text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Curcuma latiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1913. Mẫu định danh loài: "G.M. Versteeg 1740" và "L.S.A.M. von Römer", thu thập ở cao độ 60-70 m gần Alkmaar (tọa độ khoảng ). Phân bố. Loài này có tại khu vực ven sông Noord (sông Lorentz), tỉnh Papua (Tây New Guinea), Indonesia. Mô tả. Lá thuôn dài và hình trứng nhọn, đầu nhọn hiếm khi dài, cuống lá nhẵn nhụi. Cụm hoa ở giữa. Lá bắc hoa ở dưới màu lục nhạt, hình trứng ngược tù hoặc mép khía răng cưa, dài 3,5 cm, ở trên dài hơn và nhọn, lá bắc mào hình mác nhọn dài 5 cm, rộng 1,5 cm, màu tía nhạt-hồng, phần lưng tại đỉnh có lông tơ. Cụm hoa dài 14 cm, rộng 6 cm, cuống cụm dài 14 cm. Hoa hơi nhỏ. Toàn bộ hoa dài 4 cm. Đỉnh bầu nhụy có lông nhỏ. Đài hoa 2 thùy thuôn tròn gờ ngắn rậm lông, thùy bên hình mác thuôn dài, trên 1,2 cm. Ống tràng ngắn, 1 cm, họng to. Thùy lưng hình trứng rộng, dài và rộng 1,3 cm, nắp nhỏ nhẵn nhụi, các thùy bên thuôn dài, nhỏ. Cánh môi rộng hơn dài, dài 1 cm, rộng 1,8 cm, thùy giữa rộng 1 cm, giữa có khía răng cưa, các thùy bên thuôn tròn rộng. Nhị lép hình trứng ngược rộng, dài rộng 1 cm, đôi khi có khía răng cưa. Chỉ nhị ngắn, rộng 0,5 cm và dài 0,4 cm. Bao phấn có cựa hẹp, mô vỏ bao phấn 2 lần ngắn hơn. Phần phụ liên kết khó thấy.
1
null
Curcuma latifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roscoe mô tả khoa học đầu tiên năm 1825. Phân bố. Loài này có tại đông bắc Ấn Độ, Bangladesh. Mô tả. Thân rễ lớn, hình trứng. Củ chân vịt ít, ruột vàng nhạt. Củ rễ gần giống hình quả lê, nối với thân rễ bằng rễ mập. Thân giả và cuống lá xanh lục. Lá hình mác rộng, gân nổi rõ, dài 3–4 ft (90–120 cm), rộng 12-15 inch (30–40 cm), mặt trên nhẵn nhụi, mặt dưới có lông tơ hay lông lụa, với vết mờ màu tía kéo dài toàn bộ chiều dài lá. Cuống lá dài có rãnh, thân giả có bẹ ở gốc. Toàn cây cao 8–12 ft (245–365 cm). Cành hoa bông thóc mọc lên từ rễ trước khi có lá, cụm hoa dài 6-8 inch (15–20 cm); các lá bắc ngoài rộng, hình trứng, nhọn, có sọc, xanh lục, gắn vào cán hoa tạo thành hình chén; các lá bắc vòng trong hình trứng, nhẵn, như màng, mỗi lá đối diện 1 hoa; 3-4 hoa trong mỗi chùm; mào lớn, màu hồng tươi hay đỏ thắm; tràng hoa hé mở; đài hoa hình ống, phồng, 3 răng, bao lấy khoảng một nửa ống tràng, thưa lông mịn; phiến ngoài 3 phần, 2 phần bên bằng nhau, hình trứng, hình mác, phần trên hay phần giữa hơi dài hơn, có mấu nhọn, che phủ lên các cơ quan tạo quả, một túm lông nhỏ màu trắng ở đỉnh; phiến trong hay môi rộng, hình trứng, hơi xẻ thùy, uốn ngược, màu vàng với vài vạch màu nâu xuống tới trung tâm; chỉ [nhị, nhị lép] tạo thành môi trên, chia 3 phần, phần trung tâm có bao phấn, các phần bên hay cánh giống như cánh hoa, thẳng, chụm lại; bao phấn ngắn, ép dẹp, 2 thùy, 2 cựa, bao lấy vòi nhụy; mầm hình trứng, có lông, 3 ngăn; vòi nhụy thanh mảnh, hình ống, được các bướu mầm; đầu nhụy hình chén, hơi vượt hơn bao phấn.
1
null
Curcuma leucorrhiza là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Phân bố. Roxburgh viết rằng loàii này là bản địa khu vực Bahar (nay là bang Bihar). Bác sĩ phẫu thuật tên là Glass tại Bhaglepúr (nay là Bhagalpur, bang Bihar) đã gửi mẫu thân rễ cho Vườn Thực vật Calcutta - nơi Roxburgh làm người giám quản của vườn thực vật này - với tên gọi phổ thông là "tecour" và thông báo rằng nó mọc trong các khu rừng ở phía nam trạm này. Loài này có tại khu vực gồm các bang Tây Bengal, Orissa, Jharkhand, Chhatishgarh, Manipur ở đông bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, POWO cho rằng nó có ở tây nam Ấn Độ. Mô tả. Chiều cao tổng thể 3–5 ft (90–150 cm). Thân rễ hình trứng. Củ chân vịt thẳng và dài, tỏa xa và sâu trong đất, ruột cả hai đều màu vàng rơm nhạt, màu vàng đất son nhạt hay gần như trắng. Củ rễ nhiều, thuôn dài, ruột màu trắng ngọc trai. Lá có cuống, hình mác rộng, nhẵn, màu xanh lục, dài khoảng 2 ft (60 cm). Cành hoa bông thóc ở bên, ít hoa, với mào màu hồng dài như phần sinh sản. Hoa dài ngang lá bắc, bên ngoài hơi có ánh hồng, bên trong màu vàng. Ra hoa tháng 5. Sử dụng. Từ củ của loài này (cùng với "C. angusifolia") người dân địa phương làm ra loại bột giống như bột dong, gọi là "tikhur".
1
null
Curcuma loerzingii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1918. Mẫu định danh: "Lörzing 1248", thu thập ngày 20 tháng 2 năm 1916. Phân bố. Loài này có tại huyện Sibolangit, tỉnh Tây Sumatra trên đảo Sumatra, Indonesia. Loài này sinh sống trong rừng, trong vùng đất bỏ hoang nhiều cỏ hay cây bụi trên đất màu mỡ. Mô tả. Cây thảo to mập, cao đến 1,5 m. Thân rễ mập, thuôn dài, ruột màu vàng chanh. Cuống lá trung bình. Lá rất lớn và mọc thẳng, có cấu trúc dày và cứng như của "Curcuma xanthorhiza", mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu lục xám nhạt, kích thước 70 × 20–35 cm. Cành hoa bông thóc, ở bên, dài ~0,5 m, cuống cụm hoa nhẵn nhụi, vảy thưa. Hoa dài 3,8 cm, đài 0,7 cm, ống tràng 0,9 cm, họng 0,9-1 × 2,1 cm. Cánh hoa hình trứng, thuôn dài, tù, 1,2-1,3 × 0,9–1 cm, màu hồng. Nhị lép 1,2 × 0,7 cm. Môi hình trứng ngược với vuốt hẹp và thùy giữa rộng hơi thò ra, màu vàng tươi, các thùy bên rất rộng và cong lên; 1,6 × 1,5 cm (với vuốt), chiều dài của cánh môi với họng 2,4 cm. Chỉ nhị 0,4 × 0,2 cm, bao phấn dài 4 mm với các cựa thẳng dài 2 mm xoi rãnh khác biệt trên mặt do sự thuôn dài của mô vỏ bao phấn như ở [phân chi] "Paracurcuma". Lá bắc hoa màu lục tươi, lá bắc mào màu tía.
1
null
Curcuma longispica là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1918. Mẫu định danh: "B. Branderhorst 234". Từ nguyên. Tính từ định danh "longispica" hay "longi-spica" bao gồm tính từ Latinh "longus" (giống cái: "longa", giống trung: "longum", sở hữu cách: "longi") nghĩa là "dài" + danh từ Latinh "spica" nghĩa là "tai, bông [thóc, lúa], đầu" khi nói về bông thóc/lúa hoặc ngũ cốc họ Hòa thảo. Ở đây nó có nghĩa là cành hoa dạng bông thóc dài. Phân bố. Loài này có tại Daedalin, tỉnh Papua, tây nam đảo New Guinea, Indonesia. Loài này sinh sống trong rừng. Mô tả. Tương tự như "Curcuma zedoaria", nhưng nhiều lá bắc hơn (40 trở lên). Cuống lá 15 cm, có lông tơ nhỏ mịn. Đáy 4 vảy dần lớn lên thành tổng bao. Bẹ lá dài 20 cm có lông tơ nhỏ mịn, không cuống. Phiến lá hình mác, dài 15–20 cm. Cành hoa bông thóc 22 × 6 cm. Lá bắc hoa nhiều, thuôn tròn, tù. Lá bắc mào hình elip, tù, không mấu nhọn.
1
null
Curcuma mangga là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton & Coenraad van Zijp mô tả khoa học đầu tiên năm 1917. Tên gọi địa phương tại Tây Java là "temu mangga", tại Trung và Đông Java là "temu poh", đều có nghĩa là gừng xoài. Phân bố. Loài này là bản địa đảo Java, Indonesia nhưng hiện nay đã du nhập vào Malaysia bán đảo, Thái Lan, quần đảo Andaman (?) và Nicobar (Ấn Độ). Được tìm thấy ở cao độ tới 259 m. Loài này được gieo trồng nên phân bố tự nhiên tại Java của quần thể tự nhiên là không chắc chắn. Lưu ý. Không nhầm loài này với "C. amada" sinh sống ở đông và nam Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan và cũng có mùi xoài, với tên gọi trong tiếng Bengal tại Ấn Độ là "amada". Khác biệt giữa hai loài này ở chỗ "C. mangga" có cụm hoa mọc ở bên, trong khi "C. amada" có cụm hoa mọc chính giữa.
1
null
Curcuma meraukensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1913. Mẫu định danh: "Versteeg n. 1953". Từ nguyên. Tính từ định danh "meraukensis" lấy theo tên huyện Merauke, nơi thu thập mẫu vật. Phân bố. Loài này tìm thấy ở miền nam đảo New Guinea, trong huyện Merauke, đông nam tỉnh Papua, Indonesia. Mô tả. Cây cao tới 40 cm. Thân rễ hình cầu nhỏ, không phân nhánh. Rễ ngắn với các củ hình thoi ép dẹp ở tận cùng. Lá hình elip hoặc thuôn dài, cuống trung bình, nhẵn nhụi, dài 20–30 cm, cuống dài 8–12 cm. Cụm hoa ở giữa, mào màu tía dài 15 cm, rộng 5 cm. Lá bắc hoa dài 3,2 cm, rộng 2 cm, hình trứng ngược, đỉnh thuôn tròn, có mấu nhọn, hợp sinh đến giữa. Lá bắc mào hình mác, dài 5,5 cm rộng 1,8 cm, đỉnh tù, có mấu nhọn, hợp sinh ở đáy tới 0,8 cm, cả hai mặt có lông tơ mịn, non màu tía, già xanh lục. Lá bắc con ngắn. Hoa dài 4,5 cm, màu vàng nhạt. Bầu nhụy rậm lông. Đài hoa 3 răng, răng lưng có gờ, rậm lông; các răng bên hình trứng ngắn tù, nhẵn nhụi, dài 1,2 cm. Ống tràng dài 1,5 cm, vòng rậm lông và dày. Thùy lưng môi dài, có nắp dài 3 mm, nhiều lông. Cánh môi hình trứng, dài rộng 1,2 cm. Nhị lép thuôn rất dài, xấp xỉ dài bằng cánh hoa lưng, 2 lần dài hơn nhị hoa, thuôn dài-thuôn tròn, dài 1,4-1,6 cm rộng 0,6 cm. Nhị ngắn, cựa thẳng, 2 lần ngắn hơn mô vỏ bao phấn. Phần phụ liên kết thuôn tròn, tách biệt (0,5 mm).
1
null
Curcuma montana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1800. Phân bố. Loài này là bản địa đảo Đông Himalaya đến Assam, nhưng đã du nhập vào nhiều nơi khác tại Ấn Độ. Mô tả. Rễ lâu năm, gồm các củ nhỏ hình trứng hay hình nón, bao bọc trong các bẹ còn lại của lá, với các sợi rễ mập lớn từ gốc của chúng. Lá mọc từ rễ, 3-4, có cuống; cuống lá dài 8-12 inch (20-30 cm), được bao bọc trong vài bẹ lá, tạo thành thân giả, xẻ rãnh sâu, màu xanh lục; lá hình xoan, nhọn, nhẵn, có gân, dài 8-18 inch (20-45 cm), rộng 5-8 inch (13-20 cm). Ra hoa mùa thu. Cành hoa bông thóc mọc từ trung tâm các cuống lá; cuống cụm hoa dài tương đương hoặc ngắn hơn cuống lá, với các bẹ của chính nó bao quanh. Cụm hoa dài 0,5 ft (15 cm), đường kính 2 inch (5 cm). Lá bắc nhiều, hình trứng, dưới thuôn tròn, trên thuôn dài, dài 1,5 inch (3,8 cm); nửa dưới phần lưng của 2 lá bắc bên trong hợp nhất với mép của lá bắc bên ngoài kế tiếp, tạo thành túi, chứa 2-4 hoa, mỗi hoa với lá bắc [con] nhỏ hơn của riêng nó, dạng màng, hình nêm; các lá bắc ở trên thì to, gợn sóng, màu hồng và nói chung không có hoa. Hoa dài như lá bắc. Ống tràng hoa nở rộng, hơi giống hình chuông; viền kép: bên ngoài 3 phần, phân chia đều, nguyên; bên trong 2 môi, môi trên thẳng, 3 khe, môi dưới nguyên hoặc 3 thùy khó thấy, thuôn tròn, viền gợn sóng, hơi có khía chữ V. Chỉ nhị không dài hơn đoạn giữa của môi trên của viền trong của tràng hoa. Bao phấn 2, thẳng, có cựa nhọn dài. Bầu nhụy hạ. Đáy vòi nhụy ôm lấy 2 tuyến mật. Đầu nhụy lớn, hình cầu, 2 môi. Nó mọc ở những nơi ẩm ướt trong núi. Ra hoa trong mùa mưa. "C. montana" gần giống với "C. pseudomontana". "C. montana" và "C. pseudomontana" có nhiều đặc điểm chung về hoa và sinh dưỡng và xuất hiện trong các môi trường sống tương tự. Tuy nhiên, các cụm hoa của "C. pseudomontana" là ở bên vào đầu mùa mưa và ở trung tâm vào cuối mùa mưa, với các lá bắc vô sinh (mào) của nó có màu sắc thay đổi; trong khi các cụm hoa của "C. montana" là ở trung tâm. Sự tương tự này làm cho Baker gộp "C. pseudomontana" vào "C. montana" trong "The Flora of British India" (1890).
1
null
Curcuma mutabilis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jana Škorničková, Mamiyil Sabu và Prasanthkumar M. G. mô tả khoa học đầu tiên năm 2004. Mẫu định danh: "Skornickova & Prasanthkumar 84145"; thu thập tại Nilambur, huyện Malappuram, bang Kerala, Ấn Độ. Từ nguyên. Tính từ định danh "mutabilis" nghĩa là biến thiên, biến đổi; ở đây là nói tới màu sắc (thùy tràng, cánh môi và nhị lép) cũng như kích thước cực kỳ dễ biến thiên của loài này. Phân bố. Loài này có tại Nilambur, bang Kerala, tây nam Ấn Độ. Sinh sống trên vùng đất thấp, ở cao độ 50–100 m, dưới tán trong các đồn điền trồng tếch ("Tectona grandis"), rừng thứ sinh và thảm cây bụi trên đất đá ong khô. Mô tả. Cây thảo thân rễ; cao 10–60 cm. Thân rễ kích thước tới 5 × 2,5 cm, hình trứng không phân nhánh, hình trụ tới hình nón, vùi sâu trong đất, vỏ nâu nhạt, nhẵn nhụi, bao trong các vảy như giấy, màu nâu và gốc của các bẹ lá, để lại sẹo sau khi rữa, ruột màu kem ánh vàng, thơm nhẹ. Rễ mọng kết thúc bằng các củ rễ hình trứng 2-4 × 1–2 cm, khoảng cách 2–15 cm từ thân rễ chính, vỏ nâu nhạt, nhẵn nhụi, ruột trắng ngọc trai. Thân giả dài 5–30 cm, vùi sâu trong đất, tạo thành từ các bẹ lá và 3-4 lá bắc bao, xanh lục hoặc với ánh đỏ, khô vào cuối mùa và trở thành dạng giấy màu nâu, lưỡi bẹ 3–4 mm, 2 thùy, ánh lục trong suốt, có lông bên ngoài và trên mép, lông dài 0,2-0,3 mm; chồi lá dài 15–60 cm. Lá đầu mùa 1-2 với cuống ngắn hoặc không cuống, sau đó ra đến 7 lá, cuống dần dài hơn tới 20 cm; cuống lá xanh lục hoặc ánh đỏ, nhẵn nhụi hoặc có lông ngắn; phiến lá 14-35 × 7–11 cm, hình trứng-elip, mặt gần trục xanh lục sẫm, gân nổi rõ, xếp gần nhau, các gân nổi rõ cách nhau chỉ ~ 5 mm, có rãnh giữa chúng, có lông dài ~ 0,3 mm trên các gân nổi rõ và về phía mép – đặc biệt là trong nửa trên phiến lá, mặt xa trục lục nhạt hơn, thường nhẵn nhụi, hiếm khi rậm lông nhung; mép lá như thủy tinh, trắng mờ, rộng ~0,2 mm, có lông ở phần đỉnh và nhẵn nhụi ở phần xa ở phiến lá, chóp đỉnh ~ 0,5 cm, nhọn thon, rậm lông, đáy thu nhỏ dần thành gần hình tim, lệch, gân giữa xanh lục, nhẵn nhụi. Cụm hoa bên vào đầu mùa, cụm hoa trung tâm vào cuối mùa; cuống cụm hoa dài 4–20 cm, dường kính 2,5–8 mm, nhẵn nhụi, ánh trắng, lục nhạt hoặc với ánh đỏ, cuống cụm hoa bên được bọc trong lá bắc, cuống cụm hoa trung tâm ẩn trong thân giả; cành hoa bông thóc 3,5-15 × 2,5–5 cm, gồm 6-70 lá bắc. Mào không rõ nét, thường chỉ 2-3 lá bắc là vô sinh và thẳng hơn so với các lá bắc sinh sản. Lá bắc mào kích thước 2,5-3,5 × 0,7-1,5 cm, màu lục nhạt hoặc với ánh đỏ, mặt trên thưa lông, mặt dưới nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn với vệt màu nâu tím sẫm. Lá bắc sinh sản kích thước 2,5-3,5 × 1,5-2,7 cm, hình trứng-hình elip với các gân con song song thấy được, đỉnh tù hoặc hơi nhọn, ánh trắng, xanh lục nhạt, xanh lục hoặc với ánh đỏ tới đỏ nâu, hai mặt nhẵn nhụi, hợp sinh tại nửa dưới. Tất cả các lá bắc luôn với chóp màu tím cẩm quỳ sẫm, thường lớn hơn ở các lắc bắc phía trên và ít rõ ét ở các lá bắc phía dưới. Xim hoa bọ cạp xoắn ốc với 2-4 hoa. Lá bắc con 1 mỗi hoa, 5-7 × 2–4 mm, như thủy tinh, trắng mờ hoặc với ánh hồng hay đỏ, gần như nhẵn nhụi hoặc có lông tơ mịn, với ít lông dài 0,2-0,3 mm ở đỉnh. Hoa dài 4,5–5 cm, thò ra từ lá bắc. Đài hoa dài 0,8-1,1 cm, 3 răng, chẻ một bên sâu 3-4,5 mm, trắng mờ hoặc với ánh hồng hay tím sẫm, khá nhẵn nhụi nhưng với các răng thưa lông và đôi khi dọc theo phần trên của gân dẫn từ răng tới đáy. Ống tràng ~2,5–3 cm, tại gốc màu trắng, ánh vàng hay vàng, về phía thùy đôi khi ánh hồng, đỏ hay tím, nhẵn nhụi; thùy tràng lưng 1,4-1,8 × 1-1,4 cm, hình trứng-tam giác, lõm, đỉnh có mấu nhọn; mấu dài 1–2 mm, nhẵn nhụi, màu trắng, ánh vàng, vàng, đôi khi với ánh hồng đỏ hay tím sẫm ánh lam; các thùy bên 1,4-1,7 × 0,6-0,8 cm, hình tam giác với chóp thuôn tròn hơi lõm, nhẵn nhụi, cùng màu thùy lưng nhưng ít chói lọi hơn, thường xếp chồng ở phần đỉnh trên mặt bụng của hoa. Nhị lép bên 1,3-1,6 × 1-1,2 cm, hình trứng ngược-hình thoi, màu vàng hay vàng với đáy ánh đỏ, đôi khi trắng hoặc trắng vàng với đáy ánh đỏ, các lông tuyến có trên phần giữa gồ lên. Cánh môi 1,4-1,6 × 1,5-1,9 cm, mép khía răng cưa, chẻ dài 3–6 mm, màu vàng (đôi khi trắng), phần trung tâm màu vàng sẫm hay vàng (hiếm khi trắng), đáy màu ánh vàng (đôi khi với vệt hay ánh đỏ sẫm). Bao phấn có cựa, có lông tuyến trên các mặt và phần lưng, mô vỏ bao phấn màu ánh trắng, dài 3,5–4 mm; chỉ nhị 3–4 mm, màu vàng nhạt, vàng hay với ánh đỏ sẫm, thắt lại, rộng 3 mm ở đáy, 2 mm ở phần trên. Cựa bao phấn dài 2-2,5 mm, màu trắng hay kem ánh vàng, hướng lên trên. Mào bao phấn thuôn tròn tới hơi cụt, rộng ~1,5 mm và dài ~0,5 mm. Bầu nhụy 3-3,5 × 2,5–3 mm, 3 ngăn, có lông tơ trắng dài 0,3-0,4 mm, noãn nhiều. Đầu nhụy 1-1,4 × 0,9-1,1 mm, màu trắng, có lông rung, thò ra 1-2,5 mm. Tuyến trên bầu 2, màu kem vàng, dài 3–5 mm, đường kính 0,5-0,6 mm. Quả nang nứt, hình cầu, ~1 × 1 cm. Hạt 3 × 2 mm, màu nâu nhạt, nhẵn bóng, không thơm, áo hạt trắng mờ, xé rách, thùy tới 6 × 0,7-1,5 mm. Cụm hoa bên tháng 5-6 ngay trước hoặc cùng với lá; cụm hoa đầu cành (trung tâm) tháng 9 nếu đủ mưa. Tạo quả 3-4 tuần sau khi ra hoa. Loài có quan hệ gần là "C. oligantha" với mào không rõ nét và thân rễ hình trứng ruột vàng kem không phân nhánh; nhưng khác ở chỗ cao hơn (tới 60 cm), phiến lá hình trứng-elip và cụm hoa gồm 6-70 lá bắc. Các lá bắc hình trứng-elip với vệt màu tím sẫm ánh nâu rõ nét tại chóp thuôn tròn và hợp sinh ở nửa dưới giúp phân biệt nó với "C. oligantha" (hiếm khi cao quá 15–20 cm, phiến lá hình trứng-hình mác, cụm hoa 5-10(-15) lá bắc hình mác hợp sinh ở phần dưới ít hơn 25% chiều dài, không có màu sắc khác rõ nét ở chóp nhọn thon). Hoa của nó (dài tới 5 cm, đài hoa 8–11 mm, nhị lép bên tới 1,6 × 1,2 cm không thò ra nhiều so với thùy tràng lưng, cựa bao phấn hướng lên) cũng nhỏ hơn so với của "C. oligantha" (dài tới 5–7 cm, đài hoa 15–21 mm, nhị lép bên tới 3 × 1,4 cm thò ra nhiều rõ nét so với thùy tràng lưng, cựa bao phấn hướng xuống).
