text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Bão nhiệt đới Keith là cơn bão nhiệt đới Bắc Đại Tây Dương gần đây nhất đổ bộ vào lục địa Hoa Kỳ kể từ Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1925. Nó là cơn bão nhiệt đới thứ 11 trong mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1988, Keith phát triển ra khỏi một làn sóng nhiệt đới ở vùng biển Caribe vào ngày 17 tháng 11 năm 1988. Nó đi theo dõi theo hướng Tây bắc dần mạnh lên, đạt đến vận tốc 70 mph (110 km/h) trong thời gian ngắn trước khi đi vào đầu đông bắc của bán đảo Yucatan. Nó thay đổi, đi về hướng đông bắc trong Vịnh Mexico và đã đổ bộ vào khu vực gần Sarasota, Florida vào ngày 23 tháng 11 năm 1988. Keith tăng tốc độ di chuyển nhờ sự tác động của một khu vực không khí lạnh, và trở thành đới lốc xoáy gần quần đảo Bermuda vào ngày 24. Phần còn lại của đới lốc xoáy này kéo dài trong hai ngày trước khi tan hoàn toàn.
Keith gây lượng mưa từ trung bình đến rất to tại Honduras, Jamaica và Cuba. Thiệt hại tối thiểu đã được báo cáo tại Mexico, khu vực vẫn đang khắc phục thiệt hại từ những ảnh hưởng của cơn bão Gilbert hai tháng trước. Keith là cơn bão cuối cùng trong số bốn cơn bão nhiệt đới được đặt tên đổ bộ vào khu vực Hoa Kỳ trong mùa bão, gây ra lượng mưa vừa phải và gió giật qua trung tâm Florida. Thiệt hại tổng thể tuy khá ít nhưng lan trên diện rộng, ước tính khoảng 7,3 triệu đô (tương đương với khoảng 14,4 triệu đô so với năm 2013). Khu vực gần bờ biển Florida là vùng thiệt hại chủ yếu cùng với việc xói mòn bờ biển. Sâu vào nội địa có lũ, cây và đường dây điện bị gãy đổ. Theo báo cáo thì không có trường hợp tử vong nào do bão gây ra. | 1 | null |
Yoo Jae-suk (, sinh ngày 14 tháng 8 năm 1972) là nghệ sĩ hài và người dẫn chương trình người Hàn Quốc. Yoo Jae-suk được mệnh danh là "MC Quốc Dân", và còn được biết đến với biệt danh "Châu chấu Jae-suk" do khi ra mắt làm MC trong một chương trình dành cho thiếu nhi thường xuyên đội một cái đầu Châu chấu, nên được gọi là "MC Châu chấu". Ông đã được khẳng định là một trong những diễn viên hài hàng đầu của Hàn Quốc và là diễn viên truyền hình nổi tiếng.
Tiểu sử.
Yoo Jae-suk sinh ngày 14 tháng 8 năm 1972 tại Hàn Quốc, là anh cả của gia đình có 3 anh em (có hai em gái). Ông đã theo học tại Học viện nghệ thuật Seoul, tuy nhiên ông không tốt nghiệp được do lịch trình làm việc quá dày đặc.
Sự nghiệp.
Bắt đầu nổi tiếng.
Lần ra mắt đầu tiên trên truyền hình của Yoo Jae-suk là trên KBS Comedian Festival (dành cho sinh viên đại học) vào năm 1991, nơi ông đã thực hiện một đoạn phim quảng cáo nhại lại với Choi Seung-gyung. Việc ông nhảy cover bài hát "Step by Step" của New Kids on the Block là một khoảnh khắc đáng nhớ ban đầu khác. Năm 2002, sau chín năm là một diễn viên hài tương đối ít tên tuổi, nhờ sự giới thiệu của Choi Jin-sil, ông đã tổ chức chương trình "Live and Enjoy Together". Sau đó, ông trở nên nổi tiếng khi đồng dẫn chương trình có tên "The Crash of MCs" với Kang Ho-dong, Lee Hwi-jae và Kim Han-seok.
Giải Grand Prize đầu tiên của ông là cho chương trình trò chuyện "Happy Together Friends."
Đời tư.
Gia đình của Jae-suk gồm người vợ là phát thanh viên xinh đẹp Na Kyung-eun, một người con trai tên là Yoo Ji-ho (1/5/2010) và một người con gái tên là Yoo Na-eun chào đời tháng 10 năm 2018.
Những chương trình đã tham gia.
Phim truyền hình.
2000–01 KBS Great Friends
2008 MBC Yi San – cameo
2009 MBC Queen of Housewives – interviewee/new employee of Queens Food – cameo
2015–16 MBC My daughter Geum Sa Wol – cameo
Phim điện ảnh.
1994 Tyranno's Toenail
2008 Bee Movie (Korean dubbing as Barry B. Benson)
2009 White Tuft, The Little Beaver (Korean dubbing as narrator & Owl)
2016 Infinite Company: Employees In Crisis (Infinite Challenge Project Special | Công Ty Muhan: Khủng Hoảng Trong Nhân Viên)*ep496
Đóng MV.
2004 Shinnago (신나고) – "Cause' You're Pretty" (이쁘니까)
2005 Kang Ho-dong's carol album Oh Happy Day – "Look Out the Window"
2009 Future Liger (project group w/ Tiger JK, Tasha) – "Let's Dance"
2012 Sagging Snail (처진 달팽이) - "Room Nallari" (방구석 날라리)
2012 Psy - "Gangnam Style" (강남스타일)
2013 Psy - "Gentleman"
2015 JinuSean - "Tell Me One More Time"
2016 EXO - "Dancing King"
2020 Ssak3 - "Beach Again"
Chương trình tạp kĩ hay nhất.
MBC: Infinity Challenge (2005.04.23 đến 2018.03.31)
KBS2: Happy Together Season 3 (2007.06.28 đến nay)
SBS: Good Sunday – Running Man (2010.07.11 đến nay)
SBS: Same Bed, Different Dreams (2015.03.31 ~ 2016.07.18)
JTBC: Two Yoo Project Sugar Man (2015.10.20 ~ 2016.07.12)
KBS2: I am a Man (2014.08.08 ~ 2014.19.12)
MBC: Yoo Jae-suk & Kim Won-hee's Come to Play (2004-2012)
SBS: Good Sunday – Family Outing (2008.6.15 ~ 2010.2.14)
SBS: Good Sunday – Miracle Contestant (2007.11.11 ~ 2008.2.3)
SBS: Good Sunday – Old TV (2007.6.17 ~ 2007.11.04)
SBS: Good Sunday – Haja Go! (Let's Do It!) (2007.4.15 ~ 2007.6.10)
SBS: Yoo Jae-suk's Truth Game (2005 ~ 2007)
SBS: Real Situation Saturday/Good Sunday – X-Man (2003.11.8 ~ 2006.10.29)
KBS2: Happy Together Friends (2005.5.5 ~ 2007.6.21)
SBS: Good Sunday – New X-Man (2006.11.5 ~ 2007.4.8)
KBS2: Happy Together – Tray Singing Room (Karaoke) (2004 ~ 2005)
KBS: Dangerous Invitation (2003)
MBC:! Exclamation Mark – Read a Book! Book! Book!
KBS2: Super TV Enjoy Sunday – Host Big Match
MBC: Achievable Saturday – Star Survival Donggeodongrak (Live and Fun Together) (2000–2001)
Netflix: Busted (2018)
tvN: You Quiz On The Block (2018.08.16 đến nay)
MBC: Hang Out With Yoo (ngày 27 tháng 7 năm 2019 – Hiện tại)
tvN: Sixth Sense 1 (3.9 – 29.10.2020)
tvN: Sixth Sense 2 (25.6 – 6.9.2021)
Khách mời trên radio.
2000: FM Date (KBS), FM Plus, Starry Night (MBC)
2005: Wishlist Songs Playing at Noon (cùng Kang Ho Dong), Defeat the Boredom (MBC), Ten Ten Club (cùng HaHa), All Thanks to You (SBS)
2006: Wishlist Songs Playing at Noon (cùng Kang Ho-Dong), Fun Fun Radio (MBC), Our Belated Youthful Days (SBS)
2007: Fun Fun Radio, A Date at 2 pm (MBC)
2008: Park Kyung-Rim's Starry Night (MBC)
2009: Song Eun-Eee, Shin Bong-Suns' Dong Go Dong Rak (SBS) | 1 | null |
Rany Angot (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1951) là một ca sĩ nhạc trẻ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và sau này ở hải ngoại; thường được biết đến với nghệ danh Julie Quang hay Julie. Cô là vợ cũ của ca sĩ Duy Quang.
Tuổi thơ.
Julie Quang tên thật là Rany Angot, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1951 trong một gia đình có sáu chị em mà cô là chị cả. Cha cô là lính Ấn Độ trong Quân đội viễn chinh Pháp. Mẹ cô là bà Nguyễn Thị Hoài, người đã gây nguồn cảm hứng cho Phạm Duy viết nên bản nhạc "Mái tóc chị Hoài".
Lúc 11 tháng tuổi, cả gia đình Julie Quang theo cha cô chuyển qua Pondicherry, Ấn Độ. Năm năm sau, mẹ Julie Quang cùng chị em cô quay về sống với ông bà ngoại ở Cần Thơ. Lúc này, dù gia đình rất nghèo, nhưng mẹ cô vẫn tằn tiện cho cô theo học trường tư thục Công Giáo Regina Pacis ở Sài Gòn và mua cho cô rất nhiều tờ nhạc để cô sưu tầm cũng như tập dợt. Trong thời gian học ở trường, cô tham gia văn nghệ bằng giọng ca bản năng của một cô bé 7, 8 tuổi, sau đó tham gia những ban văn nghệ không tên tuổi.
Sự nghiệp âm nhạc.
Trong nước.
Năm 16 tuổi, Julie Quang chính thức bước vào sự nghiệp âm nhạc với sự khuyến khích của mẹ. Cô tham gia ban nhạc "The Sunshines" với nghệ danh Julie tại Đại hội Nhạc trẻ vào cuối năm 1967 ở rạp Đại Nam. Sau đó, cô hợp tác với ban "Free Ones", chuyên hát nhạc Pháp, nhạc Anh cho các căn cứ quân đội Hoa Kỳ ở Long Bình, Biên Hòa, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Tân Sơn Nhất... Julie hát được nhiều loại nhạc, gồm nhạc nước ngoài và nhạc kích động. Giọng hát của Julie Quang tự bản chất là trong trẻo. Nhưng cô tập hát bằng giọng ngực nên giọng mới khàn khàn.
Năm 17 tuổi, Julie yêu và đến ở chung với Duy Quang tại Phú Nhuận, cả hai không đăng ký hôn thú nhưng có một cô con gái chung. Phạm Duy đổi nghệ danh cho cô thành Julie Quang (cô dùng lại tên Julie sau khi chia tay Duy Quang) và sáng tác nhiều bản nhạc dành riêng cho con dâu của mình như "Mùa thu chết", "Vòng tay nữ sinh", "Hai khía cạnh cuộc đời". Ngoài ra, lúc này Julie Quang còn hát vài bản của Lê Uyên Phương.
Năm 1970, phong trào nhạc trẻ Việt Nam nở rộ, các người con trai của nhạc sĩ Phạm Duy gồm Duy Quang, Duy Cường, Duy Minh, Duy Hùng thành lập ban nhạc "The Dreamers". Trong thời gian này, Julie Quang và ban "The Dreamers" thường xuyên trình diễn tại ba phòng trà Tự Do, Ritz, Queen Bee. Sau khi Julie Quang sang Pháp, Thái Hiền thế chỗ.
Hải ngoại.
Julie Quang rời Việt Nam sang Pháp vào dịp Giáng sinh năm 1974 và bị kẹt tại đây vì sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 1978, dù đã ly thân, Julie Quang vẫn đứng ra bảo lãnh cho Duy Quang qua Pháp. Sang năm 1979, cả hai đoàn tụ cùng gia đình Phạm Duy ở thị trấn Midway, California, Hoa Kỳ.
Sang Hoa Kỳ, Julie Quang hoạt động trở lại. Cô xuất hiện trên băng video, CD của Trung tâm Thanh Lan, Trung tâm Asia và nhiều trung tâm nhỏ khác. Cô bắt đầu sáng tác, những bản nhạc "Anh tuyệt vời", "Ngàn năm vẫn đợi" viết chung với Khúc Lan đã được giới yêu nhạc mến mộ. Nổi tiếng nhất là bài Tàn tro do cô viết lời Việt vẫn còn được yêu thích đến tận nay.
Năm 2003, sau khi phát hành album cuối cùng "Hát Không Dám Buồn", Julie Quang từ chối tất cả lời mời biểu diễn, mặc dù cô vẫn tham gia hát cho các chương trình với mục đích thiện nguyện, cộng đồng.
Danh mục nhạc sau 1975.
Sáng tác.
Hầu hết là nhạc ngoại quốc viết lời Việt. | 1 | null |
Tiếng Goth là một ngôn ngữ German từng được nói bởi người Goth. Những điều ta biết về nó chủ yếu là thông qua "Codex Argenteus", một bản in thế kỷ 6 của một bản dịch Kinh Thánh thế kỷ 4, và là ngôn ngữ German Đông duy nhất với số văn liệu đáng kể. Những ngôn ngữ German Đông khác, gồm tiếng Burgundy và tiếng Vandal, chỉ được được biết đề từ những tên riêng còn sót lại trong văn bản lịch sử, và từ từ mượn trong những ngôn ngữ khác như tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Pháp.
Là một ngôn ngữ German, tiếng Goth là một phần của gia đình ngôn ngữ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ German sớm nhất được chứng thực bằng nhiều văn bản lớn, nhưng không có hậu duệ trực tiếp. Tài liệu cổ nhất viết bằng tiếng Goth có niên đại từ thế kỷ thứ tư. Ngôn ngữ đã bị suy thoái vào giữa thế kỷ thứ sáu, một phần do thất bại quân sự của người Goth trước người Frank, người Goth ở Ý bị loại bỏ, và sự cô lập về mặt địa lý (ở Tây Ban Nha, tiếng Goth có lẽ đã đánh mất chức năng chính và chỉ còn được sử dụng như một ngôn ngữ nhà thờ khi người Visigoth cải sang đạo Công giáo năm 589). Ngôn ngữ này vẫn tồn tại như một ngôn ngữ địa phương ở bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hiện đại) cho đến tận cuối thế kỷ thứ tám, ở vùng hạ lưu sông Danube và các vùng núi non ở Crimea, dường như là vào cuối thế kỷ thứ chín. | 1 | null |
Châu chấu hai sọc ("Melanoplus bivittatus") là một loài châu chấu thuộc chi Melanoplus. Nó được coi là một loài dịch hại cho Mỹ và Canada.
Một cặp sọc màu vàng nhạt chạy dọc theo phía trên của cơ thể nó từ trên đôi mắt đến đầu sau của đôi cánh của nó. | 1 | null |
Ludwigsbrücke là một cầu đường bắt ngang qua sông Isar tại München, do 2 chiếc cầu nối tiếp nhau, nằm giữa là đảo Bảo tàng viện (Museumsinsel). 2 phần cầu này là cầu vòm làm bằng bê tông thép được bọc bởi đá thiên nhiên.
Vị trí.
Cầu Ludwig nối trung tâm thành phố với Haidhausen và Au. Từ Cổng Isar (Isartor), đường Zweibrücken dẫn tới phần đầu của cây cầu, gọi là cầu Ludwig Trong, mà chạy qua "Große Isar" tới đảo Bảo tàng viện, nơi có bảo tàng viện Đức. Còn phần thứ hai, cầu Ludwig Ngoài, dẫn từ đó qua "Kleine Isar" tới đường Rosenheimer Straße, từ đó sau vài thước tại Gasteig chẻ sang đường Innere Wiener Straße.
Lịch sử.
Cầu Ludwig nằm ở một vị trí lịch sử quan trọng của thành phố München: Ở đây trước đó là cầu Isar, với cầu này Heinrich Sư tử vào năm 1158 đã chuyển con đường buôn bán muối qua cầu Isar tại Oberföhring về địa phận của mình. Cầu này quả thật có được dựng vào lúc đó, cùng lúc với việc lập nên thành phố München, hoặc là hàng hóa chuyển qua sông Isar tại một khúc cạn, vẫn chưa rõ, bởi vì trong Augsburger Schied vào năm 1158 không nhắc tới cầu Isar nào tại München, mãi cho tới năm 1180 trong Regensburger Schied. Sau khi cầu Föhringer bị tàn phá bởi Heinrich Sư tử, cầu tại München là cầu Isar duy nhất trong một thời gian lâu dài giữa Bad Tölz và Freising.
Cầu nguyên thủy là một cầu đơn giản, bằng gỗ, đóng cột băng qua sông, hồi đó chưa có cái đảo, mà chỉ hình thành trễ hơn nhiều. Qua nhiều trăm năm cầu bị nước lụt làm hư hại hoặc bị phá hủy phải xây trở lại.
Vào năm 1705 một đảo bằng sỏi được hình thành tại đây, bây giờ là Museumsinsel, cho nên "Große Isar" chảy về phía Tây và về phía Đông của đảo là "Kleine Isar" và Auer Mühlbach. Giữa năm 1723 và 1725 một phần của cầu gỗ được thay thế bởi cầu Ngoài bắc qua "Kleine Isar" và rạch Auer Mühlbach. Các cột trụ giờ được bọc đá, phần trên vẫn bằng gỗ. Mãi cho tới thời giám đốc xây cất của thành phố Ignaz Anton Gunetzrhainer từ năm 1759-1764 tại cầu Isar Ngoài cầu vòm bằng đá mới được xây. Sau cái chết của Gunezrhainer vào năm 1764 vào năm 1767-1772 theo như phác họa của ông ta cầu Isar Trong cũng được xây mới với 3 vòng cầu đá. | 1 | null |
El Caminito del Rey (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con đường nhỏ của nhà vua) là một lối đi, đã đổ nát, được gắn dọc theo bức tường dốc của một hẻm núi hẹp ở El Chorro, gần Alora, tỉnh Málaga, Tây Ban Nha. Tên thường được rút ngắn là Camino del Rey.
Lịch sử.
Con đường được xây dựng để cung cấp cho các công nhân của các nhà máy thủy điện ở thác Chorro và Gaitanejo bằng phương tiện vận tải, để cung cấp nguyên vật liệu và tạo điều kiện cho công việc kiểm tra và bảo trì con kênh. Công việc xây dựng bắt đầu vào năm 1901 và hoàn thành vào năm 1905.
Năm 1921, vua Alfonso XIII qua lối đi trong lễ khánh thành con đập Conde del Guadalhorce, và tên của con đường được biết đến như hiện tại.
Đường đi có chiều rộng là 1 m (3,3 ft), và nằm ở độ cao hơn 100 mét (330 ft) so với dòng sông bên dưới. Người ta sử dụng bê tông để xây dựng nó, được đỡ trên đường ray bằng thép và được hỗ trợ bởi các trụ nghiêng 45 độ vào bề mặt đá. Con đường hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và có rất nhiều tấm bê tông đã đổ vỡ. Kết quả là nhiều phần của con đường được nối chỉ bằng dầm thép hẹp hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác. Rất ít các tay vịn ban đầu còn tồn tại nhưng một dây an toàn chạy suốt theo chiều dài của con đường. Nhiều người đã thiệt mạng trên đường đi bộ trong thời gian gần đây và sau hai tai nạn chết người trong năm 1999 và 2000, chính quyền địa phương đóng cửa cả hai lối vào.
Trong tháng 6 năm 2011, chính phủ khu vực Andalusia và chính quyền địa phương của Malaga đã đồng ý chia sẻ chi phí phục hồi (bao gồm cả bãi đỗ xe và một viện bảo tàng) trị giá 9 triệu Euro. Dự án sẽ mất khoảng ba năm để hoàn thành. Nhiều trong số các tính năng ban đầu sẽ vẫn được giữ nguyên và các nguyên liệu mới sử dụng cũng đảm bảo phù hợp với thiết kế ban đầu. | 1 | null |
Nhà Bokassa là một danh gia vọng tộc của châu Phi. Người sáng lập của nó cai trị như một vị Hoàng đế trên các vùng lãnh thổ của Đế quốc Trung Phi từ ngày 4 tháng 12 năm 1976 và cho đến khi ông bị lật đổ vào ngày 21 tháng 9 năm 1979.
Lịch sử.
Nhà Bokassa được hình thành vào năm 1976 khi Jean-Bédel Bokassa, Tổng thống độc tài trước đây của Cộng hòa Trung Phi, đã cho đổi tên quốc gia và chuyển nó thành một chế độ quân chủ. Jean-Bédel Bokassa II được chọn là Thái tử và sẽ thừa kế ngôi vị của đế quốc. Người vợ thứ sáu của Hoàng đế trong số hậu cung 19 người của ông, cũng cải đạo sang Công giáo La Mã là Catherine Denguiadé nghiễm nhiên trở thành Hoàng hậu Trung Phi.
Gia tộc cầm quyền này đã bị lật đổ cùng với Hoàng đế Bokassa I khi ông được David Dacko thay thế làm nguyên thủ quốc gia vào năm 1979. Bokassa vẫn tiếp tục coi mình là người đứng đầu nhà nước trong khi lưu vong. Jean-Bédel Bokassa II là người đòi ngôi vị Trung Phi và là người đứng đầu Hoàng gia hiện nay. Kể khi sống lư vong, Hoàng đế Bokassa I đã bị chính phủ Trung Phi kết án tử hình vì tội giết người vắng mặt. Về sau ông vẫn giữ án tù ngay tại đất nước mình và được tha tội rồi mất vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 1996.
Ngay cả Mỹ hay bất cứ quốc gia châu Âu nào đều từng công nhận và ủng hộ chế độ quân chủ mới được thành lập, ngoại trừ trường hợp của Pháp dưới thời Tổng thống Valéry Giscard d'Estaing vẫn giữ mối quan hệ dè dặt với Bokassa. Đến năm 1979 thì Pháp mới tuyên bố ngừng ủng hộ đế quốc. Ngay cả Giáo hoàng Paul VI cũng từ chối tham dự lễ đăng quang xa hoa của Bokassa.
Tổ tiên.
Tổ tiên xa được biết đến của Hoàng thất là Dobogon Gbo Hosegoton Bokassa, một nhân vật có thể sống vào thế kỷ 17. Hoàng đế Bokassa chính là con của Mindogon Mbougdoulou, một nhà quý tộc bộ lạc đã trị vì trên quê hương của họ và kết hôn với Marie Yokowo. Họ hàng xa hơn nữa có lẽ hầu hết tồn tại từ bên những người chú của Bokassa, ông nội Mbalanga của Bokassa đã có tới 31 người con khác ngoại trừ cha của ông ra.
Con cháu.
Bokassa I có tới 40 người con với 19 bà vợ. Trong số này gồm:
Bokassa còn nhận nuôi một vài đứa con khác, ba trong số đó là người châu Phi. Tuy nhiên một trong số đó được sinh ra ở Việt Nam như Martine Nguyễn Thị Bái và trở thành Martine Bokassa khi bà được nhận nuôi rồi trở về cố hương. | 1 | null |
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là người đứng đầu Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Chủ tịch nước là đại diện cho Nhà nước trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại, phụ trách giám sát hoạt động cũng như giữ gìn sự ổn định của hệ thống và bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải là một đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, Phó Chủ tịch nước, các Bộ trưởng và các quan chức khác với sự đồng ý của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội. Giúp việc cho Chủ tịch nước là một Phó Chủ tịch nước cũng do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Ngoài ra Chủ tịch nước còn là Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang của Quân đội Nhân dân Lào. Kể từ khi Lào là một quốc gia đơn đảng, với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước dựa theo hiến pháp, tất cả các Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đều là thành viên của Đảng khi còn đương chức. Chủ tịch nước hiện nay là ông Thongloun Sisoulith được bầu vào ngày 22 tháng 3 năm 2021. Ông đồng thời giữ chức Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, là người được xếp hạng đầu tiên trong hệ thống phân cấp của Bộ Chính trị.
Chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được đánh dấu từ lúc Hoàng thân Souphanouvong, một thành viên của Hoàng gia Lào bị lật đổ trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, sau khi Pathet Lào lật đổ Vương quốc Lào vào năm 1975, kết thúc cuộc nội chiến Lào kéo dài gần 20 năm.
Quyền hạn.
Chủ tịch nước có quyền và nhiệm vụ sau:
Phó Chủ tịch nước có thể thay quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch nước không đảm đương được nhiệm vụ công việc. | 1 | null |
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, hay thường được gọi tắt Tổng Bí thư, là chức danh thành viên cao nhất trong Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và là lãnh đạo trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ năm 1991 đến năm 2006, chức danh này được đổi thành Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Tổng Bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quyền hạn khác theo quy định của Đảng. Theo thủ tục chính thức thì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị. Hiện nay tại Lào, Tổng Bí thư còn kiêm nhiệm luôn chức danh Chủ tịch nước. | 1 | null |
Sông Biobío (tiếng Tây Ban Nha: "Río Biobío") hay sông Bío Bío là dòng sông lớn thứ hai Chile xét về lưu lượng. Sông bắt nguồn từ hồ Icalma và hồ Galletué trên dãy Andes, băng qua 380 km đất liền trước khi đổ vào vịnh Arauco thuộc Thái Bình Dương.
Các phụ lưu lớn của sông Biobío là sông Malleco và sông Laja. Sông dài thứ hai Chile, chỉ sau sông Loa và có lưu vực rộng thứ ba nước này, xếp sau lưu vực sông Loa và sông Baker. Biobío cũng là sống rộng nhất Chile với chiều rộng bình quân là 1 km. Có bốn cây cầu bắc qua sông này tại vùng đô thị Concepción: cầu đường sắt Biobío (1889), cầu Biobío (1942), cầu Juan Pablo II (1973) và cầu Llacolén (2000).
Dòng chảy.
Sông Biobío khởi nguồn từ bờ đông hồ Galletué. Sau khi chảy về hướng đông vài kilômét, sông gặp nguồn nước của hồ Icalma do một con suối ngắn dẫn đến. Tiếp theo Biobío đảo dòng chảy về hướng tây bắc, uốn khúc quanh co qua thung lũng dãy Andes rộng lớn và nhận thêm nước từ một số phụ lưu nhỏ (sông Lonquimay và "Rahue", trong đó Longquimay nhận nước từ một số sông băng trên núi Sierra Nevada). Từ chỗ hợp lưu với dòng Rahue, khúc phía trên của sông Biobío (gọi là "Alto Bio Bío") bắt đầu chảy nhanh qua một thung lũng hẹp được bao bọc bởi núi non ngày một dốc đứng khi sông chảy xuống nơi thấp hơn. Sau khi bị ngăn bởi đập Ralco, chảy men theo đoạn tây nam của núi lửa Callaqui rồi đổ xuống hồ chứa nước Pangue.
Sau khi đến được thung lũng Longitudinal, sông chảy qua một vùng đất khá bằng phẳng và hợp cùng các sông Duqueco và Bureo thành một sông rộng hơn và chảy chậm hơn. Đến gần Nacimiento thì khúc giữa của sống Biobío hợp với sông Vergara, tiêu nước cho cả một vùng rộng lớn của bồn địa sông phía nam sau khi nhận nước từ sông Malleco, sông Renaico và sông Rahue.
Về sau Biobío tiếp tục hợp với sông Tavolevo chảy từ dãy Nahuelbuta về phía đông, sông Guaqui chảy từ vùng đối thấp dưới chân dãy Andes từ phía đông chảy tới và sông Rele chảy từ vùng sườn dốc phía đông dãy Nahuelbuta ở phía tây tới.
Về phía đông của dãy núi duyên hải Chile, gần các thành phố San Rosendo và La Laja, sông Biobío lại nhập cùng sông Laja. Từ đây chiều rộng của sông tăng lên đáng kể và đạt tới 2 km tại cửa sông đổ vào Thái Bình Dương (gần San Pedro de la Paz, Đại Concepción). Dọc đường đi còn có sông Quilacoya đổ vào bờ bắc sông Biobío tại một vị trí cách thị trấn Hualqui 9 km.
Lịch sử.
Tên gọi "Biobío" bắt nguồn từ tiếng Mapudungun - một ngôn ngữ Mapuche. Trong giai đoạn sau của cuộc chiến tranh Arauco, dòng sông từng là biên giới giữa vùng La Araucanía do người Mapuche tự trị ở phía nam và vùng do Vương quốc Chile dưới quyền Tây Ban Nha quản lý. Đến thập niên 1880, lãnh thổ phía nam con sông này mới sáp nhập vào Chile thông qua các chiến dịch "Thái Bình Dương hóa Araucanía".
Trước đây tàu thuyền có thể đi trên sống đến tận thành phố Nacimiento. Tuy nhiên, nạn chặt gỗ quá mức trong thế kỷ 20 đã gây xói mòn đất nghiêm trọng, khiến dòng sông bị bồi tụ phù sa nên giao thông của tàu thuyền cũng chấm dứt. | 1 | null |
Afonso Henriques của Bồ Đào Nha, Công tước xứ Oporto (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [ɐfõsu ẽʁikɨʃ], ngày 31 tháng 07 năm 1865, tại Cung điện Ajuda, Lisboa - ngày 21 tháng 02 năm 1920, tại Napoli, Ý) là một Infante Bồ Đào Nha thuộc nhà Bragança, con trai của vua Dom Luis I của Bồ Đào Nha và vợ ông, Maria Pia của Ý. | 1 | null |
Maria Pia của Ý, hay Maria Pia của Savoia (14 tháng 02 năm 1847 - 05 tháng 07 năm 1911) là một Vương hậu Bồ Đào Nha với tư cách là vợ Luís I của Bồ Đào Nha. Vào ngày lễ rửa tội của mình, Đức Giáo hoàng Piô IX, cha đỡ đầu của bà, đã cho bà một hoa hồng vàng. Maria Pia đã kết hôn với vua Luís vào ngày 06 Tháng 10 năm 1862 tại Lisboa. Bà là nữ chủ nhân lớn của Dòng Thánh Isabel. | 1 | null |
Adelheid Franziska của Áo (tên đầy đủ: Adelheid Franziska Marie Rainera Elisabeth Clotilde: 3 tháng 6 năm 1822 - 20 tháng 5 năm 1855) là Vương hậu của Sardinia từ năm 1849 cho đến năm 1855, vợ đầu tiên của quốc vương Victor Emmanuel II của Sardinia, vị vua tương lai của Ý. Bà đã sinh hạ 8 người con, trong đó có 2 vị vua tương lai Umberto I của Ý và Amadeo I của Tây Ban Nha. Bà qua đời năm 1855 do biến chứng trong khi sinh nở khi mới 33 tuổi. | 1 | null |
Thị trấn tình yêu (tựa gốc: Elizabethtown) là bộ phim tình cảm hài lãng mạn năm 2005 được đạo diễn và kịch bản bởi Cameron Crowe với 2 diễn viên chính là Orlando Bloom và Kirsten Dunst. Alec Baldwin tham gia vai nhỏ tổng giám đốc hãng giày, còn Susan Sarandon được nhận vai người vợ góa.
Tên của bộ phim được đặt theo thị trấn Elizabethtown, Kentucky.
Nội dung.
Drew Baylor (Bloom) là một chàng trai thành đạt với việc thiết kế giày. Trong thiết kế cuối cùng của mình, vì quá tự tin vào những thành tựu mình từng có, anh đã làm công ty thua lỗ tới 972 triệu $. Drew bị giám đốc (Baldwin) cũng như đồng nghiệp tẩy chay. Quá thất vọng về tai họa do mình gây ra, cùng với việc chia tay bạn gái Ellen (Biel), anh lên kế hoạch tự sát song phải dừng lại đúng những khoảnh khắc cuối cùng khi nhận được cuộc gọi từ em gái Heather (Greer) báo tin cha qua đời vì bị đau tim khi ở nhà cùng gia đình ở thị trấn Elizabethtown, Kentucky. Drew tình nguyện tới nhận di hài cha vì mẹ anh Hollie (Sarandon) từ chối, dẫn tới tranh cãi về nơi an nghỉ của đại gia đình Baylor ở Kentucky – những người vốn coi họ là những người California, cho dù họ mới chỉ chuyển tới California được 27 năm.
Trên chuyến bay về Kentucky, Drew gặp gỡ nữ tiếp viên Claire (Dunst) – một cô gái lạc quan và tốt bụng đã mời anh ngồi ghế trong khoang hạng nhất do máy bay khi đó trống rỗng vì vắng khách. Cô thấy mình có ích và hạnh phúc khi giúp đỡ được Drew, chỉ cho anh đường đi, những hướng dẫn và cả mẹo vặt khi tới nơi. Khi tới Elizabethtown, Drew cảm nhận được tình yêu của đại gia đình, khiến anh cảm thấy dằn vặt vì là "một chàng trai California" và anh đồng ý thu xếp tổ chức lễ hỏa táng cho cha theo đề nghị của mẹ, cho dù nó trái với truyền thống của gia đình. Tới khách sạn nơi có một đám cưới tổ chức kéo dài qua cuối tuần, Drew gọi điện cho mẹ và em gái, rồi bạn gái cũ để giải tỏa những vấn đề trước khi quay lại với ý muốn tự sát. Rồi anh gọi cho Claire, người cũng đang khá mệt mỏi, và cả hai cùng nhau trò chuyện hàng giờ. Cô gợi ý cả hai nên gặp gỡ trước khi cô phải đi dài ngày trong chuyến bay tới Hawaii ngay sáng hôm sau, và họ cùng lái xe trong màn đêm để gặp nhau.
Drew quan tâm nhiều hơn tới cái chết của cha, và khi gặp cô Dora và chú Bill, anh đã biết cha mình trước đây trông như thế nào khi mặc quân phục. Anh nhận ra rằng mình không gửi bộ quân phục cho dịch vụ hỏa táng, và liền nghĩ tới chuyện gửi nó trong quá trình hỏa thiêu. Drew cố gắng dừng việc hỏa táng, song quá muộn. Claire kết thúc chuyến bay và tình cờ gặp Drew ở khách sạn, trở thành bạn với Chuck và Cindy – những người tổ chức đám cưới ở đây. 2 người qua đêm với nhau, cô thổ lộ tình yêu, song anh từ chối vì mình đã làm công ty phá sản và chỉ có một cuộc đời bỏ đi, thậm chí đã nghĩ tới tự sát. Claire cảm thấy thất vọng, nói rằng đó chỉ đơn giản là tiền và tức giận bỏ đi.
Hollie và Heather cùng nhau tới buổi lễ tưởng niệm. Hollie kể những câu chuyện vui và những kỷ niệm với chồng, liên tưởng tới sự nghiệp diễn xuất của mình trước khi nhảy theo điệu nhạc. Claire cũng tới buổi lễ, và trong khi ban nhạc chơi ca khúc "Freebird" khiến khán phòng bốc cháy, chính cô là người bật hệ thống dập lửa. Claire khuyên Drew nên làm một chuyến đi cuối cùng cùng cha, tặng anh tấm bản đồ với những chỉ dẫn cụ thể về những địa điểm quan trọng trên đường đi. Drew đi theo tấm bản đồ, rải tro theo con đường và tại những địa điểm quan trọng cho tới khi anh tới lựa chọn cho chính mình: hoặc là theo tấm bản đồ, hoặc là về nhà. Drew chọn cách thứ nhất, và nó dẫn anh tới một hội chợ nhỏ, nơi Claire đang chờ anh ở đó. Cả hai hôn nhau và Drew nhận ra điều mà Claire cố gắng nói với anh: cuộc đời là chuỗi những cuộc chiến kéo dài, nhưng qua những cuộc chiến đó, ta sẽ có được những phần thưởng xứng đáng và kết quả cuối cùng là một cuộc đời hạnh phúc, vinh quang.
Sản xuất.
Jane Fonda từ đầu đã được chọn cho vai bà mẹ Hollie, song cuối cùng rút lui. Ashton Kutcher, Seann William Scott, Colin Hanks, Chris Evans và James Franco đều được đề nghị thử vai nhân vật Drew. Kutcher đã được lựa chọn, nhưng đạo diễn Cameron Crowe cho rằng khả năng tương tác giữa Kutcher và Dunst là quá thấp và anh đã rời dự án. Jessica Biel vốn được nhắm tới vai nữ chính Claire, và cuối cùng chỉ được giao vai rất nhỏ là bạn gái cũ của Drew.
Ben là nhân vật được nhắc tới trong phim như bạn trai cũ của Claire. Trong những cảnh quay gốc, Ben chỉ là anh trai của Claire.
Một số cảnh quay trong phim được thực hiện tại Louisville, Kentucky, trong đó có khách sạn Brown và nghĩa trang đồi Cave. Cho dù sảnh lớn, hành lang cũng như lối đi của khách sạn Brown là cảnh quay thật thì phòng hội nghị lớn của khách sạn được sao chép tại trường quay của đoàn làm phim. Khi Drew phải đi tới thị trấn Elizabethtown, thực tế anh đã đi nhầm hướng: người ta phát hiện ra anh đi qua con hầm trong công viên Cherokee, ở xa lộ I-64. Thị trấn Elizabethtown nằm trên xa lộ I-65, cách đó hơn 60 dặm.
Cho dù tên phim là "Elizabethtown", hầu hết những cảnh quay thị trấn lại được thực hiện ở Versailles, Kentucky. Chỉ có 2 cảnh thực sự được quay tại Elizabethtown do những di tích thương hiệu và lịch sử của thị trấn đã bị thay thế bởi các cửa hàng và nhiều công trình đang xây dựng. Một số cảnh được quay tại LaGrange, Kentucky. Các cảnh còn lại được thực hiện tại công viên Otter Creek ở Meade County, gần Brandenburg. Bộ phim thậm chí còn được quay rải rác tại Scottsbluff, Nebraska; Eureka Springs, Arkansas; Memphis, Tennessee; và Oklahoma City.
Trong ấn bản gốc được trình chiếu tại Liên hoan phim Toronto, đoạn kết nói rằng chiếc giày mà Drew thiết kế cuối cùng trở thành sản phẩm bán chạy khi nó có thể tạo tiếng kêu theo mỗi bước đi. Bản chỉnh sửa rút gọn cuối cùng để phát hành của bộ phim quyết định tạo nên một cái kết mang tính mở hơn.
Bức tranh vẽ "Hyde Park" của Joni Mitchell cũng được xuất hiện trong phim. Trước đó, một tác phẩm khác của bà cũng được thấy trong bộ phim khác của Crowe, "Vanilla Sky".
Phát hành.
Đánh giá chuyên môn.
Bộ phim nhận được chủ yếu những đánh giá khá tiêu cực, đặc biệt ở diễn xuất của Kirsten Dunst cũng như tính thiếu cơ sở của nội dung. Rotten Tomatoes chỉ dành cho bộ phim điểm số 28% sau 166 lượt đánh giá. Kết luận chung của trang web là "Câu chuyện về một tay thiết kế giày túng quẫn buộc phải quay trở về nhà vì câu chuyện buồn của gia đình bỗng chốc trở nên khó hiểu vì những nội dung chưa được phát triển hết cũng như khả năng diễn xuất nghèo nàn." Điểm số của bộ phim trên Metacritic cũng chỉ đạt 45 trên 100 tối đa.
Tuy nhiên, cây viết danh tiếng Roger Ebert dành cho bộ phim cái nhìn tích cực với 3/4 sao tối đa. Ông miêu tả câu chuyện là cuộc "gặp gỡ dễ thương" giàu cảm xúc nhất trong lịch sử điện ảnh. Ông cho rằng cho dù bộ phim không thể so sánh với một trong những sản phẩm nổi tiếng của Crowe là "Almost Famous", nó vẫn xuất sắc, làm hài lòng và đôi lúc tạo nên những tràng cười thực thụ. Ebert sau đó viết ra trên trang web của mình một bài phân tích chi tiết chỉ ra rất nhiều yếu tố cho bộ phim rằng Claire thực chất là một thiên thần.
Nhà báo Nathan Rabin của tờ "The A.V. Club" đã tạo nên khái niệm "Manic Pixie Dream Girl" để miêu tả kiểu nhân vật "sôi nổi và nông cạn" mà Dunst đảm nhiệm trong phim.
Doanh thu.
"Elizabethtown" được chính thức phát hành ngày 14 tháng 10 năm 2005 ở Mỹ. Bộ phim được trình chiếu tại 2517 rạp với 4.050.915 $ ngay ngày chiếu đầu tiên. Sau khi kết thúc tuần chiếu đầu tiên, bộ phim thu về 10.618.711 $, trở thành bộ phim có doanh thu đứng thứ 3 trong tuần. Tổng cộng, bộ phim kiếm về được 52.034.889 $ trên toàn thế giới sau 68 ngày công chiếu.
Soundtrack.
Bản soundtrack của bộ phim được phát hành vào ngày 13 tháng 9 năm 2005 bởi RCA Records. Vol. 2 sau đó được phát hành vào ngày 7 tháng 2 năm 2006. Phần nhạc nền hòa tấu được Nancy Wilson phát hành vào ngày 14 tháng 10 năm 2005. | 1 | null |
"On Top of the World" là một bài hát được viết và thu âm bởi ban nhạc alternative rock Mỹ Imagine Dragons cho đĩa mở rộng Continued Silence, nơi mà nó xuất hiện như ca khúc thứ ba. Bài hát cũng xuất hiện trên album phòng thu của họ, Night Visions như ca khúc thứ năm. "On Top of the World" đã được phát hành kỹ thuật số như một đĩa đơn vào ngày 18 tháng ba 2013. Nó lọt vào top ten tại Úc (# 10), Áo (# 6), New Zealand (# 10), và Bồ Đào Nha (# 1).
Music video.
Như một phần của tài liệu Palladia "Imagine Dragons: The Making of Night Visions", mà ban đầu được phát sóng vào ngày 07 Tháng Mười Một năm 2012, ban nhạc quay một đoạn video của mình thực hiện "On Top of the World" và sau đó tải lên nó lên YouTube.
