong, màu tím, đáy nhạt dần trở thành ánh xanh; hoa dài 4,8 cm; đài hoa dài 11 mm, nhiều lông trắng dài, chẻ một bên, 3 răng phình lên bất thường, đỉnh thuôn tròn; ống tràng 3 lần dài hơn, nhẵn nhụi; các thùy màu da cam nhạt, mặt trong nhẵn nhụi; thùy saunhiều long cực nhỏ, đỉnh thuôn tròn; các thùy bên nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn; môi lõm, 1,6 cm × 2 cm, có vết rạch, màu da cam tới đỉnh, đoạn giữa sẫm màu; nhị lép màu da cam; mô vỏ bao phấn dài 6 mm, màu da cam nhạt, đỉnh sẫm màu, đáy xiên-cắt cụt; mô liên kết không có phần phụ; bầu nhụy dài 3 mm, hình cầu, màu nâu nhạt.
Sử dụng.
Cụm hoa của "C. aurantiaca" từng được dùng làm rau ăn tại Sulawesi, nhưng việc sử dụng như vậy hiện nay không còn phổ biến. | 1 | null |
Curcuma australasica là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Joseph Dalton Hooker mô tả khoa học đầu tiên năm 1867. Tên gọi tiếng Anh của nó là "Australian wild turmeric", nghĩa là nghệ hoang Australia. Tên gọi khác là "Cape York lily", nghĩa là loa kèn Cape York. Tên gọi trong ngôn ngữ Gugu Yimithirr ở viễn bắc Queensland, Australia là "kumbigi".
Từ nguyên.
Tính từ định danh "australasica" là để chỉ Australia.
Phân bố.
Loài này có tại Australia (Lãnh thổ Bắc Úc, Queensland), Indonesia (từ Maluku tới phần lãnh thổ trên đảo New Guinea), Papua New Guinea (đảo chính, quần đảo Bismarck, Bắc Solomons), cũng như một vài đảo khác trên Thái Bình Dương như Polynesia thuộc Pháp (quần đảo Society, Tubuai), Guam, Micronesia, quần đảo Bắc Mariana, Palau, Quần đảo Solomon (Nam Solomons). Cao độ sinh sống: 0 - 2.000 m. Môi trường sinh sống là những vùng đất ẩm ướt, rừng, bìa rừng nhiều bóng râm, trảng cỏ, chịu được sương giá nhẹ. Loài này ngủ trong mùa khô, và khi trồng trọt cần nhiều nước trong mùa sinh trưởng.
Mô tả.
Cây cao 30–80 cm. Thân rễ màu vàng. Rễ gồm các chùm củ hình trụ với các chỗ thắt đây đó, màu trắng. Lá dài 1-1,5 ft (30–46 cm), rộng 6–19 cm, hình mũi mác hẹp hay hình mũi mác, với đáy thuôn tròn, đỉnh nhọn. Cán hoa đầu cành, ban đầu ngắn, sau kéo dài ra đáng kể. Cụm hoa bông thóc, dài 5-7 inch (13–18 cm), hình trụ, nhiều hoa. Lá bắc dưới dạng nắp, mọc sát nhau, hợp sinh tại gốc, tù, uốn cong, màu xanh lục; lá bắc trên tỏa rộng, thuôn dài, nhọn, màu hồng, dài 1 inch (2,5 cm). Hoa màu vàng nhạt (đôi khi màu trắng). Bầu nhụy hình cầu. Ống đài dài bằng 0,5 lần ống tràng; 3 thùy, tù. Các thùy tràng thuôn dài, tù, 1,5–2 cm. Môi hình tròn. Bao phấn thuôn dài, với các cựa chụm lại. Nhị lép thon nhỏ dần. Ra hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giống cây trồng "Aussie Plume" được trồng tại Hoa Kỳ có thể cao đến 2 m.
Sử dụng.
Người dân địa phương ở Micronesia sử dụng nghệ hoang Ausstralia; như thân rễ và lá được sử dụng làm thuốc trong y học dân gian trên các đảo san hô vòng Woleai và Namoluk, còn lá được sử dụng để gói thực phẩm ở Chuuk, nhưng không rõ là lá và thân rễ được thu hái từ cây mọc hoang dã hay từ cây trồng. Trên đảo Poluwat, loài cây này được trồng rộng rãi và những cây trồng này được sử dụng để làm vòng hoa, còn thân rễ được sử dụng làm thuốc nhuộm màu vàng để tô vẽ lên cơ thể. Thổ dân trên bán đảo Cape York nướng thân rễ loài này để ăn.
Quan hệ họ hàng.
"C. australascia" được cho là có quan hệ họ hàng gần với loài cây trồng phổ biến là nghệ ("C. longa"). Tuy nhiên, nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây của chi "Curcuma" lại không bao gồm "C. australasica", nên không rõ hai loài có quan hệ họ hàng gần như thế nào. Tuy nhiên, cả hai loài đều nằm trong phân chi "Curcuma" của chi "Curcuma", vì thế cho đến khi nghiên cứu sâu hơn được thực hiện về mối quan hệ di truyền giữa các loài, theo phương pháp của Maxted "et al." (2006), thì "C. australasica" có thể được phân loại là họ hàng hoang dã bậc ba (trong nhóm Đơn vị phân loại 3) của nghệ. Ở dạng hoang dã, "C. australasica" là họ hàng hoang dã chính của dạng trồng trọt của loài này, được sử dụng làm cây cảnh. | 1 | null |
Curcuma bakeriana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Botting Hemsley mô tả khoa học đầu tiên năm 1892.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "bakeriana" là để vinh danh John Gilbert Baker (1834-1920), nhà thực vật học người Anh.
Phân bố.
Loài này có tại Papua New Guinea.
Mô tả.
Tương tự như "C. australasica", nhưng khác ở chỗ các củ có cuống hình chùy hay hay hình trứng, không có chỗ thắt lại như ở "C. australasica". Ngoài ra, cụm hoa bông thóc cũng ngắn hơn, nhưng với các hoa màu da cam lớn hơn. | 1 | null |
Curcuma bhatii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1977 dưới danh pháp "Paracautleya bhatii" khi bà mô tả chi mới là "Paracautleya". Năm 2005, Jana Škorničková và Mamiyil Sabu gộp "Paracautleya" vào "Curcuma" và tạo ra tổ hợp tên gọi mới cho loài này là "Curcuma bhatii". Mẫu định danh loài số "Bhat 204", do K. Gopalakrishna Bhat - giáo sư thực vật học tại Đại học Poornaprajna ở Udupi thu thập ngày 1 tháng 7 năm 1975 tại Manipal, Nam Kanara, Karnataka, Ấn Độ.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại Udupi, bang Karnataka, tây nam Ấn Độ. "C. bhatii" mọc trên sườn dốc đá ong hay đá granit, trong các khe đá ở những vùng có nhiều mưa theo gió mùa.
Mô tả.
