text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Abdulla Yameen Abdul Gayoom () là một chính khách Maldives thuộc Đảng Tiến bộ Maldives, đồng thời là Tổng thống thứ sáu của Maldives. Ông được bầu làm Tổng thống Maldives trong cuộc bầu cử và tái đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2013, giành được hơn 51,3% số phiếu, ông Nasheed chỉ nhận được 48,6%. Ông sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 17 tháng 11 năm 2018 sau thất bại của mình trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2018, trong đó ông đã tìm cách giành được nhiệm kỳ 5 năm thứ hai. Ông Yameen là anh em cùng cha khác mẹ với cựu Tổng thống Maumoon Abdul Gayoom, là một thành viên cấp cao trong đảng Tiến bộ Maldives của ông Gayoom.
1
null
Cá phổi Nam Mỹ (tên khoa học: Lepidosiren paradoxa) là loài cá phổi duy nhất được tìm thấy trong các đầm lầy và vùng nước chảy chậm của Amazon, Paraguay, và hạ lưu sông Paraná ở Nam Mỹ. Đáng chú ý như là một loài cá thở không khí bắt buộc, nó là thành viên duy nhất của chi Lepidosiren cũng như của họ Lepidosirenidae. Tương đối ít thông tin về loài cá này. Các tên gọi thông thường khác trong tiếng Anh là "American mud-fish" (cá bùn Mỹ) và "scaly salamanderfish" (cá kỳ giông vảy). Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó còn được gọi là piramboia, pirarucu-bóia, traíra-bóia, và caramuru. "Lepidosiren paradoxa" chưa trưởng thành ăn côn trùng và ấu trùng ốc, trong khi cá trưởng thành ăn tạp, bổ sung thêm tảo và tôm tép vào khẩu phần ăn của chúng, nghiền nát chúng bằng những tấm răng được khoáng hóa mạnh. Môi trường sống bình thường của cá biến mất trong mùa khô, vì vậy nó chui sâu vào bùn và tạo ra một khoang có chiều sâu khoảng 30–50 cm, để lại một vài lỗ trên bề mặt để lấy không khí. Trong thời gian ngủ hè này, chúng tạo ra một lớp chất nhầy giữ độ ẫm, và làm chậm sự trao đổi chất của chúng xuống rất nhiều.
1
null
Coober Pedy là một thị trấn ở phía bắc Nam Úc. Thị trấn này được mệnh danh là thủ đô opal của thế giới do sản lượng lớn opal được khai thác ở đây. Dân số năm 2011 là 1695 người. Coober Pedy nổi tiếng với các công trình ngầm, hầu hết đều sống dưới lòng đất, nơi họ xây dựng những nhà thờ, nhà hàng, khách sạn. Cư dân sống dưới lòng đất để tránh khí hậu sa mạc khắc nghiệt với ánh nắng mặt trời chói chang. Tên của vùng đất Coober Pedy xuất phát từ thuật ngữ của thổ dân địa phương "kupa piti", có nghĩa là "hang của người da trắng dưới lòng đất.
1
null
Vasili Aleksandrovich Arkhipov (; sinh ngày 30 tháng 1 năm 1926 - mất ngày 19 tháng 8 năm 1998) là một sĩ quan hải quân Liên Xô. Arkhipov là một trong ba sĩ quan chỉ huy cấp cao của tàu ngầm hạt nhân tấn công B-59 của Liên Xô. Cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 thường được cho là điểm lịch sử mà tại đó các nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba đã đạt mức gần nhất, và Robert McNamara tuyên bố rằng nếu không nhờ Vasili Arkhipov, người đã ngăn chặn một đợt phóng ngư lôi hạt nhân từ tàu ngầm B-59 của Liên Xô tại thời điểm nóng bỏng nhất của cuộc khủng hoảng, chiến tranh thế giới III sẽ nổ ra, ông này đã phát biểu tại hội nghị khủng hoảng tên lửa Cuba Havana, "Một người được gọi tên là Vasili Arkhipov đã cứu thế giới."
1
null
Belle là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong bộ phim hoạt hình chiếu rạp thứ 30 của Walt Disney Pictures, "Người đẹp và quái thú" (1991). Nàng sau đó cũng xuất hiện trong các midquel của phim là "" (1997), "Belle's Magical World" (1998) và "Belle's Tales of Friendship" (1999). Belle ban đầu do Paige O'Hara lồng tiếng từ năm 1991 tới 2011, người đã tới thử giọng cho vai diễn này sau khi cô đọc được tin tuyển diễn viên đăng trên báo "The New York Times". Năm 2011, Disney thay O'Hara bằng Julie Nathanson. Sáng tạo bởi nhà viết kịch Linda Woolverton, Belle do họa sĩ James Baxter và Mark Henn thiết kế hoạt hình. Nàng sống cùng cha mình, một nhà sáng chế tên là Maurice, tại một thị trấn nhỏ ở Pháp. Trong khi được coi là người con gái đẹp nhất làng, thì đồng thời Belle cũng thường bị chế giễu bởi nàng thích đọc sách và có lối sống không theo khuôn mẫu. Được một chàng thợ săn đẹp trai nhưng kiêu ngạo tên là Gaston theo đuổi, nhưng Belle lại tỏ ra không hề thích thú gì với anh ta; mà nàng luôn mong ước được rời bỏ cuộc sống nơi tỉnh lẻ của mình để đi phiêu lưu. Khi cha nàng bị Quái thú bắt giữ, Belle đã dũng cảm hy sinh tự do của bản thân để cứu cha, và dần dần đã học cách chấp nhận và cuối cùng là yêu Quái thú, tình yêu ấy cuối cùng đã giải thoát Quái thú khỏi lời nguyền kéo dài nhiều năm. Dựa trên nhân vật nữ chính trong câu chuyện cổ tích "Người đẹp và quái thú" của Jeanne-Marie Leprince de Beaumont, Woolverton đã phát triển Belle thành một nhân vật mạnh mẽ hơn trong phiên bản chuyển thể thành phim của Disney. Thêm vào đó, Woolverton lấy cảm hứng từ diễn xuất của Katharine Hepburn trong vai nhân vật Jo March của bộ phim "Little Women" (1933). Thành công của "Người đẹp và quái thú" đã dẫn tới quyết định sản xuất một vở nhạc kịch Broadway dựa trên bộ phim, và Susan Egan là người đầu tiên đảm nhiệm vai diễn Belle trong vở nhạc kịch. Belle là thành viên thứ năm của thương hiệu Những nàng công chúa Disney. Belle nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các nhà phê bình, trong đó nhiều người khen ngợi trí thông minh, hiện đại và lòng dũng cảm của nàng, và so sánh nàng với một Công chúa Disney trước đó là Ariel trong phim "Nàng tiên cá" (1989). Những đánh giá từ các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ cũng tương đối tích cực, họ ca ngợi sự hiểu biết, tự lập, ít phụ thuộc vào lễ giáo, cùng với đó là những mục tiêu của nàng trong cuộc sống không có liên quan gì đến hôn nhân, một điểm khác với các công chúa Disney trước đây. Belle là nữ nhân vật hoạt hình duy nhất nhận được một đề cử từ Viện phim Mỹ (American Film Institute) cho danh sách Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện (100 Years...100 Heroes and Villains) của tổ chức này. Quá trình phát triển. Các bản phác thảo đầu tiên. Sau thành công của bộ phim hoạt hình chiếu rạp đầu tiên của Walt Disney Production "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" (1937), Walt Disney đã vài lần tìm cách chuyển thể truyện cổ tích "Người đẹp và quái thú" của Jeanne-Marie Leprince de Beaumont sang một bộ phim hoạt hình chiếu rạp hoàn chỉnh. Tuy nhiên tất cả các nỗ lực thực hiện bộ phim sau đó đều bị huỷ bỏ, sau khi các nhà làm phim thấy đó thật sự là một thử thách lớn khi phim đi đến giai đoạn phát triển cốt truyện và nhân vật. Phải đến sau khi hãng phim phát hành hai bộ phim thành công lớn đầu tiên sau nhiều năm, đó là "Who Framed Roger Rabbit" trong năm 1988 và nối tiếp là "Nàng tiên cá" vào năm 1989, thì quá trình sản xuất mới bắt đầu đi theo hướng chuyển thể câu chuyện sang một bộ phim nhạc kịch. Nhà viết kịch bản Linda Woolverton được mời đến viết kịch bản cho bộ phim (và đây cũng là kịch bản đầu tay của bà) – lần đầu tiên một bộ phim hoạt hình Disney thuê một nhà viết kịch bản phim riêng, còn trước đó, cốt truyện được viết dưới dạng storyboard. Woolverton, người coi "Người đẹp và quái thú" là một "bước đột phá lớn" của mình, cũng đã đi vào lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên tự tay viết toàn bộ một kịch bản phim Disney. Mặc dù một cuộn cốt truyện ban đầu đã được hoàn thành từ năm 1987 dưới sự chỉ dẫn của Richard Purdum, bộ phim đã bị yêu cầu huỷ bỏ và bắt đầu lại từ một đống lộn xộn bởi CEO của Disney Jeffrey Katzenberg vì ông thích tạo nên "một bộ phim nhạc kịch theo phong cách Broadway với nữ nhân vật chính mạnh mẽ ", đề xuất một "sự thay đổi lớn về vai trò của nữ giới" so với câu chuyện cổ tích gốc bằng cách tạo ra một nữ nhân vật chính "khác biệt so với các nhân vật nữ chuẩn mực của Disney ". Khi được mời, Woolverton phải đối mặt với nhiệm vụ tạo ra một nhân vật nữ chính thông minh, quyết đoán và tự lập, người cuối cùng sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn các nữ nhân vật chính của Disney trước đó, như Ariel trong "Nàng tiên cá", sự thể hiện mà một số nhà phê bình cảm thấy hơi có một chút "phân biệt về giới". Quyết tâm tạo nên một nhân vật nữ chính "muốn làm một điều gì đó hơn là chỉ chờ đợi hoàng tử của mình đến ", Woolverton, không muốn bị ảnh hưởng bởi phiên bản chuyển thể thành phim năm 1946 của Jean Cocteau, từ chối xem nó mà thay vào đó lấy cảm hứng từ nhân vật Jo March trong sách "Little Women", được thể hiện trong phiên bản chuyển thể thành phim năm 1933 bởi nữ diễn viên người Mỹ Katharine Hepburn. Lấy cảm hứng từ niềm yêu thích đọc sách của chính bản thân mình và nhân vật Jo, Woolverton quyết định sắp đặt những tính cách tương tự cho Belle nhằm thể hiện "rằng cô ấy sẵn lòng tiếp nhận những điều mới mẻ" và "tiếp thu những khái niệm và ý tưởng mới." Nhằm tránh biến Belle thành hiện thân của vẻ đẹp hoàn thiện, Woolverton nghĩ thêm "một khoảng tóc nhỏ xoã xuống khuôn mặt", một trong số ít thứ mà bà cho phép mình viết về dáng vẻ bề ngoài của Belle. Trong câu chuyện cổ tích ban đầu, Belle bị ép phải thế chỗ cho cha mình làm tù nhân của Quái thú. Woolverton cảm thấy cần thiết phải để cho Belle giống một nhân vật mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và ưa phiêu lưu khám phá hơn so với cách mà nàng được miêu tả trong truyện; và đã quyết định thay đổi cốt truyện, viết lại kịch bản để cho Belle không chỉ mạo hiểm đi khỏi làng tìm người cha bị mất tích, mà còn khi khám phá ra nơi ông ở, nàng đã đối chất với Quái thú và tự nguyện hy sinh, thuyết phục Quái thú bắt mình làm tù nhân để đổi lấy việc trả tự do cho cha, và hứa sẽ ở với Quái thú suốt đời. Lồng tiếng. Ban đầu, các đạo diễn cân nhắc lựa chọn nữ diễn viên Jodi Benson, người lồng tiếng cho Ariel trong phim "Nàng tiên cá", để lồng tiếng cho Belle, nhưng cảm thấy giọng cô "giống giọng Mỹ quá." Miêu tả Belle là "một người phụ nữ đi trước thời đại của mình", các nhà làm phim cuối cùng đã quyết định rằng họ muốn Belle có một chất giọng giống phụ nữ trưởng thành (mặc dù nàng còn trẻ) và phải nghe "lớn trước tuổi." Nữ diễn viên Paige O'Hara đã biết về bộ phim hoạt hình sắp tới của Disney "Người đẹp và quái thú" qua một bài viết trên báo "The New York Times". Khi nghe tin hãng phim đang tổ chức thử giọng cho nhân vật nữ chính của bộ phim và đặc biệt muốn tìm các diễn viên ở Broadway, O'Hara, một nữ diễn viên Broadway đang làm việc tại New York lúc bấy giờ, đã liên hệ với người quản lý của mình nhờ sắp xếp cho cô một buổi thử giọng. O'Hara thử giọng cho vai diễn này tổng cộng năm lần, đối mặt với khoảng 500 ứng viên khác. Ở buổi thử giọng đầu tiên, O'Hara được đơn giản yêu cầu hát một bài hát cô tự chọn và cô đã biểu diễn tác phẩm "Heaven Help My Heart" trong vở nhạc kịch Broadway "Chess". Cho rằng các nhà làm phim "có lẽ muốn... thấy giọng [cô] nghe giống với Nàng Bạch Tuyết" trong phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", O'Hara nói với giọng cao hơn bình thường. Tuy nhiên, cô đã chữa lại khi các nhà làm phim yêu cầu cô nói bằng chất giọng tự nhiên của mình, và giải thích với cô rằng, "Chúng tôi yêu thích chất giọng của bạn. Chúng tôi muốn bạn thể hiện nó như chính mình." Không lâu sau buổi thử giọng thứ năm và cũng là buổi cuối cùng, O'Hara nhận được một cuộc điện thoại từ Disney vào đúng ngày sinh nhật của mình, thông báo rằng cô đã được chọn cho vai diễn đó. Cô luôn tin rằng việc nhà viết lời bài hát Howard Ashman yêu thích phần biểu diễn của cô trong băng thu âm các nhạc phẩm của diễn viên của vở nhạc kịch Broadway "Showboat" có đóng góp quan trọng trong việc cô nhận được vai diễn này. Woolverton thích thú với việc chất giọng của nữ diễn viên 30 tuổi O'Hara nghe "trưởng thành hơn " so với một nàng công chúa Disney truyền thống. Đồng đạo diễn Kirk Wise tỏ ra hết sức hài lòng với chất giọng của O'Hara, liên tưởng tới chất giọng của nữ diễn viên Judy Garland. Cùng với việc liên tục nhắc O'Hara không được thay đổi âm vực của giọng mình bởi họ muốn Belle nghe "thật sự chân thực ", O'Hara trải qua nhiều khó khăn trong việc điều khiển mức âm lượng giọng nói của cô bởi cô chủ yếu là một nữ diễn viên sân khấu, một công việc đòi hỏi các diễn viên phải thể hiện rõ giọng nói của mình. Cô nói với tờ "The Guardian "rằng để giải quyết khó khăn này, "Tôi phải [nói giọng] mềm dịu đi và dùng micro." O'Hara cũng thường sáng tạo thêm lời thoại không có trong kịch bản gốc. Tuy nhiên, không có phần nào trong số đó được đưa vào bản phim cuối cùng bởi nó nghe "quá hiện đại". Theo yêu cầu đặc biệt của O'Hara và nam diễn viên cùng giữ vai chính Robby Benson, người lồng tiếng cho Quái thú, các nhà làm phim đã đồng ý một quyết định tốn tiền và tốn thời gian đó là cho phép họ thu âm lời thoại cùng nhau. O'Hara sau đó công nhận rằng việc được có cơ hội làm việc sát sao với Benson đã cải thiện nhiều phần trình diễn của cô. Từ sau khi phim "Người đẹp và quái vật" được phát hành vào tháng 11 năm 1991, O'Hara đã có một số lần trở lại Công ty Walt Disney để lồng tiếng cho Belle trong nhiều sản phẩm truyền thông và hàng hoá, bao gồm cả các phần sau của phim được phát hành trực tiếp dưới dạng băng video, " "(1997), "Belle's Magical World "(1998) and "Belle's Tales of Friendship "(1999), cùng với nhiều sản phẩm trò chơi điện tử như series "Kingdom Hearts" và một số bản thu âm và video liên quan tới thương hiệu Những nàng công chúa Disney. Cùng với đó, O'Hara được Disney mời tới biểu diễn bài hát "Belle" tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 64 vào năm 1992. O'Hara được coi là "nhân viên chính trong 20 năm" của hãng phim. Vào năm 2011, O'Hara chính thức được thay thế bởi nữ diễn viên Julie Nathanson, người lồng tiếng cho nhân vật Belle lần đầu tiên trong trò chơi điện tử "Kinect Disneyland Adventures "(2011). O'Hara nói với tờ "Las Vegas Review-Journal" rằng tin cô bị thay thế đã thực sự khiến cô thất vọng bởi cô đang mong muốn được thu âm lại hầu hết các đoạn đối thoại của Belle nhằm chứng tỏ với công ty rằng mình vẫn có khả năng lồng tiếng cho nhân vật này. Tuy nhiên, O'Hara cuối cùng cũng thừa nhận rằng cô thấy công việc này khá khó khăn, bởi chất giọng của cô đã thay đổi trong suốt quãng thời gian 20 năm. Thiết kế và tính cách. Các họa sĩ giám sát cho nhân vật Belle gồm James Baxter và Mark Henn. Thiết kế nàng với mái tóc nâu và đôi mắt nâu đỏ, họ cố gắng làm vẻ bề ngoài của Belle trông giống người châu Âu hơn Ariel trong phim "Nàng tiên cá" bằng cách thiết kế nàng với đôi môi đầy đặn hơn, mắt nhỏ hơn và lông mày đậm hơn. Baxter giải thích rằng Belle lớn hơn Ariel vài tuổi và, thêm vào đó, "biết nhiều về thế giới hơn bởi nàng luôn luôn đọc sách." Theo cuốn "Directory of World Cinema: American Hollywood (Danh bạ điện ảnh thế giới: Hollywood của Mỹ" của tác giả Lincoln Geraghty, bề ngoài của Belle trong "Người đẹp và quái thú" được lấy mẫu từ vai diễn bị chỉ trích Dorothy Gale của nữ diễn viên Judy Garland trong phim "The Wizard of Oz" (1939) và màn trình diễn của Julie Andrews trong vai Maria von Trapp với bộ phim "The Sound of Music" (1965). O'Hara tiết lộ rằng, trong các bản thiết kế khái niệm sơ khai đầu tiên, Belle trông "quá hoàn hảo", ví dáng vẻ bề ngoài của nàng với của các nữ diễn viên Elizabeth Taylor và Angelina Jolie. Nữ diễn viên và người mẫu Sherri Stoner đóng vai trò người mẫu biểu diễn cho Belle, cung cấp các hình ảnh người đóng tham khảo cho các họa sĩ hoạt hình khi họ vẽ nhân vật này. Xu hướng Belle thường liên tục vuốt tóc ra khỏi mặt là một cử chỉ lấy cảm hứng từ cả Stoner và O'Hara. "Tôi thường xuyên làm thế và một số cử chỉ cá nhân khác mà họ nhanh tay nắm bắt được ", cô nói với tờ "The Guardian". Nhà sản xuất Don Hahn trả lời tờ "The Boston Globe" rằng Belle, trong câu chuyện cổ tích ban đầu của Beaumont, là một nhân vật "cực kỳ bị động ", có nhiều nét tương đồng với các nữ nhân vật chính trong các truyện cổ tích như Người đẹp ngủ trong rừng và Cô bé Lọ Lem, cũng như với nữ diễn viên và nhà hoạt động vì quyền động vật Hoa Kỳ Doris Day. Các tác giả mong muốn làm Belle trông giống một nhân vật hoạt hình "có tính ba chiều" hơn bằng cách mang tới cho nàng "khát khao và hy vọng bên cạnh tình yêu và hôn nhân đơn thuần" và mở rộng, phát triển cốt truyện, thêm cho nàng "tính ham đọc sách và hay tò mò ". O'Hara giải thích rằng các tác giả "quyết định…giữ lại vẻ đẹp cho [Belle] nhưng tinh nhanh hơn, khác biệt và dễ nhận ra hơn." Cả O'Hara và Woolverton đều ủng hộ sự thông minh và niềm yêu thích sách vở trong tính cách của Belle. Woolverton, người được coi là đã "nhào nặn" nên nhân vật, miêu tả Belle là "một người phụ nữ rất mạnh mẽ, thông minh, can đảm " đã "đánh đổi sự tự do, thứ nàng đã vô cùng mong muốn ngay từ đầu phim, để cứu cha mình." Woolverton tiếp tục, "Là một người say mê đọc sách, nên Belle đã có một quan điểm sống rõ ràng cho cuộc đời mình và không cần thiết phải có một người con trai nào đưa nàng tới đó ". O'Hara cảm thấy cô và Belle có những nét tương đồng trong tính cách. Cô nói với tờ "Boxoffice", "Tôi cũng thường hay có một chút lập dị giống Belle...Tôi thích thú vì cô ấy không đi tìm một người đàn ông cho cuộc sống mơ ước của mình—mà cô đi tìm kiến thức, tìm những cuộc phiêu lưu và tìm một cuộc sống tốt hơn cho cha và cho chính mình ". Xuất hiện. Trong phim. "Người đẹp và quái thú". "Người đẹp và quái thú" (Beauty and the Beast) được phát hành tại các rạp vào năm 1991, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của nhân vật Belle. Trong phim, nàng là một cô gái yêu thích sách vở và tỏ ra chán chường với cuộc sống nơi tỉnh lẻ của mình. Bị một kẻ đi săn đẹp trai nhưng kiêu ngạo tên là Gaston theo đuổi một cách thô bạo, mà bản thân cũng chẳng ưa thích anh ta, Belle mơ ước được rời khỏi ngôi làng truyền thống của nàng để đi phiêu lưu. Khi người cha, một nhà sáng chế, của nàng, Maurice không thấy quay trở về sau khi đi một cuộc hội chợ của tỉnh, Belle đã đi tìm ông. Được con ngựa của mình, Phillipe, dẫn tới một lâu đài tối ẩn chứa đầy bất trắc, nàng nhận ra rằng Maurice đã bị giam dưới hầm bởi một con quái thú gớm ghiếc. Tuyệt vọng, Belle cầu xin người đang giam cầm bố mình, Quái thú, thả ông ra, và đồng ý lấy tự do của chính mình thế chỗ cho cha. Quái thú thả Maurice về nhà, với điều kiện Belle phải ở với nó mãi mãi. Các gia nhân của lâu đài, gồm toàn những đồ vật biết nói bị phù phép đã động viên Quái thú phải đối xử với Belle giống như với một vị khách hơn là một tù nhân, cho phép nàng được đi dạo thoải mái trong lâu đài. Vì tò mò, Belle đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của Quái thú vào xem căn phòng cấm ở phía cánh Tây lâu đài. Tức giận, Quái thú đuổi nàng đi ngay và Belle sợ hãi chạy trốn khỏi lâu đài. Khi chạy về nhà qua cánh rừng ngập tuyết, Belle bị một đàn sói đói ăn tấn công. Quái thú tới vừa kịp lúc để đánh đuổi bọn sói đi nhưng sau đó khuỵu xuống vì bị thương. Thấy không thể bỏ mặc nó được, Belle mang Quái thú trở lại lâu đài và ở đó nàng đã chăm sóc vết thương cho nó và cảm ơn nó đã cứu nàng. Sự rộng lượng và khoan dung của Belle đã làm Quái thú cảm động, và nó bắt đầu cư xử lịch thiệp hơn với nàng. Dần dần, Belle và Quái thú trở thành bạn của nhau. Quái thú ngày càng yêu Belle thắm thiết, nhưng lo sợ rằng mình sẽ không nhận lại được tình cảm của nàng. Với sự cho phép của Quái thú, Belle trở về làng chăm sóc cho người cha đang đau ốm. Về nhà, Gaston đe doạ sẽ đưa Maurice vào trại tâm thần nếu Belle vẫn tiếp tục từ chối lấy anh ta. Sau khi Belle chứng tỏ sự tồn tại của Quái thú, Gaston, nhận ra rằng Belle đã đem lòng yêu Quái thú, bèn dẫn đầu một đám đông dần làng đang giận dữ và tiến đến lâu đài, định sẽ giết Quái thú vì ghen tuông. Trong khi phần lớn dân làng đã bị những đồ vật chịu lời nguyền trong nhà đánh lui, thì Gaston lại tìm được Quái thú và tấn công nó. Một trận đánh đã diễn ra trên mái nhà, nhưng Quái thú, đau khổ vì Belle đã bỏ đi, nên không còn tâm trí mà chống trả nữa. Tới lúc Belle quay lại, sức mạnh của Quái thú như sống lại và nó đứng dậy đánh trả. Tuy nhiên, cũng vì Belle đã cảm hoá nên Quái thú không giết Gaston mà chỉ yêu cầu hắn rời khỏi lâu đài. Nhưng Belle và Quái thú cũng chỉ có những giây phút đoàn tụ ngắn ngủi, bởi Gaston đã lén đâm Quái thú từ sau lưng, nhưng sau đó hắn đã mất thăng bằng, ngã xuống từ trên mái nhà và chết. Belle cố giúp Quái thú, nhưng chàng đã không chịu nổi vết thương và qua đời trong vòng tay của nàng. Ngay trước khi cánh hoa cuối cùng của bông hồng kỳ diệu rụng xuống, Belle đã thổ lộ tình yêu của mình với Quái thú, và lời nguyền được hoá giải. Quái thú được cứu sống và trở lại hình hài một chàng hoàng tử đẹp trai; những người hầu của chàng là những đồ vật bị bùa chú cũng trở lại thành người, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi. "Người đẹp và quái thú: Lời nguyền đêm Giáng sinh". Phần tiếp theo của câu chuyện lấy bối cảnh từ phân đoạn những ngày đông tháng giá trong phim "Người đẹp và quái thú" ban đầu, kể về những cố gắng của Belle nhằm mang trở lại lâu đài một nghi lễ mà Quái thú ghét nhất: lễ Giáng sinh, bởi đó là ngày bà phù thủy đặt ra lời nguyền lên chàng. Không may, một chiếc đàn organ tên là Forte trong lâu đài quyết tâm làm tất cả những gì có thể để lời nguyền không bị phá bỏ, bởi nó nghĩ rằng nếu lời nguyền được giải, Quái thú sẽ không còn tốt với nó nữa. Vậy nên, nó chính là một vật cản lớn với dự định của Belle. Sau một vài lần nàng cố gắng thuyết phục, cuối cùng Quái thú cũng đồng ý với ý tưởng tổ chức lễ Giáng sinh và cho phép Belle chuẩn bị cho buổi lễ, mặc dù trong lòng Quái thú vẫn không thích ngày này. Nghe theo lời khuyên của Forte, Belle vào rừng tìm một cái cây thích hợp cho lễ Giáng sinh, nhưng nàng bị ngã xuống lớp băng mỏng và suýt chết đuối. May thay, Quái thú đã kịp cứu nàng, nhưng chàng rất tức giận với Belle bởi một lời nói dối của Forte: rằng nàng đang cố bỏ rơi chàng. Belle bị giam trong ngục tối, nhưng sau đó Quái thú tìm thấy một cuốn sách ở căn phòng phía Tây mà trước đó Belle đã viết tặng chàng, thế là Quái thú quyết định thả nàng. Họ lại tiếp tục cùng nhau chuẩn bị cho lễ Giáng sinh. Tên Forte cố chấp tiếp tục tìm cách đánh sập toà lâu đài với "Bản giao hưởng số 5 của Beethoven" để ngăn không cho lời nguyền được hoá giải và giết chết tất cả mọi người. May thay, Quái thú kịp thời ngăn hắn lại bằng cách đập tan các phím đàn thành ngàn mảnh. Giáng sinh cuối cùng cũng tới, và câu chuyện được tiếp nối sang bữa tiệc thực sự diễn ra một năm sau đó. Belle được Hoàng tử tặng cho một món quà: đó là một bông hồng. "Người đẹp và quái thú: Thế giới kỳ diệu của Belle". Trong bộ phim này, Belle là nhân vật người duy nhất. Nàng gặp gỡ ba đồ vật mới bị phù phép là Webster, Crane và LePlume và bắt đầu tìm cách giải quyết các rắc rối xảy ra trong bốn phần nhỏ của phim. "Câu chuyện tình bạn của Belle". Theo lời kể của Belle, nàng sở hữu và làm việc tại cửa hàng sách và âm nhạc của mình ở Pháp. Một nhóm các bạn nhỏ đến cửa hàng, háo hức được nghe Belle kể chuyện, vì nàng được biết đến là một người kể chuyện rất hay. Belle đồng ý kể một câu chuyện, và trong lúc nghe kể lũ trẻ cũng chơi các trò chơi và học thêm được một số bài học về cuộc sống. Belle kể câu chuyện của hai bộ phim hoạt hình cổ điển của Disney, Ba Chú Lợn Con và Những Chàng Khờ, và lũ trẻ vừa nghe vừa giúp Belle dọn dẹp cửa hàng. Nàng cũng đọc truyện Con gà mái thông minh và Morris Con Nai Nhỏ, nhưng Shawn và Harmony sẽ không giúp làm món ớt cho nhóm. Trong suốt thời gian đó, Belle cũng cùng hát và giao lưu với lũ trẻ. Paige O'Hara tiếp tục đảm nhận việc lồng tiếng cho nhân vật Belle, còn Lyndsey McLeod thực hiện vai diễn này trong các phân cảnh đời thực. Truyền hình. "Hát cho tôi nghe một câu chuyện với Belle". Nhân vật Belle ngoài đời thực, do Lyndsey McLeod đóng, sống ở Pháp và sở hữu một cửa hàng sách và nhạc riêng của mình. Giúp đỡ cô ở đây có Lewis và Carol, hai con mọt sách kỳ diệu. Ngoài ra ở cửa hàng còn có chú mèo Harmony. Các trẻ em địa phương thường tới thăm hiệu sách và được nghe Belle kể (hoặc hát) những câu chuyện, thường trong đó lồng ghép một bài học đạo đức thích hợp với tình huống đang xảy ra trong cửa hàng hoặc với lũ trẻ. Vở nhạc kịch Broadway. Belle xuất hiện trong vở nhạc kịch Broadway chuyển thể từ bộ phim, "Người đẹp và quái thú", bắt đầu công chiếu tại Nhà hát Palace vào ngày 18 tháng 4 năm 1994, và kết thúc tại Nhà hát Lunt-Fontanne ngày 29 tháng 7 năm 2007 và được thay thế bằng vở nhạc kịch tiếp theo của Disney Theatrical Productions, "Nàng tiên cá". Vai diễn Belle đầu tiên do nữ diễn viên người Mỹ Susan Egan đảm nhận, người ban đầu chỉ miễn cưỡng thử vai cho "Người đẹp và quái thú" vì "[cô] nghĩ rằng thật là một ý tưởng tồi tệ khi Disney đưa một bộ phim hoạt hình lên sân khấu Broadway". Tuy nhiên, người quản lý của cô lại cho rằng đó là một ý tưởng rất hay, và đã thuyết phục được cô. Cùng thời gian đó, Egan nhận được một số lời gọi lại từ một số tác phẩm nhạc kịch Broadway khác nhau, bao gồm "My Fair Lady", "Carousel", và "Grease", mà "cô thấy hứng thú hơn nhiều." Egan cuối cùng đã chọn "Người đẹp và quái thú" bởi "ước mơ [của cô] là được làm người đầu tiên đảm nhận một vai diễn nào đó." Trước buổi thử vai, Egan chưa xem bộ phim "Người đẹp và quái thú" và "chẳng có gì để tham khảo cho buổi thử vai ngoài năng khiếu sáng tạo sẵn có của bản thân." Egan nói, "thật ngạc nhiên, việc chưa từng xem phim đã giúp tôi rất nhiều." Egan sau đó tham gia lồng tiếng cho nhân vật Megara trong bộ phim hoạt hình chiếu rạp năm 1997 của Disney, "Hercules". Đã có tổng cộng mười bảy diễn viên đảm nhiệm nhân vật Belle ở Broadway, trong đó có các ca sĩ thu âm Debbie Gibson và Toni Braxton, diễn viên chính của series truyền hình "The Sopranos" Jamie-Lynn Sigler, và hai nữ diễn viên của Disney Channel, Christy Carlson Romano và Anneliese van der Pol. Diễn viên Sarah Litzsinger, vốn đảm nhận nhiệm vụ diễn viên thay thế cho nữ diễn viên Andrea McArdle tới khi cô rời vở diễn này vào tháng 12 năm 2000, hiện giữ kỷ lục là người đóng vai Belle lâu nhất ở Broadway. Van der Pol, người đóng vai chính trong bộ phim của Disney Channel "That's So Raven", là diễn viên cuối cùng diễn vai Belle ở Broadway. Năm 1998, ca sĩ R&B Toni Braxton lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu Broadway khi cô đảm nhiệm vai diễn Belle thay cho nữ diễn viên Kim Huber. Braxton quyết định theo đuổi sự nghiệp diễn xuất khi gặp phải một loạt những bất đồng với hãng thu âm của mình, từ chối lời mời tham gia vai chính trong phim "Why Do Fools Fall In Love" (1998) để chọn vai Belle ở Broadway, hy vọng rằng điều đó sẽ giúp "[cô] thấy vui hơn một chút." Braxton được công nhận là nữ diễn viên người Mỹ gốc Phi duy nhất đóng vai Belle trong lịch sử mười ba năm của vở nhạc kịch này. Bài hát của Belle "A Change in Me" đã không có mặt trong vở diễn cho tới khi Braxton đến. Ca khúc này do hai nhà soạn nhạc Alan Menken và Tim Rice viết riêng cho Braxton và cuối cùng đã được đón nhận tích cực đến mức đã được đưa vào danh sách ca khúc của vở kịch ngay sau đó. Theo tờ "The Huffington Post", phần thể hiện của Braxton trong "Người đẹp và quái thú" đã nhận được "những lời khen ngợi nồng nhiệt". Trong thời gian diễn vai Belle ở Broadway, Braxton bị một fan nam "cuồng" lén theo dõi. Braxton nói với báo "The Daily Beast", "Tôi không muốn gọi anh ta là một kẻ theo dõi, nhưng thật sự đó là một người hâm mộ quá, quá cuồng nhiệt." Kẻ theo dõi này được cho là đã "tấn công" Braxton với những e-mail và thư đe doạ. Vì lý do an toàn, Braxton buộc phải mặc đồ cải trang toàn bộ khi đến và rời khỏi Nhà hát Palace, theo cô là một nhân viên an ninh. Cô cũng phải rời khỏi nhà hát bằng cửa chính, giảm số buổi diễn hàng tuần từ tám xuống bảy, và từ chối ký tặng người hâm mộ đến xem biểu diễn. Kẻ được cho là đã theo dõi cô cuối cùng cũng đã bị bắt và buộc tội quấy rối người khác. Hàng hoá và các sản phẩm phụ. Belle là một thành viên của Những nàng công chúa Disney, một thương hiệu truyền thông hướng tới những khách hàng là các bé gái. Thương hiệu này giới thiệu nhiều loại hàng hoá phong phú, bao gồm tạp chí, đồ chơi, các bộ sưu tập nhạc và phim, trò chơi điện tử, cùng các mặt hàng quần áo. Belle cũng xuất hiện ở công viên Walt Disney Parks and Resorts. Nàng có một địa điểm riêng dành cho các cuộc gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp ở khu Magic Kingdom thuộc công viên giải trí Walt Disney World có tên gọi "Storytime with Belle" (Giờ kể chuyện cùng Belle), hoạt động từ năm 1999 đến 2010, nơi Belle và các vị khách tới thăm công viên cùng kể lại một câu chuyện phổ biến nào đó. Năm 2012, một địa điểm mới được mở cửa ở Magic Kingdom có tên Be Our Guest Restaurant, tại đây sẽ có một toà lâu đài giống như trong bộ phim, cùng với nhà của Belle, ngôi làng của nàng, và quán rượu của Gaston. Belle góp mặt trong series phim hoạt hình TV có tên gọi "Disney's House of Mouse" (Nhà của Chuột của Disney) và bộ phim phát hành dưới dạng băng đĩa từ series trên, "Snowed in at the House of Mouse". Trong series truyền hình, Belle được lồng tiếng bởi nữ diễn viên và ca sĩ người Mỹ Jodi Benson, còn O'Hara đảm nhiệm công việc này trong bộ phim thứ hai. Nàng còn là một trong bảy Nàng công chúa của Trái tim (Princesses of Heart) của series trò chơi điện tử "Kingdom Hearts". Một phiên bản đời thực của Belle xuất hiện trong vai nhân vật chính trong series truyền hình của đài ABC "Ngày xửa ngày xưa (Once Upon a Time)", ở đó nàng là người tình của Rumplestiltskin (nhân vật Quái thú của show truyền hình này). Vai diễn nàng do nữ diễn viên người Australia Emilie de Ravin thực hiện. Series phim "Sofia the First" cũng có vai diễn khách mời của Belle trong một tập phim công chiếu năm 2013. Vào tháng 1 năm 2015, nữ diễn viên người Anh Emma Watson thông báo vào vai Belle trong trong chuyển thể điện ảnh do người thật đóng, dự kiến phát hành vào năm 2017. Bộ ảnh Disney Dream Portrait Series. Công ty Walt Disney mời nữ diễn viên từng giành giải Oscar người Tây Ban Nha Penélope Cruz làm người mẫu cho nhân vật Belle trong phiên bản dành cho phim "Người đẹp và quái thú" của bộ ảnh Disney Dream Portrait Series do nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz thực hiện. Công ty cũng mời nam diễn viên người Mỹ Jeff Bridges đóng vai Hoàng tử Adam. Báo "Daily Mail" miêu tả chi tiết bức ảnh như sau: Cruz "mặc chiếc váy dạ hội màu vàng lộng lẫy của Belle và được hoàng tử của mình nhấc bổng lên cao," bên dòng chữ "Nơi một khoảnh khắc của vẻ đẹp sẽ tồn tại mãi mãi." () Phản hồi và các giải thưởng. Phản hồi từ giới chuyên môn. Belle đã giành được những lời khen ngợi và phản hồi rất tích cực từ gần như tất cả các nhà phê bình phim và giải trí trên thế giới. Hal Hinson của báo "The Washington Post" miêu tả nàng là một nhân vật "hấp dẫn và thuyết phục", một người "trưởng thành hơn, nữ tính hơn và quyến rũ hơn" các nhân vật nữ chính trước đây của Disney, cũng như là "một cô gái thực tế hơn Ariel, nàng yêu sách vở, tháo vát và có cách nghĩ của riêng mình." Jennie Punter của tờ "The Globe and Mail" cũng dành những lời khen cho nhân vật này, miêu tả Belle là "một nhân vật nữ chính thông minh và dũng cảm – 'một cô gái biết trông nom mọi việc'", và "là sức hấp dẫn chính của phim "Người đẹp và quái thú"". Emma Cochrane của tạp chí "Empire" viết rằng Belle là "một nhân vật nữ chính không kém gì nam giới, vẻ đẹp của nàng tròn trịa hơn bất cứ nhân vật nào khác của Disney trước đây." Vicki Arkoff của kênh truyền hình TLC nhấn mạnh vào tính cách của Belle, miêu tả nàng là một nữ nhân vật chính "thông minh" và "sắc sảo", cùng với Ariel trước đó, đã "phá vỡ khuôn mẫu những nàng công chúa thụ động trước đây của Disney." Marc Bernardin của tờ "Entertainment Weekly" nhận xét tích cực về Belle, nhấn mạnh tính tự chủ của nàng và gọi nàng là "người hùng" của phim "Người đẹp và quái thú". "Cuộc hành trình của Belle không đòi hỏi nàng phải làm một con tốt trên bàn cờ, hay một đồ vật hoặc một nạn nhân nào đó ", Bernardin viết. Bernardin cũng cho rằng Belle là nhân vật đã góp phần đưa "Người đẹp và quái thú" trở thành tác phẩm "xuất sắc nhất" trong số "các phim hoạt hình công chúa của Disney". David Nusair của trang About.com viết rằng lòng dũng cảm của Belle là "không thể không thán phục". James Berardinelli của "ReelViews" khen ngợi Belle, miêu tả nàng là một nhân vật nữ chính "kiên quyết, tự chủ và thông minh". Christian Blauvelt của báo "Entertainment Weekly" viết, "Không giống như các nhân vật nữ chính trước đây của Disney phải chờ hoàng tử của mình đến cứu, chính Belle không những cứu mạng Quái thú, mà nàng còn cứu cả tâm hồn chàng." Các nhà phê bình của AllMovie Don Kaye và Perry Seibert đều dành những lời tán dương cho nhân vật này. Trong khi Kaye viết rằng cả Belle và Quái thú đều là "những con người phức tạp, họ đã bỏ qua các khuôn mẫu vốn có và thay đổi chính mình trong suốt chiều dài câu chuyện" và "chân thực hơn hầu hết các bộ phim người đóng", thì bài nhận xét của Seibert viết, "Bản thân Belle đã tránh được lối cũ bao quanh các nhân vật nữ chính của Disney. Tình yêu của nàng dành cho Quái thú thật bất ngờ và không thể đoán trước, phần lớn là do nàng luôn ao ước được tự chủ và phiêu lưu, chứ không tìm đến lãng mạn." Seibert tiếp tục, "nàng là một nhân vật nữ chính mạnh mẽ, nàng có được tình yêu nhờ sự dịu dàng, thực lòng và biết nghĩ tới người khác; và nàng cũng đã không bỏ qua những điều đó chỉ vì sự quyến rũ của nhân vật nam chính." Common Sense Media ca ngợi Belle là "một trong những nhân vật nữ chính thông minh và tự lập nhất của Disney." Nữ diễn viên lồng tiếng Paige O'Hara cũng được đặc biệt ca ngợi với phần thể hiện của mình trong vai Belle. Theo tạp chí "Variety", Belle được "Paige O’Hara lồng tiếng một cách thật lộng lẫy". Nhà phê bình phim Joe Leydon của "Variety" cũng nói rằng Belle được "Paige O’Hara lồng tiếng một cách thật ngọt ngào". Stephen Whitty của báo "The Star-Ledger" cũng có quan điểm tương tự, "Paige O’Hara mang tới cho nhân vật chính một chất giọng soprano tuyệt đẹp". Giải thưởng và tầm ảnh hưởng. Belle đã được công nhận rộng rãi qua vai diễn có tính biểu tượng và mẫu mực của nàng trong phim "Người đẹp và quái thú." Một số nhà phê bình điện ảnh đã gọi nàng là một hình mẫu nhân vật tiêu biểu, mang đến sự thay đổi quan trọng trong cách tái hiện các nhân vật phụ nữ của Disney vốn gây nhiều tranh cãi, đồng thời làm giảm những lời chỉ trích và suy diễn xung quanh thương hiệu truyền thông Những nàng công chúa Disney. Tác giả David Nusair của trang About.com viết rằng Belle "đã cập nhật một cách hiệu quả những công thức vốn có cho một nàng công chúa sang một thế hệ hoàn toàn mới", trong khi Ashley Terrill của tạp chí "Elle" đã gọi nhân vật này là "nhân vật nữ chính năng động đầu tiên" của Disney. Tạp chí "Boxoffice" khen ngợi Belle là "Nhân vật nữ chính Thông minh nhất của Disney". Justin Humphreys của báo "The Hook" bày tỏ quan điểm, "Belle giữ được danh hiệu nàng công chúa thành công nhất bởi sau này người ta vẫn có thể nhớ và liên hệ tới nàng." Nhà báo Charles Solomon của tờ "Los Angeles Times" gọi Belle là một trong bốn nàng công chúa Disney "gan dạ" có trách nhiệm "phá vỡ những ràng buộc của truyền thống" (cùng với Ariel, Pocahontas và Jasmine). Elina Bolokhova của tạp chí "Parenting" bình luận rằng "sự dũng cảm và tính tự lập [của Belle] đã giúp nàng định nghĩa lại một nàng công chúa Disney phải như thế nào". Một nhà báo của "The Atlantic", Lindsay Lowe đồng tình với bài viết của Bolokhova, miêu tả Belle là một nhân vật nữ chính "ương ngạnh" và "quyết đoán" đã mang tới sự thay đổi trong "một trang sử dài lệ thuộc vào những nhân vật nữ chính dễ bảo và ngoan ngoãn". Năm 2003, Belle được đề cử vào danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện (AFI's 100 Years...100 Heroes and Villains) của Viện phim Mỹ, và hiện vẫn là nữ ứng cử viên duy nhất đến từ một bộ phim hoạt hình của danh sách này. Năm 2013, nhà báo Stephanie Goldberg của báo CNN nhắc tới Belle trong bài báo của cô "Merida trong "Nàng công chúa tóc xù" và các nữ nhân vật chính trong hoạt hình khác", một bài viết nhằm chọn ra nhân vật nữ chính tự chủ và anh hùng nhất trong hoạt hình Disney theo quan điểm của Goldberg. Tác giả miêu tả Belle là một nhân vật nữ chính "hiểu biết và dũng cảm", người đã "chăm lo cho cha mình, khuất phục được một gã trai kiêu ngạo và dạy một hoàng tử bị bùa chú biết phép tắc khi ngồi vào bàn ăn". Sau đó cũng trong năm 2013, Jessica Best của tờ "Daily Mirror" xếp nhân vật này ở vị trí thứ hai trong bài báo "Disney at 90: The 20 most iconic Disney characters" ("Disney trong thập niên 90: 20 nhân vật tiêu biểu nhất của Disney"), miêu tả Belle là một "bức chân dung của lòng dũng cảm, nàng đã dạy chúng ta biết nhìn thấu qua vẻ bề ngoài và luôn chiến đấu vì những gì chúng ta tin tưởng." Theo một danh sách công bố bởi Viện Công nghệ Georgia (Georgia Institute of Technology), Belle đứng thứ tư trong số những nhân vật xuất sắc nhất của Disney. Hơn nữa, nàng là nhân vật nữ được đánh giá cao nhất trong bài viết này. Belle cũng nhận được nhiều sự công nhận và giải thưởng quan trọng cho ngoại hình của mình. Vào năm 2008, tập đoàn UGO Entertainment, Inc xếp nhân vật này ở vị trí thứ 64 trong bài viết "Những nhân vật hoạt hình nóng bỏng nhất". Năm 2011, Dimas Sanfiorenzo của tạp chí "Complex" xếp Belle ở vị trí thứ mười bốn trog danh sách "25 nữ nhân vật hoạt hình nóng bỏng nhất mọi thời đại" của mình. Năm 2012, nhà báo Annie Barrett của tờ "Entertainment Weekly" đánh giá mái tóc của Belle ở vị trí thứ năm trong bài viết "Những nàng công chúa Disney: Đánh giá mái tóc của họ, những việc nên -- và không nên làm!" trên tạp chí này, ca ngợi thiết kế đơn giản mà cũng rất phức tạp. Năm 1998, nữ diễn viên lồng tiếng Paige O'Hara được đề cử Giải Annie cho cá nhân lồng tiếng xuất sắc của một nữ diễn viên trong tác phẩm hoạt hình chiếu rạp ("Annie Award for Outstanding Individual Achievement for Voice Acting by a Female Performer in an Animated Feature Production") qua màn thể hiện lại nhân vật này trong phần tiếp theo của phim "Belle's Magical World". Để kỷ niệm phần thể hiện của cô trong phim "Người đẹp và quái thú" cũng như những đóng góp chung của cô cho Công ty Walt Disney, O'Hara được trao giải thưởng Huyền thoại của Disney tại triển lãm D23 Expo vào ngày 19 tháng 8 năm 2011. Trong bài phát biểu nhận giải của mình, O'Hara bày tỏ sự biết ơn tới nhà sản xuất Don Hahn, hai nhà soạn nhạc Alan Menken và Howard Ashman, nhà viết kịch bản Linda Woolverton, hai đạo diễn Kirk Wise và Gary Trousdale, cùng với các họa sĩ giám sát James Baxter và Mark Henn. Cô cũng gửi lời cảm ơn tới người bạn cùng đảm nhiệm vai chính với mình, Robby Benson, và những người hâm mộ. Belle thể hiện ca khúc mở đầu trong phim "Người đẹp và quái thú", "Belle". Được nhắc tới trong bài hát "I Want" của phim, "Belle" nhận được một đề cử giải Oscar cho Ca khúc trong phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 64 năm 1992, nhưng cuối cùng để mất vào tay bài hát chủ đề của phim "Người đẹp và quái thú". Cộng đồng LiveJournal Oh No They Didn't xếp "Belle" ở vị trí thứ hai mươi trong danh sách "25 bài hát của Disney hay nhất mọi thời đại". Phản hồi từ các nhà hoạt động nữ quyền. Trong nhiều năm, Công ty Walt Disney đã bị chỉ trích vì cách tái hiện các nhân vật nữ trong những tác phẩm phim của họ. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì nữ quyền trong ngành công nghiệp truyền thông và tin tức hầu hết đều có những ý kiến phản hồi tích cực về Belle. Cathy Schmidt của báo "Daily Campus" đã có một bài phân tích tích cực về nhân vật này, gọi nàng cùng với Ariel trong "Nàng tiên cá" là "sự khởi đầu cho những nàng công chúa Disney hiện đại hơn." Schmidt ca ngợi vai trò của Belle trong "Người đẹp và quái thú", viết rằng, "Belle đã dạy cho chúng ta thấy rằng một người phụ nữ hiền dịu và ngọt ngào có thể biến một người đàn ông nóng tính và kém cư xử thành một trang quân tử như thế nào." Tương tự như vậy, Judith Welikala của báo "The Independent" cũng nêu lên những nét tương đồng giữa Belle và Ariel. Cô viết, "Giống như Ariel, Belle là một cô gái cá tính hơn nhiều so với các nàng công chúa của Disney trước đây. Sẵn sàng thể hiện quan điểm của mình và kiên quyết bảo vệ những chính kiến đó, nàng đã khuất phục được chàng trai Gaston cùng làng, kẻ luôn muốn biến nàng thành một chiến lợi phẩm của hắn." Welikala cũng tán dương Belle đã "nhìn thấu qua vẻ bề ngoài của Quái thú", nhưng lại chỉ trích vì nàng "đã tan chảy trở lại thành một người vợ bình thường khi chàng biến thành một hoàng tử đẹp trai." Tara Aquino của tạp chí "Complex" viết rằng Belle là "một kiểu nhà nữ quyền vậy... một người có học, tự lập, và có những tiêu chuẩn của riêng mình đủ cao để không dành trọn tình cảm cho một anh chàng đẹp trai mà thô lỗ ở thị trấn." Aquino tiếp tục, "Thay vào đó, nàng đã lao vào vòng tay của chàng trai trong hình dạng một con quái thú đang bị tổn thương, người đã thử thách nàng và cư xử tôn trọng với nàng." Sonia Saraiya của trang "Nerve" xếp Belle ở vị trí thứ sáu trên mười nàng công chúa Disney trong bái viết "Xếp hạng: Những nàng công chúa Disney từ thấp đến cao về mức độ bình đẳng với nam giới nhất" (Ranked: Disney Princesses From Least To Most Feminist). So sánh Belle với Ariel, Saraiya viết, "bạn có ấn tượng rằng những lời nói thô lỗ của Belle không phải do tính nổi loạn của tuổi thiếu niên, mà là sự sắc sảo trong nhận thức." Saraiya ca ngợi Belle đã dám chống lại "những mong đợi của dân làng về cuộc đời và tương lai sau này của nàng", cho rằng nàng là "nàng công chúa đầu tiên bày tỏ sự hoài nghi của mình về cuộc sống hôn nhân." Cô công nhận việc Belle hy sinh tự do của mình để cứu cha là một việc làm dũng cảm, nhưng cũng nói rằng đó "có vẻ không phải một bước đi vì nữ giới", chỉ trích nàng ở cuối phim đã rơi vào vòng tay "một chàng trai gia trưởng." Các học giả và nhà báo học thuật nói chung đều có ý kiến từ trung bình đến tích cực về Belle. Trong bài viết "Người đẹp và những nàng Belle: Cuộc tranh luận về nữ giới và nữ quyền ở Disneyland" () của mình, Allison Craven, làm việc cho "European Journal of Women's Studies", ca ngợi Disney đã thay đổi câu chuyện cổ tích gốc để thể hiện nhân vật Belle một cách mạnh mẽ và bình đẳng hơn với nam giới. Craven viết, "Belle là một cô gái thực tế, khá khắt khe với con trai, và có một chút nữ quyền hơn." Ngược lại, June Cummins, viết cho tạp chí "Children's Literature Association Quarterly", có một bài nhận xét tiêu cực về nhân vật, chỉ trích bộ phim đã "gieo vào những khán giả nhỏ niềm tin rằng hạnh phúc thực sự cho phụ nữ chỉ tồn tại trong tay những chàng hoàng tử". Trong một bài viết của mình, Lara Sumera của tờ "Quarterly Review of Film and Video" cũng đưa ra những nhận xét tương tự. Vanessa Matyas, viết cho tạp chí "Graduate Major Research Papers and Multimedia Projects" của Đại học McMaster, đánh giá về Belle một cách tương đối tích cực trong bài viết "Tale as Old as Time: A Textual Analysis of Race and Gender in Disney Princess Films". Cô nhắc đến trong "Người đẹp và quái thú" có "một bước ngoặt...khi người đàn ông không còn có toàn quyền với phụ nữ và quyền lực của hai người trong mối quan hệ trở nên...được chia sẻ hơn."
