text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Lỗ phun lạnh là một khu vực của đáy đại dương nơi hydro sulfide, mêtan và chất lỏng giàu hydrocarbon khác rò rỉ lên, thường dưới hình thức của một vũng nước muối. "Lạnh" không có nghĩa là nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nước xung quanh. Ngược lại, nhiệt độ của nó thường là cao hơn một chút. Lỗ phun lạnh tạo thành một quần xã sinh vật hỗ trợ một số loài đặc hữu. Các lỗ phun lạnh phát triển địa hình độc đáo theo thời gian, nơi mà phản ứng giữa khí mêtan và nước biển tạo thành đá cacbonat và rạn san hô. Những phản ứng này cũng có thể phụ thuộc vào hoạt động của vi khuẩn. | 1 | null |
Cryptocentrus cinctus là một loài cá biển thuộc chi "Cryptocentrus" trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1936.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "cinctus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "quấn quanh", hàm ý đề cập đến các vệt sọc nâu trên thân màu xám của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống.
"C. cinctus" có phân bố rộng khắp khu vực Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ vịnh Mannar (Ấn Độ) cùng Maldives và Sri Lanka trải dài về phía đông, băng qua Bangladesh và Đông Nam Á đến quần đảo Caroline (Palau và Chuuk) cùng quần đảo Solomon, phía nam đến bờ bắc Úc và Nouvelle-Calédonie, ngược lên phía bắc đến quần đảo Yaeyama (Nam Nhật Bản).
Ở Việt Nam, "C. cinctus" được ghi nhận tại vịnh Nha Trang và quần đảo Hà Tiên.
"C. cinctus" sống trên nền cát và thảm cỏ biển trong đầm phá và rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.
Mô tả.
Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở "C. cinctus" là 10 cm. Cá có hai biến thể kiểu hình, màu vàng và trắng nhạt. Cá thể trắng có 5 vạch sọc nâu ở hai bên thân, nhưng rất nhạt ở cá thể vàng. Cả hai dạng đều có những chấm màu xanh óng hoặc trắng trên đầu và phần thân trước, cũng như các vây. Có vệt nâu mỏng dọc theo mép hàm trên.
Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9.
Phân loại.
Theo cây phát sinh loài của Nam và Rhee (2020), "C. cinctus" có quan hệ gần với hai chi "Oxyurichthys" and "Yongeichthys".
Sinh thái.
"C. cinctus" sống cộng sinh và ở cùng một hang với tôm gõ mõ. Thức ăn của "C. cinctus" là tảo và động vật hai mảnh vỏ.
Thương mại.
"C. cinctus" là một thành phần trong ngành buôn bán cá cảnh. Đây là một trong 20 loài cá cảnh được nhập khẩu nhiều nhất vào Thụy Sĩ giai đoạn 2014–2017. | 1 | null |
Pin Li-ion hay pin lithi-ion / pin lithium-ion, có khi viết tắt là LIB, là một loại pin sạc. Trong quá trình sạc, các ion Lithi chuyển động từ cực dương sang cực âm, và ngược lại trong quá trình xả (quá trình sử dụng). LIB thường sử dụng điện cực là các hợp chất mà cấu trúc tinh thể của chúng có dạng lớp (layered structure compounds), khi đó trong quá trình sạc và xả, các ion lithi sẽ xâm nhập và điền đầy khoảng trống giữa các lớp này, nhờ đó phản ứng hóa học xảy ra. Các vật liệu điện cực có cấu trúc tinh thể dạng lớp thường gặp dùng cho cực âm là các hợp chất oxide kim loại chuyển tiếp như LiCoO2, LiMnO2, v.v….; dùng cho điện cực dương là graphite. Dung dịch điện ly của pin cho phép các ion lithi chuyển dịch từ cực này sang cực khác, nghĩa là có khả năng dẫn ion lithi. Tuy nhiên, yêu cầu là dung dịch này không được dẫn điện.
LIB thường được dùng cho những thiết bị điện di động, phổ biến nhất là pin sạc cho các thiết bị điện tử cầm tay. Pin Li-ion có mật độ năng lượng cao, hiệu ứng nhớ rất nhỏ, và ít bị tự xả. Hiện nay ở các nước phát triển, LIB đang được chú trọng phát triển trong quân đội, ứng dụng cho các phương tiện di chuyển chạy điện và kĩ thuật hàng không. Nó được kì vọng sẽ thay thế cho ắc quy chì trong ô tô, xe máy và các loại xe điện. Hơn nữa, việc thay thế cho ắc quy chì còn hứa hẹn việc đảm bảo môi trường sạch, nâng cao an toàn sử dụng do tránh được việc sử dụng dung dịch điện ly chứa acid, và hạn chế phát thải kim loại nặng ra môi trường, trong khi pin Li-ion vẫn đảm bảo một điện thế ngang với ắc quy.
Thành phần hóa học, hiệu năng, giá thành và độ an toàn là các yếu tố cơ bản quy định các loại LIB khác nhau. Các thiết bị điện cầm tay (như điện thoại di động, laptop) hiện nay hầu như sử dụng LiCoO2 (viết tắt LCO) lithium cobalt oxide làm cực âm. Chất này có mật độ năng lượng cao, nhưng kém an toàn, đặc biệt nguy hiểm khi pin bị rò rỉ. Lithium sắt phosphat (LiFePO4, hay LFP), lithi mangan oxide (LiMn2O4, Li2MnO3, hay gọi chung là LMO) và lithi nickel mangan cobalt oxide (LiNiMnCoO2, hay NMC) là các vật liệu dương cực phổ biển khác, tuy nhiên chúng có mật độ năng lượng thấp hơn LCO, nhưng lại có vòng đời lâu hơn và an toàn hơn. Những pin dùng các vật liệu này thường được dùng trong các thiết bị điện y tế. Đặc biệt NMC hiện nay là ứng viên hàng đầu cho pin ứng dụng trong xe chạy điện. Lithi nickel cobalt nhôm oxide (LiNiCoAlO2 hay NCA) và lithi titanat (Li4Ti5O12 hay LTO) được sử dụng trong những mục đích đặc biệt. Pin lithi-lưu huỳnh hay pin lithi-sulfide là loại pin mới được phát triển, mang nhiều triển vọng nhờ hiệu năng cao và khối lượng nhỏ.
Do pin lithi-ion chứa dung dịch điện ly dễ cháy, nên nó trở nên đặc biệt nguy hiểm khi áp suất bên trong cell pin tăng cao khi được sạc và xả với cường độ dòng điện lớn. Nếu như một viên pin được sạc quá nhanh, nó có thể gây đoản mạch dẫn đến cháy nổ. Do nguy cơ này, các quy chuẩn kiểm tra dành cho LIB nghiêm ngặt hơn cho các loại pin dung dịch điện ly acid rất nhiều. Một ví dụ về lỗi pin gây ra những thiệt hại nghiêm trọng là sự cố về pin của Samsung Galaxy Note 7 năm 2016.
Các lĩnh vực nghiên cứu về pin lithium-ion bao gồm kéo dài vòng đời pin, mật độ năng lượng, an toàn và giảm chi phí cho pin.
Lịch sử.
Phát minh và phát triển.
Pin Lithium đã được nhà hóa học người Anh M. Stanley Whittingham, hiện tại dạy cho Đại học Binghamton, khi ông làm việc cho Exxon vào những năm 1970. Whittingham đã sử dụng titan (IV) sulfide và kim loại lithi làm điện cực. Tuy nhiên, pin sạc lithium này không bao giờ có thể đưa ra thực tế. Titan disulfide là một lựa chọn tồi, vì nó phải được tổng hợp trong điều kiện chân không hoàn toàn. Điều này là cực kỳ tốn kém (~ 1000 USD cho mỗi kilogram titan disulfide trong những năm 1970). Khi tiếp xúc với không khí, titan disulfide phản ứng tạo thành các hợp chất hydro sulfide có mùi khó chịu. Vì lý do này và các lý do khác, Exxon đã ngưng sản xuất pin titan disulfide - lithium này của Whittingham. Pin có điện cực lithium kim loại đã cho thấy các vấn đề về an toàn, vì lithium là một chất phản ứng mạnh; Nó cháy trong điều kiện khí quyển bình thường vì có nước và oxy trong không khí. Do vậy việc nghiên cứu đã chuyển qua phát triển pin không sử dụng kim loại lithi, mà sử dụng các hợp chất hóa học của lithium, với khả năng chấp nhận và giải phóng các ion lithium.
Pin Li-ion lần đầu được thương mại hóa nhờ Sony Energitech năm 1991. Ngày nay, pin li-ion đã trở thành loại pin thống trị thị trường pin dành cho thiết bị di động trên thế giới.
Nguyên tắc hoạt động.
Các chất phản ứng trong phản ứng điện hóa ở pin lithi-ion là nguyên liệu điện cực âm và dương, dung dịch điện ly cung cấp môi trường dẫn cho ion lithi dịch chuyển giữa 2 điện cực. Dòng điện chạy ở mạch ngoài pin khi pin chạy.
Ion lithi di chuyển ở trong cả hai điện cực trong quá trình phản ứng. Đa phần các nguyên liệu điện cực hiện nay là các vật liệu cho phép ion lithi xâm nhập và giữa mạng tinh thể, mà không hoặc ít làm xáo trộn vị trí các nguyên tử còn lại trong mạng trong quá trình xâm nhập lithi (lithiation, intercalation/intercalation/insertion process), và ngược lại ion lithi rời khỏi mạng tinh thể (deintercalation/delithiation/extraction process).
Khi xả, ion lithi (mang điện dương) di chuyển từ cực âm (anode), thường là graphite, C6 trong phản ứng dưới đây, qua dung dịch điện ly, sang cực dương, tại đây vật liệu dương cực sẽ phản ứng với ion lithi. Để cân bằng điện tích giữa 2 cực, cứ mỗi ion Li dịch chuyển từ cực âm sang cực dương (cathode) trong lòng pin, thì ở mạch ngoài, lại 1 electron chuyển động từ cực âm sang cực dương, nghĩa là sinh ra dòng điện chạy từ cực âm sang cực dương (vì hạt mang điện lúc này là các electron mang điện tích âm)
Khi sạc diễn ra quá trình ngược lại, dưới điện áp sạc, electron bị buộc chạy từ điện cực dương của pin (nay trở thành cực âm), ion Li tách khỏi cực dương di chuyển trở về điện cực âm của pin (nay đã đóng vai trò cực dương). Như vậy, pin đảo chiều trong quá trình sạc và xả. Tên gọi điện cực dương hay âm cần được xác định dựa theo bản chất của phản ứng và quá trình xảy ra phản ứng mà ta đang theo dõi. Trong bài viết này (và trong đa phần các bài báo khoa học), cực âm (anode) và cực dương (cathode) của pin luôn là tên gọi dựa trên trạng thái xả.
Bán phản ứng tại cực dương (cathode) trong vật liệu dạng lớp LCO được viết như sau (chiều thuận là sạc, chiều nghịch là xả):
LiCoO2 formula_1 CoO2 + Li+ + e-
Bán phản ứng tại cực âm (anode) trong vật liệu dạng lớp graphite (chiều thuận là sạc, chiều nghịch là xả):
C6 + Li+ + e- formula_1 LiC6
Phản ứng của cả pin (chiều thuận là sạc, chiều nghịch là xả)
C6 + LiCoO2 formula_1 LiC6 + CoO2
Như vậy khi sạc, C60 (anode) bị khử thành C61-, Co3+ bị oxy hóa thành Co4+, và ngược lại khi xả.
Về cơ bản các phản ứng luôn có giới hạn. Nếu như xả quá mức (nhét thừa ion lithi) một lithi cobalt oxide đã bão hòa sẽ dẫn đến hình thành lithi oxide, theo phản ứng một chiều sau:
LiCoO2 + Li+ + e- → Li2O + CoO
Nếu sạc quá thế pin LCO lên trên 5,2 V sẽ dẫn đến hình thành cobalt IV oxide, theo phản ứng một chiều sau, điều này đã được kiểm chứng bằng nhiễu xạ tia X.
LiCoO2 → Li+ +e- + CoO2
Cấu tạo pin.
Điện cực dương (Cathode).
Vật liệu dùng làm điện cực dương thường từ LiCoO2 và LiMnO4. Vật liệu trên cơ sở là cobalt mở rộng cấu trúc pseudo-tetrahedral (tứ diện giả), cho phép khuếch tán ion lithium theo 2 chiều. Đây là những vật liệu lí tưởng do nhiệt dung riêng cao, dung tích lớn, khả năng tự xả thấp, có điện thế xả cao và hiệu suất chu trình tốt. Hạn chế của nó là giá cao do chứa cobalt là một kim loại hiếm, và kém bền nhiệt. Vật liệu cơ sở là mangan có hệ tinh thể lập phương, cho phép ion lithi khuếch tán theo cả ba chiều. Vật liệu này đang được quan tâm bởi mangan rẻ và phổ biến hơn cobalt, có hiệu năng cao hơn, vòng đời dài hơn, nếu như một vài hạn chế khác của nó được khắc phục. Những hạn chế này bao gồm khả năng hòa tan vật liệu mangan trong dung dịch điện ly, làm điện cực kém bền và giảm công suất pin. Vật liệu cực dương chứa cobalt là loại phổ biến nhất, tuy nhiên những vật liệu khác hiện đang được đầu tư nghiên cứu nhằm hạ giá thành, và tăng công suất pin. Đến năm 2017, LiFePO4 được kì vọng đem lại ứng dụng cao cho pin kích thước lớn như các pin dùng cho xe điện nhờ giá rẻ, công suất cao, dù vật liệu này kém dẫn điện và việc dùng chất phụ gia dẫn điện cacbon là bắt buộc.
Điện cực Âm (Anode).
Vật liệu điện cực âm thường dùng là graphite và các vật liệu cacbon khác. Chúng rất rẻ và phổ biến cũng như có độ dẫn điện tốt và có cấu trúc cho phép ion lithi xen kẽ vào giữa các lớp trong mạng cacbon, nhờ đó có thể dự trữ năng lượng trong khi cấu trúc tinh thể có thể phình ra tới 10%. Silicon cũng được dùng như vật liệu âm cực bởi nó cũng có thể chứa ion lithi, thậm chí nhiều hơn cacbon, tuy nhiên khi "chứa" ion lithi, silicon có thể phình ra đến hơn 400% thể tích ban đầu, vì thế phá vỡ kết cấu pin.
Silicon có thể dùng làm điện cực âm tuy nhiên phản ứng của nó với Li có thể gây nứt gãy vật liệu. Vết nứt này làm những lớp Si bên trong tiếp xúc trực tiếp với dung dịch điện ly nên có thể bị phân hủy hình thành lớp điện ly rắn giao pha solid electrolyte interphase (SEI) trên bề mặt Si mới hình thành. Lớp SEI này có thể dày lên ngăn chặn quá trình khuếch tán của Li+ và làm giảm dung lượng của điện cực cũng như công suất pin và giảm độ bền của âm cực. Nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc do nứt gãy của Si, như tổng hợp Si dưới dạng sợi nano, ống nano, dạng khối cầu rỗng, hạt nano, các cấu trúc xốp nano.
Dung dịch điện ly (electrolyte).
Dung dịch điện ly hay chất điện ly là môi trường truyền ion lithi giữa các điện cực trong quá trình sạc và xả pin. Chính vì thế, nguyên tắc cơ bản của dung dịch điện ly cho pin Li-ion là phải có độ dẫn ion tốt, cụ thể là độ dẫn ion lithi ở mức 10−2 S/cm ở nhiệt độ phòng, tăng tầm 30-40% khi lên 40oC và giảm nhẹ khi nhiệt độ xuống 0oC. Trong quá trình sạc và xả pin, khi ion lithi di chuyển trong lòng pin, dẫn đến chênh lệch điện thế, pin sinh ra dòng điện ở mạch ngoài nơi electron truyền từ cực âm sang dương (luôn cùng chiều với ion lithi), để đảm bảo phản ứng xảy ra trong pin và pin không bị đoản mạch, dung dịch điện ly cần thiết là chất cách điện tốt, nghĩa là độ dẫn electron của dung dịch này phải bằng hoặc dưới mức 10−8 S/cm. Dung dịch điện ly lỏng dùng trong pin Li-ion chứa muối lithi, như LiPF6, LiBF4 hay LiClO4 trong dung môi hữu cơ như etylen cacbonat, dimetyl cacbonat, và dietyl cacbonat.
Do các dung môi hữu cơ thường dễ phân hủy ở cực âm trong quá trình sạc, nên trong lần sạc đầu tiên, thường ở cực âm sẽ hình thành lớp điện ly rắn giao pha (solid electrolyte interphase, SEI), có thể giảm độ dẫn của âm cực. Lớp giao pha này có thể ngăn chặn sự phân hủy của dung dịch điện ly, và từ đó hình thành một lớp giao diện bền.
Dung dịch điện ly composit dựa trên nền polymer hữu cơ POE (poly(oxyethylene)) cũng có thể là một lớp giao diện bền. Nó có thể dùng để phủ lên bề mặt điện cực để bảo vệ trong pin Li-polyme, hay trong những pin li-ion bình thường khác.
Để hạn chế sự rò rỉ của dung dịch điện ly với dung môi hữu cơ, và tăng tính an toàn cũng như giảm thiểu khả năng bắt cháy khi dung môi này gặp không khí, dung môi gel, polymer, hay các chất điện ly dạng rắn từ ceramic đang được chú trọng phát triển.
Khi sử dụng chất điện ly dạng rắn (solid electrolyte), ta thu được một pin li-ion dạng rắn, khi đó, có thể loại bỏ lớp màng ngăn, đơn giản hóa quá trình lắp ráp, tăng tín an toàn cho pin.
Cơ chế sạc và xả.
Quá trình điều tiết sạc/xả một tế bào pin Li-ion và một hệ pin Li-ion hoàn chỉnh, bao gồm nhiều tế bào pin lắp nối tiếp, tương đối khác biệt.
Đối với một tế bào pin Li-ion được sạc/xả qua hai giai đoạn:
1 – Chế độ dòng điện không đổi: constant current (CC)
2 – Chế độ điện thế không đổi: constant voltage (CV)
Đối với một hệ pin Li-ion hoàn chỉnh, cần 3 giai đoạn
1 – Chế độ dòng điện không đổi: constant current (CC)
2 – Cân bằng
3 – Chế độ điện thế không đổi: constant voltage (CV)
Ở chế độ dòng điện không đổi, bộ sạc sẽ áp một dòng điện không đổi lên pin thông qua một điện thế ổn định tăng dần cho đến khi đạt đến điện thế tới hạn của pin. Ở chế độ cân bằng, bộ sạc giảm dần dòng điện sạc lên pin, hoặc điều tiết bật tắt dòng điện sạc để trạng thái sạc cho từng tế bào pin đạt trạng thái cân bằng trong cả mạch, cho đến khi tất cả các tế bào trong mạch đều cân bằng. Một số thiết bị sạc điều tiết cân bằng bằng cách sạc lần lượt từng tế bào pin, tuy nhiên điều này kéo dài thời gian sạc, việc tạo thuật toán tối ưu hóa quá trình cân bằng này có thể tăng hiệu năng và tối ưu hóa thời gian sạc pin. Ở chế độ điện thế cân bằng, bộ sạc áp một điện thế bằng với điện thế tới hạn của mỗi tế bào nhân với số tế bào lắp nối tiếp lên toàn bộ pin, đây chính là quá trình xả, vì thế dòng điện sẽ giảm về 0, đến khi dòng điện dưới ngưỡng 3% giá trị ban đầu của dòng điện sạc, thì pin ngừng hoạt động. Nếu như sạc/xả vượt ngưỡng thế năng và dòng điện cho phép, có thể dẫn đến nổ pin.
Nhiệt độ hoạt động.
Nhiệt độ giới hạn của pin khi sạc quan trọng hơn nhiệt độ xả (nhiệt độ lúc sử dụng). Các nhà khoa học nhận thấy rằng chính việc hoạt động ở nhiệt độ quá cao làm giảm tuổi thọ pin. Pin sẽ hoạt động tốt nhất khi sạc ở 5-45oC, lúc này có thể sạc tốc độ cao. Nhiệt độ thấp hơn, tức 0-5 oC có thể sạc được nhưng dòng điện sẽ giảm, dù trong quá trình sạc, nhiệt độ của pin sẽ tăng lên đôi chút do điện trở trong của pin. Hiện tượng tăng nhiệt độ trong quá trình sạc là nguyên nhân làm giảm hiệu năng pin, khi nhiệt độ tăng lên trên 45 oC pin sẽ bị chai nhanh chóng. Mặc dầu vậy khi sạc ở nhiệt độ thấp, điện trở trong của pin lại tăng và làm giảm tốc độ và tăng thời gian sạc.
Pin LIB không nên sạc ở nhiệt độ dưới 0 oC. Ở nhiệt độ này, tuy hệ pin đang được sạc bình thường, nhưng do ở nhiệt độ thấp, độ dẫn của vật liệu điện cực kém sẽ làm giảm khả năng phản ứng của ion lithi với vật liệu điện cực, khi đó lithi sẽ được mạ lên bề mặt điện cực thay vì khuếch tán vào sâu bên trong vật liệu và tham gia phản ứng trong điều kiện sạc lạnh, lớp mạ này bám chặt trên điện cực dù có tiếp tục sạc hay xả. Vì thế hầu hết các pin đều không thể hoạt động ngoài khoảng 0-45 oC vì yếu tố an toàn. | 1 | null |
Hồng Thừa Trù (chữ Hán: 洪承畴, 16 tháng 10 năm 1593 – 3 tháng 4 năm 1665), tự Ngạn Diễn, hiệu Hanh Cửu , người trấn Anh Đô, huyện cấp thị Nam An, địa cấp thị Tuyền Châu, Phúc Kiến, là một đại thần, tướng lãnh cuối đời Minh, đầu đời Thanh, trong lịch sử Trung Quốc.
Trấn áp khởi nghĩa.
Năm Vạn Lịch thứ 44 (1616), Thừa Trù đỗ tiến sĩ, dần thăng đến Thiểm Tây Bố chánh sứ Tham chính. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), đế cho rằng Thừa Trù có tài cầm quân, thăng làm Duyên Tuy tuần phủ, Thiểm Tây tam biên tổng đốc, sai ông trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Thừa Trù liên tiếp giết được nhiều thủ lĩnh nghĩa quân, được gia hàm Thái tử thái bảo, Binh bộ thượng thư, kiêm chức Đốc Hà Nam, Sơn, Thiểm, Xuyên, Hồ quân vụ. Khi ấy Thừa Trù đánh đuổi thủ lĩnh của các thủ lĩnh nghĩa quân là Sấm vương Cao Nghênh Tường, đế bèn lấy Lư Tượng Thăng làm Tổng lý Hà Bắc, Hà Nam, Sơn, Thiểm, Xuyên, Hồ quân vụ, để ông chuyên tâm làm Đốc Quan Trung. Sau đó Thừa Trù đánh bại bộ tướng của Nghênh Tường là Lý Tự Thành ở Lâm Đồng, rồi bắt được Nghênh Tường (1636). Lý Tự Thành nhận lấy xước hiệu Sấm vương, chia đường xâm nhập Tứ Xuyên, liên tiếp bị Thừa Trù đánh bại. Tự Thành chạy đi Đồng Quan, Thừa Trù sai tổng binh Tào Biến Giao mai phục, đánh cho Tự Thành đại bại. Tự Thành đưa 18 kỵ binh trốn vào Thương Lạc (1637), nghĩa quân ở Quan Trung gần như đã bị trấn áp.
Bại trận Tùng Sơn.
Quân Thanh tấn công Cẩm Châu (1638), đế gọi Thừa Trù về cứu viện. Mùa xuân năm sau, Thừa Trù được dời làm Tổng đốc Kế, Liêu quân vụ, soái quân Thiểm Tây sang đông; thụ Biến Giao làm Đông Hiệp tổng binh, Vương Đình Thần làm Liêu Đông tổng binh, Bạch Quảng Ân làm Viên Tiễu tổng binh, hợp binh với 2 trấn: Mã Khoa ở Sơn Hải và Ngô Tam Quế ở Ninh Viễn; lại mệnh Dương Quốc Trụ ở Tuyên Phủ, Vương Phác ở Đại Đồng, Đường Thông ở Mật Vân đưa quân đến; cả thảy 8 viên tổng binh, 13 vạn quân, 4 vạn ngựa, hội quân ở Ninh Viễn, đều chịu sự chỉ huy của Thừa Trù. Khi ấy Cẩm Châu liên kết với 3 thành Tùng Sơn, Hạnh Sơn, Tháp Sơn làm thế ỷ giốc, Thừa Trù vừa nắm quân đội, thì đế sai Chức phương lang trung Trương Nhược Kỳ thúc ông ra đánh. Thừa Trù tiến quân đến Tùng Sơn; trong những cuộc đụng độ đầu tiên, Dương Quốc Trụ tử trận, lấy Sơn Tây tổng binh Lý Phụ Minh thay thế.
Tháng 7 ÂL năm Sùng Trinh thứ 16, tức năm Sùng Đức thứ 6 nhà Thanh (1641), Thừa Trù cùng Liêu Đông tuần phủ Khâu Dân Ngưỡng soái chư tướng đến ở Nhũ Phong Sơn phía bắc thành Tùng Sơn, bộ binh chia ra 7 doanh đồn trú trên đường từ Nhũ Phong Sơn đến Tùng Sơn, kỵ binh chia ra đồn trú 3 mặt đông, tây, bắc của Nhũ Phong Sơn. Tháng 8 ÂL, Hoàng Thái Cực thân chinh, quân Thanh tiến hành bao vây quân Minh. Đôi bên giao chiến, quân Minh thất bại, Thừa Trù dời doanh trại bộ binh đến gần thành Tùng Sơn, nhưng lại thua trận. Hoàng Thái Cực điều quân chia cắt Tùng Sơn với các nơi khác, quân Minh tan rã, bọn Tam Quế tự ý bỏ đi Hạnh Sơn, bị quân Kim truy kích, tiêu diệt gần sạch; Thừa Trù và Dân Ngưỡng chỉ còn lại 2 tướng Biến Giao, Đình Thần cùng hơn 1 vạn tàn binh.
Cục diện đã định, vào tháng 9 ÂL, Hoàng Thái Cực quay về Thịnh Kinh, mệnh cho bọn Đa Đạc tiếp tục vây thành. Thừa Trù dốc quân đột vây nhưng thất bại, đến tháng 10 ÂL, Túc quận vương Hào Cách, Công tước Mãn Đạt Hải tham gia vây thành. Tháng 12 ÂL, Thừa Trù nghe tin viện quân đến, bèn sai 6000 quân trong đêm ra thành, lại thất bại; quân giữ thành không dám mở cửa, khiến 6000 quân này quá nửa đầu hàng quân Thanh, số còn lại chạy về hướng Hạnh Sơn, giữa đường đều bị giết. Đến tháng 2 ÂL năm sau, trong thành hết lương, viện quân không đến, phó tướng Hạ Thành Đức ngầm xin hàng, đưa quân Thanh trèo vào thành. Tùng Sơn thất thủ, hơn 3000 quân Minh đầu hàng, Dân Ngưỡng, Biến Giao, Đình Thần bị giết, Thừa Trù bị giải về Thịnh Kinh.
Đầu hàng nhà Thanh.
Hoàng Thái Cực mệnh cho Phạm Văn Trình dụ hàng. Thừa Trù lớn tiếng mắng mỏ, Văn Trình nói năng từ tốn; trong lúc bàn chuyện phiếm xưa nay, có bụi bặm trên xà nhà rơi xuống, Thừa Trù rũ áo phủi đi. Văn Trình quay về, khẳng định với Hoàng Thái Cực rằng Thừa Trù đến cái áo còn tiếc, lẽ nào lại muốn chết!? Hoàng Thái Cực tự đến thăm, cởi áo bào đắp cho Thừa Trù, sau một hồi nghĩ ngợi, ông dập đầu xin hàng. Hoàng Thái Cực cả mừng, đãi ngộ rất hậu. Sùng Trinh đế ban đầu nghe tin Thừa Trù đã chết, cho xây từ ở ngoài Bắc Kinh, thờ chung với Khâu Dân Ngưỡng, đến khi biết rõ ông đã hàng, bèn đình chỉ. Thừa Trù sau khi đầu hàng được quy về Tương Hoàng kỳ Hán quân, nhưng cho đến khi Hoàng Thái Cực qua đời (1643), vẫn chưa được nhiệm quan chức.
Tháng 4 ÂL năm Thuận Trị đầu tiên (1644), Thừa Trù theo Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn tấn công nhà Minh, sau khi quân Thanh chiếm Bắc Kinh, được tiếp tục làm Thái tử thái bảo, Binh bộ thượng thư kiêm Hữu phó đô ngự sử, Đồng Nội viện quan tá lý cơ vụ. Thừa Trù cùng người đồng cấp là Phùng Thuyên đề nghị với Đa Nhĩ Cổn thiết lập chế độ điển chương tương tự như nhà Minh. Tháng 9 ÂL, Thuận Trị đế đến Bắc Kinh, Thừa Trù cùng Thuyên và Tạ Thăng định ra nghi lễ đón rước.
Chiêu phủ Giang Nam.
Tháng 6 nhuận ÂL năm thứ 2 (1645), Thừa Trù được giữ chức cũ Tổng đốc quân vụ, nhận mệnh chiêu phủ các tỉnh Giang Nam, được đúc ấn "Chiêu phủ nam phương tổng đốc quân vụ đại học sĩ" và ban sắc cho tùy nghi làm việc. Thừa Trù tiến hành chiêu phủ các phủ Ninh Quốc, Huy Châu (nay là Hoàng Sơn, An Huy) thuộc Giang Nam, Nam Xương, Nam Khang, Cửu Giang, Thụy Châu, Phủ Châu, Nhiêu Châu, Lâm Giang, Cát An, Quảng Tín, Kiến Xương, Viên Châu (nay là Nghi Xuân, Giang Tây) thuộc Giang Tây. Tháng 10 ÂL, Thừa Trù sai bọn Đề đốc Trương Thiên Lộc, Tổng binh Bặc Tòng Thiện, Lý Trọng Hưng, Lưu Trạch Vịnh đánh phá Tích Khê, bắt sống Tả thiêm đô ngự sử Kim Thanh. Tháng 12 ÂL, phá Vụ Nguyên, bắt sống Đại học sĩ Hoàng Đạo Chu; tổng binh Lý Thành Đống phá Sùng Minh, đuổi tiến sĩ Kinh Bổn Triệt, giết bộ tướng của Bổn Triệt là bọn Lý Thủ Khố, Từ Quân Mĩ. Tháng 3 ÂL năm thứ 3 (1646), Thừa Trù sai bọn tổng binh Mã Đắc Công, Bặc Tòng Thiện đánh phá trại Tư Không, chém tướng giữ trại là bọn Thạch Ứng Liễn, Ứng Bích 5 người, bắt Phàn Sơn vương Chu Thường Tháp.
Bấy giờ Nhạc An vương Chu Nghị Thạch, Thụy An vương Chu Nghị Lặc hợp 2 vạn quân xâm phạm Giang Ninh. Trước đó, Thừa Trù bắt giết nội ứng của họ là bọn Vạn Đức Hoa, Quách Thế Ngạn, Vưu Cư 80 người ở dãy hào rãnh phía tây. Sau khi quân Thanh đánh đuổi bọn Nghị Thạch, Thừa Trù dâng sớ xin về kinh, triều đình lấy cớ Giang Nam chưa định, không đồng ý, ban cho vợ ông trăm lạng bạc, 200 tấm da chồn. Tháng 8 ÂL, Nghị Thạch bị Bối lặc Bác Lạc bắt sống. Tháng 9 ÂL, Nghị Lặc lại xâm phạm Giang Ninh, Thừa Trù ra đánh, bắt được Nghị Lặc cùng bộ thuộc của ông ta là bọn kinh lược Vi Nhĩ Thao, tổng binh Dương Tam Quán, Hạ Hàm Chương. Tháng 12 ÂL, Thiên Lộc lùng sục trong Nghiêm Hàng Sơn thuộc Vụ Nguyên, bắt được Cao An vương Chu Thường Kỳ cùng bộ thuộc của ông ta là Giám quân đạo Giang Vu Đông, chức phương tư Hứa Văn Giới. Tháng 2 ÂL năm thứ 4 (1647), Thừa Trù sai tổng binh Hoàng Đỉnh đánh Túc Tùng, bắt em Nghị Lặc là Thụy Xương vương Chu Nghị Quý cùng bộ thuộc của ông ta là quân sư Triệu Chánh; hạ Nhiêu Châu, bắt Kim Hoa vương Chu Do Uấn cùng tông thất nhà Minh là Thường Tiến, Thường Bì, Thường Quan. Thừa Trù xin lệnh chém tất cả các thủ lĩnh phản kháng đã bị bắt, dẹp xong vùng Giang Nam.
Tháng 4 ÂL cùng năm, Cấp sự trung Trần Tử Long nhà Minh mưu tính khởi nghĩa ở Thái Hồ, Thừa Trù sai Chương kinh Tác Bố Đồ đi bắt, Tử Long nhảy xuống nước tự vẫn. Trong tháng ấy, Chá Lâm du kích Trần Khả bắt được kẻ gián điệp là Tạ Nghiêu Văn, phát hiện sắc thư của Giám quốc Lỗ vương Chu Dĩ Hải nhà Nam Minh phong Thừa Trù làm quốc công, Giang Ninh tuần phủ Thổ Quốc Bảo làm hầu, lại bắt được thư của tướng Nam Minh là Hoàng Bân Khanh gởi cho Thừa Trù và Quốc Bảo. Triều đình mệnh cho Thừa Trù tham gia xét hỏi bọn gián điệp, ban riêng sắc để vỗ về ông.
Tăng nhân người Quảng Đông là Hàm Giả sắp về làng, xin Thừa Trù thẻ bài cho phép ra thành. Thừa Trù thấy Hàm Giả là con trai của thầy mình – cố thượng thư Hàn Nhật Toản – nên đồng ý. Lính giữ thành xét kỹ sọt của Hàm Giả, bắt được văn kiện chống đối. Thừa Trù dâng sớ nhận lỗi, Hình bộ đề nghị đoạt chức, triều đình tha cho.
Về kinh nhận chức.
Thừa Trù xin giải nhiệm để giữ tang cha, triều đình cho về, mệnh rằng xong việc tang thì vào nội viện làm việc. Tháng 4 ÂL năm thứ 5 (1648), về kinh sư. Năm thứ 6 (1649), được gia Thiếu phó kiêm Thái tử thái phó, lập tức dâng sớ xin thi hành phép Liên tọa, triều đình đồng ý.
Tháng 2 nhuận ÂL năm thứ 8 (1651), được làm Tả đô ngự sử quản Đô sát viện. Thừa Trù tổ chức lại Đô sát viện, khiến bọn Trương Huyên bị giáng chức. Trương Huyên dâng sớ hặc Thừa Trù cùng bọn thượng thư Trần Danh Hạ, Trần Chi Lấn hội họp ở Hỏa Thần miếu để bàn việc mưu phản, Thừa Trù còn lén đưa mẹ về làng. Bấy giờ đế đang đi săn ở tái ngoại, Tốn thân vương Mãn Đạt Hải giữ kinh sư, triệu tập chư vương, đại thần cùng tra xét. Thừa Trù biện giải rằng ông hội họp ở Hỏa Thần miếu để bàn việc tổ chức Đô sát viện, nhưng nhận tội đã đưa mẹ về làng mà không xin phép. Triều đình bỏ qua việc đưa mẹ về làng, cho rằng bàn việc công ở bên ngoài là trái lẽ, truất bọn Danh Hạ, giữ Thừa Trù được hiệu lực.
Năm thứ 9 (1652), mẹ Thừa Trù mất, triều đình giữ ông tiếp tục làm việc, ở nhà thì mặc tang phục. Tháng 9 ÂL cùng năm, Đạt Lại Lạt Ma vào triều, đế muốn mời Lạt Ma vào cung, Thừa Trù và Đại học sĩ Trần Chi Lấn can ngăn, đế bèn thôi.
Bình định Nam Minh.
Tháng giêng ÂL năm thứ 10 (1653), được điều làm Nội Hàn Lâm Hoằng Văn viện Đại học sĩ. Tháng 5 ÂL, được thục chức Thái bảo kiêm Thái tử thái sư, Nội Hàn Lâm Quốc Sử viện Đại học sĩ, Binh bộ thượng thư kiêm Đô sát viện Hữu phó đô ngự sử, tiến hành kinh lược các tỉnh Hồ Quảng, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tổng đốc quân vụ kiêm quản lý lương hướng, nhằm trấn áp các lực lượng ủng hộ Vĩnh Lịch đế nhà Nam Minh. Triều đình ban sắc cho các phủ trấn liên quan phải chịu sự tiết chế của Thừa Trù; cho phép ông tùy nghi tiến hành việc quân, nhưng phải lập tức tâu lên tình hình điều động binh sĩ người Mãn; chấp thuận sự tiến cử của ông, lấy Đại học sĩ Lý Soái Thái làm Đốc Lưỡng Quảng; mệnh ông kiêm lãnh việc trấn áp khởi nghĩa ở Giang Tây; đúc ấn "Kinh lược đại học sĩ" mà ban cho. Vào lúc lên đường, Thừa Trù và chư tướng được ban nhiều vật dụng dành cho triều phục và quân trang.
Thừa Trù đến quân doanh, lập tức dâng sớ xin tăng thêm quân phòng bị các nơi thuộc Hồ Nam, đồng thời bảo vệ Quế Lâm, triều đình đều đáp ứng. Tháng 6 ÂL năm thứ 12 (1655), tướng Nam Minh là Tôn Khả Vọng xâm phạm Thường Đức, Vũ Xương, Nhạc Châu (nay là Nhạc Dương, Hồ Nam), Thừa Trù điều quân phá được.
Năm thứ 13 (1656), Thừa Trù mãn tang mẹ, được gia Thái phó, vẫn kiêm Thái tử thái sư. Tháng 11 ÂL năm thứ 14 (1657), Tôn Khả Vọng đầu hàng, triều đình trước đó đã cho Thừa Trù về kinh sư dưỡng bệnh, nay giữ lại, mệnh cho ông đốc quân đi lấy Quý Châu, điều thêm quân từ Tứ Xuyên, Quảng Tây giúp đỡ.
Tháng giêng ÂL năm thứ 15 (1658), quân Thanh theo các ngả tiến vào Quý Châu, Thừa Trù dâng sớ trình bày tình hình lương thực của quân đội. Tháng 9 ÂL, được thụ Anh Vũ điện Đại học sĩ. Tháng giêng ÂL năm thứ 16 (1659), quân Thanh chiếm được thành tỉnh Vân Nam, Vĩnh Lịch đế chạy đi Miến Điện, Thừa Trù dâng sớ nói: "Vân Nam xa xôi hiểm trở, xin theo việc cũ đời Nguyên, Minh, lấy vương công coi giữ." Triều đình bèn giao cho Ngô Tam Quế. Tháng 3 ÂL, Thừa Trù dâng sớ thông báo tình hình đói kém ở Vân Nam, triều đình mệnh bộ Hộ phát ra 30 vạn tiền, một nửa dùng để chẩn cấp cho nhân dân, một nửa dùng để phát lương cho binh sĩ. Tháng 8 ÂL, Thừa Trù dâng sớ đề nghị không tiến quân vào Miến Điện, Đa Nhĩ Cổn sau khi bàn bạc với chư vương, đại thần, quyết định đồng ý.
Tháng 10 ÂL, lấy cớ mắt có bệnh xin giải nhiệm, được về kinh chữa trị.
Khang Hi lên ngôi, Thừa Trù xin trí sĩ, được thế chức Tam đẳng A đạt cáp cáp phiên (tương đương Khinh xa đô úy). Tháng 2 ÂL năm thứ 4 (1665), mất, thụy là Văn Tương.
Gia quyến.
Thừa Trù sinh ra trong một gia đình có truyền thống thư hương, tuy hoàn cảnh đã sa sút. Ông cụ Hồng Dĩ Hồng đỗ tường sanh, ông nội Hồng Hữu Trật đỗ cống sanh. Hữu Trật mất trên đường lên kinh dự thi, vợ là Đái thị phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi con thành tài, được biểu dương là tấm gương liệt nữ, tặng Nhất phẩm phu nhân. Cha là Hồng Khải Hi đỗ tường sanh, mẹ là Phó thị - cũng là con nhà khuê tú - dạy con rất nghiêm.
Em trai Thừa Uyển mất sớm, Thừa Tuấn là nhà thư pháp có tiếng.
Con trai là Sĩ Khâm đỗ tiến sĩ năm Thuận Trị thứ 12 (1655), làm đến Thái Thường tự Thiếu khanh.
Dật sự.
Tương truyền Thừa Trù sau khi bị bắt thì tuyệt thực chờ chết, kiên quyết không hàng. Hoàng Thái Cực bèn phái Trang phi đến khuyên dụ, khiến ông xiêu lòng đầu hàng.
Đánh giá.
Thừa Trù sau khi đầu hàng thì tham gia tiến hành trấn áp các lực lượng kháng Thanh, bị giới sĩ phu đương thời kịch liệt chỉ trích. Trương Đại, Thạch quỹ thư hậu tập quyển 37 – Kim Thanh truyện dẫn lời của Kim Thanh; Ngô Vĩ Nghiệp, Tùng Sơn ai (thơ) miêu tả nỗi hổ thẹn ở Tùng Sơn; Toàn Tổ Vọng, Mai hoa lĩnh ký dẫn lời của Tôn Triệu Khuê; Tiền Vịnh, Lý viên tùng thoại dẫn lời của Thẩm Đình Dương; Lý Quốc Văn, Trung Quốc văn nhân đích phi chính thường tử vong dẫn lời của Hạ Hoàn Thuần.
Càn Long đế hạ lệnh biên soạn Khâm định quốc sử nhị thần biểu truyện, quen gọi là Nhị thần truyện, có 2 quyển Giáp - Ất, ghi chép cố sự về các quan viên nhà Minh chấp nhận đầu hàng, phục vụ nhà Thanh. Thừa Trù được xếp vào quyển Giáp, tức là nhóm có nhiều công lao hơn. 2 quyển Nhị thần truyện được đưa vào Khuyết danh, Thanh sử liệt truyện, tức là quyển 78, 79. | 1 | null |
Lễ hội chạy đua với bò là một lễ hội được tổ chức hàng năm ở Pamplona, Tây Ban Nha. Các hoạt động nổi tiếng nhất của lễ hội chạy đua với bò là lễ hội kéo dài tám ngày Sanfermines vinh danh thánh Fermin ở Pamplona, mặc dù các lễ hội kiểu này cũng được tổ chức tại thị trấn và làng khắp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, trong một số thành phố ở Mexico, trong lễ hội San Jose tổ chức tại Trujillo, Peru, Mesquite, Nevada, miền nam nước Pháp trong mùa hè.
