text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Bò lang trắng xanh Bỉ hay còn gọi là Bò BBB (Blanc-Blue-Belgium - Blanc Bleu Belge) hay bò 3B hay bò cơ bắp là giống bò thịt chuyên dụng để lấy thịt cao sản có nguồn gốc từ Bỉ. Đây là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ năm 1919 nhờ lai tạo giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn (Pháp). Giống bò BBB là giống bò thịt đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội, nhất là vùng đùi sau, bò có ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao, bò BBB rất hiền lành. Những con bò này được tôn vinh là siêu bò, được sản xuất ra để phục vụ cho ngành công nghiệp thịt bò.Trong một tương lai rất gần, loại thịt bò này sẽ được đưa ra thị trường với những sản phẩm mà nhà sản xuất và kinh doanh gọi là sản phẩm siêu sữa, siêu nạc. Tuy nhiên, với người mua dùng thì vẫn còn nhiều lo sợ về độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen.
Đặc điểm.
Ngoại hình.
Đặc trưng của giống bò này là có ngoại hình cơ bắp, nhất là phần cơ mông. Bò Bỉ có ba màu lông cơ bản màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm. Với ba màu lông chủ yếu là trắng, trắng loang xanh (xám) và đen do sự phân ly của gien bò Shorthorn. Riêng bò lai với Brahman hoặc Droughtmaster thường có màu lông xám nhạt (xanh), loang trắng đen. Nhiều cá thể có màu loang nhưng cũng có những cá thể trắng thuần.
Chúng có thân hình đẹp, chắc nịch, đồ sộ, thân mình trông giống như heo, cầu trúc xương vững chắc, hài hòa với xương sườn tròn, mông không dốc, đuôi dài với túm lông dầy ở cuối, bộ cơ phát triển nhất là cơ mông và đùi sau. Điểm nôi bật là cơ bắp rất phát triển do bò được lai tạo để phát triển đặc biệt vùng thịt đùi sau. Là giống bò thịt to lớn và cơ bắp rất phát triển so với các giống bò khác. Bò xanh Bỉ có bắp thịt rất phát triển, đặc biệt là phần mông.
Cân nặng.
Trong khi bò đực có trọng lượng từ 800 - 1.100 kg thì bò cái cũng vào khoảng 600 – 700 kg. So với những loài bò thông thường, bò xanh Bỉ có lượng cơ phát triển hơn 40% so với thông thường. Ngoài ra, chúng cũng tăng trưởng rất nhanh và có khả năng sản xuất ra sữa giàu protein. Hệ số sử dụng thức ăn cao 5,5 – 7 kg, tốt nhất trong các giống bò thịt hiện nay (khoảng 5,5 – 7,0 kg/kg tăng trọng). Bò đực 3B trưởng thành có khối lượng 1.100 - 1.250 Kg. Bò cái trưởng thành có khối lượng 750 - 800 Kg. Bò có khả năng sản xuất thịt tốt, mức tăng trọng trung bình đạt 1300g / ngày. Mức tăng trọng bình quân đạt 1.300 g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%.
Tỷ lệ thịt xẻ đạt 70% (Tỷ lệ thịt tinh/thịt xẻ đạt: 78%.). Đặc biệt là đây giống bò có tỷ lệ thịt xẻ bò BBB rất cao, khoảng 61,6%, trong khi các giống bò khác chỉ đạt 38-40%. Phẩm chất thịt thơm ngon. Bò cái mang thai lứa đầu nặng 700 – 750 kg/con, cái cơ bản nặng 850 – 900 kg/con, bò đực trưởng thành nặng 1100 – 1200 kg. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 32 tháng, thời gian mang thai 280 ngày, tỷ lệ đẻ hàng năm 80%, khoảng cách lứa đẻ 14 tháng. Nhược điểm của bò cái BBB là sự đàn hồi của cơ xương chậu kém khi đẻ, 90% bò cái BBB khi đẻ phải mổ để lấy thai.
Bê sơ sinh có khối lượng 45,5 kg, bình quân 44 kg/con. Bê 6-12 tháng tăng trọng bình quân 1.300 gram/ngày. Khi một năm tuổi đạt trọng lượng 480 – 500 kg/con trong đó bê đực nặng 470–490 kg; bê cái 370–380 kg. Trưởng thành bò đực nặng 1.100-1.200 kg (từ 1.100 – 1.250 kg/con có trường hợp đạt 1.400 kg/con), bò cái 710–720 kg. Bò cái chửa lứa đầu nặng 700 –750 kg/con, cái cơ bản (trưởng thành) nặng 850 –900 kg/con. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ thịt xẻ 66%.
Cấu trúc gen.
Trong cấu trúc gen của loại bò đã được sửa đổi, do đó phải mang một gen khiếm khuyết. Và điều này làm cho cơ bắp của chúng phát triển gấp 2 lần so với các loại bò bình thường khác. Nhờ đó, một con bò đực sẽ có trọng lượng trung bình 800-1.100 kg, một con bò cái là 600 – 700 kg. Đây chỉ là trọng lượng trung bình của chúng. Còn rất nhiều những con bò khác có thể nặng cân hơn. Đặc biệt phần cơ ở vùng mông vô cùng phát triển. Không chỉ dừng lại ở lượng cơ phát triển hơn 40% so với bình thường, giống bò này còn cho lượng sữa cực giàu protein. Để tạo ra được giống bò siêu thịt này, các nhà nghiên cứu đã phải tiến hành lai tạo rất lâu, chọn lọc từ những cá thể tốt nhất, sau đó tiến hành thụ tinh nhân tạo để giữ được loại gen quan trọng.
Chăn nuôi.
Tại vương quốc Bỉ, Bò BBB có số lượng trên 2 triệu con, chiến 45% tổng đàn bò thịt, là giống bò dẫn đầu về năng suất và chất lượng thịt trên thế giới. Bò BBB có khả năng thích nghi với nhiều vùng địa lý khác nhau trên thế giới và đã được nuôi ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ, Autralia. Hiện nay có hơn 20 hiệp hội chăn nuôi bò BBB trên thế giới.
Tại Việt Nam, Việc chăn nuôi bò thịt BBB vẫn còn gặp khó khăn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ nên trong quá trình nuôi giống bò này, người nông dân chưa quen với việc ghi chép sổ sách, quản lý, theo dõi việc cho ăn đến chăm sóc nuôi dưỡng, nhiều hộ dân chỉ nuôi bê được 4-5 tháng tuổi đã bán trong khi bê nuôi đến 18 tháng tuổi sẽ cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần nên nuôi bê đến 18 tháng tuổi để đạt giá trị kinh tế cao, từ đó từng bước cải thiện chất lượng đàn bò thịt.
Thương hiệu thịt bò sạch BBB ở Việt Nam còn khó khăn. Điểm yếu trong chăn nuôi bò nói chung là sản lượng thịt cung cấp cho nhà máy chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 0,8% và chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái (chiếm 80,6%). Do phải tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm nên người nuôi dễ bị ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Mặc dù việc chăn nuôi bò BBB cho hiệu quả cao nhưng để xây dựng vùng chăn nuôi và vùng trồng cỏ nguyên liệu phát triển bền vững, các địa phương cần quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi xa khu dân cư và vùng trồng cỏ nguyên liệu
Lai tạo.
Thử nghiệm.
Đã khảo sát công thức lai tạo giống bò thịt cao sản từ bò lai Sind với bò lai xanh trắng Bỉ (BBB) và ứng dụng trong chăn nuôi bò thịt. Dùng tinh bò BBB (nhập nội) phối giống cho đàn bò cái nền lai Sind đã được chọn lọc và được nuôi trong điều kiện ở nông hộ ngoại thành đạt tỷ lệ thụ thai 100%.Trong tổng số 20 bê lai F1 (BBB x lai Sind) sinh ra, tất cả bò mẹ đều sinh đẻ bình thường, không phải can thiệp. Trọng lượng bình quân sơ sinh của bê lai F1 (BBB x lai Sind) đạt 27 kg/con, cao hơn tất cả các công thức lai khác đã được tiến hàng trước đây. Bê lai F1 (BBB x lai Sind) có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn các con lai khác đã nghiên cứu tại Việt Nam.
Bê lai F1(BBBx lai Sind) Phát dục của bê lai F1 BBB rất sớm: 10 -12 tháng tuổi trọng lượng đạt 250 –300 kg. Khả năng cho thịt của bò lai F1 BBB vượt trội so với các giống bò thuần và bò lai ở ta.Nhìn chung đàn bò lai kinh tế hướng thịt có khối lượng cao hơn bò lai Sind trong cùng một điều kiện từ 17,1 -32,6%. Bò F1(BBB x Lai Sind) đạt cao nhất: 177,80% so với bò Lai Sind. Tỷ lệ thịt tinh đạt 42 -45% (Bò F1(BBB x Lai Sind) 48-51% so với của bò lai Sind là: 35 -38%).
Tỷ lệ thịt xẻ đạt 48 -54% (Bò F1(BBB x Lai Sind): 60-61,3% so với của bò lai Sind là: 42 -46%) Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt bò tăng trọng của bò lai F1 BBB chỉ bằng xấp xỉ 60% so với bò lai Sind. Do vậy giá thành sản xuất của bò F1 BBB thấp hơn 28 -30% so với bò lai Sind. Các kết quả trên cho thấy: Sử dụng công thức lai BBB x lai Sind tạo bò hướng thịt đạt kết quả tốt hơn hẳn các công thức của các cặp lai khác đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ trước tới nay.
Hướng phát triển.
Việt Nam đã nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò thịt lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt để xây dựng mô hình sản xuất khép kín theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bò lai BBB F1 là kết quả lai kinh tế giữa đực giống bò BBB với bò cái lai Sind để tạo đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt. Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Kết hợp được cả tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố (bò siêu thịt BBB) và sự thích nghi với môi trường sống của con bò mẹ (bò lai Sind tại Việt Nam). Bê tăng trọng bình quân 25 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30 kg/tháng. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh.
Bê F1 sinh ra sau một tháng đã được các thương lái thu mua trả giá tới 16 triệu đồng/con, cao hơn so với bê lai khác từ 6 đến 7 triệu đồng/con. Một số bê F1 BBB 18 tháng tuổi đã được thương lái trả từ 36 đến 38 triệu đồng/con, cao hơn từ 14 đến 16 triệu đồng/con so với bò lai khác có cùng tháng tuổi. Xây dựng chương trình tiêu thụ sản phẩm bê lai F1 BBB theo chuỗi giá trị nhằm đưa sản phẩm thịt bò chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, xây dựng các trang trại thu mua bê F1 BBB (từ 4 đến 6 tháng tuổi) để nuôi gột giải quyết đầu ra cho sản phẩm bê F1 vừa tạo vùng nguyên liệu tập trung cho giết mổ gia súc công nghiệp.
Lo ngại.
Hiện nay, giống bò xanh có xuất xứ từ Bỉ (Belgian Blue) đang gây ra nhiều tranh cãi vì là sản phẩm của quá trình biến đổi gen, cho sản phẩm siêu sữa, siêu nạc. Việc quá phát triển về cơ bắp có thể khiến bò xanh Bỉ đối mặt với nguy cơ tăng sản thớ cơ - chứng bệnh gây ra sự tăng trưởng bất thường trong cơ chứ không đơn giản là giúp cơ thể phình to ra nữa. Loại thịt bò này hiện nay đang rất phổ biến ở Mỹ và một số quốc gia khác. Trong tương lai có thể loại thịt bò siêu nạc, siêu sữa này có thể sẽ vô cùng thu hút người Việt, đặc biệt những người sính ăn thịt bò Mỹ. Giống bò siêu sữa siêu nạc này chính là một trong những sản phẩm nằm trong nhóm thực phẩm biến đổi gen, việc tiêu thụ thịt sữa giống bò xanh ở Bỉ hay bất cứ loại thực phẩm biến đổi gen nào liệu có độc hại hiện nay vẫn còn có tranh cãi. | 1 | null |
Alevi ("Alevîlik") là một nhóm tôn giáo kết hợp hồi giáo Shia dân gian Tiểu Á với các yếu tố Sufism ví dụ như luật Bektashi "Tariqa". Hầu hết những người theo đức tin này sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra có những nhóm thiểu số tại Albania, Bosnia, Bulgaria, Crimea, Kavkaz,Croatia, Cộng hòa Síp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Kosovo, Iran, Macedonia, Montenegro, România, Tatarstan, Vojvodina và những người gốc Thổ Nhĩ Kỳ xa xứ. | 1 | null |
Rota (tiếng Chamorro: "Luta") hay còn được gọi là "Đảo Hòa Bình", là đảo cực nam của Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana thuộc Hoa Kỳ và là đảo cận cực nam của quần đảo Mariana. Nó cách Guam của Hoa Kỳ xấp xỉ 40 hải lý (74 km) về phía bắc-đông bắc. Songsong là ngôi làng lớn nhất và đông dân nhất trên đảo, thứ hai là làng Sinapalo (Sinapalu).
Địa lý.
Đảo Rota dài khoảng 11 dặm (18 km) và rộng 3 dặm (4,8 km). Đường bờ biển dài xấp xỉ 38 dặm (61 km). Điểm cao nhất là ngọn Manira, cao 495 mét (1.624 ft). Rota cách Guam 47 hải lý (87 km) về phía bắc, cách Tinian 63 hải lý (117 km) và cách Saipan 73 hải lý (135 km) về phía nam. Rota có hệ động thực vật đa dạng. | 1 | null |
Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ () được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000. Hiệp định bao gồm hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, có giá trị ngang nhau. Người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, người đại diện ký kết của Trung Quốc là Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang (陈耀邦) Hiệp định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2004.
Bối cảnh.
Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào các năm 1957, 1961 và 1963, đã ký các thoả thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này hết hiệu lực vào đầu thập niên 1970.
Trong quá trình đàm phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc kiên trì đề nghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung, đồng thời với việc phân định vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thoả thuận này với vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ. Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định. Việt Nam cho rằng không giải quyết được vấn đề nghề cá có thể dẫn đến hậu quả là khó giải quyết được vấn đề phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000, và đến tháng 4 năm 2000, Việt Nam tán thành đàm phán về nghề cá.
Nội dung.
Vùng đánh cá chung.
Qua sáu vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, qua thương lượng, hai bên đã nhất trí hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cá chung. Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 20°Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía; có tổng diện tích là 33.500 km², khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Vùng đánh cá chung cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của Việt Nam 35 - 59 hải lý, có hai điểm cách bờ 28 hải lý là ở Mũi Ròn thuộc tỉnh Hà Tĩnh và Mũi Độc thuộc tỉnh Quảng Bình. Thời hạn của Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và ba năm gia hạn).
Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn thẳng tuần tự nối liền các điểm sau đây:
Theo nội dung hiệp định, vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có quyền kiểm tra, kiểm soát và xử lý các tàu cá được phép vào vùng đánh cá chung; sản lượng và số lượng tàu thuyền được phép vào vùng đánh cá chung là dựa trên nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt, được xác định thông qua điều tra định kỳ; mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hai bên thoả thuận lập Uỷ ban Liên hợp nghề cá để xây dựng quy chế và thực hiện việc quản lý Vùng đánh cá chung.
Vùng dàn xếp quá độ.
Tại vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (từ vĩ tuyến 20°N trở lên), hai bên tiến hành giảm dần hoạt động đánh cá ở phía bên kia. Sau bốn năm mỗi bên quản lý vùng biển của mình theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế riêng.
Vùng đệm cho tàu cá nhỏ.
Thiết lập một vùng đệm cho tàu cá nhỏ của hai bên qua lại ở khu vực phía ngoài cửa sông Bắc Luân với phạm vi chiều dài 10 hải lý tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định. Phạm vi cụ thể được tạo bởi các đoạn thẳng tuần tự nối 7 điểm:
Nếu phát hiện tàu cá loại nhỏ của bên kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ thuộc vùng nước của mình, bên còn lại có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế: không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực. | 1 | null |
USS "Dickerson" (DD-157) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-21 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Mahlon Dickerson (1770–1853), Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1834 đến năm 1838.
Thiết kế và chế tạo.
"Dickerson" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 5 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 3 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà J. S. Dickerson, và được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 9 năm 1919.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
"Dickerson" hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe, vào năm 1921 đã tham gia cuộc tập trận hạm đội phối hợp ngoài khơi Nam Mỹ, viếng thăm Valparaíso, Callao và Balboa, Panama trước khi quay trở về Hampton Roads, nơi Hạm đội Hoa Kỳ được Tổng thống Warren G. Harding duyệt binh. Đi đến Xưởng hải quân New York vào tháng 11 năm 1921, "Dickerson" được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 25 tháng 6 năm 1922.
Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, "Dickerson" tiếp tục hoạt động tại vùng bờ Đông và vùng biển Caribe, tham gia các cuộc thực tập chiến thuật cùng tàu sân bay, tác xạ ngư lôi và thực tập cơ động hạm đội. Vào năm 1932 và một lần nữa vào năm 1933-1934, nó băng qua kênh đào Panama để tập trận phối hợp hạm đội tại vùng bờ Tây. Quay trở về sau chuyến đi cuối cùng, nó tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống vào ngày 31 tháng 5 năm 1934 tại Brooklyn, New York, rồi đi đến Xưởng hải quân Norfolk vào tháng 8, nơi nó được phân về Hải đội Dự bị Luân phiên 19 để đại tu. Đến năm 1935, nó được chuyển sang Hải đội Huấn luyện và phục vụ như tàu huấn luyện cho nhân sự Hải quân Dự bị Hoa Kỳ, hoạt động tại khu vực giữa Charleston, Florida và vùng biển Caribe.
Được phân về Đội khu trục 10 trực thuộc Hải đội Đại Tây Dương vào năm 1938, "Dickerson" hoạt động như một tàu canh phòng máy bay cho tàu sân bay , hoạt động ngoài khơi Norfolk, rồi tham gia cuộc thực tập đổ bộ hạm đội tại vùng biển Caribe vào mùa Xuân năm 1939. Nó khởi hành từ Norfork vào cuối mùa Hè năm đó để gia nhập Hải đội 40-T tại Lisboa, Bồ Đào Nha. Trong giai đoạn một năm hoạt động tại vùng biển Châu Âu, nó viếng thăm các cảng Tây Ban Nha, trợ giúp vào việc triệt thoái người tị nạn khỏi Casablanca, và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt do Bộ Ngoại giao ủy nhiệm. Nó quay trở về Norfork vào ngày 25 tháng 7 năm 1940.
Thế Chiến II.
"Dickerson" được phân nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại Key West; và ngoại trừ một lượt nhiệm vụ ngắn tại New London cùng Hải đội Tàu ngầm 2 vào tháng 10 năm 1940, nó tiếp tục hoạt động tại vùng biển Caribe cho đến tháng 10 năm 1941. Trong thời gian này nó đã tìm kiếm và cứu vớt được sáu người sống sót từ chiếc trong tháng 9. Sau khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến, nó được gửi đến Argentia, Newfoundland tiếp tục nhiệm vụ tuần tra đồng thời hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến Iceland và quay trở về từ tháng 12 năm 1941 đến tháng 1 năm 1942.
Đến tháng 3 năm 1942, "Dickerson" quay trở lại Norfolk cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải ven biển. Vào ngày 19 tháng 3, đang khi quay trở về Norfolk, nó trông thấy một con tàu không thể nhận diện vốn đã nổ súng vào chiếc tàu khu trục và đã làm hư hỏng nặng phòng hải đồ. Bốn thành viên thủy thủ đoàn của "Dickerson" đã thiệt mạng, bao gồm vị chỉ huy của nó, Thiếu tá Hải quân J. K. Reybold. Con tàu tấn công được nhận diện là chiếc tàu buôn bị lo lắng quá mức, và "Dickerson" tiếp tục đi đến Norfolk để sửa chữa. Nó quay trở lại nhiệm vụ vào tháng 4, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Norfolk và Key West cho đến tháng 8, giữa Key West và New York cho đến tháng 10, và giữa New York và Cuba cho đến tháng 1 năm 1943.
Trong nữa đầu năm 1943, "Dickerson" hoạt động tại vùng biển Caribe, hộ tống các tàu chở dầu đi đến Gibraltar và Algiers. Nó gia nhập đội tìm-diệt hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống tại Casablanca trong tháng 6 cho các nhiệm vụ tấn công tại khu vực giữa Đại Tây Dương. Từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 13 tháng 8, nó lên đường đi Derry, Bắc Ireland để tập trận cùng các đơn vị Hải quân Hoàng gia Anh, và quay trở lại Charleston, South Carolina để cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc.
Tàu vận chuyển cao tốc.
"Dickerson" được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-21 vào ngày 21 tháng 8 năm 1943. Nó khởi hành từ Norfolk vào ngày 1 tháng 11 năm 1943 để đi sang Thái Bình Dương. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ Espiritu Santo đến Guadalcanal, và tiếp tục ở lại vùng biển Solomon cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại chỗ. Vào ngày 30 tháng 1 năm 1944, nó cho đổ bộ một đội trinh sát người New Zealand lên đảo Green, Papua New Guinea, và đón họ quay trở lại tàu không lâu sau nữa đêm ngày 1 tháng 2, sau khi các xuồng đổ bộ bị máy bay đối phương bắn phá. Vào các ngày 15 và 20 tháng 2, nó cho đổ bộ binh lính lên hòn đảo để tấn công và chiếm đóng, vào ngày 20 tháng 3, cho đổ bộ lực lượng Thủy quân Lục chiến lên đảo Emirau mà không gặp sự kháng cự.
Vào tháng 4 năm 1944, "Dickerson" đi đến vịnh Milne, và trong hai tháng tiếp theo tại khu vực New Guinea, nó hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ tại đảo Seleo và Aitape. Sau một đợt sửa chữa ngắn tại Trân Châu Cảng, nó đi đến Roi thuộc quần đảo Marshall để đón một Đội phá hoại dưới nước (UDT) từ tàu vận chuyển cao tốc USS "Dent" (APD-9) để tung họ vào hoạt động tại Saipan và Guam. Nó tiếp tục ở lại khu vực quần đảo Mariana như một tàu tiếp liệu, kiểm soát và hỏa lực hỗ trợ cho đội của nó cho đến cuối tháng 7, khi nó quay trở về vùng bờ Tây để đại tu trong tháng tiếp theo.
Số phận.
"Dickerson" quay trở lại hoạt động vào tháng 11 năm 1944 khi nó đi đến Aitape, New Guinea. Sau các nhiệm vụ hô tống tại New Guinea, nó lên đường vào ngày 27 tháng 12 cho chiến dịch chiếm đóng vịnh Lingayen, Luzon vào ngày 9 tháng 1 năm 1945, một lần nữa hỗ trợ cho hoạt động của một đội UDT. Nó đi đến Ulithi vào cuối tháng 1 để sửa chữa, rồi gia nhập lực lượng bảo vệ của một lực lượng hỗ trợ tiếp liệu cho việc chiếm đóng Iwo Jima vào ngày 19 tháng 2. Nó quay trở lại Leyte với 58 tù binh, rồi lại lên đường vào ngày 24 tháng 3 với một đoàn tàu đổ bộ LST-LSM có nhiệm vụ chiếm đóng đảo Keise Shima, nơi pháo hạng nặng sẽ được bố trí cho việc bắn phá Okinawa. Khi hoàn tất nhiệm vụ, "Dickerson" cùng các tàu vận tải đang ở về phía Tây Nam Okinawa trong đêm 2 tháng 4 khi quân Nhật tấn công toàn diện. Một chiếc máy bay tấn công cảm tử kamikaze tiếp cận con tàu sau một cú bổ nhào dài và thấp, sượt qua đầu các ống khói trước khi đâm vào bệ cầu tàu, làm gãy cột ăn-ten và gây ra một đám cháy xăng. Hầu như đồng thời, một máy bay thứ hai đánh trúng ngay giữa sàn phía trước. Vụ nổ làm thủng một lỗ lớn trên sàn tàu rộng khắp chiều ngang con tàu. Mặc cho các nỗ lực chữa cháy và kiểm soát hư hỏng, thủy thủ đoàn của "Dickerson" buộc phải bỏ tàu khi đám cháy lan rộng đe dọa làm nổ hầm đạn phía trước. 44 sĩ quan và thủy thủ đã thiệt mạng, bao gồm vị chỉ huy con tàu. Các tàu vận chuyển cao tốc và đã túc trực để cứu những người sống sót, và "Bunch" thành công trong việc dập tắt đám cháy vốn đã hầu như phá hủy "Dickerson". Xác tàu ám khói của nó được chiếc kéo đến Kerama Retto, một căn cứ chiếm được của quân Nhật, nơi xác người chết được an táng và vật liệu có thể sử dụng được thu hồi; rồi nó được kéo ra biển và đánh đắm vào ngày 4 tháng 4 năm 1945.
Phần thưởng.
"Dickerson" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Chó cảnh hay còn gọi là chó kiểng, chó cưng là những loài chó được nuôi để làm cảnh. Chúng được lai tạo, chọn lọc để cho ra loại có ngoại hình đủ nhỏ để được nằm gọn trong vòng tay hoặc nằm thoải mái trên đùi của một con người đồng thời chúng có tính khí dễ chịu, thân thiện và thích được như vậy. Các loại chó cảnh thường có ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ thương, đặc tính hiền lành, thân thiện và vẻ đẹp. Chó cảnh không phải là một giống cụ thể, nhưng là một thuật ngữ chung cho một loại chó có kích thước nhỏ và thân thiện với con người.
Đặc điểm.
Đây là con vật được tạo ra do nhu cầu giải trí, vuốt ve, ôm ấp, nâng niu của con người và chó cảnh như là một vật đồng hành ngoan ngoãn không có chức năng làm việc cũng như những bản tính hoang dã như tổ tiên của chúng, chúng chỉ biết lon ton chạy theo chủ, mỗi một con có hình dáng riêng theo thẩm mỹ của chủ. Đặc biệt chúng được chủ cưng chiều và chăm sóc rất kỹ lưỡng. Những con chó ngoại nhập thường rất dễ thương và rất khôn. Có một con trong nhà, chạy nhảy tung tăng hoặc nằm cuộn tròn trên salon trông cũng ngồ ngộ. Trẻ con rất thích ôm những chú chó bé tí xíu, bộ lông mượt mà, được chải bới cẩn thận, những con chó này thích đi chơi lòng vòng, thường thích ngồi trên xe máy hoặc xe hơi và hễ khi chủ lơ đãng là xổng chạy.
Phân tích di truyền cho thấy chó cảnh là một trong những loại hình cụ thể đầu tiên của con chó sống với mọi người. Ngày nay hầu hết các con chó cảnh rơi vào nhóm giống đồ chơi của trẻ em. Những chó cảnh nhỏ nhắn, lông trắng, được nhiều bạn nữ yêu thích. Trong các loại chó cảnh thì giống chó xù hay còn gọi là chó bông, đặc biệt được ưa chuộng.
Người chuyên nuôi chó chia chó cảnh ra làm hai loại:
Một số giống chó là những giống nhập ngoại, với giá cao, thấp khác nhau. Đặc biệt có những giống chó có giá thành rất lớn. Thị trường chó hiện nay đa dạng và phong phú về chủng loại. Tùy vào khả năng tài chính và sở thích mà mỗi người, sẽ chọn cho mình một con chó phù hợp. Với giá trung bình, người mua có thể chọn chó Phốc hươu nhỏ nhắn, trông giống như một chú hươu thu nhỏ. Hoặc chó Chihuahua rất bé (khoảng 1 - 1,5 kg) và cực kì đáng yêu, đây cũng là giống chó rất đắt tiền. Đắt hơn nữa là các giống như: Giống Akita Inu của Nhật trông rất dễ thương với bộ lông trắng tuyền, giống Bulldog của Anh trông rất ngầu nhưng ngộ nghĩnh, giống Retriever của Mỹ có bộ lông xoăn vàng rất đẹp, giống Husky mõm nhọn, rất độc đáo của vùng Siberi.
Khuyến cáo.
Người chủ và chó cảnh có sự gần gũi, thân thiết và rất yêu chiều. Khi đi ngủ, có nhiều người còn cho cả chó ngủ cùng. Tuy nhiên ít người biết rằng, những hành động vuốt ve, ôm ấp những con thú cưng đó lại tạo cơ hội cho những căn bệnh lây từ chó sang người. Nguy cơ lớn nhất là bệnh dại. Phổ biến hơn, một số bệnh như là bệnh giun sán, giun đũa, bệnh hắc lào, bệnh liên quan đến hô hấp... cho người mà nguồn lây bệnh chủ yếu là từ lông chó. Ấu trùng sán thường ký sinh trên bọ chó, bọ chét hoặc được thải qua đường tiêu hóa. Trong quá trình tiếp xúc, nếu không cẩn thận con người rất dễ bị lây một số bệnh từ chúng.
Tại Việt Nam, trên địa bàn Biên Hòa rộ lên phong trào nuôi chó kiểng nhập từ các nước, như Nhật, Trung Quốc, Đức. Địa điểm bán chó kiểng thường được tổ chức bên vệ đường. Thông thường, người mua chó kiểng thường thấy loài vật này đẹp, lạ, giá vừa túi tiền, nhưng ít quan tâm đến giống gì, sức khỏe ra sao và được tiêm ngừa chưa. Bởi chó kiểng ngoại nhập từ nơi khác đến đã quen với khí hậu ở nơi nó sinh ra, lớn lên, do đó, khi về Việt Nam chúng dễ bị bệnh.
Ở Việt Nam.
Trong văn hóa, quan niệm của người Việt Nam là "Nhà giàu nuôi chó, nhà khó nuôi con" hay "Giàu chuộng chó, khó chuộng con", vì nhà giàu thường nuôi chó để giữ nhà, chống kẻ trộm, trong khi nhà nghèo thì vất vả, thú nuôi chó cũng vì thế xuất hiện từ lâu. Có người xuất phát từ tình yêu loài vật thực sự, nhưng cũng có người thấy người ta nuôi mình cũng nuôi một vài con để trang trí.
Phong trào nuôi chó cảnh đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu. Thú chơi này, gần đây được giới trẻ Hà Nội đặc biệt ưa chuộng, rất nhiều giống chó ngoại đã được nhập về Việt Nam. Họ tập hợp nhau lại để lập hội cùng thú vui nuôi chó. Nuôi chó cảnh, nếu không chịu đầu tư tiền bạc và công sức thì không thể chơi thú này được. Việc nuôi chó cảnh hiện nay đang là một nghề rất hot và đầy tiềm năng ở thị trường Việt Nam do độ chịu chơi ngày một tăng của người Việt, nhiều người đang tìm tới thú chơi chó cảnh như một thứ để khẳng định đẳng cấp của mình và vì thế, thị trường cho ngành này đang rất rộng mở.
Những năm trước nhiều người thích chơi chó Nhật, chó Bắc Kinh. Bây giờ các giống chó đẹp trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam. Người ta có thể tìm hiểu cặn kẽ tên tuổi, gốc gác, sở thích, cách chăm sóc từng giống chó trên thế giới qua các trang web chuyên về chó. Không dừng lại ở thú vui và niềm đam mê nhất thời, người nuôi chó kiểng đã bắt đầu quan tâm và tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ, phả hệ, giấy khai sinh của chó đồng thời đi sâu vào nghiên cứu kỹ về một giống chó nếu họ có ý định đầu tư nuôi. | 1 | null |
Thập niên Nam Kinh () là giai đoạn lịch sử từ năm 1927 (hoặc 1928) đến năm 1937 tại Trung Hoa Dân Quốc. Đây là một trong những giai đoạn củng cố và phát triển đất nước của Quốc Dân Đảng. Các Quyền lợi, các Hiệp ước bất bình đẳng và đòi hỏi quá đáng của các Cường Quốc Châu Âu tại Trung Quốc đều được xoá bỏ hoặc giảm bớt, nhiều quyền lợi của Trung Quốc bị nước ngoài lấy mất trước kia được trả lại. Chính phủ rất nỗ lực hiện đại hóa hệ thống luật hình sự và dân sự, ổn định giá cả, chi trả dần các khoản nợ, cải cách ngân hàng và hệ thống tiền tệ, xây dựng đường sắt và đường cao tốc, cải thiện các cơ sở y tế công cộng, trừng phạt hành vi buôn bán ma tuý, và tăng trưởng sản xuất sản phẩm nông công nghiệp. Nền kinh tế phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng tăng nhanh. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc được gia tăng rất nhiều, quân đội được đầu tư kĩ càng và hiện đại hoá. Những tiến bộ to lớn trong giáo dục và trong nỗ lực thống nhất đất nước, chương trình phổ cập tiếng Phổ thông Trung Hoa nhằm hạn chế bớt các biến thể ngôn ngữ nói tiếng Trung khác. Mạng lưới cơ sở thông tin được thành lập nhiều nơi càng làm tăng tình cảm thống nhất bên trong dân chúng. Mặt khác, tự do chính trị bị hạn chế rất nhiều so với những thời kỳ trước đó bởi Quốc Dân Đảng cai trị theo hình thức độc đảng với triết lý "giám hộ chính trị"và thường dùng các biện pháp bạo lực để dẹp yên các hành vi chống đối chính phủ. Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được các lĩnh vực công nghiệp, và khi Chiến tranh với Nhật Bản bùng nổ năm 1937, với tiềm lực sẵn có và sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã phần nào chống cự lại được sự xâm lược của Đế quốc Nhật Bản.
Dù Quốc Dân Đảng đã kiểm soát được toàn bộ đất nước trong giai đoạn này và Chính phủ Nam Kinh được thế giới công nhận là Chính phủ hợp pháp duy nhất cai trị Trung Quốc, nhưng nhiều vùng rộng lớn của Trung Quốc vẫn ở tình trạng bán tự trị với người cầm đầu là các quân phiệt địa phương. Sự kiểm soát của Quốc Dân Đảng mạnh nhất tại các vùng phía đông Trung Quốc, xung quanh thủ đô Nam Kinh, nhưng các quân phiệt địa phương như Trương Tác Lâm, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn... vẫn giữ khá nhiều quyền lực to lớn bên trong lãnh địa của mình, trên danh nghĩa họ chấp nhận phục vụ Chính phủ Trung ương tại Nam Kinh, nhưng thực tế thì họ cai trị lãnh thổ của mình như một nhà nước riêng. Chiến tranh Trung Nguyên năm 1930 và sự xâm lược của Nhật Bản năm 1931 đã chứng minh tình trạng chia rẽ này, khi các quân phiệt địa phương quay sang đánh lẫn nhau, họ không thể tập hợp với nhau thành một mặt trận chung cùng với chính phủ trung ương tổ chức kháng chiến chống Nhật. | 1 | null |
Nghệ sĩ Quang Hưng (15 tháng 6 năm 1934 - 20 tháng 1 năm 2014) là một trong những ca sĩ lớn thuộc thế hệ đầu tiên của dòng nhạc cách mạng Việt Nam. Ông được các chiến sĩ mệnh danh là "chim sơn ca của các chiến lũy". Tên tuổi ông gắn liền với những ca khúc như "Anh quân bưu vui tính" (Đàm Thanh), "Bài ca Hồ Chí Minh" (Ewan MacColl), "Tiến về Sài Gòn" (Lưu Hữu Phước), "Người Hà Nội" (Nguyễn Đình Thi), Trường ca sông Lô (Văn Cao)... Giọng ca của Quang Hưng được nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ nhận xét là chất giọng thép, giàu tính học thuật. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Tiểu sử.
Nghệ sĩ ưu tú "Quang Hưng" sinh ra trong một gia đình nghệ thuật yêu nước. Cha ông là cụ Lê Phổ Văn, giỏi Nho học và Tây học, từng cắp tráp theo hầu cụ Phan Bội Châu. Mẹ là cụ Nguyễn Thị Hiên, đàn hay, hát giỏi, từng là một giọng ca trù nổi tiếng của Hưng Yên hồi đầu thế kỷ trước. Ông thừa hưởng tình yêu nghệ thuật từ mẹ và sự cứng cáp rắn rỏi sau này của ông từ bố trong giọng hát cũng như trong tính cách. Quang Hưng là Thiếu sinh quân đặc khu Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông làm liên lạc viên và hoạt động nghệ thuật phục vụ các chiến sĩ cảm tử Liên khu Nam Hà Nội.
Sự nghiệp.
Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13 tuổi, năm 1946, tạm biệt mẹ và Hà Nội, ông đã trở thành chiến sĩ - ca sĩ theo chân các chú bộ đội tiến bước trên mọi nẻo đường gian khổ của dân tộc.
Năm 1948, Quang Hưng tham gia Đội Tuyên truyền của Trung đoàn Thăng Long rồi về Bộ Tư lệnh Liên khu III vào năm 1949. Năm 1953, ông được cử sang Trung Quốc học quân sự kiêm phiên dịch và huấn luyện tại Trung đoàn cao xạ pháo (E 367). Năm 1954 về nước tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ. Năm 1955, ông tham dự cuộc thi hát toàn quân "Người lính hát hay và hay hát" đã đoạt giải nhất, được Tổng cục Chính trị điều về Đoàn Ca múa Tổng cục làm ca sĩ và năm 1957 cùng Đoàn Ca múa tham dự Liên hoan Thanh niên sinh viên Thế giới lần thứ 6 tại Moskva.
Sau đó Quang Hưng được cử đi học tại Nhạc viện Trai-cốp-xki (Liên Xô). Trở về phục vụ đất nước, ông đã cùng Đoàn Văn công giải phóng miền Nam thăm và biểu diễn tại 7 nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nghệ sĩ đơn ca, kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc.
Năm 1967, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ra Hà Nội đưa cho Quang Hưng bản nhạc "Tiến về Sài Gòn" yêu cầu ông ghi âm, một bản hát bằng tiếng miền Bắc, một bản nhất thiết phải hát bằng giọng miền Nam. Băng cát-xét được mang vào Sài Gòn, sau đó bị thất lạc. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phải cất cuộn băng thứ hai vào hộp đạn, giấu trong thùng gạo chuyển vào mặt trận. Mùa xuân 1975, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trao lại cho cánh quân đánh chiếm Đài Phát thanh. Trưa 30/4/1975, nghệ sĩ Quang Hưng theo dõi Đài Phát thanh Sài Gòn, vào lúc 12 giờ 15 phút, tiếng nhạc hùng tráng bài "Tiến về Sài Gòn" vang lên khắp thành phố.
Quang Hưng đã từng được tặng Huy chương Lê-nin (Hội đồng Xô-viết Tối cao Liên Xô tặng nhân 100 năm ngày sinh Lê-nin), Huân chương Chiến thắng hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì và rất nhiều giải thưởng khác. Là một người đa tài ngoài giọng hát trời phú, Quang Hưng còn có khả năng viết báo với những kiến thức sâu sắc. Ông từng tham gia viết cho các báo: Nhân dân, Văn nghệ, Quân đội nhân dân, Văn nghệ Quân đội..
Đời tư.
Năm 1957, nghệ sĩ Quang Hưng gặp nghệ sĩ múa Hoàng My. Năm 1959, hai người tổ chức lễ cưới ở khu tập thể 17 Lý Nam Đế. Đám cưới giản dị trong trang phục văn công quân đội, có kẹo bột ngọt bùi, thuốc lá Tam Đảo, nước chè xanh và lời ca tiếng hát của bạn bè. Sau ngày cưới một tháng, ông sang Liên Xô học tập 5 năm tại Nhạc viện Trai-cốp-xki, trở về công tác tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Việt Nam, đến năm 1990 thì quyết định hưu trí.