1
null
Curcuma nankunshanensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Liu Nian, Ye Xiang bin và Chen Juan mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Tên gọi trong tiếng Trung là 南昆山莪术 (Nam Côn sơn nga thuật), nghĩa đen là nga truật núi Nam Côn. Mẫu định danh: "Liu Nian et Ye Xiang-bin 20060905002"; thu thập ngày 5 tháng 9 năm 2006 ở cao độ 500 m tại núi Nam Côn, huyện Long Môn, Quảng Đông. Mẫu khác là "Chen Juan 0815" đưa về từ núi Nam Côn ngày 27 tháng 5 năm 2008. Từ nguyên. Tính từ định danh lấy theo tên địa phương thu thập mẫu định danh là núi Nam Côn (tiếng Trung: 南昆山, bính âm: Nánkūn shān, Hán-Việt: Nam Côn sơn). Phân bố. Loài này được tìm thấy tại Vườn rừng quốc gia núi Nam Côn tại huyện Long Môn, địa cấp thị Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Mô tả. Cây thân thảo lâu năm, cao 8-120 cm. Thân rễ hình nón ngược, 6-10 × 4-6 cm, phân nhiều nhánh, ruột màu trắng hay kem nhạt; các thân rễ bên khá phát triển, đường kính ~1-2 cm, mọng thịt, ruột màu trắng ánh xám; các rễ mang củ thanh mảnh, ruột trắng. Lá mọc thành búi thưa. Lá 3-7; bẹ màu nâu; cuống lá 10-28 cm; lưỡi bẹ rõ, rộng ~2 mm, có lông tơ; phiến lá hình mác rộng đến hình mác, ~55-79 × 7,5-15 cm, đáy hình nêm, đỉnh hình đuôi ngắn, mặt gần trục màu xanh lục với các màu tía nhạt khi mới ra, sau biến mất, nhẵn nhụi, mặt xa trục rậm lông tơ. Cành hoa bông thóc 14-18 × ~8 cm, đầu cành trên thân giả hoặc ở bên trên các chồi riêng biệt mọc ra từ thân rễ, 4-6 hoa; cuống cụm hoa dài ~15 cm. Lá bắc mào màu trắng trừ phần màu tía về phía đỉnh, hình elip đến thuôn dài-elip, ~5-6 × 3-4 cm, rậm lông, đỉnh có mấu nhọn; lá bắc sinh sản màu xanh lục, hình trứng-elip, ~4,5 × 3,5 cm, hợp sinh đến 1/3 phía trên gốc lá bắc, rậm lông. Lá bắc con màu trắng, hình elip, ~2,6 × 0,8 cm. Đài hoa hình ống, màu trắng, ~1,5 cm, đỉnh 3 răng, rậm lông. Ống tràng hoa ~2cm, màu vàng, rậm lông nhung ở họng; thùy 3, màu tía, nhẵn nhụi; các thùy bên hình elip, ~1,9 × 0,5 cm, thùy sau lớn hơn, có nắp, đỉnh có mấu nhọn, giống như cái mỏ. Nhị lép bên màu vàng, hình trứng ngược, ~1,5 × 0,5 cm, nhẵn nhụi. Cánh môi màu vàng, gần tròn, dài ~1,7 cm, 2 khe ở đỉnh, nhẵn nhụi. Chỉ nhị rộng, phẳng; bao phấn thẳng, màu trắng, dài ~ 4 mm, có lông tơ, đáy có cựa. Bầu nhụy rậm lông. Quả nang hình gần cầu; hạt nhỏ, áo hạt xé rách. "2n" = 84. Ra hoa tháng 4-6 và 8-9. Tạo quả tháng 6 và 10. "C. nankunshanensis" là tương tự như "C. kwangsiensis", nhưng khác ở chỗ cây cao hơn (0,8-1,2 m), thân rễ chính phân nhiều nhánh và to hơn, phiến lá hình mác rộng với mặt gần trục nhẵn nhụi và mặt xa trục có lông tơ, lá bắc mào to hơn màu trắng ngoại trừ phần tía về phía đỉnh và lá bắc sinh sản màu xanh lục so với cây thấp hơn (0,3-0,5 m), thân rễ chính không phân nhánh và nhỏ hơn, phiến lá hình mác hẹp rậm lông tơ cả hai mặt, lá bắc mào nhỏ hơn màu đỏ tía và lá bắc sinh sản màu ánh xanh lục ở "C. kwangsiensis". Cũng dễ dàng phân biệt nó với "C. aromatica" ở chỗ ruột thân rễ màu trắng, lá bắc mào màu trắng trừ màu tía về phía đỉnh và có hạt so với ruột thân rễ màu vàng, lá bắc mào màu đỏ tía và không mang hạt ở "C. aromatica".
1
null
Curcuma neilgherrensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Robert Wight vẽ hình minh họa năm 1853 nhưng không kèm theo bất kỳ mô tả nào. Năm 1861, Nicol Alexander Dalzell và Alexander Gibson mô tả loài có ở Ram Ghaut (vùng Konkan/Concan, miền tây Ấn Độ) dưới danh pháp "Curcuma angustifolia", với dẫn chiếu tới mô tả của William Roxburgh tại trang 31 quyển 1 sách "Flora Indica". Mô tả cho "C. angustifolia" trong "Flora Indica" năm 1820 là sao chép lại mô tả loài này được Roxburgh công bố năm 1810, nhưng có thêm bổ sung của Nathaniel Wallich. Năm 1890, John Gilbert Baker đưa ra mô tả cho "C. neilgherrensis" và xác định nó chính là "C. angustifolia" mà Dalzell và Gibson mô tả năm 1861, nhưng không phải là "C. angustifolia" của Roxburgh. Phân bố. Loài này có ở tây nam Ấn Độ. Theo Baker (1890) thì nó được tìm thấy tại Concan; tại Ram Ghaut (bang Maharashtra) và vùng duyên hải Malabar; phổ biến trên sườn tây nam của Nilghiris (dãy núi Nilgiri), ở cao độ 4.500-6.000 ft (1.370-1.830 m). POWO cũng cho rằng nó có ở Myanmar và Lào, nhưng điều này có thể phát sinh từ nhầm lẫn khi cho rằng "C. neilgherrensis" là đồng nghĩa với "C. angustifolia" hoặc "C. trichosantha". Mô tả. Lùn, thân rễ nhỏ, ruột trắng, lá hình mác màu lục nhạt có cuống ngắn, lá bắc mào màu hồng, các thùy tràng hoa hình trứng. Rất giống với "C. angustifolia". Lá và cuống lá cùng nhau dài 12 inch (30 cm) hoặc hơn; phiến lá nhẵn nhụi mặt dưới, hẹp dần từ giữa tới cả hai đầu. Cành hoa bông thóc vào mùa xuân, dài 2-4 inch (5-10 cm), đường kính 1,5-2 inch (3,8-5 cm); lá bắc hoa màu xanh lục ánh vàng nhạt, dài 1-1,5 inch (2,5-3,8 cm). Hoa 1 inch (2,5 cm), màu vàng tươi; môi tròn, uốn xuống, có khía răng cưa.
1
null
Curcuma oligantha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Trimen mô tả khoa học đầu tiên năm 1885. Phân bố. Loài này có tại Sri Lanka, miền nam Ấn Độ, Myanmar. Mô tả. Mô tả theo mẫu vật tìm thấy tại Uma-oya, gần sông Mahaweli, tây bắc Badulla, tỉnh Central (nay thuộc tỉnh Uva), Sri Lanka vào tháng 10 năm 1884. Nhỏ, củ thuôn dài-hình trứng hay hình thoi, dài khoảng 1-1,5 inch (2,5-3,8 cm); lá có cuống, cuống lá nở ra thành bẹ dài ở phía dưới; phiến lá hình trái xoan, nhọn hai đầu, dài 5-7 inch (13-18 cm), gợn sóng nhiều, nhẵn nhụi, mỏng, màu xanh lục nhạt tươi trong suốt, với các gân khác biệt và gân con chạy dọc; cán hoa xuất hiện với chồi lá mới, mọc ra từ nách của một trong các vảy sát gốc của nó, ngắn và thanh mảnh, với 2-3 vảy tù màu nâu, kết thúc bằng một cành hoa bông thóc rất tiêu giảm gồm 4-6 lá bắc nhọn thon mọc thẳng, dài ~ 1 inch (2,5 cm), màu xanh lục nhạt, tất cả đều mang hoa; hoa rất ít, lớn, mọc thẳng, dài như cành hoa, màu trắng, mỗi lần chỉ nở một bông mỗi cụm hoa, nằm cao hơn lá bắc nên cán hoa thoạt nhìn như chỉ có 1 hoa; ống tràng dài 1 inch (2,5 cm), thanh mảnh, màu trắng; các đoạn dài, nhọn thon-tù, ánh hồng, đoạn sau hơi dài hơn và nhọn hơn, hình cánh hoa; nhị lép gần nhọn, nhăn, màu trắng; cánh môi lớn và rộng, xẻ 2 thùy khá sâu, màu trắng, với vết màu vàng chanh ở họng; bao phấn ngắn; cựa ở gốc khá dài, cong; hạt không áo hạt, thuôn dài, màu xám, bóng. Có quan hệ họ hàng gần với "C. albiflora", và tương tự loài này ở chỗ không có túm lá bắc không hoa ở trên cùng.
1
null
Curcuma ornata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Joachim Otto Voigt liệt kê năm 1845 trong "Hortus Suburbanus Calcuttensis" và dẫn chiếu là lấy theo Nathaniel Wallich, nhưng mô tả khoa học đầu tiên chỉ được John Gilbert Baker đưa ra năm 1890. Phân bố. Theo Voigt và Baker thì loài này có tại vùng Bago (tên cũ Pegu), Myanmar. Vị trí thu thập là không rõ, nhưng có lẽ là trong các rừng lá sớm rụng ẩm ướt. Mô tả. Thân rễ lớn, củ không cuống 0, củ có cuống nhiều. Thân lá tạo ra sau hoa. Lá hình trứng có vết mờ ở tâm khi non, có lẽ thuôn dài khi đã phát triển. Cành hoa bông thóc dài dưới 1 ft (30 cm), đường kính 3-4 inch (7,5-10 cm). Lá bắc có chóp đỉnh màu ánh trắng với màu tía cẩm quỳ, các lá bắc trên phần như vậy nhiều hơn, dài 2 inch (5 cm). Hoa dài ngang lá bắc; phiến trải rộng đường kính 0,5 inch (1,3 cm), màu trắng ánh vàng. Các thùy tràng hoa ánh đỏ. Có quan hệ gần với "C. comosa". "C. ornata" chỉ được biết đến từ một mẫu vật được trồng tại Vườn thực vật Calcutta. Nó cũng được liệt kê trong các sách của Francis Mason (1799-1874) như "Flora Burmanica or A catalogue of plants, indigenous and cultivated in the valleys of the Irrawaddy, Salwen and Tenasserim" (Thực vật chí Burma hay Danh lục các loài thực vật, bản địa và gieo trồng trong các thung lũng Irrawaddy, Salwen và Tenasserim) năm 1851 và "Burmah, Notes on the nations, fauna, flora and minerals of Tenasserim, Pegu and Burmah" (Burmah, Ghi chép về các dân tộc, động vật chí, thực vật chí và khoáng sản của Tenasserim, Pegu và Burmah) năm 1860. Tính hợp lệ của "C. ornata" như một loài là đáng ngờ, do nó đã không được thu thập kể từ Wallich trong thế kỷ 19. Theo Branney H. M. E. (2005) trong "Hardy Gingers" thì tên gọi này là không hợp lệ và được áp dụng sai cho các mẫu vật của một số loài, bao gồm cả "C. zedoaria" và "C. elata".
1
null
Curcuma parviflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1830 theo mẫu vật thu thập từ rừng ven sông Irrawaddy, từ Prome tới Ava. Phân bố. Loài này có từ Myanmar qua Thái Lan tới miền bắc Malaysia bán đảo. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2003) cho rằng loài này có ở Việt Nam - nhưng không đề cập điểm sinh sống hay thu thập mẫu, với tên gọi thông thường là nghệ hoa nhỏ, (tên gọi hoa nhỏ có lẽ là phiên dịch tính từ định danh "parviflora"). Ông mô tả nó như sau: Tuy nhiên, theo Jana Leong‐Škorničková, Otakar Šída và Trần Hữu Đăng (2014) thì loài này không gặp trên thực địa cũng như trong các phòng mẫu cây tại Campuchia, Lào, Việt Nam. Mô tả. Thân rễ mọng, nằm ngang, ruột màu nâu nhạt, các sợi rễ mập hơn, mọng, với các bướu nhỏ hình chùy hay thay đổi, không thấy củ. Lá thẳng, tỏa rộng, hình trứng-thuôn dài, nhọn thon, đáy gần thuôn tròn lệch, gợn sóng, dài 6-8 đốt ngón cái (15–20 cm, 1 đốt ngón cái (pollicaris) = 2,46 cm), nhẵn nhụi, mặt dưới xanh xám, cuống lá thanh mảnh, có rãnh, dài bằng hoặc ngắn hơn một nửa, đáy giãn nở thành cuống ngắn, ép hai bên xếp lợp. Cành hoa bông thóc ở giữa bẹ với cuống mọc thẳng, cuống hình trụ ngắn, thuôn dài, 3 đốt ngón cái (7,5 cm), ngay phía trên điểm giữa cuống bên trong nổi cao. Lá bắc mào màu trắng, đỉnh nhọn, có khi với mảng màu xanh lục ở đỉnh. Lá bắc sinh sản hình trứng, đỉnh nhọn-tù, màu xanh lục, xếp lợp bốn hàng, xim hoa bọ cạp xoắn ốc 2-3 hoa, đáy hợp sinh bên trong lõm. Hoa rất nhỏ, thò dài ra từ các lá bắc, màu trắng, cánh môi màu tím. Đài hoa hình ống, ngắn, họng 3 răng tù, răng phía dưới xẻ sâu, tách biệt và lớn. Phiến thùy hình mác-hình trứng ngược, tù, ~8 × 3,5 mm, tụ lại phía trên bao phấn, gần đều, đỉnh nhọn-tù hơi cong, màu trắng hoặc trắng vởi đỉnh xanh lam; cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, ~9 × 6 mm, tù, rộng đầu, uốn cong, 2 thùy, phần dưới màu trắng, phần trên màu lam tím, với các vạch màu trắng tỏa ra rìa, phía dưới hơi thu nhỏ, ~2 lần lớn hơn các thùy ngoài. Bao phấn ngắn, xiên, bán trong suốt, có lông tơ mịn, đáy gần như có khớp, tù và trần trụi, phần trước 2 thùy; mào ngắn, hình mác, nhọn, uốn cong. Đầu nhụy phía dưới rãnh mào bao phấn, hình phễu, cửa vào nằm ngang. Các họ hàng gần của "C. parviflora" là "C. pygmaea" và "C. thorelii". Có ít nhất là 5 thù hình của loài này. Số nhiễm sắc thể "2n" = 28, 30, 32, 34, 36 và 42, cho thấy nó có thể là một phức hợp loài. Ghi nhận về 5 thù hình của "C. parviflora" như sau:
1
null
Curcuma parvula là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Andrew Thomas Gage mô tả khoa học đầu tiên năm 1904. Phân bố. Loài này có ở huyện Minbu, vùng Magway, Thượng Myanmar. Mô tả. Thân rễ nhỏ, hình trứng; với vài nhánh dày, màu trắng chui xuống dưới kết thúc bằng các củ hình trái xoan, kích thước 2 x 1,2 cm. Cây lùn, không cao quá 20 cm. Lá 5-8, mọc thành búi lá, bẹ lá dài 2,5-4,5 cm, gối lên nhau ở gốc (cưỡi), cuống lá dài 1,2-1,8 cm, phiến lá hình mác hẹp, nhọn thon, thu nhỏ dần thành cuống, nhẵn nhụi cả hai mặt, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt màu hơn, dài 6,5-16,5 cm, rộng 1,2-1,8 cm. Cành hoa bông thóc xuất hiện giữa lá, có cuống rất ngắn, ít hoa, lá bắc màu xanh lục, dài ~1,8 cm, lá bắc mào có ánh hồng. Hoa dài 2,8 cm, ống tràng dài 1,8 cm. Đài hoa màu trắng, có lông tơ, cao tới nửa ống tràng, 3 răng nhỏ thuôn tròn. Các thùy tràng bên gần đều, màu trắng, trong mờ, hình trứng rộng. Thùy tràng lưng (thùy sau) lớn hơn và có nắp. Các nhị lép bên thuôn dài, màu vàng. Cánh môi màu vàng, thuôn dài rộng, 3 thùy khó thấy, các thùy bên kém phát triển còn thùy giữa thò ra, rộng đầu. Bao phấn thuôn dài với các sừng cong vào phía dưới. Đầu nhụy hình thìa. Ra hoa khoảng tháng 7.
1
null
Curcuma phaeocaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1918. Tên gọi thông thường tại Trung Quốc là 莪术 (nga thuật), hay nga truật (莪朮) hoặc bồng nga truật (蓬莪朮); tại Java, Indonesia là "temu itam", nhưng ở miền tây Ja va thì "temu itam" là tên gọi của "C. aeruginosa" còn "C. phaeocaulis" là "temu santen". Phân bố. Loài này có tại Indonesia (đảo Java, cả dạng hoang dã và gieo trồng), Trung Quốc (tại Vân Nam có lẽ là dạng tự nhiên hóa đã thoát ra từ gieo trồng, tại Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên là dạng gieo trồng), Việt Nam (gieo trồng?). Loài này sinh sống trong rừng, ở cao độ 177-301 (-500) m. Mô tả. Cây cao ~1 m. Thân hành hình nón 7 × 4 cm. Thân rễ thuôn dài, với các lóng dài và các nhánh hiếm thấy nhưng hơi cong, mọng, đỉnh tù, bên ngoài màu xám chì, màu của phần ruột từ lam, lam nhạt, vàng, vàng nhạt, vàng ánh lục, lục ánh vàng, trắng và hồng. Rễ có củ ở đỉnh. Thân hành non và khỏe có lõi màu lam và vỏ trắng ánh hồng, gần đầu trên màu trắng ánh vàng; nhưng đôi khi lõi màu vàng ánh lục và vỏ màu lam. Ruột thân rễ trưởng thành chỉ có màu lam ở gần chỗ phát ra của nó từ thân rễ và có màu vàng ở phần lớn các chỗ còn lại, nhưng các nhánh non thường thì có ruột màu lam nhiều hay ít. Thân (bẹ lá) màu nâu sẫm hay nâu tía sẫm, có lông tơ mịn. Cuống lá dài hơn phiến lá. Lá rất dài, lá đầu tiên hình elip, các lá sau thuôn dài-hình mác, 25-60 × 10–15 cm, mặt gần trục nhẵn nhụi, mặt xa trục thưa lông tơ, với vết mờ màu tía chạy dọc gân giữa. Vết mờ rộng tới 2–3 cm ở đoạn giữa, nhưng rất hẹp ở nửa dưới của lá, ở các lá trưởng thành thì nó như một dải hẹp chạy dọc đến gần đáy lá, nhưng vào cuối mùa mưa hoặc trong điều kiện không thuận lợi thì vết mờ này có thể mờ hơn và biến mất. Gân giữa màu xanh lục. Cụm hoa trên chồi riêng mọc từ thân rễ. Cán hoa và cành hoa bông thóc như ở "C. aeruginosa". Cành hoa bông thóc 10-18 × 5–8 cm. Lá bắc mào 8 × 3 cm, nhọn, màu trắng ở nửa dưới và đỏ tía hay đỏ thắm sẫm hoặc đỏ sẫm ở phần trên. Lá bắc hoa màu trắng-xanh lục, hồng tại đỉnh, hình mác rộng, đỉnh nhọn thon hoặc nhọn, dài ~5–6 cm, phần tự do 3-4 × 1,5-2,5 cm. Hoa dài 4–5 cm, họng 1,4 × 2,5 cm. Đài hoa dài ~1,5 cm. Ống tràng màu trắng, ~3-4,5 cm. Cánh hoa hơi như da, màu hồng sẫm hay đỏ, dài ~1,5 cm. Nhị lép bên hình trứng ngược-hình elip, tù, dạng cánh hoa, dài 1-1,5 cm. Chỉ nhị 0,4 × 0,4 cm. Bao phấn có cựa cong khá dài. Cánh môi hình trứng ngược, ~2 × 1,2-1,5 cm, màu vàng sẫm hay ánh vàng với tâm vàng sẫm; thùy trung tâm có khía răng cưa ở đỉnh. Bầu nhụy có lông. Nhụy lép 3–4 mm. "2n" = 63. "C. phaeocaulis" từng bị nhận dạng sai thành "C. aeruginosa", "C. caesia" hay "C. zedoaria" trong các tài liệu tiếng Trung. Nó khác với "C. aeruginosa" ở chỗ vết mờ màu tía trên phiến lá của "C. aeruginosa" biến mất đột ngột ngay phía dưới điểm giữa, lá bắc mào của nó dài và hẹp và nhọn hơn (ở "C. aeruginosa" thì đỉnh lá bắc mào có mấu nhọn thuôn tròn) và lá bắc mào của "C. aeruginosa" có màu tía tới sát đáy. Nó khác với "C. caesia" ở chỗ "C. caesia" có ruột thân rễ và thân hành màu lam nhạt, thân giả màu xanh lục, lá bắc mào màu đỏ tươi sẫm.