1
null
Cryptobranchoidea là một phân bộ của bộ có đuôi được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Chúng được biết đến như kỳ nhông nguyên thủy, trái ngược với Salamandroidea, hay kỳ nhông cấp cao. Phân loại. Phân bộ này hiện nay chỉ chứa hai họ. Các họ khác đã bị tuyệt chủng trong quá khứ và chỉ được biết đến như hóa thạch.
1
null
Hà Nội, Hà Nội () là một bộ phim điện ảnh hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và Lý Vỹ. Phim được sản xuất năm 2006, phát hành tại Trung Quốc năm 2007 và tại Việt Nam năm 2008. Nội dung. Trong chiến tranh một người vợ Trung Quốc và người chồng Việt Nam phải chịu cảnh ly tán. Năm 1968, người vợ mang theo đứa con riêng của chồng trở về Trung Quốc lánh nạn, trong suốt gần 40 năm sau đó bà không một lần có dịp trở lại Việt Nam. Cũng từng ấy thời gian, bà sống trong nỗi ân hận dày vò vì để mất tích đứa con riêng mà chồng đã gửi gắm. Thương bà, đứa cháu gái quyết định khăn gói sang Việt Nam tìm ông, người mà cô chỉ được biết đến qua cuốn nhật ký "Hà Nội, Hà Nội" của bà. Sang đến Việt Nam, cô gặp một chàng hướng dẫn viên, ban đầu cô bị anh chàng lừa gạt nhưng đó hai người dần bảy sinh tình cảm với nhau. Sản xuất. Kịch bản. Tháng 9 năm 2004, nhà văn Hà Phạm Phú có chuyến công tác Vân Nam, khi biết các nhà làm phim Trung Quốc còn mơ hồ về đời sống, văn hóa của Việt Nam, ông Phú và các đồng nghiệp nảy sinh ý tưởng làm một bộ phim về Việt Nam cho người Trung Quốc xem. Hai kịch bản "Khát chữ" của Đào Quang Thép và "Nội tình muôn năm" của Lê Ngọc Minh, được dịch gửi sang Trung Quốc nhờ tư vấn. Các nhà làm phim Trung Quốc đề nghị sử dụng "Nội tình muôn năm," cuối năm 2014, phía Trung Quốc cử người sang hỗ trợ sửa kịch bản cho phù hợp với khán giả bên đấy. Đến giữa năm 2014, kịch bản chính thức được hoàn thành. Kinh phí. Vốn đầu tư dự tính là 400.000USD, mỗi bên sẽ chi trả một nửa, nhưng phía Việt Nam không chuẩn bị kịp nên phía Trung Quốc chi trả trước, dùng cho quá trình quay phim, phía Việt Nam sẽ chi trả cho phần hậu kỳ. Bộ phim dự kiến bấm máy vào tháng 10 năm 2005. Trong thời gian quay bấm máy đã có một sự cố đã xảy ra. Trước đấy, phó giám đốc phụ trách bên phía Trung Quốc là Trình Úc Nho đã tự ý vay được khoản tiền dùng làm kinh phí sản xuất ban đầu, nhưng trong thời gian quay những cảnh đầu, Trình thống báo rằng bên cho vay muốn lấy lại tiền, Trình chỉ là đảng viên dự bị, một cán bộ trẻ; đầu năm 2016, Trình bị thay thế, khoản vay mượn không được Hãng phim Vân Nam phê duyệt nên họ không chịu trách nhiệm. Đạo diễn Trương Kinh nhiều lần thuyết phục các lãnh đạo Hãng phim Vân Nam, cuối cùng đoàn được phê duyệt cho vay tiền từ Công ty Ốc Sâm, nhờ vậy đoàn làm phim mới dựng được những bản phim đầu tiên. Tuyển diễn viên. Vào ăm 2005, Can Đình Đình đang tham gia bộ phim "Thiên Hỏa" ở Khúc Tĩnh, Vân Nam thì được đạo diễn Trương Tinh liên hệ, mời cô tham gia dự án "Hà Nội - Hà Nội." Đạo diễn Trương Kinh đã bay từ Bắc Kinh đến tận phim trường tìm cô, nhưng vì công việc bộn bề nên cô từ chối, cô gấp rút sắp xếp xong nhiệm vụ với đoàn phim "Thiên Hỏa" thì Trương Kinh thông báo đã tìm được người thay thế. Can Đình Đình đã nỗ lực thuyết phục và cuối cùng, Trương Tinh quyết định lùi lịch quay để chờ cô. Quay phim. Bộ phim bấm máy từ ngày ngày 9 tháng 1 năm 2006 tại Hà Nội, đến tháng 3 cùng năm thì quay xong và được xử lý hậu kỳ tại Bắc Kinh. Dù chưa ra mắt khán giả nhưng bộ phim đã giành giải Cánh Diều Vàng lần thứ IV vào tháng 6 và giải Bông Sen vào tháng 11 năm 2007. Phát hành. Tháng 7 năm 2006 dựng và hòa âm xong, “Hà Nội, Hà Nội” được đưa duyệt tại Hội đồng duyệt phim quốc gia Trung Quốc, và được phê duyệt, cho phép phát hành. Ngày 16 tháng 8 năm 2006, bộ phim được trình duyệt tại Hội đồng duyệt phim quốc gia Việt Nam. Hội đồng đã đánh giá cao, ra quyết định cho phát hành trên toàn quốc và ở nước ngoài. Ngày 16 tháng 9 năm 2006, Cục Quản lí điện ảnh, Tổng cục Điện ảnh - Phát thanh- Truyền hình Trung Quốc có Thông tri giới thiệu danh mục các phim ưu tú sản xuất năm 2006 gửi các Sở Văn hóa và Cục Điện ảnh các địa phương, yêu cầu tuyên truyền phát hành và tổ chức chiếu nhân dịp “11 tuần lễ vàng” và kỉ niệm 70 năm hoàn thành thắng lợi cuộc Trường chinh. Trong danh sách 10 phim ưu tú do Cục điện ảnh Trung Quốc giới thiệu có “Hà Nội, Hà Nội”! Bộ phim được công chiếu tại Bắc Kinh từ ngày 6 tháng 6 năm 2007, trước đó đã được công chiếu tại một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 2007, ông Hà Phạm Phú, diễn viên Minh Tiệp và Quỳnh Hoa được mời đưa bộ phim tham dự giới thiệu phim mới ưu tú tại Liên hoan phim Kim kê- Bách hoa lần thứ 15 tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ngày 21 tháng 3 năm 2008, bộ phim chính thức ra rạp nhưng không thể áp đảo các "bom tấn" đến từ nước ngoài và phải rút khỏi các rạp sau hai tuần. Lý do chính được cho là nhà sản xuất đã thờ ơ trong việc quảng cáo vì bộ phim đã dành được những giải thưởng lớn trong nước. Tham khảo. 1.'Hà Nội, Hà Nội' - bản tình ca hạnh phúc
1
null
Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử carbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối carbonat, hydrocarbonat và các carbide kim loại. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa carbon là một hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có carbon. Một bể chứa vật chất hữu cơ luôn liên kết với các mô sống qua quá trình trao đổi chất. Sự khác biệt giữa hợp chất vô cơ và hữu cơ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ví dụ, một số nhà khoa học xem một môi trường mở (chẳng hạn như sinh quyển) là phần mở rộng của cuộc sống, và từ quan điểm này có thể coi CO2 trong khí quyển là một hợp chất hữu cơ. Liên hiệp Hóa học Thuần túy và Ứng dụng Quốc tế (IUPAC), một tổ chức có những thuật ngữ hóa học được công nhận rộng rãi, không công bố định nghĩa về vô cơ hay hữu cơ. Những quan điểm khác nhau vẫn được chấp nhận tùy theo góc nhìn mà người ta đánh giá và quan sát sự vật. Trong hóa học hiện đại. Các hợp chất vô cơ có thể được xác định một cách chính thức thông qua việc tham chiếu đến hợp chất hữu cơ tương ứng. Hợp chất hữu cơ tức là có chứa liên kết carbon trong đó có ít nhất một nguyên tử carbon liên kết hóa trị với một nguyên tử loại khác (thường là Hydro, Oxy, hoặc Nitơ). Các hợp chất không chứa carbon, theo truyền thống, được coi là vô cơ. Khi xem xét hóa học vô cơ trong cuộc sống, có thể thấy rằng nhiều hình thái sống trong tự nhiên bản chất là không phải là một hợp chất, mà chỉ là các ion (ví dụ như protein, DNA và RNA). Các ion natri, chloride, và phosphat là rất cần thiết cho cuộc sống, cũng như một số phân tử vô cơ như axit carbonic, Nitơ, carbon dioxide, nước và Oxy. Ngoài các ion và (organometallic). Hợp chất vô cơ chứa carbon. Nhiều hợp chất có chứa carbon vẫn được xem là vô cơ, chủ yếu là các thành phần có cả trong tự nhiên lẫn hóa học, ví dụ như carbon monoxide, carbon dioxide, carbonat, xyanua, xyanat, carbide và thyoxyanat. Tuy nhiên, những người làm việc liên quan đến chúng không quan tâm đến sự chính xác nghiêm ngặt của các định nghĩa. Trong khoáng vật học. Các khoáng vật oxide và sulfide được xem là hoàn toàn vô cơ, mặc dù chúng có thể có nguồn gốc sinh học. Trong thực tế hầu hết thành phần của Trái Đất là vô cơ. Mặc dù các thành phần của lớp vỏ Trái Đất đã được làm sáng tỏ, các quá trình khoáng hóa và thành phần sâu của manti vẫn còn đang được nghiên cứu.
1
null
Thư viện Công cộng Seattle (tiếng Anh:Seattle Public Library) là một hệ thống thư viện ở Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.. Thư viện được chính thức thành lập năm 1890, mặc dù người ta đã dự định thành lập thư viện này vào năm 1868. Hệ thống có 26 chi nhánh, phần lớn chi nhánh được đặt tên theo quận và phường nơi chúng tọa lạc. Tại thời điểm năm 2011, hệ thống thư viện này có 930.000 đầu sách.
1
null
Lasiognathus amphirhamphus là một loài cá được tìm thấy ở đồng bằng Madeira Abyssal ở trung tâm phía đông Đại Tây Dương, nơi nó xuất hiện ở độ sâu từ 1.200 đến 1.305 mét (3.900 đến 4.281 ft). Con cái của loài này phát triển đến độ dài 15,7 cm (6,2 in). Loài này có đặc điểm là chỉ có hai (như trái ngược với ba) móc xương trên tua mồi, nó có sắc tố nhẹ.
1
null
"Chim họa mi" (tiếng Đan Mạch: "Nattergalen") là một truyện thần kỳ của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen về một hoàng đế thích tiếng leng keng của một con chim giả có trang bị bộ máy phát ra tiếng kêu hơn là tiếng hót của con chim họa mi thật. Khi hoàng đế gần chết thì tiếng hót của chim họa mi đã phục hồi sức khỏe cho ông ta. Truyện này đã được hoan nghênh khi xuất bản ở Copenhagen năm 1843 trong "Nye Eventyr. Første Bind. Første Samling. 1844", và được cho là đã lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của tác giả đối với nữ ca sĩ opera Jenny Lind, một "chim họa mi Thụy Điển". Truyện này đã được chuyển thể thành opera, múa Ba Lê, nhạc kịch, kịch truyền hình và phim hoạt hình. Tóm tắt cốt truyện. Hoàng đế Trung Hoa biết rằng một trong những điều đẹp nhất trong vương quốc của mình là tiếng hót của chim họa mi. Khi ông ra lệnh mang chim họa mi tới, thì một người giúp việc nhà bếp (là người duy nhất tại triều đình biết chỗ ở của con chim) dẫn các quan trong triều tới một khu rừng gần đó, nơi có con chim họa mi. Chim họa mi đồng ý xuất hiện tại cung điện của hoàng đế. Hoàng đế rất vui mừng với tiếng hót của chim họa mi nên ông nuôi giữ chim họa mi trong lồng. Khi Hoàng đế được biếu một con chim họa mi giả có trang bị hộp máy phát ra tiếng nhạc thì ông không còn quan tâm tới chim họa mi thật, nên thả nó về rừng. Con chim bằng máy cuối cùng bị hư do sử dụng quá nhiều. Ít năm sau Hoàng đế bị ốm nặng. Chim họa mi thật biết được tình trạng đau yếu của Hoàng đế nên trở về cung điện. Thần chết rất xúc động bởi tiếng hót của chim họa mi nên bỏ ra đi và hoàng đế hồi phục sức khỏe. Chim họa mi đồng ý hót cho hoàng đế nghe mọi sự việc diễn ra trong đế chế, nên ông được gọi là hoàng đế khôn ngoan nhất từ xưa đến nay. Quá trình sáng tác và xuất bản. Theo nhật ký năm 1843 của Andersen thì truyện "Chim họa mi" được sáng tác trong ngày 11 và 12 tháng 10 năm 1843, và "bắt đầu viết ở công viên giải trí Tivoli", một công viên giải trí ở trung tâm Copenhagen với các hoa văn trang trí kiểu Trung Quốc, được khai trương trong mùa hè năm 1843. Trong cuộc đời của mình, Andersen chưa bao giờ du hành về phía đông Copenhagen xa hơn Athens (Hy Lạp) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Sự hiểu biết về Trung Quốc của ông chỉ hạn chế trong những Chinoiserie của châu Âu, một phong cách nghệ thuật trang trí được ưa chuộng từ thế kỷ thứ 17 tới thế kỷ thứ 19. Truyện này được nhà xuất bản C.A. Reitzel xuất bản lần đầu ở Copenhagen ngày 11.11.1843 trong tập đầu của tuyển tập "Nye Eventyr" ("Những truyện thần kỳ mới"). Tập này gồm các truyện "Engelen" ("Thiên thần"), "Kjærestefolkene" ("Những kẻ yêu nhau") và "Chú vịt con xấu xí". Truyện chim họa mi được giới phê bình rất hoan nghênh, và sự thành công cũng như danh tiếng của Andersen càng tăng thêm. Truyện này được in lại trong tập "Fairy Tales" ngày 18.12.1849 và in lại lần nữa trong tập 1 của "Fairy Tales and Stories" ngày 15.12.1862. Jenny Lind. Andersen đã viết trong "The True Story of My Life" xuất bản năm 1847: "Qua Jenny Lind, lần đầu tiên tôi mới cảm nhận được sự thiêng liêng của nghệ thuật. Qua cô mà tôi được biết rằng người ta phải quên chính bản thân mình trong việc phục vụ Đấng tối cao. Không có sách nào, người nào – ngoài Jenny Lind - đã có ảnh hưởng lớn khiến cho tôi trở nên nhà thơ danh giá hơn". Andersen gặp nữ ca sĩ opera người Thụy Điển Jenny Lind (1820–1887) trong năm 1840, và yêu nữ ca sĩ này trong một mối tình đơn phương. Jenny Lind thích có một mối quan hệ thuần khiết (phi nhục dục) với Andersen, và đã viết cho ông ta vào năm 1844: "Xin Chúa chúc lành và bảo vệ anh trai của em là mong muốn chân thành của người em gái thân yêu của anh". Jenny Lind là con gái ngoài hôn thú của một nữ giáo viên, và là người tự lập thành công như một ca sĩ đẳng cấp thế giới ở tuổi 18 với giọng nữ cao mạnh mẽ của cô. Truyện "Chim họa mi" của Andersen thường được coi là một tặng phẩm mà ông dành cho cô. Truyện "Chim họa mi" khiến cho Jenny Lind được gọi là Chim họa mi Thụy Điển trước khi cô trở thành một siêu sao quốc tế và nhà từ thiện giàu có ở châu Âu và Hoa Kỳ. Thật kỳ lạ, truyện "chim họa mi" đã trở thành một hiện thực cho Jenny Lind trong các năm 1848-1849, khi cô yêu nhà soạn nhạc Ba Lan Frédéric Chopin (1810-1849). Những thư của ông tiết lộ rằng ông cảm thấy "tốt hơn" khi cô hát cho ông, và Jenny Lind sắp xếp một buổi hòa nhạc ở Luân Đôn để gây quỹ cho một bệnh viện chữa trị bệnh lao. Jenny Lind đã tìm cách kết hôn với Chopin ở Paris trong tháng 5 năm 1849 nhưng không thành công. Ngay sau đó, cô đã phải chạy trốn khỏi trận dịch tả, nhưng quay trở lại Paris ngay trước khi ông qua đời vì bệnh lao vào ngày 17.10.1849. Jenny Lind đã dành quãng đời còn lại của mình để gìn giữ di sản của Chopin. Cô viết cho Andersen ngày 23.11.1871 từ Firenze: "Tôi sẽ sung sướng được chết cho tình yêu đầu tiên và cuối cùng, tình yêu sâu sắc nhất và tinh khiết nhất của tôi". Có một thuyết khác cho rằng Andersen - người có cha ruột bị chết vì bệnh lao - có thể đã lấy cảm hứng từ bài "Ode to Nightingale" (1819),một bài thơ mà John Keats đã viết trong nỗi đau đớn về cái chết vì bệnh lao của người anh (em) trai mình là Tom. Keats thậm chí gợi lên một hoàng đế: "Thou was not born for death, immortal Bird! No hungry generations tread thee down The Voice I hear this passing night was heard In ancient days by emperor and clown". "(Ngươi không được sinh ra để chết, hỡi con chim bất tử !" "Không có các thế hệ đói đạp lên ngươi" "Tiếng nói tôi nghe đêm đã qua này đã được nghe" "Trong những ngày xưa bởi hoàng đế và anh hề)". Keats chết vì bệnh lao vào năm 1821, và được chôn cất tại Roma, một thành phố vẫn tiếp tục mê hoặc Andersen lâu dài sau chuyến thăm đầu tiên của ông vào năm 1833. Chuyển thể. Truyện này đã gợi hứng cho việc sáng tác nhiều bản chuyển thể nổi tiếng. Tiền kỷ niệm. Năm 2007, Ngân hàng quốc gia Đan Mạch phát hành đồng tiền kim loại 10 krone Đan Mạch làm tiền kỷ niệm truyện "Chim họa mi".
1
null
Dơi khoang (tên khoa học Niumbaha superba) là một loài dơi quý hiếm trong họ Vespertilionidae. Chúng được phát hiện đầu tiên tại Cộng hòa Dân chủ Congo và được Hayman mô tả năm 1939. Tại thời điểm đó, loài này đã được đặt trong chi Glauconycteris dưới tên Glauconycteris superba. Nó được theo dõi năm 2013 tại Nam Sudan, chỉ có năm cá thể được ghi lại, dơi khoang được xác định là một chi mới hoàn toàn, Niumbaha, tên sau zande có nghĩa là "hiếm". Loài này được tìm thấy ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Ghana và Nam Sudan. Môi trường sống tự nhiên của nó là nhiệt đới khô hoặc rừng cận nhiệt đới và rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng đang bị đe dọa do mất môi trường sống.
1
null
Phản ứng oxy hóa khử hay dưỡng hóa bao gồm tất cả các phản ứng hóa học trong đó các nguyên tử có trạng thái oxy hóa thay đổi, phản ứng oxy hóa khử thường liên quan đến việc chuyển giao điện tử (electron) giữa các đối tượng hóa học. Có quá trình oxy hóa khử đơn giản, chẳng hạn như quá trình oxy hóa của cacbon tạo ra khí carbon dioxide (CO2) hay sự khử cacbon bằng hydro sinh ra khí methan (CH4), hoặc cũng có thể là một quá trình phức tạp như việc oxy hóa glucose (C6H12O6) trong cơ thể người thông qua một loạt quá trình phức tạp di chuyển các điện tử. Thuật ngữ "oxy hóa khử" xuất phát từ hai khái niệm liên quan đến việc di chuyển các điện tử: sự khử và sự oxy hóa. Nó có thể được giải thích một cách đơn giản như sau: Chất oxy hóa. Chất có khả năng oxy hóa các chất khác (làm cho chúng mất các điện tử) được gọi là chất oxy hóa. Các chất này loại bỏ các điện tử của một chất khác, nên được gọi là "khử". Chất oxy hóa thường là các chất hóa học có trạng thái oxy hóa cao (ví dụ như H2O2, , CrO3, , OsO4, , ,…) hay chứa các nguyên tố có độ âm điện cao (như O2, F2, Cl2, Br2) nên dễ lấy được các điện tử bằng cách oxy hóa chất khác. Chất khử. Chất có khả năng khử chất khác (làm cho chúng nhận các điện tử) được gọi là chất khử. Chúng chuyển điện tử cho một chất khác, và do đó tự nó bị oxy hóa. Chất khử trong hóa học rất đa dạng. Những nguyên tố kim loại điện dương như lithi, natri, magie, stronti, kẽm, nhôm… là những tác nhân khử tốt. Các kim loại này cho đi điện tử một cách dễ dàng. Các chất chuyển hydro như NaBH4 và LiAlH4 được sử dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ, chủ yếu trong việc khử các hợp chất cacbonyl để tạo ra rượu. Một phương pháp khử khác kết hợp việc sử dụng khí hydro (H2) với những chất xúc tác palađi, platin hoặc niken. Việc khử dùng xúc tác được sử dụng chủ yếu trong việc khử liên kết đôi hoặc ba nguyên tử cacbon.
1
null
Dưới đây là bài chi tiết về Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Phi (vòng 3). Mười đội đầu bảng từ vòng 2 đã được rút ra thành 5 cặp đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Algeria, Cameroon, Ghana, Bờ Biển Ngà và Nigeria giành chiến thắng và giành quyền tham dự World Cup 2014. Hạt giống. Kết quả bốc thăm hạt giống dựa trên bảng xếp hạng FIFA được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 2013.(shown below, with their second-round groups in small brackets). Kết quả. Lễ bốc thăm phân cặp play-off được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2013 ở Giza, Ai Cập. Các trận đấu diễn ra vào các ngày 11–15 tháng 10 và 15–19 tháng 11 năm 2013. Nếu đội hòa nhau sau loạt hai trận đấu (trên cơ sở kết quả, bàn thắng ghi được, luật bàn thắng sân khách), sau đó một "hệ thống Cup" sẽ có hiệu lực. Sau khi kết thúc hiệp đấu thứ hai (tức là 90 phút thời gian quy định), 30 phút của hiệp phụ sẽ được thực hiện (2 x 15 phút) Bàn thắng ghi được trong thời gian hiệp phụ sẽ được quyết định. Nếu không có bàn thắng được ghi trong hiệp phụ, loạt đá luân lưu 11m sẽ được áp dụng, như được mô tả trong luật của các trận đấu. Bờ Biển Ngà thắng với tổng tỉ số 4–2 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Nigeria thắng với tổng tỉ số 4–1 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Cameroon thắng với tổng tỉ số 4–1 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Ghana thắng với tổng tỉ số 7–3 on và giành quyền tham dự World Cup 2014. Tổng tỉ số là 3-3. Algeria thắng bằng luật bàn thắng sân khách và giành quyền tham dự World Cup 2014.
1
null
Bài viết sau đây là tóm tắt của các trận đấu ở vòng play-off, vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 khu vực châu Âu. 4 đội thắng cuộc — Croatia, Pháp, Greece và Bồ Đào Nha — thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành quyền góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra tại Brasil. Các lượt đấu diễn ra vào hai ngày 15 và 19 tháng 11 năm 2013. Lễ bốc thăm phân cặp diễn ra tại Zürich vào ngày 21 tháng 10, cùng thời điểm với bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 10 năm 2013. Đội vượt qua vòng loại. Vòng play-off diễn ra giữa 8 đội nhì thành tích tốt nhất chia 4 cặp thi đấu loại trực tiếp sân nhà - sân khách để giành 4 suất còn lại. Thành tích tốt nhất không tính trên kết quả thi đấu với đội thứ 6, do có một bảng đấu 5 đội. Thứ tự các đội nhì bảng. Do một số bảng có 6 đội, một số bảng 5 đội nên trận đấu với đội thứ sáu ở các nhóm không được tính khi so sánh giữa các đội nhì bảng: Phân loại hạt giống và bốc thăm chia cặp. Lễ bốc thăm chia cặp diễn ra tại Zürich vào ngày 21 tháng 10 lúc 14:00 giờ địa phương. 8 đội được xếp hạng theo bảng xếp hạng của FIFA được công bố vào tháng 10 (thứ tự xếp hạng của các đội được ghi trong ngoặc). 4 đội có vị trí cao nhất được xếp vào nhóm hạt giống, 4 đội kia được xếp vào nhóm còn lại. Kết quả hạt giống như sau: Kết quả. Lễ bốc thăm được tiến hành bởi Gordon Savic, Trưởng ban điều hành vòng loại World Cup 2014, với sự hỗ trợ của cựu tuyển thủ người Thụy Sĩ, Alexander Frei. Các trận đấu diễn ra vào hai ngày 15 và 19 tháng 11 năm 2013. Bồ Đào Nha thắng với tổng tỉ số 4–2 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Pháp thắng với tổng tỉ số 3–2 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Hy Lạp thắng với tổng tỉ số 4–2 và giành quyền tham dự World Cup 2014. Croatia thắng với tổng tỉ số 2–0 và giành quyền tham dự World Cup 2014.
1
null
Ếch giun đỏ, Uraeotyphlus oxyurus, là một loài ếch giun đặc hữu của Ấn Độ. Mô tả. Loài này có một cơ thể dày, một cái đầu hẹp, và một cái đuôi ngắn. Cơ thể của nó là màu nâu sẫm với một đuôi trắng. Cằm và họng màu nâu sáng. Đôi mắt của nó khác biệt và được bao quanh bởi một vòng tròn màu trắng. Loài này được tìm thấy ở Tây Ghats phía nam Kerala.
1
null
PubMed Central là cơ sở dữ liệu thư mục chứa các tài liệu khoa học toàn văn viết về y sinh và khoa học sự sống. Cơ sở dữ liệu này phát triển dựa trên hệ thống tìm kiếm tài liệu y sinh PubMed Entrez trực tuyến. PubMed Central do Thư viện Quốc gia về Y học của Mỹ (NLM) phát triển như một nơi lưu trữ trực tuyến các bài viết khoa học trong lĩnh vực y sinh. Tất cả các bài viết tại PubMed Central đều miễn phí với độc giả nhưng có nhiều điều khoản khác nhau nếu muốn sử dụng lại. Một số nhà xuất bản tham gia PubMed Central trì hoãn đăng tải bài viết trên PubMed Central trong một khoảng thời gian sau khi vừa ấn hành bản in bài viết đó (thường là khoảng sáu tháng). Tính đến tháng 5 năm 2013, cơ sở dữ liệu có trên 2,7 triệu bài viết; mỗi năm lại tăng thêm cỡ 70.000 bài.
1
null
Cơ sở dữ liệu thư mục (tiếng Anh: "bibliographic database") là cơ sở dữ liệu chứa các biểu ghi thư mục, được tổ chức như một bộ sưu tập kỹ thuật số các tài liệu đã xuất bản, bao gồm các bài báo đăng trên tạp chí học thuật và báo viết, kỷ yếu hội thảo, báo cáo, xuất bản phẩm của chính phủ và xuất bản phẩm về pháp luật, bằng sáng chế, sách, vân vân. Trái với các mục trong biên mục thư viện, một lượng lớn biểu ghi thư mục trong cơ sở dữ liệu thư mục là để mô tả các bài viết hay tài liệu hội nghị...thay vì mô tả các chuyên khảo đầy đủ; các biểu ghi này nhìn chung mô tả rất kỹ chủ thể dưới dạng chỉ mục hoặc tóm tắt nội dung ("abstract"). Cơ sở dữ liệu thư mục có thể mang nội dung chung chung hoặc dành riêng cho một môn khoa học nào đó. Một số lượng đáng kể cơ sở dữ liệu thư mục hiện vẫn mang tính độc quyền, phải thông qua thỏa thuận cấp phép với bên cung cấp hoặc trực tiếp từ bên cung cấp dịch vụ "indexing and abstracting" tạo ra các cơ sở dữ liệu này. Nhiều cơ sở dữ liệu thư mục đã phát triển thành các thư viện số, cung cấp toàn văn các nội dung được liệt kê trên đó. Số khác lại hợp với các cơ sở dữ liệu học thuật phi thư mục để trở thành các hệ thống truy tìm dữ liệu phức tạp, chẳng hạn Chemical Abstracts hoặc Entrez. Lịch sử. Trước giữa thế kỷ 20, các cá nhân muốn tìm tài liệu đã xuất bản đều phải dựa vào các mục lục thư mục dạng in. Đầu thập niên 1960, máy tính lần đầu được dùng để số hóa văn bản nhằm giảm chi phí và thời gian để xuất bản hai tạp chí tóm tắt bài báo của Mỹ là "Index Medicus" (của Thư viện Quốc gia về Y học) và "Scientific and Technical Aerospace Reports" (của NASA). Từ đầu thập niên 1970, người ta bắt đầu thương mại hóa hoạt động truy cập. Tuy nhiên, truy cập còn đắt đỏ và phải được thực hiện thông qua nhân viên thư viện.
1
null
Danh sách đảo của Đại Hàn Dân Quốc được liệt kê ở dưới đây, phân theo tỉnh. Danh sách này còn thiếu hầu hết các đảo không người ở. Đảo trong Hoàng Hải. Từ bắc xuống nam Đảo trong Nam Hải (Triều Tiên). Từ tây sang đông. Đảo trong biển Nhật Bản. Từ bắc xuống nam Đảo nội địa. Seoul. "Đảo nằm trên sông Hán:"
1
null
Quốc Khanh (sinh năm 1984) tên thật là Võ Quốc Khanh, là một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống tại Mỹ. Anh từng là một trong những ca sĩ trụ cột của Trung tâm Asia. Vào năm 2015, Quốc Khanh kết hôn với ca sĩ Hoàng Thục Linh và đã sinh bé Vera. Cuộc đời và sự nghiệp. Võ Quốc Khanh sinh năm 1984 tại Việt Nam. Cha anh là Võ Thanh Quang - một nhạc sĩ với bút danh Vũ Thanh, tác giả của ca khúc "Đắp Mộ Cuộc Tình", mẹ là Trần Phương Liên. Năm 1993, anh cùng gia đình sang định cư tại Fort Lauderdale, Florida, Hoa Kỳ. Tại đây anh bắt đầu tự học dương cầm, keyboard, trống, guitar và sáng tác. Thần tượng của anh từ nhỏ là nam ca sĩ - nhạc sĩ Duy Quang. Quốc Khanh tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng của Trung tâm Asia và đoạt giải nhất Giọng Ca Vàng 2006-2007 và xuất hiện lần đầu trong cuốn Asia 54. Trước đó, anh từng tham gia cuộc thi PBN Talent Shows của Trung tâm Thúy Nga nhưng anh bị loại ở vòng tứ kết. Từ đó đến năm 2016, anh là một trong những ca sĩ chủ lực của trung tâm và đã góp mặt trong hơn 20 kì đại nhạc hội cũng như lưu diễn ở Anh, Úc, Canada. Đồng thời anh cũng tham gia các chương trình trên đài Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) của nhạc sĩ Trúc Hồ. Tại đây, anh rất thân thiết với ca sĩ chơi dương cầm Mai Thanh Sơn cả trong công việc và trong cuộc sống Ngày 30 tháng 7 năm 2015, anh đã kết hôn với ca sĩ Hoàng Thục Linh. Tháng 11 năm 2016, Quốc Khanh ngừng cộng tác với trung tâm Asia sau cuốn Asia 78 - Tình Yêu & Thân Phận 2016. Từ đó đến nay, anh chỉ còn cộng tác với đài SBTN và hoạt động tự do. Anh cũng đồng sáng lập hãng Motif Music Group và KL Records cùng nhạc sĩ Trúc Sinh, tự làm những sản phẩm âm nhạc cho mình và bạn bè. Ngoài hoạt động âm nhạc, vợ chồng Quốc Khanh cùng Trúc Đại (em trai nhạc sĩ Trúc Hồ) còn thành lập một công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khoẻ là Premier Home Shopping.
1
null
Cá chào mào gai (danh pháp khoa học: Satyrichthys rieffeli) là một loài cá trong họ Peristediidae. Nó đạt chiều dài tối đa 28 cm. Nó phân bố tại Nhật Bản, Đài Loan, biển Nhật Bản, phía nam biển Bột Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông, Indonesia và Australia. Sống ở vùng biển nhiệt đới ấm áp dọc theo thềm cạnh, dốc lục địa, khu vực đảo và là sinh vật đáy
1
null
Peristediidae là danh pháp khoa học của một họ cá biển, theo truyền thống xếp trong bộ Cá mù làn (Scorpaeniformes), nhưng gần đây được một số tác giả xếp trong bộ Cá vược (Perciformes) nghĩa mới. Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước sâu trên khắp thế giới, với phần lớn các loài sinh sống trong khu vực nhiệt đới. Chúng có quan hệ họ hàng gần với họ Triglidae, và một số tác giả phân loại chúng trong họ này, nhưng chúng được bao bọc trong các tấm bao gồm lớp vảy nặng nề với các gai rõ nét. Chúng có râu rõ nét và phức tạp. Phân loại. Hiện tại người ta ghi nhận 44 loài trong 6 chi. Phần lớn các loài có kích thước nhỏ, với "Peristedion imberbe" chỉ dài 7 cm và loài dài nhất "Satyrichthys welchi" có tổng chiều dài 50 cm. Tại Việt Nam. Tại vùng biển Việt Nam đã ghi nhận 1 loài ("Satyrichthys rieffeli") với tên gọi cá chào mào gai hoặc cá chai đỏ chấm hoặc cá chai râu vàng, mặc dù có thể có nhiều loài hơn.
1
null
Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF) được chia 5 suất tham dự vòng chung kết World Cup 2014. 52 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên đã đăng ký tham dự để tranh 5 suất vào vòng chung kết được tổ chức tại Brasil. Thông tin. 52 trong số 53 hiệp hội bóng đá trực thuộc CAF bước vào vòng loại để xác định 5 suất tham dự vòng chung kết World Cup. Các thông tin được đề xuất, công bố vào ngày 16 tháng 5 năm 2011, vòng loại bắt đầu vào tháng 11 năm 2011 với vòng 1 của 12 cặp đấu có thứ hạng thấp nhất. 24 đội bóng có thứ hạng thấp nhất dựa theo bảng xếp hạng FIFA, đã được tiến hành ở Brazil vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. 12 đội thắng ở vòng 1 sẽ tiếp tục tham gia cùng với 28 đội còn lại ở vòng 2, trong đó bao gồm 10 nhóm 4. Các đội chiến thắng của mỗi nhóm - được tổ chức vào giữa tháng 6 năm 2012 và tháng 9 năm 2013 - sẽ tiến tới vòng 3 của 5 cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách. 5 đội thắng cuộc trong các cặp đấu ở vòng 3 - được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 năm 2013 - sẽ giành quyền tham dự World Cup 2014. Phân loại hạt giống. Bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 7 năm 2011 được sử dụng để phân loại hạt giống các đội cho hai vòng đầu tiên, đều hoàn tất tại Brazil vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. (Thứ hạng được đánh dấu ở trong ngoặc) Vòng 1. 24 đội châu Phi có vị trí thấp nhất trên bảng xếp hạng của FIFA ở thời điểm tháng 7 năm 2011 sẽ được phân làm 12 cặp đấu đối đầu trực tiếp chọn ra 12 đội đi tiếp vào vòng sau. Lễ bốc thăm phân cặp đã được tiến hành tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil, vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. Phân loại hạt giống. Kết quả phân loại hạt giống được tiến hành dựa theo bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 7 năm 2011. Kết quả. Trận lượt đi diễn ra vào ngày 11–12 tháng 11 năm 2011 và trận lượt về diễn ra vào ngày 15–16 tháng 11 năm 2011. Vòng 2. Vòng thứ hai xác định 28 đội được xếp hạng hàng đầu sẽ tham dự cùng với 12 đội thắng từ vòng 1. Các đội đã được phân loại thành mười bảng bốn đội diễn ra sơ bộ tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil, vào ngày 30 tháng 7 năm 2011. Các trận đấu được diễn ra từ ngày 1 tháng 6 năm 2012 đến 7 tháng 9 năm 2013. Đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng 3. Phân loại hạt giống. Buổi lễ bốc thăm phân cặp cùng ngày với vòng một. † Những đội thắng ở vòng 1. Kết quả. Cameroon đã bị đình chỉ bởi FIFA vào ngày 4 tháng 7 năm 2013 do sự can thiệp của chính phủ. Hệ thống trên đã được dỡ bỏ vào ngày 22 tháng 7 năm 2013. Chú thích: Điểm đánh dấu bằng * án phạt của FIFA. Vòng 3. Vòng 3 xác định 10 đội thắng cuộc từ vòng 2 đã được phân loại thành năm cặp đấu theo thể thức sân nhà-sân khách. 5 đội xuất sắc nhất của mỗi cặp đấu sẽ giành quyền góp mặt tại World Cup 2014 được tổ chức tại Brazil. Phân loại hạt giống. Buổi lễ phân cặp vòng play-off được tổ chức vào ngày 16 tháng 9 năm 2013 tại trụ sở CAF ở Cairo, Ai Cập Các đội bóng đã được gieo dựa trên bảng xếp hạng FIFA được công bố vào tháng 9 năm 2013 (hiển thị dưới đây trong ngoặc đơn). Kết quả. Các trận đấu diễn ra vào các ngày 11–15 tháng 10 và các ngày 16–19 tháng 11 năm 2013.
1
null
Cam Vinh là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam chanh được gắn chỉ dẫn địa lý với địa danh Vinh (Nghệ An, Việt Nam). Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam. Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Cam chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết. Cam Vinh bán vào mùa khác không phải cam trái mùa mà là cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh. Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu. Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu. Lịch sử. Trong thời kỳ bao cấp, cam Vinh được xuất sang các nước xã hội chủ nghĩa. Đến thời mở cửa, cam Vinh không xuất khẩu được, thương hiệu dần tàn lụi trên trường quốc tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn là loại đặc sản có tiếng. Tuy vậy, rất ít người được ăn cam Vinh thật, mà thường chỉ được ăn cam vùng khác hoặc cam nhập khẩu giả làm cam Vinh. Năm 2007, cam Vinh được chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Nguồn Cam Vinh được trồng chủ yếu trên địa bàn xã Minh Hợp- Huyện Quỳ Hợp- Nghệ An và được sự quản lý bởi nông trường quốc doanh Xuân Thành và Nông trường Quốc doanh 3/2. Giá thành cam Vinh cao, mỗi năm thu hoạch một mùa, nên đắt hơn các loại cam bình thường khác trên thị trường. Phải đến 90% cam tự xưng là cam Vinh không phải là cam Vinh. Hiện giống cây cam Vinh cũng được một vài địa phương như Đông Tảo đem về trồng trọt cấy ghép, tạo năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy vậy, đây cũng không phải cam Vinh. Chứng nhận chỉ dẫn địa lý yêu cầu phải đúng đất, đúng nước, đúng kỹ thuật... thì mới được công nhận.
