text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cá tứ vân hay Cá đòng đong bốn sọc, tên khoa học Puntius tetrazona, là một loài Cyprinidae nhiệt đới. Phạm vi địa lý tự nhiên kéo dài trong suốt bán đảo Mã Lai, Sumatra và Borneo, có báo cáo không căn cứ tại Campuchia. Cá tứ vân cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác của châu Á. Cá tứ vân đôi khi có thể bị nhầm lẫn với "Systomus anchisporus", có hình dáng tương tự.
Miêu tả.
Cá tứ vân có thể có chiều dài 7–10 cm (2,75–4 in) và rộng 3–4 cm, (1.18 in), mặc dù chúng thường nhỏ hơn trong điều kiện nuôi nhốt. Cá bản địa có màu bạc đến nâu vàng với bốn sọc thẳng đứng màu đen với vây và mõm màu đỏ. Cá tứ vân xanh cùng kích thước và có tính chất tương tự như cá tứ vân bình thường, nhưng có một cơ thể màu xanh lá cây. Cá tứ vân xanh, thường được gọi là cá tứ vân rêu xanh, có vẻ thay đổi đáng kể trong màu xanh, với nhiều cá thể gần như màu đen. Cá tứ vân bạch tạng có một màu vàng sáng với bốn sọc hiếm thấy.
Môi trường sống.
Cá tứ vân đã được báo cáo được tìm thấy trong vùng nước nông hoặc đục của dòng chảy vừa phải. Chúng sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và thích nước có 6,0-8,0 độ pH, độ cứng của nước 5-19 dGH, và ở nhiệt độ từ 77-82 °F hoặc 25-27,8 °C. Tuổi thọ trung bình của chúng là sáu năm.
Tầm quan trọng đối với con người.
Cá tứ vân là một trong hơn 70 loài cá đòng đong có tầm quan trọng thương mại trong thị trường cá cảnh. Trong tổng số các loài cá cảnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 1992, chỉ 20 loài chiếm đã hơn 60% tổng số được báo cáo, với cá tứ vân chiếm vị trí thứ 10 với 2,6 triệu cá thể được nhập khẩu (Chapman et al. 1994). Ví dụ về các biến thể màu (không lai) của cá tứ vân bao gồm tứ vân xanh, tứ vân vàng và tứ vân bạch tạng. | 1 | null |
Huy chương Robert Koch (tiếng Đức: Robert-Koch-Medaille) là một giải thưởng quốc tế của Quỹ Robert Koch dành cho những thành tựu suốt đời trong nghiên cứu y học, đặc biệt về miễn dịch học và vi sinh học. Huy chương vàng này được thiết lập năm 1960 và được trao hàng năm. | 1 | null |
Trần Vũ (sinh 18 tháng 4 năm 1955 tại Đà Nẵng), biệt danh "Vũ "đen"" , là một huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ người Việt Nam. Ông là huấn luyện viên đưa đội bóng Quảng Nam - Đà Nẵng (tiền thân của câu lạc bộ Đà Nẵng hiện tại) lần đầu tiên vô địch quốc gia vào năm 1992 .
Sự nghiệp cầu thủ.
Trần Vũ từng là sinh viên Đại học Bách khoa nhưng bỏ sự nghiệp học hành để theo bóng đá . Ông bắt đầu sự nghiệp cầu thủ với đội bóng Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng vào năm 1976 khi 21 tuổi. Ông đã cùng đội bóng vô địch giải Trường Sơn 1976 (giải đấu dành cho các đội bóng miền Trung) và bản thân giành danh hiệu vua phá lưới . Trần Vũ cũng có mặt trong đội hình câu lạc bộ Quảng Nam – Đà Nẵng giành ngôi á quân quốc gia năm 1987.
Sự nghiệp huấn luyện viên.
Năm 1992, Trần Vũ kế nhiệm vị trí của huấn luyện viên kỳ cựu Vũ Văn Tư dẫn dắt đội bóng Quảng Nam - Đà Nẵng, trở thành huấn luyện viên người Đà Nẵng trẻ nhất dẫn dắt câu lạc bộ (37 tuổi) . Ngay ở mùa bóng này, ông đã đưa họ đoạt chức vô địch quốc gia đầu tiên. Với đội hình có nhiều cầu thủ tài năng, được coi là "thế hệ vàng" của bóng đá Đà Nẵng thời đó như Phan Thanh Hùng, Phan Công Thìn, Bùi Thông Tân, Trương Văn Lợi, Trần Minh Toàn..., đội bóng đã lên ngôi vô địch quốc gia năm 1992 sau khi thắng Công an Hải Phòng 2-0 ở trận chung kết. Năm sau (1993) đội bóng cũng gặt hái thành công khi vô địch Cúp quốc gia.
Mùa giải hạng nhất 2000-2001 Trần Vũ thay thế Trần Văn Phúc đã đưa đội bóng Đà Nẵng thăng hạng .
Năm 2003 Trần Vũ làm huấn luyện trưởng Đà Nẵng với thành tích chỉ kiếm được một điểm duy nhất trên sân khách trong cả mùa và xếp hạng 10/12 đội. Cuối mùa giải ông bị thay thế .
Năm 2006, Trần Vũ khi đó đang làm trợ lý của Đà Nẵng đã đảm nhiệm chức vụ huấn luyện viên trưởng, thay cho Lê Thụy Hải bị sa thải trước mùa bóng . Ông đã đưa họ đến chức vô địch lượt đi của V-League 2006. Đến vòng 19 Đà Nẵng vẫn dẫn đầu bảng và còn tham vọng đoạt cú ăn ba (cùng với Cúp Quốc gia và Đại hội thể dục thể thao toàn quốc) . Tuy nhiên trong 7 trận cuối cùng Đà Nẵng chỉ giành được 5 điểm và tụt xuống hạng 7 chung cuộc. Họ chỉ giành được chức vô địch Đại hội Thể dục Thể thao còn chỉ về nhì ở Cúp Quốc gia . Cũng trong năm này, Đà Nẵng còn phải nhận một kết quả đáng xấu hổ khi thua Gamba Osaka 0-15 trong khuôn khổ AFC Champions League 2006 . Cho đến nay đây là thất bại nặng nề nhất ở cấp độ câu lạc bộ của các đội bóng Việt Nam tại đấu trường châu lục . Sau mùa giải này, Phan Thanh Hùng thay Trần Vũ ở vị trí huấn luyện viên trưởng Đà Nẵng.
Trần Vũ thay thế Lê Văn Minh làm huấn luyện viên Quảng Nam từ vòng sáu giải hạng nhất 2009 sau năm vòng đầu toàn thua và hòa . Trong mùa giải này, ở trận gặp Ninh Bình trên sân khách, cho rằng đội nhà bị xử ép quá đáng nên ông cùng trưởng đoàn bóng đá và cầu thủ có phản ứng thái quá, bỏ dở trận đấu. Ông bị cấm chỉ đạo đến hết giải . Kết thúc giải năm 2009 Quảng Nam ở vị trí cuối cùng trụ hạng. Đến vòng 15 Giải hạng nhất năm 2010 thì Trần Vũ rời ghế huấn luyện viên trưởng, chuyển sang làm giám đốc kỹ thuật của Quảng Nam . Mùa giải hạng nhất 2013, khi Trần Vũ giữ chức giám đốc kỹ thuật , Quảng Nam vô địch trước một vòng đấu và lần đầu tiên giành quyền thăng hạng chuyên nghiệp năm 2014.
Gia đình.
Hai vợ chồng ông có bốn người con, tuy nhiên không có ai nối nghiệp của cha . | 1 | null |
MTU Aero Engines AG là một hãng phát triển, sản xuất và bảo trì động cơ hàng không dân sự và quân sự. Các khách hàng của nó là các hãng khác cũng sản xuất và bảo trì động cơ máy bay, và động cơ tuốc bin khí trong kỹ nghệ, cũng như các hãng hàng không ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Lịch sử.
Tiền thân của MTU là hãng BMW Flugmotorenbau GmbH, được thành lập vào năm 1934. Năm 1936 hãng này chuyển tới München-Allach, nơi mà trung tâm hãng MTU hiện thời đang hoạt động. Khi đại chiến thứ hai kết thúc, thì Đức cũng chấm dứt sản xuất động cơ máy bay. Hãng chỉ được sửa chữa xe cộ của quân đội Hoa Kỳ, cho tới năm 1954 thì hãng này mới được sản xuất động cơ máy bay trở lại. Năm 1959, hãng có tên là BMW Triebwerkbau GmbH được giấy phép sản xuất động cơ General Electric J79-11A cho máy bay phản lực Lockheed F-104G Starfighter.
Vào năm 1960, MAN AG mua 50% cổ phần của hãng và 5 năm sau đó cả 50% còn lại. Hãng mới được giấy phép sản xuất động cơ Tyne từ Rolls-Royce.
Vào mùa thu 1968, theo sự yêu cầu của bộ Quốc phòng Đức, mà muốn các hãng sản xuất động cơ máy bay hợp lại, MAN Turbo GmbH và Daimler-Benz thành lập hãng Entwicklungsgesellschaft für Turbomotoren GmbH mỗi hãng có phần 50%. Một trong những hoạt động đầu tiên là việc phát triển động cơ RB199-34R được sử dụng trong máy bay chiếu đấu của Âu châu, Panavia Tornado.
Vào tháng 7 năm 1969, hãng được đổi tên thành Motoren- und Turbinen-Union GmbH (MTU) có 2 bộ phận. MTU München, hãng mẹ, chịu trách nhiệm cho động cơ máy bay, trong khi MTU Friedrichshafen, hãng con, chịu trách nhiệm cho động cơ dầu Diesel và các tuộc bin khí khác.
In 1985, Daimler-Benz mua 50% cổ phần của MAN tại hãng này, và biến MTU thành một phần thuộc chi nhánh hàng không của nó (DASA). Trong năm 2000, khi DASA nhập với các hãng khác để lập ra EADS, MTU bị tách tời ra khỏi DASA, tuy nhiên vẫn là một phần của DaimlerChrysler. Năm 2003, MTU được bán cho hãng đầu tư KKR, mà đã đưa MTU vào ngày 6 tháng 6 năm 2005 lên thi trường chứng khoán. Cổ phần hãng vào ngày 19 tháng 9 năm 2005 được đưa vào MDAX. " Tháng giêng năm 2006, KKR bán tất cả cổ phần của nó trên thị trường chứng khoán.
Hãng này có chi nhánh ở khắp mọi nơi: Vancouver, British Columbia; Rzeszów, Ba Lan và Châu Hải, Trung Quốc. | 1 | null |
Supernatural là album phòng thu thứ 17 của ban nhạc Santana, được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 1999. Album do Clive Davis sản xuất và được phát hành và phân phối bởi Pete Ganbarg, thành công toàn cầu với hơn 30 triệu đĩa được bán. Đây chính là sản phẩm thành công nhất của Santana, giành vị trí quán quân ở 10 quốc gia trong đó có cả Mỹ. "Supernatural" cũng lập kỷ lục khi giành tới 8 giải Grammy, trong đó có giải Album của năm, cùng với đó là 3 giải Latin Grammy trong đó có giải Thu âm của năm.
"Supernatural" đạt vị trí số 19 tại "Billboard" 200 vào ngày 3 tháng 6 năm 1999 rồi lần đầu tiên có được vị trí quán quân vào ngày 30 tháng 10 trong số tổng cộng 12 tuần không liên tục ở vị trí này. Ca khúc nổi tiếng "Smooth" trích từ album với sự tham gia của trưởng nhóm Matchbox Twenty, Rob Thomas, giành được vị trí quán quân tại "Billboard" Hot 100 trong 12 tuần. Đĩa đơn tiếp theo, "Maria Maria" (cùng The Product G&B) cũng có được vị trí số 1 tại đây suốt 10 tuần. Santana và Rob Thomas giành tới 3 giải Grammy với ca khúc "Smooth", trong khi Santana và Everlast cũng giành được 1 giải nữa với ca khúc "Put Your Lights On". Sau đó, ca khúc "Maria Maria" cũng mang về cho Santana Giải Grammy cho Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc giọng pop xuất sắc nhất vào năm 2000.
Đón nhận của công chúng.
Đánh giá chuyên môn.
Stephen Thomas Erlewine của Allmusic nhận xét: "Có vẻ việc không có bất kể bài hát nào mà không có sự có mặt của một ngôi sao khách mời lại là vấn đề đối với album này. [...] Nó không mang tới một thứ âm hưởng đồng nhất." Ông cũng cho rằng album "vô hướng" nhưng cuối cùng kết luận "những khoảnh khắc tuyệt đỉnh của "Supernatural" tới từ thứ âm nhạc xuất sắc của những năm 90 bởi Santana – một sự trở lại thành công." David Wild của tờ "Rolling Stone" cũng ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều nghệ sĩ khách mời và nói "Không hẳn là mọi thứ đều rất hấp dẫn" đối với ca khúc "Do You Like The Way" (hát cùng Lauryn Hill và Cee Lo Green), cho rằng ca khúc "có vẻ hơi bị gò bó".
Thành công thương mại.
Album bán được tổng cộng hơn 30 triệu đĩa trên toàn thế giới và trở thành album thành công nhất của một nghệ sĩ gốc Tây Ban Nha. Album cũng đạt vị trí quán quân tại nhiều quốc gia. Theo "Sách Kỷ lục Guinness" năm 2005, "Supernatural" lập nên kỷ lục khoảng cách lớn nhất giữa 2 album liên tiếp đạt vị trí quán quân "Billboard" 200 của cùng 1 nghệ sĩ: 28 năm, kể từ năm 1971.
Album bắt đầu với vị trí số 19 tại "Billboard", song sau 3 tháng nó đã có được vị trí số 1 vào tháng 10 năm 1999 và tại vị suốt 12 tuần không liên tiếp. Tại Úc, album xuất hiện với vị trí số 48 và vươn lên vị trí quán quân vào ngày 6 tháng 3 năm 2000. Tại Anh, album giành vị trí số 1 chỉ sau 2 tuần vào ngày 1 tháng 4. "Supernatural" cũng nằm trong top 200 album của thập kỷ của tạp chí "Billboard" và được tạp chí trên xếp hạng thứ 9 trong danh sách các album bán chạy nhất thập niên 2000.
Đĩa đơn.
Đĩa đơn mở màn album là "Smooth" với Rob Thomas hát chính nhanh chóng chiếm được vị trí số 1 tại "Billboard" Hot 100, tại vị ở đó 12 tuần liên tiếp, trong khi đó nó cũng chiếm được vị trí số 3 tại Anh và 4 tại Úc. Đĩa đơn thứ 2, "Maria Maria" hợp tác cùng The Product G&B đạt vị trí số 1 tại Mỹ trong 10 tuần, số 6 tại Anh và 49 tại Úc. Đĩa đơn thứ 3, "Put Your Lights On", chỉ đứng thứ 18 tại "Billboard" Bubbling Under Hot 100, 97 tại Anh và 32 tại Úc. Đĩa đơn "Corazon Espinado" với sự tham gia của Maná là bản hit ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Giải Grammy.
Ngày 23 tháng 2 năm 2000, "Supernatural" được trao tổng cộng 9 giải Grammy tại Giải Grammy lần thứ 42, trở thành một trong 2 album giành được nhiều giải Grammy nhất lịch sử (chia sẻ cùng với "How to Dismantle an Atomic Bomb" của U2). Các giải thưởng được trao bao gồm: Album của năm, Thu âm của năm ("Smooth"), Bài hát của năm ("Smooth"), Hợp tác giọng Pop xuất sắc nhất ("Smooth"), Hòa tấu giọng Pop xuất sắc nhất ("El Farol"), Trình diễn song ca hoặc nhóm giọng Pop xuất sắc nhất ("Put Your Lights On"), Hòa tấu giọng Rock xuất sắc nhất ("The Calling"), Album nhạc Rock của năm và Trình diễn song ca hoặc nhóm giọng Rock xuất sắc nhất ("Maria Maria").
Ngày 13 tháng 9 cùng năm, album cũng được trao 3 giải Latin Grammy bao gồm Thu âm của năm ("Corazon Espinado"), Hòa tấu giọng Rock xuất sắc nhất ("El Farol") và Trình diễn song ca hoặc nhóm giọng Rock xuất sắc nhất ("Corazon Espinado").
Danh sách ca khúc.
Ấn bản Deluxe.
Ấn bản "Legacy" của "Supernatural" được phát hành vào ngày 16 tháng 2 năm 2010 với phần chỉnh âm được thực hiện bởi Carlos Santana.
Thành phần tham gia sản xuất.
"(Da Le) Yaleo"
"Love of My Life"
"Africa Bamba"
"Smooth"
"Do You Like The Way"
"Maria Maria"
"Migra"
"Corazón Espinado"
"Wishing It Was"
"El Farol"
"Primavera"
"The Calling" | 1 | null |
Giorgi Margvelashvili (; sinh ngày 4 tháng 9 năm 1969) là một nhà khoa học, nhà chính trị Gruzia. Ông được bầu làm Tổng thống Gruzia vào tháng 10 năm 2013. Nguyên là một nhà triết học, ông hai lần làm hiệu trưởng của Viện Công Vụ Gruzia (2000-2006 và 2010-2012). Năm 2012, ông trở thành một thành viên trong nội các của Thủ tướng Bidzina Ivanishvili và được cử làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học của Gruzia. Vào tháng 2 năm 2013, ông được chỉ định là Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 11 tháng năm 2013, Liên minh Giấc mơ Gruzia do Ivanishvili lãnh đạo đã chọn Margvelashvili làm ứng cử viên của mình trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 10 năm 2013. Margvelashvili chưa là thành viên của bất kỳ đảng phái chính trị. | 1 | null |
Myron Samuel Scholes (; sinh 1 tháng 7 năm 1941) là một nhà kinh tế học tài chính Hoa Kỳ gốc Canada, ông nổi tiếng nhờ là một trong những tác giả của phương trình Black–Scholes. Năm 1997, ông được nhận giải Nobel Kinh tế cho phương pháp xác định giá trị của những phát sinh. Mô hình này cung cấp một khung khái niệm cho các tùy chọn giá trị, và được gọi là mô hình Black–Scholes.
Tiểu sử.
Thời trẻ và giáo dục.
Myron Scholes sinh tại Timmins, Ontario. Gia đình ông chuyển tới đây trong thời kỳ Đại suy thoái. Năm 1951, gia đình ông lại chuyển tới Hamilton, Ontario. Scholes là một sinh viên giỏi mặc dù ông phải chiến đấu với căn bệnh giảm thị lực bắt đầu từ tuổi thiếu niên cho đến năm 26 tuổi. Thông qua gia đình mình, ông bắt đầu quan tâm đến kinh tế học, ông đã giúp đỡ việc kinh doanh của chú mình và bố mẹ ông đã giúp ông mở một tài khoản để đầu tư vào thị trường chứng khoán trong khi ông vẫn còn đang học trung học.
Sau khi mẹ ông qua đời vì bệnh ung thư, Scholes vẫn ở Hamilton để học tiếp và nhận bằng cử nhân kinh tế tại Đại học McMaster năm 1962. Một trong những giáo sư của ông tại McMaster đã giới thiệu ông với các tác phẩm của George Stigler và Milton Friedman, hai nhà kinh tế học thuộc Đại học Chicago sau này đoạt giải Nobel Kinh tế. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông quyết định ghi danh học cao học kinh tế tại Đại học Chicago. Ở đây, Scholes là đồng nghiệp với Michael Jensen và Richard Roll, ông đã có cơ hội học tập nghiên cứu với Eugene Fama và Merton Miller, đó là những nhà nghiên cứu đang phát triển lĩnh vực tương đối mới trong kinh tế học tài chính. Ông nhận bằng thạc sĩ kinh tế tại Trường kinh doanh Booth vào năm 1964 và bằng tiến sĩ năm 1969 với sự hướng dẫn của Eugene Fama và Merton Miller.
Sự nghiệp hàn lâm.
Năm 1968, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, Scholes nhận một vị trí hàn lâm tại Trường quản trị Sloan MIT. Ở đây ông gặp Fischer Black, một nhà tư vấn cho Arthur D. Little vào thời điểm đó và Robert C. Merton người gia nhập MIT năm 1970. Những năm sau đó Scholes, Black và Merton đã tiến hành nghiên cứu đột phá trong định giá tài sản, bao gồm cả các công việc trên mô hình định giá quyền chọn nổi tiếng của họ. Đồng thời, Scholes tiếp tục cộng tác với Merton Miller và Michael Jensen. Năm 1973, ông quyết định chuyển tới trường kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago nhằm mong làm việc gần hơn với Eugene Fama, Merton Miller và Fischer Black. Trong khi tại Chicago, Scholes cũng bắt đầu làm việc chặt chẽ với Trung tâm nghiên cứu giá an toàn, giúp phát triển và phân tích cơ sở dữ liệu nổi tiếng của trung tâm này của dữ liệu thị trường chứng khoán tuần xuất cao.
Năm 1981, ông chuyển đến Đại học Stanford, ông làm việc tại đây cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1996. Kể từ đó ông giữ vị trí giáo sư tài chính danh dự mang tên Frank E. Buck tại Đại học Stanford. Khi ở Stanford ông quan tâm nghiên cứu tập trung vào kinh tế đầu tư ngân hàng và lập kế hoạch thuế trong tài chính doanh nghiệp.
Năm 1997, ông chia sẻ giải Nobel Kinh tế với Robert C. Merton "cho một phương pháp mới để xác định giá trị phát sinh". Fischer Black, đồng tác giả với họ trong công trình được giải, đã mất vào năm 1995 và do đó không đủ điều kiện để nhận giải thưởng. | 1 | null |
Lăng Tiêu Túc (凌潇肃,tên phiên âm: Ling Xiao Su,22 tháng 5 năm 1980) là một nam diễn viên Trung Quốc,xuất thân từ Học viện điện ảnh Bắc Kinh, khoa biểu diễn, niên khóa 1999. Anh nổi tiếng với các vai diễn chính trong các phim truyền hình Trung Quốc bao gồm: Hồng Thế Hiền trong Hoa hồng có gai, Vương Sinh trong Họa bì, Lưu Học Đống của Giao Vương (Thiên hạ vô địch vua vật), Lục Phi trong Những ngày sống cùng nữ tiếp viên hàng không.
Tiểu sử.
Lăng Tiêu Túc chào đời vào ngày 22 tháng 5 năm 1980 tại Tây An, Trung Quốc. Tên thật của Lăng Tiêu Túc là Lăng Túc. Lăng Tiêu Túc là người gốc mãn châu, vì bố của anh là người gốc mãn.
Lăng Tiêu Túc sinh trưởng trong gia đình làm nghệ thuật. Mẹ là đạo diễn kiêm nhà biên kịch của đài truyền hình Tây An, ông là nhiếp ảnh gia tại đài truyền hình Tây An, còn ông cố của anh là đạo diễn nổi tiếng Ling zhi fei.
Lăng Tiêu Túc trưởng thành trong gia đình hôn nhân đỗ vỡ. Cha mẹ anh đã ly hôn khi anh mới lên 9 tuổi.Mặc dù sinh trưởng trong gia đình nghệ thuật, nhưng Lăng Tiêu Túc rất có năng khiếu về thể thao đặc biệt là điền kinh. Năm lớp 11, anh đã nằm trong số những vận động viên của quốc gia về môn chạy nước rút. Năm 1999,khi đậu vào Học viện điện ảnh Bắc Kinh, anh cũng đại diện cho trường tham dự giải điền kinh dành cho sinh viên các trường đại học.
Hôn nhân.
Lăng Tiêu Túc từng có cuộc hôn nhân kéo dài bảy năm với nữ diễn viên Diêu Thần.
Hai người là bạn học cùng lớp tại khoa biểu diễn tại Học viện điện ảnh Bắc Kinh niên khóa 1999. Ban đầu, họ là một cặp oan gia ngõ hẹp vì tính cách trái ngược nhau, nhưng đến năm thứ hai thì trở thành một cặp trước sự ngỡ ngàng của mọi người trong trường. Đến năm 2004, họ đã đăng ký kết hôn và chính thức trở thành vợ chồng. Cặp đôi này được xem là cặp vợ chồng kiểu mẫu của làng giải trí Hoa ngữ vì tình cảm mặn nồng và không tạo scandal.
Tuy nhiên, đến ngày 28 tháng 01 năm 2011, họ bất ngờ tuyên bố ly hôn trên trang cá nhân. Vụ ly dị của Lăng Tiêu Túc và Diêu Thần đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài và hao tốn giấy mực của báo giới trong năm 2011..
Dư luận đồn đoán là do sự xuất hiện của người thứ ba – nữ diễn viên Đường Nhất Phi. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến ly hôn vẫn được người trong cuộc giữ bí mật, không được tiết lộ..
Đến nửa năm 2012, Lăng Tiêu Túc đã kết hôn với nữ diễn viên Đường Nhất Phi, còn Diêu Thần cũng kết hôn với đạo diễn Tào Úc và hạ sinh bé trai đầu lòng..
Sự nghiệp diễn xuất.
Lăng Tiêu Túc ghi dấu ấn diễn xuất với các vai diễn chính trong phim truyền hình Trung Quốc như: Hoa Hồng có gai (vai Hồng Thế Hiền) , Những ngày sống cùng nữ tiếp viên hàng không (vai Lục Phi), Hoạ bì (vai Vương Sinh), Vua vật (vai Lưu Học Đống).
Đặc biệt, vai Vương Sinh trong phim Họa bì phiên bản truyền hình giúp anh gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp với danh hiệu nam diễn viên truyền hình nổi tiếng nhất đại lục năm 2011 tại Liên hoan phim 2011, liên hoan phim Youku năm 2011, giải diễn viên triển vọng của giải thưởng thần tượng châu Á năm 2012
Danh sách những bộ phim đã tham gia.
2002: Quan Trung Phỉ Sự
2002: Thành phố Là Phụ Nữ - Hồng Đại Sư
2003: Nhân Lệnh Quan Thiên - Lưu Hoành
2005: Vũ Lâm Ngoại Truyện - Lăng Đằng Vân
2005: Thiên Địa Chân Tân - Hồ Hướng Vinh
2006: Cuối Mỹ Hạ Thiên - Dương Quang
2007: Giao Vương: Thiên Hạ Vô Địch Vua Vật - Lưu Học Đống
2008: Phương Bắc Có Giai Nhân - Vương Hồng Hỷ
2009: Nhất Hoành Cách Sang Hoa - Lý Thanh Cách
2009: Lang Tâm Như Sắt - Hàn Kiệt
2010: Sống cùng nữ tiếp viên hàng không – Lục Phi
2010: Hướng Gia Các Dụ Nhằm
2011: Họa Bì - Vương Sinh
2011: Từ Tòng Quân
2011: Hoa hồng có gai - Hồng Thế Hiền
2011: Gặp gỡ thông gia – Phương Lỗi
2012: The colour of women
2013: Cang Thiên Lệ - Phương Cầm Minh
2013: The old boy
2013: War in the bud | 1 | null |
Ngày quốc tế về bảo tồn hổ hay còn gọi là Ngày quốc tế Hổ là ngày 29 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 được quốc tế chính thức công bố là ngày Quốc tế về Bảo tồn loài hổ. Ngày này được ghi nhận để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc bảo tồn sự sống còn cho loài hổ vốn đang đứng bên bờ tuyệt chủng do sự săn bắn hổ trái phép quá mức.
Lịch sử.
Sự kiện công nhận ngày Quốc tế Hổ diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại thành phố Xanh Pê-téc-bua của Nga với sự hiện diện của các quốc gia có hổ. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Các nước tham dự gồm: Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam.
Hội nghi đã quy tụ những người đứng đầu các nước có hổ với cam kết nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 với kinh phí đầu tư gần 350 triệu USD. Kể từ đó, ngày 29 tháng 7 hàng năm được tổ chức kỷ niệm để nhấn mạnh tình hình đáng báo động của loài hổ và kêu gọi ủng hộ công tác bảo tồn chúng ở tất cả 13 nước còn hổ sống ngoài tự nhiên. Mục tiêu của ngày này là hoạch định chiến lược bảo vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng.
Văn hóa.
Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 3200 cá thể hổ sống sót ngoài tự nhiên. Từ năm 1900 đổ lại đây, số lượng hổ đã giảm tới 97% trong khi sinh cảnh của hổ giảm đến 93%. Sự suy giảm này phần lớn là do săn bắn trái phép, buôn lậu hổ và các bộ phận cơ thể của hổ, ngoài ra còn do mất sinh cảnh sống và quần thể các loài thú mồi của hổ. Việt Nam là một thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép do cao hổ và rượu ngâm từ các bộ phận của hổ đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là đối với giới nhà giàu và quan chức, do những công dụng được cho là có thể chữa bệnh mặc dù chưa được y học kiểm chứng một cách chính thức.
Ngày quốc tế này được hưởng ứng đầu tiên và nhiệt liệt tại Việt Nam, vào năm 2011, đúng sáng ngày 29 tháng 7, Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ do Tổng cục Môi trường tổ chức với hỗ trợ của WWF, TRAFFIC, và Sáng kiến Hổ Toàn cầu (GTI) – một liên minh các chính phủ, các cơ quan quốc tế, và khu vực tư nhân cùng nhau hợp tác để bảo vệ Hổ khỏi sự tuyệt chủng. Trong Ngày Quốc tế về bảo tồn hổ lần thứ nhất một trong những biện pháp mà các nhà khoa học đề cao trong việc bảo tồn loài hổ là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Sau đó, Việt Nam tiếp tục đăng cai hội nghị thảo luận về việc triển khai chương trình tăng số lượng hổ toàn cầu tự nhiên với sự tham gia của 13 quốc gia có hổ sinh sống. Đây được xem là kế hoạch tổng thể nhằm nhân đôi số lượng hổ tự nhiên từ nay đến 2022.
Bên cạnh việc Kỷ niệm Ngày quốc tế về Bảo tồn Hổ thường niên lần thứ nhất cùng nhiều hoạt động diễn ra nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc bảo tồn loài hổ và kêu gọi ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ. Ngày quốc tế về hổ ở Việt Nam sẽ tập trung vào giảm thiểu nhu cầu về sản phẩm từ hổ, quảng bá các hoạt động bảo tồn hổ ngoài tự nhiên, triển lãm tranh, phim về hổ
Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) tuyên bố Trung Quốc đang cho phép tự do buôn bán các bộ phận của loài hổ cho dù nước này đã ký sáng kiến toàn cầu bảo vệ loài hổ. Thông cáo bí mật của chính phủ Trung Quốc còn cho phép bán loại rượu ngâm cao hổ cốt cho các hộp đêm và bệnh viện. Da hổ đang được bán công khai với sự chấp thuận của nhà nước. Những bộ da này được lấy từ các con vật nuôi trong các trang trại hổ và các vườn thú chật hẹp. Tuy Trung Quốc đã ủng hộ Công ước của Liên Hợp Quốc về buôn bán các loài vật nguy hiểm có quy định cấm buôn bán các bộ phận của loài hổ nhưng họ vẫn hành xử như trên. Sự mâu thuẫn giữa lời hứa cứu nguy loài hổ hoang dã và chính sách nói trên của Trung Quốc như là một trong những sự dối trá lớn nhất trong lịch sử bảo tồn loài hổ. | 1 | null |
Chùa Hồ Thiên (tên chữ: "Trù Phong Tự") nằm ở sườn núi Phật Sơn thuộc dãy núi Yên Tử thuộc địa phận xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Hồ Thiên được xây dựng từ đời nhà Trần, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào ngày 29 tháng 5 năm 2006 theo quyết định số 55/2006/QĐ-BVHTT.
Chùa Hồ Thiên nằm trên giữa chừng núi, phía nam của núi Phật Sơn, ở phía sau và cả hai bên chùa đều có núi bao quanh, phía trước có đồi tạo thành một vùng phúc địa ở giữa. Chùa được dựng vào khoảng giai đoạn kể từ khi Đệ Nhị Tổ Pháp Loa kế tục sự nghiệp của Đệ Nhất Tổ cho đến cuối đời (1307-1330). Ngôi chùa này là một trong những di tích cùng thời có liên quan đến hàng loạt các di tích khác thời Trần gắn với Trúc Lâm Tam Tổ ở Quảng Ninh như chùa Yên Tử, chùa Ngoạ Vân và chùa Quỳnh Lâm.
A Hiện trạng: quần thể chùa Hồ Thiên gồm 2 phần
1. Phần di tích cổ: Những công trình và phế tích còn lại từ thời phong kiến
1.1 Nền chùa cổ với các chân cột bằng đá xanh, máng đá...được xác định có niên đại từ thời Trần
1.2 Khu vườn tháp với một bảo tháp 7 tầng bằng đá xanh bốn mặt có tôn trí tượng phật (đã trùng tu), một tháp tổ xây bằng gạch trên bệ đá xanh chạm khắc cánh sen cách điệu (tương đối nguyên vẹn), ba bệ tháp bằng đá tương tự
1.3 Khu nhà bia bằng đá xanh
1.4 Nếp chùa cổ xây bằng gạch có niên đại từ thời Nguyễn
1.5 Khu vườn thất với dấu tích của một nền cổ được bảo vệ bằng bờ kè xếp đá bó vỉa
1.6 Am Hàm Rồng với dấu tích của một nền cổ và một số chân cột bằng đá xanh. Am này nằm gần trên đỉnh núi.
2. Phần xây mới phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tu hành của nhà chùa
2.1 Ngôi chánh điện thờ phụng Tam bảo, cử hành các nghi lễ, và tọa thiền
2.2 Khu trung tâm gồm nhà ở cư sĩ, nhà bếp, nhà ăn, nhà khách và điểm dừng chân
2.3 Khu thất Trụ trì: Gồm chỗ ở của sư Trụ trì và khu vực tiếp khách
2.4 Khu chùa phụ nằm phía trước nhà bia gồm khu nhà ở cho phật tử nữ và khu nhà sàn phục vụ miễn phí khách du lịch
B. Nhân sự và hoạt động
Trụ trì chùa là Thiền sư Thích Đạt Ma Chí Thông
Hình thức sinh hoạt tôn giáo tại chùa được duy trì theo thể thức của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Lễ hội: Chùa Hồ Thiên không có lễ hội chính thức. Các ngày lễ lớn và quan trọng trong năm tại chùa gồm có
1. Rằm tháng giêng (15 tháng 1 âm lịch). Ngày này hàng năm chính quyền địa phương tổ chức cho nhân dân lên chùa lễ Phật và tham quan, nhà chùa tổ chức lễ cầu an và nấu cơm chay tiếp đón miễn phí.
2. Giỗ tổ Huyền Quang
3. Giỗ tổ Pháp Loa
4. Giỗ tổ Trần Nhân Tông (Trúc Lâm Đại Đầu Đà)
Ngoài ra chùa cũng tổ chức các ngày lễ lớn của Phật giáo Việt Nam như: Phật Đản, Vu lan
C. Thông tin khác
Có nhiều cách lý giải về tên chùa (núi) Hồ Thiên. Trong những ngày thời tiết đặc biệt của mùa đông, sau những cơn mưa rào lớn, Sương mù dày đặc lấp đầy các thung lũng xung quanh khiến quanh cảnh quan sát được từ chùa giống như những hòn đảo nổi lên từ mặt hồ giữa lưng trời
Chùa Hồ Thiên là một trong những thắng địa của vùng đất Đông Triều, Yên Tử. | 1 | null |
Trong Giáo hội Công giáo Rôma, viếng thăm Ad Limina (Latinh: "quinquennial visit ad limina apostolorum") là nghĩa vụ của các giám mục giáo phận và các chức vụ tương đương như viện phụ để đến viếng mộ Thánh Phêrô và Phaolô, sau đó gặp giáo hoàng để báo cáo về tình hình của giáo phận hoặc lãnh thổ của họ. Năm 1585, Giáo hoàng Xíttô V đã ban hành tông hiến "Romanus Pontifex" quy định chi tiết về cuộc viếng thăm Ad Limina. Ngày 31 tháng 12 năm 1909, Giáo hoàng Piô X đưa ra quy định thêm rằng một giám mục cần phải báo cáo cho Giáo hoàng tình hình giáo phận của mình mỗi 5 năm một lần, bắt đầu áp dụng vào năm 1911. | 1 | null |
Virtual International Authority File (viết tắt VIAF, tạm dịch: Hồ sơ ảo về tiêu đề chuẩn quốc tế) là một hồ sơ tiêu đề chuẩn quốc tế. Đây là một dự án liên hợp giữa một số thư viện quốc gia và do Online Computer Library Center (OCLC) điều hành. Thư viện Quốc gia Đức và Thư viện Quốc hội Mỹ là những tổ chức khởi động dự án này.
Mục đích của VIAF là liên kết hồ sơ tiêu đề chuẩn của các quốc gia đến một hồ sơ tiêu đề chuẩn quốc tế duy nhất, nói cách khác là liên kết các bản ghi giống nhau giữa các bộ dữ liệu khác nhau lại với nhau. Mỗi bản ghi VIAF có số hiệu chuẩn, liệt kê bản ghi chính ("see") và các bản ghi xem thêm ("see also") lấy từ các bản ghi gốc và dẫn chiếu tới bản ghi gốc. Dữ liệu VIAF có trên Internet, sẵn sàng để truy cập khi có nhu cầu nghiên cứu, trao đổi và chia sẻ dữ liệu. Công tác cập nhật tương ứng giữa VIAF và các hồ sơ tiêu đề chuẩn gốc được thực hiện bằng giao thức Open Archives Initiative.
Wikipedia đã tiến hành thêm liên kết đến VIAF trong một số bài viết về tiểu sử. | 1 | null |
là một serie manga của Nhật Bản do nhóm CLAMP, gồm các thành viên là Satsuki Igarashi, Ageha Ohkawa, Tsubaki Nekoi và Mokona, sáng tác. Được phát hành định kỳ trên tạp chí "Nakayoshi" từ số tháng 11/1993 đến số tháng 2/1995, các chương của "Magic Knight Rayearth" được tập hợp lại thành ba tập Tankōbon, được phát hành bởi Kodansha từ tháng 7/1994 đến tháng 3/1995. Phần tiếp theo cũng được đăng định kỳ trên tạp chí "Nakayoshi" từ số tháng 3/1995 đến số tháng 4/1996, và được Kodansha phát hành thành ba tập Tankōbon từ tháng 7/1195 đến tháng 4/1996. Manga này được chuyển thể thành hai serie anime vào năm 1994 và một OVA vào năm 1997. Truyện nói về ba cô nữ sinh lớp tám bị cuốn từ nước Nhật Bản thời hiện đại đến một thế giới pháp thuật, nơi họ có nhiệm vụ phải giải cứu một nàng công chúa.
Nội dung.
Phần một.
"Magic Knight Rayearth" nói về ba nữ sinh lớp tám: cứng cỏi và nghịch ngợm như con trai, nóng tính, và thông minh. Trong một lần đi tham quan tháp Tokyo với trường của mình, ba cô gái bị cuốn vào Cephiro – một thế giới khác nơi pháp thuật hiện diện và ý chí chiến thắng tất cả. Sự yên bình của Cephiro được duy trì nhờ ý chí của người Trụ cột – Công chúa Emeraude – thông qua những lời cầu nguyện của mình. Các cô gái được giao nhiệm vụ đi giải cứu công chúa khỏi tay kẻ bắt cóc là Thần quan Zagato.
Nhờ có Mokona dẫn đường, ba cô gái đã tìm thấy phép thuật có trong chính họ, và đánh thức ba dưới hình dạng robot khổng lồ. Sau khi tìm diệt được Zagato, ba cô gái mới biết rằng Emeraude đã yêu Zagato, khiến công chúa không còn khả năng chỉ tập trung cầu nguyện cho sự bình yên của Cephiro được nữa. Vì vậy, công chúa đã tự giam mình lại và triệu tập các Hiệp sĩ Ma pháp tới để giết mình, vì không một ai ở Cephiro có thể làm hại người Trụ cột. Sau đó, bóng tối trong người công chúa thắng thế và bắt đầu chiến đấu để trả thù các Hiệp sĩ Ma pháp vì đã giết người mình yêu. Phòng vệ không được, chẳng còn cách nào khác, các Hiệp sĩ Ma pháp phải giết công chúa. Sau đó, họ thấy mình được đưa trở lại Tokyo.
Phần hai.
Phần hai nói về những rắc rối nảy sinh sau cái chết của Công chúa Emeraude. Một năm sau, ba nhân vật nữ chính vẫn còn dằn vặt vì vai trò của họ trong cái chết của công chúa. Khi gặp lại nhau ở tháp Tokyo, họ lại bất ngờ được đưa tới Cephiro, nhưng lần này, Cephiro xinh đẹp xưa kia đã hoàn toàn biến mất, chỉ còn một phần nhỏ còn lại là tòa lâu đài, nơi những người sống sót trú ẩn. Nếu như một người Trụ cột mới không được chọn lựa, toàn bộ hành tinh này sẽ bị hủy diệt. Trong lúc đó, ba hành tinh thù địch là Autozam – một hành tinh phát triển cao về kỹ thuật, mong muốn sử dụng chế độ Trụ cột để giúp giảm bớt sự ô nhiễm, Fahren – hành tinh của Công chúa Aska, muốn xâm chiếm Cephiro để biến nơi này thành thế giới theo ý thích của mình, và Chizeta – một hành tinh nhỏ bị quá tải dân số, nên hai chị em công chúa Tatra và Tarta muốn biến Cephiro thành thuộc địa.
Các Hiệp sĩ Ma pháp đều cho rằng vận mệnh của hành tinh Cephiro không nên là nhiệm vụ của chỉ một người, vì điều này sẽ khiến người đó không bao giờ có thể sống và yêu một cách tự do, như công chúa Emeraude. Hơn nữa, nếu một người Trụ cột mới được chọn lựa, khi có điều gì đó cản trở người đó chỉ tập trung cầu nguyện cho sự yên bình của Cephiro, người đó sẽ lại triệu tập các Hiệp sĩ Ma pháp mới tới Cephiro để giết mình, khiến vòng sự kiện này lặp đi lặp lại không có điểm kết thúc. Có một số người khác cũng chia sẻ ý nghĩ này với các hiệp sĩ, đặc biệt là Lantis – Kiếm sĩ Ma pháp duy nhất của Cephiro và là em trai của Zagato, cũng vì những lý do này mà muốn loại bỏ chế độ Trụ cột.
Cuối cùng, hai ứng cử viên được Mokona chọn lựa là Hikaru và Eagle Vision – chàng trai ốm yếu đến từ Autozam, bạn của Lantis, vì Lantis mà muốn kết thúc chế độ Trụ cột bằng giấc ngủ ngàn thu của mình. Mokona chính là người kiến tạo nên Cephiro và các luật lệ nơi đây, sau khi chứng kiến bản chất bạo lực và tàn phá của những con người trên tạo vật trước đây của mình – Trái Đất. Chính Mokona đã đưa ba cô gái trở lại Cephiro. Cuối cùng, Hikaru trở thành người Trụ cột mới của Cephiro, đưa Eagle Vision trở lại Cephiro với sự giúp đỡ của Fū và Umi, cho dù Mokona khăng khăng chỉ cho một người trở lại. Hikaru sau đó loại bỏ chế độ Trụ cột, quyết định rằng số phận của hành tinh này không thể chỉ là trách nhiệm của duy nhất một người. Mokona chấp nhận quyết định này và rời đi cùng với ba Ma thần. Manga kết thúc với chuyến quay lại Cephiro để thăm những người thân yêu của ba cô gái.
Khác biệt so với bản anime.
Phần một của anime khá trung thành với nguyên tác, ngoại trừ việc thêm vào nhân vật Inouva cùng một số câu chuyện phụ khác. Phần hai của anime thì có nhiều khác biệt đáng kể. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của hai nhân vật phản diện chỉ có trong anime: Nova và Debonair. Cả hai đều được sinh ra từ sự bất an trong nội tâm của con người, Nova là từ nội tâm của Hikaru, còn Debonair từ nội tâm của những người dân Cephiro sau cái chết của công chúa Emeraude. Các Ma thần cũng cho các cô gái biết rằng chính ý chí của họ đã đưa họ trở lại Cephiro. Người mà Umi cảm mến trong anime là Đạo sĩ Clef – điều trong truyện không nhắc đến. Vai trò của Alcyone cũng bị giảm đi đáng kể. Sierra cũng là nhân vật chỉ xuất hiện trong anime. Một số câu chuyện phụ cũng được thêm vào. Khác với nguyên tác manga, trong anime, sau khi ba cô gái quay trở về Tokyo, họ không quay trở lại thăm Cephiro nữa.
Media.
Bài hát chủ đề.
Ba bài hát mở đầu được sử dụng trong serie và một trong OVA "Rayearth":
Magic Knight Rayearth:
Magic Knight Rayearth 2:
Có ba bài hát kết thúc được sử dụng:
Magic Knight Rayearth:
Magic Knight Rayearth 2:
Rayearth: | 1 | null |
Cosi fan tutte (tên đầy đủ là Cosi fan tutte, ossia la scuola degli amanti, có nghĩa là "Đàn bà đều thế cả, hoặc trường học cho những kẻ si tình") là vở opera 2 màn bằng tiếng Ý nổi tiếng của Wolfgang Amadeus Mozart. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1789, một trong những năm cuối đời và đầy khó khăn của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo. Đây là một trong 3 vở opera mà Mozart phối hợp sáng tác với người viết lời là nhà thơ người Ý Lorenzo da Ponte. Trình diễn lần đầu tiên tại Viên vào ngay năm sau 1790 (trong năm ấy vở opera được trình diễn tới 10 lần) tại Praha, Dresden, Berlin, Leipzig và Frankfurt trước khi Mozart ra đi và tại Luân Đôn năm 1811, Cosi fan tutte lúc đầu đem cho các thính giả và các nhà phê bình cảm giác không hài lòng bởi họ chê cốt truyện trong vở opera này là vô đạo đức (trong đó có thể có cả Ludwig van Beethoven, và ông cũng không hào hứng gì với sự không chung thủy diễn ra trong phần lớn nội dung của tác phẩm này, nên dù không có ý định sáng tác opera, ông vẫn viết vở Fidelio nổi tiếng và duy nhất trong đời mình). Còn có điểm nữa mà người ta không hài lòng ở Cosi fan tutte đó là vai Fiordigili giọng nữ cao. Vốn dĩ Mozart định viết cho ca sĩ giọng nữ cao Adriana del Bene, nhưng nhạc cho ca sĩ này lại sẵn âm vực rất trầm. Có người còn đánh giá rằng vì chỉ là sản phẩm của một đơn đặt hàng nên Cosi fan tutte không có giá trị nghệ thuật cao. Phải đến gần cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, nó mới được đánh giá lại bởi các nhà soạn nhạc danh tiếng lúc ấy như Richard Strauss, Gustav Mahler và Thomas Beecham. Và cuối cùng, năm 1922, Cosi fan tutte đã trở lại với sân khấu opera. Nơi nó trở lại đó chính là New York. | 1 | null |
Cá mập Epaulette, tên khoa học Hemiscyllium ocellatum, là một loài cá mập hàm. Loài cá mập này sinh sống ở vùng nước cạn dưới đáy đại dương khu vực nhiệt đới Australia và New Guinea và có thể cả khu vực khác nữa. Thay vì bơi, chúng di chuyển bằng cách luồn lách cơ thể và đẩy hai chiếc vây có hình dáng như mái chèo. Loài cá này tiến hóa để thích nghi với hoạt động về đêm, chúng có thể tăng lượng máu cho não và đóng lại các chức năng thần kinh không cần thiết, nhờ đó có thể sống sót hàng giờ trong điều kiện không có oxy. | 1 | null |
Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1900 – 1981) là một giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Ông từng đảm nhận vai trò Giám mục phó Giáo phận Phát Diệm trong 5 năm, từ năm 1976 đến năm 1981. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Xin vâng".
Giám mục Nguyễn Thiện Khuyến sinh tại Thanh Hóa, từ năm 12 tuổi đã đi theo con đường tu trì. Sau quá trình học kéo dài 18 năm, ông được truyền chức linh mục tháng 4 năm 1930. Trong thời kỳ linh mục, ông chỉ quản nhiệm các giáo xứ trong thời gian ngắn ngủi và bị điều chuyển đến giáo xứ khác liên tục. Vì tình trạng di cư năm 1954 dẫn đến thiếu linh mục, ông lần lượt kiêm nhiệm nhiều giáo xứ, nhiều nhất là 7 giáo xứ.
Tòa Thánh chọn linh mục Nguyễn Thiện Khuyến làm giám mục phó Phát Diệm khi ông đã 76 tuổi. Lên chức giám mục, ông vẫn kiêm nhiệm và cử hành công việc mục vụ cho 9 giáo xứ. Ông được ghi nhận là một người giản dị vì từ chối sử dụng các phẩm phục giám mục sau lễ tấn phong, ngoại trừ mũ sọ nhỏ.
Thân thế và tu tập.
Giám mục Giuse Nguyễn Thiện Khuyến sinh ngày 1 tháng 1 năm 1900 tại họ đạo Bản Định, Mỹ Điền, nay thuộc xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Năm 1912, cậu bé Khuyến được gia đình cho vào nhập học Trường Tập Ba Làng. Ba năm sau (1915), Nguyễn Thiện Khuyến nhập học tại Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, Phát Diệm.
Sau 6 năm học tiểu chủng viện, chủng sinh Khuyết tốt nghiệp năm 1921 và đến hỗ trợ công việc mục vụ cho linh mục Corbel (Vạn) ở xứ Phong Y, Thanh Hóa. Ba năm sau, cậu tiếp tục con đường tu học của mình bằng cách nhập học tại Đại Chủng viện Thượng Kiệm, Ninh Bình.
Ông là nghĩa tử linh mục Vũ.
Linh mục.
Sau quá trình tu học, Phó tế Giuse Nguyễn Thiện Khuyến được phong chức linh mục ngày 5 tháng 4 năm 1930 tại Phát Diệm. Sau khi được phong chức linh mục, tân linh mục Khuyến được bổ nhiệm đảm trách vai trò linh mục phó giáo xứ Khiết Kỷ, Ninh Bình. Sau ba năm đảm trách vị trí linh mục phó xứ, linh mục Khuyến được điều chuyển đảm nhận vai trò linh mục chánh xứ tiên khởi tân Giáo xứ Hoàng Mai, Ninh Bình.
Từ năm 1939, nhiệm vụ của linh mục Nguyễn Thiện Khuyến là quản nhiệm giáo xứ Hiếu Thuận, giáo phận Phúc Nhạc và ông đảm nhận vai trò này đến tận năm 1944. Từ năm 1944, ông đảm trách vai trò linh mục chánh xứ Ứng Luật thuộc Giáo hạt Hướng Đạo vừa thành lập. Năm 1946, linh mục Nguyễn Thiện Khuyến được thuyên chuyển làm linh mục chính xứ giáo xứ Văn Hải và kể từ năm 1949 đảm nhận vai trò chính xứ Trì Chính. Trong thời gian ngắn từ năm 1953 đến năm 1954, ông đảm nhiệm vai trò linh mục Chánh xứ Giáo xứ Phúc Hải (thuộc Giáo hạt Phúc Nhạc) và từ năm 1954, ông là linh mục Chánh xứ Giáo xứ Hướng Đạo, Ninh Bình kiêm quản nhiệm các giáo xứ Ứng Luật, Hòa Lạc, Phú Hậu. Từ năm 1966, ông còn kiêm nhiệm chức vụ linh mục quản nhiệm các giáo xứ khác như Tôn Đạo, Khiết Kỷ, Thuần Hậu.
Năm 1974, linh mục Giuse Nguyễn Thiện Khuyến được bổ nhiệm làm linh mục Chánh xứ Nhà thờ chính tòa Giáo phận Phát Diệm, kiêm thêm Giáo xứ Trì Chính và giữ tiếp tục đảm nhận việc quản nhiệm 7 giáo xứ ông đã quản nhiệm từ năm 1955. Ông quản nhiệm tất cả các giáo xứ này cho đến khi qua đời năm 1981. Năm 1974 đến năm 1976, linh mục Khuyến là linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Phát Diệm, theo sự bổ nhiệm của Giám mục chính tòa Phaolô Bùi Chu Tạo. Lý do ông đảm nhận vai trò này là giám mục Giuse Lê Quý Thanh vừa qua đời, trợ giúp giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo đau buồn và già yếu.
Giám mục.
Ngày 9 tháng 12 năm 1976, linh mục Nguyễn Thiện Khuyến được bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Phát Diệm. Trước đó, trước đề nghị của Tòa Thánh, ông đã nhiều lần từ chối đề cử làm giám mục, đệ trình bởi giám mục Bùi Chu Tạo.;
Thánh lễ tấn phong cho tân giám mục được cử hành sau đó vào ngày 24 tháng 4 năm 1977. Phần nghi thức truyền chức chính yếu được cử hành bởi Chủ phong là Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Trịnh Văn Căn và hai vị phụ phong là Giám mục Phêrô Phạm Tần, giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa và Giám mục chính tòa Phát Diệm Phaolô Bùi Chu Tạo là phụ phong. Tân giám mục chọn châm ngôn giám mục: "Xin vâng". Sách Lịch sử giáo phận Phát Diệm cho rằng giám mục Đa Minh Maria Lê Hữu Cung là vị phụ phong thứ hai.
Trở thành giám mục phó nhưng Nguyễn Thiện Khuyến vẫn duy trì công việc mục vụ tại 9 giáo xứ ông đã đảm nhiệm rất lâu trong thời kỳ linh mục. Việc mục vụ tại đây chỉ là cử hành lễ Chúa Nhật, cử hành bí tích và chép sổ sách. Ông được ghi nhận là một con người bình dị, chỉ sử dụng phẩm phục giám mục với mũ mitra và sử dụng gậy mục tử trong lễ tấn phong. Sau lễ này, ông chỉ sử dụng mũ Zucchetto trong các buổi lễ. Giám mục Khuyến được chọn làm giám mục khi đã cao tuổi, tuy vậy ông vẫn có sức khỏe để thực hiện các công việc mục vụ. Dù là một người nghiện thuốc lào, có khi cần 5-6 điếu một ngày, giám mục Khuyến từ khi được tấn phong giám mục đã quyết định từ bỏ thói quen mà ông nhận định là thói xấu này.
Giám mục Nguyễn Thiện Khuyến qua đời ngày 15 tháng 12 năm 1981 vì bị cao huyết áp, sau 51 năm linh mục và 5 năm giám mục, được an táng trong nhà thờ lớn Phát Diệm.
Tông truyền.
Giám mục Giuse Nguyễn Thiện Khuyến được tấn phong giám mục năm 1977, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi: | 1 | null |
Đô thị nhỏ gọn hay còn có tên gọi khác là đô thi nén (Compact City) là tên gọi do Dantzig và Saaty đưa ra từ năm 1973 và được thông dụng tại châu Âu, trong khi tại Bắc Mỹ tên gọi "tăng trưởng thông minh" (Smart Growth) được ưa chuộng hơn.
Khái niệm.
"Đô thị nhỏ gọn là đô thị có mật độ định cư cao, diện tích nhỏ nên chủ yếu phát triển về chiều cao và không gian phía trên, ít phụ thuộc vào xe ô tô cá nhân, có ranh giới rõ ràng với các khu vực xung quanh, có khả năng tự cung cấp đầy đủ dịch vụ, sử dụng hỗn hợp đất đai một cách đa dạng tức là phát triển các khu vực đô thị đa chức năng (cư trú, làm việc, học hành, mua sắm và giải trí), để tạo điều kiện cho phần lớn người dân hàng ngày có thể đến các nơi cần thiết chỉ bằng đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng".
Ưu điểm.
Theo quan điểm phát triển bền vững, đô thị nhỏ gọn có nhiều ưu điểm như:
- Về môi trường, giảm phát thải KNK do ít xe ô tô hơn, tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng được tập trung gọn;
- Về kinh tế, sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý hơn; tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí đầu tư và quản lý hạ tầng;
- Về xã hội, tạo cộng đồng gần gũi gắn kết với nhau hơn, thuận lợi cho việc lan truyền kiến thức, phát huy tư duy sáng tạo và đổi mới.
Một số ví dụ thành công về đô thị nhỏ gọn trên thế giới.
Có thể kể ra nhiều ví dụ thành công về đô thị nhỏ gọn tại các nước như: | 1 | null |
Cá neon Việt Nam (danh pháp khoa học: Tanichthys micagemmae) là một loài cá nước ngọt. Nó là thành viên của họ Cá chép (Cyprinidae) trong bộ Cypriniformes. Nó chỉ được phát hiện vào năm 2001, trong một nhánh của sông Bến Hải ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Loài này, vẫn còn hiếm, được bán tại Anh dưới tên gọi chung Cá hồng y Việt Nam. Nó được biết đến trong tiếng Phần Lan như juovakardinaalikala (cá hồng y sọc). | 1 | null |
ALGOL (viết tắt từ ALGOrithmic Language) là một họ các ngôn ngữ lập trình máy tính bắt buộc được phát triển vào năm 1958. ALGOL ảnh hưởng lớn đến nhiều ngôn ngữ khác và là phương pháp tiêu chuẩn để mô tả thuật toán được Hiệp hội Máy tính (ACM) sử dụng trong sách giáo khoa và các nguồn học thuật cho đến khi các ngôn ngữ hướng đối tượng xuất hiện, trong hơn ba mươi năm. [2]
Theo nghĩa là cú pháp của hầu hết các ngôn ngữ hiện đại là "giống như Algol", [3] nó được cho là có ảnh hưởng nhất trong bốn ngôn ngữ lập trình cấp cao trong đó có ngôn ngữ đương đại: FORTRAN, Lisp và COBOL. [4 ] Nó được thiết kế để tránh một số vấn đề nhận thức với FORTRAN và cuối cùng đã phát sinh nhiều ngôn ngữ lập trình khác, bao gồm PL / I, Simula, BCPL, B, Pascal và C.
ALGOL đã giới thiệu các khối mã và các cặp bắt đầu... kết thúc để phân định chúng. Nó cũng là ngôn ngữ đầu tiên thực hiện các định nghĩa hàm lồng nhau với phạm vi từ vựng. Hơn nữa, đây là ngôn ngữ lập trình đầu tiên chú ý đến định nghĩa ngôn ngữ chính thức và thông qua Báo cáo Algol 60 đã giới thiệu mẫu BackusTHER Naur, một ký hiệu ngữ pháp chính thức cho thiết kế ngôn ngữ.
Có ba thông số kỹ thuật chính, được đặt tên sau những năm đầu tiên chúng được xuất bản:
ALGOL 58 - ban đầu được đề xuất gọi là IAL, cho ngôn ngữ đại số quốc tế.
