text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
là tên tiểu thuyết phát hành năm 1914 của nhà văn người Nhật, Natsume Sōseki, đồng thời cũng là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông. Khi đăng định kỳ trên báo Asahi Shimbun, tiểu thuyết được đăng dưới tựa . Song khi xuất bản dưới hình thức tiểu thuyết, tựa đề tác phẩm được rút ngắn lại chỉ còn "Kokoro", và cách viết được chuyển từ việc dùng chữ Hán "tâm" (心) sang dùng hiragana (こゝろ, sau chiến tranh là こころ). Theo lời giới thiệu của dịch giả Đỗ Khánh Hoan trong ấn bản năm 1971, "kokoro" dịch theo kiểu trí thức là "tâm sự", còn dịch theo kiểu bình dân là "nỗi lòng".
Phát hành.
"Nỗi lòng" được phát hành dưới hình thức tiểu thuyết lần đầu năm 1914. Ở Việt Nam, "Nỗi lòng" được Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt và phát hành thời Việt Nam Cộng hòa năm 1971 bởi nhà xuất bản Sông Thao, nằm trong chuỗi ấn phẩm giới thiệu văn học thế giới đến độc giả. Năm 2011, bản dịch của hai dịch giả trên được tái bản bởi Phương Nam Book và nhà xuất bản Hội nhà văn.
Chuyển thể.
Tại Nhật, tiểu thuyết đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim, truyện tranh, hoạt hình và kịch sân khấu. Điển hình có bộ phim điện ảnh năm 1955 bởi Ichikawa Kon và hai tập phim đạo diễn bởi Miya Shigeyuki trong loạt anime "Aoi Bungaku" ("Văn học xanh"). | 1 | null |
Tuyết Sơn là một loại tượng minh họa thời kỳ tu khổ hạnh của đức Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật theo quy mẫu nhất định.
Phật tích.
Theo Phật tích thì Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ đã 29 tuổi, rời bỏ ngai vàng tìm lên núi Hy Mã Lạp Sơn tầm đạo. Ngài tu khổ hạnh sáu năm trời, chấp nhận những cực hình thể xác để đạt giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó thân thể ngài gầy gò, tiều tụy nhưng không lay chuyển được cái chí kiên cường của ngài. Đến năm thứ bảy thì ngài đắc đạo, từ bỏ khổ hạnh mà đạt đến giác ngộ để thành Phật.
Mỹ thuật.
Để truyền đạt cái chí kiên dũng của đức Thích Ca, trong nhiều ngôi chùa ở Việt Nam như chùa Bút Tháp, Bắc Ninh; chùa Tây Phương, Hà Nội; Chùa Keo, Thái Bình đều có đắp pho tượng Tuyết Sơn, tức thượng Thích Ca khổ hạnh, thân thể khắc khổ, chỉ còn da bọc xương. Tượng này mang tên Tuyết Sơn vì núi Hy Mã Lạp Sơn nơi Thích Ca ngồi tu còn có tên là "Tuyết Sơn" nên danh hiệu đó được dùng cho thời kỳ khổ hạnh.
Vào thời điểm này, đức Thích Ca chưa đắc đạo nên chưa phải là Phật.
Vị trí bài thiết trong chùa.
Tượng Tuyết Sơn được thờ trong chùa Việt Nam đôi khi còn được hợp thành bộ ba gọi là "Tuyết Sơn tam thánh" gồm có: Tuyết Sơn, Ca Diếp và A Nan Đà. | 1 | null |
Homo ergaster là một loài đã tuyệt chủng của chi "Homo" từng sinh sống ở miền đông và miền nam châu Phi vào đầu thế Pleistocen. Theo các nguồn khác nhau thì từ khoảng 1,8 tới 1,3 triệu năm trước hoặc từ 1,9 tới 1,4 triệu năm. Hiện nay vẫn còn tồn tại bất đồng về phân loại, tổ tiên, và hậu duệ của "H. ergaster", nhưng nói chung người ta chấp nhận rằng loài này là tổ tiên trực tiếp của các dạng người xuất hiện muộn hơn, như "Homo heidelbergensis", "Homo sapiens", "Homo neanderthalensis" và có thể cả "Homo erectus châu Á." | 1 | null |
Notostraca bao gồm một họ duy nhất Triopsidae, thường được gọi là Họ Tôm nòng nọc. Hai chi, Triops và Lepidurus, được xem là hóa thạch sống, đã không thay đổi đáng kể hình thái bên ngoài kể từ kỷ Devon. Chúng có một cái mai rộng bằng phẳng, che đầu và một cặp mắt kép. Bụng dài, dường như phân đoạn và mang nhiều đôi chân phẳng. Notostraca là động vật ăn tạp sống ở đáy hồ tạm thời và hồ cạn. | 1 | null |
Anostraca là một trong bốn bộ động vật giáp xác trong lớp Branchiopoda, các thành viên của nó còn được gọi là Tôm tiên. Chúng thường dài 6–25 mm (0,24-0,98 in, đặc biệt lên tới 70 mm hay 6,7 in). Phần lớn các loài có 20 phân đoạn cơ thể, mang 11 cặp phyllopodia (chân bơi giống như lá cây), và cơ thể thiếu mai. Chúng sống trong các vũng nước mùa xuân và hồ siêu mặn trên toàn thế giới, bao gồm cả hồ trong sa mạc, trong hồ núi phủ băng và Nam Cực. Chúng bơi "lộn ngược" và tìm thức ăn bằng cách lọc các hạt hữu cơ từ nước hoặc bằng cách cạo tảo từ bề mặt. Chúng là một thực phẩm quan trọng đối với nhiều loài chim và cá, và được nuôi và thu hoạch để làm thức ăn cho cá.
Sự đa dạng.
Anostraca là đa dạng nhất trong số 4 bộ của Branchiopoda. Nó bao gồm khoảng 300 loài trong 26 chi và 8 họ: | 1 | null |
Ẩm thực Thụy Điển chủ yếu là món thịt, cá với khoai tây. Bên cạnh đó khoai tây phổ biến, ẩm thực Thụy Điển hiện đại là một mức độ lớn dựa trên các loại bánh mì.
Đặc điểm chung.
Ẩm thực Thụy Điển có thể được mô tả là xoay quanh các sản phẩm từ sữa, bánh mì giòn và mềm (thường có đường), quả mọng và quả hạch, thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn, và hải sản. Khoai tây thường được dùng làm món ăn thêm, và người ta thường luộc nó. Ẩm thực Thụy Điển có rất nhiều loại bánh mì với hình dáng và kích cỡ khác nhau, làm từ lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch, bột chua đen hoặc trắng, hoặc nguyên cám, và bao gồm cả bánh mì dẹt và bánh mì giòn. Có nhiều loại bánh mì ngọt hoặc tẩm gia vị. Có nhiều món từ thịt, đặc biệt là thịt viên, thường được dùng với mứt baccinium vitis-idaea. Súp hoa quả thường đặc, như là súp nụ tầm xuân và súp việt quất đen (blåbärssoppa) dùng nóng hoặc lạnh là các món điển hình trong ẩm thực Thụy Điển. Bơ và bơ thực vật là các nguồn chất béo cơ bản, mặc dù dầu ô liu cũng đang trở nên phổ biến hơn. Bánh truyền thống của Thụy Điển gồm các loại bánh bao, bánh quy, bánh ngọt; nhiều trong số chúng có nhiều đường và thường được dùng với cà phê (fika) và rất phổ biến ở Thụy Điển.
Món ăn.
Bữa ăn.
Bữa ăn bao gồm bữa sáng vào sáng sớm ("frukost"), bữa trưa ("lunch"), và một bữa tối lớn ("middag") khoảng 6 hoặc 7 giờ tối. Ăn nhẹ giữa các bữa ăn cũng phổ biến, thường là bánh kẹp hoặc hoa quả ("mellanmål"). Trong tất cả các trường tiểu học, và hầu hết thường cấp hai, một bữa nóng được phục vụ vào bữa trưa là một phần của nhà nước phúc lợi của Thụy Điển. Hầu hết người Thụy Điển uống cà phê vào buổi chiều, thường uống cùng với bánh ("fika").
Hải sản.
Có một số loại phút và hải sản giới hạn là một phần quan trọgn của ẩm thực Thụy Điển. Cá hồi nuôi từ Na Uy đang trở nên phổ biến hơn. và cá trích muối, ngọt, "inlagd sill", là món khai vị truyền thống nhất của Thụy Điển. Tôm và tôm hùm là đặc sản của vùng bờ biển Skagerrak. Surströmming là món cá trích Baltic lên men mà có mùi hắc nên có cả người ghét và thích.
Bánh và đồ ngọt.
Đồ ngọt.
Kẹo.
Các loại kẹo truyền thống khác của Thụy Điển bao gồm:
Đồ uống.
Súp hoa quả.
Người Thụy Điển thường ăn súp hoa quả, đặc biệt là súp nụ tầm xuân và súp việt quất đen nóng vào mùa đông | 1 | null |
Daphnia magna là một loài thuộc chi "Daphnia" có nguồn gốc ở miền bắc và miền tây Bắc Mỹ, Âu Á và một số khu vực của Châu Phi.
Các ứng dụng khác.
Vì nó rất dễ dàng nuôi dưỡng, "D. magna" được nuôi rộng rãi làm thức ăn cho cá.
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng "Daphnia magna" ăn các bào tử của nấm "Batrachochytrium dendrobatidis". | 1 | null |
Cladocera là một bộ động vật giáp xác cỡ nhỏ. Hơn 620 loài đã được công nhận cho đến nay, với đó là nhiều loài nữa chưa mô tả. Bộ này xuất hiện vào Oligocene và cư ngụ trong hầu hết môi trường sống nước ngọt. Dù nhiều loài Anostraca sống trong hồ siêu mặn, số ít loài Cladocera thích ứng với cuộc sống ở biển: đây là những sinh vật duy nhất trong lớp Chân mang làm được điều này. Phần lớn loài Cladocera dài , trên đầu chỉ có một con mắt kép và có một lớp giáp che phần ngực-bụng dường như không phân đốt. Hầu hết loài thực hiện trinh sản theo chu kỳ, có sinh sản vô tính đan xen với sinh sản hữu tính.
Mô tả.
Đa số loài Cladocera dài chỉ , ngoại lệ là chi "Leptodora", với một loài đạt tới . Cơ thể chúng không phân đốt rõ rệt với một lớp giáp che chắn ngực-bụng.
Đầu khoằm xuống, phần nào tách biệt với ngực và bụng. Trên đầu là một con mắt kép nằm trên đường giữa thân. Ngoài ra, nó còn có hai cặp râu - một cặp râu đơn giản là phần phụ nhỏ, không chia đốt, một cặp lớn hơn, chia đốt, (có khi) phân nhánh. Cặp râu nhỏ có lông khứu giác, còn cặp râu lớn giúp chúng bơi lội.
Phần miệng nhỏ, dùng để ăn đủ thứ vụn hữu cơ và vi khuẩn. Việc trao đổi khí thực hiện ra bề mặt cơ thể.
Vòng đời.
Trừ vài loài đơn thuần sinh sản vô tính, trong suốt vòng đời các loài Cladocera sinh sản vô tính là chính, kèm theo những thời kỳ sinh sản hữu tính. Kiểu "trinh sản có chu kỳ" này xuất hiện ở Branchiopoda vào kỷ Permi. Khi điều kiện thuận lợi, việc trinh sản có thể được thực hiện qua nhiều thế hệ, tạo nên chỉ con cái. Gặp điều kiện bất lợi thì con đực được sinh ra, theo đó là sinh sản hữu tính. Trứng có thể được gió đưa đi, nở ra khi gặp nơi thích hợp, giúp một số loài có phân bố gần như toàn cầu.
Sinh thái.
Hầu hết loài Cladocera sống trong nước ngọt, với chỉ tám loài sống ở biển (sáu loài họ Podonidae và hai loài chi "Penilia"). Vài loài sống trên lá mục.
Phân loại.
Bộ Cladocera nằm trong lớp Chân mang (Branchiopoda), và là một bộ đơn ngành, chia ra làm bốn phân bộ. Chừng 620 loài đã được mô tả, song nhiều loài vẫn "vô danh". Chi "Daphnia" tính riêng gồm 150 loài.
Có các họ sau:
Bộ Cladocera
Từ nghiên.
Từ "Cladocera" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, thông qua tiếng Tân Latinh, ghép từ (', "cành, nhánh") và (', "sừng"). | 1 | null |
Gonodactylus smithii, còn gọi là Tôm tít đốm tím, là một loài tôm tít. Nó được tìm thấy từ Nouvelle-Calédonie vào phần phía tây của Ấn Độ Dương, bao gồm cả bờ biển bắc Úc và Great Barrier Reef.
Nó là loài sinh vật duy nhất được biết đến có khả năng nhận biết đồng thời 4 thành tố phân cực tuyến tính và 2 thành tố phân cực tròn của thông số Stokes, điều này khiến nó có được sự mô tả đầy đủ về phân cực. Vì vậy, loài tôm tít này được tin là có thị lực phân cực thuộc loại tối ưu. | 1 | null |
Kinh tế Đông Timor được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là nền kinh tế thu nhập thấp. Nước này xếp thứ 158 theo Chỉ số phát triển con người. 20% dân số thất nghiệp và 52,9% sống với ít hơn 1,25 USD một ngày. Khoảng một nửa dân số mù chữ.
Theo dữ liệu thống kê năm 2010, 87,7% gia đình ở đô thị và 18,9% ở nông thôn có điện, tỉ lệ chung là 36,7%.
Nước này tiếp tục phải gánh vác hậu quả của cuộc đấu tranh giành độc lập trước Indonesia kéo dài nhiều thập kỉ, khiến cơ sở hạ tầng bị hư hỏng và hàng nghìn dân thường mất nhà cửa.
Năm 2007, mất mùa khiến một số khu vực của Đông Timor chết đói. Tháng 11 năm 2007, mười một tiểu khu vẫn cần quốc tế viện trợ lương thực.
Đông Timor vẫn chưa có luật về bằng sáng chế. | 1 | null |
Lưu quý nhân (chữ Hán: 劉贵人, ? - 409), là vợ của Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế, vua đầu tiên của nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu thị nguyên là con gái của tù trưởng người Hung Nô Lưu Quyến. Không rõ bà được gả đến nước Bắc Nguỵ vào năm nào, nhưng được ban tước vị phu nhân. Bà sinh cho Đạo Vũ Đế hai người con là Công chúa Hoa Âm và hoàng tử Thác Bạt Tự. Bà là người được Đạo Vũ Đế sủng hạnh nhất, muốn lập làm hoàng hậu. Tuy nhiên theo quy định của tổ tiên Thác Bạt thị, nhà vua không có quyền lựa cho ngôi hậu mà phải để cho các cung phi đúc tượng vàng và người đúc thành công mới được phong làm hoàng hậu. Năm 400, trong cuộc thi đó, Lưu quý nhân không rèn được tượng vàng nên không được lập, ngôi hoàng hậu thuộc về một phu nhân khác là Mộ Dung thị.
Mùa thu năm 409, Đạo Vũ Đế đã lập Thác Bạt Tự làm thái tử. Vào thời điểm đó, theo chế độ "tử quý mẫu tử" trong hậu cung Bắc Nguỵ, Lưu quý nhân do là mẹ của thái tử nên bị ép phải chết. Thái tử Tự than khóc cho bà khiến Đạo Vũ Đế bực mình và đuổi khỏi kinh đô.
Cùng năm đó, Đạo Vũ Đế bị sát hại. Thác Bạt Tự dẹp loạn lên ngôi tức Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế. Minh Nguyên Đế truy tôn bà là Tuyên Mục hoàng hậu (宣穆皇后). | 1 | null |
Vườn quốc gia Không thể xuyên qua Bwindi hay Vườn quốc gia Bwindi là một vườn quốc gia nằm ở phía tây nam Uganda. Đây là một phần của Rừng Không thể xuyên qua Bwindi và nằm dọc theo biên giới với Cộng hòa Dân chủ Congo, tiếp giáp với Vườn quốc gia Virunga, trên rìa của Đới tách giãn Albertine (một phần của Đới tách giãn Đông Phi). Vườn quốc gia này có diện tích của những khu Rừng trên núi và đất thấp và chỉ có thể tiếp cận được bằng đi bộ. Vườn quốc gia này đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới nhờ sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái bậc nhất châu Phi.
Đây là một trong những nơi giàu nhất về các hệ sinh thái ở châu Phi. Nó cung cấp môi trường sống cho 120 loài động vật có vú, 349 loài chim, 220 loài bướm, 27 loài ếch, tắc kè hoa, thằn lằn cùng nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Về hệ thực vật, đây là nhà của hơn 1.000 loài thực vật có hoa, trong đó có 163 loài cây và 104 loài dương xỉ. Khu vực phía bắc, nơi có độ cao thấp hơn là nơi có nhiều loài thực vật điển hình của Guinea-Congo, bao gồm hai loài bị đe dọa là Gụ nâu Kilimanjaro và Lộc vừng. Đặc biệt, khu vực này có mức độ đặc hữu cao các loài của Đới tách giãn Albertine.
Vườn quốc gia là một khu bảo tồn quan trọng của loài Khỉ Colobus đen trắng, Tinh tinh và nhiều loài chim như Hồng hoàng và Turaco. Nhưng đáng chú ý nhất chính là sự có mặt của 400 con Khỉ đột núi đang có nguy cơ tuyệt chủng, chiếm một nửa số lượng loài này trên toàn cầu. Có 14 quần thể khỉ đột núi quen thuộc được mở cửa cho du khách tham quan tại bốn tiểu khu Buhoma, Ruhijja, Rushaga và Nkuringo, chịu sự quản lý của Cơ quan Động vật hoang dã Uganda.
Lịch sử.
Năm 1932, hai khu vực của Rừng Không thể xuyên qua Bwindi được thiết lập như là một khu bảo tồn rừng Crown. Phía bắc đã được chỉ định là "Khu bảo tồn rừng Crown Kayonza", và khu vực phía nam được chỉ định là "Khu bảo tồn rừng Crown Kasatora". Cả hai khu vực có diện tích . Trong năm 1942, hai khu bảo tồn rừng này đã được kết hợp và mở rộng, sau đó đổi tên thành Rừng không thể xuyên qua Central Crown. Khu vực bảo vệ mới này có diện tích và nằm dưới sự kiểm soát chung của Cơ quan Lâm nghiệp thuộc Chính phủ Uganda.
Trong năm 1964, nơi đây được chỉ định là một khu bảo tồn động vật hoang dã, nhằm cung cấp môi trường và bảo vệ loài khỉ đột núi, sau đó được đổi tên thành Khu bảo tồn rừng không thể xuyên qua Central. Năm 1966, hai khu bảo tồn rừng khác đã được sáp nhập vào khu bảo tồn, tăng diện tích lên gần . Khu vực rộng lớn này tiếp tục được quản lý như là một khu bảo tồn động vật và bảo tồn rừng.
Năm 1991, cùng với khu bảo tồn khỉ đột Mgahinga và khu bảo tồn Rwenzori thì khu bảo tồn rừng không thể xuyên qua Trung tâm đã được chuyển thành vườn quốc gia và đổi tên thành Vườn quốc gia Không thể xuyên qua Bwindi. Nó có diện tích . Các vườn quốc gia đã được công bố là một phần trong kế hoạch để bảo vệ một loạt các loài động thực vật quý hiếm và nguy cấp, đáng kể nhất là khỉ đột núi. Nhưng việc thành lập các vườn quốc gia cũng gây ra một tác động lớn đối với người lùn Batwa, những người bị đuổi ra khỏi khu rừng và không còn được phép vào hay khai thác tài nguyên tại đây. Theo dõi khỉ đột núi đã trở thành một hoạt động du lịch từ tháng 4 năm 1993, và vườn quốc gia đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Vào năm 1994, nó đã được ghi vào danh sách Di sản thế giới. Chủ thể quản lý của vườn quốc gia cũng thay đổi từ cơ quan Vườn quốc gia Uganda được đổi thành Cơ quan Bảo vệ Đông vật hoang dã Uganda. Năm 2003, một mảnh đất bên cạnh có diện tích đã được mua lại và sáp nhập vào vườn quốc gia.
Vào tháng 3 năm 1999, một lực lượng từ 100-150 du kích Rwanda thuộc tổ chức Interahamwe xâm nhập qua biên giới từ Cộng hòa Dân chủ Congo bắt cóc 14 du khách nước ngoài và hướng dẫn viên Uganda tại trụ sở của vườn quốc gia, nhiều nạn nhân bị tra tấn, và ít nhất một người phụ nữ trong số đó đã bị hãm hiếp. Cuộc tấn công bởi Interahamwe đã được kết luận rằng có ý định "gây bất ổn Uganda" và làm cho khách du lịch sợ hãi khi tới vườn quốc gia, làm giảm thu nhập của chính phủ Uganda. Vườn quốc gia buộc phải đóng cửa trong vài tháng và các tour du lịch đã bị thua lỗ nặng trong nhiều năm. Vì vậy, một bảo vệ có vũ trang được bố trí đi kèm với mỗi nhóm du lịch để đảm bảo an toàn cho họ.
Địa lý và khí hậu.
Kabale nằm ở phía đông nam là thị trấn gần nhất với vườn quốc gia, cách khoảng . Vườn quốc gia bao gồm hai khối rừng chính được kết nối bằng một hành lang rừng, hình dạng của nó là sự kết hợp của hai khu bảo tồn rừng trước đây được thành lập từ năm 1932. Đất nông nghiệp ngay bên ngoài ranh giới vườn quốc gia trước đây từng được che phủ cây cối. Hoạt động canh tác tại đây mở rộng rất nhanh.
Địa chất cơ bản của vườn quốc gia là Đá phiến sét Phyllit Tiền Cambri, Thạch anh, Đá phiến và Granit. Vườn quốc gia nằm ở rìa của Thung lũng Tách giãn phía Tây, trong những phần cao nhất của Cao nguyên Kigezi, được tạo ra bởi sự cong lên của Thung lũng Tách giãn phía Tây. Địa hình tại đây nói chung là rất gồ ghề, với thung lũng hẹp giao cắt bởi các con sông cùng đồi núi dốc. Độ cao trong phạm vi vườn quốc gia dao động từ so với mực nước biển, và 60% diện tích có độ cao trên . Đỉnh cao nhất tại vườn quốc gia là Rwamunyonyi, một ngọn đồi ở rìa phía đông trong khi phần thấp nhất nằm ở tận cùng mũi phía bắc của nó.
Rừng là một yếu tố quan trọng góp phần điều hòa lưu vực nước trong vườn quốc gia. Với địa chất cơ bản là không thấm nước nên phần lớn lượng nước tại đây thoát qua các địa hình đứt gãy, nước ngấm vào đất và tầng ngậm nước bị hạn chế. Phần lớn lượng mưa của vườn quốc gia tạo thành các con suối và các khu rừng có một mạng lưới các con suối khá dày đặc. Khu rừng cũng là nguồn của nhiều con sông chảy về phía bắc, phía tây và phía nam. Sông chính tại đây bao gồm các sông Ivi, Munyaga, Ihihizo, Ishasha và Ntengyere, chảy vào hồ Edward. Các con sông khác chảy vào Hồ Mutanda và Bunyonyi. Bwindi cũng chính là nguồn cung cấp nước cho các khu vực nông nghiệp địa phương.
Bwindi có khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ mức tối thiểu cho đến tối đa . Lượng mưa hàng năm của nó từ . Cao điểm của những đợt mưa là tháng 3-4 và tháng 9-11 hàng năm. Rừng của Bwindi đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa môi trường và khí hậu của khu vực xung quanh. Lượng bốc hơi cao từ thảm thực vật của rừng làm tăng lượng mưa mà khu vực bên ngoài vườn quốc gia nhận được. Đồng thời, nó cũng giảm bớt xói mòn đất, một vấn đề nghiêm trọng ở phía tây nam Uganda. Điều này đã góp phần giảm thiểu lũ lụt và duy trì lượng nước trong mùa khô.
Đa dạng sinh học.
Đây là khu vực phức tạp và giàu có, đa dạng sinh học bậc nhất châu Phi. Nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhờ tầm quan trọng sinh thái và sự đa dạng của các loài. Trong số các khu rừng tại Đông Phi, vườn quốc gia này có sự giàu có về các loài cây, động vật có vú nhỏ, chim, bò sát, bướm và bướm đêm. Đây là kết quả của sự thay đổi độ cao lớn trong một khu vực, cùng sự đa dạng của các kiểu môi trường sống và cũng có thể là do khu rừng là nơi ẩn náu của các loài trong thời gian băng hà Thế Pleistocen.
Các khu rừng tại Bwindi là rừng Miền núi châu Phi, là hệ thảm thực vật quý hiếm trên lục địa châu Phi. Nằm ở nơi giao thoa giữa rừng núi cao và rừng thấp là khu vực rừng nguyên sinh từ khu vực thấp đến cao trong vườn quốc gia, là một trong số ít những vùng đất ở Đông Phi có kiểu rừng này. Đây là nhà của 220 cây, chiếm 50% số lượng loài của Uganda, và hơn 100 loài dương xỉ. Đây là nơi có mặt của loài Gụ nâu Kilimanjaro, một loài thực vật bị đe dọa được tìm thấy ở Bwindi.
Bwindi là nơi có một trong số những cộng đồng động vật hoang dã đa dạng nhất Đông Phi. Đây là nhà của 120 loài động vật có vú, trong đó có 10 loài linh trưởng quý hiếm và hơn 45 loài động vật có vú nhỏ. Đây là khu vực quan trọng trong việc bảo tồn hệ động vật Miền núi châu Phi, đặc biệt là các loài đặc hữu của vùng núi Thung lũng tách giãn phía tây. Cùng với khỉ đột núi, vườn quốc gia còn là nơi trú ẩn quan trọng của Tinh tinh, Khỉ núi, Khỉ Colobus đen trắng, Khỉ đuôi đỏ, Khỉ Vervet, Mỏ rộng Grauer, Voi châu Phi, Bướm đuôi nhạn dải kem, Lợn rừng lớn, và nhiều loài linh dương nhỏ. Nhiều loài động vật ăn thịt khác như Chó rừng vằn hông, Beo vàng châu Phi, Cầy hương châu Phi cùng 350 loài chim, 200 loài bướm khác có mặt tại đây..- Nhiều loài cá tại các sông suối của Bwindi thậm chí còn chưa được biết đến. | 1 | null |
Ngày Sách Thế giới, (tiếng Anh: World Book Day) hoặc Ngày Sách và Bản quyền Thế giới, Ngày Sách Quốc tế, là một sự kiện hàng năm diễn ra vào ngày 23 tháng 4 do UNESCO tổ chức nhằm thúc đẩy việc đọc, xuất bản sách và quyền tác giả.
Ngày Sách Thế giới được kỷ niệm lần đầu ngày 23 tháng 4 năm 1995.
Ngày Sách.
Ngày 23 tháng 4 là ngày kính nhớ Thánh George. Ngày này được chọn vì liên quan đến một truyền thống của vùng tự trị Catalonia của Tây Ban Nha, vào ngày kỷ niệm Thánh bảo trợ George, người dân tặng nhau hoa hồng và sách. Ngoài ra, ngày này còn được cho là ngày ra đời và ngày qua đời của William Shakespeare, ngày mất của Miguel de Cervantes và tác giả Catalan Josep Pla và ngày sinh nhật của người đoạt giải Nobel Iceland Halldór Laxness (tuy nhiên cần lưu ý rằng tuy Shakespeare và Cervantes, mặc dù qua đời trong cùng ngày 23 tháng 4 năm 1616, nhưng lại không phải cùng ngày, tại thời điểm này ở Anh vẫn còn dùng lịch Julian, trong khi Tây Ban Nha đã dùng lịch Gregory; như vậy Shakespeare qua đời sau Cervantes mười ngày)
Vào ngày này, tại nhiều quốc gia có tổ chức triển lãm sách, các cuộc đọc sách công cộng, các nhà bán sách giảm giá hay là phát thẻ quà tặng sách...
Tại Anh, ngày này được dời sang thứ năm đầu tiên của tháng Ba. | 1 | null |
Thái Vũ Hách Liên Hoàng hậu (chữ Hán: 太武赫連皇后; ? - 453) là Hoàng hậu duy nhất của Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, hoàng đế Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Sinh thời bà không hề bị phế nhưng khi mất lại không có thụy hiệu Hoàng hậu như bao hoàng hậu khác. Cái chết của bà có khả năng bị thủ tiêu vì mục đích chính trị.
Tiểu sử.
Hoàng hậu Hách Liên thị, không rõ tên và năm sinh, vốn là Công chúa nước Hạ, con gái của Hạ Vũ Liệt đế Hách Liên Khuất Cái (Tấn thư gọi là "Hách Liên Bột Bột").
Năm Thủy Quang thứ 5 (428), Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế tiến công Hạ quốc, chiếm được thành Thống Vạn. Anh trai của Hách Liên thị là Hạ Quốc chủ Hách Liên Xương bỏ trốn, Hách Liên thị và hai người em gái bị quân Bắc Ngụy bắt về cung, trở thành phi tần của Thái Vũ Đế, phong làm Quý nhân. Sang năm Diên Hòa nguyên niên (432), tháng giêng, Thái Vũ Đế chính thức sách lập bà làm Hoàng hậu.
Năm Chính Bình thứ 2 (452), tháng 2, Thái Vũ Đế bị thái giám Tông Ái sát hại. Tông Ái vào cung ép Hách Liên Hoàng hậu ban lệnh lập người con nhỏ của Thái Vũ Đế là Nam An vương Thác Bạt Dư lên làm tân đế. Thác Bạt Dư tôn đích mẫu Hách Liên hậu làm Hoàng thái hậu. Có ý kiến cho rằng Hách Liên hậu liên kết với Tông Ái để trả thù việc Thái Vũ Đế tiêu diệt tông thất nước Hạ, vốn là thân nhân của bà.
Tháng 10 năm đó, Tông Ái lại giết Thác Bạt Dư, rồi bị các đại thần xử tử. Ngôi vua khi này để trống. Các đại thần ủng lập Thác Bạt Tuấn, hậu duệ của con trai cả Thái Vũ Đế là Thái tử Thác Bạt Hoảng đã mất. Thác Bạt Tuấn lên ngôi, tức Bắc Ngụy Văn Thành Đế. Hách Liên Thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu.
Năm Hưng An thứ 2 (453), tháng nhuận, ngày Ất Hợi, Thái hoàng thái hậu qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi, không có thụy hiệu. Bà được an táng ở Kim lăng (金陵).
Theo bình luận của học giả Lý Bằng (李凭) trong cuốn "Bắc Ngụy Văn Thành Đế đích Tam hậu chi tranh" (北魏文成帝初年的三后之争) có nhận định về khoảng thời gian này, cho rằng việc Hách Liên thị được Thác Bạt Dư tôn làm Hoàng thái hậu tức cũng biểu thị rõ bà có vai trò nâng đỡ trong việc ông được lập lên ngôi. Nên sau khi Văn Thành Đế lên ngôi, Hách Liên thị lại đột ngột băng, mà còn không có truy phong cũng như ghi chép kĩ càng lý do mất, hoặc thăng phụ thần chủ lên Miếu thất. Đây chứng tỏ cái chết của bà là thủ tiêu chính trị, và việc Tông Ái giết Thái Vũ Đế năm xưa rất có thể cũng liên quan đến bà. | 1 | null |
Đới tách giãn Albertine là nhánh phía tây của Đới tách giãn Đông Phi, bao gồm các bộ phận tại các quốc gia Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Rwanda, Burundi và Tanzania. Nó trải dài từ phía bắc của hồ Albert đến cuối phía nam của hồ Tanganyika. Thuật ngữ địa lý này bao gồm các thung lũng và những ngọn núi xung quanh.
Địa chất.
Đới tách giãn Albertine và những ngọn núi xung quanh là kết quả của quá trình địa chất kiến tạo mảng mà dần dần mảng Somali tách ra khỏi phần còn lại của lục địa châu Phi. Các ngọn núi xung quanh đới tách giãn được tạo thành từ đá nền móng tiền Cambri bị nâng lên, được phủ lên trên bởi đá núi lửa trong khoảng thời gian gần đây.
Tự nhiên.
Sông hồ.
Phần phía bắc bị chia cắt bởi hai dãy núi lớn, núi Rwenzori giữa Hồ Albert và Hồ Rutanzige (trước đây là Hồ Edward) và dãy núi Virunga giữa Hồ Rutanziga và hồ Kivu. Các đỉnh của dãy Virunga tạo thành một rào cản giữa các lưu vực sông Nin ở phía bắc và phía đông và lưu vực sông Congo ở phía tây và phía nam. Hồ Rutenzige được nuôi dưỡng bởi nhiều con sông lớn, sông Rutshuru là một trong số đó, nó chảy về phía bắc qua sông Semliki vào hồ Albert. Sông Victoria Nin chảy từ hồ Victoria vào cuối phía bắc của hồ Albert và chảy ra sông Nin Trắng từ một điểm ở phía tây, chảy về phía bắc đến Địa Trung Hải.
Phía nam của Virunga, nước từ hồ Kivu chảy về phía nam vào hồ Tanganyika qua sông Ruzizi. Hồ Tanganyika sau đó chảy vào sông Congo qua sông Lukuga. Dường như hệ thống thủy văn hiện nay được thiết lập trong khoảng thời gian gần đây khi các núi lửa Virunga phun trào và chặn dòng chảy về phía bắc của nước từ hồ Kivu vào hồ Edward, làm cho nó thay vì xả về phía nam vào hồ Tanganyika. Trước đó hồ Tanganyika, hoặc tiểu lưu vực riêng biệt trong những gì bây giờ là hồ, có thể đã không có lối thoát nước nào khác hơn là bốc hơi. Các sông Lukuga đã hình thành gần đây, cung cấp một lộ trình mà qua đó các loài thủy sản lưu vực sông Congo có thể tới được Hồ Tanganyika.
Núi.
Từ phía bắc đến phía nam của đới tách giãn này là các đỉnh núi bao gồm cao nguyên Lendu, Núi Rwenzori, núi Virunga và Itombwe. Núi Ruwenzori dài 120 km (75 dặm) và rộng 65 km (40 dặm). Nó bao gồm các Núi Stanley cao 5.119 m (16.795 ft), núi Speke cao 4.890 m (16.040 ft) và núi Baker cao 4.843 m (15.889 ft). Khối núi Virunga dọc theo biên giới Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo bao gồm 8 ngọn núi lửa. Hai trong số này chính là Nyamuragira và Nyiragongo, những ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động.
Các khối núi bị cô lập về phía nam bao gồm Núi Bururi ở miền nam Burundi, núi Kungwe-Mahale ở phía tây Tanzania, và núi Kabobo, núi Marungu trên bờ hồ Tanganyika thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo. Hầu hết các núi đều cao từ 2.000 m (6.600 ft) tới 3.500 m (11.500 ft). | 1 | null |
Harley-Davidson, Inc. (H-D), hay Harley, là một nhà sản xuất xe máy Mỹ được thành lập năm 1903 tại Milwaukee, Wisconsin. Đây là một trong hai nhà sản xuất xe máy lớn của Mỹ đã sống sót qua cuộc Đại suy thoái, công ty kia là Indian. Công ty đã tồn tại qua nhiều thỏa thuận về quyền sở hữu, sắp xếp công ty con, qua các thời kỳ sức khỏe kinh tế và chất lượng sản phẩm kém và cạnh tranh toàn cầu khốc liệt để trở thành một trong những nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và là một thương hiệu nổi tiếng được biết đến với sự trung thành. Có các câu lạc bộ chủ sở hữu xe và các sự kiện xe trên toàn thế giới, cũng như một bảo tàng tập trung vào thương hiệu do công ty tài trợ.
Harley-Davidson được chú ý bởi một phong cách tùy biến đã tạo ra phong cách xe máy chopper. Công ty có truyền thống đưa ra thị trường những chiếc mô tô cruiser hạng nặng, làm mát bằng không khí với dung tích động cơ lớn hơn 700 cm³, nhưng công ty cũng đã mở rộng các dịch vụ của mình để bao gồm các nền tảng đương đại VRSC (2002) và Street tầm trung (2015).
Harley-Davidson sản xuất xe máy của mình tại các nhà máy ở York, Pennsylvania; Milwaukee, Wisconsin; Thành phố Kansas, Missouri (đóng cửa); Manaus, Brazil; và Bawal, Ấn Độ. Việc xây dựng một nhà máy mới ở Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2018. Công ty tiếp thị sản phẩm của mình trên toàn thế giới, đồng thời cấp phép và tiếp thị hàng hóa dưới thương hiệu Harley-Davidson, trong đó có may mặc, trang trí nhà cửa và đồ trang trí, phụ kiện, đồ chơi, mẫu xe máy các cỡ và trò chơi video dựa trên dòng xe máy và cộng đồng. | 1 | null |
là một chuỗi cửa hàng tạp hóa nhượng quyền kinh doanh của Nhật Bản lần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản ngày 1 tháng 9 năm 1981. FamilyMart là chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn thứ 3 tại Nhật, sau 7-Eleven và Lawson. FamilyMart do công ty TNHH FamilyMart sở hữu và quản lý. Cổ đông chính của nó là tập đoàn Itochu, nắm giữ 35,55% vốn. Trụ sở công ty đặt tại tầng 17 tòa nhà Sunshine60 ở Ikebukuro, Toshima, Tokyo.
Tại cửa hàng có tất cả hàng hóa mà một tiệm tạp hóa bán, như các loại tạp hóa cơ bản, tạp chí, manga, nước ngọt có ga, rượu (VD: sake), nikuman, gà rán, onigiri và bentō.
Khẩu hiệu chính thức của FamilyMart là "FamilyMart, Where You Are One of the Family" ("dịch" "FamilyMart, nơi bạn là một phần của gia đình"). | 1 | null |
Kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha chấn hưng là một phong cách kiến trúc ở Hoa Kỳ nổi lên vào đầu thế kỷ 20 dựa theo kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha của chế độ thực dân Tây Ban Nha ở châu Mỹ.
Triển lãm Panama-California năm 1915 tổ chức lại San Diego, đã làm nổi bật công trình của kiến trúc sư Bertram Goodhue, và được coi là sự khởi đầu cho phong cách này lan rộng trên toàn nước Mỹ. Phong trào chấn hưng kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha được chấp nhận chủ yếu ở các bang California và Florida, và thời kỳ phổ biến nhất của phong cách này là khoảng từ năm 1915 đến 1931. | 1 | null |
Buổi ra mắt (, Tiếng Pháp "première", nghĩa là "đầu tiên") là buổi công chiếu hoặc buổi công diễn đầu tiên trước công chúng của một tác phẩm, như một vở kịch sân khấu, phim, bài nhảy hoặc một tác phẩm âm nhạc.
Raymond F. Betts cho rằng Sid Grauman là người đầu tiên giới thiệu khái niệm "buổi công chiếu đầu tiên của phim". | 1 | null |
sông Thâm Quyến () là sông tạo thành một phần biên giới giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nằm giữa khu Bắc của Hồng Kông và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông. Hiện nay, ngoài sông Thâm Quyến ra thì biên giới giữa hai bên còn có sông Sa Đầu Giác và đường Trung Anh.
Địa lý.
Sông Thâm Quyến bắt nguồn từ đỉnh Ngưu Vĩ, do chi lưu thượng du là sông Liên Đường bắt nguồn từ núi Ngô Đồng nên người Hồng Kông xem sông Thâm Quyến phát nguyên từ nơi đó, sông chảy theo hướng đông bắc-tây nam ra vịnh Thâm Quyến. Tổng chiều dài của sông Thâm Quyến là 37 km, độ dốc trung bình của lòng sông là 1,1%. Thủy hệ sông Thâm Quyến phân bố theo hình quạt, các chi lưu chủ yếu là sông Bố Cát, sông Phúc Điền, sông Hoàng Cương, sông Tân Châu, bên phía Hồng Kông có sông Ngô Đồng và sông Bình Nguyên. Diện tích lưu vực của sông Thâm Quyến là 312,5 km², trong đó 125 km² thuộc địa giới Hồng Kông.
Từ Sa Loan về phía trên là đoạn sông thượng du, từ Sa Loan đến Hoàng Bối Lĩnh là đoạn sông trung du, từ Hoàng Bối Lĩnh ra đến cửa sông là đoạn hạ du.