1
null
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (tiếng Anh: "Vietnam–Korea University of Information and Communication Technology" – VKU) là trường công lập trực thuộc Đại học Đà Nẵng, đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin, truyền thông và kinh tế số. Lịch sử. Lịch sử các đơn vị cấu thành. Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Đà Nẵng. Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng (tên tiếng Anh: "School of Information and Communication Technology - The University of Danang") là một Khoa thành viên của Đại học Đà Nẵng. Khoa được thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-ĐHĐN ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn. Thực hiện Kết luận số 542/TB-VPCP ngày 22/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế, chính sách đặt thù để phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu uy tín trong nước và khu vực, trường được thành lập trên một số kiến nghị của Đại học Đà Nẵng. Ngày 03 tháng 08 năm 2019, Đoàn công tác liên Bộ thẩm định thực tế Đề án thành lập Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn trực thuộc Đại học Đà Nẵng đến làm việc và kiểm tra tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện thành lập trường đại học tại Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Đà Nẵng và một số đơn vị khác. Ngày 3 tháng 1 năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định 15/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn thuộc Đại học Đà Nẵng, trở thành trường đại học đầu tiên nằm trong Khu đô thị Đại học Đà Nẵng. Chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên. Đội ngũ cán bộ viên chức, giảng viên của trường với số lượng hiện nay là 242 người, trong đó giảng viên là 250 cán bộ (gồm 02 Phó Giáo sư và 42 Tiến sĩ; 100% giảng viên đạt trình độ từ thạc sĩ; 19 nghiên cứu sinh). Cơ sở vật chất. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn tọa lạc trên khu đất rộng 21,5 héc ta trong khuôn viên Đô thị Đại học Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Với kiến trúc xây dựng hiện đại và đồng bộ được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng từ Chính phủ Việt Nam và 16,2 triệu USD từ nguồn tài trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. Cơ sở vật chất gồm: 106 phòng học lý thuyết; 53 phòng thực hành, thí nghiệm, … 45 phòng làm việc. Hệ thống thư viện với diện tích 2.750 m² có sức chứa hơn 1.500 sinh viên với hơn 55.000 đầu sách; tòa nhà Trung tâm sinh viên có diện tích 19.340 m² hợp với Khu thể thao ngoài trời; Ký túc xá với 6 tòa nhà được thiết kế gồm 547 phòng, diện tích 40.203 m² đáp ứng chổ ở gần 5.000 sinh viên. Quy mô và Hệ thống đào tạo. Quy mô đào tạo. Mô hình tổ chức Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn có 03 Khoa, 08 phòng chức năng, 03 Trung tâm và 02 Tổ trực thuộc với gần 2.000 sinh viên Đại học hiện tại (được chuyển tiếp từ Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng). Hệ thống đào tạo. Đào tạo các ngành sau:
1
null
Stalingrad (còn gọi là Great Battles of WWII: Stalingrad) là trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến thuật thời gian thực do công ty của Nga là DTF Games phát triển. Trò chơi được dựng dựa trên Enigma Engine của Nival Interactive vốn được sử dụng trong trò "Blitzkrieg" và là một sản phẩm hoàn toàn độc lập. Chiến dịch. "Stalingrad" có hai chiến dịch dựa trên các sự kiện ở miền nam nước Nga giữa mùa hè năm 1942 và đầu năm 1943. Chiến dịch quân Đức cho phép người chơi chỉ huy tập đoàn quân số 6 khi họ tiến đến gần thành phố và các trận đánh diễn ra tại đó. Chiến dịch của Hồng Quân Công Nông nối tiếp diễn biến của Hồng Quân trong quá trình giải phóng Stalingrad và tiêu diệt tập đoàn quân số 6. Tổng cộng game có 36 màn chơi, trong đó có 7 màn "thưởng" được mở khóa nếu người chơi hoàn thành mục tiêu nhất định trong các màn chơi trước đó. Các màn chơi tự chúng sao chép từ các bản đồ chiến thuật lịch sử và ảnh chụp trên không thực tế được thực hiện trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch. Đơn vị quân. Trò chơi có khoảng trên 150 đơn vị quân (bao gồm cả xe chiến đấu bọc thép, các loại xe và bộ binh khác), một vài trong số đó được lấy từ bản game gốc. Đáng chú ý trong số các đơn vị quân mới là trọng pháo 203mm B4 của Liên Xô, các biến thể của loại pháo tự hành Marder (chỉ vài cái là có trong bản game gốc) và loại pháo tự hành thử nghiệm Panzerselbstfahrlafette V "Sturer Emil" dài 12.8 cm của Đức. Bên cạnh các đơn vị lính và xe cơ giới còn có một số lượng lớn các công trình mới và các vật thể khác đặc biệt được tạo ra cho game. Chúng bao gồm đại diện của nhà máy xay lúa và nhà máy sản xuất máy kéo tháng Mười Đỏ. Lối chơi. Vì game được dựa trên engine của "Blitzkrieg" nên lối chơi cũng tương tự, dù pháo binh trong "Stalingrad" có hỏa lực kém chính xác và tăng tầm bắn và tầm nhìn (khoảng hai lần tiêu chuẩn của "Blitzkrieg"). Đã qua rồi cái thời khái niệm về đơn vị quân trọng yếu mà người chơi có thể giữ lại để đi suốt chiến dịch. Thay vào đó, "Stalingrad" mô phỏng kinh nghiệm chiến đấu của đơn vị quân với các tổ lính kiệt sức và các đơn vị cựu chiến binh trong các màn sau của chiến dịch. Tóm lược. Sự chú ý đến từng chi tiết, không chỉ trong bản thân trò chơi, mà còn thấ rõ ra ngoài bằng việc thêm vào một cuốn sách nhỏ bên trong hộp trình bày và bách khoa toàn thư tương tác (ẩn đi trong thư mục cài đặt và có thể vào được thông qua ứng dụng EXTRA.exe). Một giao diện được tân trang hoàn toàn làm cho "Stalingrad" trông khác với người anh em "Blitzkrieg" của nó. Là tựa game nổi tiếng trong cộng đồng "Blitzkrieg", không chỉ đối với giá trị của nó như một trò chơi cố gắng hướng tới sự chân thực về mặt lịch sử, mà còn sửa được lỗi "phòng tuyến" (và các lỗi nhỏ khác) đã có mặt trong engine gốc. Lỗi này cho phép các đơn vị quân tham gia vào các đơn vị quân khác thông qua các vật thể tĩnh như nhà cửa, may mắn là có thể được sửa chữa bằng cách thay thế một tập tin trong quá trình cài đặt "Blitzkrieg" với một tập tin được cập nhật cùng tên từ "Stalingrad". Việc thiếu một công cụ tạo màn hoặc các tùy chọn trình đơn lựa chọn các màn chơi tùy chỉnh đã được cộng đồng "Blitzkrieg" dễ dàng khắc phục bằng cách với một số màn chơi tự tạo tùy biến cho trò chơi cũng như một số sửa đổi. Ở Nga và các nước CIS được phát hành bởi 1C Games. Tại hầu hết châu Âu "Stalingrad" được phân phối bởi BlackBean Games vào tháng 3 năm 2005 dưới tên "Great Battles of WWII: Stalingrad" và CDV (chỉ dành cho Đức). Game không được phát hành chính thức tại Mỹ. Ngoài lề. Bản game do 1C và BlackBean phát hành còn bao gồm biểu tượng chữ Vạn đã được gỡ bỏ từ việc phát hành bản tiếng Đức để tuân theo luật pháp liên bang Đức. Ban nhạc "metal-dub" của Nga Skafandr đảm trách việc sản xuất nhạc nền trò chơi.
1
null
Enigma engine (còn gọi là Blitzkrieg engine) là một game engine do hãng Nival Interactive phát triển được dùng trong vài tựa game chiến thuật thời gian thực và bao gồm cả những game của họ như "Blitzkrieg" và "Blitzkrieg 2". Những game sử dụng engine này gồm có "Blitzkrieg" (với một số tiện ích độc lập), "Stalingrad", ', ', "World War I", ' và '. Cơ chế đồ họa cung cấp địa hình và những chi tiết dưới góc nhìn 3D thực tế bao gồm mùa màng, vùng khí hậu và điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng đến lối chơi. Cũng có cảnh đổ máu dù nó có thể bị ngừng hoạt động. Người chơi có khả năng xây dựng cầu phao, đào hào, đặt mìn, tiếp tế và các đơn vị sửa chữa hoặc gọi sự yểm trợ từ không quân nhưng chẳng có một nguồn tài nguyên nào có thể chiếm được trong game. Hầu như tất cả mọi thứ có thể bị phá hủy gồm các công trình và cầu đường. Những khu rừng đều có thể bị xe tăng hay pháo binh đốn ngã. Mỗi đơn vị quân của một quốc gia tương ứng đều nói ngôn ngữ riêng của mình và thêm vô rất nhiều cảm giác đắm chìm. Những phiên bản về sau của engine này đã từ bỏ góc nhìn đồ họa 2D để chuyển sang ủng hộ đồ họa 3D thật sự, tạo điều kiện cho tầm nhìn và tầm đạn trở nên thực tế hơn. Tham khảo. <noinclude>
1
null
Nival là một nhà phát triển game độc lập của Nga. Nival có trụ sở tại Moskva và được thành lập bởi cựu binh trong ngành công nghiệp game của Nga là Sergey Orlovskiy, hiện đang giữ vai trò là Giám đốc điều hành công ty. Với các văn phòng tại Hallandale, Florida.; Kiev, Ukraina; Minsk, Belarus và St. Petersburg, Nga, Nival hiện có hơn 200 nhân viên và bốn studio phát triển. Lịch sử. Công ty được thành lập vào năm 1996 với tên gọi Nival Interactive và trở nên nổi tiếng như nhà phát triển của một số dòng game chiến lược và nhập vai đạt được nhiều thành công gồm "Rage of Mages" (còn gọi là "Allods" ở Nga), "Blitzkrieg" và "Etherlords". Nival còn tham gia vào quá trình phát triển "Heroes of Might and Magic V" và hai tiện ích do hãng Ubisoft phát hành. Nival bắt đầu tự xuất bản những game của riêng mình vào năm 2005. Cùng lúc đó chữ "Interactive" đã bị bỏ bớt khỏi tên của công ty chỉ còn lại "Nival". Những nhà tài chính và phát triển bên ngoài của Nival gồm KranX Productions, nhà sáng tạo trò "" và Bytex, nhà phát triển của "Berserk Online". Đầu năm 2005, một phần của Nival hoạt động dưới cái tên Nival Interactive đã được mua lại bởi Ener1 Group, một công ty cổ phần có trụ sở tại Florida với giá khoảng 10 triệu USD. Ngày 30 tháng 11 năm 2007, Sergey Orlovskiy đã giành lại quyền kiểm soát Nival Interactive. Đến đầu năm 2010, một phần khác của Nival là Astrum Nival đã được cổng thông tin lớn nhất của Nga là Mail.Ru mua lại với giá hơn 100 triệu USD, trở thành một phần của Astrum Online Entertainment. Hiện nay các studio phát triển nội bộ của Nival đều tập trung vào các dự án trên PC và điện thoại di động.
1
null
International Plant Names Index (bằng tiếng Anh, viết tắt: IPNI) là một "cơ sở dữ liệu tên gọi và chi tiết thư mục cơ bản đi kèm về thực vật có hạt, dương xỉ và thạch tùng." Cơ sở dữ liệu này bao quát chủ yếu tên gọi ở cấp độ loài và chi. IPNI cũng có danh sách chuẩn hóa tên viết tắt các tác giả, ban đầu dựa trên Authors of Plant Names nhưng liên tục bổ sung tên và từ viết tắt mới. IPNI miễn phí. Miêu tả. IPNI là sản phẩm cộng tác giữa Vườn thực vật hoàng gia Kew (Index Kewensis), Phòng mẫu cây Đại học Harvard (Gray Herbarium Index) và Phòng mẫu cây Quốc gia Úc (Australian Plant Name Index). Cơ sở dữ liệu này là tập hợp tên gọi lấy nguồn từ ba tổ chức này, đồng thời ba tổ chức này cùng nhau hướng đến việc chuẩn hóa thông tin. Tiêu chuẩn viết tắt tên tác giả - được khuyến nghị bởi "ICBN" - là "Authors of Plant Names" của Brummitt và Powell. Có thể xem danh sách cập nhật tại IPNI. IPNI cung cấp tên gọi thường dùng trong các xuất bản phẩm học thuật với mục tiêu cung cấp một mục lục tên gọi đã được các xuất bản phẩm sử dụng chứ không quy định bắt buộc về mặt danh pháp thực vật học. Dự án The Plant List ra mắt năm 2010 mới có mục đích là quy định tên gọi được chấp nhận.
1
null
Tàu nghiên cứu Akademik Mstislav Keldysh () là một tàu nghiên cứu khoa học của Nga có tải trọng 6.240 tấn. Tàu đã thực hiện trên 50 cuộc hành trình, và được biết đến nhiều nhất với vai trò thiết bị hỗ trợ cho các phương tiện vận hành dưới nước dòng "Mir". Tàu do Viện hải dương Shirshov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở Moskva, và cảng đầu tiên của nó nằm ở Kaliningrad trên Biển Baltic. Được đặt theo tên của nhà toán học Liên Xô "Mstislav Keldysh", tàu thường có 90 người làm việc trên boong (45 thủy thủ đoàn, 20 phi công, kỹ sư và kỹ thuật viên hoặc hơn, 10 đến 12 nhà khoa học và khoảng 12 hành khách). Trong số các khí tài trên tàu có 17 phòng thí nghiệm và một thư viện. Tàu được đóng ở Rauma, Phần Lan bởi công ty Hollming Oy cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (nay là "Viện Hàn lâm Khoa học Nga"). Công việc đóng tàu được hoàn tất vào ngày 28 tháng 12 năm 1980. Tàu bắt đầu được đưa vào hoạt động vào ngày 15 tháng 3 năm 1981 cho Liên Xô. Các thiết bị hoạt động dưới nước dòng Mir được thêm vào hệ thống trang thiết bị cho con tàu vào năm 1987. "Keldysh" tham gia cuộc tìm kiếm tàu ngầm Liên Xô K-278 Komsomolets, mất tích ở bờ biển Đông Nam Na Uy năm 1989 sau khi xảy ra cháy trên boong tàu. Cùng với các vật liệu làm lõi của các lò phản ứng hạt nhân, tàu ngầm này còn mang theo hai đầu đạn hạt nhân. Lo ngại về những tác động tiềm tàng của các vật liệu hạt nhân năng lượng cao trong vùng biển giàu tôm cá, nơi con tàu bị đắm, do đó việc xác định vị trí chiếc tàu ngầm và nắm được tình trạng hiện tại của nó là rất cần thiết. Hai tháng sau vụ đắm tàu, "Keldysh" đã định vị được vị trí của xác chiếc K-278 vào tháng 6 năm 1989 và đại diện chính phủ Liên Xô cho biết rằng nguy cơ của lỗ thủng trên tàu là "không nghiêm trọng". Tuy vậy, "Keldysh" cũng đã phải thực hiện hai chuyến đi tới vị trí xác tàu K-278 (vào năm 1994 và 1996) để hàn các vết nứt trên thân chiếc tàu ngầm. Gần đây, tàu "Keldysh" đã thực hiện các chuyến tới hai xác tàu nổi tiếng, chiếc tàu khách của Anh "Titanic" và Tàu chiến Đức "Bismarck". Nhà làm phim James Cameron dẫn đầu ba trong số các chuyến đi đó: hai tới "Titanic", vào năm 1995 (phục vụ cho bộ phim "Titanic", và trong các cảnh quay hiện đại của phim có chiếu tới cảnh chiếc tàu "Keldysh") và vào năm 2001 (cho bộ phim tài liệu năm 2003 của ông, "Ghosts of the Abyss"), và một chuyến tới xác tàu "Bismarck" vào năm 2002 (cho chương trình đặc biệt của kênh Discovery Channel, ""). Cameron cũng dẫn đầu một chuyến thám hiểm khác trên tàu "Keldysh" cho bộ phim tài liệu "Aliens of the Deep" năm 2005 của mình.
1
null
Australian Plant Name Index (bằng tiếng Anh, viết tắt: APNI) là cơ sở dữ liệu trực tuyến chứa tất cả các tên gọi đã được xuất bản dành cho thực vật có mạch tại Úc. APNI có tất cả các tên gọi, cho dù đó là tên hiện hành, tên đồng nghĩa hay tên sai, đồng thời có thông tin về thư mục (các xuất bản phẩm liên quan), thông tin từ Census of Australian Vascular Plants (phân bố thực vật theo tiểu bang), liên kết đến các nguồn khác... Tổng quan. Australian Plant Name Index được Phòng mẫu cây [Quốc gia] Úc công nhận là nguồn chính thống về danh pháp thực vật học của Úc. Đây là thành tố cốt lõi của Phòng mẫu cây Ảo Úc ("Australia's Virtual Herbarium") - một dự án cộng tác với ngân quỹ 10 triệu đô la Úc, có mục đích cung cấp quyền truy cập trực tuyến đến dữ liệu và các bộ sưu tập mẫu vật của các phòng mẫu cây lớn của Úc. APNI cung cấp hai loại giao diện để truy vấn thông tin: Ban đầu APNI vốn dĩ là sản phẩm trí óc của Nancy Tyson Burbidge, ban đầu được xuất bản dưới dạng bản in gồm bốn tập, 3.055 trang với trên 60.000 tên gọi thực vật. Sách được tổng hợp bởi nhà thực vật học Arthur Chapman và là một phần của Australian Biological Resources Study (ABRS). Năm 1991, nó trở thành cơ sở dữ liệu trực tuyến và được giao cho Các vườn thực vật Quốc gia Úc ("Australian National Botanic Gardens"). Hai năm sau, Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học Thực vật ("Centre for Plant Biodiversity Research") đảm nhận nhiệm vụ duy trì cơ sở dữ liệu này.
1
null
Xi đánh giày là chất hồ dạng sáp, kem hoặc chất lỏng dùng để đánh bóng, làm sáng và chống thấm cho giày hoặc ủng da nhằm kéo dài tuổi thọ giày cũng như phục hồi, duy trì và cải thiện vẻ ngoài cho giày. Nhiều chất khác nhau đã từng được sử dụng làm xi đánh giày trong hàng trăm năm, đầu tiên với những chất tự nhiên như sáp và mỡ. Nhiều công thức xi đánh giày hiện đại được giới thiệu vào đầu thế kỷ 20 và nhiều công thức truyền thống vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Hiện nay, xi đánh giày thường được làm từ một hỗn hợp vật liệu tự nhiên và tổng hợp bao gồm naphtha, dầu thông, thuốc nhuộm và chất gôm arabic qua quá trình hóa học. Xi đánh giày thường dễ cháy, có thể gây ngộ độc và, nếu dùng sai có thể gây biến đổi màu da. Nên dùng xi đánh giày ở một nơi có không khí lưu thông tốt và lưu ý bảo vệ quần áo, thảm và các đồ nội thất khác tránh bị dính. Sự phổ biến của xi đánh giày đi đôi với việc sản xuất giày da và da tổng hợp tăng lên bắt đầu từ thế kỷ 19 và tiếp diễn vào thế kỷ 20. Trong hai cuộc thế chiến, nhu cầu xi đánh giày tăng lên đột biến do lượng tiêu thụ cho giày quân đội. Sử dụng. Dùng một miếng giẻ, vải hoặc bàn chải để bôi xi lên mặt giày. Xi không phải là chất làm sạch cho nên phải làm sạch và khô giày trước khi bôi. Chà xát xi đều lên mặt giày sau đó đánh bóng bằng một miếng vải khô hoặc bàn chải thường sẽ đem lại kết quả tốt. Một kỹ thuật khác, được gọi là "đánh bóng bằng nước miếng" (spit-polishing) hoặc bull polishing, bao gồm nhẹ nhàng chà xát xi lên da giày bằng vải có nhỏ một giọt nước hoặc nước miếng. Cách này có thể làm cho mặt giày sáng bóng như gương và được đặc biệt dùng trong quân sự. Trong quân sự không dùng nước miếng thật để đánh bóng giày kiểu này. Nước miếng chứ một men bẻ gãy những liên kết trong xi làm cho nó không bóng mà mờ đi. Người ta có thể dùng sáp carnauba làm lớp bảo vệ ngoài để kéo dài tuổi thọ và tăng vẻ đẹp cho giày. Xi có thể được sản xuất và cho sẵn vào một miếng mút cứng để đánh lên giày mà không cần phải bôi xi lên da giày. Một số công ty sản xuất sản phẩm bảo dưỡng giày cũng bán xi lỏng chứa trong chai nhựa có thể nặn được kèm theo một miếng mút. Để giảm độ nhớt, xi trong chai thường có tỉ lệ sáp thấp. Có nhiều sản phẩm liên quan mật thiết với xi nhưng chính xác thì không phải là xi. Nhiều sản phẩm hóa học có thể được dùng để làm sạch và đánh bóng giày, đặc biệt là chất làm trắng cho giày trắng và nhiều loại đồ xịt để làm sạch và chống thấm cho da lộn. Vỏ chuối cũng có thể đánh bóng giày hiệu quả. Mặc dù xi được dùng chủ yếu cho giày da, nhiều hãng hướng dẫn rằng nó có thể được dùng trên vật liệu không xốp như vinyl. Người ta thường dùng xi có cùng màu với giày được đánh hoặc xi có màu trung tính, không màu.
1
null
Viện Công nghệ (tiếng Anh: "institute of technology") hay trường bách khoa ("polytechnic") là một loại cơ sở giáo dục trao nhiều bằng cấp khác nhau và thường ở những bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục. Nó có thể là một cơ sở giáo dục đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cao cấp hay một cơ sở giáo dục huấn nghệ chuyên nghiệp, chuyên về khoa học, kỹ thuật, và công nghệ, hay những lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Nó còn có thể chỉ một trường trung học chuyên về đào tạo nghề. Thuật ngữ tiếng Anh "polytechnic" xuất hiện vào đầu thế kỷ 19, bắt nguồn từ "École Polytechnique" (Trường Bách khoa Paris) của Pháp, một trường kỹ thuật (engineering school) thành lập năm 1794 ở Paris. Từ tiếng Pháp "polytechnique" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πολύ ("polú" hay "polý") có nghĩa là "nhiều" và τεχνικός ("tekhnikós") có nghĩa là "kỹ thuật". Trong tiếng Anh, hai thuật ngữ "institute of technology" và "polytechnic" có nghĩa tương tự nhau, nhưng ở mỗi nước thì một trong hai thuật ngữ có thể được dùng thông dụng hơn. Một số tên gọi khác: viện đại học bách khoa ("polytechnic university"), viện đại học kỹ thuật ("technical university"), trường đại học bách khoa ("polytechnic"), trường đại học kỹ thuật ("college of engineering"), trường đại học công nghệ ("college of technology"), viện đại học công nghệ ("university of technology"), viện kỹ thuật ("technical institute"), v.v... Viện công nghệ và trường bách khoa ở một số nước. Các cơ sở tồn tại độc lập: Các trường thành viên thuộc "đại học":
1
null
, là từ viết tắt của là tổ chức tình báo cao cấp nhất của Nhật Bản, báo cáo trực tiếp đến Thủ tướng Nhật Bản. Tổ chức này được cho là tương đương với Cục Tình báo Trung ương Mỹ. Tuy nhiên nó thường bị chỉ trích là kém hiệu quả, sử dụng phần lớn khả năng của mình để dịch những ấn bản nước ngoài hơn là thu thập bất cứ đánh giá tình báo quan trọng nào trong khi bị buộc tội theo dõi bí mật các công dân Nhật sống trong nước. Vai trò. Phần lớn thông tin do Naicho thu thập là dựa vào các tổ chức báo chí hoặc từ các quốc gia thân thiết với Nhật. Tổ chức. Tổng số nhân viên của Naicho là khoảng 170 đến 175, với 120 người mượn từ các cơ quan chính phủ khác. Có một đề nghị tái cấu trúc cơ quan này để khiến nó ngang bằng với CIA với việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên từ Bộ Ngoại giao, cảnh sát quốc gia, Bộ Quốc phòng cũng như từ khu vực tư nhân. Bê bối gián điệp. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, một nhân viên của Naicho bị tố cáo làm gián điệp cho người Nga, chuyển cho họ những thông tin tuyệt mật. Nga từ chối bình luận. Từ đó, Naicho đã nhiều lần bị yêu cầu giải trình.
1
null
Nikolai Vasilyevich Ogarkov (tiếng Nga: Васильевич Огарков) (30/10/1917-23/1/1994) là một nguyên soái Liên Xô. Ông là anh hùng Liên Xô. Ông là tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô giai đoạn năm 1977-1984. Nikolai Vasilyevich Ogarkov sinh ngày 30/10/1917 ở làng Molokovo, Tver Governorate, được phong nguyên soái Liên Xô vào năm 1977. Ông bắt đầu được nhiều người ở phương Tây biết đến khi ông là phát ngôn viên quân đội Liên Xô sau vụ bắn rơi chuyến bay 007 của Korean Air Lines gần đảo Moneron vào tháng 9 năm 1983. Ông bị tổng bí thư Konstantin Chernenko cách chức năm 1984 vì đã liên đới với Grigory Romanov.
1
null
Hafez al-Assad ( "", ; 6 tháng 10 năm 1930 – 10 tháng 6 năm 2000) là một chính khách, chính trị gia và tướng lĩnh Syria, từng làm Tổng thống Syria từ 1971 đến 2000, thủ tướng nước này từ 1970 đến 1971. Assad tham gia cuộc đảo chính năm 1963 đưa đảng Ba'ath lên nắm quyền ở Syria rồi được chỉ định làm Chỉ huy không quân Syria. Năm 1966, Assad tham gia cuộc đảo chính thứ hai truất phế những tướng lĩnh đồng minh trước đó. Thuở niên thiếu và giáo dục: 1930–1950. Gia đình. Hafez được sinh ra ngày 6 tháng 10 năm 1930 tại làng Qardaha trong một gia đình người Alawite thuộc bộ tộc Kalbiyya. Cha mẹ ông là Na'sa và Ali Sulayman.
1
null
Cơm cháy là một lớp vỏ mỏng của gạo hơi nâu ở đáy nồi nấu. Nó được sản xuất trong quá trình nấu cơm qua nhiệt trực tiếp từ ngọn lửa và khi phục vụ thường là lớp cơm bị cháy xém và giòn. Việt Nam. Ninh Bình. Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Cố đô Hoa Lư. Vào lúc 15 giờ, ngày 01/08/2012, tại Faridabad, Ấn Độ - Tổ chức Kỷ Lục Châu Á đã chính thức công nhận cơm cháy Ninh Bình là món ngon kỷ lục châu Á trong danh sách 10 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Trước đó món cơm cháy đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings chọn vào danh sách đề cử 15 món ngon nhận kỷ lục châu Á. Loại hình ẩm thực này phát triển mạnh ở ven đường quốc lộ 1, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp và các khu du lịch ở Ninh Bình. Cơm cháy Ninh Bình được nhiều doanh nghiệp sản xuất đóng gói và bán trên thị trường. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có khoảng 15 công ty, doanh nghiệp và 10 cơ sở, hộ gia đình đăng ký sản xuất và chế biến sản phẩm cơm cháy, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 500 tấn sản phẩm. Nguồn gốc phát triển. Thời Pháp thuộc cuối thể kỷ 19, ở Ninh Bình có người thanh niên trẻ tuổi tên Đinh Hoàng Thăng ra Hà Nội làm công cho một hiệu ăn lớn của người Hoa. Sau đó, do không lấy được con gái ông chủ, Hoàng Thăng bỏ việc, trở về quê nhà. Với kiến thức đã học được là bí quyết chế biến các món ngon, Hoàng Thăng đã sáng tạo xây dựng một nhà hàng ăn chuyên về cơm cháy. Sau này Đinh Hoàng Thăng lại được ông chủ cũ mời cộng tác mở nhiều nhà hàng mới và gả con gái cho. Từ thành công của ông, nhiều cửa hàng khác cũng mọc lên, món cơm cháy Ninh Bình ra đời.<br> Một trong những nguyên nhân quan trọng kích thích món cơm cháy Ninh Bình cũng như rượu Kim Sơn phát triển phải nói đến sức cung dồi dào của vựa lúa khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, nơi có đất đai màu mỡ phì nhiêu hàng năm cho một sản lượng lớn các loại lúa gạo ngon như: gạo tám Hải Hậu (Nam Định), dự, nếp hương… Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, món đặc sản thịt dê núi cũng góp phần trợ giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nước sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, hơn nữa thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không bị ngán. Hầu như các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy. Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được dân gian coi là nổi tiếng nhất. Nét độc đáo của cơm cháy Ninh Bình là từ nguyên liệu sở tại. Khác với các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Chế biến. Cơm cháy cổ truyền. Cơm cháy cổ truyền là món ăn tổng hợp bao gồm cơm cháy chiên xong ăn liền với thịt dê, bò hoặc tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thịt dê hoặc bỏ thăn thái lát đem ướp gia vị và đem xào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới. Cơm cháy đóng gói. Cơm cháy đóng gói gồm cơm cháy với hành phi, ruốc thịt và các gia vị khác thường có chung cách làm như sau: Thương hiệu du lịch. Cơm cháy Ninh Bình cùng với các món từ thịt dê núi Ninh Bình và rượu Kim Sơn là một bữa tiệc độc đáo với đầy đủ hương vị các miền sông, núi Ninh Bình, được đi vào trong thơ ca: Đến năm 2016, toàn tỉnh Ninh Bình có khoảng 250 doanh nghiệp, xưởng chế biến đăng ký kinh doanh, sản xuất cơm cháy trên địa bàn 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó chủ yếu là những nhà hàng phục vụ ăn uống và một số sản phẩm cơm cháy phục vụ các khu du lịch. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình, mỗi năm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sản xuất khoảng 400 tấn cơm cháy. Một số doanh nghiệp uy tín trên địa bàn như Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Đại Long, Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Hoa Lư… có thể sản xuất từ 0,5-1 tấn cơm cháy/ngày và tiêu thụ tại nhiều cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, hệ thống phân phối ở các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng… Hải sản. Cơm cháy hải sản theo phong cách chế biến của ẩm thực Hải Phòng vốn có xuất xứ từ món cơm cháy Ninh Bình vốn đã được nhiều người biết tiếng. Nếu cơm cháy Ninh Bình cơ bản được tạo nên từ những sản vật của vùng đồng bằng và vùng núi như lợn, bò và dê thì cơm cháy hải sản như tên gọi của nó mang đặc trưng của ẩm thực vùng biển mà cụ thể là vùng biển Hải Phòng nơi có nguồn hải sản tương đối phong phú thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ. Bởi vậy mùi vị hai món ăn cũng khác nhau do cách thức chế biến nước sốt khác nhau. Thành phần nguyên liệu. Thành phần cơ bản của món cơm cháy hải sản cũng như cơm cháy Ninh Bình là cơm cháy đều được chế biến từ gạo tám thơm. Sự khác nhau giữa hai món ăn là những thành phần tạo nên nước sốt dùng kể ăn với cơm cháy. Thành phần nguyên liệu tạo nên nước sốt của cơm cháy hải sản là một số loài hải sản như tôm, cua bể, mực, tu hài... vốn tương đối phong phú trong khu vực biển Đồ Sơn, Cát Hải. Cách thức chế biến. Cách chế biến cơm cháy cũng không quá cầu kỳ. Cơm cháy được chế biến bằng cách nấu cơm rồi ép lại thành bánh, sấy khô rồi rán (chiên) giòn. Thành phần đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn là nước sốt. Cơm cháy ăn với loại nước sốt nào sẽ có hương vị của nước sốt ấy. Nước sốt dùng trong món cơm cháy Ninh Bình được chế biến từ tim, cật lợn (heo) và nước hầm thịt dê. Trong khi đó, nước sốt cơm cháy hải sản được chế biến từ nhiều loài hải sản khác nhau như tôm, cua bể, mực, tu hài, sò cùng với một số gia vị đặc biệt. Một yêu cầu quan trọng là các nguyên liệu hải sản này vẫn còn tươi sống. Nước sốt hải sản có màu đỏ tươi của cà chua và mùi thơm, vị ngọt của hải sản dùng chấm với cơm cháy khi ăn. Món cơm cháy hải sản chất lượng phải đạt một vài tiêu chí như giòn, hương vị thơm ngon, không gây ngán. Nước ngoài. Hàn Quốc. Nurungji (Chosŏn'gŭl: 누룽지) là một món ăn truyền thống Triều Tiên được làm từ gạo. Sau khi nấu cơm, trong đáy nồi có lớp cơm chát mỏng (gọi là "nurungji"). Thay vì bỏ đi, cơm cháy gạo này được ăn như một món ăn nhẹ hay quà vặt. Nó cũng có thể được nấu lại gọi là nurungji pap (누룽지밥) hoặc nureun pap (눌은밥), thường là một món ăn bữa ăn sáng. Trong cuối thế kỷ 20, nhiều công ty Hàn Quốc làm "nurungji" ăn sẵn sấy khô, đóng gói sẵn (thường là một đĩa mỏng có đường kính vài cm). "Nurungji" cũng có thể chỉ lớp vỏ giòn của gạo mà ở dưới cùng của đáy niêu khi nấu ăn "bibimbap niêu đá" (돌솥 비빔밥), một món cơm trộn. Nhật Bản. Trong Ẩm thực Nhật Bản, cơm cháy được gọi là "okoge"; được ăn với rau hoặc làm ẩm với nước, súp hoặc trà. Okoge (お 焦 げ, お こ げ) là thực phẩm của Nhật Bản, thường là gạo, đã bị cháy xém hoặc đen. Cho đến khi nồi cơm điện được sử dụng phổ biến vào thế kỷ 20, gạo ở Nhật Bản được nấu trong lò gốm nấu ăn kamado, một bếp truyền thống được làm nóng bằng gỗ hoặc than củi. Bởi vì việc điều chỉnh nhiệt của lửa gỗ hoặc than củi là khó khăn hơn, một lớp gạo dưới đáy nồi thường sẽ bị cháy nhẹ trong khi nấu; lớp này, được gọi là okoge (cơm cháy), không bị loại bỏ, nhưng được ăn với rau hoặc làm ẩm bằng nước, súp hoặc trà.
1
null
là một công ty thiết kế, may mặc và bán lẻ trang phục thường ngày của Nhật Bản. Ban đầu là một bộ phận của công ty Fast Retailing, Uniqlo trở thành một công ty con từ tháng 11 năm 2005, và có tên trong nhóm hạng nhất của sàn chứng khoán Tokyo. Ngoài Nhật Bản, Uniqlo còn hoạt động ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Malaysia, Úc, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Vương quốc Anh, Đức, Mỹ, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Lịch sử. Năm 1963, Men's Shop Ogori Shoji được thành lập tại Ube, Yamaguchi. Năm 1984, Hitoshi Yanai lúc đó đang điều hành một cửa hàng thời trang nam là Men's Shop Ogori Shoji ở Ube, Yamaguchi, đã mở thêm một cửa hàng mới là Unique Clothing Warehouse ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hỉoshima, tiền thân của Uniqlo. Cái tên "Uniqlo" ra đời từ đây, là cách viết rút gọn của "unique clothing". Tháng 9 năm 1991, Men's Shop Ogori Shoji đổi tên thành Fast Retailing, và cho đến tháng 4 năm 1994, đã có hơn 100 cửa hàng Uniqlo hoạt động trên khắp nước Nhật. Uniqlo hiện có hơn 30.000 người và có mặt ở hơn 25 quốc gia. Có hơn 800 cửa hàng Uniqlo ở Nhật Bản (chỉ hơn 100 cửa hàng ở Tokyo). Tại Đông Nam Á, cửa hàng Uniqlo đầu tiên được mở tại Singapore vào năm 2009. Một năm sau, nó được mở tại Malaysia vào năm 2010, Thái Lan vào năm 2011, Philippines vào năm 2012 và Indonesia vào năm 2013. Uniqlo đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2019. Hiện có hơn 300 cửa hàng Uniqlo ở Đông Nam Á, chủ yếu ở Philippines (73 cửa hàng), Indonesia (65 cửa hàng), Thái Lan (64 cửa hàng) và Malaysia (57 cửa hàng). Uniqlo tại Việt Nam. Hiện tại có 22 chi nhánh tại Việt Nam. Vào tháng 12 năm 2019, chi nhánh Việt Nam đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được khai trương trên đường Đồng Khởi. Tháng 2/2020, chi nhánh thứ 2 tại Hà Nội được khai trương tại "Vincom Center Bà Triệu". Hiện tại có một số chi nhánh ở cả hai thành phố và một ở Hải Phòng. Cửa hàng hàng đầu khai trương vào tháng 11 năm 2023 tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1
null
Cá chào mào đầu dẹp (danh pháp khoa học: Peristedion brevirostre) là một loài cá trong họ Peristediidae. Nó đạt chiều dài tối đa 25 cm. Nó phân bố phía tây Đại Tây Dương, chủ yếu là từ quần đảo Antilles nhưng cũng từ miền nam Florida và từ Honduras tới Nicaragua. Nó sống ở các dốc đá.
1
null
Thằn lằn Phê-nô Shea (danh pháp hai phần: Sphenomorphus sheai) là một loài thằn lằn bóng trong chi Phê-nô, được phát hiện và mô tả trong cuộc điều tra Đa dạng sinh học tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 5 và tháng 6 năm 2012, được công nhận loài mới và chính thức đăng tải lên Tạp chí Zootaxa, Auckland, New Zealand (số 3734, tháng 11 năm 2013). Phát hiện và đặt tên. Mẫu vật Thằn lằn Phê-nô Shea được Nguyễn Quảng Trường – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và các chuyên gia của Tổ chức WAR thu thập tại khu vực Quảng Ngãi giáp Kon Tum khoảng tháng 5 - tháng 6 năm 2012. Tên loài được đặt theo tên của tiến sĩ khoa học người Úc Glenn Shea thuộc Đại học Sydney, người đã có nhiều đóng góp cho công cuộc nghiên cứu bò sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Xem thêm. Một số loài thằn lằn bóng Phê-nô có tại Việt Nam: Liên kết ngoài. [[Thể loại:Sphenomorphus]] [[Thể loại:Động vật được mô tả năm 2013]] [[Thể loại:Động vật đặc hữu Việt Nam]] [[Thể loại:Động vật bò sát Việt Nam]] [[Thể loại:Sinh vật tại Quảng Ngãi]]
1
null
Cá chào mào gai châu Phi (danh pháp khoa học: Peristedion cataphractum) là một loài cá trong họ Peristediidae. Phân bố và môi trường sống. Nó xuất hiện trên toàn biển Địa Trung Hải và tại vịnh Biscay đến Senegal của Địa Trung Hải. Nó sống trên cát mềm hoặc bùn từ 50 đến 500 m (hiếm khi lên đến hơn 800 m). Phổ biến ở các vùng biển Ý.
1
null
Dưới đây là bài chi tiết về Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014 (play-off liên lục địa). Thể thức. Tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2014, có hai cặp đấu liên lục địa được tiến hành để xác định hai đội giành vé tham dự vòng chung kết tại Brasil. FIFA quyết định hai cặp play-off liên lục địa ở giải lần này sẽ diễn ra giữa: Lễ bốc thăm thứ tự 2 trận đấu đã được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 năm 2011 tại Marina da Glória ở Rio de Janeiro, Brasil, theo thể thức sân nhà-sân khách. Đội thắng cuộc ở cả hai lượt trận sẽ giành quyền tham dự World Cup 2014. Kết quả. Trận lượt đi diễn ra vào ngày 13 tháng 11 năm 2013 và trận lượt về diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2013. AFC v CONMEBOL. Lượt về. Uruguay thắng với tổng tỉ số 5–0 và giành quyền tham dự World Cup 2014. CONCACAF v OFC. Lượt về. Mexico thắng với tổng tỉ số 9–3 và giành quyền tham dự World Cup 2014.
1
null
là bộ phim truyền hình dài tập của Nhật Bản được phát sóng định kỳ trên đài truyền hình Fuji từ năm 1994 cho đến khi tập phim cuối cùng vào năm 2006. Bộ phim được viết bởi nhà soạn kịch Nhật Bản Koki Mitani và thường được gọi là phiên bản tiếng Nhật của Columbo.
1
null
Nội suy là phương pháp ước tính giá trị của các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu đã biết. Trong khoa học kỹ thuật, người ta thường có một số điểm dữ liệu đã biết giá trị bằng cách lấy mẫu thực nghiệm. Những điểm này là giá trị đại diện của một hàm số của một biến số độc lập có một lượng giới hạn các giá trị. Thường chúng ta phải nội suy (hoặc ước tính) giá trị của hàm số này cho một giá trị trung gian của một biến độc lập. Điều này có thể thực hiện bằng phương pháp đường cong phù hợp hoặc phân tích hồi quy. Ví dụ. Ví dụ, chúng ta có một số giá trị của hàm số chưa biết "f" như sau. Nội suy là phương pháp để ước tính hàm "f" tại các điểm trung gian, chẳng hạn như điểm "x" = 2.5. Có rất nhiều phương pháp nội suy khác nhau. Một số những lưu ý khi lựa chọn phương pháp phù hợp là: Độ chính xác , chi phí, số điểm dữ liệu cần thiết Ứng dụng. Nội suy là một công cụ toán học cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành thực nghiệm như công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính, dầu khí, xây dựng, y học, truyền hình, điện ảnh và những ngành cần xử lý dữ liệu số khác...
1
null
Hoàng hậu Ki (Hangul: 기황후, Hanja: 奇皇后 ("Kỳ Hoàng Hậu"), Romaja: "Gi Hwang-hu", nhan đề tiếng Anh: "Empress Ki") là bộ phim truyền hình dã sử Hàn Quốc được sản xuất năm 2013, bao gồm 50 tập, phát sóng trên kênh MBC từ ngày 28/10/2013 với sự tham gia của các diễn viên Ha Ji-won, Joo Jin Mo, Ji Chang-wook và Baek Jin Hee thủ vai chính. Năm 2014, bộ phim được Đài Truyền hình Việt Nam mua bản quyền phát sóng trên VTV3. Năm 2022, bộ phim được Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội mua bản quyền phát sóng trên kênh 1 lúc 19h50 từ 28/05/2022 Bộ phim khai thác các khía cạnh về cuộc đời và tình yêu có kèm theo vài chi tiết hư cấu của Hoàng hậu Ki - nhân vật lịch sử người Cao Ly cuối đời nhà Nguyên. Lịch sử thế giới gọi Hoàng hậu bằng danh hiệu tiếng Mông Cổ: Solongo Öljei Khutugh (phiên âm Hán-Việt: Túc Lương Hợp Hoàn Giả Hốt Đô). Bà nổi tiếng là thê tử được sủng ái nhất và là một trong những Hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông, Hoàng đế cuối cùng nhà Nguyên. Bà còn là sinh mẫu của Nguyên Chiêu Tông, Hoàng đế thứ hai của Bắc Nguyên Mông Cổ. Cốt truyện. Yang Yi là một cô bé người Cao Ly trên đường cùng mẹ bị bắt làm cống nữ sang nhà Nguyên. Thế tử Cao Ly tên Wang Yoo vô cùng đau xót khi chứng kiến cảnh tượng những người dân của đất nước mình bị bắt sang nước khác làm nô dịch bèn lén thả họ đi vào nửa đêm. Không may thay, vụ việc bị đổ bể. Quân nhà Nguyên do Đường Kỳ Thế cầm đầu đuổi giết đám người bỏ trốn. Mẹ Yang Yi phải lấy thân mình đỡ mũi tên hộ cô giúp Yang Yi may mắn thoát chết. Trước khi chết, bà trao cho cô tín vật và gửi lời trăn trối muốn cô đi tìm người cha họ Ki của cô, Gi Cheol. Yang yi lên đường đi tìm cha, vì sợ bị bắt lại làm cống nữ, cô cải trang làm nam nhân, sau đó được Thẩm Dương Vương tên Wang Go thu nạp. Nhưng trớ trêu thay, Wang Go chính là đầu sỏ bắt tuyển cống nữ sang nhà Nguyên. Từ đấy, Yang Yi / Ki Seung Nyang bắt đầu học võ rồi trở thành cao thủ nổi tiếng, sau đó lập bang Sói hoang (Ki Seung Nyang đồng âm với từ "Sói hoang"), một mặt vẫn giúp Wang Go buôn lậu muối lấy tiền chuộc các cống nữ bên nhà Nguyên vốn là người thân của các thành viên trong bang về nước, một mặt ngầm báo cho triều đình điều tra. Thế tử Wang Yoo nhận được mật báo bí danh của Ki Seung Nyang, bắt tay vào thu nạp các dũng tướng bên ngoài và tiến hành điều tra Wang Go cùng vây cánh của hắn. Ở đây, Ki Seung Nyang gặp lại Wang Yoo nhưng cả hai không thể nhận ra nhau. Ki Seung Nyang tiếp tục làm gián điệp hai mang và giúp Wang Yoo triệt hạ được sức mạnh của Wang Go và lên ngôi vua nước Cao Ly. Sau khi giúp Thế tử xong, Ki Seung Nyang trở về bang thì bị lính triều đình bắt. Cô bị bắt đến hội phủ và bị đánh. Cảm động và đau xót khi nhìn những con dân vô tội vì đất nước lầm than mà đi theo con đường hắc đạo, vị tướng tên Gi Ja-o thả Ki Seung Nyang đi. Vô tình, Ki Seung Nyang lại phát hiện ra tướng quân họ Ki này chính là cha mình, cô tiếp tục giả nam để đầu quân cho ông và giúp đỡ ông trong công việc. Hoàng thái đệ nhà Nguyên tên Thỏa Hoan Thiếp Mộc Nhi / Ta Hwan bị triều đình nhà Nguyên lưu đày sang Cao Ly. Tướng quân Gi Ja-oh được lệnh đi nghênh đón. Thực chất, nhà Nguyên muốn đày Ta Hwan sang Cao Ly nhằm hạ thủ Ta Hwan và đổ tội cho Cao Ly. Một Thị lang họ Trương báo cho Ta Hwan biết và mách anh giả vờ ốm hòng kéo dài thời gian để bỏ trốn. Nửa đêm, Ta Hwan sai một hoạn quan đóng giả mình nằm lên giường, sau đó lấy trang phục lính mặc vào và bỏ trốn. Không ngờ Ta Hwan bị Ki Seung Nyang phát hiện và bắt đi dọn phân ngựa. Được sự hỗ trợ của tướng quân Bá Nhan nhà Nguyên, quá đêm, đạo tặc xông vào trại giết chết tên hoạn quan mặc đồ Thái đệ rồi rút chạy. Bá Nhan vẫn đổ tội cho Cao Ly theo kế hoạch dù phát hiện ra Ta Hwan chưa chết. Ki Seung Nyang biết được điều này và tìm Ta Hwan về để cứu sinh mệnh đất nước. Ta Hwan trở về nguyên vẹn khiến kế hoạch của nhà Nguyên sụp đổ, Ki Seung Nyang gặp lại Wang Yoo. Wang Yoo lệnh cho Ki Seung Nyang theo bảo vệ Ta Hwan khi Ta Hwan chịu lưu đày ngoài đảo. Sau này, thân phận nữ nhi của Ki Seung Nyang bị lộ, Ta Hwan có tình cảm với cô, đồng thời Wang Yoo cũng đem lòng yêu cô. Từ đây, một câu chuyện tình đầy đau khổ giữa Ki Seung Nyang, Ta Hwan và Wang Yoo bắt đầu...