Cây thảo thân rễ, cao 5–20 cm. Thân rễ hình trứng chủ yếu không phân nhánh 5-10 × 4–5 mm, hiếm khi 1 nhánh để tạo ra cây mới, vỏ màu nâu nhạt, bao bọc trong phần sót lại dạng giấy của phần gốc các bẹ lá, ruột màu kem ánh vàng, không thơm. Rễ mọng, củ tới 1-2,5 × 0,5 cm, gần khư không cuống với thân rễ chính, vỏ ánh trắng khi non trở thành nâu khi già, ruột trắng, không thơm. Thân giả dài 2–5 cm, hình thành từ các bẹ lá và 1-2 lá bắc có bẹ, màu ánh trắng, sớm khô và trở thành màu nâu nhạt, mỏng và dạng giấy; lưỡi bẹ 1,5 mm, 2 thùy, màu trắng ánh lục trong mờ, nhẵn nhụi. Lá bắc con không có. Lá 2-5(-7), không cuống hoặc có cuống rất ngắn, dài ~1 cm (dần dần thay đổi thành đáy phiến lá thon nhỏ hẹp); phiến lá hình mác, 5-12 × 0,7-1,5 cm, mặt gần trục màu xanh lục, nhẵn nhụi, mặt xa trục màu lục nhạt hơn, nhẵn nhụi; mép lá như thủy tinh, màu trắng mờ, rộng ~0,1 mm, đỉnh nhọn, đáy thon nhỏ dần, gân giữa xanh lục, nhẵn nhụi. Cụm hoa luôn ở chính giữa. Cuống cụm hoa 3,5–13 cm, đường kính ~1-1,5 mm, xanh lục, nhẵn nhụi, một phần ẩn trong thân giả. Cụm hoa bông thóc 2-5 × 1-2,5 cm, gồm 5-23 lá bắc màu xanh lục. Mào không rõ nét, thường chỉ 2-3 lá bắc trên cùng là vô sinh và nhỏ hơn các lá bắc sinh sản khác. Lá bắc sinh sản hình trứng, 1-1,4 × 0,7–1 cm, đỉnh nhọn, hai mặt nhẵn nhụi, xanh lục, thường rời đặc biệt là ở gốc của cụm hoa, nhưng đôi khi hợp sinh khoảng 1/5 chiều dài phía dưới (~1,5-2,5 mm), 1 hoa mỗi lá bắc, 0,5-2,5 × 0,5–1 mm, trắng mờ, nhẵn nhụi. Hoa dài 1,8–2 cm, thò ra từ lá bắc. Đài hoa dài 3,5 mm, 3 răng khó thấy, trắng mờ với ánh lục, nhẵn nhụi. Ống tràng ~ 9 mm, màu vàng sẫm, nhẵn nhụi; thùy tràng lưng ~6-7 × 7 mm, hình tam giác-hình trứng, lõm, đỉnh với mấu tù dài ~0,2 mm khó thấy, màu vàng mờ, nhẵn nhụi; các thùy tràng bên hình trứng, hơi lõm ở đỉnh, màu vàng mờ, nhẵn nhụi. Nhị lép bên ~7 × 4,5 mm, màu vàng sẫm, các lông tuyến có trên phần giữa hơi nâng lên. Cánh môi ~9 × 9 mm, có khía răng cưa, chẻ dài 3–4 mm (mở sau hơn và rộng hơn khi hoa già và héo), màu vàng sẫm. Bao phấn lắc lư, có cựa, màu vàng sẫm, các lông tuyến ngắn có ở các bên và gần trục, mô vỏ bao phấn ánh trắng, 1,5 × 0,4 mm; chỉ nhị dài 1 mm, màu vàng sẫm, thắt lại, rộng 2,5 mm ở đáy, rộng 1 mm ở phần trên. Cựa bao phấn dài 0,9–1 mm, màu vàng. Mào bao phấn nhỏ, tiêu giảm, ~ 0,5 × 0,4 mm, màu vàng. Bầu nhụy ba ngăn không hoàn hảo (ba ngăn ở phần đáy, các vách ngăn không hoàn hảo ở phần trên), ~1,8 × 2 mm, màu trắng, nhẵn nhụi, noãn ~3-8, kiểu đính noãn đáy. Đầu nhụy ~0,7-0,9 × 0,7-0,9 mm, màu trắng kem, có lông rung, không thò. Tuyến trên bầu 2, màu kem ánh vàng, dài ~1-1,2 mm, đường kính 0,2-0,3 mm. Quả là quả nang nứt, hình cầu, 5-6 × 5–6 mm, màu lục nhạt đến ánh trắng, nhẵn nhụi, đài bền. Hạt 5-12, ~3,5-4 × 2 mm, màu kem ánh lục (non) đến nâu nhạt (chín), nhẵn nhụi, bóng, không thơm, áo hạt trắng mờ, có khía, thùy tới 4 × 0,5–1 mm (nhỏ hơn ở hạt chưa thuần thục), sắp xếp dồn về một bên. Ra hoa tháng 6-8. | 1 | null |
Curcuma bicolor là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Mood & K.Larsen mô tả khoa học đầu tiên năm 2001. Mẫu vật thu thập ở cao độ 750 m, ven đường 1095, gần thị trấn Pang Mapha, huyện Pang Mapha, tỉnh Mae Hong Son.
Phân bố.
Loài này có tại tỉnh Mae Hong Son, miền bắc Thái Lan. | 1 | null |
Curcuma caesia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Người Bengal gọi nó là "nílkunth'ha" hay "kálá-haldí". Tên tiếng Anh của nó là "black turmeric" (nghĩa đen là nghệ đen, tuy nhiên không nhầm nó với nghệ đen ở Việt Nam là "Curcuma zedoaria") hay "black zedoary" (nghĩa đen là nga truật đen).
Từ nguyên.
Tính từ định danh "caesia" là tiếng Latinh (giống đực: "caesius", giống trung: "caesium"), nghĩa là xám xanh. Ở đây là nói tới ruột các củ chân vịt màu xám xanh của loài này.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ, Bangladesh.
Mô tả.
Thân rễ hình trứng, với các củ chân vịt ruột màu xám xanh ("caesius"). Lá hình mũi mác, có cuống, sọc màu tía ánh gỉ sắt sẫm xuống tới đoạn giữa, xuyên qua mặt dưới; mọi phần khác màu xanh lục. Cuống lá và bẹ lá màu xanh lục. Lá bắc sinh sản màu xanh lục ánh gỉ sắt, mào màu tía sẫm. Cán hoa ở bên. Mặt ngoài tràng hoa màu tía, bên trong màu vàng. Nở hoa tháng 5, ngay sau khi lá xuất hiện.
Sử dụng.
Theo Carey thì người Hindu giã nát rễ nó để đắp vào chỗ đau (khớp, vết thương).
Tinh dầu.
Một nghiên cứu về tinh dầu thân rễ của "C. caesia" từ miền trung Ấn Độ năm 2003 đã nhận dạng 30 hợp chất, chiếm 97% trọng lượng tinh dầu, với camphor (28%), ar-turmeron (12%), ("Z")-ocimen (8%), ar-curcumen (7%), 1,8-cineol (5%), elemen (5%), borneol (4%), bornyl acetat (3%) và curcumen (3%) là các thành phần chính.
Nghiên cứu khác năm 2014 về tinh dầu thân rễ của "C. caesia" từ miền nam Ấn Độ nhận dạng 35 hợp chất, bao gồm tropolon (15,86 %) là thành phần chính, ledol (3,27 %), β-elemenon (3,03 %), α-bulnesen (3,02 %), spathulenol (2,42 %) là các thành phần phụ còn borneol (0,85 %), α-terpineol (0,77 %), eucalyptol (0,62 %), caryophyllen (0,45 %) là các thành phần dấu vết.
Nghiên cứu công bố năm 2020 về tinh dầu thân rễ của "C. caesia" từ miền bắc Ấn Độ đã nhận dạng 48 hợp chất, chiếm 99,28% trọng lượng tinh dầu, với các thành phần chính là cycloisolongifolen, 8,9-dehydro-9-formyl (11,67%), camphor (6,05%), eucalyptol (5,96), β-germacren (5,23%), 2,4,6-cycloheptatrien-1-on, 2-hydroxy-5-(3-methyl-2-butenyl)-4-(1-methylethenyl) (5,18%) và isoborneol (5.05%). | 1 | null |
Curcuma ceratotheca là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899. Mẫu dịnh danh "Sarasin n. 786" thu thập ngày 4 tháng 11 năm 1894 tại Tomohon, tỉnh Bắc Sulawesi.
Phân bố.
Loài này có tại miền bắc đảo Sulawesi, Indonesia. | 1 | null |
Curcuma codonantha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jana Škorničková, Mamiyil Sabu và M. G. Prasanthkumar mô tả khoa học đầu tiên năm 2003. Tên trong tiếng Bengal là "shodhi", tương tự như các tên gọi "sat'hi", "sotee" hay "shuthee" của "C. zerumbet" .
Từ nguyên.
Tính từ định danh "codonantha" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "κώδων" (kódon, codon) nghĩa là chuông và "ᾰ̓́νθος" (ánthos, anthos) nghĩa là hoa, ám chỉ hoa hình chuông kỳ dị thò ra từ các lá bắc sinh sản, đặc trưng nổi bật nhất của loài này.
Phân bố.
Loài này có tại đảo Havelock, phía nam quần đảo Andaman, Ấn Độ. Vì phần lớn các loài "Curcuma" trên quần đảo Andaman và Nicobar là du nhập gần đây theo người dân di cư từ Ấn Độ đại lục ra nên rất có thể loài này không là bản địa mà có thể sẽ được tìm thấy ở Ấn Độ đại lục trong tương lai.
Mô tả.