1
null
Curcuma picta là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jana Leong-Škorničková đặt tên khoa học chính thức đầu tiên năm 2008. Tên gọi địa phương: karchoora, catchur, cachura, cachoramu, gandhamoolaka, kutchoor, catchoor, cachoraa (Hindu, Telingas); sat’hi, sotee (Bengal), kua, zerumbed, zerumbad. Lịch sử phân loại. Năm 1810, William Roxburgh cung cấp mô tả ngắn gọn loài "C. zerumbet" với các nguồn dẫn chiếu là "Kua: "Rheede Mal." 11: t. 7. (1692); Zerumbed: "Rumph. Amb." 5: t. 68 (1747) và Amomum zerumbeth: "Retz. Obs." 3. 55. [= "Amomum zerumbeth" J. König in Retz., Observ. Bot. 3: 55 (1783)". Năm 1811, Roxburgh cung cấp mô tả chi tiết hơn cho "C. zerumbet", kèm hình minh họa. nhưng mô tả và hình minh họa của Roxburgh không giống với những gì mà Rheede, Rumphius và Koenig trong Retzius đã đề cập. Cụ thể, hiện tại mô tả và hình minh họa Kua của Rheede là lectotype cho "C. zedoaria" - một loài có cụm hoa ở bên, với vết mờ màu đỏ không rõ nét trên phiến lá, có ở miền nam và đông bắc Ấn Độ. "Amomum zerumbeth" của J. Koenig dựa theo Zerumbed của Rumphius và vì thế chúng đại diện cho cùng một loài, với thân rễ phân nhánh có ruột màu vàng, với vết màu đỏ trên phiến lá và cụm hoa trung tâm. Loài phù hợp nhất với mô tả này có lẽ là "C. euchroma" ở Indonesia. "C. zerumbet" của Roxburgh là loài có cụm hoa ở bên, với vết màu đỏ/tía rất rõ nét trên phiến lá, với thân rễ phân nhánh có ruột màu trắng. Mô tả chi tiết của William Roscoe năm 1825 cho "C. zedoaria" không khớp với những gì ông mô tả ngắn gọn về chính loài này năm 1807; mà giống với mô tả cho "C. zerumbet" của Roxburgh (1810, 1811). Năm 2008, Jana Leong-Škorničková "et al." xem xét lại lịch sử định danh và nhận dạng của "C. zedoaria" (Christm.) Roscoe và "C. zerumbet" Roxb. và xác định mô tả cùng các tiêu bản của "C. zerumbet" Roxb. là một loài khác với "C. zedoaria" và "C. euchroma". Nó được nhóm tác giả xác định có danh pháp là Curcuma picta, theo tên bị Roxburgh gạch bỏ trên tiêu bản holotype BM000784099. Tiêu bản định danh. India orientalis, "Roxburgh s.n." (holotype: BM [barcode BM000784099]!; paratype: BM [barcode BM000784100]!). Từ nguyên. Tính từ định danh "picta" (giống đực: "pictus", giống trung: "pictum") là tiếng Latinh, nghĩa là sơn, tô vẽ; nói tới vệt màu đỏ đậm rõ nét chạy dọc theo gân giữa phiến lá, như thể nó được quét/vẽ bằng chổi. Tên gọi "C. picta" được chọn là do nó dường như là tên gọi mà ban đầu William Roxburgh muốn dùng để đặt cho tiêu bản. Phân bố. Loài này có tại Ấn Độ (Tây Bengal, Meghalaya), Bangladesh, Malaysia bán đảo, Sri Lanka, Thái Lan và du nhập vào một số nơi trong vùng nhiệt đới, như Tây Ấn. Mô tả. Tương tự như "C. aeruginosa", thân rễ màu vàng rơm nhạt, các thùy tràng hoa màu trắng ánh vàng, vết màu đỏ sẫm rõ nét chạy dọc theo toàn bộ chiều dài xuống phía dưới (khác với "C. aeruginnosa" có vết màu hình lông chim đặc biệt rõ nét ở nửa xa của phiến lá là khác biệt). Thân hành hình nón, có sọc; củ chân vịt dày, mọng, vỏ xám nhạt, ruột vàng rơm nhạt, mùi thơm dễ chịu; củ rễ treo trên các sợi rễ khỏe, hình trứng-thuôn dài hay hình quả lê, ruột trắng, có bột, gần như không mùi; thân mọc ra từ thân hành rễ, được 2-3 vảy tù, nhẵn, màu xanh lục, hơi có sọc, áp ép bao quanh, xanh lục toàn bộ nhưng hơi nhạt về phía rễ; cây cao 3-4 ft (0,9-1,2 m). Lá 4-6; phiến lá thẳng-hình mác, hình elip, nhọn đầu, dài 1-2 ft (30-60 cm), nguyên, nhẵn hai mặt, vết mờ với các sọc tía/đỏ sẫm kéo dài ở giữa dọc theo mặt trên, và sọc nhạt hơn ở mỗi bên của gân giữa mặt dưới, gân nhiều, nhỏ và song song; cụm hoa mọc từ gốc, mọc ở bên, khác biệt với, và nói chung trước các lá; cán hoa dài 5-6 inch (13-15 cm), được vài bẹ tù lỏng lẻo bao quanh; cành hoa bông thóc, dài 4-5 inch (10-13 cm), hình thành từ sự nối tiếp của các lá bắc xếp lợp hình trứng rộng-thuôn dài, lõm, hợp nhất ở nửa dưới của mép trong với lưng của lá bắc ngay phía trên tạo thành túi, màu lục nhạt ánh đỏ ở mép, mỗi lá bắc mang 3-4 hoa màu vàng không cuống, nở nối tiếp nhau; các lá bắc trên vô sinh, màu trắng hay mày vàng rơm nhạt, chuyển dần thành màu hồng tươi, đỏ thắm sẫm hay tía hoặc pha trộn của các màu này ở đỉnh, tạo thành mào của cây; lá bắc con không màu, ngắn, nhỏ, bao lấy hoa; đài hoa thượng, khoảng 1/3 chiều dài của tràng hoa, như màng, bán trong mờ, 3 răng không đều; tràng hoa hình phễu, ống tràng hơi cong, dần dần mở rộng, với viền đôi, phiến ngoài 3 phần màu vàng rơm nhạt, phần giữa hay phần trên lớn nhất, có mấu nhọn hình giùi, đậy trên bao phấn, hai phần bên hay phần dưới bằng nhau, hình mác, nguyên; phiến trong chia 2 phần, phần trên chia 3 phần, phần trung tâm hay chỉ nhị, ngắn và hẹp, mang bao phấn, hai phần bên (nhị lép) hình trứng ngược, bằng nhau, màu vàng nhạt, dài gần bằng môi dưới, chụm lại bảo vệ nó; phần dưới hay môi hình trứng rộng, màu vàng đến vàng sẫm, hơi chẻ đôi ở đỉnh, thò ra, uốn ngược; bao phấn 2 thùy, có cựa hình giùi, dài, nhọn, 2 tuyến mật ôm lấy vòi nhụy thanh mảnh, nhô lên giữa các bướu nhụy, và kéo dài hơn bao phấn một chút, kết thúc bằng đầu nhụy hình chén, có lông rung, ép dẹp; bầu nhụy có lông tơ, 3 ngăn. Tại Bengal ra hoa tháng 4.
1
null
Nghệ Pierre (danh pháp khoa học: Curcuma pierreana) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Mẫu định danh do R. P. Cadière thu thập gần Huế tháng 8 năm 1904 từ cây trồng để làm bột dong. Hình ảnh tiêu bản ký hiệu MNHN-P-P00950544 lưu giữ tại MNHN có tại đây. Các mẫu vật khác lưu giữ tại MNHN là MNHN-P-P02184084, MNHN-P-P02184085, MNHN-P-P02184086, MNHN-P-P02184087 do E. Poilane thu thập tương ứng vào ngày 21-9-1940, 21-9-1940, 29-5-1933 và 30-5-1933 ở cao độ 1.000-1.200 m tại Lahouan, Djiring, province du Haut Donaï (Di Linh, tỉnh Đồng Nai Thượng). Phân bố. Là một loại cây nhiệt đới bản địa từ đông bắc Thái Lan, Campuchia (Khu bảo tồn thiên nhiên Kulen Prum Tep), miền nam Lào và đông nam Việt Nam (Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu). Môi trường sinh sống là các trảng cỏ với cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), ở cao độ 20–900 m. Mô tả. Cây nhỏ, cao 20 cm. Thân rễ nằm ngang, tỏa ra dưới nơ lá, kích thước cỡ ngón tay (đường kính ~1 cm), màu trắng, có vảy áp ép, rễ chùm, không mập. Lá 4-5, xếp thành 2 dãy, hình trứng-hình mác, đáy thuôn tròn-nhọn, đỉnh nhọn thon ngắn, uốn ngược, hai mặt nhẵn nhụi, dài 15–20 cm, rộng 6–8 cm, có bớt màu đỏ tía ở gân tại mặt trên phiến lá. Bẹ lá nhẵn nhụi, có rãnh (với cuống) dài 9–11 cm; lưỡi bẹ teo đi. Cành hoa bông thóc trung tâm, hình trứng, dài 8 cm, đường kính 4–5 cm, trong bẹ không cuống cụm hoa. Lá bắc màu hồng nâu hung, lõm, dài 3 cm, xếp lợp, đỉnh có đốm đỏ. Lá bắc mào 0. Đài hoa hình ống, 3 răng, nhẵn nhụi, răng gần đều, tù. Ống tràng thò ra, 2 lần dài hơn đài hoa, các thùy màu trắng, hình trứng-tù, thùy lưng hơi nhọn, rộng. Nhị lép thuôn dài 1,5 cm, đáy trắng, đỉnh tía hay hồng. Bao phấn mập, đáy rộng; các ngăn thẳng. Mô liên kết đỉnh có mào, đáy có 2 cựa hình chỉ, ngoằn ngoèo, cong vào trong. Cánh môi gần tròn hay bầu dục, đường kính 1,1-1,3 cm, đáy hơi thu hẹp, đỉnh khía răng cưa, màu trắng, gân dọc đường giữa màu đốm vàng. Bầu nhụy rậm lông mịn. Vòi nhụy nhẵn nhụi; đầu nhụy thưa lông rung.
1
null
Curcuma plicata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich đưa vào danh sách của ông năm 1832 nhưng không có mô tả khoa học kèm theo. Năm 1890, John Gilbert Baker cung cấp mô tả khoa học đầu tiên cho nó. Mẫu vật do Wallich và J. Anderson thu thập tại Burma (Myanmar) và Pegu. Phân bố. Loài này có tại Myanmar và Thái Lan. Mô tả. Cây cao khoảng 40 cm. Thân rễ nhỏ, hình cầu; củ nhỏ có cuống. Búi lá dài 9-18 inch (23-46 cm), cuống lá dài như phiến lá hoặc ngắn hơn, thanh mảnh, 6-8 × 1,5-3 inch (15-20 × 4-8 cm), thon dần cả hai đầu, lá thuôn dài-hình mũi mác, màu lục tươi, với vết mờ màu nâu ở lưng dọc theo phần giữa. Lá bắc hoa màu xanh lục nhạt, rất tù, dài 1 inch (2,5 cm); lá bắc mào ít, với ánh đỏ, hơi dài và thuôn dài hơn. Cuống cụm hoa dài 2-4 inch (5-10 cm), thanh mảnh. Cụm hoa bông thóc, 3-4 × 1,5 inch (7,5-10 × 4 cm). Hoa nhỏ màu vàng nhạt, dài hơn lá bắc một chút. Tràng hoa màu ánh trắng, đường kính 0,5 inch (1,3 cm); thùy trên hình trứng; môi 3 thùy khó thấy, thùy giữa có khía răng cưa.
1
null
Curcuma porphyrotaenia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Johan Baptist Spanoghe đặt tên khoa học đầu tiên năm 1841 (in năm 1842) dưới danh pháp "Curcuma porphyrotanica" theo tên viết tay trên bản thảo của Alexander Zippelius, nhưng không có mô tả khoa học kèm theo. Năm 1899, Karl Moritz Schumann đổi danh pháp thành "Curcuma porphyrotaenia", do các danh pháp "porphyrotanica" và trong bản chép tay "porphyrotenia" đều không có nghĩa gì, trong khi đó "porphyrotaenia" có nghĩa là dải màu đỏ (như màu đá pofia/porphyry), hàm ý chỉ dải màu đỏ trên lá của loài này. Schumann công bố mô tả khoa học cho loài này năm 1904. Phân bố. Loài này có tại đảo Timor. Mô tả. Thân rễ vừa phải, sẫm màu. Thân cao 75–80 cm, gốc 3 bẹ tù, nhẵn nhụi. Lá có cuống dài 3–10 cm hình mác ngược thu nhỏ dần, nhọn thon. Phiến lá dài 20–35 cm, rộng 6-8,5 cm, hai mặt có sọc màu đỏ. Cuống cụm hoa 25–30 cm, gốc 3 bẹ. Cành hoa bông thóc dài 10–12 cm; lá bắc hoa hình gần tròn hoặc elip nhọn hoặc tù, như màng, nhẵn nhụi, có sọc, dài 4-4,5 cm, rộng 3-3,5 cm; lá bắc vô sinh 2 lần ngắn hơn và hẹp hơn, nhẵn nhụi; bầu nhụy màu vàng kim-vàng lụa, dài 4 mm; đài hoa hình ống-hình con quay, dài 8 mm, như màng, đáy rậm lông, phần còn lại nhăn, đỉnh có lông rung; thùy tràng lưng dạng nắp nhọn đột ngột, phần nhọn rậm lông.
1
null
Curcuma prakasha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Sunil Tripathi mô tả khoa học đầu tiên năm 2002. Từ nguyên. Để vinh danh tiến sĩ Ved Prakash, một nhà phân loại học, thực vật học dân tộc và thực vật học kinh tế người Ấn Độ. Phân bố. Loài này có tại đông bắc Ấn Độ (bang Meghalaya). Môi trường sống là đồng cỏ, ở cao độ đến 400 m. Mô tả. Thân rễ 3-7 × 2,5-3,5 cm, hình trứng-hình nón, ruột màu ánh kem; củ không cuống nhiều, các nhánh ~3,5 × 2,5 cm, thơm, được các bẹ hình trứng có lông tơ bao phủ; rễ mọng, không củ rễ. Thân cao đến 30 cm. Lá 1-2, xếp 2 hàng, có cuống; cuống dài ~8 cm; lưỡi bẹ ~2 mm, thuôn tròn; phiến lá ~30 × 11 cm, thuôn dài-hình mác, đáy lệch, đỉnh nhọn thon, mép nguyên, nhẵn nhụi. Cụm hoa ở bên, cuống dài ~6 cm, cành hoa bông thóc ~8 × 4 cm, mào ánh hồng. Lá bắc mào lớn, hợp nhất tại gốc, ~4,5 × 1,5 cm, đỉnh nhọn. Lá bắc sinh sản 10-15, hình trứng rộng, ~4 × 3,5 cm, đỉnh nhọn, xanh lục với đỉnh hồng. Lá bắc con ~3 × 1,5 cm, trong cùng nhỏ nhất, màu trắng với đốm hồng nhạt sắp xếp thành các đường. Hoa dài hơn lá bắc, dài ~4,5 cm, 4-5 hoa mỗi lá bắc. Đài hoa dài ~6 mm, màu trắng, 3 thùy chẻ sâu một bên, có lông tơ nhỏ. Ống tràng ~2,5 cm, ánh hồng, thùy lưng hình trứng-thuôn dài, có nắp, ~1,5 × 1,3 cm, có lông tơ; nắp dài ~3 mm, hồng; các thùy bên ~1,3 × 1 cm, đỉnh thuôn tròn, ánh hồng, nhẵn nhụi. Cánh môi ~2 × 2 cm, 3 thùy, thùy giữa khía răng cưa, gợn sóng, màu vàng nhạt với dải giữa màu vàng sẫm, rậm lông nhung ở đáy. Nhị lép bên hình gần trứng ngược, ~1,7 × 1,1 cm, đỉnh thuôn tròn, màu vàng. Nhị màu trắng, bao phấn có cựa ở đáy, cựa dài ~3 mm, mô vỏ bao phấn song song. Mô liên kết có lông tơ trên lưng, tạo thành mào tròn. Tuyến trên bầu 2, dài ~4 mm, màu da cam. Bầu nhụy dài ~4 mm, có lông nhung, 3 ngăn với đính noãn trụ; noãn nhiều; vòi nhụy dài ~4 cm, hình chỉ; đầu nhụy thò ra trên bao phấn, 3 thùy, hình phễu. Quả không rõ. Ra hoa tháng 5, thụ phấn nhờ kiến. Gần giống với "Curcuma neilgherrensis" ở chỗ cánh môi và nhị tương tự, nhưng khác ở chỗ không có củ rễ, lá bắc con dài, đài hoa ngắn và ống tràng nhẵn nhụi. Sử dụng. Thân rễ dùng chữa sưng và thâm tím họng.
1
null
Curcuma pseudomontana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Graham mô tả khoa học đầu tiên năm 1839. Tên bản địa là "sinderbur", "sinderwanee" hay "shindelwan", "hellownda", tên tiếng Anh là "Hill turmeric", nghĩa là nghệ đồi. Neotype: "Škorničková 73402" thu thập ngày 19 tháng 6 năm 2003 trên sườn dốc gần làng St. Xavier, Khandala, ở cao độ 559 m, tại tọa độ , huyện Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ. Phân bố. Loài này có tại Đông và Tây Ghats, Ấn Độ (các bang Kerala, Karnataka, Andhra Pradesh, không chắc chắn có tại các bang Maharashtra, Madhya Pradesh). Nó được tìm thấy ở những nơi râm mát thường ẩm ướt ở rìa các khu rừng ẩm ướt hoặc đồng cỏ, ở các khu vực ven sông, ở độ cao 50-1.000 m dọc theo sườn phía tây của Western Ghats. Nó cũng xuất hiện ở cả rừng lá sớm rụng ẩm ướt và rừng bán thường xanh. Sự gắn kết với nấm rễ đã được tìm thấy. Mô tả. Loài cây thân thảo có thân rễ sống lâu năm, cao tới 75 cm, mọc thẳng. Lá ở cây sum sê dài 2–3 ft (30–60 cm) gồm cả cuống lá; thon về phía 2 đầu, rộng 6-9 inch (15–23 cm), màu xanh lục. Cán hoa trung tâm (Graham mô tả theo mẫu cây thu thập cuối mùa, trên thực tế "C. pseudomontana" là loài cây có quả và ra hạt, có cụm hoa ở bên vào đầu mùa và cụm hoa trung tâm vào cuối mùa), lá bắc thuôn tròn rộng, xanh lục, với rìa thường sẫm, nâu hay ánh đỏ. Mào mặt dưới màu tía, mặt trên màu hồng sẫm hay tía ánh hồng rất đẹp, gợn sóng. Hoa màu vàng tươi, dài 3 cm, rộng 4 cm, với 2-3 hoa mỗi lá bắc sinh sản. Thân hành hay rễ thuôn dài. Từ nó tỏa ra các sợi rễ khá mập, với các củ thuôn tròn, nhỏ, cỡ củ khoai tây, ở tận cùng. Các củ ruột trắng. "C. pseudomontana" gần giống với "C. montana". "C. pseudomontana" và "C. montana" có nhiều đặc điểm chung về hoa và sinh dưỡng và xuất hiện trong các môi trường sống tương tự. Các cụm hoa của "C. pseudomontana" là ở bên vào đầu mùa mưa và ở trung tâm vào cuối mùa mưa, với các lá bắc vô sinh (mào) của nó có màu sắc thay đổi; trong khi các cụm hoa của "C. montana" là ở trung tâm. Sự tương tự này làm cho Baker gộp "C. pseudomontana" vào "C. montana" trong "The Flora of British India" (1890). Sử dụng. Trong quá khứ củ của "C. pseudomontana" được người bản địa luộc ăn khi lương thực khan hiếm và đắt đỏ. Hiện nay, "C. pseudomontana" được sử dụng để sản xuất bột dong, cũng như luộc để ăn như một nguồn cung cấp tinh bột trong thời kỳ đói kém và sử dụng trong y học địa phương và bộ tộc. Lá được dùng làm đồ đựng thức ăn. Nó cũng được mua bán thương mại như một cây thuốc. Rễ được luộc kỹ để ăn và được cho là có ích trong việc chống lại phong cùi, kiết lỵ, bệnh tim mạch và suy nhược nói chung. Các bộ tộc Savara ở Đông Ghats tại bang Andhra Pradesh sử dụng các chất chiết xuất từ củ để điều trị bệnh vàng da. Các bộ tộc Jatapu và Kaya đắp bột củ nóng ấm để điều trị các bộ phận cơ thể bị sưng tấy. Phụ nữ các bộ tộc Jatapu và Savara ăn củ luộc để tăng tiết sữa. Các bộ tộc Khand đắp bột củ lên đầu để làm mát. Người Kukus-Mukus ăn củ tươi và cho rằng có tác dụng thanh lọc máu.
1
null
Curcuma purpurascens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Carl Ludwig Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Tên gọi địa phương tại Java là "tinggang", "pinggang", "tis" (ba tên gọi này chia sẻ cùng "C. colorata"), "gelenje", "belenje", "koneng tinggang", "temu tis". Từ nguyên. Tính từ định danh "purpurascens" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "purpureus" nghĩa là "màu tía" và hậu tố "-escens" nghĩa là "trở thành", để nói tới màu của lá bắc mào của loài này. Phân bố. Loài này có tại Indonesia (từ Java tới quần đảo Sunda Nhỏ). Môi trường sống là rừng ở cao độ 260–850 m, nhưng hiện nay được gieo trồng rộng khắp ở Indonesia. Mô tả. Cây thảo thân rễ, cao tới 1,5 m hoặc hơn. Thân hành (củ chính) hình nón-hình trứng, lớn, 7-8 × 3 cm, cây nở hoa mùa mưa năm trước thì năm sau tạo ra các thân rễ mọng và mập (8 × 2,5 cm với lóng 5–15 mm), với các nhánh 4 bên, trong đó nhánh thấp nhất thuôn dài tạo thành củ sơ cấp non, các chồi của nó một lần nữa tạo củ sơ cấp bậc ba, củ non nhất có các rễ phồng và mọng. Các củ rễ hình elip trên các sợi rễ rất dài. Thân rễ và các nhánh của nó luôn cong hình lưỡi liềm lên trên; các nhánh bên luôn sinh ra từ mặt thấp hơn của nhánh chính. Chồi màu vàng nhạt. Các thân rễ già vỏ và ruột màu cam bẩn. Củ già màu vàng cam; các chồi trắng non ruột màu cam nhạt. Thân rễ non màu vàng cam. Các củ rễ có lõi mô phân sinh màu xám và vỏ trong màu vàng cam. Cây với 7 lá có thân giả cao 0,5 m, rộng 6 cm và dày 2,5 cm tại gốc. Cuống lá 6–27 cm. Lá xếp 2 dãy, ~55-70 × 19–23 cm. Các lá non có lông trên mặt gần đỉnh, dọc theo gân, mép dạng màng hẹp có lông rung gần đỉnh. Phần nhọn có lông rung. Rìa thò ra rộng của bẹ rậm lông mịn. Các thùy lưỡi bẹ rộng có lông rung dài. Cuống cụm hoa với cành hoa bông thóc dài tới 50 cm, nhô ra từ đỉnh bẹ lá. Thường có 2 lá có cuống trong đó lá cao nhất hình lá bắc tạo thành một phần của cành hoa, trong khi lá thấp hơn đôi khi có phiến hẹp bất thường; đôi khi không có lá có cuống ở đó mà chỉ có 2 lá bắc vô sinh tại gốc cành hoa. Cành hoa bông thóc dài 10–22 cm. Lá bắc 30-67. Lá bắc sinh sản hình trứng-hình elip với phần trên hình trứng rộng, thon nhỏ nhưng thuôn tròn ở đỉnh, 4-5 × 3-3,5 cm; phần tự do dài hơn và rộng hơn túi, nhưng hẹp hơn túi do sự uốn cong vào trong của các phần bên, mọc thẳng, đỉnh mở nhiều hay ít, màu lục nhạt với rìa như thủy tinh, có lông. Các lá bắc giữa lớn nhất, đỉnh nhọn và cong xuống nhiều hơn. Lá bắc mào ~4, hình elip-hình mác đến thuôn dài và có mấu nhọn, tỏa rộng hơn, 7,5-8,5 × 3-3,5 cm, màu trắng phía dưới chuyển dần thành tía trên đỉnh. Tất cả các lá bắc và cuống cụm hoa có lông ngắn và mịn. Lá bắc con đầu tiên khá lớn, hơi dài hơn ống tràng, 2,2 × 1,3-2,6 cm, màu trắng, trong suốt. Hoa dài 4,5–5 cm, cao hơn lá bắc 1-1,5 cm, ngoại trừ ở các lá bắc mào, trong đó hoa và lá bắc có chiều dài gần bằng nhau. Đài hoa gần như cắt cụt ở đỉnh, 3 răng không đều, trong đó răng nhỏ nhất hợp sinh với răng lớn nhất và tách ra khỏi răng thứ ba bằng một khe ngắn, với khe khá dài trên mặt lưng giữa 2 răng lớn hơn. Răng dài 11 mm, khe 4 mm. Tràng hoa dài 5 cm, ống tràng 1,6 cm, vòng 0,2 cm, họng hình phễu, hẹp, 1,4-1,5 cm. Cánh môi với thùy giữa hình bán nguyệt rộng 8 mm, thò ra 3 mm, chẻ với các thùy con thuôn tròn. Cánh môi hẹp tại đáy, kích thước 1,7 × 1,7 cm nhưng tại gốc chỉ rộng 1,2 cm. Họng 1,3-1,4 cm, khi làm phẳng rộng 2,5 cm. Nhị lép hình elip, cong lưỡi liềm, hơi rộng ra ở đỉnh với vết nhăn sâu theo chiều dọc, đỉnh tù, 1,3-1,4 × 0,7 cm. Phần tự do của chỉ nhị 0,4 × 0,4 cm. Thùy tràng lưng 1,4 × 1,1 cm, gần như nhẵn nhụi tại đỉnh. Các thùy bên thuôn tròn-hình trứng, 1 × 0,9 cm. Bao phấn lớn, hẹp, có cựa cong và rất nhọn, dài gần như các ngăn bao phấn. Đỉnh thuôn tròn của mô liên kết hơi dài hơn một nửa ngăn bao phấn, không tạo thành một lưỡi khác biệt. Cánh hoa màu trắng tuyết, phần còn lại của hoa màu tổng thể là vàng-kem nhạt, dải giữa cánh môi màu vàng sẫm. Có liên quan với "C. reclinata".
