text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Pagurus là một chi cua ẩn sĩ trong họ Paguridae.
Loài.
Thông thường, một số loài mới được phát hiện mỗi năm. Danh sách sau đây là hiện tại của tháng 6 năm 2012:
Sau đây là tất cả nomina nuda. Chúng chưa bao giờ được mô tả một cách hợp lệ như loài mới, nhưng chỉ đề cập dưới các tên: | 1 | null |
Karl August Adalbert Graf zu Solms-Wildenfels (7 tháng 9 năm 1823 tại Potsdam – 28 tháng 2 năm 1918 tại Berlin-Halensee) là một tướng lĩnh, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Ông sinh vào tháng 9 năm 1823 ở Potsdam, là con trai của Otto Graf zu Solms-Wildenfels (1794 – 1834), thành viên một gia đình quý tộc Đế chế cũ, đã bị mất đặc quyền vào năm 1806 trong quá trình tước đoạt đặc quyền phong kiến của một quốc gia thế tục hoặc tôn giáo, hoặc một thành phố tự do và sáp nhập vào một quốc gia khác trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Thân mẫu của ông là Pauline Adele Sophie Freiin von Sirtema van Grovestins (1802 – 1848), xuất thân trong gia tộc cổ mang dòng máu Hà Lan và Friesland. Năm 11 tuổi (1834), Graf Solms-Wildenfels nhập học trường thiếu sinh quân Phổ ở Potsdam rồi 13 năm sau (1847), ông theo học Viện Thiếu sinh quân ("Hauptkadettenanstalt") tại Berlin. Vào năm 1840, ông khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình với cấp hàm "Thiếu úy" trong Trung đoàn Thiết kỵ binh Cận vệ tại Potsdam. Lợi thế của những người có nguốn gốc là con nhà quý tộc Kháng Cách Đức không nhập ngũ dưới hình thức cưỡng bách tòng quân như ông nằm ở chỗ là chỉ phục vụ một trung đoàn kỵ binh đóng tại một trong các đế đô của Phổ, qua đó dễ tiếp cận với Quốc vương. Sai khi được thăng quân hàm Trung úy vào năm 1843, Solms-Wildenfels tham gia giao chiến trên đường phố Berlin vào ngày 18 tháng 3 năm 1848 trong cuộc trấn áp Cách mạng Đức. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo, ông tham gia chiến dịch Böhmen với cấp bậc Thiếu tá và Đội trưởng kỵ binh ("Eskadronchef"), chiến đấu trong các trận đánh ở Skalitz vào ngày 28 tháng 6, Schweinschädel vào ngày 29 tháng 6 và Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được giao quyền chỉ huy Trung đoàn Thương kỵ binh số 11 vào tháng 10 năm 1866, rồi được thăng cấp hàm Thượng tá vào tháng 12 năm đó. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông thống lĩnh trung đoàn của mình tham chiến trong các cuộc vây hãm pháo đài Metz, Toul và Paris, cũng như trong các trận đánh ở Beaugency-Cravant vào tháng 10 năm 1870 và Le Mans vào đầu tháng 1 năm 1871, và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt vì những đóng góp nói trên của ông. Vào tháng 6 năm 1873, ông được lãnh chức Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 29 và lên quân hàm Thiếu tướng. Được trao tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi và Huân chương Vương miện hạng I, ông kết thúc con đường binh nghiệp của mình với cấp hàm Trung tướng vào tháng 9 năm 1881. Tháng 2 năm 1918, ông từ trần ở Berlin-Halensee.
Gia quyến.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 1862, tại Baruth/Mark, Solms-Wildenfeld đã kết hôn lần thứ nhất với Gräfin Elisabeth zu Solms-Baruth (1836 – 1868) và sau khi bà này qua đời, ông tái giá với Gräfin Fanny von Schimmelmann (1846 – 1918) vào ngày 28 tháng 9 năm 1875 tại Ahrensburg.
Hai cuộc hôn nhân đã mang lại cho ông bảy người con: | 1 | null |
Pagurus hirsutiusculus là một loài cua ẩn sĩ, thường được gọi là Cua ẩn sĩ lông. Nó sống từ eo biển Bering tới California và Nhật Bản, từ vùng bãi triều đến độ sâu 110 m (360 ft).
Phạm vi và môi trường sống.
P. hirsutiusculus được tìm thấy từ đảo Pribilof, Alaska đến miền Nam California, và từ eo biển Bering phía nam tới Nhật Bản. Nó sống ở độ sâu khác nhau, từ giữa khu vực bãi triều đến 110 m (360 ft), thường thấp hơn so với Pagurus samuelis. Nó thường được tìm thấy trong vùng thủy triều với cát hoặc đá, và dưới các hốc đá, các khúc gỗ, và rong biển. | 1 | null |
Pagurus samuelis, Cua ẩn sĩ sọc xanh, là một loài cua ẩn sĩ từ bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, và là loài cua ẩn sĩ phổ biến nhất ở California. Nó là một loài nhỏ, với những sọc màu xanh đặc biệt trên đôi chân của chúng. Nó thích sống trong vỏ của ốc khăn xếp đen, và là một sống về đêm ăn tảo và xác thối rữa. | 1 | null |
Thịt sống hay xác thịt hay thớ thịt hay thân thịt hay da thịt (flesh) là thuật ngữ chỉ về chất mềm của cơ thể của một sinh vật sống. Trong cơ thể người hoặc động vật khác, thịt sống hay xác thịt bao gồm các cơ bắp và chất béo (mỡ), ở các động vật có xương sống, thịt sống đặc biệt bao gồm các mô cơ (cơ xương), như trái ngược với xương và nội tạng động vật. Khi thịt sống được sử dụng làm thực phẩm nó được gọi là thịt.
Ở thực vật, "xác thịt" là các mô của các quả, trái cây thường nằm trong phần cùi, chẳng hạn như thịt nhãn. Theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì thân thịt là toàn bộ cơ thể của một động vật giết mổ sau khi cắt tiết, cạo lông (hoặc đánh lông) hoặc lột da, loại bỏ phủ tạng, cắt bỏ hoặc không cắt bỏ các chi, đầu, đuôi. Thân thịt có thể để nguyên hoặc xẻ làm đôi theo đường xương sống.
Nếu thịt được ướp lạnh ở nhiệt độ từ 0 tới 4 độ C trong vài ngày vẫn được coi là thịt tươi. Thịt tươi hay thịt tươi sống hay thịt tươi ngon là tên gọi chỉ chung cho các loại thịt được sử dụng khi vừa qua giết mổ, thông dụng đó là các loại thịt gia súc (thịt đỏ) và thịt gia cầm (thịt trắng). Thịt tươi là nguyên liệu cho món thịt tái. Nhìn màu sắc và sờ là hai cách chính giúp người nội trợ tránh mua nhầm thịt cũ hay thịt ôi. | 1 | null |
Khu bảo tồn thiên nhiên Korgalzhyn là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm ở phía tây của thành phố Astana, tại hai tỉnh Akmola và Karagandy, Kazakhstan. Nó là một phần của di sản thế giới của UNESCO, Saryarka - Các hồ và vùng thảo nguyên ở phía Bắc Kazakhstan, đồng thời cũng là một khu Ramsar và dự trữ sinh quyển thế giới. Nó bảo vệ về 5.432 km2 diện tích là các hồ, thảo nguyên và bán sa mạc. Hồ lớn nhất là hồ Tengiz.
Các vùng đất ngập nước tại khu bảo tồn này là nơi cư trú của những con bồ nông, sếu và chim hồng hạc, những cư dân của phương Bắc. Tất cả có khoagr hơn 300 loài chim trong khu bảo tồn. Các thảo nguyên của khu bảo tồn là nơi sinh sống của sói xám, linh dương Saiga và sóc thảo nguyên. | 1 | null |
Lớp Chân hàm (Maxillopoda) là một lớp động vật giáp xác bao gồm hà, chấy cá, giun lưỡi và các loài động vật khác có liên quan. Đây có vẻ không phải là một nhóm đơn ngành.
Mô tả.
Trừ vài loài hà, các loài Maxillopoda đều khá nhỏ, trong đó có loài chân khớp nhỏ nhất, "Stygotantulus stocki". Chúng thường có cơ thể ngắn, với bụng bị tiêu giảm, và thường không có phần phụ nào. Điều này có lẽ là do paedomorphosis (sự giữ lại đặc tính khi còn non).
Ngoài hà ra (dùng chân để lọc thức ăn), đa số Maxillopoda kiếm ăn nhờ maxilla.
Hóa thạch.
Dấu vết hóa thạch cổ nhất của lớp này có niên đại từ kỷ Cambri, với sự hiện diện của hà và Pentastomida.
Phân loại.
Năm phân lớp thường được công nhận, mặc dù nhiều công trình đã tiếp tục bao gồm Ostracoda trong Maxillopoda. Trong số năm nhóm, chỉ Mystacocarida là hoàn toàn sống tự do, tất cả các thành viên của Tantulocarida, Pentastomida và Branchiura sống ký sinh và nhiều thành viên Copepoda cũng là ký sinh trùng. | 1 | null |
USS "Meredith" (DD–165) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung sĩ Jonathan Meredith (1772-1805).
Thiết kế và chế tạo.
"Meredith" được đặt lườn vào ngày 26 tháng 6 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 9 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà William F. Meredith, hậu duệ bốn đời của Trung sĩ Meredith, và được đưa ra hoạt động tại Boston vào ngày 29 tháng 1 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. H. Michaels.
Lịch sử hoạt động.
Được phân về Lực lượng Khu trục Hạm đội Đại Tây Dương, "Meredith" đi đến Newport, Rhode Island để thực hành ngư lôi, và vào ngày 18 tháng 2 bắt đầu một chuyến đi chạy thử máy đến Cuba. Tuy nhiên, đến ngày 22 tháng 2, nó được lệnh tham gia cùng năm tàu khu trục khác trong thành phần hộ tống cho chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson từ Pháp quay trở về Boston sau Hội nghị Hòa bình châu Âu. Đến ngày 26 tháng 2, nó tiếp tục việc chạy thử máy.
"Meredith" rời New York vào ngày 1 tháng 5, để đi vịnh Trepassey, Newfoundland, nhằm phục vụ như cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên của các thủy phi cơ Navy Curtis từ Long Island đến Plymouth, Anh Quốc. Sau khi quay trở về Boston, nó hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và vịnh Mexico cùng Chi hạm đội Khu trục 2 cho đến tháng 11, rồi hoạt động ngoài khơi Newport cho nhiệm vụ huấn luyện và thực hành mục tiêu trước khi được sửa chữa tại Norfolk.
Gia nhập trở lại đội của nó tại Charleston, South Carolina vào ngày 26 tháng 1 năm 1922, "Meredith" tham gia các cuộc cơ động cho đến ngày 5 tháng 4, khi nó đi vào Xưởng hải quân Philadelphia để chuẩn bị ngừng hoạt động. Được cho xuất biên chế vào ngày 28 tháng 6 năm 1922, "Meredith" tiếp tục ở lại Philadelphia cho đến khi bị bán để tháo dỡ vào ngày 29 tháng 9 năm 1936 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. | 1 | null |
USS "Bush" (DD–166) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Thủy quân Lục chiến William Sharp Bush, người tử trận trong cuộc Chiến tranh 1812.
Thiết kế và chế tạo.
"Bush" được đặt lườn vào ngày 4 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 10 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Josephine T. Bush, một hậu duệ của Trung úy Bush, và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 2 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân R. B. Coffey.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy nghiệm thu vào tháng 7 năm 1919, "Bush" hoạt động dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ cùng với Hải đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương cho đến ngày 29 tháng 11 năm 1919, khi nó đi đến Charleston, South Carolina và trở thành một đơn vị của Hải đội 1, Chi hạm đội 7 với biên chế giảm thiểu. Nó ở trong tình trạng dự bị cho đến mùa Hè năm 1920, rồi tham gia các chuyến đi huấn luyện Hải quân Dự bị Hoa Kỳ. Sau đó nó kuân phiên hoạt động giữa Charleston, căn cứ mùa Đông, và Newport, Rhode Island, căn cứ mùa Hè, cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 21 tháng 6 năm 1922 tại Xưởng hải quân Philadelphia. Sau gần 14 năm bị bỏ không, cuối cùng nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 8 tháng 9 năm 1936 nhằm tuân thủ các điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. | 1 | null |
USS "Cowell" (DD–167) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất; trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1940 và đổi tên thành HMS "Brighton" (I08); rồi lại được chuyển cho Hải quân Liên Xô năm 1944 và đổi tên thành "Zharkiy" (Жаркий) trước khi được hoàn trả cho Anh Quốc để tháo dỡ vào năm 1949. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Hải quân John G. Cowell (1785–1814), người tử thương trong cuộc Chiến tranh 1812.
Thiết kế và chế tạo.
"Cowell" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 11 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô E. P. Garney, và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. E. Van Hook.
Lịch sử hoạt động.
USS "Cowell".
"Cowell" rời Boston, Massachusetts vào ngày 3 tháng 5 năm 1919 để đi vịnh Trepassey, Newfoundland, nhằm phục vụ như cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên của các thủy phi cơ Navy Curtis từ Long Island đến Plymouth, Anh Quốc. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, nó quay trở về Boston vào ngày 22 tháng 5 để chuẩn bị phục vụ tại Châu Âu, và đến ngày 30 tháng 6 đã khởi hành từ New York để gia nhập lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại biển Adriatic. Tại đây nó phục vụ như tàu liên lạc cho Ủy ban Hòa bình Đồng Minh, và như một tàu trạm tại các cảng Rijeka, Split và Trogir của Croatia (lúc đó còn thuộc Vương quốc Serb, Croat và Slovene), cho đến khi lên đường quay trở về nhà vào ngày 23 tháng 10.
Được đưa về lực lượng dự bị tại Boston và Charleston từ ngày 1 tháng 12 năm 1919, "Cowell" khởi hành cho một lượt huấn luyện cùng lực lượng dự bị ngoài khơi Newport, Rhode Island từ tháng 4, đến tháng 10 năm 1921, rồi quay trở về Charleston. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1922, nó được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia, nơi nó bị bỏ kh5ng cho đến khi được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 17 tháng 6 năm 1940. Làm nhiệm vụ tuần tra tại Đại Tây Dương, nó hoạt động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến ngày 18 tháng 9 năm 1940, khi nó đi đến Halifax, Nova Scotia, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 9 năm 1940 và được chuyển cho Anh Quốc cùng ngày hôm đó theo những điều khoản của Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ.
HMS "Brighton".
Nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Brighton", chiếc tàu khu trục hoạt động cùng các tàu rải mìn tại eo biển Đan Mạch và ngoài khơi quần đảo Faroe. Vào ngày 27 tháng 2 năm 1941, nó cứu vớt 19 người sống sót từ chiếc SS "Baltisan" bị đắm do trúng ngư lôi. "Brighton" được cải biến nhằm tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống vận tải, được tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một dàn phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng bên trên, lấy chỗ chở thêm mìn sâu và trang bị một dàn pháo cối chống tàu ngầm Hedgehog. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, nó phục vụ trong những năm 1943 và 1944 như một tàu mục tiêu để huấn luyện các đội bay hải quân tại Khu vực Tiếp cận phía Tây và tại Rosyth, Scotland.
"Zharkiy".
Vào ngày 16 tháng 7 năm 1944, chiếc tàu khu trục được chuyển cho Nga, nơi nó phục vụ cho Hải quân Liên Xô dưới cái tên "Zharkiy" (tiếng Nga: Жаркий) cho đến khi được Nga hoàn trả cho Anh tại Rosyth vào ngày 28 tháng 2 năm 1949. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 5 tháng 4 năm 1949. | 1 | null |
Friedrich Franz Graf von Waldersee (17 tháng 12 năm 1829 tại Berlin – 6 tháng 10 năm 1902 tại Schwerin) là một sĩ quan quân đội Phổ-Đức, đã lên đến cấp hàm Trung tướng.
Gia đình.
Friedrich Franz Graf von Waldersee sinh vào tháng 12 năm 1829 ở Berlin, là cháu nội của Franz Graf Waldersee (1763 – 1823), một người con ngoài giá thú của Vương hầu ("Fürst", sau năm 1806 là Công tước) Leopold III xứ Anhalt-Dessau với Johanna Eleonore Hoffmeyer (12 tháng 11 năm 1739 – 3 tháng 6 năm 1816). Ông là người con thứ 4 trong 6 người con của viên tướng kỵ binh Phổ Franz Heinrich von Waldersee (25 tháng 4 năm 1791 tại Dessau – 16 tháng 1 năm 1873 tại Breslau) với bà Bertha von Hünerbein (1799 – 1859). Em trai của ông, Alfred von Waldersee (1832 – 1904), từng tham gia các cuộc chiến tranh với Áo năm 1866 và với Pháp từ năm 1870 đến năm 1871, giữ chức Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức trong một thời gian ngắn và về sau trở thành Thống chế. Kể từ năm 1897, gia đình von Waldersee cư ngụ tại Dinh thự Waterneverstorff ở quận Waterneverstorf thuộc đô thị tự trị Behrensdorf.
Gia quyến.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 1863, tại Alt-Jeßnitz, Waldersee đã thành hôn với Geraldine Freiin von Ende (22 tháng 11 năm 1843 tại Dresden – 20 tháng 1 năm 1919 tại Coswig gần Dresden). Cặp đôi này đã sản sinh ra hai người con: | 1 | null |
Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
Chuỗi hòa âm.
Chuỗi hòa âm là một hiện tượng vật lý, nó giải thích âm sắc của các nhạc cụ cũng như các vật khác. Khi bạn nghe một âm thanh, không chỉ nghe một âm đơn lẻ mà là một chuỗi các âm thanh được gọi là họa âm chồng chéo lên nhau. Khi lấy nốt Đô làm nốt cơ bản, thì thứ tự của các nốt họa âm được sắp xếp như sau:
Đây là cách tạo ra hợp âm theo chuỗi hòa âm. Các hợp âm ba nốt chứa họa âm 4; các hợp âm 7 chứa họa âm 6 và các hợp âm chín chứa họa âm 8. Các hợp âm ba nốt và hợp khác không phải hình thành từ việc chồng chéo các quãng 3 mà là sự chồng chéo của các họa âm trong chuỗi của nốt chủ âm. Nhưng để thuận tiện thì người ta tạo hợp âm bằng cách kết hợp các quãng 3. | 1 | null |
Trong âm nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩa chính:
Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta dùng sử dụng các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc... và nốt nhạc. Nốt nhạc giúp nhận biết được cao độ và trường độ của âm thanh.
Nốt nhạc là thành phần cơ bản của âm nhạc phương Tây: phân tích âm nhạc của hiện tượng âm nhạc để tiện trình bày, hiểu rõ, và phân tích âm nhạc.
Tên nốt nhạc.
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là: Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Sol (G), La (A), Si (B). Nốt thứ 8, hay quãng tám, có tên giống hệt như nốt thứ nhất, nhưng gấp đôi tần số so với nốt thứ nhất. Để phân biệt, người ta thường ghép chữ cái Latin ký hiệu nốt và số thứ tự. Ví dụ, Nốt La (440 Hz) được ký hiệu là A4. | 1 | null |
Thiên thần Than khóc (tiếng Anh: "Weeping Angels") là một chủng loài cổ đại hư cấu trong loạt phim "Doctor Who". Chúng có hình dạng như những bức tượng thiên thần sẽ cử động khi không có người quan sát. Theo Steven Moffat, người sáng tạo nên Thiên thần Than khóc, thiết kế hình dạng của các thiên thần này dựa trên những trò chơi thời thơ ấu như trò chơi hoá tượng và khái niệm cho rằng mỗi bức tượng đều là một thiên thần đang than khóc.
Chúng hấp thụ dinh dưỡng bằng cách gửi nạn nhân về quá khứ, đó là một quá trình tạo ra năng lượng để chúng hấp thụ. Khi chúng không được sinh vật nào khác quan sát, chúng có thể di chuyển rất nhanh và âm thầm, nhưng khi chúng bị quan sát, chúng sẽ bị "khoá lượng tử", bất động trong không gian và hoá đá. Trong trạng thái này, chúng đứng yên và khó có thể bị phá huỷ. Quá trình này không thể bị cưỡng lại, nên nếu có hai Thiên thần Than khóc nhìn vào nhau, chúng sẽ bị hoá đá vĩnh viễn. Chính vì điều này, chúng thường che mắt lại trong khi hoá đá, làm nên danh xưng Thiên thần Than khóc.
Mô tả.
Theo Doctor, Thiên thần Than khóc "già như (hay gần như) chính vũ trụ, nhưng không ai thực sự biết chúng đến từ đâu". Ông mô tả chúng như là những sinh vật cô đơn nhất vũ trụ, vì phản xạ khoá lượng tử của chúng khiến chúng khó có thể giao tiếp xã hội; chúng cũng được mô tả như là "dạng sống tàn ác, hùng mạnh và chết chóc nhất mà quá trình tiến hoá tạo ra." Dù như thế, trong các tập phim về chúng, chúng vẫn được thấy giao tiếp và làm việc theo nhóm với nhau. Trong tập phim "The Angels Take Manhattan", một dạng khác của Thiên thần Than khóc được tiết lộ, những tiểu thiên sứ. Không giống như Thiên thần Than khóc, chúng không hoàn toàn im lặng, nhưng chúng phát ra âm thanh của trẻ sơ sinh, và tạo ra tiếng bước chân.
Năng lực.
Thiên thần Than khóc sở hữu nhiều năng lực khác nhau. Năng lực nổi tiếng nhất của chúng chính là khả năng "khoá lượng tử", một kiểu phòng vệ tuyệt đối. Khi bị quan sát, chúng sẽ hoá đá và trở nên miễn khỏi sự công kích. Năng lực dị thường khác của chúng là khả năng di chuyển cực nhanh, vượt qua nhiều mét khoảng cách trong chớp mắt trước khi bị khoá lượng tử trở lại. Chúng rất mạnh mẽ về thể chất, vì dễ dàng bẻ cổ nạn nhân, dù hiếm khi làm như vậy. Trong tập phim "The Time of Angels", khi Thiên thần Than khóc cần giao tiếp với chủng loài khác, chúng dùng giọng nói của một nạn nhân bị bẻ cổ và sắp xếp lại trật tự não của người đó. Thiên thần Than khóc cũng có thể dễ dàng phá được cửa sắt, xoay được bánh khoá bị từ hoá.
Bất cứ thứ gì mang hình ảnh của Thiên thần Than khóc, bao gồm ảnh chụp và đoạn phim, cũng sẽ biến thành Thiên thần Than khóc. Không chỉ vậy, khi một sinh vật nhìn vào mắt Thiên thần Than khóc, hình ảnh của Thiên thần Than khóc cũng sẽ thâm nhập vào trong trung ương thị giác của họ, dần dấn biến họ trở thành một Thiên thần Than khóc.
Khi Thiên thần Than khóc chạm vào một người nào đó, chúng có thể đưa người đó trở về quá khứ, hút lấy năng lượng sản sinh trong quá trình này. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể hút năng lượng từ các nguồn phóng xạ và điện. Tuy nhiên, nếu bị bỏ đói quá lâu, chúng sẽ dần mục rữa và hình dạng của chúng dần dần chuyển thành những bức tượng cũ.
Đón nhận.
Trong một cuộc khảo sát của BBC, lấy phiếu bầu chọn từ 2,000 đọc giả của tạp chí "Doctor Who Adventures", Thiên thần Than khóc được bầu chọn là quái vật đáng sợ nhất của năm 2007 với 55% phiếu bầu; The Master và tộc Dalek chiếm vị trí thứ hai và thứ ba với 15% và 4% bầu chọn. Moray Laing, biên tập của "Doctor Who Adventures", khen ngợi ý tưởng về việc trốn thoát khỏi một con quái vật bằng cách không chớp mắt, một việc vừa dễ, vừa khó thực hiện. Trong khảo sát năm 2012 với hơn 10.000 người tham dự của "Radio Times", Thiên thần Than khóc một lần nữa được xếp hạng là quái vật hay nhất của "Doctor Who" với 49.4% bầu chọn, vượt qua tộc Dalek ở vị trí thứ hai với 17%.
Thiên thần Than khóc nằm ở vị trí thứ ba trong danh sách "Mười Quái Vật Điển Hình Mới của" Neil Gaiman trong tuần san "Entertainment Weekly". Chúng cũng được xếp hạng ba trong số các kẻ xấu trong "Doctor Who" bởi "The Telegraph", sau Nestene Consciousness và tộc Dalek. Các thiên thần cũng được liệt kê ở vị trí thứ ba trong số các nhân vật đáng sợ nhất trên truyền hình bởi TV Squad. Năm 2009, "SFX" đã vinh danh khoảnh khắc đỉnh cao trong "Blink" khi các Thiên thần Than khóc tiến để chỗ Sally và Larry là khoảng khắc đáng sợ nhất trong lịch sử "Doctor Who". Họ cũng liệt kê các thiên thần trong danh sách những điều yêu thích của họ khi loạt phim "Doctor Who" hồi sinh, và bình luận rằng, "Quái vật. Đáng sợ nhất. Từng có." | 1 | null |
Săn lợn rừng hay săn heo rừng hay thú săn lợn rừng, thú săn heo rừng nói chung là việc thực hành săn bắn các loại lợn rừng hoặc lợn hoang. Săn lợn rừng thường là một bài kiểm tra lòng dũng cảm vì những con lợn rừng khá lì lợm, táo tợn và những con lợn có kích thước phát triển là một động vật lớn trang bị cặp nanh sừng lớn cùng với lớp da dày. Đối với nhiều người thì săn lợn rừng cũng là một thú vui của những người đi săn, ở một số nơi, săn lợn rừng còn là một công việc để tìm kiếm nguồn thực phẩm, một thú vui và tăng thu nhập. Ở một số nơi khác, việc săn lợn rừng được coi là một biện pháp hữu hiệu để kiểm soát số lượng của loài lợn rừng, ngăn ngừa chúng phá hoại mùa màng trong điều kiện chúng sinh sôi rất nhanh do không gặp phải thiên địch trong tự nhiên.
Tổng quan.
Lợn rừng hay lợn lòi (Sus scrofa) là tổ tiên hoang dã của lợn nhà. Nó có nguồn gốc ở hầu hết khắp vùng Trung Âu, khu vực Địa Trung Hải (bao gồm cả dãy núi Bắc Phi) và nhiều nước châu Á như xa về phía nam như Indonesia và phân bố rộng rãi ở những nơi khác. Lợn rừng bị săn bắt để lấy thịt và để giảm thiểu thiệt hại gây ra cho cây trồng, mùa màng và hệ sinh thái rừng. Lợn là loài ăn tạp nên chúng ăn hầu như tất cả mọi thứ. Chúng phá hủy mọi thứ như mùa màng, giao thông, ao hồ, đồng thời hủy diệt hệ sinh thái vì chúng ăn tất cả - chim, bò sát, ếch nhái, các động vật không xương.
Một con lợn đực trưởng thành được xem là đặc biệt nguy hiểm do chúng có bản tính hung dữ, lỳ lợm có máu điên tiết, chúng rất nhanh nhẹn, có lớp da dày và có cặp răng nanh khoằm có khả năng gây chết người. Lợn rừng là loài rất hung dữ, chúng sống lâu trong rừng, Chúng có mõm dài cứng để đào đất, nó mọc 2 răng nanh nhọn hoắt. Đây là thứ vũ khí rất lợi hại của chúng để chống lại kẻ thù và cũng là 1 điểm khác biệt lớn so với lợn nhà, Da và lớp lông lợn lòi rất dày, như 1 tấm áo giáp vững chắc.
Trong tự nhiên, lợn rừng là loài thú hung dữ là lì lợm, khi bị thương nó có thể liều lĩnh húc cả trâu khiến trâu bật ngã. Thiên địch của lợn rừng là hổ, loài chuyên săn lợn rừng trong chuỗi thức ăn của mình. Nếu sơ ý, hổ hoàn toàn có thể bị giết chết bởi cặp răng nanh sắc nhọn của lợn rừng. Nhưng trong một cuộc chiến tay đôi với lợn rừng thì hổ thường tạo tư thế đứng chếch ngang rồi quay sang vít đầu lợn xuống đất để vô hiệu hóa chiếc mồm với cặp răng này, tạo thế thượng phong và những vết cắn chí mạng vào gáy lợn rừng sẽ lấy mạng nó. Vì vậy, một con hổ mới trưởng thành cũng có thể đánh bại được một con lợn rừng to khỏe. Với trọng lượng khoảng 180 kg, lợn rừng hoang dã ít nhiều gây hoang mang cho những kẻ săn mồi.
Với bản tính của mình, lợn rừng rất thích phá phách, Lợn rừng rất thích và có khả năng đào bới, trong một khu bãi cỏ rậm rạp có cả những loại cây có gai cũng sẽ bị cày xới lên, cỏ cây nhỏ bị ăn sạch sau một vài ngày lợn đến, lợn thường gặm, cà mình vào cây để gãi ngứa, đái vào gốc cây làm cây chết. Chúng có đặc tính cực kỳ phàm ăn, gây hại cho những nương ngô, nương sắn khi còn sống hoang dã. Tại bản Ngân Văn Cảnh, bản Co Cài, Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa là bạt ngàn đồi núi thường có đàn lợn lòi trên núi về bản phá tung hoa màu đặc biệt là lợn lòi thường về phá sắn những nương sắn bị chúng cày ủi thường xuyên. Đại Bình thì hồi đầu thế kỷ XX, heo rừng ở đây rất nhiều. Có khi chúng kéo thành đàn mười mấy hai chục con sục sạo thâu đêm suốt sáng. Cho nên, nếu không đặt bẫy, không săn bắt thì chúng sẽ phá nát hết hoa màu, đây là vùng đất mà heo rừng thường xuống kiếm ăn, chủ yếu là những vạt khoai, sắn của bà con trồng ở bìa rừng.
Ở thôn Đại Bình thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam nơi đây còn nổi tiếng là làng săn lợn rừng, do địa thế thuận lợi, phía sau núi dựng, trước mặt là sông nên lợm rừng sinh sống ở đây rất nhiều, do đó mùa săn lợn rừng chủ yếu vào tháng Chạp đến tháng Giêng, đây là thời điểm nhiều lợn rừng nhất, dân làng trồng khoai, sắn ở bìa rừng bị chúng tàn phá dữ dội. Là nơi tụ tập của lợn rừng, chúng đi thành đàn gần mấy chục con di chuyển từ vách núi ra sông uống nước. Trên đường đi, chúng phá sạch hoa màu người dân. Tại vùng U Minh Hạ, lợn rừng trong U Minh Hạ nhiều, chúng làm ổ bằng cây dớn to trong rừng. Chúng ủi đất tung tóe khắp nơi, chúng thường xuyên mò về ruộng vườn của đồng bào để phá trong đó khỉ và lợn rừng thì chỉ phá phách. Chúng ủi đất trốc cây, vặt quả nghịch chơi.
Mặc dù là loài đào bới ăn củ quả và tính vốn không hung dữ nhưng lợn rừng ở Việt Nam do bị săn bắn quá nhiều nên chúng trở nên hung dữ, chống cự quyết liệt các đối thủ, thậm chí gây trọng thương cho thợ săn khi không còn đường chạy trốn. Chẳng hạn như ở hai huyện Hương Khê và Hương Sơn Hà Tĩnh có khoảng 100 nhóm thợ săn lợn rừng, và ngày nào cũng có vài con lợn rừng bị mổ thịt, ở vùng U Minh Hạ, lợn rừng cũng là nguồn thực phẩm dồi dào cung cấp cho người dân và người ta hay đặt bẫy và dùng chó săn để bắt lợn rừng. Ngày nay, nhiều nơi không còn ai tổ chức đi săn heo rừng do số lượng heo rừng ngày càng ít. Không chỉ chấm dứt săn và không làm hầm bẫy heo rừng, vì chúng cũng không còn mò xuống phá hoại hoa màu của người dân như trước nữa.
Lịch sử.
Hy Lạp - La Mã.
Trong nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, heo rừng đại diện cái chết, do mùa săn bắn của nó bắt đầu vào ngày 23 Tháng Chín, kết thúc gần cuối năm nay. Heo rừng cũng được coi là một đại diện của bóng tối chiến đấu chống lại ánh sáng do màu sắc bộ lông tối tăm của nó và thói quen ăn đêm. Săn heo rừng xuất hiện thường xuyên trong thần thoại Hy Lạp cổ đại và văn học. Việc đề cập đến ghi nhận đầu tiên của một cuộc săn lợn rừng ở châu Âu xảy ra ở 700 trước Công nguyên trong màn biểu diễn của người đi săn heo rừng Calydonian của Homer. Trong tác phẩm Odyssey của Homer, Odysseus đã bị thương ở chân trong cuộc săn heo rừng khi còn là một cậu bé. Vết sẹo trên chân của mình là những gì dẫn Eurycleia để nhận ra anh trên trở về từ Ithaca. Trong truyền thuyết của Hoàng tử Adonis, nhân vật đi săn heo rừng và bị giết chết bởi nó. Kỳ công thứ ba của Heracles tham gia chụp con lợn Erymanthian. Theo truyền thuyết của việc thành lập Êphêsô, thành phố được xây dựng trên mặt đất, nơi một con lợn đã bị giết bởi Hoàng tử Androclos.
Trong thần thoại Hy Lạp về 12 kỳ công của Héc-Quyn, có nhiệm vụ Con heo rừng ở núi Erymanthus, Nhiệm vụ thứ tư này đưa Heracles về lại Arcadia trong cuộc truy lùng con heo rừng khổng lồ và tàn ác, mà chàng được yêu cầu phải bắt sống nó. Trong khi đang theo dấu con vật, chàng dừng chân ghé thăm nhân mã Pholus. Con nhân mã trong khi đang xem một trong những mũi tên của Heracles thì tình cờ làm rơi trúng chân mình. Do mũi tên đã được tẩm nọc độc của con rắn Hydra nên làm cho Pholus chết ngay lập tức. Heracles cuối cùng cũng xác định được vị trí con heo rừng trên đỉnh Erymanthus và tìm được cách lùa nó vào trong một bãi tuyết, tóm chặt nó. Vác con heo rừng lên vai, Heracles mang nó về cho Eurysheus, làm hắn sợ hãi nép mình sau cánh cửa kho hé mở như thường lệ. Và chiến lợi phẩm của chàng là 1 cây chùy được làm bằng sấm chớp.
Người La Mã cổ đại để lại nhiều thông tin về săn bắn heo rừng hơn những người Hy Lạp cổ đại trong cả văn học và nghệ thuật. Săn bắn trở nên phổ biến trong giới trẻ La Mã bắt đầu từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Săn bắn được xem như là một cách để củng cố nhân vật và tập thể dục nâng cao sức mạnh thể chất. Heo rừng đã được biết đến là các loài động vật được cho là thói quen đơn độc. Theo Pliny Già, Fulvius Lippinus là người La Mã đầu tiên tạo ra một khu dự phòng cho heo rừng, nơi ông sẽ cho săn bắn trong mảnh đất của mình ở Tarquinia.
Thời Trung Cổ.
Vào thời trung cổ châu Âu, Các bộ tộc người Đức coi con nai và không phải là lợn đực giống như là sự cao quý nhất. Không giống như những người La Mã cho ai heo rừng săn bắn được coi là một trò tiêu khiển đơn giản, săn bắt lợn trong thời trung cổ châu Âu đã được chủ yếu là thực hiện bằng cách thức của giới quý tộc với mục đích rèn luyện kỹ năng võ nghệ. Đó là truyền thống cao quý để thử thách con ngựa của mình một khi lợn bị dồn ép và để kết thúc nó với một con dao găm. Để tăng cường tính thách thức, một số thợ săn sẽ bắt đầu môn thể thao của họ ở mùa lợn giao phối, khi các loài động vật đã trở nên hăng hái và hung hăng hơn.
Nhiều tài liệu cho thấy rằng lợn rừng được mô tả phong phú trong thời trung cổ châu Âu. Có một mối tương quan của các tài liệu từ gia đình quý tộc và giáo sĩ cho biết có sự đòi hỏi cống phẩm từ bình dân dưới hình thức xác heo rừng hoặc bộ phận cơ thể của heo rừng. Năm 1015 Ottone Orseolo yêu cầu cho bản thân và người kế nhiệm ông đầu và bàn chân của mỗi con lợn bị giết trong khu vực của mình có ảnh hưởng. Ngoài ra dưới thời kỳ phong hầu kiến ấp này, nhiều lãnh chúa phong kiến đã khoanh vùng sinh sống của lợn rừng để dành riêng cho việc săn bắn. Trong giai đoạn này, vì thiếu vũ khí hiệu quả như súng, săn bắt lợn đòi hỏi một số tiền chi phí rất cao và lòng can đảm, và thậm chí cả vua Pháp Philip IV chết vì rơi xuống ngựa khi bị một con lợn tấn công.
Thời Phục Hưng.
Thời kỳ Phục hưng đã cho thấy việc giảm đáng kể của rừng đối với nông nghiệp, do đó làm giảm bớt một số quần thể heo rừng. Lợn đang ngày càng bị săn bắn của người giàu, những người sử dụng vũ khí tối tân hơn là sử dụng giáo, dao găm, cung tên, bây giờ đã có vũ khí cho phép họ giết lợn xa một cách nhanh chóng và hiệu quả, chỉ cần giương súng từ xa, ngắm chuẩn và bắn một phát một thì có thể dễ dàng đoạt mệnh được một con lợn rừng. Việc giảm số lượng lợn dẫn đến sự hình thành của khu dự trữ săn bắn. Tình trạng bất ổn dân sự sau khi kết thúc cuộc Cách mạng Pháp chấm dứt đặc quyền phong kiến và việc săn bắn đã được giải phóng dẫn đến giảm trong các quần thể heo rừng.
Ở Ấn Độ, những cuộc săn heo rừng là phổ biến trong văn hóa của người Jatts, người Gujjars, người Rajputs, người Sikh, người Maharajas, và với các nhân viên công chức của Anh trong thời Victoria và Edwardian. Theo ấn bản năm 1911 của Từ điển Bách khoa Anh (Encyclopædia Britannica) cho biết, săn lợn rừng được sự khuyến khích của chính quyền quân sự vì đây chính la đào tạo tốt cho binh lính bởi vì một con lợn rừng giật mình hay tức giận được coi như một cỗ máy chiến đấu trong tuyệt vọng do đó đào luyện cho người ta có một con mắt tốt, một bàn tay chắc chắn, một chỗ ngồi vững chắc, một cái đầu lạnh và một trái tim dũng cảm. Robert Baden-Powell, người sáng lập phong trào Hướng đạo đã viết một cuốn sách về chủ đề này. Michael Rosenthal cũng cho rằng đây là một môn thể thao thú vị.
Ngày nay.
Người Tây Ban Nha đem lợn rừng tới Bắc Mỹ trong thế kỷ 16 để phục vụ hoạt động săn bắn và đến nay, Khoảng 5 triệu con lợn hoang đang tung hoành khắp nước Mỹ và trở thành vấn đề lớn đối với giới chức nước này. Săn lợn rừng khổng lồ là thú vui đỉnh cao của giới đam mê săn bắn Mỹ, Nga và các nước châu Âu, trong đó Lợn rừng độc chiếc là loài khổng lồ. Trong môi trường hoang dã, trọng lượng của lợn có thể đạt tới 136 kg trở lên. Đã từng có thợ săn ở Mỹ bắn được lợn rừng độc chiếc nặng tới nửa tấn. Người dân Mỹ thấy lợn rừng tại ba phần tư số bang. Số lượng lợn rừng đạt mức cao nhất tại bang Texas. Vì thế giới chuyên gia dự đoán những vấn đề mà lợn hoang gây nên tại Texas sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai, bất chấp việc chính quyền bang chi 7 triệu USD mỗi năm để khống chế sự sinh sôi của lợn.
Số lượng của chúng đang tăng nhanh chóng ở nhiều khu vực, Khả năng sinh sản cao là yếu tố chính giúp lợn hoang sinh sôi mạnh mẽ. Sau khi chào đời 6 tháng, lợn cái đã có thể mang thai. Chúng sinh ra trung bình sáu con mỗi lứa và mỗi năm chúng đẻ trung bình 1,5 lứa. Chúng gây nên thiệt hại kinh tế 1,5 tỷ USD mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hơn 5 triệu con lợn rừng đang sống tại các bang. khá hung dữ đối với người và thú nuôi. Chúng có thể gây nên nhiều mối họa đối với thiên nhiên, ví dụ như ăn những động vật nguy cấp hay phát tán những loài cỏ xâm lấn. Ngoài ra, lợn rừng có thể truyền hơn 30 loại bệnh cho con người, gia súc và các động vật hoang dã khác. Thói quen đào đất và ăn rễ cây của chúng làm giảm năng suất cây trồng trong nông trại. Những chiếc hố mà lợn rừng tạo ra trên đường có thể gây nên tai nạn giao thông bất ngờ.
Cính quyền bang New Mexico gần đây chi một triệu USD để lập chương trình săn, bẫy và diệt lợn hoang. Giới chức muốn kết hợp nhiều biện pháp, bởi lợn rừng thông minh đến nỗi chúng luôn rút kinh nghiệm sau mỗi lần thoát chết. Sau khi tiêu diệt một đàn lợn, họ cố tình để một con lợn cái sống sót và gắn một vòng lên cổ nó. Nhờ thiết bị theo dõi trên vòng, thợ săn có thể phát hiện vị trí của những đàn lợn khác và diệt chúng.
Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam hiện có đến hàng trăm toán thợ đi săn heo rừng, đông nhất là dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh và Nghệ An. Chỗ nào có heo và thú là đặt bẫy, bất kể đó là rừng cấm. Mỗi ngày có hàng trăm con heo rừng bị mắc bẫy, giết thịt việc săn heo rừng là vi phạm pháp luật ở Việt Nam nên những người này hoạt động rất tinh vi. Họ thường di chuyển trên đường vào ban đêm để ít khi bị phát hiện, theo dõi. tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nghề săn heo rừng từ bao đời đã gắn bó với người dân nơi đây và hiện nay vẫn còn rất nhiều hố bẫy ở vùng núi khu vực này. Ngoài ra ở Việt Nam ngày nay, giới dân chơi, nhất là những đại gia kinh doanh đua nhau săn tìm loại nanh heo tròn, nanh dài, cong tự nhiên thành vòng tròn để làm bùa hộ mệnh, theo quan niệm đồn đại thì những chiếc nanh heo này có khả sức mạnh tâm linh giúp trấn giữ của cải. Việc đeo hay sở hữu nanh heo rừng chủ yếu xuất phát từ niềm tin tâm linh và tín ngưỡng dân gian, việc coi nanh heo tròn là món hàng tránh ma tà, quỷ quái, buôn bán gặp may là mê tín.
Tại Mỹ, Cậu thiếu niên 11 tuổi Jamison Stone ở bang Alabama miền nam nước Mỹ đã làm nên chiến tích tại khu rừng Pickensville là đã bắn hạ con lợn mà người ta gọi là quái vật lợn rừng. Khi săn con mồi này cậu cùng bố và 2 người thợ đã đuổi bắt nó khắp khu rừng trong suốt 3 giờ đồng hồ cho đến khi mệt lả và phải đến phát thứ tám con thú khổng lồ mới chịu ngã gục trước mũi súng 0.5 ly, tuy vậy lợn rừng nổi tiếng là sống dai, vì thế ngay cả khi quái thú khuỵu ngã đội thợ săn vẫn không dám bước ngay lại gần, chờ một lúc lâu sau, Mike Stone cùng 2 người thợ mới dò dẫm tiến vào, chuẩn bị bộc phá phòng trường hợp nó vùng dậy tấn công.Dân làng Pickensville đã phải sát phạt một khoảnh rừng lớn rồi dùng xe tải kéo nó về đến trang trại Clay ở Lineville.
Một ghi nhận khác, Một thợ săn ở bang Bắc Carolina một con lợn rừng nặng gần 230 kg. Người thợ săn đã dùng súng trường xử lý con lợn rừng sau khi đã theo dõi và đặt bẫy nó suốt 1 tháng, đó là khổng lồ đang chạy xung quanh khu rừng của vùng Đông Bắc Carolina. Đây là con lợn khác xa hoàn toàn với những con lợn nuôi mà mọi người thường ăn. Rất khó khăn để có thể di chuyển được con lợn rừng sau khi nó thiệt mạng. Việc làm thịt con lợn rừng nói trên có thể mang lại lượng thực phẩm đủ chất trong 2 tủ đông lạnh.
Ở Australia, Các nhà bảo vệ quyền động vật ở Australia đã lên tiếng phản đối việc săn bắn lợn rừng trái phép ngày càng tăng ở Úc, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia săn bắn lợn rừng. Phần lớn các nữ thợ săn là người Australia hoặc New Zeeland. Những người phụ nữ trên thường đi săn lợn cùng các chú chó săn. Sau khi bắn hạ một con lợn rừng, họ thường vác lên vai hoặc chụp ảnh "tự sướng" bên cạnh xác của các chú lợn rừng, chia sẻ ảnh lên Facebook. Cơ quan bảo vệ môi trường Australia, số lượng lợn rừng ngày càng giảm do không thể kiểm soát được tình trạng săn bắn trái phép.
Cách thức.
Cuộc săn lợn rừng là một hình thức săn bắt hay săn bắn heo rừng được thực hiện bởi các cá nhân, hoặc nhóm người đi bộ hoặc cưỡi ngựa sử dụng một giáo đâm lợn chuyên dụng ở châu Âu. Giáo đâm lợn đôi khi trang bị một cái ngạnh bảo vệ để ngăn chặn con thú khi tức giận lao cả cơ thể của nó tiếp tục tấn công sát thủ của mình trước khi chết. Ở Ba Tư thợ săn quý tộc sử dụng voi để đuổi theo con lợn và bao vây chúng trong vùng đầm lầy. Các thợ săn sau đó sẽ sử dụng một cây cung để bắn lợn đực từ một chiếc thuyền. Vì lợn rừng có mũi rất thính nên thợ săn lợn rừng phải đứng ở cuối chiều gió mới săn được nó, heo rừng ngửi được hơi người lạ chúng rất tinh, chỉ cần có một dấu hiệu lạ là chúng không bao giờ quay trở lại nữa.
Để đi săn, thợ săn thường phải sắm bộ đồ nghề gồm lưới săn, chó săn rồi cây giáo. Lưới săn được đan bằng dây cói to bằng đầu ngón tay cái, rất chắc chắn. Mỗi tay lưới dài khoảng 150 mét, khá nặng, phải hai người khiêng mới nổi, Kế đến là giáo, tức loại vũ khí dài khoảng mét sáu, đầu bịt sắt nhọn, dùng để đâm khi thú mắc lưới. Để sắm đủ lưới, nuôi bầy chó săn thiện chiến ấy, cả giáo, thợ săn mất khá nhiều tiền. Ở một số nơi thuộc Việt Nam, mùa săn heo rừng hằng năm bắt đầu từ tháng Chạp đến tháng Giêng âm lịch, trùng thời điểm trước và sau Tết cổ truyền, nhất là trong kỳ thu hoạch khoai sắn, khi có nhiều heo từ trong rừng sâu lẻn ra kiếm thức ăn. Tuy nhiên, khi phát hiện thấy có dấu chân heo là người ta tổ chức đi săn, bất kể ngày giờ. Địa điểm đi săn thường là nơi tập trung nhiều heo rừng.
Chó săn.
Khi săn heo việc truy đuổi của những chú chó săn là đặc biệt quan trọng. Huấn luyện viên Jose Mourinho là một tay huấn luyện chó cừ khôi đã phát biểu rằng "Dùng tiền đạo săn bàn cũng như dùng chó săn lợn rừng. Bạn không thể đi săn với một con mèo" Những con chó săn đã được sử dụng để săn lợn rừng từ thời cổ đại. Chó săn heo rừng được chia thành hai loại loại chó rượt đuổi, và những con chó vây bắt. Những con chó săn quấy rối và săn lùng heo rừng, giữ nó dồn ở một nơi và sủa ầm ĩ để báo động cho các thợ săn đến địa điểm, do đó các thợ săn có thể bắt kịp và giết heo rừng. Người ta thường sử dụng các loại chó Cur như Leopard Cur, Rhodesian Ridgeback, Blackmouth Cur, Blue Lacy, Catahoula và những chó săn chuyên đánh hơi mùi hương như Walker Hound, Foxhound, Plott Hound và Berner Niederlaufhund.
Chó săn, ở Việt Nam ngày xưa gọi là mun săn. Hồi đầu thế kỷ XX, nhiều người có trang bị có bầy chó săn đông đến 13 con. Trong đó, có con chó săn đầu đàn cực kỳ tinh khôn. Việc mua và nuôi bầy chó săn không đơn giản, phải là những gia đình có điều kiện ít ra họ cũng xuất thân từ tầng lớp trung nông, phú nông. Những chú chó ở đây được chọn cũng rất công phu, chúng phải là những con chó có máu mặt, tai nhỏ và sức rướn, biết đánh hơi và theo sát con mồi. Những chú chó được chọn thường là chó nhà phú nông, hoặc tầng lớp trung lưu thường bị xiềng xích để tạo tính hung dữ và khôn lanh. Trong những khu rừng nhỏ tiếp giáp với đồng cỏ ở Đà Lạt, người Thượng dùng chó, dáo mác để săn nai và heo rừng. Người ta dẫn theo đàn chó săn 4- năm con chó săn để săn heo rừng ở vùng U Minh đây là những con chó lai, mỗi con nặng 30– 40 kg, được huấn luyện để săn thú rừng, nhiều nhất là heo, khi phát hiện con thú rừng, chó sẽ bao vây tấn công, người thợ săn phải nhanh chóng chọn hướng tấn công, dùng mác dâm thẳng vào cổ hoặc kẹt nách để hạ gục con mồi.
Những con chó chuyên vây bắt con lợn, chúng bám chặt vào con lợn với hàm của mình, điển hình là việc chúng táp và cấu vào tai của lợn (cú cắt kéo). Một khi nó bắt được con lợn, chúng sẽ giữ chặt con lợn băng cách vít đầu đầu con lợn xuống và ghì chặt cho đến khi các thợ săn đến. Các thợ săn sau đó chạy ra phía sau con lợn và giết nó bằng dao hoặc thương, trừ khi mục tiêu là bắt sống. Trong trường hợp bắt sống, các thợ săn sẽ tóm và nâng cao một chân phía sau, lật con lợn nằm ngửa và buộc chặt chân của lợn. Những con chó vây bắt thường là các giống chó khỏe như Bully, chẳng hạn như giống như Bulldog Mỹ, Pit Bull, Staffordshire Bull Terrier, Boxer, Bullmastiff, chó ngao, Cane Corso, Dogo Argentino, Dogue de Bordeaux, Great Dane, Neapolitan Mastiff. Ở Việt Nam, tại vùng rừng U Minh Hạ này nhiều thú lắm đặc biệt là heo rừng chạy thành từng đàn trong rừng. Chỉ với một bầy chó săn và một dàn bẫy người ta có thể bắt được hàng chục con heo rừng và các loài thú khác.
Để săn được lợn rừng, ngoài người thợ săn bắn giỏi họ còn huấn luyện thêm một đội chó săn tinh luyện để cùng hỗ trợ. Mỗi lần đi săn lợn rừng, phường săn mang theo ít nhất ba con chó săn để đuổi bắt. Tuy nhiên, cũng có những khi chó săn bị lợn rừng húc chết. Đó là trường hợp những con chó quá liều lĩnh khi tấn công trực tiếp vào heo rừng và bị nó dùng nanh đánh gục. Năm 2013, tại Nghệ An, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng vây bắt một con lợn rừng gồm hàng trăm người với gậy gộc, lưới và chó săn đổ xô đến vây bắt nhưng quậy nát một số vạt lúa của nhiều hộ dân xóm và cắn chết một con chó săn. Do con lợn bị người dân dồn ép, đuổi bắt từ mấy ngày qua nên nó bức bí và trở nên hung hãn, hễ gặp người là tấn công, và đến chiều cùng ngày lực lượng này mới bắt được con lợn hung hãn.
Đặc biệt là tại vùng U Minh Hạ có con lợn rừng độc chiếc gọi là Ông Chảng, nặng tới 180 kg, vốn là một con lợn rừng đã trúng bẫy nhưng con này vô cùng hung dữ. Để thoát bẫy, nó tự cắn đứt chân mình và khi bị mất chân, nó càng hung dữ hơn, khi nó kiếm ăn ở khu rừng ven ấp và hễ gặp người là tấn công. Nhiều người chạy thục mạng khi gặp con lợn này. Con lợn độc chiếc tấn công, hai cái răng nanh sắc nhọn như lưỡi dao của nó vô cùng nguy hiểm. Nó đã giết 4 trong số 06 con chó săn, nó đã 4 lần dùng răng nanh húc lòi ruột chó, rồi ngoạm đứt họng chó, sau đó nó tiếp tục húc chết thêm một con chó săn đầu đàn, sau đó thì bị thợ săn giết chết bằng mũi giáo đã thọc ngập mang tai, cụ thể là khi phát hiện con heo rừng đang núp trong lùm mịt mùng chang đước và cây ráng. Bầy chó săn bao vây, sủa vang động báo hiệu thì con lợn từ trong bụi rậm đã nhảy phóc ra ngoài, trực diện tấn công con chó đầu đàn, nó đánh bằng nanh một phát lòi ruột con chó đầu đàn.
Bẫy.
Bẫy heo cũng là một kỹ thuật cũng được sử dụng cho săn bắn và kiểm soát chó hoang. Nhiều loại bẫy tồn tại và bao gồm thiết kế như vậy là kiểu bẫy hình số 6 hoặc hình trái tim. Heo thường được bắt siết chân hoặc trói cổ cho đến khi các thợ săn đến. Người ta đào những hố sâu gần 2m, sau đó ủ những nhánh cây và rải thức ăn lên trên để dẫn dụ heo rừng sụp bẫy, có nhiều hố những thợ bẫy còn đặt chông bên dưới, khi rơi xuống, heo rừng sẽ chết và họ dễ dàng mang về nhà. Sau những lần bị sập hố, những con lợn rừng càng trở nên tinh ranh hơn, chúng không bị sập nữa, một kiểu bẫy khác là sử dụng một chiếc bẫy có cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản, gồm sợi dây thòng lọng dùng trói chân con thú được làm bằng 8 bợi dây côn, phanh xe đạp, xe máy nối lại. Một đầu dây buộc vào thanh sắt dài khoảng 70 cm và một chiếc lẫy nhỏ để bật dây thòng lọng khi con thú đi lên, những chiếc hố nhỏ đường kính khoảng 15 cm - 20 cm được khoét sâu khoảng 5 cm và đặt lẫy xuống dưới, trên miệng hố những vòng tròn thòng lọng được đặt khéo léo. Khi trúng bẫy, người ta dùng thanh sắt đánh vào đầu, con lợn lồng lên rồi nằm im sau đó trói chặt con lợn rừng bằng những sợi dây cáp của chiếc bẫy khác. Những tay thợ săn không có kinh nghiệm mới đánh chết lợn, người có kinh nghiệm thì chỉ đập cho nó ngất đi rồi đem đến quán bán nó lại tỉnh lại như vậy bán mới được giá.
Một số nơi tổ chức bẫy heo rừng bằng hầm. Muốn bẫy, người ta đào một cái hố hình chữ nhật, sâu đến mức làm sao để heo rừng khi bị sa xuống đó không thể nhảy lên chạy thoát được. Hai bên hầm được rào kỹ. Hầm có cửa, có dây dương. Heo rừng đi bên nào cũng đụng phải dây dương. Khi đụng, cánh cửa đánh sầm một cái. Cả bầy heo nằm gọn dưới hầm với cái bẫy có thể tóm được một bầy heo đến bảy con. Khi phát hiện cửa đã sụp, tức heo rừng đã mắc bẫy, nằm gọn dưới hầm, nếu chạy về huy động thêm người ra bắt heo thì chủ hầm phải cởi ngay chiếc áo đang mặc hoặc cái mũ đang đội treo ngay trước miệng hầm. Có như vậy, lúc quay lại, heo vẫn còn dưới hầm. Còn không, chúng sẽ chạy hết.
Một phương pháp khác là dồn đuổi vào lưới, Sau khi giăng lưới ở bìa rừng, nơi heo rừng thường lẻn vào, ông mới thả chó. Heo rừng nghe tiếng hò reo, hoảng quá, cứ nhằm hướng không có người mà lao tới. Kết cuộc, chúng tông nhào vào lưới săn làm tụt trụ đỡ khiến hai dây chiêng hai đầu của lưới kẹp cứng lại. Heo nằm gọn trong lưới. Nhiệm vụ đơn giản của đám thợ săn lúc này là dùng giáo đâm heo. Mỗi lần săn, có khi được nhiều đến bốn, năm con. Ít thì một, hai con. Cũng nhiều lúc tốn công mà chẳng được con nào. Nhiều nơi thiết kế chiếc bẫy làm bằng dây cáp, Cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản gồm hai thanh sắt và một dây cáp bằng 12 sợi dây phanh xe đạp gộp lại, dài chừng 8 đến 10 m. Đầu dây cáp cuộn thành một vòng tròn đường kính 20 cm để lừa heo rừng giẫm chân vào. Cuối dây cáp có một thanh sắt dây 0,5 m, Phần vòng tròn đầu sợi dây cáp của mỗi cái bẫy được đặt trên một hố nhỏ đường kính chừng 20 cm. Khi heo giẫm chân vào hố, con leng trên bẫy bật lên, sợi dây cáp trên miệng hố thắt chân con heo lại khiến nó không bỏ chạy xa được, khi biết heo đã bị mắc vào các gốc cây giữa rừng (do đó nó không lồng lộn lên được để tấn công), thợ săn sẽ cầm một cái dùi lớn bằng sắt nện vào đầu con heo cho đến khi nó chết hẳn.
Mối nguy hiểm.
Săn lợn rừng là bài kiểm tra cho lòng dũng cảm vì khá nguy hiểm đến tính mạng, do đặc tính của lợn lòi rất hung dữ, chúng có nhiều vũ khí tự nhiên lợi hại, đặc biệt khi điên tiết, nó có thể quay trở lại tấn công con người bất chấp thương tích, Hai chiếc răng cửa trắng như ngà, dài gần gang tay chìa ra ngoài như sẵn sàng đâm thủng da thịt của đối thủ. Nghề này nguy hiểm, có nhiều người bị heo rừng báo thù, tấn công đến trọng thương, tàn tật suốt cả đời. Nhiều thợ săn phải bắn cả chục phát đạn mới hạ gục được con heo, đặc biệt là khi trúng đạn, nó thường nổi giận, quay lại tấn công thợ săn. Lợn rừng nổi tiếng là sống dai, vì thế ngay cả khi con lợn khuỵu ngã các đội thợ săn kinh nghiệm vẫn không dám bước ngay lại gần họ cần chờ một lúc lâu sau mới dò dẫm tiến vào và sẵn sàng phòng trường hợp nó vùng dậy tấn công. Heo rừng một số con rất khôn, rất hung hãn, nhất là loại heo độc chiếc, tức heo đực có răng nanh. Trong lúc mắc vào lưới, có con cắn đứt lưới, vùng chạy thoát. Có con cùng đường, húc cả vào thợ săn. Hàng năm, có cả chục thợ săn bị quái thú lợn rừng khổng lồ húc chết, nhưng thú chinh phục lợn rừng vẫn cuốn hút thợ săn ưa mạo hiểm.
Loại lợn rừng ở Tây Yên Tử được gọi là con "quái vật của rừng già", chúng sống ở nơi có những rừng tre trúc rất lớn, thức ăn bổ dưỡng là măng có quanh năm, nên giống lợn rừng ở đây to lớn, hung dữ lạ lùng. Các thợ săn tại khu vực này săn được những con lợn rừng nặng đến cả tạ, nanh dài đến gang và cũng không ít người mang thương tật nặng vì loài vật này Ở Việt Nam có câu chuyện về một lần có người vác súng đi săn trên núi Pha Xiêng đỉnh cao của dãy núi Pù Dào, người thợ săn nằm phục một con lợn lòi nặng khoảng 80kg trong tiết trời giá rét, khi thấy tấm thân mốc thếch của con thú đi vào tầm bắn, người thợ săn bắn hạ con thú ngã vật xuống nhưng bỗng thấy nó vùng dậy, nhằm thẳng gốc cây nạn đang trú ẩn phóng tới với một tốc độ nhanh và dùng cả tấm thân đồ sộ, cùng cặp răng nanh đâm sầm vào và hất tung nạn nhân văng xuống sườn dốc, nạn nhân bất tỉnh và vết thương chí mạng đó hành hạ đến chết
Tại Quảng Trị, những người thợ săn kể lại rằng khi có con heo một giẫm phải bẫy con heo này đã kéo chiếc bẫy đi hơn 3 km, nhưng nó vẫn còn rất khỏe. Khi lần theo dấu vết, người thợ săn nhìn thấy heo nằm im lìm, liền lao đến mở dây cáp, khi vừa bước đến sát bên, con heo lồng lên. Hai hàm răng nhọn của nó cày nát lưng của nạn nhân. Một trường hợp khác, con heo rừng trúng bẫy nhưng nó mang bẫy đi thật xa, tìm nơi có đất mềm và xốp, dùng răng, mõm đào một cái hầm rồi nằm thu mình dưới đất người thợ săn sung sướng nên mất cảnh giác với heo, khi ba người vừa ngang qua chỗ con heo ẩn mình, nó bất ngờ lồng lên, đè một người ngã bổ xuống, mặt mày sưng vù, gãy cả chân, tay, tấn công rồi, con heo mang theo bẫy trốn đi. Có câu chuyện về người thợ săn ở Đại Bình săn heo, sau khi đâm nhát giáo đầu tiên, heo rừng liền quật gãy giáo và tấn công lại, người thợ săn phải cầm lấy hai tai và vật lộn với nó đồng thời kêu người đến bắt heo, liên tục đấm vào đầu heo, lắc giáo khiến heo kiệt sức, nhưng nó cũng đủ gượng lại để cắn đứt lìa ba ngón tay.