Sông Thâm Quyến khi xưa là nguồn gốc gây ra lũ lụt cho vùng bắc bộ Tân Giới, gần đây chính phủ Hồng Kông và Thâm Quyến dốc sức vào việc chỉnh trị dòng chảy của sông, mở rộng lòng sông và nắn thẳng dòng chảy, do vậy tình hình cải thiện rõ rệt.
Lịch sử.
Sông Thâm Quyến là dòng sông có một vị trí quan trọng trong lịch sử của Hồng Kông, cũng là sông dài nhất trên lãnh thổ này. Thời xưa, sông Thâm Quyến từng được gọi là Minh khê, từ Hiệp định mở rộng Lãnh thổ Hồng Kông năm 1898, đổi sang gọi là sông Thâm Quyến, là biên giới giữa Tân Giới do Anh thuê trong 99 năm với phần còn lại của Trung Quốc. | 1 | null |
sông Sa Đầu Giác () tạo thành một phần biên giới giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục (đoạn từ cầu Sa Đầu Giác Hà đến Bách Công Ao).
Sông Sa Đầu Giác có cùng điểm khởi nguyên với sông Thâm Quyến, gần Bách Công Ao, chảy về phía đông ra vịnh Sa Đầu Giác. Đường Trung Anh nguyên là một phần của sông Sa Đầu Giác, về sau bị lấp và trở thành đường phố, nay là điểm tiếp giáp trên bộ duy nhất giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. | 1 | null |
Óc chó hay Hồ đào, Hạch đào, Vạn Tuế Tử là một chi thực vật thuộc Họ Óc chó. Chúng là những cây rụng lá, cao khoảng từ 10 tới 40 mét. 21 loài của chi này có mặt ở vùng ôn đới Cựu Thế giới từ đông nam châu Âu tới Nhật Bản, và có phạm vi trải rộng hơn ở Tân Thế giới từ đông nam Canada tới California về phía tây và Argentina về phía nam. Nhân (hạt giống) của tất cả các loài óc chó đều ăn được, trong đó loài " J. regia" được trồng phổ biến nhất do có nhân hạt to và lớp vỏ hạt cứng khá mỏng.
Phân loại.
Danh pháp.
Chi "Juglans" được chia thành bốn đoạn (sections). | 1 | null |
Đảo Mafia ("Chole Shamba") là một phần của quần đảo Zanzibar thuộc Tanzania, cùng với Unguja, Pemba và Latham. Đảo Mafia là một trong sáu huyện của vùng Pwani, được quản lý từ lục địa chứ không thuộc về khu bán tự trị Zanzibar.
Nhóm đảo Mafia gồm một đảo lớn có diện tích 394 km² và một vài hòn đảo nhỏ hơn, một vài trong số đó có người cư trú, như đảo Chole với diện tích 2 km² và có 800 cư dân. Chole Bay là cảng nước sâu của đảo. Đô thị chính trên đảo là Kilindoni. Vùng biển nằm giữa châu thổ sông Rufiji và đảo được gọi là eo biển Mafia.
Theo điều tra nhân khẩu năm 2002 tại Tanzania, dân số huyện Mafia là 40.801 người. Nền kinh tế của đảo dựa trên ngư nghiệp, nông nghiệp tự cung và chợ tại Kilindoni. Hòn đảo thu hút một số du khách, chủ yếu là các thợ lặc ưa mạo hiểm, thử làm ngư dân hay muốn thư giãn.
Huyện Mafia được chia thành 7 xã: | 1 | null |
Unguja (cũng gọi là Zanzibar) là hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất tại Zanzibar, Tanzania.
Địa lý.
Unguja là một đảo có nhiều đồi núi, dài khoảng theo chiều bắc-nam và rộng theo chiều đông tây ở khoảng cách cực đại, với tổng diện tích . Unguja nằm ở phía nam của Quần đảo Zanzibar trên Ấn Độ Dương, cách hòn đảo lớn thứ hai của quần đảo là Pemba về phía nam. Unguja và Tanzania đại lục tách biệt nhau qua eo biển Zanzibar.
Bao quanh Unguja là một số hòn đảo nhỏ hơn, trong số đó chỉ có hai đảo là Tumbatu và Uzi có người cư trú. Các đảo khác gồm có Bawe, Chapwani, Changuu, Chumbe, Kizingo, Kwale, Latham, Mautani, Miwi, Mnemba, Mwana wa Mwana, Nianembe, Popo, Pungume, và Ukanga.
Chính trị.
Unguja và các đảo xung quanh được phân thành ba vùng: Zanzibar Trung/Nam (thủ phủ là Koani), Zanzibar Bắc (thủ phủ là Mkokotoni), Zanzibar Đô thị/Tây (thủ phủ là thành phố Zanzibar). Unguja thuộc Zanzibar, Hiến pháp Tanzania xác định khu vực này là "một phần" của Tanzania với quyền tự trị cao độ. Chính phủ địa phương Zanzibar đặt tại Stone Town, trên bờ tây của đảo Unguja.
Dân cư.
Theo điều tra năm 2012, tổng dân số của đảo Unguja là 896.721 người, hầu hết họ tập trung tại vùng đô thị Zanzibar. Điểm định cư chính trên đảo là thành phố Zanzibar, đây cũng là thủ đô của Zanzibar và bao gồm khu thành lịch sử Stone Town, hay Michenzani. Các khu dân cư khác trên đảo Unguja bao gồm Mbweni, Mangapwani, Chwaka, và Nungwi.
Người dân Unguja hầu hết nói "kiunguja" ("tiếng Unguja"), một phương ngữ của tiếng Swahili, tiếng Swahili tiêu chuẩn được xác định bằng cách dựa chủ yếu trên phương ngữ của đảo.
Kinh tế.
Unguja có một ngành công nghiệp du lịch phát triển, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế của đảo. Bên cạnh đó, đảo cũng có một ngành nông nghiệp (bao gồm sản xuất các loại gia vụ như đinh hương và ngư nghiệp. Dọc theo toàn bộ bờ biển phía đông, hầu hết các ngôi làng sinh sống dựa vào nghề nuôi trồng tảo biển. | 1 | null |
Đảo Pemba, cũng gọi là "đảo Xanh" trong tiếng Ả Rập (), là một bộ phận của quần đảo Zanzibar, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông châu Phi trên Ấn Độ Dương. Đảo có diện tích cách đảo lớn nhất của quần đảo là Unguja về phía bắc. Đảo nằm cách Tanzania đại lục về phía đông, qua eo biển Pemba. Cùng với đảo Mafia (phía nam đảo Unguja), các hòn đảo này tạo thành Quần đảo Gia vị.
Đảo Pemba có địa thế bằng phẳng hơn, đất đai phì nhiêu hơn so với đảo Unguja, hầu hết hòn đảo được chuyển thành các mảnh đất trồng trọt với quy mô nhỏ, song cũng có các cánh đồng quy mô lớn trồng các loại cây như đinh hương.
Trong những năm trước đây, hiếm khi có người viếng thăm hòn đảo do không thể tiếp cận và tiếng xấu bất ổn chính trị, song đảo lại là một trung tâm về y học truyền thống và thuật phù thủy. Có một cộng đồng người Ả Rập khá lớn trên đảo, họ nhập cư đến đây từ Oman. Dân cư trên đảo hòa trộn giữa người Ả Rập và người Swahili bản địa, một phần đáng kể được xác định là người Shirazi.
Các đô thị quan trọng nhất trên đảo Pemba là Chake-Chake (thủ phủ), Mkoani, và thành phố lớn nhất Wete. Chake-Chake nằm ở trung tâm đảo, trên đỉnh một đồi, nhìn ra một vịnh và đảo nhỏ Misali ở phía tây. Ngoài trừ một dải đất dọc theo bờ biển phía đông Pemba là một nơi rất phì nhiêu: ngoài cây đinh hương, người dân địa phương trồng chủ yếu là lúa, dừa, chuối, sắn và đậu tây.
Pemba cũng được biết đến với các điểm lặn biển, với các dốc thẳng đứng, san hô chưa bị tác động và đời sống sinh vật biển phong phú. | 1 | null |
Bắc Kalimantan () là một tỉnh của Indonesia. Tỉnh nằm trên phần thuộc Indonesia của đảo Borneo. Tỉnh có dân số khoảng 525.000 theo điều tra năm 2010.
Bắc Kalimantan có biên giới quốc tế với Malaysia, cụ thể là với bang Sabah về phía bắc và bang Sarawak về phía tây, tỉnh có ranh giới nội địa với tỉnh Đông Kalimantan ở phía nam.
Tỉnh Bắc Kalimantan được thành lập vào ngày 25 tháng 10 năm 2012, với diện tích 71.177 km², trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đông Kalimantan.
Bắc Kalimantan được chia thành 4 huyện và 1 thành phố. | 1 | null |
Lepidurus packardi là một loài tôm nòng nọc quý hiếm được biết đến với tên gọi thông thường Tôm nòng nọc hồ mùa xuân. Nó có nguồn gốc ở California và miền nam Oregon. Loài giáp xác này dài khoảng 5 cm (2,0 in). Nó có một lá chắn như mai dài đến 3,5 cm (1,4 in). Nó có mắt kép, lên đến 48 cặp phyllopods (chân bơi). | 1 | null |
AlloCiné là một tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin về điện ảnh Pháp, đặc biệt tập trung vào quảng bá các sản phẩm mới kèm thông tin về đĩa DVD. Ban đầu, tổ chức này là một đơn vị cung cấp dịch vụ qua điện thoại, về sau mở rộng thêm phạm vi hoạt động lên Internet qua website alloCiné.fr - nơi cung cấp nhiều thông tin về các phim được phát hành tại Pháp. Năm 2005, AlloCiné bắt đầu cung cấp thông tin về các chương trình truyền hình.
AlloCiné ra mắt năm 1993. Công ty lần lượt bị Canal+ và Vivendi Universal mua lại vào các năm 2000 và 2002. Từ tháng 6 năm 2007, AlloCiné thuộc sở hữu của Tiger Global - một quỹ đầu tư Mỹ (thành viên của Tiger Management). Trụ sở đặt tại Đại lộ Champs-Élysées, Paris, Pháp. | 1 | null |
Gustav Hermann von Alvensleben (17 tháng 1 năm 1827 tại Rathenow – 1 tháng 2 năm 1905 tại Möckmühl) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đồng thời là Hiệp sĩ Huân chương Đại bàng Đen. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.
Tểu sử.
Gustav Hermann von Alvensleben sinh vào tháng 1 năm 1827, ở Rathenow, trong gia đình quý tộc người Hạ Đức Alvensleben. Là con trai thứ hai của Thượng tướng Kỵ binh Gebhard Karl Ludolf von Alvensleben với bà Eugenia von Oppell, ông đã đi học tại các trường thiếu sinh quân ở Potsdam và Berlin ngay khi 11 tuổi, rồi được phong cấp hàm Thiếu úy năm 17 tuổi, và được thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp quân sự của mình. Ngay từ thuở thiếu thời, ông đã trở nên nổi tiếng như một tay lái ngựa kỳ cựu. Với cấp bậc Trưởng quan kỵ binh ("Rittmeister") trong Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 3, Alvensleben, trên lưng con ngựa thiến già "Cocktail" của mình, đã giành chiến thắng trước 16 đối thủ và được nhận Phần thưởng Vinh dự của nhà vua Wilhelm I trong cuộc đua ngựa đầu tiên của quân đội Phổ tại Treskowschen Feldmark ở "Vorwerk" "Karlshorst", khởi đầu và lúc 10 giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 1862. Cuộc đua này là sự kiện chính thức mở đầu biên niên sử môn đua ngựa ở Karlshorst. Khoảng năm 1855, Franz Krüger đã cho ra mắt một tác phẩm hội họa mô tả Alvensleben trên lưng con ngựa "Brin d’Amour" của ông.
Trong các cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, Chiến tranh Bảy tuần năm 1866 và Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871, ông đã thể hiện khả năng của mình như một chỉ huy kỵ binh và được nhiều huân chương cao quý, trong đó cả phần thưởng quân sự cao quý nhất của Phổ, Huân chương Thập tự Xanh vào năm 1871 vì đã thể hiện lòng dũng cảm đặc biệt trong chiến dịch ở Pháp. Ba năm sau (1874), ông được lên quân hàm Thiếu tướng, sau đó vào năm 1880 ông được thăng chức Trung tướng và Sư đoàn trưởng. Sáu năm sau (1886), ông được lên chức Thượng tướng Kỵ binh và Tướng tư lệnh Quân đoàn XIII (Württemberg). Sau khi thống lĩnh quân đoàn được bốn năm, ông giải ngũ vào năm 1890, và được trao tặng Huân chương Đại bàng Đen – phần thưởng cao quý nhất của Phổ, vì những cống hiến của ông trong cả thời chiến lẫn thời bình.
Alvensleben là đồng chủ nhân của điền trang Woltersdorf gần Magdeburg tại Sachsen-Anhalt, nhưng phải bán điền trang này vào năm 1881 để trả một khoản nợ đã tồn tại từ cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức năm 1813. Người anh/em trai của ông là Kiểm lâm trưởng ("Oberforstmeister") Gebhard Nikolaus von Alvensleben.
Vào năm 1887, ông kết hôn với bà Gabriele Freiin von Berlichingen – khi ấy mới 18 tuổi, xuất thân từ Jagsthausen. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho họ hai người con: Achaz von A. (1888 – 1976) và Oda (1889 – 1924), người đã kết hôn với Tiến sĩ Luật Paul Arni, luật sư Thụy Sĩ. Vào năm 1902, Alvensleben trở thành kiếm được của Lâu đài Möckmühl (Württemberg) gần Jagsthausen, còn được biết đến với tên gọi là "Götzenburg"; ông đã tái thiết lâu đài này và biến nó thành dinh thự của mình, nơi ông từ trần vào ngày 1 tháng 2 năm 1905. | 1 | null |
Mysida là một nhóm động vật giáp xác nhỏ, giống tôm, một bộ trong siêu bộ Peracarida. Mysida chủ yếu được tìm thấy trong nước biển trên toàn thế giới, nhưng cũng rất quan trọng trong một số hệ sinh thái nước ngọt-mặn tại Bắc bán cầu. Một số loài trong nhóm này được nuôi với mục đích thử nghiệm và là nguồn thức ăn cho sinh vật biển nuôi khác. | 1 | null |
Hemimysis anomala, là một loài động vật giáp xác giống tôm trong bộ Mysida, nguồn gốc ở khu vực Ponto-Caspian, đã được lan rộng khắp châu Âu từ những năm 1950.
Môi trường sống.
Hemimysis anomala thích bề mặt đáy cứng, bao gồm đá và vỏ và tránh đáy mềm và các vùng thực vật rậm rạp hoặc bồi lắng cao. Trong phạm vi nguồn gốc của nó, loài này được tìm thấy ở độ sâu từ 0,5 đến 50 mét (1,6–160 ft), mặc dù chúng thường sống ở độ sâu 6–10 m (20–33 ft). Loài này thường được tìm thấy trong vùng nước ao tù, nó cũng đã được tìm thấy dọc theo đá, bờ biển sóng tiếp biển. Nó chịu đựng nồng độ mặn 0-19 ppt và thích nhiệt độ nước 9-20 °C (48-68 °F). Chúng có thể tồn tại nhiệt độ 0 °C (32 °F) vào mùa đông, nhưng không phải không có tỷ lệ tử vong đáng kể. | 1 | null |
Cá dây Cape (tên khoa học Zeus capensis) là một loài cá thuộc chi Zeus. Nó phổ biến ở Tây Ấn Độ Dương gần bờ biển Mozambique, cũng xung quanh Mũi Hảo Vọng đến Vịnh St Helena, Nam Phi. Nó là cá đáy, chiều dài tối đa lên đến 90,0 cm. Sống ở độ sâu 35 – 200 m. | 1 | null |
Đình thần Dương Đông tọa lạc trên đường 30 tháng 4, khu phố 1, phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Lịch sử.
Đình được xây dựng từ năm 1959 để thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh và các vị tiền nhân có công khai làng lập ấp. Đến năm 1991, đình được trùng tu, và vẫn giữ được dáng vẻ ấy cho đến hôm nay.
Lễ hội.
Đây là địa điểm thể hiện tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của người dân trên thành phố đảo Phú Quốc. Hằng năm, hội đình mở vào các ngày mồng 10, 11 tháng Giêng (âm lịch) và ngày 15, 16 tháng Bảy (âm lịch) để tưởng nhớ những người có công trong việc mở làng lập ấp. Vào những ngày này, nhân dân quy tụ về rất đông để cúng thần và cầu nguyện được thần phù hộ, che chở. Đây cũng là dịp khách tham quan có thể thưởng thức những tiếc mục văn hóa lễ hội đặc sắc của cư dân trên đảo. | 1 | null |
Đông Phong là một phường thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Đông Phong có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 5,27 km², dân số năm 2012 là 10.964 người, mật độ dân số đạt 2.079 người/km².
Lịch sử.
Phường Đông Phong được thành lập vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 trên cơ sở điều chỉnh 171,26 ha diện tích tự nhiên, 10.211 người của phường Tân Phong và 356,09 ha diện tích tự nhiên, 753 người của xã San Thàng.
Sau khi thành lập, phường có 527,35 ha diện tích tự nhiên và 10.964 người. | 1 | null |
Quyết Tiến là một phường thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Quyết Tiến có vị trí địa lý:
Phường có diện tích 3,07 km², dân số năm 2012 là 6.834 người, mật độ dân số đạt 2.229 người/km².
Lịch sử.
Phường Quyết Tiến được thành lập vào ngày 2 tháng 1 năm 2012 trên cơ sở điều chỉnh 306,66 ha diện tích tự nhiên và 6.834 người của phường Quyết Thắng. | 1 | null |
Lythronax là một chi khủng long chân thú bạo chúa. Loài điển hình là "Lythronax argestes" ("chúa tể đẫm máu"). "Lythronax argestes" đứng trên hai chân, cơ thể dài khoảng 9 m và cân nặng khoảng 2,5 tấn. Loài khủng long này đã sinh sống 80 triệu năm về trước ở phía nam Utah. Khu vực sinh sống chủ yếu của loài này là lục địa Laramidia, một vùng đất được hình thành trên bờ biển phía tây của Bắc Mỹ.
Phần hóa thạch loài này được tìm thấy năm 2009 ở miền nam bang Utah, bao gồm xương hộp sọ và một số bộ phận khác của cơ thể. | 1 | null |
Vườn quốc gia Thụy Điển được quản lý bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển (viết tắt là EPA) (tiếng Thụy Điển: "Naturvårdsverket") và thuộc sở hữu của Nhà nước. Mục tiêu của dịch vụ vườn quốc gia là tạo ra một hệ thống các khu bảo tồn đại diện cho tất cả các vùng tự nhiên khác nhau của đất nước. Năm 1909, Thụy Điển đã trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu thành lập các vườn quốc gia khi có 9 vườn quốc gia được thành lập khi hội đồng lập Pháp Riksdag của quốc gia này thông qua pháp luật về vườn quốc gia trong năm đó. Tiếp theo đó là việc thành lập tiếp 7 vườn quốc gia từ giữa năm 1918 tới năm 1962 và tăng lê thêm 13 địa điểm nữa từ giữa năm 1982 và 2009. Vườn quốc gia gần đây nhất được thành lập là Vườn quốc gia Kosterhavet. Hiện tại có 29 vườn quốc gia tại Thụy Điển, bảo vệ khu vực có diện tích 731.589 ha (1.807.796 mẫu Anh) dự kiến hơn 6 vườn quốc gia nữa sẽ được thành lập vào năm 2013 .
Theo EPA, các vườn quốc gia Thụy Điển phải đại diện cho các loại cảnh quan độc đáo, được bảo vệ một cách hiệu quả và được sử dụng để nghiên cứu, giải trí và du lịch mà không gây hại tới môi trường. Địa hình núi chiếm ưu thế với 90% diện tích các khu vực bảo vệ. Lý do cho điều này là các khu vực núi sâu rộng lớn được bảo vệ bởi các vườn quốc gia rộng lớn phía Bắc - Padjelanta và Sarek mỗi vườn quốc gia có diện tích khoảng 200.000 ha (490.000 mẫu Anh). Có 4 vườn quốc gia trong số đó ở phía bắc là một phần của Vùng đất Laponia, một Di sản thế giới hỗn hợp còn vườn quốc gia Skuleskogen cũng là một phần của Bờ Biển Cao cũng là Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. Các vườn quốc gia ở phía nam Thụy Điển - Söderåsen, Dalby Söderskog và Stenshuvud - được bao phủ bởi các khu rừng lá rộng với khoảng 2.000 ha mỗi vườn quốc gia. Vườn quốc gia Fulufjället là một phần của Các vườn quốc gia thuộc Mạng lưới khu bảo tồn châu Âu (PAN), một mạng lưới được thành lập bởi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) nhằm tạo điều kiện cho việc bảo tồn lâu dài và quản lý du lịch đối với các vườn quốc gia châu Âu.
Dưới đây là danh sách các vườn quốc gia tại Thụy Điển.
Vườn quốc gia dự kiến.
Năm 2008, sau quá trình điều tra, Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển đặt ra một kế hoạch thành lập 13 vườn quốc gia mới trong tương lai không xa. Theo kế hoạch, 7 trong số đó sẽ được thành lập từ năm 2009 đến năm 2013. Đầu tiên là Vườn quốc gia Kosterhavet đã được khánh thành trong tháng 9 năm 2009. Các vườn quốc gia còn lại không rõ thời gian chính xác sẽ được thành lập. | 1 | null |
hay còn được biết đến trong tiếng Anh với tên gọi Little Battlers Experience (LBX), là một series video game hành động nhập vai do Level-5 sản xuất, liên quan đến mô hình robot nhựa nhỏ. Các trò chơi đầu tiên của series được phát hành vào ngày 16 tháng 6 năm 2011 cho hệ máy PlayStation Portable và đã mở rộng đến 6 trận đấu chính thức và ba loạt phim hoạt hình Nhật Bản.
Truyền thông.
Anime.
Bộ phim được công chiếu trên kênh TV Tokyo. Bộ phim cũng được Bandai phát triển và mô phỏng các Chiến cơ trong phim làm thành đồ chơi. Tại Việt Nam bộ phim cũng được chiếu trên kênh truyền hình thiếu nhi Sao TV, HTVC gia đình, VTC11 kidstv và BIBI dưới tên Đấu sĩ LBX.
Danh sách tập phim.
Danball Senki.
Tập 1 Cuộc Gặp Gỡ Định Mệnh
Tập 2 Achilles Biến Mất
Tập 3 Kẻ Phá Hủy
Tập 4 Hiệp Sĩ Vàng Khó Tính
Tập 5 Assassin Bí Ẩn
Tập 6 Thử Thách
Tập 7 Nhà Cải Cách
Tập 8 Mê Cung Ngôi Sao Của Thiên Thần
Tập 9 Quái Vật Sắt Jieteus
Tập 10 Jin Người Bạn Mới Bí Ẩn
Tập 11 Ảo Thuật Trong Phép Hộp
Tập 12 Cuộc thi Viscidus
Tập 13 Người Thích Đùa Tấn Công
Tập 14 Tiến Lên Hoàng Đế
Tập 15 Năng lượng Cứu Thế giới
Tập 16 Đột Nhập Pháo Đài Đen
Tập 17 Cuộc Gặp Gỡ Định Mệnh
Tập 18 Cuộc thi Artenits
Tập 19 Cuộc Chiến Khốc Liệt Giữa Jin và Lex
Tập 20 Đối Thủ Khó Chi
Tập 21 Ánh Sáng Thạch Anh
Tập 22 Cầu Thủ Bí Ẩn Yuuya Haibara
Tập 23 Cuộc chiến hoàng gia
Tập 24 Trận Đấu Kịch Tính
Tập 25 Bắt Đầu Cuộc Phiêu Lưu Mới
Tập 26 Đấu Sĩ LBX Pandora Tỏa Sáng
Tập 27 Cỗ Máy Mới Thức Tỉnh
Tập 28 Odin Tiến Lên
Tập 29 Huyền Thoại Hacker Ota X
Tập 30 Phá Vỡ Với Cổng Trời
Tập 31 Tiến Thẳng Tới Vương Quốc Akihabara
Tập 32 Cúp Akihabara Bắt Đầu
Tập 33 Gouda Đấu Với Sendo
Tập 34 Trận Chiến Khốc Liệt Ban Đấu Với Jin
Tập 35 LBX mới Abollo kaiser
Tập 36 Hy Vọng Của Con người Chu Kì Vĩnh Cựu
Tập 37 Pháo Đài Xe Tăng Bardoma
Tập 38 Người Tìm Kiếm Hồi Sinh
Tập 39 Ban Hãy Lấy Lại Sức Mạnh
Tập 40 Tiết Lộ Âm Mưu
Tập 41 Pháo Đài Bay
Tập 42 Nhiệm Vụ Cuối Cùng Được Hay Mất
Tập 43 Trận Chiến Trên Bầu Trời
Tập 44 Người Thay Đổi Thế giới
Cốt truyện.
Danball Senki.
Lấy bối cảnh năm 2050, một trò chơi mới với tên gọi đấu sĩ LBX (Little Battler eXperience) được nhiều người trên thế giới yêu thích, đặc biệt là thanh thiếu niên.Ở thị trấn Misora,thành phố Tokyo,có một học sinh tên là Yamano Ban cậu rất yêu thích LBX nhưng lại bị mẹ cậu cấm chơi. Một hôm,trên đường đi học về, cậu gặp một người phụ nữ lạ mặt. Người đó đã đưa cho cậu một chiếc cặp có chứa một LBX bên trong với lời nói:"chiếc cặp này chứa đựng hi vọng và tuyệt vọng của toàn thể nhân loại". Từ đó cậu đã tìm hiểu và biết được bí mật của LBX Achilles đó. Cậu còn biết được bí mật về cái chết của cha và âm mưu của Innovator (nhà cải cách). Cậu đã cùng những người bạn của mình dùng LBX để cứu thế giới và cuộc chiến bắt đầu.
Danball Senki W.
Năm 2051, một năm sau cuộc chiến với Innovator, thế giới được hòa bình nhờ LBX (Little Battle Experience), Ban được chơi LBX cùng bạn bè một cách vui vẻ. Nhưng không lâu sau, một tổ chức với tên gọi Detector xuất hiện và đe dọa thế giới bằng cách brainjack các LBX. Với LBX của mình, Ban, Ami, Kazuya đã chiến đấu với những LBX khác đang bị điều khiển. Nhưng Ami và Kazuya lại bị bắt cóc một cách bí ẩn. Sau đó, Ban gặp gỡ với những người bạn mới là Hiro và Ran, từ đó cả ba cùng nhau chiến đấu chống lại Detector, cứu Ami và Kazuya. Trong quá trình tìm kiếm Detector, Ban cùng các bạn đến quốc gia A, gặp Jessica, Jin và cả Yuuya và biết được năng lực thực sự của Hiro.
Danball Senki WARS.
Năm 2055, LBX đã trở thành sở thích phổ biến nhất thế giới và nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống con người. Học viện phổ thông tổng hợp Kamui Daimon, mảnh đất được nhiều người chơi LBX biết đến là ngôi trường đạo tạo những người chơi LBX duy nhất trên thế giới. Sau khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đầu vào của ngôi trường này, Sena Arata cuối cùng đã được nhận vào trường. Ở đó, Arata gặp Hoshihara Hikaru, một học sinh mới chuyển đến trường như cậu. Sau đó, Arata biết được bên dưới khuôn viên của ngôi trường này là một diorama khổng lồ rộng 10 km vuông gọi là Second World. Và như một quy luật ở trường học đặc biệt này, chiến tranh thế giới được mô phỏng trong diorama đó với tên gọi là War Time.
Arata và Hikaru đã được giao cho Tiểu đội 1, đứng đầu là lớp trưởng, Izumo Haruki. Trong nhóm này, họ chiến đấu như những người lính của một đất nước tưởng tượng gọi là Jenock.
Bí mật không thể đoán trước mà ngôi trường này đang nắm giữ là gì? Cuộc chiến kết nối với một tương lai mới sẽ bắt đầu!
Một số nhân vật nổi bật.
Danball Senki.
Yamano Ban (tiếng Nhật: 山野 バン).
Là nhân vật chính trong game, anime, manga Danball Senki và Danball Senki W. Cậu cũng xuất hiện trong movie Inazuma Eleven GO VS Danball Senki W và tập đặc biệt trong Danball Senki WARS. Cậu là một học sinh trung học bình thường và rất thích chơi LBX.
Kawamura Ami (tiếng Nhật: 川村 アミ).
Là một trong những nhân vật chính trong anime, game, manga Danball Senki. | 1 | null |
Lý Khai Phục hay Kai-Fu Lee (; sinh ngày 3 tháng 12 năm 1961) là một nhà tư bản, nhà quản trị, người viết sách, nhà khoa học máy tính, blogger người Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Gần đây, ông thường sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ông là người đầu tiên trên thế giới phát triển hệ thống nhận diện lời nói liên tục, độc lập với người nói trong đề tài tiến sĩ của ông tại Đại học Carnegie Mellon. Sau đó ông trở thành nhà quản trị công nghệ cao tại Apple, SGI, Microsoft và Google.
Ông đã trở thành chủ đề tranh chấp pháp lý giữa Google và Microsoft (nơi làm việc cũ của ông) năm 2005 xoay quanh thỏa thuận phi cạnh tranh một năm mà ông đã ký với Microsoft năm 2000 khi ông đang làm phó tổng giám đốc công ty này.
Lý Khai Phục là một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất trong mảng Internet tại Trung Quốc. Ông từng là giám đốc sáng lập của Google Trung Quốc, làm việc từ tháng 7 năm 2005 đến ngày 4 tháng 9 năm 2009. Ông đã tạo ra trang mạng cá nhân "Ngã Học Võng" (我学网) để giúp giới trẻ Trung Quốc vươn lên trong học vấn và sự nghiệp. Với trên 50 triệu người theo dõi, ông là một trong những blogger được theo dõi nhiều nhất tại Trung Quốc, cụ thể là trên trang Sina Weibo.
Tiểu sử.
Lý Khai Phục sinh ra tại Đài Bắc, Đài Loan. Ông là con trai của nhà lập pháp và sử gia Lý Thiên Dân, quê ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Lý đã trình bày chi tiết cuộc sống cá nhân và con đường sự nghiệp của ông trong cuốn tự truyện "Making a World of Difference" viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung xuất bản tháng 10 năm 2011 và hiện đã có trên Amazon.com.
Sự nghiệp.
Giáo dục.
Năm 1973, Lý Khai Phục tới Mỹ và học trung học tại Oak Ridge, Tennessee. Ông tốt nghiệp với bằng "summa cum laude" tại Đại học Columbia, nhận bằng cử nhân khoa học ngành khoa học máy tính năm 1983. Ông tiếp tục lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại đại học Carnegie Mellon năm 1988. | 1 | null |
Asterias amurensis, còn được gọi là Sao biển Bắc Thái Bình Dương, là một loài sao biển có nguồng gốc ở bờ biển phía bắc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản. Loài này đã được giới thiệu đến các khu vực đại dương của Tasmania, Nam Úc, Alaska, quần đảo Aleutian,một phần của châu Âu, và Maine.
Ăn được. | 1 | null |
Nicole Vaidišová (; sinh ngày 23 tháng 4 năm 1989) là một vận động viên tennis chuyên nghiệp đã giải nghệ người Cộng hòa Séc.
Vaidišová đã vào bán kết Úc Mở rộng năm 2007 và Pháp Mở rộng năm 2006, tứ kết của Wimbledon Championships vào các năm 2007 và 2008.
Thứ hạng cao nhất mà cô đạt được là hạng 7 thế giới
Vaidišová được huấn luyện bởi David Felgate. Từ tháng 3 năm 2009, cô được huấn luyện bởi cha dượng của mình là ông Ales Kodat. Đến cuối năm 2009, cô thuê huấn luyện viên Eric van Harpen.
Vaidišová giải nghệ vào năm 2010 với lý do " thiếu quan tâm đến tennis ", khi đó cô được xếp hạng 177 thế giới. Lúc đó cô mới 21 tuổi.
Cuộc sống cá nhân.
Nicole Vaidišová chơi quần vợt từ năm 6 tuổi, là học viên của học viện quần vợt Bradenton, Florida, Hoa Kỳ. Khả năng giao bóng mạnh là một thứ vũ khí lợi hại của cô. Tháng 9 năm 2006, cô trở thành vận động viên trẻ thứ 12 ở trong top 10 bảng xếp hạng WTA.
Sự nghiệp.
2004.
Vaidišová thắng danh hiệu thứ hai trong sự nghiệp tại Tashkent, vượt qua Virginie Razzano trong trận chung kết. Ngày 18 tháng 10, cô lọt vào top 100, đứng thứ 74 thế giới và là tay vợt trẻ nhất trong top 100 tay vợt nữ vào thời điểm đó.
Sau đó, Vaidišová vào đến tứ kết của giải tại Tokyo, Nhật Bản. Tại Mỹ Mở rộng, cô thua tại vòng 1 trước đương kim vô địch cũng như tay vợt số 1 thế giới là Justine Henin-Hardenne.
2005–2007.
Vào tháng 1, Vaidišová có trận thắng tại một giải grand slam đầu tiên tại Úc Mở rộng, vượt qua Casey Dellacqua, tuy nhiên cô lại thua tại vòng 3 trước hạt giống số 1 Lindsay Davenport.
Tháng 4–2005, cô lọt vào top 50, đứng hạng 47 thế giới. Cô vào tứ kết Family Circle Cup. Tại Pháp Mở rộng năm 2005, cô có trận thắng đầu tiên trước 1 tay vợt trong top 10, trước đương kim vô địch Anastasia Myskina sau đó thua trước Patty Schnyder tại tứ kết. Cô ở top 40 thế giới, đứng hạng 34 vào ngày 18 tháng 4. Tháng 5, cô lọt vào chung kết giải tại Istanbul, thua trước Venus Williams.
Tại Mỹ Mở rộng, Vaidišová có thành tích tốt nhất tại Mỹ Mở rộng là lọt tới vòng 4, lần này cô thua trước Nadia Petrova. Sau đó cô có 2 danh hiệu WTA liên tiếp tại Seoul, (Hàn Quốc), thắng Jelena Janković và tại Tokyo, Nhật Bản, thắng Tatiana Golovin khi tay vợt này bỏ cuộc. Sau đó, cô vào top 20, đứng hạng 18. | 1 | null |
Tyrannosauridae ("bạo long") là một họ khủng long thuộc siêu họ Tyrannosauroidea. Họ này có hai phân họ với tổng cộng 11 chi. Số lượng chi thuộc họ này vẫn còn tranh cãi, một số nhà khoa học cho rằng họ này chỉ có ba chi. Tất cả các chi sống vào cuối kỷ Creta và hóa thạch của chúng hiện được khai quật ở Bắc Mỹ và Châu Á.
Dù tổ tiên của chúng có kích thước nhỏ, các chi Tyrannosauridae hầu như luôn là động vật ăn thịt lớn nhất hệ sinh thái, đặt chúng lên đỉnh chuỗi thức ăn. Loài lớn nhất là "Tyrannosaurus rex", một trong các loài ăn thịt lớn nhất trên cạn, dài tới và nặng .
Mô tả.
Tyrannosaurids đều là các loài động vật to lớn, tất cả chúng đều có cân nặng đạt ít nhất 1 tấn. Một mẫu duy nhất của một cá thể "Alioramus" ước tính dài từ 5 đến 6 mét đã được phát hiện, mặc dù nó được xem xét bởi một số chuyên gia là một con vị thành niên. "Albertosaurus", "Gorgosaurus" và "Daspletosaurus" đều dài từ 8 đến 10 mét,[8] trong khi "Tarbosaurus" dài tới 12 m từ mõm đến đuôi. "Tyrannosaurus" khổng lồ đạt chiều dài 12,3 mét trong mẫu vật lớn nhất, FMNH PR2081 hay Sue.
Giải phẫu sọ của Tyrannosaurid được hiểu rõ do hộp sọ hoàn chỉnh của tất cả các loài được nghiên cứu trừ chi "Alioramus", được biết đến với một phần hóa thạch sọ. "Tyrannosaurus", "Tarbosaurus", và "Daspletosaurus" có hộp sọ dài hơn 1 mét.[8] Các con Tyrannosaurids trưởng thành có hộp sọ cao, lớn, do nhiều xương hợp nên và cung cấp sức mạnh. Đồng thời, các khoang rỗng trong nhiều xương sọ và các lỗ hở lớn (cửa sổ) giữa những xương này giúp giảm trọng lượng hộp sọ. Nhiều đặc tính của sọ tyrannosaurid cũng được tìm thấy trong tổ tiên trước chúng, bao gồm xương trước mõm cao và xương mũi hợp nhất. [5]
Hộp sọ Tyrannosaurid có nhiều đặc điểm độc đáo, bao gồm xương đỉnh hợp nhất với một đỉnh đối xứng nổi bật, chạy dọc theo đường khớp dọc và chia đôi hai cửa sổ trên mái hộp sọ. Đằng sau những cửa sổ, tyrannosaurids có một đỉnh sau sọ cao đặc trưng, cũng xuất hiện từ các xương đỉnh nhưng chạy dọc theo một mặt phẳng ngang chứ không phải theo chiều dọc. Các đỉnh sau sọ đặc biệt phát triển tốt ở "Tyrannosaurus", "Tarbosaurus" và "Alioramus". "Albertosaurus", "Daspletosaurus" và "Gorgosaurus" có những đỉnh cao ở phía trước mắt trên những xương lệ, trong khi "Tarbosaurus" và "Tyrannosaurus" có những khối xương sau hốc mắt cực kỳ dày cộp tạo thành những vấu hình lưỡi liềm sau mắt. "Alioramus" có một hàng sáu cái xương đỉnh trên mõm, phát sinh từ xương mũi; thấp hơn các đỉnh đã được báo cáo từ một số mẫu vật của "Daspletosaurus" và "Tarbosaurus", cũng như loài tyrannosauroid cơ bản hơn như "Appalachiosaurus".[7][11]
Hộp sọ được đặt trên một cái cổ hình chữ S dày, và một cái đuôi dài, nặng đóng vai trò như một đối trọng để cân bằng phần đầu và thân, với khối tâm ở vị trí trên hông. Tyrannosaurids được biết đến với hai chi trước hai ngón rất nhỏ, mặc dù tàn tích của một ngón thứ ba đôi khi được tìm thấy.[5][12] "Tarbosaurus" có bộ chi trước ngắn nhất so với kích thước cơ thể của nó, trong khi "Daspletosaurus" dài nhất.
Tyrannosaurids chỉ di chuyển bằng hai chi sau, vì vậy xương chân của chúng rất lớn. Ngược lại với các chi trước, đôi chân sau dài hơn hẳn so với kích thước cơ thể của hầu hết các loài theropod khác. Các con non và các con trưởng thành nhỏ, ví dụ như các loài tyrannosauroids cơ bản hơn, có xương chày dài hơn xương đùi, một đặc tính của khủng long chạy nhanh như ornithomimids. Các con lớn lớn hơn có tỷ lệ chân cơ thể đặc trưng của động vật di chuyển chậm, nhưng không đến mức độ nhìn thấy trong các loài theropod lớn khác như abelisaurids hoặc carnosaurs. Các phần xương bàn chân (metatarsal) thứ ba của tyrannosaurids bị chèn ép giữa các xương bàn chân thứ hai và thứ tư, tạo thành một cấu trúc được gọi là bộ xương bàn chân (arctometatarsus).[5]
Ta chưa có hiểu biết về sự tiến hóa và phát triển của arctometatarsus; nó không xuất hiện trong các loài tyrannosauroids sớm nhất như "Dilong",[13] nhưng được tìm thấy ở loài "Appalachiosaurus" sau này.[11] Cấu trúc này cũng đặc trưng ở các loài troodontids, ornithomimids và caenagnathids,[14] nhưng sự vắng mặt của nó trong các loài tyrannosauroids sớm nhất chỉ ra rằng nó được phát triển bởi tiến hóa hội tụ. [13]
Răng.