1
null
Trần Việt Khoa (sinh năm 1965) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thành phố Hà Nội. Ông nguyên là Tư lệnh Quân đoàn 1 (2013–2015). Thân thế và binh nghiệp. Trần Việt Khoa sinh năm 1965. Ông là con trai của liệt sĩ Trần Oanh - người đã tham gia chống Mỹ tại mặt trận Quảng Trị ở thời điểm khốc liệt nhất, năm 1968. Ông nhập ngũ năm 1983. Sau đó, ông đi học tại trường Sĩ quan Lục quân 2. Trong những ngày đó, trên đất bạn Campuchia, chàng học viên trẻ đã tham gia 16 trận đánh trong đó có 6 trận đụng địch (tại mặt trận 979). Ông trưởng thành từ cơ sở và trải qua tất cả các cương vị như: Trung đội trưởng, đại đội phó, đại đội trưởng...  rồi đến Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301 và được bổ nhiệm vào trọng trách Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Phó tư lệnh rồi là Tư lệnh Quân đoàn 1. Trước năm 2011, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 301, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội Năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân đoàn 1. Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 1 đồng thời được thăng quân hàm Thiếu tướng. Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng. Ngày 26 tháng 01 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12. Ngày 15 tháng 04 năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, Phó Bí thư Đảng ủy Học viện. Ngày 22 tháng 05 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội. Ngày 01 tháng 9 năm 2017, Trần Việt Khoa được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định thăng quân hàm Trung tướng. Ngày 30 tháng 01 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ngày 01 tháng 9 năm 2021, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng. Gia đình. Ông có hai con gái đã lập gia đình: Con rể đầu là sĩ quan kỹ thuật công tác tại Học viện KTQS. Con rể thứ 2 là sĩ quan công tác tại sư đoàn 312, quân đoàn 1. Tham khảo. 2. https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-duong-trung-quoc-sao-bao-cao-truoc-quoc-hoi-lai-phai-ne-tranh-goi-ten-trung-quoc-1143148.html
1
null
Max-Joseph-Brücke (Cầu Max Joseph), được đặt tên theo vua của Bayern Maximilian Joseph, là một cầu vòm bắc ngang qua sông Isar ở München. Nó cũng được gọi theo tên ban đầu là "Bogenhausener Brücke". Vị trí. Cầu Max Joseph nối liền khu vực Bogenhausen và Vườn Anh. Lịch sử. Từ năm 1804 một cầu gỗ đã được xây tại chỗ này bắc ngang qua sông Isar, cũng như tại chỗ cầu Tivoli bắt ngang qua Eisbach. Cầu hiện tại được bắt đầu xây vào tháng 11 năm 1901 và hoàn tất vào tháng 9 năm 1902.
1
null
Hoán vị chẵn và lẻ. Ta cũng có thể biểu diễn mỗi hoán vị dưới dạng một hàm song ánh như sau. Cho X là tập gồm n phần tử. Một hoán vị của X là một hàm song ánh σ: X → X. Ví dụ (a b c d e) σ = (c d a e b) Ký hiệu X = {x1, x2..., xn } và Sn là tập tất cả các hoán vị của X. Tập Sn chứa các hoán vị được biểu diễn dưới dạng các dãy: σ = <σ(x 1), σ(x 2)..., σ(x n)> Chú ý rằng ∀ i, j: i 6= j ⇔ x i != x j. Như vậy |Sn| = n!. Với mỗi hoán vị σ, ta gọi cặp (x i, x j) là một nghịch thế của σ nếu x i < x j nhưng σ (x i) > σ (x j). Mỗi hoán vị đều nằm ở một trong hai lớp kích thước bằng nhau là lớp các hoán vị chẵn và lớp các hoán vị lẻ. Tính chẵn lẻ của ột hoán vị σ của X là tính chẵn lẻ của số nghịch thế của σ: Nếu số cặp (xi, xj) trong đó xi < xj và σ (xi) > σ (xj) là một số chẵn thì σ là hoán vị chẵn; Ngược lại σ là hoán vị lẻ.
1
null
Luitpoldbrücke, đặt tên theo nhiếp chính Bayern Luitpold (còn được gọi là "Prinzregentenbrücke"), là một cầu vòm bằng đá bắc ngang sông Isar ở München. Vị trí. Luitpoldbrücke nối liền khu vực Lehel với khu vực Bogenhausen và Haidhausen nằm ở phía bên phải sông Isar. Nó là một phần của đường Prinzregentenstraße và dẫn tới Friedensengel. Lịch sử. Cầu thép. 1891 theo sáng kiến của kiến trúc sư Friedrich von Thiersch một cầu thép được xây bắc ngang qua sông Isar coi như là một phần của đường Prinzregentenstraße, mà được trả từ tiền túi của nhiếp chính Luitpold. Đây là cái cầu vòm đầu tiên và duy nhất tại München được xây bằng thép. Vào ngày 13 tháng 9 năm 1899 nước ngập cao hơn bao giờ hết và ban đầu làm sập cầu Max Joseph. Ngày sau cả cầu Luitpold cũng bị sập. Cầu đá. Nhiếp chính Luitpold ngay sau vụ bão lụt đã hứa, là sẽ cung cấp tài chánh cho xây cây cầu mới. Vào năm 1900 một cây cầu bằng đá mà bây giờ vẫn tồn tại được xây. Sau 13 tháng thì cầu này được hoàn tất. Năm 1962 đường xe chạy được mở rộng từ 9,00 m lên 12,00 m, lối đi bộ lại bị thu hẹp từ 4,10 m xuống còn 2,60 m. Điêu khắc. 4 tượng đá lớn của các nhà điêu khắc Hermann Hahn, August Drumm, Joseph Wackerle, Balthasar Schmitt, Erwin Kurz được dựng lên khoảng trung tâm cầu ở cả hai bên tượng trưng cho 4 bộ lạc Baiern, Schwaben, Franken và Pfalz.
1
null
Chan Sy, cũng viết là Chan Si, (tiếng Khmer: ចាន់ ស៊ី; sinh năm 1932 ở tỉnh Kompong Chhnang, Campuchia, mất ở Moskva, Nga năm 1984) là một nhà chính trị Campuchia. Ông là thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Campuchia từ năm 1981 đến 1984. Chan Sy là người Campuchia gốc Hoa và lúc trẻ đã trở thành một quân nhân khi gia nhập Khmer Issarak trong thập niên 1950. Chan Sy rời Campuchia năm 1954 sau Hội nghị Geneva công nhận chính phủ của hoàng thân Norodom Sihanouk là chính quyền hợp pháp duy nhất ở nước Campuchia độc lập. Là một đảng viên cộng sản từ năm 1960, người ta tin rằng Chan Sy đã quay trở về Campuchia vào năm 1970 sau cuộc đảo chính của Lon Nol, một người thân Mỹ, đã lật đổ hoàng thân hoàng thân Sihanouk. Tuy là đảng viên cộng sản nhưng Chan Sy là người đối lập với Pol Pot cũng là đảng viên cộng sản, đồng thời là một người dân tộc cực đoan. Ông bị những đồng chí của mình bắt giam năm 1973. Ông tái xuất hiện năm 1978, với lực lượng của Mặt trận Thống nhất Cứu nước Campuchia (KUFNS) cùng người Việt Nam đánh đổ chế độ Khmer Đỏ năm 1979.
1
null
Họ Cá mào (Lophotidae) là một họ cá trong bộ Lampriformes. Chúng có cơ thể dài giống như ruy băng, màu bạc, được tìm thấy trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới sâu trên toàn thế giới. Tên khoa học của chúng bắc nguồn từ tiếng Hy Lạp lophos có nghĩa là "đỉnh, mào" và liên quan đế cái đỉnh (một phần của vây lưng) xuất hiện từ những mõm và đầu, cấu trúc này mang lại cho chúng cái tên Cá kỳ lân.
1
null
Tam Pháp Ty là cơ quan nhận đơn khiếu nại của những người bị quan lại triều Nguyễn ở Việt Nam xử oan ức. Cơ quan này được lập ra năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng, gồm có đại diện của Bộ Hình (Tư pháp), Viện Đô Sát (Viện Giám sát) và Đại Lý Tự (Tòa Phá án). Nơi đặt Tam Pháp Ty ngày xưa ở gần cửa Thượng Tứ (có tên chữ là Đông Nam Môn, nằm ở góc Đông Nam Kinh thành Huế), nhưng hiện nay công thự ấy đã không còn dấu tích. Hàng tháng cứ vào các ngày 6, 16, 26 âm lịch thì Tam Pháp Ty mở hội đồng để xét xử (giống như Phòng tiếp dân ngày nay). Nếu không gặp đúng ba ngày ấy, thì người đội đơn phải đến trước cửa Tam Pháp Ty đánh trống để được cầu minh xét. Chiếc trống ấy gọi là trống Đăng Văn (đánh lên để mọi người nghe thấy). Thoạt tiên, đương sự phải đánh ba tiếng trống thật mạnh, tiếp theo là một hồi trống đánh mau hơn. Một viên chức sẽ ra nhận đơn, đồng thời sẽ tạm giam người đệ đơn để làm rõ vụ việc. Nếu kêu oan bừa bãi sẽ bị nghiệm trị. Đơn ấy được trực thần dâng lên nhà vua. Vua xem và phê xong, sẽ giao cho Tam Pháp Ty nghị xử và nhà vua sẽ là người quyết định sau cùng. Vì có trống Đăng Văn này nên ngày xưa trong nội thành, dân chúng không ai được đánh trống để khỏi lẫn với tiếng trống kêu oan . Sách "Đại Nam thực lục" chép: "Phàm thần dân ở trong kinh và ngoài các tỉnh ai có oan khuất thì đưa đơn. Hội đồng nhận đơn cứ chiếu lý bàn xử, rồi hội làm thành tập tấu dâng lên. Sau khi được chỉ, việc nào quan hệ đến nha nào thì chép đưa cho nha ấy làm theo. Khi tiếp được tờ tâu phong kín thì lập tức dâng trình, không được tự tiện phát đi. Còn những ngày khác, mỗi nơi cắt một thuộc viên đều thay phiên thường trực, nếu có người thần dân nào có tờ tâu phong kín tố cáo việc bí mật hoặc sự việc thật cần kíp khẩn thiết không thể đợi đến nhật kỳ nhận đơn thì cho bất kỳ lúc nào cũng được đánh trống Đăng Văn, đưa đơn kêu. Người thường trực nhận lấy đơn ấy, một mặt đem người kêu ấy giao cho lính thủ hộ coi giữ, một mặt trình lên Công chính đường. Còn tờ trạng phong kín ấy cũng lập tức được dâng trình. Các đơn khác thì trước hết tóm tắt lại chép thành phiến để tâu biết, rồi phải theo lý bàn kỹ đợi chỉ sẽ xử sự nghiêm ngặt"... Sau ngày Kinh đô thất thủ (1885), vua Hàm Nghi phải xuất bôn, thì Tam Pháp Ty bị bãi bỏ. Đến năm 1901, vua Thành Thái sai lập lại nhưng chỉ tồn tại cho đến năm 1906. Sử sách còn ghi chép lại việc hai người đã từ Nam Bộ lặn lội ra Huế để đánh trống Đăng Văn, đó là Ông già Ba Tri (Thái Hữu Kiểm) và bà Nguyễn Thị Tồn (vợ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa).
1
null
Hậu truyện (còn gọi là phần sau, ) là một câu chuyện, tài liệu hay các tác phẩm văn học, phim ảnh, nhạc kịch, hay trò chơi có cốt truyện tiếp tục hoặc mở rộng từ cốt truyện của một tác phẩm trước đó. Trong trường hợp thông thường của một tác phẩm truyện kể hư cấu, hậu truyện miêu tả các diễn biến tiếp theo trong cùng không gian tưởng tượng với tác phẩm trước đó, thường được sắp xếp theo trình tự thời gian: các sự việc xảy ra trong hậu truyện nối tiếp các sự việc xảy ra trong tác phẩm ban đầu. Trong phần lớn các trường hợp, hậu truyện nối tiếp các yếu tố của câu chuyện gốc, thường có nhân vật và bối cảnh giống nhau. Hậu truyện có thể tạo thành một series phim, trong đó các yếu tố chính trên xuất hiện trong nhiều cốt truyện và không gian khác nhau. Mặc dù sự khác biệt giữa việc "có nhiều hơn một hậu truyện" và "một series" không có quy định cụ thể nào, nhưng rõ ràng một số thương hiệu truyền thông sẽ luôn có đủ số hậu truyện để tạo nên một series, dù cho việc này có được lên kế hoạch từ đầu hay không. Những hậu truyện thường thu hút các nhà văn/biên kịch và các nhà xuất bản/phát hành bởi nếu quay về với một cốt truyện vốn đã phổ biến sẽ ít mạo hiểm hơn là phát triển các nhân vật và bối cảnh hoàn toàn mới chưa được thử nghiệm ngoài công chúng. Khán giả đôi khi cũng háo hức khi có nhiều câu chuyện hơn nữa kể về các nhân vật hoặc bối cảnh đã phổ biến, khiến việc sản xuất các hậu truyện trở nên hấp dẫn về mặt tài chính hơn. Trong điện ảnh, các hậu truyện rất phổ biến. Có nhiều cách đặt tên cho các hậu truyện. Đôi khi, chúng có những tên gọi khác hẳn nhau và không liên quan, như "The Jewel of the Nile", hậu truyện của phim "Romancing the Stone" hoặc có thêm một chữ cái ở cuối tên phim mới, như "Aliens", hậu truyện của "Alien". Phổ biến hơn cả là những con số ở cuối tên phim mới, như Toy Story 2 và Toy Story 3, hai hậu truyện của phim Toy Story ("Câu chuyện đồ chơi"), hoặc có thêm một từ nữa ở cuối tên phim mới (ví dụ, "The Dark Knight Rises", phần sau của "The Dark Knight"). Cũng có thể có một sự thay đổi nhỏ trong tên hậu truyện so với bộ phim ban đầu (như "Men of Boys Town", phần sau của phim "Boys Town" hoặc có thêm một tựa đề phụ nhỏ nữa, (', phần sau của phim "Hơme Alone"). Vào những năm 1930, nhiều hậu truyện của các vở nhạc kịch cho thêm năm vào tên gọi (như "Gold Diggers of 1933"), theo phong cách kịch thời sự như "Ziegfeld Follies". Đôi khi các hậu truyện được phát hành dưới các tên gọi khác nhau ở những quốc gia khác nhau, do sự công nhận thương hiệu ở những quốc gia đó có khác biệt. Một ví dụ là phim ' (được biết đến với tên gọi "Mad Max 2" ở Australia, và với tên "The Road Warrior" ở một vài nơi khác); ngoài ra còn có "Live Free or Die Hard" (được gọi là "Die Hard 4.0" ở một số khu vực). Cách tiếp cận phổ biến nhất là để cho các sự việc trong tác phẩm sau nối tiếp ngay sau các sự việc xảy ra ở cuối tác phẩm trước; thường có hai cách: hoặc là bám sát ngay mạch truyện trước để kể, hoặc là tạo ra một mâu thuẫn mới để hướng các sự việc sang một cốt truyện thứ hai. Hậu truyện của hậu truyện thứ nhất có thể được gọi là "lần sáng tạo thứ ba" () hoặc "threequel" hoặc hậu truyện thứ hai. Liên quan. Tiền truyện. "Tiền truyện" kể về các sự việc xảy ra trước các sự kiện trong tác phẩm ban đầu () Cách làm này có thể giải quyết được một số vấn đề với cốt truyện sau do phải chịu tác động từ những hậu quả từ cốt truyện trước (như cái chết của một nhân vật quan trọng). Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách khi người viết phải tìm cách duy trì được sự hấp dẫn và tính lôi cuốn của mạch truyện khi đoạn kết của câu chuyện đã được biết trước rồi (qua tác phẩm gốc ban đầu), do đó các tác phẩm này thường chú trọng đến sự liên hệ giữa các nhân vật hoặc cho thấy các nhân vật và tình huống của tác phẩm gốc đã phát triển như thế nào. Một số ví dụ về các prequel bao gồm "", được công nhận là một trong những prequel phim đầu tiên, và bộ ba prequel phim "Chiến tranh giữa các vì sao". Liên trung truyện. Trong trường hợp đã có hai hoặc nhiều hơn hai tác phẩm hoàn chỉnh được phát hành, một "Liên trung truyện" () sẽ kể về các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nằm ở giữa hai tác phẩm này, bắc cầu nối hai cốt truyện đó với nhau. Chẳng hạn, có hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản lần lượt kể về số phận của một công ty vào năm 2001 và 2010, thì trung truyện của hai cuốn tiểu thuyết này sẽ kể về số phận của công ty trên trong khoảng thời gian từ 2002-2009. Do đó, nó sẽ là hậu truyện của tác phẩm này, đồng thời là tiền truyện của tác phẩm kia. Ví dụ, trò chơi điện tử "Kingdom Hearts 358/2 Days" được phát hành sau "Kingdom Hearts" và "Kingdom Hearts II", nhưng lấy bối cảnh trong khoảng thời gian giữa hai trò chơi này. Các liên trung truyện thường là tác phẩm phụ trợ dưới một hình thức xuất bản/truyền thông khác (so với hai tác phẩm ban đầu), hơn là những tác phẩm trong một series phổ biến. Ví dụ, tiểu thuyết "The Godfather Returns" lấy bối cảnh trong khoảng thời gian giữa hai phim "The Godfather" và "The Godfather Part II". Hậu trung truyện. Một "Hậu trung truyện" () là một dạng hậu truyện, lấy bối cảnh ở một khoảng thời gian còn trống "nằm trong" một tác phẩm hoàn chỉnh trước đó. Ví dụ, cuốn sách thuộc tập Biên niên sử Narnia, "The Horse and His Boy" lấy bối cảnh trong khi những đứa trẻ nhà Pevensie đang tại vị, và những sự kiện trong cuốn sách này xảy ra trước sự việc kết thúc của cuốn "The Lion, the Witch and the Wardrobe". Một ví dụ khác là phim "Bambi II", bắt đầu ở thời điểm mẹ nai con qua đời trong phim "Bambi" nhưng diễn ra trước những cảnh sau đó của Bambi khi nó đã trở thành người lớn. Trong phim Người đẹp và quái thú, có một phân cảnh ở giữa phim tái hiện cảnh Belle và Quái thú trong những ngày đông tháng giá. Phần tiếp giữa lấy bối cảnh ở ngay chính mùa đông này, tức là nằm ở giữa dòng thời gian của bộ phim ban đầu. Tác phẩm song song. Trong một tác phẩm song song (), giống như tiền truyện, tác giả không chỉ tập trung vào kết quả mà còn vào các nhân vật và những chi tiết chưa được hé lộ trước đây. Ví dụ, "Ender's Shadow" kể lại các tình tiết giống trong cuốn tiểu thuyết trước đó "Ender's Game" từ điểm nhìn của một nhân vật phụ trong truyện gốc. Trong một Vũ trụ điện ảnh như "Vũ trụ điện ảnh Marvel", các loạt tác phẩm về mỗi nhân vật cũng có thể coi là "tác phẩm song song" ("parallel") của nhau. Ví dụ, loạt "tác phẩm bộ ba" ("trilogy") về Iron Man hay Captain America, Thor... sẽ là parallel của nhau, xảy ra song song trong cùng một thế giới. Tác phẩm tiếp nối tinh thần. Tác phẩm tiếp nối tinh thần () là một loại hình tác phẩm sáng tạo, về mặt chức năng, nó giống với một tác phẩm đã ra mắt trước đó, nhưng lại không được chính thức gọi là hậu truyện. Tác phẩm đồng hành. Tác phẩm đồng hành () là một loại hình tác phẩm sáng tạo có liên quan và bổ sung cho một tác phẩm khác. Mặc dù một tác phẩm đồng hành không nhất thiết phải lấy bối cảnh trong cùng một "không gian" như người tiền nhiệm của mình, nó phải theo sát những chủ đề và ý tưởng nhất định đã được đề ra ở tác phẩm gốc. Tác giả của các tác phẩm đồng hành cũng phải "có chủ ý" đặt tác phẩm này bên cạnh hoặc trong cùng một ngữ cảnh với tác phẩm trước đó. Các ví dụ của thể loại này là "Letters from Iwo Jima", tác phẩm đồng hành của Clint Eastwood với bộ phim trước đó của ông "Flags of Our Fathers". Tác phẩm tái khởi động. Về mặt chuyên môn, một tác phẩm "tái khởi động" () không phải là hậu truyện. Nó có nghĩa rằng tính liên tục của một thương hiệu được khởi động lại từ đầu, và/hoặc các thành phần trong đó có thể được thay đổi đáng kể nhằm thích ứng với sự liên tục của series đó. Các ví dụ của thể loại này bao gồm "Batman" series phim so với "Batman Begins", bộ phim "The Amazing Spider-Man" thuộc series phim "Người Nhện", series phim "Star Trek" so với "Star Trek" (2009), "Star Trek Into Darkness" (2013) và "The Pink Panther" (2006) và "The Pink Panther 2" (2009). Trong truyền hình, series truyền hình năm 2004 "Battlestar Galactica" được gọi là một "sự tái tưởng tượng" so với series gốc năm 1978.
1
null
Kabelsteg là một cầu dành cho người đi bộ tại München. Vị trí. Cầu này nối bờ phía Đông của sông Isar với Praterinsel bắt qua "Kleine Isar" (một nhánh của sông Isar). Cầu tiếp nối bắt qua "Große Isar" là cầu Marianne, dẫn từ đảo Prater tới bờ phía Tây. Kiến trúc. Kabelsteg được xây vào năm 1898 kiểu Art Nouveau bằng bê tông cốt sắt với 2 vòng cầu thấp. Ban đầu được bọc đá vôi có trạm vỏ sò, nhưng sau đó khi tu bổ bị gỡ ra. Nó dài tổng cộng 76,50 m, mỗi vòng cầu có chiều dài 37 m. Kabelsteg là một di sản kiến trúc.
1
null
Mariannenbrücke là một cầu bắc ngang sông Isar tại München. Vị trí. Cầu nằm tại khu vực Lehel đối diện nhà thờ St. Lukas. Nó bắc qua Große Isar, nhánh bên trái của sông Isar, dẫn tới phía Nam của Praterinsel. Lịch sử. Mariannenbrücke được xây vào năm 1888 như là cầu gỗ nhân dịp triển lãm nghệ thuật quốc gia Đức. 1929 cầu được xây lại là cầu giàn, vì tình trạng cầu có thể sụp bất cứ lúc nào, bằng các miếng bê tông cốt sắt. Mô tả. Cầu có chiều dài tổng cộng 38,30 m, bề ngang 6 m, chia làm 3 phần có chiều dài 11,60 m, 11,60 m và 15,00 m. Ban đầu là cầu đường, bây giờ chỉ cho người đi bộ. Cầu được đặt theo tên của Maria Anna von Sachsen, vợ của đại công tước Maximilian III. Joseph
1
null
Nông nghiệp Đại Việt thời Mạc phản ánh tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp nước Đại Việt dưới quyền cai quản của nhà Mạc trong khoảng thời gian từ 1527 đến 1592. Cũng như các thời trước, kinh tế Đại Việt thời Mạc vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Về tổng thể, do tác động của chiến tranh trong phần lớn thời gian tồn tại, hoạt động nông nghiệp thời Mạc không có nhiều thành tựu lớn. Diện tích ruộng đất mà nhà Mạc làm chủ bị thu hẹp nhiều so với thời Lê Sơ: từ Thanh Hoá trở vào nam thuộc nhà Lê trung hưng và vùng Tuyên Quang trong tay chúa Bầu họ Vũ. Mặt khác, do tập trung vào chiến trường nên nhà Mạc cũng không thể dồn toàn tâm vào việc quản lý ruộng đất. Chế độ điền địa. Ruộng công. Đây là hình thức ban cấp ruộng đất cho các thành viên trong hoàng tộc. Nhiều văn bia để lại cho thấy có khá nhiều thành viên trong hoàng tộc nhà Mạc đã cúng hiến ruộng cho chùa. Khác với thời Lê sơ - lộc điền chủ yếu dành cho quan lại - thời Mạc thì đối tượng được hưởng chủ yếu là binh lính để khuyến khích họ chiến đấu cho triều đình trong bối cảnh chiến sự liên miên. Tuy ban hành từ năm 1528 thời Mạc Thái Tổ nhưng đến năm 1543 thời Mạc Hiến Tông mới thực hiện được. Lộc điền chủ yếu lấy từ nguồn ruộng công ở các làng xã và ruộng chùa. Số lượng binh lính nhà Mạc thời điểm cao nhất là 12 vạn, mỗi người lính được 2 mẫu, diện tích lộc điền khoảng vài chục vạn mẫu. Ruộng cấp cho binh sĩ thường thuộc loại "nhất đẳng điền". Là ruộng của những công thần và con cháu họ được hưởng truyền nối sang đời sau. Những ruộng thế nghiệp này được tư nhân hóa và mang bán công khai. Chế độ quân điền thời Lê Thánh Tông về cơ bản đã bị phá sản từ cuối thời Lê Sơ. Tuy chính sách quân điền đã mất dần tác dụng nhưng nhà Mạc vẫn duy trì. Nhà Mạc chủ trương phân chia ruộng quân điền đồng đều cho mọi người, không phân biệt hạng dân. Một bộ phận khác trong ruộng công, đất công và đất hoang được kê khai, đo đạc và chia cho các hạng từ tướng, quân, quan, dân tới cả người già yếu, cô quả ở các địa phương được hưởng. Do ưu tiên chính sách binh điền để ban thưởng cho binh lính, ruộng đất dùng làm quân điền không còn nhiều, thậm chí có ý kiến cho rằng nhà Mạc không còn đủ ruộng đất để thực hiện chế độ quân điền. Ruộng tư. Chế độ tư hữu ruộng đất thời Mạc có điều kiện phát triển tự do. Trong nhiều năm kể từ đầu thế kỷ 16, chiến tranh triền miên, triều đình không có khả năng quản lý, vì vậy tình trạng lấn chiếm đất công ngày càng nhiều. Các làng xã bị tước hết quyền hành đối với ruộng công. Tại các làng mạc thời nhà Mạc đã lập địa bạ. Nhà Mạc không những không khống chế mà còn khuyến khích, có chính sách cởi mở với việc phát triển ruộng tư. Việc mua bán đất đai tư nhân rất phổ biến và triều đình không đề ra biện pháp hạn chế hay cấm đoán nào. Dù hình thức ruộng tư khá phổ biến trong xã hội - từ hoàng thân quốc thích tới quan lại và dân thường, nhưng hầu như không có chủ sở hữu lớn. Tầng lớp nông dân chiếm đa số trong các chủ sở hữu ruộng tư. Các nhà nghiên cứu cho rằng: hiện tượng này một mặt phản ánh hậu quả của chiến tranh khiến hiệu lực quản lý của chính quyền tập trung giảm đi, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự tăng trưởng của quan hệ hàng hóa và tiền tệ trong xã hội và phản ánh sự phát triển của tư hữu và ý thức tư hữu. Ruộng chùa. Ruộng chùa thời Mạc tồn tại khá phổ biến. Thời Mạc lại là thời kỳ phục hưng của Phật giáo, do đó ruộng chùa ngày càng nhiều. Nhiều ngôi chùa đổ nát được tu tạo và sau đó nhà chùa trở thành chủ sở hữu ruộng đất. Trong số ruộng đất thuộc nhà chùa sở hữu có cả ruộng công (quan điền) do những người có ruộng cúng tiến lên chùa. Có nhiều thành viên hoàng tộc và quan lại mang ruộng cúng cho nhà chùa. Tuy nhiên, các chùa lớn nhất cũng chỉ sở hữu khoảng 70 mẫu ruộng. Kết quả sản xuất nông nghiệp. Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp thời Mạc khá ít ỏi do bị cuộc chiến tranh Lê-Mạc chi phối. Thời kỳ nhà Mạc mới nổi, sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, đời sống nhân dân được ấm no. Sử sách chép những năm đầu thời Mạc "được mùa, nhà nhà no đủ, mọi người gọi là thời thái bình thịnh trị", "giá thóc rẻ hơn, thuế nhẹ dịch ít, tư pháp nghiêm minh, trộm cướp mất tăm…". Nhà Mạc quan tâm củng cố hệ thống đê điều chống lũ lụt, đào kênh mương dẫn nước tưới tiêu hoặc quai đê lấn biển, khai phá các bãi bồi ven biển. Các đoạn đê Chân Kim, đê Kinh Điền (Hải Phòng) hay đê Hà Nam (Hưng Yên, Quảng Ninh) vẫn được dân gian lưu truyền gọi là "đê nhà Mạc". Ngày nay vẫn còn dấu vết của các dòng kênh như kênh Voi ở An Lão, kênh Cái Riếc ở Vĩnh Bảo được khai đào từ thời Mạc. Tuy nhiên, giai đoạn phồn thịnh kéo dài không lâu. Chiến tranh Lê-Mạc bùng nổ ngày càng lớn, nhà Mạc phải huy động nhân tài vật lực vào chiến tranh nên sản xuất nông nghiệp ít được quan tâm – dù nhà Mạc nắm trong tay vùng đất đai màu mỡ hơn nhà Lê. Sang thời Mạc Mậu Hợp lại ham hưởng lạc, bỏ chính sự, khiến việc làm đồng áng càng bị bê trễ. Ngoài ra, vào thời kỳ sau, Bắc Bộ còn phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt, động đất. Do đó đời sống nhân dân cuối thời Mạc càng khó khăn.
1
null
Cynodontidae (bộ Characiformes) là một họ cá vây tia nước ngọt được tìm thấy tại vùng nhiệt đới Tân thế giới. Nhóm này không phải là rất đa dạng, bao gồm chỉ có năm chi và 14 loài. Hầu hết những gì được biết về họ này là từ các thành viên của phân họ Cynodontinae, trong đó bao gồm các loài lớn nhất trong họ này, lên đến 117 cm (46 in). Hiểu biết về các thành viên của phân họ Roestinae ít được biết đến, mặc dù chúng đạt tới chiều dài 20 cm (7,9 in). Đặc tính vật lý. Cynodontidae có hình dạng rất đặc biệt, và tên của chúng xuất phát từ răng nanh kéo dài mà họ chủ yếu sử dụng để ăn các loài cá khác. Vây ngực của chúng cũng mở rộng. Chiều dài tối đa đạt là 117 cm (46 in).
1
null
Khoa học chăm sóc sức khỏe (tiếng Anh: Healthcare Science), hay còn được gọi là Khoa học Y sinh học (biomedical science), là một tập hợp các ngành khoa học ứng dụng áp dụng một hay nhiều phần của khoa học tự nhiên hay khoa học hình thức (formal science) để xây dựng và phát triển kiến thức, phương pháp can thiệp hay công nghệ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe lâm sàng và sức khỏe cộng đồng. Các ngành như vi sinh y học, virus học lâm sàng, dịch tễ học, dịch tễ học di truyền và ngành kỹ thuật y sinh là các ngành khoa học y học. Tuy nhiên, mặc dù giải thích các cơ chế sinh lý học hoạt động trong các quá trình bệnh lý, sinh lý bệnh học lại có thể được coi là một ngành khoa học cơ bản. Vai trò của các ngành trong Khoa học chăm sóc sức khỏe. Hiện nay đã có ít nhất là 45 chuyên môn thuộc khoa học chăm sóc sức khỏe, thường được chia thành 3 nhóm:
1
null
Wehrsteg là một cầu cho người đi bộ dài khoảng 170 m bắc ngang sông Isar tại München. Cầu này chạy trên một đập nước, mà nối Museumsinsel và Praterinsel. Với 10 cổng đập nước, nước có thể được cho chảy từ Große Isar sang Kleine Isar. Wehrsteg hiện thời được xây vào năm 1966. Trực tiếp từ đầu phía Bắc của cầu nối cầu Marianne và Kabelsteg Praterinsel với bờ Tây và Đông của sông Isar.
1
null
Timothy Walter Burton (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1958) là một nam đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất điện ảnh, nghệ sĩ kiêm họa sĩ diễn hoạt người Mỹ. Ông được biết nhiều qua những bộ phim có màu sắc tối tăm, rùng rợn, gothic và châm biếm như "Beetlejuice", "Edward Scissorhands", "The Nightmare Before Christmas", "Ed Wood", "Sleepy Hollow", "Corpse Bride", "", Wednesday, "Dark Shadows" và "Frankenweenie", cùng với đó là những bom tấn như "Pee-wee's Big Adventure", "Batman", "Batman Returns", "Planet of the Apes", "Charlie and the Chocolate Factory," "Alice in Wonderland và Big Fish". Burton cũng rất nổi tiếng với việc lựa chọn đội ngũ cộng tác, trong đó có tài tử Johnny Depp – người đã trở thành bạn thân với ông kể từ bộ phim đầu tiên 2 người hợp tác, nhạc sĩ Danny Elfman – người đã phụ trách, ngoại trừ 2 bộ phim, phần nhạc nền cho tất cả các bộ phim của ông, và dĩ nhiên là minh tinh và người bạn đời nổi tiếng của ông – Helena Bonham Carter. Ông cũng từng viết cuốn sách "The Melancholy Death of Oyster Boy & Other Stories" vào năm 1977 và một tuyển tập các bản phác thảo, nháp hay ý tưởng mang tên "The Art of Tim Burton" vào năm 2009. Tính tới năm 2012, ông đã sản xuất tổng cộng 12 phim và làm đạo diễn cho 16 bộ phim. Hiện tại, ông đang thực hiện "Big Eyes" – một bộ phim nói về nghệ sĩ Walter Keane và vợ Magaret.
1
null
St.-Emmeram-Brücke là một cầu giàn tại München. Nó bắc ngang qua sông Isar phía bắc của đập nước Oberföhringer và nối cái đảo, nằm giữa sông Isar và kinh đào Mittlere-Isar, với Hirschau, phần phía Bắc của Vườn Anh. Vị trí. Cầu nằm tại khu St. Emmeram (Oberföhring) và được đặt tên theo ông thánh Emmeram (Emmeram von Regensburg), mà có một thời gian được chôn tại Aschheim, xác ông khi được mang về Regensburg thì đã được đưa lên tàu đậu gần đây. Chỗ này cũng được cho là một trong những chỗ có thể là nơi của cầu muối cũ, mà công tước Heinrich der Löwe vào năm 1158 đã cho hủy phá. Cầu này cũng nằm trên tuyến đường đi xe đạp dọc theo sông Isar. Lịch sử. Cầu được xây vào năm 1978 để nối vườn Anh với St. Emmeram cho xe đạp và người đi bộ, có phong cách một cây cầu gỗ thời Trung cổ để nhớ lại cầu thuế lịch sử. Đảo này (gọi là đảo Isar tại Oberföhring) được thiết kế làm nơi yên dưỡng với sự cân nhắc đến môi trường sinh thái. Tuy nhiên vào đêm 2 sang 3 tây tháng 9 năm 2002 cầu dài 96 m và rộng 4 m bị cố ý đốt cháy hoàn toàn chỉ còn lại cột bằng bê tông. Cầu mới được xây lại và được khánh thành vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 là một cầu giàn bằng gỗ và thép, với mái che cả chiều dài.
1
null
Thor là một nhân vật trong truyện tranh, một siêu anh hùng trong truyện được xuất bản bởi các truyện tranh của Marvel. Nhân vật này lần đầu xuất hiện ở trong Hành trình thần bí #83 (tháng 8 năm 1962) và được tạo ra bởi nhà biên tập mỹ thuật Stan Lee, nhà kịch bản Larry Lieber và chuyên gia vẽ bút chì Jack Kirby. Anh đã đóng vai chính trong một số series liên tục và trong hàng loạt truyện tranh, là một thành viên sáng lập của một nhóm siêu anh hùng mang tên Avengers, xuất hiện trong mỗi tập của loạt bài này. Nhân vật này cũng đã xuất hiện trong các sản phẩm Marvel liên quan bao gồm cả loạt phim hoạt hình truyền hình, quần áo, đồ chơi, thẻ kinh doanh, trò chơi video và phim ảnh. Thor xuất hiện trong vài bộ phim bom tấn của Marvel Studio, nổi bật nhất là bộ phim  ra mắt vào năm 2017. Chris Hemsworth đóng vai Thor trong Marvel Cinematic Universe (MCU), gồm các phim Thor, The Avengers, ,  , và "."Thor còn góp mặt trong các bộ phim sắp tới của MCU như và Guardians of the Galaxy vol. 3.Thor đạt vị trí thứ 14 trong danh sách "Top 100 Heroes Comic Book of All Time" của IGN năm 2011 và lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách "Top 50 Avengers" cũng của IGN vào năm 2012. Tiểu sử. Thor là con trai của vị thần tối cao và hùng mạnh, Odin Borson, người trị vì xứ sở Asgard giàu có và nữ thần Đất mẹ Gaea. Ngay từ lúc chưa ra đời, Odin đã nhận thấy đứa con trai của mình sẽ có những chiến công vĩ đại, sẽ được tôn thờ, sùng bái ở cả hai thế giới và sẽ là vị vua tương lai của Asgard. 1 tháng sau khi chào đời, Thor đã rời vòng tay của mẹ để trở về cung điện Asgard. Mãi về rất lâu sau này, Thor mới biết Gaea là mẹ thật của mình. Khi còn bé, Thor được nuôi lớn lên cùng với người em nuôi là Loki. Odin nhận nuôi Loki khi cha của hắn, gã khổng lồ Laufey, bị giết trong chiến trận. Loki lúc nào cũng cảm thấy ganh ghét khi Thor luôn vượt qua mình trong mọi thứ. Sự ganh ghét đó biến thành thù hận, mong muốn giết người anh của mình kéo dài hàng thế kỉ. Khi Thor lên 8, Loki được Odin cử đến Nidaverlli, xứ sở của những người lùn, yêu cầu họ làm ba món quà để tặng vị vua tương lai. Do ganh ghét Thor nên Loki đã chỉnh sửa lại hình dáng của Mjolnir bằng cách cưa bớt đi cây cán của nó. Odin yểm hàng loạt thứ bùa lên cây búa, hàng trăm ma thuật khác nhau. Trong đó có 1 lời yểm: Nếu ai xứng đáng nhấc được cây búa này, sẽ sở hữu năng lực của thần sấm. Odin tuyên bố rằng sẽ để dành cây búa này cho con trai của ông (có một dị bản là Odin đã sử dụng cây búa này rất lâu rồi trước khi Thor ra đời). Năm tháng trôi qua, Thor đã trưởng thành và đủ khả năng để nhấc được cây búa thần thánh nhờ vào sức khỏe đáng kinh ngạc và những hành động quả cảm của mình. Năm 16 tuổi, Thor, Balder và Sif bắt đầu đi tìm cách để sở hữu năng lượng mạnh nhất của Mjolnir: Một trái tim trong sáng. Rất lâu sau đó, khoảng thế kỉ 20, Odin quyết định đã đến lúc Thor phải học cách sống, bằng cách tịch thu cây búa và sức mạnh thần thánh của con trai. Ông đày Thor xuống Trái Đất và xóa xạch trí nhớ của anh. Lúc này Thor mang nhân dạng Donald Blake, một sinh viên trường y rụt rè, nhút nhát. Thor đã phải học cách sống như một con người bình thường, và bắt đầu trân trọng con người hơn khi cảm giác được bệnh tật, đau đớn khi gãy chân. Tuy nhiên, Thor học rất giỏi ở Trái Đất, tốt nghiệp trường Y và trở thành bác sĩ tài ba. 10 năm sau. Odin nhớ con nên tìm cách chui vào đầu Blake, bảo Blake tìm đến Norway. Anh chàng xấu số này đụng ngay 1 đám khổng lồ đang đói meo ở đó. Trong lúc chạy trốn chúng thì anh lại tình cờ lọt vào một cái hang, nơi hàng ngàn năm trước đây đã đánh dấu sự ra đời của 1 vị thần. Tại đó, anh đã tìm thấy cây búa thần thánh Mjolnir. Blake chuyển lại thành Thor và đánh bại đám khổng lồ đó dễ dàng. Sau đó một thời gian không lâu, Thor bắt đầu hồi phục trí nhớ và thường xuyên đi lại giữa 2 thế giới khác nhau. Anh yêu một cô gái người phàm trần là Jane Foster. Nhưng Odin lại không hề tán thành việc này nên đã làm đủ mọi cách để kéo Thor về lại với Asgard nhưng anh ấy từ chối. Anh đã có cảm tình với những người dân Trái Đất và vẫn đi lại giữa 2 thế giới với nhau. Sau này Thor gia nhập và trở thành một trong những siêu anh hùng đầu tiên khai sinh nên nhóm Avengers. Khi Odin thua trận với con quỷ Surtur, người dân Asgard đã đưa 1 vị thần khác lên làm vua: Thor Odinson (King Thor). Thor nhận toàn bộ nguồn năng lượng Odinforce của Odin vào mình. Nguồn năng lượng đó cho Thor sức mạnh hơn cả Odin lúc còn trẻ. Thor bắt đầu cai trị và bảo vệ hai thế giới. Trong thời gian làm vua, Thor đã phải đối mặt với một mối nguy to lớn khi Loki đã triệu hồi con quỷ Surtur về tàn phá Asgard. Thor đã đi gặp những đấng bề trên, họ dạy cho Thor ma thuật kì quái nhất vũ trụ, 16 ký tự Rune cổ đại với giá trị là mạng sống của mình. Với nó, Thor đọc đến chữ thứ 4 mà đã ban cho anh ấy sức mạnh vô song vượt qua cả những đấng bề trên và dễ dàng đánh bại Surtur. Nhưng sau đó. Thor đã phải trả giá bằng sinh mạng của mình, anh ấy mang theo sức mạnh của ma thuật bí ẩn Rune lui vào bóng đêm vĩnh hằng, trở thành vị thần hùng mạnh nhất: Rune King Thor. Thor đã sống lại khi nhân dạng con người của anh, Blake, tìm được cách liên lạc xuyên không gian. Blake gặp Thor và nói các bạn của anh, nhóm Avengers đang gặp nguy hiểm khi Loki tìm cách hồi sinh Bor, ông nội của anh và họ đang nỗ lực chống chọi với ông. Thor từ chối trở lại nhưng Blake đã nói không phải anh không thể trở lại, mà do anh không muốn. Lúc đó, Thor nhập lại vào Blake và 1 tiếng sét xé đôi không gian. Thần Sấm đã trở lại. Thor gặp lại vị vua đầu tiên của Asgard cũng như ông nội của anh, Bor. Nhưng ông đã mất hết trí nhớ và tấn công mọi người, buộc Thor phải giết ông nội của mình. Trong trận đánh đó, Mjolnir đã bị hỏng. Thor nhờ Stephen Strange rang buộc hết Odinforce của mình vào để sửa chữa cây búa. Mjolnir trở nên đẹp hơn, bền hơn nhưng nếu nó vỡ 1 lần nữa có thể Thor sẽ chết. Về sau, Norman Osborn (Iron Patriot) đã lãnh đạo nhóm Dark Avengers tấn công Asgard và tàn phá hết mọi thứ. Nhờ vào năng lực The Void của Sentry, các siêu anh hùng bị đẩy lùi, Asgard bị tàn phá tan hoang trong con mắt của Thor. Bản thân anh lại không muốn đối đầu với Sentry vì anh và Robert có 1 tình bạn khá tốt. Nhưng khi Loki cố gắng sử dụng ma thuật của mình để hồi phục cho mọi người, The void lại tấn công và giết chết Loki. Trước khi chết, Loki đã nói lời xin lỗi muộn màng cho người anh của mình. Đau khổ cùng cực, Thor đã đánh một trong những đòn mạnh nhất của mình vào The Void, God Blast, biến Sentry thành bộ xương khô. Sau đó, anh chấp nhận lời xin lỗi của Tony và trở về làm thành viên của Avengers. Odin đã nhìn thấy được Serpent, anh trai của mình sẽ nổi dậy, nên cắt đứt mối quan hệ giữa Asgard với Trái Đất. Thor phản đối nhưng bị Odin đánh cho nhừ tử. Sau đó anh trốn thoát và đến New York, đánh nhau với Hulk và Thing. Anh dễ dàng đánh bại Thing và phải sử dụng khá nhiều sức mạnh đến mức kiệt sức để thắng Hulk. Odin đã trao cho anh thanh kiếm Odinsword và bộ giáp thần thánh để anh chiến đấu với Serpent. Sau khi đánh bại Serpent, Thor đi bảy bước rồi chết. Sau đó, Thor đã được phục sinh nhờ Loki và Silver Surfer tại địa ngục. Anh tiếp tục cùng các Avengers chống chọi với Phoenix Force trong sự kiện Avengers vs X-men.