Tại Hà Tĩnh có câu chuyện về săn lợn rừng, khi lợn rừng trúng bẫy và thợ săn phát hiện một con lợn rừng đang nằm thở phì phò bên bụi cây, cuộc vật lộn cả đêm đã làm nó hết sức chống cự. Con lợn rừng gầm gừ dựng đứng hàng lông trên gáy, mắt gườm gườm nhìn thẳng vào đám người vây quanh. Nó loạng choạng cố đứng dậy cố tạo thế phòng thủ nhưng nó lại quỵ xuống ngay. Người thợ săn tưởng đã tóm được con lợn này, thấy nó nằm im tưởng nó đã hết sức chống đỡ, vừa đến gần con lợn vùng lên lao thẳng vào nạn nhân, sau cú tấn công bất ngờ này, nạh nhân phải nằm viện hơn 1 tháng trời với chằng chịt vết thương trên mình còn con lợi kéo theo cả chiếc bẫy chạy thoát. Một câu chuyện khác về dân bản đánh bẫy được một con lợn lòi nặng 120 kg đem về quẳng giữa sân để chờ xả thịt nhưng con lợn bứt dây thoát được và con thú bị thương đó lập tức lồng lên, xông thẳng vào một người phụ nữ khiến người này mình mẩy đầy máu, chỉ kêu khóc thảm thiết rồi gục xuống tắt lịm, chết tại chỗ, 31 người đàn ông quây lại mà không hạ nổi con thú đang cơn khát máu đó đến sáng hôm sau, khi đám thợ săn đem súng đến nhằm vào gốc lau nó đang trú ẩn, bắn 12 phát đạn thì mới hạ được con lợn lòi này
Tại vùng Thạch Thành, Thanh Hóa, không chỉ hổ, mà lợn lòi cũng là loài phá hoại cuộc sống người dân ghê gớm. Nếu hổ ăn thịt người, giết hại trâu, bò, lợn, dê, thì lợn lòi phá hoạt mùa màng, cây cối, và cũng húc chết nhiều người. Ban đêm người dân Thạch Thành không dám ra khỏi nhà vì sợ hổ, ngày không dám lên nương vì sợ lợn lòi. Giống lợn lòi ở Thạch Thành thân to như trâu nước, nặng đến 3-4 tạ, hai răng nanh cong vút, sắc như kiếm. Giống lợn lòi độc chiếc vô cùng hung dữ. Khi chúng đang đào bới sắn, nhai ngô, con người xuất hiện, không những chúng không chạy, mà xông thẳng vào húc. Nếu không nhanh chân, nhẹ thì toạc da, lòi thịt, nặng thì sổ ruột gan vì cú húc của lợn lòi. Có câu chuyện về nữ thợ săn can đảm giết hàng loạt lợn lòi. Ở đâu có lợn lòi phá hoại là thợ săn này lùng bắt.
Một chiều, con lợn lòi khổng lồ từ rừng mò vào khe Lóng Thục phá ruộng nương, ăn rau lang ở ruộng cạnh cây sú. Con lợn lòi đã phá nát cả sào ruộng khoai, sắn. Nữ thợ săn tiến lại gần, ngắm về phía con lợn rồi điểm hỏa. Con lợn không hề sợ hãi, mà giương mắt nhìn, rồi phi về phía thợ săn như máy ủi. Cú nổ như mìn, khiến máu từ thân con lợn lòi phun ra thành tia. Phát đạn không trúng đầu, nên chẳng ăn thua gì với nó. Nó xông đến húc bà. Thợ săn tiếp tục bắn tên độc cắm phầm phậm vào con lợn mà vẫn chưa hạ được nó và phải tránh những cú húc điên cuồng của lợn độc chiếc. Thêm nhiều nhát dao cắm ngập vào lưng, bụng, đầu, và khi thuốc độc ngấm sâu, con lợn mới chịu nằm vật xuống đất, thở hổn hển. Sau đó mọi người xẻ thịt con lợn lòi chia nhau. Xẻ thịt lợn lòi xong,cả bản xả thịt lợn ăn uống tưng bừng
Ngoài ra, có tường trình cho biết đi săn heo rừng còn có thể gặp phải những sự cố hy hữu khác, chẳng hạn như thợ săn heo rừng có thể bị lũ cuốn trôi bất chợt, có thông tin ở cho thấy nhiều thợ săn lên rừng săn heo nhưng bị lũ cuốn trôi, không tìm thấy thi thể hoặc nhiều trường hợp đi săn heo rừng nhưng lại bắn nhầm, chẳng hạn như bắn nhầm bạn săn, chẳng hạn như vụ án dùng súng săn vô ý gây chết người của một vụ săn nhầm hy hữu vừa xảy ra tại địa phương Quảng Ngãi thậm chí ở Nga xảy ra trường hợp một người đàn ông đang đi săn lợn rừng ở miền trung nước Nga thì vô tình bắn chết một sĩ quan cảnh sát, ông này núp sau bụi cây, đối tượng dùng khẩu súng ngắn định bắn vào một con lợn rừng chạy ngang qua nhưng trượt mục tiêu. Thay vào đó, viên đạn lại găm thẳng vào người một người đi săn khác là một cảnh sát. | 1 | null |
Paul William Walker IV (12 tháng 9 năm 1973 – 30 tháng 11 năm 2013) là một diễn viên chuyên nghiệp người Mỹ. Anh gây chú ý sau vai diễn trong bộ phim "Varsity Blues" vào năm 1999,và sau này nổi tiếng với vai Brian O'Conner trong loạt phim "The Fast and the Furious", về đề tài đua xe bất hợp pháp trên đường phố.
Thời niên thiếu.
Walker là con trai của Cheryl (nhũ danh Crabtree), một người mẫu thời trang, và ông Paul William Walker III, một nhà thầu trong lĩnh vực thoát nước kiêm võ sĩ quyền Anh hai lần vô địch giải Golden Gloves. Anh sinh tại Glendale, California. Tổ tiên của anh hầu hết là người Anh, cũng có một số là người Đức và còn có thể có người Ireland nữa. Ông nội anh là một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp, có ông bà là những người dân nhập cư từ nước Anh. Một trong số những người ông của Walker tham gia đua xe máy cho hãng Ford hồi thập niên 1960. Là con cả trong gia đình có năm anh chị em, Walker được nuôi dạy chủ yếu trong cộng đồng địa phương Sunland thuộc Los Angeles và học trung học tại San Fernando Valley, tốt nghiệp trường Village Christian School ở Sun Valley năm 1991. Anh là thành viên của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ki-tô. Sau khi tốt nghiệp trung học, Walker theo học tại một số trường cao đẳng cộng đồng ở miền nam California, chuyên về sinh học hải dương.
Sự nghiệp.
Walker bắt đầu sự nghiệp trên màn ảnh nhỏ của mình từ khi còn bé, khi anh đóng vai chính trong một đoạn phim quảng cáo của hãng Pampers. Anh trở thành người mẫu từ khi hai tuổi và tham gia các chương trình truyền hình từ năm 1985, với các vai diễn trong "Highway to Heaven", "Who's the Boss?", "The Young and the Restless", và "Touched by an Angel". Cùng năm đó, anh đóng quảng cáo cho Showbiz Pizza. Sự nghiệp điện ảnh của Walker bắt đầu năm 1986, với bộ phim hài kinh dị "Monster in the Closet". Anh và em gái Ashlie còn là người chơi trong chương trình truyền hình "I'm Telling!" năm 1988; và họ giành giải nhì. Năm 1993 anh đóng vai Brandon Collins trong bộ phim truyền hình "The Young and the Restless" của đài CBS. Anh cùng diễn viên Heather Tom, người đóng vai Victoria Newman, được đề cử cho các giải Nam diễn viên và nữ diễn viên phim truyền hình xuất sắc nhất của giải Youth in Film Awards. Năm 1998, Walker lần đầu tiên tham gia một bộ phim chiếu rạp, đó là phim hài "Meet the Deedles", và chính phim này đã mang tới danh tiếng cho anh. Vai diễn này cũng đã giúp anh được mời tham gia các vai phụ trong các phim "Pleasantville" (1998), "Varsity Blues" (1999), "She's All That" (1999), và "The Skulls" (2000).
Năm 2001, vai diễn mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của Walker đã đến khi anh thủ vai chính cùng nam diễn viên Vin Diesel trong bộ phim hành động rất thành công "The Fast and the Furious", tác phẩm đầu tiên trong loạt phim cùng tên. Bộ phim đã góp phần gây dựng danh tiếng cho Walker, đưa anh trở thành một ngôi sao màn bạc, và sau đó anh đã trở lại với vai diễn này trong phần hai của loạt phim "2 Fast 2 Furious", năm 2003. Anh tiếp tục đảm nhiệm vai chính trong một số phim như "Joy Ride" (2001), "Into the Blue" (2005), và "Timeline" (2003); cùng với một vai phụ trong bộ phim chuyển thể "Flags of Our Fathers" của Clint Eastwood (2006).
Walker sau đó thủ vai chính trong tác phẩm điện ảnh kinh dị về đề tài tội phạm "Running Scared" và bộ phim của Walt Disney Pictures, "Eight Below", cả hai cùng được phát hành năm 2006. "Eight Below" nhận được đánh giá chuyên môn rất cao và dẫn đầu doanh thu phòng vé ngày đầu ra mắt, thu về 20 triệu USD trong dịp cuối tuần đầu tiên công chiếu. Trong quá trình sản xuất phim "Running Scared", đạo diễn Wayne Kramer đã phát biểu rằng "trên một phương diện nào đó thì [Walker] chính là anh chàng đó" khi so sánh Walker với nhân vật anh thủ vai, Joey Gazelle. Kramer còn nói rằng ông "rất thích được cộng tác với [Walker] bởi anh hoàn toàn ủng hộ tầm nhìn của tôi về bộ phim. Và hơn nữa, anh luôn quyết tâm với nó."
Walker còn đảm nhiệm vai chính trong bộ phim "The Lazarus Project", được phát hành trên đĩa DVD ngày 21 tháng 10 năm 2008. Sau đó anh quay lại với loạt phim "The Fast and the Furious" và tiếp tục đảm nhiệm vai diễn Brian trong phần 4 của series này, "Fast & Furious", phát hành ngày 3 tháng 4 năm 2009. Walker sau đó tham gia bộ phim chính kịch về đề tài tội phạm "Takers", bộ phim khởi quay đầu tháng 9 năm 2008 và phát hành vào tháng 8 năm 2010.
Thương hiệu nước hoa của Coty Prestige, Davidoff Cool Water for Men, thông báo vào tháng 1 năm 2011 rằng Walker sẽ là gương mặt đại diện mới của thương hiệu này cho tới tháng 7 năm 2011. Sau đó anh tiếp tục tham gia phần năm của loạt phim "The Fast and the Furious", "Fast Five" (2011), và phần sáu, "Fast & Furious 6" (2013).
Không lâu sau khi Walker qua đời, bộ phim "Hours", với sự tham gia của anh đã hoàn thành từ trước đó trong năm 2013, được phát hành ngày 13 tháng 12 năm 2013. Một bộ phim khác anh cũng đã hoàn tất, "Brick Mansions", dự định ra mắt vào tháng 5 năm 2014. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, Walker đang tham gia quay phim "Fast & Furious 7", dự kiến phát hành vào tháng 7 năm 2014. Anh cũng được dự kiến đảm nhiệm vai diễn Điệp viên 47 trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ trò chơi điện tử "Hitman".
Đời tư.
Walker sống ở Santa Barbara cùng với con gái. Anh và Rebecca Soteros, người bạn gái một thời, có một đứa con gái tên là Meadow. Meadow sống cùng mẹ ở Hawaii trong suốt 13 năm trước khi chuyển tới California ở với Walker vào năm 2011. Năm 2007, anh giành đai nâu ở môn nhu thuật Brasil dưới Ricardo "Franjinha" Miller tại Paragon Jiu-Jitsu và được Miller trao đai đen sau khi anh qua đời.
Niềm say mê đầu tiên của Walker là với môn sinh vật học hải dương; anh tham gia Ban giám đốc Quỹ The Billfish vào năm 2006. Anh đã hoàn thành ước mơ lâu năm của mình khi tham gia vai chính trong một series của kênh National Geographic Channel "Expedition Great White" (sau đó đổi tên thành "Shark Men"), phát sóng lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2010. Anh dành 11 ngày làm việc trong nhóm sản xuất, bắt và đánh dấu 7 con cá mập trắng lớn ngoài khơi bờ biển Mexico. Cuộc thám hiểm, do Chris Fischer, nhà sáng lập kiêm CEO của Fischer Productions dẫn đầu, cùng với Thuyền trưởng Brett McBride và tiến sĩ Michael Domeier của Viện khoa học bảo tồn Hải dương ("Marine Conservation Science Institute") đã đo kích thước, lấy mẫu DNA, và gắn các thiết bị định vị vệ tinh thời gian thực cho các con cá mập trắng lớn. Việc làm này cho phép tiến sĩ Domeier nghiên cứu tập tính di cư của loài vật này, đặc biệt là với những cá thể đã có bạn đời và sinh sản từ năm năm trở lên.
Vào tháng 3 năm 2010, Walker tới Constitución, Chile để đề nghị hỗ trợ những người bị thương trong vụ động đất mạnh 8.8 độ richter xảy ra tại đây vào ngày 27 tháng 2. Anh cũng đã cùng đội viện trợ nhân đạo của mình, Reach Out Worldwide, tới Haiti để giúp đỡ các nạn nhân của vụ động đất ở Haiti năm 2010.
Là một người đam mê xe hơi, anh đã tham gia thi đấu tại giải đua xe Redline Time Attack, ở đó anh điều khiển một chiếc M3 E92 và là thành viên của đội AE Performance. Chiếc xe của anh được tài trợ bởi Etnies, Brembo Brakes, Ohlins, Volk, OS Giken, Hankook, Gintani, và Reach Out Worldwide. Walker đang chuẩn bị cho một buổi triển lãm xe hơi trước khi qua đời.
Roger Rodas trở thành cố vấn tài chính cho Walker vào năm 2007 và giúp đỡ anh thành lập tổ chức Reach Out Worldwide. Rodas là CEO của Always Evolving, một cửa hàng hiệu suất xe hơi cao cấp do Walker sở hữu. Paul còn có một người bạn thân là Tyrese Gibson, người đồng thời là bạn diễn của anh trong series "The Fast and the Furious".
Qua đời.
Ngày 30 tháng 11 năm 2013, vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều theo giờ PST, Walker cùng bạn là Roger Rodas, 38 tuổi, trước đó vốn là một tay đua chuyên nghiệp và là người tư vấn tài chính cho Walker rời một sự kiện do tổ chức từ thiện Reach Out Worldwide của Walker tổ chức nhằm ủng hộ cho các nạn nhân của siêu bão Haiyan trên chiếc xe Porsche Carrera GT đời 2005 màu đỏ của Rodas. Chiếc xe đâm vào một cột đèn đường và một cái cây trên phố Hercules, một khu vực giới hạn tốc độ 45 dặm/giờ (khoảng 72 km/h) gần đại lộ Kelly Johnson ở Valencia, Santa Clarita, California. Chiếc xe bốc cháy ngay sau đó. Các nhà chức trách xác định rằng khi xảy ra tai nạn, Rodas là người cầm lái, còn Walker ngồi ở ghế bên. Cơ quan cảnh sát Los Angeles tuyên bố cả hai nạn nhân đều đã thiệt mạng ngay tại hiện trường. Rodas chết do đa chấn thương, còn Walker qua đời do tác động cộng hưởng của chấn thương và bỏng, theo thông báo của Cơ quan điều tra tai nạn Los Angeles.
Khúc đường cua nơi Walker và Rodas gặp nạn là một địa điểm thường dùng cho các pha ngoặt xe. Báo cáo của cơ quan điều tra tai nạn cho biết chiếc Porsche Carrera GT đời 2005 có thể đã chạy với tốc độ lên tới trước khi xảy ra tai nạn. Báo cáo của cơ quan này còn cho biết thêm quá trình khám nghiệm tử thi cho thấy cả hai người trên xe đều không có dấu hiệu sử dụng rượu hay chất kích thích nào. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy chiếc xe gặp phải lỗi kỹ thuật và mặt đường cũng không bị hư hại đến mức có thể gây ra tai nạn. Cảnh sát đã tiến hành điều tra liệu có phải chiếc xe đang tham gia một cuộc đua hay không, nhưng họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy có chiếc xe thứ hai nào liên quan đến vụ việc này. Gia đình Walker cho rằng các nút phản quang trên mặt đường có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn, bởi dòng xe Porsche đặc biệt này có thể bị mất điều khiển nếu nó gặp phải dù là một chướng ngại vật nhỏ nhất trên mặt đường. Một số mảnh vỡ của chiếc xe đã bị đánh cắp khi nó được kéo đi. Hai người đã bị bắt vì tội trộm cắp này.
Do Walker qua đời giữa lúc "Fast & Furious 7" đang trong quá trình quay phim, hãng Universal thông báo tạm dừng sản xuất phim vô thời hạn, bày tỏ mong muốn được nói chuyện cùng gia đình nam diễn viên trước khi quyết định sẽ làm gì với bộ phim. Về sau, hai người em trai của Paul là Caleb và Cody Walker được mời tham gia đóng thế anh trong các cảnh quay còn lại.
Nhiều bạn bè và các ngôi sao điện ảnh đã thể hiện sự tiếc thương Walker trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hai tuần sau cái chết của anh, tro của Walker đã được an táng tại một buổi lễ không theo nghi thức tôn giáo tại Công viên tưởng niệm Forest Lawn. | 1 | null |
Mua bán phát thải carbon hay giới hạn và giao dịch carbon là một dạng của mua bán phát thải, có định hướng chủ yếu nhằm vào lượng phát thải cacbonic (tính theo đơn vị tấn hay đơn vị đương lượng thán khí tCO2e). Mua bán phát thải carbon bao hàm phần chủ yếu của lĩnh vực mua bán phát thải nói chung.
Loại hình giao dịch này là phương tiện thông dụng để các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto hoàn thành các giao ước để ký kết trong văn bản đó; cụ thể là việc giảm lượng phát thải carbon và ngăn chận tình trạng biến đổi khí hậu.
Tổng quan.
Mua bán phát thải carbon là một phần của mua bán phát thải nói chung. Trong loại hình "mua bán" này, mỗi quốc gia có một mức độ khí thải tối đa mà các cơ sở được cho phép "xả". Những quốc gia nào có lượng khí thải xả ra nằm dưới mức cho phép sẽ có quyền "bán" "sức chứa" khí thải còn dư của mình cho những quốc gia mà lượng khí thải vì nhiều lý do vượt quá giới hạn cho phép. Cacbonic là thành phần chủ yếu của các loại khí nhà kính khí nhà kính thải ra, nên thông thường người ta chỉ nói đến việc "buôn bán" carbon mà thôi.
Nói cách khác, các "nhà xả khói" có một mức độ khí thải tối đa mà họ được phép "xả", và họ phải chi tiền để mua "quyền xả khói" nhằm duy trì hoạt động của các cơ sở của mình. Và những cơ sở nào xả khí thải thấp hơn mức tối đa cho phép có thể bán "sức chứa khí thải" còn dư cho những ai cần "mua". Hệ thống này giúp cho những cơ sở sản xuất có động lực tìm cách giảm bớt số khí thải để đỡ tốn chi phí "mua" quyền được xả khí. Cơ chế của hệ thống cũng giúp những tổ chức "không xả khói" có thể tham gia vào quá trình cải tiến và nâng cao hiệu quả của "thị trường" buôn bán carbon này.
Đơn vị đo lường.
Căn cứ theo điều 17 của Nghị định thư Kyoto, đơn vị dùng để tính lượng phát thải carbon, mỗi đơn vị tương đương một tấn khí thải (tính theo đương lượng cacbonic) có thể ở dưới dạng sau:
Cơ sở kinh tế học.
Mua bán phát thải hoạt động dựa trên việc đưa ra giới hạn tối đa về lượng khí thải sinh ra cho các đơn vị "xả khí". Nền tảng kinh tế của mua bán phát thải có liên hệ đến khái niệm quyền sở hữu tài sản (Goldemberg., 1996, tr. 29).
Chi phí và định giá.
Vấn đề kinh tế liên quan đến biến đổi khí hậu đó là các đơn vị xả các khí nhà kính đã không phải chịu đầy đủ hậu quả và chi phí trực tiếp liên quan đến hành động xả khí của họ (IMF, 2008, p. 6). Có những chi phí mà các cơ sở xả khói buộc phải gánh chịu, ví dụ như chi phí nhiên liệu, nhưng có những chi phí phát sinh khác mà không nhất thiết phải được bao hàm trong giá cả của chất lượng phục vụ tốt. Những chi phí này được gọi là phí tổn ngoại bộ (Halsnæs., 2007). Gọi là "ngoại bộ" vì các chi phí này thì các cơ sở xả khí thải không phải gánh chịu. Và phí tổn ngoại bộ có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của những người khác. Trong trường hợp về biến đổi khí hậu, các khí nhà kính thải ra sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân trong tương lai cũng như ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên (Toth, 2001). Các phí tổn ngoại bộ này có thể được ước tính và quy đổi ra tiền, và có thể được cộng thêm vào các phí tổn cá nhân mà các cơ sở xả khí thải phải gánh chịu. Làm như vậy, những cơ sở xã khói sẽ phải gánh chịu toàn bộ phí tổn xã hội gây ra bởi hành động của mình (IMF, 2008, p. 9).
Trong tác phẩm "Vấn đề của phí tổn xã hội" (1960), Ronald Coase (tác phẩm của Coase đã được Toth và các tác giả khác tái trích dẫn trong năm 2001; và Helm trích dẫn năm 2005, trang 4) cho rằng phí tổn xã hội có thể được giải thích bởi quy đổi quyền sở hữu tài sản tính theo một mục đích nhất định. Mô hình của Coase giả định rằng tồn tại một thị trường hoạt động hoàn hảo và quyền mặc cả của những bên tham gia tranh cãi về quyền sở hữu đều ngang bằng nhau. Xét về trường hợp biến đổi khí hậu, quyền sở hữu tài sản được áp dụng cho mức độ tối đa về số lượng khí thải được phép sản sinh ra. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là không chỉ có khí thải mà còn những yếu tố khác như biển, rừng... cũng ảnh hưởng đến những thay đổi về khí hậu (Goldemberg., 1996, tr. 28–29). Trong mô hình của Coase, tính hiệu quả của việc làm - trong trường hợp này là mức độ giảm phát thải nhiều nhất với chi phí thấp nhất - được kích thích và khuyến khích bởi hệ thống thị trường. Sự hiệu quả cũng có thể được xem như là việc đạt được mức độ linh hoạt cao nhất trong việc giảm khí thải - tính linh hoạt được coi trọng vì phí tổn biên, tức phí tổn gia tăng của việc giảm phát thải, không giống nhau tùy theo mỗi quốc gia. Mua bán phát thải cho phép việc giảm phát thải có thể được tập trung ưu tiên làm ngay ở những nơi mà phí tổn biên là thấp nhất (Bashmakov., 2001). Theo thời gian, hiệu quả của việc giảm phát thải có thể được kích thích bằng cách cho phép việc "giữ vốn" về mức độ cho phép phát thải (Goldemberg., 1996, p. 30). Điều này cũng giúp cho những cơ sở xả khí thải có thể giảm phát thải vào những lúc mà hiệu quả đạt được là cao nhất.
Phạm trù đạo đức và công bằng.
Việc xử lý biến đổi khí hậu bao hàm những vấn đề liên quan đến đạo đức và công bằng. Để tính toán chính xác phí tổn xã hội gây ra cần có quá trình phán định giá trị về "giá" của những ảnh hưởng tới tương lai của sự biến đổi khí hậu (Smith., 2001). Thật ra, trong giới kinh tế học chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất về việc định giá sự công bằng của một chính sách khí hậu nào đó, ví dụ như phân chia gánh nặng về chi phí xử lý các biến đổi khí hậu trong tương lai (Toth, 2001). Giới kinh tế học cũng chưa có sự giám định mang tính chuyên môn nào về vấn đề ban hành các quyết định mang tính đạo đức, thí dụ định giá về phúc lợi xã hội cho các thế hệ sau này (Arrow., 1996, p. 130). Thông thường, trong một cuộc nghiên cứu, tất cả các ảnh hưởng của các chính xác, tích cực lẫn tiêu cực, đều được công chung lại (dữ liệu gộp hay dữ kiện tập hợp) với các ảnh hưởng khác nhau trên các cá nhân khác nhau được quy thành "tỷ trọng", tức mức độ quan trọng tương đối. Các kết quả định giá này được thực hiện bởi những nhà kinh tế học tham gia trong cuộc nghiên cứu đó.
Quá trình định giá có thể gặp nhiều khó khăn vì có những mặt hàng không có giá cả trên thị trường. Có tồn tại những phương pháp tính toán giá trị của các hàng hóa và dịch vụ mang tính chất phi thị trường, nhưng chúng có thể gây nhiều tranh cãi, tỉ như việc định giá ảnh hưởng lên sức khỏe con người hay lên hệ sinh thái (Smith., 2001). Người ta cũng tranh cãi nhiều về tác hại tiềm ẩn của biến đổi khí hậu, ví dụ như du lịch trong một vùng được lợi nhưng những vùng khác chịu thiệt hại, ví dụ như thiệt hại về nông nghiệp (Smith., 2001). Lợi thế chủ yếu của quá trình phân tích về kinh tế trong vấn đề này, đó là nó cho phép đề xuất ra những giải pháp đồng bộ và toàn diện trong việc xử lý các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nó cũng cho phép cân nhắc và so sánh giữa lợi và hại của các chính sách có liên quan đến thay đổi khí hậu.
Mô hình của Ronald Coase đề cập ở mục trước có giả định rằng thị trường là hoàn hảo, sự công bằng có thể được đề cập trong việc phân chia quyền sở hữu tài sản, và không cần biết số tài sản trong xã hội được phân chia như thế nào, thị trường luôn luôn sản sinh ra kết quả với hiệu năng cao nhất (Goldemberg., 1996, tr. 29). Tuy nhiên trên thực tế thị trường không hoàn hảo và vì vậy việc "mua bán" không thể đạt mức độ tốt nhất về cả hai thứ công bằng và hiệu quả được (Halsnæs., 2007).
Thuế carbon so sánh với mua bán carbon.
Nhiều bài viết của giới kinh tế cho rằng thuế carbon nên được áp dụng ưu tiên thay cho mua bán phát thải carbon (Carbon Trust, 2009). Ý kiến phản bác dựa trên luận điểm rằng giới chính trị gia có thể ưa thích mua bán phát thải hơn là đánh thuế (Bashmakov., 2001). Khối lượng phát thải cho phép có thể được phân chia đồng đều cho các cơ sở phát thải, thay vì toàn bộ hoa lợi đều được tập trung vào chính phủ. Và các cơ sở công nghiệp có thể vận động hành lang để né thuế. Với cơ chế mua bán phát thải, các cơ sở có động lực để giảm phát thải, và trong cơ chế đánh thuế, họ có khả năng né được thuế và lượng phát thải sẽ không bị cắt giảm (Smith, 2008, pp. 56–57). Tuy nhiên, việc phân phối tự do khối lượng phát thải cho phép có thể dẫn đến tham nhũng (World Bank, 2010, p. 268).
Thuần túy đánh thuế carbon áp đặt một mức thuế cố định đối với lượng carbon thải ra nhưng không giới hạn carbon tối đa được sản sinh, trong khi đó thuần túy mua bán phát thải đưa ra giới hạn khí thải và để cho chi phí thải carbon dao động theo thị trường. Những người ủng hộ thuế carbon cho rằng biện pháp này đơn giản và dễ áp dụng hơn trên diện rộng. Sự đơn giản và trực tiếp của thuế carbon đã thể hiện tính hiệu quả khi áp dụng tại bang British Columbia, Canada - được ban hành và thực hiện chỉ trong 5 tháng. Đánh thuế có thể tạo động lực cho các cơ sở phát thải, nhà khoa học, kỹ thuật viên... phát triển các công nghệ sạch hơn, và thêm vào đó cũng tạo ra nguồn thu cho chính phủ.
Những người ủng hộ mua bán phát thải tin rằng hệ thống này đặt ra một giới hạn pháp lý về phát thải, điều mà thuế carbon không có. Khi bàn hành thuế, người ta chỉ có thể đưa ra những ước đoán về mục tiêu gia giảm về lượng carbon phát thải, và số lượng khí thải giảm được có thể không đủ để ngăn chận biến đổi khí hậu. Một mức trần phát thải được giảm dần có thể giúp các cơ sở kinh tế đưa ra các mục tiêu cụ thể về mức độ và thời gian cắt giảm khí thải. Nó cũng giúp đưa ra các giải pháp linh hoạt chứ không phải là biểu thuế cứng nhắc.
Tình hình thị trường.
23 tập đoàn đa quốc gia đã tham dự Hội nghị Bàn tròn về Biến đổi khí hậu G8, một nhóm kinh tế thành lập tại Diễn đàn Kinh thế Thế giới tháng 1 năm 2005. Nhòm này bao hàm các công ty lớn ví dụ như Ford, Toyota, British Airways, BP và Unilever. Vào tháng 9 năm 2005, Hội nghị đã ban hành một thông cáo có nội dung đề cập về sự cần thiết về các hành động nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu và tầm quan trọng vả các giải pháp có căn bản dựa trên thị trường. Hội nghị đã kêu gọi các chính phủ thiết lập ""những dấu hiệu rõ ràng, thông suốt và thống nhất về giá cả" thông qua "một cơ cấu chính sách lâu dài"" bao hàm tất cả các cơ sở chủ yếu sản sinh ra khí nhà kính. Đến tháng 12 năm 2007, số thành viên của Hội nghị đã bao hàm 150 cơ sở doanh nghiệp toàn cầu.
Các nhà kinh doanh ở Anh đã bày tỏ sự ủng hộ tích cực đối với mô hình mua bán phát thải, xem nó như là biện pháp then chốt để làm giảm thiểu biến đổi khí hậu, ủng hộ bởi tổ chức phi chính phủ vì môi trường.
Mua bán phát thải carbon đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Căn cứ theo Đơn vị Tài chính Carbon ("Carbon Finance Unit") thuộc Ngân hàng Thế giới, 374 triệu tấn đương lượng thán khí (tCO2e) đã được trao đổi thông qua các dự án trong năm 2005, tăng 240% so với năm 2004 (110 mtCO2e), và năm 2004 thì so ra tăng 41% so với năm 2003 (78 mtCO2e). Sự gia tăng về chi phí cho phép đã kéo theo sự gia tăng về chi phí nhiên liệu và hoạt động sản sinh khí thải carbon. Theo một khảo sát của 12 quốc gia châu Âu, nếu giá khí thải carbon và giá nhiên liệu tăng 10% thì giá điện sẽ tăng 80% trong giai đoạn ngắn. Kết quả này gợi ý rằng nếu mức phát thải carbon tối đa được cho phép bị giảm đi thì chi phí về các nguồn năng lượng thay thế sẽ tăng lên. Trong khi việc giảm đột ngột mức xả khí thải cho phép sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, việc giảm mức cho phép theo kiểu "từ từ" lại có nguy cơ gây hại lâu dài cho môi trường thông qua biến đổi khí hậu.
Theo Point Carbon, một công ty con của Thomas Reuters, giá trị của thị trường mua bán phát thải carbon đã lên đến gần 92 tỉ euro (tương đương 120,9 tỉ Mỹ kim). Tuy nhiên sự gia tăng này có nguyên do là sự gia tăng giá mua bán carbon, còn khối lượng carbon giao dịch đã giảm 12%. Liên minh châu Âu là trung tâm của thị trường giao dịch với khối lượng mua bán là 5,2 tỉ tấn với giá 13,99 euro/tấn. Hoạt động giao dịch carbon giảm mạnh nhất tại Hoa Kỳ, đến 76%. Vào cùng năm 2010, Sở Giao dịch Khí hậu Chicago ("Chicago Climate Exchange" - CCX) đã ngưng các hoạt động giao dịch phát thải carbon. Nhà phân tích Endre Tvinnereim của Point Carbon cho rằng hoạt động mua bán carbon ở Hoa Kỳ đã bị "đóng băng" và điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực thị trường về Sáng kiến Khí nhà kính Địa phương ("Regional Greenhouse Gas Initiative" - RGGI).
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2012, Liên minh châu Âu bắt đầu áp dụng Kế hoạch Giao dịch Phát thải Carbon của Liên minh châu Âu ("European Emission Trading Scheme" - EUETS) trong đó hệ thống giao dịch phát thải sẽ thu phí các hãng hàng không có các chuyến bay diễn ra trong khu vực EU, dựa trên lượng khí thải carbon được sản sinh ra. Mức xả khí thải được cho phép sẽ bị giảm theo thời gian và vì vậy, tổng lượng khi thải sinh ra ra từ các máy bay tại địa phận châu Âu cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối kịch liệt từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Canada với lý do vi phạm hiệp ước hàng không và thay đổi khí hậu, và sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận của các công ty hàng không vốn đang gặp nhiều khó khăn. Trung Quốc đã cấm các hãng hàng không của mình tham gia EUETS và tìm cách ngăn chận EU áp dụng quy định thu phí đối với Trung Quốc, còn Mỹ thì kêu gọi một cơ quan hàng không quốc tế đứng ra dàn xếp. Về phía mình, EU tỏ thái độ cứng rắn trong việc thực hiện kế hoạch, nhưng tuyên bố sẵn sàng đàm phán và sẽ sửa đổi EUETS nếu các bên đạt được một thỏa thuận toàn cầu. Có ý kiến cho rằng kế hoạch của EU có thể gây bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại.
Hiện tượng tình nguyện từ bỏ "quyền phát thải".
Một số cá nhân và tổ chức thay vì buôn bán "quyền xả khói" còn dư của mình đã quyết định "từ bỏ" số lượng dư đó, vì vậy "số dư" đó không thể được chuyển giao cho bất cứ những cơ sở sản sinh phát thải khác sử dụng. Điều này làm giảm mức độ phát thải tối đa và nhìn chung làm giảm lượng khí thải sinh ra. Năm 1992, Sở Giao dịch Quyền Không khí Trong lành Quốc gia ("National Healthy Air License Exchange") được thành lập để tạo một quỹ dành cho việc thu mua và hủy bỏ quyền phát thải lưu huỳnh nằm trong khuôn khổ của chương trình cấp phép mua bán phát thải lưu huỳnh của Hoa Kỳ. Tổ chức Anh quốc "Climakind" cũng sử dụng tiền đóng góp từ các nhà hảo tâm để "mua" hạn ngạch khí thải cho phép sản sinh (tính theo đơn vị tín dụng của Hệ thống Giao dịch Phát thải Liên minh châu Âu - "European Union Emission Trading System") và "hủy bỏ" các hạn ngạch này để chúng không được các cơ sở "xả khói" dùng để gia tăng mức độ sản sinh khói thải của họ, nhờ đó giảm mức độ cho phép chung về phát thải. Tổ chức phi lợi nhuận Sandbag cũng tham gia xúc tiến việc "hủy bỏ" quyền phát thải nhằm giảm mức độ phát thải tối đa được cho phép. Đến tháng 8 năm 2010, Sandbag tuyên bố họ đã "hủy bỏ" được 2145 tấn phát thải CO2.
Chỉ trích.
Một trong những ý kiến chỉ trích mô hình mua bán phát thải carbon là một dạng của chủ nghĩa thực dân, trong đó các nước giàu tiếp tục duy trì mức độ tiêu thụ của họ, trong khi vẫn nhận được tín dụng cho việc để dành carbon trong các dự án công nghiệp kém hiệu quả (Liverman, 2008, p. 16). Những quốc gia có nguồn tài chính eo hẹp hơn sẽ cảm thấy không thể vừa hoàn thành chỉ tiêu về lượng carbon phát thải vừa phát triển về cơ sở hạ tầng công nghiệp, và điều này sẽ ngăn cản tăng trưởng kinh tế của các nước đó. Một số chỉ trích khác bao hàm những nghi vấn về mức độ phát triển bền vững được xúc tiến bởi cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ nghị định thư Kyoto.
Một chỉ trích khác nhằm vào vấn đề là mức độ giảm phát thải ở một số quốc gia trên thực tế là con số không do lượng cho phép phát thải dư thừa ("khí nóng") mà các quốc gia này hưởng được từ các quy định của Nghị định thư Kyoto. Ví dụ, nước Nga nhận được một lượng cho phép phát thải dư thừa do giai đoạn suy sụp kinh tế sau khi Liên Xô tan rã (Liverman, 2008, p. 13). Một số nước khác có thể "mua" quyền phát thải từ Nga, nhưng điều này không làm giảm phát thải, mà chỉ đơn giản là sự tái phân phối của mức phát thải cho phép. Trên thực tế, các bên tham gia Nghị định thư Kyoto chưa chọn mua số phát thải cho phép còn dư từ các nước khác (PBL, 2009).
Ở Trung Quốc và Ấn Độ, một số công ty bắt đầu việc sản sinh khí nhà kính nhân tạo với mục đích tái sử dụng và nhận được tín dụng carbon. Các tín dụng này được bán cho Hoa Kỳ và châu Âu.
Nhà hoạt động Anh quốc Merrick Godhaven đã phản đối cách tiếp cận vấn đề của Sandbag ở phía trên, vì để việc giảm phát thải được hiệu quả thì khối lượng carbon cần hủy bỏ phải lên đến hàng triệu pound, và hành động này cũng vô hình trung chấp nhận sự tồn tại của mô hình mua bán phát thải carbon, một hệ thống mà Godhaven cho là sản phẩm của những kẻ sản sinh khí thải. Riêng về việc mua bán phát thải, Godhaven cho rằng mô hình này có nhiều vấn đề, thứ nhất là việc xác định mức độ giới hạn khí thải là kết quả của sự vận động hành lang của các nhà công nghiệp chứ không phải của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, mức độ này là không công bằng và được tính toán dựa trên phương cách giảm khí thải với chi phí thấp nhất, không tính đến những tác động bù trừ ở những nước kém phát triển hơn. Và việc cung cấp quyền sản sinh khí thải miễn phí cho các công ty năng lượng và sắt thép châu Âu đã mang đến cho họ những lợi nhuận "trời cho".
Những ý kiến chỉ trích về mua bán phát thải carbon, ví dụ như từ Tổ chức Theo dõi Giao dịch Carbon ("Carbon Trade Watch"), lập luận rằng hệ thống này đặt sự chú ý không đồng đều đến lối sống của mỗi cá nhân và dấu vết carbon, làm xao nhãng sự chú ý của mọi người ra khỏi các thay đổi rộng lớn hơn và mang tính hệ thống, và các hành động chính trị tập thể cần được thực thi để xử lý vấn đề biến đổi khí hậu. Tổ chức như the Corner House cho rằng thị trường sẽ chọn lựa phương pháp dễ dàng nhất để làm giảm một lượng nhất định carbon trong giai đoạn ngắn, và phương pháp này có thể sẽ khác rất nhiều so với cách thức cần thiết để mang lại các thành tựu bền vững, lâu dài và đáng kể trong việc giảm phát thải, vì vậy lối tiếp cận mang tính thị trường có thể dẫn đến trì trệ về công nghệ và kỹ thuật. Ví dụ, giảm phát thải mức độ nhỏ có thể đạt được với chi phí thấp nhờ vào việc cải tiến công nghệ có sẵn, trong khi mức độ lớn hơn thì cần phải từ bỏ toàn bộ công nghệ hiện tại để sử dụng cái hoàn toàn mới. Họ cũng cho rằng mua bán phát thải sẽ che mờ những phương pháp tiếp cận khác hơn để kiểm soát ô nhiễm nếu các phương pháp này không phối hợp tốt với mua bán phát thải và làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chung nếu nó thật sự làm trì trệ quá trình chuyển đổi cơ cấu sang sử dụng các công nghệ bớt ô nhiễm hơn. Tháng 9 năm 2010, nhóm FERN xuất bản tác phẩm "Giao dịch carbon: Phương pháp hoạt động và nguyên nhân gây tranh cãi" ("Trading Carbon: How it works and why it is controversial") trong đó bao hàm nhiều luận điểm chỉ trích mua bán phát thải carbon.
Tờ "Financial Times" từng có một bài báo mang tiêu đề "Thị trường carbon tạo ra một mớ lộn xộn" ("Carbon markets create a muddle"), cho rằng mua bán phát thải carbon có thể tạo cơ hội cho hành động thao túng mà không thể kiểm chứng được. Lohmann (2009) chỉ ra rằng hệ thống mua bán phát thải tạo ra nhiều rủi ro và bất định có thể bị "mặt hàng" hóa bởi phái sinh tài chính, sinh ra nạn đầu cơ.
Hệ thống mua bán phát thải carbon của các tập đoàn và Nhà nước đã bị điều chỉnh thành một cơ chế dung túng hiện tượng rửa tiền. Theo luận điểm này, việc đổi mới hệ thống tài chính (nằm ngoài hoạt động ngân hàng) sẽ dẫn đến nguy cơ về các giao dịch, chuyển khoản (ngoài phạm vi ngân hàng) xảy ra trong các thị trường thiếu sự giám sát. | 1 | null |
Hằng Nga 3 hay Thường Nga 3 () là một con tàu vũ trụ khám phá Mặt Trăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên con tàu đặt theo nữ thần Mặt Trăng Hằng Nga.
Tàu đã được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc Tây Xương, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 1 tháng 12 năm 2013. Tàu sẽ mang theo robot Thỏ Ngọc (hay Ngọc Thố) khám phá bề mặt Mặt Trăng. Hằng Nga-3 vừa là tàu đổ bộ vừa là tàu thám hiểm Mặt Trăng. Sứ mệnh của Hằng Nga 3 nằm trong giai đoạn 2 của chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, bao gồm bay quanh, hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất. Nó là tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc, và là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm qua thực hiện hạ cánh mềm trên Mặt Trăng, kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976.
Trước đó Trung Quốc đã phóng Hằng Nga 1 năm 2007 và Hằng Nga 2 năm 2010.
Tàu đã vào quỹ đạo Mặt Trăng ngày 6/12/2013 và đã đáp xuống bề mặt Mặt Trăng ngày 14/12/2013. | 1 | null |
Lâu đài Bran (tiếng România: "Castelul Bran"; tiếng Đức: "Törzburg"; tiếng Hungary: "Törcsvár"), nằm gần Bran và trong vùng lân cận của Braşov, là một di tích quốc gia và mang tính bước ngoặt ở Romania. Lâu đài nằm giữa biên giới Transilvania và Românească, trên đường ở Romania.
Lịch sử.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 1377, Louis I của Hungary cho phép người Sachsen Transilvania đặc quyền xây dựng lâu đài đá bằng chi phí và lực lượng lao động của họ; khu định cư của Bran bắt đầu phát triển gần đó. Vào năm 1438-1442, lâu đài được sử dụng để phòng thủ chống lại Đế chế Ottoman, và sau đó trở thành một hải quan trên đường đèo núi giữa Transylvania và Wallachia. Mặc dù nhiều lâu đài thời đó thuộc về các thành viên quý tộc, nhưng người ta đã xác nhận rằng Lâu đài Bran được xây dựng gần như chỉ để củng cố và bảo vệ thực dân Đức ở Transylvania.
Vlad III Ţepeş là người cai trị Wallachia trong và ngoài 1448-1476. Vlad III được biết đến với những hành động chiến tranh tàn bạo. Trong triều đại của mình, anh ta đã bị đe dọa tấn công liên tục từ cả hai lực lượng Ottoman và Hungary. Trong một cuộc rút lui khét tiếng từ lực lượng Ottoman, Vlad III đã phơi thi thể của kẻ thù và công dân của ông ta trên những chiếc cọc lớn. Vào năm 1462, anh ta bị cầm tù sau khi bị người Hung bắt. | 1 | null |
Vụ sập trần siêu thị ở Riga, Latvia xảy ra vào lúc 17:41 (giờ địa phương) ngày 21 tháng 11 năm 2013, nóc trần của siêu thị Maxima XX ở Riga, Latvia đột nhiên đổ sập khiến gần 100 người thương vong, trong đó có 54 người chết. Vụ việc đã trở thành thảm họa lớn nhất tại quốc gia này kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991.
Nguyên nhân.
Kết quả điều tra ban đầu của lực lượng cảnh sát Latvia cho thấy, nhiều khả năng chính những sai phạm trong quá trình xây dựng đã gây nên vụ sập trần bao gồm cả việc sử dụng vật liệu xây dựng dưới chuẩn và cũng không loại trừ khả năng tham nhũng dẫn đến cắt xén chất lượng công trình. Đây quả là vụ sập trần gây ảnh hưởng lớn về mặt chính trị cho đất nước Latvia.
Phản ứng.
Thủ tướng Latvia Valdis Dombrovskis đã tuyên bố từ chức với lý do nhận trách nhiệm chính trị đối với vụ tai nạn này.
Quốc tế.
Estonia, Litva và Nga đã đề nghị giúp đỡ cứu hộ những người bị mắc kẹt trong đống đổ nát, nhưng bị Latvia từ chối. Litva và Estonia đã tuyên bố một ngày để tang vào ngày 24 tháng 11 năm 2013.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso, Tổng thống Arrmenia Serzh Sargsyan, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö, Sứ thần Tòa Thánh ở các nước Baltic Luigi Bonaci và Giáo hoàng Phanxicô, Tổng thống, Thủ tướng và Seimas của Litva, Russian Tổng thống Vladimir Putin, Bộ trưởng ngoại giao Thụy Điển Carl Bildt, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gül đều gửi lời chí buồn. | 1 | null |
Bruno von François (29 tháng 6 năm 1818 tại Magdeburg – 6 tháng 6 năm 1870 tại Spicheren) là một sĩ quan quân đội Phổ, được lên đến cấp hàm Thiếu tướng. Ông đã tham gia chiến đấu trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức từ năm 1864 cho đến năm 1871. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1870, ông tử trận tại trận Spicheren, một trong những trận đánh đầu tiên của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, khi đang trực tiếp chỉ huy quân sĩ đánh chiếm Đồi Đỏ (Rotheberg) do lính Chasseur của Pháp phòng vệ.
Thân thế.
Bruno von François sinh vào tháng 6 năm 1818, là con trai của viên tướng Phổ Karl von François, người đã chiến đấu về phía Nga chống lại quân Pháp của Napoléon Bonaparte trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức (1813 – 1814). Nữ văn sĩ Louise von François là chị em họ của ông. Gia đình theo đạo Huguenot của ông có nguồn gốc từ một gia tộc cổ ở Phổ. Ngay từ thế kỷ 14, họ đã được ghi nhận là một dòng tộc sản sinh ra nhiều hiệp sĩ dũng cảm. Nơi phát tích của dòng họ này là Bugey, miền thôn quê cổ nằm về phía đông Bresse thuộc huyện Ain ở miền đông nước Pháp. Gia đình cũng mang tên hiệu là "François des Alimes", theo tên lâu đài tổ tông Alimes của mình. Với vai trò là chư hầu, các hậu duệ của gia đình đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh của Công quốc Savoie và san sẻ nhiều chiến thắng cũng như thất bại với các quận công xứ này. Về sau, một thành phần của gia tộc cũng hiện hữu tại vùng Normandie, nơi họ đổi tên họ thành „de Billy", „de la Motte", „de St.Nicolas" và „du Pommier".
Vào năm 1685, Triều đình Pháp ban bố Chiếu chỉ Nantes, một nhánh của gia tộc, đứng đầu là một ông Etienne de François, bị buộc phải rời bỏ nước Pháp vì đức tin Kháng Cách của mình. Họ tị nạn tại Tuyển hầu quốc Sachsen. Đến năm 1774, nhờ những công trạng của mình đối với Phổ, gia tộc đã được liệt vào hàng khanh tướng Phổ.
Gia quyến.
Vào năm 1847, tại Luxemburg, nơi ông đang đóng quân, ông thành hôn với bà Marie von Wentzel, xuất thân từ Koblenz. Cặp đôi này đã sản sinh ba người con trai, và cả ba người đều theo đuổi sự nghiệp quân sự giống như cha mình: Curt von François (1852 – 1931) cũng tham gia chiến dịch tấn công Pháp, sau này trở thành một sĩ quan trong Lực lượng Bảo hộ ("Schutztruppe") của Đức tại xứ thuộc địa Đông Phổ. Hugo von François (1861 – 1904), cũng là một sĩ quan ở Đông Phi thuộc Đức, đã tử trận vào năm 1904 khi tham gia trấn áp cuộc nổi dậy của người Herero. Hermann von François (1856 – 1933) là một tướng lĩnh nổi bật của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, người đã góp phần tiêu diệt một tập đoàn quân Nga trong trận Tannenberg năm 1914.
Sự nghiệp quân sự.
Ông đã tham gia trấn áp cuộc nổi dậy của người Ba Lan và cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864. Vào năm 1864, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo. Trong trận đánh quyết định ở Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, ông đã thể hiện tinh thần chiến đấu mãnh liệt trong cuộc giao tranh ở rừng Svip, một trong những giai đoạn đẫm máu nhất của trận chiến. François bị thương trong trận đánh này và được trao tặng Huân chương Thập tự Xanh cao quý nhất của Phổ vì cống hiến của mình. Vào ngày 26 tháng 7 năm 1870, từ là một đại tá trong Trung đoàn số 58, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 27 (với một nửa số binh lính trong đơn vị người Phổ và nửa còn lại là người Hannover), một thành phần thuộc Sư đoàn số 14. Vài ngày sau khi được thụ phong Thiếu tướng, ông kéo đơn vị của mình ra mặt trận để tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Trận vong ở Spicheren.
Trong trận Spicheren vào ngày 6 tháng 6 năm 1870, tư lệnh sư đoàn của ông là tướng Georg von Kameke phái von François thúc quân tấn công các vị trí phòng ngự của quân Pháp. Với Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 39 Hạ Rhein và Trung đoàn Bộ binh số 74 Hannover trong tay mình, ông dàn 4 tiểu đoàn của mình dọc theo trận tuyến dài 5 km và đặt hai tiểu đoàn trừ bị.
Quân cánh phải của ông kéo tới tuyến đường sắt Forbach, dọc theo bìa rừng Stiringwald, để truy tìm quân cánh trái của Pháp. Cách đó vài ngàn bước về hướng đông, quân cánh trái của ông thâm nhập các khu rừng dưới đáy Đồi Đỏ (Rote Berg). Trong khi lữ đoàn nửa Phổ, nửa Hannover dưới quyền François tiến lảo đảo về phía trước theo các đội hình cấp đại đội, họ vấp phải hỏa lực pháo binh ác liệt, trái ngược với niềm tin của Kameke rằng ông đang đối mặt với đội hậu binh của Pháp. Tiến dọc theo nền đường đắp cao của tuyến hỏa xa Forbach, lính Hannover vượt qua màn đạn pháo chỉ để chạm trán với toàn bộ một lữ đoàn Pháp. Hàng trăm quân Hannover bị súng trường nạp hậu tối tân "Chassepot" của Pháp đốn ngã. Trong khi đó, tình hình của bất lợi không kém cho cánh trái của François: hai tiểu đoàn Phổ được lệnh tiến đánh Đồi Đỏ đánh bật các tốp lính kỳ binh Pháp, nhưng đã rơi vào làn đạn Chassepot kết hợp với súng máy của Pháp khi họ tràn vào trong các khu rừng phía dưới ngọn đồi. Vốn đã ẩn nấp trong rừng, Trung đoàn "Chasseur" số 10, nhanh chóng nã đạn vào các đội hình tấn công vụng về của Phổ và đốn quỵ từng lớp quân Phổ đang hoảng loạn. Đến 1 giờ chiều, cuộc tấn công của Kameke đã bị chặn lại. Xác lính Phổ nằm la liệt ở từng Gifert và Stiring-Wendel dưới chân các cao điểm Spicheren. Trước tình hình đó, François một lần nữa chứng tỏ lòng can đảm của mình khi ông tập trung 5 đại đội trừ bị còn lại của ông và trực tiếp chỉ đạo họ đánh rừng Gilfert. Các đại đội này, phần lớn là lính Hannover trong Trung đoàn số 74, đã tràn ngập phần lớn con đường xuyên rừng, tiếp cận được đáy Đồi Đỏ và chiếm được một vị trí giữa các khe đồi, nhưng bị đại bác và súng trường của địch chặn đứng trên sườn dốc màu hơi đo đỏ và giàu quặng sắt của Đồi Đỏ. Chỉ có, pháo binh của sư đoàn Kameke, giờ đây quy tụ về phía sau bộ binh với số lượng lớn, đã cứu quân của François khỏi nguy cơ bị quét sạch. Thực tế, cho thấy rằng những khẩu đại bác uy lực của Phổ đã gây cho người Pháp ấn tượng nhiều nhất. Những "khối pháo binh" của Phổ oanh tạc dồn dập, khiến cho quân Pháp chết và bị thương nằm ngổn ngang khắp các chiến hào của họ đồng thời ngăn chặn quân Pháp giáng trả.
Đến lúc này, François đành phải ngưng tấn công. Ông bám trụ vào những góc chiến tuyến của địch và chờ đợi viện binh. Trong khi đó, mọi cuộc phản công nhằm vào các đại đội co cụm của François đều bị pháo binh Phổ thổi bay. Các đội hình pháo binh dồi dào của Pháp đã dời xuống cao điểm để thu ngắn tầm đạn của mình và vô hiệu hóa lợi thế của đại bác hiệu Krupp, nhưng bị pháo lực của Kameke bắn trả liên tục và làm câm họng. Đến giữa chiều, tướng Wilhelm von Woyna điều Lữ đoàn số 28 của ông đến ứng chiến. Lữ đoàn của Woyna giải tỏa cho cả hai cánh quân của François và bắn xối xả vào một lữ đoàn Pháp. Nhờ sự tiếp viện của Woyna, trận đánh Spicheren được hồi sinh. Không lâu trước 3 giờ, khi Chỉ huy trưởng Von Kameke hạ lệnh tấn công Đồi Đỏ, tướng Von François, không hề chần chừ, vung gươm thôi thúc các đại đội 9, 10, 11 và 12 thuộc Tiểu đoàn Bắn súng trường của Trung đoàn 74 leo lên Đồi Đỏ. Lính Phổ tràn khắp từ mỏm đá này đến mỏm đá khác, rồi nhào lên đỉnh đồi, gây cho lính Chasseur của Pháp choáng ngợp. Quân Phổ chỉ gặp phải sự kháng cự nhỏ và súng trường, lưỡi lê của họ đã đánh bật quân Pháp ra khỏi các chiến hào tiền tiêu. Đại đội 9 (Trung đoàn 39), đơn vị đã trèo lên đồi từ bên trái, truy sát quân địch, trong khi đó, quân Pháp sau khi bị đẩy lui đã rút về tuyến thứ hai và bắn trả hết sức dữ dội. Chỉ trong vòng vài phút, François, khi đang tiến công mãnh liệt cùng với đại đội này, đã bị trúng đạn dưới cánh tay phải đang dơ cao của ông và ngã xuống. Ông lại trúng thêm 4 viên đạn nữa và mất. Ông được cho là đã nói những lời cuối cùng như sau: „"Thật vinh quang để chết nơi xa trường. Tôi hạnh phúc từ giã đời mình, vì tôi nhìn thấy cuộc chiến đấu đang xoay chuyển thuận lợi."". Dù sao thì ông cũng đã kịp nhìn thấy Tiểu đoàn Bắn súng trường và Đại đội 9 giành được một mũi núi hẹp và giữ chặt vị trí này. Cùng với vị chủ tướng của mình, rất nhiều quân Phổ đã tử trận trong cuộc đánh chiếm Đồi Đỏ.
Ngày nay, địa điểm hy sinh của ông, nơi có một tấm bia tưởng niệm được rào chắn, nằm rất gần Đài Kỷ niệm của Trung đoàn Bộ binh số 75 (số 1 Hannover). Mộ phần của ông nằm trong Nghĩa trang Vinh danh ("Ehrenfriedhof") tại Vườn Đức-Pháp ở Saarbrücken.
Mộ chí của ông có đề: "„Ông ngã xuống do năm viên đạn của địch trong bước tiến thắng lợi của cuộc đánh chiếm các cao điểm Spicheren vào ngày 6 tháng 6 năm 1870. ngựa sắm sửa về ngày tranh chiến; Nhưng sự thắng trận thuộc về Đức Giê Hô Va (Châm Ngôn 21:31)"". Trong các mô tả về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, hành động của ông trong trận chiến Spicheren thường được khắc họa như một chiến công anh hùng và sự hy sinh của ông là một cái chết anh hùng. Khi viết về cuộc tiến chiếm Đồi Đỏ của ông, A. Niemann đã ca ngợi trong cuốn sách của mình về diễn biến quân sự của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức: "Trên cánh trái, Lữ đoàn Bộ binh số 27, chỉ huy bởi tướng Von François, đã làm nên một chiến tích không thể so sánh được, giữa những tổn thất nặng nề nhất.". Một tác phẩm hội họa lớn do Anton Werner thực hiện vào năm 1880, cho thấy François, đứng bên cạnh người lính kèn, điều động binh lính đánh chiếm Đồi Đỏ. | 1 | null |
Chiến tranh giữa hai nước Tống–Kim diễn ra vào cuối năm 1161, được phát động bởi Kim đế Hoàn Nhan Lượng. Cuộc chiến này thường được gọi là trận Thái Thạch (, "Thái Thạch chi chiến"), bởi gần như đây là trận giao tranh duy nhất đáng kể, lại có tính quyết định đến toàn cục. Trận đánh diễn ra vào các ngày 26 đến ngày 27 tháng 11 năm 1161. Đại quân nhà Kim dưới sự chỉ huy của Kim đế Hoàn Nhan Lượng cố gắng vượt Trường Giang với ý định thôn tính Nam Tống, thống nhất Trung Quốc. Trong khi đó, quân Tống lại được dẫn dắt bởi một quan văn là Ngu Doãn Văn. Các tàu guồng của quân Tống được trang bị máy phóng đối trọng bắn bom cháy được làm từ thuốc nổ và vôi không gặp phải nhiều khó khăn để đánh chìm tàu hạng nhẹ của quân Kim.
Tổng quan.
Kể từ năm 1125, nhà Kim đã chinh phục các lãnh thổ cũ của nhà Tống ở phía bắc sông Hoài. Năm 1142, một hiệp ước hòa bình được ký kết để phân định biên giới giữa hai quốc gia, đưa nhà Kim kiểm soát Trung Quốc ở phần phía bắc và nhà Tống kiểm soát ở phía nam. Năm 1150, Hoàn Nhan Lượng lên ngôi hoàng đế và nuôi tham vọng thống nhất Trung Hoa. Năm 1158, ông khẳng định rằng nhà Tống đã vi phạm hiệp ước năm 1142 và vin cớ này để tuyên chiến với nhà Tống. Để chuẩn bị cho cuộc chiến vào năm sau, ông đã ra quân dịch yêu cầu tất cả thanh niên trai tráng phải nhập ngũ. Lệnh trưng binh này không được lòng dân nên nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng sau đó bị dập tắt. Quân Kim rời kinh đô Khai Phong vào ngày 15 tháng 10 năm 1161 và chọc thủng từ sông Hoài đến Trường Giang.
Quân Tống được tăng cường dọc theo chiến tuyến Trường Giang. Hoàn Nhan Lượng lên kế hoạch vượt sông ở Thái Thạch, phía nam Nam Kinh ngày nay. Ông khởi hành từ bờ sông Trường Giang vào ngày 26 tháng 11 và có một trận thủy chiến với quân Tống do Ngu Doãn Văn và Trần Khang Bá chỉ huy. Hoàn Nhan Lượng thua trận và rút về Dương Châu.