Vào này 13 tháng 11 năm 2013 ban nhạc phát hành một video âm nhạc chính thức liên quan đến hạ cánh lên mặt trăng. Video được quay ở Utah và bao gồm các khách mời Jon Heder, Whit Hertford, dàn diễn viên của Studio C, ca sĩ Aja Volkman, tay guitar Robbie Connolly, và các thành viên của The New Electric Sound, cũng như nhiều ám chỉ bất ngờ và chơi chữ. | 1 | null |
Gonystylus borneensis là loại cây có thể phát triển với chiều cao lên đến , đường kính thân đạt . Vỏ cây có màu xám nâu. Quả tròn, màu nâu, đường kính lên đến . Môi trường sống của chúng là rừng có độ cao từ mực nước biển đến độ cao so với mực nước biển. "G. borneensis" là loài đặc hữu của Borneo. | 1 | null |
Vương quốc Patani (chữ Jawi : كراجأن ڤتتاني Kerajaan Patani), hoặc gọi Sultan quốc Patani, là một cổ quốc ở bán đảo Mã Lai từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII. Tạ Chí Đại Trường gọi nó là Tà-nê trong quyển "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam" (từ năm 1771 đến năm 1802). Đây là vương quốc có lịch sử lâu đời nhất và được Hồi giáo hoá sớm nhất trong số các triều đại Mã Lai ở Malaya. Lãnh thổ của nó lấy tỉnh Pattani của Thái Lan ngày nay làm trung tâm. Cư dân chủ yếu là người Mã Lai nói tiếng Jawi, tôn sùng tín ngưỡng Hồi giáo Sunni. Patani kiến quốc vào khoảng năm 1474, bị Xiêm La diệt vong vào năm 1786.
Lịch sử.
Ở phía bắc bán đảo Mã Lai và miền nam Thái Lan tồn tại vương quốc Langkasuka từ thế kỉ II đến thế kỉ XIV, bao gồm ba bang Kedah, Kelantan và Terengganu thuộc Malaya, cùng với bốn tỉnh Pattani, Yala, Songkhla và Satun thuộc Thái Lan ngày nay. Vương quốc này lấy Ấn Độ giáo làm quốc giáo trong những năm đầu dựng nước, đạt đến đỉnh cao thịnh vượng kinh tế vào thế kỉ VI và VII, nhưng sau đó suy giảm vai trò là một trung tâm thương mại chủ yếu. Tình hình chính trị cho thấy, với cuộc xâm lược của vương triều Chola vào thế kỉ XI, vương quốc Langkasuka không còn là thương cảng quan trọng của các thương nhân. Tuy nhiên, phù sa ven biển là nguyên nhân chủ yếu khiến nó suy bại, bằng chứng là phần lớn các di chỉ quan trọng của vương quốc Langkasuka đều ở trong khu vực đất liền nằm cách biển khoảng 15 km.
Vào thế kỉ XIII, vương quốc Langkasuka trở thành chư hầu của vương quốc Srivijaya - đế quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo, và lại dời đô đến Palembang, rồi thành lập Vương quốc Patani. Vương quốc Srivijaya kiểm soát hoạt động thương mại ở biển Đông và thu phí thông hành đối với mọi hoạt động thương mại đi qua eo biển Malacca. Văn hoá Malaya có ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc Khmer và thành cổ Nakhon Pathom.
Đế quốc của Hồi giáo đã đặt nền móng vào giữa thế kỉ XIII, lúc đó Patani do Raja Sri Wangsa (Ismail Shah - tên lúc cải sang Hồi giáo) đặt tên, truyền thuyết địa phương kể rằng mọi chuyện bắt đầu khi anh ta chỉ vào một địa điểm trên bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai, nơi anh ấy sẽ dời đô và hét lên "Pantai Ini (Hãy cho chúng con lập quốc ở bãi biển này)". Theo một truyền thuyết khác, nó được gọi là như vậy bởi vì trước khi dời đô, một nhà hiền triết tên là Pak Tani (nghĩa là chú Tani) đã từng sống ở đó. Một truyền thuyết khác cho rằng Patani cùng thuộc về vương quốc Pan Pan. Trong mọi trường hợp, thủ đô tại thời điểm chuyển giao không phải là huyện Mueang Pattani, tỉnh Pattani ngày nay, mà là khu vực xung quanh nhà thờ Hồi giáo Krue Se. Vương quốc Patani được coi là vương quốc Hồi giáo lâu đời nhất trong số các triều đại Mã Lai.
Vào thế kỉ XIII, vương quốc Patani bắt đầu thần phục vương triều Sukhothai, kế tiếp là thần phục vương triều Ayutthaya. Tuy nhiên, ngoài việc triều cống ra, nội chính vẫn độc lập, hễ gặp tình hình người Thái suy yếu, lập tức làm phản.
Patani nằm ở đồng bằng gần biển, nắm giữ vị trí xung yếu của hải trình đông tây, có thông thương qua lại với Trung Quốc và Ấn Độ vào thời cổ đại, người Hoa lưu trú tại đây rất nhiều. Trước thế kỉ XVI, những chiếc thuyền buồm từ Trung Quốc vận chuyển đường dài các mặt hàng như gốm sứ và tơ lụa, đồ dệt may đến từ Ấn Độ, cùng với các thổ sản khác như hồ tiêu, đồ quý ở các nước sát gần Patani đều tập hợp ở đây, trao đổi lẫn nhau. Các thương nhân địa phương đem hàng hoá vận chuyển đến các nơi như Java, Sumatra và Makassar ở Sulawesi.
Người Bồ Đào Nha là người đầu tiên đặt quan hệ thương mại với Patani, thương nhân người Hà Lan và người Anh nối gót theo sau. Năm 1511, vương quốc Malacca rơi vào tay người Bồ Đào Nha, từ lúc các trung tâm thương mại của thương nhân người Hồi giáo chuyển đến Pattani, những thương nhân người Ấn Độ theo đạo Hồi đến thăm vương quốc Patani thường xuyên hơn trước. Năm 1516, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Manuel Godinho de Erédia đặt chân lên Pattani, từ đó vương quốc Patani được phương Tây biết đến. Năm 1535, quan chỉ huy người Bồ Đào Nha Henrique Mendes dẫn đạo hai chiếc thuyền buồm trong hành trình từ Patani trở về Malacca, đã đánh bại cuộc bao vây của cướp biển Java do thủ lĩnh cướp biển Arya Kadih (Ericatim) cầm đầu trong hải chiến Patani, đã mở rộng sức ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha tại Đông Nam Á. Năm 1601, công ti Đông Ấn Hà Lan thiết lập thương quán đầu tiên tại chỗ này, năm 1612, các tàu buôn của công ti Đông Ấn Anh cũng đến đây thông thương, và lập ra thương quán.
Thế kỉ XVI chứng kiến sự trỗi dậy của Miến Điện, quốc gia này đã gây chiến với vương quốc Ayutthaya dưới sự thống trị của vương triều Taungoo - một triều đại hiếu chiến. Cuộc bao vây lần thứ hai (1563 - 1564) do vua Bayinnaung chỉ huy đã buộc quốc vương Thái Lan Maha Chakkraphat phải đầu hàng vào năm 1564. Quốc vương Patani Mudhaffar Shah đã giúp đỡ người Miến Điện tấn công Ayutthaya vào năm 1563, nhưng ông chết đột ngột trên đường trở về Patani vào năm 1564.
Patani vào khoảng thời gian này do nữ hoàng lãnh đạo, đạt đến thời kì hoàng kim dưới triều đại của bốn nữ hoàng sau: Raja Hijau (1584-1616), Raja Biru (1616-1624), Raja Ungu (1624-1635) và Raja Kuning (1635-1649). Bốn nữ hoàng đều mâu thuẫn với vương triều Ayutthaya, và lại tìm kiếm quân cứu viện từ vương quốc Pahang và vương quốc Johor. Đặc biệt là Yamada Nagamasa, một thương nhân người Nhật Bản được chính phủ Thai Lan cử đến để chiến đấu chống lại quân đội của Patani trong mối thù với Raja Ungu.
Có tài liệu chép rằng, số lượng người nhập cư từ khu vực Hoa Nam (được gọi là Hoa kiều) đã gia tăng, bị Hồi giáo hoá và phục vụ như một quan chức chính phủ. Hầu hết các văn bản chính thức gửi đến Nhật Bản đều do người Trung Quốc kí tên. Trong hoàn cảnh này, nó trở thành đối thủ thương mại của vương quốc Aceh ở phía bắc Sumatra.
Sau khi vương quốc Ayutthaya bị vương triều Konbaung của Miến Điện diệt vong, mặc dù vương quốc Patani hoàn toàn độc lập, nhưng vương triều Chakri, một triều đại của người Thái, được thành lập ở Băng Cốc, quốc vương Thái Lan Rama I đã tái chiếm Patani vào năm 1795 - 1796, và chia nó thành các tỉnh nhỏ. Năm 1902, trong Cải cách Chakri của vua Rama V, các tỉnh của Patani được đặt dưới sự thống trị trực tiếp của chính quyền trung ương Băng Cốc.
Năm 1909, Anh Quốc và Thái Lan kí kết hiệp ước Anh-Xiêm đem vương quốc Patani nguyên lúc đầu chia cắt, 60% thuộc về Thái Lan, 40% sáp nhập vào Malaya thuộc Anh.
Trong khoảng thời gian dài tới nay, kiểu chia cắt này tạo nên sự bất mãn cho các dân tộc Mã Lai địa phương, đồng thời đã chôn vùi gốc rễ của vấn đề dân tộc mà hậu thế sửa sai không hết được. Sự nhận thức về Hồi giáo của cư dân là một thảm hoạ, các cuộc bạo loạn và gây rối sau này liên tục không ngừng. Trong mấy năm qua, phong trào chủ nghĩa li khai mưu toan thành lập một nhà nước Hồi giáo Patani Darussalam, bao gồm ba tỉnh ở miền nam Thái Lan. Phong trào này đã phát sinh chuyển biến mãnh liệt kể từ sau năm 2001, dẫn đến cục thế căng thẳng vũ trang và thực thi lệnh giới nghiêm trên cả nước Thái Lan. | 1 | null |
Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Sejong là khu phức hợp văn hoá và nghệ thuật lớn nhất ở Seoul, Hàn Quốc, có diện tích trong nhà là 53.202 m². Trung tâm này tọa lạc tại trung tâm thành phố, trên đường Sejongno, con đường cắt qua cố đô nhà Triều Tiên. Trung tâm này mất 4 năm để hoàn thiện, mở cửa năm 1978. Ngày nay nơi đây sở hữu một trong những cây đại phong cầm lớn nhất châu Á. | 1 | null |
Georg Graf von der Gröben(-Neudörfchen) (16 tháng 6 năm 1817 tại Schrengen – 25 tháng 1 năm 1894 tại điền trang Neudörfchen, quận Marienwerder) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh. Ông đã tham gia các cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.
Tiểu sử.
Gröben sinh vào tháng 6 năm 1817, trong gia tộc von der Groeben, một gia đình quý lớn và lâu đời đã sản sinh ra nhiều nhân vật quân sự. Ông là con trai trưởng của Thượng tướng Kỵ binh và chủ thái ấp Neudörfchen Karl von der Gröben với bà Selma von Dörnberg.
Gröben đã thành hôn với Elisabeth Gräfin von Münster-Ledeburg. Cặp đôi có hai người con gái
Tểu sử.
Gröben nhập ngũ quân đội Phổ vào năm 1836, được phong quân hàm Thiếu úy vào năm 1837 rồi được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Vương tử Phổ, tức Vua Wilhelm I của Phổ về sau này. 7 năm sau (1849), ông tham gia chiến dịch ở Pfalz và Baden, nhằm trấn áp cuộc Cách mạng Baden. Đến năm 1853, ông trở thành sĩ quan hầu cận của vua Friedrich Wilhelm IV. Vào năm 1858, với cấp hàm Đại tá, ông được nhận chức vụ chỉ huy đầu tiên của mình là Tư lệnh lực lượng Hiến binh Hộ vệ ("Leibgendarmerie"), rồi được giao quyền chỉ huy Trung đoàn Khinh kỵ binh số 3 ở Rathenow. Vào năm 1864, ông tham gia cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch. Sau khi được lên cấp bậc Thiếu tướng vào năm 1865, ông đã lãnh chức Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Kỵ binh nhẹ số 3, gồm thâu các trung đoàn Long kỵ binh số 3 và Khinh kỵ binh số 12, tại Erfurt vào năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo, ông chỉ huy đơn vị của mình tham gia cuộc giao chiến kỵ binh ở Stresetitza trong trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, tại đây ông trúng đạn ở hông và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Xanh. Sau khi hòa bình được lập lại, ông lãnh quyền chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 14 tại Düsseldorf. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông tham gia cuộc chiến trên cương vị là chỉ huy trưởng Sư đoàn Kỵ binh III, một phần thuộc Tập đoàn quân số 1 của Phổ-Đức dưới quyền tướng Karl Friedrich von Steinmetz. Sau trận đánh chiếm Amiens vào ngày 27 tháng 11 năm 1870, ông được giao chỉ huy một phân bộ quân mới được thành lập yểm trợ Amiens và theo dõi các hoạt động của quân Pháp bại trận. Phân bộ quân này, bao gồm 6 tiểu đoàn, 8 đội kỵ binh, 3 khẩu đội pháo, và đại đội công binh dã chiến số 3 của Quân đoàn I, đã nhận trọng trách trấn thủ Amiens và chiến tuyến sông Somme, đồng thời phòng vệ tuyến đường sắt đến La Fère. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1870, trước bước tiến của Tập đoàn quân phía Bắc của Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy trên sông Somme, Gröben nhận thấy việc phòng ngự Amiens là bất khả thi và rút quân khỏi đây. Cuộc triệt binh làm dấy lên những mâu thuẫn và bất đồng lớn giữa ông với vị Tổng tư lệnh mới của Tập đoàn quân số 1, Edwin von Manteuffel, và điều này về sau đã dẫn đến việc ông rời ngũ.
Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, ông thúc quân tấn công ác liệt vào các đội hình của Pháp ở Tertry-Pouilly, rồi sang ngày hôm sau, ông đã đóng góp đến thắng lợi quyết định của Đức trong trận St. Quentin. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông được điều làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 4 ở Bromberg, rồi sau đó là Sư đoàn số 5 ở Frankfurt từ ngày 13 tháng 1 năm 1872. Vào năm 1875, con đường binh nghiệp của ông chấm dứt với quân hàm Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh (phong từ ngày 18 tháng 4 năm 1875), trước khi ông được kế thừa quyền quản lý điền trang khi cha mình qua đời vào năm 1876. Vào năm 1877, ông trở thành thành viên Viện Quý tộc Phổ, và giữ vai trò này cho đến khi từ trần vào tháng 1 năm 1894 tại điền trang Neudörfchen. | 1 | null |
Lý quý nhân (chữ Hán: 李贵人; ? - 456), là phi tần của Bắc Ngụy Văn Thành Đế, hoàng đế Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Bà là sinh mẫu của Bắc Ngụy Hiến Văn Đế, vì đạo luật của hậu cung Bắc Ngụy bà bị xử tử khi Hiến Văn Đế được chọn làm người kế vị.
Tiểu sử.
Lý thị là con gái của gia đình họ Vương ở vùng Đốn Khâu, huyện Mông, Lương quốc. Ngụy thư không cho biết rõ về thời trẻ của bà. Lúc trưởng thành, Lý thị có dung mạo xinh đẹp nên được gả làm vợ của Vĩnh Xương vương Thác Bạt Nhân. Không lâu sau, Thác Bạt Nhân phạm tội mưu phản nên bị giết, người trong nhà đều bị đưa vào Bành Thành làm phục dịch, trong đó có Lý thị. Lý thị bị đưa vào cung khi Bắc Ngụy Văn Thành Đế đang ở trên lầu, nhìn thấy vẻ đẹp của bà, Văn Thành Đế rất say mê. Không bao lâu sau, bà được triệu kiến và lâm hạnh ở Trai Khố.
Năm 453, Lý thị hạ sinh cho Văn Thành Đế hoàng tử trưởng Thác Bạt Hoằng, do đó được phong làm Quý nhân. Đến năm 456, khi Thác Bạt Hoằng trở thành Thái tử, Lý quý nhân bị ép tự vẫn theo quy định "tử quý mẫu tử" trong hậu cung Bắc Ngụy.
Về sau, Thác Bạt Hoằng đăng cơ, tức Hiến Văn Đế. Bà được truy tôn thụy hiệu là Văn Thành Nguyên hoàng hậu (文成元皇后) và thờ phụng ở Thái miếu. | 1 | null |
...For the Kids là album đầu tay của ban nhạc Gym Class Heroes, phát hành độc lập trong tháng 12 năm 2001. Nó được phát hành dưới dạng tải về miễn phí của ban nhạc ở đây: http://www.sharebeast.com/5lp723qecya0
Danh sách theo dõi.
"Noah" là một bài hát để tưởng nhớ một người bạn cùng lớp và là bạn của Travis đã chết trong một tai nạn xe hơi trong mùa thu năm 1996 trong năm thứ nhất ở trường trung học. Nó cũng chứa các yếu tố của "A Song for Noah", track 5 trong EP tự phát hành thứ hai của họ, "Greasy Kid Stuff."
"Happy Little Trees" là phiên bản đầu tiên của "To Bob Ross with Love" trong album The Chronicles Papercut. | 1 | null |
The Papercut Chronicles II là album phòng thu thứ năm của Gym Class Heroes. Nó đã được phát hành thông qua Decaydance Records, Warner Bros. Records và Fueled by Ramen vào ngày 15 Tháng 11 năm 2011. Nó được dùng như một phần tiếp theo của album thứ hai The Chronicles Papercut (2005). Album này đã bán được 88.000 bản tại Hoa Kỳ. | 1 | null |
Maria Clotilde của Ý, hay Maria Clotide của Savoia (Ludovica Teresa Maria Clotilde, 02 tháng 3 năm 1843 - 25 tháng 06 năm 1911) sinh ra tại Torino, con gái của Vittorio Emanuele II của Ý và Adelheid Franziska của Áo, vợ của Napoléon-Jérôme Bonaparte. Maria Clotide cũng được Giáo hoàng Piô XII phong là Tôi tớ Chúa.
Gia đình.
Maria Clotilde là con cả trong 8 người con của Vittorio Emanuele II của Sardegna và Adelheid Franziska của Áo. Cha của Maria Clotilde sau này trở thành Quốc vương nước Ý và được biết đến là Victor Emmanuel II của Ý.
Ông bà nội của Maria Clotilde là Carlo Alberto I của Sardinia và Maria Theresa của Tuscany.
Ông bà ngoại của cô là hoàng tử nước Áo Rainer của Áo và Elisabeth của Savoy. Rainer là một người con trai của Leopold II của Thánh chế La Mã.
Hôn nhân.
Ngày 30 tháng 01 năm 1859, Maria Clotilde kết hôn tại Turin với Napoléon Bonaparte Paul Joseph Charles (1822-1891). Họ có ba người con: | 1 | null |
Thân vương Napoléon Joseph Charles Paul Bonaparte (9 tháng 9 năm 1822 – 17 tháng 3 năm 1891), thường được gọi là Napoléon-Jérôme Bonaparte hoặc Jérôme Bonaparte, là con trai thứ hai của Jérôme của Westphalia, và gọi Hoàng đế Napoléon I là bác, vì vị hoàng đế này là anh trai ruột của cha ông. Mẹ của ông là Vương nữ Katharina của Württemberg. Sau cái chết của người cháu họ Louis-Napoléon, Hoàng tử Hoàng gia, con trai của Napoleon III vào năm 1879, ông tuyên bố nắm quyền đứng đầu Vương tộc Bonaparte cho đến khi qua đời vào năm 1891. Tuy nhiên, là một người theo chủ nghĩa tự do thẳng thắn, ông không được chuyển giao làm người thừa kế theo di chúc cuối cùng của người cháu họ, thay vào đó chọn con trai lớn của ông là Victor Bonaparte, người được hầu hết những người theo chủ nghĩa Bonaparte ưa chuộng. Từ những năm 1880, ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ Tướng Georges Boulanger, cùng với các lực lượng quân chủ khác.
Ngoài tước hiệu Thân vương Napoléon, do người anh họ Hoàng đế Napoléon III phong cho ông vào năm 1852, ông còn là Thân vương thứ 2 xứ Montfort, Bá tước thứ nhất xứ Meudon và Bá tước xứ Moncalieri, sau cuộc hôn nhân với Maria Clotilde xứ Savoy, con gái của Vittorio Emanuele II của Ý vào năm 1859. Biệt danh phổ biến của ông, Plon-Plon, xuất phát từ việc ông gặp khó khăn trong việc phát âm tên của chính mình khi còn là một đứa trẻ, mặc dù các nhà sử học nổi tiếng khác và các bức thư đương thời của cháu trai ông, Đại tá Jérôme Bonaparte, cho rằng đó là vì ông đã chạy trốn một cách hèn nhát trong trận chiến khi bom rơi. Một biệt danh khác, "Craint-Plomb" ("Sợ chì") được quân đội đặt cho ông do ông vắng mặt trong Trận Solferino.
Tiểu sử.
Sinh ra tại Trieste thuộc Đế quốc Áo (ngày nay là Ý), và được gọi là "Thân vương Napoléon", "Thân vương Napoléon-Jérôme, hay theo biệt danh "Plon-Plon", ông là cố vấn thân cận cho người anh họ đầu tiên của mình, Hoàng đế Napoléon III của Pháp, và đặc biệt được coi là người ủng hộ hàng đầu cho sự can thiệp của Pháp vào Ý thay mặt cho Bá tước Camillo di Cavour và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ý. Cho đến khi Napoléon III sinh ra người thừa kế rõ ràng, gia đình Bonaparte vẫn tranh chấp xem ai sẽ là người thừa kế, một vấn đề phức tạp do cuộc hôn nhân đầu tiên của Jérôme Bonaparte với Elizabeth Patterson Bonaparte người Mỹ, người mà ông có một con trai, Jérôme Napoléon Bonaparte. Một cuộc họp của gia đình Bonaparte, do Napoléon III chủ trì, đã xác định rằng mặc dù Jérôme Napoléon Bonaparte không bị coi là con hoang hoàng gia nhưng ông sẽ bị loại khỏi hàng kế vị, khiến Thân vương Napoléon trở thành người thừa kế đứng đầu trong danh sách.
Là một người theo chủ nghĩa tự do chống giáo sĩ, ông đã lãnh đạo phe phái đó tại triều đình và cố gắng gây ảnh hưởng lên Hoàng đế để thực hiện các chính sách chống giáo sĩ, chống lại ảnh hưởng trái ngược của vợ Hoàng đế là Hoàng hậu Eugenia, một người Công giáo sùng đạo và là một người bảo thủ, cũng như sự bảo trợ của những người theo chủ nghĩa tự do muốn quân đội Pháp bảo vệ chủ quyền của Giáo hoàng ở Roma. Hoàng đế phải điều hướng giữa hai ảnh hưởng trong suốt triều đại của mình.
Khi anh họ của ông trở thành tổng thống vào năm 1848, Napoléon-Jérôme được bổ nhiệm làm Đặc mệnh toàn quyền ở Tây Ban Nha. Sau đó, ông phục vụ trong quân đội với tư cách là tướng của một sư đoàn trong Chiến tranh Crimea, với tư cách là Thống đốc Algeria, và là tư lệnh quân đoàn trong Quân đội Ý của Pháp vào năm 1859.
Là một phần trong chính sách liên minh với Piedmont-Sardinia của anh họ mình, năm 1859 Napoléon-Jérôme kết hôn với Maria Clotilde của Ý, con gái của Vua Vittorio Emanuele II của Ý. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được mối quan hệ kéo dài 9 năm với cô gái bán hoa Cora Pearl.
Khi Louis-Napoléon, Hoàng tử hoàng gia qua đời vào năm 1879, Thân vương Napoléon-Jérôme trở thành thành viên cao cấp nhất của Hoàng tộc Bonaparte, nhưng ý muốn của Hoàng tử hoàng gia đã loại ông khỏi quyền kế vị, đề cử con trai của Thân vương Napoléon-Jérôme là Victor Bonaparte làm người kế vị của ông. Kết quả là Thân vương Napoléon-Jérôme và con trai đã cãi nhau trong suốt quãng đời còn lại của ông. Trong di chúc cuối cùng của mình, Napoléon-Jérôme loại trừ Victor là người thừa kế, tuyên bố ông là "kẻ phản bội và nổi loạn", thay vào đó đề cử con trai út Louis Bonaparte làm người kế vị.
Thân vương Napoléon-Jérôme, sau khi bị trục xuất khỏi Pháp theo luật năm 1886 trục xuất những người đứng đầu các triều đại cầm quyền trước đây của quốc gia, ông và gia đình đã định cư tại Prangins trên bờ hồ Geneva, ở Vaud, Thụy Sĩ, nơi mà trong thời Đế chế thứ hai, ông đã có được một bất động sản. Tài sản mà ông để lại cho người thừa kế vô cùng khiêm tốn: Ngoài Villa Prangins và khu đất liền kề rộng 75 ha, ước tính trị giá 800.000 franc vào thời điểm đó, xấp xỉ 130 triệu franc cũ của Pháp, chúng chỉ được giới hạn trong một danh mục đầu tư trị giá 1.000.000 (1891) franc, khoảng 160 triệu franc cũ.
Thân vương Napoléon-Jérôme qua đời ở Rome năm 1891, thọ 68 tuổi.
Hậu duệ.
Ông và Vương nữ Maria Clotilde có ba người con.: | 1 | null |
Yahya Jammeh (sinh ngày 25/5/1965) từng là Tổng thống Gambia. Ông nắm quyền kiểm soát đất nước này trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu năm 1994, và 2 năm sau đó được bầu làm tổng thống. Ông đã tái trúng cử năm 2001, 2006, 2011.
Ông bị đánh bại bởi Adama Barrow trong cuộc bầu cử tổng thống Gambia năm 2016. Mặc dù ban đầu ông thừa nhận thất bại, vào ngày 09 tháng 12 năm 2016, sau đó ông từ chối công nhận kết quả.
Adama Barrow vì vậy phải tuyên thệ tại tòa đại sứ Gambia tại Senegal. Lễ tuyên thệ được chiếu trên truyền hình, tuy nhiên hiện thời Barrow không thể về nước.
Ngày 21 tháng 1 năm 2017, Jammeh tuyên bố sẽ từ chức sau nhiều tiếng đàm phán với các nhà trung gian Tây Phi.
Tiểu sử.
Jammeh tốt nghiệp trung học ở Gambia, gia nhập Quân đội Gambia năm 1984, được phong hàm trung úy năm 1989, và năm 1992 trở thành một chỉ huy quân cảnh Gambia. Ông tham gia nhiều khóa huấn luyện quân sự ở Senegal và tại United States Army School of the Americas. | 1 | null |
Victor Bonaparte (18 tháng 07 năm 1862 - 03 tháng 05 năm 1926), tên đầy đủ là Napoléon Victor Jérôme Frédéric Bonaparte, là một hậu duệ của hoàng tộc Bonaparte. Ông còn được gọi là Victor Napoléon, hay Napoléon V với danh nghĩa là người kế thừa hoàng vị Pháp trên danh nghĩa từ năm 1879 đến khi qua đời vào năm 1926.
Thời trẻ.
Ông sinh ra tại Palais Royal ở Paris thuộc Đế chế thứ hai của Pháp là một trong hai con trai của Napoléon-Jérôme Bonaparte và vợ ông, Vương nữ Maria Clotilde của Ý, con gái của Victor Emmanuel II của Ý. Hai em của ông là: Vương tử Louis (1864-1932) và Công nương Maria Letizia Bonaparte (1866-1926), sau đó nữ công tước xứ Aosta. Tại thời điểm ra đời của mình, ông xếp thứ ba trong dòng kế vị ngai vàng sau Hoàng tử Hoàng gia và cha của mình. Đế quốc đã kết thúc vào năm 1870 với sự thoái vị của Hoàng đế Napoléon III.
Hậu duệ.
Ngày 10 tháng 11/14 tháng 11 năm 1910, tại Moncalieri, Vương tử Victor đã kết hôn với công chúa Clementine của Bỉ (1872-1955), con gái của Leopold II của Bỉ và Marie Henriette của Áo. Họ có hai con: | 1 | null |
Betta persephone là một loài cá nước ngọt trong họ Osphronemidae của bộ Perciformes. Đầu tiên được mô tả vào năm 1986 từ một quần thể gần Ayer Hitam trong Johor Country, Malaysia, B. Persephone là một loài quý hiếm và khó nắm bắt.
Loài Betta sinh sống trong nước mềm, có tính axit có nhiệt độ 23-28 °C (73-82 °F). Nó đạt tổng chiều dài 3,2 cm (1 ¼ inch). Con đực chủ yếu là màu xanh-đen, với những con cái trương bày một màu nâu hơn.
"B. persephone" đã được liệt kê như là Cực kỳ nguy cấp trên Sách đỏ IUCN từ năm 1996, khi nó được giới hạn trong một khu vực rất nhỏ và đang giảm bớt. | 1 | null |
Hình tượng con cò trong văn hóa Việt Nam có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn. Cò là một trong những động vật gắn bó với đồng ruộng làng quê, cùng với trâu, gà, lợn tạo nên một bức tranh tổng thể về đồng quê Việt Nam. Trong các loài chim, cò là một trong những loài chim đi vào đời sống của người Việt Nam sâu đậm nhất.
Người Việt hay ví von, ca hát là nhắc đến cò. Sâu đậm đến độ trong ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về cò, trong dân ca có riêng một điệu hát mang tên là điệu hát Cò lả. Hình tượng con cò được phản ánh rất nhiều qua ca dao và dân ca và là hình ảnh về thân phận của người phụ nữ nông thôn Việt Nam với tấm thân gầy guộc, khẳng khiu, da bọc xương, lặn lội bì bõm, tần tảo, lom khom hay còn gọi là tấm thân cò.
Trong ca dao.
Cò được nêu lên trong bài ca dao và đôi khi được ví von với người phụ nữ hay thân phận vất vả, tần tảo của người phụ nữ, ca dao Việt Nam đã dùng hình ảnh con cò là biểu tượng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm thức mỗi con người Việt vì cánh cò mỏng manh, nhỏ bé, cần cù mà trắng trong như người phụ nữ suốt một đời bình lặng. Ca dao xưa khi ca ngợi về vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam cũng thường ví với hình ảnh con cò.
Bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" kể về chuyện một con cò sa xuống nước, người ta bắt được sắp đem làm thịt, mà nó vẫn xin nấu bằng nước trong, để cho chết cũng được trong sạch. Bài "Con cò mà đi ăn đêm" đến với người nghe, người đọc qua nhiều thế hệ với cách nói ẩn dụ như là một phương thức biểu hiện độc đáo của ca dao Việt Nam và ẩn chứa một triết lý sống cao đẹp của con người Việt Nam.
Một bài ca dao nói về thân phận con cò, trong đó đã vẽ lên hình tượng một người vợ, người mẹ giàu đức hy sinh cho chồng, cho con. Người vợ, người mẹ ấy vẫn cặm cụi như thân cò lặn lội sớm hôm, vẫn chịu muôn ngàn đắng cay để cho chồng có thể bằng bạn, bằng người.
Một số bài ca dao khác như:
Hay một bài khác về số phận vất vả của con cò
Hay:
Hình tượng người phụ nữ Việt gánh trên vai nhọc nhằn sớm hôm, biết bao tủi cực mà không biết giãi bày:
Ngoài ra, ở biểu tượng con cò, khởi thủy các cung bậc tình yêu bắt đầu bằng nỗi nhớ. Nhìn đàn cò trắng bay lượn trên không, xúm xít bầy đàn gợi trong lòng đôi lứa xa nhau tình cảm nhớ thương da diết. Trong xã hội Việt Nam thời phong kiến quyền tự do yêu đương bị hạn chế, đặc biệt là tầng lớp lao động nghèo khổ, tuy nhiên tâm hồn của họ vượt khỏi sự phong tỏa của chế độ phong kiến, họ cất tiếng hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi tình yêu và trao gửi vào ca dao, biểu tượng con cò, đem lại cho ca dao sức sống mãnh liệt.
Hay:
Hoặc bài
Con cò là hình ảnh, là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng. Một trong những hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh con cò trắng như bông bay liệng la đà trên ruộng lúa mêng mông, bát ngát, trải rộng ra mãi tận chân trời, mà ta gọi là "thẳng cánh cò bay" hay "Cò bay thẳng cánh" hay nhiều bài ca dao. Nói tới đồng ruộng nước, nói tới lũy tre xanh, con trâu trên luống cầy, và hình bóng quen thuộc, một hình bóng thân thương, một hình bóng của con cò.
Bài ca dao con cò bay lả bay la:
Bài:
Nhiều bài ca dao, đồng dao mở đầu bằng hình ảnh con cò, nhiều khi dùng cò như chỉ là một cách để dẫn nhập, vào đề như:
Trong văn chương.
Trong văn chương Việt Nam, cò có thể được xem là biểu tượng của người phụ nữ như trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương, con cò được ví như là một người vợ và trở thành hình ảnh của một người phụ nữ đảm đang, cực nhọc làm việc nuôi chồng con
Sau này, nhà thơ Chế Lan Viên có sáng tác bài thơ "Con cò" vào năm 1962, in trong tập thơ "Hoa ngày thường - Chim báo bão"(1967) Viết "Con cò" nhà thơ thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát thể hiện được tấm lòng yêu thương và những mong ước của người mẹ với đứa con còn bé thơ.
Văn hóa đại chúng.
Cò vì thế cũng dùng chỉ các cơ phận có hình nọc nhọn ví dụ như cò súng, người cảnh sát đôi khi còn được gọi là cò ví dụ như: cò Lộc (Nguyễn Văn Lộc) thường chỉ về viên chức Pháp đứng đầu lực lượng cảnh sát trong một thành phố do chữ "commissaire" đọc chệch ra. Cò hay cò mồi còn dùng để chỉ về những người làm nghề môi giới, trung gian, để môi giới, chèo kéo thường là không chính thức như cò nhà đất, cò dịch vụ, cò giấy tờ hay là nạn cò mồi, chèo kéo du khách nước ngoài... còn còn được ví von về sự mặc cả như: Cò cưa, cò kè bớt một thêm hai, hay cướp công: cốc mò, cò xơi, hoặc chỉ về động tác (nhảy lò cò) | 1 | null |
Caffè Americano, hay Americano ( – Cà phê Mỹ) là một phong cách cà phê chuẩn bị bằng cách thêm nước nóng vào espresso, điều này làm cà phê có độ đậm tương tự, nhưng hương vị lại khác, giống cà phê phin. Độ đạm của một tách Americano thay đổi theo số lượng tách espresso và lượng nước bổ sung. Tên gọi này cũng đánh vần với nhiều cách và sử dụng dấu: ví dụ như Café Américano – nó sử dụng từ tiếng Pháp cho từ cà phê và từ tiếng Ý cho Americano, nhưng với nhấn mạnh từ Pháp đúng - café Americano, cafe americano, vv
Tại Hoa Kỳ, "Americano" được sử dụng rộng rãi và có nghĩa là kết hợp nước nóng và espresso khi gọi đồ trong cửa hàng, nhưng trong một nghĩa hẹp có chỉ việc cho thêm nước "vào "espresso (espresso ở phía dưới), trong khi việc thêm espresso vào nước (espresso ở trên) được gọi là một long black.
Nguồn gốc.
Tên gọi có nguồn gốc từ Thế chiến II khi lính Mỹ ở châu Âu đổ nước nóng vào cà phê đậm để có được cà phê hợp khẩu vị của họ.
Cách pha.
Đồ uống này gồm một hoặc 2 tách espresso kết hợp với 1 đến 16 ounce (30 - 470ml) nước nóng.
Một loại đồ uống khác thay thế nhưng có cùng các thành phần tương tự là Long Black. Long Black cũng giống như Americano nhưng cách pha lại gần như trái ngược. Một tách Long Black được pha đặc biệt bằng cách thêm espresso đúp vào tách với phần nước nóng bằng nhau để crema còn nguyên vẹn, điều này cho phép các tannin trong espresso được giữ nguyên, cho đồ uống một hương vị trọn vẹn hơn. Thêm nước vào một tách espresso sẽ làm mất đi crema, và được gọi là Americano.
Lungo và Ristretto định rõ thời gian pha chế và do đó thể tích chính xác của tách. | 1 | null |
Sa giông đốm Kurdistan (Neurergus microspilotus) là một loài kỳ giông trong họ Salamandridae tìm thấy trong các khu vực của Iran, có thể là Iraq, và có thể là Thổ Nhĩ Kỳ. Môi trường sống tự nhiên của nó là vùng cây bụi và sông khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Cá mập bảy mang mũi sắc (tên khoa học Heptranchias perlo) là một loài cá mập trong họ Hexanchidae, và là loài duy nhất trong chi Heptranchias. Tìm thấy gần như trong vùng nước sâu toàn cầu, nó là một trong số ít loài cá mập với bảy cặp khe mang trái với bảy khe mang thông thường. Loài cá mập khác có bảy khe mang là cá mập bảy mang mũi lớn. Mặc dù có kích thước nhỏ, loài cá mập này là một động vật ăn thịt phàm ăn loài không xương sống và cá. Khi bị bắt, loài này là đáng chú ý là sẽ cố gắng để cắn. Nó có tầm quan trọng thương mại nhỏ. | 1 | null |
Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con bò được khắc họa trong nhiều nền văn minh lớn và gắn liền với tín ngưỡng thờ phượng xuất phát từ sự gần gũi và vai trò to lớn của bò trong đời sống của loài người. Nhiều dân tộc sùng kính và tôn thờ con bò, nâng hình ảnh con bò lên vị trí Thần Bò và thờ phụng nó là điển hình là ở Ấn Độ người ta thờ con Bò trắng Nandi là vật cưỡi của thần Siva, người Ai Cập thờ thần bò...
Trong văn hóa phương Tây, bò được đề cập qua nhiều câu chuyện thần thoại của Hy Lạp và bò là một con vật trong 12 cung Hoàng Đạo, ứng với cung Kim Ngưu và cũng là một trong những con vật được nhắc đến trong Kinh Thánh. Trong văn hóa Á Đông, bò cũng là động vật nằm trong lục súc, tuy vậy nó bị lép vế nhiều hơn so với hình ảnh con trâu và nhiều khi là hình ảnh ví von cho sự ngờ nghệch, ngu đần.
Tổng quan.
Trong tiếng Việt và danh pháp khoa học thì bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò thuần hóa, có khoảng 1,3 tỷ bò nhà được nuôi dưỡng, làm cho chúng trở thành một trong những loài động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng trên thế giới. Bò nhà được chăn nuôi như gia súc để lấy thịt (thịt bò và thịt bê), như bò sữa để lấy Sữa và các sản phẩm hàng ngày khác, và như động vật cày kéo, kéo xe... Một số sản phẩm có nguồn gốc từ bò bao gồm da thuộc và phân dùng làm phân hữu cơ hay nhiên liệu. Bò có vai trò rất quan trọng trong đời sống loài người. Ở một số quốc gia, như Ấn Độ, bò nắm giữ vai trò quan trọng trong tôn giáo.
Phương Tây.
Hy Lạp.
Có nhiều hình ảnh của con bò trên các đồ trang sức, chạm khắc của văn hóa Hy Lạp, Ai Cập. Con bò là biểu tượng của sức mạnh, sự sung mãn ở người đàn ông và sức khỏe tốt. Người Hy Lạp xem con bò là linh vật trong tình yêu và khả năng sinh sản. Họ cho bò đeo dây chuyền hay vòng hoa và tin rằng điều đó sẽ tăng khả năng sinh dục của loài bò cũng như đem lại may mắn về sức khỏe và năng suất nông nghiệp của gia đình. Biểu tượng của Legio X Fretensis là con bò, con vật linh thiêng của nữ thần Venus(tổ tiên thần thoại của gia tộc Julia), đồng thời biểu tượng của Legio V Macedonica cũng là một con bò đực. Trò chơi đấu bò, người ta không rõ nguồn gốc của trò này dù một mối liên hệ với nền văn hóa cổ Crete được cho là nguồn gốc sinh ra môn này.
Trong 12 cung Hoàng Đạo thì Kim Ngưu () là cung thứ hai, Cung Kim Ngưu được Sao Kim chiếu mệnh cung này liên quan đến câu chuyện thần thoại về cô gái trẻ và thần Dớt. Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang chơi cùng các bạn (có thể là các chị) cạnh bờ sông thì một con bò trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú bò, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú bò đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú bò ấy, kì thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên "Europe", chính là châu Âu ngày nay.
Trong thần thoại Hy Lạp cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến bò như nhiều vị thần trong hình dáng bò, Zeus và Europa, Pasiphaë ăn nằm với bò và sinh ra Minotaur... câu chuyện về Thần Zeus đem lòng yêu nữ thần sông Nin Ios, khi bị Hera phát hiện, Zeus đã biến Ios thành 1 con bò trắng. Biết con bò đó là Ios nên Hera xin con bò về và sai người khổng lồ Argos với các con mắt dày đặc trên người canh giữ Ios ngày đêm. Sau này để giải cứu Ios, Zeus đã sai Hermes giết Argos. Bò xuất hiện trong Mười hai kỳ công của Heracles, đó là nhiệm vụ chinh phục con bò mộng ở Crete. Nữ hoàng Pasiphae của đảo Crete, do sự trả thù của thần linh, đã bị cám dỗ và yêu một con bò. Con bò này do thần Poseidon sai đến. Được sự đồng ý của vua Minos, Heracles được công việc khuất phục con bò và đưa nó về Athens. Nhưng nó rất dữ, Heracles phải dùng cây giáo của con ác điểu Stymphalus để dọa con bò, vì quá sợ hãi nên con bò ngoan ngoãn đi theo Heracles.