1
null
Hươu nai là con vật hiện diện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Với bản tính là loài vật nhút nhát, hễ có tiếng động là bỏ chạy, khi nghe có tiếng động lạ thì nhớn nhác, hoảng hốt, sợ sệt, hươu nai cũng có hình dáng đặc biệt, bốn chân thon và dài, trên thân điểm những đốm lông nhỏ đẹp, hình thể đáng yêu, cho nên những loài hươu nai (đặc biệt là nai tơ, nai vàng) là biểu tượng cho sự nhút nhát, thơ ngây, nó cũng biểu hiện cho phúc lộc và còn là đối tượng bị săn đuổi. Tổng quan. Hươu nai là những loài động vật có vú nhai lại thuộc họ Hươu nai gồm nhiều loại hươu, nai, hoẵng, mang, mển, tuần lộc... Con đực của hầu hết các loài hươu nai trừ loài hươu nước ở Trung Quốc và tuần lộc cái đều có sừng mọc và rụng theo năm. Nhiều loài hươu nai đang bị đe dọa vì bị săn bắn quá mức để lấy thịt nai, nhung hươu, gạc hươu và các sản phẩm khác. Môi trường sống thích hợp của chúng là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác. Trong tự nhiên, hươu nai là con mồi ưa thích của hổ, sói, sói lửa, gấu và nhiều loại dã thú khác, đây cũng là loài vật nhanh nhẹn, nhạy cảm và có bản tính nhát sợ trong tự nhiên. Nhiều loài hươu nai cũng được con người nuôi nhốt vì giá trị kinh tế Phương Đông. Trung Quốc. Trong văn hóa Trung Quốc, hươu cũng giữ một vị trí quan trọng. Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, loài hươu được sinh ra từ ánh hào quang của viên ngọc quý, nó có cơ duyên mang lại vạn điều tốt lành. "Thiên lộc" là một loài hươu có tuổi thọ khá cao, trên thân có nhiều đốm hoa ngũ sắc. Chỉ khi đấng quân vương trong thiên hạ trị nước bằng hiếu đạo thì loài hươu này mới xuất hiện. Còn có một loại hươu khác gọi là "bạch lộc" (hươu trắng) cũng là loại thú tượng trưng cho sự cát tường, thường cũng xuất hiện cùng bậc tiên nhân. Hươu trắng có thể sống tốt hơn một nghìn năm. Khi sống được khoảng 500 tuổi, màu lông của hươu dần chuyển sang màu trắng, trở thành hươu trắng. Tương truyền, cuối đời, Lão Tử đã cưỡi trên một con hươu trắng (Bạch lộc) đi về phương nào chẳng rõ. Khi đấng quân vương ổn định được nền chính trị cuộc sống trăm dân an lành tất hươu trắng xuất hiện. Người Trung Quốc thường lấy dùng từ "đuổi hươu" (trục lộc) để nói về sự tranh giành trong thiên hạ (Trục lộc Trung Nguyên). Hươu trở thành vật tượng trưng cho cơ đồ. Việc săn hươu là ám chỉ của hoạt động tranh đoạt thiên hạ ở Trung Quốc (Trục lộc Trung Nguyên) xuất phát từ điển tích chém rắn, đuổi hươu của Lưu Bang, cũng đồng thời được nhắc đến trong tác phẩm Lộc đỉnh ký của nhà văn Kim Dung. Chữ "鹿" (lộc- hươu nai) và chữ "禄" (lộc- phúc lộc) đồng âm, do vậy hươu được xem là tượng trưng cho phúc lộc. Trong một số bức tranh cát tường thường vẽ 100 cái đầu hươu, gọi là Bách lộc. Khi vẽ con hươu và con Dơi cạnh nhau thể hiện phúc lộc song toàn vẽ con hươu và hãi chữ Phúc- Thọ biểu thị ý nghĩa Phúc- Lộc- Thọ. Hươu cũng là vật tượng trưng cho sự trường thọ. Do vậy, trong các bức tranh chúc thọ truyền thống thường vẽ con hươu cùng Thọ tinh. Loài hươu Elaphurus davidianus ở Trung Quốc là loài vật làm nền tảng cho sinh vật Tứ Bất Tượng (bốn điểm không giống) là thú cưỡi của Khương Tử Nha, sừng giống hươu nhưng không phải hươu, mặt giống ngựa nhưng không phải ngựa, tiếng kêu giống bò nhưng không phải bò, đuôi giống lừa nhưng không phải lừa Người Trung Quốc còn có thành ngữ "Chỉ hươu nói ngựa" kể về câu chuyện ở Trung Quốc, sau khi Lý Tư bị giết, Tần Nhị Thế phong Triệu Cao làm Trung thừa tướng, tước An Vũ hầu, nằm hết quốc chính. Từ đó ông có mưu đồ làm loạn xưng vương, nhưng sợ lòng người không phục, bèn nghĩ cách thử lòng. Tháng 8 năm 207 TCN, ông cho người dắt con hươu đi qua dâng lên Nhị Thế và bảo đó là con ngựa. Nhị Thế cho rằng nó là con hươu nhưng nhiều đại thần đều hùa theo nói là ngựa, chỉ có một số ít không chịu, khẳng định là hươu nhưng không đáng kể. Nhị Thế tưởng là ngựa thật, nghĩ mình loạn óc, bèn vào Vọng Di cung trai giới. Còn những người nói thật đều bị Triệu Cao để bụng trả thù. Trong văn hóa đại chúng Trung Quốc, hươu là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài và khả năng chịu đựng tốt, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Cách đọc tiếng hươu trong tiếng Trung Quốc cũng gần giống vỡi cách đọc của từ thu nhập. Chính vì vậy, loại động vật này cũng là biểu tượng của sự sung túc, giàu có. Trong nghệ thuật Trung Quốc, hươu cũng thường gắn liền với các chức quan tòa án, biểu tượng của sự công bằng, lẽ phải, danh tiếng và sự nghiệp thành công. Việt Nam. Ở Việt Nam, con nai tượng trưng cho tính hiền lành, nhút nhát và thơ ngây. Những câu từ lóng như "nai tơ" (hay "nai tơ ngơ ngác") dùng để ví von về những người thiếu sự trải nghiệm, nhất là trong chuyện tình dục Bên cạnh đó câu ví von: "Cáo già giả dạng nai tơ" hay cụm từ "giả nai" hay "con nai ngơ ngác" dùng để ám chỉ những kẻ lão luyện từng trải, sành sõi nhưng làm ra vẻ thơ ngây trong trắng. Tuy nhiên, người miền núi thì có thành ngữ "Nghịch như hươu như nai" và hay ví về người hư hỏng vì hươu nai là loài thú rừng hay phá hoại mùa màng, giẫm nát lúa ngô. Người Việt Nam cũng có thành ngữ "vẽ đường cho hươu chạy" ý chỉ đến việc bày vẽ cho người khác làm những việc không tốt. Gần đây, cụm từ này được dùng nhiều trên các phương tiện truyền thông khi đề cập đến các vấn đề liên quan đến tính dục như giáo dục giới tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử... Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài thơ Tiếng thu đã có câu thơ đầy hình tượng và trứ danh: Trong văn học có tác phẩm "Con nai đen" của nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhanh chóng được công chúng yêu mến văn nghệ thời ấy đón nhận. Nhiều địa danh ở Việt Nam được đặt theo tên con nai như: phường Hố Nai, Nhà Nai, Hang Nai, sông Đồng Nai, Đồng Nai... Các dân tộc khác. Trong truyền thuyết của người Khuyển Nhung có kể lại sự kiện Mục Vương dự tính việc chinh phạt Khuyển Nhung, Sái công Mưu Phụ can gián nhưng Mục Vương không nghe, sau ra quân thảo phạt, giành được chiến thắng bất ngờ, bắt sống năm vua Khuyển Nhung, đoạt được bốn con sói trắng và bốn con hươu trắng. Vùng Hallasan tại Hàn Quốc có một hồ miệng núi lửa tại Hallasan gọi là Baengnokdam (백록담/白鹿潭, Bạch Lộc đàm), nghĩa là "đầm hươu trắng". Có một truyền thuyết gắn với tên gọi của hồ là những người đàn ông đến từ thế giới khác đã đi xuống từ thiên đường để vui chơi với hươu trắng. Ở Lào, Hươu Rucervus Schomburgki được cho là biểu tượng sức mạnh của ma thuật và chữa bệnh. Chúng bị tìm kiếm, săn bắn bởi những kẻ buôn bán thuốc lang băm. Phương Tây. Thần thoại Hy Lạp. Hươu xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp và gắn liền với nữ thần Artemis và con hươu đồi Ceryneian. Khi còn trẻ, nữ thần Artemis đã tìm thấy được một đàn hươu lạ ở gần núi Parrhasia. Chúng có năm con, to hơn cả bò mộng và có những đôi sừng bằng vàng. Artemis muốn bắt giữ đàn hươu đó để thắng vào cỗ xe vàng của mình. Thế nhưng, con hươu thứ năm đã chạy thoát được và trở thành con hươu núi Cerynaea ("Ceryneian Hind"), tượng trưng cho nữ thần Artemis tại nơi ấy và trở thành con vật cưng của nữ thần từ đó. Cũng có những dị bản khác nói rằng nữ thần Artemis đã nhận được con hươu từ một tiên nữ Pleiad tên là Taygete như một quà tặng vì đã có lần giúp cho tiên nữ ấy. Con nai ở Cerynaea cũng được nhắc đến trong 12 kỳ công của Heracles, Kỳ công thứ ba là đi bắt con nai ở núi Cerynaea, đó là một con nai cái. Con vật chạy nhanh này có đôi gạc bằng vàng, và là vật sở hữu của Artemis, nữ thần săn bắn, vì thế Heracles không dám làm nó bị thương. Chàng săn tìm nó trọn một năm trời trước khi đuổi được nó chạy xuống bên bờ của sông Ladon ở Arcadia. Nhắm kỹ mục tiêu, Heracles phóng phi tiêu ngay giữa gân và xương hai chân trước con vật, làm cho nó gục xuống và chảy rất nhiều máu. Thần Artemis không hài lòng về việc này, nhưng Heracles đã khéo léo chuyển cơn phẫn nộ của thần bằng cách đổ trách nhiệm sang người ra lệnh cho chàng là Eurystheus. Sau đó Heracles xin được một cây gậy 7 màu. Bắc Âu. Hươu trắng là một sinh vật trong truyền thuyết của nhiều nền văn hóa trong lịch sử. Trong truyền thuyết, nhiều người tin rằng nếu giết hươu trắng thì tai nạn sẽ giáng xuống đầu họ. Người Celts cổ xưa tin rằng hươu trắng là sứ giả mang thông điệp từ một thế giới khác và những ai bắt gặp loài linh vật này sẽ được thay đổi cuộc sống vĩnh viễn. Hình tượng con Tuần lộc (hươu tuyết) gắn liền với ông già Nô-en, đàn tuần lộc là vật kéo xe chở ông già Nô-en đi phát quà cho các em thiếu nhi. bên ngoài lãnh thổ của nó, tuần lộc cũng được biết đến nhiều do huyền thoại Mỹ phổ biến, có thể có nguồn gốc vào đầu thế kỷ XIX, trong đó xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi tuần lộc bay, một yếu tố thế tục phổ biến của lễ Giáng sinh Văn hóa đại chúng. Có bộ phim Chú nai Bambi (tên gốc: Bambi) là một phim hoạt hình thứ năm của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 1942, dựa vào truyện cùng tên của Felix Salten. Bộ phim được phát hành lại vào những năm 1947, 1957, 1966, 1975, 1982 và 1988. Phiên bản video gia đình đầu tiên của bộ phim, ở định dạng VHS, ra mắt vào 1989 và 1997. Một phiên bản DVD gồm bản master lại của phim và một đĩa gồm các phần đính kèm, được phát hành vào ngày 1 tháng 3 năm 2005. Hiện nay bộ phim đang được nằm trong "Disney Vault". Phần tiếp theo của bộ phim, "Bambi II", đã được sản xuất để phát hành thẳng dưới dạng đĩa hình năm 2006. Nhà văn Andreas Steinhöfel (sinh năm 1962), là nhà văn người Đức chuyên viết sách cho thiếu nhi và độc giả trẻ tuổi, ông viết cuốn "Chú Nai sừng tấm và Ông già Noel" là một câu chuyện thú vị về ông già Noel và chú nai sừng tấm. Câu chuyện kể về một chú nai sừng tấm không được chính thức kéo cỗ xe chở quà của ông già Noel, mà chú chỉ được chạy thử để kiểm tra xem cỗ xe có chạy tốt không, rồi nhường việc kéo cỗ xe chở đầy quà đó trong đêm Giáng sinh cho đám tuần lộc. Lộc pín được đề cập đến trong điện ảnh vào năm 1996 qua diễn xuất của diễn viên Steven Seagal phim The Glimmer Man, trong cảnh Seagal và Keenan Wayans đột nhập một cửa hàng thảo dược Trung Quốc. Pín hươu cũng được đề cập trong một tập phim năm 2009 của bộ Văn phòng ""Double Date" khi nhân vật Dwight sửa lại nhận xét của Michael gọi về kích thích tình dục: "Bạn đang nghĩ đến việc pín hươu""-Dwight trả lời. Trong mùa giải thứ 1 tập 5 của "The League", Ruxin và Taco đi đến khu phố Tàu để mua ba loại rượi pín (rượu tam pín) liên quan đến việc truyền miệng của lộc pín, dương vật chó, ngẫu pín và rắn. Tuy nhiên thực sự rượu tam pín có một sự hợp nhất một pín con chó và lộc pín. Lộc pín cũng được đề cập trong: "The Elder Scrolls IV: Oblivion", khi nói chuyện với một NPC tên Weebam-Na. Anh sẽ bình luận về việc mở gần đây của một nhà hàng phục vụ lộc pín cùng với những thú ẩm thực kỳ lạ khác.
1
null
Boschbrücke nằm ở München. Cầu được xây vào năm 1925 để khai mạc Viện bảo tàng Đức và được đặt theo tên ông Johann Baptist Bosch (1873-1932), giám đốc cơ quan Xây cầu cống (Tiefbauamt). Nó dẫn từ bờ Tây của nhánh Isar chính tới Museumsinsel với Viện bảo tàng Đức. Từ đó dẫn cầu Zenneck bắc ngang Kleine Isar tiếp tục tới phía Đông. Phía Tây của cây cầu là tòa nhà của cơ quan cấp bằng sáng chế Âu châu.
1
null
Đập nước Oberföhring là một đập nước tại sông Isar ở miền Bắc München và đồng thời cũng là nơi dẫn nước vào kinh đào Mittlere-Isar. Đập nước không phải là đập thủy điện. Tuy nhiên ngay bên cạnh đập có một nhà máy thủy điện, nơi mà nước ở kinh đào lại chạy trở lại sông Isar. Vị trí. Đập nước này nối phần phía bắc của vườn Anh với khu phố Oberföhring nằm phía đông của sông Isar. Nó là kiến trúc đầu tiên ở kinh đào Mittlere-Isar mà bắt đầu ở đây, sau 64 km trước Landshut lại chảy vào sông Isar. Đập nước này và 54 km của kinh đào thuộc E.ON Wasserkraft GmbH, một hãng con của E.ON, những cây số cuối cùng thuộc Uppenbornwerke, Stadtwerke München. Chức năng. Đập nước Oberföhring được lập để, chặn lại nước sông Isar với độ cao khoảng 6 m và dẫn nước vào kinh đào Mittlere-Isar, để mà vận chuyển 7 nhà máy thủy điện với một độ cao tổng cộng là 109m.
1
null
Týros (tiếng Ả Rập: , '; tiếng Phoenicia:, '; , "Tzor"; tiếng Hebrew Tiberia: , '; tiếng Akkad: 𒋗𒊒 '; tiếng Hy Lạp: ', "Týros"; ; ) - hoặc Sour hoặc Tyre"' (tên trong tiếng Anh) - là thành phố nằm ở tỉnh ("muhafazah") Nam của Liban. Thành phố nằm trên phần đất nhô ra Địa Trung Hải và cách thủ đô Beirut khoảng 80 km về phía nam. Tên của thành phố mang nghĩa là "đá" do thành phố được xây dựng trên thành tạo địa chất là đá. Týros vốn là đô thị cổ của người Phoenicia. Ngày nay, nó là thành phố lớn thứ tư Liban và sở hữu một trong những bến cảng lớn của quốc gia. Du lịch là ngành kinh tế chính của thành phố. Týros sở hữu nhiều di tích cổ và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1984. Lịch sử. Týros có hai trung tâm đô thị riêng biệt, gồm Týros (nằm trên một hòn đảo gần bờ) và Ushu (nằm trên đất liền kế cận). Thời xưa Alexandros Đại đế đã cho xây một đường đắp cao dài 1 km nối đảo này với bờ trong thời gian ông vây hãm Týros và phá hủy thành cổ để lấy đá sử dụng cho mục đích khác. Hòn đảo vốn có hai bến tàu, một nằm ở mặt nam và một nằm ở mặt bắc. Chính nhờ hai bến tàu này mà Týros đã trở thành đầu mối hàng hải quan trọng trong quá khứ. Theo thời gian, bến tàu phía nam đã bị bồi lấp và chỉ còn bến phía bắc là còn hoạt động. Thời cổ đại, thành phố đảo Týros được phòng thủ rất cẩn mật với tường thành cao đến 46 m, trong khi khu định cư Ushu trên đất liền (về sau người Hy Lạp gọi là Palaetyrus, nghĩa là "Týros cũ") thực ra chỉ như một vùng ngoại ô chủ yếu có nhiệm vụ cung cấp nước và gỗ cho thành phố chính trên đảo. Thành lập. Theo Herodotos thì thành Týros được thành lập vào khoảng năm 2750 trước Công nguyên (TCN) trên đất liền. Tên thành phố xuất hiện trên các công trình kỷ niệm từ năm 1300 TCN. Philo của Byblos đã trích dẫn Sanchuniathon, cho rằng ban đầu thành phố nằm trong tay Hypsuranius. Sách của Sanchuniathon được cho là dành tặng "vua Abibalus của Berytus"—hầu như chắc chắn là vua Abibaal của Týros. Có mười lá thư Amarna niên đại năm 1350 TCN do thị trưởng Abimilku gửi cho pharaon Akhenaton của Ai Cập. Nội dung thư thường đề cập đến vấn đề nước, gỗ, chuyện người Habiru vượt khỏi vùng nông thôn trên đất liền và ảnh hưởng thế nào lên thành phố trên đảo. Lịch sử thời kỳ đầu. Nền thương nghiệp trong thế giới cổ đại đều tập trung về các nhà kho ở Týros. "Các lái buôn người Týros là một trong những người đầu tiên mạo hiểm đi khắp Địa Trung Hải; họ lập ra thuộc địa trên các dải bờ biển và trên những hòn đảo lân cận trong biển Aegea, ở Hy Lạp, ở Bắc Phi, ở Carthago và ở những nơi khác, ở Sicilia và Corse, ở Tartessus tại Tây Ban Nha và vượt ra khỏi cả những cột đá Hercules [eo biển Gibralta] tại Gadeira (Cádiz)". Thành Týros đặc biệt nổi tiếng với sản phẩm hiếm và cực kỳ đắt đỏ là thuốc nhuộm màu tía (còn gọi là tía Týros) được sản xuất từ vỏ của ốc gai. Trong nhiều nền văn hóa thời cổ đại thì màu nhuộm này chỉ được dùng cho hoàng gia hay chí ít là giới quý tộc. Thành phố thường bị Ai Cập tấn công và từng bị Shalmaneser V (vua của Assyria và Babylon) vây hãm trong vòng năm năm. Từ năm 586 đến năm 573 TCN, Týros bị Nebuchadnezzar II bao vây Năm 332 TCN, Alexandros Đại đế vây hãm, chinh phục và san bằng thành phố này dù nhân dân Týros đã cầm cự được trong vòng tám tháng. Đa số người dân bị biến thành nô lệ và thành phố không bao giờ tìm lại được ánh hào quang cũ. Giai đoạn 314-313 TCN, cựu tướng của Alexandros Đại đế là Antigonos I Monophthalmos lại vây hãm Týros trong vòng 18 tháng và đoạt được thành phố sau đó. Năm 126 TCN, Týros giành lại được độc lập từ Vương quốc Seleukos và được La Mã cho phép duy trì phần lớn quyền độc lập ("civitas foederata") khi thành phố bị sáp nhập vào tỉnh Syria của La Mã trong năm 64 TCN. Týros tiếp tục giữ vai trò quan trọng về thương mại cho đến Công nguyên. Lịch sử về sau. Theo Kinh Thánh, Giê-su từng viếng thăm vùng Týros, Sidon và chữa bệnh cho một người không theo đạo Do Thái (Mátthêu 15:21; Máccô 7:24); từ đây nhiều người đã theo nghe Giê-su giảng đạo (Máccô 3:8; Luca 6:17, Mátthêu 11:21–23). Không lâu sau cái chết của thánh Stêphanô, một giáo đoàn đã được thành lập tại đây, và sứ đồ Phaolô - trên đường trở về từ hành trình truyền giáo lần thứ ba - đã dành một tuần nói chuyện với các tông đồ ở đó. Quân Thập tự chinh từng thất bại khi vây hãm thành Týros vào năm 1111. Năm 1124, họ chiếm được thành phố. Từ khi này Týros trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất của Vương quốc Jerusalem. Thành phố là một phần của lãnh địa hoàng gia, dù rằng cũng có một số thuộc địa tự trị dành cho buôn bán với các thương cảng của Ý. Týros là nơi ở của tổng giám mục Týros - phó giám mục Giáo trưởng Latinh của Jerusalem. Tổng giám mục Latinh nổi tiếng nhất là nhà sử học William của Týros. Sau khi Richard I của Anh tái chiếm Akko vào ngày 12 tháng 7 năm 1191, ngai vua được chuyển đến Akko nhưng lễ đăng quang vẫn tổ chức ở Týros. Vào thế kỷ 13, Týros bị chia cắt khỏi lãnh địa hoàng gia để trở thành một lãnh địa, đứng đầu là một vị chúa. Năm 1291, các chiến binh Mamluk chiếm lại thành phố. Trong nhiều thế kỷ sau đó, thành phố nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Sau năm 1920. Týros ngày nay bao trùm một vùng rộng lớn trên hòn đảo xưa kia, đồng thời mở mang trên hầu hết con đường đắp cao nối đảo với đất liền (theo thời gian chiều rộng của con đường này đã tăng lên rất đáng kể do bồi tụ bùn ở cả hai bên đường). Phần đất trên đảo không thuộc phạm vi Týros ngày nay là khu vực lưu giữ các tàn tích của Týros từ thời cổ đại. Týros bị tàn phá nặng nề trong Chiến dịch Litani vào nửa sau thập niên 1970 và trong Chiến tranh Liban 1982 giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Thành phố bị PLO dùng là căn cứ và gần như bị pháo binh Israel hủy diệt. Sau khi xâm lăng miền nam Liban vào năm 1982, Israel biến Týros thành địa điểm quân sự. Cuối năm 1982 và vào tháng 11 năm 1983, các trụ sở của Israel tại đây bị đánh bom bằng xe tải khiến nhiều người tử vong. Năm 1983, xảy ra vụ nổ bom ô tô chỉ 10 ngày sau vụ đánh bom trại lính ở Beirut. Israel và Hoa Kỳ đơn phương quy trách nhiệm của các vụ nổ này cho Iran và Hezbollah. Trong Chiến tranh Liban 2006, một số địa điểm phóng rốc két của Hezbollah nằm tại các khu vực thôn quê quanh Týros. Ít nhất một ngôi làng gần thành phố và vài địa điểm nội thành đã bị Israel ném bom, gây thương vong cho thường dân và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu thực phẩm trong thành phố. Đặc công Israel (Shayetet 13) cũng đột kích các mục tiêu Hezbollah trong thành phố. Dân cư. Týros ngày nay là thành phố do dân Hồi giáo Shi'a chiếm đa số. Ngoài ra, tại đây còn có một cộng đồng nhỏ người theo Ki-tô giáo. Thành phố cũng là nơi tỵ nạn của trên 60.000 người Palestine chủ yếu theo Hồi giáo Sunni. Phong trào Amal và Hezbollah là các đảng chính trị chiếm tất cả các ghế của người Hồi giáo Shi'a tại đây trong cuộc bầu cử năm 2009. Di sản văn hóa thế giới. Năm 1984, UNESCO đã chính thức công nhận Týros là di sản thế giới. Tuy nhiên, thành phố này phải đối mặt với một số thách thức trong công tác bảo tồn. Một đường cao tốc được dự kiến xây dựng trên các khu vực nhạy cảm về khảo cổ học, trong khi một cuộc khảo sát địa vật lý quy mô nhỏ chỉ ra rằng có các di tích khảo cổ học tại các địa điểm mà người ta muốn dùng để xây dựng. Đã có động thái di dời địa điểm dự kiến xây dựng nút giao thông, song vì thiếu ranh giới chính xác nên vấn đề bảo tồn trở nên phức tạp. Chiến tranh Liban năm 2006 cũng đặt các kiến trúc cổ của Týros vào tình trạng đáng báo động. Khi đó, đích thân Tổng giám đốc UNESCO phải ban hành "Báo động di sản". Sau khi các bên ngừng bắn vào tháng 9 năm 2006, các chuyên gia bảo tồn đã đến Liban và nhận thấy thành cổ Týros không chịu tổn hại trực tiếp nào. Tuy nhiên, những cuộc oanh tạc đã gây hư hại các bích họa trên hang chôn cất La Mã ở Nghĩa địa cổ Týros. Người ta cũng nhận thấy sự xuống cấp của di tích, trong đó có "sự thiếu giữ gìn, sự suy tàn của các kiến trúc ngoài trời do thiếu được bảo vệ trước nước mưa và sự suy thoái của các phiến đá mềm xốp". Quan hệ quốc tế. Thành phố song sinh - chị em. Týros có các thành phố kết nghĩa:
1
null
Trần Phong Sắc (chữ Hán: 陳豐色, 1873 - 1928) - bản danh Trần Đình Diệm (chữ Hán: 陳廷焰), tự Phong Sắc (chữ Hán: 豐色), hiệu Đằng Huy (chữ Hán: 滕暉) là một thi sĩ, văn sĩ, soạn giả cải lương. Tiểu sử. Trần Phong Sắc có nguyên quán tại thôn Tân An, tỉnh Tân An (nay là thành phố Tân An, tỉnh Long An). Ông khởi nghiệp với việc dạy môn Luân lý cho học sinh từ lớp đệ ngũ đến đệ nhị tại Tân An, thời gian này ông cũng mưu sinh bằng nghề viết sách và dịch cổ văn, tổng cộng có đến 40 cuốn truyện Tàu đã được ông phiên sang tiếng Việt. Vào năm mẹ ông tạ thế, ông tạc tượng mẹ rồi sớm chiều hai buổi dọn cơm nước nhang đèn đến trước tượng rồi mới làm các việc khác. Mãi đến năm 40 tuổi Trần Phong Sắc mới chịu gá nghĩa với một thôn nữ. Vinh danh. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở Phường 4, thành phố Tân An, để ghi nhớ những đóng góp quý báu của ông.
1
null
Cá bống mép lưỡi câu, tên khoa học Rhamphocottus richardsonii, là thành viên duy nhật trong họ cá Rhamphocottidae. Nó có nguồn gốc vùng nước ôn đới ven biển của Bắc Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Alaska và phía nam California, nơi nó sinh sống ở vùng thủy triều, vùng núi đá, và đáy cát ở độ sâu lên đến 165 mét. Nó sử dụng gai vây ngực của nó để bò qua đáy biển. Nó phát triển chiều dài lên đến 9 cm. Về sinh sản, con cái đuổi con đực tới một kẽ đá và giữ nó ở đó tới khi con đực thụ tinh cho trứng của con cái.
1
null
Cá mũi tàu đỏ, tên khoa học Pataecus fronto, là một loài cá đặc hữu cho vùng nước ven biển phía tây và phía nam nước Úc, nơi nó xuất hiện ở độ sâu 40-80 mét (130–260 ft). Loài này phát triển đến chiều dài 27 cm (11 in) TL. Loài này là thành viên duy nhất được biết đến trong chi của nó.
1
null
Anoplogaster cornuta là một loài cá biển sâu sống trong vùng biển nhiệt đới và ôn đới toàn cầu. Nó xuất hiện ở nơi có độ sâu từ , con trưởng thành thường ở trong khoảng còn con non bơi gần bề mặt nước. Loài này đạt đến tổng chiều dài . Dù là thức ăn của nhiều loài cá tầng biển khơi, "A. cornuta" không có giá trị thức ăn hay kinh tế với con người. Mô tả. "A. cornuta" có bề ngoài khác biệt, đạt đến chiều dài . Cá trưởng thành màu nâu sậm hay đen, đầu rất to, xương xẩu nhưng không có gai. Mắt nhỏ, rìa mang có mấu như răng. Thân mình rộng nhất theo chiều dọc chỗ ngay sau mang, hẹp gần về đuôi. Mồm chúng có răng sắc. Vây lưng không có tia gai, chỉ có 17-20 tia mềm, vây hậu môn có 7-9 tia mềm. Đường bên có dạng một rãnh mỏ, có chỗ bị vảy che lấp. Nhiều loài cá biển sâu thiếu bong bóng bơi, nhưng "A. cornuta" có. Con non rất khác con trưởng thành, đến nỗi có thời chúng bị cho là hai loài khác nhau. Con non được mô tả lần đầu dưới tên "Anoplogaster cornuta" bởi nhà động vật học Pháp Achille Valenciennes năm 1833, rồi 50 năm sau con trưởng thành mới được mô tả và đặt tên "Caulolepis longidens". Đến 1955 người ta mới nhận ra hai loài này là một. Con non màu lợt hơn và có dáng "tam giác hơn" theo tiết diện. Chúng có nhiều gai dài trên đầu, răng nhỏ và thiếu nanh của con trưởng thành. Da thiếu sắc tổ, phủ vảy thiếu sắc tố, nhưng lại có một mảng đen trên bụng. Khi chúng lớn lên, chúng tối màu dần cho vảy đen che phủ lớp da vẫn thiếu sắc tố của chúng. Hành vi. "A. cornuta" ăn các loài cá khác, động vật giáp xác và động vật chân đầu. Bản thân chúng lại là con mồi của cá ngừ đại dương, cá maclin và cá ngừ vây dài. Chúng thường bơi theo nhóm nhỏ, dù cũng có thể sống đơn độc. Ở ngoài khơi bờ tây Bắc Mỹ, chúng có lẽ sinh đẻ vào mùa hè. Đây là loài đẻ trứng và con non sống phù du. Từ nghiên cứu sỏi thính giác, có vẻ chúng có tuổi thọ ít nhất ba năm.
1
null
Zenneckbrücke nằm về phía Đông của trung tâm thành phố München. Cầu này nối Museumsinsel với bờ phía nam của Kleine Isar. Cùng với cầu Bosch ở phía bên kia của đảo nó là cổng ra vào viện bảo tàng Đức, cả hai được xây vào năm 1925 bởi August Blössner. Nó nối liền đảo với khu vực Au. Cầu này được đặt theo tên ông Jonathan Zenneck, từ năm 1933 là tổng giám đốc viện bảo tàng Đức.
1
null
Dấu Thánh hay Năm dấu Thánh hoặc dấu Chúa (tiếng Hy Lạp: "στίγμα", "stigma"; số nhiều: "stigmata") là một thuật ngữ được các tín đồ Kitô giáo sử dụng để mô tả những dấu hiệu trên cơ thể, vết loét, hoặc cảm giác đau ở các vị trí tương ứng với những vết thương bị đóng đinh của Giêsu, chẳng hạn như ở lòng bàn tay, cổ tay và bàn chân. Thuật ngữ này bắt nguồn từ dòng cuối trong bức thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ga-la-ti, ông viết: "tôi đang mang trên thân thể mình những dấu [khổ hình] của Jesus".6:17 Stigmata là số nhiều của từ "στίγμα" ("stigma") trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là một vết bớt, hình xăm, dấu thích, hoặc dấu sắt nung để đánh dấu vật nuôi hay nô lệ. Dấu thánh chủ yếu liên quan đến đức tin của Công giáo La Mã. Nhiều người được ghi nhận có mang dấu Thánh đều là tín hữu của các dòng tu Công giáo. Thánh Phanxicô thành Assisi là người đầu tiên mang dấu Thánh trong lịch sử Kitô giáo. Phụ nữ mang dấu Thánh chiếm một tỷ lệ cao (có thể trên 80%) trong tổng số những người mang dấu Thánh. Trong cuốn "Stigmata: A Medieval Phenomenon in a Modern Age" (Dấu Thánh: Một hiện tượng thời trung cổ ở thời hiện đại), Ted Harrison cho rằng không có một cơ chế duy nhất tạo ra những dấu Thánh. Đã có nhiều trường hợp giả mạo dấu Thánh. Mô tả. Các trường hợp được ghi nhận cho thấy dấu thánh có nhiều hình thức khác nhau. Nhiều trường hợp mang một số hoặc tất cả năm vết thương Thánh. Theo Kinh Thánh, Giêsu bị thương lúc bị đóng đinh, gồm: những vết thương ở cổ tay và bàn chân gây ra do bị đinh đóng vào, và vết thương ở một bên hông do bị đâm bằng giáo. Một số người mang dấu Thánh có những vết thương ở trên trán tương tự như vết thương do mão gai gây nên. Dấu Thánh như vết thương do mão gai xuất hiện vào thế kỷ 20, ví dụ như trường hợp của Marie Rose Ferron, đã nhiều lần được ghi nhận bằng hình ảnh. Những hình thức khác cũng được ghi nhận, như nước mắt máu hoặc mồ hôi máu, và những vết thương trên lưng như bị đánh bằng roi. Nhiều dấu thánh bị chảy máu định kỳ, chảy rồi ngưng và tái diễn, vào những thời điểm sau khi rước lễ, và một tỷ lệ lớn những người có dấu Thánh đã bày tỏ mong muốn được rước lễ thường xuyên. Một số tương đối lớn những người này cũng nhịn ăn (inedia), họ sống với lượng thức ăn và nước uống rất ít hoặc nhịn hẳn, nhưng vẫn thọ dụng Thánh Thể, trong một thời gian dài.
1
null
Ngô Bá Cao (20 tháng 1 năm 1924 tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định – 2 tháng 5 năm 2009) là bí thư tỉnh ủy Biên Hòa trong thời gian từ 1957 đến 1959. Cuộc đời. Học vấn, kiến thức. Thuở nhỏ ông được cha cho học Nho học được hơn 10 năm, sau đó ông chuyển tiếp học Quốc ngữ, có trình độ tiểu học, có khả năng làm thơ, phú, nhất là về thơ Đường luật. Hôn nhân. Ông là con thứ trong gia đình có hai chị em. Bố là ông Ngô Quang Sương. Chị là bà Ngô Thị Sa. Ông là con trai độc nhất, song thân mong sớm có cháu nối dõi tông đường nên cho lấy vợ sớm. Lên 16 tuổi ông đã kết hôn với bà Vũ Thị Nhi người cùng quê (Xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông có với bà Vũ Thị Nhi hai con: Ngô Thị Liên (Sinh 1940, nữ, chết trẻ) và Ngô Quang Thanh (Sinh 1942, nam). Khi đi hoạt động cách mạng, ông kết hôn với người vợ thứ hai tên Nguyễn Thị Khánh Phương và có bốn người con (Ngô Quang Chiến (chết trẻ), Ngô Quang Thắng (chết trẻ), Ngô Quang Lâm (Tên khác Nguyễn Văn Tỉnh, sinh 1952, nam), Ngô Thị Hòa Bình (sinh 1954, nữ). Tham gia cách mạng. Lớn lên trong gia đình kinh tế thuần nông, ruộng đất ít tại xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Mẹ ông lại đau bệnh kinh niên kéo dài, nên cuộc sống của ông có nhiều khó khăn. Lên 18 tuổi mẹ ông qua đời trong hoàn cảnh bi đát tưởng chừng không vượt qua nổi, ông phải đi mượn tiền lo tang cho mẹ và ngay sau đó bị chủ nợ có lời xúc xiểm. Là người thanh niên có ý chí và căng đầy sức sống, ông không thể chấp nhận hoàn cảnh thực tại nên đã quyết định từ giã cha, vợ trẻ và con thơ mới 6 tháng tuổi để vào miền Nam tìm đường sinh sống, nhằm tìm cuộc sống mới cho bản thân và gia đình. Ông có mặt ở Tây Ninh vào giữa năm 1943, rồi xin vào làm công nhân hãng đường Hiệp Hòa. Sau đó lại chuyển về Sài Gòn, rồi lên Đà Lạt và sang tỉnh Công-pông-chàm của Campuchia. Đi vào phong trào công nhân ở các nơi, ông nhận ra rằng ở cái xứ thuộc địa này ở đâu cũng bị bóc lột, người lao động là người cùng khổ, muốn giải thoát thì chỉ có một con đường như Lý Tự Trọng đã từng nói: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, ngoài ra không có con đường nào khác". Khi đã ý thức rõ trách nhiệm trước gia đình và xã hội, đã nắm bắt được phong trào của Mặt trận Việt Minh, ông đã có mặt ở tỉnh Biên Hòa vào đầu năm 1945, tham gia tổ chức Quốc gia Tự vệ Cuộc (tiền thân của lực lượng công an ngày nay) và tham gia cướp chính quyền ở Biên Hòa vào mùa thu năm ấy. Năm 1959, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt và đưa ra truy tố tại Tòa án Quân sự đặc biệt theo Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm được tổ chức tại sân banh Biên Hòa (Đường Bùi Văn Hòa) cùng 2 đồng chí khác là Võ Văn Khọn và Nguyễn Văn Dặn sau khi tổ chức trận tấn công vào phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ lần đầu tiên tại Việt Nam tại nhà máy cưa Tân Mai. Tại phiên tòa này, ông đã có phần tự bào chữa gây chấn động báo giới lúc bấy giờ. Ông đã bị Tòa án Quân sự đặc biệt tha bổng về tội sát hại cố vấn Mỹ nhưng khép tội tử hình vì xác định là "Việt Cộng nằm vùng nguy hiểm". Bản án của ông dự định được thi hành bằng máy chém tại Sân banh Biên Hòa nhưng bị hoãn lại nhiều lần do sự đấu tranh can thiệp của Tổ chức nhân quyền thế giới. Sau cuộc đảo chính gia đình Diệm - Nhu, ông được giảm án từ tử hình xuống chung thân và bị đày ra Côn Đảo cho đến ngày được trao trả. Bị bắt và tù đày. Sau khi hoàn tất việc chỉ đạo tổ chức cuộc biểu tình chống bầu cử Quốc hội khóa II của Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, trên đường trở về Biên Hòa, ông đã bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt vào ngày 21 tháng 8 năm 1959 tại nhà bà Hai Nghèng ở ấp Tân Bản, xã Bửu Hòa, huyện Vĩnh Cửu (nay là khu phố 3, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa). Cuộc đấu tranh trong tù với bản án tử hình của ông kéo dài 14 năm 6 tháng, trong đó có 1 năm 5 tháng ở khám Chí Hòa và 13 năm 1 tháng ở địa ngục trần gian Côn Đảo. Ông là một trong những tù nhân chính trị được trao trả tại Lộc Ninh, tỉnh Tây Ninh theo sau Hiệp định Paris 1973. Sau khi được trao trả tù binh, ông được đưa ra Hà Nội và làm việc và thuộc biên chế quản lý của Ban tổ chức Trung ương Đảng. Ông đã được đưa đi đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ tại Quảng Châu - Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) một thời gian trước khi nghỉ hưu. Qua đời. Từ 1987 đến khi mất năm 2009, ông sống tại căn Nhà tình nghĩa do UBND tỉnh Đồng Nai tặng tại số 1688-1690 Đường Nguyễn Ái Quốc (Số cũ: 3 đường Nguyễn Văn Trỗi), khu phố 6, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan hiểm nghèo, ông đã từ trần vào ngày 2 tháng 5 năm 2009 ở tuổi 85. Ông được an táng ở nghĩa trang thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, trong ngôi mộ đôi cùng với vợ mình. Trên mộ của ông, con cháu đã khắc trên đá bài thơ "Hỡi con" theo thể thơ Đường luật ông đã sáng tác (được in trong tập thơ "Tiếng Lòng"- NXB Đồng Nai) và gửi về cho con trai khi đang bị tù đày năm 1964 tại Khám tử tù Côn Đảo. Bài thơ như sau: "Hỡi con Con hỡi buồn chi nỗi vắng cha Lúc ba còn nặng gánh sơn hà Đền ơn Tổ quốc công còn vắn Đáp nghĩa tiền nhân bước chửa xa Dạ sắt gan vàng con gắng luyện Lòng son chí cả nối theo ba Hòa Bình, thống nhất ngày xum họp Con có lo gì nỗi vắng cha" - Ngô Bá Cao. Bài thơ thể hiện nỗi lòng và tư tưởng của một người làm cách mạng chân chính, hy sinh thân mình và lợi ích cá nhân vì sự thống nhất đất nước và sự độc lập của dân tộc Việt Nam từ tay các thế lực ngoại bang.
1
null
Siats là một chi khủng long chân thú. Chi này có một loài duy nhất đã từng thống trị trên bề mặt Trái Đất cách đây khoảng 100 triệu năm. Chi này chỉ có 1 loài, Siats meekerorum. "S. meekerorum" có thể là khủng long chân thú đầu tiên được phát hiện ở Bắc Mỹ và còn là allosauroid trẻ nhất về mặt sinh địa chất được phát hiện từ lục địa này. Ban đầu chi này được phân loại là megaraptora, một ngành của khủng long chân thú lớn với những mối quan hệ gây tranh cãi rất nhiều. Nhóm này có thể là ví dụ của tyrannosauroid, neovenatorid allosauroids, hay khủng long đuôi rỗng cơ sở.Hóa thạch được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Bảo tàng Field ở Chicago, Viện Bảo tàng Bắc Carolina và Đại học bang Bắc Carolina khai quật tại núi Cedar ở bang Utah, Hoa Kỳ. Siats có trọng lượng 4 tấn và dài 9 m.
1
null
John-F.-Kennedy-Brücke là một cầu đường bắt ngang sông Isar ở khu vực Schwabing-Freimann và Bogenhausen tại München, Đức. Cầu John-F.-Kennedy là một phần của Đường vòng giữa (Mittleren Ring). Cầu ban đầu định đặt tên cầu Herzog-Heinrich, nhưng khi Kennedy bị ám sát thì tên ông được chọn. Tên cầu Herzog-Heinrich được đặt cho cầu Isar nằm trên đường vòng Föhringer.
1
null
( ; số nhiều: محافظات ) là cấp hành chính thứ nhất của nhiều quốc gia Ả Rập và là cấp hành chính thứ hai của Ả Rập Xê Út. Có thể dịch từ này là "tỉnh". "Muḥāfaẓah" có gốc từ là "ḥ-f-ẓ", nghĩa là "giữ và bảo vệ". Người đứng đầu Muḥāfaẓah được gọi là "Muḥāfiẓ". Muhafazah ở các nước Ả Rập. Cấp hành chính thứ hai. Ghi chú: Tỉnh của Tunisia được gọi là "wilāyah".
1
null
Wojtek (1942–1963; ) là tên một con gấu nâu Syria đã được nuôi dưỡng bởi những người lính của đại đội pháo binh số 22 Quân đoàn II Ba Lan. Trong trận Monte Cassino, Wojtek đã tham gia vào việc vận chuyển đạn dược. "Wojtek" là một dạng nói giảm của "Wojciech", một cái tên Slav cổ mà ngày nay vẫn còn phổ biến tại Ba Lan, có nghĩa là "người thích chiến tranh" hoặc "chiến binh vui vẻ". Tiểu sử. Năm 1942, một cậu bé người địa phương đã tìm thấy một con gấu nhỏ gần Hamadan, Iran, gấu mẹ đã bị bắn chết. Cậu bé bán nó cho trung úy Anatol Tarnowiecki. Tarnowiecki sau đó tặng con gấu cho Irena (Inka) Bokiewicz, một người tị nạn Ba Lan đang băng qua dãy núi Elbrus để trốn khỏi Liên Xô. Khi con gấu trở nên quá lớn, người phụ nữ liền gửi tặng nó cho quân đội Ba Lan. Khi con gấu chưa đầy 1 tuổi, nó đã gặp vấn đề về khả năng nhai và được cho ăn sữa đặc từ chai vodka rỗng. Sau đó Wojtek được cho nuôi bằng hoa quả, mứt cam, mật ong và siro, và bia, loại đồ uống yêu thích của nó. Nó cũng thích hút và ăn thuốc lá. Wojtek ưa thích đấu vật và được dạy đáp lễ khi được chào. Chú gấu đã khiến cả binh sĩ cũng như người dân thích thú và nhanh chóng trở thành một biểu tượng may mắn không chính thức của tất cả các đơn vị đóng gần đó. Wojtek đã theo đại đội pháo binh số 22 đến Iraq và sau đó là Syria, Palestine và Ai Cập.. Binh nghiệp. Năm 1943, để đưa Wojtek lên tàu vận tải của Anh khi đơn vị vượt biển từ Ai Cập đến Ý tác chiến với sư đoàn 8 của Anh chiến đấu chống Phát xít Ý, quân đội có quy định nghiêm ngặt không cho phép vật nuôi ở khu vực chiến sự. Các chỉ huy đơn vị 22 đã cho phép chú gấu Wojtek nhập ngũ với chức danh binh nhì. Henryk Zacharewicz và Dymitr Szawlugo đảm trách nhiệm vụ chăm sóc chú. Chính thức là một "người lính" của đại đội, Wojtek sống cùng những binh sĩ khác trong lều hoặc trong một thùng gỗ đặc biệt, được vận chuyển bằng xe tải. Theo nhiều ghi chép, Wojtek đã giúp đồng đội của mình vận chuyển đạn dược trong trận Monte Cassino, chưa từng làm rơi bất kì thùng đạn nào. Nhờ công sức trong trận chiến này, Wojtek đã được thăng lên quân hàm hạ sĩ. Để công nhận vai trò của chú gấu này, cấp chỉ huy đã chấp thuận lấy hình vẽ một con gấu đang vác một vỏ đạn pháo làm huy hiệu chính thức cho đại đội pháo binh số 22 (sau này được đổi tên thành đại đội vận tải số 22). Vinh danh. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày 15 tháng 11 năm 1947, Wojtek xuất ngũ và được chuyển đến sống ở Sở thú Edinburgh, Scotland. Các đồng đội cũ thường đến thăm Wojtek và ném cho nó những điếu thuốc lá. Wojtek chết vào tháng 12 năm 1963 ở tuổi 21. Khi chết, nó nặng gần 230 kg và cao hơn 1,8 m. Người ta đã đúc một bức tượng tại vườn thú để tưởng nhớ lính gấu đặc biệt trong Thế chiến II. Câu chuyện về Wojtek đã được tái hiện lại trong một phim hoạt hình của Iain Harvey. Dự án "A Bear Named Wojtek" ("Chú gấu tên Wojtek"), đã nhận được sự hỗ trợ thông tin từ phía Ba Lan, nhưng ông vẫn đang tìm kiếm một đối tác Anh, có thể Channel 4 và BBC cũng như các công ty như Netflix. Dự án của ông Harvey được thực hiện với mong muốn sẽ kịp phát hành vào ngày kỷ niệm 75 năm Chiến thắng của quân Đồng minh tại Châu Âu vào ngày 8 tháng 5 năm 2020.
1
null
Museumsinsel (đảo viện bảo tàng) là một đảo trên sông Isar tại München, nơi tọa lạc viện bảo tàng Đức. Địa lý. Museumsinsel có chiều dài 863 m và chiều rộng 197 m, diện tích tổng cộng là 8,6 mẫu vuông. Đảo này chia sông Isar thành "Große Isar", mà bị biến thành kinh đào, ở phía tay trái và "Kleine Isar", có nhiệm vụ hứng đỡ nước lúc nước dâng cao. Museumsinsel bây giờ thuộc về khu vực Ludwigsvorstadt-Isarvorstadt. Nó được nối liền với các vùng khác nhờ cầu Ludwig, ngoài ra từ phía Tây bởi cầu Bosch. Phía bên kia thì cầu Zenneck dẫn tới khu vực Au-Haidhausen bên cạnh. Về bờ phía Nam thì Museumsinsel có nối với cầu Cornelius, gần đây cũng có lối đi công cộng vào đảo (Người ta có thể đi bộ hay xe đạp dọc theo viện bảo tàng để đi lại từ cầu Cornelius tới cầu Bosch). Phần phía Bắc của cầu Ludwig thuộc về khu vực Altstadt-Lehel có một công viên nhỏ với vòi phun Vater-Rhein. kế tới là có một đập nước dọc theo "Kleine Isar" dẫn tới Wehrsteg, cầu mà nối Museumsinsel với đảo Prater. Lịch sử. Bờ sỏi hình thành từ thời Trung cổ tại sông Isar, nơi có một cầu duy nhất bắc ngang qua sông tại München. Cầu này bây giờ là cầu Ludwig, trước đây bằng gỗ, dẫn Đường Muối qua sông Isar. Vào thời đó bờ sỏi này được dùng làm chỗ đậu phà, chứa gỗ và than được chở từ phà tới đây. Cho nên trước đây đảo này có tên là "Kohleninsel".