ALGOL 60 - lần đầu tiên được triển khai dưới dạng X1 ALGOL 60 vào giữa năm 1960. Sửa đổi năm 1963. [5] [6]
ALGOL 68 - đã giới thiệu các yếu tố mới bao gồm mảng linh hoạt, lát cắt, song song, xác định toán tử. Sửa đổi năm 1973. [7]
ALGOL 68 về cơ bản khác với ALGOL 60 và không được đón nhận, do đó, nói chung "Algol" có nghĩa là ALGOL 60 và phương ngữ của chúng.
Lịch sử.
ALGOL được phát triển bởi một ủy ban của các nhà khoa học máy tính châu Âu và Mỹ trong cuộc họp năm 1958 tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich (ETH Zurich; xem ALGOL 58). Nó đã chỉ định ba cú pháp khác nhau: cú pháp tham chiếu, cú pháp xuất bản và cú pháp thực hiện. Các cú pháp khác nhau cho phép nó sử dụng các tên và quy ước từ khóa khác nhau cho các dấu thập phân (dấu phẩy so với dấu chấm) cho các ngôn ngữ khác nhau.
ALGOL được sử dụng chủ yếu bởi các nhà khoa học máy tính nghiên cứu ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu. Việc sử dụng nó trong các ứng dụng thương mại đã bị cản trở bởi sự vắng mặt của các cơ sở đầu vào / đầu ra tiêu chuẩn trong mô tả của nó và sự thiếu quan tâm đến ngôn ngữ của các nhà cung cấp máy tính lớn khác ngoài Tập đoàn Burroughs. ALGOL 60 tuy nhiên đã trở thành tiêu chuẩn cho việc xuất bản các thuật toán và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển ngôn ngữ trong tương lai.
Cây gia đình của triều đại ngôn ngữ lập trình Algol, Fortran và COBOL
John Backus đã phát triển phương pháp dạng bình thường Backus để mô tả các ngôn ngữ lập trình dành riêng cho ALGOL 58. Nó đã được Peter Naur sửa đổi và mở rộng cho ALGOL 60, và theo đề nghị của Donald Knuth đổi tên thành dạng Backus của Naur. [8]
Peter Naur: "Là biên tập viên của Bản tin ALGOL, tôi bị lôi cuốn vào các cuộc thảo luận quốc tế về ngôn ngữ và được chọn là thành viên của nhóm thiết kế ngôn ngữ châu Âu vào tháng 11 năm 1959. Trong khả năng này, tôi là biên tập viên của báo cáo ALGOL 60, được sản xuất là kết quả của cuộc họp ALGOL 60 tại Paris vào tháng 1 năm 1960. "[9]
Những người sau đây đã tham dự cuộc họp tại Paris (từ 1 đến 16 tháng 1):
Friedrich L. Bauer, Peter Naur, Heinz Rutishauser, Klaus Samelson, Bernard Vauquois, Adriaan van Wijngaarden và Michael Woodger (từ Châu Âu)
John W. Backus, Julien Green, Charles Katz, John McCarthy, Alan J. Perlis và Joseph Henry Wegstein (từ Hoa Kỳ).
Alan Perlis đã đưa ra một mô tả sống động về cuộc họp: "Các cuộc họp đã mệt mỏi, kết thúc và phấn khởi. Người ta trở nên trầm trọng hơn khi những ý tưởng tốt của một người bị loại bỏ cùng với những ý tưởng tồi tệ của người khác. 13 là tuyệt vời. "
ALGOL 60 đã truyền cảm hứng cho nhiều ngôn ngữ đi theo nó. Tony Hoare nhận xét: "Đây là một ngôn ngữ đi trước thời đại, nó không chỉ là một cải tiến so với những người tiền nhiệm mà còn gần như tất cả những người kế nhiệm nó." [10] Ngôn ngữ lập trình Scheme, một biến thể của Lisp đã thông qua khối này cấu trúc và phạm vi từ vựng của ALGOL, cũng đã sử dụng từ ngữ "Báo cáo sửa đổi về lược đồ ngôn ngữ thuật toán" cho các tài liệu tiêu chuẩn của nó để tỏ lòng tôn kính với ALGOL. [11]
Algol và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình [chỉnh sửa nguồn]
Như Peter Landin đã lưu ý, ngôn ngữ Algol là ngôn ngữ đầu tiên kết hợp các hiệu ứng mệnh lệnh liền mạch với phép tính lambda (gọi bằng tên). Có lẽ công thức thanh lịch nhất của ngôn ngữ là do John C. Reynold, và nó thể hiện tốt nhất sự thuần khiết cú pháp và ngữ nghĩa của nó. Algol lý tưởng hóa của Reynold cũng đưa ra một lập luận phương pháp thuyết phục về sự phù hợp của các hiệu ứng địa phương trong bối cảnh các ngôn ngữ gọi bằng tên, trái ngược với các hiệu ứng toàn cầu được sử dụng bởi các ngôn ngữ gọi theo giá trị như ML. Tính toàn vẹn về mặt khái niệm của ngôn ngữ khiến nó trở thành một trong những đối tượng chính của nghiên cứu ngữ nghĩa, cùng với Chức năng tính toán lập trình (PCF) và ML. [12]
Tính chất.
ALGOL 60 như được xác định chính thức không có cơ sở I / O; việc triển khai tự xác định theo cách hiếm khi tương thích với nhau. Ngược lại, ALGOL 68 cung cấp một thư viện rộng lớn các cơ sở chuyển tiếp (đầu vào / đầu ra).
ALGOL 60 cho phép hai chiến lược đánh giá cho việc truyền tham số: gọi theo giá trị chung và gọi theo tên. Gọi theo tên có tác dụng nhất định trái ngược với gọi theo tham chiếu. Ví dụ, không chỉ định tham số là giá trị hoặc tham chiếu, không thể phát triển thủ tục sẽ hoán đổi giá trị của hai tham số nếu tham số thực được truyền vào là một biến số nguyên và một mảng được lập chỉ mục bởi cùng một biến số nguyên đó [20] Hãy nghĩ đến việc chuyển một con trỏ để hoán đổi (i, A [i]) vào một hàm. Bây giờ mỗi lần hoán đổi được tham chiếu, nó được đánh giá lại. Nói i: = 1 và A [i]: = 2, vì vậy mỗi lần hoán đổi được tham chiếu, nó sẽ trả về kết hợp khác của các giá trị ([1,2], [2,1], [1,2], v.v.). Một tình huống tương tự xảy ra với một hàm ngẫu nhiên được truyền dưới dạng đối số thực tế.
Call-by-name được nhiều nhà thiết kế trình biên dịch biết đến với "thunks" thú vị được sử dụng để thực hiện nó. Donald Knuth đã nghĩ ra "thử nghiệm đàn ông hay con trai" để tách các trình biên dịch thực hiện chính xác "đệ quy và các tham chiếu không cục bộ". Bài kiểm tra này chứa một ví dụ về cách gọi theo tên.
ALGOL 68 được định nghĩa bằng cách sử dụng một hình thức ngữ pháp hai cấp độ được phát minh bởi Adriaan van Wijngaarden và mang tên ông. Các ngữ pháp Van Wijngaarden sử dụng một ngữ pháp không ngữ cảnh để tạo ra một bộ sản phẩm vô hạn sẽ nhận ra một chương trình ALGOL 68 cụ thể; Đáng chú ý, họ có thể thể hiện loại yêu cầu mà trong nhiều tiêu chuẩn ngôn ngữ lập trình khác được gắn nhãn "ngữ nghĩa" và phải được thể hiện bằng văn xuôi ngôn ngữ tự nhiên mơ hồ, và sau đó được triển khai trong trình biên dịch dưới dạng mã ad hoc gắn liền với ngôn ngữ chính thức trình phân tích cú pháp. | 1 | null |
Algol (Beta Per, β Persei, β Per), được biết với tên thông dụng là Demon Star, là một ngôi sao sáng trong chòm sao Anh Tiên. Nó là một trong những sao đôi che nhau nổi tiếng được biết, và cũng là một trong những ngôi sao biến quang (không phải nova) đầu tiên được phát hiện. Algol thật ra là một hệ ba ngôi sao (Beta Persei A, B, and C), trong đó ngôi sao lớn và sáng nhất là Beta Persei A thường bị che bởi ngôi sao Beta Persei B tối hơn. Do đó, cấp sao biểu kiến của Algol hầu như không đổi ở mức 2,1, nhưng thường giảm xuống mức 3,4 mỗi hai ngày, 20 giờ và 49 phút trong khoảng thời gian 10 giờ bị che nhau một phần. Một trường hợp che nhau khác ("cực tiểu thứ hai") khi sao sáng hơn che khuất sao mờ hơn. Sự che nhau thứ hai chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp quang điện. | 1 | null |
Kryptopterus cryptopterus (Cá trèn xanh hay Cá trèn đá) là một loài cá da trơn loài điển hình của chi Kryptopterus. Nó có thể được phân biệt với tất cả các đồng loại của nó, ngoại trừ loài mới được phân loài Kryptopterus geminus. Loài này phát triển đến chiều dài 14,6 cm (5,7 in).
Loài này được tìm thấy ở bán đảo Malaysia, Borneo và Sumatra. Mẫu vật từ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam trước đây được gán cho loài này được công nhận là một loài riêng biệt, K. geminus. K. cryptopterus có thể được phân biệt với K. geminus bởi đầu của nó rộng hơn, mõm ngắn hơn, vây hậu môn ngắn hơn và mắt hướng về bụng nhiều hơn. | 1 | null |
Cá thủy tinh đuôi đỏ (tên khoa học: "Prionobrama filigera") là một loài cá có nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon tại Nam Mỹ.
Dinh dưỡng.
Trong tự nhiên, loài cá này ăn chủ yếu là ấu trùng nước và động vật giáp xác. Trong một bể cá, chúng sẽ dễ dàng thích nghi với một chế độ ăn uống thực phẩm khô thương mại, nhưng được hưởng lợi từ nhiều loại thực phẩm bao gồm cả thức ăn tươi sống và đông lạnh như bo bo và trùn đất. | 1 | null |
Bãi bồi là bộ phận đáy thung lũng tương đối rộng và khá bằng phẳng, được bao phủ bằng lớp trầm tích aluvi hay bồi tích và chỉ bị ngập lụt vào mùa mưa lũ. Trong địa mạo học, bãi bồi được chia thành 2 bậc là bãi bồi thấp và bãi bồi cao. Bãi bồi thấp là thành phần thường xuyên bị ngập nước, còn bãi bồi cao chỉ ngập nước trong một số trường hợp nhất định như lũ, hay triều cường. Bãi bồi là một dạng địa hình đang trong quá trình bồi tụ và nâng cao lên. Trong một số trường hợp do hoạt động kiến tạo nâng lên hoặc do mực xâm thực cơ sở hạ thấp, bãi bồi không còn bị ngập nước thì được gọi là thềm. | 1 | null |
Bộ Cá đầu trơn (danh pháp khoa học: Alepocephaliformes, từ tiếng Hy Lạp: "a" = không; "lepos" = vảy; "kephale" = đầu), trước đây được coi là phân bộ Alepocephaloidei của bộ Argentiniformes hay siêu họ Alepocephaloidea của phân bộ Argentinoidei trong bộ Osmeriformes, là một nhóm cá biển sâu phổ biến rộng khắp toàn thế giới. Thông thường chúng sống ở độ sâu 200-4.000 m, với phần lớn các báo cáo cho thấy phạm vi đánh bắt được là 500–3.000 m, mặc dù một loài, như "Bathytroctes macrolepis" , từng được thông báo là ở độ sâu tới 5.850 m.
Lịch sử phân loại.
Các giả thuyết ban đầu liên quan tới các mối quan hệ bậc cao của nhóm cá đầu trơn gắn nhóm này với cá dạng cá trích (Clupeiformes), mặc dù các mối quan hệ được đề xuất chủ yếu dựa vào sự tương đồng bề ngoài và không có bất kỳ nhận dạng đặc trưng nào được đưa ra để hỗ trợ các quan điểm này. Sau đó, cá đầu trơn từng được gán với một vài dòng dõi Euteleostei khác, mặc dù chứng cứ về đặc trưng chia sẻ chung vẫn không có. Gosline (1960) gắn cá đầu trơn với Clupeiformes; tuy nhiên, trong Gosline (1969), ông thông báo rằng cá đầu trơn dường như là cá dạng ốt me (Osmeriformes) ‘với xác suất ít không thể nhất nhờ quá trình loại trừ’. Greenwood et al. (1966) đề xuất mối quan hệ gần của cá đầu trơn với Salmoniformes và sau đó Greenwood & Rosen (1971) đặt chúng trong phân bộ cá ốt me biển (Argentinoidei). Luận cứ của họ được hỗ trợ bởi cơ quan mang ngoài, một cấu trúc túi họng đặc biệt được coi là để lưu giữ hay xử lý thức ăn, thường được cho là quan sát thấy ở Argentinoidei và cá đầu trơn. Họ cũng nhận thấy giải phẫu xương đuôi của cá đầu trơn về cơ bản giống như của Argentinoidei ở dạng tiêu giảm.
Markle (1976) ủng hộ mối quan hệ gần của cá đầu trơn với Salmoniformes, trong khi Lauder & Liem (1983) và Johnson & Patterson (1996) đều theo Greenwood & Rosen (1971) . Begle (1991) nhận thấy rằng cá đầu trơn ‘là không thể nhất’ nếu coi là Osmeriformes và sau đó gắn Alepocephaloidei với Argentinoidei (Begle, 1992). Diogo (2008) ủng hộ mối quan hệ Argentinoidei-Alepocephaloidei dựa trên giải phẫu cơ. Ngược lại, các kiểu mẫu phát triển cá thể của sự phát triển lại không thành công trong việc tìm ra bất kỳ chứng cứ nào ngụ ý về mối quan hệ gần của cá đầu trơn với Argentiniformes) và các dữ liệu phân tử gần đây hỗ trợ mạnh cho mối quan hệ của Alepocephaliformes như là một nhánh của Otocephala, với mối quan hệ là nhánh chị em hoặc là với Clupeiformes hoặc là với Ostariophysi. Nghiên cứu năm 2008 của Lavoué et al. cho thấy mối quan hệ Alepocephaliformes–Ostariophysi là có thể hơn cả, mặc dù các kết quả mâu thuẫn liên quan tới việc xử lý các bộ dữ liệu gen ti thể và không đưa ra kết luận dứt khoát. Lavouéet al.(2008) cũng thấy rằng các chi trước đây gán cho các họ độc lập, như "Bathylaco" (Bathylaconidae trong Parr, 1948), "Bathyprion" (Bathyprionidae trong Marshall, 1966) và "Leptochilichthys" (Leptochilichthyidae trong Markle, 1976), lồng sâu trong phạm vi họ Alepocephalidae.
Nghiên cứu năm 2013 của Betancur và ctv đặt bộ Alepocephaliformes vào nhánh Alepocephali của riêng nó, trong phạm vi nhánh Ostarioclupeomorpha (= Otomorpha), bên cạnh các dạng cá trích (Clupeiformes) và Ostariophysi - nhóm cá nước ngọt đa dạng loài nhất.
Hiện tại người ta công nhận 2-3 họ với 33 chi và khoảng 140 loài.
Họ Platytroctidae chiếm vị trí cơ sở và là nhóm chị em với phần còn lại của bộ Alepocephaliformes. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng họ Bathylaconidae gồm 2 chi với 4 loài là không đơn ngành, với "Bathylaco" là chị em với phần còn lại của Alepocephaliformes trừ đi Platytroctidae, còn chi "Herwigia" lồng sâu trong họ Alepocephalidae, cũng giống như chi "Leptochilichthys", trước đây coi là một họ riêng là Leptochilichthyidae.
Đặc trưng.
Ngược với nhiều loại cá biển sâu khác, Alepocephaliformes có hình dạng cá "thông thường". Chiều dài của chúng trong khoảng 20–50 cm, chỉ vài loài nhỏ hơn, với loài lớn nhất dài tới 1 m. Alepocephaliformes không có vây béo và bong bóng. Vây lưng của chúng nằm phía sau tâm phần thân. Miệng to. Alepocephaliformes thường có màu sẫm (một vài loài sáng màu), trứng của chúng tương đối lớn. Hai xương đỉnh chia tách bởi xương trên chẩm. Phía sau xương thái dương không có khía răng cưa. Có sụn tia xương màng mang. Phần trên của nắp mang bị suy giảm. Xương khóa sau (postcleithrum), một xương của đai vai, chỉ có ở dạng vết tích. Không có xương da đuôi - các xương da mỏng có đôi, biến đổi từ vảy - nằm ở mặt lưng của xương đuôi.
Tác giả mô tả đầu tiên, Norman Bertram Marshall, đưa ra các đặc trưng sau đây cho bộ Alepocephaliformes:
Phát sinh chủng loài.
Quan hệ với các bộ/nhánh khác từng chứa một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al 2013):
Ghi chú: Các bộ từng là một phần của bộ Osmeriformes được đánh dấu *.
Biểu đồ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Alepocephaliformes: | 1 | null |
USS Zumwalt (DDG-1000) là một tàu khu trục lớp Zumwalt của Hoa Kỳ. Tàu được hạ thủy vào tối ngày 28/10/2013. Tàu khu trục Zumwalt được đặt theo tên của cố đô đốc hải quân trẻ tuổi nhất nước Mỹ Elmo "Bud" Zumwalt.
Khu trục hạm Zumwalt được thiết kế với dự kiến thay thế các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Việc chậm trễ trong quá trình đóng đã khiến chi phí đội lên gấp 3 lần, chi phí cho 3 tàu lớp Zumwalt ước tính khoảng 12,3 tỉ USD, cao hơn 37% so với con số 8,9 tỉ USD ban đầu. Chi phí đóng mỗi tàu lên đến 4,1 tỷ USD. Tính tổng chi phí nghiên cứu và phí phát sinh, dự án này được cho là tiêu tốn 22 tỉ USD.
Ban đầu Mỹ dự tính đóng 32 tàu loại này, tuy nhiên giá thành quá cao và gặp nhiều trục trặc kỹ thuật nên cuối cùng chỉ có 3 tàu được đóng. Do vậy, dù được tích hợp nhiều công nghệ mới nhưng USS Zumwalt được xem là một thiết kế không thành công. Tàu zumwalt cũng là một trong những tàu có thể phóng tên lửa với tầm xa nhất thế giới
Tính năng.
Lợi thế lớn nhất của USS Zumwalt là khả năng tàng hình. USS Zumwalt có hình dáng hoàn toàn khác với mọi tàu chiến thông thường, các cột ăng ten, đĩa radar và thiết bị viễn thông đều nằm khuất hoặc được bao bọc bên trong một cấu trúc nặng 900 tấn ở bên trên con tàu. Chiếc tàu chiến có trọng tải trên 14.000 tấn này được tuyên bố có độ bộc lộ radar chỉ bằng 1 tàu loại nhỏ, cự ly bị rada đối phương phát hiện giảm đi 2,5 lần so với tàu cùng kích cỡ. Zumwalt cũng được đánh giá là tàu mặt nước hoạt động yên tĩnh hơn cả các tàu ngầm hiện đại.
Tàu có chiều cao 32 m, thân tàu dài 182 m. Tàu có hệ thống máy tính và tự động hóa được trang bị với số lượng lớn, Zumwalt giúp tinh giảm số thủy thủ hoạt động trên tàu xuống còn 158 người, chỉ bằng một nửa so với các tàu khu trục phổ biến hiện nay.
Tàu Zumwalt chạy bằng động cơ điện. Tàu có thể tạo 78 megawatt điện. Tàu có hệ thống phát hiện tàu ngầm tiên tiến và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa dẫn đường.
Tàu được trang bị hệ thống 20 bệ phóng tên lửa Mk. 57 VLS, pháo cỡ nòng 155 mm và hai súng phòng không MK-110 cỡ 57 mm. Tàu có thể bắn tên lửa từ khoảng cách 100 dặm, tàn phá trực tiếp căn cứ quân sự bờ biển của đối phương. Nó còn được hỗ trợ bởi 1 máy bay trực thăng SH-60 Sea Hawk và 3 chiếc UAV MQ -8 Fire Scout.
USS Zumwalt mang được 90 tên lửa, ít hơn so với tàu khu trục lớp Arleigh Burke có thể mang theo 96 tên lửa, còn một tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga có thể mang 128 tên lửa có điều khiển.
Những điểm yếu trong thiết kế.
Ban đầu, Zumwalt dự kiến được trang bị pháo điện từ với tốc độ viên đạn bằng 7 lần tốc độ của âm thanh, đạt tầm bắn 300 km. Tuy nhiên khi chiếc tàu được chạy thử vào tháng 12/2015, không hề thấy khẩu súng ray này vì Mỹ vẫn chưa thể chế tạo được loại vũ khí này. Thay vào đó, tàu chỉ mang những khẩu pháo 155mm thông thường.
Thiết kế thân tàu Zumwalt ngược với kiểu thân tàu truyền thống, với phần thân rộng ở bên dưới và hẹp dần ở bên trên. Nhiều người lo ngại rằng kiểu thân tàu này không có độ ổn định như thân tàu truyền thống trong điều kiện biển động, thậm chí có thể gây lật tàu nếu bị sóng cao hơn 10m đánh trúng ở một số vị trí nhất định. Ngoài ra, so với thiết kế thân tàu truyền thống, nguy cơ lật tàu của kiểu thiết kế này cũng tăng nhanh hơn khi tăng độ cao của trọng tâm so với mực nước biển.
USS Zumwalt nếu rời xa sự yểm hộ của các tàu sân bay, thì nó vẫn dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt. Do kích thước khổng lồ của mình, dù được trang bị khả năng tàng hình song USS Zumwalt vẫn dễ bị đối phương phát hiện bằng ảnh vệ tinh
Vì thiết kế tàng hình nên lượng vũ khí mà USS Zumwalt có thể mang theo bị giảm đi so với tàu cùng kích cỡ. Con tàu không có năng lực phòng thủ trước các cuộc tấn công lớn bằng tên lửa đạn đạo, đây là một trong những lý do chính khiến hải quân Mỹ quyết định ngừng đóng thêm tàu loại này. Tổ hợp radar trên Zumwalt không hoạt động ở tần số thích hợp cho loại nhiệm vụ này. Đây là một điểm yếu lớn vì đánh chặn tên lửa đang là ưu tiên cao để đối phó với kho tên lửa đạn đạo lớn của Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Giá thành cao cộng với việc không phù hợp với yêu cầu tác chiến khiến cho kế hoạch đóng 32 tàu lớp này bị hủy bỏ, thay vào đó chỉ có 3 chiếc Zumwalt được đóng, Hải quân Mỹ dự định sẽ hiện đại hoá các tàu khu trục lớp arleigh burke Flight III
Đến cuối năm 2017, tàu USS Zumwalt vẫn lạc lõng trong hải quân Mỹ khi không được biên chế vào đơn vị cụ thể nào, thiếu vũ khí và không có nhiệm vụ rõ ràng. Việc thay đổi nhiệm vụ sang diệt hạm có thể thay đổi thực trạng này, vẫn chưa rõ những cải tiến nào sẽ được áp dụng. Nhưng ngày nay Hải quân Mỹ đang cố gắng phát triển các tên lửa hành trình tầm xa đặt trên Zumwalt nhằm để tận dụng khả năng tàng hình và tấn công từ xa. Hải quân Mỹ đang tích hợp các vũ khí siêu thanh và tên lửa tầm xa cho zumwalt. Đây là lợi thế lớn cho con tàu khi kết hợp khả năng tàng hình và tấn công tầm xa | 1 | null |
Giethoorn là một khu làng tại tỉnh Overijssel của Hà Lan. Làng nằm trong khu tự trị Steenwijkerland, cách khoảng 5km về phía Tây Nam Steenwijk.
Giethoorn vốn là một khu làng nằm trong một khu dân cư không xe hơi, là một trong những nơi được biết đến tại Hà Lan với biệt danh "Venice của phương Nam" hay "Venice của Hà Lan". khu làng trở nên nổi tiếng trong nước, đặc biệt từ sau 1958, khi nhà làm phim người Hà Lan Bert Haanstra làm vở hài kịch nổi tiếng mang tên "Fanfare" tại đó. Không có đường đi trong những khu vực xưa cũ của khu làng (ngày nay có đường dành cho xe đạp), và mọi hình thức giao thông chủ yếu bằng đường thủy, thông qua kênh đào. Các hồ tại Giethoorn hình thành từ những bãi đào than bùn.
Giethoorn thành lập bởi những người tị nạn đến từ vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1230. Giethoorn vốn là một khu tự trị biệt lập cho đến năm 1973, khu làng đã trở thành một phần của Brederwiede. | 1 | null |
Thẻ nhựa là loại sản phẩm mang nhiều ứng dụng, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay trên thị trường.
Ở thị trường Việt Nam, các loại thẻ nhựa ngày càng phổ biến và được ứng dụng khá rộng rãi như thẻ nhận diện, bằng lái xe, thẻ ATM, thẻ tín dụng/ghi nợ, thẻ viễn thông (thẻ SIM, thẻ điện thoại/internet trả trước…), thẻ thành viên/khách hàng thân thiết, thẻ VIP, khám sức khỏe, bảo hiểm, thẻ sinh viên…
Chúng có thể tích hợp nhiều chức năng trên một chiếc thẻ, ví dụ như kết hợp thẻ ra vào với thẻ ID, thẻ sinh viên kiêm thẻ ATM, thẻ quà tặng và thẻ trả trước, thẻ thành viên và thẻ tích điểm…
Hiện nay, trên thế giới phổ biến một số loại thẻ sau:
1. Thẻ trắng (Blank Card): Là loại thẻ chưa in và được làm từ chất liệu nhựa PVC theo kích thước chuẩn, thường được sử dụng cho công nghệ in nhiệt thông thường và cho các ứng dụng cần đến cá thể hoá nhiệt như in mã vạch, mã từ…
2. Thẻ CR80: Chính là chiếc thẻ tiêu chuẩn của thẻ tín dụng với kích thước thẻ (3 3/8" x 21/8" x.030)
3. Thẻ Combi (Combi Card): là thẻ thông minh được ứng dụng cả công nghệ "tiếp xúc"và "không tiếp xúc" trên 1 chiếc thẻ. Nó có cách thức giao tiếp kép, vừa giao tiếp bằngcách tiếp xúc (contact) với đầu đọc thẻ hoặc giao tiếp từ xa (contactless). Thẻ chỉ baogồm một con chíp thông minh vừa có bản mặt tiếp xúc vừa có ăngten.
4. Thẻ thông minh (Smart Card): Còn được gọi là thẻ Chip hoặcIC. Là thẻ nhựa có gắn vi Chip được sử dụng để lưu giữ thông tin hoặc những giao dịch của người dùng thẻ. Với kích thước giống như thẻ tín dụng nó có thể được gắn 1 hoặc 2 chip bán dẫn như các loại thẻ nhớ, thẻ bảo vệ thông tin hay thẻ vi xử lý.
5. Thẻ thông minh không tiếp xúc (Contactless Smart Card): Là thẻ thông minh cho phép trao đổi hoặc nhận dữ liệu bằng công nghệ tần số sóng (RF) để liên kết với một thiết bị đầu cuối tương thích mà không dùng sự tiếp xúc hoặc va chạm vật lý.
6. Thẻ thông minh tiếp xúc (Contact Smart Card): Là thẻ thông minh đòi hỏi phải có sự tiếp xúc vật lý với thiết bị đọc thẻ để trao đổi dữ liệu. Thông tin trên thẻ được trao đổi với đầu đọc thông qua các điểm tiếp xúc bất kỳ có trên thẻ.
7. Thẻ thông minh đa ứng dụng (Multi-applications Smart Card): Là thẻ thông minh vi mạch có thể dùng trong rất nhiều ứng dụng với dung lượng bộ nhớ lớn và khả năng xử lý như của máy vi tính với những điều kiện riêng về bảo mật.
8. Thẻ Chip (Chip Card): Là một tên gọi khác của thẻ thông minh. Nó là thẻ nhựa với một mạch tổ hợp nhúng có bộ nhớ và khả năng xử lý vi mô.
9. Thẻ IC (IC Card): Là thẻ sử dụng bước sóng gần với tổ hợp mạch bao quanh thẻ hoặc thẻ chip. Ngành công nghiệp ngân hàng có những điều khoản cụ thể về các loại thẻ này.
10. Thẻ từ (Magnetic Stripe Card): Là loại thẻ có dài từ kim loai trên bề mặt. Đây là công nghệ chuẩn cho các thẻ dùng trong ngân hàng (thẻ ATM, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ) và cho các ứng dụng khác.
11. Thẻ không từ (Non magnetic Card): Là thẻ mà không có dải từ trên bề mặt như thẻ nhận diện
12. Thẻ Cảm ứng (Proximity Card): Là loại thẻ không tiếp xúc. Dữ liệu của người dùng thẻ được tiếp nhận thông qua thiết bị tiếp xúc bề mặt mà không cần phải có sự tiếp xúc vật lý với thẻ và nó thường được ứng dụng trong quá trình kiểm soát ra vào. Thẻ được gắn một con chíp điện tử có chứa bộ nhớ và một ăng-ten (antenna) chạy ẩn vòng quanh thân thẻ cho phép chíp có thể giao tiếp "từ xa" được với đầu đọc thẻ trong phạm vi từ 5 cm đến 10 cm.
13. Thẻ Mifare (Mifare Card): Là thẻ thông minh không tiếp xúc chuẩn, được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 14443 Loại A
14. Thẻ nhận diện (ID Card): Là loại thẻ sử dụng bược sóng gần để xác nhận thông tin của người sử dụng hoặc phát hành thẻ. Tất cả những thẻ giao dịch tài chính cũng được gọi là thẻ nhận dạng.
15. Thẻ Hybrid (Hybrid Card): Là những chiếc thẻ được ứng dụng nhiều công nghệ như việc tích hợp mạch tổ hợp và dải từ trên thẻ.
16. Thẻ in sẵn thông thường (Pre-printed Card): Là một loại thẻ thường được thiết kế sẵn với những hình ảnh nhất định và không có thông tin chi tiết nào trên thẻ. Nó có thể có sẵn số nhận dạng chung cho một nhóm người sử dụng thẻ. Tuy nhiên thông tin riêng của người sử dụng thẻ có thể sẽ được thể hiện thông qua kỹ thuật cá thể hoá thẻ.
17. Thẻ chìa khoá (Key Card): Là thẻ nhựa được sử dụng để cho phép ra hoặc vào một khu vực nào đó. Thẻ này thường là thẻ từ hoặc thẻ cảm ứng tầm gần.
18. Thẻ thanh toán (Payment Card): Là thẻ được phát hành để chứng thực trong các giao dịch đầy đủ hoặc một phần của quá trình thanh toán hoá đơn. Nó có thể ghi nhớ các chi tiết của người chi và tự động ghi lại.
19. Thẻ Polycarbonate: Là những thẻ được sản xuất từ các nhóm vật liệu nhựa tổng hợp đặc biệt. Chúng có độ bền cao, nhẹ và mềm dẻo bởi những liên kết nhựa polymer kết hợp với các nhóm carbonate. Thẻ nhựa tổng hợp này bền hơn nhiều so với thẻ PVC vì thế giá thành của nó cũng đắt hơn. Đây cũng là loại thẻ lý tưởng cho các dự án chứng minh thư, hộ chiếu hay bằng lái xe. Những chiếc thẻ này có thể được áp dụng công nghệ cá thể hoá in khắc lazer để tăng khả năng chống làm giả.
20. Thẻ Hologram (Hologram Card): là thẻ nhận dạng có phủ lớp tạo ánh sáng 3 chiều như một biện pháp an ninh hữu hiệu để chống lại sự giả mạo và gian lận.
21. Thẻ cào (Scratch Card): Là loại thẻ được sản xuất với loại mực đặc biệt có thể cào để lấy thông tin về những con số hay lời nhắn.
22. Thẻ điều khiển truy nhập (Access Control Card): Là một loại thẻ nhựa được sử dụng để tiếp cận hoặc kiểm soát việc cho phép vào hoặc ra một khu vực giới hạn. Thông thường đây là loại thẻ từ hoặc thẻ gắn chip và thẻ tiếp xúc tầm gần có ảnh hoặc không có ảnh. Ví dụ như là thẻ nhận diện.
23. Thẻ RFID (RFID Card): Là thẻ cảm ứng cho phép kết nối giữa thẻ và thiết bị đọc thẻ bằng sóng radio.
24. Thẻ nhựa (Plastic Card): Là dạng ban đầu thông thường của tất cả các loại thẻ thanh toán bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ bảo đảm Séc.
25. Thẻ tín dụng (Credit Card): Là một loại thẻ tài chính mà người sử dụng phải tuân theo các điều khoản của tổ chức phát hành thẻ và khi thanh toán thì họ không cần phải hoàn trả khoản tiền đã sử dụng tức thời.
26. Thẻ ghi nợ (Debit Card): Là một loại thẻ tương tự thẻ tín dụng, nhưng nó có thể sử dụng để rút tiền từ tài khoản và chuyển tới một tài khoản khác. Nó có thể thay thế Séc và không có hệ thống liên kết như thẻ tín dụng.
27. Thẻ tài chính có tem đảm bảo (Financial Hologram Card): Là chiếc thẻ được sử dụng công nghệ tạo ảnh sáng 3 chiều với độ dày 30 mil. Đây là chiếc thẻ đạt tiêu chuẩn ISO như thử của MasterCard hay VISA.
28. Thẻ tài chính khác (Other Financial Card): Là các loại thẻ thông thường như thẻ ghi nợ, thẻ Séc hay thẻ ATM không sử dụng công nghệ tạo ảnh 3 chiều.
29. Thẻ khách hàng thân thiết (Loyalty Card): Thông thường được làm theo mẫu thẻ chuẩn CR80 với khả năng đếm thông tin ví dụ nó ghi lại số lần mua hàng cũng như giá trị sử dụng khi mua hàng lẻ trong các chương trình khuyến mại dành cho Khách hàng.
30. Thẻ chăm sóc sức khoẻ (Health Card): Là chiếc thẻ được sử dụng để lưu trữ các tiền sử về thể trạng hay các thông tin về bảo hiểm y tế của người sử dụng. Nó rất thông dụng tại Mỹ và thích hợp với hầu hết các công nghệ về y tế.
31. Thẻ hội viên (Member Card): Là loại thẻ do một tổ chức nào đó phát hành nhằm nhận diện các thành viên của mình.
lưu trữ trong giải từ hoặc mã vạch của thẻ. Nó thường được sử dụng như thẻ bán lẻ tại bàn hoặc quầy thanh toán.
32. Thẻ cộng điểm (Stored Value Card): Là loại thẻ dùng cho các giao dịch tài chính tại các cửa hàng bán lẻ khi mua hàng.
33. Thẻ Khuyến mại (Promotional Card): Là loại thẻ mà người sử dụng có thể được hưởng những quyền lợi đặc biệt như giảm giá, quà tặng…
34. Thẻ trả trước (Prepaid Card): Là loại thẻ dùng trong các thanh toán tại quầy thu ngân cho phép người giữ thẻ có thể mua hàng hoá hoặc dịch vụ thanh toán đến một giá trị nhất định. Nó không yêu cầu phải có quá trình nhận diện như một số loại thẻ thanh toán khác.
35. Thẻ nhớ (Memory Card): Là một loại thẻ thông minh. Nó còn được gọi là thẻ đồng bộ với bộ nhớ khoảng từ 256 bits hoặc 32 byte trở lên và nó được sử dụng như một thẻ lưu trữ thông tin hoặc nhận diện. Nó được điều khiển bởi một thuật toán cố định hơn là một bộ vi xử lý.
36. Thẻ nhận diện ảnh (Photo ID Card): Là thẻ nhận diện được có ảnh của chủ thẻ. Ảnh này có thể được in trực tiếp từ ảnh chụp hoặc ảnh đã qua xử lý điện tử.
37. Thẻ (Company Card): Là một dạng thẻ Khách hàng thân thiết dành cho các thương hiệu đối tác như một nhà từ thiện hay một tổ chức nới sẽ mang lại những lợi ích tài chính từ việc sử dụng thẻ.
38. Thẻ Mã vạch (Barcodes Card): Là một loại thẻ trên bề mặt được in các đường vạch thẳng với những nét dày mỏng khác nhau. Nó được sử dụng để in nhanh các dự liệu tự do vào đâu đó trên mặt trược hoặc sau của thẻ. Đó là một dãy các thanh hình chữ nhật cùng các khoảng trống được sắp xếp một cách có chủ định mà máy có thể đọc được theo tiêu chuẩn quốc tế đại diện cho những con chữ, những con số hay những biểu tượng ký hiệu mà con người có thể hiểu được.
39. Thẻ vi mạch (Microprocessor): Là một loại thẻ thông minh. Nó còn được gọi là thẻ không đồng bộ. Bộ nhớ của thẻ có thể từ 1 kylobyte lên đến 64 Kbytes và thích hợp cho việc lưu trữ, nhận diện, khởi tạo các file tuyệt mật hoặc kết hợp các tính năng trên.
40. Thẻ lệ phí (Charge Card): Là chiếc thẻ thanh toán có sẵn một tài khoản tín dụng tự động mà người sở hữu có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
41. Thẻ Séc bảo đảm (Gurantee Checques Card): Là thẻ được phát hành bởi ngân hàng hoặc các tổ chức xã hội với mục đích đảm bảo giá trị của tấm Sec tới một bên thứ 3 hoặc hỗ trợ việc thu tiền của những tấm Séc có giá trị đặc biệt tại những quỹ tài chính. Hầu hết những thẻ ghi nợ hoặc thẻ ín dụng đều có chức năng như một thẻ Séc bảo đảm như chức năng này (thẻ đa năng).
42. Thẻ giới hạn khu vực (City Card): Là một loại thẻ trả trước đa ứng dụng được sử dụng ở những khu vực nhất định.
43. Thẻ Company (Company Card): Là loại thẻ được phát hành cho 1 công ty để sử dụng cho nhân viên hoặc cho những giao dịch kinh doanh liên quan đến công ty đó (ví dụ như: hoạt động thu mua, thẻ cho phép tiếp cận khu vực giới hạn…
44. Thẻ Lazer quang học (Optical Lazer Card): Là một loại thẻ cầm tay có thể chủ động lưu trữ các thông tin theo một định dạng của mật độ dày các vạch hay dấu.
45. Ví điện tử (E-purse hay E-wallet): Là một loại thẻ thông minh với hình thức tiền điện tử (E-money). Nó thường được sử dụng cho những giao dịch giá trị thấp.
46. Thẻ nạp năng lượng (Fuel Card): Là chiếc thẻ được phát hành với mục đích đặc biệt và thường dùng cho các phương tiện giao thông để trả cho việc nạp nguyên liệu trong quá trình lưu thông.
47. Thẻ Java (JAVA Card): Là loại thẻ thông minh giúp hỗ trợ lập trình JAVA.
48. Thẻ quang học (Optical Card): Là thẻ mà các thông tin được lưu trữ trên dải quang học tương tự như đĩa CD.
49. Thẻ PCMCIA (PCMCIA Card): Là thẻ bước sóng ngắn hay sử dụng trong các tổ chức máy tính cá nhân. Nó được coi như là thẻ thông minh nhưng chứa các chip bán dẫn, có độ mỏng vật lý hơn thẻ thông minh và việc kết nối được thực hiện không thông qua phương thức tiếp xúc giao diện chuẩn thông thường.
50. Nhựa tổng hợp PVC: Là nguyên liệu chính cho việc sản xuất các loại thẻ nhựa khác nhau.
51. Thẻ cào nạp tiền điện thoại (Phone Card): Là thẻ có giá trị nhất định cho phép người sử dụng dùng số tiền trên thẻ thông qua một số PIN nằm dưới một lớp tráng bạc để bảo mật nạp vào thiết bị cầm tay và sử dụng. Đây là dạng thẻ cào.
52. Thẻ điện thoại (Telephone Card): Là loại thẻ dùng để thanh toán cước phí các cuộc gọi. Loại thẻ này thường là thẻ trả trước, thẻ tín dụng với những mức phí được quy định chung. Tuy nhiên hiện nay loại thẻ này đang ít được sử dụng do sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động và các thiết bị liên lạc kết nối Internet khác.
53. Thẻ nhớ mật mã (Protect Memory Card): Là loại thẻ yêu cầu phải có số PIN hoặc mãsố PIN hoặc mã số bí mật trước khi tiếp cận các dữ liệu được lưu trong bộ nhớ của thẻ.
Trong khi ngành công nghiệp thẻ trên thế giới đã vững mạnh với nhiều nhà cung cấp thẻ và các thiết bị phát hành, ứng dụng thẻ lớn như Datacard (Mỹ), Gemalto (Hà Lan); Obethur (Pháp); DNP (Nhật Bản)… thì ở Việt Nam, ngành công nghiệp thẻ vẫn còn non trẻ và quy mô chưa lớn. Hiện nay chỉ có một số nhà cung cấp và sản xuất thẻ như MK Smart, ProCard, VietCard, Thái Hòa, Trường Khang,… trong đó nổi bật là công ty MK Smart với nhà máy sản xuất thẻ duy nhất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế với các chứng nhận từ Visa, MasterCard và GSMA.
54. Thẻ tích điểm (Very Important Person Card): Là loại thẻ được sử dụng thông qua mỗi lần mua hàng hóa, dịch vụ tại đơn vị, khách hàng sẽ nhận được một giá trị điểm nhất định dựa trên hệ thống tính điểm của cửa hàng tính vào thẻ tích điểm. Khi đạt điểm ngưỡng theo quy định, khách hàng sẽ sử dụng thẻ tích điểm để được hưởng các chính sách ưu đãi mà người mua hàng bình thường không có.
Tham khảo.
In thẻ từ TPHCM | 1 | null |
Daniel Jarque (tên đầy đủ: Daniel Jarque i González, 1 tháng 1 năm 1983 – 8 tháng 8 năm 2009) là cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha. Anh từng chơi cho đội RCD Espanyol.
Tiểu sử.
Anh sinh ra tại thành phố Barcelona, Calatonia và là một cầu thủ tài năng từ câu lạc bộ bóng đá Espanyol. Anh đã trở thành thần tượng số 2 (chỉ sau Lionel Messi) của người hâm mộ La Liga và đặc biệt là cổ động viên Espanyol.
Sự nghiệp cầu thủ.
Anh là một cầu thủ của giới truyền thông bóng đá Espanyol khi anh còn trẻ. Anh đã bắt đầu sự nghiệp cầu thủ vào ngày 20 tháng 10 năm 2002, trong trận đấu giữa Espanyol và Recreativo de Huelva trong mùa giải 2002–03.
Mùa giải 2006–07, sau khi gia hạn hợp đồng đến năm 2009, Jarque đã thi đấu 14 trận trong khuôn khổ UEFA Europa League. Đặc biệt là Espanyol đã vào hẳn trận chung kết gặp Sevilla. Nhưng đội bóng của anh lại để tuột mất chức vô địch vào tay đối thủ sau khi thua trên chấm 11 m.
Mở đầu mùa giải 2009–2010, anh được bầu làm đội trưởng của Espanyol dưới sự nhiệt tình của các cổ động viên xứ Catalia. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau khi làm đội trưởng thì vào ngày 8 tháng 8 năm 2009, anh đã qua đời khi đang trong chuyến du đấu ở Coverciano, Firenze, Ý do bị đau tim.
Nhưng may mắn cho Espanyol là sau khi Jarque qua đời, Raúl Tamudo đã thay thế anh đeo băng đội trưởng của Espanyol
Nguyên nhân dẫn đến cái chết.
Theo một số tờ báo thể thao trực tuyến Tây Ban Nha, Jarque đã qua đời trong một khách sạn ở thành phố Coverciano, Florence, Ý khi anh đang nói chuyện với bạn gái anh (mang thai 7 tháng). Sau khi biết Jarque bất tỉnh thì chị đã gọi điện cho đồng đội của anh xem có chuyện gì xảy đến với anh. Nhưng sự tình thì đã quá muộn.
Sau khi qua đời.
Ngày 15 tháng 8 năm 2009, đồng đội cũ của Jarque trong màu áo U-21 Tây Ban Nha là Cesc Fàbregas đã có một cú đúp cho Arsenal trong chiến thắng 6–1 trước Everton và sau khi ăn mừng chiến thắng đó, Cesc Fàbregas đã không quên tưởng nhớ anh bằng hành động giơ chiếc áo Arsenal có in số 21 và Jarque ở phía trên số 21 ấy trước mặt các cổ động viên của Arsenal.
Ngày 23 tháng 9 năm 2009, bạn gái anh đã hạ sinh một con gái tên là Martina Jarque. Và cũng tại thời điểm này, Espanyol đã đánh bại Malaga với tỉ số 2–1 và tiền đạo ấn định tỉ số đó là Iván Alonso. Sau khi ghi bàn, Alonso giơ hai tay hình số 21 và coi đó là lời chúc mừng sự chào đời của bé Martina và cũng là niềm nhớ tiếc đối với người cha của bé.
Trong trận chung kết FIFA World Cup 2010 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, Andrés Iniesta ghi bàn ở phút thứ 116 và anh đã cởi áo ăn mừng và lộ chiếc áo Mayo trắng với dòng chữ "Dani Jarque Siempre con nosotros" tạm dịch là " Dani Jarque sẽ sống mãi trong chúng tôi"
Ngày 1 tháng 7 năm 2012, sau khi Tây Ban Nha giành chức vô địch Euro 2012, Cesc Fàbregas mặc một chiếc T-shirt trong lễ trao giải vô địch để tưởng niệm cái chết của Jarque. | 1 | null |
"City of Angels" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Thirty Seconds to Mars trích từ album phòng thu thứ tư "Love, Lust, Faith and Dreams". Ca khúc do giọng ca chính Jared Leto sáng tác kiêm vai trò đồng sản xuất với Steve Lillywhite. "City of Angels" lấy cảm hứng từ trải nghiệm của Leto về cuộc sống ở thành phố Los Angeles bên gia đình, cùng với những ảnh hưởng từ nền văn hóa nơi đây. Mang đậm chất liệu synthrock và phong cách âm nhạc từ những năm 1980, bài hát là một ví dụ tiêu biểu cho tính muôn dạng và phá cách của album. Ban nhạc phát hành "City of Angels" dưới dạng đĩa đơn quảng bá vào ngày 30 tháng 7 năm 2013 tại Hoa Kỳ, đồng thời cũng phổ biến trên các đài phát thanh âm nhạc đương đại ở châu Âu vào ngày 25 tháng 10 năm 2013. Ban nhạc còn phát hành một phiên bản piano của ca khúc với định dạng nhạc số vào tháng 7 năm 2014.
"City of Angels" đón nhận nhiều lời tán dương từ các nhà phê bình âm nhạc, phần lớn họ đánh giá cao quá trình sáng tác, lời bài hát và phong cách mà Leto trình diễn. Sau khi phát hành album "Love, Lust, Faith and Dreams", ca khúc đã xuất hiện ở nửa cuối bảng xếp hạng UK Rock Charts. Khi phát hành dưới dạng đĩa đơn, "City of Angels" tiếp tục lọt vào bảng xếp hạng này và vươn lên vị trí số 21, đồng thời giành hạng 8 trên bảng xếp hạng Alternative Songs tại Hoa Kỳ. Bài hát cũng có những thành công nhất định trên một số thị trường quốc tế nhờ doanh số tải album kỹ thuật số.
Chính Jared Leto là nhà đạo diễn video âm nhạc cho ca khúc, trong đó một số nhân vật đã được ba thành viên của Thirty Seconds to Mars mời tham gia để cùng chia sẻ góc nhìn cá nhân của họ về thành phố Los Angeles. Các nhà phê bình đánh giá cao video này bởi sự dung dị và gắn kết với thông điệp của bài hát. Video sau đó đã nhận Giải thưởng Âm nhạc Loudwire cho Video nhạc rock xuất sắc nhất và nhận đề cử ở hạng mục Quay phim xuất sắc nhất tại lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2014. Thirty Seconds to Mars còn trình diễn ca khúc bằng piano tại lễ trao Giải thưởng Âm nhạc iHeartRadio năm 2014. Ca khúc cũng góp mặt trong danh sách tiết mục ở hai chuyến lưu diễn Love, Lust, Faith and Dreams Tour và Carnivores Tour của ban nhạc.
Thu âm và cảm hứng.
"City of Angels" do giọng ca chính Jared Leto sáng tác kiêm nhà đồng sản xuất ca khúc cùng với Steve Lillywhite – nhà sản xuất từng cộng tác với Thirty Seconds to Mars trong quá trình thu âm album thứ ba, "This Is War" (2009). "City of Angels" do Jamie Reed Schefman xử lý kĩ thuật âm thanh, Serban Ghenea hòa âm, còn John Hanes đảm nhận phần phối khí tại phòng thu Mixstar Studios ở thành phố Virginia Beach, bang Virginia. Khi thu âm tại Trung tâm Phát triển Nghệ thuật và Khoa học Âm thanh Quốc tế ở Los Angeles, Howie Weinberg và Dan Gerbarg là những người xử lý hậu kì cho bài hát tại phòng thu Howie Weinberg Mastering Studio. Thirty Seconds to Mars đã ra mắt sáu bài hát từ album phòng thu thứ tư "Love, Lust, Faith and Dreams," trong đó có cả ca khúc "City of Angels" trong một buổi nghe thử ở phòng thu Electric Lady Studios tại thành phố New York vào ngày 14 tháng 3 năm 2013. Shannon Leto còn tiết lộ rằng đây là bài hát đầu tiên mà nhóm viết nhạc cho album và tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện.
Trong lúc sáng tác "City of Angels", Leto đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Los Angeles cũng như được truyền cảm hứng về mối quan hệ gắn bó khăng khít của anh với thành phố này. Anh giải thích rằng chính khát vọng theo đuổi niềm đam mê ở Los Angeles đã dẫn anh đến "một mối quan hệ vừa yêu vừa ghét" với thành phố. Leto phát biểu trên tạp chí "Interview", "bài hát này nói về những con người đến với "Thành phố của những Thiên thần" (City of Angels) để được sống với ước mơ của chính bản thân mình và biến chúng trở thành sự thật. Nó nói về cách họ nhận được giúp đỡ bởi những người họ gặp trong thành phố"–"bạn biết đấy, một nhóm mọi loại người cùng nhau tập hợp để trở thành cộng đồng của những kẻ bị ruồng bỏ, những kẻ cô lập, kẻ dị biệt hay những người nghệ sĩ. Bài hát này nói về việc chuyển đến một nơi để có thể làm nên những điều khác biệt và cả những điều đặc biệt".
Sáng tác và chủ đề.
"City of Angels" là một ca khúc synthrock với các ảnh hưởng và nhạc tố từ dòng nhạc thể nghiệm. Bài hát mở đầu bằng một khúc nhạc dạo và âm thanh synthesizer "nhẹ nhàng sâu lắng". Kế tiếp đó là một loạt tiếng trống bao gồm cả trống taiko rồi lại chuyển thành giai điệu piano. Sau phiên khúc đầu tiên, phần điệp khúc tiếp nối với lời hát của Leto, "Lost in the City of Angels/ Down in the comfort of strangers/ I found myself in the fire burned hills/ In the land of a billion lights". Ở đoạn bridge, anh tô điểm câu hát của mình bằng kĩ thuật crescendo khẳng định rằng "I am Home". Sau điệp khúc cuối cùng, ca khúc đạt đến cao trào bằng một đợt trống nặng liên hồi. Cây bút Emily Zemler từ tạp chí "Billboard" lấy "City of Angels" làm ví dụ về trạng thái muôn màu và sự trải nghiệm trong album "Love, Lust, Faith and Dreams". Cô mô tả bài hát là "một ca khúc rung động và tinh tế, sử dụng nhịp đập nổ điện tử mới lạ nhiều hơn chất liệu nhạc rock thuần túy của ban nhạc".
Trong một bản ghi nghe trước, Jeff Benjamin từ Fuse công nhận các ảnh hưởng thập niên 1980 đã tạo nên tiếng vang lớn trong suốt ca khúc và nhấn mạnh rằng "tiếng hard rock guitar và bộ gõ đã vang lên chói tai trong phần hợp xướng". Cây bút Sarah O' Hara trong lúc nhận xét "Love, Lust, Faith and Dreams" đã so sánh ca khúc với "Kings and Queens", một bài hát có cấu trúc tương tự trong "This Is War" với ít các phiên khúc và không khí chậm rãi xây dựng theo phần điệp khúc. Trong một cuộc phỏng vấn cho "Loudwire", Leto đã miêu tả "City of Angels" là "một bài hát rất riêng tư nói về một địa điểm đặc biệt". Anh nói, "Nó là câu chuyện về anh trai tôi và tôi cùng nhau đi đến Los Angeles để biến ước mơ thành sự thật. Nó là một bức thư tình gửi đến vùng đất tươi đẹp và kì lạ ấy". Sau đó Leto giải thích rằng ca khúc có thể ám chỉ đến bất kì nơi nào mà một người [có thể] đến để hiện thực hóa ước mơ của riêng anh/cô ấy. Cây bút Mary Ouellete viết cho "Loudwire" thì thấy rằng ca khúc "kể một câu chuyện mê hoặc về việc tìm kiếm sự an nhàn khi gọi thành phố Los Angeles là nhà".
Phát hành.
Tại Hoa Kỳ, "City of Angels" được gửi đến các đài phát thanh nhạc rock dưới dạng đĩa đơn quảng bá từ album "Love, Lust, Faith and Dreams" vào ngày 30 tháng 7 năm 2013. Sau khi phát hành, ca khúc ra mắt ở hạng 47 trên bảng xếp hạng Rock Airplay và giành thứ hạng cao nhất — vị trí số 18 trên bảng xếp hạng này vào 23 tháng 11 năm 2013. Bài hát còn xếp thứ 40 trên bảng xếp hạng Alternative Songs và trở thành một "Hot Shot Debut". Cuối cùng đĩa nhạc vươn lên vị trí thứ 8 vào ngày 9 tháng 11 sau 20 tuần trụ vững trên bảng xếp hạng. Ngày 16 tháng 11, ca khúc ra mắt trên Hot Rock Songs ở vị trí 39 và giành hạng 31 trong tuần kế tiếp. Tháng 3 năm 2014, iTunes Store đã cho phép tải miễn phí bài hát "City of Angels" trong một thời gian giới hạn ở thị trường Bắc Mỹ. Ban nhạc còn phát hành một phiên bản acoustic của bài hát cho album nhạc phim "Dallas Buyers Club" (2013), bộ phim do chính Jared Leto tham gia diễn xuất. Một phần số tiền từ doanh thu bán hàng đã được trao tặng cho Quỹ toàn cầu của tổ chức từ thiện cứu trợ đại dịch AIDS mang tên Product Red.
"City of Angel" đã có tác động lớn đến radio đại chúng ở châu Âu vào tháng 10 năm 2013 sau khi phát hành "Do or Die". Ở Phần Lan, ca khúc xếp thứ 83 trên bảng xếp hạng của quốc gia này ngày 24 tháng 11. Một tuần sau, bài hát đã nhảy vọt lên vị trí số 69 và giành hạng 32 vào ngày 22 tháng 11. Cũng trong tháng đó ca khúc còn xếp số 92 ở Đức và giành vị trí cao nhất"–"hạng 31 ở Ý. "City of Angel" còn đạt vị trí số 69 trên bảng xếp hạng Ultratip tại vùng Flemish của Bỉ ngày 14 tháng 11. Ngày 27 tháng 1 năm 2014 đĩa nhạc đứng hạng 74 tại Croatia, trong khi ra mắt tại bảng xếp hạng quốc gia Cộng hòa Séc ở vị trí 91 vào tuần cuối ngày 23 tháng 3 và tăng lên xếp thứ 87 ngày 18 tháng 5. Tại Ba Lan, LP3 xếp "City of Angel" ở vị trí số 38 và vươn lên số 28 vào ngày 21 tháng 4; sau đó giành chứng nhận Vàng và tiêu thụ hơn 10.000 bản. Tại Bồ Đào Nha, "City of Angel" giành thứ hạng cao nhất"–"vị trí số 17 vào tháng 6 năm 2014, bài hát tiếp tục được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm nước này (AFP) trao chứng nhận Vàng với hơn 10.000 bản đã bán ra trên khắp nước này. Một phiên bản phối khí lại ca khúc của nhà sản xuất nhạc người Đức Markus Schulz từng được bày bán dưới dạng nhạc số vào tháng 6 năm 2014.
Polydor Records phát hành "City of Angels" tại Anh Quốc vào ngày 2 tháng 12 năm 2013. Dù ca khúc từng lọt vào bảng xếp hạng UK Rock Chart khi "Love, Lust, Faith and Dreams" mới chỉ phát hành được một tuần; nhưng sau đó bài hát đã tái xuất ở bảng xếp hạng này sau khi ban nhạc phát hành đĩa đơn riêng và giành vị trí cao nhất"–"hạng 21. Vào 7 tháng 4 năm 2014, đĩa nhạc cũng mới góp mặt tại bảng xếp hạng ARIA Charts với vị trí 93. Một phiên bản piano của ca khúc được phát hành dưới dạng kĩ thuật số vào tháng 7 năm 2014.
Đánh giá chuyên môn.
"City of Angels" đón nhận đông đảo lời khen ngợi từ giới phê bình âm nhạc. Dan Slessor viết cho tờ "Alternative Press" gọi đây là ca khúc nổi bật nhất từ album và cảm thấy bài hát "hấp dẫn từ đầu đến cuối, việc kiến tạo từ mở màn thanh tao đến cao trào hoành tráng với đỉnh cao là đợt trống dồn dập". Stephen Thomas Erlewine từ Allmusic cũng ca ngợi nhạc phẩm là một điểm sáng nổi bật của album. Rick Pearson viết cho tờ "Evening Standard" thì thừa nhận ảnh hưởng từ U2 và khen ngợi giọng ca của Leto. Còn Markos Papadatos từ Digital Journal nói rằng "City of Angels" đã chứng minh Leto là một trong những ca sĩ kiêm nhạc sĩ xuất sắc nhất thuộc thể loại rock hiện đại. Johan Wippsson từ nhật báo "Melodic" đã lựa chọn ca khúc làm điểm nhấn của album "Love, Lust, Faith and Dreams" và ca ngợi bài hát với "phần điệp khúc cao ngạo và khoa trương".
Nhà báo John Gentile từ tạp chí "Rolling Stone" bị ấn tượng trước "City of Angels", ông nhấn mạnh rằng ca khúc được xây dựng theo âm lượng và độ phức tạp cho đến khi Leto "hét gần vỡ phổi". Sau khi xem lại các phiên bản piano của ca khúc, Gentile nhận định rằng "bài hát ban đầu tập trung vào tiếng piano đầy tinh tế cho đến khi Leto phát ra tiếng thở dài nhẹ nhàng và quay trở lại câu chuyện về quyết định của anh khi chuyển tới Los Angeles và những ngày đầu tiên đặt chân tại đó". Ông còn viết, "bài hát thăng rồi lại trầm cho đến tận cùng, nó ngừng lại bằng một tiết tấu nhanh và rồi Leto bất ngờ thốt lên: "I am Home!. Alex Lai từ báo điện tử "Contactmusic" thì chấm ca khúc bài đánh giá tích cực, anh cho rằng "khí chất hoạt bát của ban nhạc bị tiết chế hơn" khi chuyển qua "phong cách arena rock của U2" và Leto cũng đổi thành tông giọng trầm. Lai mô tả nhạc phẩm là "một bài ca về tình yêu đích thực dành cho thành phố Los Angeles với những tình cảm rất chân thật". Alternative Addiction đã xếp hạng "City of Angels" ở vị trí thứ 11 trong danh sách 100 bài hát hay nhất năm 2014.