Thực vật thân thảo có thân rễ, cao tới 1,5 m. Thân rễ 3,5-6 × 3-6 cm; các củ không cuống, ~ 5-13 × 1,5-2 cm, đôi khi nằm gần như trên mặt đất, vỏ nâu nhạt, nhẵn nhụi, ruột màu kem ánh vàng, thơm mùi long não, vị đắng, vảy hình tam giác, dạng giấy, màu nâu, nhẵn nhụi, có trên thân rễ và củ không cuống, trong đất nhanh mủn và để lại sẹo; các củ rễ 3-5 × 1,5-2 cm, hình elip, ruột trắng, trên các rễ dày 2-3 mm dài khoảng 5-20 cm từ thân rễ chính. Chồi lá cao tới 1,5 m, lá 3-6; thân giả 20-45 cm, có bẹ bởi 2-4 lá bắc màu xanh lục ánh đỏ (chỉ rõ vào đầu mùa, vào cuối mùa thì khô và mủn), bẹ trong cùng nhất dài như thân giả, các bẹ ngoài dần dần nhỏ hơn, rộng 3-4 cm; lưỡi bẹ 3 mm, như thủy tinh, trong mờ ánh lục, 2 thùy, lông dài 0,5 mm dọc theo mép; cuống lá dài 10-30 cm, có cánh và dần thon nhỏ thành phiến lá; phiến lá hình mác hay thuôn dài-hình mác, 35-75 × 8-14 cm, xanh lục, mặt dưới nhạt hơn, mép trắng trong mờ, như thủy tinh, rộng 0,5 mm; mặt trên chủ yếu nhẵn nhụi nhưng hơi có lông ở phần đỉnh, đặc biệt trên gân và gần mép, lông dài 0,3 mm, mặt dưới nhẵn nhụi; đỉnh nhọn, ~1-1,5 cm, có lông đáy lệch, thu nhỏ dần thành các cánh rộng 1,5-2 mm dọc theo cuống lá. Cụm hoa bên. Cuống cụm hoa 14-23 cm, đường kính 0,7-1,5 cm, che phủ bằng 4-6 bẹ màu xanh lục ánh đỏ, nhẵn nhụi, bẹ trong cùng nhất dài nhất, cấu trúc tương tự như các lá bắc hữu sinh phía trên, các bẹ ngoài dần nhỏ hơn, rộng 3-4 cm. Cụm hoa bông thóc 12-20 × 6-8 cm, tạo thành từ 30-35 lá bắc bao gồm cả mào. Mào tạo thành 1/3-1/4 chiều dài cụm hoa, lá bắc mào 7-9, ~5-6 × 2,5-3 cm, màu hồng tươi với vệt màu tím ánh nâu sẫm hơn trên đỉnh, mặt dưới gần như nhẵn nhụi, mặt trên có lông ngắn, lông dài 0,2 mm, các lá bắc mào phía dưới hữu sinh, 3-4 lá bắc trên vô sinh. Lá bắc hữu sinh 3,5 × 4-4,5 cm, xanh lục, chóp đôi khi ánh đỏ, mặt trên có lông rất ngắn, mặt dưới nhẵn nhụi. Xim hoa bọ cạp xoắn ốc với 4-6 hoa. Lá bắc con 1,7-2,5 × 0,6-1,4 cm, như thủy tinh, trắng mờ, nhẵn nhụi. Hoa dài 6 cm, màu vàng, dài hơn lá bắc, thò ra 1,5-2 cm từ lá bắc. Đài hoa dài 8 mm, trắng mờ, 3 răng, chẻ một bên khoảng 3 mm, có lông dài 0,4 mm. Ống tràng hoa màu hồng, nhẵn nhụi, thùy lưng 2 × 1,3 cm, có mấu nhọn dài 4-5 mm nhạt màu hơn (hồng ánh trắng), có lông dài 0,3 mm, các thùy bên 1,5 × 0,9 cm, màu hồng, nhẵn nhụi. Cánh môi 2 × 1,8 cm, có khía răng cưa, màu vàng, vàng sẫm ở tâm với các vạch trắng ở mép ngoài (dải màu vàng kim ở giữa), thùy giữa có khía răng cưa sâu 3 mm. Nhị lép bên 12 × 9 mm, màu vàng nhạt, với các lông tuyến ngắn trên mặt trong. Bao phấn có cựa, dài 8 mm, mô vỏ bao phấn màu ánh trắng, dài 4-5 mm, chỉ nhị màu vàng nhạt, dài 4 mm, thắt lại, 5 mm tại đáy, 2 mm ở phần trên. Cựa bao phấn dài 3 mm, màu vàng ánh trắng, tỏa ra nhưng hơi cong vào. Bầu nhụy 3 ngăn, 3-4 x 3 mm, rậm lông, nhẵn nhụi tại đáy, lông dài 0,3-0,4 mm, noãn nhiều. Đầu nhụy thò ra ~1-1,5 mm từ giữa các mô vỏ bao phấn, màu trắng, có lông rung, 1,4 × 1,4 mm. Tuyến trên bầu 2, màu lục ánh vàng, dài ~5 mm, đường kính 0,5 mm. Không thấy quả. Ra hoa tháng 5-6 cùng với 2-3 lá đầu tiên.
Về mặt hình thái, rất giống với "C. aeruginosa". Các khác biệt rõ nét nhất giữa hai loài này là ở chỗ:
Sử dụng.
Người Bengal tại khu vực này lấy thân rễ để nghiền ra và lọc lấy tinh bột, gọi chung là bột dong Đông Ấn như tinh bột thu được nhiều loài "Curcuma" khác trong khu vực này. | 1 | null |
Curcuma coerulea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1904.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "coerulea" (cách viết khác: "caerulea", giống đực: "coeruleus"/"caeruleus", giống trung: "coeruleum"/"caeruleum") là tiếng Latinh, nghĩa là màu xanh lam hay xanh da trời (thiên thanh), ở đây là nói tới hoa màu xanh lam của nó ("floribus coeruleis").
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở Thượng Myanmar, tại Fort Stedman (nay là Maing Thauk, phía đông bắc hồ Inle, khoảng 20 km về phía tây nam Taunggyi, thủ phủ bang Shan, đông bắc Myanmar.
Mô tả.
Lá thẳng-hình mác, thu nhỏ dần, đỉnh nhọn, đáy hẹp, cả hai mặt có lông gần như lông măng, màu xanh lục, dài 15 cm, rộng 2,5 cm. Cụm hoa bông thóc hình trụ hẹp, rậm, dài 15 cm, đường kính 2,5 cm; lá bắc hoa được bao quanh ở dưới, dài 4 cm, hơi tù, nhẵn nhụi; lá bắc vô sinh ít màu; bầu nhụy nhẵn nhụi; đài hoa dài 7 mm, nhọn, 3 răng; ống tràng hoa khoảng 3 lần dài hơn, các thùy thuôn dài, nhọn, nhẵn nhụi; cánh môi màu xanh lam. | 1 | null |
Curcuma colorata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1918.
Phân bố.
Loài này có tại đảo Java và quần đảo Sunda Nhỏ (?), Indonesia. Môi trường sống là trong các rừng tếch tại Java, ở cao độ đến 177 m.
Tên gọi địa phương tại Tây Java là "tis" hay "tinggang" (chia sẻ cùng "C. purpurascens"), tại Đông Java là "tema labak" (chung với "C. xanthorhiza") và "temu kètèk" (nghệ khỉ).
Mô tả.