Tyrannosaurids, giống như tổ tiên tyrannosauroid của chúng, có nhóm răng khác, với răng hàm mõm trước hình chữ D ở mặt cắt ngang và nhỏ hơn phần còn lại. Không như các loài tyrannosauroids trước và hầu hết các theropod khác, răng hàm trên và hàm dưới của tyrannosaurids trưởng thành không giống như lưỡi dao mà cực kỳ dày và thường tròn trong mặt cắt ngang, với một số loài có các răng cưa giảm xuống.[5] Số lượng răng có xu hướng nhất quán trong các loài, và các loài lớn hơn có số lượng răng thấp hơn của các loài nhỏ hơn. Ví dụ, "Alioramus" có 76 đến 78 răng trong hàm của nó, trong khi "Tyrannosaurus" có từ 54 đến 60 cái.[15] | 1 | null |
Nhà nguyện Loretto là một nhà nguyện Công giáo Rôma ở Santa Fe, New Mexico (Hoa Kỳ), hiện nay được sử dụng làm bảo tàng và nơi cử hành lễ cưới. Nhà nguyện này nổi tiếng vì có chiếc cầu thang xoắn ốc với kết cấu chịu lực một cách bất thường, được mệnh danh là "chiếc cầu thang mầu nhiệm", có thể do một thợ mộc người Pháp tên là Francois-Jean "Frenchy" Rochas thực hiện, mặc dù các nữ tu tại Loretto và nhiều người tin rằng nó do Thánh Giuse thực hiện bằng phép mầu.
Lịch sử.
Năm 1872, Jean-Baptiste Lamy - Giám mục của Tổng giáo phận Santa Fe đã ủy thác xây dựng một nhà nguyện cho cộng đoàn Nữ tu Loretto với danh hiệu "Nhà nguyện Đức Mẹ Sáng Soi" ("Our Lady of Light Chapel"). Nhà nguyện do kiến trúc sư người Pháp tên là Antoine Mouly thiết kế theo phong cách Tân Gothic với các nguyên vật liệu nhập từ Pháp. Mặc dù với quy mô nhỏ hơn nhiều nhưng nhà nguyện Loretto mang nét giống Nguyện đường Thánh ở Paris.
Vì kiến trúc sư thiết kế qua đời, và khi nhà nguyện đã hoàn thành nhiều hạng mục thì những người thợ xây dựng phát hiện ra còn thiếu chiếc cầu thang dẫn lên lầu hát của ca đoàn. Nhà thờ quá nhỏ nên không thể xây thêm cầu thang theo kích thước tiêu chuẩn vì sẽ chiếm nhiều không gian bên trong. Cũng cần lưu ý, các nhà thờ của thời kỳ này cũng có dùng thang đứng (thang trèo vịn tay) dẫn lên lầu hát thay vì cầu thang bậc, nhưng các nữ tu nói rằng họ không cảm thấy thoải mái khi trèo lên bằng thang đứng vì tu phục của họ quá dài. Các nữ tu Loretto đã lưu truyền lại câu chuyện như sau:
Chiếc cầu thang đã là một tác phẩm nghề mộc ấn tượng. Nó cao 20 feet, gồm 33 bậc, xoắn thành hai vòng hoàn chỉnh lẫn lên lầu hát ca đoàn mà không có trụ tựa ở giữa. Các đường vòng cung được ráp nối hết sức tinh vi, gỗ được nối ghép bảy chỗ ở phía trong, chín chỗ ở phía ngoài, không dùng một chiếc đinh sắt nào mà toàn dùng những miếng chốt bằng cây. Gỗ làm cầu thang lấy từ cây thông loại cứng không thấy có tại New Mexico.
Trong những năm qua, nhiều người đã đổ xô đến nhà nguyện Loretto để xem chiếc cầu thang mầu nhiệm. Chiếc cầu thang đã là chủ đề của nhiều bài viết, đặc biệt là truyền hình và phim ảnh. Nhưng cho đến nay, những bí ẩn trong câu chuyện truyền thuyết về chiếc cầu thang này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. | 1 | null |
7-Eleven ("Seven-Eleven" hay "7-11") là tên một chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế. 7-Eleven vốn dĩ hoạt động theo hình thức nhượng quyền kinh doanh, là nhà khai thác, chuyển nhượng, cấp phép các cửa hàng tiện ích lớn nhất thế giới với hơn 50.000 đại lý, vượt hơn chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nắm giữ kỷ lục này trước đó McDonald's xấp xỉ 1.000 cửa hàng tính vào năm 2007. Công ty mẹ của thương hiệu này là Seven & I Holdings Co. Thương hiệu đã có mặt tại 16 quốc gia, với thị trường lớn nhất của nó là Nhật Bản (15.000), Hoa Kỳ (8.200), Thái Lan (6.800), Indonesia, Canada, Philippines, Hàn Quốc và Malaysia.
7-Eleven Nhật Bản điều hành hoạt động nhượng quyền của 7-Eleven trên toàn cầu và nó có trụ sở tại Tokyo.
7-Eleven Hoa Kỳ đặt trụ sở tại tòa nhà One Arts Plaza ở Downtown Dallas, Texas.
Hoạt động toàn cầu.
Châu Á.
Việt Nam.
Mới đây nhất, ngày 15 tháng 6 năm 2017 chuỗi cửa hàng này đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tuy đây chỉ là thử nghiệm nhưng 7-Eleven thật sự cũng sẽ mở vào 2017 | 1 | null |
Sina Weibo là một trang mạng xã hội dạng tiểu blog của Trung Quốc, cũng tương tự như Twitter hay Facebook. Đây là một trong những trang phổ biến nhất tại Trung Quốc, thu hút trên 30% người dùng mạng, với một mức thâm nhập thị trường cũng giống như những gì Twitter đã tạo dựng ở Mỹ. Nó được tập đoàn SINA ra mắt ngày 14 tháng 8 năm 2009 và có 503 triệu người dùng đăng ký tính đến tháng 12 năm 2012.
Khoảng 100 triệu tin nhắn được gửi lên mỗi ngày trên Sina Weibo.
Tháng 3 năm 2014, Tập đoàn Sina Corporation phát hành cổ phiếu của Weibo và lần đầu đưa lên sàn giao dịch chứng khoán IPO với mã giao dịch là WB. Sina hiện nắm giữ 56.9% cổ phần của Weibo. Công ty bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán vào ngày 17 tháng 4 năm 2014.
Nguồn gốc tên.
"Weibo" (微博) là từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là "tiểu blog". Sina Weibo đã thiết lập tên miền trang web weibo.com vào ngày 7 tháng 4 năm 2011, xóa bỏ tên miền cũ từ t.sina.com.cn và chuyển hướng sang tên miền mới. Chính vì sự phổ biến của trang mạng này mà chuyển thông thường dùng tên "Weibo" thay cho Sina Weibo.
Tuy nhiên còn có một số trang web dạng tiểu blog khác của Trung Quốc cũng có tên như Tencent Weibo, Sohu Weibo và NetEase Weibo.
Lịch sử hình thành.
Sau cuộc bạo động tại Ürümqi thuộc khu tự trị Tân Cương vào tháng 7 năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã cho đóng cửa hầu hết các trang mạng tiểu blog trong nước gồm cả mạng xã hội đầu tiên Fanfou. Nhiều mạng xã hội từ nước ngoài khác như Twitter, Facebook và Plurk đều bị chặn không cho phép truy cập bằng tường lửa kể từ đó đến nay. Đó được coi là cơ hội của giám đốc điều hành của Sina, ông Tào Quốc Vĩ (Tên tiếng Anh: Charles Chao.)
Tập đoàn SINA đã tiến hành phiên bản thử nghiệm cho Sina Weibo vào ngày 14 tháng 8 năm 2009. Các tiện ích cơ bản như nhắn tin, tin nhắn cá nhân, bình luận và chia sẻ đều được hoàn thiện vào tháng 9 năm 2009. Phiên bản ứng dụng tương thích với Sina Weibo trên hệ điều hành di động được phát triển bởi các bên thứ 3 cũng được ra mắt vào ngày 28 tháng 7 năm 2010.
Ngày 1 tháng 12 năm 2010, trang web gặp sự cố quá tải và các quản trị mạng thông báo do lượng người dùng và các bài đăng tăng lên quá nhanh. Lượng người dùng đăng ký còn tiếp tục vượt quá 100 triệu lượt trước tháng 3 năm 2011. Kể từ ngày 23 tháng 3 năm 2011, t.cn được dùng chính thức như tên miền rút gọn của Sina Weibo thay thế cho tên cũ sinaurl.cn. Ngày 7 tháng 4 năm 2011, weibo.com thay thế cho t.sina.com.cn trở tháng tên miền mới của trang web. với đó thì biểu tượng chính thức cũng được cập nhật. Tháng 6 năm 2011, Sina đưa ra phiên bản hiện thị tiếng Anh cho trang Sina Weibo trong đó nội dung sẽ được giám sát bởi luật pháp Trung Quốc.
Sở hữu.
Ngày 9 tháng 4 năm 2013, Tập đoàn Alibaba công bố sẽ nắm giữ 18% cổ phần của Sina Weibo với $586 triệu ngoài ra với quyền mua tới 30% trong tương lai. | 1 | null |
Tinh vân khuếch tán (tiếng Anh: "Diffuse nebula") là những đám khí bụi không có ranh giới rõ ràng, chúng thường được chia làm hai loại là Tinh vân phát xạ "(emission nebula)" và Tinh vân phản xạ "(reflection nebula)".
Phân loại.
Phát xạ.
Tinh vân phát xạ (tiếng Anh: "emission nebula"): thành phần khí và bụi của tinh vân này khi ở gần các ngôi sao lớn bị kích thích mạnh dẫn đến bị ion hoá và phát ra ánh. Nhiệt độ ở tâm các tinh vân này có thể lên đến 8000 - 10000K và đường kính khoảng vài chục đến vài trăm năm ánh sáng.
Phản xạ.
Tinh vân phản xạ (tiếng Anh: "reflection nebula") những tinh vân này có được ánh sáng so với xung quanh do phản xạ ánh sáng đến từ các ngôi sao gần đó. Loại tinh vân này gồm các khí và bụi có khả năng phản xạ tốt ánh sáng. Tuy nhiên loại tinh vân này có quang phỏ kiên tục do ánh sáng là ánh sáng phản xạ còn đối với tinh vân phát xạ thì quang phổ có các vạch phát xạ do sự phát xạ kích thích. Ngoài ra ánh sáng của loại tinh vân này không mạnh như của các tinh vân phát xạ. | 1 | null |
Hans Heimart Ferdinand von Linsingen (12 tháng 3 năm 1818 tại Lüneburg – 19 tháng 7 năm 1894 tại Dessau) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.
Tiểu sử.
Thân thế.
Hans Heimart Ferdinand sinh vào tháng 3 năm 1818 ở Lüneburg, là con trai của Trung tướng Hannover Georg Karl Friedrich von Linsingen (21 tháng 1 năm 1792 tại Lüneburg – 17 tháng 4 năm 1870 tại Göttingen) với người vợ của ông này là bà Sophie Charlotte Wilhelmine, nhũ danh Vogler (6 tháng 11 năm 1799 tại Wischhof – 22 tháng 1 năm 1848 tại Göttingen). Người em trai của ông, Ernst Wilhelm von Linsingen (1821 – 1895), cũng trở thành Thiếu tướng Phổ về sau này.
Sự nghiệp quân sự.
Thuở trẻ, Linsingen đi học tại các trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") ở Minden và Hildesheim. Sau đó, vào ngày 1 tháng 12 năm 1833, ông nhập ngũ quân đội Hannover với vai trò là một thiếu sinh quân trong Trung đoàn Bộ binh số 3. Phục vụ được một thời gian ngắn, ông gia nhập quân đội Phổ vào ngày 17 tháng 5 năm 1834 và được sung vào Trung đoàn Bộ binh số 20 với tư cách là lính pháo thủ. Trong đơn vị này, Linsingen đã được phong cấp hàm Chuẩn úy vào năm 1836, rồi được lên chức Thiếu úy vào tháng 2 năm 1837. Với cấp bậc này, 11 năm sau đó, ông đã tham gia các trận đánh ở Schleswig và Düppel trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein (1848 – 1841) với Đan Mạch. Vào tháng 3 năm 1849, Linsingen gia nhập Tiểu đoàn I của Trung đoàn Dân binh số 20 với chức vụ sĩ quan phụ tá và được phong một chức Đại đội trưởng trong Tiểu đoàn III vào tháng 6 năm 1850. Trong đơn vị này, ông được thăng cấp bậc Trung úy vào ngày 19 tháng 6 năm 1851 rồi lên hàm Đại úy ba năm sau đó. Tiếp theo đó, Linsingen được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh số 29 vào ngày 17 tháng 11 năm 1857, trước khi ông được đổi sang Trung đoàn Bộ binh số 69 vào ngày 1 tháng 7 năm 1860 và tại đây, ông được lên cấp hàm Thiếu tá vào ngày 13 tháng 11 năm 1860. Với cấp bậc này, Linsingen lãnh chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn I vào ngày 9 tháng 6 năm 1863 và trên cương vị này, ông được thăng cấp bậc Thượng tá vào ngày 8 tháng 6 năm 1866. Dưới sự chỉ huy của ông, Tiểu đoàn I đã tham gia chiến đấu các trận đánh ở Münchengrätz vào ngày 29 tháng 6 và Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7 – một thắng lợi quyết định đến kết quả của cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866.
Gần hai năm sau, vào ngày 8 tháng 2 năm 1868, dưới danh hiệu à la suite, Thượng tá Linsingen được giao tạm quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 67. Đến ngày 22 tháng 3 năm 1868, ông được lên cấp hàm Đại tá, đồng thời được thụ phong Trung đoàn trưởng. Vào ngày 17 tháng 6 năm 1869, ông thôi chức chỉ huy trung đoàn này và được đổi làm Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 3. Trong Chiến dịch tấn công Pháp của liên quân Phổ-Đức các năm 1870 – 1871, Linsingen đã điều động trung đoàn của mình tham gia trận Gravelotte đẫm máu vào ngày 18 tháng 8, ở đây ông bị thương và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Trong diễn tiến kế tiếp của cuộc chiến, Linsingen là Tư lệnh tạm quyền ("Führer") của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 trong một thời gian ngắn từ ngày 23 tháng 8 cho đến ngày 19 tháng 10 năm 1870. Ông đã tham chiến trong các trận đánh ở Beaumont ngày 30 tháng 8, Sedan đầu tháng 9, Le Bourget cuối tháng 10 năm 1870, Dagny và Pont-Iblon, cũng như trong cuộc vây hãm thủ đô Pháp (1870 – 1871). Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với đại thắng của Phổ và đồng minh, ông được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng I vì những cống hiến của mình, được phong danh hiệu à la suite của trung đoàn mình vào ngày 4 tháng 7 năm 1872 và được nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 12. Trên cương vị này, ông được thăng cấp Thiếu tướng vào ngày 22 tháng 3 năm 1873. Năm sau (1874), vào ngày 15 tháng 10, Linsingen xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được động viên khi có chiến tranh), đồng thời được phong thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi.
Linsingen là Hiệp sĩ Công lý ("Rechtsritter") Huân chương Thánh Johann. Vào tháng 7 năm 1894, ông từ trần ở Dessau.
Gia đình.
Vào ngày 27 tháng 1 năm 1848, tại Brandenburg an der Havel, Linsingen thành hôn với bà Marie Luise Therese Maurer (26 tháng 8 năm 1824 tại Brandenburg – 3 tháng 2 năm 1868 tại Kleinhof). Sau khi bà này qua đời, ông kết hôn với Johanna von Wülknitz (5 tháng 3 năm 1846 tại Trier – 21 tháng 10 năm 1904 tại Dessau) vào ngày 3 tháng 7 năm 1869. | 1 | null |
Cá lưỡi chích mũi dài, tên khoa học Alepisaurus ferox, là một loài cá lưỡi chích được tìm thấy trong các vùng biển sâu 1.830 m (6.000 ft). Loài này phát triển đến chiều dài 215 cm (85 in) và cân nặng 9 kg (20 lb).
Vị trí.
Alepisaurus ferox sống trong môi trường biển, và được tìm thấy trong biển nước sâu. Chúng có thể được tìm thấy tại: | 1 | null |
"It's Time" là một bài hát được viết và được thực hiện bởi ban nhạc alternative rock Mỹ Imagine Dragons, từ EP hãng đĩa lớn đầu tiên của nhóm "Continued Silence", cũng như album đầu tay của họ Night Visions. Với sản xuất bởi Alex da Kid và Brandon Darner.
Sau khi bài hát được hát lại trên Glee và luân chuyển nặng ở quảng cáo và chương trình truyền hình, ca khúc này dạt được thành công thương mại và vươn tới vị trí 15 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, làm cho nó là đĩa đơn top 40 đầu tiên, cũng như số bốn trên bảng xếp hạng Alternative Songs và số ba trên bảng xếp hạng Rock Songs. Nó giữ thời gian dài nhất trên bảng xếp hạng Billboard Alternative Top 10 cho năm 2012 với 32 tuần. Đĩa đơn lọt đến top 10 tại Áo (# 6), Bỉ (# 1), Cộng hòa Séc (# 10), Ai-len (# 9), Nhật Bản (# 7), bảng xếp hạng Billboard Pop Songs (# 10), và Bồ Đào Nha (# 6). Nó đã được chứng nhận Bạch kim 2x bởi RIAA và CRIA và đĩa bạch kim bởi ARIA. Nó cũng được đề cử cho Video Rock xuất sắc nhất tại 2012 MTV Video Music Awards. | 1 | null |
Chiêu Ai hoàng hậu (chữ Hán: 昭哀皇后, ? - 420), họ Diêu (姚氏), là công chúa Hậu Tần và là phi tần của Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế của nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Diêu thị là con gái của Hậu Tần Văn Hoàn Đế Diêu Hưng, vị vua thứ hai của nhà Hậu Tần. Sách "Ngụy thư" không ghi rõ bà chào đời năm nào cũng như việc mẹ đẻ của bà là ai. Lúc trẻ, Diêu thị được Diêu Hưng phong làm Tây Bình trưởng công chúa (西平長公主).
Năm 415, mùa đông, Diêu Hưng gả Diêu thị cho Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự để thắt chặt kết giao. Khi đến Bắc Ngụy, bà được tiếp đón với nghi lễ long trọng và phong làm Phu nhân. Tuy bà không nặn tượng vàng thành công nên không được phong làm Hoàng hậu theo quy định trong hậu cung Bắc Ngụy, nhưng Diêu thị vẫn được sủng ái, cho dùng lễ nghi không khác gì Hoàng hậu. Về sau, Minh Nguyên Đế muốn bỏ qua lễ chế để phong hậu cho bà, nhưng bà từ chối không dám đảm đương.
Năm 420, Diêu thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Minh Nguyên Đế thương tiếc, truy phong cho bà làm Chiêu Ai hoàng hậu và cho an táng ở Vân Trung, Kim Lăng theo lễ nghi đầy đủ của một hoàng hậu. | 1 | null |
"Stay the Night" là một bài hát của nhà sản xuất nhạc electronic dance Đức / Nga Zedd, từ phiên bản deluxe edition (2013) của album phòng thu đầu tay của Zedd, "Clarity" (năm 2012). Nó gồm giọng hát Hayley Williams, ca sĩ chính của ban nhạc rock Mỹ Paramore. Bài hát được viết bởi Zedd, Williams, Benjamin Eli Hanna, và Carah Faye. "Stay the Night" đã được phát hành bởi các nhà bán lẻ kỹ thuật số vào ngày 10 tháng 9 năm 2013 thông qua Interscope Records như đĩa đơn đầu tiên từ "Clarity: Deluxe Edition".
Xếp hạng và chứng nhận.
Chứng nhận.
!scope="col" colspan="3"| Streaming | 1 | null |
Minh Nguyên Mật hoàng hậu (chữ Hán: 明元密皇后; ? - 420), còn gọi là Đỗ phu nhân (杜夫人) hoặc Mật quý tần (密贵嫔), là người huyện Nghiệp Nhân, Ngụy quận, là phi tần của Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế thác Bạt Tự của Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Bà hạ sinh ra người kế vị, tức Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo.
Tiểu sử.
Đỗ thị nguyên xuất thân từ người Hán, em gái của Dương Bình vương Đỗ Siêu, tướng quân cao cấp trong triều đình. Lúc trưởng thành, bà thành hôn với Tề vương Thác Bạt Tự, con trai trưởng của Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế. Năm 408, bà hạ sinh hoàng tôn Thác Bạt Đảo. Năm 409, Thác Bạt Tự nối ngôi tức Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế, hạ lệnh sách phong bà làm Quý tần (贵嫔).
Năm 420, Đỗ Quý tần qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Bà được ban thụy hiệu là Mật, an táng ở Vân Trung, Kim Lăng. Sang thời Thác Bạt Đảo nối ngôi (Bắc Ngụy Thái Vũ Đế), Hoàng đế đã tôn phong cho bà tước vị Hoàng hậu và lập miếu thờ. | 1 | null |
Cá hàm búa, tên khoa học Omosudis lowii, là một loài cá biển sâu nhỏ, được tìm thấy trên toàn thế giới ở vùng nhiệt đới và ôn đới đến chiều sâu 4.000 m (13.000 ft). Nó là đại diện duy nhất trong họ của nó, Omosudidae. Cá hàm búa lớn nhất đo được chiều dài tiêu chuẩn là 23 cm (9 inch) (trừ đuôi). | 1 | null |
Idiacanthus atlanticus là một loài cá của họ Stomiidae, tìm thấy trong các đại dương nhiệt đới và ôn đới phía Nam giữa vĩ độ 25 ° N và 60 ° N, ở độ sâu đến 2.000 m. Chiều dài lên tới 53 cm đối với con cái, nhưng chỉ có 5 cm với con đực. | 1 | null |
là tên tiểu thuyết thứ hai phát hành năm 1906 của nhà văn người Nhật, Natsume Sōseki.
Sơ lược cốt truyện.
Botchan từ bé đã là một người liều lĩnh, hành động đi trước lời nói nên toàn làm những việc có hại cho bản thân. Mọi người xung quanh kể cả cha mẹ cậu đều cho rằng nuôi cậu chỉ tổ tốn gạo, ngoại trừ bà hầu gái Kiyo - người luôn hết mực cưng chiều và yêu quý cậu. Chính bà cũng là người đặt biệt danh "Botchan" ("cậu ấm") cho cậu. Sau ngày mẹ rồi đến cha lần lượt qua đời, bằng món tiền thừa kế, Botchan hoàn thành sau việc học đại học của mình và bắt đầu công việc dạy toán tại một trường nam sinh ở Matsuyama, một nơi cách xa quê hương Edo (Tokyo ngày nay) của cậu. Mâu thuẫn bắt đầu từ việc Botchan xa lạ với cung cách ứng xử ở vùng quê (nếu không trả tiền thêm ở nhà trọ thì sẽ không được đối đãi tốt chẳng hạn), phải đương đầu với lũ học sinh quậy phá trong trường, sự đạo đức giả của Áo Đỏ và Hề Trống...
Phát hành.
"Botchan" phát hành năm 1906 ở Nhật Bản và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm được yêu quý nhất và là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Natsume Sōseki. Kể từ khi trở hết hạn bản quyền, tác phẩm liên tục là tựa đề được đọc nhiều nhất trên trang sách điện tử Aozora Bunko.
Tại Việt Nam, hai bản dịch phổ biến là "Cậu ấm ngây thơ", bản dịch từ nguyên tác Nhật ngữ của Bùi Thị Loan (nhà xuất bản Hội nhà văn), và "Cuộc nổi loạn ngoạn mục", bản dịch từ tiếng Anh của Hồng Ngọc, Thanh Dung (First News và nhà xuất bản Trẻ).
Chuyển thể.
"Botchan" được chuyển thể thành vô số phim điện ảnh, phim truyền hình, anime, kịch tại Nhật. | 1 | null |
Đổng Phương Trác hay Dong Fangzhuo (chữ Hán: 董芳卓, tên thật: 董方卓, bính âm: "Dǒng Fāngzhuō") (sinh 23 tháng 1 năm 1985 tại Đại Liên, Liêu Ninh) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Trung Quốc chơi ở vị trí tiền đạo. Anh là cầu thủ Đông Á đầu tiên ký hợp đồng với Manchester United.
Sự nghiệp cầu thủ.
Bắt đầu sự nghiệp.
Đổng Phương Trác nổi lên vào năm 2000 khi anh được mệnh danh là cầu thủ xuất sắc nhất trong một giải đấu U-17. Sau đó anh ký hợp đồng với Đại Liên Trại Đức Long và giúp đội bóng giành ngôi Á quân ở giải bóng đá hạng nhất Trung Quốc vào năm 2002. Điều này sau đó đã khiến anh chuyển sang thi đấu cho Đại Liên Thực Đức, câu lạc bộ thành công nhất tại Trung Quốc. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Đại Liên trong trận đấu thứ hai của vòng loại AFC Champions League 2002-03.
Manchester United.
Đổng Phương Trác rời Đại Liên Thực Đức để đến Manchester United vào tháng 1 năm 2004 với mức phí ban đầu là 500.000 bảng, có thể tăng tới 3,5 triệu bảng, tùy thuộc vào phong độ. Vì vậy anh đã trở thành cầu thủ Đông Á đầu tiên ký hợp đồng với Manchester United.
Sau khi ký hợp đồng với Manchester United, anh không thể thi đấu cho đội hình chính ngay lập tức vì anh không đủ điều kiện cấp giấy phép làm việc. Do những vấn đề pháp lý, Đổng Phương Trác đã được cho đội bóng hạng Nhất Bỉ Royal Antwerp mượn để tích lũy kinh nghiệm. Đó là nơi mà luật lao động ít nghiêm ngặt hơn. Trong mùa giải đầu tiên, anh đã ghi một bàn thắng trong chín lần ra sân khi anh bắt đầu làm quen với môi trường mới của mình. Mùa thứ hai của anh bắt đầu hứa hẹn nhiều hơn, trong bảy trận đầu tiên của mùa giải, anh là một cầu thủ trên băng ghế dự bị. Tuy nhiên, do gián đoạn bởi chấn thương và nghĩa vụ quốc tế, phong độ của anh đã giảm đi trong nửa sau của mùa giải, anh đã kết thúc mùa giải với bảy bàn thắng trong 22 lần ra sân trên mọi đấu trường. Vào đầu mùa giải 2005-06, anh được gọi vào đội bóng Manchester United trong chuyến du đấu trước mùa giải của đội bóng này và ra mắt không chính thức cho câu lạc bộ trong trận giao hữu với Hồng Kông, ghi bàn trong chiến thắng 2-0.
Trong mùa giải 2005-06, Đổng Phương Trác gây ấn tượng cho Royal Antwerp. Anh là cây săn bàn hàng đầu cho đội bóng của anh tại giải hạng Nhì Bỉ với 18 bàn thắng, trong đó có hai hat-trick. Năm 2006, anh lại gia nhập Manchester United trong một tour du đấu trước mùa giải và ghi bàn thắng trong chiến thắng 1-0 trước Kaizer Chiefs. Huấn luyện viên Alex Ferguson nhận xét rằng Đổng Phương Trác có "tốc độ và thể lực" để chơi cho United và hy vọng rằng anh ấy sẽ có đủ điều kiện để chơi cho câu lạc bộ vào tháng 12 năm 2006. Được biết, Đổng Phương Trác có thể có được quốc tịch Bỉ. Tuy nhiên, lựa chọn này rất có thể Đổng Phương Trác mất quốc tịch Trung Quốc của mình và không bao giờ được xem xét. Vào 15 Tháng 12 năm 2006, sau gần ba năm ký kết ban đầu của mình, Đổng Phương Trác cuối cùng đã có giấy phép làm việc để thi đấu ở Anh, sau khi ra sân cho đội tuyển quốc gia Trung Quốc hai năm trước đó. Anh khẳng định, anh đã bắt đầu mùa giải tại Royal Antwerp với 11 bàn thắng trong 15 lần ra sân, ký vào một hợp đồng mới đến năm 2010, và được trọng dụng trong đội hình của Manchester United vào ngày 17 tháng 1 năm 2007.
Đổng Phương Trác ra mắt tại sân Old Trafford trong một trận đấu từ thiện với đội châu Âu XI vào ngày 13 Tháng 3 năm 2007, khi vào sân thay thế cho Alan Smith ở phút thứ 72 của chiến thắng 4-3. Anh là một người thường xuyên ngồi dự bị cho Manchester United, và vào 9 tháng 5 năm 2007, Đổng Phương Trác có trận ra mắt Premier League, cùng Ole Gunnar Solskjær đá tiền đạo để gặp Chelsea.Vào 12 tháng 12 năm 2007, Đổng Phương Trác đã xuất hiện lần đầu tiên tại UEFA Champions League của mình từ ghế dự bị gặp Roma trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 2007-08, thay thế tiền đạo Wayne Rooney. Với sự xuất hiện đó, Đổng Phương Trác trở thành cầu thủ thứ hai của Trung Quốc tham dự UEFA Champions League sau Tôn Tường.Tuy nhiên, anh đã chỉ xuất hiện thêm một lần cho câu lạc bộ trong mùa giải 2007-08, chơi toàn bộ trận đấu trong trận thua 0-2 trước Coventry City ở League Cup. Anh đã có thể ghi bàn được bốn bàn thắng trong ba trận cho đội dự bị trước khi bị chấn thương.
Trước khi bắt đầu của mùa giải 2008-09, Đổng Phương Trác đã không đưa ra một số áo, với chiếc áo số 21 cho Rafael. Ngày 28 tháng 8 năm 2008, Đổng Phương Trác và Manchester United cùng đồng ý rằng hợp đồng của anh sẽ được chấm dứt để cho anh ta để tìm thấy bến đỗ ở những nơi khác.
Đại Liên Thực Đức.
Ngày 27 tháng tám 2008, Đổng Phương Trác trở lại Đại Liên Thực Đức. Kinh nghiệm của anh tại Manchester United có nghĩa là kỳ vọng của anh rất cao, nhưng màn trình diễn của anh trong các giải đấu khi trở về là rất nghèo nàn. Đổng Phương Trác đấu tranh để ghi bàn và đã được chuyển xuống đội dự bị. Màn trình diễn nghèo nàn của anh trong các giải đấu cũng ngăn cản anh vào đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc.
Trở lại châu Âu.
Sau khi tham dự một trận đấu tập với câu lạc bộ Ba Lan Legia Warsaw, Đổng Phương Trác đã ký một thỏa thuận có giá trị 18 tháng hoặc hai năm nữa, tùy thuộc vào màn trình diễn của mình với câu lạc bộ. Mặc dù gây ấn tượng trong một số trận giao hữu trước mùa giải, Đổng Phương Trác gây thất vọng trong các trận đấu. Anh chỉ xuất hiện hai lần. Anh rời Legia vào ngày 1 tháng 8 năm 2010. Dưới đề nghị đồng đội cũ Cristiano Ronaldo, câu lạc bộ Bồ Đào Nha Portimonense ký hợp đồng có thời hạn một năm với Đổng Phương Trác vào tháng 8 năm 2010. Đổng Phương Trác không được sử dụng thường xuyên và ngồi dự bị trong phần lớn thời gian của mình tại Portimonense. Anh rất thất vọng vì không được ra sân thường xuyên và chấm dứt hợp đồng với Portimonense. Trong tháng 3 năm 2011, sau một thời gian rất ngắn với Portimonense, Đổng Phương Trác ký hợp đồng với câu lạc bộ Armenia Mika. Vào cuối mùa giải, anh rời Mika để về Trung Quốc thi đấu tại giải giải bóng đá hạng nhất Trung Quốc trong màu áo Hồ Nam Tương Đào.
Quốc tế.
Đổng Phương Trác được gọi vào đội U-20 Trung Quốc để tham gia Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới 2005. Anh ra sân để chơi bốn trận trong giải đấu. Đổng Phương Trác ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc trong trận thua 1-4 trước Thụy Sĩ vào ngày 3 tháng 6 năm 2006 và cũng được lọt vào Asian Cup 2007. Đổng Phương Trác thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2008. Trong trận mở màn của đội gặp New Zealand, anh bị thay ra bởi Hàn Bằng và tiếp tục ghi bàn thắng đầu tiên cho Trung Quốc ở phút thứ 88, đảm bảo một trận hòa 1-1
Đổi tên.
Vào cuối tháng 7 năm 2007, khi Đổng Phương Trác ký tên của mình, thay vì "董方卓", anh ký tên thành "董芳卓". Điều này được hiểu do đề xuất của một chuyên gia chuyên về phông chữ ký bởi vì nó "viết chuẩn hơn". | 1 | null |
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria ( "Narodna republika Balgariya (NRB)") là tên chính thức của nước Bulgaria xã hội chủ nghĩa tồn tại từ năm 1946 đến năm 1990, khi mà Đảng Cộng sản Bulgaria quản lý đất nước cùng với đối tác 'độc lập' là Liên minh Ruộng đất Quốc gia Bulgaria. Bulgaria khi đó bị phương Tây nhìn nhận là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô, CHND Bulgaria là một thành viên của Comecon và là một quốc gia thuộc khối phía Đông, nhà nước này là đồng minh của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, là một thành viên của Khối Warszawa. Nước này có nền kinh tế khá phát triển (vào năm 1988, 100% số gia đình có ti vi, 95% có một radio, 96% có tủ lạnh và 40% có ô tô)
Năm 1989, quá trình cải cách bắt đầu sau một vài năm ngầm tự do hóa và sau khi nhà lãnh đạo lâu năm Todor Zhivkov bị loại bỏ quyền lực vào mùa thu năm 1989. Năm 1990, Đảng Cộng sản Bulgaria đổi tên thành Đảng Xã hội Bulgaria và thay thế ý thức hệ Marx-Lenin bằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa trung-tả. Sau cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên kể từ năm 1991, tên nước được đổi thành Cộng hòa Bulgaria.
Lịch sử.
Những năm đầu và thời đại Chervenkov.
Vương quốc Bulgaria chuyển đổi lập trường và tuyên chiến với Đức Quốc xã vào ngày 7 tháng 9 năm 1944, một cuộc đảo chính do Hồng quân Liên Xô ủng hộ diễn ra vào ngày 9 tháng 9, lập nên một chính phủ mới do Mặt trận Tổ quốc lãnh đạo, thế chế này do Đảng Cộng sản Bulgaria chi phối.
Hai năm sau đó, phe đối lập chống Cộng bị trấn áp mạnh tay, điều này càng gia tăng khi Hoa Kỳ và Anh Quốc nhìn chung không quan tâm đến phe đối lập tại Bulgaria. Tiến độ trấn áp càng được đẩy mạnh hơn nữa vào tháng 11 năm 1945, khi nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản là Georgi Dimitrov trở về Bulgaria sau 22 năm sống lưu vong. Ông đưa ra một bài phát biểu hùng hổ, thể hiện rằng không có ý định cùng làm việc với phe đối lập. Bầu cử diễn ra vài tuần sau đó, với kết quả là Mặt trận Tổ quốc chiến thắng với đa số áp đảo.
Đến tháng 9 năm 1946, một cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành về vấn đề nên duy trì chế độ quân chủ hay đưa Bulgaria thành một nước cộng hòa, kết quả là 95,6% số phiếu ủng hộ thành lập nền cộng hòa. Gần như ngay lập tức sau đó, Bulgaria được tuyên bố là một "cộng hòa nhân dân". Sa hoàng Simeon II nhỏ tuổi cùng mẫu hậu và hoàng tử được yêu cầu rời khỏi đất nước. Vasil Kolarov, nhân vật số ba trong đảng Cộng sản, trở thành quyền nguyên thủ quốc gia. Sự kiện này khởi đầu cho giai đoạn Đảng Cộng sản công khai nắm quyền tại Bulgaria.
Trong những năm sau, những người Cộng sản củng cố quyền lực, họ chiếm đa số trong cuộc bầu cử quốc hội lập hiến vào tháng 10 năm 1946. Một tháng sau, Dimitrov trở thành thủ tướng. Với sự hỗ trợ của các nhà luật học Liên Xô, Quốc hội lập hiến thông qua "Hiến pháp Dimitrov" vào tháng 12 năm 1947 — một bản sao chép lại của Hiến pháp Liên Xô 1936. Năm 1948, các đảng đối lập còn lại bị giải tán; những người Xã hội dân chủ bị buộc phải hợp nhất với Đảng Cộng sản, trong khi Liên minh Ruộng đất chuyển đổi thành một đối tác trung thành của những người cộng sản.
Trong những năm 1948-49, các tổ chức tôn giáo của Chính Thống giáo Đông phương, Hồi giáo, Tin Lành và Công giáo La Mã bị kiềm chế hoặc cấm đoán. Giáo hội Chính thống giáo Bulgaria vẫn tiếp tục hoạt động song nằm dưới sự hạn chế và sau đó bị các hoạt động của Đảng Cộng sản thâm nhập.
Dimitrov qua đời năm 1949, trong một thời gian sau, Bulgaria thi hành chế độ lãnh đạo tập thể khi Vulko Chervenkov trở thành lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Vasil Kolarov trở thành thủ tướng. Việc này kết thúc một năm sau đó, khi Kolarov qua đời và Chervenkov một lần nữa kết hợp chức vụ lãnh đạo đảng và thủ tướng. Chervenkov khởi đầu một quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và mạnh mẽ. Nông nghiệp được tập thể hóa và các vụ phản kháng của nông dân bị quân đội trấn áp. Các trại lao động được lập ra, chúng là nơi ở của khoảng 100 nghìn người trong đỉnh cao của cuộc tập thể hóa này. Trong thời kỳ này, hàng nghìn người bất đồng quan điểm đã bị tống giam và nhiều người qua đời trong các trại lao động.
Tuy nhiên, nền tảng ủng hộ dành cho Chervenkov là nhỏ, thậm chí ngay cả trong nội bộ đảng, ông ta không thể tiếp tục nắm giữ quyền lực khi người bảo trợ là Stalin không còn. Tháng 3 năm 1954, một năm sau khi Stalin qua đời, Chervenkov từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgaria với sự chấp thuận từ ban lãnh đạo mới ở Moskva, thay thế ông là Todor Zhivkov. Chervenkov vẫn tiếp tục giữ chức thủ tướng cho đến tháng 4 năm 1956, khi đó ông được thay thế bởi Anton Yugov.
Thời đại Zhivkov.
Zhivkov lãnh đạo Bulgaria trong 33 năm sau đó, ông hoàn toàn trung thành với Liên Xô song theo đuổi một chính sách ôn hòa và trung lập hơn tại nước nhà. Bulgaria khôi phục quan hệ với Nam Tư và Hy Lạp, chính thức lên án việc xét xử và hành quyết Traycho Kostov và những người "Titoist" khác (trừ Nikola Petkov và các phạm nhân phi cộng sản khác bị xét xử vào năm 1947). Tự do ngôn luận được khôi phục trên một mức độ hạn chế, chính sách cấm đoán Giáo hội và hạn chế Hồi giáo cũng kết thúc.
Các biến động tại Ba Lan và Hungary năm 1956 không lan tới Bulgaria, song Đảng Cộng sản thắt chặt các giới hạn và hạn chế về tự do tư tưởng và văn hóa để ngăn ngừa bất kỳ sự nổi dậy nào. Trong thập niên 1960, một số cải cách kinh tế được tiến hành, cho phép mua bán tự do số hàng sản xuất vượt trên hạn định mức. Quốc gia trở thành điểm đến du lịch có tiếng đối với người dân khối phía Đông. Bulgaria cũng có một nền tảng sản xuất lớn các mặt hàng như thuốc lá hay sôcôla, điều mà các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác khó đạt được.
Yugov nghỉ hưu vào năm 1962, và Zhivkov sau đó trở thành Thủ tướng cũng như Bí thư Đảng. Ông vẫn nắm giữ quyền lực khi quyền lãnh đạo Liên Xô chuyển từ Khrushchev sang Brezhnev vào năm 1964, và đến năm 1968 lại tiếp tục chứng minh lòng trung thành của mình với Liên Xô bằng việc chính thức là một phần của Khối Hiệp ước Warsaw tấn công Tiệp Khắc năm 1968; ông phái một lượng quân hạn chế sang Tiệp Khắc song lực lượng này không thực sự tham gia vào việc dập tắt Mùa xuân Praha. Vào thời điểm đó, Bulgaria thường được xem là đồng minh Đông Âu trung thành nhất của Liên Xô.
Năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thông qua bản hiến pháp mới, Zhivkov trở thành nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch Hội đồng quốc gia) và để Stanko Todorov làm thủ tướng.
Sự suy yếu và sụp đổ.