Trong lễ hội này, một nhóm bò tót được thả ra, nhiều người chạy trước chúng. Có nhiều người bị bò húc bị thương hoặc chết. Kể từ năm 1924 đến nay, đã có 15 người chết trong những cuộc chạy đua với bò tót.
Những con bò tót tham gia chạy đua vào buổi sáng sẽ bị giết thịt bởi những người đấu bò vào buổi tối, thịt của chúng sẽ được mang tới các nhà hàng trong thành phố để phục vụ thực khách. | 1 | null |
Các điểm cực trị của Nhật Bản bao gồm những tọa độ xa nhất về các hướng bắc, nam, đông và tây của Nhật Bản, cùng những vị trí cao nhất và thấp nhất tại quốc gia này. Điểm cực bắc theo tuyến bố của Nhật Bản hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật là Etorofu-tō), nơi tọa lạc điểm cực này: Mũi Kamoiwakka. Điểm cực nam của Nhật Bản là đảo Okino Tori-shima; cực tây là Mũi Irizaki thuộc tỉnh Okinawa, và cực đông là đảo Minami Tori-shima. Nơi cao nhất của Nhật Bản nằm trên đỉnh núi Phú Sĩ ở độ cao 3.776 mét. Sâu 150 mét so với mực nước biển, đáy của Hachinohe mine là nơi thấp nhất đất nước. Trong khi đáy hồ Hachirōgata là vị trí thấp nhất trong tự nhiên, dưới mực nước biển 4 mét. Ngoại trừ Mũi Irizaki, cực tây của Nhật Bản, tất cả những điểm cực trị khác đều không có người ở.
Danh sách này dùng Hệ tọa độ thế giới (WGS) 84.
Cực địa lý.
Điểm cực bắc theo tuyên bố của Nhật Bản nằm trên đảo Iturup hiện đang tranh chấp với Nga. Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với bốn hòn đảo cực nam của quần đảo Kuril (theo cách gọi của phía Nhật Bản là "Lãnh thổ phương Bắc"), trong khi Nga hiện đang kiểm soát các đảo này. Danh sách dưới đây bao gồm cả điểm cực tranh chấp lẫn điểm cực không gây tranh cãi của Nhật Bản.
Bốn đảo chính.
Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaidō, Honshū, Shikoku và Kyūshū. Dưới đây là những vị trí có thể tiếp cận bằng các phương tiện công cộng. | 1 | null |
Dardick Model 1500 là một loại súng ngắn rất độc đáo do David Dardick thiết kế. Loại súng này ban đầu được làm với dự tính sẽ cung cấp cho các lực lượng thi hành công vụ. Về lý thuyết thì loại súng này hoàn toàn phù hợp cho công việc này với khả năng mang đạn lớn cùng khả năng hoạt động kép giúp bắn nhanh tăng hỏa lực. Nhưng do thiết kế cực kỳ khác lạ khiến cho nó không được đón nhận đặc biệt là thiết kế vỏ loại đạn tround của Dardick, vì thế súng có số lượng rất hiếm chỉ có khoảng 40 đến 50 khẩu được làm trong vòng một năm từ 1959 đến 1960 trước khi ngừng sản xuất do không ai mua.
Thiết kế.
Dardick Model 1500 có cơ chế hoạt động đơn/kép. Thiết kế của nó rất độc đáo với vẻ ngoài trông giống như một loại súng ngắn ổ xoay nhưng thật ra là nó có băng đạn nằm sẵn trong tay cầm.
Các viên đạn sẽ được bộ phận trông giống như ổ xoay với ba khe móc vào khi ra khỏi hộp đạn sau đó sẽ xoay góc 1/3 vòng tròn lên nòng để bắn sau đó sẻ nhả vỏ đạn ra ngoài qua khe ở phía bên phải khi xoay thêm một lần nữa và ba khe sẽ cứ tiếp tục hoạt động xoay vòng như thế. Cơ chế này trên lý thuyết sẽ tăng tốc độ bắn của súng do không giống như các loại súng ngắn bán tự động sẽ phải chờ cho khối trượt hoàn tất chu kỳ chuyển động của mình còn với loại súng này thì chỉ cần bóp cò liên tục nhanh nhất có thể cũng như chứa được nhiều đạn hơn so với súng ổ xoay truyền thống.
Vỏ đạn của loại súng này được thiết kế khá đặc biệt được gọi là tround (triangular round) với vỏ đạn có hình tam giác. Nó được thiết kế để dùng chung với bộ phận ổ xoay với các khe cũng có hình tam giác. Để nạp đạn thì xạ thủ sẽ nhét các viên đạn này qua khe nạp đạn ở phía bên trái súng bằng mở miếng che và cho đạn vào băng, một cái móc sẽ giữ cho các viên đạn này nằm trong băng cho đến khi nạp đầy. Một cái kẹp đạn cũng đã được thiết kế để có thể nạp đạn dễ dàng hơn với việc gắn đạn vào kẹp sau đó đẩy hết vào hộp đạn. Khi đóng miếng che lại, móc giữ sẽ thụt vào trong để đạn được đẩy lên phần ổ xoay.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Nòng súng có thể thay để sử dụng các loại đạn như 9 mm, 7,62 mm và 5,56 mm, tùy loại đạn sử dụng mà súng sẽ có thể chứa 11 đến 15 viên cũng như nòng súng có các mẫu chiều dài khác nhau từ 101,6 - 152,4 mm. Nếu cần có thể tháo nòng súng ra và gắn phần còn lại vào một bộ công cụ làm cho khẩu súng này trông giống như một khẩu súng trường. | 1 | null |
Vine là một dịch vụ chia sẻ video dạng ngắn. Vine bắt đầu hoạt động từ tháng 6 năm 2012. Đến tháng 10 năm 2012, được Twitter mua lại - tức ngay trước khi Vine được ra mắt chính thức.
Vine cho phép người dùng ghi lại và chỉnh sửa những đoạn video chỉ dài 6 giây, sau đó đưa lên mạng xã hội của Vine và chia sẻ trên các mạng xã hội khác như Facebook và Twitter. Người dùng có thể tìm các đoạn video của những người dùng Vine khác qua chức năng tìm kiếm trên ứng dụng của Vine. Ứng dụng của Vine còn có thể nhóm các video có chung chủ đề, và đưa ra danh sách những video đang hot nhất.
Vine là một cổng video để trao đổi những bộ phim rất ngắn. Người dùng đã đăng ký có thể tải lên video clip dài 6 giây lên cổng, "chia sẻ" chúng với những người khác theo như mạng xã hội khác. Dịch vụ trực tuyến đã được Twitter Inc. mua lại vào mùa thu năm 2012. Các ứng dụng miễn phí dành cho Android, iOS, Windows 10 Mobile và Windows 10 đã có sẵn.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 2016, Twitter và Vine đã thông báo ngừng dịch vụ và ứng dụng video Vine trong những tháng tới. Tuy nhiên, người dùng đã được thông báo trước về điều này. Việc đóng cửa cuối cùng của Vine đã diễn ra vào ngày 17 tháng 1 năm 2017. Kể từ đó, mạng không còn có thể được thêm vào video mới, nhưng chỉ có thể tải xuống các video cũ. | 1 | null |
Joel Brand (ngày 25 tháng 4 năm 1906 - 13 tháng 7 năm 1964) là một công nhân cứu hộ, sinh ra ở Transylvania nhưng lớn lên ở Đức, người được người ta biết đến trong Holocaust với những nỗ lực của ông để cứu người Do Thái Hungary không bị trục xuất sang Auschwitz, sau cuộc xâm lược của Đức quốc xã tháng 3 năm 1944. Là một thành viên hàng đầu của Ủy ban Hỗ trợ và Cứu hộ Budapest, tổ chức đã đưa lậu người Do Thái ra khỏi châu Âu bị chiếm đóng, Joel Brand đã được Adolf Eichmann, một sĩ quan của Schutzstaffel Đức tiếp cận trong tháng 4 năm 1944. Vị sĩ quan này đã đề xuất Brand làm môi giới giữa Đức với Anh và Hoa Kỳ cho phi vụ đổi 1 triệu người Do Thái lấy 10.000 chiếc xe tải, số lượng trà và hàng lớn cho mặt trận phía đông. Đó là phi vụ tham vọng nhất của một loạt các giao dịch như vậy giữa Đức Quốc xã và lãnh đạo Do Thái; Eichmann gọi nó là "Blut gegen Waren" ("máu đổi lấy hàng hóa"). Không có thỏa thuận nào đã đạt được như đề nghị, mà tờ London Times gọi là một trong những câu chuyện ghê tởm nhất của cuộc chiến. Nhà sử học tin rằng SS, bao gồm người đứng đầu của nó, Heinrich Himmler, dự định các cuộc đàm phán để che giấu các cuộc đàm phán hòa bình với các nước đồng minh phương Tây sẽ không bao gồm Liên Xô và có lẽ ngay cả Adolf Hitler. Dù mục đích của nó là gì đi nữa, đề nghị đã bị chính phủ Anh ngăn chặn. Họ bắt Brand ở Aleppo (lúc đó dưới sự kiểm soát của Anh), nơi ông đến để mang theo đề xuất của Eichmann đến Cơ quan Do Thái, và chấm dứt phi vụ trao đổi bằng cách chi tiết bị rò rỉ với giới truyền thông. Sự thất bại của đề xuất này, và các vấn đề rộng lớn hơn của lý do tại sao phe đồng minh đã không thể cứu 435.000 người Do Thái Hungary khỏi bị trục xuất đến Auschwitz giữa tháng 5 và tháng 7 năm 1944, đã trở thành chủ đề của cuộc tranh luận gay gắt trong nhiều năm. | 1 | null |
Đây là danh sách đĩa nhạc của nữ ca sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut, bao gồm 3 album phòng thu, 7 đĩa đơn, và sáu bản kĩ thuật số.
Lena Meyer-Landrut bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình sau khi chiến thắng "Unser Star für Oslo" (Our Star for Oslo), một chương trình truyền hình nhằm chọn ra thí sinh người Đức tham dự cuộc thi Eurovision Song Contest 2010. Với ba ca khúc đầu tiên của mình trong đêm chung kết là ("Bee", "Satellite" và "Love Me"), cô thiết lập một kỉ lục vô tiền khoáng hậu là ra mắt với ba ca khúc đều nằm trong Top 5 của BXH đĩa đơn ở Đức. "Satellite" ra mắt tại vị trí cao nhất trong BXH và nhận được 2 chứng nhận Đĩa Bạch Kim. "Satellite" cũng giành được No.1 tại Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và BXH đĩa đơn European Hot 100. Thạng/2010, Lena phát hành album phòng thu đầu tay "My Cassette Player", ra mắt tại vị trí cao nhất tại BXH Album của Đức và Áo, và No.3 tại Thụy Sĩ. Album đã nhận được 5 chứng nhận Đĩa Vàng nhờ thành tích bán được hơn 500.000 bản. Đĩa đơn chính thức thứ hai trích từ album, "Touch a New Day", ra mắt tại vị trí No.13 tại Đức và No.26 tại Áo.
Album thứ hai của Lena, "Good News", được phát hành vào tháng 02/2011 và ngay lập tức ra mắt tại vị trí cao nhất tại Đức. Đĩa đơn được phát hành đầu tiên của album được giới thiệu thông qua chương trình truyền hình "Unser Song für Deutschland" với tựa đề "Taken by a Stranger".
Ngày 01/8, Lena thông báo qua tài khoản Twitter cô sẽ phát hành đĩa đơn "Stardust", ca khúc đầu tiên trong album mới cùng tên của cô. Đĩa đơn được phát hành vào ngày 21 tháng 9 và nhận được chứng nhận Đĩa Vàng sau khi bán được hơn 150.000 bản Album được phát hành vào ngày 12 tháng 10 và giành được No.2 BXH Album Đức trong tuần đầu.
Đĩa đơn.
Đĩa đơn.
A Đứng chứ 26 trên BXH chính thức Ultratop 50 của Bỉ, nhưng đứng 24 trên BXH Ultratip, bao gồm cả Airplay và doanh số.
B Không xuất hiện trên BXH chính thức Ultratop 50 của Bỉ, nhưng xuất hiện trên BXH Ultratip, bao gồm cả Airplay và doanh số. | 1 | null |
Mô hình động cơ thúc đẩy (hay còn gọi là mô hình Porter-Lawler) là một mô hình động cơ thúc đẩy hoàn hảo hơn mà phần lớn được xây dựng trên thuyết kỳ vọng. Mô hình được phát triển bởi L.W.Porter và E.F. Lawler, sau đó là Robins và các cộng sự năm 2002.
Như mô hình cho thấy, toàn bộ sự cố gắng hay sức mạnh của động cơ thúc đẩy tùy thuộc vào giá trị của phần thưởng và xác suất hay khả năng nhận được phần thưởng đó. Tiếp đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ được xác định bởi động cơ thúc đẩy, khả năng làm việc của con người (kiến thức và kỹ năng) và sự nhận thức về nhiệm vụ cần thiết. Sự thực hiện tốt nhiệm vụ tất yếu sẽ dẫn đến phần thưởng nội tại (tiền bạc, hiện vật) và phần thưởng bên ngoài (điều kiện làm việc, địa vị). Những phần thưởng này cùng với phần thưởng hợp lý theo nhận thức (nghĩa là mỗi cá nhân nhận thức về tính hợp lý và sự công bằng đối với sự tương thưởng) sẽ dẫn đến sự hài lòng. Như vậy sự hài lòng là kết quả tổng hợp của nhiều phần thưởng. Do đó, lý thuyết về động cơ thúc đẩy của hai tác giả L.W.Porter và E.F. Lawler (1968) là một trong những cơ sở lý thuyết có ý nghĩa được xem xét dưới góc độ của nghiên cứu này. | 1 | null |
The Four Seasons là ban nhạc rock-pop người Mỹ, chủ yếu thành công trong thập niên 1960. Vocal Group Hall of Fame gọi ban nhạc là nghệ sĩ nổi tiếng nhất trước thời kỳ The Beatles. Kể từ 1970, họ còn được biết tới dưới tên Frankie Valli and the Four Seasons. Ban nhạc được thành lập vào năm 1960 dưới tên Four Lovers với Frankie Valli là ca sĩ hát chính, Bob Gaudio chơi keyboard và hát tenor, Tommy DeVito lead guitar và hát baritone, và Nick Massi chơi guitar bass và hát giọng bass.
Tên gọi chính thức của ban nhạc là The Four Seasons Partnership, được sáng lập bởi Gaudio và Valli sau khi họ thất bại trong một cuộc tuyển chọn vào năm 1960. Cho dù thay đổi nhiều nhà sản xuất, ca sĩ và nhạc sĩ, Gaudio và Valli vẫn là những thành viên còn lại của ban nhạc. Gaudio sau này không còn tham gia trình diễn trực tiếp cùng ban nhạc, và Valli trở thành thành viên sáng lập duy nhất còn theo tour.
The Four Seasons được đưa tên vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1990 và tại Vocal Group Hall of Fame vào năm 1999. Họ là một trong số những nghệ sĩ có số đĩa bán chạy nhất lịch sử với hơn 100 triệu đĩa đã bán. | 1 | null |
Đây là danh sách giải thưởng và đề cử của nữ ca sĩ - nhạc sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut. Cô đại diện cho Đức tại Eurovision Song Contest 2010 ở Oslo, Na Uy, và chiến thắng cuộc thi với ca khúc "Satellite", Trước đó, để tham dự Eurovision, cô đã chiến thắng cuộc thi tài năng "Unser Star für Oslo". Cô nhận được nhiều giải thưởng âm nhạc của Đức và châu Âu, trong đó có 4 giải MTV châu Âu, 3 giải ECHO và 2 giải 1LIVE KRONE.
Eurovision Song Contest.
Eurovision Song Contest (Cuộc Thi Ca khúc Truyền hình châu Âu) là một cuộc thi âm nhạc được tổ chức luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên Liên hiệp Phát sóng châu Âu ("Europeon Broadcasting Union" - EBU), nước chiến thắng cuộc thi lần trước sẽ giành quyền đăng cai cuộc thi kế tiếp, thường là vào tháng 5. Lena chiến thắng cuộc thi này vào năm 2010 và tiếp tục tham dự cuộc thi năm sau với ca khúc Taken by a Stranger nhưng chỉ về thứ 10.
1LIVE Krone Awards.
1LIVE KRONE Awards là giải thưởng âm nhạc thường niên dành cho lứa tuổi vị thành niên của kênh 1 LIVE.
Bravo Otto Awards.
Bravo Otto Awards là giải thưởng thường niên của tạp chí Bravo Otto tại Đức.
Comet Awards.
VIVA Comet Awards là giải thưởng hàng năm của tạp chí VIVA Comet tại Đức.
German Television Awards.
German Television Awards là giải thưởng truyền hình thường niên của Đức được thành lập vào tháng 10 năm 1998 của các kênh Das Erste, ZDF, RTL và Sat.1.
Goldene Henne Awards.
Goldene Henne là giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh nghệ sĩ Đức Helga Hahnemann.
Goldene Kamera Awards.
Goldene Kamera Awards là giải thưởng truyền hình thường niên của Đức được trao bởi tạp chí truyền hình HÖRZU.
ECHO Awards.
ECHO là một giải thưởng âm nhạc Đức trao hằng năm cho các nghệ sĩ thành công nhất về mặt doanh số bán hàng trên toàn quốc thông qua "Deutsche Phono-Akademie" (một hiệp hội của các công ty ghi âm).
European Music Award Sound.
European Music Award Sound là giải thưởng âm nhạc thường niên trao bởi Hiệp hội Âm nhạc châu Âu cho các ca sĩ - nhạc sĩ xuất sắc nhất khắp thế giới.
ESC Radio Awards.
ESC Radio Awards là giải thưởng do đài phát thanh ESC Radio của Eurovision Song Contest tổ chức.
MTV Awards.
MTV Europe Music Awards.
MTV Europe Music Awards (MTV EMAs hay đơn giản EMAs) là một giải thưởng thành lập năm 1994 bởi kênh truyền hình MTV châu Âu nhằm trao giải cho các nghệ sĩ xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Địa điểm trao giải luôn được thay đổi và chỉ ở trong châu Âu.
MTV Germany Jahresvoting.
MTV Germany Jahresvoting là giải thưởng âm nhạc thường niên của kênh MTV Đức. Giải thưởng được trao thông qua kết quả phiếu bầu của khán giả.
Nickelodeon Kids' Choice Awards.
Nickelodeon Kids Choice Awards (KCA) là giải thưởng thường niên, thường diễn ra vào cuối tháng Tư, nhằm tôn vinh các thành tựu lớn trong nằm về truyền hình, phim ảnh và âm nhạc. Kết quả được xác định thông qua bình chọn của trẻ em và thanh thiếu niên qua kênh truyền hình cáp Nickelodeon và Disney Channel.
Radiopreis SIEBEN.
Radiopreis SIEBEN là giải thưởng thường niên trao bởi đài phát thanh Radio 7 của Đức. | 1 | null |
Trong sinh thái học, sinh cảnh hay môi trường sống () đề cập đến những mảng nguồn sống, các yếu tố vật lý và sinh học có trong một khu vực, chẳng hạn như để hỗ trợ sinh tồn và sinh sản của một loài cụ thể. Sinh cảnh của loài có thể được xem là biểu hiện vật lý ổ sinh thái của loài ấy. Do đó, "sinh cảnh" là một thuật ngữ chuyên về loài, về cơ bản khác với các khái niệm như môi trường hoặc tập hợp thảm thực vật, trong các trường hợp đó thuật ngữ "kiểu sinh cảnh" phù hợp hơn.
Những yếu tố vật lý có thể kể đến như: đất, độ ẩm, phạm vi nhiệt độ và cường độ ánh sáng. Các yếu tố sinh học gồm có tính sẵn có của thức ăn và sự hiện diện hay thiếu vắng động vật săn mồi. Mỗi loài đều có những yêu cầu sinh cảnh cụ thể, trong đó các loài rộng sinh cảnh có thể phát triển trong nhiều điều kiện môi trường trong khi các loài chuyên hóa sinh cảnh đòi hỏi một tập hợp yếu tố rất hạn chế để sinh tồn. Sinh cảnh của một loài không nhất thiết được phát hiện ở một khu vực địa lý, nó có thể là phần bên trong của một thân cây, một khúc gỗ mục nát, một tảng đá hoặc một đám rêu; một sinh vật ký sinh có sinh cảnh là cơ thể của vật chủ, một phần cơ thể của vật chủ (chẳng hạn như đường tiêu hóa) hoặc một tế bào đơn lẻ trong cơ thể vật chủ.
Kiểu sinh cảnh là phép phân loại môi trường của các môi trường khác nhau dựa trên những đặc điểm của một khu vực địa lý nhất định, đặc biệt là thảm thực vật và khí hậu. Do đó, những kiểu sinh cảnh không chỉ một loài đơn lẻ mà là nhiều loài sống trong cùng một khu vực. Ví dụ, các sinh cảnh trên cạn gồm có rừng, thảo nguyên, đồng cỏ, vùng bán khô hạn hoặc sa mạc. Những kiểu sinh cảnh nước ngọt gồm có đầm lầy cỏ, suối, sông, hồ và ao; các kiểu sinh cảnh biển thì có đầm lầy muối, bờ biển, vùng gian triều, cửa sông, ám tiêu, vịnh, biển khơi, đáy biển, vùng nước sâu và miệng phun dưới biển.
Kiểu sinh cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Nguyên nhân của sự thay đổi có thể kể đến một sự kiện bạo lực (chẳng hạn như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần, cháy rừng hoặc thay đổi dòng hải lưu); hoặc thay đổi có thể diễn ra dần dần qua hàng thiên niên kỷ cùng với sự thay đổi của khí hậu, khi các dải băng và sông băng tiến lên và rút lui, và khi các kiểu thời tiết khác nhau mang đến những thay đổi về lượng mưa và bức xạ Mặt Trời. Những thay đổi khác là kết quả trực tiếp bởi các hoạt động của con người, chẳng hạn như phá rừng, cày đồng cỏ cổ đại, chuyển hướng và đắp đập các dòng sông, rút cạn nước ở vùng đầm lầy và nạo vét đáy biển. Việc các loài ngoại lai du nhập có thể có tác động hủy hoại loài hoang dã bản địa – thông qua việc loài ăn thịt tăng lên, thông qua cạnh tranh nguồn sống hoặc thông qua việc du nhập sâu hại và bệnh dịch mà các loài bản địa không có khả năng miễn dịch với chúng.
Định nghĩa và từ nguyên.
Từ "habitat" (tiếng Anh của sinh cảnh) đã được sử dụng từ khoảng năm 1755 và bắt nguồn từ từ tiếng Latinh "habitāre" (nghĩa là cư trú) và từ "habēre" (nghĩa là sở hữu hoặc nắm giữ). Sinh cảnh có thể được định nghĩa là môi trường tự nhiên của một sinh vật, loại nơi mà nó sống và phát triển một cách tự nhiên. Nó có ý nghĩa tương tự như một sinh cảnh sinh thái (một khu vực có điều kiện môi trường đồng nhất liên quan đến một quần thể thực vật và động vật cụ thể).
Yếu tố môi trường.
Yếu tố môi trường chính tác động đến sự phân bố của các sinh vật sống là nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu, đất, cường độ ánh sáng và sự hiện diện hay vắng bóng mọi nhu cầu mà sinh vật cần để duy trì nó. Nói chung, quần thể động vật phụ thuộc vào các loại quần thể thực vật cụ thể.
Một vài thực vật và động vật có yêu cầu sinh cảnh được đáp ứng ở nhiều nơi khác nhau. Ví dụ, loài bướm trắng nhỏ "Pieris rapae" được phát hiện ở mọi lục địa trên thế giới ngoại trừ Nam Cực. Ấu trùng của nó ăn nhiều loại "Brassicas" và nhiều loài thực vật khác, và nó phát triển mạnh ở bất kỳ địa điểm mở nào có những quần thể thực vật đa dạng. Bướm xanh lớn "Phengaris arion" thì có yêu cầu cụ thể hơn nhiều; nó chỉ được phát hiện ở những khu vực đồng cỏ đá vôi, ấu trùng của nó ăn các loài "Thymus" và do những yêu cầu vòng đời phức tạp, nó chỉ sinh sống ở những khu vực có kiến "Myrmica" sinh sống.
Yếu tố "xáo động" là yếu tố quan trọng nhằm tạo ra các kiểu sinh cảnh đa dạng sinh học. Trong trường hợp không bị xáo động lớp phủ thảm thực vật cao đỉnh sẽ phát triển ngăn cản những loài khác mọc lên. Những đồng cỏ hoa dại đôi khi do các nhà bảo tồn tạo nên song đa số loài thực vật có hoa được sử dụng đều là cây hàng năm hoặc hai năm và biến mất sau một vài năm do không có những mảng đất trống mà cây con của chúng có thể mọc trên đó. Sét đánh và cây đổ trong rừng nhiệt đới cho phép duy trì độ phong phú của loài khi loài tiên phong di chuyển đến để lấp đầy khoảng trống được tạo ra. Tương tự, những kiểu sinh cảnh ven biển có thể bị tảo bẹ chiếm ưu thế cho đến khi đáy biển bị bão gây xáo động và tảo bị cuốn đi, hoặc trầm tích dịch chuyển làm lộ ra những khu vực mới để định thực. Một nguyên nhân khác của xáo động là khi một khu vực có thể bị loài xâm lấn du nhập áp đảo mà không bị các loài thiên địch khống chế trong sinh cảnh mới của nó.
Kiểu sinh cảnh.
Trên cạn.
Những kiểu sinh cảnh trên cạn gồm có rừng, đồng cỏ, vùng đất ngập nước và sa mạc. Trong những khu sinh học rộng lớn này là các kiểu sinh cảnh cụ thể hơn với đa dạng kiểu khí hậu, chế độ nhiệt độ, đất, độ cao và thảm thực vật khác nhau. Nhiều kiểu sinh cảnh trong số này phân loại lẫn nhau và mỗi loại có quần xã thực vật và động vật điển hình của riêng. Một kiểu sinh cảnh có thể phù hợp tốt với một loài cụ thể, nhưng việc sinh cảnh hiện diện hay vắng mặt tại bất kỳ địa điểm cụ thể nào phụ thuộc ngẫu nhiên (ở một mức độ nào đó) vào khả năng phân tán và hiệu quả lấn chiếm của nó.
Khô hạn.
Sinh cảnh khô hạn là những nơi có ít nước. Sinh cảnh khô hạn khắc nghiệt nhất là sa mạc. Động vật sa mạc có nhiều cách thích nghi để sinh tồn trong điều kiện khô hạn. Một số loài ếch sống ở sa mạc tạo ra kiểu sinh cảnh ẩm ướt dưới lòng đất và ngủ đông khi điều kiện bất lợi. Cóc chân thuổng Couch ("Scaphiopus couchii") chui ra khỏi hang khi một trận mưa như trút nước xảy ra và đẻ trứng trong các vũng hình thành ngắn hạn; nòng nọc phát triển với tốc độ cực nhanh (đôi khi chỉ trong 9 ngày) trải qua biến thái hoàn toàn và ăn ngấu nghiến trước khi tự đào hang.
Đất ngập nước và ven sông.
Những sinh vật khác đối phó với cạn kiệt môi trường nước của chúng theo những cách khác. Ao phù du ("vernal pool") hình thành vào mùa mưa và sau đó khô cạn. Chúng có hệ thực vật đặc trưng thích nghi đặc biệt, chủ yếu là cây hàng năm (hạt của chúng sống sót qua hạn hán), nhưng cũng có một số cây lâu năm thích nghi độc đáo. Động vật thích nghi với những kiểu sinh cảnh khắc nghiệt này cũng tồn tại; tôm tiên có thể đẻ "trứng mùa đông", những quả trứng này có khả năng chống chọi với khí hậu khô cằn, tuy vậy có thể bị thổi bay theo bụi đến những chỗ trũng mới trong lòng đất. Chúng có thể tồn tại ở trạng thái ngừng hoạt động trong vòng 15 năm. Một số cá killi có tập tính tương tự; trứng của chúng nở ra và cá con phát triển rất nhanh khi có điều kiện thích hợp, nhưng toàn bộ quần thể cá có thể kết thúc bằng trứng trong giai đoạn đình dục ("diapause") ở lớp bùn khô cạn mà trước đây từng là một cái ao.
Nước ngọt.
Những kiểu sinh cảnh môi trường sống nước ngọt bao gồm sông, suối, hồ, ao, đầm lầy cỏ và đầm lầy toan. Mặc dù một số sinh vật được phát hiện ở đa số kiểu sinh cảnh này, phần lớn chúng có những yêu cầu cụ thể hơn. Vận tốc nước, nhiệt độ và độ bão hòa oxy của sinh cảnh là những yếu tố quan trọng, nhưng ở các hệ thống sông thì có những đoạn chảy xiết và chảy chậm, ao, bayou và nước đọng cung cấp nhiều kiểu sinh cảnh. Tương tự, thực vật thủy sinh có thể nổi, bán ngập nước, ngập nước hoặc phát triển tạm thời hoặc vĩnh viễn trong đất bão hòa bên cạnh các vùng nước. Thực vật ven bờ cung cấp sinh cảnh quan trọng cho cả động vật không xương sống và động vật có xương sống, còn thực vật ngập nước cung cấp oxy cho nước, hấp thụ chất dinh dưỡng và góp phần giảm ô nhiễm.
Đại dương.
Sinh cảnh đại dương gồm có nước lợ, cửa sông, vịnh, biển khơi, vùng triều, đáy biển, rạn san hô và vùng nước sâu/nông. Những biến thể khác thì có vũng đá, bờ cát, bãi bùn, đầm phá nước lợ, bãi biển phủ cát và đá cuội, và thảm cỏ biển, tất cả đều hỗ trợ hệ động thực vật của riêng chúng. Vùng đáy nước hoặc đáy biển cung cấp một ngôi nhà cho cả sinh vật tĩnh, bám chặt vào cơ chất và cho một lướng lớn sinh vật bò trên bề mặt hoặc đào hang. Một số sinh vật nổi giữa những con sóng trên mặt nước, hoặc trôi dạt trên các mảnh vụn trôi nổi, những sinh vật khác lại bơi ở nhiều độ sâu, kể cả những sinh vật ở vùng đáy đại dương gần đáy biển và vô số sinh vật trôi theo dòng chảy và tạo thành sinh vật phù du.
Đô thị.
Nhiều động vật và thực vật đã cư trú trong môi trường đô thị. Chúng có xu hướng trở thành những loài chuyên hóa dễ thích nghi và sử dụng các đặc điểm của thị trấn để làm nhà. Chuột lớn và chuột nhắt đã theo con người đi khắp thế giới. Bồ câu, chim cắt lớn, chim sẻ, chim én và chim sẻ nhỏ sử dụng các tòa nhà để làm tổ; dơi sử dụng không gian mái nhà để làm tổ; cáo ghé thăm thùng rác còn sóc, sói đồng cỏ, gấu mèo và chồn hôi lang thang trên đường phố. Khoảng 2.000 con sói đồng cỏ được cho là sống trong và xung quanh Chicago. Một cuộc khảo sát nhà ở tại các thành phố Bắc Âu trong thế kỷ 20 đã phát hiện khoảng 175 loài động vật không xương sống bên trong chúng, bao gồm 53 loài bọ cánh cứng, 21 loài ruồi, 13 loài bướm và bướm đêm, 13 loài ve, 9 loài rận, 7 loài ong, 5 loài ong bắp cày, 5 loài gián, 5 con nhện, 4 con kiến và một số nhóm khác. Ở vùng khí hậu ấm hơn, mối là loài gây hại nghiêm trọng ở sinh cảnh đô thị; 183 loài được biết là tác động đến các tòa nhà và 83 loài gây ra thiệt hại cấu trúc nghiêm trọng.
Kiểu vi sinh cảnh.
Một vi sinh cảnh là các yêu cầu vật lý quy mô nhỏ của một sinh vật hoặc quần thể cụ thể. Mỗi sinh cảnh bao gồm một lượng lớn các loại vi sinh cảnh với mức độ tiếp xúc khác nhau với ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chuyển động không khí và các yếu tố khác. Địa y mọc ở mặt phía bắc của tảng đá khác với địa y mọc ở mặt phía nam, địa y trên đỉnh và địa y mọc trên mặt đất gần đó; địa y mọc trong các rãnh và trên bề mặt nổi khác với địa y mọc trên các mạch thạch anh. Ẩn mình giữa những "khu rừng" thu nhỏ này là hệ vi động vật, loài động vật không xương sống, mỗi loài có yêu cầu sinh cảnh cụ thể riêng.
Có nhiều loại vi sinh cảnh khác nhau trong gỗ; rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng thưa, rừng rải rác, ven rừng thưa, khoảng rừng thưa và trảng; thân, cành, cành con, chồi, lá, hoa và quả; vỏ sần sùi, vỏ nhẵn, vỏ hư, gỗ mục, hõm, rãnh và lỗ; tán, lớp cây bụi, lớp thực vật, lớp lá và đất; rễ hạch, gốc cây, khúc gỗ đổ, gốc thân, bụi cỏ, nấm, dương xỉ và rêu. Tính đa dạng cấu trúc trong gỗ càng lớn thì số lượng các loại vi sinh cảnh sẽ càng nhiều. Một loạt loài cây với những mẫu chuẩn riêng lẻ có kích thước và độ tuổi khác nhau, một loạt các đặc điểm như dòng chảy, khu vực bằng phẳng, sườn dốc, đường mòn, khoảng rừng thưa và những khu vực rừng bị đốn hạ sẽ tạo điều kiện thích hợp cho một số lượng lớn các loài thực vật và động vật đa dạng sinh học. Ví dụ ở Anh, giới khoa học ước tính rằng nhiều loại gỗ mục nát khác nhau là nơi sinh sống của hơn 1700 loài động vật không xương sống.
Ở sinh vật ký sinh, sinh cảnh của nó là phần đặc biệt bên ngoài hoặc bên trong vật chủ hay trong đấy nó thích nghi để sống. Vòng đời của một vài sinh vật ký sinh liên quan đến một số loài vật chủ khác nhau, cũng như các giai đoạn sống tự do, đôi khi là ở những loại vi sinh cảnh rất khác nhau. Một sinh vật kiểu như vậy là sán lá (giun dẹt) "Microphallus turgidus" hiện diện ở các đầm lầy nước lợ ở đông nam Hoa Kỳ. Vật chủ trung gian đầu tiên của nó là ốc sên còn vật chủ trung gian thứ hai là tôm thủy tinh. Vật chủ cuối cùng là chim nước hoặc động vật có vú ăn tôm.
Kiểu sinh cảnh khắc nghiệt.
Mặc dù phần lớn sự sống trên Trái Đất sống trong môi trường trung bình, song số ít sinh vật (hầu hết là vi khuẩn) đã tìm đến những môi trường khắc nghiệt không phù hợp với các dạng sống phức tạp hơn. Ví dụ, có những vi khuẩn sống ở Hồ Whillans, nửa dặm bên dưới lớp băng ở Nam Cực; trong trường hợp không có ánh sáng mặt trời, chúng phải dựa vào vật chất hữu cơ từ nơi khác, có thể là chất phân hủy từ nước tan chảy của sông băng hoặc khoáng chất từ đá bên dưới. Những vi khuẩn khác có thể được phát hiện đông đảo ở Rãnh Mariana, nơi sâu nhất trong đại dương và trên Trái Đất; tuyết đại dương trôi xuống từ các lớp bề mặt của biển và tích tụ trong thung lũng dưới đáy biển, cung cấp chất dinh dưỡng cho một quần thể vi khuẩn rộng lớn.
Những vi khuẩn khác sống trong môi trường thiếu oxy và phụ thuộc vào các phản ứng hóa học ngoài quang hợp. Khi khoan xuống đáy biển đầy đá có thể thấy những quần thể vi sinh vật có cấu tạo dường như dựa trên những sản phẩm của phản ứng giữa nước và các thành phần của đá. Những quần thể này chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng có thể là một phần quan trọng của chu trình carbon địa cầu. Đá trong mỏ sâu 3,2 km (2 dặm) cũng chứa vi khuẩn; chúng sống dựa trên những vết tích nhỏ của hydro được tạo ra trong các phản ứng oxy hóa chậm bên trong đá. Những phản ứng trao đổi chất này cho phép sự sống tồn tại ở những nơi không có oxy hoặc ánh sáng (môi trường trước đây bị xem là không có sự sống).
Vùng gian triều và vùng sáng trong đại dương là những kiểu sinh cảnh tương đối quen thuộc. Tuy nhiên, phần lớn đại dương không phù hợp cho con người khám phá, khi mà giới hạn để cho một thợ lặn có bình khí lạn xuống là khoảng trên . Giới hạn thấp nhất để quá trình quang hợp có thể diễn ra là từ và dưới độ sâu ấy xung quanh hoàn toàn chỉ là bóng tối, áp suất cao, ít oxy (ở một vài nơi), nguồn thức ăn khan hiếm và vô cùng lạnh lẽo. Sinh cảnh này rất khó nghiên cứu và cũng như ít được nghiên cứu vì nó vô cùng rộng lớn, với 79% sinh quyển của Trái Đất nằm ở độ sâu hơn . Không có sự sống của thực vật, động vật trong khu vực này hoặc là loài ăn mùn bã (phụ thuộc vào thức ăn trôi xuống từ các lớp bề mặt) hoặc chúng là động vật ăn thịt lẫn nhau. Một số sinh vật là sinh vật biển bơi hoặc trôi dạt giữa đại dương, trong khi những sinh vật khác là sinh vật đáy, sống trên hoặc gần đáy biển. Tốc độ phát triển và trao đổi chất của chúng có xu hướng chậm lại, mắt chúng có thể rất to để phát hiện những thứ ở nơi ít ánh sáng, hoặc chúng có thể bị mù và dựa vào các đầu vào giác quan khác. Một số sinh vật biển sâu có thể phát quang sinh học, giúp phục vụ nhiều chức năng như săn mồi, bảo vệ và tìm được bạn đời. Nói chung, cơ thể của động vật sống ở độ sâu lớn thích nghi với môi trường áp suất cao nhờ có phân tử sinh học chịu được áp suất và phân tử hữu cơ nhỏ có trong tế bào của chúng được gọi là piezolyte, mang lại cho protein cho nhu cầu linh hoạt của chúng. Ngoài ra còn có chất béo không bão hòa trong màng ngăn chúng không bị đông đặc ở nhiệt độ thấp.
Miệng phun thủy nhiệt lần đầu được phát hiện ở độ sâu đại dương vào năm 1977. Chúng là kết quả của việc nước biển trở nên nóng lên sau khi thấm qua các vết nứt đến những nơi có mắc ma nóng gần đáy biển. Những suối nước nóng dưới nước có thể phun lên nhiệt độ trên và hỗ trợ các quần thể sinh vật độc nhất trong vùng lân cận của chúng. Cơ sở cho sự sống dồi dào này là hóa tổng hợp (quá trình mà vi khuẩn chuyển đổi các chất như hydro sunfide hoặc amonia thành các phân tử hữu cơ). Những vi khuẩn này và cổ khuẩn là sinh vật sản xuất chính trong các hệ sinh thái này và hỗ trợ tính đa dạng cho sự sống. Khoảng 350 loài sinh vật (chủ yếu là động vật thân mềm, giun nhiều tơ và động vật giáp xác) đã được phát hiện xung quanh các miệng phun thủy nhiệt vào cuối thế kỷ 20, hầu hết chúng là loài mới đối với giới khoa học và là loài đặc hữu của những kiểu sinh cảnh này.
Bầu khí quyển bên cạnh việc mang lại cơ hội di chuyển cho động vật có cánh và làm đường dẫn phát tán hạt phấn hoa, bào tử và hạt, còn có thể được xem là một kiểu sinh cảnh theo đúng nghĩa của nó. Có những vi khuẩn hoạt động trao đổi chất tích cực sinh sản và hoàn toàn chỉ tồn tại trong không khí, với hàng trăm nghìn sinh vật riêng lẻ ước tính có mặt trong một mét khối không khí. Quần thể vi sinh vật trong không khí có thể đa dạng như trong đất hoặc các môi trường trên cạn khác, tuy nhiên những sinh vật này không phân bố đều, mật độ của chúng thay đổi theo không gian với các điều kiện độ cao và môi trường. Sinh học không khí chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng có bằng chứng về cố định nitơ trong mây và bằng chứng ít rõ ràng hơn về chu trình carbon, cả hai đều được hoạt động của vi sinh vật tạo điều kiện thuận lợi.
Có những ví dụ khác về kiểu sinh cảnh khắc nghiệt tồn tại các dạng sống thích nghi đặc biệt; hồ nhựa đường có đầy sự sống của vi sinh vật; các bể dầu thô tự nhiên là nơi sinh sống của ấu trùng ruồi dầu; suối nước nóng là nơi nhiệt độ có thể cao tới và vi khuẩn lam tạo nên thảm vi sinh vật; lỗ phun lạnh là nơi khí methan và hydro sunfide thoát ra từ đáy đại dương và hỗ trợ vi sinh vật và động vật bậc cao như trai hình thành mối liên hệ cộng sinh với các sinh vật kỵ khí này; chảo muối chứa vi khuẩn chịu mặn, cổ khuẩn và cả các loại nấm như nấm men đen "Hortaea werneckii" và nấm đảm "Wallemia ichthyophaga"; các tảng băng ở Nam Cực hỗ trợ nấm "Thelebolus;" băng hà chứa nhiều loại vi khuẩn và nấm; và những cánh đồng tuyết nơi tảo phát triển.
Thay đổi sinh cảnh.
Bất kể là do các quá trình tự nhiên hay hoạt động của con người, cảnh quan và kiểu sinh cảnh liên quan của chúng thay đổi theo thời gian. Có những thay đổi địa mạo diễn ra chậm liên quan đến những quá trình địa chất gây ra kiến tạo núi nâng và sụt lún, cùng những thay đổi nhanh hơn liên quan đến động đất, sạt lở đất, bão, lũ lụt, cháy rừng, xói mòn bờ biển, phá rừng và thay đổi sử dụng đất. Kế đó là những thay đổi kiểu sinh cảnh do thay đổi trong tập quán canh tác, du lịch, ô nhiễm, phân mảnh và biến đổi khí hậu.