Ông qua đời đột ngột vào ngày 20-1-2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi. Dù được các bác sĩ Bệnh viện 198 tận tình chăm sóc, do tuổi già sức yếu, ông không qua khỏi. Lễ viếng và đưa tang NSƯT Quang Hưng diễn ra vào sáng 23/1 tại Nhà tang lễ bệnh viện 198 Hà Nội. | 1 | null |
Chó xù hay còn gọi là chó lông xù, chó bông là tên gọi chỉ về một giống loại chó tuy có khác nhau về ngoại hình nhưng tất cả có đặc điểm chung là đuôi cuộn tròn, lông dài, mõm ngắn, tai rũ và có đôi mắt đen. Tất cả đường nét này tạo ra một con chó đồng hành đáng yêu và thân thiện. Tuổi thọ của chúng là 15 năm hoặc nhiều hơn. Chó xù là loại chó thông dụng trong các loài chó cảnh. Trong văn hóa, các chú rối xuất hiện trong phim hoạt hình The Muppets và loạt phim điện ảnh cùng tên đã truyền cảm hứng cho những người nuôi chó, biến những chú chó xù trở thành nhân vật trong phim.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ chó xù bắt nguồn từ từ "Bichon" có nguồn gốc từ Miền Trung nước Pháp chỉ về một "con chó nhỏ tóc dài" và bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ là "biche" có nghĩa là "con chó cái", cũng như tiếng Bắc Âu cổ là "bikkja" cũng có nghĩa là con chó cái và tiếng Đức: "Betze" cũng lại là con chó cái. Một số suy đoán rằng nguồn gốc của từ bichon là kết quả của việc mất âm tiết trong từ "barbichon" tức "con chó xù nhỏ" hay "barbiche": "con chó xù xì". | 1 | null |
Âu (區) là một họ Trung Quốc có nguồn gốc ở tỉnh Quảng Đông. Họ này cũng có mặt ở Việt Nam do người Hoa di cư sang.
Nhiều người Việt hiện nay hay hiểu nhầm họ Âu (區) và họ Âu Dương (歐陽) là cùng một họ (do chữ Quốc ngữ chỉ biểu âm, không biểu rõ nghĩa như chữ Hán và chữ Nôm khi có thể thấy hai chữ Âu là khác nhau). | 1 | null |
Vịt nhà (danh pháp khoa học: Anas platyrhynchos domesticus) là các giống vịt trong họ Vịt đã được thuần hóa, chăn nuôi để lấy các sản phẩm như thịt vịt, trứng vịt, lông vịt hay một số làm thú cảnh. Cùng với gà, vịt là một loại gia cầm quan trọng của các nước châu Á nơi có nhiều hồ ao, đầm phá, thuật ngữ gà vịt thường đi liền với nhau, chính xác hơn thì vịt nhà được xếp vào nhóm các loại thủy cầm tức là gia cầm có liên quan đến môi trường nước cùng với ngan, ngỗng. Vịt nhà được cho là bắt nguồn từ Vịt cổ xanh, được cho là tổ tiên của tất cả các giống vịt nhà, ngoài ra chúng còn liên hệ mật thiết với Ngan bướu mũi, Ngan có thể lai ghép chéo với vịt nhà để sinh ra con lai vô sinh tức loài hỗn chủng (vịt Mulard).
Ở Việt Nam, vịt được nuôi làm gia cầm cách nay khoảng 2.600 năm. Sức đề kháng của con vịt rất mạnh, vi khuẩn gây được bệnh cho vịt phải mạnh hơn vi khuẩn gây bệnh cho người tới 300 lần, vịt là con duy nhất trên đồng ruộng có thể ăn và tiêu hóa được con đỉa, đàn vịt là chủ thể chế ước, thuần hóa những vi sinh vật có hại trên đồng ruộng. Vịt thả đồng là một sáng tạo độc đáo, được áp dụng đầu tiên ở Nam Bộ vào thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Người khuyến khích nuôi vịt thả đồng chính là ông Đào Duy Từ. Sau đó, công chúa Ngọc Vạn đã mang vịt thả đồng sang quê chồng của mình là Campuchia.
Chăn nuôi.
Vịt nhà được chăn nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á khoảng vài ngàn năm trước, trong đó có Việt Nam. Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt vịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng, hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm). Năm 2002, theo báo cáo của Tổ chức Lương - Nông Thế giới (FAO), Trung Quốc là thị trường tiêu thụ vịt dẫn đầu thế giới, kế đến là Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Do chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam gắn bó với nền sản xuất lúa nước nên số lượng thủy cầm Việt Nam đứng thứ hai thế giới, hiện Việt Nam có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với trên 80 triệu con trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68%, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 32,19% và khu vực Tây Bắc chiếm 2,17% trong tổng đàn thủy cầm của Việt Nam. Trong thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 7%/năm, sản lượng trên 280.000 tấn thịt hơi/năm. Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và thủy cầm nuôi thịt thì thịt chiếm 65 - 70%, thủy cầm sinh sản chiếm 30 - 35%. Việt Nam đang sở hữu một bộ giống thủy cầm rất phong phú, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao tuy nhiên việc xuất khẩu thịt thủy cầm còn ít do hạn chế trong khâu chế biến.
Thực phẩm.
Các sản phẩm của vịt nhà phổ biến không kém gì so với gà, trong đó thịt vịt là thực phẩm thông dụng ở Việt Nam, đặc biệt là món cháo vịt hay món vịt tiềm thơm ngon. Vịt quay là món khoái khẩu trong đó nổi tiếng là món Vịt quay Bắc Kinh. Máu của vịt hay còn gọi là tiết, huyết là nguyên liệu quan trọng cho món tiết canh. Trứng vịt tại Việt Nam được phổ biến không kém gì so với trứng gà và là nguyên liệu cho món ăn Thịt kho hột vịt và đặc biệt là món ăn trứng vịt lộn đặc sản của ẩm thực Việt Nam.
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như calci, phosphor, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao. Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt. Thịt vịt có mùi hôi khó chịu, nên phải khử mùi trước khi chế biến. Gừng và rượu là hai loại gia vị hữu hiệu để khử mùi vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu rồi rửa sạch là vịt hết mùi hôi. Nếu không có gừng hoặc rượu, có thể thay thế bằng muối và giấm.
Hình ảnh.
Vịt nhà được nuôi ở miền Nam Việt Nam: | 1 | null |
Dưới đây là danh sách báo chí Việt Nam hiện nay, gồm các tờ báo, tạp chí và ấn phụ phẩm đã được cấp phép phát hành. Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, tính đến năm 2015, cả nước Việt Nam có 858 cơ quan báo chí in. Trong đó có: 199 cơ quan báo in chiếm 24% (86 báo trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 659 tạp chí chiếm 76% (522 tạp chí trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và viện nghiên cứu; 137 tạp chí địa phương); 105 cơ quan báo điện tử (Trong đó có: 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập), 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngoài.
Danh sách dưới đây được phân chia một cách tương đối theo thể loại, nội dung tờ báo, tôn chỉ, mục đích, phương châm hoạt động và cơ quan chủ quản.
Báo địa phương.
Một số cơ quan báo chí địa phương gồm:
Các tờ báo phổ biến.
Dưới đây là danh sách 5 nhật báo phổ biến Việt Nam. | 1 | null |
Cá rễ cau dài, tên khoa học Trypauchen vagina, trong tiếng Anh được gọi là burrowing goby (cá bống đào hang), là một loài cá bống trong họ Oxudercidae được tìm thấy trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó có một cơ thể thon dài khoảng 20 đến 22 cm (7,9-8,7 in). Nó là màu đỏ-hồng và sở hữu túi đặc biệt trong các cạnh trên nắp mang của nó. Nó sống trong hang trong đáy bùn ở môi trường sống biển và nước lợ. Mắt tiêu giảm của nó được bao phủ hoàn toàn bởi da và phần trước của đầu của nó được bảo vệ bởi thịt dày. Cả hai sự thích nghi này hỗ trợ nó trong việc đào hang.
Phân bố.
"T. vagina" có thể được tìm thấy trong vùng biển nông và nước lợ của Ấn Độ Dương, Vịnh Ba Tư, và phía tây Thái Bình Dương, từ Kuwait đến Nouvelle-Calédonie. Năm 2011,"Trypauchen vagina" đã được phát hiện trong biển Địa Trung Hải, T. vagina cũng đã được báo cáo xuất hiện Nam Phi.
Sinh thái học.
Như tên thông thường của nó cho thấy, "T. vagina" sống trong hang bùn hoặc đáy bùn của cửa sông và vùng ven biển. Nó là loài ăn tạp, chủ yếu là săn động vật giáp xác nhỏ đi lang thang gần hang của nó. | 1 | null |
Zulu () là nhóm dân tộc lớn nhất và nổi tiếng nhất của Nam Phi. Người Zulu tổng cộng có 11-12 triệu người tập trung sinh sống chủ yếu tại tỉnh KwaZulu - Natal, đông nam Nam Phi. Một số lượng nhỏ người Zulu cũng sinh sống ở Zimbabwe, Zambia, Tanzania và Mozambique. Ngôn ngữ của họ, tiếng Zulu, là một ngôn ngữ Bantu; cụ thể hơn, thuộc phân nhóm Nguni. Vương quốc Zulu đã đóng một vai trò lớn trong lịch sử Nam Phi trong thế kỷ 19 và 20.
Người Zulu xem chỗ ở của mình như một thiên đường trên Trái Đất. Zulu theo ngôn ngữ bản xứ có nghĩa là thiên đường.
Người Zulu xem trọng sự trinh tiết. Nam nữ thanh niên đều phải trải qua sự kiểm tra trinh tiết.
Ngôi nhà Zulu truyền thống gồm những túp lều và trại gia súc. Những túp lều được xây cạnh nhau tạo thành hình lưỡi liềm. Người đứng đầu gia đình ở trung tâm, với túp lều của người vợ cả bên phải, túp lều người vợ yêu ở bên trái. Gia súc tập trung ở giữa để được bảo vệ tối đa bằng rào gai khỏi kẻ cướp hay động vật hoang dã. Gia súc là thước đo sự giàu có của một người đàn ông và là phương tiện trao đổi: giá cưới vợ, đổi thịt và sữa, da bò làm quần áo và là vật hy sinh cúng tổ tiên. | 1 | null |
Thịt vịt là loại thịt của loài vịt mà phổ biến là vịt nhà. Đây là nguyên liêu và là món ăn phổ biến trong nhiều nền văn hóa ẩm thực trên thế giới, nhất là vùng Châu Á. Theo quan niệm Á Đông, Ngày Tết Đoan Ngọ đây là ngày nóng nhất trong năm nên thường ăn vịt và các món ăn có tính mát trong ngày này.
Đặc điểm.
Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như calci, phosphor, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Theo Đông y thì thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: "Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt". Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn. thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc.
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già và thịt vị thiên về bổ dương nên nam giới ăn sẽ bổ hơn phụ nữ.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt. Thịt vịt có mùi hôi khó chịu, nên phải khử mùi trước khi chế biến. Gừng và rượu là hai loại gia vị hữu hiệu để khử mùi vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu rồi rửa sạch là vịt hết mùi hôi. Nếu không có gừng hoặc rượu, có thể thay thế bằng muối và giấm.
Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, thích hợp cho những ngày thời tiết trở lạnh. Thịt vịt được dùng làm nguyên liệu cho các món quay, nhất là món Vịt quay Bắc Kinh, ngoài ra còn dùng cho món cháo vịt, vịt tiềm hay vịt hầm, vịt nấu chao... Cháo vịt đậu xanh, vịt nấu rau lang, vịt om sấu, thịt vịt nước mía... có ích cho người suy nhược, chán ăn, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít, sản phụ thiếu sữa. | 1 | null |
Douglas X-3 Stiletto là một loại máy bay phản lực thử nghiệm của Hoa Kỳ trong thập niên 1950, do Douglas Aircraft Company chế tạo. Nhiệm vụ chính của nó là nghiên cứu các đặc tính thiết kế của một máy bay nhằm phù hợp với vận tốc siêu thanh, bao gồm cả khung thân làm bằng titanium. Douglas thiết kế X-3 với mục tiêu đạt vận tốc cực đại xấp xỉ 2.000 m.p.h, tuy nhiên thực tế máy bay chỉ có thể đạt được Mach 1. | 1 | null |
Bell Aircraft Corporation X-9 Shrike là một mẫu thử tên lửa đất đối không, đây là tên lửa điều khiển sử dụng nhiên liệu lỏng, nó được sử dụng làm mẫu thử nghiệm cho GAM-63 RASCAL vũ trang hạt nhân.
Tính năng kỹ chiến thuật (X-9).
Thông số kỹ thuật:
Hiệu năng bay:
Xem thêm.
Có cùng sự phát triển:
Bell GAM-63 | 1 | null |
Thịt ngựa là thịt từ những con ngựa, đây là loại nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực của các nước Châu Á, nhất là vùng Trung Á, các nước vùng Trung Mỹ. Trong lịch sử, thịt ngựa là món ăn chính ở vùng Trung Á trong nhiều thế kỷ, và nó cũng là một phần trong văn hóa ẩm thực truyền thống của nhiều quốc gia khác trên thế giới từ châu Âu đến Nam Mỹ và châu Á. Hiện nay, thịt ngựa được coi là một món ăn thông dụng ở nhiều nước trên thế giới. Người Pháp không chỉ ăn thịt ngựa, mà còn ăn óc và tim ngựa. Trên thực tế, thịt ngựa đã trở thành món ăn của con người kể từ khi chúng xuất hiện.
Trong chiến tranh, thịt ngựa là món ăn cung cấp nhiều protein mà lại có giá thành rẻ, nhiều tướng sĩ đã cho giết ngựa để ăn cứu đói. Ngày nay, thịt ngựa được ưa chuộng vì có mùi vị đặc biệt.. Thịt ngựa là món khoái khẩu và bổ dưỡng của đồng bào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam; cao ngựa bạch rất có giá trị trong việc chữa bệnh xương khớp với người cao tuổi. Thịt ngựa được coi là một món ăn ở nhiều nước. Trong thời bình, người ta ăn thịt ngựa vì hương vị ngon của nó. Mỹ và Vương quốc Anh là một trong những nhà xuất khẩu thịt ngựa lớn nhất thế giới.
Đặc điểm.
Thịt ngựa không những giàu chất dinh dưỡng hơn thịt bò mà loại thịt này còn có hàm lượng chất béo, cholesterol thấp nên dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Không những vậy, thịt ngựa còn có vị thơm ngọt, rất hấp dẫn. Thịt ngựa có tính mát, lành tính, không hôi như thịt bò, và rất phù hợp với những người có cơ địa dị ứng với thịt bò. Thịt ngựa, tươi ngon, có thể so được với thịt bò, thậm chí thịt ngựa nhiều đạm và ít mỡ hơn thịt bò. Nhiều người ở châu Âu cho rằng thịt ngựa ngon hơn thịt bò.
Nhìn chung, thịt ngựa siêu nạc, hàm lượng chất béo chỉ đạt tới 3%. Thịt ngựa là thịt khi ăn có vị ngọt so với thịt bò, vị của thịt ngựa ngọt hơn, vì hàm lượng chất glycogen cao gấp 3 lần, hàm lượng Acid glutamic đem lại vị đậm đà của thịt ngựa khá cao (2625 mg%). Chất đạm protein cũng góp phần vào vị ngọt của thịt ngựa. Nhược điểm của thịt ngựa là vì nó hàm chứa nhiều chất bổ dưỡng nên thịt ngựa bảo quản không kỹ, rất dễ bị nhiễm khuẩn nhất là dưới dạng thịt xay hay thịt bằm. Ngựa là loại động vật ăn cỏ, từ lâu đã được xếp vào một trong những loài động vật được dùng làm nguyên liệu để làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của ngựa đều có thể dùng làm thuốc như xương ngựa, sữa ngựa...
Thịt ngựa có thành phần dinh dưỡng cao, có vị ngọt, tác dụng bổ gân dưỡng cơ, đây là một loại sản phẩm rất bổ dưỡng, nó cung cấp nhiều sinh tố, amino acid, khoáng chất, chất sắt, cho nên dùng rất tốt cho những người suy dinh dưỡng, đặc biệt là bệnh nhân đang trị bệnh. Sử dụng thịt ngựa cho những người có sức khoẻ yếu, cho những bệnh nhân để phục hồi sức khoẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, trong thịt ngựa có rất nhiều chất sắt nên những người thiếu máu, phụ nữ mang thai ăn là rất tốt. Đối với người gầy yếu, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể có thể ăn hàng ngày, trẻ em còi xương suy dinh dưỡng ăn thịt ngựa góp phần làm cơ thể cứng cáp, nhanh nhẹn hoạt bát, thanh niên sẽ vạm vỡ, cường tráng, người già chống đau nhức xương và loãng xương…
Được xem là loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều sắt, tốt cho người đang phải kiêng mỡ, thịt ngựa hiện không còn là món ăn lạ trong thực đơn của nhiều gia đình. Tuỳ loại thịt ngựa mà có giá khác nhau. Thịt thăn lưng, thịt bắp giá cao, các loại khác giá thấp hơn. Giò ngựa cũng được nhiều khách đặt mua. Thịt thăn loại 1, Thịt loại 2 như vai, sườn Riêng các loại giò ngựa, thịt tim ngựa. Các loại ruốc thịt ngựa hiếm hơn. Lòng ngựa để chế biến món thắng cố. Thịt ngựa nhiều đạm, giò ngựa ngon, ăn vào khoẻ như ngựa. Cách chế biến thịt ngựa khá giống với thịt bò do mùi vị, màu sắc không khác biệt quá nhiều. Yêu cầu thịt ngựa chất lượng tốt là màu đỏ đậm, thớ chắc, để lâu không ra nước, khi chế biến phải mềm và không có mùi ngái.
Khi chế biến không chỉ thích hợp dùng để hầm, nấu, quay, ninh mà còn có thể dùng làm bít tết, nướng, rim...Thịt ngựa hàm chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng bồi bổ: chất đạm nhiều, chất béo thấp, chất Cholesterrol thấp. Có công dụng bổ ích khí huyết, ích thận tráng dương. Có hiệu quả bổ trợ trị liệu nhất định đối với người bị lao lực. Vì những đặc điểm đó mà hiện nay thịt ngựa đã trở thành loại thực phẩm khá được ưa chuộng. Thịt ngựa rất hợp với các loại rau và gia vị như: mùi tàu, lá lốt, mù tạt, tỏi, hạt tiêu sọ. Một bí quyết khi chế biến thịt ngựa là phải đợi chảo nóng già rồi mới cho thịt vào chiên, xào… nhằm tạo cho bề mặt thịt săn lại nhưng bên trong vẫn mềm và không bị khô, vẫn giữ lại được đầy đủ chất dinh dưỡng, hương thơm và vị ngọt của miếng thịt.
Thịt ngựa nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là dưới dạng thịt xay, băm. Vì thế sau khi xay hoặc băm thịt ngựa thì nên sử dụng ngay. Một điểm chú ý nữa là không nên bảo quản thịt ngựa chưa chế biến bằng tủ lạnh, bởi vì làm như vậy thì thịt ngựa sẽ bị mất nước, khi nấu sẽ bị khô. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ thịt ngựa như: ngựa bít tết, thịt ngựa hầm khoai tây, thịt ngựa xào lá lốt, cải cuốn thịt ngựa, thịt ngựa chua ngọt, thịt ngựa cuộn rau củ nướng, thịt ngựa xào cay, thịt ngựa cuốn bánh tráng, thịt ngựa hầm nấm đùi gà, thịt ngựa bằm xúc bánh đa… Yêu cầu thịt ngựa chất lượng tốt là màu đỏ đậm, thớ chắc, để lâu không ra nước, khi chế biến phải mềm và không có mùi ngái.
Trên thế giới.
Ngay từ thời kỳ thượng cổ các nhà ẩm thực đã biết mùi vị đặc biệt của thịt ngựa. Song sau đó thì người ta ít ăn thịt ngựa vì coi ngựa như là loài vật chỉ dùng để giúp con người trong di chuyển, vận chuyển và lao động cầy bừa đồng áng. Tuy nhiên, do sợ bệnh bò điên nên trong vòng 10 năm trở lại đây mức tiêu thụ thịt ngựa đã tăng lên hơn gấp đôi so với trước (tăng 240%). Thịt ngựa có cách nhìn nhận khác nhau trong văn hóa ẩm thực của các nước trên thế giới, cụ thể là:
Châu Á.
Người Mông Cổ ăn xúc xích thịt ngựa Mông Cổ gọi là kazy và uống thứ rượu làm từ sữa ngựa gọi là airag. Họ chuộng thịt bò và thịt cừu hơn, song thịt ngựa vẫn được nhiều người chọn dùng vào mùa đông giá lạnh vì nó ít cholesterol và thịt ngựa được giữ cho không đông và theo truyền thống, người Mông Cổ tin rằng thực phẩm này giúp cho cơ thể ấm hơn. Người Kazakhstan cũng là dân du mục nên sử dụng thịt ngựa làm thực phẩm thông dụng. Người Kazakhstan có nhiều cách chế biến thịt ngựa như là, xúc xích thịt ngựa gọi là shuzhuk, thịt ngựa sấy khô gọi là sur-yet
Ở Ấn Độ, thịt ngựa không được dùng làm thực phẩm mặc dù nó hiện diện trong các nghi thức của đẳng cấp võ sĩ Kshatriyas cách đây nhiều thế kỷ. Ngựa được dùng làm thực phẩm đối với người Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, người Ai Cập và người Tatar nhưng bị cấm ở Maghreb.
Tại Hàn Quốc, thịt ngựa sống (quanh phần cổ) được ăn với nước tương và dầu mè. Thịt ngựa còn được coi là món cao lương mỹ vị ở đảo Jeju của Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, thịt ngựa nhìn chung được chấp nhận tiêu thụ ngoại trừ tỉnh Vân Nam và thành phố Quế Lâm vì họ cho rằng thịt ngựa không ngon mà lại có hại cho sức khỏe, thậm chí độc hại. Trung Quốc vẫn được coi là quốc gia tiêu thụ và sản xuất thịt ngựa lớn nhất thế giới.
Ở Nhật Bản, thịt ngựa sống được gọi là sakura hay sakuraniku (sakura nghĩa là hoa anh đào, còn niku là thịt) do nó có màu hồng. Thịt ngựa có thể dùng sống như món sashimi với những lát cắt mỏng nhúng vào nước tương, đôi khi ăn chung với gừng và củ hành - trong trường hợp này món sẽ được gọi là basashi. Người Nhật gọi thịt ngựa nướng xiên là baniku hay bagushi. Các thành phố Kunamoto, Nagano và Oita vốn rất nổi tiếng với món basashi. Cũng có món tráng miệng đặc biệt có thành phần thịt ngựa gọi là kem basashi.
Ở Việt Nam, Ngày nay thịt ngựa không còn là hàng hiếm, không còn quá xa lạ đối với các bà nội trợ hiện đại. Thịt ngựa sẽ còn được ưa chuộng hơn nữa nếu như giá của nó rẻ hơn. Hiện nay (2013) giá thịt ngựa tại các chợ khoảng trên 250.000 đ/kg. Cụ thể là thịt mông ngựa giá 250.000 đ/kg, thịt bắp ngựa là 260.000 đ/kg, thịt thăn ngựa là 280.000 đ/kg. Có người còn quảng bá mã pín tửu (rượu dương vật ngựa) để uống cho bổ dương. Một số người Việt Nam tin rằng ăn thịt ngựa giải xui, nhiều người đặt mua làm cỗ tết niên.
Ở vùng núi phía Bắc có món nồi thắng cố (theo âm Hán Việt, thắng cố có nghĩa là thang cốt, là món canh xương. Nhưng cũng có người cho rằng đó là biến âm của từ thoảng, cố theo tiếng H'Mông có nghĩa là nồi nước) kèm rượu ngô là chuẩn vị trong phiên chợ Ma Lé, món này gồm thịt ngựa cùng nhiều các loại lòng mề phổi phèo sôi trong nồi. Thịt nấu thắng cố truyền thống là thịt ngựa rồi dần dần có thêm thắng cố bằng thịt bò, thịt trâu và thịt lợn. Nhưng ngon nhất vẫn là món thắng cố ngựa.
Ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng để bán. Phần xương xẩu được chặt nhỏ cùng gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn, tiết đông cắt thành miếng nhỏ, tim gan phèo phổi cho hết vào chảo, nêm nếm gia vị truyền thống gồm muối, thảo quả, địa điền. Đảo toàn bộ mọi thứ trên lửa rồi đổ thêm nước, đun liên tục trong nhiều giờ. Vừa đun vừa vớt váng bẩn bỏ đi.
Cũng Ở Việt Nam Vì tin rằng ăn thịt ngựa sẽ giải xui, nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để đặt mua làm cỗ tất niên. Giá mỗi cân thịt ngựa trung bình khá cao nhưng vẫn cháy hàng khi cận Tết. Mùa Tết năm 2014, cùng với những sản phẩm dán mác ngựa được ưa thích khác, nhiều gia đình cũng tìm mua thịt của loài động vật này để làm mâm cỗ cúng cuối năm, thời gian gần Tết thịt ngựa bán khá chạy. Giá thịt ngựa năm 2014 khá mềm. Gần Tết, chỉ tăng nhẹ ngang với giá thịt bò. Ngoài bán thịt ngựa, còn nấu cao tại chỗ, giá cao ngựa Bạch giáo cao hơn cao ngựa đen và trắng, thời điểm gần Tết, cao ngựa thường được khách hàng mua làm quà biếu.
Càng gần Tết lượng thịt ngựa bán ra càng tăng mạnh, gấp 2, 3 lần ngày thường. Do quan niệm năm Giáp Ngọ không ăn thịt ngựa nên hầu hết khách mua về làm cỗ tất niên giải xui. Để làm quà biếu Tết, cao ngựa bạch và cao ngựa màu được tìm mua nhiều dù giá khá đắt, Năm con gì thì kiêng ăn con đấy, nên mua thịt ngựa về làm cỗ tất niên. Năm Ngọ thì không ăn thịt ngựa, nhưng thịt ngựa cuối năm lại giải đen. Nhân tiện thưởng thức thịt ngựa vì năm sau sẽ không sát sinh loài động vật này, ăn thịt ngựa cuối năm giải xui, thịt ngựa thơm, vị ngọt và chế biến được nhiều món ăn. Thịt ngựa chủ yếu được mua tại trại Thái Nguyên, hoặc nhập miếng lẻ từ Bắc Kạn hay Ba Vì. Tuy một số vùng như Thái Nguyên đã lập trang trại ngựa thịt nhưng không phải lúc nào cũng có hàng để bán vì nguồn cung khá thất thường.
Châu Âu.
Một số vùng của châu Âu, tiêu thụ thịt ngựa kéo dài từ thời Trung cổ cho đến tận ngày nay bất chấp lệnh cấm của Giáo hoàng Gregory III vào năm 732 vì cho đó là thực phẩm của người ngoại giáo đáng ghê tởm. Tuy nhiên, do ngựa cũng là một phương tiện vận chuyển và bạn của con người cho nên việc giết mổ và tiêu thụ thịt ngựa bị cấm kị ở một số nền văn hóa do vấn đề đạo đức.
Ở Âu châu người Ý ăn thịt ngựa nhiều nhất, 1 kg mỗi đầu người/1 năm, kế đó là người Luxemburg (680 gr), rồi đến Pháp (380 gr), ở Đức chỉ 40 gr. (thống kê vào năm 2007 chung cho thịt ngựa, lừa). Thịt ngựa được nhập cảng vào Âu châu đa số là từ Canada, Mexico và Argentina, tổng cộng là 28 ngàn tấn vào năm 2011. Trong khi Liên hiệp Âu châu tự sản xuất khoảng 70 ngàn tấn đa số từ Ý, Ba Lan và Romania.
Anh là quốc gia mà ngựa được coi là một con vật được yêu chương, gần gũi việc ăn thịt ngựa gần như được xem là cấm kỵ. Đối với người Anh và Ireland, lừa bán thịt ngựa còn là một sự sỉ nhục bởi trong cộng đồng những người nói tiếng Anh, kể cả người Mỹ và người Canada, thịt ngựa nằm trong danh sách thực phẩm cấm kỵ, bắt nguồn từ năm 732 sau Công nguyên khi Giáo hoàng Gregory III nỗ lực chấm dứt việc ăn thịt ngựa trong giáo dân. Sở dĩ thịt ngựa bị coi khinh vì so với loài nhai lại như bò và cừu thì cũng ăn lượng cỏ như nhau nhưng hiệu suất biến cỏ thành thịt kém rất xa và quan trọng hơn cả có lẽ là yếu tố tình cảm.
Do Thái giáo cấm ăn thịt ngựa vì cho rằng, đây là loài thú móng chẻ chứ không phải loài nhai lại và chỉ được sử dụng như là phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, hiện nay ngựa được nhìn nhận với thân phận thú nuôi ở một số quốc gia phương Tây - đặc biệt ở Mỹ, Anh và Ireland - cho nên sự cấm kị ăn thịt loài động vật này càng được củng cố. Tại phần lớn các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới - Anh, Mỹ, Ireland và Australia - việc giết mổ ngựa làm thực phẩm bị chống đối do họ coi ngựa giống như những thú nuôi khác như chó và mèo.
Tuy nhiên, tại các quốc gia phương Tây khác, thịt ngựa không chỉ được chấp nhận là thực phẩm hàng ngày thậm chí còn được đánh giá cao. Đặc biệt là ở Pháp. Theo truyền thuyết, người Pháp bắt đầu thưởng thức món thịt ngựa từ trận chiến Eylau vào năm 1807, khi đó Nam tước Dominique-Jean Larrey khuyên Napoleon cho đoàn quân đang đói ăn thịt ngựa chiến để lấy sức. Thậm chí ở Pháp người ta thậm chí có món thịt ngựa sống ăn với lòng đỏ trứng gọi là Tartare de boeuf. Thịt ngựa nguyên chất, thịt ngựa sạch thì không vấn đề gì cho sức khỏe bởi thịt ngựa cũng là loại thực phẩm có dinh dưỡng và được tiêu thụ nhiều ở châu Âu.
Ở Đức, thịt ngựa theo truyền thống là thành phần chính của - món thịt ngựa om nổi tiếng của nước này, nhưng bây giờ thường thì thịt bò được dùng. Ở Na Uy thời tiền Cơ Đốc, ngựa là con thú đắt tiền cho nên việc ăn thịt ngựa là bằng chứng cho thấy đẳng cấp giàu sang của người ăn. Khi Na Uy quy theo Cơ Đốc giáo, thịt ngựa bị cấm dùng và ai ăn món này bị coi là kẻ dị giáo. Song ngày nay thịt ngựa đã trở nên phổ biến ở Na Uy.
Năm 2013, xảy ra Một vụ bê bối thịt giả mạo năm 2013 là một vụ bán thịt giả mạo tại Âu Châu, khi các loại thực phẩm được quảng cáo có chứa thịt bò nhưng thực chất được phát hiện có chứa thịt ngựa không khai báo, lên đến 100% hàm lượng thịt trong một số trường hợp, và các loại thịt không khai báo khác, chẳng hạn như thịt heo. Vụ việc bị đưa ra ánh sáng ngày 15 tháng 1 năm 2013, khi có báo cáo rằng DNA của ngựa được phát hiện trong thịt bò burger đông lạnh bày bán tại một số siêu thị Ireland và Anh. Vụ bê bối "thịt ngựa giả bò" đang gây chấn động khắp châu Âu đã bắt đầu lan sang châu Á với điểm bùng phát đầu tiên là ở Hồng Kông (Trung Quốc.)
Vụ việc bắt đầu bằng phát hiện thông báo qua xét nghiệm DNA đã tìm thấy trong 27 mẫu bánh mì kẹp thịt bằm (hamburger) có chứa thịt ngựa trong 10 mẫu và thịt lợn trong 23 mẫu. Ngoài ra, cũng tại Anh quốc, người ta tìm thấy trong bánh lasagne (một loại bánh trộn thịt bò của Ý) có từ 60 đến 100% thịt ngựa. Vụ việc có tác động đến 4,5 triệu sản phẩm, kéo theo 13 quốc gia liên hệ như Anh Pháp, Hà Lan, Rumania, Ba Lan, Áo, Thụy Điển..v.v… và 28 tập đoàn siêu thị bán lẻ, cụ thể là các hệ thống siêu thị như Tesco (hệ thống siêu thị lớn nhất của Anh), Iceland, Lidl của Anh. Auchan, Casino, Carrefour, Cora, Monoprix, Picard của Pháp.
Chính quyền Hà Lan đã và đang thu hồi khoảng 50.000 tấn sản phẩm thịt được bán khắp châu Âu dưới mác thịt bò, vì lo ngại rằng, thực tế chúng chứa thịt ngựa. Theo cơ quan chống gian lận thương mại của Pháp thì tổng cộng đã có 750 tấn thịt ngựa giả thịt bò bị đưa ra thị trường, trong đó 550 tấn dùng để chế biến thành khoảng 4,5 triệu sản phẩm thịt đông lạnh để bán ở 13 nước châu Âu.
Năm 2013, một vụ bán thịt giả mạo tại Âu Châu, khi các loại thực phẩm được quảng cáo có chứa thịt bò nhưng thực chất được phát hiện có chứa thịt ngựa không khai báo, lên đến 100% hàm lượng thịt trong một số trường hợp, và các loại thịt không khai báo khác, chẳng hạn như thịt heo. Vụ việc bị đưa ra ánh sáng ngày 15 tháng 1 năm 2013, khi có báo cáo rằng DNA của ngựa được phát hiện trong thịt bò burger đông lạnh bày bán tại một số siêu thị Ireland và Anh. Tại Anh và Ireland, cơ quan an toàn thực phẩm nhận thấy thịt ngựa lẫn trong thịt bò và thịt cừu bán ở một số nhà hàng và các siêu thị. Hamburger của Burger King cũng có thịt ngựa và công ty này phải chấm dứt hợp đồng với một hãng cung cấp thịt. Thịt ngựa thông dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Âu Châu, nhưng không phải đồ ăn bình thường tại Anh cũng như Hoa Kỳ. Ở Hòa Lan có nhiều hàng thịt bán thịt ngựa chế biến sẵn thành nhiều món ăn khác nhau. Tại Anh bán thịt ngựa không là phạm pháp nếu ghi rõ là thịt gì.
Ngày 12 tháng 2 năm 2013, Pháp trở thành quốc gia Âu Châu thứ nhì, sau Anh Quốc, xác nhận có sự kiện thịt đông lạnh đem bán cho dân chúng, thay vì thịt bò lại hóa ra thịt ngựa. Picard, nhà buôn lẻ có hằng trăm tiệm trên khắp nước Pháp, cho biết qua nhiều thử nghiệm, xác nhận có thịt ngựa hiện diện trong hai lô thịt "bò" đông lạnh và được thu hồi, sau khi vụ tai tiếng đổ bể.
Hệ thống bán lẻ Picard của Pháp nói tâm điểm của hiện tượng lo sợ về thực phẩm lan rộng trên khắp Âu Châu xuất phát từ công ty Pháp Comigel. Hệ thống này quyết định cho thu hồi tất cả sản phẩm của Comigel, chủ yếu là món Findus lasagne vốn bị phát giác ở Anh là gồm 100% thịt ngựa. Các nhà buôn lẻ ở Anh, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ và Hòa Lan cũng cho thu hồi các sản phẩm của Comigel như thịt viên, hamburger, lasagne... ngay sau khi Comigel báo động có sự hiện diện của thịt ngựa trong sản phẩm Findus.
Về phần Comigel, họ phủ nhận không làm gì sai trái vì họ nhận thịt từ một công ty Pháp khác tên Spanghero, công ty này lại nói rằng nhận nguồn tiếp tế từ hai lò tế sinh ở România, được xem là thủ phạm tráo thịt ngựa cho thịt bò. Ngày 11 tháng Hai, Thủ tướng România, Victor Ponta, nói trong một cuộc họp báo rằng "không có bất bình thường" trong việc hai công ty ở Romania bán thịt gọi là thịt bò cho các hãng thực phẩm Âu Châu nhưng bị tố cáo là thịt ngựa.
Châu Mỹ.
Brazil cũng cấm dùng thịt ngựa tương tự như dân du mục Romani. Vào năm 2005, Mexico là quốc gia sản xuất thịt ngựa lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Còn đối với người Hồi giáo, họ chỉ ăn thịt ngựa hoang chứ không dùng thịt ngựa nuôi. Argentina là quốc gia sản xuất và xuất khẩu thịt ngựa, nhưng nó không được tiêu thụ trong nước do bị cấm.
Một số lưu ý.
Thịt ngựa, tươi ngon, có thể so được với thịt bò. Khi chế biến không chỉ thích hợp dùng để hầm, nấu, quay, ninh mà còn có thể dùng làm bít tết, nướng, rim, có thể thấy một số món ăn sau đây: Thịt ngựa cuộn rau củ nướng, thịt ngựa cuốn bánh tráng, thịt ngựa bằm xúc bánh đa, Thịt ngựa hầm nấm đùi gà, Dạ dày ngựa xào dưa, im ngựa chần, đuôi ngựa hầm thuốc bắc, nậm sườn ngựa (sườn sụn ngựa) om sấu, Lẩu ngựa, Bắp ngựa chần, Thịt ngựa nướng. Món thịt ngựa cuộn rau củ có thể thay cải rổ, cà-rốt, củ cải trắng bằng cải bẹ xanh, ớt chuông hay các loại rau củ tuỳ thích. Món thịt ngựa cuốn bánh tráng khi hấp có thể thêm thính để tăng hương vị của món ăn. | 1 | null |
"I Don't Want to Miss a Thing" là một bài hát của ban nhạc rock Aerosmith nằm trong của bộ phim bom tấn năm 1998 "Armageddon". Nó được phát hành như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album vào ngày 18 tháng 8 năm 1998 bởi Columbia Records. Đây là một trong ba bài hát mà ban nhạc thu âm cho bộ phim, bên cạnh "What Kind of Love Are You On" và "Sweet Emotion". Bài hát là một bản power ballad được viết lời bởi Diane Warren và được sản xuất bởi Matt Serletic.
Sau khi phát hành, "I Don't Want to Miss a Thing" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, và nhận được đề cử giải Grammy cho Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim điện ảnh hoặc truyền hình cũng như hai đề cử trái ngược: Giải Oscar cho Bài hát gốc xuất sắc nhất và Giải Mâm xôi vàng cho Bài hát gốc tệ nhất. Về mặt thương mại, nó đã trở thành bài hát thành công nhất trong sự nghiệp của Aerosmith, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Úc, Áo, Đức, Ireland, Ý, Na Uy và Thụy Sĩ, và lọt vào top 5 ở Bỉ, Canada, Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, bài hát ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn quán quân duy nhất của ban nhạc và là đĩa đơn đầu tiên của họ làm được điều này sau 28 năm thành lập.
Video ca nhạc của "I Don't Want to Miss a Thing" được đạo diễn bởi Francis Lawrence, trong đó ban nhạc trình diễn bài hát xen kẽ với những hình ảnh trong bộ phim. Nó đã trở thành một trong những video được yêu cầu nhiều nhất trên MTV vào năm 1998, và chiến thắng một Giải Video âm nhạc của MTV ở hạng mục Video xuất sắc nhất từ một bộ phim. Năm 2013, nó đã xuất hiện trong trò chơi video "Saints Row IV".
Phiên bản hát lại của Mark Chesnutt.