1
null
Monocentridae hay cá mãng cầu là một họ cá biển nhỏ và bất thường của bộ Beryciformes. Họ này chỉ có bốn loài trong hai chi, một trong số đó là đơn loài. Cá họ Monocentridae là đối tượng phổ biến của bể thủy sinh công cộng, nhưng cả hai đều đắt tiền và được coi là một thách thức đối với người nuôi cá để nuôi. Từ nguyên. Từ tiếng Hy Lạp cổ "μόνος" (mónos) nghĩa là một, duy nhất, đơn độc và "κέντρον" (kentron) nghĩa là điểm nhọn, đầu nhọn, gai, ngòi; để nói tới gai to duy nhất ở vây bụng. Phân bố. Sinh sống trong vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chủ yếu ở độ sâu 30–300 m. Đặc điểm. Cá nhỏ, chiều dài tiêu chuẩn . Cơ thể thuôn tròn, ép dẹp, có vảy lớn, cứng, nặng và giống như các tấm vảy với các gờ nổi rõ che phủ (trừ cuống đuôi). Vây bụng: 1 tia gai lớn duy nhất có thể khóa thẳng đứng, tia mềm 2-3. Vây lưng: 4-7 tia gai cứng ở vây lưng thứ nhất xen kẽ từ bên này sang bên kia, vây lưng thứ hai 9-12 tia mềm. Vây hậu môn: không tia gai, 10-12 tia mềm. Vây ngực: 13-15 tia, hơi thuôn dài; 8 tia nắp mang. Vây đuôi cắt cụt. Hàm dưới với 2 cơ quan phát lân quang ở hai bên. Ánh sáng được tạo ra từ vi khuẩn phát quang và cơ quan này xuất hiện dưới dạng một đốm màu da cam vào ban ngày hoặc màu xanh lục-lam vào ban đêm; nó được sử dụng để thu hút tôm tép và các động vật phiêu sinh khác vào ban đêm. Chiều dài tối đa khoảng 22 cm. Màu sắc thường là từ vàng đến da cam, với các vảy có viền màu đen đặc trưng. Đôi mắt tương đối lớn; miệng chếch và gần tận cùng. Không rõ cơ chế sinh sản nhưng được cho là không có sự bảo vệ, chăm sóc của cá bố mẹ. Các chi và loài. Danh sách chi và loài lấy theo Fish Base:
1
null
Tỉnh ("Muhafazah") là cấp hành chính địa phương thứ nhất của Liban. Sau đây là danh sách tỉnh và tỉnh lỵ: Mỗi tỉnh lại được phân thành các quận, dưới nữa là các thành phố. Căn cứ đạo luật 522 ngày 16 tháng 7 năm 2003 thì Liban có thêm hai tỉnh nữa, đó là: Tuy nhiên, có nguồn cho rằng hai tỉnh này chỉ nằm trên giấy.
1
null
Mercedes-AMG GmbH, thường được gọi là AMG, là một nhà thiết kế, sản xuất và lắp ráp các loại xe hơi thuộc thương hiệu Mercedes Benz. Mercedes AMG đặt trụ sở tại Affalterbach, Baden-Württemberg, Cộng hòa Liên bang Đức. Trước đây là một nhà sản xuất động cơ độc lập chuyên nghiên cứu và nâng cấp các dòng xe của Mercedes. DaimlerChrysler cho thấy sự quan tâm về việc giành quyền kiểm soát AMG vào năm 1990 và trở thành sở hữu của AMG vào năm 2005. AMG hiện tại là một công ty con được sở hữu hoàn toàn bởi Daimler AG. Các mẫu xe của AMG thường có vẻ bề ngoài mạnh mẽ hơn, một công suất mạnh hơn, lái dễ dàng hơn, độ ổn định cao hơn và sử dụng một cách rộng rãi vật liệu sợi carbon so với những chiếc xe nguyên bản của Mercedes. Các mẫu xe của AMG thường là những mẫu xe đắt nhất và có hiệu suất cao nhất so với chiếc xe cùng dòng của Mercedes. Những chiếc xe của AMG thường có tên mã với 2 chữ số so với 3 chữ số của Mercedes. Lịch sử. AMG được thành lập năm 1967 như một nhà sản xuất động cơ xe đua dưới cái tên là AMG Motorenbau und Entwicklungsgesellschaft mbH (Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và phát triển động cơ AMG) bởi hai cựu kĩ sư của Mercedes tên là Hans Werner Aufrecht và Erhard Melcher ở Burgstall an der Murr, gần Stuttgart. Cái tên "AMG" là viết tắt của Aufrecht, Melcher và Großaspach (nơi sinh của Aufrecht). Vào năm 1976 hầu hết AMG chuyển đến Affalterbach, với bộ phận nghiên cứu động cơ xe đua còn ở lại vị trí cũ ở Burgstal. Lúc này Erhard Melcher không còn là thành viên hội đồng quản trị, nhưng vẫn tiếp tục làm việc như một nhân viên ở Burgstall. Năm 1990, AMG đã trở thành một nhà thầu cao cấp cung cấp việc chỉnh sửa, "độ" lại các mẫu xe của Mercedes. Daimler-Benz AG và AMG đã ký một hợp đồng cho phép AMG sử dụng mạng lưới đại lý rộng khắp của Daimler-Benz và tiến tới phát triển hoàn toàn một mẫu xe (mẫu xe đầu tiên là Mercedes-Benz C36 AMG ra đời năm 1993). Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, DaimlerChrysler thâu tóm đủ 51% cổ phần của AMG và đổi tên công ty thành Mercedes-AMG GmbH đồng thời thoái vốn khỏi bộ phận phát triển động cơ xe đua, bộ phận này tiếp tục tồn đại dưới cái tên HWA. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2005, Aufrecht bán phần cố phiếu còn lại cho DaimlerChrysler, từ đó Mercedes-AMG GmbH trở thành một công ty con và thuộc sở hữu hoàn toàn của DaimlerChrysler. Các dòng sản phẩm. AMG bắt đầu bằng việc thiết kế và thử nghiệm các động cơ. Sau đó mở rộng sang thiết kế và tùy chỉnh các xe nguyên bản của Mercedes
1
null
Cá nành xe Nhật Bản, tên khoa học Monocentris japonicus, là một loài cá của họ Monocentridae, được tìm thấy trong vùng nhiệt đới Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, ở độ sâu từ 2 đến 100m và có thể được tìm thấy trên cả rạn đá và san hô. Nó phát triển chiều dài lên khoảng 17 cm, loài cá này được bọc với vảy lớn và nó có một cơ quan sản xuất ánh sáng ở mặt bên của hàm dưới của nó với mục đích không được biết. Anh sáng từ cơ quan này được sản xuất bởi bacteria. Loài này kiếm ăn vào ban đêm trên động vật xương sống nhỏ.
1
null
Cá quả dứa, tên khoa học Cleidopus gloriamaris, là một loài cá thuộc họ Monocentridae, và là thành viên duy nhất của chi của nó. Nó cũng được biết đến như là cá hiệp sĩ, do vảy giống áo giáp bao phủ cơ thể của nó, và cá đèn mạn trái và mạn phải,vì nó có một cặp cơ quan phát quang sinh học mà gợi nhớ tới đèn hàng hải trên tàu. Tên khoa học từ tiếng Latin "gloria" và "maris", có nghĩa là "vinh quang của biển cả". Phân bố và môi trường sống. Cá quả dứa có nguồn gốc ở vùng biển ven bờ biển Queensland, New South Wales, và Tây Úc. Nó xuất hiện ở độ sâu 6–200 m (20–660 ft) trong rạn san hô và bến cảng. Sinh học và sinh thái học. Do vây nhỏ bé của chúng và áo giáp cứng, cá quả dứa là động vật bơi yếu. Là loài cá đêm, nó có thể được tìm thấy bên trong hang động dưới gờ đá và ban ngày. Tại Fly Point Halifax Park Aquatic Preserve, New South Wales, một nhóm nhỏ cá quả dứa đã được ghi nhận dưới cùng một gờ đá ít nhất 7 năm, và một nhóm khác dưới một gờ đá khác trong 3 năm. Vào ban đêm, loài này ra các bãi các để kiếm ăn, sử dụng cơ quan ánh sáng của nó để chiếu tìm tôm nhỏ. Ánh sáng cũng có thể được sử dụng để giao tiếp với cùng loài. Ánh sáng của cá quả dứa được sản xuất bởi cộng sinh vi khuẩn phụ thuộc Vibrio fischeri trong cơ qua phát quang của nó. "V. fischeri" cũng được tìm thấy sống tự do trong nước biển. Tuy nhiên, hiện tượng phát quang của chúng yếu dần trong vòng một vài giờ sau khi được phát sáng. Loài này đã sống đến 10 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
1
null
Corneliusbrücke là một cầu vòm bắc ngang sông Isar tại München. Vị trí. Corneliusbrücke nối khu vực Isarvorstadt nằm phía tay trái của sông Isar với Au bên phải của Isar. Nó có đường tới Museumsinsel ở cuối đầu phía Nam. Từ vài năm nay có một lối đi công cộng từ cầu tới đảo. Lịch sử. Cầu Cornelius thuộc trong chương trình xây cầu mà hãng Sager & Woerner đề nghị. Cầu bắt đầu xây vào mùa hè 1902, khánh thành vào ngày 6 tháng 10 năm 1903. Tên. Corneliusbrücke được đặt theo tên họa sĩ Peter von Cornelius (1783-1867) cùng với người cháu là nhà soạn nhạc và thi sĩ Peter Cornelius (1824-1874).
1
null
Caroline Bouvier Kennedy (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1957) là một nữ sĩ, luật sư người Mỹ. Bà từng đảm nhận chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản (2013-2017) và hiện đang là Đại sứ Hoa Kỳ tại Australia từ năm 2022. Bà cũng được biết đến là thành viên của Gia tộc Kennedy, và là đứa con còn sống duy nhất của Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ John F. Kennedy và đệ nhất phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy sau khi em trai của bà, John Fitzgerald Kennedy, Jr. đã không may qua đời trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1999. Khi cha của bà trở thành tổng thống Mỹ thì bà chưa đầy bốn tuổi. Sau khi cha bà bị ám sát vào tháng 10 năm 1963, bà cùng với mẹ và em trai định cư tại Upper East Side của Manhattan. Sau khi tốt nghiệp Đại học Radcliffe và làm việc tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York, bà gặp và kết hôn với nhà thiết kế Edwin Schlossberg. Bà tiếp tục nhận được bằng tiến sĩ luật (Juris Doctor) từ Trường Luật Columbia. Hầu hết thời gian hoạt động chuyên nghiệp của Caroline là về luật và chính trị, bao gồm cả cải cách giáo dục và công tác từ thiện. Bà cũng là đồng tác giả của hai cuốn về tự do dân sự cùng với Ellen Alderman. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Caroline Kennedy là người ủng hộ nhiệt liệt ứng cử viên đảng Dân chủ Barack Obama trong cuộc bầu cử sơ bộ, bà đã vận động tranh cử cho cho ông ấy ở các bang Orlando, Indiana và Ohio. Sau khi đắc cử, Obama bổ nhiệm thượng nghị sĩ Hillary Clinton làm ngoại trưởng, Caroline lúc này đã tranh cử vào chiếc ghế thượng viện của tiểu bang New York còn trống do Clinton để lại, nhưng sau đó rút lui vì lý do cá nhân. Giữa năm 2013 bà được tổng thống Obama bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản và giữ chức vụ này cho đến năm 2017.
1
null
Ngựa trắng là thuật ngữ chỉ chung về những con ngựa có sắc lông sáng màu theo quang phổ trắng. Thuật ngữ ngựa trắng có phạm vi chỉ màu sắc sáng ở một mức độ rộng, từ những con ngựa có lông tuyền một màu trắng (trắng tuyền) cho đến nhưng con ngựa lông trắng pha và những con ngựa có sắc trắng xám (ngựa xám). Ngựa trắng còn gọi là ngựa bạch (có ý nói là bạch tạng), bạch mã và cũng thường còn gọi là ngựa kim, ngựa hạc (tùy theo sắc lông cụ thể khi chọn ngựa). Chúng là những con ngựa được sinh ra với bộ lông màu trắng sáng và sắc thái trắng này sẽ đi theo suốt cuộc đời của cá thể đó. Đây là một trong những màu sắc cơ bản của loài ngựa. Ngựa trắng hay Bạch mã là loài vật thường được dân gian gắn với những truyền thuyết, nó còn là hình ảnh của cái đẹp toàn bích, nơi ngự trị của những giá trị tinh thần, ở tột đỉnh của mọi sự thăng hoa, thăng thượng, là hình ảnh tượng trưng cho sự uy nghi, là vật cưỡi của các anh hùng, thánh nhân. Con ngựa trắng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử cổ đại. Con ngựa màu trắng tinh khiết đã được liên kết với phép thuật của các vị vua và các vị anh hùng. Trong văn hóa, nhiều vị vua, hoàng tử, quý tộc, tướng quân thích cưỡi ngựa trắng vì thế có nhiều danh xưng như Bạch mã tướng quân, Bạch mã hoàng tử. Tổng quan. Đặc điểm. Con ngựa trắng khi sinh ra không phải là màu trắng. Một con ngựa trắng thực sự là hiếm, thực sự ngựa trắng là những con ngựa có màu xám nhưng có bộ lông đa phần là màu trắng. Màu trắng cũng thay đổi theo tuổi, thường thấy ở ngựa trung niên, hóa ra xám khi già hơn. Khi nhỏ, ngựa có lông xám có màu đậm hơn, khi lớn có màu sáng hơn, trắng hơn, nhưng vẫn giữ màu đen ở chân lông. Lúc đầu với mái tóc đen sau đó mất dần đổi sang màu trắng, thông thường tóc ngựa chuyển sang màu trắng tinh khiết giữa khoảng 6-8 tuổi. Con ngựa trắng thường được gọi là ngựa màu xám bởi vì màu sắc sẽ biến đổi theo một quá trình lão hóa. Màu da bình thường của con ngựa là màu đen, tóc trắng cho nên nhìn nó giống như là màu xám. Nhiều con ngựa màu xám bị đổi màu da, một số lốm đốm và một số có vệt màu đỏ gọi là "dấu máu" ("blood mark"). Khi con vật có mảng trắng trên nền đen, nền nâu thì màu trắng lấn át nên các loại ngựa ấy được gọi là trắng - xám, trắng hồng chấm trắng, lang trắng có thể không rộng lắm trên cơ thể nhưng cũng thường thấy ở mũi, mí mắt, phần dưới tứ chi, bờm, đuôi. Màu trắng tuyền trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại dưới dạng đồng hợp (WW) mà chỉ tồn tại dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có con ngựa nào trắng hoàn toàn, hoàn hảo vì xen lẫn với các lông trắng, cũng có một ít lông màu khác ở bụng, ở bờm, ở đuôi, ở mang tai càng thấy rõ hơn. Đa số ngựa trắng có mắt đen huyền, nhưng một số con có mắt màu xanh. Khi con vật có mảng trắng trên nền đen, nền nâu thì màu trắng xem ra có vẻ lấn át nên các loại ngựa ấy được gọi là trắng xám, trắng hồng, chấm trắng, lang trắng có thể không rộng lắm trên cơ thể nhưng cũng thường thấy ở mũi, mí mắt, phần dưới tứ chi, bờm, đuôi. Một số con ngựa trắng sinh ra có sắc tố từng phần trên da và lông, nó có thể tồn tại hoặc không khi chúng trưởng thành. Màu trắng, dù là đốm trắng hay sọc trắng hay trắng trội đều được xem chung là những kiểu hình mất sắc tố, và đều do những vùng da này thiếu các tế bào sắc tố. Các kiểu hình mất sắc tố có nhiều nguyên nhân di truyền khác nhau và chúng mới đây được nghiên cứu thường lập bản đồ cho gen EDNRB (thụ thể endothelin loại B) và gen KIT (đột biến trội của một gen). Nhận biết. Để phân biệt hai loại ngựa trắng (ngựa kim) và ngựa bạch đều có màu trắng thì ngựa bạch toàn thân ngựa da có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa trắng hồng, xung quanh viền mắt màu hồng, có màu đồng thau, con ngươi có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận Để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa trắng thường (ngựa kim) khá đơn giản. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt đen do quá sốt nguồn cao ngựa, người ta đã nấu (mổ) cả những con ngựa không phải ngựa bạch. Nhiều người cho rằng cứ ngựa trắng là ngựa bạch nhưng chúng khác nhau. Thậm chí, nếu không nắm được đặc điểm chính thì không thể phân biệt được. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau (đặc biệt là xem vành mắt) trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt đen. Trong văn hóa. Biểu tượng. Với sắc màu trắng, khi phi nước đại bờm ngựa tung lên như những tia nước, đặc biệt là khứu giác nhạy cảm với nguồn nước của nó, ngựa trắng còn được coi là biểu tượng của thần nước. Ngựa chạy nhanh như gió, vì thế vó ngựa thường được ví với thời gian và dòng chảy. Trong văn chương Việt Nam và Trung quốc hay sử dụng thuật ngữ “thời gian như bóng câu qua cửa” bóng câu ở đây chỉ vó ngựa và ví thời gian đi nhanh như vó ngựa hoặc ngược lại. Từ ý nghĩa này mà ngựa trắng còn được gọi là những con tuấn mã của mặt trời. Màu trắng là đối lập của màu đen thì ngựa trắng cũng là đối lập của ngựa đen. Hình ảnh con ngựa chiến màu trắng sáng loáng với những lục lạc ngân vang nơi cổ gây hứng cảm chiến đấu và hứng cảm khoái lạc, đó cũng là sự khởi đầu quá trình thăng tiến của biểu tượng ngựa từ âm ty lên thế giới bên trên. Ngựa ở một số nền văn hóa khác thì liên quan đến sức mạnh và sự chiến thắng và còn là biểu tượng của sự phì nhiêu, từ đặc tính hiếu động và xung lực, sinh lực của nó mà ngựa trắng còn được xem là biểu tượng của sự sung túc dồi dào và no đủ, trường phái phân tâm học Châu Âu cho rằng con thiên mã màu trắng biểu thị cho bản năng đã được kiểm soát, được làm chủ, được thăng hoa theo luân lý mới. Bạch mã hay ngựa trắng hay vốn được coi là thứ ngựa dành cho bậc quý tộc, đế vương. Trong rất nhiều đình, đền, chùa vẫn thờ cặp tượng gỗ gồm bạch mã (ngựa trắng) và xích mã (ngựa đỏ), bức chạm khắc vân mã (ngựa bay trên mây) hoặc mã hầu (khỉ cưỡi ngựa) chẳng hạn như ngựa trắng trong đền Bạch Mã ở Bắc Bộ. Tranh vẽ ngựa cũng xuất hiện khá sớm với các bức địa mã (ngựa ăn cỏ), tòng giá (theo hầu ngựa), tỳ giá (dong ngựa). Trong chuyện nhân gian phú ông kén rễ bắt các chàng trai làm thơ so tài thi phú, sau đây là bài vịnh con ngựa trắng như sau: “"Bạch mã trắng như tuyết. Tứ túc cương như thiết. Tướng công kỵ bạch mã. Bạch mã tẩu như phi"”. Dấu tích. Ngựa trắng có dấu tích từ sớm trong văn hóa, lịch sử. Phiên bản huyền thoại của con ngựa trắng được tìm thấy trong con ngựa bay Pegasus trong thần thoại Hy Lạp và kỳ lân từ sử thi Babylon của Gilgamesh. Một tài liệu tham khảo sớm nhất về con ngựa trắng được tìm thấy trong các tác phẩm của Herodotus, người ta cho rằng con ngựa trắng đã được giàn dựng như con vật linh thiêng trong tòa Achaemenid của Xerxes vua của đế Quốc Ba Tư (trị vì 486-465 TCN). Ông là cháu trai của Cyrus và con trai của Darius. Trong tập tục của một số dân tộc nông nghiệp ở La Mã, có nghi lễ hiến tế ngựa cho vị thần Mars. Trong lễ hiến sinh đầu con ngựa được trang trí bằng những bông lúa mỳ để cảm tạ thần về một mùa màng bội thu. Trong nghi thức còn có tục cắt đuôi ngựa và lấy máu của nó pha với máu của những con bê chưa đẻ để hiến sinh, sau đó phân phát máu đó cho các gia trại nuôi gia súc để cầu cho đàn gia súc phát triển. Tục này cũng giống với hiến sinh máu ở đuôi bò (châu Phi) để biểu trưng cho hồn lúa và khả năng sinh sản được chuyển hóa và tụ lại ở cái đuôi. Ỡ Ai len có tục dân chúng đốt lửa trong ngày lễ thánh Jean và nghênh tiếp một hình nộm ngựa với những tiếng hô vang “Ngựa trắng”. Nhiều tập tục cầu nước vẫn dùng ngựa trắng để hiến sinh: bộ lạc vùng sông Oka có tục dìm ngựa xuống nước để hiến sinh, hoặc một số tộc dân Ấn-Âu cũng vẫn duy trì lễ hiến sinh ngựa. Ở nhiều dân tộc có quan niệm cho rằng ngựa có thể tham dự vào bí mật của nước để làm phì nhiêu đất, làm sinh sôi nảy nở sự sống. Quan niệm này xuất phát từ khả năng đánh hơi kỳ lạ và có thể tìm ra nguồn nước chảy ngầm dưới đất. Hình ảnh con ngựa đập mạnh chân xuống đất làm phọt lên những dòng nước chính là hình tượng thần nước của các dân tộc vùng Tây Âu và Viễn Đông. Truyền thuyết về những suối phun Bayard vẫn còn in đậm dấu ấn của con Thiên mã Pégasus với mạch nước ngầm Hippocrène, mạch nước của khu rừng thiêng, nơi hoạt động của các nữ thần nghệ thuật. Hình ảnh cỗ xe ngựa trắng là hiện thân của thần Apollon hay cỗ xe của các Pharaông bị chìm trong biển đỏ trên bức bích họa ở nhà thờ Thánh Savin; hoặc con ngựa Asha của các thần Ashvins – thần thời gian của văn hóa Ấn Độ; cỗ xe mặt trời trong Rig - veda cũng đều là những hình ảnh mô phỏng sự huy hoàng của chiều đi ánh sáng, Chúa ngự trên con Bạch mã; ngựa trắng là vật cưỡi của Đức Phật trong cuộc ra đi vĩ đại. Các hoàng đế Việt Nam đều chuộng cưởi bạch mã đó là một loại ngựa quý hiếm có sắc lông màu trắng như tuyết, cao lớn ôn hòa, có nghĩa biết mến chủ, biết bảo vệ chủ, không sợ tiếng động, tiếng gào thét, tiếng rống của voi, tiếng hí của ngựa khác, tiếng va chạm binh khí, tiếng súng. Ngôn ngữ. Liên quan đến loài ngựa trắng, có một mệnh đề nổi tiếng của Công Tôn Long là "Bạch mã phi mã" (chữ Hán: 白馬非馬; bính âm: Báimǎ fēi mǎ) có nghĩa là "ngựa trắng không phải là ngựa". Thiên Bạch mã luận sách Công Tôn Long tử viết: “"Ngựa là dùng để chỉ cái hình. Trắng dùng để gọi sắc. Tìm ngựa vàng ngựa đen đều có thể được. Tìm ngựa trắng thì ngựa vàng ngựa đen không thể được. Ngựa vàng ngựa đen đều là một loài ngựa, nhưng chỉ cung ứng việc có ngựa, không thể cung ứng việc có ngực trắng. Thế thì ngựa trắng không phải là ngựa là rõ ràng lắm vậy. Con ngựa nếu không chọn ở màu sắc thì ngựa vàng ngựa đen đều có thể ứng được. Ngựa trắng thì đã chọn xong màu sắc; ngựa vàng ngựa đen đều bị loại bỏ vì khác màu. Cho nên chỉ có ngựa trắng là có thể ứng được mà thôi"” Theo Công Tôn Long, dưới góc độ nghĩa đơn thuần nhất của ngôn từ, “ngựa”, “trắng” và “ngựa trắng” là ba danh hoàn toàn khác nhau, tồn tại độc lập với nhau. Theo lý giải của ông, “ngựa” là chỉ một loại động vật, “trắng” chỉ một loại màu sắc, “ngựa trắng” chỉ một loại động vật cộng với một loại màu sắc. Như vậy ngựa trắng không phải là ngựa. Cách lý giải thứ hai của ông liên quan đến sự khác nhau về ngoại diên của các từ. Đây là việc luận về sự đồng dị (giống và khác) thì mọi dự đồng dị đều không tuyệt đối. Đứng về mặt tự tướng (Hình dáng riêng) thì mọi sự khác nhau. Đứng về cộng tướng thì mọi sự giống nhau (cùng một thể). Như vậy, sự vật vừa giống nhau vừa khác nhau. các mệnh đề triết học mà Công Tôn Long đề ra không ngoài khẳng định sự tuyệt đối của danh. Danh không những tồn tại bất biến, tuyệt đối so với thực mà Danh này còn tuyệt đối với Danh khác. Danh tồn tại không phụ thuộc vào bất kì một vật cụ thể nào. Có thể diễn dãi theo sơ đồ sau: Quy ước: N: ngựa, Nt: ngựa trắng, Nv; ngựa vàng, Nđ: ngựa đen. Diễn đạt: Ngày nay, dựa vào Logic học hình thức, ta có thể thiết lập quan hệ giữa ngựa trắng (Nt) và ngựa (N). Xét về nội hàm: Thuộc tính sắc trắng trong ngựa trắng không phải là thuộc tính chung của ngựa và không phải là thuộc tính của các loài ngựa khác. Cái riêng của ngựa trắng là sắc trắng. Chính sắc trắng là thuộc tính quyết định giúp phân biệt ngựa trắng và ngựa khác đồng thời tách khái niệm ngựa trắng ra khỏi khái niệm ngựa nói chung. Khi nói ngựa trắng tức là chú ý thuộc tính sắc trắng để phân biệt. Ngựa thần thoại. Bạch Mã. Ngựa trắng trong Đền Bạch Mã, tương truyền Vua Lý Thái Tổ nằm mộng thấy từ đền Long Đỗ có một con ngựa trắng đi ra, theo vết chân ngựa, vua cho xây lại và đã thành công nên đặt tên đền nơi đây là đền Bạch Mã. Còn có Đền Bạch Mã xứ Nghệ được xây dựng từ đầu thời Lê, để thờ Phan Đà, trong một lần bị địch phục kích và chém trọng thương ở bến Nguyệt Bổng thì con chiến mã trung thành đã mang ông về căn cứ, ông chết tại đó, lúc ngựa mang ông qua vùng Lai Thành một dòng máu của ông đã chảy xuống và nơi đây mối xây lên thành nấm mồ lớn. Bạch Long Mã. Ngựa Bạch Long (Bạch Long Mã) của Đường Tam Tạng. Đường Tăng đã cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến Tây Thiên thỉnh kinh theo Tây Du Ký. Đường Tăng và các đồ đệ gặp phải một con rồng trắng, con rồng đã ăn thịt con ngựa của Đường Tăng. Sau đó, Bồ Tát đã hóa con rồng thành một chú ngựa trắng giống hệt con bạch mã đã bị ăn thịt và gọi nó là Bạch Long. Theo truyền thuyết, trước khi bị biến thành ngựa trắng do mắc tội làm hỏng ngọc minh châu, ngựa Bạch Long chở Đường Tăng đi thỉnh kinh và sau này cũng tu thành chính quả. Pegasus. Pegasus là con ngựa trắng có cánh của Hy Lạp. Truyền thuyết miêu tả nó là chú ngựa màu trắng, có cánh. Pegasus có cánh như chim đại bàng, lông trắng muốt, là con của thần biển Poseidon và Medusa. Ngay khi vừa ra đời, Pegasus dậm mạnh chân xuống núi Helicon tạo thành giòng suối Hippocrene khơi nguồn cho thi ca. Lớn lên, Pegasus trở thành ngựa bất kham, không ai trị nổi. Sau khi giúp đỡ người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại quái vật Chimera, thần Zeus biến Pegasus thành một chòm sao trên bầu trời. Nó là một trong những sinh vật thần thoại nổi tiếng ở phương Tây và xuất hiện nhiều trong các bức tranh, thơ ca, sách báo và phim ảnh. Sleipnir. Ngựa Sleipnir trong thần thoại Bắc Âu được mô tả là có 8 chân và sở hữu sức mạnh vô song, và có lông màu xám trắng, không thứ gì có thể khiến nó chạy chậm lại. Sleipnir còn có thể tới địa ngục Nifheim do nữ thần Hel cai quản. Hermod từng cưỡi sinh vật này xuống địa ngục để cứu anh trai Balder. Sleipnir được Odin xem là con ngựa vĩ đại nhất của loài ngựa trong thần thoại Bắc Âu, là con của người khổng lồ Loki với ngựa Svaðilfari. Trong một âm mưu chống lại một tên khổng lồ băng, kẻ đòi cưới nữ thần Freya, Loki biến thành một cô ngựa cái để dụ ngựa Svaðilfari (ngựa của tên khổng lồ) và cả hai chạy vào rừng. Khi không thấy con ngựa, tên khổng lồ nổi khùng và chửi mắng các vị thần. Loki gặp vận rủi và chạy không thoát, nên đành mang trong mình đứa con của con ngựa đực và đẻ ra Sleipnir. Kelpie. Thần thoại Bắc Âu có loài Kelpie, thường được gọi là ngựa nước vì sống ở các con sông và hồ thuộc Scotland. Thần thoại của các nước Bắc Âu lại lưu truyền câu chuyện về một con quái vật được coi là ngựa nước, có hình thù giống với hà mã, tên là Kelpie. Kelpie có màu trắng toát, có lông mao, thoạt nhìn giống với bạch mã nên bị nhiều người nhầm tưởng, do đó nó đã đánh lừa được nhiều người, khi cưỡi lên nó sẽ đưa đến vùng nước sâu để ăn thịt, chúng cũng có thể hóa thành mỹ nhân lõa thể để dụ con người. Uchchaihshravas. Ngựa Uchchaihshravas trong Đạo Hindu, trong thần thoại Ấn Độ, Uchchaihshravas là một con ngựa có 7 đầu, trắng như tuyết, biết bay và xuất hiện vào giai đoạn Khuấy Biển Sữa (Churning of the Milk Ocean). Uchchaihshravas được coi là con ngựa tốt nhất, xuất hiện đầu tiên và là vua của các loài ngựa. Theo sử thi Mahabharata, Uchchaihshravas là thú cưỡi của Indra, vua của các vị thần, nhưng cũng có một số ghi chép cho rằng nó là thú cưỡi của vua quỷ Bali. Al-Buraq. Ngựa Al-Buraq theo truyền thuyết của đạo Hồi, Al-Buraq có lông màu trắng, đôi cánh mọc ở thân và đôi khi được mô tả mang khuôn mặt người, có đầu là khuôn mặt của một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, và có đôi tai rất to, có thể nghe được âm thanh từ xa. Al-Buraq là chiến mã, là phương tiện di chuyển của các nhà tiên tri. Cái tên Al-Buraq bắt nguồn từ tiếng Arab trong đó "buraq" có nghĩa là "tia chớp". Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến loài ngựa này được ghi chép trong kinh Quran. Nhà tiên tri Muhammad cùng với thiên thần Jibril (Grabiel) đã cưỡi chúng từ thánh địa Mecca tới Jerusalem, sau đó lên thiên đường chuyện trò với thánh Allah trong "Cuộc du hành ban đêm". Linh vật này rất được sùng bái tại khu vực Tây Nam Á (gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả Rập, các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran). Tứ mã. Tứ mã trong Sách Khải huyền của Thần thoại Cơ Đốc giáo. Chúng là biểu tượng của Sự chinh phục, Chiến tranh, Nạn đói và Cái chết. Bốn con ngựa được nhắc đến trong Sách Khải huyền của Cơ đốc giáo như Phán xét cuối cùng về ngày tận thế. Chúng có màu sắc riêng biệt lần lượt là trắng, đỏ, đen và xanh xám hoặc xanh lá cây ánh vàng. Những con ngựa này trở thành nhân vật trung tâm trong Thuyết Mạt thế trong gần một thiên niên kỷ, đồng thời được biết đến là nhà tiên tri của tự nhiên. Kiền Trắc. Ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) là con ngựa yêu của Đức Phật Siddhartha Gautama. được mô tả "có chiều dài 18 cubit (1 cubit tương đương 45,72 cm) và chiều cao tương xứng và bộ lông trắng, con ngựa này có lông màu trắng, chiều dài 18 thước và chiều cao tương ứng. Chính con ngựa này đã giúp cho hoàng tử đi tu. Kiền Trắc được sinh ra trong nhà của Đề-Bà-Đạt-Đa, ngựa Kiền Trắc thì vẫn hí vang, chạy nhảy nên đã ra sức hành hạ chú ngựa, roi không làm khuất phục nó, Kiền Trắc còn dữ dằn hơn, giơ chân đe dọa những kẻ dám đánh mình. Ông này cuối cùng phải nhốt chú ngựa tội nghiệp vào hầm không cho ăn uống. Thái tử Tất Đạt Đa nghe tin đồn về một chú ngựa bị hành hạ liền tìm đến cầu xin giao cho mình chú ngựa này. Kiền Trắc được đưa về phủ của thái tử và nuôi dưỡng trong tình yêu, sự quý trọng. Hayagriva. Thần ngựa Hayagriva của Tây Tạng được xây dựng nguyên mẫu của một con ngựa trắng (ngựa Tây Tạng). Người Tây Tạng thờ cúng vị thần này vì họ tin rằng, ông luôn dùng tiếng hí vang trời để đe dọa và xua đuổi ma quỷ. Những khi giáng lâm cứu người, Hayagriva cũng hí vang, báo hiệu cho mọi người biết mình giáng lâm, thường xuất hiện với hình người đầu ngựa. Tiếng hí của Hayagriva có khả năng xuyên thủng màn không, đem lại ánh sáng của tự do. Những người nuôi ngựa ở Tây Tạng luôn thờ phụng Hayagriva với lòng tôn kính bởi họ tin rằng, ngài sẽ “độ” cho ngựa nhà mình sinh sôi nảy nở thật nhanh chóng. Linh mã. Ngựa trắng N'Tuki là truyền thuyết về chú ngựa trắng N'Tuki sau khi chết đi hóa thành những ngôi sao (Legend of The Spirited Horse). Một phụ nữ là Fa'Rashi cưỡi một con ngựa trắng có tên N'Tuki, có nghĩa là linh mã. Con ngựa trắng khi chết sẽ được đưa lên các tầng của thiên đường để cho tất cả mọi người nhìn thấy. Fa'Rashi là chăm sóc cho N'Tuki luôn luôn sạch sẽ nhằm giúp chú ngựa này có bộ da trắng tinh cho đến khi nó chết. Khi Fa'Rashi cưỡi N'Tuki trở về sẽ ngay lập tức tắm rửa cho chú ngựa đặc biệt này để bùn đất không làm bẩn bộ lông đẹp tuyệt mỹ của nó. Sau 5 tháng mang thai, N'Tuki đã sinh ra ngựa con có bộ lông trắng giống như mẹ tên là N'Kuki. Nó đã qua đời trong thời gian sinh con. Fa'Rashi đã nhìn thấy linh hồn của N'Tuki bay lên trên không trung Theo lệnh của Chúa trời: "Chăm sóc con của N'Tuki và không được để bất cứ thứ gì tác động đến bộ lông màu trắng của nó. Khi chết đi, nó sẽ được đưa lên thiên đường và tất cả mọi người sẽ nhìn thấy nó". Sau mỗi lần cưỡi N'Kuki là con của N'Tuki, cô lại tắm rửa cho nó sạch sẽ để bộ lông của con vật không bị vấy bẩn. Một lần Fa'Rashi đã cưỡi N'Kuki đi ngắm cô hối thúc N'Kuki chạy nhanh hơn bình thường do không thể nhìn rõ đường đi nên cả hai nhanh chóng bị ngã xuống một cái rãnh, khiến phía bên trái của N'Kuki lấm lem bùn đất. Ba chân của nó cũng bị thương và Fa'Rashi đã bất tỉnh ngay lúc ấy. Sau tai nạn, N'Kuki đã cố đứng dậy và thoát khỏi rãnh bùn. Nó đã phi nước đại để trở về nhà và mỗi sải chân của nó ngày càng yếu đi do những vết thương ngày càng nặng. N'Kuki nhanh chóng lấy một bao chứa các loại thảo mộc chữa bệnh và giữ chặt nó trong hàm răng của mình để mang đến chữa trị cho Fa'Rashi. Nó đã cố mang số thuốc đó trên những chiếc chân ngày càng đau vì bị chấn thương. Khi đến nơi, N'Kuki nằm xuống bên cạnh Fa'Rashi và nhai các loại thảo mộc thành bột nhão. Sau đó, nó đặt số thuốc đó lên trên những vết thương của Fa'Rashi. Sau khi đã bôi thuốc của Fa'Rashi, N'Kuki đã ngất đi.Thức dậy vào buổi sáng hôm sau, sức khỏe của Fa'Rashi đã tốt lên nhưng cô nhanh chóng phát hiện N'Kuki đã chết vì liều mình cứu tính mạng cô. Fa'Rashi đã để tang chú ngựa trắng cả ngày. N'Kuki đã trở thành Mặt trăng nhưng không có vẻ đẹp tinh khiết do N'Kuki đã cứu tính mạng của Fa'Rashi và bị vấy bẩn bộ lông màu trắng. Ngựa nổi tiếng. Đích Lô. Ngựa Đích Lô hay Đích Lư là con ngựa của Lưu Bị, khi Lưu Bị nhìn thấy ngựa cho rằng đây là một con tuấn mã, "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời, nhưng lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", Nó được khắc họa là một con ngựa trắng. Khi Lưu Bị cưỡi ngựa Đích Lô chạy đến bên suối, Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia và cứu mạng ông ta. Khi thấy ngựa của Bàng Thống già yếu quá, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng. Bàng Thống vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Dạ Chiếu Ngọc. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử hay Bạch Long Mã là con ngựa toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử. Bạch Long Mã là con ngựa đẹp đẽ, dũng mãnh, từng giúp Triệu Tử Long lập nên nhiều chiến công hiển hách. Bạch Long mã của Triệu Vân mặc dù không được đánh giá cao bằng những chú ngựa Xích Thố hay Đích Lô nhưng nó lại là con ngựa đẹp và sức mạnh đáng nể. Hình ảnh Triệu Vân gắn liền với ngựa Bạch Long. Ngựa Bạch Long đã giúp Triệu Vân lập nên nhiều chiến công hiển hách như trận Đương Dương Tràng Bản, Triệu Vân đã một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây quân Tào, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này là lý do dẫn đến trận đánh Tăng Đầu thị của quân Lương Sơn Bạc Tuyệt Ảnh. Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo. Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được, tên Tuyệt Ảnh nhằm nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của con ngựa, đó là sự thần tốc. Trong các hình ảnh cổ, nó được phác họa là con ngựa sáng màu. Ngựa Tuyệt Ảnh cũng là một con ngựa trung thành, vì chủ nhân mà sẵn sàng bỏ mạng. Có lần Tào Tháo bị bao vây, may có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài. Ngựa Tuyệt Ảnh đã hy sinh thân mình cứu chủ, nó bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Một chi tiết trong Tam Quốc chí cho biết đây là con ngựa của Đổng Trác do Lữ Bố tuyển chọn để tặng cho Tào Tháo khi Tào Tháo định hành thích Đổng Trác và đổi lại cho con dao Thất Tinh. Ngựa Tây Hạ. Ngựa Bạch Mã của Thái tử Tây Hạ. Thái tử Tây Hạ là Nguyên Hạo đã suýt mất mạng khi đang trên đường trở về nước sau chuyến nghị hòa với nước Thổ Phồn. Một toán quân mai phục bên đường đã bày mưu sát hại Thái tử Tây Hạ. Khi đến gần nơi quân địch mai phục, ngựa Bạch Mã đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó mà tránh được hiểm nguy Ngựa có cựa. Ngựa bạch bốn vó có cựa của vua Lê Long Đĩnh. Đại Việt sử ký Tiền Biên chép: "Năm Đinh Mùi Châu Vị Long (Chiêm Hóa Tỉnh Hà Tuyên) dâng cho Khai Minh Vương một con Bạch Mã bốn vó đều có cựa. Vào thời phong kiến, các bậc vua chúa thường được cúng tiến những con ngựa có phẩm chất tuyệt vời, hoặc cực kỳ quý hiếm đặc biệt là ưa thích ngựa trắng. Ngựa trắng bình thường đã quý như vậy thì ngựa trắng có 4 cựa của vua Lê Long Đĩnh là một con “thần mã”. Sử sách không ghi chép cụ thể. Trong thời Lý, thì ngựa quý phải là thứ ngựa bạch, bốn chân có cựa. Sử cũ cũng cho biết, các triều vua Lý cũng nhận cống vật là ngựa trắng của Chiêm Thành hoặc triều Trần cũng từng nhận ngựa Java, tức Indonesia . Một trong những con ngựa trắng này lại được Vua Lý đặt tên là "Bạch Long Thần Mã" vì có tài biểt được khi nào vua sắp đi thì nó hí lên trước. Bạch Long Câu. Bạch Long Câu là con ngựa của Nguyễn Nhạc được xếp vào Tây Sơn ngũ thần mã. Bạch Long thuộc giống ngựa rừng trên núi Hiển Hách (còn có tên Hảnh Hót) ở miền An Khê, xuất xứ của nó có thể phỏng đoán nó thuộc giống ngựa Phú Yên. Bạch Long đáng được xếp vào hàng “tuấn mã” với lông trắng như tuyết, bờm và đuôi lông dài, mượt như tơ. Với bốn chân cao dỏng, ngựa chạy nhanh và lẹ làng như gió bay, cảnh tượng này nếu nhìn từ phía xa chẳng khác gì một làn mây trắng vút trong gió, nó có phong thái như hổ, chạy nhanh như tên bay. Người dân tộc thiểu số gọi là ngựa nhà trời. Khi Nguyễn Nhạc lên An Khê thuyết phục các tộc người thiểu số theo mình khởi nghĩa, họ ra điều kiện nếu ông bắt được ngựa, thì sẽ đi theo và tận tâm cho nghiệp lớn. Bằng vốn kinh nghiệm từ việc học nuôi ngựa ở thôn Bằng Châu và lui tới nơi rừng sâu buôn trầu với người dân tộc thiểu số, nên Nguyễn Nhạc đã dùng mưu lấy ngựa cái dụ ngựa rừng. Ông lùng mua một số ngựa cái tơ thật đẹp. Sau khi huấn luyện kĩ càng, hễ nghe tiếng hú thì chạy đến, Nguyễn Nhạc thả bầy ngựa này lên núi Hảnh Hót để làm quen với ngựa rừng. Hễ ngựa đồng chạy về thì ngựa rừng cũng chạy theo. Nhưng vừa thấy bóng người bèn quay đầu chạy trở lui. Nguyễn Nhạc bỏ cỏ tươi cho ngựa rồi trở về. Ngựa rừng trở lại ăn cỏ chung với ngựa nhà. Hôm sau Nguyễn Nhạc ở lại vuốt ve bầy ngựa nhà. Ngựa rừng đứng xa trông chừng. Dần dần thấy người cùng ngựa quen thân, ngựa rừng lần lượt nối đuôi lại ăn cỏ nhưng vẫn còn cảnh giác. Dần dà, chúng ăn cỏ chung với ngựa nhà và để Nguyễn Nhạc vuốt ve. Trong số đó con ngựa trắng là cứng đầu nhất nhưng cuối cùng vẫn bị thu phục. Với chiêu bài này, Nguyễn Nhạc thuần hóa ngựa thành công. Kết quả là người dân tộc thiểu số tại vùng An Khê đã tham gia khởi nghĩa. Trong số các chú ngựa được thuần dưỡng, Nguyễn Nhạc chọn con ngựa trắng được mang tên là Bạch Long Câu. Nguyễn Nhạc mang theo con tuấn mã này chinh chiến khắp các mặt trận. Dù ông đã có con Bạch Long Câu phong thái như hổ, chạy nhanh như tên bay từ hồi khởi nghĩa mới nhóm lên, nhưng sau khi lên ngôi, sứ giả nước Anh là Chapman tới yết kiến, ông đặt vấn đề có ngay một con ngựa Ăng Lê. Thái Đức hoàng đế đặc biệt muốn có ngựa ngoại với bất cứ giá nào và ông đã nhờ Chapman chuyển thư cho Toàn quyền Bengale yêu cầu “một con ngựa nâu sẫm với đôi tai nhỏ và đẹp, dựng đứng lên” trong chuyến tàu sớm nhất cập vương quốc của mình qua cảng Thi Nại..Năm 1793, khi chủ nhân qua đời, Bạch Long Câu ban đêm vượt tàu ngựa chạy thẳng một mạch về núi Hảnh Hót. Từ đó rừng núi Hảnh Hót đêm đêm vang tiếng ngựa thần hí lên nhớ người chúa năm nào. Cũng từ độ ấy, dân trong vùng không còn ai dám nuôi ngựa trắng nữa. Ngân Câu. Ngân Câu thần mã của Nữ tướng Bùi Thị Xuân, bà sở hữu thần mã Ngân Câu (tên tục là Kim) là giống ngựa Huyết hãn mã. Ngựa lông toàn sắc trắng, vóc to, sức mạnh phi thường, có khả năng đặc biệt là đi trong đêm tối. Dù trên đường đi có hầm hố, trở ngại, ngựa vẫn phi nước đại như ban ngày trên đường trường. Tương truyền dưới chân ngựa có mắt sáng nhìn xuyên thấu màn đêm. Nhờ biệt tài độc nhất vô nhị này mà Ngân Câu đã phi nhanh trong trận phục kích Rạch Gầm, làm cho tướng Xiêm là Lục Côn không kịp trở tay. Trong trận Đâu Mâu cũng nhờ con Ngân Câu mà Bùi Thị Xuân đã cứu mạng vua Bửu Hưng. Sau này, Bùi Thị Xuân ở Diễn Châu nghe tin dữ, giục Ngân Câu vượt đường dài trạm chán quân đang áp giải Quang Diệu và Văn Dũng. Lao vào vòng vây, bà cứu được chồng, hai người chung ngựa chạy về Thanh Hóa. Nhưng đến sông Thành Chương thì Ngân Câu bị thương và chết. An Tường Ký. Ngựa An Tường Ký của vua Minh Mạng, trong tàu ngựa của vua Minh Mạng có một bầy những con ngựa quý với những cái tên như Phúc Thông, Cát Thông, An Tường Ký, Thần Lương, Phúc Lưu, Cát Lưu, Thiên Mã. Trong số đó, Vua Minh Mạng đã nhận xét về con An Tường Ký làm khi cưỡi cảm thấy an toàn: “Đô thống Phạm Văn Diễn có dâng con ngựa trắng, dù không là giống ngựa tuyệt trần chạy bay như mây, nhưng trẫm cưỡi thấy được yên ổn nên goi nó là An Tường Ký" nhưng Chiến mã, thần mã chỉ để trong cung cũng thành vô dụng .