Cây thân thảo có hoa, cao 1,2-1,6 m. Thân rễ hiện ra ở phía đối diện của thân hành cũng như từ gốc. Các thân rễ chính ngắn hoặc vừa phải, từ 50-100 x 20 mm và tạo ra các nhánh tương tự chủ yếu ở mặt dưới của chúng, tất cả đều cong lên ở phần đỉnh của chúng và các củ không cuống tạo thành ở một bên hoặc hiếm khi thành các hàng so le dọc theo nhánh chính. Vỏ màu da cam tươi bẩn với các vảy màu nâu nhạt, chồi tận cùng hình nón, màu trắng. Ruột màu da cam sẫm, các củ có cuống có màu xám với vỏ trong màu da cam. Lá thuôn dài hoặc hình trứng ngược-hình mác, với đáy nhọn hơi lệch, thu nhỏ chậm đến điểm nhọn kết thúc thành hình đuôi ngắn; khoảng 2-3 lá đầu tiên thuôn tròn tương đối rộng tại gốc và thắt lại và nhọn tại cuống có rãnh. Lá trở thành dài hơn khi cây lớn và có hình elip-hình mác. Độ dài trung bình 45-55(-65) × 14-23(-40) cm, số lượng ~3-4. Lá dường như to hơn ở các cây lớn hơn và không ra hoa và có màu xanh lục sẫm. Gân giữa rỗng màu nâu đỏ sẫm. Lưỡi bẹ kém phát triển, không rộng qua 0,5 mm và không tai. Cụm hoa hình trụ với mào giãn nở (16 × 7 cm ở giữa, 16 × 10 cm ở đỉnh), dài 12–20 cm, cuống 20–65 cm. Cành hoa bông thóc thò ra một chút trên bẹ nhưng vượt cao hơn nhờ các cuống dài.Lá cuống đôi khi có dạng như lá thông thường với bẹ hợp sinh vào cuống, dài 45 cm, rộng 11 cm, với cuống 13 cm vượt cao hơn cành hoa bông thóc, trong trường hợp này lá bắc ở thấp nhất mang 1 hoa, nhưng thông thường thì lá cuống là 1-2 lá bắc nằm thấp nhất và cao hơn phần còn lại, vô sinh, hợp sinh tới 50% chiều dài của chúng, mặt cắt tam giác-hình trứng, tù. Các lá bắc hợp sinh tới 1/2-2/3 chiều dài của chúng tạo thành các túi rộng và rất lồi, hẹp tại đáy trong khi phần tự do mọc thẳng và kéo dài các túi, thắt lại tại đáy và mở rộng ở đỉnh. Phần tự do dẹp, hình trứng rộng hơn dài, hơi thu hẹp tại đáy với đỉnh hơi nhọn nhưng rất tù. Chiều dài của lá bắc thứ 7 của cành hoa bông thóc thông thường là 4,6 cm, trong đó 3,0 cm hợp sinh và 1,6 cm tự do, rộng 3 cm. Lá bắc thứ 23 là 6 × 3,4 cm, hợp sinh 2,5 cm và rời 3,5 cm theo chiều dài. Lá bắc mào cao nhất kích thước 7 × 2,5 cm. 3-4 lá bắc mào màu tía sẫm, các lá bắc hoa màu lục nhạt, các lá dưới cùng nhất màu lục. Tất cả các lá bắc đều có lông tơ mịn và lông rung ngắn. Hoa to (5–6 cm) và thò ra từ lá bắc. Lá bắc con 2–3 cm, màu trắng với chóp hồng. Đài hoa 0,9–1 cm, gần cắt cụt với 3 răng rất nhỏ có lông rung và với vết nứt ngắn. Ống tràng 1,8 cm, họng 1,8-2,2 cm. Cánh môi 1,8 × 1,8 cm với đáy hẹp. Nhị lép 1,6 × 1 cm, rộng, hình quạt; chỉ nhị 3,5 × 4 nmm; bao phấn dài 5 mm, cựa hơi cong, mỏng, ~3 mm. Thùy tràng lưng 1,5 × 1,4 cm, thùy bên 1,2 × 1,2 cm. Tràng màu da cam nhạt, các thùy tràng màu hồng nhạt, chồi màu hồng. Loài này có thể nhận biết nhờ mào rộng màu tía sẫm, cuống hoa cao, hoa to màu da cam. | 1 | null |
Curcuma comosa là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810 theo cây mà Felix Carey (1782-1822) tìm thấy ở Pegu (nay là Bago, Myanmar).
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ (Assam), Myanmar, Thái Lan. Du nhập vào Malaysia bán đảo.
Mô tả.
Thân hành (thân rễ) lớn, hình trái xoan, ruột màu đất son nhạt. Không củ chân chim, nhiều củ có cuống rễ ruột trắng, mọc sâu trong lòng đất. Lá to, có cuống, hình mác, cuống lá và bẹ không thò ra, cao 5-6 ft (1,5-1,8 m), mọi phần màu xanh lục, ngoại trừ những lá đầu tiên có vết mờ màu rỉ sắt nhạt từ giữa cho tới phần trung tâm của mặt trên. Cành hoa bông thóc hình chùy, lớn; lá bắc sinh sản màu hồng nhạt: mào dồi dào, màu hồng. Hoa nhiều, mặt ngoài tràng hoa màu hồng, mặt trong màu vàng, nở tháng 5, cùng lúc lá xuất hiện. | 1 | null |
Curcuma coriacea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jose K. Mangaly và Mamiyil Sabu mô tả khoa học đầu tiên năm 1988 (in năm 1989).
Phân bố.
Loài này có tại các bang Kerala (các quận Idukki, Palakkad và Pathanamthitta), Tamil Nadu (?) ở miền nam Ấn Độ. Loài này mọc ở các đồng cỏ lộ thiên, nhiều đá, với các loài như "Cymbopogon", và cả ở các cao độ lớn hơn dọc theo rìa rừng thứ sinh. Cao độ sinh sống 800-1.100 m. Nó ra hoa vào tháng 4-6, và tạo quả tháng 5-8.
Mô tả.
Thân rễ rất nhỏ, phân nhánh, ruột màu trắng ánh vàng. Thân lá cao 30–40 cm. Lá 25 × 10 cm, hình elip, nhọn ở hai đầu, rậm lông măng ở hai mặt; cuống lá dài đến 3 cm. Cành hoa bông thóc đầu cành, hình trụ 12-13 × 34 cm; lá bắc 2,5 × 1,6 cm, hình trứng, tù, màu nâu ánh vàng, có lông tơ. Hoa vàng; đài hoa hình ống, có lông, xẻ sâu một bên; tràng hoa màu vàng tươi, các thùy không bằng nhau; cánh môi 2 × 2 cm, 3 thùy thuôn tròn, màu vàng sẫm, bầu nhụy có lông tơ. | 1 | null |
Curcuma decipiens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nicol Alexander Dalzell mô tả khoa học đầu tiên năm 1850.
Phân bố.
Loài này có tại Malwan, bang Maharashtra, tây nam Ấn Độ.
Mô tả.
Cây thân thảo lâu năm, rễ chùm treo nhiều củ hình quả hạnh, ruột màu trắng. Cán hoa ban đầu mọc ở bên, sau đó 6-8 tuần từ nách lá xuất hiện một cán hoa trung tâm hình chùy dài. Lá hình xoan rộng, nhẵn nhụi, hiếm khi với lông nhung mặt dưới, cuống lá dài, chân phiến cuống ngang gốc bẹ. Lá bắc hoa hình túi, màu tia; lá bắc dưới thuôn tròn, lá bắc trên thuôn dài, tù, với 2 hoa màu tía. Đài hoa hình phễu, 2 lần ngắn hơn ống tràng, 3 răng, răng thuôn tròn. Ống tràng màu tía, bên trong đoạn giữa có râu, viền ngoài thuôn dài, đỉnh có mấu nhọn dạng nắp, ben trong tương tự. Cánh môi 2 thùy, mép nhăn. Chỉ nhị dẹt; bao phấn dài, đầu nhụy hình phễu , 3 ngăn, có lông rung. Tuyến trên bầu thuôn dài-thẳng. | 1 | null |
Curcuma ecomata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Craib mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Mẫu định danh: "Kerr 1655", thu thập ở cao độ 660 m tại vùng Doi Suthep, Chiang Mai.
Phân bố.
Loài này có tại các tỉnh Chiang Mai, Chiang Rai và Mae Hong Son, tây bắc Thái Lan. Môi trường sống là rừng thường xanh khô và rừng lá sớm rụng, ở cao độ 400-1.300 m.
Mô tả.
Lá thuôn dài-hình elip, đỉnh nhọn thon ngắn, nhọn, đáy thon nhỏ thành cuống, dài 39 cm, rộng 13 cm, mặt trên nhẵn nhụi, trừ gân có lông cứng; mặt dưới hơi rậm lông; cuống dài tới 20 cm; bẹ không lá ít nhất 4, bẹ trên dài tới 20 cm. Cuống cụm hoa dài 7 cm, đáy có vảy; lá bắc hợp sinh nhiều hay ít, màu từ vàng rơm tới nâu, đôi khi phần đỉnh màu đỏ, đỉnh thuôn tròn, dài 3 cm và rộng 2–7 cm, mép không khía, nhẵn nhụi. Đài hoa trong như thủy tinh, dài khoảng 1 cm. Ống tràng ~3 cm, phần trên mở rộng; các thùy hình mác hoặc thuôn dài-hình mác, nhọn thon, gần đều, dài 15 mm và rộng 4–5 mm. Nhị lép màu tía, gần giống hình thoi, nhọn thon, dài 15 mm, rộng 7 mm; cánh môi gần tròn, đáy hẹp, đường kính 1–2 cm, màu tia trừ phần giữa màu vàng; chỉ nhị rộng, dài ~5 mm; bao phấn dài 8 mm, cựa dài ~2 mm. | 1 | null |
Mì tinh rừng (danh pháp hai phần: Curcuma elata) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh (1751-1815) đặt tên khoa học lần đầu tiên năm 1814. Mô tả khoa học đầu tiên trong sách "Flora Indica" của Roxburgh do William Carey (1761-1834) biên tập và in năm 1820. Mẫu định danh loài do William Carey lấy từ Myanmar về trồng tại vườn thực vật Calcutta.
Phân bố.
Loài này có tại Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Mô tả.