Kaitlyn Hodnicki viết cho tạp chí "Stature" ghi nhận sự thân mật thể hiện đặc trưng trong "City of Angels" dù nó có tính chất ca ngợi. Cô coi đó là "một bước tiến lớn trong sự nghiệp sáng tác bài hát của Leto", cho rằng lời hát "bộc lộ bản chất trưởng nhóm đôi khi bí ẩn này" khi anh bày tỏ lòng tôn kính đến Los Angeles. Cô cũng cảm nhận rằng "Tình yêu mà Leto dành cho U2 là không hề bí mật và anh đã thể hiện tình yêu chan chứa đó qua bài hát này với đàn piano, âm thanh điện tử, giọng hát và cả tiếng trống hòa quyện một cách mượt màng". Trong một đánh giá trái chiều khác, John Watt từ Drowned in Sound lại ví nhạc phẩm là "một bài ca soft-rock như phiến đá vô hồn". Brent Faulkner từ PopMatters lại viết rằng ca khúc "không đến nỗi quá tệ, tràn đầy những ý niệm thanh tao và nhạc trống trập trùng". Còn Chris Maguire viết cho AltSounds còn chỉ trích những ảnh hưởng của U2 thể hiện đặc sệt trong ca khúc, trong khi Andy Baber từ MusicOHM lại gọi bài hát là "một bản ballad cổ lỗ sĩ" khiến Thirty Seconds to Mars trở thành một "love-them-or-hate-them band".
Video âm nhạc.
Phát triển.
Tháng 8 năm 2013, Jared Leto thông báo với MTV News rằng anh đang trong quá trình chuẩn bị ghi hình một bộ phim ngắn cho "City of Angels". Tuy không tiết lộ quá nhiều về cấu trúc video âm nhạc này, nhưng anh có nói: "Đây sẽ là một video giàu mãnh lực, tràn đầy xúc cảm và chắc chắn phải có gì đó thật đặc biệt. Quá trình làm phim bắt đầu từ 16"–"17 tháng 8 tại Los Angeles với bối cảnh xung quanh là nhiều đá tảng nguyên khối cùng những bức bích họa. Leto đã gặp gỡ ba thành viên Thirty Seconds to Mars để cùng chia sẻ cách nhìn của họ về thành phố Los Angeles. Đồng thời anh cũng tuyển các diễn viên thủ vai Michael Jackson và Marilyn Monroe tựa như những người vô gia cư trong lúc sản xuất video. Sau khi quay xong đoạn phim, Leto đã chia sẻ cảm hứng của anh ở hậu trường video, "Kể chuyện là một phần quan trọng trong công việc của tôi, vì vậy đó là điều rất tự nhiên và thoải mái. Tôi nghĩ như vậy vì do tôi đã tự mình hoàn thành tất cả các cuộc phỏng vấn"–"tôi đã nói chuyện cùng các nghệ sĩ đồng nghiệp và họ cũng cảm thấy thực sự thoải mái như vậy. Họ cũng chia sẻ một phần bản thân mà chúng ta thường không đề cập tới." Phông nền từ bài hát kèm theo lời nhạc ghi lại trên đỉnh đồi Hollywood được sử dụng trong một đoạn của video ngắn khi hình ảnh Leto ca hát tương phản với cảnh hoàng hôn Los Angeles.
Bộ phim ngắn này do Emma Ludbrook sản xuất, đồng thời do Allan Wachs và Jared Leto làm đạo diễn. Dù được quảng cáo dưới cái tên "Bartholomew Cubbins Film" (biệt hiệu lâu năm của Leto), "City of Angels" là dự án đầu tiên mà Leto giữ vai trò chỉ đạo chính. Anh giải thích, "Đây là lần đầu tiên tôi làm dự án như thế này. Tôi đã từng sử dụng nhiều cái tên khác nhau, nhưng nó đơn thuần chỉ là chuyện cá nhân mà thôi. Tôi nghĩ rằng ký cái tên này lên video là điều thích hợp." Cộng tác viên cũ của nhóm Devid Levlin giữ vai trò đạo diễn hình ảnh. Leto, Benjamin Entrup và Mischa Meyer đảm nhận vai trò dựng phim. Bộ video có các bình luận từ nhiều vị khách mời nổi tiếng như Kanye West, Christopher Lloyd Dennis, Juliette Lewis, Heather Levinger, Haywood, Lindsay Lohan, Olivia Wilde, Steve Nash, Ashley Olsen, Lily Collins, James Franco, Selena Gomez, Alan Cumming, Anthony Warfield, Jovan Rameau, Holly Beavon, Shaun White, Corey Feldman và Yosh. "City of Angels" còn đánh dấu lần hợp tác thứ hai của Thirty Seconds to Mars với Kanye West kể từ lần đầu tiên hai bên cùng làm việc trong ca khúc "Hurricane 2.0" năm 2010.
Phát hành.
Video âm nhạc của "City of Angels" ra mắt vào 12 tháng 10 năm 2013 khi Thirty Seconds to Mars đang lưu diễn ở sân khấu Hollywood Bowl. Chương trình được phát sóng trên toàn thế giới trên Internet thông qua nền tảng trực tuyến VyRT. Sau buổi công chiếu, Mary Bonney từ "LA Music Blog" dự đoán video này "chắc chắn sẽ được khán giả đánh giá rất cao qua phông nền của một thành phố hết sức thơ mộng và cuốn hút". Và sau đó, Thirty Seconds to Mars đã tung một teaser xem trước của video âm nhạc vào ngày 28 tháng 10. Ngay hôm sau, video chính thức ra mắt trên nền tảng Vevo, bắt đầu bằng một đoạn video lời hát từng trình chiếu vào ngày 23 tháng 8. Vài tháng sau, ban nhạc tiếp tục đăng tải các buổi phỏng vấn cá nhân trước đó, gồm có Kanye West, James Franco và Selena Gomez.
Theo lời phát biểu trên báo chí, Jared Leto đã giải thích ý nghĩa đằng sau video âm nhạc rằng: "'City of Angels' là một bộ phim ngắn về vùng đất hoang dã, kì lạ và tuyệt vời này"–"Los Angeles, California. Thành phố đã để lại dấu ấn riêng trong trí tưởng tượng của thế giới; đó là nơi mà những giấc mơ đều có thể trở thành sự thật. Tôi thực hiện bộ phim ngắn này để có thể chia sẻ cảm nghĩ cá nhân về thành phố vô cùng đặc biệt đây và bộc bạch cùng những người khác về sự nghĩ suy đó. Những ý nghĩ của tôi không chỉ dành riêng cho thành phố này mà còn tập trung nhiều hơn đến những cư dân sống ở đó". Anh còn cho biết thêm, "Tác phẩm là một câu chuyện kể về niềm hy vọng và ước mơ. Đó là câu chuyện về những người có thể làm những việc bất khả thi, dù cho đó có là Kanye West, James Franco hay một đứa trẻ đang rong ruổi trên những con phố của Đại lộ Hollywood. Tác phẩm còn là một câu chuyện về sự sống còn và những điều cần thiết để chúng ta có thể trở thành con người mà mình thực sự mong muốn".
Nội dung.
Video âm nhạc bắt đầu bằng cảnh độc thoại của Kanye West khi anh liên tưởng đến các cảnh vật và con người gắn liền với Los Angeles, bao gồm ngôi sao điện ảnh James Dean, doanh nhân Howard Hughes cũng như những công trình kiến trúc, Walt Disney và biểu tượng sex Marilyn Monroe. Kế tiếp là một loạt các bình luận từ một số cư dân tâm sự về sợi dây tâm giao với Los Angeles, xen kẽ cùng góc quay một số địa danh biểu tượng của thành phố. Từ Đồi Hollywood tới Đại lộ Hollywood, video ghi lại những nỗ lực chiến đấu của các nghệ sĩ từ khi vô danh ngoài đường phố cho đến khi nổi tiếng trên màn bạc.
Một người đàn ông vô gia cư tên Haywood đã mở màn, "Tôi không biết đó là thành phố của những thiên thần, tôi nghĩ nó là những thiên thần lạc lối, một thành phố của những linh hồn lạc lối." Tomo Miličević tiếp tục giải thích, "Đó là nơi tôi đến và biến ước mơ thành sự thật". Jared Leto thừa nhận, "Tôi sẽ chẳng là gì nếu như không có thành phố này", trong khi Sannon chia sẻ, "Tôi đã đến đây và tìm thấy cuộc đời mình". Kanye West cũng thừa nhận cảm xúc mâu thuẫn về Los Angeles, nơi mẹ anh qua đời và con gái anh sinh ra. Hồi tưởng lại ấn tượng đầu tiên về thành phố, Olivia Wilde kể, "Tôi nghĩ đó là nơi huyền diệu nhất mà tôi từng đặt chân tới. Đó thực sự là một miền đất hứa". Sau những tâm sự tiếp nối, ca khúc "City of Angels" bắt đầu vang lên, với hình ảnh ban nhạc Thirty Seconds to Mars biểu diễn hết mình trên đỉnh Đồi Hollywood và đưa mắt hướng nhìn toàn thành phố.
Video nhạc bắt đầu hiện lên các clip của Marilyn Monroe, James Dean và Elizabeth Taylor trước khi nền nhạc bỗng dừng lại với sự xuất hiện của Christopher Lloyd Dennis, một người đóng giả Superman tuyên bố rằng, "Hollywood là miền đất của những giấc mơ. Đồng thời đó cũng là nơi những giấc mơ bị vỡ mộng". Jovan Rameau, người giả vai Michael Jackson nói về câu chuyện đến Hoa Kỳ trên một chiếc thuyền khi còn là người Haiti tị nạn với hi vọng có được Giấc mơ Mỹ. Tiếp sau ông là lời thú nhận từ một số nhân vật, trong đó có một người đàn ông yếm thế và một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Haywood giải thích rằng ông đến Los Angeles để tìm lại mẹ mình và nhìn thấy bà đang sống lang thang trên con phố. Lindsay Lohan tiết lộ cô thất vọng về bản thân mình, trong khi Selena Gomez lại nói về ảnh hưởng mà kênh Disney Channel tác động đến cuộc sống của cô.
Sau khi phiên khúc thứ hai của bài hát bắt đầu, những tấm ảnh thời thơ ấu của Jared và Shannon cùng với người mẹ Constance dần hiện lên trong video. Tiếp nối là hình ảnh Đại lộ Danh vọng Hollywood và một số lời thú nhận khác, bao gồm cả cảnh Corey Feldman khởi nghiệp khi còn là diễn viên nhí. Feldman cũng bình luận về việc ông bắt đầu đóng phim khi mới ba tuổi như thế nào và hoàn cảnh khiến cả gia đình phải phụ thuộc vào thu nhập của ông để thanh toán các hóa đơn ra sao. Còn Ashley Olsen bày tỏ quan điểm về bản chất phù du của sự nổi tiếng, trong khi đó Juliette Lewis và James Franco nói về cách quản lý các giấc mơ và hoài bão. Khi ca khúc kết thúc, Christopher Lloyd Dennis đúc kết, "Liệu tôi có nghĩ rằng mình sẽ có tên tuổi trong ngành giải trí này? Chừng nào tôi còn giữ vững được niềm tin, điều đó nhất định sẽ xảy ra". Bộ phim khép lại với dòng ghi nhận rất nhiều nhân vật khách mời tự giới thiệu về bản thân mình.
Phản hồi.
Sau khi phát hành, video ca nhạc đã nhận khá nhiều lời ngợi ca từ giới nhà phê bình âm nhạc đương đại. Lindsey Weber từ Vulture đã gọi bộ phim ngắn là một "bài thơ kỳ lạ ca ngợi chuyến đi đến Los Angeles". Markos Papadatos từ Digital Journal đánh giá bài hát ở mức A+ và viết rằng, "Đúng lúc bạn nghĩ rằng Jared Leto và Thirty Seconds to Mars không thể tiến bộ hơn được nữa, họ đã chứng minh là bạn lầm" với video ca nhạc "City of Angels". Anh cảm nhận ca khúc "vừa thô lại vừa quyến rũ" và cho rằng "nó nhất định sẽ làm nhiều người xúc động". Brenna Ehrlich từ MTV lại nhận xét trong khi bộ phim ngắn "có lẽ đã thiếu đi tất cả các loài linh thú uy nghi," vốn là nét đặc trưng trong video nhạc "Up in the Air" của nhóm, nhưng "ca khúc lại có vài động vật kì lạ theo kiểu khác biệt: một nhóm toàn những người nổi tiếng". Liza Darwin từ tạp chí "Nylon" lại mở đầu bài nhận xét khi viết rằng, "Có những video ca nhạc khác nhau và sau đó chúng trở thành video ca nhạc của Thirty Seconds to Mars". Cô tiếp tục, "Một video ca nhạc vừa có phần tư liệu vừa có chất điện ảnh, bộ phim do Jared Leto làm đạo diễn này thật cảm động, ngọt ngào và rất đáng xem trong toàn bộ 11 phút".
Cây bút Sophie Schillaci của tờ "The Hollywood Reporter" đã ghi nhận sự giản đơn và ca ngợi không khí của video. Trong khi Anna Job viết cho GoldenPec lại nhận định rằng đây là "Thuật ghi hình rất đáng chú ý với những góc máy quay toàn cảnh bao quát toàn thành phố từ cùng độ cao mà họ từng sử dụng trong video nhạc 'Kings and Queens'". Cây bút Niki Crux từ "The Inquisitr" đưa ra một đánh giá tích cực khi viết: "ca khúc đã trưng bày tiểu sử các biểu tượng tiêu biểu của Hollywood và tiết chế tối thiểu các khiếm khuyết, Jared Leto hướng ống kính tản vào tất cả các khía cạnh đã bôi vẽ nên thành phố Los Angeles. Video lúc này giống như một màn tri ân đến Los Angeles, nhưng chưa bao giờ có thể che đậy được tình trạng hỗn loạn bất ổn ở Thành phố của những Thiên thần".
Allison Bowsher từ MuchMusic thấy video nhạc rất ấn tượng khi ví nó như "một bộ phim ngắn gây xúc động". Cô viết, "[Với ý nghĩa] là một bài thơ ca ngợi Los Angeles, ban nhạc đã tập họp lại những người thuộc nhiều thành phần khác nhau để họ nói về cảm xúc của mình đối với thành phố nổi tiếng này. Từ nghệ sĩ biểu diễn đường phố cho đến các thanh niên vô gia cư hay một số nhân vật nổi tiếng thế giới, Thirty Seconds to Mars dường như sưu tập một bản danh sách rất súc tích, cho thấy các ưu điểm và nhược điểm một cách trực quan của Los Angeles trong 11 phút". Luke O'Neil từ MTV nhấn mạnh rằng "xen lẫn giữa các nghệ sĩ nổi tiếng thực sự là những người có ngoại hình giống người nổi tiếng"–"họ [chỉ đóng vai trò] phụ họa thêm cho ý tưởng cơ bản về sự tương giao mờ ảo giữa giấc mơ và hiện thực. Đấy chính là ý niệm của Los Angeles". Emily Wright từ "The Boston Globe" lại nhận thấy "sự thô ráp, mặt cá nhân của một số nhân vật nổi tiếng nhất hiện nay" thường xuất hiện. Scott Sterling từ CBS News lại ví video là "một cuộc thi hấp dẫn về cuộc sống ở Los Angeles".
Ngày 17 tháng 7 năm 2014, video âm nhạc đã nhận một đề cử ở hạng mục "Quay phim xuất sắc nhất tại lễ trao giải Điện ảnh của MTV năm 2014 nhưng đã thất cử trước "Pretty Hurts" của Beyoncé. Video cũng trở thành đề cử thứ hai liên tiếp của nhà quay phim David Devlin, người đã từng tranh giải năm 2013 với "Up in the Air". "City of Angels" còn giành chiến thắng hạng mục Video rock xuất sắc nhất tại lễ trao giải âm nhạc Lourwire tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2014. Ca khúc tiếp tục giành đề cử ở hạng mục Video xuất sắc nhất tại lễ trao giải Kerrang! năm 2014 nhưng lại thất cử trước "Boston Square" của Deaf Havana.
Biểu diễn trực tiếp.
Ban nhạc từng trình diễn "City of Angels" lần đầu tiên trong các buổi trình diễn đặc biệt mang tên "Church of Mars" ngay trước khi ra mắt album. Ca khúc cũng trở thành một phần nhạc dạo của Love, Lust, Faith and Dreams Tour diễn ra sau đó. Trong ba chặng đầu tiên của tour diễn, bài hát thường được thể hiện cùng các nhạc công chơi trống taiko. "Màn hình sân khấu đã trình chiếu các cảnh quay từ trong video âm nhạc của ca khúc trong đó sân khấu còn có màn treo video LED. Những người hâm mộ và giới phê bình còn nhận xét ca khúc rất tích cực trong buổi trình diễn nhạc sống. Curtis Sindrey, biên tập viên tạp chí "Aesthetic Magazine Toronto" nhận định rằng ban nhạc dường như đã "tiếp thêm năng lượng" với những bài hát như "City of Angels". Ben Jolley từ "Nottingham Post" cảm nhận được "sức truyền cảm", trong khi Jay Cridlin từ "Tampa Bay Times" lại ví ca khúc như một bản "thiên anh hùng ca". Thirty Seconds to Mars đã biểu diễn "City of Angels" trong những tiết mục tiêu điểm tại nhiều lễ hội lớn như Rock Werchter, Pinkpop và Rock am Ring and Rock im Park.
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, phiên bản piano của ca khúc được trình diễn tại Giải thưởng Âm nhạc iHeartRadio năm 2014 tổ chức tại hội trường Shrine Auditorium, Los Angeles. Shannon Leto đã không thể có mặt trong buổi lễ này nên ca khúc do Jared Leto và Tomo Miličević thể hiện; và họ đã đứng trước nhiều màn hình to nhỏ khác nhau khi các màn hình này đang trình chiếu các cảnh từ video nhạc của ca khúc. Buổi biểu diễn đã nhận được sự tán dương đặc biệt từ phía người xem, Jessica Hyndman từ MTV còn đánh giá đây là điểm nhấn của chương trình. Một nhà báo viết cho Digital Journal nhận xét rằng ban nhạc đã thực hiện "một màn thể hiện phi thường" cho ca khúc và biểu lộ "sự quyến rũ ma mị cùng năng lượng khổng lồ có thể so sánh với một buổi hòa nhạc của U2". "City of Angels" cũng nằm trong danh sách tiết mục biểu diễn của Carnivores Tour"–"chuyến lưu diễn mà ban nhạc Thirty Seconds to Mar hợp tác với Linkin Park; bài hát thường nổi nhạc lên khi buổi diễn đã đi gần nửa chặng.
Đội ngũ thực hiện.
Các thành viên thực hiện album "Love, Lust, Faith and Dreams" có kèm theo ghi chú. | 1 | null |
Beerlao (tiếng Lào: ເບຍລາວ) còn gọi thông dụng là bia Lào là tên gọi của một số loại bia (lager, bia nhẹ và bia đen) do công ty Công ty Lao Brewery sản xuất, có trụ sở ở thủ đô Viêng Chăn, Lào. Loại bia này được làm từ loại gạo thơm hoa lài được trồng ở địa phương; hoa bia và nấm men được nhập từ Đức. Beerlao nguyên bản (5% Alc./Vol.) được đóng trong các chai 330 ml và 640 ml hoặc lon 330 ml. Loại bia này có mặt khắp nơi tại Lào và trong các nhà hàng kiểu tây ở Campuchia. Nó cũng hiện diện ngày càng nhiều trong các quán bar của Thái Lan.
Xuất khẩu.
Beerlao hiện đang được xuất khẩu sang Vương quốc Anh và một số nước khác như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Ai-len, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia, Pháp, Thái Lan, Đan Mạch, Hồng Kông và Ma Cao, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Singapore và Hà Lan. Loại bia này được miễn thuế tại hầu hết các cửa khẩu biên giới Lào, đặc biệt là Thái Lan, nơi đây nó thường được định giá bằng đồng baht Thái Lan (khoảng 20 baht cho mỗi hộp, như năm 2006). | 1 | null |
Robert Francis Furchgott (4.6.1916 – 19.5.2009) là nhà hóa sinh học người Mỹ gốc Do Thái đã đoạt Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1998, chung với Louis Ignarro và Ferid Murad.
Cuộc đời và Sự nghiệp.
Furchgott sinh tại Charleston, South Carolina, là con của Arthur Furchgott (tháng 12/1884 – tháng 1/1971), chủ một cửa hàng bách hóa, và Pena (Sorentrue) Furchgott. Ông tốt nghiệp bằng cử nhân hóa học năm 1937 ở Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, đậu bằng tiến sĩ hóa sinh học tại Đại học Tây Bắc năm 1940. Ông là thành viên ban giảng huấn của Trường Y học Đại học Washington từ năm 1949 tới 1956. Từ năm 1956 tới 2009, ông làm giáo sư dược lý học tại Trung tâm Y học Downstate của Đại học bang New York.
Năm 1978, Furchgott phát hiện một chất trong tế bào nội mô làm giãn các mạch máu, gọi là endothelium-derived relaxing factor (viết tắt là EDRF). Năm 1986, ông đã tìm ra bản chất và cơ chế hoạt động của EDRF, và xác định rằng EDRF trên thực tế chính là nitơ monoxit (NO), một hợp chất quan trọng trong nhiều khía cạnh của Sinh lý học tim mạch. Nghiên cứu này là quan trọng trong việc giải thích tác động của Sildenafil (thuốc Viagra), việc điều trị trẻ sơ sinh mắc hội chứng da màu xanh tím ("blue baby syndrome" do khuyết tật ở tim), cùng các vấn đề y tế và sức khỏe liên quan khác.
Đời tư.
Furchgott đã sống hầu hết cuộc đời của mình ở Woodmere, New York (Long Island). Ông kết hôn với Lenore Mandelbaum (tháng 2/1915 – tháng 4/1983) từ năm 1941 tới khi bà qua đời thọ 68 tuổi. Họ có ba người con gái: Jane, Susan và Terry, 4 người cháu và 1 người chắt. Sau đó ông tái hôn với Margaret Gallagher Roth, bà này qua đời ngày 14.3.2006.
Từ trần.
Năm 2008 ông dọn về cư ngụ ở khu phố Ravenn của Seattle. Furchgott từ trần ngày 19.5.2009 ở Seattle. | 1 | null |
Vũ Văn Tư (sinh năm 1938- 10 tháng 12, 2015) là một cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá Việt Nam. Ông từng đá cho đội Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng ở thập niên 60 ông là huấn luyện viên đội Quảng Nam Đà Nẵng giành chức vô địch quốc gia 1992 và dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự SEA Games 16.
Sự nghiệp.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học ở đất Hải Phòng,quê quán tại Nam Trực (Nam Đinh). Thế nhưng ngay từ nhỏ, ông đã sớm đam mê bóng đá. Năng khiếu đá bóng của ông sớm phát lộ nên đến năm 1955, Vũ Văn Tư được chọn vào đội trẻ của Cảng Hải Phòng khi vừa bước qua tuổi 17.
Trong hơn 11 năm thi đấu, Vũ Văn Tư, được biết đến với biệt danh Tư "cá sấu" mang áo số 9 đá vị trí tiền đạo cắm, hợp cùng Nguyễn Văn Túc (Túc "gù"), Hoàng Kính Dịp và Đặng Ngọc Việt tạo nên bộ tứ tấn công "Tư, Túc, Dịp, Việt" trên hàng công trong sơ đồ chiến thuật 4-2-4. ông mất ngày 10 tháng 12 năm 2015 thọ 78 tuổi | 1 | null |
Andronikos II Palaiologos () (25 tháng 3, 1259 – 13 tháng 2, 1332), viết theo tiếng Latinh là Andronicus II Palaeologus, là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1282 đến 1328. Ông là con trưởng còn sống sót của Mikhael VIII Palaiologos và Theodora Doukaina Vatatzina, cháu gái của Iohannes III Vatatzes Doukas. Ngày 8 tháng 11 năm 1273, Andronikos II kết hôn với Anne của Hungary (1260-1281), con gái của vua Stephen V nước Hungary.
Tiểu sử.
Ông sinh ra ở Nicaea rồi được phong làm đồng hoàng đế vào năm 1261, sau khi phụ hoàng Mikhael VIII tái chiếm Constantinopolis từ Đế quốc Latin, nhưng ông chỉ lên ngôi vào năm 1272. Sau là hoàng đế duy nhất từ năm 1282, Andronikos II ngay lập tức đã bác bỏ sự hợp nhất giữa Giáo hội đầy tai tiếng của cha mình với Giáo hoàng (mà ông buộc lòng phải ủng hộ trong khi phụ hoàng còn sống), nhưng đã không thể giải quyết cuộc ly giáo liên quan trong giới tu sĩ Chính Thống giáo cho đến năm 1310. Andronikos II còn phải đối mặt với những khó khăn kinh tế và dưới thời ông trị vì giá trị của đồng "hyperpyron" mất giá chóng mặt trong khi quốc khố chỉ còn chưa đầy một phần bảy doanh thu (trên danh nghĩa đồng tiền) mà nó đã làm trước đó. Để tìm cách tăng doanh thu và giảm thiểu chi tiêu, Andronikos II đã cho tăng thuế và miễn giảm thuế má, rồi kế đến cho tháo dỡ hạm đội Đông La Mã gồm 80 chiến thuyền vào năm 1285, do đó làm cho đế quốc ngày càng phụ thuộc vào các nước cộng hòa đối địch là Venezia và Genova. Đến năm 1291, ông thuê thêm 50-60 chiến thuyền Genova. Sau đó vào năm 1320, ông đã cố gắng để khôi phục lại lực lượng hải quân bằng cách cho đóng 20 tàu galley nhưng không thành công.
Andronikos II Palaiologos còn tìm cách giải quyết một số vấn đề liên quan đến Đế quốc Đông La Mã thông qua ngoại giao. Sau cái chết của người vợ đầu tiên Anna của Hungary, ông kết hôn với Yolanda (đổi tên thành Irene) xứ Montferrat, nhằm chấm dứt việc Montferrat cứ đòi lại Vương quốc Thessaloniki. Andronikos II cũng đã cố gắng gả con mình kiêm đồng hoàng đế Mikhael IX Palaiologos cho Nữ hoàng Latin Catherine I xứ Courtenay, để tìm cách loại bỏ sự kích động từ phương Tây nhằm khôi phục Đế quốc Latinh. Một liên minh hôn nhân đã cố gắng để giải quyết cuộc xung đột tiềm năng với Serbia ở Macedonia, như khi Andronikos II gả đứa con gái mới năm tuổi của mình là Simonis cho Vua Stefan Milutin của Serbia vào năm 1298.
Dù đã giải quyết xong các vấn đề ở châu Âu, Andronikos II vẫn còn phải đối mặt với sự suy sụp tuyến biên giới Đông La Mã ở Tiểu Á, bất chấp những thành công ngắn ngủi dưới quyền các thống đốc Alexios Philanthropenos và Iohannes Tarchaneiotes. Những chiến thắng quân sự thành công ở Tiểu Á của Alexios Philanthropenos và Iohannes Tarchaneiotes chống lại người Thổ phần lớn vẫn là đội ngũ quân sự đáng kể chỉ gồm những kẻ trốn thoát hoặc những người lưu vong từ đảo Crete đã bị quân Venezia chiếm đóng dẫn đầu bởi Hortatzis, kẻ được Mikhael VIII cho hồi hương về Byzantium thông qua một thỏa thuận hiệp ước với người Venezia được phê chuẩn vào năm 1277. Andronikos II cho tái định cư những người dân đảo Crete ở vùng sông Meander, tuyến biên giới phía đông nam Tiểu Á của Đông La Mã với người Thổ. Sau khi Mikhael IX thất bại trong việc ngăn chặn bước tiến quân của người Thổ ở Tiểu Á vào năm 1302 và trong trận chiến thảm khốc ở Bapheus, chính quyền Đông La Mã đã thuê Trung đội lính đánh thuê xứ Catalan của người Almogavar (những kẻ phiêu bạt từ Aragon và Catalonia) dưới sự chỉ huy của Roger de Flor để giúp Đông La Mã quét sạch kẻ thù ra khỏi Tiểu Á.
Dù đạt được một số thành công thế nhưng người Catalan vẫn không thể đảm bảo lợi ích lâu dài cho đế chế. Cũng bởi tính khí tàn nhẫn và hung bạo hơn kẻ thù mà họ có ý định chinh phục nên trong một lần cãi vã với Mikhael IX, rồi từ sau nhân cái chết của Roger de Flor vào năm 1305, họ quyết định công khai trở giáo chống lại chính những ông chủ Đông La Mã đã thuê họ, cùng với một đám đông quân Thổ tự nguyện tham gia vào cuộc tàn phá ở Thracia, Macedonia và Thessaly trên đường tới miền nam Hy Lạp đã bị người Latinh chiếm. Tại đây họ chinh phục Công quốc Athena và Thebes. Quân Thổ tiếp tục thâm nhập vào các thuộc địa của Đông La Mã dẫn đến thành phố Prusa thất thủ vào năm 1326. Vào cuối triều đại Andronikos II, phần lớn vùng Bithynia đã nằm trong tay của người Thổ Ottoman dưới thời vua Osman I và hoàng tử Orhan. Ngoài ra, nhà Karasids còn xâm chiếm xứ Mysia với Paleokastron từ sau năm 1296, Germiyan chinh phục Simav vào năm 1328, Saruhan chiếm được Magnesia vào năm 1313 và Symirna cũng bị Aydinids chiếm vào năm 1310.
Theodore Svetoslav của Bulgaria đã lợi dụng những xáo trộn của đế chế mà tiến quân đánh bại Mikhael IX và xâm chiếm hầu hết miền đông bắc xứ Thracia vào khoảng năm 1305–1307. Cuộc xung đột chấm dứt bằng một cuộc hôn nhân giữa con gái Theodora của Mikhael IX với Hoàng đế Bulgaria. Hành vi phóng đãng của người con trai Mikhael IX là Andronikos III Palaiologos dẫn đến sự rạn nứt trong gia đình, rồi từ sau khi Mikhael IX mất vào năm 1320, Andronikos II không chịu công nhận ngôi vị đứa cháu nội của ông đã đẩy cả đế chế lâm vào một cuộc nội chiến khốc liệt có lúc bị gián đoạn cho đến tận năm 1328. Cuộc xung đột còn đẩy nhanh sự can thiệp của Bulgaria khi Mikhael Asen III đã cố gắng bắt sống Andronikos II với danh nghĩa giúp Đông La Mã dẹp nội loạn. Năm 1328 Andronikos III được sự hỗ trợ của Bulgaria đã tiến vào Constantinopolis ca khúc khải hoàn và Andronikos II đã buộc phải thoái vị trước sức ép của triều thần. Ông sống suốt phần đời còn lại như một tu sĩ cho đến khi mất vào năm 1332.
Gia đình.
Ngà 8 tháng 11 năm 1273, Andronikos II kết hôn với người vợ đầu tiên là Anna của Hungary, con gái của Stephen V nước Hungary và Elizabeth xứ Cuman, họ có với nhau hai đứa con trai:
Sau khi Anna mất vào năm 1281, tới năm 1284 Andronikos II còn tái hôn với Yolanda (đổi tên thành Irene), con gái của Hầu tước William VII xứ Montferrat, họ có với nhau mấy đứa con gồm:
Andronikos II còn có ít nhất hai cô con gái ngoài giá thú: | 1 | null |
Andronikos III Palaiologos, Latinh hóa Andronicus III Palaeologus (; 25 tháng 3, 1297 – 15 tháng 6, 1341) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1328 đến 1341, sau khi trở thành đối thủ của hoàng đế kể từ năm 1321. Andronikos III là con của Mikhael IX Palaiologos và Rita xứ Armenia (đổi tên thành Maria). Ông bà ngoại của ông là Vua Levon II của Armenia và Nữ hoàng Keran xứ Armenia.
Tiểu sử.
Andronikos được sinh ra ở Constantinopolis vào ngày sinh nhật lần thứ 38 của ông nội. Năm 1320, Andronikos vô tình gây ra cái chết của anh trai Manuel rồi ít lâu sau cha của họ qua đời vì đau buồn. Vụ giết người và hành vi phóng đãng chung của Andronikos và phe cánh của ông, hầu hết là con cháu các thế gia vọng tộc lớn của Đông La Mã, đã dẫn đến sự rạn nứt sâu trong các mối quan hệ giữa ông với ông nội Andronikos II Palaiologos. Andronikos II quyết định từ bỏ ngôi vị của đứa cháu, nhân đó Andronikos III bèn trốn khỏi kinh thành và tụ tập bè đảng ủng hộ mình ở Thracia. Từ đó ông tiến hành một cuộc nội chiến gián đoạn chống lại ông nội mình, lúc đầu ông đành chịu công nhận đứa cháu nội là đồng hoàng đế rồi về sau mới bị Andronikos III phế truất vào năm 1328.
Cơ quan hành chính đầy hiệu quả dưới thời trị vì của Andronikos III là do vị "megas domestikos" của ông là Ioannes Kantakouzenos nắm giữ, trong khi Hoàng đế lại mải mê săn bắn hoặc chinh chiến. Một liên minh với người anh rể Mikhael Asen III của Bulgaria chống lại Stefan Uroš III Dečanski của Serbia đã thất bại trong việc đảm bảo bất kỳ lợi ích, cũng vì Serbia đã đánh bại Bulgaria trước đó khi tham gia với Đông La Mã trong trận Velbazhd (nay là Kyustendil) vào năm 1330. Những nỗ lực của Andronikos III để bù đắp cho thất bại này bằng cách sáp nhập xứ Thracia của Bulgaria cũng thất bại vào năm 1332, khi ông bại trận trước vị tân Hoàng đế của Bulgaria Ivan Alexander ở Rousokastron. Việc nghị hòa với Bulgaria được bảo đảm nhờ sự nhượng bộ lãnh thổ và một cuộc hôn nhân mang tính ngoại giao giữa mấy đứa con của hai vị hoàng đế.
Những năm tiếp theo đã chứng kiến ảnh hưởng của Đông La Mã ở Tiểu Á dần tan biến kể từ khi Orhan của người Thổ Ottoman thống lĩnh quân mã đánh bại Andronikos III ở Pelekanos vào năm 1329, rồi lần lượt đánh chiếm Nicaea năm 1331 và Nicomedia năm 1337. Sau đó, chỉ Philadelpheia và một số ít các cảng là vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của Đông La Mã ở Tiểu Á. Trước đó Andronikos III đã thực hiện việc thu hồi các đảo Lesbos và Chios từ Martino Zaccaria vào năm 1329 và Phocaea năm 1334 từ vị thống đốc Genova cuối cùng Domenico Cattaneo. Tuy nhiên điều chỉ như muối bỏ bể khi muốn ngăn chặn bước tiến quân của người Thổ.
Dưới thời Stefan Uroš IV Dušan, Serbia đã bắt đầu bành trướng thế lực của mình sang lãnh thổ Đông La Mã ở Macedonia, tiến chiếm Ohrid, Prilep, Kastoria, Strumica và Edessa vào khoảng năm 1334. Vị thống đốc Thessaloniki mới được bổ nhiệm là Syrgiannes Palaeologos đã bỏ sang phía Serbia và giúp họ tiến quân vào Macedonia. Quân Serbia dưới sự chỉ huy của Syrgiannes sắp tiến tới gần Thessaloniki thì đột nhiên bị thuộc tướng Đông La Mã Sphrantzes Palaiologos trở mặt giết chết. Điều này đã đẩy quân đội Serbia rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vào tháng 8 năm 1334 Stefan Dusan và Andronikos cùng tiến hành nghị hòa, trong đó có thỏa thuận cho phép lực lượng của Andronikos tái kiểm soát các vùng miền ở Macedonia mà Syrgiannes đã chiếm được. Dù có những khó khăn khi Andronikos III củng cố việc Đông La Mã mở rộng quyền kiểm soát xứ Thessaly vào năm 1333 và Epirus vào năm 1337, bằng cách lợi dụng các cuộc khủng hoảng liên tiếp tại những công quốc này.
Andronikos III còn tiến hành tái tổ chức hải quân Đông La Mã (gồm 10 tàu chiến vào năm 1332) và cải cách hệ thống tư pháp bằng cách thành lập một ban hội thẩm gồm bốn bồi thẩm đoàn mà ông chỉ định là "Hội thẩm của người La Mã". Khi nhìn lại Triều đại của ông có thể nói là đã kết thúc trước khi tình hình của Đế quốc Đông La Mã không còn giữ vững được nữa. Dù chịu một số thất bại không đáng kể vào tay người Bulgaria, Serbia và Ottoman, Hoàng đế đã trị vì đế chế bằng sự lãnh đạo tích cực và chịu hợp tác với các quan lại, hơn hẳn bất kỳ người tiền nhiệm của ông trong việc tái thiết lập quyền kiểm soát bán đảo Hy Lạp của Đông La Mã kề từ cuộc Thập tự chinh thứ tư. Nhà du hành Hồi giáo Ibn Battuta trong cuốn hồi ký có nhắc đến lần gặp gỡ Andronikos III khi đến viếng thăm Constantinopolis vào cuối năm 1332.
Nicaea cho đến năm 1261 đóng vai trò là thủ đô mới của đế chế thì giờ đây bị người Thổ Ottoman bao vây. Vào mùa hè năm 1329, Andronikos III đã quyết định điều quân xông pha giải vây trong một lần thất bại tại trận Pelekanon vào ngày 10 tháng 6 rồi chẳng bao lâu sau thì kinh thành thất thủ vào năm 1331. Không cam chịu để Nicomedia hoặc một vài pháo đài khác còn lại ở Tiểu Á chịu chung số phận, Andronikos III đành chịu dâng thư cầu hòa và nộp cống xưng thần, thế nhưng vẫn không ngăn được Đế quốc Ottoman xâm chiếm Nicomedia vào năm 1337. Andronikos III vì chuyện này mà lòng buồn phiền mãi không thôi, lâu ngày trở chứng sinh bệnh rồi sau qua đời ở Constantinopolis lúc mới 44 tuổi vào năm 1341. Trong vòng vài tháng, quyền nhiếp chính thuộc về đứa con thơ là Ioannes V Palaiologos và địa vị của người bạn thân kiêm đại thần toàn năng của Andronikos là Iohannes Kantakouzenos, đã đẩy cả đế chế rơi vào một cuộc nội chiến thảm khốc kéo dài bảy năm.
Gia đình.
Andronikos III kết hôn lần đầu tiên vào năm 1318 với Irene xứ Brunswick, con gái của Henry I, Công tước Brunswick-Lüneburg; bà mất vào năm 1324. Họ còn có một đứa con trai không rõ tên, chết ít lâu sau khi mới sinh vào năm 1321.
Andronikos III kết hôn lần thứ hai vào năm 1326 với Anna xứ Savoy. Bà là con gái của Bá tước Amadeus V, Bá tước Savoy và người vợ thứ hai Maria xứ Brabant. Họ có với nhau mấy đứa con gồm:
Theo nhà sử học Nicephorus Gregoras, Andronikos còn có một cô con gái ngoài giá thú là Irene Palaiologina xứ Trebizond. Bà kết hôn với Basil xứ Trebizond và chiếm ngai vàng của Đế quốc Trebizond từ năm 1340 đến 1341. "The Dictionnaire historique et Généalogique des grandes familles de Grèce, d'Albanie et de Constantinople" (1983) của Mihail-Dimitri Sturdza còn thêm một đứa con gái ngoài giá thú thứ hai của Andronikos, chuyển đổi sang đạo Hồi dưới cái tên Bayalun. Theo như sử liệu ghi chép thì bà là một trong những bà vợ của Uzbeg Khan của Kim Trướng hãn quốc. Cô con gái này không được liẹt kê trong thư tịch cổ "" (1978) của Detlev Schwennicke và sự tồn tại của Irene có thể tac động đến các lý thuyết của Sturdza.
Tham khảo.
| 1 | null |
Andronikos IV Palaiologos hay Andronicus IV Palaeologus (Hy Lạp: Ανδρόνικος Δ' Παλαιολόγος, "Andronikos IV Paleologos") (2 tháng 4, 1348 – 28 tháng 6, 1385) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1376 đến 1379.
Tiểu sử.
Andronikos IV Palaiologos là con trưởng của vua Ioannes V Palaiologos với vợ Helena Kantakouzene. Ông bà ngoại của ông là Ioannes VI Kantakouzenos và Irene Asanina. Mặc dù ông phụ hoàng cho làm đồng hoàng đế kể từ đầu thập niên 1350, Andronikos IV nổi loạn khi sultan của Ottoman là Murad I đã buộc Ioannes V phải chịu sự thần phục như một chư hầu vào năm 1373. Andronikos IV liền liên minh với con trai của Murad là Savcı Bey dấy loạn chống lại cha mình, nhưng cả hai cuộc nổi loạn đều thất bại. Murad I sai người chọc mù mắt đứa con của ông và còn yêu cầu Ioannes V phải làm điều tương tự như vậy với Andronikos IV, nhưng Ioannes V vì thương tình nên chỉ dám chọc mù có một mắt của Andronikos.
Triều đại.
Vào tháng 7 năm 1376 người Genova đã giúp Andronikos trốn khỏi nhà tù tới chỗ sultan Murad I và đồng ý trả lại Gallipoli để được sự ủng hộ của vua Thổ cho nỗ lực cướp ngôi của ông. Gallipoli đã bị Đông La Mã tái chiếm từ mười năm trước, với sự hỗ trợ của Bá tước Savoy Amadeus VI. Sultan cho chu cấp đầy đủ một lực lượng hỗn hợp gồm kỵ binh và bộ binh cho Andronikos để có thể nắm quyền kiểm soát Constantinopolis. Sau khi chiếm được thành phố, Andronikos liền sai người bắt giam cả hai cha con Iohannes V và Manuel II.
Tuy nhiên, ông đã sai lầm khi quá chiếu cố người Genova bằng cách trao cho họ đảo Tenedos. Nhưng viên thống đốc lại nhất quyết từ chối trao lại nó và đã âm thầm chuyển qua cho người Venezia. Năm 1377 Andronikos làm lễ đăng quang cho cậu con út Ioannes VII làm đồng hoàng đế. Ít lâu sau vào năm 1379, hai cha con Ioannes và Manuel đã trốn đến chỗ sultan Murad và cũng nhờ sự hỗ trợ của Venezia nên họ đã lật đổ Andronikos vào cuối năm đó. Người Venezia đã đưa Ioannes V phục vị cùng với Manuel II. Andronikos bèn trốn sang Galata và ở đó cho đến năm 1381 thì một lần nữa được làm đồng hoàng đế và thừa kế ngôi vị bất chấp sự phản bội trước đây. Andronikos IV còn được trao cho thành phố Selymbria (Silivri) làm lãnh địa của riêng mình. Tuy nhiên do ông mất trước cha mình vào năm 1385 nên chẳng bao giờ được trị vì như một vị hoàng đế hợp pháp.
Gia đình.
Với người vợ Keratsa của Bulgaria (xơ Makaria), con gái của Hoàng đế Ivan Alexander của Bulgaria và người vợ thứ hai Sarah-Theodora, Andronikos IV có ba đứa con gồm: | 1 | null |
Tư duy tập thể (tiếng Anh: groupthink) là một hiện tượng tâm lý xảy ra với một nhóm người vì mong muốn duy trì sự hài hòa và thống nhất trong nhóm nên đã dẫn đến những quyết định khác biệt so với cơ chế suy nghĩ, quyết định thông thường của từng cá nhân gộp lại.
Sự trung thành (loyalty) đối với tập thể đòi hỏi tránh đưa ra những vấn đề gây tranh cãi, hoặc tránh đưa ra nhiều phương án vì lo ngại làm trái với ý chí của tập thể, và do đó làm phai nhạt sáng tạo cá nhân cùng những ý nghĩ độc lập và độc đáo. Cơ chế hoạt động tương tác nhóm có thể tạo ra một ảo tưởng cường điệu gây tự tin vào "sự đúng đắn" của quyết định tập thể. Trong trạng thái tâm lý này, các thành viên nội bộ nhóm (đối tượng trong nhóm) đề cao khả năng ưu việt về cơ chế làm ra quyết định của nội bộ nhóm mình, và đánh giá thấp mọi khả năng, suy nghĩ và quyết định của những nhóm khác hoặc cá nhân khác không thuộc nhóm của mình (những đối tượng ngoài nhóm).
Các yếu tố ban đầu như sự thân thiết của các cá nhân trong nhóm, cơ cấu sai trái của nhóm, và những nội dung tình huống đặc biệt (ví dụ: tình trạng hoang mang trong cộng đồng) sẽ ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của hội chứng tâm lý mà nhóm ấy mắc phải trong quá trình làm ra quyết định tập thể của nhóm.
Hội chứng "tư duy tập thể" là một bộ phận của nghiên cứu tâm lý xã hội nhưng có tác động sâu xa đến những lĩnh vực khác như: đối thoại học, khoa học chính trị, quản trị, và lý thuyết về tổ chức đoàn thể, cũng như giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu những hình thức biểu hiện "tà" tôn giáo.
Hầu hết các nghiên cứu ban đầu về hội chứng tư duy tập thể được tiến hành bởi nhà nghiên cứu tâm lý học Irving Janis của đại học Yale. Giáo sư Janis đã xuất bản cuốn sách gây tiếng vang lớn trong ngành vào năm 1972 và tái bản có sửa chữa vào năm 1982. Những nghiên cứu về sau đều dựa trên những nền móng do giáo sư Janis xây dựng và các nhà nghiên cứu sau này đã cải tiến các mô hình của ông. | 1 | null |
Tư duy tập thể (groupthink) là một loại quyết định do tập thể làm ra. Đây cũng là tên gọi một hội chứng tâm lý xãy ra đối với một nhóm người vì mong muốn duy trì sự hài hòa và thống nhất trong nhóm nên đã dẫn đến những quyết định không đúng đắn hoặc thậm chí dị biệt so với cơ chế suy nghĩ-quyết định thông thường của từng cá nhân gộp lại.
Sự trung thành (loyalty) đối với tập thể đòi hỏi tránh đưa ra những vấn đề gây tranh cãi, hoặc tránh đưa ra nhiều phương án vì lo ngại làm trái với ý chí của tập thể, và do đó làm phai nhạt sáng tạo cá nhân cùng những ý nghĩ độc lập và độc đáo. Cơ chế hoạt động tương tác nhóm đã bị hư hỏng sẽ tạo ra một ảo tưởng cường điệu gây tự tin vào "sự đúng đắn" của quyết định tập thể. Khi mắc phải hội chứng này, các thành viên nội bộ nhóm (đối tượng trong nhóm) đề cao khả năng ưu việt về cơ chế làm ra quyết định của nội bộ nhóm mình, và đánh giá thấp mọi khả năng, suy nghĩ và quyết định của những nhóm khác hoặc cá nhân khác không thuộc nhóm của mình (những đối tượng ngoài nhóm).
Những tiền tố như: sự thân thiết của các cá nhân trong nhóm, cơ cấu sai trái của nhóm, và những nội dung tình huống đặc biệt (ví dụ: tình trạng hoang mang trong cộng đồng) sẽ ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của hội chứng tâm lý mà nhóm ấy mắc phải trong quá trình làm ra quyết định tập thể của nhóm.
Hội chứng "tư duy tập thể" là một bộ phận của nghiên cứu tâm lý xã hội nhưng có tác động sâu xa đến những lãnh vực khác như: đối thoại học, khoa học chính trị, quản trị, và lý thuyết về tổ chức đoàn thể, cũng như giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu những hình thức biểu hiện "tà" tôn giáo.
Phần lớn những nghiên cứu ban đầu về hội chứng "tư duy tập thể" được tiến hành bởi nhà nghiên cứu tâm lý học Irving Janis của đại học Yale. Giáo sư Janis đã xuất bản cuốn sách gây tiếng vang lớn trong ngành vào năm 1972 và tái bản có sửa chửa vào năm 1982. Những nghiên cứu về sau đều dựa trên những nền móng do giáo sư Janis xây dựng và các nhà nghiên cứu sau này đã cải tiến các mô hình của ông. | 1 | null |
Một bà nội trợ (tiếng Anh: Housewife hay Homemaker) là một người phụ nữ với nghề nghiệp chính là hoạt động hoặc quản lý gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái, nấu ăn và cất giữ thực phẩm, mua các hàng hóa cần thiết cho gia đình trong cuộc sống hằng ngày, làm sạch và gìn giữ gia đình, giặt quần áo cho các gia đình... Ngoài ra còn có những người thường không làm việc bên ngoài gia đình. Merriam Webster mô tả bà nội trợ như một người phụ nữ đã lập gia đình và có trách nhiệm đối với gia đình đó. | 1 | null |
Aleksey Vasilievich Tyranov (; 1808 - 3 tháng 8 năm 1859) là một họa sĩ người Nga. Khởi đầu cho sự nghiệp của mình, ông cùng anh trai đã sơn các biểu tượng và sau đó ông đã đến Xanh Pê-téc-bua để nghiên cứu tại Học viện, nơi ông đã học cùng với Alexey Venetsianov. Từ năm 1836, ông là học sinh của Karl Bryullov. Tyranov chủ yếu vẽ chân dung và cảnh thể loại, và ông trưng bày tại một số địa điểm trong thành phố trong suốt thập niên 1830 và 1840. | 1 | null |
Album chủ đề (concept album) là khái niệm thu âm trong đó nghệ sĩ sáng tác, sắp xếp và thực hiện các ca khúc trong cùng một album theo một chủ đề, một ý tưởng hay một câu chuyện chung, đối lập với việc thu âm một album với các ca khúc hoàn toàn không liên quan với nhau. Cho dù còn nhiều tranh cãi, khái niệm "chủ đề" ở đây mang tính tương tác từ bên trong và thể hiện một khối tương đối thống nhất theo nghĩa chủ đề mà nghệ sĩ lựa chọn cũng như về tính thẩm mỹ. | 1 | null |
Cá dơi mũi dài (tên khoa học là Ogcocephalus corniger) có cơ thể hình tam giác như các loài cá dơi khác. Nó có màu sắc đa dạng từ vàng sang tím, với nhiều điểm hình tròn, và môi màu đỏ cam. Loài này tìm thấy ở phía đông Thái Bình Dương và tây Đại Tây Dương, với độ sâu hơn so với các loại cá dơi khác từ 30 đến 250 mét. | 1 | null |
Quỷ quyệt 2 (nhan đề gốc tiếng Anh: Insidious: Chapter 2) là phim kinh dị Mỹ do James Wan làm đạo diễn và được ra mắt vào năm 2013. Phim là phần nối tiếp phần 1 đã ra mắt từ năm 2011 dưới nhan đề "Quỷ quyệt" (nhan đề gốc tiếng Anh: "Insidious"). Phim có sự tham gia diễn xuất của Patrick Wilson và Rose Byrne vẫn trong vai cặp vợ chồng hàng ngày đối mặt với sự phá rối của các linh hồn người chết. Phim công chiếu ngày 13 tháng 9 năm 2013 và giành được thành công lớn về thương mại, thu về trên 128 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới, gấp gần hai mươi sáu lần chi phí sản xuất.
Nội Dung.
Năm 1986, Lorraine Lambert mời nhà tâm linh Elise đến nhà mình để giúp tìm con ma đang đeo bám cậu con trai Josh của bà. Elise nhận định Josh có khả năng đặc biệt mà người thường không có, đó là kết nối linh hồn mình với thế giới của người chết. Hai người quyết định xóa ký ức của Josh để anh thôi không "du hành" vào thế giới đen tối này nữa.
Hai mươi lăm năm trôi qua, Josh khi này đã có vợ là Renai cùng hai con. Đây là lúc truyện phim tiếp nối phần 1. Những tưởng đã thoát khỏi ma quỷ từ lần trước nhưng những hiện tượng lạ vẫn diễn ra trong nhà Lambert. Có lần Renai bị một ma nữ mặc váy dài màu trắng tấn công đến bất tỉnh. Mẹ chồng của cô Lorraine cũng đã phát hiện ra sự tồn tại của linh hồn trong nhà mình. Bà tìm đến hai cộng sự trẻ tuổi của Elise là Specs và Tucker để nhờ giúp đỡ. Họ quyết định mời thêm Carl - bạn của Elise - để tiến hành liên lạc với Elise bằng cách cầu cơ bởi những con súc xắc có chữ (lúc này Elise đã chết) nhằm nhờ trợ giúp. Hồn ma được cho là của Elise bảo họ đến một bệnh viện mà trước đây Lorraine từng làm việc (nay đã bỏ hoang). Tại đây, khi đi tới phòng chăm sóc tăng cường, Lorraine kể lại câu chuyện về một bệnh nhân già tên là Parker Crane và chuyện bà đã gặp hồn ma của ông ta lang thang trong bệnh viện. Họ tìm địa chỉ nhà Crane và đến đó. Tại đây họ đã phát hiện ra sự thật kinh hoàng: linh hồn dẫn họ đến đây không phải là Elise mà là mẹ của Parker Crane. Họ phát hiện một phòng nọ chứa đầy các xác chết đầu đội khăn trắng. Thì ra Parker Crane - dưới sự sai khiến của mẹ y - là một kẻ giết người hàng loạt với biệt danh "Cô dâu mặc đồ đen" do mỗi khi giết người, y lại trang điểm như đàn bà và mặc váy đen và lúc này hắn đã chiếm được linh hồn của Josh vì hắn muốn có lại tuổi thơ.
Lorraine tìm về nhà và khuyên Renai mang bọn trẻ đi ngay khỏi nhà nhưng không cho Josh biết, đồng thời giải thích một số chuyện. Lúc này, bộ ba gồm Carl, Specs và Tucker đi xe đến nhà Lambert. Họ vạch kế hoạch để Carl tiếp cận Josh, sau đó sẽ tìm cách tiêm thuốc mê anh này. Kế hoạch bất thành và cả ba đều bị Josh (lúc này đã bị Parker Crane mượn xác) đánh bất tỉnh. Đến tối, Lorraine và Renai về nhà thì bị Josh tấn công. Josh nhốt Lorraine và cố bóp cổ Renai, may mắn thay đúng lúc đó Dalton Lambert (con Josh) và cùng anh trai trở về nhà. Dalton đánh Josh để giải thoát cho mẹ. Cả ba chạy xuống tầng hầm cố thủ. Josh điên cuồng đuổi theo. Trong tình huống nguy hiểm ấy, Dalton xin mẹ hãy cho phép cậu vào thế giới tăm tối để cậu có thể mang linh hồn bố quay trở về.
Cùng lúc đó ở thế giới người chết, linh hồn Josh thực sự gặp được linh hồn Carl (nhầm tưởng đã chết, thực tế ông vẫn chưa chết mà chỉ bị Josh đã bị nhập đánh bất tỉnh). Họ đi tìm Elise. Josh hỏi bà Elise cách tìm ra nơi ở thực sự của Parker Crane cùng mẹ hắn. Elise nói rằng chỉ có Josh mới có thể tìm ra được nơi ấy mà thôi. Bằng một cách nào đó, Josh nhớ lại được thời thơ ấu và nhờ Josh (khi ấy còn là cậu bé) giúp đỡ tìm ra được ngôi nhà nơi cất giữ ký ức còn sống của Parker Crane. Cả ba đến một ngôi nhà và thấy cảnh người mẹ tàn độc của Parker Crane đang bạo hành y (lúc bé) và ép y nghĩ mình là con gái. Nhác thấy ba người, bà ta hất Elise và Carl ra, khóa phòng lại và rồi tấn công Josh. Elise thông qua ký ức của cậu bé Parker Crane lúc nhỏ để trở vào được căn phòng trên. Ngay lúc bà mẹ của Parker Crane sắp giết Josh thì Elise giết chết mụ. Cùng lúc này, trên dương thế, Parker Crane cũng xuất ra khỏi thể xác của Josh. Elise bảo Josh và Carl có thể trở về dương thế. Trên đường trở về, Josh và Carl bị nhiều linh hồn quấy nhiễu và Josh gặp lại con trai mình, cậu bé Dalton. Nhờ đi theo sợi dây của trò chơi ống bơ điện thoại làm dấu (chính nhờ món đồ này mà Dalton mới có thể bước vào thế giới tăm tối tìm cha), cả ba người đã trở về lại dương thế. Cả gia đình Josh ôm chầm lấy nhau trong hạnh phúc, lúc này Renai mới biết được sự thật là các hiện tượng siêu nhiên lúc đầu (như cây đàn piano tự động chơi một bài nhạc do cô sáng tác tặng chồng) đều là do Josh làm để cảnh báo đến mọi người trong gia đình rằng anh đã bị chiếm mất thể xác. Sau khi quay lại dương thế, Carl thôi miên và xóa ký ức của cả hai cha con Josh và Dalton.
Phim kết lại với cảnh tượng rợn gáy khi hồn ma Elise theo Specs và Tucker đến một nhà nọ để "làm dịch vụ" nhắn tin từ người chết đến người sống. Elise đã nhìn thấy ở phía sau đầu của một cô gái tên Allison thứ gì đó khiến bà phải thốt lên kinh hoàng "Chúa ơi!".
Sản xuất.
Phát triển ý tưởng.
Ý tưởng làm tiếp phần sau của phim "Quỷ quyệt" sớm được thảo luận sau thành công về mặt tài chính của phim này vào tháng 4 năm 2011. Nhà sản xuất Jason Blum khẳng định phần kế tiếp sẽ tiếp tục do James Wan đạo diễn và Leigh Whannell biên kịch. Blum chia sẻ: "Miễn cứ có cơ hội để James và Leigh viết kịch bản và đạo diễn phần hai của phim thì tôi chẳng muốn làm việc này với ai khác cả." Tuy nhiên, theo Blum thì hai người này khi thì nói rằng có lẽ sẽ làm phim, khi thì lại bảo có lẽ sẽ không làm, khiến thời gian giữa hai phần phim bị kéo dài. Ngày 2 tháng 2 năm 2012, có thông báo về việc Wan và Whannell đang thảo luận về việc trở lại làm tiếp phần phim sau.
