text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Harvey Bernard Milk (22/05/1930 – 27/11/1978) là một nhà chính trị người Mỹ, người đồng tính công khai đầu tiên được bầu vào cơ quan chính quyền ở California khi ông giành một ghế ở Ban Giám sát San Francisco. Ban đầu, ông chưa quan tâm chính trị và hoạt động vì quyền người đồng tính, ông chưa công khai thiên hướng tình dục của mình và không tham gia những vấn đề công dân cho đến tuổi 40, sau khi ông trải nghiệm cuộc Phản văn hóa thập niên 1960. Milk chuyển từ Thành phố New York đến San Francisco vào 1972 trong một cuộc di cư của người đồng tính tới Quận Castro. Ông khai thác việc ảnh hưởng chính trị và kinh tế của khu vực này tăng lên để tăng cường niềm đam mê của mình. Sau đó ông ứng cử vào chính quyền 3 lần nhưng không thành công. Nhờ những chiến dịch, ông ngày càng nổi tiếng và giành một ghế ở Ban Giám sát vào 1977. Milk làm việc gần 11 tháng ở đó và chịu trách nhiệm thông qua quy định về quyền người đồng tính. Vào 27/11/1978, Milk và thị trưởng George Moscone bị ám sát bởi Dan White, một giám sát viên đã từ chức nhưng muốn trở lại vị trí đó. Việc Milk thắng cử là do và là một yếu tố quan trọng trong thay đổi chính trị ở San Francisco. Mặc dù có thời gian hoạt động chính trị ngắn, Milk trở thành một biểu tượng ở San Francisco và người "tử vì đạo" trong cộng đồng đồng tính. Năm 2002, Milk được gọi là "viên chức LGBT công khai nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất từng thắng cử ở Hoa Kỳ". Anne Kronenberg, người quản lý chiến dịch cuối cùng của ông, viết về ông: "Thứ làm cho Harvey khác với tôi hay bạn chính là ông ấy là người biết tưởng tượng. Ông tưởng tượng một thế giới công bằng trong đầu mình và biến nó thành hiện thực, cho tất cả chúng ta." Milk được truy tặng Huy chương Tự do Tổng thống vào 2009.
1
null
Linh dương Yemen hay còn gọi là Linh dương của Nữ hoàng Sheba (Danh pháp khoa học: Gazella bilkis arabica) là một phân loài đã tuyệt chủng của linh dương Ả Rập cũng là loài đã tuyệt chủng. Đôi khi nó được coi là một loài theo đúng nghĩa của nó: Gazella bilkis. Nó đã được tìm thấy trên những ngọn núi và sườn đồi ở Yemen, nhưng không ai được nhìn thấy kể từ năm 1951, trong khi năm mẫu vật được thu thập trong vùng núi gần Ta'izz, nơi nó được báo cáo là xuất hiện phổ biến vào thời điểm đó. Các cuộc điều tra trong khu vực xảy ra trước đây của chúng đã không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu của sự hiện diện của nó. Năm 1985, một bức ảnh của linh dương đã được thực hiện trong một bộ sưu tập tư nhân là Al Wabra Wildlife Farm, tại Qatar. Nhà động vật học Colin Groves tuyên bố những có thể có thể có những cá thể còn sống sót. Nó không được xác nhận liệu những động vật thực sự thuộc về loài này. Trong thời gian ngắn, loài này đã bị tuyệt chủng trước khi được biết, mẫu vật được thu thập, được cho biết rằng có loại này, nhưng khi chúng đang được đang tìm kiếm thì đã chấm dứt vì lý do không được biết đến.
1
null
Thành Cộng Hòa là một địa danh tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, đây là khu vực tương ứng với diện tích gồm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Dược Đại học Y Dược, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi các đường Lê Duẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thị Minh Khai và Mạc Đĩnh Chi. Tại địa bàn này từng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Lược sử. Từ thành Gia Định đến trại Ông-dèm. Ngay sau chiếm được thành Gia Định, cho là khu vực thành quá rộng, khó phòng thủ, chỉ huy trưởng quân Pháp là Phó đô đốc De Genouilly đã cho phá hủy tường thành bằng 32 khối mìn, đồng thời cho tiêu hủy toàn bộ kho tàng trong thành để tránh quân Đại Nam có thể sử dụng được trong trường hợp tái chiếm được thành. Theo ghi nhận một số nhân chứng, di hại của vụ tiêu hủy này mãi đến đầu năm 1862 vẫn còn âm ỉ. Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, chính quyền thực dân Pháp xây dựng các đề án quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn. Trong các đồ bản của đề án quy hoạch năm 1867 và 1870, không ghi nhận công trình xây dựng nào trên khu vực thành Gia Định cũ. Tuy nhiên, ngay từ năm 1870, một ngôi thành mới bắt đầu được thi công, dựa trên bản thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Varaigne và A. Dupommier. Bản vẽ này cho thấy thành mới chiếm diện tích chỉ bằng gần một nửa thành cũ, chu vi chỉ khoảng 1.400m; hiện nằm khớp trong bốn con đường: Lê Duẩn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vật liệu xây thành lấy từ gạch, sắt của thành Gia Định vẫn còn ngổn ngang nơi đây. Tuy nhiên, hàng loạt các các cuộc tập kích của người dân Gia Định liên tục diễn ra, thậm chí sát vách thành Gia Định từ dân đất Hộ (Đa Kao) cách đó hơn cây số khiến việc xây thành mới kéo dài đến ba năm, năm 1873 mới xong và được thể hiện trên đồ bản của đề án quy hoạch năm 1873. Ngôi thành mới này được đặt tên là Thành Martin des Pallières, theo tên một tướng Pháp, Charles Gabriel Félicité Martin des Pallières (1823 - 1876). Thành mới này gồm ba khối kiến trúc chính: hai khối nhà dài một trệt một lầu hai bên cổng và một khối nhà một trệt hai lầu xây cao hẳn trên nền đất (kiểu thành và mẫu nhà với hệ thống lam quả trám phía trước chống nóng này được một số kiến trúc Sài Gòn sau đó, như Bệnh viện Quân đội Pháp gần đó - nay là Bệnh viện Nhi đồng 2 - làm theo). Bên ngoài tòa thành mới này vẫn còn hệ thống lũy đất quanh thành Gia Định xưa. Thành Martin des Pallières được sử dụng làm căn cứ của Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ ("Régiment de marche de Cochinchine"), được thành lập năm 1869. Người bình dân bấy giờ thường gọi là trại Săng-đá (đọc trại từ "soldat" mà ra). Căn cứ nhanh chóng được mở rộng hoàn thiện. Trên đồ bản của đề án quy hoạch năm 1878 đã thể hiện rõ chức năng đồn binh quân sự tương ứng với khu vực thành Cộng Hòa sau này. Điều này càng thể hiện rõ nét với họa đồ thành phố Sài Gòn năm 1881, với hệ thống lũy đất cũ của thành Gia Định bao quanh cùng với các kiến trúc mới. Các lũy đất này đến khoảng cuối thập niên 1880 đầu thập niên 1890 thì bị san phẳng hoàn toàn. Năm 1890, Trung đoàn dã chiến Nam Kỳ được tổ chức lại, phân thành các trung đoàn bộ binh hải quân ("régiments d'infanterie de marine") số 9, 10 và 11. Căn cứ này được chuyển thuộc quyền sử dụng của Trung đoàn bộ binh hải quân thứ 11 ("11ème régiment d'infanterie de marine" - 11ème RIM). Đến năm 1900, trung đoàn được đổi tên thành Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (' - 11ème RIC). Người bình dân bấy giờ thường gọi căn cứ của trung đoàn này là trại Ông-dèm hoặc thành Ông-dèm, đọc trại từ "onzième" trong tiếng Pháp nghĩa là thứ 11. Từ thành Ông-dèm đến thành Cộng Hòa. Trại Ông-dèm nằm giữa trung tâm thành phố, gần các cơ sở quan trọng của chính quyền thực dân như Dinh Toàn quyền, Tòa án... vì vậy có vị trí quân sự quan trọng. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, tước vũ khí và bắt giam mọi quân nhân cũng như các quan chức chính quyền thực dân Pháp. Nhiều quan chức chính quyền thực dân Pháp bị đưa về giam giữ trong trại Ông-dèm. Khi quân Anh vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giới quân Nhật, nhằm nhanh chóng nắm quyền kiểm soát tình hình, chỉ huy quân Anh tại Đông Dương là tướng Douglas Gracey đã ra lệnh phóng thích và trang bị cho người Pháp tại Nam Bộ, đặc biệt là với các binh lính Pháp bị giam tại trại Ông-dèm. Chính lực lượng của Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 11 (11ème RIC), cùng với Trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 5 (5è RIC) mời thành lập, đã cùng quân Anh nổ súng tái chiếm Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945. Tuy nhiên, trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc tại Đông Dương, sau 9 năm chiến tranh, người Pháp đành phải chấp nhận từ bỏ quyền lợi thực dân tại đây và rút quân đội ra khỏi Đông Dương. Tại miền Nam Việt Nam, quân đội Pháp bàn giao các phương tiện và cơ sở vật chất cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, trong đó có cả trại Ông-dèm. Nhằm tăng cường lực lượng quân sự để đối phó với lực lượng Bình Xuyên chống chính phủ, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm đã cho điều một số tiểu đoàn trung thành với chính phủ vào nội đô Sài Gòn, đóng tại thành Ông-dèm. Nhờ sự chuẩn bị này, khi quân Bình Xuyên nổ súng tần công thành, quân chính phủ nhanh chóng đập tan cuộc tiến công, đẩy lùi lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn. Sau khi lên ngôi vị Tổng thống, nhằm xóa bỏ các tàn dư văn hóa của chế độ thực dân, đồng thời kỷ niệm chính thể mới, Ngô Đình Diệm đã cho đổi tên trại Ông-dèm thành thành Cộng Hòa. Thành Cộng Hòa với những biến động của nền Đệ nhất Cộng Hòa. Thành Cộng Hòa trở thành nơi đồn trú của Tiểu đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống. Tiểu đoàn nhanh chóng được nâng lên thành Liên đoàn rồi Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng thống. Tuy quân số bằng một trung đoàn bộ binh, khả năng chiến đấu của Lữ đoàn Phòng vệ tương đương với một sư đoàn nhờ binh sĩ thiện chiến và trang bị vũ khí tối tân (pháo binh, thiết giáp và phòng không). Vào lúc cao điểm, lực lượng phòng vệ còn có cả một liên chi đoàn thiết giáp, gồm một Chi đoàn Chiến xa M-24, một Chi đoàn Thiết vận xa M-113 và một Chi đội Thám thính xa M-8. Trong cuộc đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960, ngay từ những phút đầu, quân đảo chính đã kiểm soát được nhiều vị trí quan trọng như chiếm nhà Bưu điện Sài Gòn, Bộ Tổng tham mưu, Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, Nha Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia và Nha Cảnh sát đô thành, Bộ Tư lệnh Thủ đô, tuy nhiên sức kháng cự mãnh liệt của lực lượng Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống cộng với sự do dự của các chỉ huy quân đảo chính nên thành Cộng Hòa và Phủ Tổng thống vẫn không bị thất thủ. Nhờ đó, lực lượng quân đội trung thành với chính phủ có thời gian để tiến vào nội đô để trấn áp quân đảo chính. Tuy nhiên, trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, các chỉ huy quân đảo chính đã rút kinh nghiệm. Việc chỉ huy trưởng của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ, Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, bị bắt giam ngay từ phút đầu đảo chính, đã làm giảm đáng kể khả năng tổ chức chống đảo chính của lực lượng này. Mặc dù vậy, dù tấn công quyết liệt, quân đảo chính vẫn không thể công chiếm được thành Cộng Hòa. Mãi đến đến rạng sáng ngày 2 tháng 11 thì lực lượng này mới buông súng theo lệnh của tổng thống Diệm, để Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đem một trung đội vào tiếp thu. Những dấu tích còn lại. Sau đảo chính, lực lượng Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống bị giải thể (mãi đến năm 1967 mới tái lập, đóng căn cứ trong dinh Độc Lập), thành Cộng Hòa bị phế bỏ. Ngày 14 tháng 12 năm 1963, Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã quyết định giao khu vực thành Cộng Hòa cho Bộ Giáo dục để thiết lập một khu Đại học (mà sau này là Đại học Văn Khoa và Dược khoa). Trên khu vực này, về sau còn thành lập thêm cơ sở của Cao đẳng Nông Lâm Súc và Đài Truyền hình. Một tuyến đường được mở xuyên qua thành Cộng Hòa cũ, nối thông tuyến đường Đinh Tiên Hoàng và đại lộ Cường Để. Ngày nay, dấu tích của thành Cộng Hòa vẫn còn 2 căn nhà khối hai bên đường Đinh Tiên Hoàng, ngay giao lộ Lê Duẩn, tồn tại từ thời trại Ông-dèm cho đến tận ngày nay.
1
null
Carl Heinrich Bloch (23 tháng 5 năm 1834 - ngày 22 tháng 2 năm 1890) là một họa sĩ Đan Mạch. Ông sinh ra ở Copenhagen, Đan Mạch và nghiên cứu với Wilhelm Marstrand tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Đan Mạch (Det Kongelige Danske Kunstakademi) ở đó. Cha mẹ của Bloch muốn con trai của mình chọn một nghề đáng kính - sĩ quan Hải quân. Tuy nhiên, đây không phải là điều Carl muốn. Mối quan tâm duy nhất của ông là vẽ và họa, và ông đã nuôi ý tưởng trở thành một nghệ sĩ. Ông đã đi đến nước Ý để nghiên cứu nghệ thuật, đi đến Hà Lan, nơi ông trở thành quen thuộc với các tác phẩm của Rembrandt, mà đã trở thành một nguồn ảnh hưởng lớn đối với ông. Carl Bloch đã gặp người sau này là vợ của ông, Alma Trepka, tại Roma, nơi ông kết hôn với bà ngày 31 tháng 5 năm 1868. Họ đã sống hạnh phúc với nhau cho đến khi bà chết sớm vào năm 1886. Các tác phẩm đầu tiên của ông đặc trưng cảnh nông thôn từ cuộc sống hàng ngày. Từ 1859 đến 1866, Bloch sống ở Ý, và giai đoạn này là rất quan trọng cho sự phát triển của phong cách lịch sử của ông. Thành công lớn đầu tiên của ông là triển lãm của bản thân "Prometheus Unbound" ở Copenhagen vào năm 1865. Sau cái chết của Marstrand, ông đã hoàn thành việc trang trí hội trường nghi lễ tại Đại học Copenhagen. Nỗi mất đi người vợ đã đè nặng lên tâm trí Bloch, người vợ qua đời để lại cho ông 8 người con đã gây nhiều khó khăn đối với ông.
1
null
A Sky Full of Ghosts (Bầu trời đầy ma) là tập 4 trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu về khoa học ở nước Mỹ: Cosmos: A Spacetime Odyssey (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được trình chiếu vào năm 2014. Chương trình này dựa theo phim tài liệu trước đó của Carl Sagan được trình chiếu trên PBS(Public Broadcasting Service - "Dịch vụ Truyền thông Công cộng". Có thể nói, đây được coi là một cột mốc quan trọng cho phim tài liệu khoa học. Chương trình được trình bày bởi nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson. - Đạo diễn: Brannon Braga - Ngày chiếu: 30/3/2014 - Lượng người xem (Ở Mỹ): 3.91 triệu người Tyson bắt đầu tập phim bằng cách giải thích khái niệm của tốc độ ánh sáng (≈ 300 000 km/h). Sau đó, Tyson giải thích rằng chúng ta chỉ quan sát được 1 vùng của vũ trụ là do tốc độ ánh sáng. Ánh sáng đi đến đâu, chúng ta sẽ nhìn được không gian của vũ trụ đến đó (Ánh sáng đã đi được hàng tỉ năm).  Tyson tiếp tục giải thích cách mà thiên văn học hiện đại đã sử dụng các phân tích qua thời gian để xác định các sự kiện vụ nổ Big Bang và tuổi của vũ trụ hiện nay. Tyson tiến hành mô tả cách thức làm việc của Isaac Newton, William Herschel, Michael Faraday và James Clerk Maxwell trong việc đóng góp vào sự hiểu biết tính chất của sóng điện từ và lực hấp dẫn, và làm thế nào mà công việc này lại dẫn tới việc hình thành thuyết tương đối của Albert Einstein, rằng tốc độ của ánh sáng là một hằng số cơ bản của vũ trụ và trọng lực có thể được xem như là sự biến dạng của kết cấu của không-thời gian. Tyson mô tả khái niệm của các sao tối (là sao chứa một hàm lượng lớn vật chất tối neutralino), không thể nhìn thấy nhưng có thể phát hiện bằng cách theo dõi các ngôi sao khác bị mắc kẹt trong giếng trọng lực của những ngôi sao này. Đó là một ý tưởng mà Herschel sử dụng để khám phá sao đôi. Tyson sau đó mô tả tính chất của lỗ đen, lực hấp dẫn khổng lồ của họ thậm chí có thể nắm bắt ánh sáng, và khám phá của họ thông qua các nguồn tia X như Cygnus X-1. Tyson sử dụng tàu của tưởng tượng để cung cấp một định đề của sự cong của không-thời gian và thời gian giãn nở như khi đi vào chân trời sự kiện của lỗ đen, và khả năng này có thể dẫn đến các khả năng khác trong vũ trụ, hoặc thậm chí du hành xuyên thời gian. Tyson kết thúc tập phim bằng việc trình bày cách con trai của Herschel tên là John lấy cảm hứng từ cha mình để tiếp tục thu thập tài liệu về các ngôi sao.
1
null
"Love Never Felt So Good" là một bài hát của nghệ sĩ người Mỹ Michael Jackson, phát hành sau khi ông qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 2014. Hai phiên bản làm lại từ bản demo của ca khúc năm 1980 - ban đầu được sáng tác bởi Jackson và Paul Anka - chính thức ra mắt như là đĩa đơn đầu tiên từ album thứ hai sau khi mất của Jackson, Xscape. Phiên bản đầu tiên là một bản solo sản xuất bởi John McClain và Giorgio Tuinfort. Phiên bản thứ hai là một bản song ca với sự góp giọng của Justin Timberlake, được sản xuất bởi nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ Timbaland và Jerome "J-Roc" Harmon. Đây là dự án hợp tác thứ hai giữa Jackson và Anka được phát hành kể từ khi Jackson ra đi vào năm 2009 (sau "This Is It"). Đĩa đơn đạt hạng 9 ở Mỹ và hạng 8 ở Anh.
1
null
Ga Gayang (Tiếng Hàn: 가양역, Hanja: 加陽驛) là ga tàu điện ngầm trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 9, nằm ở Gayang-dong, Gangseo-gu, Seoul. Trong số các ga trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 9, đây là ga có nhiều lối ra nhất. Nó nằm ở cuối phía nam của cầu Gayang.
1
null
Giải Locus cho truyện ngắn hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best Short Story) là một trong loạt giải Locus được tạp chí Locus thiết lập năm 1971 dành cho những truyện ngắn được bầu là hay nhất. Các tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trong năm trước đó. Những tác phẩm đoạt giải. Dưới đây là danh sách các tác phẩm đoạt giải:
1
null
Giải Locus cho truyện ngắn dài hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best Novella) là một trong loạt giải Locus do tạp chí Locus thiết lập năm 1973, dành cho những truyện ngắn dài ("novella") được bầu chọn là hay nhất. Các tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trong năm trước đó. Những tác phẩm đoạt giải. Dưới đây là danh sách các tác phẩm đoạt giải:
1
null
Giải Locus cho tiểu thuyết hay nhất (tiếng Anh: Locus Awward for Best Novel) là một giải thưởng của "tạp chí Locus", Hoa Kỳ dành cho tiểu thuyết được bầu chọn là hay nhất. Các tác phẩm được bầu chọn là những tác phẩm được xuất bản năm trước đó. Giải này được thiết lập từ năm 1971 cho tới năm 1979, sau đó được chia thành 2 giải khác nhau, gồm Giải Locus cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất và Giải Locus cho tiểu thuyết tưởng tượng hay nhất.
1
null
Cá chạch rắn kuhli hay cá chạch rắn culi (Pangio kuhlii) là một loài cá nhỏ thuộc về họ Cobitidae, chúng không phải cá chạch thực sự (thuộc bộ Lươn) mà là thành viên của bộ Cá chép. Nó có nguồn gốc ở Indonesia và bán đảo Mã Lai. Sinh vật này sống về đêm. Môi trường sống, chế độ ăn uống, thông số. Môi trường sống tự nhiên của cá chạch rắn kuhli là nền cát của các con sông chảy chậm và suối sạch. Chúng là cá xã hội và thường được tìm thấy thành các cụm nhỏ (chúng không phải cá sống theo đàn nhưng chúng thích tụ tập với nhau), chúng rất thận trọng và sống về đêm, cá chạch rắn kuhli sống gần đáy, nơi chúng kiếm ăn. Chúng tự nhiên số trong môi trường nhiệt đới, và thích nước 5.5 – 6.5 pH-nhưng vẫn chịu được 7.0 pH khi ở trong hồ cá, độ cứng nước 5.0 dGH, và nhiệt độ 75 – 86 °F (24 – 30 °C). Chúng ăn bất cứ thứ gì chúng gặp ở tầng đáy. Chúng thường ăn vào ban đêm, nhưng cũng có thể được dạy để ăn vào ban ngày trong các hồ cá. Trong tự nhiên, loài cá này đẻ trứng ở vùng nước rất nông. Hồ cá cảnh. Cá chạch rắn kuhli thường được giữ làm cá cảnh. Có nhiều loài khác thuộc chi Pangio có hình dáng tương tự và được bán dưới cùng một tên. Nó khỏe mạnh và sống lâu trong hồ, nó cũng dễ chịu với đồng loại và các loài cá khác. Trong môi trường hồ cá, đặc biệt và nếu có cát mịn, chúng có thể chui sâu xuống phía dưới và ẩn mình một thời gian dài, chỉ bơi lên để kiếm ăn vào ban đêm. Loài này có thể bơi vào bộ lọc nước trần, khiến chúng chết. Sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt đòi hỏi nhiều nơi trú ẩn và điều kiện nước thích hợp.
1
null
Giải Locus cho tiểu thuyết đầu tay hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best First Novel) là một giải thưởng văn học của tạp chí Locus, Hoa Kỳ, dành cho tiểu thuyết đầu tay của một tác giả được bầu chọn là hay nhất. Giải này được thành lập từ năm 1981. Các tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trước đó một năm.
1
null
Giải Locus cho tiểu thuyết ngắn hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best Novelette) là một trong loạt giải Locus do tạp chí Locus thiết lập năm 1975, dành cho các tiểu thuyết ngắn ("novelette") hay nhất. Những tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trong nam trước đó. Những tác phẩm đoạt giải. Dưới đây là danh sách các tác phẩm đoạt giải:
1
null
Giải Locus cho tiểu thuyết tưởng tượng hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best Fantasy Novel) là một trong loạt Giải Locus do "tạp chí Locus" thiết lập năm 1978, dành cho các tiểu thuyết tưởng tượng được bầu chọn là hay nhất. Những tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trong năm trước đó.
1
null
Pangio là một chi cá nước ngọt trong họ Cobitidae. Trong những lần phân loại đầu tiên, chi này được biết tới như "Acanthophthalmus". Thành viên được biết đến nhiều nhất là Cá chạch rắn kuhli, "Pangio kuhlii", thường được giữ làm cá cảnh. Loài. Hiên có 32 loài được công nhận trong chi này:
1
null
Giải Locus cho tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất (tiếng Anh: Locus Award for Best Science Fiction Novel) là một trong loạt giải Locus của tạp chí Locus, thiết lập năm 1980, dành cho các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay nhất. Những tác phẩm được bầu chọn phải được xuất bản trong năm trước đó.
1
null
Danh sách máy bay dân sự bị bắn rơi bao gồm các máy bay bị bắn từ mặt đất hay từ các phi cơ khác trên không, do đó bị rơi hay phải đáp khẩn cấp. Chiếc Boeing 777, Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines, bị đâm xuống đất vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 đưa tới cái chết của 298 người bị phía Ukraina cho là do từ một tên lửa đất đối không chưa được chứng minh. Thập niên 1960. Chuyến bay Air France 1611. Chuyến bay Air France 1611 (AF1611), một máy bay loại Sud Aviation Caravelle III bay từ đảo Corse tới Nice, Pháp, khi nó đã rơi xuống biển Địa Trung Hải gần Nice vào ngày 11 tháng 9 1968, đưa tới cái chết của 95 hành khách và phi hành đoàn. Nguyên nhân việc máy bay rơi ban đầu được cho là vì bị cháy đầu cuối máy bay, nhưng đến năm 2011 được tiết lộ là do một hỏa tiễn, bắn lầm bởi quân đội Pháp khi đang thử hỏa tiễn. Thập niên 1970. Chuyến bay Libyan Arab Airlines 114. Chuyến bay Libyan Arab Airlines 114 là một chuyến bay thường lệ từ Tripoli, Libya, qua Benghazi tới Cairo. Vào lúc 10:30 ngày 21 tháng 2 năm 1973, chiếc Boeing 727 rời Tripoli, nhưng bị lạc vì thời tiếc xấu cùng với dụng cụ bị hư lúc ở phía Bắc Ai Cập khoảng 13:44 (giờ địa phương). Nó đã bước vào không phận kiểm soát bởi phía Do Thái thuộc Bán đảo Sinai, bị chặn lại bởi 2 chiếc phản lực cơ chiến đấu F-4 Phantom II, từ chối đáp xuống, và bị bắn hạ. Trong số 113 người trên tàu, 5 sống sót, trong đó có người lái phụ. Chuyến bay Korean Air Lines 902. Chuyến bay Korean Air Lines 902 (KAL902, KE902) bị bắn rơi bởi phản lực Sô Viết Sukhoi Su-15 vào ngày 20 tháng 4 năm 1978, near Murmansk, Nga, sau khi nó vi phạm không phận Sô Viết và đã không trả lời câu hỏi của những chiếc máy bay chận nó lại. 2 hành khách chết trong tai nạn này. 107 hành khách khác và phi hành đoàn còn sống sót sau máy bay đã đáp được xuống một hồ đóng băng. Thập niên 1980. Chuyến bay Aerolinee Itavia 870. Chuyến bay Aerolinee Itavia 870 đã đâm xuống Biển Tyrrhenus vào ngày 27 tháng 6 năm 1980. Vào khoảng 40 phút sau khi cất cánh từ Bologna, Ý, một vật lạ đã tiến gần tới máy bay và ngay sau đó máy bay đã biến mất trên màn ảnh ra đa. Tất cả 81 người trên tàu đã chết và nhiều mảng vỡ của chiếc máy bay nổi trên mặt nước. Nguyên nhân chiếc máy bay rơi xuống biển vẫn chưa được biết chắc chắn, một trong những giả thuyết là máy bay này bay vào một khu vực mà đang có một không chiến giữa máy bay của Lybia và khối NATO. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2013 tòa án hình sự tối cao Ý phán là có rất nhiều chứng cớ cho thấy là máy bay đã bị bắn rơi bởi một hỏa tiễn.
1
null
Gossip Girl là loạt tiểu thuyết hư cấu dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên của Mỹ do tác giả Cecily von Ziegesar và được Little, Brown and Company, công ty con Tập đoàn Hachette Livre xuất bản. Nội dung xoay quanh cuộc sống và tình yêu của tầng lớp thanh thiếu niên thượng lưu của Trường Nữ Sinh Constance Billard School for Girls, một trường tư danh tiếng tại khu Thượng Đông "Upper East Side" ở New York. Và nhân vật chính tập trung chủ yếu vào đôi bạn thân Blair Waldorf và Serena van der Woodsen, các cô gái thường là tâm điểm cho những tin đồn của hội blogger "Gossip Girl". Chính những trải nghiệm của tác giả von Ziegesar khi theo học tại Trường Nightingale-Bamford School và những gì mà cô nghe được từ bạn bè. Lịch sử. Phần 1 của loạt tiểu thuyết có tên "Gossip Girl," được xuất bản theo dạng sách bìa mềm vào tháng 4 năm 2002. Hai phần sau được ra mắt lần lượt mỗi năm cho đến phần cuối có tên "Don't You Forget About Me" phát hành vào tháng 5 năm 2007, nội dung bao trùm từ khi các nhân vật chính tốt nghiệp trung học, lên đại học và sự nghiệp của họ. Phần diễn biến trước của tác phẩm trong cuốn sách "It Had To Be You" ra mắt tháng 10 năm 2007 với hai dạng bìa cứng và sách điện tử. Nó miêu tả chi tiết các sự kiện đã xảy ra một năm trước của phần đầu tiên. Một bộ sách gồm đủ 11 cuốn tiểu thuyết và phần trước được xuất bản dạng bìa mềm vào ngày 1 tháng 11 năm 2009. Hai ngày sau, cuốn tiểu thuyết tiếp theo là "I Will Always Love You" được xuất bản. Trong tiểu thuyết dạng bìa cứng kể về sự kiện các nhân vật chính từ trường đại học trở về nhà vào kì nghỉ. Tập đoàn Hachette đã cho tái bản lại toàn bộ các cuốn tiểu thuyết gốc thành dạng sách điệm tử vào giữa năm 2008 và 2009. Các cuốn sách thứ 9, 10 và 11 trong loạt tiểu thuyết được viết bởi những người chắp bút. Tháng 12 năm 2009, nhà xuất bản Yen Press công bố đang hợp tác cùng với họa sĩ Hàn Quốc Baek Hye-Kyung để sáng tác truyện tranh phỏng theo tác phẩm lấy tên là "Gossip Girl: For Your Eyes Only". Tác phẩm bằng tranh cũng có những nhân vật tương tự bản gốc và chương đầu tiên được đăng trên tạp chí hợp tuyển "Yen Press" của công ty số tháng 1 năm 2010. Tháng 10 năm October 2011, một phần nhái lại của loạt sách có tên "Gossip Girl Psycho Killer" của chính tác giả viết đã được ra mắt.
1
null
Alexandre của Bỉ (tiếng Pháp: "Alexandre Emmanuel Henri Albert Marie Léopold", tiếng Hà Lan: "Alexander Emanuel Hendrik Albert Maria Leopold"; 18 tháng 7 năm 1942 – 29 tháng 11 năm 2009) là con trai của Vua Léopold III của Bỉ và Nữ Thân vương xứ Réthy. Ông là em cùng cha khác mẹ với Nữ Đại Công tước Joséphine-Charlotte của Luxembourg, Vua Baudouin và Vua Albert II của Bỉ. Thiếu thời. Vương tử Alexandre sinh ngày 18 tháng 7 năm 1942 tại Cung điện Laeken ở thành phố Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Ông có hai người em gái ruột là Vương nữ Marie-Christine và Marie-Esméralda của Bỉ. Mẹ đỡ đầu của ông cũng chính là người chị cùng cha khác mẹ, Nữ Đại Công tước Joséphine-Charlotte của Luxembourg. Ông cùng gia đình bị quân đội Đức bắt giữ cho đến khi trận Normandie diễn ra năm 1944. Sau đó, Léopold III cùng người vợ thứ hai và bốn người con lần lượt chuyển sang bị giam giữ tại Hirschstein ở Sachsen, Đức rồi đến Strobl gần thành phố Salzburg của Áo suốt mùa đông năm 1944–1945. Tháng 5 năm 1945, gia đình Léopold III được quân đội Mỹ trả tự do. Sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình hoàng gia vẫn không được trở về Bỉ mà phải sống lưu vong ở Thụy Sĩ cho đến khi cuộc trưng cầu ý dân được diễn ra tại Vương quốc Bỉ năm 1950. Trong thời gian đó, Vương tử Alexandre đã học thêm một số kiến thức về y học để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Hôn nhân. Ngày 14 tháng 2 năm 1991, tại thành phố Debenham thuộc hạt Suffolk của Anh, Vương tử Alexandre đã kết hôn với Léa Inge Dora Wolman – một người đã từng có hai đời chồng. Cuộc hôn nhân được giữ kín đến tận năm 1998 vì Vương tử lo sợ rằng mẹ của ông sẽ không chấp nhận. Chuyện này cũng tương tự như chuyện cha ông, Vua Léopold III giữ kín chuyện ông kết hôn với Lilian, Hoàng phi xứ Réthy 50 năm trước. Cô dâu Léa đã có hai người con là Laetitia Spetschinsky và Renaud Bichara từ hai cuộc hôn nhân trước. Địa vị hoàng gia. Đã có những xích mích xảy ra giữa các con của người vợ trước và các con của người vợ sau của Vua Léopold III. Tuy nhiên, quan hệ giữa Vương tử Alexandre và các anh chị em cùng cha khác mẹ dường như đã dần được cải thiện đáng kể, khi ông cùng với vợ đã xuất hiện trước công chúng cùng với các thành viên khác của Hoàng gia. Ngược lại, hai Vương nữ Marie-Christine và Marie-Esméralda lại có vẻ không được thân thiện mấy. Mặc dù, các con của Vua Léopold III và người vợ thứ hai không có quyền kế vị ngai vàng, nhưng nhiều học giả nghiên cứu Hiến pháp lại cho rằng, Vương tử Alexandre hoàn toàn có quyền kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ. Cho dù là như vậy, nhưng cuộc hôn nhân bí mật năm 1991 giữa ông và Léa Wolman đã đi ngược lại với Điều 85 trong Hiến pháp Bỉ, quy định rằng quyền kế vị sẽ bị tước bỏ nếu bất cứ hậu duệ nào của Vua Léopold I kết hôn mà không có sự cho phép của Đức vua. Tuy nhiên, tháng 5 năm 2008, trong bài phỏng vấn với tờ "Point de Vue" của Bỉ, Vương tức Léa đã nói rằng, "...những người con của Vua Léopold và người vợ thứ hai – Vương tử Alexandre, Vương nữ Marie-Christine và Vương nữ Marie-Esméralda – từ nhỏ đã được nuôi dạy để trở thành Vương tử và Vương nữ Bỉ, lại còn được mang tước hiệu "Royal Highness", nhưng lại không có quyền kế vị ngai vàng". bà nói thêm, "Vương tử Alexandre đã phải chịu sự giáo dục vô cùng nghiêm khắc... Ông ấy đã chờ đợi rất lâu để có thể được đại diện Hoàng gia tham dự vào các sự kiện quốc tế. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra." Qua đời. Vương tử Alexandre đã qua đời vì bị thuyên tắc phổi vào ngày 29 tháng 11 năm 2009. Lễ tang của ông được tổ chức vào thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2009 tại Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh ở Laeken, Bỉ. Ông được chôn cất tại hầm mộ của Nhà thờ.