1
null
Curcuma reclinata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Từ nguyên. Tính từ định danh "reclinata" trong tiếng Latinh (giống đực: "reclinatus", giống trung: "reclinatum") nghĩa là chúi xuống, cong xuống; ở đây là nói tới lá của loài này chúi xuống. Phân bố. Loài này có tại Ấn Độ, Myanmar. Mô tả. Thân hành (thân rễ) nhỏ, thuôn dài, hình con thoi, không hoặc thưa củ hình chân vịt, nhiều củ rễ hình xoan đến hình gần cầu, ruột màu vàng rơm. Bẹ lá có ánh đỏ. Cuống lá ngắn; phiến lá mỏng, thuôn dài, tù, thuôn tròn ở đáy, chúi xuống, 6-8 × 3-4 inch (15-20 × 7,5-10 cm). Ra hoa trong mùa mưa/mùa thu. Cuống cụm hoa rất ngắn. Lá bắc hoa màu xanh lục ánh đỏ, dài 1 inch (2,5 cm); lá bắc mào thuôn dài, màu lục ánh đỏ. Cành hoa bông thóc màu tía, thuôn dài, kích thước 3-4 × 2 inch (7,5-10 × 5 cm). Hoa nhỏ, màu từ tía (ngoại trừ vết nhỏ ánh vàng ở tâm của cánh môi) tới đỏ xỉn (ngoại trừ môi có khía răng cưa hình tròn có vết màu vàng ở tâm).
1
null
Curcuma rhabdota là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Sirirugsa Phuangpen và Mark Fleming Newman mô tả khoa học đầu tiên năm 2000. Tên gọi bằng tiếng Anh của nó là "candy cane". Phân bố. Loài này có tại Campuchia, miền nam Lào (Khu bảo tồn Quốc gia Phou Xiang Thong), miền đông Thái Lan. Môi trường sống là ven suối trong các khu rừng lá sớm rụng và bán sớm rụng, ở cao độ đến 500 m. Nó có thể lai tạp trong tự nhiên với các loài khác từ phân chi "Hitcheniopsis" của chi "Curcuma" khi phát triển cùng khu vực hoặc trong vùng chồng lấn. Mô tả. Ruột thân rễ màu nâu nhạt. Lá bắc hình trứng, đỉnh thuôn tròn, đường theo chiều dọc màu đỏ sẫm hoặc nâu ánh đỏ, xem kẽ với sọc màu lục nhạt. Lá bắc mào màu trắng với sọc theo chiều dọc màu đỏ sẫm hoặc nâu ánh đỏ. Nhị lép hình trứng ngược, đỉnh thuôn tròn, màu tía với đường màu đỏ ở rìa đáy. Cánh môi hình elip, rìa gập nếp xuống, màu tía với đường màu đỏ ở rìa đáy. Sử dụng. Được bán làm cây cảnh cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
1
null
Nghệ hoa cựa cong (danh pháp khoa học: Curcuma rhomba) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Donald Mood và Kai Larsen mô tả khoa học đầu tiên năm 2001. Phân bố. Loài này có tại Campuchia, Thái Lan, Việt Nam (Đắk Lắk). Mọc dưới tán rừng hỗn hợp thường xanh và rụng lá, hay rừng cây lá rộng. Mô tả. Cây thảo thân rễ cao 1-1,1 m hoặc hơn. Ruột thân rễ màu trắng. Lưỡi bẹ dài 1,5-1,7 cm, xẻ 2 thùy dài 7 mm, màu ánh đỏ. Phiến lá hình trái xoan rộng hay trái xoan, hình elip rộng, đáy cắt cụt, 29-46 × 9–18 cm, hai mặt nhẵn nhụi. Cuống lá dài 6–28 cm. Cụm hoa từ gốc (giữa lá), gần như hình thoi, ~9,5 × 5,5–6 cm. Cuống cụm hoa dài đến 2 cm. Lá bắc hình trứng, màu đỏ, kích thước 3,8-4,5 × 2–3 cm, chứa 4 hoa mỗi lá bắc. Không có lá bắc con. Ống đài cỡ 2 × 0,4 cm, màu hồng. Ống tràng hoa dài 3,8-4,5 cm, màu từ vàng nhạt đến trắng về phía đáy, nhẵn nhụi, dài hơn đài hoa. Thùy tràng hoa thẳng-hình mác, ~1,7-1,9 × 0,4-0,5 cm, mặt ngoài màu đỏ sẫm, mặt trong màu vàng; thùy lưng có lông thưa. Nhị lép bên hình phỏng thoi, 1,7 × 1,1 cm, màu vàng-da cam, đáy có các đốm đỏ. Cánh môi hình thận, màu vàng-cam, ~1,5-1,7 × 0,7-0,9 cm, đầu xẻ sâu xuống 9 mm chia cánh môi thành 2 thùy. Chỉ nhị cỡ 6 × 3 mm; cựa dài 1–2 mm; mào cao 1 mm. Bao phấn hình trứng ngược, hình xúc xích ngắn khi nhìn từ mặt bên, màu da cam. Bầu nhụy cỡ 2 × 2 mm, có lông tơ. Tuyến trên bầu dài ~9 mm. Về hình thái, loài này tương tự như "C. kayahensis", nhưng khác ở chỗ ruột thân rễ màu trắng (màu vàng ở "C. kayahensis"), mặt dưới của phiến lá nhẵn nhụi (rậm vảy màu trắng bạc ở "C. kayahensis"), cụm hoa từ gốc (trung tâm ở "C. kayahensis"), các lá bắc màu đỏ (màu lục nhạt với gân đỏ ở "C. kayahensis"), và các hoa có bao phấn hình trứng ngược, hình xúc xích ngắn khi nhìn từ bên (hơi cong dài hơn ở "C. kayahensis").
1
null
Curcuma rubescens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Từ nguyên. Tính từ định danh "rubescens" là động tính từ thời hiện tại trong tiếng Latinh của động từ "rubesco"; có nghĩa là ửng đỏ, ánh đỏ. Ở đây là nói tới màu đỏ sẫm của bẹ của cán hoa và của lá cũng như cuống lá và gân lá hay bề mặt phiến lá cũng có ánh nâu đỏ rỉ sắt. Phân bố. Loài này có tại Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar. Mô tả. Thân rễ lớn, hình trứng-hình trụ đến hình mác, với các củ chân vịt ruột màu trắng ngọc trai mùi thơm nồng; củ rễ nhiều. Búi lá dài 4–5 ft (120–150 cm). Cuống lá dài, màu nâu đỏ. Lá to, thuôn dài, hình mác rộng, màu xanh lục tới lục sẫm, 1–2 ft x 5-6 inch (15-30 x 13–15 cm), với gân giữa màu nâu đỏ sẫm. Cụm hoa là cành hoa bông thóc, đầu mùa (tháng 5) ở bên, cuối mùa (tháng 9) ở trung tâm búi lá, dài 5-6 inch (13–15 cm), đường kính 2 inch (5 cm). Lá bắc hoa màu lục nhạt, dài 1,5 inch (3,8 cm). Lá bắc mào ít, hình trứng, màu đỏ nhạt. Hoa dài hơn và thò ra khỏi lá bắc, màu vàng nhạt, phiến của tràng hoa có màu ánh đỏ; môi đường kính 0,5 inch (1,3 cm), có khía răng cưa. Bẹ của cán hoa và của lá cũng như cuống lá và gân lá màu đỏ sẫm; khắp bề mặt lá cũng có ánh nâu đỏ rỉ sắt.
1
null
Curcuma rubrobracteata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Jana Škorničková, Mamiyil Sabu và Prasanthkumar M. G. mô tả khoa học đầu tiên năm 2003. Mẫu định danh: "Skornickova & Prasanthkumar 86241"; thu thập ngày 10 tháng 9 năm 2002 tại tọa độ , huyện Lawngtlai, bang Mizoram, Ấn Độ, trên đường tới Khu bảo tồn thiên nhiên Ngengpui. Từ nguyên. Tính từ định danh "rubrobracteata" là để chỉ các lá bắc màu đỏ tươi trong cụm hoa của loài có hoa lộng lẫy này. Phân bố. Loài này có tại đông bắc Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan và tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Mọc dưới tán trong các đồn điền trồng tếch ("Tectona grandis") và ven đường. Mô tả. Cây thảo thân rễ, cao tới 1,5 m. Thân rễ bò lan, thanh mảnh, dài 10-30 cm, đường kính ~1 cm, vỏ màu nâu vàng nhạt, vảy hình tam giác, như giấy, màu nâu nhạt, phần ngầm dưới đất nhanh mủn, ruột màu vàng ánh trắng, thơm, mùi tương tự như địa liền ("Kaempferia galanga"), vị rất đắng, không có củ không cuống, củ rễ 2 × 1,5 cm, ruột trắng, cách thân rễ chính ~5 cm trên các rễ dày 2 mm. Chồi lá dài tới 1,5 m, lá 4-6, thân giả màu xanh lục, dài ~40 cm. Lá có cuống, lưỡi bẹ dài 1 mm, màu lục nhạt, trong mờ, cuống xanh lục, nhẵn nhụi, dài 10-45 cm (các lá phía dưới ngắn hơn). Phiến lá hình elip-hình mác, 35-60 × 10-16 cm, mặt gần trục xanh lục, có lông tơ dọc theo các gân nổi lên, mặt xa trục lục nhạt, nhẵn nhụi, đáy thon nhỏ dần, đỉnh nhọn thon dài 2 cm, gân giữa xanh lục, nhẵn nhụi. Cụm hoa đầu cành, nhưng thò qua đáy của thân giả qua các khe hở bên khoảng 3-10 cm trên mặt đất. Cuống cụm hoa dài 5-10 cm, đường kính 7 mm, màu ánh trắng, không có lá bắc sinh dưỡng. Cành hoa bông thóc 10 × 7-9 cm. Không mào. Lá bắc 20-26 mỗi cành hoa, tất cả là sinh sản, màu đỏ tươi hay đỏ nhạt, ánh vàng hay lục ánh vàng về phía gốc, lá bắc 3,5 × 3,5 cm, nhẵn nhụi, mép 0,3 mm, có lông dài 0,1 mm, đối diện xim hoa bọ cạp xoắn ốc gồm 5-6 hoa, thường 1-3 hoa mỗi cành hoa nở cùng một lúc. Lá bắc con 1 mỗi hoa, 2-3,5 × 1-3 cm, như thủy tinh, nhẵn nhụi, màu trắng, trong mờ với các đốm ánh đỏ trên phần đỉnh của các lá bắc con lớn nhất. Hoa dài 6 cm, màu vàng cam, thò ra, 1,5-2 cm dài hơn lá bắc. Đài hoa 1,2 cm, màu trắng, trong mờ, như thủy tinh, nhẵn nhụi, 3 răng. Ống tràng 3,7-4 cm, màu cam nhạt, nhẵn nhụi. Các thùy tràng màu vàng cam nhạt, thùy lưng 14 × 8 mm, viền đỏ trên phần mấu nhọn phía trên; các thùy bên 12 × 7 mm. Cánh môi 15 × 17 mm, viền ngoài màu vàng cam, phần tâm màu vàng cam sẫm, 3 thùy khó thấy, thùy giữa chẻ khoảng 2 mm. Nhị lép bên 1 × 1,1 cm, màu vàng cam, tạo thành nắp trên bao phấn. Nhị dài ~9 mm, bao phấn lắc lư. Bao phấn 6 × 2,5 mm, màu cam. Cựa bao phấn dài 3 mm, cong vào, màu cam. Mô vỏ bao phấn màu trắng, dài 5 mm. Chỉ nhị màu vàng cam, dài 5 mm, thắt lại, 4 mm ở đáy, 2 mm ở phần trên. Đầu nhụy màu trắng, áp ép chặt bên trong các thùy bao phấn. Tuyến trên bầu 2, màu cam nhạt, dài 4 mm, đường kính 0,9 mm. Không thấy quả. Ra hoa tháng 8-9.
1
null
Curcuma sattayasaiorum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Arunrat Chaveerach và Runglawan Sudmoon mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Mẫu định danh: "A. Chaveerach 609"; thu thập ở cao độ 200 m ngày 20 tháng 7 năm 2001 tại Ban Khok Sa-Nga, huyện Nam Phong, tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Tên bản địa của loài này là "waan phaya ngu tuaphu" theo cách gọi của các thầy lang. Một số thành viên của họ Zingiberaceae và các họ khác như Amaryllidaceae, Asteraceae, Solanaceae, Fabaceae và Asteliaceae, tạo thành một nhóm thực vật quan trọng được gọi là "waan" trong tiếng Thái. Từ này đề cập đến rễ hoặc phần thân lưu trữ chất dưới lòng đất. Từ "phaya ngu" trong tiếng Thái có nghĩa là rắn hổ mang chúa, trong khi từ "tuaphu" có nghĩa là đực, và trong trường hợp này nó có nghĩa là "nghệ rắn hổ mang chúa đực". Từ nguyên. Tính từ định danh của loài "sattayasaiorum" được đặt theo họ của 2 tiến sĩ Nison Sattayasai và Jintana Sattayasai, những người trước đây đã nghiên cứu thành phần hoạt chất của nó, bao gồm chất lượng, số lượng, hoạt tính đối với tính chất và cấu trúc chống nọc độc rắn. Từ những quan sát và giả thuyết của họ, loài này là khác biệt loài gần giống nó nhất là "C. longa". Trong bài báo gốc, nhóm tác giả ghi tính từ định danh là "sattayasaii". Tuy nhiên, đây là dạng số ít trong khi ở đây là để vinh danh 2 người nên tính từ đúng phải ở dạng số nhiều là "sattayasaiorum" và các tài liệu sau đó đã hiệu chỉnh lại danh pháp. Phân bố. Loài này có tại tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Loài này được trồng trên các khu đất trống trong vườn nhà với đất sét ẩm ướt và dưới bóng cây ở độ cao 200 m tại Ban Khok Sa-Nga (bản Rắn hổ mang chúa) và một số làng lân cận, thuộc huyện Nam Phong, tỉnh Khon Kaen ở đông bắc Thái Lan. Mô tả. Cây thảo thân rễ sống trên cạn. Thân rễ phân nhánh, với thân rễ chính hình nón, dài 8-10 cm và đường kính 1,5-2,5 cm, thân rễ thứ cấp hình trụ, đường kính 1-1,5 cm, nằm ngang, vỏ màu vàng ánh nâu, ruột màu vàng cam sẫm, có mùi thơm. Rễ chùm. Thân giả cao 70-100 cm. Lá một năm, 5-6, bẹ lá dài 30-50 cm, màu xanh lục, nhẵn nhụi. Cuống lá thanh mảnh, dài 15-35 cm. Lưỡi bẹ rất ngắn, dài 2-3 mm, như màng, có khía răng cưa. Phiến lá thuôn dài đến thuôn dài-hình mác, hai mặt nhẵn nhụi, 30-45 × 7-13 cm, đáy hình nêm, đỉnh nhọn đến nhọn thon. Cụm hoa đầu cành, dài 16-17 cm, cuống cụm dài 30-31 cm, nhẵn nhụi. Lá bắc xếp lợp; lá bắc sinh sản 12-17, hình trứng rộng, 4-5 × 3,2-3,5 cm, dạng túi, màu lục nhạt đến vàng nhạt với đỉnh ánh lục, đỉnh nhọn, đáy hợp sinh ~1/3 chiều dài, hai mặt nhẵn nhụi, 2-3 hoa mỗi lá bắc, lá bắc mào 4-7, hình elip, 5,8-7 × 3-3,5 cm, màu trắng ánh hồng hoặc lục nhạt ánh hồng, đáy dạng túi, đáy hợp sinh ~1/5 chiều dài. Lá bắc con hình elip, 2,5-3 × 1,8-2,2 cm, màu trắng, nhẵn nhụi. Đài hoa hình ống, như màng, có lông tơ, 0,6-0,8 × 0,2-0,3 cm, đỉnh 3 thuỳ không đều, đỉnh thùy thuôn tròn, khía xuống một bên dài ~3 mm. Ống tràng hoa dài 2,0-2,3 cm, màu vàng nhạt đến trắng, 3 thùy; thùy lưng hình trứng rộng, 1,7-2 × 1,5-1,7 cm, màu vàng nhạt đến trắng, dạng túi, đỉnh có nắp và mấu nhọn dài 2-3 mm, nhẵn nhụi, các thùy bên hình trứng, 1,7-2,2 × 1-1,2 cm, đỉnh thuôn tròn, màu vàng nhạt đến trắng, nhẵn nhụi. Cánh môi hình trứng ngược, màu cam nhạt với dải màu cam ở giữa chạy từ đáy đến đỉnh, 2,2-2,5 × 1,8-2 cm, đỉnh hơi 3 thùy với phần xa của thùy giữa có 2 thùy. Các nhị lép bên thuôn dài, 0,8-0,9 × 0,5-0,6 cm, màu cam nhạt, đỉnh thuôn tròn. Nhị 1, chỉ nhị phẳng, dài ~1 cm, đáy hợp sinh với các nhị lép bên. Bao phấn lắc lư, 4,5 × 2,3 mm, 2 cựa dài ở gốc, mặt lưng có lông tơ. Mào bao phấn rất ngắn, hình trứng rộng, rộng hơn dài, 3 × 1,5-2 mm, màu trắng, nhẵn nhụi. Bầu nhụy hạ, có lông tơ, 3 ngăn, noãn đính trụ. Vòi nhụy 1, hình chỉ, dài quá bầu nhụy ~3 mm,đầu nhụy hình chén, 4 thùy, lỗ nhỏ có lông rung. Tuyến trên bầu 2, thuôn dài hẹp, dài 4 mm, màu vàng nhạt. Không thấy quả. Ra hoa tháng 7-9. "C. sattayasaiorum" tương tự như "C. longa" ở các điểm sau: Thân rễ phân nhánh, ruột màu vàng; phiến lá màu xanh lục, thuôn dài hay hình elip; cụm hoa đầu cành, cánh môi với dải trung tâm, hình trứng ngược; nhưng khác ở các đặc điểm sau: Thân rễ phân nhánh theo chiều ngang trên mặt đất; lá bắc mào màu trắng ánh hồng hoặc lục nhạt ánh hồng; tràng hoa màu vàng nhạt với đỉnh màu cam; cánh môi màu cam nhạt với dải trung tâm màu cam; mào bao phấn rất ngắn, hình trứng rộng, rộng hơn dài. Sử dụng. Cùng với "C. zedoarioides" (tên gọi bản địa: "waan phaya ngu tuamia" - nghĩa là nghệ rắn hổ mang cái), các thân rễ được sử dụng theo truyền thống trong nhiều thập kỷ tại khu vực này làm thuốc giải nọc độc rắn hổ mang.
1
null
Curcuma sichuanensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Xiu Xiang Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 1984. Tên gọi trong tiếng Trung là 川郁金 (xuyên uất kim), nghĩa đen là uất kim Tứ Xuyên. Từ nguyên. Tính từ định danh "sichuanensis" lấy theo tên tỉnh Tứ Xuyên (chữ Hán: 四川, bính âm: sìchuān). Phân bố. Loài này có tại tỉnh Tứ Xuyên và tây nam tỉnh Vân Nam (huyện cấp thị Cảnh Hồng), Trung Quốc. Môi trường sống là ven sông, ở cao độ khoảng 900 m. Mô tả. Cây cao 0,7-1,5 m. Thân rễ ruột màu trắng hoặc hơi vàng, có mùi thơm; rễ có củ ở tận cùng. Cuống lá 12–30 cm; phiến lá hình elip hoặc hình elip thuôn dài, 35-85 × 13–21 cm, nhẵn nhụi, gốc thon nhỏ dần, lệch, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa đầu cành trên các thân giả; cuống cụm hoa 15 – 22 cm; cành hoa bông thóc hình trụ, 14–20 cm × 5-8; lá bắc sinh sản hình trứng, 3,5-4,5 × 2-3,2 cm, đỉnh tù; lá bắc mào màu trắng, đôi khi hơi đỏ-tía ở đỉnh, hình trứng hoặc hình elip thuôn dài, đỉnh nhọn. Đài hoa hình chùy, ~1 cm, đỉnh 3 răng không đều. Ống tràng hoa màu vàng nhạt, hình phễu, 2,5-3,2 cm; các thùy màu ánh vàng, thuôn dài, thùy trung tâm ~2 × 1,3 cm, có mấu nhọn ở đỉnh. Các nhị lép bên màu vàng nhạt, hình trứng ngược, ~2 × 1,1 cm, đỉnh 2 khe hở. Cánh môi màu trắng với dải màu vàng ở giữa, hình trứng, ~2 × 1,6 cm, đỉnh lồi, có khía răng cưa. Bầu nhụy có lông nhung. Quả nang hình cầu. Hạt nhỏ. Ra hoa tháng 7.