Cuối năm 1998, nghệ sĩ nhạc đồng quê Mark Chesnutt đã cho thu âm bản cover bài hát của mình. Đây là sự xuất hiện lần đầu của anh với đĩa đơn đầu tiên và cũng là ca khúc duy nhất từ album cùng tên năm 1999. Bản cover của Chesnutt đã có hai tuần đạt #1 trên bảng xếp hạng US Billboard Singles Hot Country & Tracks (nay đổi thành Hot Country Songs) đầu năm 1999, và cũng là lần đoạt ngôi quán quân thứ 8 cuối cùng của anh. Đó cũng là lần đầu tiên cả hai đĩa đơn trong sự nghiệp của anh lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 khi đạt vị trí cao nhất thứ 17 đầu năm 1999. | 1 | null |
Hiệp định về Vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia () được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Hiệp định này làm tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7 tháng 7 năm 1982, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khmer. Người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người đại diện ký kết của Cộng hòa Nhân dân Campuchia là Bộ trưởng Ngoại giao Hun Sen.
Nội dung.
Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thủy, được giới hạn:
Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. | 1 | null |
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa () được làm tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 6 năm 2003. Người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, đại diện cho chính phủ Indonesia là Bộ trưởng Ngoại giao Hassan Wirajuda. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 29 tháng 5 năm 2007.
Bối cảnh.
Khu vực thềm lục địa phân định giữa hai nước nằm ở phía Đông Nam Việt Nam và Tây Bắc đảo lớn Borneo của Inđonesia. Tại vùng thềm lục địa này, có một số cấu tạo địa chất có thể có tiềm năng dầu khí, đặc biệt là khu vực phía Đông. Tuy nhiên về tài nguyên nghề cá ở vùng này không nhiều, ít có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân Việt Nam.
Năm 1969, Indonesia ra tuyên bố về giới hạn thềm lục địa của mình, dựa trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Indonesia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan. Năm 1971, Việt Nam Cộng hòa đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, tại khu vực đối diện với Indonesia lấy theo đường trung tuyến cách đều bờ biển Việt Nam với bờ biển đảo Borneo của Inđonesia. Năm 1972, Indonesia và Việt Nam Cộng hòa tiến hành đàm phán nhằm phân định thềm lục địa giữa hai nước, Indonesia đề nghị lấy theo trung tuyến giữa Natuna Bắc và Côn Đảo, còn Việt Nam Cộng hòa đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo thuộc Indonesia. Hai đường này tạo thành vùng chồng lấn rộng khoảng 40.000 km², hai bên không đạt được thỏa thuận nào.
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu đàm phán về phân định thềm lục địa với Indonesia từ tháng 6 năm 1978, phía Việt Nam đưa ra một đường ranh giới tự nhiên, dựa vào một rãnh sâu trên thềm lục địa gần sát đảo Natuna Bắc của Indonesia; Indonesia vẫn đưa ra trung tuyến đảo - đảo, tạo thành vùng tranh chấp ban đầu rộng khoảng 98.000 km². Tại các vòng đàm phán từ năm 1978 đến giữa năm 1991, hai bên thu hẹp vùng chồng lấn từ 98.000 km² xuống khoảng 40.000 km². Hai bên tổng cộng có 25 năm đàm phán, trải qua hai vòng đàm phán cấp chính phủ, 10 vòng cấp chuyên viên chính thức.
Nội dung.
Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm có toạ độ: | 1 | null |
Bùi nhùi kim loại, hay còn được gọi là bùi nhùi nhám hoặc bùi nhùi thép, là 1 nhúm các sợi tơ kim loại dùng để đánh bóng, chà bóng các vật liệu như: gỗ, kim loại, nhựa plastic, thủy tinh, khi dùng để đốt thì có thể gây cháy hoặc bỏng nặng. | 1 | null |
Đồng hồ thiên văn Praha ( ), nằm tại thủ đô của Cộng hòa Séc. Đồng hồ được lắp đặt lần đầu vào năm 1410, là đồng hồ thiên văn cổ thứ ba và cổ nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới.
Đồng hồ thiên văn được đặt tại bức tường phía nam của Tòa thị chính Thành Cổ ở Quảng trường Thành Cổ. Đồng hồ này về mặt kỹ thuật thì bao gồm ba gồm ba bộ phận chính: mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau; "Bước chân của các Tông đồ", một bộ máy đồng hồ hiển thị mỗi giờ một nhân vật trong các Tông đồ và các nét điêu khắc chuyển dịch khác- đáng chú ý là một nhân vật của Cái chết (đại diện là một bộ xương); và một mặt đồng hồ lịch với các mề đay đại diện cho các tháng. | 1 | null |
Baabda (, ) là tỉnh lỵ của tỉnh Núi Liban, miền tây Liban đồng thời là quận lỵ của Baabda thuộc tỉnh này. Trong quá khứ, thành phố từng là quận lỵ quận tự trị Núi Liban của Đế quốc Ottoman. Thành phố này là nơi tọa lạc của Dinh Baabda - dinh thự của Tổng thống Liban. | 1 | null |
Nabatieh (, ') hay Nabatîyé là tỉnh lỵ của tỉnh Nabatieh, miền nam Liban đồng thời cũng là quận lỵ của quận Nabatieh. Nabatieh là trung tâm kinh tế và văn hóa quan trọng.
Mỗi thứ Hai hàng tuần, thương nhân và du khách từ các làng mạc lân cận lại đổ về thành phố để trao đổi hàng hóa tại khu Souq Al Tanen. Thành phố có một số chi nhánh ngân hàng, bệnh viện, nhà hàng và trung tâm văn hóa thu hút khách du lịch. Thành phố cũng được biết đến với lễ kỷ niệm Trận Karbala được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ Imam al Husayn tử vì đạo.
Các di tích lịch sử.
Lâu đài Beaufort.
Lâu đài Beaufort tọa lạc trên một ngọn đồi trông ra phía nam thung lũng Beqaa về hướng Damas (Syria). Nó được những người hành hương Ả Rập gọi là Shqif Arnun (từ "shqif" trong tiếng Syria cổ có nghĩa là "khối đá cao"). Có thể dễ dàng đến lâu đài này từ làng Arnun cách Nabatieh 7 km về phía đông nam. Phía trước lâu đài có một bể chứa nước lớn và các phế tích của một ngôi làng cổ. Chưa tìm thấy bằng chứng về tuổi của lâu đài hoặc ai là người xây ra nó. Theo sử gia Willam xứ Týros thì tòa lâu đài do quân Thập tự chinh xây dựng, tuy nhiên một số học giả cho rằng nó cổ hơn thế. Có ý kiến cho rằng lâu đài đã hiện diện tại đây trước khi quân Thập tự chinh đến, có lẽ là được xây vào cuối thời Đế chế La Mã hoặc Byzantine, sau đó được người Ả Rập khôi phục và mở rộng.
Quân Thập tự chinh đã sửa sang và gia cố lâu đài trong thế kỷ 12, biến nó trở thành tòa thành quan trọng tại Liban. Vua Thập tự chinh là Foulques d'Anjou đã chiếm lâu đài từ tay người cai trị xứ Damas rồi chuyển giao nó cho những người Thập tự chinh cai trị Sidon vào năm 1138. Saladin vây hãm tòa thành trong vòng hai nằm và đột chiếm được nó vào năm 1140. Năm 1190, quân Thập tự chinh một lần nữa tái chiếm tòa thành sau khi họ ký thỏa thuận với Al Salih Ismail - người cai trị Damas. Năm 1260, Hiệp sĩ dòng Đền mua lại và sở hữu lâu đài cho đến năm 1268 khi vua Mamluk là Al Zahir Baybars chiếm nó. Trước đó Hiệp sĩ dòng Đền đã xây một pháo đài nhỏ gọi là Chateau Neuf. Đầu thế kỷ 17, Fakhreddin đảm trách việc khôi phục và tái củng cố lâu đài, tuy nhiên thủ hiến Damas là Hafez Pasha lại vây hãm tòa thành và dùng pháo binh để phá hủy một phần.
Ngày nay, lâu đài gần như đã đổ nát hoàn toàn và chỉ còn lại bức tường phía đông, lối vào và cầu thang trong tòa tháp lớn ở trung tâm mặt tây. Vào thế kỷ 13, ở mặt đông lâu đài có một tòa nhà hình vòm, có thể là một nhà thờ hoặc một sảnh hội đồng. Về phía bắc là phế tích của hai ngọn tháp và của một bể chứa nước lớn chiếm một phần hào nước bao quanh lâu đài.
Thánh đường Hồi giáo.
Nabatieh có hai thánh đường Hồi giáo lịch sử. Một được xây vào thế kỷ 16 ở trung tâm thành phố và một được xây từ thời Mamluk và nằm ở Nabatieh al Fawqa (còn được người ta gọi là "Thánh đường của Nhà tiên tri").
Dân cư.
Dân cư Nabatieh chủ yếu là dân Hồi giáo Shi'a. Một thiểu số là người theo Công giáo Hy Lạp. Quận Nabatieh có ba đại diện trong Chính phủ Liban và cả ba đều theo Hồi giáo Shi'a.
Giáo dục.
Trường Cao đẳng Notre Dame des Soeurs Antonines ("Collège Notre Dame des Soeurs Antonines") là một trong những trường cổ nhất thành phố. | 1 | null |
Thiên địa minh sát (天地明察, ja: "Tenchi meisatsu") (tạm dịch: nhìn rõ trời đất) là tên cuốn tiểu thuyết thời đại (Jidai-shōsetsu) của nhà văn Nhật Bản Ubukata Tō được đăng tải liên tục trên tạp chí "Yasei Jidai" (nhà xuất bản Kadokawa shoten) từ số tháng 1 đến số tháng 7 năm 2009. Cuốn tiểu thuyết này nhận được giải thưởng dành văn học cho người mới trong cơ cấu giải thưởng Yoshikawa Eiji lần thứ 31, giải thưởng Hon-ya lần thứ 7 và giải thưởng văn học Naoki lần thứ 143. Năm 2013, nội dung cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim điện ảnh với cùng tên.
Khái yếu.
Thiên địa minh sát mô tả dựa trên thực sử về cuộc đời của thiên văn học sĩ Shibukawa Shunkai (Shibukawa Harumi) sống đầu thời Edo, từ khi còn là một tay đánh cờ vây trong thành Edo cho đến khi được chính quyền Mạc phủ tinh tưởng, giao nhiệm vụ cải lịch từ Tuyên Minh lịch sang Thụ Thời lịch, rồi sau đó là Đại Hòa lịch.
Nội dung của tác phẩm này còn được họa sĩ Maki Ebishi đưa vào bộ Manga cùng tên của mình, đăng tải trên tạp chí truyện tranh Afternoon KC (Kōdansha) từ đầu tháng 4 -2013 cho đến hiện nay.
Phiên bản điện ảnh.
Thiên địa minh sát được bàn tay của đạo diễn Takita Yōjirō dựng thành phim với sự tham gia diễn xuất của Okada Jun-ichi, nam tài tử và là một thành viên của nhóm nhạc V6. Bản thân Okada Jun-ichi có lần từng trò chuyện với tác giả Ubukata Tō trên sóng Radio và cũng đã đọc nguyên tác.
Nội dung bộ phim bám khá sát so với nguyên tác và thực sử, ngoại trừ chi tiết Yamazaki Ansai, thầy dạy thiên văn của nhân vật chính Yasui Santetsu (Shibukawa Shunkai lúc trẻ) trở thành nguồn an ủi, động viên Santetsu khi cải lịch và bị phe đối lập bắn chết.
Bộ phim này nhận được giải mỹ thuật trong cơ cấu giải thưởng phim Mainichi. | 1 | null |
Canvas là một phần tử của HTML5, cho phép thực hiện lập trình kết xuất đồ họa các đối tượng hai chiều trên trang web.
Phần tử này được Apple giới thiệu lần đầu năm 2004 trong Mac OS X Webkit, dùng xây dựng các ứng dụng tiện ích trên Dashboard và trình duyệt safari. Năm 2005, nó được sử dụng trong phiên bản 1.8 của trình duyệt Gecko, năm 2006 là Opera, và được WHATWG chuẩn hóa và đề xuất trở thành một thông số kỹ thuật cho thế hệ kỹ thuật web mới.
Sử dụng.
Canvas chiếm một khu vực trong trang web với chiều cao và chiều rộng định trước. Sau đó mã Javascript có thể truy cập vào khu vực này để vẽ thông qua một tập các hàm đồ họa tương tự như các API 2D khác, từ đó cho phép đồ họa động. Canvas có thể dùng để để vẽ các đồ thị, hoạt họa, làm trò chơi, sáng tác hình ảnh...
Ví dụ.
Đoạn mã sau tạo ra một phần tử canvas trong trang HTML:
<canvas id="example" width="200" height="200">
Đoạn văn bản này hiển thị vì trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 Canvas.
</canvas>
dùng javascript, bạn có thể vẽ lên canvas:
var example = document.getElementById('example');
var context = example.getContext('2d');
context.fillStyle = 'red';
context.fillRect(30, 30, 50, 50);
Các trình duyệt hỗ trợ canvas.
Phần tử canvas được hỗ trợ trên phiên bản mới nhất của Mozilla Firefox, Google Chrome, Internet Explorer, Safari, Konqueror và Opera. Các bản cũ của Internet Explorer từ version 8 trở lại không hỗ trợ codice_1, Google và Mozilla thì có các plugins hỗ trợ. | 1 | null |
"All Tomorrow's Parties" là ca khúc được sáng tác bởi Lou Reed, trình bày bởi The Velvet Underground trong album đầu tay của họ năm 1966, "The Velvet Underground & Nico".
Reed đã sáng tác ca khúc này khi quan sát đội ngũ cộng tác viên của Andy Warhol. Theo anh, ca khúc này là "bản miêu tả chi tiết một vài cá nhân của The Factory vào thời điểm đó... Tôi quan sát Andy. Tôi quan sát Andy quan sát mọi người. Và tôi được thấy mọi người nói những điều ngạc nhiên nhất, điên rồ nhất, vui nhất cũng như buồn nhất." Đây là ca khúc được Warhol yêu thích nhất trong album.
Ca khúc cũng là nguồn gốc tên gọi của một festival âm nhạc, một cuốn tiểu thuyết của William Gibson và một bộ phim của đạo diễn Yu Lik-wai. Đây cũng là phần nhạc chủ đề cho bộ phim kinh dị "The Lords of Salem" (2012). | 1 | null |
Alexander của Phổ (tên đầy đủ: "Friedrich Wilhelm Ludwig Alexander"; 21 tháng 6 năm 1820 tại Berlin – 4 tháng 1 năm 1896 tại Berlin) là một tướng lĩnh quân đội Phổ-Đức, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
Ông sinh vào tháng 6 năm 1820, là con trưởng của Friedrich Wilhelm Ludwig của Phổ (1794 – 1863) với người vợ của ông này là Luise xứ Anhalt-Bernburg (1799 – 1882). Người em trai của ông là Georg của Phổ.
Sự nghiệp quân sự.
Ông gia nhập quân đội Phổ vào năm 1830, được phong cấp hàm Thiếu tướng vào năm 1852 rồi trở thành Thượng tướng Bộ binh vào năm 1864. Trong chiến dịch Böhmen của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đã tháp tùng Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy. Vào buổi sáng của trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa, một giai thoại hài hước kể rằng trong khi Alexander đang dong ngựa, con ngựa của ông chạy đi; đến buổi chiều người ta tìm thấy Alexander ngồi trên lưng ngựa ở một khu rừng lân cận, và nói rằng con ngựa của ông khăng khăng đòi phải đến đây. Về sau, ông cũng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Kể từ năm 1861, ông là Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh số 16 (số 3 Westfalen). Ngoài ra ông còn có thời gian làm Chỉ huy trưởng Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 2 trong lực lượng Dân binh.
Những năm cuối đời.
Vào năm 1891, sau khi hoàn tất việc chữa bệnh tại Marienblad, Alexander lên tàu đến Ostend và ở đây trong vòng 3 – 4 tuần lễ.
Một người đương thời từng kể lại:
"Lòng nhân ái của Vương thân Alexander của Phổ, em họ của Hoàng đế… được biết đến nhiều và thường được thỉnh cầu ở Berlin, đến mức mà thư ký của ngài hẳn là phải có được kinh nghiệm lớn về việc đáp lại những lời cầu khẩn. Ngài trải qua phần lớn năm nay tại Thụy Sĩ và tại Lâu đài Rheinstein, lâu đài của ngài trên sông Rhein".
Trong thời gian du ngoạn Thụy Sĩ, Alexander cư ngụ ở vùng ngoại ô Vevay, dưới danh hiệu Bá tước de Tecklenburg. Ông được mô tả là một "người bộ hành xuất sắc", bởi vì trong vòng 12 tiếng đồng hồ, ông hoàn tất được "cái mà nhà bộ hành giỏi nhất trong thung lũng cần 16 tiếng để thực hiện". Vào tháng 11 năm 1852, Alexander đến thăm người bạn đang bệnh nặng của ông là Công nương xứ Orléeans tại điền trang của bà ở Lansanne, Thụy Sĩ, mặc dù bà sống thêm được 6 năm nữa.
Qua đời.
Vào cuối tháng 12 năm 1895, Alexander được thông báo là "đau ốm trầm trọng". Vị vương thân 75 tuổi đã từ trần vào lúc 11 giờ kém 15 phút ngày 4 tháng 1 năm 1896. Đức hoàng và Hoàng hậu đều đứng bên giường ông khi ông mất. Đến ngày 9 tháng 1, tang lễ Alexander được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Berlin. Tham dự lễ tang gồm có các thành viên hoàng tộc, trong đó có Hoàng đế và Hoàng hậu, Hoàng thái hậu Friedrich, cùng với các thành viên trong đội ngũ ngoại giao và Hội đồng Liên bang ("Bundesrath"), cùng với một số tướng lĩnh quân đội Đức. Triều đình quốc tang đã tổ chức mặt niệm ông trong vòng một tháng, do đó mọi cuộc họp và lễ hội triều nghi được dự kiến tiến hành trong thời gian đó đều phải được dời lại. Ngoài ra, các chuyến đi săn được chuẩn bị trước cho tháng này cũng bị hủy bỏ. Một số người tùy tùng của ông được kế thừa "những tài sản rất lớn", nhưng phần còn lại của điền trang của ông được trao cho vương đệ của ông là Georg của Phổ, và sau khi Georg qua đời, tài sản thuộc về người con đỡ đầu của Alexander là Oskar của Phổ.
Nhiều tài liệu đề cập đến những hành động được cho là bừa phứa của Alexander. Trong "Ký ức bốn mươi năm" do bà viết vào năm 1915, Catherine Radziwill hồi tưởng:
"[Vương tử Alexander], dù không quá thông minh, lại cực kỳ khoái giao tiếp, đặc biệt là giao du với phụ nữ. Tôi nhớ vào một ngày nọ, tại nhà của gia mẫu tôi, ngài dụ một Bà von Wildenbruch nào đó, vợ một người con ngoài giá thú của Vương thân Ludwig Ferdinand của Phổ, vào một căn phòng trống, và bắt đầu hôn say đắm bà ta, gây nên trạng thái sững sờ và tức giận tột cùng cho người đàn bà nêu trên, người mà, cũng nên chua vào rằng, đã gần 70 tuổi đời trong thời gian đó".
Alexander không hề kết hôn, nhưng một nguồn tin khác cho biết ông tuyên bố kết hôn với tất cả mọi phụ nữ mà ông đã gặp, "bất kể người đó có là công chúa hay là chị thợ giặt, cụ bà bát tuần hay là cô gái trẻ, có chồng hay độc thân". | 1 | null |
Zahlé (còn chuyển tự là Zahleh; tiếng Ả Rập Liban: ; ) là tỉnh lỵ đồng thời là thành phố lớn nhất tỉnh Beqaa, Liban. Với dân số vào khoảng 50.000 người, đây là thành phố lớn thứ ba Liban nếu xét theo dân của riêng thành phố, sau Beirut và Tripoli và lớn thứ tư nếu xét theo dân số toàn vùng đô thị. Thành phố nằm cách Beirut 55 km về phía đông, gần cung đường nối Beirut với Damas (Syria) và gần giao điểm của núi Liban và thung lũng Beqaa ở độ cao trung bình là 1.000 m. Zahlé còn được gọi là "Cô dâu của Beqaa" và "Người láng giềng của Gorge" do vị trí và vẻ thu hút của thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có tên gọi là "Thành phố của rượu và thơ". Zahlé nổi tiếng khắp Liban nhờ khí hậu dễ chịu, nhiều nhà hàng ven sông và món đồ uống Arak chất lượng. Cư dân chủ yếu theo Công giáo Hy Lạp và được gọi là "Zahlawis".
Tên gọi.
Tên gọi "Zahlé" bắt nguồn từ động từ "zahhala" trong tiếng Ả Rập, nghĩa là "trượt" hay "thế chỗ". Các vụ đất lở thường diễn ra trên các quả đồi trọc quanh thành phố có thể là nguyên do dẫn đến tên gọi này.
Lịch sử.
Zahlé được thành lập vào đầu thế kỷ 18 trên một vùng đất có lịch sử khoảng năm thiên niên kỷ. Vào thế kỷ 19, Zahlé có giai đoạn là nhà nước độc lập đầu tiên trong khu vực với quốc kỳ và quốc ca riêng.
Zahlé từng bị thiêu cháy trong các năm 1777 và 1791. Đến năm 1860, một lần nữa thành phố lại bị cướp phá và nhận chìm trong biển lửa khi diễn ra xung đột giữa dân Ki-tô giáo và dân Druze ở các vùng lân cận.
Việc xây dựng tuyến đường sắt nối Beirut và Damas vào năm 1885 đã mang đến sự thịnh vượng cho Zahlé, biến thành phố thành điểm trung chuyển hàng hóa trên tuyến đường thương mại giữa Liban, Syria và Iraq. Sang thế kỷ tiếp theo, thành phố tăng trưởng tuy chậm nhưng vững chắc.
Nội chiến Liban từ năm 1975 đến năm 1990 đã gây biến động đột ngột khu vực này. Nhìn tổng thể, Zahlé không bị ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh so với các vùng khác trong nước; nhiều người từ các vùng khác cũng đến đây trú ẩn do nó tương đối an toàn. Đầu cuộc chiến (1975), quân đội Syria có thời gian ngắn triển khai quân tại đây. Ngày 21 tháng 12 năm 1980, Syria muốn dàn quân lần nữa và chiếm Zahlé nhưng đã bị các lực lượng Liban và dân chúng Zahlé ngăn chặn. Sau vụ năm lính Syria bị giết, quân đội nước này đã trả đũa bằng cách oanh tạc liên tiếp Zahlé. Các cuộc tấn công diễn ra trong dịp Giáng Sinh này đã gây phản ứng dữ dội từ phía các nước phương Tây, đặc biệt Pháp đã gọi hành động của Syria là man rợ.
Một biến cố tương tự diễn ra sáu tháng sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 1981. Một cuộc đấu súng giữa một vị trí Zahlawi và một địa điểm ở Syria đã bùng phát thành một cuộc tấn công dữ dội trên quy mô lớn của Syria. Syria tiến hành nã pháo vào Zahlé trong vòng tám ngày, chặn mọi ngả đường nối đến đây và ngăn tiếp tế. Quân lính Syria cố xông vào thành phố nhưng liên tục thất bại, không tiến công quân Liban được bao nhiêu và thiệt hại một số phương tiện chiến đấu. Những hành động của phía Syria gây giận dữ cho cộng đồng quốc tế. Nối tiếp lời cầu khẩn của những cộng đồng Liban khắp thế giới, các ngoại bang đặc biệt là Pháp đã gây áp lực buộc Syria phải dừng tấn công thành phố.
Kể từ khi chiến tranh qua đời, thành phố nhìn chung yên bình. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 3 năm 2011 xảy ra một vụ nổ bom bên trong nhà thờ Chính thống giáo phương Đông Syria. May mắn không có ai bên trong nhà thờ lúc diễn ra vụ việc.
Địa lý và khí hậu.
Zahlé nằm trên một chuỗi các đồi thấp nằm dưới chân núi ở sườn tây thung lũng Beqaa với núi Sannine cao vượt trội (2.628 m). Các quả đồi hình thành nên một thung lũng hẹp vốn là phần mở rộng của khe núi chạy về phía tây bắc ("Wadi el Aarayesh"). Do địa hình đặc biệt này mà phần lớn các khu dân cư Zahlé nằm trải dọc trên các triền đồi dốc; chênh lệch độ cao của thành phố lên đến 200 m ở khu vực địa lý hẹp. Thành phố mở rộng trên cao nguyên Beqaa cho đến khi gặp sông Litani.
Sông Berdawi chảy qua chia đôi thành phố. Dòng sông chảy khỏi khe núi về hướng cao nguyên và hợp lưu với sông Litani sau một đoạn chảy dài 15 km. Sông Berdawi từng có thời là nguồn cung cấp nước duy nhất cho Zahlé, song trong các thập kỷ gần đây đã bị nước thải và chất thải rắn gây ô nhiễm, đồng thời bị bồi lấp để xây bãi đỗ xe.
Khí hậu.
Là một phần của Liban, Zahlé mang trên mình nét đặc trưng của khí hậu Địa Trung Hải điển hình (Csa) với mùa hè khô nóng và mùa đông ít lạnh (mùa xuân và mùa thu là hai giai đoạn chuyển mùa ấm áp dễ chịu). Mưa chủ yếu tập trung vào mùa đông. Tuy nhiên, do nằm trên cao và sâu trong nội địa, trong vùng không mưa của dãy núi Liban mà khí hậu thành phố mang thêm một số đặc trưng của khí hậu lục địa: mùa hè nóng hơn vùng duyên hải với đỉnh điểm có thể đạt 40 °C trong vài ngày nhưng độ ẩm rất thấp, ban đêm nhiệt độ rơi xuống dưới 25 °C. Mùa đông thường lạnh hơn vùng duyên hải, tuy nhiên chỉ số phong hàn thường thấp do các ngọn đồi bao quanh thành phố đã chắn gió bắc thổi qua thung lũng Beqaa. Giáng thủy thấp hơn miền duyên hải, khoảng 600 mm/năm so với 900 mm/năm ở Beirut. Trong năm có vài lần tuyết rơi trong thời gian các front lạnh từ Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Âu tới; tuyết có khi tích lại dày đặc mặc dù hiếm khi xảy ra hơn. Vào mùa xuân, thỉnh thoảng thời tiết bị gió Khamsim gây ảnh hưởng làm nhiệt độ tăng, bầu trời chuyển màu vàng/cam và gây ra mưa bùn.
Dân cư.
Vào cuối thế kỷ 18, Zahlé chỉ có một nghìn dân và hai trăm nóc nhà. Đến cuối thập niên 1850, dân số đã tăng lên mức bảy đến mười nghìn người. Không rõ dân số hiện nay của thành phố là bao nhiêu vì từ 1932 đến nay không có cuộc điều tra dân số nào ở Liban. Tuy nhiên, nếu ước lượng nhạy bén thì có khoảng 50.000 người riêng trong thành phố. Nội thị bao gồm các khu Saadnayel, Taalabaya và Chtaura ở phía tây nam; cuối thập kỷ 1990, ba khu này đã hợp thành một thể thống nhất do sự phát triển hỗn loạn. Vùng đô thị trải rộng trên hầu hết quận cùng tên mà gồm thêm:
với dân số gần 200.000 người
Zahlé là thành thị Liban và cả Trung Đông có số dân theo Ki-tô giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (90% dân số) và là nơi có lượng tín đồ Công giáo lớn nhất. Beirut tuy có số lượng người theo Ki-tô giáo cao hơn Zahlé nhưng đa số họ theo Chính thống giáo Đông phương. Sau đây là tỷ trọng các thành phần trong dân cư theo Ki-tô giáo:
Cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi (khoảng 10% dân số) sống tập trung tại các khu Karak Nuh (nơi được cho là có mộ của Noah) và Haoush el Oumara, lần lượt ở rìa đông bắc và rìa tây nam của thành phố. 70% dân Hồi giáo theo dòng Shia; số còn lại thì theo dòng Sunni. Trong quá khứ, có một thiểu số người theo Druze và một số theo đạo Do Thái nhưng phần lớn họ đã di cư trong thời nội chiến.
Zahlé là quê hương của nhiều người di cư từ đầu thế kỷ 19, đa số họ di cư đến Hoa Kỳ, Canada, Úc, México, Brasil và Argentina. Trong các thập niên 1970 - 1980 khi diễn ra nội chiến, một làn sóng dân di cư lại tháo chạy khỏi thành phố để tìm đến Hoa Kỳ và Úc. Trong các năm gần đây, tiếp tục diễn ra tình trạng di cư, trong đó Canada và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là những điểm dừng chân chính. Ngày nay, ước tính có 250.000 người sống khắp nơi trên thế giới, đa số là tại Brasil, Argentina, Canada, Hoa Kỳ và Úc.
Kinh tế.
Là thành thị chính của thung lũng Beqaa, Zahlé là vùng nông nghiệp quan trọng. Kinh tế thành phố từ lâu đã dựa vào nông nghiệp. Nho là sản phẩm chủ chốt, và các vườn nho tạo nên khung cảnh nổi bật bao quanh thành phố. Có ba nhà máy rượu vang nằm ở trong và quanh thành phố; vô số nhà máy chưng cất sản xuất thức uống Arak.
Ngoài vườn nho, trên các sườn đồi Zahlé còn có trồng anh đào, lựu, mận và cây dâu tằm. Về phía đông thung lũng có trồng khoai tây và rau ăn lá. Nuôi gia súc cũng là hoạt động quan trọng. Người ta đánh bắt cá hồi ở khúc trên của sông Berdawi và nuôi gia cầm ở các ngọn đồi quanh thành phố. Nội chiến Liban giáng một đòn nặng nề lên nền nông nghiệp địa phương khi quân đội Syria đóng cửa hàng loạt vườn nho và biến chúng thành khu quân sự.
Zahlé từng chứng kiến một khoảng thời gian khi các hoạt động thương mại diễn ra hết sức nhộn nhịp nhờ vị trí nằm ở giữa quãng đường từ Beirut đến Damas. Trớ trêu thay, hoạt động thương mại lại gia tăng một chút trong thời gian diễn ra nội chiến vì Beirut trở nên bất ổn khiến kinh tế phi tập trung hóa. Hơn nữa, chính quyền trung ương sụp đổ khiến hệ thống thuế biến mất, từ đó Zahlé lợi dụng cơ hội để mở mang công nghiệp và thương mại. Khu công nghiệp chính của thành phố nằm ở phía đông nam với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất giấy, hóa chất, nhựa, sản xuất đồ hộp và chế biến thực phẩm.
Nhiều công ty và cơ quan chính phủ đặt trụ sở vùng Beqaa tại Zahlé, trong đó có Ngân hàng Liban và Phòng thương mại Liban. | 1 | null |
Tripoli ( / ALA-LC: "Ṭarābulus"; tiếng Ả Rập Liban: "Ṭrāblos"; / "Tripolis") là thành phố lớn nhất miền bắc Liban và là thành phố lớn thứ hai nước này, cách thủ đô Beirut 85 km về phía bắc. Tripoli là tỉnh lỵ tỉnh Bắc của Liban, đồng thời là quận lỵ của quận Tripoli. Thành phố hướng thẳng ra Địa Trung Hải và là cảng xa nhất về phía đông của Liban. Ngoài khơi thành phố có bốn đảo nhỏ, trong đó đảo lớn nhất đã được UNESCO tuyên bố là khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1992 nhờ sở hữu hệ sinh thái đa dạng.
Với lịch sử bắt đầu từ thế kỷ 14 trước Công nguyên, Tripoli là nơi có pháo đài Raymond de Saint-Gilles lớn nhất Liban và là thành phố theo lối kiến trúc Mamluk lớn thứ hai sau Cairo, Ai Cập. Thời cổ đại, thành phố là trung tâm của bang liên Phoenicia bao gồm Týros, Sidon và Arados, vì vậy mới được gọi là Tripoli, nghĩa là "ba thành phố" trong tiếng Hy Lạp. Thành phố từng nằm dưới sự cai trị của Assyria, Nhà Achaemenes, Đế quốc La Mã, Đế quốc Đông La Mã, Quốc gia Thập tự chinh, các chiến binh Mamluk, Đế quốc Ottoman và Pháp. Quân Thập tự chinh đã thiết lập bá quốc Tripoli tại đây vào thế kỷ 12.
Từng một thời ngang hàng với Beirut về kinh tế và thương mại nhưng cùng với sự thành lập Liban, Tripoli bị cắt đứt khỏi các mối quan hệ buôn bán truyền thống với nội địa Syria và suy giảm tương đối về mặt thịnh vượng.
Tên gọi.
Tripoli từng có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong các thư Amarna có nhắc đến tên gọi "Derbly". Ở những nơi khác thì dùng tên gọi "Ahlia" hoặc "Wahlia" (thế kỷ 14 TCN). Trong một bản khắc đề cập đến cuộc xâm lược Tripoli của vua Assyria Ashurnasirpal II (888-859 TCN), thành phố được gọi là "Mahallata" hoặc "Mahlata", "Mayza" và "Kayza".
Dưới thời Phoenicia, thành phố có tên "Athar". Khi người Hy Lạp đến đây định cư, họ gọi nó là "Tripoli", nghĩa là "ba thành phố", có lẽ là cách nói nôm na của tên gọi "Derbly" thuở trước. Người Ả Rập đặt cho thành phố nhiều tên gọi, từ Tiểu vương quốc Tripoli, Nước Tripoli, Vương quốc Đông Tripoli đến Tarabulus, Atrabulus và Tarablus al-Sham. Quân Thập tự chinh chiếm Tripoli trong vòng 180 năm và biến nó thành kinh đô của Bá quốc Tripoli. Khi này thành phố mang tên "Triple". Tên gọi của thành phố có cùng gốc từ là "Tripolis" với thành phố Tripoli trẻ hơn ở Libya.
Ngày nay, Tripoli còn được gọi là al-Fayha'a, bắt nguồn từ động từ "faha" trong tiếng Ả Rập (dùng để chỉ sự lan tỏa hương thơm). Có thể lý giải như sau: Tripoli nổi tiếng với các vườn cam mênh mông. Vào mùa hoa cam nở, phấn hoa theo gió phát tán khắp nơi tạo nên hương thơm tuyệt diệu bao trùm khắp nội và ngoại thành, vì vậy thành phố được gọi là al-Fayha'a.
Khí hậu.
Khí hậu Tripoli mang đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải (Csa) với mùa đông ít lạnh và mùa hè tương đối nóng. Nhiệt độ không dao động nhiều trong năm nhờ dòng hải lưu ấm Địa Trung Hải từ Tây Âu tới. Vì thế nhiệt độ vào mùa đông cao hơn khoảng 10 độ C trong khi vào nhiệt độ vào mùa hè thì mát hơn 7 độ C so với hầu hết phần còn lại của Liban. Mặc dù hiếm khi có tuyết, khoảng năm năm mới có một lần tuyết rơi, song mưa đá và mưa tuyết lại rất thường xảy ra, đặc biệt là trong mùa đông. Mưa tập trung vào các tháng mùa đông còn về hè thì rất ít mưa.
Dân cư.
Dân số Tripoli ước khoảng 500.000 người, đa số là dân Hồi giáo Sunni. Ngoài ra, còn có một cộng đồng Alawite nhỏ khoảng từ 25.000 đến 30.000 người chủ yếu sống tại khu Jabal Mohsen của Tripoli. Dân Ki-tô giáo chiếm khoảng 5% dân số thành phố.
Một số người gọi Tripoli là "thủ đô" của người Hồi giáo Suni ở Liban. Mật độ người Hồi giáo Sunni tập trung dày đặc tại đây đã biến Tripoli thành thành trì của những người Sunni bảo thủ tại Liban. Thành phố là nơi ở của một vài trong số những cộng đồng sùng đạo và bảo thủ nhất trong số các thành phố của nước này. Thành phố là trung tâm của tất cả các sự kiện lớn của dân Hồi giáo Sunni tại Liban. Thành phố cũng là nơi phong trào bảo thủ Salafi ra đời.
Những cuộc đụng độ Bab al-Tabbaneh–Jabal Mohsen giữa người Hồi giáo Sunni chống gia đình Al-Assad và người Alawite ủng hộ Al-Assad đã phủ bóng đen lên Tripoli trong hàng thập kỷ, và đa số người Ki-tô giáo đã phải chạy loạn trong thời diễn ra nội chiến Liban. Nhiều người cũng bị giết trong cuộc xung đột Liban năm 2008.
Điểm tham quan.
Tòa thành Raymond de Saint-Gilles.
Tòa thành được đặt tên theo Raymond de Saint-Gilles - người chiếm Tripoli năm 1102 và chỉ huy xây dựng một thành trì mà ông gọi là Mont Pelerin. Lâu đài này bị thiêu rụi vào năm 1289 và nhiều lần được xây lại.
Về sau thành này được Đế quốc Ottoman xây lại và tồn tại đến ngày nay. Thành có cánh cổng khổng lồ, trên đó có bản khắc của Süleyman Vĩ Nhân - người đã cho khôi phục thành này. Đầu thế kỷ 19, thành được phục dựng đáng kể bởi Mustafa Agha Barbar - Toàn quyền Ottoman của Tripoli.
Tháp đồng hồ.
Tháp đồng hồ là một trong những biểu tượng của Tripoli. Tháp nằm ở quảng trường Al-Tell, được xây vào năm 1906 để kỷ niệm 30 năm trị vì của hoàng đế Ottoman Abdul Hamid II. Tháp được sửa chữa hoàn toàn vào năm 1992 bằng kinh phí do cá nhân ông Sobhi Akkari - lãnh sự danh dự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Liban - tài trợ. Cạnh tháp này là công viên "Al Manshieh" - một trong những công viên cổ nhất thành phố luôn thu hút đông người lui tới.
Hammam.
Khi đến thăm thành phố vào năm 1355, Ibn Batutah viết "Trải quanh là các kênh đào và nhiều vườn tược"; "nhà cửa đều mới xây. Biển cách đó hai lý, và trên bãi biển có thể thấy các tàn tích của thị trấn cổ. Quân Frank chiếm thị trấn nhưng al-Malik ath-Tháhir (Qala’un) đã đoạt lại, bỏ mặc khu đổ nát đó và xây thị trấn mới như hiện nay. Tại đây có các nhà tắm tốt."
Các hamman (nhà tắm) được các toàn quyền người Mamluk xây dựng tại Tripoli thực ra là những dinh thị lộng lẫy, ngày nay còn nhiều cái vẫn tồn tại. Một số hamman nổi tiếng là: Abed, Izz El-Din, Hajeb, Jadid và Nouri.
Các đảo ngoài khơi.
Tripoli có nhiều đảo ngoài khơi. Đảo lớn nhất được gọi là "đảo Rừng Cọ" hay "đảo Thỏ".
Đảo Thỏ.
Đây là đảo lớn nhất trong các đảo; diện tích là 20 hecta. Tên gọi "Araneb" hay Thỏ là do có rất nhiều thỏ được nuôi trên đảo này trong thời gian đất nước nằm dưới sự ủy trị của Pháp (đầu thế kỷ 20). Ngày nay, nơi này là một khu bảo tồn đồi mồi dứa, các loài chim quý hiếm và thỏ. Tại khu bảo tồn được UNESCO công nhận vào năm 1992 này, các hoạt động cắm trại, nhóm lửa hoặc phá phách đều bị cấm. Ngoài ra, đảo Thỏ còn là một địa điểm di sản văn hóa. Tại đây người ta đã tìm thấy nhiều dấu vết của con người có niên đại từ thời Thập tự chinh.