Hoàn Nhan Lượng bị chính quân lính của ông ám sát trong một trại quân sự ngay sau khi trận Thái Thạch kết thúc. Trong lúc Hoàn Nhan Lượng vắng mặt, một cuộc đảo chính quân sự xảy ra tại triều đình nhà Kim, kết quả là Kim Thế Tông lên ngôi hoàng đế. Năm 1165, một hiệp ước hòa bình được ký kết chấm dứt cuộc xung đột giữa Tống và Kim.
Tại trận Thái Thạch, nhà Tống dẫn đầu đội quân 1,8 vạn người, trong khi Hoàn Nhan Lượng được cho là dẫn đầu đội quân 60 vạn quân Kim. Trong suốt trận chiến, nhiều binh sĩ Kim đã đào ngũ làm hao tổn binh lực khi họ nhận ra kỵ binh thảo nguyên phía bắc của họ không phù hợp cho các trận thủy chiến sông hồ. Nhà Tống giành chiến thắng chủ yếu nhờ hải quân, thuốc súng và súng ống vượt trội. Chiến thắng đã làm gia tăng sĩ khí của bộ binh nhà Tống và góp phần đẩy lùi cuộc nam tiến của quân Kim.
Bối cảnh.
Kim-Liêu-Tống.
Nhà Tống (960–1276) là triều đại do người Hán thống lĩnh, cai trị vùng Đông Nam Trung Quốc. Ở phía bắc của họ là nhà Kim, một triều đại có sự pha trộn giữa người Nữ Chân và người Hán, cai trị vùng Đông Bắc Trung Quốc. Lãnh đạo của nhà Kim là người Nữ Chân, một liên minh các bộ lạc bán nông từ vùng Mãn Châu ở phía đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều quý tộc người Hán ở phía Bắc cũng nằm trong phần lãnh thổ của nhà Kim. Nhà Liêu là triều đại do người Khiết Đan bá chủ, cai trị các vùng của Mông Cổ, Tây Trung Quốc và Trung Á.
Nhà Tống và nhà Kim từng là đồng minh quân sự. Vào năm 1114, Hoàn Nhan A Cốt Đả đã lãnh đạo người Nữ Chân nổi dậy chống lại các cựu lãnh chúa của họ là nhà Liêu do người Khiết Đan cai trị. Năm 1115, A Cốt Đả lên ngôi hoàng đế và lập ra nhà Kim. Nhà Kim đàm phán với nhà Tống về việc liên minh với nhau để chống lại nhà Liêu. Họ lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào năm 1121 nhưng sau đó dời lại đến năm 1122.
Năm 1122, quân Kim chiếm được Thượng Kinh và Tây Kinh trong khi quân Tống cố gắng chiếm giữ Yên Kinh ở Liêu Nam (ngày nay là Bắc Kinh) nhưng cuối năm đó, Yên Kinh lại rơi vào tay nhà Kim. Nhà Kim và Nhà Tống trải qua nhiều lần đàm phán rồi ký kết hiệp ước vào năm 1123 nhưng mối quan hệ song phương của họ dần xấu đi vì những tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Yên Vân thập lục châu. Năm 1125, nhà Kim xâm lược nhà Tống.
Chiến tranh Kim-Tống bắt đầu.
Đến năm 1127, nhà Kim đã thống nhất phần lớn miền bắc Trung Quốc và bao vây kinh đô Khai Phong của nhà Tống hai lần. Trong cuộc vây hãm Khai Phong lần thứ hai, Tống Khâm Tông bị bắt. Quân Kim đã bắt ông và các thành viên của hoàng tộc nhà Tống đến Đông Bắc Trung Quốc làm con tin. Các thành viên thoát khỏi cuộc truy bắt đã tẩu thoát về phía nam, lập kinh đô tạm thời, đầu tiên ở Nam Kinh Thương Khâu sau dời đến là Hàng Châu vào năm 1129.
Việc dời đô của nhà Tống về phía nam đến Hàng Châu báo hiệu sự chuyển giao thời kỳ từ Bắc Tống sang Nam Tống. Hoàng đệ của Khâm Tông, hoàng tử Triệu Cấu xưng đế ở Nam Kinh vào năm 1127, kế thừa ngai vị bỏ trống của Khâm Tông. Ông được biết đến với miến hiệu là Tống Cao Tông. Năm 1130, danh tướng Ngột Truật của nhà Kim vượt sông Trường Giang để truy bắt Cao Tông nhưng hoàng đế đã chạy thoát. Ngột Truật rút lui về phía bắc đến Trường Giang thì chạm trán với hạm đội mạnh hơn của quân Tống do Hàn Thế Trung chỉ huy.
Nhà Kim tiếp tục tiến vào các lãnh thổ còn lại của nhà Tống ở Giang Nam. Họ phải đối mặt với nhiều vấn đề như cuộc nổi dậy của những người trung thành với nhà Tống ở phía bắc, cái chết của nhiều chỉ huy quan trọng và sự tiến công của các tướng lĩnh quân Tống như Nhạc Phi. Nhà Kim dựng nên nhà nước bù nhìn Đại Tề (大齊) để làm nước đệm giữa Tống và Kim nhưng Đại Tề đã không thể đánh bại được nhà Tống. Nhà Kim bãi bỏ Đại Tề vào năm 1137. Khi quân Kim từ bỏ việc xuôi nam, các cuộc đàm phán hòa bình được tiếp tục.
Hiệp ước Thiệu Hưng ký kết vào năm 1142 thiết lập biên giới giữa hai quốc gia dọc theo sông Hoài nằm ở phía bắc Trường Giang. Hiệp ước cấm nhà Tống mua ngựa từ nhà Kim nhưng việc buôn lậu vẫn tiếp tục ở các chợ biên giới. Quan hệ giữa hai quốc gia hầu như yên bình cho tới khi Hoàn Nhan Lượng phát động chiến tranh vào năm 1161.
Nhà Kim chuẩn bị cho trận Thái Thạch.
Hoàn Nhan Lượng lên ngôi hoàng đế vào năm 1150 sau khi phát động chính biến ám sát Kim Hi Tông. Ông tự coi mình là hoàng đế chuyên quyền kiểu Hán hơn là một thủ lĩnh người Nữ Chân phải cai trị thông qua một hội đồng bộ lạc. "Kim sử" có ghi chép lại việc Hoàn Nhan Lượng nói với các quan lại của ông về ba ham muốn với cuộc đời: "Đời ta có ba việc lớn. Một là quốc gia đại sự, tất thảy đều do ta tự quyết. Hai là cầm quân chinh chiến nơi xa. Ba là kết thành phu thê với những mỹ nữ tuyệt sắc trong thiên hạ." Tham vọng cuối cùng của ông là thống trị toàn bộ Trung Quốc chứ không riêng gì lãnh thổ phía bắc. Trong suốt thời thơ ấu, Hoàn Nhan Lượng đã bắt chước những tập quán của nhà Tống, chẳng như uống trà mà ông học được từ các sứ giả. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông theo đuổi chính sách Hán hóa (汉化) nhà nước. Sự ham thích của ông với văn hóa nhà Tống đã khiến ông bị người Nữ Chân gọi là "bắt chước người Hán". Ông dời đô từ Thượng Kinh từ phủ Huệ Ninh ở phía đông bắc đến Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) và đổi Khai Phong thành Nam Kinh vào năm 1157. Ông cũng di chuyển các tổ chức chính phủ về phía nam, phá bỏ các cung điện của thủ lĩnh Nữ Chân ở Mãn Châu và xây dựng thành quách, cung thất ở Yên Kinh và Khai Phong. Ông lên kế hoạch dời đô nhà Kim xa hơn về phía nam đến Hoa Trung. Các dự án xây dựng của Hoàn Nhan Lượng đã rút cạn ngân khố của nhà Kim.
Kế hoạch cho cuộc chiến chống Nam Tống bắt đầu vào năm 1158. Năm đó, Hoàn Nhan Lượng cho rằng nhà Tống đã phá vỡ Hiệp ước năm 1142. Năm 1159, ông bắt đầu xây dựng quân đội để chuẩn bị cho cuộc chiến. Ông có được vũ khí mà ông tích trữ ở Yên Kinh cũng như số lượng ngựa lên tới 56 vạn con. Hoàn Nhan Lượng hiểu rằng cuộc xâm lược nhà Tống sẽ cần rất nhiều nhân lực. Ông đảm bảo rằng những người lính Hán sẽ được đưa vào chiến tranh cùng với những người lính Nữ Chân. Đợt tuyển quân kéo dài đến năm 1161.
Những cuộc giao tranh hải quân có thể xảy ra vì nhà Kim đã lên kế hoạch di chuyển bằng đường sông. Tàu bị tịch thu để phục vụ cho chiến tranh và 3 vạn tân binh được chỉ định vào hạm đội. Hoàn Nhan Lượng cho phép đóng tàu chiến vào tháng 3 năm 1159 dưới sự bảo trợ của Binh Bộ. Việc đóng tàu bắt đầu ở Thông Châu (通) gần thành Yên Kinh. Hoàn Nhan Lượng tự bổ nhiệm mình là người đứng đầu quân đội và nắm quyền chỉ huy lực lượng Kim. Lệnh trưng binh không thuận lòng dân nên nhiều cuộc nổi dậy nổ ra ở các phủ lân cận với nhà Tống. Hoàn Nhan Lượng không chấp nhận sự bất tuân đến mức xử tử cả mẹ kế sau khi nghe tin bà phản đối kịch liệt chiến tranh.
Để loại bỏ bất cứ mối đe dọa đối với tính chính danh khi trở thành Hoàng đế toàn cõi Trung Hoa, Hoàn Nhan Lượng ra lệnh xử tử tất cả thành viên nam của hoàng tộc Tống và Liêu cư trú trên lãnh thổ nước Kim. Việc hành quyết 130 thành viên của hai hoàng tộc trong vòng vài tháng đã gây mất lòng dân khiến người Khiết Đan nổi dậy không lâu sau đó ở Đông Bắc Trung Quốc. Họ từ chối gia nhập quân đội vì tuân theo quân dịch sẽ khiến quê hương của họ không được bảo vệ khỏi các bộ tộc đối thủ trên thảo nguyên. Hoàn Nhan Lượng từ chối yêu cầu của họ. Quân khởi nghĩa Khiết Đan sau đó đã giết chết một số quan lại người Nữ Chân. Nghĩa quân Khiết Đan dù bị phân mảnh nhưng vẫn có những kế hoạch riêng biệt để mở rộng quy mô cuộc nổi dậy bằng cách tập trung lực lượng ở vùng Ba Lâm Tả, cố đô nước Liêu, hoặc đưa người Khiết Đan từ vùng Đông Bắc Trung Quốc về khu vực Trung Á, nơi nước Tây Liêu đã hình thành sau sự sụp đổ của nhà Liêu. Dù kế hoạch có thế nào đi chăng nữa thì Hoàn Nhan Lượng cũng đành tiêu tốn tài nguyên và sức người để dập tắt cuộc khởi nghĩa bất chấp nỗ lực chuẩn bị cho chiến tranh.
Nhà Tống chuẩn bị cho trận Thái Thạch.
Hai nước Kim Tống vẫn không ngừng trao đổi sứ giả trong khoảng thời gian trước khi chiến tranh nổ ra. "Tống sử" cho rằng nhà Tống nhận ra nhà Kim đang lên kế hoạch cho cuộc xâm lược khi họ cảm thấy sứ giả nước Kim có thái độ vô lễ. Một vài quan lại nhà Tống nhìn thấu được nguy cơ chiến tranh đang đến gần nhưng Tống Cao Tông vẫn hi vọng duy trì quan hệ hòa bình với nhà Kim. Sự miễn cưỡng khi chống lại nhà Kim của Cao Tông khiến việc củng cố phòng tuyến ở biên giới nước Tống bị trì hoãn. Nhà Tống chỉ kịp xây nhanh ba đồn trú quân sự vào năm 1161. Hoàn Nhan Lượng khởi hành từ Khai Phong vào ngày 15 tháng 10 năm 1161. Cuộc tiến công được chia thành 4 đạo và Hoàn Nhan Lượng đích thân dẫn đầu đội quân tiến vào An Huy. Quân Kim vượt qua ranh giới sông Hoài vào ngày 28 tháng 10, tiến vào lãnh thổ nước Tống. Khả năng phòng thủ của quân Tống là rất yếu vì họ tập trung củng cố ở bờ nam của sông Dương Tử chứ không phải ở sông Hoài.
Trần Bá Khang là tể tướng của nhà Tống được giao nhiệm vụ chỉ huy hải quân Tống kiêm hoạch định tiến công chiến lược chống lại quân Kim. Ngu Doãn Văn là quan văn, đóng vai trò chỉ huy quân Tống phòng thủ. Những tàu chiến có guồng của hạm đội Tống được trang bị máy phóng đối trọng có thể phóng bom cháy bọc thuốc súng và vôi để đánh sập tàu hạng nhẹ của hạm đội quân Kim.
Trận thủy chiến ở Thái Thạch.
Đội quân của Hoàn Nhan Lượng xây dựng đồn lũy gần Dương Châu ở phía bắc sông Dương Tử. Cuộc tiến công của quân Kim bị chậm lại do quân Tống giành thắng lợi ở phía tây và chiếm được nhiều châu của nước Kim. Hoàn Nhan Lượng sau đó chỉ huy lực lượng vượt qua Dương Tử tại Thái Thạch, phía nam của Nam Kinh ngày nay. Trận thủy chiến giữa Tống và Kim diễn ra vào ngày 26 và 27 tháng 11 năm 1161.
Tể tướng và lãnh đạo hải quân Tống, Trần Khang Bá (陈康伯) là người đề ra chiến lược cho trận chiến. Bá đích thân dẫn dầu một trung đoàn hải quân, cử tướng Ngu Doãn Văn (quan văn) cùng với các trung úy của Văn chỉ huy phần còn lại của đội quân. Doãn Văn là trung thư xá nhân (tiếng Trung: 中書舍人; bính âm: "zhongshu sheren"), ông có mặt tại Thái Thạch để trọng thưởng cho binh lính vì họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thật tình cờ là chuyến thăm của ông lại cùng thời điểm với chiến dịch của Hoàn Nhan Lượng. Khi Doãn Văn lần đầu đến đây, lực lượng Tống còn phân tán khá nhiều nên ông nắm quyền chỉ huy và lập nên một đơn vị gắn kết.
Một ngày trước trận chiến, quân Kim giết ngựa tế cáo trời đất (hiến tế động vật). Vào ngày 26 tháng 11, quân Kim khởi hành từ bờ sông Dương Tử và giao chiến với hạm đội Tống. Một số tàu chiến của quân Kim đóng rất sơ sài. Trên đường đến Đại Vận Hà, một số thuyền của quân Kim bị sa lầy ở hồ Lương Sơn do hồ quá nông. Hoàn Nhan Lượng yêu cầu đóng thêm tàu khẩn cấp vào năm 1161 để bù đắp cho những con tàu bị mắc kẹt ở Lương Sơn. Một tài liệu về cuộc chiến cho rằng tàu Kim được đóng trong vòng một tuần bằng vật liệu tái chế từ những tòa nhà bị phá hủy. Sự thiếu hụt tàu chiến và những con tàu sẵn có lại kém chất lượng nên quân Kim không thể chở thêm binh lính cần thiết để chiến đấu trong trận thủy chiến với quân Tống.
Quân Tống phản công mạnh mẽ hơn những gì mà Hoàn Nhan Lượng dự đoán. Tàu guồng của hải quân Tống có thể di chuyển nhanh hơn và vượt trội hơn so với những tàu chiến chậm chạp của quân Kim. Quân Tống giấu hạm đội của họ sau đảo Thất Bảo Sơn. Các con tàu sẽ rời đảo sau khi trinh sát trên lưng ngựa ra hiệu bằng lá cờ trên đỉnh đảo thông báo về sự tiếp cận của quân Kim. Khi hạm đội Tống thấy cờ thì họ sẽ bắt đầu tấn công từ cả hai phía của hòn đảo. Lính Tống vận hành những chiếc máy phóng đối trọng có lực kéo để phóng bom cháy "phích lịch pháo" cùng với vật liệu nổ mềm khác chứa vôi và lưu huỳnh có thể tạo ra vụ nổ độc hại sau khi vỡ bọc. Quân Kim cố vượt sông và đến được bờ thì bị quân Tống phục kích ở phía bên kia. Quân Tống giành thắng lợi quyết định, còn Hoàn Nhan Lượng thì đại bại trong trận giao tranh thứ hai vào ngày hôm sau. Sau khi đốt cháy những con tàu còn lại, ông rút về Dương Châu và bị ám sát trước khi có thể hoàn tất việc chuẩn bị cho một cuộc vượt sông khác.
Thương vong.
Một nguồn của nhà Tống báo cáo rằng có khoảng 18.000 binh sĩ Tống đóng quân ở Thái Thạch. Một tài liệu cho rằng khoảng 40 đến 60 vạn binh sĩ Kim đã có mặt trong trận chiến. Herbert Franke lý luận rằng quân Tống chỉ có 12 vạn binh sĩ chiến đấu trên toàn mặt trận và con số nửa triệu có thể đề cập đến số lượng quân Kim trước khi vượt sông Hoài tiến đến sông Trường Giang. Số lượng quân lính đào ngũ và thương vong do đàn đáp các cuộc khởi nghĩa đã làm quân Kim suy giảm quân số khi đến Trường Giang.
Tài liệu "Kim sử" báo cáo con số thương vong của quân Kim dao động từ một "mãnh án" (猛按 1000 binh sĩ theo đơn vị của người Nữ Chân) và 100 người (1100) và hai "mãnh án" và 200 người (2200). "Tống sử" lại cho rằng con số thương vong của quân Kim là 4000 binh sĩ và hai tướng quân cấp "vạn hộ" (万户 1 vạn quân). Theo một chiến báo khác của quân Tống thì 24.000 binh sĩ Kim tử trận cùng với 500 chiến sĩ và 5 "mãnh án ("5500) bị bắt làm tù binh. Một nguồn tin dè dặt hơn của nhà Tống ước tính rằng quân Kim chỉ có 500 binh sĩ và 20 tàu chiến tại Thái Thạch.
Kỹ thuật quân sự và hải quân.
Có tới 340 tàu của hạm đội Tống được sử dụng trong trận Thái Thạch năm 1161. Hạm đội quân Tống đã sử dụng máy phóng đối trọng để bắn phá tàu quân Kim bằng bom cháy ("phích lịch hỏa cầu" 霹雳火球 hoặc "phích lịch hỏa pháo" 霹雳火砲) có chứa hỗn hợp thuốc súng, vôi, sắt vụn và asen. Báo cáo cho biết quả bom tạo ra âm thanh lớn chứng tỏ hàm lượng nitrat trong hỗn hợp thuốc súng đủ lớn để tạo ra vụ nổ. Bột vôi trong bom ở Thái Thạch tạo ra đám khói mù mịt tương tự như hơi cay. "Hỏa cầu" phát tán ra khói khi vỏ bom bị vỡ. Kíp nổ sẽ kích nổ bom sau khi phóng.
Nhà Kim đã bắt hàng nghìn thợ rèn để chế tạo áo giáp và vũ khí cho hạm đội và công nhân để đào kênh cần thiết cho việc vận chuyển các con tàu từ Thông Châu đến Đại Vận Hà qua cảng Bắc Trực Cô (直沽) (Thiên Tân ngày nay). Quân Kim bao bọc các con tàu hạng nhẹ của họ bằng những lớp da dày của tê giác. Mỗi con tàu có hai tầng với lính ở boong dưới chịu trách nhiệm cho việc chèo tàu, còn lính ở boong trên có thể sử dụng vũ khí phóng. Ba biến thể khác nhau của tàu chiến đã được chế tạo. Một số tàu đã bị sa lầy ở Lương Sơn và tàu được đóng để thay thế có chất lượng kém hơn. Hạm đội của quân Kim không thể đánh bại tàu chiến to hơn và nhanh hơn của quân Tống.
Trận chiến có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử công nghệ của hải quân Tống. Tiến bộ công nghệ của hải quân Tống chứng tỏ rằng họ có thể tiếp cận biển Hoa Đông, nơi họ có tranh chấp với lực lượng quân sự của Kim và Mông Cổ đối địch. Mặc dù hỏa pháo bắn từ máy phóng đối trọng đã được phát minh từ nhiều thập kỷ trước nhưng vẫn chưa trở nên bắt buộc trên các tàu chiến quân Tống cho đến năm 1129. Những con tàu guồng được chế tạo liên tục với nhiều kích cỡ khác nhau trong khoảng thời gian từ năm 1132 đến 1183. Một kỹ sư họ Cao đã nghĩ ra con tàu được trang bị tới 11 guồng mỗi bên và kỹ sư họ Tần đã thiết kế lớp mạ sắt để bọc tàu vào năm 1203. Tất cả những tiến bộ kỹ thuật này đã hỗ trợ sự gia tăng nhanh chóng về quy mô lực lượng. Theo Joseph Needham, hải quân Tống đã "từ 11 hải đoàn và 3000 quân tăng lên thành 20 hải đoàn và 52.000 quân trong vòng một thế kỷ". | 1 | null |
Ngu Doãn Văn (chữ Hán: 虞允文; ngày 14 tháng 12, 1110 – ngày 18 tháng 7, 1174), tự Bân Phủ (彬父), người Nhân Thọ, Long Châu , nhà văn hóa, nhà chính trị, tể tướng, thành viên phái chủ chiến trong triều đình Nam Tống. Ông tuy là văn nhân, nhưng lại có công lớn bẻ gãy cuộc nam tiến của Kim đế Hoàn Nhan Lượng trong trận Thái Thạch vào năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161).
Thiếu thời.
Cha Doãn Văn là Ngu Kỳ, đỗ tiến sĩ vào niên hiệu Chính Hòa (1111 – 1118), làm quan đến Thái Thường bác sĩ, Đồng Xuyên lộ Chuyển vận phán quan. Doãn Văn lên 6 tuổi đã đọc Cửu kinh, lên 7 có thể làm văn thành thục. Trong lúc cha đang ở chức thì mẹ mất, ông đau xót mà vẫn cứng cỏi. Chốn cất xong, sớm tối khóc bên mộ, cho đến khi mộ mọc lên cây dâu cao, có đôi quạ đến làm tổ. Doãn Văn nghĩ cha đang làm việc quan lại còn có bệnh, suốt 7 năm không cười đùa, luôn ở bên cạnh cha. Cha mất, năm Thiệu Hưng thứ 23 (1153) ông mới đỗ tiến sĩ, trải qua các chức vụ Thông phán Bành Châu, quyền Tri Lê Châu, Cừ Châu.
Tham gia công cuộc kháng Kim.
Tần Cối nắm quyền, kẻ sĩ đất Thục đều lánh đi. Cối chết rồi, Cao Tông muốn thu dùng họ, Trung thư xá nhân Triệu Quỳ tiến cử Doãn Văn. Đế triệu đến, sau khi hầu chuyện, cho ông chức là Bí thư thừa (tòng thất phẩm), rồi thăng quan là Lễ bộ lang. Tháng giêng ÂL năm thứ 30 (vẫn còn là năm 1159), Kim đế Hoàn Nhan Lượng lộ rõ ý đồ xâm Tống, Doãn Văn dâng sớ đề nghị chuẩn bị chống giặc. Tháng 10 (1160), triều đình cho ông mượn chức Công bộ thượng thư tham gia sứ đoàn. Ở công quán, Doãn Văn thi bắn, một phát tên làm vỡ đích, khiến mọi người kinh ngạc. Ông thấy rất nhiều thuyền vận lương đang được đóng, khi tạm biệt, Hoàn Nhan Lượng nói rằng: "Ta sắp đi ngắm hoa ở Lạc Dương." Doãn Văn trở về báo lại mọi chuyện, đề nghị phòng bị ở các sông Hoài, Hải.
Sau khi nhận chức Trung thư xá nhân (quan, chính tứ phẩm), Trực học sĩ viện (sai khiển) , ông đề nghị bãi quyền tổ chức nhân sự của Tam nha , lấy việc gian thần Tần Cối khuynh đảo triều chính 18 năm làm gương, đế nghe theo.
Kim sứ Vương Toàn, Cao Cảnh Sơn đến mừng sinh nhật đế, truyền miệng yêu cầu của Hoàn Nhan Lượng ngang nhiên đòi lấy vùng Hoài Nam của Tống. Triều đình bàn bạc, rồi triệu bọn Tam nha đại tướng Triệu Mật chuẩn bị cất quân, khẳng định sẽ đánh. Thành Mẫn được làm Kinh, Hồ chế trí sứ, nắm 5 vạn cấm vệ án ngữ thượng lưu Tương, Hán. Doãn Văn nhận định đây là kế hư trương thanh thế, phân chia binh lực nhà Tống nhằm vượt sông Hoài của nhà Kim, nhưng triều đình không theo, vẫn sai Mẫn lên đường. Tháng 7 ÂL, Hoàn Nhan Lượng dời đến Biện Kinh, ông đề nghị với tể tướng Trần Khang Bá: quân đội của Thành Mẫn ước đoán đã đến Giang Châu hoặc Trì Châu ; nên lệnh cho họ đến đâu thì dừng lại ở đó. Nếu quân Kim ra thượng lưu, thì lấy quân Kinh, Hồ chống lại, lấy quân Giang, Trì làm hậu viện; nếu quân Kim ra Hoài Tây, thì lấy quân Trì Châu ra huyện Sào, quân Giang Châu ra Vô Vi, cứu viện Hoài Tây, như thế là một cánh quân, hai tác dụng. Khang Bá đồng ý, cho Thành Mẫn đóng đồn ở Vũ Xương.
Tháng 9 ÂL năm thứ 31 (1161), Kim đế mệnh Lý Thông làm Đại đô đốc, làm cầu nổi ở thượng du sông Hoài. Hoàn Nhan Lượng tự làm tướng, phao lên có trăm vạn binh, lều trướng trông sang bờ nam, tiếng chiêng trống không dứt. Tháng 10, Lượng từ Quan Khẩu vượt sông Hoài. Trước đó, triều đình cắt đặt Lưu Kĩ ở Hoài Đông, Vương Quyền ở Hoài Tây. Đến nay, Quyền bỏ Lư Châu, Kĩ cũng lui về Dương Châu, trong ngoài kinh sợ. Đế muốn chạy ra biển, Trần Khang Bá hết sức khuyên đế thân chinh. Ngày Mậu Ngọ tháng ấy (20 ÂL, 8/11), Xu mật viện sứ Diệp Nghĩa Vấn làm Đốc Giang, Hoài quân, lấy Doãn Văn tham mưu quân sự. Quyền từ Hòa Châu trốn về, Kĩ lui lại Trấn Giang, nhà Tống mất cả vùng Lưỡng Hoài.
Đại thắng Thái Thạch.
Ngày Nhâm Thân tháng 11 ÂL (4 ÂL, 22/11), Lượng soái đại quân đến Thái Thạch, rồi chia quân đến bến đò Tranh Qua Châu (cù lao). Triều đình mệnh cho Thành Mẫn thay Kĩ, Lý Hiển Trung thay Quyền; Kĩ, Quyền đều bị triệu về. Diệp Nghĩa Vấn nhận chỉ dụ, sai Doãn Văn đi Vu Hồ khao quân của Quyền. Ngày Bính Tý (8 ÂL, 26/11), ông đến Thái Thạch, Quyền đã đi mà Hiển Trung chưa đến, kỵ binh Kim kéo đến rất nhiều. Quân Tống mất hết hàng ngũ, cởi yên lột giáp ngồi ở bên đường, rõ là đội quân thua trận. Doãn Văn cho rằng nêu ngồi đợi Hiển Trung, ắt lỡ việc nước, bèn kêu gọi chư tướng, khích lệ trung nghĩa, nói: ""Vàng lụa, cáo mệnh đều ở đây, đợi các ngươi lập công!" Mọi người đáp: "Nay đã có chủ tướng, xin tử chiến." cũng có kẻ nghi hoặc rằng: "Ngài nhận lệnh khao quân, không nhận lệnh đốc chiến, kẻ khác đến phá hoại, ngài nhậm chức được bao lâu?" Ông quát rằng: "Xã tắc nguy cấp, ta há lại cầu an?"
Đến Giang Tân (bến sông, cũng là địa danh), thấy bờ bắc đắp đài cao, hai bên cắm 2 ngọn cờ đỏ, 2 ngọn cờ vẽ, ở giữa có mái vàng, Hoàn Nhan Lượng ngồi dưới chỗ ấy. Do thám nói trước đây một ngày, (Kim đế) theo phép đã mổ ngựa đen tế trời, cùng tướng sĩ hẹn rằng: ngày mai sẽ sang sông, sáng sớm nấu cơm ở Ngọc Lân Đường, ai sang đầu tiên được thưởng một lạng vàng. Khi ấy Kim có 40 vạn quân, rất nhiều ngựa, Tống chỉ có 1.8 vạn. Ông mệnh chư tướng bày trận không động, chia số qua thuyền làm 5: 2 cánh đi theo 2 bờ đông tây, 1 cánh trú ở trung lưu, giấu tinh binh đợi đánh; 2 cánh giấu ở cảng nhỏ, phòng bị bất trắc. Sắp xếp vừa xong, quân Kim hô lớn, Hoàn Nhan Lượng cầm cờ nhỏ màu đỏ vẫy mấy trăm cỗ thuyền xông đến, trong chớp mắt đã có 70 cỗ xuống được mạn nam, áp sát quân Tống. Quân Tống hơi lùi, Doãn Văn vào trong trận, vỗ lưng Thời Tuấn: "Anh đảm lược vang khắp 4 phương, sao lại đứng sau trận như đàn bà vậy!" Tuấn vẫy song đao lao ra, tướng sĩ đều tử chiến. Quân Tống ở trung lưu lấy Hải thu thuyền xô vào thuyền quân Kim, đôi bên cùng chìm. Quân Kim liều chết mà đánh, đến chiều chưa lui. Gặp lúc quân Tống từ Quang Châu đến, ông nhận lấy cờ trống, từ sau núi xông ra, quân Kim ngờ là viện binh Tống, bắt đầu bỏ trốn. Doãn Văn mệnh cho cung cứng đuổi theo bắn vào sau lưng địch, quân Kim đại bại, phơi thây hơn 4000, 2 Vạn hộ bị giết, 5 Thiên hộ và hơn 500 người Nữ Chân bị bắt. Quân Kim nếu không chết dưới sông, Lượng ắt đánh chết họ. Ông báo tiệp, rồi khao tướng sĩ, nói rằng: "Địch nay thua, ngày mai ắt lại đến." Nửa đêm, sắp xếp chư tướng, chia các thuyền đi biển lên thượng lưu, rồi điều quân chắn ngang Dương Lâm Khẩu. Ngày Đinh Sửu (9 ÂL, 27/11), quân Kim lại đến, quân Tống nhân đó giáp kích, đốt hơn 300 chiến thuyền Kim. Quân Kim lui chạy, ông báo tiệp lần nữa. Sau đó, quân Kim làm chiếu đến dụ Vương Quyền, nói rằng đã ước hẹn từ trước. Doãn Văn nhận định đấy là kế phản gián, bèn dùng danh nghĩa của chủ tướng Lý Thế Phụ (tên khi còn ở nước Kim của Lý Hiển Trung), thách một trận quyết chiến. Lượng cả giận, giết Lương Hán Thần (là người giúp quân Kim vượt sông) và 2 người đóng thuyền, rồi đi Qua Châu.
Lý Hiển Trung đến từ Vu Hồ, Doãn Văn cho rằng quân Kim vào Dương Châu, ắt hiệp với quân Qua Châu, trong khi Kinh Khẩu không được phòng bị, đề nghị chia binh trợ giúp. Hiển Trung chia 6000 quân của Lý Phủng đi Kinh Khẩu, Diệp Nghĩa Vấn cũng mệnh Dương Tồn Trung đưa quân bản bộ đến hội. Doãn Văn về Kiến Khang, dâng sớ nói: ""Địch thua ở Thái Thạch, sắp cầu may ở Qua Châu. Nay tinh binh của ta tụ ở Kinh Khẩu, thận trọng đợi chúng, có thể một trận là thắng. Xin tạm hoãn việc xuất phát của lục phi."
Ngày Giáp Thân (16 ÂL, 4/12), Doãn Văn đến Kinh Khẩu. Quân Kim đóng quân ở Trừ Hà, làm ba con đập chứa nước, sâu mấy thước, chắn Qua Châu Khẩu. Khi ấy các cánh quân của Dương Tồn Trung, Thành Mẫn, Thiệu Hoành Uyên đều tụ ở Kinh Khẩu, không dưới 20 vạn, nhưng Hải thu thuyền chưa đầy trăm cỗ, Qua thuyền bằng nửa số ấy. Ông cho rằng có gió thì dùng chiến thuyền, không gió thì dùng chiến hạm, đếm thì thấy ít không đủ dùng. Bèn tập hợp gỗ, sắt, sửa sang Mã thuyền (còn gọi là Mã khoái thuyền, là loại thuyền vận tải) làm chiến thuyền, còn mượn của Bình Giang; mệnh Trương Thâm giữ Trừ Hà Khẩu, ngăn giữ chỗ Xung (nơi sông đổ ra biển) của Đại Giang (tên gọi Trường Giang vào đời Tống); lấy Miêu Định trú Hạ Thục làm hậu viện. Ngày Canh Dần (22 ÂL, 10/12), Hoàn Nhan Lượng đến Qua Châu, Doãn Văn cùng Tồn Trung xem xét, mệnh cho binh sĩ đạp Xa thuyền lên xuống trung lưu, đi 3 vòng Kim Sơn, qua lại như bay. Quân Kim ngây người mà trông, tỏ ra kinh hãi. Lượng cười nói: "Thuyền giấy đấy." Có tướng Kim quỳ tâu: quân nam có phòng bị, không nên xem nhẹ; xin ở lại Dương Châu, từ từ bàn tính việc tiến đánh. Lượng giận, muốn chém, người ấy van xin hồi lâu, bị đánh 50 trượng. Ngày Ất Mùi (27 ÂL, 15/12), Lượng bị bộ hạ sát hại.
Ngày Bính Thân (28 ÂL, 16/12), quân Kim lui lại 30 dặm đóng trại, sai sứ nghị hòa. Ngày Kỷ Hợi (2/12 ÂL, 19/12), Doãn Văn tâu lên. Đế triệu về, vỗ về khen ngợi, nói với Trần Tuấn Khanh rằng: "Lòng trung của Ngu Doãn Văn vốn là thiên tính, Bùi Độ của trẫm đấy!"" Có chiếu cho ông được miễn theo xa giá, mà đi Lưỡng Hoài bố trí phòng ngự. Doãn Văn đến Trấn Giang, tâu lên 3 kế sách thu hồi vùng Lưỡng Hoài, triều đình không trả lời.
Tham gia quân vụ Xuyên, Thiểm.
Tháng giêng ÂL năm sau, đế đến Kiến Khang. Triều đình bàn việc hồi loan, có chiếu lấy Dương Tồn Trung sung chức Giang Hoài, Kinh Tương lộ tuyên phủ sứ, Doãn Văn làm phó. Các viên Cấp sự trung, Trung thư xá nhân phản đối việc bổ nhiệm Tồn Trung, vì thế ông được sung chức Xuyên Thiểm tuyên dụ sứ (sai khiển). Khi từ biệt, Doãn Văn đề nghị nhân lúc Kim đế mới lập mà đánh, đế cho là phải. Ông đến Thục, cùng đại tướng Ngô Lân bàn việc kinh lược Trung Nguyên, Lân tiến chiếm Phượng Tường, giành lại Củng Châu. Nhà Kim sửa sang quân đội tranh mấy châu quận mà nhà Tống mới giành lại ở Thiểm Tây, quân Thục muốn bỏ những nơi ấy, Doãn Văn giữ lại không được.
Hiếu Tông lên ngôi, triều thần bàn rằng nên lo việc phía tây, vì quân Tống tiến đánh, đông không qua khỏi Bảo Kê, bắc không qua khỏi Đức Thuận; vả còn muốn dùng những người trung nghĩa giữ những châu quận mới giành lại, quân Tống lui về giữ đất Thục. Doãn Văn tranh luận không được, Ngô Lân bèn lui về Hà Trì; chiếm thế áp đảo là kiến nghị của tham tri chính sự Sử Hạo, muốn bỏ hết Thiểm Tây, được đài gián Viên Quý, Nhiệm Cổ ủng hộ. ông lại dâng sớ, cho rằng muốn khôi phục đất đai của tiền nhân, phải bắt đầu từ Thiểm Tây, vốn đã giành lại được vài châu huyện; vả lại bỏ Thiểm thì Thục sẽ nguy; trước sau 15 đạo sớ. Hiếu Tông muốn hỏi Doãn Văn việc Thiểm Tây, các đại thần sợ ông về, nên cho làm Hiển Mô các Trực học sĩ (chức, tòng tam phẩm) Tri Quỳ Châu (sai khiển), nhưng ông vẫn được gọi về triều.
Năm Long Hưng đầu tiên (1163), Doãn Văn về triều. Sử Hạo làm tể tướng, ra sức thuyết phục đế bỏ đất, ông tâu rằng: "Ngày nay có 8 lẽ có thể đánh." Đế hỏi việc bỏ đất, Doãn Văn dùng hốt vẽ trên đất, trình bày lợi hại. Đế nói: "Đây là Sử Hạo mê hoặc trẫm." ông được làm Phu Văn các Đãi chế (chức, tòng tứ phẩm) Tri Thái Bình châu, rồi được nhận chức Binh bộ thượng thư (quan, tòng nhị phẩm), Hồ Bắc Kinh Tây tuyên phủ sứ, đổi làm chế trí sứ.
Khi ấy triều đình sai Lư Trọng Hiền đi sứ nước Kim để nghị hòa, Thang Tư Thoái lại muốn bỏ các châu Đường, Đặng, Hải, Tứ, cho rằng Đường, Đặng không phải nơi hiểm yếu, có thể bỏ qua. Doãn Văn 5 lần dâng sớ tranh luận, Tư Thoái giận, tâu rằng ông chỉ muốn làm đẹp tên tuổi, gây lầm lỡ việc lớn. Đế bèn nghe theo bọn Tư Thoái. Doãn Văn dâng ấn, lấy lý do 4 châu không thể bỏ, xin trí sĩ. Có chiếu cho làm Hiển Mô các Học sĩ (chức, chính tam phẩm) Tri Bình Giang phủ. Tư Thoái càng quyết tâm nghị hòa, cắt đi Đường, Đặng.
Năm thứ 2 (1164), quân Kim lại đến, Tư Thoái bị biếm, đế hối đã không dùng Doãn Văn. Trần Tuấn Khanh cũng cho rằng ông có thể đại dụng, nên được làm Đoan Minh điện Học sĩ (chức, chính tam phẩm), Đồng thiêm thư Xu mật viện sự (quan, chính nhị phẩm).
Năm Càn Đạo đầu tiên (1165), Doãn Văn về triều làm Tham tri chính sự (quan, chính nhị phẩm) kiêm Tri Xu mật viện sự (quan, chính nhị phẩm). Mùa thu, sứ Kim là Hoàn Nhan Trọng tỏ ra bất kính, ông xin chém đi, triều đình tranh luận rồi không dám thi hành. Gặp phải Tiền Đoan Lễ nhận của đút từ Lý Hoành là một chiếc đai ngọc, Ngự sử Chương Phục hặc ông là người chuyển giao chiếc đai này. Doãn Văn bị bãi chức, cho về quê nhà ở Thục. Về sau việc được làm rõ, Chương Phục bị biếm trích, nhưng ông không được phục chức ngay.
Chủ trì quân vụ Xuyên, Thiểm.
Tháng 2 ÂL năm thứ 3 (1167), Doãn Văn được triệu vào cung, làm Tri Xu mật viện sự kiêm Tham tri chính sự. Ngô Lân mất, đế truyền dụ cho ông thay thế, làm Tư Chính điện đại học sĩ (chức, chính tam phẩm), Tứ Xuyên tuyên phủ sứ (sai khiển), lại có chiếu vẫn giữ Tri xu mật viện sự như cũ. Về Thục một tháng, được triệu vào cung, vài tháng lại sai đi Thục. Thái thượng hoàng (tức Cao Tông) ban ngự thư "Thánh chủ đắc hiền thần tụng", đế làm lời bạt cho sách ấy; khi từ biệt, được ban các thứ đồ ngự khác là đôi giày và giáp trụ.
Doãn Văn qua Dĩnh, tâu xin đắp thành Hoàng Ưng Sơn. Qua Tương Dương, tâu xin sửa phủ thành. Tháng 8 ÂL đến Hán Trung, lại đi Miên Dương. Tháng 9, đến Ích Xương. Trước đó ông đã nhận chiếu giao cho 9 việc, sau khi đến Thục, phải phụng mệnh thi hành; nhưng việc quân lại cấp bách hơn. Lại tâu tra xét thực tế quân đội, chia làm 3 cấp từ khỏe đến yếu, thượng tham gia chiến đấu, trung – hạ tham gia hậu cần, người già trẻ nhỏ không liên quan. Cắt bỏ cả vạn binh, giảm được 400 vạn quan tiền. Giải ngũ những binh sĩ đã khó nhọc lâu ngày, đặt quan viên ở nhưng vị trí còn khuyết. Đầu thời Thiệu Hưng (1131 – 1162), Hưng, Dương có đến 7 vạn nghĩa sĩ, không được mặc giáp, bị xua đi trước quân Tống, tử vong gần sạch. Doãn Văn mệnh cho Lợi soái (Lợi Châu thống soái) Triều Công Vũ tra xét, xác nhận hơn 23900 người đang hoạt động. Lại xét đến phép tuyển chọn cung tiễn thủ ở Thiểm Tây, tham khảo chế độ Thiệu Hưng làm ra sách hướng dẫn, dời các viên tướng, lại đến coi việc ấy. Đem chức Mã chính giao cho Trương Tùng, tâu xin theo chế độ cũ mà chia trà, ngựa theo Xuyên (Tứ Xuyên), Tần (Thiểm Tây) tư.
2 vạn người ở các nơi Kim, Dương, Hưng Nguyên về với nhà Tống, chặn đường Doãn Văn kể khổ, ông chia cấp ruộng quan, giúp tất cả được an cư lạc nghiệp. Doãn Văn muốn liên kết với các tướng lãnh Tây Hạ, mưu tính đánh Kim, nhưng kết quả không đáng kể.
Làm Thừa tướng nhà Nam Tống.
Tháng 8 năm thứ 5 (1169), được bái Hữu bộc xạ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (quan, chính nhất phẩm) kiêm Xu mật sứ (quan, tòng nhất phẩm). Doãn Văn tiến cử nhiều danh sĩ, như Hồng Thích, Uông Ứng Thần. Ông ghi nhận các nhân tài làm tướng vào "Tài quán lục", chia làm 3 đẳng; những người được tiến cử, như Hồ Thuyên, Chu Tất Đại, Vương Thập Bằng, Triệu Nhữ Ngu, Triều Công Vũ, Lý Đảo, triều đình đều thu dùng, căn cứ vào tài liệu của Doãn Văn. Đế lo binh sĩ nhàn rỗi gây lãng phí, ông cùng Trần Tuấn Khanh bàn nên cách đi tạp dịch của tam nha, cắt bỏ những người nhàn rỗi, ba quân không hề oán trách.
Năm thứ 6 (1170), Tả bộc xạ Trần Tuấn Khanh tâu xin giữ lại Cung Mậu Lương nên trái ý đế, phải đi khỏi triều đình, đợi mệnh ở Chiết Giang Đình; đế giận, 2 ngày không trả lời. Doãn Văn ra sức can ngăn, đế bèn mệnh Tuấn Khanh làm Phán Phúc Châu.
Triều đình lấy Phạm Thành Đại làm sứ giả, muốn cầu cúng ở lăng tẩm. Nước Kim không đồng ý, còn đưa 30 vạn kỵ binh đến lăng tẩm ở Phụng Thiên, dò xét rồi về. Trong ngoài bối rối, tướng soái Kinh, Tương đều xin tăng thêm lính thú, Doãn Văn cho rằng đó chỉ là hư trương thanh thế, nên tâu rằng chẳng cần làm thế. Triều đình tranh luận không thôi, ông đứng một mình im lặng, kẻ địch quả nhiên không làm gì.
Từ khi Trang Văn thái tử Triệu Kỳ mất, vị trí Hoàng trữ bỏ trống. Doãn Văn dâng sớ, nhiều lần cầu xin. Tháng giêng ÂL năm thứ 7 (vẫn còn là năm 1170), sau khi dâng lên tôn hiệu của 2 cung (thượng hoàng Cao Tông và Hiếu Tông), triều đình bắt đầu bàn định, Cung vương Triệu Đôn mới được lập làm Hoàng thái tử. Đất chăn ngựa của Thị vệ Mã quân tư vốn ở Lâm An, ông cho rằng đất ấy nhỏ hẹp không phù hợp với việc chăn nuôi, xin dời đến Trấn Giang,nhưng hoãn cấp ngựa dùng làm phương tiện qua sông. Ba quân oán thán, người ta đem việc này ra đàm tiếu.
Hồ Thuyên bị ngự sử đàn hặc phải đi khỏi triều đình, Doãn Văn tâu xin giữ ông ta làm Kinh diên . Thuyên tiến cử Chu Hi, đế hỏi ông có biết Hi không? Doãn Văn cho rằng Hi không ở dưới Trình Di, đế triệu nhưng Hi không đến. Kiểm cổ viện làm 6 điều ức chế người dâng thư, ông ra sức nói việc này không thể làm được, đế nghe theo.
Vào dịp Khánh tiết (chúc thọ), sứ Kim là phò mã Ô Lâm Đáp Thiên Tích đến, kiêu ngạo vô lễ quá lắm, gắng mời đế đi thăm Kim đế, đế không nhận lời, Thiên Tích quỳ không dậy, thị thần luống cuống không biết làm sao!? Doãn Văn mời đại giá về cung, bỏ mặc sứ Kim, Thiên Tích xấu hổ đành lui ra.
Đế cho rằng bộc xạ không chính danh, đổi làm tả, hữu thừa tướng. Tháng 2 năm thứ 8 (1172), thụ Doãn Văn đặc tiến (gia quan, tòng nhất phẩm), Tả thừa tướng kiêm Xu mật sứ, Lương Khắc Gia làm Hữu thừa tướng. Ông thường đề cử Khắc Gia làm thừa tướng duy nhất, đế không cho. Đế muốn cho Tào Huân làm Xu mật, Doãn Văn chê nhân phẩm của Huân thấp kém, không thể dùng. Sau đó Doãn Văn lấy Trương Thuyết làm Thiêm thư Xu mật viện sự, Hữu chính ngôn Vương Hi Lữ cùng đài quan hặc ông. Đế giận Hi Lữ lắm, viết chiếu đày ông ta thật xa. Ông rút Hi Lữ về, đế càng giận. Lương Khắc Gia nói: "Hi Lữ bàn về Trương Thuyết, là đài cương (cương lĩnh của đài quan) vậy; tả tướng cứu giúp Hi Lữ, là quốc thể vậy." Cơn giận của đế mới tan, rốt cục bỏ qua hình phạt của Hi Lữ.
Tháng 4, ngự sử Tiêu Chi Mẫn hặc Doãn Văn, ông dâng chương đợi tội. Đế đi qua Đức Thọ cung, thượng hoàng nói không nên để Doãn Văn đi. Đế đuổi Chi Mẫn ra khỏi triều, còn đề thơ trên quạt để giữ ông lại. Doãn Văn nói Chi Mẫn đoan chính ngay thẳng, xin triệu ông ta về làm Ngôn lộ (tức Ngôn quan hay Gián quan) cho nhà vua. Đế cho rằng lời của ông khoan hậu, mệnh Tằng Hoài ghi vào "Thời chánh ký".
Đế mệnh tuyển gián quan, Doãn Văn cho rằng Lý Ngạn Dĩnh, Lâm Quang Triều, Vương Chất Đối, 3 người đều trung thực thanh cao, lại có học vấn cao, nên cố tiến cử, nhưng lâu ngày không được trả lời. Tằng Địch tiến cử 1 người, người đó được thăng ngay làm Gián nghị đại phu. Ông và Lương Khắc Gia tranh luận, nhưng đế không theo. Doãn Văn xin ra ngoài, thụ Thiếu bảo (gia quan, chính nhất phẩm), Vũ An quân tiết độ sứ (võ quan, tòng nhị phẩm), Tứ Xuyên tuyên phủ sứ, tiến phong Ung quốc công. Ông đến từ biệt, đế rót rượu làm thơ đưa tiễn, còn ban đồ cúng tế cho gia miếu.
Quay về đất Thục.
Năm thứ 9 (1173), đến Thục. Binh sĩ mỗi tháng được cấp 1 thạch 5 đấu gạo, không đủ lo cho gia đình, Doãn Văn quyên 30 vạn tiền của Tuyên phủ tư đem đổi gạo, cấp thêm cho họ. Lập ra 7 điều lệ nuôi ngựa, tìm ngựa trong dân, tâu xin tuyển con nhà tử tế để dự bị chiến đấu. Từ trước, biên giới phía bắc có Khấu Lân, tập hợp mấy vạn người ở khoảng Thương, Quắc, khi còn nắm quyền đã xin hàng nhà Tống; đến nay, lại sai người gởi thư, nhưng ông không đáp lại, chỉ để ông ta làm ky mi. Về sau người Kim phát giác, ngầm bắt được Lân. Diệp Hành tâu lên, Doãn Văn dâng sớ tự biện, nhân đó xin nộp lại bổng lộc, triều đình không trả lời.
Đế thường nói với Doãn Văn: ""Nỗi nhục Bính Ngọ (tức sự kiện Tĩnh Khang), phải cùng thừa tướng chung tay rửa sạch." Lại nói: "Trẫm chỉ là công nghiệp không bằng Đường Thái Tông, giàu có không bằng Hán Văn, Cảnh." Nên ông nhận lời giúp đế khôi phục Trung Nguyên. Doãn Văn ở Thục 1 năm, không nói gì đến việc tiến quân, đế làm mật chiếu thúc giục, ông nói quân - nhu chưa xong, đế không vui.
Năm Thuần Hi đầu tiên (1174), hoăng.
Đánh giá.
Năm thứ 4 (1177), đế duyệt quân ở Bạch Thạch, thấy quân đội trẻ khỏe, nói với người bên cạnh rằng: "Đây là hiệu quả việc cắt giảm của Ngu Doãn Văn."" Rồi làm chiếu tặng Thái phó, ban thụy Trung Túc.
Doãn Văn dáng vẻ hùng vĩ, mình dài 6 thước 4 tấc; tính khẳng khái lỗi lạc lại có chí lớn; còn hành động lời lẽ có phép tắc, khí độ, ai nhìn cũng biết ông có thể đảm đương việc lớn. Doãn Văn nhờ văn tài mà làm quan, tuy khởi đầu có chậm trễ; xuất tướng (vào triều) nhập tướng (ra địa phương) gần 20 năm, luôn trung thành cần mẫn không hai lòng.
Tống sử đánh giá: "Doãn Văn trung thành với nước, rõ như đan thanh" ". Kim thứ nhân Lượng nam xâm, khí thế rất dữ; trong ngoài dựa vào Lưu Kĩ làm trường thành, Kĩ có bệnh không thể tiến quân. Doãn Văn là nho thần, hăng hái đốc chiến, một trận bẻ gãy kẻ địch, Lượng bèn tự ngã chết. Xưa một trận Xích Bích mà cục diện Tam Quốc nên, một trận Hoài Phì mà cục diện Nam Bắc định. Công của Doãn Văn ở Thái Thạch, tình thế nhà Tống chuyển nguy thành yên, thật cũng như vậy! Đến khi bãi tướng đi giữ đất Thục, thụ mệnh vẫn vui vẻ, đúng hẹn thì lên đường, chí tuy chưa đạt, ông có thể khẳng khái nhận nhiệm vụ, há dễ hay sao!"
Trước tác.
Văn chương.
Tản văn của Doãn Văn chủ yếu dùng làm tấu sớ. Trong trận Thái Thạch, ông sáng tác Giang thượng quân sự đệ nhất tráp tử, Giang thượng quân sự đệ nhị tráp tử, Giang thượng quân sự đệ tam tráp tử, Tấu hoàn Uông Ứng Thần Tri Cù Châu từ đầu sớ, thể hiện đảm lược trung dũng; Trương Thì Thái (đời Minh) sánh Doãn Văn với Nhạc Phi, thật không quá lời. Lần đi Tứ Xuyên thứ nhất, ông làm các tấu sớ: Luận dụng Ngô Lân dĩ đồ khôi phục sớ, Luận Củng Châu vị hạ khả ưu sớ, Luận doanh điền chi lợi tệ,… Năm Long Hưng đầu tiên (1163), Doãn Văn làm Luận kim nhật khả chiến chi cơ hữu 9 sớ nổi tiếng, phân tích thời cục thiên hạ, khuyên hoàng đế hết sức chuẩn bị nhân – vật lực, nắm bắt thời cơ thu phục Trung Nguyên. Lần đi Tứ Xuyên thứ 2, ông làm Luận minh lương giao cảm duy tín dữ thành sớ, Tạ tứ ngự thư hán thôi thực chính luận sớ, Luận Tây Thục thảo mộc chi yêu, thố trí thủy hạn đạo tặc chi bị sớ,…
Trước tác của Doãn Văn rất phong phú, Dương Vạn Lý - Ngu công thần đạo bi kể ông trọn đời hiếu học, "ăn cũng xem sách, làm văn nhanh gọn, không mất công đẽo gọt". Doãn Văn thường chú giải Đường thư, Ngũ đại sử, giữ ở trong nhà. Lại có Thi văn tập 10 quyển, Kinh diên Xuân Thu giảng nghĩa 3 quyển, Tấu nghị 22 quyển, Nội ngoại chí 15 quyển, lưu hành ở đời. Trông coi việc sửa chữa Tục hội yếu 300 quyển. Tống thi kỷ yếu chép lại 2 bài thơ, Tống đại thục văn tập chép lại 85 thiên văn chương của ông. Trước khi thành danh, Doãn Văn làm Biện điểu phú, thuật lại tâm tình của ông trong 7 năm chăm sóc cha sau khi mẹ mất, cho thấy tấm lòng chí hiếu chí nhân; làm Tru văn phú (phú Diệt muỗi), chủ trương trừ ác tận gốc, "không cho các thứ vô dụng, cái độc vô cùng ấy tồn tại ở đời".
Thư pháp.
Ngô Khoan (nhà thư pháp đời Minh) bình luận rằng: ""Thiếp viết tay của Ngu Trung Túc, từ ngữ tường nhã, khí tượng ung dung." Vương Thế Trinh (nhà bình luận đời Minh) nói: "Đình vân quán thiếp, quyển 6" "là thư pháp của danh thần Nam Tống, như vẻ nghiễm nhã của Ngu Ung công, đều có thể thấy rõ ràng."" Bút tích của Doãn Văn lưu truyền ở đời có Thích tạo thiếp, Quân đường thiếp,… | 1 | null |
Afonso I (25 tháng 6, 1109, Guimarães hoặc Viseu – 6 tháng 12, 1185, Coimbra), thường được gọi là Afonso Henriques (), người Bồ Đào Nha gọi ông bằng biệt danh "Nhà Chinh phục" (), "Người Sáng lập" () hoặc "Đại đế" (), người Moor gọi ông là "El-Bortukali" ("Người Bồ Đào Nha") và "Ibn-Arrik" ("Con trai của Henry", "Henriques"), là vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha. Ông chính là người đã dẫn dắt Bá quốc Bồ Đào Nha giành được độc lập từ Vương quốc Galicia của vua xứ León vào năm 1139, thành lập một vương quốc mới và bành trướng lãnh địa trong công cuộc "Tái chinh phục" (Reconquista), một mục tiêu mà ông theo đuổi suốt đời cho tới khi mất vào năm 1185 sau bốn mươi sáu năm chinh chiến chống lại người Moor. Tuy giành độc lập vào năm 1139 nhưng mãi đến năm 1143, Bồ Đào Nha mới được các nước lân bang là Castile và León công nhận là một vương quốc độc lập. Bốn năm sau, quân Bồ Đào Nha đã đánh chiếm thành công Lisboa từ tay người Moor.
Tiểu sử.
Afonso I là con trai của Henry, Bá tước Bồ Đào Nha và Theresa xứ León, con gái ngoài giá thú của vua Alfonso VI xứ León. Cả hai cùng nhau trị vì trên danh nghĩa là Bá tước và Nữ Bá tước của Bồ Đào Nha cho đến khi Henry qua đời, sau đó Theresa tự mình cai trị lấy. Afonso sinh vào năm 1109 lấy hiệu là Hoàng tử sau khi được mẹ trao lại ngôi vị, đa số quý tộc Bồ Đào Nha đều ủng hộ ông vì họ không thích cái liên minh giữa Galicia và Bồ Đào Nha của Theresa, do vậy bà đã tái hôn với triều đình Galicia có uy quyền lớn nhất để tìm kiếm sự hậu thuẫn.
Năm 1120, vị hoàng tử trẻ tuổi quay sang ủng hộ Paio Mendes da Maia, Tổng giám mục xứ Braga, một kẻ thù chính trị của Theresa đã khiến bà ra lệnh lưu đày cả hai. Đến năm 1122 Afonso mới tròn mười bốn tuổi được coi là độ tuổi trưởng thành vào thế kỷ 12. Ông tự phong làm hiệp sĩ nhờ số tiền riêng ở Thánh đường Zamora, gắng sức chiêu binh mãi mã và tiến hành kiểm soát các lãnh địa của mẹ mình. Trong trận São Mamede vào năm 1128 gần Guimarães ông đã đánh thắng quân đội dưới quyền người cha dượng và đồng minh của Theresa là Bá tước Fernando Peres de Trava xứ Galicia, rồi ra lệnh lưu đày bà vĩnh viễn đến một tu viện ở Galicia. Như vậy khả năng tái hợp Bồ Đào Nha (lúc này vẫn gọi là Nam Galicia) vào một Vương quốc Bồ Đào Nha và Galicia như trước đã bị loại bỏ và Afonso trở thành người cai trị duy nhất (Công tước Bồ Đào Nha) nối tiếp yêu cầu đòi độc lập từ giới chức sắc và quý tộc của Bá quốc. Ông còn đánh bại đứa cháu ngoại Alfonso VII xứ León đang trên đường đến giải cứu Theresa, từ đó giúp vương quốc thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị từ nước láng giềng León. Ngày 6 tháng 4 năm 1129, Afonso Henriques ban chiếu lệnh trong đó ông tự xưng là Vương công Bồ Đào Nha.
Sau khi ổn định tình hình trong nước, ông chính thức kéo quân tiến về miền nam để xử lý vấn đề dai dẳng của người Moor (là tên gọi người Hồi giáo của người dân xứ Iberia). Các chiến dịch của Afonso hầu hết đều thành công và vào 25 tháng 7 năm 1139, ông giành được một chiến thắng áp đảo trong trận Ourique trước quân thù, ngay lập tức đám đông binh sĩ liền reo hò tung hô ông là Vua Bồ Đào Nha, kể từ đó ông đã thiết lập địa vị bình đẳng của mình với các vương quốc khác trên bán đảo. Có truyền thuyết kể rằng trước khi lâm trận Afonso Henriques đã nhìn thấy Chúa Cứu thế hiển linh. Vì vậy mà ông tin rằng người Bồ Đào Nha là một dân tộc được Chúa chọn. Hội đồng đầu tiên của các đẳng cấp được triệu tập tại Lamego và cũng là nơi mà theo lời mô tả trong sử sách Bồ Đào Nha thế kỷ 17, đích thân Tổng giám mục xứ Braga đã trao vương miện cho Afonso để xác nhận quyền độc lập của Bồ Đào Nha.
Việc giành độc lập từ quyền bá chủ của Alfonso VII xứ León không chỉ đạt được bằng quân sự. Bá quốc Bồ Đào Nha vẫn phải được các nước lân cận công nhận về mặt ngoại giao như một vương quốc và quan trọng nhất là Giáo hội Công giáo La Mã và Giáo hoàng. Afonso bèn cưới Maud xứ Savoy, con gái của Amadeus III, Bá tước xứ Savoy và gửi sứ giả tới Roma để đàm phán với Giáo hoàng. Ông đã thành công trong việc từ bỏ chủ quyền của người anh họ Alfonso VII xứ León thay vào đó trở thành một chư hầu của Giáo hoàng, như vua Sicilia và Aragon đã làm trước đó. Giáo hoàng đã ban sắc lệnh "Manifestis Probatum" vào năm 1179 chấp nhận vị vua mới như một chư hầu thuộc quyền Giáo hoàng.