Trong quá trình quảng bá phim "Ám ảnh kinh hoàng" ("The Conjuring", 2013) tại New York Comic Con vào tháng 10 năm 2012, Wan đã mô tả sự khăng khít giữa anh và Whannell trong quá trình phát triển truyện phim và kịch bản phần tiếp theo của "Quỷ quyệt". Anh chia sẻ với trang web ShockTilYouDrop.com: "Tôi nghĩ rằng phần nối tiếp của "Quỷ quyệt" là cách mà tôi phản ứng với phim "Saw" - phim mà vì một số lý do cá nhân khiến tôi không tham gia các phần sau, và vì thế tôi nghĩ sẽ là điều hay nếu tôi [tiếp tục] chăm dắt và giữ cho phim ["Quỷ quyệt 2"] đi đúng hướng với phiên bản đầu..."
Bộ phim lần này nhận nhan đề "Insidious: Chapter 2" do nó là phần tiếp nối trực tiếp của phần 1 ("Insidious"). Theo Wan, anh "lấy những thứ áp dụng vào "Ám ảnh kinh hoàng" có gốc từ phim "Quỷ quyệt"", đồng thời lại lấy những điều mà anh đã học được từ "Ám ảnh kinh hoàng" để áp dụng vào "Quỷ quyệt 2". Anh bày tỏ: "Đối với tôi, tôi cảm thấy nó tựa như một trải nghiệm làm phim được tích lũy qua nhiều năm."
Chọn diễn viên.
Ngày 19 tháng 11 năm 2012, người ta ra thông báo chính thức về việc Patrick Wilson, Rose Byrne, Lin Shaye và Ty Simpkins sẽ tiếp tục vai diễn từ phần 1. Tháng sau đó, người ta tiếp tục ra thông báo về sự góp mặt của Barbara Hershey. Tháng 2 năm 2013, Jocelin Donahue và Lindsay Seim được chọn vào vai Lorraine và Elise lúc trẻ. Nhà biên kịch Leigh Whannell và diễn viên Angus Sampson cũng tiếp tục tham gia vai hai anh chàng Specs và Tucker. Khi được hỏi về sự tái xuất của hai nhân vật này, Whannel cho biết: "Có những bình luận ghét bỏ từ phía người hâm mộ, chẳng hạn 'Tôi ghét những gã này! Họ chả ra gì! Họ phá hỏng bộ phim!', vì thế chắc hẳn sẽ có nhiều người thấy thất vọng khi nghe tin hai nhân vật Specs và Tucker sẽ trở lại."
Quay phim.
Giai đoạn quay phim chính khởi động vào ngày 15 tháng 1 năm 2013 tại Los Angeles. Lần này phim có mức đầu tư cao hơn một chút so với phần một và quay tổng cộng trong 25 ngày. Nhiều cảnh quay được thực hiện tại một căn nhà ở Highland Park, Los Angeles, Cảnh quay bệnh viện bỏ hoang được thực hiện ở Bệnh viện Cộng đồng Linda Vista cũ. Đây cũng là nơi đoàn làm phim xây dựng các cảnh quay trong nhà.
Âm nhạc.
Phần nhạc nền của "Quỷ quyệt 2" do Joseph Bishara - người mà trước đó đã cộng tác với James Wan trong "Quỷ quyệt" và "Ám ảnh kinh hoàng" - đảm nhiệm. Một album nhạc phim do Void Recordings thu âm được phát hành dưới dạng nhạc số ngày 10 tháng 9 và dưới dạng đĩa vào ngày 8 tháng 10 năm 2013. Một số nhạc phẩm khác trong phim là:
Phân phối.
Marketing.
Sony Pictures Entertainment đã đăng ký nhiều tên miền dành cho "Quỷ quyệt 2" vào ngày 28 tháng 11 năm 2011. Ngày 30 tháng 1 năm 2013, trang Twitter của Leigh Whannell đăng tấm hình đầu tiên về bộ phim. Một số cảnh hậu trường được đăng tải một tháng sau đó. Tháng 4 năm 2013, áp phích quảng bá phim được trưng bày tại CinemaCon ở Thung lũng Las Vegas. Trailer đầu tiên được phát trực tiếp cho mọi người xem tại Bệnh viện Cộng đồng Linda Vista vào ngày 4 tháng 6 năm 2013 và đăng tải lên Internet vào ngày 5 tháng 6. Ngày 10 tháng 8 năm 2013, tại hội nghị Scare L.A, Jason Blum và giám đốc sáng tạo John Murdy của hãng phim Universal ra thông báo rằng một phim có nhan đề "Insidious: Into the Further" sẽ ra mắt năm 2013 trong sự kiện Những đêm kinh dị Halloween diễn ra tại Universal Studios Hollywood.
Công chiếu tại rạp.
Phim được định ngày công chiếu là 20 tháng 9 thay vì 30 tháng 8 như dự định ban đầu. Tuy nhiên, ngày chính thức lại chuyển sang 13 tháng 9 cho trùng với "Thứ Sáu ngày 13".
Vào đêm trước ngày công chiếu, "Quỷ quyệt 2" đã được chiếu chọn lọc tại một số rạp cùng với phần 1 "Quỷ quyệt". Sự kiện ra mắt với thảm đỏ trang trọng diễn ra tại Los Angeles vào ngày 10 tháng 9 năm 2013.
Đón nhận.
Phòng vé.
Các thống kê sơ bộ cho hay phim thu về 32-35 triệu USD khi ra mắt tại Bắc Mỹ. Phim kiếm được 1,5 triệu USD trong các suất chiếu tối thứ Năm và thu đến 20 triệu USD trong cả ngày thứ 6, biến thứ Sáu trở thành ngày mở màn thành công nhất phòng vé trong tháng 9. Phim đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu trong dịp cuối tuần mở màn với 41 triệu USD. Doanh thu thuần của "Quỷ quyệt 2" là 128.879.795 USD trên toàn thế giới.
Giới phê bình.
"Quỷ quyệt 2" nhận được nhiều lời khen chê. Trang Rotten Tomatoes liệt kê 99 đánh giá và cho rằng 35% số này là phản hồi tích cực. Trang Metacritic cho phim 41 điếm (trên 100) dựa theo 23 đánh giá từ giới phê bình chính thống
Tác giả Robbie Collin của tờ "The Daily Telegraph" đưa ra nhận định tích cực về phim, cho rằng "hầu hết các cảnh gây sợ thực ra đều rất đáng sợ, và điều đó nghĩa là phim đã hoàn thành nhiệm vụ." Scott Foundas từ tạp chí "Variety" ca ngợi phim kỹ thuật dựng phim "kỳ quái đầy chất nghệ thuật" của John R. Leonetti và "không khí lo sợ lan tỏa" mà nhà thiết kế và biên tập âm thanh Joe Dzuban mang đến cho phim. Foundas cũng nhận định "dù đa số phần sau của các bộ phim đều chỉ đơn thuần tựa như bản làm lại của phần đầu, [dù có] kinh phí cao hơn" nhưng ""Quỷ quyệt 2" lại như một phần nối tiếp mới mẻ cho các nhân vật mà chúng ta đã biết từ phần trước..."
Ngược lại, Robert Abele của tờ "Los Angeles Times" bình luận: "Sau cú rơi tự do đầy thích thú vào thể loại phim ác mộng kiểu cổ lỗ sĩ với "Ám ảnh kinh hoàng" vào hè năm ngoái, thì nay phần phim bận rộn-mà-nhàm chán này cho thấy dường như Wan đang máy móc uốn cong mấy cái biển báo hiệu phim kinh dị. Đây quả là bài tập luyện ngớ ngẩn hơn là đáng sợ." Justin Lowe của tờ "The Hollywood Reporter" viết: "Đặt về một bên những đoạn hội thoại nhàm chán không đâu vào đâu của phim, những pha nhát ma thường đoán được từ trước và mảng diễn xuất chỉ chú ý đến bề ngoài thì phần truyện phim - bị ép phải thay đổi trình tự thời gian liên tục - cũng có cố gắng nỗ lực, mặc dù nó chẳng che giấu được gì nhiều những thiếu sót gây mất tập trung của cả cốt truyện lẫn sự phát triển nhân vật."
Phần kế tiếp.
Ngày 16 tháng 9 năm 2013, có thông báo về việc Leigh Whannell ký hợp đồng tiếp tục làm biên kịch cho phần ba của "Quỷ quyệt" trong khi Jason Blum và Oren Peli làm nhà sản xuất. Khi được hỏi về việc liệu có tham gia tiếp phần ba hay không, Patrick Wilson thổ lộ anh "[không] biết nó sẽ đi đến đâu", "[nhân vật Josh Lambert] đã gặp đủ khó khăn rồi, và tôi nghĩ rằng phim đã giải quyết tốt vào lúc cuối [...] Điều đó tuyệt rồi, đó nên là cách phim kết thúc." | 1 | null |
Đền thờ Mặt Trời Konark ( ; còn được gọi là Konârak) là một đền thờ thần Mặt Trời được xây dựng vào thế kỷ 13 ở Konark, Orissa, phía Đông Ấn Độ. Nó được xây dựng bởi vua Narasimhadeva I của triều đại Đông Ganga khoảng năm 1250. Đền thờ được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ với bánh xe, cột trụ và các bức tường làm từ đá được chạm khắc rất tinh xảo. Một phần quan trọng của cấu trúc hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát. Năm 1984, đền thờ đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới, nằm trong Danh sách bảy kỳ quan tại Ấn Độ của NDTV và của Times.
Tên nguyên.
Tên Konark xuất phát từ sự kết hợp của ngôn ngữ tiếng Phạn, "Kona" (góc) và "Arka" (mặt trời), trong tham chiếu đến các ngôi đền được dành riêng cho thần Mặt Trời Surya.
Ngôi đền cũng được gọi là chùa Đen bởi các thủy thủ tới từ châu Âu. Ngược lại, Đền Jagannath ở Puri được gọi là chùa Trắng.
Kiến trúc.
Ngôi đền được xây dựng tại cửa sông Chandrabhaga nhưng ngày nay mực nước đã bị rút đi. Đền thờ đã được xây dựng theo hình thức một chiếc xe ngựa khổng lồ của thần Mặt Trời Surya. Nó có mười hai cặp bánh đá chạm khắc công phu, một số trong số đó có đường kính lên tới 3 mét và được kéo bởi bảy cặp ngựa. Ngôi dền được xây theo phong cách truyền thống của kiến trúc Kalinga và được định hướng một cách cẩn thận về phía đông để các tia nắng mặt trời đầu tiên vào lúc bình minh chiếu rọi vào lối vào chính. Ngôi đền sử dụng nguyên liệu là đá Khondalite để xây dựng.
Ngôi đền ban đầu có cấu trúc chính để bái đường cao 70 mét (229 ft) nhưng hiện nay cấu trúc này đã không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại những cột trụ chính của cấu trúc. Tiếp đó là một khán phòng ("Jagamohana") cao 30 mét hiện nay vẫn còn tồn tại, và là cấu trúc chính trong tàn tích còn xót lại. Ngôi đền thờ còn nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc "Maithuna". | 1 | null |
Lê Ất Hợi (19 tháng 11 năm 1935 – 8 tháng 3 năm 2011) là kỹ sư xây dựng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Việt Nam trong giai đoạn 1990–1994.
Tiểu sử.
Lê Ất Hợi sinh ngày 19 tháng 11 năm 1935, quê quán tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, nay thuộc xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Ông từng đã giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội các khóa 8, 9, 10 (1983–1996); Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1983–1994); Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (1996–1999).
Tóm tắt quá trình công tác.
Trong thời gian công tác ông đã tham gia làm Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng Hà Nội
Ông qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi.
Khen thưởng.
Ông đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng các danh hiệu: | 1 | null |
Cá chiên (danh pháp khoa học: Bagarius bagarius) là một loài cá da láng trong chi "Bagarius", tìm thấy trong các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á, cụ thể trong lưu vực sông Hằng, sông Mê Kông, sông Chao Phraya; và có thông báo cho thấy nó có trong lưu vực các sông Salween, Maeklong và phần Thái Lan bán đảo.
Miêu tả.
Chiều dài được thông báo tới 2 m (6,6 ft) có lẽ là không chính xác, do sự nhầm lẫn với loài có quan hệ gần là "B. yarrelli", vì hiện tại cả hai loài này vẫn trong tình trạng lộn xộn đáng kể về phân loại. Kích thước dài tới 2 mét này có lẽ là thuộc về "B. yarrelli", do một số tác giả coi "B. bagarius" là loài cá chiên lùn có chiều dài chỉ đạt tới 20 cm (8 inch).
Gai vây lưng: 1; tia mềm vây lưng: 6; tia mềm vây hậu môn: 13-14; đốt sống: 38-42. Vây chậu bắt đàu trước gốc tia vây lưng cuối cùng; vây béo bắt đầu phía sau nơi bắt đầu vây hậu môn. Gai thần kinh thuôn dài, số lượng 4-8, đốt sống phần bụng mở rộng về phía xa trục, số lượng 17-20. Không có rãnh sắc nét trên đỉnh đầu; không có bướu trên đường giữa sống lưng phía sau gốc vây lưng. Miệng to, hạ và hình cung.
Cá trưởng thành sinh sống trong các vũng chảy nhanh và nhiều đá sỏi của các con sông lớn và trung bình. Thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và tôm tép. Sinh đẻ trong các con sông trước khi bắt đầu mùa ngập lụt hàng năm.
Giá trị kinh tế.
Được đánh bắt và mua bán ở chợ dưới dạng cá tươi, là loài cá thực phẩm quan trọng nhưng không được đánh giá cao do thịt cá bở, nhanh ươn và vì thế có thể gây bệnh.
Do thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế, cá chiên thường được mua với giá cả chục triệu đồng mỗi con, trung bình mỗi kg khoảng 400-500 nghìn đồng (số liệu 2017), có trường hợp đến 1 triệu đồng/kg.
Tình trạng phân loại.
"Bagarius bagarius" được Hamilton miêu tả năm 1822 từ mẫu vật thu được tại sông Hằng. Kể từ nghiên cứu sửa đổi của Roberts (1983), tên gọi này được áp dụng cho loài dường như chỉ có kích thước chiều dài chuẩn không quá 20 cm so với các đồng loài và được coi là phổ biến tại miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ và phần lớn Đông Dương.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chi tiết hồ sơ tài liệu trong khắp khu vực Nam Á và Đông Nam Á cho thấy các mẫu vật của các quần thể được nhận dạng như là loài này tại Đông Dương là không đồng loài với quần thể tại tiểu lục địa Ấn Độ. Bên cạnh đó, không có chứng cứ nào cho thấy có hơn 1 loài "Bagarius" trong lưu vực sông Hằng-Brahmaputra (và có lẽ là trong khắp cả tiểu lục địa Ấn Độ). Điều này có nghĩa là toàn bộ các tài liệu hiện nhận dạng mẫu vật như là "B. yarrelli" tại Ấn Độ rất có thể phải được gán lại vào loài này, và toàn bộ các tài liệu tại Đông Nam Á hiện nhận dạng mẫu vật như là loài này rất có thể là đại diện cho (các) loài không phải "B. bagarius" (hoặc "B. yarrelli"). Nghiên cứu sửa đổi duy nhất của Roberts năm 1983 là sự đơn giản hóa thái quá trong phân loại của nhóm cá này và tình trạng phân loại chi "Bagarius" trong khắp tiểu lục địa Ấn Độ rất cấp thiết phải có nghiên cứu mang tính quyết định để giải quyết. | 1 | null |
Metacritic là một trang mạng tổng hợp các bài đánh giá album nhạc, trò chơi điện tử, phim điện ảnh, chương trình truyền hình và đĩa DVD. Kết quả tổng hợp đánh giá sẽ được thể hiện qua ba màu sắc là đỏ, vàng và xanh. Trang này trông có vẻ tương tự trang Rotten Tomatoes nhưng cách tính điểm rất khác.
Lịch sử.
Metacritic do Marc Doyle thành lập vào tháng 1 năm 2001 cùng người chị gái Julie Doyle Roberts và anh bạn cùng học trường luật (thuộc Đại học Nam California) là Jason Dietz. Dù rằng lúc đó đã có trang Rotten Tomatoes nhưng Doyle, Roberts và Dietz "nhận thấy cơ hội bao quát một phạm vi phương tiện rộng lớn hơn". Nhóm này bán Metacritic cho CNET vào năm 2005. CNET và Metacritic hiện đều do CBS Corporation sở hữu.
Tháng 8 năm 2010, giao diện Metacritic được tân trang toàn diện. Tuy nhiên phản hồi từ người dùng lại vô cùng tiêu cực.
Metascores.
Bộ điểm số của Metacritic được gọi là Metascores, là những giá trị trung bình có trọng số. Một số xuất bản phẩm nhất định sẽ có trọng số cao hơn "đơn giản chỉ dựa vào việc chúng có tầm cỡ".
Dưới đây liệt kê khoảng điểm dành cho trò chơi, phim, chương trình truyền hình và album nhạc:
Chỉ trích.
Nhiều nhà phê bình trò chơi điện tử không đồng tình với cách mà Metacritic tính điểm. Khi trò chơi được nhà phê bình cho điểm "A" thì Metacritic cho nó 100 điểm. Tuy nhiên, khi nhà phê bình cho trò chơi điểm "F" thì Metacritic cho nó 0 điểm, mặc dù một số nhà phê bình cho rằng 50 điểm thì hợp lý hơn. Khi nhà phê bình cho điểm "B-" thì Metacritic cho 67 điểm, trong khi nhiều người cho rằng khoảng gần 80 điểm.
Doyle cho hay một số nhà xuất bản muốn anh thêm vào các đánh giá mà Metacritic không theo dõi và muốn Metacritic loại bỏ một số đánh giá hiện có, thường là vì chúng đánh giá tiêu cực về họ. Ngoài ra, có một số chỉ trích cho rằng không nên theo dõi các đánh giá của người Anh đối với các môn thể thao của Mỹ, chẳng hạn bóng bầu dục, bóng rổ hay đua xe. Doyle nói: "Ngược lại, nhiều nhà xuất bản bên châu Âu cảm thấy rằng các đánh giá của Mỹ đối với bóng đá, quần vợt, đua xe công thức 1, cricket và bóng rugby là không đủ tư cách hay không thích hợp." "Một khi tôi đã quyết định theo dõi đánh giá của ai thì tôi không thể nhặt và chọn sẽ liệt kê các đánh giá nào trên Metacritic mà chỉ dựa vào lời phán xét của các cá nhân này."
Tầm ảnh hưởng đối với trò chơi điện tử.
Nick Wingfield của tờ "The Wall Street Journal" cho rằng Metacritic "ảnh hưởng đến doanh số và lượng trữ hàng của nhà phát hành trò chơi điện tử". Tác giả dẫn chứng "Một công ty sẽ đòi các nhà phát hành trò chơi phải trả nhiều tiền hơn nếu họ bị đánh giá thấp trên những trang kiểu này".
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ "The Guardian", Marc Doyle cho rằng càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nhà phân tích tài chính sử dụng Metacritic làm "chỉ báo sớm về doanh thu tiềm năng của trò chơi, và nói rộng hơn, là giá bán của trò chơi".
Năm 2008, Microsoft bắt đầu sử dụng các tổng hợp đánh giá của Metacritic để loại khỏi danh sách các trò chơi Xbox Live Arcade không được ưa thích. | 1 | null |
Cháo đặc là món ăn chế biến từ ngũ cốc nghiền, xay hay đập nhỏ nấu nhừ trong nước hoặc sữa hoặc cả hai và có thể nêm nếm tùy thích các hương vị khác. Món này thường ăn nóng. Cháo đặc có thể nấu ngọt với nhiều đường hay nấu mặn đều được. Tại phương Tây, cháo đặc thường là cháo yến mạch và là món ăn truyền thống tại nhiều nước Bắc Âu thường dùng ăn sáng. Ở Việt Nam, cháo đặc là cháo nấu bằng gạo tẻ với nhiều gạo ít nước, có độ sệt cao, nấu với bò hoặc thịt gà và thường nêm thêm nước mắm và ăn kèm gừng tươi xắt sợi, hành ta, rau ghém và giò cháo quẩy.
Cháo đặc là món ăn truyền thống cho tù nhân. Trong tiếng Anh "doing porridge" (ăn cháo đặc) nghĩa bóng là "ở tù". Người bệnh cũng thường được cho ăn cháo đặc vì nó bổ và dễ ăn. | 1 | null |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Montenegro () là một trong sáu nước cộng hòa của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nước cộng hòa này là tiền thân của quốc gia Montenegro hiện nay. Ngày 7 tháng 7 năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Montenegro được đổi tên thành "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Montenegro". Đây là một nước cộng hòa tự do phi dân tộc, với tiếng Serbia-Croatia là ngôn ngữ chính thức. Năm 1991, với việc Liên đoàn những người Cộng sản tại Montenegro đổi tên thành Đảng Dân chủ Xã hội Montenegro sau các cuộc bầu cử tự do đầu tiên, cụm từ "Xã hội chủ nghĩa" bị loại bỏ ra khỏi quốc hiệu của nước cộng hòa.
Nhân khẩu.
Điều tra năm 1971:
Điều tra 1981:
Điều tra 1991 | 1 | null |
Batik (; ) là một tấm vải truyền thống được tạo ra bằng kỹ thuật nhuộm sáp và in các hoa văn bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Nghệ thuật Batik đã xuất hiện từ hơn 2500 năm trước ở Viễn Đông, Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… Dù không phải là nơi sản sinh ra Batik nhưng Indonesia được coi là quốc gia của Batik, nơi mà nghệ thuật Batik đạt đến đỉnh cao. Vải Batik được coi là một sản phẩm thương hiệu quốc gia Indonesia trên thế giới.
Trước đây, màu truyền thống thường được sử dụng trong nghệ thuật Batik là những gam màu đơn điệu như nâu, chàm bởi những màu này dễ dàng chiết xuất từ thiên nhiên. Batik ngày nay có đủ các sắc màu, các chất liệu khác nhau. Họa tiết sử dụng trang trí trên vải Batik cũng rất đa dạng và phong phú, từ đơn giản như các họa tiết hình học cho đến những họa tiết phức tạp như cỏ cây, hoa lá, muông thú và cả con người, phong cảnh.
Ngày 2 tháng 10 năm 2009, kỹ thuật nhuộm truyền thống Batik của Indonesia đã được UNESCO đưa vào danh sách đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Từ nguyên.
Batik có thể là một từ gốc của tiếng Java: Banyak ("nhiều") và titik (có nghĩa là "chấm" hay "điểm"; hoặc có thể là một từ có gốc từ ngôn ngữ Nam đảo nguyên thủy (Proto-Austronesian): becik ("xăm" bằng kim châm). Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Hà Lan, tại Indonesia, người ta gọi nghệ thuật này bằng một số tên gọi gần giống nhau: mbatek,batek, mbatik và batik. Và, chỉ đến năm 1880, tại châu Âu, lần đầu tiên cái tên Batik mới được sử dụng trong "Encyclopaedia Britannica" và chính thức được đọc là Batik.
Kỹ thuật.
Để có một sản phẩm Batik, người nghệ nhân bắt đầu bằng việc vẽ các họa tiết bằng sáp ong pha trộn với nhiều sắc độ khác nhau. Các họa tiết, hoa văn trên nền vải lúc đầu được vẽ hoàn toàn bằng tay và sử dụng những cây bút gọi là canting. Sau này, người ta sử dụng bản khắc (bằng đồng), khuôn in và các công cụ khác để phủ sáp ong thành những hình đã định trước. Tuy nhiên, phương pháp vẽ bằng tay vẫn được sử dụng phổ biến vì nó mang phong cách riêng của mỗi nghệ nhân.
Kết thúc công đoạn nhuộm, vải đã vẽ hoa văn sẽ được hong khô. Tiếp theo, người ta nhúng chất dung môi để hòa tan hết sáp, hoặc dùng bàn là để là gián tiếp qua giấy báo hoặc khăn giấy để thu sáp. Khi không còn sáp, nền vải sẽ hiện ra những gam màu và dòng hoa văn đặc trưng của nghệ thuật Batik.
Sử dụng.
Ở Indonesia, nghệ thuật Batik được sử dụng cho quần áo bình thường với những hoa văn trang trí đơn giản. Những hoa văn phức tạp, nhiều đường uốn lượn là kiểu Batik dành riêng tầng lớp quý tộc hay trang phục mặc vào những dịp đặc biệt như ngày cưới hay lễ tết.
Trang phục được sử dụng trong các dịp lễ nghi như tiệc chiêu đãi của nhà nước, gồm áo sơ mi với ống tay dài cho nam và Batik dài để che toàn thân dành cho phụ nữ.
Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng mặc trang phục mang họa tiết của Batik Sidomukti, tượng trưng một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Cha mẹ của cô dâu và chàng rể sẽ mặc trang phục Batik với họa tiết Truntum, tượng trưng cho lời khuyên của các bậc phụ huynh với mong muốn đôi vợ chồng bước vào cuộc sống mới với tình yêu trọn vẹn và sự tự tin. | 1 | null |
Cá chiên sông (danh pháp khoa học: Bagarius yarrelli) là một loài cá da trơn rất lớn trong chi "Bagarius", tìm thấy trong các con sông lớn ở Nam Á và Đông Nam Á, cụ thể trong lưu vực sông Ấn và sông Hằng, phần lớn miền nam Ấn Độ ở phía đông dãy núi Tây Ghats, cũng như trong lưu vực sông Mê Kông, Xe Bangfai cho tới Indonesia; nhưng không có ở các sông suối nhỏ.
Miêu tả.
Loài cá này dài tới 2 m (6,6 ft) và cân nặng tới trên 90 kg (200 lb). Nó có thể là loài to lớn nhất trong chi "Bagarius". Loài có quan hệ gần, "B. bagarius", hiện vẫn trong tình trạng lộn xộn đáng kể về phân loại, có lẽ đã được thông báo nhầm là đạt tới cùng kích thước như "B. yarrelli", trong khi một số tác giả coi "B. bagarius" là loài cá chiên lùn có chiều dài chỉ đạt tới 20 cm (8 inch).
Số lượng đốt sống: 40-45. Vây chậu thường bắt đầu ở vị trí phía sau gốc của tia vây lưng cuối cùng; vây béo bắt đầu trước hay ngay phía trên nơi bắt đầu vây hậu môn. Các gai thần kinh thuôn dài, số lượng 2-5, thanh mảnh; số đốt sống phần bụng 21-24. Mắt tròn.
Thức ăn chủ yếu của nó là các loại tôm tép, nhưng cũng ăn cả cá nhỏ và côn trùng thủy sinh. Đẻ trong các con sông trước mùa mưa. Di cư thành đàn, được thông báo là di cư để theo đuổi con mồi. Người ta cũng thông báo là có các cá thể di cư theo cá hô ("Catlocarpio siamensis") trong thời kỳ di cư về thượng nguồn. Dường như sự di cư về thượng nguồn bắt đầu gần với đỉnh điểm lũ lụt khi dòng chảy rất mạnh và nước ngầu đục.
Giá trị kinh tế.
Được đánh bắt và mua bán ở chợ dưới dạng cá tươi, nhưng không được đánh giá cao do thịt cá bở, nhanh ươn và vì thế có thể gây bệnh.
Tình trạng phân loại.
"Bagarius yarrelli" được Sykes miêu tả năm 1839 từ mẫu vật thu được tại sông Mula-Mutha ven thành phố Pune (Ấn Độ). Loài này được coi là phổ biến rất rộng, nhưng có những dấu hiệu cho thấy chỉ có 1 loài được tìm thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ (mà với nó thì "B. bagarius" là danh pháp đồng nghĩa sớm), và nó không là đồng loài với (các) loài ở Đông Nam Á. Việc kiểm tra tài liệu phát hiện ra rằng các quần thể ở Ấn Độ được gán cho loài này có các gai vây ngực mỏng hơn với phần mở rộng dạng sợi dài hơn, có thể là biểu hiện cho sự khác biệt liên loài. Mặc dù hiện nay người ta vẫn chưa chắc chắn rằng liệu các quần thể ở Đông Nam Á là một hay nhiều loài, nhưng một vài danh pháp đồng nghĩa của "B. yarrelli" là sẵn có (như "B. lica", "B. nieuwenhuisi"), nên có lẽ chúng có thể chứng minh là khác biệt với các quần thể Ấn Độ. Nghiên cứu sửa đổi duy nhất của Roberts năm 1983 là sự đơn giản hóa thái quá trong phân loại của nhóm cá này và tình trạng phân loại chi "Bagarius" trong khắp tiểu lục địa Ấn Độ rất cấp thiết phải có nghiên cứu mang tính quyết định để giải quyết. | 1 | null |
Final Fantasy XII (ファイナルファンタジーXII) là trò chơi điện tử thể loại nhập vai do hãng Square Enix phát triển và phát hành cho hệ PlayStation 2. Đây là tựa thứ 12 trong dòng trò chơi Final Fantasy và cũng là phiên bản cuối cùng của dòng trò chơi phát triển cho hệ máy PS2. Tác phẩm phát hành vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 tại Nhật Bản sau đó phát hành ra thị trường quốc tế. Phiên bản mở rộng là Final Fantasy XII International: Zodiac Job System với nhiều tình tiết mở rộng đã phát hành vào ngày 7 tháng 8 năm 2007 ngay trên thị trường Nhật Bản cho hệ PlayStation 2.
Trò chơi lấy bối cảnh trong thế giới Ivalice nơi mà hai vương quốc Archadia và Rozarria đánh nhau không dứt. Vương quốc nhỏ Dalmasca nằm giữa hai vương quốc này bị Archadia chiếm thì công chúa của vương quốc là Ashe đã tiến hành kháng chiến. Vaan một anh chàng mê phiêu lưu muốn trở thành thuyền trưởng của một con tàu bay đã gặp công chúa khi đang phiêu lưu dưới phần ngầm của thành phố, cả hai cùng các thành viên khác gặp trên chuyến hành trình đã nhanh chóng lập một nhóm chống lại sự cai trị của Archadia. Cách chơi của trò chơi khác vơi các trò chơi trước không có các trận chiến ngẫu nhiên mà các quái vật sẽ đi lang thang trong khu vực và người chơi có thể chọn nhảy vào chiến đấu hoặc né không chạm mặt, có một số quái vật chỉ xuất hiện trong một số điều kiện thời tiết nào đó hoặc nhận săn quán vật đó trong quán nhậu. Người chơi có thể điều khiển các nhân vật trong trận chiến bằng cách chỉnh sẽ làm gì, trong lúc chỉnh thời gian sẽ ngừng trôi còn nếu thấy thấy điều khiển nhiều nhân vật quá rối thì người chơi có thể lên kế hoạch các nhân vật sẽ làm gì khi trận chiến diễn ra sẵn và các nhân vật không được điều khiển sẽ tự động theo đó mà làm qua các thẻ Gambit và vị trí sắp xếp của chúng, để mở các thẻ này thì chúng cần được mua "quyền sử dụng" trong suốt quá trình chơi. Cách lên cấp nhân vật theo dạng bàn cờ, các kỹ năng trên bàn cờ sẽ dần dần mở ra khi các kỹ năng liên kết kế bên chúng được chọn để lên cấp. Một số kỹ năng cũng như các đặc điểm khác từ phiên bản trước cũng có như khả năng triệu hồi quái vật với khoảng 13 quái vật có thể thu phục bằng cách hạ đo ván chúng trước, sinh vật độc đáo như Chocobo và Moogle cũng có mặt.
"Final Fantasy XII" Đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt và giành được danh hiệu "Trò chơi của năm" trong nhiều hạng mục của các chuyên trang đánh giá về trò chơi điện tử. Trong hai tuần đầu phát hành trò chơi đã tiêu thụ được 2,38 triệu bản tại Nhật Bản và đến tháng 3 năm 2007 thì trò chơi đã tiêu được 5,2 triệu bản trên thị trường quốc tế. Phiên bản mở rộng nối tiếp trực tiếp của trò chơi là đã phát hành vào ngày 26 tháng 4 năm 2007 trên hệ Nintendo DS.
Phát triển.
Việc phát triển trò chơi được thức hiện từ tháng 12 năm 2000 với sự chỉ đạo của hai đạo diễn từng tham gia phát triển Final Fantasy Tactics là Matsuno Yasumi và đạo diễn tham gia phát triển Final Fantasy IX là Ito Hiroyuki. Matsuno đã đề ra khái niệm ban đầu cho cốt truyện nhưng sau đó phải rút ra khỏi dự án do vấn đề sức khỏe. Nhóm phát triển đã đi đến một quyết định là bổ sung bộ đôi hai đạo diễn mới là Ito và Minagawa Hiroshi, trong khi Kawazu Akitoshi đạo diễn nổi tiếng của dòng trò chơi SaGa trở thành nhà đầu tư của trò chơi. Người sáng lập ra dòng Final Fantasy đã bày tỏ sự thất vọng với sự ra đi của Matsuno và quyết định phát triển trò chơi vượt ra ngoài tiêu chí ban đầu.
Việc bỏ chế độ các trận chiến ngẫu nhiên đã được lên kế hoạch thực hiện ngay từ giai đoạn đầu phát triển. Ý tưởng này đã hỗ trợ cho hệ thống Active Dimension Battle phát triển giúp người chơi chiến đấu ngay tại vị trí mình đang đứng trong khu vực mà không cần chuyển cảnh vào trận chiến. Hệ thống thẻ gambit cũng được phát triển sớm để làm nền tảng cho thay đổi này. Tomomatsu Hiroshi người thiết kế hệ thống chiến đấu đã dần dần chuyển một hệ thống cứng ngắc thành linh hoạt. "Quyền sử dụng" thẻ gambit được mô tả như một phần thu nhỏ của xã hội có cấu trúc cứng ngắc tại Archadia.
Minagawa đã tiết lộ rằng ơ giai đoạn đầu của sự phát triển nhiều ý tưởng và các tính năng đã được hoạch định cho trò chơi, nhưng đã được giảm xuống ở giai đoạn cuối do những hạn chế nhất định cũng như phần cứng. Một trong số đáng kể các ý tưởng là khả năng cho người thứ hai tham gia trong chế độ hai người chơi cũng như khả năng để cho các nhân vật không điều khiển được tham gia trong các cuộc đi săn. Nhưng do những hạn chế kỹ thuật của giao diện điều khiển và sự gia tăng đột biến các nhân vật làm giai đoạn phát triển mất nhiều thời gian hơn dự kiến làm thời gian phát triển dài hơn.
Bối cảnh của trò chơi được thiết kế lấy cảm hứng từ vùng Địa Trung Hải thời trung cổ với việc thể hiện qua phong cách kiến trúc trên khắp vùng Ivalice cùng với rất nhiều chủng tộc trong các khu vực khác nhau. Nhóm nghiên cứu nghệ thuật đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và nó đã ảnh hưởng đến thiết kế của trò chơi, các nhà phát triển cũng sử dụng phong cách và trang trí từ các nơi khác như Ấn Độ và New York. Đáng chú ý là việc sử dụng tiếng Phạn ở thành phố Bhujerba. Các cụm từ như "svagatam" (chào mừng) và các chức danh như "parijanah" (Hướng dẫn viên) được viết trực tiếp từ tiếng Phạn. Nhà thiết kế Minaba Hideo và đồng đạo diễn nghệ thuật Kamikokuryō Isamu đã nói rằng nhóm nghiên cứu cũng đã cố gắng kết hợp văn hóa Ả Rập vào trò chơi. Chiến tranh là chủ đề chính của trò chơi và các nhà phát triển khẳng định rằng phim cắt cảnh các trận đánh chịu ảnh hưởng từ các trận chiến La Mã cổ đại. Khi được hỏi về ảnh hưởng của Chiến tranh giữa các vì sao đến trò chơi thì Minaba đã trả lời là dù mình là người hâm mộ của tác phẩm đó nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến việc thiết kế trò chơi.
Ban đầu nhân vật chính của câu chuyện được dự tính sẽ là Basch nhưng sau đó lại chuyển sang tập trung vào Vaan và Penelo khi hai nhân vật này được phát triển trong giai đoạn cuối. Nhóm phát triển đã giải thích rằng trò chơi trước của họ là Vagrant Story có chủ đề "Người đàn ông mạnh mẽ" có kết quả là không được thành công lắm nên với "Final Fantasy XII" họ quyết định thử nhân vật thay vì "To con và mạnh mẽ" thì sẽ là trẻ trung. Việc lồng tiếng cho nhân vật Vaan được thực hiện bởi diễn viên trong thể loại dorama là Takeda Kouhei để nhân vật bớt ẻo lả hơn với tính cách "Năng động, lạc quan, thông minh và tự lập.". Ý niệm và những thiết kế của nhân vật chính đã được thấy giống như có sự kết nối giữa Yoshida Akihiko và Nomura Tetsuya. Yoshida cảm thấy kết nối này được tạo ra bởi phong cách được sử dụng bởi cả hai nghệ sĩ, trong đó bao gồm một màu sắc nhất quán giữa các nhân vật và môi trường. Các nhà thiết kế cũng nói rằng các chủng tộc không phải người cũng đóng vai trò lớn trong trò chơi trong việc tác động lớn đến cốt truyện.
Shoda Miwa đã viết cốt truyện của trò chơi dựa trên các đoạn phim cắt cảnh đã được dựng trước đó khi cô tham gia vào dự án. Watanabe Daisuke đã lần lượt xếp lại và chỉnh sửa các nội dung của Shoda để thành kịch bản hoàn chỉnh.
Trong việc quốc tế hóa trò chơi thì để giữ nguyên ý của các lời thoại tiếng Nhật thì nhà phát triển phiên bản này là Alexander O. Smith người từng tham gia quốc tế hóa "Vagrant Story" và Final Fantasy X đã quyết định sử dụng các phương ngữ khác nhau của tiếng Anh để tạo lại sự khác biệt về phát âm được được thấy trong phiên bản tiếng Nhật. Ông cũng tránh việc lồng tiếng "Vô cảm" và tìm những diễn viên lồng tiếng có kinh nghiệm. Phiên bản này cũng có các cảnh vốn không có trong phiên bản tiếng Nhật vì một số lý do chính trị và để giữ đánh giá CERO của trò chơi tại Nhật là dành cho "Mọi lứa tuổi".
Bản chơi thử đã được công bố trong sự kiện Square Enix Party 2005 tại Nhật Bản sau đó phiên bản chơi thử quốc tế được đính kèm với trò Dragon Quest VIII. Ngày 30 tháng 7 năm 2008 trò chơi đã nhận kỷ lục thế giới là trò chơi có thời gian phát triển lâu nhất từ năm 2001 đến 2006. Minagawa Hiroshi đã nói rằng việc tạo ra công cụ tùy chỉnh để sử dụng cho sự phát triển trò chơi đã tốn nhiều năm phát triển.
Phiên bản mở rộng là "Final Fantasy XII International: Zodiac Job System" đã được công bố vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 sau đó phát hành vào ngày 7 tháng 8 năm 2007 trên toàn thế giới với nhiều chi tiết mới. Trò chơi có nhiều công việc mới để nhận làm hơn, hệ thống chiến đấu cũng được thêm các chi tiết như các nhân vật phụ và quái vật triệu tập có thể điều khiển được, có khả năng tăng tốc gấp đôi tốc độ chơi. Bổ sung các chế độ mới như "New Game+" và "New Game-" sau khi hoàn tất trò chơi cũng như chế độ "Trial" để người chơi săn quái vật trong 100 khu vực khác nhau. Phiên bản này được tích hợp khả năng hiển thị 16:9 cho màn hình rộng.
Âm nhạc.
Hầu hết các bản nhạc trong trò chơi là do Sakimoto Hitoshi biên soạn, Iwata Masaharu thì soạn 2 bài còn Matsuo Hayato thì soạn 7 bài trong khi Uematsu Nobuo thì đóng góp 1 bài hát chủ đề. Sakimoto đã gặp khó khăn để đi theo phong cách của Uematsu vì thế ông quyết định sẽ soạn theo cách của mình. Bài hát chủ đề của phim có tên Kiss Me Good-Bye do Aki Angela trình bày ở cả hai phiên bản tiếng Nhật và tiếng Anh. Uematsu đã nói rằng một trong các lý do để chọn Aki là phong cách trình bày của cô đã gợi nhớ ông đến thần tượng thời thơ ấu của mình là Elton John. Ngoài bài hát chủ đề chính thì nghệ sĩ dương cầm Hakase Taro cũng đã đồng sáng tác, biên tập và trình bày một bản nhạc không lời cùng với Toriyama Yuji là bài "Kibou".
Đĩa đơn chứa bài "Kibou" đã phát hành vào ngày 01 tháng 3 năm 2006, đĩa đơn chứa bài "Kiss Me Good-Bye" và album có tựa "The Best of the Final Fantasy XII Soundtrack" thì phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 còn album chứa tất cả các bản nhạc dùng trong trò chơi đã phát hành vào ngày 31 tháng 5 năm 2006. Album chứa các bản nhạc gồm 4 đĩa và 100 bản nhạc, phiên bản giới hạn của album cũng được phát hành, phiên bản này đính kèm cả bài hát "Kiss Me Good-Bye".
Truyền thông.
Sách.
BentStuff đã phát hành ba cuốn trong bộ Ultimania là "Final Fantasy XII Battle Ultimania" và "Final Fantasy XII Scenario Ultimania" vào ngày 16 tháng 6 năm 2006 cùng "Final Fantasy XII Ultimania Ω" vào ngày 24 tháng 11 năm 2006. Cuốn "Battle Ultimania" mô tả và phân tích hệ thống chiến đấu mới và các thành phần của nó cùng các bài phỏng vấn nhà phát triển. Cuốn "Scenario Ultimania" mô tả ckịch bản chính của trò chơi, thông tin các nhân vật cũng như các khu vực, các chi tiết ở từng vị trí và các cuộc phỏng vấn nhà phát triển. Cuốn "Ultimania Ω" nói về các diễn viên lồng tiếng, cốt truyện của Final Fantasy XII với các thông tin ký tự, một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và hình ảnh minh họa, hướng dẫn chơi hoàn chỉnh và một tiểu thuyết ngắn do Matsuyama Benny tác giả của "Hoshi wo Meguru Otome" viết. Một cuốn Ultimania khác có tựa "Final Fantasy XII International Zodiac Job System Ultimania" đã phát hành ngày 06 tháng 9 năm 2007 nói về phiên bản quốc tế của trò chơi.
Manga.
Gin Amou đã thực hiện chuyển thể manga của trò chơi và đăng trên tạp chí Gangan Online và GanGan Powered của Square Enix trong từ 22 tháng 6 năm 2006 đến ngày 25 tháng 6 năm 2009. Square Enix sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành hành 5 tankōbon.
Đón nhận.
"Final Fantasy XII" đã bán được hơn 1.764.000 bản trong tuần đầu phát hành tại Nhật Bản gần bằng số lượng của Final Fantasy X trong tuần đầu phát hành. Square Enix đã thông báo là sau hai tuần phát hành thì trò chơi đã tiêu thụ được hơn 2,38 triệu bản tại Nhật Bản. Tại thị trường Bắc Mỹ thì có khoảng 1,5 triệu bản đã được tiêu thụ trong tuần đầu phát hành. đến tháng 3 năm 2007 thì trò chơi đã tiêu được 5,2 triệu bản trên thị trường quốc tế. "Final Fantasy XII" đã giành vị trí thứ 4 trong danh sách các trò chơi PlayStation 2 bán chạy nhất trên thị trường quốc tế năm 2006.
"Final Fantasy XII" đã trở thành trò chơi thứ sáu nhận được số điểm tuyệt đối của tạp chí Famitsu và là trò đầu tiên trong dòng Final Fantasy cũng như là tựa đầu tiên trên hệ PS2 đạt được số điểm này vào ngày 16 tháng 3 năm 2006. Trò chơi được đánh giá cao về đồ họa, cốt truyện, cách chơi và những điểm mới mà trò chơi mang lại so với các trò Final Fantasy trước. Hệ thống chiến đấu được nhiều đánh giá cao cả trong và ngoài Nhật Bản ngay cả trước khi nó được phát hành trong thị trường quốc tế. Hệ thống được khen ngợi khi chuyển đổi qua lại giữa các đoạn phim cắt cảnh và bắt đầu chơi một cách mượt mà. IGN đã trao danh hiệu "Phong cách nghệ thuật đẹp nhất" trên danh sách Top Ten. Newtype USA đã nêu "Final Fantasy XII" cho danh hiệu "Trò chơi của tháng" vào tháng 11 năm 2006 với lời khen về cách chơi, đồ họa và cốt truyện kèm một đánh giá là "Trò nhập vai tốt nhất từng được phát hành cho bất kỳ nền tảng nào của Sony".
GameSpot khen ngợi hệ thống gambit và các thẻ quyền là sự sáng tạo sâu sắc để người chơi có thể điều khiển nhân vật nhưng cũng nói là nó quá rắc rối để điều chỉnh sắp xếp sao cho hợp lý đặc biệt là những người mới chơi. GameSpot cũng đánh giá việc lồng tiếng là "Tuyệt vời". IGN thì ca ngợi cốt truyện phong phú và nghệ thuật của trò chơi thể hiện qua "Sự sâu sắc đến tuyệt đối của nhân vật". Nhưng cũng nói là hệ thống gambit làm trò chơi trông có vẻ như đang tự chơi với chính mình. Và dùng vẫn rất hoành tráng nhưng phần âm nhạc của trò chơi bị đánh giá là yếu nhất trong dòng "Final Fantasy".
Kawazu Akitoshi, người điều hành sản xuất hài lòng theo xếp hạng Famitsu nhưng cũng nói là ông nghĩ trò chơi chưa hoàn hảo lắm, ông cảm thấy cốt truyện có vẻ vẫn không đáp ứng hết sự trông đợi của một số người hâm mộ. Việc kết hợp giữa hai nhóm phát triển PlayOnline và Final Fantasy Tactics có thể đã tạo ra việc này khi tìm cách thống nhất sự khác biệt giữa hai nhóm.
"Final Fantasy XII" đã nhận được danh hiệu "Trò chơi hay nhất trên PlayStation 2" và "Trò chơi nhập vai hay nhất" của nhiều tạp chí và các trang mạng chuyên về trò chơi điện tử như GameSpot, GameSpy và IGN. Edge và Famitsu đã trao cho trò chơi danh hiệu "Trò chơi của năm". Tại lễ trao giải trò chơi điện tử Nhật Bản năm 2006, trò chơi đã giành được "Giải thưởng lớn" và "Danh hiệu xuất sắc nhất". Tại lễ trao giải PlayStation thì trò chơi đã nhận được danh hiệu "Bạch kim gấp đôi". Tác phẩm cũng được đưa vào danh sách "100 phong cách mới của Nhật Bản" và danh sách "Dấu hiệu của sự xuất sắc trong sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ Nhật Bản". Trò chơi cũng được xếp trong các hạng mục khác như trò chơi nhập vai, cốt truyện, âm nhạc hay nhất, nghệ thuật, thiết kế nhân vật đẹp nhất trong các lễ trao giải như Thành tựu tương tác, Bình chọn của các nhà phát triển trò chơi, Viện hàn lâm Điện ảnh và Nghệ thuật Truyền hình Anh, Spike VGA và Giải thưởng truyền hình vệ tinh.
Thương hiệu.
Sony Computer Entertainment đã phát hành một phiên bản PlayStation 2 cài sẵn Final Fantasy XII cùng các trò chơi khác vào ngày 16 tháng 3 năm 2006. Hãng Hori thì phát hành các thẻ nhớ có hình trò chơi vào ngày mà Final Fantasy XII phát hành tại Nhật Bản. Logicool cũng phát hành một dòng sản phẩm ngoại vi theo tác phẩm vào ngày 16 tháng 3. Suntory thì sản xuất một loại đồ uống mà chai đựng nó có hình giống với các chai thần dược trong trò chơi cũng như phát hành các thẻ hình để sưu tập.
Ảnh hưởng.
Phiên bản mở rộng nối tiếp trực tiếp của trò chơi là đã phát hành vào ngày 26 tháng 4 năm 2007 trên hệ Nintendo DS lấy bối cảnh một năm sau các sự kiện trong "Final Fantasy XII" và xoay quanh cuộc phiêu lưu của Vaan. Đây là một trong bốn trò chơi lấy bối cảnh trong thế giới Ivalice Alliance.
Năm 2009, BioWare đã nói là hệ thống Gambit của trò "Final Fantasy XII" đã gây chú ý và ảnh hưởng đến việc phát triển các trò chơi của họ khi quyết định mang hệ thống đó vào trò . | 1 | null |
Hắt hơi, hắt xì hay nhảy mũi, là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng, thường gây ra bởi sự kích thích niêm mạc mũi của các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể. Sự hắt hơi xảy ra giống như một vụ nổ và là một hành động không tự ý và không kiểm soát được.
Hắt hơi có thể gây ra bởi việc nhận thấy một mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, thay đổi đột ngột (thường là giảm) của nhiệt độ, sự đầy hơi trong dạ dày, nhiễm virus, hoặc một vài nguyên nhân hiếm khác như bắt đầu ăn kẹo cao su, sau khi tập thể dục, nhổ lông mày, hoặc sau khi quan hệ tình dục...
Chức năng của hắt hơi là để tống ra các chất nhầy có chứa các hạt lạ gây kích thích và làm sạch khoang mũi. Trong khi hắt hơi, vòm miệng mềm và lưỡi gà ép xuống trong khi mặt sau của lưỡi nâng lên để phần nào chắn lại lối thông từ phổi đến miệng, để không khí từ phổi bị đẩy qua đường mũi. Vì việc hạn chế lối thông đến miệng chỉ là một phần nên một lượng đáng kể không khí cũng bị đẩy ra qua đường này.
Phản xạ hắt hơi kéo theo sự co lại của một số cơ khác nhau, thường bao gồm cả mí mắt. Nhiều người tin rằng không thể mở mắt trong khi hắt hơi. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không chính xác.
Dịch tễ học.
Mặc dù là vô hại ở những người khỏe mạnh, hắt hơi có thể lan truyền bệnh dịch qua những giọt nước cực nhỏ, thường từ 0,5 đến 5 µm, có chứa đối tượng gây bệnh. 40.000 giọt nhỏ như vậy có thể được phát tán trong một lần hắt hơi. Để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, ta nên dùng cẳng tay hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi hắt hơi. Sử dụng bàn tay sẽ không thích hợp vì mầm bệnh vẫn sẽ lây lan qua các vật tiếp xúc công cộng như tiền, tay nắm cửa, nút nhấn, tay cầm…
Ngăn ngừa.
Cách ngăn chặn hắt hơi cơ bản là thở ra từ từ và sâu để loại bỏ toàn bộ lượng không khí trong phổi sẽ được dùng cho việc hắt hơi, sau đó nín thở và đếm đến mười hoặc nhẹ nhàng kẹp chặt mũi trong vài giây.
Phương pháp để làm giảm hắt hơi nói chung là giảm sự tương tác với các chất kích thích, chẳng hạn như hạn chế ở gần vật nuôi để tránh lông của chúng, đảm bảo luôn lau sạch bụi bám trên đồ đạc, thay thế thường xuyên bộ lọc cho máy điều hòa không khí, máy lọc khí hay thiết bị giữ ẩm. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy hắt hơi rất thú vị và không muốn ngăn chặn việc này. | 1 | null |
Sampot (សំពត់; phiêm âm Latinh :saṃbát, Tiếng Khmer: sɑmpʊət, phát âm: "Sampoat") là một trang phục truyền thống của Campuchia có hình dạng như một tấm vải dài hình chữ nhật quấn quanh cơ thể với một nửa ở trước và một nửa ở sau. Nó có thể được khoác hoặc gấp theo nhiều cách khác nhau. Trang phục này cũng có nét tương tự như dhoti của Nam Á. Nó cũng được mặc ở các nước láng giềng như Lào và Thái Lan và được gọi là: "pha nung" (ผ้านุ่ง).
Ở Campuchia, cả nam và nữ thường dùng một miếng vải hình chữ nhật dài khoảng 3m và rộng 1m quấn quanh eo, phần đuôi ở hai đầu sẽ được thắt vào với nhau ở giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy. Do vậy phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên. | 1 | null |
Kebaya là sự kết hợp giữa áo-trang phục truyền thống có nguồn gốc từ Indonesia và được mặc bởi phụ nữ ở Indonesia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Singapore, miền nam Thái Lan, và phần phía Nam của Philippines. Trước đây nó thường được làm từ chất liệu mỏng như lụa. Ngày nay còn được làm bằng nylon hoặc polyester. Trên đó được trang trí bằng thổ cẩm hoặc hình hoa thêu.
Kebaya gồm một chiếc áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, kèm theo đó là những họa tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải. Kebaya truyền thống còn có một dải vải choàng stagen bằng chất liệu batik khoác lên áo. Áo được buộc bằng trâm cài đầu - kerongsang. Thông thường, Kebaya được mặc với váy kain - một dải vải gồm nhiều nếp xếp li sống động quấn quanh phần cơ thể từ eo xuống dưới.
Kebaya là trang phục truyền thống của Indonesia, mặc dù chính xác hơn nó được sử dụng phổ biến là ở Java, Sunda và Bali.
Từ nguyên.
Kebaya nguồn gốc từ ngôn ngữ Ả Rập - Kaba có nghĩa là "trang phục" và được du nhập vào đất nước Indonesia bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ đó Kebaya bắt đầu xuất hiện để chỉ kiểu trang phục áo - váy.
Lịch sử.
Khoảng thế kỷ 15 hay 16, Kebaya được xem là một trang phục tôn quý và chỉ dành cho gia đình hoàng gia, những nhà quý tộc và một bộ phận nhỏ giới thượng lưu. Dần dần, Kebaya nhanh chóng trở thành phục trang của Indonesia và dần lan sang các khu vực lân cận như Malacca, Bali, Sumatra,… thông qua giao thương và những hoạt động ngoại giao.
Kebaya trở thành biểu tượng giải phóng phụ nữ ở Indonesia do mối liên kết chặt chẽ giữa Kebaya và nhà ủng hộ phong trào nam nữ bình quyền vào thế kỷ 19 - Raden A. Kartini.
Cách tân.
Ngày nay, Kebaya được cách tân theo nhiều phong cách mới đơn giản hơn, chất liệu bằng vải cotton-polyester chống cháy kèm với váy vải batik với những họa tiết theo họa tiết đôi cánh của loài chim Garuda và những chấm bi nhỏ mang biểu tượng của hoa lài. | 1 | null |
Trichomycteridae là một họ cá da trơn (bộ Siluriformes) thường được gọi là cá da trơn bút chì hoặc Cá da trơn ký sinh. Họ này bao gồm cá candiru khét tiếng, gây sự lo ngại cho mọi người bởi thói quen bơi vào niệu đạo của con người.
Phân loại.
Trichomycteridae bao gồm khoảng 41 chi và 207 loài. Đây là họ đa dạng thứ hai trong siêu họ Loricarioidea. Nhiều loài vẫn chưa được mô tả.
Họ này được chia thành tám phân họ. Phân họ chỉ đó không phải là đơn ngành là một trong những phân họ lớn nhất, Trichomycterinae. Một nhánh lớn trong Trichomycteridae cũng đề nghị bao gồm các phân họ Tridentinae, Stegophilinae, Vandelliinae, Sarcoglanidinae và Glanapteryginae (cái gọi là nhánh TSVSG); nhánh lớn này lần lượt tạo thành một nhóm đơn ngành lớn với hai chi Ituglanis và Scleronema. Sau này hai chi không được phân loại trong bất kỳ phân họ nào. Các phân họ cơ bản Copionodontinae và Trichogeninae là nhóm chị em với nhau, và chúng cùng nhau tạo thành một nhánh có nghĩa là chị em với phần còn lại của Trichomycteridae.
Phân bố.
Trichomycteridae có phân bố lớn nhất trong các họ cá da trơn. Nó được phân phối rộng rãi trên toàn Neotropics. Chúng có nguồn gốc từ nước ngọt ở Costa Rica, Panama, và khắp Nam Mỹ. Họ này kéo dài từ phía nam Panama đến Chile và Argentina. | 1 | null |
Ituglanis amazonicus là một loài cá trong họ Trichomycteridae. Nó có thể phát triển đến chiều dài 7.5 cm, nó sống tại lưu vực sông Amazon và sông Suriname. Nó sống chủ yếu trong lạch nhỏ trong rừng với chất nền cát đá. Người ta không biết liệu nó có ăn thịt hay máu của động vật sống hoặc nó sống bằng sát thối. | 1 | null |
Schilbeidae là một họ cá da trơn có nguồn gốc từ Châu Phi và Nam Á. Chúng có xu hướng bơi trong nước mở.
Schilbeidae thường có vây lưng với một gốc vây ngắn, nhưng Ailia và Parailia thiếu vây lưng hoàn toàn. Hầu hết các loài cũng có một vây mỡ. Gốc vây hậu môn rất dài. Thường có bốn cặp râu. Một số loài thiếu vây hậu môn.
Tên họ này đôi khi được đánh vần như Schilbidae trong tài liệu khoa học. | 1 | null |
Sari hoặc saree, là một loại trang phục được yêu thích của phụ nữ Ấn Độ, có kích thước dao động từ 4-9m(cũng có khi dài tới 12 mét) dùng quấn quanh cơ thể theo nhiều phong cách khác nhau. Nó có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ và hiện nay được coi là trang phục truyền thống của Ấn Độ.
Sari đã được nhắc đến trong sử thi của Ấn Độ. Nó cũng xuất hiện trên các tác phẩm điêu khắc Ấn Độ có niên đại khoảng 150TCN.
Trang phục Sari hiện đại chỉ có một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét và một mảnh rộng khoảng một mét. Hai mảnh Sari không còn đơn điệu mà được trang trí bởi những đường nét thêu thùa, viền ren, hoa văn thậm chí là đính đá quý.
Màu sắc của Sari cũng ngày càng trở nên đa dạng. Qua màu sắc Sari, người ta có thể nhận biết hoàn cảnh của người mặc nó. Một phụ nữ góa chồng thường mặc áo Sari đơn giản màu trắng, không có trang sức. Nếu phụ nữ có thai thì cô ấy sẽ mặc Sari màu vàng trong 7 ngày. Cô dâu trong ngày cưới thường mặc bộ sari màu đỏ. Áo sari màu xanh lá tượng trưng cho người đạo Hồi và áo màu xanh da trời thì dành cho phụ nữ có đẳng cấp thấp trong xã hội.
Tại Ấn Độ, người đàn ông thường đảm nhiệm công việc may áo sari, bởi vì họ cho rằng đàn ông là người biết cách làm như thế nào để đẹp cho phụ nữ. Hai người thợ dệt vải có thể mất tới 7 tháng để may một chiếc áo Sari chất lượng tốt. Sari ngày nay cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như lụa, cotton...
Ngày nay, do sự xuất hiện ngày càng nhiều của những mẫu quần áo đơn giản và tiện dụng nên phụ nữ ở các thành phố lớn của Ấn Độ không còn sử dụng sari thường xuyên mà chỉ mặc nó trong những dịp lễ nghi quan trọng. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì sari vẫn là trang phục chủ yếu.
Chú thích.