Mặc dù Zhivkov chưa từng theo khuôn mẫu Stalinist, song đến năm 1981, khi ông qua tuổi 70, chế độ của ông đôi khi độc đoán song cũng có sự mở rộng tự do và phát triển xã hội và văn hóa, quá trình này do con gái của ông là Lyudmila Zhivkova lãnh đạo, bà có quan điểm thân phương Tây.
Trước khi sụp đổ, tại Cộng hòa Nhân dân Bulgaria diễn ra một sự kiện đáng chú ý là chiến dịch đồng hóa chống lại người thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ, họ bị cấm nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và buộc phải dùng tên tiếng Bulgaria vào mùa đông năm 1984. Vấn đề khiến quan hệ kinh tế giữa Bulgaria và phương Tây trở nên căng thẳng. Việc trục xuất 300.000 người Thổ Nhĩ Kỳ khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm đáng kể ở các khu vực phía nam do thiếu lực lượng lao động.
Tác động từ chương tình cải cách của Mikhail Gorbachev tại Liên Xô tác động đến Bulgaria vào cuối thập niên 1980, những người Cộng sản, giống như lãnh đạo của họ, trở nên nhu nhược trước những đòi hỏi phải thay đổi. Từ một cuộc biểu tình về môi trường tại thủ đô Sofia vào tháng 10 năm 1989, phong trào phản đối khuếch trương thành một tổng chiến dịch về cải cách chính trị. Các thành phần ôn hòa hơn trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cọng sản Bulgaria phản ứng mau lẹ bằng việc yêu cầu Zhivkov từ chức và đưa Ngoại trưởng Petar Mladenov lên thay thế vào ngày 10 tháng 11 năm 1989.
Tuy nhiên, động thái này chỉ có tác động tạm thời. Mladenov hứa hẹn mở cửa chính trị, thậm chí còn đi xa hơn khi nói là ông ủng hộ bầu cử tự do. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình trên khắp đất nước lại đưa tình hình trở về trạng thái lúc trước. Ngày 11 tháng 12, Mladenov lên sóng truyền hình quốc gia để tuyên bố rằng Đảng Cộng sản từ bỏ quyền lực. Ngày 15 tháng 1 năm 1990, Quốc hội chính thức bãi bỏ "vai trò lãnh đạo" của Đảng Cộng sản Bulgaria. Vào tháng 6 năm 1990, cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên kể từ năm 1939 được tổ chức tại Bulgaria, mở ra con đường đa đảng cho Bulgaria. Đến giữa tháng 11 năm 1990, Quốc hội bỏ phiếu đổi tên nước thành Cộng hòa Bulgaria và loại bỏ biểu tượng của nhà nước cộng sản chủ nghĩa ra khỏi quốc kỳ.
Chính trị.
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria là một nhà nước nhất thể xã hội chủ nghĩa đơn đảng. Đảng Cộng sản Bulgaria tạo ra một tầng lớp nomenklatura rộng rãi ở mỗi cấp độ tổ chức. Hiến pháp thay đổi vài lần, trong đó Hiến pháp Zhivkov tồn tại lâu nhất. Theo điều 1, "Cộng hòa Nhân dân Bulgaria là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là nhân dân lao động ở các làng quê và đô thị. Lực lượng lãnh đạo xã hội và chính trị là Đảng Cộng sản Bulgaria."
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria hoạt động như một cộng hòa nhân dân độc đảng, với các Uỷ ban nhân dân đại diện cho quyền tự trị địa phương. Vai trò của chúng là thực hiện các quyết định của đảng trong khu vực quản lý, và trong lúc ấy dựa vào quan điểm của dân khi đưa ra quyết định. Đến cuối thập niên 1980, Đảng Cộng sản Bulgaria có 2.000.000 đảng viên, tức trên 20% dân số.
Quân sự.
Sau khi Bulgaria tuyên bố là một cộng hòa nhân dân vào năm 1946, quân đội Bulgaria nhanh chóng tiếp nhận học thuyết và tổ chức quân sự kiểu Liên Xô. Quốc gia này nhận được một lượng lớn vũ khí của Liên Xô, và cuối cùng có khả năng sản xuất thiết bị quân sự nội địa. Đến năm 1988, Quân đội Nhân dân Bulgaria có quân số là 152.000 người, với 4 binh chủng: Lục quân, Hải quân, Không quân và Phòng không, Pháo binh, tên lửa.
Quân đội Nhân dân Bulgaria có một lượng thiết bị quân sự ấn tượng nếu so sánh với quốc tế - 3.000 xe tăng, 2.000 xe bọc thép, 2.500 hệ thống pháo cỡ lớn, trên 500 chiến đấu cơ, 33 chiến thuyền, cũng như 67 bệ phóng tên lửa Scud, 24 bệ phóng SS-23 và hàng chục bệ phóng pháo phản lực FROG-7.
Kinh tế.
Cộng hòa Nhân dân Bulgaria có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, tương tự như các quốc gia khác trong COMECON. Giữa thập niên 1940, khi công cuộc tập thể hóa bắt đầu, Bulgaria là một nền kinh tế mà nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, với khoảng 80% cư dân ở khu vực nông thôn. Cơ sở sản xuất đều bị quốc hữu hóa cho đến khi Vulko Chervenkov tuyên bố rằng hoạt động kinh tế tư nhân đã bị loại bỏ hoàn toàn.
Khác với một số quốc gia khác, sản xuất nông nghiệp của Bulgaria tăng trưởng nhanh chóng sau khi tập thế hóa. Cơ giới hóa trên quy mô lớn khiến năng suất lao động tăng lên rất nhiều. Chính phủ chi ra một lượng trợ cấp lớn mỗi năm để bù đắp các khoản lỗ từ việc giá cả hàng hóa thấp giả tạo.
Chính sách Stalinist của Chervenkov khiến quá trình công nghiệp hóa diễn ra ồ ạt và ngành năng lượng phát triển, ngành năng lượng cho đến nay vẫn là một trong các ngành kinh tế tiên tiến nhất của Bulgaria. Thời kỳ lãnh đạo của ông kéo dài từ năm 1950 đến 1956, khi đó diễn ra việc xây dựng hàng chục các đập và nhà máy thủy điện, nhà máy hóa chất, mỏ vàng và đồng Elatsite, và nhiều công trình khác. Hệ thống phiếu mua hàng thời chiến bị bãi bỏ, y tế và giáo dục được miễn phí cho người dân. Những điều này đạt được cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ và sự tổ chức, cùng các trại lao động và Phong trào Thiếu niên Lao động Bulgaria - một phong trào lao động thanh niên thu hút những người trẻ tuổi tình nguyện làm việc trên các công trình xây dựng.
Trong thập niên 1960, Todor Zhivkov tiến hành một số cải cách, chúng có tác động tích cực đến nền kinh tế quốc gia. Ông duy trì nền kinh tế kế hoạch, song cũng nâng cao vị thế của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, du lịch, cũng như công nghệ thông tin trong thập niên 1970 và 1980. Nông sản dư thừa có thể mua bán tự do, giá cả của chúng thậm chí còn thấp hơn, và các thiết bị mới cho ngành công nghiệp nhẹ được nhập khẩu. Bulgaria cũng trở thành quốc gia cộng sản Đông Âu đầu tiên mua một giấy phép từ Coca-Cola vào năm 1965, sản phẩm và nhãn hiệu thương hiệu được ghi bằng chữ Kirin.
Mặc dù ổn định, song kinh tế Cộng hòa Nhân dân Bulgaria cũng có chung hạn chế như các quốc gia khác ở Đông Âu - hầu hết hoạt động thương mại là với Liên Xô (trên 60%) và các nhà hoạch định không xem xét đến thị trường của một số hàng hóa sản xuất ra. Điều này dẫn đến hiện tượng dư thừa một số sản phẩm, trong khi các mặt hàng khác lại thiếu hụt.
Ngoài Liên Xô, các đối tác thương mại lớn khác của Cộng hòa Dân chủ Bulgaria là Đông Đức và Tiệp Khắc, song các nước không ở châu Âu như Mông Cổ và một số quốc gia châu Phi cũng là những bên nhập khẩu hàng hóa Bulgaria trên quy mô lớn. Quốc gia cũng có mối quan hệ thương mại hữu hảo với nhiều quốc gia tư bản chủ nghĩa, trong đó đáng chú ý nhất là Tây Đức và Ý. Để chống lại chất lượng thấp của nhiều mặt hàng, một hệ thống Tiêu chuẩn Nhà nước toàn diện được đưa ra vào năm 1970, trong đó có điều kiện nghiêm ngặt về chất lượng đối với tất cả các loại sản phẩm, máy móc và kiến trúc.
Từ năm 1965, nhiều công ty Tây Âu đã chọn Cộng hòa Nhân dân Bulgaria để xây dựng nhà máy của họ nhằm bán xe cho các nước thuộc khối phía Đông, như Renault và Citroen từ Pháp, Fiat và Alfa Romeo từ Ý từng thuyết phục Bulgaria cho làm một đối tác, song Cộng hòa Nhân dân Bulgaria chỉ giao dịch với Renault và Fiat.
Theo số liệu chính thức, vào năm 1988, 100% số họ có ti vi, 95% số hộ có một radio, 96% số hộ có tủ lạnh, và 40% có ô tô. | 1 | null |
đảo Yos Sudarso (Pulau Yos Sudarso) hay đảo Dolok là một đảo tại Indonesia, chỉ tách biệt với đảo lớn New Guinea qua eo biển hẹp mang tên Muli. Đảo là một phần của huyện Merauke, thuộc tỉnh Nam Papua. Đảo có dạng hình chiếc lá, dài khoảng 165 km với diện tích 11.740 km2. Đảo này được gọi là "đảo Frederik Hendrik" cho đến năm 1963. Các tên địa phương và tên thay thế của đảo bao gồm Dolok, Kimaam và Kolepom.
Với khoảng 11.000 cư dân, mật độ dân số của hòn đảo là dưới 1/km2. Dân bản địa nói các ngôn ngữ Kolopom, bao gồm Kimaghima, Ndom, và Riantana/Kimaan. Các cộng đồng trên đảo bao gồm Kaba, Kimaan, Kladar, Pembre, Wan và Yomuka. Kimaan (hay Kimaam) là khu dân cư chính, nằm ở phía đông nam trên eo biển Buaya ngăn cách đảo nhỏ Komoran với Dolak.
Lịch sử.
Đảo lần đầu tiên được người châu Âu nhìn thấy vào khoảng tháng 1 năm 1606, khi Willem Jansz và thủy thủ đoàn của ông trên con tàu Duyfken đi vòng quanh đảo trên đường đến và trở về sau khi khám phá Australia. Tàu "Duyfken" dành thời gian đáng kể trong vùng vịnh giữa đảo và đất liền. Bản đồ thám hiểm của Jansz mô tả đảo là vùng đất thấp và lầy lội và có tên "Tiuri". Khi đi vòng qua mũi đất phía tây nam nhô ra biển Arafura vào năm 1623, Jan Carstensz đặt tên cho nó là Valse Kaap (tiếng Hà Lan có nghĩa là "Mũi đất giả"), một cái tên được giữ lại cho đến nay (tiếng Indonesia là Tanjung Vals, tiếng Anh là "Cape Vals").
Yos Sudarso được coi là một phần của lục địa New Guinea cho đến năm 1835, khi từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5 năm đó, các thuyền trưởng người Hà Lan Langenberg, Kool và Banse chèo thuyền "Postillon" và "Sireen" đi qua eo biển hẹp. Họ đặt tên cho tuyến đường thủy là 'eo biển Công chúa Marianne' (nay là eo biển Muli) và hòn đảo theo tên của Vương tử William Frederick Hendrik, cháu trai của quốc vương, và là người từng sống ở Đông Ấn Hà Lan một thời gian. Cho đến ít nhất là năm 1884, người ta vẫn cho rằng Komoran là một phần của Dolak. Sau khi bàn giao Tây New Guinea cho Indonesia vào tháng 5 năm 1963, chính phủ Indonesia đã đổi tên đảo theo tên sĩ quan hải quân Indonesia Yos Sudarso, người phụ trách một cuộc đột kích vào bờ biển New Guinea cách đó 700 km về phía tây bắc vào tháng 1 năm 1962, nhưng đã bị giết trong quá trình này.
Ngôn ngữ.
Các ngôn ngữ Kolopom thuộc ngữ hệ Liên New Guinea, và các ngôn ngữ Mombum (hay Komolom) là một ngữ hệ độc lập, chúng được nói trên đảo Yos Sudarso. | 1 | null |
Vanua Levu, trước đây còn gọi là đảo gỗ đàn hương, là đảo lớn thứ hai tại Fiji. Vanua Levu nằm cách 64 km về phía bắc của đảo Viti Levu lớn hơn, với dân số khoảng 130.000 người
Nhà hàng hải người Hà Lan Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên được ghi nhận là trông thấy Vanua Levu, sự kiện diễn ra vào năm 1643. Tiếp theo ông là Thuyền trưởng William Bligh vào năm 1789, trên đường đến Timor khi thoát khỏi cuộc nổi loạn tàu Bounty. Các thuyền nhân bắt đầu khai thác các bụi cây gỗ đàn hương vào năm 1805 ở khu vực vịnh Bua, loài cây này được các thủy thủ trên tàu bị đắm Argo phát hiện, song nguồn cung cạn kiệt sau đó. Người định cư từ Úc và New Zealand lập các vườn dừa trong khu vực Savusavu vào những năm 1860, họ kết hôn với người bản địa, hình thành nên một tầng lớp hỗn chủng, thịnh vượng nhờ việc bán dừa. Đại khủng hoảng những năm 1930 khiến giá dừa suy giảm, trong thời gian này người gốc Ấn thành lập thị trấn Labasa.
Các nhà địa chất học giải thích hình dạng của Vanua Levu hình thành bởi sự hợp nhất một số hòn đảo. Bao quanh đảo là các rạn san hô, đảo có địa hình gồ ghề và đồi núi. Một dãy núi dồ ghề phần chia đảo theo chiều ngang, tạo thành phần lớn ranh giới giữa hai tỉnh Cakaudrove và Macuata. Điểm cao nhất trên đảo là đỉnh núi Batini, còn được gọi là Nasorolevu, với cao độ 1111 mét, và cách đó 16 km về phía đông bắc là đỉnh Dikeva, hay núi Thurston, với cao độ 1030 mét. Dãy núi chính của Vanua Levu bờ biển phía nam, cũng là hướng đón gió, khiến khu vực này ẩm ướt hơn. Phía bắc Vanua Levu có thời tiết khô trong tám tháng mỗi năm, tạo điều kiện cho cây trồng chính của đạo là mía phát triển. Vanua Levu có một số sông, trong đó có Labasa, Wailevu, và Qawa. Ba sông này tạo nên một châu thổ, ở đó có thị trấn Labasa.
Các trung tâm dân cư lớn của đảo là Labasa ở phía bắc, và Savusavu nằm ở chân của bán đảo. Labasa có khoảng 25.000 cư dân theo điều tra năm 1996], có một cộng đồng người gốc Ấn đông đảo, và là một trung tâm chính của ngành công nghiệp mía đường Fiji. Savusavu nhỏ hơn, với dân số dưới 5000, song là một trung tâm du lịch với các hoạt động lặn và thuyền buồm. Ngành công nghiệp chính trên đảo là mía đường, đặc biệt là ở phía bắc, dừa cũng là một cây trồng quan trọng.
Vanua Levu được chia thành ba tỉnh: Bua (ở phía tây), Macuata (ở đông-bắc), và Cakaudrove (ở đông-nam). Ba tỉnh này tạo thành Khu vực Bắc của Fiji. Cùng với Quần đảo Lau xa xôi, Vanua Levu và các đảo liền kề hình thành Liên minh Tovata, một trong ba liên minh chính của giới quý tộc Fiji.
Năm 2012, nước Kiribati bắt đầu đàm phán đển mua 5000 mẫu Anh (~20,2 km²) của hòn đảo nhằm làm nơi sinh sống cho cư dân nước họ để đối phó với việc mực nước biển dâng. | 1 | null |
Viti Levu là đảo lớn nhất của Cộng hòa Fiji, trên đảo có thủ đô Suva. Viti Levu là nơi sính sống của 70% cư dân toàn quốc (khoảng 600.000 người) và là trung tâm của toàn bộ quần đảo Fiji. Đảo dài 146 km và rộng 106 km, tổng diện tích là 10.389 km², tương đương với đảo Hawaii Lớn của Hoa Kỳ.
Viti Levu được cho là có người định cư trước đảo Vanua Levu. Theo truyền thuyết truyền khẩu, các cư dân người Melanesia đầu tiên đặt chân lên Vuda Point và lập ra Viseisei, được cho là điểm dân cư cổ nhất tại Fiji, song các nhà khảo cổ học bác bỏ điều này.
Các nhà địa chất học cho rằng Viti Levu từng bị chìm một số lần, rồi lại được dung nham và các vật chất khác của núi lửa bao trùn lên. Động đất và các vụ phun trào núi lửa là nguyên nhân khiến địa hình trên đảo hơi gồ ghề, một dãy núi theo chiều bắc-nam chia đảo gần như thành hai nửa bằng nhau. Phần phía đông của đảo có lượng mưa lớn hơn, còn phần phía tây thì khô hơn đáng kể. Đảo là nơi sinh sống duy nhất của gián sừng dài khổng lồ Fiji ("Xixuthrus heros"), một trong những loài côn trùng lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, sản xuất mía phát triển mạnh ở phía tây, còn ngành sản xuất sữa đáng được xây dựng ở phía đông. Yaqara là trại gia súc lớn nhất Fiji với 7000 đầu gia súc và có diện tích 70 km², nằm giữa Tavua và Rakiraki. Phần trung tâm của đảo là rừng và có đỉnh núi cao nhất quốc gia là Tomanivi với cao độ 1.324 mét.
Viti Levu có thành phố thủ đô Suva, các đô thị quan trọng khác đều nằm dọc theo bờ biển, gồm Ba, Lautoka, Nadi, Nausori, Rakiraki, và Sigatoka. Một tuyến đường lớn được xây dựng vùng quanh chu vi của đảo Viti Levu.
8 trong số 14 tỉnh của Fiji nằm trên đảo Viti Levu. Các tỉnh Ba, Nadroga-Navosa, và Ra tạo thành Khu vực Tây, còn Naitasiri, Namosi, Rewa, Serua, và Tailevu tạo thành Khu vực Trung tâm.
Phía tây đảo là nơi tập trung cao độ người Fiji gốc Ấn, tổ tiên của họ hầu hết là các công nhân giao kèo đến từ Ấn Độ từ năm 1879 đến năm 1916, người Fiji bản địa tập trung cao độ ở các khu vực nông thôn phía đông đảo. | 1 | null |
Hermann Rorschach ( hoặc ; 8 tháng 11 năm 1884 - 1 tháng 4 năm 1922) là nhà tâm thần học và nhà phân tâm học trường phái Freud người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng nhờ đã phát triển bài trắc nghiệm phóng chiếu với tên gọi Trắc nghiệm dấu mực Rorschach.
Tiểu sử.
Hermann Rorschach sinh ra tại Zürich, là con trai của Ulrich Rorschach - một giáo viên dạy mỹ thuật. Hermann là anh cả trong gia đình, dưới ông còn có một em gái là Anna và em trai là Paul. Ông trải qua tuổi niên thiếu ở Schaffhausen, miền bắc Thụy Sĩ. Ở trường, ông được các bạn gọi là "Klecks" - tức "vết mực" trong tiếng Đức - do ông thích tạo ra các "hình" dấu mực trông thật kỳ khôi. Niềm đam mê này đã trở thành công trình của đời ông. Rorschach mồ côi mẹ năm 12 tuổi và mồ côi cha năm mười tám.
Rorschach có niềm đam mê vẽ vời và nghệ thuật từ khi còn trẻ do sự ảnh hưởng từ người cha. Khi thời điểm tốt nghiệp trung học đã đến gần, ông vẫn chưa quyết định được sẽ theo nghề vẽ hay nghề khoa học. Ông bèn viết thư đến nhà sinh vật học danh tiếng người Đức là Ernst Haeckel để xin lời khuyên. Haeckel khuyên ông chọn khoa học, và thế là Rorschach ghi danh vào trường y. Ông học ở nhiều nơi: Neuchâtel, Zürich, Bern (Thụy Sĩ) và Berlin (Đức). Năm 1909, ông tốt nghiệp trường y ở Zürich. Một năm sau, ông kết hôn với bạn đồng nghiệp Olga Stempelin - một phụ nữ quê ở Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Nga. Ông tìm được một chỗ làm ở bệnh viện tâm thần tại Münsterlingen, sau đó là Münsingen. Năm 1912, Rorschach hoàn tất mọi yêu cầu để lấy bằng M.D ("doctor of medicine") của Đại học Zürich. Năm 1913, hai vợ chồng sang Nga làm việc trong một viện điều dưỡng tư.
Năm 1914, Rorschach trở về Thụy Sĩ. Từ tháng 6 năm 1914 đến tháng 11 năm 1915, ông làm việc tại bệnh viên tâm thần Berne-Waldau, sau thì chuyển về bệnh viện tâm thần ở Herisau - nơi ông Trợ lý giám đốc. Năm 1919, ông trở thành Phó Chủ tịch đầu tiên của Hội Phân tâm học Thụy Sĩ. Từ 1911 đến 1921, ông nghiên cứu rất nhiều nhằm phát triển trắc nghiệm vết mực. Cuốn sách "Psychodiagnostik" ra đời năm 1921 đã đặt nền tảng cho bài trắc nghiệm Rorschach.
Ngày 1 tháng 4 năm 1922, Rorschach qua đời vì bệnh viêm phúc mạc, nguyên do có thể là từ chứng viêm ruột thừa. Khi qua đời ở tuổi 37, ông vẫn là Phó Giám đốc bệnh viện Herisau. Hai ông bà Rorschach có một con trai là Wadin (sinh năm 1917) và một con gái là Elizabeth (sinh năm 1919).
Trắc nghiệm Rorschach.
Thời sinh viên, Rorschach từng theo học nhà tâm thần học xuất sắc Eugen Bleuler - thầy của Carl Jung. Niềm phấn khích được sống trong giới học giả phân tâm học liên tục nhắc nhớ Rorschach về những vết mực tuổi thơ. Ông tự hỏi, tại sao những người khác nhau khi nhìn cùng vết mực thì lại thường thấy những thứ hoàn toàn khác nhau? Ngay khi còn là sinh viên y khoa, ông đã bắt đầu cho các học sinh nhỏ tuổi xem các dấu mực và phân tích phản hồi của chúng.
Năm 1857, bác sĩ người Đức là Justinus Kerner xuất bản một tập thơ nổi tiếng, trong đó mỗi bài thơ lại lấy cảm hứng từ một vết mực vô tình rơi. Có người cho rằng Rorschach đã xem cuốn sách này. Theo Gurvizt (1951), có vẻ Rorschach còn lấy cảm hứng từ nghiên cứu của một sinh viên y khoa khác tại Đại học Zurich - người đã không thành công trong việc dùng vết mực để phân biệt người bị bệnh tâm thần với người không bị bệnh.
Theo như tường trình, bài trắc nghiệm này được thiết kế nhằm phản ánh những phần vô thức trong một nhân cách được "phóng chiếu" lên trên các nhân tố kích thích. Các cá nhân được cho xem lần lượt mười dấu mực, sau đó phải báo cáo lại xem đã nhìn thấy đồ vật hay hình dáng gì trong mỗi dấu mực đó. Việc đánh giá kết quả phản hồi không phải là đơn giản. Nó dựa trên hai mức độ là "nội dung" (vết mực trông giống cái gì) và "thể" (tính thống nhất của câu trả lời so với hình dạng thực của vết mực). Mức độ "thể" thấp nghĩa là người đó có vấn đề trong tiếp nhận thực tại hoặc có trí tưởng tượng cao quá mức. Trắc nghiệm Rorschach không hoàn toàn được khen hay bị chê. Những người ủng hộ cho rằng bài trắc nghiệm có thể cung cấp cái nhìn sâu về đặc điểm tính cách, xung đột nội tâm, trí thông minh nói chung...của một người. Những người chỉ trích cho rằng thử nghiệm này không có giá trị thực về mặt khoa học. | 1 | null |
Robert August Valentin Albert Reinhold von Massow (26 tháng 3 năm 1839 tại Gumbin – 16 tháng 12 năm 1927 tại Wiesbaden) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đồng thời là Chủ tịch Tòa án Quân sự Đế quốc Đức. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được nhận một số huân chương của Phổ vì những cống hiến của mình.
Tiểu sử.
Thân thế.
Robert là con trai của gia đình quý tộc cổ Massow vùng Pommern. Ông là con trai của chủ thái ấp và thị thần ("Kammerherr") Phổ August Karl Valentin von Massow (1799 – 1882) với người vợ của ông này là bà Ehefrau Wilhelmine Marie, nhũ danh von Glasenapp (1816 – 1873). Ông sinh vào tháng 3 năm 1839 tại điền trang Gumbin ở Stolp.
Sự nghiệp quân sự.
Thuở trẻ, Massow học tại trường Trung học Chính quy Realgymnasium ở Danzig, sau đó ông nhập học các trường thiếu sinh quân tại Kulm và Berlin. Về sau, vào ngày 2 tháng 5 năm 1857, ông nhập ngũ trong Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 1 của quân đội Phổ với cấp hàm Danh dự ("Charakter") Chuẩn úy. Sau khi được thăng quân hàm Thiếu úy, ông được đổi sang Trung đoàn Phóng lựu số 12. Bốn năm sau, vào mùa hè năm 1863, Massow, vốn đã chuyển sang lực lượng dân binh trước đó, xin được di cư đến Bắc Mỹ. Tại đây, ông muốn tham chiến cho phe Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861 – 1865).
Sau khi ông đặt chân đến New York vào ngày 4 tháng 7 năm 1863, Massow hành trình đến miền Nam. Tuy nhiên, yêu cầu gia nhập quân đội Liên minh của ông bị khước từ. Duy chỉ có bức thư tiến cử do người đồng hương của ông là Heros von Borcke gửi tướng James Ewell Brown Stuart đã khiến cho Massow được sung vào một đơn vị do tướng John S. Mosby chỉ huy. Cùng với đơn vị này, ông đã chiến đấu trong nhiều trận đánh, cho đến khi bị bắn trọng thương vào phổi gầ Dransville vào ngày 22 tháng 2 năm 1864. Phải sau nửa năm chữa trị thì vết thương của ông mới lành lặn, và Massow, không còn được trở lại phục vụ tại ngũ cho Liên minh nữa, đã quay về Đức vào mùa xuân năm 1865.
Năm sau (1866), khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo bùng nổ, Massow đã có sẵn ngay lập tức để phục vụ quân đội Phổ và được giao một chức vụ trong lực lượng kỵ binh dân quân của Quân đoàn III vào ngày 29 tháng 6 năm 1866. Chỉ ba ngày sau đó, ông được chuyển vào Trung đoàn Long kỵ binh Dân quân Trừ bị. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến tranh, Massow không hề tham gia giao chiến. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1866, theo ý nguyện của bản thân ông, Massow được đổi vào lực lượng phục vụ tại ngũ và được sung vào Trung đoàn Long kỵ binh số 11, đóng trại tại Belgard. Phục vụ được một năm, ông được lên chức sĩ quan phụ tá trung đoàn và được thăng cấp bậc Trung úy vào ngày 22 tháng 3 năm 1868. Với cấp hàm này, vào ngày 14 tháng 10 năm 1869, ông được điều đến Stettin để đảm nhiệm chức sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh số 3. Trong cuộc tổng động viên khởi đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Massow ban đầu tham gia Bộ Tham mưu của Sư đoàn Kỵ binh số 1, nhưng ngay sau đó ông được cử vào Lữ đoàn Kỵ binh Trừ bị số 1 với chức vụ sĩ quan phụ tá vào ngày 13 tháng 8 năm 1870. Cùng với đơn vị này, ông chiến đấu trong các trận đánh và vây hãm ở Colombey, Strasbourg (Straßburg), Ognon, gần Longeau, Villersexel và Pontarlier. Đồng thời, do những thành tích của mình, vị Trung úy được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng II vào ngày 5 tháng 11 năm 1870. Đến tháng 3 năm 1871, ông được ủy nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh số 31 mới được thành lập. Tuy nhiên, Massow chỉ giữ cương vị này có vài tuần, cho đến khi ông được lên cấp hàm Trưởng quan kỵ binh ("Rittmeister") và đồng thời lãnh chức đội trưởng một đội kỵ binh trong Trung đoàn Long kỵ binh số 19 Oldenburg vào ngày 27 tháng 5 năm 1871 sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với đại thắng của Phổ và đồng minh Đức. Đến ngày 19 tháng 9 năm 1871, ông lại được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng I.
Gần 5 năm sau, vào ngày 8 tháng 1 năm 1876, Massow gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 9 Pommern số 2 và trong đơn vị này, ông được điều đi công tác ở Posen, nơi ông lãnh chức sĩ quan phụ tá của Bộ Tổng Chỉ huy (" Generalkommando") Quân đoàn V. Năm sau (1876), vào ngày 22 tháng 11, ông được đổi vào Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin, nơi ông hoạt động trong Bộ phận Hỏa xa và tại đây, vào ngày 25 tháng 1 năm 1878, ông được thăng cấp hàm Thiếu tá. Kể từ tháng 12 năm 1879 cho tới tháng 4 năm 1882, Massow tham gia Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 3, tiếp theo đó ông tham gia Bộ Tham mưu của Quân đoàn Vi kể từ giữa tháng 12 năm 1882 rồi gia nhập Bộ Tham mưu Quân đoàn III từ giữa tháng 4 năm 1884. Với hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1884, ông trở lại phục vụ Bộ Tổng tham mưu, đồng thời được bổ nhiệm vào Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 2 "Hoàng hậu Alexandra của Nga". Tiếp sau đó, vào ngày 14 tháng 2 năm 1885, Massow được ủy nhiệm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Long kỵ binh số 2 Brandenburg số 1, đóng quân tại Schwedt, và được lên chức Thượng tá vào ngày 14 tháng 7 năm 1885. Sau hai năm chỉ huy trung đoàn, ông từ bỏ chức vụ này, rồi trở thành Trưởng Bộ phận Kỵ binh trong Bộ Chiến tranh. Ngoài ra, kể từ ngày 24 tháng 2 năm 1887, Massow cũng là thành viên Ủy ban Xét duyệt và Quyết định ban hành một Điều lệ dã chiến (tiếng Đức: "Kommission zur Prüfung und Feststellung einer Felddienstordnung"). Năm sau, theo yêu cầu của bản thân ông, ông rời khỏi chức vụ của mình trong Bộ Chiến tranh vào ngày 16 tháng 4 năm 1888, rồi được giao quyền chỉ huy Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2. Đến ngày 4 tháng 8 năm 1888, ông được thăng hàm Đại tá, rồi được lĩnh tạm quyền chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 25 (Đại Công quốc Hessen) ở Darmstadt vào ngày 16 tháng 4 năm 1889 và được thụ phong Lữ đoàn trưởng vào ngày 14 tháng 7 năm 1889. Trong thời gian ông đóng quân tại Darmstadt, Massow được thăng quân hàm Thiếu tướng vào ngày 15 tháng 12 năm 1890. Gần 4 năm sau, vào ngày 14 tháng 5 năm 1894, ông được điều đến Strasbourg, đồng thời được lên cấp hàm Trung tướng, và tại đây ông trở thành Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 30.
Kể từ ngày 5 tháng 4 năm 1898, Massow là Tướng tư lệnh Quân đoàn IX và trên cương vị này, ông được thăng chức Thượng tướng Kỵ binh vào ngày 22 tháng 3 năm 1899. Ngày 20 tháng 10 năm 1903, ông được điều đến Charlottenburg để đảm đương công việc cho viên Chủ tịch Tòa án Quân sự Đế chế đang lâm bệnh. Chỉ 9 ngày sau, ông được ủy nhiệm làm Chủ tịch Tòa án binh, đồng thời được chuyển vào ngạch "Sĩ quan Trừ bị " ("Offizieren à la suite der Armee"). Sau gần 3 năm làm Chủ tịch Tòa án binh, ông đã từ chức do Đức hoàng can thiệt vào một trong những phán quyết của ông. Vào ngày 21 tháng 9 năm 1906, Massow xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được động viên khi có chiến tranh) với một khoản lương hưu, đồng thời được phong danh hiệu à la suite của Trung đoàn Long kỵ binh số 2 Brandenburg số 1.
Do những cống hiến lâu năm của ông, Massow được phong chức Kinh nhật giáo sĩ vùng Brandenburg an der Havel vào năm 1906 và được ủy nhiệm làm đại biểu Nhà thờ chính tòa Brandenburg trong Viện Quý tộc Phổ. Ông từ trần ở Wiesbaden vào tháng 12 năm 1927.
Gia quyến.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 1868, tại Berlin, Massow kết hôn lần thứ nhất với Martha von Loeper (18 tháng 10 năm 1848 tại điền trang Nessin – 5 tháng 9 năm 1872 tại Kolberg), con gái của địa chủ Johann von Loeper, chủ điền trang Nessin, với bà Emilie Steffenhagen. 3 năm sau khi bà von Loeper qua đời, ông tái giá tại Oldenburg (Oldenburg) vào ngày 18 tháng 11 năm 1875 với người phụ nữ góa chồng Elisabeth Luise Henriette Sophie, quả phụ von Trotta, nhũ danh Freiin von und zu Egloffstein (19 tháng 12 năm 1846 tại Oldenburg – 27 tháng 10 năm 1919 tại Wiesbaden), con gái của viên Thị thần ("Kammerherr") Đại Công quốc Oldenburg Julius Freiherr von und zu Egloffstein, Trung tướng và Tướng phụ tá xứ Oldenburg, với bà Sophie Freiin von Pretlack. Trước cuộc hôn nhân, cả hai người đều đã có hai mụn con, và họ có với nhau ba người con. Một người con gái của Massow đã thành hôn với doanh nhân người Hamburg Alexander von Oesterreich. Người con trai út của họ là diễn viên, đạo diễn và tác giả Axel von Ambesser (tên khai sinh: Axel Eugen Alexander von Oesterreich).
Người con trai trưởng của ông trong cuộc hôn nhân đầu tiên là Ewald Robert Valentin von Massow (17 tháng 4 năm 1869 tại Belgard a. d. Persante – 12 tháng 10 năm 1942 tại Berlin), một Trung tướng Đế quốc Đức, sau này là Thiếu tướng SS ("SS-Gruppenführer") và là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Đế chế của Đảng Quốc xã. | 1 | null |
Scotland Yard (tên chính thức: New Scotland Yard, mặc dù không có "Old Scotland Yard") là một cách nói hoán dụ để chỉ trụ sở Sở Cảnh sát Thủ đô, có trách nhiệm giữ trật tự cho phần lớn Luân Đôn.
Cái tên này bắt nguồn từ vị trí của trụ sở Cảnh sát Thủ đô trước đây tại số 4 Whitehall Place, có cổng sau quay ra phố Great Scotland Yard. Cổng Scotland Yard đã trở thành cổng công cộng để vào sở cảnh sát; qua thời gian tên phố được gọi thay cho sở Cảnh sát Thủ đô. "The New York Times" đã viết vào năm 1964 rằng cũng như phố Wall được dùng tên của nó đặt cho quận tài chính của New York, Scotland Yard cũng trở thành tên gọi cho cảnh sát Luân Đôn.
Năm 1890 sở cảnh sát này được di dời khỏi Scotland Yard và cái tên New Scotland Yard được sử dụng để gọi trụ sở mới. New Scotland Yard hiện nay đặt tại phố Broadway () ở Victoria và đây cũng là đại bản doanh của Cảnh sát Thủ đô từ năm 1967. Năm 2013 có thông báo rằng sở cảnh sát này sẽ chuyển đến một tòa nhà nhỏ hơn tại Victoria Embankment năm 2015 và sẽ được đổi tên thành Scotland Yard. | 1 | null |
Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là "Ngày Y tế Thế giới", viết tắt là WHD (World Health Day) là được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định.
Ngày Sức khoẻ Thế giới là một trong tám chiến dịch y tế công cộng toàn cầu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cùng với Ngày Lao Thế giới, Ngày Hiến Máu Thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, Ngày Sốt rét Thế giới, Ngày Thế giới không thuốc lá, Ngày Viêm gan Thế giới và Ngày AIDS thế giới. | 1 | null |
Bão Haiyan (), được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Yolanda, hay cơn bão số 14 ở Việt Nam, là một trong những xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận; cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines trong khoảng thời gian đầu tháng 11 năm 2013. Haiyan là cơn bão chết chóc nhất tại Phillipines trong lịch sử hiện đại, với ít nhất 6.300 người đã chết do bão chỉ riêng tại quốc gia này. Xét về sức gió duy trì trong 1 phút lúc đổ bộ theo ước tính của JTWC, Haiyan được xếp ngang hàng với Meranti của năm 2016 hay Bão Rai của năm 2021 vì là xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ mạnh thứ hai trong lịch sử, chỉ sau bão Goni năm 2020 (tuy nhiên việc này là không chắc chắn vì không có một dụng cụ thời tiết nào tồn tại để đo được sức gió lúc bão đổ bộ). Đến thời điểm tháng 1 năm 2014, thi thể các nạn nhân vẫn còn đang được tìm kiếm.
Là cơn bão nhiệt đới thứ 30 được đặt tên của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2013, Haiyan có nguồn gốc từ một vùng áp suất thấp nằm tại vị trí cách Pohnpei vài trăm km về phía Đông - Đông Nam trong ngày 2 tháng 11 năm 2013. Di chuyển chủ yếu về phía Tây, nhờ những điều kiện môi trường thuận lợi, hệ thống đã phát triển thành một áp thấp nhiệt đới trong ngày mùng 3. Sau khi trở thành một cơn bão nhiệt đới thời điểm 00:00 UTC ngày mùng 4, Haiyan bắt đầu trải qua giai đoạn tăng cường độ nhanh chóng, điều này giúp nó mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong vào lúc 18:00 UTC ngày mùng 5. Sang ngày mùng 6, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã đánh giá cường độ cơn bão lúc này tương đương với siêu bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson, và Haiyan đã di chuyển qua hòn đảo Kayangel thuộc Palau không lâu sau thời điểm nó đạt được cường độ cực kì cao.
Sau đó, Haiyan tiếp tục mạnh lên; đến thời điểm 12:00 UTC ngày 7 tháng 11, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã nâng sức gió duy trì liên tục trong 10 phút tối đa của cơn bão lên thành 230 km/h (145 mph), giá trị cao nhất trong mối tương quan với xoáy thuận. Đài Quan sát Hong Kong đặt vận tốc gió duy trì liên tục trong 10 phút tối đa ở mức 285 km/h (180 mph) trước khi cơn bão đổ bộ vào miền Trung Philippines, trong khi Cơ quan Khí tượng Trung Quốc ước tính vận tốc gió duy trì trong hai phút tối đa vào thời điểm đó vào khoảng 280 km/h (175 mile/h, 150 knot). Tại tời điểm 18:00 UTC, Đồng thời, JTWC ước tính sức gió duy trì trong một phút của hệ thống là 315 km/h (195 mile/h), không chính thức khiến Haiyan trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng được quan sát dựa trên tốc độ gió, kỷ lục này quá mạnh đã bị bão này phá hủy ở Đông Bắc Thái Bình Dương vượt qua trong 2015 ở tốc độ 345 km/h (215 mile/ h). Haiyan cũng xếp ngang hàng cùng với bão Meranti của năm 2016 và bão Goni của năm 2020 với tư cách là xoáy thuận nhiệt đới dữ dội nhất ở Đông bán cầu bởi gió kéo dài 1 phút; một số người khác đã ghi lại các chỉ số áp suất trung tâm thấp hơn. Vài giờ sau, mắt bão đã đổ bộ lần đầu tiên vào Philippines tại Guiuan, Đông Samar. Trong quá trình suy yếu, cơn bão đã đổ bộ thêm năm lần vào đất nước này trước khi đi vào Biển Đông. Tại đây, nó đã chuyển hướng Đông Bắc và cuối cùng đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam với cường độ bão nhiệt đới dữ dội trong ngày 10 tháng 11. Haiyan được ghi nhận lần cuối bởi JMA khi nó là một áp thấp nhiệt đới trong ngày hôm sau.
Cơn bão đã gây ra một sự tàn phá thảm khốc tại các khu vực Visayas, đặc biệt tại Samar, Leyte, Cebu, Capiz, Negros, và Bắc Iloilo. Theo báo cáo chính thức của Liên hợp quốc, đã có khoảng 11 triệu người chịu ảnh hưởng - rất nhiều người trong số đó bị mất nhà cửa.