1
null
Ngựa bạch hay ngựa bạch tạng hay ngựa trắng trội (Dominant White – ký hiệu D) là thuật ngữ chỉ về những cá thể ngựa có bộ lông màu trắng tuyền xuất hiện do tương tác của các gen lặn (alen lặn) thông qua hiện tượng đột biến. Những đột biến này có thể là ngẫu nhiên và xuất dịchhiện ở các cá thể ngựa mang tính chất vãng lai nhưng cũng có thể được chọn lọc, giữ lại nhân giống để trở thành một giống ngựa, chẳng hạn như giống ngựa bạch Việt Nam, ngựa bạch Mỹ, ngựa bạch Pháp, ngựa Camarillo. Nhìn chung, chúng là những cá thể ngựa thuộc thể loại ngựa trắng nhưng có lông màu trắng tuyền hoặc trắng ánh kim hay hồng nhuận, màu trắng tuyền là trội so với các màu tuyền khác. Những cá thể ngựa bạch tương đối quý hiếm do tỷ lệ xuất hiện thấp, những con ngựa màu trắng tuyền và hồng nhuận này được ưa chuộng để làm kiểng, kéo xe kiểng, một số nơi như ở Việt Nam, chúng được chọn giống và nhân nuôi ngựa để lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa trắng bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn. Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc. Tổng quan. Đặc điểm. Ngựa bạch cũng có ba loại bạch hồng, bạch kim và bạch nhạn. Ngựa Bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu như toàn thân mầu trắng, các lỗ tự nhiên mầu hồng, đặc biệt một số cá thể vào 12 giờ trưa thì có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút. Một con ngựa bạch tốt và chuẩn là con ngựa đó cần có mắt thau đồng, móng trắng, môi trắng hồng, không có đốm đen, buổi tối soi trước bóng đèn thì thấy hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa, bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc Thực chất ngựa bạch là ngựa bị bạch tạng, ngựa bạch tạng khi phối với ngựa bạch tạng thường gặp trường hợp thai bị chết lưu, đẻ non rất cao. Một số quan niệm cho rằng có thể dùng đèn chuyên dụng để soi vào mắt ngựa đúng giờ Tuất đồng tử đang từ tròn biến thành hình chữ nhật thì kiểm chứng tin đồn, đồng thời khó có thể chứng minh cao ngựa bạch tốt hơn hẳn cao ngựa thường bởi nó cũng là ngựa, chỉ khác là ngựa bị rối loạn gien điều khiển sắc tố nên mới có màu lông, ngoại hình đặc biệt. Buổi trưa ngựa bị quáng gà chẳng nhìn thấy lối đi nhưng thực tế không chỉ nhìn đường, chúng còn phân biệt rõ khóm cỏ nào non, khóm nào già để vục mõm vào. Ngộ nhận thứ hai là chẳng có chuyện ngựa bạch phối với ngựa bạch sinh ra con bị chết non mà chúng vẫn lớn. Do xuất hiện từ bạch tạng nên tập tính của ngựa bạch chậm hơn ngựa thường nên mới nhìn tưởng chúng yếu sức nhưng thực ra không phải vì chúng đi lì hơn, tập tính cũng hiền hơn nên cũng ít xảy ra ẩu đả kể cả mùa động dục, chúng thường thuần tính và hiền lành. Ở một số nơi, ngựa bạch tuy quý hiếm nhưng cũng rất dễ ăn, chúng ăn tất cả những thứ cây cỏ mà ngựa thường có thể ăn được, thậm chí ăn được cây chuối như lợn, chuối băm trộn lẫn cám. Ngựa bạch trông tưởng yếu ớt, chậm chạm nhưng thực ra rất dẻo dai, ít khi bị dịch bệnh, mùa mưa ăn cỏ, mùa khô thiếu thức ăn chúng ngốn cả thân ngô hay vỏ đậu xanh mà vẫn chẳng nề hà, chẳng bị bệnh tật. Tập tính sinh sản của ngựa bạch không lung tung như trâu, bò, có ghi nhận cho rằng chúng không bao giờ phối giống với những con cùng huyết thống, kể cả sau khi bán xa vài năm nó cũng nhận được mặt, mùi của những con cùng chung máu mủ này. Có ngộ nhận về ngựa bạch như buổi trưa ngựa bị quáng gà chẳng nhìn thấy lối đi nhưng thực tế không chỉ nhìn đường, chúng còn phân biệt rõ khóm cỏ nào non, khóm nào già để vục mõm vào ăn và không thể có việc ngựa bạch phối với ngựa bạch sinh ra con bị chết non (chết yểu). Phân biệt. Để phân biệt hai loại ngựa trắng (ngựa kim) và ngựa bạch đều có màu trắng thì ngựa bạch toàn thân ngựa da có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa trắng hồng, xung quanh viền mắt màu hồng, có màu đồng thau, con ngươi có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận hay hồng đỏ Để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa trắng thường (ngựa kim) khá đơn giản. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt đen. Điểm cốt yếu để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa thường đó là đôi mắt và móng ngựa. Đôi mắt ngựa bạch thuần chủng trông như hòn bi ve, móng ngựa bạch cũng phủ một màu trắng và toàn thân không có một chấm đen Vào giờ chính Tuất (20 giờ) dùng đèn chuyên dụng soi vào đồng tử ngựa bạch phải chuyển từ hình tròn sang hình dạng chữ nhật nằm ngang mới chính là ngựa bạch. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau (đặc biệt là xem vành mắt) trong khi trắng thường thì vành mắt đen. Ngựa thuần chủng có thể nhìn bằng mắt bởi những bộ phận trên ngựa bạch phải có màu hồng gồm mõm, mắt, móng, bộ phận sinh dục. Toàn thân có màu trắng, mắt hồng và trong như viên bi ve, nếu đang đi ngoài đường vào chính Ngọ (12 giờ) nó sẽ khựng lại một lúc. Ngựa bạch là giống ngựa với bộ lông trắng muốt, có thể dễ nhận biết giữa ngựa bạch thuần chủng và ngựa lai. Để nhận biết ngựa bạch thuần chủng và ngựa trắng (ngựa kim) thông thường thì phải hội tụ đầy đủ các yếu tố có 6 điểm chính như: Mắt có màu trắng mây hay còn gọi là mắt mốc, chung quanh có một vòng màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt bị lòa, thậm chí trong đêm, mắt bắt ánh sáng đèn đỏ như đốm lửa. Các lỗ tự nhiên (lỗ ở bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà, màu cước ánh bạc hoặc thì 9 lỗ trên người đều có màu trắng, hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt có màu đen. Chỉ thiếu một trong những đặc điểm trên thì đã bị loại khỏi ngựa bạch thuần chủng, lúc ấy chỉ còn được gọi là ngựa kim, tức là ngựa trắng. Trong chăn nuôi, nhiều ngựa con sinh ra mang màu lông trắng là do bị bạch tạng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Việc phân biệt được giống ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Từ đó, giúp người chăn nuôi ngựa có thể loại bỏ ngựa bạch tạng ra khỏi đàn ngựa giống để tránh sinh ra ngựa con bị chết. Do đó nghiên cứu các gen MC1R, ASIP, EDNRB của ngựa là cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu gen quy định màu sắc lông ngựa và phân biệt, chọn lọc đúng giống ngựa bạch không bị nhầm với ngựa bị bạch tạng. Trong quá trình nhân giống đàn ngựa bạch thường dễ bị nhầm lẫn giữa các cá thể ngựa bạch và những cá thể ngựa bị bạch tạng cũng có màu lông trắng, mà những cá thể ngựa bạch tạng thường sinh ra ngựa con bị chết. Có ba loại khác biệt là ngựa bạch, ngựa màu, ngựa hồng bạch, trong đó, ngựa hồng bạch có nước da hồng, lông màu trắng có giá trị nhất, cả trong công việc lẫn trong mua bán. Ngựa bạch hồng phải mua từ nước ngoài, cứ 3 tuổi được gọi là trưởng thành. Người ta mua ngựa về xẻ thịt ăn rồi lấy xương để nấu cao. Cao ngựa bạch hồng có giá trị trong việc chữa nhiều căn bệnh về phong khớp nên được thị trường khắp nơi ưa chuộng. Còn ngựa trắng thì có giá trị thấp hơn, ngựa màu (lông đen, đỏ) thì còn thấp hơn cả ngựa trắng. Một số nơi, do quá sốt nguồn cao ngựa, người ta đã nấu (mổ) cả những con ngựa không phải ngựa bạch. Nhiều người cho rằng cứ ngựa trắng là ngựa bạch nhưng đó là hai loài khác nhau. Thậm chí, nếu không nắm được đặc điểm chính thì không thể phân biệt được. Di truyền. Đột biến. Ngựa bạch xuất hiện là do sự đột biến của nguồn gen, do đột biến kiểu gen EDNRB quy định màu lông trắng giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng được ghi nhận ở khu vực miền núi. Đây chính là sự kết hợp của hai nguồn gen bệnh vốn có của loài ngựa để ra loại hình ngựa bạch, ngựa bạch là con ngựa bệnh tương tự như con người bị bệnh bạch tạng. Tỷ lệ ngựa bạch so với các thứ ngựa khác chỉ chiếm 1/100, khoảng 100 cá thể ngựa đực cái thì mới sinh ra một con ngựa bạch. Trong thực tế các con ngựa bạch đều không khỏe và rất hay chết yểu, trong một quần thể ngựa bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít hơn các loại ngựa màu sắc khác. Đột biến gây bạch tạng (albinos), ngựa bạch tạng có màu trắng tuyền nhưng ở bẹn, ở bụng thường phơn phớt hồng và con mắt, mi mắt thường đỏ, con vật có vẻ không chịu ánh sáng gắt. Một kểu gen khác (Cream gen) cũng thể hiện màu sắc khá giống với đặc điểm ngựa bạch, chỉ khác là ngựa có màu mắt xanh và màu lông da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (Pale Golden), màu này rất dễ nhầm lẫn với ngựa bạch. Trong một quần thể ngựa bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít hơn các loại ngựa màu sắc khác. Ở một số vùng núi hẻo lánh, nơi có đường sá giao thông không thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu trắng có thể cao hơn, đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc. Ở một số vùng núi hẻo lánh, nơi có đường sá giao thông không thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu trắng có thể cao hơn, đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần thể ít được chọn lọc theo kiểu tạp giao. Tại Việt Nam, phương thức chăn nuôi thả rông ở các tỉnh miền núi mang tính phổ biến, còn ở các tỉnh trung du chăn dắt là phổ biến. Do việc phối giống tự nhiên là hoàn toàn ngẫu nhiên và không có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến mức độ cận huyết cao. Riêng ngựa cái bạch là được theo dõi và phối giống có chọn lọc với những đực bạch giống tốt, nhưng chỉ ở các Trung tâm nghiên cứu, việc quản lý đực giống và ghép đôi giao phối được kiểm soát chặt chẽ mới khống chế được yếu tố cận huyết. Màu sắc. Ngựa bạch trắng tuyền hoặc trắng ánh kim, màu trắng tuyền (WW) là trội so với các màu tuyền khác, tổ hợp gen Ww thể hiện kiểu hình giống với ngựa bạch. Màu trắng trội, như tên của nó là màu sắc trội về mặt di truyền. Ít nhất hoặc bố hoặc mẹ phải là trắng trội và không bỏ qua các thế hệ vì nó không phải là tính lặn. Tuy nhiên, những biến dị hay đột biến mới tạo ra màu trắng trội cũng thỉnh thoảng xảy ra. Giống ngựa bạch đã được thí nghiệm và thu được được kết quả chứng minh màu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 của Mendel. Các kiểu hình mất sắc tố có nhiều nguyên nhân di truyền khác nhau và chúng mới đây được nghiên cứu thường lập bản đồ cho gen EDNRB (thụ thể endothelin loại B) và gen KIT (đột biến trội của một gen). Màu sắc (trắng) của ngựa tuân theo định luật 2 về phân ly của Mendel: chọn ngựa theo màu trắng thì hai công thức là có lợi. Công thức cho một tỷ lệ trắng bạch trên 50%. Quy định màu trắng là gen trội W. Nếu ngựa đực bạch lai với ngựa cái bạch sẽ cho ra đời con 50% màu trắng (Ww), 25% ngựa màu (ww), 25% (WW) sẽ chết thai. Màu trắng tuyền (WW) trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại dưới dạng đồng hợp (WW) mà chỉ tồn tại dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có thể kiểm tra hiện tượng này vì không có con ngựa nào trắng hoàn toàn, hoàn hảo vì xen lẫn với các lông trắng, bao giờ cũng có một ít lông màu khác ở bụng, ở bờm, ở đuôi, ở mang tai càng thấy rõ hơn. Vì vậy khi con vật có mảng trắng trên nền đen, nền nâu thì màu trắng lấn át nên các loại ngựa ấy được gọi là trắng - xám, trắng hồng chấm trắng, lang trắng có thể không rộng lắm trên cơ thể nhưng cũng thường thấy ở mũi, mí mắt, phần dưới tứ chi, bờm, đuôi. Alen KIT. Con vật trắng trội là rất hiếm nhưng cũng xuất hiện ở nhiều giống. Vấn đề này đã được nghiên cứu ở các giống Ngựa Thuần Chủng, ngựa Ả rập, ngựa bạch Mỹ và ngựa bạch Camarillo. Có 11 biến thể của trắng trội được biết đến, mỗi biến thể lại ứng với một con thủy tổ trắng ngẫu nhiên và một đột biến trên gen KIT. Không có con ngựa nào được xác nhận là trắng trội đồng hợp tử và các nhà khoa học cho rằng ít nhất một số dạng trắng trội tạo nên phôi không thể sống trong trạng thái đồng hợp tử. Có 11 biến thể của trắng trội được biết đến, mỗi biến thể lại ứng với một con thủy tổ trắng ngẫu nhiên và một đột biến trên gen KIT. Không có con ngựa nào được xác nhận là trắng trội đồng hợp tử và các nhà khoa học cho rằng ít nhất một số dạng trắng trội tạo nên phôi không thể sống trong trạng thái đồng hợp tử. Trong khi đột biến đồng hợp tử ở chuột thường liên quan đến bệnh thiếu máu và vô sinh, thì ở ngựa bạch lại không thấy tác động như vậy. Ngựa bạch xuất hiện là do sự đột biến của nguồn gen. Đây chính là sự kết hợp của hai nguồn gen bệnh vốn có của loài ngựa để ra loại hình ngựa bạch. Nghĩa là ngựa bạch là con ngựa bệnh tương tự như con người bị bệnh bạch tạng. Tỷ lệ ngựa bạch so với các thứ ngựa khác chỉ chiếm 1/100, nghĩa là khoảng 100 cá thể ngựa đực cái thì mới sinh ra một con ngựa bạch. Trong thực tế các con ngựa bạch đều không khỏe và rất hay chết yểu. Thực tế, số lượng alen của gen KIT của ngựa được mô tả đến mức độ phân tử là nhiều hơn bất kỳ các gen nào khác ở các loài vật nuôi khác. Qua các kết quả trên cho thấy sử dụng các kỹ thuật di truyền phân tử như giải trình tự gen, PCR-RFLP đã xác định được các kiểu gen quy định các màu sắc lông khác nhau ở ngựa. Đặc biệt, từ kết quả nghiên cứu có thể phân biệt được giống ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Từ đó, giúp người chăn nuôi ngựa có thể loại bỏ ngựa bạch tạng ra khỏi đàn ngựa giống để tránh sinh ra ngựa con bị chết. Do đó nghiên cứu gen EDNRB của ngựa là cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu gen quy định màu sắc lông ngựa và phân biệt, chọn lọc đúng giống ngựa bạch không bị nhầm với ngựa bị bạch tạng. Dị hợp tử. Gen màu trắng ở ngựa không những là gen dị hợp (trong đó W là trội) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại (epitatique) mà còn chịu ảnh hưởng của hai đột biến không có lợi. Đột biến gây chết hay nửa gây chết (lethal, semi-lethal) nên con trắng có thể gây chết khi còn là bào thai. Ngựa bạch tạng thường không có khả năng sinh sản, ngựa con màu trắng sinh ra thường bị chết (hội chứng OLWS). Đột biến hai nucleotid (TC353-354AG) trong gen Endothelin-B receptor (EDNRB) liên quan với hội chứng chết của ngựa con màu trắng (OLWS-overo lethal white symdrom). Đột biến dẫn đến thay đổi amino acid từ Isoleusine sang Lysine của G- protein couple receptor. Hội chứng ngựa con chết được phát hiện là do đột biến đồng hợp tử, do bố mẹ mang kiểu gen dị hợp tử. Trên đàn ngựa 945 con màu trắng cho thấy tất cả ngựa con có hội chứng OLWS là dạng đồng hợp tử của đột biến endothelin-B receptor Ile118Lys và không tìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu gen đồng hợp tử này. Màu lông trắng được liên kết chặt chẽ với kiểu gen EDNRB. Kiểm tra AND (kiểu gen EDNRB) là cách duy nhất để xác định chắc chắn liệu các con ngựa màu trắng có thể sinh ra ngựa con bị mắc hội chứng OLWS hay không. Có 4 đột biến độc lập trong gen KIT ở ngựa chịu trách nhiệm về kiểu hình màu lông trắng trội trong nhiều giống ngựa. Trong 7 họ ngựa nghiên cứu, chỉ duy nhất một họ ngựa trắng có mang các đột biến trong kiểu gen. Những đột biến được phát hiện mới đây gồm hai đột biến dịch khung, hai đột biến nhầm nghĩa và ba đột biến về vị trí ghép cặp (c.338-1G>C; c.2222-1G>A; c.2684+1G>A). Sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP từ cặp mồi ps2/hex1 cho thấy sản phẩm PCR là 155 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn BfaI cho thấy ngựa trắng mang alen chết có hai băng 136 bp và 19 bp, nhưng ngựa bình thường sản phẩm PCR không bị cắt. Nhân sản phẩm PCR từ cặp mồi ps4/ps5 sản phẩm PCR là 90 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn Sau 3AI cho thấy ngựa mang alen chết không bị cắt, nhưng ở ngựa bình thường sản phẩm PCR được cắt thành hai băng 70 bp và 20 bp. Trên đàn ngựa 945 con màu trắng cho thấy: tất cả ngựa con có hội chứng OLWS là dạng đồng hợp tử của đột biến endothelin-B receptor Ile118Lys và không tìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu gen đồng hợp tử này. Trong khi đột biến đồng hợp tử ở chuột thường liên quan đến bệnh thiếu máu và vô sinh, thì ở ngựa bạch lại không thấy tác động như vậy. Ngựa bạch xuất hiện là do sự đột biến của nguồn gen. Đây chính là sự kết hợp của hai nguồn gen bệnh vốn có của loài ngựa để ra loại hình ngựa bạch. Nghĩa là ngựa bạch là con ngựa bệnh tương tự như con người bị bệnh bạch tạng. Tỷ lệ ngựa bạch so với các thứ ngựa khác chỉ chiếm 1/100, nghĩa là khoảng 100 cá thể ngựa đực cái thì mới sinh ra một con ngựa bạch. Trong thực tế các con ngựa bạch đều không khỏe và rất hay chết yểu. Lai tạo. Có một số phương pháp tạo ra ngựa trắng hay ngựa bạch. Sử dụng ngựa bạch mẹ phối với ngựa bạch bố sinh ra ngựa bạch con. Có cách khác là chọn những con ngựa cái hởi (màu vàng vàng), ngựa cái kim (màu đen trắng) cho lai ở vòng sơ khảo, những con chọn được rồi ban đêm chủ nhân ra chuồng ngựa cầm đèn pin soi vào mắt ngựa, thấy mắt đỏ lừ như hòn than đang cháy mới giữ lại còn không phải đem loại. Những con ngựa hởi, ngựa kim có đặc điểm mắt đỏ ấy phối với ngựa bạch đực sẽ sinh ra ngựa bạch ngoài ra có thể cho ngựa bạch mẹ đem phối với ngựa đực thường cũng sinh ra ngựa bạch. Sử dụng. Cũng ở Việt Nam, ngựa bạch thường được sử dụng để bán lấy thịt và nấu cao và do ngựa bạch thường có bộ lông đẹp nên đã có dịch vụ các cô dâu, chú rể thuê ngựa bạch cưỡi hoặc 2 ngựa bạch kéo xe hoa để chụp ảnh cưới. Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, giá của một con ngựa bạch giống bình thường cao. Trước đây giá trị một con ngựa bạch chỉ ngang ngựa thường vì người ta không biết nấu cao cũng chẳng dám ăn thịt chúng mà chỉ sử dụng để thồ hàng. Giờ cao ngựa bạch được ưa, người dân mới gây thêm giống cho đàn ngựa bạch trở nên đông đúc. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao. Ngựa nấu cao phải từ 7-8 năm xương cốt phát triển mới lợi cao (được nhiều cao), cao mới tốt, đặc biệt là những con ngựa đực trên mười tuổi. Chúng có thể hình to cao, tích tụ đầy đủ những vi chất tinh túy trong từng tế bào. Trước đây ở Việt Nam do nhiều người săn lùng ngựa bạch để nấu cao nên số lượng ngựa bạch đã giảm sút Trước đây giá trị một con ngựa bạch chỉ ngang ngựa thường vì người ta không biết nấu cao cũng chẳng dám ăn thịt chúng mà chỉ sử dụng để thồ hàng. Giờ cao ngựa bạch được ưa, người dân mới gây thêm giống cho đàn ngựa bạch trở nên đông đúc. Nhiều lời đồn thổi đã đẩy cao ngựa bạch lên thành một thần dược có thể trị được bách bệnh, cao ngựa bạch thích hợp với cả người lớn, trẻ nhỏ, đặc biệt là chữa các bệnh từ như suy nhược cơ thể, phổi, đến yếu sinh lý và cả ung thư. Trên một số tờ báo điện tử, website thông tin đang dùng chiêu tung hỏa mù để đẩy giá cao ngựa bạch trên mạng Internet. Người ta liệt kê tác dụng thần kỳ để chữa các loại bệnh hiếm gặp của cao ngựa bạch như tăng trưởng xương, chống còi xương, phục hồi thoái hóa khớp, chống suy nhược cơ thể đến chống hen, chữa bệnh phổi, suy tim đến cả yếu sinh lý, hỗ trợ chống bệnh ung thư. Nhiều người mua ngựa trắng, giá chỉ bằng cỡ 1/3 ngựa bạch về nấu cao nhưng không nên dùng loại cao ngựa tạp nham Cách phân biệt cao ngựa bạch thật giả qua nhận biết màu cánh gián (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở), mặt hơi mịn, hơi bóng, cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Cao giả là miếng cao trong suốt thì thành phần chủ yếu là sáp ong còn loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nghiền bã xương đã nấu trộn vào. Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cao xương ngựa không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và không có hạn sử dụng. Bản chất của cao xương ngựa chỉ là một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên thời gian gần đây, cũng có người đi nuôi và mua ngựa bạch để lấy cao. Ở Việt Nam, ngựa bạch được coi là ngựa thuốc quý hiếm để nấu cao ngựa bạch. Chăn nuôi. Ở Trung Quốc, ngựa Bạch được tuyển chọn nuôi thành các trang trại gia đình, chọn lọc nhân thuần, khai thác tinh bảo tồn ngựa bạch nhạn. Ngựa bạch là loài thuộc dạng quý hiếm. Ở Việt Nam, giống ngựa bạch tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở 3 tỉnh Đông Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. Có 70-80% ngựa tại đây sinh sản tự nhiên. Viện chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp điều tra từng công bố số lượng ngựa bạch Việt Nam còn 300 con trong khi Hội Chăn nuôi Việt Nam thì cho rằng còn khoảng 500 con ngựa bạch. Trại ngựa trắng Bá Vân là nơi nuôi dưỡng hơn 100 con ngựa bạch thuần chủng đạt tiêu chuẩn được nghiên cứu chăm sóc đặc biệt và nhân giống bảo tồn nguồn gen ngựa quý của Việt Nam, việc chăm sóc giống ngựa bạch Việt Nam không quá cầu kỳ, chỉ tốn nhiều thời gian, hàng ngày ngựa ăn cỏ lúc 10h và 17h, đến 14h ăn cám, vào mùa đông lạnh thì hạn chế tắm và thả rông. Ngựa nuôi 10 tháng là trưởng thành, nuôi thêm 1 năm có thể sinh sản, do đặc thù ngựa bạch Việt Nam nhỏ nên trang trại đã nuôi thêm ngựa Tây Tạng để cải tạo nhân giống. Ngựa bạch ở Việt Nam có xuất xứ là ngựa Cao Bằng. Giống ngựa Cao Bằng được nuôi nhiều nhất ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng. Ngựa bạch Cao Bằng nhỏ, con trưởng thành chỉ nặng khoảng 150–180 kg, nuôi ngựa bạch Cao Bằng vừa dễ ở chỗ ngựa bạch ăn được tất cả các loại cỏ, bệnh tật rất ít, thường chỉ mắc các bệnh thông thường như đầy hơi, chướng bụng, hoàn toàn dễ chữa khỏi. Tuy nhiên chúng thích nghi với thời tiết mùa hè kém hơn nhiều so với trâu, bò, ngựa bạch là giống không chịu được trời quá nóng. Việt Nam hiện đã xuất hiện giống ngựa bạch Tây Tạng của Trung Quốc, hay cả loài ngựa bạch rất to lớn của Mông Cổ (ngựa Mông Cổ. Người ta cũng lai giống ngựa bạch Việt Nam với giống ngựa bạch Tây Tạng, ngựa Tây Tạng con trưởng thành có thể nặng đến 350 kg, gấp đôi ngựa bạch Cao Bằng của Việt Nam. Ngựa bạch Tây Tạng có giá cả trăm triệu đồng một con. Với những con ngựa bạch trưởng thành nặng trên 300 kg,vào thời điểm năm 2013 có giá khoảng 200 triệu/con. Do quen sống ở xứ lạnh như vùng cao nguyên Tây Tạng nên giống ngựa bạch này về Việt Nam gặp thời tiết nóng của mùa hè là rất dễ chết. Thuần hóa ngựa bạch Tây Tạng là điều rất khó khăn. Một con ngựa Tây Tạng trưởng thành có thể nấu được 7 kg cao trong khi ngựa bạch Cao Bằng chỉ nấu được 3,5 kg. So với giống ngựa thông thường, ngựa bạch được người mua ưa chuộng hơn, đặc biệt trong vài năm trở lại đây, giống ngựa bạch chiếm số lượng nhiều hơn hẳn trong tổng đàn. nhiều người chọn mua ngựa bạch phần vì ngựa bạch đẹp mã hơn. Tại xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang giá ngựa Bạch được bán theo nhu cầu thị trường. Tức là khi ngựa bạch ở mức bình thường thì dao động từ 50 – 60 triệu đồng/con đực, 30 – 40 triệu đồng/con cái. Nhưng khi ngựa bạch đã khan hiếm thì giá trị đưa ra là vô cùng, có thể lên tới 80 triệu đồng/con không kể là cái hay đực. Xã Hữu Kiên thuộc Chi Lăng, Lạng Sơn là địa phương sở hữu nhiều ngựa bạch nhất Việt Nam với trên 130 con trong tổng số chừng 400-500 con ngựa bạch trên toàn quốc. Đặc biệt hơn, đồng bào dân tộc nơi đây còn có những cách chăm ngựa bạch, tạo giống ngựa bạch, nấu cao ngựa bạch. Nghề nuôi ngựa từ lâu rất phát triển ở Hữu Kiên, hiện địa phương này có trên 700 con ngựa, đặc biệt hơn trong đó có khoảng trên 130 con là ngựa bạch. Quan niệm "ngựa bạch sạch cửa nhà" đã khiến cho giống bạch mã bao đời bị người dân miền Phẩm Giàng (xã Dương Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) xa lánh và coi đó là con vật gắn liền với vận hạn đen đủi. Xã Hữu Kiên (Chi Lăng, Lạng Sơn) là địa phương sở hữu nhiều ngựa bạch nhất Việt Nam với trên 130 con trong tổng số chừng 400-500 con ngựa bạch trên toàn quốc. Nghề nuôi ngựa từ lâu rất phát triển ở Hữu Kiên, hiện địa phương này có trên 700 con ngựa, đặc biệt hơn trong đó có khoảng trên 130 con là ngựa bạch - một giống ngựa quý mà giá một con khi bán có thể đánh đổ chục con ngựa thường. Đặc biệt, ở Việt Nam hiện đã xuất hiện giống ngựa bạch Tây Tạng của Trung Quốc, hay cả loài ngựa bạch rất to lớn của Mông Cổ. Một số giống. Ngựa bạch Việt. Ngựa bạch Việt Nam có xuất xứ từ Cao Bằngvà là dòng ngựa quý, hiếm, có số lượng rất ít ở Việt Nam hiện nay, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở ba tỉnh Đông Bắc là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang. Chúng được nuôi nhiều nhất ở Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn vàCao Bằng. Chúng có ngoại hình nhỏ, săn chắc. lông, da, bờm, móng và các lỗ tự nhiên đề có mầu trắng và trắng hồng. Chúng là dòng ngựa tầm trung, có khối lượng 180 kg. Ngựa bạch còn được coi là dược liệu quí hiếm (hay còn gọi là thần dược) dùng vào việc bồi bổ, nâng cao thể lực, chữa trị một số chứng bệnh nan y cho người, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Ngựa bạch Mỹ. Là giống ngựa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, đây là giống ngựa quý ở Mỹ với màu lông hồng nhạt như kem, đôi mắt hổ phách từng được sử dụng để kéo xe những năm 1900 cho quý tộc nước Mỹ. Nó được công nhận bởi màu kem, được gọi là "vàng champagne" bởi các hoạt động của gen champagne màu cơ sở hạt dẻ, và đôi mắt màu hổ phách của nó, cũng đặc trưng của gen; chỉ màu khác được tìm thấy trong các loài này là hạt dẻ. Giống như một số giống khác có nguy cơ bị các bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể. Các cơ giới hóa nông nghiệp ở giữa thế kỷ 20 đã dẫn đến sự suy giảm dân số của loài này và đăng ký trở thành không hoạt động trong nhiều thập kỷ. Ngựa bạch Pháp. Ngựa Camargue là dòng Ngựa trắng quý hiếm ở Camargue là một trong những giống ngựa lâu đời nhất trên thế giới, sống tự do trong các đầm lầy nhỏ ở Camargue, vùng đất ngập nước ở đồng bằng sông Rhone, nước Pháp. Ngựa Camargue khi sinh ra chúng có màu nâu sẫm hoặc đen, đến 4-5 tuổi bộ lông dần chuyển sang màu trắng. Chúng nhanh nhẹn, dũng cảm và khỏe mạnh, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt trong một thời gian dài mà không có thức ăn, ngựa Camague, loài động vật biểu tượng cho tinh thần tự do, phóng khoáng. Ngựa Camarillo. Ngựa bạch Camarillo là một giống ngựa hiếm được biết đến với màu trắng tuyền của nó. Chúng được lai tạo bởi ông Adolfo Camarillo khi mua một con ngựa đực 9 tuổi tên là Sultan tại Hội chợ bang California tại Sacramento. Con ngựa trắng California được sở hữu và nuôi của gia đình Camarillo cho đến khi cái chết của con gái Adolfo Camarillo là Carmen vào năm 1987. Không giống như một con ngựa màu xám được sinh ra bóng tối và làm sáng khi già đi, con ngựa Camarillo trắng là trắng từ khi sinh ra và vẫn trắng trong suốt cuộc đời của chúng. Chúng được biết đến có cẵng chân tay mạnh mẽ, một khuôn mặt biểu cảm, đôi mắt to và cổ nổi cong. Dù vậy, vì vì có gen khác nhau có liên quan, ngựa Camarillo trắng không mang gen cho hội chứng gì.
1
null
Praterwehrbrücke nối bờ Tây sông Isar với đảo Prater. Dưới cầu là một đập nước giữ lại nước sông Isar. Khoảng cách độ cao, một phần do đập nước này gây ra, được dùng bởi đập nước Prater. Cầu Praterwehr là cầu duy nhất, mà có thể chạy xe tới đảo Prater. Trên một cột cầu có tượng của Johannes Nepomuk, thánh bảo vệ cho những người dùng phà.
1
null
Ngựa xám là những cá thể ngựa có màu lông tổng thể được xem là gần trắng và thường nhìn thấy có màu xám. Tuy nhiên, sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa một con ngựa xám có bộ lông trắng hoàn toàn và một con ngựa trắng là màu da: đa số ngựa xám có da đen và mắt đen, còn ngựa bạch có da sáng nhạt, không có sắc tố. Gen màu xám không ảnh hưởng đến màu da hay mắt, vì thế những con ngựa xám điển hình có mắt và da màu đen, trái với da màu hồng không sắc tố của ngựa trắng thực sự. Đây là một trong những màu sắc cơ bản của ngựa. Đặc điểm. Da và mắt có thể có màu khác nếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như các đốm trắng, một vài đốm trắng nhỏ hay gen làm nhạt màu. Ngựa xám con được sinh ra có thể có bất kỳ màu sắc nào nhưng lông của chúng sẽ chuyển dần thành màu bạc khi chúng trưởng thành, cuối cùng thành ngựa xám trưởng thành có bộ lông gần trắng hoặc trắng. Màu xám là do các alen của gen trội riêng biệt kiểm soát các loại tế bào gốc. Chúng trong suốt, lông và da đều không có sắc tố, di truyền lặn. Màu trắng cũng thay đổi theo tuổi, thường thấy ở ngựa trung niên, hóa ra xám khi già hơn. Khi nhỏ, ngựa có lông xám có màu đậm hơn, khi lớn có màu sáng hơn, trắng hơn, nhưng vẫn giữ màu đen ở chân lông. Con ngựa trắng thường được gọi là ngựa màu xám bởi vì màu sắc sẽ biến đổi theo một quá trình lão hóa. Màu da bình thường của con ngựa là màu đen, tóc trắng cho nên chúng ta nhìn nó giống như là màu xám. Nhiều con ngựa màu xám bị đổi màu da, một số lốm đốm và một số có vệt màu đỏ gọi là "blood marks" tức là "dấu máu". Ngựa xám có nguy cơ bị u ác tính cao,70-80% trên 15 tuổi có khối u hắc tố. Ngựa nổi tiếng. Marengo là chiến mã của hoàng đế Nã Phá Luân. Cưỡi trên lưng chiến mã Marengo là một con ngựa Ả rập thuộc màu ngựa xám, Napoleon Bonaparte liên tục chiến thắng tại Austerlitz, Jena-Auerstedt, Wagram. Và đây là con ngựa có thật trong lịch sử, không được cường điệu hoặc thêu dệt chút nào. Tuy không to cao, nó chỉ cao 14.1 hands (57 inches, 145 cm) nhưng ngựa Marengo lại rất bền bỉ, can trường và luôn đáng tin cậy. Marengo là một chiến mã đáng tin cậy, ổn định và cam đảm. Cùng chủ vào sinh ra tử, Marengo trúng thương đến 8 lần trong sự nghiệp chinh chiến, nhưng nó vẫn liên tục lập công và không bao giờ biết sợ hãi. Nó cũng thường xuyên được cưỡi trong những cuộc hỏa tốc 80 dặm từ Valladolid đến Burgos, và thường nó chỉ mất 5 giờ để hoàn tất quãng đường. Là một trong 52 con ngựa trong tàu ngựa dành riêng cho Napoléon, Marengo đã chạy trốn với những con ngựa còn lại khi người Nga đột kích năm 1812 và sống sót sau cuộc rút quân khỏi Moskva; tuy nhiên, con chiến mã đã rơi vào tay William Henry Francis, nam tước Petre thứ 11 ở trận Waterloo. Khi quân Nga tấn công tàu ngựa của Napoleon, Marengo khôn ngoan chạy thoát. Còn sau khi Napoleon thất thủ và Marengo rơi vào tay kẻ thù thì nó gần như tuyệt thực. Những nỗ lực dùng Marengo để nhân giống đều thất bại. Marengo chết già ở tuổi 38. Sau khi Marengo chết, người Anh lập tức bảo quản thật kỹ bộ xương của nó và hiện đang được trưng bày tại một viện bảo tàng ở London.
1
null
Ngựa Akhal-Teke (phát âm: or ; tiếng Turkmen "Ahalteke", ) là một giống ngựa có nguồn gốc từ Turkmenistan nơi chúng được tôn vinh làm biểu tượng quốc gia, một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất. Giống ngựa này mang tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke, là địa danh và tên người cư ngụ tại đây. Những giống ngựa quý hiếm chỉ còn vài trăm cá thể trên thế giới bao gồm cả loài từng đi vào truyền thuyết có màu lông ánh kim, mồ hôi đỏ như máu. Akhal-Teke được coi là giống ngựa quý hiếm nhất thế giới có nguồn gốc Turkmenistan sở hữu bộ lông lấp lánh ánh kim, sức chịu đựng dẻo dại, phi nước đại cực nhanh. Chính là loài ngựa chảy mồ hôi đỏ như máu trong truyền thuyết. Akhal-Teke chính là chúa tể trong sa mạc Karakoum. Akhal-Teke được cho rằng chính là Hãn huyết mã (Ngựa Đại Uyên) của Đại Uyên được nhắc đến trong sách cổ Trung Quốc. Đặc điểm. Akhal-Teke thuộc giống ngựa thuần chủng nhất thế giới, loài ngựa này có tốc độ phi mã cực nhanh và khả năng chịu đựng vô cùng dẻo dai. Chúng được thuần hóa cách đây khoảng 3000 năm và được nhập về Trung Quốc nhiều lần nhưng không sống được. Akhal-Teke có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực cuồn cuộn nở, mặt nhô ra còn đôi mắt tròn, chính cái cổ mềm mại như cổ loài thiên nga mới chính là yếu tố đưa nó có tốc độ cao. Akhal-Teke là một sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa, có dáng điệu nhanh lẹ như một con chó săn với các bắp thịt ngực cuồn cuộn nở, mặt nhô ra còn đôi mắt như có hào quang luôn nẩy lửa khi đối diện với kẻ thù. Trong Mã Kinh, đây là loài ngựa điển hình cho những giống ngựa tốt. Những giống ngựa trận được các tướng soái quý chuộng vẫn thường là giống ngựa gọi là Thiên-Lý-Mã (Ngựa chạy ngàn dặm), như giống ngựa Huyết-Hãn Mã Akhal-Téké, hay giống ngựa gọi là Thiên Mã như ngựa Jaf Ba Tư và ngựa thuần chủng Ả-Rập, nhập cảng từ các nước Trung Đông (Ferghana, Turkmenistan, Kurdistan, Ba-Tư, A-Phu-Hãn) theo Đường Buôn Tơ lụa. Bảo Mã thuần chủng Trung-Đông mà Viễn-Đông gọi là Thiên Mã được chọn theo 12 đức tính gồm Ba Thứ Dài, Ba Thứ Ngắn, Ba Thứ Rộng và Ba Thứ Thanh. Ngoài 12 đức tính nói trên, Bảo Mã đó còn phải có được thêm một Bâu Kiều cao và hai hông sườn không có thịt. Việc lựa chọn ngựa để huấn luyện thành Chiến Mã còn tùy thuộc vào những điều kiện khó khăn nêu lên trong Mã Kinh. Như người ta loại trừ những con Ngựa Tía Lang Lô (Ngựa Tía có Dương Vật sắc lang trắng) và loại Ngựa Ô Bướm Trán (Ngựa Ô có đốm lông sắc trắng trước trán). Loài ngựa này được cho là loài Hãn huyết bảo mã (ngựa ra mồ hôi đỏ như máu) trong truyền thuyết cũng như tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của Kim Dung, bắt đầu bằng việc một chuyên gia người Nhật Bản thông báo phát hiện ra những con ngựa có mồ hôi máu gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, Trung Quốc đã gây ra sự xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng những con ngựa có mồ hôi máu thực chất mắc một loại bệnh hiếm gặp do các ký sinh trùng Parafilaria multipapillosa gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác và hiện có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Sinh sống. Thánh địa của loài ngựa trên, hiện là trại ngựa giống của quốc gia Turkmenistan, nằm ngoài thủ đô nước này là Achkhalan chừng vài chục cây số, gần biên giới Ba Tư chỉ có sa mạc cát và những rặng núi trùng điệp của Kopei và Khorassan. Nhờ tuyết tan vào mùa hè đã tưới bón những cánh đồng cỏ, nuôi sống những con ngựa hoang quen sống tự do. Những lúc thiểu cỏ, bầy ngựa hoang trên đã vượt biên giới sang nước láng giềng để kiếm ăn, và lúc trở về, với vó câu của hơn 200 con hoang mã phi nước đại trở về Cái tên ngựa cũng mang tính huyền thoại, nó mang tên ốc đảo Akhal và bộ tộc Teke, là địa danh và tên người cư ngụ tại đây từ ngàn đời, hầu hết các dân tộc miền Trung Á như Turkménistan, Massagètes, Paarthes, Alains, Pghouzs, Qarlougs …kể luôn cả người Ba Tư nói rằng nó là hóa thân của Thượng đế. Chứng tích huyền thoại trên, ngày nay đã được tìm thấy trong những bản thánh ca sơ khai của Avesta, thuộc Ba Tư cổ, hiện được Turkménistan viết lại. Nó chính là một trong những tổ tiên của tất cả những ngựa giống trên thế giới. Ngày xưa, những cuộc trường chinh từ Âu sang Á hay ngược lại, Xerxès, Alexandre và Moghol đều dùng nó làm kỵ binh xung trận. Thánh địa của loài ngựa trên, hiện là trại ngựa giống của quốc gia Turkméniatan, nằm ngoài thủ đô nước này là Achkhalan chừng vài chục cây số, gần biên giới Ba Tự chỉ có sa mạc cát và những rặng núi trùng điệp của Kopei và Khorassan. Nhờ tuyết tan vào mùa hè đã tưới bón những cánh đồng cỏ, nuôi sống những con ngựa hoang quen sống đời tự do bay nhảy. Những lúc thiếu cỏ, bầy ngựa hoang trên đã vượt biên giới sang nước láng giềng để kiếm ăn, và lúc trở về, với vó câu của hơn 200 con hoang mã phi nước đại, sức mạnh có thể bạt núi, xô thành, khiến cho con người và xe cộ ngược chiều phải nhào xuống hai bên vệ đường để khỏi bị chết bẹp. Hãn huyết mã. Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế từng treo thưởng hậu hĩnh cho ai có thể tìm được cho ông một con Hãn huyết bảo mã thuần chủng, vốn được cho là hiện diện tại Trung Á nhưng hiếm có ở Trung Quốc. Ngày này, giống ngựa đặc biệt đó được xác định là Akhal-Teke, một trong những giống ngựa cổ xưa và độc đáo nhất. Hán Vũ Đế được coi là người đã viết về “Hãn huyết bảo mã” sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong một bài thơ, ông đã gọi đây là “Ngựa trời” (thiên mã). Viện Khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện được xương cốt của 80 con ngựa nằm trong hai hố tuẫn táng thuộc phạm vi lăng mộ Hán Vũ Đế, hoàng đế thứ bảy của nhà Tây Hán, mỗi hố tuẫn táng là một hố lớn chứa 20 hố nhỏ, mỗi bên đều được gác bởi hai con ngựa và một chiến binh đất nung. Xét nghiệm các xương cốt cho thấy đây đều là ngựa đực trưởng thành.. Người ta cho rằng ngựa mà Thành Cát Tư Hãn cưỡi cũng là một con “Hãn huyết bảo mã” Ngựa Hãn Huyết Mã của Trung uý Pháo binh Bảo Gia Lợi (Bulgaria): Thời đệ nhất thế chiến Trung uý Pháo binh Bảo Gia Lợi cùng đồng đội di tản chiến thuật phải vượt biển. Khi đó, luật biển không cho phép thú vật lên tàu.Không thể lên tàu cùng chủ, con ngựa Hãn Huyết Mã đã lao xuống biển bơi cùng tàu để theo chủ. Trung úy Pháo binh cảm nghĩa chung tình của ngựa, lấy súng bắn ngựa chết rồi tự bắn mình và nhảy xuống biển ôm ngựa. Cả hai chìm vào lòng đại dương. Ngựa Xích Kỳ vốn là ngựa của Chân Lạp, tức Campuchia. Con ngựa quý này là giống hãn huyết mã, mình đỏ rực đuôi đen tuyền, mồ hôi có màu máu, vua Miên tặng Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, khi Nguyễn Văn Tuyết mưu hành thích, nhưng không thực hiện được vì quân lính canh gác quá kỹ liên nhảy lên lưng Xích Kỳ phóng đi. Con ngựa này về sau đã cùng Đô đốc Tuyết, ra đánh đuổi quân Thanh trong trận Đống Đa, làm nên nhiều kỳ tích. Ngoài ra còn có ngựa Ngân Câu của Bùi Thị Xuân là người ưa cưỡi ngựa nên bà sở hữu thần mã Ngân Câu–Huyết hãn mã (tên tục là Kim). Ngựa lông toàn sắc trắng, vóc to, sức mạnh phi thường, có khả năng đặc biệt là đi trong đêm tối. Và ngựa Hồng Lư hay còn gọi là Huyết hãn bảo câu, thần mã của Lý Văn Bưu. Lông ngựa là sắc nâu–hồng ánh vàng, và mang dị tướng: Đầu giống đầu lừa, mình ốm o như đói cỏ, bốn chân cao lỏng chỏng như chân nai.