Đảo Abdulwahab.
Đảo này từng được Adel & Khiereddine Abdulwahab thuê lại làm bến du thuyền từ thời Ottoman cai trị. Quân Thập tự chinh gọi đảo này là St Thomas. Đây là đảo gần bờ nhất. Có một cây cầu xây năm 1998 nối đất liền với đảo này.
Đảo Bellan.
Tên gọi của đảo xuất phát từ tên một loài cây trên đảo được dùng làm chổi. Một số người cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Pháp "baleine" (nghĩa là "cá voi xanh").
Đảo Fanar.
Đảo dài 1.600 m và có một hải đăng xây trong thập niên 1960.
Công trình tôn giáo.
Nhà thờ Ki-tô giáo.
Sự hiện diện của nhiều nhà thờ Ki-tô giáo nhắc nhớ người ta về quá khứ của thành phố. Các nhà thờ này cũng cho thấy sự đa dạng trong cộng đồng người theo đạo này ở Liban nói chung và Tripoli nói riêng:
Một số nhà thờ ở Tripoli là: Nhà thờ Công giáo Beshara, Nhà thờ Rửa tội Phúc Âm Armenia, Nhà thờ Latinh (Nhà thờ La Mã), Nhà thờ Moutran, Nhà thờ Chính thống giáo Armenia, Nhà thờ Công giáo Hy Lạp, Nhà thờ St Efram dành cho Chính thống giáo Assyria, Nhà thờ Chính thống giáo St. Elie, Nhà thờ Công giáo St. Jorjios, Nhà thờ chính tòa Chính thống giáo St. Jorjios, Nhà thờ Chính thống giáo St. Jorjios, Nhà thờ Công giáo St. Joseph Al-Serian, Nhà thờ St. Maroon, Nhà thờ Marôn St. Mary Salvador...
Thánh đường Hồi giáo.
Khắp mọi nơi trong thành phố đều có các thánh đường Hồi giáo. Nhiều thánh đường được xây từ thời Mamluk và vẫn tồn tại đến tận ngày nay.
Một số thánh đường nổi tiếng là: Aattar, Abou Bakr Al Siddeeq, Arghoun Shah, Bertasi, Kabir al Aali, , Đại thánh đường Mansouri, Thánh đường Omar Ibn El-Khattab, Sidi Abdel Wahed, Thánh đường Tawbah, Thánh đường Tawjih và Thánh đường Taynal.
Giáo dục.
Tripoli có nhiều trường học thuộc tất cả các cấp học, cả trường công lẫn trường tư. Các trường đại học ở Tripoli và vùng đô thị Tripoli là: | 1 | null |
Praterinsel và đảo bên cạnh Museumsinsel là một trong 2 đảo ở sông Isar tại München được xây cất.
Địa lý.
Đảo này có chiều dài 524 m và chiều rộng tối đa là 95 m, có diện tích là 3,6 mẫu vuông.
Ở phía Bắc của đảo, cầu Maximilian nối đường Maximilianstraße với Maximilianeum. Trên đảo ngoài „Aktionsforum Praterinsel" với những phòng làm việc của nghệ sĩ và các phòng hội họp còn có viện bảo tàng Alpine của hội Alpen Đức. | 1 | null |
Beirut (tiếng Ả Rập: , ) là tỉnh ("muhafazah") của Liban. Đây là tỉnh chỉ gồm một quận và một thành phố là Beirut. Diện tích của tỉnh này cũng không lớn. Tỉnh lỵ của tỉnh Beirut cũng chính là thủ đô Beirut.
Tỉnh Beirut có diện tích 19,8 km² (không tính vùng ngoại ô). Dù nhỏ nhưng đây được xem là vùng quan trọng nhất Liban do ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Theo truyền thống, tỉnh trưởng Beirut là người theo Chính thống giáo Đông phương Hy Lạp, còn thị trưởng thành phố là người Hồi giáo Sunni. Beirut được xem là một trong những thành phố đa dạng tôn giáo nhất vùng Trung Đông. Có ba triệu người sống trong thành phố và ngoại ô. Khoảng 50% dân số theo Ki-tô giáo (sống tại bắc và đông thành phố), 25% theo Hồi giáo Shi'a (sống tại nam thành phố) và 25% theo Hồi giáo Sunni (sống tại trung tâm và tây thành phố). | 1 | null |
Nam (; ) là tỉnh ("muhafazah") của Liban, giáp biên giới với quận Bắc của Israel. Tỉnh lỵ là Sidon. Diện tích của tỉnh là 929,6 km².
Địa lý.
Tỉnh Nam có điểm thấp nhất là ngang mực nước biển; điểm cao nhất là 1.000 m. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể hạ xuống mức 4 °C, có mưa nhiều và tuyết rơi ở những nơi cao. Mùa hè ẩm; nhiệt độ có thể lên đến 30 °C tại các vùng ven biển. Tỉnh này có một số con sông: Litani, Zahrani, Naqura, Awali, Qasmiye và Hasbani. Tỉnh Nam nổi tiếng với các nông trại trồng cam chanh và chuối.
Quận.
Tỉnh Nam được phân làm ba quận ("qadaa"), gồm 138 thành phố:
Điểm tham quan.
Tỉnh Nam có nhiều địa điểm tham quan, trong đó có các bãi biển hoang sơ cát trắng nằm ở phía nam thành phố Týros. Du khách có thể đến thăm các khu chợ ("pazar") từ thời Ottoman hay thư giãn cả ngày dài tại nhà hàng hải sản trông ra Địa Trung Hải. Mỗi năm ở Týros có tổ chức lễ hội thu hút nhiều du khách. | 1 | null |
Núi Liban (, "Jabal Lubnān", ; , "") là một dãy núi của Liban, có độ cao trung bình trên 2.200 m, hàng năm nhận lượng giáng thủy là bốn mét. Dãy núi trải dài 170 km dọc đất nước, song song với bờ biển Địa Trung Hải. Đỉnh cao nhất trong dãy là Qurnat as Sawda' với độ cao 3.088 m. Trong lịch sử Liban từng được định hình bởi những ngọn núi bảo vệ cư dân địa phương này.
Trên núi có các cánh rừng sồi và thông. Trên sườn dốc cao của núi Liban còn sót lại những khu rừng tuyết tùng Liban ("Cedrus libani") nhỏ. Người Phoenicia từng dùng gỗ lấy từ núi Liban để đóng thương thuyền đi buôn bán với các láng giềng trong vùng Levant. Dân Phoenicia và những nhà cầm quyền về sau đều không ngừng trồng mới cây rừng khiến đến tận thế kỷ 16 thì diện tích rừng vẫn còn đáng kể.
Tên gọi.
Tên gọi "núi Liban" khởi nguồn từ gốc từ Semit là "lbn", nghĩa là "trắng" - có lẽ ý chỉ những ngọn núi phủ tuyết trắng. | 1 | null |
Johann (Hans) Hölzel (19 tháng 2 năm 1957 - 6 tháng 2 năm 1998), được biết đến với nghệ danh Falco, là một nhạc sĩ nhạc pop và rock, và là một rapper. Ông đã có một số bài hit quốc tế: "Rock Me Amadeus", "Der Kommissar", "Vienna Calling", "Jeanny", "The Sound of Musik", "Coming Home (Jeanny Part 2)" và "Out of the Dark" được phát hành sau khi ông mất. "Rock Me Amadeus" đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard, khiến ông trở thành nghệ sĩ duy nhất với ngôn ngữ chính là tiếng Đức đạt được vị trí số 1 ở Hoa Kỳ. Với 20 triệu album và 15 triệu đĩa đơn được bán, Falco trở thành ca sĩ người Áo có số đĩa bán chạy nhất từ trước đến giờ. Ông đôi khi còn được xem như là "rapper da trắng đầu tiên".
Falco chết vì thương tích nặng vào ngày 6 tháng 2 năm 1998, 13 ngày trước sinh nhật thứ 41, khi chiếc Mitsubishi Pajero của ông va chạm với một chiếc xe buýt trên đường nối các thị trấn của Villa Montellano và Puerto Plata ở Cộng hòa Dominican. Người ta xác định rằng Falco đã chịu ảnh hưởng của rượu và cocaine. Vào thời gian Falco chết, ông đang lên kế hoạch trở lại. Ông được chôn cất tại nghĩa trang trung tâm Vienna ở Vienna, Áo.
Thời trẻ.
Hölzel sinh năm 1957, là đứa trẻ duy nhất còn sống trong một ca sinh ba. Từ nhỏ Hölzel đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc, ông nhớ rất nhanh những bản nhạc được phát trên radio. Vào sinh nhật lần thứ 4, ông nhận được một món quà là một cây đàn piano grand dành cho trẻ em. Một năm sau đó, Hölzel nhận được quà là máy nghe đĩa than, ông thích dùng nó để nghe nhạc của Elvis Presley, Cliff Richard và the Beatles. Năm lên 5, Hölzel tham gia thử giọng tại học viện âm nhạc Viên, và được chứng nhận ông có cao độ hoàn hảo. | 1 | null |
Beqaa hay Bekaa ( "") là tỉnh ("muhafazah") của Liban, giáp biên giới với các tỉnh Homs và Rif Dimashq của Syria. Tỉnh lỵ là Zahlé. Tỉnh có diện tích 4.429 km². Tỉnh Beqaa là trung tâm nông nghiệp chính của Liban. Hơn 40% diện tích đất canh tác của Liban tập trung tại quận Baalbek và Hermel của tỉnh.
Địa lý.
Tỉnh Beqaa nằm giữa hai dãy núi là dãy núi Tây Liban và dãy núi Đông Liban. Có hai dòng sông chảy ra tỉnh: sông Litani và sông Asi. Tỉnh này bao hàm thung lũng Beqaa (hay "Bekaa").
Nhiệt độ trong năm dao động từ -10 °C đến 35 °C. Mùa đông có mưa nhiều và có tuyết rơi.
Quận.
Tỉnh Beqaa được phân thành năm* quận ("qadaa"):
"Ghi chú:"
Du lịch.
Zahlé, Baalbek, Machgara, Niha, Anjar, Qab Elias, Kfar Zabad, Karaon Dam, Chtaura và Furzul là những điểm đến chính. Tỉnh nằm trên tuyến đường cổ giữa Liban, Syria và phần còn lại của thế giới Ả Rập. Tỉnh nổi tiếng với ngành sản xuất rượu vang, hội hè và ẩm thực. | 1 | null |
Oasis là ban nhạc rock của Anh được thành lập tại thành phố Manchester vào năm 1991. Ban đầu dưới nghệ danh The Rain, ban nhạc được xây dựng từ 4 thành viên là Liam Gallagher (hát chính và sắc-xô), Paul "Bonehead" Arthurs (guitar), Paul "Guigsy" McGuigan (bass) và Tony McCarroll (trống, định âm), rồi kết nạp thêm người anh trai của Liam là Noel Gallagher (lead guitar và hát).
Dưới vai trò thủ lĩnh của Noel Gallagher, Oasis ký hợp đồng tự do với Creation Records và sản xuất album đầu tay "Definitely Maybe" vào năm 1994. Chỉ 1 năm sau, họ cho phát hành album nổi tiếng "(What's the Story) Morning Glory?" (1995) với tay trống mới Alan White, chính thức tạo nên dòng nhạc Britpop cạnh tranh trực tiếp với ban nhạc Blur tại các bảng xếp hạng. Anh em nhà Gallagher từ đó cũng xuất hiện thường xuyên tại các báo lá cải vì những tranh chấp gia đình và lối sống khá buông thả. Năm 1997, họ cho ra mắt album thứ 3, "Be Here Now", và cho dù đây là album bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc Anh thì chẳng bao lâu sau công chúng đã không còn quan tâm tới nó. Paul McGuigan và Paul Arthurs rời nhóm khi họ đang thu âm và phát hành "Standing on the Shoulder of Giants" vào năm 2000. Gem Archer và Andy Bell gia nhập nhóm khi ban nhạc đi lưu diễn quảng bá album, và họ có được vài thành công nhất định. Album thứ năm của họ, "Heathen Chemistry" (2002), cho thấy sự sáng tạo lớn của Noel Gallagher và các thành viên khác khi tất cả đều cùng sáng tác ca khúc, góp phần tạo nên một bản thu rất dễ chịu. Năm 2004, tay trống của The Who, Zak Starkey, gia nhập nhóm để thay thế White và ban nhạc đã có tiếp thành công với "Don't Believe the Truth" (2005).
Starkey rời nhóm trong quá trình thực hiện "Dig Out Your Soul" vào năm 2008 và anh được thay thế bằng Chris Sharrock trong tour diễn gần đây nhất của Oasis. Trong quá trình đi lưu diễn, căng thẳng đã diễn ra giữa 2 anh em Gallagher khi Noel tuyên bố vào tháng 8 năm 2009 rằng anh sẽ rời nhóm vì chuyện cãi nhau với Liam trước lần xuất hiện tại festival âm nhạc. Ban nhạc hiện tại, dưới sự dẫn dắt của Liam Gallagher, tuyên bố tiếp tục hoạt động dưới nghệ danh Beady Eye, trong khi Noel bắt đầu tham gia sản xuất dự án solo Noel Gallagher's High Flying Birds.
Ban nhạc có tổng cộng 8 đĩa đơn cũng như 8 album quán quân tại Anh, giành tới 15 giải NME Awards, 9 Q Awards, 4 MTV Europe Music Awards và 6 Brit Awards, trong đó có 1 giải Cống hiến năm 2007 và 1 giải cho "Album xuất sắc nhất trong vòng 30 trở lại" bình chọn bởi thính giả đài BBC Radio 2. Oasis cũng từng có 3 đề cử giải Grammy. Tính tới năm 2009, họ đã bán được tổng cộng 70 triệu đĩa nhạc. Ban nhạc cũng được "Sách Kỷ lục Guinness" ghi nhận vào năm 2010 cho "Ban nhạc có chuỗi hit top 10 lớn nhất tại UK Chart" khi họ có liên tục 22 ca khúc top 10 tại đây. Họ cũng được công nhận là ban nhạc thành công nhất của Anh giai đoạn 1995-2005 khi có tổng cộng 765 tuần trong top 75 tại các bảng xếp hạng album và đĩa đơn. | 1 | null |
Cá ép vây trắng, tên khoa học Echeneis neucratoides, là một loài cá ép có nguồn gốc từ vùng biển nhiệt đới phía Tây Đại Tây Dương, Vịnh Mexico và biển Caribê. Cá này có thể đạt tới chiều dài 75 cm (30 in) (mặc dù hầu hết không vượt quá 50 cm (20 in) TL). Loài này là một thành phần quan trọng của thủy sản thương mại địa phương. | 1 | null |
Luật Đất đai của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Luật này quy định về quản lý và sử dụng đất đai. Luật đã được sửa đổi và được đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thuận vào ngày 29 tháng 11 năm 2013. Luật Đất đai sửa đổi có giá trị từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Theo Hiến pháp Việt Nam và luật Đất đai mới, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, không công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân. Ở Việt Nam người dân chỉ được quyền sử dụng đất được nhà nước giao cho.
Nội dung.
Luật đất đai năm 2003 gồm có 146 điều, nằm trong bảy chương. Luật đất đai hiện hành có thêm 7 chương và 66 điều với 11 điểm mới nổi bật.
Bất cập cần sửa đổi.
Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đã cho thấy Luật Đất đai năm 2003 có nhiều vấn đề kìm hãm sự phát triển. Các tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi Luật Đất đai.
Việc quản lý đất đai cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng và đáng quan ngại tại Việt Nam. Rất nhiều trường hợp, cá nhân hoặc tập thể, những người bị mất đất khiếu nại tới chính phủ Việt Nam và thậm chí dẫn tới những vụ biểu tình, bạo động phản đối trong thời gian gần đây. 70% tổng số các vụ khiếu kiện có nguyên nhân từ đất đai..
Đó là chưa kể tình trạng "tham nhũng liên quan tới đất đai được nhận định là ngày càng trở nên phổ biến" và "những người sử dụng đất hầu như có rất ít quyền".
Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh:
"Đối xử công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất là rất quan trọng đối với tăng trưởng công bằng hơn và phát triển con người ở Việt Nam."
"Việc sửa đổi Luật Đất đai là một cơ hội quan trọng nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các nhà đầu tư và nông dân, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị đất đai tại Việt Nam"
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi luật đất đai tại Việt Nam.
"Điều quan trọng là sửa đổi Luật Đất đai cần tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho việc quản lý đất đai một cách hiệu quả, công bằng và bền vững hơn về môi trường đối với nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm."
Hiện có sự khác biệt lớn giữa cách nhìn luật đất và chế độ sở hữu đất ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là tại các quốc gia cấp viện giúp Việt Nam cải tổ hệ thống pháp luật. Các nước này có quan điểm rằng sở hữu tư nhân về đất đai gắn liền với các quyền kinh tế và dân sự cơ bản của công dân. Đa số các quốc gia trên thế giới công nhân đa sở hữu.
Quá trình sửa đổi.
Từ tháng 3 năm 2013, Quốc hội Việt Nam đưa ra dự thảo sửa đổi. Tranh luật diễn ra sôi nổi, đặc biệt về đất đai thuộc sở hữu của ai, và thu hồi đất đai như thế nào. Đợt sửa đổi đất đai này gắn liền với Đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.
Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Luật sư Trần Quốc Thuận nói các đề nghị sửa đổi Luật Đất đai hiện nay không giải quyết tận gốc vấn đề, khó chấm dứt những khiếu kiện về đất đai vốn chiếm tới 70% tổng số các vụ khiếu kiện và dẫn tới những vụ nổ súng như của gia đình Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết.. Theo ông này Hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi vẫn cho phép thu hồi và giải tỏa đất đai để phát triển kinh tế xã hội là "rất dễ sợ" và là "mối lợi vô cùng lớn" khiến nhiều người giàu lên .
Một số điểm mới của Luật Đất đai 2013.
1 - Bổ sung quy định nhà đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người 01 Sổ đỏ hoặc cấp chung 01 Sổ đỏ và trao cho người đại diện; nếu đất là tài sản chung của vợ chồng thì Sổ đỏ ghi cả họ, tên vợ, họ, tên chồng (trừ khi vợ, chồng có thỏa thuận ghi tên một người).
Ngoài ra, Luật cũng công nhận quyền sử dụng và cấp Sổ đỏ cho nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất và không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND cấp xã xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư cũng là đối tượng được cấp sổ đỏ.
"2 - N"âng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm, thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp); cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).
"3 - B"ổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được công khai và nhân dân có thể đóng góp ý kiến trên trang thông tin điện tử.
"4 -" Luật Đất đai 2013 quy định đầy đủ hơn về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội.
"5 -" Luật quy định khung giá đất do Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ; bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành.
"6 - Q"uy định cụ thể các trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất và nhấn mạnh việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực được thực hiện tại UBND cấp xã giúp người dân thực hiện giao dịch dễ dàng hơn.
Hội thảo.
2017.
Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi.
Một cuộc tọa đàm về các chính sách và luật đất đai diễn ra tại Hà Nội ngày 20/4/2017, do hai liên minh các tổ chức dân sự, gồm Liên minh đất đai (Vì quyền bình đẳng tiếp cận đất cho người nghèo), gọi tắt là Landa, và Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương, gọi tắt là RiM, đứng ra đồng tổ chức. | 1 | null |
Sân bay Quốc tế Rota , hay còn gọi là Sân bay Quốc tế Benjamin Taisacan Manglona, là một sân bay công cộng trên đảo Rota của Khối thịnh vượng Chung Hoa Kỳ quần đảo Bắc Mariana. Sân bay thuộc sở hữu của Commonwealth Ports Authority.
Trong khi phần các lớn sân bay tại Hoa Kỳ có chung ba chữ cái định danh vị trí (location identifier) được dùng bởi cả Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) và Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), Sân bay Quốc tế Rota được FAA gọi là FAA và IATA gọi là ROP (họ dùng tên GRO cho sân bay Girona-Costa Brava ở Girona, Tây Ban Nha). | 1 | null |
Uru-Eu-Wau-Wau là một bộ lạc bản địa Brasil, sinh sống ở bang Rondônia. Bộ lạc này lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngoài vào năm 1986 và từ đó tới nay, họ vẫn luôn là đối tượng của các nhà nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ học và các nhà thám hiểm trên toàn thế giới.
Bộ lạc này không có khái niệm về thời gian hay tuổi tác. Họ chỉ phân biệt đêm và ngày, mùa mưa và mùa khô. Người Uru-Eu-Uaw-Uaw sinh sống trong 6 làng ở biên giới Terra Indigena Uru-Eu-Uaw-Uaw, được chia sẻ chung bởi ba phân nhóm, Amondawa, Jupaú, và Uru Pa In, cũng như Jurureí, Parakua, và hai bộ lạc chưa được tiếp xúc mà người ta chưa rõ tên gọi là gì.
Bộ lạc này có tục xăm môi màu đen vì họ quan niệm môi màu đen mới quyến rũ. Tên gọi của mỗi người không cố định mà có thể thay đổi nhiều lần trong đời. Ngôn ngữ bản địa của họ bị tiếng Bồ Đào Nha ảnh hưởng và đe dọa sự tồn tại do việc sử dụng tiếng Bồ Đài Nha trên các phương tiện truyền thông. | 1 | null |
Giáo dục mở là một phong trào giáo dục khuyến khích mở rộng khả năng tiếp cận các cơ hội học tập và đào tạo vốn chỉ được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính thức, và thường (nhưng không nhất thiết) được cung cấp thông qua các hình thức giáo dục trực tuyến và giáo dục từ xa. Trên thế giới, khái niệm giáo dục mở phôi thai từ đầu thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ vào thập niên 70 của thế kỷ.
Lịch sử.
Vào nửa cuối thế kỷ 20 nhiều nhà giáo dục cảm thấy sự chật chội của các mô hình giáo dục truyền thống, muốn thoát khỏi nó để làm cho giáo dục dễ tiếp cận hơn đối với nhiều người. Trường Đại học mở đầu tiên trên thế giới ở Vương quốc Anh (UK OU) theo xu hướng này, đã ra đời vào năm 1969. Từ "mở" được sử dụng ở đây để nói lên ý tưởng gạt bỏ bớt các rào cản hạn chế cơ hội tham dự của người học vào các trường đại học thông thường. Vì "dễ dãi" về điều kiện tiếp nhận người học nên UK OU đã thu hút một số lớn sinh viên, đặc biệt là những người nhiều tuổi vừa học vừa làm. Hiện nay đó là trường đại học đông sinh viên nhất Vương quốc Anh (250 nghìn sinh viên, bao gồm 50 nghìn sinh viên quốc tế, trong tổng số chỉ có 32 nghìn sinh viên dưới tuổi 25). Tuy "dễ dãi" về điều kiện đầu vào, nhưng việc đánh giá đầu ra được thực hiện rất nghiêm khắc nên chất lượng đào tạo bảo đảm, vì vậy UK OU được tổ chức "Academic Ranking of World Universities" xếp hạng trong số 40 trường hàng đầu của Vương quốc Anh và trong số 500 trường hàng đầu của thế giới
Hưởng ứng ý tưởng của UK OU, hàng loạt trường đại học mở ra đời trên khắp thế giới. Hiện nay trên thế giới tồn tại hơn 50 trường đại học lớn nhất, có từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu sinh viên, đặc biệt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương . Trong số các siêu đại học (mega-university) nói trên có thể kể vài trường, như Đại học Mở Trung Quốc thành lập năm 1979, hiện có 3,59 triệu sinh viên, bao gồm 200 nghìn nông dân, 100 nghìn quân nhân và nhân viên quốc phòng, 600 người khuyết tật ; Đại học Mở Indira Gandhi (Ấn Độ) thành lập năm 1985, với 3,5 triêu sinh viên vào năm 2010; Đại học Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) thành lập năm 1958 hiện có khoảng 2 triệu sinh viên .
Triết lý xuất phát và sự phát triển của giáo dục mở.
GDM là một thuật ngữ mô tả mô hình giáo dục được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với giáo dục chính quy thông thường, bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nguồn tư liệu giáo dục mở trong mọi môi trường học tập.
"Các ý tưởng xuất phát"
Đại học mở cội nguồn của Vương quốc Anh đã thành lập dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi: "mở cho người học, mở về địa điểm, mở về phương pháp và mở về ý tưởng" (Open to People, Open to Places, Open to Methods and Open to Ideas) . Tính chất mở nói trên nhấn mạnh sự linh hoạt của hệ thống, giảm thiểu những rào cản đối với người học gây nên bởi tuổi tác, địa điểm, thời gian và tình trạng kinh tế.
Với sự phát triển của GDM, một số đại học mở bổ sung thêm nguyên tắc "mở về chương trình học" (open curriculum), cho phép sinh viên thiết kế chương trình dẫn đến văn bằng của mình.
"Cơ sở triết lý"
Giáo dục mở được thúc đẩy bởi niềm tin rằng người học mong muốn tự tổ chức việc học của mình, đặc biệt họ muốn: xác định các chủ đề quan trọng mà họ cần học; thu nhận được các kinh nghiệm giáo dục chứ không phải chỉ những hiểu biết thuần túy sách vở; tự chịu trách nhiệm về các quyết định giáo dục cho họ; hiểu được mối quan hệ giữa giáo dục với cộng đồng; và tự lựa chọn những vấn đề cần tập trung khi học tập ở lớp . Nói tóm lại, có một niềm tin rằng sự lựa chọn & định hướng tự do của người học sẽ nâng cao chất lượng việc học.
Cơ sở triết lý của giáo dục mở nói trên rất tương đồng với ý tưởng của nhà cải cách giáo dục John Dewey (1859-1952), và nhà tâm lý học phát triển Jean Piaget (1896-1980). Thật vậy, Dewey tin ở hiệu quả của quá trình học tư duy thông qua giải quyết các vấn đề thực, và quan niệm nhà trường phải là xã hội thu nhỏ, gắn chặt với gia đình, cộng đồng và xã hội. Còn theo Piaget, người học chính là kiến trúc sư của sự tăng trưởng tri thức của mình.
Như vậy, chẳng những giáo dục phải mở để nhiều người có thể tiếp cận, mà còn phải mở để người học có thể chủ động tham gia quá trình giáo dục.
"Sự phát triển"
Khi dự báo sự phát triển của giáo dục thế kỷ 21, Hội đồng quốc tế về Giáo dục của UNESCO do Jacques Delors chủ trì đã khẳng định: "Học tập suốt đời nổi lên như là một trong các chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ 21". Hội đồng cũng đã nêu một ý tưởng quan trọng khác: "cần phải tiến tới một xã hội học" . Với ý tưởng "học tập suốt đời" và "xã hội học tập", tính phổ quát của ý tưởng GDM đã được nâng lên, làm cho khái niệm đó chẳng những chỉ liên quan đến một mô hình giáo dục, mà còn mở rộng ra cho một hệ thống giáo dục.
Các khái niệm về học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người đã nhấn mạnh rằng mọi con người cần có được cơ hội học tập và tiếp nhận một nền giáo dục suốt đời. UNESCO đã phát biểu tường minh khái niệm liên quan đến GDM :
"Giaó dục là một quyền con người cơ bản, là một giá trị con người phổ quát, và cần được sẵn sàng thực hiện suốt cuộc đời của mỗi cá nhân".
Nói đến GDM không thể không nhắc đến sự kết nối giữa tư tưởng của GDM và phương pháp luận của học tập từ xa (Distance Learning) thành một hệ thống giáo dục hết sức mềm dẻo và có hiệu quả cao: Giáo dục mở và Từ xa (Open and Distance Learning – ODL - GDM&TX). Ngày nay gần như khó hình dung việc hai khái niệm nói trên có thể tách rời.
Sự phát triển của giáo dục từ xa (GDTX) được chi phối bởi triết lý về một phương pháp giáo dục sử dụng các học liệu tiêu chuẩn hóa được chuẩn bị trước để đạt hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô. Triết lý đó vừa tạo cơ hội tăng khả năng tiếp cận giáo dục, vừa thỏa mãn nhu cầu độc lập của người học.
GDM xuất hiện đầu tiên ở bậc đại học, nhưng ngày nay đã mở rộng ra các bậc học khác, đặc biệt cho nhiều chương trình không dẫn đến văn bằng.
Giáo dục mở và từ xa trong thế kỷ 21.
Trong GDM, yếu tố phương pháp và học liệu là cực kỳ quan trọng, do đó khi bước vào thế kỷ 21, ý tưởng GDM đã phát triển với một nhịp điệu nhanh chóng phi thường, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet.
Vì GDM liên quan đến người học tại nhiều địa điểm và thời gian khác nhau, nên công nghệ trực tuyến phục vụ nhiều mục đích là hết sức quan trọng. Do đó, ngoài những công cụ thông thường để cung cấp thông tin như tài liệu in, băng ghi âm, các đĩa CD, các phương tiện trực tuyến như trang Web, YouTube và iTunesU cũng được sử dụng để cung cấp học liệu và phục vụ cả cho việc thuyết giảng. Sinh viên có thể giao tiếp, thảo luận qua mạng nhờ e-mail hoặc Skype, Google+ .
Cố gắng lớn đầu tiên theo phương hướng cung cấp học liệu trực tuyến là nguồn học liệu mở (OpenCourseWare -OCW) của Đại học MIT (Massasuset Institute of Technology) đưa lên mạng vào tháng 10/2002 với mong muốn "thúc đẩy việc học của nhân loại trên toàn thế giới bằng cách tạo sẵn một trang web tri thức"…. Một thập niên sau, vào năm 2012, các Đại học MIT và Havard công bố việc hình thành edX, công cụ mạng làm nền cho các "khóa học mở trực tuyến quy mô lớn" (massive open online course - MOOC) để cung cấp các chương trình học bậc đại học với một dải rộng ngành học miễn phí cho người học trên toàn thế giới. Các khóa học này chủ yếu cung cấp cho sinh viên trực tuyến, và một số trường hợp có thể cấp các tín chỉ hoặc chứng nhận dựa trên các kỳ thi. Công cụ mạng nền edX có khả năng giúp sinh viên tương tác với nhau và với giảng viên qua các diễn đàn trực tuyến. Hiện nay (2013) có khoảng 1,2 triệu người sử dụng edX.
Thuật ngữ MOOC được đưa ra vào năm 2008, và sau một số khóa đào tạo trực tuyến miễn phí thử nghiệm thuật ngữ đó được chấp nhận rộng rãi. Nhiều trường đại học đã cung cấp nhiều chương trình đào tạo kiểu MOOC trong mấy năm qua, chẳng hạn vào cuối năm 2011 Đại học Stanford đã cung cấp 3 khóa học, mỗi khóa khoảng 100 nghìn sinh viên tham gia. Ngoài các chương trình đào tạo miễn phí, có một số chương trình thu phí, cấp tín chỉ dẫn đến văm bằng, ví dụ vào tháng 5 năm 2013 một chương trình văn bằng Master đầu tiên hoàn toàn dựa trên MOOC đã được đưa ra, với sự cộng tác giữa Udacity, một công ty vì lợi nhuận, với Tập đoàn AT&T và Viện Công nghệ Georgia. Cho đến nay Udacity đã cung cấp 26 khóa học, có khóa học hơn 300 nghìn sinh viên.
Việc tạo ra và duy trì các OCW tổng hợp đòi hỏi rất nhiều tài lực và nhân lực, và việc chuyển chúng sang các ngôn ngữ khác cũng rất tốn kém. Cho nên hiện nay MOOC chủ yếu vẫn thực hiện bằng tiếng Anh. Tuy nhiên một số quốc gia đã tích cực hưởng ứng OCW của MIT và chuyển đổi sang nước mình. Chẳng hạn, ngay từ 9/2003 Trung Quốc đã tổ chức liên kết các trường đại học lớn, trong đó có Đại học mở Trung quốc, triển khai sử dụng OCW ở Trung Quốc, và Chính phủ cũng thành lập Viện Nguồn lực mở cho Giáo dục (CORE) để điều phối hoạt động này. Ở Ấn Độ và Nhật Bản cũng có các hoạt động mạnh theo hướng triển khai sử dụng OCW ở nước mình.
Vì các hoạt động liên quan đến MOOC hết sức sôi động nên New York Time đã gọi năm 2012 là "Năm của MOOC", và từ đó MOOC là một chủ đề nổi bật trên truyền thông về giáo dục. Có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích và nhược điểm của mô hình MOOC, nhưng dù sao nhiều người công nhận rằng sự "thành công của MOOC có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của nền công nghiệp giáo dục đại học"..
Tương lai của giáo dục mở.
John Daniel, giám đốc điều hành của tổ chức Commonwealth of Learning, đã đưa ra khái niệm về một tam giác thép trong giáo dục với các đỉnh là quy mô nhập học, chi phí và chất lượng. Khi tăng số lượng sinh viên trong lớp học thì chất lượng sẽ giảm; khi đảm bảo tài liệu học tập tốt và thầy giỏi thì sẽ đẩy chi phí lên cao; và việc cắt giảm chi phí sẽ dẫn tới việc giảm cả quy mô và chất lượng.
Công nghệ mới đã đóng góp rất to lớn cho GDM, chẳng hạn, đã giúp GDM bẻ gãy được tam giác thép kìm hãm giáo dục nói trên. Với công nghệ mới, giáo dục chất lượng cao có thể dễ tiếp cận hơn với giá không quá đắt. Các đại học Mở có thể khai thác lợi ích của công nghệ mới, chẳng hạn sử dụng công nghệ mới để cung cấp OCW cho một số lượng rất lớn học viên. GDM cũng đem lại cơ hội cho những nhóm người không thể tiếp cận giáo dục truyền thống. Tổng quát hơn, có thể hiểu GDM có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ hội học suốt đời, thực hiện sứ mạng Giáo dục cho mọi người, và hơn thế nữa, tạo dựng nên hình hài của chính nền giáo dục trong tương lai.
Giáo dục mở ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, Đại học Mở Hà Nội và trường Đại học Mở thành phố Hố Chí Minh đã được thành lập từ năm 1993, với sứ mạng phát triển GDM&TX. Ở thời điểm năm 2010 đến 2011, quy mô đào tạo của Trường Đại học Mở Hà Nội (lúc đó vẫn lấy tên là Viện Đại học Mở Hà Nội) lên tới trên 60.000 người học. Hiện nay, Trường Đại học Mở Hà Nội là đơn vị tiên phong và dẫn đầu về đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hai Đại học Mở cho đến nay chưa được nhà nước đầu tư tương ứng với sứ mạng được đề ra nên đã phát triển khá chậm so với nhiều đại học mở trong khu vực. Hiện nay (2013) Việt Nam đang được định hướng xây dựng một nền giáo dục mở.. Có thể hiểu tính chất "mở" của hệ thống giáo dục ở đây thể hiện ở một cấu trúc hệ thống được thiết kế hợp lý, có nhiều đầu vào và đầu ra, trong đó các bộ phận và tầng bậc liên thông với nhau, tạo điều kiện cho mọi người học dễ dàng thâm nhập hệ thống trong cả quá trình học suốt đời. Ngoài ra, một số tổ chức tư nhân tại Việt Nam cũng phát triển theo hướng MOOC, trong đó có Kiến Học tổ chức dịch thuật một số tư liệu MOOC trên thế giới. | 1 | null |
Kim Thụ Nhân (chữ Hán: 金树仁); là tỉnh trưởng Tân Cương từ 1928 đến 1934.
Thời Kim Thụ Nhân làm Tỉnh trưởng, Tân Cương xảy ra Khởi nghĩa Cáp Mật với sự tham gia của người Duy Ngô Nhĩ cùng các sắc dân Đột Quyết khác, cũng như người Hồi. Năm 1934, Kim Thụ Nhân từ chức Tỉnh trưởng Tân Cương, người kế nhiệm ông là Lưu Văn Long. | 1 | null |
Los Altos là một bang tổn tại ngắn ngủi ở Trung Mỹ và là một trong sáu xứ tạo nên Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ. Sau khi liên bang này giải thể, Los Altos là một nước cộng hòa độc lập trước khi bị Guatemala thôn tính.
Los Altos nguyên thủy là một đơn vị hành chánh ở miền tây Guatemala. Ngày 2 tháng 2 năm 1838 giới trí thức địa phương nhóm họp ở Quetzaltenango và chính thức tuyên bố thành lập một tỉnh riêng. Xứ này được Quốc hội Liên bang công nhận ngày 5 tháng 6. Xứ Los Altos bao gồm các tỉnh Quetzaltenango, Totonicapán và Sololá của Guatemala ngày nay. Tháng Giêng năm 1840 quân đội Guatemala tái chiếm Los Altos và sáp nhập xứ này vào Guatemala..
Lịch sử.
Từ thời kỳ thuộc địa, khu vực miền tây Guatemala đã có khuynh hướng độc lập khỏi chính quyền trung ương. Đại biểu Quetzaltenango đã tâu với triều đình Tây Ban Nha nhân lần nhóm họp ở Cádiz (Cortes de Cádiz) muốn lập riêng đơn vị Los Altos. Sự việc này không thành vì phong trào độc lập ở Trung Mỹ lật đổ thể chế thuộc địa. Tuy nhiên ý hướng của dân Los Altos không mờ nhạt. Đế quốc Mexico (1821-23) lên thay thế Tây Ban Nha nhưng sau cũng đổ và dải Trung Mỹ sang tên cho Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ; Los Altos tiếp tục đòi lập riêng một xứ, không phụ thuộc Guatemala. Tình hình trở nên có lợi cho Los Altos nhân khi các đại biểu lập hiến soạn bản hiến pháp mới, cho phép dân chúng lập lên những tỉnh mới, tách ra từ những quốc gia thành viên. Người khởi xướng vận động cho Los Altos là Francisco Morazán.
Ngày 2 tháng 2 Los Altos tuyên bố độc lập và được chính phủ liên bang công nhận ngày 5 tháng 6 năm 1838, tức là thành viên thứ sáu trong Liên bang Trung Mỹ. Lá cờ của Los Altos dựa trên cờ của Liên bang nhưng có khác biệt là thêm quốc huy vẽ hình núi lửa ở phía sau và chim "Pharomachrus mocinno" (biểu tượng tự do) ở phía trước.
Khi Liên bang tan vỡ và cả dải Trung Mỹ rơi vào cuộc nội chiến thì Los Altos tuyên bố độc lập với thể chế cộng hòa. Chính phủ Guatemala do Rafael Carrera chỉ huy liền kéo quân vào tái chiếm Los Altos năm 1840. Ngày 2 tháng 4 năm 1840 Carrera hạ lệnh xử bắn số lớn viên chức của Los Altos.
Những năm sau đó: 1844, 1848 và 1849 dân Los Altos nổi lên chống lại chính quyền độc tài của Carrera nhưng đều thất bại.
Ngày nay Los Altos được coi là đồng nghĩa với tỉnh Quetzaltenango. | 1 | null |
Thử vai () là một phương pháp xác định mức độ thích hợp của một diễn viên hay nữ diễn viên với việc diễn xuất trong một bộ phim hay với một vai diễn cụ thể. Thông thường, diễn viên sẽ được đưa cho một phân cảnh, hay một số đoạn đối thoại và hành động được lựa chọn trước, và được hướng dẫn diễn xuất trước một máy quay để xem họ có thích hợp hay không. Đoạn phim sau khi phát triển như vậy sau đó sẽ được thẩm định bởi các thành viên thích hợp trong đoàn làm phim như đạo diễn tuyển vai và đạo diễn chính. Diễn viên có thể được yêu cầu mang theo một đoạn độc thoại chuẩn bị trước hay nếu cần, diễn viên sẽ được nhận một đoạn kịch bản và đọc tại chỗ (thường gọi là "đọc nguội" - ). Trong một số trường hợp, diễn viên có thể được yêu cầu đọc một phân cảnh nào đó, và một diễn viên khác sẽ được gọi đến để đọc lời thoại của nhân vật còn lại - hai người đối thoại với nhau.