"Haiyan" là cái tên được Trung Quốc đề xuất, có nghĩa là chim hải yến. Năm 2014, tên bão này bị khai tử và đổi lại thành "Bailu".
Lịch sử khí tượng.
Vào ngày 2 tháng 11, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) theo dõi một vùng áp thấp hình thành ở phía Đông của đảo Kosrae. Sau đó, vùng áp thấp này mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 3 tháng 11.. Trung tâm của áp thấp nhiệt đới xoáy ở mức độ thấp cùng với vùng đối lưu sâu, Trung tâm cảnh báo bão Liên hợp cũng theo dõi và nâng cấp thành áp thấp nhiệt đới vào buổi trưa 3 tháng 11. Cuối ngày 3 tháng 11, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão và được đặt tên là "Haiyan" lúc 00:00 UTC ngày 4 tháng 11.
Trong khi đó, JTWC cũng nâng cấp vùng áp thấp thành bão nhiệt đới, trong khi xoáy thuận này tăng cường độ một cách ổn định trong một vùng gió giật yếu đến trung bình và có hướng về phía tây dọc theo rìa phía nam của dải áp cao cận nhiệt đới. Ngay sau khi JMA nâng Haiyan thành bão nhiệt đới vào sáng sớm 5 tháng 11, JTWC cũng nâng cấp thành bão, bởi một đám mây dày đặc và đặc điểm của mắt bão với các dải mây cong chặt chẽ. 18 giờ sau, JMA nâng Haiyan thành typhoon, khi nó hình thành mắt bão và bắt đầu mạnh lên. JTWC tiếp tục nâng Haiyan thành siêu bão vào sáng ngày 6 tháng 11. Sau đó, mắt bão đi qua đảo Kayangel ở Palau.
Khoảng 12:00 UTC vào ngày 7 tháng 11, bão đã đạt được mức tàn phá đỉnh điểm với sức gió mạnh nhất duy trì trong 10 phút là và áp suất khí quyển là . Sáu giờ sau đó, JTWC đo được bão Haiyan có sức gió duy trì 1 phút là . Bão Haiyan được xếp hạng không chính thức là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ tư theo kỷ lục, chỉ dựa trên tốc độ gió. Cơn bão thể hiện nhiều đặc tính của một cơn bão nhiệt đới hình khuyên, mặc dù một dải đối lưu mạnh vẫn hiện được duy trì ở dọc theo phía tây của hệ thống bão. Vệ tinh đo được tại thời điểm đó, sử dụng phương pháp Dvorak, bão đạt tới mức tối đa trên thang đo là T#8,0.
Công tác phòng tránh bão.
Micronesia và Palau.
Theo tuyên bố của JTWC về áp thấp nhiệt đới 31W vào ngày 3 tháng 11, một thông điệp cảnh báo và theo dõi bão nhiệt đới được phát đi tới các nơi như Chuuk, Losap, and Poluwat trong Liên bang Micronesia. Xa hơn về phía tây, Faraulep, Satawal, và Woleai, được đặt dưới thông điệp cảnh báo và theo dõi bão cuồng phong trong khi Fananu và Ulul được đặt dưới thông điệp cảnh báo và theo dõi bão nhiệt đới.
Philippines.
Các nhà chức trách đã huy động lực lượng cảnh sát ở vùng Bicol để phòng chống cơn bão. Ở hai tỉnh Samar và Leyte, các lớp học bị hủy bỏ, và những người dân trong khu vực ngập lụt và lở đất bị buộc phải đi sơ tán. Một số khu vực bị bão đe dọa bị ảnh hưởng bởi trận động đất xảy ra trước đó ở Bohol. Tổng thống Philippines đã yêu cầu quân đội triển khai máy bay và trực thăng tới các vùng bị ảnh hưởng. Khi bão Haiyan đang di chuyển với tốc độ rất nhanh, PAGASA đã phát đi tín hiệu cảnh báo tới nhiều khu vực nước này. Khoảng 60 tỉnh bao gồm thủ đô Manila bị đặt dưới tình trạng báo động. Khoảng gần 1 triệu người đã được sơ tán đến các khu trú bão trên khắp 20 tỉnh của Philippines. 3 máy bay vận tải, 20 tàu hải quân, 32 máy bay quân sự và trực thăng đã được lệnh sẵn sàng tham gia công tác cứu trợ khi cần thiết.
Việt Nam.
Theo đánh giá, bão Haiyan có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử đổ bộ vào Việt Nam. Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là một hiện tượng chưa từng xảy ra tại Việt Nam, do đó có thể cần xem xét công bố tình trạng khẩn cấp tại một số địa phương bão ảnh hưởng. Tất cả tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển bắc vĩ tuyến 8 đến nam vĩ tuyến 16 và đông kinh tuyến 112 được kêu gọi rời khỏi khu vực này trước 19 giờ ngày 8 tháng 11. Khu vực sơ tán dân sẽ là từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, có thể một phần phía bắc tỉnh Bình Định. Việc sơ tán dân tại khu vực ven biển được thực hiện trong ngày 9 tháng 11 với quy mô lớn chưa từng có: tại Thừa Thiên Huế thực hiện di dời 113.000 người, tại Quảng Ngãi di dời 80.000 hộ dân với hơn 400.000 nhân khẩu, tại Đà Nẵng đã hoàn thành việc di dời 133.000 hộ với 494.000 nhân khẩu, tại Bình Định đã di dời xong 811 hộ ven biển với 2.300 nhân khẩu. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã lên kế hoạch sơ tán 15.000 hộ dân với 50.000 người. Nghệ An đã có phương án sơ tán cho 26.000 hộ dân ven biển. Tính đến 6 giờ ngày 9 tháng 11, lực lượng bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã hướng dẫn, thông báo cho 85.245 tàu thuyền với 383.599 người về hướng đi của bão để chủ động phòng tránh.
Thiệt hại.
Micronesia và Palau.
Ở Kayangel trên đảo Palau, sóng cao đã phá hủy nhiều ngôi nhà, còn gió mạnh làm đổ nhiều cây cối. Koror, Babeldaob và Kayangel bị cúp nước và điện. Ở Koror, tốc độ gió đạt 120 km/h (75 mph) thổi tung mái nhà, làm đổ cây cối và các cột điện. Đường đê đắp cao nối liền hòn đảo với một bệnh viện ngoài biển bị đóng cửa tạm thời do ngập lụt. Koror ít bị thiệt hại do tâm bão quét qua phía bắc, nhưng đường sá bị ngập. Ở phía bắc của Babeldaob, bão Haiyan làm hư hại các trường học và tòa nhà. Do nằm gần Haiyan, cơn bão đi qua đã làm cho Kayangel bị ngập lụt toàn diện, và tất cả ngôi nhà đều bị phá hủy. Tuy không có người nào thiệt mạng, nhưng 69 người đã được di dời.
Philippines.
Đầu tiên, Haiyan đổ bộ vào đảo Guiuan, Đông Samar vào lúc 4 giờ 45 phút (giờ địa phương; 20 giờ 45 phút UTC) với tốc độ gió lên đến 196 mph (315 km/h), Haiyan trở thành siêu bão mạnh nhất trên thế giới từng đổ bộ vào đất liền.
Lúc 8 giờ 44 phút GMT, có hơn 100.000 người phải sống trong các trung tâm sơ tán và hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ, thông tin liên lạc với Tacloban, một thành phố có khoảng 200.000 người, đã bị gián đoạn sau khi cơn bão xảy ra.
PAGASA ghi nhận lở đất xảy ra 6 lần ở quần đảo Visayas. Có khoảng 3 người chết theo thông báo của Hội đồng Kiểm soát và Giảm nhẹ Thiên tai Philippines (NDRRMC) và 7 người bị thương. Sóng lớn do bão cũng xuất hiện nhiều nơi. Trên đảo Leyte và Samar, PAGASA đo được sóng cao 4–5 m. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Hải quân Mỹ thậm chí còn ghi nhận được những đợt sóng cao tới 15 m. Đảo Leyte và thành phố Tacloban là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhà cửa tại đây gần như bị san phẳng hoàn toàn. Sự tàn phá của cơn bão được mô tả là "giống như một trận sóng thần".
Ngày 9 tháng 11, một ngày sau khi cơn bão quét qua Philippines, Hội Chữ Thập Đỏ ước tính thiệt hại nhân mạng có thể lên đến 1.200 người.
Tính đến 10 giờ ngày 9 tháng 11 (giờ GMT), Hội đồng Kiểm soát và Giảm nhẹ Thiên tai Philippines đã chính thức xác nhận có 138 người đã chết do bão Haiyan và 350.000 người khác phải đi sơ tán.
Ngày 10 tháng 11, ông Tescon Lim, lãnh đạo Tacloban, thủ phủ của tỉnh Leyte, cho biết số người thiệt mạng chỉ tính riêng tại thành phố này "có thể lên đến 10.000 người". Số người rơi vào cảnh không gia cư ước tính khoảng 620.000 người và 9,5 triệu người bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu có thể lên đến 14 tỷ USD.
Việt Nam.
Do bão liên tục đổi hướng và đã mạnh lên nhanh chóng rất nhiều. trong quá trình hoạt động trên Biển Đông nên đã không gây ra thiệt hại quá lớn tại Việt Nam như dự kiến ban đầu. Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam bão không đổ bộ, nhưng theo thống kê chính thức đã có chín người chết, chủ yếu do các nguyên nhân gián tiếp như một số các tai nạn khi người dân trèo lên mái nhà chằng chống nhà cửa. 3 giờ sáng ngày 11 tháng 11, bão Haiyan đã đổ bộ vào Quảng Ninh và Hải Phòng. Tại Quảng Ninh bão không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm tốc mái gần 500 căn nhà, làm chìm 20 tàu thuyền và 5 nhà bè, gây mất điện tại 6/8 huyện của tỉnh. Cột ăng ten cao 52 m của Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố Uông Bí đã bị gió bão quật đổ.
Đài Loan.
Tại thành phố Tân Bắc, Đài Loan, sóng biển lớn do ảnh hưởng của bão Haiyan đã cuốn trôi và làm 8 người thiệt mạng.
Trung Quốc.
Tại cảng Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, một chiếc tàu hàng đang neo đậu đã bị cuốn trôi ra biển, làm 6 thủy thủ trên tàu mất tích.
Kỷ lục.
Haiyan là cơn bão đổ bộ vào đất liền mạnh nhất trong lịch sử. Ở cường độ mạnh nhất, Haiyan có tốc độ gió tối đa duy trì trong 10 phút (JMA đánh giá) là 230 km/h (145 mph hay 125 hải lý trên giờ) tương đương với bão Megi (2010) với 230 km/h (về áp suất thì nó vẫn kém Megi 10 hPa) và tốc độ gió tối đa duy trì trong 1 phút là 315 km/h (195 mph hay 170 hải lý/h) (tốc độ gió cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1966, đứng thứ tư không chính thức trong kỷ lục các cơn bão có sức gió mạnh nhất sau Siêu bão Ida năm 1958 (325 km/h), Siêu bão Violet năm 1961 (335 km/h) và Siêu bão Nancy năm 1961 (345 km/h), cao hơn cả Siêu bão Tip mạnh nhất thế giới và cả bão Megi (2010) (305 km/h)), gió giật 315 km/h (170 mph hay 195 hải lý/h) cùng với áp suất thấp kỉ lục (thấp nhất trong 3 năm qua chỉ sau bão Megi (2010) với áp suất ). Vì áp suất của siêu bão Haiyan chỉ được ước tính qua ảnh vệ tinh nên không chính xác và có khả năng Haiyan có áp suất thấp kỉ lục là 858 hPa giống siêu bão Angela năm 1995 cũng được coi là xoáy thuận mạnh nhất với áp suất thực tế dự đoán 855 hPa. Ở Philippines sức gió mạnh 350 km/h, sóng cao 10–15 m (cao nhất nhiều năm qua) | 1 | null |
"Demons" là một bài hát của ban nhạc người Mỹ Imagine Dragons nằm trong EP đầu tay chính thức của họ "Continued Silence" (2012) cũng như album phòng thu đầu tay của nhóm, "Night Visions" (2012). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ tư trích từ album trên toàn cầu và thứ ba ở Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 1 năm 2013 bởi KidinaKorner và Interscope Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Adam Baachaoui, Josh Mosser và bốn thành viên của Imagine Dragons (Ben McKee, Daniel Platzman, Dan Reynolds và Wayne Sermon) với nhà sản xuất nó Alex da Kid, cộng tác viên quen thuộc xuyên suốt sự nghiệp của nhóm và chịu trách nhiệm điều hành sản xuất cho "Night Visions". Được đánh giá là một trong những bản nhạc tăm tối nhất từ album (bên cạnh "Radioactive"), "Demons" là một bản indie rock ballad mang nội dung đề cập đến một người đàn ông cảnh báo người yêu của anh về những sai sót của bản thân bởi việc bị ngự trị bởi một "con quỷ bên trong", trong đó anh nhận thức rõ về sự không hoàn hảo của mình và muốn bảo vệ người thân trước khi anh có thể làm hại đến chính họ.
Sau khi phát hành, "Demons" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu có chiều sâu, chất giọng nội lực của Reynolds cũng như quá trình sản xuất nó, đồng thời gọi đây là một điểm nhấn nổi bật từ "Night Visions". Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng tại giải thưởng âm nhạc iHeartRadio năm 2014 cho Bài hát Alternative Rock của năm và đề cử tại giải thưởng âm nhạc "Billboard" năm 2014 cho Top Bài hát Rock. "Demons" cũng gặt hái những thành công lớn về mặt thương mại với việc lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm những thị trường lớn như Áo, Brazil, Canada, Ý, Ba Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ, cũng như vươn đến top 20 ở nhiều nơi khác. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ hai của Imagine Dragons vươn đến top 10 cũng như tiêu thụ được hơn 4.6 triệu lượt tải nhạc số tại đây. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 8 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Video ca nhạc cho "Demons" được đạo diễn bởi Isaac Halasima, trong đó bao gồm những cảnh Imagine Dragons hát trong một buổi biểu diễn của ban nhạc tại The Joint ở Las Vegas, Nevada vào ngày 9 tháng 2 năm 2013, xen kẽ với câu chuyện về những con người với những khó khăn khác nhau, bao gồm một cô gái đang đau buồn, một người đàn ông mắc hội chứng Marfan, một nạn nhân của sự ngược đãi bởi cha mẹ và một cựu quân nhân. Nó đã chiến thắng một hạng mục tại giải thưởng Video của MuchMusic năm 2014 cho Video quốc tế của năm – Nhóm nhạc cũng như một đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2014 cho Video Rock xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, nhóm đã trình diễn "Demons" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "Saturday Night Live", giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2013 và giải thưởng Video của MuchMusic năm 2014, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của họ. Kể từ khi phát hành, nó đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như Chris Daughtry, Jencarlos Canela, Halsey, Sam Tsui, Masha, Jasmine Thompson, Boyce Avenue và Tyler Ward.
Ngày 20 tháng 7 năm 2022, bài hát đạt 1 tỷ lượt xem trên nền tảng Youtube.
Chứng nhận.
!scope="col" colspan="3"| Streaming | 1 | null |
Marie-Adelaide của Luxembourg (Luxembourg: Maria Adelheid; Marie Thérèse Adelheid Hilda Wilhelmine, ngày 14 tháng 6 năm 1894 - ngày 24 tháng 1 năm 1924), trị vì 1912-1919. Bà là Nữ Đại công tước đầu tiên tại vị của Luxembourg, và là nữ quân chủ đầu tiên kể từ Maria Theresa (1740-1780), là vị quân chủ Luxembourg đầu tiên được sinh ra tại trên lãnh thổ kể từ Johann I của Bohemia (sinh năm 1296). | 1 | null |
Vườn quốc gia là một trong năm loại hình khu bảo tồn tại Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 1% diện tích của quốc gia này. Hiện nay, tại Thổ Nhĩ Kỳ có năm loại hình khu bảo tồn là: vườn quốc gia (danh sách), công viên tự nhiên (danh sách), khu bảo tồn thiên nhiên (danh sách), khu bảo tồn động vật hoang dã (danh sách) và tượng đài tự nhiên (danh sách). Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn có 135 vùng đất ngập nước với diện tích 1.919.893 ha, 13 địa điểm trong số đó là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo công ước Ramsar. Một số khu Ramsar được phân loại như là một vườn quốc gia (ví dụ như Hồ Kus vừa là một khu Ramsar, đồng thời là vườn quốc gia).
Dưới đây là danh sách 40 vườn quốc gia tại Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Văn Minh Phùng Hoàng hậu (chữ Hán: 文明馮皇后, 441 - 17 tháng 10, 490), thường gọi là Văn Minh Thái hậu (文明太后) hoặc Bắc Ngụy Phùng Thái hậu (北魏冯太后), là Hoàng hậu của Bắc Ngụy Văn Thành Đế, đồng thời cũng là một nhà nhiếp chính, một nữ cải cách gia trong lịch sử Trung Quốc.
Với tư cách Hoàng thái hậu, rồi Thái hoàng thái hậu, bà đã lâm triều xưng chế, tiến hành nhiếp chính dưới thời Bắc Ngụy Hiến Văn Đế Thác Bạt Hoằng và Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành. Bằng quyền lực cao nhất bấy giờ, Phùng Thái hậu đã thúc đẩy mạnh mẽ Hán hóa, tạo nên một tiền đề cho rất nhiều cải cách Hán hóa của Bắc Ngụy về sau. Tuy nhiên, bà cũng bị chỉ trích vì thói dâm đãng, có những hành vi dâm loạn trong hậu cung (tư thông với nhiều nhân tình khi đã là Thái hậu) và việc tàn nhẫn ám sát Hiến Văn Đế, người con nuôi mà bà đã nuôi dưỡng từ nhỏ.
Thân thế.
Văn Minh Hoàng hậu Phùng thị, không rõ tên và ngày sinh, nguyên quán ở huyện Tín Đô, quận Trường Lạc, Trường An; xuất thân trong từ hoàng tộc Trường Lạc Phùng thị (長樂馮氏) của Bắc Yên, một quốc gia tồn tại dưới thời Ngũ Hồ thập lục quốc, thời đại tiền kỳ của Bắc Ngụy. Tổ phụ của bà là Chiêu Thành Đế Phùng Hoằng, Hoàng đế của nhà Bắc Yên.
Phùng Hoằng có người con thứ là Phùng Lãng (馮朗), sau khi Bắc Yên diệt vong đã phục vụ cho Bắc Ngụy, làm quan đến chức Tán kỵ thường thị, Tư mã Đô úy, Thứ sử hai châu Tần Ung, thụ tước "Tây Thành quận công" (西城郡公); và một người con gái là Phùng Chiêu nghi của Bắc Ngụy Thái Vũ Đế. Phùng Lãng lấy vợ là Vương thị sinh được hai con. Con trai trưởng là Phùng Hi (馮熙), về sau cũng là đại thần giữ nhiều quyền lực, và con gái chính là Văn Minh Hoàng hậu.
Hoàng thái hậu Bắc Ngụy.
Tấn tôn Thái hậu.
Khi Phùng thị còn chưa lên 10 tuổi, nhà họ Phùng xảy ra biến cố. Phùng Lãng bị Bắc Ngụy Thái Vũ Đế giáng tội và giết chết. Phùng thị khi đó còn rất nhỏ đã phải nhập cung. Bà được người cô trong cung là Phùng Chiêu nghi quan tâm dạy dỗ. Năm bà 14 tuổi (454), sau cuộc nội chiến trong triều đình, hoàng tôn Thác Bạt Tuấn được lập làm Hoàng đế, tức Bắc Ngụy Văn Thành Đế. Văn Thành Đế tuyển Phùng thị vào cung làm Quý nhân.
Năm Thái An thứ 2 (456), Văn Thành Đế lập bà làm Hoàng hậu và hoàng tử trưởng Thác Bạt Hoằng, con trai của Lý Quý nhân, làm Hoàng thái tử. Theo quy định ["Tử quý mẫu tử"; 子貴母死] trong hậu cung Bắc Ngụy, Lý Quý nhân bị ép phải tự sát, Phùng Hoàng hậu được giao cho nuôi dưỡng Thác Bạt Hoằng ở trong cung của mình.
Năm Hòa Bình thứ 6 (465), tháng 5, ngày Quý Mão, Văn Thành Đế qua đời ở Thái Hoa điện (太華殿), trong nước đều để tang. Đến 3 ngày sau khi Hoàng đế mất, triều đình đưa nhiều vật dụng của ông khi còn sống rất thích đem đi thiêu đi. Phùng Hoàng hậu cũng vô cùng đau lòng, định nhảy vào đống lửa tự tử theo nhưng tả hữu cứu thoát được. Ngày hôm sau (Giáp Thìn), Thái tử Thác Bạt Hoằng nối ngôi, tức là Bắc Ngụy Hiến Văn Đế. Tấn tôn Phùng Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu.
Lâm triều lần đầu.
Khi Hiến Văn Đế vừa lên ngôi, Thái Nguyên vương Ất Phất Hồn (乙弗浑) giết chết nhiều quan lại trong triều đình như Thượng thư Dương Bảo Niên, Dương Bình công Giả Ái Nhân, Nam Dương công Trương Thiên Độ, Thị trung Tư đồ Bình Nguyên vương Lục Lệ Tự, tự phong mình làm Thừa tướng, nắm quyền trong triều, uy hiếp đến Hiến Văn Đế. Phùng Thái hậu trong cung, mật định mưu kế diệt trừ Ất Phất Hồn. Sang tháng 1 năm sau (466), Phùng Thái hậu tiến hành chính biến, bắt giữ Ất Phất Hồn rồi tự mình lâm triều nhiếp chính, bắt đầu lần nhiếp chính thứ nhất của mình.
Phùng Thái hậu đã nhận được sự giúp đỡ của Giả Tú (賈秀), Cao Doãn (高允), và Cao Lư (高閭) trong việc nhiếp chính. Sau đó, bà cũng đưa một người anh là Phùng Hi vào nhóm đưa ra quyết định. Thái hậu ngay sau đó đã được trao cho một cơ hội lớn để mở rộng cương vực Bắc Ngụy vì cũng vào năm này, triều đại kình địch là Lưu Tống ở phía Nam xảy ra một cuộc đấu tranh giành quyền kế vị sau khi Hoàng đế Lưu Tử Nghiệp bị ám sát vào năm 465. Thúc phụ của Lưu Tử Nghiệp là Lưu Úc xưng Đế ở kinh thành Kiến Khang, tức Lưu Tống Minh Đế; còn em trai của Lưu Tử Nghiệp là Tấn An vương Lưu Tử Huân lại xưng Đế vào đầu năm 466 tại Tầm Dương.
Sau khi quân của Lưu Tống Minh Đế đánh bại và giết chết Lưu Tử Huân vào mùa thu năm 466, tướng Lưu Tống Tiết An Đô (薛安都), thứ sử Từ Châu, là người ban đầu đã đứng về phía Lưu Tử Huân, e ngại rằng sẽ bị Minh Đế trừng phạt, và vì vậy quyết định đầu hàng Bắc Ngụy. Ngay sau đó, thứ sử Duyện Châu Tất Chúng Kính (畢眾敬) và thái thú quận Nhữ Nam Thường Trân Kỳ (常珍奇) đã làm theo Tiết An Đô. Phùng thái hậu cử tướng Uất Trì Nguyên (尉遲元) đến để tiếp nhận sự đầu hàng của các hàng tướng Lưu Tống này và để bảo vệ khu vực phía bắc Hoài Hà, Uất Trì Nguyên sau đó đánh bại hai nỗ lực của Minh Đế nhằm tái chiếm các châu quận này. Thái hậu cũng cử tướng Mộ Dung Bạch Diệu (慕容白曜) đi đánh và cố gắng chiếm Thanh Châu và Ký Châu, là hai châu bị tách khỏi phần còn lại của Lưu Tống sau vụ đầu hàng của Tiết An Đô, và đến năm 469, cả hai châu đều rơi vào tay Bắc Ngụy, và tất cả các khu vực ở phía bắc của Hoài Hà nay đã trở thành lãnh thổ Bắc Ngụy.
Năm Thiên An thứ 2 (467), Lý phu nhân trong hậu cung hạ sinh cho Hiến Văn Đế Hoàng tử trưởng Thác Bạt Hoành. Phùng Thái hậu chiếu theo quy định "Tử quý mẫu tử" trong hậu cung Bắc Ngụy, ép Lý thị tự sát. Bản thân bà đưa Thác Bạt Hoành về cung của mình đích thân nuôi dưỡng. Cùng trong năm đó, Hiến Văn Đế đã 13 tuổi, Phùng Thái hậu trao trả quyền lực cho Hiến Văn Đế và lui về hậu cung.
Giết chết Thái thượng hoàng.
Sau khi về hậu cung, Phùng Thái hậu mới 26 tuổi, không chịu cảnh cô đơn lẻ bóng nên đã tư thông với đại thần trong triều là Lý Dịch (李奕). Hai người ăn ở cùng nhau, chuyện này đã gây xôn xao dư luận, khiến Hiến Văn Đế rất tức giận.
Năm Hoàng Hưng thứ 4 (470), viên quan Lý Hân (李訢), là người bạn thân của Lý Phu (李敷, anh em của Lý Dịch), bị buộc tội tham ô, còn Hiến Văn Đế biết về cáo trạng ngay cả khi Lý Phu cố giữ kín các tấu chương. Ông biết về mối quan hệ giữa mẹ kế của mình với Lý Dịch, mặc dù phản đối song ông cũng không có hành động nào để chống lại. Ông phán Lý Hân tội chết, song sau đó lại nói với Lý Hân rằng nếu ông ta có thể khai các tội mà Lý Phu và Lý Dịch đã phạm phải, ông ta sẽ được tha. Sau do dự ban đầu, Lý Hân đã khai, và một người khác tên là Phạm Phiêu (范標) cũng làm như vậy. Hiến Văn Đế sau đó đã xử tử Lý Phu và Lý Dịch. Từ sau sự kiện này, Phùng Thái hậu trở nên bực bội với Hiến Văn Đế.. Sang năm sau (471), Hiến Văn Đế thoái vị, nhường ngôi cho thái tử Thác Bạt Hoành (Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế), còn Hiến Văn Đế trở thành Thái thượng hoàng đế khi ông mới 17 tuổi.
Năm Thừa Minh nguyên niên (476), tháng 6, ngày Tân Mùi, do vẫn còn mâu thuẫn với Thái thượng hoàng, Phùng Thái hậu đã sát hại ông. Hầu hết các sử gia, bao gồm cả Tư Mã Quang, cho rằng bà đã đầu độc Hiến Văn Đế, song một phiên bản khác lại chỉ ra rằng Phùng Thái hậu hạ lệnh sát thủ, khi Hiến Văn Đế đến cung để thỉnh an bà, bà đã sai thích khách bắt và làm ông ngạt thở. Năm đó, Thượng hoàng mới 23 tuổi.
Trở lại nhiếp chính.
Sau cái chết của Thượng hoàng, vào ngày Mậu Dần, Phùng Thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu và trở lại lâm triều xưng chế, nắm quyền nhiếp chính cho Hiếu Văn Đế mới được 9 tuổi, bắt đầu lần nhiếp chính thứ hai của mình. Lần này bà nắm giữ quyền nhiếp chính 14 năm đến tận khi qua đời. Sang năm sau, Thái hoàng thái hậu hạ lệnh đổi niên hiệu mới, là năm Thái Hòa nguyên niên. Chiếu viết:
Sau khi Phùng Thái hoàng quay trở lại nhiếp chính, bà đã trở nên độc đoán hơn trước, song lại anh minh trong giải quyết vấn đề và có cách sống thanh đạm. Bà là người có học thức cao, cũng giỏi về toán học. Phùng Thái hoàng cũng đẩy nhanh chính sách Hán hóa, trong đó bao gồm cả vấn đề phân tầng xã hội. Trong một chiếu chỉ vào năm 478, Phùng Thái hoàng có quy định người dân hãy kết hôn theo tầng lớp xã hội, tức môn đăng hộ đối.
Năm Thái Hòa thứ 3 (479), ở phương nam, sau khi Tiêu Đạo Thành lật đổ Lưu Tống và lập ra triều Nam Tề, Bắc Ngụy ủy thác cho Đan Dương vương Lưu Xưởng (劉昶) đi đánh Nam Tề (Lưu Xưởng là một thân vương của Lưu Tống song chạy trốn đến Bắc Ngụy vào năm 465, Bắc Ngụy hứa hẹn sẽ ủng hộ Lưu Xưởng tái lập Lưu Tống). Tuy nhiên, Lưu Xưởng không hoàn thành nhiệm vụ, không thu được nhiều vùng đất ở vùng biên giới để có thể làm bàn đạp tái lập Lưu Tống. Năm thứ 5 (481), chiến dịch kết thúc. Sử sách đánh giá rất cao về Phùng Thái hậu, cho rằng bà là người thông minh, có học thức có tính quyết đoán và tôn sùng đạo Phật. Trong năm 481, hòa thượng Pháp Tú (法秀) mưu nổi dậy tại Bình Thành, song bị phát giác rồi bị bắt giết. Một số quan lại chủ trương xử tử tất cả các sư tăng Phật giáo, song Phùng thái hoàng thái hậu từ chối. Sau đó, một bộ luật mới mà Thái hoàng thái hậu ủy thác cho Cao Lư (高閭) viết đã hoàn thành, bộ luật có 832 mục, 16 mục quy định về hình phạt tru di gia tộc, 235 mục quy định về hình phạt xử tử cá nhân, và 377 mục quy định về các hình thức trừng phạt khác.
Cũng trong năm 481, Thái hoàng Thái hậu cùng Hiếu Văn Đế đến kinh lý vùng Phương Sơn, thấy vùng đất này là nơi tốt để sau này chôn cất mình, nên bà bảo quần thần sau khi bà mất không cần hợp táng bà với Văn Thành Đế mà nên chôn mình ở Phương Sơn. Hiếu Văn Đế nghe lời, bèn sai Hữu ti chuẩn bị xây Thọ Lăng cho bà ở vùng Phương Sơn. Công trình bắt đầu xây dựng vào năm thứ 6 (482) và hoàn thành năm thứ 9 (485) niên hiệu Thái Hòa. Trên núi còn cho lập bia đá xưng tụng công lao của Thái hoàng thái hậu. Ngoài ra, Phùng Thái hoàng còn có lần hạ lệnh tu sửa miếu của Văn Tuyên vương ở Trường An và lập điện thờ Phật tại Long Thành. Cũng trong năm 485, sau khi Hiếu Văn Đế phong vương cho các hoàng đệ, Thái hoàng thái hậu lập học đường để giảng dạy cho các Thân vương này.
Dâm loạn trong hậu cung.
Phùng Thái hoàng thái hậu (lúc này 36 tuổi) vẫn tiếp tục những hành vi dâm loạn trong hậu cung. Sau khi trở lại nhiếp chính, bà lại tiếp tục tư thông với nhiều người khác và thăng chức quan rất cao cho họ. Quan Thái bốc lệnh Vương Duệ (王叡, 434 - 481) và Bí thư lệnh Lý Lý Xung (李沖, 450 - 498) là 2 người được sủng ái nhất. Duệ được phong làm Thị trung, Thượng thư bộ lại, tước Thái Nguyên công, ban khoán sắt miễn tội chết; còn Xung cũng được làm chức quan to. Hai người này cũng được Phùng thái hậu ban thưởng rất nhiều vàng bạc. Tuy hai người này có tài năng, nhưng chức quan vẫn quá cao so với tài năng và những đóng góp của họ cho quốc gia, nên nhiều người phản đối. Bà không hài lòng và cho giết chết hết những người phản đối. Để lấy lại danh tiếng, Phùng Thái hoàng cũng trọng dụng một số đại thần không phải là người tình của mình. Ví dụ như sau khi lâm triều xưng chế không lâu, Thái hoàng thái hậu liền mệnh Nhữ Âm vương Thác Bạt Thiên Tứ (拓跋天賜) làm Chinh Tây đại tướng quân, nghi đồng Tam ty. Đông Dương vương Thác Bạt Phi (拓跋丕) làm Chính vương, Thái úy An Lạc vương Thác Bạt Trường Lạc (拓跋長樂) thụ Thứ sử Định Châu.
Thậm chí còn có nghi vấn rằng bà đã sinh ra một đứa con gái ngoài giá thú với nhân tình là Vương Duệ. Khi Vương Duệ gả con gái, đích thân Phùng thái hoàng thái hậu chủ trì hôn lễ, nghi thức và hộ tống tân nương giống như đối với công chúa, thời đó nhiều người còn tưởng là "Thái hậu gả con gái". Do nghi thức ban tặng quá long trọng, người dân thời đó bàn tán, nghi ngờ rằng con gái của Vương Duệ rất có thể là con gái ngoài giá thú của Phùng Thái hậu với Vương Duệ.
Ngoài Vương Duệ và Lý Xung, có những nghi vấn là Phùng Thái hậu còn có thêm nhiều nhân tính khác như Vương Cư, Trương Hỗ, Kỉ Nghi, Vương Ngộ, Phù Thừa Tổ, Vương Chất. Trương Hỗ được phong tới chức Thượng thư tả bộc xạ, tước Tân Bình Vương, Vương Cư được phong làm Chinh Nam tướng quân, Cao Bình Vương; Kỷ Nghi làm Thị trung, Thượng thư bộ lại, thứ sử và được ban tiền bạc và khoán sắt để được miễn chết.
Do lo ngại rằng mình sẽ bị chỉ trích vì hành vi dâm loạn vô đạo (có nhiều người tình dù đã là Thái hậu), Phùng Thái hoàng trừng phạt nghiêm những người mà bà nhận thấy đang chỉ trích hoặc có hành vi nhạo báng tư cách đạo đức của bà, bao gồm cả việc xử tử. Một trong các nạn nhân là Lý Hân (李訢) - là một trong những người đã khiến người tình Lý Dịch của bà bị xử tử dạo trước. Lo ngại rằng gia tộc của mẹ Hiếu Văn Đế sẽ cố đoạt lấy quyền lực, Phùng Thái hoàng vu cáo ngoại tổ phụ của Hiếu Vũ Đế là Nam Quận vương Lý Huệ (李惠) phạm tội phản nghịch vào năm 478 và thảm sát ông cùng với gia tộc. Tổng cộng trong hai vụ án đó, có hơn cả 100 người đã bị giết.
Phùng Thái hậu dâm loạn tới mức vì mê nam sắc mà bỏ qua danh dự đất nước và triều đình, đã tư thông với Lưu Diên, sứ thần của triều Nam Tề. Lưu Diên cao ráo đẹp trai, lại có tính cách lôi cuốn, Phùng Thái hậu vừa gặp đã yêu thích nên đã cho bày tiệc chiêu đãi trong cung và sau đó tư thông, coi Lưu Diên như một sủng nam yêu thích.
Mối quan hệ với Hiếu Văn Đế.
Phùng Thái hoàng thái hậu còn được coi là có tính tiết kiệm, không xa hoa và thường không dùng những trang sức quý giá để tránh lãng phí. Sách Ngụy thư chép lại việc có lần Thái hoàng thấy không khỏe trong người, có người đến coi bệnh cho bà rồi bất thần rút dao ra định sát hại. Hiếu Văn Đế biết chuyện, định trừng phạt, nhưng Phùng Thái hoàng chỉ cười và cho qua.
Hiếu Văn Đế đối với Phùng Thái hoàng nhìn chung thường tỏ ra rất tôn kính, nên việc triều chính ít tham gia, để cho Thái hoàng thái hậu một mình quyết định. Nhân đó, Thái hoàng có ý coi thường Hoàng đế, mỗi lần đưa ra quyết định gì cũng không cần xem thái độ của ông. Thời gian trôi qua, Hiếu Văn Đế trưởng thành hơn, ông từng bước nắm giữ được nhiều quyền lực hơn. Một khoảng thời gian nào đó trong quá trình chuyển giao này, Phùng Thái hoàng đã trở nên lo sợ về khả năng của ông và do đó đã giam giữ Hiếu Văn Đế và tính đến việc phế truất ông rồi đưa hoàng đệ là Thác Bạt Hi (拓拔禧) lên thay, song sau khi được các thân cận thuyết phục, Thái hoàng thái hậu không thực hiện việc này. Mặc dù Phùng Thái hoàng chưa từng chính thức trao trả lại quyền lực cho ông, song đến khoảng năm Thái Hòa thứ 7 (483) thì ông đã hoàn toàn thật sự kiểm soát triều chính, dù Thái hoàng thái hậu vẫn tiếp tục giữ lại quyền lực đáng kể. Cũng trong năm đó, Lâm Quý nhân hạ sinh người con trai trưởng cho Hiếu Văn Đế là hoàng tử Thác Bạt Tuân, Thái hoàng thái hậu ép quý nhân phải tự sát theo đúng quy chế "Tử quý mẫu tử" trong triều đình Bắc Ngụy, mặc dù Hiếu Văn Đế lại không nỡ thực hiện việc này. Bản thân Phùng Thái hoàng đích thân nuôi dưỡng Thác Bạt Tuân. Để củng cố mối quan hệ của Hiếu Văn Đế với nhà họ Phùng, Phùng Thái hoàng đưa hai người cháu gái của mình, tức con gái của anh trai bà Phùng Hi, vào cung làm phi. Một người là Hoàng hậu sau bị phế truất, người còn lại cũng trở thành Hoàng hậu kế tiếp, tức U Hoàng hậu.
Năm Thái Hòa thứ 10 (486), có lẽ là một dấu hiệu của quá trình Hán hóa và để biểu dương quyền lực, Hiếu Văn Đế bắt đầu mặc Hán phục dành cho hoàng đế, bao gồm một long bào. Phùng Thái hoàng thường cùng Hiếu Văn Đế đến Thường Trì cung, mở tiệc thết đãi cho sứ giả các nước. Hiếu Văn Đế suất quần thần đến chúc thọ bà, Thái hoàng đứng lên hát một bài, vua và các quan cùng hát theo, tổng cộng 90 cùng hòa ca.
Việc chia sẻ quyền lực giữa Thái hoàng thái hậu và Hoàng đế có thể thấy được trong một sự cố vào năm 489, tức niên Thái Hòa thứ 13. Khi đó, các hoàng đệ của Văn Thành Đế là Nhữ Âm Linh vương Thác Bạt Thiên Tứ (拓拔天賜) và Nam An Huệ vương Thác Bạt Trinh (拓拔楨) bị cáo buộc phạm tội tham nhũng, một tội sẽ bị xử tử. Phùng Thái hoàng và Hiếu Văn Đế cùng triệu tập một hội nghị để thảo luận về sự trừng phạt dành cho họ. Thái hoàng mở đầu với câu hỏi dành cho các đại thần:"Các ngươi có cho rằng chúng ta nên chú ý đến các mối quan hệ gia đình và phá tan luật pháp, hay bỏ các qua mối quan hệ gia đình và làm theo luật pháp?". Các đại thần phần lớn đều xin tha mạng cho hai vị Thân vương. Sau khi Phùng Thái hoàng im lặng, Hiếu Văn Đế nói rằng:"Những gì hai vị thân vương phạm phải là không thể tha thứ, song Thái hoàng thái hậu xét theo tình huynh đệ của Cao Tông (tức Văn Thành Đế). Hơn nữa, Nam An vương là người con hiếu thảo với mẫu thân của mình. Do đó, hai người sẽ được tha tội chết, song họ sẽ bị tước bỏ quan tước, bị giáng xuống làm thường dân".
Năm Thái Hòa thứ 14 (490), tháng 9, ngày Quý Sửu, Thái hoàng thái hậu Phùng thị qua đời ở Thái Hòa điện, hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Văn Minh Hoàng hậu (文明皇后), thường thêm hai chữ ["Văn Thành"] vào, nên có gọi là Văn Thành Văn Minh Hoàng hậu. Tháng 11 cùng năm, ngày Quý Dậu, bà được an táng ở Vĩnh Cố lăng (永固陵). Hiếu Văn Đế nghe tin vô cùng thương tiếc, tự mình nhịn ăn 5 ngày và giành ba năm để tang bà, bất chấp thỉnh cầu của các đại thần rằng ông nên rút ngắn thời gian để tang để phù hợp với các quy tắc mà Hán Văn Đế đặt ra khi xưa. | 1 | null |
Cá bơn báo (Bothus pantherinus) là một cá thân bẹt tìm thấy tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Phạm vi.