1
null
Curcuma singularis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Mẫu định danh: "Thorel 3194" (holotype, lưu giữ tại MNHN số: MNHN-P-P00292626). Tên gọi trong tiếng Việt là cây khỏe hay sâm đá. Phân bố. Đây là loài bản địa của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (tỉnh Gia Lai). Môi trường sống là rừng thứ sinh, ven rừng, trên nương rẫy, ở cao độ 400-1.000 m. Mô tả. Cây thảo nhỏ, cao 30-50 cm. Thân rễ nằm ngang, hình trụ, có mùi thơm; rễ chùm; thường đầu rễ phồng lên tạo thành củ hình trứng hoặc hình thoi, vỏ màu nâu, ruột màu trắng, vùi sâu xuống đất. Lá 3-6, phiến lá 10-22 × 5-7(-9) cm, hình trứng hoặc hình trái xoan, đỉnh nhọn thon, gốc thuôn tròn hoặc hình nêm, mặt gần trục màu xanh lục, nhẵn nhụi, mặt xa trục màu xanh lục nhạt hơn, có lông tơ; cuống lá dài 5-9 cm, có rãnh; lưỡi bẹ màu nâu nhạt khi non, sau chuyển thành màu vàng nhạt, mỏng, dài 1-1,5 mm, đầu lõm chia 2 thùy, có lông rung ở đỉnh; bẹ lá lúc non màu nâu-tía nhạt khi non. Cụm hoa bên. Lá bắc 5-8, màu xanh lục, hình trứng tam giác, dài 3-4 cm, rộng 2,5-3 cm, đỉnh tù. Xim hoa bọ cạp xoắn ốc với 4 hoa. Lá bắc con rất nhỏ. Hoa dài 7-8,5 cm, thò ra từ lá bắc; đài hoa hình ống, dài 2-2,5 cm, mỏng, màu trắng, mặt ngoài có lông tơ, khía ngắn một bên, xẻ thành 3 thùy tạo thành hình tam giác đều về phía đỉnh. Phần dưới của tràng hoa hình ống, màu trắng, dài 4-4,5 cm, hơi loe về phía đỉnh, phần trên chia 3 thùy, 2,2-2,6 × 1,5-2 cm, hình trứng hẹp, lõm, màu trắng, thùy tràng lưng với mấu nhọn; cánh môi hình trứng ngược lớn, 2,2-2,5 × 1,8-2,1 cm, đỉnh có khía răng cưa, xẻ dài 1-1,5 mm, màu trắng, với dải màu vàng chạy dọc theo gân giữa; nhị lép bên 2, hình trứng ngược hẹp không đều, dài 2,5-2,8 × 1,2-1,5 cm, màu trắng, với dải màu vàng dọc gân giữa, đến 1/2 chiều dài của nó; chỉ nhị dài 4-5 mm, rộng 3-4 mm ở gốc và rộng 1,5-2 mm về phía trên, màu trắng; bao phấn 2 thùy, dài 9-11 mm, gốc mỗi thùy thuôn dài thành cựa dẹt, đều, dài 3-4 mm, cựa tạo góc tù với bao phấn. Vòi nhụy hình chỉ, dài 4,5-5,5 cm, màu trắng; đầu nhụy hình phễu; nhụy lép 2, hình dùi, thanh mảnh, dài 3-4 mm; bầu nhụy 4-5 × 3-4 mm, hình trái xoan, rậm lông tơ, màu trắng. Quả nang 3 ngăn, hình cầu, màu trắng ngà, đường kính 10-11 mm; hạt hình trứng, hơi góc cạnh, dài 3-4 mm, rộng 2-2,5 mm, màu trắng; áo hạt màu trắng như thủy tinhh, chia thành các thùy. Cụm hoa xuất hiện ngay trước lá, ra hoa tháng 3-5; tạo quả tháng 6-7, không quá nhiều cây có quả. Sử dụng. Người dân địa phương tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) sử dụng thân rễ của "C. singularis" để cải thiện sức khỏe của họ bằng cách dùng đồ uống làm từ thân rễ đun sôi trong nước hoặc ngâm rượu phần phồng lên của rễ. Người ta cũng sử dụng rượu ngâm cây làm thuốc xoa bóp các vết bầm tím để giảm bớt và cải thiện vết thương. Thành phần hóa học của tinh dầu chiết xuất từ ​​thân rễ của "C. singularis" bằng phương pháp chưng cất hơi nước đã được phân tích và tổng cộng 68 thành phần đã được phát hiện, trong đó 47 hợp chất hóa học (chiếm 62,96% lượng tinh dầu) đã được xác định. Các hợp chất chính là: camphor (23,63%), isoborneol (2,24%), endo-borneol (3,06%), terpinen-4-ol (3,51%), copaen (2,56%), acoradien (2,89%) và turmerol (2,65 %). Kết quả phân tích hóa học cũng cho thấy, thành phần hóa học của "C. singularis" chứa 8 hợp chất được phân lập, trong đó có 2 hợp chất diarylheptanoid mới (là Curcusin A và Curcusin B) có tác dụng ức chế mạnh đối với sEH. Trong y học, chất ức chế sEH là một trong những đối tượng quan trọng trong nghiên cứu bệnh tim mạch.
1
null
Curcuma sparganiifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1902 (in năm 1903) dưới danh pháp "Curcuma sparganifolia". Tuy nhiên, danh pháp này sau đó được chỉnh sửa thành "Curcuma sparganiifolia". Mẫu định danh: "L. Hahn 30"; (holotype, thu thập tháng 8 năm 1870, lưu giữ tại MNHN số MNHN-P-P032683). Một vài tài liệu đặt tên gọi tiếng Việt cho nó là nghệ lá hắc tim lang. Tuy nhiên, tên gọi này dường như là thiếu chính xác hoặc do lỗi in ấn, do tính từ định danh "sparganiifolia" là từ ghép của "sparganium" và "folia"/"folium" nghĩa là có lá giống lá của hắc tam lăng ("Sparganium", tên thông thường tiếng Trung: 黑三棱, Hán-Việt: hắc tam lăng). Phân bố. Là một loại cây nhiệt đới bản địa miền đông Thái Lan, tây nam Campuchia và có thể có ở Lào. Gần đây nó được phát hiện có tại Phú Quốc, Việt Nam. Môi trường sống là rừng lá sớm rụng khá thưa, rừng thông hay đồng cỏ, dưới tán của rừng "Melaleuca" trên đất cát; ở cao độ 30–700 m. Mô tả. Cây thảo thân rễ, cao 30–55 cm. Thân rễ từ hình gần cầu đến hình trứng, 1,4–1,5 × 1,2–1,5 cm, vỏ màu vàng nhạt, nhưng phủ một lớp vảy màu gỉ sắt đã rữa, ruột màu vàng nhạt, củ rễ hình trứng đến thuôn dài-hình trứng, 1,7–4 × 1,2–1,5 cm, nằm gần thân rễ dài tới 1 cm, vỏ màu nâu nhạt, ruột màu trắng. Thân giả dài đến 20 cm, gồm 3–5 bẹ không phiến lá, các bẹ ngoài 2–2,9 × 1,5–1,7 cm, các bẹ trong 7–17,7 × 1,4–1,5 cm, màu trắng ở gốc, màu đỏ tía đến tía, nhọn ngắn, màu ánh lục, nhẵn nhụi; 2 bẹ có phiến lá, dài 17–20 cm, màu trắng ở gốc, màu xanh lục đến lục ánh tía ở phần xa, nhẵn nhụi; lưỡi bẹ thuôn dài-hình trứng, 3,5–4,5 × 3,5–4 mm, 2 thùy, dạng màng, như thủy tinh, nhẵn nhụi. Chồi lá với 2 lá lúc ra hoa; cuống lá dài 7–20 cm, màu xanh lục, nhẵn nhụi; phiến lá hình elip-thẳng hẹp, 21–26,5 × 2,1–3,3 cm, nhẵn nhụi cả hai mặt, mặt gần trục màu xanh lục đến xanh lục sẫm, mặt xa trục màu xanh lục nhạt, mép như thủy tinh, nhẵn nhụi, đỉnh thu nhỏ dần, đáy thu nhỏ hẹp. Cụm hoa trung tâm; cuống cụm hoa 28,8–38 × ~0,2 cm, gốc ẩn giữa các bẹ lá; cành hoa bông thóc 4,5–6,6 × 4–4,8 cm, gồm 12–16 lá bắc sinh sản, không có mào; các lá bắc gần như thuôn dài đến thuôn dài-hình trứng ngược, đỉnh thuôn tròn, cong ra ngoài hoặc hơi lệch, lá bắc phía dưới 2,1–2,8 × 1,6–1,8 cm, nhỏ dần về phía trên, 2–2,1 × 0,8–1,1 cm, màu hồng tươi với vệt màu xanh lục ở đỉnh, nhẵn nhụi, hợp sinh ở gần gốc, đỉnh thuôn tròn. Xim hoa bọ cạp xoắn ốc với 3 hoa ở gốc cụm hoa, số lượng giảm dần về phía trên. Lá bắc con nhỏ, 1 mỗi hoa, hình trứng, 4–5 × 2,5–3 mm ở gốc, như thủy tinh, trắng, trong mờ, nhẵn nhụi. Hoa dài 1,7–1,8 cm, hơi thò ra từ lá bắc. Đài hoa 4,5–7 × ~2,5 mm, 3 thùy, với vết rạch một bên dài ~2 mm, màu trắng, nhẵn nhụi. Ống hoa dài 7–15 mm, phần rộng nhất rộng ~2 mm, hình trụ hẹp và hình phễu hướng về phía đỉnh, bên ngoài màu trắng, nhẵn nhụi, bên trong màu trắng, nhẵn nhụi, đôi khi có lông tơ mịn ở phần đỉnh; thùy tràng lưng thuôn dài-hình elip, 6–6,2 × 3–4 mm, màu trắng, nhẵn nhụi, đỉnh thuôn tròn, hơi lõm; các thùy tràng bên 5,7–6 × 2,9–3 mm, thuôn dài-hình elip, nhẵn nhụi, màu trắng, đỉnh thuôn tròn, hơi lõm; nhị lép bên dài 7 mm, rộng 1 mm; cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, 6,2–7 × 4–4,5 mm, đỉnh hơi có nắp và thuôn tròn, mép hơi có khía răng cưa, màu từ đỏ nhạt đến đỏ sẫm với các vết màu vàng tươi trên dải phồng màu đỏ tươi ở nửa đáy của cánh môi, màu vàng về phía đỉnh. Nhị với bao phấn hơi lắc lư, chỉ nhị 2–2,2 × 1,8–2,1 mm, màu trắng, nhẵn nhụi; bao phấn không cựa, hình trứng hẹp, 3–3,2 × 1,7–2 mm, mô liên kết màu trắng, với một chút lông tuyến ở hai bên và lưng, các mô vỏ bao phấn 2,8–3 × ~1 mm, màu trắng, nứt dọc theo toàn bộ chiều dài của chúng; có mào bao phấn, dài ~1,5 mm, tù, nhẵn nhụi. Vòi nhụy hình chỉ, dài 14–15 mm, nhẵn nhụi. Đầu nhụy hình phễu không đều, 1,2–1,5 × ~0,5 mm, màu trắng, lỗ nhỏ nhẵn nhụi nhưng có răng cưa nhỏ không đều. Không có tuyến trên bầu. Bầu nhụy hơi hình trứng ngược, ~2 × 1,5 mm, màu ánh xanh lục, 3 ngăn, nhẵn nhụi, hơi thơm. Quả hình cầu đường kính ~7 mm; hạt hình elipxoit, dài 5 mm, rộng 2,5 mm. "C. sparganiifolia" tương tự như "C. gracillima" về kiểu phát triển và đặc điểm sinh dưỡng nói chung; nhưng cụm hoa của nó dài gần bằng chồi lá, cành hoa bông thóc bao gồm một số lá bắc màu hồng đến hồng tía và không có lá bắc mào, mô liên kết nhẵn nhụi, cánh môi nguyên và màu vàng với các vết màu đỏ ở nửa đáy, giúp nó dễ dàng phân biệt với "C. gracillima", loài với cụm hoa thường dài chỉ bằng 50% chồi lá, cành hoa bông thóc bao gồm một số lá bắc màu xanh lục với lá bắc mào màu trắng phát triển khá, mô liên kết thưa lông tuyến, cánh môi xẻ 2 thùy sâu và thường có màu vàng với các vệt màu đỏ rõ nét. Các mẫu vật lưu giữ tại MNHN và được gán nhãn "C. sparganiifolia", do Sallet (MNHN-P-P02184046) và F. Evrard (MNHN-P-P02184045) thu thập gần ga Mương Mán, tương ứng vào ngày 19-10-1924 và ngày 2610-1924 ở tọa độ khoảng là của "C. gracillima". Sử dụng. Các quần thể hoang dã được khai thác để thu thập các kiểu hình mới cho thị trường cây trồng làm cảnh trong vườn. Thân rễ được mua bán tại địa phương cũng như trên các chợ hoa lớn trong vùng và được gửi ra nước ngoài. Khai thác quá mức trong tự nhiên gây ra mối đe dọa cho các quần thể hoang dã của loài này.
1
null
Curcuma stenochila là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Mẫu định danh: "C. Geoffray 409" - Holotype: MNHN-P-P032710, - Isotype: MNHN-P-P032712, do C. Geoffray thu thập trong cùng ngày 12-7-1904 ở cao độ 400-500 m tại núi Kamchay, tỉnh Kampot, Campuchia. Phân bố. Là một loại cây nhiệt đới bản địa Thái Lan, Campuchia. Mô tả. Cây thảo trung bình, gần như không thân, ít lá, tổng thể nhẵn nhụi. Thân rễ thẳng, mỏng, có vảy, dạng rễ chùm. Rễ hình chỉ, đầu có củ, củ hình thoi. Lá 2-4, tất cả mọc từ thân rễ; cuống lá có rãnh không rõ nét, nhẵn nhụi, có sọc, gốc có bẹ bao; mép bẹ khô xác, đỉnh hơi có lưỡi bẹ, phiến lá hình trứng-hình mác, đáy hình tim hay thuôn tròn, không thon nhỏ, đỉnh nhọn thon lệch, bất đối xứng rõ nét, mặt dưới nhạt màu, mặt trên loang lổ không khác biệt. Cụm hoa có cuống ngắn xuất hiện giữa búi lá; cuống cụm hoa mỏng, thanh mảnh, nhẵn nhụi; cành hoa bông thóc hình trứng, hơi lỏng lẻo; mào 0; lá bắc ở đoạn dưới màu xanh lục, đoạn trên màu hồng, tất cả là sinh sản, hình mũi mác, chứa 2 hoa. Hoa thò ra; đài hoa hình ống, đoạn giữa phồng, 3 răng, răng nhỏ, tù, gần đều. Ống tràng dài gấp đôi đài hoa, đỉnh nở rộng, nhẵn nhụi; các thùy hình mũi mác, gần đều, màu tía, thùy lưng có mấu nhọn. Các nhị lép hình mác, hơi nhọn, điểm các tuyến, màu vàng, không hợp sinh với chỉ nhị ở đáy. Cánh môi hình elip, xẻ 2 thùy sâu, đáy có vuốt hẹp, màu vàng kim, điểm các tuyến, các thùy hơi tù. Chỉ nhị tự do, lõm; các ngăn tiếp giáp, đỉnh nở rộng, nhẵn nhụi, đáy có phần phụ; các phần phụ hình chỉ, lượn sóng, uốn ngược từ nửa chiều dài của ngăn, các phần bằng nhau; đỉnh mô liên kết tạo thành phiến hình tam giác. Vòi nhụy hình chỉ, nhẵn nhụi; đầu nhụy hình phễu, mép có lông rung. Nhụy lép 2, bao lấy đáy vòi nhụy, thẳng, đỉnh dần tỏa rộng-cắt cụt. Bầu nhụy hình elip, trụ nhăn, 3 ngăn, vỏ ngoài mỏng; nhiều noãn. Cán hoa dài 2-5 cm; cành hoa bông thóc 5 × 3 cm. Cuống lá dài 17-18 cm (với bẹ lá dài 7 cm); phiến lá dài 18-23 cm, rộng 7-10 cm. Lá bắc 3 × 1 cm. Hoa dài 6 cm. Đài hoa 15 mm; thùy tràng hoa 15 × 3 mm. Nhị lép 16 × 5 mm; cánh môi với vuốt (10 mm) dài 23 mm, rộng 7-8 mm. Nhị hoa dài 12 mm; chỉ nhị dài 3-4 mm.
1
null
Curcuma strobilifera là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich liệt kê năm 1832. Mô tả khoa học đầu tiên cho loài do John Gilbert Baker cung cấp năm 1890. Phân bố. Loài này có tại vùng Bago (tên cũ Pegu), Myanmar. Mô tả. Thân rễ nhỏ, mang vài củ hình cầu không cuống. Lá khoảng 6, mọc thành búi lá. Cuống lá xanh lục, xẻ rãnh sâu, 6-8 inch (15-20 cm). Lá nhỏ, thuôn dài, 6-8 × 2,5-3 inch (15-20 × 6,5-7,5 cm), màu xanh lục tươi, đỉnh nhọn, đáy hơi thuôn tròn, màu lục sẫm dọc theo gân. Cuống cụm hoa ngắn hơn nhiều so với cuống lá. Cành hoa bông thóc thuôn dài, 3-4 × 2 inch (7,5-10 × 5 cm). Các lá bắc giống nhau, xanh lục, rất tù, tỏa rộng ở đỉnh. Hoa dài như lá bắc. Các phần của tràng hoa nhỏ, màu ánh trắng tới vàng nhạt. Cánh môi ngắn, uốn cong xuống, tròn, có khía răng cưa khác biệt.
1
null
Curcuma sumatrana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Friedrich Anton Wilhelm Miquel mô tả khoa học đầu tiên năm 1861. Mẫu định danh: "Diepenhorst [1327 H.B.]" (lectotype, số BO 0083511), do Diepenhorst thu thập tại Priaman (Pariaman), tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. Tên gọi địa phương: "koenih bimbo" và "kamuniang" (tại Maninjau). Phân bố. Loài này có ở miền tây đảo Sumatra, Indonesia. Nó được tìm thấy trong khu vực từ hồ Maninjau, Sianok, Lembah Anai, Kayu Tanam và Ulu Gadut trong dãy núi Barisan. Môi trường sống là rừng thứ sinh ở cao độ từ 100–500 m, thường với nhiều loài "Laportea" (họ Urticaceae). Không giống như nhiều loài "Curcuma" đa bội sinh sản sinh dưỡng, có thể được tìm thấy được tự nhiên hóa trên khắp châu Á, phần lớn các loài tạo hạt từ phân chi "Curcuma" khá hạn chế trong phân bố của chúng. Chúng có thể xâm chiếm các môi trường sống thứ cấp, nhưng không dễ dàng tự nhiên hóa khi rời khỏi phạm vi sinh sống tự nhiên của chúng. Mô tả. Cây thảo sống trên cạn, cao tới 135 cm. Thân rễ hình trứng, dài tới 3 cm và rộng 2 cm, có một nhánh, trở thành thân rễ chính khác song song với thân rễ trước, vỏ màu trắng kem ánh hồng, ruột màu tía nhạt với viền màu kem và một đường màu tía nằm giữa phần ngoài và phần trong, thơm. Không thấy củ rễ. Chồi lá thường với 2 lá, gốc đường kính ~2,5 cm, màu trắng ánh hồng, thân giả dài 3–50 cm, với 2-4 lá bắc bao quanh, dài 25–34 cm, màu trắng ánh hồng ở gần gốc, màu nâu ánh đỏ ở phần trên, có lông tơ; lưỡi bẹ dài 3 mm, xẻ 2 thùy sâu, màu nâu ánh đỏ, rậm lông; cuống lá dài 29–36 cm, màu nâu ánh đỏ ở gần gốc, màu xanh lục về phía phiến lá, có cánh, có lông ngắn; phiến lá 57-64 × 24–30 cm, hình elip, uốn nếp (thấy rõ như là gân cứng trong mẫu vật khô), mặt gần trục màu xanh lục sẫm, nhẵn nhụi với lông dọc theo gân chính, mặt xa trục màu xanh lục nhạt với ánh màu nâu hạt dẻ về phía mép, nhẵn nhụi, đáy nhọn, đỉnh hình đuôi, gân giữa màu xanh lục. Cụm hoa đầu cành, xuất hiện ở trung tâm từ giữa chồi lá, dài 20–40 cm. Cuống cụm hoa dài 4–18 cm, mọc thẳng, màu trắng ánh đỏ. Cành hoa bông thóc 14-25 × 5,5–7 cm, hình trụ, gồm 15-29 lá bắc. Mào không rõ nét, 4-5 lá bắc vô sinh trên cùng có màu sắc và hình dạng tương tự như lá bắc sinh sản, 2-3 lá bắc trên cùng nhất nhỏ hơn và màu nhạt hơn. Lá bắc sinh sản hình trứng-hình elip với đỉnh thuôn tròn, ~6-6,5 × 5-6,5 cm, màu đỏ tươi, dần dần trở thành màu kem ánh vàng ở gốc, hợp sinh ở nửa dưới, có lông ngắn cả hai mặt. Xim hoa bọ cạp xoắn ốc 3-5 hoa. Lá bắc con 1 mỗi hoa, dài ~13 mm, màu trắng, trong mờ. Hoa dài ~6,5 cm. Đài hoa dài ~13 mm, màu trắng, trong mờ, 3 răng không rõ nét, xẻ một bên 4 mm từ đỉnh. Ống hoa dài 4,1-4,4 cm, màu trắng, nhẵn nhụi; thùy tràng lưng ~18 × 9 mm, màu trắng, trong mờ, hình trứng tam giác, lõm, có mấu nhọn dài 2–3 mm, nhẵn nhụi, các thùy tràng bên ~17 × 7 mm, màu trắng, trong mờ, hình tam giác với đỉnh thuôn tròn, hơi lõm, nhẵn nhụi. Cánh môi 1,5 × 1,7 cm, hơi có khía răng cưa, đường rạch đến 2 mm, màu vàng nhạt với dải giữa màu vàng sẫm. Các nhị lép bên ~11 × 5 mm, màu vàng nhạt, nhẵn nhụi. Bao phấn lắc lư, 8 × 3 mm, màu trắng ánh vàng; chỉ nhị dài 3 mm, rộng 5,5 mm ở đáy và 2 mm ở phần trên; mô vỏ bao phấn dài ~6 mm, màu ánh trắng, nứt dọc theo toàn bộ chiều dài của mô vỏ, cựa bao phấn dài 3 mm, không có mào bao phấn. Bầu nhụy 3 ngăn, 2,5-3 × 2,5 mm, màu trắng, có lông ở phần trên. Tuyến trên bầu 2, dài 2,2–3 mm, màu kem, nhẵn nhụi. Vòi nhụy dài 5 cm, màu trắng, đầu nhụy màu trắng, lỗ nhỏ không lông rung. Cụm quả 1 quả mỗi lá bắc; quả nang nứt, hình trứng, ~2 × 1,1 cm, màu trắng ánh đỏ. Hạt hình elip, 6 × 5 mm, màu nâu sẫm; áo hạt trắng, trong mờ, xé rách. Ra hoa tháng 5-9, tạo quả từ tháng 7. Sử dụng. Lá của loài này được sử dụng để gói múi của quả sầu riêng để sau đó cho lên men làm nguyên liệu nấu ăn gọi là "pekasam". Nước luộc lá của nó cũng được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da (ngứa).