Thần thoại Hy Lạp còn kể về Nhân Ngưu Minotaur là một quái vật nửa người nửa bò trong thần thoại Hy Lạp. Nó là con quái vật đáng sợ, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Minos ra lệnh cho Daedalus làm một mê cung để nhốt nó lại. Mỗi năm, ông đem 7 người con trai và 7 người con gái từ Athena vào cho Minotaur ăn thịt. Mọi chuyện bắt đầu khi Minos muốn làm vua xứ Crete nên ông cầu xin thần biển Poseidon. Poseidon đã cho ông một con bò trắng đẹp tuyệt trần để ông chứng tỏ lòng thành của mình. Nhưng mê mẩn trước vẻ đẹp của con bò, Minos đã đem một con bò giả để thế. Tức giận, thần Poseidon đã trừng phạt Minos bằng cách hóa phép cho hoàng hậu của Minos, Pasiphaë, yêu con bò đó.
Hoàng hậu đã ra lệnh kiến trúc sư Daedalus làm một con bò cái bằng gỗ cho bà chui vào để giao phối với con bò đó và kết quả là sự ra đời của Minotaur. Minotaur đã gieo rắc kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Minos ra lệnh cho Daedalus làm một mê cung để nhốt nó lại. Mỗi năm, ông đem 7 người con trai và 7 người con gái từ Athena vào cho Minotaur ăn thịt. Minotaur đã bị tiêu diệt bởi anh hùng Theseus sau khi chàng nghe việc làm tàn ác của vua Minos. Anh đã giết được Minotaur nhờ sự giúp đỡ của Ariadne, con gái vua Minos. Nhờ cuộn chỉ của cô đưa mà anh đã tìm đường thoát được khỏi mê cung.
Về sau này, ở Hy Lạp có hình tượng con bò bằng đồng hay con bò đồng là một phương pháp và công cụ tra tấn và hành hình ở thời Hy Lạp cổ đại, Perillos ở Athens (Perillos of Athens) là người phát minh và đề xuất nó lên Phalaris. Con bò được làm hoàn toàn bằng đồng, rỗng và có một cánh cửa ở một bên. Con bò có hình dạng và kích thước như của một con bò thật, và đã có một bộ máy âm thanh để chuyển đổi tiếng la hét thành âm thanh của một con bò. Bị án được nhốt trong con bò, và đốt lửa bên dưới, làm nóng kim loại cho đến khi người bên trong bị rang đến chết. con bò phải được thiết kế theo cách mà khói bốc ra thành đám mây, phần đầu con bò phải có một hệ thống ống phức tạp để tiếng la hét của tù nhân được hoán cải thành âm thanh giống như tiếng rống của một con bò tức điên lên.
Cũng theo truyền thuyết, khi mở cửa con bò thì xương cháy sém của nạn nhân "tỏa sáng như ngọc và được làm thành vòng đeo tay". Các học giả Kinh Thánh liên kết các thiết kế "con bò đồng" cho bức tượng của vị thần Carthage Baal Hammon (thường được xác định với vị thần trong Kinh Thánh có tên là thần Moloch) trong đó có lễ hiến tế trẻ con sống. Trẻ con sống được đặt trên bàn tay của tượng đầu bê bằng đồng của vị thần, và trượt xuống vào lò thiêu bằng đồng. Tiếng la hét của trẻ thường bị át đi bởi tiếng trống và nhảy múa, vì bàn thờ hiến tế không có hệ thống ống như "con bò đồng" đã có. Bộ phim "Immortals" (Chiến binh bất tử) năm 2011 có cảnh ba trinh nữ theo một lời sấm truyền bị tra tấn trong "con bò đồng".
Kinh Thánh.
Trong Kinh Thánh có nhắc đến Bò đây là con vật rất gần gũi với người công giáo, cụ thể là trong hang đá ngày lễ giáng sinh hình tượng các con thú vật đứng nằm chung quang đứa bé Giêsu được dựng bày chung quanh luôn có một hai con Bò. Vì Giêsu giáng sinh làm người trong chuồng súc vật giữa cánh đồng Bethlehem, Trâu Bò cũng như con Cừu, con Lừa là nhân chứng cho việc sinh đẻ này. Sau này đi rao giảng Giêsu cũng nói đến hình ảnh con Bò: Thế ngày Sabát, ai trong các ngươi lại không cởi dây dắt Bò lừa rời máng cỏ đi uống nước. Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến hình con vật thứ hai giống như con Bò có cánh dương rộng ra đang đứng bên ngai Thiên Chúa ngày đêm hát ca tụng Người.
Trong Kinh Cựu ước cũng kể về câu chuyện một vi Vua Ai Cập, một giấc mơ, Vua thấy mình đang đứng trên bờ sông Nin và từ sông Nin có bảy con bò cái đi lên, hình dáng đẹp đẽ và da thịt béo tốt chúng gặm cỏ trong đám sậy. Rồi sau những con ấy, có bảy con bò cái khác từ sông Nin đi lên, hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm, chúng đứng bên cạnh những con bò kia, trên bờ sông Nin. Bảy con bò cái hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm ăn thịt bảy con bò cái hình dáng đẹp đẽ và béo tốt. Vua ra lệnh mọi người phải giải thích về giấc mơ này. Giuse giải thích rằng: Bảy con bò cái tốt là bảy năm, bảy bông lúa tốt là bảy năm, Bảy con bò cái ốm nhom và xấu xí đi lên sau chúng là bảy năm, và bảy bông lúa còi và nám cháy vì gió đông là bảy năm đói kém.
Xuất Hành chương 32, kể khi dân Do thái mới được Thiên Chúa cứu thoát khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập chưa được bao lâu, họ đã đúc con bò vàng và coi đó là Thiên Chúa của mình, tổ chức cúng bái thờ lạy nó, rồi mở hội vui chơi nhảy múa. Chính dân Israel không tuân giữ giới răn của Chúa. Họ đã gây áp lực với tư tế Aharon để làm con bò vàng thay thế Giavê Thiên Chúa, là Đấng đã giải thoát Israel ra khỏi Ai Cập. (lưu ý đây chỉ là tội của dân, tội thờ ngẫu tượng chứ không phải văn hóa thờ bò vàng của dân Do thái. tội này đã bị mô sê khiến trách và sau đó họ đã bỏ nó)
Trong kinh Cựu Ước bò được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa. Để chứng minh lời hứa của mình về quyền sở hữu đất đại của ông Áp-ra-ham, Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Ông Áp-ra-ham đã làm theo lời chỉ dạy. Ông đặt tất cả lễ vật lên trên bàn thờ.
Trong Cựu ước cho rằng, Chúa đồng ý tha thứ lỗi lầm cho người có tội nếu họ mang tế vật, đặc biệt là con dê, đến trước bàn thờ Chúa để các vị tư tế sát tế nó. Máu chiên, bò, và dê đã trở thành biểu tượng và dấu ấn giữa Chúa và con người. Kinh Thánh cũng nói đến chuyện Chúa đã chê bài lễ vật: "Ngần ấy lễ lược của các ngươi, đối với ta, nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã thấy ngấy. Máu bò, máu chiên dê ư, Ta đây chẳng có thèm đâu!" (Is 1:11).
Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con dê trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng "Bê, chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa" (Lv 22:27). Ma-ri-a và tGiu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.
Bắc Âu.
Trong thần thoại Bắc Âu, có kể về sự ra đời của thế giới và con người gắn liền với loài bò. Ban đầu thế giới chỉ có gồm vùng đất băng giá Niflheim và vùng đất rực lửa Muspelheim. Giữa hai vùng đất này là Ginnungagap - khoảng trống nơi không có gì sinh sống. Ở Ginnungagap, lửa của Muspelheim đã làm băng của Niflheim thành người khổng lồ đầu tiên Ymir và con bò khổng lồ Auðumbla. Ymir sống nhờ sữa của con bò này. Con bò Audumbla liếm băng tạo thành vị thần đầu tiên Búri cha của Borr, và Borr là cha của ba Aesir đầu tiên: Odin, Vili và Ve.
Châu Âu.
Ở Tây Ban Nha có truyền thống những trận đấu bò và đội bóng Tây Ban Nha được biệt danh là xứ sở chú bò tót. Hình ảnh con bò Hà Lan cho nhiều sữa tươi để làm thành nhiều món thực phẩm trên khắp thế giới đã trở thành một linh vật không chính thức của đất nước Hà Lan. Con bò cười (tiếng Pháp: La Vache qui rit) là một thương hiệu sản phẩm pho mát của hãng sản xuất pho mát Groupe Bel của Pháp, cũng là tên của sản phẩm phổ biến nhất của hãng này. Một loại bánh mì trứ danh có tên gọi là bánh sừng bò với tên bánh thuở ban đầu là Kipfel (trăng lưỡi liềm) biến thành Croissant (bánh sừng bò), việc người ta biết đến cái tên bánh sừng bò phổ biến hơn là do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.
Phương Đông.
Ai Cập.
Bò là con vật là quan trọng đến mức nhiều vị thần Ai Cập được cho là có hình dáng của "B. aegyptiacus", các vị thần đáng chú ý có Hathor, Ptah (như là thần bò Apis), Menthu (như là thần bò Bukha) và Atum-Ra (như là thần bò Mnevis). Những vị thần trong Tôn giáo Ai Cập cổ đại có hình dáng có liên quan bò có thể đến là:
Trung Đông.
Con bê hay con bò mộng bằng vàng là hình ảnh của thần linh được tôn thờ nhiều nhất trong vùng Trung Đông Cổ, chẳng hạn như tại Canaan, tại Ugarít và bên Siria, nơi thần Baal Hadad, tức là thần bão tố, tay cầm sấm sét đứng trên một con bò mộng. Hình tượng này cũng được tôn thờ trong vùng Hạ Ai Cập. Con bò mộng Apsis được tôn thờ trong đền thờ thành phố Heliopolis, như là sự nhập thể của thần Osiride, và con bò mộng Mnervis được tôn thờ trong đền thờ Ptah tại Memphi, như là sự nhập thể của thần mặt trời. Vua thiết lập những nơi cao và đặt các tư tế lấy từ đám thường dân, không thuộc hàng con cháu Lêvi. Vua Ai Cập Giêrôbôam dâng lễ tế cho các con bò mộng vua đã làm ra. Việc tôn thờ hai con bò vàng trong các trung tâm thờ tự Betel và Dan kéo dài cho tới khi vương quốc Israel miền Bắc bị tiêu diệt năm 722 trước công nguyên bởi đế quốc Assiria dưới thời vua Sargon II cai tri Assiria từ năm 722 đến 705 trước công nguyên.
Ấn Độ.
Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, Bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Những tín đồ Bàlamôn giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình. Người Hindu coi bò là linh vật, nhưng trâu thì không. Nhiều tín đồ Hindu coi bò là biểu tượng sống của tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Các tổ chức từ thiện của người Hindu điều hành các "gaushala" (trung tâm bảo vệ bò) ở nhiều thành phố. Họ đưa những con bò lang thang tới gaushala để chăm sóc. Với nhiều tín đồ Hindu, cho bò ăn là một cách để lấy lòng thánh thần và biến ước nguyện thành sự thật, người ta nắm đuôi con bò rồi để nó chạm vào đầu, Đó là cách để cầu thánh thần ban phúc
Sự thần thánh của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva. Đây là con bò mộng Nandi. Bò thần Nandin hay còn gọi là Nandi, Nandil, còn có tên khác là Kapin (hoặc Kapil) được người ta cho rằng là hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người và thần linh. Đối với người Chăm thì Nandin biến thành bò thần Kapin và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm theo đó con bò này được thờ như là một vị thần có nhiều quyền năng.
Theo truyền thống, người Ấn chỉ kiêng ăn thịt bò tuy vậy họ không kiêng uống sữa bò người Ấn giáo lại không dùng thịt bò và khi tới Ấn Độ thì tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở nước này. Sự tôn sùng bò như vậy nên ở Ấn Độ xảy ra hiện trạng là bò tự do đi lại lung tung và phóng uế bừa bãi
Cũng ở Ấn Độ, việc tôn sùng quá mức đối với con bò đã khiến một con bò bị dị tật bẩm sinh hay một con bò 6 chân ở Ấn Độ đã được nhiều người dân nơi đây sùng bái, tôn thờ. Người dân Ấn Độ tin rằng con bò này mang lại may mắn cho bất cứ ai chạm vào cặp chân thừa trên cổ của nó. Một số người còn khẳng định rằng nó là biếu tượng của vị thánh Hồi giáo, người ta còn đến để xem cặp chân thánh và thể hiện sự kính trọng của họ bằng tiền quyên góp, mọi người cũng chào đón mẹ bò và xin phước lành. Hầu như ai cũng muốn chạm vào cặp chân thừa. Ngoài ra tại Ấn Độ và Mã Lai những vùng thuộc ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ giáo, bò cũng có vai trò nhất định, chẳng hạn như bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Ở Thái Lan, bò tót đỏ (tiếng Thái: กระทิงแดง Krathing Daeng) là biểu trưng cho sản phẩm nước uống tăng lực nổi tiếng bò húc.
Trong đạo Phật, bò cũng được đưa vào một số bài kinh để làm ví dụ giảng giải. Như là bài kinh thứ 33 trích trong Kinh Trung Bộ từ tiếng Pali. Kinh này Phật dạy người chăn bò phải có đầy đủ 11 đức tính mới có thể chăn giữ được đàn bò của mình tốt đẹp. Mười một đức tính đó bao gồm: Không biết rõ các sắc. Không khéo phân biệt các tướng. Không từ bỏ trứng của con bò chét. Không biết băng bó vết thương cho bò. Không biết xông khói cho bò tránh muỗi, đàn bò sẽ không tốt. Không biết chỗ nước có thể lội qua, Người chăn bò không biết chỗ nước để cho bò lội qua, không biết chỗ nào sông cạn sông sâu.
Không biết chỗ uống nước, người chăn bò không biết rõ chỗ nước uống. Không biết con đường. Không khéo đối với các đàn bò. Nếu không biết chỗ nào có nước tốt, ăn ngon mà cho bò uống nước đục thì bò không lớn nổi. Người chăn bò phải biết khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ. Vắt sữa bò đến khô kiệt. Không chú ý săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, con bò lớn tuổi. Đối với người chăn bò phải biết quan tâm, chăm sóc bò cao tuổi, tức là những con bò già, chậm chạp. Người chăn bò có 11 đức tính kể trên thì đàn bò mới được hưng thịnh, giúp cho đàn bò phát triển tốt đẹp, hữu dụng.
Tại Việt Nam, một ngôi chùa ở Bình Chánh đã cho một con bò quy y. Trong một lần được người thương lái đưa ra lò mổ, khi đi ngang qua cổng chùa Pháp Hải (huyện Bình Chánh), con bò bỗng dừng lại không chịu đi. Chứng kiến cảnh tượng ấy, nên các sư trong chùa đã mua lại con bò về nuôi vì cho rằng, cái duyên với Phật chưa dứt, vì thế các sư tại chùa Pháp Hải ngay lập tức làm lễ quy y cho chú bò. Tuy nhiên, dư luận cho rằng việc “quy y” cho bò chỉ là điều mê tín.Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, người ta nghĩ rằng, quy y cho các loài động vật, gieo duyên cho chúng để tái sinh hết kiếp này để ra kiếp sau trở thành người.
Tuy nhiên ngay trong Phật giáo cho rằng con bò ý thức hoạt động rất là kém cho nên người Việt Nam thường dùng hình ảnh con bò để chỉ những người "có đầu mà không có óc", không phát triển ý thức, không phát triển trí tuệ. Bản thân loài bò thì nó dừng bất kỳ nơi đâu mà nó thích. Đây là trường hợp ngẫu nhiên, con bò dừng lại ngay vị trí của ngôi chùa làm cho người ta liên tưởng đến có lẽ do nhân duyên kiếp trước con bò là người hay là Phật tử. Nay đến chỗ này, con bò không chịu đi nữa, nó muốn dừng lại và các thầy ở đây làm lễ quy y và nên xem đây là chuyện bình thường.
Việt Nam.
Nhìn chung thì bò cũng có hiện diện trong văn hóa Việt Nam nhưng ít phổ biến hơn so với trâu thậm chí trong ca dao dân ca thì bò có phần lép vế. Người xưa hay cười nhạo bò là con vật ngốc, ngố đần, nhưng bò đã làm giúp người nhiều việc, từ kéo xe đến đẩy cày, trong đời sống thường ngày bò cũng coi là có tình cảm, tính khí lại lành hiền. Trong chữ Hán con bò vàng già (lão hoàng ngưu) là chỉ tượng trưng những người làm việc cần cù, có góp công sức lớn lao và không bao giờ khoe khoang, là một danh hiệu rất quý nhưng trong tiếng Việt, con bò là một biểu tượng cho ngu đần. Người ta nói: ngu như bò, đầu bò đầu bướu (bướng bỉnh, ngang ngạnh) con bò vàng già chỉ là người già yếu chậm chạp ngu dốt.
Nhà thơ Phạm Hổ đã sáng tác bài thơ: Chú bò tìm bạn
Người Khmer thì có câu Con bò mạnh không thoát roi. Ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn ở An Giang, Hòn Đất và Kiên Lương ở Kiên Giang có lễ hội đua bò Bảy Núi mở rộng tỉnh An Giang. Đây là lễ hội diễn ra hàng năm chào mừng ngày lễ Dolta của người Khmer Nam bộ. Cũng ở Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con "min", nghĩa là trâu rừng, do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Thuật ngữ bò đồng âm với động tác bò, một cách di chuyển của con người hay các loài động vật. Người ta cũng dùng thuật ngữ Đường lưỡi bò để chỉ về cách phân 9 đoạn trên bản đồ Biển Đông của người Trung Quốc và cho rằng Đường lưỡi bò là một yêu sách phi lý.
Người Chăm.
Đối với người Chăm, họ thần tượng con bò đực (Nandin) người Chăm gọi còn gọi là Limoaw Kapil. Bò Nandin có vai trò rất quan trọng không những trong kiến trúc, điêu khắc mà còn trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm mà ở bất kì địa vị nào trong xã hội, quý tộc, tu sĩ, thường dân. Tầng lớp Sudra (nô lệ) khi chết đều hỏa táng đều có hình tượng bò Nandin trong dàn hỏa táng và nó đã đi vào đời thường của từng con người Champa xưa cũng như người Chăm hiện nay. Trong đám tang của người Chăm Bà La Môn bò Nandin thường được làm biểu tượng "Heng" mà Chăm gọi là Limoaw Kapil. Limoaw Kapil là một trong những biểu tượng được vẽ đầu tiên và dán trên nhà hỏa táng và đòn khiêng.
Bò Nandin là con bò đực, có màu lông trắng như tuyết. Bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Shiva có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc. Người Chăm quan niệm bò Nandin sẽ giữ gìn và bảo vệ linh hồn người chết thoát khỏi sự cám dỗ của ma quỷ giúp người chết đi đúng đường của đạo, con đường của cực lạc và chính bò Nandin là con vật chở linh hồn người chết được tái sinh.
Bò Nandin được tạc tượng bằng đá và nghệ nhân làm bằng chất liệu đá. Với tư thế hai chân trước và hai chân sau quỳ phục, đây là tư thế phổ biến ở điêu khắc bò thần Champa. Ngoài ra thân bò có cục bướu tròn tạo cho con bò rất uy nghi, đặc biệt là có 3 mắt. Bò này được thể hiện rất nhiều ở các công trình kiến trúc và nhất là ở điêu khắc với ý nghĩa là Bảo vệ và thường đặt ở lối vào ngay ở trước cửa tháp Champa cổ. so sánh với bò thần Nandin khơme có những nét thô đầu to và sừng vuốt cong, không có trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung, có phong cách gần gũi với bò Nandin Chămpa.
Châu Mỹ.
Người da đỏ.
Ở Châu Mỹ, loài bò rừng gắn liền với văn hóa bản địa của người da đỏ là Bò rừng Bizon (Bò rừng bizon Bắc Mỹ) Trong số các bộ lạc người Mỹ bản địa, đặc biệt là ở vùng đồng bằng, những con bò Bison được coi là một động vật linh thiêng và biểu tượng tôn giáo. Theo giáo sư Neyooxet Greymorning thì những câu chuyện tạo ra từ nguồn gốc những con bò này đã đặt chúng ở một nơi rất thiêng liêng trong nhiều bộ lạc. Bò vượt qua nhiều lĩnh vực khác nhau và chức năng, và nó đã được sử dụng trong nhiều cách thức. Nó được sử dụng trong các nghi lễ, bò cũng có vai trò thiêng liêng nhất trong xã hội đối với phụ nữ.
Trong số các bộ lạc người da đỏ Mỹ bản địa, đặc biệt là các vùng đồng bằng đại bình nguyên, các con bò Bison được coi là một con vật linh thiêng, biểu tượng tôn giáo. Những câu chuyện tạo ra các nơi bò xuất hiện cho chúng ở một nơi rất thiêng liêng trong số rất nhiều bộ lạc. Nó được sử dụng trong các nghi lễ, dùng làm lều Tipi đó cung cấp nhà ở cho người dân, đồ dùng, khiên, vũ khí và các bộ phận được sử dụng cho khâu với các gân. Những bộ lạc người Sioux xem xét sự ra đời của một con bò trắng được sự trở lại của Nữ nhân bê trắng (White Buffalo Calf Woman), tiên tri văn hóa chính của họ và các nghi lễ của họ "Bảy Thánh Lễ".
Tại Hoa Kỳ.
Bò rừng Mỹ thường được sử dụng ở Bắc Mỹ trên những con dấu chính thức, cờ, và biểu tượng. Tại Hoa Kỳ, bò rừng bizon Mỹ là một biểu tượng phổ biến ở các bang như Kansas, Oklahoma và Wyoming đã thông qua coi chúng là một biểu tượng quốc gia của Bang. Nhiều đội thể thao đã chọn bò rừng bizon là linh vật của họ. Tại Canada, bò rừng là loài động vật chính thức của tỉnh Manitoba và xuất hiện trên lá cờ Manitoba. Nó cũng được sử dụng trong áo chính thức của Lực lượng Cảnh sát cưỡi ngựa Hoàng gia Canada (Royal Canadian Mounted Police).
Đến nay, những tổ chức sau đây đã sử dụng bò rừng Bison làm linh vật (vật lấy phước):
Trong ngôn ngữ ngọc, thì con bò (buffalo) có nghĩa là kẻ bắt nạt. Ở Mỹ có lưu truyền cụm từ "Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo" là một câu hợp lệ ngữ pháp trong tiếng Anh. Câu là một ví dụ về cách thức mà các từ cùng chữ viết nhưng khác nghĩa (homonym) và các từ đồng âm nhưng khác chữ viết (homophone) có thể được sử dụng để tạo ra các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp. Nó có nghĩa là: "Chính mấy con bò bison tại Buffalo mà bị mấy con bò bison tại Buffalo khác ăn hiếp, lại ăn hiếp mấy con bò bison tại Buffalo". Ý nghĩa muốn nói lên của câu này trở nên rõ ràng hơn khi được hiểu rằng nó dùng thành phố Buffalo, New York và động từ ít phổ biến là "to buffalo" (có nghĩa là "ăn hiếp hay bắt nạt"). Bò bison, trong tiếng Anh Mỹ là "buffalo". Câu này giả sử rằng giống bò bison ở Buffalo có một lịch sử bắt nạt với các con bison khác, cũng từ Buffalo mà đến.
Trong tài chính, có khái niệm liên quan đến bò đó là thị trường bò, nó là thuật ngữ phản ánh về xu hướng thị trường. Các thuật ngữ thị trường Bò và thị trường Gấu mô tả các xu hướng thị trường đi lên và đi xuống, một cách tương ứng, và có thể được sử dụng để mô tả toàn bộ thị trường hay các lĩnh vực và chứng khoán riêng biệt. Nhóm tác phẩm điêu khắc quốc tế Mark và Diane Weisbeck đã được chọn để thiết kế lại Thị trường Bò của phố U-ôn. Điêu khắc chiến thắng của họ, "Bull Market Rocket" đã được chọn làm biểu tượng thế kỷ XXI, hiện đại của Thị trường Bò xu hướng lên.
Nguồn gốc chính xác của cụm từ "thị trường bò" không ai biết tới. "Từ điển tiếng Anh Oxford" trích dẫn một sử dụng 1891 của thuật ngữ "thị trường bò". Trong tiếng Pháp "bulle spéculative" chỉ một bong bóng thị trường đầu cơ. Từ điển từ nguyên trực tuyến liên quan từ "bull" tới "thổi phồng, sưng lên", và định ngày cho ý nghĩa thị trường chứng khoán của nó vào năm 1714. Các phong cách chiến đấu của cả hai con thú có thể có một tác động lớn đến những cái tên. Khi một con bò đực chiến đấu nó sẽ hất sừng của nó lên, khi một con gấu chiến đấu nó sẽ đè xuống đối thủ của mình với bàn chân của nó. Nó cũng liên quan đến tốc độ của động vật: con bò đực thường tính ở tốc độ rất cao trong khi gấu thường được coi là một kẻ di chuyển lười biếng và thận trọng - một quan niệm sai lầm bởi vì một con gấu, trong điều kiện thích hợp, có thể chạy nhanh hơn một con ngựa.
Một nguồn gốc chính đáng khác là từ chữ "Bulla" có nghĩa là hóa đơn, hoặc hợp đồng. Khi một thị trường đang tăng lên, những người nắm giữ của các hợp đồng giao hàng trong tương lai của một hàng hóa thấy được giá trị gia tăng hợp đồng của họ. Một số giả thuyết tương tự đã được sử dụng như phương tiện giúp trí nhớ: Bull là viết tắt của 'bully', bây giờ mang ý nghĩa của 'xuất sắc'. Chúng ban đầu được dùng để chỉ hai gia đình hoạt động ngân hàng giao thương cũ, Barings và Bulstrodes. Từ "bò" thể hiện các hoàn vốn của thị trường là "đầy đủ", trong khi "gấu" ám chỉ đến các hoàn vốn của thị trường là "nghèo nàn". "Bò" tượng trưng cho tích trữ trước với sự tự tin quá mức trong khi "gấu" tượng trưng cho sự chuẩn bị cho mùa đông và ngủ đông trong nghi ngờ.
Một thị trường Bò có liên quan với tăng niềm tin nhà đầu tư, và tăng đầu tư vào các dự đoán tăng giá trong tương lai (các tăng vốn). Một xu hướng Bò trong thị trường chứng khoán thường bắt đầu trước khi nền kinh tế nói chung có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Chỉ số Sàn giao dịch chứng khoán Bombay của Ấn Độ, Sensex, đã trong một xu hướng thị trường Bò trong khoảng năm năm, từ tháng 4 năm 2003 đến tháng 1 năm 2008 vì nó tăng từ 2.900 điểm lên 21.000 điểm. Các thị trường bò đáng chú ý được đánh dấu 1925-1929, 1953-1957 và giai đoạn 1993-1997 khi thị trường chứng khoán Mỹ và nhiều nơi khác tăng. Nếu lây lan Bò-Gấu (% của Bò - % của Gấu) đóng ở một thấp lịch sử, nó có thể là tín hiệu của một đáy. Thông thường, số gấu được khảo sát sẽ vượt quá số bò. Tuy nhiên, nếu số bò ở tại một cực cao và số gấu ở tại một cực thấp, một cách lịch sử, một đỉnh thị trường có thể vừa xuất hiện hoặc gần xảy ra.
Diễn giả Rory Vaden cho biết trong cuộc hành trình đưa bản thân vào kỷ luật, khôn ngoan hơn cả là học cách nghĩ của con trâu (bò Bison). Ở miền trung Colorado có rặng núi Rocky Mountains trải dài cả phía tây của Bang có thảo nguyên Kansas kéo từ những ngọn đồi thấp dưới chân núi tận sang phía đông. Bởi vì địa hình độc đáo nên đây là một trong số những nơi hiếm hoi trên thế giới có cả bò lẫn trâu. Đồng cỏ là một trong những nơi yêu thích của Rory Vaden để tìm kiếm những quy luật của thành công và cách thế giới vận hành. Cách hai loài vật này bò và trâu ứng xử trước thiên nhiên đưa ra bài học rất sâu sắc. Khi cơn bảo kéo đến từ phía tây, bò phản ứng theo một cách rất dễ đoán. Chúng biết bảo từ phía tây đến nên chúng đi sang phía đông để tránh bảo, nhưng vấn đề là bò chạy không nhanh lắm, nên chẳng mấy chốc bão đã đuổi kịp và con bò không biết làm gì hơn đành tiếp tục chạy. Thay vì tránh bão chúng lại chạy cùng bão và bị bão quật tả tơi. Ngược lại, con trâu hành xử rất độc đáo. Chúng đợi bảo đi qua đỉnh núi, rồi khi bảo đến chúng lao thẳng vào cơn bản. Bằng cách ấy, chúng đi xuyên qua cơn bảo đang hoành hành và giảm thiểu tổn hại do bảo gây ra, đây là cách đối diện trực diện các vấn đề của cuộc sống như loài trâu. | 1 | null |
ZB vz. 52 hay Vz. 52 (tiếng Séc: Lehky Kulomet ZB vzor 52) là loại súng máy hạng trung được phát triển tại Tiệp Khắc dựa trên khẩu ZB-26 nổi tiếng của mình trước đó. Nó có chân chống chữ V và sử dụng hộp đạn giống với LMG nhưng mặc khác nó cũng có thể thay nòng nhanh chóng và dùng dây đạn giống như súng súng máy đa chức năng. Do các tính chất đó súng có xếp làm LMG hay súng máy đa chức năng đều được. Súng được đưa vào sử dụng trong lực lượng quân đội Tiệp Khắc cho đến khi được thay thế hoàn toàn bởi các khẩu Uk vz. 59 trong cuối những năm 1960.
Thiết kế.
Vz. 52 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với bolt chèn nghiên, ống trích khí nằm phía dưới nòng súng. Nòng súng có thể thay đổi nhanh chóng để tránh bị quá tải nhiệt cho việc duy trì bắn lâu hơn. Súng có hai cò một phía trên và một phía dưới, hai cò này là nút chọn chế độ bắn của súng. Cò phía dưới dùng để bắn phát một còn cò phía trên dùng để bắn tự động. Súng có thể dùng cả hộp đạn rời hoặc dây đạn để nạp đạn mà không cần thay đổi gì, nếu sử dụng dây đạn thì nó có một miếng che chống bụi nằm ngay tại khe gắn hộp đạn vào để ngăn hầu những thứ không phải dây đạn có thể rơi vào trong súng khi hoạt động. Nhưng khi sử dụng dây đạn thì tốc độ bắn của súng chậm hơn so với sử dụng hộp đạn.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng do hộp đạn gắn phía trên thân súng nên điểm ruồi và thước ngắm được gắn nghiêng sang bên trái. Loại đạn 7,62×45mm của Tiệp Khắc được xem là có quỹ đạo đường đạn tốt hơn loại đạn 7,62×39mm của Liên Xô một tý nhưng do Tiệp Khắc gia nhập khối Warszawa nên đã từ bỏ loại đạn này để thống nhất đạn dược chung của khối (giống như các loại đạn tốt như.280 FN bị bỏ rơi để thống nhất loại đạn 7,62×51mm trong khối NATO). | 1 | null |
Công Tôn Thuật (chữ Hán: 公孫述, ? – 24 tháng 12, 36), tên tự là Tử Dương, người huyện Mậu Lăng, quận Phù Phong , là thủ lĩnh quân phiệt đầu đời Đông Hán. Ông xưng đế được 12 năm (25 - 36), cát cứ Ích Châu 14 năm (23 - 36).
Khởi binh phù Hán.
Thời Hán Ai đế, Thuật nhờ cha là Công Tôn Nhân mà được làm Lang; sau đó Nhân làm Hà Nam đô úy, nên Thuật được bổ làm Thanh Thủy (huyện) trưởng. Vì ông còn nhỏ tuổi, nên Nhân sai Môn hạ duyện (các viên chức cấp phó) của mình đi theo. Hơn tháng, bọn họ xin về, nói với mọi người rằng: "Thuật chẳng cần dạy dỗ nữa!" Về sau thái thú thấy ông có năng lực, sai kiêm cả năm huyện. Thuật sửa sang chính sự, trộm cướp không còn, người trong quận cho là có quỷ thần. Sau khi Vương Mãng soán ngôi, ông làm Đạo Giang tốt chánh (tương đương thái thú), ở Lâm Cung, lại được tiếng là có năng lực.
Khi Canh Thủy đế lên ngôi (23), các nơi khởi binh hưởng ứng, Thuật sai sứ nghênh đón người Nam Dương là Hổ nha tướng quân (tự xưng) Tông Thành ở Hán Trung. Thành đến Thành Đô, thả cho bộ hạ cướp bóc ngang ngược, ông có ý ghét, kêu gọi hào kiệt trong huyện khởi binh, trước là dẹp Thành, sau là giúp Hán, được mọi người ủng hộ. Thuật sai người trá làm sứ giả nhà Hán từ phương đông đến, cho ông làm Phụ Hán tướng quân, ban ấn thụ Thục Quận thái thú kiêm Ích Châu mục. Thuật tuyển hơn ngàn tinh binh, tây tiến tấn công Thành. Họ đến Thành Đô, lực lượng lên đến vài ngàn, bèn đánh thành, phá được. Tướng của Thành là Viên Phó giết Thành, đưa quân về hàng.
Cát cứ phương tây.
Mùa thu năm 24, Canh Thủy đế sai Trụ Công hầu Lý Bảo, Ích Châu thứ sử Trương Trung đưa hơn vạn người trấn áp vùng Thục, Hán. Thuật cậy địa thế hiểm yếu, lại được nhiều người giúp rập, có chí tự lập, bèn sai em trai là Khôi ở Miên Trúc đánh Bảo, Trung, đánh đuổi được, nhờ đó oai lừng Ích Châu. Ông theo lời Công tào Lý Hùng, tự lập làm Thục vương, đóng đô ở Thành Đô.
Đất Thục phì nhiêu, binh lực tinh cường, lắm kẻ sĩ ở nơi xa xôi theo về, thủ lĩnh các nước nhỏ Cung, Trách đều đến cống hiến. Thuật lại theo lời Lý Hùng, tháng 4 năm 25, tự lập làm Thiên tử, hiệu Thành Gia, màu chủ đạo là trắng, đổi niên hiệu là Long Hưng; lấy Lý Hùng làm Đại tư đồ, em trai Quang làm Đại tư mã, Khôi làm Đại tư không. Đổi Ích Châu làm Tư lệ hiệu úy, Thục Quận làm đô doãn .
Người Việt Tây là Nhâm Quý giết Đại doãn nhà Tân dâng quận xin hàng. Thuật sai tướng quân Hầu Đan mở Bạch Thủy Quan, chiếm Nam Trịnh ở phía bắc; tướng quân Nhâm Mãn từ Lãng Trung xuống Giang Châu, ngăn Hãn Quan ở phía đông. Nhờ đó nắm hết đất đai Ích Châu.
Bàn luận sấm tranh.
Sau khi Canh Thủy đế thất bại, mấy vạn quân của bọn Lữ Vị ở Quan Trung theo về với Thuật, được phong làm tướng quân. Ông làm doanh lũy lớn, bày ngựa xe, tập luyện chiến đấu; tập hợp mấy chục vạn binh giáp, tích lương Hán Trung, xây cung Nam Trịnh, lại chế tạo thuyền Bạch Lan 10 tầng lầu đỏ (Xích Lâu); khắc ấn chương mục, thú khắp thiên hạ, sắp đặt công khanh trăm quan; sai tướng quân Lý Dục, Trình Ô đưa mấy vạn quân ra Trần Thương, cùng Lư Vị trấn áp Tam Phụ. Năm 27, Chinh tây tướng quân Phùng Dị của nhà Đông Hán đánh bại Vị, Dục ở Trần Thương, Vị, Dục chạy về Hán Trung. Năm 29, Duyên Sầm, Điền Nhung bị quân Hán đánh bại, đều chạy vào Thục.
Khi ấy Thuật bỏ tiền đồng, đặt ra Thiết Quan (để đúc) tiền , khiến cho tiền trong tay trăm họ không dùng được. Lòng người dao động, lại nhớ đến nhà Hán. Ông lục lọi trong sách vở xưa, phao lên rằng có sấm ký cho biết vận nhà Hán đã dứt. Quang Vũ đế lo lắng, gửi thư phản bác, Thuật không đáp lại .
Ngồi giữ đất Thục.
Năm sau (30), Ngôi Hiêu xưng thần với Thuật, quân Hán đã gần dẹp xong phía đông, sắp tây tiến, người Bình Lăng là Kỵ đô úy Kinh Hàm đề nghị phát binh mở rộng địa bàn, những tướng lãnh về hàng là Duyên Sầm, Điền Nhung đều tán đồng, nhưng anh em của ông và quan viên người đất Thục lại phản đối. Cuối cùng Thuật quyết định không phát binh.
Thuật tính hà khắc, chấp nhặt, hay giết người vì lỗi nhỏ. Ông cảm thấy giết chóc không đủ oai, bèn đổi tên quận, huyện. Thuật từ thời trẻ làm lang, nắm rõ lễ chế nhà Hán, nên thay đổi cờ xí, kiến trúc cho ra dáng hoàng đế; phong vương cho các con, thực ấp là mấy huyện thuộc các quận Kiền Vi, Quảng Hán. Quần thần can gián, ông không nghe, rồi chỉ tin dùng người họ Công Tôn, khiến mọi người oán thán.
Năm 32, quân Hán đánh Ngôi Hiêu, Thuật sai Lý Dục đem hơn vạn người đi cứu. Sau khi Hiêu mất, bộ hạ của ông ta đầu hàng nhà Hán, đất Thục kinh hãi. Phía ngoài Thành Đô có một cái kho cũ được dựng vào đời Tần, bị bỏ không trong suốt đời Tân đến nay, ông đổi tên là kho Bạch Đế. Thuật sai người ngoa truyền rằng kho nứt ra cái hang như cái mả, trăm họ bỏ chợ đi xem. Ông nhân đó nói rằng kho nứt ra cái hang thì cũng như Ngô Hiêu đã bị phá diệt, đều là lời đồn không có căn cứ, như thế tạm yên được lòng người. Ít lâu sau, tướng của Hiêu là Vương Nguyên về hàng, cho làm tướng quân. Năm sau (33), Thuật sai Nguyên và lãnh quân Hoàn An giữ Hà Trì; lại sai Điền Nhung cùng đại tư đồ Nhiệm Mãn, Nam Quận thái thú Trình Phiếm đưa quân xuống Giang Quan, phá bọn Uy lỗ tướng quân Phùng Tuấn, lấy được thành cùng Di Lăng, Di Đạo, nhân đó ngăn giữ Kinh Môn.
Thân vong, tộc diệt.
Năm 35, Chinh nam đại tướng quân Sầm Bành của Đông Hán đánh Thuật, bọn Mãn đại bại, bộ tướng Vương Chánh chém Mãn để hàng Bành. Điền Nhung chạy đi Bảo Giang Châu. Thành ấp đều mở cửa xin hàng, Bành thẳng tiến đến Vũ Dương. Quang Vũ đế gửi thư khuyên hàng, hứa hẹn rất nhiều, lại khẳng định với ông rằng vua không nói chơi. Thuật xem thư thì than thở, đưa cho thân tín là thái thường Thường Thiếu, quang lộc huân Trương Long cùng xem. Bọn họ khuyên nghe theo, ông nói: "Được mất là do mệnh trời. Nào có thiên tử đầu hàng!" Không ai dám nói gì nữa. Trung lang tướng Lai Hấp đánh gấp Vương Nguyên, Hoàn An, An sai thích khách giết Hấp; Thuật lại lệnh cho hành thích Sầm Bành.
Năm 36, tướng Hán là bọn Đại tư mã Ngô Hán, Phụ uy tướng quân Tang Cung đánh bại và giết chết em Thuật là Khôi, rể Thuật là Sử Hưng. Từ đây tướng lãnh của ông sợ hãi, tìm đường bỏ trốn, Thuật dù giết cả nhà họ vẫn không ngăn được. Quang Vũ đế lại hạ chiếu, hết sức khuyên hàng, nhưng ông rốt cục vẫn không chịu.
Tháng 9, Ngô Hán chém Đại tư đồ Tạ Phong, Chấp kim ngô Viên Cát của Thuật, rồi tiến đánh Thành Đô. Ông theo kế của Duyên Sầm, đem vàng lụa ra mộ được hơn 5000 lính cảm tử, phối hợp với Sầm ở Thị Kiều. Quân Thục vờ giương cờ xí, nổi trống khiêu chiến, rồi ngầm tập kích phía sau quân Hán. Ngô Hán ngã xuống nước, nắm đuôi ngựa ngoi lên được, quân Hán thua một trận.
Tháng 11, Tang Cung đến Hàm Môn. Thuật xem sách bói, thấy câu "giặc chết dưới thành", mừng lắm, cho rằng có thể địch nổi bọn Ngô Hán. Ngày Mậu Dần (18) tháng 11 (tức 24 tháng 12 theo dương lịch), ông tự đem mấy vạn quân ra đánh, sai Duyên Sầm chống lại Cung. Đôi bên đại chiến, Sầm thắng liền 3 hiệp, nhưng quân Thục không được ăn, trở nên mệt mỏi, quân Hán xông lên, khiến cho quân Thục rối loạn, Thuật bị đâm vào ngực, ngã ngựa, được bộ hạ đưa vào thành. Ông giao lại quân đội cho Duyên Sầm, mất trong đêm. Sáng hôm sau, tức 25 tháng 12 dương lịch, Sầm ra hàng. Ngày Tân Tị (21) tháng 11 (tức 27 tháng 12 dương lịch), Ngô Hán giết cả họ của Thuật và Duyên Sầm, thả cho bộ hạ thiêu rụi cung thất, cướp bóc, hãm hiếp quan dân, không chừa một tội ác nào. Ba ngày sau, Quang Vũ đế gửi thư trách móc phó tướng của Hán là Lưu Thượng, Hán mới khiếp sợ dừng tay. | 1 | null |
Cừu đen là những cá thể cừu có bộ lông màu đen bắt nguồn từ ảnh hưởng di truyền ở cừu do quy định của các gene hắc tố chi phối về màu sắc và tạo ra sự khác biệt so với những con cừu thông thường (có bộ lông màu trắng), theo đó một gen lặn đôi khi biểu hiện ở sự ra đời của một con cừu với màu đen thay vì màu trắng. Cừu đen không chỉ đề cập đến màu lông của cừu mà còn là từ lóng để chỉ về những cá thể dị biệt, nổi loạn trong một tập thể, tương phản với cừu ngoan là tập hợp các cá thể dễ sai khiến và chỉ biết làm theo.