Mất sinh cảnh là mối đe dọa lớn nhất đối với bất kỳ loài nào. Nếu một hòn đảo mà một sinh vật đặc hữu sinh sống không cư ngụđược vì một lý do nào đó, thì loài đó sẽ bị tuyệt chủng. Bất kỳ kiểu sinh cảnh nào bị một sinh cảnh khác bao quanh đều ở trong tình trạng tương tự như một hòn đảo. Nếu một khu rừng bị chia thành nhiều phần bằng cách khai thác gỗ, cùng với các mảnh đất bị dọn sạch ngăn cách các khối rừng, và khoảng cách giữa các mảnh còn lại vượt quá khoảng cách mà một cá thể động vật có thể di chuyển, thì loài đó sẽ trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương. Những quần thể nhỏ thường thiếu tính đa dạng di truyền và có thể bị loài săn mồi tăng lên, cạnh tranh gia tăng, bệnh tật và thảm họa ngoài dự kiến đe dọa. Ở rìa của mỗi mảnh rừng, ánh sáng tăng lên sẽ khuyến khích các loài sinh trưởng nhanh phát triển thứ cấp và những cây già cỗi dễ bị khai thác hơn khi khả năng tiếp cận được cải thiện. Những loài chim làm tổ trong các kẽ hở của chúng, thực vật biểu sinh thì treo trên cành của chúng và các động vật không xương sống trong lớp lá đều bị ảnh hưởng xấu và đa dạng sinh học bị sụt giảm. Phân mảnh sinh cảnh có thể được cải thiện ở một mức độ nào đó bằng cách cung cấp đường hào rộng hoang dã kết nối các phân mảnh vỡ. Đây có thể là một con sông, con mương, dải cây, hàng rào hoặc thậm chí là đường chui vào cao tốc. Không có đường hào rộng, hạt không thể phân tán và động vật (đặc biệt là những loài nhỏ) không thể đi qua lãnh thổ thù địch, khiến các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng cục bộ cao hơn.
xáo động sinh cảnh có thể gây tác động lâu dài đến môi trường. "Bromus tectorum" là một loại cỏ mạnh mẽ từ Châu Âu được du nhập vào Hoa Kỳ, và nó biến nơi đây thành chỗ xâm lấn. Nó thích nghi cao với lửa, tạo ra một lượng lớn mảnh vụn dễ cháy và làm tăng tần suất cũng như cường độ các vụ cháy rừng. Ở những khu vực mà nó hình thành, nó làm thay đổi chế độ chữa cháy địa phương đến mức các loài thực vật bản địa không thể sống sót sau những đám cháy thường xuyên, cho phép nó áp đảo hơn nữa. Một ví dụ về biển là khi quần thể cầu gai "bùng nổ" ở vùng ven biển và tiêu diệt mọi rong biển hiện có. Những gì trước đây là rừng tảo bẹ nay trở thành bị cầu gai xâm lấn có thể tồn tại trong nhiều năm và có thể tác động sâu sắc đến chuỗi thức ăn. Ví dụ, việc loại bỏ cầu gai biển do dịch bệnh có thể làm rong biển quay trở lại, với quá nhiều tảo bẹ phát triển nhanh.
Bảo vệ sinh cảnh.
Việc bảo vệ kiểu sinh cảnh là một bước cần thiết trong khâu duy trì đa dạng sinh học bởi nếu sinh cảnh bị hủy hoại thì động vật và thực vật sống phụ thuộc vào sinh cảnh ấy sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều quốc gia đã ban hành luật để bảo vệ thú hoang dã của nước họ. Luật này có thể dưới hình thức thành lập các công viên quốc gia, khu bảo tồn rừng và khu bảo tồn loài hoang dã, hoặc có thể hạn chế hoạt động của con người với mục tiêu mang lại lợi ích cho loài hoang dã. Luật có thể được xây dựng để bảo vệ một loài hoặc một nhóm loài cụ thể, hoặc luật có thể cấm các hoạt động như thu thập trứng chim, săn bắt động vật hoặc phá thực vật. Luật chung về bảo vệ kiểu sinh cảnh có thể khó thực hiện hơn so với yêu cầu địa điểm cụ thể. Năm 1973, một khái niệm được giới thiệu ở Hoa Kỳ liên quan đến bảo vệ sinh cảnh quan trọng của các loài nguy cấp và một khái niệm tương tự được bổ sung vào một số luật của Úc.
Những hiệp ước quốc tế có thể cần thiết đối với các mục tiêu như thành lập các khu bảo tồn biển. Một thỏa thuận quốc tế khác là Công ước về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư nhằm bảo vệ các loài động vật di cư trên toàn cầu và cần được bảo vệ ở nhiều quốc gia. Ngay cả khi pháp luật bảo vệ môi trường, việc thiếu thực thi luật thường làm cho bảo vệ không hiệu quả. Tuy nhiên, việc bảo vệ kiểu sinh cảnh cần tính đến nhu cầu thực phẩm, nhiên liệu và các nguồn sống khác của cư dân địa phương. Vì đối mặt với nghèo đói, một người nông dân có thể cày xới một mảnh đất phẳng mặc dù đây là sinh cảnh thích hợp cuối cùng của một loài có nguy cơ tuyệt chủng như chuột túi San Quintin, và thậm chí giết con vật này vì cho đây là loài gây hại. Vì lợi ích của du lịch sinh thái, điều mà giới khoa học mong muốn là các cộng đồng địa phương được giáo dục về tính độc đáo của hệ động thực vật của họ.
Sinh cảnh độc nhất.
Kiểu sinh cảnh độc nhất là một khái niệm đôi khi được sử dụng trong sinh học bảo tồn, trong đó một loài động vật hoặc thực vật là loài duy nhất thuộc chủng loại của nó được tìm trong một sinh cảnh cụ thể và tạo thành một độc canh. Mặc dù có vẻ như kiểu sinh cảnh như vậy kém đa dạng sinh học so với kiểu sinh cảnh đa dạng, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Loài thực vật kỳ lạ "Hydrilla" độc canh giúp hỗ trợ một hệ động vật không xương sống phong phú tương tự thành một sinh cảnh đa dạng hơn. Sinh cảnh độc nhất xảy ra trong cả giới thực vật và động vật. Một số loài xâm lấn có thể tạo ra các quần thể độc canh nhằm ngăn cản các loài khác phát triển ở đó. Sự lấn chiếm áp đảo có thể xảy ra do các hóa chất làm chậm tiết ra, độc nhất chất dinh dưỡng hoặc do thiếu các biện pháp kiểm soát tự nhiên như động vật ăn cỏ hoặc khí hậu, khiến chúng cân bằng với các kiểu sinh cảnh bản địa của chúng. Cây cúc vàng "Centaurea solstitialis" là một ví dụ về sinh cảnh độc nhất thực vật của loài này, hiện đang chiếm ưu thế trên chỉ riêng ở California. Trai vằn ngoại lai "Dreissena polymorpha" lấn chiếm các khu vực của Ngũ Đại Hồ và lưu vực sông Mississippi là một ví dụ về sinh cảnh độc nhất trong động vật học; không có loài săn mồi hoặc ký sinh kiểm soát nó trong phạm vi sinh sống ở Nga. | 1 | null |
Bảng chữ cái Filipino hiện đại (tiếng Filipino: "Makabagong alpabetong Filipino"), còn được gọi là Bảng chữ cái Filipino (tiếng Filipino:"alpabetong Filipino"), là bảng chữ cái của Tiếng Filipino - một trong hai ngôn ngữ chính thức của Philippines (cùng với tiếng Anh). Bảng chữ cái này bao gồm 28 chữ cái: 26 chữ cái của Bảng chữ cái Latinh cơ bản của ISO và chữ "Ñ", "Ng". | 1 | null |
"Cousins" là một bài hát của ban nhạc indie rock Mỹ Vampire Weekend từ album phòng thu thứ hai của ban nhạc, Contra. Nó được thu âm ở Thành phố México và ra mắt vài ngày sau đó tại Guadalajara. Bài hát được phát hành như đĩa đơn vào ngày 17 tháng 11 năm 2009.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc của bài hát, đạo diễn bởi Garth Jennings, ra mắt trên MTVu vào ngày 19 tháng 11 năm 2009.
Video gồm các hình ảnh các thành viên ban nhạc biểu diễn ở một con hẻm dài. Trong suốt bài hát, các thành viên ban nhạc lần lượt đứng trên một cái xe di chuyển lên xuống đường ray. Cuối video, hoa giấy rơi xung quanh họ trên hẻm.
Stereogum mô tả video là "nhanh, kỳ quặc, và không thể đoán trước nhưng không phải không hài hước". | 1 | null |
Paola, Vương hậu Bỉ (Paola Ruffo di Calabria, sinh 11 tháng 9 năm 1937) là vợ của Vua Albert II của Bỉ. Bà là Hoàng hậu Bỉ từ năm 1993 đến năm 2013.
Tiểu sử.
Hoàng hậu Paola sinh tại thành phố Forte dei Marmi thuộc vùng Toscana của nước Ý. Bà là con út của Fulco, Hoàng tử Ruffo di Calabria, Công tước di Guardia Lombarda (1884–1946) và Luisa Gazelli dei Conti di Rossana e di Sebastiano (1896–1989) – hậu duệ của Hầu tước de La Fayette. Bà thuộc dòng dõi quý tộc Ý–Bỉ, và từng là một trong những người phụ nữ đẹp nhất châu Âu thế kỷ XX.
Hoàng hậu Paola có thể nói thông thạo tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh. Bên cạnh đó, sau khi trở thành Công nương của Bỉ, bà đã học thêm tiếng Hà Lan – tiếng mẹ đẻ của gần 60% người Bỉ.
Anh trai của bà, Don Fabrizio Ruffo di Calabria-Santipau (1922–2005) là người đứng đầu của gia tộc Ruffo di Calabria từ năm 1975. Bên cạnh đó, ông còn là người thừa kế các tước vị như Hoàng tử xứ Scilla, Hoàng tử xứ Palazzolo, Công tước xứ Guardia Lombarda, Bá tước xứ Sinopoli, Hầu tước xứ Licodia Eubea, Bá tước xứ Nicotera, Nam tước xứ Calanna và Crispano, Nhà quý tộc của Napoli.
Ngoài ra, Hoàng hậu Paola còn là dòng dõi của các gia đình quý tộc Roma và Nam Ý lỗi lạc; như gia tộc Colonna, Orsini, Pallavicini, Alliata và Rospigliosi.
Kết hôn và gia đình.
Năm 1958, Hoàng tử xứ Liège đến Vatican để tham dự lễ đăng quang của Giáo hoàng Gioan XXIII. Trong lễ đón tiếp ở Đại sứ quán Bỉ, Hoàng tử đã gặp cô gái người Ý Paola Ruffo di Calabria. "Cả hai chúng tôi đều rất nhút nhát nên không dám nói chuyện với nhau nhiều" – Hoàng hậu Paola kể về lần đầu gặp mặt với Vua Albert II (lúc đó là Hoàng tử xứ Liège). Mặc dù nhút nhát nhưng do bị tiếng sét ái tình đánh trúng, Hoàng tử Albert sau đó đã cầu hôn với Paola, và bà đã đồng ý. Lễ đính hôn của họ được thông báo đến thần dân Bỉ tại cung điện Château ở Laeken năm 1959.
Gia đình Hoàng gia muốn tổ chức lễ cưới ở Thành Vatican dưới sự chủ trì của Giáo hoàng Gioan XXIII. Cha của Hoàng tử Albert – Vua Leopold III, dì của ông – Cựu Hoàng hậu Marie-José của Ý và anh trai của Paola – Hoàng tử Ruffo, đã cùng nhau gửi một bức thông điệp ngoại giao đến cung của Giáo hoàng. Tuy nhiên, Chính phủ Bỉ lúc bấy giờ lại không đồng ý chuyện này. Do vậy, Giáo hoàng cũng đã từ chối lời đề nghị tổ chức buổi lễ cho gia đình Hoàng gia. Cuối cùng, để tránh các dư luận quốc tế, Hoàng tử xứ Liège đã tổ chức lễ cưới của mình với cô dâu Paola Ruffo di Calabria vào ngày 2 tháng 7 năm 1959 tại Thánh đường St. Goedele ở thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ.
Lần đầu tiên đến Bỉ để chuẩn vị cho lễ cưới, Paola ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới truyền thông Bỉ. Một tờ báo lúc bấy giờ đã viết, "Sự thu hút và vẻ đẹp của công nương tóc vàng đến từ phía nam đã nhanh chóng giành được thiện cảm của hầu hết người dân Bỉ".
Sau khi kết hôn, họ có với nhau 3 người con:
Cuối thập niên 1960, cuộc hôn nhân giữa bà và Hoàng tử Albert dần trở nên xấu đi. Cả hai đều có những chuyện bê bối riêng và họ quyết định ly thân với nhau. Tuy có những tin đồn rằng cả hai đang có ý định ly hôn nhưng đến đầu thập niên 1980, mối quan hệ giữa họ đã được cải thiện đáng kể. Có thông tin cho rằng Vua Baudouin đã đóng vai trò là người hoà giải cho cả hai, và niềm tin vào Giáo hội Công giáo Rôma của Công chúa Astrid cũng góp phần giúp cho tình trạng hôn nhân giữa cha mẹ mình được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Cuối cùng, Albert và Paola đã quyết định quay lại với nhau.
Trong buổi phỏng vấn vào sinh nhật lần thứ 70 của mình, Hoàng hậu Paola đã nói rằng, "Đã có nhiều chuyện xảy ra, nhưng bây giờ chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi sinh ra là để dành cho nhau. Hiện tại chúng tôi đang sống rất hạnh phúc". | 1 | null |
Huy chương C.F. Hansen (tiếng Đan Mạch: C.F. Hansen Medaillen) là một huy chương của Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch ("Det Kongelige Akademi for de Skønne Kunster") dành cho những kiến trúc sư Đan Mạch có công trình kiến trúc xuất sắc. Huy chương này được gọi theo tên kiến trúc sư Christian Frederik Hansen và được thành lập từ năm 1830. | 1 | null |
Takekawa Ai (tiếng Nhật 武川アイ, "Takekawa Ai"), sinh ngày 4 tháng 9 năm 1988 là một ca sĩ, nhạc sĩ và người dẫn chương trình ở Nhật Bản.
Tiểu sử.
Takekawa Ai là con gái của Yukihide Takekawa, nhạc sĩ và ca sĩ của nhóm Godaigo. Ông nội của cô là nhà phê bình âm nhạc Hiroshi Takekawa.
Cô học chơi piano và guitar từ khi còn trẻ. Hiện giờ cô đang học ở Đại học Waseda, chuyên ngành khảo cổ Tokyo và Tiếng Pháp
Tác phẩm.
Cô được biển đến chủ yếu nhờ bài Too Michi no Saki De, một trong những bài nhạc kết phim của sê ri hoạt hình Inu Yasha.
Các album của cô gồm: | 1 | null |
Nguyễn Phúc Hồng Y (chữ Hán: 阮福洪依, 11 tháng 9 năm 1833 – 23 tháng 2 năm 1877), tôn hiệu Thụy Thái vương (瑞太王) (còn được đọc trại thành Thoại Thái vương), biểu tự Quân Bác (君博), là một hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông được biết đến là thân phụ của vua Dục Đức, tổ phụ của vua Thành Thái và là tằng tổ phụ của vua Duy Tân.
Tiểu sử.
Hoàng tử Hồng Y sinh ngày 28 tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ (1833), là con trai thứ ba của vua Thiệu Trị, mẹ là là "Nhị giai Thục phi" Nguyễn Thị Xuyên. Hồng Y là anh em cùng mẹ với "An Mỹ Công chúa" Huy Nhu và hoàng tử Hồng Kỳ (mất sớm). Thuở nhỏ, ông thông minh đĩnh ngộ, lúc lớn học rộng kinh sử, văn chương xuất sắc, rất được vua yêu.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá ra Bắc làm lễ bang giao, sai Hồng Y cùng hoàng tử Hồng Nhậm (vua Tự Đức sau này) cùng đi. Ông hầu bên cạnh cẩn thận, khi hồi kinh được vua cha ban khen.
Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), tháng giêng, vua cho triệu các hoàng tử và hoàng đệ chưa được phong tước tất cả 10 người vào làm thơ ở điện Đông Các. Bảy người trong số đó là các hoàng tử Hồng Phó, Hồng Y, Hồng Tố, Hồng Hưu và các hoàng đệ Miên Tằng, Miên Kiền, Miên Lâm đều trúng cách.
Tháng 3 (âm lịch) năm đó, vua phong tước ban thưởng cho cả 7 hoàng thân được trúng cách, hoàng tử Hồng Y được phong làm Kiến Thụy công (建瑞公). Các hoàng thân được phong tước lần đầu thường chỉ làm Quận công hoặc Quốc công, nhưng Hồng Y lại được đặc cách phong ngay đến tước Thân công, chứng tỏ ông rất được vua cha ưu ái.
Tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Thái hoàng Nhân Tuyên ngày một yếu đi, viện Thái y dâng thuốc có chút công hiệu nên Quản viện Vũ Quýnh, Viện sứ Trần Viết Cật, Y chính Hoàng Đức Hạ đều được gia thưởng. Vua mừng, sai bộ Lễ đến tế ở miếu Tiên Y, cho thân công Hồng Y đến tế ở đền Thọ Quốc công (tước phong của ông Trần Hưng Đạt, cha của bà Nhân Tuyên), Hữu tham tri bộ Lễ là Tôn Thất Tĩnh đến tế ở đền họ Trần.
Tháng 12 (âm lịch), vua Thiệu Trị đến cung Từ Thọ làm lễ Tốt khốc của Thái hoàng Nhân Tuyên. Ngày 22 tháng đó gặp lễ Hợp hưởng ở các miếu, bộ Lễ xin ngày ấy sai quan làm lễ ở cung Từ Thọ, ngày 23 hôm sau mới làm lễ Tốt khốc. Vua thấy không hợp lễ, cho là làm lễ Tốt khốc xong rồi làm lễ Hợp hưởng mới hợp nghi văn, rồi lấy ngày 25 tháng đó, sai Kiến Thụy công Hồng Y đến cung Từ Thọ, thay vua làm lễ Hợp hưởng, lại sai Hoằng Trị công Hồng Tố đến điện Gia Thành (nơi thờ bà Nhân Tuyên trong lăng Gia Long) kính cẩn làm lễ.
Đầu thời Tự Đức, hoàng đệ Hồng Y cùng với người chú là Tùng Thiện Quận vương Miên Thẩm vào hầu vua ở vườn tập bắn. Vua nhân đó ra đề "Quí đông tân tình, hậu uyển tập xạ" (Cuối đông trời nắng ra vườn sau tập bắn), sai làm bài liên cú (tức mỗi người làm một câu ghép thành một bài thơ), được vừa ý vua.
Năm Tự Đức thứ 2 (1849), vua đến nhà Thái học, thân công Hồng Y theo hầu, dâng lên vua bài "Thị học thi" (Quan sát việc học), được vua ngợi khen và cho chép vào tập thơ "Tích Ung Canh Ca hội tập" của Hồng Y.
Năm Tự Đức thứ 3 (1850), thầy học của các hoàng thân là Võ Xuân Cẩn, đồng thời là cha vợ của vua, dâng sớ nói: "Các hoàng thân phần nhiều chỉ thích chơi đùa, không đến nghe giảng". Vua sai phủ Tôn Nhân xét duyệt thì 4 hoàng thân là Miên Sạ, Hồng Y, Hồng Tố và Hồng Truyền đều chỉ đến nghe giảng có 4 ngày, nên bị phạt lương 3 tháng. Một số hoàng thân khác cũng bị phạt lương vì việc này.
Năm Tự Đức thứ 11 (1858), Kiến Thụy công Hồng Y vì tội bọn thuộc lại trong phủ vào điện Hiếu Tư (nơi thờ vua Minh Mạng) nên bị phạt lương 1 năm. Vua thương ông thiếu thốn, chuẩn cho đem phần thưởng trước để khấu trừ vào phần phạt.
Vua Tự Đức không thể có con do mắc di chứng của bệnh đậu mùa, nên năm thứ 21 (1868) mới chọn con trai thứ hai của hoàng đệ Hồng Y là công tử Ưng Ái (sau này là vua Dục Đức) vào ở viện Tập hiền cũ để nuôi, sai quan Nội các dạy học, năm ấy công tử 17 tuổi.
Năm Tự Đức thứ 25 (1872), Kiến Thụy công Hồng Y lên thọ 40 tuổi, vua đem phẩm vật trong kho và ngự chế 2 bài thơ ban cho ông. Thơ rằng:
Bài I:
Bài II:
Năm Tự Đức thứ 30 (1877), ngày 11 tháng 1 (âm lịch), Kiến Thụy công Hồng Y qua đời, thọ 45 tuổi, vua thương tiếc, nghỉ triều 8 ngày, truy tặng cho ông làm Kiến Thụy Quận vương (建瑞郡王), ban thụy là Tuệ Đạt (慧達). Hoàng trưởng tử Ưng Chân (tức Ưng Ái) đặt hương án ở nhà sau Dục Đức đường, mặc phục tang, đứng vào hàng cháu làm lễ, đến khi an táng Hồng Y, vua đích thân làm bài văn tế.
Lăng của quận vương Hồng Y được táng ở phường Hương Vân, Hương Trà (xưa kia thuộc làng Lai Thành). Phủ thờ của ông hiện nằm trên đường Chi Lăng (thuộc phường Gia Hội, Huế).
Tháng 3 (âm lịch) năm Thành Thái thứ 9 (1889), vua Thành Thái truy tôn cho tổ phụ làm Kiến Thụy Thái vương (建瑞太王) (hay được biết đến là "Thoại Thái vương"), cải thụy thành Đôn Chính (敦正), nguyên cơ Lê Thị Ứng làm "Kiến Thụy Thái vương phi" (建瑞太王妃).
Tác phẩm.
Thụy Thái vương Hồng Y là người hay thơ giỏi chữ. Các tác phẩm thơ văn của ông đều được người chú là "Tuy Lý vương" Miên Trinh tổng hợp lại thành một bộ sách với đề tựa là "Tuần Cai biệt thự hợp tập".
Gia quyến.
Thê thiếp.
Thụy Thái vương Hồng Y còn nhiều thất thiếp khác chưa rõ tên.
Hậu duệ.
Thụy Thái vương có 43 con trai và 24 con gái. Ông được ban cho bộ chữ "Hương" (香) để đặt tên cho các con cháu trong phòng, nhưng sau này do kỵ húy của bà Học phi Nguyễn Văn Thị Hương, mẹ nuôi của vua Kiến Phúc mà cải thành bộ "Thạch" (石). Dưới đây liệt kê tên của một số người con được biết đến của Vương: | 1 | null |
Tiếng trống Mê Linh là vở cải lương kinh điển tại Việt Nam, được công diễn lần đầu tiên năm 1977. Nội dung của vở nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong lịch sử Việt Nam. Vở diễn đã góp phần tạo dựng tên tuổi cho Thanh Nga, Thanh Sang, và được quay thành phim để lưu giữ.
Lời lẽ trong vở diễn được cho là "thật giản dị nhưng đầy chất văn học" và "cho đến bây giờ, "Tiếng trống Mê Linh" được xem là một vở diễn vào hàng đẹp nhất của sân khấu cải lương Việt Nam".
Nội dung.
Trong thời Bắc thuộc lần 1, người Việt tại Giao Chỉ sống dưới sự cai trị hà khắc của nhà Đông Hán, ngay cả lễ giỗ tổ Hùng Vương cũng không được tổ chức. Vì hận nước, dù sinh mang của chồng là Thi Sách bị Thái thú Tô Định đe dọa giết hại, Trưng Trắc đã lập bàn thờ tế sống chồng mình, cùng em gái Trưng Nhị lãnh đạo người dân Nam khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược.
Trong vở tuồng, có đoạn Trưng Trắc cất lên lời hiệu triệu: "...Hỡi đồng bào trăm họ / Giặc Đông Hán đang xéo giày đất nước / Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang / Thà chết mà đứng thẳng / Không cam chịu sống quỳ / Đất nước Nam cẩm tú / Người dân Nam anh hùng / Trước đền thờ Quốc Tổ / Thề hy sinh giết giặc cứu non sông / Xin thề!"
Vở tuồng chấm dứt khi quân Nam đuổi hết được quân Hán ra khỏi bờ cõi và Trưng Trắc tuyên bố "Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất... Đất nước Nam độc lập muôn đời!"
Lịch sử.
Nguyên tác dựa trên kịch bản ca kịch 5 màn mang tên "Trưng Vương" của soạn giả Việt Dung soạn vào khoảng những năm 1960, được xuất bản vào năm 1972 tại Hà Nội. Sau khi đoàn Thanh Minh được tái lập năm 1975, soạn giả Vĩnh Điền được giao nhiệm vụ chuyển thể vở ca kịch sang cải lương. Ông đặt tên mới cho vở cải lương là "Tiếng trống Mê Linh" và hợp tác với 2 soạn giả khác là Viễn Châu và Nguyễn Phương để hoàn thiện kịch bản. Vở cải lương được đạo diễn Ngô Y Linh dàn dựng trên sân khấu và đưa ra công diễn vào dịp đón xuân 1977. Trong vở hội tụ nhiều diễn viên tài danh từng đoạt giải Thanh Tâm như Thanh Nga (1958), Hùng Minh (1959), Bích Sơn (1960), Thanh Sang (1964) và Bảo Quốc (1967).
Ngay sau khi công diễn, vở cải lương nhận được nhiều lời khen ngợi. Các suất diễn đều chật cứng người xem, gợi nhớ bóng hào quang của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga lừng danh trước 1975. Năm 1978, cùng với "Bên cầu dệt lụa", "Tiếng trống Mê Linh" được chọn ghi hình, là những vở cải lương đầu tiên được phát trên sóng truyền hình sau năm 1975.
Một số chi tiết đáng chú ý.
Trong nhiều tư liệu đều ghi tên đồng soạn giả là Việt Dung - Vĩnh Điền. Trong bản phim lưu trữ ghi chi tiết là "Nhóm kịch tác gia Thanh Minh sáng tác theo kịch bản Trưng Vương của Việt Dung". Theo soạn giả Nguyễn Phương, ngoài phần người chuyển thể chính do soạn giả Vĩnh Điền viết, các lớp diễn hài của Chương Hầu (do Bảo Quốc đóng) và Tào Uyên (Hoàng Giang đóng) là do Nguyễn Phương viết thêm, còn những đoạn chia tay và tế chồng của Trưng Trắc là do Viễn Châu viết. Đây chính là phần khác biệt lớn nhất so với kịch bản gốc. Do bấy giờ, Nguyễn Phương và Viễn Châu đều bị cấm hành nghề nên mỗi người chỉ được thưởng 400 đồng và không được ghi tên là đồng soạn giả chuyển thể với Vĩnh Điền.
Một trong những đoạn diễn ca nổi tiếng nhất trong vở được nhiều người biết đến với tên gọi "Mê Linh biệt khúc" được cho là của soạn giả Vĩnh Điền. Phần nhạc khúc này bắt nguồn từ một bài hát khá thịnh hành ở Đài Loan bấy giờ có tên là "Núi cao xanh" (高山青, "Cao sơn thanh"). Thực tế, nguồn gốc của bài hát này từ nhạc phẩm chính "Cô gái núi A Lý" (阿里山的姑娘, "A Lý sơn đích cô nương") trong phim "Gió mây núi A Lý" (阿里山风云, "A Lý sơn phong vân") công chiếu năm 1949. Nguyên tác ghi nhận phần lời do nhạc sĩ Đặng Vũ Bình (邓禹平, người gốc Tứ Xuyên, định cư ở Đài Loan) viết, nhạc khúc có thể do chính đạo diễn Trương Triệt đặt. Ca sĩ đầu tiên thể hiện bài hát này là Trương Thiến Tây (张茜西, quê ở Tứ Xuyên, định cư ở Đài Loan, sau chuyển đến Hồng Kông) thể hiện. Năm 1952, nhạc sĩ Hoàng Hữu Lệ (黄友棣) đã phối âm lại nhạc phẩm với tên gọi "Bài ca núi A Lý" (阿里山之歌, "A Lý sơn chi ca"), do ca sĩ Thanh Sơn (青山) thể hiện. Tài liệu "Hoài niệm quốc ngữ ca toàn tập" sau đó đã ghi nhận tên bài hát là "Núi cao xanh" (高山青, "Cao sơn thanh"), với phần lời của Đặng Vũ Bình và phần nhạc của Hoàng Hữu Lệ, do Thanh Sơn thể hiện. Về sau, bài hát "Cao sơn thanh" được nhiều các ca sĩ khác hát lại như Đặng Lệ Quân, Trác Y Đình...
Khác với giai điệu nguyên bản có tiết tấu nhanh, vui tươi, soạn giả Vĩnh Điền đã dùng bài này với tông nhạc da diết bịn rịn hơn hẳn bài gốc, rồi cảm tác từ lớp diễn đó mà đặt thêm một cái tên nữa là "Mê Linh biệt khúc". Điều trớ trêu là mãi đến năm 1984, bài hát gốc "Cao sơn thanh" mới được biết đến nhiều ở Trung Hoa đại lục.
Các lần biểu diễn.
Ngoài lớp diễn đầu tiên, góp phần tái hiện ánh hào quang của đoàn cải lương Thanh Minh tái lập sau 1975, về sau, vở cải lương này đã trình diễn nhiều lần, với nhiều thế hệ nghệ sĩ diễn xuất.
Năm 2007 ở Hoa Kỳ, Trung tâm Asia dựng lại trích đoạn với NSƯT Ngọc Huyền và ghép với đoạn clip cũ của NSƯT Thanh Nga (đoạn thề trả thù trước bàn thờ Thi Sách) trong chương trình Asia 55. Tháng 5 năm 2014, trong chương trình Asia 75, Asia lại tái hiện vở tuồng với NSƯT Ngọc Huyền, Tuấn Châu, Y Phụng, Mạnh Quỳnh, Văn Chung.
Năm 2008, NSƯT Phượng Liên, NSƯT Tuấn Thanh, Thanh An, Tuấn Phương... diễn vở này tại rạp Hưng Đạo, thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2014, vở tuồng được tái hiện lại với NSƯT Phượng Liên, Hồng Nga, NSƯT Hữu Châu và Gia Bảo diễn tại nhà hát Nón Lá (Cung Văn hóa Lao động) và nhà hát Bến Thành, Thành phố Hồ Chí Minh; họ dự tính lưu diễn tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Trong chương trình truyền hình "Gương mặt thân quen (mùa thứ hai)" năm 2014, thí sinh Võ Nguyễn Hoài Lâm đã thể hiện vai NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Sang trong trích đoạn vở tuồng này. | 1 | null |
Cao Sĩ Đạt (chữ Hán: 高士达, ? – 616), người huyện Điều, quận Tín Đô , thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối đời Tùy.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Năm Đại Nghiệp thứ 7 (611), Sĩ Đạt lãnh đạo hơn ngàn người nổi dậy ở quận Thanh Hà, lấy Cao Kê bạc làm căn cứ địa. Không lâu sau tiếp nhận lực lượng của Đậu Kiến Đức, tự xưng Đông Hải công. Những năm sau đó, Sĩ Đạt, Kiến Đức đưa quân cướp bóc khắp vùng Hà Bắc, giết chết rất nhiều quan viên địa phương.
Năm thứ 12 (616), Trạc quận thông thủ Quách Huyến đưa hơn vạn quân đến trấn áp, Sĩ Đạt dùng kế của Kiến Đức, giết được mấy ngàn quan quân, chém đầu Huyến. Tướng Tùy là Dương Nghĩa Thần đánh bại nghĩa quân Trương Kim Xưng, thừa thắng tấn công Cao Kê bạc. Kiến Đức khuyên Sĩ Đạt lánh đi, ông không nghe, đưa quân đón đánh, thắng được một trận nhỏ, bày tiệc ăn mừng. 5 ngày sau, nghĩa quân Sĩ Đạt bị Nghĩa Thần đánh cho đại bại, bản thân bị chém chết giữa trận. | 1 | null |
Claire của Bỉ (nhũ danh Claire Louise Coombs, sinh 18 tháng 1 năm 1974) là một nhà khảo sát xây dựng người Anh. Bà là vợ của Laurent của Bỉ.
Tiểu sử.
Công nương Claire sinh tại thành phố Bath thuộc hạt Somerset của Anh. Bà là con gái của Nicholas John Coombs – một doanh nhân người Anh và Nicole Eva Gabrielle Thérèse, "nhũ danh" Mertens – một tiểu thư người Bỉ. Năm 1977, bà và gia đình chuyển đến sống ở tỉnh Dion-le-Val vùng Wallonie gần thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ.
Kết hôn và gia đình.
Ngày 12 tháng 4 năm 2003, bà kết hôn với Hoàng tử Laurent – con trai út của Vua Albert II của Bỉ. Lễ cưới dân sự được tổ chức tại Toà thị chính Bruxelles của Bỉ còn lễ cưới theo nghi thức tôn giáo được tổ chức tại Thánh đường St. Michael và St. Gudula. Nhà thiết kế Edouard Vermeulen đảm nhiệm phần lễ phục cho cô dâu. Trước khi lễ cưới diễn ra, vào ngày 1 tháng 4 năm 2003, Claire Coombs đã được phong tước vị "Công nương của Bỉ".
Sau khi kết hôn, họ có với nhau 3 người con:
Công nương Claire đồng thời cũng là mẹ đỡ đầu cho Công chúa Eléonore – con gái út của Vua Philippe của Bỉ.
Vai trò hoàng gia.
Khi trở thành thành viên của gia đình Hoàng gia, Công nương Claire đã được Vua Albert II trao cho "Huân chương Leopold". Thêm vào đó, với vai trò là thành viên của Hoàng gia Bỉ, bà sẽ tham gia vào các sự kiện đại chúng như ngày lễ Quốc khánh Bỉ, và các sự kiện hoàng gia khác như lễ cưới, sinh nhật và rửa tội.
Bà thường xuất hiện trong các buổi hội thảo về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã cùng với chồng là Vương tử Laurent. Bà đồng thời cũng là người bảo trợ hàng đầu cho Hội Hợp xướng Bruxelles của Bỉ.
Danh hiệu và tước hiệu.
Claire Coombs được nhà vua ban tước hiệu "Công nương của Bỉ" 10 ngày trước lễ cưới của bà với Hoàng tử Laurent, theo Sắc lệnh của Hoàng gia Bỉ ban hành ngày 1 tháng 4 năm 2003. Theo Sắc lệnh của Hoàng gia Bỉ ban hành năm 1891 thì vợ của "Hoàng tử Bỉ" sẽ được gọi là "Công nương Bỉ". Tuy nhiên, theo Sắc lệnh của Hoàng gia Bỉ ban hành năm 1991 thì tước hiệu này sẽ không còn được tự do sử dụng nữa mà phải được Nhà vua ban cho.
Bởi vì Vương tử Laurent không mang tước hiệu "Bá tước xứ Vlaanderen" hay "Hoàng tử xứ Liège" (tước hiệu thường dùng cho các hoàng tử không phải là người kế vị) cho nên, Công nương Claire sẽ không có các tước hiệu khác như "Nữ Bá tước xứ Vlaanderen" hay "Công nương xứ Liège". | 1 | null |
Thommo Reachea II (1602-1632) là vua Chân Lạp giai đoạn 1629-1632. Tên húy là Chan Ponhéa Sô hoặc Ponhea To ("Cau Bana Tu").
Tiểu sử.
Ponhea là người con trai lớn nhất của vua Chey Chettha II và mẹ công chúa "Anak" "Munang" Sukriyi [Suk]. Là người sùng đạo, ông đã trở thành thầy tu nhà Phật năm 1623. Sau khi vua cha mất năm 1627, người chú ruột Prea Outey trở thành giám quốc và nhiếp chính triều đình Chân Lạp.
Ponhea rời tu viện năm 1629, và lên ngôi, ông xưng là Thommo Reachea II hay Sri Dharmaraja II. Vị vua mới này không quan tâm đến công việc của đất nước, những nỗ lực giành lại lãnh thổ đã mất về tay người Xiêm đã thất bại. Người chú Prea Outey tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước.
Trước đây, lúc vua cha Chey Chettha II còn sống đã định cưới công chúa Ang Vodey (Angavathi Nha) cho hoàng tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng chẳng may, khi nhà vua vừa mất thì chú ruột Préa Outey lại cưới nàng Công chúa này trong khi Hoàng tử còn đang ở trong tu viện.
Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và tình cờ nhà vua trẻ gặp lại nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau đó, cả hai đã mượn cớ đi săn bắn để gặp gỡ, nhưng không ngờ Prea Outey biết được liền đuổi theo và giết chết cả hai vào năm 1632, sau khi Sô làm vua mới được hai năm.
Nhiếp chính Outey sau đó lại lập em của Sô lên làm vua, hiệu là Ang Tong Reachea. | 1 | null |
Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh là vị trí lãnh đạo của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 4 thành viên đều được thông qua bầu cử của Quốc hội. Chức vụ Chủ tịch thường được do Chủ tịch nước nắm giữ.
Hội đồng Quốc phòng và an ninh được sử dụng trong chiến tranh và trong thời bình nên chức vụ Chủ tịch Hội đồng sẽ không bị hạn chế quyền lực. Trong trường hợp có chiến tranh, Chủ tịch nước đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang nên Hội đồng mới phát huy hết được quyền lực của Hội đồng.
Khái quát.
Hội đồng Quốc phòng và an ninh được lập ra theo điều 104 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam là Chủ tịch nước Việt Nam. Chủ tịch đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. | 1 | null |
Tứ Đại Danh Bổ (tiếng Trung 四大名捕, tiếng Anh "The Four Constables"), là tên một bộ truyện tranh của họa sĩ Tư Đồ Kiếm Kiều, dựa trên bộ tiểu thuyết võ hiệp cùng tên của Ôn Thụy An.
Nội dung.
Tứ Đại Danh Bổ là câu chuyện kể về 4 bổ đầu (đóng vai trò bảo an trong xã hội Trung Hoa xưa) dưới thời nhà Tống. Bọn họ lần lượt là Vô Tình, Thiết Thủ, Truy Mệnh và Lãnh Huyết. Bằng sức mạnh và tài trí siêu quần, bốn bổ đầu đã lập nhiều công trạng, giúp triều đình trừ gian diệt ác.
Tư Đồ Kiếm Kiều chỉ chấp bút theo mạch truyện gốc của 3 phần: Hội kinh sư (phần 5), Đàm Đình hội và Toái Mộng đao. Đoạn truyện từ đó trở đi hoàn toàn là sự phóng tác tự do của ông.
Nhân vật.
Gia Cát tiên sinh xuất thân từ môn võ chính phái Tự Tại môn, là ân sư của Tứ đại danh bộ. Tuy nhiên cả bốn người gọi ông là "thế thúc" thay cho sư phụ, vì đệ tử đầu tiên của ông là Thanh Mai Trúc đã phản bội sư môn chạy theo phe của Sái Kinh, khiến ông thề không nhận ai làm đồ đệ. Gia Cát còn là đương kim thái phó, chưởng quản triều đình lục bộ, lão sư của hoàng thượng, tổng giáo đầu của 80 vạn cấm vệ quân, là người chỉ đứng sau hoàng thượng. Ông tính cách quang minh lỗi lạc, vì quốc vì dân, trí tuệ siêu phàm, một thân võ công quán tuyệt thiên hạ. Dù đã ngoài 80, nhưng vì nhìn cảnh giang sơn Đại Tống loạn lạc nên Gia Cát vẫn phụ tá hoàng thượng, lãnh đạo Tứ đại danh bộ duy trì phép nước.
Tứ kiếm đồng
Gồm bốn đứa trẻ, Kim Kiếm, Ngân Kiếm, Thiết Kiếm, Đồng Kiếm. Vốn là cô nhi được Gia Cát tiên sinh nhận về nuôi, được Vô Tình dạy dỗ cả văn và võ. Trong tiểu thuyết gốc Tứ kiếm đồng có nhiệm vụ khênh chiếc kiệu của Vô Tình.
Là đại sư huynh trong Tứ đại danh bộ, tên thật là Thịnh Nhai Dư, tuổi nhỏ nhưng do nhập môn đầu tiên nên được xếp trên cùng. Hồi nhỏ gặp nạn 13 sát thủ giết sạch cả nhà, mình chàng sống sót do được Gia Cát tiên sinh cứu giúp. Tuy nhiên kinh mạch bị chấn đoạn, hai chân của chàng bị phế, phải ngồi xe lăn cả đời, không thể tu luyện nội công. Dù vậy Vô Tình vẫn không mất đi ý chí, chàng càng nỗ lực học tập, nhờ vậy có học vấn uyên bác, tinh thông từ kì môn độn giáp đến kế sách chiến trường. Ngoài ra, ý chí kiên cường còn giúp Vô Tình luyện thành thuật ám khí, thủ pháp xuất thần nhập hóa, độc bộ thiên hạ, được tôn xưng "vua ám khí", hơn nữa còn tự luyện nên một trường phái khinh công riêng, giúp chàng không bị chướng ngại vật làm ảnh hưởng. Khi Vô Tình đối phó ác phạm, xuất thủ tuyệt không lưu tình, bởi vậy mà có danh hiệu. Bề ngoài tàn tật, tính cách quái gở, gương mặt lạnh lùng như tuyết, kì thực Vô Tình là người rất hữu tình, thường bị tình cảm chi phối làm mất tập trung. Vô Tình có trí tuệ kinh nhân, xứng đáng lãnh đạo Tứ đại danh bộ, sử dụng ám khí cũng không bao giờ tẩm độc, gọi là Vô Tình Minh Khí.
Nhị sư huynh trong Tứ đại danh bộ, tên thật Thiết Du Hạ. Tuổi hơn Vô Tình và Lãnh Huyết, kém Truy Mệnh. Trước khi gặp Gia Cát tiên sinh đã là bộ đầu có tiếng, sau được ân sư nhận vào Thần hầu phủ. Tính tình ôn hòa chính trực, lòng dạ quang minh. Kinh nghiệm giang hồ rất phong phú, nội lực đã tu luyện đến lô hỏa thuần thanh. Song chưởng cứng như thép, đao thương bất nhập, bách độc bất xâm. Võ công của chàng là từ ông ngoại truyền cho, có tên Thiết thủ hung quyền, khi kết hợp với nội lực đạt đến đỉnh cao là Sát dã thần công. Năm 28 tuổi lại luyện được môn võ mà Gia Cát tiên sinh cũng không đạt thành - Nhất dĩ quán chi thần công.
Tam sư huynh trong Tứ đại danh bộ, nguyên danh Thôi Lược Thương, là người lớn tuổi nhất trong bốn bộ đầu. Khi mới sinh đã ốm yếu, nên mang tên là "Nội Thương", sau này đọc chệch thành "Lược Thương", khi lên 5 cha mẹ đã mất sớm, kể từ đó lưu lạc giang hồ. Chàng am hiểu thoái pháp, ra chân tốc độ và lực lượng đều cường đại. Nhờ sức của đôi chân vô song, khinh công Truy Mệnh đứng đầu thiên hạ, thuật truy tìm cũng vào hạng nhất. Truy Mệnh yêu rượu như mạng, uống càng nhiều càng tỉnh, cước pháp càng tinh thuần, chưa bao giờ vì say mà bỏ lỡ phạm nhân. Rượu cũng là vũ khí của chàng, khi uống vào người có thể phun ra làm ám khí, lực rất mạnh, đã từng cứu mạng Truy Mệnh vài lần. Do chàng phá án chưa hề thất thủ, vô luận kẻ thù tinh quái đến đâu cũng bị bắt trở về, nhờ vậy mang danh "Truy Mệnh", còn bản thân chàng dường như cũng đã quên mất tên thật của mình.