Ngay ở Bồ Đào Nha Afonso đã cho xây dựng nhiều tu viện và ban đặc quyền quan trọng đối với các dòng tu. Đáng chú ý là việc xây dựng Tu viện Alcobaça, mà ông gọi là Dòng Xitô của người chú Bernard xứ Clairvaux của Bourgogne. Vào năm 1143, ông đã viết thư cho Giáo hoàng Innocent II tuyên bố mình và vương quốc đều là những tôi tớ của Giáo hội, thề sẽ đánh đuổi lũ dị giáo (người Moor) ra khỏi bán đảo Iberia. Cố tình phớt lờ các vua xứ León, Afonso tuyên bố rằng chính mình là người trung thành tuyệt đối của Giáo hoàng. Ông còn tiếp tục thể hiện mình qua các kỳ công chống lại người Moor như tiến chiếm Santarém và công hãm Lisboa vào năm 1147. Ông còn chinh phục một phần quan trọng ở vùng đất phía nam sông Tagus dù bị người Moor chiếm lại vào năm sau.
Trong khi đó, vua Alfonso VII xứ León (anh họ của Afonso) vẫn xem người cai trị độc lập của Bồ Đào Nha chẳng khác gì một kẻ nổi loạn. Xung đột giữa hai bên vẫn diễn ra liên tục và gay gắt trong những năm tiếp theo. Afonso còn tham gia vào cuộc chiến bên phe của vua Aragon và trở thành kẻ thù của Castile. Để đảm bảo liên minh bền vững, ông đã cho con mình là Sancho đính hôn với Dulce, em gái của Bá tước xứ Barcelona và Infanta xứ Aragon. Mãi đến năm 1143, Hiệp ước Zamora mới được ký kết kiến tạo nền hòa bình giữa hai bên và được Vương quốc León công nhận rằng Bồ Đào Nha thực sự là một vương quốc có chủ quyền.
Năm 1169 trong một lần giao tranh gần ở Badajoz với quân của vua xứ León thì Afonso đột nhiên bị ngã ngựa và bắt làm tù binh. Bồ Đào Nha buộc phải trao trả lại hầu hết các vùng đất ở miền bắc Minho mà Afono đã xâm chiếm ở Galicia trong các năm trước đó mới chuộc ông về được. Vào năm 1179 các đặc quyền và đặc ân dành cho Giáo hội Công giáo La Mã mới được bù đắp. Trong chiếu thư "Manifestis Probatum", Giáo hoàng Alexander III đã công nhận Afonso là vua và Bồ Đào Nha là một nước độc lập có quyền chinh phục lãnh thổ của người Moor. Nhờ sự bảo trợ của Giáo hoàng, Bồ Đào Nha cuối cùng cũng được nhìn nhận như một vương quốc.
Năm 1184, bất chấp tuổi tác đã cao mà Afonso vẫn còn đủ sức giải vây cho con mình là Sancho đang bị quân Moor vây hãm ở Santarém. Ít lâu sau ông qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 1185. Người Bồ Đào Nha rất mực tôn kính và coi ông như một vị anh hùng dân tộc, kể cả những miêu tả về cá tính của ông và là người sáng lập đất nước của họ. Có những câu chuyện thần thoại còn kể rằng phải tới 10 người mới mang nổi thanh kiếm của ông, cũng như Afonso muốn giao đấu tay đôi với các vua khác nhưng chẳng ai dám chấp nhận lời thách đấu này.
Nghiên cứu.
Vào tháng 7 năm 2006, ngôi mộ của vua nằm ở Tu viện Santa Cruz tại Coimbra đã được mở ra vì mục đích khoa học của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Coimbra (Bồ Đào Nha), và Đại học Granada (Tây Ban Nha). Việc mở ngôi mộ làm dấy lên mối quan tâm đáng kể trong một số lĩnh vực của xã hội Bồ Đào Nha và IPPAR - Instituto Português do Património Arquitectónico (Cơ quan Kiến trúc Di sản Nhà nước Bồ Đào Nha). Chính phủ đành tạm dừng việc mở cửa, yêu cầu nhiều nghị định thư từ nhóm nhà khoa học vì tầm quan trọng của đức vua trong việc kiến lập quốc gia.
Tổ tiên.
Đây là những tổ tiên năm đời được biết đến của Afonso Henriques.
Con cháu.
Afonso kết hôn vào năm 1146 với Mafalda hay Maud xứ Savoy (1125–1158), con gái của Amadeo III, Bá tước xứ Savoy và Mahaut xứ Albon.
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Sancho I (), biệt danh "Người cư trú" (), Vua Bồ Đào Nha (11 tháng 11, 1154 – 26 tháng 3, 1212) là người con trai hợp pháp thứ hai còn sống và là đưa con thứ tư của Afonso I của Bồ Đào Nha với người vợ là Maud xứ Savoy. Sancho kế vị cha mình vào năm 1185. Ông đã sử dụng danh hiệu Vua thành Silves từ năm 1189 cho đến khi ông để mất vùng này vào tay của quân Almohad vào năm 1191.
Tiểu sử.
Thiếu thời.
Vào năm 1170, vua Afonso I đã phong tước hiệp sĩ cho con mình là Sancho, kể từ đó ông trở thành người thứ hai đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo cả hành chính và quân sự của vương quốc. Vào lúc này, nền độc lập của Bồ Đào Nha (tuyên bố vào năm 1139) vẫn chưa thực sự vững chắc. Các vua của León và Castile chỉ trực chờ mang quân tái sáp nhập Bồ Đào Nha và Giáo hội Công giáo La Mã còn chậm trễ trong việc ban ơn và công nhận vị thế của vương quốc. Do vậy mà Afonso I đã phải tìm kiếm các đồng minh khác trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha liền tiến hành liên minh với Vương quốc Liên hiệp Aragon và họ cùng nhau chống lại Castile và León. Để củng cố mối quan hệ này, hai bên đã tổ chức hôn lễ giữa Infante Sancho của Bồ Đào Nha với Infanta Dulce xứ Aragon, em gái vua Alfonso II của Aragon vào năm 1174. Như vậy Aragon là vương quốc Iberia đầu tiên công nhận nền độc lập của Bồ Đào Nha.
Kế vị.
Sau khi vua Afonso I mất vào năm 1185, Sancho I nối ngôi trở thành vị vua thứ hai của Bồ Đào Nha. Coimbra vẫn đóng vai trò là trung tâm của vương quốc và ông đã chấm dứt các cuộc chiến tranh dai dẳng và vô nghĩa đối với các nước láng giềng của mình để giành quyền kiểm soát các vùng đất biên giới Galicia. Thay vào đó, ông chuyển tất cả mọi sự quan tâm của mình về phía nam, nhắm vào các tiểu quốc của người Moor (gọi là Taifa) vẫn phát triển mạnh. Nhờ sự giúp đỡ của Thập tự quân mà Sancho đã chiếm được Silves vào năm 1191. Silves là một thành phố quan trọng ở miền Nam, đóng vai trò là trung tâm hành chính và thương mại với dân số khoảng 20.000 người. Sancho còn ra lệnh củng cố thành phố và xây dựng một lâu đài mà ngày nay một di tích quan trọng của di sản Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, sự chú ý về mặt quân sự đã sớm chuyển hướng về phía Bắc, nơi tuyến biên giới của Bồ Đào Nha vẫn còn chịu sự đe dọa từ phía León và Castile. Silves ít lâu sau bị người Hồi giáo tái chiếm.
Di sản.
Sancho I đã dành nhiều thời gian dưới thời trị vì của mình cho việc tổ chức chính trị và hành chính của vương quốc mới. Ông cho tích góp tiền của vào ngân khố quốc gia, hỗ trợ các ngành công nghiệp mới và tầng lớp trung lưu gồm các thương gia. Ngoài ra, ông còn cho lập một số thị trấn và làng mạc mới (như Guarda năm 1199) và rất mực chăm lo cho các vùng sâu vùng xa thưa thớt dân cư ở các khu vực Kitô giáo tại phía bắc Bồ Đào Nha, đặc biệt là với Flemings và Burgundy do đó được mệnh danh là "Người cư trú". Nhà vua cũng được biết đến với niềm đam mê văn học và ham học hỏi. Sancho I có viết một số tập thơ riêng và dùng ngân quỹ triều đình để gửi sinh viên Bồ Đào Nha tới học tại các trường đại học ở châu Âu.
Con cháu.
Sancho kết hôn với Dulce xứ Aragon, con gái của Raymond Berengar IV, Bá tước xứ Barcelona và Petronilla, Nữ hoàng Aragon. | 1 | null |
Luna 24 (Ye-8-5M series) là một con tàu vũ trụ không người lái thám hiểm Mặt Trăng của Liên Xô. Năm 1976, Luna-24 hạ cánh an toàn xuống Mặt Trăng và sau đó đã quay trở về Trái Đất, mang theo 170 gr đất Mặt Trăng.
Luna 24 là tàu thám hiểm cuối cùng của loạt tàu thám hiểm Mặt Trăng không người lái Luna. Luna là chương trình nghiên cứu Mặt Trăng tự động của Liên Xô được tiến hành từ năm 1959 đến năm 1976. Chương trình thám hiểm này gồm 24 chuyến bay, ký hiệu từ Luna-1 đến Luna-24.
Kể từ khi Luna 24 hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1976, không có con tàu vũ trụ nào khác đã được phóng lên từ Trái Đất hạ cánh xuống Mặt Trăng cho đến năm 2013. Tàu vũ trụ không người lái tiếp theo dự định hạ cánh xuống Mặt Trăng là Hằng Nga 3 được Trung Quốc phóng ngày 2 tháng 12 năm 2013. | 1 | null |
Tác phẩm âm nhạc được xem có nguồn gốc là một đoạn nhạc, cấu trúc âm nhạc của một đoạn nhạc hay quá trình sáng tạo ra một đoạn nhạc mới. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh thường bao gồm ba yếu tố: giai điệu, hòa âm và tiết tấu. Những người tạo ra các đoạn nhạc được gọi là nhà soạn nhạc (hoặc tác giả sáng tác nhạc). | 1 | null |
Vụ tàu trật đường ray Spuyten Duyvil tháng 12 năm 2013 là một vụ tàu lửa trật đường ray xảy ra lúc 7 giờ 20 phút (giờ địa phương) khi cách ga Spuyten Duyvil ở quận Bronx của Thành phố New York 100 m về phía Bắc. Đoàn tàu gặp nạn khởi hành từ Poughkeepsie, lúc 5 giờ 54 phút và dự kiến đến nhà ga Trung tâm Thành phố New York ở Manhattan lúc 7 giờ 43 phút .
8 toa tàu trật bánh khỏi đường ray và một toa tàu lao xuống mé sông Hudson.
Ít nhất bốn người thiệt mạng và 63 người bị thương sau vụ tàu trật đường ray này.
Sở cứu hỏa Thành phố New York đã điều động 125 lính cứu hỏa đến hiện trường tai nạn để hỗ trợ công tác cứu hộ.
Nguyên nhân tàu trật đường ray đang được điều tra. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đã cử người đến hiện trường xem xét. Hộp đen của chiếc tàu đã được tìm thấy. | 1 | null |
Đá ngầm Gageo (Hangul: 가거초, Gageocho; ) là một bãi đá ngầm do Hàn Quốc kiểm soát ở biển Hoàng Hải, nằm cách đảo Gageo của nước này 47 km về phía tây. Gageo là đối tượng, thực thể địa lý tranh chấp giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hải vực lân cận của đá ngầm Gageo sâu bình quân 75 m, nơi nông nhất sâu 7,8 m. Nếu đo ở độ sâu 40 m thì chiều rộng từ bắc xuống nam là 600 m, chiều dài từ đông sang tây là 750 m, tổng diện tích của bãi đá được ước tính đạt vào khoảng 380,000 m².
Hàn Quốc hiện là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát trên thực tế đối với toàn bộ bãi đá ngầm Gageo, nước này tuyên bố chủ quyền không tranh cãi đồng thời đặt Gageo vào địa phận huyện Sinan, tỉnh Jeolla Nam.
Lịch sử.
Ngày 29 tháng 3 năm 1927, thiết giáp hạm Hyūga (日向, Nhật Hướng) của Đế quốc Nhật Bản đâm vào đá ngầm Gageo. Sau khi tìm thấy nguyên nhân gây tai nạn, Hải quân Nhật Bản đã đặt tên cho đá ngầm này là Hyūga Shou (đá ngầm Hyūga) theo tên chiến hạm. Sau này, Hàn Quốc tiếp tục đổi tên thành "Gageo" (Hán-Việt: Khả Cư, tạm dịch: "có thể ở được").
Tranh chấp.
Theo UNCLOS thì các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền đối với bãi đá ngầm này. Tuy nhiên, hiện Hàn Quốc và Trung Quốc đang xảy ra tranh chấp ở Gageo do hai quốc gia đều xem đây thuộc vào vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo Hàn Quốc, xét theo các nguyên tắc của đường trung tuyến trên biển thì bãi đá ngầm này nằm trong lãnh thổ của họ.
Tháng 11 năm 2007, Hàn Quốc khởi công công trình trạm nghiên cứu hải dương và khí quyển hiện đại nằm gần đá ngầm này. Công trình được khánh thành vào tháng 10 năm 2009, tiêu tốn 10 tỷ won, cao 51 m (trong đó có 26 m nổi trên mặt biển), diện tích 286 m², có khả năng chịu được sóng cao 21 m và chịu sức gió đến 40 m/s. Cơ sở có phòng thí nghiệm, chỗ ở, thiết bị thông tin và quan sát, máy phát điện, đèn hiệu an toàn hàng hải, bồn chứa nước và nhiên liệu, hệ thống cảnh báo. Bốn người có thể sống 15 ngày tại đây mà không cần tiếp tế. Trước đó vào năm 2003 Hàn Quốc đã có một cơ sở nghiên cứu hải dương tương tự (nhưng gấp tới 4 lần về quy mô) ở đá ngầm Socotra - vốn cũng nằm trong vòng tranh chấp Hàn-Trung. | 1 | null |
Francis Sellers Collins (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1950) là bác sĩ y khoa và là nhà di truyền học người Mỹ. Ông trở nên nhân vật nổi tiếng sau khi tìm ra gen bệnh và được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Dự án bản đồ gene người ("Human Genome Project – HGP"). Ông cũng là Giám đốc Viện Y tế Quốc gia ("National Institutes of Health – NIH"), trụ sở tọa lạc tại Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ.
Trước khi nhận nhiệm vụ Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, Collins chịu trách nhiệm hướng dẫn Dự án bản đồ gene người cùng những đề án nghiên cứu di truyền học khác khi ông đang ở cương vị Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Gen người (NHGRI), một trong số 27 viện và trung tâm trực thuộc Viện Y tế Quốc gia. Trước đó, Collins đã tạo lập thanh danh như là một nhà khoa học săn tìm gen đầy tính sáng tạo trong khi đang giảng dạy tại Đại học Michigan. Ông được bầu vào Viện Y học và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Collins cũng được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống và Huân chương Khoa học Quốc gia.
Collins là một tác gia viết về khoa học, y khoa, và tâm linh, trong đó có quyển "The Language of God: A Scientist Presents Evidence for Belief" (), cuốn này có tên trong bảng liệt kê sách bán chạy nhất của tờ New York Times.
Sau khi rời NHGRI và được bổ nhiệm làm Giám đốc NIH, Collins thành lập và đảm nhận chức vụ Chủ tịch Tổ chức BioLogos với mục tiêu vận động cho công cuộc quảng bá mối quan hệ giữa khoa học với tôn giáo cũng như cổ xúy và phát triển quan điểm cho rằng đức tin của Cơ Đốc giáo có thể dung hòa để chấp nhận thuyết tiến hóa và khoa học. Năm 2009, ông được Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm vào Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học.
Thiếu thời.
Collins là con út trong gia đình có bốn người con của Fletcher Collins và Margaret James Collins. Lớn lên trong một nông trại nhỏ ở Shenandoah Valley thuộc tiểu bang Virginia, Collins được giáo dục tại gia cho đến khi vào lớp sáu, cậu vào học tại Trường Trung học Robert E. Lee. Trong những năm trung học rồi đại học, Collins thích môn hóa nhưng lại ít quan tâm đến lĩnh vực sinh học mà cậu xem là một môn học "lộn xộn". Năm 1970, Collins nhận văn bằng cử nhân hóa học tại Đại học Virginia, rồi đến Đại học Yale theo học môn hóa lý và nhận học vị Tiến sĩ (Ph.D.) trong năm 1974. Tại Yale, trong khi tham gia một khóa hóa sinh, Collins bắt đầu quan tâm đến chuyên ngành nầy. Sau khi tham khảo ý kiến của Carl Trindle, người bảo trợ của Collins ở Đại học Virginia, ông quyết định thay đổi chuyên ngành và ghi danh vào trường y thuộc Đại học North Carolina tại Chapel Hill, đến năm 1977 ông đậu bằng Tiến sĩ Y khoa ().
Từ năm 1978 đến 1981, Collins làm việc nội trú tại Bệnh viện Memorial North Carolina ở Chapel Hill, sau đó ông trở lại Yale để giảng dạy môn Di truyền học con người tại trường y từ năm 1981 đến 1984.
Nghiên cứu gen.
Tại Yale, Collins nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Sherman Weissman. Năm 1984, hai người xuất bản một luận văn quan trọng, "Directional cloning of DNA fragments at a large distance from an initial probe: a circularization method". Phương pháp này được gọi là "chromosome jumping" nhằm làm nổi bật sự khác biệt với phương pháp cũ tốn nhiều thời gian hơn để sao chép những mảnh DNA (gọi là "chromosome walking").
Năm 1984, Collins đến Đại học Michigan làm Giáo sư Nội khoa và Di truyền học Con người. Từ đây, thanh danh của ông ngày càng tăng cao như là một nhà khoa học đầy óc sáng tạo đang cố công săn tìm gen. Phương pháp săn tìm gen mà ông đặt tên là "positional cloning" được phát triển trở nên một thành tố quan trọng trong ngành di truyền học phân tử.
Từ những năm 1980 đã có vài nhóm khoa học gia nghiên cứu nhằm nhận dạng gen gây ra chứng xơ hóa u nang. Đến cuối thập niên, dù đã có một số tiến triển nhưng Lap-Chee Tsui, lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Toronto, nhận ra rằng cần phải tìm ra một con đường tắt để đẩy nhanh tiến độ. Collins đồng ý cộng tác và chia sẻ với Tsui kỹ thuật "chromosome jumping". Kết quả là đến năm 1989, loại gen này đã được tìm ra. Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science ngày 8 tháng 9 năm 1989. Sau đó, Collins cùng những nhóm cộng tác khác nhau có thêm những khám phá mới về gen, trong đó có việc phân lập các gen gây bệnh Huntington, bệnh u sợi thần kinh (neurofibromatosis), đa u tuyến nội tiết typ 1 (multiple endorcine neoplasia type 1), và hội chứng Hutchinson-Gilford Progeria.
Tiên phong trong di truyền học.
Năm 1993, Collins chấp nhận lời mời của Bernadine Healy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia (NIH), để kế nhiệm James D. Watson trong chức vụ Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu hệ gen người. Đến năm 1997, Trung tâm này đổi tên thành Viện Nghiên cứu Quốc gia về hệ gen người (NHGRI). Ở cương vị Giám đốc, ông cũng chịu trách nhiệm giám sát "International Human Genome Sequencing Consortium", cơ quan chủ quản của Dự án Bản đồ Gen người đã thành công trong nỗ lực sắp xếp theo trình tự khoảng 3 tỉ mẫu tự trong sách hướng dẫn gen người.
Năm 1994, Collins thành lập "Division of Intramural Research" (DIR) trực thuộc NHGRI, DIR bao gồm một chuỗi những phòng thí nghiệm tiến hành các cuộc nghiên cứu gen. Sau thời gian phát triển, DIR trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu quan trọng của quốc gia về gen người. Dấu mốc của NHGRI trong thời kỳ Collins làm giám đốc là ấn hành Bản liệt kê những sự kiện trong lịch sử NHGRI.
Tháng 6 năm 2000, Collins công bố bản thảo gen người, hiện diện trong sự kiện này có Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và nhà sinh học Craig Venter. Như thế, Venter và Collins đồng nhận danh hiệu "Nhà sinh học trong năm" do A&E Network trao tặng. Một bản phân tích ban đầu được ấn hành vào tháng 2 năm 2001. Các nhà khoa học của HGP tiếp tục làm việc để hoàn chỉnh bản tham khảo chuỗi gen người trong năm 2003, kịp lúc với lễ kỷ niệm 50 năm công bố cấu trúc DNA của Watson và Crick. Năm 2005, tờ U.S. News & World Report cùng Trung tâm Lãnh đạo công Harvard vinh danh Collins và Venter với danh hiệu "Những nhà lãnh đạo giỏi nhất nước Mỹ". Chủ trương cung ứng nhanh và miễn phí thông tin về gen đã giúp cộng đồng khoa học trên khắp thế giới có thể tiếp cận dễ dàng tất cả cơ sở dữ liệu về gen.
Một hoạt động quan trọng khác của NHGRI trong nhiệm kỳ giám đốc của Collins là tạo lập bản đồ "haplotype" miêu tả những mô thức chung của sự dị biến gen người, ngày nay được ứng dụng rộng rãi nhằm tìm ra những biến dạng liên quan đến nguy cơ gây bệnh. Trong số những phòng thí nghiệm thuộc đến đề án này có phòng thí nghiệm riêng của Collins tại NHGRI, tại đây người ta tìm cách nhận dạng và tìm hiểu về sự biến dạng gen ảnh hưởng trên nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngoài biệt tài nghiên cứu gen và khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực khoa học, Collins còn được biết đến bởi sự quan tâm mật thiết của ông dành cho khía cạnh đạo đức và pháp lý trong di truyền học. Ngoài lập trường ủng hộ việc bảo mật thông tin di truyền, Collins còn là người có ảnh hưởng tầm quốc gia trong nỗ lực vận động thông qua Đạo luật liên bang về Thông tin Gen và chống kỳ thị nhằm cấm đoán thái độ phân biệt trong nhân dụng và bảo hiểm y tế dựa trên yếu tố di truyền. Năm 2013, khi dư luận quan tâm về việc phổ biến gen của dòng tế bào HeLa lấy từ Henrietta Lacks đã quá cố, Collins và những nhà lãnh đạo NIH cùng làm việc với gia đình của Lacks để đi đến thỏa thuận bảo vệ quyền riêng tư của họ trong khi vẫn dành cho những nhà nghiên cứu quyền tiếp cận có kiểm soát đối với cơ sở dữ liệu gen.
Lập nền trên trải nghiệm cá nhân khi phục vụ tại một bệnh viện truyền giáo ở Nigeria như là một bác sĩ thiện nguyện, Collins đặc biệt quan tâm đến nỗ lực khai thông công cuộc nghiên cứu gen với mục tiêu cải thiện sức khỏe cho người dân sinh sống tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đơn cử trường hợp trong năm 2010 ông đã giúp thành lập đề án "H3Africa" nhằm cải thiện khả năng cũng như kiến thức chuyên môn về khoa học di truyền ở châu Phi.
Trong thời gian lãnh đạo NHGRI, Collins nhận nhiều giải thưởng và được vinh danh khi đắc cử vào Viện Y học cũng như Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Năm 1993, ông nhận Giải thưởng Quốc tế Kilby, đến năm 2005 ông được trao tặng Giải thưởng William Allan. Năm 2007, ông nhận Huân chương Tự do của Tổng thống. Trong năm 2008, Collins nhận Giải thưởng Đạo đức Inamori và Huân chương Quốc gia về Khoa học.
Ngày 28 tháng 5 năm 2008, Collins tuyên bố từ nhiệm khỏi NHGRI, nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại phòng thí nghiệm của viện.
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH).
Ngày 8 tháng 7 năm 2009, Tổng thống Barack Obama đề cử Collins vào chức vụ Giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH). Sau khi được Thượng viện Hoa Kỳ đồng thuận thông qua, ngày 7 tháng 8 Bộ trưởng Y tế và Dân sinh Kathleen Sebelius công bố sự bổ nhiệm.
Theo Tạp chí Science, Collins "được biết đến như là một nhà quản trị tài năng và một nhà truyền thông xuất chúng", việc Tổng thống Obama để cử ông lãnh đạo NIH "không phải là một điều gây ngạc nhiên", mà nhận được nhiều sự khen ngợi từ giới nghiên cứu cũng như những nhóm y sinh. Dù vậy, vẫn có những lời chỉ trích, chủ yếu nhắm vào việc ông thường thể hiện đức tin Cơ Đốc của mình, mặc dù có ý kiến cho rằng đây là nhân tố tích cực giúp kết nối với những người vẫn xem công cuộc nghiên cứu gen là đối nghịch với các giá trị tôn giáo. Bernadine Healy, cựu giám đốc NIH, cùng giám đốc điều hành Hội Thăng tiến Khoa học Mỹ đều lên tiếng ủng hộ sự bổ nhiệm dành cho Collins.
Tháng 10 năm 2009, một thời gian ngắn sau khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo NIH, Collins trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ New York Times, "Tôi không có đề án tôn giáo nào cho NIH, tôi nghĩ rằng hầu hết các nhà khoa học đều tin tưởng điều này và đang làm việc tốt."
Tháng 11 năm 2011, tờ New Republic đưa tên Collins vào danh sách những nhân vật nhiều quyền lực nhất nhưng ít danh tiếng nhất ở Washington.
Collins đã tiến hành một số đề án ghi dấu ấn của ông ở NIH. Thất vọng vì tiến độ ứng dụng những phát minh khoa học trong việc chế tạo thuốc và thiết lập liệu pháp, Collins dẫn đầu trong nỗ lực tìm ra cách tái thiết kế phương pháp ứng dụng khoa học, nổi bật với việc thành lập Trung tâm Quốc gia Thăng tiến Khoa học Ứng dụng (NCATS) ngày 23 tháng 12 năm 2011. Còn có những đề án quan trọng khác như gia tăng hỗ trợ cho nghiên cứu bệnh Alzheimer được Bộ trưởng Sebelius và Collins công bố trong tháng 2 năm 2012; và Đề án BRAIN nhắm mục tiêu thiết lập bản đồ hoạt động của tất cả nơron não người. Ngày 2 tháng 4 năm 2013, Tổng thống Obama cùng Collins công bố đề án này tại Tòa Bạch Ốc. Trước đó trong tháng 1 năm 2013, Collins thiết lập hai chức vụ khoa học quan trọng như là một phần trong nỗ lực của NIH đáp ứng đề nghị của nhóm tư vấn về "Big Data" (một tập hợp khổng lồ qui tụ nhiều cơ sở dữ liệu) và sự đa dạng của lực lượng khoa học. NIH cũng thu hút sự chú ý của công luận trong tháng 6 năm 2013 khi Collins công bố kế hoạch giảm thiểu số lượng tinh tinh được sử dụng trong những nghiên cứu y sinh do NIH tài trợ.
Trong nhiệm kỳ Giám đốc NIH, Collins được trao tặng những giải thưởng khác nhau như Giải Trung tâm Y học Albany (2010), và Giải thưởng Pro Bono Humanum của Tổ chức Galian (2012).
Cũng có thể tìm thấy trong những bài viết về Collins niềm đam mê của ông dành cho đàn ghi-ta và xe mô-tô. Trong thời gian lãnh đạo NHGRI, Collins cùng những nhà khoa học trong viện thành lập ban nhạc rock "The Directors". Có những lúc "The Directors" cùng trình diễn với nhóm nhạc rock đến từ Đại học Johns Hopkins, thủ lĩnh nhóm nhạc này là nhà nghiên cứu bệnh ung thư Bert Vogelstein. Ca từ những bài hát của "The Directors" phỏng theo các ca khúc nổi tiếng của nhạc rock và nhạc phúc âm nhằm miêu tả những thách thức mà giới nghiên cứu y sinh đương thời phải đối diện. Gần đây hơn, Collins sử dụng kỹ năng âm nhạc của mình để trình diễn và gởi thông điệp đến khán giả của TEDMED 2012 (Hội nghị thường niên về Sức khỏe và Y học), StandUpToCancer, và Rock Stars of Science.
Niềm tin tôn giáo.
Theo miêu tả của Collins, cha mẹ ông là "tín hữu Cơ Đốc hình thức", và đến khi tốt nghiệp trung học ông trở thành người vô thần. Tuy nhiên, thời gian chăm sóc những bệnh nhân sắp lìa đời đã khiến ông tự tra vấn về niềm tin, và bắt đầu tìm hiểu nhiều tôn giáo khác nhau. Sau khi cố công tra xem những chứng cứ trong vũ trụ về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sử dụng tác phẩm "Mere Christianity" của C. S. Lewis làm nền tảng để tái xác định niềm tin của mình, cuối cùng Collins đi đến quyết định chấp nhận đức tin Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành, sự kiện này xảy ra trong một chuyến đi bộ trên đường vào một chiều mùa thu. Ông miêu tả mình là một "tín hữu Cơ Đốc nghiêm túc".
Trong cuốn sách xuất bản năm 2006 "The Language of God: A Scientist Presents Evidence for Belief" (Ngôn ngữ của Chúa), Collins xem những khám phá khoa học là "cơ hội để tôn thờ [Chúa]", ông cũng bác bỏ thuyết sáng tạo trực tiếp ("Young Earth creationism") cũng như thuyết thiết kế thông minh. Ông chấp nhận thuyết tiến hóa hữu thần hoặc sự sáng tạo tiến hóa mà ông gọi là "BioLogos". Xuất hiện trong chương trình truyền hình The Colbert Report vào tháng 12 năm 2006 và trong một cuộc phỏng vấn trên sóng phát thanh trong chuyên mục Fresh Air của Đài Phát thanh Quốc gia () để thảo luận về quyển "The Language of God", dù không đề cập thẳng vào vấn đề, Collins tỏ ra ủng hộ quan điểm chống phá thai. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Scientific American, Collins nói rằng ông cảm thấy "rất không thoải mái với việc xem phá thai là một giải pháp cho mọi sự", ông cũng "không chấp nhận thời điểm khởi đầu sự sống nào khác hơn là lúc đậu thai".
Trả lời John Horgan - một nhà báo theo thuyết bất khả tri - là người trong một cuộc phỏng vấn với National Geographic trong tháng 2 năm 2007 đã chỉ trích Collins về việc ông miêu tả thuyết bất khả tri như là "một cách tránh né", Collins giải thích rằng ông không có ý nói đến "những người bất khả tri chân chính, họ xem xét các chứng cứ nhưng vẫn không tìm ra câu giải đáp. Tôi chỉ phản ứng với thuyết bất khả tri tôi thấy trong cộng đồng khoa học, người ta chấp nhận nó mà không chịu tra xem cẩn thận các chứng cứ. Tôi đã trải qua giai đoạn là người theo thuyết bất khả tri, rồi mau chóng nhận ra rằng những người khác cũng chẳng sâu sắc hơn tôi."
Năm 2007, Collins thành lập Tổ chức BioLogos nhằm "đóng góp cho công luận một tiếng nói trình bày sự hòa hợp giữa khoa học với đức tin". Ông phục vụ ở cương vị chủ tịch cho đến khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Y tế Quốc gia. | 1 | null |
Định vị trong khi khoan (Measurement While Drilling - MWD) là một kỹ thuật của ngành công nghiệp dầu khí, sử dụng các thiết bị đo đạc gắn chung với bộ khoan cụ (bottom hole assembly - BHA) đưa vào giếng khoan trong khi khoan, để thu thập các thông tin về vị trí trong không gian của giếng khoan, bao gồm góc phương vị (so với hướng Bắc) và góc dốc (so với mặt phẳng nằm ngang). Bằng những phần mềm máy tính và các phép tính lượng giác, hình học; hình dạng hoặc quỹ đạo của giếng khoan được thể hiện lên một hệ tọa độ 3 chiều, cho phép các kỹ sư kiểm soát được vị trí, hướng đi của giếng khoan.
Thuật ngữ "Measurement While Drilling - MWD" trong công nghiệp dầu khí trước đây bao gồm luôn ý nghĩa Đo đạc trong khi khoan (Logging while drilling - LWD). Tuy nhiên với sự tiến bộ về công nghệ, LWD đã tách biệt thành một kĩ thuật độc lập với MWD.
Thiết bị định vị sẽ truyền kết quả đo được lên bề mặt, thông qua những xung trong dung dịch khoan, qua dây cáp hoặc các phương pháp khác. Việc đo đạc được thực hiện ngay khi giếng đang được khoan, khi các công cụ này vẫn còn trong giếng, vì thế thông tin thu được gọi là "dữ liệu thời gian thực". Đồng thời kết quả này cũng được ghi vào bộ nhớ của thiết bị. Chúng sẽ được lấy ra sau khi thiết bị được kéo ra khỏi giếng, và dữ liệu bộ nhớ này có thể phần nào chính xác và chất lượng hơn.
Thiết bị.
Thiết bị định vị trong khi khoan thường bao gồm 3 thành phần:
Ứng dụng.
Định vị trong khi khoan hiện đang được sử dụng rộng rãi trong việc khoan giếng dầu. Hầu như tất cả các giếng khoan hiện nay đều ứng dụng phương pháp này để khoan định hướng. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong công tác điều chỉnh giếng khoan đi đúng theo những vỉa sản phẩm mỏng (geosteering).
Các công ty cung cấp dịch vụ.
Tại Việt Nam, ngoài các công ty nước ngoài kể trên, tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PetroVietnam Drilling) có liên kết với Baker Hughes thành lập liên doanh PVD Baker Hughes có cung cấp dịch vụ này. | 1 | null |
Bộ Hình tôm (danh pháp khoa học: Euphausiacea), hay tên Hán Việt lân ha, hay tôm he (, 蝦: là con tôm hay con he, 磷 là lân quang), là một bộ động vật giáp xác thuộc lớp Giáp mềm. sinh sống ở các đại dương trên thế giới.
Bộ Hình tôm có vai trò kết nối cấp dinh dưỡng - gần phần cuối cùng của chuỗi thức ăn – bởi vì chúng ăn thực vật phù du và một mức độ ít hơn động vật phù du, chuyển những loại này thành một dạng phù hợp cho nhiều loài động vật lớn hơn mà các loài tôm chiếm một phần lớn khẩu phần ăn của chúng. Ở đại dương phía nam, một loài, Antarctic krill, Euphausia superba, tạo thành một sinh khối lên đến 500.000.000 tấn, gần gấp đôi tổng trọng lượng của loài người. Trong số đó, hơn một nửa bị ăn bởi cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt, mực và cá mỗi năm, và được thay thế bởi mức tăng trưởng và độ sinh sản. Phần lớn các loài tôm di cư theo chiều đứng hàng ngày, do đó cung cấp thực phẩm cho những con vật săn mồi gần mặt nước về đêm và ở vùng nước sâu hơn vào ban ngày. | 1 | null |
"Be Our Guest" là một bài hát do nhà soạn nhạc Alan Menken và người viết lời bài hát Howard Ashman viết cho bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ ba mươi của Walt Disney Pictures "Người đẹp và quái thú". Ban đầu do diễn viên người Mỹ Jerry Orbach và nữ diễn viên người Anh Angela Lansbury thu âm trong vai các nhân vật Lumiere và Mrs. Potts của phim, "Be Our Guest" là một bài hát có nhịp độ nhanh theo phong cách Broadway và cabaret. Trong phim, bài hát được thể hiện theo phong cách nhạc kịch quy mô lớn bởi các gia nhân bị phù phép của lâu đài để giúp Belle cảm thấy tự nhiên và thoải mái hơn với cuộc sống ở đây.
"Be Our Guest" nhận được hầu hết những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, nhiều người miêu tả bài hát là một điểm sáng của bộ phim cũng như album nhạc phim. Bài hát được đề cử cho Giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất và Giải Oscar ở cùng hạng mục, nhưng đều để mất vào tay bài hát chủ đề của bộ phim.
Bối cảnh.
Ban đầu bộ phim "Người đẹp và quái thú", dưới sự tổ chức của Richard Purdum, không được dự định sẽ là một tác phẩm phim nhạc kịch. Tuy nhiên giám đốc sau đó của hãng phim là Jeffrey Katzenberg quyết định đưa bộ phim thành một bộ phim nhạc kịch theo phong cách Broadway giống như "Nàng tiên cá" (1989), bộ phim hoạt hình trước đó của Disney, sau khi ông thấy không hài lòng với cốt truyện ban đầu của bộ phim và yêu cầu nhóm phát triển từ bỏ hoàn toàn kịch bản cũ và bắt đầu lại từ đầu. Do đó, Purdum đã từ chức, và được thay thế bởi hai đạo diễn lần đầu tiên thực hiện một sản phẩm phim chiếu rạp, Kirk Wise và Gary Trousdale.
Tiếp theo thành công trên sân khấu Giải Oscar của phim "Nàng tiên cá", Katzenberg mời bộ đôi nhà viết bài hát Howard Ashman và Alan Menken tham gia viết các ca khúc và nhạc nền cho "Người đẹp và quái thú". Ban đầu Ashman, vốn đang viết dở các ca khúc cùng với Menken cho một ý tưởng phim mới được phê duyệt là "Aladdin", chỉ miễn cưỡng tham gia dự án đầy thử thách này, nhưng cuối cùng đã đồng ý.
Phiên bản ban đầu của "Be Our Guest" vốn được Ashman và Menken viết để các đồ vật bị phù phép hát cho Maurice chứ không phải Belle. Tuy nhiên, họa sĩ cốt truyện Bruce Woodside cảm thấy rằng sẽ hợp lý hơn nếu để bài hát này được hát cho Belle, nhân vật chính, thay vì nhân vật phụ Maurice, và các đạo diễn Kirk Wise và Gary Trousdale đã đồng ý. Mặc dù phân cảnh đó đã gần hoàn thiện, đoàn phim vẫn thực hiện một công việc tốn kém và mất thời gian, đó là viết lại kịch bản, hoạt hình hoá lại các cảnh quay và viết lại bài hát cho phù hợp với Belle.
Bài hát.
"Be Our Guest" được viết bởi nhà soạn nhạc Alan Menken và người viết lời bài hát Howard Ashman, có độ dài ba phút bốn mươi tư dây. Theo trang web MusicNotes, "Be Our Guest" là một bài hát sinh động theo phong cách nhạc kịch Broadway, được viết theo nhịp 4/4 ở giọng B♭ trưởng. Âm vực của Orbach nói chung trải dài qua ba quãng tám, từ F3 đến D♭6. Chịu ảnh hưởng từ phong cách nhạc kịch và âm nhạc Pháp, phần nhạc nền của bài hát chủ yếu dựa vào nhạc cụ có dây, các nhạc cụ thổi, nhạc cụ có phím, và nhiều loại bộ gõ giống như ở các ban nhạc.
Giai điệu của ca khúc gần như giống hoàn toàn với giai điệu của phần một Bản giao hưởng số 3 của Mahler.
Phản hồi và đánh giá.
Các nhà phê bình nói chung đều ca ngợi "Be Our Guest," nhiều người gọi đó là điểm nhấn của bộ phim cũng như album nhạc phim này. Tavia Hobart của trang Allmusic, khi nhận xét về phần nhạc phim, viết, "Mặc dù không hay bằng nhạc phim Nàng tiên cá, [nhạc phim của "Người đẹp và quái thú"] cũng có những khoảnh khắc riêng, chẳng hạn như bài 'Be Our Guest.'" Drew Taylor của IndieWire miêu tả bài hát là "một ca khúc sẽ nhận được nhiều tràng pháo tay nhiệt liệt." Khi nói về album nhạc phim của phiên bản Đặc biệt phát hành năm 2001, Brad Green của Urban Cinefile cho bài hát một phản hồi tương đối tích cực, gọi đó là "...một tia sáng trong đại nhạc hội kiểu Gallic đã thổi bùng ngọn lửa tới Maurice Chevalier và Yves Montand." Green tiếp tục, "...nhưng nó không thể đứng trên những bài hát tuyệt vời như 'Something There,' hay 'Human Again'.
"Be Our Guest" đã được đề cử cho một số giải thưởng. Ca khúc là một trong ba bài hát của "Người đẹp và quái thú" được đề cử ở hạng mục Giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất tại lễ trao Giải Oscar lần thứ 64 năm 1992, cùng với "Belle" và bài hát chủ đề của phim, "Beauty and the Beast." Cuối cùng, "Be Our Guest" để mất giải thưởng này vào tay ca khúc "Beauty and the Beast." "Be Our Guest" cũng được đề cử Giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất cùng năm đó, nhưng một lần nữa để mất vào tay bài hát chủ đề của bộ phim này.
Các bản hát lại và các ca khúc dựa theo.
Mr. Burns đã dựa theo bài hát để viết một ca khúc có tên "See My Vest" cho "Two Dozen and One Greyhounds", một tập phim của series "The Simpsons" năm 1995.
Trong tập phim bắt chước theo bộ phim của "Animaniacs" có tên "Cutie and the Beast", Yakko và Wakko Warner biểu diễn một phiên bản có tên gọi "She's a Pest."
Năm 1995, Alvin and the Chipmunks và The Chipettes hát lại bài hát này trong album của họ lấy chủ đề từ Disney, "When You Wish Upon a Chipmunk".
Một màn biểu diễn theo phong cách Oscar của bài hát này đã được Seth MacFarlane thể hiện ở Lễ trao giải Oscar lần thứ 85.
Một phiên bản khác của bài hát xuất hiện trong quảng cáo dịp Giáng sinh của siêu thị Morrisons trong đó một anh chàng bánh gừng dựng bằng máy tính hát cho Ant & Dec, trước khi Ant thách Dec ăn nó.
Các phiên bản trực tiếp và trên sân khấu.
Nam diễn viên Jerry Orbach thể hiện "Be Our Guest" trực tiếp trong vai Lumiere ở lễ trao Giải Oscar lần thứ 64 năm 1992. Không tới hai năm sau, "Be Our Guest" xuất hiện dưới dạng một nhạc phẩm trong vở nhạc kịch chuyển thể của Broadway (nay đã ngừng công diễn), "Beauty and the Beast", ban đầu do Gary Beach thể hiện trong vai Lumiere và Beth Fowler trong vai Mrs. Potts. | 1 | null |
Meganyctiphanes norvegica là một loài động vật sinh sống ở Bắc Đại Tây Dương. Nó là một thành phần quan trọng của động vật phù du, cung cấp thức ăn cho cá voi, cá và các loài chim. (tại những vùng biển phía Nam, loài nhuyễn thể Nam Cực "Euphausia superba" đóng một vai trò tương tự)."M. norvegica" là loài duy nhất được công nhận trong chi Meganyctiphanes, nó có một số danh pháp đồng nghĩa sau: | 1 | null |
Euromaidan (tiếng Ukraine: Євромайда́н), hay Cuộc khởi nghĩa Maidan là một làn sóng biểu tình và bất tuân dân sự diễn ra tại Ukraine bắt đầu từ ngày 21/11/2013 tại quảng trường Quảng trường Độc Lập (Maidan Nezalezhnosti), thủ đô Kyiv. Các cuộc biểu tình nổ ra với nguyên nhân trực tiếp là quyết định bất ngờ vào phút chót của chính phủ Ukraine lúc bấy giờ - không ký kết Hiệp định liên kết Liên minh Châu Âu-Ukraine mà quay sang chọn thân với Nga và Liên minh Kinh tế Á-Âu (do Nga kiểm soát). Người biểu tình kêu gọi tổng thống đương thời Viktor Yanukovych từ chức cũng như giải tán nhà nước Azarov. Nạn tham nhũng tràn lan, lạm quyền, sự hoành hành của giới tài phiệt và các hành vi vi phạm quyền con người tại Ukraine cũng là những lí do khiến người dân Ukraine xuống đường và góp phần làm các cuộc biểu tình thêm lớn mạnh.
Đêm ngày 30/11, lực lượng Berkut được trang bị rùi cui sắt, lựu đạn gây choáng và hơi cay đã tấn công và bắt bớ những người biểu tình ôn hòa ở Quảng trường Độc lập, điều này càng làm mâu thuẫn giữa người biểu tình với chính phủ, cảnh sát trở nên gay gắt. Biểu tình Euromaidan từ đó đã nhanh chóng dẫn đến Cuộc cách mạng Maidan.
Diễn biến chính.
Những người biểu tình cho rằng chính phủ Ukraina là không dân chủ, cũng như phải thả cựu Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko. Các cuộc biểu tình được tiến hành bất chấp việc cảnh sát tăng cường lực lượng trấn áp, và số lượng tham gia các cuộc biểu tình ngày càng tăng nhất là từ giới sinh viên đại học. Các cơ quan thực thi pháp luật, cụ thể là Berkut (một đơn vị thuộc Bộ nội vụ) dù không bị khiêu khích đã tấn công một cách tàn bạo đối với những người biểu tình và các phóng viên vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Khoảng 10.000 người biểu tình đã tập trung tại Kiev vào đêm 29 tháng 11 năm 2013. Cảnh sát đã dùng hơi cay trấn áp người biểu tình khiến nhiều người bị thương. Việc gia tăng bạo lực từ các lực lượng chính quyền đã làm cho số người tham dự biểu tình càng tăng thêm, ước lượng khoảng từ 350.000 – 700.000 người phản đối biểu tình lúc cao điểm tại Kiev vào ngày 1 tháng 12.
Ngày 8 tháng 12 năm 2013, những người biểu tình quá khích đã giật đổ tượng đài Lenin tại quảng trường trước chợ Bessarabsky ở thủ đô Kiev, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 này và trương cờ Liên minh châu Âu trên bệ tượng. Tượng đài này được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraina với nước Nga vào thời kỳ Xô Viết.
Những cuộc biểu tình và chiếm đóng Quảng trường Độc lập do những người biểu tình thuộc phe đối lập Ukraina thân EU thực hiện, xuất phát từ việc ông Yanukovych từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) và quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga để nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2014 thì các cuộc biểu tình đã trở nên căng thẳng dẫn tới xô xát giữa lực lượng biểu tình và lực lượng an ninh, dẫn tới đổ máu cho cả hai bên.
Đến giữa tháng 2 năm 2014, những cuộc đàm phán giữa tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych và phe đối lập đã thất bại. Ukraina đang trên bờ vực tai họa của một cuộc nội chiến, 28 người biểu tình cùng với 7 cảnh sát và một người dân thường đứng ngoài xem bị giết chết và 335 người bị thương chỉ riêng ngày 18 tháng 2. Tổng cộng có ít nhất 77 người đã phải bỏ mạng và hàng trăm người bị thương cho đến ngày 21 tháng 2 (tin của bộ Y tế) trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại thủ đô Kiev.
Theo truyền thông Nga thì nguyên nhân đụng độ chết người thật sự thể hiện ở cuộc trò chuyện qua điện thoại bị rò rỉ giữa Cao ủy đối ngoại Liên minh châu Âu Catherine Ashton và Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet, tiết lộ là "các tay súng bắn tỉa không phải là Yanukovich mà là ai đó thuộc liên minh mới" . Báo Sputnik của Nga tuyên bố các điều tra sau này cho thấy bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 2014 "lính bắn tỉa Gruzia" được thuê để xả súng vào tất cả các bên trên Quảng trường Maidan nhằm gây hỗn loạn để kích động bạo lực .
Ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina".
Cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 năm 2014, với tổng thống tạm quyền hiện tại là Oleksandr Turchynov. Yanukovych bỏ về Kharkov, một thành phố công nghiệp ở phía Đông Bắc của Ukraina, nơi người dân nói tiếng Nga. Nhà ông, một biệt thự ở ngoại ô Kiev bị bỏ trống, và mở cửa cho dân vào xem. Người ta tìm thấy rất nhiều văn kiện, tài liệu bị quăng xuống hồ. Nói chuyện trên đài truyền hình địa phương, ông vẫn không công nhận việc hạ bệ mình của quốc hội là hợp pháp. Theo tin tức của hãng thông tấn Interfax, Yanukovych đã bị cảnh sát biên phòng chặn lại, khi định trốn ra ngoại quốc với một máy bay tư từ thành phố Donetsk, quê của ông..Ngày 23.02.2014, Yanukovych đã bị chính đảng của mình lên án là bỏ chạy hèn nhát, phản bội cũng như là đã lừa dối Ukraina và bóc lột đất nước. Bộ trưởng bộ nội vụ tạm thời Arsen Avakov cho biết Yanukovych đang bị truy nã với tội là chịu trách nhiệm cho cái chết của những người biểu tình.
Ngay sau đó, tại Krym, các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga phản đối các sự kiện ở Kiev và muốn quan hệ gần gũi hoặc sáp nhập Krym vào nước Nga. Ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm có vũ trang cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym. Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov cũng đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị cho phép Tổng thống Nga Putin được đưa quân vào Ukraina hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu, dẫn đến cuộc Khủng hoảng Krym.
Trên Internet.
Từ "Euromaidan" gồm có 2 phần: "Euro" viết tắt từ Âu châu và "maidan" lấy từ chữ Majdan Nesaleschnosti (Công trường Độc lập), công trường ở trung tâm của Kiew, nơi mà hầu hết các cuộc xuống đường phản đối xảy ra.
Chữ "Euromaidan" ban đầu được dùng là một Hashtag tại Twitter. Một tài khoản ở Twitter với tên là Euromaidan đã được tạo ra ngay ngày đầu của những cuộc xuống đường. Cái tên này được phổ biến rất nhanh trong giới báo chí quốc tế. | 1 | null |
Cóc mày Botsford (tên khoa học: Leptolalax botsfordi) là một loài cóc mày trong họ Megophryidae. Nó được các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Bảo tàng Australia đã tìm thấy ở vườn quốc gia Hoàng Liên Việt Nam.
Loài này được gọi là cóc mày Botsford theo tên của nhà khoa học Christopher Botsford.
Tham khảo.
]] | 1 | null |
China Mobile Limited (Trung văn giản thể: 中国移动通信; Trung văn phồn thể: 中國移動通信; pinyin: Zhōngguó Yídòng Tōngxìn) là một công ty viễn thông quốc doanh Trung Quốc. Năm 2013, đây là công ty viễn thông có lợi nhuận cao nhất thế giới với lãi gộp đạt 10,12 tỷ đô la Mỹ. Đây là một trong những công ty viễn thông có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Tại thời điểm tháng 6/2013, đây là công ty viễn thông có số thuê bao lớn nhất thế giới với 740 triệu thuê bao. | 1 | null |
OpenCourseWare (OCW) là những bài học được làm ra tại các trường đại học và phát hành cho không bằng phương tiện Internet.
Lịch sử.
Phong trào OpenCourseWare bắt đầu vào năm 1999 khi đại học Tübingen ở Đức cho truyền bá trực tuyến những videos của các giảng viên trong sáng kiến "timms" của trường. Tuy nhiên phong trào OCW chỉ thực sự phổ biến, khi đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT) cho ra chương trình MIT OpenCourseWare vào tháng 10 năm 2002. Phong trào này được hỗ trợ khi những chương trình tương tự được thực hiện tại đại học Yale, University of Michigan, và University of California Berkeley.
MIT nêu lý do thành lập chương trình này là để " mở rộng học vấn trên thế giới bằng những kiến thức cung cấp trên mạng". MIT cho biết, là họ muốn tạo cơ hội cho sinh viên (không chỉ riêng cho sinh viên của trường mình) chuẩn bị tốt cho lớp học, để mà có thể tham dự tích cực hơn trong lớp. Từ đó một số đại học đã lập ra những chương trình OCW theo mô hình của MIT, một số được quỹ William and Flora Hewlett Foundation hỗ trợ tài chính.
Định nghĩa.
OCW có thể gọi tổng quát là những nguồn giáo dục mở. Những nguồn này có thể là bài vở, sách báo, phim ảnh giáo dục, nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, phần mềm, chương trình học, khóa học...
Vào năm 2008 một hiệp hội độc lập, bất vụ lợi với tên là "OpenCourseWare Consortium" được thành lập, trong đó trên 250 đại học và tổ chức đã hợp lại với nhau, để mà nâng cao con đường học vấn miễn phí. Sứ mệnh của OpenCourseWare Consortium là, phân phối trên toàn thế giới những tài liệu học vấn có giá trị và miễn phí. Nhờ vậy mà các tài liệu của trên 13.000 khóa học bằng 20 thứ tiếng khác nhau mà đã được công bố, cũng có thể tiếp cận được từ trang mạng của hiệp hội. | 1 | null |
Lưỡng tiêm ("Branchiostoma lanceolatum)" là một loài thuộc Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata). Nó là một loài động vật không xương sống thủy sinh được tìm thấy trong chất nền mềm ở vùng biển nông. Nó được sử dụng như một sinh vật mô hình để nghiên cứu sự phát triển của động vật có xương sống. Ty thể bộ gen đã được giải mã.
Mô tả.
Branchiostoma lanceolatum có một cơ thể thon dài, dẹt hai bên và nhọn hai đầu, dây sống kéo dài toàn bộ chiều dài của cơ thể. Trên đó là một dây thần kinh với một con mắt duy nhất phía trước trán. Miệng ở mặt dưới của cơ thể và được bao quanh bởi một chùm 20 hoặc 30 lông gai hoặc phần phụ cảm giác thanh mảnh. Ruột chạy ngay dưới dây sống từ miệng đến hậu môn, ở phía trước của đuôi. Có một vạt giống như vây xung quanh đuôi nhọn. Trao đổi khí diễn ra như nước chảy qua khe mang ở khu vực giữa cơ thể và phân đoạn tuyến sinh dục nằm ngay đằng sau chúng. Động vật này có màu ngọc trai màu trắng và trong suốt cho phép cơ quan nội tạng để được nhìn thấy từ bên ngoài. Xuất hiện của nó tương tự như một "cá nguyên thủy". Nó có thể phát triển lên đến 6 cm (2,5 in).
Phân bố và môi trường sống.
"Branchiostoma lanceolatum" được tìm thấy trong vùng biển nông ở phía đông Đại Tây Dương, từ Na Uy, Scotland cũng như tiếp tục về phía nam tới biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Nó đã mở rộng phạm vi thông qua kênh đào Suez đến các bộ phận phía bắc của Ấn Độ Dương và bờ biển Đông Phi. Nó xuất hiện từ mực thủy triều thấp xuống khoảng 40 mét (130 ft). | 1 | null |
Tuấn Dương (16 tháng 11 năm 1952 - 2 tháng 12 năm 2013) là một diễn viên kịch nói Việt Nam, Trung tá, từng công tác tại đoàn kịch Công an Nhân dân. Ông nổi tiếng là một diễn viên hài.
Tiểu sử và Sự nghiệp.
Tuấn Dương sinh tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Ông học tại Khoa Văn hóa quần chúng (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Trước đó ông làm việc tại Cục Quân y.
Ra trường, ông phải đi dạy nhảy ở các Nhà Văn hóa, Cung Văn hóa ở Hà Nội. Một lần, vừa dạy nhảy xong, ông tình cờ thấy đoàn kịch đang tập vở Số đỏ và chưa tìm được ai vào vai nhân vật Xuân tóc đỏ. Ông đã thử vai và không ngờ lại diễn hợp. Sau này, vở kịch đã được đưa đi lưu diễn nhiều nơi trong nước, đã nhận được sự tán dương của khán giả. Nhân vật đặt dấu ấn của ông trên con đường diễn xuất. Đây cũng là vai diễn để đời của Tuấn Dương, nổi đình đám trong những năm 1989-90.
Tuấn Dương hầu hết sự nghiệp công tác tại đoàn kịch Công an Nhân dân, sau đó về hưu. Cấp bậc cao nhất là Trung tá Công an.
Tuấn Dương tham gia hàng chục bộ phim, chuyên đóng những vai hài trong các phim, đặc biệt là các vai nông dân, trưởng thôn, hoặc gã chồng sợ vợ. Các bộ phim nổi tiếng có sự tham gia của ông gồm: "Đất và người", "Làng ven đô", "Chuyện đã qua", "Lều chõng (phim)", "Lập trình cho trái tim' (vai bố Cá sấu chúa Quỳnh Nga). Các phim khác như: "Những mảnh đời ngang trái" (vai anh Tơ), "Đường về hang ổ" (vai đại ca Hưng Đại bàng), "Tin vào điều không thể" (vai ông bán bánh mỳ), Khi đàn chim trở về (vai ông Đa)...
Tuấn Dương còn tham gia nhiều tiểu phẩm hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần, Gala Cười.
Ông kết hôn lần 2 vào năm 2009 và không có con (trước đó ông cũng đã kết hôn và từ đó đến nay, bà làm mẹ đơn thân do hai người đột ngột ly hôn). Vợ ông đã trải qua một lần đò và đã có con riêng. Tuấn Dương rất muốn có một đứa con, nhưng hai vợ chồng vẫn còn những khúc mắc chưa giải quyết, vì thế có sự bàn cãi.
Ông nói: "Nhìn lại, vèo một cái đã chạm đến tuổi già mà mình vẫn chưa có một gia sản gì đáng giá trong tay. Có lúc tôi cũng chạnh lòng thương cho chính mình, nhưng biết sao được, đó là số phận rồi. Cũng không vì thế mà tiếng cười của mình bớt đi sự thoải mái."
Ông sống tại khu tập thể Trường Đại học Thương mại.
Qua đời và lễ tang.
Ông qua đời vào rạng sáng ngày 2 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 62.
Thông cáo về cái chết của ông đã được đưa ra, qua đó quyết định tổ chức tang lễ dành cho ông trong 1 ngày (tức ngày 4/12/2013). Lễ viếng và lễ truy điệu được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ bệnh viện 19/8 Bộ Công an (là địa điểm mà ông được đặt linh cữu). Trưa chiều cùng ngày, linh cữu của ông được đưa tới đài hóa thân hoàn vũ - nghĩa trang Văn Điển để an táng. | 1 | null |
là một cố nam diễn viên, ca sĩ người Nhật.
Sự nghiệp.
Miura từng là thành viên của một ban nhạc nhạc Rock của J-pop nhưng anh chỉ mới thực sự nổi tiếng và thành công với lĩnh vực điện ảnh.
Miura bắt đầu đóng phim vào năm 1999 với một vai diễn trong bộ phim Nairu ("Sông Nile") tuy nhiên sự nghiệp của anh mới thực sự thăng hoa với vai diễn chính cùng với nữ diễn viên Aragaki Yui trong bộ phim tình cảm nổi tiếng Koizora phiên bản điện ảnh. Ngay sau đó anh càng được biết đến với các vai diễn chính trong các bộ phim truyền hình như Gokusen, Kimi ni Todoke, Bloody Monday... và mới đây là Last Cinderella.
Qua đời.
Vào ngày 18/7/2020, anh được tìm thấy đã qua đời trong tình trạng treo cổ tại nhà riêng ở Minato, Tokyo, hưởng dương 30 tuổi. Các cảnh sát điều tra hiện trường nghi vấn đây là một trường hợp tự sát. Cái chết của anh được giới truyền thông báo chí Nhật Bản và Châu Á quan tâm vì sự ra đi bất ngờ của anh. | 1 | null |
Myllokunmingia là một động vật từ Hạ Cambri của Trung Quốc, được cho là một động vật có xương sống, mặc dù điều này không có kết luận được chứng minh. Nó dài 28 mm và cao 6 mm.
Nó là một trong những động vật có hộp sọ lâu đời nhất, được tìm thấy ở hạ Cambri Trừng Giang (524 triệu năm trước). Nó xuất hiện có một hộp sọ và cấu trúc xương bằng sụn. Không có dấu hiệu của sự khoáng hóa các yếu tố xương (biomineralization). | 1 | null |
Cá mút đá myxin Thái Bình Dương ("Eptatretus stoutii") là một loài cá mút đá myxin sống từ trung sinh đến vực sâu thẳm vùng biển Thái Bình Dương, gần đáy đại dương. Chúng là loài cá không hàm và có một cấu trúc cơ thể giống như các loài cá cổ sinh sớm nhất. Chúng được William Neale Lockington mô tả lần đầu tiên vào năm 1878. Chúng thuộc chi "Eptatretus", và họ Myxinidae.
Cá mút đá myxin có tiếng tâm xấu do bộ da nhầy nhụa của chúng. Khi bị quấy rầy, chúng tiết protein từ các tuyến chất nhờn trong da của chúng, phản ứng với nước bằng cách trở thành một lớp phủ bên ngoài nhầy nhụa, mở rộng chúng thành một khối lượng lớn chất nhờn. Điều này làm cho chúng thành một thức ăn rất không lành mạnh cho kẻ thù. Chúng tạo ra một lượng lớn chất nhờn trong vài phút. Một nhà khoa học nghiên cứu bài tiết protein này kết luận rằng một cá mút đá myxin duy nhất có thể lấp đầy thùng chứa đầy chất nhờn trong ít hơn 100 phút.
Ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, quần áo da, thắt lưng, hoặc các phụ kiện khác cá mút đá myxin được quảng cáo và bán như là "da yuppie" hay "da cá chình" (cá mút đá myxin không phải cá chình thực sự).