Thuật ngữ.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ cừu đen (Black sheep) là một thành ngữ dùng để mô tả một thành viên đơn lẻ hoặc tai tiếng nằm trong một nhóm hoặc là những đứa trẻ khác biệt trong một gia đình hoặc những nhân tố nổi loạn trong một tập thể. Thuật ngữ này thường được trao cho những tác động tiêu cực với ngụ ý là ương ngạnh khó quản lý vì theo cách hiểu thông thường con cừu tiêu biểu cho sự ngoan hiền. Thuật ngữ này bắt nguồn từ sự hiện diện không điển hình và không mong muốn của cá nhân đen khác trong đàn cừu trắng.
Ảnh hưởng.
Những con cừu đen luôn là mầm mống của tai họa. Nó là nguyên nhân gây bất ổn và mất đoàn kết nội bộ trong một tập thể, xâm phạm quy tắc chung và phá vỡ sự đoàn kết. Nói tóm lại nó là tác nhân ngăn cản một tập thể đi tới thành công, nhìn chung, Như mọi lĩnh vực đời sống, những con cừu đen cũng vô cùng nguy hại và cần phải loại bỏ. Thuật ngữ cừu đen thường được nhắc đến trong bóng đá để chỉ về những cầu thủ như là con ngựa chứng, vô kỷ luật, thao túng đội bóng. Không giống trong một đàn cừu, người ta rất dễ nhận ra con cừu đen lẻ loi trong đàn, và càng dễ loại ra và đưa nó lên lò nướng. Song trong một đội bóng, để nhận biết cầu thủ nào là cừu đen không hề dễ dàng, và càng khó hơn khi loại cầu thủ đó ra. Những kẻ đóng được vai cừu đen lại thường là cầu thủ giỏi, thậm chí ngôi sao quan trọng nhất của đội.
Tương phản.
Tương phản với hình ảnh nhưng con cừu đen (dị biệt, khác người) là hình ảnh những con cừu ngoan ngoãn (Sheeple) là một thuật ngữ mỉa mai về những hành vi bầy đàn thụ động của con người có thể bị dễ dàng kiểm soát bởi một quyền lực chi phối mà họ được ví như những con cừu, một con vật ngoan ngoãn dễ dàng bị chăn dắt. Nó cũng mô tả một hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó đã khiến cho rất nhiều người khác a dua làm theo. Người ta cũng dùng từ lóng là những con cừu ngoan ngoãn để chỉ về nông dân chấp nhận hoặc cam chịu các chính phủ độc đoán. Cừu sinh ra để làm nạn nhân của sói, để được an phận và để phục vụ sói theo bản năng sinh tồn. | 1 | null |
Dona Maria II (4 tháng 4 năm 1819 – 15 tháng 11 năm 1853), được mệnh danh là "Nhà giáo dục" (tiếng Bồ Đào Nha: "a Educadora") hay "Người mẹ tốt" (tiếng Bồ Đào Nha: "a Boa Mãe"), là Nữ vương Bồ Đào Nha trong 2 lần, đầu tiên vào năm 1826 đến năm 1828, và lần thứ 2 từ năm 1834 đến năm 1853. Bà sinh ra ở Rio de Janeiro, Vương quốc Brasil, và là con đầu lòng của Hoàng đế Dom Pedro I của Brasil và Hoàng hậu Dona Maria Leopoldine, vì thế bà là thành viên của Vương tộc Bragança.
Maria là một trong hai người con còn sống được sinh ra khi Pedro vẫn còn là người thừa kế rõ ràng của ngai vàng Bồ Đào Nha, bà được thừa kế các tước vị của Bồ Đào Nha và được xếp vào hàng kế vị ngai vàng, ngay cả sau khi trở thành thành viên của hoàng gia Brazil, nơi bà bị loại trừ khỏi danh sách kế vị vương miện đế chế này vào năm 1835 sau khi bà lên ngôi vua Bồ Đào Nha.
Cuộc sống đầu đời.
Maria II tên khai sinh là "Maria da Glória Joana Carlota Leopoldina da Cruz Francisca Xavier de Paula Isidora Micaela Gabriela Rafaela Gonzaga"[1], sinh vào ngày 4 tháng 4 năm 1819 tại Cung điện São Cristóvão ở Rio de Janeiro, Vương quốc Brasil. Cô là con gái lớn của Hoàng tử Dom Pedro de Alcântara, Vua tương lai của Bồ Đào Nha với vương hiệu Pedro IV và Hoàng đế đầu tiên của Brazil với đế hiệu Pedro I, với người vợ đầu tiên Dona Maria Leopoldine (nhũ danh Nữ Đại vương công Karoline Josepha Leopoldine của Áo), bản thân là con gái của Franz II, Hoàng đế La Mã Thần thánh. Khi mới sinh ra, cô được phong là Nữ thân vương xứ Beira. Vì sinh ra ở Brazil, nên Maria là vị quân chủ châu Âu duy nhất được sinh ra bên ngoài châu Âu, mặc dù bà vẫn sinh ra ở lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bồ Đào Nha.
Khủng hoảng kế nhiệm.
Sự qua đời của Vua Dom João VI, ông nội của Maria, vào tháng 3 năm 1826 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kế vị ở Vương quốc Bồ Đào Nha. Nhà vua có một người thừa kế nam là Dom Pedro, cha ruột của Maria, nhưng ông này đã tuyên bố nền độc lập của Brazil vào năm 1822 với tư cách là Hoàng đế. Vị vua quá cố cũng có một người con trai nhỏ là Hoàng tử Dom Miguel, nhưng ông đã phải sống lưu vong ở Đế quốc Áo sau khi lãnh đạo một số cuộc cách mạng chống lại cha mình và chế độ tự do của ông.
Trước khi qua đời, nhà vua đã để lại di chiếu muốn người con gái yêu quý của mình, Dona Isabel Maria, làm nhiếp chính cho đến khi "người thừa kế hợp pháp trở về vương quốc" — nhưng ông đã không chỉ định ai trong số những người con trai của mình là người thừa kế hợp pháp: Hoàng đế theo chủ nghĩa tự do Dom Pedro I hay người theo chủ nghĩa chuyên chế, Miguel đang sống lưu vong.
Hầu hết mọi người coi Pedro là người thừa kế hợp pháp, nhưng Brazil không muốn hoàng đế của mình thống nhất ngai vàng với Bồ Đào Nha một lần nữa. Nhận thức được rằng những người ủng hộ em trai mình đã sẵn sàng đưa Miguel trở lại Bồ Đào Nha để tiếp nhận ngai vàng, Pedro quyết định đưa ra một lựa chọn được đồng thuận hơn: ông sẽ từ bỏ yêu sách ngai vàng Bồ Đào Nha để ủng hộ cô con gái lớn Maria (mới 7 tuổi), và cô ấy sẽ kết hôn với người chú Miguel của mình, người sẽ chấp nhận hiến pháp tự do và đóng vai trò nhiếp chính cho đến khi cháu gái của ông đến tuổi trưởng thành.
Miguel giả vờ chấp nhận, nhưng khi đến Bồ Đào Nha, ông ta ngay lập tức phế truất Maria và xưng vương, đồng thời hủy bỏ hiến pháp tự do. Trong thời gian trị vì của ông, Maria đã đến nhiều triều đình châu Âu, bao gồm cả triều đình của ông ngoại cô ở Viên, cũng như Luân Đôn và Paris.
Cuộc nổi dạy của chủ nghĩa chuyên chế.
Maria đã nắm giữ ngai vàng Bồ Đào Nha 2 lần, và trong lần đầu tiên làm nhiệm vụ này bị gián đoạn bởi cuộc nổi dậy theo chủ nghĩa chuyên chế do người chú, đồng thời cũng là hôn phu và nhiếp chính Miguel lãnh đạo, người tự xưng là Vua Bồ Đào Nha vào ngày 23 tháng 6 năm 1828. Sau đó bắt đầu Chiến tranh Tự do kéo dài đến năm 1834, năm mà Maria được phục hồi ngai vàng và Miguel một lần nữa phải sống lưu vong ở Đức.
Hầu tước Barbacena, đến Gibraltar cùng công chúa vào ngày 3 tháng 9 năm 1828, được một sứ giả thông báo về những gì đang xảy ra ở Bồ Đào Nha. Ông ta có tầm nhìn xa để hiểu rằng Miguel đến từ Vienna, quyết tâm đặt mình vào vị trí lãnh đạo phong trào chuyên chế, được cố vấn bởi Thân vương Klemens von Metternich, người đang chỉ đạo chính trị châu Âu, và vì vậy việc Nữ vương trẻ đến Vienna là rất nguy hiểm. Vị hầu tước đã thay đổi hướng của cuộc hành trình và khởi hành đến London, và đến nơi vào ngày 7 tháng 10. Chính sách của Vương quốc Anh không có lợi cho mục đích khôi phục ngai vàng cho Maria. Văn phòng của Công tước xứ Wellington đã công khai tài trợ cho Miguel, vì vậy nơi tị nạn mà Hầu tước tìm kiếm không an toàn. Maria II đã được đón chào trọng thị với những vinh dự do có cấp bậc cao, nhưng người Anh đã ngăn cản thần dân của họ hoặc những người Bồ Đào Nha di cư đến tiếp viện cho lực lượng đồn trú trên đảo Terceira.
Nữ vương rời London để gặp mẹ kế tương lai của mình là Amélie xứ Leuchtenberg. Họ cùng nhau rời đi vào ngày 30 tháng 8 năm 1829 đến Rio de Janeiro, đến nơi vào ngày 16 tháng 10.
Những người di cư phân tán (Pháp, Anh và Brazil) được chia thành các phe đối địch. Chỉ đảo Terceira công nhận các nguyên tắc hiến pháp, và thậm chí còn xuất hiện du kích Miguelist. Pháp đã sẵn sàng công nhận chính phủ của Miguel khi cuộc cách mạng tháng Bảy nổ ra ở Paris vào năm 1830, điều này đã khuyến khích những người theo chủ nghĩa tự do Bồ Đào Nha.
Nội chiến.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1831, Dom Pedro I đã tuyên bố thoái vị để ngai vàng lại cho con trai là Dom Pedro II, em trai của Maria. Ông cùng với con gái và vợ rời Đế quốc Brasil trở về châu Âu chiến đấu chống lại Miguel để khôi phục lại ngai vàng Bồ Đào Nha cho con gái. Kể từ khi thoái vị, Pedro I lấy tước hiệu Công tước xứ Braganza và làm Nhiếp chính vương cho con gái.
Gia đình nhỏ của ông đặt chân đến Paris và được Vua Louis-Philippe I của Pháp chào đón một cách đầy cảm thông. Chính vợ chồng của vua Pháp sau đó đã trở thành bố mẹ đỡ đầu cho người con gái của ông với người vợ thứ 2, Công chúa Maria Amélia. Pedro đã mời đại diện ngoại giao của Brasil tại Pháp đến chứng kiến để hợp thức hoá việc Maria Amelia là hoàng nữ của Đế chế Brasil. Chỉ 20 ngày sau khi người con gái út ra đời, Pedro đã rời Pháp để đến Bồ Đào Nha cùng với lực lượng ủng hộ ông để thực hiện cuộc nội chiến chống lại người em Miguel đã cướp ngôi của con gái mình. Cựu hoàng hậu Amélie xứ Leuchtenburg vẫn ở lại Paris cùng 2 cô con gái, và bà đã yêu thương Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha như con ruột của mình. | 1 | null |
Trí thông minh hay trí năng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bao gồm khả năng logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch, và giải quyết vấn đề. Trí thông minh được nghiên cứu rộng rãi ở loài người, nhưng cũng được quan sát ở động vật và thực vật. Trí tuệ nhân tạo là sự mô phỏng trí thông minh ở máy móc.
Với nguyên lý tâm lý học, một vài phương án tiếp cận khác nhau tới trí thông minh của con người được áp dụng. Cách tiếp cận tâm lý học đặc biệt quen thuộc với công chúng, cũng như được nghiên cứu nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tế. | 1 | null |
Cưa là một dụng cụ bao gồm lưỡi dao cứng, dây cưa, hoặc cưa xích với một cạnh có răng. Cưa được dùng để cắt vật liệu tương đối cứng, thông thường là gỗ, ngoài ra có thể cưa kim loại, đá hoặc sừng. Để cắt vật liệu, lưỡi cưa được đặt trên bề mặt vật liệu và di chuyển lưỡi cưa mạnh theo chiều lên xuống, trái phải (hoặc qua lại, tới lui).
Từ nguyên.
Từ "cưa" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 鋸 (có nghĩa là cái cưa). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 鋸 là /*k(r)a-s/. Chữ Hán 鋸 có âm Hán Việt là "cứ". | 1 | null |
Răng hay nha là cấu trúc cứng, vôi hoá nằm trên hàm của nhiều động vật có dây sống, dùng để nghiền nhỏ thức ăn. Một số động vật, nhất là những loài ăn thịt, còn dùng răng để làm bị thương con mồi hay tự vệ. Nướu phủ quanh chân răng. Răng không làm từ xương, mà từ những lớp mô có nhiều độ đặc, cứng khác nhau.
Cấu trúc răng tổng thể ở mọi động vật có dây sống nói chung là tương tự nhau, dù vẫn có sự đa dạng nhất định về hình dáng và vị trí răng. Răng động vật có vú, một số loài cá, và cá sấu, có chân cắm sâu. Ngược lại, ở hầu hết cá xương thật, răng gắn vào bề mặt ngoài của xương. Ở cá sụn, chẳng hạn cá mập, nhờ dây chằng, răng gắn vào vành sụn tạo nên hàm.
Một số động vật chỉ có một bộ răng, trong khi số khác có nhiều bộ. Cá mập mọc răng mới mỗi hai tuần để thay thế răng đã mòn. Răng cửa của các loài gặm nhấm mọc dài và được mài mòn liên tục, giúp giữ ổn định một độ dài. Nhiều gặm nhấm (như chuột đồng, chuột lang) và cả thỏ có răng cửa lẫn răng hàm mọc dài liên tục. | 1 | null |
Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô (dry fruit) và quả thịt (fleshy fruit).Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có ba loại quả khô: quả khô nẻ, quả khô không nẻ và quả khô dính.Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả.
Phân loại quả khô.
Quả khô khi chín có vỏ cứng khô và mỏng ví dụ quả đậu Hà Lan,quả cải quả trò, quả bông,quả thìa lìa, ... | 1 | null |
Cừu vốn được biết đến nhiều ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là văn hóa phương Tây nơi những con cừu trở thành loại gia súc phổ biến nhất của ngành chăn nuôi. Trong văn hóa Á Đông thì cừu cũng được xếp là một trong lục súc cùng với dê. Trong ngôn ngữ, nếu gọi cho ai đó một "con cừu" hoặc con "cừu non" có thể ám chỉ hay liên tưởng rằng họ là người ngoan ngoãn phục tùng, nếu không muốn nói rằng chính là những người ngu ngốc.
Dân gian xưa cũng cho rằng cừu là loài ít có cầu tiến, khó làm chủ, hay yếu đuối, hay ỷ lại và hay làm theo sự sai bảo của người khác. Về tính cách cừu, phẩm chất của cừu thì cừu có tính cách nhu nhược, bạc nhược, đớn hèn, bản năng sinh tồn kém, không có tính chiến đấu, không có phẩm chất kháng cự, không có tư duy và năng lực làm chủ, cừu tượng trưng cho sự an phận và nô lệ.
Mặt khác, trái ngược với hình ảnh hiền lành và nhút nhát thì con cừu đực đôi khi cũng được sử dụng như là biểu tượng của sự tráng dương cho sinh sản. Mặc dù biểu tượng của St Louis Rams và Dodge Ram ám chỉ đặc biệt để con đực của loài cừu Bighorn (ovis canadensis), trong văn hóa, Cừu là con vật đứng đầu trong biểu tượng 12 cung Hoàng đạo ở Phương Tây, trong đó cung đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi, Cừu còn hiện diện rất sâu đậm trong tín ngưỡng của Kitô giáo là hình ảnh biểu tượng cho những người Kitô hữu với hình tượng con chiên được Thiên Chúa chăn dắt, cừu non cũng là biểu tượng cho sự vô nhiễm nguyên tội theo quan niệm của Công giáo.
Tổng quan.
Trong các loài vật, Cừu là một trong những loài gia súc được con người thuần hóa sớm nhất để lấy lông, thịt, sữa, mỡ và da. Đàn cừu trên thế giới hiện nay là trên 1 tỷ con. Cừu có nhiều khả năng được thuần hóa từ loài hoang dã mouflon của châu Âu và châu Á. Một trong những động vật được thuần hóa sớm nhất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp như lấy len, thịt và sữa. Cừu là một trong số ít động vật được nuôi để lấy thịt ngày nay nhưng chưa bao giờ được chăn nuôi phổ biến để lấy thịt. Lông cừu là loại sợi động vật được sử dụng rộng rãi nhất, và thường được thu hoạch bằng cách cắt lông. Thịt cừu được gọi là cừu tơ khi lấy từ các con nhỏ và mutton khi lấy từ các con già hơn. Cừu vẫn là một loại gia súc cung cấp thịt và lông quan trọng cho đến ngày nay, và người ta cũng lấy da, sữa và động vật cho nghiên cứu khoa học.
Trong Tín ngưỡng.
Trong thời cổ đại, biểu tượng cừu liên quan đến cừu nảy sinh trong các tôn giáo ở Cận Đông, Trung Đông và khu vực Địa Trung Hải, trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, trong văn hóa Phoenician, trong Do Thái giáo và trong tôn giáo Hy Lạp. Biểu tượng tôn giáo và nghi lễ liên quan đến cừu bắt đầu với một số các tôn giáo đầu tiên được biết như Hộp sọ của cừu được đặt vị trí trung tâm của các đền thờ trong khoảng 8.000 trước Công nguyên. Người Hy Lạp và La Mã cũng đã hiến tế cừu thường xuyên trong các lễ nghi tôn giáo.
Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, cừu là biểu tượng của nhiều vị thần như Khnum, Heryshaf và Amun (hóa thân như là một vị thần sinh sản - Đấng Sáng tạo, có biểu tượng là thần Đầu Cừu), thần Hapy - Thần sông Nin có đầu cừu, Thần Ra là thần Mặt Trời, buổi sáng là con bọ hung đẩy đĩa mặt trời lên, trưa và chiều là chim ưng đội đĩa mặt trời, tối là con cừu đực lăn đĩa mặt trời xuống núi. Nhiều vị thần khác đôi khi thể hiện với các tính năng của cừu bao gồm: nữ thần Ishtar (thần chiến tranh) của người Hitite, thần Baal-Hamon của người Phoenician, và thần Babylon có tên là Ea-Oannes. Ở Madagascar, người ta không ăn cừu vì người dân coi cừu là hiện thân của các linh hồn của tổ tiên.
Một sinh vật truyền thuyết là Cây cừu (tiếng Latin: Agnus scythicus) là một động vật hình cây huyền thoại của Trung Á, được tin là có quả là con cừu Cừu kết nối với cây bằng một dây rốn và ăn thực vật ở vùng đất xung quanh cây. Khi hết thực vật thì cả cây và cừu đều chết. Mặc dù hình ảnh cây cừu này bắt nguồn từ suy nghĩ của con người thời Trung cổ nhằm giải thích cho sự tồn tại của sợi bông nhưng cơ sở của huyền thoại lại là một loài cây có thật, cây này có nhiều tên gọi khác nhau như cừu Scythia, Borometz, Barometz hay Borametz trong đó, ba cách gọi cuối đều là cách viết khác nhau với ý nghĩa địa phương là cừu. "Con cừu" được tạo ra bằng cách cắt bỏ lá dương xỉ khỏi một đoạn ngắn trên phần thân rễ phủ đầy lông mịn như len của cây. Sau khi lật ngược thân rễ lên thì cái cây ban đầu trông giống một cách lạ thường với một con cừu len có chân là các cuống lá bị cắt đứt.
Thần thoại Hy Lạp.
Trong 12 cung Hoàng Đạo, Bạch Dương hay còn gọi là Dương Cưu (Aries) là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo. Biểu tượng cho cung này là con cừu đực có bộ lông vàng. Cung Hoàng đạo này dự trên chòm sao cùng tên, Chòm sao này biểu tượng cho con cừu lông vàng trên bầu trời trong thần thoại Hy Lạp, đang cõng Frix và Hellé là hai người con của vua, bị mẹ ghẻ hất hủi. Cả người Babylon cổ, người Ai Cập cổ, người Ba Tư cổ cũng nhìn thấy hình ảnh con cừu trong chòm sao này.
Trong Thần thoại Hy Lạp có điển tích về con cừu và lý giải về cung Hoàng đạo Bạch Dương. Có nhiều điển tích khác nhau về cung Bạch Dương. Trong đó, điển tích về câu chuyện tại xứ Beotie liên quan đến chuyện gia đình, nơi mà Nephele đã phái đến một người bảo vệ đội lốt con cừu có bộ lông bằng vàng gọi là Aries do thần Zeus tặng cho bà. Ngày tế lễ đến, con cừu bảo Phrixus và Helle ngồi trên lưng và bỏ chạy khỏi Hy Lạp, bay qua đại dương. Chẳng may Helle bị rơi chết ở một eo biển (nơi nàng chết được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót, được con cừu đưa đến vương quốc Colchis ở châu Á xa xôi. Vua Aietes và hoàng hậu ở đây hiếm muộn, chỉ có một con trai duy nhất nên nhận chàng làm con nuôi. Aietes có hai con gái và một con trai. Sau khi đã trưởng thành, Phrixus cưới đại công chúa của vương triều Colchis là "Chalciope".
Để tạ ơn thần Zeus, chàng tế lễ con cừu và treo bộ lông cừu ở vị trí đặc biệt có con rồng không bao giờ ngủ canh giữ tại Colchis. Còn Zeus thì đem Aries lên bầu trời làm một chòm sao (có hình dáng phá cách của cái sừng cứu) để tôn vinh lòng can đảm của con vật. Dân gian đồn rằng quốc gia nào có bộ lông cừu vàng, quốc gia đó sẽ mãi mãi sống trong thái bình thịnh trị. Vì thế, chàng Jason từ Hy Lạp đã cùng những vị anh hùng khác thực hiện chuyến viễn du tới phương Đông bằng chiếc tàu Argo (Ἀργώ), hòng chiếm được bộ lông quý báu. Câu chuyện của những thủy thủ Argonos bắt đầu từ đây.
Trong Kinh Thánh.
Cừu đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các tôn giáo khởi thủy từ Abraham gắn liền với các nhân vật như Abraham, Isaac, Jacob, Moses, Đa-vít và các tiên tri Hồi giáo Muhammad là tất cả các mục đồng. Theo những câu chuyện Kinh Thánh về Isaac có một con cừu đực (cừu đực) như là sự hy sinh như một sự thế mạng cho Isaac sau khi một thiên thần giữ lấy tay của Abraham (điều này còn ảnh hưởng đến truyền thống Hồi giáo, Abraham sắp hy sinh Ishmael). Eid al-Adha là một lễ hội hàng năm lớn trong Hồi giáo trong đó cừu được hiến tế nhớ đến hành động này. Cừu cũng đôi khi hy sinh để kỷ niệm sự kiện tôn giáo quan trọng trong nền văn hóa Hồi giáo, và dân Do Thái giáo cũng một lần hiến tế cừu như một Korban (hy sinh) cũng như các nghi lễ shofar - vẫn thấy một sự hiện diện trong truyền thống Do Thái hiện đại.
Trong Kinh Thánh kể về chuyện Chúa giáng sinh trong hang đá ngày lễ giáng sinh hình tượng các con thú vật đứng nằm chung quang đứa bé Giêsu được dựng bày chung quanh luôn có con Cừu cùng với con Lừa và con Bò là nhân chứng cho việc sinh đẻ này. Chúa Giêsu được mô tả như là kẻ chăn dắt với những con cừu là Kitô hữu hay còn gọi là con chiên. Tín đồ của Kitô giáo thường được gọi chung là một đàn chiên cần kẻ chăn dắt thông qua các dụ ngôn, một số thánh Kitô giáo được coi là người chăn chiên và thậm chí cả con cừu của chính mình, tức là tự chăn dắt, tự răn chính mình. Trong thuật ngữ Tin lành có chức danh Mục sư có nguồn gốc từ tiếng Latin là người chăn chiên, trong đó từ Mục có nghĩa là đồng.
Trong kinh thánh có kể câu chuyện khi Jacob lúc này làm nghề chăn cừu và trong một dịp, ông dến Haran, ông ta nhìn thấy một tốp các mục đồng đang chăn cừu và gặp cô con gái nhỏ nhắn là Rachel (tiếng Do Thái: רחל, phát âm: Raḥel, Rāḫēl, Rāḥēl, Raḥel, có nghĩa là cừu) con của Laban, người em họ đầu tiên của Jacob, Rachel đang làm việc chăn cừu và may mặc áo lông trừu. Trong thấy Rachel, Jacob yêu cô ngay lập tức, và sau đó một tháng Jacob cầu hôn Rachel.
Hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái giáo và Kitô giáo từ mấy ngàn năm nay. Chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi..." (Kinh Thương Xót). Trong Kinh Thánh còn cho thấy dê chính là vật cưng của Quỷ Satan (Baphomet).
Cừu được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa. Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con cừu trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng "Bê, chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa" (Lv 22:27). Ma-ri-a và Giu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.
Phương Tây.
Trong văn hóa đại chúng phương Tây, Cừu là biểu tượng quan trọng trong nhiều câu truyện, những câu nói ngụ ngôn như "Sói đội lốt cừu", hoặc những câu chuyện ngụ ngôn kể về sói và cừu. Câu chuyện "con cừu và con chó sói" của La Fontaine của Pháp đã mô tả nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu nhưng ông không nói đến sự thân thương của loài cừu.
Đếm cừu là một cách thức phổ biến để giúp ru ngủ người ta trò chơi này tồn tại từ lâu trong lịch sử, ngoài ra ở phương Tây còn có trò chơi nhảy cừu. Trong ngôn ngữ, thuật ngữ Cừu đen dùng để chỉ về một cá thể khác biệt trong một tập thể và gắn với nghĩa tiêu cực với các tai tiếng, nổi loạn, ương ngạnh, thuật ngữ này bắt nguồn từ sự hiện diện không điển hình và không mong muốn của cá nhân đen khác trong đàn cừu trắng. Người ta cũng dùng từ lóng là những con cừu ngoan ngoãn (sheeple) để chỉ về nông dân chấp nhận hoặc cam chịu các chính phủ độc đoán, Ngô Bảo Châu cũng từng phát biểu rằng:
Huy hiệu của khu tự quản Kujalleq mô tả đầu của một con cừu đực tượng trưng cho các trang trại nuôi cừu trong khu vực, một trong các lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế Kujalleq. Phần cao nhất bao gồm mặt trời và quốc kỳ Greenland. Cách phối màu tương tự như quốc kỳ. Huy hiệu được thông qua từ tháng 8 năm 2008.
Trong tiểu thuyết Trại súc vật của George Orwell có mô tả về những con cừu mà chúng có tầm hiểu biết hạn chế về tình hình nhưng lại mù quáng ủng hộ các lý tưởng của con heo mang tên Napoleon đầy dã tâm và tham vọng. Chúng thường nhắc đi nhắc lại câu ""bốn chân tốt, hai chân xấu" đã được nhồi sọ. Ở cuối truyện, một trong Bảy điều răn được sửa sau khi những con lợn đã học đi trên hai chân sau và câu nói của chúng đổi thành "bốn chân tốt, hai chân tốt hơn"". Những con lợn có thể dựa vào chúng để tiêu diệt bất kỳ sự phản kháng nào từ những con vật khác.
Ngoài ra còn có bộ phim Sự im lặng của bầy cừu (tiếng Anh: The Silence of the Lambs) là một bộ phim kinh dị được dàn dựng vào năm 1991 do Jonathan Demme đạo diễn với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh Jodie Foster, Anthony Hopkins, Scott Glenn, Anthony Heald và Ted Levine. Bộ phim được xây dựng dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Thomas Harris. Nhân vật gây ấn tượng nhất trong phim là bác sĩ Hannibal Lecter do Anthony Hopkins thủ vai.
Trong bộ phim Jacquou, người nông dân nổi dậy có hình ảnh các con cừu bay lên trước vó ngựa phi và họng súng của người nhà Nansac biểu hiện tự do vươn lên trước họng súng và sự chà đạp của những kẻ ác độc (đoạn La Ramée bị giết ở tập 5) và hình ảnh Jacquou khi bé bản cũ và Jacquou khi lớn bản mới đều ôm một con cừu trắng tinh khôi, biểu hiện hình ảnh đẹp trong sáng của nhân vật. Ở bản mới là hình ảnh Jacquou suy tư nhìn bên ngoài cửa sổ.
Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong số ít những quốc gia Đông Á chọn Cừu làm con vật may mắn thay dê, người Nhật chọn con Cừu là biểu tượng của năm mới tiếp theo, người Nhật coi đó là một biểu tượng của hòa bình và sự thịnh vượng. Họ cũng quan niệm rằng những người sinh ra trong năm của cừu là hào phóng, tốt bụng, và dễ dàng xúc động trước nỗi bất hạnh của người khác. Đây cũng là những người nhu mì, và hơi nhút nhát, mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ trong cuộc sống, họ xuất hiện đầy duyên dáng, nếu là nghệ sĩ, và tràn đầy năng lượng, sáng tạo, nếu là người lao động bình thường. Dường như mọi người sinh ra trong năm của cừu thường u sầu và đa cảm. Họ luôn luôn nhìn vào thế giới một cách thụ động, vì hiền lành nên dễ bị lợi dụng, nhạy cảm quá đỗi khiến bản thân bị phụ thuộc. Con người sinh ra trong năm của cừu là giỏi che đậy sự yếu đuối và hay khôn vặt.
Truyền thông.
Trong loạt phim Chú cừu Shaun dành cho trẻ em của Anh sản xuất bởi Aardman Animations, và ủy quyền bởi BBC và WDR được sản xuất theo công nghệ hoạt hình búp bê được coi là một thành công rất lớn trên toàn thế giới có mô tả về nhiều con cừu xinh xắn, như chú cừu Shaun là chú cừu thông minh nhất trong đàn. Shirley là một cô cừu ăn bất cứ thứ gì, lớn nhất trong đàn. Vì quá to béo nên cô thường bị mắc kẹt và cần những chú cừu khác đẩy hộ, kéo hoặc thậm chí lăn cô ra khỏi chỗ bị kẹt, thậm chí bằng cách sử dụng thiết bị điện ở vài tập phim. Shirley có giọng rất trầm.
Timmy là em họ của Shaun và là chú cừu con nhỏ nhất trong đàn. Chú thỉnh thoảng lại là trung tâm của vài chuyện rắc rối. May mắn là mẹ của chú là luôn ở đó để giữ cho chú được an toàn. Chú cũng là nhân vật chính của loạt phim Timmy Time. Mẹ của Timmy là cô cừu cái có mái tóc quăn, và đôi khi bất cẩn về nhiệm vụ của một bà mẹ (kể cả chuyện lấy Timmy làm cọ vẽ). Nhưng khi con cô bị lạc, cô ấy không nguôi ngoai cho đến khi Timmy an toàn trở về. Cô cũng là dì của Shaun và Đàn cừu là những chú cừu còn lại trong đàn. Chúng rất vui vẻ và ham chơi, thường tạo ra những trò nghịch ngợm, làm cho cả Bitzer và Shaun phải thu dọn chiến trường.
Một bộ phim hoạt hình khác của Trung Quốc có tên Cừu vui vẻ và Sói xám cũng nói về những con cừu dễ thương như Hỷ Dương Dương (Cừu Vui vẻ) là con cừu đực mang tên Cừu Vui vẻ là con cừu đầu đàn ở Thảo nguyên Xanh, cừu vui vẻ luôn luôn đeo chiếc chuông trên cổ và đi giày trắng. Cậu là học trò và trợ lý của trưởng thôn Cừu'. Mạn Dương Dương (Cừu Chậm chạp hay Cừu Trưởng thôn) là Trưởng thôn của bầy cừu. Ông là một con cừu uyên bác, là giáo viên của các cừu nhỏ tuổi. Ngoài ra ông còn là một nhà phát minh sáng suốt với phòng thí nghiệm dưới lòng đất. Khi đang phát minh đôi lúc ông có triệu chứng bác học điên. Trong một tập phim Sói xám đang lấy 'Cọng cỏ thông minh' mọc trên đầu khi suy nghĩ sâu xa. Ông chậm hơn cả một con ốc sên và đôi khi dùng nó để làm phương tiện đi lại. Cùng các nhân vật khác. | 1 | null |
Labyrinthodontia (Tiếng Hy Lạp nghĩa là "răng mê cung") là một phân lớp lưỡng cư tuyệt chủng, bao gồm một số loài động vật chiếm ưu thế vào cuối đại Cổ sinh và đầu đại Trung sinh (khoảng 360 đến 150 triệu năm trước). Nhóm này phát triển từ cá vây thùy ở kỷ Devon và là tổ tiên của tất cả động vật có xương sống bốn chân (Tetrapoda) còn sinh tồn. Như vậy nó tạo thành một cấp tiến hóa (một nhóm cận ngành) hơn là một nhóm tự nhiên (một nhánh).
Vì Labyrinthodontia không tạo thành một nhóm đơn ngành, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại đã từ bỏ thuật ngữ này. Tuy nhiên, một số vẫn tiếp tục sử dụng nhóm này trong phân loại của họ, ít nhất là không chính thức, trong khi chờ nghiên cứu chi tiết hơn về các mối quan hệ của chúng.
Các đặc điểm.
Labyrinthodontia đã phát triển thịnh vượng trong trên 200 triệu năm. Mặc dù các dạng ban đầu thể hiện sự biến động lớn, nhưng vẫn có một vài đặc điểm giải phẫu cơ bản làm cho các hóa thạch của chúng rất khác biệt và dễ dàng nhận ra trên thực địa: | 1 | null |
Câu chuyện cá heo là một bộ phim gia đình thuộc thể loại tự sự phát hành năm 2011 do Charles Martin Smith làm đạo diễn dựa theo kịch bản của Karen Janszen và Noam Dromi cùng cuốn sách cùng tên. Phim có sự tham gia của các diễn viên chính Nathan Gamble, Harry Connick, Jr., Ashley Judd, Kris Kristofferson và Morgan Freeman.
Cả cuốn sách và bộ phim đều lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật của "Winter", một con cá heo mũi chai được cứu sống vào tháng 12 năm 2005 bên bờ biển Florida và được Thủy cung hải dương Clearwater nhận nuôi. Winter đã không còn đuôi sau khi bị mắc vào một cuộn dây thừng nối với một cái bẫy cua và được lắp một chiếc đuôi giả thay thế.
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2013, hãng sản xuất cho biết đang lên kế hoạch thực hiện phần tiếp theo của bộ phim này.
Cốt truyện.
Những cảnh phim đầu tiên cho thấy một đàn cá heo đang bơi ngoài môi trường tự nhiên, theo sau chúng là một người bắt cua đang thả chiếc bẫy của mình xuống biển sau khi đã bắt xong hết cua trong đó ra.
Trong cảnh tiếp theo, Sawyer Nelson (Nathan Gamble) đang đạp xe dọc bờ biển thì gặp một ngư dân (Richard Libertini) nhờ giúp đỡ khi ông tìm thấy một chú cá heo mũi chai bị thương do mắc vào một cái bẫy cua. Hai người gọi hỗ trợ, và các nhân viên cứu hộ đến từ Bệnh viện Hải dương Clearwater do tiến sĩ Clay Haskett (Harry Connick Jr.) điều hành, đưa nó về chữa trị. Con gái của Clay là Hazel (Cozi Zuehlsdorff) đặt tên cho con cá heo là Winter ("Mùa đông"), sau khi hai con trước đó, Summer ("Mùa xuân") và Autumn ("Mùa thu"), đã được chữa khỏi thành công và thả về đại dương, do đó cô bé tin rằng đặt tên cá heo theo các mùa có thể giúp chúng lành lại. Cô cho phép Sawyer được tới xem Winter. Clay ban đầu không thích việc này bởi Sawyer chưa được huấn luyện về cách chăm sóc các động vật biển, nhưng sau khi để ý thấy Winter phản ứng tốt khi có Sawyer ở bên, ông đã cho phép cậu bé tới thăm nó. Không lâu sau đó, Sawyer, vốn đã phải đi học hè vì đã trượt hoặc suýt trượt tất cả các môn học trong năm, lại bỏ lớp hàng ngày để tới thăm Winter. Mẹ của Sawyer là Lorraine (Ashley Judd) phát hiện ra chuyện này, nhưng sau khi thấy việc có Winter làm bạn đã giúp cải thiện tâm trạng của Sawyer và khiến cậu bé vui vẻ hơn, một điều bà chưa từng thấy ở cậu bé kể từ khi bố cậu bỏ hai mẹ con năm năm về trước, bà đã cho cậu bé nghỉ học hè và đồng ý cho cậu làm tình nguyện viên ở bệnh viện.
Không may, đuôi của Winter bị thương nặng và phải cắt bỏ. Winter học bơi không không có đuôi bằng cách di chuyển ngang từ bên này sang bên kia như một con cá, nhưng sau khi chụp x-quang Clay để ý thấy việc di chuyển không theo quy luật tự nhiên này đã gây áp lực lên xương sống của nó; nếu cứ tiếp tục thì chú cá heo sẽ chết. Trong khi đó, anh họ của Sawyer là Kyle (Austin Stowell), một vận động viên bơi lội đã từng giành chức vô địch, trở về từ nghĩa vụ quân sự mà không còn chân phải sau một vụ nổ. Sawyer muốn Kyle tới xem Winter và rất mong được gặp anh ở bữa tiệc chào đón anh trở về của người cô, nhưng cậu đã rất buồn khi biết tin Kyle đã bỏ bữa tiệc và muốn được ở lại Trung tâm y tế của Bộ Cựu chiến binh địa phương. Sawyer và Lorraine tới thăm Kyle, khi đó anh đang cộng tác cùng Tiến sĩ Cameron McCarthy (Morgan Freeman) ở phòng thí nghiệm các vật dụng nhân tạo. Sawyer đã rất ngạc nhiên vì Kyle tỏ ra xấu hổ khi gặp họ và thậm chí còn đuổi họ đi, và điều đó đã vô tình khiến Sawyer rất khó chịu. Kyle đưa Sawyer đi dạo và nói với cậu về cái chân của anh mình. Và Sawyer sau đó đã nhờ Tiến sĩ McCarthy làm một chiếc đuôi giả cho Winter. Ông đồng ý tham gia dự án này trong kì nghỉ sắp tới của mình, và thuyết phục rằng công ty thiết bị nhân tạo của ông (Hanger Prosthetics and Orthotics, công ty đã cung cấp chiếc đuôi giả cho Winter ngoài đời thực) chắc chắn sẽ cung cấp thiết bị miễn phí cho họ. Tiến sĩ McCarthy đã làm một chiếc đuôi mẫu "tại nhà" trong khi đợi chiếc đuôi thật được chuyển đến; tuy nhiên, Winter đã quẫy, đập mạnh chiếc đuôi vào thành bể nước và làm hỏng nó.
Một thời gian ngắn sau đó ở bệnh viện, vốn đã gặp khó khăn về tài chính, lại bị phá huỷ nghiêm trọng do cơn bão LeRoy, và do đó ban điều hành đã quyết định đóng cửa bệnh viện, bán lại mảnh đất cho một nhà đầu tư bất động sản, và tìm chỗ ở mới cho các con vật, ngoại trừ Winter, do tình trạng hiện tại của nó nên chẳng ai muốn nhận nuôi và có thể sẽ phải gây chết có chủ ý. Tuy nhiên, sau khi tình cờ gặp một người mẹ và cô con gái (cô bé cũng phải mang chân giả), hai người đã nghe nói đến câu chuyện của Winter và lái xe suốt từ Atlanta tới để xem con cá, Sawyer đã nghĩ ra một ý tưởng và cũng là cơ hội cuối cùng của họ ("Ngày cứu Winter ") để cứu nguy cho cơ sở vật chất của công ty. Clay ban đầu không tin tưởng cậu bé và không chấp nhận ý tưởng này, nhưng anh đã nghĩ lại sau khi nói chuyện với bố mình là Reed (Kris Kristofferson). Kyle đồng ý tham gia cuộc thi với Donovan Peck, quán quân bơi lội hiện tại của địa phương, người theo sau anh ở trường trung học và đã phá hầu hết các kỷ lục bơi lội trước đó của anh, đồng thời liên hệ với một người bạn gái ở hãng tin Bay News 9 để quảng cáo cho sự kiện này.
Chiếc đuôi do công ty Hanger cung cấp cuối cùng cũng đã tới; tuy nhiên, cũng như lần trước, Winter không chấp nhận nó. Sawyer phát hiện ra rằng không phải Winter tìm cách gỡ bỏ cái đuôi; mà là phần nhựa gắn cái đuôi đã kích thích da nó - cậu đã so sánh việc này với việc chiếc dây an toàn có thể làm trầy xước da người. Tiến sĩ McCarthy làm một miếng lót phụ giống như keo (mà ông gọi là "WintersGel", đây cũng là tên ngoài đời của sản phẩm mà công ty Hanger sử dụng để gắn chân/tay giả, thứ đã được phát triển trong quá trình nghiên cứu với Winter). Khi Winter được gắn chiếc đuôi giả mới này, ban đầu nó vẫn tìm cách loại bỏ nó nhưng cuối cùng đã có thể chấp nhận chất nhựa và chiếc đuôi mới này.