1
null
Curcuma sylvatica là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1918. Tên bản địa là "badur". Phân bố. Loài này có tại Indonesia, với quần thể hoang dã có tại đảo Madura ở phía đông bắc đảo Java và có thể có ở quần đảo Sunda Nhỏ. Tuy nhiên, loài này được trồng rộng rãi ở Indonesia và phân bố tự nhiên không chắc chắn. Mô tả. Thân rễ mập thuôn dài thường ép dẹp, màu vàng bẩn, mùi thơm, vị đắng, nóng. Các nhánh uốn ngược lên trên. Củ trung bình, ruột màu vàng lưu huỳnh. Các nhánh non màu xanh lục-vàng. Cây non có hoa cao gần 1 m. Lá non gần như không cuống, 52 x 19,5 cm, hình elip-hình mác, nhọn gần như nhọn thon, lá trưởng thành có cuống dài 20 cm, thuôn dài-hình mác, đáy thuôn dài thon nhỏ, 66 x 10,7 cm. Gân lá non phía trên màu tía, với vết màu nâu trong phần ngang qua nhu mô, chạy dọc từ đáy tới đỉnh màu xanh lục, dễ dàng nhìn thấy phía dưới gân, phần còn lại màu xanh lục sẫm. Gân lá gần trưởng thành màu xanh lục, mép màu nâu, lá trưởng thành màu xanh lục thuần nhất. Lưỡi bẹ hẹp, rộng 1 mm, nhẵn nhụi. Bẹ lá nhẵn nhụi. Cụm hoa bên, với cán hoa cao khoảng 0,5 m. Cán hoa có bẹ, với ít lông tựa mấu nhọn áp ép. Cành hoa bông thóc lớn, nhiều lá bắc (tới 40); lá bắc có cuống, dài 25–42 mm, rộng đến 30 cm, phần hợp sinh đến 24 mm, chèn vào phía dưới cành hoa, đỡ hoa. Lá bắc hoa mở rộng vừa đủ thành một túi ngắn, hình trứng ngược rộng gần nhọn, thuôn tròn phía trên, rộng với đỉnh không rõ nét, hơi uốn ngược ở đỉnh, màu lục nhạt, đỉnh cùng màu. Lá bắc mào đến 13, hình elip-thuôn dài đỉnh có mấu ngắn, dài hơn lá bắc hoa, đỉnh màu tía ánh đỏ nhạt, phần dưới màu trắng, sọc giữa màu tía nhạt, xanh lục hay trắng. Hoa nhỏ, mọc thẳng, hơi thò ra ngoài lá bắc, màu kem, ống màu vàng nhạt, cánh hoa màu trắng tuyết, đỉnh cánh môi hở và cong xuống, dải giữa màu vàng chanh, xẻ 2 thùy rộng; màu trắng thạch cao với ánh hồng. Đài hoa dài trên một nửa ống tràng, răng lồi. Ống tràng trung bình, khoảng 2/5 chiều dài hoa, họng phồng. Cánh môi 2 x 1,8 cm, thùy giữa rộng rõ né, các thùy thuôn tròn. Nhị lép lớn, hợp sinh với chỉ nhị, dài 16 mm, rộng 10 mm, hình trứng ngược-thuôn dài, đỉnh thuôn tròn. Chỉ nhị dài 8 mm, hợp sinh khoảng nửa chiều dài với các nhị lép, bao phấn ngắn, không mào; cựa vuông góc, mô vỏ bao phấn nhỏ ngắn, đường khớp vỏ nhọn đáy, không chạy dọc. Nhụy lép dài 7 mm. Về hình thái phát triển chung nó giống như "C. zedoaria" và "C. xanthorhiza", nhưng vẫn có các khác biệt rõ nét với cả 2 loài này. Màu của thân rễ gần với của "C. zedoaria", nhưng vàng hơn, các thân rễ sơ cấp dài hơn, các nhánh cong hơn. Màu đỏ trên lá non ít mãnh liệt, trong suốt nhiều hơn ở mặt dưới. Lá trưởng thành màu lục sẫm hoàn toàn. Cành hoa bông thóc khác với của C. zedoaria ở chỗ có một lượng lớn lá bắc (40 với 13 ở mào) màu xanh lục nhạt không với phần chóp màu tía, lá bắc mào màu dỏ ánh tía nhiều hơn, với phần dưới màu trắng và ánh đỏ sẫm ở "C. zedoaria". Hình dạng của lá bắc cũng rộng hơn nhiều và tù hơn, không có mấu nhọn ở "C. zedoaria". So sánh với nó, "C. xanthorhiza" có cành hoa bông thóc rậm hoa cao hơn với mào rất lớn màu tía mãnh liệt và các lá bắc với chóp màu tía. Hoa của "C. zedoaria" nhỏ hơn, ống hoa ngắn hơn, cánh môi rộng hơn và thùy giữa ít rõ nét, cánh hoa màu hồng nhạt. Hoa của "C. xanthorhiza" có cánh hoa màu đỏ và ống hoa dài hơn, gần như dài bằng phiến với họng (26 đến 30 mm). Ở nhiều khía cạnh, như màu mào và lá bắc, màu hoa, lá trưởng thành màu xanh lục thuần, loài này là tương tự như "C. mangga". Tuy nhiên, nó khác ở chỗ có kích thước của cành hoa và hoa lớn hơn nhiều, họng phồng nhiều hơn, rộng và ngắn hơn, thùy giữa cánh môi ít rõ nét hơn, cũng như màu của các lá non và các tính chất của thân rễ.
1
null
Nghệ Thorel (danh pháp khoa học: Curcuma thorelii) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Mẫu định danh: "C. Thorel 2132" (các isotype: MNHN-P-P032707 và MNHN-P-P032708), do Clovis Thorel thu thập tại Stung Treng, Lào (nay là Stung Treng, Campuchia) trong chuyến thám hiểm sông Mekong giai đoạn 1866-1868. Mẫu MNHN-P-P032707 được đề xuất làm lectotype. Theo Škorničková "et al." (2013, 2014) thì mẫu holotype (MNHN-P-P032706) không phải của "C. thorelii" mà là của "Curcuma" aff. "plicata" thuộc phân chi "Curcuma", do có 2 cựa bao phấn và 2 tuyến trên bầu, một đặc điểm không có ở phân chi "Hitcheniopsis". Từ nguyên. Tính từ định danh "thorelii" là để vinh danh nhà thực vật học kiêm bác sĩ người Pháp Clovis Thorel (1833-1911), người đã thu thập mẫu vật định danh. Phân bố. Đây là loài bản địa của Campuchia, Lào, miền đông Thái Lan và từ miền trung đến miền nam Việt Nam. Mô tả. Địa thực vật thân thảo, cao 0,5 m. Thân rễ mập, màu vàng nghệ, đỉnh phân nhánh. Lá 3, 20-30 × 10–15 cm, gần như xếp thành 2 dãy, hình trứng-hình mác, đỉnh nhọn thon, mặt trên nhẵn nhụi, mặt dưới hơi có lông nhung, mép ánh tía. Cuống lá dài 10–15 cm, xuất hiện sau khi nở hoa, rắn chắc. Bẹ có sọc, nhẵn nhụi. Lưỡi bẹ khó thấy, các phiến bẹ thấp nhất không có, thẳng. Cụm hoa trung tâm, mọc từ giữa búi lá, có cuống. Cuống cụm hoa dài 25 cm. Cành hoa bông thóc hình trụ, dài 10–12 cm, đường kính 3 cm. Lá bắc sinh sản 15-40, màu xanh lục, chóp trắng, lõm, dính nhau tạo thành túi, chứa 4-5 hoa. Lá bắc mào 3-4, ở trên cùng, vô sinh, màu trắng. Đài hoa thanh mảnh, dài 10 mm, hình ống, nhẵn nhụi, 3 răng thuôn tròn không đều. Ống tràng dài 15–18 mm, hẹp, từ đoạn giữa đột ngột nở rộng, bên trong nhiều lông. Các thùy tràng dài 15 mm, hình trái xoan, lõm, nhẵn nhụi, màu tía phai đến màu cánh sen, thùy lưng 2 lần rộng hơn, có mấu nhọn. Bao phấn thẳng, dài 8 mm, các ngăn song song, đáy dần nở rộng, cắt cụt. Đỉnh mô liên kết dạng phiến, ngắn, tù, đáy 2 cựa, hình tam giác nhọn, phát triển dạng màng. Chỉ nhị ngắn, rộng. Nhị lép 10 × 5 mm, thuôn dài-hình nêm, màu tía, đáy khoảng 1/3 chiều dài phía dưới hợp sinh với chỉ nhị. Cánh môi hình elip hoặc trái xoan, 12-15 × 9–10 mm, màu tía, lõm mạnh, có khía răng cưa. Bầu nhụy hình trứng, nhiều lông. Nhụy lép 2, gần hình trụ, cắt cụt, có khía răng cưa. Các loài có quan hệ họ hàng gần là "C. parviflora" và "C. pygmaea" trong phân chi "Hitcheniopsis".
1
null
Curcuma trichosantha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Mẫu định danh: "F.J. Harmand s. n." (holotype: MNHN-P-P032681), do François-Jules Harmand (1845-1921) thu thập tháng 9 năm 1877 tại bờ trái sông Mê Kông, ở miền trung Lào trong chuyến thám hiểm sông Mekong giai đoạn 1875-1877. Mẫu vật này ban đầu được Harmand xác định là "C. neilgherrensis", và Gagnepain cũng xác định như vậy, do mẫu vật ban đầu để mô tả là thiếu lá, nhưng sau đó từ bộ sưu tập mẫu cây của Pierre thì người ta tìm thấy lá của nó và vì thế nó được xác định không phải là "C. neilgherrensis" mà là một loài mới khác biệt. Phân bố. Nó là loài bản địa của Lào, Thái Lan. Mô tả. Thực vật thân thảo cao 40-50 cm. Lá trưởng thành 25 × 5 cm, hình mác hoặc thuôn dài, nhọn thon ngắn, hai mặt nhẵn nhụi, xám xanh, rắn chắc, xuất hiện sau khi nở hoa; cuống lá 0; lưỡi bẹ teo đi hoặc không rõ nét; bẹ nhẵn nhụi, mép có lông. Cán hoa từ thân rễ, dài 6-8 cm, bẹ không lá bao quanh, nhẵn nhụi. Cành hoa bông thóc hình trụ, dài 5-10 cm, đường kính 3-4 cm; lá bắc sinh sản dài 2,5-3 cm, nhạt màu, hình mác-thuôn dài, nhọn thon đến tù rộng, đỉnh có rãnh, uốn ngược; lá bắc vô sinh màu trắng hoặc vàng, lớn hơn nhưng hẹp hơn lá bắc sinh sản. Đài hoa dài 8 mm, hình ống, tỏa rộng dần về phía đỉnh, 3 răng hình tam giác tù, đỉnh có lông rung. Ống tràng thò ra; các thùy dài 8 mm, thuôn dài, tù, lõm, thùy lưng 2 lần lớn hơn. Bao phấn thẳng; mô liên kết uốn nếp, đỉnh khía răng cưa, tại đáy các ngăn tạo thành phiến nhọn hình tam giác. Chỉ nhị thu nhỏ dần về phía đỉnh, phần đáy bên trong nhiều lông. Nhị lép bên thuôn dài-tù, dài bằng cánh môi, bên trong phần đáy nhiều lông. Cánh môi hình elip rộng hoặc gần tròn, đường kính 6-8 mm, nhiều lông như nhị lép và chỉ nhị. Bầu nhụy rậm lông; vòi nhụy nhẵn nhụi; đầu nhụy có lông rung; nhụy lép có vuốt, đỉnh có lông nhỏ mịn. Nó khác với "C. neilgherrensis" ở chỗ lá không cuống; lá bắc ngắn hơn khoảng 33%; lá bắc vô sinh màu ánh trắng hay ánh vàng, không có màu giống màu thịt và sẫm màu. Nó là tương tự như "C. angustifolia" ở chỗ bên trong ống tràng có lông, nhưng khác ở chỗ các lá không cuống của nó ngắn hơn, khi so sánh tỷ lệ dài rộng; lá bắc khoảng 33% dài hơn, lá bắc vô sinh không có màu tía; đài hoa nhẵn nhụi; cánh môi chỉ hơi có khía răng cưa hoặc không.
1
null
Curcuma vamana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Mamiyl Sabu và Jose K. Mangaly mô tả khoa học đầu tiên năm 1987. Mẫu định danh. Trong phần dẫn nhập của bài báo năm 1987, các tác giả viết rằng holotype là "Sabu & Mangaly CU 37342" thu thập ngày 20 tháng 7 năm 1984 lưu giữ tại phòng mẫu cây Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu (MH) ở Coimbatore, bang Tamil Nadu, và 2 isotype là "Sabu & Mangaly CU 37343A" lưu giữ tại phòng mẫu cây Đại học Calicut (CALI) ở Calicut, bang Kerala và "Sabu & Mangaly CU 37343B" lưu giữ tại phòng mẫu cây Khảo sát Thực vật Ấn Độ (CAL) ở Howrah, bang Tây Bengal. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại thì tại MH chỉ có mẫu "Sabu & Mangaly CU 37343" thu thập ngày 20 tháng 7 năm 1984 và ghi rõ nó là holotype; còn mẫu "Sabu & Mangaly CU 37342" thu thập cùng địa điểm vào ngày 19 tháng 7 năm 1984, không có nhãn holotype hay isotype, được lưu giữ tại CALI. Ngoài ra, còn tại CALI người ta tìm thấy 2 mẫu là "Sabu & Mangaly CU 37343" và "Sabu & Mangaly CU 37343B" trong khi tại CAL không tìm thấy mẫu vật nào. Hai mẫu "Sabu & Mangaly CU 37343" và "Sabu & Mangaly CU 37343B" cũng có tại phòng mẫu cây của Vườn Thực vật Hoàng gia Anh tại Edinburgh, Scotland (E). Vì thế người ta đã chỉnh sửa lại mẫu định danh như sau: Phân bố. Nó là loài bản địa bang Kerala (các huyện Palakkad, Malappuram, Idukki, Kollam, Thrissur, Kannur), tây nam Ấn Độ. Mô tả. Cây thảo thân rễ nhỏ, ~3 × 0,5 cm, hình nón, ruột màu cam; không củ không cuống; một số rễ dạng chùm, với một số kết thúc bằng củ rễ nhiều thịt, hình cầu hoặc hình elipxoit, ~2 × 1 cm, ruột màu trắng ngọc trai. Chồi lá cao đến 50 cm. Thân giả dài 8–10 cm, được bẹ không phiến lá bao phủ ở gốc. Lá mọc thành 2 hàng, 4-5; phiến lá 20-25 × 6–8 cm, thuôn dài, đỉnh nhọn thon, đáy gần đều, gân lá lông chim sát nhau, nhẵn nhụi; lưỡi bẹ nhỏ; cuống lá dài 20–30 cm. Cụm hoa trung tâm, dài 15–22 cm, cuống cụm hoa dài 10–18 cm, ẩn trong các bẹ lá, màu lục nhạt, nhẵn nhụi; cành hoa bông thóc cô đặc, 2-4 × 2 cm, không mào khác biệt; lá bắc 4-8, xếp rời, ~3 × 3 cm, hình trứng đến hình trứng ngược, đỉnh nhọn, hơi uốn ngược, mỗi lá bắc đối diện 2-4 hoa, 1 hoặc hiếm khi 2 lá bắc vô sinh về phía đỉnh; lá bắc con nhỏ, ~5 x 4 mm, hình trứng-nhọn, nhẵn nhụi. Hoa ngắn hơn lá bắc, dài 1,8–2 cm. Đài hoa cắt cụt, dài 4 mm, 3 thùy sâu, màu trắng, nhẵn nhụi, bền. Ống tràng dài 8 mm; các thùy gần như bằng nhau, ~5 × 4 mm, nhẵn nhụi, màu trắng ánh vàng. Cánh môi ~8 × 7 mm, đỉnh khía chữ V, thùy thuôn tròn, mép nhăn, màu vàng kim, có lông ở giữa. Các nhị lép bên ~6 × 3 mm, màu vàng kim. Nhị dài ~4 mm, mô vỏ bao phấn song song, tụ lại ở đáy và tạo thành mỏ, có lông tuyến. Không tuyến trên bầu. Bầu nhụy 3 lá noãn, quả tụ, màu trắng, nhẵn nhụi; noãn nhiều, đính trụ. Vòi nhụy dài, hình chỉ; đầu nhụy hơi thò ra phía trên bao phấn. Quả hình trứng ngược, ~10 x 8 mm, với lá đài bền, vỏ quả ngoài mỏng; hạt màu nâu khi thuần thục, áo hạt xé rách hình chỉ.
1
null
Curcuma viridiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810. Tên gọi địa phương tại Java là "tinggang" (chia sẻ cùng "C. colorata", "C. purpurascens"), "giri", "giring". Phân bố. Loài này có ở Indonesia (Sumatra, Sulawesi, quần đảo Sunda Nhỏ, Java, Bali, Kalimantan), Thái Lan và Trung Quốc (Sách đỏ Trung Quốc 2013). Môi trường sống là rừng, ở cao độ 138–750 m. Do được gieo trồng rộng rãi nên phân bố tự nhiên là không chắc chắn. Mô tả. Cây thảo thân rễ, cao tới 1,5 m hoặc hơn. Thân hành hình nón, thân rễ mập, lớn theo chiều ngang và chiều dọc, bò lan, hơi uốn cong hình lưỡi liềm. Các nhánh mập và dày dặc, phần lớn thuôn dài và cong lưỡi liềm. Tất cả với vỏ màu vàng, ruột màu da cam xỉn, các phần non màu vàng hay vàng nhạt. Các củ rễ hình trứng-hình thoi, đỉnh tù, tới 5 × 2,5 cm, vỏ trong màu vàng kim, phần còn lại máu xám tro nhạt, trên các sợi rễ rất dài, tới 16 cm. Ở cây non với 5 lá hình elip, đáy tù gần như thuôn tròn và cuống lá ngắn 3,5–6 cm. Các rìa rộng của bẹ với các thùy bẹ thò ra ở mỗi bên tới 5 mm của gốc cuống lá, mặt trong của cuống lá tụ lại tạo thành chữ V. Rìa bẹ lá và lưỡi bẹ có lông rất mịn hoặc cứng. Lá ~40-60 x 14–18 cm. Ở cây già với 7 lá thì lá hình elip rộng tới hình elip-hình mác, đáy nhọn hơn, cuống lá dài 10–32 cm. Lưỡi bẹ ít thò ra ở bên của gốc cuống lá. Đỉnh lưỡi bẹ có lông rung thô. Lá ~26-39 x 12–16 cm. Lá màu xanh lục sẫm, gân không màu, bề mặt có lông ngắn và thưa khi non. Cuống cụm hoa dài tới 17 cm, có lông rất mịn. Có 2 lá bắc vô sinh nhưng không có lá có cuống ở gốc cành hoa. Cành hoa bông thóc 17 × 8–10 cm. Lá bắc sinh sản ~40, màu lục nhạt, hình trứng hẹp, 4-6 × 3 cm, túi rộng 1,7–2 cm. Sáu lá bắc phía dưới dài hơn rộng, đỉnh nhọn và cong xuống nhiều hơn. Lá bắc mào ~9-15, dài và nhọn hơn lá bắc hoa, dài 6-7,5 × 2 cm, có mấu nhọn, màu trắng tuyết có hoặc không có đốm nâu rời rạc ở đỉnh, một phần có sọc xanh lục. Hoa dài tới 4,5 cm, không thò ra ngoài lá bắc. Lá bắc con tới 2,6 × 1,6 cm. Đài hoa dài 0,9–1 cm. Ống tràng hoa dài 1,7 cm, họng 1,4 × 3 cm, cánh hoa 1,1 × 1,1 cm, cánh lưng 1,4 cm. Cánh môi với thùy giữa hình bán nguyệt rộng 8 mm, thò ra 3 mm, chẻ vói các thùy con thuôn tròn. Cánh môi thuôn dài theo chiều ngang, hẹp tại đáy, kích thước 1,6 × 1,8 cm, tại gốc rộng 1,3 cm, thùy giữa rộng không thò ra nhưng chia tách với các thùy bên ngắn và rộng bằng vết nhăn; vuốt dài 2 mm. Nhị lép hình elip, thuôn tròn rộng, 1,4 × 0,9 cm, hơi cuốn trong, với vết nhăn sâu. Chỉ nhị 0,4 × 0,4 cm. Bao phấn lớn với các cựa dài rộng, cong và tỏa rộng, hơi ngắn hơn ngăn bao phấn. Lưỡi mô liên kết ngắn. Nhụy lép dài 5 mm. Màu hoa là kem nhạt, dải giữa và thùy cánh môi màu vàng kim với sọc nhỏ màu nâu trên cả hai mặt của dải giữa. Cánh hoa màu hồng nhạt, đặc biệt tại đỉnh, khi trong nụ hơi sẫm hơn.
1
null
Curcuma yunnanensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được N. Liu & Sen Jen Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 1987. Tên gọi trong tiếng Trung là 顶花莪术 (đính hoa nga thuật), nghĩa đen là nga truật hoa đỉnh. Từ nguyên. Tính từ định danh "yunnanensis" lấy theo tên tỉnh Vân Nam (tiếng Trung: 云南, bính âm: Yúnnán), nơi mẫu vật được thu thập. Phân bố. Loài này là bản địa miền tây tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Môi trường sống là khu vực cây bụi hoặc cỏ. Mô tả. Thân rễ ruột màu xanh lục; rễ có củ ở đầu ngọn. Bẹ lá màu gỉ sắt; cuống lá 4,5–15 cm; phiến lá với vết mờ màu tía 2 cm ở giữa, thuôn dài đến hình mũi mác rộng, 45-50 × 13–15 cm, nhẵn nhụi, gân giữa màu xanh lục, đáy thon nhỏ dần, đỉnh hình đuôi. Cụm hoa đầu cành trên thân giả; cuống cụm hoa ~3,2 cm; cành hoa bông thóc hình trụ, 13-16 × 7-8,5 cm; lá bắc sinh sản màu xanh lục, màu tía nhạt ở mép và đỉnh, hình trứng-hình elip, ~5 × 2,3 cm; lá bắc mào màu tía sẫm trừ phần gốc màu trắng, thuôn dài, ~6 × 1,8 cm. Đài hoa màu trắng với đỉnh màu hồng, ~1,9 cm. Ống tràng hoa màu hồng, ~3,8 cm, có lông nhung ở họng; các thùy màu tía, gần tròn, ~1,1 × 1 cm. Các nhị lép bên màu vàng, gần hình trứng. Cánh môi màu vàng, hình trứng ngược, ~1,5 × 1,7 cm, đỉnh khía răng cưa. Chỉ nhị dẹt; bao phấn màu trắng, ~5 mm. Bầu nhụy có lông nhung. Ra hoa tháng 7. "2n" = 63.