Bothus pantherinus được tìm thấy trong Biển Đỏ và vịnh Ba Tư đến Nam Phi, xa về phía đông như nam Úc và Nhật Bản.
Môi trường sống.
Cá bơn báo là một loài sinh vật đáy sống ở đáy biển. Nó sinh sống ở đáy cát hoặc bùn. Nó thường được chôn vùi mình một phần trong hoặc trên cát, vịnh và các rạn san hô, ở độ sâu 3–150 m (9,8–490 ft). | 1 | null |
Sự kiện Dust Bowl, còn gọi là Thập niên Ba mươi Dơ bẩn ("Dirty Thirties") hay Sự kiện Cơn bão Đen là một giai đoạn lịch sử ở Hoa Kỳ và Canada, nổi bật với hiện tượng rất nhiều cơn bão và lốc cuốn theo nhiều cát bụi hoành hành ở các đồng cỏ tại khu vực Bắc Mỹ, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái và nông nghiệp trong khu vực. Hạn hán nghiêm trọng cũng như việc thiếu khả năng áp dụng các biện pháp canh tác trên đất khô hạn được cho là đã gây ra tình trạng này. Cũng cần phải kể đến việc canh tác sai lầm tại vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ trong thập kỷ trước đó, ví dụ như cày bừa quá kỹ ở tầng đất mặt đã tiêu diệt các loài cây cỏ bản địa vốn có hệ thống rễ sâu rông giúp giữ đất và nước ngay cả trong điều kiện hạn hán và nhiều gió bão. Quá trình cơ khí hóa diễn ra mạnh mẽ và việc ứng dụng sâu rộng các công cụ canh tác tiên tiến, đặc biệt là máy kéo cỡ nhỏ chạy bằng xăng và máy gặt đập liên hợp đã ảnh hưởng mạnh tới quyết định chuyển đổi các vùng đồng cỏ khô hạn (phần lớn chúng nằm trong khu vực có lượng mưa không quá hàng năm) thành đất canh tác.
Trong những đợt hạn hán trong thập niên 1930, lớp đất mặt không được giữ chặt vào nền đất phía dưới đã bị gió thổi tung lên và trở thành bụi bay khắp nơi thành từng đám lớn trông như mây, có khi làm đen kín cả bầu trời. Những cụm bụi đen đó - được gọi là "cơn bão đen" ("black blizzard") hay "cơn sóng đen" ("black roller") - có khi bay tới tận các khu dân cư vùng duyên hải phía Đông Hoa Kỳ tỉ như Thành phố New York hay Washington, D.C., và thường làm giảm tầm nhìn của cư dân xuống còn một mét hay thậm chí còn thấp hơn. Ở Oklahoma, những trận bão đen kín trời làm tầm nhìn giảm xuống con số không đúng nghĩa, và mọi thứ bị bụi phủ kín. Số đất bị gió thổi bay mất được cho là còn nhiều hơn so với số bùn đất bị sông Mississippi cuốn ra biển. Phóng viên của hãng tin Associated Press, Robert E. Geiger trong bài phóng sự ở Thành phố Boise, Oklahoma về cơn bão bụi ngày 14 tháng 4 năm 1935, gọi ngày hôm ấy là "Chủ Nhật Đen" ("Black Sunday"); Edward Stanley, biên tập viên của Associated Press tại thành phố Kansas đã dùng thuật ngữ "Dust Bowl" khi biên tập lại bài phóng sự của Geiger.
Nạn hạn hán và xói mòn đất trong sự kiện "Dust Bowl" đã gây ảnh hưởng đến tại vùng cán xoong của các bang Texas, Oklahoma và lan sang các vùng lân cận tại các bang New Mexico, Colorado, Kansas. Hàng vạn gia đình nông dân đã buộc phải rời bỏ trang trại và ruộng đất của mình vì sự kiện này. Nhiều người trong số họ có gốc gác từ vùng Oklahoma (được gọi là những người Okie) di tản xuống vùng California và các bang khác mong tìm được cơ hội sống tốt hơn, nhưng thất vọng vì tình trạng sống ở những vùng này - vốn đang hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong giai đoạn 1929-33 - cũng chẳng khá gì hơn mấy. Nhà văn John Steinbeck đã viết các cuốn tiểu thuyết "Chùm nho uất hận" và "Của Chuột và Người" nói về cuộc sống cùng cực của các di dân này. Đó là còn chưa kể hàng trăm hay hàng nghìn cư dân địa phương bị chết do ngộp bởi khói và bụi. Hậu quả nặng nề của sự kiện này đã góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế, và Walter Schmitt đã gọi những sự kiện này là "cú đánh kép bất ngờ" của hạn hán và khủng hoảng.
Sự kiện "Dust Bowl" cùng với cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế đã phơi bày khía cạnh đen tối của chủ nghĩa thầu khoán, khi mà người kinh doanh chỉ biết đến lợi ích cá nhân và ngắn hạn, bỏ mặc lợi ích lâu dài của cả cộng đồng và của môi trường, sinh thái. Những hệ quả to lớn của nó đã khiến chính phủ Hoa Kỳ thực thi chương trình cải tổ "Chính sách mới" ("New Deal"), trong đó có những biện pháp nhằm thay đổi phương pháp canh tác và bảo tồn đất đai trong vùng, ngăn chặn một thảm họa mới có thể xảy ra khi thị trường kinh tế và môi trường một lần nữa lại sụp đổ.
Bối cảnh và nguyên nhân.
Tóm tắt.
Nói ngắn gọn, nguyên nhân của sự kiện bão bụi trong giai đoạn này bắt nguồn từ phương pháp làm nông cũ kỹ và việc canh tác ồ ạt, vô tội vạ khiến đất bị cày cuốc quá mức, thảm thực vật bản địa bị tiêu diệt làm cho lớp đất mặt quá khô, không còn được cây cối giữ chặt xuống nền đất khiến cho các cơn gió mạnh thổi tung lớp đất mặt đi khắp nơi gây ra những trận bão bụi quy mô khổng lồ. Đợt hạn hán lớn trong thập niên 1930 đã châm ngòi cho những cơn bão bụi đó, khi hạn hán làm đất càng thêm khô và dễ bị thổi bay hơn.
Phải nói người dân đã không hiểu biết kỹ về những khó khăn của vùng Đại Bình nguyên, về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của nó và những sai lầm, khuyết điểm trong phương pháp làm nông truyền thống vốn thích hợp hơn với các vùng đất ở phía Đông. Các báo cáo chính thức về tiềm năng nông nghiệp rất ít ỏi và thường dẫn đến kết luận tiêu cực về khả năng kinh tế của vùng, tuy nhiên những tin đồn thổi phóng đại và sai sự thực thì có rất nhiều nhằm mục đích "quảng cáo" và khuyến khích người dân di cư sang miền Tây. Những giai đoạn ẩm ướt và mưa nhiều bất thường cũng khiến người dân lờ đi các nguy cơ và khó khăn do khí hậu khô hạn trong vùng, và gây nên ảo tưởng kéo dài về việc thời tiết sẽ khá hơn và mưa sẽ dần nhiều lên. Thiệt hại do giá sản phẩm giảm và chi phí do việc cơ khí hóa cũng khiến người dân ồ ạt khai hoang vỡ hóa vô tội vạ - ngay cả ở những thửa đất xấu và "khó nhằn" - cũng như sử dụng các phương pháp canh tác gây hại cho đất - nhưng lại rẻ tiền hơn. Hệ quả là đất đai trong vùng đã bị suy kiệt, bào mòn bởi những phương pháp làm nông sai lầm, và trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến đất bị khô, dễ bị xói mòn và gây ra các cơn bão bụi khổng lồ.
Chi tiết.
Trong quá trình khai phá vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ trước đây, khu vực xảy ra sự kiện "Dust Bowl" vốn được cho là không phù hợp với cách canh tác nông nghiệp kiểu châu Âu. Vùng đất đó được gọi là Đại Hoang mạc Mỹ với nguồn nước và lượng gỗ có sẵn rất ít ỏi cộng với mùa đông lạnh, mùa hè nóng và lượng mưa cực kì thấp, khiến cho nó ít tỏ ra hấp dẫn hơn các vùng lân cận đối xét trong lãnh vực nông nghiệp và lập đồn điền. Tuy nhiên, trong những giai đoạn sau đó, có nhiều nguyên nhân khiến vùng Đại Bình nguyên trở thành điểm đến mong muốn của nhiều nông dân và việc canh tác diễn ra ồ ạt ở mức độ chưa từng thấy. Có thể tóm tắt một số yếu tố đó là các đạo luật cấp đất đai cho nông dân với giá rẻ, giai đoạn ẩm ướt bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác, kết hợp với thị trường ngũ cốc trở nên hấp dẫn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và việc cơ khí hóa làm năng suất tăng vọt lên rất cao.
Việc khai khẩn và lập các khu dân cư tại đây đã được khuyến khích bởi Đạo luật Cấp đất cho người di cư ("Homestead act") ban hành năm 1862. Năm 1865, Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc và bốn năm sau, Tuyến Đường sắt Liên lục địa Thứ nhất được hoàn thành, các sự kiện đó đã khơi mào cho những đợt sóng di dân ồ ạt vào vùng Đại Bình nguyên và dĩ nhiên, việc canh tác đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Giai đoạn ẩm ướt bất thường diễn ra trong thời gian đó tại vùng Đại Bình nguyên khiến dân di cư và chính quyền Liên bang nảy sinh ảo tưởng về "trời sẽ mưa sau khi cày" ("rain follows the plow", một câu nói thông dụng trong giới bảo trợ bất động sản) và ảo tưởng về việc khí hậu trong vùng sẽ vĩnh viễn khá lên. Trong khi việc canh tác ban đầu chủ yểu diễn ra dưới dạng lập các trại chăn nuôi gia súc, năm 1886 mùa đông trở nên khắc nghiệt gây ảnh hưởng xấu đến vật nuôi, rồi cộng thêm một đợt hạn hán ngắn năm 1890 và hậu quả của việc chăn thả quá mức kéo dài khiến cho cán cân dần nghiêng về việc sử dụng đất làm nơi trồng trọt, cày cấy.
Nhận thức được những khó khăn trong việc canh tác tại khu vực đất khô hạn ở vùng biên, chính quyền Hoa Kỳ tiến hành những sửa đổi trong việc cấp 160 mẫu Anh đất ruộng theo điều khoản của đạo luật cấp đất: Đạo luật Kinkaid ban hành năm 1994 cấp 640 mẫu cho dân di cư ở 37 quận Tây Bắc Nebraska, và đạo luật cấp đất mở rộng năm 1909 cấp 320 mẫu cho các di dân định cư ở những vùng khác của khu vực Đại Bình nguyên, mục tiêu áp dụng là các vùng đất canh tác khô. Làn sóng dân nhập cư từ châu Âu tới khu vực này bắt đầu diễn ra từ đầu thế kỷ 20, và một giai đoạn ẩm ướt bất thường khác trong thập niên 1910 và 1920 tại Đại Bình nguyên một lần nữa củng cố ảo tưởng về việc: các khu vực nửa khô hạn tại đó từ nay hoàn toàn có thể phù hợp cho việc canh tác nông nghiệp quy mô lớn - lần này được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi các tiến bộ lớn lao về kỹ thuật, thí dụ việc cơ khi hóa trong quá trình canh tác tỉ như sự xuất hiện của máy cày và máy gặt đập liên hợp. Ảnh hưởng của Cách mạng Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến cho giá nông sản tăng vọt và kích thích các nông dân tăng cường canh tác ồ ạt hơn nữa. Ví dụ, như tại vùng Đồng bằng Cọc rào ("Llano Estacado" hay "Staked Plain") tại phía Đông New Mexico và Tây Bắc Texas, diện tích đất nông nghiệp tăng gấp đôi trong giai đoạn 1900-20 và gấp ba trong giai đoạn 1925-30.
Có điều, phương pháp canh tác thời bấy giờ khiến cho đất đai dễ bị xói mòn nghiêm trọng trong một số điều kiện môi trường nhất định. Việc chuyển đổi đất hoang thành đất nông nghiệp diễn ra rộng khắp bằng phương pháp cày sâu cuốc bẫm và các phương pháp làm đất khác khiến các loài cây cỏ bản địa bị hủy diệt gần như toàn bộ, mà các cây cỏ này lại có tác dụng quan trọng trong việc giữ đất và giữ nước trong mùa khô hạn. Thêm vào đó, chủ các đồn điền trồng bông gần như "bỏ không" đất trong suốt mùa đông - mà đây lại là thời điểm gió bão thổi mạnh nhất ở vùng Đại Bình nguyên - cộng với việc đốt bỏ rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch - nhằm mục đích trừ cỏ dại - khiến lớp đất mặt, thảm cây cỏ bề mặt và hàm lượng chất hữu cơ trong đất ngày càng hao hụt nghiêm trọng.
Thế rồi một đợt hạn hán nặng giáng xuống vùng Đại Bình nguyên trong thập niên 1930, đây được cho là giai đoạn hạn hán nghiêm trọng nhất và kéo dài nhất từng được biết đến với 80 phần trăm diện tích nước Mỹ chịu điều kiện thời tiết cực kì khô hạn trong năm 1934. Trong điều kiện hạn hán, phương pháp canh tác cũ trở nên càng ngày càng gây nhiều rủi ro và tác hại. Hạn hán làm lớp đất mặt trở nên khô giòn, dễ bở vụn và ở vài nơi nó trở thành bột mịn đúng nghĩa đen. Lúc này thảm thực vật bản địa không còn để mà giữ đất, và các cơn gió mạnh quét qua vùng bình nguyên đã mặc sức thổi tung lớp đất mặt này lên, gây ra các cơn bão bụi khổng lồ, mở màn cho thời kỳ "Dust Bowl". Rõ ràng, đất bị cày bừa quá kỹ là nơi phát sinh bụi lớn hơn rất nhiều so với đồng cỏ chưa được canh tác.
Vị trí và diễn biến.
Những cơn bão bụi diễn ra chủ yếu ở phía Tây của 100 độ Kinh Tây tại vùng Bình nguyên Cao ("High Plains") - một khu vực thuộc Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, nơi có địa hình đồi núi ở phía Bắc và bằng phẳng hơn ở vùng Đồng bằng Cọc rào Llano Estacado, với độ cao từ ở pía Tây cho tới tại chân của dãy Rocky. Khu vực có khí hậu nửa khô hạn, lượng mưa hàng năm dưới vừa đủ để cung cấp môi trường sống cho các đồng cỏ mọc thấp trong khu vực. Vùng này cũng thường bị các đợt hạn hán kéo dài xen kẽ với những giai đoạn ẩm ướt bất thường. Trong thời kỳ ẩm ướt, đất đai màu mỡ ở đây cho phép sản lượng nông nghiệp tăng lên rất cao, nhưng thời kỳ khô hạn thì năng suất sụt xuống rất thấp. Vùng Đại Bình nguyên cũng là nơi có rất nhiều gió mạnh. Chính vì vậy, khi hạn hán giáng xuống trong thập niên 1930, các thửa ruộng đào xới quá kỹ và bị bỏ không là mục tiêu dễ ngắm của gió bão. Chất đất mịn của Đại Bình nguyên cực kì dễ bị xói mòn và dễ bị thổi bay đi xa bởi các cơn gió mạnh trong khu vực. Bụi tích tụ trong các cơn gió như thế trở thành các cơn bão khổng lồ, mỗi năm càng lúc càng mạnh, thổi bay hàng triệu tấn đất, phủ đất cát đầy các trang trại và nhà cửa trong khu vực và mang bụi đi khắp cả nước Mỹ.
Sự kinh khủng của những cơn bão bụi trong sự kiện này được cho là ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1932 có 14 cơn bão ở cấp độ địa phương, năm 1933 có 38 cơn bão, 1934 có 22 cơn, 1935 có 40 cơn, 1936 có 68 cơn, 1937 có 72 cơn, 1938 có 61 cơn, 1939 có 30 cơn, 1940 và 41 mỗi năm có 17 cơn. 100 mẫu Anh ruộng đất đã bị ảnh hưởng bởi bão trong năm 1935. Nhà cửa chìm ngập trong hàng đống đất cát, máy móc bị đá sạn làm cho hư hỏng hết, các cửa nẻo đều phải bịt kín bởi giẻ rách. Trong số những đợt gió bụi, có trường hợp khá nhẹ chỉ cuốn cát thành đụn đóng trong các hàng rào và mương hào, nhưng có những cơn "bão đen" khổng lồ cao tới đi kèm với sấm sét. Ngày 11 tháng 11 năm 1933, một cơn bão cực mạnh cuốn phăng lớp đất bề mặt quá khô của các trang trại bang Dakota Nam. Tiếp đến, ngày 9 tháng 5 năm 1934, một trong những trận bão kinh khủng nhất, kéo dài hai ngày, đã cuốn đi vô số đất đai của vùng Đại Bình nguyên. Khói bụi bay tới tận Chicago và ném xuống đây đất cát. Hai ngày sau, cơn bão đó mang bụi mù đến các thành phố ở tận duyên hải phía Đông, tỉ như Buffalo, Boston, Cleveland, New York, và cả thủ đô Washington, D.C. Mùa đông 1934-35, tuyết đỏ rơi xuống New England Ở Amarillo, Texas, năm 1935 là thời khắc tồi tệ nhất với tổng cộng 908 giờ bão bụi. Trong bảy lần, tầm nhìn giảm xuống con số không, trong đó có một lần bão bụi che phủ bầu trời suốt 11 giờ liền. Một cơn bão khác hoành hành suốt 3 ngày rưỡi. Ngày 14 tháng 4 năm 1935, ngày được gọi là "Chủ Nhật đen tối", 20 "cơn bão đen" tồi tệ nhất quét qua toàn bộ vùng Đại Bình Nguyên từ miền Nam Canada tới tận Texas, gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực và biến ngày thành đêm; những người chứng kiến nói rằng đôi khi tầm nhìn của họ giảm xuống không tới năm foot. Phóng viên của Associated Press tại Denver, Robert E. Geiger đã tường thuật lại sự kiện đó tại Thành phố Boise, Oklahoma. Bài viết của ông xuất hiện trên báo với thuật ngữ "Dust Bowl" do biên tập viên Edward Stanley ở thành phố Kansas sử dụng để miêu tả những cơn bão bụi mà Geiger tường thuật.
Hậu quả.
Thảm họa của "Dust Bowl" làm trầm trọng thêm tai vạ mà cuộc Đại Khủng hoảng giáng xuống khu vực. Nó được mô tả như là một trong những thiên tai kinh khủng nhất trong vòng 350 năm.
Ảnh hưởng đến kinh tế và nông nghiệp.
Những cơn bão của sự kiện "Dust Bowl" đã gây xói mòn dữ dội ở đất nông nghiệp tại những vùng nó quét qua. Hơn 30 triệu hécta đất ở Texas, Kansas, Oklahoma, Colorado bị hư hại nặng nề. Ở nhiều vùng, hơn 75% lượng đất ở tầng mặt đã bị cuốn đi tính đến thập niên 1930. Ở những vùng khác có những con số mất mát khác hơn và thiệt hại giữa các vùng cũng khác nhau khá nhiều. Trong thời gian ngắn, xói mòn đất làm giảm năng suất nông nghiệp và kéo theo đó là giảm giá trị của đất đai, tuy nhiên việc phân bổ đất đai có thể thay đổi theo thời gian, trong đó bao hàm các yếu tố chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dân số trong vùng suy giảm, dẫn đến sự phục hồi về giá thuê đất và giá trị đất.
Các thiệt hại ở những vùng bị xói mòn nhiều thì có tác động lâu dài hơn. Cho tới năm 1940, giá trị đất nông nghiệp những vùng bị xói mòn nhiều nhất đã sụt giảm mạnh (và vĩnh viễn), cụ thể giá trị đất nông nghiệp trên một mẫu Anh tại các vùng xói mòn nặng giảm 28%, tại các vùng xói mòn vừa giảm 17%, so với sự thay đổi giá trị đất ở các vùng ít xói mòn. Đồng thời, sự sụt giảm năng suất và hoa lợi ở những vùng xói mòn nghiêm trọng không những nặng nề mà còn rất dai dẳng: các thống kê cho thấy ngay cả việc điều chỉnh canh tác ở các vùng xói mòn nặng chỉ có thể phục hồi chưa tới 25% tổn thất nguyên thủy về nông nghiệp tại những nơi đó.
Một nguyên nhân khiến thiệt hại kinh tế kéo dài là do người nông dân chậm thay đổi phương pháp canh tác để phù hợp với điều kiện xói mòn nặng, tỉ như chuyển từ trồng ngũ cốc sang chăn nuôi và trồng cỏ, ít nhất là trong giai đoạn Đại Khủng hoảng cho đến tận thập niên 1950 thì việc điều chỉnh canh tác vẫn còn chậm. Người ta nhiều nguyên nhân cho sự chậm trễ này, có thể là do các trại chủ chưa ý thức được lợi ích của việc thay đổi cách làm nông, nhưng cũng có thể là do việc thiếu hụt vốn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, gây ra bởi tỉ lệ phá sản và làm ăn thất bát rất cao của các ngân hàng trong khu vực này khiến người dân không thể tiếp cận được với nguồn vốn để thay đổi phương pháp canh tác. Đồng thời, lợi nhuận thu được do việc thay đổi cây trồng và canh tác không khác bao nhiêu so với trước đó, vì vậy cho dù người nông dân nhận thức được lợi ích thật sự của công cuộc "cải tổ", họ cũng không có mấy động lực để tiến hành chương trình này.
Hạn hán trong thời gian diễn ra "Dust Bowl" được cho là sự kiện thiên tai gây thiệt hại kinh tế đứng hàng thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, chỉ đứng sau đợt hạn hán nặng trong giai đoạn 1988-89. Do thiệt hại diễn ra ở quy mô quá lớn, ảnh hưởng cộng hưởng với cuộc Đại Khủng hoảng, giai đoạn phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đó khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, và các phương pháp thống kê thiệt hại kinh tế thời đó còn sơ khai, việc định lượng chính xác những hậu quả kinh tế của "Dust Bowl" là rất khó khăn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là sự kiện này đã góp phần đáng kể gây ra tình trạng hỗn loạn quy mô lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế cả nước Mỹ. Thiệt hại nặng nề do những trận hạn hán liên quan đến "Dust Bowl"là nguyên nhân chính khiến chính phủ Hoa Kỳ gấp rút thi hành gói cứu trợ kinh tế cho vùng Đại Bình nguyên trong thập niên 1930.
Ảnh hưởng cộng hưởng của sự kiện "Dust Bowl" và Đại khủng hoảng cho thấy mặt trái của chủ nghĩa thầu khoán, khi người kinh doanh chỉ chăm chăm chú ý đến lợi ích nhỏ lẻ, cá nhân, ngắn hạn và bỏ mặc nguy cơ về thiệt hại lâu dài cho cả cộng đồng do mình gây ra.
Ảnh hưởng đến cư dân.
Năm 1935, nhiều gia đình buộc phải rời bỏ ruộng đất vì hạn hán kéo dài (đến 4 năm) và di cư đến nhiều nơi khác tìm kế sinh nhai. Người dân ở các vùng Texas, Oklahoma và các vùng khác của Đại Bình nguyên phải bồng bế nhau đến các vùng lân cận. Hơn 500.000 người trở nên vô gia cư. Hơn 350 ngôi nhà bị phá hủy sau mỗi trận bão. Nhiều người phá sản, nợ nần phải thế chấp nhà cửa, nhiều người khác bỏ nhà ra đi vì không thể nào sinh sống được tại địa phương. Trong giai đoạn đỉnh cao của việc "mất nhà cửa" năm 1933-34, một phần 10 số trang trại phải chuyển đổi người sở hữu, một nửa trong số trường hợp đó là do bị bắt buộc. Ngay cả gói cứu trợ của chính phủ hầu trong nhiều trường hợp cũng không giúp họ bám trụ lại được. Nhiều người di cư về miền Tây để tìm việc làm, trong số đó có những người di cư trên những chiếc xe cũ nát chứa vài món đồ tùy thân cùng với vợ con. Nhiều người khác, nhất là cư dân vùng Kansas và Oklahoma, chết vì suy dinh dưỡng hoặc viêm phổi do bụi, đặc biệt là những trường hợp dễ thương tổn như người già, trẻ em hay người có tiền sử bị hen suyễn. Ngay cả gia súc và thú hoang cũng bị ngộp thở và bị mù do bão. Các biện pháp cứu trợ chỉ mang tính tạm thời và rất thô thiển, tỉ như phân phát mặt nạ chống độc hay bịt kín các khe cửa bằng giẻ lau.
Sự kiện "Dust Bowl" đã gây ra cuộc di cư lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ, khiến dân số nhiều nơi sụt xuống một cách thê thảm: vùng ngoại ô xung quan Boise, Oklahoma mất đến 40% dân cư do hậu quả của sự kiện này. Cho đến năm 1940, 2,5 triệu người phải di tản khỏi vùng Đại Bình nguyên; trong đó 200.000 người di tản đến California. Chỉ trong vòng 1 năm, bang này đã phải tiếp nhận 86.000 người di cư. Con số này thậm chí còn lớn hơn số di dân đến Cali vào năm 1849 do ảnh hưởng của cơn sốt tìm vàng. Nhiều gia đình phải bỏ quê hương vì nhà cửa và ruộng đất của họ đã bị ngân hàng tịch thu để thế nợ. Người di cư thường bị gọi dưới các biệt danh "Okie" (người gốc Oklahoma), "Arkie" (Arkansas), "Texies" (Texas), mặc dù nhiều người trong số họ cũng có nguồn gốc từ các bang khác như Missouri, Iowa, Nebraska, Kansas, Colorado, New Mexico. Những cái biệt hiệu như vậy cũng được dùng trong thập niên 1930 để chỉ những người bị tán gia bại sản và phải vật lộn để sinh tồn trong cuộc Đại Khủng hoảng kinh tế. Tất nhiên, một phần trong số dân di cư chỉ phải di chuyển đến các thành phố lân cận hay các vùng gần đó mà thôi. Dầu sao, đợt di cư khổng lồ này khiến tỉ lệ dân "bản địa" so với dân nhập cư ở các bang vùng Đại Bình nguyên trở nên gần bằng nhau.
James N. Gregory đã nghiên cứu các số liệu ghi nhận bởi Cục Thống kê Hoa Kỳ cùng nhiều khảo sát khác và ông phát hiện ra nhiều điều bất ngờ. Ví dụ, năm 1939 khi Cục Kinh tế Nông nghiệp khảo sát về nơi ở của 116.000 gia đình di cư đến California trong thập niên 1930, họ nhận thấy chỉ có 43 phần trăm của những cư dân miền Tây Nam bắt tay vào canh tác nông nghiệp ngay khi họ đặt chân tới vùng đất mới. Gần một phần ba dân di cư là các chuyên gia hoặc các "công nhân cổ trắng" tay nghề cao. Thật vậy, kinh tế suy sụp khiến nhiều thành phần cư dân khác đi cùng những nông dân phá sản tới California, trong đó có nhiều thầy giáo, luật sư, doanh nhân nhỏ cùng với gia đình của họ. Sau khi kinh tế phục hồi, nhiều người trở về nguyên quán, nhưng nhiều người khác đã định cư hẳn tại nơi ở mới. Khoảng 1/8 dân số California là người "gốc Oklahoma".
Cuộc sống của những di dân này vô cùng khó khăn ở nơi ở mới. Ví dụ, các điền trang ở California đều thuộc quyền sở hữu của các công ty lớn, sử dụng các công nghệ rất hiện đại và các loại cây trồng mới mà người di dân chưa thể quen cách sử dụng, vì vậy việc làm nông, canh tác ở nơi ở mới là điều gần như không tưởng. Họ đi làm thuê trong các vườn nho và bông với mức lương bèo bọt, khoảng từ 0,75 đến 1,25 Mỹ kim mỗi ngày, sống trong các túp lều tạm bợ với giá thuê 0,25 Mỹ kim/ngày, và phải mua thực phẩm với giá cắt cổ. Số di dân nhiều mà công việc thì ít, và họ còn phải cạnh tranh với các nhân công gốc México, khiến 120.000 người Mễ phải hồi hương trong thập niên 1930. Thêm vào đó, giới chủ đồn điền còn phái cảnh sát tới đánh đập, đàn áp, đốt phá nhà cửa của dân di cư, vu khống họ là cộng sản. Điện là con số không, nước bẩn thỉu, hệ thống xử lý rác rưởi không có, môi trường sống mất vệ sinh, các loại thương hàn, sốt rét, đậu mùa, lao mặc sức hoành hành. Về sau, người di dân đã tự dựng được các lán lều ọp ẹp từ rác và phế liệu, và dần dần xây được các căn nhà tử tế, tìm cách hòa nhập vào cộng đồng địa phương, tuy nhiên họ vẫn tiếp tục chịu sự kì thị và bất công trong một thời gian tiếp theo nữa.
Phản ứng của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Franklin D. Roosevelt trong năm 1933, chính phủ Hoa Kỳ đã thực thi các đề án nhằm bảo tồn đất trồng và phục hồi cân bằng sinh thái trên toàn quốc. Bộ trưởng Nội vụ Harold L. Ickes đã thành lập Cục Dịch vụ Xói mòn Đất ("Soil Erosion Service") vào năm 1933 do Hugh Hammond Bennett đứng đầu, sang năm 1935 nó được đổi tên thành Cục Bảo tồn Đất trồng ("Soil Conservation Service") và đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ngày nay, đây là cơ quan mang tên Cục Bảo tồn Tài nguyên Quốc gia ("Natural Resources Conservation Service" - NRCS). Theo khung kế hoạch của chương trình Chính sách Mới ("New Deal"), Quốc hội thông qua Đạo luật Cấp phát đất Nội địa và Bảo tồn Đất trồng ("Soil Conservation and Domestic Allotment Act") vào năm 1936, yêu cầu các chủ đất chia sẻ phụ cấp của nhà nước với những công nhân làm việc trong ruộng vườn của họ, và việc trả phụ cấp sẽ do đích thân Quốc hội quyết toán nhằm bảo đảm cho việc bảo tồn đất trồng. Theo đạo luật, sự bình đẳng về giá cả nông sản và các mặt hàng mà người nông dân mua sẽ bị thay thế bởi sự bình đẳng về thu nhập của nông dân so với những người không làm nông. Như vậy, mục tiêu chính ở đây là tái cơ cấu lại tỉ lệ giữa sức mua của thu nhập thực trên đầu người trong lãnh vực nông nghiệp với thông số tương tự của những người không làm nông vốn tồn tại trong giai đoạn 1909-14.
Ngoài ra, Tập đoàn Điều chỉnh Thặng dư Liên bang ("Federal Surplus Relief Corporation" - FSRC) được thành lập vào năm 1933, khi dư luận phản ứng dữ dội về việc cơ quan chức năng cho tiêu hủy 6 triệu con heo và nhiều nông sản khác để tạo tình trạng khan hiếm nông sản nhằm nâng giá các mặt hàng này lên. Những vật nuôi kể trên thay vì tiêu hủy thì sẽ được giết mổ, rồi thịt của chúng được phân phối cho những người nghèo và những người đang chịu nạn đói:
FSRC đã phân phối các nông sản tới các tổ chức cứu trợ. Táo, đậu, thịt bò hộp, bột mì và thịt lợn đã được chia cho người dân thông qua các kênh cứu trợ, về sau có cả thêm các sản phẩm từ vải sợi bông. Ngoài ra, 3 triệu tấn than đá cũng đã được chuyển tới người thất nghiệp ở Wisconsin vào tháng 12 năm 1933 và vào tháng 9 năm 1934 có lương thực được phân phối cho người thất nghiệp ở 30 bang.
Năm 1934, 525 triệu Mỹ kim được chi ra để cho vay khẩn cấp cho nông dân gặp nạn, bao gồm các gói cứu trợ như chi phí lương thực cho gia súc, cung cấp việc làm cho nông dân (xây hồ chứa nước, trồng cây chắn bão...), vay vốn để mua giống cây trồng mới và xây dựng ruộng bậc thang chống xói mòn. Năm 1935, chính phủ liên bang thành lập Cục Dịch vụ Cứu trợ Hạn hán ("Drought Relief Service" - DRS) để phối hợp các hoạt động cứu trợ. Cục tiến hành thu mua vật nuôi ở những vùng được xác định là "khẩn cấp" với giá 14-20 Mỹ kim một con. Vật nuôi không thích hợp để tiêu thụ (chiếm đến hơn một nửa trong giai đoạn đầu thu mua) đều bị tiêu hủy, phần còn lại được chuyển cho FSRC để phân phát cho người dân trên toàn quốc. Mặc dù người nông dân khó từ bỏ đàn vật nuôi của mình, hành động thu mua này đã cứu nhiều nông dân thoát khỏi phá sản, vì thực chất người dân khó có khả năng giữ đàn vật nuôi của mình lâu hơn trong khi giá thu mua của chính phủ thì cao hơn so với giá ở thị trường địa phương.
Tổng thống Roosevelt cũng đã cho cơ quan bảo tồn tài nguyên tên là Binh đoàn Bảo tồn Dân sự ("Civilian Conservation Corps" - CCC) xây dựng Vành đai chắn gió Đại Bình nguyên một vành đai sinh thái quy mô cực lớn bao gồm hơn 200 triệu cây trồng chạy từ Canada tới Abilene, Texas nhằm ngăn chặn gió bụi, giữ nước và giữ đất không bị thất thoát đi. CCC cũng bắt đầu hướng dẫn nông dân các biện pháp canh tác mới nhằm bảo tồn đất trồng và chống xói mòn, tỉ như luân canh, trồng dải bao, cày bao, xây dựng ruộng bậc thang và một số phương pháp khác. Năm 1937, chính quyền liên bang bắt đầu tiến hành các biện pháp cưỡng ép người nông dân trong vùng bị ảnh hưởng phải sử dụng các biện pháp canh tác mới, và trợ cấp 1 Mỹ kim/mẫu Anh cho những nông dân gặp khó khăn trong việc thay đổi canh tác. Đến năm 1938, nỗ lực bảo tồn đất đai quy mô lớn đã gặt hái được thành quả khi số đất đai bị thổi bay giảm đến 65 phần trăm. Tuy nhiên, các trang trại vẫn không đủ khả năng cho ra một lượng nông sản lớn để cung cấp đời sống khấm khá. Cuối cùng, vào mùa thu năm 1939, mưa quay trở lại vùng Đại bình Nguyên, chấm dứt một thập kỉ hạn hán và gió bụi.
Những chương trình cải tổ áp dụng trong thời gian khó khăn đó đã giúp duy trì mối quan hệ tốt giữa nông dân với chính phủ Liên bang.
Một báo cáo năm 1935 của Ủy ban Hạn hán Tổng thống đã trình bày về gói cứu trợ của chính phủ trong thời gian 1934-35, bao gồm điều kiện địa phương, phương pháp cứu trợ, tổ chức, tài chính, và kết quả. Nhiều hiện vật cũng được ghi nhận trong báo cáo này.
Ảnh hưởng trong văn hóa, nghệ thuật.
Thảm họa "Dust Bowl" được nhiều nhà văn, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia ghi nhận lại. Nhiều người trong số đó được các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tuyển dụng trong thời kỳ Đại Khủng hoảng kinh tế. Cục Quản trị An ninh Nông trại đã tuyển mộ nhiều nhiếp ảnh gia để ghi nhận lại những sự kiện xảy ra trong thời gian đó, điều này khiến sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ được thăng tiến mạnh mẽ, tỉ như Dorothea Lange. Dorothea đã chụp lại những hình ảnh mang tính biểu tượng về những cơn bão bụi cũng như những người di dân, trong đó bức ảnh nổi tiếng nhất tên là "Destitute Pea Pickers in California. Mother of Seven Children." miêu tả bà Florence Owens Thompson, một người phụ nữ với cái nhìn lo lắng và mệt mỏi đang ôm ba đứa con nhỏ của mình trong tay. Bức ảnh này đã gi nhận lại sự kinh hoàng của những cơn bão bụi và khiến nhiều người chú ý đến thảm họa này của quốc gia.
Đời sống cùng cực của người di dân trong sự kiện "Dust Bowl" đã được tiểu thuyết gia John Steinbeck miêu tả trong hai tiểu thuyết "của Chuột và Người" ("Of Mice and Men" - 1937) và "Chùm nho uất hận" ("The Grapes of Wrath" - 1939).. Nhạc sĩ nhạc đồng quê Woody Guthrie, cũng sáng tác các nhạc phẩm lấy cảm hứng từ sự kiện "Dust Bowl" và Đại Khủng hoảng.
Những di dân gốc vùng Đại Bình nguyên đã đem âm nhạc của họ tới những vùng đất mới. Đặc biệt, những du dân gốc Oklahoma xuất thân từ vùng thôn quê miền Nam đã mang những điệu nhạc đồng quê tới các khu vực khác, tỉ như California. Dòng nhạc Bakersfield hình thành khi nhạc đồng quê vùng Đại Bình nguyên du nhập vào các khu vực khác và thúc đẩy sự bùng nổ của các phòng khiêu vũ nhạc đồng quê cho tới tận thành phố Los Angeles ở miền Nam. | 1 | null |
Affogato (tiếng Ý, "ngập nước") là một loại đồ uống làm từ cà phê. Nó thường được pha chế bằng một muỗng vani gelato hay kem lạnh cho lên phía trên một tách espresso nóng. Một số cách pha chế khác bao gồm sử dụng một tách Amaretto hay rượu hương vị khác. | 1 | null |
Cung La Mã là một loại cung phức hợp được bộ binh La Mã sử dụng phổ biến trong suốt thời kì Đế quốc La Mã.Các học giả vẫn còn tranh cái về sự xuất hiện của nó.Có những học giả coi những cây cung có hình dạng và thành phần giống nhau tìm thấy phổ biến trên lãnh thổ cũ của người La Mã là một loại cung đặc trưng của họ,nhưng cũng có những học giả cho rằng chúng được du nhập từ các bộ lạc du mục phương Đông.
Thành phần.
Là cung phức hợp,thành phần của nó cơ bản bao gồm gỗ,da,sừng và gân.Tuy nhiên,các cây cung được tìm thấy có thành phần rất phức tạp và hiện nay vẫn không có nhà khoa học nào có thể khẳng định chính xác các thành phần người La Mã dùng để tạo ra nó.Tuy nhiên,thành phần chính của nó là gỗ và sừng hươu là một thành phần bắt buộc của cung.Chưa ai giải thích được công dụng của sừng hươu và việc xuất hiện của vật liệu này thay cho sừng trâu hay sừng dê-những loại sừng làm cung thông thường cũng gây ra những tranh luận.
Những ghi chép thời Cổ.
Có lẽ cuốn sách "Trong huấn luyện" viết về quân sự của Cato già là cuốn sách đầu tiên viết về các cung thủ La Mã nhưng nó đã hoàn toàn bị thất lạc. Cicero, trong các bức thư của mình, cũng nhắc đến các cung thủ La Mã trong các cuộc chiến ở châu Á. Cuốn sách "Chiến tranh Jugurtha" của Sallust là cuốn sách cổ nhất còn lại nói đến sự xuất hiện của các cung thủ La Mã trong các đội bổ trợ của Marius. Livius thì khẳng định kị binh và cung thủ xuất hiện khoảng cuối thế kỉ 4 TCN trong thời kì chiến tranh Samnite. Trong tác phẩm "Punica" (những cuộc chiến tranh Punic), Italicus mô tả những cung thủ La Mã tấn công các thành bang Tây Ban Nha trong thời gian giữa chiến tranh Punic lần 1 và lần 2.
Vai trò của cung thủ trong quân đội La Mã tăng lên đáng kể trong thời kì đế quốc, nhà sử học Cassius Dio kể rằng hoàng đế Trajan đã mang theo nhiều cung thủ và bộ binh nặng trong chiến dịch chinh phục châu Á của mình, Tacitus mô tả rằng:
Đến thế kỉ thứ 4, cung thủ đã chiếm 1/4 đến 1/3 tổng số quân đội như báo cáo của Vegetius. Lúc này, cung thủ đóng vai trò quan trọng trong quân đội và với tầm bắn tương đương với dây quăng nhưng sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều, nó đã dần dần khiến dây quăng đá - một vũ khí mạnh thời Cổ đại - biến mất trên chiến trường. Các cung thủ thường luyện tập ở khoảng cách 600 pes La Mã (180 m), nhưng cây cung có thể mang những mũi tên đi tối đa 300 bước (450 m), tương đương tầm ném tối đa của dây quăng và những ballista cỡ nhỏ. | 1 | null |
Biểu tượng quốc gia của Liên Xô (, "Gosudarstvenny gerb Sovetskogo Soyuza") được lựa chọn vào năm 1923 và được sử dụng cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Mặc dù về mặt kỹ thuật thì đây là một biểu tượng hơn là một phù hiệu, vì nó không tuân theo các quy tắc văn chương học. Các Cộng hòa Xô viết và Cộng hòa tự trị của Liên Xô đều có quốc huy riêng.