Phân loại.
Diễn thử cũng có thể được dùng để kiểm tra mức độ thích hợp của phục trang, trang điểm và một số chi tiết khác, nhưng nói chung những công việc này thường được gọi là các buổi thử nghiệm phục trang hoặc hoá trang. Diễn viên thuộc các thể loại khác nhau có thể được yêu cầu làm các việc khác nhau trong mỗi buổi thử riêng. Ví dụ, diễn viên chính trong một bộ phim nhạc kịch sẽ được yêu cầu hát một ca khúc phổ biến hoặc học một tiết mục nhảy. Phương pháp diễn thử thường được sử dụng trong phim ảnh và các đoạn quảng cáo trên đài phát thanh, truyền hình, v.v... Chúng cũng có thể được sử dụng cho các phim ngắn.
Các diễn viên quốc tế như Bruce Lee được giao cho các bài diễn thử để thể hiện họ có khả năng sử dụng lưu loát và hiệu quả ngôn ngữ thích hợp hay không. Trong trường hợp của Lee, để thử nghiệm cho vai diễn Kato trong phim "The Green Hornet", anh được yêu cầu nói chuyện về văn hoá Trung Quốc bằng tiếng Anh để kiểm tra xem anh hiểu và nắm được ngôn ngữ này đến mức nào, và sau đó phải thực hiện một số động tác võ thuật để trình diễn các kĩ năng cơ thể của mình. | 1 | null |
Titanichthys là một chi cá da phiến khổng lồ, khác thường sống ở vùng biển nông cuối kỷ Devon của Maroc và Đông Bắc Mỹ. Người ta cho rằng Titanichthys có một bộ lọc thức ăn, sử dụng cái mồm rộng của nó để nuốt các loài như cá trổng, hoặc có thể loài nhuyễn thể giống như động vật phù du. | 1 | null |
Cú vọ lực sĩ, tên khoa học Ninox strenua, là một loài chim trong họ Cú mèo.. Chúng có nguồn gốc ở Đông và Đông Nam Australia, và là loài cú lớn nhất trên lục địa này..
Mô tả.
Cú vọ lực sĩ có hình dạng khá giống chim diều hâu. Chúng có cặp mắt lớn màu vàng, mỏ lớn. Không có túm lông kiểu tai đặc trưng của các loài cú mèo. Chân cú vọ màu vàng xỉn với bộ móng vuốt lớn và khỏe. Đuôi tương đối dài, hơi nhọn, đầu tương đối nhỏ. Lưng màu nâu xám với các vệt màu trắng, bụng màu trắng xen lẫn các vạch nâu, dưới cổ họng có nhiều đốm màu sẫm.
Đây là loài cú lớn nhất trong nhóm "cú diều hâu" và cũng là loài cú lớn nhất ở Australia. Loài này có chiều dài 45–65 cm và sải cánh 112–135 cm. Chim trống nặng 1,15-1,7 kg, nhỉnh hơn chim mái, khoảng 1,05-1,6 kg. Chiều dài cánh: chim trống 398–427 mm, chim mái 381–410 mm, đuôi dài 28 cm.
Lối sống.
Cú vọ lực sĩ thường sống theo cặp. Chúng thường săn mồi vào ban đêm, và dành hầu hết thời gian ban ngày để ngủ. Môi trường sống của chúng là các khu vực cây cối, ẩm ướt bao gồm vùng rừng núi, rừng thưa và rừng ven biển, bìa rừng, vùng cây bụi, đồn điền, các khu vườn và công viên.
Con mồi tự nhiên của loài cú này là các loài thú có túi sống trên cây như thú túi possum, sóc túi, gấu túi Koala, cũng như dơi quạ. Chúng cũng săn cả các loài chim như cú muỗi, vẹt, bồng chanh kookaburra, ác là và chim ăn ong. Ngoài ra trong chế độ ăn uống còn có cả côn trùng và thú túi wallabi (là một dạng kanguru nhỏ.
Sinh sản.
Mỗi cặp chim bố mẹ có một lãnh thổ rộng lớn, khoảng 600-800 ha. Chúng làm tổ từ tháng năm đến tháng chín ở trong thân cây rỗng với độ cao khoáng 8-30 mét so với mặt đất. Vật liệu làm tổ bao gồm các mảnh vụn phân hủy và lá rụng. Thường là đẻ hai trứng. Trứng hình bầu dục, màu trắng. Việc đẻ trứng diễn ra trong mùa đông.
Con mái ấp trứng một mình trong khoảng 35-38 ngày, và trong thời gian này nó được con trống ở bên ngoài tổ nuôi dưỡng. Trong thời gian ấp trứng, con trống thường có thái độ hung dữ đối với những kẻ xâm nhập trong khu vực làm tổ, và thậm chí có thể tấn công cả con người. Con non mọc lông sau 7-8 tuần, và được nuôi dưỡng bởi cả chim bố lẫn mẹ trong một vài tháng, đôi khi cho đến khi mùa sinh sản sau. | 1 | null |
Đây là danh sách các lâu đài nổi bật còn nguyên vẹn xếp theo quốc gia. Lưu ý, tại Anh và Pháp có phân biệt giữa "Lâu đài có tính năng phòng thủ" và "Lâu đài không có tính năng phòng thủ; "đối với" Lâu đài có tính năng phòng thủ" trong tiếng Anh gọi là "castle "và" "trong tiếng Pháp gọi là "château-fort, "đối với "Lâu đài không có tính năng phòng thủ" trong tiếng Anh gọi là "palace" hay "country house" (estate house) và trong tiếng Pháp gọi "châteaux."
Anh (4).
Lưu ý ở Anh phân biệt giữa 2 khái niệm "castle" và "palace" hay "country house", "palace" hay "country house" tương đương với "châuteaux" trong tiếng Pháp. Danh sách dưới đây liệt kê những "lâu đài" nổi bật ở Anh bao gồm "castle" và "palace" hay "country house".
Pháp (4).
Lưu ý ở Pháp phân biệt giữa 2 khái niệm "châteaux" và "château-fort", "château-fort" tương đương với "castle" trong tiếng Anh. Danh sách dưới đây liệt kê những "châteaux" nổi bật ở Pháp. | 1 | null |
Arenipiscis westolli là một chi cá da phiến tuyệt chủng. Hóa thạch của nó đã được tìm thấy tại New South Wales, Úc.
Tên chi, có nghĩa là "cá cát", đề cập đến bề mặt da của áo giáp có một kiểu của những vết nứt nhỏ, tạo ra một kết cấu dạng hạt. | 1 | null |
Vườn quốc gia Huascarán () là một vườn quốc gia trong dãy núi Cordillera Blanca, bao gồm một loạt các đỉnh núi thuộc dãy Andes, trong vùng Ancash ở trung tâm Peru. Nó là di sản thiên nhiên của nhân loại đã được công nhận, đồng thời cũng là Khu dự trữ sinh quyển. Ngọn núi cao nhất ở Peru nằm trong vườn quốc gia (còn có tên Huascarán, cao 6.768 mét). Đây là nơi có nhiều loài động thực vật bao gồm Dứa khổng lồ, Báo sư tử, Báo đốm Mỹ, Hươu Bắc Andes, Lạc đà thảo nguyên, Lợn vòi Nam Mỹ cùng nhiều loài chim.
Tự nhiên.
Vườn quốc gia Huascaran là nơi có nhiều ngọn núi khác nhau có độ cao từ 2000 đến hơn 6000 m. Ngọn núi Huascaran được dùng để đặt tên cho vườn quốc gia là ngọn núi cao nhất ở Peru với 6.768 m. Ngoài ra một số đỉnh núi cao khác lân cận như Alpamayo hay Nevado Pisco.
Với diện tích 3.000 km ², vườn quốc gia có sự đa dạng môi trường sống bao gồm 663 sông băng, 296 hồ và 41 phụ lưu của ba con sông quan trọng là sông Santa, Pativilca và Marañón.
Khí hậu của vườn quốc gia đặc trưng bởi hai giai đoạn trong năm. Đó là khoảng thời gian ấm áp, ẩm ướt với những cơn gió từ lưu vực sông Amazon đem đến lượng mưa nhiều từ tháng 12 tới tháng 3, và một khoảng thời gian khô rõ rệt giữa tháng 5 và tháng 10, với những ngày nắng đạt tới 25 °C và đêm cực kỳ lạnh mà nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 0 °C. Nhiệt độ càng hạ hơn ở khu vực có độ cao cao hơn.
Lịch sử.
Vườn quốc gia này được thành lập vào năm 1975 để bảo vệ các loài động thực vật, hình thành địa chất, khảo cổ học còn lại trong vườn quốc gia (bao gồm cả di tích của nền văn hóa Chavin), toàn bộ cảnh quan của dãu núi Cordillera Blanca, và là biện pháp để khuyến khích nghiên cứu khoa học, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu vực. Du lịch được đẩy mạnh trong khu vực giúp cho cư dân ở đây giàu có hơn. Năm 1985 vườn quốc gia đã được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO. | 1 | null |
Phyllolepis (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φύλλον, "phúllon" ‘lá’ + λεπίς, "lepís" ‘vảy’) là chi điển hình của Phyllolepida, một nhóm cá da phiến sống từ thời kì giữa đến cuối kỷ Devon. Chi "Phyllolepis" được ghi nhận trong địa tầng thuộc tầng Famenne cuối kỷ Devon, chừng 360 triệu năm trước. Hóa thạch của chi này xuất hiện chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Sự kết thúc của Devonia đã thấy chúng biến mất trong một cuộc tuyệt chủng hàng loạt.
"Phyllolepis" sống trong môi trường nước ngọt, như sông và suối. Như mọi chi Phyllolepididae cùng họ, "Phyllolepis" được cho là cá săn mồi mù tầng đáy dò mồi bằng cơ quan cảm giác. | 1 | null |
Coreca (còn được gọi là Corica hoặc Coraca) là một frazione (tạm dịch xã) của comune (tạm dịch là quận) Amantea thuộc tỉnh Cosenza, Calabria, Ý. Nằm gần biên giới của Campora San Giovanni.
Địa lý.
Đường viền và lãnh thổ.
Biển Tyrrhenian nằm ở phía tây của Coreca, và thành phố Amantea ở phía nam, nơi biên giới bắt đầu tại Campora San Giovanni. Lãnh thổ bao gồm chủ yếu là một vùng đất đá, và trung tâm thành phố nằm ở vùng đồng bằng. Nó cũng bao gồm một khu vực đồi núi và bãi biển rộng. Khí hậu thường Địa Trung Hải, đặc trưng bởi mùa đông nhẹ và ẩm ướt và mùa hè nóng, khô và gió với một tỉ lệ phần trăm cao của những ngày nắng.
Nền kinh tê.
Sự giàu có ở Coreca, cũng như ở Campora San Giovanni, đến từ các khu du lịch và khách sạn, được phát triển dựa vào bờ biển tuyệt đẹp: phổ biến là các rạn san hô Coreca. Ngoài ra còn có một số nhà máy nhỏ sản xuất thực phẩm, đồ nội thất và máy móc.
Thôn.
Từ năm 2017, lãnh thổ Coreca được chia thành các thôn sau:
Di tích và địa điểm ưa thích.
Nhà thờ Đức Mẹ Thiên thần.
Vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, công việc bắt đầu xây dựng Nhà thờ Coreca, được dành riêng cho Đức Mẹ Thiên thần, công việc kết thúc vào năm 1965 với sự hiện diện của chính quyền thời bấy giờ. Nhà thờ có phong cách hiện đại nhưng tỉnh táo, có thể chứa 65 người. Hàng năm trong bữa tiệc bảo trợ (ngày 22 tháng 8) có một đám rước qua các con phố trung tâm.
Quảng trường Madonna degli Angeli.
Vào ngày 2 tháng 4 năm 2003, nghị quyết thành phố đã được thông qua và vào ngày 5 tháng 5 năm 2005, các công trình bắt đầu xây dựng quảng trường trung tâm để tổ chức các sự kiện mùa hè của thôn. Kể từ năm 2015 nó được đặt theo tên của Madonna degli Angeli cho sự gần gũi với nhà thờ nhỏ và cũng cho sự hiện diện của một bức tượng Đức Mẹ. Quảng trường được quản lí bởi một hiệp hội du lịch địa phương kể từ năm 2013.
Hang động của Coreca.
Các mỏ sắt của Temesa cổ đại có vai trò quan trọng trong khu vực. Trong Thế chiến II, chúng đã được sử dụng làm nơi trú ẩn cho cư dân địa phương và cho binh sĩ Anh-Mỹ, những người sử dụng chúng làm nhà kho. Sau đó các hang động được sử dụng cho các sự kiện Giáng sinh và Phục sinh cho đến đầu những năm 2000.
Tháp Coreca hoặc "Turriella".
Tháp Coreca nằm ở phía bắc làng Coreca, trên sườn đồi Tuvulo. Tòa tháp này, một phần bị sụp đổ ở tầng một, có tầm quan trọng lịch sử. Nó được coi là một cái chén có phong cách đã được theo dõi trong nhiều thế kỷ và được sử dụng chủ yếu như một cái nhìn của người Arab, sau đó Normans và các lãnh chúa khác nhau của lãnh thổ theo sau sự xuất hiện của quân đội Đức Quốc xã và sau đó quân đội Anh-Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Có thể đến Turriella bằng đường Tonnara ở phía bắc và đường từ Marinella về phía Nam. | 1 | null |
Lâu đài Forchtenstein (; ; ) là một lâu đài được xây dựng vào cuối thời Trung cổ gần khu đô thị của Forchtenstein ở miền bắc Burgenland, Áo. Lâu đài nằm ở phía nam của thị trấn Mattersburg trên thung lũng Wulka.
Lich sử.
Phần đầu tiên của lâu đài với độ cao 50 mét được xây dựng vào đầu thế kỷ 15 bởi các lãnh chúa Mattersburg. Lâu đài có tòa tháp, được gọi là "tháp đen" mặc dù đá đen đã được tước bỏ. Tháp chứa 40 chân hố sâu được sử dụng như là nhà tù cho những người bị kết án tử.
Khoảng năm 1450 các chúa của Forchtenstein chết dần chết mòn do thiếu người thừa kế nam và lâu đài đã được chuyển qua cho các nhà Habsburg, vốn sở hữu nó trong 170 năm.
Năm 1622, Nikolaus Esterhazy người sáng lập dòng họ Esterhazy đã nhận được lâu đài từ Hoàng đế Ferdinand II và Esterhazy đã trở thành một bá tước. Nikolaus bắt đầu củng cố tòa lâu đài đổ nát và tân trang lại nó với Simon Retacco 1630-1634 và với Domenico Carlone từ 1643. Họ bắt đầu xây dựng lâu đài với sự trợ giúp của Ambrosius Petruzzy, Pietro Maino Maderno, và Mathias Lorentisch.
Trong nửa cuối thế kỷ 17, Paul Esterhazy tiếp tục mở rộng và trang trí lâu đài với kiến trúc sư Domenico Carlone. Sau cái chết của Paul chức năng của lâu đài thay đổi. Nó đã trở thành một kho lưu trữ vũ khí. Vào nửa cuối của thế kỷ 18 lâu đài được mở rộng bởi nhà xây dựng bậc thầy Ferdinand Mödlhammer. Trong suốt quá trình này, mái nhà được nâng lên và nội thất được cải tạo lại.
Kho báu vẫn chưa được khám phá và còn nguyên vẹn trong suốt Thế chiến II. Ngày nay lâu đài vẫn thuộc sở hữu của dòng họ Esterhazy. | 1 | null |
Samizdat (, nghĩa đen là "tự xuất bản") là một hình thức hoạt động bất đồng chính kiến trên khắp Khối xã hội chủ nghĩa phương Đông, trong đó các cá nhân sao chép các ấn phẩm tạm thời được kiểm duyệt và ngầm, thường bằng tay, và chuyển các tài liệu từ người đọc này sang người đọc khác. Việc sao chép thủ công trở nên phổ biến, do hầu hết các máy đánh chữ và thiết bị in đã được tích trữ và cần được phép truy cập mới có thể dùng. Phương thức cơ sở này nhằm trốn tránh sự kiểm duyệt chính thức của Liên Xô đầy nguy hiểm, vì những hình phạt khắc nghiệt đã được áp dụng đối với những người bị bắt quả tang sở hữu hoặc sao chép các tài liệu bị kiểm duyệt.
Từ nguyên và các biến thể.
Về mặt từ nguyên học", samizdat" bắt nguồn từ "sam" (, "tự mình") và "izdat" (, viết tắt của , , "nhà xuất bản"), và do đó có nghĩa là "tự xuất bản". Tiếng Ukraina có một thuật ngữ tương tự: "samvydav" (самвидав), từ "sam", "tự", và "vydavnytstvo", "nhà xuất bản".
Nhà thơ Nga Nikolay Glazkov đã đặt ra một phiên bản của thuật ngữ này như một cách chơi chữ vào những năm 1940 khi ông đánh máy các bản sao các bài thơ của mình và kèm theo chú thích "Samsebyaizdat" (Самсебяиздат, "Nhà xuất bản Tự thân") trên trang nhất.
"Tamizdat" đề cập đến văn học xuất bản ở nước ngoài (там, "tam", "ở đó"), thường là từ các bản thảo bị mang lậu ra nước ngoài.
Thuật ngữ tiếng Ba Lan cho hiện tượng này được đặt ra vào khoảng năm 1980 là 'drugi obieg', hay 'mạch thứ hai' của xuất bản.
Lịch sử.
Vladimir Bukovsky từng tóm tắt rằng: "Tôi tự tay tạo ra nó, biên tập nó, kiểm duyệt nó, xuất bản nó, phân phát nó, vào tù vì nó".
Các kỹ thuật.
Về bản chất, các bản sao chép samizdat được truyền tay qua bạn bè, ví dụ như tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita" của Mikhail Bulgakov hay tiểu luận "Quyền lực của không quyền lực" của Václav Havel. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để sao chép những văn bản cấm này, từ việc dùng giấy than, sao chép bằng tay hoặc bằng máy đánh chữ, cho đến việc in ấn bằng những máy in cỡ lớn vào buổi đêm để in sách số lượng lớn. Trước thời kỳ công khai hóa, việc in ấn này rất nguy hiểm vì những máy copy, máy in và thậm chí cả máy đánh chữ trong văn phòng đều do Cục 1 (tiền đồn của KGB) kiểm soát. | 1 | null |
Dương Viết Chiến (sinh ngày 25 tháng 9 năm 1946) là một nhạc sĩ, nhà giáo Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Quảng Bình, Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Bình.
Sự nghiệp.
Sinh ngày 25 tháng 9 năm 1946 làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Dương Viết Chiến tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh ngành Toán – Lý (nay là Đại học Vinh) năm 1970, Đại học Tổng hợp (ngành Vật Lý) năm 1988, Đại học Chính trị - Cử nhân Chính trị năm 1999. Tuy là sinh viên khoa Toán nhưng con đường đến với âm nhạc của ông là chương trình âm nhạc ở Đại học sư phạm Vinh và tự học các giáo trình về sáng tác, lý luận của Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Tác phẩm đầu tay của ông là "Đi đi lên những người sư phạm" đã đoạt Giải nhất Hội diễn Văn nghệ trường Đại học Sư phạm Vinh vào năm 1968-1969, khi ông là sinh viên năm thứ hai.
Ông đi chiến trường B theo lệnh tổng động viên năm 1972. Trong những năm ở quân ngũ, thuộc Quân Giải phóng Trung Trung Bộ, ông đã đi sáng tác ở các đơn vị thuộc Quân khu V; làm cán bộ Chính trị Trung đoàn Pháo binh 68 - Pháo binh Trường Sơn, rồi Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sư đoàn 3 - Đoàn Sao Vàng anh hùng. Năm 1976 xuất ngũ về làm Hiệu phó, Hiệu trưởng ở nhiều trường ở Đồng Hới đến năm 1994. Trong sáng tác ông đã chú ý khai thác dân ca Bình-Trị-Thiên nói riêng và cả nước nói chung.
Tác phẩm tiêu biểu.
Rất nhiều bài hát khác về Quảng Bình. Nhiều bài hát viết về sư phạm: Tuổi xuân sư phạm, Nay em là cô giáo, Khúc hát qua cầu, Hồ thu (thơ Diệp Minh Tuyền), Như lá (thơ Lâm Thị Mỹ Dạ)... Ngoài ra anh còn viết nhiều ca khúc cho thiếu nhi và nhạc múa, viết một số bài giới thiệu tác giả và tác phẩm. | 1 | null |
Lực lượng Vũ trang Philippines (, - AFP) hay Quân đội Philippines là lực lượng vũ trang quốc gia của Nhà nước Cộng hòa Philippines, được cấu thành từ ba nhánh, quân chủng: Lục quân, Hải quân và Không quân. Đây là quân đội nhập ngũ theo chế độ tự nguyện. Năm 2012, theo báo cáo, Lực lượng vũ trang Philippines gồm 125.000 người; trong đó, 85.000 phục vụ trong Lục quân.
Tổ chức.
Theo Hiến pháp Philippines 1987, quân đội được đặt dưới quyền kiểm soát dân sự bởi Tổng thống Philippines, người phục vụ như là Tổng tư lệnh Quân đội. Theo đó, tất cả các nhánh của Quân đội đều là bộ phận của Bộ Quốc phòng được lãnh đạo bởi Bộ trưởng Quốc phòng. Quân đội Philippines gồm ba nhánh:
Ba nhánh của Quân đội Philippines thống nhất dưới Tổng tham mưu trưởng, thường mang hàm Đại tướng/Đô đốc.Tổng tham mưu trưởng được trợ giúp bởi một Phó tham mưu trưởng, thường mang hàm Trung tướng/Phó Đô đốc. Mỗi nhánh Quân đội Philippines được chỉ huy bởi một Tư lệnh mang hàm Trung tướng/Đô đốc. Dưới mỗi nhánh là các sư đoàn, lữ đoàn, vùng hải quân... được chỉ huy bởi các thiếu tướng, chuẩn tướng.
Các bộ tư lệnh thống nhất phụ trách bảo vệ một phần lãnh thổ Philippines. Trong đó, mỗi Bộ tư lệnh chỉ huy vài sư đoàn, lữ đoàn thuộc ba quân chủng đóng trong khu vực. Đứng đầu một Bộ tư lệnh thống nhất là Tư lệnh mang hàm Trung tướng/Đô đốc. Hiện tại, Quân đội Philippines có 6 bộ tư lệnh thống nhất gồm: | 1 | null |
Sự mở rộng quyền kết hôn dân sự, kết hợp dân sự và đăng ký cặp đôi đối với những cặp cùng giới ở nhiều nền luật pháp khác nhau có thể phát sinh những vấn đề pháp lý khi cặp đôi chia tay mà khi cặp đôi khác giới chia tay không phát sinh, đặc biệt nếu luật pháp của đất nước mà họ cư ngụ hoặc mang quốc tịch không cho phép hôn nhân cùng giới hoặc đăng ký cặp đôi.
Tỉ lệ ly dị.
Có nhiều nguồn thông tin cho rằng tỷ lệ ly hôn ở những cặp đôi đồng tính nữ cao hơn những cặp đôi dị giới và đồng tính nam. Tuy nhiên, những kết luận này vẫn còn thiếu những bằng chứng thực nghiệm.
Bỉ.
Năm 2009, ở Bỉ có 158 nam và 213 nữ đăng ký ly dị trong khi 1133 nam và 999 nữ đăng ký kết hôn.
Đan Mạch.
Năm 1997, tỉ lệ ly dị ở người đăng ký cặp đôi cùng giới (17%) thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ ly dị ở cặp đôi khác giới (43%) ở Đan Mạch. Phần đông hôn nhân cùng giới ở Đan Mạch là cặp nam-nam và chỉ 14% trong số này ly dị so với 23% ở cặp đôi nữ-nữ. Tỉ lệ ly dị cao ở người đồng tính nữ phù hợp với dữ liệu cho thấy phụ nữ là bên chủ động ly dị trong hầu hết vụ ly dị của cặp đôi khác giới ở Đan Mạch.
Hà Lan.
Ở Hà Lan, phụ nữ đăng ký kết hôn nhiều hơn nam giới một ít: từ 2006 tới 2011 có trung bình 690 nữ và 610 nam đăng ký mỗi năm. Số ly dị cùng giới ở nữ cao hơn ở nam nhiều: trung bình có 100 nữ và 45 nam ly dị cùng giới mỗi năm.
Na Uy và Thụy Điển.
Một nghiên cứu về đăng ký cặp đôi cùng giới ngắn hạn ở Na Uy và Thụy Điển cho thấy tỉ lệ ly dị cùng giới cao hơn ly dị khác giới là 50-167% và những cặp đôi cùng giới nữ được coi là ít bền vững, hoặc dễ thay đổi, hơn những cặp đôi cùng giới nam.
Vương quốc Anh.
Tỉ lệ ly dị cùng giới trong 30 tháng đầu tiên của luật đăng ký cặp đôi dân sự thấp hơn 1% một ít ở Vương quốc Anh.
Hoa Kỳ.
Năm 2011, đối với những tiểu bang có số liệu, tỉ lệ chia tay ở cặp đôi cùng giới là bằng một nửa tỉ lệ chia tay ở cặp đôi khác giới. Tỉ lệ chia tay ở những cặp đôi cùng giới có đăng ký theo pháp luật là 1,1% trong khi 2% cặp đôi khác giới có kết hôn ly dị mỗi năm. | 1 | null |
cp là lệnh Unix dùng để sao chép tập tin và thư mục. Lệnh có 3 chế độ hoạt động tùy theo đối số truyền vào: sao chép tập tin sang tập tin khác, sao chép nhiều tập tin vào một thư mục, hoặc sao chép toàn bộ nội dung một thư mục vào một thư mục khác.
Tiện ích có vài tùy chọn khác nhau để chỉ rõ chi tiết hoạt động sao chép sẽ thực hiện. Hai dòng chính của tiện ích là POSIX cp và GNU cp. GNU cp có nhiều tùy chọn hơn POSIX.
Cú pháp.
Sao chép 1 tập tin sang một tập tin khác:
cp [-fHip][--] tập_nguồn tập_đích
Sao chép nhiều tập tin vào một thư mục
cp [-fHip] [--] các_tập_nguồn... thư_mục_đích
Sao chéo một thư mục sang một thư mục khác (phải có tùy chọn -r hoặc -R)
cp -r|-R [-fHip] [--] thư_mục_nguồn... thư_mục_đích | 1 | null |
Ancash (phát âm: [aŋ.kaʃ]) là một vùng nằm ở phía bắc Peru. Vùng này giáp với La Libertad về phía bắc, Huánuco và Pasco ở phía đông, Lima về phía nam và Thái Bình Dương ở phía tây. Thủ phủ của cả vùng này là thành phố Huaraz (còn được gọi là Waras), còn thành phố lớn nhất là thành phố cảng Chimbote, nằm ven bờ Thái Bình Dương ở phía Bắc của vùng. Tên của vùng này bắt nguồn từ ngôn ngữ Quechua là "anqash" (ánh sáng) hay "anqas" (màu xanh). | 1 | null |
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, gọi tắt là UNESCO) đã công nhận 37 địa danh là di sản thế giới tại 8 quốc gia ở Đông Nam Á bao gồm: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia và Lào. Hai quốc gia trong khu vực cho đến nay chưa có di sản thế giới nào là Brunei và Đông Timor.
Indonesia là quốc gia có nhiều di sản được công nhận nhất với 9 địa danh, tiếp theo là Việt Nam có 8 di sản, Philippines có 6, Thái Lan có 5, Malaysia có 4, Campuchia và Lào đều có 2, Myanmar và Singapore có 1 di sản. Các địa danh đầu tiên trong khu vực được công nhận là Di sản thế giới tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 1991. Di sản mới được công nhận nhất là Vườn bách thảo ở Singapore, được ghi trong phiên họp lần thứ 39 của Ủy ban ở Bonn, Đức vào tháng 7 năm 2015. Đông Nam Á hiện có 23 di sản văn hóa, 13 di sản tự nhiên, và 1 di sản hỗn hợp duy nhất là Quần thể danh thắng Tràng An.
Ủy ban Di sản thế giới cũng xác định các di sản có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị phá hủy bị đặt trong danh sách Di sản thế giới bị đe dọa. Tại Đông Nam Á hiện nay có Di sản rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra hiện đang bị liệt kê trong danh sách đó. Hai di sản trước đây cũng từng bị đặt trong danh sách là Angkor của Campuchia và Ruộng bậc thang của Philippine Cordilleras nhưng đã được gỡ bỏ khỏi trạng thái bị đe dọa lần lượt vào năm 2004 và 2012.
Vị trí.
Dưới đây là vị trí của các di sản thế giới tại Đông Nam Á.
Xanh lá - Thiên nhiên; Vàng - Văn hóa; Xanh lam - Hỗn hợp; Đỏ - Bị đe dọa
Danh sách.
Dưới đây là danh sách 36 di sản thế giới hiện hữu tại 9 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. | 1 | null |
Shayetet 13 (, nghĩa là "Hải đội 13") là đơn vị biệt kích hải quân ưu tú của Hải quân Israel, được xem là một trong những đơn vị Sayeret chủ chốt ưu tú nhất của Các lực lượng Phòng vệ Israel. Shayetet 13 chuyên xâm nhập biển-đối-đất, phá hoại, chống khủng bố, thu thập tin tình báo trên biển, giải cứu con tin trên biển và đổ bộ. Đơn vị đã tham gia hầu hết các cuộc chiến lớn của Israel. Họ hoạt động rất bí mật. Thông tin chi tiết về nhiều chiến dịch và mật vụ đang hoạt động đều được giữ tối mật.
Dù có người khen Shayetet 13 là một trong những lực lượng đặc công thủy giỏi nhất Trung Đông nhưng đơn vị cũng phải đối mặt chỉ trích cũng như thiếu hụt kinh nghiệm so với biệt kích hải quân Mỹ và châu Âu. | 1 | null |
Người Kogi (/ˈkoʊɡi/ koh-gee) hay Cogui hoặc Kágaba, có nghĩa "báo đen" trong tiếng Kogi, là một nhóm dân tộc bản địa sinh sống Sierra Nevada de Santa Marta ở Colombia. Nền văn minh của họ đã liên tục từ thời tiền Columbia.
Người Kogi sống hài hòa với thiên nhiên. Dân Kogi ăn chay, không ăn thịt, cá hay các loài động vật, côn trùng. Thức ăn của họ là các loại cây, lá, rau, củ, quả. Nhà ở của người Kogi là những túp lều nhỏ hình tròn, làm bằng thân cây gỗ xếp quanh, mái lợp bằng lá, có một cửa ra vào. Đàn ông sống trong một túp lều tách biệt với phụ nữ và trẻ em.
Phụ nữ và đàn ông có trang phục như nhau. Người Kogi tôn vinh một ngọn núi thánh mà họ gọi là "Gonawindua" hay còn gọi là "Pico Cristóbal Colón". Họ tin rằng ngọn núi này là "Trung tâm thế giới" và họ là những "người anh cả", người chăm sóc cho nó. Họ cũng tin rằng các dân tộc khác trên thế giới là em của họ. | 1 | null |
Thủ tướng và Tôi (Hàn văn: 총리와 나, phiên âm: Chong-ri wa Na) là bộ phim truyền hình Hàn Quốc sản xuất cuối năm 2013, đầu năm 2014 bởi đài truyền hình KBS với sự tham gia diễn xuất của Lee Bum Soo, Im Yoona, Yoon Shi Yoon và Chae Jung An. Bộ phim có thời lượng 16 tập, trình chiếu đầu tuần (thứ Hai và thứ Ba) từ tuần thứ 2 tháng 12 năm 2013 (ngày 9 tháng 12).
Cốt truyện.
Thủ tướng Kwon Yul, 43 tuổi, là người tài năng xuất chúng, làm việc hiệu quả, nhưng ông lại là người cha đơn thân phải vật lộn với việc chăm sóc cả ba đứa con. Nam Da Jung, 23 tuổi, một nữ phóng viên nhiệt huyết với công việc nhưng cô chưa từng có bất cứ thành công nào. Tình cờ, Da Jung đến với gia đình Kwon Yul như một món quà Giáng sinh định mệnh
Tỷ suất người xem.
Trong bảng phía dưới, số màu xanh biểu thị tập có tỷ suất người xem thấp nhất và số màu đỏ biểu thị tập có tỷ suất người xem cao nhất. | 1 | null |
Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông () là một vùng nhận dạng phòng không được Bộ quốc phòng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xác lập trên bầu trời biển Hoa Đông và công bố vào ngày 23 tháng 11 năm 2013, bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và đá ngầm Socotra mà Trung Quốc tranh chấp với Hàn Quốc. Theo Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, máy bay tiến vào khu vực này phải tuân thủ theo luật của Trung Quốc nếu không sẽ đối mặt với "những biện pháp bảo vệ khẩn cấp".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố các máy bay phải thông báo về kế hoạch bay, "duy trì liên lạc radio hai chiều" và "phản ứng kịp thời và chính xác" trước các yêu cầu nhận dạng.
Vùng ADIZ của phía Nhật đưa ra bao trùm hầu hết vùng đặc quyền kinh tế của họ. Ranh giới phía Đông của nó được quân đội Mỹ thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở 123° kinh độ đông. Ngày 25 tháng 6 năm 2010 Nhật Bản mở rộng vùng ADIZ xung quanh đảo đảo Yonaguni 22 km về phía tây của đảo này. Do đó nó chồng lấn với ADIZ của ROC và chính phủ ROC bày tỏ sự "đáng tiếc" về hành động của Nhật Bản. Về bờ biển đất liền của Trung Quốc, ADIZ của Nhật cách điểm gần nhất là 130 km.
Phản ứng.
Nhật Bản và Hàn Quốc và không công nhận vùng nhận dạng phòng không này của Trung Quốc vì cho rằng khu vực này bao trùm cả không phận của Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hoa Kỳ và Úc phản đối vùng xác nhận phòng không này của Trung Quốc với lý do việc xác lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc gây căng thẳng cho an ninh và ổn định của khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã gọi hành động của Trung Quốc là "một nỗ lực gây bất ổn nhằm thay đổi status quo trong khu vực. Hoa Kỳ đã phái hai máy bay ném bom B-52 từ Guam bay qua khu vực này, và tuyên bố rằng đã "không có phản ứng rõ ràng của Trung Quốc".
Các quốc gia khác gồm Nhật Bản và Australia đã bày tỏ không tán thành về khu vực này của Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đều tuyên bố sẽ phớt lờ khu vực nhận dạng này và sẽ bất tuân các mệnh lệnh của Trung Quốc. Hagel tuyên bố rằng thông báo của Trung Quốc "quyết định của Trung Quốc sẽ không thay đổi cách thức hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực." Ông cũng nhắc lại lập trường chính thức của chính quyền Obama rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh với Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lãnh đạo nhiều hãng hàng không ở châu Á tuyên bố sẽ cung cấp thông tin chuyến bay cho Trung Quốc khi đi qua vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông nhưng sẽ không thay đổi đường bay và lịch trình bay.
Từ ngày 27/11/2013, hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines (JAL) sẽ không thông báo lịch bay cho Trung Quốc sau khi nhận được yêu cầu của chính quyền Nhật Bản. Hai hãng này trước đó đã gửi lịch bay đến Trung Quốc từ hôm 23-11 "vì lý do an toàn". | 1 | null |
Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định nguyên tắc hôn nhân là "một vợ một chồng". Về quy định cụ thể, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính", Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không có điều cấm, có nội dung "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Những người cùng giới có thể chung sống và một số tranh chấp giữa họ, như tranh chấp về tài sản, được giải quyết theo Luật Dân sự.
Lịch sử pháp lí.
Hôn nhân cùng giới không được công nhận ở Việt Nam, dù đã có những thảo luận về hợp pháp hóa vào năm 2013 và 2014. Năm 2013, Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ không còn phạt những người tổ chức lễ cưới cùng giới nơi công cộng; tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" và do đó, các nội dung về pháp lý giữa họ như an sinh xã hội, bảo hiểm, trợ cấp, quyền nhận nuôi con nuôi, thừa kế, sở hữu tài sản, thuế... không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình. Những người cùng giới có thể chung sống và một số vấn đề pháp lý giữa họ, như tranh chấp về tài sản, sẽ được giải quyết theo Luật Dân sự.
Bối cảnh.
Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 không có đề cập nào đến hôn nhân hay sống chung giữa những người cùng giới. Năm 1997, đám cưới đồng tính công khai đầu tiên của Việt Nam diễn ra tại TPHCM. Cảnh sát được cho là đã nói rằng không có luật nào cho phép họ phạt cặp đôi này. Năm 1998, hai người phụ nữ làm đám cưới đồng tính nữ công khai đầu tiên được biết đến ở Việt Nam tại Vĩnh Long. Các quan chức chính phủ đã phá vỡ cuộc hôn nhân trên và hai người phụ nữ phải kí cam kết không sống cùng nhau. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính".
Tình trạng pháp lí.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, không "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính", có nội dung "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Những người cùng giới có thể chung sống và một số tranh chấp giữa họ, như tranh chấp về tài sản, được giải quyết theo Luật Dân sự.
Thảo luận hợp pháp hóa.
Thập niên 2010.
Năm 2012, một cặp đồng tính nữ ở Cà Mau và một cặp đồng tính nam tại Kiên Giang tổ chức một đám cưới tại nhà nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cản. Việc này được tường thuật trên nhiều báo chí, và đã dẫn đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cùng năm, bộ trưởng Tư pháp, ông Hà Hùng Cường, tuyên bố là chính phủ đang xem xét vấn đề hôn nhân cùng giới khi sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình. Vấn đề được dự định là sẽ tranh luận tại quốc hội vào mùa xuân năm 2013. Tháng 5 năm 2012, Bộ Tư pháp ra công văn để thu thập ý kiến đánh giá hạn chế của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, trong đó có đề cập đến việc kết hôn và chung sống của những người cùng giới. Trong quá trình thảo luận, đại diện Viện nghiên cứu Thanh niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) và Bộ Y tế có quan điểm ủng hộ hôn nhân đồng tính. Ngược lại, đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng không nên công nhận hôn nhân đồng tính.
Trong phiên họp chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2013 nhận định: Hôn nhân đồng giới là một thực tế xã hội đang đòi hỏi, đây là vấn đề của toàn cầu, không thể "né", cần nêu các ý kiến khác nhau ra để thảo luận, cân nhắc cặn kẽ.
Vào tháng 6 năm 2013, bộ Tư pháp đệ trình dự luật về hủy bỏ việc cấm hôn nhân cùng giới từ luật Hôn nhân và Gia đình và sẽ cho phép các cặp cùng giới chung sống với nhau. Vào ngày 24 tháng 9 năm 2013, chính phủ ra sắc lệnh hủy bỏ việc phạt những hôn nhân cùng giới. Sắc lệnh này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Trong trường hợp chính quyền địa phương xen vào can thiệp, những người liên hệ có thể dùng sắc lệnh này để bảo vệ vấn đề cá nhân của họ. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2013, viện ISEE và trung tâm ICS đã khởi xướng chiến dịch truyền thông xã hội Tôi đồng ý nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người Việt Nam với hôn nhân cùng giới.
Tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này năm 2014, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Hiến pháp vừa sửa đã nêu nguyên tắc "nam, nữ có quyền kết hôn" tức là chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới. Ông cho rằng luật không thể "vượt" Hiến pháp.
Ngày 22 tháng 1 năm 2019, tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát lần thứ ba của Việt Nam, Iceland, Hà Lan và Canada đề xuất Việt Nam hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Ngày 4 tháng 7 năm 2019, chính phủ "đã lưu ý" (từ chối) các đề xuất này.
Thập niên 2020.
Ngày 10 tháng 8 năm 2022, chiến dịch Tôi đồng ý đã được tái khởi động trở lại với chủ đề "Hôn nhân không khuôn mẫu" do iSEE cùng trung tâm ICS phối hợp thực hiện, kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Đến 20 tháng 11 năm 2022, trang Facebook của ban tổ chức xác nhận có khoảng 40.000 chữ ký là hợp lệ.
Quan điểm công chúng.
Vào tháng 12 năm 2012, một khảo sát thực hiện vào bởi Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho thấy 37% dân số Việt Nam ủng hộ hôn nhân cùng giới, trong khi 58% phản đối. Vào tháng 3 năm 2014, điều tra quốc gia về "Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" được Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố kết quả. Cuộc điều tra thực hiện tại 8 tỉnh thành tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, An Giang, Sóc Trăng với sự tham gia của 5.300 người dân. Trong đó, 33,7% ủng hộ và 52,9% phản đối việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, 41,2% ủng hộ và 46,7% không ủng hộ việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng".
ILGA đã thực hiện một khảo sát qua mạng internet với 96.331 phản hồi từ 65 quốc gia từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016 (không rõ số người phản hồi từ Việt Nam). Trong số các phản hồi từ Việt Nam, 45% cho rằng hôn nhân cùng giới nên được hợp pháp hóa, 25% cho rằng không nên và 30% phản hồi "không biết". Một khảo sát của , thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023 qua phỏng vấn mặt-đối-mặt ở Việt Nam, cho thấy 65% người tham gia ủng hộ hôn nhân cùng giới (30% "mạnh" và 35% "phần nào"), trong khi 30% phản đối (14% "mạnh" và 16% "phần nào"). Tỷ lệ ủng hộ của những người theo đạo Phật và Kitô giáo là 71%, ở những người không theo tôn giáo nào là 59%. Số người tham gia khảo sát là 2.255 người từ 225 đơn vị lấy mẫu (không cố định đơn vị lấy mẫu) là các xã phường, được thiết kế chọn mẫu đa tầng, xác suất ứng với vùng địa lý, phân tầng theo vùng và mức độ đô thị hóa. | 1 | null |
Cá chồn hồng, "Genypterus blacodes", là một loài cá được tìm thấy trong các đại dương xung quanh phía Nam Úc, Chile, Brasil, và xung quanh New Zealand trừ bờ biển phía đông của Đảo Bắc, ở độ sâu từ 22 đến 1.000 mét (72 đến 3300 ft). Chiều dài lên đến 200 cm (79 in), và sống đến 30 năm. | 1 | null |
Ophidion holbrookii là loài cá trong họ Ophidiidae, phổ biến rộng rãi ở Tây Đại Tây Dương từ Bắc Carolina (Hoa Kỳ) và miền bắc vịnh Mexico đến miền nam Brasil. Cá này không xuất hiện từ Bahamas trở đi. "Ophidion holbrookii" là loài cá đáy nhiệt đới sống tại rạn san hô; cơ thể có thể dài đến 30 cm. | 1 | null |
Tenor hay giọng nam cao là một loại giọng hát nam nhạc cổ điển có âm vực nằm giữa giọng Countertenor (Phản nam cao) và giọng Baritone (Nam trung). Trong âm nhạc hợp xướng, âm vực của loại giọng này nằm giữa C3, nốt C dưới middle C (C4) một quãng tám và A4, nốt A trên middle C. Trong tác phẩm độc tấu, phạm vi này mở rộng lên đến C5, hay "Tenor High C". Phạm vi thấp nhất cho loại giọng này là A♭2 (nốt A♭ thứ hai dưới middle C). Ở phạm vi cao nhất, một số tenor có thể hát lên đến F5, hay High F(nốt F trên High C). Phần phân loại sau đây dựa trên các quy tắc trong âm nhạc cổ điển, vì vậy có thể không áp dụng được cho nhạc hiện đại - bởi các ca sĩ thời nay thường hát sai kỹ thuật hoặc sử dụng kỹ thuật phi cổ điển nên không bộc lộ được giọng thật. Các quãng giọng nêu ở dưới có thể khác biệt với từng ca sĩ và phụ thuộc từng tác phẩm.
Phân loại.
Leggiero ("Tiếng Ý:" Tenore di grazia).
Giọng mỏng nhẹ, linh hoạt, có khả năng chạy nốt vô cùng tốt ở những đoạn nhạc nhanh và phức tạp. Quãng trung tình cảm. Có thể hát thoải mái, nhẹ nhàng những nốt trên F4. Quãng giọng thường trong khoảng từ C3 tới E5, một số ít có thể hát tới F5 hoặc hơn; số khác có thể phát triển giọng ngực xuống dưới C3 một chút. Giọng này thường có âm sắc giống nữ, tương đối hiếm ở Châu Âu. Phân theo Opera Belcanto, giọng này được khai thác tối đa nhờ tập luyện chạy nốt linh hoạt ở âm khu cao. Ví dụ tiêu biểu: Usher, Joseph Benton, Bruno Landi, Anthony Green, Michael Jackson, Tevin Campell
Lyric.
Tên chính xác là "Lirico Tenor", "Nam cao trữ tình sáng mảnh". Màu giọng rất đa dạng, âm khỏe nhưng không quá nặng, có thể hát xuyên dàn hợp xướng, âm sắc đa dạng. Passagio tức điểm gãy giữa chest voice thuần túy và middle voice của giọng này ở D4, luôn sáng mix ở G4. Quãng giọng sử dụng chủ yếu của giọng này trải từ C3 cho tới D5, tùy tác phẩm họ có thể xuống dưới C3 vài nốt nữa. Nam giới sở hữu loại giọng này rất nhiều, âm sắc đa dạng, thậm chí ở Châu Á cứ tenor thì sẽ là Lirico. Giọng hát nổi tiếng nhất: Pavarotti.
Ngoài ra, còn có các phân loại của giọng Lirico Tenor; hai chất giọng Light Lirico Tenor và Full Lirico Tenor khá phổ biến ở thị trường âm nhạc châu Á. Giọng Light Lirico Tenor passagio ở D4 nhưng đôi khi lại lệch lên D#4, còn Full Lirico Tenor nằm ở C#4 nhưng cũng có xuất hiện ở C4.
Đối với Light Lirico Tenor, còn xuất hiện thêm những giọng hát mềm mại hơn (hơi hướng Leggiero Tenor) cữ âm cao hơn so với LLT, có passaggio cao hơn khoảng nửa cung và độ linh hoạt khác biệt với, hoặc cũng có thể là Leggiero nhưng không phải Leggiero thuần (vì độ linh hoạt tự nhiên còn thiếu). Giọng này được gọi là Lirico Leggero Tenor, có thể hát được nhạc của Leggiero Tenor nhưng hạn chế hơn. Tiêu biểu: Thanh Duy, Phạm Trần Phương...
Đối với Full Lirico Tenor, một số giọng hát đặc biệt có tính chất của Lirico nhưng tối, dày và hào sảng hơn màu Lirico thông thường, trong giọng hát xuất hiện thêm độ powerful khá rõ rệt, giọng này được gọi là Lirico Spinto Tenor với đặc trưng trữ tình nhưng có thể chuyển sang kịch tính ở cao trào. Tiêu biểu: Franco Corelli...
Spinto.
"Nam cao nửa kịch tính", có quãng âm vực gần được như của giọng lyric nhưng với một chất giọng tối và cứng hơn. Giọng có âm sắc mang tính chất "slice" hoặc squillo (trong tiếng Ý gọi là chất "mentel" của spinto tenor), khi hát lên cao sẽ sáng nhưng cũng mang độ nặng. Nếu kỹ thuật tốt, spinto có thể hát cao trào với độ kịch tính thay thế được dramatic tenor. Quãng âm vực chủ yếu: từ A2 tới C5 (cũng có thể mở rộng hơn). Hát được cả hai hướng trữ tình và cao trào. Đặc biệt giọng spinto cũng có thể hát rock. Một số giọng tiêu biểu: Michael Bolton, Isaac Green, Josh Broli.
Dramatic.
Giọng nam cao kịch tính, âm sắc nặng hơn spinto tenor. Có chất giọng tối, giọng nói hào sảng, âm vang và mạnh mẽ, chuyên hát những vai anh hùng, dũng sĩ hoặc hát đoạn cao trào trong opera. Âm vực trong khoảng từ G#2 tới A#4 (có thể mở rộng được). Giọng tiêu biểu: Nikola Nikolov, Plácido Domingo, Mario Del Monaco.
Heldentenor.
Nam cao siêu kịch tính (nam cao anh hùng), hay xuất hiện trong các vở opera của Đức, thường xuất hiện trong các vở nhạc kịch của Wagner;. Giọng hát dày, khỏe và nặng hơn dramatic tenor. Heldentenor nghe gần giống như một giọng baritone - thường do một giọng baritone luyện thành hoặc do một tenor có chất giọng đặc biệt. Giọng này hiếm nhất trên thế giới và gần như không tồn tại ở một số thị trường nhỏ.
Ở quãng trầm và trung, heldentenor mang sự kịch tính, powerful rõ rệt so với dramatic tenor vì gần với baritone hơn. Có thể không hát được nốt Si cao hoặc Đố cao, và ở quãng cao sẽ thiếu độ kịch tính so với dramatic tenor. Thường trong màn trình diễn, heldentenor khai thác triệt để quãng trung, sẽ không cần phải hát đến những nốt cao ấy.
Ví dụ tiêu biểu: Vladimir Atlantov, Lauritz Melchior.
Mozart.
Giọng opera với các kĩ thuật, khả năng điều khiển hơi thở cũng như cơ thể gần như không sai sót, và quan trọng nhất là có thể thể hiện cao trào trong các tác phẩm theo phong cách Mozart khắc nghiệt một cách hoàn hảo. Lý do hình thành của giọng này có lẽ bởi sự nghiêm khắc của Mozart trong âm nhạc, khi ông cho rằng âm nhạc của mình vốn dĩ rất hoàn hảo - và vì vậy cũng cần một sự truyền đạt hoàn hảo.
Tenor buffo hay spieltenor.
Là những người có khả năng diễn xuất tốt và có thể tạo giọng khác biệt cho nhân vật. Quãng giọng thường từ C3 tới C5, với quãng thoải mái có thể cao hơn hay thấp hơn tenor thông thường. Những người có giọng này thường là các ca sĩ trẻ chưa khai phá hết quãng giọng của mình, hoặc các ca sĩ già đã qua thời vàng kim. Chỉ có một số ít người được đào tạo hát phong cách này cả sự nghiệp. | 1 | null |
Kaza hay qadaa (, "qaḍāʾ", , số nhiều: أقضية, "aqḍiyah", ; ) là cấp hành chính được dùng trong lịch sử tại Đế quốc Ottoman và hiện vẫn được dùng ở các quốc gia từng là một phần của đế quốc này. Thuật ngữ "kaza" bắt nguồn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman, tạm dịch là "quyền tài phán"; kaza thường được dịch là "quận", "tiểu quận" (mặc dù cũng áp dụng cho nahiye) hoặc "quận tài phán". Kaza là cấp hành chính thứ hai của Iraq và Liban (xem quận (Iraq) và quận (Liban)) và là cấp hành chính thứ ba của Jordan.
Ở Đế quốc Ottoman, kaza vốn nghĩa là một "khu vực địa lý chịu quyền pháp lý và hành chính của một "kadı". Tanzimat (Cải cách) lần thứ nhất (1839) đã chuyển trách nhiệm hành chính từ kadı sang thủ hiến ("kaymakam"); kadı khi này đóng vai trò là thẩm phán luật Hồi giáo. Về sau cũng trong giai đoạn Tanzimat, kaza trở thành quận hành chính căn cứ theo Luật cải cách tỉnh 1864 (được thi hành sau vài thập niên). Kaza thống nhất quyền tài phán của kaymakam (do Bộ Nội vụ chỉ định), của bộ trưởng ngân khố và của thẩm phán (kadı) trong một đơn vị hành chính duy nhất. Đây là một phần nỗ lực của chính quyền trung ương nhằm tạo lập nền hành chính mang tính thống nhất và hợp lý khắp đế quốc.
Kaza đại khái tương đương với một thành phố và các làng mạc xung quanh thành phố đó. Đây là cấp dưới của sanjak. Kaza được phân thành các nahiye (do "müdür" cai trị) và các làng mạc ("karye", do "muhtar" cai trị). Luật hành chính sửa đổi 1871 thiết lập natiye (vẫn do "müdür" đứng đầu) là cấp trung gian giữa kaza và làng.
Trước đây kaza vốn dĩ là cấp hành chính thứ hai của Syria; tuy nhiên sau này đổi tên thành mintaqah. Ban đầu Thổ Nhĩ Kỳ cũng dùng thuật ngữ "kaza" song đã đổi tên chúng thành ilçe ngay trong thập niên 1920. | 1 | null |
Menko (めんこ, 面子) là một trò chơi thẻ bài của Nhật Bản dành cho hai hoặc nhiều người chơi. Đây cũng là tên dành cho những thẻ bài trong trò chơi này. Thẻ bài Menko được làm từ miếng giấy dày hoặc bìa cứng, với một mặt hoặc cả hai mặt in hình manga, anime... Bài của một người chơi được đặt trên bề mặt gỗ cứng hoặc bê tông và người còn lại vứt thẻ bài của mình xuống sao cho tấm bài của người kia bị lật lên do gió hoặc vì 2 tấm bài chạm vào nhau. Nếu người chơi làm được thế sẽ được lấy cả hai tấm bài. Người nào lấy được hết bài hoặc có nhiều bài nhất khi trò chơi kết thúc, sẽ giành chiến thắng.
Menko đã phổ biến từ thời kỳ Edo. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều ưa thích trò chơi này vì luật lệ đơn giản. Vì trong trò này sức mạnh và kỹ thuật quan trọng như nhau nên những đứa trẻ nhỏ có thể chơi công bằng với những trẻ lớn tuổi hơn. | 1 | null |
Họ Cá lìm kìm, danh pháp khoa học Zenarchopteridae, là một họ trong bộ Beloniformes. "Zenarchopteridae" phô bày dị hình lưỡng tính mạnh, thường thụ tinh trong, và trong một số trường hợp thì đẻ trứng thai hay đẻ con. Trong khi chúng có thể được tìm thấy trong nước ngọt, nước lợ và biển, bốn chi (Dermogenys, Hemirhamphodon, Nomorhamphus, và Tondanichthys) được chỉ sống nước ngọt và một số, chẳng hạn như cá lìm kìm đấu vật, đã trở thành phổ biến loài cá cảnh phổ biến. | 1 | null |
Cá lìm kìm đấu, tên khoa học Dermogenys pusilla, còn được gọi là Cá lìm kìm Mã Lai là một loài cá lìm kìm nguồn gốc từ các vùng nước ngọt và nước lợ của các con sông và khu vực ven biển ở Đông Nam Á, trong Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Borneo và Sumatra. Đây là một loài cá nhỏ, thanh mảnh, với đặc tính hàm dưới kéo dài của họ của chúng. Màu sắc của loài này khác nhau, tùy thuộc vào nơi mẫu vật được tìm thấy.
Cá lìm kìm đấu vật là loài cá kiếm ăn bề mặt và ăn nhiều loại động vật không xương nhỏ bao gồm cả động vật giáp xác và ấu trùng côn trùng, nhưng ấu trùng đặc biệt là muỗi và côn trùng bay rơi vào bề mặt của nước. Như với tất cả cá lìm kìm, hàm trên được nâng lên khi cá mở miệng. Những con cái sinh khoảng hai mươi con sau thời gian mang thai khoảng một tháng.
Cá lìm kìm đấu vật có dị hình lưỡng tính. Con cái lớn hơn con đực và lớn đến 7 cm (2,8 inch), con đực chỉ đạt khoảng 5,5 cm (2,2 inch) và thường có các vá màu vàng hay đỏ trên vây lưng và mỏ. Con đực đánh nhau bằng cách khóa hàm, có khi đến đến ba mươi phút.
Cá đánh nhau.
Trong tự nhiên, và trong hồ lớn, con đực yếu hơn sẽ nhanh chóng buông tha và bơi đi, và chiến đấu do đó hiếm khi gây thương tích nghiêm trọng cho một trong hai bên. Tuy nhiên, trong phạm vi bản xứ của chúng, người dân địa phương đôi khi sử dụng cá lìm kìm đấu vật cho mục đích cá cược (như gà đá hoặc cá chọi Xiêm). | 1 | null |
Thành trì zu Burghausen tại Burghausen, Oberbayern là thành trì dài nhất ở Âu châu (1.043 m).
Lịch sử.
Cho tới thời Trung cổ.
Trên đồi của thành trì đã có người ở từ thời thời đại đồ đồng. Thành trì (mà được thành lập trước 1025) được giao cho dòng họ Wittelsbach vào năm 1168, sau cái chết của công tước Burghausen cuối cùng Gebhard II. Từ năm 1180 dưới thời công tước Otto I., công tước đầu tiên của Bayern, thành trì được xây rộng lớn ra. 1235 Burghausen được công nhận là một thành phố. Sau khi Bayern được chia ra lần đầu tiên, thành trì trở thành chỗ cứ trú thứ hai của các công tước của Niederbayern bên cạnh thành Trausnitz ở Landshut.
Thời Hậu trung cổ.
Sau khi Bayern lại được chia ra một lần nữa giữa 2 người con của Stephans II. Vào năm 1392 thành trì Burghausen vẫn là nơi cư trú thứ hai của Bayern-Landshut. Người giữ quyền đầu tiên là công tước Friedrich der Weise († 1393). Dưới thời 3 công tước giàu có Wittelsbacher (Heinrich 1393-1450, Ludwig 1450-1479 und vor allem Georg 1479-1503) thành trì được mở rộng và có cấu trúc như ngày hôm nay. Lo sợ trước sự xâm lăng của người Thổ vào cuối thế kỷ 15 thành trì được xây rất kiên cố.
Là nơi cư trú thành trì ngoài nhiệm vụ là một đồn trú đống, còn phải có chỗ để có thể sinh sống bình thường. Thành với chiều dài hơn 1 km, có chỗ cho vườn tược, Chuồng ngựa có chỗ cho cả mấy trăm con. Những cơ sở thủ công, chỗ ở và nơi hành chính cũng như nhà thờ đều có ở mỗi trại.
Kiến trúc.
Thành trì kiến trúc Gothic bao gồm một lâu đài chính với sân bên trong và 5 sân bên ngoài.
Tòa nhà ở phía ngồai cùng hết của lâu đài chính và cung điện với những phòng riêng của công tước. Ngày nay nó là bảo tàng viện của thành trì, gồm cả những bức tranh hậu Gothic thuộc tuyển tập tranh của nhà nước Bayern. Ở về phía thành phố của lâu đài chính cạnh bên tháp ở là nhà thờ nhỏ gothic "St. Elizabeth" (1255) là nhà hiệp sĩ ("Dürnitz") với 2 phòng uốn vòm nối nhau. Đối diện với nhà "Dürnitz" là dãy nhà của nữ công tước.
Sân ngoài cùng là chỗ để bảo vệ thành trì, bao gồm những chuồng ngựa, nhà làm bia và nhà làm bánh mì. Sân thứ hai bao gồm một tòa nhà chứa vũ khí (1420) và tháp của người chế súng. Sân này được bảo vệ bởi cổng "Saint George" rất lớn (1494). Tháp ngũ cốc và tháp đo ngũ cốc được dùng để cho ngựa ăn và chứa thực phẩm cho gia súc, những nhà này thuộc về sân thứ ba. Cảnh chính của sân thứ tư là nhà thờ nhỏ hậu gothic " St. Hedwig" (1479–1489). Chỗ của nhân viên và thợ thuyền làm việc và ở là sân thứ 5 mà trước đây được bảo vệ bởi một bức tường vững chắc. Năm 1800 bức tường kiên kố này bị phá hủy bởi quân đội Pháp.
"Pulverturm" ("Powder Tower", được xây trước 1533) bảo vệ thành trì ở thung lũng phía tây bên cạnh hồ Wöhrsee.Một bức tường có lỗ châu mai nối tháp này với lâu đài chính. | 1 | null |
Thỏ Mĩ (American Rabbit) là một giống thỏ nhà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và được biết đến lần đầu tiên vào năm 1917.
Đặc điểm.
Giống thỏ này được đặc trưng bởi bộ lông trắng và mượt hoặc lông xám xanh. Đây là loài thỏ dễ nuôi, có khả năng kháng bệnh tốt, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, sinh sản cao, trung bình mỗi năm thỏ cái sinh sản 6 lứa, từ 7-8 con/lứa, một con thỏ cái mỗi năm sinh sản bình quân từ 7 đến 11 lần, được khoảng 35 con. Đối với thỏ thương phẩm, chỉ nuôi sau 2 tháng mỗi con cũng đạt được trên 2 kg. Mặc dù có nguồn gốc ở Mỹ nhưng các con thú này lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu miền trung Việt Nam. | 1 | null |
Thỏ New Zealand trắng hay thỏ trắng New Zealand là một giống thỏ nhà được nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ để lấy thịt và làm cảnh. Chúng là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn và là một giống thỏ được nuôi phổ biến để lấy thịt thỏ, ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da. Ở Việt Nam, thỏ Thỏ New Zealand trắng còn được gọi là thỏ New Zealand vì các dòng khác không du nhập vào Việt Nam.
Đặc điểm.
Ngoại hình.
Thỏ New Zealand trắng có lông trắng bông dày, mắt đỏ hồng điều này giúp người ta có thể dễ dàng phân biệt thỏ Newzealand với các giống thỏ khác bởi bộ lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng. Trọng lượng con trưởng thành khoảng 4,5–5 kg/con, khối lượng của một con thỏ trưởng thành vào khoảng từ 5- 5,5 kg/con. chúng lớn nhanh, thỏ từ khi sinh ra đến khi xuất chuồng vào khoảng 3 tháng và đạt trọng lượng từ 2,2 kg – 2,5 kg. Khối lượng của thỏ sơ sinh 50 - 60g, cai sữa đạt 600 - 700g, 3 tháng tuổi đạt 2,8 - 3,0 kg/con, trưởng thành đạt 4,5 - 5,5 kg/con, tỷ lệ xẻ thịt đạt từ 52 - 55%. Thịt có chất lượng tốt, hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng nhiều (0,64%) cholesterol thấp (1,36 mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon bổ, có tác dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì.
Chúng có ngoại hình giống nhau và không phải là lưỡng hình giới tính nên việc phân biết đực cái có khó khăn. Để phân biệt giới tính cần béc bộ phận sinh dục của chúng ra xem, một tay cầm da gáy thỏ nhấc lên tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa. Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn đó là con cái. Khi chọn giống khi thỏ được 45 -50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 - 1,7 kg/con, hoạt bát, không bị thương tật, dị tật.
Tập tính ăn.
Thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Thức ăn chủ yếu của thỏ là thức ăn xanh (các loại rau, củ quả có trong tự nhiên) và một lượng cám tinh. Lượng thức ăn cho thỏ/ngày bằng 30 - 40% trọng lượng cơ thể. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50-60% khẩu phần ăn/ngày như thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu...), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang), Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cải). Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn.
Cần cung cấp nước sạch mỗi con 0,1 - 0,5lít/ngày và được thay hàng ngày. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc. Sau 12h thức ăn không được thỏ ăn hết cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy. Thỏ rất thích ăn về ban đêm còn ban ngày thì ngủ nhiều, ban đêm thỏ ăn gấp 2 - 2,5 lần ban ngày. Vào buổi sáng thỏ uống nước sau đó ăn thức ăn hạt (ngô, thóc) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng). Trước khi giết thịt 7 ngày nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm) để tăng chất lượng thịt.
Sinh sản.
Đây là loài động vật rất mắn đẻ, trung bình một con đẻ từ 7 - 8 lứa/năm, một lứa đẻ từ 6 - bảy con. Thỏ động dục lúc 4-4,5 tháng tuổi, phối giống lần đầu khoảng 5-6 tháng tuổi. Với thỏ lần đầu tiên sinh sản, thì không có biểu hiện động dục ra bên ngoài, chủ yếu dựa vào tháng tuổi để cho thỏ phối giống. Còn với các thỏ đã sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thọ sưng, mảy và có màu đỏ nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục. Trung bình mỗi năm thỏ New Zealand đẻ 6-7 lứa, mỗi lứa 7-8 con. Thỏ mang thai 28-32 ngày, trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai.
Trọng lượng thỏ sơ sinh 55-60g/con, trọng lượng cai sữa khoảng 1 tháng tuổi là 650-700g/con, lúc 3 tháng tuổi đạt 2,8–3 kg/con, sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng gần 3 kg/con. 30 ngày tuổi, đạt trọng lượng khoảng 650-700g, thỏ hậu bị đạt trọng lượng 3-3.5 kg.
Tuổi bắt đầu cho phối giống ở thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 6 tháng. Khi thỏ cái động dục, thỏ cái khi đó bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có màu đỏ, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái phối giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau, cách nhau 4 - 6 giờ.
Chăn nuôi.
Đây là một giống thỏ có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn. Chúng sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp và gia đình. Thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Thỏ New Zealand là giống vật nuôi rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại tỉnh Bình Phước. Chỉ cần diện tích đất 130m2 có thể xây dựng được hệ thống chuồng trại quy mô khoảng 600 con. Phối giống, thỏ này được phối giống với thỏ mắt ngọc ở địa phương. Kết quả là đàn thỏ lai lớn nhanh lại ít bệnh so với giống thỏ mắt ngọc thịt thỏ lai ngon. da thỏ trắng New Zealand còn được người Nhật sử dụng để sản xuất dược phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. | 1 | null |
Khiva (; ; ; các tên lịch sử hoặc tên thay thế: "Khorasam", "Khoresm", "Khwarezm", "Khwarizm", "Khwarazm", "Chorezm", và ) là một thành phố xấp xỉ 50.000 dân thuộc tỉnh Xorazm, Uzbekistan. Đây từng là cố đô của Khwarezm và Hãn quốc Khiva. Itchan Kala tại Khiva là địa điểm đầu tiên của Uzbekistan được đưa vào danh sách Di sản Thế giới (1991).
Lịch sử.
Thuở ban đầu, cư dân của khu vực này là người gốc Ba Tư và nói một thứ tiếng phía đông Ba Tư gọi là Khwarezmian. Sau đó tầng lớp cai trị người Ba Tư bị thay thế bởi người Turk vào thế kỷ thứ 10, vùng này dần dần trở thành khu vực của đa số người nói tiếng Turk.
Thành phố Khiva lần đầu tiên được những lữ khách Hồi giáo ghi chép lại vào thế kỷ thứ 10, mặc dù những nhà khảo cổ học đánh giá rằng thành phố đã tồn tại từ thế kỷ thứ 6. Đến đầu thế kỷ 17, Khiva đã trở thành kinh đô của Hãn quốc Khiva được cai trị bởi một nhánh của Hãn quốc Astrakhan, một vương triều của Thành Cát Tư Hãn.
Năm 1873, viên tướng Nga Konstantin von Kaufman đã phát động tấn công vào thành phố. Ngày 28 tháng 5 năm 1873 thành phố thất thủ. Tuy rằng Đế quốc Nga lúc này đã kiểm soát được Hãn quốc, nhưng trên danh nghĩa vẫn cho phép Khiva là một xứ bảo hộ gần như độc lập.
Sau khi những người Bolshevik giành được chính quyền sau cách mạng tháng Mười, Cộng hòa Xô viết Nhân dân Khorezm được thành lập trên lãnh thổ Hãn quốc Khiva trước đây và tồn tại trong thời gian ngắn trước khi sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1924, thành phố Khiva trở thành một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan.
Địa lý.
Khiva nằm trên bờ tây của sông Amu Darya, cách thủ đô Tashkent khoảng 997 km về phía tây.
Khí hậu.
Khiva có khí hậu sa mạc (phân loại khí hậu Köppen "BWk") với lượng mưa rất thấp. | 1 | null |
Nuôi thỏ hay nghề nuôi thỏ là một công việc thuộc ngành chăn nuôi thông qua việc nuôi nhốt, chăm sóc các giống thỏ nhà để lấy các sản phẩm từ thỏ như thịt thỏ, da thỏ và lông thỏ. Ở nhiều nước, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngày nay, trước sự hấp dẫn của các món thịt thỏ chế biến đang ngày càng phổ biến tại các siêu thị, cùng với sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, các món ăn được chế biến từ thịt thỏ dần dần xuất hiện ngày càng nhiều trong các bữa ăn của nhiều gia đình.
Tổng quan.
Lịch sử.
Việc thuần hoá thỏ nhà được phát hiện từ năm 1000 trước Công nguyên ở Tây Ban Nha. Tây Ban Nha dùng biểu tượng con thỏ ở thời kỳ La mã. Từ đầu thế kỷ XIX, sau khi thủ tiêu đặc quyền lãnh chúa Pháp về bãi thỏ hoang, việc nuôi thỏ chuồng đã phát triển khắp tây Âu và được người châu Âu đưa thỏ đi du nhập khắp thế giới. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều phương pháp nuôi thỏ nhốt chuồng với những giống thỏ đã thích nghi với đời sống hoang dã đã được chọn lựa và biến hoá dần về ngoại hình, sinh lý và năng suất. Càng về sau, hướng nuôi nhốt thỏ thâm canh lấy thịt, làm động vật thí nghiệm và làm động vật cảnh cùng với kinh nghiệm chăn nuôi phòng bệnh đã được phát triển.
Nghề nuôi thỏ đã có từ lâu đời, có nhiều giai đoạn thăng trầm trong đó chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và điều đáng quan tâm hơn là người tiêu dùng chưa quen sử dụng thịt thỏ như là thực phẩm có thể thay thế các loại thực phẩm quen thuộc khác như thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt vịt, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Thỏ là loài động vật gặm nhắm dễ nuôi, thức ăn đơn giản, sinh trưởng tốt, thời gian nuôi ngắn, đầu tư con giống thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao. Việc nuôi thỏ không cần diện tích và vốn đầu tư lớn, nuôi thỏ giống ngoại mang lại hiệu quả kinh tế, khi chăn nuôi trở thành hàng hóa với số lượng hộ chăn nuôi lớn, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp.
Tình hình chung.
Trong những thập niên 80 mỗi năm một người tiêu thụ khoảng 200g thịt thỏ. Sản xuất thịt thỏ cao ở các nước Nga, Pháp, Ý, Trung Quốc, Anh, Mỹ, nghề này phát triển mạnh ở châu Âu và châu Mỹ, tuy nhiên kém phát triển ở châu Á và châu Phi. Ở châu Âu sự sản xuất và mua bán thịt thỏ và thỏ giống cũng tăng nhanh. Các nước Nga, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan và Anh. Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu thịt thỏ ở thị trường châu Âu. Thị trường da thỏ và lông len thỏ cũng mạnh mẽ đặc biệt là nhu cầu da xuất khẩu sang Anh, Nhật, Ý, Mỹ và lông len của thỏ Angora xuất sang Mỹ, Nhật và Đức từ các nước sản xuất chính như: Czechoslovakia, Đức, Anh, Tây Ban Nha.
Riêng ở Việt Nam, nghề chăn nuôi thỏ có từ 80-90 năm về trước với giống thỏ từ Pháp đưa sang. Nhiều nơi đã nuôi thỏ chủ yếu để làm động vật thí nghiệm ở viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất thuốc. Năm 1977, Nhà nước nhập hai giống thỏ New zealand và thỏ Mỹ từ Hungary về thành lập Trại giống thỏ thịt Ba vì nhằm nghiên cứu, nhân giống và phát triển chăn nuôi thỏ toàn quốc. Hiện nay, nghề nuôi thỏ vẫn được duy trì ở khu vực gia đình trong các miền Việt Nam, nhằm tự cung tự cấp nguồn thực phẩm.
Thuận lợi.
Nuôi thỏ vừa dễ lại vừa khó, dễ vì chúng sinh sản nhanh, không kén chọn thức ăn nhưng khó vì cần chăm sóc cần mẫn, đặc biệt luôn luôn phải có thức ăn xanh bất kể ngày nắng hay ngày mưa. Lượng thức ăn xanh cho thỏ luôn chiếm 90% tổng số thức ăn trong ngày gồm các loại cỏ tự nhiên, các loại cỏ trồng, thức ăn củ, quả và các loại phụ phẩm nông nghiệp khác. Ngoài ra, có thể cho thỏ ăn thêm thức ăn tinh bột gồm thức ăn viên công nghiệp, bột ngô, cám gạo...
Tuy nhiên, không giống như các loại vật nuôi khác, thỏ thuộc loại động vật gặm nhấm, vì vậy không được lạm dụng thức ăn tinh vì thỏ sẽ dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến chết. Tuy kháng bệnh khá tốt nhưng thỏ cũng bị mắc một số bệnh như bại huyết, ghẻ, cầu trùng, viêm ruột, nấm… Để phòng dịch bệnh, người chăn nuôi thỏ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin định kỳ 6 tháng/lần, cho ăn thức ăn sạch sẽ, không bị nấm mốc, cho ăn đủ lượng thức ăn thô xanh, uống nước hợp vệ sinh. Nuôi thỏ mang lại thu nhập cao vì thỏ là một loại động vật mắn đẻ, sinh sản nhanh. Từ lúc sinh ra đến khi 5 - 6 tháng tuổi là thỏ có thể sinh sản lần đầu. Với tỷ lệ một con đực và ba con cái, trung bình các giống thỏ ngoại mỗi lứa đẻ 6 - bảy con, mỗi năm đẻ 6 - 7 lứa. Mỗi con thỏ mẹ sinh khoảng 35 con/năm, sau 3 tháng nuôi mỗi con đạt trọng lượng trung bình từ 2,7 - 3,0 kg. Như vậy, mỗi năm, một thỏ mẹ có thể sản xuất được khoảng 90 – 100 kg thịt hơi.
Cho ăn.
Mỗi ngày thỏ ăn từ 0,7–1 kg cỏ, 120g cám. Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn (khoảng 1 muỗng canh ứng với 1 pound cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với ba loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú.
Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày. Khi lựa chọn những thức ăn bán sẵn, nên chọn những món không có hạt (nuts) vì hạt chứa nhiều chất béo hơn so với chất béo mà thỏ có thể dễ dàng chuyển hóa, gây ra những vấn đề về sức khỏe như gan nhiễm mỡ. Hạt thường được dùng làm thức ăn cho loài gặm nhấm, vì thỏ không thuộc loài gặm nhắm nên lại thức ăn này cần phải tránh.
Chăm thỏ.
Trừ khi được nuôi để sinh sản, những con thỏ cái nên được cắt bỏ buồng trứng để tránh ung thư. Ngoài ra, cũng có những lợi ích đối với những con thỏ đực thiến. Nếu không, chúng vẫn đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Thỏ khá hiếu chiến trừ khi chúng bị nhốt lại. Việc cắt bỏ buồng trứng hoặc hoạn có thể giảm bớt tính hiếu chiến của chúng. Một con thỏ bình thường cũng có thể trở nên hung dữ nếu nhốt nó chung chuồng với một con thỏ khác. Nhiều con thỏ không quan tâm hay chú ý đến việc có một con thỏ khác sống chung. | 1 | null |
Pháp viện Nhân dân Tối cao hay còn gọi là Tối cao Nhân dân Pháp viện, Tòa án Nhân dân Tối cao () là pháp viện cấp cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hồng Kông và Ma Cao là 2 đặc khu hành chính có hệ thống tư pháp độc lập dựa theo Anh và Bồ Đào Nha, vượt khỏi thẩm quyền của Pháp viện Nhân dân Tối cao.
Pháp viện có hơn 340 thẩm phán để phán quyết các vụ án. Kể từ tháng 3 năm 2023, Chủ tịch kiêm Chánh án là Trương Quân. Việc xét xử gồm 4 cấp và 2 phiên tòa.
Lịch sử.
Năm 1949, Pháp viện Nhân dân Tối cao Chính phủ Nhân dân Trung ương được thành lập. Năm 1954, đối tên thành Pháp viện Nhân dân Tối cao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thực hiện cải cách Đại hội Đảng lần thứ XV về kế hoạch tổng thể thúc đẩy cải cách thể chế, Nhân Đại các cấp, Chính phủ các cấp, Pháp viện, Viện kiểm soát và các cơ quan, đoàn thể, cải cách thể chế, tương ứng từ năm 2000. Pháp viện Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao các cơ quan tăng cường và cải thiện trao quyền pháp lý cho các phiên tòa truy tố theo chức năng, tổ chức lại Đảng, cơ quan công quyền. Pháp viện Tối cao đã thiết lập tòa lập án và tòa giám đốc thẩm, để đạt được đứng xét xử, thực hiện thử nghiệm, giám sát việc xét xử của ba tòa riêng biệt.
Chức năng.
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử nhà nước. Nhà nước thiết lập toà án nhân dân tối cao, các tỉnh, khu tự trị, và thành phố trực thuộc thiết lập toà án cấp cao, dưới có toà án nhân dân trung cấp và toà án nhân dân cơ sở. Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử tối cao của nhà nước, thi hành độc lập quyền xét xử, đồng thời cũng là cơ quan giám sát tối cao đối với công tác xét xử của toà án nhân dân các cấp và toà án nhân dân chuyên môn.
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội và ủy ban thường vụ Quốc hội, sự bổ nhiệm Chánh án và Phó Chánh án toà án nhân dân tối cao cũng như các thành viên trong Ủy ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao đều do Quốc hội quyết định.
Chức năng của toà án nhân dân tối cao là phụ trách việc xét xử những vụ kháng án đối với phán quyết của toà án địa phương cũng như vụ kháng án do Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu ra theo trình trự giám sát xét sử; thẩm duyệt tử hình; nếu phát hiện phán quyết đã có hiệu lực có sai lầm, có quyền xét lại hoặc mệnh lệnh toà án cấp dưới xét lại; đối với tội phạm không có quy định rõ ràng trong Luật hình sự, có quyền thẩm định; giải thích vấn đề ứng dụng pháp luật cụ thể như thế nào trong quá trình xét xử.
Cơ cấu tổ chức.
Ủy ban Thẩm phán.
Ủy ban Thẩm phán có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, bàn thảo những vụ án trọng điểm hoặc có nhiều điểm nghi vấn, thảo luận những vấn đề có liên quan đến công tác xét xử. Đồng thời là cơ quan xét xử cao nhất trong Pháp viện Nhân dân Tối cao.
Ủy ban Thẩm phán của Pháp viện Nhân dân Tối cao do Chánh án làm Chủ tịch. Ủy ban Thẩm phán tiến hành thảo luận một vụ án trên cơ sở kết quả xét xử tại phiên tòa của Tòa hợp nghị, và phải lắng nghe những ý kiến của thành viên Tòa hợp nghị. Khi biểu quyết, Viện trưởng bình quyền, bình đẳng với các ủy viên khác, cũng chỉ được bỏ 01 phiếu. Quyết nghị cuối cùng chỉ được đưa ra nếu thông qua một nửa số phiếu của Ủy ban Thẩm phán trở lên. Sau khi Ủy ban Thẩm phán đã đưa ra quyết nghị cuối cùng, Tòa hợp nghị bắt buộc phải thi hành.