Vào Ngày cứu Winter, Winter được thả xuống một con sông cho sự kiện và giáo viên lớp học hè trước đó của Sawyer đã khen ngợi cậu về những gì cậu đã làm ở bệnh viện, cho phép Sawyer đỗ tất cả các lớp học hè mặc dù không tới trường. Người ngư dân phát hiện ra Winter đầu tiên đã đặt 40 USD vào hòm ủng hộ và nói rằng, "Winter và tôi là bạn cũ." Ban điều hành tưởng rằng thương vụ với nhà đầu tư bất động sản thế là đã xong; tuy nhiên nhà đầu tư đó đã đến tham gia sự kiện này cùng với các cháu của mình, đồng ý tiếp tục mở cửa bệnh viện và nói rằng ông sẽ hỗ trợ tài chính cho họ. Kyle và Donovan Peck thi đấu trên sông, và sau đó Kyle đã giành chiến thắng (với sự giúp đỡ của Winter). Sawyer sau đó đã nhảy xuống sông cùng bơi với chú cá heo của mình.
Cuối phim là những cảnh quay tư liệu về những ngày cứu chữa cho Winter ngoài đời thực; và dòng chữ nói rằng hiện giờ nó rất hạnh phúc và khoẻ mạnh. Cùng với đó đoạn phim đã chiếu một số chiếc đuôi giả mà Winter sử dụng, cùng với hình ảnh những người bị khuyết tật chân tay tới thăm Winter tại Thủy cung hải dương Clearwater.
Sản xuất.
"Dolphin Tale" được quay bằng công nghệ 3D nguyên bản (bản phim gốc vốn đã ở định dạng 3D). Phim được quay chủ yếu ở hạt Pinellas, Florida với địa điểm chính xung quanh ngôi nhà của Winter, Thủy cung hải dương Clearwater. Các điểm quay phụ trong phim bao gồm: Admiral Farragut Academy, Honeymoon Island, Tarpon Springs, và đài tin tức địa phương Bay News 9.
Phát hành.
"Dolphin Tale" được phát hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2011 ở khu vực Bắc Mỹ bởi Warner Bros. Pictures và Alcon Entertainment. Bộ phim được chiếu ở cả hai định dạng Real D 3D và 2D.
Phim được phát hành trên đĩa DVD và Blu-ray vào ngày 20 tháng 12 năm 2011.
Doanh thu phòng vé.
Bộ phim mở đầu ở vị trí thứ 3 với doanh thu 19,2 triệu USD sau phiên bản phát hành lại dưới định dạng 3D của phim "Vua sư tử" và phim "Moneyball". Đến dịp cuối tuần thứ hai, bộ phim vươn lên đứng vị trí thứ nhất, chỉ suy giảm 27%, và thu về 13,9 triệu USD. Tính đến ngày 5 tháng 1 năm 2012, bộ phim đã mang về tổng cộng 72.070.473 USD ở Hoa Kỳ và Canada cùng với 17.594.373 USD toàn cầu, đưa doanh thu trên toàn thế giới của bộ phim lên mức 89.664.846 USD.
Phản hồi.
Bộ phim nhận được những đánh giá rất tích cực từ các nhà phê bình, và đã gây ngạc nhiên lớn bởi trước đó phim không được cho là sẽ hấp dẫn cho lắm. Trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes thống kê rằng 83% trong tổng số 102 nhà phê bình đã dành cho bộ phim phản hồi tích cực, với điểm số trung bình là 6,5 trên 10. Metacritic, hãng chuyên cho điểm trung bình cho các phim trên thang điểm 100 dựa trên các bài đánh giá của các nhà phê bình chính thống, đã cho bộ phim 64 điểm dựa trên 30 phản hồi. Blake Wilson, tác giả của trang blog phê bình phim "Movies Taken Seriously", cho bộ phim 4 sao, nhận xét rằng "Làm ấm lòng khán giả, gây ấn tượng sâu sắc và có cách kể chuyện khéo léo, "Câu chuyện cá heo" là một trong số ít những bộ phim gia đình xuất sắc trên mọi bình diện ".
Giải thưởng.
Giải thưởng sự lựa chọn của người xem lần thứ 38 - Biểu tượng phim được yêu thích (Morgan Freeman, đoạt giải).
Giải Saturn lần thứ 38 - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Harry Connick Jr.), Kịch bản hay nhất (Bob Engleman) (Đề cử).
Phần tiếp theo.
Phần tiếp theo của bộ phim có tên gọi "Dolphin Tale 2" sẽ được phát hành vào ngày 19 tháng 9 năm 2014.
Ý tưởng của phần sau tập trung vào một chú cá heo con có tên là Hope (Hy vọng) cũng cư trú ở Thủy cung hải dương Clearwater, được tìm thấy sau khi bộ phim đầu tiên được sản xuất.
Hãng phim thông báo về kế hoạch cho phần sau này vào ngày 18 tháng 6 năm 2013.
Các diễn viên và nhóm sản xuất chính thức bắt đầu quay phim vào ngày 7 tháng 10 năm 2013. | 1 | null |
Chenoprosopus là một chi lưỡng cư Temnospondyli. Chenoprosopus giống với chi châu Âu, Archegosaurus.Loài lưỡng cư tìm thấy ở Hoa Kỳ, Chenoprosopus giống nhất Cacops mặc dù nó khác nhau bởi lỗ mũi nhỏ hơn và mông của chúng.
"Chenoprosopus milleri".
Năm 1911, Paul Miller phát hiện ở New Mexico một phần của hộp sọ của một loài mới Chenoprosopus và cho nó cái tên Chenoprosopus milleri.Hộp sọ dài và hẹp, dài 28 cm (11.0 in) và rộng 5,4 cm (2,1 in).Răng cứng và có hình nón, hơi uốn ngược và dài khoảng 19 mm (0,7 in).Một đốt sống đơn cũng đã được tìm thấy tại vùng đó và đốt sống giống như các đốt sống của Diadectes. | 1 | null |
Aphaneramma là một chi lưỡng cư tuyệt chủng. Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, và lên đến 2 m (7 ft), với một hộp sọ dài 23 cm. Hàm Aphaneramma rất dài, giống như Cá sấu Ấn Độ và có răng nhỏ. Thích ứng này cho thấy nó có thể đã săn đuổi cá. | 1 | null |
Đĩa quảng bá (tiếng Anh: "promotional recording" hay "promo") là bản ghi âm thanh hoặc video được phân phối miễn phí nhằm mục đích quảng bá, xúc tiến cho một đĩa hát sắp sửa ra mắt trên thị trường. Thường thì hãng đĩa sẽ gửi trực tiếp đĩa quảng bá đến các đài phát thanh, đài truyền hình, DJ, nhà báo viết về âm nhạc trước khi sản phẩm thương mại ra mắt với hy vọng kích thích sự quan tâm của công chúng đối với sản phẩm của mình.
Đĩa quảng bá thường được phân phối dưới dạng không kèm bìa đĩa hay những thứ liên quan có trên đĩa thương phẩm. Trên đĩa hay có dòng chữ: "Chỉ cấp phép để dùng cho mục đích quảng bá. Cấm bán lại." Trên đĩa có thể còn ghi chú rằng đĩa quảng bá vẫn là tài sản của nhà phân phối và có thể bị thu hồi khi có yêu cầu.
Phân loại.
Đĩa đơn quảng bá.
Đĩa đơn quảng bá (tiếng Anh: "promotional single" hay "promo single") là đĩa đơn được hãng thu âm gửi đến đài phát thanh, hộp đêm, các ấn phẩm viết về âm nhạc và các cơ sở truyền thông khác nhằm mục đích quảng bá sản phẩm đĩa đơn hoặc album sắp ra mắt. Bên ghi âm có thể phát hành đĩa đơn quảng bá ngay cả khi không bán đĩa đơn chứa bài hát trong đĩa đơn quảng bá ra thị trường, thường là trong trường hợp đĩa đơn quảng bá đó có nhiệm vụ quảng bá cho cả album.
"Buzz single" và "advance single".
"Buzz single" hoặc "advance single" là một "track"/bài hát quảng bá do hãng đĩa phát hành trước khi album do họ sản xuất ra mắt. (Các) bài hát sẽ được phát hành theo thứ tự nhằm thu hút sự chú ý. Thông thường, "buzz single" không được gửi đến đài phát thanh dưới hình thức đĩa đơn quảng bá, mặc dù điều này không ngăn đài phát thanh phát sóng bài hát đó. Có lúc người ta không đưa "buzz single" vào album.
"Acetate" và "test pressing".
Trong quá khứ khi chưa có các định dạng đĩa khác ngoài đĩa vinyl thì loại đĩa quảng bá được gọi là "acetate". Đây là loại đĩa vinyl rẻ tiền và kém chất lượng, sản lượng rất thấp. Thường thì số đĩa này chỉ là đĩa "test pressing" (tức loại đĩa được dùng để kiểm tra chất lượng đĩa làm ra khi sản xuất hàng loạt đĩa khác).
Tham khảo.
<ref>https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đĩa_quảng_bá&oldid=64138418" | 1 | null |
Bad Arolsen (cho tới 1997 Arolsen, "Bad" tiếng Đức có nghĩa nơi dưỡng bệnh, và nghỉ mát) là một thị xã nằm phía Bắc của Hessen, Đức, tại huyện Waldeck-Frankenberg. Từ 1655 cho tới 1918 đó là nơi cư trú của công tước Waldeck-Pyrmont và cho tới 1929 là thủ đô của nước độc lập Waldeck, cho tới khi nước này nhập vào nước Phổ.
Tên "Arolsen" có nguồn gốc từ tên của chủng viện Aroldessen ngày xưa của các ni cô Augustiner mà đã được thành lập vào năm 1131. | 1 | null |
Hứa Chi (chữ Hán: 许芝, ? - ?), quan viên tập đoàn quân phiệt Tào Ngụy cuối đời Hán, đầu đời Tam Quốc.
Cuộc đời.
Không rõ quê quán, năm sinh, năm mất của Hứa Chi. Cuối đời Hán, Hứa Chi làm Thái sử thừa (cấp phó của Thái sử lệnh, thuộc Thái Thường tự, chuyên trách thiên văn, lịch pháp).
Tháng 11 năm 220, Hứa Chi đã trình bày cách lý giải về lời sấm vĩ "Đại Hán giả, đương đồ cao" (tạm dịch: thay nhà Hán, là chỗ cao ở trên đường) với Ngụy vương Tào Phi, qua đó khẳng định: "chỗ cao ở trên đường là Hứa Xương", thay nhà Hán là nhà Ngụy . Việc này tạo điều kiện cho Tào Phi bức Hán Hiến đế thiện vị, lên ngôi hoàng đế, tức là Ngụy Văn đế.
Năm 223, Tào Phi lệnh cho Hứa Chi, khi ấy đã làm đến Thái sử lệnh, cùng Vương Lãng, Hoa Hâm, Trần Quần, Gia Cát Chương gửi thư khuyên hàng Gia Cát Lượng, không thành công . | 1 | null |
Doxofylline (INN), (cũng được biết đến dưới tên doxophylline) là một loại thuốc dẫn xuất từ xanthine thường dùng để điều trị bệnh hen phế quản.
Thuốc có tác dụng chống ho và làm giản phế quản , nguyên lý tác động của thuốc đóng vai trò như một chất ức chế phosphodiesterase.
Từ các nghiên cứu trên người và động vật cho thấy, doxophylline có tác động tương tự như theophylline nhưng các tác dụng phụ giảm đáng kể.
Không như các dẫn xuất khác từ xanthines, doxofylline không có ái lực đặc hiệu với các thụ thể adenosine và không gây kích ứng. Điều này cho thấy tác dụng chống hen phế quản thông qua một cơ chế khác, có thể là do tác động lên phosphodiesterase. | 1 | null |
Liguasan Marsh ("Ligawasan Marsh") là một đầm lầy lưu vực sông Mindanao ở phía Nam đảo Mindanao, Philippines.
Đây là vùng đầm lầy lớn nhất ở Mindanao và một trong những vùng đầm lầy lớn nhất tại Philippines. Nó bao phủ một diện tích khoảng 288.000 ha. Đây là một khu vực rộng lớn và phức tạp với hệ sinh thái cửa sông, hồ nước ngọt, ao và đất canh tác bị ngập lụt theo mùa trong lưu vực sông Mindanao. Nơi đây đã được Philippines đưa vào danh sách các di sản dự kiến trình UNESCO công nhận là di sản thế giới. | 1 | null |
Coron là hòn đảo lớn thứ ba trong quần đảo Calamian ở miền bắc Palawan, Philippines. Hòn đảo này là một phần của thành phố cùng tên. Nơi đây nằm cách Manila khoảng 170 hải lý (310 km) và được biết đến với nhiều xác tàu chiến của Nhật Bản bị đắm trong Thế chiến II. Hòn đảo này cũng là một phần của vùng đất tổ tiên của người bản xứ Tagbanwa.
Xung quanh các đảo đá vôi là các xác tàu đắm, nhiều trong số đó dài tới 80 feet (24 m). Coron là một trong những điểm tham quan nhiều nhất cho các chuyến lặn biển ở Philippines. Khách du lịch tới đây để khám phá thiên nhiên cùng các chuyến lặn ngắm nhìn các xác tàu được tìm thấy ở độ sâu tối thiểu từ 10–30 m cho tới 120–140 feet (37–43 m), nhiều nhất là trong phạm vi từ 60–80 feet.
Hòn đảo có thiên nhiên đẹp với những hang động, đảo đá vôi, rạn san hô, làn nước xanh biếc và gần như là không có sóng cùng hệ động thực vật đa dạng tạo ra bầu không khí trong lành. Khu vực cũng được tạp chí Forbes liệt kê vào danh sách 10 khu vực lặn biển tốt nhất thế giới. | 1 | null |
Rạn san hô Apo là một loạt các rạn san hô có diện tích 34 km vuông, trong vùng biển Sulu của tỉnh Tây Mindoro, Philippines. Nó chính là hệ thống rạn san hô đá ngầm lớn thứ hai thế giới và lớn nhất tại Philippines. Các rạn san hô và các vùng biển xung quanh của nó được quản lý như là một vườn quốc gia, còn một phần của rạn san hô thuộc dự án Công viên tự nhiên Apo.
Tự nhiên.
Rạn san hô Apo có thể được tìm thấy ở khoảng cách 33 km về phía tây, ra khỏi bờ biển giữa phía tây hòn đảo Mindoro của Philippines. Hai rạn san hô riêng biệt tạo nên hệ thống đảo và rạn san hô. Hai rạn san hô được ngăn cách bởi một khu vực nước sâu chừng 30 mét. [ 1 ] Trong ranh giới của rạn san hô có rất nhiều các môi trường sinh thái. Bên cạnh các rạn san hô thì còn có cỏ biển, tảo biển và rừng ngập mặn có mặt trên và xung quanh các rạn san hô.
Bảo tồn.
Vùng biển của rạn san hô Apo được bảo vệ trong khu vực vườn quốc gia có diện tích 274,69 km 2 của rạn san hô và khu vực xung quanh của nó. Trong tổng diện tích thì có 157,92 km 2 là thuộc Công viên tự nhiên Apo trong khi phần còn lại có diện tích 116,77 km 2 tạo thành một vùng đệm xung quanh vườn quốc gia.
Về mặt chính trị, các rạn san hô nằm trong vùng biển thuộc tỉnh Mindoro Occidental, trong khu vực IV-B của Philippines. Nó được quản lý trực tiếp bởi chính quyền địa phương của khu đô thị Sablayan.
Ban đầu, rạn san hô Apo lần đầu tiên được chính thức tuyên bố là "công viên hải dương" dưới thời tổng thống Philippines Ferdinand Marcos vào năm 1980. Điều này được tiếp nối với việc chính quyền địa phương Sablayan tuyên bố các rạn san hô là "Khu du lịch và Khu bảo tồn biển" ba năm sau đó. Năm 1996, toàn bộ rạn san hô được công nhận là công viên tự nhiên bởi chủ tịch Fidel Ramos.
Trong năm 2006, Cục động vật hoang dã và khu bảo tồn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO để xem xét công nhận rạn san hô trở thành một di sản thế giới.
Sau một cuộc khảo sát địa phương của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, câu cá tại các rạn san hô đã bị cấm bởi chính phủ Philippines trong tháng 9 năm 2007. Công viên biển sẽ được mở cho khách du lịch để tạo ra kinh phí giúp bảo vệ rạn san hô cũng như cung cấp một việc làm thay thế cho hàng trăm ngư dân trong khu vực. | 1 | null |
Maximiliansbrücke là một cầu vòm bắc ngang sông Isar tại München.
Vị trí.
Cầu nằm ở vùng Lehel dẫn đường Maximilianstraße qua sông Isar tới Maximilianeum.
Phần phía Tây của cầu, cầu Maximilian Trong, nối bờ phía Tây của Großen Isar với đảo Prater. Phần phía Đông của cầu, cầu Maximilian Ngoài, từ đảo Prater chạy ngang qua Kleine Isar và Auer Mühlbach. | 1 | null |
Đảo Busuanga là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Calamian thuộc Palawan ở Philippines. Đảo Busuanga trên thực tế, là hòn đảo lớn thứ hai trên địa bàn tỉnh này sau đảo Palawan. Hòn đảo này nằm giữa các đảo Mindoro và Palawan với Biển Đông nằm ở phía tây và biển Sulu về phía đông nam. Phía nam của hòn đảo là hai hòn đảo lớn khác của nhóm đảo Calamian: Đảo Culion và đảo Coron.
Phía tây của hòn đảo này thuộc khu đô thị Busuanga và phía đông, chiếm 2/3 thuộc về đô thị Coron.
Đảo Busuanga chủ yếu được biết đến như một địa điểm lặn giải trí, có hai xác tàu chiến Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II bị đánh chìm bởi hải quân Mỹ trong Vịnh Coron, một điểm neo đậu tự nhiên gần trung tâm thị trấn Coron, vào ngày 24 tháng 09 năm 1944. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các đảng phái chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vì Lào là một nước độc đảng, nên điều này có nghĩa rằng chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới được phép nắm giữ quyền lực thực sự dựa theo hiến pháp. Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước đóng vai trò là một tổ chức quần chúng liên kết với đảng và được giao nhiệm vụ liên quan đến công dân ngoài đảng trong chính phủ và vấn đề văn hóa. | 1 | null |
Đảo Alabat là một hòn đảo của quần đảo Philippines, thuộc tỉnh Quezon, khu vực Calabarzon, nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam đảo Luzon. Hòn đảo này có diện tích 192 km2 (74 mi2) và dân số 41.822.
Đảo Alabat có 3 đô thị, Perez ở phía Bắc, thị trấn Alabat nằm trung tâm và Quezon ở phía Nam đảo.
Hòn đảo này nằm trong vịnh Lamon và (dài 33 km) có một rìa rừng ngập mặn rộng lớn dọc theo bờ biển phía tây nam của đảo, với hàng trăm ha bãi bùn gian triều lộ ra khi thủy triều xuống. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn ban đầu đã bị suy thoái hoặc bị phá hủy hoàn toàn để xây dựng những ao, đìa nuôi cá và nuôi tôm.
Alabat có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa không khô lắm, nhưng một thời gian rất rõ rệt có lượng mưa tối đa từ tháng 10 đến tháng Giêng. | 1 | null |
Đảo Babuyan (đôi khi được gọi là Babuyan Claro) là hòn đảo lớn nhất và ở cực Bắc của quần đảo Babuyan trong eo biển Luzon ở phía bắc của đảo Luzon của Philippines. Toàn bộ hòn đảo tạo thành barangay "Babuyan Claro", một phần của khu đô thị Calayan thuộc tỉnh Cagayan. Đảo có dân số 1.423 theo Tổng điều tra năm 2010. | 1 | null |
Chuyến bay 363 của Tatarstan Airlines là một chuyến bay thường lệ nội địa vận chuyển hành khách bằng máy bay Boeing 737-500 của Tatarstan Airlines. Chuyến bay này xuất phát từ Moskva đi Tatarstan và rơi ngày 17 tháng 11 năm 2013.
Chiếc Boeing 737-500 gặp nạn tại thành phố Kazan, vào lúc 15h25 GMT, máy bay nổ tung sau cú va chạm mạnh với mặt đất khi cố hạ cánh không thành công. Ít nhất có 50 người, trong đó có 44 hành khách và 6 phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Sau khi lao xuống đất và phát nổ, chiếc máy bay bốc cháy. Sau 1 giờ đồng hồ các xe cứu hỏa mới có thể khống chế ngọn lửa.
Tai nạn khiếm sân bay bị đóng cửa tạm thời.
Chiếc máy bay có số đăng ký VQ-BBN và đã hoạt động 23 năm.
Trong số nạn nhân tử nạn có Irek Minnikhanov, 24 tuổi, con trai của tổng thống Tatarstan và ông Alexander Antonov, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia của Cộng hòa Tatarstan.
Máy bay bị nạn.
Chiếc máy bay có số đăng ký VQ-BBN và đã hoạt động 23 năm. Ban đầu máy bay được giao cho Euralair ngày 13 tháng 7 năm 1990. Sau đó chiếc máy bay được đăng ký bởi Air France của Pháp ngày 1/6/1992 và sau đó nó luân chuyển qua các hãng hàng không ở Uganda ngày 15/7/1995, hãng Rio Sul của Brazil năm 2000, rồi chuyển cho các hãng hàng không của Romania và Bulgaria
Phản ứng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ "sự cảm thương sâu sắc với người thân của những nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ máy bay ở sân bay Kazan. Ông Putin gọi đây là một "bi kịch khủng khiếp".
Ngày 18/11/2013, Tatarstan đã tiến hành treo cờ rủ. Các kênh truyền hình và đài phát thanh địa phương được đề nghị hủy phát sóng tất cả chương trình giải trí. | 1 | null |
Vụ án H122 là một vụ án gián điệp tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1948, xảy ra khi cơ quan an ninh Việt Nam thu được một báo cáo của một gián điệp với bí danh H122. Báo cáo của gián điệp này đã cho Pháp biết kế hoạch quân sự Thu - Đông của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Báo cáo cho thấy gián điệp là một cán bộ cao cấp trong Liên khu Việt Bắc. Trong một tháng sau đó, hàng trăm cán bộ và dân thường đã bị bắt và thẩm vấn trong quá trình truy quét gián điệp H122. Dưới sự tra tấn và ép cung, nhiều người đã khai rằng họ là điệp viên của Phòng Nhì do Pháp cài vào hay là thành viên của các tổ chức "phản động" như Việt Nam Quốc dân Đảng hay Đại Việt Quốc dân đảng.
Với việc bắt bớ diễn ra làm liên lụy đến nhiều người gây hoang mang nhiều đơn vị, Trần Đăng Ninh được trao nhiệm vụ điều tra tường tận vụ án. Vụ án kết thúc sau khi Trần Đăng Ninh kết luận rằng đây chỉ là một kế hoạch ly gián của Pháp nhằm gây chia rẽ nội bộ, như đã diễn ra. Đến nay, phía Pháp vẫn chưa thừa nhận có kế hoạch ly gián này. | 1 | null |
Hãng hàng không Tatarstan (; ; ) là một hãng hàng không có trụ sở ở Kazan, Tatarstan, Nga. Hãng được lập năm 1993 và là hãng hàng không khu vực của Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga. Hãng bắt đầu có tuyến bay thường lệ năm 1999. Hiện hãng đang có 9 chiếc máy bay.
Hãng có các chuyến bay thường lệ vận chuyển hành khách đến các thành phố Nga (Moskva, Sankt-Peterburg, Makhachkala) và các điểm đến quốc tế: Baku, Dushanbe, Yerevan, Tashkent, Khujand, Istanbul, Praha và Tel Aviv.
Hãng cũng có các tuyến bay thuê chuyến đi Bulgaria, Nga, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.Nhưng đến 2014 hãng đã chính thức nộp đơn xin phá sản sau vụ tai nạn của chiếc boeing 737-53a ngày 13/11/2013 khiến 50 người chết (all)
Tai nạn và sự cố.
Ngày 17/11/2013, chuyến bay 363 của Tatarstan Airlines rơi khi cố gắng hạ cánh không thành công ở sân bay này. Máy bay bốc cháy và khiến 50 người trên máy bay thiệt mạng.
Đội bay.
Airbus a319-114 4
Boeing 737-53a 2
Tupolev tu-154m 2
Yakovlev yak-42 1 | 1 | null |
Khujand (tiếng Tajik: Хуҷанд, خجند; tiếng Uzbek: Хўжанд, Xoʻjand; tiếng Nga: Худжанд Khudzhand), tên cũ là Khodjend hoặc Khodzhent cho đến năm 1936 và Leninabad (Leninobod, Ленинобод, لنینآباد) cho tới năm 1991, là thành phố lớn thứ nhì ở Tajikistan. Thành phố tọa lạc bên sông Syr Darya tại cửa vào Thung lũng Fergana. Thành phố có dân số 149.000 người (điều tra dân số năm 2000), giảm từ mức 160.000 người vào năm 1989. Thành phố cũng là thủ phủ của tỉnh cực bắc của Tajikistan, nay gọi là Sughd.
Khí hậu.
Khujand có khí hậu sa mạc (phân loại khí hậu Köppen "BWk") với mùa hè dài và nóng trong khi mùa đông ngắn và mát. Lượng mưa thấp, chủ yếu rơi vào mùa thu và mùa đông.
Thành phố kết nghĩa.
Khujand kết nghĩa với: | 1 | null |
Julien Kang (Tiếng Hàn: 줄리엔 강, sinh ngày 11 tháng 4 năm 1982) là nam diễn viên có cha là người Hàn Quốc và mẹ là người Pháp. Anh là em trai của võ sĩ Denis Kang.. Anh trở nên nổi tiếng với vai cùng tên Julien trong series nổi tiếng "Gia đình là số 1" "phần 2 và phần 3." Vào tháng 5 năm 2012, Kang đóng vai phản diện với Ryu Shi-won là Kang Gu-ra, là một phi công đối đầu với Ryu Seung-hyuk trong phim "Goodbye Dear Wife" của kênh A.
Tiểu sử.
Julien Kang sinh ngày 11 tháng 4 năm 1982 tại Quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp nằm ở phía đông Canada, có cha là người Hàn Quốc và mẹ là người Pháp. Sau đó gia đình anh nhập cư vào Canada khiến anh sở hữu hai quốc tịch Pháp và Canada. Vì lớn lên ở Canada, anh ấy tự giới thiệu mình là người Canada và có bản sắc Canada mạnh mẽ. Anh tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Công nghệ sinh học tại Trinity College Dublin ở Ireland. Ban đầu, anh dự định sống bình thường ở Canada sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, nhìn thấy người anh trai Denis Kang, một võ sĩ võ thuật tổng hợp, làm việc ở Hàn Quốc-nơi cha anh đang ở, anh bắt đầu mong muốn được làm việc ở đất nước của cha mình. Cuối cùng, Julien đã hoạt động với công việc người mẫu và ra mắt như một người nổi tiếng ở Hàn Quốc.
Hoạt động khác.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2012, Kang cùng với nữ diễn viên "Yoon Se-ah", bắt đầu quá trình chuyển đổi giữa Mùa 3 và Mùa 4 của "We Got Married". Cặp vợ chồng ảo này được người hâm mộ đặt tên là "Cặp đôi KangYoon" và "Cặp đôi Juliah", chuyển đến ngôi nhà #1 trong làng Kết hôn mới. Kang được bầu làm trưởng làng bởi các cặp hiện tại. | 1 | null |
Bekas-Auto là loại súng shotgun bán tự động do nhà máy cơ khí Molot tại Vyatskie Polyany, Kirov Oblast, Nga chế tạo. Súng được phát triển cho thị trường dân sự xuất hiện trên thị trường từ năm 1997 với mục đích chủ yếu là thể thao và săn bắn cũng như để tự vệ. Súng trở nên được biết đến nhiều bởi các thợ săn và những người quan tâm đến sự an toàn cá nhân vì nó rất thoải mái khi cầm, khá rẻ và đáng tin dù ống đạn hơi ngắn.
Súng được phát triển từ KS-23 vốn cũng là loại shotgun khá nổi trong giới săn bắn nhưng sử dụng đạn 16 gauge được sản xuất năm 1997. Vì thế Bekas-Auto cũng được sản xuất với hai cỡ đạn là 12 và 16 gauge.
Thiết kế.
Với cơ chế nạp đạn bằng khí nén thì khi bắn một lượng khí nén sẽ được trích ra để một bộ phận chuyển động dạng pít ton ở phần đầu ống đạn hoạt động. Khi bắn một lượng khí nén sẽ được trích ra để đẩy pít ton về phía sau, pít ton này nối với các bộ phận nạp đạn giống như hoạt động kiểu bơm nên khi lùi về phía sau súng sẽ tự động lên đạn giống như nạp đạn kiểu bơm mà không cần kéo cần. Khi pít ton lùi về một khoảng đủ nó sẽ mở van xả khí nén để để áp lực trong pít ton trở lại bình thường và pít ton được đẩy trở lại chỗ cũ để chuẩn bị bắn viên đạn tiếp theo tiếp tục chu kỳ nạp đạn mới. Khi hết đạn khe nhả vỏ đạn sẽ được giữ mở và xạ thủ có thể nạp một viên đạn vào khe nhả vỏ đạn này sau đó nhấn một nút phía bên tay phải thân súng để súng nạp viên đạn này vào nòng chuẩn bị bắn, cách nạp đạn này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hay để súng có thể mang thêm một viên đạn.
Hệ thống khóa gồm hai phần một miếng khóa ở thoi nạp đạn và một móc ở nòng súng, khi phần nhô ra của miếng khóa chống vào móc nó sẽ làm miếng khóa gập xuống khóa vào trong móc. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Nòng súng có thể thay nhanh chóng với các nòng có chiều dài khác nhau. Bộ phận điều phối lực ra của nòng súng có thể thay đổi cho nhau. | 1 | null |
Temnospondyli (từ tiếng Hy Lạp τέμνειν (temnein, "cắt") và σπόνδυλος (spondylos, "xương sống")) là một bộ đa dạng động vật bốn chân, thường được coi là động vật lưỡng cư nguyên thủy, phát triển mạnh trên toàn thế giới vào thời gian kỷ Cacbon, kỷ Permi và kỷ Trias. Một số loài tiếp tục sinh tồn cho đến kỷ Phấn trắng. Hóa thạch đã được tìm thấy trên khắp các châu lục. Trong khoảng 210 triệu năm lịch sử tiến hóa, chúng thích nghi với một loạt các môi trường sống, bao gồm cả nước ngọt, trên mặt đất, và môi trường biển, thậm chí cả ven biển. Lịch sử cuộc sống của chùng cũng được tìm hiểu, với hóa thạch được biết đến từ giai đoạn ấu trùng, biến thái, và trưởng thành. Hầu hết temnospondyli sống bán thủy sinh, mặc dù một số đã gần như hoàn toàn sống trên mặt đất, trở về nước chỉ để sinh sản. Temnospondyli là một trong số các vật có xương sống đầu tiên hoàn toàn thích nghi với cuộc sống trên đất liền. Mặc dù Temnospondyli được coi là động vật lưỡng cư, nhiều thành viên có các đặc điểm, chẳng hạn như vảy, móng vuốt, và giáp như tấm xương, giúp tách biệt chúng với các loài lưỡng cư hiện đại.
Temnospondyli đã được biết đến từ đầu thế kỷ 19, và ban đầu được cho là bò sát. Chúng được mô tả tại các thời điểm khác nhau như Batrachia, Stegocephalia, và Labyrinthodontia, mặc dù những tên này bây giờ ít được sử dụng. Các giả thuyết khác nhau cho rằng hoặc Temnospondyli, hoặc một nhóm lưỡng cư thời kỳ đầu khác là Lepospondyli, là tổ tiên của động vật lưỡng cư hiện đại, thậm chí đôi khi xem cả hai đều là tổ tiên của lưỡng cư hiện tại (bộ Không chân xuất phát từ Lepospondyli, còn bộ Không đuôi và bộ Có đuôi xuất phát từ Temnospondyli).
Lịch sử tiến hóa.
Kỷ Cacbon và đầu kỷ Permi.
Temnospondyli xuất hiện vào đầu kỷ Cacbon, khoảng 330 triệu năm trước (Mya). Trong suốt kỷ Cacbon, Temnospondyli gồm các dạng cơ bản kích thước trung bình, như "Dendrerpeton" hoặc dạng bán thủy sinh cỡ lớn ("Cochleosaurus"). Số khác, phát triển hơn, ví dụ Amphibamidae, nhỏ hơn và thích nghi nhiều hơn với đời sống trên cạn. Những sinh vật này bề ngoài giống bộ Có đuôi, vài đơn vị phân loại, như chi "Branchiosaurus", còn có mang ngoài giống axolotl hiện đại. Vào cuối kỷ Cacbon và đầu kỷ Permi (khoảng 300 Mya), nhiều nhóm, ví dụ Dissorophidae và Trematopidae tiến hóa mạnh, các chi và cột sống khỏe thích hợp cho đời sống cạn, số khác như Eryopidae, phát triển thành sinh vật săn mồi bán thủy sinh lớn. Dvinosauria, một nhóm temnospondylia nhỏ, tiến hóa từ các tổ tiên trên cạn vào cuối kỷ Cacbon.
Cuối kỷ Permi.
Vào cuối kỷ Permi, hạn hán tăng nhanh và sự đa dạng hóa của động vật bò sát làm các Temnospondyli trên cạn suy giảm, nhưng các loài bán thủy sinh và thủy sinh tiếp tục tiến hóa, như chi "Melosaurus" lớn ở đông Âu. Nhóm Archegosauridae, phát triển mỏ dài và bề ngoài giống cá sấu. "Prionosuchus" của Archegosauridae tại Brazil là chi động vật lưỡng cư lớn nhất được biết đến, dài 9 m.
Đại Trung Sinh.
Temnospondyli tiếp tục thành công và đa dạng hóa vào cuối kỷ Permi (260.4 - 251.0 Mya), một nhóm lớn tên Stereospondyli trở nên lệ thuộc hơn vào đời sống dưới nước. Cột sống yếu hơn, các chi nhỏ, hộp sọ lớn và dẹp, và mắt hướng lên trên. Trong thời kỳ kỷ Trias, những động vật này thống trị hệ sinh thái nước ngọt. Trias sớm (251.0 - 245.0 Mya) một nhóm lưỡng cư ăn cá mõm dài, Trematosauroidea, thậm chí thích nghi với đời sống biến. Một nhóm khác, Capitosauroidea, gồm những sinh vật từ vừa tới lớn , với hộp sọ dẹp và dài, có thể lơn một mét ở "Mastodonsaurus". Những loài này dành gần như cả đời của chúng ở dưới nước để tìm mồi.
Phân loại.
Ban đầu, Temnospondyli được phân loại theo cấu trúc của đốt sống. Các dạng đầu tiên, với đốt sống phức tạp bao gồm một số yếu tố riêng biệt, được đặt trong phân bộ Rachitomi, và các dạng thủy sinh lớn kỷ Trias với đốt sống đơn giản được đặt trong phân bộ Stereospondyli. Với sự phát triển gần đây của phát sinh chủng loài, phân loại này không còn khả thi nữa. Điều kiện kiểu rachitomi cơ bản được tìm thấy trong nhiều động vật bốn chân nguyên thủy, chứ không phải chỉ có ở một nhóm Temnospondyli. Hơn nữa, sự khác biệt giữa các kiểu cột sống Rachitomi và Stereospondyli không hoàn toàn rõ ràng. Một số loài Temnospondyli có đốt sống rachitomi, bán rhachitomi, và stereospondyli tại các vị trí khác nhau trên cùng một cột sống. Một số loài khác có hình thái trung gian không phù hợp với bất kỳ thể loại phân loại nào. Rachitomi không còn được công nhận là một nhóm, nhưng Stereospondyli vẫn được coi là hợp lệ. Dưới đây là một phân loại đơn giản của Temnospondyli cho thấy các nhóm hiện đang được công nhận:
Lớp Amphibia | 1 | null |
Sân bay Daniel Z. Romualdez (sân bay nội địa Tacloban) là một sân bay nội địa ở thành phố Tacloban. Sân bay phục vụ thành phố Tacloban và khu vực Leyte.
Sân bay Daniel Z. Romualdez bị tàn phá trong bão Haiyan năm 2013. Năm 2012, sân bay này đã phục vụ 1,1 triệu lượt khách.
Sân bay này là cửa ngõ chính nối Manila và Cebu với vùng Đông Visayas ở trung bộ Philippines. Đây là sân bay chính hạng 1 It is a Class (sân bay nội địa chính) theo phân loại của Cục hàng không dân dụng Philippines, cơ quan quản lý vận hành tất cả các sân bay ở Philippines ngoại trừ các sân bay quốc tế lớn. Tại thời điểm năm 2013, sân bay Daniel Z. Romualdez Airport xếp thứ 8 về lưu lượng khách phục vụ trong 45 sân bay thương mại ở Philippines. Sân bay được đặt tên theo cựu chủ tịch Hạ viện Philippines Daniel Z. Romualdez. | 1 | null |
Buick () là nhãn hiệu xe sang của General Motors (GM). Các dòng xe của Buick được bán tại Hoa Kỳ, Canada, México, Trung Quốc và Israel. Mô hình Buick chia sẻ một số kiến trúc với các thương hiệu khác của GM.
Những năm đầu thành lập.
Buick hiện là thương hiệu ô tô lâu đời nhất của Mỹ, và một trong những thương hiệu ô tô lâu đời nhất trên thế giới. Nó có nguồn gốc từ công ty Buick Auto-Vim and Power vào năm 1899, nhà sản xuất động cơ đốt trong độc lập và động cơ xe hơi, và sau đó đã kết hợp với Công ty ô tô Buick vào ngày 19 tháng 5 năm 1903 bởi David Dunbar Buick (người Scotland) ở Detroit, Michigan.
Một năm sau đó, công ty được tiếp quản bởi James H. Whiting (1842-1919) và ông đã chuyển trụ sở công ty về Flint, Michigan. Năm 1904, ông đưa William C. Durant lên làm quản lý mới cho mình. Buick đã bán cổ phần của mình lấy một khoản tiền nhỏ, và qua đời trong hoàn cảnh khiêm tốn 25 năm sau đó.
Các giai đoạn phát triển.
Năm 1950.
Năm 1960 | 1 | null |
Trong thần thoại Hy Lạp, Hēbē (Greek: ) là một nữ thần tuổi trẻ. Hebe là con gái của Zeus và Hera. Hebe là người giữ cốc cho các nam thần và nữ thần trên đỉnh Olympus, phục vụ thức ăn và thức uống thần thánh cho đến khi kết hôn với Heracles. Nữ thần Hebe có các anh chị em: Eileithyia, Eris, Ares, Athena, Apollo, Artemis, Aphrodite, Dionysus, Hermes, Heracles, Helen thành Troy, Hephaistos, Perseus, Minos, các nàng Muse, Graces, Moirai.
Nữ thân Hebe được xem là nữ thần thanh xuân, nhưng phần lớn nàng được miêu tả như một trợ thủ rót rượu nectar - loại rượu duy trì sự trẻ trung của thần thánh - cho các vị thần Olympus trong bữa tiệc, giúp mẹ Hera thắng cỗ xe ngựa có cánh, hầu hạ anh trai Ares tắm rửa và sửa soạn trang phục. Hebe còn là nữ thần bảo trợ cho những cô dâu trẻ. Vì vậy có tài liệu cho rằng cùng với các Charites và Harmonia, nàng là tùy tùng của nữ thần tình yêu Aphrodite và nữ thần hôn nhân Hera. Bản gốc tượng nữ thần Hebe được lưu giữ ở bảo tàng Thorvaldsen ở Copenhagen. Trong tượng, nữ thần rất bình tĩnh, tập trung vào công việc, phân phối những giọt nước quý giá.
Nữ thần thanh xuân Hebe là đứa con út trong số bốn người con của thần Zeus tối cao và Hera – nữ hoàng của các vị thần. Vào ngày thứ bảy sau khi chào đời, Hera đã tổ chức tiệc mừng cho con gái. Thời điểm ấy nàng nhận được hàng tá món đồ chơi quý giá từ Poseidon, Athena, Apollo và Hephaestus. Đến khi trưởng thành, Hebe được chính mẹ mình gả cho Heracles sau khi người anh hùng hóa thần, một động thái của nữ thần hôn nhân được cho là làm hòa với con riêng của chồng. Vì là nữ thần của thanh xuân và tuổi trẻ nên Hebe trở thành người bảo trợ cho thanh thiếu niên, đặc biệt là những cô dâu trẻ. Nàng thường được miêu tả là một thiếu nữ xinh đẹp khả ái, vận váy áo nhẹ bỗng như tơ, chân đi giày vàng còn đầu đội vương miện vàng. | 1 | null |
Oestocephalus là một chi động vật lưỡng cư lepospondyli tuyệt chủng sống vào kỷ Cacbon. Hóa thạch của nó được tìm thấy tại Cộng hòa Séc cũng như Ohio và Illinois ở Mỹ. Đây là chi điển hình của họ Oestocephalidae, mặc dù trước đó nó đã được giao cho họ Ophiderpetontidae, mà bây giờ được xem là cận ngành. Nó lần đầu tiên được đặt tên bởi Edward Drinker Cope vào năm 1868 và có hai loài, O. amphiuminus và O. nanum. | 1 | null |
là một hoa sĩ truyện tranh người Nhật, tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng "Shin - cậu bé bút chì". Ông sinh ra ở thành phố Shizuoka, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản.
Đời sống cá nhân.