Địa thực vật cao 1-1,8 m. Thân rễ thuôn dài, hình trứng ngược, với nhiều củ chân vịt lớn, cong vào trong. Củ chân vịt từ vàng nhạt đến vàng, ruột vàng đậm. Các củ mọc ra từ rễ thì ruột màu trắng ngọc trai. Lá không cuống, màu xanh lục, có phiến bầu dục thon, có thể rất to, đến 60-120 x 30 cm, mặt dưới hơi có lông nhung. Cụm hoa bông thóc mọc sát đất, ở bên, xuất hiện trước lá, lớn, cao 20 cm, mào màu từ hồng sẫm đến đỏ thắm; lá bắc xanh, bầu dục rộng, dài 5-6 cm, chóp răng chót lá bắc màu ánh tím. Đài hoa trắng, 3 răng, vành có ống tràng dài bằng 2 lần đài, cánh hoa trắng hay hồng, dài 2,5 cm. Bao phấn đáy có cựa dài. Nhị lép dài 2 cm, đính vào chỉ nhị. Cánh môi dài 2 cm, màu vàng, đầu lõm sâu. Ra hoa tháng 3-4. Bề ngoài tương tự như "C. zedoaria", nhưng rễ thì khác nhiều, phụ thuộc vào kích thước của chúng.
Tên gọi khác.
The Flora of China gọi nó là 大莪术 (đại nga thuật), nghĩa đen là nga truật lớn, nhưng không kèm theo mô tả. | 1 | null |
Curcuma exigua là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được N.Liu mô tả khoa học đầu tiên năm 1987.
Phân bố.
Loài này có tại huyện Mễ Dịch, địa cấp thị Phàn Chi Hoa, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tên gọi trong tiếng Trung là 细莪术 (tế nga thuật), nghĩa đen là nga truật nhỏ.
Mô tả.
Cây cao 40–80 cm. Thân rễ nhiều nhánh, ruột màu vàng; các rễ mập có củ ở tận cùng. Bẹ lá màu lục nhạt; cuống lá 5–8 cm; phiến lá màu xanh lục pha tía, dải hẹp dọc gân giữa màu đỏ, hình mũi mác đến rộng như vậy, ~20 × 5–7 cm, nhẵn nhụi, gốc hình nêm, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa đầu cành trên thân giả; cuống ~3,6 cm; cành hoa bông thóc hình trụ, ~9 x 2,5 cm; lá bắc sinh sản hình trứng-hình elip; lá bắc mào màu trắng với đỉnh màu tía, thuôn dài, ~4,2 × 1 cm, nhẵn nhụi. Đài hoa ~1,3 cm, đỉnh 2 răng. Tràng hoa màu tía nhạt; ống tràng ~1,4 cm, có lông nhung ở họng; các thùy màu vàng, hình elip, ~1,5 cm. Các nhị lép bên màu vàng, hình trứng ngược, ~1 x 0,5 cm. Cánh môi gần tròn, ~1,2 × 1,1 cm, đỉnh màu vàng với tâm màu sẫm hơn, có khía răng cưa. Bầu nhụy rậm lông. Quả nang gần hình cầu. Ra hoa tháng 8-10. | 1 | null |
Curcuma ferruginea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "ferruginea" là từ tiếng Latinh (giống đực: "ferrugineus", giống cái: "ferruginea", giống trung: "ferrugineum"), nghĩa là màu gỉ sắt hay vị sắt. Ở đây là nói tới màu nâu đỏ gỉ sắt của bẹ cán hoa và lá.
Phân bố.
Loài này có tại khu vực Bengal, tại đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar.
Mô tả.
Cây cao khoảng 4 ft (1,2 m). Thân hành và củ chân vịt nhiều, ruột màu vàng nhạt, rất thơm. Bẹ của cán hoa và lá màu nâu đỏ rỉ sắt, với ánh đỏ nhạt xuôi xuống đoạn giữa của mặt trên lá, rõ nét khi lá non, đặc biệt rõ ở những lá đầu mùa. Lá hình mác rộng, nhẵn nhụi. Ra hoa tháng 4-5. Hoa to, ít, viền ngoài màu ánh đỏ, bên trong vàng sẫm. Lá bắc của phần sinh sản của cành hoa bông thóc có màu nâu đỏ rỉ sắt; lá bắc mào ít, màu đỏ thắm. | 1 | null |
Curcuma flaviflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Shao Quan Tong mô tả khoa học đầu tiên năm 1986.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "flaviflora" bắt nguồn từ tiếng Latinh "flavus" nghĩa là màu vàng kim và "flora" nghĩa là hoa; ở đây là nói tới hoa màu vàng của nó.
Phân bố.
Loài này có tại huyện Mãnh Hải, châu tự trị Tây Song Bản Nạp, tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cho tới miền bắc Thái Lan. Tên gọi trong tiếng Trung là 黄花姜黄 (hoàng hoa khương hoàng), nghĩa đen là nghệ hoa vàng. Môi trường sống là rừng, ở cao độ khoảng 1.400 m.
Mô tả.
Cây cao 30–40 cm. Thân rễ nhỏ, có mùi thơm; rễ có củ hình thoi ở tận cùng. Cuống lá 4–7 cm; phiến lá 20-24 × 7–8 cm, mặt gần trục nhẵn nhụi, mặt xa trục rậm lông tơ, gốc hình nêm, đỉnh nhọn thon. Cụm hoa trên các chồi riêng biệt sinh ra từ thân rễ; cuống 5–9 cm, bẹ giống vảy màu đỏ tía; cành hoa bông thóc 4,5-6 × 2,5–3 cm; lá bắc sinh sản màu đỏ ánh tía nhạt, hình trứng-hình tròn đến hình trứng, 4-4,5 × 2,6–3 cm, rậm lông tơ, đỉnh nhọn thon; không có lá bắc mào. Đài hoa ~2 cm, đỉnh 3 răng, có lông rung. Ống tràng hoa màu trắng, ~4 cm, rậm lông tơ màu trắng, họng nhẵn nhụi; các thùy màu vàng nhạt, hình mác hẹp, 1,8-2,4 cm × 7–9 mm. Các nhị lép bên màu vàng nhạt với tâm màu vàng sẫm, hình elip, ~2,2 × 1,2 cm. Cánh môi màu vàng nhạt với tâm màu vàng sẫm, hình trứng ngược, ~2,5–2 cm, nhẵn nhụi, gốc có 2 sọc dọc màu đỏ, đỉnh 2 khe. Bầu nhụy có lông tơ màu trắng. Ra hoa tháng 6. | 1 | null |
Curcuma glans là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Kai Larsen và John Donald Mood mô tả khoa học đầu tiên năm 2001. Mẫu vật định danh thu thập ở cao độ 810 m ven đường 1035 từ Huai Kuan đi Phayao.
Phân bố.
Loài này có tại tỉnh Lampang, miền bắc Thái Lan. | 1 | null |
Nghệ mảnh (danh pháp khoa học: Curcuma gracillima) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Mẫu vật định danh thu thập khoảng năm 1875-1877 tại tả ngạn sông Mê Kông (miền trung Lào, núi La Khou).
Từ nguyên.
Tính từ định danh "gracillima" (giống đực: "gracillimus", giống cái: "gracillima", giống trung: "gracillimum") trong tiếng Latinh nghĩa là thanh mảnh nhất, mỏng nhất. Nó là dạng so sánh cao nhất của tính từ "gracilis" nghĩa là thanh mảnh, mỏng.
Phân bố.
Là một loại cây nhiệt đới bản địa miền đông Thái Lan, Campuchia (?), miền nam Lào kéo dài đến đông nam Việt Nam. Tại Việt Nam, cây này phân bố từ Tây Nguyên đến Tây Ninh, (bao gồm Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Rừng phòng hộ Tân Phú).
Môi trường sống là rừng, ở cao độ 100 đến 200 m. Nó là loại cây thảo có thân rễ, ngủ trong mùa khô, mọc ở rừng thưa lá nửa sớm rụng vùng đất thấp trên đất cát ẩm, thường ở những vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa. Phần sinh dưỡng chết hoàn toàn trong mùa khô. Khi những cơn mưa bắt đầu, chồi bắt đầu mọc trở lại và nó ra hoa 1-2 tháng sau khi bắt đầu mùa mưa.
Mô tả.