Thói quen ăn uống.
Cá mút đá myxin Thái Bình Dương đặc tính là có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua da của chúng, duy nhất trong số tất cả 50.000 động vật có xương sống, và người ta tin rằng là con vật gần gũi nhất chúng ta có thể biết đến với các vật có xương sống đầu tiên. Cá đào vào xác chết, phơi da của chúng để làm thối rữu vật giàu chất dinh dưỡng. Chris Glovet, tại Đại học Canterbury ở Christchurch, New Zealand, kiểm tra lý thuyết của ông bằng cách đặt mẫu da của cá mút đá myxin ở giữa nước biển giàu chất dinh dưỡng và một dung dịch tương tự như chất dịch cơ thể của cá mút đá myxin. Họ phát hiện ra rằng trên thực tế các amino acid chảy xuyên qua. | 1 | null |
Myxini là một lớp gồm các loài cá biển tiết ra chất nhờn và có ngoại hình giống lươn gọi là cá mút đá myxini (tiếng Anh: Hagfish) (đôi khi còn được gọi là lươn nhớt). Chúng là những động vật duy nhất còn sinh tồn có hộp sọ nhưng không có cột sống, mặc dù cá mút đá myxini có đốt sống thô sơ. Cùng với những loài cá mút đá, cá mút đá myxini là những loài cá không hàm; chúng là nhóm chị em của các động vật có xương sống có hàm, các loài Myxini hiện nay vẫn khá tương tự với các loài đã tuyệt chủng 300 triệu năm trước. Lớp này gồm một bộ duy nhất (Myxiniformes) và trong đó có một họ duy nhất (Myxinidae).
Đặc điểm.
Đây là những loài cá dài trung bình khoảng . Loài lớn nhất là "Eptatretus goliath" với một cá thể dài được ghi nhận, còn "Myxine kuoi" và "Myxine pequenoi" có vẻ không đạt hơn (một số chỉ nhỏ khoảng ).
Chúng có cơ thể thuôn dài, giống lươn hay cá chình, với đuôi giống mái chèo. Da trần, không phủ vẩy. Chúng có hộp sọ bằng sụn. Màu sắc phủ tùy thuộc vào loài, có thể từ hồng đến xanh lam-xám, và các đốm đen hay trắng có thể hiện diện. Chúng không có vây thực sự, có sáu hoặc tám râu quanh miệng, với một lỗ mũi duy nhất. | 1 | null |
Cá mút đá myxin gần bờ (Eptatretus burgeri) là một loại cá thuộc chi Eptatretus. Loài cá này được tìm thấy ở Tây Bắc Thái Bình Dương, từ vùng biển Nhật Bản và trên toàn miền đông Nhật Bản đến Đài Loan. Loài này có sáu cặp túi mang và khe mang. Loài cá này được chế biến thành món ăn Kkomjangeo bokkeum (꼼장어 볶음) trong ẩm thực Triều Tiên. | 1 | null |
Eothyris là một chi tuyệt chủng của họ Eothyrididae. Đây là một chi Synapsida. Nó có liên quan chặt chẽ với Oedaleops.
Phát hiện và loài.
Chỉ có một loài được biết đến, "Eothyris parkeyi", từ một hộp sọ duy nhất, được tìm thấy trong tầng Belle Plains tại Texas.Hộp sọ có chiều dài khoảng 2,25 inch (5,7 cm). | 1 | null |
Gừa hay còn gọi Si quả nhỏ, (danh pháp khoa học: Ficus microcarpa) là một loài thực vật có hoa trong họ Dâu tằm (Moraceae). Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
Nguồn gốc, mô tả.
Loài gừa có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á, từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Malaysia, đến Indonesia. Ở Việt Nam, cây này thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Cây cũng được trồng trong chậu, trồng làm cây cảnh ở một số nơi.
Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.
Lá mọc so le, dày láng, dài 10-15 cm, rộng 5–6 cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5-3,5 cm; lá kèm có lông trắng lúc non. Quả loại sung ở nách lá, đường kính khoảng 1 cm, không cuống, khi chín màu vàng có sọc đỏ. Mùa hoa quả tháng 5 – 6 hàng năm.
Công dụng làm thuốc.
Cây gừa còn được dùng làm thuốc. Thu hái lá và rễ phụ quanh năm, rửa sạch, chặt nhỏ rồi phơi khô để dùng dần. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), dùng gừa trị viêm phế quản, phong thấp, sởi không mọc, gãy xương. Ngày dùng 15-30 g, dạng thuốc sắc. Lá dùng chữa cúm, viêm khí quản, ho gà, sốt rét, viêm ruột cấp, lỵ. Ngày dùng 10-12 g, dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc có cây gừa: | 1 | null |
Corystes cassivelaunus, còn được biết với tên gọi cua đeo mặt nạ, cua đội mũ bảo hiểm hoặc cua cát, là một loài cua đào hang của Bắc Đại Tây Dương và Biển Bắc từ Bồ Đào Nha đến Na Uy, và cũng hiện diện ở vùng biển Địa Trung Hải. Tên gọi là cua mặt nạ do mai của nó trong như mặt người. | 1 | null |
Xantho poressa là một loài cua sinh sống ở Biển Đen, Địa Trung Hải và một số khu vực đông Đại Tây Dương. Đây là một trong bốn loài của chi "Xantho".
Con chưa trưởng thành sinh sống ở các rặng "Posidonia" cho đến lần lột xác cuối cùng, vào lúc đó chúng sẽ di cư tới bề mặt đá gần nhất. | 1 | null |
Orc trong tác phẩm "Chúa tể những chiếc nhẫn" của nhà văn J. R. R. Tolkien là một loài sinh vật hung tợn trong truyền thuyết. Chúng phục vụ chúa tể bóng tối, tổ tiên của họ chính là những người Elf bị chúa tể bóng tối bắt, họ bị tra tấn đến mức thay đổi hình dáng bên ngoài.
Orcs vốn là những người Elves bị chúa tể Melkor bắt giữ từ thời đại đầu tiên của thế giới. Họ bị tra tấn và hành hạ đến mức biến đổi hình dạng, và theo thời gian, cả tâm tính của họ cũng ít nhiều bị thay đổi so với thuở đầu. Orcs được tạo ra vì những mục đích hắc ám của chúa tể bóng tối Morgoth.
Nguồn gốc.
Xuất hiện từ kỷ nguyên hai cây đèn, người Orc vốn là người Elf bị Melkor bắt đi tra tấn đến mức thay đổi cả tâm tính và hình dáng bên ngoài.
Đầu tiên họ cư ngụ trong pháo đài Angband, sau khi cứ điểm này bị tiêu diệt người Orc chạy loạn khắp nơi ở trung địa. | 1 | null |
Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan đã diễn ra từ đầu tháng 11 năm 2013. Sau ba năm tương đối ổn định, các cuộc biểu tình phổ biến ở Bangkok đã chống đối chính quyền Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, kích hoạt bởi một dự luật ân xá được đề xuất tạo điều kiện cho sự trở lại của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra.
Dự luật đã được Hạ viện Thái Lan do đảng Puea Thai chiếm đa số thông qua ngày 01 tháng 11, và gây ra sự phản đối từ cả hai đảng Dân chủ và đảng ủng hộ chính phủ phong trào áo đỏ.
Trong một tuyên bố, bà Yingluck kêu gọi Thượng viện bác bỏ dự luật ân xá vì Hạ viện không thể thu hồi dự luật đã thông qua.
Ngày 11/11/2013, Thượng viện Thái Lan đã 100% nhất trí bác bỏ dự luật ân xá.
Đảng cầm quyền Puea Thai của Thủ tướng Yingluck đã đề nghị thông qua dự luật nói trên, theo đó ân xá cho tất cả các đảng phái cũng như các cá nhân liên quan đến các vụ bạo động đường phố và bị bắt kể từ năm 2004.
Phe đối lập cho rằng anh trai thủ tướng Yingluck là người hưởng lợi nhiều nhất từ luật ân xá này và nếu được ân xá thì ông Thaksin có cơ hội quay lại chính trường Thái Lan. Tham gia biểu tình có cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban. Ông Suthep tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình chống dự luật ân xá này cho tới khi dự luật nói trên bị cả Thượng viện và Tòa án Hiến pháp từ chối thông qua hoặc được Chính phủ do Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra lãnh đạo rút lại.
Thủ tướng Yingluck đã trải qua bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội nhưng đã vượt qua được đợt bỏ phiếu. Bà tuyên bố sẽ từ chức và cho giải tán Quốc hội để bầu cử sớm vì anh ninh hòa bình đất nước nhưng phải phù hợp Hiến pháp Thái Lan, bà bác bỏ Hội đồng nhân dân của phe đối lập đề xuất.
Cảnh sát đã dùng hơi cay và sóng tần số cao để trấn áp người biểu tình.
Tòa án hình sự ở Bangkok đã phê chuẩn lệnh bắt đối với lãnh đạo biểu tình Suthep vì tội xúi giục nổi loạn.
Ngày 3 tháng 12 năm 2013, cảnh sát cho phép người biểu tình vào trụ sở chính phủ và sở cảnh sát thành phố Băng Cốc, trong động thái bất ngờ giúp giảm căng thẳng trước ngày sinh nhật quốc vương Rama IX.
Phe đối lập thề tuần hành cho một "trận chiến cuối cùng" ngày 9/12. Để gia tăng sức ép, ngày 10/12, 153 dân biểu Đảng Dân chủ đã từ chức.
Trước áp lực từ các cuộc biểu tình của những người phản đối, sáng 9/12/2013, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm. Bà đã đệ trình lên quốc vương Thái Lan kiến nghị giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 2 tháng 2 năm 2014. Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn kiến nghị giải tán Quốc hội.
Vai trò quân đội.
Thiết quân luật.
Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Quân đội Thái Lan tuyên bố họ đang áp dụng thiết quân luật. Theo ông chỉ huy trưởng quân đội, Prayuth Chan-ocha, biện pháp đó là để ‘duy trì luật pháp và trật tự’ trong bối cảnh khủng hoảng chính trị kéo dài ở nước này.
Quân đội nước này khẳng định rằng việc họ nhận lãnh trách nhiệm về an ninh quốc gia ‘không phải là hành động đảo chính’. Cố vấn an ninh của thủ tướng tạm quyền nói chính phủ không được quân đội tham vấn về quyết định này.
Đảo chính.
Sau khi 2 đảng tranh chấp thất bại trong việc biểu quyết một giải pháp chung để đưa Thái Lan ra khỏi tình trạng bế tắc chính trị, ông Prayuth Chan-ocha, chỉ huy quân đội, đã lên nắm quyền và ban lệnh giới nghiêm cho cả nước từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng. Lãnh tụ của phe Đối lập, Suthep Thaugsuban, đang bị bắt giữ | 1 | null |
Chùa Hội Linh còn gọi là Hội Linh Cổ Tự, thuộc dòng Lâm Tế tông; hiện tọa lạc trong một con hẻm ở số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách lề đường khoảng 200 m), thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Lịch sử.
Chùa được Hòa thượng Thích Khánh Hưng (? – 1914) khởi lập vào ngày rằm tháng 2 (âm lịch) năm Đinh Mùi (1907), trên phần đất do ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám (pháp danh Thông Ngọc) cúng dường. Ban đầu, chùa được cất đơn sơ bằng tre lá, và có tên là Hội Long tự. Vì chùa nằm ở ngọn một con rạch nhỏ, nên còn được gọi là chùa Xẽo Cạn .
Sau khi Hòa thượng Khánh Hưng viên tịch (1914), Hòa thượng Thích Hoằng Đạo (1878 – 1922) kế vị trụ trì, và đã cho xây dựng lại ngôi chùa ngay năm đó, với vật liệu kiên cố (gạch, ngói) và đổi tên là Hội Linh Tự (về sau được gọi là Hội Linh Cổ Tự, khi chùa tồn tại đã lâu)
Năm 1922, Hòa thượng Thích Trí Đăng (? - 1944) kế vị trụ trì cho đến năm 1944 .
Kế tiếp là Thượng tọa Thích Pháp Thân (1903 - 1970) đến trụ trì chùa. Năm 1945, chùa thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến" đã tự thiêu hủy một phần, để quân Pháp không đến chiếm đóng Sau đó, chùa được trùng tu, và về sau còn được sửa chữa nhiều lần. Năm 1967, Sư được tấn phong chức danh Hòa thượng.
Năm 1970, Hòa thượng Pháp Thân viên tịch. Sư đệ của Sư là Hòa thượng Thích Pháp Hiện kế vị trụ trì chùa Hội Linh đến năm 1972 thì chuyển sang tu nơi khác. Cuối năm 1982, Chùa Hội Linh đã bị vượt qua bởi Metra Tower (trước khi bị phá bỏ vào năm 1993).
Thay thế là Thượng tọa Thích Chơn Đức (1925 - 2011, là đệ tử Hòa thượng Thích Pháp Thân). Năm 1998, Sư được tấn phong chức danh Hòa thượng và tiếp tục trụ trì chùa cho đến hết cuối năm 2005. Vì tuổi cao sức yếu, Sư đã giao trách nhiệm cho Thượng tọa Thích Thiện Pháp thay Sư điều hành Phật sự. Năm 2011, Hòa thượng Chơn Đức viên tịch...
Năm 2017, Thượng tọa Thích Thiện Pháp được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng
Kiến trúc.
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.500 m², với đầy đủ các hạng mục như: cổng tam quan, chánh điện, hậu đường, giảng đường...
Tam quan và một vài hạng mục khác.
Bao bọc ngôi chùa là dãy tường rào tạo hình cánh cung, có ba cái cổng (một chính và hai phụ). Cổng chính vươn ra phía trước, có 2 lớp mái, và trên nóc có gắn "lưỡng long tranh châu' bằng đất nung màu xanh. Trên nóc các cổng đều được lợp mái ngói âm dương màu xanh, và đều có đôi câu đối bằng chữ Hán đắp nổi.
Sau cổng chính là ao sen hình bán nguyệt rộng khoảng 25 m², xung quanh trồng những cây tràm liễu. Giữa ao có tượng đài lộ thiên Quán Thế Âm Bồ Tát cao gần 3 m. Cổng phụ bên trái là lối đi chính vào chùa. Bên trái có các Bảo tháp, là nơi yên nghỉ của các cố Hòa thượng từng làm Trụ trì chùa. Bên phải là một khoảng sân khá rộng. Ở đây có miếu Ngũ hành bên trái, Thổ thần bên phải, ở giữa trồng nhiều hoa kiểng.
Chánh điện và các điện thờ khác.
Chánh điện rộng 288 m², nóc cao hơn 9 m, có 2 cửa chính đi vào. Ở mặt tiền, phần trên là ba gian cổ lầu, có đặt bộ tượng A Di Đà Tam Tôn. Từ ngoài nhìn vào: Phật A Di Đà ở giữa, Bồ Tát Đại Thế Chí ở bên trái, Bồ Tát Quán Thế Âm ở bên phải. Trên mái chia làm 3 nóc được lợp bằng vật liệu xi măng đúc thành hình vảy cá, nóc giữa mái tạo dáng tròn cạnh lục giác, trên đỉnh là hình búp sen, các đầu đao gắn cách điệu dây lá; 2 nóc hai bên đỉnh là bầu rượu, mái tạo hình phẳng cạnh tứ giác uốn cong lên, các đầu đao cũng gắn cách điệu dây lá. Phần kiến trúc này được xây dựng năm 1972. Ngoài ra, ở phần dưới, giữa 2 cửa ra vào chánh điện, còn an trí thêm tượng Phật A Di Đà.
Điện thờ chính có 3 gian nhỏ, bên trong tôn trí nhiều tượng Phật theo các cấp bậc rất uy nghi. Tại 3 gian thờ, có treo 3 bức hoành phi khắc bằng chữ Hán ở giữa là "Hội Linh Tự", bên trái "Tam vô tư địa", bên phải "Thưởng thiện phạt ác".
Gian thờ chính ở giữa, phía trước có khung bao lam sơn son thếp vàng, chạm khắc cây, hoa, lá, rồng, phụng, hưu..., và hai bên có 2 câu liễn đối bằng chữ Hán. Vị Phật được thờ chính ở đây là Phật A Di Đà. Gian bên trái thờ Bồ Tát Đại Thế Chí (thờ chính), và gian bên phải thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (thờ chính). Ngoài ra, ở đây còn có nhiều tượng thờ khác như: Phật Thích Ca, Địa Tạng Bồ Tát, Hộ pháp, thiên tướng, v.v...
Đáng kể nữa, đó là ở giữa chánh điện còn có pho tượng Di Lặc Bồ Tát được tạo tác theo tư thế ngồi, cao 2,5 m. Phía sau lưng Đức Di Lặc là tháp đèn Dược Sư có 49 ngọn đèn. Tháp đèn được làm bằng danh mộc gồm 7 tầng, mỗi tầng 7 ngọn đèn và đều có một vị Phật Dược Sư an ngự. Phía sau tháp đèn là một khoảng trống nơi hành lễ của sư trụ trì. Đối diện tượng Di Lặc là bàn thờ Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen. Ngoài ra trên bàn còn có các tượng: Vi Đà Hộ pháp, Tiêu Diện Đại Sĩ, Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào và Bắc Đẩu.
Phía sau 3 gian thờ chính là một gian thờ nhỏ khác thờ Hậu Tổ. Ở Giữa đặt tượng thờ Tổ Sư Đạt Ma, bên phải và bên trái thờ các vị tiền bối hữu công hộ trì Tam bảo. Trên cả ba bàn thờ xếp nhiều bài vị của các cố Hòa thượng từng trụ trì bổn tự và các tiền bối đã quá vãng.
Nối tiếp chánh điện, là hậu đường rộng 144 m², ở giữa đặt bàn thờ Tổ quốc có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi này còn được dùng làm nơi tiếp khách.
Liền theo đó là giảng đường, là nơi giảng kinh và thuyết pháp...Ở gian giữa có bàn thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề. Ở gian hai bên, có bàn thờ di ảnh Hòa thượng Hoằng Đạo (trái) và Hòa thượng Pháp Thân (phải).
Giá trị.
Chùa được xây bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được phong cách chùa Việt Nam. Kết cấu tường gạch, hệ thống vòm mái được nâng đỡ bởi những hàng cột gỗ quý tròn đường kính 25 cm có chân đế bằng đá, trụ xi măng. Các vỉ kèo kết cấu đơn giản, làm theo kiểu nhà trính, các cây trổng được bào láng đặt trên cối hình vuông, hình thang, đầu trổng có hình cánh dơi. Các bao lam nơi chánh điện và các điện thờ được chạm trổ rất công phu.. Họa tiết, hoa văn trang trí trong chùa đều theo những quy ước truyền thống: long, quy, phụng, hươu, mai, lan, cúc, trúc, sen...
Bên cạnh giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, trong chùa còn lưu giữ hơn trăm pho tượng lớn nhỏ rất có giá trị, bằng nhiều chất liệu khác nhau: đồng, gỗ, xi măng, thạch cao...Riêng tượng Giám Trai là một tác phẩm điêu khắc độc đáo. Ngoài ra, các hiện vật quý trong chùa còn có chuông đồng, mõ, bộ binh khí (16 cái) và bộ bàn ghế gỗ cẩn xà cừ.
Đóng góp trong hai cuộc kháng chiến.
Chùa Hội Linh là một cơ sở bí mật của lực lượng chống thực dân Pháp kể từ năm 1941, và sau đó là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa. Các Hòa thượng, tăng ni và bà con phật tử ở đây đã che chở, đùm bọc, nuôi chứa nhiều cán bộ lãnh đạo...Với những công lao ấy, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng cho nhà chùa Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, và các tăng chúng nhiều huân, huy chương... Đặc biệt, Hòa thượng Thích Pháp Thân được công nhận là liệt sĩ vì đã hy sinh trong sự nghiệp giải phóng miền Nam năm 1970.
Ngày nay, chùa là một cơ sở tôn giáo được đông đảo bà con phật tử đến tu học và lễ bái. Ngoài ra, chùa còn tích cực tham gia làm công tác từ thiện xã hội ở địa phương...
Di tích Quốc gia.
Ngày 21 tháng 6 năm 1993, chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là "di tích lịch sử văn hóa" cấp Quốc gia, theo Quyết định số 774/1993/QĐ-BT. | 1 | null |
Tachina praeceps là một loài ruồi trong chi "Tachina" thuộc họ Tachinidae được tìm thấy ở các nước châu Âu như Áo, Bulgaria, Crete, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italia, Malta, Moldova, Ba Lan, România, Nga, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ukraina, và các nước thuộc Nam Tư (ngoại trừ Bosnia và Herzegovina). | 1 | null |
Gorillaz là một dự án về âm nhạc và hình ảnh được thành lập năm 1998 tại Anh bởi Damon Albarn và Jamie Hewlett. Dự án bao gồm âm nhạc của chính Gorillaz và một vũ trụ hư cấu bao quát miêu tả một "ban nhạc ảo" của các nhân vật hoạt hình. Ban nhạc này có bốn thành viên hoạt hình: 2D (giọng ca chính, keyboard và đàn melodica), Murdoc Niccals (guitar bass và trống máy), Noodle (guitar, keyboard và hát đệm) và Russel Hobbs (trống và bộ gõ). Vũ trụ hư cấu của họ được khám phá thông qua trang web và những video âm nhạc của ban nhạc, cũng như một số phương tiện truyền thông khác, chẳng hạn như các phim hoạt hình ngắn. Phần âm nhạc là một sự hợp tác giữa các nghệ sĩ khác nhau, với chỉ Albarn đóng vai trò nhạc sĩ cố định.
Album đầu tay năm 2001 của ban nhạc, "Gorillaz", bán được hơn bảy triệu bản và điền tên họ vào "Sách Kỷ lục Guinness" như "Ban nhạc ảo thành công nhất". Họ được một đề cử cho Giải thưởng Mercury vào năm 2001, nhưng đề cử này sau đó được thu hồi theo yêu cầu của ban nhạc. Album phòng thu thứ hai của họ, "Demon Days", phát hành năm 2005, năm lần đạt đĩa bạch kim tại Vương quốc Anh, đạt cú đúp đĩa bạch kim ở Hoa Kỳ, giành được năm đề cử Giải Grammy năm 2006 và thắng được một giải trong số đó cho hạng mục Phần hợp tác Pop tốt nhất với giọng hát. Ban nhạc đã giành được nhiều giải thưởng khác, trong đó có hai giải MTV Video Music Awards, nột Giải thưởng NME, ba giải MTV Europe Music Awards, và đã được đề cử cho chín giải Brit Award. Doanh số bán hàng kết hợp của các album "Gorillaz" và "Demon Days" đã vượt mốc 15 triệu bản vào năm 2007. Album phòng thu thứ ba của ban nhạc, "Plastic Beach", được phát hành tháng 3 năm 2010. Album mới nhất của họ, "The Fall", được phát hành vào tháng 12 năm 2010 dưới dạng tải miễn phí cho các thành viên câu lạc bộ những người hâm mộ, và vào tháng 4 năm 2011 dưới dạng vật lý. Phong cách của họ là thể nghiệm và là một sự hợp thành của nhiều thể loại âm nhạc, với một số lượng lớn ảnh hưởng bao gồm alternative, rock, hip hop, electronica, dub, reggae và pop.
Tương lai của dự án đã một lần phải suy xét do tình trạng mối quan hệ bạn bè của Albarn và Hewlett; tuy nhiên, cả hai đã tỏ ra tôn trọng những khác biệt của người còn lại và tuyên bố rằng dự án sẽ tiếp tục tại một số thời điểm trong tương lai.
Lịch sử.
Thành lập và những năm đầu (1997–1999).
Damon Albarn và Jamie Hewlett gặp nhau lần đầu vào năm 1990 khi Graham Coxon - vốn là một người hâm mộ các tác phẩm của Hewlett - yêu cầu ông thực hiện một buổi phỏng vấn Blur, ban nhạc lúc đó chỉ vừa mới thành lập bởi cả Albarn và Coxon. Cuộc phỏng vấn được xuất bản trên tạp chí Deadline, nơi đăng loạt truyện tranh dài kì của Hewlett, "Tank Girl". Hewlett ban đầu nghĩ rằng Albarn là ""xấu tính, một kẻ bất tài" ("arsey, a wanker"") và mặc dù trở nên quen biết với ban nhạc, anh thường không hòa thuận được với các thành viên, đặc biệt là sau khi Hewlett bắt đầu đi chơi với bạn gái cũ của Coxon, Jane Olliver. Bất chấp điều này, Albarn và Hewlett bắt đầu chia sẻ một căn hộ trên đường Westbourne Grove ở London năm 1997. Hewlett lúc đó vừa mới chia tay với Olliver và Albarn cũng đang trong giai đoạn cuối của mối quan hệ công khai khá ồn ào với Justine Frischmann của Elastica.
Ý tưởng tạo ra Gorillaz đến khi bộ đôi này xem kênh MTV: "Nếu bạn xem MTV trong một thời gian quá dài, có chút gì đó như địa ngục vậy – chẳng có nội dung gì ở đó cả. Vì vậy chúng tôi nảy ra ý tưởng về một ban nhạc hoạt hình, thứ gì đó mà sẽ có đề nhận xét lên nó," Hewlett chia sẻ. Ban nhạc ban đầu dặt tên của họ như là "Gorilla", và bài hát đầu tiên họ thu âm là "Ghost Train" mà sau này được phát hành như là một ca khúc B-side của đĩa đơn "Rock the House" và đĩa B-side tổng hợp "G Sides". Bộ ba nhạc sĩ đứng sau phiên bản đầu tiên của Gorillaz bao gồm Damon Albarn, Del the Funky Homosapien và Dan the Automator, những người đã từng làm việc cùng nhau trong ca khúc "Time Keeps on Slipping" cho album ra mắt cùng tên của Deltron 3030.
"Phase One: Celebrity Take Down" (1999–2003).
Sản phẩm phát hành đầu tiên của Gorillaz là EP "Tomorrow Comes Today", phát hành vào năm 2000. Đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc, "Clint Eastwood", được phát hành vào ngày 5 tháng 3 năm 2001. Đĩa đơn này được sản xuất bởi nhà sản xuất âm nhạc hip hop Dan the Automator và ban đầu phối hợp với nhóm nhạc rap đến từ Luton Phi Life Cypher, nhưng phiên bản xuất hiện trên album hát cùng rapper người Mỹ Del the Funky Homosapien, được biết tới từ album "Del tha' Ghost Rapper", một nguồn ảnh hưởng tinh thần đến trong quá trình tạo ra tay trống Russel Hobbs của ban nhạc. Phiên bản ca khúc "Clint Eastwood" của Phi Life Cypher xuất hiện trong album B-side "G-Sides". Sau đó trong cùng tháng, album đầy đủ đầu tiên của họ, album cùng tên "Gorillaz", được phát hành, sản xuất cùng bốn đĩa đơn: "Clint Eastwood", "19-2000", "Tomorrow Comes Today", và "Rock the House". "19-2000 (Soulchild Remix)" là nhạc nền trong cả quảng cáo của Ice Breakers, cũng như game "FIFA Football 2002" của EA Sports. Trong khoảng thời gian này, một bộ phim truyền hình giả tài liệu dài nửa tiếng mang tên "Charts of Darkness" được phát hành.
Cuối năm này chứng kiến sự ra mắt "911", một ca khúc hợp tác giữa Gorillaz và nhóm nhạc hip-hop D12 (mà không có Eminem) và Terry Hall nói về sự kiện 11 tháng 9. Trong khi đó "G Sides", một tập hợp các ca khúc B-side từ EP "Tomorrow Comes Today" và ba đĩa đơn đầu tiên, được phát hành tại Nhật Bản ngày 12 tháng 12 năm 2001 và nhanh chóng được tiếp nối với phiên bản quốc tế vào năm 2002. Năm mới cũng chứng kiến ban nhạc biểu diễn tại lễ trao giải BRIT Awards năm 2002, xuất hiện trong phim hoạt hình 3D trên bốn màn hình lớn cùng với phần rap đệm bởi Phi Life Cypher. Ban nhạc được đề cử sáu giải thưởng tại sự kiện này, bao gồm Nhóm nhạc Anh xuất sắc nhất, Album của Anh xuất sắc nhất và Nghệ sĩ mới của Anh xuất sắc nhất, nhưng ra về trắng tay. Cuối cùng, "Laika Come Home", một remix album theo phong cách dub, có chứa hầu hết các bài hát từ "Gorillaz" làm lại bởi Spacemonkeyz, được phát hành vào tháng 6 năm 2002. Đĩa đơn tiếp nối, "Lil' Dub Chefin'", có một ca khúc nguyên gốc của Spacemonkeyz mang tên "Spacemonkeyz Theme".
Trong tháng 11 năm 2002, một DVD có tựa đề "" được phát hành, và cái tên của nó được đặt cho giai đoạn này. DVD có bốn bản promo của Phase One, video bị bỏ quên của "5/4", phim tài liệu "Charts of Darkness", năm thành viên Gorilla Bitez (có các vết mờ nhẹ), một chuyến tham quan website bởi máy chủ MEL 9000 và nhiều hơn nữa. Menu của DVD được thiết kế giống như trang web của ban nhạc và miêu tả một Kong Studios bị bỏ rơi.
Có các tin đồn lan truyền tại thời điểm này cho rằng đội ngũ Gorillaz đang bận rộn chuẩn bị cho một bộ phim, nhưng trong một cuộc phỏng vấn với EMI, họ sau đó tiết lộ rằng kế hoạch cho bộ phim bị bỏ rơi. Haruka Kuroda, người lồng tiếng cho nhân vật Noodle, nói với trang web của người hâm mộ Gorillaz-Unofficial rằng Jamie Hewlett từ chối nhiều kịch bản trước khi đưa lên trên phim. Hewlett sau đó giải thích lý do tại sao bộ phim bị bỏ rơi, "Chúng tôi đã mất tất cả niềm thích thú với công việc đó ngay khi chúng tôi bắt đầu cuộc họp với các hãng phim và nói chuyện với những người điều hành của Hollywood, chúng tôi chỉ là không có được thống nhất chung. Chúng tôi đã nói, bỏ đi, chúng ta sẽ giữ ý tưởng đó cho đến khi chúng ta có thể tự làm nó, và có thể còn tự kiếm được thêm tiền."
Trong một cuộc phỏng vấn với Albarn trên Triple J trong năm 2010, anh chia sẻ, mặc dù không phát hành độc quyền dưới tên Gorillaz, anh cho rằng đĩa đơn năm 1997 "On Your Own" của Blur, phát hành cho album cùng tên thứ năm của họ, "Blur", là "một trong những giai điệu Gorillaz đầu tiên ".
"Phase Two: Slowboat to Hades" (2004–2007).
Ngày 8 tháng 12 năm 2004, trang web của ban nhạc mở cửa trở lại với một video độc quyền mang tên "Rock It". Cùng với video âm nhạc, một thông báo về một album trong quá trình sản xuất cũng được đăng tải, được sản xuất bởi Danger Mouse. Một cuộc thi tài năng mang tên Search for a Star cũng được khởi động vào ngày 15 tháng 12 năm 2004, cho phép người hâm mộ gửi một video clip hoặc đoạn âm thanh dài một phút hoặc một tập tin hình ảnh. Một dự án viral marketing (tiếp thị lan truyền) mang tên Reject False Icons được thành lập nhằm chỉ trích những biểu tượng pop đương đại.
Đĩa đơn đầu tiên trong album là "Feel Good Inc.", phát hành như một EP tại Nhật và như một đĩa đơn CD tại châu Âu. Đĩa đơn lọt vào bảng xếp hạng UK Singles Chart tại vị trí thứ 22, một vài tuần trước khi đĩa đơn CD được phát hành dựa theo việc phát hành phiên bản đĩa vinyl 7" của đĩa đơn vào tháng 4, và những sự điểu chỉnh mới của các bảng xếp hạng bao gồm doanh số bán hàng tại các cửa hàng âm nhạc trực tuyến, nơi mà ca khúc của ban nhạc đã có sẵn từ ngày 22 tháng 3. "Feel Good Inc." đứng vị trí thứ 2 tại UK Singles Chart trong tuần đầu tiên phát hành, trở thành vị trí cao nhất của đĩa đơn mà ban nhạc đạt được cho tới thời điểm đó. Đĩa đơn trụ lại trên bảng xếp hạng trong tám tuần liên tiếp. Tại Hoa Kỳ, nó đạt peak tại vị trí số 14. Bài hát cũng giành được một đề cử Bản thu âm của năm trong lễ trao giải Grammy Awards năm 2006. Ca khúc này sau đó cũng xuất hiện trong video game về karaoke trên nền PlayStation 2 "SingStar". Nó cũng xuất hiện trong game "Guitar Hero 5" của Activision và được phát hành dưới dạng có thể tải về ở game "Rock Band" của Harmonix và MTV Games.
Album "Demon Days" được phát hành ngày 11 tháng 5 năm 2005 tại Nhật, 23 tháng 5 tại Vương quốc Anh và Úc, và 24 tháng 5 tại Hoa Kỳ. Album ra mắt tại vị trí đầu bảng tại UK Albums Chart, nhưng rơi xuống vị trí thứ 29 chỉ trong bảy tuần. Tuy nhiên, khi video âm nhạc cho đĩa đơn thứ hai "DARE" bắt đầu phát trên MTV và các kênh âm nhạc khác, "Demon Days" quay trở lại top 10 một lần nữa. "DARE" được phát hành vào ngày 29 tháng 8 năm 2005 tại Vương quốc Anh, nơi đĩa đơn này ra mắt ở vị trí đầu bảng. Một EP phiên bản Nhật Bản tiếp nối theo đó ngày 7 tháng 9. "DARE" cuối cùng dừng tại vị trí 87 tại Hoa Kỳ, cũng trở thành một hit trong Top 10 của các danh sách Modern Rock. Ngay sau đó, Gorillaz đóng góp một ca khúc độc quyền mang tên "Hong Kong" cho album tổng hợp với mục đích từ thiện "" được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 2005.
"Phase Four: We Are Still Humanz (2013–2018)".
Phase Five: No More Unicorns Anymore (2018–2019)
"Phase Six: Wish You Wear Ear (2019–)"
Các giám đốc sáng tạo.
Các video âm nhạc của ban nhạc (trừ "Rock It" và "Tomorrow Comes Today") được tạo ra bởi Passion Pictures. Tất cả các hình ảnh được tạo ra bởi Jamie Hewlett và công ty thiết kế Zombie Flesh Eaters của anh. Với Plastic Beach, đội hình ban nhạc biểu diễn trực tiếp bao gồm một nửa của The Clash (Mick Jones và Paul Simonon). | 1 | null |
Nattawut Saikua (; ;sinh ngày 4 tháng 6 năm 1975) là một chính trị gia Thái Lan. Ông là tổng thư ký, phát ngôn viên và là một thủ lĩnh chủ chốt của Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (phong trào "áo đỏ"). Ngoài ra, ông còn là một thành viên của Quốc hội Thái Lan cho Đảng Vì nước Thái. | 1 | null |
Không gian ba chiều là một mô hình hình học có ba (3) thông số (không tính đến thời gian), trong đó bao gồm tất cả các vật chất được chúng ta biết đến. Ba chiều được nhắc đến ở đây thường là chiều dài, chiều rộng, chiều cao (hoặc chiều sâu). Ba hướng bất kì nào cũng có thể được chọn, miễn là chúng không nằm trong cùng một mặt phẳng.
Trong vật lý và toán học, một chuỗi các con số n có thể được hiểu là một vị trí trong không gian n chiều. Khi n = 3, tập hợp tất cả các vị trí đó được gọi là không gian Euclide 3 chiều, thường ký hiệu là . Không gian này chỉ là một ví dụ trong một loạt các không gian ba chiều thường gọi là đa tạp ba chiều.
Không gian ba chiều kèm thêm chiều thời gian là không gian bốn chiều.
Trong hình học Euclid.
Trục tọa độ.
Trong toán học và hình học giải tích (còn gọi là hình học Descartes), người ta mô tả tất cả các điểm trong không gian ba chiều bằng ba trục tọa độ, thường mang tên là x, y, z. Trong ba trục tọa độ này, mỗi trục đều vuông góc với hai trục kia tại gốc, điểm mà chúng cắt nhau. Nhờ đó vị trí của bất kỳ điểm nào trong không gian ba chiều đều được biểu thị bằng một nhóm ba số thực có thứ tự. Mỗi số đại diện cho khoảng cách từ điểm đó đến gốc tọa độ, đo dọc theo một trục xác định; con số này tương đương với khoảng cách từ điểm đó đến mặt phẳng xác định bởi hai trục còn lại.
Hệ tọa độ.
Trong thực tế, đặc biệt là các ngành giao thông vận tải, quân sự, hàng hải, dầu khí, địa lý… vị trí của một điểm trong không gian ba chiều thường được biểu thị thông qua một hệ tọa độ, phổ biến gồm có hệ tọa độ Descartes, hệ tọa độ cầu, hệ tọa độ trụ… | 1 | null |
Trần Toàn Quốc (; Chen Quanguo, sinh tháng 11 năm 1955) là một chính trị gia người Trung Quốc và nguyên là Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Ông quê tại tỉnh Hà Nam, thuộc khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp đại học sau khi phục hồi kỳ thi cao khảo năm 1978. Ông thăng tiến tại tỉnh nhà từ một quan chức địa phương đến phó Bí thư Tỉnh ủy. Năm 2009, ông trở thành Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc, đến năm 2011 thì trở thành Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng.
Sự nghiệp.
Trong quân ngũ và đại học.
Trần Toàn Quốc là người huyện Bình Dư, Trú Mã Điếm, Hà Nam. Tháng 12 năm 1973, ở tuổi 18, ông bắt đầu phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 2 năm 1976. Sau khi phục viên vào tháng 3 năm 1977, ông làm công nhân tại một xưởng linh kiện ô tô tại Trú Mã Điếm.
Sau khi Trung Quốc phục hồi khảo thí chiêu sinh Đại học-Cao đẳng toàn quốc, vào tháng 3 năm 1978, Trần Toàn Quốc được nhận vào học tập chuyên nghiệp tại khoa Kinh tế của Đại học Trịnh Châu ở tỉnh lỵ.
Công tác tại Hà Nam.
Trần Toàn Quốc tốt nghiệp Đại học Trịnh Châu vào tháng 12 năm 1981 và trở về công tác tại công xã Tân Điếm ở huyện Bình Dư quê nhà. Từ năm 1983, ông bắt đầu làm việc ở Địa cấp thị Trú Mã Điếm, và đến năm 1988 thì trở thành Bí thư Huyện ủy huyện Toại Bình cũng thuộc Địa cấp thị Trú Mã Điếm. Năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy ở Địa cấp thị Bình Đính Sơn lân cận.
Từ năm 1995 đến năm 1997, Trần Toàn Quốc học tập thạc sĩ chuyên nghiệp tại chức tại Học viện Quản lý Công-Thương thuộc Đại học Công nghệ Vũ Hán, nhận được bằng Thạc sĩ kinh tế học. Từ năm 1996 đến năm 1998, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Thị ủy, Thị trưởng thành phố Tháp Hà thuộc tỉnh Hà Nam.
Tháng 1 năm 1998, Trần Toàn Quốc được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Nam, Năm 2000 được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đến tháng 4 năm 2003 được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Công tác tại Hà Bắc.
Vào tháng 11 năm 2009, Trần Toàn Quốc chuyến đến tỉnh Hà Bắc và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc, thay thế Hồ Xuân Hoa, người trở thành Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Nội Mông. Vào tháng 1 năm 2010, ông chính thức được bầu làm Tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc.
Công tác tại Tây Tạng.
Vào tháng 8 năm 2011, Trần Toàn Quốc trở thành Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tây Tạng, người đứng đầu Khu tự trị này. Ông thay thế Trương Khánh Lê, người trở thành Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc. Cấp dưới của Trần Toàn Quốc là Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng, Padma Choling, và từ tháng 1 năm 2013 là Losang Jamcan.
Trần Toàn Quốc là Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương đảng khóa 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và trở thành Ủy viên chính thức khóa 18.
Công tác tại Tân Cương.
Trần Toàn Quốc trở thành Bí thư Ủy ban Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tân Cương vào tháng 8 năm 2016, thay thế Trương Xuân Hiền. Đến khi nhậm chức tại Tân Cương, Trần Toàn Quốc trở thành quan chức cấp cao đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đảm nhiệm các vị trí hàng đầu tại cả Tân Cương và Tây Tạng. Việc bổ nhiệm Trần Toàn Quốc được cho là nằm trong một chiến lược rộng hơn của ban lãnh đạo trong Đảng Cộng sản về việc giao phó các quan chức có kinh nghiệm đi quản lý các khu vực biên giới có thành phần dân tộc đa dạng.
10/2017 Trần Toàn Quốc được bầu vào Bộ Chính trị khóa 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào ngày 25 tháng 12 năm 2021, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều Mã Hưng Thụy tới Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, kế nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX Trần Toàn Quốc, vào Ban Thường vụ Khu ủy, nhậm chức Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, đồng thời là Bí thư thứ nhất và Chính ủy thứ nhất của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, chính thức lãnh đạo toàn diện Tân Cương. | 1 | null |
Một loạt các cơ sở học tập bậc cao thời cổ đại (tiếng Anh: "ancient higher-learning institutions") được thiết lập ở nhiều nền văn hóa, cung cấp môi trường cho các hoạt động học thuật. Các trung tâm học thuật cổ xưa này nhận được sự bảo trợ và giám sát của triều đình; của những tổ chức hay cơ sở tôn giáo; của những cơ sở khoa học như viện bảo tàng, bệnh viện, và đài quan trắc; và của những cá nhân học giả. Các trung tâm này khác với mô hình viện đại học có nguồn gốc châu Âu thời trung cổ, vốn là một tổ chức tự trị của những học giả, đã được nhiều vùng trên thế giới đem áp dụng trong thời cận đại.
Châu Âu và vùng Cận Đông.
Hy Lạp cổ đại.
Học viện Platon (tiếng Anh: "Platonic Academy"), đôi khi còn được gọi là Viện Đại học Athens, được triết gia Platon thành lập vào khoảng năm 387 trước Tây lịch ở Athens, Hy Lạp, tồn tại được 916 năm (cho đến năm 529) với một số lần gián đoạn. Mô hình học viện này được Học viện Platon ở Florentine (còn gọi là Học viện Florentine) phỏng theo trong thời Phục hưng. Những thành viên của Học viện Florentine xem mình như là những người theo truyền thống của Platon.
Vào khoảng năm 335 trước Tây lịch, người tiếp nối Platon là Aristotle thành lập trường "Peripatetic". Các sinh viên của trường tụ họp một nơi gọi là "Lyceum" ở Athens. Trường này ngừng hoạt động vào năm 86 trước Tây lịch trong thời gian Athens bị Lucius Cornelius Sulla Felix (thường gọi là Sulla) - một viên tướng La Mã - vây hãm, cướp phá, và gây ra nạn đói.
Trong suốt thời kỳ Hy Lạp cổ đại, "Museion" ở Alexandria (bao gồm Thư viện Alexandria) trở thành viện nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu, nhờ đó mà nhiều phát kiến của Hy Lạp đã ra đời. Kỹ sư, nhà phát minh Ctesibius (nổi danh trong khoảng năm 285–222 trước Tây lịch) có thể là viện trưởng đầu tiên của cơ sở này. "Museion" bị đàn áp và thiêu rụi trong khoảng năm 216 đến 272; Thư viện Alexandria bị phá hủy trong khoảng năm 272 đến 391.
Các cơ sở giáo dục này nổi tiếng đến mức ngày nay ta có các từ trong tiếng Anh bắt nguồn từ nó: "academy" (học viện hay viện hàn lâm), "lyceum" (trường, thường chỉ một trường trung học; tiếng Pháp: "lycée"), và "museum" (viện bảo tàng).
Châu Âu.
"Pandidakterion" ở Constantinople, được thiết lập như một cơ sở học tập bậc cao vào năm 425, giáo dục sinh viên ra trường làm việc cho triều đình hoặc cho giáo hội. Cơ sở giáo dục này sau đó được quan nhiếp chính Bardas của Hoàng đế Michael III (của Byzantine) tổ chức lại thành một hội đoàn sinh viên vào năm 849. "Pandidakterion" nay được một số người xem như là cơ sở học thuật bậc cao lâu đời nhất có một số đặc điểm của một viện đại học ngày nay: nghiên cứu và giảng dạy, tự quản, độc lập về mặt học thuật, v.v...
Ở Tây Âu trong tiền kỳ Trung cổ, các giám mục và các tu viện bảo trợ các trường học, ban đầu chủ yếu nhằm giáo dục các tư tế. Bằng chứng sớm nhất về những trường ở châu Âu do giám mục bảo trợ là ngôi trường thiết lập ở vùng người Visigoth tại Tây Ban Nha vào năm 527. Những ngôi trường này, vốn nhấn mạnh đến việc học việc từ một vị giám mục, thấy có ở Tây Ban Nha và ở chừng 20 thị trấn ở xứ Gaul trong thế kỷ thứ 6 và 7.
Thêm vào các ngôi trường do giám mục bảo trợ là các ngôi trường do các tu viện bảo trợ. Những trường này dạy các nam và nữ tu sĩ, cũng như những người sẽ lên làm giám mục, ở một trình độ cao hơn. Vào khoảng cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, một số các trường này phát triển thành những viện đại học tự trị. Một ví dụ đáng chú ý là khi Viện Đại học Paris được khai sinh từ những trường vốn do Nhà thờ Đức Bà Paris, Tu viện Ste. Geneviève, và Tu viện St. Victor bảo trợ.
Nam Á.
Các viện đại học Puspagiri (hay Puphagiri, Pusphagiri), Nalanda, Vikramshila, và Taxila (hay Takshashila, Takshila) là một vài trong số những trung tâm học tập bậc cao quan trọng ở Ấn Độ cổ đại.
Puspagiri.
Viện đại học ở Puspagiri được thiết lập vào thế kỷ thứ 3 theo Tây lịch, ở phần đất ngày nay là Odisha, Ấn Độ. Cho đến năm 2007, di chỉ đại tự viện ("mahavihara") này vẫn chưa được khai quật xong. Do vậy mà lịch sử của trung tâm này vẫn chưa được biết hết. Trong số ba khuôn viên của đại tự viện, Lalitgiri nằm ở huyện Cuttack là lâu đời nhất; hai khuôn viên kia là Ratnagiri và Udayagiri. Những phân tích hình vẽ cho thấy Lalitgiri được thiết lập trong thời Đế chế Sunga của thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch. Như vậy đây là một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời nhất thế giới.
Hành giả người Trung Quốc là Huyền Trang đến thăm nơi này vào năm 639 và gọi nó là Đại tự viện Puspagiri ("Puspagiri Mahavihara"); các bản văn Tây Tạng thời trung cổ cũng có đề cập.
Tuy nhiên, không giống như Takshila và Nalanda, di chỉ Puspagiri chỉ được khám phá vào năm 1995, khi một giảng viên từ một trường đại học địa phương tình cờ phát hiện ra. Việc khai quật di chỉ Puspagiri, nằm trên khu vực rộng , do Viện Nghiên cứu Hàng hải và Đông Nam Á Odisha ("Odisha Institute of Maritime and South East Asian Studies") tiến hành từ 1996 đến 2006. Hiện nay công việc do Cơ quan Khảo cổ Ấn Độ ("Archaeological Survey of India" hay ASI) thực hiện.
Các bia ký ở Nagarjunakonda, một trung tâm Phật giáo cổ xưa ở Ấn Độ, cũng có đề cập đến Puspagiri.
Nalanda.
Nalanda được thiết lập vào năm 427 ở Bihar, Ấn Độ, gần biên giới phía Nam của Nepal ngày nay. Trung tâm học thuật này tồn tại cho đến năm 1197. Nalanda chủ yếu giảng dạy và nghiên cứu Phật học, nhưng cũng đào tạo sinh viên trong các môn hội họa, y học, toán, thiên văn học, chính trị học, và binh pháp.
Viện đại học này có tám khu riêng biệt, mười tu viện, và các thiền đường, phòng học, hồ nước, và công viên. Nó có một thư viện chín tầng nơi các tu sĩ miệt mài sao chép sách và tài liệu để các học giả có thể có những bản cho mình; ngoài ra còn có cư xá cung cấp chỗ ở cho 10.000 sinh viên và 2.000 giáo sư trong thời kỳ phát triển rực rỡ của mình. Nalanda thu hút sinh viên và học giả đến từ Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Tạng, Indonesia, Ba Tư, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Taxila.
Taxila ở Ấn Độ cổ đại, phần đất ngày nay thuộc Pakistan, là một trung tâm học tập của Ấn giáo và Phật giáo. Theo các tài liệu ghi chép một ngàn năm sau đó thì trung tâm này có thể ra đời ít ra là thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch. Một số học giả cho là Taxila tồn tại từ thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Trung tâm này gồm một số tu viện mà không có giảng đường và khu cư xá lớn. Việc học tập rất có thể diễn ra theo kiểu một thầy một trò.
Taxila được đề cập đến với một số chi tiết trong các chuyện kể "Jātaka" xuất hiện ở Sri Lanka vào khoảng thế kỷ thứ 5.
Nó trở thành một trung tâm học tập được nhiều người biết đến ít ra là vài thế kỷ trước Tây lịch, và tiếp tục thu hút sinh viên cho đến khi thành phố bị phá hủy vào thế kỷ thứ 5. Taxila có lẽ được biết đến nhiều nhất do có liên quan đến Chanakya (hay Kautilya; khoảng 370–283 trước Tây lịch). Tác phẩm nổi tiếng "Arthashastra" của Chanakya được cho là viết khi ở Taxila. Cả Chanakya, Hoàng đế Chandragupta (340–298 trước Tây lịch) của Đế quốc Maurya, và nhà y học Charaka (sinh vào khoảng năm 300 trước Tây lịch) đều từng học ở Taxila.
Các trung tâm khác.
Các trung tâm học tập bậc cao khác bao gồm: Odantapuri ở Bihar (khoảng 550-1040), Somapura ở Bangladesh (từ thời Đế chế Gupta cho đến khi Hồi giáo xâm lăng tiểu lục địa Ấn Độ), Sharada Peeth ở Pakistan, Jagaddala ở Bengal (từ thời Đế chế Pala cho đến khi bị Hồi giáo xâm lăng), Nagarjunakonda ở Andhra Pradesh, Valabhi ở Gujarat (từ thời Maitrak cho đến khi bị Hồi giáo xâm lăng), Varanasi ở Uttar Pradesh (thế kỷ thứ 8 đến thời hiện đại), Kanchipuram ở Tamil Nadu, và Manyakheta ở Karnataka.
Viễn Đông.
Các học viện do vương triều bảo trợ được thiết lập từ thời nhà Hán vào năm thứ 3 theo Tây lịch ở Trung Quốc. Các cơ sở này được duy trì, dù có khi ngắt quãng, trong các triều đại sau cho đến hết thời nhà Thanh. Lúc đầu gọi là Thái học (tiếng Trung: 太學), sau đổi tên thành Quốc tử giám (國子監). Viện Đại học Bắc Kinh thành lập năm 1898 được xem như là hậu thân của nhà Thái học (hay Quốc tử giám) thời quân chủ.
Ở Triều Tiên, "Taehak" (Thái học) đầu tiên được thành lập năm 372 và "Gukhak" (Quốc học) sau đó vào năm 682. Sang thế kỷ 14, "Seonggyungwan" (Thành quân quán) được nhà Triều Tiên thành lập vào năm 1398 để giảng dạy Nho giáo. Cơ sở này thay thế "Gukjagam" (Quốc tử giám) có từ thời Cao Ly (năm 992). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, học viện này được hoạt động trở lại như là một viện đại học theo kiểu phương Tây vào năm 1946.
Nhật Bản thì có "Daigaku-ryo" (大学寮, Đại học liêu), được thành lập vào năm 671. Cơ sở giáo dục cùng tầm vóc là "Ashikaga Gakko" (足利学校, Túc Lợi học hiệu), thành lập ở tỉnh Tochigi vào thế kỷ thứ 9, sau được khôi phục vào năm 1432. Ngày xưa sinh viên từ khắp nước Nhật đến "Ashikaga Gakko" để học về Nho giáo, Kinh Dịch, và Đông y.
Còn ở Việt Nam, Quốc tử giám (國子監) hoạt động từ năm 1076 tới năm 1779 từ thời nhà Lý đến hết thời nhà Lê.
Ba Tư cổ đại.
Học viện Gundishapur được thiết lập vào thế kỷ thứ 3 dưới triều các vua nhà Sassanid và tiếp tục hoạt động cho tới bốn thế kỷ sau khi Hồi giáo xâm nhập vào Iran. Gundishapur là một trung tâm y khoa quan trọng trong thế kỷ thứ 6 và 7 và là một điển hình về mô hình giáo dục bậc cao ở Iran thời tiền Hồi giáo. Khi Học viện Platon ở Athens đóng cửa vào năm 529, một số học giả của Học viện đã đến Gundishahpur, mặc dù chỉ trong vòng một năm thì họ trở về Byzantine. | 1 | null |
Cá mút đá myxin vịnh ("Eptatretus springeri") là loài duy nhật được biết đến với khả năng để vào bể nước muối, hoặc hồ chứa dung lượng cực kỳ cao muối, không hề hấn gì. Những hồ giống như hồ trên đáy đại dương. Chúng tồn tại ở cả Vịnh Mexico và biển Địa Trung Hải. Hàm lượng muối cao, khoảng 200 ppt so với 35 ppt cho nước biển tiêu chuẩn, tạo ra một xu hướng nổi bề mặt mà tàu ngầm không có khả năng lặn xuống hồ. | 1 | null |
Lãnh thổ Alaska (tiếng Anh: "Territory of Alaska" hay "Alaska Territory") từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ tồn tại từ ngày 24 tháng 8 năm 1912 cho đến ngày 3 tháng 1 năm 1959 khi nó được phép gia nhập vào liên bang để trở thành tiểu bang Alaska. Lãnh thổ này trước đó từng là Địa khu Alaska được thành lập vào ngày 17 tháng 5 năm 1884.
Nguồn gốc.
Việc thông qua bộ luật hình sự năm 1899 mà trong đó gồm có phần nói về việc thu thuế đánh vào chất rượu cồn đã dẫn đến những lời kêu gọi ngày càng gia tăng, đòi hỏi rằng người Alaska cần có đại diện trong Quốc hội Hoa Kỳ. Cuộc tranh luận cuối cùng kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 1912 khi Lãnh thổ Alaska trở thành một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ.
"Đạo luật tổ chức chính quyền lần thứ hai" vào năm 1912 đã đưa Địa khu Alaska thành lãnh thổ Alaska. Đến năm 1916, dân số của lãnh thổ này là khoảng 58.000 người. James Wickersham, một đại diện của Alaska tại quốc hội, giới thiệu một đạo luật thành lập tiểu bang cho Alaska lần đầu tiên nhưng thất bại vì thiếu sự quan tâm từ chính người dân cư ngụ tại Alaska. Ngay cả chuyến viếng thăm của tổng thống Warren G. Harding vào năm 1923 vẫn không thể gây ra mối quan tâm rộng rải của dân chúng về việc Alaska có nên trở thành tiểu bang hay không. Dưới các điều kiện của Đạo luật tổ chức chính quyền lần thứ hai, Alaska được chia thành bốn khu vực. Khu vực đông dân nhất trong số các khu vực này, nơi có thủ phủ của Alaska là Juneau, do dự chẳng biết là có nên trở thành một tiểu bang tách biệt khỏi các khu còn lại hay không. Sự kiểm soát của chính phủ liên bang là mối quan tâm chính yếu vì lãnh thổ này có đến 52 cơ quan chính phủ liên bang đang quản lý mình.
Giữa thế kỷ 20.
Năm 1920, việc thông qua Đạo luật Giao thương Đường biển năm 1920 đã buộc các tàu thuyền mang cờ Hoa Kỳ phải là các tàu thuyền được đóng tại Hoa Kỳ, do công dân Hoa Kỳ làm chủ, và được cấp giấy phép theo luật lệ của Hoa Kỳ. Tất cả hàng hóa ra vào Alaska phải do các hãng vận tải Mỹ đảm trách và được đưa đến Seattle trước khi được chuyên chở đi xa hơn, khiến cho Alaska lệ thuộc vào tiểu bang Washington. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết rằng điều khoản trong hiến pháp nói về một tiểu bang không được kiểm soát nền thương mại của một tiểu bang khác không thể áp dụng bởi vì Alaska chỉ là một lãnh thổ. Chi phí trả cho các nhà vận chuyển thương mại của Seattle bắt đầu gia tăng vì lợi dụng tình hình do phán quyết đưa ra.
Đại khủng hoảng làm cho giá cá và đồng là hai nguồn quan trọng của nền kinh tế Alaska vào thời gian đó giảm mạnh. Tiền lương giảm và lực lượng lao động giảm hơn phân nửa. Năm 1935, tổng thống Franklin Delano Roosevelt nghĩ rằng người Mỹ từ các khu vực nông nghiệp có thể được đưa đến Thung lũng Matanuska-Susitna của Alaska để có cơ hội tự mưu sinh bằng nông nghiệp. Những người thực dân phần lớn là từ các tiểu bang miền bắc như Michigan, Wisconsin, và Minnesota theo niềm tin rằng chỉ có những người lớn lên tại vùng khí hậu tương tự như khí hậu của Alaska thì mới có thể chịu đựng nổi cuộc sống định cư tại nơi đó. Hội Cải thiện người gốc Congo thống nhất ("United Congo Improvement Association") yêu cầu tổng thống cho định cư khoảng 400 nông dân người Mỹ gốc châu Phi tại Alaska. Hội cho rằng lãnh thổ này sẽ mang đến quyền chính trị đầy đủ cho những nông dân này. Tuy nhiên thành kiến phân biệt chủng tộc và niềm tin cho rằng chỉ có những ai từ các tiểu bang miền bắc mới có thể trở thành người định cư thích hợp tại nơi đó đã khiến cho lời đề nghị trên bị thất bại.
Việc thám hiểm và định cư tại Alaska đã sẽ không thể nào thực hiện được nếu như không có sự phát triển về máy bay. Máy bay giúp cho một làn sóng người định cư đến được những vùng đất nằm xa bên trong Alaska. Tuy nhiên vì điều kiện thời tiết khắt nghiệt của Alaska cũng như tỉ lệ cao số phi công so với dân số, có trên 1700 vụ máy bay rơi trên khắp lãnh thổ của Alaska. Nhiều vụ rơi máy bay có nguồn gốc từ cuộc tăng cường quân sự tại Alaska trong suốt cả thời Đệ nhị Thế chiến và Chiến tranh lạnh.
Tầm quan trọng chiến lược của Alaska đối với Hoa Kỳ trở nên ngày càng rõ rệt trong suốtChiến tranh thế giới thứ hai. Từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 8 năm 1943, Nhật Bản đã tìm cách xâm nhập Hoa Kỳ bằng ngả chuỗi quần đảo Aleut qua trận Quần đảo Aleut. Sự kiện này đánh dấu lần thứ hai kể từ Chiến tranh 1812 rằng đất Mỹ bị chiếm đóng bởi một kẻ thủ ngoại quốc. Lần đầu tiên là sự kiện Nhật Bản chiếm đóng đảo Guam vào tháng 12 năm 1941. Người Nhật sau cùng cũng bị đánh bật khỏi Quần đảo Aleut bởi một lực lượng gồm 34.000 binh sĩ Mỹ.
Vào mùa xuân và hè năm 1945, Cold Bay trên bán đảo Alaska là nơi thực hiện chương trình chuyển giao tham vọng nhất và lớn nhất trongChiến tranh thế giới thứ hai có tên gọi là Dự án Hula. Trong chương trình này, Hoa Kỳ chuyển giao 149 tàu hải quân các loại cho Liên Xô và đào tạo 12.000 nhân lực Xô Viết trước khi Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật Bản. Tại mọi thời điểm nào, có khoảng 1.500 người Mỹ hiện diện tại Cold Bay và đồn Randall trong suốt Dự án Hula.
Trở thành tiểu bang.
Sau cùng chính phủ Hoa Kỳ trở nên ý thức được tiềm năng vô tận của vùng đất này và vào ngày 3 tháng 1 năm 1959, Alaska trở thành tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ. Có chút ít trì hoãn để thu nhận Alaska thành tiểu bang vì sự lo âu của các thành viên trong đảng Cộng hòa rằng Alaska sẽ bầu các thành viên đảng Dân chủ vào Quốc hội Hoa Kỳ.. | 1 | null |
Phép phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis - PCA) là một thuật toán thống kê sử dụng phép biến đổi trực giao để biến đổi một tập hợp dữ liệu từ một không gian nhiều chiều sang một không gian mới ít chiều hơn (2 hoặc 3 chiều) nhằm tối ưu hóa việc thể hiện sự biến thiên của dữ liệu.