1
null
Leontios (, ) (Không rõ năm sinh, mất ngày 15 tháng 2 năm 706) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 695 đến 698. Ông lên nắm quyền bằng cách lật đổ Hoàng đế Justinianos II để rồi về sau lại bị Tiberios III lật đổ. Tên gọi thực tế và chính thức của ông là Leon (Λέων, "Leōn"), nhưng trong biên niên sử Đông La Mã thường gọi bằng cái tên Leontios. Tiểu sử. Thiếu thời. Leontios sinh ra ở Isauria. Hồi trẻ gia nhập quân đội, nhờ nhiều lần lập chiến công nên mau chóng thăng cấp bậc và được triều đình bổ nhiệm làm "strategos" (thống đốc quân sự) tỉnh (thema) Anatolic dưới thời trị vì của Hoàng đế Konstantinos IV. Năm 686 Leontios được Justinianos II chọn làm tổng chỉ huy quân đội Đông La Mã chống lại người Ả Rập ở Gruzia và Armenia. Tàn nhẫn ngay cả theo chuẩn mực ngày nay, Leontios tiến hành cuộc chiến tranh sâu hơn vào tận Azerbaijan và Caucasus Albania. Thành công của ông cuối cùng buộc phải đàm phán một hiệp ước giữa Byzantium và Caliph Abd al-Malik với việc người Ả Rập sẽ phải nhượng bộ đáng kể và cống nạp cho các Hoàng đế Đông La Mã. Leontios đã không thành công khi gây chiến chống lại người Ả Rập vừa trở lại vào năm 692. Dẫn đầu một đội quân Đông La Mã hùng hậu, ông đã bị đánh bại trong trận Sebastopolis khi một đạo quân lớn của người Slav rời khỏi trận địa và bỏ mặc lực lượng còn lại của ông chạm trán quân địch. Tức giận trước tổn thất của quân đội, Hoàng đế Justinianos đã sai người giam cầm Leontius trong hai năm. Nổi loạn. Ít lâu sau Hoàng đế nguôi giận cho phóng thích Leontios vào năm 695 và bổ nhiệm là "strategos" tỉnh Helladic. Thay vì lên đường tới nhiệm sở thì ông lại tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại hoàng đế, dẫn đầu phần lớn là các bạn tù cũ của mình. Với sự giúp đỡ từ phe cánh những người đánh xe ngựa màu Xanh, viên Thượng phụ Kallinikos và sức mạnh quân sự của mình, Leontios đã nhanh chóng phế truất Justinianos và đoạt lấy ngôi vị. Để trừ hậu họa, ông cho người cắt mũi và lưỡi của Justinianos rồi lưu đày tới Cherson ở Krym. Lên ngôi. Dưới triều đại không được lòng dân của mình, Leontios (chính thức là "Leon") đã phải kiềm chế hầu hết các chiến dịch quân sự thay vì cố gắng củng cố đế chế. Chính thế phòng ngự và kém linh động này đã tạo cơ hội cho Abd al-Malik phái quân viễn chinh sang đánh chiếm Carthage vào năm 697. Leontios bèn điều động một hạm đội nhằm tái chiếm thành phố nhưng phải gánh chịu thảm bại trong trận Carthage năm 698. Thay vì trở lại triều đình để báo cáo thất bại quân sự, quân đội Đông La Mã nhân dịp này đã nổi loạn lật đổ đô đốc của họ và bầu một thủy thủ có cái tên German là Apsimaros làm lãnh đạo. Apsimaros vội vàng đổi tên thành Tiberios III và dẫn hạm đội trở về Constantinopolis với sự ủng hộ của phe áo Xanh đã lật đổ Leontios vào năm 698. Tù giam và cái chết. Đúng theo những gì giờ đã trở thành truyền thống cho các hoàng đế bị phế truất, Leontios cũng bị cắt mũi và lưỡi rồi tống giam trong tu viện của Psamathion ở Constantinopolis. Khi vị Hoàng đế trước đây là Justinianos trở lại ngôi báu vào năm 705, Tiberios và Leontios đều bị binh lính lôi đi diễu hành qua các đường phố trong khi dân chúng ném những thứ bẩn thỉu vào họ. Sau đó cả hai được dẫn đến thao trường Hippodrome để hành hình.
1
null
Philippikos () là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 711 đến 713. Tiểu sử. Philippikos lúc đầu có tên là Bardanes (, "Vardanis"; ); ông là con trai của nhà quý tộc Nikephoros gốc gác Armenia từ một thuộc địa của Armenia ở Pergamum. Dựa vào sự ủng hộ của phe cánh Monothelite (Đơn ý luận), ông có tham vọng nhắm đến ngôi vị nhân sự bùng nổ cuộc nổi loạn lớn đầu tiên chống lại Hoàng đế Justinianos II; dẫn đến việc ông bị Tiberios Apsimaros đày ải đến Cephalonia và sau đó trục xuất tới Cherson theo lệnh của Justinianos. Tại đây Bardanes lấy tên là Philippikos và xúi giục thành công người dân nổi dậy với sự giúp đỡ từ người Khazar. Quân nổi dậy đã thành công trong việc đánh chiếm kinh thành Constantinopolis khiến Justinianos phải tháo chạy (để rồi bị ám sát ngay sau đó, do không có được sự ủng hộ đáng kể từ các tỉnh); Philippikos được quần thân phò tá lên ngôi Hoàng đế. Triều đại. Trong số các hành động đầu tiên của ông khi mới đăng quang là việc phế truất viên Thượng phụ Chính Thống giáo Kyros thành Constantinopolis, để sủng ái Ioannes VI, một thành viên của giáo phái riêng biệt và ra lệnh triệu tập một hội nghị (conciliabulum) của các giám mục phương Đông, bãi bỏ các nghị định tôn giáo của Hội đồng Đại kết thứ sáu. Giáo hội La Mã đã phản ứng lại bằng cách từ chối công nhận vị Hoàng đế mới và viên Thượng phụ của ông. Trong khi đó Tervel của Bulgaria đã mang quân cướp phá dọc tường thành của Constantinopolis vào năm 712. Khi Philippikos điều động quân đội từ tỉnh (thema) Opsikion đến giữ gìn an ninh trật tự khu vực Balkan, Umayyad Caliphate dưới trướng Al-Walid I đã xâm nhập qua hệ thống phòng thủ yếu ớt vùng Tiểu Á. Vào cuối tháng 5 năm 713 binh sĩ ở Opsikion đã tiến hành nổi loạn ở Thracia. Một số quan viên của họ còn thâm nhập vào thành phố và chọc mù mắt Philippikos vào ngày 3 tháng 6 năm 713 khi ông đang ở trong một nhà tắm công cộng. Kẻ kế thừa Philippikos trong một thời gian ngắn chính là viên thư ký chính của ông tên gọi Artemios, được binh sĩ khoác hoàng bào lấy hiệu là Hoàng đế Anastasios II.
1
null
Logic của khám phá khoa học (, tuy nhiên nghĩa đen là "Logic của nghiên cứu") là một cuốn sách năm 1934 bởi Karl Popper. Popper đã viết lại cuốn sách của mình bằng tiếng Anh và tái xuất bản năm 1959. Nó lập luận rằng khoa học nên áp dụng một phương pháp luận dựa trên tính phản nghiệm được (falsifiability), vì không có bất cứ số thí nghiệm nào có thể chứng minh một lý thuyết, nhưng một thí nghiệm đơn lẻ có thể phản chứng nó. Popper cho rằng các lý thuyết thực nghiệm có đặc trưng là tính phản nghiệm được. Bản tiếng Đức đang được ấn hành bởi Mohr Siebeck (ISBN 3-16-148410-X), bản tiếng Anh bởi các nhà xuất bản Routledge (ISBN 0-415-27844-9). Đã từng có người dịch cuốn sách này ra tiếng Việt nhưng bản dịch không được phân phối rộng rãi.
1
null
Chiến dịch Thăng Long là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18. Chiến dịch Thăng Long 1786 kế tiếp chiến dịch Phú Xuân 1786, kết thúc bằng việc quân Tây Sơn đánh chiếm Thủ đô Thăng Long của Đàng Ngoài và tiêu diệt chúa Trịnh. Bối cảnh. Sau khi tiếp nhận sự hàng phục của Tây Sơn năm 1775, Bắc Hà duy trì sự hòa hoãn với phía nam và mở lãnh thổ tới vùng Thuận Hóa. Năm 1786, sau khi đánh bật họ Nguyễn ra khỏi lãnh thổ Đại Việt, Tây Sơn tính đến việc đánh chiếm Thuận Hóa. Theo đề nghị của hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy, cùng các tướng Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm tiến đánh Phú Xuân. Ngày 16 tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn chiếm được thành Phú Xuân. Kế hoạch chiếm Thuận Quảng để nắm toàn bộ lãnh thổ Nam Hà do chúa Nguyễn cai quản trước đây của Nguyễn Nhạc hoàn thành. Nguyễn Huệ định cho quân tu sửa trường lũy Động Hải, vẫn giữ địa giới cũ với Bắc Hà ở La Hà. Lúc đó Nguyễn Hữu Chỉnh đưa ra đề nghị: Nguyễn Huệ cho là phải, bèn quyết định không dừng binh mà phát động cuộc tấn công mới ra Thăng Long. Ngoài bắc, ngày 19 tháng 6 chúa Trịnh đã nhận được tin quân Tây Sơn tiến ra đánh tới sông Gianh. Sau khi bàn định với các tướng, Trịnh Khải quyết định cử các tướng đi tăng cường phòng thủ miền duyên hải, nhưng các tướng được lệnh không ai chịu đi vì sợ quân Tây Sơn. Diễn biến. Quân Tây Sơn chiếm Thanh – Nghệ. Theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ nói thác là mệnh lệnh của Nguyễn Nhạc, rồi chia quân tiến ra bắc: Ngày 28 tháng 6, ngoài Thăng Long nghe tin báo quân Tây Sơn đã đánh chiếm được Phú Xuân. Trịnh Tông họp các tướng lại bàn cách chống. Các tướng Trịnh cho rằng: Vì thế, Trịnh Khải hạ lệnh cho Trịnh Tự Quyền làm thống tướng, đem quân lính 27 cơ tiến vào giữ lấy đầu địa giới Nghệ An để chống cự. Dọc đường từ sông Gianh trở ra, Nguyễn Huệ chia làm nhiều toán quân du binh đánh chiếm các đồn trại quân Trịnh. Quân Trịnh sợ quân Tây Sơn, nhiều đồn trông thấy là bỏ chạy. Sau khi đồn Dinh Cầu ở Nam Hà Tĩnh mất, tướng giữ trấn Nghệ An và Thanh Hóa của Bắc Hà là Bùi Thế Toại và Tạ Danh Thùy nghe tin đều bỏ thành trốn. Nguyễn Huệ kéo quân đến chiếm cứ lấy Thanh-Nghệ. Trịnh Tự Quyền nhận được mệnh lệnh đã hơn 10 ngày vẫn chưa thu xếp hành trang xong, còn quân sĩ thì chần chừ không có ý muốn đi, lại muốn thay đổi thống tướng khác. Khi Tự Quyền đem quân dời khỏi thành mới được 30 dặm, thì cánh quân Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh đã đến Vị Hoàng. Trận Sơn Nam. Nguyễn Hữu Chỉnh tiến ra đến Vị Hoàng không gặp cản trở nào của quân Trịnh. Sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 1786 tức ngày 16 tháng 6 âm lịch 400 chiến thuyền của Hữu Chỉnh đến đánh chiếm Vị Hoàng. Quân Trịnh bị bất ngờ vì quân Tây Sơn tiến quá nhanh, đều tan vỡ bỏ chạy. Quân Tây Sơn chiếm được hết thóc lúa và tiền bạc trong kho có hàng trăm vạn và trưng tập thêm lương của các thuyền buôn của người Hoa đậu ở bến Vị Hoàng. Chiếm xong Vị Hoàng, Nguyễn Hữu Chỉnh cho quân đốt lửa hiệu tại các chòi ven biển báo cho quân chủ lực của Nguyễn Huệ ở Thanh - Nghệ biết; mặt khác sai một tỳ tướng mang một toán quân tiến về Thăng Long, đóng ở Phố Hiến. Trịnh Khải nghe tin mất Vị Hoàng, lại lệnh cho Tự Quyền vẫn đem các quân bản bộ tiến đến chống cự ở Kim Động, một mặt lệnh cho Đỗ Thế Dận đang trấn thủ Sơn Nam đem quân bộ tiến đến đóng ở bờ sông Phù Sa, rồi sai Đinh Tích Nhưỡng đốc lãnh các quân thủy đạo tiến thẳng đến giữ ở cửa Luộc. Các tướng Trịnh hội hợp binh lính đón đánh. Ngày 17 tháng 7 năm 1786 (tức ngày 22 tháng 6 âm lịch), Nguyễn Huệ tiến đại quân đến Vị Hoàng. Ông dùng kế lừa quân Trịnh, cho làm hình nộm để lên thuyền để dụ quân Trịnh bắn tên đạn ra trước cho hết tên đạn rồi sau đó mới tấn công. Nhân lúc trời tối không trông rõ, Nguyễn Huệ tận dụng chiều gió, từ hạ lưu sông Luộc cho thuyền chở người nộm tiến đến trước quân Trịnh. Đinh Tích Nhưỡng liền sai các quân bày "trận chữ nhất" chắn ngang sông, đạn súng và tên nỏ cùng một lúc bắn ra. Một chiếc thuyền quân Tây Sơn bị trúng đạn rồi bị đắm, còn các thuyền khác vẫn cứ nối nhau tiến lên không ngừng, mà trong thuyền vẫn im lặng không có tiếng người. Quân Trịnh không hiểu ra sao. Trong lúc hoảng hốt sợ hãi thì trời đã sáng rõ, quân Trịnh mới biết những người chân sào đều người bù nhìn. Lúc ấy, thuốc súng và đạn của quân Trịnh đều hết, đại đội thuyền lớn của Nguyễn Huệ vừa đánh trống vừa reo hò tiến lên, thanh thế rất lớn. Quân Trịnh mất khí thế. Quân Tây Sơn dùng cánh tinh binh xông thẳng vào hàng ngũ quân Đỗ Thế Dận, đem ống phun lửa loạn xạ, quân của Thế Dận kinh sợ tan vỡ. Toán quân của Đinh Tích Nhưỡng bỏ thuyền chạy. Toán quân của Trịnh Tự Quyền nghe tin, cũng sợ hãi rối loạn rồi tự tan vỡ. Quân Tây Sơn đánh phá chiếm được trấn Sơn Nam. Nguyễn Huệ tranh thủ sự ủng hộ của người dân Bắc Hà, bèn phát tờ hịch đi các lộ, bày tỏ danh nghĩa "diệt Trịnh, phò Lê". Sáng ngày 19 tháng 7, Nguyễn Huệ thúc đại quân từ Sơn Nam đánh ra Thăng Long. Trận Thăng Long. Sau khi trấn Sơn Nam đã bị quân Tây Sơn chiếm được, kinh thành Thăng Long rung động, quan và quân họ Trịnh đều lo toan việc chạy trốn và giấu của cải, không có chí chiến đấu. Nguyễn Khản từ Nghệ An về kinh, bàn với Trịnh Khải nên sai tướng giữ kinh thành, và rước vua Lê Hiển Tông chạy lên Sơn Tây, không nên giao chiến vì kiêu binh không thể dùng được. Trịnh Khải đồng tình định làm theo thì quân kiêu binh hợp nhau lại phản đối dữ dội, cho rằng là Nguyễn Khản dẫn quân Tây Sơn vào kinh thành, toan giết ông. Nguyễn Khản phải bỏ chạy lên Sơn Tây. Trịnh Khải không ưa tham tụng Bùi Huy Bích vì không có mưu lược chống quân Tây Sơn, bèn cách chức và sai ra đốc chiến; mặt khác Trịnh Tông triệu Trần Công Xán vào phủ, bí mật bàn định mưu kế đối phó. Trần Công Xán cho rằng phải tử chiến tại kinh thành. Trịnh Khải nghe theo, bèn triệu Hoàng Phùng Cơ ở Sơn Tây về, sai làm tiền bộ. Phùng Cơ chỉ có 500 quân, cùng 8 người con dẫn quân lính bản bộ đến. Trịnh Tông giúp cho Hoàng Phùng Cơ 5000 lạng bạc mộ được hơn 1000 quân lính cũ. Trịnh Tông bố trí phòng thủ Thăng Long như sau: Trong tình thế nguy cấp, quân Trịnh vẫn không cảnh giác, cho rằng quân Tây Sơn chưa thể tiến đến Thăng Long nhanh chóng. Nhân lúc gió đông nam thổi mạnh, Nguyễn Huệ cho quân thủy giương buồm tiến đến kinh thành Thăng Long. Sáng ngày 21 tháng 7, thuyền quân Tây Sơn xuôi chiều gió, kéo ập đến bến Nam Dư. Về phía chúa Trịnh, thì quân thủy tan vỡ trước. Hai viên thiên tướng là Nguyễn Trọng Yên, quản lãnh đội Tiền Ưu và Ngô Cảnh Hoàn, quản lãnh đội Tiền Trạch, cầm ngang siêu đao, đứng ở mũi thuyền, chống cự, bị quân Tây Sơn giết chết. Cánh quân Thúy Ái bị tiêu diệt. Quân Tây Sơn kéo lên bộ, tiến tới hồ Vạn Xuân. Toán quân của Phùng Cơ không kịp dàn thành hàng ngũ, bỏ chạy tan vỡ tứ tung. Thuộc tướng là Mai Thế Pháp phi ngựa lên đón đánh, giết được hơn 10 lính Tây Sơn. Bị quân Tây Sơn vây sát. Thế Pháp tự nhảy xuống sông; chỉ còn một mình Phùng Cơ cùng 8 người con dẫn vài chục thủ hạ cố sức chiến đấu. Thủ hạ và 6 người con đều bị tử trận, Phùng Cơ cùng 2 người con bỏ chạy. Quân Tây Sơn tiến đến bến Tây Long. Trịnh Tông mặc nhung phục, ngồi trên bành voi, cầm cờ lệnh chỉ huy, nhưng quân sĩ nhìn nhau, không ai chịu tiến lên. Quân Tây Sơn đổ đến chém giết, quân Trịnh tan vỡ lung tung. Trịnh Tông quay voi trở về thành, đến cửa Tuyên Vũ, trông thấy ngoài phủ đã cắm hàng loạt cờ Tây Sơn, bèn dẫn tượng binh hướng theo đường Sơn Tây chạy trốn. Các quan lại dưới quyền chúa Trịnh người thì bỏ trốn, người thì tan chạy, cũng không một người nào biết đến chúa. Ngày 21 tháng 7 năm 1786 tức ngày 26 tháng 6 âm lịch, Nguyễn Huệ dẫn đại quân tiến vào Thăng Long, đóng quân ở phủ chúa Trịnh. Tây Sơn diệt Trịnh phù Lê. Trịnh Tông mang 400 tàn quân bỏ chạy, khi chạy đến xã Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, quân sĩ tan tác hết. Trịnh Khải gặp Lý Trần Quán là người trước đây vâng lệnh đem tờ hịch đi chiêu mộ nghĩa binh. Lý Trần Quán nhờ người học trò của mình là Nguyễn Trang hộ vệ Trịnh Tông, nói dối là Tham tụng Bùi Huy Bích. Nguyễn Trang biết đấy là chúa Trịnh, bèn cùng thủ hạ là Nguyễn Ba bắt Trịnh Tông giải nộp doanh trại quân Tây Sơn. Trên đường đi, Trịnh Tông dùng dao cắt cổ tự tử. Nguyễn Trang đem thi thể chúa Trịnh nộp cho quân Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai sắm đủ áo quan khâm liệm mai táng cho Trịnh Tông theo nghi lễ một vị chúa. Tiến vào Thăng Long, Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông ở điện Vạn Thọ, xin ngày cử hành nghi lễ đại triều, dâng sổ sách binh và dân để tỏ rõ ý nghĩa nhà vua nhất thống và Nguyễn Huệ tôn phò. Lê Hiển Tông sách phong Nguyễn Huệ làm nguyên soái phù chính dực vận Uy quốc công . Hậu quả và ý nghĩa. Quá trình quân Tây Sơn tiến từ sông Gianh ra Thăng Long bắt đầu từ cuối tháng 6, nhưng hai bên chỉ thực sự có giao tranh từ trận Sơn Nam ngày 17 tháng 7, tới khi Nguyễn Huệ tiến vào Thăng Long ngày 21 tháng 7, tất cả chỉ diễn ra 2 lần trong 5 ngày. Quân Tây Sơn tiến từ sông Gianh ra Thăng Long, tiêu diệt họ Trịnh. Lực lượng chúa Trịnh quá suy yếu và nhu nhược, không có tinh thần chiến đấu, có nhiều trận quân Trịnh bỏ trận chạy khi chưa giao chiến. Chiến dịch Thăng Long là lần thứ 3 quân Trịnh và Tây Sơn giao tranh. Quân Trịnh thất bại hoàn toàn mở đầu cho sự diệt vong của chính quyền họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm. Dù sau đó lực lượng họ Trịnh còn trỗi dậy dưới quyền Trịnh Lệ, Trịnh Bồng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau đó lại bị dẹp.
1
null
Lý Thừa Hoành (chữ Hán: 李承宏, bính âm: Li Chenghong, ? - ?), hay còn gọi là Quảng Vũ vương (广武王), là Thân vương dưới triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông được quân Thổ Phiên lập làm Hoàng đế khi người Thổ chiếm được Trường An, và tại vị trong vòng 13 ngày trước khi Đường Đại Tông được đưa trở về kinh đô. Thân thế. Lý Thừa Hoành là hậu duệ của Đường Cao Tông Lý Trị, vị Hoàng đế thứ ba của triều Đường và Võ Tắc Thiên. Người con thứ sáu của Cao Tông là Lý Hiền đã từng được lập làm Thái tử nhưng sau đó bị Võ hậu phế truất. Lý Hiền có người con trai là Lý Thủ Lễ, được triều đình phong tước vị Bân vương. Theo Tư trị thông giám, Lý Thừa Hoành là cháu nội của Lý Thủ Lễ; còn theo Cựu Đường thư thì ông là con trai lớn tuổi nhất của Lý Thủ Lễ. Dưới thời Đường Huyền Tông, ông được phong tước vị Quảng Vũ vương. Lý Thủ Lễ qua đời vào năm 741, và chú ông là Lý Thừa Ninh được nối tước Bân vương, nên có thể đoán rằng phụ thân của Lý Thừa Hoành (hoặc chính ông) không phải là con trai của vợ cả Lý Thủ Lễ. Cũng vào thời Huyền Tông, Thừa Hoành được ban chức vị Bí thư giám, đứng đầu Bí thư tỉnh, nhưng đó chỉ là trên danh nghĩa chứ thực sự ông không được can thiệp vào công việc triều đình. Về sau ông bị triều đình buộc tội giao du với người mờ ám và bị giáng làm Phòng châu biệt giá, về sau ông được trở về kinh giữ chức Tông chánh khanh. Làm Hoàng đế. Năm 763 dưới thời Đường Đại Tông, quân Thổ Phiên mở một cuộc tấn công lớn đánh thẳng vào kinh đô Trường An, Đường Đại Tông phải bỏ chạy đến Thiểm châu. Ngày 18 tháng 11 (Mậu Dần), Thổ Phiên tiến vào kiểm soát Trường An. Cao Huy cùng đại tướng Thổ Phiên là Mã Trọng Anh cùng nhau tôn lập Lý Thừa Hoành làm Đế, cải nguyên, đặt trăm quan, phong tiền Hàn Lâm Học sĩ Ô Khả Phong, Hoắc Khôi làm Tể tướng. Quân Thổ Phiên đóng ở Trường An đã ra sức cướp bóc, hãm hiếp và giết chóc khắp nơi, dân chúng nhiều người bỏ trốn vào sơn cốc. Lý Thừa Hoành muốn tướng Miêu Tấn Khanh đang bị bệnh nằm ở nhà ra giúp mình, bèn sai người đến ép buộc, nhưng Tấn Khanh đóng cửa không tiếp, bọn người này cũng không dám giết ông. Lúc bấy giờ quân Đường dưới sự chỉ huy của Quách Tử Nghi bắt đầu tổ chức phản công. Ngày 30 tháng 11, Thổ Phiên rút quân khỏi Trường An. Thấy đại thế không còn, Lý Thừa Hoành bỏ trốn vào sơn cốc, nhưng bị quân của Quách Tử Nghi bắt được, giải về kinh. Đại Tông tha tội không giết, nhưng ra lệnh đày ông đến Hoa châu. Không lâu sau đó, Thừa Hoành qua đời tại Hoa châu và không rõ bao nhiêu tuổi.
1
null
Chiến tranh Gaza 2014, còn được biết đến với tên gọi Chiến dịch Vành đai Bảo vệ là một chiến dịch quân sự do Lực lượng Phòng vệ Israel tiến hành ở Dải Gaza của Palestine, khai hỏa vào ngày 08 tháng 7 năm 2014. Chiến dịch được tiến hành sau một sự leo thang trước đó giữa Israel và Hamas. Trong quá trình tìm kiếm ba thanh thiếu niên Israel bị bắt cóc và bị sát hại vào tháng 6 năm 2014, quân đội Israel đã giết chết 10 người Palestine, làm bị thương 130 và bố ráp 500-600 cá nhân Hamas liên quan trong một phần của Chiến dịch Người bảo vệ Anh em. Đáp trả lại, Hamas gia tăng các cuộc tấn công rocket vào Israel. Đến ngày 7 tháng 7, 100 quả rocket đã được bắn từ Gaza vào lãnh thổ Israel, hướng tới Beersheba, Ashdod, Ofakim, Ashkelon, và Netivot và Israel đã công kích Dải Gaza. Trong đêm đó, Israel tấn công 50 mục tiêu ở Dải Gaza, và ngày 8 tháng 7, các chiến binh Palestine ở Gaza đã bắn hơn 140 quả rocket trong vòng 24 giờ vào Israel, xa về phía bắc Hadera, ngoài Tel Aviv. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa Vòm Sắt của Israel đã chặn được 30 quả rocket. Kể từ khi chiến sự bùng phát tại Dải Gaza, ít nhất đã có 390 người Palestine thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương trong các cuộc tấn công do Israel tiến hành. Phần lớn các nạn nhân là dân thường Palestine. Hậu quả. Nạn nhân. Theo như loan báo của phía Palestine cho tới ngày 26 tháng 7, ít nhất 1030 người đã bị tử nạn. Theo như văn phòng cứu trợ của UN "Ocha" thì 2/3 người chết là thường dân, theo như phía Palestine 70% những người bị thương là thường dân, 2/3 những người chết là phụ nữ và trẻ em. Những loan báo về tuổi và giới tính của người chết tuy nhiên có mâu thuẫn với danh sách người chết cả hai bên của đài thông tin Al Jazeera mà được công bố và thường xuyên cập nhật với tên, tuổi và nơi chết. Phía Israel có 3 dân thường và 64 binh sĩ thiệt mạng.
1
null
Outey I (1672-1696) là vua Chân Lạp giai đoạn ngắn ngủi từ 1695 đến 1696. Tên húy là Ang Yong. Hiệu là "Udayaraja II" và "Narai Ramathipadi II". Tiểu sử. Outey I vốn là con trai của vua Keo Fa II (Ang Chea, Nặc Ông Đài). Outey I trở thành vua ở tuổi 23. Trước đó, năm 1672, vua Chey Chettha III giết bố vợ là vua Barom Reachea VIII (ông nội của Outey I) để cướp ngôi. Chân Lạp sau đó chìm trong nội loạn do các hoàng tử tranh giành ngôi. Sau cùng, Ang Chea (Nặc Ông Đài) lên ngôi ở quê nhà Chân Lạp, xưng hiệu Keo Fa II. Nặc Ông Đài sau đó lại giao tranh với chúa Nguyễn. Tháng 4 năm 1674, Nặc Ông Đài bị quân chúa Nguyễn truy đuổi, phải bỏ thành chạy vào rừng, sáu đó bị thuộc hạ giết chết. Sau cái chết của Nặc Ông Đài, người em trai là Nặc Ông Thu (Ang Sor) ra hàng và được đưa lên làm vua, hiệu là Chey Chettha IV. Năm 1695, sau khi ổn định và cải cách triều đình, Nặc Ông Thu thoái vị để truyền ngôi cho cháu là Outey I (Ang Yong), con của vua anh đã mất là Nặc Ông Đài. Nhưng sang năm 1696, Outey I mất. Nặc Ông Thu lại lên làm vua một lần nữa. Hậu duệ. Outey I có một người con trai tên Ang Tong (1692-1757), sau cũng làm vua.
1
null
Tôm hùm đá (Danh pháp khoa học: Panulirus homarus) là một loài trong Họ Tôm rồng phân bố tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là loài tôm có giá trị kinh tế và được khai thác, đánh bắt. Đặc điểm. Đây là một loài tôm cỡ lớn. Cá thể trưởng thành có chiều dài từ 20–25 cm, một số cá thể có thể đạt đến 31 cm và nặng từ 1,4 - 1,5 kg. Phiến gốc râu thứ nhất có 04 gai lớn nhất bằng nhau xếp thành hình vuông với 04 gai nhỏ và nhóm lông cứng ở giữa. Mặt lưng các đốt bụng có một rãnh, gờ trước có các rãnh ngang dạng khía tròn. Tôm hùm đá sống phổ biến ở đáy cát pha bùn, ẩn trong các hốc đá vùng nước ven bờ, độ sâu từ 1 – 5m, có sóng đập. Loài này thường sống thành bầy khoảng 3 - bốn con và hoạt động mạnh về ban đêm. Mùa sinh sản khoảng tháng 4 đến tháng 6. tôm con thường tập trung ở các ghềnh đá ven bờ, ven các đảo.
1
null
Drosera là một chi thực vật ăn thịt thuộc họ Droseraceae, có ít nhất là 194 loài. nhiều loài có kích thước và hình dáng khác nhau nhiều, có thể được tìm thấy là bản địa của nhiều lục địa trừ Châu Nam Cực. Tài liệu. Much of the content of this article comes from (retrieved ngày 30 tháng 4 năm 2006).
1
null
Salpidae là một họ các loài sống đuôi sống phù du. Đặc điểm. Những sinh vật này có màu trong như thạch vì trông nó trong suốt. Chúng có dạng hình thùng, và thường di chuyển bằng cách co người lại, bơm nước qua cơ thể trong suốt của nó, trông gần giống như thạch và không thể nhìn thấy bên trong nó ngoại trừ một đốm màu vàng. Cơ thể trong suốt như thạch giúp chúng bảo vệ mình khỏi kẻ thù khi nổi trên mặt nước. Chúng thường sinh sống ở các vùng biển lạnh. Chúng vô hại và thường ăn những sinh vật phù du. Salps được biết đến là loài có cách sinh sống khá độc đáo, tùy từng chu kỳ mà chúng sống đơn lẻ hay tập thể. Với chu kỳ sống theo nhóm, Salps sẽ liên kết cơ thể của chúng thành một chuỗi lớn và cùng di chuyển, cùng ăn và phát triển. Phân loại. The World Register of Marine Species liệt kê các loài sau đây trong họ "Salpidae".