__LUÔN_MỤC_LỤC__
__CHỈ_MỤC__
__KHÔNG_LIÊN_KẾT_MỤC_MỚI__ | 1 | null |
Andros Darryl Townsend (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1991), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Luton Town ở Premier League. Anh là một sản phẩm của lò đào tạo trẻ Tottenham Hotspur, Townsend được cho mượn tới 9 câu lạc bộ khác nhau trước khi về lại Spurs vào mùa giải 2013–14. Sau đó anh được bán cho Newcastle với giá 12 triệu bảng Anh vào tháng 1/2016.
Townsend lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển U21 vào tháng 10 năm 2012. Tháng 9 năm 2013 anh được gọi vào đội tuyển quốc gia Anh. Ngày 11 tháng 10 năm 2013, anh ghi bàn trong trận đấu đầu tiên của mình cho tuyển Anh trong trận thắng 4–1 trước Montenegro. | 1 | null |
Margot Eskens (sinh ngày 12 tháng 8 năm 1939 - mất ngày 4 tháng 8 năm 2022) là một ca sĩ dòng nhạc Schlager người Đức, nổi tiếng trong các thập niên 1950 và 1960.
Eskens không theo nghiệp ca sĩ ngay từ đầu. Thời còn trẻ, cô là một trợ lý nha sĩ. Năm 1954, cô chiến thắng trong một cuộc thi hát do hãng thu âm Polydor Records tổ chức với bài hát "Moulin Rouge", Chiến thắng này giúp cô ký được hợp đồng thu âm ca hát với hãng Polydor, và sau đó trở thành một trong những ca sĩ danh tiếng của hãng này và của nước Đức. Album đầu tay của cô là "Ich möchte heut ausgehn". Năm 1956 và 1957, Eskens cho ra lò hai album được xếp vào danh sách bán chạy nhất đó là "Tiritomba" (bán ra hơn 800.000 đĩa) và "Cindy oh Cindy".
Margot Eskens tham gia cuộc thi Đại hội Liên hoan nhạc Schlager Đức ("Deutscher Schlager-Festspiele") năm 1962 và đứng hạng 3 sau Conny Froboess và Siw Malmkvist. Năm 1966, Eskens đại diện nước Đức tham gia cuộc thi Eurovision Song Contest với bài "Die Zeiger Der Uhr" và đứng hạng 10.
Cho đến cuối thập niên 1980, Margot Eskens bắt đầu thu âm những bài ca Schlager mang tính truyền thống hơn và thử sức ở thể loại dân ca mới "Volkstümliche", tỉ như những bài trong album "Mein Traumland am Wörtherse" (1990). | 1 | null |
Mochokidae là một họ cá da trơn (bộ Siluriformes). Có chín chi và khoảng 200 loài. Tất cả các loài trong họ Mochokidae là cá nước ngọt có nguồn gốc từ Châu Phi.
Chúng có ba cặp râu, thiếu râu mũi; đôi khi, râu hàm dưới có thể phân nhánh.. Chúng có kích thước lên đến 72 cm (28 in). Nhóm này bao gồm nhiều loài phổ biến trong nuôi cá cảnh, chẳng hạn như Synodontis nigriventris, Synodontis angelicus, và Synodontis multipunctatus. | 1 | null |
Hồ thái hậu (chữ Hán: 胡太后, ? - 17 tháng 5, năm 528), còn thường gọi là Linh thái hậu (靈太后), một phi tần của Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế, và Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế trong lịch sử Trung Quốc.
Trong triều đại Bắc Ngụy, bà là vị Đế mẫu duy nhất được tôn Hoàng thái hậu dưới thời trị vì của con, vì trước đó hoàng gia Bắc Ngụy quy định "tử quý mẫu tử", bất cứ Hoàng tử nào được phong làm Thái tử, sinh mẫu lập tức bị giết. Nhờ sự sủng ái của Tuyên Vũ Đế dành cho bà, bà được đặc cách thoát khỏi thảm cảnh mà tất cả các Đế mẫu đời trước phải cam chịu.
Hồ thái hậu được đánh giá là thông minh song lại quá khoan dung với nạn tham nhũng. Trong giai đoạn nhiếp chính của bà, các quan đại thần tham nhũng tràn lan dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa bạo loạn diễn ra chống triều đình, khiến triều đình Bắc Ngụy suy yếu. Hồ thái hậu cũng gây tai tiếng vì thói dâm đãng khi tư thông với nhân tình dù đã ở ngôi thái hậu. Năm 528, Hồ thái hậu đã hạ độc giết Hiếu Minh Đế khiến cho quyền thần Nhĩ Chu Vinh nhân đó bèn khởi binh, kéo thẳng vào kinh thành Lạc Dương, bắt Hồ thái hậu và vị hoàng đế nhỏ tuổi mới lập Nguyên Chiêu đến Hà Âm rồi dìm chết tại sông Hoàng Hà.
Thân thế và việc nhập cung.
Tên thật của bà không rõ, tiểu thuyết cổ điển "Bắc sử diễn nghĩa" (北史演义) cho rằng tên bà là Hồ Tiên Chân (胡仙真). Bà là con gái của quan Tư đồ Hồ Quốc Trân, làm quan trong triều đình Bắc Ngụy, nguyên quán ở huyện Lâm Kính, quận An Định. Sách sử không cho biết bà sinh vào năm nào và mẹ bà là ai. Tương truyền, lúc Hồ thị ra đời, bốn góc trời bỗng có ánh sáng đỏ chiếu khắp bốn phía. Lại có một lần, người quận Kinh Triệu là Triệu Hồ có tài coi tướng số, sau khi xem dung mạo của Hồ thị, đã nói với Hồ Quốc Trân rằng bà là người có số đại quý, làm mẹ của trời đất.
Người cô của Hồ thị, tức em gái Hồ Quốc Trân, vốn theo nghiệp tu hành, trở thành ni cô. Vào đầu thời Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế, cô bà thường vào cung giảng đạo, có nhắc tới Hồ thị với người trong cung, khen bà là người đẹp lại hiền đức. Tuyên Vũ Đế nghe tin này, bèn triệu bà vào cung, phong cho làm "Thừa hoa" (承華).
Tránh được luật Tử quý, mẫu tử.
Theo quy định của Bắc Ngụy, ngay từ thời lập quốc nhằm tránh việc ngoại thích can chính, theo đó, nếu một Hậu phi nào hạ sinh con trai và người con đó được lập làm Thái tử thì người mẹ đó phải chết. Vì thế hậu phi Bắc Ngụy đều rất sợ sẽ sinh con trai, duy có Hồ thừa hoa không sợ, nói với bọn họ rằng:"Thiên tử lẽ nào lại không có con trai, hà cớ gì lại sợ một thân chết mà làm hoàng gia phải mất nòi".
Tuyên Vũ Đế biết tin này, rất khâm phục và để ý tới. Bà từng thề với Tuyên Vũ Đế rằng nếu như sinh được con cho vua mà bản thân phải chết cũng quyết không từ chối. Do đó bà càng được Tuyên Vũ Đế sủng ái.
Tháng 3 năm 510, Hồ thừa hoa hạ sinh cho Tuyên Vũ Đế hoàng tử Nguyên Hủ tại phía đông bắc điện Tuyên Quang. Do đó, Hồ thị được phong làm "Sung hoa" (充華).
Trước đó, hai hoàng tử của Tuyên Vũ Đế đều mất sớm, còn lại toàn công chúa nên Tuyên Vũ Đế rất quan tâm chăm sóc Nguyên Hủ, tuyển nhiều bảo mẫu, nuôi dưỡng ở cung riêng và hạn chế cho Cao hoàng hậu và Hồ sung hoa gặp Nguyên Hủ. Đồng thời, Tuyên Vũ Đế cũng bãi lệnh bắt bà phải tự tử theo quy định của hậu cung Bắc Ngụy trước đó.
Lâm triều nhiếp chính.
Năm 515, Bắc Nguỵ Tuyên Vũ Đế băng hà, Nguyên Hủ lên ngôi kế vị, tức là Bắc Nguỵ Hiếu Minh Đế. Hiếu Minh Đế tôn đích mẫu Cao hậu làm Hoàng thái hậu, còn sinh mẫu Hồ sung hoa trở thành Hoàng thái phi. Vào lúc Tuyên Vũ đế gần chết, Cao hậu muốn giết chết Hồ thị, nhưng các đại thần trong triều gồm Lưu Đằng và Hầu Cương biết được việc ấy, bèn hỏi ý của Thôi Quang. Thôi Quang muốn bảo vệ bà, nên cho phòng vệ nghiêm ngặt cho Hồ thị, nên bà không bị hại. Đến tháng 3 cùng năm đó, Cao thái hậu rời cung theo nghiệp tu hành, do đó Hồ thái phi được lập làm Hoàng Thái hậu vào mùa thu năm 515 và nắm quyền nhiếp chính cho Hiếu Minh Đế mới 6 tuổi. Ban đầu bà được quần thần gọi là "Hoàng thái hậu điện hạ", sau đó lại đổi thành "Hoàng thái hậu bệ hạ" và bà cũng tự xưng "trẫm" (tiếng xưng danh riêng cho vua) và gọi mệnh lệnh của mình là "chiếu".
Hồ thái hậu được đánh giá là người thông minh, có khả năng thông hiểu sự việc một cách nhanh chóng, song bà lại quá nhân hậu và khoan dung với tội tham nhũng. Giả dụ, vào mùa đông năm 515, thứ sử tham nhũng của Kì Châu (岐州, nay gần tương ứng với Bảo Kê, Thiểm Tây), Triệu vương Nguyên Mật (元謐), đã kích động một cuộc tổng nổi dậy khi ông ta vô cớ sát hại một số người dân, và khi ông ta có thể thoát khỏi cuộc nổi dậy và trở về kinh thành Lạc Dương, Hồ thái hậu đã phong cho ông ta làm nội quan vì phu nhân của ông là chất nữ của bà. Trong thời thơ ấu của Nguyên Hủ, quyền lực của Hồ thái hậu là không thể bị thách thức. Tuy nhiên, sự khoan dung của Thái hậu đã bị một số người phê phán, thậm chí nói ra một cách thẳng thừng như các quan Đông Bình vương Nguyên Khuông (元匡) và Trương Phổ Huệ (張普惠), vì thế bà đã thực hiện các đề xuất nhằm ngăn chặn tham nhũng song với một tốc độ chậm chạp.
Năm 515, Kinh Triệu vương Nguyên Du đem quân tạo phản xưng đế chống lại triều đình, nhưng không thành công và bị giết chết. Tuy nhiên Hồ thái hậu ra lệnh đặc xá cho thân thích của Nguyên Du và truy phong cho Du làm Lâm Thao vương.
Hồ thái hậu là người thông minh, có tài năng trong việc trị quốc và tôn sùng Đạo phật. Hồ thái hậu là một Phật tử nhiệt thành, bà đã cho xây các đền chùa tráng lệ ở Lạc Dương trong thời gian nhiếp chính đầu của mình. Bà đã xây một ngôi đền để dành riêng để tưởng nhớ phụ thân là Tần công Hồ Quốc Trân (胡國珍) sau khi ông qua đời vào năm 518, các đại thần trong triều đình muốn bỏ đi tước vị của Hồ Quốc Trân, nhưng bà không nghe và còn xây ngôi đền đặc biệt tráng lệ. Do ảnh hưởng của bà, Hiếu Minh Đế cũng trở thành một người sùng kính Phật giáo. Tuy nhiên, trong thời niên thiếu của mình, Hiếu Minh Đế thích dành thời gian trong hoa viên của hoàng cung hơn là nghiên cứu hoặc nghe về các chính sự quan trọng của đất nước.
Cũng trong năm 518, Hồ thái hậu thấy thiên văn có sự thay đổi khác thường, nghi ngờ Cao thái hậu sẽ là người đe dọa đến mình, bèn bí mật nhân đêm tối sai sát thủ đến giết chết Cao thái hậu. Lại một lần, trong lúc cải táng cho Hiếu Văn Chiêu hoàng hậu, Hồ thái hậu không cho phép Hiếu Minh Đế làm chủ tang mà tự mình làm lấy, đích thân đi theo quan tài đến Chung Ninh Lăng.
Năm 519, một cuộc bạo động nghiêm trọng đã xảy ra tại Lạc Dương, sau khi viên quan Trương Trọng Vũ (張仲瑀) đề xuất rằng cần thay đổi quy định để không cho phép quân nhân trở thành các quan chức dân sự. Các quân nhân đã trở nên tức giận và xông vào cả Binh bộ và tư gia của phụ thân Trương Trọng Vũ là Trương Di (張彝), họ giết chết Trương Di và làm bị thương nghiêm trọng Trương Trọng Vũ và anh trai là Trương Thủy Quân (張始均). Hồ thái hậu đã bắt giữ tám lãnh đạo của cuộc bạo động và xử tử họ, song lại xá miễn cho những người còn lại nhằm dập tắt tình trạng bất ổn. Bà cũng từ chối đề nghị thay đổi quy định của Trương Trọng Vũ. Sự kiện này thường được xem là một bước ngoặt và bắt đầu tình trạng bất ổn mà cuối cùng sẽ tàn phá Bắc Ngụy. Tuy vậy, Hồ thái hậu vẫn tiếp tục khoan dung với tham nhũng, và thường phong thưởng nhiều cho các quan, khiến cho ngân khố kiệt quệ; áp lực về ngân khố và gắng nặng của dân chúng lại càng tăng lên khi bà ban chiếu chỉ rằng mỗi châu phải xây dựng một tháp để tưởng nhớ Đức Phật.
Từ khi lên nắm quyền, Hồ thái hậu ngày càng xa xỉ, không biết tiết kiệm. Một lần bà cho mời hơn 100 vương công đại thần đến kho vải, rồi đem vải trong kho phân phát ra cho họ, nhiều thì hơn 2000 tấm, ít thì cũng hơn 1000. Duy chỉ có Công chúa Trường Lạc chỉ lấy có 20 tấm lụa. Các đại thần là Trần Lưu Công Lý Sùng và Chương Vũ Vương Nguyên Dung vì quá tham lam, lấy quá nhiều nên vác quá nặng, Lý Sùng bị ngã và bị thương ở lưng, còn Nguyên Dung bị thương ở chân. Sự việc đã trở thành trò cười cho thiên hạ.
Không chỉ tỏ ra xa hoa lãng phí, Hồ thái hậu còn là người dâm loạn. Một khoảng thời gian nào đó trước năm 520, Thái hậu đã buộc thúc của Hiếu Minh Đế là Thanh Hà vương Nguyên Dịch (元懌) làm người tình của mình. Nguyên Dịch là người tuấn tú, tài năng lại biết khiêm nhường nên được bá quan và dân chúng tôn kính. Do Nguyên Dịch thường hay bệnh nên bà thường hay cấp thuốc và lương thực cho. Sau đó, bà lấy cớ hậu đãi hoàng thúc của vua, đem triều chính giao cho Nguyên Dịch, và còn ép ông ta phải thông dâm với mình.
Nguyên Dịch sau đó trở thành người lãnh đạo chính quyền trên thực tế, và ông đã cố gắng tái tổ chức lại chính quyền nhằm giảm bớt tham nhũng. Đặc biệt, ông ông cố gắng hạn chế quyền lực của Nguyên Xoa (元叉, em rể của Thái hậu) và hoạn quan Lưu Đằng (劉騰). Do Nguyên Xoa cậy thế kiêu ngạo, nên Nguyên Dịch muốn kiềm chế đi, nên mâu thuẫn ngày càng lớn. Nguyên Xoa do đó đã vu cáo Nguyên Dịch phạm tội phản nghịch, song Nguyên Dịch được minh oan sau một cuộc điều tra. Lo sợ sẽ bị trả thù, Nguyên Xoa và Lưu Đằng đã thuyết phục Hiếu Minh Đế rằng Nguyên Dịch muốn hạ độc Hoàng đế. Tháng 7 năm 520, Nguyên Xoa liên kết với Lưu Đằng tố cáo Nguyên Dịch mưu phản cướp ngôi rồi lấy cớ đó tiến hành một cuộc chính biến chống lại Hồ thái hậu và Nguyên Dịch, đưa quân vào điện Hiển Dương. Nguyên Dịch bị giết chết còn Hồ thái hậu bị quản thúc trong cung. Cao Dương vương Nguyên Ung trở thành nhiếp chính trên danh nghĩa, song Nguyên Xoa mới là người nắm quyền trên thực tế..
Trở lại nắm quyền.
Hồ thái hậu bị giam trong cung trong suốt 5 năm (520 - 525). Trong khoảng thời gian này, vào năm 521, Trung Sơn vương Nguyên Hi và Hề Khang Sinh, những người vốn ủng hộ bà đã khởi binh chống lại Nguyên Xoa và Lưu Đằng nhưng thất bại, cuối cùng Hi bị giết chết.
Năm 523, Lưu Đằng chết. Nguyên Xoa từ đó không còn đề phòng Hồ thái hậu nữa. Lợi dụng thời cơ này, bà chuẩn bị kế hoạch chiếm lại quyền lực. Bà nhờ Hiếu Minh Đế nói với Nguyên Xoa cho mình ra ngoài. Do không nghi ngờ, Nguyên Xoa đã đồng ý. Khi vừa ra khỏi được lãnh cung, Hồ thái hậu lập tức liên kết với Thừa tướng Cao Dương vương Nguyên Ung, con trai thứ sáu của Bắc Nguỵ Hiến Văn Đế, lên triều đường tuyên bố bỏ hết chức tước của Nguyên Xoa rồi trở lại nắm quyền. Ban đầu, do nể tình Nguyên Xoa là em rể nên bà định không giết, sau đó lại đổi ý, ép Xoa phải tự tử.
Ác mẫu giết con.
Thái hậu sau khi tiếp tục nhiếp chính cho Hiếu Minh Đế, vẫn xa xỉ dâm loạn như trước, đã ban rất nhiều quyền lực cho người tình của bà là Trịnh Nghiễm (鄭儼). Trịnh Nghiểm ra sức hạn chế quyền lực của các đại thần, làm nhiều người phẫn nộ. Có nhà sư khuyên can Thái hậu nhưng bà không nghe. Mặc dù Nguyên Ung và Đông Bình vương Nguyên Lược (元略) (em trai của Nguyên Hi) cũng được tin tưởng và có vị trí cao, song Trịnh Nghiễm và cộng sự của ông ta là Từ Hột (徐紇), Lý Thần Quỹ còn có nhiều quyền lực hơn họ.
Các cuộc nổi loạn vẫn tiếp diễn, và trong những năm này, các cuộc nổi loạn chính là của:
Hồ thái hậu đã cử một số tướng đi trấn áp các cuộc nổi loạn song không thành công, và khi Tiêu Bảo Dần bị thuộc hạ đánh bại và phải chạy trốn đễn chỗ Mặc Kỳ Sửu Nô, các tướng Bắc Ngụy đã không thể đè bẹp một cuộc nổi loạn nào khác. Tình hình càng trầm trọng khi Hồ thái hậu không thích nghe tin về các thành công của quân nổi loạn, và do đó các hầu cận của bà thường bịa ra các tin tốt, khiến bà thường từ chối yêu cầu tiếp viện của các tướng. Nhiều lần, Hiếu Minh Đế công khai tuyên bố rằng ông sẽ đích thân dẫn quân chống lại các cuộc nổi loạn, song trên thực tế ông đã không làm như vậy. Trong khi đó, biết rằng Bắc Ngụy có loạn, Lương đã tận dụng thời cơ để chiếm được một số thành biên giới, bao gồm cả 52 thành ở Thọ Dương (壽陽, nay thuộc Lục An, An Huy).
Thành công quân sự duy nhất mà Bắc Ngụy đạt được trong thời gian này đã xảy ra vào cuối năm 525, khi nước này tái chiếm được Bành Thành từ tay Lương song đây là một điều tình cờ. Dự Chương vương Tiêu Tông là con trai của Lương Vũ Đế và Ngô thục viện (Ngô thục viện trước đó là thê thiếp của hoàng đế Tiêu Bảo Quyển của Nam Tề), Tiêu Tống bị thuyết phục rằng ông thực chất là con trai của Tiêu Bảo Quyển nên đã đầu hàng Bắc Ngụy.
Thái hậu còn sợ người trong tông thất ghen ghét mình, nên lập ra phe cánh chống lại, sát hại nhiều thân tín của Hiếu Minh Đế. Từ đó quan hệ mẹ con trở nên căng thẳng. Lúc đó có nhiều người theo đạo được Hiếu Minh Đế cho làm tả hữu, Hồ thái hậu bèn ra lệnh giết chết ở Thành nam, sau đó bà còn ra tay sát hại các đại thần thân tín của Hiếu Minh Đế như Cốc Hội, Thiệu Đạt nên hiềm khích giữa hai người ngày càng to hơn.
Năm 528, phi tần Phan Sung Hoa hạ sinh một công chúa, Hồ thái hậu cho lan tin rằng đó là con trai và ra lệnh đại xá thiên hạ.
Cũng trong năm này, do căm ghét Trịnh Nghiễm, Từ Hột nên Hiếu Minh Đế bí mật gửi thư cho tướng Nhĩ Chu Vinh đang ở Tĩnh Châu nhờ đưa quân Lạc Dương để giết Trịnh Nghiễm và Từ Hột, nhưng sau cùng lại đổi ý. Tuy nhiên, tin tức lọt vào tay Trịnh Nghiễm. Trịnh Nghiễm hoảng sợ, nói với Hồ thái hậu và khuyên bà ra tay trước. Nghe lời Nghiễm, đến tháng 2 năm đó, Hồ thái hậu cho hạ đốc giết chết con trai mình. Năm đó Hiếu Minh Đế mới 19 tuổi.
Chết ở Hoàng Hà.
Hồ thái hậu cho tuyên chiếu rằng vua con chết do bi bệnh và lập "thái tử" (thực chất là con gái) do Phan Sung Hoa sinh ra làm vua, nhưng không bao lâu, sợ chẳng giấu được triều đình, và lại bảo rằng mình phát hiện ra hoàng đế là nữ nên phế đi, lập cháu nội của Bắc Nguỵ Hiếu Văn Đế, con Lâm Thao vương Nguyên Bảo Huy làm vua, tức là Bắc Nguỵ Ấu Chủ.
Nghe tin Hiếu Minh Đế bị giết, Nhĩ Chu Vinh bèn đưa quân qua sông, tiến vào kinh đô để "hỏi lý do hoàng đế băng hà" và tôn lập Trường Lạc vương Nguyên Tử Du làm vua, tức Bắc Nguỵ Hiếu Trang Đế.
Nhĩ Chu Vinh thắng trận như chẻ tre, chẳng mấy chốc vào tới Lạc Dương. Hồ thái hậu sợ hãi, vội triệu tập thê thiếp của Hiếu Minh Đế bắt họ xuất gia, bản thân bà cũng tự cạo đầu định bỏ trốn.
Ngày 13 tháng 4 (17 tháng 5 năm 528), Nhĩ Chu Vinh đặt chân vào triều, bắt được Hồ thái hậu cùng Nguyên Chiêu, đưa đến Hà Âm.. Bà ở trước mặt Nhĩ Chu Vinh, ra sức biện hộ cho mình nhưng Vinh không nghe, phất tay áo bỏ đi và ra lệnh dìm Hồ thái hậu và Nguyên Chiêu xuống sông Hoàng Hà cho chết đuối. Không rõ năm đó bà bao nhiêu tuổi. Thi hài bà được em gái là Phùng Dực Quân đưa về giữ ở chùa Song Linh (雙靈寺).
Sau này họ Nhĩ Chu bị diệt, triều đình rơi vào tay quyền thần Cao Hoan. Cao Hoan hạ lệnh truy phong cho Hồ thị làm "Tuyên Vũ Linh hoàng hậu" (宣武靈皇后) và cho cải táng bà. | 1 | null |
Ananda Mahidol (20 tháng 9 năm 19259 tháng 6 năm 1946) là quân chủ thứ tám của Vương triều Chakri tại Thái Lan. Ông được Quốc hội công nhận là Quốc vương vào tháng 3 năm 1935, khi đó ông là mới là một cậu bé chín tuổi và đang sống tại Thụy Sĩ. Ông trở về Thái Lan vào tháng 12 năm 1945, song đến tháng 6 năm 1946, ông được phát hiện tử vong trên giường. Sự việc thoạt đầu được cho là một tai nạn, song giám định y khoa cho thấy rằng đây là một vụ ám sát, tiếp đó, ba người bị hành quyết sau những phiên toà không đúng quy cách. Các chi tiết bí ẩn xung quanh trường hợp tử vong của ông là chủ đề gây tranh luận.
Tên.
Ananda Mahidol () là một cụm từ tiếng Thái, có nghĩa là "niềm vui của Mahidol" (cha của ông); Quốc vương Vajiravudh, tức bác của ông, đặt cho ông tên này trong một bức điện tín vào ngày 13 tháng 10 năm 1925. Khi ông nắm giữ tước "mom chao" – hạng thấp nhất trong số các thân vương -— ông sử dụng họ "Mahidol". Tước hiệu và tên đầy đủ của ông trở thành "Mom Chao Ananda Mahidol Mahidol" (). Danh xưng vương thất đầy đủ của ông là "Phra Bat Somdet Phra Poramentharamaha Ananda Mahidol Phra Atthama Ramathibodindara" (); RTGS: "—Ananthamahidon Phra Atthamaramathibodin"), hay Rama VIII.
Cuộc sống ban đầu.
Vương tử Ananda Mahidol Mahidol sinh tại Heidelberg, Đức. Ông là người con trai đầu của Songkhla vương Mahidol Adulyadej (con của Quốc vương Chulalongkorn) và Mom Sangwal (tước hiệu về sau là Somdej Phra Sri Nakarindhara Boromaratchachonnani) khi họ đang học tập tại đây.
Ông cùng cha mẹ tới Paris của Pháp, Lausanne của Thụy Sĩ, và sau đó là Massachusetts của Hoa Kỳ, vào năm 1927, khi chú của ông là Quốc vương Prajadhipok ban một chiếu chỉ thăng tước hiệu vương thất cho ông là Phra Worawong Ther Phra Ong Chao.
Gia đình ông quay trở về Thái Lan vào năm 1928 sau khi Vương Mahidol hoàn thành khoá học y khoa tại Đại học Harvard. Vương Mahidol qua đời ở tuổi 37 vào năm 1929, khi đó Ananda Mahidol mới 4 tuổi.
Một cuộc đảo chính năm 1932 chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế và dẫn đến khả năng Quốc vương Prajadhipok có thể thoái vị. Vương hậu Savang Vadhana lo ngại cho sự an nguy của cháu nội là Vương tử Ananda Mahidol do ông là một trong những người thích hợp để kế vị. Sau đó có lời đề nghị Mom Sangwal và các con của bà chuyển đến Lausanne, họ làm vậy vào năm 1933, lý do chính thức là sức khoẻ và để các vương tử tiếp thu hơn nữa nền giáo dục phương Tây.
Vương tử Ananda Mahidol giành hầu hết thời niên thiếu của ông ở Thụy Sĩ, tuy nhiên, khi Quốc vương Prajadhipok sắp thoái vị, một thành viên chính phủ tiếp cận với mẹ của Vương tử, hỏi ý kiến của bà về việc Ananda Mahidol kế thừa ngôi vị quân chủ.
Quốc vương Prajadhipok (Rama VII) thoái vị năm 1935 do các bất đồng chính trị với tân chính phủ bán dân chủ, cũng như vì các vấn đề sức khoẻ. Quốc vương Prajadhipok quyết định không dùng đặc quyền là nêu tên người được lựa chọn kế vị. Prajadhipok là con trai cuối cùng còn sống của Vương hậu Saovabha, vương vị do vậy sẽ được truyền cho hậu duệ của vương hậu kế tiếp: Vương hậu Savang Vadhana, mẹ của Thái tử Vajirunahis- người qua đời ở tuổi vị thành niên. Ngoài Thái tử, Vương hậu Savang Vadhana còn có hai người con trai nữa sống đến tuổi trưởng thành là: Vương tử Sommatiwongse Varodaya xứ Nakhon Si Thammarat mất năm 1899 khi chưa có con kế tự, và Vương tử Mahidol- cha của Ananda. Do đó, Vương tử Ananda Mahidol trở thành người đứng đầu trong thứ tự kế vị. Giống như trường hợp của Vương tử Chula Chakrabongse (cháu nội của Vương hậu Saovabha) có mẹ là người Ukraina, có ý kiến cho rằng Quốc vương Vajiravudh gần như đã loại bỏ quyền kế vị của phụ vương của Ananda Mahidol, do vậy có thể bỏ qua ông.
Tuy nhiên, do vương quốc nay được quản lý thông qua một bản hiến pháp, Nội các là thể chế quyết định việc kế vị. Các ý kiến bị chia rẽ, có người muốn trao vương vị cho Vương tử Chula Chakrabongse. Một nhân vật quan trọng là Pridi Phanomyong thuyết phục Nội các rằng nên để Vương tử Ananda Mahidol làm quốc vương kế tiếp. Có vẻ chính phủ sẽ thuận tiện hơn khi có một quân chủ mới 9 tuổi và đang học tập tại Thụy Sĩ. Ngày 2 tháng 3 năm 1935, Quốc hội và chính phủ Thái Lan bầu Vương tử Ananda Mahidol làm người kế vị vương thúc, Quốc vương Prajadhipok, trở thành quốc vương thứ tám của Triều đại Chakri.
Trị vì.
Do tân vương là một thiếu nhi và đang học tập tại Thụy Sĩ, Quốc hội Thái Lan bổ nhiệm Đại tá-Vương tử Anuwatjaturong, Thiếu tá-Vương tử Artit Thip-apa, và Chao Phraya Yommaraj (Pun Sukhum) làm đồng nhiếp chính.
Năm 1938, ở tuổi 13, Ananda Mahidol hồi quốc lần đầu tiên kể từ khi trở thành quân chủ. Tháp tùng Quốc vương trong chuyến đi này là mẹ và vương đệ Bhumibol Adulyadej. Thống chế Plaek Pibulsonggram khi đó đương giữ chức Thủ tướng, ông giữ chức vụ này trong hầu hết Triều đại của Ananda Mahidol, song được xem là một nhà độc tài quân sự, và người này cải quốc hiệu từ Xiêm sang Thái Lan vào năm 1939. Đến năm 1940, Pibulsonggram đưa Thái Lan vào một cuộc chiến chống lại chính phủ lực lượng Vichy Pháp ở Đông Dương.
Ngày 8 tháng 12 năm 1941, cùng với việc tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, quân đội Nhật Bản xâm nhập và chiếm đóng Thái Lan. Ananda Mahidol khi đó đang ở xa đất nước, Pridi Phanomyong giữ vai trò nhiếp chính. Từ ngày 24 tháng 1 năm 1942, Thái Lan trở thành một đồng minh chính thức của Đế quốc Nhật Bản, cũng là một thành viên của Phe Trục. Dưới quyền Thủ tướng Plaek Pibulsonggram, Thái Lan tuyên chiến với các lực lượng Đồng Minh.
Đến năm 1944, tình hình chiến sự trở nên rõ ràng rằng Nhật Bản sẽ thất bại, thủ đô Băng Cốc bị Đồng Minh ném bom rất nhiều. Cộng thêm việc kinh tế khó khăn, chính phủ của Plaek Pibulsonggram do vậy mất đi rất nhiều sự ủng hộ. Đến tháng 7, Plaek Pibulsonggram bị Phong trào người Thái Tự do lật đổ. Quốc hội Thái Lan được tái triệu tập và bổ nhiệm luật sư tự do Khuang Aphaiwong làm Thủ tướng. Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đồng Minh giao trách nhiệm quân sự đối với Thái Lan cho Anh Quốc.
Ananda Mahidol trở về Thái Lan lần thứ nhì vào tháng 12 năm 1945 với một học vị Luật. Mặc dù còn ít tuổi và thiếu kinh nghiệm, song Quốc vương nhanh chóng giành được tình cảm của thần dân Thái, họ tiếp tục sùng kính quân chủ bất chấp các biến cố xảy ra trong thập niên 1930 và 1940. Ông là một thanh niên tuấn tú và người Thái vui mừng khi lại có một vị Quốc vương trong nước. Một trong những hoạt động nổi bật của ông là chuyến thăm rất thành công đến khu phố Trung Hoa Sam Peng Lane tại thủ đô, xoa dịu căng thẳng thời hậu chiến giữa người gốc Thái và gốc Hoa ở Băng Cốc.
Tuy nhiên, các nhà quan sát ngoại quốc tin rằng Ananda Mahidol không thực sự muốn trở thành Quốc vương và cảm thấy rằng Triều đại của ông sẽ không kéo dài. Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten của Miến Điện, người chỉ huy quân Anh ở Đông Nam Á, viếng thăm Băng Cốc vào tháng 1 năm 1946 và mô tả Quốc vương là "một câu bé sợ hãi, thiển cận, bờ vai dốc và ngực lép của cậu bị mắc lên những đồ trang trí lộng lẫy đính kim cương, hoàn toàn là một nhân vật thảm hại và cô đơn." Trong một buổi họp mặt công khai, Mountbatten viết, "tình trạng căng thẳng của ông ta đã lên đến mức giống như hoảng sợ, tôi đã đến rất gần để có thể hỗ trợ trong trường hợp ông ta bất tỉnh."
Qua đời.
Ngày 9 tháng 6 năm 1946, người ta phát hiện Quốc vương bị bắn chết tại tẩm thất ở Vương toạ sảnh Boromphiman (một cung hiện đại thuộc Đại Cung), chỉ bốn ngày trước thời điểm ông dự định trở lại Thụy Sĩ để hoàn thành học vị tiến sĩ Luật tại Đại học Lausanne.
Nhà nghiên cứu bệnh học của Bộ Nội vụ Anh Quốc là Keith Simpson tiến hành một phân tích pháp lý về việc Quốc vương qua đời, ông thuật lại chuỗi sự kiện trong buổi sáng ngày 9 tháng 6:
Ananda được mẹ đánh thức vào hồi 6 giờ sáng.
Đến 7.30 sáng, tiểu đồng của ông là But Pathamasarin đang trong giờ làm việc và bắt đầu chuẩn bị bàn ăn sáng trên một ban công tiếp giáp với canh y phòng của Quốc vương.
Đến 8.30 giờ sáng, But Pathamasarin trông thấy Quốc vương ở trong canh y phòng của ông. But Pathamasarin dâng cho Quốc vương cốc nước cam ép như thường lệ một vài phút sau đó. Tuy nhiên, Quốc vương trở lại tẩm thất và từ chối dùng cốc nước cam ép.
Đến 8.45 sáng, tiểu đồng khác của quốc vương là Chit Singhaseni xuất hiện, thuật rằng cậu ta được gọi đến để đo các huân huy chương của Quốc vương để một thợ kim hoàn có thể đóng một chiếc hòm đựng chúng.
Lúc 9 sáng, Thân vương Bhumibol Adulyadej (sau là Rama IX) đến thăm Quốc vương Ananda, Bhumibol Adulyadej sau đó nói rằng mình thấy vương huynh thiu thiu ngủ ở trên giường.
Đến 9.20 sáng, một tiếng súng nổ duy nhất vang ra từ tẩm thất của Quốc vương. Chit chạy vào phòng, và sau đó chạy đến phòng mẹ của Quốc vương, khóc lóc nói rằng "Quốc vương tự bắn vào mình!"
Mẹ của Quốc vương theo Chit vào tẩm thất của Quốc vương và thấy ông nằm úp mặt trên giường, máu chảy ra từ một vết thương trên đầu.
Hậu quả.
[[Tập tin:10 satang Rama VIII - 1941.png|thumb|300px|
[[Thể loại:Triều Chakri]]
[[Thể loại:Vua Thái Lan]]
[[Thể loại:Vua thiếu nhi]]
[[Thể loại:Cựu sinh viên Đại học Harvard]]
[[Thể loại:Hoàng tộc Mahidol]]
[[Thể loại:Người Thái gốc Mon]]
[[Thể loại:Người bị ám sát]] | 1 | null |
"Helter Skelter" là bài hát của The Beatles được viết bởi Paul McCartney, ghi cho Lennon-McCartney và nằm trong album-kép "The Beatles" của ban nhạc. Đây là sản phẩm khi McCartney cố gắng tạo nên những âm thanh gằn và ồn ào hết mức có thể, một ca khúc chói tai mà chính anh gọi đây "gần với tiếng gầm bằng kim loại" và bằng "một chất liệu duy nhất". Ca khúc này được nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc coi như là tiền thân của thể loại heavy metal. Tạp chí "Rolling Stone" từng xếp "Helter Skelter" ở vị trí số 15 trong danh sách "100 ca khúc hay nhất của The Beatles". | 1 | null |
1973 là đĩa đơn đầu tiên nằm trong album "All the lost souls" của nhạc sĩ, ca sĩ người Anh James Blunt. Các bài hát trong đĩa đơn do Mark Batson và James Blunt cùng nhau sáng tác. "1973" được Blunt trình bài đầu tiên vào mùa thu năm 2006 trong tour lưu diễn của anh Bắc Mỹ. Đĩa đơn đạt vị trí thứ 4 trên UK Singles Chart. | 1 | null |
Yeoseo-do là một hòn đảo nằm ngoài khơi tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc. Hòn đảo này có diện tích 2,51 km² với khoảng 100 cư dân sinh sống (dân số 2001). Trên đảo có ngọn núi vô danh cao khoảng 352 mét, cư dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề nông và nghề đánh bắt cá, các sản phẩm chính của họ gồm có khoai lang, lúa mì, gạo, đậu và vừng. | 1 | null |
Sân bay Quốc tế Gibraltar hay Sân bay North Front (IATA: GIB, ICAO: LXGB) là sân bay dân sự phục vụ Gibraltar - lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đường băng thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Anh để phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh. Sân bay này cũng phục vụ hàng không dân dụng. Hiện chỉ có các chuyến bay thường lệ giữa Gibraltar với Anh Quốc. Hành khách sử dụng nhà ga dân dụng. Sân bay có đại lộ Winston Churchill cắt ngang đường băng, mỗi khi có máy bay cất hạ cánh thì tuyến đường bộ bị chặn lại.
Năm 2012, sân bay đã phục vụ 383.000 lượt khách đi và đến.
Hãng hàng không Monarch hiện là hãng hàng không hoạt động nhiều nhất ở sân bay Gibraltar, mỗi tuần có ba chuyến bay với London, Luton, Sân bay Manchester và Birmingham. Cả hai tuyến bay đều sử dụng máy bay Airbus A320-200. EasyJet có bảy chuyến bay mỗi tuần với Sân bay London Gatwick bằng dòng máy bay Airbus A320. British Airways cũng có chín chuyến mỗi tuần với London Heathrow sử dụng máy bay Airbus A320-200. | 1 | null |
Đỗ An Di (chữ Hán: 杜安頤, ?-1188) là đại thần ngoại thích nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông giữ chức phụ chính dưới triều vua Lý Cao Tông.
Tên gọi.
Sử sách ghi chép tên ông không thống nhất. Bộ sử cổ nhất là Đại Việt sử lược ghi tên ông là Đỗ An Thuận (杜安順), còn Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi tên ông là Đỗ An Di (杜安頤).
Các nhà nghiên cứu, dịch giả đặt nghi vấn về cách chép tên "Thuận" (順) của ông trong bộ sử Đại Việt sử lược. Tên ông là Di (頤), nhưng có thể vì chữ Di trong nguyên tác bị mờ nên người chép sách ghi nhầm ra chữ "Thuận".
Thân thế.
Đỗ An Di là em trai của Linh Đạo thái hậu Đỗ thị - Thục phi của Lý Anh Tông, người Hồng châu (Hải Dương). Chị em ông đều là cháu đại thần Đỗ Anh Vũ thời vua Lý Anh Tông. Dòng họ Đỗ đương thời có thế lực lớn trong triều đình.
Sự nghiệp.
Năm 1175, sau khi vua Lý Anh Tông mất, thái tử Long Trát mới 3 tuổi, con của Thái hậu Linh Đạo, được lập làm hoàng đế, tức là Lý Cao Tông. Là em của Hoàng thái hậu, ngay trong năm đó Đỗ An Di được vào triều. Về chức vụ của ông thời điểm này, sử sách ghi khác nhau. Đại Việt sử lược ghi ông giữ chức "Quan nội hiển quốc hầu", Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi ông giữ chức "Thái sư đồng bình chương sự".
Trước khi phụ chính Tô Hiến Thành mất (1179) có tiến cử Trần Trung Tá, nhưng Đỗ thái hậu không nghe theo mà lập Đỗ An Di là người thân thích làm phụ chính. Theo Đại Việt sử lược, tới năm 1182 ông mới được phong làm Thái sư. Đương thời quyền hành của Đỗ An Di rất lớn khiến nhiều người sợ hãi.
Tháng 7 âm lịch năm 1188, Đỗ An Di qua đời. Ông làm quan cho nhà Lý trong vòng 14 năm, không rõ ông bao nhiêu tuổi. Lý Cao Tông phong Ngô Lý Tín làm phụ chính thay ông. | 1 | null |
Đàm Dĩ Mông (chữ Hán: 譚以蒙) là đại thần ngoại thích nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông giữ chức phụ chính dưới 2 triều vua Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.
Thân thế.
Đàm Dĩ Mông là con của tướng quân Đàm Thì Phụng và là em trai của hoàng hậu An Toàn họ Đàm - vợ vua Lý Cao Tông. Ông được sử sách mô tả là người nhu nhược không quyết đoán, không có học vấn.
Sự nghiệp.
Đánh dẹp khởi nghĩa.
Năm 1186, chị ông là Đàm thị được phong làm An Toàn nguyên phi. Có chị làm vợ vua, Đàm Dĩ Mông được cất nhắc làm quan trong triều. Năm 1190, thái phó Ngô Lý Tín qua đời, ông được phong làm thái phó, phụ chính cho vua Cao Tông.
Năm 1192, giáp Cổ Hoành thuộc Thanh Hóa theo Lê Vãn nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông được lệnh phát binh ở phủ Thanh Hóa đánh Lê Vãn. Tới nơi, ông sai quân chặt nhiều cây cối quăng xuống sông để ngăn chặn thuyền quân nổi dậy. Vì vậy thuyền quân Lê Vãn chỉ có thể di chuyển ngang dọc mà không thể xếp thành thế trận. Nhân lúc đó Đàm Dĩ Mông thúc quân đánh gấp, phá tan quân địch, bắt được chủ tướng Lê Vãn nhốt vào cũi đưa về Thăng Long.
Tháng chạp năm 1192, Hồ Điệp ở Diễn châu lại nổi dậy chống lại triều đình. Đàm Dĩ Mông lại được cử ra trận. Ông lại thắng trận, bắt sống được Hồ Điệp.
Đầu năm 1194, Thủ lĩnh châu Chân Đăng là Hà Lê nổi dậy. Đàm Dĩ Mông lại được cử cầm quân đi dẹp. Lần này Đàm Dĩ Mông cũng thắng và bắt được Hà Lê.
Hạn chế Phật giáo.
Đạo Phật thịnh hành trong nước Đại Việt, có quá nhiều người làm sư. Năm 1198, Đàm Dĩ Mông kiến nghị vua Cao Tông về nhiều vị sư phá giới không chuyên tâm tu hành, nên bắt phải hoàn tục. Cao Tông nghe theo, cho ông triệu tập các nhà sư lại, chọn ra vài chục người còn nghiêm túc giữ đạo cho làm sư, còn lại đều đánh dấu vào tay bắt phải hoàn tục hết.
Cũng trong năm đó, Đàm Dĩ Mông đích thân phán xét những vụ hình ngục thuộc Đô hội phủ ngoài trú quan.
Bị giáng chức.
Tháng 7 năm 1203, vua Chiêm Thành là Bố Trì bị chú là Bố Do đánh đuổi, mang 200 thuyền chở gia quyến đến cửa Kỳ La để cầu cứu. Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông và Khu mật xứ Đỗ An vào Kỳ La xử lý việc này. Đến nơi, ông nghe theo lời Đỗ An, không nghe theo Phạm Diên và Đỗ Thanh, bỏ không thu nhận Bố Trì, trở về kinh đô. Kết quả 2 tướng Phạm Diên và Đỗ Thanh sợ tội, tự mang quân đánh Bố Trì, nhưng bị bại trận, còn Bố Trì cũng bỏ về nước.
Thượng tướng Nguyễn Bảo Lương và Thượng thư Bộ Lại Tử Anh Nhị vốn là những người có tư thù với Đàm Dĩ Mông, nhân việc Bố Trì bèn tâu lên Lý Anh Tông rằng Đàm Dĩ Mông là mọt nước hại dân. Lý Cao Tông bèn giáng ông làm đại liêu (dưới hàng Tam công), bỏ chức phụ chính.
Trở lại chức phụ chính.
Lúc đó nhiều châu trong nước nổi dậy chống lại triều đình. Tháng 10 năm 1204, Lý Cao Tông sai Đàm Dĩ Mông mang quân đi đắp kênh bà Câu về phía bắc dọc theo cửa sống đến trại Vạn Lôi để ngăn chặn người châu Đại Hoàng theo Phí Lang nổi loạn. Đắp kênh xong, ông lại đóng vài chục chiếc thuyền lầu, cho quân cung nỏ người Phú Lương (Thái Nguyên) trên thuyền để đánh quân nổi dậy. Sau đó Đàm Dĩ Mông trở về Thăng Long theo lệnh gọi của vua Cao Tông. Quân Phí Lang đến nơi, quân triều đình thấy địch thanh thế lớn quá đều bỏ chạy, quân cung nỏ mà Đàm Dĩ Mông sắp đặt trên thuyền đều bị giết.
Tháng 2 năm 1206, Đàm Dĩ Mông được phong làm Thái bảo, được đội mũ củng thần. Tháng 4 âm lịch năm 1207, Lý Cao Tông phục chức phụ chính cho ông.
Trong biến loạn.
Tháng 8 năm 1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy ở Hồng châu chống triều đình. Lý Cao Tông sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông đem quân đạo Đại Thông (miền Hà Đông cũ dọc sông Đáy), Phạm Bỉnh Di đem quân đạo Khả Liễu, Trần Hinh đem quân đạo Phù Đái (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách (Nam Sách, Hải Dương), cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Đoàn Thượng ngầm sai người đem của cải đút lót cho Phạm Du, vì vậy Phạm Du cố xin với Cao Tông tha cho Thượng. Lý Cao Tông nghe lời Phạm Du bèn triệu Dĩ Mông và Bỉnh Di về. Từ đó ông cùng Phạm Bỉnh Di có hiềm khích với Phạm Du.
Tháng 7 năm 1209, Lý Cao Tông nghe theo gian thần Phạm Du, giết tướng hoạn quan Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đánh vào kinh thành, vua Cao Tông bỏ chạy lên Quy Hóa cùng Phạm Du, còn thái tử Sảm chạy về Hải Ấp. Quách Bốc lập hoàng tử Lý Thẩm (em thái tử Sảm) lên ngôi. Đàm Dĩ Mông ở lại Thăng Long thờ vua mới Lý Thẩm, được phong chức Thái úy.
Thái tử Sảm ở Hải Ấp không có lệnh vua cha, tự phong chức cho những người họ Trần làm vây cánh. Cuối năm 1209, họ Trần ở Hải Ấp nhân danh giúp thái tử Sảm đánh vào Thăng Long diệt Quách Bốc, lật đổ Lý Thẩm để khôi phục ngôi vua của Cao Tông. Vua Cao Tông trở về Thăng Long. Đàm Dĩ Mông sợ bị tội theo Lý Thẩm, bèn sai thủ hạ đi bắt 28 người nhận chức do thái tử Sảm phong khi còn ở Hải Ấp để lập công chuộc tội, và mang đến cửa nộp cho Đỗ Anh Doãn. Nhưng ông bị Đỗ Anh Doãn kể tội theo Lý Thầm là phản nghịch. Đàm Dĩ Mông rất hổ thẹn. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn không bị Lý Cao Tông trị tội, cho giữ chức Thái sư như cũ.
Năm 1210, Lý Cao Tông mất, thái tử Sảm lên nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Họ Trần và Tô Trung Từ bắt đầu nắm quyền trong triều, nhưng thế lực cũ của các cựu thần trong đó có Đàm Dĩ Mông vẫn còn. Ông được Lý Huệ Tông phong làm Thái úy, giữ chức phụ chính thay cho Đỗ Kính Tu vừa bị Tô Trung Từ sát hại. Ít lâu sau Huệ Tông lại phong cho ông tước vương.
Sau đó Tô Trung Từ cũng bị giết trong cuộc tranh chấp quyền lực. Trong nước hỗn loạn chia làm nhiều phe phái đánh lẫn nhau. Lý Huệ Tông khi dựa vào họ Trần, khi dựa vào họ Đoàn và họ Nguyễn chống họ Trần. Năm 1213, Lý Huệ Tông sai Đàm Dĩ Mông liên kết với Đoàn Thượng ở Hồng châu chống lại Trần Tự Khánh (cháu Tô Trung Từ). Sau đó ông lại được lệnh Huệ Tông đi đến vùng sông Tam Đái tập hợp lực lượng chống họ Trần.
Năm 1214, Lý Huệ Tông cùng thái sư Đàm Dĩ Mông tự làm tướng, hẹn với quân Hồng châu đi đánh Tự Khánh, đến Mễ Sở gặp quân của họ Trần do Vương Lê, Nguyễn Cải chỉ huy. Hai bên chưa giao chiến, quân của Lê, Cải mới hò reo tiến lên, quân triều đình đã tự tan vỡ. Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng. Cánh quân đạo Bắc Giang do thái sư Đàm Dĩ Mông thống xuất tới bến An Diên (Thường Tín, Hà Tây cũ) thì bị quân của Trần Thừa tiến đánh.
Lý Huệ Tông thất thế, muốn chạy lên Lạng Châu. Đàm Dĩ Mông ra sức can ngăn, đề nghị Huệ Tông đóng lại Đại Thất thuộc phủ Thiên Đức (Bắc Ninh) để gọi lực lượng của họ Đoàn. Huệ Tông nghe theo, nhưng vì mãi lực lượng họ Đoàn vùng Hồng không đến trợ chiến nên Huệ Tông phải chạy lên Lạng châu.
Trần Tự Khánh không mời được Huệ Tông trở về kinh bèn lập con vua Anh Tông (chú Huệ Tông) là Lý Nguyên vương lên làm vua mới, rồi bắt người trong gia quyến Đàm Dĩ Mông là Đàm Kinh Bang trói bằng dây thép giam ở Mỹ Lộc. Cuối năm đó Trần Tự Khánh thả Đàm Kinh Bang, sai đi cùng bộ tướng Nguyễn Ngạnh đến thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh. Cuối cùng sau khi dựa vào các sứ quân khác đều thất bại, Huệ Tông trở lại kinh thành Thăng Long dưới quyền khống chế của Trần Tự Khánh (1216).
Từ sau thất bại trước họ Trần, Đàm Dĩ Mông không được sử sách nhắc đến nữa. Không rõ ông có cùng vua Huệ Tông lên Lạng Châu hay không và không rõ cuối cùng ông mất năm nào, tại đâu trong bối cảnh loạn lạc khi đó. Đàm Dĩ Mông có thời gian hoạt động trong triều đình nhà Lý khoảng 25 năm trong 2 đời vua Cao Tông và Huệ Tông. | 1 | null |
Họ Cá nheo râu dài, tên khoa học Pimelodidae, là một họ cá da trơn (bộ Siluriformes).
Phân bố.
Tất cả các loài Pimelodidae được tìm thấy ở Nam Mỹ và khu vực Isthmus thấp.
Phạm vi của chúng đến từ Nam Mỹ và phía bắc Panama đến phía nam Mexico.
Sinh thái học.
Chúng nói chung là cá đáy, mặc dù một số là cá nổi và có thể lọc ăn. Chúng không bảo vệ con của chúng.
Mối quan hệ với con người.
Do kích thước lớn của nhiều loài, pimelodids là cá thực phẩm quan trọng ở Nam Mỹ. Nhiều loài đã được lai thông qua việc sử dụng các kích thích tố trong một nỗ lực để có được cá lớn hơn. Yếu tố kích thước tương tự này cũng làm cho chúng rất phổ biến cho câu cá thể thao. | 1 | null |
Luciopimelodus pati là một loài cá nheo râu dài nước ngọt Nam Mỹ sinh sống tại lưu vực sông Río de la Plata và sông Blanco của Argentina, Brasil và Paraguay. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tên thông thường Cá patí, mặc dù nó có thể được gọi đơn giản là Pez gato ("cá da trơn") trong tiếng Tây Ban Nha. Loài này là loài duy nhất được công nhận trong chi của nó.
Nó được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước đục và sâu. Cá này có thể lên có chiều dài tới 103 cm (41 in). | 1 | null |
Variety là một tạp chí tạp chí chuyên ngành giải trí được phát hành hàng tuần của Mỹ, do tập đoàn Penske Media sở hữu. Tạp chí này được sáng lập bởi Sime Silverman ở New York vào năm 1905 dưới dạng phát hành hàng tuần; đến năm 1933 có thêm phiên bản Variety hàng ngày ("Daily Variety"), có trụ sở tại Los Angeles, phản ánh các tin tức của ngành công nghiệp điện ảnh; năm 1998 phiên bản Daily Variety Gotham đi vào hoạt động, trụ sở đóng tại New York. Variety.com là một website thu phí cung cấp các tin tức, bài bình luận, kho lưu trữ, doanh thu phòng vé, cơ sở dữ liệu danh sách thành viên tham gia thực hiện, biểu đồ tiến độ và lịch sản xuất các phim, nội dung bắt đầu từ các phim của năm 1914. Ấn bản hàng ngày trên giấy cuối cùng được phát hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2013. | 1 | null |
Ruth Arnon (Hebrew: רות ארנון) sinh ngày 1 tháng 6 năm 1933 là nhà hóa sinh người Israel và là người đồng khám phá ra Glatiramer axetat (dùng bào chế thuốc Copaxone) trị bệnh đa xơ cứng ("multiple sclerosis"). Hiện nay bà làm giáo sư miễn dịch học tại Học viện Khoa học Weizmann.
Cuộc đời và Sự nghiệp.
Ruth Rosenberg sinh tại Tel Aviv, con của Alexander Rosenberg và Sarah Perlman. Ông bà ngoại của bà từ Nga nhập cư vào Palestine trong thập niên 1880. Bà tốt nghiệp trung học ở "Trường trung học Hebrew Herzliya". Sau đó bà vào học Hóa học ở Đại học Hebrew của Jerusalem. Một năm sau, bà theo một chương trình học đại học đặc biệt, cho phép bà vừa học vừa huấn luyện quân sự trong mùa hè. Năm 1955, sau khi đậu bằng thạc sĩ, bà gia nhập Các lực lượng Phòng vệ Israel làm sĩ quan trong 2 năm.
Sau đó bà nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ ở Học viện Khoa học Weizmann (tại Rehovot) dưới sự hướng dẫn của Michael Sela và trở thành sinh viên tiến sĩ đầu tiên của Sela năm 1957. Hai thầy trò có mối quan hệ mật thiết, làm việc chung và cùng xuất bản trên 100 bài và sách khoa học chung. Sela làm chủ tịch Học viện này từ năm 1975 tới 1985 còn Arnon làm phó chủ tịch từ năm 1988 tới 1993.
Trong thời gian làm việc chung, họ đã thành công trong việc tổng hợp nhân tạo lần đầu ở phòng thí nghiệm một chất đánh thức hệ miễn dịch của cơ thể: Glatiramer axetat một kháng thể tổng hợp nhân tạo đầu tiên. Cùng với Devorah Teitelbaum - một sinh viên tiến sĩ khác - họ đã khám phá ra là chất tổng hợp sản xuất ở phòng thí nghiệm của họ có thể chặn một bệnh ở động vật được dùng làm mô hình cho bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis). Gần 30 năm nghiên cứu và thí nghiệm từ khi phát hiện, chất Glatiramer axetat mới được chuẩn y để bào chế thành thuốc Copaxone®, loại thuốc chính để chữa trị bệnh đa xơ cứng. Thuốc Copaxone được coi là một trong những thành công lớn nhất của công nghệ dược phẩm Israel. Arnon cũng phát minh một vaccine tổng hợp nhân tạo chống cảm cúm nhỏ vào mũi, được trông đợi là hữu hiệu đối với virus cảm cúm.
Arnon đã làm nhà khoa học thỉnh giảng ở Đại học Rockefeller (New York), Đại học Washington (Seattle), Đại học California tại Los Angeles, Viện Pasteur (Paris); Viện nghiên cứu Y học Walter và Eliza (Melbourne), Trung tâm nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (London), Viện Curie (Paris).
Đời tư.
Bà kết hôn với Uriel Arnon, một kỹ sư.Họ có hai người con: Michal (sinh 1957) và Yoram (sinh 1961). | 1 | null |
Vallabhbhai Patel (31 tháng 10 năm 1875 - 15 tháng 12 năm 1950) là một luật sư và chính khách Ấn Độ, một trong những người sáng lập Cộng hòa Ấn Độ. Ông đóng một vai trò chưa từng có trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ và được xem là anh hùng dân tộc của nước này. Patel đã là Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ năm 1931, là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên của Cộng hòa Ấn Độ.
Vinh danh.
Tượng Thống nhất khắc hình Patel được làm bằng sắt và đồng cao 182m ở Kevadia, cao gấp đôi tượng Nữ thần Tự do ở Hoa Kỳ và gấp bốn lần tượng Jesus ở thành phố Rio de Janeiro là bức tượng cao nhất thế giới.
Sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel được đặt theo tên ông. | 1 | null |
Tạp chí thương mại ("trade magazine", "trade rag, trade journal"), hay tạp chí ngành nghề ("professional magazine"), là loại tạp chí xuất bản với mục tiêu hướng tới các đối tượng độc giả làm việc trong một ngành nghề hay lĩnh vực cụ thể nào đó. Thuật ngữ chung cho loại hình xuất bản này là báo chí chuyên ngành.
Tạp chí chuyên ngành thường đăng các thông tin quảng cáo tập trung vào ngành công nghiệp được đề cập đến, cùng với một vài mẩu quảng cáo đại chúng khác. Những tờ báo này cũng thường đăng các thông báo tìm việc, tuyển việc thuộc một lĩnh vực công nghiệp nhất định, một khía cạnh vô cùng cần thiết và hữu ích với nhiều độc giả.
Một số tạp chí chuyên ngành hoạt động với số lượng xuất bản có kiểm soát, có nghĩa là nhà xuất bản sẽ quyết định ai có thể được nhận báo miễn phí định kỳ dựa theo tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Điều này dẫn tới khả năng tương đối cao cho các quảng cáo đến được với những độc giả tiềm năng của mình.
Quan hệ với tập san bình duyệt.