1
null
Curcuma zedoarioides là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Arunrat Chaveerach và Tawatchai Tanee mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Mẫu định danh: "A. Chaveerach 614"; thu thập ở cao độ 200 m ngày 20 tháng 7 năm 2001 tại Ban Khok Sa-Nga, huyện Nam Phong, tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Tên bản địa của loài này là "waan phaya ngu tuamia" theo cách gọi của các thầy lang. Một số thành viên của họ Zingiberaceae và các họ khác như Amaryllidaceae, Asteraceae, Solanaceae, Fabaceae và Asteliaceae, tạo thành một nhóm thực vật quan trọng được gọi là "waan" trong tiếng Thái. Từ này đề cập đến rễ hoặc phần thân lưu trữ chất dưới lòng đất. Từ "phaya ngu" trong tiếng Thái có nghĩa là rắn hổ mang chúa, trong khi từ "tuamia" có nghĩa là cái, và trong trường hợp này nó có nghĩa là "nghệ rắn hổ mang chúa cái". Từ nguyên. Tính từ định danh nguyên gốc của loài được nhóm tác giả đặt là "zedoaroides" từ sự tương tự của nó với "C. zedoaria". Tuy nhiên, vì là phái sinh từ "zedoaria" nên dạng đúng của nó phải là "zedoarioides" và các tài liệu sau đó đã hiệu chỉnh lại danh pháp. Phân bố. Loài này có tại tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Loài này được trồng trên các khu đất trống trong vườn nhà với đất sét ẩm ướt và dưới bóng cây ở độ cao 200 m tại Ban Khok Sa-Nga (bản Rắn hổ mang chúa) và một số làng lân cận, thuộc huyện Nam Phong, tỉnh Khon Kaen ở đông bắc Thái Lan. Mô tả. Cây thảo thân rễ trên cạn, sống lâu năm. Thân rễ phân nhánh; nhánh sơ cấp thẳng, hình nón rộng, 10–12 × 3–5 cm; thân rễ thứ cấp hình trụ, 8–10 × 2,5–3 cm, phát triển từ chồi nách trên thân rễ sơ cấp, mọc xuống dưới, vỏ màu ánh lục nhạt và ánh bạc, ruột màu vàng trong mùa khô và lục nhạt tới vàng trong mùa mưa, thơm. Rễ chùm, một số phình to thành củ hình trứng hay hình nón ở đỉnh. Thân giả cao 70-100 cm. Lá một năm, 5-7, bẹ lá dài 25-40 cm, màu xanh lục, nhẵn nhụi. Cuống lá thanh mảnh, dài 8-12 cm hoặc hơn. Lưỡi bẹ rất ngắn, dài 2-3 mm, đỉnh 2 thùy nông. Phiến lá thuôn dài đến thuôn dài-hình mác, 70-100 × 15-18 cm, mặt trên nhẵn nhụi, màu xanh lục với vết màu tía ánh đỏ chạy dọc theo gân giữa, mặt dưới có lông. Các cụm hoa phát triển ở hai bên của thân rễ sơ cấp, thẳng, dài 15-18 cm, cuống cụm dài 25-28 cm, đáy với 4-5 bẹ lá hình elip, 3,5–6,5 × 2,0–2,3 cm, đỉnh có khía răng cưa và mấu nhọn dài ~1 mm phía trên đỉnh, màu xanh lục, hai mặt nhẵn nhụi. Lá bắc xếp lợp; lá bắc sinh sản 15-18, hình trứng rộng, 4,2-5 × 3,2-3,5 cm, dạng túi, màu xanh lục, đỉnh thuôn tròn hoặc nhọn với mép màu tía, đáy hợp sinh ~1/3 chiều dài, hai mặt nhẵn nhụi, 3-8 hoa mỗi lá bắc, lá bắc mào 4-7, hình trứng-thuôn dài, 5,8-7 × 3,2-3,5 cm, màu hồng sẫm, hai mặt nhẵn nhụi, đáy dạng túi, đáy hợp sinh ~1/5 chiều dài, đỉnh tù. Lá bắc con hình elip-hình trứng, dài ~1 cm, màu trắng, như màng, đỉnh thuôn tròn, hai mặt nhẵn nhụi. Đài hoa hình ống, như màng, có lông tơ, 0,5-0,7 × 0,2-0,3 cm, đỉnh 3 thuỳ không đều, đỉnh thùy thuôn tròn, khía xuống một bên dài ~1-2 mm. Ống tràng hoa dài 2,0-2,3 cm, màu vàng nhạt đến trắng, 3 thùy màu vàng nhạt đến trắng; thùy lưng hình trứng rộng, 1,7-2 × 1,5-1,7 cm, dạng túi, đỉnh có nắp và mấu nhọn dài 2-3 mm, mặt ngoài thưa lông tơ, mặt trong nhẵn nhụi, các thùy bên hình trứng, 1,8-2,1 × 1-1,2 cm, đỉnh thuôn tròn, hai mặt nhẵn nhụi. Cánh môi hình trứng ngược, màu vàng nhạt với dải màu vàng sẫm ở giữa chạy từ đáy đến đỉnh, 2-2,2 × 1,6-1,8 cm, đỉnh hơi chia 3 thùy. Các nhị lép bên thuôn dài, 1-1,2 × 0,5-0,6 cm, màu vàng nhạt, đỉnh thuôn tròn. Nhị 1, chỉ nhị phẳng, dài 0,8-1 cm, đáy hợp sinh với các nhị lép bên. Bao phấn lắc lư, 4-5 × 2-3 mm, 2 cựa dài ở gốc, mặt lưng có lông tơ. Bầu nhụy hạ, dài ~0,2 cm, có lông tơ, 3 ngăn, noãn đính trụ. Vòi nhụy 1, hình chỉ, dài 0,5-0,7 cm, đầu nhụy hình chén, hơi chia 4 thùy, lỗ nhỏ có lông rung. Tuyến trên bầu 2, thuôn dài hẹp, dài 4 mm, màu vàng nhạt, đỉnh nhọn. Không thấy quả. Ra hoa tháng 3-5. C. zedoarioides là tương tự như "C. zedoaria" ở các điểm sau: Đầu rễ chùm phình to đường kính ~1 cm; thân rễ mọc thẳng, phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt ánh bạc, ruột màu vàng nhạt; phiến lá màu xanh lục sẫm với vệt màu ánh tía sẫm dọc theo gân chính, mặt trên nhẵn nhụi, mặt dưới nhẵn nhụi hoặc có lông; các cụm hoa phát triển trên thân rễ thường xuát hiện trước lá; đài hoa 3 thùy không đều; tràng hoa, nhị lép và cánh môi màu vàng, cánh môi với dải giữa màu vàng sẫm; nhưng khác ở các đặc điểm sau: Kiểu phân nhánh thân rễ với thân rễ thứ cấp phát triển từ chồi nách trên thân rễ sơ cấp thành loạt và các thân rễ này phát triển phía trên hoặc hơi lệch từ các thân rễ già trước đó; các thân rễ thứ cấp thò ra cong xuống; phiến lá từ thuôn dài tới thuôn dài-hình mác; cuống cụm hoa nhẵn nhụi; lá bắc sinh sản nhẵn nhụi cả hai mặt; lá bắc mào nhẵn nhụi; các thùy tràng hoa màu vàng nhạt tới trắng, các thùy bên hình trứng, thùy lưng hình trứng rộng. Sử dụng. Cùng với "C. sattayasaiorum" (tên gọi bản địa: "waan phaya ngu tuaphu" - nghĩa là nghệ rắn hổ mang đực), các thân rễ được sử dụng theo truyền thống trong nhiều thập kỷ tại khu vực này làm thuốc giải nọc độc rắn hổ mang.
1
null
Cyphostigma pulchellum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được George Henry Kendrick Thwaites mô tả khoa học đầu tiên năm 1861 dưới danh pháp "Amomum pulchellum". Năm 1882, George Bentham chuyển nó sang chi Cyphostigma. Nó cũng là loài duy nhất được công nhận tại thời điểm năm 2020 trong chi Cyphostigma. Phân bố. Loài này là đặc hữu Sri Lanka.
1
null
Amomum billburttii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Yee Kiew Kam mô tả khoa học đầu tiên năm 1982 dưới danh pháp "Elettariopsis burttiana". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum", nhưng do danh pháp "Amomum burttii" đã được Rosemary Margaret Smith đặt từ năm 1985 cho loài ở Sarawak trên đảo Borneo, (danh pháp chính thức hiện nay là "Sulettaria burttii") nên các tác giả đã đổi danh pháp của loài này thành "Amomum billburttii". Phân bố. Loài này có ở Perak và Penang, Malaysia bán đảo.
1
null
Amomum curtisii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được John Gilbert Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1892 theo mẫu vật "Curtis 1578" thu thập tại Penang ở cao độ 760 m (2.500 ft) dưới danh pháp "Elettariopsis curtisii". Ông cũng mô tả loài "Elettariopsis serpentina" theo mẫu vật trong "King's Collector" thu thập tại Penang ở cao độ 300-450 m (1.000-1.500 ft) trong cùng năm này, nhưng sau đó nó được xác định là đồng nghĩa của "Elettariopsis curtisii". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Thái Lan và Malaysia bán đảo.
1
null
Amomum elan là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Chong Keat Lim mô tả khoa học đầu tiên năm 2003 dưới danh pháp "Elettariopsis elan". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Thái Lan và Malaysia bán đảo.
1
null
Amomum exertum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Benedetto Scortechini mô tả khoa học đầu tiên năm 1886 dưới danh pháp "Cyphostigma exertum" trong "Nuovo Giorn. Bot. Ital." xviii. (1886) 310, t. 13. Năm 1892, John Gilbert Baker thiết lập chi "Elettariopsis" và chuyển nó sang chi này với danh pháp là "Elettariopsis exserta". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Thái Lan bán đảo và Malaysia bán đảo.
1
null
Sulettaria kandariensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Amomum kandariense". Năm 1930, Ludwig Eduard Loesener chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp "Elettariopsis kandariensis". Năm 2018, Axel Dalberg Poulsen và ctv thiết lập chi "Sulettaria". Ông và Marlina Ardiyani chuyển "Elettariopsis kandariensis" sang chi mới thiết lập này với danh pháp "Sulettaria kandariensis". Phân bố. Loài này có ở Sulawesi, Indonesia.
1
null
Amomum kerbyi là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1990 dưới danh pháp "Elettariopsis kerbyi". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Sarawak trên đảo Borneo, thuộc Malaysia.
1
null
Amomum latiflorum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Elettariopsis latiflora". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Malaysia bán đảo và Singapore.
1
null
Amomum monophyllum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Năm 1930, Ludwig Eduard Loesener chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp tương ứng là "Elettariopsis monophylla". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả chuyển lại về chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Lào, Thái Lan và đảo Hải Nam, Trung Quốc. Tại Hải Nam, môi trường sống là nền rừng; gần mực nước biển đến 100 m. Tên gọi trong tiếng Trung là 单叶拟豆蔻 (dan ye ni dou kou, đơn diệp nghĩ đậu khấu, nghĩa đen là tựa/phỏng đậu khấu lá đơn). Mô tả. Lá không phiến 2. Lá thường 1 hoặc 2; lưỡi bẹ khoảng 2 mm; cuống lá khoảng 14 cm, có kênh; phiến lá hình trứng hoặc thuôn dài, 12-16 × 3–7 cm, như da, nhẵn nhụi, đáy nhọn xiên, đỉnh nhọn. Cụm hoa với các hoa ở đầu; cuống 1–3 cm; lá bắc hình mác, khoảng 2 cm; lá bắc con hình trứng, khoảng 4 mm. Hoa không cuống. Đài hoa khoảng 2,5 cm, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa khoảng 3 cm; các thùy hình trứng-thuôn dài, 1,2-1,5 cm, thùy giữa rộng hơn các thùy bên, đỉnh dạng nắp đậy. Không có nhị lép ở bên. Cánh giữa môi dưới màu trắng với đáy ánh đỏ và đoạn giữa màu vàng, hình tròn, đường kính khoảng 1,7 cm, lõm, đáy có vuốt ngắn, đỉnh nguyên. Chỉ nhị rậm lông ở mặt đáy và mặt xa trục; phần phụ kết nối gần giống hình vuông, nguyên, khoảng 4 mm, lõm. Bầu nhụy hơi rậm lông, 6 góc không rõ nét. Ra hoa tháng 5.
1
null
Amomum procurrens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Năm 1930, Ludwig Eduard Loesener chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp tương ứng là "Elettariopsis procurrens". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả chuyển lại về chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở ven vịnh Triton phía bắc đảo New Guinea, trong huyện Kaimana, tỉnh Tây Papua, Indonesia.
1
null
Amomum puberulum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1926 dưới danh pháp "Elettariopsis puberula". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có trên đảo Sipura ở phía tây Sumatra, Indonesia.
1
null
Amomum rugosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Yee Kiew Kam mô tả khoa học đầu tiên tại trang 150 số 1 quyển 40 năm 1982 của "Notes from the Royal Botanic Garden, Edinburgh" dưới danh pháp "Elettariopsis smithiae" var. "rugosa" khi tác giả này mô tả loài "Elettariopsis smithiae". Năm 2003, Chong Keat Lim nâng cấp nó thành loài tách biệt gọi là "Elettariopsis rugosa". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Selangor, Malaysia bán đảo.
1
null
Amomum slahmong là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Chong Keat Lim mô tả khoa học đầu tiên năm 2003 dưới danh pháp "Elettariopsis slahmong". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có trong khu vực từ Thái Lan đến Malaysia bán đảo.
1
null
Amomum smithiae là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Yee Kiew Kam mô tả khoa học đầu tiên năm 1982 dưới danh pháp "Elettariopsis smithiae". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có trong khu vực từ Thái Lan bán đảo tới Malaysia bán đảo, ở độ cao đến 500 m (1.650 ft).
1
null
Amomum stenosiphon là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899. Năm 1972, Brian Laurence Burtt và Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp "Elettariopsis stenosiphon". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả chuyển lại về chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Sarawak, Malaysia, trên đảo Borneo.
1
null
Amomum sumatranum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1921 dưới danh pháp "Elettariopsis sumatrana". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả Jana Leong-Škorničková và Kristýna Hlavatá chuyển sang chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở Sumatra, Indonesia.
1
null
Tiểu đậu khấu ba thùy (danh pháp khoa học: Amomum trilobum) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1904 (séance du 9 Décembre 1904). Năm 1930, Ludwig Eduard Theodor Loesener chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp "Elettariopsis triloba". Tuy nhiên, các nghiên cứu phát sinh chủng loài của Kress "et al." (2002, 2007), Xia "et al." (2004), Mathisen (2014) chỉ ra rằng "Elettariopsis" lồng trong một nhánh của "Amomum" (cụ thể là nhánh "A. maximum"). Vì thế, hiện tại "Elettariopsis" được gộp lại trong "Amomum". Phân bố. Loài này có ở miền nam Việt Nam. Lưu ý. Danh pháp "Amomum trilobum" là không hợp lệ ("nomen illegitimum"). Loài ở Philippines này hiện tại có danh pháp chính thức là "Wurfbainia hedyosma".
1
null
Mè tré một lá (danh pháp khoa học: Amomum unifolium) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1907. Năm 1997, Mark Fleming Newman chuyển nó sang chi "Elettariopsis" với danh pháp "Elettariopsis unifolia". Phân tích phát sinh chủng loại phân tử chi "Amomum" nghĩa rộng năm 2018 của de Boer "et al." cho thấy nó thuộc về chi "Amomum" nghĩa hẹp, vì thế nó được các tác giả chuyển nó trở lại chi "Amomum". Phân bố. Loài này có ở miền nam Việt Nam.
1
null
Etlingera coccinea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Carl Ludwig Blume đặt tên ban đầu là "Geanthus coccineus" năm 1823, nhưng danh pháp này không hợp lệ do thiếu mô tả khoa học. Năm 1827, Blume bổ sung mô tả khoa học đầu tiên cho loài này và dưới danh pháp "Elettaria coccinea" (trong tổ "Geanthus"). Năm 2003, Shoko Sakai & Hidetoshi Nagamasu chuyển nó sang chi "Etlingera".
1
null
Etlingera elatior là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được (Jack) R.M.Sm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1986. Những bông hoa màu hồng sặc sỡ được sử dụng trong trang trí sắp xếp, trong khi nụ hoa là một thành phần quan trọng trong món laksa Nonya. Tại Bắc Sumatra, nụ hoa được sử dụng cho một món ăn gọi là mas arsik ikan (Zanthoxylum acanthopodium / Szechuan cá chép hồ tiêu và gia vị). Nó được biết đến ở Indonesia với tên gọi bunga kecombrang hoặc honje, tiếng Mã Lai là bunga kantan và tiếng Thái là ดา หลา, daalaa. Tại Thái Lan, nó được chế biến thành món salad Thái. Cây Red Stinger trong Plants vs Zombies được lấy cảm hứng từ loài thực vật này.
1
null
Etlingera littoralis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Johann Gerhard König mô tả khoa học đầu tiên năm 1783 dưới danh pháp "Amomum littorale". Năm 1792, Giseke chuyển nó sang chi "Etlingera". Nó được tìm thấy trong các rừng nhiệt đới vùng đất thấp ở cao độ đến 300 m tại Đông Dương, Hải Nam và Malesia. Hiện tại người ta không chia nó thành các phân loài. Lưu ý. Các tài liệu thực vật học trước năm 2006 còn coi "Achasma megalocheilos" , "Amomum megalocheilos" , "Hornstedtia megalochilus"  là đồng nghĩa của "E. littoralis", nhưng kể từ năm 2006 thì Axel Dalberg Poulsen đã tách "Etlingera megalocheilos" ra khỏi "E. littoralis".
1
null
Etlingera megalocheilos là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Griffith mô tả khoa học đầu tiên năm 1851 dưới danh pháp "Achasma megalocheilos". Trong một thời gian dài người ta coi nó là đồng loài với "Etlingera littoralis". Năm 2006, Axel Dalberg Poulsen tách nó ra khỏi "E. littoralis". Loài này có tại Malaysia bán đảo, Borneo, Sumatra và Java.
1
null
Etlingera pavieana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Amomum pavieanum" theo mẫu vật do Jean Baptiste Louis Pierre thu tại Campuchia. Năm 1986, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Etlingera".
1
null
Etlingera pubescens là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Brian Laurence Burtt và Rosemary Margaret Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1972 dưới danh pháp "Geanthus pubescens". Năm 1986, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Etlingera". Phân bố. Loài này có tại bắc và tây bắc đảo Borneo (Sarawak).
1
null
Gagnepainia godefroyi là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henri Ernest Baillon mô tả khoa học đầu tiên năm 1895 dưới danh pháp "Hemiorchis thoreliana". Năm 1904, Karl Moritz Schumann chuyển nó sang chi "Gagnepainia". Phân bố. "G. godefroyi" là loài bản địa Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
1
null
Gagnepainia thoreliana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henri Ernest Baillon mô tả khoa học đầu tiên năm 1895 dưới danh pháp "Hemiorchis thoreliana". Năm 1904, Karl Moritz Schumann chuyển nó sang chi "Gagnepainia". Phân bố. "G. thoreliana" là loài bản địa miền nam Việt Nam.
1
null
Địa sa Trung Bộ (danh pháp: Geostachys annamensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley miêu tả khoa học đầu tiên năm 1921. Mô tả. Căn hành mập, cứng, có bao dai. Lá hơn 6, tròn dài hẹp, chót có mũi dài, to 30 x 4 cm, mặt dưới có lông; mép không lông. Phát hoa ở đất, dài 14 cm; chùm tụ tán cao 7 cm; hoa trắng ửng đỏ và có đốm tía; lá hoa tròn dài, cao 3 cm; hoa nhóm 3; cọng 5 mm; đài có ống dài 2 cm, thùy thon; môi 3 thùy, rộng 3 cm; bao phấn 7 mm. Phân bố. Tìm thấy ở các tỉnh miền trung Việt Nam như Lâm Đồng (Đà Lạt), Kon Tum, Khánh Hòa.
1
null
Geostachys densiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1920. Phân bố. Loài này có ở Malaysia bán đảo (từ đông Perak tới tây Pahang). Lưu ý. "Geostachys densiflora" là "nomen illegitimum" (tên gọi không hợp lệ), do nó là đồng âm muộn của "Geostachys densiflora" nhưng chỉ tới một loài khác chỉ có ở Thái Lan. Loài này hiện tại được định danh lại là "Geostachys kerrii" .
1
null
Geostachys kerrii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Kai Larsen mô tả khoa học đầu tiên năm 1962 dưới danh pháp "Geostachys densiflora", nhưng danh pháp này đã được Henry Nicholas Ridley sử dụng từ năm 1920 để chỉ loài khác có ở Malaysia bán đảo. Năm 1972, Kai Larsen định danh lại loài này thành "Geostachys kerrii". Phân bố. Loài này có ở Thái Lan.
1
null
Địa sa Pierre (danh pháp khoa học: Geostachys pierreana) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1906. Mô tả. Địa thực vật cao đến 1 m; căn hành có vảy. Lá có phiến thon hẹp, to 30 x 4–5 cm, không lông; mép cao 3 mm. Phát hoa ở đất, đứng rồi nằm; tiền diệp to, hình thoi; môi có 3 thùy; noãn sào không lông, có 2 vòi nhụy lép. [Quả] nang dài 1 cm, đỏ. Phân bố. Đông Dương (Campuchia, Việt Nam).
1
null
Geostachys sumatrana là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Phân bố. Loài này tìm thấy ở phía bắc (núi Sibayak) miền trung đảo Sumatra, Indonesia. Môi trường sống là rừng nguyên sinh, ở cao độ 1.500-1.700 m.
1
null
Curcuma glauca là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên ngày 5 tháng 4 năm 1834 và in trong số 7 tạp chí "Transactions of the Medical and Physical Society of Calcutta" năm 1835 dưới danh pháp "Hitchenia glauca". Năm 2015, Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi "Curcuma". Mẫu định danh "Wallich 6594" thu thập tại ngọn đồi ven sông Irrawaddy gần Prome (nay là Pyay, vùng Bago, nam trung bộ Myanmar. Phân bố. Loài này có tại Myanmar.
1
null
Etlingera penicillata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann mô tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Amomum penicillatum". Năm 1904, tác giả này lại chuyển nó sang chi "Hornstedtia". Năm 2012, Axel Dalberg Poulsen chuyển nó sang chi "Etlingera". Phân bố. Loài này có ở Sulawesi.
1
null
Amomum tibeticum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Te Ling Wu & Sen Jen Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 1978 dưới danh pháp "Hornstedtia tibetica". Năm 2018, Xing-Er Ye, Lin Bai và Nian-He Xia chuyển nó sang chi "Amomum". Tên gọi. Tại Trung Quốc người ta gọi nó là 西藏大豆蔻 (xi zang da dou kou, Tây Tạng đại đậu khấu). Phân bố. Loài này phân bố tại Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc.
1
null
Kaempferia alboviolacea là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1921. Mẫu định danh. Mẫu định danh: "Kloss C.B. s.n."; thu thập tháng 3 năm 1918 tại D'Ran, tọa độ khoảng , cao nguyên Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng. Mẫu holotype lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (BM), mẫu còn lại lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoàng gia Edinburgh (E) với barcode E00034710. Từ nguyên. Tính từ định danh: "alboviolacea" (giống đực: "alboviolaceus", giống trung: "alboviolaceum") là tiếng Latinh nghĩa là tím ánh trắng; ở đây là để nói tới hoa của loài này. Phân bố. Loài này là đặc hữu tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Mô tả. Lá 2, hình trứng, không cuống, dài 5–9 cm, rộng 4 cm, nhẵn nhụi. Hoa tập trung giữa lá khoảng 8, màu trắng hơi ánh tím. Đài hoa hình ống, chẻ một bên, phiến hình mác nhọn thon, dài 1,5 cm. Ống tràng thanh mảnh, dài 4 cm. Cánh hoa thuôn dài tù, dài hơn lá đài. Cánh môi hình trứng ngược, vuốt dài, hai thùy ngắn, các thùy thuôn tròn, sẫm màu hơn và với các vết màu tím.
1
null
Địa liền lá hẹp (danh pháp: Kaempferia angustifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roscoe miêu tả khoa học đầu tiên năm 1807. Phân bố. Loài này có trong khu vực từ miền đông Ấn Độ, Đông Himalaya, Bangladesh, Indonesia (Sumatra, có thể là du nhập), Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.
1
null
Thiền liền trắng (danh pháp khoa học: Curcuma candida) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1830 dưới danh pháp "Kaempferia candida". Năm 2012, Jiranan Techaprasan và Jana Leong‐Škorničková chuyển nó sang chi "Curcuma". Mẫu định danh loài thu thập tại Martaban (nay là Mottama), gần với Amherst (nay là Kyaikkhami) và Moalmyne (Moulmein, nay là Mawlamyine), bang Mon, Myanmar. Phân bố. Loài này có tại Myanmar, miền tây Thái Lan. Các ghi nhận tại Bangladesh, Campuchia, miền nam Trung Quốc (huyện Lan Thương, tỉnh Vân Nam) và Việt Nam là không chắc chắn và có lẽ không phải của loài này. Môi trường sống là miền núi, ở cao độ đến 200 m (Flora of China cho rằng tới 1.100 m). Tên gọi tiếng Trung là 白花山柰 (bạch hoa sơn nại), nghĩa là sơn nại hoa trắng. Tại Việt Nam tìm thấy ở Thọ Dực? Mô tả. Thân rễ và rễ dạng củ. Không thấy lá. Cụm hoa trên các chồi riêng biệt sinh ra từ thân rễ, xuất hiện trước các thân giả, có 6-8 hoa; lá bắc màu trắng, hình elip, 5–7 cm, đỉnh nhuốm màu đỏ. Đài hoa ~2,5 cm, đỉnh 3 răng. Ống tràng hoa ~2 lần dài hơn đài hoa; thùy hình mũi mác, ~2,5 cm, thùy trung tâm dạng nắp, đỉnh nhọn đột ngột. Các nhị lép bên mọc thẳng, màu trắng, màu vàng ở gốc, hình trứng ngược, ~3,5 cm. Cánh môi uốn ngược, màu trắng, với 2 vạch vàng ở trung tâm, hình tròn-hình nêm, ~4 cm, đỉnh 2 thùy trong khoảng 1/3 chiều dài của nó. Phần phụ kết nối bao phấn 2 khe. Ra hoa tháng 3-5. Số nhiễm sắc thể "2n" = 42. Flora of China công bố "2n" = 22, và điều này là đáng ngờ. Sử dụng. Không giống như phần lớn các loài "Curcuma", "C. candida" không thể liên tục nhân giống vô tính bằng các thân rễ của nó. Sinh sản hữu tính với sự phát tán hạt là cơ chế chính trong phát triển thế hệ con cháu của loài này. Trong sử dụng truyền thống, các cụm hoa được thu hái rộng khắp từ môi trường sống tự nhiên của nó và được người dân địa phương bán, tại các chợ biên giới Myanmar - Thái Lan và dọc theo các con đường trong các tỉnh Kanchanaburi (các huyện Thong Pha Phum và Sangkhla Buri), Tak (các huyện Mae Sot và Tha Song Yang) và Prachuap Khiri Khan. Cụm hoa non được sử dụng làm rau ăn, hoặc dưới dạng rau tươi hoặc được nấu chín. Người ta cũng ăn các rễ củ luộc chín. Việc thu hoạch cụm hoa nhiều như vậy có thể cản trở nghiêm trọng đến việc mở rộng quần thể theo cách sinh sản hữu tính, và đây lại là cơ chế chính của sự nhân giống của "C. candida".