Tứ sư đệ trong Tứ đại danh bộ, tên Lãnh Lăng Khí, tuổi nhỏ nhất và nhập môn muộn nhất trong bốn người. Vẻ ngoài đặc trưng bởi mái tóc màu xanh thừa hưởng từ gia tộc, khi cả gia đình gặp đại họa Lãng Khí vẫn còn nằm nôi, may sống sót nhờ uống sữa sói. Vì sống chung với sói nên chàng không hiểu nhiều về thế sự giang hồ, cũng như ứng xử tình cảm. Lãnh Huyết giỏi kiếm pháp, tính cách cứng rắn, lâm trận không lùi, gặp mạnh càng mạnh, càng thụ thương càng dũng cảm. Chàng cầm 1 thanh nhuyễn kiếm không có bao mang tên Ám Hồn, sở học mang tên Tứ thập cửu lộ vô danh kiếm pháp, đường kiếm có 49 chiêu nhưng không có tên, chỉ hướng tới 4 chữ nhanh, hiểm, chuẩn, mạnh.
Đông bảo chủ Hoàng Thiên Tinh, tuổi đã 60 nhưng nội lực vô cùng mạnh, kim đao vô địch. Thần thái nghiêm nghị, không giận mà uy.
Nam trại chủ Ân Thừa Phong, thừa hưởng cơ nghiệp từ nghĩa phụ Ngũ Thái Tuế. Chàng có vợ là con gái nghĩa phụ, Ngũ Thái Vân. Võ công toàn tài, vũ khí sử dụng là Thập trượng hoàng lăng (bản gốc dùng kiếm)
Tây trấn chủ Lam Nguyên Sơn, sở hữu võ công riêng mang tên Đại phong vân thủ. Thê tử là Hoắc Ngân Tiên, vốn vô môn vô phái, nhưng trong manhua được hư cấu thành một trong Đường môn thất sát - Đường Mị.
Bắc thành chủ Chu Bạch Vũ, tu luyện cả nội lực và kiếm thuật tinh xảo. Thê tử là "tiên tử nữ hiệp" Bạch Hân Như.
Là 13 kẻ đã gây ra thảm cảnh cho Thịnh gia. Đứng đầu 13 người là Tư Mã Hoang Phần, nhưng lãnh đạo thực sự là Tả Võ Vương. Hắn ta tâu hoàng thượng cất nhắc Gia Cát tiên sinh lên chức tổng giáo đầu hòng lợi dụng. Nhưng sau khi nhận ra ý đồ không thành thì Tả Võ Vương muốn tiêu diệt Thần hầu phủ. Hắn dùng 13 sát thủ muốn lập 1 kế hoạch cuối cùng nhằm cướp ngôi vua.
Danh sách 13 sát thủ:
"Tây Môn trang chủ" Tây Môn Khánh,
"Âu Dương cốc chủ" Âu Dương Đại,
"Độc thủ trạng nguyên" Võ Thắng Tây,
"Lạt thủ thư sinh" Võ Thắng Đông,
"Phật khẩu xà tâm, thiết tán tú tài" Trương Hư Ngạo,
"Đại thủ ấn kim cương" Quan Hải Minh,
"Nhất đao thiên lý" Mạc Tam Cấp Cấp,
"Vô đao tẩu" Lãnh Liễu Bình,
"Thập nhị liên hoàn ổ" Tư Mã Hoang Phần,
"Độc liên hoa" Đỗ Liên,
"Trường ti kim viên" Độc Cô Uy,
"Thổ hành tôn" Tôn Bất Cung,
"Ma đầu" Tiết Hồ Bi
Đường môn vốn là một tổ chức hư cấu. Trong các tiểu thuyết võ hiệp của các tác giả khác, đây chỉ là một gia tộc chuyên hành nghề ám sát, nhưng Ôn Thụy An lại đưa lên thành một thế lực khuynh đảo giang hồ.
Là tổng quản Tập gia trang (phần "Toái Mộng đao"). Tướng mạo, khí phái không có gì đặc biệt, tuy nhiên lại là đệ nhất cao thủ. Bề ngoài là một con người tài cao vọng trọng, đến bang hội, gia tộc nào làm tổng quản cũng đều nổi danh võ lâm (nên có tên Cửu mệnh tổng quản), tuy nhiên mục đích thực sự của y là biến bang hội đó thành tay chân của Đường môn, hoặc rút hết của cải của họ cho Đường tộc.
Một nhân vật do Tư Đồ Kiếm Kiều sáng tạo. Võ công và trí tuệ đều đứng đầu thiên hạ, không ai sánh bằng. Y lấy tên là Thập Ngũ để ám chỉ cứ 15 năm y sẽ làm một việc kinh thiên động địa. Năm 15 tuổi y đã ám sát Hoàn Nhan Mạt Hạt (cha Hoàn Nhan A Cốt Đả - vua nước Kim sau này), đấu trí cũng như đấu lực đều vượt qua Gia Cát tiên sinh. Đến nay 29 tuổi, y quyết định tạo nên một sự kiện còn vĩ đại hơn nữa: đưa Đường môn ra thống lĩnh Trung Nguyên, không chỉ trở thành bang hội hùng mạnh nhất võ lâm, mà còn muốn xây dựng một vương triều hùng mạnh hơn Đường triều xưa kia.
Sư phụ của Đường Thập Ngũ, vốn có trí tuệ và võ công siêu đẳng, nhưng do bất đắc chí nên ở ẩn. Sau này nhận ra Đường Thập Ngũ có tài năng xuất sắc nên truyền toàn bộ sở học cho y. Đường Thiên Trương là người có tài dịch dung giỏi nhất Đường môn. Tư Đồ Kiếm Kiều cho nhân vật này thành hung thủ trong phần Hội kinh sư.
Là bốn người gồm Đường Thù, Triệu Hảo, Đồ Vãn, Yên Triệu. Bọn họ rất độc ác, không có việc ác nào mà Tứ đại hung đồ không làm được. Đường Thù sử dụng đao, Triệu Hảo thì là cây trượng to, Đồ Vãn là dùng dơi độc Yên Triệu dùng chùy.Về sau, Tứ đại hung đồ bị Tứ dại danh bổ đánh bại. | 1 | null |
Doctor thứ Mười là một trong số các hiện thân của nhân vật Doctor, nhân vật chính của loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng dài tập của đài BBC mang tên "Doctor Who". Vai diễn này được thủ diễn bởi diễn viên người Scotland David Tennant trong suốt 3 phần và 9 tập đặc biệt. Cũng như nhiếu hóa thân trước, nhân vật này cũng xuất hiện trong khá nhiều ngoại truyện có liên quan đến "Doctor Who".
Trong cốt truyện của loạt phim, Doctor là một người ngoài hành tinh trăm tuổi thuộc chủng tộc Time Lord đến từ hành tinh Gallifrey, ông du hành qua không thời gian trên tàu TARDIS cùng với các bạn đồng hành của mình. Khi Doctor bị thương tổn trầm trọng, ông có thể tái sinh cơ thể mình; thông qua việc này, ông có một hình hài hoàn toàn mới và tính cách cũng bị thay đổi ít nhiều. Nhờ việc này mà nhiều diễn viên khác nhau có thể thay phiên nhau đảm nhiệm vai mà vẫn giữ cho cốt truyện được logic. Các bạn đồng hành trong hóa thân này của anh phải kể đến: cô nhân viên bán hàng Rose Tyler (Billie Piper), sinh viên y khoa Martha Jones (Freema Agyeman), và cô nhân viên văn phòng năng nổ Donna Noble (Catherine Tate). Anh nói lời chia tay với họ trong đoạn kết của phần 4 (2008) trong tập ""Journey's End", sau đó anh du hành một mình trong suốt các tập đặc biệt trình chiếu từ 2008–2010. Anh hoàn tất chuyến hành trình của mình trong tập "The End of Time" cùng với ông của Donna Noble (Wilfred Mott).
Tháng 11 năm 2013, trong lễ kỷ niệm 50 năm "Doctor Who" phát sóng, nhân vật Doctor của Tennant được bầu chọn là "Doctor được yêu thích nhất tại Vương quốc Anh" trong cuộc bình chọn của tạp chí "Radio Times".
Tính cách.
Doctor thứ Mười là một người có trái tim nhân hậu, nói hơi nhiều, thoải mái, vô tự, đôi khi rất dí dỏm và hơi thô, nhưng bên trong anh chứa đựng sự giận dữ, nhiều hối tiếc nhưng lại dễ dàng bị tổn thương. Trong tập "School Reunion", anh từng thừa nhận rằng mình đã đánh mất lòng nhân từ mà trước anh anh từng có và anh luôn bị mắc kẹt trong tâm lý tội lỗi rằng việc hủy diệt sự sống của một loài để bảo vệ một loài khác liệu có công bằng hay không. Anh dẹp bỏ nỗi tức giận của bản thân và nhận thức được sự bất công. Khi Thủ tướng Harriet Jones tìm cách hủy diệt phi thuyền trú ẩn của loài Sycorax mà không có lệnh của anh, anh đã vô cùng tức giận và cảnh báo bà về hậu họa về sau. Trong tập "The Waters of Mars"", anh đã đi quá xa khi cố nhận rằng mình có quyền thay đổi thời gian, và kết quả làm tương lai và hoài bảo của thế hệ tiếp theo đi theo một chiều hướng khác.
Trong một vài khoảnh khắc suy tư của mình, Doctor cảm thấy tội lỗi vì có quá nhiều người phải chết dưới tay của mình. (Nhân vật The Moment từng miêu tả anh là "the man who regrets" trong tập ""The Day of the Doctor".) Trong tập "Journey's End", anh đã hồi tưởng lại những người mà vì mình đã phải chết gồm có cô hầu bàn Astrid Peth, người con vô tính Jenny, Luke Rattigan, Lynda Moss, và cô tiếp viên hàng không trong tập "Midnight"". Anh thường thể hiện sự nhân từ của mình ngay cả với những kẻ thù còn có thể cứu vãn, anh từng cho Davros một cơ hội để thoát khỏi tàu mẹ Dalek đang bị phá hủy, anh cũng để Sontaran trốn thoát dù anh biết rằng các Sontaran sẽ không bao giờ rút lui khi cúng có cơ hội. Doctor thứ Mười từng nói rằng anh cảm thấy "rất tiếc" vì những việc mình đã phải quyết định, và đó thường là "motif" xuyên suốt các phần. Trong tập "The Doctor's Daughter" anh từng giải thích với cô con gái của mình là Jenny rằng ""giết chóc...nó xuâm nhiễm ta như một căn bệnh dịch, và một khi ta đã giết chóc dù chỉ một lần, ta sẽ không bao giờ thoát khỏi nổi ám ảnh của nó."
Ngoại hình và trang phục.
Doctor thường phàn nàn rằng hóa thân thứ mười của mình không phải là "tóc hung". Anh thường có tóc màu nâu trong hầu hết các tập: tóc bù xù trong tập "The Christmas Invasion", tóc chải ngược vuốt keo kiểu thập niên 1950s trong tập "The Idiot's Lantern", và vuốt tóc dựng đứng kể từ tập "The Runaway Bride". Anh có mắt màu nâu và thường được các bạn đồng hành nhận xét là "hí và có đôi chút "ranh ma"".
Trang phục anh thường mặc thường có 2 ton, bộ áo vest có màu nâu sọc dọc hoặc vest màu xanh dương sọc dọc 4 khuy, với bên trong là áo sơmi và cà vạt, bên ngoài anh khoác một áo choàng dài kiểu faux-suede (anh từng nói rằng đây là quà tặng của Janis Joplin), ngoài ra anh còn mang giày vải nhiều màu của Converse All-Stars, màu giày tùy thuộc vào áo. Trong một cuộc phỏng vấn cho bộ phim "Parkinson", David Tennant và Russell T Davies từ thổ lộ rằng ý tưởng về trang phục của Doctor thứ Mười được dựa trên trang phục của bếp trưởng Jamie Oliver mặc khi làm khách mời phim "Parkinson".
Doctor thi thoảng đeo một cặp kính gọng vuông màu đen kiểu tortoise-shell, Doctor nói với bạn đồng hành của mình rằng "Kính sẽ làm cho anh trông thông minh hơn", đây là một ý tưởng ảnh hưởng từ Doctor thứ 5. Anh cũng có đeo một cặp kính 3D đỏ-xanh trong một vài dịp, với ý tưởng là chọc cười và cũng có mục đích sử dụng khác. Trang phục của Doctor thứ Mười nổi tiếng đến nổi có nhiều người đã nhái lại trong các lễ hội (BBC đã cấp phép cho AbbyShot Clothiers có thể nhái lại các kiểu trang phục của Doctor thứ 10 trong các sản phẩm của họ)
Các cuộc phiêu lưu.
Doctor thứ Chín (Christopher Eccleston) tái sinh thành Doctor thứ Mười (David Tennant) trong phút cuối của tập "The Parting of the Ways"; Anh tự giới thiệu mình với bạn đồng hành Rose Tyler (Billie Piper) trong tập minisode . Trong tập Giáng sinh năm 2005, Doctor sau khi tái sinh bị hôn mê trong suốt tập phim. Sau khi được Rose đánh thức, anh chiến đấu chống lại Sycorax và cứu Trái đất; trong lúc chiến đấu, anh bị chặt đứt một bàn tay, may thay cánh tay này mọc lại do năng lượng còn lại sau tái sinh. Doctor tiếp tục cuộc hành trình của mình trong phần 2 năm 2006, Doctor và Rose đã cứu Victoria của Anh (Pauline Collins) khỏi người sói, sự việc này vô tình lại tạo nên một tổ chức chống lại người ngoài hành tinh là Torchwood Institute. Doctor tiếp đó có dip gặp lại hai người bạn đồng hành cũ là nhà báo Sarah Jane Smith (Elisabeth Sladen) và chú chó robot K-9 (John Leeson). Câu chuyện kết thúc phần 2 diễn ra ở London hiện đại, tổ chức Torchwood vô tình khởi đầu cuộc chiến giữa chủng tộc Daleks khát máu và loài cyborg là Cybermen từ thế giới song song; việc cứu Trái đất của Doctor đã cướp mất Rose, cô bị bỏ lại ở thế giới song song, cùng với Mickey và mẹ cô trong tập "Doomsday".
Trong cảnh kết của tập "Doomsday", một cô dâu bí ẩn (Catherine Tate) bất thình lình xuất hiện trong buồng điều kiển của tàu TARDIS. Tập Giáng sinh năm 2006 Doctor cùng cô dâu hụt Donna Noble cứu thế giới khỏi Racnoss. Donna cứu Doctor khỏi việc sa lầy khi tìm cách báo thù loài Racnoss, đồng thời cô cũng từ chối làm "bạn đồng hành".
Trong phần tiếp vào năm 2007, Doctor đón bác sĩ y khoa Martha Jones (Freema Agyeman) làm bạn đồng hành mới của anh. Cùng nhau, họ đã khám phá ra bí ẩn Face of Boe (Struan Rodger), ông tiên tri rằng Doctor "không hề đơn độc ("you are not alone.") Họ gặp lại Captain Jack Harkness (John Barrowman) trong chuyến du hành trong 3 tập tiếp theo, và chứng kiến kẻ thù tưởng chừng đã chết là Master (John Simm) quay trở lại và trở thành Thủ tướng Anh, Master đã bắt Doctor, hút hết năng lượng của anh và cầm tù anh. | 1 | null |
Ang Tong Reachea (1602-1640) là vua Chân Lạp giai đoạn 1632-1640. Tên húy là Ponhea Nou.
Tiểu sử.
Ponhea Nou là người con trai thứ hai của vua Chey Chettha II. Lên ngôi sau khi vua anh Thommo Reachea II bị giết bởi người chú là nhiếp chính vương Prea Outey.
Trong thời gian trị vì, vua Ang Tong Reachea tiếp tục quan hệ bình thường với người Hà Lan.
Ông chết một cách bất ngờ một cách bí ấn vào tháng 6 năm 1640.
Sau cái chết của vua Ang Tong Reachea, người chú Prea Outey đã đưa con trai Ang Non của mình lên ngôi vua, hiệu là Padumaraja I. | 1 | null |
Padumaraja I (1615-1642) là vua Chân Lạp giai đoạn 1640-1642. Tên húy là Ang Non, hiệu khác là Batom Reachea IV, còn được gọi là Ang Nan I hoặc Ang Non I (Nặc Nộn đệ nhất, Nặc Non đệ nhất).
Tiểu sử.
Ang Non là người con trai cả của giám quốc Prea Outey (em trai vua Chey Chettha II). Lên ngôi sau cái chết đột ngột của vua Ang Tong Reachea (anh họ của Ang Non và con của vua bác là Chey Chettha II).
Thời gian trị vì ngắn ngủi đã kết thúc khi vị vua trẻ và cha là Prea Outey trở về Oudong sau cuộc đi săn.
Ponhea Chan (người con thứ ba của vua Chey Chettha II) với sự hỗ trợ của người Chăm và Mã Lai đã phục kích giết chết 2 cha con nhà vua.
Ponhea Chan sau đó đã giành được ngôi vua, hiệu là Ramathipadi I. Ponhea Chan sau đó trả thù nhà Outey. Ông còn hai người em trai thoát khỏi tay Ponhea Chan là Ang Sur và Ang Tan.
Ang Non đã cưới công chúa Ang Na Kshatriyi (Devi Panya) con gái vua Chey Chettha II và có một người con sau này lên làm vua là Chey Chettha III. | 1 | null |
Marie-Christine của Bỉ (Marie-Christine Daphné Astrid Elisabeth Léopoldine, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1951) là thành viên của gia đình Vương thất Bỉ và là em cùng cha khác mẹ với Vua Albert II của Bỉ. Bà là con gái của Vua Leopold III của Bỉ và Lilian Baels, Nữ Thân vương xứ Réthy. Mặc dù Lilian Baels không được phong danh hiệu "Her Majesty" cùng với tước vị "Vương hậu Bỉ", nhưng bà và các con của bà vẫn sẽ nhận được kính xưng "Royal Highness". Bên cạnh đó, các con của bà và Vua Leopold III vẫn sẽ được phong tước hiệu "His Royal Highness" và "Her Royal Highness".
Tiểu sử.
Thiếu thời.
Vương nữ Marie-Christine sinh ngày 6 tháng 2 năm 1951 tại tỉnh Laeken của Vương quốc Bỉ. Cha mẹ đỡ đầu của bà là anh trai cùng cha khác mẹ – Vua Baudouin của Bỉ và Infanta María Cristina của Tây Ban Nha.
Bà được tổ chức Lễ ban thánh thể và Lễ thêm sức lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 5 năm 1962 với sự chủ trì của Giám mục Fulton J. Sheen.
Hôn nhân.
Bà kết hôn với Paul Drucker (1 tháng 11 năm 1937 – 1 tháng 4 năm 2008) vào ngày 23 tháng 5 năm 1981 tại thành phố Coral Gables thuộc hạt Miami-Dade ở tiểu bang Florida của Mỹ. Cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài vỏn vẹn 40 ngày. Họ chính thức ly hôn vào năm 1985. Sau đó, bà kết hôn với Jean-Paul Gourges vào ngày 28 tháng 9 năm 1989 tại Westwood thuộc hạt Lassen ở tiểu bang California của Mỹ. Tại lễ cưới, nam diễn viên Mỹ James Coburn cũng có mặt với vai trò phù rể.
Công việc.
Công chúa Marie-Christine từng là một diễn viên ở Los Angeles với nghệ danh là "Daphné". Bà cùng với chồng hiện đang sinh sống tại thành phố San Diego thuộc hạt San Diego ở tiểu bang California.
Tai tiếng.
Bà là một công chúa khá tai tiếng ở Bỉ. Bà đã tuyên bố rằng mình từng bị cưỡng bức bởi một người họ hàng và bị mẹ đánh vì nghĩ rằng bà nói dối. Bà từng có một cuộc sống thượng lưu nhưng gần đây lại tuyên bố rằng mình đã tiêu hết số tiền thừa kế. Khi là khách mời của Đại sứ quán Bỉ ở nước ngoài, Marie-Christine đã từng từ chối không nâng cốc chúc mừng anh trai cùng cha khác mẹ là Vua Baudouin của Bỉ và nói rằng, "Ông ấy không phải vua của tôi". Năm 1993, khi Vua Baudouin băng hà, bà cũng không đến dự đám tang. Ngày 17 tháng 4 năm 2007, trong một cuộc phỏng vấn, bà nói rằng, "bãi bỏ chế độ quân chủ sẽ có lợi cho Bỉ". Bà cũng không đến dự tang lễ của anh trai là Vương tử Alexandre vào tháng 12 năm 2009. | 1 | null |
Ramathipadi I (1614-1659) là vua Chân Lạp giai đoạn 1642-1658. Tên húy là Ponhea Chan ("Cau Bana Cand"). Phiên âm tiếng việt là Nặc Ông Chân. Tên gọi theo Hồi giáo là « "Ibrahim" ». Ông có lẽ là vị vua theo đạo Hồi duy nhất cho tới nay ở Campuchia.
Đoạt ngôi.
Ponhea Chan là người con trai thứ ba của vua Chey Chettha II.
Thuở nhỏ, Ponhea Chan đã đi tu ở tu viện Preah Put Leay Leak thuộc tỉnh Kampong Chhnang ngày nay. Năm 18 tuổi, ông rời tu viện và lãnh đạo quân đội, sau đó còn đi dẹp một cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Kampong Speu.
Người anh trai Ang Tong Reachea đột ngột qua đời, thay vì ngôi vua theo thứ tự được thừa kế về mình thì người chú Prea Outey đã cho con trai Ang Non (Padumaraja I) lên ngôi vua.
Ponhea Chan đã rời hoàng cung và ẩn náu ở khu vực Đông Nam Chân Lạp nơi nhiều người Chăm và Mã Lai đạo Hồi sinh sống.
Năm 1642, vua Padumaraja I và Prea Outey đã bị ám sát bởi Ponhea Chan. Có thể Chan đã được những người Chăm và Chà Và (Chvea, Mã Lai) theo đạo Hồi hỗ trợ. Sau đó Ponhea Chan lên ngôi, hiệu là Ramathipadi I.
Nhà vua sau đó đã cưới một công chúa người Mã Lai theo đạo Hồi làm hoàng hậu và sau đó bỏ quốc giáo (Phật giáo Tiểu thừa) để cải sang đạo của vợ, lấy luôn vương hiệu theo Hồi giáo là Ibrahim.
Gia thoại kể rằng, Chan khi đi ngang tỉnh Sri Sa Jhar đã bắt gặp một thiếu nữ đạo Hồi vô cùng xinh đẹp là Neang Vas. Chan lập tức muốn lấy nàng làm vợ nhưng cha nàng là Tuon Zhe, một hậu duệ của hoàng gia Chămpa, nói rằng theo tục lệ, Chan phải theo đạo Hồi mới được lấy Neang Vas. Chan bỏ qua lời đó và bắt nàng về cung.
Tuy vậy, sau khi Neang Vas và gia đình nàng thuyết phục, Chan đã chấp nhập theo đạo Hồi, phong cho Neang Vas làm hoàng hậu và thay thế các quan lại người Khmer Phật giáo bằng các quan chức người Chăm, Malay Hồi giáo. Đặc biệt, Ibrahim còn thừa nhận Hồi giáo là quốc giáo.
Điều này cùng với việc cho người Mã Lai và người Chăm được nhiều ưu đãi, đã gây bất bình trong giới hoàng tộc và dân chúng Chân Lạp vốn hầu như hoàn toàn theo đạo Phật.
Xung đột với người Hà Lan.
Trước đây, vua cha Chey Chettha II đã hợp tác với Hà Lan để mở rộng buôn bán. Ngay sau khi lên ngôi, Ibrahim đã gửi thư tới công ty Đông Ấn Hà Lan để giao hảo.
Tuy nhiên, để hậu thuẫn những thương nhân theo đạo Hồi và người Bồ Đào Nha, năm 1643, ông đã tàn sát những thương nhân (đạo Tin Lành) người Hà Lan. Hai bên xảy ra xung đột các năm sau đó.
Kết cục vương triều.
Giới tăng lữ Phật giáo và những người dân chủ yếu theo đạo Phật đã giận dữ và căm ghét nhà vua bởi họ bị phân biệt đối xử, đạo Phật đã bị đạo Hồi thay thế làm quốc giáo. Ông bị người dân Khmer nguyền rủa là tên vua vô đạo.
Năm 1658, 2 người con còn sống sót của Preah Outey là Ang Sur và em là Ang Tan dấy binh chống lại Ibrahim nhưng thất bại. Hai người này tìm kiếm lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, lúc này đã quy y cửa Phật. Được bà khuyên, Ang Sur và Ang Tan đã cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Chúa Nguyễn sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc (2 người đều không rõ họ) đem 3.000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ gọi là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Phước Chính, tỉnh Biên Hòa).
Dân chúng và quân đội Khmer đã không còn ủng hộ Ibrahim từ khi ông theo đạo Hồi. Do đó, ông gần như mất hết sự ủng hộ ngoài người theo đạo Hồi thiểu số ở Chân Lạp.
Quân Nguyễn và Khmer do anh em Ang Sur, Ang Tan lãnh đạo sau đó tiến đánh và bắt được Nặc Ông Chân (Ibrahim), áp giải về Đàng Trong.
Ang Sur giành được ngôi vua, hiệu là Barom Reachea VIII, đổi lại ông thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ.
Năm sau (1659), Nặc Ông Chân đã được phóng thích vì chúa Nguyễn muốn ông ta gây ảnh hưởng lên người kế nhiệm, nhưng Chân đã chết trên đường trở về vương quốc. Chân sau đó được các nhà sư Phật giáo Khmer hỏa táng theo nghi thức Phật giáo, dù rằng ông đã chuyển sang đạo Hồi. Tro cốt của ông được chôn cất trong một ngôi chùa ở Sài Gòn.
Cái chết của Chân cũng chấm dứt cơ hội lớn để chi phối vương triều Chân Lạp và biến Hồi giáo thành quốc giáo của người theo đạo Hồi. Tuy vậy, người Hồi giáo (Chăm, Malay, Chvea) sau này vẫn tiếp tục đóng góp các vai trò quan trọng trên chính trường Chân Lạp. Họ là các nhóm binh lính trung thành, chuyên làm nhiệm bảo vệ các vị hoàng tử, hoàng thân Chân Lạp. | 1 | null |
António Barbosa (1594-1647) là một linh mục, tu sĩ dòng Tên người Bồ Đào Nha sang Việt Nam truyền đạo Công giáo vào thế kỷ 17. Ông là một trong những người có đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ.
Hoạt động truyền giáo.
Ông sinh tại Arrifana de Souza nay là Penafiel gần Porto, miền bắc Bồ Đào Nha. Ông gia nhập Dòng Tên năm 1624. Ông đáp thuyền đến Đàng Ngoài cuối tháng 4 năm 1636. Vì mắc bệnh, vào tháng 5 năm 1642 ông trở về Ma Cao. Trên đường về châu Âu ông mất ở Goa.
Đóng góp ngữ học.
Giáo sĩ Barbosa theo thư tịch để lại có viết một số "cartinhas", tức những bài luận ngắn về đạo Công giáo bằng chữ Quốc ngữ để các học sinh người Việt dùng để học đạo. Do đó ông góp phần trong việc định chế và hoàn chỉnh lối chữ này vào thời kỳ phôi thai. Điều đáng ghi nhận là những bài viết trên "cartinhas" của Barbosa nhắm vào người Việt là độc giả để họ học giáo lý và học tiếng Bồ trong khi các giáo sĩ thời đó phần lớn chú tâm đến việc soạn sách cho người Tây phương học tiếng Việt. Barbosa đã soạn thảo cuốn từ điển song ngữ Bồ-Việt ("Diccionário português-anamita"), có lẽ khi còn ở Đàng Ngoài. Trong lời tựa cuốn "Từ điển Việt-Bồ-La" in năm 1651, chính giáo sĩ Đắc Lộ đã tri ân công lao và đóng góp của các giáo sĩ Dòng Tên khác, đặc biệt là hai cuốn từ điển của Barbosa và Gaspar do Amaral. | 1 | null |
Nhàn rỗi hay là thời gian rảnh, thư nhàn là thời gian tùy ý, được dùng trong các hoạt động, sinh hoạt không bắt buộc. Trái ngược với các hoạt động bắt buộc như việc làm, kinh doanh, công việc gia đình, giáo dục, căng thẳng, ăn uống, và ngủ. Thời gian rảnh này thường được dùng cho các việc giải trí, tiêu khiển, sở thích, du lịch, thể dục thể thao hay là thư giãn, nghỉ ngơi... cũng có thể dùng cho việc học thêm, phát triển kỹ năng bản thân hay là kiếm thêm thu nhập.
Sự khác biệt giữa các hoạt động giải trí, thư nhàn và hoạt động bắt buộc không phải là một định nghĩa cứng nhắc, ví dụ như người đôi khi làm các công việc có định hướng cho niềm vui cũng như cho tiện ích lâu dài, như học thêm, tự đào tạo, tập kỹ năng hay là nâng kiến thức cho các sở thích. Chắc chắn hoạt động thư nhàn không phải là một lựa chọn hoàn toàn tự do cho hầu hết mọi người, và có thể bị hạn chế bởi áp lực xã hội và điều kiện sống, ví dụ như một người có thể bị bắt buộc phải dùng thời gian rảnh để làm bài tập ở nhà, hay là làm vườn bởi sự cần thiết để theo kịp với tiêu chuẩn của các khu vườn lân cận.
Một khái niệm nhàn rỗi khác là thư nhàn cộng đồng hay là xã hội, trong đó bao gồm các hoạt động nhàn nhã trong một môi trường tương tác xã hội, chẳng hạn như hoạt động ngoại khóa, ví dụ như thể thao, các câu lạc bộ.
Nghiên cứu nhàn rỗi là một môn học giáo dục liên quan đến việc nghiên cứu và phân tích nhàn rỗi.
Thanh thiếu niên.
Thời gian rỗi có tác động lớn đến sự phát triển tuổi trẻ, được ảnh hưởng bởi việc kiểm soát và thái độ quan tâm của cha mẹ. | 1 | null |
Vẹt mỏ rộng (danh pháp khoa học: Lophopsittacus mauritianus) là một loài vẹt lớn trong họ Psittaculidae. Đây là loài đặc hữu của đảo Mascarene của Mauritius ở Ấn Độ Dương phía đông của Madagascar. Không rõ loài nào có mối liên quan gần gũi nhất đối với loài vẹt này, nhưng nó đã được phân loại như là một thành viên của tông Psittaculini, cùng với các loài vẹt Mascarene khác. Loài vẹt mỏ rộng này có điểm tương đồng với vẹt Rodrigues, và có thể có mối liên quan chặt chẽ.
Loài vẹt này có đầu lớn so với thân, chúng có mào lông trên đỉnh đầu. Loài vẹt này có mỏ rất lớn nếu so sánh kích thước mỏ của vẹt đuôi dài, giúp chúng mổ vỡ các hạt cứng. Xương á hóa thạch chỉ ra rằng loài này dị hình lưỡng tính lớn hơn bất kỳ loài vẹt còn tồn tại nào. Không biết màu sắc chính xác, nhưng phỏng đoán hiện nay cho rằng nó có đầu màu xanh dương, thân mình màu xám hay đen, và mỏ có lẽ màu đỏ. Nó bị cho rằng có sức bay yếu. | 1 | null |
Bạc chlorrat là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học AgClO3. Muối này tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng. Giống như các muối chlorrat khác, nó có thể hòa tan trong nước và là một chất oxy hóa. Nó là một hợp chất vô cơ phổ biến trong các thí nghiệm. Nó rất nhạy sáng nên phải được lưu trữ trong các thùng chứa tránh sáng.
Điều chế.
Bạc chlorrat là sản phẩm phản ứng giữa bạc nitrat và natri chlorrat để sản xuất bạc chlorrat và natri nitrat.
Hợp chất khác.
AgClO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgClO3·2NH3 là tinh thể dạng lăng kính. | 1 | null |
Băng đảng, băng nhóm () hay còn có các tên gọi khác như bang phái (), bang hội trong thế giới kiếm hiệp cổ trang, hoặc như băng đảng giang hồ, băng nhóm giang hồ, băng đảng đường phố, băng nhóm đường phố, là một nhóm xã hội hay của các anh em kết nghĩa, bạn bè hoặc các thành viên của một gia đình với lãnh đạo đã được xác định hay của một tổ chức nội bộ họp thành một khối đồng nhất, họ sở hữu hoặc tranh giành nhau quyền kiểm soát địa bàn trong một cộng đồng và trong các cuộc đụng độ, xô xát với tư cách cá nhân hoặc là tập thể, theo cách bất hợp pháp và có thể xảy ra các hành vi bạo lực, chém giết. Trên thế giới, các băng đảng nổi lên ở Mỹ từ khoảng giữa thế kỷ 19 và là mối bận tâm của các lãnh đạo thành phố mỗi khi các băng nhóm xuất hiện. Thành viên của một băng đảng có thể được gọi là "dân giang hồ" hoặc thông tục hơn là "dân anh chị".
Danh mục sách tham khảo.
Anon. 2018. “Gangs from Different Sociological Perspectives and Theories.” UKEssays.com. Retrieved October 30, 2019 ).
Collins, Angela M., Scott Menard and David Pyrooz. 2018. "Collective Behavior and the Generality of Integrated Theory: A National Study of Gang Fighting." Deviant Behavior 39(8):992-1005 | 1 | null |
Barom Reachea V hoặc Barom Reachea VIII (1628- tháng 12 năm 1672) là vua Chân Lạp giai đoạn 1658-1672. Tên húy là Ang Sur, sử Việt gọi ông là Nặc Xô. Tên vương triều là Paramaraja VIII.
Tiểu sử.
Ang Sur là con của giám quốc Prea Outey, em họ của vị vua tiền nhiệm Ponhea Chan. Ông đã thoát được cuộc tàn sát của vua Ponhea Chan nhằm vào gia đình ông (Ponhea Chan trước đó đã giết cha Outey và vua anh Ang Non của Ang Sur).
Năm 1658, 2 người con còn sống sót của Preah Outey là Ang Sur và em là Ang Tan dấy binh chống lại Nặc Ông Chân nhưng thất bại. Hai người này tìm kiếm lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, lúc này đã quy y cửa Phật. Sau đó Ang Sur và Ang Tan đã cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.
Chúa sai Phó tướng Trấn Biên là Tôn Thất Yến, Cai đội là Xuân Thắng, Tham mưu là Minh Lộc (2 người đều không rõ họ) đem 3.000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ gọi là Mỗi Xuy, nay thuộc huyện Phước Chính, tỉnh Biên Hòa) đánh phá được, bắt Nặc Ông Chân đưa về Đàng Trong.
Nhờ sự giúp đỡ của người Việt mà Ang Sur giành được ngôi vua, đổi lại ông thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ. Vì sự phụ thuộc quá lớn vào chúa Nguyễn Đàng Trong, dẫn tới hệ quả người Việt tràn đến sinh sống và kiểm soát những vùng đất thuộc Chân Lạp.
Năm 1660, Barom Reachea VII đã đàn áp cuộc nổi loạn của người đạo Hồi gốc Chăm và Mã Lai, những người từng đã được hưởng nhiều ưu đãi ở triều vua trước. Những người đứng đầu cuộc nổi loạn này đã chạy tị nạn sang Xiêm La.
Tháng 12 năm 1672, vua Batom Reachea VIII bị một người vừa là rể vừa là cháu là Chey Chettha III (con trai của Ang Non Padumaraja I) giết chết.
Em trai ông là Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. | 1 | null |
Vương Chấn Bằng (Trung văn phồn thể: 王振鵬; Trung văn giản thể: 王振鹏, bính âm: Wáng Zhènpéng, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1984) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Trung Quốc lớn lên tại Hồng Kông thi đấu ở vị trí thủ môn cho Kitchee SC tại giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông.
Sự nghiệp.
Vương Chấn Bằng bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp của mình vào năm 2002 khi anh được thi đấu cho Đại Liên Thực Đức. Trong suốt mùa giải anh là sự lựa chọn thứ ba cho vị trí thủ môn và không được, tuy nhiên, đội bóng của anh giành danh hiệu mùa giải 2002 đó và đã nhận một huy chương. Thời gian của anh tại Đại Liên Thực Đức, anh đã đấu tranh để nhận được bất kỳ thời gian được ra sân và thậm chí anh sẽ đấu tranh để duy trì vị trí sự lựa chọn thứ ba của anh trong nhóm như các mùa tiến triển. Sau đó, Vương Chấn Bằng chuyển đến Hồng Kông để thi đấu cho câu lạc bộ Kitchee trong năm 2005 và ra mắt giải đấu của mình vào ngày 18 tháng 9 năm 2005 và đánh bại Tương Tuyết Thần Hy 2-0. Sau đó, anh tiếp tục trở thành sự lựa chọn số một của câu lạc bộ và thi đấu trong mười hai trò chơi vào cuối mùa giải 2005-06 giải đấu mà Kitchee giành chức vô địch tại Challenge Shield Hồng Kông, đứng thứ tư trong bảng xếp hạng.
Mùa giải tiếp theo sẽ thấy anh phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thủ môn Lý Kiện và chỉ thi đấu trong mười trận đấu, tuy nhiên anh đã có thể lấy lại vị trí của mình trong nhóm và chơi trong trận chung kết của Hồng Kông cao cấp Challenge Shield 23 tháng 12 năm 2007, nhưng Wang đã không có một trận đấu tốt và thấy mình cam kết hai sai lầm thủ môn dẫn đến Kitchee để thua 0-2 trước Đông Phương Sa Long. Mặc dù thất vọng anh vẫn là thủ môn chính của câu lạc bộ và chơi trong trận chung kết và giành League Cup Hồng Kông 2006-07 cũng như bắt đầu từ mùa giải sau là sự lựa chọn đầu tiên mà anh thi đấu trong mười lăm trận trong suốt chiến dịch 2007-08 liên minh. Bằng cách hoàn thành trong một nhà quản lý của câu lạc bộ Julio César Moreno sẽ quyết định đẩy anh trong mùa giải 2008-09 và thay thế bằng Tống Đào và Luciano, anh chỉ chơi sáu trận đấu vào cuối mùa giải.
Kitchee mời Josep Gombau là người huấn luyện viên mới của họ trong mùa giải 2009-10 và ông sẽ làm cho thủ môn Sergio Aure là lựa chọn số một của mình. Vương Chấn Bằng sẽ chỉ thi đấu trong năm trận đấu trong suốt mùa giải và ngồi trên băng ghế dự bị trong khi câu lạc bộ giành được Community Shield Hồng Kông năm 2009, tuy nhiên ông sẽ giành lại vị trí của mình là thủ môn chính của câu lạc bộ trong mùa giải 2010-11 giải đấu khi anh chơi trong tất cả, nhưng một trận đấu trong suốt mùa giải khiến Kitchee đã giành chức vô địch lần đầu tiên kể từ năm 1964. | 1 | null |
HMS "Loyal" (G15) là một tàu khu trục lớp L được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi chiến tranh kết thúc, là một trong số hai chiếc lớp L còn sống sót sau chiến tranh, cùng với . "Loyal" bị bán để tháo dỡ vào năm 1948.
Thiết kế và chế tạo.
"Loyal" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Scotts Shipbuilding and Engineering Company ở Greenock, Scotland vào ngày 31 tháng 3 năm 1938 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1937. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 11 năm 1938; được hạ thủy vào ngày 8 tháng 10 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1942, sau khi Thế Chiến II đã bùng nổ.
Lịch sử hoạt động.
"Loyal" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi chiến tranh kết thúc, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1948. | 1 | null |
Chey Chettha III (1639-1673) là vua Chân Lạp giai đoạn tháng 10 năm 1672- tháng 5 năm 1673. Tên vương triều là Padumaraja II.
Tiểu sử.
Chey Chettha III là con trai của vua Ang Non (Padumaraja I). Ông là cháu họ và đồng thời là con rể của vị vua tiền nhiệm Barom Reachea VIII (Ang Sur) khi cưới con gái nhà vua là công chúa Ang Sri Dhita Kshatriyi năm 1671.
Tháng 12 năm tiếp sau đó (1672), Chey Chetta III giết bố vợ, vua Barom Reachea VIII.
Sau đó, Chey Chetta III ép công chúa Dav Kshatriyi (con của vua Ramathipadi I) thành vợ mình, Dav Kshatriyi lúc đó đã là vợ của người chú ruột là Ang Tan.
Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn.
Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chetta III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân Ramathipadi I.
Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom Reachea VIII lên ngôi sau đó. | 1 | null |
Giải Sonning (tiếng Đan Mạch: Sonningprisen) là một giải thưởng của Đan Mạch dành cho những người có đóng góp xuất sắc vào văn hóa châu Âu nói chung. Giải này được thành lập theo nguyện vọng của nhà văn "Carl Johan Sonning" (1879–1937) và được trao lần đầu trong năm 1950.
Các ứng viên của giải này được các trường đại học châu Âu đề cử, và do một Ủy ban dưới quyền hiệu trưởng Đại học Copenhagen tuyển chọn.
Khoản tiền thưởng hiện nay của giải là 1 triệu krone Đan Mạch (~135.000 €). Kể từ năm 1971, giải được trao mỗi 2 năm. Lễ trao giải diễn ra vào ngày 19 tháng 4 – ngày sinh của Sonning - tại Đại học Copenhagen. | 1 | null |
Hải sâm dừa hay còn gọi là Đồn đột dừa hay còn gọi là con banh lông (Danh pháp khoa học: Actinopyga mauritiana) là loài thuộc ngành Động vật da gai (Echinodermata), lớp Hải sâm (Holothuroidea), thuộc bộ Tua miệng phân nhánh (Dendrochirotida). Ở Việt Nam, hải sâm dừa còn được gọi là con banh lông, đây là tên gọi dân gian của ngư dân hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau căn cứ vào hình thù bên ngoài giống trái banh lông tức quả bóng tennis của loài hải sản này đây là loài sinh vật biển có hình dạng như trái banh nhỏ sống vùi sâu dưới bùn đáy biển.
Đặc điểm.