Phép biến đổi tạo ra những ưu điểm sau đối với dữ liệu: | 1 | null |
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cách gọi đơn giản là Phó Chủ tịch nước) là một trong số lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với danh dự rất cao. Căn cứ theo hiến pháp quy định Phó Chủ tịch hỗ trợ cho Chủ tịch nước trong các công việc: Ủy nhiệm của Chủ tịch nước có thể thực hiện được các chức năng, quyền hạn như Chủ tịch nước; Khi vắng Chủ tịch, Phó Chủ tịch kế nhiệm Chủ tịch cho đến khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tiến hành bổ nhiệm.
Phó Chủ tịch nước được thành lập từ năm 1954, sau đó tại Hiến pháp 1975 đã quyết định hủy bỏ chức vụ. Đến năm 1982 lại được tái lập.
Theo Hiến pháp, Phó Chủ tịch nước được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc bầu với nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước phải có độ tuổi hơn 45, phải là Đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc.
Xây dựng theo bản Hiến pháp năm 1982, Văn phòng Chủ tịch nước là biểu tưởng đứng đầu Nhà nước. Có tư cách cũng như quyền lực cao nhất của Nhà nước nhưng không quyết định độc lập các vấn đề mang tính Quốc gia. Chức vụ Phó Chủ tịch nước mang tính biểu trưng so với chức vụ. Nhưng Chu Đức, Hồ Cẩm Đào, Tăng Khánh Hồng, Tập Cận Bình lại là những người có quyền lực thực tế.
Từ năm 1998 - 2012, chức vụ Phó Chủ tịch nước luôn luôn nằm trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và do nhân vật giữ chức Bí thư Ban Bí thư (Phó Tổng Bí thư) kiêm nhiệm đồng thời là Hiệu trưởng Trường Đảng TW. Nếu vị này được xác định sẽ kế nhiệm chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước thì vị Phó Chủ tịch Nước này sẽ được kiêm nhiệm thêm chức vụ Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy TW.
Phó Chủ tịch Nước CHNDTH là quan chức cao cấp số 5 trong hệ thống Nhà nước sau: Nguyên Thủ Quốc gia và 3 quan chức đứng đầu ba nhánh cơ quan chính là: Quốc vụ viện, Ủy ban Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Ủy ban Chính Hiệp toàn quốc.
Đến thời điểm hiện tại chỉ có 2 trong số 10 vị Phó chủ tịch nước được giữ chức Chủ tịch nước sau đó là: Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình.
Vị Phó Chủ tịch nước là nữ duy nhất đến thời điểm hiện tại là bà Tống Khánh Linh.
Vị Phó Chủ tịch nước là người dân tộc thiểu số duy nhất đến hiện tại là ông Ô Lan Phu (dân tộc Tạng).
Phó Chủ tịch nước cao tuổi nhất khi đắc cử là Vương Chấn: 80 tuổi vào năm 1988.
Phó Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất khi đắc cử là Tập Cập Bình: 55 tuổi vào năm 2008.
Vai trò trong Đảng.
Trong hệ thống song trùng quyền lực Đảng - Nhà nước ở Trung Quốc thì chức vụ Phó Chủ tịch nước là 'đặc biệt" nhất. Chức này khá uyển chuyển, lúc thì có quyền lực lúc lại chỉ là tượng trưng, người giữ chức này có thể có vai trò cao cấp trong Đảng hoặc không, thậm chí là nhân sĩ ngoài Đảng, quan chức nghỉ hưu bên đảng và đây là chức vụ cao nhất mà một người không phải đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể nắm giữ. Những người giữ chức vụ này trong tương quan với Đảng cộng sản TQ gồm những nhóm sau:
Danh sách Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
! width=5%|Số thứ tự
! Hội nghị
! Phó Chủ tịch
!Chân dung
! Chính đảng
! Từ
! Đến
! width=10%|Chủ tịch
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa(1954-1975).
! 1
! 2
Đổng Tất Vũ
Đảng Cộng sản Trung Quốc
! 3
Đổng Tất Vũ
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa(1983-nay).
! 4
! 5
! 6
! 7
! 8
! 9
! 10
! 11
! 12 | 1 | null |
Ngôn ngữ của Chúa: Một nhà khoa học trình bày chứng cứ cho đức tin (nguyên ngữ tiếng Anh: "The Language of God: A Scientist Presents Evidence for Belief") là một tác phẩm của Francis Collins có tên trong bản liệt kê sách bán chạy nhất của tờ New York Times, trong đó ông bày tỏ lập trường ủng hộ thuyết tiến hóa hữu thần. Francis Collins là bác sĩ y khoa và nhà di truyền học người Mỹ, nổi tiếng do những khám phá nổi bật về các loại gen bệnh cũng như khả năng lãnh đạo của ông trong Dự án bản đồ gene người (HGP). Collins hiện đang phục vụ trong cương vị Giám đốc Viện Y tế Hoa Kỳ.
Trong quyển "Ngôn ngữ của Chúa", Collins tóm lược những trải nghiệm của mình khi trở nên một tín hữu Cơ Đốc cũng như luận bàn ý niệm về Thiên Chúa trong những lĩnh vực như sinh học, vật lý học vũ trụ, tâm lý học, và các chuyên ngành khác. Ông cũng trưng dẫn nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, nổi trội hơn hết là C. S. Lewis bên cạnh những nhân vật khác như Augustine, Stephen Hawking, Charles Darwin, Theodosius Dobzhansky...
BioLogos.
Trong "Ngôn ngữ của Chúa", Francis Collins giới thiệu một thuật từ mới "BioLogos" như là một tên gọi thay thế cho thuyết tiến hóa hữu thần. "BioLogos" cũng là tên của một tổ chức cổ xúy cho sự hòa hợp giữa khoa học và đức tin do Collins thành lập trong tháng 11 năm 2007.
Trong từ nguyên tiếng Hi Lạp, "Bios" nghĩa là "sự sống" trong khi "Logos" có nghĩa là "lời". "Logos" trong ý nghĩa rộng lớn hơn theo triết học Heraclitus và chủ nghĩa khắc kỷ ("Stoicism") được dùng để chỉ nguyên lý nền tảng vận hành vũ trụ. Khái niệm này được sử dụng trong thần học Cơ Đốc, theo đó "Ngôi Lời" sáng tạo mọi vật hiện hữu và vận hành vũ trụ. Đấng vô hạn và vĩnh hằng đã trở thành người, đó là Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Những ý tưởng này được trình bày trong phần mở đầu của Phúc âm John ("Gioan" hoặc "Giăng"), đã lập nền cho giáo lý Ba Ngôi trong thần học Cơ Đốc.
"BioLogos" trình bày niềm tin Thiên Chúa là nguồn của mọi sự sống, và sự sống thể hiện ý chỉ của Thiên Chúa. "BioLogos" cũng quảng bá quan điểm khoa học và đức tin cộng sinh trong sự hài hòa.
"BioLogos" lập nền trên những tiên đề sau:
Miêu tả.
Trải nghiệm tiếp nhận đức tin Cơ Đốc của Collins được thuật lại trong phần đầu và phần cuối của quyển "Ngôn ngữ của Chúa". Lớn lên trong một gia đình mà đức tin bị xem là "không quá quan trọng", Collins chấp nhận thuyết bất khả tri, rồi trở thành người vô thần trong thời gian theo học đại học. Từ tuổi niên thiếu, Collins sớm nuôi hoài bão trở thành một khoa học gia. Lúc đầu cậu thích chuyên ngành vật lý bởi vì "sinh học, giống triết hiện sinh, chẳng có ý nghĩa gì". Song, khi đến thời điểm sắp hoàn thành chương trình tiến sĩ (), Collins tham dự một khóa sinh hóa và bị thu hút bởi ngành học này. Ông ghi danh vào trường y, sau khi tốt nghiệp, ông khởi sự nghiên cứu di truyền học đồng thời thực hành lâm sàng.
Trong khi làm việc tại bệnh viện, một bệnh nhân là tín hữu Cơ Đốc đã hỏi Collins về niềm tin tôn giáo. Ông quyết tâm khẳng định lập trường vô thần của mình bằng cách tìm đọc những cuộc tranh luận hay nhất về đức tin. Một mục sư giới thiệu cho Collins quyển "Mere Christianity" của C. S. Lewis, và tác phẩm này là nguyên nhân chính dẫn Collins đến quyết định tiếp nhận Cơ Đốc giáo.
Collins giải thích nguyên do ông viết quyển "Ngôn ngữ của Chúa": "Nhiều người... [cho rằng] một nhà khoa học nghiêm nhặt không thể nào đồng thời là một tín hữu nghiêm túc đặt niềm tin vào một Thiên Chúa siêu việt. Mục đích của quyển sách này là phản bác quan điểm đó với lập luận rằng tin vào Chúa hoàn toàn có thể là một chọn lựa thuần lý, và những nguyên lý của đức tin, trong thực tế, là hỗ tương với những nguyên lý của khoa học".
Một phần khác trong quyển "Ngôn ngữ của Chúa" tập chú vào Luật Đạo đức, Collins viết, "Sau hai mươi tám năm là tín hữu, đối với tôi Luật Đạo đức nổi bật như tấm biển chỉ đường tỏ tường nhất của Chúa". Luật Đạo đức liên quan đến sự hiện hữu của Thiên Chúa. Như vậy, Luật Đạo đức là gì? Collins trích dẫn C. S. Lewis, "là chống lại sự đàn áp, giết người, phản bội, dối trá. Luật Đạo đức là mệnh lệnh phải ân cần với người lớn tuổi, tử tế với người trẻ, chăm sóc người yếu đuối, làm việc lành, không thiên vị, và chân thật." Collins lập luận: Tất cả nền văn hóa và mọi tôn giáo đều ủng hộ một luật đạo đức phổ quát, tuyệt đối, và vượt thời gian. Theo Collins, đây là giá trị độc đáo phân biệt con người với thú vật. Luật Đạo đức bao hàm tinh thần vì tha nhân thay vì lối sống "bánh ít trao đi bánh quy trao lại".
Phản hồi.
Tạp chí Publishers Weekly viết, "Quyển sách tuyệt vời này là một bài tự sự của Collins về đức tin và trải nghiệm của một nhà nghiên cứu di truyền học cùng với những bàn luận về các chủ đề khoa học và tâm linh, xoay quanh thuyết tiến hóa".
Robert K. Eberle tóm tắt nhận xét của ông về quyển sách, ""Ngôn ngữ của Chúa" là một quyển sách hay, thật sâu sắc ở nhiều phần, nhưng trừ khi đã được chuẩn bị trước về ý tưởng tiến hóa hữu thần, có lẽ phần lớn người đọc sẽ không thấy thuyết phục."
Chú thích.
Nguồn | 1 | null |
Vasily Ivanovich Agapkin (, 3 tháng 2 năm 1884 - 29 tháng 10 năm 1964) là một nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc của Liên Xô. Ông là tác giả của nhạc phẩm nổi tiếng "Tạm biệt em gái Slav".
Tiểu sử.
Vasily Ivanovich Agapkin sinh ngày 3 tháng 2 năm 1884 tại làng Shancherovo thuộc tỉnh Ryazan, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Ông mồ côi sớm từ nhỏ và phải vào đời sớm để mưu sinh cùng các anh chị em. Lên 10 tuổi, ông tham gia làm học viên của dàn hợp xướng thuộc tiểu đoàn dự bị số 308 Tsaryovsky. Năm 1906 V. I. Agapkin bị gọi nhập ngũ và phục vụ tại trung đoàn long kỵ binh số 6 Tver đóng tại Tiblisi. Ba năm sau, hết hạn phục vụ, Agapkin đên Tambov. Tại đây, vào ngày 12 tháng 1 năm 1910 ông đăng ký gia nhập vào đội nhạc công của trung đoàn kỵ binh khẩn cấp số 7 với vị trí nhạc công trumpet, và từ mùa thu năm 1911 Agapkin tham gia giảng môn kèn đồng của Trường Âm nhạc Tambov. Trong thời gian này ông cư ngụ tại một ngôi nhà ở đường Gymnasicheskaya.
Tháng 10 năm 1912, cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ. Lấy cảm hứng từ các đoàn quân tình nguyện người Nga tham chiến ủng hộ các quốc gia Balkan chống lại đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, V. I. Agapkin đã sáng tác ra nhạc phẩm "Tạm biệt em gái Slav", về sau đã trở nên cực kì nổi tiếng. Tại Tambov hiện nay có một tấm bia tưởng niệm sự ra đời của nhạc phẩm này, với phiên bản lời của Vladimir Lazarev. , nay nó trở thành bài ca của tỉnh Tambov của nước Nga.
Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, V. I. Agapkin tình nguyện gia nhập Hồng quân vào năm 1918 và tổ chức một nhóm nhạc kèn đồng thuộc lữ đoàn khinh kỵ binh số 1. Năm 1918 ông trở về Tambov, điều hành phòng thu âm và dàn hợp xướng thuộc Cục Chính trị Quốc gia (GPU). Ngày 5 tháng 8 năm 1922, ông trình diễn trong một buổi hòa nhạc giã biệt ở Tambov vì không lâu sau đó phải rời thành phố này đến sống ở thủ đô Moskva. Năm 1924, nhóm nhạc của Agapkin trình diễn trong tang lễ của Lenin. Năm 1928 thành lập một nhóm nhạc kèn đồng với thành phần là trẻ em đường phố.
Khi Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại bắt đầu, V. I. Agapkin được bổ nhiệm làm nhạc trưởng của dàn nhạc thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới hóa Dzerzhinsky thuộc NKVD với cấp bậc Đội viên quân nhu bậc 1. Ông đã điều hành buổi hòa nhạc trong cuộc duyệt binh nổi tiếng ở Quảng trường Đỏ vào ngày 7 tháng 11 năm 1941. Bài nhạc nổi tiếng "Tạm biệt em gái Slav" là một trong 4 nhạc phẩm được trình bày trong ngày đó. Ngày 24 tháng 6 năm 1945, một lần nữa V. I. Agapkin được bổ nhiệm làm người chỉ huy dàn nhạc trong cuộc diễu binh mừng Chiến thắng Phát xít Đức, lệnh bổ nhiệm được đích thân I. V. Stalin ký.
Sau chiến tranh, Agapkin công tác trong dàn nhạc của thiếu tướng Semyon Aleksandrovich Chernetsky, cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng của Hồng quân Liên Xô. Ông tiếp tục phục vụ trong nhóm nhạc của cơ quan an ninh Xô Viết cho đến năm 1955, và tiếp tục chỉ huy nhiều buổi biểu diễn âm nhạc ở thủ đô Moskva sau chiến tranh, trong đó có những buổi biểu diễn bài "Tạm biệt em gái Slav".
Vasily Ivanovich Agapkin mất ngày 29 tháng 10 năm 1964. Thi hài ông được quàn tại nghĩa trang Vagankovo ở thủ đô Moskva.
Tên của ông được đặt cho một trường nghệ thuật dành cho thiếu nhi ở thành phố Mikhaylov thuộc tỉnh Ryazan, và cho một con đường ở Tambov.
Ông có một con gái tên Aza Sverdlova-Agapkina và cháu ngoại là Yury Sverdlov. | 1 | null |
Chuỗi cung ứng hay supply chain là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng (consumer). Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng). Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được. Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng thường đi kèm với quản trị chuỗi cung ứng có mối liên quan cụ thể đến một hàng hoá nhất định. Tất cả hàng hoá đều có một chuỗi cung ứng riêng biệt và có những đặc điểm các nhau về mạng lưới cấu thành và phương pháp quản trị.
Tổng quan.
Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP) đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management). Quan trọng không kém là nó cũng bao gồm sự phối hợp là liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp, bên trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài các công ty. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối các chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao. Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý hậu cần đã đề cấp phía trên, cũng như các hoạt động chế tác, và nó thúc đẩy các quá trình và hoạt động hợp tác với mảng marketing, bán hàng, loigistics, tài chính, công nghệ thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Một chuỗi cung ứng điển hình bắt đầu với các quy định về sinh thái, sinh học và chính trị của tài nguyên thiên nhiên dựa theo sự khai thác nguyên liệu thô của con người, và bao gồm nhiều các liên kết sản xuất (ví dụ: thành phần xây dựng, lắp ráp, sáp nhập) trước khi được chuyển sang các lớp khác của cơ sở lứu trữ với kích thước nhỏ dần và tăng khoảng cách vị trí địa lý và cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
Nhiều sự trao đổi gặp phải trong chuỗi cung ứng giữa các công ty khác nhau mà tìm cách tối đa hóa doanh thu của họ trong lĩnh vực mà họ quan tâm, nhưng có ít hoặc không có kiến thức hoặc quan tâm tới các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng. Gần đây, kết nối lỏng lẻo, mạng lưới tự tổ chức của các doanh nghiệp hợp tác để cung cấp sản phẩm và dịch vụ được gọi là doanh nghiệp mở rộng. (Extended Enterprise)
Như một phần nỗ lực của họ để chứng minh sự tuân thủ đạo đức, nhiều công ty lớn và các thương hiệu toàn cầu lồng ghép các quy tắc ứng xử và hướng dẫn vào các nền văn hóa công ty và các hệ thống quản trị. Thông quá đó, các công ty đưa ra các yêu cầu cho các nhà cung cấp (nhà máy, nông trại, dịch vụ hợp đồng phụ như làm sạch, căn-tin, an ninh…) và sự xác minh thông qua kiểm toán xã hội để bảo đảm là họ đang thực hiện theo các tiêu chuẩn yêu cầu đặt ra. Một sự thiếu minh bạch trong chuỗi cung ứng được gọi là sự bao trùm bí mật mà làm cản trở người tiêu dùng từ kiến thức về nguồn gốc nơi họ mua hàng và có thể cho phép thực hiện sự vô trách nhiệm xã hội
Chuỗi cung ứng Ommi Channel (mô hình bán lẻ đa kênh) là thuật ngữ mới nhất được sử dụng trong bán lẻ. Các khách hàng có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi, và tại mọi địa điểm.
Mô hình chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều mô hình chuỗi cung ứng mà đề cập đến cả phía trên và phía dưới của chuỗi. Mô hình SCOR (Supply - Chain Operations Reference - Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng) được phát triển bới công ty tư vấn PRTM (bây giờ là một phần của PricewaterhouseCoopers LLP - PwC) đã được xác nhận bởi hội đồng chuỗi cung ứng (Supply - Chain Council - SCC) và trở thành công cụ chẩn đoán tiêu chuẩn cho các yếu tố công nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng. SCOR đo lường toàn bộ hiệu suất chuỗi cung ứng. Đó là một mô hình tham chiếu quá trình cho quản trị chuỗi cung ứng, trải rộng từ các nhà cấp của nhà cung cấp tới khách hàng của khách hàng. Nó bao gồm thực hiện giao hàng và thực hiện đơn hàng, sản xuất linh hoạt, chi phí bảo hành và quá trình gửi trả về, hàng tồn kho, các lượt tài sản, và các yếu tố khác trong việc đánh giá hiệu suất hiệu quả toàn bộ của chuỗi cung ứng.
Diễn đàn Chuỗi cung ứng toàn cầu đã giới thiệu mô hình chuỗi cung ứng khác. Khung mô hình được xây dựng dựa trên tám quá trình kinh doanh quan trọng mà đó là cả chức năng chéo và các công ty chéo trong tự nhiên. Mỗi quá trình được quản lý nhóm chức năng chéo bao gồm các đại diện từ hậu cần, sản xuất, bán hàng, tài chính, marketing, và nghiên cứu phát triên. Trong khi mỗi quá trình liên quan đến các khách hàng và bên cung cấp chính, các quá trình quản lý quan hệ khách hàng và quản lý quan hệ nhà sản xuất hình thành các mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Trung tâm chất lượng và năng suất Mỹ (APQC), Khung phân loại quá trình (PCF) SM là ở một cấp độ cao, mô hình quy trình doanh nghiệp trung lập cho phép các tổ chức nhìn thấy quy trình kinh doanh của họ từ các điểm công nghiệp. PCF đã được phát triển bởi APQC và các tổ chức thành viên của nó như là một tiêu chuẩn mở để tạo điều kiện cải thiện thông qua quản trị quá trình và điểm chuẩn, bất kể ngành công nghiệp, kích cỡ, hoặc địa lý. PCF tổ chức hoạt động và quản trị quá trình trong phân loại 12 cấp độ doanh nghiệp, bao gồm các nhóm quá trình, và hơn 1000 các quá trình và hoạt động liên quan.
Trong thiết lập y tế cộng đồng của các nước đang phát triển, John Snow, Inc đã phát triển khung JSI cho quản trị chuỗi cung ứng liên kết trong y tế cộng đồng. Nó đã rút ra từ lĩnh vực thương mại thực hiện tốt nhất để giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng y tế cộng đồng.
Vào năm 2013, Lộ trình chuỗi cung ứng đã được trình bày. Nó là một phương pháp cho một chuyển dịch chuỗi cung ứng của tổ chức và có thể được xem xét trong tiếp cận của tổ chức và hệ thống để đảm bảo mối liên kết của chuỗi cung ứng với chiến lược kinh doanh.
Quản trị chuỗi cung ứng.
Vào năm 1980, cụm từ "Quản trị chuỗi cung ứng" (SCM) đã được phát triển để diễn tả sự cần thiết trong việc liên kết các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng đến các nhà cung cấp đầu tiên. Các nhà cung cấp đầu tiên là cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin mà đã gắn thêm giá trị cho khách hàng và các bên liên quan. Ý kiến cơ bản phí sau SCM là các công ty và doanh nghiệp gắn kết họ trong một chuỗi cung ưng bằng việc trao đổi thông tin về biến động thị trường và năng lực sản xuất. Keith Oliver, một nhà tư vấn tại Booz Allen Hamilton, được ghi nhận với điều khoản phát minh sau khi sử dụng nó trong buổi phỏng vấn với Financial Times vào năm 1982.
Nếu tất cả thông tin liên quan có thể truy cập tới tất cả các công ty liên quan, mỗi công ty trong chuỗi cung ứng có khả năng tối ưu toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là tối ưu phụ dự trên lợi ích địa phương. Nó sẽ dẫn đến sự sản xuất và phân phối có kế hoạch tổng quát tốt hơn, bằng cách cắt giảm chi phí và đưa ra nhiều sản phẩm cuối cùng hấp dẫn hơn. Điều đó dẫn đến bán hàng tốt hơn và kết quả chung tốt hơn cho các công ty thành phần. Đó là một hình thức của liên kết dọc.
Việc kết hợp SCM thành công dẫn đến một kiểu cạnh tranh mới trên thị trường quốc tế, nơi mà sự cạnh tranh không kéo dài trong hình thức giữa công ty với công ty nhưng xuất hiện trong hình thức chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng.
Mục tiêu chính của SCM là thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, bao gồn khả năng phân phối, dự trữ, và lao động. Trên lý thuyết, một chuỗi cung ứng hướng đến mục tiêu đáp để cho cung gặp cầu và để cho hàng tồn kho là tối thiểu. Nhiều khía cạnh của việc tối ưu hóa chuỗi giá trị bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ các cản trở, chiến lược nguồn cung ứng để đối phó với việc cân bằng chi phí nguyên liệu thấp nhất và sự vận chuyển, thực hiện kỹ thuật đúng thời gian để tối ưu hóa dòng sản xuất, duy trì sự kết hợp chính xác và địa điểm của nhà máy và kho lưu trữ để phục vụ thị trường khách hàng và sử dụng sự phân bổ vị trí, phân tích tuyến phương tiện, thiết lập chương trình năng động và sự tối ưu hóa công việc hậu cần truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của sự phân bổ.
Thuật ngữ "hậu cần" (logistics) áp dụng cho các hoạt động trong một công ty hoặc tổ chức có liên quan đến phân phối sản phẩm, trong khi "chuỗi cung ứng" bao gồm thêm sản xuất và bán hàng, và do đó nó giành được sự tập trung cao hơn bởi vì nó liên quan đến nhiều bên liên quan (bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ) làm việc cùng nhau để đáp ứng nhu cầu của khách về sản phẩm và dịch vụ.
Bắt đầu từ năm 1990, nhiều công ty lựa chọn thuê ngoài mảng hậu cần trong quản trị chuỗi cung ứng từ đối tác là bên thứ ba cung cấp dịch vụ hậu cần (third - party logistics provider - 3PL). Các công ty cũng thuê ngoài sản xuất để ký hợp đồng với các nhà sản xuất. Số lượng các công ty công nghệ đã tăng lên để đáp ứng nhu cầu giúp quản lý các hệ thống phức tạp.
Có bốn mô hình chuỗi cung ứng phổ biến. Bên cạnh ba mô hình đã đề cập ở trên còn có Khung thực tế tốt nhất chuỗi cung ứng (supply chain best practices framework)
Khả năng phục hồi chuỗi cung ứng.
Trong các nghiên cứu gần đây, khả năng phục hồi, hay còn được gọi là " năng lực của chuỗi cung ứng đối phó với sự thay đổi", được xem là giai đoạn tiếp theo của sự cải tiến trong cấu trúc doanh nghiệp tập trung truyền thống để đạt được sự ảo hóa cao, cấu trúc khách hàng trung tâm cho phép mọi người có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
Mạng lưới khả năng phục hồi cung ứng phải thích hợp với chiến dịch và các hoạt động để thích ứng với các nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng của nó. Có bốn mức độ khả năng phục hồi cung ứng. Đầu tiền là sự quản trị chuỗi cung ứng có phản ứng. Thứ hai là liên kết nội chuỗi cung ứng với bộ đệm đã được lên kế hoạch. Sau đó đến với sự hợp tác chuỗi cung ứng mở rộng. Cuối cùng là sự thích nghi và linh hoạt của một chuỗi cung ứng hoạt động mạnh.
Đó không phải là sự thích ứng với một khủng hoảng tại một thời điểm nào đó hoặc có một chuỗi chung ứng linh hoạt. Nó là về sự dự đoán và điều chỉnh liên tục để làm gián đoạn mà có thể sửa chữa vĩnh viễn các giá trị chính của doanh nghiệp với sự chú trọng đặc biệt vào khách hàng trung tâm. Do đó chiến lược phục hồi yêu cầu sự cải tiến liieen tục với sự chú trọng vào cấu trúc sản phẩm, quá trình, và còn cả hành vi doanh nghiệp
Các nghiên cứu mới đây đã đề ra rằng các chuỗi cũng ứng cũng có thể đóng góp vào khả năng hồi phục doanh nghiệp.
Trách nhiệm của xã hội trong chuỗi cung ứng.
Các sự cố giống như năm 2013, tòa nhà Savar sụp đổ với hơn 1100 nạn nhân dẫn đến sự lan rộng các cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Wieland và Handfield (2013) đề xuấ là các công ty cần phải kiểm toán sản phẩm và các nhà cung ứng mà sự kiểm toán nhà cưng ứng cần phải liên quan trực tiếp mối quan hệ của các cung ứng gần gũi nhất. Họ cũng chứng minh rằng khả năng hiển thị cũng cần được cải thiện nếu chuỗi cung ứng không thể kiểm soát trực tiếp và công nghệ điện thông minh đóng một vai trò quan trọng để cái tiến khả năng hiển thị. Cuối cùng, họ nhấn mạnh rằng sự hợp tác với các đối tác địa phương, toàn ngành với các trường đại học là rất quan trọng để quản lý thành công trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng.
Nguồn gốc chuỗi cung ứng nông nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và chế biến thức ăn có nguồn nguyên liệu thô từ các hộ nông dân. Điều này khá là đúng trong nhiều lĩnh vực nhất định như là cà phê, cacao và đường. Hơn 20 năm qua, có một dịch chuyển hướng tới chuỗi cung ứng. Thay vì mua bán vụ mùa với nhiều lớp lái buôn thu mua, các công ty bây giờ lấy nguồn trực tiếp từ người nông dân hoặc hợp tác xã đáng tin cậy. Động lực thúc đẩy sự thay đổi này bao gồm các mối quan tâm đến an toàn thực phẩm, lao động trẻ em, và môi trường bền vững cũng như là kỳ vọng tăng năng suất và cải tiến chất lượng vụ mùa.
Quy định.
An ninh chuỗi cung ứng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Như là một hệ quả, chuỗi cung ứng thường phải tuân theo quy định toàn cầu và địa phương. Tại Mỹ, có nhiều quy định chính được đặt ra năm 2010 là có một ảnh hưởng lâu dài lên cách hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quy định mới bao gồm Nộp Hồ Sơ Nhập khẩu (Importer Securty Filling - ISF) và bổ sung quy định của chương trình chứng nhận sàng lọc Cargo.
Phát triển và thiết kế.
Với sự tăng lên của toàn cầu hóa và hội nhập dễ dàng hơn của hàng hóa có sẵn trong thị trường ngày nay, sự quan trọng của thiết kế sản phẩm để tạo ra nhu cầu này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, như là cung ứng và sự canh tranh, giữa các công ty để tăng nhu cầu trong thị trường hạn chế và giá cả cùng các yếu tố marketing khác trở thành các yếu tốt ít khác biệt, thiết kế sản phẩm đóng một vai trò khác biệt bằng cách cung cấp các tính năng thu hút để tạo ra nhu cầu. Trong hoàn cảnh này, sự tạo ra nhu cầu cho khách hàng được dùng để xác định sự hấp dẫn của thiết kế sản phẩm trên mỗi nhu cầu được tạo ra. Theo một cách khác, nó là năng lực của thiết kế sản phẩm khi tạo ra nhu cầu mua hàng bằng cách làm thỏa mãn kỳ vọng của khách hàng.
Nhưng thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến không chỉ là nhu cầu tạo ra mà còn là quá trình chế tạo, chi phí, chất lượng và thời gian mẫu. Thiết kế sản phẩm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng liên kết và yêu cầu trực tiếp của nó, bao gồm sản xuất, vận chuyển, chất lượng, số lượng và kế hoạch sản xuất, sự lựa chọn nguyên liệu, công nghệ sản phất, chính sách sản xuất, quy định và luật pháp. Mở rộng ra, sự thành công của một chuỗi cung ứng phụ thuộc và thiết kế sản phẩm và năng lực của chuỗi cung ứng, nhưng vê ngược lại cũng chính xác: sự thành công của sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng sản xuất ra nó.
Kể từ khi thiết kế sản phẩm đặt ra nhiều yêu cầu lên chuỗi cung ứng, như đã đề cập từ trước, một thiết kế sản phẩm được hoàn thành, nó kéo theo cấu trúc của chuỗi cung ứng, hạn chế sự linh hoạt của kỹ sư để tạo ra và đánh giá khác nhau (và chi phí - hiệu quả tiềm năng) về chuỗi cung ứng thay thế. | 1 | null |
Vật liệu thô (hay còn gọi là nguyên liệu thô) là dạng vật liệu cơ bản mà từ đó hàng hóa, sản phẩm hoàn thiện hay vật liệu trung gian được sản xuất hay tạo ra. Thuật ngữ này thường được sử dụng với nghĩa mở rộng.
Vật liệu thô biểu thị cho giá trị quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm khác. Ví dụ, dầu mỏ là vật liệu thô để cung cấp các sản phẩm hoàn thiện như nhiên liệu, chất dẻo và các ngành trong công nghiệp hóa học hay dược phẩm.
Thuật ngữ "vật liệu thô" còn được dùng để biểu thị cho vật liệu đến từ tự nhiên, và có tình trạng chưa sản xuất hoặc sản xuất một cách hạn chế. Chẳng hạn như than đá, dầu mỏ, khí quyển Trái Đất hay nước biển. | 1 | null |
Mủ (thường được xem là mủ cao su) là dạng phân tán ổn định (nhũ tương) của các vi hạt polyme trong môi trường nước. Mủ thường có thể là dạng tự nhiên hay tổng hợp. Mủ có thể tổng hợp hóa học bằng phản ứng trùng hợp một monomer như styren để trở thành nhũ tương với chất hoạt động bề mặt. Mủ có thể tìm thấy trong tự nhiên là chất lỏng màu trắng đục có trong 10% các loài thực vật có hoa, thường xuất hiện sau khi cây bị tổn thương. | 1 | null |
Monomer là một đơn vị cấu tạo nên polymer. Đây là khái niệm thường dùng nhiều nhất trong sinh hoá học và sinh học phân tử, phát âm IPA: /'mɑnəmər/ (gốc từ tiếng Hy Lạp "mono" là "một" và "meros" là "phần tử"), cũng như tiếng Pháp là "monomère". Trong tiếng Việt thông dụng, khái niệm này từ lâu đã được gọi là đơn phân tử hay gọi tắt là đơn phân.
Ví dụ: | 1 | null |
Bangerz là album phòng thu thứ tư của ca sĩ người Mỹ Miley Cyrus, phát hành ngày 4 tháng 10 năm 2013 bởi hãng RCA Records. Để thiết lập lại sự nghiệp âm nhạc, thay vì tập trung vào điện ảnh như kế hoạch ban đầu, Miley bắt tay thực hiện album vào năm 2012. Dự án tiếp tục phát triển vào năm 2013, sau khi cô rời khỏi hãng đĩa cũ Hollywood Records và gia nhập RCA Records.
Được mô tả bởi Miley như là "một bản thu âm mang hơi hướng hip hop miền Nam", "Bangerz" đại diện cho một cuộc khởi hành mới trong âm nhạc của cô so với những dự án trước, mà cô đã cảm thấy "ngắt kết nối" từ lâu. Cô coi đây như là "album đầu tay" của mình, kể từ khi kết thúc việc tham gia loạt phim truyền hình rất thành công trước đây của cô "Hannah Montana". Với vai trò điều hành sản xuất, Miley Cyrus và Mike Will Made It đã hợp tác cùng nhiều nhà sản xuất hip hop, bao gồm Cirkut, Pharrell Williams, và will.i.am với mong muốn tạo ra những âm thanh mới. Những nỗ lực của họ đã dẫn đến một bản thu âm mang hơi hướng pop, mà còn chịu ảnh hưởng thêm từ hip hop và nhạc đồng quê. Chủ đề của "Bangerz" xoay quanh chủ yếu những mối tình lãng mạn, được xem như lấy cảm hứng từ vị hôn phu cũ của cô, Liam Hemsworth. Hơn nữa, trong album còn có sự tham gia góp giọng của nhiều nghệ sĩ, bao gồm ca sĩ nhạc pop Britney Spears và các rapper Big Sean, French Montana, Future, Ludacris, và Nelly.
Sau khi phát hành, "Bangerz" nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, những người đánh giá cao vai trò sản xuất và sự độc đáo trong tổng thể của nó, nhưng lại mâu thuẫn với tính cách con người Miley. Album đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 (Mỹ) với 270.000 bản tiêu thụ trong tuần đầu ra mắt, trở thành một trong những album của nghệ sĩ nữ có doanh thu tuần đầu cao nhất năm. Nó đã trở thành album quán quân thứ 5 không liên tiếp của cô, bao gồm cả những sản phẩm trước đó cô thực hiện trên danh nghĩa nhân vật Hannah Montana. "Bangerz" sau đó đã được chứng nhận 3 đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) sau khi đã bán được 3 triệu bản. Album cũng đạt vị trí cao nhất tại Úc, Canada, Ireland, Scotland và Vương quốc Anh, cũng như đạt những thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng trên thế giới. Nó giúp Cyrus nhận được đề cử giải Grammy đầu tiên trong sự nghiệp cho Album giọng pop xuất sắc nhất.
Đĩa đơn đầu tiên trích từ album, "We Can't Stop" phát hành ngày 3 tháng 6 năm 2013, và đạt vị trí á quân trên Billboard Hot 100. Đĩa đơn thứ hai "Wrecking Ball" phát hành vào ngày 25 tháng 8 năm 2013, đã trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của Miley tại Mỹ. Video ca nhạc của bài hát hiện đang nắm giữ kỷ lục Vevo là video đạt 100 triệu nhanh nhất, cũng như giúp cô giành giải Video của năm tại MTV Video Music Awards 2014. Nỗ lực quảng cáo cho Bangerz tiếp tục liên kết với một hình ảnh Cyrus ngày càng khiêu khích, một nỗ lực đầu tiên bắt đầu từ album thứ 3, "Can't Be Tamed" (2010). Cô thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông thông qua một màn trình diễn gây nhiều tranh cãi tại MTV Video Music Awards 2013, và sau đó dẫn chương trình và khách mời trong một tập của "Saturday Night Live". Hơn nữa, Cyrus quảng bá cho album bằng chuyến lưu diễn quốc tế Bangerz Tour. | 1 | null |
Ampelosaurus ( ; có nghĩa là "thằn lằn dây leo") là một chi khủng long sống vào cuối kỷ Phấn Trắng tại nơi ngày nay là Châu Âu. Loài điển hình "A. atacis", được đặt tên bởi Le Loeuff năm 1995. Gần đây sự chú ý của phương tiện truyền thông đã làm cho người ta có thể cho rằng Ampelosaurus thành một trong những chi khủng long nổi tiếng nhất được biết đến từ Pháp.
Mô tả.
Giống như hầu hết sauropoda, nó có một cái cổ và đuôi dài, nó cũng có một bộ áo giáp dạng vảy cứng. Chi khủng long này dài khoảng 15 mét (50 feet) từ mõm đến đuôi. Nó được biết đến từ các mẫu hóa thạch xương và răng rời rạc.
Phân loại.
Đặc điểm của đốt sống đuôi và sự xuất hiện của vảy gai cho thấy "Ampelosaurus" thuộc về Lithostrotia, một nhóm bao gồm "Alamosaurus" và "Saltasaurus". Nhiều nhà khoa học khác cho rằng "Ampelosaurus" thuộc về Titanosauria, Saltasauridae, và Titanosauridae.
Phía dưới là cây phát sinh loài của Klein "et al." năm 2012: | 1 | null |
Người giấu mặt: Big Brother Vietnam 2013 là mùa giải đầu tiên và duyduy nhất của "Người giấu mặt: Big Brother Vietnam", được trình chiếu trên kênh VTV6 của Đài truyền hình Việt Nam từ ngày 12 tháng 11 năm 2013.
Sản xuất.
Sau gần 11 năm nhen nhóm ý tưởng đưa Big brother về Việt Nam, VTV6 và BHD phối hợp sản xuất phiên bản Việt với tên gọi "Người Giấu Mặt". Đêm liveshow đầu tiên của Người giấu mặt: Big Brother Vietnam giới thiệu 12 gương mặt của ngôi nhà chung chính thức lên sóng VTV6 vào 19h55 tối Thứ Ba, 12 tháng 11. Với giải thưởng cho người thắng cuộc là 2 tỷ đồng thì cho đến thời điểm này, chưa có một chương trình truyền hình thực tế nào tại Việt Nam có giải thưởng bằng hiện kim lớn như "Người Giấu Mặt". Cũng theo đại diện của nhà sản xuất BHD thì chương trình này cũng đang giữ vị trí hạng nhất về mức độ tốn kém và sự phức tạp so với hàng loạt chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng nhất nhì thế giới khác mà BHD đã thực hiện. Êkip sản xuất lên tới 150 người cùng 12 chuyên gia quốc tế. Hơn 40 máy quay, từ các thiết bị máy quay robot tự động đến cầm tay được trưng dụng.
Luật chơi.
Người Giấu Mặt là ông chủ của ngôi nhà, 12 thành viên sẽ cùng chung sống trong ngôi nhà đó. Họ sẽ bị theo dõi mọi lúc qua các camera, họ bị cách ly với thế giới bên ngoài, không có phương tiện giải trí, không tiếp xúc với truyền thông báo chí, không dùng internet, điện thoại, tivi... Phòng khách là phòng sinh hoạt chính của căn nhà với chiếc màn hình tivi dùng để giao tiếp với phim trường nơi có người dẫn chương trình hoặc các thông điệp hình ảnh từ NGM, tivi không điều khiển được. Các thành viên giao tiếp với NGM bằng cách nhìn vào con mắt xanh tượng trưng cho ông. Có hai phòng ngủ tách biệt nam và nữ (đây là khác biệt của phiên bản Việt Nam vì phong tục văn hóa, các phiên bản khác thì nam nữ ngủ chung). Nhìn chung, ngôi nhà của NGM khá tiện nghi, đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, trong nhà có phòng nhật ký (còn gọi là phòng tự thú). Đây là nơi duy nhất thành viên có thể trò chuyện và bộc lộ cảm xúc với NGM. Không phải các thành viên lúc nào cũng được vào phòng nhật ký mà chỉ khi NGM đồng ý thì mới được vào (qua tín hiệu đèn xanh hoặc đèn đỏ bên ngoài cửa).
Nhật ký.
Tuần 1.
Nhiệm vụ tuần
<br>"Ai là ai" (cả nhà, Hiền phổ biến): Các thành viên được phát một bảng câu hỏi để điền thông tin của mình và nộp lại cho NGM. Nhiệm vụ của họ là phải tìm hiểu thông tin của những người còn lại để trả lời bảng câu hỏi, mỗi thành viên chỉ được phỏng vấn một người và ghi nhớ các thông tin đấy. Vào cuối tuần, NGM sẽ gọi từng người vào phòng nhật ký, tại đây các thành viên phải trả lời những gì họ biết về các thành viên còn lại trong ngôi nhà. Nhiệm vụ hoàn thành khi tất cả các thành viên không phạm quá 3 lỗi. Đặt cược 30% tổng số ngân quỹ tuần.
Tuần 2.
Nhiệm vụ tuần
<br>"Hải đăng": Các thành viên giữ cho ngọn hải đăng sáng liên tục trong tuần bằng cách đạp xe tạo năng lượng. Mỗi lần để đèn ngừng sáng và chuông kêu sẽ bị tính lỗi. Nếu vượt quá lỗi cho phép sẽ thua cuộc.
Tuần 3.
Nhiệm vụ tuần:
<br>"Tôi là người nổi tiếng": mô phỏng lại các nhân vật trong clip.
Tuần 4.
Nhiệm vụ tuần:
<br>"Nghị lực": Trong vòng 6 ngày, các thành viên phải giảm tổng cộng 18 kg. Cược 60% ngân quỹ.
Tuần 5.
Nhiệm vụ tuần:
<br>"Cờ hiệu": Học và thực hành truyền tin bằng cờ hiệu (semaphore). | 1 | null |
Nuôi hươu nai và việc chăn nuôi các loài hươu, nai như một loại gia súc để lấy các sản phẩm từ chúng như thịt nai, sừng hươu đặc biệt là nhung hươu, pín hươu, tiết hươu hay da hươu, đây là những mặt hàng có giá trị trên thị trường. Hươu, nai vốn là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, vì vậy rất dễ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhu cầu nhung hươu, nai trên thị trường là rất lớn, thịt nai đang được bán với giá rất cao Trong đó, tuổi thọ của hươu sao khoảng 30 năm và sinh lợi khoảng 20-25 năm. Con cái mỗi năm đẻ một lứa, thông thường mỗi lứa đẻ một con, con đực mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung.
Tình hình chung.
Nuôi hươu nai được phổ biến ở một số nước trên thế giới, New Zealand là nhà cung cấp lớn nhất về thịt nai nuôi, tính đến năm 2006, New Zealand đã có khoảng 3.500 trang trại hươu, nai, với trữ lượng ước tính 1,7 triệu hươu. Người Evenkya là một dân tộc sống dựa vào việc chăn nuôi hươu nai. Ở Việt Nam, nuôi hươu nai được coi là một mô hình kinh tế khá hiệu quả, giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là việc nuôi hươu sao để lấy lộc, nhung nai tuy bị coi kém phẩm chất hơn nhung hươu sao, nhưng có trọng lượng lớn hơn. Nhung hươu, nai cũng đã trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao
New Zealand.
New Zeland là quốc gia có sản lượng đàn hươu lớn nhất và nhung hươu New Zealand rất phổ biến và được ưa chuộng tại các nước châu Á. Hươu New Zeland khá đa dạng về giống loài như Hươu Rusa (Cervus timorensis russa), Hươu đỏ (Cervus elaphus), Hươu nai sừng tấm – Wapiti (Cervus canadensis), Nai (Cervus unicolor), Hươu Sika, Hươu hoang và một số loài hươu khác. Hình thức nuôi hươu ở New Zeland đã đạt đến quy mô công nghiệp. Các trang trại hươu New Zeland có diện tích rất rộng, trải dài, thức ăn cho hươu được gieo trồng khắp nơi tạo ra môi trường chăn thả hoàn toàn tự nhiên, hầu như không thấy hàng rào bao quanh như một số nơi, hươu có thể sống thoải mái như trong điều kiện tự nhiên. Hươu nuôi tại New Zealand ít bị stress, mệt mỏi hoặc ức chế, cho chất lượng thịt và nhung tốt nhất thế giới. Chất lượng và độ an toàn của nhung hươu Newzealand đã được thế giới công nhận.
Nga.
Việc nuôi hươu tại Nga tập trung tại vùng Siberia. Nhung hươu và sừng của con hươu Maral ở vùng Altai Sibiri thuộc Liên Bang Nga đã được các nhà khoa học Xô Viết từng so sánh với nhung hươu ở các nơi khác về chất lượng, các acidamin, nguyên tố vi lượng... thì thấy chất lượng nơi đay có nhiều nổi trội. Cũng chính nơi các nhà khoa học Liên Xô tìm ra tinh chất nhung hươu Pantocrin. ở khu vực này tồn tại và phát triển hai loại hươu chính: Hươu Maral và hươu sao, những năm gần đây các chuyên gia đưa giống hươu sao vào nuôi theo phương thức bán hoang dã giống như giống hươu Maral.
Hươu ở Sibiri được chăn thả trong các trang trại rộng lớn hàng hecta, điều kiện sống của chúng gần như hoang dã. Thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ, nấm và thảo dược nên nhung của chúng rất tốt. Nhung hươu của Nga được khai thác theo tiêu chuẩn của Nga, thời gian khai thác đại trà là 40-45 ngày tính từ ngày sừng bắt đầu nhú, chiều dài của nhung hươu khoảng 30 – 50 cm và phân ba nhánh, nếu khai thác sớm (ngắn) thì trong nhung hươu các chất gây béo sẽ chiếm đa phần.
Các cá thể hươu được lựa chọn kỹ càng từ những bố mẹ có thể trạng tốt và chúng được treo số trên tai để tiện khi chăm sóc, theo dõi. Chúng được sống trong các khu vực rộng lớn giáp bìa rừng- núi Altai, sống trong môi trường gần như tự nhiên nên hươu vẫn sống như bản năng vốn có của nó. Thức ăn của hươu rất phong phú bao gồm các loại cỏ thơm, lá cây, thảo dược, nấm… Mùa hè dùng máy cắt cỏ với số lượng lớn và phơi tái để tích trữ đến mùa đông làm thức ăn cho hươu. Nước uống của hươu là nước mưa, nước sông hồ là chủ yếu.
Trong quá trình nuôi hươu không dùng bất kỳ các loại hóa chất hay chất tăng trọng nào nên chất lượng nhung và thịt rất cao. Cỏ khô thu hoạch vào mùa hè làm thức ăn chính của hươu vào mùa đông. Mùa đông thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ khô được thu hoạch vào mùa hè. Trong tuyết trắng rất nhiều năng lượng, khi chúng tan ra những năng lượng đó được các loại cỏ, thảo dược thẩm thấu nên chất lượng thức ăn vào mùa xuân có giá trị dinh dưỡng rất cao. Giai đoạn nhung hươu mới nhú chưa được khai thác hoặc khai thác theo đơn hàng nhỏ.
Nai sừng tấm Á-Âu đã được nhốt giữ như vật nuôi nhốt ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pechora-Ilych vào tháng 12 năm 1952. Năm 1949 một chương trình nội địa nai sừng tấm Á-Âu có quy mô nhỏ đã được bắt đầu, liên quan đến các nỗ lực chọn lọc sinh sản của các loài động vật trên cơ sở đặc điểm hành vi của chúng. Từ năm 1963, chương trình đã tiếp tục tại trại nuôi Nai sừng tấm Kostroma, trong đó có một đàn 33 con nai sừng tấm thuần hóa như trong năm 2003. Nếu con nai có thể được nuôi, chúng có thể được cung cấp thức ăn chăn nuôi thực tế, sử dụng các sản phẩm khai thác gỗ: cành cây và vỏ cây. rất tốn kém để cung cấp nai sừng tấm Á-Âu nuôi nhốt với thức ăn phù hợp, như con nai này ăn uống cầu kỳ và sẽ không ăn nhánh cây dày hơn khoảng 10 mm (0,4 inch) hay đại loại như vậy.
Mặc dù ở giai đoạn này các trang trại không được dự kiến sẽ là một doanh nghiệp kinh doanh có lãi, thì nó cũng có một số thu nhập từ việc bán nai sừng tấm Á-Âu sữa và quảng bá cho các nhóm khách du lịch. Giá trị chính của nó, tuy nhiên, được nhìn thấy trong các cơ hội mà nó cung cấp cho các nghiên cứu trong sinh lý và hành vi của con nai sừng tấm, cũng như trong những hiểu biết nó cung cấp vào các nguyên tắc chung của động vật thuần hóa. Ở Thụy Điển, đã có một cuộc tranh luận vào cuối thế kỷ thứ 18 về giá trị quốc gia sử dụng con nai như một con vật nuôi nhà.
Những con nai sừng tấm Á-Âu con nhỏ sẽ không quên những con đường đến trại vào mùa đông, vì đây là nơi mà các bữa ăn hàng ngày của chúng luôn được phục vụ. Đây là cách chăn thả bán thuần có theo dõi của người dân của vùng đài nguyên, hoặc chăn cừu của thảo nguyên. Trong phần lớn năm, các con vật được phép dạo chơi tự do khắp khu rừng. Chúng thường không đi quá xa, tuy nhiên, bởi vì chúng biết các trang trại (hoặc trại mùa đông) là nơi để có được món ăn ưa thích của chúng và như một nơi an toàn để phục vụ cho việc sinh nở của chúng.
Một con bê con nai sừng tấm trang trại sinh được tách từ người mẹ của mình trong vòng 2-3 giờ sau khi sinh và được nâng lên bởi người dân. Đó là lần đầu tiên bú bình với một lượng sữa thay thế cho sữa mẹ, và sau đó cho ăn từ một cái xô. Kết quả là hiệu ứng imprinting làm con vật đang phát triển gắn liền với người dân, món yến mạch hấp sẽ vẫn là một trong các loại thực phẩm yêu thích cho phần còn lại của cuộc sống của nó. Trong khi đó, những con nai sừng tấm mẹ được vắt sữa bởi những cô gái vắt sữa của trang trại, do một cơ chế tương tự con nai con cái sẽ sớm nhận ra họ là "những đứa trẻ thay thế" của nó và yên tâm cho sữa.
Bình thường, nó có thể được cho chạy vào rừng; nó sẽ trở về với trang trại mỗi ngày để được vắt sữa trong phần còn lại của thời kỳ cho con bú mình (thông thường, cho đến tháng Chín hoặc tháng Mười). Vào mùa đông, các loài động vật dành nhiều thời gian ở các khu vườn này trong các khu rừng gần đó, nơi cây bị chặt để ăn các sản phẩm phụ của hoạt động khai thác. Các nguồn cung cấp dồi dào các loại thực phẩm rừng, cộng với khẩu phần ăn hàng ngày của yến mạch và nước muối giữ chúng xung quanh khu vực này thậm chí không cần phải có hàng rào.
Việt Nam.
Hươu đã được thuần hóa ở nhiều nơi trên thế giới, ở Việt Nam hươu sao cũng đã được nuôi khoảng 1 thế kỷ nay, đầu tiên ở vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh và Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện nay đã phát triển ra nhiều nơi Món quý nhất là huyết lộc hươu pha với rượu uống vào thì làm người ta trở nên khoẻ như vâm.
Hươu sao là một loài động vật quý hiếm và nhung hươu là vị thuốc bổ có giá trị cao. Hươu sao đã được nuôi dưỡng từ lâu đời ở Hà Tĩnh, nó đã trở thành nghề chăn nuôi truyền thống trong nông thôn, đã trở thành nghề chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, tổng số đàn hươu ở Hương Sơn đã đạt trên 1,2 ngàn con, số gia đình nuôi hươu đã tăng cao, có nhiều gia đình đã nuôi đến 10 - 30 con/hộ. Nghề nuôi hươu ở Quỳnh Lưu manh nha những năm 1928, 1930 tại vùng Quỳnh Tiến tại xã Tiến Thủy và đây là địa phương xuất hiện nghề nuôi hươu sớm nhất Việt Nam. Năm 1990, đàn hươu huyện Quỳnh Lưu lên tới 1,2 vạn con. Khi đó, lộc nhung đắt đỏ. Quỳnh Lưu là thủ phủ của hươu với 43 xã, thị trấn trong huyện có chuồng nuôi hươu. Xã Quỳnh Yên đứng đầu với số lượng hươu nuôi gần 2.000 con.
Tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều người nuôi hươu, nai lấy nhung, nghề chăn nuôi hươu, nai khá sớm ở vùng đất Hiếu Liêm, chính quyền nơi đây còn dự định biến "vùng đất hươu nai" này thành một thương hiệu du lịch – dịch vụ tỉnh. Tại xã Quỳnh Yên vào năm 2010, toàn xã có gần 70% số hộ dân nuôi với tổng đàn 1.853 con hươu, nai, trong đó có trên dưới 400 con nai. Xã Quỳnh Yên trở thành một xã đứng đầu huyện về số hộ kinh doanh con giống và lộc nhung. Riêng năm 2010, tại xã Quỳnh Yên thu hoạch được 5 - 6 tấn lộc hươu Xã Mã Đà và xã Hiếu Liêm có hàng trăm hộ nuôi hươu, nai với tổng đàn trên 1.000 con. Tuy nhiên, hơn 100 hộ dân nuôi hươu, nai ở xã Hiếu Liêm có nguy cơ bị phạt tiền và tịch thu vật nuôi vì không chứng minh được nguồn gốc của chúng, ở xã Hiếu Liêm có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng, nhưng chưa hợp pháp với tổng số 4 hươu sao và 422 nai. Đến nay, có 103 hộ nuôi 21 hươu sao và 408 nai không chứng minh được nguồn gốc vật nuôi.
Tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông trong hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao. Tại xã Hòa Kiến, năm 2011, có 10 hộ nuôi nai với 17 con thì đầu năm 2012, số hộ nuôi tăng lên gấp đôi với 37 con, tập trung tại các thôn Sơn Thọ, Xuân Hòa, Quan Quang, Tường Quang và Minh Đức. Cư Êbur là xã vùng ven của thành phố Buôn Ma Thuột, Phần lớn số hộ dân trong xã làm nghề nông, thu nhập chính của người dân là chăn nuôi nai với chăn nuôi 2.460 con nai lấy nhung và sinh sản nai giống, trong đó 50% là nai đực cho lấy nhung và 50% là nai cái sinh sản, đàn nai đực cho thu hơn 3 tấn nhung.
Chế độ ăn.
Thức ăn của hươu, nai không quá kén chọn, gồm tất cả các loại lá cây và cỏ, trung bình mỗi con ăn khoảng 10kg/ngày trong đó, trung bình mỗi ngày, một con hươu trưởng thành ăn khoảng 5 ký cỏ, lá/ngày hoặc 10 kg thức ăn nói chung, và nai thì ăn khoảng 10 ký/ngày. Vào thời kỳ động đực và lấy nhung, khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày khoảng 30 kg cỏ lá và chúng ăn 2 bữa ăn, bữa sáng sớm và bữa chiều tối. Không nên cho ăn thuần loại, vì ăn thế hươu nhanh chóng chán và không đủ chất dinh dưỡng.
Thức ăn phải được rửa sạch sẽ, và không nên cho hươu ăn lá cây bị ướt, vì dễ gây đau bụng. Hươu sống sạch sẽ, thường ăn các loại lá sung, mít, khoai lang, dây lạc, ngô, cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ sữa và nhiều loại củ quả như khoai lang, chuối... hươu, nai có thể ăn được cả trái điều là loại trái chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho chúng vào mùa cắt nhung. Vào mùa cắt nhung, cần cho hươu, nai ăn thêm tinh bột và những lá cây có nhiều nhựa như sung, mít, đu đủ... Ngoài ra, hàng tháng phải cho mỗi con hươu sao ăn chừng 0,5 đến 1 ký lá soan để xổ giun
Riêng hươu sao, nguồn thức ăn rất dồi dào, hơn nữa đây là loại động vật đã được thuần dưỡng từ lâu nên nhiều loài thức ăn hươu có thể ăn được, nó có thể ăn tới 50 loại thức ăn khác nhau, gồm: cỏ, lá cây, quả cây, rau và các loại chất bột. Chủ yếu là các loại lá mít, lá vả, lá sung, lá cây muối, lá dướng, lá hu đay (lá giấy), lá ngái, lá ngõa, lá vông, lá giới, lá khế, lá xoan, dây khoai lang, dây lạc, v.v. và nhiều loại củ quả: củ khoai, quả chuối...Nông dân biết chăn nuôi theo hướng thâm canh nên đã trồng cỏ để cho hươu như: cỏ voi, cỏ ghinê, cỏ sữa và còn có thể phơi khô để dành cho ăn dần. Nếu cho ăn cỏ tươi, lá cây và thêm một vài dạng thức ăn tinh bột để bồi bổ một cách đều đặn, đúng liều lượng thì hươu sao phát triển trọng lượng rất tốt.
Hươu sao thích ăn cỏ tươi (không ăn cỏ đã khô) và các loại lá cây (ngoại trừ lá cây bò cạp vàng là không ăn). Do vậy, muốn cho hươu sao ăn cỏ tươi phải bỏ vào chuồng vào lúc chiều hoặc chạng vạng tối (để tránh cỏ mau bị khô dưới sức nóng mặt trời). Người ta cũng thường bồi dưỡng cho hươu bằng các loại chất bột như cơm, cháo (nếp hoặc tẻ), ngô hạt luộc hoặc bắp ngô sống non, khoai lang (sống hoặc luộc), sắn củ tươi, các loại rau như rau muống, bắp cải, su hào, bí đỏ, cà rốt... Ngoài ra khi con vật gầy yếu, ốm, con đực ở thời kỳ sắp mọc nhung hay sau khi cắt nhung, sau khi giao phối với con cái, con cái ở thời kỳ nuôi con hay sắp tới thời kỳ động dục, người ta còn bồi dưỡng cho chúng bằng trứng (luộc hoặc nấu cháo).
Nai là con vật dễ tính, có sức đề kháng bệnh dịch, thức ăn cho nai ngoài cỏ voi, còn có thể sử dụng những sản phẩm phụ của nghề nông như cùi bắp hay vỏ bắp, lá cây xanh, rơm. nuôi nai cũng không khó, thức ăn cho nai rất đa dạng, ngoài các loại cỏ, lá cây còn có thể tận dụng các phế phụ phẩm trong gia đình, nai là loài vật ít bị bệnh nên tỷ lệ sống cao, có thể cắt cỏ, lá cây, thu lượm bơ rụng và nhiều phụ phẩm khác trong gia đình để cho nai ăn. Nhưng đến giai đoạn sắp lấy nhung thì phải bổ sung thêm 1 lượng thức ăn giàu dinh dưỡng như bột ngô, bột đậu tương và các loại vitamin hỗn hợp Chỉ thời gian nai sinh sản, hoặc cho cắt nhung mới phải bồi dưỡng cho nai những thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như: bột hạt bắp, bột đậu nành, bột đậu xanh, quả mít non.
Chuồng trại.
Mặc dù hươu sao đã được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ, nhưng tính nhát người vẫn còn rất mạnh, nên không thể thả lỏng như dê, bò mà phải có chuồng nhốt. Chuồng trại để nuôi hươu, nai tương đối đơn giản, mỗi con chỉ cần diện tích vài mét vuông, xung quanh được quây bằng lưới và lợp tôn che nắng mưa. Chuồng nhốt hẹp có lợi là ít tốn diện tích, rẻ tiền nhưng con vật nuôi bị nhốt gò bó sẽ gây suy thoái những phẩm chất vốn có khi còn sống hoang dã. Muốn nuôi tốt hơn thì chuồng cần làm rộng, một phần là nhà che mưa, phần để trống có cây che bóng mát có cỏ và cây bụi làm thức ăn.
Vào mùa động đực các con hươu sao đực hay tấn công lẫn nhau, dễ làm gãy nhung trên đầu hoặc mang thương tích. Trong chuồng, nơi tập trung để thức ăn phải được tráng xi măng cho khô ráo, sạch sẽ, nếu không có tàng cây cao che bóng mát thì phải lợp thêm mái tôn bên trên để chống nắng, mưa. Thường thì hươu sao thích nằm nghỉ ngơi trên mặt đất, dưới các tàng cây có bóng mát sau khi ăn. Chọn nơi không ồn ào, hợp vệ sinh, không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thoát sinh hoạt gia đình hay nguồn nước thải chưa qua xử lý của các khu công nghiệp, khu chế suất, diện tích chuồng phải tương đối rộng và trong chuồng nuôi phải có thêm một số cây có tàng lá xum xuê để che chắn sức nóng của ánh mặt trời, phải gần những nơi có cỏ tươi với số lượng nhiều để cắt cho hươu sao ăn.