Lịch sử.
Phiên bản đầu tiên (1923–1936).
Đề án về mẫu biểu tượng quốc gia đầu tiên được chấp thuận vào ngày 6 tháng 7 năm 1923 trong kỳ họp thứ hai của Ủy ban Chấp hành Trung ương và mẫu hình đầu tiên được hoàn thành vào ngày 22 tháng 12 cùng năm đó. Thiết kế này được mô tả trong Hiến pháp Liên Xô 1924: "Biểu tượng quốc gia của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm một cái liềm và một cái búa trên một quả địa cầu được vẽ trong các tia nắng Mặt Trời và khung là các bông lúa mì, với dòng chữ "giai cấp vô sản thế giới, đoàn kết lại!" bằng sáu thứ tiếng: Nga, Ukraina, Belarus, Gruzia, Armenia, Azerbaijan (chữ cái Ả Rập-Ba Tư). Trên đỉnh biểu tượng là một ngôi sao năm cánh." Họa sĩ Ivan Dubasov được mời tham gia đề án vào giai đoạn cuối, ông là người hoàn thành bản vẽ cuối cùng.
Phiên bản thứ hai (1936–1946).
Theo Hiến pháp Liên Xô 1936, Liên Xô bao gồm 11 nước cộng hòa. Phiên bản quốc huy mới do vậy có 11 ruy băng thể hiện khẩu hiệu quốc gia của Liên Xô trong 11 thứ tiếng, thêm 5 ngôn ngữ Trung Á là Turkmen, Uzbek, Tajik, Kazakh, Kyrgyz.
Phiên bản thứ ba (1946–1956).
Số nước cộng hòa của Liên Xô tăng lên 16 sau tháng 9 năm 1939, trước khi Chiến tranh Xô-Đức bắt đầu vào tháng 6 năm 1941, song biểu tượng quốc gia chỉ được thay đổi sau chiến tranh. Theo một Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao vào ngày 26 tháng 6 năm 1946, toàn bộ 16 cộng hòa hợp thành đều được thể hiện trên biểu tượng. Khẩu hiệu quốc gia của Liên Xô được thể hiện bằng 16 thứ tiếng trên 16 ruy băng. Các ngôn ngữ được thêm vào là Estonia, Latvia, Litva, Moldova, và Phần Lan. Câu văn bằng các thứ tiếng Azerbaijan, Turkmen, Uzbek, Tajik, Kazakh, Kyrgyz được viết bằng chữ cái Kirin. Trong đó, tiếng Nga được viết trên rải duy bằng bên dưới cùng.
Phiên bản thứ tư (1956–1991).
Năm 1956, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelia-Phần Lan chuyển đổi thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia thuộc CHXHCNXV Liên bang Nga, việc này sớm được thể hiện trên biểu tượng quốc gia của Liên Xô. Theo một quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao vào ngày 12 tháng 9 năm 1956, ruy băng ghi biểu tượng quốc gia Liên Xô bằng tiếng Phần Lan bị loại bỏ. Ngày 1 tháng 4 năm 1958, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao quyết định tiến hành một thay đổi nhỏ trong câu văn bằng tiếng Belarus.
Câu văn "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!" trên các ruy băng: | 1 | null |
The Temptations là ban nhạc huyền thoại người Mỹ, được biết tới nhiều qua những thành công với Motown Records trong suốt thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20. Nổi tiếng về cách bố trí trình diễn, hòa âm đặc trưng và cách ăn vận hoàng nhoáng, ban nhạc trở thành những người có ảnh hưởng nhất với dòng nhạc R&B và soul, tương tự như The Beatles với nhạc pop và rock.
Luôn được cấu thành từ 5 thành viên đều là ca sĩ - vũ công, ban nhạc ra đời vào năm 1960 ở Detroit, Michigan với tên gọi The Elgins. Với khoảng 10 triệu đĩa từng được bán, họ sớm trở thành một trong những nghệ sĩ thành công nhất lịch sử. Tính tới năm 2013, họ vẫn tiếp tục trình diễn cho Universal Music Group trong đó có 1 thành viên sáng lập duy nhất còn sống là Otis Williams.
5 thành viên sáng lập nhóm bao gồm Otis Williams, Elbridge "Al" Bryant, Melvin Franklin, Eddie Kendricks, và Paul Williams. Họ ban đầu tới từ 2 nhóm nhạc đối đầu nhau là The Distants và The Primes. Cũng giống như ban nhạc "chị em" của mình là The Supremes, The Temptations thay đổi thành viên rất thường xuyên. Năm 1964, Bryant bị thay thế bởi David Ruffin, chỉ 4 năm sau, Ruffin bị thay thế bởi Dennis Edwards. Năm 1971, Paul Williams và Kendricks ra đi và Ricky Owens và Richard Street tới thay thế. Damon Harris là người thay thế gần đây nhất.
Suốt sự nghiệp của mình, The Temptations có tổng cộng 4 đĩa đơn quán quân "Billboard" Hot 100 và 14 đĩa đơn quán quân tại Hot R&B. Họ cũng có trong tay 3 giải Grammy. The Temptations cũng là nghệ sĩ đầu tiên của Motown giành được giải Grammy và vào năm 2013, họ được trao Giải Grammy Thành tựu trọn đời. 6 người trong số các thành viên (Edwards, Franklin, Kendricks, Ruffin, Otis Williams và Paul Williams) đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1989. 3 ca khúc kinh điển của nhóm là "My Girl", "Just My Imagination (Running Away with Me)" va "Papa Was a Rollin' Stone" được có tên trong danh sách "500 ca khúc thay đổi lịch sử nhạc Rock and Roll". The Temptations cũng được tạp chí "Rolling Stone" xếp hạng 68 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại".
Danh sách đĩa nhạc.
Đĩa đơn quán quân tại Anh và Mỹ.
Đây là danh sách các đĩa đơn quán quân tại các bảng xếp hạng Pop ở Anh và Mỹ. Nó cũng bao gồm các đĩa đơn quán quân tại các bảng xếp hạng R&B.
Album top 10.
Danh sách bao gồm các album nằm trong Top 10 Pop ở Anh và Mỹ, cũng như Top 10 R&B tại Mỹ. | 1 | null |
Quốc kỳ Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết ( ), là biểu tượng nhà nước của Liên Xô (cùng với quốc huy và quốc ca), và là "biểu tượng về chủ quyền nhà nước của Liên Xô và liên minh không thể phá vỡ của công nhân và nông dân trong nước đấu tranh xây dựng xã hội cộng sản" (Quy định về Quốc kỳ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được phê chuẩn theo Nghị định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô ngày 19 tháng 8 năm 1955).
Màu đỏ của lá cờ là biểu tượng cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Liên Xô, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; búa liềm có nghĩa là khối liên minh không thể phá vỡ của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể. Ngôi sao năm cánh màu đỏ trên lá cờ là biểu tượng cho chiến thắng cuối cùng của các ý tưởng về chủ nghĩa cộng sản trên năm lục địa (không bao gồm Nam Cực) trên toàn cầu.
Đó là một tấm vải hình chữ nhật màu đỏ có hình búa liềm bằng vàng ở góc trên, gần trục, phía trên là một ngôi sao năm cánh màu đỏ có viền vàng. Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài của lá cờ là 1:2.
Biểu tượng và thiết kế.
Màu đỏ luôn là một biểu tượng mang tính tích cực trong văn hóa Nga. Trong tiếng Nga, từ "đỏ" (красный, "krasny") về mặt từ nguyên có liên hệ với từ "đẹp". Có thể nhận thấy điều này tại Quảng trường Đỏ ở Moskva và lễ Phục sinh đỏ của Chính Thống giáo Nga.
Nền đỏ tượng trưng cho máu mà công nhân và nông dân đổ xuống trong cuộc đấu tranh giải phóng của họ. Nó tôn vinh lá cờ đỏ của Công xã Paris vào năm 1871. Ý thức hệ cộng sản có thể nhận thấy thông qua lá cờ. Ngôi sao đỏ và biểu tượng búa liềm cũng là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Quốc kỳ Liên Xô bao gồm một lá cờ đỏ trơn cùng một búa-liềm vàng chéo nhau, phía trên nó là một ngôi sao viền vàng.
Búa tượng trưng cho người lao động công nghiệp trong khi liềm tượng trưng cho người lao động nông nghiệp, họ tạo thành giai cấp vô sản, hình thành nên nhà nước Liên Xô. Ngôi sao đỏ đại diện cho Đảng Cộng sản Liên Xô, vị trí phía trên búa liềm thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội xã hội chủ nghĩa nhằm thống nhất và soi sáng cho công nhân và nông dân trên con đường xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Thiết kế của quốc kỳ được luật hóa vào năm 1955, đưa ra một phương pháp rõ ràng về đặc điểm của cờ. Điều này dẫn đến một sự thay đổi về chiều dài cán búa và hình thù của liềm. Đạo luật được thông qua ghi rằng:
Thiết kế cuối cùng của quốc kỳ được thông qua vào năm 1980. Thiết kế này chỉ thay đổi về màu sắc nền, chuyển từ màu đỏ thắm gần như rượu vang Burgundy thành màu đỏ vừa và sáng. Đây vẫn là Quốc kỳ của Liên Xô cho đến năm 1991, khi lá cờ tam sắc được lựa chọn làm quốc kỳ CHXHCNXV Liên bang Nga.
Hiện nay.
Cùng với Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, lá cờ này hiện tại không còn đại diện cho bất kì chính thể và không được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và Liên Hợp Quốc công nhận. | 1 | null |
Cộng hòa Nhân dân Hungary () là quốc hiệu chính thức của nước Hungary xã hội chủ nghĩa từ năm 1949 đến năm 1989, do Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary lãnh đạo với sự hỗ trợ của Liên Xô. Thể chế này tồn tại cho đến năm 1989, khi các lực lượng đối lập buộc đảng cầm quyền phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Nhà nước này xem mình là chế độ kế thừa của Cộng hòa Xô viết Hungary được thành lập vào năm 1919.
Thành lập.
Sau khi giải phóng Hungary khỏi Đức Quốc xã, Hồng quân Liên Xô tiếp tục đóng quân ở quốc gia này. Sau khi tịch thu hầu hết tài sản của lực lượng Đức, Liên Xô nỗ lực và đạt được ở một mức độ nhất định trong việc kiểm soát các vấn đề chính trị của Hungary. Liên Xô lập ra các cơ quan công an để hạn chế phe đối lập, giúp những người cộng sản Hungary tuyên truyền mạnh mẽ về chủ nghĩa cộng sản và chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử sắp tới. Bất chấp các nỗ lực này, Đảng Cộng sản Hungary chỉ nhận được 17% tổng số phiếu, đứng sau liên minh do Đảng Tiểu chủ- lãnh đạo dưới quyền Thủ tướng Zoltán Tildy, do đó làm thất bại kỳ vọng của Liên Xô về việc Đảng cộng sản Hungary nắm giữ quyền lực bằng một chính phủ được bầu cử dân chủ.
Tuy nhiên, Liên Xô can thiệp bằng sức ép ngoại giao, kết quả là một chính phủ không có mặt Tildy, với những người cộng sản nắm giữ các chức vụ bộ trưởng quan trọng, và áp dụng một số biện pháp hạn chế, như buộc chính phủ liên minh phải nhường ghế Bộ Nội vụ cho một người do Đảng Cộng sản Hungary đề cử.
Bộ trưởng Nội vụ László Rajk thành lập công an mật ÁVH, trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh "đấu tranh giai cấp" thông qua đe dọa và bắt giam những đối tượng chống Cộng. Đến đầu năm 1947, Liên Xô thúc ép lãnh tụ Đảng cộng sản Hungary là Mátyás Rákosi phải tiến hành "phương pháp đấu tranh giai cấp rõ ràng hơn." Rákosi thực hiện bằng cách buộc các đảng khác phải loại bỏ các đảng viên muốn chống lại Đảng Cộng sản, trên danh nghĩa vì họ là "kẻ phát xít". Sau khi những người Cộng sản giành được đủ vị thế chính trị, ông gọi hành động này là "chiến thuật xúc xích." Thủ tướng Ferenc Nagy bị buộc phải từ nhiệm để thành viên Đảng Tiểu chủ mềm dẻo hơn là Lajos Dinnyés tựu nhiệm. Trong cuộc bầu cử tổ chức trong năm 1947, Đảng Cộng sản trở thành đảng lớn nhất, song không chiếm đa số. Liên minh được duy trì với Dinnyés là thủ tướng. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì hầu hết các thành viên chống Cộng trong các đảng khác đã bị loại bỏ, khiến họ trở thành các đảng đồng minh với Đảng cộng sản.
Tháng 6 năm 1948, những người Cộng sản yêu cầu những người Dân chủ Xã hội phải hợp nhất với họ để lập ra Đảng Nhân dân Lao động Hungary. Rákosi sau đó buộc Tildy phải chuyển giao chức chủ tịch cho Árpád Szakasits (người chuyển lập trường sang ủng hộ Đảng cộng sản). Vào tháng 12, lãnh tụ đảng Tiểu chủ là Dinnyés bị thủ lĩnh phe tả trong đảng là István Dobi thay thế, đây là người công khai ủng hộ Đảng cộng sản. Quá trình này ít nhiều hoàn thành với cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1949. Ngày 18 tháng 8, Quốc hội mới thông qua một bản hiến pháp mới — gần như là một bản sao của hiến pháp Liên Xô. Khi nó được ban hành chính thức vào ngày 20 tháng 8, tên nước được đổi thành Cộng hòa Nhân dân Hungary.
Tình hình chính trị cũ vẫn tiếp diễn, với việc Đảng Nhân dân Lao động Hungary kiểm soát nền chính trị Hungary, còn Liên Xô tiến hành can thiệp khi cần thiết, thông qua sức ép chính trị và các hoạt động bí mật. Rajk (người về sau bị xử bắn vì hoạt động lật đổ chính phủ) gọi đây là "một nền chuyên chính vô sản nằm ngoài mô hình Xô viết", gọi nó là một "nền dân chủ nhân dân."
Lịch sử.
Thời kỳ Stalin (1949–1956).
Nhà lãnh đạo mới của Hungary là Mátyás Rákosi yêu cầu các đồng chí trong Đảng Nhân dân Lao động Hungary phải hoàn toàn tuân lệnh ông. Đối thủ cạnh tranh quyền lực chính của Mátyás Rákosi là László Rajk, người này khi đó đang là Ngoại trưởng Hungary. Rajk bị bắt giữ và phái viên NKVD của Stalin phối hợp cùng Tổng Bí thư Hungary Rákosi và công an mật ÁVH để sắp xếp phiên tòa dành cho Rajk. Trong phiên tòa vào tháng 9 năm 1949, Rajk buộc phải nhận tội, nói rằng ông là tay sai của Miklós Horthy, Leon Trotsky, Josip Broz Tito và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Ông cũng thừa nhận rằng mình tham gia một kế hoạch ám sát nhằm vào Mátyás Rákosi và Ernő Gerő. Rajk bị tuyên bố là có tội và bị tuyên án tử hình.
Mặc dù có công giúp đỡ Rákosi loại bỏ Rajk, song János Kádár và những người bất đồng quan điểm khác cũng bị loại khỏi đảng trong giai đoạn này. ÁVH đã đánh đập Kádár trong lúc thẩm vấn ông Rákosi sau đó nắm quyền lãnh đạo tại Hungary. Ở cao điểm trong thời gian nắm quyền của mình, Rákosi cho phát triển sự sùng bái cá nhân mạnh mẽ. Rákosi phỏng theo các chương trình chính trị và kinh tế Stalinist Ông tự mô tả bản thân là "môn đệ người Hungary tốt nhất của Stalin" và "học trò tốt nhất của Stalin".
Hoạt động trấn áp tại Hungary gay gắt hơn so với các quốc gia vệ tinh khác trong những năm 1940 và 1950 do hoạt động chống đối tại Hungary mãnh liệt hơn. Khoảng chừng 350.000 quan chức và đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng Nhân dân Lao động Hungary từ năm 1948 đến năm 1956. Bất kỳ thành viên nào bị phát hiện có liên hệ với phương Tây đều bị khai trừ ngay lập tức, trong số đó có một lượng lớn những người từng lưu vong nhiều năm ở phương Tây khi Hungary bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Khoảng chừng 150.000 người bị bắt giam, với 2.000 người bị xử bắn. Ngoài ra, trong quá trình "thanh lọc xã hội" các thành phần phi đảng phái, tại Budapest vào 2 giờ rạng sáng thứ 2, thứ 4, và thứ 6 có các chuyến xe chở các phạm nhân, con số khoảng chừng 700.000. Những cuộc thanh lọc toàn xã hội này sử dụng một nguồn lực lớn, bao gồm việc động viên gần một triệu người Hungary trưởng thành để giúp Chính phủ ghi chép, kiểm soát, tuyên truyền, theo dõi kẻ tình nghi hoặc đôi khi là xử bắn phạm nhân
Rákosi nhanh chóng mở rộng hệ thống giáo dục tại Hungary, nhằm tạo ra những người được Rákosi gọi là một "giới tri thức lao động" mới. Một số tác động tích cực như tạo điều kiện giáo dục tốt hơn dành cho người nghèo, miễn phí giáo dục, cho con cái của giai cấp công nhân thêm nhiều cơ hội và nâng cao tỷ lệ biết chữ nói chung, biện pháp này cũng bao gồm cả việc phổ biến ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa trong trường học. Ngoài ra, nhằm mục đích tách biệt Giáo hội ra khỏi chính quyền, việc giảng dạy tôn giáo trong nhà trường bị tuyên bố là truyền giáo và dần bị loại bỏ khỏi trường học.
Chính quyền tiến hành tập thể hóa nông nghiệp và dùng lợi nhuận từ các nông trường quốc gia để cung cấp tài chính cho ngành công nghiệp nặng đang phát triển nhanh chóng, đầu tư cho công nghiệp nặng khi đó chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư công nghiệp. Lúc đầu, Hungary tập trung chủ yếu vào các loại hàng mà nước này sản xuất từ trước chiến tranh, bao gồm đầu máy và toa xe lửa.
Rákosi gặp khó khăn trong việc quản lý nền kinh tế khiến hàng tiêu dùng bị thiếu hụt. Chính phủ của ông càng trở nên không được ủng hộ, và khi Joseph Stalin qua đời vào năm 1953, Imre Nagy đã thay thế chức thủ tướng của Mátyás Rákosi. Tuy nhiên, Mátyás Rákosi vẫn là Tổng bí thư của Đảng Nhân dân Lao động Hungary trong ba năm sau đó. Với vai trò là lãnh đạo mới của Hungary, Imre Nagy loại bỏ sự kiểm soát ngôn luận đối với truyền thông và khuyến khích thảo luận công khai về thay đổi hệ thống chính trị và tự do hóa kinh tế. Chính phủ mới hứa hẹn nâng cao sản lượng và phân phối các mặt hàng tiêu dùng. Nagy cũng cho phóng thích những người cánh hữu đối lập khỏi nhà tù và thảo luận về việc tổ chức bầu cử đa đảng và rút Hungary khỏi khối Warszawa.
Ngày 9 tháng 3 năm 1955, Ủy ban Trung ương của Đảng Nhân dân Lao động Hungary chỉ trích Nagy thiên hữu. Các tờ báo Hungary cũng tham gia công kích Nagy và buộc tội ông phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề kinh tế của quốc gia. Ngày 18 tháng 4, Imre Nagy bị cách chức trong một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội, Rákosi lại trở thành lãnh đạo của Hungary.
Quyền lực của Rákosi bị suy yếu sau bài phát biểu lên án Stalin của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào tháng 2 năm 1956. Ngày 18 tháng 7 năm 1956, Rákosi buộc phải rời khỏi chức vụ sau các chỉ thị từ Liên Xô. Tuy nhiên, người bạn thân cận của ông là Ernő Gerő trở thành nhà lãnh đạo mới của quốc gia.
Ngày 3 tháng 10 năm 1956, Ủy ban Trung ương của Đảng Nhân dân Lao động Hungary tuyên bố rằng László Rajk, György Pálffy, Tibor Szőnyi và András Szalai bị oan trong việc bị kết án mưu phản vào năm 1949. Đồng thời, Đảng Nhân dân Lao động Hungary cũng tuyên bố Imre Nagy được phục hồi đảng tịch.
Các thay đổi dưới thời Kádár.
Vụ bạo động Hungary 1956 bắt đầu vào ngày 23 tháng 10 khi các sinh viên tiến hành hoạt động tuần hành hòa bình tại Budapest, nhưng về sau chuyển thành bạo động. Sau đó, giao tranh vũ trang ác liệt đã nổ ra, ước tính có 3.200 người đã chết (gồm khoảng 2.500 người Hungary và 722 người Liên Xô), gần như toàn bộ là trong quá trình can thiệp của Liên Xô. Một người thân Xô là János Kádár trở thành lãnh đạo mới của Hungary, với chức vụ là lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary mới được thành lập.
Đầu tiên, Kádár lãnh đạo các hành động trừng phạt chống lại những người tổ chức vụ bạo động. 21.600 người tham gia vụ bạo động bị bắt, 13.000 người bị giam giữ, và 400 người bị xử bắn với tội danh phản quốc, âm mưu lật đổ. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1960, Kádár tuyên bố ân xá, dần kiềm chế một số hành động thái quá của công an mật, mở đầu đường lối văn hóa và kinh tế tương đối tự do nhằm khắc phục thái độ thù địch chống lại ông sau năm 1956.
Năm 1966, Ủy ban Trung ương thông qua "Cơ chế Kinh tế mới", qua đó tìm cách cải tổ nền kinh tế, tăng năng suất, khiến nền kinh tế Hungary cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới, tạo ra sự thịnh vượng để thúc đẩy ổn định chính trị. Trong hai thập niên kế tiếp, tình hình trong nước Hungary tương đối yên tĩnh, chính phủ của Kádár lần lượt tiến hành các cải cách nhỏ về kinh tế và chính trị.
Kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân phát triển nhờ quá trình công nghiệp hóa. Trong suốt thời kỳ này, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 1/8 trong năm 1990, trong khi lực lượng lao động công nghiệp lớn lên tới gần 1/3. Từ thời gian đó, khu vực dịch vụ tăng một cách đáng kể. Cùng với sự hiện đại hóa kinh tế kiểu Xô viết dẫn đến sự tăng trưởng nhanh, về cơ bản những ngành công nghiệp nặng như sắt, thép được trao quyền ưu tiên cao nhất, cơ sở hạ tầng được hiện đại hóa.
Chính phủ đề ra một cơ chế kinh tế mới (NEM ) vào năm 1968. NEM thực hiện những cải cách kiểu thị trường để hợp lý hóa hành vi của những doanh nghiệp nhà nước của Hungary, và cũng bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Vào khoảng cuối năm 1980, 1/3 tổng sản phẩm quốc nội GDP, gần 3/5 công việc trong nghành dịch vụ và hơn 3/4 các xưởng máy móc thiết bị phục vụ trong xây dựng được tạo ra bởi các doanh nghiệp tư nhân của Hungary.
Đầu thập niên 1980, Hungary đã có được một số cải cách kinh tế dài hạn và tự do hóa chính trị ở mức cao hơn, theo đuổi một chính sách đối ngoại khuyến khích thương mại với phương Tây. Tuy thế, Cơ chế Kinh tế mới dẫn tới nợ nước ngoài tăng lên, chính phủ phải trợ cấp cho các ngành công nghiệp không sinh lợi nhuận.
Chuyển đổi sang nước đa đảng.
Quá trình chuyển đổi Hungary thành một nước đa đảng diễn ra êm thấm so với các nước khác trong khối Đông Âu. Đến năm 1988, trong nội bộ Đảng và bộ máy nhà nước và giới trí thức gia tăng áp lực yêu cầu thay đổi. Các hoạt động công dân được tăng cường ở mức chưa từng có kể từ năm 1956.
Năm 1988, Kádár phải rời khỏi chức vụ Tổng bí thư, nhân vật cộng sản cải cách Imre Pozsgay được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1989, Quốc hội thông qua một "gói cải cách", bao gồm công đoàn đa nguyên, tự do lập hội, hội họp và báo chí, một luật bầu cử mới. Vào tháng 10 năm 1989, một bản hiến pháp cấp tiến được thông qua, Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungary triệu tập Đại hội cuối cùng của mình và tái lập với tên Đảng Xã hội Hungary (MSZP). Trong một phiên họp lịch sử vào ngày 16-20 tháng 10 năm 1989, Quốc hội thông qua luật quy định bầu cử quốc hội đa đảng và một cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp, đổi tên nước từ Cộng hòa Nhân dân Hungary thành Cộng hòa Hungary.
Kinh tế.
Là một thành viên của khối Đông Âu, ban đầu Hungary tuân theo các chỉ thị của Joseph Stalin nhằm làm suy yếu thể chế kinh tế thị trường tư sản phương Tây, ra các điều luật để nhà nước có thể can thiệp tùy ý vào nền kinh tế. Các nền kinh tế theo mô hình Liên Xô tại Đông Âu, giống như Hungary, tuân theo các phương châm chỉ đạo kinh tế tập trung kế hoạch hóa của Nhà nước Các hoạt động kinh tế được quản lý theo các "Kế hoạch 5 năm", chia thành các giai đoạn hàng tháng, các nhà hoạch định của chính phủ thường cố gắng đạt được mục tiêu bất chấp thị trường của hàng hóa được sản xuất ra.
Trong thập niên 1950-1970, kinh tế Hungary tăng trưởng nhanh, nhưng đến thập niên 1980 thì chững lại. Hoạt động sản xuất không hợp lý dẫn đến việc các mặt hàng tiêu dùng bị thiếu về số lượng và đơn điệu về mẫu mã. Nhìn chung, các hệ thống quản lý kinh tế bao cấp không có cạnh tranh dần trở nên trì trệ, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng phức tạp.
Thập niên 1980, hầu hết các nền kinh tế Tây Âu về cơ bản đạt đến GDP trên người gần với mức của Hoa Kỳ GDP đầu người theo sức mua tương đương của Hungary tuy ở mức khá cao trên thế giới nhưng chỉ bằng khoảng 1/2 khi so với các nước phát triển ở Tây Âu (xem trong bảng)
GDP đầu người về danh nghĩa:
GDP đầu người đã điều chỉnh theo sức mua tương đương:
Tình trạng nhà ở xuống cấp cũng diễn ra. Các căn hộ trong những khối nhà lớn đúc sẵn có chất lượng dần bị xuống cấp theo thời gian, như Panelház, là một biểu tượng phổ biến ở các thành phố Đông Âu thập niên 1970 và 1980. Đến cuối những năm 1980, các điều kiện vệ sinh đã giảm sút. Chỉ có 60% nhà ở tại Hungary có điều kiện vệ sinh đầy đủ vào năm 1984, chỉ 36,1% nhà ở có đường ống nước. | 1 | null |
Suleyman Abusaidovich Kerimov (; ) (Lezgins), sinh ngày 12 tháng 03 năm 1966 ở Derbent, Cộng hòa xã hội tự trị Xô Viết Dagestan, Liên Xô, là đại biểu Quốc hội liên bang Nga. Ông cũng là nhà doanh nhân, theo dpa (2008) với tài sản 17,5 tỷ ông giàu thứ 35 trên thế giới. Năm 2009 tài sản ông theo Forbes chỉ còn 3,1 tỷ Dollar, ông xuống hạng 196. Năm 2011 với tài sản là 7,8 tỷ Dollar ông lên lại hạng 118.
Tiểu sử.
Kerimov sanh vào ngày 12 tháng 3 năm 1966 tại Derbent, Dagestan. Cha ông là một luật sư tại một viện điều tra tội ác, mẹ là một nhân viên kế toán tại Sberbank. Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1983, Kerimov học ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng tại trường cao đẳng kỹ thuật vào năm 1984. Sau một năm thi hành nghĩa vụ quân sự ông sang học tại đại học Dagestan nơi mà ông tốt nghiệp về ngành Tài chánh và Kinh tế vào năm 1989., Cũng tại trường đại học này ông gặp vợ ông, Firuza, con gái của một cựu viên chức cộng sản cao cấp.
Sự nghiệp.
Ban đầu.
Sau thi tốt nghiệp đại học Kerimov làm nhân viên kế toán tại xưởng chế dụng cụ điện tử Eltav ở Makhachkala, thủ đô của Dagestan. Kerimov was paid 150 roubles (approximately $250 dollars) a month and he and his wife lived in a worker’s hostel attached to the plant, where they shared one room of a two-room flat.
Chẳng bao lâu Kerimov được lên tới chức phó tổng giám đốc Eltav and began to dabble in investing alongside during the fall of the Soviet Union.
Fedprombank.
Vào năm 1993, Kerimov chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động giữa Eltav và Fedprombank, một nhà băng ở Moskva được lập ra bởi hãng điện tử này. Fedprombank cung cấp tài chính cho những kỹ nghệ mà gặp khó khăn, Kerimov và các đồng nghiệp trở thành chủ nợ của nhiều công ty hạ tầng kỹ thuật lớn. Khi nền kinh tế Nga ổn định trở lại, các nợ nần này được trả với một số tiền lời lớn.
Năm 1995, Kerimov được chỉ định làm giám đốc nhà băng và cơ quan thương mại Soyuz-Finans, nơi mà ông bầy ra nhiều vụ chiếm đoạt các hãng lớn, như vụ mua lấy Smolensky Passazh, một trung tâm thương mại, và AvtoBank.
Vào năm 1997, Kerimov đã có tới 50% cổ phần của Vnukovo Airlines và mua đứt Fedprombank. | 1 | null |
Chùa Sùng Hưng (崇興古寺) ("Sùng Hưng Cổ Tự") là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Giới thiệu khái quát.
Chùa tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo ở phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc.
Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng, Thi sĩ Đông Hồ đã có đoạn miêu tả như sau:"Trước kia nơi đây là đất nghĩa địa, có Chùa thờ là Sùng Nghĩa Tự và một Chùa nữa là Hưng Nhân Tự. Sau đó sửa chung làm một và lấy hai chữ Sùng - Hưng làm hiệu Chùa". Trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906), ngôi Chùa Sùng Hưng đã được nhắc đến như sau: "Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người Tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện"
Đến nay vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập cũng như pháp danh, thế danh và hành trạng của những đời Trụ trì đầu tiên của Chùa Sùng Hưng mà chỉ tạm biết rằng Chùa được xây dựng hợp nhất vào cuối thế kỷ XIX, các đời Trụ trì thứ 5 và thứ 6 là Hòa thượng Thích Đạt Vĩnh và Hoà thượng Thích Minh Khiêm đều thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 38.
Đến khoảng đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Hòa thượng Tịnh Nghĩa được tông phong tại Tổ đình Quan Âm (Hồng Ngự) cử ra đảo giữ mối đạo Cổ Sơn Môn. Hoà thượng Tịnh Nghĩa cho trùng tu Chùa lần đầu vào năm 1924 và đảm nhiệm Trụ trì đời thứ 7 của Chùa. Sư viên tịch ngày Rằm tháng Hai năm 1946 Bính Tuất, thọ 61 tuổi. Đồ chúng lập Tháp thờ Sư trong khuôn viên Chùa. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Huệ Chánh (thế danh Đinh Văn Dần). Năm 1960, Sư cho đại trùng tu các công trình Phật sự trong chùa với mái lợp ngói âm dương và tường gạch giúp cho Chùa thêm vững chắc và trang nghiêm, đồng thời cũng nhằm góp thêm cho đồ chúng được có nơi tu tập. Do niên cao lạp trưởng nên Hòa thượng Huệ Chánh đã thâu thần thị tịch vào mồng 2 tháng Mười Một năm 2007. Kế vị Trụ trì đời thứ 9 của Chùa là Yết ma Huệ Thông (Sư đã quy tây ngày 12/03/Ất Mùi 2015). Hiện nay, Tỳ kheo Huệ Minh được tấn cử đảm nhiệm quản lý và trông coi Phật sự của Chùa.
Kiến trúc, thờ cúng.
Chùa Sùng Hưng nằm trên một ngọn núi gần trung tâm phường Dương Đông. Cổng Chùa quay về hướng Bắc, nhìn ra chợ, ngay đường cái, trãi dài trên một diện tích rộng lớn từ chân lên đỉnh núi.
Kiến trúc cổ kính của ngôi Chùa được đặt trong tổng quan hết sức hài hoà: lên cao dần theo từng bậc thang, xung quanh cây cối xanh tươi, tường rào bao bọc, kết hợp theo phong cách dân gian với "trước miếu, sau chùa".
Từ khi khởi dựng cho đến nay, Chùa đã trải qua hai lần trùng tu lớn vào năm 1924 và 1960.
Theo thứ tự từ ngoài và trong có:
Bên ngoài là tường rào có Tam quan cao ráo, đường bệ, lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên cổng có đề tên Chùa bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ: 寺 古 興 崇 - Sùng Hưng cổ tự. Ngoài ra, trên 4 cây cột cũng có đôi câu đối bằng chữ Hán.
Giữa sân có tượng Bồ Tát Quan Âm lộ thiên đứng trên hồ nước, và kế sau là cột cờ. Ngoài ra ở đây còn có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Phía trước còn có cặp lân ngồi chễm chệ trông thật oai phong. Phía sau nữa là Đại Hùng Bảo Điện được cất trên nền đá cao gần 2m. Hai bên là hai dãy Đông Lang, Tây Lang đối xứng nhau.
Bên trong Chánh điện được bày trí tôn nghiêm theo từng thứ bậc tả hữu, trước sau cùng với hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy; cùng nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo. Điện thờ trung tâm được bố trí theo ba tầng bậc, có bộ Tam Thế Phật được thờ ở tầng trên hết: Tượng A Di Đà ngồi giữa, tượng Đại Thế Chí đứng bên phải, tượng Quan Thế Âm đứng bên trái...Ngoài ra, hai bên chánh điện còn phối thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương...Rải rác trên các vách tường là hình ảnh Tây du rất sông động.
Sau Chánh điện là khu Hậu tổ và hậu liêu. Bên hông chùa có Lộ Niết Bàn, men theo các bậc thang lên viếng đài Phật A Di Đà có từ năm 1960. Phía sau là đài Thích Ca nhập diệt được xây dựng vào năm 1988 và các ngôi miếu khác. Khung cảnh ở đây thường mát mẻ nhờ có các cây cổ thụ
Điểm đặc biệt tại Chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ (Chủ tịch Hồ Chí Minh) mất đến nay, các vị Sư Trụ trì và Bổn đạo ở Chùa đều dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào thời cúng Ngọ. Trước năm 1975, việc cúng cơm này được bí mật tiến hành. Được biết, Chùa Sùng Hưng còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng .
Giá trị.
Trong Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v... Chùa Sùng Hưng không chỉ là một ngôi Chùa lớn và cổ kính, mà còn là ngôi Chùa có kiến trúc độc đáo nhất đảo.
Từ lâu Chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh Mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh nơi thành phố đảo... | 1 | null |
Sam Mỹ (Danh pháp khoa học: Limulus polyphemus) là một loài sam biển thuộc họ Limulidae. Cũng như các loài sam khác, mặc dù tên tiếng Anh là "horseshoe crab" (cua móng ngựa), nhưng chúng lại có quan hệ gần gũi với nhện, bọ ve và bọ cạp hơn là cua.
Mô tả.
Sam Mỹ thường được tìm thấy ở vịnh Mexico và dọc theo bờ Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Một nơi chúng thường di cư tới là vịnh Delaware, dù một số cá thể thỉnh thoảng có thể tìm thấy ở châu Âu.
Sam Mỹ hiện không phải là một loài bị đe dọa nhưng sự săn bắt và phá hủy môi trường sống đã làm giảm số lượng loài này ở vài khu vực và gây ra quan ngại cho tương lai của chúng. Loài rùa Đại Tây Dương ăn loài sam này cũng chịu ảnh hưởng do sự suy giảm của Sam Mỹ. | 1 | null |
Giác cung ( hanja: ), nghĩa là "cung được làm từ sừng", là một loại cung phức hợp đặc trưng của Triều Tiên.
Thành phần.
Tương tự như cáccung phức hợp khác, giác cung của Triều Tiên được chế tạo từ gỗ hoặc tre và kết hợp với sừng và gân đông vật cùng số loại vật liệu khác. Hiện nay giác cung làm bởi các nghệ nhân truyền thống sử dụng tre, sừng trâu nước, gân và gỗ đàn. Tuy nhiên,theo các tài liệu cổ Trung Quốc như Tam quốc chí thì gỗ đàn mới là thành phần chính của cung:
樂浪檀弓出其地
Dịch: Lạc Lãng đàn cung xuất kì địa nghĩa là cây cung làm từ gỗ đàn của quận Lạc Lãng được làm từ nơi đây.
Ghi chép lịch sử.
Trong suốt một thời gian rất dài, giác cung được xem là loại cung tốt nhất trong khu vực Đông Á. Chất lượng của nó được ghi lại phổ biến trong nhị thập tứ sử từ Tam quốc chí, Hậu Hán thư cho đến Lương thư. Từ đầu thế kỉ thứ nhất,người Hán đã dùng chữ "di" "夷" hay Đông Di để nói về các bộ tộc sống ở khu vực Mãn Châu, bán đảo Triều Tiên và phía Nam nước Nga. Trong tác phẩm "Sở văn", Hứa Thận đã giải thích rằng:
夸从大从弓,東方之人
Nghĩa là: chữ đại đi với chữ cung dùng để chỉ người sống ở phía Đông(Trung Quốc)vì những người này thường dùng đại cung(cung lớn).
Tam quốc chí ghi lại tới 4 cây cung tốt được sử dụng ở khu vực bán đảo Triều Tiên:
"句麗作國,依大水而居,西安平縣北有小水,南流入海,句麗別種依小水作國,因名之爲小水貊,出好弓,所謂貊弓是也"
挹婁在夫餘東北千餘里,濱大海,南與北沃沮接,未知其北所極。其土地多山險。其人形似夫餘,言語不與夫餘、句麗同...其弓長四尺,力如弩,矢用楛,長尺八寸,青石爲鏃,古之肅慎氏之國也。善射,射人皆入(因)。矢施毒,人中皆死
濊南與辰韓,北與高句麗、沃沮接...作矛長三丈,或數人共持之,能步戰。樂浪檀弓出其地
Khi nhắc đến vũ khí,người Trung Hoa xưa thường quan niệm tiêu chuẩn của vũ khí tốt là: đại đao(đao to),cường nỗ(nỏ mạnh),cường cung(cung khỏe),trường mâu(giáo,mâu dài).Đoạn này Trần Thọ cho rằng người Uế có những vũ khí tốt theo tiêu chuẩn thời xưa.
Giác cung hiện nay có thể đưa những mũi tên đi 350 m, với đích tập luyện bình thường cách 145 m, mục tiêu cao 2,67 m và rộng 2 m. | 1 | null |
Night Visions là album phòng thu ra mắt của ban nhạc rock Mỹ Imagine Dragons. Nó được phát hành vào ngày 4 Tháng 9 năm 2012 thông qua Interscope Records. Các track mở rộng được phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 2013, thêm ba bài hát nữa. Ghi âm từ giữa năm 2010 đến năm 2012, album được chủ yếu được sản xuất bởi ban nhạc, cũng như nhà sản xuất hip-hop người Anh Alex Da Kid và Brandon kim từ nhóm nhạc indie rock Mỹ Envy Corps. Album được master bởi Joe LaPorta. Theo trưởng nhóm Dan Reynolds, album đã mất ba năm để hoàn thành, với sáu ca khúc của album được phát hành trước đó trên nhiều EP. Về âm nhạc, Night Visions chủ yếu là alternative rock và indie rock, tuy nhiên, nó cũng chịu ảnh hưởng của dubstep, folk, hip-hop và pop.