Hải sâm dừa cơ thể có dạng hình trụ tròn kéo dài, đường kính từ 60-180mm, dài từ 200-300mm, khi bắt lên cạn thì cơ thể căng tròn giống hình quả dừa. Mặt lưng thường có các màu xám, nâu đen hoặc trắng xẩm điểm lốm đốm những vùng có màu sắc nhạt hơn, màu vàng hoặc trắng sửa mang rải rác những gai thịt xếp không đều. Phần bụng mang rất nhiều ống chân nhỏ không xếp thành hàng, da dầy, khi mổ ra bên trong có màu trắng sửa trông giống cơm dừa. Cơ thể chúng chứa nhiều nước bên trong và chiếm một phần lớn trọng lượng thân, ruột ngắn, có chiều dài gấp 2-3 lần so với chiều dài cơ thể, được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc chạy dọc cơ thể. Trong cơ thể chứa rất nhiều nước dịch trắng trông giống như nước trái dừa, chúng có trọng lượng từ 7 – tám con/kg.
Hải sâm dừa có da nhám và độ nhớt cao, cũng giống như các loài hải sâm khác, hải sâm biển sống ở đại dương, vùng biển sâu, một số vùi mình sâu 20–40 cm dưới bùn cát khi nhiệt độ nước biển tăng. Thức ăn của loài động vật này là những loài thực vật, động vật như tảo biển, các vi sinh vật từ xác động vật thối rửa hoặc chất thải của các loài sinh vật khác, chúng sinh sống vùi sâu dưới đáy biển dạng bùn hoặc bùn pha cát từ 20–30 cm do chúng thuộc họ hải sâm, có giá trị dinh dưỡng cao, so với hải sâm, thì hải sâm biển có hệ cơ dày hơn, cứng hơn nên giá trị càng cao, chúng được mua nhiều với giá cao là do ăn rất bổ, nhưng phải hầm rất lâu mới ăn được.
Khai thác và tiêu thụ.
Tại các tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc thì hải sâm dừa trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, đây là loài sinh vật biển chưa từng được ngư dân quan tâm đánh bắt và hải sâm dừa thuộc một trong số loài hải sâm có giá trị thương mại thấp trên thị trường Việt Nam đồng thời hải sâm dừa không nằm trong Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác được quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian 2013-2014, các thương lái Trung Quốc đã tổ chức thu mua với giá cao, từ đó do hám lợi, nhiều ngư dân đầu tư kinh phí sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ khai thác, từ đó vùng biển Kiên Giang có thêm loại nghề khai thác hải sản tự phát và ngư trường khai thác tập trung ở Thổ Chu-Phú Quốc và phía Tây Bắc đảo Phú Quốc, với đội tàu lên tới gần 600 tàu, trong đó chủ yếu là tàu của ngư dân miền Trung (Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...) đổ về vùng biển này đánh bắt hải sâm dừa, nhiều ngư dân địa phương cũng chuyển từ đánh bắt cá sang hải sâm dừa. Sau đó, thương lái Trung Quốc ngưng thu mua đột ngột thì giá bán bắt đầu giảm xuống 2- 3 lần và chỉ còn trên dưới 100.000 đồng sau mức giá kỷ lục 700.000 đồng/kg. Trước tình trạng bất ngờ ngưng thu mua hải sâm dừa đã ảnh hưởng đến các thương lái thu mua mà ngay cả những ngư dân cũng lâm vào cảnh nợ nần khi đầu tư vào ngư cụ đánh bắt đến nay không có đầu ra trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Ảnh hưởng.
Để đánh bắt hải sâm dừa, ngư dân sử dụng lồng sắt gắn bàn cào như chiếc lược cày xới nền đáy biển do hải sâm dừa sống vùi trong cát ở đáy biển, việc này, trước mắt bắt được nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến bề mặt đáy biển là rất lớn và hậu quả nặng nề hơn do đáy biển bị ngư dân xới tung lên để đánh bắt banh lông có thể dẫn đến việc xới nát đáy biển. Việc dùng các họng cào banh lông dùng gai sắt bới tung đáy biển làm đục nước nên mực trồi lên trên mới đánh bắt hơn bình thường. Trong khi đó nhiều loại cá trở nên khan hiếm vì mất chỗ cư ngụ, sinh sản, toàn bộ hệ sinh thái tầng đáy bùn dưới biển sẽ bị phá hủy, bùn bị khuấy lên sẽ theo các dòng hải lưu trôi tấp vào các rạn san hô làm biến dạng môi trường sinh thái của hàng ngàn loài sinh vật biển khác. | 1 | null |
Tích Thiện Hà hoàng hậu (chữ Hán: 積善何皇后, ? - 22 tháng 1, năm 906.), cũng gọi Tích Thiện Hà Thái hậu (積善何太后), là Hoàng hậu dưới thời Đường Chiêu Tông Lý Diệp, mẫu thân của Đường Ai Đế Lý Chúc.
Tiểu sử.
Tích Thiện Hà thái hậu nguyên quán ở vùng Đông Thục, Tử Châu (梓州; nay là vùng Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên).
Sử sách không cho biết thêm gì nhiều về gia thế của bà, có lẽ do bà xuất thân trong một gia đình bình thường, không nổi bật. Vào thời Đường Hi Tông (873 - 888), khi Chiêu Tông còn giữ tước vị Thọ vương, Hà thị được tuyển vào làm thiếp của ông. Hà thị xinh đẹp đoan trang lại hiền thục, dịu dàng và khôn khéo nên rất được lòng Thọ vương.
Năm Văn Đức nguyên niên (888), Đường Hi Tông giá băng, Lý Kiệt trở thành Hoàng đế kế nhiệm, tức Đường Chiêu Tông. Thứ phi Hà thị được tấn phong làm Thục phi (淑妃), cấp bậc thứ hai trong hậu cung chỉ sau Hoàng hậu. Trong khoảng thời gian này, Hà Thục phi hạ sinh cho Chiêu Tông ba người con, lần lượt là Đức vương Lý Dụ, Huy vương Lý Tộ và một con gái duy nhất là Bình Nguyên công chúa.
Hoàng hậu nhà Đường.
Chạy loạn sách lập.
Năm Càn Ninh thứ 3 (896), Tiết độ sứ Phượng Tường là Lý Mậu Trinh tấn công kinh đô Trường An, Chiêu Tông phải đưa cả triều đình chạy đến Hoa châu.
Sang năm sau (897), tháng 11 (âm lịch), Đường Chiêu Tông hạ chiếu lập Hà Thục phi làm Hoàng hậu, trước đó ông đã ra chỉ lập con trai bà là Đức vương Lý Dụ làm Hoàng thái tử. Trong vòng hơn 100 năm kể từ sau khi Chiêu Đức hoàng hậu Vương thị của Đường Đức Tông Lý Quát qua đời, thì nhà Đường mới có một vị Hoàng hậu chính thức được sách lập. Sách văn năm đó, sách lập Hà Thục phi làm Hoàng hậu có viết:
Cung biến Canh Thân.
Năm Quang Hóa nguyên niên (898), sau khi giảng hòa với Lý Mậu Trinh, Đường Chiêu Tông cùng Hà hậu và triều đình trở về Trường An. Năm thứ 3 (900), năm Canh Thân, triều đình xảy ra một biến cố lớn, làm thay đổi vận mệnh triều Đường.
Vào một ngày tháng 11, lúc Chiêu Tông say rượu đã hạ lệnh giết vài thái giám và cung nữ, khiến các hoạn quan lo lắng. Chỉ huy đội quân Thần Sách là Trung úy Lưu Quý Thuật (劉季述) quyết định tiến hành binh biến, nhân khi ở cửa cung đã bắt cóc Thái tử Lý Dụ. Ngày hôm sau, Lưu Quý Thuật đem Thái tử Lý Dụ vào triều, bắt buộc Chiêu Tông thoái vị, nhường ngôi cho Lý Dụ. Khi hà hoàng hậu nghe tin, nói:"Quân dung trưởng quan hộ giá Quang gia! Chớ khiến ngài hoảng sợ! Có việc thì Quân dung cùng thương lượng!". Cuối cùng thì Chiêu Tông phải miễn cưỡng chấp nhận thoái vị, Hà hoàng hậu sai người đến ngự tiền, lấy Ngọc tỷ trao tặng cho Lưu Quý Thuật. Thế là Thái tử Lý Dụ nối ngôi, tôn Chiêu Tông làm Thái thượng hoàng, Hà hậu làm Thái thượng hoàng hậu. Ngày hôm ấy, các hoạn quan đỡ Chiêu Tông cùng Hà hoàng hậu ngồi chung một liễn giá, đi theo hai người còn có các Tần ngự trong hậu cung, Công chúa và Thị tỳ, tất cả đều dời đến tại Thiếu Dương viện (少陽院) thuộc Đông Cung.
Lưu Quý Thuật cho đổi tên Thiếu Dương viện làm Vấn An cung (問安宮), cho người nung sắt nóng chảy khóa chặt cửa cung, mỗi ngày chỉ đưa cơm qua cửa sổ. Lúc ấy trời mùa đông rất lạnh, Công chúa cùng Tần ngự đi theo không đủ trang phục giữ ấm, từ bên ngoài có thể nghe thấy bọn họ khóc lóc thảm thiết trong cung. Vào tháng 12 cùng năm, các hoạn quan là Tôn Đức Chiêu (孫德昭), Đổng Ngạn Bật (董彥弼), Chu Thừa Hối (周承誨) hợp mưu với Tể tướng Thôi Dận chống lại và thanh trừng bọn Lưu Quý Thuật, đưa Chiêu Tông phục vị. Hà hoàng hậu trở lại ngôi vị Hoàng hậu, còn Lý Dụ phải giáng làm Đức vương.
Biến loạn Chu Toàn Trung.
Sang đầu năm Thiên Phục (901), Đường Chiêu Tông phục vị, Tể tướng Thôi Dận xin Chiêu Tông chấp Thần Sách quân về cho mình, mà không phải vào tay các hoạn quan. Chiêu Tông cự tuyệt, đem Thần Sách quân giao lại cho hoạn quan Hàn Toàn Hối (韓全誨), khiến Thôi Dận và hoạn quan nảy sinh vết nứt. Về sau, các hoạn quan Hàn Toàn Hối và Trương Ngạn Hoằng (張彥弘) nảy sinh bất hòa với tể tướng Thôi Dận, và Thôi Dận đã cầu Tiết độ sứ Tuyên Vũ là Chu Toàn Trung tiến quân vào kinh tiêu diệt hoạn quan. Bọn hoạn quan sợ hãi, bắt Chiêu Tông và Hà hoàng hậu đưa đến Phượng Tường. Nhưng không được bao lâu, Chu Toàn Trung bao vây Phượng Tường.
Sang đầu năm sau (902), trước tình thế bị vây hãm, Lý Mậu Trinh ở Phượng Tường phải giao Đế-Hậu cho Chu Toàn Trung đưa về Trường An. Nhưng trước đó vào năm Thiên Phục thứ 3 (903), Lý Mậu Trinh đã ép Chiêu Tông kết thông gia với mình. Chiêu Tông phải gả con gái của Hà hoàng hậu là Bình Nguyên công chúa cho Lý Kế Khản (李继侃) - là con Lý Mậu Trinh, và cưới con gái của Tể tướng Tô Kiểm (蘇檢) - người mà Mậu Trinh tin tưởng cho Hoàng tử Cảnh vương Lý Bí (李秘). Hà hoàng hậu nghi ngại điều này, nhưng Chiêu Tông lại quyết định đồng ý đề xuất của Lý Mậu Trinh vì muốn nhanh chóng thoát khỏi ông ta. Sau đó, Chiêu Tông và Hà hoàng hậu được theo Chu Toàn Trung trở lại Trường An. Tuy nhiên về sau, Chiêu Tông đã buộc Lý Mậu Trinh trả lại công chúa. Tuy được về kinh, nhưng Chiêu Tông lại phải chịu sự kiểm soát của Chu Toàn Trung. Toàn Trung tàn sát các hoạn quan, giải tán Thần Sách quân âm mưu khống chế triều đình, khiến tể tướng Thôi Dận lo ngại và lên kế hoạch chống lại. Cuối cùng sự việc thất bại, Thôi Dận bị Chu Toàn Trung giết chết.
Năm Thiên Hữu nguyên niên (904), do lo sợ Lý Mậu Trinh có thể tấn công chiếm lại Trường An, Chu Toàn Trung quyết định đưa triều đình đến Lạc Dương để dễ kiểm soát. Lúc này, Hà hoàng hậu đang mang thai, Chiêu Tông lấy cớ đó để tìm cách làm chậm cuộc hành trình và tranh thủ sai người cầu cứu các Tiết độ sứ các nơi đến giúp mình chống lại Chu Toàn Trung, nhưng Vương Kiến ở Tây Xuyên, Lý Khắc Dụng ở Hà Đông và Dương Hành Mật ở Hoài Nam không ai nghe lệnh. Đường Chiêu Tông lại bị Chu Toàn Trung ép buộc phải nhanh chóng đi tới Lạc Dương.
Chu Toàn Trung lại lo ngại Đức vương Lý Dụ về sau sẽ chống đối mình nếu được lên ngôi, nên muốn diệt trừ, Chiêu Tông ban đầu không đồng ý. Nhưng có lẽ Hà hoàng hậu cũng biết rằng mình và con trai cũng khó thoát khỏi tay họ Chu nên chỉ biết cùng Chiêu Tông uống rượu và khóc. Khi Chu Toàn Trung biết Chiêu Tông bất mãn việc mình muốn giết Lý Dụ, cộng thêm việc nhiều Tiết độ sứ lại dâng biểu xin dời đô về lại Trường An, khôi phục quyền lực cho Thiên tử; nên tỏ ra rất lo sợ. Nhận thấy Đường Chiêu Tông khó bề kiểm soát, Chu Toàn Trung bèn lập kế hoạch ám sát Chiêu Tông, lập Ấu Đế để có thể sai khiến.
Ngày 11 tháng 8 (tức ngày 22 tháng 9 dương lịch) cùng năm, Chu Toàn Trung sai con nuôi là Tả long vũ thống quân Chu Hữu Cung (朱友恭) cùng Hữu long vũ thống quân Thị Thúc Tông (氏叔琮) dẫn quân vào cung. Đường Chiêu Tông khi ấy đang ở cùng Hà hoàng hậu tại Tiêu Lan điện (椒蘭殿), Tưởng Huyền Huy (蒋玄晖) phái Long Vũ nha quan Sử Thái (史太) giết Chiêu Tông, kèm theo đó cùng hai Cung tần Bùi Trinh Nhất (裴貞一) và Lý Tiệm Vinh (李漸榮), nhưng Hà hoàng hậu được Sử Thái và Tưởng Huyền Huy tha cho, vì mật lệnh của Chu Toàn Trung chỉ yêu cầu giết Chiêu Tông. Các tể tướng Liễu Xán (柳璨) và Độc Cô Tổn giả chỉ dụ của Hà hoàng hậu, tuyên bố rằng: "Hoàng đế bị cung nhân giết hại, Huy vương Tộ lên ngôi Hoàng đế" (Nguyên văn: 帝為宮人害,輝王祚宜升帝位。).
Cái chết.
Ngày 15 tháng 8 (tức ngày 26 tháng 9 dương lịch), sau khi hoàn thành việc giết Chiêu Tông, Chu Toàn Trung tôn Huy vương Tộ lên ngôi, tức là Đường Ai Đế. Hà hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu. Không lâu sau khi Ai Đế lên ngôi, Chu Toàn Trung cho giết hại 9 hoàng tử của Đường Chiêu Tông, trong đó có cả Đức vương Lý Dụ. Toàn Trung thực hiện việc này bằng cách dụ họ đến dự tiệc rồi sai Tưởng Huyền Huy bóp cho nghẹt thở.
Năm Thiên Hữu thứ 2 (905), tháng 5, cung mới của Hoàng thái hậu được xây dựng xong, tả hữu nội thần đều tấu xin gọi là Tích Thiện cung (積善宮). Thời Đường chưa có lệ đặt huy hiệu cho Hoàng thái hậu một cách trang trọng và truyền thống như nhà Minh và nhà Thanh, mà thường lấy tên nơi ở để gọi nếu muốn chỉ trực tiếp vị Thái hậu ấy, vì thế Hà Thái hậu còn được gọi là Tích Thiện Thái hậu (積善太后).
Chu Toàn Trung lúc đó đã rất nôn nóng muốn cướp ngôi. Ba đại thần Liễu Xán, Tưởng Huyền Huy và Trương Đình Phạm (张廷范) lại muốn theo quy tắc là ép Ai Đế gia phong cửu tích cho Chu Toàn Trung trước, nhưng Toàn Trung xem chừng không thể chờ đợi lâu nữa. Hà Thái hậu thì dùng hai cung nữ A Thu (阿秋), A Kiền (阿虔) qua lại với Tưởng Huyền Huy để xin ông này bảo toàn mạng sống cho mẹ con mình. Khi đó, có Vương Ân (王殷) và Triệu Ân Hành (赵殷衡) vu cáo Thái hậu thông mưu với đại thần mưu đồ khôi phục nhà Đường, diệt Toàn Trung. Chu Toàn Trung nghe xong giận lắm.
Năm ấy, ngày 29 tháng 12 ÂL (tức ngày 22 tháng 1 năm 906), Chu Toàn Trung sai Vương Ân và Triệu Âu Hành đột nhập Tích Thiện cung, sai người giết Hà Thái hậu bằng cách thắt cổ, còn hai cung nữ A Thu, A Kiền bị đánh tới chết. Ngày hôm sau, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải viết chiếu chỉ, rằng Hà Thái hậu vì tư thông với Tưởng Huyền Huy nên tự sát để tạ tội, đồng thời còn ép Ai Đế giáng bà làm [Thứ nhân; 庶人]. Đến năm thứ 4 (907), Chu Toàn Trung giết Ai Đế mà soán vị, nhà Đường diệt vong.
Năm Trường Hưng thứ 4 (933), Hậu Đường Minh Tông truy tôn thụy hiệu cho Tích Thiện Thái hậu là Tuyên Mục hoàng hậu (宣穆皇后), phụng thờ ở Thái Miếu. | 1 | null |
Trăm trứng nở trăm con là truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Dựa vào truyền thuyết này, người Việt tự coi mình là Con rồng cháu tiên.
Tóm tắt.
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Tục được vua cha cho làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm cái trứng nở ra được 100 người con . Lạc Long Quân là dòng dõi rồng sống dưới nước còn Âu Cơ là dòng dõi tiên sống trên cạn. Do ăn ở với nhau lâu mà không hợp nên chia 50 con theo cha xuống bể Nam Hải, 50 con theo mẹ lên núi.
Người con trưởng sang làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương.
Ghi chép sử liệu.
Ngô Thì Sĩ đã nhận định trong Đại Việt sử ký tiền biên (1800):
Lời phê trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (1856-1884): | 1 | null |
John Lennon là ca sĩ - nhạc sĩ người Anh và là thủ lĩnh ban nhạc The Beatles. Sự nghiệp solo của anh bắt đầu với album phòng thu "John Lennon/Plastic Ono Band" vào năm 1970, được phát hành sau khi The Beatles tan rã. Tuy nhiên trước đó anh còn có 3 album cộng tác với Yoko Ono theo phong cách experimental trong thập niên 1960. | 1 | null |
Báo săn châu Mỹ ("Miracinonyx") là một chi thuộc họ mèo với ít nhất hai loài, chúng sinh sống ở Bắc Mỹ vào thế Pleistocene (2.6 triệu năm trước—12,000 năm trước) và có hình thể giống với báo săn hiện đại. Loài này chỉ được biết tới từ những mảnh xương.
Loài loài được công nhận trong chi này là "Miracinonyx inexpectatus" và "Miracinonyx trumani." Đôi khi loài thứ ba, "M. studeri", cũng được thêm vào, nhưng nó thường được xem là một từ đồng nghĩa với "M. trumani". Cả hai loài đều rất giống báo săn hiện đại, với khuôn mặt ngắn và lỗ mũi rộng để lấy nhiều oxy và đôi chân dùng để chạy nhanh. Tuy nhiên, những điểm tương đồng có thể không được thừa hưởng từ một tổ tiên chung, mà thay vào đó có thể là kết quả của tiến hóa song song hay tiến hóa tội tụ. Loài này lớn hơn báo săn hiện đại và tương đương với báo sư tử hiện đại. Khối lượng cơ thể khoảng , với chiều dài đầu-thân khoảng , đuôi dài khoảng với chiều dài tới vai . Các cá thể lớn có thể nặng hơn . | 1 | null |
Euceratherium collinum là một loài Bovidae có nguồn gốc tại Bắc Mỹ.
"Euceratherium" là một trong những loài Bovidae đầu tiên xuất hiện tại Bắc Mỹ. Nó xuất hiện trên lục địa này trong khoảng thời gian đầu Pleistocene, rất lâu trước khi Bò rừng bizon đến đây từ lục địa Á-Âu. Nó bị tuyệt chủng khoảng 11.500 năm trước.
"Euceratherium" có cơ thể đồ sộ và kích thước vào khoảng giữa kích thước của Bò rừng bizon và Bò xạ hương. Loài này có khối lượng được ước tính khoảng . Trên cơ sở của chất thải hóa thạch của loài này, nó được cho là có chế độ thức ăn gồm cây gỗ và cây bụi. Chúng dường như thích đồi núi. | 1 | null |
Liệu pháp ý nghĩa là liệu pháp tâm lý được phát triển bởi nhà thần kinh và tâm thần học người Áo Viktor Frankl [Will: ý chí hay ý muốn]. Nó được xem là "Trường phái Tâm lý Liệu pháp Thứ ba của thành Viên", sau Phân tâm học của Freud Psychoanalysis hay Freudian – dù Freudian mang ý nghĩa rộng hơn] và Tâm lý học cá nhân của Adler [Individual Psy]. Liệu pháp ý nghĩa dựa trên sự phân tích hiện sinh, chú trọng vào Ý muốn về ý nghĩa của Kierkegaard, đối lập với học thuyết thiên về Ý muốn Quyền lực (The Will to Power - Nietzsche) của Adler và Ý muốn Khoái lạc (Will to Pleasure) của Freud. Thay vì chú ý tới ý muốn quyền lực hay khoái lạc, liệu pháp ý nghĩa được xây dựng dựa trên niềm tin rằng điều chính yếu nhất trong cuộc sống của chúng ta là nỗ lực đi tìm ý nghĩa sống, đó là động lực và thôi thúc mạnh mẽ nhất trong tồn tại Người. Hệ thống liệu pháp này được dẫn nhập ngắn gọn trong cuốn sách nổi tiếng nhất của Viktor Frankl, "Cuộc kiếm tìm Ý nghĩa của Con người" [Man’s searching for Meaning – đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề "Đi tìm lẽ sống"], trong đó ông tóm lược lại làm thế nào những lý thuyết của ông đã giúp ông sống sót sau trận Holocaust (chiến dịch giết hại người Do Thái của Đức quốc xã, khoảng 6 triệu người Do Thái đã thiệt mạng trong thảm họa diệt chủng này) và trải nghiệm đó đã phát triển và củng cố lý thuyết của ông ra sao.
Nguyên tắc cơ bản.
Khái niệm Liệu pháp ý nghĩa Logotherapy được tạo ra bởi từ gốc Hy Lạp là Logos (nghĩa là "ý nghĩa" – các bạn có thể tham khảo thêm cách giải thích lại từ Logos của Martin Heidegger, sẽ thấy rất liên quan tới Lacanian). Khái niệm của Frankl dựa trên tiền đề là nguồn động lực chính yếu của mỗi người là đi kiếm tìm ý nghĩa trong đời sống (Đây vốn là dòng Tâm lý hiện sinh, các bạn sinh viên tâm lý nên tham khảo những triết gia thuộc dòng Hiện sinh để hiểu rõ hơn Frankl, như: Nietzsche, Kierkegaard, Heidegger, Albert Camus...Và đọc thêm Rollo May – một nhà tâm lý cũng theo phương pháp phân tích hiện sinh). Những điểm được liệt kê dưới đây trình bày những nguyên tắc cơ bản của liệu pháp này:
Tinh thần con người được nói tới trong nhiều mệnh đề của liệu pháp ý nghĩa, nhưng ý nghĩa của thuật ngữ tinh thần ở đây không mang tính "tâm linh" hay "tôn giáo". Trong quan điểm của Frankl, tinh thần là ý chí của tồn tại người. Bởi vậy nó nhấn mạnh đến sự tìm kiếm ý nghĩa, không nhất thiết là tìm kiếm Chúa hay bất cứ thực thể siêu nhiên nào. Frankl cũng lưu ý những rào cản đối với nỗi băn khoăn về lẽ sống của con người. Ông cảnh báo về sự "… giàu có sung sướng, về chủ nghĩa khoái lạc, và về chủ nghĩa duy vật…" trong tiến trình kiếm tìm lẽ sống. | 1 | null |
Lò đào tạo quái vật (tên gốc , còn có tên gọi khác là Đại học quái vật) là phim điện ảnh hoạt hình máy tính 3D của Mỹ năm 2013 do hãng Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney Pictures phát hành. Đây phim thứ 14 của Pixar và là tiền truyện của "Monsters, Inc." (2001), đánh dấu lần đầu tiên Pixar thực hiện một bộ phim tiền truyện. Phim do Dan Scanlon làm đạo diễn và Kori Rae chịu trách nhiệm sản xuất.
Được phát hành chính thức vào năm 2013 nhưng kế hoạch xây dựng phần 2 cho "Monsters, Inc." đã được Disney thực hiện từ năm 2005. Là chủ sở hữu bản quyền, sau khi không đạt được thỏa thuận với Pixar, Disney đã giao nhiệm vụ này cho bộ phận Circle 7 Animation, một đơn vị sản xuất của hãng này chuyên về CGI. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Disney đã mua lại Pixar, biến công ty này thành một bộ phận trực thuộc của mình. Vì vậy, dự án phim của Circle 7 Animation bị hủy bỏ và không lâu sau đó đơn vị này đã bị đóng cửa. Năm 2011, bên sản xuất chính thức xác nhận phần 2 của "Monsters, Inc." và cho biết đây sẽ là một tiền truyện thay vì phần tiếp nối như họ đã công bố vào năm 2010.
"Monsters University" kể câu chuyện về hai nhân vật chính Mike và Sulley khi họ học chung đại học với nhau. Ban đầu họ là địch thủ của nhau, nhưng dần dần hai quái vật đã trở thành những người bạn thân thiết. Billy Crystal, John Goodman, Steve Buscemi, Bob Peterson, và John Ratzenberger tiếp tục tham gia lồng tiếng cho các nhân vật tương ứng của mình là Mike Wazowski, James P. Sullivan, Randall Boggs, Roz, và Người Tuyết. Trong khi đó, Bonnie Hunt, người đóng vai Ms. Flint ở phần một, lồng tiếng cho Ms. Karen Graves, giáo viên tiểu học của Mike. Âm nhạc trong phim do Randy Newman biên soạn, ghi nhận lần thứ 7 ông hợp tác với Pixar.
"Monsters University" ra mắt chính thức vào ngày 5 tháng 6 năm 2013 tại rạp BFI Southbank, London, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tại Hoa Kỳ, phim được phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, đi kèm với một tập phim ngắn chiếu rạp có tên "The Blue Umbrella", đạo diễn bởi Saschka Unseld. Phim nhận về nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ giới chuyên gia cũng như nhanh chóng thu về lợi nhuận cao cho nhà sản xuất với tổng số tiền vé là 743.559.607 USD so với chi phí ban đầu là 200 triệu USD.
Nội dung.
Câu chuyện khởi đầu bằng một chuyến tham quan đến Công ty Quái vật "(Monsters, Inc.)" của cậu nhóc quái vật Mike Wazowski, người luôn bị bạn bè xa lánh. Tại đây, cậu được tận mắt chứng kiến công việc hằng ngày mà các dọa sư "(Scarer)" đang thực hiện để mang lại nguồn năng lượng cho toàn bộ thế giới quái vật. Hằng đêm, họ sẽ thâm nhập vào thế giới loài người, sử dụng những kĩ năng hù dọa để dọa những đứa trẻ khiến chúng hoảng sợ và thét lên. Tiếng thét đó chính là năng lượng của thế giới quái vật. Nó sẽ được tích trữ trong các bình thét và đưa vào sử dụng. Mike vì quá tò mò đã theo chân dọa sư "Nỗi khiếp sợ" Frank McCay đi vào thế giới loài người. Cậu nhóc nấp vào một góc tường, chăm chú ngắm nhìn những kĩ năng tuyệt vời của một dọa sư, từ việc ẩn nấp tránh bố mẹ của đứa bé, cho tới việc tạo ra những âm thanh ghê rợn, và trên hết là kĩ năng hù dọa làm cho đứa bé phải thét lên. Quá ấn tượng với điều đó, Mike đặt quyết tâm trở thành một dọa sư.
Mười một năm sau, Mike đã trưởng thành. Cậu trúng tuyển vào Đại học Quái vật và đăng ký tham gia Chương trình đào tạo dọa sư chuyên nghiệp. Tại trường, cậu gặp gỡ một quái vật to lớn đầy lông lá, James P. "Sulley" Sullivan, người đến từ một gia đình dọa sư danh giá, song lại vô cùng lười biếng và ỷ lại vào khả năng hù dọa bẩm sinh của mình. Trong quá trình học, cả hai quái vật cố gắng tham gia vào hội nam sinh nổi tiếng nhất trường, Roar Omega Roar, nhưng chỉ có Sulley thành công sau khi đã phỗng tay trên của Mike. Mike vô cùng bực tức và quyết tâm phải vượt mặt Sulley. Cậu dành thời gian học hành chăm chỉ lý thuyết, luyện tập biểu lộ các trạng thái khuôn mặt... và dần dần đã vượt qua được Sulley lười nhác. Nhưng chỉ có một điều duy nhất Mike không có được, dù luyện tập chăm chỉ đến mấy, đó là cậu không hề đáng sợ, điều mà Sulley có thừa nhưng chưa biết cách phát huy. Kết quả là vào bài kiểm tra cuối kì, chủ nhiệm chương trình đào tạo, Dean Abigail Hardscrabble đã quyết định đánh trượt họ khỏi chương trình đào tạo dọa sư, đồng thời khiến Sulley bị loại khỏi nhóm Roar Omega Roar. Cả hai bị chuyển tới khóa thiết kế bình thét.
Mike vô cùng thất vọng. Cậu về phòng với tinh thần buồn bực. Đúng lúc đó, cậu vô tình tìm lại được mẫu quảng cáo của Hội thi hù dọa "(Sacrer Games)" do hội sinh viên Hy Lạp "(Greek organizations)" tổ chức mà cậu được phát vào đầu năm học, với tiêu đề: "CHỨNG MINH BẠN LÀ NGƯỜI GIỎI NHẤT". Thấy đây là cơ hội hoàn hảo để quay trở lại Chương trình đào tạo dọa sư, Mike đã quyết định tham gia vào hội nam sinh Oozma Kappa, hội duy nhất cậu có thể tham gia, để thi đấu. Cậu đã đánh cược với cô Dean để giành lấy cơ hội duy nhất ấy. Tuy nhiên muốn tham gia cuộc thi, hội phải có ít nhất 6 thành viên, trong khi Oozma Kappa chỉ có bốn người bởi anh em nhà Perry chỉ được tính là 1 người. Mike cố gắng tìm vị trí còn thiếu trong đội nhưng dường như không ai muốn tham gia vào một đội được đánh giá yếu như thế cả. Bất ngờ Sulley đứng lên tình nguyện tham gia, vì cậu cũng nhận ra cơ hội mình có thể giành được giống Mike. Mike miễn cưỡng phải nhận Sulley. Và thế là cả đội đã bước vào cuộc thi.
Trong thử thách đầu tiên, tránh nhím biển phát quang, đội của Mike về chót vì họ không có sự đoàn kết, đồng nghĩa với việc Mike sẽ bị đuổi hẳn khỏi trường Đại học Quái vật. Nhưng kì diệu thay, đội Jaws Theta Chi đã gian lận do sử dụng keo bảo vệ trái phép và đội của Mike đã may mắn vượt qua vòng 1. Đến vòng 2, tránh bị phát hiện bởi bà quản thư già, Oozma Kappa cũng đã vượt qua nhờ bài huấn luyện của Mike trước đó "(trừ Sulley ra)". Nhờ thành tích đó, cả đội được mời đến buổi tiệc của Roar Omega Roar. Nhưng vui vẻ chưa được bao lâu họ đã bị những đối thủ khác làm cho bẽ mặt. Tinh thần cả đội dường như đi xuống.
Để sốc lại tinh thần cho Oozma Kappa, Mike đã dẫn cả nhóm đột nhập vào Công ty Quái vật để họ có dịp tận mắt chứng kiến những điều mà các dọa sư đang làm. Mike nhấn mạnh những dọa sư ấy chủ yếu dựa vào những đặc điểm kì dị của họ để khiến những đứa bé hoảng sợ. Điều đó đã khích lệ tất cả thành viên. Sulley và Mike cũng nhận ra rằng họ đã cư xử thật tệ với nhau, và điều đó suýt nữa đã khiến cả đội thua cuộc. Bất ngờ, cả đội bị bảo vệ phát hiện. Họ nhanh chân bỏ chạy và thoát được trong gang tấc.
Kể từ hôm đó, một tinh thần mới đã đến với Oozma Kappa. Họ may đồng phục mới, dành hàng giờ luyện tập những kĩ năng cho cuộc thi. Nhờ vậy, đội đã vượt qua 2 vòng tiếp theo dưới sự khâm phục và ngưỡng mộ của sinh viên trong trường. Họ đã lọt vào chung kết và sẽ đọ sức với Roar Omega Roar.
Mặc dù đã tới được vòng cuối nhưng Sulley vẫn rất lo lắng bởi cậu biết rằng Mike hoàn toàn không đáng sợ một chút nào. Đêm hôm đó, Sulley lên tinh thần cho Mike, trong khi trong lòng cậu đã có những tính toán riêng (thiết lập công tắc dưới giường khi tới lượt của Mike là lượt cuối cùng về 0 để gian lận) trước ngày thi. Tới ngày diễn ra cuộc thi, Oozma Kappa đã giành chiến thắng trước Roar Omega Roar. Nhưng sau khi được trao cúp, Mike lại khám phá ra rằng chiến thắng của mình đạt được là nhờ vào sự gian lận của Sulley. Quá thất vọng, Mike bỏ lại Sulley một mình, đi thẳng tới phòng nghiên cứu cửa (dẫn tới thế giới loài người) của trường. Cậu muốn chứng tỏ rằng mình là một quái vật đáng sợ. Nhưng không may, Mike lại bước vào một trại hè toàn trẻ con, và dù nỗ lực thế nào, cậu cũng không thể hù dọa bất kì đứa trẻ nào. Trong khi đó, Sulley buồn bã mang chiếc cúp đi thú tội với cô Dean. Khi nghe tin có người đột nhập phòng nghiên cứu của trường, nhận thấy điều gì đang xảy ra, Sulley lập tức chạy đến phòng nghiên cứu. Nhờ những thành viên trong nhóm giúp đỡ, cậu đã vượt qua vòng bảo vệ và bước chân vào thế giới loài người. Cậu ra khỏi trại và không lâu sau đó đã tìm thấy Mike đang ngồi buồn bã ở ven hồ. Sau khi giảng hòa với nhau, họ cố gắng tìm đường về nhưng đã bị kẹt lại bởi ở bên kia cánh cửa cô Dean đã yêu cầu khóa lại chờ tới khi nhà chức trách đến. Tình thế càng nguy cấp khi cảnh sát truy đuổi đang về trại. Mike nhận ra rằng con đường duy nhất để quay trở lại thế giới quái vật là thu thập đủ năng lượng để mở cửa từ bên này. Thế là Mike phối hợp với Sulley hù dọa cảnh sát, làm tất cả các bình thét đầy và làm cửa phát nổ, điều mà từ trước đến nay chưa ai làm được. Họ trở về thế giới quái vật thành công trước sự kinh ngạc của cô Dean. Sau đó, họ ngay lập tức bị CDA dẫn đi.
Những hành động trên khiến cả hai bị đuổi khỏi trường Đại học Quái vật. Các thành viên còn lại của Oozma Kappa được cô Dean đồng ý cho theo học khóa học đào tạo dọa sư vào học kì tới nhờ màn trình diễn ấn tượng của họ trong Hội thi hù dọa. Mike và Sulley chia tay nhau, nhưng ngay lập tức Sulley đã đuổi theo chiếc xe bus của Mike để động viên cậu. Sulley nhấn mạnh rằng Mike chính là người đem lại thành công cho cả đội. Đúng lúc ấy, cô Dean xuất hiện, nói rằng hai quái vật là những người đầu tiên khiến cô ngạc nhiên và chúc họ may mắn. Bộ đôi sau đó cùng nhau vào làm trong phòng văn thư của Công ty Quái vật, dưới quyền quản lý của Người Tuyết. Làm việc chăm chỉ và trải qua nhiều chức vụ, cuối cùng cặp đôi ấy đã trở thành những dọa sư sáng giá nhất của Công ty, đồng thời cũng đặt ra các sự kiện tiếp theo cho "Monsters, Inc."
Quá trình sản xuất.
Kế hoạch sản xuất phần 2 cho "Monsters, Inc." thực ra đã tồn tại từ năm 2005. Sau những bất đồng giữa Michael Eisner, giám đốc điều hành của Disney và Steve Jobs, giám đốc điều hành của Pixar, hãng Disney, bên giữ toàn bộ bản quyền sản xuất các phim kế tiếp của Pixar kể từ sau "Cars", đã công bố rằng phần tiếp theo của "Monsters, Inc." cũng như "Toy Story 3" sẽ do bộ phận Circle 7 Animation của hãng này đảm nhiệm. Hai nhà biên kịch Rob Muir và Bob Hilgenberg đã được thuê để viết kịch bản cho phim và phác thảo những nét vẽ ban đầu. Với tiêu đề Monsters, Inc. 2: Lost in Scaradise, bộ phim sẽ tập trung vào cuộc viếng thăm của Mike và Sulley đến thế giới loài người nhân ngày sinh nhật của bé Boo. Không may, Boo đã chuyển đi từ trước đó và hai quái vật liền bị kẹt lại ở đây. Bất đồng đã nổ ra khi họ không thể thống nhất những việc cần làm tiếp theo. Mike và Sulley chia tay nhau, mỗi người đi về một ngả...
Cuối năm 2005, việc Robert Iger lên nắm quyền điều hành hãng Disney đã mở ra các cuộc đàm phán mới với Pixar. Thành quả là đầu năm 2006, Disney công bố rằng hãng phim hàng đầu thế giới này đã hoàn tất thương vụ mua lại Pixar với giá 7,4 tỷ USD hoàn toàn bằng cổ phiếu. Bản quyền phim ngay lập tức được Disney chuyển giao cho Pixar, dẫn tới việc họ phải hủy bỏ dự án của Muir và Hilgenberg. Sau đó, ngày 26 tháng 5 năm 2006, bộ phận Circle 7 đã chính thức bị đóng cửa.
Phần tiếp theo do Pixar xây dựng đã được xác nhận vào năm 2010. Ban đầu theo như kế hoạch, bộ phim tiếp nối này sẽ được phát hành vào ngày 16 tháng 11 năm 2012. Tuy nhiên, để tránh phải cạnh tranh với "The Twilight Saga: Breaking Dawn – Part 2", lịch phát hành của phim đã được rời lên sớm hơn 2 tuần. Tuy vậy, đến ngày 29 tháng 3 năm 2011, nhà sản xuất xác nhận lại rằng bộ phim sẽ là một tiền truyện của "Monsters, Inc." với nhan đề mới là Monsters University. Ngày 5 tháng 4 năm 2011, lịch phát hành của phim chính thức được thông báo, ngày 21 tháng 6 năm 2013. "Monsters University" trở thành bộ phim hoạt hình thứ 14 do Pixar sản xuất.
"Monsters Univewrsity" do Dan Scanlon làm đạo diễn và Kori Rae chịu trách nhiệm sản xuất. Các diễn viên tham gia từ phần 1 là Billy Crystal, John Goodman, Steve Buscemi, Bob Peterson và John Ratzenberger tiếp tục lồng tiếng cho các nhân vật tương ứng của họ, trong khi Bonnie Hunt đảm nhiệm một nhân vật mới, giáo viên tiểu học của Mike. Các diễn viên lồng tiếng mới gồm có Dave Foley, Sean Hayes, Julia Sweeney, Helen Mirren, Alfred Molina, Peter Sohn, Charlie Day, Joel Murray, Nathan Fillion, Aubrey Plaza, Tyler Labine, John Kransinski, Bill Hader, Bobby Moynihan và Beth Behrs. Khi được hỏi về sự trở lại với vai diễn Mike Wazowski, Billy Crystal chia sẻ: "Tôi hơi bị khàn giọng một chút. Hôm nay tôi đã phải dành ra 5 tiếng rưỡi để hoàn thành phiên thứ tư của "Monsters, Inc. 2"."
Cốt truyện của "Monsters University" kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên của đôi bạn thân Mike và Sulley, nhưng nó lại tạo ra mâu thuẫn với nội dung của phần 1 bởi có lần Mike từng nói với Sulley rằng anh ấy đã vô cùng ghen tị với ngoại hình của Sulley kể từ năm lớp 4. Đạo diễn Dan Scanlon thừa nhận anh đã rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan khi xây dựng câu chuyện theo ý tưởng này. Song, anh tin tưởng rằng đó sẽ là điều tốt nhất nếu để Mike và Sulley gặp nhau ở Đại học, bởi "Chúng tôi muốn thấy mối quan hệ của họ phát triển như thế nào khi họ trưởng thành. Và chúng tôi cũng cảm thấy Đại học chính là nơi mà bạn có thể tự khám phá bản thân và tìm hiểu xem mình là ai." Anh nhấn mạnh: "Có cảm tưởng như đó là nơi tuyệt vời nhất để làm điều đó, nhưng trên thực tế chúng tôi đã có nội dung [mâu thuẫn] đó từ phần một, vì vậy chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều phiên bản khác nhau nơi Mike và Sulley gặp nhau khi họ còn trẻ rồi bỏ qua để tiến tới Đại học. Chúng tôi biết rằng mình không muốn thực hiện ý tưởng "Trường tiểu học Quái vật"." Anh chia sẻ: "Pete Docter, đạo diễn của "Monsters, Inc.", và John Lasseter cuối cùng đã nói với tôi rằng: "Thật tuyệt vời khi anh muốn tôn vinh điều đó, nhưng anh vẫn phải làm những việc đúng đắn với câu chuyện." Cuối cùng, chúng tôi đã đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn là cứ để họ gặp gỡ ở Đại học và bỏ câu chuyện cũ qua một bên." Sau đó Scanlon liên tục thay đổi các sự kiện từ phần một chẳng hạn như "cách thể hiện của một con quái vật già" và rằng: "Đó là thứ mà những con quái vật luôn nói với nhau."