Chuồng làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Người ta thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30–40 cm và thường xuyên đổ tro, trấu làm cho phân và nền chuồng luôn được khô. Mỗi con hươu đực phải nhốt riêng ở một ngăn, hươu cái và hươu con nhốt chung. Vì vậy, mỗi chuồng tối thiểu phải có một ngăn, nhiều là 5 ngăn, phải có một ngăn dự trữ dùng để nhốt hươu khi các ngăn khác cầu làm vệ sinh, cần sửa chữa hoặc khu nuôi nhiều hươu cái mà có một con động dục cần phải nhốt riêng con đó với hươu nòi để phối giống. Mỗi ngăn thường làm 3 cửa: Một cửa mở ra phía ngoài để người ra vào khi cần, một cửa chung với ngăn bên để có thể lùa hươu từ ngăn này qua ngăn khác và cửa thứ 3 là cửa nhỏ hươu chỉ chui đầu lọt, thò cổ ra ngoài để ăn.
Động dục.
Hươu sao (cả đực và cái) hai tuổi thì trưởng thành sinh dục (động dục và giao phối). Chúng động dục vào mùa thu và đẻ vào mùa xuân, thời gian chửa khoảng 6 tháng rưỡi đến 7 tháng, cả con đực và con cái đều động dục có mùa, khi con đực đã chín muồi thì không được nhốt chung với con cái, vì lúc con đực đòi nhảy mà con cái trốn chạy, nó có thể phát khùng và húc chết con cái. Khi con cái động dục có biểu hiện là việc kêu rống, đi lại nhiều trong chỗ nuôi nhốt, hay nhìn về phía con đực, lúc ấy cần cho đực và cái gặp nhau, sau khi cho giao phối mà con cái chưa chửa thì khoảng 20 ngày sau lại động dục, nếu sau thời gian ấy không thấy con cái có biểu hiện động dục là giao phối đã thành công và cần nhốt riêng.
Những con đực chưa đến mùa sinh dục có thể nhốt chung, nhưng trong mùa sinh dục phải nhốt riêng. Một con đực có thể cho giao phối với 10 con cái, nhưng sắp tới mùa sinh dục và sau khi cho giao phối cần bồi dưỡng, con đực nòi nào mà cho giao phối với nhiều con cái thì không nên cho cắt nhung. Đối với nai thì chỉ 14 tháng tuổi nai đực đã cho nhung và nai cái bắt đầu sinh sản; sau đó cứ chu kỳ 1 năm nai đực cho cắt nhung 2 lần, còn nai cái sinh sản một con giống. Hươu sao sinh sản 1 lứa/năm. Mùa giao phối từ tháng 5 đến tháng 9. Hơn 7 tháng sau hươu sinh sản, số lượng thường là một con, hiếm khi sinh đôi
Chọn giống.
Trong chọn giống để chăn nuôi, người ta thường chọn những cá thể có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu đực có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông cómàu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màutrắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm tối, đốm trắng mờ hẳn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. nhược điểm sau thì không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống.
Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những con có nhược điểm là Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn. Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.
Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường. Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước, không nên chọn những con có Bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị bệnh.Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có bộ phận sinh dục không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy phối kém.
Đối với hươu cái, người ta thường chọn nuôi những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ,cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, thể chất lông da thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân cónhững đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thểchậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.
Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừngrộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt. Chọn những con có ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt, loại những con Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn.Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn,lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.Mông và đùi sau: Chọn những con nông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõchắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn những con nông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.
Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì thể nên chọn những con có Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, haichân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chântrước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước. Không nên chọn những con có 4 chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường hay bị bệnh.Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu chọn bộ phận nàyrất quan trọng nên chú ý chọn những con có Bộ phận sinh dục hoàn thiện, Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt, nuôi con giỏi,không nên chọn những con có đặc điểm Bộ phận sinh dục khuyết tật, khó phối giống,biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không biết nuôi con. Con cái dễ phối giống, mắn đẻ, nuôi con giỏi, tạp ăn, sữa tốt.
Lấy lộc.
Sau 2 năm nuôi, hươu và nai đực bắt đầu ra sừng, còn gọi là nhung, một con hươu đầu đàn to lớn, nặng trên năm chục cân, mỗi mùa cắt được 1,2 kg lộc, Nai nuôi 2 năm tuổi thì có thể lấy nhung nếu chăm sóc tốt thì 1 năm cắt nhung 2 lần. Nai cái mỗi năm đẻ 1 lứa. Nhung hươu, nai có giá trị cao, ngoài công dụng bồi bổ cơ thể, nhung hươu, nai còn chữa được nhiều loại bệnh, người ta thường ca ngợi nó trong 4 thứ thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
Người nuôi có thể cắt nhung và thời gian cắt kéo dài đến tháng hai, tháng ba âm lịch. Mỗi cặp nhung hươu nặng khoảng từ 400 đến 600 gram, nai khoảng 1 đến 1,6 kg, nếu được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, biết thúc vào thời điểm gần cắt, có cặp nhung nặng đến 2 kg. Bình quân mỗi năm có thể cắt nhung từ một đến hai lần ở mỗi con. Trong một năm, nai đực cho cắt nhung 2 đợt vào mùa xuân và mùa thu, với trọng lượng nhung từ 2–4 kg/con, thậm chí, có nai đực giống tốt, trong một năm có thể cho thu tới 8 kg nhung. Nhiều con hươu sau khi cắt vài tháng lại mọc thêm nhung, gọi là nhung tái sinh, mỗi cặp chỉ hai ba lạng, giá rẻ hơn nhung cắt ban đầu.
Khi cắt nhung phải dùng dụng cụ sắc như cưa và được khử trùng cẩn thận, cắt xong phải tiến hành cầm máu nhanh bằng các loại thuốc lá để tránh mất sức cho hươu, nai. Sau đó cho hươu, nai ăn nhiều hơn ngày thường và bổ sung thêm thức ăn tinh bột để giúp chúng nhanh hồi sức. Nếu chăm sóc tốt, hươu, nai có thể cho nhung đến hơn 20 năm. Như thời điểm cắt nhung, phải kiểm tra kỹ chuồng trại, kiểm tra cát lót dưới đất độ dày tới đâu, dụng cụ cắt nhung, rơm lót đầu nai…để khi giật nai xuống cắt nhung tránh tình trạng nai bị thương dẫn đến chết.
Đối với nai đen, Nai đực lấy nhung, chăm sóc nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là quan trọng nhất trong chăn nuôi nai vì nhung nai sản sản phẩm thiết yếu nhất của nai, nai ra nhung (sừng non) thường nhú ra từ tháng 6 đến 9, muốn có cặp nhung tốt thì phải bồi dưỡng cho nai nhất là 1-2 tháng trước khi ra nhung, ngoài khẩu phần ăn bình thường hàng ngày cần bổ sung thêm thêm 0,5 đến 0,7 kg thức ăn hỗn hợp tinh, 1 đến 2 kg trái cây, tảng liếm khoáng treo ở đầu chuồng cho nai liêm tự do và 5 đến 7 ngày và cho ăn bổ sung từ 1 đến 2 quả trứng. Khi nhung nai mới nhú tránh rượt đuổi nai làm nai trượt ngã gãy nhung. Cắt nhung xong phải cầm máu, sát trung và băng kín chỗ cắt tránh ruỗi nhặng đậu vào gây nhiễm trùng, đồng thời nấu cháo gạo bối dưỡng cho nai chóng hồi phục. Thường lấy nhung nai 1 lần 1 cặp/năm cũng có khi 2 lần 2 cặp/năm. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật cắt nhung sau 50-60 ngày kể từ khi mọc nhung thì mỗi năm 1 nai đực có thể cho 1 cặp nhung 0,9-1,0 kg/năm, cá biệt có con cho 1,5-1,6 kg/năm. Nếu khai thác non thì mỗi năm cho 2 cặp nhung 0.4-0.5 kg, cá biệt có con cho 2 cặp nhung, mỗi cặp 0.7-0.8 kg. Trong điều kiện nuôi nhốt một dời nai có thể kéo dài 15 năm và cho 15-17 cặp nhung.
Trong thời gian nai mang thai nên nhốt riêng mỗi con một ô chuồng để tiện quản lý và chăm sóc. Giai đoạn mang thai thời kỳ đầu từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 5 cho nai ăn thức ăn bình thường. Giai đoạn mang thai thời kỳ 2 từ tháng thứ 6 đến lúc đẻ bổ sung thêm 0,5-0,7 kg thức ăn hỗn hợp tinh, cho ăn 2–3 kg trái cây, tảng liếm khoáng treo ở đầu chuồng cho nai liếm tự do. Thức ăn xanh cần cho ăn đa dạng hơn và cháo, cám, đu đủ, ngô. Khi nai con được 3 tháng tuổi đã biết tập ăn cỏ lá thì khẩu phần thức ăn của mẹ trở lại bình thường. Trong trường hợp nai cái lâu ngày không chửa đẻ ta phải tiêm hormol kích thích sinh dục. Nếu nai đẻ lứa đầu không biết cho con bú ta phải giữ bắt con mẹ cho con bú. Nai con mới đẻ ra cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất 3-4 giờ sau khi đẻ. Nếu nai mẹ thiếu sữa thức ăn tập ăn kém chất lượng làm cho nai rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, hàng ngày cho nai vận động và tiếp xúc với con người tạo điều kiện cho nó thân thiết với con người.
Bệnh tật.
Hươu nai sống rất sạch, không ăn các loại thức ăn bẩn, ôi thiu nên chúng ít bị bệnh, thỉnh thoảng mới bị các loại bệnh thông thường như: sình bụng, ỉa chảy, ký sinh trùng và chỉ cần điều trị như các loại gia súc khác, hươu sao có sức đề kháng bệnh tương đối cao, ít khi bị bệnh lặt vặt. Nếu nuôi hươu sao, cần lưu ý nguồn nước hợp vệ sinh như nước thủy cục hoặc nước giếng đóng có độ ph từ 6,5 đến 8,5 cũng đều sử dụng được. Tuy nhiên, ở Nghệ An đã xuất hiện một loại dịch lạ làm cho đàn hươu, nai của huyện chỉ bỏ ăn mấy ngày, sốt, chướng bụng rồi lăn ra chết hàng loạt. Cuối năm 2010, đầu 2011, hươu Quỳnh Lưu đứng trước nguy cơ toàn huyện có 483 con hươu bị chết. Nhiều con đang khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, bỗng lăn ra chết. Ngoài ra, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Hươu sao là loài vật ít bị nhiễm bệnh nếu khu vực chuồng trại thường xuyên được vệ sinh, cách ly với môi trường bên ngoài.
Đối với loài nai đen, Nai dễ bị mắc bệnh cảm nóng và say nắng vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 ở Việt Nam do ở ngoài nắng gắt quá lâu, thiếu nước uống. Nai đột nhiên trông lờ đờ chậm chạp, thường hay nằm, không nhai lại, mạch nhanh, thở gấp, mắt đỏ ngầu, có khi mồ hôi toát ra đầm đìa. Không can thịêp kịp thời nai có thể bị chết. Vào mùa hè không cho nai ở ngoài trời nắng gắt quá lâu. Trong sân vườn nên có nhiều cây bóng mát, đặt nhiều chậu đựng nước có pha muối cho nai uống. Bệnh chướng bụng đầy hơi do nai ăn phải thức ăn kém phẩm chất, như lá cỏ bị thối, mốc, hoặc lá cỏ tươi còn ướt nước hoặc đẫm sương, chúng cũng bị bệnh do nai ăn nhanh quá hay no quá, nhất là ăn no xong lại vận động ngay. Cũng có thể do thay đổi thức ăn đột ngột, từ thức ăn tươi chuyển sang thức ăn khô, hoặc cho ăn no đói thất thường. Do do thức ăn trong dạ cỏ lên men nhanh, sinh ra nhiều hơi, làm bụng phình chướng lên về phía bên trái (phồng cao hơn cả mõm xương hông).
Nếu lấy ngón tay gõ vào vùng bụng này sẽ nghe như tiếng trống. Trực tràng đầy phân, dạ cỏ mất phản xạ co bóp, ngày càng chướng to ép lên cơ hoành, gây rối loạn tuần hoàn. Con vật thở rất khó khăn 2 lỗ mũi nở to, mạch nhanh, cổ cứng đờ. Bệnh nặng hơn nữa thì nai sùi bọt mép, ra mồ hôi đầm đìa, mạch yếu dần, rồi chết vì ngạt thở. Do đó trong chăn nuôi không cho nai ăn những thức ăn kém phẩm chất, không cho ăn quá no và sau khi ăn cần tránh cho vận động quá mức. Không cho ăn lá, cỏ ướt nhiều thành phần và khối lượng thức ăn cần thay đổi dần dần tránh đột ngột. Đối với bệnh ỉa chảy thì triệu chứng có thể thấy là nai đi phân lỏng do thức ăn kém phẩm chất hoặc do ăn nhiều thức ăn ướt có nhiều nước như củ khoai lang, dây lạc, thức ăn ủ xanh hay đường tiêu hoá bị viêm hoặc giun sán quá nhiều. Thời tiết thay đổi đột ngột, ăn ở bẩn và chật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này. Nai kém ăn, hơi sốt, mũi khô, lông xơ xác.
Thời gian đầu thường táo bón, sau ỉa lỏng nhiều lần, làm dính bẩn từ khấu đuôi đến khoeo chân. Phân có màu xanh vàng, sau xanh đen xám, mùi thối khắm, nhiều khi có lẫn những màng nhầy. Nai bị bệnh gầy đi rất nhanh do mất nhiều nước, kiệt sức dần rồi chết. Ban đầu để nai nhịn ăn hẳn trong 1-2 ngày và cho uống nhiều nước sắc đặc những thứ lá chát như búp ổi, lá sim, hồng xiêm để tống hết những thức ăn còn trong dạ dày và cho ăn cháo gạo hay cháo cám có bỏ muối mấy ngày sau khi khỏi đồng thời. | 1 | null |
Trong vật lý hạt, phương trình Dirac là một phương trình sóng tương đối tính do nhà vật lý người Anh Paul Dirac nêu ra vào năm 1928 và sau này được coi như là kết quả mở rộng của các nghiên cứu thực hiện bởi Wolfgang Pauli. Trong dạng tự do, hay bao gồm tương tác điện từ, phương trình này miêu tả hành trạng của các hạt với spin-½, như electron và quark, đồng thời nó nhất quán với các nguyên lý của cơ học lượng tử và của thuyết tương đối hẹp. Phương trình này là lý thuyết cơ học lượng tử đầu tiên tính đến đầy đủ các đặc tính của thuyết tương đối hẹp.
Phương trình cũng miêu tả cấu trúc trong dải phổ hiđrô theo một cách rất phức tạp. Hệ quả của phương trình này cũng hàm ý sự tồn tại của một dạng vật chất mới đó là "phản vật chất", mà cho đến thời điểm nó các nhà vật lý chưa hề nghĩ tới hay quan sát được, và sau đó phản vật chất đã được phát hiện bằng thực nghiệm. Phương trình cũng cung cấp sự hiệu chỉnh lý thuyết bằng việc đưa ra các hàm sóng chứa một số thành phần trong lý thuyết của Pauli về spin; hàm sóng trong lý thuyết của Dirac là các vectơ với bốn thành phần là các số phức (còn gọi là bispinor), hai trong số chúng giống với hàm sóng Pauli trong giới hạn phi tương đối tính, khác với phương trình Schrödinger mà miêu tả hàm sóng chỉ có một thành phần phức. Hơn nữa, trong trường hợp khối lượng gán bằng 0, phương trình Dirac trở thành phương trình Weyl.
Mặc dù ban đầu Dirac không hoàn toàn đánh giá đầy đủ ý nghĩa quan trọng của phương trình này, nhưng với hệ quả của việc giải thích spin trong sự thống nhất giữa cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp - cũng như tiên đoán và phát hiện ra positron— thể hiện lý thuyết và phương trình Dirac là một trong những thành tựu to lớn của vật lý lý thuyết. Phương trình là sự hội tụ của các công trình của Newton, Maxwell, và Einstein trước ông. Trong lý thuyết trường lượng tử, phương trình Dirac được giải thích theo nghĩa khác nhằm miêu tả trường lượng tử tương ứng với các hạt có spin-½.
Biểu diễn toán học.
Phương trình Dirac trong dạng ban đầu viết bởi Dirac là:
với là hàm sóng bốn thành phần cho electron có khối lượng nghỉ trong hệ tọa độ không thời gian . Các đại lượng là những thành phần của vectơ động lượng, được hiểu như là toán tử động lượng trong lý thuyết của Schrödinger. Các hằng số, là tốc độ ánh sáng, và là hằng số Planck chia cho . Những hằng số vật lý này lần lượt đại diện cho thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử.
Dirac đề xuất khi chứng minh phương trình này để giải thích các hành vi của electron chuyển động tương đối tính, và cũng cho phép nguyên tử được được nhìn nhận một cách phù hợp trong thuyết tương đối. Ông hi vọng rằng phương pháp của ông có thể giải quyết các vấn đề về phổ nguyên tử.
Hàm sóng được biễu diễn dưới dạng vector 4 chiều, và là những ma trận 4x4. Chúng giải thích cho siêu vị trsi của một electron spin-up, spin-down và poítronn spin-up. spin-down.
Các đại lượng and là những ma trận 4x4, chúng đều là các ma trận Hermit và bình phương của chúng bằng ma trận đơn vị
Các ma trận này phản giao hoán lẫn nhau, có nghĩa là nếu và khác nhau thì:
formula_2
formula_2
Tạo phương trình Schrodinger tương đối tính
Phương trình Dirac gần giống với phương trình Schrodinger cho một hạt tự do có khối lượng:
formula_4
Vế trái được biểu diễn bởi bình phương toán tử động lượng chia cho 2 lần khối lượng, ta được động lượng phi tương đối tính. Bởi vì thuyết tương đối coi không thời gian là 1 đối tượng, việc tương đối tính hóa phương trình này đòi hỏi đạo hàm theo không thời gian phải có tính đối xứng giống như trong phương trình Maxwell - phương trình phải có cùng bậc không thời gian. Trong thuyết tương đối, động lượng và năng lượng là thành phần của vector động lượng 4 chiều, quan hệ giữa chúng:
formula_5
điều đó cho thấy độ dài của động lượng 4 chiều chính là khối lượng nghỉ m, thay thế cho toán tử năng lượng và động lượng từ phương trình Schrodinger, ta được phương trình Klein-Gordon mô tả sóng, được cấu thành từ các bất biến tương đối tính,
formula_6
Với hàm "ϕ" là một đại lượng vô hướng, một số phức có cùng giá trị cho mọi hệ quy chiếu. Đạo hàm của không thời gian đều có bậc là 2. Điều đó dẫn tới một hệ quả là, phải tồn tại một giá trị ban đầu của hàm sóng thỏa mãn ý nghĩa xác suất của hàm sóng: tại một điểm cho trước, mật độ xác suất để tồn tại một hạt là
formula_7
mật độ này liên hệ tới mật độ dòng xác suất như sau:
formula_8
sự trao đổi của mật độ dòng và mật độ thể tích qua phương trình bảo toàn:
formula_9
Ta có thể biểu diễn mật độ dòng dưới dạng vector 4 chiều:
formula_10
trong đó thành phần thứ 4 của vector chính là đạo hàm của mật độ xác suất theo thời gian. Ở phương trình trên, vai trò của không thời gian là tương đương nhau, do đó, nó thỏa mãn thuyết tương đối, giá trị ban đầu của "ψ" có thể được chọn tự do
Nhóm Dirac
Dirac đã thử một phương trình bậc một của cả không thời gian. Một trong số đó chính là
formula_11
thay thế p bằng toán tử tương đương, mở rộng căn bậc 2 của chuỗi đạo hàm vô hạn... nhiều cách đã được thử qua. Phần lớn nhà vật lý có những sai sót nhỏ, mặc dù về mạt kĩ thuật là chúng phù hợp.
Câu chuyện vẫn tiếp tục, Dirac cuối cùng đã tìm được ý tưởng bằng cách thay thế căn bậc 2 bằng
formula_12
bằng cách phân tích vế phải, ta đòi hỏi các số hạng như ∂"x"∂"y" phải bị triệt tiêu, giả sử
formula_13
với
formula_14
Dirac ngay lập tức hiểu tằng các điều kiện trên sẽ gặp nhau nếu như "A", "B", "C và" "D" có dạng ma trận, với ngụ ý rằng hàm sóng có nhiều thành phần. Điều này giải thích tại sao sự xuất hiện của hàm sóng 2 thành phần trong lý thuyết về spin của Pauli, có điều gì đó bí ẩn, ngay cả với bản thân Pauli. Tuy nhiên, cần phải có tối thiểu một ma trận 4x4 để thiết lập hệ thống với các tính chất được yêu cầu - do đó hàm sóng có 4 thành phần, không phải 2 như trong lý thuyết của Pauli, hay 1 như trong lý thuyết của Schrodinger. Hàm sóng 4 thành phần đại diện cho một lớp thực thể toán học mới trong vật lý lý thuyết.
Cho trước hệ số trong các số hạng của những ma trận trên, ta có thể viết được phương trình
formula_15
với formula_16 được xác định. Áp dụng một lần nữa toán tử ma trận lên cả 2 vế ta thu được
formula_17
Ta thu được formula_18, suy ra các thành phần của hàm sóng từng cái m thỏa mãn điều kiện năng lượng-động lượng:
formula_19
Đặt formula_20
và bởi vì formula_21
ta thu được phương trình Dirac như bên trên. | 1 | null |
Kenny Quan Trí Bân (sinh ngày 30 tháng 12 năm 1980) là ca sĩ, diễn viên Hồng Kông, trực thuộc Tập đoàn Giải trí Anh Hoàng Emperor Entertainment Group. Anh sinh ra tại Philippines, nhưng trưởng thành ở Hồng Kông.
Năm 20 tuổi, Kenny cùng bạn thân của anh - Steven Trương Chí Hằng Steven Cheung được chọn để thành lập nhóm nhạc Boy'z.
Năm 2005, Kenny được yêu cầu rời khỏi Boy'z để phát triển sự nghiệp solo của mình. Anh phát hành 3 album: "Oncoming", "Musick", và "Mie Wo Sagashite"
Năm 2010, Kenny và Steven trở lại với Boy'z, họ cho ra mắt album mới "Ready to go" vào năm 2011. Với album này, họ đã giành được giải ca khúc Phổ Thông hay nhất cho "Sexy Body".
Cũng từ năm 2010, Kenny chủ yếu phát triển sự nghiệp ở Đại Lục. Anh tham gia các bộ phim "Vũ đài thanh xuân" với Han Geng, Huỳnh Dịch, "Kiếm hiệp tình duyên" với Tạ Đình Phong, Thái Trác Nghiên, "Banana Boy", nhưng mãi đến bộ phim Truy Ngư Truyền kỳ, Kenny diễn vai Trương Chân bên cạnh tiểu hoa đán Đại Lục, Triệu Lệ Dĩnh thì tên tuổi anh mới thật sự bật sáng.
Truy ngư truyền kỳ đã đạt được thứ hạng rating cao nhất trong mùa phim hè, đưa Kenny vào top nam diễn viên triển vọng. Tiếp nối thành công đó, năm 2013, Kenny tiếp tục tham gia 2 phim "Bí mật người vợ" và "Tú Lệ giang sơn" bên cạnh Lâm Tâm Như, Viên Hoằng
Ảnh.
Quan Trí Bân năm 2006 | 1 | null |
Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ban Bí thư) là cơ quan thường trực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tạo thành 1 cấu trúc song song tồn tại cùng các tổ chức Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Tổng Bí thư chủ trì.
Vai trò quan trọng nhất của Ban Bí thư liên quan đến việc ra quyết định nhân sự ở cả hai cơ quan Đảng và Nhà nước (không có Quân đội).
Ban Bí thư là cơ quan làm việc của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư. Ngoài ra Ban Bí thư còn liên quan đến cấu trúc của Đảng. Ban Bí thư có quyền hành trong Đảng Cộng sản Trung Quốc theo quy định tại Điều lệ và Quy chế của Đảng. Bộ chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị có thể bầu chọn hoặc chỉ định Ủy viên trong Ban Bí thư.
Lịch sử.
Tại Hội nghị Trung ương 5 Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1/1934),Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được đổi tên thành Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng.
Tại Đại hội 8 tháng 9 năm 1956, Ban Bí thư Ủy ban Trung ương đổi tên thành Ban Thường vụ Bộ Chính trị.Tại Đại hội 8 chọn ra được 12 người vào Ban Bí thư.Nhiệm vụ giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc,dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị,Ban Bí thư thực hiện quyền lực không có thẩm quyền.Từ tháng 4/1969 đến tháng 2/1980 không có Ban Bí thư.Tại Hội nghị Trung ương 5 Đại hội 11 (2/1980) quyết định khôi phục lại Ban Bí thư.Sau Đại hội 13 Ban Bí thư là cơ quan quyền lực của Đảng cùng với Bộ Chính trị,Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Từ 1956-1966 Tổng Thư ký Ban Bí thư được thiết lập với quyền hạn chức vụ còn tồn tại đến ngày nay.Tổng Thư ký đầu tiên là Đặng Tiểu Bình.Khi Cách mạng Văn hóa nổ ra (1966) Ban Bí thư bị xóa bỏ.Tháng 2 năm 1980 quyết định khôi phục lại chức danh Tổng Thư ký.Tháng 9/1982 quyết định bãi bỏ chức danh Tổng Thư ký thay vào đó Ban Bí thư chịu trách nhiệm công việc trực tiếp dưới Tổng Bí thư.
Sau thời kỳ Cải cách,tại các kỳ Đại hội 13, 14, 17, 18 trong Ban Bí thư không có thành viên của Quân đội.
Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu Ban Bí thư thường gồm: 1 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị làm bí thư ban, Phó Thủ tướng, Hiệu Trưởng Trường Đảng TW, Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng ban Tuyên giáo TW, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, Phó Bí thư Ban kiểm tra kỷ luật TW,
Các thành viên ít xuất hiện hơn gồm có: Bí thư ban Kiểm Tra, Bí thư ban chính Pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Ủy viên Quốc Vụ Viện, Tổng thư ký Quốc Vụ Viện, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương...
Danh sách Ủy viên Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng qua các thời kỳ.
Đại hội 8.
Tổng Bí thư Ban Bí thư: Đặng Tiểu Bình
Bí thư: Đặng Tiểu Bình; Bành Chân (miễn nhiệm năm 1966); Vương Giá Tường; Đàm Chấn Lâm; Đàm Chính (miễn nhiệm năm 1962); Hoàng Khắc Thành (miễn nhiệm năm 1962); Lý Tuyết Phong; Lý Phú Xuân (Bổ sung thay thế năm 1958); Lý Tiên Niệm (Bổ sung thay thế năm 1958); Lục Định Nhất (Bổ sung thay thế 1962, miễn nhiệm năm 1966); Khang Sinh (Bổ sung thay thế năm 1962); La Thụy Khanh (Bổ sung thay thế năm 1962, miễn nhiệm năm 1966); Đào Chú (tăng tuyển Bí thư Thường vụ năm 1966); Diệp Kiếm Anh (Bổ sung thay thế năm 1966); Tạ Phú Trị (bổ sung năm 1966); Lưu Ninh Nhất (bổ sung năm 1966).
Bí thư Dự khuyết: Lưu Lan Đào; Dương Thượng Côn (miễn nhiệm năm 1966); Hồ Kiều Mộc.
Đại hội 11.
Từ tháng 2 năm 1980 đến tháng 9 năm 1982
Đại hội 12.
Từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 10 năm 1987
Đại hội 13.
Từ tháng 10 năm 1987 đến tháng 10 năm 1992
Đại hội 14.
Từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 9 năm 1997
Đại hội 15.
Từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 11 năm 2002
Đại hội 16.
Từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 10 năm 2007
Đại hội 17.
Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 11 năm 2012
Đại hội 18.
Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 10 năm 2017
Đại hội 19.
Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2022
Đại hội 20.
Từ tháng 10 năm 2022 đến nay | 1 | null |
Hồ Kleinhesselohe là hồ nhân tạo và thuộc Vườn Anh (München) (600 m phía Đông của trạm U-Bahn Münchner Freiheit). Hồ nằm ngay phía Nam của Isarring, mà tách Hirschau với vùng phía Nam của vườn Anh, và cũng là nơi ưu thích của du khách.
Lịch sử.
Hồ được Reinhard von Werneck, Thiếu tướng chịu trách nhiệm cho vườn từ 1799 tới 1803, cho đào vào năm 1803, ban đầu rộng khoảng 3,5 ha giữa Schwabing (hồi đó còn là một làng ở phía Bắc của München) và Kleinhesselohe (hồi đó là một trạm gác nằm ở bìa phía Bắc của vườn cũng như là cổng vào Hirschau nằm ở phía Bắc. Người trông vườn dựng một quán bán bia tạm bợ cho những người làm việc trong vườn. Chẳng bao lâu người ta bán cả sữa và các món ăn nguội và trở thành một điểm hẹn được ưa thích cho những người đi dạo trong vườn. Một chòi cho nhảy đầm càng lôi cuốn thêm du khách.
Từ năm 1807 tới 1812 hồ được người kế tiếp của Werneck Friedrich Ludwig Sckell, một kiến trúc sư công viên, mở rộng ra hơn gấp đôi và có diện tích của hồ bây giờ. Do được mở rộng hồ bây giờ nằm rất gần Kleinhesselohe, và cái quán Biergarten đó bây giờ là Seehaus. Từ năm 1882 cho tới 1883 Gabriel von Seidl cho xây một nhà chứa thuyền có bán thức ăn. Nhà này vào năm 1935 được thay thế bởi Rudolf Esterer với một ngôi nhà mới có sân ngồi bên hồ, cho tới khi bị giật sập vào năm 1970 rất được ưa thích. Để thế vào chỗ đó người ta định xây một làng Nhật, tuy nhiên dự định này không bao giờ được hình thành vì rất tốn kém. Mãi đến 15 năm sau thì Seehaus hiện thời mới được xây thay thế cho một căn nhà được xây tạm. | 1 | null |
Đây là danh sách các lần mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ, bắt đầu khi Hoa Kỳ giành được độc lập. Chú ý là danh sách này chính yếu chỉ nói về các vùng đất mà Hoa Kỳ thu được từ các quốc gia dân tộc. Các vùng lãnh thổ thu được từ người bản địa Mỹ không được liệt kê ở đây.
1783–1853.
"Hiệp ước Paris (1783)" với Vương quốc Anh đã định hình ra biên giới ban đầu của Hoa Kỳ. Có một số điểm mơ hồ không rõ ràng trong hiệp ước này có liên quan đến biên giới chính xác với Canada vì thế dẫn đến các vụ tranh chấp và được giải quyết bởi Hiệp ước Webster-Ashburton năm 1842.
Louisiana.
"Vùng đất mua Louisiana" được thương lượng với Napoleon vào năm 1803 trong thời tổng thống Thomas Jefferson. Lãnh thổ này được mua từ Pháp với giá $15 triệu đô la Mỹ (tương đương với $ vào thời điểm ngày nay). Một phần nhỏ của vùng đất này bị nhượng lại cho Vương quốc Anh 1818 để đổi lấy vùng lòng chảo sông Red. Phần nhiều hơn thế được nhượng lại cho Tây Ban Nha vào năm 1819 để đổi lấy vùng đất Florida nhưng sau này bị Hoa Kỳ lấy lại sau khi sáp nhập Texas và thu được Nhượng địa Mexico.
Tây Florida.
"Tây Florida" bị Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền vào năm 1810 dưới thời tổng thống James Madison. Lúc đó Lục quân Hoa Kỳ chiếm giữ quốc gia mới này 90 ngày sau khi nó tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha.
Sông Red.
Những phần đất của vùng "Rupert's Land" và "Thuộc địa Sông Red" nằm ở phía nam vĩ tuyến 49 độ trong lòng chảo Sông Red (miền Bắc Hoa Kỳ) được thu nhận năm 1818 từ tay Vương quốc Anh theo Hiệp ước 1818.
Đông Florida.
Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 với Tây Ban Nha đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại "Đông Florida" và "Quốc gia Tự do Sabine". Tây Ban Nha cũng từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối Xứ Oregon theo hiệp ước này. Điều khoản III của hiệp ước, khi thị sát đúng mức, thì thấy rằng Hoa Kỳ cũng giành được một phần đất nhỏ thuộc vùng trung Colorado.
Dọc biên giới với Canada.
"Hiệp ước Webster-Ashburton" với Anh năm 1842 đưa đến việc phân chia lãnh thổ tranh chấp tại tiểu bang Maine và tỉnh bang New Brunswick và kết thúc phân định biên giới với Canada, bao gồm lãnh thổ tranh chấp Cộng hòa Indian Stream. Năm 1850 Anh nhượng cho HOa Kỳ ít hơn một mẫu Anh dãy đá ngầm (Đá Horseshoe) trong Hồ Erie gần thành phố Buffalo để làm hải đăng.
Texas.
Sự kiện Texas bị sáp nhập vào Hoa Kỳ năm 1845: Cộng hòa Texas độc lập từ lâu đã tìm cách gia nhập liên bang Hoa Kỳ mặc cho México tuyên bố chủ quyền. Nhà lãnh đạo Mexico Antonio López de Santa Anna cảnh cáo rằng việc gia nhập vào liên bang Hoa Kỳ "là đồng nghĩa với việc tuyên chiến chống Cộng hòa Mexico". Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận việc sáp nhập Texas vào ngày 28 tháng 2 năm 1845. Ngày 29 tháng 12 năm 1845, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của Hoa Kỳ. Texas trước đó đã tuyên bố chủ quyền đối với New Mexico nằm ở phía đông Rio Grande nhưng chỉ tiến hành một lần chiếm đóng không thành công. New Mexico bị Lục quân Hoa Kỳ chiếm được vào tháng 8 năm 1846 và rồi sau đó quản lý nó riêng biệt khỏi tiểu bang Texas. Mexico nhìn nhận mất lãnh thổ này trong Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848.
Oregon.
Xứ Oregon, một khu vực thuộc Bắc Mỹ nằm về phía tây Rặng Thạch Sơn kéo dài ra tận Thái Bình Dương, từng do Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cùng kiểm soát theo sau Công ước Mỹ-Anh 1818 cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1846 khi Hiệp ước Oregon phân chia lãnh thổ này tại vĩ tuyến 49 (Xem tranh chấp ranh giới Oregon). Quần đảo San Juan cùng bị Anh và Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền và cùng bị hai quốc gia chiếm đóng từ 1846–72 vì có sự mơ hồ không rõ ràng trong hiệp ước. Sau cùng Hoa Kỳ được sỏ hữu một mình Quần đảo San Juan từ năm 1872.
Nhượng địa Mexico.
Vùng đất thuộc "Nhượng địa Mexico" bị Hoa Kỳ chiếm được trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico năm 1846–48 và được Mexico nhượng lại cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo. Theo hiệp ước này, Mexico đồng ý biên giới Mexico – Hoa Kỳ như ngày nay trừ Cấu địa Gadsden. Hoa Kỳ trả $15 triệu đô la Mỹ (tương đương với $ theo tỷ giá ngày nay) và đồng ý trả tiền bồi thường cho các công dân Mỹ có tranh chấp với Mexico. Số tiền bồi thường này lên đến trên $3 triệu đô la Mỹ (tương đương với $ ngày nay).
Cấu địa Gadsden.
"Cấu địa Gadsden" năm 1853, là một dải đất mà Hoa Kỳ mua, nằm dọc theo biên giới Hoa Kỳ - Mexico với giá là $10 triệu đô la (tương đương với $ theo tỷ giá hiện thời), hiện tại nằm trong tiểu bang New Mexico và Arizona. Lãnh thổ này ban đầu được dự định dùng cho đường xe lửa xuyên lục địa ở phía nam Hoa Kỳ.
Từ năm 1853.
Alaska.
"Cấu địa Alaska" được mua với giá $7,2 triệu đô la Mỹ từ Đế quốc Nga (2 xu mỗi mẫu Anh) vào ngày 30 tháng 3 năm 1867 (tương đương với $ so với tỷ giá ngày nay). Ban đầu cấu địa (vùng đất mua) này được xem là trạm tiếp liệu trọng yếu cho các tàu thuyền giao thương với châu Á. Vùng đất này trải qua một số lần thay đổi hình thức hành chánh trước khi trở thành lãnh thổ có tổ chức vào ngày 11 tháng 5 năm 1912, và sau cùng là tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959.
Hawaii.
Vương quốc Hawaii có liên hệ gần gũi với Hoa Kỳ qua việc giao thương và công tác truyền giáo vào thập niên 1880. Năm 1893, các nhà lãnh đạo thương mại lật đổ nữ hoàng của Hawaii và tìm cách sáp nhập lãnh thổ này vào Hoa Kỳ. Tổng thống Grover Cleveland mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng này vì thế Hawaii tự thành lập nền cộng hòa độc lập. Các đảng viên Dân chủ ở miền Nam Hoa Kỳ trong Quốc hội Hoa Kỳ chống đối kịch liệt việc sáp nhập thêm các vùng đất không phải thuộc người da trắng. Tổng thống William McKinley, một đảng viên Cộng hòa, thắng một nghị quyết của quốc hội vào năm 1898 với kết quả là cộng hòa nhỏ bé này gia nhập Hoa Kỳ. Tất cả công dân của cộng hòa này trở thành công dân toàn diện của Hoa Kỳ. Một yếu tố thu nhận lãnh thổ này là nhu cầu xây dựng các căn cứ hải quân tiền tuyến để ngăn cản những tham vọng của Nhật Bản. Quần đảo Hawaii chính thức trở thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ vào năm 1900. Sau khi 94% cử tri chấp thuận Đạo luật Thu nhận Hawaii ngày 21 tháng 8 năm 1959, Lãnh thổ Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.
Cùng với Hawaii là Đảo Palmyra, trước đó từng bị Hoa Kỳ sáp nhập vào năm 1859 nhưng sau đó từ bỏ tuyên bố chủ quyền. Hawaii tuyên bố chủ quyền đối với đảo này vào năm 1862.
Các thuộc địa của Tây Ban Nha.
"Puerto Rico", "Guam", và "Philippines" (Hoa Kỳ bồi thường cho Tây Ban Nha $20 triệu đô la, tương đương với $ theo tỷ giá hiện nay) được Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ theo Hiệp định Paris 1898. Tây Ban Nha từ bỏ tất cả chủ quyền đối với "Cuba" nhưng không nhượng lại cho Hoa Kỳ vì thế Cuba trở thành quốc gia bảo hộ. Tất cả bốn lãnh thổ này được điều hành dưới chính quyền quân sự Hoa Kỳ trong những giai đoạn kéo dài. Cuba trở thành quốc gia độc lập vào năm 1902, và Philippines được độc lập vào năm 1946.
Thời kỳ này cũng xảy ra các vụ biểu tình rãi rác chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Ghi nhận rằng một số người Mỹ như Mark Twain lên tiếng mạnh mẽ chống lại các cuộc phiêu lưu quân sự này của Hoa Kỳ. Những người chống đối chiến tranh trong đó có Twain và Andrew Carnegie tự đứng ra tổ chức thành Liên đoàn chống Chủ nghĩa Đế quốc Mỹ.
Trong suốt thời kỳ này, nhân dân Mỹ tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ các cường quốc châu Ấu vì chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh Boer lần thứ hai không được người dân Mỹ ủng hộ và làm cho mối quan hệ Anh-Mỹ thêm chua chát. Giới báo chí chống chủ nghĩa đế quốc thường so sánh sự tương đồng giữa nước Mỹ tại Philippines và Anh tại Chiến tranh Boer lần thứ hai.
Cuba.
Theo Hiệp định Paris 1898, Tây Ban Nha từ bỏ tất cả tuyên bố chủ quyền đối với Cuba và hòn đảo này bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Theo Tu chính Teller, Quốc hội Hoa Kỳ quyết định chống lại việc sáp nhập Cuba vào Hoa Kỳ. Cuba giành được độc lập chính thức vào ngày 20 tháng 5 năm 1902. Tuy nhiên, dưới Hiến pháp mới của Cuba, Hoa Kỳ vẫn giữ quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của Cuba, có quyền giám sát Cuba về đối ngoại và tài chính theo Tu chính Platt. Tuy nhiên, sự việc này sau đó bị bãi bỏ như một phần của chính sách láng giềng tốt của tổng thống Franklin Roosevelt. Dưới Tu chính Platt (1901), Cuba cũng đồng ý cho Hoa Kỳ thuê mướn một căn cứ hải quân tại vịnh Guantánamo.
Căn cứ này chiếm một khu vực mà Hoa Kỳ thuê mướn từ Cuba vào năm 1903. Hai chính phủ cũng đồng ý sau đó rằng "Miễn sao Hoa Kỳ không tự bỏ căn cứ hải quân Guantanamo vừa kể hoặc hai chính phủ không đồng ý sửa đổi về ranh giới hiện tại thì căn cứ này sẽ tiếp tục nằm tại khu vực hiện tại với các ranh giới như lúc ký hiệp ước hiện tại."
Puerto Rico.
Ngày 25 tháng 7 năm 1898 trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Puerto Rico bị Hoa Kỳ xâm chiếm bằng một cuộc đổ bộ tại Guánica. Kết thúc cuộc chiến, Đạo luật Jones-Shafroth ra đời và cho phép tất cả các cư dân của Puerto Rico trở thành công dân Mỹ vào năm 1917. Hoa Kỳ cho phép người Puerto Rico bầu thống đốc của mình một cách dân chủ vào năm 1948. Năm 1950, chính phủ của tổng thống Harry Truman cho phép Puerto Rico trưng cầu dân ý một cách dân chủ để định đoạt liệu xem người Puerto Rico có muốn thảo ra bản hiến pháp địa phương của mình nhưng không ảnh hưởng gì đến tư cách là lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Một bản hiến pháp địa phương được thông qua tại đại hội hiến pháp vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua bản hiến pháp này và được tổng thống Truman chấp thuận vào ngày 3 tháng 7 năm đó. Thống đốc Muñoz Marín tuyên bố bản hiến pháp này vào ngày 25 tháng 7 năm 1952. Đây cũng là ngày kỷ niệm binh sĩ Hoa Kỳ đến hòn đảo này vào năm 1898. Puerto Rico sử dụng ngôn từ "Estado Libre Asociado" (có nghĩa là "Quốc gia liên kết tự do"), chính thức được dịch sang tiếng Anh là Thịnh vượng chung.
Guam.
Tại Guam, ban đầu các nhóm người ngoại quốc định cư ở đây là những nhóm nhỏ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì thấy rõ được giá trị chiến lược của hòn đảo này nên công cuộc xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ được bắt đầu tiến hành cùng với một dòng người đông đúc đổ xô đến đây từ khắp nơi trên thế giới. Guam ngày nay có một dân số rất đa dạng gồm 164.000 người. Người bản địa Chamorros chiếm 37% dân số. Phần còn lại gồm có đa số là người da trắng và người Philippine, một số ít hơn các nhóm người Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, người Micronesia, Việt Nam và Ấn Độ. Guam ngày nay gần như đã bị Mỹ hóa hoàn toàn. Tình hình cũng tương tự như tại Hawaii nhưng các cố gắng nhằm thay đổi tình trạng chính trị của hòn đảo vẫn chưa thành công. Hiện nay đảo này vẫn là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ.
Philippines.
Cách mạng Philippine chống Tây Ban Nha khởi sự vào tháng 4 năm 1896. Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ lan đến Philippines vào ngày 1 tháng 5 năm 1898 khi Hải đoàn Á châu của Hải quân Hoa Kỳ do đề đốc hải quân George Dewey chỉ huy đánh bại Hải đoàn Thái Bình Dương của Tây Ban Nha dưới quyền của đô đốc Patricio Montojo y Pasarón trong Trận Vịnh Manila. Ngày 12 tháng 6, lực lượng cách mạng Philippine tuyên bố nền độc lập và thiết lập Đệ nhất Cộng hòa Philippine. Ngày 10 tháng 12 năm 1898, Hiệp định Paris 1898 kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ được ký kết. Hiệp định này chuyển quyền kiểm soát Philippines từ Tây Ban Nha sang cho Hoa Kỳ. Hiệp ước này không được lực lượng cách mạng Philippine công nhận và vì thế họ tuyên chiến chống Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 6 năm 1899. Chiến tranh Philippine-Mỹ xảy ra sau đó. Năm 1901, Emilio Aguinaldo, tổng thống Cộng hòa Malolos, bị bắt và tuyên thệ trung thành với chính phủ Mỹ. Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố kết thúc cuộc xung đột vào năm 1902. Tuy nhiên chiến sự vẫn tiếp tục vài nơi cho đến năm 1913.
Đạo luật Tổ chức Philippine năm 1902 cho phép thành lập một quốc hội lưỡng viện. Thượng viện gồm có một "hội đồng ủy viên Philippine", đây là một cơ quan được bổ nhiệm gồm có cả người Mỹ và người Philippine. Hạ viện do dân trực tiếp bầu lên. Philippines trở thành một thuộc địa của Hoa Kỳ theo kiểu "tân chủ nghĩa đế quốc" của châu Âu. Tiếng Anh theo chân tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ chính thức. Giáo dục bằng tiếng Anh là bắt buộc. Năm 1916, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tự trị Philippine và tự cam kết cho phép Philippines độc lập "...càng sớm càng tốt khi một chính phủ ổn định có thể được thiết lập tại nơi đó." Để từng bước tiến đến độc lập hoàn toàn vào năm 1946, Philippines được phép tự trị một phần với tư cách là một thịnh vượng chung vào năm 1935.
Việc chuẩn bị cho một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn bị gián đoạn khi Nhật Bản chiếm đóng Philippines trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ tổn thất tổng cộng 62.514 binh sĩ trong đó có 13.973 binh sĩ tử trận trong công cuộc giải phóng Philippines khỏi tay Đế quốc Nhật Bản với chiến dịch Philippines từ 1944-1945. Hoa Kỳ công nhận nền độc lập hoàn toàn của Philippine vào năm 1946.
Đảo Wake.
"Đảo Wake" bị thôn tính khi còn là một lãnh thổ vắng người vào năm 1899 (tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ hiện nay bị Quần đảo Marshall tranh chấp).
Samoa thuộc Mỹ.
Đức, Hoa Kỳ, và Anh thuộc địa hóa Quần đảo Samoa. Các quốc gia này xung đột với nhau trong cuộc nội chiến Samoa lần thứ hai. Sau khi giải quyết các vấn đề với nhau thì Samoa thuộc Mỹ được thành lập theo như tinh thần của Hiệp định Berlin, 1899. Hoa Kỳ kiểm soát vùng được chia cho họ vào ngày 7 tháng 6 năm 1900. "Đảo Tutuila" và "Đảo Aunuu" được các tù trưởng của chúng nhượng lại vào năm 1900, sau đó bị sáp nhập vào Samoa thuộc Mỹ. "Manua" bị thôn tính năm 1904, sau đó bị sáp nhập vào Samoa thuộc Mỹ. "Đảo Swains" bị thôn tính năm 1925 (bị chiếm đóng từ 1856), sau đó bị sáp nhập vào Samoa thuộc Mỹ. (hiện nay bị Tokelau, một lãnh thổ thuộc địa của Tân Tây Lan, tranh chấp.) Samoa thuộc Mỹ từng nằm dưới quyền kiểm soát của Hải quân Hoa Kỳ từ 1900 đến 1951. Samoa thuộc Mỹ trở thành một lãnh thổ chính thức vào năm 1929. Từ 1951 đến 1977, các thống đốc lãnh thổ do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ bổ nhiệm. Người bản địa Samoa chiếm 89% dân số tuy nhiên quần đảo này không muốn tách khỏi Hoa Kỳ bằng bất cứ hình thức nào.
Vùng Kênh đào Panama.
Vùng Kênh đào Panama từng là một lãnh thổ chưa tổ chức của Hoa Kỳ nằm bên trong Cộng hòa Panama. Nó được thiết lập theo Hiệp định Hay–Bunau-Varilla năm 1903 và giải thể năm 1979 theo Hiệp định Torrijos–Carter. Panama giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Kênh đào Panama vào năm 1999.
Quần đảo Virgin.
Năm 1917, Hoa Kỳ mua cựu thuộc địa của Đan Mạch gồm các đảo St. Croix, St. John và St. Thomas mà hiên nay là Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Hoa Kỳ - trước đó đã từng có ý mua thuộc địa này vào năm 1902 - đã mua các hòn đảo này vì họ sợ rằng các hòn đảo này có thể bị chiếm giữ để làm căn cứ tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau vài tháng thương thảo bí mật, Hoa Kỳ và Đan Mạch đồng ý giá cả là $25 đô la Mỹ. Một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc, được tổ chức vào cuối năm 1916, đã xác nhận quyết định bán các đảo này với tỉ lệ đồng ý cao. Hoa Kỳ tiếp quản các đảo này vào ngày 31 tháng 3 năm 1917, một vài ngày trước khi can dự vào cuộc chiến tranh thế giới. Thương vụ này được thông qua và hoàn tất vào ngày 17 tháng 1 năm 1917. Lãnh thổ này được đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Cư dân của quần đảo này được trao quyền công dân Hoa Kỳ vào năm 1927.
Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương (TTPI) là một lãnh thổ ủy thác của Liên Hợp Quốc tại Micronesia (tây Thái Bình Dương) do Hoa Kỳ quản trị từ ngày 18 tháng 7 năm 1947. Lãnh thổ này từng là cựu lãnh thổ ủy thác Hội Quốc Liên do Nhật Bản quản trị nhưng bị Hoa Kỳ chiếm giữ vào năm 1944. Nhiều nhóm đảo khác nhau trong lãnh thổ ủy thác này sau đó bị phân chia. "Quần đảo Marshall", và "Liên bang Micronesia" giành độc lập vào ngày 21 tháng 10 năm 1986. "Palau" làm vậy vào năm 1994. Tất cả ba quốc gia nhỏ này ký kết Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ.
Canada.
Năm 1925, để chỉnh sửa hậu quả không lường từ một hiệp định trước đây, Hoa Kỳ nhượng lại cho Canada hai khu vực cô lập có diện tích tổng cộng là 2,5 mẫu Anh lãnh thổ mặt nước nằm trong Hồ Woods.
Quần đảo Bắc Mariana.
Quần đảo Bắc Mariana từng là một phần cựu Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương nhưng quyết định không giành độc lập vào thập niên 1970. Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana hợp nhất chính trị với Hoa Kỳ được thành lập năm 1978. | 1 | null |
Trường sau đại học (tiếng Anh: ) là cơ sở trao các bằng học thuật cao cấp (bằng thạc sĩ và tiến sĩ) cho những sinh viên trước đó đã có bằng đại học (bằng cử nhân). Người ta thường phân biệt trường sau đại học, nơi các khóa học không phải nhằm đào tạo sinh viên trong một nghề cụ thể, với trường chuyên nghiệp sau đại học (tiếng Anh: "professional school") nơi trao các bằng cao cấp trong những lĩnh vực chuyên nghiệp như y khoa, kinh doanh, kỹ sư, hay luật.
Nhiều viện đại học, đại học, học viện, trường đại học, và viện công nghệ trao các bằng cấp sau đại học. Trường sau đại học không nhất thiết là một thực thể giáo dục riêng biệt trong một viện đại học, mà có khi chỉ là một cơ quan điều phối hoạt động đào tạo sau đại học ở các trường và khoa thành viên của viện đại học. Những sinh viên theo học các trường sau đại học được gọi là sinh viên sau đại học. | 1 | null |
là một nhà điểu cầm học Nhật Bản. Các tác phẩm của ông gồm "Birds of the Island of Java" (2 tập, 1933–36) và "Parrots of the World in Life Colours" (1975). Ông đã miêu tả loài "Tadorna cristata" năm 1917.
Ông cũng nghiên cứu về sự phân biệt giữa các loài trong họ Alcidae và hải âu và những điểm đặc trưng của một số chi trong họ Hải âu ("shearwaters") tìm thức ăn trong nước. | 1 | null |
Viện dân biểu Thái Lan (; ; ) là hạ viện của cơ quan lập pháp lưỡng viện - Quốc hội Thái Lan. Hệ thống chính trị Thái Lan là một chế độ quân chủ lập hiến với nền dân chủ nghị viện. Ngành lập pháp của Thái Lan được mô phỏng theo hệ thống Westminster. Hiện tại Viện dân biểu có 500 thành viên, trong đó 375 đại biểu được bầu trực tiếp qua các khu vực bầu cử, và 125 đại biểu còn lại được bầu thông qua đại diện theo tỷ lệ trong danh sách đảng. Vai trò và quyền hạn của Viện dân biểu được quy định trong bản Hiến pháp mới nhất năm 2017.
Sau cuộc đảo chính năm 2014, cả Viện dân biểu cùng Thượng viện Thái Lan tạm thời bị bãi bỏ và được thay thế bằng Hội đồng Lập pháp Quốc gia đơn viện, một cơ quan gồm 250 thành viên, được Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia chọn ra. Sau khi ban hành Hiến pháp 2017 vào tháng 4 năm 2017, Quốc hội lưỡng viện đã được tái lập nhưng hiến pháp cho phép Hội đồng Lập pháp Quốc gia quân sự được giữ nguyên cho đến khi Viện dân biểu được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019.
Hạ viện đề nghị các dự luật và Thượng viện phê chuẩn, đề nghị tu chính hay bác bỏ. Nếu Thượng viện không đồng ý với một dự án luật, dự luật đó sẽ được trì hoãn trong 180 ngày, sau đó Hạ viện có thể thông qua bản dự thảo luật được đa số tuyệt đối đồng ý mà không cần tham khảo ý kiến của Thượng viện.
Lịch sử.
Hạ viện được lập sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. | 1 | null |
USS "Maddox" (DD–168) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất; trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh và đổi tên thành HMS "Georgetown" (I-40), và chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS "Georgetown, rồi lại được chuyển cho Hải quân Liên Xô năm 1944 và đổi tên thành Doblestny" (Доблестный) trước khi được hoàn trả cho Anh Quốc năm 1949 và tháo dỡ vào năm 1952. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo.
Thiết kế và chế tạo.
"Maddox" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 7 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 10 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Clarence N. Hinkamp, cháu Đại úy Maddox, và được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Edward C. S. Parker.
Lịch sử hoạt động.
USS "Maddox".
Được phân về Đội 21 trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, "Maddox" khởi hành từ Boston vào ngày 3 tháng 5 năm 1919 để đi Trepassey, Newfoundland, trên đường hướng đến Azores, nơi nó làm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương của các thủy phi cơ NC Hải quân. Quay trở về Boston vào ngày 22 tháng 5, chiếc tàu khu trục hoạt động từ đây cho đến khi lên đường đi sang Châu Âu vào ngày 26 tháng 8 năm 1919. Đi đến Brest, Pháp vào ngày 19 tháng 9, nó tham gia đoàn hộ tống danh dự cho chiếc vốn đang hướng đến Ostend, Bỉ để đưa Vua Albert I và Hoàng hậu Bỉ viếng thăm Hoa Kỳ.
Được cho tách ra vào ngày 25 tháng 9, "Maddox" làm nhiệm vụ liên lạc băng qua eo biển Manche. Cho đến ngày 24 tháng 10, nó làm nhiệm vụ hộ tống tàu bè và vận chuyển nhân sự Hải quân và Lục quân từ Dover và Harwich đến Boulogne, Pháp và Hook of Holland. Rời Harwich vào ngày 25 tháng 10, chiếc tàu khu trục đi qua kênh đào Kiel để viếng thăm nhiều cảng tại vùng biển Baltic. Quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 2 năm 1920, "Maddox" hoạt động ngoài khơi Boston dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ trong hai năm tiếp theo. Vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, nó được mang ký hiệu lườn DD-168. Rời Boston vào ngày 25 tháng 2 năm 1922 để đi Philadelphia, Pennsylvania, nó được cho xuất biên chế tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 14 tháng 6 năm 1922 và được đưa về Hạm đội Dự bị.
Bị bỏ không trong 18 năm tiếp theo, "Maddox" chỉ được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 17 tháng 6 năm 1940. Sau một lượt phục vụ ngắn trong nhiệm vụ Tuần tra Trung lập giữa Đại Tây Dương, nó khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 16 tháng 9 năm 1940 để đi Halifax, Nova Scotia, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 9 năm 1940. Cùng ngày hôm đó, theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ, nó được chuyển cho Anh Quốc và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Georgetown".
HMS "Georgetown" - HMCS "Georgetown".
HMS "Georgetown" tham gia Chiến dịch Bowery hộ tống cho tàu sân bay Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1942 trong chuyến đi thứ hai tăng viện máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire cho đảo Malta đang bị phong tỏa. Đến tháng 9 năm 1942, nó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Tây Đại Tây Dương. HMCS "Georgetown" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống và chống tàu ngầm bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu cùng một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ cho việc trang bị dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog cũng như tăng lượng mìn sâu mang theo. Quay trở về Anh Quốc vào tháng 12 năm 1943, nó được đưa về lực lượng dự bị.
"Doblestny".
Vào tháng 8 năm 1944, "Georgetown" được chuyển cho Hải quân Liên Xô và được đổi tên thành "Doblestny" (tiếng Nga: Доблестный). Nó phục vụ cùng Xô Viết cho đến khi được hoàn trả cho Anh vào ngày 4 tháng 2 năm 1949, và bị tháo dỡ vào ngày 16 tháng 9 năm 1952. | 1 | null |
Cách mạng Xiêm 1932 ( hay ) hay đảo chính Xiêm 1932 là một chuyển biến quan trọng của lịch sử Thái Lan trong thế kỷ 20. Đây là cuộc đảo chính không đổ máu vào ngày 24 tháng 6 năm 1932, chuyển chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến và dân chủ đại nghị. Cuộc cách mạng do một nhóm nhỏ các quân nhân và thường dân, tạo thành Khana Ratsadon (Đảng nhân dân).
Kết quả cuộc đảo chính, Hạ viện Thái Lan được thành lập. Ngày 5 tháng 12 năm 1932, vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan.
Cuộc cách mạng đã chấm dứt 150 năm của nền quân chủ chuyên chế của Vương triều Chakri và bắt đầu thời kỳ dân chủ sau gần 700 năm trị vì của các quốc vương trong lịch sử Thái Lan.
Lúc này hoàng thất đã mất mọi quyền lực, các cư dân có quyền lực cao hơn có thể phải rời khỏi nhà của họ trong ép buộc
Lực lượng vũ trang nằm dười sự kiểm soát của Anh | 1 | null |
Kênh đào Korinthos (tiếng Hy Lạp: "Διώρυγα της Κορίνθου", "Dhioryga tis Korinthou") là một kênh đào nối vịnh Korinthos với vịnh Saronic trong biển Aegea. Nó cắt qua eo đất hẹp Korinthos và tách bán đảo Peloponnesian ra khỏi Hy Lạp đại lục. Người ta đã đào con kênh qua eo đất mà không cần sử dụng những con đập chắn nước biển. Con kênh đào này có chiều dài là 6,4 km (4,0 dặm) và chỉ rộng 21,4 mét (70 ft) khiến hầu hết các tàu to và hiện đại không thể đi qua được. Kênh đào Corinth ít mang tầm quan trọng về kinh tế.
Ngay trong thời kỳ cổ đại vào thế kỷ thứ 1, đã có nhiều cuộc tranh luận cùng nỗ lực để làm một con kênh ngay tại khu vực này. Sau nhiều thời gian tranh luận, việc xây dựng cuối cùng đã được tiến hành vào năm 1881, nhưng đã bị cản trở bởi các vấn đề về địa chất và tài chính. Cuối cùng nó cũng được hoàn thành vào năm 1893, nhưng do kênh đào này hẹp, cùng các vấn đề hàng hải và sửa chữa sạt lở đất từ các bức tường dốc của nó định kỳ, nó không thu hút được mức độ giao thông như dự đoán. Nó được sử dụng chủ yếu cho giao thông của các tàu du lịch.
Lịch sử.
Thời cổ đại.
Những nhà cầm quyền trong thời cổ đại đã mơ ước đào một con kênh cắt qua eo đất. Là người đầu tiên đề xuất và thực hiện ý tưởng như vậy là bạo chúa Periander trong thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Dự án bị bỏ hoang và Periander thay vì xây dựng một con kênh đơn giản và ít tốn kém thì ông ta lại làm một con đường kéo tàu thuyền trên bộ, đặt tên là "Diolkos" (đá mặt đường) từ một phía của eo đất. Nó làm thay đổi ý tưởng ban đầu của Periander, đồng thời khiến chi phí của dự án rất lớn, thiếu lao động. Chứng tích của "Diolkos" vẫn còn tồn tại bên cạnh con kênh đào hiện đại ngày nay.