Năm 1977, ông tốt nghiệp trường trung học kĩ thuật Saitama Kasukabe. Sau khi tốt nghiệp, ông nhập học tại một trường cao đẳng bán thời gian liên quan đến ngành thiết kế nhưng sau đó thì bỏ học. Vào năm 1979, ông tham gia vào một công ty quảng cáo có tên là POP Advertising. Ông ra mắt công chúng với tư cách là một họa sĩ vẽ tranh vào năm 1987 khi tạp chí "Weekly Manga Action" bắt đầu đăng tải series truyện tranh "Darakuya Store Monogatari" của ông.
Vào tháng 8/1990, bộ truyện tranh "Shin - cậu bé bút chì" của ông bắt đầu được đăng tải trên tạp chí "Weekly Manga Action", bộ truyện này ban đầu là một spin-off của nhân vật Shinnosuke Nikaido (二階堂信之介) từ truyện tranh Darakuya Store Monogatari. Một sê-ri phim hoạt hình dựa trên truyện tranh đã được bắt đầu thực hiện vào năm 1992. Và sau khi ra mắt vào năm 1993, bộ phim đã tạo ra một cơn sốt mang tên "Shin - cậu bé bút chì". Một năm sau kể từ 1995, loạt truyện tranh "Super Shufu Tsukimi-San" của Usui đã được đăng tải trên tạp chí "Manga Life".
Ông và vợ mình có hai người con gái; cả hai đều đã rời khỏi gia đình tại thời điểm Usui chết.
Cái chết.
Tháng 9 năm 2009, gia đình Usui thông báo rằng ông đã bị mất tích sau khi Usui không trở về sau một chuyến đi bộ đường dài gần tỉnh Gunma. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2009, một thi thể với bộ quần áo có những đặc điểm trùng khớp với mô tả trong báo cáo của gia đình Usui đã được tìm thấy bên dưới một vách đá tại ngọn núi Arafune ở tỉnh Gunma. Thi thể đã được xác nhận là của Usui thông qua hồ sơ nha khoa và gia đình nạn nhân vào ngày hôm sau. Máy ảnh của ông đã được phục hồi và bức ảnh cuối cùng được chụp từ vách đá.
Tang lễ của ông được tổ chức vào ngày 23 tháng 9 tại một dịch vụ tư nhân.
Tranh cãi nảy sinh khi giới truyền thông Trung Quốc đăng tải sai hình ảnh của Usui Yoshito khi đưa tin về cái chết của ông. Hình ảnh được đăng tải là của họa sĩ người Nhật Kuroda Seitarō (黒田征太郎) - một người còn sống. Kuroda Seitarō đã từng chụp hình chung với Usui Yoshito một lần; điều này gây ra sự nhầm lẫn vì Usui không có nhiều hình ảnh trên web. | 1 | null |
Quần đảo Balintang là một nhóm đảo đá nhỏ ở giữa Balintang Channel, trong eo biển Luzon, phía bắc Philippines. Các hòn đảo gần như cách đều cho cả hai đảo Babuyan, Cagayan, nằm khoảng 29 dặm (47 km) về phía tây nam, và đảo Sabtang, Batanes, nằm 28 dặm (45 km) về phía Tây Bắc. Nhóm này bao gồm bảy đảo nhỏ, các đảo đá có thể nhìn thấy khoảng 24 dặm (39 km) trong thời tiết rõ ràng. | 1 | null |
Ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam là tên gọi ba ngôn ngữ ký hiệu được phát triển bởi các cộng đồng khiếm thính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, và Hải Phòng ở Việt Nam. Các ngôn ngữ này trực thuộc một khu vực cũng bao gồm các ngôn ngữ ký hiệu của Lào và Thái Lan, nhưng người ta chưa biết các ngôn ngữ này có liên quan với nhau. Các ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ ký hiệu Pháp. Các ngôn ngữ ký hiệu Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội dùng chung vào khoảng 58% từ vựng cơ bản, trong khi các ngôn ngữ TPHCM và Hải Phòng dùng chung vào khoảng 54% từ vựng cơ bản.
Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam. Các câu lạc bộ, nhóm dạy, và sinh hoạt ngôn ngữ ký hiệu bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam, v.v. | 1 | null |
Dvinosaurus là một chi động vật lưỡng cư Temnospondyli tuyệt chủng từ cuối kỷ Permi ở Nga. Ba loài đầu tiên, "D. primus" (loài điển hình), "D. secundus", và "D. tertius", được mô tả bởi nhà cổ sinh vật Nga Vladimir Prokhorovich Amalitskii năm 1921. "Dvinosaurus" lần đầu tiên được tìm thấy gần làng Sokolki tại Arkhangelsk và được đặt tên theo sông Bắc Dvina, gần với địa điểm nơi nó được phát hiện. Mẫu chuẩn đầu tiên được xếp vào mục lục như PIN2005/35, và chỉ bao gồm một hộp sọ. "D. tertius" của Amalitskii hiện được coi là đồng nghĩa với "D. secundus". Hai loài bổ sung, "D. egregius", và "D. purlensis", được đặt tên bởi Mikhail Shishkin vào năm 1968. Chúng được đặt tên từ một hộp sọ hóa thạch và một phần hàm dưới. | 1 | null |
Breakdance, breaking, b-boying hoặc b-girling là điệu nhảy đường phố thuộc dòng nhảy hiphop của những bạn trẻ Mỹ gốc Phi và gốc Latinh khu South Bronx thuộc thành phố New York trong những năm đầu thập kỷ 70. Điệu nhảy này thường được nhảy theo nhạc funk hoặc hiphop đã được mix lại để kéo dài những đoạn break. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng đây được coi là dòng nhảy phổ biến nhất trong những dòng nhảy hiphop. | 1 | null |
Batan là hòn đảo chính của quần đảo Batanes, một tỉnh đảo ở Philippines. Đây là đảo lớn thứ hai thuộc quần đảo Batanes, các nhóm cực bắc của đảo trong cả nước. Bốn trong số sáu thành phố của Batanes hòn đảo dài khoảng 20 km, bao gồm cả thủ phủ tỉnh Basco. Các đô thị khác là Ivana, Mahatao và Uyugan. | 1 | null |
Tiếng Klingon ("tlhIngan Hol", phát âm: ) là một ngôn ngữ được xây dựng được nói bởi người Klingon (hư cấu) trong vũ trụ Star Trek.
Được mô tả năm 1984 trong cuốn Từ điển Klingon của Marc Okrand, Klingon được cố tình thiết kế cho giống "tiếng ngoài hành tinh". Âm thanh cơ bản cũng như một vài từ của ngôn ngữ này lần đầu được dùng bởi diễn viên James Doohan (vai "Scotty") trong . Bộ phim ghi dấu lần đầu thứ tiếng này được phát trên màn ảnh. Trong những lần xuất hiện trước đó, người Klingon nói tiếng Anh. Sau đó Okrand đã phát triển thứ tiếng này thành một ngôn ngữ hoàn thiện.
Có rất ít người có khả năng nói chuyện bằng tiếng Klingon. Từ vựng của nó, chủ yếu xoay quanh các khái niệm của Star Trek-Klingon như tàu vũ trụ hoặc chiến tranh, đôi khi khiến ngôn ngữ này khó để sử dụng trong đời sống hằng ngày. | 1 | null |
Dequey là một trong những đảo thuộc quần đảo Batanes, thuộc tỉnh Batanes, trong eo biển Luzon, Philippines. Hòn đảo này là một đảo nhỏ và khá thấp sơ với mực nước biển, nằm gần 1/2 dặm về phía tây của điểm phía tây bắc của đảo Ivuhos. Đảo Dequey không có người ở.
Một vô danh hoạt động núi lửa ngầm dưới biển phía tây của đảo Dequey. | 1 | null |
Lê Thị Phi Ánh (24 tháng 06 năm 1925 – 15 tháng 12 năm 1986) hay gọi tắt là Phi Ánh, là một người vợ không chính thức của Cựu hoàng Bảo Đại.
Thân thế.
Bà Phi Ánh sinh ra trong gia đình giàu có, thuộc dòng họ danh giá. Bà là em vợ của Phan Văn Giáo sau làm Thủ hiến Trung Phần. Bà là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng. Bà có hai con với vua Bảo Đại, một gái Hoàng nữ Phương Minh, một trai là Hoàng tử Bảo Ân.
Sau khi vua Bảo Đại bị phế truất và sang Pháp, bà Phi Ánh bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu nhà cửa, không nơi nương tựa, bà phải lấy chồng sau, bà với ông này không có hạnh phúc, chỉ vì lo cho hai đứa con bà, sau này ông Bảo Ân cũng không ưa gì ông này và không muốn nhắc đến. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, bà Phi Ánh ở lại Việt Nam và phải đi kinh tế mới một vài năm ở Tây Nguyên. Năm 1978, người chồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thành công, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấy vì con bà là Bảo Ân đã có gia đình, không đủ điều kiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bà Phi Ánh mắc bệnh ung thư và chết trong cô đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1986 hưởng thọ 61 tuổi. | 1 | null |
Monique Marie Eugene Baudot (30 tháng 4 năm 1946 - 27 tháng 9 năm 2021), gọi tắt Monique Baudot, là một người vợ chính thức của cựu hoàng đế Bảo Đại ở Pháp. Hai người có hôn thú nhưng không có con.
Thân thế.
Monique Baudot sinh ngày 30 tháng 4 năm 1946, tại Pont-à-Mousson (thuộc quận Nancy, tỉnh Meurthe-et-Moselle, Pháp). Theo báo chí Pháp, bà từng làm tùy viên báo chí làm việc tại Phòng Báo chí của Tòa Đại sứ Cộng hòa Congo (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo) tại Paris và gặp cựu hoàng Bảo Đại lần đầu tiên vào năm 1969. Theo lời kể của bà Baudot, thì bấy giờ: "...tôi đang làm Lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa Zair, Trung Phi, thì tôi nghe nói cựu hoàng An Nam đang sống độc thân trong cơn túng bấn, gần như bị bỏ rơi". Tuy nhiên, theo hồi ức của các chính khách từng tiếp xúc với cựu hoàng Bảo Đại trong giai đoạn này, ví dụ như tướng Trần Văn Đôn, thì lại cho biết Monique Baudot chỉ là một cô hầu phòng ở Cao ốc 29 Fresnel (Paris) và khi cô biết được có một "ông vua lưu vong" bệnh tật không người lo, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng.
Mặc dù có khá nhiều mâu thuẫn trong việc nhận định, nhưng các nguồn thông tin đều thừa nhận bà Monique Baudot giữ vai trò một người bạn, thư ký riêng, quản gia hay một người phục vụ của cựu hoàng Bảo Đại trong suốt mấy thập niên cuối đời. Khoảng năm 1971, Cựu hoàng và Baudot bắt đầu sống với nhau tại Paris. Tuy nhiên, hai người chỉ chính thức kết hôn ngày 18 tháng 1 năm 1982 tại quận 16, Paris, ngay trước chuyến đi sang Hoa Kỳ của Bảo Đại. Sau khi cưới, với tư cách là vợ chính thức của cựu hoàng, bà tự nhận là Hoàng phi Vĩnh Thụy.
Bà có mâu thuẫn với những người con của Bảo Đại. Do đó, trong thời gian cuối đời, Bảo Đại bị các con của mình cô lập. Tuy bị các con của Bảo Đại ghẻ lạnh nhưng hoàng nam Bảo Ân cũng công nhận bà cũng chăm sóc cho Bảo Đại nhiều năm trời, chịu nhiều khổ cực.
Theo truyền thông Pháp, bà Monique Marie Eugene Baudot qua đời vào ngày 27/09/2021, hưởng thọ 75 tuổi. Tang lễ của bà được tổ chức vào ngày 14/10/2021 tại nhà nguyện Sainte-Bernadette d'Auteuil ở thủ đô Paris.
Danh hiệu.
Năm 1997, Bảo Đại qua đời, bà tự xưng tước vị là Thái Phương hoàng hậu (泰芳皇后). | 1 | null |
Lý Lệ Hà (李麗霞; 1920-1998) từng là người tình của Cựu hoàng Bảo Đại những năm 1940. Lý Lệ Hà cũng là người đạt danh hiệu hoa khôi đầu tiên của Việt Nam.
Giai thoại.
Lý Lệ Hà sinh ra và lớn lên tại Lạch Tray, Hải Phòng, nhưng lại có nguồn dẫn quê ở Chợ Cồn, Văn Lý thuộc Thái Bình (theo "Mối tình của Cựu hoàng" - Ngọc Giao). Lý Lệ Hà là vũ nữ nổi tiếng một thời ở vũ trường Liszt tại Hà Nội. Vào giai đoạn 1936 - 1938, khu phố Khâm Thiên Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất. Lý Lệ Hà trở thành một trong hai vũ nữ nổi tiếng bậc nhất đất Hà Thành khi đó.
Vào năm 1938, cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác, nhưng với điều kiện là phải mặc áo lụa Hà Đông. Lý Lệ Hà đoạt giải hoa khôi. Trong suốt thời gian làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bảo Đại công khai qua lại với Lý Lệ Hà, đi tiệc tùng hàng đêm bất chấp dị nghị của nhân dân kham khổ thời đó. Mối tình của Bảo Đại và Lý Lệ Hà đã khiến cho Nam Phương hoàng hậu cũng như thứ phi Mộng Điệp vô cùng phiền lòng.
Ông Phạm Khắc Hòe, từng là Đổng lý ngự tiền văn phòng của hoàng đế Bảo Đại, từng chứng kiến Nam Phương đau lòng vì thói trăng hoa của Bảo Đại. Khi đó là khoảng năm 1946, Bảo Đại đang ở Hà Nội, do quen thói ăn chơi, cựu hoàng không chịu được thiếu thốn, nên nhờ ông Hòe về Huế gửi cho vợ một bức thư xin tiền. Chiều hôm đó khi ông Phạm Khắc Hòe đến lấy thư trả lời, hoàng hậu nhỏ nhẹ nói: "Ông Hoè! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật về việc ông Vĩnh Thuỵ mê con Lý (Lý Lệ Hà)". Bà không muốn làm cho cựu hoàng bị gò bó, nên bà bảo ông Hòe: "Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng". Rồi bà gửi cho chồng số tiền mà ông ta đòi hỏi. Ông Hòe cũng kể, không biết Nam Phương viết những gì trong thư mà khi đọc, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi.
Ít lâu sau, vào tháng 3/1946, Bảo Đại đi Trung Quốc rồi sang Hong Kong cùng Lý Lệ Hà, từ bỏ đất nước. Hoàng hậu Nam Phương đã viết cho tình địch một bức thư mà Lý Lệ Hà vẫn giữ suốt nửa thế kỷ sau: "Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương".
Trong thời gian này, ngoài Lý Lệ Hà, Bảo Đại còn gian díu với một cô gái Tàu lai Tây, tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong) và đã có với cô một đứa con gái.
Nghi vấn tình báo.
Một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp cho biết:
Trong các thông báo cảnh cáo chống Cựu hoàng, có một bức của cơ quan điều tra phản gián Pháp (SDECE) gửi ngày 30 tháng 5 năm 1949, cho biết có một phụ nữ tên là Lý Lệ Hà được cơ quan an ninh Việt Minh giao nhiệm vụ bắt cóc Bảo Đại. Ngày hôm sau, cuộc điều tra kết thúc, sở Liêm phóng cho biết thêm:
Một tuần sau, Sở mật thám gửi báo cáo bổ sung:
Người phụ nữ này sau đó trở thành người đưa tin đều đặn cho cơ quan tình báo Pháp.
Cuối đời.
Sau này Lý Lệ Hà sang Pháp, sống tại một làng ngoại thành Paris trong một khu quân nhân và ở tuổi 81 vẫn đam mê chuyện tranh cử. Chồng người Pháp làm tham gia chính trị của thành phố. Bà chưa từng gặp lại Cựu hoàng Bảo Đại từ khi đến Paris đã 30 năm. Nhưng khi nói đến ông, bà vẫn tỏ lòng tôn kính, một điều "Ngài Ngự" hai điều "Ngài Ngự". | 1 | null |
Carlos Latuff (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1968) là một họa sĩ tranh biếm xã luận hành nghề tự do người Brasil. Tác phẩm của ông có nội dung nói về nhiều chủ đề khác nhau, ví dụ như chống toàn cầu hóa, chống tư bản, chống lại hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Ông được biết đến nhiều nhất bởi những tranh biếm nói về xung đột Israel-Palestin và về sự kiện Mùa xuân Ả Rập. Latuff tự nhận các tranh vẽ của mình là những họa phẩm gây nhiều tranh cãi.
Tiểu sử.
Latuff sinh năm 1968 ở São Cristóvão (Rio de Janeiro), Brasil. Ông là người gốc Liban, và thường tự nhận là mình "có cội rễ Ả Rập". Ông chưa có văn bằng đại học nhưng đã nhiều năm hành nghề vẽ tranh biếm chuyên nghiệp. Ông cũng có sở thích về nhiếp ảnh và thực hiện các đoạn phim phục vụ cho mục đích tư liệu.
Tác phẩm.
Trong nửa đầu thập niên 1990, Carlos Latuff hành nghề họa sĩ tranh biếm cho các báo chí cánh tả ở Brasil, nhưng sau này ông thường tự xuất bản tranh biếm của mình tại Indymedia hoặc trên các blog cá nhân. Ông cho rằng sẽ "hiệu quả hơn" nếu như đăng tranh biếm của mình lên một trang mạng. Tuy nhiên, một số bức tranh đã được đăng trên các tạp chí, ví dụ như phiên bản tiếng Brasil của tạp chí "Mad,
tạp chí "Le Monde Diplomatique" và tạp chí "The Toronto Star". Một số tranh vẽ của ông cũng được đăng trên các trang mạng và báo chí Ả Rập, tỉ như tạp chí của "Mặt trận Hồi giáo Kháng chiến Iraq ("al-Jabha el-Islamiya lil=Moqawama al-Iraqiya" - JAMI), tạp chí Ả Rập Xê Út "Character", tờ báo Liban "Tin tức" ("Al Akhbar"), và một số báo chí khác.
Chủ đề cuộc chiến Israel-Palestin.
Một số lớn tranh biếm của Latuff có đề tài là cuộc chiến Israel-Palestin. Ông tự nhận cuộc chiến này trở thành đề tài quan trọng của ông từ khi Latuff đến nơi xảy ra cuộc chiến trong khoảng cuối thập niên 1990. Các tranh biếm của Latuff có nội dung chỉ trích nặng nề các hành động của phía Israel, vì vậy có ý kiến đã chỉ trích ông là bài Do Thái và phục vụ cho phong trào chống toàn cầu hóa. Trong chuỗi tranh "Chúng tôi đều là người Palestin" (), Latuff đã miêu tả những nhóm người bị bóc lột, tỉ như người da đen ở Nam Phi trong chế độ Apácthai, người Tây Tạng ở CHND Trung Hoa, người da đỏ bản địa ở châu Mỹ, và cả người Do Thái ở khu Do Thái Warszawa phát biểu câu nói "Tôi là người Palestin."
Latuff cũng vẽ nhiều tranh về thủ tướng Israel Ariel Sharon, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva, thủ tướng Anh Tony Blair cùng nhiều chính trị gia khác, mô tả họ là quái vật hoặc là những người theo chủ nghĩa phát xít Đức.
Năm 2006, Latuff tham gia cuộc thi tranh biếm của Iran có chủ đề về trại tập trung phát xít Đức và nhận giải nhì với bức vẽ mô tả bức tường Bờ Tây của Israel tương tự như các trại tập trung của phát xít. Cuộc thi này được tổ chức nhằm phản hồi lại bức tranh biếm về nhà tiên tri Muhammad đăng trên một tờ báo Đan Mạch, hàm ý muốn nói rằng những ai ủng hộ quyền "tự do" được chỉ trích đạo Hồi cũng sẽ bị "khó xử" tương tự khi người khác "tự do" động chạm đến chủ đề nhạy cảm là các trại tập trung Do Thái. Manfred Gerstenfeld cáo buộc tranh của Latuff là "nói ngược về trại tập trung Do Thái", một dạng của hành vi bài Do Thái.
Bị cáo buộc là "bài Do Thái".
Latuff thường xuyên bị cáo buộc là người theo chủ nghĩa bài Do Thái vì các bức tranh châm biếm Israel. Ví dụ Viện Các sự vụ Toàn cầu Do Thái ("Institute for Global Jewish Affairs" - một phần của Trung tâm Jerusalem về Các sự vụ Công cộng "Jerusalem Center for Public Affairs", một tổ chức phi chính phủ của Israel) chỉ trích là có tư tưởng bài Do Thái. Năm 2002, tổ chức của những nạn nhân ở Holocaust tại Thụy Sĩ là Aktion Kinder des Holocaust đã kiện Indymedia vì đăng bức ảnh của Latuff vẽ một thiếu niên ở khu Do Thái Vácsava nói rằng "Tôi là người Palestin", bức ảnh này được AKH cho là "bài Do Thái", tuy nhiên vụ việc này đã bị tòa án Thụy Sĩ đình chỉ. Năm 2003, Viện Stephen Roth cáo buộc các tranh vẽ về Ariel Sharon của Latuff là bài Do Thái giống như các tranh của Philipp Rupprecht đăng trên Der Stürmer." Viện này cũng phàn nàn về bức tranh vẽ Che Guevara đội khăn trùm đầu Hồi giáo của người Palestin. Giáo sư tại Đại học Tự do Brussels, Joel Kotek trong cuốn "Tranh biếm và Chủ nghĩa cực đoan" ("Cartoons and Extremism") cáo buộc Latuff giống như Edouard Drumont, người sáng lập Liên đoàn Bài Do Thái Pháp.
Năm 2012, Trung tâm Simon Wiesenthal liệt Latuff vào danh sách 10 phần tử bài Do Thái nhất thế giới. Bản thân Latuff coi sự kiện này là một "trò đùa mang đẳng cấp của phim Woody Allen".
Phản ứng trước các cáo buộc "bài Do Thái".
Carlos Latuff đã vẽ các tranh biếm để trả lời về các cáo buộc "bài Do Thái", trong đó mô tả những nhân vật hiện thân của nước Palestin phát biểu "Chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái không có nghĩa là bài Do Thái". Trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo "The Forward" của người Mỹ gốc Do Thái vào tháng 12 năm 2008, Latuff đã trả lời về các cáo buộc "bài Do Thái" như sau:
Trong một phát biểu, Latuff cũng nhận xét:
Latuff cũng cáo buộc những nhóm phục quốc Do Thái đã cố tình gán ghép ông với những kẻ phân biệt chủng tộc và những phần tử cực đoan nhằm "dìm hàng" các chỉ trích của Latuff về chính phủ Isarel. Latuff khẳng định, việc chỉ trích chính phủ Israel không có nghĩa là kỳ thị người dân Do Thái, tự vì bản thân chính phủ không đại diện cho tất cả người dân. Ông cũng chỉ ra rằng nhiều người khác như José Saramago, Desmond Tutu, Jimmy Carter cũng từng bị cáo buộc là "bài Do Thái", và nhận định rằng mình bị gán ghép chung với một nhóm người rất tốt.
Carlos Latuff nhận được sự ủng hộ của Silvio Tendler, một nhà điện ảnh nổi tiếng người Brasil. Tender đã công khai bảo vệ Latuff trong một bức thư như sau:
Chiến tranh của Mỹ ở Iraq và Afganistan.
Latuff còn chỉ trích dữ dội cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Iraq và Afganistan, có những bức tranh mang nội dung chống lại quân đội Hoa Kỳ tại các nước này, có những bức tranh miêu tả lính Mỹ bị thương, bị chết, tàn tật, hoặc hãm hại người dân Iraq.
Trong loạt tranh biếm "Những câu chuyện về chiến tranh Iraq" (), ông vẽ hình "Juba, người lính bắn tỉa thành Baghdad", miêu tả một người lính bắn tỉa Iraq huyền thoại được cho là đã hạ gục hàng chục lính Mỹ và gọi Juba là "anh hùng". Ông cũng vẽ tranh Tổng thống Mỹ George W. Bush cười ha hả trước quan tài một người lính Mỹ chết trong chiến tranh.
Mùa xuân Ả Rập.
Từ cuối năm 2010, Latuff chuyển sang vẽ về đề tài Mùa xuân Ả Rập và ông công khai ủng hộ những người khởi nghĩa. Sau chiến thắng của các cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập, Libya, những bức tranh của ông về các quốc gia này miêu tả những mối nguy cơ về phản cách mạng hay ảnh hưởng của phương Tây. Việc Latuff định cư ở Brasil được cho là có lợi thế trong việc chỉ trích các tệ đoan ở những nước Ả Rập này, vì ông không phải đối mặt với nguy cơ bị giới chức địa phương "sờ gáy".
Một số tranh ảnh của ông đã được những người biểu tình Ả Rập sử dụng trong các cuộc tuần hành, đặc biệt tranh ảnh của Latuff rất nổi tiếng trong phong trào cách mạng ở Ả Rập. Có nguồn tin cho rằng ông có hơn 16 nghìn người ủng hộ và phần lớn các ý kiến ủng hộ được viết bằng tiếng Ả Rập. Một số bài báo có tựa đề tỉ như ""Cảm ơn Ngài Latuff", "Những người yêu mến Carlos Latuff", "Hãy cấp quốc tịch Ai Cập cho Carlos Latuff"" được viết để tôn vinh ông. Một số người đã đề nghị trả tiền công cho Latuff vì các bức họa, nhưng ông từ chối, nói rằng sự ủng hộ của người đọc là đủ rồi.
Tuy nhiên một số nhà hoạt động thuộc phía cách mạng không đồng tình với sự tham gia tích cực của Latuff. Ví dụ Soha Bayoumi tuy ca ngợi thiện chí và đóng góp của Latuff, tuy nhiên ông không đánh giá cao chất lượng tranh vẽ của Latuff, và lo ngại rằng một số họa sĩ tranh biếm tài năng của phe cách mạng Ai Cập đang bị "bỏ quên".
Các vấn đề nội bộ của Brasil.
Latuff vẽ một số tranh biếm chỉ trích tệ nạn cảnh sát lạm quyền ở Brasil. Ông từng bị bắt ba lần vì các bức họa đó.
Ủng hộ người da đỏ châu Mỹ.
Latuff cũng là người ủng hộ các dân tộc bản địa và ủng hộ quân đội giải phóng dân tộc Zapata EZLN . Phong trào do ELZN phát động là phong trào quốc tế đầu tiên mà Carlos Latuff vẽ tranh ủng hộ. Đó cũng là sự kiện mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của ông, vì từ thời điểm đó ông đã suy nghĩ và chuyển hẳn sang chủ động truyền bá tranh ảnh của mình trên các mạng xã hội. | 1 | null |
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ("United Nations Framework Convention on Climate Change", UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".
Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thư") có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.
UNFCCC được mở ra để ký kết từ 9 tháng 5 năm 1992, sau khi một Ủy ban Đàm phán Liên chính phủ xây dựng văn bản của công ước khung như một báo cáo theo sau cuộc họp tại New York từ ngày 30 tháng 4 đến 9 tháng 5 năm 1992. Nó bắt đầu có hiệu lực ngày 21 tháng 3 năm 1994. Tính đến tháng 5 năm 2011 UNFCCC đã có 195 bên tham gia.
Các bên tham gia Công ước gặp mặt hằng năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP) để đánh giá tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto được ký kết đã tạo ra những nghĩa vụ ràng buộc pháp lý cho các quốc gia phát triển nhằm cắt giảm khí thải nhà kính của họ. Các thỏa thuận Cancun năm 2010 tuyên bố rằng sự ấm lên toàn cầu trong tương lai cần được giới hạn dưới 2,0 °C (3,6 °F) tương đương với mức tiền công nghiệp. COP 20 sẽ diễn ra tại Peru năm 2014. | 1 | null |
Lambeosaurus ( ; nghĩa là "thằn lằn Lambe") là một chi khủng long mỏ vịt, thuộc phân họ Lambeosaurines sinh sống khoảng 75 triệu năm trước trong thời kỳ cuối kỷ Creta (Campania) ở Bắc Mỹ. Chi khủng long bốn chân ăn thực vật này được biết đến với chiếc mào trên đỉnh sọ, trông giống như một cái rìu. Tuy chỉ có hai loài được xác thực, một số loài khác đã được đặt tên, từ Canada, Hoa Kỳ và México.
Tài liệu liên quan đến chi này được Lawrence Lambe đặt tên đầu tiên vào năm 1902. Hơn hai mươi năm sau, năm 1923, cái tên như hiện tại được William Park đặt ra để vinh danh Lambe, dựa trên các mẫu vật được bảo quản tốt hơn. Chi này có một lịch sử phân loại phức tạp.
Mô tả.
Lambeosaurus, được biết đến nhiều nhất qua Lambeosaurus lambei. Chúng có vẻ bề ngoài khá giống với "Corythosaurus" trừ cái mào trên đầu trông như một cái rìu. So với "Corythosaurus", mào của "Lambeosaurus" hơi dịch chuyển về phía trước, các hốc mũi nằm ở phía trước của đỉnh và xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Nó cũng có thể được phân biệt với "Corythosaurus" bởi việc không tạo ra các quá trình tạo mũi nhằm tạo thành một phần hai bên đỉnh, đó là cách duy nhất để phân biệt các cá thể của 2 chi, vì chúng đều có mào.
"Lambeosaurus" giống như các loài khủng long mỏ vịt khác. Chúng có thể thường đi bằng bốn chân và cũng ăn trong tư thế này. Tuy nhiên, khi chạy chúng chỉ sử dụng hai chân sau. Nó có một cái đuôi dài cứng lại bởi những đường gân bị hóa đá khiến nó không thể rủ xuống. Hai bàn tay chúng có bốn ngón tay, bị thiếu ngón tay trong cùng của bàn tay Tetrapods tổng quát trong khi ngón thứ hai, thứ ba và thứ tư chụm lại với nhau và có móng guốc. Điều đó cho thấy chúng có thể dùng tay để hỗ trợ cào lấy thức ăn. Các ngón tay thứ năm là miễn phí và có thể được sử dụng để thao tác các đối tượng. Mỗi bàn chân chỉ có ba ngón chân trung tâm.
Ở "L. lambei", mào có hình dạng giống cái vòi khi con khủng long đã trưởng thành hoàn toàn, con cái có mào ngắn hơn và tròn hơn. Phần "lưỡi rìu" nhô ra trước mắt và phần "tay cầm" là một thanh xương rắn nhô ra phía sau hộp sọ. "Lưỡi rìu" có hai phần: phần trên là một xương mỏng mọc ra khá muộn trong đời chúng – chỉ khi đến tuổi trưởng thành. Ở "L. magnicristatus", "tay cầm" đã giảm đi rất nhiều, tạo thành một đỉnh cao giống như kiểu tóc Pompadour. Mào này bị hư hại trong mẫu gốc và chỉ còn lại nửa trước.
Loài "Lambeosaurus" của Canada có kích thước tương tự "Corythosaurus," dài khoảng 9,4 m. Một số mẫu vật được biết đến là còn có vảy, một mẫu vật hiện được gán cho "L. lambei" có một làn da mỏng với các vảy đồng nhất, chúng phân bố không theo thứ tự cụ thể trên cổ, thân và đuôi. Tỷ lệ tương tự được biết đến từ cổ, chân trước và chân sau của một mẫu vật của "Lambeosaurus" "magnicristatus". | 1 | null |
Prionosuchus là một chi động vật lưỡng cư temnospondyli tuyệt chủng kích thước rất lớn từ Trung Permi (270 triệu năm trước), hóa thạch được tìm thấy tại nơi bây giờ là Brasil.
Mô tả.
Các hóa thạch rời rạc của con vật này đã được tìm thấy tại thành hệ Pedra do Fogo tại vùng Parnaíba phía Đông Bắc Brazil, và nó đã được mô tả bởi L.I. Price vào năm 1948. Chiều dài ước tính của nó khoảng 9 m (30 ft), Prionosuchus là lưỡng cư lớn nhất từng được tìm thấy.
Với một mõm dài và nhọn, nhiều hàm răng sắc nhọn, thân dài, chân ngắn, và một cái đuôi thích nghi để bơi lội, nói chung bề ngoài của nó rất giống với một con cá sấu hiện đại, đặc biệt là với Cá sấu Ấn Độ, và nó có lẽ đã có một lối sống tương tự như cá sấu với săn bắt động vật thủy sinh để ăn thịt bằng cá và động vật thủy sinh khác.
Phân loại.
Nó đã được phân loại như một Archegosauria bởi Carroll. Chi đơn loài với "P. plummeri" là loài duy nhất được mô tả. "Archegosauria" là một nhóm temnospondyli chiếm lĩnh hệ sinh thái thích hợp cho cá sấu và cá sấu Mỹ vào kỷ Permi, và trong đó chi Archegosaurus châu Âu là điển hình. Nhóm này bị tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi và sau đó đã được lấp đầy bởi các nhóm temnospondyli mới, Phytosauria là một nhóm bò sát cũng giúp lắp đầy vùng sinh thái này trong kỷ Trias.
Cox và Hutchinson tái phân loại Prionosuchus trong năm 1991 và đồng nghĩa nó với chi Platyoposaurus từ Nga. Tuy nhiên, "Platyoposaurus" tương đối nhỏ hơn, đạt tổng chiều dài chỉ 2,5 m (8,2 ft), hai động vật này khác biệt ít nhất là ở mức độ loài. Hầu hết các nhà khảo cổ học xem xét "Prionosuchus" như một chi hợp lệ. | 1 | null |
Hồ Abraham là một hồ nhân tạo trên sông Bắc Saskatchewan ở miền tây của tỉnh Alberta, Canada. Nó có diện tích bề mặt là 53,7 km 2 (20,7 sq mi) và dài khoảng 32 km (20 dặm).
Lịch sử.
Nó được xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Bắc Saskatchewan, ở chân của dãy núi Rocky của Canada. Nó là khu vực giữa quốc lộ David Thompson đoạn từ Saskatchewan River Crossing và Nordegg.
Hồ Abraham đã được tạo ra vào năm 1972, với việc xây dựng Đập thủy điện Bighorn. Chính phủ của Alberta đã tổ chức một cuộc thi đặt tên cho hồ vào tháng 2 năm 1972, trong giai đoạn cuối cùng của việc xây dựng đập Bighorn. Sinh viên trong tỉnh được yêu cầu gửi tên có tính đến "ý nghĩa lịch sử, nhân vật nổi tiếng, địa lý, địa hình, và giá trị của hồ." Nó được đặt tên theo Silas Abraham, một cư dân của thung lũng sông Saskatchewan trong thế kỷ XIX.
Mặc dù con người tạo ra hồ, nhưng nước trong hồ có màu xanh khác thường được tạo ra bởi bột băng trong dãy núi Rocky. | 1 | null |
Dãy núi Rocky của Canada là phân đoạn của dãy núi Rocky tại Bắc Mỹ. Nó là một phần phía đông của Cordillera Canada, kéo dài từ Đồng bằng Trung tâm của Alberta đến rãnh núi Rocky của British Columbia. Phía nam biên giới với Idaho và Montana của Hoa Kỳ còn phía bắc là ở sông Liard ở miền bắc British Columbia.
Rocky của Canada có nhiều đỉnh núi cao như Núi Robson cao 3.954 m (12,972 ft) và núi Columbia cao 3.747 m (12.293 ft). Dãy núi này được tạo thành từ đá phiến sét và đá vôi. Nhiều phạm vi của dãy núi được bảo vệ bởi các vườn quốc gia, công viên tỉnh và là một di sản thế giới. | 1 | null |
The Big O (THE ビッグオー) là loạt gồm 2 bộ anime do Sato Keiichi thực hiện và Katayama Kazuyoshi làm đạo diễn, cốt truyên được viết bởi Chiaki J. Konaka tại hãng Sunrise. Bộ anime đã phát sóng trên các kênh tại Nhật Bản từ ngày 13 tháng 10 năm 1999 đến ngày 19 tháng 1 năm 2000, bộ anime thứ hai đã phát sóng từ ngày 02 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 2003, mỗi bộ gồm 13 tập. Bộ phim liên tưởng đến Nhật Bản và phương Tây trong những năm 1960 - 1970 với phong cách trinh thám kết hợp mecha khá giống với thể loại phim kaiju của hãng Toho.
Lấy bối cảnh 40 năm sau một sự kiện bí ẩn khiến toàn bộ cư dân của một thành phố mất hết ký ức của mình. Cốt truyện xoay quanh Roger Smith nhà ngoại giao cao nhất của thành phố cũng như là người bảo vệ thành phố này với việc điều khiển một người máy khổng lồ có tên Big O chống lại các mối hiểm họa mà cảnh sát của thành phố không chống lại được, thường là các người máy khổng lồ khác. Roger ban đầu có một quản gia tên Norman Burg giúp đỡ sau đó có thêm một nữ người máy có tên Dorothy Wayneright cả hai giúp anh rất nhiều trong công việc.
Bộ anime đã được chuyển thể sang các loại hình truyền thông khác như manga, drama CD... Một loạt manga đã được thực hiện và phát hành ba tháng trước khi việc phát sóng bộ anime được thực hiện. Một loạt manga khác cũng được thực hiện cho bộ anime thứ hai. Cũng như dòng đồ chơi mới đã được phát triển dựa trên bộ anime.
Phát triển.
Việ thực hiện bộ anime này được tiến hành từ năm 1996. Sato Keiichi đã đưa ra khái niệm của anime là: Một người máy khổng lồ trong thành phố, được điều khiển bởi một người mặc đồ đen và quan cảnh giống như giống như thành phố viễn tưởng Gotham. Sau đó ông đã gặp gỡ với Katayama Kazuyoshi, người vừa hoàn tất việc chỉ đạo thực hiện bộ anime Elves wo karu mono-tachi và bắt đầu làm việc trên bản vẽ và thiết kế nhân vật. Nhưng khi mọi việc "bắt đầu nhúc nhích" thì Katayama lại dừng công việc lại. Trong khi đó Sato thì lại đang bận với việc thực hiện City Hunter.
Sato cũng thừa nhận tất cả bắt đầu như "Một chiêu để quảng cáo cho một món đồ chơi" nhưng người đại diện Bandai Hobby Division thì không thấy thế. Mặc dù việc phân phối và kinh doanh là do Bandai Visual đảm nhiệm nhưng Sunrise lại yêu cầu hãng phải có nhiều biện pháp đề phòng hơn với việc thiết kế nhiều người máy hơn để đảm bảo doanh số bán hàng tiềm năng. Với việc thiết kế hoàn tất năm 1999, Chiaki J. Konaka đã được bổ nhiệm làm người viết kịch bản chính. Konaka đã đưa ra ý tưởng về một "Thành phố không có ký ức" và từ đó ông cùng các cộng sự của mình phát triển kịch bản cho 26 tập.
Thiết kế.
Phong cách được chọn để làm phim là noir một phong cách hình thành và phổ biến từ thời kỳ Đại khủng hoảng với nhiều phim có chủ đề trinh thám và tội phạm. Ánh sáng nhợt nhạt là điểm nhấn chính của thể loại noir vì thế bộ anime sử dụng các mảng tối lớn để tương phản với vùng rất sáng. Thể loại noir còn được biết đến với những góc quay rất độc đáo nó sử dụng góc độ làm cho nhân vật trông rất cao với góc quay đưới từ mặt đất nhìn lên cũng như các hình ảnh phản chiếu từ các vật thể.
Thiết kế nhân vật thì chịu ảnh hưởng từ các minh họa nhân vật trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Nhân vật chính Roger Smith được thiết kế theo hình ảnh của Chandler Philip Marlowe hoặc Sam Spade Hammett. Với tính cách là khôn ngoan và hoài nghi, một cảnh sát bị vỡ mộng và quay sang làm người đàm phán dù công việc của anh gần giống với một thám tử hơn là ngoại giao. Big Ear là người cung cấp thông tin cho Roger còn Dan Dastun là bạn của anh trong lực lượng cảnh sát của thành phố. Tên du côn tâm thần Beck bị ảo tưởng về sự vĩ đại của mình trong khi Angel là hình mẫu của người phụ nữ quyến rũ. Ngoài ra còn có các nhân vật phụ khác như các cảnh sát biến chất, các doanh nhân hối lộ và tham nhũng cùng các nhà khoa học loạn trí.
Các nhân vật trong thể loại noir thường nói chuyện trong nghĩa rất rộng các lời nói thường có hai ám chỉ khác nhau. Các lời thoại trong anime được thực hiện sao cho dí dỏm, có ý nghĩa châm biếm và hài hước nhưng đơn giản. Cốt truyện được thể hiện thông qua lời thuật của Roger là một trong các đặc điểm của thể loại noir để đặt người xem trong tâm trí của nhân vật chính có thể trải nghiệm cảm giác lo lắng của nhân vật và tạo ra sự đồng cảm với nhân vật.
Quang cảnh thành phố giả tưởng Paradigm rất thích hợp với thể loại noir. Những tòa nhà cao tầng và những kiến trúc vòm khổng lồ tạo ra các cảm giác không thể nào thoát ra và sợ hãi tột độ. Cảnh quan nông thôn tại trang trại Ailesberry thì tương phản với mô hình thành phố. Khi bộ anime đã được đánh giá cao bởi thiết lập của mình thì âm nhạc của phim không có chút thể loại noir nào nhưng có một số bản nhạc jazz có thể nghe ở các hộp đêm. Một bản saxophone duy nhất thì được xướng lên mỗi khi Roger bắt đầu tường thuật tổng kết diễn biến cốt truyện.
Không ký ức là chủ đề thường thấy của noir. Bởi hầu hết những câu chuyện tập trung vào việc nhân vật đang cố minh sự vô tội của mình và tác giả cho họ mất luôn trí nhớ để họ không thể tự chứng minh sự vô tội kể cả với chính mình. "The Big O" thì đi xa hơn với việc cho cả thành phố mất đi ký ức. Quá khứ phức tạp của thành phố dần dần được mở ra thông qua các đoạn hồi tưởng. Trong hầu hết các tác phẩm noir thì quá khứ là thứ hữu hình và đầy đe dọa. Các nhân vật thường cố gắng để thoát khỏi các ám ảnh tâm lý hay tội ác liên quan đến các sự kiện nhưng việc đối mặt với chính nó mới là chìa khóa cho sự giải thoát.