"Monsters University" là phim đầu tiên của Pixar sử dụng công nghệ chiếu sáng toàn cục "(Global illumination)". Trước khi có công nghệ mới này, các họa sĩ phải tự xây dựng những hiệu ứng phản xạ và hình bóng bằng tay. Điều này sẽ càng trở nên phức tạp hơn khi các mẫu vật và cơ cấu đòi hỏi nhiều yêu cầu kĩ thuật tiên tiến. Nhờ sử dụng phương pháp dò tia sáng "(ray tracing)", công nghệ hiện đại này cho phép mô phỏng chuyển động của ánh sáng thực và hoàn toàn tự động, mang đến nhiều hiệu quả chân thực hơn, tạo ra hình bóng mềm mại và cho phép các họa sĩ dành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu những mô hình và các cảnh quay phức tạp mà nhiều trong số đó có thể ngốn hàng ngàn nguồn sáng.
Trong quá trình nghiên cứu, đoàn làm phim đã cử người đến thăm một số trường Đại Học khác nhau của Mỹ, gồm có Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học bang Alabama... Họ dành thời gian quan sát các công trình kiến trúc trong khuôn viên trường, cuộc sống của sinh viên, những ngành học và phương pháp giảng dạy của các giáo sư. Đặc biệt, để nghiên cứu về hội sinh viên, trung tâm của bộ phim, các nhà sản xuất đã tá túc nhiều tuần trong những ngôi nhà chung của sinh viên.
Âm nhạc.
Âm nhạc của "Monsters University" do Randy Newman biên soạn, đánh dấu lần thứ 7 ông hợp tác với Pixar "(lần gần đây nhất là Toy Story 3)". Album nhạc phim được Walt Disney Records phát hành vào ngày 18 tháng 6 năm 2013.
Trong album này, các bản nhạc "Main Title", "Rise and Shine" và "The Scare Games", thể hiện bởi đội "Blue Devils Drum and Bugle Corps", nổi bật lên qua những âm thanh rộn ràng của trống và kèn. Các bản thu riêng cho bộ gõ do Scott Johnson, người đứng đầu "Blue Devils", sáng tác và được hoàn thành tại trang trại Skywalker, California, Hoa Kỳ. Bản "Island", trình bày bởi nhóm Mastodon và "Gospel", trình bày bởi nhóm MarchFourth Marching Band xuất hiện trong phim nhưng không có mặt trong album. Tương tự như trên là bản "Party Hard" của Andrew W.K. và "Kickstart My Heart" của Mötley Crüe "(xuất hiện trong trailer của phim)".
Marketing.
Bốn bản trailer khác nhau của "Monsters University" đã được nhà sản xuất lần lượt phát hành. Bản thứ nhất ra mắt vào ngày 20 tháng 6 năm 2012, bản thứ hai vào ngày 11 tháng 2 năm 2013, bản thứ 3 vào ngày 11 tháng 2 năm 2013 và bản thứ tư vào ngày 30 tháng 5 năm 2013. Song song với đó, Disney/Pixar cũng đã cho phát hành một loạt các clip ngắn có độ dài chưa đến 1 phút trích dẫn một số đoạn trong phim.
Ngày 8 tháng 10 năm 2008, hãng Pixar đã công bố một trang web với đầy đủ chức năng được thiết kế dành riêng cho Trường Đại học Quái Vật "(xem tại đây)". Website chứa các thông tin tuyển sinh, các học viện và lĩnh vực đào tạo, cuộc sống trong khuôn viên Đại học, thông tin về trường và cửa hàng nơi khách tham quan có thể mua các vật phẩm liên quan đến trường. Ngày 1 tháng 4 năm 2013, trang web được thiết kế lại giống như nó vừa
bị hack và tấn công bởi trường Fear Teeth, đối thủ của trường Đại học quái vật.
Các quảng cáo truyền hình đầu tiên cho bộ phim được phát sóng trong trận đấu Rose Bowl game 2013. Từ ngày 27 tháng 6 đến 11 tháng 7 năm 2013, Club Penguin - một trò chơi online của Disney đã tổ chức sự kiện "Quản lý trường Đại học Quái vật" nhằm thúc đẩy quảng bá bộ phim. Theo đó, người chơi có thể ăn mặc giống như những con quái vật yêu thích của mình và tham gia vào các trò chơi "Hù dọa".
Phát hành.
Rạp phim.
Buổi lễ ra mắt chính thức toàn thế giới của "Monsters University" được diễn ra tại rạp BFI Southbank, London vào ngày 5 tháng 6 năm 2013 cùng với sự góp mặt của đạo diễn Dan Scanlon, nhà sản xuất Kori Rae và các diễn viên tham gia lồng tiếng. Tại Hoa Kỳ, buổi công chiếu đầu tiên của phim được tổ chức vào ngày 8 tháng 6 năm 2013 trong Liên hoan phim quốc tế Seattle, và sau đó phim được phát hành rộng rãi từ ngày 21 tháng 6 đi kèm với một phim ngắn chiếu rạp có tên "The Blue Umbrella". Tại Châu Á, "Monsters University" được chọn là phim mở màn của Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải năm 2013.
Gia đình.
"Monsters University" được phát hành bởi dưới dạ̣ng đĩa Blu-ray, 3D Blu-ray, DVD, bản Copy kĩ thuật số và theo yêu cầu bởi Walt Disney Studios Home Entertainment vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, đi kèm với phim ngắn "The Blue Umbrella".
Đánh giá chuyên môn.
Trang web đánh giá tổng hợp Rotten Tomatoes đưa ra con số 80% ý kiến tán thành cho phim với điểm số 6,82/10 dựa trên 200 bài phê bình. Website đồng thuận viết: "[Bộ phim] chưa thể đo được đỉnh cao trong những nỗ lực tuyệt vời nhất của Pixar, tuy vậy "Monsters University" vẫn vui nhộn và chu đáo khi mang tính giải trí gia đình cho bất kì lứa tuổi nào." Một trang web đánh giá khác, Metacritic thống kê và chấm 65 điểm dựa trên 41 ý kiến. Trong khi đó, các khán giả của được hỏi của Cinemascore đã nhất trí tặng cho phim điểm A.
Theo Disney thống kê, lượng khán giả là nữ chiếm 56% và 60% trong số đó ở độ tuổi dưới 25. Các gia đình tạo ra 73% giá trị thương mại, trong khi thanh thiếu niên chiếm chắc 15%. Bộ phim phù hợp với mọi lứa tuổi.
Tích cực.
"Monsters University" nhận về rất nhiều lời nhận xét tích cực của giới phê bình.
Chỉ trích.
"Monsters Unversity" không tránh khỏi những lời chỉ trích và đánh giá thấp của giới phê bình.
Doanh thu phòng vé.
"Monsters University" thu về tổng cộng 743.559.607 USD toàn cầu, trong đó, thị trường Bắc Mỹ đạt 268.492.764 USD (36,1%), thị trường nước ngoài đạt 475.066.843 USD (63,9%), đưa tác phẩm này trở thành phim có doanh thu cao thứ 60 của điện ảnh thế giới, cao thứ 7 năm 2013, cao thứ ba của Pixar và hiện tại là bộ phim hoạt hình có doanh thu cao thứ mười hai mọi thời đại. Phim thu về 136.9 triệu USD toàn cầu vào tuần đầu mở màn.
Disney lên tiếng phủ nhận rằng họ đã hỗ trợ kinh phí sản xuất cho phim, trong khi "Entertainment Weekly" dự đoán rằng số tiền vốn mà hãng Pixar phải bỏ ra chắc chắn nhiều hơn "Brave (2012)" (185 triệu USD), chủ yếu dựa trên chi phí cao mà hãng này phải trả cho sự trở lại của John Goodman và Billy Crystal trong những vai diễn tương ứng của họ. Shockya và EOnline ước tính con số trên vào khoảng 200 triệu USD - ngang tầm với những bộ phim trước của Pixar.
Thị trường Bắc Mỹ.
Trong tuần đầu tiên ra rạp, hãng Disney đã đặt ra chỉ tiêu không dưới 70 triệu USD tiền vé. Sau ngày đầu công chiếu tại Hoa Kỳ, thứ 6 ngày 21 tháng 6 năm 2013, phim đã đạt được 30,6 triệu USD "(bao gồm 2,6 triệu USD từ buổi diễn 20:00 thứ 5 hôm trước)", thiết lập kỉ lục doanh thu ngày mở màn cao nhất của một bộ phim hoạt hình. Kết thúc tuần đầu, phim cán đích ở vị trí thứ nhất khi đã thu về tổng cộng 82,43 triệu USD tiền vé, trở thành tác phẩm lớn thứ hai của Pixar, thứ 2 trong số những phim được dán nhãn G, thứ 4 trong số những phim tiền truyện, thứ 5 trong số các bộ phim hoạt hình và thứ 5 trong số các phim được phát hành vào tháng 6. "Monsters University" duy trì vị trí dẫn đầu trong vòng hai tuần, doanh thu sụt giảm 45%, đạt 45,6 triệu USD. Đến tuần thứ 3, do phải cạnh tranh dai dẳng với "Despicable Me 2", doanh thu đã giảm mạnh 75% xuống còn 19,7 triệu USD. Tính đến tháng 12 năm 2013, phim có doanh thu cao thứ 10 trong số các bộ phim hoạt hình.
Thị trường ngoài Bắc Mỹ.
Trong tuần đầu ra rạp, "Monsters University" đã thu về 54,5 triệu USD. Nó thiết lập kỉ lục cho Disney khi trở thành phim có doanh thu tuần đầu cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh với tổng số tiền là 31,7 triệu USD.. Tại Australia, nơi "Monsters University" được phát hành đồng thời với "Despicable Me 2", tổng số tiền bán vé đạt 3,56 triệu USD, đứng vị trí thứ 3. Tại Hong Kong, phim thu về 5,03 triệu HKD trong ngày đầu ra mắt và 25,79 HKD khi kết thúc tuần đầu, thiết lập kỉ lục mới sau khi đã đánh bại "Toy Story 3". Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, phim dẫn đầu doanh thu với tổng số 3,46 triệu bảng Anh. Trung Quốc là nơi thu về lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất trong tuần đầu ra rạp với số tiền lên tới gần 13 triệu USD.
Về tổng doanh thu, Nhật Bản đứng vị trí số 1 khu vực ngoài Bắc Mỹ với số tiền khoảng 90,1 triệu USD, tiếp đó là UK, Ireland và Malta (47,2 triệu USD), Mexico (27,2 triệu USD), Trung Quốc (33,7 triệu USD)... | 1 | null |
Bão Rammasun (có nghĩa là "thần sấm sét" trong tiếng Thái), còn được biết đến tại Philippines với tên Bão Glenda hay tại Việt Nam với tên hiệu Cơn bão số 2, là một xoáy thuận nhiệt đới lớn đã đổ bộ vào bờ biển miền nam đảo Luzon của Philippines vào ngày 15 tháng 7 năm 2014,đổ bộ vào bán đảo Lôi Châu vào chiều tối 18 tháng 4. Rammasun là bão thứ chín và là cơn cuồng phong thứ ba trong mùa bão hàng năm, chỉ hình thành ít ngày sau khi siêu bão Neoguri đổ bộ vào Nhật Bản.
Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines đã ra liên tiếp ba tín hiệu báo động bão khẩn cấp với Rammasun. Sau Lingling và Kaijiki, đây là xoáy thuận nhiệt đới thứ ba và cơn cuồng phong đầu tiên tấn công trực tiếp Philippines trong năm 2014.
Sức gió duy trì trong 10 phút chính thức theo ước tính của JMA là 90 kt, nhưng theo HKO (đài thiên văn Hồng Kông) thì sức gió duy trì 10 phút lên đến 240 km/h (130 kt).Sức gió duy trì trong 2 phút và 1 phút lên đến 260 km/h (72 m/s,140 kt).
Áp suất thấp nhất theo ước tinh của CMA Trung Quốc là 888 hPa,tại trạm khí tượng ở đảo Qizhou đo được áp suất mực nước biển thấp nhất lúc đổ bộ là 899,2 hPa (trung tâm bão không trực tiếp quét qua trạm); mặc dù JMA chỉ ước tinh áp suất thấp nhất trong cơn bão là khoảng 935 hPa.
Xem xét cường độ của Rammasun dựa trên trực quan, cấu trúc cơn bão này được so sánh với các cơn bão Saomai (2006), Katrina (2005) và Haiyan (2013) để xác thực cường độ gió thực tế (vì máy đo gió đã bị hỏng khi tâm bão quét qua). Hình ảnh vệ tinh và radar cho thấy đối lưu u ám dày đặc (CDO) mạnh hơn so với Katrina và mạnh hơn đáng kể so với Saomai nhưng vẫn yếu hơn so với Haiyan. Kĩ thuật Dvorak tiên tiến (ADT) được phát triển bởi Viện Hợp tác Nghiên cứu Vệ tinh Khí tượng (CIMSS) cũng cho thấy cường độ bão Rammasun mạnh hơn Katrina và Saomai lúc đỉnh điểm và trước khi đổ bộ. ADT ước tính áp suất trung tâm là 891,7 hPa và sức gió khoảng 155 kt - 160 kt (1 phút) tại thời điểm cực đại, ước tính này mạnh hơn đáng kể so với ước tính của JTWC và sát với với ước tính chính thức của CMA (888 hPa).
Rammasun là cơn bão có sức gió 1 phút đạt cấp độ 5 thứ 2 tại Biển Đông sau 60 năm kể từ cơn bão Pamela cũng đạt cấp độ tương tự vào năm 1954.
Lịch sử khí tượng.
Vào tối ngày 8 tháng 7, sóng nhiệt đới bắt nguồn từ Vùng hội tụ giữa hai chí tuyến (ITCZ) gần Xích đạo đã hình thành nên một nhiễu động nhiệt đới ở phía đông nhóm đảo Chuuk. Trong đêm, nó trôi dạt từ từ theo hướng tây bắc, nơi có điều kiện môi trường thuận lợi với đối lưu mạnh và nước biển ấm, rồi bắt đầu mạnh lên thành một vùng thấp giống như cách mà cơn bão Neoguri trước đó đã áp dụng để tăng cường độ. Khoảng một ngày sau, các hình ảnh vệ tinh phát hiện tâm vùng thấp của đối lưu đang được củng cố dần, với sức gió ở mức . Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp nhanh chóng đưa ra cảnh báo về sự hình thành xoáy thuận nhiệt đới, trong khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản phân loại nó như một áp thấp nhiệt đới yếu. Ngày 10 tháng 7, JTWC nâng cấp vùng thấp lên thành áp thấp nhiệt đới và định danh nó là "09W". Tối hôm đó, JMA xác nhận áp thấp nhiệt đới đã đạt đến sức gió trong một giờ.. Sáng sớm ngày 11 tháng 7, tâm áp thấp nhiệt đới tiếp tục xoáy sâu thêm, điều này khiến JTWC nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên thành bão nhiệt đới, và ra tín hiệu cảnh báo bão nhiệt đới đối với Guam sau khi vệ tinh NASA quan sát được cơn bão chuyển hướng trực tiếp vào hòn đảo này. Tuy nhiên, đến tối hôm đó, JTWC đã hạ 09W xuống thành áp thấp nhiệt đới trở lại, vì phân tích Dvorak cho thấy nó chưa đủ cường độ của bão nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới qua khỏi Guam vào ngày 12 tháng 7, đi vào vùng thời tiết thuận lợi với gió đứt tầng thấp theo phương đứng và nhiệt độ trung bình của bề mặt nước biển cao. Đến cuối ngày, JMA nâng cấp áp thấp nhiệt đới lên thành bão nhiệt đới và trao cho nó cái tên "Rammasun" () mang số hiệu 1409. Di chuyển nhanh về phía tây với tốc độ , vòng mây đối lưu của bão ngày càng dày thêm. Vệ tinh quan sát được những dòng thổi ra yếu và gió đứt tầng từ mức thấp đến trung bình, khiến JTWC một lần nữa ra cảnh báo bão nhiệt đới với mây cuộn xoáy ở vùng trung tâm.
Vào lúc 2 giờ sáng giờ địa phương ngày 13 tháng 7, Đài quan sát Hồng Kông bắt đầu theo dõi Rammasun và phân loại nó thành bão nhiệt đới. Đến tối, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines đặt cho cơn bão cái tên địa phương "Glenda" do nó đã đi vào Khu vực thẩm quyền Philippines. Cơn bão tạo nên mối đe dọa to lớn cho đảo Luzon của quốc gia này, bởi vì nó được dự báo sẽ mạnh lên thành bão cuồng phong trước khi đổ bộ lên đó. Rammasun vẫn duy trì cường độ cũ trong khi đối lưu sâu ở trung tâm nở bung ra và khiến cho mắt bão dần hình thành. Vài giờ sau, gió đứt tầng theo phương đứng giảm dần. Cơn bão hướng thẳng về phía tây dọc theo ngoại vi của một vĩ độ ngựa. Dòng thổi trở nên mạnh hơn, đặc biệt là ở góc phía tây nam. Tâm đối lưu tiếp tục đào sâu, nở rộng và được các vòng mây cong bao bọc chặt. JMA nâng Rammasun lên thành bão nhiệt đới dữ dội vào nửa đêm, vài giờ sau đến lượt HKO và Cục Thời tiết Trung ương Đài Loan cũng xác định cơn bão ở cấp độ tương tự. Phân tích Dvorak từ tất cả cơ quan thời tiết chỉ rõ sức gió tối thiểu của Rammasun ở , như vậy nó đã trở thành một cơn bão cuồng phong theo thang của JTWC vào lúc 09:00 UTC ngày 14 tháng 7. Đến trưa, lần lượt CWB, HKO và JMA nâng Rammasun lên thành bão cuồng phong. Rammasun lộ rõ mắt bão một cách bất thường vào khoảng 15:00 UTC. Trái với những dự báo ban đầu về hướng di chuyển tây tây bắc, cơn bão lại đổi đường đi sang tây tây nam ở vận tốc . Do thời tiết thuận lợi, sức gió của cơn bão theo báo cáo dường như đã tăng lên đến duy trì liên tục trong một phút, với áp suất hạ còn , lúc này đĩa mây bão đã tiến sát đến vùng bờ biển phía đông các tỉnh miền Trung Philippines.
Sáng ngày 15 tháng 7, mắt của Rammasun đã nở rộng đến cùng một dòng thổi cực mạnh hướng về phía Xích đạo và phía tây. Vào thời điểm đó, sức gió của bão đạt duy trì trong một phút và trong mười phút. Rammasun ban đầu được dự báo là sẽ giữ nguyên cường độ đó mà đổ bộ rồi suy yếu thành bão nhiệt đới do tiếp xúc với đất liền, nhưng thực tế là nó lại tiếp tục mạnh lên. Trong sáu giờ tiếp theo, JTWC quan trắc trực tiếp mắt bão lần đầu tiên và ghi nhận con số , gấp đôi đường kính trong báo cáo trước đó. Vận tốc gió tối đa khiến nó được tăng cấp lên thành bão cuồng phong cấp 3 theo thang SSHS. Đến khoảng 17:00 PST, Rammasun đổ bộ lên bờ biển Rapu-Rapu, Albay ở phía nam đảo chính Luzon với áp suất , gây mưa to dữ dội và gió giật mạnh cho toàn khu vực xung quanh. Khi vào đất liền, tốc độ gió của cơn bão tiếp tục tăng vì nó rơi đúng vào một môi trường rất thuận lợi. Các báo cáo ban đầu của JTWC chỉ ra con số duy trì trong một phút, rồi sau đó chỉnh lại thành , tức là tương đương với bão cuồng phong cấp 4 sau khi đánh vào thành phố Tabaco của Albay. JTWC dự báo Rammasun sẽ được tăng cường sau khi vượt qua Philippines và đi vào Biển Đông, nơi nó hấp thu nhiệt độ của các dòng biển ấm.
Rạng sáng ngày 16 tháng 7, tâm bão Rammasun đã nằm trên Biển Đông, đi vào phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam và được cơ quan này gọi là "cơn bão số 2". Cơn bão sau đó đánh vào Catanauan, Quezon của Philippines một lần nữa. Mắt của nó bị xóa mờ do chịu ảnh hưởng từ địa hình mặt đất gồ ghề của Philippines, cấu trúc đĩa mây cũng bị xuống cấp. Tuy nhiên các vòng mây cong vẫn quấn quanh tâm vùng thấp của đối lưu rất chặt. Đến chiều, JTWC hạ Rammasun xuống còn bão cuồng phong cấp 1. Sáng ngày 17 tháng 7, Rammasun tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc với tốc độ không đổi, tiến sâu thêm vào Bắc Biển Đông. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, cơn bão đã mạnh trở lại, áp suất tâm ngày càng giảm. JTWC nâng Rammasun lên thành bão cuồng phong cấp 2, nhưng lại giảm xuống trở lại cấp 1 vào buổi chiều. Lúc 18:45 CST, HKO nâng Rammasun lên thành bão cuồng phong dữ dội theo thang của họ, lúc này bão đã tiến đến gần đặc khu. Cơn bão có dấu hiệu mạnh lên, khiến JTWC tiếp tục đưa nó lên bão cuồng phong cấp 2 vào buổi tối. Rạng sáng ngày 18 tháng 7, JTWC nâng Rammasun lên thành bão cuồng phong cấp 4 lần thứ hai, đây là một trong số ít những cơn bão được nâng lên mức bốn ngay trong Biển Đông, lần gần nhất là trường hợp của bão Vicente năm 2012. Tiếp đến, cơ quan này nâng nó lên thành siêu bão cuồng phong cấp 5 khi sức gió ở vùng tâm bão đã lên đến 52 m/s với áp suất tối thiểu , cũng là siêu bão thứ hai trong mùa sau Neoguri. HKO cũng nâng Rammasun lên thành siêu bão vào lúc 5:45 CST. Cơn bão vẫn tiếp tục tăng cường độ lên mãi cho đến chiều tối, khi nó đi qua eo biển Quỳnh Châu và tiếp xúc với mũi cực bắc của đảo Hải Nam, thuộc địa phận huyện Văn Xương, cũng là lúc đạt đến giới hạn cao nhất. Một phao biển ở phía Đông Nam đảo Qizhou đã ghi lại sức gió duy trì 10 phút mạnh nhất đạt 55,1 m/s (cấp 16) và gió giật 74,1 m/s ( trên cấp 17) khi thành mắt bão phía nam quét qua phao; cảm biến đo gió đã bị hư hại nghiêm trọng sau khi đo được cơn gió. Trạm khí tượng trên đảo Qizhou đã đo được gió duy trì trong 10 phút mạnh nhất đạt 58,7 m/s (cấp 17) và giật tới 72,4 m/s (trên cấp 17) trước khi cảm biến đo gió bị phá hủy khi thành mắt quét qua. Áp suất quan trắc được tại các trạm nhiều nơi dưới 930 hPa, áp suất thấp nhất quan trắc được tại Qizhou là 899,2 hPa; một trong những áp suất mực nước biển thấp nhất trên thế giới và là áp suất mực nước biển thấp nhất quan trắc được tại Trung Quốc. Gió giật mạnh nhất trên đảo Hải Nam (đảo chính) có thể quan trắc được là 58,8 m/s (cấp 17). Khi bão đổ bộ vào huyện Tứ Văn (Quảng Đông, Trung Quốc), chỉ có 1 trạm hoạt động bình thường và sau cùng thì 14 trạm khí tượng đã bị hư hại hoàn toàn chức năng đo gió trong 17 trạm tự động đặt tại đây. Cơn gió mạnh nhất ghi lại được là gần 40 m/s (cấp 13) và giật tới 59,8 m/s (cấp 17) tại trạm Nanhua (trạm bị mất liên lạc trong 2 tiếng). Theo CMA (Trung Quốc), bão đi vào vịnh Bắc Bộ với sức gió 52 m/s (cấp 16) và đổ bộ vào Quảng Tây với sức gió cấp 15. Trạm khí tượng đảo Vi Châu (Quảng Tây) quan trắc được gió trung bình trong 2 phút đạt 42,7 m/s. Trạm khí tượng tại một hòn đảo ở Khâm Châu (Quảng Tây) quan trắc được gió duy trì 10 phút mạnh nhất là 36,1 m/s. Nhiều trạm khí tượng đã đóng cửa khi bão đổ bộ do gió quá mạnh.Bão suy yếu khi vào đất liền và tan dần.
Công tác phòng tránh.
Để chuẩn bị ứng phó với bão, Thống đốc Guam Eddie Calvo đã tuyên bố đặt hòn đảo vào Tình trạng Sẵn sàng cấp độ 3 và sau đó nâng lên thành Tình thế Sẵn sàng cấp độ 1. Sở Dự báo Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo một sự gia tăng bất thường của các đợt gió đứt tầng sẽ khiến cơn bão mạnh thêm trước khi nó đổ bộ vào Guam. Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng dự báo về một số tác động do Rammasun gây ra, tiêu biểu là những cơn mưa có lượng từ trung bình đến rất to sẽ trải khắp đất nước. Người dân Hồng Kông được khuyến cáo về tình trạng mưa nặng hạt và khả năng sạt lở đất như một hậu quả liên đới. Cục Vật lý địa cầu và Khí tượng Macao đăng trên trang chủ một thông điệp kêu gọi người dân chú ý đến mọi diễn biến mới nhất về bão Rammasun vào rạng sáng ngày 16 tháng 7.
Cả Phillipines, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam đều cảnh giác ứng phó với bão, do Rammasun được dự báo sẽ đổ bộ với cường độ lớn hơn nhiều so với hồi ở Guam. Trạm Khí tượng Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát tín hiệu cảnh báo bão màu cam vào lúc 10:00 CST ngày 16 tháng 7, trong khi đặt các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam vào tình trạng ứng phó thiên tai khẩn cấp. Các nhà khí tượng học Trung Quốc tập trung vào các khả năng cơn bão đổ bộ lần thứ hai và/hoặc thứ ba ở tỉnh Hải Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn Việt Nam từ chiều ngày 15 tháng 7 đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn giải pháp ứng phó với cơn bão trên đất liền cũng như hướng dẫn ngư dân trên biển tìm nơi trú bão, đồng thời kêu gọi người dân cảnh giác khi nhận định: "Đây là một cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp".
Philippines.
Rammasun được dự báo sẽ là cơn bão cuồng phong đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp lên Philippines sau tám tháng, kể từ siêu bão Haiyan. Các công tác phòng tránh bão Rammasun, hay Glenda, đã bắt đầu tại quốc gia này từ chiều ngày 13 tháng 7 theo giờ địa phương. Do sự mạnh lên nhanh chóng của cơn bão, Tổng công ty Truyền tải Quốc gia Philippines đã tuyên bố, "Các biện pháp phòng tránh phải bao gồm bảo đảm độ tin cậy của thiết bị thông tin liên lạc, vật liệu và vật tư cần thiết để sửa chữa các thiệt hại về cơ sở vật chất, cũng như sắp xếp các nhóm sửa chữa trong các khu chiến lược, tạo điều kiện cho việc tái thiết diễn ra nhanh chóng." Báo động bão cấp độ 3 được ban bố ở Catanduanes, trong khi báo động 2 tăng lên một vùng rộng lớn bao gồm Camarines Norte, đảo Burias, đảo Ticao, Marinduque, và phía nam Quezon. Nhiều đảo ở miền Nam Luzon cùng với các vùng phía đông, tây và trung tâm Visayas được đặt trong tình trạng báo động 1. Hơn 12 triệu cư dân được yêu cầu sẵn sàng ứng phó với bão. Tất cả cấp học ở mọi trường lớp đều được yêu cầu nghỉ dạy trong hai ngày bão đổ bộ. Chủ tịch Hội đồng Quản lý rủi ro và Giảm nhẹ thiên tai Philippines , ông Alexander Pama, trong một cuộc phỏng vấn đã nói: "Chúng tôi đã cảnh báo với công chúng là có thể có các tình trạng báo động do hậu quả của sự nhiễu động thời tiết: sạt lở, lũ quét, mưa to và gió giật mạnh." với hơn 1.300 ngôi làng được tư vấn về lũ lụt và lở đất. Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila đã hủy các buổi phỏng vấn cấp thị thực không định cư ban đầu dự tổ chức vào các ngày 15 và 16. Tất cả người nộp đơn được yêu cầu chọn ra một thời điểm phỏng vấn khác. Lực lượng Phòng vệ Biển Philippines đã cấm tất cả mọi hoạt động ngoài khơi của tàu bè. Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chính quyền địa phương Edgar Tabell cho biết: "Tất cả văn phòng của Bộ ở Luzon và Đông Visayas đã trong tình trạng sẵn sàng đối phó với Glenda. Các trung tâm sơ tán đã được chuẩn bị và dây điện, cầu đường đều được kiểm tra." Ông cũng yêu cầu các quan chức địa phương phối hợp chặt chẽ với họ và cung cấp sự hỗ trợ cho người dân.
Mặc dù ban đầu được dự báo sẽ đổ bộ vào Thung lũng Cagayan, cơn bão lại đi theo hướng tây, tăng nguy cơ đổ bộ lên vùng Bicol, và sau đó tiến đến các tỉnh Bataan và Zambales trước khi đánh qua Metro Manila. Khi Rammasun tiến sát bờ biển Philippines, tình trạng báo động đỏ đã được áp dụng trên toàn quốc. Ngay từ những giờ đầu của ngày 15, chính phủ đã ban hành lệnh sơ tán khu vực ven biển phía đông đất nước. PAGASA lo ngại những cơn sóng cao hơn 3 mét có thể ập vào các làng ven biển. Tuy nhiên đến đầu giờ chiều, nhiều khu vực khác cũng phải di tản do cơn bão đã mạnh hơn nhiều so với dự báo. Giám đốc Văn phòng Phòng vệ Dân sự khu vực Bicol, ông Rafaelito Alejandro, trả lời phỏng vấn: "Chúng tôi đang chuẩn bị cho những gì tồi tệ nhất... điều quan trọng nhất bây giờ là hoàn tất việc sơ tán." Hiện khoảng 6.000 người đã di tản đến các trung tâm sơ tán, chính quyền địa phương cố gắng sắp xếp một không gian trú ẩn cho hơn 39.000 cư dân trước khi cơn bão đổ bộ. Một số thành phố được cảnh báo về những cơn sóng cao từ đến . Bộ Y tế Philippines cho biết họ đã sắp xếp sẵn tất cả các bệnh viện nhà nước nhằm hỗ trợ cứu hộ và cứu trợ quá trình trong và sau bão. Bộ tuyên bố rằng giờ đây họ đã chuẩn bị tốt hơn nhiều so với cho những cơn bão trước đó. Trước khi Rammasun đổ bộ, thành phố Tabaco ở tỉnh Albay đã tuyên bố tình trạng thiên tai.
Trung Quốc đại lục.
Chiều ngày 15 tháng 7, NMC (CMA0 phát ra một tín hiệu cảnh báo bão màu lam, mức thấp nhất trong bốn cấp độ màu xanh lam, vàng, đỏ và cam sử dụng trong phòng chống bão của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đến sáng ngày hôm sau, trạm khí tượng tiếp tục đưa ra tín hiệu vàng và nhanh chóng tăng lên mức cam trong vài tiếng. Cục quản lý Khí tượng học Trung Quốc tiếp tục ban bố tình trạng ứng phó thảm họa thời tiết (bão) khẩn cấp. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ra công điện khẩn hướng dẫn công tác phòng tránh bão do Rammasun được dự báo sẽ đổ bộ và/hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bờ biển phía nam đất nước. Ông yêu cầu các trạm khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ tình hình cơn bão, tăng cường dự báo và ra các cảnh báo bão kịp thời. Ủy ban quốc gia về giảm nhẹ thiên tai thuộc Bộ Nội vụ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ đạo các ban ngành địa phương dùng mọi giải pháp phòng chống Rammasun và tăng khả năng cứu hộ nhanh nhất có thể. Trong cùng ngày, Quốc hội Trung Quốc nhóm họp nhằm ứng phó bão lũ khẩn cấp. Trung tâm dự báo thời tiết quốc gia dự kiến một tín hiệu cảnh báo bão màu đỏ, mức cao nhất từ đầu năm ở Trung Quốc, sẽ được ban ra vào trưa ngày 17.
Tại tỉnh Quảng Đông, một trong ba địa phương được dự báo sẽ hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp của Rammasun, tình trạng ứng phó thiên tai khẩn cấp mức độ 3 (màu vàng) đã được đặt vào 8:30 CST ngày 16 tháng 7. Đúng một ngày sau, tỉnh quyết định nâng lên mức báo độ 2 (cam). Do Rammasun đã hướng thẳng đến dải bờ biển phía tây tỉnh Quảng Đông, các tuyến phà nối tỉnh với đảo Hải Nam phải đóng cửa. Các hộ nông dân ở thành phố Trạm Giang nhận được tín hiệu bão đã đẩy nhanh việc thu hoạch lúa và những loại cây trồng dễ bị ngập úng khác, với hy vọng sẽ hoàn tất trước khi bão đổ bộ. Các quan chức ngành nông nghiệp ở Trạm Giang cho biết diện tích trồng lúa của thành phố là hơn 360 mẫu Anh, và quá trình thu hoạch vội chỉ mới hoàn thành được 8%. Ban phòng vệ quyết định đóng cửa ngay trong buổi sáng các bãi tắm và khu giải trí dọc bờ biển phía tây Quảng Đông. Các tuyến xe lửa từ Quảng Châu đi Hải Nam ngang qua Quảng Đông cũng bị dời lại lịch chạy. Cục Hàng hải, Biên giới và Các vấn đề khác đã đưa ra thông điệp khẩn, yêu cầu mọi tàu bè phải tìm nơi tránh trú bão, đồng thời chỉ đạo khắc phục lập tức các sự cố cảng biển ảnh hưởng đến việc cập bến. Nhiều thành phố ở tỉnh Quảng Tây lân cận cũng được ban tín hiệu báo động màu xanh vàng. Do Rammasun được dự báo sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ, các tuyến du lịch đường biển, bãi tắm và đường xe lửa ven biển của tỉnh này đã đóng cửa toàn bộ từ chiều ngày 17.
Tại tỉnh Hải Nam, lúc 7:30 CST ngày 16 tháng 7, Cục khí tượng của tỉnh đã ban bố tình trạng ứng phó thiên tai mức độ 4 (xanh), rồi nhanh chóng tăng lên mức 3 (vàng) ngay sau đó. Ngày hôm sau, khi Rammasun đã sắp sửa bước vào vùng nguy hiểm của Hải Nam, Cục khí tượng tiếp tục nâng lên báo động 2 (cam) rồi chuyển sang báo động 1 (đỏ) vào lúc 3 giờ chiều với riêng trấn Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam). Bí thư tỉnh ủy La Bảo Minh và Tỉnh trưởng Tưởng Định Chi tổ chức cuộc họp khẩn về công tác phòng chống bão, hướng dẫn, yêu cầu toàn thể ban ngành địa phương của các thành phố và huyện trong tỉnh giám sát chặt chẽ tình hình bão để ra các cảnh báo về sức gió và lũ quét kịp thời. Cùng ngày, mọi tàu thuyền đánh cá của Hải Nam đều bị cấm ra khơi, cùng với lệnh phong tỏa eo biển Quỳnh Châu vào sáng ngày hôm sau nhằm giảm thiểu rủi ro. Theo ghi nhận vào 10:00 CST ngày 17, có 26.410 tàu cá đã cập cảng an toàn. Các tuyến cao tốc xuyên tỉnh bị đóng cửa. Đến trưa, chính quyền tỉnh Hải Nam cùng Cục khí tượng của tỉnh đồng loại phát thông điệp kêu gọi cảnh giác với bão trên toàn mạng lưới truyền hình, internet, báo giấy và tin nhắn SMS.
Hồng Kông.
Đài quan sát Hồng Kông đã tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 18:00 CST ngày 16 tháng 7, dự báo về khả năng chịu ảnh hưởng trong đêm của bão. HKO dự kiến sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo bão nhiệt đới khi Rammasun tiến đến cách đặc khu 800 km ngoài Biển Đông. Gần nửa đêm hôm đó, HKO ra cảnh báo mức 1 khi cơn bão đã tiến vào phạm vi nguy hiểm, cách Hồng Hông 790 km về phía đông nam. HKO cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ và quan trắc cẩn thận sức gió của bão để kịp thời ra các cảnh báo mới. Rạng sáng ngày 17, HKO dự báo về khả năng nâng cảnh báo khi gió mạnh đã tăng cường và tác động đáng kể đến đặc khu. Đến chiều, HKO ra cảnh báo về gió giật mạnh, và ngay khi Rammasun chỉ còn cách 600 km về phía đông nam, đài đã sử dụng đến tín hiệu cảnh báo bão mức 3 – mức cao nhất từng được ban hành trong năm 2014 của Hồng Kông. HKO liên tiếp kêu gọi cảnh giác với các hiện tượng gió mạnh, mưa nặng hạt kéo theo sạt lở đất. Lúc 22:45 CST, HKO dự báo cơn bão sẽ đi qua Hồng Kông ở khoảng cách 400 km về phía tây nam vào ngày hôm sau, 18 tháng 7. HKO nhắc nhở người dân một lần nữa về khả năng xảy ra dông lốc trực tiếp ở khu vực đồi núi và vùng phía tây nam đặc khu.
Macao.
Đầu giờ sáng ngày 16 tháng 7, Cục Vật lý địa cầu và Khí tượng Macao ra thông điệp chú ý đến mọi diễn biến của Rammasun. Đến chiều, SMG cập nhật trang chủ, cho biết khả năng ra báo động bão trong đêm. Khi Rammasun còn cách đặc khu 790 km về phía nam đông nam vào 1 giờ sáng ngày 17, SMG chính thức ban bố tình trạng báo động bão cuồng phong. Đến chiều, Rammasun còn cách Macao 620 km, SMG cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ để có thể thay đổi linh hoạt tình trạng đặc khu cho đến hết ngày 18 tháng 7.
Ảnh hưởng.
Guam.
Mặc dù đã đưa ra các cảnh báo bão khá nghiêm trọng, Rammasun chỉ vượt qua Guam như một áp thấp nhiệt đới, với sức gió yếu hơn nhiều so với dự báo trước đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hòn đảo đã hứng một lượng mưa đáng kể, khiến cho thời tiết ngày hôm đó có độ ẩm cao nhất sau 3 tháng. Vùng lãnh thổ quốc hải này của Hoa Kỳ đã chịu những cơn mưa có lượng từ 25 đến 50 mm (từ 1 đến 2 inch).
Philippines.
xxxxnhỏ|phải|250px|Một con đường ở thành phố Quezon với cây cối gãy đổ do sức gió dữ dội của Rammasun.]]
Do các cảng biển đóng cửa trước bão, hơn 100 hành khách được báo cáo là đã kẹt lại ở cảng Batangas cùng với 39 hàng hóa tự hành. Trong khi đó, ít nhất 841 hành khách bị kẹt trong 5 cảng vùng Bicol (gồm Matnog, Tabaco, Bulan, Cataingan và Pilar), và lên đến 6.000 người tại nhiều cảng biển khác trên toàn quốc sau khi bão đổ bộ. Hơn 60 chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy bỏ và khoảng 450.000 người đã phải sơ tán do bão. Hội đồng Quản lý rủi ro và Giảm nhẹ thiên tai báo cáo gần như hàng giờ về diễn biến của bão, ghi nhận tất cả trường hợp tử vong, bị thương và tổng thiệt hại, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến Rammasun.
Ngay thời điểm bão đổ bộ, ba ngư dân được báo là đã mất tích. Họ ra khơi đánh cá từ tỉnh Catanduanes vào hôm trước rồi không quay trở lại nữa. Một vụ sập tường ở thành phố Quezon làm hai người khác bị thương. Ít nhất 90% hộ gia đình ở Metro Manila bị mất điện do các cột điện bị gãy và đường dây truyền tải rơi xuống đường, theo ghi nhận của Tổng công ty điện lưới quốc gia Philippines. Gió giật mạnh phá hủy nhiều ngôi nhà trong các khu ổ chuột, trong khi nhiều khu vực của thủ đô phải đóng cửa hoàn toàn. Cơn bão gây mưa to và ngập lụt diện rộng, tính đến 6 giờ sáng ngày 18 tháng 7 đã có 54 người chết, 100 người bị thương và 3 người mất tích; tổng thiệt hại lên đến hơn 5 tỉ piso (tương đương 124 triệu USD). | 1 | null |
Giải quần vợt Wimbledon 2014 diễn ra tại Câu lạc bộ quần vợt và croquet sân cỏ toàn Anh ở Wimbledon, Luân Đôn, Vương quốc Anh từ 23 tháng 6 đến 6 tháng 7 năm 2014. Đây là mùa giải thứ 128, và là giải Grand Slam thứ ba của năm 2014, diễn ra trên sân cỏ và là một phần của ATP World Tour, WTA Tour, ITF Junior Tour và NEC Tour. Giải do Câu lạc bộ quần vợt sân cỏ toàn Anh và Liên đoàn quần vợt Quốc tế tổ chức.
Andy Murray đến từ Vương quốc Anh là đương kim vô địch đơn nam nhưng đã để thua Grigor Dimitrov tại tứ kết. Marion Bartoli đến từ Pháp là đương kim vô địch đơn nữ nhưng việc cô giã từ sự nghiệp ngay sau chiến thắng trước có nghĩa là cô sẽ không quay trở lại để cạnh tranh ngôi vương này tại giải năm nay. Các vận động viên vô địch đơn nam và đơn nữ năm nay lần lượt là Novak Djokovic của Serbia và Petra Kvitova của Cộng hòa Séc.
Cách tính điểm và giải thưởng.
Giá trị giải thưởng.
Tổng giá trị giải thưởng của giải Wimbledon năm 2014 đã tăng 10,8% so với năm trước lên £25.000.000. Các nhà vô địch đơn nam và đơn nữ sẽ nhận được £1,76 triệu, tăng £160.000 so với năm trước. Giải thưởng ở các hạng mục đôi được tính tùy từng VĐV. | 1 | null |
Marie-Esméralda của Bỉ (Marie-Esméralda Adélaïde Liliane Anne Léopoldine, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1956) là thành viên của gia đình Hoàng gia Bỉ và là em cùng cha khác mẹ với Vua Albert II của Bỉ. Bà là con gái của Vua Léopold III của Bỉ và Lilian Baels, Hoàng phi xứ Réthy. Mặc dù Lilian Baels không được phong danh hiệu "Her Majesty" cùng với tước vị "Hoàng hậu Bỉ", nhưng bà và các con của bà vẫn sẽ nhận được danh hiệu "Royal Highness". Bên cạnh đó, các con của bà và Vua Léopold III vẫn sẽ được phong tước hiệu "His Royal Highness" và "Her Royal Highness".
Thiếu thời.
Công chúa Marie-Esméralda sinh ngày 30 tháng 9 năm 1956 tại cung điện Laeken ở vùng ngoại ô thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Bà được đặt tên theo điểm đến ưa thích của cha mình là "La Esmeralda" ở Venezuela. Cha mẹ đỡ đầu của bà là Vua Albert II của Bỉ và Marie-Adélaïde của Luxembourg.