Ủy viên Ủy ban Thẩm phán Pháp viện Nhân dân Tối cao do Chánh án đề nghị Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Toàn quốc bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Ủy ban Cố vấn.
Ủy ban Cố vấn Pháp viện Nhân dân Tối cao là cơ quan cố vấn của Pháp viện Nhân dân Tối cao.
Pháp viện bên ngoài.
Hiện tại có 6 Pháp viện phúc thẩm của Pháp viện Nhân dân Tối cao chia theo khu vực (Bắc Kinh, Thiên Tân, Quảng Đông, Hà Bắc, Sơn Đông, Nội Mông Cổ)
Cơ cấu nhân sự.
Tính đến tháng 5 năm 2013, cán bộ Pháp viện Tối cao trong biên chế gồm 1169 người, với độ tuổi trung bình là 40,4. Trong số đó, 598 người dưới 40 tuổi, chiếm 51,2% tổng số lãnh đạo, tất cả đều có bằng đại học hoặc cao hơn, trong đó có 98 tiến sĩ,315 thạc sĩ.
Các vụ án nổi tiếng.
Tháng 11 năm 1980 đến tháng 1 năm 1981 xét xử vụ án Tứ nhân bang.
Năm 2012 vụ án Bạc Hy Lai. | 1 | null |
Chuột cảnh hay chuột kiểng ("Mus musculus domestica") là một phân loài đã thuần hóa của loài chuột nhắt nhà ("Mus musculus") được thuần hóa để làm cảnh hay vật cưng phục vụ cho thú chơi chuột. Loài chuột này đôi khi cũng được bán như một loại thức ăn tươi sống cho động vật ăn thịt là vật nuôi như rắn. Nhiều ý kiến cho rằng không nên nuôi nhiều chúng bởi những mối nguy hại tiềm tàng do loài gặm nhấm này gây ra.
Tổng quan.
Chuột cảnh cũng đã được lai tạo đặc biệt cho triển lãm, với chương trình được tổ chức quốc tế. Chuột thích sống chung với nhau trong nhóm và chúng cần làm tổ để sống chung. Nuôi chuột cảnh được cho là một thú vui của giới trẻ nó giúp giảm stress. Ở Việt Nam, đây là thú vui xuất hiện khá lâu tại Hà Nội và Sài Gòn, và mới đây, đã du nhập về Đà Nẵng khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú, lạ lẫm.
Một trong những loại chuột cảnh nổi tiếng đó là chuột bạch Hamster nguồn gốc ở Hà Lan và châu Phi. Loại chuột Hamster nhỏ, màu trắng, hay ngủ ngày, có thể làm trò, đây là một chú chuột bạch nhỏ, hiền lành, trông như một nắm bông, phần lớn) có tuổi thọ 2-2,5 năm, đẻ 3 tháng một lứa, mỗi lứa 4-5 con, tốc độ sinh sản này thuộc diện nhanh và nhiều. Nếu lọt ra môi trường, chúng có thể phá hoại môi trường, cây cối, hoa màu.
Nguy cơ.
Bên cạnh việc sinh sôi, nảy nở nhanh và có thể phá hoại môi trường, hoa màu chúng cũng có thể lây truyền một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người như dịch hạch, xoắn khuẩn... các bệnh viêm màng não, mắc bệnh dại, uốn ván, dịch hạch đặc biệt là hantavirus có trong phân, nước tiểu, nước bọt của các loại chuột, kể cả chuột cảnh như Hamster, chuột lang. Khi chết, xác chuột vẫn phóng ra virus. Chúng lây sang người qua đường hô hấp.
Những căn bệnh luôn rình rập những người chơi chuột cảnh nhưng thị trường chuột cảnh vẫn tấp nập và chuột không được kiểm dịch bày bán tràn lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc nuôi chuột cảnh nhập lậu không được kiểm dịch, có thể gây ra các bệnh mà trước đây Việt Nam chưa có. | 1 | null |
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (tiếng Trung: "最高人民检察院", phanh âm: "Zuìgāo Rénmín Jiǎncháyuàn", âm Hán Việt: "Tối cao nhân dân kiểm sát viện") là cơ quan cao nhất cấp nhà nước chịu trách nhiệm về truy tố và điều tra ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hồng Kông và Ma Cao, là 2 đặc khu hành chính, nên có hệ thống pháp lý riêng biệt, dựa trên hệ thống thông luật của Bồ Đào Nha và Anh, nằm ngoài thẩm quyền của SPP.
Sự ra đời.
Trong lịch sử phát triển lâu dài của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ngay từ triều đại nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 265 sau Công nguyên) đã có một cơ quan mang tên YU SHI có nhiệm vụ giám sát các quan chức trong triều đình. Về sau, YU SHI còn được giao nhiệm vụ giám sát tư pháp và hoạt động xét xử. Đến triều đại nhà Thanh, mô hình bộ máy nhà nước, trong đó có cơ quan công tố từ phương Tây mà đặc biệt là Pháp đã được áp dụng tại Trung Quốc. Theo Luật tổ chức xét xử Da Li Yuan (Toà án), cơ quan kiểm sát được gọi là cục công tố được thành lập ở tất cả các toà án với nhiệm vụ truy tố, giám sát xét xử và giám sát thi hành án. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chức năng công tố đã chính thức tách rời khỏi chức năng xét xử.
Ngày 10 tháng 10 năm 1911, triều đình phong kiến nhà Thanh bị lật đổ, nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời. Bên cạnh những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, về luật pháp của các nước Âu, Mỹ mới du nhập vào Trung Quốc, tư tưởng và thói quen xét xử của đất nước phong kiến hàng nghìn năm vẫn hiện hữu, không dễ gì xoá bỏ. Vì vậy, luật pháp Trung Quốc giai đoạn này có sự pha trộn, kết hợp giữa các mô hình. Hệ thống cơ quan công tố cũng không phải là ngoại lệ. Luật tổ chức Toà án năm 1921 đã thành lập một hệ thống công tố độc lập, tách rời với cơ cấu của Toà án. Viện công tố có nhiệm vụ: điều tra tội phạm, khởi tố và thực hành quyền công tố, hỗ trợ tư tố và chỉ đạo thi hành án hình sự.
Đến năm 1927, quy định về Toà án tối cao được ban hành. Theo quy định này, các viện công tố được thành lập gắn với toà án như mô hình của Pháp.
Đến năm 1931, Viện công tố được giao thêm nhiệm vụ giám sát các quan chức nhà nước. Đây là sự kết hợp giữa truyền thống luật châu Âu lục địa và truyền thống luật Trung Quốc.
Sau khi Cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo giành thắng lợi, Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), dưới sự ảnh hưởng to lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô - viết (Liên Xô), Trung Quốc đã tiếp thu mô hình và những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy và hoạt động của Nhà nước Liên Xô vào việc tổ chức bộ máy nhà nước của mình. Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát cũng không phải là ngoại lệ, theo đó, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát pháp luật, được thành lập theo địa giới hành chính nhưng độc lập với hệ thống cơ quan hành chính và cơ quan Toà án, bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương (đặt ở 3 cấp hành chính là: tỉnh, thành phố và huyện) và Viện kiểm sát chuyên ngành. Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Chế độ lãnh đạo trong ngành kiểm sát được thực hiện là chế độ lãnh đạo theo ngành dọc, Viện kiểm sát địa phương phải phục tùng sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Phát triển.
Trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1954 (Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Trung Hoa) và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954, khi bàn về Viện kiểm sát, có quan điểm cho rằng cần quy định Viện kiểm sát chịu chế độ lãnh đạo song trùng (phụ thuộc vào Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương). Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954 được ban hành vẫn giữ nguyên nguyên tắc lãnh đạo trong ngành kiểm sát là Viện kiểm sát địa phương chỉ phục tùng sự lãnh đạo của Viện kiểm sát cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Vào những năm cuối của thập niên 50, nhiều ý kiến cho rằng phải xem lại các quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp. Thậm chí, còn xuất hiện quan điểm mạnh mẽ hơn, cho rằng cần bỏ cơ quan kiểm sát và quyền kiểm sát. Kết quả là vào năm 1961, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc nhập cơ quan kiểm sát vào cơ quan công an và đến năm 1968, hệ thống cơ quan viện kiểm sát Trung Quốc chính thức bị bãi bỏ. Hiến pháp năm 1975 của Trung Quốc quy định rõ "chức năng của cơ quan kiểm sát do cơ quan công an thực hiện". Thực chất, cơ quan công an chỉ đảm nhiệm thêm chức năng công tố mà cụ thể là truy tố kẻ phạm tội ra toà, còn các nhiệm vụ khác của cơ quan kiểm sát không có cơ quan nào đảm nhiệm.
Từ năm 1976, Cách mạng văn hoá chấm dứt, mở ra kỷ nguyên tái thiết luật pháp ở Trung Quốc. Cơ quan Viện kiểm sát ở Trung Quốc được khôi phục trở lại. Sự khôi phục cơ quan kiểm sát được đánh dấu bằng Hiến pháp năm 1978, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1979, và sau đó, được tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1982, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1983, 1995. Theo các quy định này, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được thành lập ở trung ương và ở các địa phương (đến cơ quan hành chính cấp thứ tư), độc lập với cơ quan Toà án, có chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật. So với Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1954, quy định về Viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 1982, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1983 có nhiều thay đổi, thể hiện ở những điểm lớn sau:
Thứ nhất, khẳng định chế độ lãnh đạo song trùng, theo đó, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và Đại hội đại biểu nhân dân địa phương lãnh đạo.
Thứ hai, thu hẹp chức năng, thẩm quyền của cơ quan kiểm sát đối với các vụ án dân sự và quyền giám sát đối với tố tụng hành chính, kinh tế, xã hội; Viện kiểm sát tập trung chủ yếu vào giải quyết các vụ án hình sự.
Thứ ba, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan kiểm sát trong việc giám sát, điều tra, truy tố; Viện kiểm sát chịu trách nhiệm điều tra các vụ án tham nhũng và tội phạm chức vụ.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.
Vài nét về tổ chức nhà nước.
Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia đa đảng nhưng từ khi lãnh đạo cách mạng thành công và thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949), Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Từ đó đến nay, mặc dù có những thăng trầm nhưng Trung Quốc vẫn trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx trong việc tổ chức bộ máy nhà nước của mình.
Bộ máy nhà nước của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa như các nước xã hội chủ nghĩa trước kia chứ không theo nguyên tắc phân quyền (thường được gọi là "tam quyền phân lập") như đa số quốc gia trên thế giới. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân mà đại diện là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) và Đại hội đại biểu nhân dân địa phương (Hội đồng nhân dân). Đây là những cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương. Chính phủ được xác định là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính cao nhất. Toà án là cơ quan xét xử và Viện kiểm sát là cơ quan giám sát pháp luật. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao đều do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra, theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Các cơ quan nhà nước này chỉ phối hợp với nhau chứ không có chức năng giám sát lẫn nhau như trong cơ chế phân quyền. Mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của Trung Quốc tương tự như mô hình của nước ta hiện nay.
Vị trí.
Ở Trung Quốc, Viện kiểm sát không thuộc Chính phủ như đa số quốc gia trên thế giới, mà là một hệ thống cơ quan riêng biệt. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này. Viện kiểm sát được coi là cơ quan tư pháp chứ không phải là cơ quan hành pháp. Các Viện kiểm sát địa phương không thuộc hệ thống các cơ quan hành chính ở địa phương nhưng lại chịu sự giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân địa phương-cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Chức năng và nhiệm vụ.
Điều 129 Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định "Viện kiểm sát nhân dân Trung hoa là cơ quan giám sát pháp luật của Nhà nước…". Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đã quy định cụ thể chức năng, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
(1) Thực hiện quyền kiểm sát đối với các vụ án phản quốc, chia rẽ đất nước và các vụ án phạm tội to lớn, phá hoại nghiêm trọng việc thực hiện thống nhất chính sách, pháp luật, pháp lệnh, quy chế hành chính của Nhà nước.
(2) Tiến hành điều tra đối với các vụ án hình sự được trực tiếp thụ lý.
(3) Kiểm sát việc điều tra vụ án hình sự do cơ quan công an tiến hành; quyết định việc bắt giữ, truy tố hoặc miễn tố đối với các vụ án do cơ quan công an điều tra; thực hiện việc giám sát xem hoạt động điều tra của cơ quan công an có hợp pháp hay không.
(4) Khởi tố và hỗ trợ truy tố đối với các vụ án hình sự; thực hiện giám sát hoạt động xét xử của Toà án nhân dân xem có tuân thủ đúng pháp luật hay không.
(5) Thực hiện giám sát đối với việc chấp hành phán quyết và quyết định của các vụ án hình sự, hoạt động của trại giam, nơi tạm giam và cơ quan cải tạo lao động có hợp pháp hay không.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân còn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bảo vệ quyền tố cáo của công dân đối với các nhân viên nhà nước vi phạm pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp luật đối với những người xâm phạm quyền thân thể, quyền dân chủ và các quyền khác của công dân (Điều 6).
Khác với nước ta, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát cũng như của kiểm sát viên mà trên cơ sở những quy định trên, trong từng lĩnh vực cụ thể, các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự…) sẽ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát và kiểm sát viên trong các lĩnh vực đó.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Kiểm sát điều tra: Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc khởi tố của cơ quan công an; phê chuẩn lệnh bắt giữ của cơ quan công an; kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra của cơ quan công an và điều tra viên... bảo đảm việc điều tra được thực hiện đúng pháp luật; khắc phục tình trạng bắt giữ trái phép, ép cung, bức cung, hãm hại báo thù, khám xét trái phép, xâm phạm thân thể, quyền dân chủ của công dân...
- Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp điều tra các tội phạm tham nhũng, chủ yếu là điều tra các tội tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội vì vụ lợi, cán bộ cơ quan nhà nước không làm tròn nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân…
Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều có một bộ phận làm nhiệm vụ điều tra tội phạm tham nhũng. Tương tự như các nước khác, những người này là kiểm sát viên chứ không phải là điều tra viên như ở nước ta. Trong hoạt động điều tra, họ có quyền yêu cầu cơ quan công an và các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ khi cần thiết.
- Truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử, luận tội và đưa ra mức hình phạt.
- Kiểm sát xét xử hình sự: giám sát tính hợp pháp trong các phán quyết và quyết định của Toà án nhân dân, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát pháp luật đối với các hoạt động xét xử (Điều 14 Luật tố tụng dân sự). Trên thực tế, Viện kiểm sát nhân dân chỉ tập trung kiểm sát các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện bản án, quyết định đó có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích xã hội thì kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để yêu cầu Toà án xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm. Khi xét xử lại, Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia phiên toà (Điều 188 Luật tố tụng dân sự).
Trong lĩnh vực giam, giữ và cải tạo, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc giam, giữ và cải tạo. Các Viện kiểm sát cơ sở (quận, huyện) có bộ phận biệt phái tại nơi tạm giữ, tạm giam và cải tạo để thường xuyên giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan công an.
Trong lĩnh vực thi hành án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự, bảo đảm việc thi hành án của cơ quan thi hành án đúng pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 130 Hiến pháp quy định: "Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp, Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát nhân dân chuyên ngành khác".
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Trung Hoa quy định hệ thống, cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát Trung Hoa như sau:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất của Nhà nước, có chức năng giám sát pháp luật và lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương các cấp, Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện chức năng giám sát pháp luật nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật được đúng đắn và thống nhất.
Để thực hiện chức năng này, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;
- Đệ trình các dự án pháp luật tới Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc;
- Lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện công tác kiểm sát, xây dựng cơ chế hoạt động kiểm sát;
- Tiến hành điều tra các vụ án phức tạp như tham nhũng, hối lộ, xâm phạm quyền dân chủ của công dân, các vụ thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi và những vụ án khác mà cần thiết phải được thông qua và xem xét một cách trực tiếp; Lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc tiến hành hoạt động điều tra;
- Xem xét và phê chuẩn việc bắt và khởi tố bị can theo quy định của pháp luật, chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc xem xét, phê chuẩn việc bắt kẻ tình nghi phạm tội và khởi tố bị can;
- Chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong hoạt động giám sát việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính theo quy định của pháp luật;
- Đối với các bản án, quyết định của Toà án các cấp đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì có quyền kháng nghị lên Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm tra các quyết định của Viện kiểm sát địa phương và Viện kiểm sát chuyên ngành trong việc thực hiện quyền kiểm sát, có quyền sửa lại các quyết định không đúng pháp luật;
- Đề xuất các phương án cải cách hệ thống cơ quan kiểm sát trên toàn quốc, tiến hành việc cải cách hệ thống cơ quan kiểm sát sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án cải cách; lập kế hoạch và hướng dẫn kỹ năng kiểm sát, đưa vào thử nghiệm, đánh giá và áp dụng trên toàn quốc;
- Giải thích pháp luật trong lĩnh vực công tác kiểm sát;
- Xây dựng điều lệ, quy chế, quy định những điều khoản chi tiết trong công tác kiểm sát;
- Thực hiện quyền quản lý về nhân sự đối với các Viện kiểm sát cấp dưới, xác định biên chế của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát chuyên ngành;
- Đệ trình Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát chuyên ngành; đề nghị với Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc miễn nhiệm và thay thế Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát các cấp thấp hơn;
- Tổ chức và hướng dẫn công tác giáo dục, đào tạo trong các cơ sở đào tạo của ngành kiểm sát và với các cán bộ kiểm sát;
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn hoạt động lập kế hoạch, đầu tư tài chính, trang thiết bị của hệ thống cơ quan kiểm sát;
- Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế, thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp; kiểm tra và thông qua kế hoạch điều tra các vụ án liên quan đến quan hệ hợp tác với Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan…
Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
- Văn phòng;
- Ban Chính trị;
- Tổng cục chống tham nhũng;
- Vụ kiểm sát hình sự;
- Vụ kiểm sát giam giữ;
- Vụ kiểm sát hành chính, dân sự;
- Vụ kiểm sát khiếu nại, tố cáo;
- Vụ kiểm sát thi hành án;
- Trung tâm thông tin;
- Vụ kiểm sát vận tải đường sắt;
- Cục kỹ thuật kiểm sát;
- Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật;
- Cục thanh tra;
- Cục giáo dục rèn luyện cán bộ;
- Cục đối ngoại;
- Cục kế hoạch tài vụ và trang thiết bị;
- Cục quản lý hành chính sự vụ;
- Cục cán bộ lão thành.
Ngoài ra, còn có các đơn vị trực thuộc như: Nhà xuất bản kiểm sát, Báo kiểm sát, Viện nghiên cứu lý luận kiểm sát, Viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật kiểm sát, Học viện bồi dưỡng cán bộ kiểm sát cao cấp…
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập Uỷ ban kiểm sát. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chế độ làm việc tập thể, thảo luận các vụ án quan trọng và các vấn đề quan trọng khác, dưới sự chủ trì của Viện trưởng. Uỷ ban kiểm sát quyết định theo đa số. Nếu ý kiến của Viện trưởng khác với ý kiến của đa số về các vấn đề quan trọng có thể báo cáo Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân quyết định.
Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên, thư ký, cảnh sát tư pháp và các nhân viên hành chính, nhân viên hậu cần, kỹ thuật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và bãi miễn; nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, nhưng không quá hai nhiệm kỳ. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bổ nhiệm và bãi miễn.
Viện kiểm sát nhân dân ở các địa phương.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương bao gồm:
Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương gồm:
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương (cấp thứ 2);
Viện kiểm sát nhân dân thành phố thuộc tỉnh, châu tự trị… (cấp thứ 3);
Viện kiểm sát nhân dân huyện, khu trực thuộc thành phố (cấp cơ sở).
Nhân sự của Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên, thư ký, cảnh sát tư pháp và các nhân viên hành chính, nhân viên hậu cần, kỹ thuật.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương thành lập Uỷ ban kiểm sát. Uỷ ban kiểm sát thực hiện chế độ làm việc tập trung dân chủ, dưới sự chủ trì của Viện trưởng, thảo luận các vụ án quan trọng và các vấn đề quan trọng khác, quyết định theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nếu ý kiến của Viện trưởng khác với ý kiến của đa số về các vấn đề quan trọng có thể báo cáo Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp quyết định.
Viện Kiểm sát chuyên ngành.
Viện kiểm sát chuyên ngành là cơ quan kiểm sát đặc biệt được thành lập trong hệ thống tổ chức ngành kiểm sát.
Trong những năm 1980, ở Trung Quốc tồn tại 3 viện kiểm sát chuyên ngành là:
Viện kiểm sát vận tải;
Viện kiểm sát đường sắt;
Viện kiểm sát quân sự;
Hiện nay, chỉ còn tồn tại Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát đường sắt trong hệ thống Viện kiểm sát chuyên ngành. Viện kiểm sát quân sự là cơ quan giám sát pháp luật chuyên môn được thành lập trong Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, thực hiện quyền kiểm sát đối với tội phạm trong lĩnh vực quân sự và các vụ án phạm tội hình sự khác do quân nhân tại ngũ thực hiện. Trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát quân sự chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Chính trị quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Viện kiểm sát đường sắt chịu trách nhiệm giám sát pháp luật trong lĩnh vực đường sắt.
Cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân.
Tiêu chuẩn kiểm sát viên.
Kiểm sát viên là chức danh pháp lý chủ yếu trong Viện kiểm sát nhân dân, người thực thi chủ yếu các nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Theo Luật cán bộ kiểm sát nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Điều 10), để có thể trở thành kiểm sát viên cần có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có quốc tịch Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Tán thành Hiến pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;
- Tròn 23 tuổi;
- Có tố chất chính trị, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp (chưa từng bị kết án hình sự hoặc bị khai trừ khỏi chức vụ);
- Khoẻ mạnh;
- Tốt nghiệp ngành luật của trường đại học hoặc tốt nghiệp trường đại học không thuộc ngành luật nhưng có kiến thức chuyên ngành luật và đã công tác tròn 2 năm hoặc đã có bằng đại học luật và công tác tròn 1 năm. Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ luật thì không bị hạn chế bởi thời gian công tác nói trên.
Nhân viên kiểm sát trước khi thi hành luật này, nếu không đủ điều kiện quy định về trình độ nêu trên thì phải được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Trung Hoa, việc bầu, bổ nhiệm, bãi miễn Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên, trợ lý kiểm sát viên… Viện kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và bãi miễn.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Nếu tiếp tục được bầu, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng không được vượt quá 2 nhiệm kỳ.
Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc căn cứ vào đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Đại hội đại biểu nhân dân các cấp ở địa phương bầu và bãi miễn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Việc bầu hoặc bãi miễn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương phải báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên để đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cấp đó phê chuẩn.
Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân cấp đó bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở địa phương trùng với nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp. Nếu tiếp tục được bầu, nhiệm kỳ của Viện trưởng cũng không được vượt quá 2 nhiệm kỳ.
Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có thể bãi bỏ, thay thế Viện trưởng, Phó Viện trưởng, uỷ viên Uỷ ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Trợ lý kiểm sát viên và thư ký của Viện kiểm sát nhân dân các cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm. Sau khi được Viện trưởng phê chuẩn, trợ lý kiểm sát viên có thể làm thay nhiệm vụ của kiểm sát viên.
Nội dung cải cách cơ quan Viện kiểm sát ở Trung Quốc trong thời gian tới.
Một là, hoàn thiện chế độ giám sát nhân dân đối với hoạt động của Viện kiểm sát. Thực tế hoạt động điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng, các vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội của Viện kiểm sát đã được Đảng, nhà nước và nhân dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, dư luận xã hội cũng đánh giá quyền lực của Viện kiểm sát là rất lớn, song hoạt động điều tra của Viện kiểm sát đối với những vụ án này còn thiếu sự giám sát để bảo đảm quá trình điều tra, truy tố tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật chưa quy định cơ chế giám sát hữu hiệu đối với hoạt động của Viện kiểm sát, do vậy phải tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, của nhân dân. Chẳng hạn khi Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, không truy tố người bị tình nghi ra trước Toà án để xét xử thì đòi hỏi phải có sự giám sát của nhân dân và sự giám sát của bản thân nội bộ Viện kiểm sát v.v… Quá trình cải cách đòi hỏi phải nâng cao trách nhiệm đối với các Viện kiểm sát và cán bộ, kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ, phải thực hiện chế độ công khai hoá mọi hoạt động công tác của kiểm sát viên khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Hai là, tăng cường chức năng giám sát các hoạt động tố tụng (khởi tố, bắt, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kiên quyết chống những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân, vi phạm nhân quyền. Khắc phục tình trạng có nhiều vụ án cơ quan điều tra không phát hiện, khởi tố do vậy còn bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, các cơ quan quản lý cũng có xu hướng không xử lý hình sự mà giữ lại để xử lý hành chính, do vậy phát hiện được vi phạm nhưng không chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra, xử lý mà muốn giữ lại để xử lý nội bộ.
Viện kiểm sát phải nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý các tội phạm tham nhũng, các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Tăng cường phát hiện vi phạm của cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra, nhất là các hành vi bức cung, nhục hình, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp bức cung, nhục hình, vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ án tử hình bảo đảm thủ tục thi hành án đúng pháp luật.
Ba là, tăng cường chế độ giám sát trong nội bộ các hoạt động của Viện kiểm sát các cấp, bảo đảm hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử được tiến hành khoa học và chặt chẽ. Thực hiện nhất thể hoá các thao tác nghiệp vụ trong công tác kiểm sát khởi tố, kiểm sát điều tra. Tăng cường sự quản lý chỉ đạo đối với hoạt động khởi tố, điều tra của cơ quan điều tra. Tập trung giải quyết triệt để những vụ án trọng điểm, phức tạp.
Thực hiện quy phạm hoá các thao tác nghiệp vụ, bảo đảm mọi hoạt động nghiệp vụ thống nhất.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát. Tăng cường quản lý của Viện trưởng các cấp đối với cán bộ, kiểm sát viên thuộc quyền. Thực hiện nghiêm túc chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển. Cán bộ, kiểm sát viên cấp trên phải được lựa chọn từ cán bộ, kiểm sát viên ưu tú của Viện kiểm sát cấp dưới. Thực hiện chế độ phân loại cán bộ kiểm sát theo ba loại: cán bộ nghiệp vụ, cán bộ hành chính và cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên, bảo đảm cho cán bộ, kiểm sát viên có khả năng độc lập trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Có chế độ đãi ngộ thoả đáng để thu hút nhân tài cho ngành kiểm sát và thu hút cán bộ đến công tác ở những vùng khó khăn (miền Tây Trung Quốc).
Năm là, tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả các khâu công tác kiểm sát (trang bị máy vi tính cho tất cả cán bộ kiểm sát), sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật để phục vụ công tác kiểm sát, nối mạng trong hệ thống Viện kiểm sát toàn quốc, tin học hoá hoạt động kiểm sát, mọi hoạt động từ khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố đều được đưa lên mạng để giám sát, kiểm tra hoạt động trong nội bộ cơ quan Viện kiểm sát.
Sáu là, cải cách thể chế quản lý và phân phối tài chính trong ngành kiểm sát. Theo quy định, tài chính của các Viện kiểm sát địa phương do địa phương phân bổ và vì vậy, các Viện kiểm sát cấp cơ sở và Viện kiểm sát miền núi hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Trong quá trình cải cách, nhà nước từng bước thực hiện đưa kế hoạch kinh phí nghiệp vụ của Viện kiểm sát vào ngân sách địa phương. Từng bước nghiên cứu định ra tiêu chuẩn, tài chính cơ bản để giải quyết khó khăn về tài chính trong các cơ quan Viện kiểm sát, nhất là Viện kiểm sát cấp cơ sở. | 1 | null |
Jean Dupuis (7 tháng 12 năm 1828, Saint-Just-la-Pendue, Pháp – 28 tháng 11 năm 1912, Monaco) là một nhà thám hiểm và thương nhân người Pháp. Sử Nhà Nguyễn gọi là Đồ Phổ Nghĩa (涂普義).
Tiểu sử.
Dupuis được hưởng sự giáo dục tại Tarare (Rhône, Pháp). Năm 1858 ông đến Ai Cập với tư cách là một thương nhân, rồi từ đó đến Trung Quốc. Chuyến đi này là tiền đề cho nhiều cuộc thám hiếm khác đến những vùng chưa được phương tây biết đến ở miền nam Trung Quốc, và tới thời kỳ 1871–72, ông bắt đầu khám phá vùng sông Hồng cho mục đích thương mại .
Năm 1873 ông vướng vào một vụ tranh chấp với nhà đương cục Việt Nam trong thương vụ bán vũ khí để đổi lấy hàng hóa cho quân đội Trung Hoa. Được lệnh từ toàn quyền Nam Kỳ, Francis Garnier đến Bắc Kỳ để hòa giải cuộc tranh chấp, tuy nhiên Garnier đánh chiếm thành Hà Nội, dẫn đến cuộc xung đột với quân triều đình Huế và quân Cờ đen. Đây là nguyên nhân trực tiếp của biến cố Bắc kỳ, và Dupuis là người tích cực góp tay vào việc giúp Pháp chinh phục vùng đất này.
Năm 1879 Dupuis viết "Khai thông sông Hồng cho thương mại", trong đó có vẽ "bản đồ Bắc Kỳ", bản đồ đầu tiên của vùng này.
Năm 1881 Dupuis được Viện Hàn lâm Khoa học Paris trao giải thưởng Delalande Guérineau cho công trạng thám hiểm và hỗ trợ chinh phục Bắc Kỳ.
Các địa danh.
Một số địa danh do Dupuis ghi trên bản đồ Bắc Kỳ 1879 theo tiếng dân tộc thiểu số, chủ yếu là người H'Mông, những người được thuê phụ việc và khuân vác. Sau này những tên do Dupuis ghi trở thành tên vùng thời Pháp thuộc và lưu truyền đến ngày nay.
Ví dụ như tên "Lao Cai" theo tiếng H'Mông là "chợ cũ", chợ ở vị trí phường Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, được Dupuis ghi là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen). Khi người Pháp thiết lập quyền cai trị thì theo đó "Lao-kai" dùng làm tên thủ phủ vùng, sau đổi thành "Lao Kay", rồi thành "Lào Cai" như ngày nay .
Tại Hà Nội những năm 1870 có đặt tên phố Jean Dupuis, nay là phố Hàng Chiếu, nơi đầu đường có cửa ô Quan Chưởng .
Tác phẩm.
Các chuyến thám hiểm của ông được kể lại trong các tác phẩm: | 1 | null |
Juan Orlando Hernández Alvarado (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1968 tại Gracias) là một chính khách Honduras, chủ tịch Đảng quốc gia cầm quyền, đại biểu quốc hội Honduras. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2013, ông đã đắc cử tổng thống Honduras. Ông đã tranh cử với bà Xiomara Castro, 45 tuổi, ứng cử viên đảng Tự do và Tái thiết, đồng thời là phu nhân cựu Tổng thống Manuel Zelaya, người bị lật đổ năm 2009.
Ông đã tuyên bố rằng ông sẽ tái cử vào năm 2017 mặc dù hiến pháp chỉ cho phép một nhiệm kỳ tổng thống duy nhất. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2016, Tòa án Bầu cử Tối cao đã quyết định với số phiếu thuận/chống là 2/1 cho phép Hernández tham dự cuộc bầu cử nội bộ trước Quốc hội Honduras vào ngày 12 tháng 3 năm 2017, bất chấp những lập luận cho rằng quyết định đó là bất hợp pháp. Vào ngày 12 tháng 3 năm 2017, Hernández đã giành được phiếu bầu chính thức của Đảng Dân tộc cho phép ông đại diện cho đảng của ông trong cuộc tổng tuyển cử Honduras năm 2017 vào ngày 26 tháng 11 năm 2017, và ông đã giành chiến thắng sít sao, và ông được tuyên bố là người chiến thắng vào ngày 16 tháng 12 sau khi điều hành một chiến dịch tái tranh cử vi hiến, bất hợp pháp được coi là gian lận.
Juan Orlando Hernandez là một luật sư và đã tốt nghiệp từ Đại học Tư trị Quốc gia Honduras và có bằng thạc sĩ từ Đại học bang New York tại Albany năm 1995. | 1 | null |
Từ thuần Việt là những từ do người Việt sáng tạo, và như thế, là những từ có nguồn gốc nội sinh.
Nguồn gốc.
Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Đông Á. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng - miền.
Ví dụ:
Cùng với sự du nhập truyền bá của đạo công giáo, đặc biệt là văn hóa Công giáo, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa phương Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết. Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự; các giáo sĩ có thể học tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt – thứ chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ.
Quá trình biến đổi từ nói - chữ viết - đọc dễ dàng hơn đã làm xuất hiện thêm nhiều các lớp ngôn ngữ lai, phong phú thêm lớp từ-ngữ Việt mới.
Từ thuần Việt với từ mượn.
Nói đến từ thuần Việt, để dễ hình dung, dễ phân biệt, có thể lấy ví dụ các từ được gọi là Hán Việt (vd: "giáo viên, đồng sự"), từ gốc Pháp (vd: "gác-ba-ga, ba-ri-e")... là những từ dùng tiếng Việt để viết theo ngôn ngữ đọc của ngôn ngữ khác; còn gọi là "đồng hóa" ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa (ở đây là tiếng Việt), thường xuất hiện khi trong từ điển ngôn ngữ bản địa không có từ tương ứng nghĩa, mà chỉ có từ viết "theo nghĩa hiểu", khi đó người ta sẽ dùng các từ có nguồn gốc ngoại lai kia. Từ thuần Việt là từ dùng tiếng Việt theo nghĩa "thuần", tương ứng các ví dụ trên có thể là "người dạy học, người cùng làm, ghế ngồi sau xe, thanh chắn đường tàu"...
Hơn nữa, do được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp đơn giản. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát. Tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ ngôn ngữ ngoại lai khác, đặc biệt là tiếng Hán, có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác. Từ đó, xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ một số cặp đôi từ Hán Việt - Từ thuần Việt: "xuất huyết - chảy máu, từ trần - chết, thổ - nôn". Dễ nhận thấy, các từ thuần Việt trong ví dụ này cho cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn các từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Đôi khi, từ Hán-Việt thường được sử dụng theo nghĩa trang trọng hơn từ thuần Việt, như "hôn nhân - đám cưới, phụ nữ - đàn bà, phụ lão - người già".
Có thể kết luận, tiếng Việt có vay mượn các từ ngữ từ các ngôn ngữ khác để phục vụ cho hai mục đích chính:
Ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán - từ Hán Việt.
Lịch sử Việt Nam với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán hay ngôn ngữ người Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 35% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán.
Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và cho phù hợp với người Việt Nam. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ thứ 10 đến 11 và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa một ít cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Một số từ được xem là thuần Việt thật ra là cách đọc chữ Hán của thời Hán, ví dụ: giếng-tỉnh, nhà-gia, bánh-bính... Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau. Ví dụ: từ "dìfēng" của tiếng Trung, đọc là "ti phâng", được người Việt đọc là "địa phương" và sử dụng hàng ngày.
Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ "ngoại ô" được dùng để biểu thị ý nghĩa "lãnh vực bên ngoài thành phố" nhưng tiếng Trung lại dùng "thị giao, thành giao" để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: "tiểu đoàn, đại đội", hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: "binh lính, tàu hỏa, đói khổ". Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: "rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh", hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: "mì chính, xì dầu",…
Ảnh hưởng của các ngôn ngữ châu Âu (Pháp, Anh-Mỹ).
Theo dòng lịch sử hơn 80 năm đô hộ của người Pháp tại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy và sử dụng trong các trường học và là ngôn ngữ chính thức của nhà nước thuộc địa. Do vậy, các từ ngữ tiếng Pháp đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều. Và sau đó đến thời kỷ Hoa Kỳ xâm nhập vào chiến tranh Việt Nam do đó một số từ ngữ của những ngôn ngữ châu Âu khác như tiếng Anh hay tiếng Nga cũng đi vào tiếng Việt, bị tiếng Việt "đồng hóa".
Tuy nhiên, sự giao thoa giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này, tiếng Việt đã tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ châu Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, lĩnh vực mà nền "văn minh lúa nước" Việt chưa thể có.
Thời kỳ đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ châu Âu một cách trực tiếp mà tiếp nhận gián tiếp thông qua tiếng Hán, do đó các âm từ châu Âu đều có dáng dấp của âm Hán-Việt, ví dụ: "câu lạc bộ; Nã Phá Luân; Ba Lê; Anh Cát Lợi, Ba Lan,"… Về sau, cách tiếp nhận này đã được thay thế bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc thông qua tiếng Pháp.
Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ châu Âu, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc, dịch nghĩa của một số từ ngữ châu Âu, xuất hiện trong tiếng Việt có những từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như trong các tiếng châu Âu. Ví dụ: "chiến tranh lạnh, giết thời gian" (tiếng Pháp); "vườn trẻ, nhà văn hóa" (tiếng Nga); "vũ trang tận răng, đĩa cứng, đĩa mềm" (tiếng Anh).
Thời gian gần đây, do xu thế hội nhập toàn cầu, tiếng Anh gần như trở thành một ngôn ngữ ngoại giao quốc tế chính thức, xu hướng tiếp nhận trực tiếp ngôn ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: "in-tơ-nét" (tiếng Anh: internet), "ma-két-tinh" (tiếng Anh: "marketing"); "cát-xê" (tiếng Pháp: "cachet"": tiền công cho nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo..."); "sô" (tiếng Anh: "show"),… Tiếng Anh và tiếng Pháp có cùng chung một nguồn gốc ngữ hệ La-tinh, nên có một số từ ngữ, nhiều người nhầm lẫn trong việc xác định nguồn gốc ngôn ngữ, việc này chỉ được phân rõ khi có nghiên cứu về thời gian liên quan đến việc du nhập, xuất hiện của từ ngữ đó. Ví dụ như địa danh Phan-Xi-Păng (Fansipan hay Phan Si Phăng), nhiều tài liệu ghi chép địa chính thời Pháp thuộc đã ghi lại tên ngọn núi tên là "Hủa Xi Pan", theo tiếng địa phương có nghĩa là "phiến đá khổng lồ chênh vênh". Tuy nhiên, cùng với khả năng ngôn ngữ của lớp người Việt mới, "quốc tế hóa" đang dần biến đổi lại lớp từ này về mặt cách viết, sẽ thường là viết giữ nguyên chữ phiên âm Latinh và bỏ dấu tự (nếu có). | 1 | null |
Trong lý thuyết xác suất và thống kê, các phân phối hình học là một trong hai phân bố xác suất rời rạc:Phân phối xác suất của số X của thử nghiệm Bernoulli cần thiết để có được một thành công, được hỗ trợ trên tập {1, 2, 3...}.Phân phối xác suất của số Y = X - 1 thất bại trước khi thành công đầu tiên, hỗ trợ trên tập {0, 1, 2, 3... }.Mà trong số này một gọi là "" phân phối hình học là một vấn đề của hội nghị và thuận tiện..Hai phân phối hình học khác nhau không nên nhầm lẫn với nhau. Thông thường, tên chuyển phân phối hình học được áp dụng cho một cựu (phân phối số lượng X), tuy nhiên, để tránh sự mơ hồ, nó được coi là khôn ngoan để chỉ ra đó là dự định, bằng cách nhắc đến sự hỗ trợ một cách rõ ràng.Đó là khả năng mà sự xuất hiện đầu tiên của sự thành công đòi hỏi k số thử nghiệm độc lập, mỗi thành công xác suất p. Nếu xác suất thành công của mỗi phép thử là p, thì xác suất mà k thứ thử nghiệm (trong số k thử nghiệm) là thành công đầu tiên là.\ Pr (X = k) = (1-p) ^ {k-1} \, p \,cho k = 1, 2, 3...Các hình thức trên phân phối hình học được sử dụng để mô hình hóa các số thử nghiệm cho đến khi thành công đầu tiên. Ngược lại, các hình thức sau đây phân phối hình học được sử dụng để mô hình hóa số thất bại cho đến khi thành công đầu tiên:.\ Pr (Y = k) = (1 - p) ^ k \, p \,cho k = 0, 1, 2, 3...Trong cả hai trường hợp, trình tự của các xác suất là một chuỗi hình học.Ví dụ, giả sử một xúc xắc bình thường được ném liên tục cho đến khi lần đầu tiên một "1" xuất hiện. Phân phối xác suất của số lần nó được ném được hỗ trợ trên các thiết lập vô hạn {1, 2, 3... } Và là một phân phối hình học với p = formula_1. | 1 | null |
Lương Hữu Sắt (1927 – 2018), bí danh Mạnh Thắng, là một tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao, quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Ông có nhiều đóng góp cho việc xây dựng hệ thống phòng không của Việt Nam. Ông cũng là người trực tiếp tham gia chỉ đạo việc đảm bảo đạn tên lửa, góp phần vào chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 17 tháng 7 năm 1927, lớn lên tại làng Mai Hạ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Nhập ngũ tháng 6 năm 1946. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 5 năm 1946 (chính thức tháng 12 năm 1946). Tham gia Cách mạng từ tháng 3 năm 1945 trong Đoàn thanh niên cứu quốc rồi Mặt trận Việt Minh tại quê.