Demetrios I Poliorketes (336-283 TCN) đã lên kế hoạch xây dựng một con kênh như một phương tiện để cải thiện đường dây thông tin liên lạc, nhưng kế hoạch đã bị cắt giảm sau khi điều tra về mức ảnh hưởng của các vùng biển lân cận có thể gây ra những trận lũ lụt nghiêm trọng. | 1 | null |
USS "Foote" (DD–169) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất; trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1940 và đổi tên thành HMS "Roxborough" (I07), rồi lại được chuyển cho Hải quân Liên Xô năm 1944 và đổi tên thành Zhyostky (hoặc theo một nguồn khác là Doblestni) trước khi được hoàn trả cho Anh Quốc năm 1949 để tháo dỡ. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Andrew Hull Foote (1806-1863).
Thiết kế và chế tạo.
"Foote" được đặt lườn vào ngày 7 tháng 8 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Company ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Lelia F. Cady, con gái Đô đốc Foote, và được đưa ra hoạt động vào ngày 21 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân D. H. Stuart.
Lịch sử hoạt động.
USS "Foote".
"Foote" khởi hành từ Boston vào ngày 3 tháng 5 năm 1919 đi Newfoundland, để làm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương của các thủy phi cơ NC Hải quân. Quay trở về Boston vào ngày 22 tháng 5 để hoàn tất việc trang bị vốn bị ngắt quãng, nó tiến hành các hoạt động huấn luyện cho đến khi lên đường từ Newport vào ngày 27 tháng 8 cho một lượt phục vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển châu Âu. Từ tháng 9 đến tháng 12, nó phục vụ tại vùng biển Adriatic, rồi ghé qua các cảng Ý và Pháp trên đường quay trở về nhà. Về đến Boston vào ngày 12 tháng 2 năm 1920, nó được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 24 tháng 2 để được sửa chữa tại đây và tại Charleston.
Vào mùa Hè 1921, "Foote" hoạt động với biên chế thủy thủ đoàn giảm thiểu 50% cho các cuộc thực tập tác xạ tại vịnh Narragansett; và sau khi quay trở về Charleston, nó luân phiên neo đậu và sửa chữa tại đây và tại Boston cho đến khi được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 6 tháng 7 năm 1922. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 2 tháng 7 năm 1940, "Foote" hoạt động tuần tra ngoài khơi Charleston cho đến khi lên đường vào ngày 7 tháng 9 để đi Halifax, Nova Scotia. Tại đây vào ngày 23 tháng 9 năm 1940, nó được cho xuất biên chế và được chuyển cho Anh Quốc theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ.
HMS "Roxborough".
Nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Roxborough" vào ngày 23 tháng 9 năm 1940, chiếc tàu khu trục vượt Đại Tây Dương để phục vụ cùng Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải trong chặng cuối đầy nguy hiểm của hành trình đi đến các cảng Anh. Vào tháng 3 năm 1942, "Roxborough" chuyển sang nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Tây Đại Tây Dương ngoài khơi Halifax, Nova Scotia. "Roxborough" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống và chống tàu ngầm bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu cùng một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ cho việc trang bị dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog cũng như tăng lượng mìn sâu mang theo.
Đang khi hộ tống cho Đoàn tàu vận tải HX222, "Roxborough" gặp phải thời tiết xấu đến mức cấu trúc cầu tàu bị vỡ ra, khiến 11 người thiệt mạng trong đó có vị chỉ huy của nó và hạm phó. Sĩ quan cao cấp duy nhất sống sót đã xoay xở lấy lại được sự kiểm soát con tàu, và dưới sự điều khiển từ đuôi tàu, nó tìm cách đến được St. Johns, Newfoundland. Quay trở lại Tyne vào ngày 10 tháng 1 năm 1944, "Roxborough" được đưa về lực lượng dự bị cho đến khi được chuyển giao cho Liên Xô vào ngày 1 tháng 8 năm 1944.
"Zhyostky".
Vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, "Roxborough" được chuyển cho Hải quân Liên Xô, và được đổi tên thành "Zhyostky" hoặc "Doblestny" tùy theo nguồn. Nó được hoàn trả cho Anh vào ngày 7 tháng 2 năm 1949 và bị tháo dỡ vào ngày 14 tháng 5 năm 1949. | 1 | null |
Lý luận từ sự thiếu hiểu biết (), là một sự ngụy biện trong lý luận thông thường. Nó khẳng định rằng một lập luận là đúng bởi vì chưa ai chứng minh rằng nó sai (hoặc ngược lại). Nó thể hiện một sự lý luận sai vì nó bỏ qua khả năng thứ ba chính là thiếu thiếu thông tin để chứng minh rằng một lập luận là đúng hay sai. Nó cũng không chấp nhận rằng khả năng không chỉ có hai khả năng (đúng hoặc sai), nhưng có thể có nhiều hơn thế ví dụ như đúng (1), sai (2), không xác định giữa đúng và sai (3), hoặc chưa biết được chính xác câu trả lời nào trong ba khả năng trước (4). Trong tranh luận, lý luận từ sự thiếu hiểu biết được dùng để chuyển nghĩa vụ chứng minh. | 1 | null |
USS "Kalk" (DD–170) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất; trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1940 và đổi tên thành HMS "Hamilton" (I-24), rồi được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada năm 1941 như là chiếc HMCS "Hamilton" (I-24), trước khi ngừng hoạt động và bị tháo dỡ năm 1945. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy Hải quân Stanton Frederick Kalk (1894–1917), người tử trận trên chiếc tàu khu trục trong Thế Chiến I.
Thiết kế và chế tạo.
Được đặt lườn như là chiếc "Rodgers" vào ngày 4 tháng 3 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Fore River Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts, nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 12 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Flora Stanton Kalk, mẹ Trung úy Kalk. Nó được đổi tên thành "Kalk" vào ngày 23 tháng 12 năm 1918, và được đưa ra hoạt động tại Boston vào ngày 29 tháng 3 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân N. R. Van der Veer.
Lịch sử hoạt động.
USS "Kalk".
Sau khi chạy thử máy ngoài khơi Newport, "Kalk" rời Boston vào ngày 3 tháng 5 để đi Newfoundland. Đi đến vịnh Trespassey vào ngày 5 tháng 5, nó lên đường ba ngày sau đó để làm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương của các thủy phi cơ Hải quân NC, ngang qua quần đảo Azores trong các ngày 16 và 17 tháng 5. Quay trở về Boston vào ngày 20 tháng 5, nó lên đường đi sang Châu Âu vào ngày 10 tháng 7, đi đến Brest, Pháp vào ngày 21 tháng 7. Tiếp tục đi ngang qua Anh để đến Hamburg, Đức, nó đến nơi vào ngày 27 tháng 7, bắt đầu chuyến đi kéo dài ba tuần tại biển Baltic, viếng thăm các quốc gia Baltic và Scandinavia trong khuôn khổ các hoạt động của Ủy ban Cứu trợ Hoa Kỳ. Nó quay trở về Brest vào ngày 23 tháng 8 để phục vụ như một tàu thông báo và hộ tống cho đến khi khởi hành quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 1 năm 1920.
Về đến Boston vào ngày 12 tháng 2, nó tham gia huấn luyện quân nhân dự bị thuộc Quân khu Hải quân 1 và hoạt động cùng Đội khu trục 3 dọc theo bờ biển Đại Tây Dương từ Cape Code cho đến Charleston. Theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết vào ngày 6 tháng 2 năm 1922, "Kalk" rời Boston vào ngày 10 tháng 5 để đi Philadelphia, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 10 tháng 7, và được đưa về lực lượng dự bị.
Khi chiến tranh lại nổ ra ở châu Âu đe dọa an ninh khắp thế giới, "Kalk" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 17 tháng 6 năm 1940 dưới quyền chỉ huy của Trung úy Hải quân T. P. Elliott. Nó rời Philadelphia vào ngày 26 tháng 7, đi đến Charleston vào ngày 31 tháng 7 để nhận nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại Đại Tây Dương. Theo Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc vào ngày 2 tháng 9, "Kalk" nằm trong số 50 tàu khu trục cũ được chuyển cho Anh Quốc để đổi lấy quyền thuê lại trong 99 năm các căn cứ chiến lược tại vùng Tây Bán Cầu. Nó rời Charleston ngày 7 tháng 9, đi ngang qua Hampton Roads và Newport để đến Halifax, Nova Scotia, đến nơi vào ngày 18 tháng 9. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 9 và được chuyển cho Anh cùng ngày hôm đó.
HMS "Hamilton".
Nó được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS "Hamilton", vốn là một địa danh chung cho cả Anh lẫn Hoa Kỳ. Vào ngày 1 tháng 10, trên đường đi sang Anh, nó mắc tai nạn va chạm với tàu chị em , nguyên là chiếc tại St. John's, Newfoundland. Đi đến Saint John, New Brunswick để sửa chữa, nó lại bị mắc cạn và bị hư hại đáng kể. Do phía Anh bị thiếu hụt nhân sự, con tàu được vận hành bởi một thủy thủ đoàn người Canada trong khi sửa chữa và sau đó. "Hamilton" được cải biến để tối ưu cho nhiệm vụ hộ tống và chống tàu ngầm bằng cách tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber ban đầu cùng một dàn ống phóng ngư lôi ba nòng để giảm bớt trọng lượng nặng bên trên, lấy chỗ cho việc trang bị dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog cũng như tăng lượng mìn sâu mang theo.
HMCS "Hamilton".
Vào cuối tháng 6 năm 1941, nó được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS "Hamilton", phù hợp với thông lệ đặt tên của Canada vốn đặt tên tàu khu trục theo tên các con sông tại Canada: sông Hamilton tại Labrador. Trong suốt quãng đời phục vụ còn lại, nó ở lại khu vực Bắc Đại Tây Dương, bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi lại giữa St. John's và New York. Vào ngày 2 tháng 8 năm 1942, nó phát hiện và tấn công một tàu ngầm U-boat Đức, buộc đối phương phải lặn xuống và ngăn chặn thành công ý định tấn công đoàn tàu vận tải. Bị đánh giá không còn phù hợp cho hoạt động ở tuyến đầu, từ ngày 11 tháng 8 năm 1943, nó trở thành tàu tiếp liệu cho HMCS "Cornwallis" tại Annapolis, Nova Scotia. Được xem là dư thừa vào ngày 1 tháng 4 năm 1945, nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 6 tại Sydney, Nova Scotia. HMCS "Hamilton" được kéo rờ khỏi Sydney vào ngày 6 tháng 7 để đi Baltimore, Maryland, nơi nó được dự định bán cho hãng Boston Iron & Metal Company để tháo dỡ, nhưng bị đắm trên đường đi. | 1 | null |
Bát bộ Kim Cương là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa trong đó có Phật giáo Việt Nam. "Kim Cương" nguyên là "Kim Cương thủ" (chữ Nho: 金剛手, dịch từ chữ "Vajrapāṇi" tiếng Phạn) là vị bồ tát có công bảo vệ Phật. Theo kinh Phóng Quang Bát Nhã ("Pancavimsatisahasrika Prajnaparamita") và kinh Đạo Hạnh Bát Nhã ("Astasahasrika Prajnaparamita") thì bất cứ ai tu thiền thành Bồ-tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim Cương gìn giữ bảo vệ, không bị ai phá hoại hoặc nhũng nhiễu, cho dù đó là người hay ma.
Nguồn gốc.
Hình tượng "Kim Cương thủ bồ tát" được cho là có nguyên gốc từ nhân vật anh hùng Heracles của Hy Lạp, truyền bá vào Ấn Độ theo chân đoàn quân viễn chinh của Alexander Đại Đế và qua thời gian trở thành vị bồ tát cầm chùy, hộ vệ cho Phật giáo., điều này thể hiện qua những bức tượng hoặc bức phù điêu mô tả Kim Cang hộ pháp là một đại lực sĩ với cơ bắp cuồn cuộn.
Phật giáo Việt Nam.
Tuy trong kinh điển chỉ nhắc đến một vị bồ tát nhưng qua sự gán ghép với Lão giáo thì tại Việt Nam thì cho là có tám vị. Bia Sùng Thiện Diên Linh (dựng 1122) ở chùa Đọi từ thời nhà Lý đã nhắc đến tám vị. Tám vị thần này thường bài trí trong chùa Việt Nam như để bảo vệ Phật pháp, tín đồ và cơ sở thờ phụng Phật. Tám vị thần có tên riêng là:
Tuy là tám vị nhưng cả tám được gom lại thành một đoàn thống nhất, chia ra thành hai hàng, mỗi hàng bốn vị, chứ không tách ra thờ riêng. Tám vị Kim Cương vì là Hộ pháp nên tượng trong chùa thì trang phục như võ tướng, thân mặc giáp, tay cầm khí giới như sẵn sàng xung chiến. Trong tám vị thì ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ với dữ tợn, để kết hợp hai chức năng ""khuyến thiện" và "trừng ác"" của thần linh.
Mỹ thuật Việt Nam.
Trong các pho tượng Kim Cương nổi bật phải kể đến tượng Kim Cương bằng đá là di vật thời nhà Lý khai quật ở chùa Phật Tích, nay lưu trữ ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội. | 1 | null |
Mini là thương hiệu ô tô cỡ nhỏ, được sản xuất bởi Tập đoàn ô tô Anh Quốc (British Motor Corporation - BMC) và hiện nay thuộc quyền sở hữu của tập đoàn BMW. Mini từng được xem là một biểu tượng của nước Anh vào những năm 1960.
Thiết kế truyền động cầu trước kiểu tiết kiệm không gian của Mini cho phép 80% diện tích sàn xe được sử dụng bởi hành khách và đồ đạc chở theo. Mini được xem là vật đối trọng với chiếc Volkswagen Beetle, chiếc xe rất được yêu thích ở Bắc Mỹ. Vào năm 1999, Mini được bình chọn là chiếc xe có ảnh hưởng thứ nhì của thế kỷ 20, sau chiếc Ford Model T.
Lịch sử.
Được giới thiệu trước công chúng vào tháng 8 năm 1959, Mini được bán ra trên thị trường dưới cái tên Austin Seven và Morris Mini-Minor. Austin Seven được đổi tên thành Austin Mini vào tháng 1 năm 1962 và Mini trở thành một nhãn hiệu độc lập vào năm 1969. Năm 1980, một lần nữa nó lại trở thành Austin Mini và năm 1988 là Rover Mini.
Từ năm 1994 đến 2000, dưới sự lãnh đạo của Bernd Pischetsrieder, BMW mua lại tập đoàn Rover của British Group với mục đích đưa xe vào sản xuất hàng loạt. Kể từ đó hàng loạt mẫu xe du lịch danh tiếng của Rover như Mini, Land Rover và Ranger Rover và cả mẫu xe lịch sử Triumph đều thuộc sở hữu của BMW. Tuy nhiên, công việc kinh doanh không được suôn sẻ. Trong nhiều năm, xe Rover cạnh tranh gay gắt với BMW, giành giật thị phần và chiến lược tiếp thị. Nhận thấy khó khăn trong việc phát triển Rover song song với BMW, hãng xe Đức liên tiếp thay đổi chiến lược marketing cho bộ phận Rover. Năm 2000, sau 6 năm thua lỗ liên tiếp, BMW bán Rover cho Phoenix Consortium với giá rẻ, đồng thời bán Land Rover và Range Rover cho Ford.. BMW giữ lại cái tên Mini, cho Rover quyền bán ra các mẫu xe cũ đã hết sản xuất. Tổng cộng có 5.387.862 chiếc xe Mini đã được sản xuất.
Sau khi chiếc Mini cuối cùng đã được bán, tên 'Mini' trở lại thuộc quyền sở hữu của BMW. Mini của BMW về mặt kỹ thuật không giống chiếc xe cũ lắm nhưng vẫn giữ thiết kế bốn xi-lanh ngang cổ điển, kiểu truyền động cầu trước và ngoại hình kiểu chó bun mang tính biểu tượng của bản gốc.
Tại Việt Nam.
Thương hiệu xe Mini chính thức đặt chân vào Việt Nam kể từ tháng 10 năm 2013 thông qua nhà phân phối BMW Euro Auto. 4 mẫu xe Mini chính thức được đưa ra thị trường bao gồm Cooper, Cooper S, Countryman và Countryman S. Ngoài ra trong tương lai sẽ có thêm tập đoàn Sime Darby của Malaysia tham gia việc phân phối thương hiệu này.
1/1/2018, Trường Hải Thaco chính thức trở thành nhà phân phối của MINI tại Việt Nam. | 1 | null |
Amy L. Chua (, sinh ngày 26 tháng 10 năm 1962) là giáo sư luật khoa tại Trường Luật Yale. Bà bắt đầu làm việc tại Yale năm 2001 sau khi dạy tại Trường Luật Duke. Trước khi bắt đầu dạy học, bà là luật sư làm tại hãng Cleary, Gottlieb, Steen & Hamilton. Bà chuyên nghiên cứu về giao dịch thương mại quốc tế, luật pháp và phát triển, xung đột chủng tộc, toàn cầu hóa và luật pháp. Từ tháng 1 năm 2011, bà được biết tới nhiều vì cuốn sách "Chiến ca mẹ hổ" ("Battle Hymn of the Tiger Mother"), viết về kinh nghiệm giáo dục con cái.
Tiểu sử.
Thời niên thiếu.
Chua được sinh ra ở Champaign, Illinois. Cha mẹ bà là người Hoa ở Philippines mà đã di cư sang Hoa Kỳ. Ở nhà bà được dạy nói tiếng Mân Nam chứ không phải tiếng quan thoại. Tổ tiên của bà xuất phát từ vùng Phúc kiến, miền Đông Nam của Trung Quốc. Cha bà, ông Leon O. Chua, là một giáo sư điện tử và công nghệ thông tin tại đại học California, Berkeley. Mẹ của bà Amy sinh năm 1936 tại Trung Quốc, trước khi theo gia đình sang Philippines vào lúc 2 tuổi. Sau đó bà đổi theo đạo Thiên chúa giáo và tốt nghiệp với bằng kỹ sư hóa học tại đại học Santo Tomas,
Bà được dạy dỗ theo đạo Công giáo và sống ở West Lafayette, Indiana. Khi được 8 tuổi thì đã theo gia đình dọn về Berkeley, California. Sau khi Chua lấy được bằng cử nhân kinh tế tại Harvard College vào 1984, bà được bằng tiến sĩ vào năm 1987 của Harvard Law School, nơi bà làm chủ bút tờ "Harvard Law Review".
Những sách đã viết.
Chua đã viết 3 cuốn sách: 2 cuốn nghiên cứu về quan hệ quốc tế và một về hồi ký.
Xem xét về xung đột các sắc dân xảy ra trong nhiều xã hội vì không cân xứng trong các ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của một nhóm nhỏ chi phối thị trường đưa tới sự phẫn uất của một đại đa số nghèo khó. Cuốn sách bán rất chạy này của "New York Times" được tờ "The Economist" chọn là một trong những quyển sách hay nhất trong năm 2003, và được tờ "The Guardian" cho là một trong những cuốn sách chính trị đáng đọc nhất trong năm 2003". World on Fire nghiên cứu ảnh hưởng của toàn cầu hóa và dân chủ hóa từ năm 1989 tới quan hệ giữa nhóm nhỏ thống trị thị trường và đại đa số quần chúng.
Xem xét 7 đế quốc và khẳng định là sự thành công của họ là nhờ vào sự khoan dung đối với những thiểu số.
Một hồi ký mà đã đưa đến một cuộc tranh luận của các bậc cha mẹ toàn cầu về lối giáo dục nghiêm khắc của bà (Mẹ hổ).
Đời sống cá nhân.
Chua sống ở New Haven, Connecticut là vợ của giáo sư Yale Law School Jed Rubenfeld. Bà có hai người con gái, Sophia và Louisa ("Lulu"). Chua, mà chồng là người gốc Do thái, chứng nhận rằng hai con của bà nói được tiếng Tàu, và được "dạy dỗ kiểu do thái". Bà là người lớn tuổi nhất trong 4 chị em: Michelle, Katrin, và Cynthia. Katrin là một bác sĩ và giáo sư tại Stanford University School of Medicine. Cynthia, bị bệnh hội chứng Down, đoạt được 2 huy chương vàng thế vận hội đặc biệt về bơi lội. | 1 | null |
Lâu đài Segovia còn được gọi là "Alcázar of Segovia" là một pháo đài bằng đá, nằm ở thành phố cổ của Segovia, Tây Ban Nha.
Thành cổ Segovia, bao gồm cả alcázar, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1985.
Lịch sử.
Lâu đài Segovia thuộc vào những lâu đài nổi tiếng nhất ở Tây Ban Nha. Nó được xây vào thế kỷ thứ 11, sau khi tín đồ Ki Tô qua cuộc Reconquista giành được quyền kiểm soát thành phố Segovia. Người ra lệnh xây là vua Alfonso VI của Vương quốc León và Vương quốc Castilla. | 1 | null |
Bagaceratops có nghĩa là " mặt sừng nhỏ" (tiếng Mông Cổ Baga = "nhỏ"; tiếng Hy Lạp ceratops = "mặt sừng"), là một chi khủng long sống tại nơi ngày nay là Mông Cổ khoảng 80 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng.
Mô tả.
"Bagaceratops" phát triển đến một kích thước khoảng dài , dài , và nặng khoảng . Nó có diềm nhỏ và chỉ mười răng nghiến mỗi hàm, và hộp sọ giống hình tam giác hơn họ hàng của nó, Protoceratops.
"Bagaceratops" phát triển sau nhưng vẫn giữ được các đặc tính nguyên thủy hơn so họ hàng cổ. Nếu không, hai chi khủng long rất giống nhau, mỗi chi đều có một cái mỏ nhưng không có sừng trán và có các cục lồi lên nhỏ giống sừng trên mõm của nó.
Phân loại.
"Bagaceratops" thuộc về Ceratopsia, một nhóm khủng long ăn cỏ với mỏ giống vẹt như phát triển ở Bắc Mỹ và châu Á trong thời kỳ kỷ Phấn trắng, kết thúc khoảng 65 triệu năm trước. | 1 | null |
Bahariasaurus (có nghĩa là " thằn lằn Bahariya ") là một chi khủng long theropoda lớn được tìm thấy tại thành hệ Bahariya ở El-Waha el-Bahariya hay ốc đảo Bahariya (tiếng Ả Rập: الواحة البحرية có nghĩa là "ốc đảo phía Bắc") tại Ai Cập và lòng sông Kem Kem của Bắc Phi, nó sống vào cuối kỷ Phấn trắng (thời kỳ Cenomania) khoảng 95 triệu năm trước. Nó là một chi rất lớn, trong phạm vi kích thước tương tự như các chi Tyrannosaurus và Carcharodontosaurus cùng thời.
Loài điển hình, "B. ingens", được mô tả bởi Ernst Stromer năm 1934, mặc dù mẫu vật điển hình đã bị phá hủy vào Thế chiến II. "Bahariasaurus" từng bị đặt vào nhiều nhóm theropoda, bao gồm Carcharodontosauridae (Rauhut năm 1995) và Tyrannosauroidea (Chure năm 2000). Nó có thể là đồng nghĩa với "Deltadromeus", một therapoda sống vào cuối kỷ Creta ở Bắc Phi. Cần nhiều mẫu vật hơn để việc phân loại được chính xác, và xác định mối quan hệ với "Deltadromeus". | 1 | null |
Barapasaurus ( ) là một chi khủng long từ tầng đá đầu kỷ Jura của Ấn Độ. Loài duy nhất là "B. tagorei". "Barapasaurus" xuất phát từ cuối thành hệ Kota. Do đó nó là một trong những sauropoda sớm nhất được biết đến. Barapasaurus được biết đến từ khoảng 300 xương từ ít nhất là sáu cá thể, do đó, bộ xương gần như hoàn toàn được biết đến ngoại trừ các đốt sống cổ trước và hộp sọ. Điều này làm cho Barapasaurus một trong những sauropoda hoàn toàn nhất được biết đến từ những năm đầu kỷ Jura. | 1 | null |
Phòng 610 là một cơ quan an ninh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. thành lập của nó vào ngày 6 tháng 10 năm 1999, cơ quan được thành lập cho mục đích điều phối và thực thi việc đàn áp Pháp Luân Công Bởi vì nó là một văn phòng do Đảng Cộng sản lãnh đạo không có ủy quyền hợp pháp, nó được mô tả giống như một tổ chức phi pháp. Phòng 610 là cánh tay thực hiện của Trung tâm điều hành và xử lý các vấn đề của Pháp Luân Công (CLGDF), cũng được biết với cái tên Trung tâm điều hành và xử lý các vấn đề dị giáo.
Phòng 610 được điều hành bởi những thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và nó thường xuyên chỉ đạo các cơ quan nhà nước trong các chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Nó liên quan chặt chẽ tới quyền lực Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phòng 610 được thành lập ở các cấp tỉnh, huyện, thành phố và vùng lân cận, và ước tính có khoảng 1000 cơ quan rải rác trên toàn quốc.
Các chức năng chính của Văn phòng 610 bao gồm điều phối tuyên truyền chống Pháp Luân Công, giám sát và thu thập tình báo, trừng phạt và "cải tạo" của các học viên Pháp Luân Công. văn phòng báo cáo liên quan đến việc kết án phi pháp, cải tạo cưỡng chế, tra tấn, và đôi khi là cái chết của các học viên Pháp Luân Công.
Từ năm 2003, nhiệm vụ của Phòng 610 đã được mở rộng để bao gồm nhắm mục tiêu tôn giáo khác và khí công các nhóm được coi là dị giáo hoặc thành phần có hại đối với Đảng Cộng sản (CCP), mặc dù Pháp Luân Công vẫn được ưu tiên hàng đầu.
Tổng quan.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng vào mùa xuân năm 1992, thời kỳ "bùng nổ của khí công". Pháp Luân Công có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân, và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp.
Pháp Luân Công được quan chức ủng hộ đáng kể trong những năm đầu phát triển, và có hàng chục triệu người theo tập luyện. Tuy nhiên, vào giữa thập niên 90, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của môn Khí Công này, ban hành các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về các môn phái khí công khác nhau của đất nước. Năm 1996, Pháp Luân Công đã rút khỏi Hiệp hội khí công quốc gia, dưới áp lực ngày càng tăng và để bình thường hóa quan hệ với đảng và nhà nước.
Sau khi từ bỏ mối liên hệ với cơ quan nhà nước, Pháp Luân Công đã bị chỉ trích ngày càng nhiều và bị giám sát từ bộ máy an ninh quốc gia và Ban tuyên giáo. Các sách của Pháp Luân Công bị cấm xuất bản vào tháng 7 năm 1996, và nhà nước chỉ đạo các tờ báo bắt đầu chỉ trích nhóm là một hình thức "mê tín dị đoan phong kiến", "hữu thần" là mâu thuẫn với hệ tư tưởng của chính quyền và nghị trình của quốc gia.
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa ở Trung Nam Hải - khu nhà chính phủ để yêu cầu được công nhận chính thức và chấm dứt hành động sách nhiễu leo thang chống lại họ. Giám đốc an ninh nội địa và Ủy viên bộ chính trị La Cán là người đầu tiên chú ý tới đám đông tụ tập. Cán báo cáo lại với Tổng bí thư đảng cộng sản Giang Trạch Dân, và yêu cầu có một giải pháp quyết định đối với Pháp Luân Công.
Một nhóm gồm 5 học viên đại diện Pháp Luân Công đã trình bày kiến nghị của họ với phó thủ tướng Chu Dung Cơ, chủ tịch Hội đồng Nhà nước, và đã được ông đáp ứng, sau đó các học viên Pháp Luân Công đã giải tán trong hòa bình.
Chính vì sự kiện này, Giang Trạch Dân đã rất tức giận trước, và bày tỏ quan ngại đối với một số quan chức cấp cao, các quan chức Đảng Cộng sản và các thành viên của quân đội được thành lập để làm tiêu diệt Pháp Luân Công. Tối ngày hôm đó, Giang đã viết một lá thư cho đội ngũ Đảng viên rằng Pháp Luân Công phải bị nghiền nát.
Thành lập.
Vào ngày 7, tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân đã triệu tập cuộc họp của Bộ Chính trị để giải quyết vấn đề Pháp Luân Công. Trong cuộc họp, Giang đã miêu tả Pháp Luân Công là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền lực của Đảng Cộng sản - "một cái gì đó chưa từng có kể từ Đảng được thành lập cách đây 50 năm"—và ra lệnh thành lập một nhóm điều hành đặc biệt trong đảng của Trung ương để "chuẩn bị chu toàn cho việc tiêu diệt [Pháp Luân Công]."
Vào ngày 10, tháng 6, Phòng 610 được thành lập để phối hợp xử lý hàng ngày của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. La cán đã được lựa chọn để điều hành văn phòng này, trách nhiệm của ông ta ở thời điểm đó là nghiên cứu, điều tra và phát triển "phương pháp tiếp cận thống nhất…để giải quyết vấn đề Pháp Luân Công." Văn phòng được tạo ra phi pháp và nằm ngoài vòng pháp luật, không có quy định mô tả nhiệm vụ chính xác của nó.. Tuy nhiên, nó đã được ủy quyền "để phối hợp với Trung ương và địa phương, các cơ quan Đảng và Nhà nước, được kêu gọi hành động phối hợp chặt chẽ với văn phòng", theo giáo sư UCLA James Tong.
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1999, Văn phòng 610 được gọi mới là Nhóm lãnh đạo trung ương đầu để đối phó và tiêu diệt Pháp Luân Công, đứng đầu là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Lý Lan Thanh. Bốn Phó giám đốc khác của Nhóm lãnh đạo trung ương cũng được sắp xếp ở các vị trí cấp cao trong Đảng Cộng sản, bao gồm cả Bộ trưởng ban tuyên giáo, Đinh Quan Căn. Các lãnh đạo của Phòng 610 và CLGDF "có thể kêu gọi các quan chức đứng đầu và các thành viên chính phủ trong việc huy động nguồn lực của họ", và có quyền gặp trực tiếp Tổng Bí thư và thủ tướng.
Nhà báo Ian Johnson, người báo cáo về các cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã giành được giải thưởng Pulitzer, đã miêu tả công việc của Phòng 610 là "huy động dễ dàng các tổ chức điều hành xã hội của đất nước. Theo lệnh từ Bộ Công an thì tất cả nhà thờ, thánh đường, chùa chiền, báo chí, phương tiện truyền thông, tòa án và cảnh sát phải nhanh chóng lên kế hoạch đằng sau chính phủ: để đè bẹp Pháp Luân Công, không kể đến bất cứ biện pháp nào. Những ngày sau đó một làn sóng bắt bớ xảy ra trên toàn Trung Quốc. Đến cuối năm 1999, rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt và chết trong tù."
Cấu trúc.
Phòng 610 được quản lý bởi các nhà lãnh đạo cao cấp, các Đảng Cộng sản Trung Quốc, và CLGDF giám sát Phòng 610, kể từ khi thành lập, được chỉ đạo bởi một thành viên cao cấp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, bắt đầu bằng Lý Lan Thanh (1999–2003), La Cán (2003–2007), và Chu Vĩnh Khang (2007 – 2012).
Việc bổ nhiệm các cơ quan Đảng được tiến hành đầu tiên để CLGDF hoạt động và các nhân viên Phòng 610 được đứng sau chỉ đạo các quan chức phòng ban khác. Theo ông James Tong, Phòng 610 nằm "nhiều tầng lớp hành chính", ở trên các tổ chức như Đài truyền hình,phát thanh và điện ảnh, Tân Hoa Xã, Truyền hình Trung ương Trung Quốc, và Tổng cục Tin tức và ấn phẩm. Để chống lại Pháp Luân Công, Phòng 610 đóng vai trò điều phối các phương tiện truyền thông như báo chí của nhà nước, nó có ảnh hướng tới đảng và nhà nước cùng các đơn vị khác, bao gồm cả cơ quan an ninh.
Ông Cook và Lemish cho rằng Phòng 610 được tạo ra ngoài hệ thống an ninh truyền thống của nhà nước bởi một vài nguyên nhân: đầu tiên, có một số cán bộ trong các cơ quan dân sự và an ninh đang luyện tập Pháp Luân Công, Giang và một số lãnh đạo khác sợ rằng các tổ chức này đã bị lặng lẽ xâm nhập, thứ hai, cần phải có một tổ chức linh hoạt và mạnh mẽ để điều phối các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công, thứ ba, tạo ra một tổ chức đảng cấp cao gửi chỉ thị xuống các cấp bậc để điều hành các chiến dịch chống lại Pháp Luân Công là ưu tiên số một, và cuối cùng các lãnh đạo Đảng không muốn chiến dịch chống Pháp Luân Công bị cản trở bởi các hạn chế của các quy định hay thủ tục hành chính, và do đó thành lập Phòng 610.
Ngay sau khi việc tạo ra các trung tâm Phòng 610, các trung tâm Phòng 610 song song đã được thành lập ở mỗi cấp hành chính ở bất cứ nơi nào có mặt các học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả các tỉnh, huyện, thành phố, và đôi khi ở các cấp vùng lân cận. Trong một số trường hợp, Phòng 610 đã được thành lập trong các tập đoàn lớn và các trường đại học. Mỗi văn phòng từ cấp hành chính trở lên đều được thiết lập một Phòng 610, hoặc từ các cơ quan hành chính ở cùng cấp bậc Lần lượt, các Phòng 610 ở địa phương ảnh hưởng đến các cán bộ cơ quan nhà nước ở cùng cấp bậc, chẳng hạn như các tổ chức truyền thông, các cơ quan an ninh ở địa phương và các tòa án.
Cơ cấu của Phòng 610 trùng với cơ cấu của Đảng Cộng sản Ủy ban Chính trị và Luật pháp (PLAC). Cả La Cán và Chu Vĩnh Khang giám sát cùng lúc cả PLC và Phòng 610. Sự chồng chéo này cũng phản ánh ở các cấp bậc, nơi Phòng 610 thường xuyên liên kết với PLAC, thỉnh thoảng thậm chí còn chia sẻ văn phòng để cùng làm việc.
Mỗi Phòng 610 ở các cấp bậc địa phương có sự khác biệt nhỏ về cơ cấu tổ chức. Một ví dụ của các văn phòng địa phương được tổ chức ở thành phố Leiyang ở tỉnh Hồ Nam. Tại đó, vào năm 2008, Phòng 610 bao gồm một "nhóm tổng hợp" và "nhóm giáo dục" Nhóm giáo dục phụ trách "công tác tuyên truyền" và "chuyển hóa thông qua cải tạo" các học viên Pháp Luân Công. Nhóm tổng hợp phụ trách các nhiệm vụ hành chính và hậu cần, thu thập tình báo, và bảo vệ các thông tin mật.
James Tong viết rằng, các quyết định của Đảng hoạt động để chống lại Pháp Luân Công thông qua CLGDF và Phòng 610, phản ánh "một mô hình lựa chọn thể chế của chính quyền" sử dụng ủy ban"đặc quyền" chứ không phải là các cơ quan thường trực, tức là sức mạnh tập trung vào các cấp bên trên chứ không phải là bộ máy quan liêu nhà nước."
Tuyển mộ.
Có rất ít thông tin biết được về quá trình tuyển mộ nhân sự cho các Phòng 610. Trong một số trường hợp hiếm hoi nơi mà các thông tin có sẵn, các nhân viên Phòng 610 được lấy từ các cơ quan hoặc các phòng ban khác (chẳng hạn như các nhân viên chính trị và Ủy ban lập pháp hoặc các cơ quan an ninh công cộng). Hác Phượng Quân, một người ly khai và là cựu quan chức Phòng 610 ở thành phố Thiên Tân, đã từng là một trong những nhân viên như vậy. Hác đã từng làm việc cho Văn phòng Công an tại Thiên Tân và là một trong những cán bộ được lựa chọn để biệt phái đến một Phòng 610 mới được lập ra. Một số Phòng 610 tiến hành các nỗ lực tuyển mộ riêng của họ để có cán bộ trình độ đại học.
Hệ thống chịu trách nhiệm.
Để đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Đảng chống lại Pháp Luân Công, các văn Phòng 610 được triển khai một hệ thống chịu trách nhiệm, kéo dài xuống đến các cấp cơ sở trong xã hội. Theo hệ thống này, các quan chức địa phương phải chịu trách nhiệm cho tất cả các kết quả liên quan đến Pháp Luân Công thuộc thẩm quyền của họ, và một hệ thống trừng phạt được áp đặt trên các khu vực và đối với các quan chức thất bại trong việc ngăn chặn toàn diện Pháp Luân Công. "Để giải quyết vấn đề đó, thay vì tạo ra một hệ thống hiện đại để cai trị Trung Quốc, chính phủ vẫn dựa trên một sự chấp hành đặc biệt của các sắc lệnh, lệnh và quan hệ cá nhân," ông Johnson viết.
Ông Johnson viết rằng không có một ai từ vùng đó được đến Bắc Kinh. "Chính quyền địa phương xử phạt các thị trưởng và trưởng quận khi cMột ví dụ về hệ thống trách nhiệm này để xử lý những người biểu tình đi đến Bắc Kinh vào những năm đầu của sự đàn áp. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, năm 1999, mỗi ngày ở Bắc Kinh có hàng trăm học viên Pháp Luân Công đi đến Quảng Trường Thiên An Môn hoặc đến các văn phòng Thỉnh nguyện ở Bắc Kinh để khiếu nại cho quyền lợi của mình. Để ngăn chặn dòng người biểu tình đến thủ đô, trung tâm Phòng 610 đã ra lệnh cho các chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm để đảm bảo không có bất kỳ một học viên Pháp Luân Công đi đến Bắc Kinh", ông Johnson viết. Sau đó, các thị trưởng và trưởng quận phạt tiền các lãnh đạo Phòng 610 và các chi nhánh của PLAC, họ lần lượt phạt tiền các trưởng thôn và cảnh sát. Cảnh sát dùng cực hình đối với các học viên Pháp Luân Công và liên tục đòi tiền từ họ để bù đắp cho những chi phí.
Johnson viết rằng "Phạt tiền là phi pháp; không có luật hoặc quy định nào được ban hành bằng văn." Các quan chức chính phủ chỉ nói bằng miệng trong các cuộc họp. "Không bao giờ có bất cứ một điều gì được viết ra bằng văn bản vì họ không muốn chúng được công bố" một quan chức đã kể lại với ông Johnson.
Chức năng.
Giám sát và tình báo.
Giám sát các học viên Pháp Luân Công và thu thập tình báo là một trong những chức năng chính của Phòng 610. Ở các cấp địa phương, điều này có thể liên quan đến việc giám sát nơi làm việc và nhà ở để xác định các học viên Pháp Luân Công, các cuộc kiểm tra hàng ngày đến nhà để biết (hoặc "ghi tên") các học viên Pháp Luân Công, hoặc phối hợp và giám sát theo dõi các học viên Pháp Luân Công 24/24.
Phòng 610 không nhất thiết phải tiến hành giám sát trực tiếp, thay vào đó, nó ra lệnh cho chính quyền địa phương làm như vậy, và họ đã báo cáo đều đặn cho Phòng 610. Cấp cơ bản của các Phòng 610 chuyển tiếp thông tin tình báo họ đã thu thập được trong chuỗi hoạt động đến Phòng 610 ở trên chúng. Trong nhiều trường hợp, sự giám sát đối với các học viên Pháp Luân Công đã từng bị bỏ tù hoặc đưa vào trại lao động cải tạo trước đó, và nhằm mục đích để ngăn chặn tái phạm.
Phòng 610 nỗ lực thu thập thông tin tình báo thông qua người dân. Các phòng 610 ở các cấp thưởng khá nhiều tiền cho những thông tin để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Và đường dây nóng hoạt động 24h được lập ra để người dân báo cáo hoạt động liên quan đến Pháp Luân Công. Ở một số địa phương, ‘các biện pháp chịu trách nhiệm’ được ban hành ở các nơi làm việc, trường học, ủy ban khu phố và gia đình để họ phải chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo về các học viên Pháp Luân Công trong đơn vị của họ.
Ngoài việc giám sát trong nước Phòng 610 cũng tham gia vào tình báo ở nước ngoài. Hác Phượng Quân, cựu sĩ quan đã thoát ly Phòng 610 từ Thiên Tân, làm chứng rằng công việc của ông tại Văn phòng Phòng 610 liên quan đến đối chiếu và phân tích các báo cáo tình báo về số lượng các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Năm 2005, một mật vụ người Trung Quốc làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin để chiêu mộ học viên Pháp Luân Công người Đức, ông Dr. Dan Sun, hoạt động như một người cung cấp tin tức. Mật vụ báo cáo để sắp xếp cuộc họp cho ông Sun với hai người vị học giả của y học Trung Quốc có hứng thú với việc nghiên cứu Pháp Luân Công, và ông Sun đã đồng ý để chuyển thông tin cho họ, có vẻ như ông hi vọng để họ hiểu nhiều hơn về môn luyện tập này. Người đàn ông sắp xếp cuộc gặp đó là điệp viên cao cấp của Phòng 610 ở Thượng hải. Ông Sun nói rằng ông không biết người đàn ông ấy là mật vụ tình báo Trung Quốc, nhưng bởi vì ông hợp tác với họ nên ông đã bị kết án làm gián điệp vào năm 2011. Theo Der Spiegel, trường hợp chứng tỏ "tầm quan trọng của việc tấn công [Pháp Luân Công] đó là chính phủ [Trung Quốc]," và "các điểm đề xuất tấn công đặc biệt đôi khi được thực hiện bởi các mật vụ tình báo Trung Quốc
Tuyên truyền.
Tuyên truyền là một trong những chức năng cốt lõi của Văn phòng 610, cả ở các cấp trung ương và địa phương. CLGDF bao gồm các thành viên cao cấp của ban tuyên truyền của Đảng Cộng sản, trong đó có Bộ trưởng Ban tuyên truyền và phó trưởng ban tuyên giáo. Nó có vị trí tổ chức cùng với Phòng 610 ở trên các cơ quan thông tin và tuyên truyền, với đầy đủ ảnh hưởng để chỉ đạo các nỗ lực tuyên truyền chống lại [[Pháp Luân Công]] từ cấp Trung ương.
Ông Tong lưu ý rằng, lần đầu tiên "tuyên truyền tấn công" [[Pháp Luân Công]] đã được các tờ báo chính của nhà nước đăng tải vào cuối tháng 6 năm 1999, ngay sau khi thành lập văn phòng 610, nhưng trước khi chiến dịch chống lại [[Pháp Luân Công]] đã được chính thức công bố. Các nỗ lực này đã được giám sát bởi Đinh Quan Căn, phó trưởng ban tuyên giáo và giám đốc tuyên truyền của quốc gia, trong khả năng của ông ta trong việc đối phó với [[Pháp Luân Công]] và trưởng tuyên truyền của đất nước. Các cuộc tấn công trên phương tiện truyền thông ban đầu chỉ là sự úp mở, gián tiếp liên quan đến [[Pháp Luân Công]], và nội dung của họ nhằm nhạo báng "mê tín dị đoan" và ca tụng ưu điểm của chủ nghĩa vô thần.
Trong những tuần, để chiến dịch được khởi động chính thức, các nhân viên CLGDF và Phòng 610 làm việc để chuẩn bị một số lượng lớn các sách, báo và các chương trình truyền thông để lên án nhóm, được công bố công khai sau 20 tháng 7 năm 1999 khi chiến dịch chống lại [[Pháp Luân Công]] chính thức bắt đầu.
Vào những tháng sau đó, ông David Ownby viết rằng các phương tiện truyền thông bộ máy của đất nước "đã tung ra hàng trăm bài báo, sách và các báo cáo truyền hình chống lại [[Pháp Luân Công]]. Người dân Trung Quốc chưa từng chứng kiến sự việc quá mức như vậy kể từ thời kỳ Cách mạng Văn hóa." Tuyên truyền của nhà nước ban đầu sử dụng sức hấp dẫn của chủ nghĩa duy lý khoa học để lập luận rằng thế giới quan của [[Pháp Luân Công]] là "đối lập hoàn toàn với khoa học" và chủ nghĩa cộng sản; tờ báo "People's Daily" khẳng định rằng nó "là một cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa hữu thần và vô thần, mê tín và khoa học, chủ nghĩa duy tâm và duy vật" vào ngày 27 tháng 7 năm 1999. Lời lẽ khác xuất hiện trên báo chí nhà nước tập trung vào chi phí sức khỏe bị [[Pháp Luân Công]] bị lừa dối. Để thực hiện công tác tuyên truyền tiếp cận hơn với công chúng, chính phủ công bố những truyện tranh, một số trong đó so với người sáng lập [[Pháp Luân Công]] với[[Lâm Bưu]] và với Adolph Hitler.
Phòng 610 Trung ương cũng chỉ đạo các Phòng 610 địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền chống lại [[Pháp Luân Công]]. Điều này bao gồm làm việc với các phương tiện truyền thông địa phương, cũng như tiến hành các chiến dịch ở cơ sở để "giáo dục"nhóm đối tượng trong các trường học và các trường đại học, các doanh nghiệp nhà nước, xã hội và doanh nghiệp thương mại. Ví dụ, các trung tâm Phòng 610 đã ban hành một chỉ thị tham gia vào công tác tuyên truyền nhằm ngăn chặn [[Pháp Luân Công]] "can thiệp" vào thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Chiến dịch này được giới thiệu trên các website chính phủ ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc.
Cải tạo và giam giữ.
[[Tập tin:2004-7-6-gao rongrong3.jpg|nhỏ|Cao Dung Dung (高蓉蓉), một học viên [[Pháp Luân Công]] ở tỉnh Liêu Ninh, được báo cáo là bị [[tra tấn]] đến chết khi bị giam giữ bất hợp pháp vào năm 2005.]]
Phòng 610 làm việc với cơ quan an ninh địa phương theo dõi và bắt các học viên [[Pháp Luân Công]], nhiều người trong số này sau đó bị kết án và bị đưa đến các trại cải tạo lao động (RTL), hoặc, nếu họ tiếp tục luyện tập và ủng hộ cho [[Pháp Luân Công]] thì sẽ bị bỏ tù. Số lượng học viên [[Pháp Luân Công]] bị giam giữ ở Trung Quốc được ước tính là hàng trăm ngàn người, trong một số trại giam, các học viên [[Pháp Luân Công]] là chiếm đa số.
Phòng 610 trên khắp lãnh thổ Trung Quốc duy trì một mạng lưới các cơ sở "chuyển hóa thông qua cải tạo giáo dục". Các cơ sở này được sử dụng đặc biệt dùng để chuyển hóa các học viên [[Pháp Luân Công]], nơi mà họ phải chịu sự tra tấn về thể chất và tinh thần trong một nỗ lực nhằm mục đích yêu cầu họ từ bỏ [[Pháp Luân Công]]. Năm 2001, trung tâm Phòng 610 ra lệnh cho "tất cả các ủy ban, cơ quan nhà nước và các công ty" để bắt đầu sử dụng các cơ quan chuyển hóa. Không một Học viên [[Pháp Luân Công]] thoát khỏi, bao gồm cả sinh viên và người già. Cũng năm đó, Phòng 610 chuyển tiếp lệnh là những người tích cực tập [[Pháp Luân Công]] phải được gửi đến các trại giam, trại lao động và những người không từ bỏ niềm tin của họ vào [[Pháp Luân Công]] sẽ bị xã hội bị cô lập và giám sát bởi gia đình và những người sử dụng lao động.
Năm 2010, trung tâm Phòng 610 đã khởi xướng một chiến dịch ba năm để tăng cường "chuyển hóa" các học viên [[Pháp Luân Công]] được biết đến. Tài liệu từ Phòng 610 địa phương trên cả nước đã tiết lộ các chi tiết của chiến dịch, có liên quan đến thiết lập hạn ngạch chuyển đổi, và yêu cầu chính quyền địa phương để mạnh mẽ đưa các học viên [[Pháp Luân Công]] vào buổi chuyển hóa thông qua cải tạo giáo dục. Nếu họ thất bại trong việc ép từ bỏ tập luyện, các học viên sẽ bị đưa đến các trại lao động cải tạo.
Ngoài các nhà tù, trại lao động và các cơ sở chuyển hóa, Phòng 610 có thể tùy ý đưa các học viên [[Pháp Luân Công]] vào các trại tâm thần. Năm 2002, người ta ước tính có khoảng 1.000 học viên [[Pháp Luân Công]] đang bị giam giữ phép trong bệnh viện tâm thần, nơi bị báo cáo sự hành hạ rất phổ biến.
Can thiệp vào hệ thống Pháp luật.
Phần lớn các học viên [[Pháp Luân Công]] bị giam giữ, kết án và đưa đến các trại cải tạo lao động, ngoài ra còn có vài ngàn người đã bị kết án ở trong các trại giam dưới tội danh "sử dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi luật pháp"-diễn đạt một cách mơ hồ với bản án hơn mười năm.
[[Duy quyền|Luật sư nhân quyền]] Trung Quốc nhấn mạnh rằng Phòng 610 thường xuyên can thiệp vào các trường hợp pháp luật có liên quan đến các học viên [[Pháp Luân Công]], lật đổ khả năng của các thẩm phán độc lập. Luật sư [[Giang Thiên Dũng]] đã lưu ý các trường hợp mà các học viên [[Pháp Luân Công]] bị kết án bởi các Phòng 610 ở địa phương, chứ không phải thông qua các tiêu chuẩn pháp luật. Tháng 11 năm 2008, hai luật sư tìm cách đại diện cho các học viên [[Pháp Luân Công]] tại tỉnh [[Hắc Long Giang]] đã lưu ý rằng chủ toạ phiên toà được nhìn thấy họp cùng với các nhân viên Phòng 610 trong nhiều trường hợp đã. Các luật sư khác như [[Cao Trí Thịnh]], [[Quách Quốc Đinh]] và [[Vương Á Quân]] đã tố cáo rằng Phòng 610 đã dùng quyền lực của nó để ngăn cản việc gặp mặt các khách hàng của họ là các học viên [[Pháp Luân Công]] hoặc quyền bảo vệ họ tại tòa án.
Các văn bản chính thức hỗ trợ các cáo buộc sự can thiệp của Phòng 610. Năm 2009, hai văn bản riêng từ tỉnh [[Cát Lâm]] và tỉnh [[Liêu Ninh]] mô tả trường hợp pháp luật chống lại các học viên [[Pháp Luân Công]] phải được sự chấp thuận và/hoặc kiểm toán bởi Phòng 610. Tổ chức Phòng 610 khá gần gũi với các Ủy ban chính trị và tư pháp của CPC nên cho phép nó có ảnh hưởng với [[Tòa án nhân dân tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc|Tòa án nhân dân tối cao]] và [[Bộ Tư pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc|Bộ Tư pháp]], cả ở cấp trung ương và các cấp địa phương.
Cáo buộc tra tấn và giết người.
Một số nguồn tin đã báo cáo các cán bộ Phòng 610 tham gia vào hoặc ra lệnh tra tấn các học viên [[Pháp Luân Công]] đang bị giam giữ. Trong một lá thư gửi các lãnh đạo Trung Quốc năm 2005, Luật sư nhân quyền nổi bật, ông Cao Trí Thịnh, miêu tả các nhân viên phòng 610 đánh đập và tấn công tình dục các học viên [[Pháp Luân Công]]: "tôi đã nghe tất cả các miêu tả chân thực về sự bạo hành vô nhân đạo của chính phủ đối với người dân của họ, những điều làm tôi chấn động hầu như là những hành động tra tấn lên các bộ phận sinh dục của phụ nữ bởi các nhân viên Phòng 610 và các cảnh sát," ông Cao viết.
Người thoát ly khỏi phòng 610, ông Hác Phượng Quân đã miêu tả về việc đã từng chứng kiến đồng nghiệp của mình đánh đập một phụ nữ cao tuổi là học viên [[Pháp Luân Công]] bằng một thanh sắt. Sự kiện này xúc tiến ông Hác tẩu thoát sang Úc Vào năm 2009, báo cáo viên đặc biệt của LHQ đã báo cáo về việc giết người ngoài phi pháp, cáo buộc các nhân viên Phòng 610 tham gia vào việc tra tấn giết hại các học viên [[Pháp Luân Công]] trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Ông Ian Johnson của tờ báo Wall Street đã báo cáo vào năm 2000 rằng các học viên [[Pháp Luân Công]] bị tra tấn đến chết trong các trại "chuyển hóa thông qua cải tạo giáo dục" được điều hành bởi Phòng 610. Trung tâm Phòng 610 đã thông báo cho các chính quyền địa phương rằng họ có thể sử dụng bất kể phương pháp cần thiết nào để cải tạo giáo dục các học viên [[Pháp Luân Công]] đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện—theo báo cáo để lạm dụng sử dụng rộng rãi các nhà tù.
Chức năng mở rộng.
[[Tập tin:Chen Guangcheng at US Embassy May 1, 2012.jpg|nhỏ|[[Trần Quang Thành]], một luật sư nhân quyền nổi tiếng phản đối điều luật ép phá thai đã bị quản thúc tại nhà và giám sát bởi Phòng 610]]
Vào năm 2003, tên của trung tâm điều hành xử lý [[Pháp Luân Công]] được đổi thành ’’Trung tâm điều hành và xử lý các vấn đề dị giáo." Cùng năm đó, nhiệm vụ của nó được mở rộng để xử lý 28 "dị giáo" khác và " các môn khí công có hại." Dù vậy, [[Pháp Luân Công]] vẫn tiếp tục là mục tiêu chính của Phòng 610, có bằng chứng văn phòng địa phương nhắm mục tiêu vào các thành viên của các nhóm khác, một số trong đó như là Phật giáo hay Tin Lành. Tbao gồm của mình thực hiện giám sát đối với các thành viên, tham gia vào những nỗ lực tuyên truyền, và giam giữ và bỏ tù các thành viên.
Trong một số trường hợp, Phòng 610 thực hiện chức năng liên quan đến việc theo dõi và đàn áp các tôn giáo không được công nhận. Ví dụ," Nhà kinh tế" báo cáo rằng cán bộ Phòng 610 có liên quan trong việc thi hành bắt giữ nhà riêng của ông [[Trần Quang Thành]], một nhà luật sư nhân quyền mù nổi tiếng phản đối luật cưỡng bức phá thai và triệt sản.
Vào năm 2008, một bộ mới "các nhóm lãnh đạo" xuất hiện với nhiệm vụ "duy trì sự ổn đinh". Tương ứng với việc thành lập các văn phòng ở tất cả các quận trong thành phố ven biển lớn, nó được giao nhiệm vụ "triệt hạ" các phần tử chống Đảng. Các văn phòng chi nhánh duy trì ổn định lên các Phòng 610 ở các địa phương, đôi khi chia sẻ văn phòng, nhân viên và lãnh đạo.
Cook và Lemish viết, sự phụ thuộc lên các ủy ban đặc biệt đã tăng lên, chẳng hạn như các Phòng 610 và các văn phòng duy trì sự ổn định cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản, các dịch vụ an ninh hiện có nhà nước này là không hiệu quả trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ. "Đó là những quan chức Cộng sản ngày càng tùy tiện, phi luật pháp, và các tổ chức an ninh riêng biệt để bảo vệ cho quyền lực của họ là điều không tốt trong hồ sơ Nhân quyền của Trung Quốc. Nó cũng đe dọa sự ổn định chính trị nội bộ của ĐCSTQ nên công việc của Phòng 610 đã trở thành chính trị."
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Nhân quyền ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Pháp Luân Công]]
[[Thể loại:Cơ quan chính phủ thành lập năm 1999]]
[[Thể loại:Thành lập năm 1999 ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Các tổ chức có trụ sở ở Bắc kinh]]
[[Thể loại:Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc]]
[[Thể loại:Áp bức chính trị ở Trung Quốc]]
[[Thể loại:Áp bức của Cộng sản]]
[[Thể loại:Nhân quyền tại Trung Quốc]] | 1 | null |
Bellusaurus (có nghĩa là "thằn lằn đẹp", từ tiếng Latin "bellus" 'đẹp' (giống đực) và tiếng Hy Lạp cổ đại "sauros" 'thằn lằn') là một chi khủng long nhỏ, cổ ngắn, từ Trung Jura chiều dài khoảng 4,8 mét (16 ft). Hóa thạch của nó được tìm thấy trong tầng đá của thành hệ Shishugou ở phía đông bắc lưu vực sông Junggar ở Trung Quốc. | 1 | null |
Hoàng gia Romanov (tiếng Nga: "Романовы. Венценосная семья" / Romanov. Một gia đình đế vương) là một bộ phim điện ảnh lịch sử của đạo diễn Gleb Panfilov, trình chiếu năm 2000.
Nội dung.
Truyện phim mô tả giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời Sa hoàng Nikolai II (Aleksandr Galibin) và gia đình. Thời điểm bắt đầu là sự kiện Cách mạng Tháng Hai cho đến khi tất cả bị thảm sát. | 1 | null |
Giấc mộng Trung Quốc hay Trung Quốc mộng (chữ Hán giản thể: 中国梦, bính âm: Zhōngguó mèng) là 1 học thuyết mới (Còn gọi là Tư tưởng Tập Cận Bình) trong các tư tưởng chỉ đạo Xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được sử dụng trên báo chí, Đảng, Nhà nước và các hoạt động khác.
Năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra học thuyết tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc. Sau đó được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc". Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia". Theo tạp chí lý luận của đảng "Cầu Thị", giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.
Lịch sử.
Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng một nửa Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị tham quan Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc triển lãm "đường tới phục hưng". Tại đây Tập Cận Bình đã đề xuất "Trung Quốc mộng" và định nghĩa là "thực hiện thành tựu phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại" và còn cho rằng giấc mơ này sẽ thành hiện thực.
Ngày 17 tháng 3 năm 2013, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 12, kỳ họp thứ nhất. Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước trong bài phát biểu của mình ông cũng đề cập đến cụm từ "giấc mộng Trung Quốc ".
Tháng 8 năm 2013 khi thực hiện chuyến thăm tới Hoa Kỳ, Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Hoa Kỳ Obama về việc theo đuổi giấc mơ của Trung Quốc và sự liên kết tự do dân chủ với giấc mơ của Mỹ.
Nhận xét.
Ravi Kant, một cây viết về tài chính, phê bình trên tờ "Asia Times" rằng chính Tập Cận Bình đang cản trở người dân Trung Quốc thực hiện ước mơ của họ. Ông nói rằng phần lớn sự thăng tiến của Tập có thể được quy cho niềm tin của ông vào Fajia, trong đó nhấn mạnh quyền lực tuyệt đối và thẩm quyền của người cai trị. Ông đã so sánh và đối chiếu Tập với Đặng Tiểu Bình, người mà ông nói tin vào việc trao quyền cho mọi người thay vì các nhà lãnh đạo, và chính sách của ông ta đã góp phần vào sự tăng trưởng trong nền kinh tế của Trung Quốc. Kant nói, "Người đàn ông duy nhất đứng giữa người Trung Quốc và giấc mơ Trung Quốc là Tập Cận Bình." | 1 | null |
Edward Boxer CB (27 tháng 2 năm 1784 - 4 tháng 6 năm 1855) là một sĩ quan của Hải quân Hoàng gia Anh. Ông phục vụ trong chiến tranh Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Napoléon. Ông qua đời trong cuộc chiến tranh Krym với quân hàm Chuẩn Đô đốc. | 1 | null |
Kinh tế học bất động sản (tiếng Anh: real estate economics) là một phân nhánh của Kinh tế học chuyên nghiên cứu và giảng dạy về bất động sản. Nó giải thích, mô tả và dự đoán các biến động và tương tác của giá, cung và cầu của bất động sản. Nó rất gần với nhánh khác của kinh tế là Kinh tế học nhà ở (là phân nhánh chuyên tập trung vào thị trường nhà ở gia đình). Trong khi đó Kinh tế học bất động sản đặt trọng tâm vào bất động sản kinh doanh và công nghiệp. | 1 | null |
Chuẩn Đô đốc John Hildred Carlill OBE (24 tháng 10 năm 1925 – 10 tháng 11 năm 2015) là cựu sĩ quan của Hải quân Hoàng gia Anh, đồng thời là chủ tịch của trường Hải quân Hoàng gia College, Greenwich.
Sự nghiệp hải quân.
Học tại trường Trường Cao đẳng Hải quân Hoàng gia Britannia, Carlill gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1939 và phục vụ trong Thế chiến thứ hai trên tàu tuần dương HMS "Mauritius". Ông đã trở thành Chủ tịch của Hải quân Hoàng gia College, Greenwich vào năm 1980 trước khi nghỉ hưu vào năm 1982.
Trước khi nghỉ hưu ông là chủ tịch của Hội đồng kỹ thuật. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.