Năm 1960, bà và cha mẹ rời khỏi Cung điện Laeken và đến sống tại điền trang hoàng gia Argenteuil ở Waterloo, Walloon Brabant giáp khu rừng Soignes của Vương quốc Bỉ.
Gia đình.
Bà là con gái út của Vua Léopold III của Bỉ và người vợ thứ hai là Lilian Baels, Hoàng phi xứ Réthy. Các anh chị ruột của bà là Hoàng tử Alexandre và Công chúa Marie-Christine. Bên cạnh đó, bà còn là em cùng cha khác mẹ với Vua Baudouin, Vua Albert II và Công chúa Joséphine-Charlotte của Bỉ.
Công chúa Marie-Esméralda được coi là một trong những nhân chứng sống và đã từng tham gia vào nhiều thước phim tài liệu nói về cuộc đời và chuyện tình giữa Vua Léopold III và Lilian Baels, Hoàng phi xứ Réthy.
Học vấn.
Công chúa Marie-Esméralda tốt nghiệp ngành Quan hệ xã hội chuyên ngành Báo chí tại Đại học Louvain-la-Neuve. Sau khi tốt nghiệp, bà vào làm việc cho nhiều tạp chí tiếng Pháp (như tạp chí Le Figaro...), Ý, Đức và Tây Ban Nha.
Công việc.
Công chúa Marie-Esméralda từng là một nhà báo với bút danh Esméralda de Réthy. Ngoài ra, bà còn là một nhà văn tự do. Bà đã xuất bản hai cuốn sách nói về cuộc đời của cha mình là "Léopold III, mon père" và "Léopold III photographe".
Sau khi Vua Léopold III qua đời năm 1983, bà trở thành Chủ tịch của Quỹ "Fonds Léopold III pour l'Exploration et la Conservation de la Nature". Bên cạnh đó, bà còn là một nhà hảo tâm của Quỹ "Hoàng phi Lilian và Vua Léopold III" dành cho những bệnh nhân mắc bệnh tim – một tổ chức từ thiện thành lập vào ngày 21 tháng 7 năm 2002 để tưởng nhớ Vua Léopold III của Bỉ.
Hôn nhân.
Bà kết hôn với Salvador Moncada – một dược sĩ mang hai dòng máu Honduras và Anh – vào ngày 5 tháng 4 năm 1998. Họ có với nhau 2 người con:
Bà và gia đình hiện đang sống tại thành phố Luân Đôn của Anh. | 1 | null |
Marion Bartoli là đương kim vô địch, nhưng quyết định từ giã quần vợt chuyên nghiệp vào tháng 8 năm 2013, vài tuần sau khi chiến thắng giải này.
Petra Kvitová tiến được đến trận chung kết Wimbledon thứ hai trong sự nghiệp. Cô đã đánh bại Eugenie Bouchard qua các séc chóng vánh trong 55 phút. Đây là trận chung kết đơn nữ có thời gian ngắn thứ năm trong lịch sử Wimbledon. | 1 | null |
Hsieh Su-wei và Peng Shuai là đương kim vô địch, tuy nhiên thất bại ở vòng ba trước Tímea Babos và Kristina Mladenovic.
Sara Errani và Roberta Vinci đánh bại Babos and Mladenovic trong trận chung kết, 6–1, 6–3 giành chức vô địch tại Giải quần vợt Wimbledon 2014. Với chiến thắng này, cặp đôi người Ý đã hoàn tất Grand Slam Sự nghiệp, trở thành cặp đôi thứ 5 duy nhất trong lịch sử có được kì tích này.
Hạt giống.
Hsieh Su-wei / Peng Shuai "(Vòng ba)"
Sara Errani / Roberta Vinci (Vô địch)
Květa Peschke / Katarina Srebotnik "(Vòng một)"
Cara Black / Sania Mirza "(Vòng hai)"
Ekaterina Makarova / Elena Vesnina "(Vòng ba)"
Ashleigh Barty / Casey Dellacqua "(Tứ kết)"
Raquel Kops-Jones / Abigail Spears "(Vòng ba)"
Serena Williams / Venus Williams "(Vòng hai, bỏ cuộc)"
Andrea Hlaváčková / Zheng Jie "(Bán kết)"
Julia Görges / Anna-Lena Grönefeld "(Tứ kết)"
Alla Kudryavtseva / Anastasia Rodionova "(Tứ kết)"
Anabel Medina Garrigues / Yaroslava Shvedova "(Vòng ba)"
Lucie Hradecká / Michaëlla Krajicek "(Vòng hai)"
Tímea Babos / Kristina Mladenovic "(Chung kết)"
Liezel Huber / Lisa Raymond "(Vòng hai)"
Garbiñe Muguruza / Carla Suárez Navarro "(Vòng ba)" | 1 | null |
Kishi Nobusuke (岸 信介, きし のぶすけ, Ngạn Tín Giới) (13 tháng 11 năm 1896 – 7 tháng 8 năm 1987) là một chính trị gia và thủ tướng thứ 55 và 56 của Nhật Bản từ ngày 31 tháng 1 năm 1957 đến ngày 19 tháng 7 năm 1960.
Ông có người cháu ngoại là cố thủ tướng Abe Shinzō và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Kishi Nobuo. | 1 | null |
HMS "Mahratta" (G99) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nguyên được mang tên "Marksman", nó bị hư hại đang khi chế tạo và phải được tháo dỡ để đóng lại trên một đường trượt khác; được hạ thủy như là chiếc "Mahratta" vào năm 1942, hoàn tất năm 1943 và nhanh chóng được đưa vào hoạt động. Nó đã tích cực phục vụ trong vai trò hộ tống tàu buôn tại Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc Cực, cho đến khi bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-990" vào ngày 25 tháng 2 năm 1944.
Thiết kế và chế tạo.
"Mahratta" nguyên được đặt hàng như là chiếc "Marksman", chiếc dẫn đầu cho lớp tàu khu trục M, nên lớp này đôi khi còn được gọi là lớp "Marksman". Nó được đặt lườn vào ngày 21 tháng 1 năm 1940 tại xưởng tàu của hãng Scotts, ở Greenock, Glasgow, nhưng con tàu chưa hoàn tất bị hất tung khỏi đường trượt trong một vụ không kích vào tháng 5 năm 1941. Những hư hại do vụ không kích nghiêm trọng đến mức nó phải được tháo dỡ để chuyển sang một địa điểm khác. Con tàu mới được đặt lườn vào ngày 18 tháng 8 năm 1941, nhưng được đổi tên thành "Mahratta" khi được hạ thủy vào tháng 7 năm 1942, theo tên Đế quốc Maratha của Ấn Độ, nhằm ghi nhận những nỗ lực đóng góp tài chính của thuộc địa này trong chiến tranh. "Mahratta" được cộng đồng cư dân của Walsall đỡ đầu trong Tuần lễ Tàu chiến từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 2 năm 1942, với mục tiêu vận động quyên góp gây quỹ 700.000 Bảng Anh, chi phí của một tàu chiến. Nó hoàn tất vào ngày 8 tháng 4 năm 1943 và được đưa ra hoạt động cùng ngày hôm đó.
Lịch sử hoạt động.
Trong khi chạy thử máy vào tháng 5 năm 1943, "Mahratta" đã hộ tống cho chiếc RMS "Queen Mary" vượt Đại Tây Dương. Nó khởi hành từ Scapa Flow vào ngày 2 tháng 6 cùng với và , quay trở về Scapa Flow cùng ngày hôm đó. Sang ngày 4 tháng 6, nó rời Seidisfjord, Iceland để hướng đi Spitsbergen, Na Uy trong khuôn khổ Chiến dịch FH nhằm giải vây cho lực lượng đồn trú tại Spitsbergen. Chiếc tàu khu trục rời Scapa Flow vào ngày 8 tháng 6 để đi bán đảo Kola, Nga. Đến tháng 7, "Mahratta" và "Musketeer" chờ đợi băng tan tại vùng biển Iceland trước khi thực hiện chuyến đi nhanh đến Murmansk trong khuôn khổ Chiến dịch FJ.
Chiến dịch Camera là một cuộc tập trận mô phỏng ngoài khơi bờ biển để trắc nhiệm khả năng phòng thủ chống lại một âm mưu đột phá của thiết giáp hạm Đức "Tirpitz" từ Kåfjord, Na Uy. Hoạt động được tiến hành từ Scapa Flow, bắt đầu vào ngày 7 tháng 7 năm 1943. Các tàu chiến khác cùng tham gia bao gồm các thiết giáp hạm và , tàu sân bay , tàu tuần dương cùng các tàu khu trục , , , , , , HMS "Musketeer" và .
Chiến dịch Governor là một hoạt động khác nhằm đánh lừa "Tirpitz" và các tàu chiến hạng nặng khác ra khỏi cảng bằng cách giả định một cuộc tấn công vào miền Nam Na Uy. Hoạt động được tiến hành từ Hvalfjord vào ngày 26 tháng 7. "Mahratta" nằm trong thành phần Lực lượng A, vốn còn bao gồm các thiết giáp hạm và , tàu sân bay cùng các tàu khu trục USS "Emmons", USS "Fitch", USS "Macomb", HMS "Meteor", HMS "Milne", HMS "Musketeer" và USS "Rodman".
Chiến dịch SF xuất phát từ Scapa Flow vào ngày 30 tháng 7, khi "Mahratta" nằm trong thành phần Lực lượng B, khởi hành cùng với HMS "Milne" và HMS "Musketeer" để gia nhập cùng và hộ tống chiếc tàu chở dầu SS "Blue Ranger". Chiến dịch Lorry xuất phát từ Skaalefjord vào ngày 26 tháng 8, khi "Mahratta" nằm trong thành phần Hải đội Tuần dương 10, cho phép chuyển các tàu khu trục và tàu tiếp liệu đến Kola ở phía Bắc Liên Xô. "Tirpitz" đã rời căn cứ của nó tại Kåfjord cùng nhiều tàu khu trục để tấn công đoàn tàu, nhưng đã khởi hành chậm mất vài giờ. Chiến dịch này đã chuyển giao nhân sự và thiết bị phục vụ kỹ thuật các máy bay Supermarine Spitfire, được sử dụng trong việc trinh sát hình ảnh chuẩn bị cho Chiến dịch Source.
Đến tháng 9, "Mahratta" được gửi đến Địa Trung Hải cùng với tàu chị em để hộ tống thiết giáp hạm đi Plymouth để sửa chữa. "Matchless" bị hỏng trên đường quay trở về, và "Mahratta" đã phải kéo nó. Dây cáp kéo bị đứt, và sau đó "Mahratta" cứu vớt một số người sống sót từ một máy bay Handley Page Halifax thuộc Bộ chỉ huy Tuần duyên, vốn bị một tàu ngầm U-boat bắn rơi; họ đã trải qua mười một ngày lênh đênh trên biển. "Mahratta" đi đến Plymouth vào ngày 11 tháng 10, và sau đó lại đi lên phía Bắc đến Scapa Flow và Seidisfjord để hộ tống Đoàn tàu JW 54A trong khuôn khổ Chiến dịch FR.
Chiến dịch FR có mục đích chuyển các tàu hộ tống đến phía Bắc nước Nga để hoạt động bảo vệ cho Đoàn tàu RA 54A, chuyến đầu tiên trong đợt vận tải mùa Đông 1943. Cùng tham gia với "Mahratta" còn có HNoMS "Eglantine", , HMS "Matchless", HMS "Milne", HMS "Musketeer", , , , , và . Việc bảo vệ cho đoàn tàu do , và đảm trách. Đoàn tàu RA 54A, bao gồm tàu sân bay và thiết giáp hạm , khởi hành từ bán đảo Kola vào ngày 1 tháng 11. Việc khởi hành bị trì hoãn do sương mù dày đặc, nhưng do đó đã cho phép đoàn tàu đến được Loch Ewe mà không bị tấn công.
Sau đó "Mahratta" tham gia hộ tống cho một loạt đoàn tàu vận tải Bắc Cực: Đoàn tàu JW 54A khởi hành vào ngày 22 tháng 11 và đi đến Arkhangelsk an toàn vào ngày 3 tháng 12. Đoàn tàu RA 54B khởi hành từ Arkhangelsk vào ngày 26 tháng 11 để hướng đi Loch Ewe, chuyến đi bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết xấu. Đoàn tàu JW 56B khởi hành từ Loch Ewe vào ngày 22 tháng 1 năm 1944 và đi đến bán đảo Kola vào ngày 1 tháng 2; đoàn tàu bị tấn công trong chuyến đi, khi tàu khu trục trúng một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-278" và phải được tàu khu trục đánh đắm sau đó. Đoàn tàu RA 56 khởi hành từ bán đảo Kola vào ngày 3 tháng 2, và đi đến Loch Ewe vào ngày 11 tháng 2.
Trong chuyến đi sau cùng của "Mahratta", Đoàn tàu JW 57 khởi hành từ Loch Ewe vào ngày 11 tháng 2 và đi đến bán đảo Kola vào ngày 28 tháng 2. Trong chuyến đi này, vào ngày 23 tháng 2, một máy bay Focke-Wulf Fw 200 "Condor" đối phương bị phát hiện, và máy bay tiêm kích F4F Wildcat cất cánh từ tàu sân bay hộ tống được cho là đã đánh đuổi chiếc Condor, nhưng nó vẫn dõi theo từ xa. Nhiều tàu ngầm U-boat đối phương bị phát hiện, và các máy bay Wildcat và Fairey Swordfish được tung ra để tấn công mọi chiếc U-boat tìm thấy. đã thành công trong việc đánh chìm tàu ngầm Đức "U-713" bằng mìn sâu; và đến ngày 25 tháng 2, một thủy phi cơ PBY Catalina thuộc Liên đội 210 Không quân Hoàng gia Anh đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-601" đang dõi theo đoàn tàu. Tuy nhiên cũng trong ngày hôm đó, "Mahratta" trúng hai quả ngư lôi T5 Gnat phóng từ tàu ngầm "U-990" khi ở ngoài khơi bờ biển Na Uy, khoảng ngoài khơi Nordkapp. Nó đắm ở tọa độ ; chỉ có 16 người trong tổng số 236 thành viên thủy thủ đoàn sống sót.
Cho dù "Mahratta" bị mất, Đoàn tàu JW 57 là một thành công lớn. Nó là đoàn tàu vận tải tiếp liệu lớn nhất từng được gửi sang Nga. | 1 | null |
Paradise (còn có tên là Lamb of God, "Bạch dương của chúa") là một bộ phim hài của Mỹ do Diablo Cody làm đạo diễn và viết kịch bản, đây cũng chính là tác phẩm đầu tay của cô. Bộ phim có các ngôi sao điện ảnh như Julianne Hough, Russell Brand, Octavia Spencer, Holly Hunter, Iliza Shlesinger và Kathleen Rose Perkins. Được phát hành vào ngày 18 tháng 10 năm 2013. Nội dung phim có thể không đúng vì trên thực tế, nhiều khách du lịch tham quan dải Las Vegas, họ thường dành phần lớn thời gian của họ ở thị trấn Paradise chứ không phải trong thành phố thực tế của Las Vegas. Đây là bộ phim cuối cùng của hãng Mandate Pictures trước khi hãng chính thức đóng cửa. | 1 | null |
Sân bay Kim Thành Giang Hà Trì là một sân bay ở Hà Trì, Quảng Tây. Sân bay này được xây dựng trên đỉnh của hơn 60 ngọn núi lớn nhỏ liền kề nhau ở khu vực phía tây tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, ở độ cao 677 m trên mực nước biển, cách trung tâm đô thị Hà Trì 40 km.
Công tác xây dựng bắt đầu vào tháng 12 năm 2008 với tổng vốn đầu tư 850,11 triệu nhân dân tệ, và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, tiến độ chậm trễ nên thời gian hoàn thành sân bay được lùi sang cuối năm 2013.
Thời điểm tháng 7/2014, cơ sở hạ tầng của sân bay này đã cơ bản hoàn thành và đủ điều kiện đưa vào hoạt động. Dự kiến tháng 8/2014 sân bay Hà Trì Tân Thành Giang sẽ chính thức được Tổng công ty quản lý hàng không Quảng Tây đưa vào khai thác sử dụng.
Sân bay có một đường băng dài 2200 m rộng 45 m, nhà ga 4200 m2 có thể phục vụ 3 chuyến bay mỗi giờ. | 1 | null |
Chứng chỉ ACCA (viết tắt của Chartered Certified Accountant) là một chứng chỉ kế toán Anh được Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc (ACCA) cấp. Tính đến 7/2014, ACCA đã có hơn 436.000 học viên và 170.000 hội viên với văn phòng tại 91 quốc gia trên thế giới. | 1 | null |
Khu rừng cổ tích (tựa tiếng Anh: Into the Woods) là một bộ phim nhạc kịch tưởng tượng năm 2014 của Mỹ do Walt Disney Pictures sản xuất. Bộ phim do Rob Marshall làm đạo diễn và đồng sản xuất, kịch bản do James Lapine viết từ vở nhạc kịch cùng tên từng đoạt giải Tony của ông và Stephen Sondheim. "Khu rừng cổ tích "có sự tham gia của các diễn viên Meryl Streep, Emily Blunt, James Corden, Anna Kendrick, Chris Pine, Lilla Crawford, Daniel Huttlestone, Tracey Ullman, Christine Baranski, Mackenzie Mauzy, Billy Magnussen, và Johnny Depp. Chuyển thể từ một số câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm gồm "Cô bé quàng khăn đỏ", "Cô bé Lọ Lem", "Jack và cây đậu thần", và "Rapunzel", bộ phim thuộc thể loại tưởng tượng tập trung vào một cặp vợ chồng không thể sinh con, những người được đặt ra để phá bỏ một lời nguyền được nguyền lên họ bởi một phù thủy đầy hận thù.
"Khu rừng cổ tích "đã có buổi khởi chiếu ra mắt tại Nhà hát Ziegfeld ở New York vào ngày 8 tháng 12 năm 2014 và sẽ được công chiếu rộng rãi tại các rạp phim vào ngày 25 tháng 12 năm 2014.
Nội dung.
Baker và vợ của anh muốn có một đứa con nhưng phải khổ sở dưới một lời nguyền được nguyền lên gia đình của Baker bởi một phù thủy, bà đã thấy cha của Baker trộm vườn của mình khi mẹ của anh đang mang thai, cha anh đã lấy cắp những hạt đậu thần kỳ trong khu vườn làm bà ta bị phá hoại nhan sắc, đây là lý do khiến phù thủy hận thù và buông lời nguyền rủa xuống gia đình anh. Phù thủy gợi ý cách hóa giải lời nguyền, nhưng chỉ khi Baker và vợ của anh tìm được bốn vật quan trọng theo yêu cầu của bà: một con bò trắng như sữa, một tấm áo choàng đỏ như máu, tóc vàng như bắp và đôi giày thuần như vàng.
Yêu cầu của Phù thủy dẫn Baker và Vợ anh đến gặp Jack, cậu đã bán con bò sữa trắng yêu quý của mình cho Baker để đổi lấy hạt đậu ma thuật của cha Baker để lại cho anh (cha anh đã trộm từ vườn của Phù thủy), hạt đậu sẽ nhanh chóng trở thành một cây đậu khổng lồ; với Cô bé quàng khăn đỏ, chiếc áo choàng đỏ ngọc của cô đã làm vợ chồng Baker chú ý khi cô dừng lại mua kẹo trên đường đến nhà bà ngoại; với Rapunzel, Vợ của Baker đã đi ngang qua tháp của cô trong rừng; còn Lọ Lem đã gặp Vợ của Baker khi đang chạy trốn khỏi Hoàng tử sau đêm dạ tiệc.
Sau một loạt các lần trắc trở và thất bại, Baker và Vợ của anh cuối cùng cũng có thể thu thập các vật cần thiết để phá bỏ lời nguyền khi Baker cứu Cô bé quàng khăn đỏ khỏi Chó sói. Trong khi đó, những người khác đều có được kết thúc có hậu cho riêng họ: Lọ Lem kết hôn với Hoàng tử. Jack cho mẹ mình cuộc sống sung túc bằng của cải ăn cắp được của Người khổng lồ trên bầu trời và giết Người khổng lồ bằng cách chặt đứt cây đậu thần, và Phù thủy lấy lại được sắc đẹp và tuổi xuân sau khi uống thuốc giải.
Tuy nhiên, mỗi người học được rằng "hạnh phúc mãi mãi về sau" là không phải quá hạnh phúc: Baker lo lắng rằng mình là một người cha nghèo khổ với đứa con mới sinh của mình, Vợ của Baker khiến Hoàng tử phải lòng, Lọ Lem thất vọng vì Hoàng tử gian dối, và Phù thủy nhận ra rằng bà đã mất đi quyền năng của mình sau khi phục hồi tuổi xuân.
Sự phát triển của cây đậu thần thứ hai từ hạt đậu ma thuật cuối cùng còn lại mở đường cho Vợ của Người khổng lồ leo xuống đe dọa tới vương quốc và người dân nếu họ không giao nộp Jack ra trừng phạt vì tội giết con bà.
Các nhân vật tranh luận về đạo lý nếu giao nộp Jack. Trong lúc này, Mẹ và Bà của Cô bé quàng khăn đỏ, Mẹ của Jack và Vợ của Baker bị giết chết. Các nhân vật nhanh chóng đổ lỗi cho nhau vì những ham muốn cá nhân của họ mà dẫn đến thảm kịch, cuối cùng họ đổ mọi tội lỗi cho Phù thủy. Bà trách mắng họ chưa đủ khả năng chấp nhận trách nhiệm của bản thân và sau đó biến mất.
Những người còn lại hăm dọa giết Mẹ của Người khổng lồ, mặc cho Lọ Lem và Baker ra sức giải thích cho sự quẫn trí của Cô bé quàng khăn đỏ và Jack về đạo lý phức tạp của thù hận và báo thù.
Cuối cùng, Vợ của Người khổng lồ bị giết chết, các nhân vật đi về phía trước với cuộc sống đổ nát của họ: Baker theo suy nghĩ của vợ ông sẽ trở thành một người cha tốt, Lọ Lem rời bỏ Hoàng tử và quyết định đến giúp đỡ Baker, Cô bé quàng khăn đỏ và Jack giờ đây trở thành trẻ mồ côi, sống với Baker và Lọ Lem. Baker kể cho con trai của ông về câu chuyện của mình - "Ngày xửa ngày xưa..."
Từ sân khấu đến màn ảnh và những thay đổi.
Vào tháng 6 năm 2014, Stephen Sondheim tiết lộ rằng Disney đã quyết định thực hiện một số thay đổi trong cốt truyện chính của bộ phim để làm cho nó thích hợp hơn với đối tượng khán giả gia đình và ông đã chấp nhận.
Sondheim đến Sardi tại thành phố New York để thảo luận với một vài giáo viên trung học về các thay đổi mà mọi người sẽ mong đợi ở bộ phim. Khi một giáo viên dấy lên lo ngại về mối quan hệ giữa Cô bé quàng khăn đỏ và Chó sói, với lý do "không chung thủy, một con sói dâm đãng, toàn bộ quan hệ với Cô bé quàng khăn đỏ đều là tình dục," Sondheim trả lời: "Vâng, bạn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nếu biết rằng Disney đã có sự phản đối tương tự."
Ông nói thêm, "Bạn sẽ thấy trong phim Rapunzel không bị giết, và Hoàng tử không ngoại tình với Vợ của Baker." Sondheim giải thích, "bạn biết đấy, nếu tôi là một giám đốc điều hành Disney có lẽ tôi sẽ nói những điều tương tự." Khi được hỏi, "Bạn có thể cho (sinh viên) đọc bản gốc và sau đó thảo luận về lý do tại sao Rapunzel lại không được chết trong phiên bản phim?" Sondheim trả lời: "Chúng tôi đã làm điều đó, nhưng chỉ nhận được sự tức giận từ họ (Disney). Họ cảm thấy bị kiểm soát, họ cảm thấy không được tin tưởng. Và họ đã đúng. Nhưng bạn phải giải thích cho họ rằng kiểm soát là một phần của đạo đức nghề nghiệp khắt khe của chúng tôi, và đó là một cái gì đó mà chúng ta sẽ phải đối mặt với nó. Cần phải có một thời điểm mà bạn không thỏa hiệp nữa, nhưng điều đó có thể có nghĩa là bạn sẽ không có được bất cứ ai mua để bán bức tranh của bạn hoặc biểu diễn vở nhạc kịch của bạn. Bạn phải đối mặt với thực tế."
Một giáo viên khác hỏi rằng bài hát "Any Moment" được viết cho phân đoạn Hoàng tử và Vợ của Baker gặp nhau, sẽ giữ lại. "Bài hát được cắt bỏ" Sondheim nói. Đó là tin buồn cho fan của vở nhạc kịch gốc, khiến ông phải nói với những người tham dự, "Tôi xin lỗi. Tôi nên nói, nó có thể bị cắt bỏ." Sondheim nói với các fan rằng anh và James Lapine đã chiến đấu để đưa các bài hát vào phim. "Nhưng Disney cho biết, họ không muốn Rapunzel chết, vì vậy họ đã viết lại tình tiết đó," nhà soạn nhạc giải thích. "Tôi sẽ không nói cho bạn biết những gì sẽ xảy ra, nhưng chúng tôi đã viết một bài hát mới để thay thế nó." Sondheim tiết lộ rằng phiên bản phim sẽ có hai ca khúc mới: một bài có tên gọi là "Rainbows", và một bài khác viết cho Phù thủy.. Bài hát "She'll Be Back", được viết bởi Sondheim dành riêng cho Streep, bài hát này đã bị cắt khỏi bộ phim, nhưng sẽ xuất hiện trong bản phát hành DVD.
Sondheim sau đó tuyên bố, nói rằng bộ phim là một chuyển thể trung thực từ vở nhạc kịch và là "một bộ phim hạng nhất"; Hoàng tử không có ngoại tình với Vợ của Baker, "Any Moment" sẽ xuất hiện trong bộ phim, và rằng tất cả các báo cáo liên quan đến các thay đổi đã sai.
Marshall sau đó nói với Entertainment Weekly rằng người hâm mộ không nên lo lắng về những thay đổi. Một trong những thay đổi là Rapunzel không có số phận giống như cô ấy trong vở nhạc kịch gốc. Marshall nói với EW, "kết thúc của Rapunzel vẫn còn khá tối, nó chỉ là một dạng khác đen tối, và nó chỉ là đau khổ, và chỉ là buồn bã." Đạo diễn cũng nói với EW rằng "Ever After" bây giờ là một bản nhạc không lời. Hai ca khúc mới "Rainbows" và "She'll Be Back" của Sondheim đã bị cắt khỏi bộ phim. Ông kết luận, "Bộ phim sẽ rất trong sáng khi người ta đi xem nó. Họ sẽ hiểu tất cả". Các tình tiết tình dục ngoài luồng giữa Chó Sói và Cô Bé Quàng Khăn Đỏ cũng được xén bỏ để tránh những gợi ý quá rõ ràng về lạm dụng tình dục trẻ em.
Những thay đổi khác bao gồm có người dẫn chuyện bây giờ chính là giọng nói của Baker. Vai trò của "Người đàn ông bí ẩn", mà hóa ra là cha của Baker, bây giờ chỉ là một vai nhỏ trong các nhân vật ma quái. Ngoài ra, các tình tiết phụ như hai hoàng tử có vấn đề với Bạch Tuyết và Người đẹp ngủ trong rừng cũng bị loại bỏ. Cái chết của mẹ của Jack ít bạo lực trong phiên bản này; trên sân khấu, Steward đánh bà đến chết bằng cây gậy của mình, còn trong phim, ông chỉ đơn giản là xô ngã bà xuống đất và bà đập đầu vào một khúc gỗ mà chết. Vai diễn nhỏ của cha Lọ Lem cũng được cắt bỏ, và thay vào đó được nhắc đến như là đã chết. Một khác biệt nữa là trong vở kịch sân khấu, sau khi Rapunzel bị trục xuất, cô mang thai đôi. Điều này không xuất hiện trong bộ phim.
Quá trình sản xuất.
Nỗ lực phát triển.
Nỗ lực ban đầu trong việc chuyển thể "Khu rừng cổ tích" thành phim xảy ra vào những năm đầu thập niên 1990, với một kịch bản được viết bởi Lowell Ganz và Babaloo Mandel. Một buổi hợp báo đã được tổ chức với một dàn diễn viên bao gồm Robin Williams vai Baker, Goldie Hawn vai Vợ của Baker, Cher vai Phù thủy, Danny vai Người khổng lồ, Steve Martin vai Chó sói, và Roseanne Barr vai Mẹ của Jack. Đến năm 1991, Columbia Pictures và Jim Henson Productions cũng đang phát triển một bộ phim với Craig Zadan là nhà sản xuất và Rob Minkoff làm đạo diễn. Năm 1997, Columbia có một sự thay đổi với Minkoff vẫn giữ vai trò đạo diễn, và Billy Crystal, Meg Ryan, Susan Sarandon được báo cáo trong các cuộc đàm phán trở thành ngôi sao của phim. Theo bài báo của Variety, bộ phim chuyển thể của "Khu rừng cổ tích" vẫn không thành công sau 15 năm.
Phát triển ở Disney.
Sau thành công của "Chicago" vào năm 2002, đạo diễn Rob Marshall tiếp cận Stephen Sondheim khi anh có ý định chuyển thể một trong các vở nhạc kịch của ông như Follies và Sweeney Todd, nhưng Sondheim đề xuất "Khu rừng cổ tích" thay thế. Marshall đồng ý, tuy vậy dự án bị hoãn lại một thời gian vì Marshall rút khỏi dự án để đạo diễn bộ phim "Memoirs of the Geisha" và "Nine". Năm 2011, Marshall đã nhen nhóm quan tâm của mình vào dự án sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama cho lễ tưởng niệm 10 năm cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9. Marshall tin chắc rằng "Khu rừng cổ tích" sẽ là "một câu chuyện cổ tích cho các thế hệ sau 11/9". Vào tháng 1 năm 2012, Marshall tiếp cận Walt Disney Pictures, vừa sản xuất xong Cướp biển vùng Caribbe: Dòng thủy triều lạ và gửi những ý tưởng cho xưởng phim, với Lapine viết kịch bản và Sondheim "dự kiến" để viết bài hát mới. Người từng đoạt giải Oscars Dion Beebe, người trước đây đã hợp tác với Marshall trong "Chicago", "Memoirs of a Geisha" và "Nine", đảm nhận vai trò nhà quay phim. Sondheim đã xác nhận rằng một bài hát mới đã được viết cho bộ phim. Trong tháng 6 năm 2013, The Walt Disney Studios tuyên bố rằng bộ phim đã được khởi quay, và được lên kế hoạch phát hành cho ngày Giáng Sinh năm 2014.
Với sự hậu thuẫn của Disney, một buổi họp báo đã diễn ra vào tháng 10 năm 2012 cho biết chỉ đạo kịch bản sẽ do Marshall đảm nhận, dàn diễn viên mới cũng được tiết lộ với Nina Arianda vai Vợ của Baker, Victoria Clark vai Mẹ của Lọ Lem/Granny/Giant, James Corden vai Baker, Donna Murphy vai Phù thủy, Christine Baranski vai Mẹ kế của Lọ Lem, Tammy Blanchard vai Florinda, Ivan Hernandez vai Chó Sói, Megan Hilty vai Lucinda, Cheyenne Jackson vai Hoàng tử của Rapunzel, Allison Janney vai Mẹ của Jack, Anna Kendrick vai Lọ Lem, Michael McGrath vai Steward/Mysterious Man, Laura Osnes vai Rapunzel, Taylor Trensch vai Jack, Casey Whyland vai Cô bé quàng khăn đỏ, và Patrick Wilson vai Hoàng tử của Lọ Lem. Một tin tức ngoài lề vào tháng 1 năm 2013 cho rằng Meryl Streep đã được chọn để vào vai Phù thủy. Cũng trong tháng đó, bộ phim được thông báo rằng Janney đã xác nhận tham gia bộ phim. Tuy nhiên, Tracey Ullman đã thay Allison Janney vào vai Mẹ của Jack.
Vào tháng 4 năm 2013, trong cuộc điều chỉnh cuối cùng, Johnny Deep cùng với Streep, đã tham gia bộ phim. Trong tháng Năm, James Corden, người đã tham gia vào vai người dẫn chuyện, đang có cuộc xem xét để nhận vai Baker. Vào ngày 10 tháng 5, Disney khẳng định vai của Streep, Johnny Depp, và Corden lần lượt là Phù thủy, Chó sói, và Baker. Cũng trong tháng đó, Emily Blunt và Christine Baranski được chọn lần lượt vào vai Vợ của Baker và Mẹ kế của Cinderella, trong khi Jake Gyllenhaal và Chris Pine đang được xem xét để vào vai các Hoàng tử. Tuy nhiên, Gyllenhaal đã rút khỏi bộ phim do trùng lịch trình với một bộ phim khác, "Nightcrawler" sau đó đã được thay thế bởi Billy Magnussen. Một tháng sau, Anna Kendrick được sắp xếp để vào vai Lọ Lem trong phim. Trong tháng Bảy, Mackenzie Mauzy, Tammy Blanchard, Lucy Punch và Daniel Huttlestone tham gia diễn xuất. Sophia Grace Brownlee được chọn vào vai Cô bé quàng khăn đỏ. Brownlee đã gây tranh cãi do tuổi tác của cô và mối quan hệ tình dục giữa Đỏ và Chó Sói.
Dàn diễn viên chính thức và bản tóm tắt cốt truyện của bộ phim đã được tiết lộ tại Triển lãm D23 diễn ra vào ngày 10 tháng 8 năm 2013. Ngày 16 tháng 9 năm 2013, Lilla Crawford được xác nhận sẽ vào vai nhân vật Cô bé Quàng Khăn Đỏ, mặc dù báo cáo trước đây từng đề xuất Brownlee. Sau đó, Dominic Brownlee nói về con gái mình, rút Sophia Grace ra khỏi bộ phim, cô nói rằng: "Sau khi xem xét cẩn thận, chúng tôi cha mẹ của Sophia Grace, cảm thấy từ buổi diễn tập rằng cô còn quá trẻ cho phần này. Đó là một quyết định chung giữa chúng tôi và đạo diễn và nhà sản xuất của "Khu rừng cổ tích," rút Sophia Grace ra khỏi bộ phim". Những vai diễn khác của Richard Glover, Frances de la Tour, Simon Russell Beale, Joanna Riding và Annette Crosbie sau đó cũng được công bố cùng ngày.
Quay phim.
Bộ phim bắt đầu quay các cảnh chính ở Shepperton Studios, London vào tháng 9 năm 2013, các cảnh khác được quay tại Lâu đài Dover, Waverley Abbey và Công viên Richmond. Việc quay phim kết thúc vào ngày 27 tháng 11 năm 2013. Nhưng vào ngày 14 tháng 7 năm 2014, Steve Baldwin đã đăng lên mạng xã hội rằng việc quay lại đã được thực hiện trong suốt tháng 7. Tuy nhiên, tháng sau đó Rob Marshall phủ nhận việc quay lại bộ phim. Thay vào đó, họ mất ba ngày để quay thêm những cảnh quan trọng đã được thêm vào kịch bản thêm vào kịch bản sau khi Disney sàn lọc nội dung phim.
Âm nhạc.
Thay vì hát trực tiếp, phần lớn các bài hát được thu âm trước bởi các diễn viên. Album nhạc phm đã được phát hành bởi Walt Disney Records vào ngày 16 Tháng 12 2014.
Phát hành.
Bộ phim được giới thiệu lần đầu tiên trước công chúng tại hội nghị Disney D23 năm 2013. Đoạn phim giới thiệu những thước phim đầu tiên chính thức ra mắt vào ngày 31 tháng 7 năm 2014. Một đoạn phim đã được phát hành hé lộ hậu trường và giọng hát của Streep, Kendrick, Blunt và những người khác. Một đoạn phim giới thiệu thứ hai được phát hành vào ngày 6 tháng 11 năm 2014.
Bộ phim đã tổ chức buổi chiếu ra mắt thế giới tại Nhà hát Ziegfeld ở thành phố New York vào ngày 08 tháng 12, năm 2014. Sau đó được phát hành rộng rãi tại các rạp ở Mỹ vào ngày 25 Tháng 12 năm 2014.
Đón nhận.
Doanh thu phòng vé.
"Khu rừng cổ tích" bắt đầu trình chiếu trên khắp các rạp ở Bắc Mỹ vào ngày 24 tháng 12 năm 2014 và thu được $ 1.100.000 từ khuya đêm Giáng Sinh và $ 15.080.000 trong ngày công chiếu (tính luôn ngày xem trước) từ 2.440 rạp chiếu. Đây là phim có doanh thu mở màn cao thứ 4 dịp Giáng Sinh và cao thứ 6 dịp Giáng Sinh mọi thời đại. Bộ phim là một trong bốn phim được phát hàn rộng rãi vào ngày 25 tháng 12năm 2014. Ba bộ phin khác là "Unbroken" của Universal Pictures (3.131 rạp), "The Gambler" của Paramount Pictures (2.478 rạp), và "Big Eyes" của TWC (1.307 rạp). Bộ phim thu được $ 31.021.000 trong truyền thống ba ngày đầu công chiếu (tổng cộng 47.100.000 $ nếu tính luôn cả ngày Giáng sinh) ra mắt ở vị trí #3 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé sau "" quân và "Unbroken", đây là bộ phim nhạc kịch có doanh thu mở màn cao thứ 3 mọi thờ đại sau ($ 42 triệu) và Chuyện thần tiên ở New York(34.400.000 $). Trong cuộc thăm dò của CinemaScore tiến hành trong tuần đầu, khán giả tại các rạp phim đã cho "Khu rừng cổ tích" điểm trung bình của B trên một thang điểm từ A+ tới F. | 1 | null |
là một nhóm nhạc thần tượng nữ Nhật Bản do Akimoto Yasushi thành lập và quản lý, được coi như của nhóm AKB48. Nhóm là 1 trong 4 nhóm chị em thuộc Sakamichi Series cùng với Sakurazaka46 (trước là Keyakizaka46), Hinatazaka46 và Yoshimotozaka46
Từ khi ra mắt đến nay, nhóm phát hành 25 đĩa đơn và 5 album tổng hợp. Bắt đầu từ đĩa đơn thứ 3, mỗi đĩa đơn phát hành của Nogizaka46 đều đạt vị trí cao trên bảng xếp hạng Oricon hàng tuần, và kể từ đĩa đơn "Influencer" đã bán được ít nhất 1 triệu bản. Nhóm cũng có chương trình radio, sân khấu, chương trình truyền hình và phim, bao gồm "NogiBingo!, Hatsumori Bemars, Nogizaka Under Construction, Asahinagu" cùng một loạt phim tài liệu về nhóm.Nogizaka46 đã 2 lần giành Giải Grand Prix tại Japan Record Awards hàng năm cho "Influencer" vào năm 2017 và "Synchronicity" vào năm 2018. Nhóm bán được gần 18 triệu đĩa CD tại Nhật Bản.
Lịch sử.
2011-2012: Ra mắt & những bước tiến đầu tiên.
Việc thành lập Nogizaka46 được công bố vào ngày 29 tháng 6 năm 2011. Nhóm được coi là nhóm đối thủ chính thức đầu tiên của AKB48 . Nhóm khác với SKE48 và NMB48, vì những nhóm này là nhóm chị em của AKB48. Nogizaka46 được đặt theo tên tòa nhà SME Nogizaka, nơi đặt văn phòng của Sony Music Nhật Bản gần nhà ga Nogizaka. Chủ nhiệm Akimoto Yasushi cho biết số "46" được chọn là một lời thách trực tiếp đến AKB48, ngay cả tên nhóm cũng có nghĩa rằng "kể cả có ít thành viên so với AKB48, chúng tôi sẽ không thua đâu"/ Trái với AKB48 và các nhóm chị em, hình ảnh của nhóm dựa trên quan niệm của người Nhật Bản về những nữ sinh trung học có phong cách thời trang lịch sự ở Pháp, mang ý nghĩa của sự sang trọng và tinh tế.
Buổi tuyển chọn cuối cùng cho thế hệ đầu tiên được tổ chức từ 20-21 tháng 8, 56 thí sinh tham gia thi tại 36 địa điểm. Tổng cộng, 38934 người đăng ký tham gia. Danh sách 36 thí sinh được chọn được công bố vào ngày 22 tháng 8, với 16 thành viên lọt vào đội hình cuối cùng. Vào ngày 2 tháng 10, nhóm ra mắt chương trình tạp kỹ đầu tiên Nogizakatte, Doko? (乃 木 坂 っ て 、 ど こ?)
Vào ngày 22 tháng 2 năm 2012, Nogizaka46 phát hành đĩa đơn đầu tay "Guruguru Curtain", đĩa đơn đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng Oricon và bán được 136.309 bản trong tuần đầu tiên. Đĩa đơn thứ 2 "Oide Shampoo", được phát hành vào ngày 2 tháng 5 cùng năm, và trở thành bài hát đạt hạng 1 đầu tiên trên bảng xếp hạng hàng tuần Oricon với doanh số 156.000 bản. Vũ đạo của "Oide Shampoo" đã gây ra một cuộc tranh cãi ngắn, khi các nhà phê bình không chấp nhận việc các thành viên vén váy che mặt trong một phần của màn trình diễn.
Vào tháng 6 năm 2012, Nogizaka46 tham gia Yubi Matsuri, một lễ hội thần tượng do Sashihara Rino sản xuất, biểu diễn trước 8.000 người tại Nippon Budokan. Họ ra mắt vở nhạc kịch đầu tiên mang tên "16 nin no Principal" tại Nhà hát Shibuya Parco vào tháng 9. Cuối năm 2012, Nogizaka46 đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng hàng năm của Oricon ở hạng mục doanh thu dành cho tân binh với doanh thu hàng năm là 870 triệu yên.
2013–2015: Thế hệ thứ 2 & nổi tiếng toàn Nhật Bản.
Nogizaka46 tổ chức buổi concert kỷ niệm 1 năm ra đời tại Makuhari Messe ở Chiba vào tháng 2 năm 2013, thu hút 9.000 người hâm mộ. Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013, buổi thử giọng cho thế hệ thứ 2 được tổ chức với 14 thành viên mới được chọn trong số 16.302 người đăng ký. 13 trong số đó được giới thiệu tại buổi biểu diễn nhạc kịch "16 nin no Principal" "deux", phần tiếp theo của vở nhạc kịch trước đó vào tháng 5 năm 2013. Nhóm ra mắt chương trình radio đầu tiên Nogizaka46no, No (乃 木 坂 46 の 「の) và phát hành cuốn sách ảnh đầu tiên "Nogizaka Ha" phát hành vào /10, đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng sách hàng tuần của Oricon với 27.000 bản được bán ra.