1
null
Ang Em (tiếng Việt: Nặc Ông Yêm 匿螉淹) (1672-1696) là vua Chân Lạp các giai đoạn 1700-1701, 1710-1722. Tên húy là Ang Em. Hiệu là "Keo Fa III" và "Barom Ramadhipati". Tiểu sử. Ang Em (Ông Yêm) là con trai của phó vương Ang Nan (Nặc Ông Nộn). Ang Em lấy con gái cả của vua Chey Chettha IV (Ang Sor - Nặc Ông Thu) là Maha Kshatriyi. Năm 1708, Ang Tham (Nặc ông Thâm con của Nặc Thu) phải cầu viện quân Xiêm La để chống lại cuộc đảo chính của Ang Em (Nặc ông Yêm). Ang Em thua chạy sang Gia Đinh cầu xin hỗ trợ của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai quan cai cơ là Nguyễn Cửu Vân sang đánh Ang Tham. Nguyễn Cửu Vân sang phá được quân Xiêm La; đem Ang Em về thành La-bích (tức Longvek). Từ đó Ang Tham ở Xiêm La cứ thỉnh-thoảng đem quân về đánh Ang Em. Năm 1714 quân của Ang Tham về lấy thành La-bích và vây đánh Ang Em. Ang Em sai người sang Gia Định cầu-cứu. Quan đô đốc Phiên-trấn (Gia-định) là Trần Thượng Xuyên và quan phó-tướng Trấn-biên (Biên-hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc ông Thu (tức Chey Chettha IV, Ang Sor, cha của Ang Tham) và Ang Tham ở trong thành La-bích. Nặc ông Thu và Nặc ông Thâm sợ-hãi, bỏ thành chạy sang Xiêm La. Năm 1715, Trần thượng Xuyên lập Nặc ông Yêm lên làm vua Chân-lạp. Ang Em lấy hiệu là Keo Fa III, sử Việt còn ghi là Kiều Hoa đệ tam. Theo sách Gia Định thành thông chí: Năm 1717, cuộc chiến Xiêm - Việt nổ ra, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên. Bấy giờ Hà Tiên không có phòng bị. Quân Xiêm thình lình tới, Tổng binh là Mạc Cửu chống không được, chạy giữ đất Luống Cày. Nặc Thâm cướp hết của cải đem đi. Cửu về Hà Tiên, đắp thành đất, đặt xích hậu xa để làm kế phòng thủ. Ang Em tiếp tục làm vua Chân Lạp. Năm 1722, Ang Em truyền ngôi lại cho con là Ang Chee (NặcTha). Ang Em mất năm 1731. Hậu duệ. Ang Em và Maha Kshatriyi có với nhau:
1
null
CH-53 Sea Stallion (tạm dịch: "Ngựa biển") là tên gọi thông dụng của trực thăng siêu tải S-65 do Tập đoàn máy bay Sikorsky sản xuất.Được sử dụng trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và sau này là quân đội Đức,Iran,Israel và Mexico.Một biến thể của CH-53 là HH-53 "Super Jolly Green Giant" được Không lực Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam,biến thể này về sau được nâng cấp lên chuẩn MH-53 Pave Low. Về sau,hãng Sikorsky thiết kế một phiên bản mới cải tiến mang mã danh S-80E với tải trọng lớn hơn, nó hoạt động trong quân đội Hoa Kỳ với tên CH-53E Super Stallion và thay thế CH-53 cũ trong vai trò trực thăng siêu tải trọng Lịch sử phát triển. Năm 1960, lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm một trực thăng vận tải mới thay thế cho loại HR2S sử dụng động cơ píttông 5 thì Pratt & Whitney R-2800. Từ ngày 27 tháng 1 năm 1961, Thủy quân lục chiến cùng với 3 binh chủng khác của quân đội Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu dự án chế tạo máy bay vận tải lên thẳng về sau này trở thành loại máy bay cánh thẳng có trục cánh xoay được, mang tên mã là XC-142A. Tuy nhiên về sau các đối tác dần dần rút lui khỏi dự án và mặc được đánh giá tốt, XC-124A không bao giờ được sản xuất và triển khai vào quân đội. Tháng 3 năm 1962, cục vũ khí Hải quân Hoa Kỳ, thể theo yêu cầu của phía Thủy quân Lục chiến, đã yêu cầu cung cấp cho quân đội một loại trực thăng vận tải hạng nặng ("Heavy Helicopter Experimental" / HH(X)) có tải trọng , tầm hoạt động tại vận tốc . HH(X) dự kiến sẽ được dùng trong nhiệm vụ chuyên chở binh lực, cứu hộ, di tản cấp cứu, vận chuyển vũ khí nặng đến trận tuyến. Để đáp ứng yêu cầu này, hãng Boeing Vertol đề xuất một phiên bản cải sửa của CH-47 Chinook; Kaman Aircraft đề xuất một phiên bản của trực thăng Fairey Rotodyne; và Sikorsky đề xuất một thiết kế dựa trên S-61R với kích thước lớn hơn, 2 động cơ tuốc bin trục General Electric T64 và hệ thống truyền động lấy từ S-64. Mẫu này được đặt tên định danh là S-65. Thiết kế của Kaman bị loại bỏ khi chính phủ Anh ngưng đầu tư vốn cho dự án Rotodyne, trong khi đó hai thiết kể của Boeing Vertol và Sikorsky thì tranh đấu rất quyết liệt cho gói thầu này, trong đó ban đầu Chinook có lợi thế vì nó đã từng được thử thách qua quá trình sử dụng trong quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên Sikorsky đã đầu tư hết mọi khả năng, quyết tâm chiến thắng trong cuộc cạnh tranh và cuối cùng họ thắng thầu vào tháng 7 năm 1962. Ban đầu, thủy quân lục chiến tính mua 4 mẫu thử nghiệm nhưng khó khăn tài chính khiến dự định này khó thực hiện. Tuy nhiên Sikorsky vẫn quyết thực hiện bằng được gói thầu và vì vậy họ giảm ước tính về vốn đầu tư cho dự án và tuyên bố chỉ cần 2 mẫu thử nghiệm là có thể xong kế hoạch. Quân đội Mỹ cũng ủng hộ dự án và vào tháng 9 năm 1962 Sikorsky được giao một gói thầu trị giá dưới 10 tỷ Mỹ kim để chế tạo 2 mẫu thử nghiệm "YCH-53A" cùng với 1 mô hình và 1 dàn khung trực thang dành cho việc thử nghiệm trên mặt đất. Quá trình phát triển trực thăng gặp nhiều trục trặc do thiếu hụt nguồn vốn cũng như do thất bại của các nhà thầu phụ, ngoài ra còn có vấn đề đến từ bộ trưởng quốc phòng thời đó là Robert S. McNamara yêu cầu quân đội phải sử dụng "thống nhất" một hệ trực thăng, tức là sử dụng Chinook thay vì Sikorsky, tuy nhiên phía thủy quân lục chiến cương quyết bảo lưu ý kiến cũ, lấy lý do là mẫu thiết kế của Chinook không đạt một số yêu cầu do họ đưa ra và nếu muốn đạt các yêu cầu đó thì phải tốn rất nhiều chi phí phát triển, cải sửa. Cuối cùng, sau khi xử lý xong các khó khăn phát sinh, mẫu YCH-53A thực hiện chuyến bay đầu tiên tại nhà máy của Sikorsky ở Stratford, Connecticut vào ngày 14 tháng 10 năm 1964, trễ 4 tháng so với hạn định. Trước đó, vào tháng 9 phía thủy quân lục chiến đã đặt hàng sẵn 16 chiếc Sikorsky. Dầu sau, các đợt bay thử nghiệm tiến hành thuận lợi hơn dự kiến và điều này giúp bù đắp phần nào cho thời gian trễ nải trong quá trình phát triển. Mẫu trực thăng này được quân đội đặt tên định danh là "CH-53A Sea Stallion". Việc bàn giao các chiếc CH-53 cho quân đội thực hiện vào năm 1966. CH-53A tham chiến tại Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1967 và tỏ ra hữu dụng, ví dụ nó có thể thu hồi được nhiều máy bay bị bắn hạ hơn cả CH-54. Tổng cộng có 141 chiếc CH-53A được chế tạo, tính cả hai chiếc nguyên mẫu thử nghiệm. Trong đó, 15 chiếc được Thủy quân Lục chiến chuyển giao cho phía Hải quân để thực hiện nhiệm vụ chống thủy lôi. 15 chiếc này trang bị các động cơ T64-GE-413 mạnh hơn và mang mã định danh là "RH-53A". Hải quân Hoa Kỳ cũng yêu cầu sản xuất một phiên bản CH-53 mang tên là HH-53B vào tháng 9 năm 1966, mẫu này bay lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 3 năm 1967. Nó có gắn thêm một vòi tiếp liệu, khoang nhiên liệu phụ, một cần trục cứu hộ và các động cơ. Không quân Hoa Kỳ sử dụng phiên bản HH-53B dành cho nhiệm vụ tìm kiếm tác chiến và cứu hộ ("combat search and reascue" - CSAR). Mẫu HH-53C cũng là một mẫu tìm kiếm-cứu hộ được cải tiến, với dung chứa , nhỏ hơn, nhằm tăng hiệu năng tác chiến, cùng với vỏ giáp tốt hơn và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại hơn. Mẫu CH-53C cũng giống như vậy nhưng không có vòi tiếp liệu. Nó được không quân Hoa Kỳ sử dụng trong các nhiệm vụ chuyên chở, vận tải nói chung. Nâng tải nặng trong điều kiện nhiệt đới yêu cầu sức nâng mạnh hơn, vì vậy Hải quân Hoa Kỳ quyết định đặt hàng một phiên bản nâng cấp của Stallion là "CH-53D" với động cơ mạnh hơn, ban đầu là loại T64-GE-412, sau là T64-GE-413. Động cơ mạnh cũng buộc CH-53D phải có một hệ thống truyền động được nâng cấp và nội thất được cải tạo lại để chứa được 55 người. CH-53D bay lần đầu vào ngày 27 tháng 1 năm 1969 và hoạt động cùng với CH-53A cho đến hết chiến tranh tại Việt Nam. Một phiên bản cải sửa dành cho việc chuyên chở các yếu nhân mang tên "VH-53D" với các nội thất sang trọng hơn được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng để phục vụ cho các chuyến bay của Tổng thống Hoa Kỳ. Một phiên bản khác của CH-53D, mang tên là RH-53D, cũng được Hải quân dùng trong công tác rà phá thủy lôi. Nó được trang bị dụng cụ quét mìn, 1 cặp súng máy M2 Browning .50 BMG (12,7 mm) để phá nổ thủy lôi. Có 30 chiếc RH-53D phục vụ trong Hải quân từ năm 1973. Về sau nó được gửi trả lại Thủy quân Lục chiến và hoạt động dưới tên CH-53A. Trong thập niên 1980, công ty Israel Aircraft Industries cùng với hãng công nghệ quân sự cấp cao Elbit Systems đã tiến hành nâng cấp dàn CH-53 "Yas'ur". Dự án nâng cấp kéo dài đến năm 1997 và có nội dung cải thiện hệ thống điện tử, độ bền và kéo dài tuổi thọ thêm ít nhất 2 thập niên. Một đợt nâng cấp khác diễn ra vào cuối thập niên 1990, trong hoàn cảnh chưa có trực thăng hoàn toàn mới nào thay thế cho các mẫu CH-53 hiện có; nội dung của gói nâng cấp cũng bao gồm gia cố, sửa chữa giàn khung và thêm các thiết bị điện tử mới do Israel sản xuất nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức chiến đấu và bổ sung các tính năng mới cho trực thăng. Israel hy vọng là các trực thăng Yasur sẽ có khả năng hoạt động cho đến năm 2025. Năm 1989, một số chiếc CH-53A đã ngừng hoạt động trong Thủy quân Lục chiến chuyển sang phục vụ trong công tác huấn luyện của Không quân với tên hiệu mới là "TH-53As". Phiên bản này bị gỡ bỏ phần lớn các trang thiết bị tác chiến và sơn màu ngụy trang của Không quân. Thiết kế. Thân của CH-53 có thiết kế gần giống như của Sikorsky S-61R. Cửa ra vào dành cho hành khách nằm ở bên phải thân máy bay, sau buồng lái, và thang lên máy bay kiêm cửa sập nằm ở phía sau. Thân máy bay được thiết kế kín nước, mặc dù nó không được chủ ý sử dụng do hoạt động lội nước và chỉ đáp lên mặt nước trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống điều khiển bay bao hàm ba hệ thống thủy lực độc lập. Khoang chở lính, buồng lái phi công và những nơi trọng yếu được bọc giáp. Tổ lái của CH-53A bao hàm 4 người: phi công chính, phi công phụ, chỉ huy, và hoa tiêu máy bay. Máy bay chở được 38 lính, 24 cáng cứu thương cùng với đồ nghề y tế, khoang chứa được hành lý và khoang phụ treo ngoài máy bay chứa được hàng. Vũ khí của CH-53A là 2 súng máy 7,62 ly M60 nằm 2 bên thân máy bay. CH-53A có bộ cánh quạt nâng 6 lá và cánh quạt đuôi 4 lá, thiết kế dựa trên cấu hình từng sử dụng ở trực thăng S-64 Skycrane. Đuôi và hệ thống cánh quạt nâng có thể xếp gọn để tiết kiệm chỗ trên sân bay của tàu chiến. Ban đầu, CH-53 sử dụng 2 động cơ tuốc bin trục General Electric T64-6 mỗi cái cung cấp công suất và được gắn ở phần trên của thân. Về sau nó được trang bị động cơ T64-1 và T64-16 . Phiên bản HH-53B sử dụng động cơ T64-3 . CH-53D sử dụng các động cơ mới hơn, ban đầu là T64-GE-412 , sau đó là T64-413 , cùng với hệ thống truyền động được nâng cấp. Khoang chở lính được bố trí thêm ghế ngồi để có thể chở 55 người. Vũ khí là 2 súng máy M2 hoặc XM218 cỡ nòng .50 BMG (12,7 mm). Sau này CH-53D cũng được trang bị thêm các thiết bị bảo vệ tỉ như thiết bị phóng bụi kim loại gây nhiễu xạ AN/ALE-39 hay mồi nhiệt AN/ALQ-157. Các phiên bản mới hơn nữa của CH-53D tích hợp hệ thống kiểm tra tình trạng của cánh quạt ("Blade Inspection Method" - BIM) có khả năng phát hiện các vết nứt hay hư hại của cánh quạt nâng. Cơ chế hoạt động của BIM bao hàm việc bơm đầy khí nitơ vào phần bên trong của cánh quạt và nếu cánh quạt có hư hại thì áp suất không khí của khoang bên trong sẽ sụt giảm do rò rỉ không khí. Hệ thống BIM được kết nối với màn hình hiển thị ở buồng lái. Hệ thống này giúp loại bỏ công đoạn hoán đổi cánh quạt máy bay theo kỳ hạn.
1
null
Thommo Reachea III (Ang Tham; tiếng Việt: Nặc Ông Thâm 匿螉深) (1690-1747) là vua Chân Lạp các giai đoạn 1702-1704, 1707-1714, 1736-1747. Tên húy là Ang Tham. Hiệu là "Sri Dharmaraja III" và sau đó là "Chey Chettha VI". Tiểu sử. Ang Tham là con trai của vua Chey Chettha IV. Ang Tham là chính vương, cùng cai trị Chân Lạp với người bà con phó vương Ang Em (Ông Yêm). Năm 1708, Ang Tham (Nặc ông Thâm) phải cầu viện quân Xiêm La để chống lại cuộc đảo chính của Ang Em (Nặc ông Yêm). Ang Em thua chạy sang Gia Đinh cầu xin hỗ trợ của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai quan cai cơ là Nguyễn cửu Vân sang đánh Ang Tham. Nguyễn cửu Vân sang phá được quân Xiêm La; đem Ang Em về thành La-bích. Từ đó Ang Tham ở Xiêm La cứ thỉnh-thoảng đem quân về đánh Ang Em. Sách "Việt Nam sử lược" chép:"Năm Giáp Ngọ (1714), quân của Nặc Ông Thâm đến lấy thành La Bích và vây đánh Nặc Ông Yêm nguy cấp lắm. Ông Yêm sai người sang Gia Định cầu cứu. Quan đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) là Trần Thượng Xuyên và quan phó tướng Trấn Biên (Biên Hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm ở trong thành La Bích. Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm sợ hãi, bỏ thành chạy sang Tiêm la (Xiêm). Bọn ông Trần Thượng Xuyên lập Nặc Ông Yêm lên làm vua Chân Lạp...…"Năm 1715, Trần thượng Xuyên lập Nặc ông Yêm lên làm vua Chân-lạp. Tháng 2 năm 1715, Nặc Thâm dẫn quân Xiêm đến cướp Hà Tiên. Bấy giờ Hà Tiên không có phòng bị. Quân Xiêm thình lình tới, Tổng binh là Mạc Cửu chống không được, chạy giữ đất Luống Cày. Nặc Thâm cướp hết của cải đem đi. Cửu về Hà Tiên, đắp thành đất, đặt xích hậu xa để làm kế phòng thủ. Năm 1748, Nguyễn Hữu Doãn đi đánh Chân Lạp. Trước là Nặc Tha (con Nặc Yêm) nước Chân Lạp lên ngôi vua. Nặc Thâm từ nước Xiêm về, Tha không chịu nhận. Thâm cử binh đánh. Tha chạy sang Gia Định. Thâm liền chiếm lấy đất. Đến khi Thâm chết, con là Đôn, Hiên, Yếm (tên ba người) tranh nhau làm vua. Bề tôi là Sô Liên Tốc nhân nổi lên cướp phá Mỹ Tho. Hữu Doãn đem quân tiến đánh, Sô Liên Tốc thua to. Hữu Doãn đốt hết chiến thuyền, thừa thắng đến thẳng Nam Vang. Đôn, Hiên và Yếm đều trốn chạy. Hữu Doãn báo tin thắng trận.
1
null
Satha II (1702-1749) là vua Chân Lạp các giai đoạn 1722-1736, 1749. Tên húy là Ang Chee hoặc Ang Chey (Nặc Ông Tha, ). Hiệu là "Paramaraja X". Tiểu sử. Satha II là con trai của vua Ang Em (Nặc Ông Yêm, ). Năm 1729, một lãng nhân tên Prea Sot (ở tỉnh Baphum hoặc Banam nước Chân Lạp) xách động người dân Chân Lạp nổi dậy tàn sát tất cả người Việt ở trong vùng Banam mà họ gặp, rồi còn tiến sang quấy nhiễu ở Sài Gòn. Để đối phó với quân Chân Lạp do Prea Sot chỉ huy, tướng Trương Phước Vĩnh sai cai cơ Đạt Thành ra chống ngăn, nhưng ông này bị giết tại trận. Tướng Vĩnh bèn điều động Giám quân cai đội Nguyễn Cửu Triêm đi đánh, đối phương bị thua rút về Vũng Gù (Mỹ Tho). Lại điều thêm Thống binh Trần Đại Định (con Trần Thượng Xuyên) mới dẹp tan hết. Sau khi dẹp xong xét thấy cần phải có một cơ quan thống suất để kịp thời giải quyết việc binh ở vùng đất mới, năm Nhâm Tý (1732), chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú sai đặt sở Điều khiển (調遣) ở Sài Gòn, cử hai tướng có công đánh đuổi quân Prea Sot là Trương Phước Vĩnh giữ chức "Điều khiển sự sở Gia Định", Nguyễn Cửu Triêm làm "Thống trấn" dinh Trấn Biên (Biên Hòa). Vua Chân Lạp là Satha II (Nặc Tha) sợ vạ lây, liền gửi thư cho tướng Vĩnh để thanh minh rằng mọi việc trên đều do Prea Sot gây ra, và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Ninh để cầu hòa (1732). Bấy giờ, thấy đất Gia Định (tức toàn miền Nam) rộng rãi quá, để tiện việc coi giữ, chúa Ninh cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp. Mùa xuân năm thứ 8 (1732) triều đình sai quan Khổn Súy (閫帥). Gia Định phân chia đất ấy để lập ra châu Định Viễn và dinh Long Hồ (lỵ sở nay là thôn An Bình Đông thuộc huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường, tục gọi là dinh Cái Bè). Mùa đông năm thứ 16, Quý Dậu (1735), triều đình sai Cai đội Thiện Chánh hầu làm Thống suất, Ký lục Nghi Biểu hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tham mưu điều khiển tướng sĩ 5 dinh: Bình Khang (Năm thứ 4 Canh Ngọ đổi Thái Khang làm dinh Bình Khang), Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ (Chức Điều khiển được thiết lập từ đây) đi kinh lược đất Cao Miên, quan quân đồn trú ở xứ Bến Nghé, lập nên dinh trại, gọi tên là Đồn Dinh (nay là chợ Điều Khiển), rồi lo luyện tập quân sĩ, điều độ lương thảo, tính kế mở mang. Năm 1747 Nặc ông Thâm (Ang Tham - Thommo Reachea III) lại ở bên Tiêm-la về, cử binh đánh đuổi Nặc ông Tha đi, rồi chiếm lấy ngôi làm vua. Nặc ông Tha phải bỏ chạy sang Gia định. Được ít lâu Nặc ông Thâm mất, con là Ang Hing (Nặc Ông Hiên, 匿翁軒) và Ang Em (Nặc Ông Yếm, 匿翁厭) tranh nhau. Ang Em trở thành vua ở tuổi 42 sau khi vua cha là Nặc ông Thâm qua đời. Ngay trong năm lên ngôi, ông bị ám sát bởi người em trai, hoàng tử Ang Hing (Ông Hiên), người muốn cướp ngai vàng. Bá quan trong triều và các vị chức sắc tôn giáo đã ghê tởm trước hành động giết vua anh này, và đã lựa chọn hoàng tử Ang Tong (Nặc Đôn, 匿敦) làm vua (Ang Tong là con trai của Outey I - Ang Yong). Chúa Nguyễn bèn sai quan Điều-khiển là Nguyễn hữu Doãn đem quân sang đánh bọn Nặc Đôn và đem Nặc ông Tha về nước. Nặc ông Tha về được mấy tháng lại bị người con thứ hai của Nặc ông Thâm là Ang Snguon (Nặc Ông Nguyên. 匿翁原) đem quân Tiêm-la sang đánh đuổi đi. Nặc ông Tha chạy sang chết ở Gia định. Hậu duệ. Ang Non II (1739-1779), làm vua năm 1775.
1
null
Thommo Reachea IV (Ang Em; Nặc Ông Yếm 匿螉厭) (1706-1747) là vua Chân Lạp trong giai đoạn ngắn của năm 1747. Tên vương triều là Sri Dharmaraja IV. Tiểu sử. Thommo Reachea IV là con trai cả của Thommo Reachea III (Ang Tham). Ông trở thành vua ở tuổi 42 sau khi vua cha qua đời. Nhưng ngay trong năm mới lên ngôi, ông bị ám sát bởi người em trai, hoàng tử Ang Hing (Ông Hiên), người muốn cướp ngai vàng. Bá quan trong triều và các vị chức sắc tôn giáo đã ghê tởm trước hành động giết vua anh này, và đã lựa chọn hoàng tử Ang Tong làm vua (Ang Tong là con trai của Outey I).
1
null
Battleground (2014) là một sự kiện đấu vật chuyên nghiệp được tổ chức bởi WWE. Sự kiện diễn ra vào ngày 20/7/2014 tại Tampa Bay Times Forum ở Tampa, Florida. Đây là lần thứ hai, Battleground được tổ chức sau lần đầu tiên vào năm 2013 Có 9 trận đấu đã được diễn ra. Đã có hai sự kiện chính xảy ra. Đầu tiên là Seth Rollins đã đánh bại Dean Ambrose bằng đòn khoá. Ambrose đã tấn công Rollins trong một đoạn hậu trường cho tới khi Triple H yêu cầu nhân viên an ninh can thiệp. Sự kiện thứ hai là John Cena đánh bại Roman Reigns, Kane và Randy Orton trong trận Fatal-4-way để bảo vệ đai WWE World Heavyweight Championship.
1
null
Cá biển khơi hay cá khơi xa, cá nổi là tên gọi chỉ về những loài cá biển sống trong vùng ngoài khơi của biển, chúng sống ở các tầng nước không gần với đáy nhưng cũng không gần bờ - trái ngược với cá đáy biển, hay các loài cá rạn san hô mà môi trường sinh sống của chúng gắn chặt với các rạn san hô. Các loài cá biển khơi là đối tượng quan trọng trong ngành khai thác thủy sản đánh bắt xa bờ, trái ngược với hình thức đánh bắt gần bờ đối với những loài cá ven biển. Nhiều loài cá biển khơi thường có kích thước lớn, số lượng nhiều, giá trị dinh dưỡng cao và là những loài có giá trị kinh tế. Nhóm cá nổi lớn sống chủ yếu ở vùng biển khơi và thường ở tầng mặt, có hiện tượng di cư xa. Nhóm cá nổi lớn hiện nay là đối tượng khai thác chính của nghề cá xa bờ, có giá trị kinh tế cao và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Tổng quan. Môi trường sống gần biển hay môi biển là môi trường sống thủy sản, hải sản lớn nhất thế giới, chiếm 1,370 triệu kilomet khối (330 triệu dặm khối), và là môi trường sống cho 11% các loài cá được biết đến. Các đại dương có độ sâu trung bình 4000 mét. Khoảng 98% tổng lượng nước dưới 100 mét, và 75% là dưới 1000 mét. Cá biển biển có thể được chia thành cá ven biển và cá biển đại dương. Cá ven biển sống trong vùng nước tương đối nông và ngập nắng trên thềm lục địa, trong khi cá đại dương sống trong vùng nước rộng lớn và sâu xa hơn thềm lục địa, nhưng chúng cũng có thể bơi gần bờ. Tầng nổi là phạm vi cá có kích thước từ cá nhỏ ven biển như cá thực phẩm chẳng hạn như cá trích, cá mòi, để động vật ăn thịt các loài cá đại dương lớn, chẳng hạn như cá ngừ vây xanh phương Nam và cá mập đại dương. Chúng thường được đặc trưng bởi khả năng bơi lội nhanh nhẹn với các cơ quan cấu tạo cơ thể được sắp xếp hợp lý tạo khả năng duy trì bơi về sự di cư đường dài. Cá cờ Ấn Độ-Thái Bình Dương, một loại cá nổi đại dương, có thể bơi nước rút hơn 110 km mỗi giờ. Một số loài cá ngừ hành trình qua Thái Bình Dương. Nhiều cá biển bơi trong các làn sóng cá có trọng lượng hàng trăm tấn. Những loài khác là đơn độc. Các loài. Ngoài phạm vi 20 hải lý ở biển thì có các loại cá biển ăn nổi, cá biển rạn san hô như cá mú, cá song hay cá nục, òn có nhiều loại cá, hải sản khác có giá trị lớn sinh sống như các loại cá dưa gang, cá ồ, cá thu, cá hồng, cá ngừ đại dương, cá đuối, cá hành, cá lạt, Các loại cá sống ở ngoài 20 hải lý phổ biến như cá nục, cá dưa gang, cá ồ... thường được đánh bắt theo đàn với số lượng lớn. Đối với các loại cá ngoài khơi này, số lượng một đàn có thể lên tới vài tấn. Đặc biệt, cá ngừ không thể sống ở phạm vi cách bờ trong vòng 50 hải lý. Các loài hải sản kinh tế thường gặp ở vùng biển xa bờ
1
null
Cao Phúc Nương (chữ Hán: 高福娘, ? - ?), là thị tì trong cung Đồ Đan thái hậu, nước Kim. Tiểu sử. Không rõ gia thế và năm sinh của Phúc Nương, nhưng nếu chỉ là thị tì thì có lẽ bà xuất thân trong một gia đình nông dân hoặc nô lệ. Sau khi trưởng thành, bà thành hôn với Đặc Mạt Ca (特末哥) và không rõ khi nào, bà trở thành thị tì hầu hạ Đồ Đan thái hậu, đích mẫu của hoàng đế nước Kim Hoàn Nhan Lượng. Tháng 7 ÂL năm 1161, Kim chủ Lượng dời đồ đến Biện Kinh, chuẩn bị chiến tranh với triều Tống. Trước kia thái hậu vốn không đồng ý việc Kim chủ dời đô, khi đến Biện, bà sai Phúc Nương đến hỏi Kim chủ, nhân đó Kim chủ và Phúc Nương lén lút quan hệ với nhau. Nhân đó Lượng sai Phúc Nương làm nội gián, dò xét động tĩnh của Đồ Đan thái hậu. Phàm mọi việc làm của thái hậu bất kể lớn nhỏ nàng đều mách lại với Kim chủ. Đặc Mạt Ca lại dạy nàng phải thêm thắt vào thật nhiều để Kim chủ oán hận thái hậu hơn nữa. Lúc đó ở phía bắc, người Khiết Đan làm phản, Kim chủ sai Bộc Tán Hốt Thổ đánh dẹp. Thái hậu nói với Hốt Thổ Cao Phúc Nương đem những lời ấy tâu với Kim chủ khiến Kim chủ tức giận. Kim chủ lại nhớ tới việc Đồ Đan thái hậu nuôi dưỡng người anh cả của mình là Trịnh vương Hoàn Nhan Sung, nay Sung tuy đã chết nhưng vẫn để lại bốn đứa con đều đã đến tuổi trưởng thành, mới sinh nghi thái hậu có ý phế lập. Lập tức lấy bảo kiếm, lệnh Điểm kiểm Đại Hoài Trung đến cung Ninh Đức giết thái hậu. Khi đến nơi, Hoài Trung ép thái hậu quỳ nhận chiếu thư; rồi nhân lúc đó Hổ Đặc Mạt và Bộc Nhi liên tiếp cầm đao chém tới tấp. Cao Phúc Nương lại lấy dây quấn vào cổ thái hậu, khiến thái hậu chết hẳn, rồi trở về phục mệnh rồi hạ lệnh giết chết rất nhiều thị tì, hộ vệ trong cung Ninh Đức và bốn đứa con của Trịnh vương Sung. Kim chủ phong Phúc Nương làm Vân Quốc phu nhân, Đặc Mạt Ca làm Trạch châu thứ sử; và ban tặng Phúc Nương 2000 gian tiền, hứa sau khi diệt Tống rồi sẽ nạp làm phi. Kim chủ còn bảo với Đặc Mạt Ca Ai ngờ Kim chủ Lượng viễn chinh thất bại, bị giết ở miền nam. Tào Quốc công Ô Lộc lên ngôi, đổi tên là Ung tức là Kim Thế Tông. Không lâu sau Kim chủ Ung truy phong Đồ Đan thị thụy là Ai hoàng hậu, đồng thời triệu Phúc Nương và Đặc Mạt Ca từ Trạch châu về Trung Đô, giết chết. Không rõ Cao Phúc Nương thọ bao nhiêu tuổi.
1
null
Cá ven biển hay cá gần bờ hay đôi khi được gọi là cá biển sống gần bờ là thuật ngữ chỉ về những con cá biển sinh sống gần các bờ biển, chúng sống trong biển giữa bờ biển và các cạnh của thềm lục địa. Từ thềm lục địa thường là sâu dưới 200 mét. Đây là những loài cá phong phú và là đối tượng quan trọng trong nghề thủy sản đánh bắt ven bờ. Tổng quan. Cá ven biển là một trong những loài cá phong phú nhất trên thế giới. chúng có thể được tìm thấy trong hồ thủy triều, vịnh hẹp và cửa sông, gần bờ cát và bờ biển đá, xung quanh các rạn san hô và trên hoặc phía trên thềm lục địa. Cá ven biển bao gồm cá thực phẩm và các động vật ăn thịt cá hay tấn công và ăn chúng. Cá thực phẩm phát triển mạnh ở các vùng nước ven bờ nơi giàu chất dinh dưỡng do các con sông đổ ra. Một số cư dân một phần mà sinh ra trong dòng suối, cửa sông và vịnh, nhưng hoàn thành hầu hết các chu kỳ cuộc sống của chúng trong khu vực. Cá ven biển được tìm thấy ở vùng biển trên thềm lục địa kéo dài từ bờ biển lục địa, và xung quanh các rạn san hô bao quanh hòn đảo núi lửa. Tổng số bờ biển thế giới trải dài 356.000 km (221.000 dặm) và thềm lục địa chiếm tổng diện tích 24.286.000 km2 (9 376 triệu sq mi). Đây là khoảng 4,8% tổng diện tích trên thế giới 510,072 triệu km2. Chúng có đến khu vực bãi triều, hoặc với các cửa sông, đầm phá, rạn san hô, rừng tảo bẹ, bãi cỏ, hoặc đáy đá hoặc cát, thường ở vùng nước nông ít hơn khoảng 10 m.
1
null
Françoise Sagan (; 21 tháng 6 năm 1935 – 24 tháng 9 năm 2004) – tên thật là Françoise Quoirez – là nhà văn, nhà biên kịch người Pháp. Sagan đã được nhà văn François Mauriac ca ngợi là "một tiểu quái quyến rũ" ("un charmant petit monstre") trên trang nhất của tờ báo "Le Figaro", Sagan nổi tiếng về các tác phẩm với những chủ đề cực lãng mạn liên quan đến các nhân vật tư sản giàu có và bị vỡ mộng. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Sagan là quyển tiểu thuyết đầu tiên của bà - Bonjour Tristesse (Buồn ơi, chào mi) (1954) - được viết khi bà còn là một thanh thiếu niên Tiểu sử. Sagan sinh tại Cajarc, Lot, trong một gia đình khá giả, là con của Pierre và Marie Quoirez. Sagan là con út trong số 4 anh chị em (Suzanne (1924), Jacques (1927) và Maurice (chết non). Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai gia đình bà sống ở vùng Dauphiné, rồi Vercors. Cụ nội của Sagan là một người Nga xuất xứ từ Sankt-Peterburg. Khi là học sinh trung học, Sagan đã thích đọc các tác phẩm của các nhà văn Jean Cocteau, Arthur Rimbaud, Marcel Proust, Stendhal, Flaubert, William Faulkner, Ernest Hemingway, Albert Camus, Francis Scott Fitzgerald, André Malraux và Jean-Paul Sartre; sau đó đã làm bạn với Sartre (Sagan thường ăn điểm tâm buổi sáng với Sartre ở tiệm Closerie des Lilas). Năm 1951, sau khi thi trượt bằng tú tài, Sagan đã dành một mùa hè học vội để thi lại và đã đậu. Sau đó Sagan ghi danh xin học Đại học Sorbonne, nhưng năm 1953 đã bị trượt Chứng chỉ dự bị đại học. Bút hiệu "Sagan" được lấy từ nhân vật "Princesse de Sagan" trong quyển "À la recherche du temps perdu" (Đi tìm thời gian đã mất) của Marcel Proust. Quyển tiểu thuyết đầu tay Bonjour Tristesse của Sagan được xuất bản năm 1954, khi bà mới 18 tuổi, nói về cuộc sống của một cô gái tên Cécile 17 tuổi ham vui cùng mối quan hệ với người bạn trai và người cha playboy ngoại tình của cô, đã lập tức có tiếng vang quốc tế. Các nhân vật của Sagan - đã trở thành một chút biểu tượng cho những thanh thiếu niên bị vỡ mộng - theo một cách nào đó đều tương tự như các nhân vật của nhà văn Mỹ JD Salinger. Trong suốt sự nghiệp văn học kéo dài đến năm 1998, Sagan viết hàng chục tác phẩm, trong đó nhiều truyện đã được quay thành phim. Bà duy trì một văn phong chân phương của lối tiểu thuyết tâm lý Pháp, ngay cả khi phong trào tiểu thuyết mới đang thịnh hành. Những lời đối thoại giữa các nhân vật của bà thường được coi là có hàm chứa sắc thái chủ nghĩa hiện sinh. Ngoài các tiểu thuyết, kịch, và một cuốn tự truyện, bà cũng đã viết lời bài hát và kịch bản phim. Trong thập niên 1960, Sagan đã dành nhiều thời gian để viết kịch; tuy nhiên - mặc dù phần đối thoại giữa các nhân vật kịch được khen là xuất sắc - nhưng kịch của bà không được thành công nhiều. Sau đó, bà đã tập trung vào sự nghiệp viết tiểu thuyết. Đời tư. Sagan đã kết hôn 2 lần. Lần đầu với Guy Schoeller - biên tập viên nhà xuất bản Hachette lớn hơn bà 20 tuổi - vào ngày 13.3.1958. Họ ly dị trong tháng 6 năm 1960. Năm 1962, bà tái hôn với Bob Westhof, một chàng trai trẻ playboy người Mỹ. Họ có một con trai – Denis Westhof – sinh vào tháng 6 năm 1963. Cùng năm này họ đã ly dị. Sau đó Sagan có mối quan hệ đồng tính nữ lâu dài với Peggy Roche, nhà tạo mẫu thời trang. Sagan cũng có một tình nhân nam giới là Bernard Frank, nhà văn viết tiểu luận đã kết hôn. Cuối cùng Sagan lại quan hệ đồng tính nữ với Annick Geille – biên tập viên tạp chí Playboy của Pháp, khi Geille tới gặp bà để yêu cầu viết bài cho tạp chí này. Thích du lịch ở Hoa Kỳ, Sagan thường gặp gỡ Truman Capote và Ava Gardner. Ngày 14.4.1957, khi đang lái xe thể thao Aston-Martin của mình, bà đã gặp tai nạn giao thông và bị hôn mê một thời gian. Bà cũng thích lái xe Jaguar của mình đi Monte Carlo để chơi cờ bạc. Sagan đã nghiện lâu dài một số ma túy như amphetamine, cocaine, morphine và nghiện rượu, như chính Sagan đã tự xác nhận: "Điều duy nhất mà tôi thấy thích hợp - nếu người ta muốn thoát khỏi cuộc sống theo cách thông minh một chút – đó là thuốc phiện" ("La seule chose que je trouve convenable - si on veut échapper à la vie de manière un peu intelligente – c'est l'opium"). Trong thập niên 1990, bà đã bị kết tội sở hữu cocaine. Từ trần. Trong thập niên 2000, sức khỏe của Sagan đã bị suy giảm. Năm 2002, bà đã không thể xuất hiện trước tòa án trong vụ cáo buộc tội trốn thuế có liên quan tới cựu tổng thống Pháp François Mitterrand, và được hưởng án treo. Françoise Sagan từ trần vì bị thuyên tắc phổi tại Honfleur, Calvados, ngày 24.9.2004, thọ 69 tuổi. Theo nguyện vọng, bà được an táng ở Cajarc, nơi sinh trưởng của bà. Trong lời phát biểu tưởng niệm, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói: "Với cái chết của bà, nước Pháp đã mất một trong những nhà văn xuất sắc và nhạy cảm nhất - một nhân vật lỗi lạc trong đời sống văn học của chúng ta." Tác phẩm. Tác phẩm có tính tự truyện. Do Nhà xuất bản L'Herne xuất bản sau khi qua đời:
1
null
Prix des Critiques ("Giải của các nhà phê bình") là một giải thưởng văn học cũ của Pháp. Giải này được thiết lập năm 1945, dành cho các tác giả có tác phẩm văn học xuất sắc. Ban giám khảo gồm những nhà chuyên môn trong ngành xuất bản, chủ yếu là các nhà phê bình văn học và các giám đốc tạp chí văn học.
1
null
Ngày hội Ôm quốc tế-International Free Hugs Day là một ngày hội được lập bởi nhiều tình nguyện viên tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, vào ngày chủ nhật trong tuần thứ ba của tháng 7. Đây là một dịp để mọi người nhận được những cái ôm thân tình từ những người khác nhằm gửi gắm thông điệp yêu thương, thân thiện giữa mọi người với nhau. Lịch sử. Năm 2004, chiến dịch Free Hugs được khởi xướng do Juan Mann, một người Úc khi anh cảm thấy quá cô đơn, mệt mỏi bởi cuộc sống. Juan Mann đã cầm tấm bản có dòng chữ FREE HUGS đứng trên đường phố Sydney hối hả chờ một cái ôm. Sau rất nhiều lần kiên nhẫn chờ đợi mà không có ai ôm mình anh đã gặp được một bà cụ kể về cái chết của chú chó sáng nay cùng ngày kỉ niệm của con gái cụ, người đã mất sau một vụ tai nạn xe hơi. Anh sụp người và ôm chặt lấy người phụ nữ. Nhiều tháng sau đó Juan Mann cho đi vô số cái ôm tự nguyện như thế, những cái ôm không phân biệt giới tính, tuổi tác. Ngày 22 tháng 9 năm 2006, một video về Mann được phát tán trên You Tube đã thu hút hơn 74 triệu lượt người quan tâm. Tại Việt Nam. Ngày hội Ôm Quốc tế đã được tổ chức tại Việt Nam ở hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014, ngày hội được tổ chức thêm tại Nha Trang. Ngày 20 tháng 7 năm 2014, hơn 300 sinh viên, học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xuống đường dọc trung tâm thành phố để trao nhau những cái ôm thân tình nhân ngày hội Ôm quốc tế - International Free Hugs Day - diễn ra tại công viên Tao Đàn, Q.1.