Tháng 6 năm 1946, ông là Chính trị viên Trung đội thuộc Đại đội 12, Tiểu đoàn Lê Trực thuộc tỉnh đội Quảng Bình.
Tháng 1 năm 1947, Trung đội trưởng chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 tỉnh Quảng Trị. 3.1947, Trung đội trưởng chiến đấu ở Mặt trận Quảng Bình.
Tháng 5 năm 1947, là Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 1 (Lệ Thủy) chiến đẩu ở Quảng Bình
Tháng 6 năm 1950, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 229 tỉnh Quảng Bình.
Tháng 9 năm 1951, theo học bổ túc trung cấp Lục quân khóa 7.
Tháng 10 năm 1953, được cử vào làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 302 miền Đông Nam Bộ.
Tháng 5 năm 1955, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Trung đoàn phó Trung đoàn 4 Pháo binh trực thuộc Đại đoàn Nam Bộ (F330)
Tháng 12 năm 1955, Chủ nhiệm Pháo binh Sư đoàn 328 rồi Sư đoàn 324
Tháng 3 năm 1958, Trung đoàn phó Trung đoàn ra-đa 290 trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không
Tháng 11 năm 1963, được cử đi học ra-đa tại Học viện Phòng không Liên Xô.
Sau khi về nước, tháng 8 năm 1964 ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn ra-đa 290 Quân chủng Phòng không Không quân
Tháng 5 năm 1965, Chỉ huy trưởng Công trường 300 Quân chủng Phòng không Không quân
Tháng 6 năm 1966, Phụ trách Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Hậu cần Quân chủng Phòng không Không quân
Tháng 3 năm 1967, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh ra-đa (Sư đoàn 373) Quân chủng Phòng không Không quân
Tháng 10 năm 1969, Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân.
Tháng 6 năm 1977, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Không quân.
Tháng 8 năm 1980 được cử đi học tại Trường Nguyễn Ái Quốc
Tháng 6 năm 1981, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Tháng 10 năm 1987, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật kiêm Cục trưởng Cục Vũ khí đạn, Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng ủy Cục.
Tháng 4 năm 1989, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bí thư Đảng ủy Tổng cục
Tháng 9 năm 1995, ông nghỉ hưu.
Ông mất vào lúc 5 giờ 47 phút ngày 13 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội.
Lịch sử thụ phong quân hàm.
Thiếu tướng (4.1984), Trung tướng (6.1992).
Gia đình.
Vợ: Võ Thị Nhẫn
Con:
- Lương Quang Vinh (Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam)
- Lương Quang Vĩnh (Kỹ sư)
- Lương Quang Vũ (Thợ cơ khí nhà máy Y cụ)
- Lương Quang Dũng (Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên giám đốc Nhà máy A31)
Khen thưởng.
• Huân chương Quân công (hạng Nhì, Ba)
• Huân chương Chiến công hạng Nhì
• Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì
• Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất
• Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba)
• Huy chương Quân kỳ quyết thắng
• Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam | 1 | null |
Lâu đài Vichtenstein là một lâu đài ở Oberösterreich, Áo. Lâu đài nằm ở trên một ngọn đồi ở bờ phải sông Donau thuộc xã Vichtenstein. Không có tài liệu về việc xây dựng lâu đài nhưng nó được cho là đã được xây vào khoảng năm 1100. Lâu đài này từng thuộc Giáo phận Passau. Trong thế kỷ 14, lâu đài đã được thế chấp nhiều lần cho đến khi trở thành tài sản của bá tước Schauberg, rồi lại thuộc về giáo phận Pasau cho tới thời thế tục hóa. Lâu đài Vichtenstein luôn có người ở, nên thường được xây sửa và tu bổ. Hiện tại lâu đài này thuộc sở hữu tư và không thể viếng thăm được. | 1 | null |
Lâu đài Lockenhaus là một lâu đài thời trung cổ ở Áo. Lâu đài là một phần của công viên quốc gia Geschriebenstein. Khoảng năm 1200-1242, người Illyrians và Celts đã bắt đấu định cư và xây lâu đài. Lâu đài được xây dựng để chống lại quân Mông Cổ.
Lịch sử.
Lâu đài được xây dựng theo kiến trúc Roman và Kiến trúc Gothic khoảng năm 1200. Lâu đài trải qua nhều chủ sở hữu như Güssinger (1266-1390); Kanizsay (1390-1535); Nádasdy (1535-1676); Esterházy (1676-1968); Giáo sư Paul Anton và Margaret Keller (1968-1980); và Giáo sư Paul Anton Keller từ năm 1980.
Ngày nay, lâu đài được sử dụng cho các buổi hòa nhạc; các sự kiện văn hóa, hội nghị, hội thảo và các cuộc họp.
Kiến trúc.
Các cửa sổ và cột trụ lâu đài của lâu đài được trang trí tốt và có nhiều bức bích họa phản ánh phong cách nghệ thuật của thế kỷ 13. Trung tâm tầng một được gọi là Hội trường hiệp sĩ. Đại sảnh là nơi phục vụ ăn uống. | 1 | null |
Lâu đài Riegersburg là một lâu đài trung cổ nằm trên miệng núi lửa đã tắt ở thị trấn Riegersburg, bang Steiermark, Áo. Lâu đài thuộc sở hữu của dòng họ quý tộc Liechtenstein từ năm 1822, có chứa một bảo tàng với các triển lãm. Lâu đài được xây dựng trên một miệng núi lửa đã tắt. Cao 482 mét trên mực nước biển.
Lịch sử.
Trong khu vực xung quanh Riegersburg người dân đã sống trong một vài nghìn năm. Một ngôi làng lớn được tìm thấy trong thế kỷ thứ 9 trước công nguyên với 300 người sống ở đây. Lịch sử của lâu đài bắt đầu vào năm 1122. Các hiệp sĩ đầu tiên được biết đã sống ở đây là Rudiger von Hohenberg.
Trong nhiều thế kỷ, lâu đài đã có rất nhiều chủ sở hữu khác nhau, nhưng chỉ có một vài trong số họ đóng một vai trò quan trọng. Trong số những người sau đó là gia đình của Walseer người có mối thù với chủ quyền của Styria năm 1415.
Chủ sở hữu quan trọng nhất là nam tước Katharina Elisabeth von Wechsler, kết hôn Galler và được gọi là Gallerin. Giữa năm 1637 và 1653 bà đã xây dựng hoàn thành, lâu đài trở thành một trong những lâu đài lớn nhất và mạnh nhất trong cả nước. Lâu đài được bao quanh bởi bức tường thành 2 dặm với 5 cửa và 2 chiến hào và có 108 phòng.
Trong thế kỷ 17 biên giới với đế quốc Ottoman đôi khi chỉ 20 đến 25 km đi từ lâu đài và khu vực này đã gặp rắc rối bởi các cuộc xung đột với người Thổ Nhĩ Kỳ. Lâu đài là một nơi an toàn cho người dân ở gần đó, đôi khi là nơi trú ẩn cho vài ngàn người.
Năm 1822, tòa lâu đài được mua lại bởi ông hoàng Johann Josef von Liechtenstein. Nó thuộc về gia đình von Liechtenstein cho đến ngày nay. Giờ đây, lâu đài như một viện bảo tàng, 25 trong số 108 phòng được mở cửa tham quan, 16 phòng thể hiện lịch sử lâu đài. | 1 | null |
Lâu đài Bornem là một lâu đài nằm cạnh sông Scheldt, đoạn chảy qua nước Bỉ.
Lịch sử.
Lâu đài Bornem là một lâu đài được xây dựng từ khoảng thế kỉ 10, 11 nhằm bảo vệ chống lại các cuộc xâm lược của người Viking, phiên bản này sau đó bị phá hủy. Năm 1587, nhà quý tộc Tây Ban Nha Pedro Coloma, Nam tước thứ 3 của Bornhem đã xây lâu đài mới trên móng lâu đài cũ. Năm 1773, lâu đài được sở hữu và trở thành tài sản của gia đình Marnix de Sainte-Aldegonde. Phiên bản hiện tại là từ thế kỷ 19 theo kế hoach của kiến trúc sư Hendrik Beyaert. | 1 | null |
Lâu đài Karlštejn (Czech: Hrad Karlštejn; Đức: Burg Karlstein) là một lâu đài kiến trúc Gothic lớn xây vào năm 1348 bởi Karl IV của Thánh chế La Mã, Lâu đài này nằm ở xã Karlštejn, cách thủ đô Praha của Cộng hòa Séc 30 km về phía Tây Nam.
Lịch sử.
Lâu đài Karlstein được bắt đầu cho xây vào năm 1348 bởi Karl IV, sau khi ông được bầu làm vua La Mã Đức, tới năm 1355 ông mới được phong làm hoàng đế.
Nó được xây làm kho tàng chứa của cải, bảo vật của hoàng đế. Cho tới khi những bức tường quan trọng xây xong cũng kéo dài tới 10 năm. Tới năm 1365 thì nhà thờ hoàng gia mới hoàn thành. Bức tường vòng ngoài được dựng để kháng cự lại quân xâm lăng, tuy nhiên khi người Séc (Hussiten) nổi dậy tại vương quốc Bohemia, thì của cải ở đây đã được tản cư qua đường Hungary đưa về Nürnberg.
Lần đàu tiên thành này bị bao vây là vào năm 1422 bởi những người Hussiten ở Praha, nhưng họ đã không thành công. Cuối thế kỷ thứ 16 theo chỉ thị của hoàng đế Rudolf II, vòng tường ngoài được làm mới lại và chắc chắn hơn. Đến năm 1619 thì những vật quý được mang về Prag. Năm 1620 những người chiếm đóng đã đầu hàng Ferdinand II không kháng cự và vào năm 1648 thành bị xâm chiếm bởi lính Thụy Điển trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Sau đó thành này bị bỏ phế. Đến giữa thế kỷ thứ 19 thành này mới được hoàng đế Franz II và con ông, hoàng đế Ferdinand I cho tu bổ lại.
Hình dạng hiện thời là sau khi được sửa chữa từ năm 1887 cho tới 1899.
Hai làng gần đó, Budňany và Poučník vào năm 1952 được nhập lại thành xã Karlštejn.
Sách báo.
File: | 1 | null |
Chùa Maya Devi là một ngôi chùa cổ ở Lumbini (Lâm-tỳ-ni), một di sản thế giới ở Nepal. Tháng 11/2013, một cấu trúc gỗ cổ đại từ thế kỷ 6 TCN mới được khai quật ở Chùa Maya Devi ở Lumbini Nepal đã hé lộ bằng chứng đầu tiên về thời gian Đức Phật ra đời.
Đây là ngôi chùa chính ở Lumbini, một địa điểm theo truyền thống được xem là nơi sinh của Gautama Buddha. Chùa tọa lạc gần một ao nước linh thiêng (gọi là Puskarni) và một ngôi vườn linh thiêng. Các di tích khảo cổ ở địa điểm này trước đây được người ta cho rằng là các tòa nhà xây bằng gạch có niên đại thế kỷ 3 trước công nguyên được xây bởi A-dục vương. Một đền thờ bằng gỗ thế kỷ 6 trước công nguyên đã được phát hiện năm 2013. | 1 | null |
Rosneft (tiếng Nga: Роснефть) là một công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Rosneft có trụ sở tại quận Balchug, thuộc Moskva, rất gần điện Kremlin, nằm bên bờ sông Moskva.
Rosneft trở thành công ty khai thác và lọc dầu hàng đầu của Nga sau khi mua lại khối tài sản khổng lồ của công ty dầu khí Yukos tại một cuộc đấu giá của nhà nước. Vào tháng 3 năm 2013, sau khi hoàn thành việc mua lại công ty TNK-BP với giá 40 tỉ đô-la Mỹ, Rosneft vượt qua Exxon Mobil trở thành công ty dầu khí lớn nhất thế giới, với 200 triệu thùng dầu một ngày và trữ lượng 28 tỉ thùng dầu .
Tại Việt Nam.
Rosneft bước vào thị trường Việt Nam thông qua TNK Việt Nam, công ty hiện nắm giữ 35% cổ phần đồng thời là nhà điều hành lô 06-1 và 32,67% cổ phần của đường ống Nam Côn Sơn dùng vận chuyển khí đốt và condensat về nhà máy khí Dinh Cố và nhà máy khí điện đạm Phú Mỹ. | 1 | null |
Thỏa thuận tạm thời Genève về chương trình hạt nhân của Iran đã được các bên gồm các nước P5+1 (gồm Đức và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Anh Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Trung Quốc) và Iran thông qua ngày 24/11/2013 tại Genève, Thụy Sĩ sau các cuộc đàm phán được diễn ra nhằm hạn chế các chương trình hạt nhân của Iran, để đổi lấy lệnh nới lỏng cấm vận do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các nước phương Tây đưa ra.
Theo thỏa thuận này, Iran không được làm giàu uranium. Đổi lại, Iran sẽ được nới lỏng lệnh trừng phạt cấm vận và giảm bớt một số hạn chế thương mại.
Iran cam kết sẽ không thực hiện chương trình làm giàu uranium ở mức 5% trong vòng 6 tháng, đồng thời tiến hành tháo dỡ các phương tiện kết nối kỹ thuật cho phép làm giàu uranium. Iran cũng cam kết vô hiệu hóa kho dự trữ uranium với tỷ lệ gần 20% bằng cách pha loãng với tỷ lệ dưới 5% trong vòng 6 tháng.
Phản ứng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định "ai cũng có lợi" trong việc đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hoan nghênh thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được giữa Iran và sáu cường quốc, coi đây là "một bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới một giải pháp toàn diện."
Ngày 24/11/2013, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ trích thỏa thuận hạt nhân giữa các cường quốc với Iran. | 1 | null |
Entertainment Weekly (đôi khi được viết tắt là EW, tạm dịch Tạp chí Giải trí hàng tuần) là một tạp chí của Mỹ, do Time, công ty con trực thuộc Time Warner xuất bản, chuyên về các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, kịch Broadway, sách và văn hoá đại chúng. Đây là ấn phẩm chị em với tạp chí "People Weekly". Khác với các ấn phẩm tập trung vào các nhân vật nổi tiếng như "Us Weekly", "People Weekly" đã nhắc đến ở trên, và "In Touch Weekly", "EW" chủ yếu tập trung vào các tin tức của ngành truyền thông giải trí và các bài đánh giá chuyên môn. Khác với "Variety" và tờ "The Hollywood Reporter", vốn chủ yếu hướng tới những người trong ngành, "EW" nhắm vào đối tượng độc giả đại chúng hơn.
Lịch sử.
Sáng tạo bởi Jeff Jarvis và thành lập bởi Michael Klingensmith, nhà xuất bản của Entertainment Weekly cho tới tháng 10 năm 1996, chương trình quảng cáo trên truyền hình đầu tiên nhằm thu hút độc giả đặt mua sớm miêu tả đó là một cuốn cẩm nang cho người sử dụng về văn hoá đại chúng, bao gồm phim, nhạc, và các bài phê bình sách, đôi khi có cả các bài bình luận về trò chơi điện tử và kịch sân khấu nữa.
Số đầu tiên của tạp chí được xuất bản vào ngày 16 tháng 2 năm 1990, với hình ảnh ca sĩ k.d. lang trên bìa. Từ "entertainment" (giải trí) trong tiêu đề không được viết hoa trên trang bìa cho tới giữa năm 1992 và giữ nguyên như thế từ đó đến nay. Tính tới năm 2003, tổng lượng phát hành hàng tuần của tạp chí trung bình ở mức 1,7 triệu bản mỗi tuần. Vào tháng 3 năm 2006, tổng biên tập Rick Tetzeli giám sát một cuộc kiểm tra toàn diện các hình minh hoạ và bố cục của tạp chí nhằm giúp Entertainment Weekly phản ánh một góc nhìn hiện đại hơn.
Nội dung điển hình và tần suất.
Tạp chí in hình những nhân vật nổi tiếng trên trang bìa và đăng bài về các chủ đề như đánh giá tác phẩm truyền hình, doanh thu phim, kinh phí sản xuất, doanh thu vé hoà nhạc, kinh phí quảng cáo, và các bài viết sâu về lịch chiếu, các nhà sản xuất, những người tổ chức chương trình, v.v...
Tạp chí xuất bản một số "ấn phẩm đôi" định kỳ hàng năm (thường vào tháng 1, tháng 5, tháng 6 và/hoặc tháng 8) được bán tại các sạp báo trong hai tuần; bởi vì tạp chí đếm số ấn bản tuần tự, nên họ đếm mỗi ấn phẩm đôi là "hai" ấn phẩm để đáp ứng đúng số lượng 52 ấn bản một năm đã thoả thuận với những người đặt mua dài hạn.
Bố cục.
"Entertainment Weekly" đi theo một format tạp chí điển hình: một bức thư gửi tổng biên tập và mục lục ở mấy trang đầu, cùng với quảng cáo. Trong khi có những quảng cáo không mấy liên quan gì tới ngành công nghiệp giải trí, thì phần lớn trong số các quảng cáo này thường là về các sự kiện âm nhạc, điện ảnh hay truyền hình sấp tới.
Tin tức và ghi chú.
Các bài viết dưới đây thường mở đầu cuốn tạp chí và theo thông lệ, chúng tập trung vào các sự kiện đang diễn ra trong nền văn hoá đại chúng. Toàn bộ phần này thường chiếm từ tám đến mười trang, trong đó đăng các bài điểm tin ngắn, cùng với một số mục cụ thể sau:
Bài viết chọn lọc.
Thông thường, có khoảng bốn đến sáu bài viết chính (mỗi bài dài từ một đến hai trang) nằm ở giữa tạp chí. Những bài viết này thường là các bài phỏng vấn, nhưng đôi khi cũng có những bài viết theo lối kể chuyện và các danh sách ở đây. Các bài viết chọn lọc thường chủ yếu nói về phim ảnh, âm nhạc và truyền hình, cũng có các bài về sách và kịch nhưng ít hơn. Trong lịch sử của tạp chí, chỉ có một số bài viết tường thuật (ví dụ, John Grisham, Stephen King) dành riêng cho một tác giả nào đó; còn chưa bao giờ có một bài tường thuật nào hoàn toàn nói về kịch/nhà hát.
Bài bình luận.
Có bảy mục bình luận ở những trang sau của mỗi số (chiếm tổng cộng khoảng gần nửa số trang của tạp chí). Bên cạnh phần phê bình, mỗi mục bình luận có có một danh sách bán chạy nhất, cùng với nhiều cột nhỏ bên cạnh chứa các bài phỏng vấn hoặc một số bài viết nhỏ khác. Khác với một số tạp chí châu Âu thường đánh giá các tác phẩm dựa trên số sao (thường những tác phẩm xuất sắc nhất sẽ là 4 hoặc 5 sao), "EW" cho điểm theo phong cách học thuật, do đó bài phê bình tích cực nhất sẽ cho điểm bằng chữ cái "A" và những nhận xét tiêu cực nhất sẽ cho điểm "F", với dấu cộng (+) hoặc (-) thêm vào bên cạnh các chữ cái khi cần thiết ngoại trừ chữ "F".
Các mục đó bao gồm:
Ấn bản thứ 1.000 và thiết kế lại.
Số thứ 1.000 của tạp chí được phát hành ngày 4 tháng 7 năm 2008, trong đó có danh sách top 100 phim, show truyền hình, video âm nhạc, ca khúc, kịch Broadway và công nghệ do tạp chí bình chọn trong hai mươi lăm năm gần đây (1983–2008).
Kể từ số thứ 1.001, "EW" đã có một sự thay đổi căn bản về thiết kế bên ngoài, cảm nhận và nội dung của tạp chí—tăng kích cỡ font chữ, hình ảnh và giảm tổng số từ trong tất cả các cột báo.
Website.
Website của tạp chí EW.com, hoạt động dưới sự điều hành của tổng biên tập Cyndi Stivers (người thành lập TimeOut New York), cung cấp cho người đọc các nội dung hàng ngày, tin nóng, blog, original video programming, entertainment exclusives và là nơi lưu trữ các bài phỏng vấn, bài báo và ảnh cũ của tạp chí. Cúng với một website, họ cũng có một đài phát thanh tên là Sirius XM.
Vào tháng 4 năm 2011, EW.com được xếp hạng là website về Tin tức Giải trí phổ biến thứ bảy tại Mỹ bởi Media Metrix của công ty comScore.
Giải EWwy.
Giải EWwy là một giải thưởng dành cho các sản phẩm truyền hình do Entertainment Weekly tổ chức nhằm vinh danh các diễn viên và series xứng đáng nhưng không được đề cử Giải Primetime Emmy. Giải EWwy được trao cho mười hạng mục và không dành cho bất cứ ai đã được đề cử giải Primetime Emmy ở hạng mục tương đương. Các bình chọn và đề cử được tổng hợp trực tuyến bởi bất cứ ai quyết định tham gia. Các hạng mục đó bao gồm: Series chính kịch xuất sắc nhất (Best Drama Series); Series hài kịch xuất sắc nhất (Best Comedy Series); Nam diễn viên chính kịch xuất sắc nhất (Best Actor in a Drama Series); Nam diễn viên hài kịch xuất sắc nhất (Best Actor in a Comedy Series); Nữ diễn viên chính kịch xuất sắc nhất (Best Actress in a Drama Series); Nữ diễn viên hài kịch xuất sắc nhất (Best Actress in a Comedy Series); Nam diễn viên phụ chính kịch xuất sắc nhất (Best Supporting Actor in a Drama Series); Nam diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất (Best Supporting Actor in a Comedy Series); Nữ diễn viên phụ chính kịch xuất sắc nhất (Best Supporting Actress in a Drama Series); và Nữ diễn viên phụ hài kịch xuất sắc nhất (Best Supporting Actress in a Comedy Series). | 1 | null |
Phamartes coronatus là một loài côn trùng có cánh thuộc bộ Bọ que được phát hiện năm 2011 ở Vườn quốc gia Bạch Mã và được công nhận loài mới năm 2013.
Phát hiện và đặt tên.
Mẫu vật "Phamartes coronatus" được thu thập trong một chuyến thám hiểm nghiên cứu côn trùng năm 2011 được xác định thuộc bộ Bọ que "Phasmatodea", họ "Diapheromeridae", phân họ "Necrosciinae" là độc lập với các chi khác và do đó được đặt trong một chi đơn loài mới, chi "Phamartes" | 1 | null |
Họ Cá đá hay họ Cá mao mặt quỷ, tên khoa học Synanceiidae, là một họ cá theo truyền thống xếp trong bộ Cá mù làn (Scorpaeniformes), nhưng gần đây được một số tác giả xếp trong bộ Cá vược (Perciformes), được tìm thấy tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng chủ yếu là cá biển, mặc dù một số loài được biết là sống ở vùng nước ngọt hoặc nước lợ. Các loài khác nhau của họ này được gọi không chính thức như cá đá, cá mao tiên, cá mao quỷ, cá mặt quỷ. Chi điển hình của họ này là "Synanceia" . Họ này đôi khi được đặt trong họ Scorpaenidae như là phân họ Synanceiinae. Loài điển hình của họ này là cá mặt quỷ ("Synanceia verrucosa").
Phân loại.
Họ này bao gồm 36 loài phân bố trong 9 chi như sau: | 1 | null |
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi tắt là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước năm 1927 còn có tên khác là Trung ương Cục (中央局). Không như các Bộ Chính trị của các Đảng Cộng sản các nước khác, quyền lực trong Bộ Chính trị tại Trung Quốc thực tế được tập trung tại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Bộ Chính trị được Ủy ban Trung ương bầu ra.
Bộ Chính trị được thành lập tại Hội nghị Trung ương thứ 1 Khóa 5 (1927). Ngày 20 tháng 5 năm 1943 Bộ Chính trị thông qua "quyết định về điều chỉnh cơ cấu và tinh giản trong Trung ương Đảng ". Ở giữa phiên họp toàn thể, toàn bộ lãnh đạo của Bộ Chính trị chịu trách nhiệm cho công việc, quyền quyết định tất cả các vấn đề lớn. Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan cao nhất Quản lý đất nước, chính quyền và cơ quan quân sự, các văn phòng và các phòng ban điều hành.
Sức mạnh thực tế của Bộ Chính trị nằm ở chức vụ của các thành viên đang tại nhiệm trong Chính quyền Nhà nước. Ngoài ra một số Ủy viên Bộ Chính trị cũng đứng đầu khu vực. Các kỳ họp được diễn ra định kỳ 1 tháng 1 lần, so với Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị là 1 tuần 1 lần. Chương trình nghị sự do Tổng Bí thư điều hành và các quyết định được thông qua đồng thuận chứ không phải theo đa số.
Các thành viên trong Bộ Chính trị thường được gọi là các Ủy viên Bộ Chính trị. Sau khi thành lập nước Trung Quốc, các Ủy viên trong Bộ Chính trị, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện, Quân ủy Trung ương, Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân, các cơ quan tương đương, các cơ quan chủ yếu đảm nhiệm thuộc Đảng tại Tỉnh, Thành thường được gọi là "Lãnh đạo Đảng và Nhà nước".
Từ năm 1982, tại kỳ họp Đại hội Đảng lần thứ 12 đã bãi bỏ chức vụ Chủ tịch Đảng và Phó Chủ tịch. Xếp hạng trong Bộ Chính trị được xếp theo thứ tự Bảng chữ cái (giản thể). Không giống Ban Thường vụ Bộ Chính trị sắp xếp theo chức vụ Trung ương.
Các chức vụ thường xuyên cơ cấu trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Tổng lý Quốc vụ viện (Thủ tướng), Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội), Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Bí thư Ban Bí thư, Phó Tổng lý Quốc vụ viện (Phó Thủ tướng), Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Phó Chủ tịch Quốc hội), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Bí thư Thành ủy Thiên Tân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bí thư Khu ủy Tân Cương.
Các thành viên không thường xuyên cơ cấu: Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Khu ủy Tây Tạng.
Tư cách Ủy viên Bộ Chính trị.
Các thành viên ứng cử lần đầu vào Bộ Chính trị phải có độ tuổi không quá 63 và đã đảm nhiệm các chức vụ cán bộ cao cấp và cán bộ quân sự. Sau đó sẽ được Ủy ban Trung ương Đảng bầu vào thời gian diễn ra Đại hội Đảng theo định kỳ.
Ngoài ra Trung ương Đảng và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đề nghị các ứng viên, nghiên cứu, đề cử vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị hiện nay.
Bộ Chính trị khóa XX được bầu tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX tháng 10 năm 2022.
Danh sách Ủy viên Bộ Chính trị các khóa.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (2012).
(2012–2017)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 (2007).
(2007–2012)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 (2002).
(2002–2007)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 15 (1997).
(1997–2002)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 (1992).
(1992–1997)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 13 (1987).
(1987–1992)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 12 (1982).
(1982–1987)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 (1977).
(1977–1982)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 10 (1973).
(1973–1977)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 9 (1969).
(1969–1973)
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 5 (1927).
Hội nghị Trung ương lần thứ 1 Khóa 5 (1927) bầu ra 8 Ủy viên Bộ Chính trị và 2 Ủy viên Dự khuyết
Ủy viên: Trần Độc Tú (Chủ tịch Trung ương và Cục Chính trị), Thái Hòa Sâm, Lý Duy Hán, Cù Thu Bạch, Trương Quốc Đào, Đàm Bình Sơn, Lý Lập Tam, Chu Ân Lai.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 4 (1925).
Hội nghị Trung ương lần thứ 1 Khóa 4 (1925) bầu ra 5 Ủy viên Bộ Chính trị.
Ủy viên: Trần Độc Tú (Chủ tịch Trung ương và Cục Chính trị), Bành Thuật Chi (Chủ nhiệm Cơ quan Tuyên truyền Trung ương), Trương Quốc Đào (Chủ nhiệm Cơ quan Công nông Trung ương), Thái Hòa Sâm (Ủy viên Cơ quan Tuyên truyền Trung ương), Cù Thu Bạch (Ủy viên Cơ quan Tuyên truyền). | 1 | null |
Cá căng cát (Danh pháp khoa học: Terapon jarbua), hay cá ong, là loài cá thuộc thuộc họ Cá căng (Terapontidae) trong bộ Cá vược (Perciformes) phân bố tại các vùng biển Ấn Độ Dương. Đây là loài cá có thể sống được cả môi trường nước ngọt và nước lợ.
Đặc điểm.
Đây là loài cá chỉ có trong thiên nhiên và là loài cá biển nhưng cá căng là loài cá có thể vừa sống ở cửa sông nước lợ, vừa sống ven bờ biển, cá sống ở những vùng đầm phá với nguồn nước lợ có sự hoà trộn giữa nước biển và nước sông, cá là đặc sản của vùng phá Tam Giang ở Miền Trung Việt Nam. Loài cá ong này kì lạ ở chỗ là cứ biển động, sóng lớn thì cá căn dễ cắn câu hơn những lúc biển yên ả bình thường. Do đó ở Việt Nam vào thời điểm này, chỉ cần vài tay lưới đã có thể bắt được hàng chục con chừng 2 - 3 ngón tay ở cửa sông. Nếu câu ngoài biển cũng có thể vớt được loại to hơn lên đến nửa ký.
Cá ong có thân hình dẹp tương tự như cá rô đồng nhưng mình trắng, có hai sọc đen chạy dọc trên thân. Cá ong có thân hình nhỏ cỡ bằng 4 ngón tay người lớn, dài chừng 20 cm, con to có trọng lượng gần nửa ký. Thông thường, ở cửa sông đa số chỉ có cá căn loại nhỏ cỡ hai ngón tay, ngoài bờ biển có những con cá ong cỡ nửa ký. Bên trong lớp vảy nhỏ có màu nâu xanh là lớp thịt trắng dày hai bên xương sống. Ngon nhất là chỗ thịt ở phần lườn và đầu, ăn chỗ này thì có cảm giác béo ngậy. Đặc biệt thịt cá dai, ăn ngọt, nhất là những con cá cỡ lớn lại càng thơm béo.
Thịt cá ong được nhiều người đánh giá là ngon hơn rất nhiều so với các loại cá khác. Thịt cá ong ngon ngọt, chắc dai mà không mềm bở như cá sông, cũng không gây dị ứng như cá biển. Lòng cá ong béo nhưng không ngán vì vị hơi nhân nhẫn đắng để khắc chế vị ngậy của mỡ, của gan cá đặc biệt là chất béo đặc trưng của mỡ cá. Cá căn rất giàu omega 3, protein cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển ở trẻ em.
Ở Miền Trung Việt Nam, Cá ong gồm hai loại là cá ong căn và cá ong bầu.
Giá trị.
Cá ong có giá trị đắt hơn cá biển nhiều nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng và sản lượng khai thác không đủ để cung cấp cho nhu cầu của dân địa phương. Đây cũng được xem là loại thực phẩm tốt dành cho những người béo phì. Cá ong chỉ cần rửa sạch đánh vảy, đặc biệt bộ lòng cá thì phải để lại. Cá ong bầu nướng mộc rất thơm. Đặc biệt là cá ong rất thích hợp với dưa hồng.
Dân gian có câu:
và câu:
Những ngày đông, dọc các làng chài miền Trung, ngư dân thường đánh bắt được mùa cá ong. Khác với những loại cá khác ở khơi xa, cá ong được đánh bằng lưới đơn trên những chuyến ghe nhỏ gần bờ vì biển động không thể ra khơi. Ngư dân được mùa cá ong, họ cứ xem như cả làng được lộc. Một trong các món ăn dân dã của Nghĩa An, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi là món cá căn nấu ngọt. Món cá căn nấu ngọt phải thưởng thức lúc còn nóng mới cảm nhận hết cái hương vị đậm đà, đặc trưng của món ăn. Bí quyết để món cá căn nấu ngọt giữ nguyên hương vị là chỉ được nêm muối hột (muối sống) dã với ớt chứ không được nêm thêm bất cứ gia vị nào.
Bên cạnh đó, cá căn có nhiều cách chế biến, có thể hấp cách thủy với thịt heo ba chỉ cùng kim châm nấm mèo để cuốn bánh tráng, hoặc kho ngọt. Đặc biệt cá căn nấu canh với dưa hồng được cho là ngon, khi nấu, cần làm cá thật sạch, móc hết ruột bỏ đi. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả cá vào, lấy ít muối sống giã với ớt xanh cho tiếp vào nồi. Khi thấy cá gần chín, trút dưa hồng đã gọt vỏ, thái mỏng vào, đợi nước sôi lại thì tắt bếp. Múc canh ra tô, rắc thêm ít tiêu và hành ngò lên bề mặt để tô canh dậy mùi thơm. Canh cá căn dưa hồng thưởng thức lúc còn nóng. | 1 | null |
Ốc đá hay còn gọi là ốc suối, ốc thuốc, ốc vặn và ốc Campuchia (Danh pháp khoa học: Bellamya chinensis) thuộc họ Viviparidae là một loài ốc trong các loài ốc nước ngọt sinh sống dưới nước, thở bằng mang (thủy sản), đẻ con và là loài ốc sống trong các gộp đá ở các suối trên núi cao, trong hang núi đá, khe suối.
Đặc điểm.
Ốc đá có hình dáng tương tự như ốc bươu, ốc nhồi, nhưng phần đuôi tròn, thân màu vàng nhạt, vỏ cứng màu đen. Ốc có chiều dài khoảng từ 3 – 7 cm, nhiều loại ốc chỉ lớn hơn đầu đũa một tí và có màu đen trũi, mình dài, óng ánh trong nắng nhưng cũng có những loài ốc to bằng chén uống nước, thân dẹt, màu trắng sữa hay đen trũi. Một số con ốc đá có hình dáng khá giống ốc núi bà Đen ở Tây Ninh, chúng không phát triển theo chiều dọc như ốc nhồi, ốc bươu mà nó phát triển theo chiều ngang, mình dẹp, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa và một số loại ốc khác thì mỏng vỏ, dày ruột, có hương thuốc quý do ăn các loại lá cây, quả và thảo dược trong rừng. Thịt ốc đá trắng, mềm ngọt hơn ốc bươu, có vị ngọt, giòn, béo, thơm.
Tập tính.
Loại ốc này thường chỉ có ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp. Chúng thường ra nhiều sau mưa để ăn lá cây. Chúng chỉ xuất hiện vào đầu mùa mưa, lúc rừng núi ẩm ướt (từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch) rồi sau đó gần như biến mất. Chúng thường bám dưới những hốc đá nằm sâu trong vũng nước, khe suối và chậm chạp bám vào những tảng đá ven bờ suối để ăn rong rêu. Sau các đợt lũ, chúng không chỉ bám dưới hốc đá, ốc nhiều nhất ở dưới lớp rêu nước.
Chớm hè mới là thời kỳ ốc đá chuẩn bị sinh sản. Bình thường, ốc đá sinh sống ở các khe, suối, nơi có dòng nước trong xanh, không bị ô nhiễm và có nhiều đá. Ban ngày ốc chui xuống phía dưới các tảng đá, dưới cát hay dưới các lớp lá cây bị mắc lại tại các hốc đá. Ban đêm ốc bò ra, bám thành từng bầy trên những phiến đá, đen tuyền, hiện rõ dưới dòng nước của các con suối, khe nước
Tại Việt Nam, ốc sống tập trung ở các huyện ở vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My (Quảng Nam). Vành đai vườn quốc gia Cúc Phương chạy dọc các xã Thành Lâm, Thành Yên, Thành Mỹ, Thạch Lâm của huyện Thạch Thành là có nhiều ốc đá nhất. Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất, chỉ những ngày mưa ốc mới xuất hiện.
Tại vùng Thanh Hóa, sau khi cơn mưa rừng trút xuống, nước tràn khe suối, những con ốc ẩn mình cả năm chui lên khỏi mặt đất, trời mưa rất dễ bắt ốc, trời mát, ốc bò ra nhiều, nếu mưa sớm vào buổi chiều, hôm sau lá bị khô, ốc không chui ra ngoài Hết mùa mưa, ốc sẽ chui sâu xuống đất, rất khó tìm.
Khai thác.
Các huyện miền núi của Quảng Nam như Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước, Tây Giang, Nam Giang... thường hay đãi khách phương xa nhiều món ngon đặc biệt, và ốc đá ốc đá là một trong những ẩm thực mang đậm nét đặc trưng của tộc người vùng cao ở Trường Sơn. Chúng là loại thức ăn đặc biệt, quen với người Mường, Thái. Dân bản địa còn gọi với tên khác là ốc thuốc vì chúng có nhiều công dụng trị một số chứng lạnh bụng, đau bụng, dị ứng và có giá trị dinh dưỡng cao. Phần đuôi ốc có giá trị nhất, vì chính là "túi thuốc" của con ốc.
Ốc đá chế biến đơn giản, chỉ cần ngâm nước sạch cho nhả hết lá cây rồi luộc hoặc xào, làm nộm. Ngon nhất vẫn là ốc luộc vì giữ được hương thơm của vị thuốc. Ốc bắt về được ngâm với nước vo gạo khoảng sáu giờ để nhả hết chất bẩn. Chà rửa ốc thật sạch, chặt bỏ trôn (đuôi) ốc, rửa ốc một lần nữa, vớt ra rổ để ráo. Ốc đá um sả là món ăn ngon được nhiều người ưa thích ngoài luộc còn có thể chế biến thành nhiều món khác, không xào ốc vì khi xào ốc ra nhiều nhớt ăn không ngon, thường nấu canh, người ta có thể nạo xoài chua đem trộn với ốc và gia vị: mùi tàu, lá gừng, tía tô, chanh, ớt làm gỏi. Ốc đá còn được chế biến thành món ốc hút. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.