Trong một số trường hợp, ranh giới giữa tạp chí chuyên ngành và các tập san bình duyệt mờ đi đáng kể. Một ví dụ là tờ "BioTechniques", vốn cung cấp các báo cáo kỹ thuật và nhận xét về công nghệ được bình duyệt trong khi vẫn chứa một lượng lớn nội dung quảng cáo, một phần quan trọng trong số các bài viết được viết bởi hoặc cộng tác với các nhà kinh doanh, những người cũng quảng cáo trên cùng một lĩnh vực cụ thể.
Báo "Australasian Journal of Bone & Joint Medicine" (trước đây có tên gọi "Australasian Journal of Musculoskeletal Medicine") là một xuất bản phẩm định kỳ trình bày theo phong cách của một tập san khoa học, xuất bản bởi Elsevier nhưng do công ty dược Merck thành lập và tài trợ. Công việc xuất bản bắt đầu từ năm 2002, và số cuối cùng xuất hiện năm 2005. According to "The Scientist": | 1 | null |
Chiến tranh Bóng đá (tiếng Tây Ban Nha: La guerra del fútbol) hay còn gọi là chiến tranh 100 giờ vì đó là thời gian của cuộc chiến là một cuộc chiến ngắn nổ ra giữa El Salvador và Honduras vào năm 1969. Nguyên nhân thực chất là từ kinh tế, cụ thể là vấn đề người nhập cư từ El Salvador tới Honduras. Những căng thẳng này giữa hai quốc gia đã diễn ra trùng vào vòng loại thứ hai giải vô địch bóng đá thế giới 1970 tại Mexico. Liên tiếp các cuộc trả đũa lẫn nhau tại San Salvador và Tegucigalpa, thậm chí cả Mexico City cũng ảnh hưởng, chính quyền El Salvador quá tức giận trước hành động sỉ nhục người nhập cư tại Honduras và khi lên đỉnh điểm thì chính quyền El Salvador tuyên bố chiến tranh với Honduras. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 14 tháng 7 năm 1969, khi quân đội El Salvador tấn công Honduras. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đã điều đình một hiệp định ngừng bắn vào tối ngày 18 tháng 7 (do đó gọi là "cuộc chiến 100 giờ") có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 20 tháng 7. Quân đội Salvador rút lui vào đầu tháng 8.
Mười một năm sau, ngày 30 tháng 10 năm 1980, hai quốc gia đã ký một hiệp ước hòa bình. và đồng ý phân định tranh chấp biên giới trên vịnh Fonseca và năm đoạn biên giới trên đất liền thông qua Tòa án Công lý Quốc tế. Năm 1992, Tòa án trao phần lớn lãnh thổ tranh chấp cho Honduras, và năm 1998, Honduras và El Salvador ký kết một hiệp ước phân định biên giới để thực thi các điều khoản mà Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra. Tổng diện tích lãnh thổ mà Honduras nhận từ El Salvado sau khi thi hành bản án là khoảng . Tính đến đầu năm 2006, việc phân định biên giới vẫn chưa hoàn thành nhưng Honduras và El Salvador vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao và thương mại bình thường. | 1 | null |
còn có tên tiếng Anh là Japan Foundation, được thành lập năm 1972 theo một quyết định của Quốc hội Nhật Bản, là một cơ quan đặc biệt có nhiệm vụ phổ biến văn hóa Nhật Bản ra quốc tế.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản đặt mục tiêu phát triển toàn diện và hiệu quả các chương trình trao đổi văn hóa của mình trong các lĩnh vực sau:
Hoàng thân Takamado từng chịu trách nhiệm quản lý Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản từ 1981-2002.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản có trụ sở tại Shinjuku, Tokyo và một văn phòng phụ trợ tại Kyoto. Ngoài ra còn có 2 Viện tiếng Nhật đặt tại Saitama và Tajiri, Osaka.
Trên thế giới có 22 chi nhánh của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại 21 nước:
Tại Việt Nam.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam chính thức ra đời tháng 3 năm 2008 tại Hà Nội, là văn phòng đại diện thứ năm của Quỹ tại Đông Nam Á.
Cụ thể, trung tâm đặt tại số 27 Quang Trung – Hoàn Kiếm – Hà Nội. | 1 | null |
Andrew Michael Spence (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1943 tại Montclair, New Jersey) là một nhà kinh tế học Mỹ và là người nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001, cùng với George A. Akerlof và Joseph E. Stiglitz, cho công trình của họ về luồng thông tin động và phát triển thị trường. Ông tiến hành nghiên cứu này tại Đại học Harvard.
Sự nghiệp.
Spence có lẽ nổi tiếng nhất với mô hình báo hiệu cho thị trường việc làm của ông. Spence học trung học tại trường Toronto thuộc Đại học Toronto. Năm 1966, ông được trao học bổng Rhodes tại Đại học Oxford sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton với bằng triết học. Ông nghiên cứu toán tại Oxford. Spence là một trưởng khoa của Trường kinh doanh Graduate Stanford và hiện nay là chủ tịch Ủy ban về tăng trưởng và phát triển.
Spence tham gia giảng dạy tại trường kinh doanh Stern thuộc Đại học New York từ ngày 1 tháng 9 năm 2010.
Ông hiện là thành viên cao cấp tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford. | 1 | null |
Daniel Kahneman (; ; sinh ngày 5 tháng 3 năm 1934) là một nhà tâm lý học và nhà kinh tế học người Mỹ gốc Israel nổi tiếng với công trình nghiên cứu về tâm lý học đánh giá và đưa ra quyết định, cũng như kinh tế học hành vi. Ông đã được trao Giải thưởng Tưởng niệm Nobel về Khoa học Kinh tế năm 2002 (cùng Vernon L. Smith). Những phát hiện thực nghiệm của ông thách thức giả định về tính hợp lý của con người, vốn rất phổ biến trong các lý thuyết kinh tế hiện đại.
Cùng với Amos Tversky và những người khác, Kahneman đã thiết lập cơ sở nhận thức cho những sai sót phổ biến của con người, phát sinh từ những suy nghiệm và thiên kiến, và phát triển lý thuyết triển vọng.
Năm 2011, ông được "tạp chí Foreign Policy" đưa vào danh sách những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới. Cùng năm đó, tác phẩm "Tư duy, Nhanh và Chậm" tổng hợp nhiều nghiên cứu của ông được xuất bản và trở thành một cuốn sách thuộc hàng "best-seller". Năm 2015, tuần báo "The Economist" đã xếp ông là nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn thứ bảy trên toàn cầu.
Ông là Giáo sư Danh dự về Tâm lý học và Công vụ tại Trường Quan hệ quốc tế và Công vụ thuộc Đại học Princeton. Ông cũng là đối tác sáng lập của TGG Group, một công ty tư vấn kinh doanh và từ thiện. Năm 1978, ông kết hôn với nhà tâm lý học nhận thức và thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Anne Treisman. Bà mất năm 2018.
Tuổi thơ.
Daniel Kahneman sinh ra ở Tel Aviv, Lãnh thổ uỷ trị Palestine ngày 5 tháng 3 năm 1934, nơi mẹ ông, Rachel, ở chơi nhà họ hàng. Đầu những năm 1920, cha mẹ ông đã di cư từ Lithuania đến Paris, Pháp. Đây cũng là nơi ông trải qua những năm đầu đời, gồm cả khi thành phố này bị Đức Quốc xã chiếm đóng vào năm 1940. Cha ông, Efrayim, bị bắt trong đợt vây bắt người Do Thái ở Pháp đầu tiên, nhưng ông được thả sau sáu tuần nhờ sự can thiệp của người quản lý, Eugène Schueller. Gia đình Kahneman đã phải chạy trốn trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến tranh và đã sống sót, chỉ trừ cha Kahneman - người mất năm 1944 vì bệnh tiểu đường. Sau đó, họ chuyển đến Lãnh thổ Uỷ trị Palestine vào năm 1948, ngay trước khi thành lập nhà nước Israel.
Kahneman đã kể lại những trải nghiệm của ông ở Pháp, khi đó bị Đức Quốc xã chiếm đóng, khi giải thích lý do tại sao ông quyết định nghiên cứu về tâm lý học:"Lúc đó là khoảng cuối năm 1941, đầu 1942. Người Do Thái phải đeo Ngôi sao David và tuân thủ giờ giới nghiêm - 6 giờ tối. Tôi đi chơi với một người bạn theo đạo Cơ đốc và đã về trễ. Tôi lộn mặt trái chiếc áo len màu nâu ra ngoài để đi bộ về nhà qua vài dãy phố. Khi đang đi trên một con đường vắng, một người lính Đức tiến lại gần tôi. Người đó mặc bộ đồng phục màu đen mà tôi được dạy là phải biết sợ hơn so với bất kỳ kẻ nào khác - đó là bộ quân phục chỉ dành cho lính đặc chủng SS. Càng lại gần anh ấy, tôi càng cố đi thật nhanh. Tôi nhận thấy anh ấy nhìn tôi rất chăm chú. Sau đó, anh ra hiệu cho tôi, bế tôi lên và ôm tôi. Tôi đã sợ rằng anh sẽ nhận ra ngôi sao bên trong chiếc áo. Nhưng người đó nói với tôi bằng tiếng Đức. Dường như lúc đó anh rất xúc động. Khi đặt tôi xuống, anh mở ví, cho tôi xem ảnh một cậu bé và cho tôi một ít tiền. Tôi về nhà và biết chắc hơn bao giờ hết rằng mẹ tôi nói đúng: con người vô cùng phức tạp và thú vị."
Học tập và buổi đầu lập nghiệp.
Năm 1954, Kahneman nhận bằng cử nhân khoa học chuyên ngành chính tâm lý học và chuyên ngành toán học từ Đại học Hebrew của Jerusalem.
Ông làm việc trong bộ phận tâm lý của Lực lượng Phòng vệ Israel. Một trong những nhiệm vụ của ông là đánh giá các ứng cử viên cho trường đào tạo sĩ quan, đồng thời phát triển các bài kiểm tra và đánh giá cho nhiệm vụ này.
Năm 1958, ông đến Hoa Kỳ để học bằng Tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học California, Berkeley. Năm 1961, ông viết luận văn tiến sĩ. Người hướng dẫn của ông là Susan M. Ervin-Tripp. Bài luận đánh giá mối quan hệ giữa các tính từ trong sự khác biệt ngữ nghĩa và "cho phép tôi tham gia vào hai mục tiêu tôi yêu thích: phân tích các cấu trúc tương quan phức tạp và lập trình FORTRAN", như sau này ông nhớ lại.
Sự nghiệp học thuật.
Tâm lý học nhận thức.
Sự nghiệp học thuật của Kahneman bắt đầu khi ông trở thành giảng viên tâm lý học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem vào năm 1961. Năm 1966, ông được thăng ngạch lên giảng viên cao cấp. Những nghiên cứu đầu tiên của ông tập trung vào nhận thức thị giác và chú ý. Bài viết đầu tiên của ông trên tạp chí nổi tiếng "Khoa học" có tựa đề "Đường kính Đồng tử và Tải trọng của Trí nhớ". Cùng lúc đó, ông là học giả thỉnh giảng tại Đại học Michigan (1965–66) và Nhóm Nghiên cứu Tâm lý học Ứng dụng ở Cambridge (mùa hè năm 1968, 1969). Năm 1966/1967, ông trở thành thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức, và là giảng viên tâm lý học nhận thức tại Đại học Harvard.
Phán đoán và ra quyết định.
Giai đoạn này đánh dấu sự khởi nguồn của mối quan hệ lâu dài sau này giữa Kahneman và Amos Tversky. Họ đã cũng nhau xuất bản nhiều bài báo chuyên sâu về lĩnh vực phán đoán và ra quyết định nói chung. Trong số đó, đáng chú ý nhất là lý thuyết triển vọng. Sau đó, họ hợp tác với Paul Slovic để biên tập tác phẩm "Phán đoán không chắc chắn: Suy nghiệm và Thiên kiến" (1982). Tác phẩm này tóm tắt những nghiên cứu của họ, cũng như những sự tiến bộ mới mẻ vào thời đó đã có ảnh hưởng đến họ. 23 năm sau lần đầu công bố, Kahneman đã được trao Giải thưởng Tưởng niệm Nobel về Khoa học Kinh tế cho công trình nghiên cứu về lý thuyết triển vọng.
Trong tiểu sử giải Nobel của mình, Kahneman kể rằng ông và Tversky bắt đầu hợp tác với nhau khi ông mời Tversky thuyết trình với vai trò khách mời tại một trong những cuộc hội thảo của ông ở Đại học Hebrew vào khoảng năm 1968 hoặc 1969. Bài báo đầu tiên họ cùng chắp bút, "Niềm tin vào Định luật Số bé", được xuất bản năm 1971. Từ năm 1971 đến 1979, họ viết tổng cộng bảy bài báo đăng trên các tạp chí được bình duyệt. Ngoài "lý thuyết triển vọng", bài quan trọng nhất trong số đó là "Phán đoán không chắc chắn: Suy nghiệm và Thiên kiến". Bài đưa ra khái niệm về mỏ neo, được xuất bản trên tạp chí "Science."
Năm 1978, Kahneman rời trường Đại học Hebrew để đến làm việc tại Đại học British Columbia.
Kinh tế học hành vi.
Năm học 1977-1978, Kahneman và Tversky cùng là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Cấp cao về Khoa học Hành vi, Đại học Stanford. Một nhà kinh tế học trẻ tuổi tên Richard Thaler là giáo sư thỉnh giảng tại chi nhánh Stanford của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia khi đó. Theo Kahneman, "[Thaler và tôi] sớm trở thành bạn bè, và từ đó chúng tôi đều có ảnh hưởng đáng kể đến suy nghĩ của người kia". Năm 1980, Thaler đã xuất bản "Hướng tới Giả thuyết Tích cực về Lựa chọn của Người tiêu dùng" dựa trên hầu hết nghiên cứu của Kahneman và Tversky, trong đó có lý thuyết triển vọng. Kahneman gọi bài báo này là "bản tuyên ngôn khai sinh ngành kinh tế học hành vi".
Kahneman và Tversky đã tham gia rất nhiều vào việc phát triển hướng nhìn mới này với lý thuyết kinh tế, và việc này đã khiến họ không còn hợp tác toàn diện và liên tục được như trước. Dù vậy, cho đến khi Tversky mất năm 1996, họ vẫn xuất bản chung rất nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, thời kỳ ông gần như chỉ xuất bản chung với Tversky kết thúc vào năm 1983, khi ông xuất bản hai bài báo với Anne Treisman, người vợ thứ hai của ông.
Tâm lý khoái cảm học.
Trong những năm 1990, trọng tâm nghiên cứu của Kahneman chuyển dần sang tâm lý khoái cảm học.
Theo Kahneman và cộng sự của ông,"Tâm lý khoái cảm học... là ngành nghiên cứu về những điều khiến những trải nghiệm và cuộc sống trở nên dễ chịu hoặc khó chịu hơn. Nó liên quan đến cảm giác sung sướng và đau đớn, thích thú và chán ghét, niềm vui và nỗi buồn, thoả mãn và không thoả mãn. Phạm vi của ngành bao hàm tất cả những gì, thuộc đủ phạm trù từ sinh học đến xã hội, gây ra đau khổ và hạnh phúc." (Ngành này có liên quan mật thiết với phong trào tâm lý học tích cực, khi đó đang dần trở nên phổ biến.)
Rất khó xác định chính xác từ khi nào nghiên cứu của Kahneman bắt đầu tập trung vào khoái cảm học, dù có lẽ những nghiên cứu này xuất phát từ công trình của ông về khái niệm kinh tế "thoả dụng". Sau khi xuất bản nhiều bài báo và ấn phẩm từ 1979 đến 1986 (tổng cộng 23 tác phẩm được xuất bản trong 8 năm), trong những năm 1987-1989, ông chỉ xuất bản một ấn phẩm duy nhất. Sau khoảng thời gian này, các bài báo về thoả dụng và tâm lý học thoả dụng bắt đầu xuất hiện.
Năm 1992, Varey và Kahneman đã nêu ra phương pháp đánh giá ký ức, một cách để ghi lại "trải nghiệm kéo dài theo thời gian". Trong khi ông tiếp tục nghiên cứu việc ra quyết định, tâm lý khoái cảm học trở thành trọng tâm của ngày càng nhiều những tác phẩm. Đáng chú ý nhất trong số đó là một tập được Ed Diener và Norbert Schwarz, những người nghiên cứu về ảnh hưởng và hạnh phúc.
Ảo giác tập trung.
Cùng với David Schkade, Kahneman đã phát triển khái niệm về ảo giác tập trung, nhằm giải thích một phần những sai lầm mà con người mắc phải khi ước tính ảnh hưởng của những viễn cảnh khác nhau lên tâm trạng của mình trong tương lai. (Hành vi này còn được gọi là tiên đoán cảm xúc, đã được Daniel Gilbert nghiên cứu rất kỹ). Khi xem xét tác động của một yếu tố cụ thể lên tâm trạng chung của mình, con người có xu hướng phóng đại quá mức tầm quan trọng của yếu tố đó mà bỏ qua nhiều yếu tố khác (trong hầu hết các trường hợp) có tác động lớn hơn.
Bài báo năm 1998 của Kahneman và Schkade “Sống ở California có khiến người ta cảm thấy hạnh phúc không? Áo giác tập trung khi đánh giá mức độ thoả mãn với cuộc sống" đã đưa ra một ví dụ điển hình. Trong bài báo đó, các sinh viên ở vùng Trung Tây và California đã cho thấy mức độ hài lòng về cuộc sống tương đương nhau, nhưng những đối tượng ở Trung Tây lại nghĩ rằng nhóm người sống tại California hạnh phúc hơn. Thông tin khác biệt duy nhất nhóm Trung Tây biết được khi đưa ra đánh giá về những sinh viên kia là họ sống ở California. Do vậy, họ đã "tập trung" vào sự khác biệt này, và từ đó đánh giá quá cao ảnh hưởng của thời tiết California đến mức độ hài lòng với cuộc sống của cư dân.
Hạnh phúc và sự thoả mãn với cuộc sống.
Kahneman đã định nghĩa hạnh phúc là "những gì tôi đang trải nghiệm, ngay tại đây và ngay lúc này", nhưng cũng nói rằng, trên thực tế, con người theo đuổi sự hài lòng trong cuộc sống, điều "có liên quan nhiều đến tiêu chuẩn xã hội – như đạt được mục tiêu, hay đáp ứng những kỳ vọng."
Quy tắc đỉnh - kết và những ký ức hạnh phúc.
Kahneman đã khám phá ra rất nhiều thiên kiến nhận thức thuộc tâm lý khoái cảm học. Một trong số đó là quy tắc đỉnh - kết. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta nhớ lại cảm giác vui sướng hoặc buồn khổ trong ký ức. Quy tắc này chỉ ra rằng ấn tượng tổng thể của chúng ta về các sự kiện trong quá khứ được xác định phần lớn không phải bởi tổng niềm vui và đau khổ mà bởi những cảm xúc khi chạm "đỉnh" và lúc "kết thúc". Ví dụ, ký ức về một lần nội soi đau đớn sẽ bớt đi nhiều nếu ống soi nằm thêm ba phút bên trong cơ thể nhưng không bị di chuyển nữa, dẫn đến cảm giác khó chịu vừa phải. Ký ức về quá trình nội soi kéo dài này, dù về tổng thể là đau hơn, lại được ghi nhớ ít tiêu cực hơn do cơn đau đã giảm đi nhiều ở cuối quá trình. Điều này thậm chí còn tăng khả năng bệnh nhân quay lại khám những lần sau. Kahneman giải thích sự sai lạc này bằng điểm khác biệt giữa hai bản ngã: "bản ngã hiện tại", thứ nhận thức niềm vui và đau khổ ở hiện tại, và "bản ngã ghi nhớ", thứ tổng hợp tất cả cảm xúc trong những khoảng thời gian dài. Sự sai lạc vì quy tắc đỉnh - kết xảy ra ở "bản ngã ghi nhớ". Xu hướng dựa vào "bản ngã ghi nhớ" thường khiến chúng ta theo đuổi những hành vi không thoả mãn nhu cầu hoặc mong muốn của bản thân.
Giảng dạy.
Kahneman là một giảng viên cao cấp và giáo sư danh dự tại khoa Tâm lý học, Đại học Princeton và Trường Quan hệ Quốc tế và Công vụ Princeton. Ông cũng từng làm việc tại Đại học Hebrew và là Nhà khoa học cấp cao của Gallup.
Đời tư.
Người vợ đầu tiên của Kahneman là Irah Kahneman, một nhà tâm lý học giáo dục người Israel. Họ có với nhau hai người con. Con trai ông mắc chứng tâm thần phân liệt, còn con gái ông làm việc trong lĩnh vực công nghệ.
Người vợ thứ hai của ông là nhà tâm lý học nhận thức Anne Treisman. Cuộc hôn nhân kéo dài từ năm 1978 cho đến khi bà qua đời vào năm 2018.
Năm 2015, Kahneman tự mô tả mình là một người rất chăm chỉ, "một kẻ hay lo lắng" và "không vui tính". Nhưng, ông cũng nói: "Tôi có thể trở nên rất vui, và đã có một cuộc đời thật đẹp."
Phỏng vấn.
Phỏng vấn trên đài
Phỏng vấn trực tuyến
Phỏng vấn trên truyền hình | 1 | null |
Đoàn Thượng là một xã thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Xã Đoàn Thượng có diện tích 5,57 km², dân số năm 1999 là 5.037 người, mật độ dân số đạt 904 người/km².
Tại xã Đoàn Thượng có đền thờ tổ họ Đoàn là Thượng thư Bộ Công triều Lý Nhân Tông Đoàn Văn Khâm và Đông hải Đại vương Đoàn Thượng (triều Lý Huệ Tông). | 1 | null |
Mao Bảo (chữ Hán: 毛宝, ? – 339), tên tự là Thạc Chân, người Dương Vũ, Huỳnh Dương , là tướng lĩnh nhà Đông Tấn, có công tham gia dẹp loạn Tô Tuấn, về sau theo Dữu Lượng bắc phạt, bị Hậu Triệu đánh bại rồi chết đuối ở Trường Giang.
Dẹp loạn Tô Tuấn.
Ông được Vương Đôn dùng làm Lâm Tương lệnh. Đôn chết rồi, được làm Bình nam tham quân cho Ôn Kiệu. Tô Tuấn làm phản, theo Kiệu đi dẹp. Kiệu nhiều lần kêu gọi Chinh tây tướng quân Đào Khản cùng đi nhưng không được, có ý buông xuôi. Bảo khuyên kiên trì, ông ta nghe theo, cuối cùng thuyết phục được Khản. Ông lãnh ngàn người làm tiền phong cho Kiệu, cùng đến Gia Tử Phố.
Ban đầu Kiệu cho rằng người miền nam quen thủy chiến, phản quân quen bộ chiến, muốn lấy sở trường để chế ngự kẻ địch, nên lệnh cho ba quân không được lên bờ. Khi ấy Tô Tuấn tặng vạn hộc gạo cho Tổ Ước, Ước sai bọn tư mã Hoàn Phủ đi đón, Bảo nói với bộ hạ: "Theo binh pháp, quân lệnh cũng có lúc không thể giữ, (bây giờ) không lên bờ sao được!" rồi ra sức chiến đấu, lấy hết số gạo ấy, giết hơn vạn địch quân, khiến Ước phải chịu đói. Kiệu khen ngợi ông, xin cho làm Lư Giang thái thú.
Ước sai bọn Tổ Hoán, Hoàn Phủ tập kích Bồn Khẩu, Đào Khản muốn tự đi đánh, Bảo cho rằng ông ta là chủ tướng, xin đi thay, Khản nghe theo. Khi ấy Hoàn Tuyên đã bỏ Tổ Ước, bị Tổ Hoán, Hoàn Phủ vây đánh ở núi Mã Đầu, phải cầu cứu ông. Bộ tướng của Bảo đều cho rằng Tuyên vốn là bộ hạ của Ước, không đáng tin. Tuyên phải cho con trai là Nhung cầu xin lần nữa, ông mới cùng Nhung đi cứu. Chưa đến nơi, phản quân đã cùng Tuyên giao chiến. Lực lượng của Bảo thì ít, quân nhu lại thiếu thốn, nên bị Hoán, Phủ đánh bại. Ông trúng tên, xuyên qua đùi cắm vào yên ngựa, sai người giữ yên mà nhổ ra, máu chảy đầy ủng; trong đêm xuống thuyền, theo ánh sao mà chạy hơn trăm dặm. Sau khi dừng lại, Bảo trước khóc thương tướng sĩ trận vong, rồi mới chữa thương, trong đêm quay lại cứu Tuyên. Ông đến doanh trại của Tuyên, Hoán, Phủ đã lui đi. Bảo tiến đánh Tổ Ước, quân đến Đông Quan, phá Hợp Phì, ít lâu sau được gọi về Thạch Đầu. bấy giờ Tô Tuấn vẫn chưa bị dẹp, Khản muốn bỏ về, ông xin với Kiệu cho mình đi thuyết phục Khản, rồi gặp Khản dâng kế cướp lương của phản quân ở thượng du. Khản cho là phải, gia cho Bảo làm Đốc hộ. Ông đốt lương của Tô Tuấn ở Cú Dung, Hồ Thục, phản quân chịu đói, Khản bèn ở lại.
Tuấn chết rồi, Khuông Thuật dâng Uyển Thành đầu hàng. Khản sai Bảo giữ thành nam, Đặng Nhạc giữ thành tây. Hàn Hoảng đưa phản quân đến đánh, ông ở trên thành bắn chết mấy chục người. Hoảng hỏi Bảo rằng: "Anh là Mao Lư Giang phải không?" Ông đáp: "Đúng!" Hoảng nói: "Anh nổi tiếng tráng dũng, sao không ra đấu?" Bảo nói: "Anh cũng là kiện tướng, sao không vào đấu?" Hoảng cười mà lui đi. Dẹp loạn xong, ông được phong Châu Lăng huyện Khai quốc hầu, thực ấp 1600 hộ.
Tham gia bắc phạt.
Dữu Lượng giữ Kinh Châu, xin cho Bảo làm Phụ quốc tướng quân, Giang Hạ tướng, Đốc Tùy, Nghĩa Dương 2 quận, giữ Thượng Minh. Lại được thăng Nam trung lang. Theo Lượng dẹp Quách Mặc. Bình xong Mặc, cùng tư mã của Lượng là Vương Khiên Kỳ cứu Hoàn Tuyên ở Chương Sơn, phá được tướng Hậu Triệu là Thạch Ngộ, được tiến làm Chinh lỗ tướng quân. Lượng tính kế bắc phạt, dâng sớ giải chức Dự Châu, xin trao chức ấy cho Bảo. Vì thế có chiếu lấy ông làm Giám Dương Châu chi Giang Tây chư quân sự, Dự Châu thứ sử, tướng quân như cũ, cùng Tây Dương thái thú Phàn Tuấn đưa vạn người giữ Chu Thành. Thạch Hổ sai con là Thạch Giám cùng các tướng Quỳ An, Lý Thỏ đưa 5 vạn quân đến đánh. Bảo cầu cứu Lượng, nhưng ông ta cho rằng thành kiên cố, nên không điều quân. Thành vỡ, Bảo, Tuấn đưa tả hữu đột vây mà ra, ông cùng hơn 6000 người chết đuối trong khi vượt Trường Giang. Lượng nghe tin thì khóc rống lên, rồi phát bệnh mà chết.
Ban đầu triều đình cho rằng Bảo thua trận mà chết, xét công dẹp loạn Tô Tuấn nên không truy cứu, nhưng không được gia tặng, chỉ được tế tự. Năm Thăng Bình thứ 3 (359), triều thần cho rằng ông có công lớn, lại mất vì nước, không nên lấy đi tước vị, nên được khôi phục phong ấp. Con là Mục Chi kế tự. | 1 | null |
Ga trung tâm Yangon ( ), nằm ở trung tâm thành phố Yangon, là nhà ga xe lửa lớn nhất ở Myanmar. Nó là cửa ngõ vào mạng lưới đường sắt dài 3,126 dặm (5,031 km) của Đường sắt Myanmar mà phạm vi gồm vùng Thượng Myanmar (Naypyidaw, Mandalay, Shwebo), nội địa (Myitkyina), dãy đồi núi Shan (Taunggyi, Kalaw) và bờ biển Taninthayi (Mawlamyine, Ye).
Nhà ga đầu tiên được người Anh xây dựng vào năm 1877 nhưng đã bị phá hủy khi quân Anh rút lui vào năm 1943 trước bước tiến của quân đội Nhật Bản. Nhà ga hiện tại được kiến trúc sư U Tin thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Miến Điện, với mái tầng bản địa đặc sắc gọi là "pyatthat", công trình được hoàn thành vào năm 1954. Ga trung tâm Yangon về sau được chính phủ chọn là công trình trọng điểm kể từ năm 1996. Đến tháng 12 năm 2007, chính quyền thành phố Yangon cho công bố một kế hoạch tổng thể sẽ di dời Ga trung tâm Yangon đến một thị trấn vệ tinh là Đông Dagon cách trung tâm thành phố 32 km (20 dặm) vào một thời điểm không xác định.
Các tuyến.
Những tuyến dưới đây sẽ đi qua hoặc chấm dứt tại Ga trung tâm Yangon:
Lịch sử.
Ga trung tâm Yangon được người Anh xây dựng lần đầu tiên vào năm 1877 để hỗ trợ tuyến đường sắt đầu tiên của Miến Điện từ Yangon đến Pyay. Nhà ga này nằm ở phía nam khu phức hợp đường sắt trên khối thượng tầng ở phố Phayre (nay là phố Pansodan) trong khu trung tâm thành phố. Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Victoria của Anh và các lối vào được bao bọc bởi những bãi cỏ. Vẻ đẹp của nhà ga đã khiến người dân địa phương ca ngợi như một Ga Thần Tiên. Trong suốt Thế chiến II nhà ga trở thành một mục tiêu ưa thích cho máy bay ném bom của Nhật Bản. Vào năm 1943 nó đã bị quân Anh phá hủy khi họ tìm đường rút về Ấn Độ.
Nhà ga được xây dựng lại sau chiến tranh theo thiết kế của kiến trúc sư Hla Thwin và dựa trên phong cách kiến trúc truyền thống Miến Điện. Công trình mới có diện tích khoảng 5110 mét vuông (55.000 sq ft). Phía bắc là bãi cỏ, vườn cây và lối vào nhỏ rộng. Thiết kế mới đã được sự chấp thuận của Cục Đường sắt vào ngày 7 tháng 5 năm 1946. Việc xây dựng đã được kiến trúc sư Sithu U Tin bắt đầu tiến hành vào tháng 1 năm 1947 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1954 với tổng chi phí khoảng 4.75 triệp kip. Lễ khai mạc nhà ga trung tâm Yangon được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 năm 1954. Nhà ga còn được liệt kê vào danh sách Di sản Thành phố Yangon. | 1 | null |
Ga Tutuban là nhà ga xe lửa chính của Đường sắt Quốc gia Philippines (PNR) và là nhà ga xe lửa chính tại thành phố Manila của Philippines. Tên gọi nhắc đến hai ga: ga xe lửa Tutuban cũ mà ngày nay là một phần của khu trung tâm mua sắm Tutuban và tòa nhà điều hành PNR, là văn phòng của cơ quan PNR và đóng vai trò như là ga cuối hiện tại của tất cả các dịch vụ PNR.
Lịch sử.
Nhà ga này được xây dựng lần đầu vào năm 1887 là một phần của tuyến "Ferrocarril de Manila-Dagupan", tạo thành hầu hết tuyến Bắc Chính ngày nay. Tuyến đường sắt dài 195 km cho đến thời điểm nhà ga khai trương vào ngày 24 tháng 11 năm 1892, chạy từ Manila đến thành phố Dagupan ở Pangasinan. Trong khi nhà ga Tutuban cũ mở vào năm 1892, thì nhà ga hiện tại đã hoạt động từ năm 1994. | 1 | null |
Ga Jakarta Kota (, Mã số ga: JAKK) là một nhà ga xe lửa đầu cuối, nằm ở vùng trung tâm cũ của Jakarta. Nhà ga được chính quyền thủ đô Jakarta chọn làm di sản lịch sử và văn hóa vào năm 1993.
Nhà ga lúc đầu được đặt tên là "Batavia Zuid" (hay "Nam Batavia"), cái tên này đã được sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ 19. Nhà ga cũng thường được gọi là Ga Beos theo kiểu viết tắt từ "Bataviasche Ooster Spoorweg Maatschapij" hoặc Công ty Đường sắt Đông Batavian.
Ga Jakarta Kota đóng vai trò như là một trong những nhà ga chính cho vài tuyến liên tỉnh (Tàu Argo) qua lại trên đảo Java, cũng như Ga Gambir, Ga Jatinegara và Ga Pasar Senen. Nhà ga này còn phục vụ 3/6 tuyến xe lửa KRL Jabotabek chủ yếu hoạt động trong khu vực nội đô Jakarta.
Lịch sử.
Nhà ga được xây dựng vào khoảng năm 1870. Sau được cải tạo vào năm 1926 và mở lại vào 19 tháng 8 năm 1926. Ga được viên Toàn quyền Hà Lan A.C.D. de Graeff chính thức khánh thành vào ngày 8 tháng 10 năm 1929. Các nhà thiết kế chính của nhà ga là kiến trúc sư người Hà Lan Frans Johan Louwrens Ghijsels (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1882). Thiết kế của ga xe lửa là sự kết hợp của phong cách kiến trúc địa phương và Art Deco của phương Tây.
Ga Jakarta Kota là một nhà ga hai tầng lầu, xung quanh là ba mặt đường với một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng vào chính của nhà ga Jakarta Kota có thể được nhận diện bởi mái vòm mở theo chiều ngang bao gồm các đầu bị chi phối bởi các đơn vị thẳng đứng (cửa nhỏ hình bán nguyệt). Sân ga sử dụng một mái nhà khung bướm đổ với sự hỗ trợ của các cột bằng thép được sử dụng tại nhà ga này. Các bức tường bên trong hội trường được hoàn chỉnh với gốm màu nâu với kết cấu thô. Trong khi các bức tường bên ngoài ở dưới cùng của toàn bộ tòa nhà được phủ bằng thạch cao màu xanh lá vàng. Mái nhà ga sử dụng gỗ tếch màu vàng và gỗ màu xám, còn mái sân ga thì dùng loại gỗ tếch màu vàng quế.
Các tuyến.
Ga Jakarta Kota gồm 5 sân ga phục vụ tới 10 tuyến tàu, phục vụ như là ga cuối cho nhiều chuyến tàu tới Java. | 1 | null |
Trung Bộ châu Mỹ cổ đại (thuật ngữ gốc: "Mesoamerica") là 1 vùng và là 1 khu vực văn hóa ở châu Mỹ, trải dài từ miền trung México đến Belize, Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua và miền bắc Costa Rica. Trước khi Cristoforo Colombo đặt chân đến châu Mỹ kéo theo thực dân Tây Ban Nha vào các thế kỷ XV và XVI thì Trung Bộ châu Mỹ từng là nơi có nhiều nền văn minh phát triển.
Trong tư cách 1 khu vực văn hóa, Trung Bộ châu Mỹ được hiểu là một bản khảm các nét văn hóa tiêu biểu được các nền văn hóa bản địa phát triển và chia sẻ. 7000 năm trước Công nguyên, người châu Mỹ thuần hóa được ngô, đậu cô ve, bí và ớt, cũng như gà tây và chó. Điều này tạo bước chuyển xã hội từ lối sống bộ lạc săn bắt hái lượm thời Thái cổ Anh-điêng sang sống trong các làng mạc làm nghề nông ít du canh. Trong giai đoạn sau đó, nông nghiệp và các nét văn hóa tiêu biểu như nền tôn giáo phức tạp, hệ chữ số nhị thập phân, bộ lịch Trung Bộ châu Mỹ, nền kiến trúc Trung Bộ châu Mỹ độc đáo đã khuếch tán khắp cả khu vực này. Cũng trong giai đoạn này, làng mạc bắt đầu phân tầng và phát triển thành các bộ tộc với các trung tâm nghi lễ lớn, được kết nối với nhau bởi 1 hệ thống các tuyến đường buôn bán trao đổi hàng hóa xa xỉ như đá vỏ chai, ngọc thạch, hạt cacao, chu sa, vỏ Spondylus, Hematit và đồ gốm. Tuy nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ đã biết đến bánh xe và thuật luyện kim nhưng các kỹ thuật này không có được tầm quan trọng về văn hóa ở đây .
Trong số những nền văn minh phức tạp sớm nhất, phải kể đến nền văn hóa Olmec với phạm vi sinh tồn trải từ bờ vịnh México vào trong nội địa và hướng về phía nam qua eo biển Tehuantepec. Sự tiếp xúc thường xuyên và trao đổi văn hóa giữa Olmec thời sơ khai với các nền văn hóa khác ở Chiapas, Guatemala và Oaxaca đã đặt nền tảng cho khu vực văn hóa Trung Bộ châu Mỹ. Giai đoạn hình thành này chứng kiến sự lan rộng của các truyền thống tôn giáo và biểu tượng độc đáo, cũng như các phức hợp nghệ thuật và kiến trúc. Ở giai đoạn Tiền Cổ điển, các thành thị có tổ chức phức tạp bắt đầu phát triển trong lòng nền văn minh Maya - với sự lên ngôi của các trung tâm như El Mirador, Calakmul và Tikal - và trong lòng nền văn minh Zapotec với trung tâm Monte Albán. Trong giai đoạn này, hệ thống chữ viết Trung Bộ châu Mỹ thực sự đầu tiên đã phát triển trong lòng các nền văn hóa Hậu Olmec và Zapotec; chữ viết truyền thống của Trung Bộ châu Mỹ đạt tới đỉnh cao với chữ tượng hình Maya. Trung Bộ châu Mỹ là 1 trong 5 vùng duy nhất trên thế giới có sự phát triển độc lập về chữ viết. Ở Trung México, có 1 thành phố gọi là Teotihuacán được xem là đỉnh cao của giai đoạn Cổ điển. Từ đây đã hình thành 1 đế chế quân sự và thương mại với tầm ảnh hưởng chính trị trải về phương nam vào khu vực của Maya rồi hướng về phương bắc. Sau sự sụp đổ của Teotihuacán vào khoảng năm 600, giữa một số trung tâm chính trị quan trọng trong vùng Trung México đã nảy ra cuộc cạnh tranh với nhau, chẳng hạn Xochicalco và Choluala. Trong giai đoạn Hậu Cổ điển, người Nahua phương bắc bắt đầu chuyển xuống phía nam và tiến vào Trung Bộ châu Mỹ, thay thế dân nói tiếng Oto-Mangue để trở thành lực lượng chiếm thế thượng phong về chính trị và văn hóa ở miền trung México. Trong suốt giai đoạn Hậu Cổ điển sớm, nền văn hóa Toltec chiếm ưu thế tại Trung México trong khi nền văn minh Mixtec chiếm ưu thế tại Oaxaca. Khu vực hạ Maya có các trung tâm quan trọng tại Chichén Itzá và Mayapán. Về cuối thời kỳ Hậu Cổ điển, người Aztec ở Trung México đã xây nên 1 đế quốc với nhiều chư hầu, bao trùm phần lớn diện tích miền trung Trung Bộ châu Mỹ .
Nền văn hóa độc đáo của vùng Trung Bộ châu Mỹ kết thúc khi Tây Ban Nha xâm lược Đế quốc Aztec vào thế kỷ XVI. Trong các thế kỷ kế tiếp, những nền văn hóa bản địa trong vùng lần lượt đầu hàng trước sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha. Những di sản của nền văn hóa Trung Bộ châu Mỹ hiện vẫn còn sót lại trong số những cư dân bản địa sống ở Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục nói ngôn ngữ của tổ tiên và thậm chí vẫn duy trì nhiều tập tục có gốc gác Trung Bộ châu Mỹ .
Từ nguyên và định nghĩa.
Trong tiếng Hy Lạp, "Mesoamerica" có nghĩa là "giữa châu Mỹ". Khu vực này được hiểu là quê hương của nền văn minh Mesoamerica - bao gồm các nhóm người gắn bó chặt chẽ về văn hóa và lịch sử. Phạm vi địa lý chính xác của Trung Bộ châu Mỹ thay đổi qua thời gian khi nền văn minh này mở rộng phạm vi về bắc và nam tính từ trung tâm là miền nam México. Nhà dân tộc học người Đức Paul Kirchhoff là người sử dụng lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Mesoamerica" khi ông viết rằng có sự tương đồng giữa các nền văn hóa thời kỳ tiền Colombo ở 1 vùng bao gồm miền nam , , , , miền tây , miền đất thấp ven Thái Bình Dương của và tây bắc . Căn cứ theo thuyết khảo cổ học lịch sử văn hóa thịnh hành vào nửa đầu thế kỷ XX, Kirchhoff đã định nghĩa Trung Bộ châu Mỹ là một khu vực văn hóa dựa trên 1 hệ các điểm tương đồng văn hóa có tương quan với nhau được gây nên bởi nhiều thiên niên kỷ tiếp xúc liên vùng hoặc nội vùng. Trung Bộ châu Mỹ được công nhận là một khu vực văn hóa có tính gần như nguyên mẫu, và hiện nay thuật ngữ này đã được tích hợp hoàn toàn vào hệ thống thuật ngữ chuẩn của các nghiên cứu nhân loại học thời kỳ tiền Colombo.
Một số nét văn hóa nổi bật định nghĩa nên truyền thống văn hóa Trung Bộ châu Mỹ là: | 1 | null |
Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất - Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (viết tắt GHS) là hệ thống toàn cầu được xây đựng và thừa nhận bởi Liên hiệp Quốc. hệ thống này được xây dựng để thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất khác nhau giữa các quốc gia nhằm mục đích thống nhất phù hợp trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống bắt đầu phát triển tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc tại Rioat năm 1992. Khi liên đoàn lao động Quốc tế(ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các chính phủ và các thành viên khác nhóm họp tại hội nghị Liên hợp Quốc. Hệ thống này áp dụng cho Cộng đồng chung châu Âu (Hiện nay EU hệ thống GHS vào luật EU như là Quy định phân loại, ghi nhãn đóng gói(CLP Regulation) và tiêu chuẩn của cơ quanquản lý an toàn và sức khỏe lao động Hoa Kỳ.
Lịch sử.
Trước khi GHS được ban hành và thực hiện ở Liên hợp Quốc, Ở các quốc gia khác nhau có các quy định về phân loại hóa chất riêng lẻ. Những quy định này tương tự nhau.
GHS được thiết kế để thống nhất các hệ thống phân loại hoá chất thành một quy định chung áp dụng cho các quốc gia chấp nhận GHS (Tuy nhiên, GHS không bắt buộc trong luật của Liên hợp Quốc). Hệ thống này thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ở các quốc gia áp dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Dự định lâu dài, hệ thống GHS giúp thúc đẩy hiểu biết về nguy cơ gây bệnh mãn tính của hóa chất và khuyến khích dần dần loại bỏ các hóa chất độc hại, đặc biệt chất gây ung thư, đột biến gen, gây độc sinh sản, hoặc thay thế chúng bằng những hóa chất ít độc hơn.
Phân loại hóa chất theo nguy cơ.
Hệ thống phân loại GHS phức tạp với lượng dữ liệu thu thập từ thử nghiệm, tài liệu, và kinh nghiệm thực tế. | 1 | null |
Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada là một di sản thế giới của UNESCO bao gồm 4 vườn quốc gia và 3 công viên tỉnh với rất nhiều núi non, hẻm núi, thác nước, hồ, sông băng, suối nước nóng cùng nguồn của các con sông chính tại Bắc Mỹ như Sông Athabasca, Saskatchewan, Columbia hay sông Fraser. Khu vực có sự đa dạng sinh học cao cùng vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt là có các đá phiến sét Burgess, với rất nhiều các hóa thạch cùng các động đá vôi.
Ban đầu, cùng với những khuyến cáo của IUCN về "vẻ đẹp đặc biệt tự nhiên" của khu vực, "môi trường sống của các loài quý hiếm và đang bị đe dọa" cùng các môi trường tự nhiên, 4 vườn quốc gia đã được đề cử vào danh sách di sản thế giới là:
Sau đó, Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO "yêu cầu các nhà chức trách Canada xem xét thêm các công viên tỉnh lân cận và 3 công viên trong số đó đã trở thành một phần của di sản thế giới vào năm 1984 là: | 1 | null |
Công viên quốc tế La Amistad (tiếng Tây Ban Nha: "Parque Internacional La Amistad") trước đây là Vườn quốc gia La Amistad và Khu dự trữ Dãy núi Talamanca là một khu bảo tồn xuyên biên giới ở Trung Mỹ, được quản lý bởi Costa Rica và Panama, theo một khuyến nghị của UNESCO sau khi bao đưa khu toàn bộ khu vực của cả hai quốc gia này vào danh sách Di sản thế giới.
Địa lý.
Khu vực có diện tích 401.000 ha khiến nó trở thành khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất Trung Mỹ. Phần diện tích tại Costa Rica là 193.929 ha, ở các tỉnh thành là San José, Cartago, Limón và Puntarenas, trong khi phần còn lại ở Panama có diện tích 207.000 ha là khu vực cực kỳ khó tiếp cận, với nhiều khu vực chưa được khám phá, nằm tại các tỉnh Bocas del Toro và Chiriqui.
Phần lớn diện tích công viên là các khu rừng nhiệt đới ẩm của Dãy núi Talamanca và là nơi có đỉnh núi cao nhất tại hai quốc gia.
Động thực vật.
Công viên là khu vực của các loài thực vật rừng mưa nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao với 7.500 loài thực vật. Về động vật, công viên là nơi bảo tồn quan trọng của 5 loài mèo lớn gồm Báo sư tử, Mèo gấm Ocelot, Mèo đốm Margay, Báo đốm và Mèo cây châu Mỹ. Ngoài ra, tại đây còn rất đa dạng về chim với hơn 600 loài, trong đó có nhiều loài đang bị đe dọa như Nuốc nữ hoàng, Sẻ vàng xanh, Ô đen cổ trần. | 1 | null |
Alkmar II. von Alvensleben (16 tháng 9 năm 1841 tại Weteritz – 10 tháng 11 năm 1898 tại Naumburg) là một tướng lĩnh quân đội Đức, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và giữ chức trấn thủ Breslau từ năm 1896 cho đến năm 1898.
Gia đình.
Ông sinh vào tháng 9 năm 1841, trong gia đình quý tộc cổ vùng Hạ Đức Alvensleben, và là người con thứ 13 đồng thời là con út của ông Wilhelm Graf von Alvensleben-Isenschnibbe (1798 – 1853) ở Weteritz với bà Auguste Gräfin von Alvensleben-Isenschnibbe, nhũ danh Gräfin von Osten-Sacken (1804 – 1890), sau này là Thị thần ("Obersthofmeister"). Vào ngày 27 tháng 12 năm 1890, ông thành hôn với Mechthild von Alvensleben (1850 – 1941), người ở vùng Schochwitz, và có một người con với bà. Mechthild là con gái của Trung tướng Hermann von Alvensleben (1809 – 1887) và là em gái của Thiếu tướng Ludolf von Alvensleben (1844 – 1912). Hai người anh trai của Alkmar von Alvensleben đã tử trận trong các trận đánh dữ dội tại Mars-la-Tour và Gravelotte vào năm 1870 cuộc chiến tranh với Pháp. Ngoài ra, ông còn có một người anh khác là Trung tướng Friedrich von Alvensleben (1837 – 1894).
Tiểu sử.
Sau khi học tại trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") ở Stendal và trường thiếu sinh quân ở Potsdam và Berlin, ông gia nhập Tiểu đoàn Jäger Cận vệ tại Potsdam với cấp hàm Chuẩn úy, mặc dù chưa tròn 18 tuổi, và được thăng tiến nhanh chóng trên con đường binh nghiệp của mình. Với quân hàm Thiếu úy, ông đã tham gia các cuộc chiến tranh chống Áo năm 1866, chống Pháp các năm 1870 – 1871, và được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng IV đính kèm Thanh kiếm cùng với Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Cho đến năm 1894, ông đã lên tới chức Thiếu tướng và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 tại Berlin, tiếp theo đó ông trở thành trấn thủ Breslau vào năm 1896, rồi được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Trung tướng vào năm 1898. Tuy nhiên, do vấn đề sức khỏe, ông phải giải ngũ trong năm đó, và lui về Naumburg, nơi ông từ trần vào tháng 11 năm 1898 ở tuổi 57. Thi hài ông được đưa đến mai táng tại nghĩa trang gia đình ở Polvitz. | 1 | null |
Khu bảo tồn Guanacaste là một di sản thế giới ở Tây bắc của Costa Rica. Khu vực có diện tích 1.470 km vuông, trong đó bao gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn và khu vực trú ẩn động vật hoang dã:
Khu vực chính thức trở thành một phần của hệ thống vườn quốc gia của khu bảo tồn Costa Rica (SINAC) vào năm 1994, và sau đó là một di sản thế giới của UNESCO vào năm 1999 nhờ vào sự đa dạng của địa hình, từ núi lửa (Núi lửa Rincon de la Vieja), vùng ngập nước (vùng ngập nước Riberino Zapandi), rừng khô nhiệt đới, rừng thí nghiệm (rừng thí nghiệm Horizontes) cùng các khu vực trú ẩn động vật hoang dã quan trọng (Corredor Fronterizo, Iguanita, Vịnh Junquillal). | 1 | null |
Trong nhiều văn hóa, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong nền văn hóa Việt Nam. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là (Sửu) ở vị trí thứ hai, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước. Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh. Trâu sinh sống phổ biến ở châu Phi, châu Á, nhưng hiếm gặp ở châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ nên hình tượng trâu trong mỹ thuật và văn hóa chủ yếu xuất hiện ở Ai Cập, Ấn Độ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á.
Dù có những hình thức thể hiện khác nhau, nhưng hình tượng trâu ở các nền văn hóa đều có những điểm chung. Trước hết, con trâu là biểu hiện cho sức khỏe vì là vật nuôi lấy sức cày kéo trong nông nghiệp. Nó tượng trưng cho sự chắc chắn, đức tính trung thành, hiền lành và cần cù, chất tích cực, chăm chỉ và thật thà. Ở nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, con trâu được người nông dân coi như bạn thân. Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng không chính thức của Việt Nam, nó còn là vật gắn bó nghĩa tình, bầu bạn với người nông dân, là biểu tượng, thước đo sự giàu-nghèo, sang-hèn.
Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam, con trâu hiền lành, chịu thương chịu khó đã trở thành người bạn của nhà nông, vẫn là con vật tham gia trong nhiều công đoạn làm ruộng, từ cày vỡ, cày ải, cày đánh luống đến bừa vỡ, bừa kĩ, bừa trang luống và "con trâu đi trước cái cày theo sau" đã thành một trong những hình ảnh biểu trưng về cảnh làm ăn của người nông dân Việt Nam, Ngoài ra, những câu ca dao như “"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa"” vẽ nên bức tranh về đồng quê Việt Nam vào mùa vụ. Qua mùa cày cấy, trâu lại làm cái việc kéo xe, vận chuyển những nguyên vật liệu cần thiết cũng như chuyên chở thành quả lao động sau khi thu hoạch.
Sau những lúc làm nông, hình ảnh chú trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên lưng trâu vắt vẻo mục đồng thổi sáo là hình ảnh của phong cảnh bình yên, nên thơ và lãng mạn của làng quê Việt. Hơn nữa, hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng lúa, gặm cỏ, hay đầm mình trong vũng nước là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm giác thị vị thanh bình của miền quê Việt Nam. Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền và tri thức về loài vật của người Việt về con trâu là có sớm nhất, hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm.
Tổng quan về con trâu.
Trâu nói chung là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae) sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, sau du nhập vào miền bắc Úc. Trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á, một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu. Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều, con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á (trâu nước) là hai loài riêng biệt thuộc chi Syncerus (trâu Phi Châu) và Bubalus (trâu châu Á) ở hai vùng địa lý cách biệt.
Trâu rừng sống từ bán đảo Ấn Độ đến Trung Hoa, đầu tròn dài từ 240-300 cm, đuôi lông cứng dài 60-90 cm, vai cao từ 150-190cm, sừng dài nhọn và cong. Trọng lượng từ 800-1200 ký, lông màu đen, xám hay nâu, có thể sống đến 25 năm, thường sống chung với nhau một bầy cùng ăn, cùng ngủ bảo vệ lẫn nhau, có những con trâu đực đầu đàn to con mạnh sừng dài nhọn chống lại các loại thú dữ khác, còn lại thì đời sống, tập tính các loại trâu rừng đều giống nhau. Trâu cái hàng năm, sinh một con nghé thời gian chửa đẻ hơn 310 ngày. Trâu rừng nhìn chung giống trâu nhà nhưng có vóc sừng rộng và dài hơn, chúng di động nhanh và nhẹ nhàng hơn trâu nhà. Ở Việt Nam, con trâu thì miền Bắc Trung Bộ gọi là "con chu", tiếng Hán gọi là "thủy ngưu" để phân biệt với "hoàng ngưu" là con bò vàng, rất sợ nước.
Trâu có sừng dài, ngắn cong khác nhau để sống phù hợp với thiên nhiên, da trâu mướt láng bóng dày, tuyến mồ hôi không phát triển và không thoát ra ngoài được nhiều để hạ nhiệt cơ thể, để giải nhiệt chúng có thói quen thích đằm mình nơi nào có nước hay sình lầy, cho nên những lúc không khí mùa hè nóng sau khi cày ruộng, thân nhiệt tăng cao, oi bức khó chịu, miệng trâu thở ra bọt trắng, phải dầm mình trong nước, răng trâu chỉ có một hàm dưới, lưỡi dài quơ lá, cỏ, cả thân cây đưa vào miệng rồi nghiến bằng hàm, dạ dày trâu có bốn ngăn để chứa thức ăn và nhai lại, chân có hai móng (móng chẻ). Khí hậu ẩm thấp của rừng nhiệt đới không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trâu, nhưng năm qua mùa đông ở miền Bắc Việt Nam quá lạnh đã làm cho nhiều con trâu chết rét.
Châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ. Tính đến năm 1992, châu Á có 141 triệu con trâu. Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt trâu và sữa, sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc ngoài ra, da trâu còn được sử dụng để làm bịt trống và sừng trâu dùng làm tù và rồi làm thủ công nghệ như lược, cán dao, cúc áo, da trâu còn để làm giày, da trâu nấu thành a dao “"ngưu dao ẩm"” ngâm trong dung dịch vôi để quét tường hay pha với bột màu vẽ tranh không lem màu. Trong y học, nhiều bộ phận của con trâu có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người, Đông y dùng răng trâu (“"ngư xỉ"”), nước dãi trâu (“"ngưu khẩu tần"”), sỏi mật, sạn mật của trâu “"ngưu hoàng"” sao chế làm những vị thuốc trị bệnh. Bác sĩ người Anh Edward Jener thí nghiệm đầu tiên năm 1796 cấy vaccin trên trâu thành công để chống bệnh đậu mùa.
Trong văn hóa châu Á.
Theo cách phân chia thời gian năm tháng ở châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thời xưa, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm Theo quan niệm từ xưa tới nay người nào sinh vào năm của hàng Địa-Chi hay hàng Thập Nhị Can Chi thì mang tuổi thuộc con vật đó. Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm và có tính ôn hòa.
Tính theo âm dương, 12 con giáp được chia thành hai cực âm và dương, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm, Sửu trong địa chi (thập nhị chi) được kết hợp với: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý nên chỉ có những năm Sửu là: Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu, Tân Sửu và Quý Sửu. Sửu dùng để chỉ thời gian từ một giờ tới ba giờ sáng (đêm năm canh ngày sáu khắc). Người phương Đông đã tìm thấy và đặt tên cho bốn chòm sao, gồm 28 ngôi sao chính gọi là nhị thập bát tú, trong đó có sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thủy, thuộc về mùa Đông. Theo quan niệm của người phương Đông thì sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được ví với những người có trí tuệ trác việt.
Ở văn hóa phương Đông, một trong những tôn giáo lớn là đạo Phật có nhiều câu chuyện về trâu, mượn hình ảnh loài vật này để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống, đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như là thuần phục một con trâu. Biểu hiện cụ thể là bộ tranh chăn trâu gồm 10 bức với 2 dòng trâu tiệm hóa minh họa cho con đường giác ngộ của Phật giáo Tiểu Thừa và trâu toàn đen dẫn bày các yếu chỉ thiền cho người học theo tư tưởng Phật giáo Đại Thừa. Tranh Chăn Trâu Đại Thừa ("Munual of Zen buddhism") của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki minh hoạ và mười bức tranh chăn trâu vẽ con trâu và những chú mục đồng gọi là “"Thập mục ngưu đồ"” là mười bức họa chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông nói lên việc chăn trâu cho sự điều tâm, mô tả thứ tự quá trình diễn biến trong tâm thức của người vận dụng sự hành thiền trong cuộc sống. Trong đạo Phật, con Trâu mang ý nghĩa giải thoát tự nhiên, tư tại trong thế giới của Phật.
Trong các tôn giáo phương Đông, trâu thường được sử dụng như một ẩn dụ cho quá trình tu tập, vượt qua khó khăn để đạt đạo. Nó là vật cưỡi của Lão Tử, sau khi truyền đạo xong, ông cưỡi trâu đi về hướng Tây và biến mất. Đạo Phật cũng có nhiều sự tích liên quan đến trâu. Người ta cho rằng, trong thời gian 49 ngày thiền định của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ông đã được thôn nữ Sujata dâng cúng cháo sữa trâu và nhờ đó sức khỏe được hồi phục nhanh chóng. Phật giáo Thiền tông có bộ tranh kệ nổi tiếng là Thập mục ngưu đồ (Mười bức tranh chăn trâu), tương ứng với 10 bước tu đạo: Tìm trâu, Thấy dấu, Thấy trâu, Bắt trâu, Chăn trâu, Cưỡi trâu về nhà, Quên trâu còn người, Người và trâu đều quên, Trở về nguồn cội, Thõng tay vào chợ. Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung thì coi con trâu đất chính là Phật, bậc cao nhân ấy đã tìm thấy ở con trâu những đặc trưng phù hợp với đạo lý sâu xa của mình.
Tại Hàn Quốc, con trâu có vị trí vững vàng trong văn hóa, hình tượng con trâu được phác họa với những ý niệm tích cực của lòng vị tha, trắc ẩn và trung thành, bởi mối gắn kết lâu dài với con người, nhiều câu chuyện xa xưa kể về các gia đình phải bán trâu làm lộ phí cho con đi học và con trâu được coi là tài sản giá trị nhất của người nông dân. Hình ảnh con trâu cũng quan trọng với văn hóa Nhật Bản, con trâu được đưa vào thơ ca hay những tác phẩm điêu khắc, con trâu còn là một biểu tượng tôn giáo, được thờ cúng và xính mừng trong nhiều dịp lễ vì theo người Nhật thì con trâu có mối liên kết khá chặt chẽ với đạo Phật, hiện thân của con trâu trong Phật giáo Nhật Bản bắt nguồn từ Đạo giáo và bản tính của trâu hiền lành, siêng năng, nhẫn nại, tượng trưng cho tính thiện, bản chất của chúng sinh với niềm tin rằng ai cũng có thể được giác ngộ.