1
null
Túc Minh Thuận Thánh hoàng hậu (chữ Hán: 肅明順聖皇后, ? - 693), là Hoàng hậu của Đường Duệ Tông Lý Đán, một vị Hoàng đế nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử. Lưu hoàng hậu xuất thân từ gia tộc ở Bành Thành, Từ Châu, gia cảnh nhiều đời làm quan. Tằng tổ phụ là Lưu Tử Tương (劉子将), làm Thứ sử Hòa Châu thời Bắc Tề, ông nội là Hình bộ Thượng thư Lưu Đức Uy (劉德威), một đại thần thời Đường Thái Tông, sau khi mất tặng Thượng thư bộ Lễ, U Châu Đô đốc, còn được táng vào nơi chuyên nhập táng các danh thần thời Đường là Hiến lăng (獻陵). Cha của Lưu hoàng hậu là Thiểm Châu thứ sử Lưu Diên Cảnh (劉延景), là con trai thứ của Lưu Đức Uy với Bình Thọ huyện chúa (平寿县主). Khoảng năm Nghi Phượng (từ 676 - 679), dưới triều của Đường Cao Tông Lý Trị, Lưu thị trở thành thiếp của Tương vương Lý Đán, hiệu Nhụ nhân (孺人). Sau đó, Lưu thị hạ sinh ra ba con là Ninh vương Lý Thành Khí và hai công chúa là Thọ Xương công chúa (壽昌公主) và Đại Quốc công chúa (代國公主), nên chính thức trở thành Vương phi. Đương thời bà có tiếng hiền, được Cao Tông trong một yến hội đánh giá cao. Năm Văn Minh nguyên niên (684), sau khi Đường Cao Tông Lý Trị băng hà, Hoàng thái tử Lý Hiển nối ngôi, trở thành Đường Trung Tông. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 2 tháng là bị mẹ là Hoàng thái hậu Võ Tắc Thiên phế truất. Em trai của Trung Tông là Lý Đán được đưa lên làm Hoàng đế thay thế, tức Đường Duệ Tông. Lưu vương phi được lập làm Hoàng hậu. Con trai Lưu hoàng hậu là Lý Thành Khí được lập làm Hoàng thái tử. Năm Tái Sơ thứ 2 (690), dưới áp lực của các phe cánh, Duệ Tông nhường ngôi cho mẹ mình là Võ hậu, bà chính thức trở thành Hoàng đế Võ Chu, làm gián đoạn nhà Đường. Với tư cách con trai của Võ Hoàng, Duệ Tông trở thành Trữ quân, nhưng nhận tước hiệu [Hoàng tự; 皇嗣] thay vì Thái tử, đổi họ Lý thành họ Võ. Lưu hậu sau 7 năm tại ngôi bị giáng xuống làm [Hoàng tự phi; 皇嗣妃]. Bị Võ hậu giết. Năm Trường Thọ thứ 2 (693), dưới Triều đại của Võ Tắc Thiên, đại thần Võ Thừa Tự (武承嗣) được Võ Tắc Thiên tin tưởng, do có mâu thuẫn với Võ Đán (đã đổi họ Lý thành họ Võ), đã vu cáo Lưu thị cùng người thiếp của Hoàng tự Võ Đán là Đậu thị lập đàn bùa phép mưu hại Võ hậu. Vào một dịp khi Lưu thị và Đậu thị đến thỉnh an Võ Tắc Thiên tại Vạn Phụng Thần cung (萬象神宮), chờ đến khi cả hai đi khỏi, Võ Tắc Thiên đã sai người giết cả hai. Thi thể cả hai người được giấu kín trong cung. Trước sự mất tích của hai người vợ, Võ Đán lo sợ không biết mẹ mình sẽ làm gì tiếp theo. Năm Cảnh Vân nguyên niên (710), Đường Duệ Tông đăng cơ trở thành Hoàng đế lần thứ 2, Lưu thị được truy thụy hiệu là Túc Minh Thuận Thánh hoàng hậu (肅明順聖皇后). Tuy nhiên, do không tìm được thi hài của Lưu hoàng hậu và Đậu Đức phi, Duệ Tông chỉ an táng trên danh nghĩa Lưu hoàng hậu vào lăng mộ hoàng tộc là Huệ lăng (惠陵), lập miếu gọi là Nghi Khôn miếu (儀坤廟). Sau khi Duệ Tông qua đời, Túc Minh Lưu Hoàng hậu được phụ táng cùng ông và Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu (mẹ của Đường Minh Hoàng) ở Kiều lăng (桥陵). Do Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu là mẹ của Đường Minh Hoàng, bà được truy tôn Hoàng thái hậu và cùng phụ vào Thái Miếu với Duệ Tông. Dù Túc Minh Lưu Hoàng hậu là chính thất, nhưng mãi đến năm Khai Nguyên thứ 20 (732), bà mới được thăng phụ Thái Miếu cùng Duệ Tông và Chiêu Thành Đậu Hoàng hậu. Hậu duệ. Lưu hoàng hậu có với Đường Duệ Tông 3 người con, 1 hoàng tử và 2 hoàng nữ:
1
null
Pudu (tiếng Mapuche "püdü" hoặc "püdu", , , danh pháp khoa học: Pudu) là một chi gồm hai loài hươu nhỏ bản địa vùng Andes Nam Mỹ. Các loài pudu có thân dài từ 60 đến 90 cm và cao 30–40 cm, đầu ngắn, có cân nặng dao động từ 7 đến 10 kg. Màu sắc bộ lông thay đổi từ nâu đỏ đến màu vàng xám.
1
null
Rustam Kasimdzhanov (; ; sinh ngày 5 tháng 12 năm 1979) là một đại kiện tướng cờ vua Uzbekistan. Anh là nhà vô địch thế giới FIDE năm 2004. Anh sinh ra ở Tashkent và là người Uzbek. Sự nghiệp ban đầu. Thành tích tốt nhất của anh trước khi trở thành nhà vô địch thế giới là chức vô địch châu Á năm 1998, hạng nhì thanh niên thế giới năm 1999, vô địch tại Essen năm 2001, vô địch Pamplona 2002 (thắng playoff cờ chớp trước Victor Bologan sau khi cả hai cùng kết thúc giải với 3½ điểm /6 ván), vô địch với 8 điểm / 9 ván tại Vlissingen Open năm 2003, đồng vô địch với Liviu-Dieter Nisipeanu với 6 điểm / 9 ván tại Pune năm 2005, huy chương đồng (9½ điểm / 12 ván) bàn một tại Olympiad cờ vua 2000 và á quân Cúp cờ vua thế giới năm 2002 (thua Viswanathan Anand ở chung kết). Anh cũng từng tham dự giải đấu danh giá Wijk aan Zee hai lần vào năm 1999 và 2002, tuy nhiên không đạt kết quả tốt. Vô địch thế giới FIDE năm 2004. Tại Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE 2004 tổ chức tại Tripoli, Libya, Kasimdzhanov bất ngờ lọt vào chung kết, sau khi lần lượt vượt qua các đối thủ Alejandro Ramírez, Ehsan Ghaem Maghami, Vassily Ivanchuk, Zoltán Almási, Alexander Grischuk và Veselin Topalov. Anh gặp Michael Adams ở chung kết để tranh ngôi vô địch và giành quyền đấu với số 1 thế giới lúc đó Garry Kasparov. Tại trận đấu 6 ván, hai đấu thủ đều thắng hai ván, do vậy phải đánh tiếp cờ nhanh phân định thắng thua. Kasimdzhanov thắng ván đầu dù cầm đen sau khi trải qua một hình cờ khó khăn. Ở ván thứ hai anh hòa và trở thành nhà vô địch FIDE mới. Các giải vô địch thế giới khác. Ngôi vô địch năm 2004 giúp Kasimdzhanov được mời tham dự Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE 2005, gồm 8 kỳ thủ đánh vòng tròn hai lượt. Anh xếp đồng hạng 6–7. Tiếp theo, anh cũng được vào thẳng vòng ứng viên của Giải vô địch cờ vua thế giới 2007, gồm 16 kỳ thủ đánh loại trực tiếp. Tuy nhiên anh bị loại ngay vòng đầu. Sự nghiệp sau chức vô địch thế giới. Kasimdzhanov lần đầu có mặt tại giải Linares năm 2005, tuy nhiên xếp cuối bảng. Năm 2006, Kasimdzhanov thắng giải đấu kiện tướng Corsica bằng đánh loại trực tiếp. Năm 2010, anh vô địch nội dung cờ nhanh nam ở Đại hội Thể thao châu Á 2010. Trong thời gian gần đây, anh luôn duy trì được mức Elo quanh 2700. Kasimdzhanov còn từng là trợ tá cho cựu vua cờ Viswanathan Anand, giúp Anand chuẩn bị và đóng góp vào thành công của Anand khi bảo vệ ngôi vua cờ trước Vladimir Kramnik năm 2008, Veselin Topalov năm 2010 và Boris Gelfand năm 2012. Năm 2016, anh là trợ tá cho Sergey Karjakin tại Candidates 2016.
1
null
Pygopristis denticulata là một loài piranha. Chúng là loài cá hiếm ở Nam Mỹ, được tìm thấy ở lưu vực sông Orinoco, phía bắc và đông khu vực Guiana Shield và các nhánh hạ lưu sông Amazon. Chúng thường ăn côn trùng thủy sinh, cá nhỏ, và trái cây. "P. denticulata" phát triển đến khoảng 20.0 cm (7.9 in). Nó có 62 nhiễm sắc thể. Loài cá này sở hữu bộ răng mạnh mẽ có thể gây ra các vết cắn nghiêm trọng.
1
null
2048 là một trò chơi giải đố do tác giả Gabriele Cirulli, một lập trình viên web trẻ 19 tuổi người Ý, tạo ra vào tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của trò chơi là trượt các khối vuông có mang số trên một lưới vuông để kết hợp chúng lại và tạo ra khối vuông có giá trị 2048. Đây có thể xem như một dạng trò chơi giải đố trượt khối vuông và rất giống với ứng dụng "Threes!" ra mắt một tháng trước đó. Cirulli tạo ra trò chơi này chỉ trong một cuối tuần để tự kiểm nghiệm xem mình có thể viết một trò chơi từ bản phác thảo hay không. Cách chơi. "2048" chơi trên một lưới vuông 4×4. Mỗi lần di chuyển là một lượt, người chơi sử dụng các phím mũi tên và các khối vuông sẽ trượt theo một trong bốn hướng tương ứng (lên, xuống, trái, phải). Mỗi lượt có một khối có giá trị 2 hoặc 4 sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở một ô trống trên lưới. Các khối vuông trượt theo hướng chỉ định cho đến khi chạm đến biên của lưới hoặc chạm vào khối vuông khác. Nếu hai khối vuông có cùng giá trị chạm vào nhau, chúng sẽ kết hợp lại thành một khối vuông có giá trị bằng tổng giá trị hai khối vuông đó (giá trị gấp đôi). Khối vuông kết quả không thể kết hợp với khối vuông khác một lần nữa trong một lượt di chuyển. Để dễ nhận biết thì các khối vuông giá trị khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau. Bảng điểm ở góc trên bên phải cho biết điểm của người chơi. Ban đầu điểm bằng 0. Khi hai khối vuông kết hợp thì người chơi sẽ tăng điểm là giá trị khối vuông mới. Bên cạnh điểm hiện tại là kỉ lục điểm cao nhất người chơi từng đạt được. Khi người chơi tạo được ô vuông có giá trị 2048 thì thắng cuộc. Lúc này người chơi có thể lựa chọn tiếp tục chơi để đạt các giá trị cao hơn 2048. Khi không còn nước đi hợp lệ (không còn ô trống và các ô kề nhau đều khác giá trị) thì trò chơi kết thúc. So sánh với "Flappy Bird". "2048" được một số nhà bình luận so sánh với "Flappy Bird". Cả hai trò chơi này đều tạo ra từ nền tảng các trò chơi đã có trước đó. Thành công của chúng dẫn đến hình thành những trò chơi tương tự, bắt chước. Cả hai trò này đều có thể làm người chơi bị nghiện. JayIsGames so sánh "2048" với "Flappy Bird" "nhưng không làm người chơi tức điên lên (vì không thắng được)". Khi được hỏi liệu có ý thức rằng cuối cùng mình cũng sẽ rơi vào tình trạng bị áp lực như tác giả của "Flappy Bird", Cirulli trả lời rằng anh đã "trải qua giai đoạn đó" ở mức độ thấp hơn và mỗi khi anh quyết định không kiếm tiền từ "2048" thì anh "chấm dứt được cảm giác không thoải mái".
1
null
Deungchon-dong là một "dong", phường của Gangseo-gu ở Seoul, Hàn Quốc. Điểm thu hút. Jin Air có trụ sở chính tại Deungchon-dong. SBS Open Hall, nằm ở Deungchon-dong, là trung tâm phát sóng và thu hình chương trình của Seoul Broadcasting System với phòng thu khán giả, cụ thể là chương trình âm nhạc trực tiếp hàng tuần "The Music Trend".
1
null
Daniel 'Dani' Cancela Rodríguez (tiếng Trung: 丹尼; sinh 23 tháng 9 năm 1981) là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ trái cho câu lạc bộ Kitchee SC ở giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông. Sự nghiệp cầu thủ. Tây Ban Nha. Sinh ra tại A Coruña, Galicia, Cancela đã khoác áo câu lạc bộ Deportivo de La Coruña trong nhiều năm, nhưng chỉ góp mặt trong đội hình dự bị và thi đấu 5 mùa giải tại đây, trong đó có 4 lần thi đấu tại giải hạng tư. Anh cũng được cho mượn đến câu lạc bộ nghiệp dư Malpica SDC trong khoảng thời gian này. Sau khi rời Deportivo năm 2006 Cancela thi đấu thêm 4 năm ở giải hạng ba (Segunda División B) trong màu áo 2 đội bóng CF Fuenlabrada và CD Lugo Hồng Kông. Cùng với 2 người đồng hương Fernando Recio và Jordi Tarrés, Cancela ký hợp đồng với Kitchee SC tại Hồng Kông vào ngày 26 tháng 7 năm 2010. Vào ngày 28 tháng 1 năm sau, anh gia hạn hợp đồng của mình hai năm nữa.
1
null
Họ Cá sơn đá (danh pháp khoa học: Holocentridae), là một họ cá theo truyền thống xếp trong phân bộ Holocentroidei của bộ Beryciformes; Tại Hawaii, chúng thường được gọi chung là cá "menpachi". Phân loại. Các phân họ và chi Theo Fish Base ở Việt Nam có 28 loài trong các chi "Myripristis" (11 loài), "Neoniphon" (4 loài), "Ostichthys" (2 loài), "Sargocentron" (10 loài) và "Pristilepis oligolepis". Phát sinh chủng loài. Phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Betancur-Rodriguez "et al." 2017: Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Borden "et al." (2019):
1
null
Phủ Nghĩa Hưng là phủ thuộc thừa tuyên Sơn Nam (sau là xứ) được đặt tên vào thời nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Nguồn gốc. Nguyên trước vào thời nhà Lý là huyện Hiển Khánh. Lý Nhân Tông nhân đến xem cày ruộng công ở đây cho đổi tên huyện là huyện Ứng Phong (4-1117). Nhà Trần nâng thành phủ, sau kiêng húy đồng âm chữ Phong (Trần Thị Phong tên húy của Khâm Từ hoang thái hậu, mẹ Trần Anh Tông), đổi gọi là phủ Kiến Hưng. Thời thuộc nhà Minh, đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình. Vào thời Hậu Lê phủ Nghĩa Hưng gồm 4 huyện: Thiên Bản, Ý Yên, Vọng Doanh, Đại An. Năm Minh Mệnh 14 (1833), nhà Nguyễn tách 2 huyện Phong Doanh (tức Vọng Doanh đổi tên năm 1822) và Ý Yên thành phân phủ Nghĩa Hưng; phủ chính Nghĩa Hưng chỉ còn gồm 2 huyện Thiên Bản và Đại An. Như vậy phủ Nghĩa Hưng thời Lê và thời Nguyễn nay là đất các huyện Vụ Bản, Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Thời vua Đồng Khánh. Phủ kiêm lý huyện Đại An, thống hạt huyện Vụ Bản. Hai huyện Phong Doanh và Ý Yên đặt thuộc về phân phủ Nghĩa Hưng. Phủ lỵ đặt ở địa phận hai xã Đông Cao, Phạm Xá huyện Đại An, quay về hướng nam. Xung quanh đắp thành đất, dài rộng mỗi chiều 20 trượng, cao 7 thước 2 tấc. Mặt thành rộng 1 thước 5 tấc, chân thành dày 1 trượng 5 tấc, mở 3 cửa tiền, tả, hữu. Hào rộng 4 trượng, sâu 2 thước. Phủ hạt phía đông giáp phủ Xuân Trường, phía tây giáp sông lớn ngăn cách với tỉnh Ninh Bình, phía bắc giáp giới tỉnh Hà Nội, phía nam giáp biển lớn. Đông tây cách nhau 13 dặm. Nam bắc cách nhau 42 dặm. Huyện Đại An do phủ kiêm lý, 12 tổng: Huyện Vụ Bản do phủ thống hạt, 9 tổng: Số ruộng trong toàn phủ: 66323 mẫu 4 sào. Số đất: 10243 mẫu 5 sào. Số đinh: 8389 người. Lính tuyển: 785 người. Thuế cả năm: Phong tục. Phong tục người dân nhân hậu chất phác, chủ yếu nghề ruộng. Văn học cũng thịnh. Hai huyện Đại An, Vụ Bản đất hẹp người đông, trong đó cũng có người làm nghề buôn bán. Miền dưới huyện Đại An gần biển, dân quê mùa hủ lậu, có tính hung tợn. Theo Thiên chúa giáo chỉ khoảng một phần mười. Sản vật. Đất thích nghi với việc trồng lúa. Các huyện Vụ Bản, Đại An thuộc vùng trên, địa thế hơi cao và bằng phẳng, hợp trồng dâu, khoai, đậu, bông. Ven biển nhiều cói. Khí hậu. Gần biển phần nhiều có mù chướng, ngoài ra khí hậu ôn hòa. Núi sông. 1. Huyện Đại An không có núi. Riêng 7 xã ở huyện Vụ Bản có 9 ngọn núi, đều dùng tên núi để đặt tên làng. Một ngọn ở xã Trang Nghiêm, 3 ngọn ở xã Tiên Hương, 1 ngọn ở xã Lê Xá, 2 ngọn ở 2 xã Đăng Côi và Mỹ Côi, 1 ngọn ở xã Xuân Bảng, 1 ngọn ở xã Hổ Sơn. 2. Huyện Đại An có 2 sông Danh lam thắng cảnh. Đều là những chốn xưa nay được lưu truyền là danh thắng, dân địa phương tin thờ, cầu đảo phần nhiều linh ứng.
1
null
Revlon là một công ty hóa mỹ phẩm Mỹ được thành lập vào năm 1932. Lịch sử. Năm 1932, hai anh em Charles và Joseph Revson cùng với một nhà hóa học là Charles Lachman làm ra nước sơn móng. Cả ba đặt tên công ty sản xuất sơn móng của mình là Revlon được kết hợp từ họ Revson và chữ L trong Lachman. Khởi đầu chỉ với sản phẩm sơn móng duy nhất, và chỉ xuất hiện tại một vài thẩm mỹ viện ở New York, ngày nay mỹ phẩm Revlon đa dạng với nhiều chủng loại bao gồm sản phẩm trang điểm, săn sóc da... chuyên dùng cho phụ nữ, với thị phần trên toàn thế giới. Tháng 11 năm 1955, Revlon lần đầu phát hành cổ phiếu. Giá cổ phiếu ban đầu là 12$, tuy nhiên đã tăng lên 30$ chỉ sau 8 tuần. Hoạt động từ thiện. Revlon là nhà tài trợ của một số hoạt động từ thiện. Hoạt động lớn nhất trong số đó là Revlon Run Walk, một sự kiện chạy và đi bộ được tổ chức tại New York và Los Angeles để gây quỹ cho việc phòng chống các bệnh ung thư vú và buồng trứng. Revlon cũng hỗ trợ các hoạt động từ thiện chống ung thư khác như "Look Good Feel Better" và "the National Breast Cancer Coalition" và điều khiển một phòng khám ngực di động ở quanh Oxford, North Carolina, nơi có các hoạt động chính của công ty. Vào tháng 9 năm 2010, Revlon, với giám đốc nghệ thuật toàn cầu Gucci Westman và phát ngôn viên Halle Berry đã tổ chức một sự kiện tại Fashion's Night Out ở thành phố New York để gây quỹ cho Trung tâm Jenesse, một tổ chức ở Los Angeles cho các nạn nhân bạo lực gia đình. Revlon cũng tổ chức các bữa ăn trưa và nhiều sự kiện khác để mang lại lợi ích cho trung tâm và hợp tác với nhà bán lẻ trực tuyến drugstore.com để quyên góp một phần doanh số bán son cho tổ chức. Công ty ra mắt vào năm 2018, Chương trình Tình nguyện viên nhân viên (EVP) cung cấp cho mỗi nhân viên toàn thời gian của Hoa Kỳ tám giờ để tham gia vào dịch vụ cộng đồng.
1
null
Holocentrus adscensionis là một loài cá trong họ Cá sơn đá. Loài cá này được tìm thấy ở Tây Đại Tây Dương, từ Bắc Carolina, Hoa Kỳ, và Bermuda Brazil, trong đó có Vịnh Mexico và trên khắp Tây Ấn và bờ biển Caribbe. Ở Đông Đại Tây Dương, nó có thể tìm thấy ở Gabon.
1
null
Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua Chỉ số IQ . Năm 1983, ông đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề Frames of Mind (tạm dịch Cơ cấu của trí tuệ), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences). Những bằng chứng làm cơ sở. Thuyết trí thông minh đa dạng không phải là khuôn mẫu đầu tiên cho rằng có nhiều cách khác nhau để trở thành người khôn ngoan, rất nhiều những dạng thông minh khác đã được gợi ý, Chúng bao gồm những dạng sau: khiếu hài hước, óc sáng tạo, tài nấu ăn, sự duy linh, đạo đức, bản năng giới tính, trực giác, khả năng khứu giác, khả năng ngoại cảm, khả năng ghi nhớ, trí khôn ngoan, khả năng kỹ thuật, cảm nhận chung và trí thông minh đường phố, đã có rất nhiều loại luận thuyết về trí thông minh được đưa ra, theo đó có hơn 150 dạng thông minh khác nhau, nhưng chỉ có 7 dạng thông minh đủ bằng chứng cơ sở đó là Danh sách các loại thông minh:. Trí thông minh Không gian – Thị giác. Trí thông minh Trí thông minh không gian – thị giác là khả năng cảm nhận về hình ảnh và nhận thức không gian nhanh nhạy hơn số đông. có trí tưởng tượng phong phú, thường nắm bắt ý nghĩa sự việc thông qua hình ảnh, thích diễn đạt bằng mô hình, phác họa, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian…Các đại diện cho trí thông minh này gồm Nghệ sĩ, Nhà thiết kế,Họa sĩ,Đạo diễn,Kiến trúc sư,Nhiếp ảnh gia ,Nhà phát minh,Chuyên viên thẩm mỹ… Trí thông minh Âm nhạc – Thính giác. Trí thông minh nhạc điệu – âm thanh là khả năng ghi nhớ nhanh giai điệu, có thể chơi nhạc cụ dễ dàng, cảm thụ âm thanh tinh tế mà người khác không cảm được.Những người có trí thông minh này thường nhạy cảm với âm thanh, thẩm âm tốt, có khả năng sáng tác âm nhạc, sử dụng nhạc cụ hoặc ca hát.Họ có thiên hướng học tập bằng âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát…Các đại diện cho trí thông minh này gồm Nhạc sĩ, ca sĩ, DJ, nhà sản xuất âm nhạc,kỹ thuật viên điều chỉnh và sản xuất nhạc cụ,kỹ sư âm thanh,chuyên gia cố vấn âm thanh,thiết kế bối cảnh sử dụng âm thanh (nhà hát, rạp phim)… Trí thông minh Toán học – Logic. Trí thông minh Logic khả năng lập luận, phân tích các vấn đề, thích tổng hợp và phân tích để tìm ra bản chất và quy luật của các vấn đề. Nhạy bén trong các vấn đề liên quan về số học, suy diễn các trình tự và tư duy theo phương hướng nguyên nhân – kết quả. Trí thông minh logic – toán học thể hiện sự thông minh với các con số, khả năng suy luận, khả năng hiểu các vấn đề trừu tượng, khả năng xác định nguyên nhân, xâu chuỗi các sự kiện.người có trí thông minh này có Nghề nghiệp điển hình là Môi giới chứng khoán,kế toán, kiểm toán,bảo hiểm, ngân hàng,nhà hùng biện,Thẩm phán,Dược sĩ,Chuyên viên thống kê,Kĩ sư máy tính,Lập trình máy tính,nghiên cứu khoa học,Công tố Giáo viên dạy toán Trí thông minh Tương tác – Giao tiếp. Trí thông minh tương tác – giao tiếp là khả năng nhận thức được cảm xúc của người khác, nhanh nhạy trong thiết lập mối quan hệ. Họ cũng làm việc nhóm hiệu quả, biết thông cảm, thấu hiểu và truyền cảm hứng. Họ thích giao tiếp và giao tiếp tốt, đồng thời vận dụng nhiều kỹ năng xã hội.Chuyên viên nhân Lãnh đạo, chính trị gia ,Nhân viên tư vấn bán hàng ,Nhà tâm lý học, quảng cáo, diễn giả… Trí thông minh Thể chất. Trí thông minh thể chất là khả năng điều khiển cơ thể khéo léo hơn người khác. Những người sở hữu trí thông minh này có khả năng kiểm soát những chuyển động, xử lý các đồ vật, đối tượng cực kỳ khéo và có thể huy động toàn bộ cơ thể để tạo ra những chuyển động đặc biệt, đẹp mắt và chính xác,Đại diễn điển hình là Vận động viên thể thao ,Bác sĩ phẫu thuật ,Huấn luyện viên thể dục thể thao,Nghệ sĩ múa, vũ công,Quân nhân,Nhà sáng chế, tạo mẫu,Nhà vật lý trị liệu,Thợ cơ khí,Diễn viên, diễn viên hài,Thợ xây dựng,Thợ thủ công,Thợ may, thêu,Thợ mộc, ... Trí thông minh Ngôn ngữ. Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân bằng hùng biện, thi ca, có khả năng học, nói được nhiều ngôn ngữ và ghi nhớ bằng ngôn ngữ. Người có "trí thông minh thị giác" cao thường thu nạp kiến thức thông qua việc nói và viết, thích chơi ô chữ, đố vui ….Đại diện cho trí thông minh Ngôn ngữ là Diễn giả,Nhà báo,Nhà văn,Người viết quảng cáo,Dịch giả,Bình luận viên,Phát thanh viên truyền hình ,Luật sưNgười nói trước công chúng. Trí thông minh Nội tâm. Trí thông minh nội tâm là khả năng khám phá chiều sâu bản thân, nhạy cảm, hòa điệu với những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng... Những người sở hữu trí thông minh này có thể ý thức được ưu điểm, khuyết điểm của mình, thích trầm ngâm suy tư, làm việc một mình. Đại diện cho nhóm này là nhà nghiên cứu, lý luận, triết học, nhà văn, những người có tài viết lách…Đại diện cho trí thông minh Nội Tâm là Nhà triết học,Cố vấn,Diễn giả, Lãnh đạo… Trí thông minh thiên nhiên. Trí thông minh thiên nhiên là khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường.So với bảy loại hình thông minh đầu tiên, có rất nhiều cách để thể hiện chúng ra thế giới bên ngoài. Có lẽ rõ rệt nhất, những người có cảm nhận về thiên nhiên bộc lộ trí thông minh của mình. Đó là sở trường của những người làm vườn, trồng cây cảnh, sáng tạo khung cảnh thiên nhiên, hay nói cách khác là thể hiện sự quan tâm tự nhiên của mình đối với thực vậtĐại diện cho trí thông minh thiên nhiên Chủ trang trại,Nhà thực vật học,Nhà bảo vệ môi trường,Nhà sinh vật học… Trí thông minh hiện sinh. Trí thông minh hiện sinh có rất ít mối quan hệ với bất kỳ hệ tư tưởng nào.Định nghĩa trí thông minh hiện sinh là trí thông minh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Liên tục đặt ra những câu hỏi như: "Cuộc sống là gì?" "Ý nghĩa của nó là gì?" "Vì sao lại có quỷ dữ?" "Loài người sẽ tiến tới đâu?" và "Chúa có tồn tại hay không?"...tất cả chính là điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một cuộc khám phá và nhận thức sâu sắc hơn. Định nghĩa về khả năng của trí thông minh hiện sinh gồm hai phần: - Xác định bản thân tới những tầm xa nhất của vũ trụ - nơi tận cùng, vô tận. - Xác định bản thân với những tính năng hiện hữu nhất của điều kiện con người - tầm quan trọng của cuộc sống, ý nghĩa của cái chết, số mệnh cuối cùng của thế giới vật chất, tinh thần, những trải nghiệm sâu sắc như là tình yêu của con người hoặc niềm đam mê nghệ thuật. Một số người có nhiều trí thông minh hiện sinh do họ đã tìm thấy một "chân lý cuối cùng", trong khi những người khác kém hơn vì không tìm ra. Những người có trí thông minh hiện sinh có thể là nhà thần học, mục sư, giáo sỹ Do Thái, pháp sư, linh mục, thầy dạy Yoga, nhà sư và những thầy trưởng tế Hồi giáo. Mỗi người trong số họ có thể có những nhận thức khác nhau về bản chất của chân lý tuyệt đối. Nhưng cũng có những người theo thuyết bất khả tri, những triết gia theo phái hoài nghi, phái vô thần, phái châm chích, những người báng bổ hoặc những nhà dị giáo - những người thể hiện một trình độ cao hơn của trí thông minh hiện sinh bởi họ luôn cố xoay xở với những câu hỏi ở mức độ căng thẳng và phức tạp ,các nghề nghiệp điển hình như Nhà thần học, mục sư, giáo sĩ Do Thái, pháp sư, linh mục, nhà sưthầy dạy Yogo, những người làm trong tổ chức phúc thiệnnhà triết học, lý thuyết gia, nhà thần học,chuyên viên tư vấn sống, nhà khoa học,người làm công tác xã hội,diễn giả,cán bộ quản lý nhân sự,chuyên gia về tâm thần học.
1
null
Phân bộ Cá bống (danh pháp khoa học: Gobioidei) là một phân bộ, trước đây xếp trong bộ Cá vược - bộ cá lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy bộ Cá vược không đơn ngành, và toàn bộ phân bộ Cá bống được tách ra để phục hồi lại thành bộ riêng là bộ Cá bống ("Gobiiformes"), có quan hệ họ hàng gần với bộ "Kurtiformes" trong cùng nhánh "Gobiomorpharia". Phân loại. Khi xếp trong bộ Cá vược, phân bộ này bao gồm 9 họ cá bống. Khi tách ra thành bộ Cá bống, thì phân bộ Cá bống nghĩa hẹp không chứa 2 họ Eleotridae và Odontobutidae. Chúng được xếp tương ứng trong các phân bộ Eleotroidei (cá bống đen) và Odontobutoidei (cá bống tròn). Đặc điểm sinh sống: Đa dạng, nước ngọt, nước lợ, nước mặn...
1
null
Ostichthys japonicus là một loài cá biển thuộc chi "Ostichthys" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829. Từ nguyên. Tính từ định danh "japonicus" có nghĩa là "ở Nhật Bản", được đặt theo tên quốc gia mà Georg Heinrich von Langsdorff, nhà tự nhiên học người Đức, người đã phát hiện ra loài cá này. Danh pháp này cũng do Langsdorff đặt ra trong thủ bản của mình, sau được Georges Cuvier công bố trong các ấn bản. Phạm vi phân bố và môi trường sống. Từ biển Andaman và Tây Úc, "O. japonicus" được phân bố trải dài về phía đông đến Biển Đông, ngược lên phía bắc đến biển Nhật Bản (bờ biển Triều Tiên và Nhật Bản), xa về phía nam đến bờ đông Úc và các đảo quốc là Nouvelle-Calédonie, Fiji, Tuvalu và Vanuatu. "O. japonicus" cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam. "O. japonicus" được tìm thấy ở vùng nước khá sâu, độ sâu trong khoảng 90–240 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "O. japonicus" là 45 cm, nhưng thường thấy với kích thước là khoảng 35 cm. Toàn thân có màu đỏ; vảy cá màu hồng ánh bạc, có viền đỏ sẫm hơn. Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 11; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số vảy đường bên: 28–30. Phân loại học. "O. japonicus" hợp thành một nhóm phức hợp loài với "Ostichthys hypsipterygion" và "Ostichthys alamai". "Ostichthys sheni", một loài được mô tả từ đảo Đài Loan, chỉ được xem là một đồng nghĩa của "O. japonicus".
1
null
Myripristis adusta là một loài cá biển thuộc chi "Myripristis" trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1853. Từ nguyên. Từ định danh "adusta" trong tiếng Latinh có nghĩa là "bị cháy sém", hàm ý đề cập đến viền đen ở mép vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "M. adusta" có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, từ Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii và quần đảo Line, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), về phía nam đến Nam Phi, Úc (gồm cả Quần đảo Cocos (Keeling)) và Polynésie thuộc Pháp (trừ quần đảo Marquises). Ở Việt Nam, "M. adusta" được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa. "M. adusta" sống tập trung ở khu vực mà san hô phát triển, độ sâu đến ít nhất là 30 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "M. adusta" là 35 cm. Loài này có màu cam nhạt ánh bạc, vảy cá viền nâu cam, sẫm nâu dần về phía thân trên đường bên và đen ở gáy. Vảy ở gáy và bên dưới gai vây lưng có màu kim loại của xanh lục. Đỉnh đầu có màu xanh lục lam với những đường gờ màu đen. Một đốm đen lớn ở phía cuối nắp mang. Mống mắt màu đỏ. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có màu xanh lam nhạt, được viền với dải đen rất dày. Gai vây lưng màu đen ánh đỏ với sọc trắng xanh ở giữa bắt đầu từ màng thứ ba. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia ở vây hậu môn: 12–14; Số vảy đường bên: 27–29. Sinh thái. "M. adusta" là loài sống về đêm, ăn các sinh vật phù du. Chúng thường sống thành đàn, cũng có khi đơn độc hoặc theo nhóm nhỏ, hay nhập đàn với các loài khác. "M. adusta" trú ẩn trong hang hoặc dưới gờ đá vào ban ngày. Kích thước trưởng thành (tối thiểu) ở cá đực là 15,7 cm FL và con cái là 16,5 cm FL (FL: "fork length", là chiều dài thân cá tính từ mõm đến điểm chia đôi vây đuôi). Thương mại. Đa số các loài "Myripristis" có giá trị trong nghề cá quy mô nhỏ.
1
null
Anomalopidae, còn gọi là Cá mắt đèn, là một họ cá thuộc bộ Cá tráp mắt vàng. Họ này có 200 loài. Cá mắt đèn sinh sống ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Một số loài di chuyển đến vùng nước nông hoặc san hô vào ban đêm, hoặc nếu không, chúng chỉ sinh sống ở vùng nước sâu. Các chi. Dưới đây là các chi cá mắt đèn:
1
null
Kiến quân đội hay kiến quân lính, kiến lê dương là tên gọi chỉ chung cho hơn 200 loài kiến trên thế giới sinh sống theo bầy với số lượng rất lớn. Đây là loài kiến nằm trong số những động vật đáng sợ nhất hành tinh với khả năng ăn thịt tập thể con mồi to lớn chỉ trong vòng vài phút hay còn biết đến với khả năng tàn sát kinh hoàng. Kiến quân đội có thể tấn công mọi loài vật mà chúng gặp trên đường đi. Tổng quan. Kiến quân đội, phân tán khắp thế giới ngày nay, có tổ tiên cách đây trên 100 triệu năm trên siêu lục địa Gondwana. Kiến quân đội có nguồn gốc riêng rẽ trên một số lục địa trong khoảng thời gian tương đối gần của lịch sử trái đất. Kiến quân đội có mặt hầu như là mọi nơi, chúng tiến hoá nhiều lần sau khi siêu lục địa Gondwana tan vỡ và phân tán cách đây trên 100 triệu năm. Kiến quân đội giống nhau trên toàn thế giới do chúng chỉ tiến hoá một lần vào giữa kỷ Phấn trắng. Chúng không thay đổi nhiều trong hàng chục triệu năm qua. Kiến quân đội không giống các loài kiến được tìm thấy trong các khu vực khác nhau, chẳng hạn như tìm thấy tại các khu cắm trại gia đình. Đây là loài kiến di cư, kiếm mồi mà không cần trinh sát trước. Các con kiến cũng loại bỏ những thành viên yếu nhất và khẳng khiu nhất của cộng đồng khỏi tiền tuyến, trong khi vẫn giữ lại các chiến binh đủ mạnh mẽ để bảo vệ hậu phương. Kiến chúa không cánh của chúng có thể đẻ tới 4 triệu trứng mỗi tháng. Đột kích. Loài kiến quân đội có tổ chức xã hội chặt chẽ, chúng sử dụng các nguyên tắc quân sự truyền thống để phát động chiến tranh, chúng dựa vào chiến thuật đột kích và gây choáng váng (raids), dùng số lượng quân áp đảo để lấn át đối phương với số lượng ít hơn. Mỗi con kiến quân đội châu Phi có thể không phải lo sợ cho tính mạng của bản thân, vì chúng luôn kết thành các đàn đông đúc, lên tới hàng triệu con và dài khoảng 30,5 mét. Khả năng phối hợp của cả đàn khi săn mồi lại rất thiện chiến nhờ vào khả năng truyền tín hiệu qua một loại mùi mà chúng tiết ra. Chiến thuật này của chúng được chứng minh là thành công. Một khi đã rơi vào lãnh địa của loài kiến quân đội với số lượng có thể lên tới hàng triệu con, không một loài vật nào có thể chống lại chúng, cho dù đó là những loài vật nguy hiểm như rắn độc, bọ cạp. Với những chiếc răng rất lớn giống lưỡi kiếm tí hon, chúng có thể bao vây và ăn ngấu nghiến một con bò bị cột dây hoặc thậm chí cả một đứa trẻ đang bị để chơi một mình, chỉ trong vòng vài phút. Khi không thể chạy thoát, cách duy nhất để không bị kiến quân đội tấn công là đứng bất động như tượng. Do thị giác của kiến quân đội rất yếu, chỉ nhìn được màu sáng và tối. Phụ nữ ở khu vực châu Phi gần xích đạo thường địu con trên lưng và không để chúng chơi trong cũi một mình. Tổ tạm. Không giống như hầu hết các loài kiến khác, kiến quân đội vừa bị mù bẩm sinh lại vừa không có tổ. Thông thường chúng chỉ tạm dừng chân để nghỉ ngơi. Những lúc như thế, chúng "hạ trại sống" trên thân cây hoặc trong hang hốc. Trại xây bằng thân kiến sống này được tạo thành bởi chính các thành viên trong đàn. Chúng móc nối chân với nhau, kết thành một chùm nhung nhúc những kiến là kiến. Song ngay cả trong cái "tổ sống" tạm bợ ấy cũng vẫn có sự phân chia vị trí và tổ chức phòng vệ tuyệt vời. Theo đó, trong cùng là đám kiến thợ trẻ, tiếp đến là đám kiến thợ già, và ngoài cùng là các "chiến binh" sẵn sàng nghênh chiến, quyết đấu bảo vệ tổ. Bên trong "tổ sống" còn có nhiều lối đi, buồng chứa thức ăn, phòng của kiến chúa, ấu trùng và trứng. Vòng tròn tự sát. Một đàn kiến quân đội di chuyển rộng đến cả 20m và dài hơn 100m. Vì bị mù bẩm sinh nên chúng tiết ra pheromone, tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài để tiện bề nhận biết. Nồng độ pheromone trong hàng quân cũng phân chia đậm nhạt khác nhau. Nồng độ đậm đặc nhất là ở giữa, để các nhóm kiến mở rộng khu vực kiếm thức ăn biết nẻo mà tha về trung tâm. Thỉnh thoảng cũng vẫn có sai sót xảy ra. Đó là khi con dẫn đầu nhầm lẫn biến đường đi thành một vòng tròn. Do kiến quân đội chỉ dựa vào mùi pheromone mà di chuyển, nên một khi đã đi vào vòng tròn tín hiệu pheromone sai lầm này, chúng sẽ không tài nào thoát khỏi. Cả đám cứ mãi cắm cổ xoay vòng, cho đến khi sức tàn lực kiệt, lần lượt gục xuống chết.