1
null
Kaempferia chayanii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Supachai Koonterm mô tả khoa học đầu tiên năm 2008. Mẫu định danh. Mẫu định danh: "Picheansoonthon C. & Koonterm S. 021"; thu thập ngày 10 tháng 6 năm 2007, tọa độ , Ban Khampeng, huyện Sanasomboon, tỉnh Champasak, Lào. Mẫu holotype lưu giữ tại Cục Vườn quốc gia, Bảo tồn Động vật hoang dã và Thực vật ở Chatuchak, Băng Cốc (BKF), các isotype lưu giữ tại Văn phòng Bảo tồn các chủng thực vật ở Băng Cốc (BK) và Vườn Thực vật Singapore (SING). Phân bố. Loài này là bản địa Lào (tỉnh Champasak), Thái Lan (tỉnh Sukhothai, Tak).
1
null
Kaempferia cuneata là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được François Gagnepain mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Mẫu định danh. Mẫu định danh: "MNHN-P-P00686526"; là hình vẽ từ các mẫu cây trồng trong nhà kính của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp thu thập ngày 30 tháng 8 năm 1903 và ngày 26 tháng 6 năm 1905. Mẫu holotype lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp ở Paris (P). Từ nguyên. Tính từ định danh "cuneata" (giống đực: "cuneatus", giống trung: "cuneatum") là tiếng Latinh, nghĩa là hình nêm; ở đây là để nói tới mào bao phấn hình nêm của loài này. Phân bố. Gagnepain viết rằng "Probablement originaire des Indes orientales. Indo-Chine?" (Có lẽ có nguồn gốc từ Đông Ấn. Đông Dương?), nhưng POWO cho rằng nó có ở Việt Nam. Mô tả. Cây thảo cao 25-30 cm. Thân rễ lâu năm, tụ lại thành chùm, mập, hình thoi. Lá 2 hoặc hơn, mọc thành chùm; cuống lá dài bằng phiến lá, tới 15 cm, có rãnh, có lông áp ép; phiến lá hình trứng-hình tim, thường hình mác, tới 15 × 7 cm, đáy và đỉnh thon nhỏ dần, mặt trên màu xanh lục sẫm, với các dải nhạt màu hơn, mặt dưới màu tía, cả hai mặt thưa lông. Hoa 3-5 trong cành hoa bông thóc ngắn, cành hoa bông thóc dài 5-6 cm, phần thò ra ngoài cuống cụm hoa dài 3 cm; cuống cụm hoa cho tới giữa có bẹ che khuất, như thò ra từ giữa cuống lá; các lá bắc ngài màu xanh lục, dài 4 cm, có lông gióng như lá bắ con che khuất đài hoa. Hoa màu tím hoa cà, phần giữa màu trắng. Đài hoa hình ống, dài 3 cm, mặt ngoài có lông, đỉnh có răng, các răng dài 6-7 mm, hình tam giác, nhọn. Ống tràng thò ra, dài 4-4,5 cm; các thùy 1,8-2 × 0,2-0,3 cm, màu trắng, hình mác-nhọn sau đó mở ra. Các nhị lép bên 2 × 1,3 cm, với cánh môi tạo thành phễu, hình trứng ngược-hình nêm, đỉnh thuôn tròn, đáy có vuốt. Cánh môi 1,5 × 3 cm, 2 thùy tới đáy, các thùy 1,7 × 1 cm, chia tách đủ để giả lập như nhị lép bên. Nhị hoa dài 1,2 cm. Bao phấn không cuống, các ngăn song song, dài 5 mm; mô liên kết trên đỉnh tạo thành mào dạng phiến, hình nêm, dài 7 mm, đỉnh rộng 3 mm, đáy rộng 1 mm. Nhụy lép 0. Vòi nhụy hình chỉ; đầu nhụy hình cầu, mép có lông rung. Bầu nhụy 3 ngăn, có lông. Theo Gagnepain loài này gần giống với "K. elegans" và "K. clivalis". Ông cũng đề xuất bổ sung khóa nhận dạng loài ("conspectus specierum") cho nó là 34"bis" ngay bên dưới số 33 "K. clivalis" trong Schumann (1904) Tuy nhiên, hiện nay thì "K. clivalis" được xác định là đồng nghĩa của "Boesenbergia clivalis" .
1
null
Kaempferia elegans là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1830. The Plant List cho rằng tác giả là John Gilbert Baker năm 1890 dựa theo mô tả trước đó của Nathaniel Wallich. Mẫu định danh. Mẫu định danh bao gồm: Zingiberaceae Resource Centre (ZRC) hiện tại coi "K. pulchra" và "K. glauca" là đồng nghĩa của "K. elegans" nên liệt kê các mẫu liên quan tới 2 loài này dưới danh pháp "K. elegans". Phân bố. Loài này là bản địa khu vực từ miền nam Trung Quốc tới Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Borneo. Sự hiện diện tại Philippines là không chắc chắn. Khác. Danh pháp "Monolophus elegans" liên quan tới tranh luận về việc "Monolophus" hay "Caulokaempferia" là tên gọi được công nhận cho một chi thực vật trong họ Zingiberaceae.
1
null
Curcuma scaposa là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Tên gọi trong tiếng Marathi là चोहोळा (chohola, sunha, colla, soonha). Lịch sử phân loại. Loài này được Joseph Nimmo mô tả khoa học đầu tiên năm 1839 dưới danh pháp "Hedychium scaposum". Năm 1850, Nicol Alexander Dalzell chuyển nó sang chi "Monolophus" với danh pháp "Monolophus scaposus". Năm 1883, George Bentham và Joseph Dalton Hooker chuyển nó sang chi "Kaempferia" với danh pháp "Kaempferia scaposa". Năm 2007, Jana Leong-Škorničková và Mamiyil Sabu chuyển nó sang chi "Curcuma". Các tác giả đồng thời cũng chỉ định mẫu định danh (neotype và isoneotype) cho loài này là "G. King s.n.", thu thập tháng 9 năm 1878 tại Lonavlie, Tây Ghats, Maharashtra, Ấn Độ. Tên tiếng Anh là scaped ginger. Từ nguyên. Tính từ định danh "scaposa" bắt nguồn từ danh từ tiếng Latinh "scapus" (bản thân từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "σκᾶπος") nghĩa là cán, cuống, trục, thân; ở đây là nói tới cán hoa dài của loài này mọc trực tiếp từ thân rễ. Phân bố. Loài này có tại các bang Maharashtra, Goa, Karnataka ở tây nam Ấn Độ. Môi trường sống là ven bờ sông suối, trong rừng lá sớm rụng ẩm ướt nhiệt đới, trên đất phù sa ven biển. Mô tả. Cây thảo có thân rễ sống lâu năm, mọc thẳng, cao 20-50 cm. Thân rễ có củ nhỏ thuôn dài ở đầu cùng của rễ, xiên; rễ chùm dài, thanh mảnh. Lá 12 × 2-3 inch (30 × 5-7,5 cm), thuôn dài-hình mác, nhọn, xanh lục mặt trên, nhạt hơn và có lông tơ mặt dưới, hẹp thành cuống lá có rãnh sâu. Cành hoa bông thóc 3-6 inch (7,5-15 cm), rậm vừa phải; cuống cụm hoa dài, thanh mảnh, trần trụi. Lá bắc 1-1,5 inch (2,5-3,8 cm), thuôn dài-hình mác, bền, màu xanh lục. Hoa màu trắng. Đài hoa hình ống, ôm lỏng lẻo lấy ống tràng, trên 1 inch (2,5 cm), có răng cưa nhỏ gần đều. Ống tràng thanh mảnh, 2-3 inch (5-7,5 cm), các phần ngắn, hình mác đến thuôn tròn-hình tim. Nhị lép bên thuôn dài, màu trắng, dài như các phần của tràng hoa, ngắn hơn cánh môi lớn, rộng, tù, đỉnh chẻ đôi, dài trên 1 inch (2,5 cm). Bao phấn không cuống. Bầu nhụy 3 ngăn, gần thuôn tròn. Đầu nhụy hình phễu, có lông rung, lưng có mụn cơm. Quả nang hình trứng ngược, màu đỏ, có lông tơ, kích thước cỡ quả trứng chim sẻ, dài ~1cm. Hạt màu nâu sẫm, trong các ngăn xếp thành vài hàng, có áo hạt; áo hạt vài thùy. Ra hoa tháng 7-9.
1
null
Curcuma graminifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Kai Larsen và Thaya Jenjittikul mô tả khoa học đầu tiên năm 2001 dưới danh pháp "Laosanthus graminifolius". Năm 2015, Jana Leong-Škorničková chuyển nó sang chi "Curcuma". Mẫu định danh: "T. Tiptabiarnkam 6642" thu thập tháng 6 năm 2001 tại chợ Chatuchak ở Băng Cốc, có nguồn gốc từ tỉnh Attapeu ở đông nam Lào. Phân bố. Loài này có tại Lào. Môi trường sống là rừng khộp (Dipterocarpaceae) lá sớm rụng vùng đất thấp.
1
null
Myxochlamys mullerensis là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Atsuko Takano & Hidetoshi Nagamasu mô tả khoa học đầu tiên năm 2007. Mẫu định danh: "H. Okada, H. Nagamasu, H. Tsukaya, A. Takano, & A. Naiki, KT-671"; thu thập ngày 21 tháng 12 năm 2004 ở gần Tumbang Naan, tọa độ , huyện Murung Raya, phía bắc tỉnh Trung Kalimantan, Indonesia. Phân bố, môi trường sống. "M. mullerensis" có trên đảo Borneo, tại các tỉnh Tây Kalimantan và Trung Kalimantan, Indonesia. Mô tả. Cây thảo thân rễ. Thân rễ thanh mảnh, thuôn dài. Các chồi lá mọc gần nhau. Lá không cuống, 3-9, xếp thành 2 dãy. Mặt phẳng lá song song thân rễ. Bẹ lá hở tới đáy, dài ~17,5 cm, rộng ~1 cm; lưỡi bẹ dài 5 mm. Phiến lá hình trứng ngược hẹp, dài tới 50 cm, rộng ~7 cm, đáy hình nêm, đỉnh nhọn, mặt trên thưa lông, lông tuyến đồng nhất. Cụm hoa đầu cành trên chồi lá, dài 4–15 cm, ra hoa từ đáy tới đỉnh; cán hoa dài 2,5–4 cm. Lá bắc sắp xếp xoắn ốc, xếp lợp, dài ~5 cm, rộng ~1,3 cm, lõm, có lông tơ đồng nhất, nhiều tuyến, màu đỏ máu, chứa đầy chất nhầy không màu, trong suốt. Lá bắc con 2 gờ, đối diện lá bắc, dài ~3,5 cm, rộng ~1,3 cm, nhẵn nhụi, hở tới đáy. Hoa đơn độc. Đài hoa hình ống, dài ~2,5 cm, chẻ một bên tới đáy, đỉnh 2-3 răng không đều, nhẵn nhụi. Ống tràng dài ~4,7 cm, mập, với rãnh ở mặt trong ôm lấy vòi nhụy; cánh hoa bên hình trứng, màu trắng với đỉnh đỏ, dài ~2 cm, rộng ~0,8 cm, hơi có nắp; cánh hoa lưng hình trứng, dài ~2,1 cm, rộng ~0,9 cm, hơi có nắp, có mỏ, nhẵn nhụi. Cánh môi dài ~2,8 cm, rộng ~1,5 cm, lõm, màu trắng với mép ánh hồng. Nhị lép bên hình trứng ngược, dài ~5 mm, rộng ~3 mm, màu trắng. Bao phấn màu trắng; chỉ nhị dài ~5 mm, với rãnh nối vào ống tràng và bao quanh vòi nhụy; mô vỏ bao phấn lắc lư; cựa dài ~6 mm. Bầu nhụy dài ~5 mm, nhẵn nhụi, 1 ngăn, noãn đính đáy, vách ngăn thô sơ tồn tại như gờ dọc bên trong bầu nhụy. Tuyến trên bầu dài 4–5 mm, 2 thùy. Vòi nhụy màu trắng. Đầu nhụy màu trắng, hình chén, có lông rung quanh miệng. Không thấy quả.
1
null
Nanochilus palembanicus là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài có tại tỉnh Palembang (nay là tỉnh Nam Sumatra), trên đảo Sumatra. Danh pháp. Loài này được Friedrich Anton Wilhelm Miquel mô tả năm 1869 dưới danh pháp "Hedychium palembanicum". Năm 1899, Karl Moritz Schumann mô tả chi "Nanochilus" và chuyển nó sang chi này với danh pháp Nanochilus palembanicum. Danh pháp này hiện tại vẫn được một số tác giả - như IPNI công nhận, nhưng một số tác giả khác - như POWO, The Plant List, WCSP - thì ghi nhận danh pháp Nanochilus palembanicus. Khác biệt này là do việc coi danh từ "Nanochilus" là giống trung (Schumann, IPNI) hay giống đực (POWO, The Plant List, WCSP) của các tác giả này. Danh pháp "Nanochilus arrovicus" do François Gagnepain mô tả năm 1902 là đồng nghĩa muộn của "Riedelia curviflora" . Mô tả. Lá bắc 1 hoa; lá bắc con đơn độc, như màng; bẹ không hình ống. Bầu nhụy 3 ngăn, các ngăn nhiều noãn. Đài hoa hình ống chẻ một bên. Ống tràng thanh mảnh, ngắn hơn đài hoa; các thùy thẳng hẹp, cuốn trong, nhọn thon, dài bằng nhau. Cánh môi nhỏ, hình mác nhọn. Nhị không cao hơn ống tràng; chỉ nhị hẹp; mô vỏ bao phấn song song, đáy rời; mô liên kết hơi rộng, tách rời, nhẵn nhụi; nhị lép bên nhỏ, nửa hình mác, nhọn; chỉ nhị với phần đáy hợp sinh. Vòi nhụy nhẵn nhụi, đầu nhụy 2 thùy, phía trên phần dưới có lông rung, phần trên nhọn, phần giữa gập nếp, đỉnh nhiều lông. Cây thảo lâu năm, lá xếp thành 2 dãy; bẹ cao; lưỡi bẹ lớn, dạng màng. Cụm hoa là cành hoa bông thóc lắc lư; hoa không cuống; lá bắc hình mác-thẳng, đặc biệt phần trên lưng có lông nhung. Phân bố. Loài này có tại tỉnh Palembang (tên gọi thời kỳ thuộc địa của Hà Lan, nay là tỉnh Nam Sumatra) trên đảo Sumatra, Indonesia.
1
null
Parakaempferia synantha là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Aragula Sathyanarayana Rao và Dinesh Mohan Verma mô tả khoa học đầu tiên năm 1969. Mẫu định danh: Phân bố. Tìm thấy tại các bang Arunachal Pradesh, Assam, Mizoram ở đông bắc Ấn Độ. Loài cây thảo thường xanh này mọc trong các khu rừng vùng đất thấp, ở cao độ khoảng 100–150 m. Mô tả. Địa thực vật lâu năm. Thân rễ bò lan, có vảy, có các mắt tại đáy các chồi, rễ mập, dày ~5mm. Thân giả cao 40–60 cm. Lá 4-6, mọc so le, xếp thành 2 dãy, xuất hiện cùng hoa, gân lá hình lông chim, phần dưới không cuống, phần trên có cuống dài tới 1 cm. Bẹ lá hở. Phiến lá hình mác hay thuôn dài-hình mác, 13-24 × 3,3–7 cm, đáy hình nêm, đỉnh hình đuôi-nhọn thon, mặt trên nhẵn nhụi, mặt dưới có lông tơ, đặc biệt dọc theo gân giữa ở đáy. Lưỡi bẹ ngắn, dài 2–3 mm, 2 thùy, có lông tơ. Cành hoa bông thóc 1-3, mọc từ thân rễ, cuống cụm hoa thanh mảnh, bao bọc trong các vảy tựa lá bắc xếp lợp, dài 3–6 cm, dày ~1,5 mm, có lông nhung. Cán hoa dài, thanh mảnh, 6–12 cm, có lông nhung. Lá bắc 7-11, đối diện 1 hoa, hình mũi mác, quấn, dài 2-2,6 cm, rộng 6–8 mm, nhọn, mép khô xác, có lông tơ, màu ánh hồng. Lá bắc con hình elip, dài 6,5–8 mm, rộng ~4,5 mm, tù, có lông tơ. Hoa nở từ đáy tới đỉnh. Đài hoa dài ~1 cm, 3 thùy nông, chẻ một bên, có lông tơ. Ống tràng hình ống, dài bằng lá bắc, màu trắng, chia 3 thùy; các thùy tràng thuôn dài-hình mũi mác, dài 1,5-1,9 cm, rộng 6–9 mm, màu trắng với gân màu ánh hồng, thùy lưng rộng và nhọn đột ngột, dải giữa mọng gồm 2 vạch màu vàng gần nhau từ đáy tới gần trung tâm. Nhị lép bên 2, dạng cánh hoa. Cánh môi hình trứng ngược, có khía răng cưa. Nhị 1. Chỉ nhị ngắn và thanh mảnh, dài ~2mm. Mô kết nối rộng ~6 mm với rìa cụp vào trong, màu tía-đỏ. Bao phấn dài ~8 mm; mào bao phấn lớn, gần hình thận, nguyên, cao ~6 mm, rộng ~8 mm với đỉnh uốn xuống, màu tía-đỏ. Bầu nhụy 3 ngăn, hình elipxoit, dài ~4 mm, có lông nhung. Thực giá noãn đính trụ, noãn nhiều. Vòi nhụy dài gần bằng nhị hoa, nằm trong rãnh nhị. Đầu nhụy hình con quay, có lông.
1
null
Pleuranthodium biligulatum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia biligulata". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có trên đồi Geluks (ven Vườn quốc gia Lorentz), cạnh sông Bắc (sông Lorentz) trong tỉnh Tây Papua, Indonesia.
1
null
Pleuranthodium branderhorstii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này đượcTheodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia branderhorstii". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có ở cao độ khoảng 130 m trên đồi Geluks (ven Vườn quốc gia Lorentz), cạnh sông Bắc (sông Lorentz) trong tỉnh Tây Papua, Indonesia.
1
null
Pleuranthodium comptum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Alpinia compta". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại Bonga (tọa độ ), khoảng 20 km về phía bắc Finschhafen trên bán đảo Huon, Kaiser-Wilhelmsland, nay thuộc tỉnh Morobe ở miền đông Papua New Guinea.
1
null
Pleuranthodium floccosum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia floccosa". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có ở thung lũng sông Bắc (sông Lorentz) trong tỉnh Tây Papua, Indonesia và ở cao độ 700 m trong rừng Djamu ở đông bắc New Guinea thuộc Đức (nay thuộc tỉnh Madang, Papua New Guinea).
1
null
Pleuranthodium floribundum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1904 dưới danh pháp "Alpinia floribunda". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại Konstantinhafen (địa điểm nằm trên bờ vịnh Astrolabe, nay là Erimba - tọa độ ), Kaiser-Wilhelmsland, nay thuộc tỉnh Madang ở miền đông Papua New Guinea.
1
null
Pleuranthodium gjellerupii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia gjellerupii". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Loài được đặt tên có lẽ để vinh danh Knud Gjellerup (1876-1950), bác sĩ kiêm nhà sưu tập thực vật người Đan Mạch, với mẫu vật số 115 của ông được dùng để mô tả "Alpinia gjellerupii". Phân bố. Loài này có tại tỉnh Papua, Indonesia. Các địa điểm có mặt được Valeton liệt kê bao gồm:
1
null
Pleuranthodium hellwigii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1904 dưới danh pháp "Alpinia hellwigii". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại Kaiser-Wilhelmsland, nay là miền bắc Papua New Guinea.
1
null
Pleuranthodium iboense là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1914 dưới danh pháp "Alpinia iboensis". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có ở cao độ khoảng 1.000 m trên núi Ibo trong tỉnh Madang, Papua New Guinea. Mẫu định danh số 17081 do Rudolf Schlechter thu thập ngày 29 tháng 12 năm 1907.
1
null
Pleuranthodium macropycnanthum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913 dưới danh pháp "Alpinia macropycnantha". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại tỉnh Papua, Indonesia và Papua New Guinea. Các địa điểm có mặt được Valeton liệt kê bao gồm:
1
null
Pleuranthodium papilionaceum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1889 dưới danh pháp "Alpinia papilionacea". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại Konstantinhafen (địa điểm nằm trên bờ vịnh Astrolabe, nay là Erimba - tọa độ , thuộc tỉnh Madang), Bonga và Finschhafen thuộc tỉnh Morobe ở miền đông Papua New Guinea. Môi trường sống là rừng, tên gọi bản địa là merrei, nở hoa trắng trong tháng 7. Mẫu định danh là "Hollrung số 195" do Udo Max Hollrung (1858-1937) thu thập.
1
null
Pleuranthodium pedicellatum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1914 dưới danh pháp "Alpinia pedicellata". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có ở rừng bãi biển gần Bulu (tọa độ ), tỉnh Morobe, Papua New Guinea. Mẫu định danh số 16057 do Rudolf Schlechter thu thập ngày 29 tháng 12 năm 1907.
1
null
Pleuranthodium peekelii là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Theodoric Valeton miêu tả khoa học đầu tiên năm 1914 dưới danh pháp "Alpinia peekelii". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có ở quần đảo Bismarck: Neu Mecklenburg; Namatanai; Patinari, Buschand, thuộc Papua New Guinea. Mẫu định danh số 765 do linh mục người Đức là Gerhard Peekel (1876-1949) thu thập năm 1911.
1
null
Pleuranthodium pelecystylum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Karl Moritz Schumann miêu tả khoa học đầu tiên năm 1899 dưới danh pháp "Alpinia pelecystyla". Năm 1991, Rosemary Margaret Smith chuyển nó sang chi "Pleuranthodium". Phân bố. Loài này có tại New Guinea thuộc Hà Lan, gần Andai; nay thuộc tỉnh Papua, Indonesia. Mẫu định danh "O.Beccari 784" do Odoardo Beccari (1843-1920) thu thập. Lưu ý. Nó là loài duy nhất có cụm hoa phân nhánh, và vì thế có khả năng thuộc về chi "Riedelia".
1
null