Chịu ảnh hưởng.
Trước khi thực hiện "The Big O" thì Sunrise cũng đã tham gia cùng Warner Bros. Animation để thực hiện bộ phim hoạt hình vì thế nó có ảnh hưởng nhất định với bộ anime này.
Roger Smith là một mô phỏng của tính cách của Bruce Wayne và Batman. hiết kế nhân vật tương tự như Wayne với mái tóc chải chuốt và luôn mặc trang phục kinh doanh. Như Bruce, Roger tự hào mình là một tay chơi giàu có đến mức cho phép quản gia để phụ nữ vào dinh thự của mình mà không cần sự đồng ý. Cũng như Batman, Roger Smith có một ý tưởng là không mang súng nhưng linh hoạt hơn dù vậy nó không có động cơ cá nhân giống Batman mà chỉ là ý tưởng của Roger về quy tắc "Đó là một phần của quý ông lịch sự.". Các "công cụ" của Roger khá giống Batman với một chiếc xe công nghệ cao, một đồng hồ đa năng... chỉ khác cái là anh có thêm một người máy khổng lồ.
Một nguồn ảnh hưởng mạnh khác đến tác phẩm là loạt manga Giant Robo do Yokoyama Mitsuteru thực hiện. Trước khi thực hiện "The Big O" thì Katayama Kazuyoshi cùng những nhân viên khác đã từng làm việc với Imagawa Yasuhiro để thực hiện bộ anime . Một anime cókinh phí thực hiện cao nhưng doanh thu khá ít. Rút kinh nghiệm đáng thất vọng đó, Katayama và các nhân viên của ông đặt tất cả nỗ lực của họ vào để làm "tốt hơn" với "The Big O".
Giống như Giant Robo các người máy khổng lồ được thiết kế rất lạ và "Cơ bắp nhiều hơn thực dụng" với hai cánh tay lớn cùng các đinh tán lộ rõ ra ngoài. Không giống như những người máy khổng lồ trong các loạt mecha khác, các người máy không có tốc độ của một ninja hay bề ngoài đẹp mẽ. Thay vào đó người máy được trang bị các loại vũ khí "Đời cũ" như tên lửa, búa đấm, súng máy và pháo laser.
Truyền thông.
Anime.
Anime chia thành hai bộ đã phát sóng làm hai đợt trên các kênh tại Nhật Bản từ ngày 13 tháng 10 năm 1999 đến ngày 19 tháng 1 năm 2000, bộ anime thứ hai đã phát sóng từ ngày 02 tháng 1 đến ngày 23 tháng 3 năm 2003, mỗi bộ gồm 13 tập. WOWOW phát sóng bộ anime thứ nhất, Sun TV phát sóng bộ anime thứ hai sau đó phát lại cả hai cùng các kênh khác là Animax và Bandai Channel. Bandai Entertainment giữ bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ sau đó chuyển cho Sentai Filmworks, Madman Entertainment đăng ký tại Úc, Beez Entertainment đăng ký tại Anh và Pháp còn Dybex đăng ký tại Hà Lan.
Manga.
Để quảng bá cho bộ anime và hình thành một thương hiệu riêng Sunrise đã đề nghị chuyển thể manga và Ariga Hitoshi đã đảm nhận việc thực hiện. Các loạt manga có các điểm khác biệt và mở rộng so với các bộ anime vì chúng kết thúc chậm hơn.
Loạt manga đầu có tựa giống như bộ anime đã phát hành trên tạp chí Magazine Z của Kodansha từ tháng 7 năm 1999 tức ba tháng trước khi bộ anime phát sóng đến tháng 10 năm 2001. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 6 tankōbon.
Loạt manga thứ hai được thực hiện để quảng bá cho bộ anime thứ hai có tựa "The Big O: Lost Memory" đã được thực hiện và cũng đăng trên Magazine Z của Kodansha từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 9 năm 2003. Các chương sau đó được tập hợp lại và hành thành 2 tankōbon.
Drama CD.
Một drama CD có tên "The Big O Original CD Drama Theater - Walking Together On The Yellow Brick Road" do Victor Entertainment thực hiện và cốt truyện được viết bởi Chiaki J. Konaka và phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2000. Các nhân vật tham gia trong drama này là Roger, Dorothy, Norman, Angel và Dasuton. Thời điểm trong cốt truyện là sau khi kết thúc bộ anime thứ nhất trong khoảng thời gian không được biết tới, các diễn biến chính diễn ra trong phòng khách tại biệt thự của Roger sau khi anh phát hiện Big O đã mất tích một cách bí ẩn.
Sách.
Một chuyển thể tiểu thuyết có tên "The Big O: Paradigm Noise" (THE ビッグオー パラダイム・ノイズ) do Taniguchi Yuki thực hiện đã được Tokuma Shoten phát hành vào ngày 16 tháng 7 năm 2003.
Một sách hướng dẫn có tên "The Big O: Official Guide" (THE ビッグオー オフィシャルガイド) đã được Futabasha phát hành ngày 15 tháng 7 năm 2003. Cuốn sách chứa nhiều hình ảnh màu, thông tin về nhân vật cùng các khái niệm nghệ thuật, bản phác thảo các người máy, lịch sử thực hiện "The Big O" với các buổi phỏng vấn nhóm làm phim cũng như so sánh sự khác nhau giữa anime và manga.
Âm nhạc.
Âm nhạc của "The Big O" được thực hiện bởi Sahashi Toshihiko cựu sinh viên của Đại học Nghệ thuật Tokyo. Tác phẩm của ông là đa dạng về thể loại giao hưởng và cổ điển với một số phần đào sâu vào nhạc điện tử và jazz. Ông được chọn vì "Có kến thức đáng nể về âm nhạc của phim truyền hình nước ngoài". Nhạc nền của phim được thực hiện theo phong cách noir, điệp viên và khoa học viễn tưởng. Phần âm nhạc cho các trận chiến gợi nhớ đến các tác phẩm của Ifukube Akira người từng tham gia thực hiện phim Godzilla.
Bộ anime có bốn vài hát chủ đề, ba mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu thứ nhất có tựa "Stoning" do Sahashi Toshihiko trình bày dùng trong tập 1,2 và 14. Bài hát mở đầu thứ hai có tựa đề "Big-O!" do Nagai Rui trình bày dùng từ tập 3 đến 13. Bài hát mở đầu thứ ba là bài "Respect" do Sahashi Toshihiko trình bày dùng cho các tập của bộ anime thứ hai. Bài hát kết thúc là bài "And Forever..." do Robbie Danzie và Takao Naoki trình bày dùng trong tất cả các tập của cả hai bộ anime. Album chứa các bản nhạc trong bộ anime thứ nhất đã phát hành vào ngày 20 tháng 11 năm 1999, album này chứa cả các bài "Stoning", "Big-O!" và "And Forever...". Đĩa đơn chứa bài "Respect" phát hành vào ngày 03 tháng 1 năm 2003. Album chứa các bản nhạc trong bộ anime thứ hai phát hành vào ngày 22 tháng 1 năm 2003.
Đồ chơi.
Bandai đã tung ra thị trường bộ ráp mô hình nhỏ của Big O vào năm 2000. Mặc dù dễ dàng ráp lại nhưng mô hình này đòi hỏi phải được sơn lại theo ý thích của người ráp. Ngoài ra cánh tay của mô hình có lò xo để mô tả vũ khí búa đấm của người máy. Tượng nhỏ của Roger Smith cũng đã được phát hành.
PVC đã làm các bức tượng nhỏ của Big O và Big Duo và Bandai America lo phần tiêu thụ. Mỗi bức tượng này đi kèm với tượng của Roger, Dorothy và Angel. Một bộ các bức tượng nhỏ đã được tung ra thị trường khi bộ anime thứ hai được phát sóng. Bộ này bao gồm các nhân vật Big O, Roger, Dorothy & Norman, Griffon, Dorothy-1, Schwarzwald và Big Duo.
Bandai cũng đã sản xuất một dòng mô hình nhựa của Big O vào năm 2009. Nó giống như bộ ráp mô hình trước đó nhưng thêm các chi tiết và vật dụng khác nhau. Thiết kế của nó đã được giám sát chặt chẽ sao cho giống với thiết kế ban đầu của Sato Keiichi.
Max Factory đã phát hành các mô hình động của Roger và Dorothy thông qua chi nhánh Figma. Và giống như hầu hết các mô hình động figma khác các mô hình này rất chi tiết với nhiều khớp nối cùng các linh kiện và vẻ mặt khác nhau. Thiết kế của các mô hình này cũng được giám sát chặt chẽ sao cho giống với thiết kế ban đầu của Sato Keiichi. Max Factory cũng tung ra thị trường mô hình nhựa của Big Duo và Big Fau, mặc dù cũng rất chi tiết nhưng các mô hình này không có nhiều cử động.
Đón nhận.
Bộ anime này không được đón nhận nồng nhiệt lắm khi phát sóng tại Nhật Bản nhưng tại phương Tây thì bộ anime lại được đón nhận với lượng người xem thành công hơn hẳn. Sato Keiichi đã nói "Đúng như chúng tôi dự đoán", ám chỉ kế hoạch bộ anime này sẽ thành công ở nước ngoài.
Hầu hết đánh giá khen bộ anime này là từ ngoài Nhật Bản với các nhận xét như "Cú hích", "Kiểu dáng đẹp", "Phong cách", "Sang trọng" và trên hết là "Ấn tượng" để mô tả nghệ thuật của tác phẩm. Nhiều người xem đã chỉ ra những điểm giống nhau của bộ anime này với các tác phẩm như Batman, Giant Robo, các tác phẩm của Asimo Isaac, Metropolis, James Bond và Cowboy Bebop. Việc đó làm cho tác phẩm có ảm giác giống như một phiên bản phái sinh nhưng "The Big O" vẫn có những đặc điểm mà các anime khác không có với thiết kế độc đáo.
Bộ anime đầu được đánh giá tốt ở thị trường nước ngoài. Chris Beveridge đã đánh giá A- cho bộ băng 1 và 2, B+ cho bộ băng 3 và 4. Mike Toole tại Anime Jump đã đánh giá bộ anime này là 4.5/5 sao, trong tại Anime Academy thì đánh giá bộ anime 83 điểm và tác phẩm giành được điểm cao vì "Độc đáo", các nhân vật "Thú vị" và cử động "Tuyệt vời". Nhưng những nhà phê bình và người hâm mộ lại đồng ý là kết thúc của bộ anime này quá lưng chừng và lủng lẳng. Kết quả là tất cả đề nghị Cartoon Network đàm phán với hãng sản xuất để hoàn tất và phát nốt phần còn lại.
Khi bộ anime thứ hai phát sóng thì nó nhận được đón nhận còn lớn hơn nữa nhất là về hình ảnh. Nó được đánh giá "Chất lượng tương đương OVA" với hình ảnh "Tươi và chi tiết hơn nhiều". Dù xử lý được các vấn đề với hình ảnh trong bộ đầu tiên thì các trận chiến giữa các người máy khổng lồ vẫn gây "dị ứng" cho một số người thì những người khác lại xem nó là "tuyệt đỉnh". | 1 | null |
Sân vận động Saoud bin Abdul Rahman Al-Thani (, ), còn được gọi là sân vận động SC Al-Wakrah, là một sân vận động đa năng ở Al Wakrah, Qatar. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Đây là địa điểm nhà của Câu lạc bộ thể thao Al-Wakrah. Sân vận động có sức chứa 12.000 chỗ ngồi.
Một sân vận động mới có đặt tên là sân vận động Al Wakrah đang được xây dựng ở khu vực lân cận cho giải vô địch bóng đá thế giới 2022 và sẽ được sử dụng làm sân nhà của Câu lạc bộ thể thao Al-Wakrah, sau cúp thế giới. | 1 | null |
Ngày Toilet thế giới (tiếng Anh: "World Toilet Day" (viết tắt tiếng Anh WTD) là ngày lễ quốc tế của Liên Hợp Quốc vào ngày 19 tháng 11 hàng năm để truyền cảm hứng cho hành động giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu. Trên toàn thế giới, 4,2 tỷ người sống mà không có "vệ sinh được quản lý an toàn" và khoảng 673 triệu người đại tiện ngoài trời. Mục tiêu phát triển bền vững 6 nhằm mục đích "Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả". Đặc biệt, mục tiêu 6.2 là "Chấm dứt tình trạng đại tiện lộ liễu và tiếp cận với vệ sinh và giữ vệ sinh)". Khi Báo cáo các Mục tiêu phát triển bền vững 2020 được công bố, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết, "Ngày nay, Mục tiêu phát triển bền vững 6 đang đi chệch hướng" và nó " đang cản trở tiến độ trong Chương trình nghị sự 2030, việc thực hiện nhân quyền và đạt được hòa bình và an ninh trên toàn thế giới". Liên Hợp Quốc vừa tuyên bố ngày 19-11 hằng năm là Ngày Toilet Thế giới, bắt đầu từ năm 2013. Đây là ngày giúp mọi người trên thế giới nhớ đến tầm quan trọng của một hệ thống nhà vệ sinh tốt hơn cho tất cả mọi người.
Ngày Toilet Thế giới tồn tại để thông báo, thu hút và truyền cảm hứng cho mọi người hành động để đạt được mục tiêu này. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố Ngày Toilet Thế giới là ngày chính thức của LHQ vào năm 2013, sau khi Singapore đưa ra nghị quyết (nghị quyết đầu tiên trước Đại hội đồng LHQ gồm 193 quốc gia thành viên). Trước đó, Ngày Toilet Thế giới đã được Tổ chức Toilet Thế giới (một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Singapore) thành lập không chính thức vào năm 2001.
UN-Water là đơn vị tổ chức chính thức Ngày Toilet Thế giới. UN-Water duy trì trang web chính thức của Ngày Toilet Thế giới và chọn một chủ đề đặc biệt cho mỗi năm. Năm 2019, chủ đề là 'Không bỏ lại ai phía sau', là chủ đề trọng tâm của các Mục tiêu phát triển bền vững. Các chủ đề trong những năm trước bao gồm các giải pháp dựa trên tự nhiên, nước thải, nhà vệ sinh và việc làm, nhà vệ sinh và dinh dưỡng. Ngày Toilet Thế giới được đánh dấu bằng các chiến dịch truyền thông và các hoạt động khác. Các sự kiện được lên kế hoạch bởi các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự địa phương và các tình nguyện viên nhằm nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho hành động.
Nhà vệ sinh rất quan trọng vì việc tiếp cận một nhà vệ sinh hoạt động an toàn có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng, nhân phẩm và an toàn cá nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ. Hệ thống vệ sinh không xử lý an toàn chất thải sẽ cho phép lây lan dịch bệnh. Có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng qua đất và các bệnh lây truyền qua đường nước như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ và bệnh sán máng. | 1 | null |
Xương tần họ An (chữ Hán: 昌嬪安氏, Hangul: 창빈안씨; 1499 - 8 tháng 10, 1549), là một hậu cung của Triều Tiên Trung Tông, và là nội tổ mẫu của Triều Tiên Tuyên Tổ.
Cuộc đời.
An thị người ở An Sơn, là con gái của Thất phẩm Địch Thuận phó úy An Thản Đại (安坦大), mẹ là Hoàng thị (黃氏). Bà nhập cung năm 9 tuổi, với tư cách là cung nữ hầu hạ cho Trinh Hiển vương hậu, mẹ ruột của Trung Tông đại vương.
Trung Tông năm thứ 13 (1518), bà được Trung Tông sủng ái. Hai năm sau (1520), bà được Trung Tông chính thức phong vị Chính ngũ phẩm "Thừa Ân thượng cung" (承恩尙宮).
Năm 1521, bà sinh hạ đứa con đầu lòng Lý Cự (李岠), được phong làm "Vĩnh Dương quân" (永陽君). Năm 1526, bà sinh hạ Tĩnh Thận ông chúa (靜愼翁主). Năm 1529, bà được thăng vị Tòng tứ phẩm "Thục viên" (淑媛).
Năm 1530, bà hạ sinh hạ con trai thứ là Lý Thiệu, được phong làm "Đức Hưng quân" (德興君李岹). Năm 1540, bà được tấn phong làm Tòng tam phẩm "Thục dung" (淑容).
Năm 1544, Triều Tiên Trung Tông thăng hà. An Thục dung quyết định đến lăng của Trung Tông thủ lăng 3 năm. Sau khi quay về, theo lệ thì hậu cung của Tiên vương phải ra ngoài cung sống, nhưng Văn Định vương hậu đã để cho bà ở lại cung.
Năm 1547, Thục dung An thị quay trở về tư gia, đột nhiên lâm bệnh nặng. Đến năm 549, ngày 8 tháng 10, An thục dung qua đời, hưởng thọ khoảng 50 tuổi. Năm 1577, Tuyên Tổ năm thứ 10, nhà vua truy tôn tổ mẫu Thục dung An thị là Chính nhất phẩm Xương tần (昌嬪).
Hậu duệ.
Xương tần An thị sinh hạ cho Triều Tiên Trung Tông 3 vương tử và 1 vương nữ: | 1 | null |
Mông Cổ chinh phạt nhà Kim (chữ Hán: 蒙古罰金; phiên âm: "Mông Cổ phạt Kim"), hay Chiến tranh Mông–Kim (chữ Hán: 蒙金戰爭; phiên âm: "Mông-Kim chiến tranh"), là cuộc xâm lược toàn diện của người Mông Cổ vào nước Kim. Cuộc chiến kéo dài trong 23 năm với kết quả là triều Kim của người Nữ Chân bị tiêu diệt vào năm 1234, và toàn lãnh thổ bị sáp nhập vào Đế quốc Mông Cổ. Đây được xem là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất thế giới vào thế kỉ 13. Đế quốc Mông Cổ sau đó kiểm soát được khu vực nay là Hoa Bắc, Đông Bắc Trung Quốc và một bộ phận Viễn Đông Nga.
Bối cảnh.
Khoảng thế kỷ 12, triều đại Kim của dân tộc Nữ Chân ở phía bắc Trung Quốc thường thu nhận cống phẩm từ các bộ lạc du mục sống trên thảo nguyên Mông Cổ. Nhà Kim cũng ngầm kích động các bộ lạc Mông Cổ đấu đá lẫn nhau, ngăn chặn sự thống nhất của họ. Khi người Mông Cổ thống nhất dưới quyền Cát Bất Lặc Hãn vào thế kỷ 12, người Nữ Chân đã khuyến khích người Thát Đát tấn công họ, nhưng người Mông Cổ vẫn có thể đánh đuổi lực lượng Kim ra khỏi lãnh thổ của họ. Tộc Thát Đát đã bắt được người thừa kế của Cát Bất Lặc Hãn là Yêm Ba Hải Hãn và giao nộp ông ta cho nhà Kim. Kim Thế Tông đã ra lệnh hành quyết Yêm Ba Hải Hãn bằng cách đóng đinh vào con lạc đà gỗ. Triều Kim cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập kích những người du mục Mông Cổ, bắt họ làm nô lệ hoặc thanh trừng họ.
Năm 1210, một phái đoàn nhà Kim đến chỗ Thành Cát Tư Hãn để tuyên bố Hoàn Nhan Doãn Tế lên ngôi vua và yêu cầu người Mông Cổ phục tùng như một nước chư hầu. Bởi vì người Nữ Chân đã đánh bại những dân tộc du mục thảo nguyên hùng mạnh và có sự ủng hộ của người Khắc Liệt và người Thát Đát, họ tuyên bố sự thống trị đối với tất cả các bộ lạc trên thảo nguyên. Một vài quan chức cấp cao của nhà Kim đã đào thoát sang Mông Cổ và thúc giục Thành Cát Tư Hãn tấn công nước này. Nhưng sợ mắc bẫy hay một âm mưu bất chính nào khác, Thành Cát Tư Hãn đã từ chối. Khi nhận được lệnh phải quỳ tiếp chỉ của sứ giả nước Kim, Thành Cát Tư Hãn được cho là đã không thèm để ý đến; rồi ông lên ngựa phóng đi. Thành Cát Tư Hãn đã gửi cho hoàng đế nhà Kim một thông điệp mang tính xúc phạm mà sứ thần không dám nhắc lại khi trở về triều Kim. Việc ông thách thức các sứ thần nhà Kim tương đương với việc tuyên chiến giữa người Mông Cổ và người Nữ Chân.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn quay trở lại sông Kherlen, vào đầu năm 1211, ông đã triệu tập một hội nghị Khố Lý Đài. Bằng cách tổ chức một cuộc họp bàn dài, mọi người trong liên minh bộ tộc đều được tham gia vào hội nghị này. Đại Hãn đã cầu nguyện riêng trên một ngọn núi gần đó. Ông cởi mũ và thắt lưng, cúi đầu trước Thần Tengri, kể lại những nỗi uất hận của nhiều thế hệ mà thần dân của ông đã chống lại người Nữ Chân, cũng như kể chi tiết về việc tra tấn và giết hại tổ tiên của lãnh đạo Mông Cổ. Ông trình bày rằng ông không hướng đến một cuộc chiến chống lại người Nữ Chân. Vào rạng sáng ngày hôm sau, Thành Cát Tư Hãn đứng dậy với lời tuyên bố: ""Thần Tengri đã hứa với chúng ta về sự chiến thắng của cuộc chiến báo thù".
Kim Vệ Thiệu Vương tức giận khi nghe cách cư xử của Thành Cát Tư Hãn, liền gửi thư cho Đại Hãn rằng: "Vương triều của ta giống như biển lớn, bộ lạc của ngươi chỉ là một nắm cát ... Việc gì chúng ta phải sợ kẻ như ngươi?""
Thất thủ Trung Đô, dời về Khai Phong.
Sau khi chinh phục Tây Hạ và bắt nước này phải thần phục, quân Mông Cổ có nhiều cuộc đột kích nhỏ lẻ trong khoảng thời gian từ 1207–1209. Năm 1211, Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh 5 vạn kỵ binh Mông Cổ chính thức xâm lược lãnh thổ nhà Kim và lôi kéo người Khiết Đan và người Đảng Hạng nổi dậy. Tháng 8 năm 1211, tướng Kim giữ Vạn Lí Trường Thành là Hoàng Sách chống không nổi quân Mông Cổ nên bỏ trốn về Lương Châu. Quân Mông Cổ liên tiếp triệt hạ các tiền đồn, pháo đài phòng thủ của quân Kim tại các phòng tuyến dọc vạn lí trường thành. Cuối năm 1211, Thành Cát Tư Hãn vượt qua được trường thành, kéo quân đến đóng ở Phủ Châu (Trương Bắc, Hà Bắc).
Tháng 12 năm 1211, quân Mông Cổ tấn công Tây Kinh Đại Đồng Phủ thuộc tỉnh Sơn Tây. Tướng nhà Kim là Hồ Sa Hổ dẫn 4 vạn quân thiết kị hạng nặng ra giao chiến, trong lúc dựng trại thì quân của Đà Lôi phục kích, quân Kim đại bại, Hồ Sa Hổ không kịp mặc giáp cùng vài trăm kị binh bỏ chạy vào thành Đại Đồng, tập hợp tàn quân được vài nghìn, nung chảy sắt bịt kín cửa thành quyết tâm cố thủ. Quân Mông Cổ bao vây 2 tháng không hạ được bèn chuyển hướng tấn công sang các huyện lân cận và tiến hành cướp phá.
Trong 2 năm 1212-1213, quân Mông Cổ san bằng hơn 90 thành trì của nhà Kim. Năm 1213, Thành Cát Tư Hãn ra lệnh tập trung binh lực giao chiến quân chủ lực của nhà Kim ở Dã Hồ Lĩnh (tây bắc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc).
Trận Dã Hồ Lĩnh là một trận quyết chiến giữa quân Mông Cổ và quân nhà Kim. Triều đình Kim đã học được bài học thất bại trong giai đoạn đầu của cuộc chiến là "chia mỏng quân đội để đóng giữ ở các quan ải, thành lũy", bắt đầu áp dụng chiến lược ""tập trung quân số" để đối phó với quân địch. Nhà Kim tập trung 45 vạn quân tinh nhuệ trên cả nước, dàn trận tại Dã Hồ Lĩnh. Quân Kim chia làm 2 cánh, cánh chính có 30 vạn quân sẽ đánh trực diện với Mông Cổ, cánh phụ gồm 15 vạn người sẽ tiếp ứng khi cần, với ý đồ dồn quân đội Mông Cổ vào con đường chết. Bên cạnh đó các lực lượng khác của nhà Kim rải rác khắp Vạn lí trường thành bao gồm 50 vạn bộ binh và khoảng từ 8-10 vạn kỵ binh. Tổng cộng, tại chiến trường Dã Hồ Lĩnh và các khu vực lân cận khác, triều đình nhà Kim có hơn 1 triệu quân (trong đó 45 vạn giao chiến với quân Mông Cổ). Đây là một trận chiến có quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với quân Mông cổ.
Thành Cát Tư Hãn đã tiếp nhận kiến nghị của Mộc Hoa Lê, trước tiên dùng đội quân cảm tử để thọc sâu vào trung quân của Kim, rồi sau đó các cánh quân khác mới mở đường tấn công, tức tập trung 10 vạn quân để đánh thẳng vào một mục tiêu chủ yếu.
Mở đầu trận chiến, quân Mông Cổ bắn tên như mưa về phía quân Kim, lính Kim tử thương nặng nhưng vẫn ồ ạt tấn công liên tục, Hoàn Nhan Cửu Cân sai bọn Bốt Ngối Lặc và Vĩnh Khang thống lĩnh 30.000 quân kỵ chia làm 2 cánh tả hữu đi vòng phía sau tập kích quân Mông.
Bị tấn công bất ngờ, hậu quân Mông cổ chống trả quyết liệt, ngay lúc đấy quân của Triết Biệt mai phục từ trước ở đằng sau các ngọn đồi tấn công thọc sườn vào lực lượng tập kích của quân Kim. Bốt Ngối Lặc bị chém chết tại trận, còn Vĩnh Khang dẫn tàn quân bỏ chạy vào rừng nhưng bị quân Mông bắt được và chém ngang lưng.
Thấy lực lượng tập kích bị tiêu diệt, Hoàn Nhan Cửu Cân hạ lệnh cho quân Kim lùi dần về phía trại cố thủ đợi viện binh, quân Mông cổ dần ép quân Kim co cụm lại khu vực trung tâm, bắn tên và đá lửa như mưa, lính Kim tuy đông nhưng thụ động chống đỡ nên chết vô số, kêu la thảm thiết. Đến chiều tối, các lực lượng Kim chống trả dần đuối sức, đào ngũ hàng loạt, quân Mông Cổ lúc này tung các lực lượng kỵ binh dự bị vào trận chiến.
Mãi chưa thấy các cánh quân Kim tiếp ứng xuất hiện, tình thế ngày càng nguy cấp, quân Kim quyết định liều chết phá vây, nhưng lính Kim lúc này phần lớn đã kiệt sức, trong khi đó kỵ binh Mông Cổ thay phiên nhau tấn công nên khí thế hừng hực, kết quả toàn bộ lực lượng phá vây gồm khoảng 50.000 quân bị tiêu diệt. Hoàn Nhan Cửu Cân tự sát giữa đám loạn quân. Hơn nữa, chủ soái của Mông Cổ dù đứng trước mọi tình trạng nguy hiểm vẫn không hốt hoảng, vẫn bình tĩnh chỉ huy. Các tướng sĩ của Mông Cổ dám xông lên chiến đấu không sợ hiểm nguy. Lực lượng quân Kim thì phân tán quanh thung lũng, núi non hiểm trở chia cắt các khối quân dẫn đến hệ thống liên lạc kém đã cản trở việc tác chiến và phối hợp của quân Kim, cuộc tấn công tổng lực của 100.000 quân Mông Cổ vào thẳng trại chính của cánh quân trung tâm do nguyên soái Hoàn Nhan Cửu Cân chỉ huy đã giành thắng lợi. 15 vạn quân Kim tiếp ứng thì chưa đánh đã bỏ chạy trước, bỏ mặc đồng đội phải chống đỡ. Cánh quân Kim chủ lực của nguyên soái Hoàn Nhan Cửu Cân bao gồm gần 120.000 quân bị tiêu diệt hoàn toàn tại chiến trường chính, xác lính chất cao như núi. Các lực lượng xung quanh nhanh chóng tan vỡ và tháo chạy hỗn loạn, cuộc chiến đã nhanh chóng biến thành một cuộc thảm sát quy mô lớn, bộ binh Kim không chống đỡ nổi kỵ binh Mông Cổ nên nhanh chóng thảm bại dưới mã tấu của quân Mông.
Đến đêm, quân Mông Cổ tiếp tục truy kích tàn quân Kim hiện đã tản ra nhiều hướng, cuộc thảm sát diễn ra trong 2 ngày liền. Hơn 400.000 xác chết của quân Kim đã nằm rải rác trên một diện tích rộng hằng trăm dặm. Tin tức về trận đánh đã làm chấn động cả đế quốc Kim.
Đây được xem là cuộc thảm sát binh lính lớn nhất tại Trung Hoa thời bấy giờ, nếu xét về quy mô là tương đương cuộc thảm sát 40 vạn quân Triệu tại trận Trường Bình thời Chiến Quốc. Qua trận đánh này, binh lực súc tích cả 100 năm của triều đình nhà Kim đã bị đánh bại hoàn toàn, nên thế nước của họ ngày càng suy sụp. Trận đánh tại Dã Hồ Lĩnh là một bước ngoặt đối với sự thất bại của triều đình nhà Kim và sự thắng lợi của quân Mông Cổ.
Tàn quân Kim ở Dã Hồ Lĩnh cố gắng tập trung lại tại doanh trại ở Cối Hà Bảo (phía nam Vạn Toàn, Hà Bắc). Thành Cát Tư Hãn tập trung đại quân tiếp tục tấn công và nhanh chóng đập tan 30 vạn quân Kim ở Cối Hà Bảo. Tháng 7, đại quân Mông cổ tiến thẳng tới Cư Dung Quan. Quân Kim quyết tâm cố thủ. Thành Cát Tư Hãn dùng mưu để bộ tướng của mình đánh nhau ở đó còn bản thân dẫn quân tinh nhuệ đang đêm theo đường nhỏ tập kích Tử Kinh Quan. Sáng sớm hôm sau quân thiết kỵ Mông cổ đã áp sát Tử Kinh Quan, quân Kim đại bại.
Mùa đông năm 1213, quân Mông Cổ đã áp sát Trung Đô Yên Kinh của triều đình Kim, nhưng tại thời điểm này, người Mông Cổ chưa có các khí cụ để công phá các thành trì lớn kiên cố, cộng thêm việc Trung Đô có lực lượng trọng binh rất mạnh của nhà Kim trấn giữ nên các đợt tấn công của Mông Cổ đều không thành công. Thành Trung Đô được phòng thủ vững chắc với 3 lớp hào và 900 tháp canh, hệ thống các máy bắn tên và hoả khí được bố trí dày đặc trên tường thành.
Tướng Kim Hồ Sa Hổ lúc này đang thao túng triều đình Kim, đã hạ chiếu huy động toàn bộ các cánh quân đóng tại vạn lí trường thành và toàn bộ lực lượng kỵ binh vùng đông bắc về tập trung bảo vệ Trung Đô. Kim Sử có đoạn chép: "Thành Cát Tư Hãn đứng trên đồi quan sát Trung đô Yên Kinh, cảm thán rằng: Nhìn những vách thành sừng sững như vách núi, trải dài đến tận đường chân trời, nhà cửa san sát ngút tầm nhìn, quân Kim đông như kiến cỏ, vô số loại vũ khí hạng nặng cùng gươm giáo sáng loà. Trong khi đó bên ngoài thành, bốn phương tám hướng đều có quân Kim kéo đến tiếp ứng, khí thế rất mạnh, đội quân Mông Cổ như bị lọt thỏm vào cái biển người của đế quốc Kim rộng bao la đấy..."".
Người Mông Cổ ước tính rằng nhà Kim đã huy động lực lượng từ 130-170 vạn quân và dân để bảo vệ kinh đô. Sau 4 tháng bao vây, dịch bệnh bắt đầu khởi phát tại khu vực cộng với việc viện binh Kim kéo đến ngày càng đông đảo, quân Mông Cổ quyết định rút lui về phía bắc bên kia trường thành.
Năm 1214, nhà Kim chuyển kinh đô về Biện Kinh (tức Khai Phong - kinh đô cũ nhà Tống) để tránh xa sự uy hiếp của người Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn cho rằng người Kim dời đô về phía nam để củng cố sức mạnh quân sự nhằm phản công lại quân Mông Cổ nên đã lên kế hoạch đánh phủ đầu quân Kim.
Tháng 6 năm 1214, quân Mông Cổ mở cuộc tấn công vào nước Kim lần thứ hai. Họ bắt đầu từ Bắc Khẩu tấn công Cảnh Châu, Kế Châu, Đàn Châu, Thuận Châu, v.v... Tháng 7, thái tử nước Kim là Hoàn Nhan Thủ Trung bỏ chạy khỏi Trung Đô. Tháng 10, Mộc Hoa Lê xua quân tấn công Liêu Đông. Tháng giêng năm 1215, Thạch Mạt Minh An, anh em Gia Luật xua quân tấn công các thành trì tại Hoa Bắc của Kim. Quân Mông Cổ đánh chiếm được Thông Châu, áp sát Trung Đô.
Thành Cát Tư Hãn ra lệnh cho tướng Mộc Hoa Lê vây kín Yên Kinh, lại ra lệnh cho Triết Biệt đóng quân dọc đường từ Khai Phong tới Yên Kinh, chặn đánh tất cả các đoàn tiếp tế lương thảo. Về phía Kim, khi triều đình Kim rút lui, để Hoàn Nhan Thừa Huy ở lại cố thủ. Một bên quyết bao vây, một bên quyết thủ. Hết mùa đông, sang mùa xuân thành Yên Kinh vẫn đứng vững. Nhưng lương thực trong thành ngày một cạn. Vì trước đây lương thực do hai nguồn tiếp tế; một là do các châu, huyện Hoa Bắc giao nộp, hai là tiếp tế từ Biện Lương lên. Nay tất cả các thành trì, châu, huyện trên vùng Hoa Bắc bị quân Mông Cổ kiểm soát. Nguồn tiếp tế từ miền nam lên bị chặn đánh. Tháng 3 năm đó, Hoàn Nhan Thừa Huy gởi huyết thư đến Khai Phong để xin tăng viện. Nhà vua mới đã phái một quan văn giữ chức Ngự Sử Trung Thừa là Lý Anh tăng cường quân đội vận lương chi viện cho Trung Đô. Tháng 4, toán quân tăng viện bị quân Mông Cổ tiêu diệt tại Bá Châu.
Trung Đô bị tuyệt lương nên vô cùng nguy ngập. Quá tuyệt vọng, Hoàn Nhan Thừa huy trấn thủ quyết xua quân đánh một trận phá vòng vây. Nhưng các tướng không tuân lệnh. Ông lấy máu viết biểu tố cáo việc này lên vua Kim, phân phát tài vật cho thuộc hạ, rồi uống thuốc độc tự vẫn. Ông chết rồi, đang đêm viên tướng trấn thủ mở cửa thành, cùng người ái thiếp bỏ trốn. Quân trong thành không tướng chỉ huy. Các tướng coi binh đoàn tranh quyền, đánh lẫn nhau, không ai giữ cửa thành. Một vài toán quân bị bại, mở toang cửa thành ra hàng Mông Cổ. Mộc Hoa Lê xua một vạn rưởi kị binh, dẫn theo 30 binh đoàn thân binh tràn vào thành. Kị binh Mông Cổ xông vào tàn sát quân lính và dân chúng, đốt phá khắp nơi. Những binh sĩ Kim đầu hàng bị hành quyết tại trận, một cuộc chiến giáp lá cà đẫm máu diễn ra trên các con phố, xác người, máu thịt ruột gan nhầy nhụa, cảnh tượng vô cùng khủng khiếp. Quân Mông Cổ chém đầu thường dân và binh lính đầu hàng, các thành viên hoàng tộc đều bị xử tử. Cuộc thảm sát diễn ra trong nhiều ngày liền. Tính ra có tới 8 vạn quân Kim bị giết với khoảng 50 vạn dân chúng chết trong loạn quân. 10 vạn phụ nữ lên thành nhảy xuống tự tử vì sợ bị hãm hiếp. Trong ba tháng, thành Yên Kinh vẫn còn bốc cháy.
Tháng 3 năm Trinh Hữu thứ 2 (1214), Mông-Kim hòa nghị thành công, tháng 5 Tuyên Tông quyết định dời đô về Biện Kinh, nhưng sau đó chiến tranh Mông-Kim lại tái phát. Tháng 5 năm Trinh Hữu thứ 3 (1215), Trung Đô thất thủ. Tháng 10, Bồ Tiên Vạn Nô tại Liêu Đông tự lập làm vua.
Nước Kim từ đó liên tục thất bại, không kháng cự nổi. Các lực lượng vũ trang nông dân mặc áo đỏ nổi dậy chống lại nhà Kim, dưới tên gọi Hồng áo quân. Năm 1217, tướng Mộc Hoa Lê chỉ huy quân Mông Cổ tiếp tục xâm chiếm đất đai của Kim. Triều đình nhà Kim dưới sự lãnh đạo của tể tướng Truật Hổ Cao Kỳ tiếp tục rút về phía nam. Khi Truật Hổ Cao Kỳ nắm quyền triều chính năm 1217, ông ta đã sai lầm khi quyết định đánh Nam Tống và tiến vào vùng đất của quốc gia này, cuối cùng nhận thất bại. Năm 1218, Truật Hổ Cao Kỳ bị xử tử.
Chiến sự nổ ra cho đến năm 1224 và quân Kim chịu tổn thất nặng. Năm 1224, Hoàn Nhan Thủ Tự tuyên bố Kim sẽ không bao giờ đánh Tống nữa. Quân Kim phải dàn quân cả ở phía nam và bắc và bị cô lập vì không liên kết được với Nam Tống chống quân Mông Cổ. Nhận thấy nhà Kim đã suy yếu, Nam Tống liên kết với Mông Cổ để tấn công Kim nhằm giành lại các lãnh thổ cũ của nhà Bắc Tống.
Năm 1223, Mộc Hoa Lê đánh vào Thiểm Tây, tấn công Trường An. Tại đây lực lượng của Kim rất mạnh, đông tới 20 vạn người do tướng Hoàn Nhan Hợp Đạt chỉ huy. Mộc Hoa Lê chuyển sang bao vây Phượng Tường với lực lượng 10 vạn người. Cuộc bao vây kéo dài hơn 1 tháng và quân Mông Cổ bị quấy rối bởi các lực lượng địa phương trong khi quân tiếp viện của Tây Hạ không đến. Mộc Hoa Lê sau đó chết bệnh vì uất ức và quân Mông Cổ rút lui.
Khi hai bên giao chiến ở vùng Sơn Đông, dọc đường mười nhà thì chín nhà bỏ trống, người trên đường nhao nhao chạy nạn, quân Kim tan vỡ, quân lính thua trận chạy về cướp đoạt tiền bạc, hãm hiếp phụ nữ. Đà Lôi và Mộc Hoa Lê cầm quân đánh Kim, đại chiến mấy trận ở Sơn Đông đều đánh cho quân Kim đại bại tan rã. Quân sĩ còn lại của nước Kim tập trung ở cửa ải Đồng Quan, đóng chặt cửa ải cố thủ, không dám ra Sơn Đông nghênh chiến. Năm 1223, cả tướng Mông Cổ Mộc Hoa Lê và vua Kim Tuyên Tông đều chết. Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự lên kế vị và cố gắng huy động lực lượng chống lại sức mạnh của Mông Cổ.
Mông Cổ liên Tống diệt Kim.
Năm 1227, trước khi chết Thành Cát Tư Hãn đưa ra ý tưởng: "Liên Tống diệt Kim". Ông nói: "Tinh binh của Kim tập trung ở Đồng Quan (Đồng Quan, tỉnh Thiểm Tây), phía nam thì chiếm Liên Sơn, phía bắc thì ngăn bởi Đại Hà (tức sông Hoàng Hà) nên rất khó tiêu diệt. Vì Tống và Kim thù địch lâu đời nên nếu mượn đường của Tống đánh Kim, thì chắc là Tống sẽ cho, sau đó cho quân vòng qua Đường Châu (Đường Hà, tỉnh Hà Nam), Đặng Châu (huyện Đặng, tỉnh Hà Nam) rồi đánh thẳng vào Khai Phong. Kim sẽ lấy quân từ Đồng Quan sang chi viện. Quân Kim dù có mấy chục vạn nhưng hành quân đường xa, người, ngựa đều mệt mỏi, không thể tác chiến ngay được, đó là lúc ta đánh thắng được họ".
Năm 1227, Mông Cổ tiêu diệt Tây Hạ, thiết lập liên minh của họ với Nam Tống đánh Kim.
Năm 1229, lần đầu tiên trong 20 năm giao chiến, 400 kị binh Trung hiệu quân của Kim bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, Nãi Man, Khương đã đánh bại 8.000 quân Mông Cổ tại Đại Xương Nguyên (Thanh Dương, Cam Túc ngày nay).
Trận chiến núi Tam Phong.
"Bài chi tiết: Trận Tam Phong Sơn"
Năm 1231, quân Mông Cổ quay trở lại đánh Phượng Tường và chiếm được. Lực lượng quân Kim đóng ở Trường An hoảng sợ, đem toàn bộ dân chúng rút khỏi thành chạy về Hà Nam. Một tháng sau, quân Mông Cổ đã chia quân 3 mặt tây, bắc, đông tấn công vào Khai Phong. Cánh quân phía tây do Đà Lôi chỉ huy có 4 vạn quân từ Phượng Tường tiến vào Đồng Quan, xuyên qua lãnh thổ của Nam Tống ở sông Hán gần Tương Dương áp sát Đặng Châu bất ngờ tấn công mặt nam của Khai Phong. Nhà Kim phái Bình chương chính sự Hoàn Nhan Khờ Tả, Khu mật sứ Di Sư Phủ Á cùng 17 đô úy thống lĩnh 15 vạn bộ binh và 2 vạn kỵ binh đến Thuận Dương (Triết Xuyên, Hà Nam) phía tây Đặng Châu. Hoàn Nhan Khờ Tả nắm bắt được tình hình và đưa 20 vạn quân nghênh chiến.