1
null
Piaractus brachypomus là danh pháp khoa học của một loài cá Pacu Amazon, một họ hàng gần của cá răng đao và cá đô la bạc. Giống như một số loài có quan hệ họ hàng gần khác, "P. brachypomus" thường được gọi là cá pacu bụng đỏ. Điều này đã tạo ra nhiều lộn xộn về bản chất và nhu cầu của tất cả các loài có liên quan, với danh tiếng và các yêu cầu của một loài thường bị gán sai lầm cho loài khác. Tên gọi không gây nhầm lẫn cho "P. brachypomus" là pirapitinga. Khu vực sinh sống bản địa là lưu vực các sông Amazon và Orinoco tại Colombia, Venezuela, Peru, Bolivia và Brasil, cũng được ghi nhận có ở Argentina nhưng đã du nhập vào nhiều nơi khác như Ấn Độ, Bangladesh, Canada, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, nó được gọi là cá chim trắng ? hay cá chim trắng toàn thân, Mô tả chung. Pacu bụng đỏ thường bị nhầm lẫn với các loài cá pacu khác (Piaractus mesopotamicus, Colossoma macropomum) hay piranha (Pygocentrus natteri) do bề ngoài tương tự nhau của chúng. Cơ thể chúng sâu và dẹp bên, với hai bên mình có màu trắng bạc và sẫm dần về phía gần lưng. Màu đỏ có ở bụng, cằm, vây ngực và đôi khi cũng có ở ở các tia vây trước của vây hậu môn. Các tia vây khác sẫm màu đồng nhất. Giống như ở các loài cá chép mỡ (Characiformes) khác, vây béo nhỏ không chia thành tia vây nằm ở khoảng giữa vây lưng và vây đuôi. Số lượng tia vây: Vây lưng = 15-18, vây ngực = 16-19, vây hậu môn = 24-28, vây chậu = 8. Vài tia vây đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn dài hơn các tia vây còn lại. Một hàng răng cưa sắc nhọn hình thành từ vảy bị biến đổi nằm ở phần bụng. Mặc dù không phát triển và không sắc nhọn như ở các loài cá răng đao họ hàng nhưng cá pacu bụng đỏ cũng có 2 hàng răng cứng và phẳng để nghiền hạt và quả hạch. Công thức bộ răng của chúng bao gồm 2 dãy răng cửa có hình dạng răng hàm nằm trên xương tiền hàm trên và một hàng răng trên xương hàm dưới. Khi còn non, cá pacu bụng đỏ trông giống như cá piranha ở chỗ cũng có các đốm màu từ xám sẫm tới đen trên cơ thể, một đặc trưng tiêu chuẩn của cá piranha, giúp chúng thoát khỏi các cuộc tấn công của cá săn mồi, kể cả cá piranha khi cá pacu còn dễ bị thương tổn. Khi chúng lớn dần thì các đốm này sẽ dần biến mất. "P. brachypomus" có thể và sẽ lớn nhanh trong các điều kiện thích hợp. Kích thước tổng thể mà nó có thể phát triển được vẫn là vấn đề của tranh luận đáng kể và không ít sự lộn xộn. Phần lớn sự lộn xộn bắt nguồn từ thực tế là một loài có thể và thường rất dễ bị nhận dạng sai thành loài khác, và kích thước có thể đạt được khi nuôi nhốt thường là nhỏ hơn so với kích thước có thể đạt được trong tự nhiên hoang dã. "P. brachypomus" là loài cá tương đối nhỏ, với kích thước khoảng 25–88 cm, tối đa ghi nhận là 88 cm, cân nặng tối đa 25 kg và tuổi thọ tối đa 28 năm. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng lớn vượt trội phần lớn các loài nuôi trong bể cảnh: chúng là loài cá khỏe và cường tráng cần nhiều không gian bơi lội và có nhu cầu rất cao về hệ thống lọc nước. Chúng có bộ răng khỏe có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng. Thức ăn khi nuôi nhốt. "P. brachypomus" chủ yếu là loài ăn cỏ, nhưng trên thực tế nó là loài kiếm ăn theo cơ hội. Các phân tích dạ dày các mẫu vật hoang dã chỉ ra rằng nó là loài chủ yếu là ăn cỏ, ăn các loại quả và hạt nhưng cũng ăn cả côn trùng, động vật phù du và cá nhỏ. Trong các bể cá cảnh thì người ta thường cho nó ăn loại thức ăn đa dạng bao gồm các viên hay mẩu thức ăn sấy khô có chất lượng, cùng nhiều rau và quả. Rau chân vịt, lá rau diếp, các loại rau quả như táo, chuối, đào, nho, bí xanh, lê, cải bắp và cà rốt cũng là nguồn thức ăn tốt. Chúng đôi khi cũng "vồ lấy" thức ăn trôi nổi, làm nước bắn tung tóe và làm cho mi mắt là thiết yếu. Trong điều kiện nuôi nhốt, không nên nuôi loài này với bất kỳ loài cá nhỏ nào tới mức bị chúng coi là thức ăn, mặc dù chúng thường là vô hại khi bơi cạnh các loài cá to lớn hơn. Trong bể cá cảnh. Khi có kích thước lớn hơn, "P. brachypomus" cần bể cá to hơn để phát triển. Nhiệt độ nước thích hợp với chúng khoảng và hệ thống cần được lọc nước và lưu thông oxy tốt. "P. brachypomus" to lớn hơn đôi khi được coi là "cá quỷ" và được nuôi trong các bể cá cảnh cùng các loài cá to lớn khác. Chúng có xu hướng nhút nhát và ẩn dật và sẽ tháo lui để ẩn nấp khi cảm thấy không an toàn. Đôi khi chúng cũng đánh nhau khi nuôi thành một nhóm. Phải mất nhiều thời gian để chúng thích nghi với bể cá và chúng thường có thể cố gắng nhảy ra ngoài. Sử dụng. Được FishBase đánh giá là có tầm quan trọng nhỏ trong ngư nghiệp, nhưng có tầm quan trọng ở quy mô thương mại trng nghề nuôi cá cảnh. Đe dọa đối với con người: Được FishBase đánh giá là có thể gây chấn thương (traumatogenic) .
1
null
Trùng cỏ (Danh pháp khoa học: Infusoria) là tên gọi chỉ chung về những sinh vật nguyên sinh hiện diện ở hầu hết các vực nước như ao, hồ, sông và biển. Loài đặc thù của sinh vật này chính là Trùng đế giày, cũng có tên gọi là trùng cỏ hoặc thảo trùng. Đặc điểm. Các loại trùng cỏ có kích thước rất nhỏ, chúng có kích thước nhỏ nhất (khoảng dưới 200 micro mét) so với các loại khác như artemia và trùng giấm. Là thức ăn quan trọng cho cá bột mới nở trong tự nhiên, là thức ăn thích hợp nhất đối với những loại cá bột có kích thước nhỏ. Trong ngành chăn nuôi thủy sản hải sản, người ta thường phân lập và nhân giống đại trà một số loại trùng cỏ như trùng bánh xe (rotifer) và trùng đế giày (paramecium) là các loài thuộc về một nhóm trùng cỏ quan trọng gọi là mao trùng hay trùng lông (ciliates). Ngoài tự nhiên, trùng cỏ hiện diện và tập trung nhiều ở ven bờ ao hồ, kênh rạch, cống rãnh và ruộng lúa, chúng thâm nhập vào cả các hòn non bộ và chậu cảnh qua nguồn thực vật thủy sinh hay thức ăn mang vào đó. Thức ăn của chúng là vi khuẩn, vi tảo và các loại mùn bã hữu cơ lơ lửng trong nước. Trùng cỏ thường hiện diện trên bề mặt thực vật thủy sinh, khi thực vật bị phân hủy bởi vi khuẩn (hiện tượng thối rữa), lượng vi khuẩn sẽ bùng phát và là nguồn thức ăn dồi dào cho trùng cỏ. Trùng cỏ sinh sôi nhiều và đến lượt chúng trở thành nguồn thức ăn cho cá bột mới nở.
1
null
Châu chấu Chapulines (Danh pháp khoa học: Sphenarium purpurascens) Là một loài châu chấu thuộc chi Sphenarium và được dùng làm thức ăn rộng rãi trên toàn miền Nam Mexico. Đặc sản. Châu chấu ở đây thường được rang với tỏi, nước cốt chanh, muối hoặc với bột ớt khô. Loài châu chấu được xác định chứa đến 70% protein. Thịt châu chấu sữa béo ngậy, có mùi vị bùi bùi nửa giống dế mèn chiên giòn, nửa giống tép rang. Rang khô với lá chanh và sả, mêm ít nước mắm cho đến khi vàng ươm. Vị châu chấu rang bùi, thơm, giòn phong phú nguồn dinh dưỡng và thu nhập cao từ việc bán châu chấu. Việc thu hoạch châu chấu làm thực phẩm là một biện pháp hữu hiệu để thay thế việc phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng. Điều này không chỉ loại bỏ được những nguy hiểm đến môi trường do thuốc trừ sâu gây ra mà còn cung cấp cho người dân địa phương.
1
null
Ấu trùng Witchetty là tên gọi của thổ dân châu Úc dùng để chỉ về những con ấu trùng có kích thước lớn, màu trắng của ấu trùng ăn gỗ thuộc nhiều loài bướm đêm Loài này còn gọi là Sâu bướm Grub có màu trắng và chuyên ăn gỗ hoặc rễ cây Witchetty. Chúng được thu hoạch dưới đất, nơi chúng sống nhờ vào các rễ cây của Úc như bạch đàn và cây keo đen. Đặc sản. Nhiều người nhầm nhiều loài bướm là hình dạng trưởng thành của ấu trùng Witchetty, thực sự thì loài ấu trùng là một dạng phát triển của loại bướm Cossid (Endoxyla leucomochla) Những thổ dân ở Australia xem ấu trùng Witchetty là nguồn thức ăn chủ yếu. Ấu trùng Witchetty rất giàu axit ôlêic, một chất béo không bão hòa đơn Omega-9 rất có lợi cho sức khỏe. Ấu trùng này được thu hoạch ở dưới đất vì những ấu trùng này ăn chất dinh dưỡng ở rễ các cây khuynh diệp và keo trắng. Khi ăn côn trùng sống, ấu trùng có vị như hạt điều, thơm ngon như hạnh nhân, còn khi được nướng qua bằng than, da của chúng trở nên giòn và vàng ngậy, thơm giống như thịt gà rán. Thổ dân và phụ nữ bản địa Australia rất thích ăn những con sâu bướm Grub. Họ thường vùi Những con sâu béo núc, trắng trẻo trong tro nóng hoặc luộc chín rồi ăn, thậm chí có người còn thích ăn sống để thưởng thức vị bùi bùi của nó. Đây là món ăn hảo hạng bổ dưỡng, giá rẻ. Người dân quan niệm nếu ăn ấu trùng sống sẽ ngăn cách phụ nữ và đàn ông và trẻ em, và chỉ có những người thuộc thế hệ già mới ăn chúng. Người ta cuộn đầu vào đuôi và bắt đầu nhai và tránh cho chúng còn ngọ nguậy trong miệng, dùng que đào lên, ấu trùng này sẽ chui ra khỏi miệng hố và có một công thức khác cho món ăn này đó là món súp.
1
null
Bọ cạp Arizona (Danh pháp khoa học: Centruroides sculpturatus) là một loài bọ cạp nhỏ màu nâu sáng, được biết đến với khả năng tiết ra một loại nọc độc cực mạnh. Chúng còn là một trong những thức ăn yêu thích của loài chuột grasshopper miền nam (Onychomys torridus), con chuột vẫn có thể tấn công mà không hề cảm thấy đau đớn khi tiếp xúc với nọc độc của bò cạp, không những không bị thứ nọc độc nguy hiểm làm tổn thương.
1
null
Trận chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1990 là trận đấu bóng đá diễn ra ngày 8 tháng 7 năm 1990 tại Olimpico ở thành phố Roma để xác định nhà vô địch của Giải vô địch bóng đá thế giới 1990. Trận đấu được diễn ra vào lúc 20:00 giờ địa phương. Đây là lần thứ hai hai đội gặp nhau trong các trận chung kết World Cup, trong quá khứ Argentina từng thắng Đức 3–2 ở trận chung kết 4 năm về trước. Đức đã đánh bại Argentina với một bàn thắng duy nhất được ghi do công của Andreas Brehme trên chấm phạt đền ở phút thứ 85 của trận đấu, qua đó trở thành nhà tân vô địch World Cup.
1
null
Among the Sleep là một trò chơi điện tử hành động phiêu lưu kinh dị sinh tồn góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi nhà phát triển Na Uy Krillbite Studio cho Microsoft Windows, OS X, Linux, PlayStation 4 và Xbox One. Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 5 năm 2014 tại Bắc Mỹ cho PC. Phiên bản PlayStation 4 được phát hành vào ngày 10 tháng 12 năm 2015 trong khi phiên bản Xbox One được phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2016. Một bản remaster cuối cùng có tên "Among The Sleep: Enhanced Edition" đã được phát hành cho Windows vào ngày 2 tháng 11 năm 2017 và sau đó được phát hành cho PS4, Xbox One và Nintendo Switch vào ngày 29 tháng 5 năm 2019. Cốt truyện. Trong trò chơi "Among The Sleep", ta sẽ vào vai một cậu bé sơ sinh tuổi tập đi đang tổ chức sinh nhật lần thứ 2 với người mẹ của mình. Trong lúc ấy, có một tiếng gõ ở bên ngoài nên người mẹ đi ra mở cửa. Cậu bé sẽ nghe thấy những tiếng cãi vã, ồn ào ngay sau đó. Lát sau, người mẹ quay trở lại với hộp quà trên tay và bế cậu lên trên tầng để bạn có thể chơi với nó. Món quà - một chú gấu bông tên là Teddy, được biết là đồ chơi mà người cha - đã ly dị với người mẹ không lâu trước đó - tặng cho cậu nhân dịp sinh nhật 2 tuổi. Xuyên suốt trò chơi, cậu bé cùng với Teddy phải đi thu thập ký ức của mình, qua những cái bóng đen bí ẩn, công viên u ám, tòa nhà rộng lớn đáng sợ, đồng thời bị truy đuổi bởi những con quái vật. Khi đã tìm đủ ký ức, cậu bé chập chững thoát khỏi thế giới mờ ảo đó thì con quái vật bóng đen đã bắt được cậu, xé rách Teddy, để cậu rơi thẳng xuống vực sâu. Cậu bé nhặt cái tay còn sót lại của Teddy và đi theo ánh sáng mịt mù, cậu nghe được những tiếng tranh luận lớn của cha mẹ và hình ảnh người mẹ say xỉn hóa thành quái vật bóng đen. Trở về nhà, cậu bé thấy mẹ mình đang ngồi khóc lóc bên những chai rượu và chú gấu Teddy. Từ đó, bí ẩn những chai rượu lăn lóc trong các khu vực trước ấy cậu bé đã thám hiểm phần nào hé lộ: Bà mẹ là một con mọt rượu, sự say xỉn đến điên cuồng của bà, trong mắt đứa trẻ, là con quái vật bóng đêm luôn giày vò cậu từ đầu trò chơi. Khi cậu bé đến gần người mẹ đang sụt sùi để lấy Teddy thì bà ấy đẩy cậu ra xa, sau đó lại ngậm ngùi xin lỗi vì bà không muốn như vậy và tiếp tục khóc. Cậu bé cầm Teddy và lang thang ra bên ngoài, cùng lúc đó, cửa nhà rộng mở với một giọng nam trầm ấm - được cho là giọng nói của cha cậu bé. Người cha hứa sẽ sửa lại Teddy cho cậu và đón cậu về nhà riêng vì ông đã giành được quyền nuôi con ở tòa phán. Nhân vật trong game. Người mẹ. Người mẹ là nhân vật phản diện chính. Được gọi đơn giản là "Người mẹ" vì, trong trò chơi, không có thứ gì tượng trưng hay ám chỉ cho cái tên của nhân vật này. Người mẹ đã ly dị với chồng mình trước các sự kiện trong trò chơi và đã đánh mất quyền nuôi con ở tòa. Đứa trẻ về sau được người cha đón về nhà mới. Khi trò chơi vừa bắt đầu, người chơi sẽ nhìn thấy hình ảnh bà mẹ đang kỷ niệm sinh nhật lần thứ 2 của con trai mình. Sau khi ra ngoài mở cửa vì nghe thấy tiếng gọi, bà bế cậu bé lên phòng, cầm theo món quà - một chú gấu bông - và để con mình chơi với đồ chơi mới. Lát sau, bà trở lại để cho con ngủ. Đứa bé chợp mắt chưa lâu thì nghe thấy tiếng động ở bên ngoài, trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, cậu thấy Teddy bị thứ gì đó lôi đi mất, rồi đến chiếc giường cũi của cậu bị thứ đó lật đổ, để rồi nhận ra người mẹ không có ở nhà. Cậu bé tìm thấy Teddy trong máy giặt, họ quyết định đi tìm người mẹ. Trong suốt cuộc hành trình kiếm mẹ, cậu bé và Teddy phải đi qua những căn phòng dị thường với những bức tranh ghê tởm, vụn thủy tinh từ chai rượu rơi vãi khắp nơi để thu thập những ký ức của cậu bé về người mẹ, chúng sẽ giúp cậu và Teddy có thể nhanh chóng tìm mẹ hơn. Đồng thời, cậu bé cũng bị săn đuổi bởi 3 con quái vật đáng sợ trong hình dáng của chiếc áo khoác, hình dáng của một người nọ với chiếc ô, và hình dáng của một người đàn bà tức giận. Khi tìm thấy mảnh ký ức cuối cùng, Teddy bị con quái vật xé nát, còn cậu bé thì rơi xuống vực. Ở khu vực cuối cùng - dưới vực thẳm - cậu bé sẽ nghe thấy những tiếng cãi nhau của bố mẹ cậu về chuyện ly hôn cùng những tiếng thét méo mó. Cuối cùng, cậu bé đến gần mẹ và nhặt lấy Teddy thì bị bà mẹ đẩy ra.
1
null
Kiviak là một món ăn mùa đông truyền thống của ẩm thực Inuit từ đảo Greenland với cách chế biến khác thường. Món ăn truyền thống này được chế biến bằng cách nhồi 500 con chim anca (để nguyên cả mỏ, chân, lông) vào bụng một con hải cẩu đã loại bỏ nội tạng, hút không khí ra, sau đó khâu lại và làm kín bằng mỡ, rồi dùng 1 tảng đá lớn đè lên để giữ cho kín khí.. Sau 7 tháng, chim anca lên men. Chất béo của hải cẩu sau khi lên men sẽ ngấm vào chim, khiến chúng mềm ra, vì vậy, chim anca từ bụng hải cẩu được ăn sống trực tiếp mà không phải nấu lại. Kiviak là món ăn chỉ dành cho các dịp đặc biệt của người Greenland như đám cưới hay các ngày lễ tết, nó còn là món ăn chủ yếu trong lễ cưới của người Greenland. Kiviak là món ăn này có nguồn gốc từ Greenland. Công thức chế biến món này khá rùng rợn: Một con hải cẩu được lóc hết thịt và xương, chỉ để lại lớp da bên ngoài. Sau đó, họ khâu lớp da dưới dạng một chiếc túi và nhồi khoảng 300-500 con chim Auk (một loài chim biển nhỏ) vào bên trong. Sau đó, túi này được đem chôn dưới lòng đất từ 3-18 tháng. Chất béo của con hải cẩu sau khi lên men sẽ ngấm vào chim, khiến chúng mềm ra, vì vậy, mọi người có thể thưởng thức những con chim sống, gồm cả xương. Khi đào lên thì tất cả hỗn hợp đã hóa lỏng toàn bộ, khi ăn người ta đập phần đầu ra như đập trứng. Nhiều người thường cắn đứt đầu chim Auk, sau đó, hút nước bên trong của nó trước. Món ăn đặc biệt thường thấy trong các bữa tiệc cưới, sinh nhật, Giáng sinh và các dịp đặc biệt khác của Greenland. Món Kiviak thường được ăn ngoài trời để tránh mùi hôi của món ăn có thể "ám" trong nhà suốt nhiều tuần. Kiviak là món đặc biệt cay và có mùi vị giống như phô mai thối. Phương pháp bảo quản của Kiviak giúp người dân Greenland có thể tích trữ lương thực đủ cung cấp cho mùa Đông khắc nghiệt nơi đây. Tháng 8 năm 2013, nhiều người đã chết ở Siorapaluk sau khi ăn kiviak làm từ chim Somateria, mà chưa được lên men hoàn toàn, do đó gây ngộ độc thịt.
1
null
Cá ngừ mắt to (Danh pháp khoa học: Thunnus obesus) là một loài cá ngừ trong họ Cá thu ngừ với đặc trưng là có con mắt lớn so với kích thước cơ thể trong tương quan với các loại cá ngừ khác. Cá phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tới 30oS. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ. Tên thường gọi tiếng Việt là: Cá Ngừ mắt to. Tên địa phương Ngừ Đại dương, Cá Ngừ mắt. Tên thường gọi tiếng Anh: là Bigeye tuna, Bigeye, Tuna, Thon, Thon Obèse, Patudo, Big Eye Tuna, Big Eye, Ahi-b. Tên gọi tiếng Nhật: Mebachi Mebuto. Tên gọi tiếng Tây Ban Nha: Patudo. Tên gọi tiếng Ý: Tonno obeso. Tên gọi tiếng Đức: Großaugenthun, Großaugen-Thun, Großaugen-Thunfisch, Thunfisch. Đặc điểm. Kích cỡ khai thác 600 - 1.800 mm. Cá ngừ có thân hình thoi, dài, hai bên hơi dẹt. Hai vây lưng gần nhau, sau vây lưng thứ hai có 8-10 vây phụ. Vây ngực khá dài đặc biệt là ở cá thể còn nhỏ. Vây lưng thứ hai và vây hậu môn không dài như cá Ngừ Vây vàng. Vảy trên thân rất nhỏ. Mắt to và rất bổ dưỡng. Lưng màu xanh sẫm ánh kim loại. Nửa thân dưới và bụng màu trắng nhạt. Vây lưng thứ nhất màu vàng sẫm, vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàn nhạt. Vây phụ màu vàng tươi có viền đen. Giá trị. Đây là một trong loài cá được khai thác và xuất khẩu nhất là ở thị trường Nhật Bản, cá ngừ mắt to của Nhật Bản trong tháng 3 năm 2014 đạt 7.032 tấn, trị giá 5.509 triệu yên, tăng 32% về khối lượng và 29% về giá trị so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm trước giảm 5% về khối lượng và 16% về giá trị. Ở Việt Nam, Năm 2013, sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to đạt gần 16.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 526 triệu USD. Mắt cá ngừ. Ở Việt Nam, Cá ngừ đại dương là tên địa phương để chỉ loại cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng đôi mắt của loại cá này trông được rất xa, có thể thấy được con mồi cách đó vài ba trăm mét để rượt bắt. Mắt cá ngừ đại dương hay cá ngừ mắt to là món ăn được ưa chuộng tại Nhật Bản, cá ngừ được đánh bắt, lấy mắt và bày bán phổ biến ở những siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở cả Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên liệu độc đáo này được dùng để chế biến rất nhiều món ăn, như súp, lẩu hay kể cả món gỏi Mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn mang lại cảm giác máu me và rùng rợn do vẻ ghê rợn toát ra từ thực phẩm. Nguyên liệu được xem là đạt chuẩn khi nó được tách khỏi cơ thể cá nhưng vẫn giữ nguyên phần nhãn cầu, bao quanh là một loại chất béo và chỉ vài cơ mắt được phép cắt đứt. Quá trình khai thác mắt cá ngừ công phu thì việc chế biến lại được giảm thiểu và chỉ cần đun sôi một chút nước sạch rồi đưa mắt cá ngừ vào trần qua là có thể thưởng thức. Khi chín, các cơ quanh mắt và phần mỡ được xem là hấp dẫn nhất. Dù rất bổ dưỡng nhưng mắt cá ngừ lại không phù hợp với những người có dạ dày yếu. Ở Việt Nam, đôi mắt cá ngừ đại dương rất quý, người kém thị lực, hay có các bệnh về mắt, được chuyên nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan cá ngừ để chữa khỏi các bệnh về mắt, mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc bắc là một trong những đặc sản nổi tiếng tại các nhà hàng lớn. Mắt cá ngừ được chế biến thành món mắt cá ngừ (đèn pha, đèn biển) chưng cách thủy. Mắt cá thường to bằng nắm tay hoặc quả trứng gà, được lấy từ con cá ngừ, chế biến, ướp gia vị bảo quản. Khi chế biến, một con mắt cá được ướp cùng với nhiều gia vị như thuốc bắc, sả, ớt, tiêu... sau đó đặt vào một cái thố (om đất) rồi chưng cách thủy hơn nửa giờ, mắt cá đã chín, thấm gia vị thì có thể ăn được. Món này có vị béo ngậy của mắt cá và ngoài thành phần dinh dưỡng bổ cho cơ thể sẽ có một lượng vitamin.
1
null
Cá ngừ đuôi dài hay cá ngừ bò (danh pháp khoa học: Thunnus tonggol) là một loài cá thuộc họ Cá thu ngừ. Cá ngừ đuôi dài có thể Thunnus tonggol đạt chiều dài 145 cm và cân nặng đến 35,9 kg. So với cá ngừ tương tự về kích thước, tốc độ tăng trưởng chậm hơn và sống lâu hơn, có thể làm cho cá ngừ đuôi dài dễ bị tổn thương trước việc đánh bắt quá mức.
1
null
Cá ngừ vây xanh là tên gọi chỉ chung cho nhiều loài cá ngừ trong chi Thunnus, với đặc trưng là có vây màu xanh. Đặc điểm. Cá ngừ vây xanh được tìm thấy chủ yếu ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, ngoài ra chúng còn có thể sống ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Chúng có thể sống đến 40 năm và lặn ở độ sâu hơn 1.200 m. Một con cá có cân nặng trung bình khoảng 150 kg. Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương có thể nặng 450 kg. Có trường hợp con cá ngừ vây xanh khổng lồ nặng trên 100 kg có giá trị lên tới 36 tỷ đồng, dài khoảng 2,1m, nặng 136 kg, trước đó người ta đã bắt được một con cá ngừ vây xanh nặng tới 411 kg, có giá trị lên tới 2 triệu USD (hơn 40 tỷ đồng) Đây là loài cá hiếm và có số lượng giảm mạnh trong nhiều năm qua. Cá ngừ vây xanh hiện được xếp vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm. Số lượng cá ngừ trên toàn cầu bắt đầu giảm từ những năm 1960, khi các phương pháp đánh bắt cá mới được giới thiệu, dẫn đến tình trạng loài này bị đánh bắt quá mức. Các loài. Một số loài gồm:
1
null
Cá thu vạch hay còn gọi là Cá thu Tây Ban Nha (Danh pháp khoa học: Scomberomorini) là tên gọi chỉ chung cho một số loài cá thu. Thông thường cơ thể chúng có những sọc vạch theo đường biên. Đặc điểm chung. Các loài này đều có hình dáng thuôn dài, màu xanh sáng bạc và xanh đen, phía lưng sậm hơn dưới bụng. Da mỏng, trơn và không vảy, có phân bố một số vạch thẳng đứng màu xanh đen. Cá Thu Vạch có hai vi cứng ở lưng và bụng. Đuôi cá to, xẻ như mũi tên. Chúng sinh sản theo mùa, sống tập trung ở các vùng biển ấm, quanh các rạn san hô hay đá ngầm. Khi còn nhỏ, sống theo bầy đàn cùng loài, nhưng khi trưởng thành chúng có xu hướng sống lẫn vào các loài cá khác cùng họ. Cá Thu Vạch là các loại cá lớn trong họ cá Thu ngừ, chúng trưởng thành sau 2 năm, chiều dài thông thường trung bình 80 cm và nặng 5 kg, nhưng có con dài đến 200 cm và nặng 70 kg. Cơ thể cá Thu Vạch nhiều thịt, ít xương, giá trị dinh dưỡng cao. Chúng ăn mồi chủ yếu là cá nhỏ, mực ống và tôm ở độ sâu 5-40m. Ở Việt Nam, cá Thu Vạch được đánh bắt quanh năm. Ở phía Bắc, vụ chính từ tháng 4 đến tháng 7 và ở Phía Nam, vụ chính từ tháng 9 đến tháng 4.
1
null
One Plus Technology (Shenzhen) Co., Ltd., (tiếng Trung: 一加科技; Hán-Việt: "Nhất Gia Khoa Kỹ"), thường được gọi và viết là OnePlus hoặc 1+"," là một công ty sản xuất điện thoại di động thông minh cao cấp chạy hệ điều hành Android có trụ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc. OnePlus được thành lập bởi Pete Lau (CEO, cựu giám đốc OPPO) và Carl Pei vào ngày 16 tháng 12 năm 2013. Công ty chính thức có mặt tại 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới kể từ tháng 7 năm 2018. Trụ sở chính của OnePlus nằm tại Tòa nhà Tairan ở Chegongmiao, Quận Phúc Điền, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện tại, phần lớn cổ phần của OnePlus thuộc sở hữu của OPPO với tư cách là cổ đông duy nhất, và là công ty con của BBK Electronics cùng với Vivo và Realme. Tuy nhiên, cả OnePlus và OPPO đều phủ nhận OnePlus là công ty con và duy trì các hoạt động độc lập, mặc dù OnePlus xác nhận hãng này sử dụng dây chuyền sản xuất của OPPO và chia sẻ một phần tài nguyên về linh kiện, mẫu thiết kế cũng như công nghệ nghiên cứu của OPPO. Tuy nhiên OnePlus chỉ sản xuất điện thoại thuộc phân khúc cao cấp. Lịch sử. OnePlus ra mắt thiết bị đầu tiên của mình, OnePlus One vào ngày 23 tháng 4 năm 2014, dự định chiếm lĩnh thị trường từ dòng máy Google Nexus, bắt đầu với việc thâm nhập thị trường Ấn Độ.Vào tháng 4 năm 2014, OnePlus đã mời Hàn Hàn - một vận động viên đua xe chuyên nghiệp làm đại diện thương hiệu, quảng cáo sản phẩm của mình tại Trung Quốc đại lục. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2014, công ty đã mở rộng hoạt động sang Liên minh Châu Âu. Ngày 21 tháng 12 năm 2014, OnePlus công bố tên giao diện tùy biến Android của họ trên smartphone mang tên OxygenOS. Oxygen OS rất nhẹ nhàng và không khác mấy so với Android One. Vào tháng 3 năm 2021, dòng OnePlus được tuyên bố sẽ dùng ColorOS ở thị trường Trung Quốc, nhưng hãng vẫn sẽ dùng OxygenOS cho thị trường toàn cầu của mình. OnePlus đạt doanh số cao tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ với tiêu chí cấu hình mạnh mẽ nhất, thiết kế cũng như công nghệ tân tiến nhất với một giá thành dễ tiếp cận nhất. OnePlus đang sở hữu công nghệ DashCharge siêu tốc cho smartphone, có nhiều điểm tương đồng với Super VOOC của OPPO. Sản phẩm. Ngoài smartphone, OnePlus còn sản xuất tai nghe true wireless: OnePlus Bullets Wireless, sạc không dây OnePlus Warp Charge 30 Wireless và smart TV OnePlus TV với 3 dòng OnePlus TV Q1, OnePlus TV Y và OnePlus TV U.
1
null
Dê hoang dã (Danh pháp khoa học: "Capra aegagrus") là một loài dê trong họ Trâu bò (Bovidae), loài này chính là tổ tiên của dê nhà. Chúng phân bố tại Châu Âu, tiểu Á, Trung Đông và Trung Á. Đặc điểm. Dê hoang dã có khả năng thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, kể cả vùng khô cạn khắc nghiệt (do có khả năng sử dụng nước tiết kiệm) hay địa thế hiểm trở (nhờ khả năng leo trèo giỏi). Dê có thể sống ở những nơi khó khăn và khô hạn, thậm chí các gia súc nhai lại khác có thể không chịu đựng được. Do đó, có thể thấy dê có mặt ở tất cả các châu lục trên thế giới. Quần thể dê hoang dã ở châu Á chiếm tới 90% dê hoang dã thế giới. Đặc biệt, châu Á cũng là lục địa có nhiều loài dê nguy cấp nhất thế giới. Trong tự nhiên, dê hoang dã sống thành từng đàn có thể lên đến 500 cá thể, con đực sống đơn độc. Dê cái trải qua một giai đoạn được gọi là động dục, khi chúng đã sẵn sàng để sinh sản. Chúng sẽ sống chung chạ giữa đực và cái, điều này có nghĩa là chúng đang ở trong một giai đoạn của chu kỳ sinh sản, đó là vào mùa thu, khi chúng đã sẵn sàng để giao phối. Trung bình thời kỳ mang thai 170 ngày. Dê thường sinh một lứa. Các con dê con có thể chạy theo các con dê mẹ gần như ngay lập tức sau khi sinh. Dê con cai sữa sau 6 tháng. Dê cái thành thục lúc 1½-2 năm rưỡi, dê con đực thì vào 3½-4 năm. Tuổi thọ của một con dê hoang có thể từ 12 đến 22 năm. Khả năng. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Chúng có thể đứng bằng hai chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cây để chọn phần ngon để ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt để ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích nhất. Dê khó ăn thức ăn ở sát mặt đất, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Đây cũng là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Dê thường tập trung sống bầy đàn và mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Ở những đàn dê rừng có thể lên đến vài trăm con. Chúng cũng là chuyên gia kén chọn và giỏi lấy thức ăn ở nơi khó lấy. Chúng có thể lựa ăn lá trong bụi gai hoặc chọn đúng lá cỏ non để ăn. Dê ở Morocco còn biết trèo cây để tìm những mầm chồi trên cành cao. Dê là loài vật hiếu động, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy từ 10 – 15 km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cheo leo nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. Trong trường hợp cần thiết, cá thể đực trưởng thành có thể đứng rất lâu trên một mỏm đá bên bờ vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200 - 300cm2. Bám móng vào những gò đá hơi nhô lên một chút, dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng đứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12 - 15 ngày tuổi cũng đã có thể nhảy lên những mỏm đá cao 1 - 2m. Đối với các loài dê hoang dã, chúng có sở thích kì quặc là leo trèo trên những vách đá hẹp chênh vênh và dốc đứng, dê núi là loại dê chỉ sinh sống ở Bắc Mỹ) còn có khả năng leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút. Dê hoang dã sở hữu cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp loài động vật này trở thành bậc thầy về leo trèo. Phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm thịt êm ái. Guốc đôi giúp loài vật này có khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất. Chúng có đặc điểm cấu tạo xương mắt cá chân rất linh hoạt, hỗ trợ di chuyển nhanh và giữ thăng bằng tốt ở địa hình hiểm trở. Một đặc điểm khác giúp dê có thể leo trèo thuận lợi chính là cơ thể rắn chắc và rất cơ bắp. Phần thân trước của dê rất chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thân sau của dê yếu ớt. Ngược lại, phần chi sau tuy không chắc khỏe bằng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để giúp chúng có những bước nhảy chính xác và nhanh gọn ở độ cao gần 4m. Với cấu tạo cơ thể có thân trước mạnh mẽ hơn thân sau, địa hình bằng phẳng không phải là môi trường lý tưởng để chúng phát huy thế mạnh về tốc độ. Ngược lại, địa hình dốc, thậm chí thẳng đứng sẽ phù hợp với khả năng kéo và đẩy rất tốt của dê.