Album khi ra mắt đã dành vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Billboard 200 tại Hoa Kỳ, bán được hơn 83,000 bản trong tuần đầu tiên và được chứng nhận đĩa bạch kim.
Danh sách bài hát.
Tất cả các bài hát được viết và sản xuất bởi Ben McKee, Dan Platzman, Dan Reynolds và Wayne Sermon, trừ khi có ghi chú.
Bảng xếp hạng và chứng nhận.
Chứng nhận.
! scope="row"| Philippines (PARI) | 1 | null |
Tenodera aridifolia là một loài bọ ngựa trong phân họ Mantinae của họ Bọ ngựa, được Stoll miêu tả năm 1813. Đây là loài du nhập của Hoa Kỳ..
Các tên thường gặp của chúng bao gồm Bọ ngựa khổng lồ Nhật Bản,オオカマキリoo-Kamakiri ("bọ ngựa lớn") tại Nhật Bản, hoặc 왕사마귀 wang-samagwi ("bọ ngựa vua") tại Hàn Quốc, nhưng các phân loài Tenodera aridifolia angustipennis có nhiều tên thông thường khác nhau, bao gồm cả Bọ ngựa cánh hẹp,チョウセンカマキリchousen-Kamakiri ("bọ ngựa Hàn Quốc") ở Nhật Bản, hoặc 참 사마귀 cham-samagwi ("bọ ngựa thực sự") hoặc chỉ đơn giản là 사마귀 samagwi ("bọ ngựa") tại Hàn Quốc (trong tiếng Hàn 사마귀 có nghĩa là bọ ngựa và Tenodera angustipennis). Khoảng 200 nhộng sẽ nở ra từ một túi bào tử.
Phạm vi.
Nhật Bản (Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và Tsushima), Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á và phân loài Tenodera aridifolia angustipennis đã được giới thiệu với Hoa Kỳ. | 1 | null |
Phyllocrania paradoxa, tên thông thường Bọ ngựa ma, là một loài bọ ngựa nhỏ từ Châu Phi. Đây là một trong ba loài trong chi Phyllocrania.
Mô tả.
So với nhiều loài bọ ngựa khác, bọ ngựa ma là một "loài thu nhỏ", phát triển đến chiều dài chỉ khoảng 45–50 mm (1,8-2,0 in).
Nó có màu nâu khác nhau từ màu nâu đậm (gần như đen) đến màu xám xanh. Màu sắc của một cá thể thay đổi giữa bào tử và cũng phụ thuộc vào mức độ ánh sáng và độ ẩm.
Phyllocrania paradoxa được ngụy trang để xuất hiện như một chiếc lá đen, đã chết. Nó có một cái đầu thon dài, một đốt ngực trước phẳng, mở rộng và những chỗ lồi lõm như lá từ chi của nó. Nó cũng có một cánh trước trông giống như một chiếc lá khô.
Phạm vi.
Phyllocrania paradoxa có một loạt trên khắp lục địa châu Phi và các đảo của nó và có thể được tìm thấy ở Angola, Nam Âu, Cameroon, tỉnh Cape, lưu vực sông Congo, Ethiopia, Ghana, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya, Malawi, Madagascar, Mozambique, Namibia, Somalia, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Togo, Transvaal, Uganda và Zimbabwe. | 1 | null |
Có rất nhiều đơn vị được sử dụng trong việc đo đạc năng lượng, nhưng thường được chia làm hai dạng chính: dạng "đơn vị cơ bản" được định nghĩa và sử dụng mà không dựa theo một dạng nhiên liệu cụ thể nào, dạng thứ hai được định nghĩa và đặc trưng cho một loại nhiên liệu cụ thể, dạng này thường được sử dụng để đo năng lượng điện tiêu thụ.
Joule (J).
Joule (đọc là "Jun") là đơn vị đo năng lượng được sử dụng trong Hệ đo lường quốc tế SI. Về mặt đơn vị 1 J bằng 1 Nm (Newton nhân mét), hoặc bằng:
Ca-lo (cal).
Ca-lo là đơn vị dùng để đo nhiệt lượng do một vật chất hấp thụ hay tỏa ra. Theo định nghĩa truyền thống, 1 ca-lo bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 gram nước để tăng nhiệt độ thêm 1 độ C, từ 14,5 °C lên 15,5 °C (Đôi khi người ta gọi là 15 °C ca-lo). Do đó việc quy đổi đơn vị giữa Ca-lo và Joule có nhiều cách, cụ thể như sau:
Ca-lo được sử dụng để đo năng lượng mà thức ăn cung cấp cho cơ thể, về mặt định lượng, đơn vị được sử dụng là kilo ca-lo (viết tắt kCal), theo đó 1 kCal = 1000 cal. Tuy vậy, trong thực tế người ta thường chỉ gọi đơn giản là calo. Ví dụ, nói một cốc sữa có 15 calo, có nghĩa là nó cung cấp 15 kilo calo (=15000 Calo) năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Kilôwatt giờ (kWh).
Kilôwatt giờ (ký hiệu: kWh) là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng trong sản xuất và tiêu thụ điện năng. Theo định nghĩa 1 kWh = 3,6 x 106 J.
British thermal unit (Btu).
Btu là đơn vị của Hệ đo lường Anh. 1 Btu = 251,9958 cal. | 1 | null |
là một nhà văn và nhà làm phim người Nhật Bản. Năm 1976, khi còn là sinh viên đại học nghệ thuật Musashino, ông đã thắng giải thưởng danh giá Akutagawa và giải tác giả mới Gunzo với tác phẩm "Màu xanh trong suốt" miêu tả một nhóm người trẻ tuổi đắm chìm trong tình dục, ma túy và nhạc rock. Cùng với Nakagami Kenji, Murakami Haruki và Yoshimoto Banana, ông được xem là tác giả tiêu biểu đại diện cho thời đại mới .
Tiểu sử.
Murakami Ryū có tên khai sinh là . Tên của ông được đặt theo tên nhân vật chính của , bộ trường thiên của tác giả Nakazato Kaizan (1885–1944). Ông sinh ngày 19 tháng 2 năm 1952 tại thành phố cảng Sasebo, tỉnh Nagasaki—là nơi có căn cứ Hải quân Mỹ chiếm đóng, và là con trai duy nhất trong gia đình có mẹ là giáo viên dạy Toán và cha là giảng viên Mỹ thuật. Ông học tiểu học tại trường công lập Mifune, học cấp hai tại trường Kōkai.
Năm 1967, ông nhập học trường trung học Bắc Sasebo. Trong thời gian học tập tại đây, ông tham gia sáng lập ban nhạc rock và giữ nhiệm vụ chơi trống. Một thời gian sau khi ban nhạc tan rã, ông gia nhập câu lạc bộ báo chí rồi nắm vị trí chủ bút của tờ báo trường. Một năm sau, khi tàu sân bay nguyên tử USS Enterprise cập cảng Sasebo, Hội Liên Hiệp Sinh viên Toàn quốc đã phát động cuộc đấu tranh chống tàu sân bay nhằm hưởng ứng phong trào phản chiến. Sự kiện này đã có tác động mạnh mẽ đến Murakami Ryū, dẫn tới sự kiện ông cùng bạn bè lập hàng rào phong tỏa sân thượng trường học vào mùa hè năm 1969. Vì lý do này, ông bị quản thúc tại gia trong vòng ba tháng. Trong thời gian bị quản thúc, ông có dịp tiếp xúc với văn hóa hippie, và văn hóa này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Murakami trong suốt những năm về sau.
Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1971, ông thành lập một ban nhạc rock, tổ chức lễ hội nhạc rock với sự giúp đỡ của Hội quán Văn hóa, đồng thời sáng tác kịch bản và tham gia sản xuất phim nhựa indie 8mm. Cũng trong mùa xuân năm này, ông lên Tokyo học ngành tranh lụa tại trường Nghệ thuật Gendaishichosha nhưng đã bỏ học chỉ sau nửa năm. Từ tháng 10 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972, ông chuyển đến sống tại Fussa, một địa điểm nằm gần căn cứ Không lực Mỹ. Năm 1972, ông học khoa thiết kế cơ sở thuộc trường Đại học Mỹ thuật Musashino. Năm 1976, Murakami Ryū gặp rồi kết hôn với vợ là một nhạc công.
Sự nghiệp.
Văn nghiệp.
Trong khoảng thời gian học tại đại học Mỹ thuật Musashino, Murakami bắt tay vào việc viết quyển tiểu thuyết đầu tiên, dựa trên những trải nghiệm trong thời gian sống tại Fussa. Quyển tiểu thuyết "Màu xanh trong suốt" được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1976 miêu tả cách trần trụi cuộc sống thác loạn, chìm đắm trong nhạc rock, ma túy và tình dục của một nhóm người trẻ tuổi sống gần khu căn cứ quân sự Mỹ. Tác phẩm này giúp ông thắng giải Tác giả mới Gunzo lần thứ 19 và giành được giải thưởng Akutagawa lần thứ 75. Tại Nhật Bản, đến năm 2005, ước tính số bản in tankōbon của "Màu xanh trong suốt" của là 1,310,000 bản, tổng số bản in tankōbon và bunkobon là 3,500,000 bản.
Thành công của "Màu xanh trong suốt" khiến ông quyết định nghỉ học tại trường, chuyên tâm với việc sáng tác để trở thành một tác giả thực thụ. Năm 1980, ông đoạt giải Tác giả mới của giải thưởng Noma lần 3 với tác phẩm "Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tủ gửi đồ". Sau đó, ông viết quyển truyện dài "69 sixty nine" có tính tự truyện, kể lại thời cấp ba của một học sinh sống tại thành phố cảng có căn cứ của Mỹ. Năm 1987, quyển tiểu thuyết "Chủ nghĩa phát xít về tình yêu và mộng tưởng" (Ai to Gensō no Fashizumu) được xuất bản. Năm 1988, ông cho ra mắt tuyển tập truyện ngắn "Topaz", miêu tả những khía cạnh cực đoan của tình dục mại dâm.
Tiểu thuyết "Thế giới sau năm phút nữa" (Gofungo no Sekai) ra mắt năm 1994 được viết từ góc nhìn của một thế giới song song và có độ lệch là 5 phút so với Nhật Bản. Với quyển tiểu thuyết này, Murakami được đề cử giải Tanizaki Junichiro lần thứ 30. Cùng năm này, quyển "Toàn tập các ca khúc thời Chiêu Hòa" (Shōwa Kayō Daizenshū) và "Xuyên thấu" đã được xuất bản. "Toàn tập các ca khúc thời Chiêu Hòa" kể về xung đột và "cuộc chiến ác liệt" giữa sáu cậu trai ám muội nhưng vô hại và sáu "bà thím" đều li dị và đã nếm đủ mùi đời. "Xuyên thấu" khai thác đề tài lạm dụng tình dục trẻ em và tiếng nói yếu ớt của các nạn nhân, khá nổi tiếng tại hải ngoại nhưng lại không có nhiều tiếng tăm ở Nhật Bản.
Năm 1996, ông tiếp tục viết tác phẩm "69 sixty nine", cho ra mắt "Tuyển tập Tiểu thuyết và Phim ảnh của Murakami Ryū", và xuất bản tiểu thuyết "Topaz II" lấy đề tài về một nữ sinh cấp ba hẹn hò theo hình thức "viện trợ giao tế".
Năm 1997, ông viết quyển tiểu thuyết kinh dị tâm lý "Ba đêm trước giao thừa". Quyển tiểu thuyết lấy bối cảnh quận đèn đỏ Kabuki, Tokyo, giúp ông thắng giải Yomiuri cho thể loại hư cấu vào cùng năm.
Năm 1999, ông giữ chức vụ Tổng Biên tập của "tạp chí mạng JMM" (Japan Mail Media) – tạp chí luận bàn về các vấn đề tài chính và kinh tế Nhật Bản. Cùng năm này tập tiểu luận "Đáng lẽ đã làm được gì với số tiền như thế?" (Ano kane de nani ga kaetaka) chỉ trích nền kinh tế bong bóng của nước Nhật và nêu các giải pháp độc đáo, hài hước đã tạo nên một cơn sốt trong dư luận lúc bấy giờ.
Năm 2000, ông viết quyển "Cộng Sinh Trùng" (Kyōsei Mushi). Quyển sách kể về một người trẻ mắc hội chứng "hikikomori" có niềm ám ảnh lạ thường đối với chiến tranh, đã thắng giải Tanizaki Junichiro lần thứ 36. Cũng trong năm này, một tác phẩm đáng chú ý khác được ra đời với tên gọi "Rời miền đất hứa" (Kibō no Kuni no Ekusodasu). Đây là một câu chuyện kể về các học sinh cấp ba đánh mất niềm tin và hi vọng trong việc hòa nhập với xã hội truyền thống của Nhật Bản, thay vào đó, họ tạo nên một xã hội hoàn toàn mới trên mạng ảo.
Vào năm 2004, Murakami ra mắt quyển sách "Lời chào công việc của tuổi 13" (13 sai no Harō Wāku), nhằm vào đối tượng thanh thiếu niên, với mục tiêu giúp họ gia tăng hứng thú làm việc.
Năm 2005, tác phẩm "Rời khỏi bán đảo" (Hantō wo Deyo) ra đời, với nội dung về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Bắc Triều Tiên, giúp ông thắng giải Noma lần thứ 58, và giải Mainichi Shuppan Bunka lần thứ 59.
Năm 2011, ông được đề cử giải thưởng Mainichi Geijutsu với tác phẩm "Cá voi hát" (Utau kujira) xuất bản năm 2010.
Một số tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim hoặc kịch nói, như "Màu xanh trong suốt" (1979), "Topaz" (1989), "69 sixty nine" (2004), …
Các hoạt động nghề nghiệp khác.
Năm 2001, Murakami gia nhập nhóm "N.M.L" ("No More Landmine" – tạm dịch: "Không còn đạn bom") do một người bạn tên Sakamoto Ryūichi sáng lập. Nhóm này hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn, vật nổ nằm sâu dưới lòng đất ở các nước trên toàn thế giới.
Một số tác phẩm được chuyển thể thành phim của Murakami có sự góp mặt của ông với vai trò đạo diễn và biên kịch. Năm 2006, ông thực hiện chương trình RVR Ryū's Video Report trên website riêng.
Ông cũng tham gia sản xuất chương trình TV và chương trình phát thanh âm nhạc, ngoài ra còn là tay trống của ban nhạc rock Coelacanth. | 1 | null |
Máy bơm nhiệt (tiếng Anh: heat pump, tiếng Pháp: pompe à chaleur) là một thiết bị hoạt động theo nguyên lý Nhiệt động lực học nhằm mục đích vận chuyển một nhiệt lượng từ môi trường này sang môi trường khác. Một máy bơm nhiệt thông thường chỉ cho phép nhiệt lượng di chuyển theo một chiều cố định (từ "nóng" sang "lạnh" hoặc ngược lại), ví dụ như lò sưởi, tủ lạnh... Loại máy bơm nhiệt cho phép điều chỉnh và lựa chọn chiều di chuyển của nhiệt lượng được gọi là Máy bơm nhiệt thuận nghịch.
Máy bơm nhiệt chủ yếu được sử dụng cho hệ thống sưởi trong phạm vi gia đình. Trong phạm vi lớn hơn, tại các đơn vị không trực tiếp tham gia sản xuất (ví dụ như văn phòng), người ta sử dụng máy bơm nhiệt thuận nghịch để sưởi ấm trong mùa đông và làm mát trong mùa hè.
Giới thiệu.
Trong tự nhiên, nhiệt lượng di chuyển từ nhiệt độ cao tới thấp. Máy bơm nhiệt cho phép nhiệt lượng di chuyển theo chiều ngược lại mà chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ năng lượng cung cấp (từ điện, xăng...) Do đó máy bơm nhiệt có thể vận chuyển nhiệt lượng lấy từ môi trường tự nhiên (như trong không khí, trong nước, trong đất, hoặc từ những hoạt động của con người như sản xuất công nghiệp hay sinh hoạt trong gia đình) tới một căn hộ hoặc một khu nhà cao tầng.
Về lý thuyết, nhiệt lượng được vận chuyển bởi máy bơm nhiệt tới nơi cần cung cấp sẽ bằng nhiệt lượng lấy từ môi trường cộng với năng lượng dùng để chạy máy bơm. Một máy bơm nhiệt chạy điện điển hình có công suất 100 kWh nhiệt lượng với chỉ từ 20-40 kWh điện năng tiêu thụ. Một số máy bơm nhiệt dùng trong công nghiệp còn có thể đạt được hiệu năng lớn hơn, ví dụ như công suất 100 kWh chỉ tiêu thụ 3-10 kWh điện năng.
Nhờ ưu điểm tiêu thụ ít năng lượng hơn những thiết bị cung cấp nhiệt thông thường, máy bơm nhiệt là một cải tiến kĩ thuật quan trọng trong việc giảm lượng khí thải độc hại ra môi trường như khí CO2, khí SO2 (sulphur dioxide), khí Nox (nitrogen oxides). Tuy vậy, tác động đến môi trường của máy bơm nhiệt chạy điện còn phụ thuộc nhiều vào việc nguồn điện năng cung cấp được sản xuất như thế nào. Nếu nguồn điện được sản xuất từ khí hydro hay những dạng năng lượng tái tạo rõ ràng sẽ giảm ô nhiễm môi trường nhiều hơn là nguồn điện lấy từ than đá, xăng dầu...
Nguyên lý hoạt động.
Máy bơm nhiệt bao gồm 4 bộ phận chính: thiết bị bay hơi, máy nén, máy ngưng tụ và van giảm áp nối với nhau tạo thành một vòng kín. Một luồng chất lưu dễ bay hơi, gọi là "lưu chất vận động" (working fluid) luân chuyển trong máy bơm với nhiệm vụ vận chuyển nhiệt lượng lấy từ môi trường ngoài cung cấp cho môi trường tiếp nhận.
Ở chế độ sưởi, máy bơm nhiệt hoạt động theo nguyên tắc sau:
Nguồn cung cấp nhiệt.
Hiệu năng của một máy bơm nhiệt phụ thuộc rất nhiều vào những đặc tính của nguồn cung cấp nhiệt (nguồn nhiệt). Một nguồn nhiệt lý tưởng cho máy bơm nhiệt phải có nhiệt độ cao và ổn định trong mùa lạnh, sẵn có, số lượng nhiều, không gây ăn mòn hay ô nhiễm, có những tính chất nhiệt vật lý phù hợp, và yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí bảo dưỡng và hoạt động thấp. Trong hầu hết các trường hợp, sự sẵn có của nguồn nhiệt là một chìa khoá quyết định tới việc lắp đặt và sử dụng máy bơm nhiệt. Bảng dưới đây thể hiện những nguồn nhiệt thường được sử dụng hiện nay:
Không khí thông thường, khí xả, đất và nước ngầm được sử dụng cho các máy bơm nhiệt công suất và phạm vi sử dụng nhỏ, trong khi nước lấy từ biển, sông, hồ.., đá và nước xả được sử dụng trong quy mô lớn.
Thông thường người ta dựa vào 3 nguồn nhiệt chính lấy từ không khí, nước và đất để phân loại các máy bơm nhiệt:
Không khí.
Đây là một nguồn nhiệt miễn phí và được sử dụng rộng rãi, đồng thời là nguồn nhiệt phổ biến nhất trong các máy bơm nhiệt. Nhiệt lượng do máy bơm nhiệt dạng này cung cấp có thể sử dụng để làm ấm trực tiếp không gian bên trong, hoặc cung cấp cho các lò sưởi và các bình nước nóng. Loại máy bơm sử dụng nguồn nhiệt lấy từ không khí (máy bơm nhiệt-khí) có ưu điểm là lắp đặt dễ dàng, chi phí rẻ hơn các loại máy bơm khác, thích hợp để thay thế các loại lò sưởi điện thông thường.
Đất.
Mỗi ngày, ánh nắng mặt trời truyền năng lượng xuống Trái đất và được lưu trữ lại một lượng đáng kể trong lòng đất. Máy bơm nhiệt sử dụng nguồn năng lượng này được gọi là máy bơm địa-nhiệt, có ưu điểm là tận dụng được nguồn nhiệt năng tự nhiên có sẵn trong lòng đất của mỗi công trình, không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường xung quanh (do nhiệt lượng trong lòng đất thường ổn định) nhưng chi phí lắp đặt khá cao. Khi lắp đặt máy bơm địa-nhiệt, có hai cách bố trí hệ thống thu dẫn nhiệt là: theo chiều ngang (đặt sâu khoảng 0,6 tới 1,2m so với mặt đất, và chiếm một diện tích lớn, thường được đặt trong sân vườn nhà), và theo chiều dọc (không yêu cầu nơi lắp đặt phải có sân vườn nhưng cần đào sâu từ 80 tới 120m).
Hiệu suất.
Đối với một máy bơm nhiệt, hiệu năng của máy COP (Coefficient Of Performance) được tính bằng tỉ số giữa nhiệt lượng mà máy bơm cung cấp được và năng lượng cần cung cấp để máy bơm hoạt động., Hiệu năng của lò sưởi điện thông thường luôn luôn bằng 1, trong khi với máy bơm nhiệt, hiệu năng sử dụng có thể lên tới 3 (với máy bơm nhiệt sử dụng nguồn nhiệt từ đất) hoặc xấp xỉ 2 với máy bơm sử dụng nguồn nhiệt từ không khí. Trong công nghiệp, máy bơm nhiệt MVR (Mechanical Vapour Recompression) có thể cho hiệu năng từ 5 tới 80.
Lưu chất vận động.
Như đã trình bày trong phần nguyên tắc hoạt động, mỗi máy bơm nhiệt cần sử dụng một loại chất lưu có nhiệm vụ mang theo nhiệt năng lấy từ nguồn nhiệt tới cung cấp cho các thiết bị nhận nhiệt (như lò sưởi, bình nước nóng...), gọi là "lưu chất vận động". Hiện nay, những loại "lưu chất vận động" phổ biến nhất cho máy bơm nhiệt là:
Ứng dụng.
Trong công nghiệp.
Hiện nay máy bơm nhiệt đã bước đầu được sử dụng trong công nghiệp, nhưng chưa phổ biến. Tuy vậy, với những quy định bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm ngặt, máy bơm nhiệt công nghiệp có thể trở thành một ứng dụng công nghệ quan trọng trong việc giảm thiểu sự phát tán khí thải ra môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Máy bơm nhiệt công nghiệp được sử dụng cho các lĩnh vực:
Trong công nghiệp sấy khô và làm bay hơi, chưng cất, hơi nước được tái chế trong quá trình vận hành máy bơm nhiệt. Với công nghiệp sưởi ấm và sản xuất hơi nước, máy bơm nhiệt thường tận dụng những nguồn nhiệt như nước xả, nước thải, nước ngưng... Do nhiệt lượng lấy từ những nguồn cung này thường không ổn định nên cần phải xây dựng những kho lưu trữ nhiệt lượng để đảm bảo cho hoạt động ổn định của máy bơm nhiệt. | 1 | null |
Ask là một làng nằm ở Na Uy.
Ask có cự ly khoảng 20 km về phía đông bắc Oslo. Dân số là 6.890 người năm 2020.
Ask có một trung tâm cộng đồng, các trường phổ thông, trường mẫu giáo, khách sạn nhà hàng, quán rượu.
Vụ lở đất 2020.
Vào những giờ đầu của ngày 30 tháng 12 năm 2020, một lở đất đất sét chảy, để lại một miệng núi lửa có kích thước 300 x 700 mét, đã giết chết ít nhất bảy người,
và làm bị thương nhiều người khác, phá hủy một số tòa nhà. | 1 | null |
Họ Dế vua (tên khoa học Anostostomatidae) là một họ trong bộ Orthoptera. Đôi khi nó được gọi là Mimnermidae hoặc Henicidae trong một số đơn vị phân loại, và tên gọi thông thường bao gồm dế vua ở Nam Phi, và weta ở New Zealand. Chúng được cho là có liên quan chặt chẽ nhất với dế Jerusalem của Bắc Mỹ. | 1 | null |
Libanasidus vittatus một loài dế vua đặc hữu của Nam Phi. Loài côn trùng này có tên tiếng Anh là "Parktown prawn", xuất phát từ địa danh Parktown ở Johannesburg, Nam Phi, nơi chúng rất phổ biến. Tại Angola, chúng được tìm thấy ở khu vực miền nam hoang mạc và bán khô hạn, trong khi ở Namibia chúng được tìm thấy trên khắp lãnh thổ.
"Libanasidus" là một chi trong bộ Orthoptera, bao gồm dế, châu chấu và động vật tương tự. Dế vua không phải dế thực sự, chúng nằm trong họ Anostostomatidae, trong khi dế thật thuộc họ Gryllidae.
Lịch sử và khám phá.
"Libanasidus vittatus" đã được biết tại Johannesburg trước những năm 1960, cá thể đầu tiên được tìm thấy ở Barberton năm 1899 bởi William Forsell Kirby. Chúng chỉ phổ biến sau năm 1960, khi Johannesburg bắt đầu phát triển nhanh chóng. Lý do cho sự gia tăng số lượng của chúng là không rõ, mặc dù chúng đã sống trong môi trường đô thị tốt hơn nhiều so với trong tự nhiên, và nó đã được gợi ý rằng môi trường sống ngoại ô của nó thiếu những yếu tố kiểm soát hệ sinh thái.
Johannesburg, nằm trên cao nguyên Highveld của Nam Phi, có khí hậu khô, và do là một môi trường sống không thích hợp cho "Libanasidus vittatus". Với sự xuất hiện của những cư dân ngoại ô, vườn tưới cung cấp, điều kiện giống rừng tươi tốt, một môi trường phù hợp hơn để dế vua sống. Một số vùng ngoại ô ở Johannesburg được coi là khu rừng nhân tạo lớn và xanh nhất thế giới, và đại diện cho một thay đổi cơ bản của hệ thực vật địa phương. | 1 | null |
Teratodes monticollis là một loài châu chấu có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Nó lần đầu tiên được mô tả bởi nhà động vật học Anh George Robert Gray vào năm 1832 như "Gryllus monticollis".
"Teratodes monticollis" ăn lá cây. Cả nhộng và con trưởng thành của loài này có màu xanh lá cây xỉn. Các đốt ngực trước mở rộng thành một "mui xe" cấu trúc lớn vượt với màu vàng cam, đem lại cho chúng có hình dáng như một chiếc lá. | 1 | null |
Schistocerca americana là một loài châu chấu trong họ Acrididae thường được biết đến với tên gọi thông thường Châu chấu Mỹ và Châu chấu chim Mỹ. Nó có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, nơi nó xuất hiện ở miền đông Hoa Kỳ,México, và Bahamas.
Mô tả.
Con đực trưởng thành của loài này có chiều dài lên đến 4,5 cm, và những con cái trưởng thành có thể đạt tới 5,5 cm. Cơ thể của con trưởng thành thường có màu vàng nâu và cánh có màu với những đốm nâu lớn. Các con nhộng khác nhau về ngoại hình. chúng thay đổi màu sắc khi trưởng thành và màu sắc của chúng là một đặc điểm polyphenic: một trong đó là bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, xuất hiện nhiều hình thức từ một kiểu gen. Đây không phải là một loài châu chấu không phổ biến. Ở loài vật này, màu sắc của nhộng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. | 1 | null |
Chorthippus brunneus, Châu chấu đồng thông thường, là một loài châu chấu tìm thấy trên khắp châu Âu, phần lớn châu Á và Bắc Phi. Nó phổ biến trong đồng cỏ chủ yếu là khô và thường thưa thớt, từ đầu mùa hè cho đến tháng Mười. Rất nhiều lông bên dưới ngực. | 1 | null |
Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (tiếng Anh: Intergovernmental Oceanographic Commission of UNESCO, viết tắt: IOC/UNESCO) là tổ chức quốc tế được thành lập năm 1960 theo Nghị quyết 2.31 của Đại hội đồng UNESCO.
IOC là cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên về hải dương học, quan sát đại dương, trao đổi thông tin - dữ liệu về đại dương và cung cấp dịch vụ về đại dương, chẳng hạn quản lý hệ thống cảnh báo sóng thần.
Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường biển, tạo dựng năng lực để nâng cao chất lượng quản lý cũng như hoạch định chính sách, khuyến khích nghiên cứu khoa học, tăng cường hiểu biết về những vấn đề liên quan tới tự nhiên và tài nguyên của đại dương. Phiên họp đầu tiên diễn ra tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp trong các ngày từ 19 đến 27 tháng 10 năm 1961.
Tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của IOC gồm một Đại hội đồng ("Assembly"), Hội đồng chấp hành ("Executive Council"), Ban Thư ký ("Secretariat"') và các cơ quan phụ trợ ("Subsidiary bodies"). Cơ quan này có quyền tự quyết về chương trình hoạt động, tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành, tự tạo kinh phí hoạt động... mà không phụ thuộc vào UNESCO. Ban Thư ký đóng tại trụ sở UNESCO ở quận 15, Paris.
Mục tiêu hoạt động.
Mục tiêu hoạt động của IOC là:
Danh sách thành viên.
Mọi quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nếu có nguyện vọng thì đều được gia nhập IOC và không cần phải là thành viên của UNESCO. Tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2013, IOC có tổng cộng là 147 thành viên. 40 quốc gia thành viên ban đầu (có tư cách thành viên từ trước tháng 11 năm 1961):
Ngày Đại dương Thế giới.
Ngày Đại dương Thế giới là ngày được Liên Hợp Quốc công nhận chính thức vào năm 2008 trong Nghị quyết A/RES/63/111 là một ngày lễ quốc tế.
Đó là một cơ hội để hàng năm nhằm nhắc nhở con người quan tâm tới những giá trị của đại dương. | 1 | null |
Dactylotum bicolor là một loài châu chấu, và là loài duy nhất được biết đến trong chi của nó. Nó được tìm thấy trong đồng cỏ ngắn và đồng cỏ sa mạc suốt Tây Great Plains của Hoa Kỳ (và miền nam Canada), phía nam đến Arizona, New Mexico, Texas, và vào miền bắc Mexico. | 1 | null |
Friedrich Eugen Johann Prinz von Hohenzollern-Sigmaringen (25 tháng 6 năm 1843 tại Lâu đài Inzigkofen – 2 tháng 12 năm 1904 tại München) là một thành viên gia tộc Hohenzollern-Sigmaringen và Thượng tướng Kỵ binh Phổ. Cùng với các đơn vị kỵ binh Phổ, ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Ông sinh vào tháng 6 năm 1843 ở Lâu đài Inzigkofen, là con trai thứ tư của Vương tước Karl Anton von Hohenzollern-Sigmaringen và Công nương Josephine (1813 – 1900), con gái Đại Công tước Karl xứ Baden. Cuối tháng 9 năm 1859, ông chuyển đến Bonn, nơi vị Vương công hoàn tất việc học tập của mình. Kể từ năm 1861 cho đến năm 1864, Friedrich đã đi những chuyến hành trình dài sang Áo, Ý, Thụy Sĩ và Anh. Trong thập niên 1860 và 1870, ông lại thực hiện những chuyến hành trình đến Ý, Ai Cập và Hy Lạp.
Vào mùa thu năm 1862, Vương công Friedrich Eugen khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình trong quân đội Phổ. Thoạt đầu, ông gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 5 Westfalen, đóng quân tại Düsseldorf, tại đây ông được phong cấp hàm Thiếu úy. Cùng với đơn vị này, ông đã tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866. Về sau này, với việc đổi sang Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 1 và được lên quân hàm Trưởng quan Kỵ binh ("Rittmeister"), Friedrich dời đến Berlin vào mùa xuân năm 1870. Một vài tháng sau, ông cùng với trung đoàn long kỵ binh của mình đã kéo về phía Tây và tham gia cuộc chiến tranh giữa Phổ và đồng minh Đức với Pháp (1870 – 1871). Tại đỉnh cao của cuộc đời binh nghiệp của mình, ông chỉ huy Quân đoàn III, đặt bản doanh ở kinh đô Berlin kể từ năm 1893 cho đến năm 1896.
Vào tháng 1 năm 1867, Công sứ Phổ ở Madrid thông báo cho Vương công Karl Anton rằng con trai trưởng của ông, Leopold, hoặc là người con trai út, Friedrich, đều có triển vọng tốt đẹp để kế vị ngai vàng Tây Ban Nha (nếu như bị bỏ trống). Leopold ban đầu không mấy hứng thú, trong khi vợ ông là Công chúa Bồ Đào Nha Antonia (1845 – 1913) cũng không kém phần miễn cưỡng để xem xét về khả năng trị vì Tây Ban Nha trước sự khuyến khích của viên Công sứ Phổ. Nữ vương Anh Victoria và Vua Phổ Wilhelm I thì tỏ ra hoài nghi. Karl Anton đã triệu tập Friedrich đến và yêu cầu con út của mình lên kế vị ngai vàng Tây Ban Nha, nhưng ông từ chức. Mọi nỗ lực để thay đổi quan điểm của ông đều bất thành. Trong thư gửi nhà vua Wilhelm I, Karl ghi nhận: "Vương công Friedrich khăng khăng từ chối kiên quyết không chấp thuận Vương miện Tây Ban Nha".
Gia quyến.
Vào ngày 21 tháng 6 năm 1879, tại Regensburg, ông thành hôn với Công nương Louisa von Thurn und Taxis (1859 – 1948), con gái của Vương hầu Maximilian Anton (1831 – 1867) với Công nương Helene ở Bayern (1834 – 1890), một cháu gái của Hoàng hậu Áo-Hung Elisabeth (nổi tiếng với tên gọi "Sissi"). Cặp đôi này không có một mụn con nào. Trong gia đình, Friedrich được biết đến như là một người trầm lặng, hầu như là lạnh lùng, nhưng cũng thông thái, nhiệt tình và hóm hỉnh.
Sau khi từ trần vào ngày 2 tháng 12 năm 1904 tại München, ông được mai táng trong Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Sigmaringen vào ngày 6 tháng 12 năm 1904. | 1 | null |
Bọ lá, tên khoa học là Phyllium bioculatum là một loài bọ lá (Phylliidae) có nguồn gốc từ phía tây Malaysia. Nó lần đầu tiên được mô tả bởi George Robert Gray vào năm 1832, đó là loài phasmid đầu tiên ông phát hiện ra. Bọ lá có cơ thể rất phẳng, cánh và chân không đều. Chúng thường dài khoảng 2-4 inches (5–10 cm). Tên tiếng Ba Lan là liściec dwuoki, xuất phát từ hai điểm nằm trên bụng chỉ ở loài này, cũng như tên khoa học (bioculatum có nghĩa là "hai mắt").
Mô tả vật lý.
Loài côn trùng này có màu xanh lá cây, cơ thể rộng và chân thường có đốm. Cả con đực và con cái xuất hiện trong sắc thái của màu xanh lá cây, vàng và màu cam. Con đực dài khoảng . Râu của những con cái rất ngắn, trong khi râu của những con đực dài hơn. Con cái trưởng thành dài là 1,8-2,7 inch (46–69 mm).L oài này cũng có cánh sau được sử dụng để bay ở con đực, nhưng không được sử dụng ở con cái. Phyllium bioculatum non dài khoảng 2 cm (0,79 in), màu đỏ đậm và có bất động phản xạ. Chúng lột xác 5-6 lần trong suốt cuộc đời. Con cái có cơ thể nặng và không bay được, và đẻ khoảng 500 trứng trong suốt cuộc đời. Bụng hẹp tại gốc, và đốt chân của chân phía trước giãn ra.
Sinh thái học.
Chúng là động vật ăn cỏ di chuyển chậm và dựa trên ngụy trang của chúng để phòng chống động vật ăn thịt bao gồm các loài chim, động vật lưỡng cư và bò sát. Những con cái sống 4-7 tháng và con đực từ 3 tuần đến 1 tháng.
Môi trường sống.
Nó được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới và khu vực rừng nhiệt đới nơi với số lượng đầy đủ của thảm thực vật. Nó phổ biến ở Đông Nam Á, tại Borneo, Trung Quốc, Ấn Độ, Java, Malaysia, Singapore và Sumatra. Nó cũng được tìm thấy ở Madagascar, Mauritius và Seychelles.
Nhiệt độ ưa thích đối với các loài này là 24-28 °C (75-82 °F), mà vào ban đêm có thể làm giảm nhẹ 2-3 °C (thay đổi 4-5 °F). Nhiệt độ không ảnh hưởng đến các loài mạnh nhưng sẽ làm chậm phát triển. Điều quan trọng là nhiệt độ không giảm xuống dưới 22 °C (72 °F). Độ ẩm thấp có thể gây ra căng thẳng và chết. | 1 | null |
Association Sportive de Monaco Football Club, được biết đến với biệt danh AS Monaco hay đơn giản là Monaco, là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Monaco. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1924 và hiện đang chơi ở Ligue 1, giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Pháp, là một trong số các câu lạc bộ thi đấu tại giải của quốc gia khác. Sân nhà của đội là Sân vận động Louis II ở Fontvieille.
Lịch sử.
AS Monaco FC được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1919 là một sự hợp nhất của nhiều câu lạc bộ địa phương có trụ sở tại Pháp và công quốc Monaco. Sau đó, câu lạc bộ thể thao đa lĩnh vực Association Sportive de Monaco được thành lập vào ngày 23 tháng 8 năm 1924.
Những năm đầu của câu lạc bộ đã thi đấu cho giải đấu nghiệp dư của vùng Provence-Alpes-Côte Keyboardzur, CLB phát triển nhanh giữa các giải đấu trong những năm 1920. Năm 1933, Monaco được Liên đoàn bóng đá Pháp mời chuyển sang chuyên nghiệp. Tuy nhiên, năm đầu tiên của đội tại Ligue 2 đã kết thúc trong thất bại, họ xuống hạng ở giải đấu nghiệp dư năm sau. Đến năm 1948, Monaco lấy lại vị thế chuyên nghiệp và trở lại giải Ligue 2 của Pháp; sau đó họ liên tục hoàn thành trong tiếng vang, với nỗ lực bền bỉ này dẫn đến việc thăng hạng lên Ligue 1 của Pháp lần đầu tiên vào năm 1953. Vào mùa giải 2016-2017 họ làm nên kỳ tích khi vô địch Ligue 1, danh hiệu mà họ đã chờ suốt 17 năm. | 1 | null |
Ông Thẻ hay Quan Thẻ là tên gọi chung của 5 cây thẻ bằng gỗ "lào táo" (một loại gỗ có độ bền cao ở vùng Bảy Núi), đã được cắm trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thuộc Việt Nam
Giới thiệu sơ lược.
Theo "giảng Nhà láng" của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và lời truyền lại, vào khoảng năm 1851, vâng lệnh thầy là Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên), Quản cơ Trần Văn Thành cùng một số người lên núi tìm gỗ "lào táo" rồi đẽo gọt thành hình búp sen và khắc bốn chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương", rồi đem cắm 5 cây thẻ ở 4 phương và 1 cây thẻ ở trung tâm.
Cũng theo quyển giảng ấy, thì Phật Thầy Tây An có viết rằng cắm thẻ là để nhằm ngăn chặn "kẻ dữ" xâm phạm chủ quyền địa giới (chứ không nói gì đến việc trấn ếm hay giải trừ trấn ếm của ai). Bởi vậy có ý kiến cho rằng, việc cắm thẻ ở các nơi thuộc vùng Thất Sơn có thể mang ý nghĩa là những cột mốc để người trong đạo biết chừng mà bảo vệ "chủ quyền", ngăn chặn kẻ gian lấn cướp thành quả do chính mình khai phá...
Sau đó vì tín ngưỡng, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương đã xem các cây thẻ là những "vật thiêng", đã lập miếu thờ và gọi tôn là "Ông Thẻ" hay "Quan Thẻ". Điều này, không lạ bởi nó được dùng rất nhiều và phổ biến trong dân gian Nam Bộ. Ví dụ như con cọp thì gọi "ông Cọp", con cá sấu thì gọi "ông Năm Chèo", đôi trâu của Phật Thầy Tây An dùng để khai hoang thì gọi là "ông Sấm, ông Sét"...
Dưới đây là vị trí 5 cây thẻ: | 1 | null |
Octopus là chi bạch tuộc lớn nhất, bao gồm hơn 100 loài. Các loài này đang lan rộng trên khắp các đại dương trên thế giới.
Loài.
Các loài được liệt kê trên đây có dấu (*) có những vấn đề và cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác định xem chúng là những loài hoặc từ đồng nghĩa hợp lệ. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.