Tại Đặng Châu, Hoàn Nhan Khờ Tả cho người và ngựa mai phục sau núi, nhưng quân thám mã của Đà Lôi đã biết được. Đà Lôi cho một số kỵ binh chạy vòng trong thung lũng nghi binh và quân chủ lực tấn công quân Kim từ phía sau. Tại núi Yu, tây nam Đặng Châu quân hai bên giao chiến. Quân Kim chiếm ưu thế về người và chiến đấu rất hăng. Quân Mông Cổ phải lui về 30 dặm và thay đổi chiến thuật. Đà Lôi cho một số quân ở lại kìm chân quân Kim, còn đại quân chia nhỏ theo đường vòng tiến về phía bắc Khai Phong tránh không cho quân Kim biết.
Trên đường tiến quân từ Đặng Châu đến Khai Phong, quân Mông Cổ dễ dàng chiếm hết vùng này đến vùng khác, đốt cháy các thứ cướp được để ngăn Hoàn Nhan Khờ Tả cho quân đuổi theo. Hoàn Nhan Khờ Tả buộc phải rút lui và đụng độ dữ dội với quân Mông Cổ tại núi Tam Phong thuộc Điếu Châu (Vũ Châu, Hà Nam). Vào lúc đó quân Kim tại Hoàng Hà cũng rút về phía nam chặn cánh quân của Đà Lôi. Cánh quân trung lộ của Mông Cổ do hãn Oa Khoát Đài nắm lấy cơ hội vượt qua sông và hội quân với Đà Lôi cùng bao vây quân Kim, tổng hợp cả hai cánh quân cũng mới có 5 vạn quân. Cánh quân Kim của Hoàn Nhan Khờ Tả vẫn còn 10 vạn quân sau trận đánh trước và quân Mông Cổ chọn chiến thuật làm kiệt sức đối phương. Tại các vùng khác quân Kim chỉ còn lại ít và việc chuyển lương gặp nhiều khó khăn. Tinh thần quân lính suy sụp. Khi quân Kim tiến đến núi Tam Phong, bất ngờ có trận bão tuyết ập đến. Thời tiết quá lạnh nên mặt ai cũng trắng như người chết và tiến quân rất chậm. Lúc này quân Mông Cổ đã tập kích, hàng ngũ quân Kim tan rã nhanh chóng. Quân Mông Cổ tàn sát không thương tiếc quân Kim, Hoàn Nhan Khờ Tả và nhiều tướng khác bị tử thương. Gần như toàn bộ quân chủ lực của Kim ở Thiểm Tây và Hà Nam hầu như bị tiêu diệt trong trận này.
Kết quả.
Tháng 4 năm 1233 thành Khai Phong thất thủ, Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự chạy đến Quy Đức, sau lại đến Thái Châu (Nhữ Nam, Hà Nam). Quân Mông Cổ tấn công kinh đô Biện Kinh của triều Kim và quân Mông Cổ đã bị người Kim chống trả ác liệt, khiến tướng sĩ Mông Cổ chết nhiều, tướng sĩ Mông Cổ đã đề nghị Oa Khoát Đài "làm cỏ" kinh thành Khai Phong để trả thù cho quân sĩ. Oa Khoát Đài ban đầu cũng đồng tình theo ý của viên tướng Tốc Bất Hợp nhưng Da Luật Sở Tài đã dùng lý lẽ can gián liên tiếp và Oa Khoát Đài nghe ra, cuối cùng chỉ cho giết những người là tay chân của vua Kim. Sự can gián của Da Luật Sở Tài đã cứu sống hơn 147 vạn dân vô tội trong thành Khai Phong. Nửa năm sau, tháng 1 năm 1234 liên quân Mông–Tống công hãm Thái Châu, nhà Nam Tống cho tướng Mạnh Củng dẫn 2 vạn quân và 30 vạn thạch lương đến hội quân, cùng công phá Thái Châu, quân Mông Cổ từ phía tây, quân Tống đánh vào từ phía nam, vua Kim tự tử, kết thúc vương triều Kim.
Cuộc chiến tranh Mông - Kim được xem là cuộc chiến đẫm máu nhất trên thế giới thời bấy giờ, người Kim đã huy động toàn bộ tiềm lực của vùng Hoa Bắc cho cuộc chiến.
Tổn thất nhân mạng vô cùng to lớn, với điều tra dân số đầu thời Kim ước tính đạt 56 triệu người, nhưng đầu nhà Nguyên chỉ còn khoảng 6,2 triệu người tức khoảng 13% so với trước cuộc chiến.
Sự chống trả quyết liệt của triều đình nhà Kim đã dẫn đến các cuộc đồ sát quy mô lớn do người Mông Cổ tiến hành, và thêm các đợt hạn hán, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai... đã khiến cho phần lớn dân số Đông Á biến mất sau hơn 20 năm chiến tranh. Toàn bộ vùng Hoa Bắc biến thành bình địa điêu tàn sau cuộc chiến.
Người Nữ Chân mặc dù là dân tộc thiện chiến đã thống trị Trung Hoa gần 100 năm và với tiềm lực chiến tranh khổng lồ, dân số đông, lương thực dồi dào, quân đội mạnh. Nhưng sự hưng khởi của nhà Kim đã trùng thời điểm với giai đoạn quật khởi nhất của đế quốc Mông Cổ, thời đại Thành Cát Tư Hãn tập hợp nhiều tinh hoa nhất, là nền tảng của đế quốc sau này, nhiều danh tướng và đội kỵ binh mông cổ khát máu, uy dũng nhất của người Mông Cổ cũng sinh ra tại thời kì chiến tranh Mông - Kim. Và toàn bộ sức mạnh khủng khiếp của người Mông Cổ đều do nhà Kim hứng chịu.
Về sau người Nam Tống mới nhận ra rằng nhờ sự kháng cự kiên cường của nhà Kim đã kìm hãm sự sụp đổ của nền văn minh Trung Hoa trước vó ngựa Mông Cổ.
Hậu quả của chiến tranh Mông - Kim và các cuộc hành quân tại vùng Xuyên Thiểm- Tứ Lộ tại Nam Tống của quân Mông Cổ khoản 40 năm sau được xem là thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nam Tống theo điều ước tiến quân lấy lại 3 kinh là Lạc Dương, Khai Phong, Quy Đức. Tại Lạc Dương khi quân Tống đến trong thành chỉ còn 300 hộ dân, quân Tống chỉ mang theo 5 ngày lương thảo nên chuyển đến Khai Phong, tại đây quân Mông Cổ đã tháo nước sông Hoàng Hà ngập chìm quân Tống dìm chết hàng mấy vạn quân Tống. Diệt xong Kim, Nam Tống trở thành miếng mồi xâm lược của vua Mông Cổ. 2 bên đánh nhau suốt 45 năm. Năm 1279, Nguyên Mông tiêu diệt Nam Tống, cai trị toàn bộ đất nước Trung Quốc.
Năm 1616, người Nữ Chân ở Mãn Châu dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích thuộc dòng họ Ái Tân Giác La đã thiết lập triều đại nhà Hậu Kim, lấy tên vương triều theo tên nhà Kim cũ, hàm ý sẽ nối tiếp cơ nghiệp của tổ tiên dân tộc Nữ Chân. Nhà Hậu Kim sau đó đổi tên thành nhà Thanh năm 1636 dưới triều vua Thanh Thái Tông (Hoàng Thái Cực), sau đó xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc của nhà Minh và trở thành vương triều cuối cùng của Trung Quốc phong kiến.
Lịch sử của nhà Kim được viết dưới thời nhà Nguyên. "Kim sử" là một sách lịch sử trong 24 sách của "Nhị thập tứ sử", do Thoát Thoát biên soạn năm 1345. Tổng cộng có 135 quyển và viết từ sự ra đời cho đến khi diệt vong của nhà Kim. | 1 | null |
Thành cổ Núi Thành là một tòa thành cổ tại tỉnh Hà Tĩnh
Di tích.
Tòa thành cổ tọa lạc tại thôn Liên Thành, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Dấu tích còn lại của thành là ngọn núi có đá lẫn có chiều cao so với mặt ruộng xung quanh từ 2 đến 10m, được người dân địa phương gọi là "núi thành".
Về việc xây thành, có nhiều giả thiết khác nhau như thành được xây dựng vào thời nhà Hồ hay thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. | 1 | null |
Benediktbeuern là một xã tại huyện Bad Tölz-Wolfratshausen ở Bayern, Đức.
Benediktbeuern có một tu viện nổi tiếng, trước đây thuộc dòng Benedictine, được gọi là chủng viện Benediktbeuern, được thành lập vào năm 739. Tên này nổi tiếng vì bản thảo bài "Carmina Burana" được tìm ra ở đó vào năm 1803 và sau đó được viết thành nhạc bởi Carl Orff. Từ năm 1930 dòng Salesians of Don Bosco sống ở trong tu viện này.
Johann Wolfgang von Goethe đã viếng thăm Benediktbeuern trong chuyến đi thứ ba tới Ý vào năm 1786.
Benediktbeuern là một trong những làng đã giữ được cấu trúc của một làng cổ truyền gần dãy núi Alps. Từ làng này du khách có thể viếng thăm nhiều nơi trong ngày, bởi vậy nên nó cũng là một khu du lịch. Nhiều người ở dây đi làm ở Penzberg, Wolfratshausen/Geretsried vàMunich.
Giao thông.
Những tuyến đường giao thông quan trọng là đường cao tốc từ München tới Garmisch-Partenkirchen và đường quốc lộ 472 từ Đông sang Tây. Những tuyến đường giao thông công cộng bắt đầu từ trạm xe lửa Benediktbeuern, nơi xe lửa chạy từ Kochel tới Munich qua Tutzing, và xe buýt chạy tới Bad Tölz. | 1 | null |
là bút hiệu của nhà văn người Nhật . Bà là một trong những nhà văn quan trọng đầu tiên thời Minh Trị (1868 – 1912) và là nhà văn nữ chuyên nghiệp đầu tiên của văn chương hiện đại Nhật Bản. Với sở trường là truyện ngắn, nghiệp văn dù khá ngắn ngủi vì tuổi đời bà không dài (24 tuổi) nhưng các tác phẩm của Higuchi Ichiyō đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền văn học Nhật Bản và bà vẫn được công chúng đáng giá cao đền ngày nay.
Tiểu sử.
Tên khai sinh của bà là Higuchi Natsu. Bà sinh ra ở Tokyo trong một gia đình vốn làm nông gốc từ Kofu, Yamanashi. Cha bà đã vật lộn để mua tước vị samurai quèn nhưng lại thành công cốc vì hệ thống giai cấp bị xoá bỏ dưới thời Minh Trị.
Năm 1881, khi bà 9 tuổi, bà tốt nghiệp tiểu học Oume và tốt nghiệp thủ khoa sau 2 năm. Năm 14 tuổi, bà bắt đầu học thi ca cổ điển ở Haginoya, một trong những trường dạy làm thơ danh giá nhất nhờ vào tư tưởng tiến bộ của người cha. Tại đây, hằng tuần có những tiết học về thơ của các thi sĩ thời Heian và các bài giảng về văn học Nhật. Xuất thân bình dân làm bà luôn cảm thấy lạc lõng với các học sinh đến từ các gia đình giàu có khác. Không những thế, bà còn bị cận thị, nhỏ con và tóc thưa. Tuy nhiên, không vì vậy mà năng khiếu của bà bị ảnh hưởng.
Ý định viết văn của Higuchi Ichiyō bắt đầu thành hình khi bà bắt đầu viết nhật ký một cách nghiêm túc. Cuốn nhật ký miêu tả sự tự ti, e dè và cái nghèo của gia đình dần trở nên dày đến hàng trăm trang.
Sự nghiệp văn học.
Sau khi cha mất năm Ichiyo 17 tuổi, hôn ước của Ichiyo và Shibuya Saburō bị hủy bỏ do gia đình bà lâm vào cảnh nợ nần, không kham nổi món tiền cưới quá cao theo yêu cầu của nhà trai. Bà, mẹ và em gái làm may vá, giặt mướn và nhiều công việc khác để kiếm sống qua ngày. Sau khi chứng kiến bạn học của mình - Miyake Kaho - thành danh, Higuchi quyết chí trở thành nhà văn để phụ giúp gia đình. Bút hiệu Ichiyō (一葉 "Nhất Diệp") được bà sử dụng từ năm 1891 có nghĩa là "một chiếc lá", ám chỉ đến cọng lau đơn độc mà Bồ đề Đạt Ma dùng để vượt sông Dương Tử.
Những truyện đầu tiên ra đời khoảng của bà chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ ca thời kì Heian, với tình tiết và phát triển nhân vật thì ít mà cảm xúc tư tưởng thì nhiều. Tuy nhiên, đến truyện "Umoregi" ("Sự mờ nhạt") đăng trên tạp chí "Miyako no Hana" ("Hoa thủ đô") năm 1892, bà mới bắt đầu được công nhận là một nhà văn mới hứa hẹn.
Năm 1893, ba mẹ con Higuchi Ichiyō chuyển đến sống ở gần khu đèn đỏ Yoshiwara khét tiếng ở Tokyo. Thời gian sống tại nơi này đã cung cấp cho bà chất liệu cho các truyện ngắn sau này như "Takekurabe" (nghĩa là "So vai", bản dịch của An Nhiên là "Một mùa thơ dại"). Trong giai đoạn văn nghiệp chín mùi (1894 – 1896), bà không chỉ chịu ảnh hưởng từ trải nghiệm sống gần khu đèn đỏ, suy nghiệm về thân phận phụ nữ mà còn từ Saikaku Ihara, một nhà văn sống ở thế kỷ 17 với tư tưởng đưa cả những nhân vật thấp kém, hèn mọn vào văn chương của mình. Những truyện trong giai đoạn này gồm có "Ōtsugomori" (Ngày cuối năm), "Nigorie" (Khe nước đục), "Wakare-michi" (Những ngả rẽ), "Jūsan'ya" (Đêm mười ba) and "Takekurabe" (Một mùa thơ dại). Hai truyện sau được xem là những áng văn hay nhất của bà.
Về cuối đời, bà mắc bệnh lao giống như cha và anh trai mình nên đã mất ngày 23 tháng 11 năm 1896, hưởng dương 24 tuổi. Tuy cuộc đời ngắn ngủi, bà đã để lại một lượng tác phẩm đáng kể. Tất cả là 21 tập tiểu thuyết ngắn và gần 4000 bài thơ tanka. Ngoài ra bà còn có một tập sách dạy phụ nữ viết thư (nhan đề Tsūzoku shokanbun, có giá trị văn học đáng kể) cũng như một số tùy bút. Đó là chưa kể tập nhật ký bà ghi chép mọi việc xảy ra từ tuổi 15 cho đến lúc cuối đời.
Những nhân vật có vai trò quan trọng với tác giả.
Cha bà.
Ông là người đã phát hiện tài năng của Higuchi Ichiyō và cho bà theo học làm thơ nhằm phát huy năng khiếu của bà.
Nakarai Tōsui.
Nhà văn và nhà báo tờ Mainichi, Nakarai Tōsui đã nhận Higuchi Ichiyō làm đệ tử và bà bắt đầu viết tiểu thuyết năm bà 19 tuổi. Ông là người lập nên tạp chí Musashino, nơi mà bà đăng những sáng tác đầu tay như "Anh đào đêm", "Mưa tháng năm", "Dải dây thắt ống tay áo". Bà đem lòng yêu Nakarai nhưng tình cảm của bà không được đền đáp. Bên cạnh đó, do những điều tiếng riêng tư xung quanh Nakarai Tōsui mà hai người cắt đứt liên lạc nhau, vì thế Higuchi bị mất cảm hứng sáng tác suốt một thời gian dẫu cho tên tuổi bà đã được hai tạp chí danh tiếng để ý tới (Miyako no Hana và Bungakkai) và các truyện của bà ("Umoregi", "Akatsukiyo", "Yuki no Hi") lần lượt được đăng và gây tiếng vang nhất định trên hai tạp chí này.
Tạp chí Bungakukai.
Nhờ làm việc bên những nhà văn chịu ảnh hưởng văn học ngoại quốc của nhóm tạp chí Bungakukai (文學界, văn các học giả) như Kitamura Tōkoku (1868-1894), Shimazaki Toson (1872-1943), Ueda Bin (1874-1916)… mà bà có cơ hội phát triển khả năng của mình cùng với vốn liếng văn học cổ điển Nhật Bản và văn học cận đại thời Edo được học từ trước nữa.
Vinh danh.
Năm 2004, hình ảnh bà được đưa vào tờ tiền mệnh giá 5000 yên Nhật. Bà trở thành người phụ nữ thứ ba được vinh danh trên một tờ tiền, sau Thiên hoàng Jingū (1881) và Murasaki Shikibu (2000). Vì hình hai nhân vật kia chỉ là hình vẽ, bà là phụ nữ đầu tiên được đưa hình chính thức lên tiền Nhật. Những truyện nổi tiếng nhất và kể cả cuộc đời bà cũng được chuyển thể thành phim.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Nhà văn Nhật Bản]]
[[Thể loại:Người Tokyo]]
[[Thể loại:Chết vì bệnh lao]]
[[Thể loại:Tiểu thuyết gia Nhật]]
[[Thể loại:Mất thế kỷ 19 do bệnh lao]] | 1 | null |
Camtasia (Camtasia Studio và Camtasia for Mac) là ứng dụng quay phim, ghi lại các video trên màn hình đồng thời giúp người dùng tạo và chỉnh sửa các Video chất lượng cao để lưu trữ trên CD-ROM và các thiết bị cầm tay, hoặc chia sẻ dễ dàng trên các mạng xã hội do TechSmith phát hành. Ứng dụng hỗ trợ cho một loạt các chuẩn video khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng.
Camtasia bao gồm 2 phần chính: | 1 | null |
Ormoc là một thành phố ở tỉnh Leyte, Philippines. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, thành phố có 191.200 cư dân. Ormoc là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và giao thông của tây bộ Leyte. Ormoc là một thành phố hợp thành độc lập, không chịu sự chỉnh đốn từ chính quyền tỉnh Leyte. Tuy nhiên, thành phố là một phần của Khu vực bầu cử Quốc hội số IV của Leyte cùng với Albuera, Kanaga, Merida, và Isabel. Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ "ogmok", một thuật ngữ tiếng Visaya cổ có nghĩa là "vùng đất thấp".
Barangay.
Ormoc được phân thành 110 barangay. | 1 | null |
Desolation row (tạm dịch "Miền đơn độc") là một ca khúc được viết và hát bởi Bob Dylan năm 1965. Nó được ghi âm vào ngày 4 tháng 8 năm 1965 và được đưa vào làm ca khúc cuối trong album thứ sáu của Dylan, Highway 61 Revisited. Nó được biết đến với độ dài (11:21) và phần lời kỳ lạ mà Dylan thiêu dệt bằng các nhân vật từ lịch sử, viễn tưởng, Kinh thánh và sáng tạo riêng của mình.
Ghi âm.
"Miền đơn độc" là ca khúc đầu tiên được ghi âm trong suốt buổi tối muộn vào ngày 29 tháng 7 năm 1965 với Hervey Brooks chơi bass và Al Kooperon chơi guitar điện. Bản này cuối cùng xuất hiện trong The Bootlef Series Vol. 7: No Direction Home: The Soundtrack. Vào ngày 2 tháng 8, Dylan đã ghi âm hơn năm bản thu "Miền đơn độc".
Bản thu trong album Highway 61 Revisited được ghi âm vào ngay 4 tháng 8 năm 1965 ở Studio Columbia ở New York. Tay bass trụ cột ở Nashville Charlie McCoy tình cờ đang ở New York được nhà sản xuất Bob Johnston mời cùng chơi ứng biến phần guitar acoustic và Russ Savakus chơi bass. Polizzotti tin rằng phần nhiều thành công của ca khúc là sự đóng góp của McCoy: Khi mà phần lời mang tính bao quát của Dylan và giai điệu đầy thôi miên phác họa những bức tranh sơn dầu bao la thì McCoy đánh bóng chúng".
Biểu diễn.
Dylan biểu diễn "Miền đơn độc" lần đầu tại Forest Hills Music Festival tại Queen, New York vào ngày 28 tháng 8 năm 1965, sau vụ chuyển sang chơi nhạc cụ điện gây tranh cãi tại Newport Folk Festival. Nó là một phần màn biểu diễn acoustic của Dylan trước khi chơi cùng ban nhạc sử dụng nhạc cụ điện của ông. Hình ảnh thay thế và đoàn người cưỡi ngựa của các nhân vật lịch sử theo phong cách Kafka được đưa ra với tiếng cười.
Bản thu live được đưa vào MTV Unplugged và Live 1966 của Dylan. Ca khúc vẫn được biểu diễn trong buổi diễn live vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. | 1 | null |
Viện đại học (tiếng Anh: "university"; La-tinh: "universitas"), có khi gọi là đại học, là một cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu, cung cấp giáo dục bậc đại học và sau đại học và có thẩm quyền cấp bằng trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau. Viện đại học thường bao gồm một trường đại học khai phóng và khoa học và các trường chuyên nghiệp và sau đại học. Một viện đại học khác một trường đại học ở chỗ nó thường lớn hơn, có chương trình học rộng hơn, và ngoài bằng cử nhân ra thì còn trao các văn bằng sau đại học và chuyên nghiệp. "University" trong tiếng Anh có gốc từ cụm từ La-tinh "universitas magistrorum et scholarium" (cộng đồng những nhà giáo và học giả). Trong tiếng Việt, "viện" có nghĩa là "nơi", "sở".
Ở Việt Nam, tên gọi "đại học," với nghĩa cụ thể là một cơ sở hay cơ cấu giáo dục đại học, chỉ được chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sử dụng chính thức từ đầu thập niên 1990 để đặt tên cho một mô hình cơ sở giáo dục đại học mới, gần giống mô hình "viện đại học" thời Việt Nam Cộng hòa hay "university" ở Bắc Mỹ và Tây Âu, trên cơ sở gộp một số trường đại học đơn ngành (theo mô hình phân mảnh ngành học của Liên Xô) lại với nhau. Từ "university" trong tiếng Anh có khi còn được dịch ra tiếng Việt là "trường đại học" (xem thêm bài "Trường đại học").
Bài này nói về cơ sở giáo dục đại học theo mô hình viện đại học ở châu Âu thời trung cổ và được các vùng khác trên thế giới đem áp dụng trong thời cận đại. Về các trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, chẳng hạn Học viện Platon do triết gia Platon thành lập khoảng năm 387 trước Tây lịch hay các viện đại học Puspagiri, Nalanda, Vikramshila, và Taxila thuộc Ấn Độ cổ đại, xem bài "Các cơ sở học tập bậc cao thời cổ đại".
Tự do học thuật.
Một phần quan trọng trong định nghĩa một viện đại học là khái niệm tự do học thuật. Bằng chứng đầu tiên được ghi nhận về quyền tự do học thuật xuất hiện từ thời kỳ đầu của viện đại học đầu tiên - Viện Đại học Bologna. Viện đại học này thông qua một hiến chương gọi là "Constitutio Habita", vào năm 1158 hoặc 1155, theo đó bảo đảm quyền đi lại tự do của các học giả vì lợi ích giáo dục. Việc này được xem như là nguồn gốc của tự do học thuật. Ngày này, tự do học thuật được định nghĩa là quyền tự do giảng dạy, học tập, và theo đuổi tri thức và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên mà không bị can thiệp một cách vô lý hay bị luật pháp nhà nước, quy định của cơ sở giáo dục, hay áp lực của công chúng giới hạn. Quyền tự do học thuật được thừa nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Ngày 18 tháng 9 năm 1988, 388 viện trưởng các viện đại học ký vào "Magna Charta Universitatum", một tuyên bố xác lập những quyền và những giá trị căn bản của viện đại học, nhân kỷ niệm 900 năm ngày thành lập Viện Đại học Bologna. Số viện đại học từ khắp nơi trên thế giới ký tên vào "Magna Charta Universitatum" ngày càng nhiều.
Lịch sử.
Những viện đại học ban đầu.
Các viện đại học hiện đại có nguồn gốc từ các trường học thời trung cổ gọi là "studium generale" (nơi học tập chung), thu nhận sinh viên từ khắp châu Âu. Những trường ra đời sớm nhất vốn được thành lập nhằm đào tạo các giáo sĩ và tu sĩ với chương trình học rộng hơn những gì được dạy trong các trường của tu viện và nhà thờ chính tòa. Việc thu nhận các học giả ngoại quốc vào học khiến cho các "studium" trở nên khác biệt so với các trường học khai sinh ra nó.
Cơ sở giáo dục phương Tây đầu tiên có thể được gọi là viện đại học là một trường y khoa nổi tiếng thành lập ở Salerno, Ý, vào thế kỷ thứ 9. Trường này thu hút sinh viên từ khắp châu Âu. Tuy nhiên, nó vẫn chỉ là một trường y khoa. Viện đại học thực sự đầu tiên là Viện Đại học Bologna thành lập ở Bologna, Ý, cuối thế kỷ 11. Nó trở thành một cơ sở giáo dục được nhiều người kính trọng, nhất là trong lĩnh vực luật tôn giáo và luật dân sự. Viện đại học đầu tiên ra đời ở Bắc Âu là Viện Đại học Paris, thành lập trong khoảng 1150 đến 1170. Viện đại học này nổi tiếng về giảng dạy thần học, và nó trở thành hình mẫu cho các viện đại học khác ở Bắc Âu, chẳng hạn như Viện Đại học Oxford ở Anh thành lập vào cuối thế kỷ 12. Các viện đại học Paris và Oxford bao gồm các trường đại học vốn là nơi ở dành cho các học giả.
Những viện đại học ban đầu này là những đoàn thể sinh viên và giảng viên, được các giáo hoàng, hoàng đế, và nhà vua ban quyền. Viện Đại học Napoli, do Hoàng đế Frederick II thành lập vào năm 1224 ở Ý, là cơ sở đầu tiên được thành lập dưới thẩm quyền của một hoàng đế, trong khi Viện Đại học Toulouse, do Giáo hoàng Grêgôriô IX lập ra vào năm 1229 ở Pháp, là cơ sở đầu tiên được thành lập qua một sắc lệnh của giáo hoàng. Những viện đại học này được quyền tự trị, miễn là họ không dạy vô thần và dị giáo. Sinh viên và giảng viên cùng nhau tự bầu ra viện trưởng. Tuy nhiên, như cái giá phải trả cho sự độc lập, họ phải tự lo kinh phí. Do đó mà các giảng viên phải thu học phí, và để đảm bảo cuộc sống, họ phải làm hài lòng sinh viên. Những viện đại học ban đầu này không có những tòa nhà cố định và có rất ít tài sản chung, do đó mà các sinh viên và giảng viên bất mãn có thể chuyển đến nơi khác và thiết lập một nơi học tập mới. Lịch sử Viện Đại học Cambridge bắt đầu như thế vào năm 1209 khi có một số sinh viên bất mãn chuyển từ Oxford đến Cambridge; hai mươi năm sau, Oxford đón nhận những sinh viên từ Viện Đại học Paris chuyển sang.
Từ thế kỷ 13 trở đi, các viện đại học được thiết lập ở nhiều thành phố lớn ở châu Âu: Montpellier (đầu thế kỷ 13) và Aix-en-Provence (1409) ở Pháp; Padua (1222), Rome (1303), và Florence (1321) ở Ý; Salamanca (1218) ở Tây Ban Nha; Prague (1348) và Viên (1365) ở Trung Âu; Heidelberg (1386), Leipzig (1409), Freiburg (1457), và Tübingen (1477) ở phần đất nay là nước Đức; Louvain (1425), nay thuộc Bỉ; và Saint Andrews (1411) và Glasgow (1451) ở Scotland. Cho đến cuối thế kỷ 18, hầu hết các viện đại học có chương trình học cốt lõi dựa trên bảy môn khai phóng (tiếng Anh: "liberal arts"): ngữ pháp, luận lý học, hùng biện, hình học, số học, thiên văn học, và âm nhạc. Sinh viên tốt nghiệp sau đó theo học ở một trong những phân khoa chuyên nghiệp về y khoa, luật, và thần học. Các kỳ thi cuối khóa cực kỳ khắc nghiệt, hầu hết sinh viên thi rớt.
Cải cách Tin Lành và Phản Cải cách ở châu Âu.
Phong trào Cải cách Tin Lành ở thế kỷ 16 cùng hệ quả của nó là phong trào Phản Cải cách đã ảnh hưởng đến các viện đại học ở châu Âu theo những cách khác nhau. Ở các bang của nước Đức, các viện đại học mới của những người theo Tin Lành được thành lập, những cơ sở giáo dục cũ cũng bị những người Tin Lành tiếp quản; trong khi nhiều viện đại học của Công giáo Rôma trở thành những người bảo vệ kiên định nền học tập truyền thống gắn liền với Giáo hội Công giáo. Đến thế kỷ 17, cả các viện đại học Công giáo lẫn các viện đại học Tin Lành đều trở nên quá chú tâm đến việc bảo vệ các giáo lý tôn giáo và do đó thiếu quan tâm đến khoa học, một chủ đề bắt đầu phát triển khắp châu Âu. Những môn học mới không được khuyến khích, do vậy nhiều viện đại học trên đà đi xuống. Tuy vậy, những cơ sở giáo dục mới tiếp tục được thiết lập trong khoảng thời gian này, bao gồm những viện đại học ở Edinburgh (1583), Leiden (1575), và Strasbourg (1621).
Viện đại học hiện đại đầu tiên ra đời ở Halle, Đức, do những người theo phái Luther thành lập vào năm 1694. Đây là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên từ bỏ mọi giáo điều tôn giáo chính thống, và chỉ chú tâm nghiên cứu tri thức duy lý và khách quan. Đây là viện đại học đầu tiên mà giảng viên giảng bài bằng tiếng Đức (ngôn ngữ bản địa) thay vì tiếng La-tinh. Những đổi mới của Viện Đại học Halle (nay là Viện Đại học Halle-Wittenberg) sau này được Viện Đại học Göttingen (1737) cũng như hầu hết các viện đại học khác ở Đức và nhiều viện đại học ở Hoa Kỳ đón nhận.
Vào cuối thế kỷ 18 và thế kỷ 19, tôn giáo dần dà mất đi vị thế thống trị khi các viện đại học châu Âu trở thành các cơ sở học tập và nghiên cứu hiện đại, chương trình giảng dạy và hoạt động quản trị trở nên thế tục hóa. Những xu hướng này tiêu biểu ở Viện Đại học Berlin (1809), nơi mà người ta nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thay vì phỏng đoán; những giáo điều thần học và triết học, và những giáo điều truyền thống khác được xem xét dưới cái nhìn khách quan và nghiêm túc. Đây cũng là nơi tiên phong trong việc thiết lập những tiêu chuẩn hiện đại về tự do học thuật. Mô hình viện đại học của Đức như là một phức hợp các trường sau đại học thực hiện nghiên cứu cao cấp đã tạo ảnh hưởng ra khắp thế giới.
Những viện đại học đầu tiên ở Tây Bán Cầu.
Những viện đại học đầu tiên ở Tây Bán Cầu do những người Tây Ban Nha thiết lập: Viện Đại học Santo Domingo (1538) ở phần đất nay là Cộng hòa Dominica và Viện Đại học Michoacán (1539) ở México. Những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Hoa Kỳ là các trường đại học hệ bốn năm: Harvard (1636), William & Mary (1693), Yale (1701), Princeton (1746), và King’s College (1754; nay là Viện Đại học Columbia). Hầu hết những trường đại học Hoa Kỳ đầu tiên do các hội đoàn tôn giáo thành lập, và hầu hết sau đó phát triển lên thành những viện đại học thực sự. Một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Canada là Viện Đại học Toronto, được thành lập với tên King’s College vào năm 1827.
Khi Hoa Kỳ mở rộng biên cương về phía Tây, hàng trăm trường đại học mới được thành lập. Các trường và viện đại học Hoa Kỳ có xu hướng theo mô hình của Đức, mong muốn kết hợp lý tưởng tự do học thuật với truyền thống bản địa nhấn mạnh đến việc mang lại cơ hội giáo dục cho nhiều người. Những cơ sở giáo dục như vậy ở Hoa Kỳ phát triển nở rộ nhờ Luật Morrill ban hành vào năm 1862, theo đó chính quyền liên bang cấp đất cho các tiểu bang để thành lập mới những cơ sở giáo dục chuyên về cơ khí và nông nghiệp. Nhiều "trường đại học được cấp đất" ra đời từ điều luật này, rồi trong số đó phát triển nên Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Đại học Cornell, và các viện đại học công lập ở Illinois, Wisconsin, và Minnesota.
Tái tổ chức, thế tục hóa, và hiện đại hóa.
Một số nước châu Âu trong thế kỷ 19 đã tái tổ chức và thế tục hóa các viện đại học của mình, đáng chú ý có các nước Ý (1870), Tây Ban Nha (1876), và Pháp (1896). Các viện đại học ở các quốc gia này và những nước châu Âu khác trở thành những cơ sở nhận kinh phí từ nhà nước là chủ yếu. Phụ nữ bắt đầu được thu nhận vào các viện đại học trong nửa sau thế kỷ 19. Trong khi đó, chương trình học của các viện đại học cũng tiếp tục thay đổi. Ngôn ngữ và văn học hiện đại được thêm vào, và trong nhiều trường hợp hất cẳng, La-tinh, tiếng Hy Lạp, và thần học. Các ngành khoa học như vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật cũng được đưa vào chương trình học, và đến đầu thế kỷ 20 thì các ngành học mới như kinh tế học, khoa học chính trị, tâm lý học, và xã hội học cũng được giảng dạy.
Vào cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20, Anh và Pháp thiết lập các viện đại học ở nhiều trong số những thuộc địa của mình ở Nam Á, Đông Nam Á, và châu Phi. Hầu hết các quốc gia độc lập khai sinh từ những thuộc địa này giữa thế kỷ 20 mở rộng hệ thống viện đại học của họ theo các mô hình của châu Âu hay Hoa Kỳ, thường với sự trợ giúp kinh tế và kỹ thuật từ những nước trước đây là chủ thuộc địa, các nước công nghiệp, và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới. Các viện đại học ở Nhật Bản, Trung Quốc, và Nga cũng thay đổi do yêu cầu hiện đại hóa. Ở Ấn Độ, một số viện đại học được ra đời trước khi nước này độc lập, chẳng hạn như Viện Đại học Banaras Hindu (1916) và Viện Đại học Visva-Bharati (do Rabindranath Tagore thành lập năm 1921), được thiết lập như là những mô hình thay thế cho mô hình của phương Tây. Các viện đại học (hay trường đại học tổng hợp) quốc gia ở Moskva (1755) và St. Petersburg (1819) là những cơ sở giáo dục được thiết lập lâu đời và vẫn giữ được vị thế sáng giá của mình ở Nga. Viện Đại học Tokyo (1877) và Viện Đại học Kyōto (1897) là những cơ sở giáo dục danh tiếng ở Nhật; ở Trung Quốc thì có Viện Đại học Bắc Kinh (1898).
Những viện đại học hiện đại.
Các viện đại học hiện đại có thể được các chính quyền quốc gia, chính quyền bang, hay chính quyền tỉnh chu cấp tài chính, hoặc phụ thuộc phần lớn vào số tiền học phí do sinh viên đóng. Một viện đại học nội trú hiện đại điển hình có thể có hơn 20.000 sinh viên, gồm các sinh viên bậc đại học và sau đại học trong toàn bộ các ngành nghệ thuật và nhân văn, toán, khoa học xã hội, các ngành khoa học vật lý, sinh học và trái đất, và nhiều lĩnh vực công nghệ. Các viện đại học không phải nội trú, ảo, và mở có thể có nhiều hơn 100.000 sinh viên theo học các khóa học để lấy văn bằng hoặc học mà không lấy bằng. Một số các viện đại học này dựa theo mô hình của Viện Đại học Mở ("Open University", 1969) ở Anh. Các viện đại học là nhà cung cấp chính các chương trình đào tạo bậc sau đại học trong hầu hết các lĩnh vực chuyên nghiệp.
Cơ cấu tổ chức.
Mặc dù mỗi cơ sở giáo dục được tổ chức theo một cách khác nhau, hầu hết các viện đại học trên thế giới có một hội đồng quản trị ("board of trustees"), một viện trưởng ("president", "chancellor", hay "rector"), ít nhất một phó viện trưởng, và các hiệu trưởng, trưởng phân khoa, hay giám đốc ("dean") của các đơn vị thành viên. Viện đại học thường chia thành một số các phân khoa đại học ("faculty"), trường đại học ("college"), và/hoặc trường ("school"); nhỏ hơn các đơn vị vừa kể là khoa ("department").
Viện đại học và đại học ở Việt Nam.
Viện đại học là tên gọi của hầu hết các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, ví dụ: Viện Đại học Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh. Đây là mô hình tương tự như "university" của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Mỗi viện đại học bao gồm nhiều "phân khoa đại học" (thường gọi tắt là "phân khoa") hoặc "trường" hay "trường đại học". Trong mỗi phân khoa hay trường có các "ngành"; mỗi ngành tương ứng với một "ban" (tương đương với đơn vị "khoa" hiện nay). Giáo dục Việt Nam thời Liên bang Đông Dương có một cơ sở giáo dục theo mô hình viện đại học là Viện Đại học Đông Dương ("Université Indochinoise") thành lập vào năm 1907; sau 1945 đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội. Việt Nam hiện nay không có cơ sở giáo dục nào mà tên chính thức chứa từ "viện đại học".
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975 còn có mô hình viện đại học bách khoa. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành và đa lĩnh vực tương tự như mô hình viện đại học, nhưng chú trọng hơn đến các ngành thực tiễn. Năm 1973, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức được thành lập dựa theo mô hình "polytechnic university" ở California, Hoa Kỳ. Đây là viện đại học bách khoa duy nhất từng tồn tại ở Việt Nam. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về nông nghiệp, kỹ thuật, giáo dục kỹ thuật, khoa học tự nhiên và nhân văn, kinh tế và quản trị, và thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Các trường này được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho tri thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.
Từ đầu thập niên 1990, Việt Nam lập ra các đại học quốc gia và đại học cấp vùng bằng cách gộp một số trường đại học đang tồn tại độc lập lại với nhau. Hiện nay Việt Nam có hai đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và ba đại học vùng là Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên.
Phân loại.
Ở Hoa Kỳ, không có một định nghĩa tiêu chuẩn mang tính toàn quốc nào cho tên gọi "university", mặc dù từ "university" thường được dùng để chỉ những cơ sở có định hướng nghiên cứu và trước đây dành cho những cơ sở giáo dục và nghiên cứu có cấp bằng tiến sĩ. Một số tiểu bang, chẳng hạn Massachusetts, chỉ cấp tên gọi "university" cho cơ sở giáo dục đại học nào trao bằng tiến sĩ trong ít nhất hai ngành học. Ở Anh, Privy Council là cơ quan chịu trách nhiệm cho phép hay không cho phép một cơ sở giáo dục sử dụng từ "university" trong tên gọi của mình, chiếu theo Luật Giáo dục sau trung học 1992 (Further and Higher Education Act 1992).
Ở Việt Nam hiện nay, các "đại học" bao gồm các "đại học vùng" và các "đại học quốc gia". Luật Giáo dục Đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) định nghĩa: ""Đại học" là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung". Các cơ sở giáo dục đại học khác có các tên gọi: trường đại học, học viện, trường cao đẳng...
Cách dùng thông dụng.
Khi nhắc đến một giai đoạn trong đời người, người Việt nói ""Thời tôi học đại học..." chứ ít khi nói "Thời tôi học ở viện đại học..." hay "Thời tôi học trường đại học..." Với ý tương tự, trong tiếng Anh Mỹ người ta nói "When I was in college..." chứ ít khi nói "When I was at university..."" | 1 | null |
Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN (MAVEN)
MAVEN là một tàu thăm dò không người lái thám hiểm Sao Hỏa của NASA. Tàu không gian này đã được phóng bằng lửa Atlas V 401 vào ngày 18/11/2013 từ trạm phóng của không quân Hoa Kỳ tại mũi Canaveral, bang Florida, Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của nó nhằm nghiên cứu bầu khí quyển và nước trên Sao Hỏa. MAVEN đã đi vào quỹ đạo elip quanh Sao Hỏa:24 p.m. PDT (10:24 p.m. EDT) ngày 21 tháng 9 năm 2014 (tức 8:24 a.m. ngày 22/9/2014 tính theo giờ Việt Nam.
Trong thời gian hoạt động trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa, MAVEN chủ yếu bay cao 6000 km so với bề mặt Sao Hỏa nhưng sẽ có 5 lần lao xuống ở khoảng cách 125 km để tiến hành thăm dò bầu khí quyển Sao Hỏa ở các độ cao khác nhau.
MAVEN được trang bị ba thiết bị: | 1 | null |
Roxar RMS (tên đầy đủ The Roxar RMS Suite) là một bộ phần mềm dành cho việc lập mô hình địa chất và bể chứa dầu. Nó được thiết kế chủ yếu để sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, giúp các kỹ sư thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng một mô hình bể chứa hiệu quả và đáng tin cậy. Các tiến trình công việc của phần mềm này bao gồm các đoạn mã lập trình nội bộ, chúng có thể giả lập một số mô hình nhất định, thay đổi một tham số trong khi vẫn giữ nguyên phần còn lại của mô hình.
Roxar RMS được tạo ra bởi công ty Geomatic AS, phát triển bởi công ty Roxar AS (người mua lại Geomatic AS), chạy trên nền Linux hoặc Microsoft Windows. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.