1
null
Dê hoang hay dê thả rông hay dê đi hoang là những con dê nhà ("Capra aegagrus hircus") đã thuần hóa nhưng được quay trở lại vào môi trường tự nhiên và thiết lập thành những quần thể dê nhà trong điều kiện hoang dã hay hoang hóa. Cần phân biệt giữa dê hoang và dê hoang dã (hay còn gọi là dê rừng) vốn dĩ là những loài dê có nguồn gốc từ tự nhiên. Các phạm vi phân bố và di chuyển trong dãy liên hệ của dê hoang dã không có nguồn gốc ở một vùng đất khô cằn ở vùng nhiệt đới. Dê hoang dã đôi khi được sử dụng để chăn thả bảo tồn, để kiểm soát sự lây lan của các bụi không mong muốn hoặc cỏ dại trong môi trường sống tự nhiên mở như đồng cỏ phấn và đồng cỏ đồi thấp. Khi dê hoang tiếp cận thành các quần thể lớn trong môi trường sống không thích hợp với chúng, chúng có thể trở thành một loài xâm lấn có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng như biến đổi sinh cảnh bản địa, cây cối và thực vật khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, chúng có thể trở thành một thành phần tự nhiên của môi trường sống, thậm chí thay thế những quần thế dê bản địa đã bị tuyệt chủng tại địa phương. Trên thế giới. Những quần thể dê nhà hoang đã được ghi nhận ở Úc, New Zealand, Ireland, Anh, Hawaii, Brazil, Honduras, Liban, Panama, Madagascar, Quần đảo Comoro, Mauritius, Réunion, New Guinea, Galapagos, Cuba và nhiều nơi khác trên thế giới. Châu Úc. Ở Úc, những con dê lần đầu tiên được đưa vào nước Úc vào năm 1788. Kể từ đó chúng đã trở nên hoang hóa và hiện đang gây thiệt hại về kinh tế ước tính 25 triệu USD mỗi năm cũng như sự xuống cấp của môi trường của nước Úc. Ở New Zealand có giống dê Arapawa là một giống dê hoang chỉ tìm thấy trên đảo Arapaoa. Dê đảo Auckland đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên vào cuối thế kỷ 20. Dê hoang New Zealand là hậu duệ của nhiều giống dê, chẳng hạn như dê Angora, dê Kiko, Tây Ban Nha, dê Pygora, dê Boer, dê Saanen, dê Nubian và dê Alpine. Châu Âu. Ở Crete có loài dê tên là Kri-kri (còn được gọi là "dê Cretan", hay "Agrimi") trước đây được xem là một phân loài của dê hoang dã nhưng gần đây được coi là giống dê hoang. Kri-kri hiện chỉ được tìm thấy trên đảo Crete, Hy Lạp và ba hòn đảo nhỏ ngoài khơi. Dê dã được du nhập ở Juan Fernandez vào năm 1574, đã trở thành một bệnh dịch hạch ở quần đảo Juan Fernández. Ở Majorca có những con dê Balearea là một con dê hoang được du nhập ở đảo Mallorca kể từ thời kỳ đồ đá mới. Nó hoàn toàn thích nghi với hệ sinh thái đảo, và chiếm một hốc sinh thái tương tự mà loài bản địa myotragus đã bị tuyệt chủng. Các con dê hoang được coi là một loài thú săn thể thao. Mối đe dọa lớn nhất đối với sự bảo tồn của chúng trong lai tạp với dê nhà hiện nay, nhưng cả hai đều là cùng loài (Capra aeagrus hircus). Những quần thể này đe dọa sự phát triển của cây mới ở một số khu rừng trên đảo, đặc biệt là rừng sồi. Ở Anh. Ở nước Anh các hậu duệ của dê đá thời Đá Mới đã có mặt ở vùng Đồi Cheviot của Northumberland hơn năm nghìn năm. Tại Scotland, dê hoang là một tình trạng khá phổ biến ở vùng cao nguyên miền Tây của Scotland. Dê hoang là hậu duệ của một đàn gia súc bị bỏ hoang, qua sự cần thiết, của Cao Nguyên trong thời kỳ Trung Tây. Dê có tác dụng như một lời nhắc nhở sống động về quá khứ hỗn loạn của khu vực. Ở xứ Wales có những con dê hoang sinh sống ở vùng núi Welsh. Chúng được sử dụng để bảo tồn chăn thả gia súc ở một số nơi như Stackpole ở South Wales hoặc Great Orme ở Llandudno ở Bắc xứ Wales. Ở Ireland thì tình trạng Dê hoang dã phổ biến ở nhiều khu vực của bờ biển phía Tây Ireland bao gồm các quận Mayo, Donegal và Kerry. Tại thị trấn Killorglin, ở Hạt Kerry, Puck Fair diễn ra mỗi năm, trong đó một con dê hoang dã bị bắt và đạt giải trong hội chợ, trong sự tiếp nối các nghi thức Celtic cổ đại. Dê Bilberry là dê hoang dã sống trên Bilberry Rock ở thành phố Waterford, cùng với dê Ailen, mà không phải là nguồn gốc của Ireland. Ở dãy núi Wicklow dê có đốm non NP có thể được nhìn thấy trong môi trường xung quanh Glendalough. Ở Mỹ. Ở Hoa Kỳ có các con dê đảo San Clemente là một loài hoang đến năm 1875 trên Đảo San Clemente từ đảo Santa Catalina, cả ngoài khơi bờ biển California. Chúng vẫn bị cô lập ở đó cho đến khi một số đã được lai tạo để trở thành thuần hoá trên đất liền ở Hoa Kỳ và miền Tây Canada. Hải quân Hoa Kỳ được trao quyền tiêu diệt những con dê cuối cùng còn lại trên đảo San Clemente vào năm 1991. Chúng có liên quan đến di truyền liên quan đến dê Iberia, mặc dù sự cô lập của chúng đã gây ra sự trôi dạt di truyền đủ để làm cho chúng khác biệt với dê ở Tây Ban Nha và dê Tây Ban Nha ở Mỹ. Tổ chức Bảo tồn Chăn nuôi cho biết họ là một giống di sản nguy cấp đang bị đe dọa. Năm 2008, dân số toàn cầu của chúng khoảng 400 cá thể tất cả bây giờ thuần hóa. Tiếng la hét của con dê rất phù hợp đôi khi nó nhầm lẫn với âm thanh dê đã được ghi lại. Galapagos. Tại Galapagos thì dê hoang đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến thực vật bản địa trên quần đảo Galapagos. Dê lần đầu tiên xuất hiện trên đảo Pinta năm 1959, khi ngư dân đưa ba con dê cùng tới Galapagos. Vào những năm 1970, ba con dê đã tăng lên 40.000 và cần một sự can thiệp. Dê đã phá huỷ các sinh cảnh của các loài bản địa, lây lan các loài xâm lấn qua phân của chúng (như cây bụi đen) và tàn phá hệ sinh thái tinh tế của hòn đảo. Năm 1999, chính phủ đã có biện pháp phản ứng với Dự án Isabela: một kế hoạch ba giai đoạn đã được đưa ra nhằm loại trừ những con dê hoang dã trên các hòn đảo. Đầu tiên, chính phủ đưa ra giải thưởng bằng tiền mặt cho người dân địa phương săn bắt dê. Tuy nhiên, giai đoạn này đã bị phản đối vì người dân địa phương đã bắt đầu chăn nuôi dê để kiếm tiền nhiều hơn. Sau đó, các cuộc tấn công trên không được triển khai, như những thợ săn chuyên nghiệp từ New Zealand đã bay trực thăng và bắn chết hàng ngàn con dê tại một thời điểm từ bầu trời, quét sạch phần còn lại của dê trên các hòn đảo. Giai đoạn thứ ba liên quan đến những gì được gọi là dê của Giuđa. Dê nái đã được triệt sản và được điều trị bằng nội tiết tố để được trong nhiệt liên tục và phát tán. Khi những con cái có thể thu hút một con đực, con dê đực đã bị giết ngay. Các xác chết dê được để lại nơi chúng đã bị giết để tự sinh ra quá trình phân hủy xác thối và khôi phục các chất dinh dưỡng quan trọng cho đất. Dự án Isabela đã thành công rực rỡ, hoạt đông dọn dê trên đảo Isabela, Pinta và Santiago vào năm 2006.
1
null
Hiếu Minh Trịnh Thái hậu (chữ Hán: 孝明鄭太后, ? - 26 tháng 12, 865), hay Hiếu Minh Trịnh hoàng hậu (孝明鄭皇后), là một cung nhân của Đường Hiến Tông Lý Thuần, đồng thời còn là mẹ ruột của Đường Tuyên Tông Lý Thầm và là hoàng tổ mẫu của Đường Ý Tông Lý Thôi trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Hiến Tông hoàng đế băng hà, bà được phong thành Thái phi do con trai bà là Tuyên Tông khi ấy được phong Vương. Về sau, khi Đường Tuyên Tông kế vị, bà trở thành Hoàng thái hậu, rồi Thái hoàng thái hậu khi cháu ruột là Đường Ý Tông lên kế vị Hoàng đế. Bà là một trong 2 vị Thái hoàng thái hậu của triều đại nhà Đường, bên cạnh Ý An hoàng hậu Quách thị, chính thất của Đường Hiến Tông, người mà trước kia bà từng phụng hầu với tư cách Thị nữ. Tiểu sử. Sử liệu không cho biết nhiều về thân thế, ngày sinh và tên thật của bà. Theo Cựu Đường Thư, tư liệu về gia thế gốc và chuyện bà nhập cung khá ít. Còn theo ghi chép trong Tân Đường thư, thì nguyên quán của bà nay thuộc vùng Đan Dương, thuộc Nhuận Châu (潤州); nay là Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc. Có lời đồn về việc bà vốn là con cháu gia tộc Nhĩ Chu thị (尔朱氏), một gia tộc thế hiển thời Bắc Ngụy. Đầu những năm Nguyên Hòa thời Đường Hiến Tông, Tiết độ sứ Trấn Hải là Lý Kĩ (李錡) nổi dậy chống lại triều đình, nghe được lời tiên đoán rằng Trịnh thị sẽ hạ sinh được một hoàng đế nên quyết định cưới bà làm thiếp. Tuy nhiên, Lý Kĩ nhanh chóng thua trận và bị nhà Đường giết chết năm 807 cả gia quyến bị bắt sung vào cung làm nô tì, Trịnh thị được sắp xếp làm cung nhân hầu hạ Quách quý phi, tình cờ được Hiến Tông sủng hạnh. Ngày 27 tháng 7 năm 810 (nhằm ngày 22 tháng 6 năm Nguyên Hòa thứ 5), Trịnh thị hạ sinh hoàng tử Lý Thầm ở Đại Minh cung (大明宮), là Hoàng tử thứ 13 của Hiến Tông. Năm Nguyên Hòa thứ 15 (820), Đường Hiến Tông băng hà. Con trai của Quách Quý phi là Thái tử Lý Hằng lên nối ngôi, tức là Đường Mục Tông. Năm sau, Trường Khánh nguyên niên (821), Mục Tông phong Vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, trong đó Lý Thầm được phong tước vị Quang vương (光王). Do đó, Trịnh thị trở thành một Phiên vương Thái hậu, hiệu là Quang Vương thái phi (光王太妃). Lý Thầm thường mộng thấy rồng bay lên trời, có lúc đem chuyện này nói với mẹ là Quang Vương Thái phi Trịnh thị, bà bảo: "Những điều này tuyệt đối không được cho người khác hay, nếu không sẽ mang họa". Những hoạt động của bà trong thời gian này không được đề cập đến nhiều trong sử sách. Tuy nhiên, có một sự việc đáng chú ý rằng: Năm 846, em trai bà là Trịnh Quang (鄭光) mộng thấy xe gấu chở mặt trăng và mặt trời, 6 ngọn nến cháy sáng rực rồi hợp lại thành một ngọn lửa duy nhất. Quang nhờ pháp sư tiên đoán và được biết đó là dấu hiệu về một điềm lành to lớn sẽ đến. Mẫu dĩ Tử quý. Năm Hội Xương thứ 6 (846), ngày 1 tháng 3 ÂL, Đường Vũ Tông do đam mê thuốc trường sinh bất lão, cuối cùng bị độc sát mà chết, tuổi còn trẻ. Hoạn quan can chính, ủng hộ lập thứ thúc của Đường Vũ Tông là Quang vương Lý Thầm kế vị, tức Đường Tuyên Tông. Tháng 4 (ÂL) cùng năm, Tuyên Tông ra chỉ dụ tấn tôn cho Quang Vương thái phi Trịnh thị trở thành Hoàng thái hậu, còn Thái hoàng thái hậu Quách thị thì vẫn được giữ nguyên ngôi vị. Em trai Hoàng thái hậu Trịnh thị là Trịnh Quang được phong chức Hộ bộ Thượng thư, Chư Vệ tướng quân, rồi Tiết độ sứ Bình Lư (平盧). Lúc này, trong hậu cung có đến 3 vị Thái hậu, gồm Quách Thái hoàng thái hậu, Trịnh Thái hậu là mẹ của Tuyên Tông và Tiêu thái hậu là mẹ của Đường Văn Tông. Vì Quách hậu là nguyên phi của Đường Hiến Tông, mẫu hậu của Đường Mục Tông và là hoàng tổ mẫu của Đường Kính Tông, Đường Văn Tông và Đường Vũ Tông, nên tôn vị của bà ta trong hoàng cung lẫn hoàng thất cực kỳ tôn quý. Về sau, dù Kính Tông hoàng đế, Văn Tông hoàng đế có tôn Vương Thái hậu và Tiêu Thái hậu phụng dưỡng, cũng không quên tối kính đối với hoàng tổ mẫu Quách Thái hoàng thái hậu. Tuy nhiên, đến khi Tuyên Tông lên ngôi thì tình hình lại khác hẳn. Khi xưa, Trịnh Thái hậu làm cung nữ hầu hạ cho Quách Quý phi đang đắc sủng, đột nhiên được Hiến Tông sủng hạnh và mang long thai, nên đã làm Quách Quý phi cực kỳ phẫn nộ, thường xuyên la mắng và chèn ép. Khi Tuyên Tông đăng cơ, có nghe chuyện trước đây nên tỏ ra bất bình, cộng với mối nghi ngờ Quách hậu hạ sát Hiến Tông hoàng đế nhằm lập con trai là Mục Tông đăng cơ, nên Tuyên Tông càng không coi trọng Quách hậu khiến bà bất mãn, dù vẫn giữ tôn vị Thái hoàng thái hậu cho bà như cũ. Năm Đại Trung thứ 2 (848), tháng 6, Thái hoàng thái hậu Quách thị có ý định nhảy lầu tự sát, tả hữu cản lại kịp, ngay hôm sau thì đột ngột qua đời ở Hưng Khánh cung. Nhiều lời dị nghị rằng, Tuyên Tông khi nghe tin Quách hậu muốn tự sát vì bị ông đối đãi không tốt, đã trở nên tức giận và âm thầm hạ sát bà. Sau khi Quách hậu băng, Đường Tuyên Tông có ý chuyển kim quan của bà chôn ở nơi khác, vì ông dự định sau khi Trịnh Thái hậu qua đời sẽ hợp táng bà cùng Hiến Tông tại Cảnh lăng. Tuy nhiên, nhiều quần thần dị nghị và kịch liệt phản đối, việc bèn thôi. Trịnh Thái hậu mặc dù đã là Hoàng thái hậu, nhưng bà vẫn quyết định sống ở Đại Minh cung, và Tuyên Tông phụng dưỡng bà rất chu đáo. Còn Trịnh Quang về sau được đổi làm Tiết độ sứ Hà Trung, sau đó đưa về Trường An. Trịnh Thái hậu nói với Tuyên Tông rằng, Trịnh Quang phải sống trong cảnh bần hàn, vì thế Tuyên Tông ban cho Trịnh Quang rất nhiều lương bổng và chức vị trọng hậu, tuy nhiên không cho nắm quyền trong triều. Vị hiệu Thái hoàng. Năm Đại Trung thứ 13 (859), Đường Tuyên Tông do trúng độc mà băng hà. Con trai của Tuyên Tông là Vận vương Lý Ôn kế vị, tức là Đường Ý Tông. Ngay sau đó, Ý Tông lập tức tôn Trịnh Thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, trở thành vị Thái hoàng thái hậu thứ 2 và cuối cùng của lịch sử Đại Đường. Năm Hàm Thông thứ 6 (865), ngày 26 tháng 12 (âm lịch), Trịnh Thái hoàng thái hậu giá băng tại Đại Minh cung, không rõ bao nhiêu tuổi. Thời khắc bà qua đời, hai bộ Đường thư đều ghi khác biệt. Tân Đường thư ghi lại, ở năm Hàm Thông thứ 3 (862), Đường Ý Tông từng ở Tam điện hầu hạ Trịnh Thái hoàng thái hậu hưởng yến, khoảng 3 năm sau thì băng. Nhưng Cựu Đường thư trong phần truyện về bà lại nói đến những năm cuối niên hiệu Đại Trung, tức tầm năm 859 đến năm 860 thì Trịnh hậu đã qua đời rồi, trong khi bản thân bản kỷ Ý Tông cũng ghi nhận bà qua đời là vào năm Hàm Thông thứ 6 như Tân Đường thư. Bất luận như thế nào, tổng cộng từ khi bà hạ sinh Tuyên Tông đến khi mất, thì bà đã hoạt động ở Đường cung hơn 50 năm, như vậy thời điểm bà qua đời ít nhất cũng hơn 60 tuổi, khả năng cao là thọ 70 tuổi. Số tuổi này có thể thấy bà tương đối trường thọ. Bà được Đường Ý Tông truy tôn với thụy hiệu là Hiếu Minh hoàng hậu (孝明皇后). Do trước đó Quách Thái hoàng thái hậu đã được hợp táng cùng Hiến Tông nên Trịnh Thái hoàng thái hậu chỉ được chôn cất ở gần Cảnh lăng và được thờ trong ngôi miếu khác chứ không phải trong miếu của Hiến Tông.
1
null
Cờ Long tinh, hay Long tinh kỳ (chữ Hán: 龍星旗), cờ Long bội tinh, là lá cờ có nền màu vàng, ở giữa có dọc màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh. Lá cờ này được dùng làm cờ nghênh đón nhà vua, sau đó được dùng làm quốc kỳ của Đại Nam đầu thập niên 1940. Lịch sử. Từ triều vua Khải Định, trong chuyến tuần di ra Bắc Kỳ năm 1918 đã thấy nhắc tới "cờ An Nam" treo cùng với tam tài của Pháp và "các nước đồng minh" để thần dân nghinh tiếp nhà vua ra thăm quý hương Thanh Hóa rồi ra Hà Nội, Hải Phòng. Tuy nhiên không rõ đây có phải là cờ Long tinh không. Mẫu cờ Long tinh được vua Khải Định thiết kế theo băng đeo Long bội tinh, có dọc màu đỏ trên nền màu vàng. Năm 1922, lá cờ này theo vua Khải Định trong chuyến sang Pháp. Tư liệu hình ảnh cho thấy cờ Long tinh xuất hiện trong dịp triều đình Huế thiết lễ "Tứ tuần khánh thọ" mừng nhà vua 40 tuổi năm 1924. Nó được coi là một lá cờ cho hoàng triều Đại Nam và được dùng khi nhà vua ngự giá. Trong thời Thế Chiến thứ hai, Bảo Đại mới ấn định cờ Long tinh này làm quốc kỳ đầu tiên. Theo một bài diễn văn tại một trường học ở Hải Phòng, màu đỏ của cờ biểu hiện sự hạnh phúc của nhân dân, màu vàng xung quanh biểu trưng cho sự trang nghiêm của Hoàng đế. Cuốn sách "Hymnes et pavillons d'Indochine" năm 1941 ấn hành bởi Nhà in Imprimerie d'Extrême-Orient (Viễn Đông Ấn quán) tại Hà Nội ghi chú lá cờ này là quốc kỳ ("drapeau national"). Triều đình Huế ấn định cờ Long tinh là quốc kỳ người dân dùng trong những dịp khánh tiết, vui mừng; còn cờ màu vàng, góc trên đính băng tam tài Pháp (cờ bảo hộ) thì treo bởi các công sở. Cờ Long tinh tồn tại cho tới giữa năm 1945 khi Chính phủ Trần Trọng Kim chính thức chọn cờ quẻ Ly làm quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam.
1
null
Trần Thậm Hy (Trung văn phồn thể:陳湛羲;Trung văn giản thể: 陈湛羲; Việt bính: can4 zaam3 hei1, sinh ngày 17 tháng 6 năm 1991 tại Hồng Kông) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thi đấu cho Kitchee. Vị trí anh thi đấu là hậu vệ cánh trái. Sự nghiệp cầu thủ. Trần Thậm Hy thi đấu năm 2007 khi đội C Hồng Kông được thành lập, tham gia các sự kiện nhóm chuẩn bị. Tuy nhiên, đội C Hồng Kông đứng trong nhóm sơ bộ, sau đó chuyển sang câu lạc bộ giải hạng nhất. Mùa giải 2010-11 vì chấn thương nên không thể thi đấu vào năm sau, đã được cho mượn với nhóm quân đội mới của HK Sapling. Mặc dù HK Sapling có kết quả nghèo nàn, cạnh tranh trong nhóm A mùa giải sau nhưng vì những thành tích xuất sắc của Trần Thậm Hy trong mùa giải này nên đã thu hút sự chú ý của các đội bóng, gia nhập Nam Hoa vào năm 2012. Năm 2014, anh gia nhập đội bóng Kitchee.
1
null
Ambassis là một chi cá trong Họ Cá sơn biển, phân bố ở các vùng ven biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bao gồm các loài cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Từ nguyên. Tên chi phát sinh từ tiếng Hy Lạp "anabasis" nghĩa là 'nhảy lên'. Các loài. Chi này bao gồm 20 loài:
1
null
Tàu điện ngầm Delhi hoặc Metro Delhi () là một hệ thống tàu đường sắt nhẹ tốc độ nhanh phục vụ Delhi, Gurgaon, Noida, và Ghaziabad trong vùng Thủ đô Quốc gia Ấn Độ. Delhi Metro là hệ thống tàu điện ngầm lớn thứ mười ba trên thế giới về chiều dài. Delhi Metro là hệ thống giao thông đường sắt nhang đô thị lớn thứ nhì, sau Kolkata Metro. Tính đến tháng 6 năm 2014, mạng lưới bao gồm năm tuyến đường sắt ký hiệu năm màu (đỏ, xanh, xanh, vàng, tím), cộng với tuyến thứ sáu là tuyến nhanh sân bay, tổng chiều dài 193,2 km (120.0 mi), phục vụ 139 ga (bao gồm 6 ga của tuyến nhanh sân bay), trong đó 38 ga là ngầm, năm là ở mặt đất, và phần còn lại là trên cao. Tất cả các trạm có thang cuốn, thang máy, và gạch xúc giác để hướng dẫn người khiếm thị từ lối vào nhà ga. Nó có một sự kết hợp của đường sắt trên cao, mặt đất, và ngầm, và sử dụng toa xe chạy trên đường sắt khổ rộng và đường sắt khổ tiêu chuẩn. Bốn loại toa xe được sử dụng: Mitsubishi Rotem khổ rộng, Bombardier Movia, Mitsubishi Rotem khổ tiêu chuẩn, và CAF Beasain khổ tiêu chuẩn. Delhi Metro Rail Corporation Limited (DMRC), một công ty quốc doanh với sự tham gia góp vốn chủ sở hữu bằng nhau từ Chính phủ Ấn Độ và Chính quyền Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi xây dựng và điều hành hệ thống metro này. Tuy nhiên, tổ chức này là dưới sự kiểm soát hành chính của Bộ Phát triển đô thị, Chính phủ Ấn Độ. Bên cạnh xây dựng và vận hành hệ thống vận tải đường sắt nhẹ đô thị Delhi, DMRC cũng tham gia vào việc hoạch định và triển khai các dự án đường sắt đô thị, đường ray xe lửa và đường sắt cao tốc ở Ấn Độ và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án tàu điện khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Tính đến tháng 11 năm 2010, DMRC vận hành khoảng 2.700 chuyến đi hàng ngày từ 6:00-23:00 chạy với một khoảng thời gian 2 phút 40 giây giữa hai chuyến kề nhau lúc cao điểm. Các đoàn tàu thường có bốn và sáu toa xe, nhưng do tăng số lượng hành khách, xe lửa tám toa xe được thêm vào Tuyến Vàng (Jahangirpuri trung tâm thanh phố HUDA) và Tuyến Xanh da trời (Dwarka Sector-21 với trung tâm thành phố Noida / VaishaliVaishali).) Tuyến Vàng là một trong những đầu tiên với tám toa xetrains.. Nguồn điện xoay chiều được cung cấp bởi đường dây chạy dọc bên trên nóc tàu có điện áp 25 kilovolt, tần số 50 hertz. Hệ thống đường sắt đô thị Delhi trung bình mỗi ngày vận chuyển 2,4 triệu lượt hành khách, đến tháng 8 năm 2010, đã thực vận chuyển tổng cộng 1,25 tỷ lượt hành khách kể từ khi hệ thống này đi vào vận hành.inception. Công ty đường sắt đô thị Delhi đã được Liên Hợp Quốc cấp chứng chỉ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên và hệ thống đường sắt tốc độ cao trên thế giới để có được "giảm thải carbon để giảm khí thải nhà kính" và giúp làm giảm mức độ ô nhiễm trong thành phố tương đương 630.000 tấn mỗi năm. Công tác quy hoạch tàu điện ngầm bắt đầu vào năm 1984, khi Cơ quan Phát triển Delhi và Ủy ban Nghệ thuật đô thị đã đưa ra đề nghị phát triển một hệ thống giao thông vận tải đa phương thức cho thành phố. Chính phủ Ấn Độ và Chính quyền Delhi cùng thành lập Công ty cổ phần đường sắt đô thị Delhi (Delhi Metro Rail Corporation) (DMRC) đăng ký vào ngày 03 tháng 5 năm 1995 theo Đạo luật công ty năm 1956. Công tác xây dựng bắt đầu năm 1998, tuyến ray đầu tiên, Tuyến Đỏ, khai trương năm 2002, tiếp theo là Tuyến Vàng trong năm 2004, Tuyến Da trời vào năm 2005, tuyến nhánh của nó trong năm 2009, Tuyến Lá cây và Tuyến Tím hoàn thành năm 2010 và tuyến nhanh sân bay hoàn thành năm 2011.
1
null
Metro Moskva (tiếng Nga: Московский метрополитен, Moskovskiy metropoliten) là hệ thống metro ở Moskva, phục vụ Moskva, và các thành thị giáp Moskva trong tỉnh Moskva như Krasnogorsk, Reutov, Lyubertsy và Kotelniki. Mở vào năm 1935 với một tuyến ray dài 11 km (6,8 dặm) và 13 nhà ga, đây là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên của Liên Xô và nhà ga trên khu vực nước đầu tiên trên thế giới. Hệ thống này mở cửa lần đầu vào năm 1935, cho đến năm 2016, nó có tổng chiều dài các tuyến đường là 333,5 km km, 12 tuyến đường cùng với 200 nhà ga. Phần lớn tuyến đi ngầm, với phần sâu nhất 74 m (243 ft) tại nhà ga Công viên Chiến thắng. Metro Moskva là hệ thống tàu điện ngầm dài thứ năm thế giới và là dài nhất ngoài Trung Quốc. Hằng ngày, có hơn 9 triệu hành khách đi lại trong hệ thống này. Mỗi nhà ga metro đều được trang trí rất công phu. Nơi đây được mệnh danh là "Cung điện ngầm dưới lòng đất". Tổng quan. Metro Moskva thuộc một doanh nghiệp nhà nước, có tổng chiều dài đường ray 333,4 km (202,2 dặm) và bao gồm 12 tuyến và 200 trạm. Số lượt khách ngày khoảng 7 triệu lượt và tăng vào các ngày trong tuần đến hơn 9 triệu lượt vào các ngày cuối tuần. Mỗi tuyến được xác định bởi một tên, số và một màu. Khi sắp đến ga kế tiếp sẽ có một giọng nam thông báo trên các tàu chạy vào trung tâm thành phố, và một giọng nữ trên tàu đi từ trung tâm thành phố ra ngoài. Metro-2. Theo nguồn từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, có một hệ thống tàu điện ngầm thứ hai và sâu hơn có tên là "D-6" (hay còn gọi là Metro-2), được thiết kế để sơ tán khẩn cấp các nhân viên chính phủ chủ chốt trong trường hợp bị tấn công hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh, tồn tại dưới quyền tài phán quân sự. Các quan chức quân đội Mỹ cho biết nó bao gồm một hệ thống đường tàu kết nối điện Kremli, trụ sở Tổng cục An ninh Liên bang Nga, Bộ Quốc phòng Nga và một số cơ sở bí mật khác. Người ta tin rằng, lối vào hệ thống Metro-2 là từ một số tòa nhà dân sự, chẳng hạn như Thư viện Nhà nước Nga, Đại học Quốc gia Moskva (MSU) và từ 2 nhà ga của hệ thống Metro thường. Có thể một số ít dân thường được lựa chọn ngẫu nhiên để sơ tán, ngoài các nhân viên quân sự ưu tú. Một ngã ba chuyển làn giữa hệ thống bí mật này và Metro thông thường được cho là nằm phía sau trạm Sportivnaya trên Tuyến Sokolnicheskaya. Phần cuối cùng của hệ thống này được cho là đã hoàn thành vào năm 1997.
1
null
Trương Triệu Huy (; Tiếng Anh: Eddie Cheung) (sinh 4 tháng 2 năm 1963) là một diễn viên Hồng Kông đến từ Quảng Đông, nổi tiếng từ cuối thập niên 80. Ông là nam nghệ sĩ kỳ cựu thuộc khóa đào tạo diễn xuất thứ 11 của TVB năm 1982. Tiểu sử. Trương Triệu Huy sinh trưởng trong gia đình trung lưu có ba người con tại Hồng Kông, anh là con thứ, cũng là con trai duy nhất của gia đình, anh có một người chị gái và một người em gái. 19 tuổi, Trương Triệu Huy gia nhập làng giải trí Hồng Kông bằng con đường tham gia vào lớp đào tạo diễn xuất của TVB năm 1982. Anh khởi nghiệp bằng các vai diễn nhỏ tại TVB. Năm 1982, anh tham giai vai con trai thứ của dì Tôn trong sê-ri phim hài Hong Kong 82. Năm 1986 Trương Triệu Huy đóng vai chính đầu tiên trong sê-ri phim Siblings Of Vice And Virtue (Thần thám CID). Sau vai chính đầu tiên thành công với hình tượng một cảnh sát trẻ dũng cảm trong Thần thám CID, anh được giám chế Lương Gia Thụ tin tưởng giao cho vai chính nặng ký Điền Vĩnh Thái trong bộ phim được đầu tư lớn nhất của TVB trong năm 1986 "Mười năm vàng son", cùng với nhiều ngôi sao nổi tiếng khác trong phim như: Thích Mỹ Trân, Lưu Gia Linh, Tăng Hoa Thiên, Quan Lễ Kiệt, Ngô Mạnh Đạt, Âu Dương Chấn Hoa..., bộ phim gặt hái được thành công, lọt top 100 phim truyền hình hay nhất mọi thời đại của truyền hình Hoa Ngữ (vị trí thứ 31). Cũng nhờ vai diễn Điền Vĩnh Thái tên tuổi của anh bắt đầu nổi tiếng và nó đã trở thành vai diễn tiêu biểu trong sự nghiệp đóng phim truyền hình của Trương Triệu Huy. Sau vai diễn này, anh tiếp tục thành công với các bộ phim đình đám như: phim Biên thành lãng tử (vai Diệp Khai) (1989), phim Danh môn (vai Đoạn Ngọc Đỉnh) (1987). Những năm 1990 (từ 1990 - 1996), anh được xem là tiểu sinh hàng đầu của TVB, anh tham gia rất nhiều các bộ phim truyền hình cũng như với vai trò khách mời trong các phim điện ảnh, những phim tiêu biểu của anh trong giai đoạn này bao gồm: Tôi yêu vườn hoa hồng (vai Tạ Địch Văn, hợp diễn cùng Viên Vịnh Nghi) (1991), Thư hùng bịp vương (Kẻ lừa đảo trung thực) (vai Kha Bình Thản, đóng cặp với Châu Hải My) (1993), Lò Võ Thiếu Lâm (vai Khổng Đề) (1993), Ma đao hiệp tình (vai Khúc Nhẫn) (1993),đặc biệt là vai Quan Thiên Âm trong phim Mối tình nồng thắm (1995) (đóng cùng Châu Hải My và La Gia Lương). Tuy nhiên từ 1997 - 2000, sự nghiệp của anh có dấu hiệu đi xuống, từ vị trí tiểu sinh chuyên đóng vai chính, anh bị đẩy xuống hàng vai thứ và vai phụ do có mâu thuẫn với nhà đài. Tuy vậy trong năm 2001, anh vẫn kịp gây ấn tượng với vai Dương Tiêu trong Ỷ thiên đồ long ký và vai Hoàng Thượng trong Vẻ đẹp bị đánh cắp . Đến năm 2002, sau khi tham gia bộ phim Lofty Water Verdant Bow, rời bỏ TVB, anh quyết định mở rộng sự nghiệp diễn xuất của mình lên màn ảnh rộng. Nhờ vào kỹ năng diễn xuất cá tính của mình, Trương Triệu Huy đã trở thành một sự lựa chọn sáng giá cho các đạo diễn, anh xuất hiện trong rất nhiều phim của đạo diễn Đỗ Kỳ Phong như Running on Kama, Breaking News, Election, Election 2, Exiled, Murderer, Bruce Lee, My Brother, The Detective 2, Life without Principle... Năm 2013, anh trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn ấn tượng sếp Go Go trong phim Thần thương thư kích, sự tái kết hợp với người tình màn ảnh một thời Châu Hải My . Năm 2014, bộ phim điện ảnh kinh dị với kinh phí thấp "Twilight online" mà anh tham gia đóng vai chính cùng với dàn diễn viên trẻ bất ngờ thành công trên trường quốc tế giúp anh khẳng định tên tuổi của mình trên ảnh đàn với 2 giải thưởng quốc tế, phim cũng nằm trong top 10 phim ăn khách khi công chiếu tại Hồng Kông.. Ngoài đóng phim, anh còn có sự nghiệp kinh doanh phát đạt với hàng loạt cửa hàng mỹ phẩm nổi tiếng tại Hồng Kông.. Giải thưởng & đề cử. Năm 2004, vai diễn Thanh tra Chung của "Running on Karma" (Đại hòa thượng) giúp anh lần đầu tiên được đề cử với Hạng mục "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" tại Giải thưởng điện ảnh Hồng Kông (Kim tượng/Hongkong Film Awards) lần thứ 23 (2004).Cũng trong năm này, anh tiếp tục được đề cử tại giải thưởng điện ảnh Kim Mã lần thứ 40 với Hạng mục "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" nhờ vào vai diễn ấn tượng trong phim Nhu đạo long hổ bang (Throw down). Năm 2005, cuối cùng, sau nhiều lần được đề cử, anh nhận được giải thưởng Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải thưởng điện ảnh Chinese Film Media awards, trước đó anh cũng được đề cử tại Giải thưởng Golden Bauhinia Awards lần thứ 10 - 2005.. Năm 2010, lần đầu tiên anh nhận được đề cử Hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải lần thứ 13 (2010) cho vai diễn chính trong phim Illusion Apartment (Căn hộ ma ám). Tháng 05 năm 2014, anh tiếp tục được vinh danh với giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim San Diego IndieFest với vai diễn cảnh sát siêu nhiên trong phim kinh dị Twilight online. Cũng nhờ vai diễn này anh tiếp tục thắng giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Accolade Global Film Competition vào cuối tháng 07 năm 2014.