1
null
Chứng Trichotillomania, trichotillosis hay hưng cảm giật tóc là cảm giác thôi thúc một cách trói buộc ý muốn giật (đôi khi là ăn) lông, tóc của bản thân dẫn đến việc mất đáng kể lông hay tóc, lo lắng và tình trạng suy giảm về chức năng sống hay xu hướng làm việc không tốt khi có sự hiện diện của người khác. Trichotillomania được xếp loại là một chứng rối loạn kiểm soát ham muốn (impulse control disorder) bởi DSM-IV, chứng thường mãn tính và khó điều trị. Trichotillomania có thể hiện diện ở trẻ sơ sinh, nhưng thường khởi phát cao nhất ở tuổi từ 9 đến 13 (trẻ nước ngoài). Chứng có thể được kích hoạt bởi trầm cảm hay stress. Do các tác động xã hội, rối loạn này thường không được ghi nhận và khó có thể dự đoán chính xác tỷ lệ lưu hành trong dịch tễ học; tỷ lệ lưu hành mắc phải (lifetime prevalence) ước tính trong khoảng từ 0.6% (các phái) và có thể lên đến 1.5% (ở nam) tới 3.4% (ở nữ). Các vùng lông tóc bị giật thông thường là da đầu, lông mi, lông mày, chân, cánh tay, mu bàn tay và lông vùng kín. Cái tên Trichotillomania được đặt ra bởi nhà da liễu học người Pháp François Henri Hallopeau, xuất phát từ tiếng Hy Lạp: "trich-" (lông), "till(en)" (kéo giật), and "mania" ("điên rồ, cuồng nộ").
1
null
Ngựa nội hay ngựa nội địa, ngựa địa phương (hay ngựa Việt/ngựa Việt Nam) là tên thường dùng để chỉ về những giống ngựa nội địa tại Việt Nam gồm những giống ngựa thuần chủng ở địa phương hoặc giống ngựa lai tạo. Ngựa nội được phổ biến ở các vùng đồi núi trung du phía Bắc Việt Nam. Ngựa nội thường là loại kiêm dụng, dùng vào việc thồ, kéo, cưỡi đặc biệt thường được dùng cho việc thồ hàng ở những vùng cao, tuy nhiên ở một số nơi khác, ngựa nội đôi khi dùng vào mục đích đua ngựa hoặc chọi ngựa Giống ngựa nội thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng của người chăn nuôi trong tất cả các địa phương ở Việt Nam. Phân bố. Ở miền Bắc Việt Nam có tới 3/4 diện tích đất đai là vùng rừng núi, trong đó nhiều nơi địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên từ lâu ngựa đã trở thành nhu cầu thiết yếu và gần gũi đối với nhân dân miền núi vùng cao, và trở thành vật nuôi quen thuộc đặc biệt là nòi ngựa Bắc Hà. Miền núi cũng là nơi cón nhiều đồi cỏ rộng rãi nên nhiều tỉnh miền núi đều có ngựa và từ lâu con ngựa đã gắn bó mật thiết với đời sống lao động và tinh thần cũng như cung cấp thực phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Ngày trước, Vua Mèo Hoàng A Tưởng vẫn thường tuyển những con ngựa tốt (tuấn mã) làm món đồ ngoại giao với những Vua Mèo, Vua Thái ở Hà Giang, Lai Châu Ở Bắc Hà, chú ngựa thồ là biểu tượng cho mỗi thanh niên bắt đầu lập nghiệp, ở riêng, xuống chợ mà dắt theo chú ngựa thồ mới thực sự là tự hào. Đặc điểm. Về giống. Giống ngựa Việt Nam được cho là đã được nhập từ phương Bắc xuống. Nhìn chung đàn ngựa Việt Nam là các giống ngựa địa phương thuần chủng trừ một số rất ít ngựa gần các trại hoặc trạm truyền giống hồi thuộc Pháp có lai với ngựa Ả rập và một số ít ngựa ở các tỉnh biên giới Việt Nam, Trung Quốc có pha tạp ngựa Quảng Tây, ngựa Vân Nam. Người ta đã chọn lọc hình thành giống ngựa Việt Nam nuôi nhiều ở các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, nuôi với số lượng ít hơn nhưng vẫn cần ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình, Bắc Giang... tuy nhiên giống ngựa của địa phương có tầm vóc nhỏ, trọng lượng thấp, khả năng thồ yếu cùng với điều kiện chăm sóc quảng canh nên đàn ngựa của địa phương trong thời gian qua có hiện tượng suy thoái. Cấu trúc. Ngựa nội có tầm vóc và vóc dáng thấp nhỏ, chúng chỉ cao chừng 1,5m, bề cao vai khoảng 1,2m, ngựa trưởng thành có trọng lượng 150-170kg, con đực lớn hơn con cái một chút. Ngoài việc tầm vóc nhỏ, thì ngựa Việt có kết cấu chưa cân đối, đầu hơi to, cổ hơi nằm ngang, ngực hơi lép, bụng to, đùi chưa phát triển, thế dứng của 2 chân chưa tốt nhất là chân sau. Ngựa đực và ngựa cái đều trước thấp sau cao. Thân hình ngựa Việt có hình dạng hình chữ nhật, chiều dài và chiều rộng xấp xỉ nhau, Bụng, mông, vai phình ra, lưng hơi võng, chân nhỏ. Bàn chân ngựa Việt thẳng, cao, cẳng chân rất nhỏ, nhưng cứng. Mặc dù vậy xương thịt gân cốt kết cấu vững chắc, thể chất thô, săn. Giống ngựa Việt Nam tầm vóc nhỏ, nếu chạy nhanh cũng chỉ khoảng 25–28 km/giờ, kém xa so với tốc độ ngựa đua trên thế giới, tuy nhiên ngựa nội dai sức hơn một số giống ngựa nước ngoài, chịu kham khổ. Chúng có sức đề kháng cao, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết vì bệnh thấp, sức khỏe dẻo dai, chịu được ăn uống kham khổ, không hề bị lở mồm long móng hay các dịch bệnh khác, chỉ thỉnh thoảng bị đau bụng nhưng thường là tự hết. Tỷ lệ đẻ thấp. 2 năm 1 lứa chiếm 41% 3 năm 2 lứa 31% còn lại là 2 năm rưỡi 1 lứa, trên 3 năm 1 lứa. Vòng đời của ngựa đến 40 năm Ngựa Bắc Hà không to, cao, thậm chí còn thô kệch nhưng bền bỉ, dai sức, thồ hàng hay kéo xe đều hay. Nhìn chung, so với tầm vóc, thể trọng thì ngựa Việt Nam có khả năng thồ hàng tốt trên những đoạn đường nhỏ, dốc, gập ghềnh, chịu đi qua suối, leo đèo, chịu đi bất kể thời tiết nào. Mặc dù vậy, do tầm vóc nhỏ, nên lượng hàng thồ được chưa cao. Ngựa cái hiền lành, tận tụy, nên dù thồ yếu hơn (khoảng 120 kg) vẫn được nhiều người chuộng nuôi. Ngựa đực, dù sức thồ mạnh hơn, dẻo dai hơn ngựa cái (khoảng 150 kg) nhưng khó điều khiển hơn. Nuôi ngựa nhàn hơn các loại gia súc khác. Chúng ăn uống đơn giản, chỉ cần có cỏ tươi, nước bột gạo hoặc nước mật đường. Màu sắc. Màu sắc lông của ngựa Việt khá đa dạng, các màu chủ yếu là vàng, vàng nhạt, vàng thẫm, hồng, tía, xám, nâu, đen, lang đen. Lông bờm, lông đuôi và tứ chi thường có màu đen hoặc là màu thẫm hơn màu lông ở trên thân. Lông thay đổi màu sắc theo thời tiết để thích hợp với ngoại cảnh. Mùa hè lông ngựa ngắn và bóng mượt, mùa đông lông dài và thô. Ở Việt Nam, ngựa Việt thường để bờm trán rất dài, bờm dọc cổ ngựa thì xén ngắn, chót lưng lại để dài, để mấy sợi lông lòa xòa trước trán, đỉnh đầu húi cua, sau gáy lại để dài như bờm, con ngựa đẹp, bờm phải dày rậm, chân bờm phẳng đều tăm tắp, mọc đều thẳng đứng trên cổ ngựa như một cái bàn chải. Về màu sắc, người Việt Nam còn mô tả loài ngựa thông qua các sắc như sau Ngày xưa người ta đánh giá và phân biệt tên con ngựa quý theo sắc lông như sau: Hiện nay, giống ngựa Việt Nam được phân loại gồm ngựa bạch (ngựa bạch Việt Nam) và ngựa màu (những giống ngựa màu sắc còn lại), đây là các phân loại theo Thông tư của Nhà nước Việt Nam quy định về giống vật nuôi Việt Nam. Tuấn mã. Đối với những ngựa thồ tốt thì phải là loại ngực nở, chân thẳng, đứng vững, móng dày, mũi khô, mắt trong, bờm dựng. Một con ngựa như vậy có thể thồ tới 300kg trên lưng, hoặc kéo cả tấn hàng lên dốc cũng vẫn không đổ mồ môi, ngược lại những con ngựa ngực lép, chân cong, bờm rủ là những con ngựa không đảm bảo chất lượng, còn những con ngựa chiến cổ cao, ngực nở, bụng thon, có khoáy ở 4 chân và một khoáy giữa đỉnh đầu luôn được lái ngựa săn lùng ráo riết. Trong những chiến mã của Đại Việt, nổi tiếng nhất có hai con Song Vỹ Hồng của danh tướng Lý Thường Kiệt và con Nê Thông của vua Trần Duệ Tông. Những con ngựa tốt là trước hết phải có dáng to cao, béo, chân thẳng thon chắc, răng trắng đều, bờm dày, lông đều, sờ vào mượt như tơ lụa, đặc biệt không nên chọn ngựa có lông nhiều màu sắc và ngựa tướng đẹp là ức phải rộng, béo, lông mượt, đùi to, thuần tướng, không cắn, không đá. Con ngựa thân dài, mảnh thì trông đẹp, chạy nhanh. Còn ngựa muốn khỏe và chạy nhanh phải có dáng hình cao ráo, gân to, thịt săn, chân thẳng và thon chắc, răng trắng đều, bờm dày, lông đều, sờ vào mượt như sờ vào tơ lụa, đặc biệt là chân dài, nở, thẳng, móng đen. Ở Miền Bắc. Giống ngựa của người Mông là giống ngựa quen leo trèo núi đá. Ngựa vùng Đồng Văn – Mèo Vạc có nhiều loại, ngựa thồ, ngựa đua, ngựa chiến. Ở nơi địa thế hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên từ lâu ngựa trở thành thân thiết với từng gia đình người Mông, là đầu cơ nghiệp của họ. Ngựa của người Mông có tầm vóc nhỏ, sinh sản kém, nhưng lại chịu đựng kham khổ rất tốt và rất dễ nuôi. Giống ngựa Mông rất chịu khó thồ hàng tốt trên những đoạn đường dốc, gập ghềnh, chịu đi qua suối, leo đèo, chịu đi bất kể thời tiết nào. Một chú ngựa chạy vài vòng quanh chân núi về mà không bị thở dốc mới được xem là có sức khỏe tốt. Bên cạnh ngựa thồ, vùng cao núi đá Hà Giang có loại ngựa đua rất quý thân dài, mông to, bụng thon, ức nở, phi nước kiệu rất nhanh trên đường bằng, leo núi thiện nghệ, phi nhanh như cơn lốc. Trước kia, các vua Mèo ở Hà Giang thường tuyển những con ngựa tốt làm món đồ ngoại giao với các vua Mèo ở Bắc Hà và vua Thái Lai Châu. Ở Miền Nam. Ngựa thông dụng ở miền Nam trong việc kéo xe, nhất là loại xe thổ mộ, những chiếc xe ngựa ở vùng Bảy Núi còn sót lại chỉ là loại thô sơ không có mui hay được người dân gọi vui là "xe mui trần", giống ngựa Việt Nam ở miền Nam thường phục vụ việc kéo xe, giờ xe ngựa vùng Bảy Núi chủ yếu chỉ chở người và hàng hóa từ các phum sóc xuống phố huyện và chở phân bón, hàng gia dụng từ thị trấn ngược lên các xã núi. Nuôi ngựa cũng dễ, mỗi con ngựa chưa thuần hóa có giá khoảng 15 triệu đồng, ngựa được huấn luyện rồi phải từ 20 triệu đồng trở lên. Ngựa ngoài bệnh sình bụng giống như dê ra thì hiếm khi có bệnh gì khác Những chú ngựa kéo xe còn chiếm được tình cảm của khách du lịch khi ngồi trên chiếc xe gỗ chậm rãi, ngắm nhìn sự bao la của núi rừng Tây Nam, và thưởng thức tiếng vó ngựa hòa lẫn tiếng reo của lục lạc trong sương sớm Ở vùng Bảy Núi, ngựa 3 tuổi có thể tập kéo, nhưng tốt nhất là 5 tuổi. Với đặc điểm khỏe, dẻo dai, một con ngựa có thể kéo nặng khoảng 5 người hoặc 800 kg hàng hóa và vượt qua được những địa hình gồ ghề đồi núi mà các phương tiện khác khó vào. Tuy chậm hơn so với xe có động cơ, nhưng ngựa vẫn được một số người dân nơi đây ưa thích. Bởi không ngại đường nhỏ hay địa hình gồ ghề, những chiếc xe ngựa cũ kỹ hằng ngày vẫn đều đặn lặng lẽ lên xuống các con dốc, băng qua đoạn đường đất đá chông chênh. Một số xe ngựa còn thay thế ôtô phục vụ đưa rước dâu cho các đám cưới của đồng bào Khmer, tạo nên nét văn hóa riêng của vùng Bảy Núi.
1
null
Lừa vằn (Zebroid) là một loài động vật hình thành do sự lai tạo giữa hai loại ngựa vằn và lừa, đây là một trong số những loài thú lai giữa lừa và ngựa, chứ không phải là giống lai duy nhất. Lừa vằn Zebroids đã được ghi nhận vào thế kỷ thứ XIX khi nhà bác học Charles Darwin ghi chú những ghi chép của mình về sự đa dạng của các giống ngựa vằn lai khi ông ấy nghiên cứu. Nhìn chung, giống ngựa này được lai tạo ra để sử dụng cho các mục đích khác nhau khi chúng kết hợp được các tính trạng quý của ngựa vằn là lừa. Chúng không sinh sản được. Đây là một trong những loài thú lai tạp hiếm có trên thế giới. Nó được xác định không có khả năng tự sinh sản như những loài khác, mà cần tới sự trợ giúp từ nhiều yếu tố khác. Lừa vằn có lịch sử lai tạo từ lâu và được nhà bác học Charles Darwin ghi chú trong các tác phẩm của mình. Một chú Zebroid đầu tiên chào đời vào thế kỷ 19, chúng rất khác lạ vì màu lông của nó, xen lẫn những vùng vằn đen của ngựa vằn là mảng da trắng muốt. Lịch sử. Năm 1815, Lãnh chúa Morton đã phối một con ngựa giống Quagga với một con ngựa màu hạt dẻ thuộc giống ngựa Ả Rập. Kết quả là một con lai giống mà giống cả cha lẫn mẹ. Điều này gây nên sự quan tâm của Cossar Ewart, Giáo sư Lịch sử Tự nhiên tại Edinburgh (1882-1927) và một nhà di truyền học có quan tâm. Ewart đã lai một con ngựa vằn với ngựa để điều tra lý thuyết của telegony. Trong tác phẩm Nguồn gốc các loài-Origin of Species (1859), Charles Darwin nhắc đến bốn bản vẽ màu của giống lai giữa lừa và ngựa vằn. Trong cuốn sách của ông Các Biến thể của động vật và thực vật dưới Thuần, Darwin đã mô tả một mẫu lai lừa và ngựa vằn ở Bảo tàng Anh như bị lốm đốm trên hai chân của nó. Trong cuộc chiến tranh Nam Phi, các con lừa thổ vô tình đã lai chéo với ngựa vằn Chapman để tạo ra một con vật phục vụ cho các cho công trình giao thông, chủ yếu để kéo súng. Một mẫu vật đã bị bắt bởi quân đội Anh và trình lên cho vua Edward VII của Lord Kitchener, và được chụp bởi WS Berridge. Những con Zebras đề kháng với bệnh ngủ, trong khi con ngựa thuần chủng và ngựa thì không làm được việc này, và người ta hy vọng rằng con lai ngựa vằn sẽ kế thừa kháng thể này. Ngựa vằn Grevy đã được lai với lừa hoang Somali vào đầu thế kỷ 20. Zorses được lai tạo bởi Chính phủ Hoa Kỳ và báo cáo trong Di truyền Nông nghiệp Quan hệ với E. B. Babcock và R. E. Clausen (đầu thế kỷ 20), trong một nỗ lực để điều tra thừa kế và telegony. Các thí nghiệm cũng đã được báo cáo trong The Science of Life của H G Wells, J Huxley và G P Wells (c. 1929). Việc lai lừa và ngựa vằn tiếp tục trong năm 1970. Năm 1973, một phép lai chéo giữa một con ngựa vằn và một con lừa đã sinh ra một con non tại vườn thú Jerusalem. Họ gọi nó là một "hamzab." Trong những năm 1970, vườn thú Colchester ở Anh nuôi một con zedonk, lúc đầu do tai nạn và sau đó tạo ra một cưỡi và dự thảo vật kháng bệnh. Thí nghiệm được chấm dứt khi các vườn thú ngày càng trở nên bảo tồn trung lập. Một số giống lai đã được lưu giữ tại sở thú sau này; cuối cùng qua đời vào năm 2009. Hôm nay, lừa vằn zebroids khác nhau được phối giống như giống ngựa để cưỡi và thí nghiệm, và là sự tò mò trong rạp xiếc và vườn thú nhỏ. Zorses được nuôi ở châu Phi và được sử dụng để đi bộ trên núi Kenya; các con mẹ ngựa vằn cho sức đề kháng với bệnh dịch hại nagana. Một zorse (chính xác hơn một zony) được sinh ra tại Eden, Cumbria, Anh, vào năm 2001 sau khi một con ngựa vằn bị bỏ lại với một con ngựa Shetland. Nó được gọi là một Zetland. Thông thường, một con ngựa vằn được ghép nối với một con ngựa ngựa, lừa ngựa, nhưng vào năm 2005, ngựa vằn Burchell tên Allison sản xuất một zonkey gọi là Alex SIRED bởi một con lừa ở trong giáo xứ Saint Thomas, Barbados. Alex, sinh ngày 21 tháng 4 năm 2005, rõ ràng là zonkey đầu tiên ở Barbados. Năm 2007, một con ngựa đực, Ulysses, và một con ngựa vằn, Eclipse, đã đẻ ra con lừa vằn tên Eclyse, hiển thị một lớp phủ màu loang lổ một cách bất thường. Các động vật hoang dã Safari ở Springfield, Missouri, và chị em của nó ở Pine Mountain, Georgia, có một vài zedonks như của 31 tháng 3 năm 2010. Vào tháng 7 năm 2010, một zedonk được sinh ra tại Chestatee Wildlife Preserve trong Dahlonega, Georgia. Một con lai ngựa vằn con lừa, giống như zonkey Barbados SIRED bởi một con lừa, sinh 03 tháng 7 năm 2011 trong Haicang Safari Park, Haicang, Hạ Môn, Trung Quốc. Một zonkey, Ippo, sinh ngày 21 tháng 7 năm 2013 trong dự trữ động vật, ở Florence, Ý. Chú ngựa Khumba, con đẻ của một con ngựa vằn và một con lừa lùn bạch tạng con lừa đực, sinh ngày 21 Tháng Tư 2014 trong sở thú của Reynosa thuộc bang Tamaulipas, Mexico. Đặc điểm. Lừa vằn là tên gọi chung cho tất cả các giống lai ngựa vằn. Các giống lai khác nhau thường được đặt tên theo một từ ghép giữa tên của đực giống và tên của con nái, nhìn chung không có sự phân biệt như mà loài ngựa vằn được sử dụng. Nhiều lần khi ngựa vằn đang lai, họ phát triển một số hình thức của bệnh còi cọc. Sự kết hợp giữa con đực và con nái cũng ảnh hưởng đến kiểu hình con. Một con zorse là con đẻ của một con ngựa vằn và một con ngựa. Phép lai chéo này cũng được gọi là một zebrula, zebrule, hoặc ngựa vằn la. Các kết nối ngược lại hiếm hơn đôi khi được gọi là một horbra, hebra, zebrinny hoặc zebret. Giống như hầu hết các giống lai động vật khác, zorse là vô sinh. Một zony là con đẻ của một con ngựa vằn và một con ngựa pony. Ngựa cỡ vừa được ưa thích để sản xuất cưỡi zonies, nhưng con ngựa vằn đã được lai tạo với các giống ngựa nhỏ như Shetland, dẫn đến cái gọi là "Zetlands". Lừa và equids hoang dã có số lượng khác nhau của nhiễm sắc thể. Một con lừa có 62 nhiễm sắc thể; ngựa vằn có khoảng 32 đến 46 (tùy theo loài). Ngựa có 64 nhiễm sắc thể, trong khi hầu hết zebroids kết thúc với 54 nhiễm sắc thể. Lừa vằn có màu lông của loài lừa, nhưng lại mang những vằn màu đen đặc trưng của ngựa vằn. Quá trình lai tạo giữa một con ngựa vằn đực với một con lừa cái tạo ra một loài thú lai sẽ có tên gọi là Zonkey (lừa vằn), nếu lai tạo giữa một con lừa đực và một con ngựa vằn cái thì con cái của chúng sẽ được gọi là Zedonk. Một chú ngựa Zebroid chính là thành quả của việc lai tạo ngựa vằn với bất kỳ giống ngựa bình thường nào khác. Hầu như mọi trường hợp lai đều cho ra ngựa con có đốm vằn chiếm phần lớn. Thậm chí, con lai chỉ có kích thước chỉ bằng một con khỉ mà thôi, tuy nhiên trường hợp này hiếm xảy ra hơn. Zedon. Zedon là một động vật lai tạo cực hiếm, nó thu hút sự chú ý rất lớn của những nhà động vật học vì trong thiên nhiên, tuy sống chung nhưng người ta chưa bao giờ thấy ngựa vằn và lừa lại có quan hệ sinh học để tạo ra một hậu duệ. Đây là chuyện cực kỳ hi hữu. Con zedon được người chủ đặt tên là Pippi Longstocking có bố là ngựa vằn và mẹ là lừa. Zedon là tên ghép 2 vần đầu trong tiếng Anh của con vật có bố là ngựa vằn (zebra) và mẹ là lừa (donkey). Cái tên Longstocking (Đi tất dài) cũng từ đây mà ra bởi cả bốn chân trông như mang 2 đôi tất chân từ gót đến đùi. Con zedon này thuộc giống cái, có dáng dấp của mẹ lừa, chỉ trên 4 chân và đầu là có những vạch đen, dấu vết thừa hưởng của bố ngựa vằn. Hiện nay, zedon đang sống cùng đàn của mình tại nơi ra đời, gồm một con lạc đà, hai anh em nhà lừa (vốn cũng là anh em cùng mẹ khác bố với zedon), con bố ngựa vằn và bà mẹ là một con lừa đã già, nhỏ bé hiện đã 40 tuổi. Người ta đã từng ghi nhận một trường hợp tương tự xảy ra vào năm 2005 tại Barbados nhưng lần đó, con vật lai có bố lừa và mẹ ngựa vằn.
1
null
Chi Hương xuân (tiếng Latinh: Toona) hay chi Hồng xuân, chi Lát khét là một chi thực vật thuộc họ Xoan, bản địa ở khu vực từ Afghanistan tới Ấn Độ về phía Nam, Bắc Triều Tiên về phía Đông, và Papua New Guinea cùng với Úc về phía Đông Nam. Trong các tài liệu trước đây, chi "Toona" thường được xếp vào chi "Cedrela", nhưng hiện nay chi đó chỉ giới hạn cho những loài ở châu Mỹ.
1
null
Cá mập tấn công (tên gọi thông dụng tiếng Anh: "Shark attack") chỉ về những vụ việc cá mập tấn công người. Những vụ tấn công của cá mập lên con người dấy lên nhiều lo ngại, mặc dù số vụ việc tấn công trên toàn cầu là không nhiều so với các loài động vật khác và rất ít các loài cá mập mới thực sự tấn công con người, sự sợ hãi một phần bắt nguồn từ truyền thông. Dù nhiều người cho rằng cá mập là con vật nguy hiểm nhất thế giới, trên thực tế, hàng năm, số ca tử vong do bị ong bắp cày đốt hoặc hoặc chó cắn còn nhiều hơn do cá mập tấn công. Cá mập giết chết 12 người mỗi năm, còn con người giết khoảng 73 triệu con cá mập mỗi năm, hơn 80% số người bị cá mập cắn vẫn sống sót và kể lại câu chuyện mà họ từng trải qua. Tổng quan. Mỗi năm khoảng 100 vụ cá mập tấn công được báo cáo trên toàn thế giới. Có 17 nạn nhân tử vong bởi các cuộc tấn công cá mập trong năm 2011, trong số 118 vụ tấn công được ghi nhận. Úc là nơi có nhiều vụ cá mập tấn công người nhất trên toàn thế giới trong suốt 3 thập niên qua. Kể từ năm 1982 đến năm 2011, Úc chứng kiến 32 trường hợp thiệt mạng vì cá mập, riêng trong vòng hai năm có thống kê cho thấy đã có sáu người chết trong hàm cá mập điều này dẫn đến là vùng bờ tây nước Úc là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới về tình trạng cá mập tấn công. Các nước kế đến là Nam Phi với 28 trường hợp và Mỹ với 25 trường hợp. Hạt Volusia là một trong những nơi có số vụ cá mập tấn công người cao nhất thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 1996 tới 2008, cứ 5 vụ cá mập tấn công người trên thế giới thì một vụ xảy ra ở miền Trung bang Florida. Từ năm 1905 đến năm 2014, chỉ có 55 cuộc tấn công của cá mập được thống kê ở Bắc Carolina. Nhiều người lo sợ các cuộc tấn công cá mập sau khi các cuộc tấn công nối tiếp thường xuyên, chẳng hạn như Các vụ cá mập tấn công ở Jersey Shore năm 1916. Tuy nhiên thì mỗi năm chỉ có một người bị giết mỗi năm ở Mỹ và ít hơn 6 người bị giết trên thế giới. Từ năm 2006 đến 2010 chỉ có 3 trường hợp tử vong do cá mập tấn công tại Mỹ. Trong số hơn 480 loài cá mập, chỉ có ba loài phải chịu trách nhiệm về những vụ tấn công này là cá mập trắng lớn, cá mập hổ và cá mập bò. Cá mập trắng, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người. Ngoài trừ khi chúng lầm tưởng con người là một món ăn thường nhật (hải cẩu, rùa biển...) hoặc lúc chúng quá đói. Trong các loài trên thì cá mập bò có cú táp mạnh nhất loài dù không phải là loài cá mập to nhất, hàm và cơ hàm của cá mập bò có thể tạo ra một lực hơn 590 kg. Loài cá mập hổ nổi tiếng nguy hiểm vì hay tấn công những người đi bơi, thợ lặn và những người lướt ván ở Hawaii; và chúng thường được gọi là "tai họa của những người lướt ván tại Hawaii" và "thùng rác của biển cả". Loài cá mập hổ là loài xếp thứ hai sau loài cá nhám bò về số vụ tấn công con người và được coi, cùng với cá nhám trắng lớn, cá nhám bò, và cá nhám đầu vây trắng đại dương là những loài cá nhám nguy hiểm nhất đối với con người. Sự lo lắng và sợ hãi bắt nguồn một phần từ các tiểu thuyết kinh dị và bộ phim kinh dị Hàm cá mập cũng như những bộ phim biển xanh sâu thẳm và cá mập lên bờ. Bộ phim "Jaws" (tạm dịch: Hàm cá mập) của đạo diễn Steven Spielberg đã làm cho người ta có phần hiểu sai về loài động vật này. Theo những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm). Các vụ cá mập tấn công rất nguy hiểm nhưng hiếm khi gây chết người. Trung bình hàng năm có khoảng 65 vụ cá mập tấn công người trên thế giới nhưng chỉ có khoảng 2 đến 3 vụ gây chết người. Tỷ lệ số người Australia bị cá mập cắn hai lần trong đời là khoảng 1/10 tỷ Để đối phó, Chính phủ Úc quyết định bật đèn xanh cho chính sách gây tranh cãi là bắt và giết bất cứ cá mập nào lọt vào vùng bờ biển phía tây nước này. Chính quyền Canberra đã quyết định miễn trừ đạo luật bảo vệ môi trường để thông qua kế hoạch tiêu diệt cá mập ở bang Tây Úc, nhằm giảm nguy cơ cá mập tấn công người. Theo kế hoạch của bang Tây Úc, các móc câu gắn mồi thu hút cá mập lớn sẽ được thiết lập cách bờ 1 km tại các vùng biển đông đúc khách du lịch, bất cứ cá mập nào dài hơn 3 m đều sẽ mắc vào mồi câu, bao gồm cá mập trắng, cá mập đầu bò và cá mập hổ. chương trình gắn chip định vị và theo dõi cá mập đã được triển khai nhằm hạn chế tối thiểu những vụ tấn công gây chết người. Đặc trưng. Cá mập có thể phát hiện khi nào con người quay mặt về phía chúng vì vậy chúng thích cách tấn công từ điểm mù của con mồi. Cá mập hoàn toàn nhận diện được hướng xoay của cơ thể người, từ đó áp dụng cách tấn công thích hợp. Để tập kích hiệu quả, loài sinh vật này cần phải cảm nhận chính xác hình dáng cơ thể, kích thước và chuyển động của con mồi tiềm năng, đặc biệt là cá mập có thể xác định được hướng xoay của cơ thể người, ngoài ra cá mập dường như có khả năng vận dụng trí não chứ không đơn thuần là một cỗ máy giết chóc tàn nhẫn. Những tổng hợp về những vụ cá mập tấn công người trên toàn thế giới lại cho thấy cá mập thích tấn công đàn ông hơn phụ nữ và các nạn nhân nam giới rơi vào hàm cá mập cao gấp 9 lần so với nữ giới, có 84% số nạn nhân của cá mập là đàn ông và có đến 89% trường hợp thiệt mạng là phái nam, có thể do đàn ông hay xuống nước hơn phụ nữ nên dễ lọt vào tầm ngắm hơn. Ngoài ra, số vụ tấn công của cá mập tăng mạnh trong thời gian trăng non, trong ngày chủ nhật và ở vùng nước nông, những vụ tấn công xảy ra nhiều nhất mỗi trong chu kỳ trăng hàng tháng do các chu kỳ trăng tác động tới sự di chuyển và hoạt động sinh sản của cá, nguồn thức ăn của cá mập và tháng 8 là khoảng thời gian số vụ cá mập tấn công người xảy ra nhiều nhất vì khi đó một số lượng lớn người thường xuyên ra biển ở bán cầu Bắc, đặc biệt vào chủ nhật. Các cuộc tấn công của cá mập gần đây ở Bắc Carolina có thể bắt nguồn một phần bởi sự nóng lên toàn cầu. Trong văn hóa. Cá mập được ví như cỗ máy ăn thịt đã được khắc họa trong một loạt tác phẩm điện ảnh nhằm cảnh báo mối đe dọa, nguy hiểm, rùng rợn đằng sau chúng. Từ tác phẩm kinh điển Jaws (1975) của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, cho đến nay chủ đề chưa bao giờ bị ngưng khai thác. Ngoài loạt phim Jaws, còn có những phim đáng chú ý khác như Deep Blue Sea (1999), Open Water, Shark Night (2011), The Shallows (2016) và 47 Meters Down (2017) và The Meg (2018) đều mang đến giá trị giải trí rất tốt và nguồn doanh thu dồi dào cho giới làm phim. Cá mập tấn công người được phản ánh trong các phim kinh dị của phương Tây và là hiện thân của cỗ máy giết chóc tàn bạo. Một số bộ phim có thể kể đến như:
1
null
Cây đủng đỉnh, còn gọi là cây đùng đình, móc, tên khoa học là Caryota mitis; là loài thực vật có hoa thuộc họ Cau ("Arecaceae"). Loài này được Lour. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1790. <br> Mô tả. Thân hình trụ, mọc thành bụi, do đâm chồi từ gốc. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 - 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le. Phiến lá hình tam giác lệch, gốc nhọn, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài 15 - 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai. Cụm hoa gồm 5 - 6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 – 40 cm, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mỗi hoa cái có kèm 2 hoa đực. Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau). Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành trước quả buồng dưới. Quả hình cầu, đường kính 1 - 1,5 cm, vỏ nhẵn màu đen, mỗi quả có 1 hạt. Đặc biệt trái đủng đỉnh rất ngứa nếu tiếp xúc khi cơ thể có mồ hôi. Công dụng. Trước đây ở nông thôn Nam Bộ, người ta thường dùng hoa và lá đủng đỉnh để trang trí đám cưới. Hiện nay có nơi, cây đủng đỉnh được trồng làm cảnh.
1
null
Cá pecca cướp biển, tên khoa học Aphredoderus sayanus, là một loài cá nước ngọt của bộ Percopsiformes. Loài cá nhỏ này (dài 14 cm (5,5 in) có nguồn gốc ở nửa phía đông của Bắc Mỹ. Nó có màu nâu sẫm, đôi khi với một sọc tối gần gốc đuôi. Một nét độc đáo của loài cá này là vị trí lỗ huyệt sếp ở phía của nó, phía dưới đầu, trước vây chậu. Vị trí này cho phép con cái đặt trứng của chúng chính xác hơn vào khối rễ cây. Cá pecca cướp biển có liên quan đến cá hồi-pecca, nhưng chỉ một cách lỏng lẻo, nó là, ví dụ, loài duy nhất trong họ của chúng: Aphredoderidae. Tên cụ thể sayanus là để tưởng nhớ nhà tự nhiên học Thomas Say. Cá pecca cướp biển, "Aphredoderus sayanus", là một loài cá nước ngọt thường sinh sống vùng nước ven biển dọc theo bờ biển phía đông của Mỹ và các khu vực tù túng của thung lũng Mississippi. Loài này thường được tìm thấy phía dưới cùng của môi trường sống nước ấm với dòng chảy chậm. Những con cá này thường sống đơn độc, với một sự thèm ăn thịt và chủ yếu là về đêm. Cá pecca cướp biển được biết đến tiêu thụ các loại thức ăn bao gồm ấu trùng muỗi, amphipods, palaemonetes, cá nhỏ, ấu trùng chuồn chuồn và ruồi đá, giun đất.
1
null
Thành ngữ là những từ không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Theo ước tính, có ít nhất 25.000 thành ngữ trong ngôn ngữ tiếng Anh. Thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh.
1
null
Suy đoán vô tội hay giả định vô tội, là một trong những nguyên tắc cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng "mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội". Nguyên tắc này được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự. Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc. Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội. Việc tìm bằng chứng đủ khả năng thuyết phục thuộc về bên công tố. Về nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" hiện còn có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà luật học, song tựu chung lại có thể thấy trong tố tụng hình sự nguyên tắc suy đoán vô tội phản ánh ba nội dung căn bản đó là: Suy đoán vô tội trong pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc suy đoán vô tội được ghi nhận tại khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 của Việt Nam, theo đó quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật." Để cụ thể nguyên tắc này, tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam quy định: "Điều 13. Suy đoán vô tội Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội." Hiện nay, vấn đề áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn hoạt động tố tụng là đòi hỏi rất cần thiết để đảm bảo quyền con người, để thực hiện được tinh thần của các quy định này đòi hỏi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng, sự độc lập trong hoạt động tư pháp để đảm bảo quy định về suy đoán vô tội được thực thi trên thực tế.
1
null
Bò Droughmaster (có nghĩa là "Bậc thầy về chịu hạn" hay "Thần chịu hạn") hay còn gọi là bò Úc là một giống bò thịt được lai tạo ở Úc tại bang Queensland. Đây là giống bò có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống Brahman. Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao Bò kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. Đặc điểm. Giống bò này phát triển tốt ở vùng Bắc Mĩ, thích hợp với điều kiện nóng bức. Tận dụng đồng cỏ nghèo nàn rất tốt. Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt. Là giống lớn con trung bình, thân dài, tròn, lông ngắn, thưa, mượt, da mỏng, đàn hồi tốt. Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. Phần lớn bò đều không sừng, u lưng nhỏ, chân và móng chắc, khỏe. Không bị trúng nắng, mò mắt, ung thư mắt, kháng ve, ký sinh trùng. Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 ở Úc vào mùa mưa, nhờ đó mà cỏ phát triển nhiều, nhờ nguồn thực phẩm tự nhiên đó mà các trang nuôi bò đang bước vào chu kỳ dưỡng đàn nhằm tăng trọng lượng cho bò. Bò có màu đỏ, có hoặc không có sừng. Con đực có đầu rộng vừa phải và cơ bắp nổi rõ hơn con cái. Tai từ vừa đến lớn, yếm thõng sâu, hàm khỏe, lỗ mũi rộng, lông bóng mượt, ngắn, da mềm và đàn hồi. Chân dài vừa phải, mắt sâu, u cao vừa phải, mình dài, mông tròn nhiều thịt. Con đực trưởng thành và béo mập có thể đạt tới khối lượng 900-1.000 kg, con cái 650–700 kg. Mỗi con bò Úc có trọng lượng trung bình là 500 kg, trong khi giống bò vàng Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar chỉ nặng tầm 250 ki lô gam. Sản lượng thị bò Úc cao hơn thịt một số loại bò chẳng hạn như bò Việt Nam. Bò Úc cho 55% tỷ lệ thịt sau khi giết mổ, còn bò vàng Việt Nam đạt khoảng 45-50% tỷ lệ thịt. Bò thích nghi tốt ở vùng nhiệt đới vì chúng có khả năng thải mồ hôi qua da. Tuổi thành thục sớm. Bò cái tơ cho phối giống lần đầu lúc 15-18 tháng tuổi. Bò đực tơ cho làm việc lúc gần 2 năm tuổi. Bò cái mắn đẻ, dễ đẻ, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đẻ mỗi năm một lứa. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt tại úc, bê cai sữa lúc 6,5 tháng đạt trung bình 260 kg ở con đực và 190 kg ở con cái, nuôi tốt có thể đạt khối lượng cao hơn. Bò cũng có khả năng gặm cỏ trong điều kiện bãi chăn thả thiếu cỏ và nước vào mùa khô. Khả năng kháng ve cao hơn so với các giống bò ôn đới. Thức ăn chính là cỏ voi, mỗi con cần 20–30 kg cỏ một ngày, năm con vị chi hết hơn 1 tạ; 1 tháng tốn 3,5 tấn cỏ; 12 tháng mất khoảng 40 tấn cỏ. Trồng 1 ha cỏ ở địa phương năng suất đạt trên 300 tấn, như vậy chỉ cần có 2 sào đất (2.000 m2) là đủ nuôi 5-10 con bò cái Úc sinh sản. Trong khi bò thịt Úc cho ăn tự do, ngoài cỏ còn thêm cám, mật rỉ, thân bắp... để tăng trọng nhanh theo kiểu “mì ăn liền”, còn bò cái do phải “xài” lâu từ 10 năm trở lên nên phải dưỡng, khẩu phần cám chỉ “đệm” thêm, bởi ăn nhiều cám mau hư dạ con, nên thức ăn chủ yếu vẫn là cỏ tự nhiên. Nói chung, tùy theo giai đoạn sinh trưởng mà cho ăn, nhưng bò cái Úc nhất định không thể cho ăn kiểu vỗ béo như bò thịt, nên không được để bò quá béo. Lúc đẻ ra bê nặng 20 kg cũng nhỏ tương đương bò lai Sind, bò Bô địa phương. Nhưng phải nói bò Úc tăng trọng rất nhanh, mới có hơn 10 ngày trọng lượng bê con tăng gấp 2 lần, dự kiến nuôi sau 1 năm sẽ cho khoảng 200 kg một bê con, trong khi với trọng lượng này thì bò Sind phải mất đến 2 năm. Trọng lượng bình quân đạt 375 kg/con (khoảng 2 năm tuổi), giá mua trên 50 triệu đồng một con, chi phí hết khoảng 1,2 tỷ đồng. Nay nuôi đã hơn 6 tháng, tăng trọng được 400 kg một con. Bò Úc với thân hình to lớn, tỉ lệ thịt xẻ cao, được người tiêu dùng Việt ưa chuộng. Hai loại bò Úc và bò nội hiện đang có giá cân hơi bằng nhau nhưng tỉ lệ thành thịt của bò nội ít hơn, lượng mỡ nhiều hơn, chất lượng không hợp "mốt" bằng khiến hoàn toàn lép vế, bò Úc có trọng lượng lớn gấp rưỡi, gấp đôi bò nội, mỗi con nặng khoảng 4-5 tạ, tỷ lệ thịt xẻ đạt khoảng 55% (trong khi bò nội chỉ đạt 45-50%), thịt bò Úc lại mềm và ngọt hơn bò ta (tuy mùi vị có thể không thơm bằng) càng đẩy bò nội vào cửa khó có thể cạnh tranh nổi. Mỗi con bò Úc, bình quân nếu ăn cỏ tươi 1 ngày, trọng lượng thức ăn sẽ tương đương 10% trọng lượng cơ thể, như vậy với một con bò 500 kg, lượng thức ăn sẽ tương ứng 50 kg cỏ tươi, còn nếu ăn thức ăn có tinh bột, lượng thức ăn cần khoảng hơn 20 kg cho một con bò. Một con bò khả năng bài tiết sẽ vào khoảng từ 3 đến 5 kg/ngày. Nếu đàn bò 300.000 con, sẽ thu về từ 900 tấn cho đến 1.500 tấn phân/ngày. Với giá tiền phân bò, một mét khối bán được khoảng 600.000 đồng, tổng số tiền thu về nằm ở khoảng 540 triệu đồng cho đến 900 triệu/ngày, dự kiến mỗi năm bán 300.000 con bò, ngoài việc tổng đàn nuôi thường trực là 300.000 con, mọi người cũng nên tính thêm số lượng khoảng 300.000 con đủ trọng lượng để bán ra thị trường, như vậy ta cứ nhân đôi, mỗi ngày kiếm 1,08 tỷ đồng cho đến 1,8 tỷ đồng, với 300.000 con bò thịt và bò sữa, kiếm hơn 20 triệu USD mỗi năm từ nguồn phân bò. Lai tạo. Bò lai Droughtmaster: Là kết quả lai kinh tế giữa đực giống bò Droughtmaster với bò cái lai Sind để tạo đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt. Đây là phẩm giống có tỷ lệ thịt xẻ cao. Con lai F1 Droughtmaster x Lai Sind: mặt ngắn, đầu tròn, có u vai nhỏ, cổ và tai dài vừa phải, chân hơi thấp (sơ sinh cao trung bình 59,2 cm nặng 20 kg), yếm và rốn phát triển, Lông màu vàng đậm hoặc màu cánh gián, viền mắt và mũi có màu nâu sáng, một số có viền mắt, gương mũi và móng guốc màu đen nhạt. Khối lượng bê sơ sinh 19 – 22 kg. Con lai F1 Droughtmaster đạt tăng trọng rất khá, 6 tháng tuồi 128,5 kg, 12 tháng tuổi đạt 214,7 kg; 18 tháng tuổi đạt 298,8 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50 – 52 %. Tỷ lệ thịt tinh 41%. Tiêu thụ. Bò này được xuất khẩu từ Úc đi nhiều nước, thị trường Indonesia tiêu thụ 400.000 con bò Úc/năm đối với Indonesia, Úc và Indonesia từng đạt đạt thỏa thuận bán cho Indonesia mấy trăm ngàn con bò, trước đây nước này bị Úc lên án là ngược đãi súc vật trong quá trình giết mổ (dùng búa đập đầu con bò cho chết). Từ quý 4 năm 2013, do Indonesia đã khắc phục được nhược điểm trên nên đã nhập khẩu lại bò Úc. Indonesia tăng nhập bò Úc với số lượng lớn nên Úc ưu tiên bán bò cho Indonesia, thời gian vận chuyển bò từ Úc về chỉ mất 4 ngày. Việt Nam cũng là quốc gia tiêu thụ nhiều bò Úc, năm 2012, bò nhập từ Úc chỉ hơn 3.000 con nhưng đến 9 tháng đầu năm 2013, số lượng bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam lên 32.500 con và đến cuối năm thì lên đến 66.000 con, đầu năm 2014, có ước tính cả năm sẽ nhập khoảng 120.000 con và cả năm sẽ gấp 2,5 lần so với năm 2013. Và từ đầu năm đến tháng 11 năm 2013, Úc xuất sang Việt Nam khoảng 36.000 con bò sống, trị giá tương đương 24 triệu USD, trọng lượng trung bình từ 350 – 500 kg/con, với giá bò hơi khoảng 2 USD/kg, tính đến đầu tháng 12 cùng năm, có khoảng 40.000 con bò Úc xuất bán vào Việt Nam, trung bình mỗi tháng Việt Nam nhập khoảng 3.600 con bò từ Úc để giết thịt. Việt Nam từng có việc gần 40.000 con bò Úc nhập về Việt Nam để giết mổ. Thịt bò nhập khẩu từ Úc ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng vì được người tiêu dùng đánh giá là chất lượng hơn và giá thịt bò Úc không chênh lệch là mấy so với giá thịt trong nước, giá rẻ một phần do nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát được giá khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ. Thịt bò Úc đang bán tràn ngập ở siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn với giá khá cạnh tranh, một doanh nghiệp ở Đồng Nai nhập bò Úc trung bình mỗi tháng hơn 1.000 con, và có thêm công ty kinh doanh bò Úc với số lượng nhập về tăng đột biến, lên tới 6.000 – 7.000 con mỗi tháng., Công ty Vissan, trung bình mỗi tháng Vissan giết mổ khoảng 1.500 con bò Úc (trọng lượng 500 kg/con) Mặc dù Gánh thuế và phí, thịt bò Úc vẫn rẻ hơn bò Việt. Có ghi nhận về giá bán lẻ thịt bò tươi của Úc tại các cửa hàng thực phẩm và siêu thị ở Sài Gòn là 244.000 đồng/kg sản phẩm nạc đùi (giá thị bò trong nước là 230.000 đồng/kg), 180.000 đồng/kg gầu (giá thịt bò trong nước ở mức 200.000 đồng/kg). Loại thịt bò thăn và philê của Úc có giá là 320.000 đồng/kg, trong khi giá thịt bò cùng loại trong nước được bán với giá hơn 280.000 đồng/kg (năm 2013). Tuy vậy cũng đã phát hiện 10 tấn thịt bò Úc bẩn nhập vào Việt Nam, toàn bộ số thịt bò cơ quan chức năng kết luận bị nhiễm bẩn, không đạt tiêu chuẩn làm thực phẩm cho người, thì lần kiểm tra thứ 3 chỉ còn lại hai sản phẩm (nõn bò và bắp bò có tổng trọng lượng 5.566 kg) không đạt làm thực phẩm cho người.
1
null