Văn hóa Trung Quốc.
Trâu trong chữ Hán được viết là "牛" (âm Hán Việt: "ngưu"/ngầu). Trong tiếng Hán hiện đại chữ ""ngưu" (牛) còn được dùng để chỉ con bò, để phân biệt người Trung Quốc còn gọi con trâu là "thủy ngưu" (水牛) tức trâu nước, con bò là "hoàng ngưu" (黃牛) tức bò vàng. Nghĩa gốc của chữ "ngưu"" là chỉ con trâu. Hình thức nguyên thủy của chữ "ngưu" (牛) là hình đầu trâu do con trâu đã từng sống tại vùng Trung Nguyên vào thời nhà Thương. Khi đó vùng Trung Nguyên có khí hậu ấm áp hơn ngày nay, thích hợp cho các loài động vật nhiệt đới và á nhiệt đới sinh sống. Tại vùng Trung Nguyên người ta đã khai quật được xương trâu, văn khắc có nhắc đến trâu, đồ đựng bằng đồng hình con trâu thời nhà Thương.
Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục. Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.
Trâu còn biết đến trong tín ngưỡng như: "Đầu trâu, mặt ngựa" ("Ngưu đầu, Mã diện"-牛头-马面) là hai sinh vật thuộc hạ của Diêm Vương chuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn kẻ có tội ở địa ngục, trong hoàn cảnh văn hóa Hán thì tả cảnh hai con vật trâu, ngựa thuộc hạ của Diêm Vương, điều này cũng khá gần gũi trong quan niệm tín ngưỡng của người Việt Nam, khi những sứ giả “"đầu trâu mặt ngựa"”, giám hộ của Diêm Vương, thường dẫn lối người chết xuống âm phủ. Trong Tây Du Ký có nhân vật Ngưu ma vương là vua của các loài trâu (thực ra nó Ngưu Ma vương là con bò).
Ngoài ra còn có truyền thuyết Ngưu lang Chúc nữ với chiếc cầu Ô Thước (Ô là con quạ, Thước là con chim Khách) kể Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Thượng đế vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào đêm mùng 7 tháng Bảy. Lúc chia tay nhau cả hai đều khóc, nước mắt của họ rơi xuống trần gian thành cơn mưa nhẹ gọi là mưa Ngâu: "Mồng bảy tháng bảy mưa Ngâu/Con trời lấy chú chăn trâu cũng buồn".
Theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, có Tử Đồi là con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Trên đồ đất nung từ thời Thương Chu đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng Vân Nam Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử soạn Đạo Đức Kinh khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Có bức tranh vẽ nhà hiền triết Lão Tử cưỡi Trâu xuyên khắp cánh đồng đi về hướng Tây.
Trâu còn là vật cưỡi của viên tướng Hoàng Phi Hổ. Quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận. Lịch sử Trung Quốc còn nhắc về "Hỏa ngưu kế" (Ngưu chiến), thời chiến quốc cũng có ghi lại chuyện Điền Đan dùng hỏa ngưu kế đánh bại quân địch, khi Điền Đan khi bị quân Yên vây thành, nhờ thu trong thành được hơn một nghìn con trâu, lấy vải quấn lên mình trâu, vẽ vằn rồng ngũ sắc, buộc mũi nhọn ở đầu sừng, cột cỏ khô, bông lau tẩm dầu mỡ vào đuôi như một cái chổi lớn. Sai dân chúng đào thành mấy chục chỗ làm hang, ban đêm dồn trâu chui qua hang ra ngoài thành rồi đốt những bó cỏ sau đuôi trâu, đuôi trâu cháy nóng, trâu nổi điên xông vào quân Yên, cùng năm ngàn binh sĩ phá trại quân đối phương khiến quân Yên thua trận.
Trong thời kỳ Tam Quốc, ở lần Lục xuất Kỳ Sơn, thừa tướng Gia Cát Lượng đã xem trong binh pháp dùng “"mộc ngưu lưu mã"” mà chế ra những con trâu gỗ, ngựa máy và chế tạo và sử dụng sử dụng Trâu gỗ, ngựa máy để vận chuyển lương thảo cho quân Thục, khi gắn cái lưỡi vào thì trâu gỗ cử động để vận chuyển lương thực trong thời gian đánh với Tư Mã Ý. Khi Tào Tháo vượt qua sông vị bỗng bị Mã Siêu đuổi theo khiến Tào Tháo bị nguy kịch dù tướng Hứa Chử hết lòng bảo vệ. Đứng trên núi viên tri huyện Vi Nam là Đinh Phỉ bèn sai lính mở cổng trại thả hết trâu ra. Quân Mã Siêu đua nhau cướp trâu, quên việc đuổi đánh, thành ra Tào Tháo được trâu thế mạng và thoát nạn.
Nhiều địa phương trên đất nước Trung Quốc vẫn duy trì tục trâu xuân, người ta đắp hình con trâu bằng đất hoặc làm bằng giấy cao 4 thước, dài 8 thước, tượng trưng cho 4 thời trong 8 tiết. Con trâu mô hình này được rước rất long trọng kèm theo các hoạt động vui chơi như ca hát, múa, rước đèn lồng gọi là "xuân ngưu" (trâu mùa xuân), sau đó lấy roi vừa quất vào nó vừa đọc lời chúc an lành. Các dân tộc thiểu số khác còn tổ chức nhiều lễ như lễ Ngưu vương, cúng Ngưu vương để cầu con, phòng bệnh, đuổi tà ma.
Mỗi dân tộc ở Trung Quốc lại có cách thức, nghi lễ liên quan đến con trâu khác nhau như:
Trong văn hóa Việt Nam.
Vai trò của con trâu.
Trong đời sống vật chất và tinh thần nhiều tộc người thuộc nhóm Bách Việt cư trú và canh tác lúa nước ở vùng Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng, con trâu rất gần gũi, gắn bó mật thiết với người nông dân. Trong văn hóa dân gian dân tộc Kinh mà tiền thân là người Lạc Việt và người Âu Việt, con trâu (thủy ngưu) được thức nhận, được chiêm nghiệm sâu sắc và đa dạng, đa chiều. Tri thức về con trâu xuất hiện sớm nhất trong tri thức về loài vật của người Việt. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và lao động sản xuất từ hàng ngàn năm, con trâu vừa là công cụ sản xuất, sức kéo, vừa là bạn của nhà nông đã đi vào ca dao tục ngữ trở thành hình ảnh đẹp đẽ gắn bó với con người.
Người nông dân sử dụng trâu vào mục đích cày kéo (cày ruộng, kéo xe, kéo mật, kéo gỗ) sinh sản, nuôi lấy thịt, nuôi làm vật cúng tế (lễ đâm trâu), làm vật thi đấu (chọi trâu). Thời nhà Lý-nhà Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: "Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật". Luật Hình như (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò, những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt. Vào đầu xuân, theo lệ, nhà vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực.
Cùng với cây lúa nước, trâu cũng gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đông Nam Á. Trâu đã trở thành linh vật của SEA Game 22 năm 2003, hình tượng trâu vàng đã từng là biểu tượng của thể thao Việt Nam Con Trâu Vàng được chọn làm linh vật của Sea Games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003, biểu tượng vui của SEA Games 22 được đặt tên là Trâu Vàng, với bản chất hiền lành, hoà đồng và chăm chỉ, hình ảnh con trâu gần gũi, thân mật với người dân trong nền văn minh lúa nước của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trâu Vàng (còn gọi là Kim Ngưu) gắn với sự tích Hồ Tây ở Hà Nội, Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt.
Con trâu đi vào văn hóa Việt trở thành hình ảnh quen thuộc, một mã biểu trưng cho sự chăm chỉ, hiền lành, khỏe mạnh, chất phác, là hình ảnh cần cù, chăm chỉ, cực nhọc và khoẻ mạnh, khi chỉ về sức khỏe người ta nói là "khỏe như trâu" (hay "khỏe như vâm"). Chúng cho sức kéo cày nặng nhọc, trâu còn cung cấp thịt và sữa. Thành ngữ "con trâu là đầu cơ nghiệp" nói lên vị trí vai trò quan trọng của con trâu đối với nhà nông. Con trâu là biểu tượng cho tinh thần cố kết và sức mạnh cộng đồng, dù bản tính hiền lành, nhiều khi quá thật thà nên phải chịu thiệt thòi, song trâu cũng là một loài vật dũng cảm, thiện chiến, không dễ bắt nạt vì với sức khỏe kinh ngạc và cặp sừng cong vút lợi hại, một tráng sĩ cừ khôi, câu chuyện ""Trâu đoàn kết giết hổ" là một bài học về tinh thần đoàn kết, hiệp đồng sức mạnh để chống lại kẻ thù.
Con trâu mang một nét văn hóa đồng quê bình dị, hay trong thôn xóm mộc mạc. Con trâu vốn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em tại nông thôn qua hình ảnh của những chú bé mục đồng, những sinh hoạt chăn trâu hay len trâu thì rất gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, cưỡi trên lưng trâu, thả diều, bên lũy tre đầu làng, bên những vựa lúa chín vàng, những trẻ em chăn trâu còn gọi là "trẻ trâu". Con trâu còn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em nông thôn tắm trâu, cưỡi trâu, ra đến miền quê chúng ta thấy hình ảnh quen thuộc của những chú bé mục đồng chăn trâu "Ai bảo chăn trâu là khổ"", qua ca dao còn có chuyện thằng Bờm và thằng Cuội chăn trâu: "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa/Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời/Cha còn cắt cỏ bên trời/Mẹ còn cưỡi ngựa đi chơi cầu vồng" và "Thằng Bườm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò chín trâu".
Trong lịch sử.
Trong những câu chuyện cổ tích có sự hiện diện của con trâu sớm nhất là câu chuyện Trí khôn của ta đây. Trong truyện dân gian, con trâu là hình tượng ẩn dụ tượng trưng cho trí khôn của con người, qua truyện “"Trí khôn của ta đây"” dân gian đã mượn hình ảnh con trâu cười lăn đến mức gẫy răng hàm trên và cảnh con hổ bị trói, bị lửa đốt để ngầm khẳng định con người có trí khôn cho nên có sức mạnh hơn loài mãnh thú dù là chúa sơn lâm hung dữ nhất. Y nghĩa của truyện cười “"Trí khôn của ta đây"” lý giải đặc trưng của hai loài vật, hổ có da màu vàng, có vằn (vì bị đốt) còn trâu chỉ có một hàm răng (vì cười nhiều). Ngoài chủ đề ca ngợi “trí khôn” của người còn cho thấy trâu là bạn bè thân thiết, tin cẩn của nhà nông.
Thời kỳ Vua Hùng, con Trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng Trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ, ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng. Truyền thuyết của thời kỳ thần thoại ở Việt Nam có sự tích hồ Trâu Vàng-hồ Tây (Hà Nội). Theo huyền sử ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh thuở để tóc ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận đây là một vị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng. Sau này còn có câu chuyện Trạng Quỳnh cho đấu trâu với Tàu, thắng về mưu trí, trâu Tàu to hung dữ nhưng phải chạy thua trước một con trâu nghé.
Tượng trâu đất nung được tìm thấy trong các di chỉ Đồng Đậu (niên đại hơn 3.000 năm). Là tài sản quý (vật chất), lại gần gũi (tinh thần) nên trâu được “"thiêng hóa"” thành vật hiến sinh trong các nghi lễ, hội hè. Hình ảnh lễ hội chọi trâu của người Việt cổ được khắc chạm trên trống đồng. Nhưng đậm nhất là hình ảnh mục đồng có trong đủ mọi loại hình nghệ thuật dân gian. Về hội họa thì sớm nhất có lẽ trong sách “Giao châu ký” (thế kỷ thứ III) phác vẽ hình một mục đồng thổi sáo trên lưng trâu. Trong điều khắc thì có các phù điêu gỗ đình làng có từ thế kỷ 15 với nhiều hình ảnh trẻ chăn trâu rất có hồn, gần gũi, ấm áp, từ nghệ thuật điêu khắc cho thấy quan niệm của mỗi thời về nghề nông.
Trong cuộc sống.
Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu và quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu là yếu tố khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung. Con trâu hiền lành chăm chỉ, vất vả một nắng hai sương như người, trâu cũng thật thà, chất phác, chịu thiệt thòi do ""trâu chậm uống nước đục". Cũng do gắn bó với con người nên trâu xuất hiện trong nhiều câu ca với thân phận lam lũ: "Kiếp trâu ăn cỏ, kiếp chó ăn dơ"; "Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò"; "Trâu lành chẳng thấy ai mừng, trâu ốm lắm kẻ mài dao"; "Trâu có đàn, bò có lũ", và "thân trâu, trâu lo; thân bò, bò liệu".
Do gắn bó mật thiết với người nông dân nên con trâu được con người suy ngẫm, định lượng thành bậc thang giá trị văn hóa rất đa chiều, gắn với phong tục, tập quán, lối sống, nhân sinh quan cư dân nông nghiệp lúa nước, chẳng hạn để chỉ người làm khỏe, dân gian có câu: “"Làm như trâu húc mả"”; để chỉ loại lính tráng cậy thế quan trên giết người cướp của không ghê tay, dân gian có thành ngữ: “"Đầu trâu mặt ngựa"”; để chỉ kẻ dốt nát, không tinh tế khi thưởng thức âm nhạc, có thành ngữ: “"Đàn gảy tai trâu"”; chỉ sự ghen ghét, đố kị, có câu: “"Trâu buộc ghét trâu ăn"”; chỉ người quá lứa, nhỡ thì, có câu: “"Trâu quá xá, mạ quá thì"”, tục ngữ dân tộc Kinh có câu: “"Trâu chết để da, người ta chết để tiếng"”.
Người nông thân mật giúp đỡ lẫn nhau, bà con hàng xóm trở thành gắn bó với nhau, cảm thấy cuộc sống thoải mái, thân thương với môi trường sinh hoạt đầy tình làng nghĩa xóm. Đời sống nông nghiệp quanh năm vất vả, nên nhà nông thường ăn Tết lâu hơn thành thị, họ chọn tháng tư để đi mua bò trâu lo cho việc cày cấy: "Tháng giêng là tháng ăn chơi/Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà/Tháng ba thì đậu đã già/Ta đi ta hái về nhà phơi khô/Tháng tư đi tậu trâu bò/Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm". Tục ngữ cũng thường ví von về trâu, với những lợi ích thực tế như: "muốn giàu nuôi trâu cái, muốn lụn bại nuôi bồ câu". Hàng năm trâu nái đẻ một con nghé có thể bán hay nuôi lớn để cày bừa, loại chim bồ câu chỉ ăn hại ("luá thóc đi đâu bồ câu theo đó"), người ta dùng biểu tượng con bồ câu cho hoà bình vì nơi nào giàu có no ấm dư thừa lúa gạo thì có bồ câu.
Đôi khi, hình ảnh trâu được xuất hiện trong những sắc thái không mấy tích cực: "Trâu buộc lại ghét trâu ăn" chỉ về sự ganh ghét lẫn nhau hay "Việc để lâu tựa cứt trâu hóa bùn"; "Sừng trâu cong khó uốn, kẻ ương ngạch khó dạy thành người"; hay "Đầu trâu mặt ngựa" là thành ngữ chỉ hàm nghĩa tiêu cực chỉ loại người bất lương vốn có từ thành ngữ Trung Hoa (ngưu đầu mã diện) tiếp biến sang văn hóa Việt hay "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" chỉ về những kiểu kết bạn thiếu trong sáng. Có người lại “"cưa sừng làm nghé"” đã có tuổi, đã già câng lại giả vờ ngây thơ, non tơ, Những người lớn tuổi thích lấy vợ trẻ, người ta gọi "trâu già thích gặm cỏ non".
Có những chê trách hài hước mà không kém sâu cay những người thích thể hiện những gì không đúng với mình “"mài sừng cho lắm cũng là trâu"”. Lại có phê phán những hành động thiếu cân nhắc, tính toán sẽ chẳng có kết quả tốt “"Hùng hục như trâu húc mả"” hay trong những liên quan xã hội như: "trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết", câu "trâu chậm uống nước đục, trâu ngờ ăn cỏ béo""; "trâu cổ cò, bò cổ giải"; "trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng"; "trâu dắt ra, bò dắt vào"; "trâu trắng đi đâu mất mùa đến đấy"; "trâu đi tìm cọc, cọc chẳng tìm trâu"; "trâu ho bằng bò rống"; "trâu khoẻ chẳng lo cày trưa"; "bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy"; "trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã khối kẻ cầm dao".
Danh từ trong tiếng Việt thì Trâu con gọi là "nghé". Trâu giống cái gọi là "trâu nái". Địa danh Bến Nghé nay vẫn lưu truyền vùng Sài Gòn. Có các địa danh mang tên trâu như Bến Nghé, Hà Nội có sông Kim ngưu, núi Cấm (Bảy núi) thuộc xã An Hào có miếu thờ “"trâu dũng nghĩa"”. Sau này thời hiện đại có tác phẩm tác phẩm Mùa Len Trâu trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam vào đầu thế kỷ XX, len" trong tiếng Miên có nghĩa là "đi tự do", "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh sản xuất phim Mùa len trâu (Buffalo Boy) dựng phim theo truyện Hương rừng Cà Mau của cố nhà văn Sơn Nam, phim diễn tả lại đời sống của những người nông dân miền Nam đầu thế kỷ 20, vào mùa nước lũ phải vất vả dắt trâu sang vùng khác tìm cỏ cho trâu ăn.
Trong tạo hình.
Con trâu trong hội họa Việt Nam thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là tranh sơn dầu và đặc biệt là qua Tranh Đông Hồ. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả.
Trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn. Hình ảnh con trâu sau đó cũng đi vào hội họa Việt Nam với các tác phẩm trâu của nhiều họa sĩ như Nguyễn Sáng với bức "Chọi trâu", rồi họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm với bức tranh "Con nghé" (1957), trong tranh Bùi Xuân Phái cũng có bóng dáng của con trâu Trên đồng tiền Đông Dương thời thuộc điạ của Pháp, cũng như tiền của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam đều in hình con trâu, đến thời kỳ CHXHCNVN trên tờ tiền vẫn có hình con trâu.
Hình con trâu chạm khắc khá phổ biến ở những đình, miếu cổ xuất hiện từ lâu đời, trâu còn xuất hiện trong điêu khắc kiến trúc gỗ đình làng thế kỷ XVII-XVIII ở Bắc Giang. Đình Khả Lý Hạ, xã Quảng Minh (Việt Yên) được xây dựng từ thế kỷ XVII, trong đình còn lưu giữ bức chạm hình con trâu được chạm nổi trên cốn nách gian giữa. Tại nghè Mẫu Sơn (Lục Nam) cũng còn lưu giữ bức chạm trâu kéo cày. Đây là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc dân gian ở thế kỷ XVIII tổng thể bức chạm giống như một bức tranh “"Canh nông chi đồ"”. Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) có chạm khắc cảnh lễ hội đâm trâu của người Việt cổ. Ngoài các bức chạm hình trâu trên kiến trúc đình làng, trong dân gian còn xuất hiện nhiều tượng ông trâu bằng gốm thế kỷ XVII-XVIII, một sản phẩm của làng nghề truyền thống sản xuất gốm ở Thổ Hà, xã Vân Hà xưa.
Nhiều đình chùa đã chạm khắc và tạc tượng trâu, đó là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh). Thời nhà Lý, chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng năm 1057 có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, tạc trên đài sen ở sân chùa khá sống động. Thời Lê Trung Hưng con trâu trở thành hình chạm trang trí khá phổ biến. Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh dựng năm 1647, tại lan can đá ở thượng điện và tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (Nam Định) dựng năm 1695 cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ. Trâu còn hiện diện trong tranh dân gian và trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ XVII, XVIII rồi thì đình Khả Lý Hạ (Việt Yên) còn chạm khắc hình trâu trên cấu kiện gỗ ở cốn mê. Bức chạm trâu kéo cày ở nghè Mẫu Sơn (Lục Nam) cũng là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc dân gian ở thế kỷ XVII, XVIII.
Trong thi ca.
Con trâu xuất hiện trong kho tàng văn học dân gian như ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, nhiều truyện cổ tích và huyền thoại. Từ thời thượng cổ người Việt sống về nông nghiệp, biết lấy nước sông để canh tác, những cánh đồng lúa bùn lầy, không thể dùng bò hay ngựa để cày ruộng, chỉ trâu giúp cho nông dân kéo cày bừa ở ruộng nước. Vào đầu năm theo lệ vua làm lễ tế thần nông và cày ruộng tịch điền, làm lễ xong vua cầm cày, đường cày tượng trưng mở đầu cho một năm cày cấy được mùa. Người nông dân đã đặt địa vị con trâu ngang với sinh hoạt trên cánh đồng, xưa và nay con trâu là một tài sản trong gia đình nông dân nghèo. Trâu không thể thiếu trong việc canh tác của nhà nông, trâu là đầu cơ nghiệp nên, tình cảm qua thi ca con trâu thường được nhắc đến như:
Trong văn học Đàng Trong, hình ảnh và thân phận con trâu, hiện thực và đầy đủ nhất nằm trong truyện Lục súc tranh công kể lại cuộc tranh công tị việc giữa sáu gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Phần quan trọng nhất dành cho trâu, non một trăm câu, cũng là phần hay nhất, là tiếng nói thống thiết của nông dân phản ánh số kiếp lầm than không lối thoát Sau này, Ông đồ Nguyễn Văn Lạc, nhìn thấy giới Sĩ phu thiếu tinh thần yêu nước, cúi đầu làm nô lệ cho bọn thực dân, nên ông đã vịnh bài "Con trâu" năm 1862. Tương truyền Đào Duy Từ lúc còn nhỏ nghèo khó, phải chăn trâu đã viết “"Ngoạ Long Cương vấn"”. Tác phẩm "Con trâu" của Trần Tiêu xuất bản năm 1940 nói lên sự khổ đau của người dân dưới chế độ thực dân và phong kiến.
Trong âm nhạc Việt Nam, có ca khúc "Đường cày đảm đang" của An Chung: "Trời vừa tinh mơ, dọc bờ rộn tiếng trâu đi. Ta với trâu sương gió quản gì. Bừa kỹ xong gieo luống cho đều. Trâu ơi... Mai lúa khoai nhiều", nhạc sĩ Phạm Duy thường dùng hình ảnh con trâu trong tác phẩm của ông, như trong bài "Bình Ca", rồi hình ảnh con trâu và em bé mục đồng đậm nét quê hương ca khúc "Em bé quê" của ông với câu: "Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ". Ca khúc "Lý con trâu" của Lư Nhất Vũ, phỏng theo dân ca Nam Bộ, bài hát của thiếu nhi "Cánh Đồng Tuổi Thơ" của ông qua lời ca về đồng lúa và con trâu: "Ngồi dưới áng mây trời bay ngang/Còn con trâu nghé thì lang thang"; Bài hát "Con Đường Việt Nam", tác phẩm chung của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Trúc Hồ nói về khung cảnh miền quê Việt Nam có bóng dáng con trâu gặp cỏ đường chiều, một vài em bé vui chơi thả diều.
Trong tín ngưỡng.
Giống như một số loài động vật quen thuộc gồm: chuột, hổ, mèo, rắn, ngựa, dê, lợn, chó hàng ngàn năm qua, con trâu đã được con người “"thiêng hóa"”, “"linh hóa"”. Con trâu được người Việt “"thiêng hóa"” đậm nét qua nghi thức cày tịch điền là một hình thức khuyến nông đặc biệt của các cư dân trồng lúa nước. Vua Lê Đại Hành nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tông và vua Lý Nhân Tông nhà Lý đều thực hiện nghi lễ cày tịch điền. Tâm thức “"thiêng hóa"” con trâu của người nông dân cũng ẩn tàng qua Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng, với trò diễn chọi trâu hàng năm người ta vừa đề cao tinh thần thượng võ, vừa để cầu nước, cầu mưa, cầu mùa màng. Trâu được “thiêng hóa” đến mức thêu dệt thành huyền thoại tiếp sức cho người anh hùng có công, đời Trần có Yết Kiêu đang đêm thấy hai con trâu nước chọi nhau liền dùng đòn gánh mà phang, trâu lặn xuống biển mất tích, trên đòn gánh còn dính vài sợi lông trâu, ông nuốt vào bụng, từ đó có tài bơi lặn
Trong tín ngưỡng nông nghiệp, hình ảnh con trâu còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Chiếc sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm biểu tượng của nước trong tín ngưỡng nông nghiệp. Mô típ sừng trâu trong văn hóa người Việt còn là biểu tượng của hình ảnh vành trăng lưỡi liềm liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, cầu mưa của người Việt. Da trâu bịt mặt trống, khi cầu mưa người ta đánh trống để giả tiếng sấm. Sừng trâu còn là biểu tượng sức mạnh của nhiều đồng bào dân tộc, người dân tộc Dao ở Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động còn dùng tù và để gọi Bàn Vương trong nghi lễ cấp sắc. Trong một số sách cổ còn đề cập ngày xưa dùng trâu vào việc đánh trận (ngưu chiến). Tiếng tù và làm bằng sừng trâu vừa là hiệu lệnh, vừa tạo âm thanh như thúc giục, cổ vũ người lính vững vàng, mạnh mẽ hơn nơi chiến trường, nên đã chế tác sừng trâu thành chiếc tù và dùng để báo động và kích thích quân sĩ khi lâm trận
Con trâu xuất hiện trong lễ hội dân gian với vai trò là vật tế lễ linh thiêng cũng phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân. Ở Bắc Giang từ xa xưa đã có tục tế trâu, thờ trâu trong các lễ hội truyền thống. Hội làng Phú Khê (Tân Yên) có lệ tế thần thành hoàng bằng trâu sống ở các đình, đền làng. Vào ngày sự lệ, dân làng chọn một con trâu đen làm vật tế. Trâu tế được nuôi trong đặc biệt và được làng tắm bằng nước gừng sạch sẽ, khi tế, con trâu này được dân làng dắt ra phía trước cửa đình, đền, nơi có bia đá và phiến đá to dùng làm bệ tế trâu. Trâu tế được dắt đi ba vòng quanh tấm bia đá. Hội làng Nội Ninh (Việt Yên) cũng có tục tế Thần bằng trâu sống, lệ làng chọn một con trâu sống làm vật tế Thần, được buộc ở gốc đa trước cửa đình, quan viên trong làng mặc trang phục tế truyền thống đi vòng quanh trâu làm lễ tế Thần theo hiệu lệnh của quan cai đám.
Việc thờ trâu trong lễ hội dân gian ở Bắc Giang còn nói lên vị trí vai trò quan trọng của con trâu trong nền văn hóa cổ truyền của người dân Bắc Giang. Tục thờ trâu, tế trâu, trong các lễ hội truyền thống cho thấy nét văn hoá dân gian độc đáo này. Con trâu từ cuộc sống thực tế gắn với người dân nông nghiệp đã đi vào lĩnh vực văn hóa tinh thần tâm linh. Việc thờ trâu, tế trâu trong lễ hội dân gian ở Bắc Giang còn nói lên vị trí vai trò quan trọng của con trâu trong nền văn hóa cổ truyền của người dân Bắc Giang. Nghi lễ tế trâu trong lễ hội dân gian ở Bắc Giang ngoài mục đích tạ ơn Thần linh, còn mang tính chất triết lý vũ trụ âm dương, luân chuyển giữa mùa khô và mùa mưa là ước vọng của người làm nông nghiệp cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trâu còn gắn liền với các lễ hội như chọi trâu, đâm trâu Lễ hội chọi trâu còn phổ biến ở khắp vùng văn minh lúa nước châu Á và miền ven biển Tây Thái Bình Dương. Ngoài thể hiện một tín ngưỡng nông nghiệp (cầu mưa, cầu phúc), sự yêu mến, quý trọng con trâu, căn cứ vào thời điểm tổ chức lễ hội (thường vào dịp trăng sáng), người ta thấy có mối liên hệ giữa trâu với trăng và thủy triều (sừng trâu cong như trăng khuyết, vỏ sừng có các lớp ngấn hình thủy triều). Có nhà nghiên cứu ví 3 đỉnh của tam giác (trâu-trăng-thủy triều) tạo ra một không gian vũ trụ mà con người ở trung tâm. Trăng gắn liền với thủy triều (do lực hút của trăng) nên lễ hội chọi trâu là một cách tiếp thêm sinh lực cho vũ trụ và con người Một số vùng nông thôn Việt Nam có tục lệ là làm Tết Trâu ở các vùng Hoằng Hóa, Nga Sơn (Thanh Hóa), Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Đồng bào dân tộc sinh sống ở Việt Nam coi môn chọi trâu ở quy mô làng xã là hình thức thể thao dân tộc gắn với lễ hội bản làng và nghi thức tín ngưỡng sản xuất theo chu trình mùa vụ. Chọi trâu xưa giản dị, thanh tao vui khỏe thu hút cộng đồng dân cư làng xã tới cổ vũ chứng giám. Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng) Hải Phòng vào tháng Tám âm lịch có tục chọi trâu rất nổi tiếng ngoài ra còn có Làng Hải Lưu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc cũng có lệ chọi trâu khá quy mô. Lễ hội là một phong tục tín ngưỡng để tạ ơn Thần Biển của người dân. Những con trâu khỏe mạnh nhất sẽ ra chọi với nhau để tìm ra con giành chiến thắng. Con trâu này sẽ đem giết để cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa. Đó là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của Hải Phòng.
Gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân, trâu còn góp mặt trong đời sống văn hóa. Trong sự diễn dịch bói toán hay trong nếp dân sinh người ta thường cho là người sinh vào năm con trâu thì chịu khó làm việc cực nhọc, chăm chỉ. Trong quan niệm tôn giáo, đối với đạo Phật, con trâu cũng là một trong những con thú được nhắc đến (súc sanh) hay "Kiếp trâu ngựa". Dưới hình thức “Tử vi đẩu số”, “Tử vi hàm số” dạy cách lấy lá số và xét đoán vận mệnh con người đã chọn con trâu vào vị trí thứ 2 (Sửu) sau con chuột (Tý) và đứng trước 10 con còn lại trong hệ thống 12 con giáp. Triết học phương Đông rất coi trọng con trâu, nhìn nó như một phạm trù giàu sức khái quát, quan niệm trên trời có Nhị giáp bát tú (28 vì sao) trong đó sao Ngưu tức con trâu được “"thần tiên hóa"” qua tư duy dịch số.
Trong "lễ hội xuân ngưu" của người Việt, trâu là biểu tượng của mùa xuân, của sự tái hồi. Lễ hội xuống đồng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao ở Bắc Giang thường có nghi lễ trâu kéo cày. Những đường cày đầu tiên báo hiệu một năm mới cho mùa vụ bội thu. Trong lao động sản xuất, người nông dân còn đúc kết kinh nghiệm dân gian từ hình tượng con trâu, vào thời khắc đón giao thừa, giữa không gian trời đất giao hòa thiêng liêng ấy người ta ra xem trâu nằm hay trâu đứng, trâu ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không. Trong phong thủy, biểu tượng con trâu được sử dụng khá phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau như hội họa, điêu khắc với ý nghĩa may mắn, tài lộc. Trâu bằng bột đá mạ vàng non mang Kim khí rất tốt cho tài lộc đối với các công việc kinh doanh, bất động sản hoặc đầu tư dài hạn.
Ở đền Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tôn tạo vào thời Tiền Lê thờ Mẫu đệ nhị thượng ngàn, Lễ hội lớn thứ hai với "tục mổ trâu" đen dâng lễ, trước đây thì đó là "nghi thức treo trâu", người ta sẽ nghi thức treo cổ trâu đến chết. Tục treo trâu chỉ là một phần nghi lễ trong việc tế thần. Việc nghi thức treo trâu đến chết ở nơi đây sẽ được thay thế bằng hình thức mổ trâu để trâu được chết nhẹ nhàng, không phản cảm, nghi thức hiến sinh trâu trắng thay vì làm lễ treo cổ trâu đến chết thì sẽ quây bạt kín để hiến sinh trâu trắng, trâu sẽ được mổ ở nơi kín đáo không để du khách chứng kiến, theo dõi, sau đó, thịt đưa vào để tế thần
Tuy vậy, vật tế hiến sinh là trâu trắng vẫn được mổ để làm thành những mâm cỗ để dâng lên Mẫu và các vị thần linh. Nghi lễ hiến sinh tế “ông trâu trắng” ở đền Đông Cuông diễn ra vào nửa đêm. Trước khi được mang ra làm lễ hiến tế, “ông trâu” đã được nhiều người đến bên vuốt ve, sau đó người ta đưa trâu vào khung cũi bằng thép được dựng từ chiều ngay cạnh gốc mít trước cửa đền. Người dân địa phương đã chuẩn bị một con trâu trắng buộc dưới gốc cây trước cửa đền, cùng một chiếc cũi gỗ và bạt phủ. Đến khoảng 1h sáng, nghi lễ giết trâu kết thúc và những đầu bếp địa phương được phân công từ trước tiến hành mổ trâu làm cỗ tế. Nhiều người dân đã tranh thủ dùng tiền quệt vào máu trâu với quan niệm sẽ mang lại may mắn, tốt lành.
Mê tín dị đoan.
Con trâu là vật nuôi gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, nó là đầu cơ nghiệp của nhà nông, là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vì thế, người ta tin, nó có linh hồn, con người nỡ giết nó, thì nặng nghiệp, làm nghề sát sinh cũng bạc. Một số lời đồn thổi hoang đường vô căn cứ cho rằng có một số người làm nghề giết mổ trâu, bò, khi chết có máu tươi chảy ra đằng miệng, dù chết trẻ hay chết già rồi những chủ lò mổ trâu, bò, ngựa, những con vật ăn cỏ, là đầu cơ nghiệp của nhà nông, hầu hết những gia đình đó đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau. Những người tin vào tâm linh cho rằng, sát khí ở mảnh đất nhà những người mổ trâu tỏa ra rất nặng, nhiều người cho rằng không thể làm giàu bằng nghề mổ trâu, đã không giàu được vì nghề, lại phải gánh cái nghiệp sát sinh.
Có nhiều trường hợp bỏ nghề mổ trâu vì sợ hãi những chuyện tâm linh vì con cái của họ chết vì bệnh tật kỳ lạ và tai nạn thảm khốc, xảy ra những chuyện không vui, khiến lòng người hoang mang, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở ngôi làng mổ trâu Phúc Lâm, có những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên hệ với chuyện bị “oan hồn” loài trâu “báo oán” và cũng có những cái chết liên quan trực tiếp đến con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, thì khiến những người cầm dao mổ trâu e sợ. Nhiều gia đình liên quan đến việc tàn sát trâu, đều không có hậu, không chỉ thợ mổ trâu, mà lái trâu, buôn thịt trâu, xương trâu, cũng đều không khá giả hầu hết các gia đình liên quan đến việc tàn sát trâu đều có những chuyện không may. Nhiều người buôn bán thịt trâu cũng không có hậu vận tốt và những chuyện buồn bã liên quan đến cái nghề sát sinh, nhiều gia đình gặp nạn vì bị trâu húc, nguyên nhân chính lại là những ám ảnh vô hình.
Từng có câu chuyện mổ trâu khi con trâu cuối cùng sau khi mổ nhiều con trước đã xảy ra hiện tượng lạ khi một con trâu bất động, người thay nhau kéo, nhưng con trâu nhất quyết không chịu xuống khỏi thùng xe tải, cứ ghì lại, nhiều người xông vào, trói nghiến con trâu lại rồi vần xuống khỏi xe tải, khi vần trâu xuống xe, cởi trói, nhưng con trâu không chịu đứng lên, mà hai chân trước cứ quỳ xuống như phủ phục, nó không rống lên, không giãy dụa nữa, nhưng nước mắt ứa ra, một số người thấy con trâu có biểu hiện như vậy thì ngăn cản việc giết nó. Nhiều người vẫn tin rằng, những con trâu có biểu hiện như thế là có tính linh, tức nó mang linh hồn con người, có kiếp trước là con người, những con trâu như thế thường hiền lành, chịu khó cày bừa, thân thiện với con người và những thợ mổ tin vào thế giới tâm linh thường không giết hại nó.
Tuy nhiên, có người không tin, không sợ vì chưa ai bị trâu “báo oán” nhưng điều kinh dị như dự đoán xảy ra ngay khi giết hại con trâu kỳ lạ. Con trâu bị hạ sát vào tháng 2, thì đến tháng 4 và tiếp đến là những người con của đồ tể đều chết một cách không liên quan khiến gia đình hoang mang đi xem bói phán rằng gia đình bị một “oan hồn báo oán” là do linh hồn con trâu “báo oán” phải cúng bái, sắm đủ các loại lễ, tốn kém, mời cả giá đồng về nhà cúng giải hạn, siêu thoát cho "linh hồn" con trâu, từ đó, mhiều gia đình đã bỏ nghề mổ trâu vì sợ chuyện tâm linh, tin đồn bị “oan hồn” con trâu “báo oán” lại lan ra, khiến cả làng sợ hãi, mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu.
Sự cố về cái chết của bà già bị trâu húc khiến những người dân làng Phúc Lâm thêm phần kinh hãi, người ta đồn rằng, do đại gia đình nhà bà này cũng làm nghề sát hại trâu, nên mới bị trâu húc chết nhưng bị người khác bác bỏ vì khi con trâu cùng đường, nổi điên, thì hễ nhìn thấy người là nó húc, chứ đâu có chừa ai và vì nếu nó quả thật biết “"báo oán"”, thì nó phải húc chết những người có ý định giết nó, chứ không hại một bà già. Mặc dù bán tín bán nghi nhưng chỉ đến khi một con trâu nổi điên, sát hại những người trong gia đình, thì mới thực sự tin loài vật biết "báo oán". Sau vụ con trâu nổi điên kinh hoàng, phá dây thừng, húc chết chú ruột và mẹ thì gia đình đó, cùng một số hộ trong họ hàng đã quyết định đóng cửa lò mổ và rồi cũng một sự cố trâu húc sau đó dẫn đến cái chết hụt của một nạn nhân khác đã thêm một dấu hiệu nữa khiến người dân Phúc Lâm hoảng sợ, đồn đại ầm ĩ về chuyện trâu “báo oán” con người.
Làm nghề sát sinh, nên tâm người dân trong làng không tĩnh tại, lúc nào cũng hoang mang, lo lắng. Sẵn có tâm lý đó, nên bất kỳ cái chết nào, như chết già, chết bệnh, chết tai nạn, hoặc bệnh trọng, gặp rủi ro trong cuộc sống họ đều đổ cho nguyên do là con trâu “báo oán”. Ngoài nguyên nhân mang tính tâm linh, thì cũng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Nghề mổ trâu mang lại nhiều công ăn việc làm, nhưng nó lại quá vất vả, nguy hiểm, ô nhiễm và đặc biệt là khó làm giàu, làng nghề mổ trâu mai một còn có nguyên nhân nữa, là nhiều địa phương khác cũng mọc ra các lò mổ, phục vụ tại chỗ, cạnh tranh với làng nghề khiến việc làm ăn của người dân ngày càng khó khăn hơn chứ không phải chỉ có nguyên nhân sợ nghiệp sát sinh, ngoài nguyên nhân mang tính chất tâm linh, làng mổ trâu Phúc Lâm mỗi ngày lại mai một còn có một phần nguyên nhân do làm ăn thiếu chân chính.
Từng có quan niệm ""trâu trắng đi đâu, mất mùa đến đấy", nuôi nó chỉ có tán gia bại sản, là mang điềm gở nên bán hoặc giết thịt vì sợ rằng sẽ mang điềm gở đến gia đình. Quan niệm trâu trắng mất mùa có lẽ là do tên gọi khác của trâu trắng là trâu bạc (bạc bẽo, bạc tình, bạc ác...). Trong hoàn cảnh nào đó của cuộc sống, xảy ra chuyện gì đó không hay vô tình trùng lặp với sự xuất hiện của con trâu bạc nên dân gian mới thêu dệt và lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Nhiều thương lái lợi dụng, vin vào những câu chuyện thêu dệt đó để ép giá những gia chủ có trâu trắng. Hiện tượng trâu trắng là một bệnh di truyền, chính là bệnh bạch tạng mà bệnh bạch tạng ở trâu vẫn chưa có nghiên cứu được công bố nên chưa biết do biến dị những gen nào. Bệnh bạch tạng không chỉ có ở người và trâu mà còn thấy ở nhiều loài động vật khác nên trâu trắng là một hiện tượng bình thường của tự nhiên, không có gì bí hiểm, về mặt sức khỏe, khả năng cày kéo, cho thịt của trâu trắng không thua gì trâu đen.
Các dân tộc Việt Nam.
Phía Bắc.
Đối với đồng bào Tày, Nùng ở xứ Lạng, con trâu không chỉ là tài sản quý giá giúp người nông dân sản xuất ra lúa gạo mà còn là con vật linh thiêng. Từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất cho đến những nét văn hóa, con trâu thực sự đã gắn bó và trở thành biểu tượng tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Tày, Nùng Xứ Lạng vốn chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, nên con trâu là một tư liệu sản xuất chính, quan trọng, sức kéo của trâu được dùng vào việc canh tác lúa. Ở thời điểm nào, con trâu vẫn luôn có vai trò quan trọng đối với người nông dân, con trâu là đầu cơ nghiệp, theo phong tục của đồng bào Tày, Nùng, con trâu còn là một tài sản lớn được nhiều người để lại cho con cái Đặc sắc nhất trong đó có tục dắt trâu xuống ruộng cày với quan niệm trâu là con vật thể hiện sự no đủ, thịnh vượng trong sản xuất nông nghiệp
Không giống những nền văn hóa khác là thờ các con vật có sức mạnh như thờ hổ, thờ sư tử, thờ chim ưng thì tín ngưỡng Tày, Nùng Lạng Sơn lại thờ các con vật hiền lành hơn như thờ trâu, thờ cóc, thờ rắn, thờ chuột, thờ chó, thờ mèo, thờ voi vì các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân, đặc trưng cho xã hội nông nghiệp lúa nước. Con trâu còn gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng của người Tày, Nùng thông qua nghi lễ "cúng vía trâu" ("khoăn vài") vào ngày 6 tháng 6 âm lịch hằng năm ("so Lộc, bươn Lộc") để tạ ơn thần trâu, thần ruộng Người Tày có tục lấy một tờ giấy đỏ có hình con trâu dán ở cửa chuồng trâu, chuồng bò để trừ tà, tránh cho súc vật bị bệnh tật.
Trong lễ cúng vía trâu, người ta chặt cành cây núc nác, có mấu tựa như đầu gối của trâu đặt lên mâm lễ người thay cho trâu thật, nhà nào có bao nhiêu con trâu thì đặt lên mâm lễ bấy nhiêu cành núc nác. Họ còn thắp hương, dán giấy đỏ ở chuồng trâu và làm bánh, đồ xôi, làm bún, thịt gà, thịt vịt cúng tổ tiên. Sáng sớm chủ nhà đặt mâm lễ, thắp hương khấn cầu Thần Nông trả lại vía cho trâu và cầu phù hộ cho trâu luôn mạnh khoẻ Ngoài ra, con trâu cũng xuất hiện trong tục lệ kiêng kỵ của người làm then, họ kiêng ăn các loại thịt trâu, thịt bò, thịt rắn vì tin rằng nếu làm trái với điều đó sẽ bị thần linh bắt tội. Hình ảnh con trâu cũng xuất hiện trong trường đoạn “"Tu Vỏ Khuông, Vỏ Khắc"” của then tín ngưỡng kể về quá trình hành quân, đoàn quan quân Then vượt qua những khu rừng ve đến vùng đồng bằng, nơi có hai "ông Khuông, ông Khắc" chiếm giữ. Để đi qua được vùng này, đoàn quân binh phải sắm lễ tam sinh (thịt trâu, thịt nai và cá) để dâng biếu thì mới được thông đường
"Tục treo trâu" bắt nguồn từ tục của người Tày dòng họ Hà ở Yên Bái là con cháu của Hà Chương, Hà Đặc, Hà Bổng, người ta dùng lễ hiến tế trâu để mừng chiến thắng, đây là nghi lễ tế thần của người Tày đã truyền nhiều đời, là nghi lễ lâu đời của địa phương Trong lễ hiến trâu, người Tày đều treo trâu lên để báo cáo với Mẫu và thần linh thổ địa rằng giặc đã bị đánh tan, quy hàng, việc chọn con trâu trắng làm vật hiến tế có nguồn gốc do nó gắn với nền nông nghiệp lúa nước, hiến tế trâu trong lễ hội để cầu mưa thuận gió hòa Trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào dân tộc, những con vật màu trắng (gà trắng, ngựa trắng, trâu trắng) là những con vật đẹp đẽ, quý hiếm, do đó, lễ vật tế thần được lựa chọn những đồ đẹp nhất, việc chọn trâu trắng làm vật hiến tế bắt nguồn từ lý do đó.
Con trâu trắng trước khi được hiến tế phải được tắm rửa sạch sẽ bằng nước đun từ các loại lá thơm, sau đó lấy tấm vải lau khô, phủ vải điều đỏ trên lưng rồi dẫn ra gốc cây cổ thụ là nơi đó đã được quàng sẵn một sợi dây chão to, luồn dầu dây thong lọng vào cổ trâu. Một nhóm thanh niên khỏe mạnh sẽ kép sợi dây chão để treo trâu lên cành mọc ngang trước cửa đền, sau một hồi giãy giụa, con trâu tắt thở, đầu quay vào đền được hạ xuống tấm bạt lớn đã trải dưới đất, khi trâu chết, người dân sẽ thực hiện nghi thức hạ trâu xuống mổ tại sân đền làm cỗ cúng dâng lên Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và các vị Thần Vệ Quốc, trước khi tế thần, trâu được treo lên và giữ để khỏi giãy giụa, đây là nghi lễ bình thường so với những cách tế khác như đâm trâu, đập đầu trâu đến chết.
Theo quan niệm của một số vùng văn hóa, con trâu (đặc biệt là trâu trắng) có rất nhiều ý nghĩa, con trâu thuộc tính âm, màu trắng tượng trưng cho nước nên đây là một biểu tượng cho quỷ nước, nhưng con trâu cũng mang biểu tượng tích cực khi đôi sừng của nó giống như mặt trăng hình lưỡi liềm mà làm cho trai gái và giống đực, giống cái gần gũi nhau, thúc đẩy sự sinh sôi, phát triển và tượng trưng cho ước vọng được mùa, việc treo cổ trâu là một hình thức hiến tế cho thần, và là một cách để trị quỷ nước, tục treo cổ trâu ở Yên Bái giống với nhiều nghi thức hiến sinh ở một số lễ hội khác như lễ hội chém lợn, nghi thức đâm trâu ở Tây Nguyên, đó vừa là hình thức trị quỷ nước, vừa cầu cho sự sinh sôi, phát triển. Tục này cũng giống như hành động đâm trâu, chém lợn, màu đỏ tượng trưng cho sinh khí nên khi máu tóe ra thì sinh khí tràn đầy, con người sẽ nhận được một sức mạnh tâm linh rất lớn nên nhìn dưới góc độ tâm linh thì những hành động trên không ác độc, dã man.
Trong phong tục hôn nhân của người dân tộc Thổ thì đồ dẫn cưới của nhà trai thường phải có một con trâu. Họ Nhê Xe ở dân tộc Phù Lá coi trâu là thủy tổ của mình, theo truyền thuyết, ông tổ của người Phù Lá mồ côi từ rất sớm, may nhờ có trâu cho bú nên đã sống và khôn lớn, từ đó về sau con cháu họ kiêng ăn thịt trâu để tỏ lòng biết ơn. Với người Sán Chay, nhà của người Sán Chay được xây dựng hình dung như một con "trâu thần" (thủy ngưu). Bốn cột chính tượng trưng cho bốn chân, rui mè như là xương sườn, nóc là sống lưng. Thùng cám được đặt ngay chân cột chính, cạnh cửa ra vào chính là dạ dày của trâu thần, người và gia súc bám vào đó mà sống. Bởi vậy, đó là chỗ linh thiêng trong nhà, là nơi thờ thần nuôi của gia đình. Trâu mang đậm yếu tố vật linh trong tính ngưỡng của người Sán Chay. Trong văn hóa dân tộc Dao, mỗi dòng họ khi cúng tổ tiên, đều chọn một loài vật, ví dụ người họ Phùng dùng dê, họ Bàn dùng bò, còn họ Triệu cúng bằng trâu.
Theo tập tục của người La Chí, mỗi bản có một nhà làm lễ cúng, cứ 3 năm có tế bằng trâu một lần, sọ trâu được giữ lại gác lên mái nhà. Vào sáng mồng một Tết Nguyên đán, người ta cho trâu ăn bánh chưng. Đến ngày Tết cơm mới (tháng 8 âm lịch), người La Chí gói cơm gạo mới vào lá và cuộn trong cỏ cho trâu ăn trước để nó được nếm thành quả lao động của mình. Theo truyền thuyết của dân tộc Pu Péo, tổ tiên của họ từ đảo vào đã vượt biển trên một bè mảng do trâu kéo và đi sâu vào đất liền tìm nơi cư trú, trong dịp Tết “Cần bươn” nghi thức đầu tiên trong ngày Tết là lễ cúng gọi hồn cho trâu, bò xuất phát từ quan niệm sau vụ mùa cày bừa nặng nhọc, hồn trâu bò có thể bị phân tán đi khắp nơi, chưa quay trở lại với bản thể như trước, do đó phải làm lễ cúng để hồn trở về thì trâu, bò mới trở nên béo tốt, khỏe mạnh.
Đối với người Thái, con trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống kinh tế của họ với câu tục ngữ: "Con trâu là cái nền nhà" ("Tôquai tại hương"). Khi Tết đến, họ thường cho trâu ăn bánh chưng, lá dong. Con trâu còn được sử dụng vào mục đích tôn giáo, là lễ vật cúng tế trong các đám tang nhà giàu, chức dịch hoặc các bậc cao niên và nhất là trong các dịp cúng bản, cúng mường để tạ lễ Trời Đất, cầu yên cho dân trong bản mường. Dân tộc thiểu số có những lễ hội đâm trâu tế Thần, Tết trâu, xem trâu là Thần linh rồi thì Đồ Sơn bãi biển đẹp nổi tiếng về cờ bạc, cũng có ngày hội truyền thống chọi trâu: "Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về/Dù ai buôn bán trăm nghề/Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu". Người Thái trắng ở vùng Mường Lò có phong tục trong “"Tết Xíp xí"” có nghi lễ “trả ơn” bằng cách cho trâu ăn Tết. Trâu được tắm rửa sạch sẽ rồi được dắt tới chân nhà sàn, gia chủ mang xôi rượu ra nói với trâu đôi lời cảm ơn trâu đã vất vả vì người, trâu được ăn những bó cỏ tươi ngon nhất
Người Mường thường dùng con trâu trắng (trâu cò) để giải hạn, trừ tà, nếu trong dòng họ xảy ra những chuyện không may mắn, nhiều phụ nữ chửa hoang, nhiều người chết trẻ thì cả họ phải thịt trâu trắng để Khồ ông, nghĩa là giải hạn. Họ quan niệm rằng, trong tất cả các con vật, thì yểm bùa bằng trâu trắng khó hóa giải nhất, trong các sách cổ có nhắc đến sức mạnh siêu nhiên của ác hiểm độc bùa, nhất là chuyện thả bùa ác bằng trâu trắng. Thầy bùa nào đi phá giải bùa của người khác mà không phá được sẽ bị phản lại. Bùa ác độc nhất được luyện từ sừng trâu trắng và lời nguyền của người sắp chết sẽ không thể hóa giải được, việc yểm bùa yểm độc bằng sừng trâu trắng, rồi thề nguyền. Một cách chống lại bùa là người Mường sẽ trấn yểm bằng "ngà voi", "nanh hổ" và niệm chú mới hy vọng, bùa này có sức mạnh gấp mấy lần bùa ác bằng sừng trâu trắng.
Người Mường vẫn truyền đời những câu chuyện yểm bùa ác bằng trâu trắng. Từng có câu chuyện một giòng họ phá thế lực thịnh của dòng họ khác bằng cách yểm bùa trâu trắng, bí mật mời thầy cúng về làm lễ, thịt con trâu trắng, thả toàn bộ vào giếng ở núi Đống Thả với mưu đồ làm cho linh khí của nguồn nước tinh khiết biến mất, giếng mất thiêng và người ta gọi đó là giếng độc. Tuy vậy, đây là những câu chuyện dân gian, đồn thổi thái quá làm người dân hoang mang. Yểm bùa ác bằng trâu trắng chỉ là những lời đồn mê tín dị đoan, gây hoang mang cho người dân. Ngày trước, cuộc sống khó khăn, nhận thức không cao nên người dân dựa vào sức mạnh của thế lực siêu nhiên nên mới tin chuyện bùa mê, tà chú. Theo lý giải của các chuyên gia chăn nuôi, trâu có da màu trắng tuyền là do đột biến gen, người xưa không biết nên cho rằng nó quái dị, xui xẻo
Tục lệ của người Mông, trong đời người đàn ông đều phải cúng báo hiếu, vật hiến tế là nhiều trâu hay bò được gọi là đám “"ma trâu"” hay phong tục khi một người già qua đời, con cháu phải mổ một con trâu, hoặc bò vì theo quan niệm làm như vậy thì khi sang thế giới bên kia người chết mới có con vật để cưỡi đi đường, khi mổ trâu, phải nối sợi dây buộc con vật đó đến tay người chết để người ấy có thể cầm dây dắt con vật theo mình. Người Bố Y ở huyện Mường Khương, Lào Cai tổ chức Tết "Sử Giề Pà"" hay còn gọi là “"Lễ Tạ ơn trâu thần"” hình thành qua câu chuyện truyền thuyết về con trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước, đó là sự bày tỏ lòng cảm ơn đến con trâu của gia đình. Ngôi nhà truyền thống của người Cao Lan, Sán Chỉ thì lại thiết kế theo hình dáng một con trâu với 4 cột ở giữa nhà là 4 chân, rui mè là xương sườn, đòn nóc là sống lưng, thùng cám đặt cạnh chân cột chính ở bên cửa là dạ dày, nhà sàn hình trâu có hai loại, đó là nhà sàn kiến trúc hình trâu đực ("làn tặc wài") và nhà sàn kiến trúc hình trâu cái ("làm mẻ wài").
Tây Nguyên.
Nhiều cư dân bản địa ở vùng Trường Sơn, Bắc Tây Nguyên từ xưa đã nhận con trâu làm vật tổ trong tín ngưỡng tô tem của mình. Con trâu có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Tục giết trâu tế thần có từ thời thượng cổ, ngày nay vẫn còn ở một vài nơi, như miền Tây Nguyên còn tục đâm trâu, giết trâu tế Dàng. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, việc giết trâu là một cử chỉ thờ cúng của bản làng. Con trâu vừa là con vật truyền thống dâng hiến cho cuộc sống, lúc sắp bị giết, trâu được chăm sóc, họ đánh đồng la, thổi kèn khi con trâu bị giết, giao chiến bên cọc trâu và con trâu, cuộc giao chiến nghi lễ. Khi giết xong, thịt được mang cúng thần, sau đó được phân chia cho bữa ăn tập thể. Phía sau những lễ đâm trâu, ăn trâu này là phong tục còn sót lại và ý nghĩa tâm linh sâu sắc của người Tây Nguyên
Phong tục đâm trâu thịnh hành theo phong tục cổ truyền của những dân tộc miền cao nguyên, đặc biệt là ở vùng Kon Tum hay Gia Lai, dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum hầu như lễ hội lớn nào cũng đều cúng trâu để tạ ơn thần linh, Yàng để gia đình, làng quanh năm mạnh khỏe, ngày càng giàu có, không xảy ra thiên tai, bệnh tật. Tục đâm trâu là sự thử thách đọ sức mạnh của con người và thiên nhiên. Những buổi lễ này được dân làng cử hành thường vào mùa thu hoạch cuối năm là cơ hội để các trai và gái làng biểu diễn tài năng của mình. Nam thì múa khiên, múa giáo, hay phóng lao. Trong khi nữ thì múa hát ("xoang") cổ động cho buổi lễ đâm trâu. Còn người già đảm trách nhiệm vụ cúng tế và đặc biệt là đánh "ching" (tức chiêng bằng không có núm).
Con trâu tế thần (gọi là "Kapô") được cột dưới cột "Gưng", nó có thể chạy quanh cột Gưng thành vòng tròn. Sau lời tế lễ, vị trưởng lão làng ra lệnh bắt đầu hành lễ, các chàng trai khoẻ mạnh như những dũng sĩ đóng khố "Ktel" (khố hoa) múa khiên, múa lao. Tiếng chiêng đuổi trâu chạy chàng dũng sĩ liền bám theo con trâu phóng những mũi lao ác nghiệt vào con vật hiến sinh cho buổi lễ. Theo nhịp ching chiêng nhún nhảy, các cô gái nắm tay nhau "xoang" (múa) vòng quanh. Họ múa hát vui mừng cho tới khi con trâu bị lao đâm gục ngã quỵ và lời cúng tế dâng lên các thần linh của vị trưởng lão làng chấm dứt rồi thì lễ được kết thúc.
Người Xê Đăng thuộc nhánh Mơ Nâm ở làng Kon Bring, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong (Kon Tum) có tục đâm trâu để giữ trọn lời hứa với thần linh. Trước ngày tổ chức đâm trâu, già gọi thanh niên trong làng lên rừng chặt lồ ô, để khắc họa hoa văn, họa tiết rồi chọn một cây rừng chắc, không cụt ngọn để làm cây nêu. Trước khi dựng cây nêu lên giữa sân nhà sàn, già làng sẽ lấy máu gà bôi lên cây nêu và chọn con trâu "hết lớn" làm vật tế chính, ngoài ra còn có dê, heo buộc xung quanh cây nêu này. Sáng hôm sau, buổi lễ đâm trâu bắt đầu chứng kiến gia đình già thực hiện lời hứa với thần linh. Nghi lễ đâm trâu bắt đầu với lời khấn vái của thầy cúng, rồi già làng cầm cây giáo nhọn đâm vào con trâu. Sau đó đến con cháu, họ hàng và cuối cùng là bà con cùng đâm trâu, vừa đâm vừa nhảy múa, hát say sưa, hồn nhiên như núi rừng mông muội thuở xa xưa.