1
null
Ga Gyeyang là ga cuối phía Bắc của Tuyến 1 của Tàu điện ngầm Incheon. Nó còn là ga đường sắt trên AREX, đường sắt liên kết với Ga Seoul và Ga sân bay quốc tế Incheon. Vào 2007, ga cho tuyến tàu điện ngầm Incheon được mở cửa và AREX cũng mở cửa vào 23 tháng 3.
1
null
Trực tiếp tối thứ Bảy Hàn Quốc (tiếng Hàn: 새터데이 나이트 라이브 코리아 hay SNL코리아; tiếng Anh: "Saturday Night Live Korea" hoặc SNL Korea), mà ở Việt Nam quen gọi thông tục là Hài Hàn Quốc hay Hài Hàn Xẻng, là một chương trình hài kịch phát sóng trên dịch vụ cáp tvN vào mỗi thứ Bảy lúc 23:00. Chuyển thể từ chương trình dài tập "Saturday Night Live" trên NBC, "SNL Korea" được phát sóng ngày 3 tháng 12 năm 2011. Diễn viên. Diễn viên hiện tại. Tính đến 1 tháng 3 năm 2014. Musical theme of the opening and closing, and between segments, are performed by the band "" (커먼그라운드).
1
null
Anastasia on Her Own (tạm dịch: Anastasia tự lập) (1985) là tiêu thuyết dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên của tác giả Lois Lowry. Đây là một tập trong bộ truyện mà Lowry viết về Anastasia và em trai Sam. Tóm tắt cốt truyện. Mẹ của Anastasia làm nghề minh họa sách thiếu nhi và được mời sang California làm cố vấn cho một bộ phim chuyển thể từ quyển sách bà đã từng minh họa. Lúc đầu, Anastasia nghĩ rằng trông nhà khi mẹ đi vắng sẽ rất đơn giản, nhất là khi cô và bố đã lên một danh sách những công việc nội trợ cần làm vô cùng khoa học và dễ thực hiện. Tuy nhiên, những sự việc ngoài ý muốn liên tiếp xảy ra nhanh chóng phá tan niềm vui nội trợ của Anastasia. Đầu tiên, Anastasia phải nghỉ học để chăm sóc cậu em trai Sam bị mắc thủy đậu. Rồi cậu bạn trai Steve chính thức hẹn hò và mời cô đi chơi—nhưng rồi Anastasia nhận ra rằng cô phải ở nhà để giám sát bố cô và một trong những cô bạn gái của ông, Annie. Anastasia muốn tổ chức một bữa tối thật lãng mạn cho cô và Steve, nhưng lại lo sẽ ảnh hưởng đến bố và Annie. Vô vàn rắc rối—lớn có nhỏ có—ập đến, nhưng may mắn Anastasia không phải tự giải quyết tất cả một mình quá lâu, vì mẹ cô được về sớm và sắp xếp lại mọi việc. Cô cảm thấy thật hanh phúc và yên bình khi mẹ trở về. Nhận xét. "Publisher's Weekly" gọi cuốn sách là một vở hài kịch "ngon tuyệt" và công bố cuốn sách là "kẻ chiến thắng."
1
null
'"Bee" là ca khúc được thu âm bởi hai nữ ca sĩ người Đức, Lena Meyer-Landrut và Jennifer Braun, được sáng tác bởi nhạc sĩ người Mĩ gốc Do Thái Rosi Golan, ca sĩ - nhạc sĩ người Mĩ Mayaeni Strauss và nhạc sĩ người Na Uy Per Kristian Ottestad. Cả Jennifer Braun và Lena đều trình bày các phiên bản khác nhau của ca khúc, nhưng bản của Lena nổi trội hơn, giành được No.3 BXH đĩa đơn Đức, trong khi bản của Jennifer Braun chỉ đứng thứ 21. Thông tin. "Bee" được Lena trình bày trong đêm chung kết của "Unser Star für Oslo". Tuy nhiên, khán giả đã chọn "Satellite" trở thành ca khúc Lena sẽ trình bày trong cuộc thi Eurovision Song Contest 2010, diễn ra tại Oslo, Na Uy. Phiên bản ca khúc "Bee" của Lena cũng xuất hiện dưới dạng kĩ thuật số vào ngày 13 tháng 3 năm 2010, và nằm trong đĩa đơn maxi "Satellite" của Lena. Ca khúc cũng lọt vào các BXH của Đức, Áo và Thuỵ Sĩ, lần lượt giành được No.3, No.26 và No.27. Sau đó, ca khúc "Bee" được đưa vào album đầu tay của Lena "My Cassette Player", phát hành ngày 07 tháng 5 năm 2010.
1
null
"Hiding in the Light" là tập 5 trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu khoa học của Mỹ: (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được công chiếu lần đầu vào ngày 6 tháng 4 năm 2014 trên Fox và phát lại vào ngày 7 tháng 4 năm 2014 trên kênh National Geographic. Tập phim về chủ đề tìm hiểu tính chất của ánh sáng, máy ảnh, phương pháp khoa học, và cấu tạo của vũ trụ, bao gồm việc nhìn đến những đóng góp của nhà vật lý Ibn al-Haytham (965-1040), được mô tả như là "cha đẻ của phương pháp khoa học hiện đại". Nội dung. Tập phim này đề cập những lý thuyết sóng ánh sáng. Có thể nói ánh sáng đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến bộ khoa học, với các thí nghiệm cổ xưa như thí nghiệm buồng tối của nhà triết học Trung Quốc Mặc Tử hơn 2000 năm trước đây. Tyson mô tả công việc của nhà khoa học Ả Rập Ibn al-Haytham (Alhazen) (thế kỷ 11), được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra định đề về bản chất của ánh sáng và thấu kính dẫn đến các khái niệm về kính thiên văn, cũng là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp khoa học. Tyson bắt đầu nêu lên tính chất của ánh sáng được phát hiện bởi con người. Công trình của Isaac Newton sử dụng nhiễu xạ qua lăng kính cho thấy ánh sáng của quang phổ là nhìn thấy được. Còn William Herschel (thế kỷ 19) cho thấy rằng ánh sáng bao gồm các tia hồng ngoại (lúc đầu, ông lầm tưởng là nhiệt kế hỏng khi ông đặt nhiệt kế ấy ở khu vực không có màu (bên màu đỏ) mà nhiệt độ đo được cao hơn so với môi trường xung quanh). Joseph von Fraunhofer đã phóng đại quang phổ của ánh sáng nhìn thấy được, và thấy được khoảng trống trong quang phổ. Những vạch Fraunhofer này được xác định là do bởi sự hấp thụ ánh sáng bởi các electron trong việc di chuyển giữa các quỹ đạo nguyên tử (trong phim minh họa bằng mô hình Bohr) khi nó đi qua các nguyên tử, mỗi nguyên tử có vạch đặc trưng do tính chất lượng tử của các quỹ đạo nguyên tử. Điều này đã dẫn đến cái cốt lõi của quang phổ thiên văn học, cho phép các nhà thiên văn quan sát về thành phần của các ngôi sao, hành tinh, và các tính chất của sao khác thông qua các vạch quang phổ, cũng như quan sát sự chuyển động và mở rộng của vũ trụ, và sự tồn tại của vật chất tối.
1
null
Lee Kun-hee (Hangul: 이건희, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942 – mất ngày 25 tháng 10 năm 2020) là nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân người Hàn Quốc, chủ tịch đời thứ 2 của tập đoàn điện tử Samsung. Ông từng từ chức vào tháng 4 năm 2008 do một vụ bê bối quỹ đen của Samsung nhưng sau đó quay trở lại vào ngày 24 tháng 3 năm 2010. Ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Hàn, ông còn thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Năm 1996, Lee trở thành thành viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế. Với khối tài sản được ước tính vào khoảng 26,74 tỷ đô la Mỹ, ông và gia đình thường xuyên được tạp chí Forbes xếp vào nhóm những người giàu có nhất thế giới. Ông là con trai thứ ba của cố chủ tịch Lee Byung-chul - nhà sáng lập Samsung. Ông được vinh danh là người quyền lực thứ 41 của trong danh sách "Những người quyền lực nhất thế giới" do Forbes bình chọn năm 2013 và là người Hàn Quốc thứ hai được đưa vào danh sách, sau cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ông qua đời vào ngày 25 tháng 10 năm 2020 sau một thời gian dài chống chọi với nhiều căn bệnh như tim mạch, đột quỵ và ung thư phổi, hưởng thọ 78 tuổi. Quyền lãnh đạo Samsung giờ đây được chuyển lại cho phó chủ tịch Lee Jae-yong - con trai cả và cũng là người con duy nhất của ông. Thời thơ ấu và giáo dục. Lee Kun-hee sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942 tại Daegu, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Ông là con trai thứ ba của Lee Byung-chul, nhà sáng lập tập đoàn. Samsung ban đầu được thành lập với tư cách là một công ty nhỏ chuyên về xuất khẩu trái cây và cá khô. Sau này, Lee được cha gửi sang Nhật Bản để học tập. Ông tốt nghiệp trường Đại học Waseda danh tiếng rồi trở về nước làm việc cho công ty của gia đình. Ông có một bằng cử nhân Kinh tế học của Đại học Waseda (Nhật Bản) và một bằng MBA từ Đại học George Washington (Hoa Kỳ). Sự nghiệp. Nhiệm kỳ đầu tại Samsung và sự cải cách. Lee gia nhập Samsung vào năm 1968 và lên nắm quyền chủ tịch kiêm CEO vào ngày 24 tháng 12 năm 1987, chỉ hai tuần sau khi cha mình qua đời. Năm 1993, khi tin rằng Samsung đã quá chú trọng vào việc sản xuất ồ ạt số lượng lớn hàng hóa chất lượng thấp mà không định cạnh tranh về mặt chất lượng, Lee đã quyết định tiến hành "đại cải cách". Ông tuyên bố trước toàn bộ ban lãnh đạo cũng như công, nhân viên một câu khẩu hiệu nổi tiếng: "Hãy thay đổi mọi thứ ngoại trừ vợ và con của bạn" rồi sau đó cho thu hồi, đốt bỏ toàn bộ những sản phẩm kém chất lượng trước mặt họ bất kể mặt hàng đó còn trên dây chuyền sản xuất hay đã bán ra thị trường."" Vụ bê bối quỹ đen. Vào ngày 14 tháng 1 năm 2008, cảnh sát Hàn Quốc đã đột kích vào nhà và văn phòng của Lee trong một cuộc điều tra đang diễn ra, với cáo buộc rằng Samsung chịu trách nhiệm cho một quỹ lừa đảo dùng để hối lộ các công tố viên, thẩm phán và các nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn ở Hàn Quốc. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2008, Lee phủ nhận những cáo buộc chống lại ông trong vụ bê bối. Sau vòng thẩm vấn thứ hai của các công tố viên Hàn Quốc, vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, Lee được các phóng viên trích dẫn rằng: "Tôi chịu trách nhiệm về mọi thứ. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về đạo đức và pháp lý". Vào ngày 21 tháng 4 năm 2008, ông từ chức và tuyên bố: "Chúng tôi, bao gồm cả tôi và gia đình, đã gây ra rắc rối lớn cho quốc gia. Tôi xin lỗi sâu sắc về điều đó và tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thứ, cả về mặt pháp lý lẫn lương tâm". Vào ngày 16 tháng 7 năm 2008, thời báo The New York Times đưa tin Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã kết luận Lee có tội với các cáo buộc về hành vi sai trái về tài chính và trốn thuế. Các công tố viên đề nghị Lee bị kết án 7 năm tù giam và phạt 350 tỷ Won (tương đương 312 triệu USD). Cuối cùng, tòa án đã phạt ông 110 tỷ won (tương đương 98 triệu USD) và kết án ba năm tù treo. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 12 năm 2009, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lee Myung-bak đã ra lệnh ân xá cho Lee, nói rằng mục đích của việc ân xá là để Lee tiếp tục tham gia công việc tại Ủy ban Olympic Quốc tế. Trong phiên tòa xét xử tội danh tham nhũng của Lee Myung-bak, người ta biết rằng vụ ân xá này được thực hiện nhằm nhận hối lộ, sau đó lần lượt những vụ hối lộ và tham nhũng chính trị khác giữa cựu tổng thống Lee với Lee Kun-hee cũng bị phanh phui. "Think Samsung" - một cuốn sách năm 2010 của Kim Yong-chul, cựu cố vấn pháp lý của Samsung, đã cáo buộc rằng Lee đã phạm tội tham nhũng. Cụ thể, cuốn sách tuyên bố rằng ông đã chiếm đoạt tới 10 nghìn tỷ won (tương đương 8,9 tỷ đô la Mỹ) từ các công ty con của Samsung, giả mạo bằng chứng cũng như hối lộ các quan chức chính phủ để đảm bảo con trai ông sẽ kế nhiệm một cách dễ dàng và hợp pháp. Quay trở lại cương vị. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2010, Lee tuyên bố trở lại Samsung Electronics với vai trò là chủ tịch của tập đoàn. Tính đến năm 2012, doanh thu của Samsung đã tăng gấp gần 40 lần so với năm 1987, chiếm khoảng 20% GDP Hàn Quốc và Lee đồng thời cũng là người giàu nhất quốc gia này. Năm 2014, sau khi Lee bị một cơn đau tim làm mất khả năng lao động, con trai ông, phó chủ tịch Lee Jae-yong, đã trở thành người lãnh đạo thực tế thay thế của Samsung. Ông là người đã biến Samsung thành nhà sản xuất điện thoại thông minh, TV và chip nhớ lớn nhất thế giới. Vào thời điểm ông qua đời, công ty được định giá 300 tỷ đô la Mỹ với giá trị tài sản ròng ước tính đạt 20,7 tỷ đô la theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, từ năm 2007 ông là người giàu nhất Hàn Quốc. Sau khi ông qua đời, những người thừa kế của Lee dự kiến sẽ phải đối mặt với khoản thuế bất động sản khoảng 10 tỷ đô la Mỹ, điều này có thể dẫn đến việc thu nhỏ cổ phần của gia đình trong tập đoàn. Điều này xuất phát từ việc Hàn Quốc đánh thuế bất động sản khá cao, lên tới 50% đối với các bất động sản lớn hơn 3 tỷ đô la Mỹ - tỷ lệ này chỉ đứng sau Nhật Bản trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Sức khỏe và qua đời. Cuối năm 2005, Lee được chẩn đoán mắc ung thư tại Trung tâm Y tế MD Anderson ở Houston, Texas. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2014, Lee phải nhập viện vì đau tim tái phát. Năm ngày sau, kênh truyền thông CNA tuyên bố rằng ông đã qua đời, dẫn lời một "người thổi còi" bên trong nội bộ công ty. Bài báo này sau đó được CNA xoá vào tháng 7, đồng thời nói rằng họ không thể lấy thêm thông tin hoặc bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố trên. Sự thật rằng trong lúc đó, Lee vẫn đang nằm viện. Cuối cùng, ông mất vào ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.
1
null
Đường Huyền Tông Vương Hoàng hậu (chữ Hán: 唐玄宗王皇后; ? - 724), cũng gọi Huyền Tông Phế hậu (玄宗廢后) hay Huyền Tông Vương Thứ nhân (玄宗王庶人), là nguyên phối Hoàng hậu của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Thân thế. Hoàng hậu Vương thị người huyện Hạ Bì, Đồng Châu (同州下邽县; nay thuộc Đại Lệ, Thiểm Tây). Thân phụ của bà là Vương Nhân Hiệu (王仁皎), con cháu của thứ sử Kí châu Vương Thần Niệm đời nhà Lương, xuất thân từ gia tộc Thái Nguyên Vương thị trứ danh. Bà thành hôn với Đường Huyền Tông khi ông còn làm Lâm Tri vương vào năm Trường Thọ thứ 2 (693), do Lý Long Cơ là một Quận vương và Vương thị do đó được sách phong làm Quận vương phi. Năm Cảnh Long thứ 4 (710), Đường Trung Tông Lý Hiển băng hà, Vi Hoàng hậu tự xưng là Hoàng thái hậu, toan tiến hành chấp chính và có ý soán ngôi xưng Hoàng đế như mẹ chồng là Võ Tắc Thiên đã từng làm. Đấy là Loạn Vi hậu. Sử sách ghi nhận rằng, Vương phi tham gia bàn tính và ủng hộ cho chồng trong kế hoạch binh biến đó. Sau cuộc đảo chính, phụ thân của Lý Long Cơ là Tương vương Lý Đán được lập làm Hoàng đế lần thứ hai, tức Đường Duệ Tông. Lý Long Cơ được tấn lập làm Thái tử và Vương phi được phong thành Thái tử phi. Thái tử phi Vương thị không có con trai nên Lý Long Cơ đem người con của Triệu Lệ phi là Lý Anh cho bà nuôi làm con. Hoàng hậu nhà Đường. Năm Diên Hòa nguyên niên (712), Đường Duệ Tông xuống chiếu nhường ngôi, Thái tử thụ thiện đăng cơ, tức Đường Huyền Tông, cải nguyên Tiên Thiên. Ngày 20 tháng 8 cùng năm, Huyền Tông ra chỉ sách lập Thái tử phi Vương thị làm Hoàng hậu. Do là ngoại thích, cha của Vương Hoàng hậu là Vương Nhân Hiệu được phong làm Đắc tiến (特进), kèm tước hàm "Khai phủ nghi đồng tam tư" (開府儀同三司) cùng Thượng trụ quốc (上柱國), tước vị Kỳ Quốc công (祁國公). Trong đời Khai Nguyên, chỉ có Nhân Hiệu cùng Diêu Sùng, Tống Cảnh (宋璟) và Vương Thủ Trùng (王毛仲) có được cái tước vinh hàm Khai phủ nghi đồng tam tư. Là ngoại thích, Vương Nhân Hiệu bị xa lánh không cho nhậm chức cao, nhưng lại sinh hoạt xa xỉ có tiếng. Năm đầu Khai Nguyên, anh rể của Vương Hoàng hậu là Trưởng Tôn Hân (长孙昕) có tranh chấp với Ngự sử đại phu Lý Kiệt (李杰), nên cậy vào thân phận hoàng thân quốc thích đã cùng với đồng minh là Dương Tiên Ngọc (杨仙玉) đánh đập Lý Kiệt đến trọng thương. Lý Kiệt dâng biểu tố cáo lên Huyền Tông. Và nhà vua, trong cơn tức giận, liền cho xử tử Trưởng Tôn Hân cùng Dương Tiên Ngọc. Căn cứ Thái Bình quảng ký (太平廣記) ghi lại, Vương Nhân Hiệu đã cho đám người 200 kỵ binh bắt cóc Trưởng Tôn Hân cùng Dương Tiên Ngọc trước khi hành hình. Năm Khai Nguyên thứ 7 (719), cha của Vương Hoàng hậu là Vương Nhân Hiệu qua đời. Khi đó anh trai Vương Hoàng hậu là Vương Thủ Nhất (王守一) - người đã thế tập tước Kỳ Quốc công và đã kết hôn với Tiết Quốc công chúa, tức chị của Huyền Tông - đề nghị xây dựng mộ phần Vương Nhân Hiệu theo quy mô ngôi mộ của Đậu Hiếu Kham, ngoại tổ phụ của Huyền Tông. Ban đầu Huyền Tông đồng ý, nhưng sau đó các tể tướng Tống Cảnh và Tô Đĩnh phản đối vì cớ mộ của Đậu Hiếu Kham quá tốn kém và không nên làm thêm một ngôi mộ như thế nữa. Huyền Tông đồng ý với các Tể tướng và hạ lệnh chôn cất Vương Nhân Hiệu theo lễ quan nhất phẩm. Càng về sau Vương Hoàng hậu ngày càng già đi, nhan sắc ngày càng suy kém, không còn được sự sủng ái của Đường Huyền Tông nữa. Bấy giờ đắc sủng là Võ Huệ phi, con gái của Võ Du Chỉ, một người cháu trong họ của Võ Tắc Thiên. Võ Huệ phi hạ sinh được 7 người con trong khi Vương Hoàng hậu không con. Võ Huệ phi có ý ganh ghét, mưu đồ chiếm ngôi Hoàng hậu, khiến Vương Hoàng hậu rất bất bình và tức giận, nhiều lần tố cáo trước mặt Đường Huyền Tông. Tuy nhiên Đường Huyền Tông lại đồng ý với Võ Huệ phi, nghe những lời của bà thì càng chán ghét hơn và cũng muốn phế Vương Hoàng hậu. Năm Khai Nguyên thứ 10 (722), Đường Huyền Tông cùng đại thần Khương Kiểu (姜晈) bàn kế hoạch phế hậu với lý do Hoàng hậu vô tử, tuy nhiên Khương Kiểu lại tiết lộ việc này tới tai Vương Hoàng hậu. Trương Gia Trinh (張嘉貞), người nắm tướng vị khi đó, là người thân thiết với Vương Thủ Nhất cùng với Đằng vương Lý Kiểu (李峤) - em rể của Vương Hoàng hậu - đều dâng thư hỏi lý do lên Đường Huyền Tông. Thế là Hoàng đế sinh bực bội với Khương Kiểu, bèn cho đánh Khương Kiểu 60 trượng, rồi đày ông ta cùng người anh là Khương Hối ra Khâm Châu. Bị phế truất. Sau vụ Khương Kiểu, Vương Hoàng hậu tâm trạng lo lắng sợ bị phế. Sử sách ghi rằng Vương Hoàng hậu rất có uy tín với bọn thái giám và cung nữ nên không ai nói gì về những việc làm tiêu cực của bà. Vì thế Đường Huyền Tông cũng không có lý do gì thích hợp để phế truất bà và có lúc đã do dự. Có một dịp, Vương Hoàng hậu nhắc nhở Đường Huyền Tông rằng thuở còn hàn vi, có lần Vương Nhân Hiệu đã phải nhào bột làm mì để mừng sinh nhật Đường Huyền Tông, đến nỗi tay ông ta bị bầm tím cả lên. Đường Huyền Tông có tỏ ra xúc động nhưng không lâu sau thì đâu lại vào đấy. Tuy nhiên phía Vương Thủ Nhất lại cùng với đạo sĩ làm lễ cúng Nam Tào và Bắc Đẩu, rồi đưa cho Vương Hoàng hậu đeo một miếng ngọc bội làm bằng gỗ khắc hình trời đất và tên húy của Đường Huyền Tông, với ý cầu cho Vương Hoàng hậu có con và sẽ được như Võ Tắc Thiên lúc xưa. Cuối cùng sự việc bị lộ, nguyên nhân đều cho rằng Võ Huệ phi tố giác, Huyền Tông cho tra ra và quả nhiên có đồ cúng tế. Năm Khai Nguyên thứ 12 (724), ngày 21 tháng 2 (âm lịch), Đường Huyền Tông xuống chiếu phế Vương Hoàng hậu làm [Thứ nhân; 庶人], Vương Thủ Nhất bị biếm khỏi triều đình, sau ép tự tử. Cựu tể tướng Trương Gia Trinh cũng bị nghi ngờ có thông đồng với Vương Hoàng hậu nên cũng bị biếm làm Thứ sử Thái Châu. Đây được gọi là [Phù yếm sự kiện; 符厭事件]. Trong năm ấy, vào tháng 10, Vương Thứ nhân do đau buồn nên qua đời, trong cung nhiều người khóc thương. Đường Huyền Tông cũng cảm thấy hối hận, bèn an táng bà theo nghi lễ dành cho nhất phẩm vào Vô Tương tự (无相寺). Năm Bảo Ứng nguyên niên (762), dưới thời Đường Đại Tông, cháu nội của Đường Huyền Tông, Vương thị được truy phong lại làm Hoàng hậu nhưng không có thụy hiệu.
1
null
Biên giới Việt Nam-Campuchia là biên giới phân định chủ quyền quốc gia, trên đất liền và trên biển, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia. Hiện tại, biên giới này được gọi là biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia dài khoảng 1270 km. Biên giới này gồm hai phần: Biên giới Việt Nam-Campuchia được hình thành từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của người Việt, mà chủ thể đầu tiên là cư dân và chính quyền chúa Nguyễn (xứ Đàng Trong) của Đại Việt, xuống tới đồng bằng châu thổ sông Mê Kông và sông Đồng Nai, tiếp xúc trực tiếp với quốc gia láng giềng là vương quốc Khmer (tức vương quốc Cao Miên, Chân Lạp) của người Khmer. Vương quốc này từng có thời kỳ là Đế quốc Khmer lớn mạnh (trong thế kỷ IX đến thế kỷ XV) trước Đại Việt và Chăm Pa. Điều kiện hình thành nên biên giới Việt Nam-Campuchia gồm hai yếu tố: đó là sự phát triển của Đại Việt như đế quốc ở khu vực Đông Nam Á (thôn tính Chiêm Thành trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là giai đoạn các thế kỷ XV-XVII). Kết hợp với sự suy yếu của Đế quốc Khmer, trong nội trị (để hoang hóa lãnh thổ (vùng Thủy Chân Lạp), tranh chấp nội bộ), và bị ngoại xâm (thu hẹp lãnh thổ và can thiệp bởi các vương quốc Thái Lan cổ (Ayutthaya, Xiêm La)), từ thời điểm cực thịnh trước thế kỷ XV đến khi tiếp xúc với người Việt vào thế kỷ XVII, và tiếp về sau. Hai điều kiện này đảm bảo cho người Việt khai mở và xâm lấn, trong các thế kỷ XVII - XIX, một vùng đất mới ở phương nam vốn từng thuộc Đế quốc Khmer, vượt qua lãnh thổ Chiêm Thành. Cấu trúc hiện tại của biên giới. Biên giới đất liền. Tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, chủ yếu chạy theo hướng bắc-nam và đông bắc-tây nam, đi qua biên 9 tỉnh của Campuchia (là "Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot"), và 10 tỉnh của Việt Nam (là "Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang"). Đường biên giới này có điểm bắt đầu là cột mốc ngã ba Việt Nam-Lào-Campuchia, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum. Các xã biên giới của Việt Nam (tổng cộng 101 xã): Các xã biên giới của Campuchia (tổng cộng 80 xã): Từ năm 2006 đến năm 2015, hai bên đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1137 km; xác định được 260 (trên thực địa)/314 (theo hiệp định) vị trí mốc (đạt 84,1%); xây dựng được 305 (trên thực địa)/371 (theo hiệp định) cột mốc (đạt 82,2%); quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Campuchia. Lịch sử. Biên giới Việt Nam-Campuchia bắt đầu được hình thành từ thế kỷ XVII-XVIII, dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong ("Cochinchine") của nước Đại Việt: ban đầu bao quanh xứ Sài Gòn-Đồng Nai vào thế kỷ XVII, đến thế kỷ XVIII thêm đường bao quanh xứ Hà Tiên ven bờ vịnh Thái Lan tới tận Vũng Thơm (Sihanoukville), Cần Vọt (Kampot). Sang cuối thế kỷ XVIII quá trình Nam tiến của người Việt kết thúc, và tới đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, đường biên giới này đã được nối liền và định hình rõ gồm chủ yếu biên giới giữa trấn Gia Định (1802-1808) hay Gia Định Thành (1808-1832), sau là Nam Kỳ Lục tỉnh ("Basse Cochinchine") (1832-1867) của nước Đại Nam (Việt Nam) với Vương quốc Cao Miên. Tuy nhiên, biên giới này không ổn định, (đặc biệt là giai đoạn 1835-1840, phần lớn Cao Miên bị sáp nhập vào Đại Nam thành Trấn Tây Thành (với cơ chế hành chính gần giống như Gia Định Thành)). Từ giữa thế kỷ XIX (1841-1867), đến khi thực dân Pháp chiếm đóng Nam kỳ (1862-1867) và áp đặt chế độ bảo hộ ở Cao Miên (1863), đường biên giới này khá ổn định, và được công nhận quốc tế bởi hòa ước 3 bên Đại Nam-Cao Miên-Xiêm La (1845). Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Nam Kỳ, Cao Miên và sau là toàn cõi Đông Dương, biên giới Việt Nam-Campuchia chỉ mang tính chất là đường ranh giới hành chính giữa các xứ Việt Nam thuộc Pháp với xứ Campuchia thuộc Pháp đều nằm trong Liên bang Đông Dương (1887-1954), bao gồm hai phần: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp ("CochinChina Française") và Campuchia được hoạch định bởi thỏa ước Pháp-Campuchia năm 1873, đã được phân giới cắm mốc nhưng đến nay còn rất ít dấu tích trên thực địa. Đoạn biên giới giữa hai xứ bảo hộ của Pháp là Trung Kỳ ("Annam") và Campuchia không có văn bản phân định đường biên giới, chỉ có nghị định xác định ranh giới với các tỉnh Trung Kỳ, chưa được phân giới cắm mốc. Hai phần biên giới trên đã được chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Liên bang Đông Dương xuất bản. Đường biên giới pháp lý giữa hai nước Việt Nam và Campuchia hiện nay, trên cơ sở kế tục đường biên giới do Pháp để lại sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, cũng chính đường ranh giới (bản đồ Bonne) khá ổn định giữa các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu và giữa thế kỷ XX (1914-1945 và 1945-1954). Danh mục bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000. Bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000, là tập bản đồ được chính quyền Đông Dương của Pháp xuất bản trong khoảng những năm gần năm 1954 nhất (khoảng 1951-1955). Tập bản đồ này được quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc để lưu trữ năm 1964. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước cũng từng lấy chúng làm cơ sở để xây dựng các hiệp định. Danh mục bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000. Một số đoạn biên giới sử dụng tập bản đồ Bonne không thể phân định rõ ràng, nên trong Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985, hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất sử dụng thêm tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 (tỷ lệ lớn hơn bản đồ Bonne) để hỗ trợ cho bản đồ Bonne trong hoạch định biên giới. Tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 do quân đội Hoa Kỳ xuất bản những năm 1969-1971, (chỉ 02 trong số 40 mảnh) do quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản muộn nhất là vào tháng 4 năm 1975. Danh mục tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 được ghi trong hiệp ước:
1
null
Incubus (phiên bản nam của succubus), còn gọi là quỷ hấp tinh, là loài quỷ hay sinh vật siêu nhiên tựa như hồn ma chuyên quan hệ tình dục với những người đang ngủ, thường là phụ nữ, trong thần thoại Do Thái và châu Âu Incubus thường xuất hiện trong giấc mơ của phụ nữ để quyến rũ và cưỡng hiếp họ, người ta cho rằng nữ quỷ Succubus hiếp dâm đàn ông trai trẻ đang ngủ và lấy hạt giống (tinh trùng) đưa cho Incubus để chúng đi cưỡng hiếp phụ nữ và thụ thai bằng hạt giống chúng đã được đưa, nhưng một số thì nghĩ rằng Incubus hoá thành nữ giới sau đó ăn nằm với đàn ông để lấy tinh trùng sau đó cưỡng hiếp phụ nữ. Nếu một ai được thụ thai bởi Incubus thì họ sẽ mang thai một Cambion - những đứa trẻ dị dạng hoặc có năng lực siêu nhiên. Theo được biết, một pháp sư nổi tiếng trong truyền thuyết vua Arthur đã miêu tả Merlin một Cambion. Mẹ của Merlin là người trần, còn cha là một con quỷ Incubus. Nhờ đó Merlin thừa hưởng những năng lực siêu nhiên. Đã có nhiều bằng chứng và lời khai của những người phụ nữ đã bị cưỡng hiếp bởi một hồn ma vô hình khi đang ngủ, người xưa cho rằng những người phụ nữ mang thai không rõ nguyên nhân được cho là nạn nhân của Incubus, khi quan hệ tình dục với Incubus thì sẽ bị sức tàn lực liệt và có thể chết, người ta cho rằng các Incubus và Succubus hút sinh lực từ người khác bằng cách quan hệ tình dục để tồn tại.
1
null
Cù Huy Chử (1936–20 tháng 5 năm 2012) là nhà nghiên cứu văn hóa, mỹ học, triết học; người gìn giữ, phát triển và truyền bá di sản của nhà triết học Trần Đức Thảo. Tiểu sử. Ông sinh năm 1936 tại làng Ân Phú, tổng Dị Ốc, huyện Hương Sơn, nay là xã Ân Phú huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh, là em trai của nhà thơ Huy Cận. Là tiến sĩ triết học, có thời gian làm chuyên viên làm việc ở Phủ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, sau đó ông chuyển vào dạy học ở Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh). Là người gần gũi với Trần Đức Thảo, từ năm 1960 ông đã hệ thống hóa và đánh máy các ghi chép triết học của Trần Đức Thảo, thể hiện qua cuốn sách "Biển quê hương trầm tư triết học – Hồi ký của người gìn giữ Di sản triết học Trần Đức Thảo". Ông là một trong hai người góp công sức chính để khôi phục, xây dựng công trình văn hóa tâm linh đền Vại và nhà thờ họ tại quê hương Ân Phú. Ông mất ngày 08 tháng 7 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mộ táng tại Đồng Nai.
1
null
Chuyến bay GE 222 của TransAsia là một chuyến bay bằng máy bay ATR 72 của TransAsia Airways khởi hành từ Cảng hàng không quốc tế Cao Hùng Chiếc máy bay cất cánh từ Cao Hùng lúc 17h43 (16h43 giờ Việt Nam) và mất liên lạc với đài kiểm soát lúc 19h06. Theo lịch trình chuyến bay tới Cảng hàng không Mã Công tại Bành Hồ, Đài Loan gặp tai nạn vào ngày 23 tháng 7 năm 2014. Theo hãng tin "Xinhua", chiếc máy bay đang cố hạ cánh khẩn cấp lần thứ hai xuống hòn đảo nhỏ ở huyện Bành Hồ của Đài Loan, nơi đang hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão Matmo, thì gặp nạn. Theo hãng tin AP, đến thời điểm hiện tại đã có 51 người chết và 7 người bị thương. Thông tin máy bay. Chuyến bay sử dụng máy bay ATR 72-500, số đăng ký B-22810, MSN 642. Máy bay lần đầu tiên vào 14 tháng 6 năm 2000 và được giao cho hãng TransAsia Airways ngày 20 tháng 7 năm 2000. Máy bay được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney.
1
null
Lee Young-yoo (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1998) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc. Cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của cô như một nữ diễn viên trẻ vào năm 2003, và trong số những bộ phim truyền hình đáng chú ý của cô là Bad Housewife (2005), Bad Family (2006) và Nữ hoàng lớp học (2013). Cô cũng là một trong những ca sĩ của K - pop tất cả các nhóm nhạc nữ trẻ em của 7 công chúa 2004-2005;cô rời nhóm và phát hành một single như một nghệ sĩ solo vào năm 2008.