Cây thảo thanh mảnh, cao 20–25 cm. Bẹ dài 3–6 cm. Rễ không rõ. Củ thơm, nhỏ. Lá 4-5; 1-2 lá dưới cùng không phiến, các lá trên có cuống dài, phiến lá hình mác, thẳng, 17-22 × 0,8-1,2(-3) cm, đáy và đỉnh thon nhỏ rất mạnh, hơi vượt quá cụm hoa. Cuống lá dài 5–10 cm. Cán hoa dài, thanh mảnh, 5–12 cm. Cụm hoa nhỏ, 2,5-3,2(-5) × 1,5-1,8 cm, ở giữa lá. Lá bắc 5-8, hình xoan, màu xanh lục tới đỏ chói, tới 1,2 × 1,2 cm, đỉnh cong nhiều hay ít, hơi xếp lợp. Hoa màu trắng, thơm, dài 1,3 cm, hơi vượt lá bắc. Đài hoa hình chuông, 0,4 × 0,3 cm, 3 răng, răng hình tam giác, hơi tù. Ống tràng dài 0,5-0,6 cm, ~2 lần dài hơn đài hoa; thùy hình xoan, dài 0,5-0,7 cm; thùy lưng dạng nắp, các thùy bên hình mác, đỉnh thon nhỏ. Chỉ nhị ngắn, phẳng, đáy rậm lông, các ngăn song song, dài xấp xỉ, rậm lông dễ thấy, đáy không cựa, mô liên kết hiếm thấy. Nhị lép rộng, 0,5-0,6 × 0,3 cm, hình nêm cắt cụt, hiếm khi vượt quá bao phấn, đáy rậm lông. Cánh môi hình trứng ngược tới tròn, 0,6-0,7 × 0,6-0,7 cm, xẻ 2 thùy sâu đến giữa, đáy rậm lông, các thùy cắt cụt lệch. Đầu nhụy hình ống không lông rung, không có đĩa. Bầu nhụy nhẵn nhụi, 3 ngăn, các ngăn nhiều noãn. Về hình thái, "C. gracillima" tương tự như "C. sparganifolia".
"Curcuma gracillima" var. "elatior": Lá ở giữa có đốm nâu nhạt, 40 × 1,5-1,8 cm. Hoa màu trắng ánh lục, có sọc, với điểm nhọn nhỏ. Lá bắc xanh lục. Đài hoa 2 lần nhỏ hơn. Các thùy tràng hoa 2 lần nhỏ hơn. Nhị lép rộng bằng một nửa. Cánh môi hẹp. Bao phấn không rậm lông. Mẫu định danh "Godefroy n. 386", thu thập tại núi Pursat (Campuchia) ngày 5 tháng 6 năm 1875.
Sử dụng.
Loài này không được dùng làm thực phẩm hoặc làm thuốc, nhưng những cây gieo trồng ở Thái Lan được sử dụng để tạo ra những cây cảnh lai ghép. | 1 | null |
Curcuma grandiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Joachim Otto Voigt (1798-1843) liệt kê trong sách "Hortus Suburbanus Calcuttensis" in năm 1845 với ghi chép là theo tên do Nathaniel Wallich đặt, nhưng không kèm theo mô tả do tác giả không nhìn thấy loài này. Năm 1890, John Gilbert Baker cung cấp mô tả khoa học đầu tiên cho nó.
Phân bố.
Loài này có tại Malaysia bán đảo.
Mô tả.
Thân rễ nhỏ, thuôn dài, các rễ không có củ. Lá 6-8, nhỏ thuôn dài nhọn, mọc thành búi; cuống có rãnh sâu, dài 6-8 inch (15-20 cm); phiến lá 6-8 × 3-4 inch (15-20 × 7,5-10 cm), nhọn đầu, đáy thuôn tròn, màu lục sẫm dọc theo gân. Cuống cụm hoa ngắn hơn rất nhiều so với cuống lá. Cụm hoa bông thóc thuôn dài, 3-4 inch (7,5-10 cm). Lá bắc màu lục nhạt, rất tù, tỏa rộng ở đỉnh. Hoa màu vàng nhạt, hơi dài hơn lá bắc. Các đoạn của tràng hoa hình trứng hoặc thuôn dài. Nhị lép ngắn và rộng. Cánh môi 0,75 inch (2 cm), rộng, có khía răng cưa không rõ nét. Cả nhị lép và cánh môi đều màu vàng anh thảo. | 1 | null |
Curcuma haritha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jose K. Mangaly và Mamiyil Sabu mô tả khoa học đầu tiên năm 1993.
Mẫu định danh thu thập tại Kolathara, quận Calicut, Kerala, Ấn Độ ngày 30 tháng 5 năm 1988. Holotype: "Sabu 39113 A" (‘39113’); Isotype: "Sabu 39113 B", "Sabu 39113 C". Tên địa phương của nó là "vella kua".
Phân bố.
Loài này có tại bang Kerala, tây nam Ấn Độ. Loài này là một loại địa thực vật mọc ở các khu rừng đất thấp, ở cao độ 25–100 m, cùng với các loài "Curcuma" khác, ví dụ: "C. aeruginosa", "C. zedoaria". | 1 | null |
Curcuma harmandii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907.
Các mẫu định danh gồm 1 mẫu do L. Pierre thu thập tại Nam Kỳ ngày 24 tháng 4 năm 1867 (mẫu MNHN-P-P00292625) và 3 mẫu do François-Jules Harmand và Alexandre Godefroy-Lebeuf thu thập tại núi Pursat, Campuchia ngày 20 tháng 6 năm 1875, (Gagnepain viết nhầm, tương ứng thành tháng 4 năm 1870 và ngày 20 tháng 6 năm 1856).
Phân bố.
Là một loại cây nhiệt đới bản địa miền đông, đông nam và miền trung Thái Lan, Campuchia (các tỉnh Kampong Speu và Pursat), và có thể có ở miền nam Việt Nam (?). Môi trường sinh sống là rừng lá sớm rụng và rừng thường xanh khô ở cao độ 100–500 m.
Mô tả.
Cây cao khoảng 0,5 m. Thân rễ không mập. Lá 3, hình trứng-hình mác, 25-35 x 8–10 cm, đáy thu nhỏ, đỉnh nhọn đột ngột và phần nhọn ngắn, cả hai mặt nhẵn nhụi; cuống lá (với bẹ) dài 20–30 cm; bẹ khoảng 3, không bằng nhau, không phiến; các bẹ trên đi ngang qua cuống lá; lưỡi bẹ teo đi. Cụm hoa thò ra từ giữa các lá, có cuống dài 20–30 cm; cành hoa bông thóc lỏng lẻo, dài 12–15 cm; lá bắc 8-10, xếp thành 2 hàng, dài 5–6 cm, rộng tới 3 cm, màu xanh lục, nửa phía dưới có rãnh, tự chúng bao quanh lẫn nhau, nửa trên hơi lõm, tỏa rộng, dần thu nhỏ, đỉnh gần như nhọn. Hoa 4-6, dài 3-3,3 cm, xanh lục hoặc vàng, ẩn trong lá bắc; lá bắc con hình mác, nhỏ, dài 1-1,5 cm. Đài hoa hình ống, thanh mảnh, nhẵn nhụi, đỉnh 3 răng, răng nhỏ, tù. Tràng hoa dài gấp đôi đài hoa; các thùy hình mác. Đáy bao phấn có 2 cựa. Bầu nhụy nhẵn nhụi, vỏ ngoài mỏng. Hạt nhiều, dài 405 mm, rộng 2,5–3 mm, hình trứng-đa diện, màu vàng ánh đỏ, bóng.
"C. harmandii" hơi giống "C. albiflora" có ở Ceylon về cách sắp xếp các lá bắc tỏa rộng và xếp lợp lỏng lẻo; nhưng loài ở Đông Dương khác biệt ở chỗ: | 1 | null |
Curcuma heyneana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Valeton & Zijp mô tả khoa học đầu tiên năm 1917. Tên địa phương tại Java là "temu giring". Các tên gọi khác còn có "djaha" (tại Tomo, Sumedang, Tây Java), "tema giring", "tema litjin", "tema konèng", "tema lateng" (tại Pasuruan, Đông Java) hay "temu poh" (tại Rembang, Trung Java và Kediri, Đông Java).
Phân bố.
Loài này tìm thấy tại Java và Bali trên quần đảo Tiểu Sunda, Indonesia. Môi trường sinh sống là rừng, ở cao độ 177–900 m. Tuy nhiên, do nó được trồng rộng rãi ở Indonesia nên phân bố và tình trạng của quần thể tự nhiên là không chắc chắn.
Mô tả.