Sau khi đâm con trâu, heo, dê cũng bị đâm ngã xuống, người làng lấy tiết trâu, heo, dê bỏ vào ống lồ ô rồi vẩy quanh cây nêu kèm với lời cầu xin Yàng, thần núi, thần nước chứng giáng ngày lễ đâm trâu, lời khấn lầm rầm, thiêng liêng, ma mị. Lễ đâm trâu xong, già làng lấy tiết và gạo vẩy quanh nhà để cầu bình an và sức khỏe. Vật tế được xúm tay vào làm thịt, nấu lên đầu trâu với bộ lòng và thịt dê, thịt heo được treo lên cây nêu cho đến ngày hôm sau, ngày thứ hai, mọi người lấy bùn đất bôi lên mặt nhau, cử một người gùi đầu trâu đi xung quanh cây nêu, một thiếu niên đi sau gùi thịt trâu, thịt dê và theo sau nữa là đội đánh chiêng cùng nhảy múa để cầu mong sẽ không có ai ốm đau, mùa màng tươi tốt. Ngày thứ ba, đầu trâu được cắt ra nấu chín cúng Yàng để xin lễ được kết thúc và tất cả sừng trâu, xương trâu được già làng treo bên cửa ra vào của nhà mình. Với người Mnâm, vào đầu năm mới đồng bào mở lễ cúng trâu, cả buôn nhốt trâu chung một chuồng được trang trí đẹp và làm lễ cúng trâu để cầu mong những điều tốt lành cho buôn, cầu cho trâu được khoẻ mạnh, sinh đẻ nhiều, sau lễ cũng, người ta thả đàn trâu ra khỏi chuồng cho đi ăn cỏ.
Người Sơđrá có tục cúng trâu "trả nợ thần linh" ở các xã Ngọc Wang, Ngọc Réo của huyện Đăk Hà làm lễ lớn nhất của dân tộc mình là lễ "ting pêng" ("ting" nghĩa là cúng, còn "pêng" nghĩa là bắn). Trong lễ này, con trâu là vật hiến tế và người Sơđrá dùng ná để bắn con trâu này. Lễ thức này xuất phát từ quan niệm của người Sơđră là trả nợ thần linh khi có của ăn, của để là lúc phải thực hiện lời hứa trước thần linh, lễ thường kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Lễ này chuẩn bị trước từ vài tháng. Các gia đình hay cộng đồng làng mua trâu lớn, sau đó mới đến dê, heo. Trong đó, trâu (tiếng Xê Đăng là "kpô") thường là vật cúng của chủ gia đình khá giả và con cái thành đạt, còn làng thì chuẩn bị một con trâu lớn, hai con heo lớn để cúng thần tại nhà rông ("Yang T’chuông"). Tất cả các con vật đều phải là con đực khỏe mạnh..
Khi lễ diễn ra vào buổi sáng, vật hiến sinh được đưa vào bãi bắn, thường là ở một gò đất cao sạch sẽ. Sau đó, người làng đưa "chiêng Buar" (chiêng thiêng) ra đánh lễ, rồi đến đánh trống thiêng và già làng bắn vào con trâu do làng chuẩn bị, sau đó mới đến trâu của chủ nhà hiến tế. Sau đó, già làng và chủ nhà tế trâu lấy máu tươi bôi khắp nơi khấn: Nay làm lễ bắn con trâu, dâng cúng con trâu của cả dân làng chúng tôi. Chuyện gì không phải, không đúng của dân làng xin Yàng bỏ qua. Xin thỉnh các Yàng, tổ tiên, đây là gan (trâu) cúng, mong được làm tốt cái rẫy, tốt cái nương, no cơm ấm áo. Ngoài ra, còn có lễ cúng "Yàng Plut" (thần ngà voi) tại nhà rông của người Rơ Măm ở làng Le, xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Lễ này cũng diễn ra hai ngày và vật hiến tế gồm: trâu trắng, dê trắng, gà trắng.
Ngày trước khi diễn ra lễ chính, người Rơ Măm làm xin đất rồi dựng ba cây nêu giữa nhà rông với nhiều họa tiết sặc sỡ. Trong đó, cây nêu để cột con trâu trắng là cao nhất, lớn nhất. Chiều muộn, trâu, dê được đưa ra buộc vào cây nêu này. Đêm hôm đó, dân làng uống rượu cần, đánh chiêng trống, nhảy múa xung quanh con trâu trắng, để nó không nằm xuống, con trâu nhìn xung quanh cầu cứu, rất thảm thiết dường như nó biết mình thành vật tế thần, sắp chết. Và đến sáng sớm hôm sau, những thủ tục khấn vái xong là người Rơ Măm dùng cây dao rất sắc chặt hai khuỷu chân sau làm hai chân con trâu bị liệt hoàn toàn. Những thanh niên trai tráng áp vào giữ và ghì đầu trâu xuống đất, một người cầm dao đến đâm sâu vào tim con trâu để lấy máu tế thần Yang Plút.
Nhưng tập tục đâm trâu của người Xê Đăng là một lễ hội, mang tính tâm linh cổ truyền có từ lâu đời, đã ăn sâu vào tiềm thức, người dân tộc Ca Dong và Xê Đăng rất nặng nề vấn đề này. Người Xê Đăng quần tụ sinh sống dưới chân núi Ngọc Linh tại các xã Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang. Đâm trâu là một cách chia của để thần linh không quở phạt, bài trừ bệnh tật. Theo phong tục, những ngày đầu xuân, khắp các nóc đều tổ chức lễ hội đâm trâu để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nếu hộ dân nào trong nhà có đến bộ bộ sừng trâu thì sẽ được “phong” thành già làng. Không ít người cố gắng tổ chức lễ đâm trâu mong nhận được sự trọng vọng của những nóc khác. Con trâu sẽ được hiến tế cho thần linh thường là trâu đực khỏe mạnh
Khác với nhiều dân tộc khác, lễ đâm trâu của người Xê Đăng mặc dù là một lễ hội của cộng đồng nhưng lại chỉ do một hộ dân đứng ra lo liệu, những gia đình đứng ra tổ chức lễ đâm trâu ngoài những nhà có tiền của còn có cả những nhà có người thân đang ốm đau, chủ nhà phải lặn lội đi khắp các nóc lân cận hoặc, sang tận Kon Tum để tìm mua trâu. Trong lễ hội đâm trâu còn có nhiều rượu cần càng trở thành gánh nặng cho các hộ nghèo Xê Đăng, nhiều gia đình phải chạy tiền hoặc đem cồng, chiêng, ché đổi trâu về. Tại các xã Trà Cang, Trà Linh, người Xê Đăng cũng tổ chức lễ đâm trâu vào dịp đầu xuân với trên dưới 10 con trâu, trung bình lễ hội tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng thì người dân các xã đã tốn hàng tỉ đồng cho việc đâm trâu nên sau nhiều năm tổ chức lễ đâm trâu, nhiều hộ gia đình dân tộc Xê Đăng (Nam Trà My, Quảng Nam) vẫn chưa trả hết số nợ đã vay để mua lễ vật.
Trâu là vật nuôi gắn bó thân thiết với cuộc sống các dân tộc, người M'Nông (Tây Nguyên) thường dùng trâu để giải quyết các việc lớn trong gia đình, dòng họ và cho cả buôn làng. Mua chiêng bằng trâu, mua ché bằng trâu, dựng nhà, cưới gả, các lễ hội mừng được mùa hàng năm bằng trâu. Trong luật tục, những tội trạng vi phạm nghiêm trọng các quy định của cộng đồng như xúc phạm thần linh, làm những điều người ta kiêng cữ, loạn luân đều dùng trâu để phạt vạ hoặc cúng xóa tẩy tội lỗi. Huyết trâu hòa với rượu cần, gan trâu, thịt trâu là các cỗ vật linh thiêng để con người thông qua với thần linh, là thức ăn đồ uống mà mọi người trong buôn làng dùng để tẩy rửa xui xẻo, cầu mong bình an và hạnh phúc cho cộng đồng và cho mọi người.
Với người M’nông thì trâu là con vật quý, đứng thứ hai sau voi, nên gia đình nào có trâu trong nhà được xem là giàu có. Họ tin rằng "thần trâu", "hồn trâu" luôn ở bên cạnh, mang lại may mắn cho gia đình và cộng đồng. Con trâu là linh hồn của các nghi lễ quan trọng của đồng bào M’nông. Trâu còn là niềm tự hào mỗi khi có lễ hội, người ta sử dụng trâu làm vật hiến sinh để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn giữa con người với thế giới tâm linh. Trong các gia đình người M’nông, những chiếc sừng trâu vẫn luôn được đặt trang trọng ở một góc nhà. Ở lễ hỏi của dân tộc M’nông, người làm mối bên nhà trai phải đem theo 2 ống lồ ô đựng măng chua và da trâu thái nhỏ, đến lễ cưới, trong lễ vật nhà trai mang đến không thể thiếu từ 20-30 ống măng chua với da trâu muối.
Đối với Người Cơ Ho hay còn gọi là người Lạch thì con trâu là tài sản quý giá nhất rồi mới đến chiêng, ché. Giống trâu Langbiang ở xứ này có vóc dáng lớn nhất Việt Nam, được thả vào rừng để tự sinh, tự dưỡng như thú hoang. Trâu đực không dùng để kéo cày mà dành riêng cho việc tế thần. Theo họ thì mỗi con trâu đều có nét mặt, màu lông, dáng sừng và tâm tính riêng, giống như con người vậy. Người Lạch nói riêng và các tộc người thiểu số Tây Nguyên nói chung xem trâu là con vật tổ hoặc vật chuẩn để quy đổi các sản vật, đánh giá mức giàu sang của mỗi gia đình, dòng họ. Trước kia nhiều người còn cà hàm răng trên cho giống với vật tổ. Trong những dịp lễ trọng, trâu được chọn để hiến tế cho thần linh, thay thế con người.. Trong luật tục của dân tộc Srê (Kơ ho), trường hợp không giữ lời hứa hôn, bên vi phạm bị phạt một con trâu, còn theo luật tục của người K’Ho Lạch có nêu “"Tội ngoại tình thì đền bảy con trâu, tám cái ché. Tội bỏ vợ, bỏ chồng phải đến chín con trâu, mười cái ché"”.
Trong đời sống của người Cơ Tu, con trâu còn là hình ảnh thiêng liêng nối kết ước vọng của con người với thế giới thần linh. Trong tiếng Cơtu, con trâu được gọi là "Tơ ri", nhưng con bò thì lại mượn tiếng bò của người Kinh để gọi. Con trâu được người Cơtu xem như của cải quý giá mà nhà gái thách cưới trong lễ hỏi, cưới, tương tự như đồ sính lễ nhà trai tặng cho nhà gái gồm mã não, chiêng, ché. Người dân cũng thường trao đổi, mua bán cái này với cái kia với đơn vị giá là trâu: một trâu, hai trâu. Khi ai đó vi phạm luật tục của làng cũng bị phạt vạ một con trâu, hai con trâu. Người Cơtu còn có điệu hát "Lý khóc trâu" và nhạc chuông dành riêng cho việc khóc tế trâu ("Boóch tế Tơ ri"). Theo phong tục từ ngàn xưa, mỗi dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội đâm trâu để mừng năm mới, cầu nguyện mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những năm trở lai đây đang dần xóa bỏ phong tục này.
Lễ hội đâm trâu là phong tục truyền thống lâu đời và nét văn hóa của đồng bào Cơ Tu, với họ thì con trâu là con vật may mắn mới được chọn để làm vật tế thần.. Trong lễ hiến tế trâu, người Cơtu đâm trâu không phải cốt để ăn thịt hay đâm lung tung trên người nó để đùa vui, nhảy múa. Trước khi đâm, người chủ lễ sẽ dùng than vẽ đúng vị trí quả tim (bên phải) của trâu, đó là chỗ cần phải đâm. Và khi trâu ngã xuống, người chủ lễ hoặc già làng cẩn trọng rót nước nóng đúng vị trí quả tim, rồi trịnh trọng phủ chiếc khố đẹp nhất của làng lên mình trâu, không quên những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất dành cho sự ra đi của nó. Cái đuôi trâu cũng được cắt lấy, ném lên cột lễ như bói quẻ để cầu may.
Trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình của người Cơ Tu, trâu cũng là một hình tượng chủ đạo trong mô típ trang trí truyền thống. Hình tượng trâu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn biểu tượng của niềm hy vọng đạt đến cuộc sống sung túc, giàu có. Trên nóc nhà làng (nhà gươl), cặp sừng trâu được bố trí ở đầu hồi, hai bên nóc nhà làng, bên cạnh sừng trâu, người ta còn phối hợp thêm cặp chim tring, cặp gà trống, hình người đàn bà nhảy hội. Trên các tấm ván thưng dọc liên kết khung nhà, ở hai đầu tấm ván, người ta thường tạc hình sừng trâu, đầu kỳ đà với đường nét tạo hình uyển chuyển. Con trâu, với người Cơ Tu, con trâu và cặp sừng của nó còn là biểu tượng cho sự hoàn hảo, mong ước vươn đến cuộc sống an lành, giàu sang, no ấm. Người Cơtu khắc hình ảnh trâu lên nơi trang trọng của ngôi nhà chung, là vật dâng cúng thần linh khi người về cõi chết. Khi trâu chết, người Cơtu còn lưu giữ đầu, sừng bằng cách treo ở cây cột cái/cột mệ ("Zờ dâng Moong") của Gươi ở vị trí cao nhất.
Ngôi nhà cộng đồng của người Cơtu là Gươi là biểu tượng cho hình ảnh con trâu với toàn bộ cấu trúc ngôi nhà là sự mô phỏng hình dáng con trâu với bốn chân cao có đế vững, mình tròn, sóng lưng oằn xuống với những đốt gai sống nhấp nhô. Bộ xương là hình ảnh của bộ sườn nhà với sống lưng là đòn nóc, các xương sườn là hệ thống vì kèo. Trên đỉnh của ngôi nhà có hai vòng cùng hướng vào nhau như hai cái sừng. Chi tiết hình ảnh con trâu ta sẽ thấy ngay trên hai đầu bậc cấp bằng gỗ khi bước lên Gươi. Hai đầu trâu nhìn chính diện với cặp sừng cong, gờ nổi cao ở hai bên, cái đầu hơi cúi xuống, đôi mắt buồn bên cạnh hai tai được cách điệu cặp xuống. Một kiến trúc rất quan trọng của người Cơtu là khu nghĩa địa nằm phía Tây của làng. Nơi đây, hình ảnh rõ nhất là quan tài ("pink") trên nóc hồi nhà mồ với hai đầu trâu. Con trâu được mô phỏng rõ nét và thật hơn bằng khối tròn của thân cây sừng, đầu, tai và đôi mắt gắn bằng miếng thủy tinh, chỉ khác thân nó là chiếc quan tài.
Đối với người Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, con trâu là con vật không thể thiếu trong nghi lễ phong tục, là lễ vật dâng cúng thần linh, ông bà, cha mẹ, thu hút sự chăm lo giúp sức của người thân và bà con láng giềng. Cứ 7 năm một lần, vào tháng 7 lịch Chăm, một con trâu trắng (trâu cò) dùng làm lễ vật được đem dâng cúng với nghi lễ linh đình tại chân núi Đá Trắng (núi Giang Patao) thuộc làng Như Bình, Phước Thái, Ninh Phước (Ninh Thuận). Ngày nay, lễ đâm trâu vẫn còn được một số gia đình Bà La Môn thực hiện khi họ đã khấn nguyện và có đủ điều kiện về vật chất.
Nền văn hóa khác.
Người Ai Cập cổ đại thì trâu rừng tượng trưng cho sức mạnh và sự dũng mãnh, ở Ai Cập cũng có một giống trâu, ở đây cũng có những con trâu rừng châu Phi. Cũng giống như ở Hy Lạp, trâu được xếp trong danh sách 12 con giáp của người Ai Cập, người Babylon và Ấn Độ cổ đại nhưng thứ tự có khác nhau. Tộc người Mahafales ở phía Nam đảo Madagascar rất coi trọng trâu, đó là biểu tượng của sự giàu có. Trên mộ người ta còn cắm những cột gỗ tạc hình trâu để biểu thị địa vị xã hội của người đã mất.
Ở Ấn Độ, về tôn giáo, theo truyền thuyết Phật giáo có câu chuyện kể rằng trước khi thành Phật, Đức Thích Ca đã bỏ ra sáu năm để hành pháp khổ hạnh đến nỗi thân thể chỉ còn da bọc xương. Rồi về sau ngài thấy phương pháp khổ hạnh chỉ đem lại đau khổ mà trí tuệ chẳng hề tăng trưởng, nên ông ta quyết định dùng lại thức ăn để có đủ sức hành thiền quán niệm hơi thở. Trong thời gian 49 ngày thiền định, ông được thôn nữ Sujata dâng cúng cháo sữa và nhờ đó sức khỏe được hồi phục nhanh chóng. Họ cho đó là biểu thị của sự hồi sinh.
Tai xứ Ấn Độ vì bò là vật thần linh nên chẳng mấy ai muốn dùng sữa bò. Có thể rằng ngài được cung cấp sữa dê hay sữa trâu. Ấn Độ đã dùng sữa trâu từ ngàn xưa. Tại vùng bắc Ấn là nơi có rất nhiều trâu sinh sống. Trong Hindu giáo, trâu là vật cưỡi của thần Yama, vị thần của cái chết và công lý, những bức tranh, tượng cổ Ấn Độ, Yama thường được mô tả đứng hoặc ngồi trên lưng trâu, một tay cầm gậy, một tay cầm dây thòng lọng để kéo hồn người chết ra khỏi thân xác. Mối liên hệ giữa Yama và trâu cho thấy biểu tượng trâu góp phần vào sự phán xét con người sau cái chết.
Tại Indonesia, tộc người Balak, người Minang Kabaus trên đảo Sumatra và người Torajas trên đảo Salawesi đều rất sùng kính trâu như một biểu tượng có vai trò lớn trong cuộc sống của họ. Sự tích của người Minang Kabaus kể rằng ông tổ của họ nhờ một con trâu mà đánh thắng được giặc cướp, vì thế dân tộc này quyết định lấy tên là: "Trâu chiến thắng" ("Minang" nghĩa là trâu, "Kabaus" nghĩa là chiến thắng). Trong đám cưới của người Batak, bao giờ cũng có tổ chức chọi trâu với ý nghĩa những đặc tính của con trâu chiến thắng sẽ truyền sang đôi trai gái mới lấy nhau.
Mặc dù động vật quốc gia của Philippines là trâu Carabao nhưng trâu tamaraw vẫn được xem là một biểu tượng quốc gia của Philippine. Một hình ảnh của con vật được tìm thấy trên phiên bản từ 1980 đến đầu 1990 của đồng 1-peso Philippines. Một kỳ nghỉ đặc biệt ở tỉnh Occidental Mindoro trùng với tháng bảo tồn trâu Tamaraw nhằm mục đích nhắc nhở người dân Mindoro về tầm quan trọng của việc bảo tồn trâu tamaraw. Hãng Toyota Motors xây dựng Tamaraw AUV (Asian Utility Vehicle), mô tô Toyota Philippine phát hành một loại xe tiện ích châu Á gọi là Tamaraw FX tại Philippine là sự cải tiến của Tamaraw AUV được bảo trợ rộng rãi từ các hãng taxi. Trâu Tamaraw cũng là linh vật của đội thể thao thuộc đại học viễn đông (FEU Tamaraws) tại Hiệp hội thể thao đại học của Philippines, và Toyota Tamaraws thuộc Hiệp hội Bóng rổ Philippine, sự sụp đổ Tamaraw tại Barangay Villaflor, Puerto Galera được đặt tên dựa trên loài trâu này.
Ở Châu Phi có truyền thuyết về Quái vật mình trâu, đầu bò Catoblepas trong thần thoại Etiopia cổ, Catoblepas có hình dáng là sự kết hợp của mình trâu, đầu bò. Chiếc đầu của Catoblepas luôn hướng xuống đất do cặp sừng quá nặng, bên cạnh đó, chiếc lưng lớn cùng nhiều gai nhọn sẽ bảo vệ chúng khỏi kẻ thù, nó có khả năng giết con mồi bằng hơi thở và ánh nhìn của chúng. Quái vật này thường ăn một loại cỏ có độc tính mọc bên sông, Catoblepas còn có khả năng hóa đá con mồi bằng cách nhìn thẳng vào mắt đối phương. Trên thực tế, trâu rừng châu Phi một trong năm loài thú săn lớn ở châu Phi, trâu châu Phi thường được gọi là "The Black Death" (Tử thần đen) hoặc "Widowmaker" (con vật nguy hiểm), và được coi là một loài động vật rất nguy hiểm, vì chúng hay điên tiết húc chết hơn 200 người mỗi năm và được báo cáo rằng giết nhiều người ở châu Phi hơn bất kỳ loài động vật khác, mặc dù hà mã và cá sấu cũng được cho là như vậy
Đối với Văn hóa Phương Tây, mặc dù không để lại nhiều dấu ấn ở nền văn hóa phương Tây, nhưng trong quan niệm về 12 con giáp của người Hy Lạp, con trâu đực được xếp đứng đầu, tiếp đó là sơn dương, sư tử, lừa, cua, rắn, cá sấu, hồng hạc, vượn, chim ưng, chuột. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây, có cung Kim Ngưu. Những quốc gia Âu Châu không ăn thịt hay uống sữa trâu, nhưng các quốc gia khác dùng trâu trong nghề nông, kéo xe kéo gỗ, uống sữa, và nuôi trâu để ăn thịt. Tại Tây Âu, người ta coi chiếc tù và làm bằng sừng trâu là biểu tượng của ngành bưu chính vì vào thời trung cổ, các lái buôn do đi nhiều nơi đã kiêm luôn cả việc chuyển thư, bưu kiện, mỗi khi đến một nơi họ lại thổi tù và sừng trâu để mọi người đến nhận hoặc gửi thư. Tác phẩm “Ruồi trâu” ("The Gadfly") của nhà văn nữ người Anh E.L. Voynich sau cuộc Cách mạng Tháng Mười đề cao nhân vật Arthur “Ruồi Trâu” là người thanh niên hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cách mạng.
Trong Kinh Thánh không nói đến tên con trâu vì vùng Trung Đông không có loài thú vật hình dạng giống Trâu Tuy nhiên, trong Kinh Thánh có nhắc đến Bò, cụ thể là trong hang đá ngày lễ giáng sinh hình tượng các con thú vật đứng nằm chung quang đứa bé Giêsu được dựng bày chung quanh luôn có một hai con Bò. Vì Giêsu giáng sinh làm người trong chuồng súc vật giữa cánh đồng Bethlehem, Trâu Bò cũng như con Cừu, con Lừa là nhân chứng cho việc sinh đẻ này. Sau này đi rao giảng Giêsu cũng nói đến hình ảnh con Bò: Thế ngày Sabát, ai trong các ngươi lại không cởi dây dắt Bò lừa rời máng cỏ đi uống nước. Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến hình con vật thứ hai giống như con Bò có cánh dương rộng ra đang đứng bên ngai Thiên Chúa ngày đêm hát ca tụng Người.
Thành ngữ về trâu.
Con trâu gắn bó với người Việt Nam từ rất lâu do đó trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca có rất nhiều câu nói về con trâu Con trâu, trong ngôn ngữ dân gian cũng đã được điển hình hóa nên thành ngữ, thành chuyện. Con trâu cũng là hình ảnh gắn với nông nghiệp và nông dân và được mượn để ví von, so sánh, để răn dạy nhau trong cách ứng xử, sinh hoạt. Qua kho tàng thành ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của trâu trong nông nghiệp, ở đồng quê cũng như cách đối nhân xử thế, ứng xử sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là: | 1 | null |
Uất Trì Cung (chữ Hán: 尉遲恭; 585 – 658), tự Kính Đức (敬德) được biết đến với vai trò là một võ tướng và công thần khai quốc của nhà Đường.
Bằng sự can đảm và sức mạnh hơn người, hình tượng của Uất Trì Kính Đức đã được lưu truyền trong các truyện dân gian mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo của Trung Quốc, cùng với Tần Thúc Bảo trở thành những vị thần gác cổng.
Tiểu sử.
Uất Trì Kính Đức người Thiện Dương, Sóc Châu (朔州; nay là khu Sóc Thành, thành phố Sóc Châu tỉnh Sơn Tây). Tằng tổ Uất Trì Bổn Chân (尉迟本真), làm Trung lang tướng thời Hậu Ngụy, tước "Ngư Dương quận Khai quốc công" (渔阳郡开国公), tặng "Lục Châu chư Quân sư", U Châu Thứ sử, thụy là Mậu (懋). Tổ phụ Uất Trì Mạnh Đô (尉迟孟都), làm Thứ sử Tế Châu thời Bắc Chu. Cha là Uất Trì Già (尉迟伽), làm "Nghi đồng" thời nhà Tùy, về sau tặng làm Thứ sử Phần Châu, tước Thường Ninh An công (常宁安公).
Cha mẹ ông mất sớm, Uất Trì Kính Đức gia nhập dưới trướng Lưu Vũ Chu, thế lực dấy binh chống lại Tùy Dạng Đế Dương Quảng. Ông được biết đến với sự quả cảm khó có được và rất được tán dương vì điều này. Ông làm bộ tướng của Tống Kim Cương (宋金剛) và cùng tiến về phía nam chống phá nhà Đường đang xây dựng.
Khoảng năm 620, Uất Trì Kính Đức bao vây và đánh bại Vĩnh An vương Lý Hiếu Cơ (李孝基), một người bà con xa của Đường Cao Tổ Lý Uyên. Bên cạnh Lý Hiếu Cơ, Uất Trì Kính Đức còn bắt sống Độc Cô Hoài Ân (獨孤懷恩), Lưu Thế Nhượng (劉世讓) và Đường Kiệm (唐俭), đều là các tướng có họ hàng của Lý Uyên. Sau đó, Uất Trì Kính Đức bị đánh bại bởi đạo quân của Tần vương Lý Thế Dân do Tần Thúc Bảo thống lĩnh. Dưới sự gợi ý của Đường Kiệm, Kính Đức thả Lưu Thế Nhượng nhằm điều đình mặc cả với nhà Đường.
Mùa hè năm ấy, Tần vương Lý Thế Dân đánh bại Lưu Vũ Chu khiến y đào tẩu, ông đã sai em họ Nhậm Thành vương Lý Đạo Tông (李道宗) cùng Vũ Văn Sĩ Cập thuyết phục Uất Trì Kính Đức đầu hàng. Tần vương khi ấy đã nghe qua và hứng thú vì sự quả cảm của ông, đã trọng dụng Kính Đức và bổ nhiệm 8.000 binh sĩ dưới trướng cũ của ông do ông toàn quyền quản lý.
Tề vương Lý Nguyên Cát, em trai của Lý Thế Dân nghe nói Uất Trì Kính Đức có tuyệt kĩ về thương, đã thách đấu một trận so tài. Lý Thế Dân yêu cầu bỏ đi đầu thương nhọn trên cây thương của mỗi người, Uất Trì Kính Đức làm theo nhưng không yêu cầu Lý Nguyên Cát làm tương tự. Trong trận giao đấu, Uất Trì Kính Đức khống chế Lý Nguyên Cát những 3 lần. Bị đánh bại thảm hại, Lý Nguyên Cát khâm phục Kính Đức nhưng theo đó cũng trở nên tức giận vì bị hạ nhục. Sự quả cảm và khả năng quân sự của Kính Đức khiến Lý Thế Dân tin tưởng ông, bổ nhiệm ông trở thành thân tín cùng với Tần Thúc Bảo, Trình Tri Tiết và Địch Trường Tôn (翟長孫).
Năm 626, Sự biến Huyền Vũ môn, Uất Trì Kính Đức cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ, Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh khuyên Lý Thế Dân ra tay trước. Công lao hiển hách nên ông được phong chức "Hữu Vũ Hầu Đại tướng quân", Kính Châu Đạo Hành quân tổng quản, tước Ngô quốc công (吴国公), thực ấp hơn 300 hộ. Tuy có công lao ngang bằng, nhưng Uất Trì Kính Đức đối với 3 người còn lại rất không hòa hợp, và khi có ý trái chiều với nhau ông hay quát mắng và tỏ ra bực bội.
Năm Trinh Quán thứ 4 (630), nhậm Tương Châu Đô đốc kiêm Thứ sử. Năm thứ 8 (634), lãnh Đô đốc Linh Châu, kiêm "Chư quân sự" của Linh Châu, Diêm Châu, Hoàn Châu và Tĩnh Châu. Gia thêm "Quang Lộc đại phu" (光禄大夫), hành Thứ sử Đồng Châu.
Năm Trinh Quán thứ 11 (637), khen tặng công thần, làm Tuyên Châu Thứ sử, kiêm Chư quân sự của Tuyên Châu, Bái Châu, Sử Châu, Trì Châu và Tiết Châu. Cải đổi phong Ngạc Quốc công (鄂国公), thực ấp 1300 hộ, hành Đô đốc Phu Châu, kiêm Thứ sử và Chư quân sự của Phu Châu, Phường Châu, Đan Châu và Diên Châu.
Năm Trinh Quán thứ 16 (642), phong Đô đốc Hạ Châu, thăng Thứ sử kiêm Chư quân sự của Hạ Châu, Tuy Châu và Ngân Châu. Năm thứ 17 (643), thăng "Khai phủ nghi đồng Tam ti trí sĩ" (开府仪同三司致仕), ông được vẽ hình công thần trong Lăng Yên các. Năm thứ 18 (644), Đường Thái Tông chinh phạt Cao Câu Ly, ông được phong làm tả Nhất mã quân Đại tổng quản (左一马军大总管).
Năm Hiển Khánh thứ 3 (658), ngày 26 tháng 12, Uất Trì Kính Đức qua đời, hưởng thọ 74 tuổi. Tặng Tư đồ, Đô đốc Tịnh Châu, thụy Trung Vũ (忠武). | 1 | null |
Phùng Tiểu Cương (; sinh ngày 10 tháng 10 năm 1958) là một đạo diễn điện ảnh người Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một nhà làm phim thương mại rất thành công ở Trung Quốc. Ông cũng là đạo diễn Trung Quốc đầu tiên được in dấu tay và dấu chân ở nhà hát TLC Chinese .
Sự nghiệp.
Phùng Tiểu Cương sinh ngày 18 tháng 3 năm 1958, tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cha và mẹ của ông là giáo sư đại học và y tá của một nhà máy. Ông gia nhập Đoàn văn công Đại Quân khu Bắc Kinh với công việc là một nhà thiết kế sân khấu, sau khi ông tốt nghiệp bậc trung học. Khi chuyển ngành sang Công ty phát triển đô thị Bắc Kinh, ông vẫn tiếp tục công việc là phụ trách công tác văn thể..
Năm 1985, ông bắt đầu sự nghiệp điện ảnh của mình khi thực hiện công việc là một nhà thiết kế nghệ thuật tại Trung tâm Nghệ thuật Truyền hình Bắc Kinh. Sau đó, ông chuyển dần sang viết kịch bản cho phim.
Cuối năm những năm 1990, ông bắt đầu nổi tiếng với vai trò là đạo diễn cho bộ phim phim Giấc mơ Nhà máy (1997). Sau khi đạt được thành công khi đối mặt với sự cạnh tranh từ Hollywood trong lục địa Trung Quốc. Giáo sư Jason McGrath của Đại học Minnesota cho rằng: "Các bộ phim đang chiếu ở các rạp của Phùng Tiểu Cương là đại diện cho một mô hình mới của rạp chiếu phim quốc gia Trung Quốc đã định vị..."
Phùng Tiểu Cương còn nổi tiếng khi ông thực hiện làm các phim hài. Trong những năm gần đây, ông đã chuyển sang thể loại phim bộ truyền hình.
Năm 1999, ông kết hôn với nữ diễn viên Từ Phàm (徐帆).
Giải thưởng.
Phùng Tiểu Cương đoạt nhiều giải thưởng về thiết kế mỹ thuật khi tham gia sản xuất nhiều phim truyền hình như: Đại lâm táng, Cảnh sát mặc áo dân sự, Trai tài gái sắc, Khải hoàn lúc nửa đêm... | 1 | null |
Henry Per-Erik Theel (14 tháng 11 năm 1917 - 19 tháng 12 năm 1989) là một ca sĩ nổi tiếng người Phần Lan. Ông là một trong những giọng ca danh tiếng nhất của thể loại nhạc nhẹ Phần Lan trong thập niên 1940 và là một trong những người đầu tiên hát các bản tango nổi tiếng. Ông cũng là người đầu tiên hát các bài thuộvc thể loại samba vào năm 1948 khi dòng nhạc này mới du nhập vào Phần Lan. Những năm thành công nhất trong sự nghiệp của ông là thời gian hát các tác phẩm của Toivo Kärjen. Một số bài hát nổi tiếng với giọng ca của Henry Theel là "Cây thanh hương trà" ("Syyspihlajan alla", 1942), "Hoa huệ tây" ("Liljankukka", 1945), "Anna-Liisa" (1947), "Marja-Leena" (1949), "Tiếng đàn balalaica nhẹ nhàng" ("Hiljaa soivat balalaikat"), "Người ca sĩ nghèo" ("Köyhä laulaja", 1950), "Vùng đất thần tiên" ("Satumaa", 1955), "Con đường đi tới sự lãng quên" ("Kuinka voit unhoittaa", 1963), "Người tá điền tại vườn quả" ("Metsätorpan Marjatta", 1963). Theel cũng là một trong các diễn viên trụ cột của nhà hát nhạc kịch "Cối xay gió Đỏ" ("Punainen Mylly"). Là một ca sĩ giọng tenor, ông được người hâm mộ ví như "Tino Rossi của Phần Lan".
Danh sách nhạc phẩm.
Henry P. Theel đã tham gia trong hơn 500 bài hát và vai diễn trong suốt sự nghiệp của mình. | 1 | null |
Trương Việt Hoàng (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1975 tại Hà Nội) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Hiện nay, ông đang làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ SHB Đà Nẵng.
Thời còn thi đấu, Trương Việt Hoàng chơi ở vị trí tiền đạo cho đội Thể Công, Bình Định và đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Sự nghiệp cầu thủ.
Trương Việt Hoàng sinh ra tại Hà Nội và trưởng thành từ đội bóng đá Thể Công.
Sự nghiệp huấn luyện.
Năm 2016, Trương Việt Hoàng giúp Hải Phòng về ngôi á quân V.League 2016 với 50 điểm, bằng điểm với nhà vô địch Hà Nội T&T nhưng thua kém về hiệu số bàn thắng thua.
Tháng 11 năm 2019, Trương Việt Hoàng chính thức ký hợp đồng với Trung tâm thể thao Viettel. Sau gần 3 năm gắn bó, ông đã có những mùa giải thành công, ghi những dấu mốc lịch sử cho Viettel bằng chức vô địch V.League 1 2020 và á quân Cúp quốc gia 2020.
Cuối tháng 8 năm 2022, Trương Việt Hoàng chính thức dẫn dắt câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sau trận thua Sài Gòn ở vòng 17 V.League 1 2022 vào ngày 30 tháng 9, ông đã nộp đơn xin từ chức và được lãnh đạo câu lạc bộ phê duyệt. Trong 4 trận dưới quyền của ông, Thành phố Hồ Chí Minh thua Hải Phòng 3–4, thua Nam Định 0–1, thua Sài Gòn 0–2 và chỉ hoà Hồng Lĩnh Hà Tĩnh 1–1.
Ngày 29 tháng 8 năm 2023, câu lạc bộ SHB Đà Nẵng thông báo bổ nhiệm Trương Việt Hoàng vào chức huấn luyện viên trưởng của đội bóng. | 1 | null |
Hát, ca hay ca hát (tiếng Anh: Sing) là hoạt động tạo ra âm nhạc bằng giọng của một người. Âm thanh khi một người đang hát phát ra gọi là giọng hát. Hát là khởi nguồn của âm nhạc nhiều ngàn năm về trước. Khi hát, người hát điều chỉnh giọng lên cao xuống thấp, lên bổng xuống trầm. Nếu họ làm điều này theo một thang đo với nốt nhạc thì sẽ tạo ra một giai điệu. Một người ca hát chuyên nghiệp gọi là ca sĩ, các ca sĩ thường trình diễn giọng hát của mình cho công chúng để kiếm tiền hoặc vì các mục đích khác như phục vụ văn nghệ hay quyên góp từ thiện.
Kỹ thuật hát.
Khi hát, người ta dùng khí ở trong phổi. Tốc độ khí thoát khỏi phổi được điều khiển bởi cơ hoành. Người hát có kỹ thuật bài bản thường dành nhiều thời gian luyện tập "điều khiển hơi thở" khi hát.
Khí thoát qua cổ họng nơi thanh quản hoạt động như lưỡi gà của đàn clarinet: rung động của nó tạo âm tùy theo sự điều khiển của người hát.
Âm thanh sau đó tới khoang miệng để được khuếch âm to lên nhờ cộng hưởng. Ca sĩ chuyên nghiệp thậm chí học để tận dụng toàn bộ các bộ phận có thể trên đầu vào mục đích cộng hưởng âm. Âm sau đó ra khỏi miệng thành tiếng hát.
Hát khác biệt so với nói vì những cách sử dụng dây thanh âm trong cổ họng khi hát.
Quãng giọng.
Đa số người ta có thể hát trong phạm vi hơn một quãng tám. Người luyện tập nhiều có thể hát trên phạm vi hai quãng tám. Người ta chia ra các loại giọng dựa vào khả năng người hát hát cao hay thấp bao gồm: soprano, mezzo-soprano và contralto cho nữ, tenor, baritone và bass cho nam. Đàn ông có thể luyện tập để hát được giọng alto (nữ trầm/nam cao) bằng cách dùng giọng gió (falsetto). Giọng trẻ em thường gọi là giọng treble.
Thể loại.
Có rất nhiều thể loại và phong cách hát trên thế giới. Mỗi loại đều có kỹ thuật khác nhau. Có rất nhiều thể loại nhạc trên thế giới. Các thể loại nổi tiếng và có ảnh hưởng rộng có thể kể tới tiêu biểu như pop, blues, jazz, country, rock, a cappella, ballad...
Thưởng thức ca hát.
Hát là một trong những thứ có thể được cảm thụ bởi nhiều người. Người có thể hát đơn một mình, hay hát bè, hát nhóm, hát đồng ca. Khi hát có thể hát với nhạc do các nhạc công (nhạc sống) hay nhạc nền thâu sẵn hoặc với máy karaoke hay không có nhạc (a cappella). Người ta có thể hát cho mình mình nghe hoặc cho nhiều người khác nghe hoặc cho một số lượng lớn khán giả tại các buổi hòa nhạc. Người nghe cũng có thể thưởng thức việc ca hát gián tiếp qua các băng đĩa nhạc hay trên Internet. | 1 | null |
Phùng Thanh Phương (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1978) là một huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam.
Phùng Thanh Phưởng trưởng thành từ lò đào tạo năng khiếu Nghiệp vụ Thành phố Hồ Chí Minh và là cựu cầu thủ của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Tiger Cup 1998. Sau khi giải nghệ, ông chuyển sang công tác huấn luyện.
Sự nghiệp huấn luyện.
Cuối tháng 3 năm 2021, Phùng Thanh Phương được câu lạc bộ Sài Gòn bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng. | 1 | null |
Vườn quốc gia Sangay (Tiếng Tây Ban Nha: "Parque Nacional Sangay") là một vườn quốc gia nằm tại Morona Santiago, Chimborazo và Tungurahua, Ecuador. Nơi đây có hai núi lửa vẫn đang còn hoạt động là Tungurahua và Sangay cùng các hệ sinh thái khác nhau, từ rừng nhiệt đới tới các sông băng.
Vườn quốc gia đã được liệt kê là một Di sản thế giới của UNESCO từ năm 1983. Vào năm 1992, nó đã được thêm vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa do tình trạng săn bắn bất hợp pháp gia tăng, mở rộng chăn nuôi của người dân, cùng việc chính phủ nước này xây dựng các con đường không có kế hoạch và sự xâm lấn của các loài gây hại trong phạm vi, sau đó tới năm 2005 nó đã được gỡ bỏ khỏi danh sách này.
Vườn quốc gia là một nơi trú ẩn quan trọng đối với các loài quý hiếm của dãy núi Andes, như heo vòi núi và gấu mặt ngắn Andes. Đặc biệt là cho heo vòi núi,đây là một những thành trì quan trọng nhất của chúng. Các loài tiêu biểu của khu vực đồng cỏ núi cao ngoài heo vòi núi còn có lợn vòi Nam Mỹ, báo sư tử, báo đốm, mèo gấm Ocelot, mèo đốm Margay, cáo culpeo, hươu đuôi trắng, hươu sừng ngắn lông đỏ Ecuador, Pudu cùng khoảng 300-400 loài chim sinh sống tại vườn quốc gia. | 1 | null |
Angelique Kerber (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1988) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Đức. Vào tháng 9 năm 2016, Kerber lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 thế giới.
Kerber lên chuyên nghiệp từ năm 2003, có lối chơi phòng thủ phản công và dựa trên sức bền, từng vô địch Mỹ Mở rộng, Úc Mở rộng, Wimbledon và tứ kết Pháp Mở rộng.
Cuộc sống cá nhân.
Sinh ra tại Bremen, có cha là Sławomir Kerber và mẹ là Beata Kerber, và có 1 chị gái. Bắt đầu chơi quần vợt từ năm 3 tuổi.
Cô nói thông thạo 3 thứ tiếng là Anh, Ba Lan và Đức. Trong những chuyến du đấu, Kerber kết bạn với các tay vợt khác như Caroline Wozniacki, Agnieszka Radwańska, Petra Kvitová và có cả Ana Ivanovic.
Sự nghiệp.
2007.
Sau những thành công tại các giải ITF, Kerber lần đầu tiên chơi tại 1 giải grand slam là tại Roland Garros, thua Elena Dementieva tại vòng 1. Tại Wimbledon, cô thua Anna Chakvetadze tại vòng 1 và phải dừng bước tại vòng 1 Mỹ Mở rộng sau khi thua Serena Williams.
2008–2009.
Kerber có được chiến thắng đầu tiên tại 1 giải Grand Slam là tại Úc Mở rộng 2008 trước Maret Ani trước khi thua Francesca Schiavone tại vòng 2 nhưng sau đó lại liên tiếp thua ngay từ vòng 1 của Pháp Mở rộng, Wimbledon Championships và Mỹ Mở rộng.
Năm 2009, Kerber có 3 trận đấu chính thức tại hệ thống WTA. Tại Úc Mở rộng, Kerber thua tại vòng 1 trước Venus Williams.
Cũng trong năm này, cô có thêm 1 danh hiệu ITF tại Pozolanco, Tây Ban Nha, đánh bại Kristína Cucová trong trận chung kết.
2010.
Tại Úc Mở rộng 2010, Kerber phải tham dự vòng loại, và cô đã vượt qua vòng loại để có trận đấu tại vòng 3 đầu tiên trong sự nghiệp, thắng Olga Govortsova tại vòng 1 và hạt giống số 23 Aravane Rezaï tại vòng 2 trước khi thua Svetlana Kuznetsova tại vòng 3.
Tại giải Pháp Mở rộng cô thua tại vòng 2 trước Aravane Rezaï.
Trên sân cỏ, Kerber tham dự giải Aegon Classic, nhưng cô thua trước tay vợt sau đó đã giành chức vô địch là Li Na tại vòng 3 và tại vòng 1 của UNICEF Open trước Justine Henin. Tại Wimbledon, Kerber lọt đến vòng 3, đánh bại tay vợt Ấn Độ Sania Mirza tại vòng 1, tại vòng 2, cô đánh bại hạt giống số 13 Shahar Peer và thua tay vợt người Úc Jamila Groth tại vòng 3.
2011: Bán kết Mỹ Mở rộng đầu tiên trong sự nghiệp.
Tại Wimbledon, Kerber thua tại vòng 1 trước tay vợt 17 tuổi của nước chủ nhà Anh Laura Robson.
Tại US Open, Kerber tham dự khi đứng hạng 92 thế giới, đánh bại tay vợt trẻ nước chủ nhà Lauren Davis tại vòng 1 sau 3 set, tiếp tục đánh bại hạt giống số 12 Agnieszka Radwańska tại vòng 2 sau 3 set 6–3 4–6 6–3 và tạo ra một cú sốc tại giải và cô đã có trận đấu vòng 3 đầu tiên tại giải, tiếp tục đánh bại tay vợt không được xếp hạng hạt giống người Nga Alla Kudryavtseva tại vòng 3, Kerber tiếp tục đánh bại tay vợt người Romania Monica Niculescu tại vòng 4. Tại trận tứ kết grand slam đầu tiên trong sự nghiệp, cô tiếp tục gây bất ngờ sau khi đánh bại tay vợt người Ý Flavia Pennetta trước khi để thua Samantha Stosur tại bán kết.
Kerber kết thúc mùa giải sau khi US Open kết thúc là hạng 34 thế giới.
2012: Bước đột phá, hạng 5 thế giới.
Giải đấu đầu tiên của Kerber trong năm 2012 là tại ABS Classic tại Auckland. Tại vòng 1, cô đánh bại Marina Erakovic, đánh bại tay vợt đồng hương Julia Goerges tại vòng 2, tại tứ kết, cô thắng một tay vợt đồng hương khác là Sabine Lisicki sau khi tay vợt này bỏ cuộc, tại bán kết, Angelique thua trước hạt giống số 4 Flavia Pennetta.
Tại Úc Mở rộng, Kerber được xếp hạt giống số 30. Thắng Bojana Bobusic tại vòng 1 và tay vợt người Canada Stéphanie Dubois tại vòng 2 và đã chịu nhận thất bại trước tay vợt hạt giống số 4 Maria Sharapova tại vòng 3.
Cô còn chơi cho đội tuyển Fed Cup của Đức cùng với Sabine Lisicki, Julia Goerges và Anna-Lena Grönefeld.
Kerber có danh hiệu WTA đầu tiên trong sự nghiệp tại Paris sau khi đánh bại Marion Bartoli 7–67–3 5–7 6–3 trong trận chung kết. Cũng tại giải đấu này cô cũng đã lần đầu tiên thắng được Maria Sharapova.
Tại Indian Wells, Kerber được xếp hạt giống số 18, lọt vào bán kết nhưng thua trước tay vợt số 1 thế giới Victoria Azarenka 6–4 6–3.
Trên mặt sân đất nện, tại Stuttgart, Kerber đi đến tứ kết, đánh bại hạt giống số 6 Caroline Wozniacki tại vòng 2 và thua Petra Kvitova ở tứ kết 4–6 4–6.Tại Pháp Mở rộng, Kerber lần đầu tiên lọt đến tứ kết nhưng lại thua trước hạt giống số 21 Sara Errani 3–6 6–72–7.
Trên mặt sân cỏ, Kerber lọt đến chung kết giải Aegon International tại Eastbourne, thua trước Tamira Paszek 7–5 3–6 5–7. Tại Wimbledon, Kerber lần đầu tiên lọt đến bán kết, lần lượt vượt qua Lucie Hradecka tại vòng 1, Ekaterina Makarova tại vòng 2, Christina McHale tại vòng 3 và bất ngờ vượt qua Kim Clijsters 6–1 6–1 tại vòng 4. Tại tứ kết, Kerber vượt qua hạt giống số 15 Sabine Lisicki 6–3 6–77–9 7–5 trước khi thua Agnieszka Radwanska 3–6 4–6 tại bán kết. Tại Olympics London 2012, Kerber lần lượt vượt qua Petra Cetkovská tại vòng 1, Tímea Babos tại vòng 2 và Venus Williams tại vòng 3 trước khi để thua trước Victoria Azarenka tại tứ kết 4–6 5–7.
Ở giải tại Cincinnati, Kerber vào đến chung kết nhưng cũng chỉ giành vị trí á quân khi để thua trước Li Na 6–1 3–6 1–6. Tại Mỹ Mở rộng, Kerber được xếp hạt giống số 6, phải dừng bước tại vòng 4 khi để thua trước Sara Errani 6–72–7 3–6.
Kerber giành được suất tham dự WTA Championships, được xếp hạt giống số 5, nhưng cô thua cả ba trận và phải dừng bước tại vòng bảng, trong đó đáng chú ý nhất là trận cô thua Victoria Azarenka 7–613–11 6–72–7 4–6, Kerber đã không tận dụng thành công 2 match points trong set 2 để giành chiến thắng, sau đó cô đã để Azarenka lội ngược dòng để giành chiến thắng trong trận đấu đó.
Kerber kết thúc năm ở vị trí số 5 thế giới.
2013.
Tại Úc Mở rộng 2013, Kerber được xếp hạt giống số 5, cô phải dừng bước tại vòng 4, thua trước Ekaterina Makarova, trong khoảng thời gian đó, Kerber phải đối mặt với chấn thương lưng khiến cô thi đấu không tốt, trước đó 1 ngày là sinh nhật của Kerber trong ngày cô thi đấu tại vòng 3. Có thể nói đó là tin buồn trong ngày sinh nhật của Kerber.
Tại Pháp Mở rộng, Kerber là hạt giống số 8, cô đã không vượt qua trận đấu tại vòng 4 trước Svetlana Kuznetsova.
Tại Wimbledon, Kerber thua tại vòng 2, trước Kaia Kanepi. Còn tại Mỹ Mở rộng, Kerber cũng thua tại vòng 4 trước Carla Suarez-Navarro.
Kerber tham dự WTA Championships khi Maria Sharapova rút lui, cô được xếp hạt giống số 8, có trận thắng 6–2 6–2 trước Agnieszka Radwanska nhưng lại thua 2 trận trước Petra Kvitová và Serena Williams.
Kerber kết thúc năm 2013 ở vị trí số 9 thế giới.
2016: Hai danh hiệu Grand Slam, huy chương bạc Thế vận hội, chung kết WTA Finals, vị trí số 1 thế giới.
Kerber có được danh hiệu Grand Slam đầu tiên tiên của mình sau khi đánh bại tay vợt số một thế giới Serena Williams 6–4 3–6 6–4 tại chung kết Úc mở rộng. Sau đó, Kerber cũng vô địch Mỹ Mở rộng, sau khi đánh bại Karolina Pliskova 6–3 4–6 6–4. Và kết thúc ở vị trí số 1 thế giới. | 1 | null |
Con gà, đặc biệt là gà trống hiện diện nhiều trong nhiều nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Là vật nuôi từ được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại. Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần). Gà có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê êm ả. Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp với biểu tượng Dậu và cũng nằm trong lục súc.
Ở phương Tây.
Hy Lạp.
Người Hy Lạp sau khi tiếp xúc với văn hóa Ba Tư đã dùng thuật ngữ "chim Ba Tư" để chỉ gà trống "do tầm quan trọng to lớn và công năng tôn giáo của gà trống trong xã hội Ba Tư". Tranh vẽ đầu tiên về gà ở châu Âu được tìm thấy trên món đồ gốm Korinthos niên đại thế kỷ VII trước Công nguyên. Người Hy Lạp cổ đại thường không dùng gà để hiến tế, có lẽ là do nó vẫn được xem là loài vật ngoại lai. Nhờ sở hữu tính dũng cảm mà gà trống được cho là tượng trưng của thần Ares, Heracles và Athena. Người Hy Lạp cũng tin rằng ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống.
La Mã.
Gà trống có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo với người La Mã. Họ cho rằng, gà trống có mối liên kết với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần, cũng là người chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia. Người La Mã cổ đại dùng gà trong thuật bói chim để nhận lời tiên tri. Một người (gọi là "pullarius") sẽ chăm sóc gà, khi nào cần bói thì ông ta sẽ mở lồng và cho nó hạt đậu hoặc một loại bánh ngọt mềm đặc biệt. Nếu con gà ở nguyên trong lồng và gây ra tiếng động ("occinerent"), đập cánh hoặc bay đi thì đó là điềm xấu, nếu con gà ăn ngấu nghiến thì là điềm tốt.
Năm 249 trước Công nguyên, trước trận chiến Drepana, vị tướng La Mã là Publius Claudius Pulcher đã sai người vứt "những con gà thiêng" xuống biển do chúng từ chối ăn. Năm 162 trước Công nguyên, La Mã ra luật Lex Faunia cấm vỗ béo gà mái nhằm để đảm bảo lượng ngũ cốc tích trữ. Do vậy dân La Mã chuyển sang thiến gà trống, kết quả là kích cỡ gà tăng gấp đôi, mặc cho luật của La Mã quy định không được phép ăn gà đã vỗ béo, trong chăn nuôi thì gà bản địa La Mã hoặc gà lai giữa gà mái bản địa và gà trống Hy Lạp lại được ưa chuộng hơn
Do Thái.
Buổi chiều trước ngày Yom Kippur - ngày sám hối linh thiêng của người Do Thái - trong một nghi thức gọi là kapparos. Động vật thường dùng là gà hoặc cá do chúng có sẵn (và có kích cỡ vừa tay cầm). Nghi lễ hiến tế này mang ý nghĩa rằng động vật đó sẽ mang đi mọi tội lỗi của người làm lễ. Sách Talmud có nói đến việc học hỏi "tính lịch thiệp đối với bạn đời" từ gà trống (Eruvin 100b), khi gà trống tìm thấy thứ gì ăn được, nó sẽ gọi các gà mái đến ăn trước. Sách Talmud viết "Giả sử nếu chúng ta không có kinh Torah thì chúng ta sẽ họ sự nhu mì từ mèo, sự cần cù lao động lương thiện từ kiến, sự trinh bạch từ bồ câu và sự lịch thiệp từ gà trống" - (Jonathan ben Nappaha. Talmud: Erubin 100b)
Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà trống đóng vai trò là hiện thân của Giê-su. Vào thế kỷ VI, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ IX, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên tất cả các gác chuông nhà thờ. Chúa Giê-su so sánh ông với gà mái mẹ khi nói về Jerusalem: "Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng". (Mt 23:37; Lc 13:34).
Âu Mỹ.
Trong nhiều truyện cổ tích Trung Âu, người ta tin quỷ dữ sẽ chạy trốn khi nghe tiếng gáy đầu tiên của gà trống. Ở Pháp, con gà Gô-loa là biểu tượng của nước Pháp. Để chỉ vật có giá trị, người ta thường dùng thuật ngữ: "Gà mái đẻ trứng vàng".
Tục chọi gà dựa vào tính bẩm sinh của gà trống muốn chống trả những đối thủ gà trống khác nếu vào chung một khoảnh sân. Tục chọi gà phổ biến ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên ở Tây phương thì có nơi ngăn cấm, cho là sinh hoạt hiếu sát và bạo động vì gà sẽ đấu nhau đến chết.
Ở châu Á.
Gà chắc hẳn đã sớm được thuần hóa ở Đông Nam Á do từ ngữ để chỉ gà nhà ("*manuk") là một phần của ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy. Gà, chó và lợn là những vật nuôi trong nền văn hóa Lapita - nền văn hóa thời đồ đá mới đầu tiên của châu Đại Dương. Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường. Cũng ở quốc gia này, người ta thường giết gà Ayam Cemani để cúng tổ tiên, thần thánh trong lúc người phụ nữ lâm bồn bởi họ tin rằng may mắn sẽ tới, Ayam Cemani còn được hiến tế vào một số dịp đặc biệt khác. Tiếng gáy của Ayam Cemani cũng được cho là đem lại thịnh vượng.
Gà cũng là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng, trừ những thần thánh ăn chay như Thích-ca-mâu-ni. Trong tiếng Hán, đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân. Rắn thần được xem là nở ra từ trứng gà trống và sẽ chết khi nghe tiếng kêu của gà trống. Việc cúng gà thường đi kèm với màn cầu khấn "nghiêm túc", trong khi tại các lễ hội vui vẻ thì người ta dùng thịt lợn nướng thay vì thịt gà. Trong các đám cưới Khổng giáo, gà được dùng làm vật thế thân cho người nào bị bệnh hay vắng mặt (chẳng hạn bị chết bất ngờ) không dự được hôn lễ.
Ở Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, hình ảnh của chúng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Một trong số những câu chuyện thần thoại kể rằng, Nữ Thần Mặt trời Amaterasu vì tức giận hành động ngang ngược của người em trai là Thần bão tố Susano nên đã lánh vào hang động, lấp kín cửa hang khiến dương gian chìm trong tăm tối. Trước tình cảnh đó, các vị thần bèn tìm cách để Nữ thần Mặt Trời rời khỏi hang động, mang ánh sáng ấm áp cho trần thế. Họ dùng những con gà trống giọng thật tốt thi nhau gáy để mời gọi Nữ thần Mặt trời.
Ở Việt Nam.
Trong huyền sử.
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước. Có truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: "Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao".
Trong võ thuật.
Vào thời Tây Sơn, tương truyền Nguyễn Lữ là người đã sáng tạo ra môn võ Hùng kê quyền (quyền gà chọi) hay Hồng kê quyền, là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi, một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc. Đặc trưng của bài quyền là những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu v.v. Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương.
Trong nghệ thuật.
Trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh chú lợn ủn ỉn, hình ảnh con gà cục tác lá chanh. là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên. Cũng trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.
Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích. Thành ngữ "gà mái gáy" thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là "gà trống nuôi con". Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo quân tử của nó.
Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền. Trong bài Nắng mới, Lưu Trọng Lư có tả về gà. Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy và tiếng gà gáy trong thơ Việt Nam, khác biệt với tiếng cuốc, tiếng oanh, hay tiếng nhạn trong thơ Đường. Sau này, trong tiếng lóng, gà còn dùng để chỉ về những cô gái mại dâm.
Linh vật.
Gà Hồ là linh vật tại Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2009. Gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở phía Bắc Việt Nam, là một giống gà Việt thuần chủng. Biểu tượng vui được thiết kế với hình ảnh chú gà Hồ đang vươn mình đón nắng mặt trời như Thể thao Việt Nam hân hoan đón chào AIGs III. Chú gà mặc bộ trang phục thể thao khoẻ khoắn, với tay trái giang rộng đón chào bè bạn quốc tế, tay phải hình chữ V thể hiện niềm tin chiến thắng. Giữa áo là biểu tượng mặt trời đỏ OCA nằm sát cổ áo tạo thành hình tượng chiếc huy chương danh giá nhất của kỳ Đại hội.
Thành ngữ.
Con gà gần gũi với người nông dân Việt Nam, Gà là gia cầm quen thuộc và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của dân một nước nông nghiệp, nó còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó:
Thuật ngữ gà công nghiệp trong tiếng Việt còn được hiểu theo nghĩa rộng, có không chỉ để nói về những giống gà được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp mà còn là một thuật ngữ dùng để chỉ về một nhóm đối tượng được nuôi dưỡng, bảo bọc, nuông chiều quá mức và không đúng cách đến khi ra đời thì trở nên ngờ nghệch, thói quen sống thụ động, thiếu trải nghiệm, thiếu khả năng xoay xở, cũng như những kỹ năng tự lo cho bản thân, đờ đẫn, chậm chạp, yếu nhược về thể chất và sức khỏe. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.