1
null
Tát Bố Tố (chữ Hán: 萨布素, , ? – 1700), Phú Sát thị (Fuca hala), thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, danh tướng kháng Nga thời Khang Hi nhà Thanh. Khởi nghiệp. Tổ tiên của Tát Bố Tố nhiều đời sống ở thành Nhạc Khắc Thông Ngạc, ông tổ 4 đời là Sung Thuận Ba Bổn nhờ vũ dũng mà nổi tiếng, giữ ngôi thành trưởng. Thời Thanh Thái Tổ, người kế tục của Sung Thuận Ba Bổn là Cáp Mộc Đô đưa bộ tộc theo về, đồn trú Cát Lâm, làm nhà ở đấy. Tát Bố Tố tự lực được lãnh chức Kiệu kỵ hiệu, rồi thăng Hiệp lãnh. Năm Khang Hi thứ 16 (1677), đế sai bọn Nội đại thần Giác La Vũ Mặc Nột làm lễ ở Trường Bạch Sơn, đến Cát Lâm, muốn tìm người dẫn đường. Ninh Cổ Tháp (寧古塔, ) Tướng quân Ba Hải lệnh Tát Bố Tố đem 200 quân, dắt 3 tháng lương đi theo. Hai lần đánh Nhã Khắc Tát. Năm Khang Hi thứ 17 (1678), Tát Bố Tố được thụ chức Ninh Cổ Tháp Phó Đô thống. Người Nga chiếm cứ Nhã Khắc Tát (雅克萨, ) . Năm thứ 21 (1682), có chiếu sai ông soái quân cùng bọn Lang Thản đánh giá tình hình Nhã Khắc Tát, rồi xem xét đường thủy lục từ Ngạch Tô Lý đến Hắc Long Giang thông qua Ninh Cổ Tháp. Sau khi Lang Thản trở về báo cáo, Tát Bố Tố được lệnh dựng 2 thành gỗ ở Hắc Long Giang và Hô Mã Nhĩ, rồi theo Ba Hải đưa 500 quân Ninh Cổ Tháp đến giữ, đóng thuyền đặt pháo. Năm thứ 22 (1683), Tát Bố Tố dâng sớ cho rằng 2 thành trên ở quá xa Nhã Khắc Tát, không gây được sức ép đối với quân Nga, đề nghị vào đầu tháng 7, đóng thuyền xong thì lập tức tấn công. Chư vương, đại thần đồng ý, nhưng Khang Hi Đế không cho. Sau đó triều đình mệnh Ba Hải lưu thủ Cát Lâm, lấy Tát Bố Tố cùng Ninh Cổ Tháp Phó Đô thống Ngõa Lễ Hỗ soái quân trú ở Ngạch Tô Lý. Ngạch Tô Lý nằm giữa Hắc Long Giang và Hô Mã Nhĩ, là vị trí trọng yếu có thể tiến đánh Nhã Khắc Tát, vẫn còn dấu vết của ruộng vườn xưa. Tát Bố Tố nhân đó dời 500 quân trú phòng người Đạt Hô Nhĩ đến cày cấy, rồi xin điều 3000 quân Ninh Cổ Tháp luân phiên đồn thú. Đế nghĩ tình binh sĩ đồn thú vất vả, mệnh cho xây thành ở Hắc Long Giang, chuẩn bị công cụ, dựng đài quan sát, tính toán lộ trình để thiết lập các dịch trạm, vận lương tích trữ, đặt các chức Tướng quân, Phó Đô thống để lãnh nơi ấy. Tát Bố Tố được thăng làm Hắc Long Giang Tướng quân, nhận lệnh vỗ về những người Nga đã hàng, thụ quan chức cho một số, để họ đi vỗ về những kẻ khác. Khang Hi Đế mệnh cho Đô thống Ngõa Sơn, Thị lang Quả Phi cùng Tát Bố Tố bàn việc quân, ông xin vào tháng 4 sang năm thì thủy lục cùng tiến, đánh thành Nhã Khắc Tát, nếu không hạ được thì gặt hết mùa màng của địch. Đế nói đã đánh thì phải chắc thắng, còn như mưu tính hấp tấp, sẽ dẫn đến làm việc rồ dại. Năm thứ 24 (1685), Tát Bố Tố đi hội quân với bọn Bằng Xuân, tiến đánh Nhã Khắc Tát; sau khi quân Thanh chiếm được thành, nhận mệnh dời sang trú ở Mặc Nhĩ Căn (Mergen) , xây thành phòng ngự. Năm thứ 25 (1686), dâng sớ nói người Nga quay lại chiếm cứ Nhã Khắc Tát, xin sửa sang chiến hạm, đợi băng tan thì tiến đánh. Đế sai lang trung Mãn Phi đi xem xét thì biết là thật, bèn mệnh cho Tát Bố Tố đình chỉ việc dời hơn ngàn gia đình binh đinh đến Mặc Nhĩ Căn, sửa sang chiến hạm, soái 2000 quân đi đánh. Tát Bố Tố hội sư với Lang Thản, Ban Đạt Nhĩ Sa đến dưới thành Nhã Khắc Tát. Tát Bố Tố lệnh cho đắp lũy 3 mặt, riêng phía tây thành gần sông, thì thủy quân trú ở đấy; lúc băng mỏng thì đỗ thuyền ở 2 bờ đông – tây, lúc băng dày thì chuyển vào sông nhánh; ngựa được cho ăn bằng rơm cỏ của Mặc Nhĩ Căn, Hắc Long Giang. Quân Thanh chặn được cứu binh Nga từ Ni Bố Sở (Nibcu) , tính kế lâu dài. Đế nhờ người Hà Lan gởi thư cho Sa hoàng , Sa hoàng gởi thư trả lời sẽ cho sứ giả đến vẽ lại biên giới, nhưng trước tiên yêu cầu quân Thanh cởi vây cho Nhã Khắc Tát, đế đồng ý, mệnh cho rút quân. Sứ thần của Nga là bọn Feodor Golovin đến Ni Bố Sở, triều đình mệnh cho bọn Nội đại thần Sách Ngạch Đồ đến hội, lệnh phát 500 quân Hắc Long Giang bảo vệ. Năm thứ 29 (1690), Tát Bố Tố vào triều, nhận nhiều ân sủng, được ngồi vào ban dành cho Nội đại thần. Sau đó Tát Bố Tố được quản lý cống vật các bộ tộc người Sách Luân (Solon), dâng sớ trình bày các phong tục và việc sanh hoạt của các bộ, đề nghị dựa vào đó đặt ra các quy tắc, đế đồng ý tất cả. Trấn áp Cát Nhĩ Đan. Năm thứ 31 (1692), Tát Bố Tố xin xây thành ở Tề Tề Cáp Nhĩ và Bạch Đô Nột , sai bộ lạc Khoa Nhĩ Thấm chọn lấy hơn 4 ngàn tráng đinh các tộc Tích Bá, Quái Nhĩ Sát (Guuwalca Hala), Đạt Hô Nhĩ chia ra trú ở 2 thành, biên chế Tá lĩnh , thuộc Thượng tam kỳ ; rồi đặt các chức Phòng thủ úy, Phòng ngự. Cát Nhĩ Đan xâm phạm, Tát Bố Tố dâng sớ trình bày phương lược tiến quân, đại lược cho rằng nơi có hình thế đắc lợi nhất ở phía bắc Hưng An Lĩnh là núi Tác Ước Nhĩ Tế , từ đó đề nghị dùng quan binh biết đường lối thăm dò xem từ Thịnh Kinh, Cát Lâm, Mặc Nhĩ Căn đến núi xa gần thế nào, chia đặt dịch trạm, nơi nào thiếu nước, đào giếng để đợi; điều quân 3 nơi nói trên hợp với quân trú phòng biên cảnh chia làm 2 lộ: một đi qua Hô Luân Bối Nhĩ (Hulunbuir) ở đông bắc núi, một đi qua Ô Lặc Huy (suối) ở tây bắc núi, hội sư ở núi Tác Ước Nhĩ Tế; đế ưng lời tâu này. Năm thứ 35 (1696), đế thân chinh Cát Nhĩ Đan, quân Thanh chia làm 3 lộ, đế ra trung lộ, Phí Dương Cổ ra tây lộ, còn Tát Bố Tố chẹn đông lộ, đốc quân Thịnh Kinh, Ninh Cổ Tháp, Khoa Nhĩ Thấm, hội sư ở núi Tác Ước Nhĩ Tế. Tháng 4, Cát Nhĩ Đan bỏ trốn, có chiếu sai Tát Bố Tố chia 500 quân cho Phí Dương Cổ để ông ta truy kích. Năm thứ 36 (1697), được triệu về kinh, rồi trở lại nhiệm sở. Bị giáng chức. Khi xưa biên cảnh có chức Mặc Nhĩ Triết Lặc đồn trưởng, đời đời cống nạp. Đầu thời Khang Hi, đồn trưởng Trát Nỗ Khách Bố Khắc Thác xin đưa bộ tộc dời vào nội địa, Ninh Cổ Tháp Tướng quân Ba Hải sắp xếp cho họ ở Mặc Nhĩ Căn, biên chế làm 40 tá lãnh, gọi là Tân Mãn Châu. Đến nay Tát Bố Tố xin mở trường ở Mặc Nhĩ Căn, chọn lấy một số nhất định những trẻ nhỏ của các tộc Tân Mãn Châu, Tích Bá, Sách Luân, Đạt Hô Nhĩ để dạy dỗ; việc học tập ở Hắc Long Giang bắt đầu từ đây. Năm thứ 37 (1698), đế đến Cát Lâm, khen ngợi sự cần cù khó nhọc của Tát Bố Tố, cho thế chức "Nhất đẳng A Đạt Cáp Cáp Phiên", còn có quan phục ngự dụng, tuyên chỉ khen ngợi trước mọi người. Sau đó Tát Bố Tố dâng sớ nói đồn bảo ở Hắc Long Giang gặp thiên tai nên chưa thể gieo cấy, xin đợi sang năm được mùa mới nộp thóc. Đế cho rằng Tát Bố Tố từng tâu xin bỏ qua việc kinh lý 12 bảo của Tổng đốc Thái Dục Vinh, nêu rõ đã làm xong mọi việc; nay tự nhận đồn bảo bị bỏ hoang, xin tạm ngừng việc gieo cấy, phải đem tráng đinh trả về dịch trạm, bọn họ dùng đến số lúa gạo tích trữ ở đó, sẽ gây thiếu thốn cho binh sĩ trú phòng. Tát Bố Tố sợ hãi dâng sớ nhận tội, xin đem quân trú phòng Tề Tề Cáp Nhĩ, Mặc Nhĩ Căn mỗi năm luân phiên phái đi 500 người, cày cấy ruộng công ở các bộ Tích Bá, đem thóc chuyển đến Tề Tề Cáp Nhĩ. Có chiếu sai bọn thị lang Mãn Phi làm án, kết tội Tát Bố Tố hoang báo công lao, bỏ phế đất đai, dẫn đến thiếu thốn lương thực, đáng chém; chịu bãi nhiệm, mất thế chức, ở Tá lãnh làm Thượng hành tẩu . Sau đó được thụ Tán trật đại thần. Năm thứ 39 (1700), ông qua đời. Đánh giá. Thời Càn Long, có sắc tu soạn "Thịnh kinh thông chí", liệt tên những danh thần, có lời khen Tát Bố Tố lão luyện sáng suốt, được lòng quân dân, vừa có công đánh Nga, vừa có công mở mang giáo dục ở Hắc Long Giang, thật là tài kiêm văn võ.
1
null
Hồ Tharthar (hay Therthar), và trong tiếng Iraq là Buhayrat ath-Tharthar (), là một hồ nước nằm cách phía bắc của Baghdad 120 km giữa hai con sông Tigris và Euphrates. Đây là hồ nước lớn nhất ở Iraq. Hồ có diện tích bề mặt từ 2.000 đến 2.500km2. Trước đó đây là một hồ chứa nước nhỏ có mực nước dao động theo mùa tùy thuộc vào các nhánh sông phía bắc, nhưng khi nhiều con đập được xây dựng nó trở thành một nguồn cung cấp nước tưới tiêu quan trọng.
1
null
Dưới đây là danh sách tổng hợp các sự kiện điện ảnh diễn ra trong năm 2013, trong đó bao gồm các phim có doanh thu cao nhất, các lễ trao giải và liên hoan phim cùng danh sách các phim đã phát hành. Ba bộ phim nổi tiếng ("Top Gun", "Công viên kỷ Jura", và "Phù thủy xứ Oz") được phát hành lại dưới các định dạng 3D và IMAX. Các phim có doanh thu cao nhất. Top 10 phim có doanh thu toàn cầu cao nhất năm 2013 như sau: "Nữ hoàng băng giá" và "Người Sắt 3" đều thu về trên 1,2 tỷ USD và lần lượt trở thành các phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại thứ năm và thứ sáu, đồng thời lần lượt là các phim thứ mười tám và mười sáu vượt qua mốc 1 tỷ USD doanh thu. "Nữ hoàng băng giá" trở thành phim hoạt hình thứ hai sau "Câu chuyện đồ chơi 3" vượt mốc doanh thu 1 tỷ USD, và là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại tính theo doanh thu toàn cầu. Sau khi được phát hành lại dưới định dạng 3-D, "Công viên kỷ Jura" đạt mốc doanh thu mới: trở thành phim thứ mười bảy vượt qua mốc 1 tỷ USD với 1,029 tỷ USD, và là phim có doanh thu cao thứ mười bốn mọi thời đại. Đây là lần thứ hai có mười hai phim trong một năm cùng thu về trên 500 triệu USD doanh thu toàn cầu ("Crood" và "Thế chiến Z" cũng thu về trên 500 triệu USD), và là lần thứ ba có hai phim trong cùng một hãng phát hành đạt doanh thu trên 1 tỷ USD ("Nữ hoàng băng giá" và "Người Sắt 3"), ngoài ra đây là lần thứ hai hãng Disney đạt được thành tích này (lần trước là vào năm 2010).
1
null
Trong lĩnh vực điện toán, Khôi phục dữ liệu (hay Phục hồi dữ liệu) là quá trình sử dụng các thiết bị, phần mềm lấy lại dữ liệu từ bị hư hỏng, lỗi hoặc bị định dạng hay không thể tiếp cận từ các thiết bị lưu trữ thứ cấp, phương tiện di động, hay các file khi chúng không thể được truy cập bình thường. Dữ liệu thường được lấy từ các phương tiện lưu trữ như ổ cứng gắn trong hoặc gắn ngoài (HDD), solid-state drives (SSD), USB flash, băng từ, CD, DVD, hệ thống con RAID, và các thiết bị điện tử khác. Có thể cần khôi phục do hư hỏng vật lý đối với thiết bị lưu trữ hoặc hư hỏng lôgic đối với hệ thống file khiến hệ điều hành chủ không thể gắn nó. Tình huống khôi phục dữ liệu phổ biến nhất liên quan đến lỗi hệ điều hành, sự cố của thiết bị lưu trữ, lỗi logic của thiết bị lưu trữ, hư hỏng hoặc xóa ngẫu nhiên, v.v. (thường là trên một ổ đĩa đơn, một phân vùng, hệ thống một hệ điều hành), trong trường hợp đó, mục tiêu cuối cùng chỉ đơn giản là sao chép tất cả các file quan trọng từ phương tiện bị hỏng sang một ổ đĩa mới khác. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách sử dụng Live CD hoặc Live USB bằng cách khởi động trực tiếp từ ROM thay vì ổ đĩa bị hỏng được đề cập. Nhiều Live CD hoặc DVD cung cấp phương tiện để gắn ổ đĩa hệ thống và ổ đĩa sao lưu hoặc bộ nhớ di động, và để di chuyển file từ ổ đĩa hệ thống sang phương tiện sao lưu bằng trình quản lý file hoặc phần mềm ghi đĩa quang. Những trường hợp như vậy thường có thể được giảm thiểu bằng cách phân vùng đĩa và lưu trữ liên tục các file dữ liệu có giá trị (hoặc các bản sao của chúng) trên một phân vùng khác với các file hệ điều hành có thể thay thế. Một tình huống khác liên quan đến lỗi cấp ổ đĩa, chẳng hạn như hệ thống file hoặc phân vùng ổ đĩa bị xâm nhập hoặc ổ đĩa cứng bị lỗi. Trong bất kỳ trường hợp nào, dữ liệu không dễ đọc từ các thiết bị media. Tùy thuộc vào tình huống, các giải pháp liên quan đến việc sửa chữa hệ thống file logic, bảng phân vùng hoặc master boot record, hoặc cập nhật chương trình cơ sở hoặc các kỹ thuật khôi phục ổ đĩa, từ khôi phục dựa trên phần mềm đối với dữ liệu bị hỏng, khôi phục dựa trên phần cứng và phần mềm của các khu vực dịch vụ bị hỏng (còn được gọi là "firmware" của ổ đĩa), để thay thế phần cứng trên một ổ đĩa bị hư hỏng vật lý, cho phép trích xuất dữ liệu sang một ổ đĩa mới. Nếu cần khôi phục ổ đĩa, bản thân ổ đĩa đó thường bị lỗi vĩnh viễn và trọng tâm là khôi phục một lần, lấy lại bất kỳ dữ liệu nào có thể đọc được. Trong trường hợp thứ ba, các tệp đã bị người dùng vô tình "xóa" khỏi phương tiện lưu trữ. Thông thường, nội dung của các tệp đã xóa không được xóa ngay lập tức khỏi ổ đĩa vật lý;thay vào đó, các tham chiếu đến chúng trong cấu trúc thư mục sẽ bị loại bỏ, và sau đó không gian mà dữ liệu đã xóa đang chiếm giữ sẽ được cung cấp cho việc ghi đè dữ liệu sau này. Theo suy nghĩ của người dùng cuối, các file đã xóa không thể được phát hiện thông qua trình quản lý file tiêu chuẩn, nhưng về mặt kỹ thuật, dữ liệu đã xóa vẫn tồn tại trên ổ đĩa vật lý. Trong khi đó, nội dung file gốc vẫn còn, thường ở một số đoạn bị ngắt kết nối và có thể khôi phục được nếu không bị các file dữ liệu khác ghi đè. Thuật ngữ "khôi phục dữ liệu" cũng được sử dụng trong ngữ cảnh của các ứng dụng pháp y hoặc gián điệp, nơi dữ liệu đã được mã hóa hoặc ẩn, thay vì bị hỏng, được phục hồi. Đôi khi dữ liệu hiện diện trong máy tính bị mã hóa hoặc ẩn do các lý do như virus tấn công mà chỉ một số chuyên gia pháp y máy tính mới có thể khôi phục được. Lỗi vật lý. Nhiều loại lỗi có thể gây ra hư hỏng vật lý cho phương tiện lưu trữ, có thể do lỗi của con người và thiên tai. CD-ROM có thể bị xước lớp nền kim loại hoặc lớp thuốc nhuộm; đĩa cứng có thể bị vô số lỗi cơ học, chẳng hạn như hỏng đầu đọc, hỏng PCB và hỏng động cơ; băng có thể bị đứt một cách đơn giản. Hư hỏng vật lý đối với ổ cứng, ngay cả trong trường hợp xảy ra va chạm đầu đọc, không nhất thiết có nghĩa là sẽ mất dữ liệu vĩnh viễn. Các kỹ thuật được sử dụng bởi nhiều công ty khôi phục dữ liệu chuyên nghiệp thường có thể cứu vãn hầu hết, nếu không phải tất cả, của dữ liệu đã bị mất khi xảy ra lỗi. Tất nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như những trường hợp có thể đã xảy ra hư hỏng nghiêm trọng đối với đĩa cứng. Tuy nhiên, nếu ổ cứng có thể được sửa chữa và một hình ảnh hoặc bản sao đầy đủ được tạo, thì cấu trúc file logic có thể được xây dựng lại trong hầu hết các trường hợp. Hầu hết các thiệt hại vật chất không thể được sửa chữa bởi người dùng cuối. Ví dụ, mở ổ đĩa cứng trong môi trường bình thường có thể cho phép bụi trong không khí đọng lại trên đĩa và bị kẹt giữa đĩa và đầu đọc/ghi. Trong quá trình hoạt động bình thường, đầu đọc/ghi nổi từ 3 đến 6 nanomet trên bề mặt đĩa và các hạt bụi trung bình được tìm thấy trong môi trường bình thường có đường kính khoảng 30.000 nanomet. Khi các hạt bụi này bị kẹt giữa các đầu đọc / ghi và đĩa, chúng có thể gây ra các sự cố đầu mới làm hỏng thêm đĩa và do đó ảnh hưởng đến quá trình khôi phục. Hơn nữa, người dùng cuối thường không có chuyên môn về phần cứng hoặc kỹ thuật cần thiết để thực hiện các sửa chữa này. Do đó, các công ty khôi phục dữ liệu thường được sử dụng để cứu dữ liệu quan trọng với những công ty uy tín hơn sử dụng phòng sạch class 100 không có bụi và tĩnh điện. Kỹ thuật phục hồi. Khôi phục dữ liệu từ phần cứng bị hư hỏng vật lý có thể liên quan đến nhiều kỹ thuật. Một số hư hỏng có thể được sửa chữa bằng cách thay thế các bộ phận trong đĩa cứng. Chỉ điều này có thể làm cho đĩa có thể sử dụng được, nhưng vẫn có thể có hư hỏng logic. Một quy trình chụp ảnh đĩa chuyên dụng được sử dụng để khôi phục mọi bit có thể đọc được từ bề mặt. Sau khi hình ảnh này được thu thập và lưu trên một phương tiện đáng tin cậy, hình ảnh có thể được phân tích một cách an toàn về hư hỏng lôgic và có thể sẽ cho phép phần lớn hệ thống file gốc được tái tạo. Sửa chữa phần cứng. Một quan niệm sai lầm phổ biến là một bảng mạch in (PCB) bị hỏng có thể được thay thế đơn giản trong quá trình khôi phục bằng một PCB giống hệt từ một ổ đĩa bình thường. Mặc dù điều này có thể hoạt động trong một số trường hợp hiếm hoi trên các ổ đĩa cứng được sản xuất trước năm 2003, nhưng nó sẽ không hoạt động trên các ổ đĩa mới hơn. Bo mạch điện tử của các ổ đĩa hiện đại thường chứa dữ liệu thích ứng dành riêng cho ổ đĩa (thường là bản đồ các thành phần xấu và các thông số điều chỉnh) và các thông tin khác cần thiết để truy cập dữ liệu trên ổ đĩa một cách chính xác. Bản thay thế thường cần thông tin này để khôi phục hiệu quả tất cả dữ liệu. Bo mạch thay thế có thể cần được lập trình lại. Một số nhà sản xuất (Seagate chẳng hạn) lưu trữ thông tin này trên chuỗi chip EEPROM, chip này có thể được tháo ra và chuyển sang bo mạch thay thế. Mỗi ổ đĩa cứng có cái được gọi là "system area" hay "service area"; phần này của ổ đĩa, không thể truy cập trực tiếp cho người dùng cuối, thường chứa firmware của ổ đĩa và dữ liệu thích ứng giúp ổ đĩa hoạt động trong các thông số bình thường. Một chức năng của khu vực hệ thống là ghi lại các cung bị lỗi trong ổ đĩa; về cơ bản cho ổ đĩa biết nơi nó có thể và không thể ghi dữ liệu. Danh sách khu vực cũng được lưu trữ trên các chip khác nhau gắn với PCB và chúng là duy nhất cho mỗi ổ đĩa cứng. Nếu dữ liệu trên PCB không khớp với những gì được lưu trữ trên đĩa, thì ổ đĩa sẽ không hiệu chỉnh đúng cách. Trong hầu hết các trường hợp, các đầu đọc ổ đĩa sẽ click vì chúng không thể tìm thấy dữ liệu khớp với những gì được lưu trữ trên PCB. Lỗi logic. Thuật ngữ "lỗi logic" nói đến tình trạng các lỗi không do các vấn đề về phần cứng và yêu cầu yêu cầu giải pháp cấp độ phần mềm. Hỏng phân vùng, và lỗi file systems, phương tiện. Trong một số trường hợp, dữ liệu trên ổ đĩa cứng có thể không đọc được do bảng phân vùng hoặc hệ thống file bị hỏng hoặc do lỗi phương tiện (không liên tục). Trong phần lớn các trường hợp này, ít nhất một phần dữ liệu gốc có thể được phục hồi bằng cách sửa chữa bảng phân vùng hoặc hệ thống file bị hỏng bằng phần mềm khôi phục dữ liệu chuyên dụng như Testdisk; phần mềm như dd rescue có thể tạo ảnh phương tiện bất chấp lỗi gián đoạn và ảnh dữ liệu thô khi có bảng phân vùng hoặc hệ thống file bị hỏng. Loại phục hồi dữ liệu này có thể được thực hiện bởi những người không có chuyên môn về phần cứng ổ đĩa vì nó không yêu cầu thiết bị vật lý đặc biệt hoặc quyền truy cập vào đĩa cứng. Đôi khi dữ liệu có thể được khôi phục bằng các phương pháp và công cụ tương đối đơn giản; các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu sự can thiệp của chuyên gia, đặc biệt nếu các phần của tệp không thể khôi phục được. Data carving là việc khôi phục các phần của fiile bị hỏng bằng cách sử dụng kiến thức về cấu trúc của chúng. Danh sách phần mềm khôi phục dữ liệu. Bootable. Không phải lúc nào cũng có thể thực hiện khôi phục dữ liệu trên hệ thống đang chạy. Do đó, boot disk, live CD, live USB, hoặc bất kỳ loại phân phối trực tiếp nào khác đều chứa một hệ điều hành tối thiểu.
1
null
Dưới đây là danh sách các bộ phim điện ảnh có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Danh sách này chỉ tính tới doanh thu phòng vé tại các rạp của phim chứ không tính tới các doanh thu phụ khác như tiền bán băng video hay chiếu trên truyền hình.
1
null
Giải Annie là một giải thưởng của Hoa Kỳ trao cho các thành tựu trong lĩnh vực hoạt hình. The Annies do chi nhánh tại Los Angeles của Hiệp hội phim hoạt hình quốc tế, ASIFA-Hollywood trao tặng kể từ năm 1972. Ban đầu được lập ra để ghi nhận những đóng góp suốt đời hoặc toàn bộ sự nghiệp cho lĩnh vực hoạt hình, kể từ năm 1992 nó được trao cho các phim riêng lẻ. Các thành viên của ASIFA-Hollywood gồm ba nhóm: thành viên thông thường, thành viên bảo trợ và thành viên sinh viên. Tất cả các nhà chuyên môn, sinh viên và người hâm mộ hoạt hình đều có thể tham gia ASIFA-Hollywood và phải trả một mức phí hội viên. Một số thành viên chuyên môn được tuyển chọn sẽ được tham gia bầu chọn cho giải Annie. Giải Annie lần thứ 41 diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 2014, trong khuôn viên UCLA.
1
null
Cá chai (Danh pháp khoa học: Platycephalus indicus) là một loài cá biển trong họ cá chai (Platycephalidae) sống tại vùng cửa biển. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế, được dùng để chế biến thành nhiều món ăn. Đặc điểm. Cá chai có thân tròn, dài đầu rất bằng, dẹt và rộng, gần giống như cá bống. Cá không quá lớn, chúng có độ dài từ 10–20 cm và đến chừng 40 cm. Đường góc và gai trên đầu cá chai thường trơn láng và gai ngắn hơn nhiều so với các loài cá khác. Cá chai nhìn bề ngoài xấu xí, thô ráp gồ ghề, trông cá to hơn cổ tay người lớn, chúng trông có da xám thô, thân dài, đuôi nhọn, đầu tròn to dẹt và hai mắt lồi. Cá chai thịt dày, nhiều, mỗi con cá to nặng gần cả ký, thịt thơm, dai, hơi khô, chắc như thịt gà, rất ít xương nhỏ, phần thịt ở đầu cá ngon vì dưới hai mắt cá có một lớp thịt ngon. Ngoài phần thịt thơm ngon, phần xương hàm của cá vì thịt ở đấy mềm và ngọt. Thịt cá chai có nhiều calci, vitamin D tự nhiên. Giá trị và khai thác. Ở Việt Nam, ngư dân vùng biển vẫn thường đánh bắt cá chai vào khoảng tháng 2 - 3 âm lịch là kỳ trúng cá. Tại các chợ quê, vùng trung du, cá chai được bày bán nhiều với giá khá rẻ. Tuy nhiên hiện nay, cá chai có tên trong danh sách cá đặc sản của những nhà hàng. Người ta sơ chế cá bằng cách sau khi mổ vứt bỏ bộ ruột, dùng dao xẻ dọc theo bụng cá từ đầu đến sát đuôi sau đó cho hành lá, ớt xanh giã nhỏ, muối hột vào bụng cá, kẹp bằng vỉ và đưa lên bếp than hồng, cá nướng sơ một lửa thì đặt lá lốt lên. Tùy theo cá to hay nhỏ mà sắp đặt lớp lá lốt dày hay mỏng để lửa không bén vào da cá. Khi lớp lá lốt vừa cháy xem xém cũng là lúc thịt cá chai chín tới. Sau khi làm xong, thịt cá được để nguyên con hay cắt thành lát tùy theo cách chế biến của nhiều người. Nếu làm món cá chai nướng thì con nhỏ có thể để nguyên, con lớn cắt thành từng khoanh tròn đều rồi ướp muối ớt với nước sả, thêm các gia vị khác rồi đem nướng lửa than. Ngoài ra còn có món cá chai kho keo, chúng cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên, kho rim hay kho tộ, đặc biệt kho với nghệ tươi, nếu cá chai nướng trui là không cần ướp bất kỳ loại gia vị nào cả để giữ nguyên hương vị giòn ngọt của cá, ngoài ra còn món cá chai nướng mỡ chài lá lót. Cá chai ăn kèm rau cải cuốn với bánh tráng, chấm với nước sốt chua ngọt gồm có cà chua. Cá chai kho còn thích hợp dùng với xôi trắng, cháo trắng hay cháo gạo lứt.
1
null
Cá rạn san hô là các loài cá sống giữa các rạn san hô hoặc trong mối quan hệ gần gũi với các rạn san hô như việc cộng sinh chặt chẽ. Hiện nay, sự mất mát và sự xuống cấp của môi trường sống rạn san hô, mức độ gia tăng ô nhiễm, đánh bắt quá mức và bao gồm cả việc sử dụng các hoạt động đánh bắt hủy diệt đang đe dọa sự sống còn của các rạn san hô và các loài cá rạn san hô liên quan. Môi trường. Rạn san hô tạo thành hệ sinh thái phức tạp với đa dạng sinh học to lớn. Rạn san hô chiếm ít hơn một phần trăm của diện tích bề mặt các đại dương trên thế giới, nhưng chúng cung cấp một môi trường sống cho 25% của tất cả các loài cá biển. Cá rạn san hô quý hiếm vì chúng chỉ có ở các vùng biển nhiệt đới. Hầu hết các rạn san hô ven bờ đều là nơi cư trú lý tưởng cho các loài cá khi tới kỳ sinh nở. Môi trường sống rạn san hô là một sự tương phản sắc nét với môi trường sống nước mở tạo nên 99% của các đại dương trên thế giới. Quần xã sinh vật ở rạn san hô hình thành sau hàng triệu năm đồng tiến hóa của các loài tảo, cá và động vật không xương sống, và kết quả là hình thành một môi trường sinh thái phức tạp và đông đúc. Các loài cá sống trong đấy cũng hình thành nên nhiều đặc điểm và tập tính đặc thù trong việc sinh tồn. Các loài. Hơn 4.000 loài cá sống tại các rạn san hô hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô trên tổng số gần 7.000 loài cá sinh sống tại vùng biển này nhiều loài có giá trị kinh tế cao, chẳng hạn như các loài cá mú, cá hồng, cá hè, cá trích, cá cơm… trong đó có tổng số 2.631 loài cá rạn san hô được mô tả rạn san hô Đông Ấn. Các rạn san hô là nơi trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô, chẳng hạn như các loài cá bướm ("Chaetodontidae"), cá thia ("Pomacentridae"), cá bướm gai ("Pomacanthidae"), cá mó ("Scaridae") nhiều màu sắc. Ngoài ra còn có các nhóm cá khác như cá mú ("Epinephelinae"), cá hồng ("Lutjanidae"), Haemulidae và cá bàng chài ("Labridae"). Ở khu vực Đông Ấn bao gồm Vùng Tam giác san hô (Indonesia, Philippines, Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea và quần đảo Solomon), biển Đông, biển Andaman (Thailand, Myanmar và quần đảo Andaman, Ấn Độ) và đảo Christmas của Ấn Độ Dương đã có tổng số 2.631 loài cá rạn san hô được mô tả trong bộ sách "Các loài cá rạn san hô khu vực Đông Ấn" có 25 loài mới đối với giới khoa học với khoảng 3.600 bức ảnh màu đặc sắc, trong đó khoảng 40% ảnh chưa từng được công bố trước đây, các loài mới được phát hiện như Pseudanthias mica, Pteropsaron longipinnis, Aspasmichthys alorensis (vùng biển Indonesia), Lepidichthys akiko (ngoài khơi bờ biển phía tây New Guinea), cá bống Tryssogobius sarah (sống tại độ sâu khoảng 40m-70m), Pteroidichthys amboinensis, Cá ếch Antennarius commersoni, cá chình, cá bơn... Chỉ tính riêng ở Việt Nam đã có 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất: họ cá thia Pomacentridae với 91 loài, họ cá bàng chài Labridae với 72 loài, họ cá bướm Chaetodontidae với 49 loài và họ cá mó Scaridae với 41 loài. Riêng vùng biển Nha Trang có 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm, ở Quần đảo Trường Sa, 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quý hiếm như: cá mao tiên, cá bàng chài, cá hóa chuột, cá thia được ưa chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc. Đặc điểm. Phần lớn các loài các trong rạn san hô là cá vây tia sở hữu xương vây dạng tia sắc nhọn và nhiều gai, cung cấp khả năng tự vệ đáng kể, các gai trên vây thậm chí có thể mắc vào da thịt của cá dữ hoặc có mang nọc độc. Nhiều loài cá rạn san hô mang màu sắc ngụy trang để làm rối trí kẻ thù. Các loài cá sống tại rạn san hô cũng có nhiều hành vi thích nghi phức tạp, ví dụ như những loài cá nhỏ lẩn trốn kẻ thù bằng cách ẩn náu trong các khe hở hoặc tụ tập lại thành đàn lớn để giảm nguy cơ bị ăn thịt. Một số loài kiếm ăn trong rạn san hô theo từng đàn, và khi kiếm ăn xong chúng trở về nơi ẩn náu cố định để lẩn trốn cá dữ. Tuy nhiên các hang hốc, khe hở vẫn có thể bị tấn công bởi những loài ăn thịt, vì vậy một số loài như cá nóc gai tụ tập lại thành bầy trong các hang hốc và đồng loại chìa gai nhọn ra bên ngoài để chống lại kẻ thù. Trong số vô số các cư dân, các loài cá sống ở đây cá nổi bật là đặc biệt đầy màu sắc. Hàng trăm loài cá có thể tồn tại trong một khu vực nhỏ của một rạn san hô. Ở các vùng, tùy theo đặc tính sinh trưởng mà có loài cá rất hiếm, chẳng hạn như Cá thần tiên là loài cá sống rất đơn lẻ, không thành bầy. Nhiều khi cả vùng biển rộng 1km2 chỉ có chừng 10 con. Chính sự khan hiếm khiến cá thần tiên được bán giá cao. Ngược lại có loài cá như cá bàng chài, cá thìa lại sống tập trung thành từng đàn, mỗi đàn có tới 1.000 con. Cha mẹ của các loài cá san hô khi sống trong môi trường nước với nền nhiệt độ cao có khả năng điều chỉnh giới tính của con non, nếu nền nhiệt độ trung bình nước tăng 1,5 độ C sẽ làm giảm tỷ lệ cá cái được sinh ra tới 30%, tỷ số giới tính cái của con non được khôi phục khi cá bố, mẹ được nuôi ở nhiệt độ thấp hơn. Độc tố. Các loài cá rạn san hô cũng có thể gây độc tố, có ghi nhận về loại độc tố CTXs được xác định có nguồn gốc từ một số loài vi tảo sống đáy, thường sống bám trên các loài tảo lớn hay rong biển ở khu vực rạn san hô. Các loài cá ăn thực vật có thể bị tích lũy độc tố này khi ăn các loài rong tảo. Các loài cá hoặc sinh vật khác trong chuỗi thức ăn biển sẽ tiếp tục tích lũy độc tố khi ăn những loài cá đã tích lũy độc tố CTXs. Độc tố này sẽ trung chuyển lên thang bậc cao hơn của chuỗi thức ăn biển, dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho con người. Thông thường cá thể cá càng có kích cỡ lớn, tập tính ăn động vật sẽ có nguy cơ tích lũy hàm lượng độc tố càng cao, càng nguy hiểm. Một số loài như cá hồng thường sống xung quanh khu vực các rạn san hô nên có nguy cơ cao bị tích lũy độc tố CTXs. Ngoài ra, nhiều loài động vật biển khác như cá mú, cá ngừ, cá chình biển cũng không loại trừ khả năng bị nhiễm độc tố tự nhiên này. Thông thường chúng an toàn để ăn, nhưng tùy điều kiện môi trường sống, chúng sẽ tích lũy độc tố ngẫu nhiên vào nguồn thức ăn của chúng. Khó cảnh báo, dự đoán được loài cá nào, thời điểm nào tích lũy độc tố gây ngộ độc, cũng khó xác định nguồn gốc các loài cá trên đại dương do tập tính bơi, di chuyển xa và rộng của chúng. Cần thận trọng với những loài cá có nguồn gốc từ vùng rạn san hô, không ăn quá nhiều trong một khẩu phần ăn.
1
null