Cây thân thảo sống lâu năm, cao đến 2 m. Phần trên mặt đất chết đi vào đầu mùa khô và nảy nở vào đầu mùa mưa. Sau khi lá rụi, thân rễ có các rễ hình chỉ rủ xuống và bao gồm một củ chính từ đó 4-5 thân rễ dài xuất hiện ở hai bên, bản thân chúng lại tiếp tục phân nhánh. Đôi khi có 2-3 thân hành chính nằm cạnh nhau. Trong trường hợp này thì các thân rễ thường phát triển ở phía tự do của củ chính, sao cho củ chính và các thân rễ thường nằm trong cùng một bề mặt. Củ chính thuôn dài, hình elip với đỉnh nhọn dễ thấy, dài tới 13,5 cm và dày tới 6 cm. Đỉnh nhọn ở góc 25-40ᵒ, thường khoảng 30ᵒ. Các thân rễ khá thẳng, nằm ngang và hướng lệch xuống dưới. Thân rễ sơ cấp mọc trực tiếp trên củ chính, thuôn dài, dài tới 21 cm và dày tới 3,5 cm. Thân rễ thứ cấp vuông góc nhiều hay ít so với thân rễ sơ cấp và phát triển ở cả hai bên của thân rễ sơ cấp. Chúng dài tới 10,5 cm và dày tới 2,5 cm. Củ chính và các thân rễ có ruột màu vàng chanh tươi. Bề mặt các thân rễ già gần như không lông, tại nhiều chỗ, đặc biệt là dưới chồi, có các đốm và sọc màu nâu nhạt hay sẫm, hướng theo chiều dọc của thân rễ đó. Các vảy của thân rễ (đặc biệt trên các thân rễ non) cũng có đốm nâu. Lóng thân rễ dài 0,5-1,9 cm. Thân rễ có vị đắng và mùi thơm. Các củ rễ thuôn dài-hình elip, đôi khi cong, nhọn nhiều hay ít ở hai đầu, ruột màu vàng nhạt tới trắng, với màu vàng đậm hơn xung quanh vòng các bó mạch. Bề mặt các củ rễ già đôi khi có mụn cơm, đốm nâu, dài tới 11 cm và dày tới 3 cm ở điểm dày nhất. Thân giả được khoảng 2 bẹ không lá màu xanh lục trên mặt đất bao quanh. Lá 5-9, chủ yếu là 7, xếp thành 2 hàng, thuôn dài và hình mác. Lá thấp nhất không cuống hoặc có cuống rất ngắn, các lá khác có cuống. Cuống lá trên cùng dài tới 40 cm. Các lá càng thấp thì cuống càng ngắn. Phiến lá thứ 4 tính từ dưới lên dài 75–77 cm, rộng 22–24 cm. Phiến lá của lá trên cùng nhất dài tới 90 cm, rộng 14–16 cm. Bẹ và cuống lá màu xanh lục. Gân giữa xanh lục ở mặt trên, với các lá già có vạch màu nâu đỏ rỉ sắt rất mỏng ở giữa, thường không thấy ở 2-3 lá trên cùng khi chúng còn non và chỉ thấy sau này, màu xanh lục ở mặt dưới. Phần còn lại của phiến lá màu xanh lục, nhẵn nhụi cả hai mặt, nhọn mảnh ở đỉnh, thu hẹp dần ở đáy và hợp lại với cuống lá có rãnh. Lưỡi bẹ hình chữ V nỏi cao trên cuống lá có rãnh, chỉ dài ~3 mm, không thò ra phía trên rãnh. Cành hoa bông thóc ở bên, không tính cuống dài 13–17 cm, hình trụ, rộng dần về phía trên, phía dưới 7,5–9 cm, phía trên 10-12,5 cm. Cuống dài 16–24 cm, thường được 3 lá suy hóa (cataphyll) màu xanh lục bao quanh. Lá bắc sinh sản và lá bắc mào có lông nhung ngắn cả hai mặt. Lá bắc mào thuôn dài-hình elip, màu tía nhạt-hồng, nhạt màu hơn ở gốc và sẫm màu hơn ở đỉnh, dài ~6 cm, rộng ~2,4 cm, mọc cách nhau khoảng 1/5 chiều dài của chúng, nhọn đỉnh. Lá bắc sinh sản hình elip rộng, nhọn đầu, hợp sinh khoảng 1/3-1/4 chiều dài, màu xanh lục, dài ~4 cm, rộng ~2,5 cm, chủ yếu với 7 chồi hoa, nhưng không phải tất cả đều nở. Các hoa thò ra ~1 cm từ các lá bắc. Chiều dài không tính bầu nhụy là 4,2-4,6 cm. Đài hoa màu trắng, dài ~1,2 cm,hình quả lê rộng, có lông ngắn, 3 răng thuôn tròn, răng lớn nhất rộng ~6 mm, xẻ tới khoảng nửa chiều dài ở một bên (4–6 mm). Ống tràng màu vàng nhạt, hình chuông, dài 2,7 cm. Cánh hoa màu trắng, với các hoa không nở có màu hồng nhạt ở đỉnh. Các cánh hoa bên có rất ít lông, cánh hoa lưng có lông, mỏ dài 2–3 mm và có lông trên lưng về phía đỉnh. Nhị lép màu vàng nhạt, dài ~1,4 cm và rộng ~1,2 cm, hình elip rộng, thuôn tròn ở đỉnh. Nhị màu vàng nhạt, dài 4,5 mm, rộng 3 mm. Bao phấn với cựa rộng thò ra. Mô liên kết hình lưỡi nhỏ màu vàng hơi nằm ngang với mô vỏ bao phấn phía trên. Cánh môi màu vàng, mép gợn sóng, gần tròn, ở giữa có sọc màu vàng sẫm, rộng ~1,8 cm và dài ~1,9 cm, thùy trung tâm xẻ sâu khoảng 4 mm, gần như không tách rời khỏi các thùy bên.
Sử dụng.
Người dân trên đảo Java từng sử dụng nó làm phương thuốc chống béo phì, tẩy giun và diệt giòi hay trong thành phần của kem bôi da gọi là boreh. Người Ả Rập, đặc biệt là phụ nữ, sử dụng loại kem này để tẩy mùi cơ thể sau khi ăn thịt dê. "C. heyneana" theo truyền thống được sử dụng ở Malaysia và Indonesia như một loại thuốc tẩy giun sán, tẩy tế bào chết trên da và chữa lành vết thương. Nó chứa khoảng 0,43% tinh dầu, được phân loại là các sesquiterpene (87,3%), diterpene (4,8%), và monoterpene (3,0%). | 1 | null |
Curcuma inodora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Ethelbert Blatter mô tả khoa học đầu tiên năm 1930 trong số 26 tạp chí "Journal and Proceedings of the Asiatic Society of Bengal" (in năm 1931). Tên gọi trong tiếng Anh là "scentless turmeric" (nghệ không mùi) hay "hidden lily" (loa kèn ẩn).
Từ nguyên.
Tính từ định danh "inodora" (giống đực: "inodorus", giống trung: "inodorum") trong tiếng Latinh có nghĩa là không mùi, ở đây là nói tới các thân rễ không mùi của nó.
Phân bố.
Loài này tìm thấy tại các bang ở miền nam và tây nam Ấn Độ; bao gồm Maharashtra, miền bắc Karnataka, Gujarat, Andhra Pradesh. Môi trường sinh sống là các khu vực đá ong cằn cỗi, đồng bằng, và các vệ đường xẻ qua đồi núi cũng như trong các khu rừng lá sớm rụng ẩm nhiệt đới.
Mô tả.
"C. inodora" là cây thân thảo lâu năm, thân rễ không mùi, ra hoa vào các tháng 4, 5, 8, 10 và tạo quả vào các tháng 5, 6, 9, 12. Nó có quan hệ họ hàng gần với "C. decipiens" nhưng có thể phân biệt được nhờ các hoa của nó cao bằng các lá bắc, xim hoa bọ cạp xoắn ốc với 3-4 hoa, tràng hoa màu tía, nhị lép cùng cánh môi với một dải màu vàng sẫm ở trung tâm.
Sử dụng.
Nó được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị đau cơ không vết thương (củ được mài với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt và bôi đắp tại chỗ), rối loạn thần kinh và táo bón. "C. inodora" có giá trị làm cảnh cao và được bán làm cây cảnh. | 1 | null |
Curcuma karnatakensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được V. A. Amalraj, K. C. Velayudhan và V. K. Muralidharan mô tả khoa học đầu tiên năm 1991. Mẫu định danh "Amalraj 807" thu thập gần Hirahalli, quận Uttar Kanad, bang Karnataka ngày 11 tháng 9 năm 1990.
Phân bố.
Loài này có tại bang Karnataka, tây nam Ấn Độ. | 1 | null |
Curcuma kudagensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được K. C. Velayudhan, V. S.Pillai & V. A. Amalraj mô tả khoa học đầu tiên năm 1990.
Mẫu định danh cho "C. kudagensis" ký hiệu "V 3561" (holotype chỉ có chữ V, 2 mẫu khác (isotype) chỉ có số 3561) thu thập ngày 9 tháng 5 năm 1988 ở cao độ 1.300 m tại Thalakkaveri, quận Coorg, bang Karnataka, Ấn Độ. Mẫu định danh cho "C. thalakaveriensis" "V 3561" thu thập ngày 9 tháng 5 năm 1987 ở cao độ 1.220 m (4.000 ft) tại Thalakkavery, quận Coorg, bang Karnataka, Ấn Độ.
Phân bố.
Loài này có tại bang Karnataka, tây nam Ấn Độ. | 1 | null |
Curcuma kwangsiensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được S. G. Lee và Chou Feng Liang mô tả khoa học đầu tiên năm 1977. Tên gọi trong tiếng Trung là 广西莪术 (Quảng Tây nga thuật), nghĩa đen là nga truật Quảng Tây.
Phân bố.
Loài này có tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam, ở miền nam Trung Quốc. Môi trường sống là các khu vực cây bụi và cỏ.
Mô tả.
Cây cao 0,3-0,5 m. Thân rễ không phân nhánh, với ruột màu trắng hoặc kem nhạt, hình trứng-hình cầu, 4-5 × 2,5-3,5 cm; rễ mang các củ. Lưỡi bẹ ~1,5 mm; cuống lá 2-11 cm; cụm lá rậm, phiến lá hình elip-mũi mác hẹp, 14-40 × 4,5-9,5 cm, có lông tơ, gốc thon nhỏ dần, đỉnh nhọn, màu xanh lục hoặc xanh lục với màu tía vĩnh cửu. Cụm hoa đầu cành trên thân giả hoặc trên các chồi riêng biệt sinh ra từ thân rễ; cuống 7-14 cm; cành hoa bông thóc ~15 × 7 cm; lá bắc sinh sản màu ánh xanh, hình trứng rộng, ~4 cm; lá bắc mào màu đỏ nhạt hay đỏ tía, thuôn dài, 3,5-4 × 2-2,5 cm. Đài hoa màu trắng, ~1 cm. Ống tràng hoa ~2 cm, có lông nhung ở họng; thùy đỏ, hình trứng, ~1 cm. Các nhị lép bên thuôn dài. Cánh môi màu ánh vàng, gần tròn; thùy trung tâm 2 khe ở đỉnh. Chỉ nhị rộng; bao phấn ~4 mm, đáy có cựa. Bầu nhụy có lông nhung. Ra hoa tháng 5-7. "2n" = 84.
"C. kwangsiensis" là tương tự như "C. nankunshanensis", nhưng khác ở chỗ cây thấp hơn (0,3-0,5 m), thân rễ chính không phân nhánh và nhỏ hơn, phiến lá hình mác hẹp rậm lông tơ cả hai mặt, lá bắc mào nhỏ hơn màu đỏ tía và lá bắc sinh sản màu ánh xanh lục so với cây cao hơn (0,8-1,2 m), thân rễ chính phân nhiều nhánh và to hơn, phiến lá hình mác rộng với mặt gần trục nhẵn nhụi và mặt xa trục có lông tơ, lá bắc mào to hơn màu trắng ngoại trừ phần tía về phía đỉnh và lá bắc sinh sản màu xanh lục ở "C. nankunshanensis". | 1 | null |
Curcuma larsenii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Charun Maknoi và Taya Jenjittikul mô tả khoa học đầu tiên năm 2006. Mẫu định danh "C. Maknoi 496" thu thập ngày 26 tháng 8 năm tại Ban Sanamchai, huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani, miền đông Thái Lan.
Từ nguyên.
Loài được đặt tên khoa học để vinh danh Kai Larsen (1926-2012), nhà thực vật học người Đan Mạch đã bắt đầu nghiên cứu về họ Gừng tại Thái Lan từ khoảng thập niên 1960.
Phân bố.
Loài này có tại miền đông Thái Lan (Ubon Ratchathani), Lào (Champasak) và Việt Nam. Mẫu thu tại Việt Nam là "Evrard 2324" ngày 3 tháng 7 năm 1929; và mẫu không số thu thập tại tại Madris (không rõ địa danh này, nhưng có thể là Đạ M'ri), km 97 đường tới Sài Gòn ngày 21 tháng 10 năm 1920. Môi trường sống là trong rừng thưa trên đất cát ẩm ướt.
Mô tả.
Cây thân thảo lâu năm, cao 25–30 cm. Cấu trúc ngầm thẳng đứng, hình trứng, đường kính 2–3 cm, ruột màu ánh vàng. Bẹ không phiến 2-3, dài 1-6,5 cm, màu vàng nhạt, lục hay đỏ xỉn với gân đỏ, đỉnh nhọn hoặc với mỏ nhỏ. Lá 2-4, bẹ dài đến 4 cm, nhẵn nhụi; cuống lá có đường rạch, dài 5–7 cm, nhẵn nhụi; lưỡi bẹ dài ~1 mm, dạng màng, nhẵn nhụi, cắt cụt; phiến lá hình mác, 20-25 × 3–5 cm, xanh lục, đôi khi với gân giữa màu tía, nhẵn nhụi cả hai mặt, ngoại trừ ít lông ngắn ở đỉnh, đáy thon nhỏ dần, đỉnh nhọn. Cụm hoa đầu cành; cuống cụm xanh lục, dài 5–10 cm, nhẵn nhụi; cành hoa bông thóc hình elip đến elip-thuôn dài, 4-6 × 2,5–3 cm; lá bắc sinh sản 7-15, hình trứng ngược, 15-20 × 18–25 mm, đối diện xim hoa bọ cạp xoắn ốc gồm 5-7 hoa, nhẵn nhụi, xanh lục với mép trắng, đỉnh cắt cụt, uốn ngược; lá bắc mào 3-5, nhỏ hơn và hẹp hơn, màu trắng hay xanh lục với các sọc trắng ở đỉnh. Lá bắc con hình trứng rộng, lõm, 4,5-6,5 × 3,5-5,0 mm, màu trắng, dạng màng, nhẵn nhụi. Hoa dài 2-2,5 cm, thò ra từ lá bắc. Đài hoa hình phễu, dài 4–6 mm, màu trắng, nhẵn nhụi, đỉnh 3 thùy không đều. Ống tràng dài 1-1,4 cm, màu trắng, nhẵn nhụi; thùy tràng 4,5-5,2 × 2,5–3 mm; thùy tràng lưng lõm, màu trắng hay vàng nhạt, đỉnh có nắp ngắn; thùy tràng bên lõm nông, màu trắng hay vàng nhạt, đỉnh tù. Nhị lép thuôn dài, trải rộng, 4,5-6,5 × 1,8-2,3 mm, màu trắng kem đến da cam sẫm với các gân trong mờ, vệt đỏ dọc theo mép gần cánh môi, thưa lông ở đáy, đỉnh nhọn, mép bị gặm mòn. Cánh môi hình trứng ngược rộng, 5,5-6,5 × 6-7,5 mm, xẻ thùy sâu 2,5-3,5 mm, lõm gian thùy rộng, màu trắng kem đến da cam sẫm với các gân trong mờ, sọc màu đỏ theo chiều dọc ở nửa dưới, dải gồ lên ở hai bên của lõm gian thùy màu trắng kem hay vàng; thùy rộng ~2mm, thuôn dài, đỉnh cụt với gặm mòn không đều. Chỉ nhị ~2,5 × 2 mm, màu trắng, nhẵn nhụi. Bao phấn ~2 × 1,5 mm, màu trắng, rậm lông gần đáy; không cựa; mào dài 1 mm, đỉnh khía răng cưa nông. Bầu nhụy 3 ngăn, thuôn dài, ~3 × 2,5 mm, màu trắng, nhẵn nhụi; không tuyến trên bầu; đầu nhụy hình chén áp ép, rộng 0,6 mm, miệng có răng cưa nhỏ. Quả hình gần cầu, đường kính 1 cm; hạt hình trứng ngược, dài 3,5 mm, màu nâu với áo hạt trắng. Nở hoa tháng 5-10.
Tương tự như "C. gracillima" ở các đặc trưng sinh dưỡng và cụm hoa, nhưng khác ở chỗ lá rộng hơn, lá bắc rộng hơn, đỉnh nhị lép nhọn thay vì cắt cụt, thùy cánh môi hình chữ nhật, đỉnh cụt với gặm mòn không đều, nhị lép và cánh môi màu trắng kem đến da cam với các gân trong mờ, vạch đỏ trên nửa dưới và dải giữa gồ lên màu trắng kem hay vàng. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.