Vào tháng 2 năm 2014, Nogizaka46 tổ chức buổi concert kỷ niệm 2 năm tại Yokohama Arena với 13.000 người tham dự. Trong buổi biểu diễn, nhóm thông báo vở nhạc kịch "16 nin no Principal trois" sẽ công chiếu tại Nhà hát Akasaka ACT vào ngày 30 tháng 5 đến ngày 15 tháng 6. Nhóm phát hành phiên bản DVD và Blu-ray của buổi hòa nhạc kỷ niệm 1 năm, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng DVD hàng tuần của Oricon, bán được 12.000 bản trong tuần đầu tiên. Vào ngày 24/2/2014, tại một sự kiện của AKB48, có thông báo Ikoma Rina sẽ tham gia Team B nhóm AKB48, và Matsui Rena từ Team E nhóm SKE48 sẽ giữ một vị trí kiêm nhiệm với Nogizaka46. Vào ngày 5 tháng 7, nhóm biểu diễn ở nước ngoài lần đầu tiên cùng các nghệ sĩ Nhật Bản tại Japan Expo 2014 ở Paris.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, Nogizaka46 phát hành album đầu tiên "Tōmei na Iro", bán được hơn 220.000 bản trong tuần đầu tiên. Album đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng album hàng tuần của Oricon. Tháng sau đó nhóm tổ chức buổi concert kỷ niệm 3 năm trước 38.000 người tại Seibu Dome ở Saitama. Ikoma Rina trở lại Nogizaka46, còn Matsui Rena trở lại SKE48. Nhóm ra mắt chương trình tạp kỹ mới Nogizaka Kōjichū (乃 木 坂 工事 中), thay thế Nogizakatte, Doko?. Bộ phim truyền hình đầu tiên Hatsumori Bemars công chiếu trên kênh TX vào tháng 7. Nogizaka46 kết thúc năm bằng việc ra mắt tại đại nhạc hội NHK Kōhaku Uta Gassen của đài NHK, nơi nhóm biểu diễn đĩa đơn thứ 5 "Kimi no Na wa Kibō".
2016–2017: Thế hệ thứ 3 & Japan Record Award.
Từ ngày 20-22 tháng 2 năm 2016, Nogizaka46 phát sóng chương trình Internet "Nogizaka46 4th Anniversary Nogizaka 46 hours TV", trong đó các thành viên sản xuất và biểu diễn các bài hát trong 46 giờ liên tục đồng thời trên 6 trang web. Trong tuần sau đó, đĩa đơn thứ 12 "Taiyō Nokku" đạt giải tại Japan Gold Disc Award lần thứ 30. Vào ngày 25 tháng 5, nhóm phát hành album thứ 2 "Sorezore no Isu", đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng album hàng tuần của Oricon. Nhóm quảng bá album trong buổi phát sóng thứ 2 của "Nogizaka 46 hours TV". Vào ngày 5/8, nhóm phát hành sách ảnh thứ 2 "1 Jikan Okure no I Love You", bán được 41.000 bản trong tuần đầu tiên và đứng thứ nhất trên bảng xếp hạng sách hàng tuần của Oricon.
Từ ngày 19 tháng 7 đến 4 tháng 9, buổi thử giọng thế hệ thứ 3 đã diễn ra, với 13 thí sinh lọt vào vòng cuối cùng trong số 48986 ứng viên phát sóng qua trang web SHOWROOM, 12 trong số họ lọt vào đội hình chính thức. Buổi concert kỷ niệm 4 năm của nhóm được tổ chức trong 3 ngày cuối cùng của chuyến lưu diễn mùa hè, thay vì trước đó trong năm. Vào tháng 11, Nogizaka46 phát hành đĩa đơn thứ 16 "Sayonara no Imi", đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng đĩa đơn hàng tuần của Oricon, bán được 827,717 bản trong tuần đầu tiên. "Sayonara no Imi" trở thành đĩa đơn đạt mốc triệu bản đầu tiên của nhóm được RIAJ chứng nhận. Nogizaka46 kết thúc năm với lần thứ 2 xuất hiện tại NHK Kōhaku Uta Gassen.
Vào tháng 2 năm 2017, Nogizaka46 biểu diễn buổi concert kỷ niệm 5 năm trong 3 ngày tại Saitama Super Arena. Ngày đầu tiên của buổi concert là buổi biểu diễn cuối cùng của Hashimoto Nanami, người sau đó từ giã làng giải trí. Vào tháng 5, nhóm ra mắt vở kịch mới dựa trên bộ truyện tranh Asahinagu, biểu diễn ở Tokyo, Osaka và Aichi. Cùng tháng đó, họ phát hành album thứ 3 mang tên "Umarete Kara Hajimete Mita Yume." Phim điện ảnh đầu tiên của nhóm chuyển thể từ truyện tranh Asahinagu do Nishino Nanase thủ vai chính, ra mắt trên khắp Nhật Bản vào tháng 9. Bài hát chủ đề "Itsuka Dekiru kara Kyō Dekiru" sau đó là đĩa đơn thứ 19 của nhóm.
Chuyến lưu diễn toàn quốc của nhóm tổ chức tại Tokyo, Sendai, Osaka, Nagoya và Niigata, kết thúc vào ngày 7 và 8 tháng 11 tại Tokyo Dome, thu hút hơn 55.000 người hâm mộ mỗi ngày. Ba tuần sau, họ biểu diễn ở nước ngoài lần thứ 2 khi các thành viên biểu diễn trực tiếp tại C3AFA Singapore. Nhóm kết thúc năm bằng việc giành giải tại Japan Record Awards cho "Influencer" và xuất hiện lần thứ 3 liên tiếp tại NHK Kōhaku Uta Gassen.
2018–nay: Thế hệ thứ 4+5 & mở rộng tầm ảnh hưởng.
Từ ngày 6 tháng 7-2 tháng 9 năm 2018, nhóm tổ chức chuyến lưu diễn toàn quốc, bắt đầu bằng buổi concert mừng sinh nhật từ ngày 6-8 tháng 7. Vào ngày 1 tháng 12, nhóm tổ chức concert độc lập đầu tiên ở nước ngoài tại Mercedes-Benz Arena ở Thượng Hải. Tại Lễ trao giải Japan Record Awards lần thứ 60, Nogizaka46 giành được Giải thưởng chính Japan Record Award cho đĩa đơn thứ 20 "Synchronicity", đánh dấu lần thứ 2 liên tiếp giành được Giải thưởng này. Vào tháng 1 năm 2019, Nogizaka46 đến Đài Loan biểu diễn tại KKBox Music Awards và tổ chức một buổi concert tại Nhà thi đấu Đài Bắc. Nhóm trở lại Thượng Hải vào tháng 10, và đến Đài Bắc vào tháng 1 năm 2020.
Một loạt các thành viên thế hệ đầu tiên tốt nghiệp vào 2018, bắt đầu với Ikoma Rina, người làm center (thành viên tâm điểm) của 6 đĩa đơn của nhóm tốt nghiệp vào tháng 4. Ngày cuối cùng của buổi kỷ niệm 7 năm vào tháng 2 năm 2019 là buổi concert tốt nghiệp của thành viên thế hệ đầu tiên Nishino Nanase, người làm center/đồng center của 7 đĩa đơn. Vào tháng 3, Etō Misa tổ chức buổi biểu diễn solo cuối cùng trước công chúng. Đội trưởng đầu tiên của nhóm Sakurai Reika tốt nghiệp vào ngày cuối cùng của chuyến lưu diễn toàn quốc mùa hè và Akimoto Manatsu kế nhiệm làm đội trưởng.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2020, Shiraishi Mai thông báo kế hoạch rời nhóm sau khi phát hành đĩa đơn thứ 25. Vào ngày 28 tháng 4, thông qua blog chính thức, cô thông báo do đại dịch COVID-19, lễ tốt nghiệp của cô sẽ bị trì hoãn cho đến khi an toàn.
Vào mùa hè năm 2018, một buổi thử giọng chung được tổ chức với Keyakizaka46 và Hinatazaka46. Sau buổi thử giọng, 39 thành viên được chọn và 11 người lọt vào đội hình cho thế hệ thứ 4. Vào ngày 16 tháng 2 năm 2020, nhóm bổ sung 5 thực tập sinh của Sakamichi Series sang nhóm
Vào tháng 6 năm 2021, Gomen ne Fingers Crossed lập kỷ lục của nhóm khi đứng vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Japan Hot 100 mới nhất khi bán được tổng cộng 704.346 bản trong tuần đầu tiên.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 2021, nhóm thông báo tổ chức buổi thử giọng cho thế hệ thứ 5, nhóm nhận đơn đăng ký bắt đầu cùng ngày và diễn ra vào ngày 10 tháng 8. Thế hệ 5 sẽ được công bố vào tháng 12 . Nhóm thông báo sẽ ra mắt single thứ 28 Kimi ni Shikarareta vào ngày 22/9 | 1 | null |
Binaural beats, còn gọi là nhịp song âm, hay âm thanh hai nhịp, là một dạng âm thanh đặc biệt làm thay đổi tần số sóng não của người nghe chúng. Tác dụng của nó được khám phá ra vào năm 1839 bởi Heinrich Wilhelm Dove và nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng hơn vào cuối thế kỉ 20 nhờ có những tuyên bố đến từ các cộng đồng y học thay thế rằng binaural beats có thể giúp làm thư giãn, thiền định, tăng sức sáng tạo và những trạng thái tinh thần mong muốn khác. Một số người cũng sử dụng binaural beats để giúp họ có những giấc mơ sáng suốt và trải nghiệm ngoài cơ thể. Sự ảnh hưởng đến sóng não của người nghe phụ thuộc vào sự khác biệt của tần số trong mỗi giai điệu: lấy ví dụ, nếu tần số 300 Hz được phát ở một tai và 310 Hz ở tai bên kia, binaural beats đó sẽ có tần số là 10 Hz. | 1 | null |
Angiostrongylus cantonensis là một loại giun ký sinh ở phổi của chuột, đầu tiên được phát hiện trên chuột bởi tại Canton. Ký sinh trùng giun tròn loại Angiostrongylus cantonensis còn gọi là giun mạch hoặc tên đồng nghĩa "Parastrongylus cantonensis", theo phân loại ký sinh trung giun sán thì đây là loài giun tròn.
Lây nhiễm.
Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis nhiễm cho người do nhiễm tình cờ qua nhiều phương thức khác nhau, bình thường chúng ta hay gặp ký sinh trên chuột. Nhiễm giun do ăn phải các loại nhuyễn thể hoặc ốc nước ngọt xử lý, chưa nấu chín và đó cũng là các vật chủ trung gian chủ yếu của loài kí sinh trùng này hoặc các loại rau xanh nhiễm ấu trùng trong chất nhờn của các con ốc, con sên hoặc các sinh vật dẹp bám dính trên đất. Ấu trùng di chuyển đến màng não, ký sinh và gây bệnh và có thể phát hiện được trong dịch não tủy. Chúng di hành trong nhu mô não, đôi khi đến mắt, nơi đó chúng tăng lên và gây phản ứng viêm cấp với biểu hiện tăng bạch cầu eosine. Màng não có thể biểu hiện các tổn thương và xuất hiện triệu chứng màng não hoặc vỏ não, các triệu chứng, biến chứng đó liên quan đến các ổ abces tăng nhiễm eosin, xuất huyết và vệt giun chứa các tinh thể Charcot-Leyden xung quanh mô hoặc nốt giun đóng kém chết bên trong. Khi giun gần trưởng thành, chúng di chuyển đến các nhánh động mạch phổi. Ở chuột (vật chủ tự nhiên của loài KST này), các trứng và ấu trùng sinh ra phản ứng viêm ít hơn nhưng ở con người, chu kỳ có thể kết thúc khi giun chết bên trong động mạch phổi.
Phân bố.
Trường hợp bệnh viêm màng não-não do A. cantonensis ở người đầu tiên được phát hiện ở một bé trai tại Đài Loan (Nomura và Lin., 1945), khi đó sáu con giun trong dịch não tủy của bệnh nhi này. Trên người, giun có thể gây viêm não, màng não với sự gia bạch cầu toan tính, hoặc ái tính với mô mắt. Bệnh lưu hành phổ biến ở Viễn Đông, một số đảo ở Thái Bình Dương, Đông Nam Á, nhất là Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan. Theo một nghiên cứu tổng thể của John H.Cross, thuộc khoa Khoa học sức khỏe, đại học y khoa Hebert, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ tổng kết loài ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis phân bố nhiều ở Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan,Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, đảo Tahiti, New Caledonia, Papua New Guinea, Australia, Cuba, Puerto Rico, Hawaii. Tính đến năm 2000, tổng số hơn 3.500 trường hợp viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do ký sinh trùng này được báo cáo tại trên 30 quốc gia trên thế giới.
Tại Mỹ thì loài ký sinh trùng này tìm thấy trên chuột, các loài nhuyễn thể và một trường hợp được báo cáo từ New Orleans; ở châu Phi (Madagascar) thì A.cantonensis được phát hiện ở chuột. Riêng tại Việt Nam, kể từ năm 1960 thì số trường hợp viêm màng não-não nghi ngờ do A. cantonensis cũng được ghi nhận và báo cáo, đặc biệt là trường hợp bệnh nhân mổ tử thi phát hiện giun này (Phan Trinh và cs., 1974). Từ đó đến nay số ca phát hiện ngày một tăng lên, mỗi năm khoảng gần 70-100 trường hợp được phát hiện trên phạm vi toàn quốc, số ca được phát hiện quá thấp so với số ca được xét nghiệm dương tính đến nhiều lần (mặcdù có tỷ lệ dương tính giả cao), song điều đó có nghĩa là bệnh nhiễm KST này mới chỉ được các thầy thuốc lưu tâm trong 10 năm qua cùng với sự tiến bộ của y học chẩn đoán, đặc biệt lĩnh vực huyết thanh chẩn đoán.
Đặc điểm bệnh nhân nhiễm A.cantonensis là có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp (58- 76%) trong độ tuổi lao động (15-55 tuổi), trẻ dưới 15 tuổi cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ đến 10-24%. Giới nam gặp nhiều hơn nữ qua nhiều báo cáo trong nước và y văn thế giới, chiếm tỷ lệ trên 70%, có lẽ nam giới thường ăn những thức ăn tái, sống, trộn hơn là nữ giới (N.T.Xuân., 2005; H.H.Quang và cs.,2007). Đa số bệnh nhân là dân lao động (70-90%), nông dân và ngư dân chiếm số lớn và điều kiện làm việc của họ tiếp xúc với mầm bệnh (bắt ốc, sò huyết, ốc nhảy, hàu, vẹm đỏ, vẹm xanh, ốc sống). Cách chế biến của họ cũng đơn giản thường ăn sống chấm với hỗn dịch [mù tạt + xì dầu hay tương đen] hoặc thái mỏng trộn gỏi, hấp ăn với gừng, xả,…chưa đủ đảm bảo chết ấu trùng giai đoạn nhiễm.
Chu kỳ sinh học.
A.cantonensis ký sinh trong một vài loài ốc sống trên mặt đất (Achatina fulica, loại ốc lớn ở châu Phi), ốc sống dưới nước (Pila spp., Viviparus javanica), hoặc sên (Veronicella alte và siamensis) có thể đóng vai trò vật chủ trung gian cho sự phát triển của ấu trùng L3. Sự tồn tại của các vật chủ trung gian chính được mô tả: trong các loài tôm nước ngọt, cua đất và ếch sống nhờ ăn ốc và sên, ấu trùng vẫn duy trì thể nhiễm (L3)trong một số giai đoạn và có thể nhiễm vào chuột, hoặc con người khi ăn các vật chủ trung gian như Achatina fulica.
Người bị nhiễm do ăn phải ốc, con sên, rau hoặc vật chủ truyền nào đó chưa được nấu chín; ở người, ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, ở đó sự phát triển của chúng dừng lại và gây ra viêm não- màng não tăng bạch cầu eosine. Khi chúng đẻ và giải phóng ra ấu trùng giai đoạn 1 (L1), ấu trùng này sẽ di chuyển đếnruột non thông qua đường khoang phế nang, khí quản, hầu và thực quản; rồi ấu trùng đào thải cùng với phân. Ấu trùng L1 nhiễm vào các vật chủ trung gian thứ nhất là các loài nhuyễn thể (ốc và sên), ở đó chúng phát triển thành ấu trùng gây nhiễm giai đoạn ba (L3). Các con chuột bị nhiễm do ăn phải ốc hoặc sên có dính ấu trùng L3, ấu trùng trong chuột sẽ di chuyển từ ruột đến hệ thần kinh trung ương và trưởng thành tại đó trải qua 2 giai đoạn phát triển trong thời gian 2 đến 3 tuần. Tiếp đến các con giun trưởng thành đến khoang dưới nhện, vào trong hệ tĩnh mạch, vào động mạch phổi và trưởng thành đến giai đoạn hoàn chỉnh. Ấu trùng có thể phát hiện ở phân chuột trong vòng 40-60 ngày sau nhiễm.
Giải phẫu hình thái.
Cắt con giun A.cantonensis trong khoang dưới nhện với tổ chức viêm và xuất huyết (khi nhuộm hematoxylin và eosin), bệnh sinh do A.cantonensis tùy dựa vào tổn thương trực tiếp gây ra bởi ấu trùng di chuyển và giun còn non (dài 7-13mm x 100-260 µm) và phản ứng u hạt viêm.
Xét nghiệm mô học cho thấy lát cắt của giun bao bọc xung quanh bởi các tế bào viêm (bao gồm bạch cầu neutrophil và eosinophil), sung huyết mao mạch, xuất huyết khoang dưới nhện và dưới màng cứng, hoại tử ổ tại chỗ và xuất huyết trong não. Mặt cắt các con giun non trưởng thành của A. cantonensis trong não không có đáp ứng viêm; mặt cắt phẫu tích giun trưởng thành còn non, tổn thương ở phổi của A.cantonensis hoặc trong não cũng được nhìn thấy rõ qua nhuộm hematoxylin và eosin; một vài giun trưởng thành, con cái và đực có thể nằm bên trong cùng mao mạch phổi.
Chẩn đoán.
Chẩn đoán lâm sàng.
Bệnh do Angiostrongylus cantonensis có thời gian ủ bệnh từ 1-5 tuần (trung bình 2 tuần), hoặc 15-17 ngày hoặc chỉ 11-13 ngày, triệu chứng bệnh thường có sốt, nhức đầu là hai triệu chứng hay gặp nhất (đau đầu khu trú chủ yếu vùng chẩm và thái dương), cứng gáy, buồn nôn, nôn mửa, sốt thường nhẹ (37.8-39℃
), phát ban đỏ, ngứa, đau bụng và một số triệu chứng toàn thân; sốt có khi không rõ ràng, nhiều trường hợp hết sốt khi nhập viện mặc dù chưa điều trị bất kỳ một loại thuốc đặc hiệu. Đây là bệnh viêm màng não (do ký sinh trùng) nhưng dấu hiệu màng não khá ít, chỉ khoảng 30-48% số bệnh nhân. Bệnh nhân thường nhập viện trễ, trên 50% số ca đến nhập viện khi bệnh đã kéo dài hơn 2 tuần với một số chẩn đoán trước đó khá đa dạng là đau đầu do viêm mạch Horton, viêm màng não mủ, viêm não do virus, u não,… Tử vong do bệnh nhiễm KST này rất hiếm gặp.
Triệu chứng hệ thần kinh do A.cantonensis thường gây ra một số triệu chứng màng não, liệt một số dây thần kinh sọ não như dây III, IV, VI, VII, nhưng dấu thần kinh định vị chiếm tỷ lệ cao là ở liệt dây thần kinh sọ não VI, VII thường gặp nhất, 7-12% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng tổn thương tủy sống (yếu, liệt một hoặc 2 chi dưới, rối loạn cơ vòng). Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn tri giác cũng cao, nhưng mức độ rối loạn tri giác thường không nghiêm trọng, các triệu chứng khác như đau cơ, rối loạn cảm giác, hồng ban cũng khá thường gặp với tỷ lệ lần lượt 14%; 17% và 8%; dị cảm ở mặt, đau, yếu chi là các dấu chứng cũng thường gặp.
Chẩn đoán hình ảnh.
Phần lớn các trường hợp nhiễm Angiostrongylus cantonensis có hình ảnh tổn thương khá rõ, song không điển hình cho một bệnh lý nào, tuy nhiên nếu kết hợp một số xét nghiệm khác như công thức bạch cầu, huyết thanh miễn dịch có thể cho chẩn đoán thấu đáo hơn. Trên hình ảnh lát cắt của phim chụp CT_Scanner hoặc MRI cho các hình ảnh nốt calci hóa, vôi hóa trong nhu mô não, rãnh não,…
Thể bệnh ký sinh hoặc di chuyển trong hệ thần kinh và sang bộ phận thị giác, ở mắt có hiện diện của giun trưởng thành còn non A. cantonensis bên trong buồng trước của nhãn cầu đã được mô tả, hoặc có giảm thị lực, đau nhức hố mắt, sụp mi hoặc sa mi mắt (blepharospasm), viêm mống mắt thể mi (iridocyclitis) và tăng co giật nhãn cầu trên một số bệnh nhân. Triệu chứng ở phổi do A.cantonensis là triệu chứng khá điển hình phổ biến nhưng hiếm, một vài giun có thể di chuyển đến phổi gây viêm phổi nặng, dạng abces ổ trong nhu mô phổi, xuất tiết và xuất huyết.
Khai thác bệnh sử một số nhóm nghiên cứu ghi nhận bệnh nhân mắc loại KST này có liên quan đến bệnh là có tiền sử ăn ốc sống hoặc các chế phẩm tái sống từ ốc, hoặc ăn các loại rau thủy sinh dính chất nhớt từ ốc (52-64%) trước đó. Tuy nhiên, đây có thể là tập quán ăn uống và thói quen ăn uống của học nên chỉ xếp vào loại có nguy cơ. Bệnh nhân nhập viện nhiều nhất vào 3 tháng cuối năm ở các quốc gia có khí hậu nóng ẩm, thời điểm này là 3 tháng cuối mùa mưa, ốc cũng như các loài nghuyễn thể, thực vật thủy sinh, phát triển mạnh nhất, con người khi đó lại sử dụng nhiều rau, ốc, tôm, cá làm thức ăn chính và nếu không được nấu chín thì dễ dàng nhiễm bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng.
Chẩn đoán xét nghiệm ký sinh trùng A.cantonensis dựa vào sự có mặt loại bạch cầu eosine trong dịch não tủy tăng cao, có kèm hay không tăng lympho bào (500 - 5.000 tế bào/mm3, với 20 - 90% là eosin), nhất là những trường hợp viêm màng não đến muộn, tăng proteine và giảm nhẹ glucose trong dịch não tủy. Hai yếu tố đóng góp rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh do Angiostrongyliasis là tiền sử có ăn các loại vật chủ trung gian nhiễm bệnh chính trong vùngvà bằng chứng về kháng nguyên hoặc kháng thể trong dịch não tủy hoặc trong mắt. Khoảng 27% số ca nhiễm giun A.cantonensis, người ta phát hiện tinh thể Charcot-Leyden có mặt trong dịch não tủy, cùng tăng bạch cầu, với tỷ lệ eosin ưu thế (> 10%), chẩn đoán có thể xác định bởi xét nghiệm huyết thanh miễn dịch như IF, EIA hoặc ELISA.
Chẩn đoán ELISA.
Đa số trường hợp viêm màng não-não nghi do giun A.cantonensis khó chẩn đoán chắc chắn vì không thể bắt được giun làm "chẩn đoán chuẩn vàng", có lẽ một xét nghiệm có độ đặc hiệu và độ chính xác cao là cần thiết để xác định chẩn đoán nguyên nhân, rất tiếc điều này vẫn đang ở phía trước và trong giai đoạn nghiên cứu; thực tiễn lâm sàng bệnh do A. cantonensis được xác định khi bắt được giun trong dịch não tủy, mà điều này lại hiếm khi thực hiện được.
Vì vậy, trên thế giới, người ta đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật chẩn đoán gián tiếp nhưng đặc hiệu như kỹ thuật huyết thanh miễn dịch (phản ứng kết tủa, ngưng kết hồng cầu thụ động, ngưng kết latex, miễn dịch hấp thụ liên kết men, miễn dịch phóng xạ, khuếch tán gel kép,…). Trong số đó, kỹ thuật miễn dịch hấp phụ men (ELISA) tỏ ra thích hợp hơn trong chẩn đoán các bệnh KST thường quy tại các phòng xét nghiệm (do ít tốn sinh phẩm, hoá chất, thao tác đơn giản và có thể tự động hoá được). Ngoài ra, kỹ thuậy này có thể phát hiện được kháng thể (Ab-ELISA) và kháng nguyên lưu hành (Ag-ELISA).
Với mục đích góp phần chẩn đoán bệnh nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis ở người, nhiều kit ELISA ra đời để phát hiện ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên A. cantonensis (specific Ab-Ag), kỹ thuật miễn dịch hấp thụ men (ELISA) được nghiên cứu để chẩn đoán rất nhiều bệnh do ký sinh trùng, trong đó có bệnh A. cantonensis ở người. Kháng nguyên A. cantonensis ở nồng độ 3 ng/ml gắn kết với kháng thể có trong huyết thanh chứng (+) tạo thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể (Ag-Ab). Phức hợp này được phát hiện bởi cộng hợp IgG thỏ kháng IgG người có gắn peroxydase với sự hiện diện của chất nền.
Hiệu giá kháng thể của các trường hợp nhiễm Angiostrongylus cantonensis được ghi nhận từ 1/400-1/ 6400 (tùy thuộc vào từng kit ELISA của các hàng khác nhau Song song với thử nghiệm, người ta cũng làm với mẫu huyết thanh của người tình nguyện khoẻ mạnh có hiệu giá kháng thể dao động từ 1/50-1/200. Phản ứng chéo (cross-reaction) cũng được ghi nhận giữa A. cantonensis với Gnathostoma spinigerum, sán lá phổi Paragonimus sp. và giun đũa chó Toxocara canis theo một số nghiên cứuy văn trong nước và thế giới.
Dù thế nào chăng nữa trong thời gian đến, cần có nghiên cứu nhân rộng đánh giá độ nhạy, độ chính xác, độ đặc hiệu và độ tương đồng (Kappa’ test) của ELISA với một số xét nghiệm cao cấp hơn. Chẩn đoán dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử PCR cũng cho phép xác định sự có mặt của ký sinh trùng A.cantonensis trong nhu mô não, hoặc một số xét nghiệm miễn dịch khác được áp dụng trong nghiên cứu, song kết quả không đáng tin cậy trong chẩn đoán xác định bệnh như IFA, IHA, CIE.
Điều trị.
Đến thời điểm này, chưa có loại thuốc điều trị nào tỏ ra có hiệu quả chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun A.cantonensis, ngay cả các thuốc chống giun sán thông thường cũng không được khuyến cáo là chắc chắn. Một số nghiên cứu trong y văn và thực hành lâm sàng cho biết một số phác đồ điều trị tỏ ra có hiệu quả phần nào, đặc biệt chú ý di chứng thần kinh sau điều trị vẫn còn đến khi đã xuất viện.Do vậy, quản lý và giám sát điều trị ca bệnh đặc biệt về mặt chăm sóc theo chuyên khoa thần kinh, chú ý tránh các biến chứng nhiễm trùng.
Phác đồ điều trị bằng albendazole, thời gian trung bình là 14-21 ngày, có hoặc không kèm theo dùng corticoisteroides, nếu có thì rút ngắn thời gian điều trị còn 1 tuần. kết quả điều trị khoảng chừng 30-45%, song vẫn còn một số dấu chứng thần kinh định vị, rối loạn trị giác, nhức đầu,…; có thể thêm thuốc giảm đau, chống phù não,…
Phác đồ Albendazole và prednisolone trong 2 tuần cũng cho hiệu quả và an toàn cao (trên 35 bệnh nhân bị VMNTBCAT);
Phác đồ với Mebendazole và/hoặc Interleukin hiện đang thử nghiệm điều trị trên chuột, bước đầu cho hiệu quả cao với 100 mg x 2 lần. ngày trong 5 ngày;
Nghệ là sản phẩm tự nhiên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, và chống ung thư, gần đây người ta ghi nhận có tác dụng giảm triệu chứng viêm màng não do tăng bạch cầu eosin, kết quả cho biết nghệ có thể giết chết ấu trùng của A,cantonensis, bạch cầu eosin giảm nhanh chóng.
Phòng bệnh.
Vì bệnh do A.cantonensis có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách nấu chín các loại thức ăn từ thực phẩm rau thủy sinh hoặc động vật nhuyễn thể, các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe là ưu tiên triển khai cho chiến lược phòng bệnh, tránh những hậu quả và di chứng nghiêm trọng cho cộng đồng. Sơ đồ bên có thể cho phép chúng ta hình dung được biện pháp nào để cắt đứt các khâu lan truyền bệnh do loài ký sinh trùng nguy hiểm này. | 1 | null |
Nền văn minh Zapotec là một nền văn minh thời tiền Columbo bản địa phát triển mạnh mẽ trong thung lũng Oaxaca ở Trung Bộ châu Mỹ. Bằng chứng khảo cổ cho thấy văn hóa của họ tồn tại trước đây ít nhất 2.500 năm. Zapotec để lại bằng chứng khảo cổ ở thành phố cổ của Monte Albán trong các hình thức của các tòa nhà, sân bóng, ngôi mộ tráng lệ và đồ dùng chôn theo trong mộ bao gồm cả vàng trang sức chế tác tinh xảo.
Monte Albán là một trong những thành phố lớn đầu tiên ở Trung Bộ châu Mỹ và trung tâm của một nhà nước Zapotec thống trị phần lớn lãnh thổ mà ngày nay thuộc về bang của Mexico Oaxaca.
Zapotec phát triển một hệ thống lịch và một hệ thống chữ viết đặc biệt. Hệ thống này có một tự hình riêng biệt cho từng âm tiết của ngôn ngữ. Hệ thống văn bản này được cho là một trong những hệ thống chữ viết đầu tiên của Trung Mỹ và một tiền thân của những hệ thống khác được phát triển bởi người Maya, Mixtec, và nền văn minh Aztec. Tại thời điểm hiện tại, có một số tranh luận liệu các chữ tượng hình Olmec, có từ năm 650 trước Công nguyên, thực sự có được xem là một hình thức chữ viết và có trước các văn bản Zapotec lâu đời nhất có niên đại khoảng 500 TCN hay không. | 1 | null |
William Hague (sinh 26/3/1961) là một nhà chính trị Anh, đảng viên đảng Bảo thủ Anh. Tháng 7/2014, ông từ chức ngoại trưởng Anh sau 4 năm (2010-2014) để đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hạ viện, ông đã là Lãnh đạo của Đảng Bảo thủ và lãnh đạo của phe đối lập 1997-2001, và ông đã là dân biểu của Quốc hội (MP) đại diện cho Richmond (Yorks) từ năm 1989.
Hague đã được học tại trường trung học Wath-upon-Dearne, Đại học Oxford và INSEAD, cuối cùng đã được bầu vào Hạ viện trong một cuộc bầu cử phụ vào năm 1989. Ông đã thăng chức rất nhanh chóng trong chính phủ của Major. Năm 1995, William Hague đã bổ nhiệm làm quốc vụ khanh xứ Wales cho đến năm 1997 khi đảng Bảo thủ bị mất cuộc tổng tuyển cử. Ông được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ năm 1997. | 1 | null |
Huy chương Alvar Aalto là một giải thưởng kiến trúc của Phần Lan dành cho các kiến trúc sư có công trình kiến trúc sáng tạo. Huy chương này được "Viện bảo tàng Kiến trúc Phần Lan" và Hiệp hội Kiến trúc sư Phần Lan (SAFA) thiết lập năm 1967 để vinh danh kiến trúc sư Hugo Alvar Henrik Aalto và được trao cách quãng, không thường xuyên. | 1 | null |
Triatoma rubrofasciata hay còn được biết đến với tên gọi bọ xít hút máu người là một loài bọ xít thuộc chi Triatoma trong Họ Bọ xít bắt mồi (Reduviidae) thuộc Bộ Cánh nửa (Hemiptera hay Heteroptera) của Lớp Côn trùng (Insecta). Đây là một loài bọ xít hút máu người và có ở Việt Nam với những cuộc đốt và hút máu người trên diện rộng ở nhiều địa phương gây nên những lo ngại trong cộng đồng.
Đặc điểm.
Mô tả.
Bọ xít hút máu Triatoma rubrofassiata có chiều dài khoảng 1-3,5cm tùy thuộc vào con còn non hay trưởng thành với kích thước trung bình chung khoảng 2 cm. Chúng có cơ thể to và dẹt, có vòi cong, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu. Chúng có cánh nhưng chủ yếu là di chuyển bằng hình thức bò. Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà. Trứng có kích thước khoảng 1-1,5mm và màu trắng ngà. Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của loài bọ xít này là có thân sọc vàng nâu đặc trưng và có nhiều vằn màu vàng trên cơ thể.
Vòng đời.
Chúng sinh trưởng rất nhanh và mạnh. Mỗi con bọ xít hút máu hằng năm sản sinh 200-250 trứng trong một vòng đời, trong đó 80-85% trứng có thể tồn tại ở bất cứ nhiệt độ, môi trường nào. Bọ xít mới sinh đã hút máu được ngay, loài này cũng có đặc điểm đáng chú ý là sống rất dai, chỉ cần hút máu 2-3 lần/năm là có thể sống hết cả vòng đời. Nếu đã hút máu người, chỉ 1-2 ngày sau, cá thể sẽ đẻ trứng. Mỗi đợt đẻ khoảng 150-200 quả. Trứng bọ xít hút máu nhỏ, rất khó phát hiện và khoảng 16-18 ngày sau sẽ nở thành cá thể bọ xít non. Cá thể này ngay lập tức sẽ hút máu người. Nếu có một cá thể cái đẻ trứng trong nhà thì khoảng 20 ngày sau trong nhà có thể có hàng trăm cá thể bọ xít hút máu người xuất hiện.
Thời gian sinh trưởng và phát tán loại bọ xít này thường bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 hiện nay xuất hiện từ tháng 5 và có thể kéo dài tới tháng 9. loài côn trùng này phát triển vào thời điểm giao mùa giữa nắng nóng và mưa hàng năm. Thời điểm vào mùa sinh trưởng, phát triển của bọ xít hút máu nên chúng rất cần thức ăn là máu của các động vật trong đó có con người. Bọ xít hút máu người sinh sản trong mùa nóng. Hàng năm chúng thường xuất hiện vào tháng 7 đối với những năm có hai tháng nhuận nên theo lịch thì sẽ xuất hiện muộn hơn vào khoảng tháng 8.
Tập tính.
Ban ngày chúng lẩn trốn, ban đêm ra hút máu người hay gia súc thời điểm loài này kiếm ăn nhiều nhất chính là vào khoảng 1g-3g sáng là lúc con người ngủ say nhất do đó không biết để phòng tránh. Bọ xít thường hút máu vào ban đêm và chích hút khá êm nên nhiều người không biết, và chỉ hút máu đang chảy trong huyết quản của người. Khi đốt, chúng tiết ra một loại chất gây tê nên người bị đốt thường không cảm nhận được gì Thời gian hút máu kéo dài 14-15 phút. Để có thức ăn, thông thường chúng phát tán vào nhà, có tập tính là sống gần người trong các khe giường, trần nhà, bàn ghế, quần áo và nhất là trong phòng ngủ.
Gây hại.
Bọ xít hút máu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu tuy nhiên, bọ xít hút máu người ở Việt Nam không giống với loài truyền bệnh ở châu Mỹ, loài Triatoma rubrofassiata ở Việt nam không giống với loài bọ xít có thể gây truyền bệnh bệnh buồn ngủ (Chagas) ở khu vực châu Mỹ là Triatoma dimidiate phổ biến ở Trung Mỹ và loài Triatoma infestans (phổ biến ở Nam Mỹ). Loài bọ xít Triatoma rubrofassiata ở Việt Nam chỉ gây khó chịu và phiền toái cho người trong thời gian ngắn chứ không gây bệnh, người nào bị loại bọ xít này đốt chỉ gây ra sự phiền nhiễu đời sống sinh hoạt chứ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trừ khi người ta sơ cứu không đúng cách gây ra biến chứng, | 1 | null |
Rệp giường (Danh pháp khoa học: "Cimex lectularius") hay còn gọi gọn rệp là loài côn trùng ký sinh của họ Rệp mà sống nhờ hoàn toàn vào máu đặc biệt là loài Cimex lectularius (rệp giường thông thường), là loài nổi tiếng nhất, là nó thích hút máu của con người.
Đặc điểm.
Rệp có màu nâu như màu của loài gián nhưng nhạt hơn, cơ thể dẹt và nhỏ. Rệp trưởng thành có kích thước nhỏ chỉ từ 5–9 mm, mình dẹt, màu vàng nhạt, thân hình bầu dục. Ấu trùng rệp, rệp con có kích thước nhỏ hơn (khoảng 1.5 mm), màu nhạt hơn. Sau khi hút máu chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra làm nó như lột xác thành một loại côn trùng khác.
Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ. Chúng thường cư trú ở các khe giường, tủ, ghế hoặc dưới các lớp đệm mút. Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể “ngủ đông” trong hơn một năm. Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Tác hại.
Là loài côn trùng đốt máu và gây phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày, rệp phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, thanh trùng và con trưởng thành. Trứng rệp thường được rệp trưởng thành đẻ vào cùng một chỗ ở khe tường, tủ, giường, phản, bàn, ghế có khi nó đẻ vào cả giấy, vải... Rệp đốt người gây cảm giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm. Rệp có thể lưu giữ các mầm bệnh như dịch hạch, sốt phát ban, sốt hồi quy, tularemia, sốt Q, viêm gan B. Rệp giường được coi như là bệnh dịch hạch của các nước phương Tây. Rệp giường là loài côn trùng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan khắp nơi, vô cùng khó tiêu diệt và gần như không thể kiểm soát. Chúng được xếp vào tốp 10 loại côn trùng gây hại bậc nhất ở khắp mọi nơi. | 1 | null |
"Taken by a Stranger" là ca khúc của nữ ca sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut, đại diện cho nước Đức tại Eurovision Song Contest 2011 diễn ra tại Düsseldorf, Đức. Chung cuộc, ca khúc giành được 107 điểm và đứng ở vị trí thứ 10. Ca khúc được sáng tác bởi Gus Seyffert, Nicole Morier, Monica Birkenes. "Taken by a Stranger" nằm trong album thứ hai của Lena "Good News", do Stefan Raab và Reinhard Schaub sản xuất.
Ca khúc được chọn thông qua bình chọn của khán giả trong "Unser Song für Deutschland" (Our Song for Deutschland), một chương trình truyền hình được sản xuất nhằm mục đích chọn ra ca khúc thi đấu tại Eurovision 2011, vào ngày 18 tháng 02, 2011. Bản kĩ thuật số ra mắt một ngày sau đó; và bản maxi được phát hành ngày 22 tháng 02, 2011.
Sản xuất và lựa chọn.
"Taken by a Stranger" là một ca khúc thuộc thể loại electropop. Ca khúc được sáng tác bởi các nhạc sĩ người Mĩ Gus Seyffert, Nicole Morier, và nhạc sĩ người Na Uy Monica Birkenes. Seyffert nói rằng anh sáng tác ca khúc khi chơi một số giai diệu cho Nicole Morier bằng cây guitar. Công việc phác thảo ca khúc và sáng tác lời được hoàn thành vài ngày sau, trước khi họ gửi nó choMonica Birkenes ở London. Seyffert mất vài tuần sau đó để hoàn thành ca khúc. Về phần lời, anh nhận xét rằng:: "Chúng tôi quyết định xây dựng cốt truyện về một kẻ lạ mặt có hành động đáng ngờ, hoặc một người mà ca sĩ sẽ cảm thấy bất an. Tôi nghĩ nó sẽ gợi nhiều tưởng tượng khi phải kề cận với một kẻ lạ mặt".
Bài hát là một trong khoảng 500 ca khúc được gửi đến để xem xét tham gia "Unser Song für Deutschland" (Our Song for Germany), một chương trình truyền hình được sản xuất nhằm tìm kiếm ca khúc cho Lena Meyer-Landrut để dự thi Eurovision Song Contest 2011. Cuối cùng, nó và 11 ca khúc khác được Lena và Stefan Raab lựa chọn để tham gia chương trình. Trong đêm chung kết của "Unser Song für Deutschland", nó đã chiến thắng bản ballad "Push Forward" với 79% phiếu bầu.
Bản cuối cùng của ca khúc được sản xuất bởi Reinhard Schaub và Stefan Raab.
Phát hành.
"Taken by a Stranger" được phát hành dưới định dạng kĩ thuật số vào ngày 18 tháng 02, 2011, ngay trong đêm sau chung kết của "Unser Song für Deutschland". Bản maxi, bao gồm cả ca khúc "That Again" trong album thứ hai của Lena "Good News", được phát hành ngày 22 tháng 02, 2011. Ca khúc được dán nhãn của hãng thu âm USFO, do Universal Music Germany và Raab TV/Brainpool tạo ra một năm trước đó.
Ca khúc giành No.2 tại BXH đĩa đơn Đức, No.32 tại Áo và No.45 tại Thụy Sĩ. "Taken by a Stranger" cũng nằm trong album thứ của Lena "Good News", được phát hành vào ngày 08 tháng 02, 2011.
MV.
MV của "Taken by a Stranger" được quay bởi đạo diễn Wolf Gresenz tại Berlin. Khung cảnh MV là một khách sạn và Lena đi loanh quanh trong đó, nhìn vào các hình ảnh phản chiếu của mình trong gương. MV tạo ra một không gian bí ẩn bằng ánh sáng tối và các hiệu ứng đặc biệt, trong đó có hình ảnh phản chiếu trong gương không giống hiện thực. Nửa sau MV, Lena nhìn thấy một căn phòng đầy gương nhảy múa cùng với nhiều vũ công mặt đồ bạc giống người ngoài hành tinh. Ở đoạn kết, Lena nhảy vào một tấm gương, nó vỡ và cô biến mất.
Vào ngày 24 tháng 02, 2011, MV được chiếu trên đài truyền hình Das Erste ngay trước bản tin thời sự tối "Tagesschau". Cùng ngày, MV cũng xuất hiện trên trang web chính thức của Lena. MV có 2 phiên bản, bản chính thức được phát sóng bởi Das Erste, còn bản mới được phát hành khoảng một tuần sau đó. Trong bản mới, một số cảnh về vũ công phụ hoạ được cắt bớt, đồng thời hiệu ứng kính vỡ bằng công nghệ CGI ở cuối video được cải thiện hơn.
Eurovision Song Contest.
"Taken by a Stranger" là ca khúc dự thi của Đức tại Eurovision Song Contest 2011. Theo điều lệ của cuộc thi, ca khúc được đặc cách vào vòng chung kết diễn ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2011. Nhờ quyền ưu tiên chọn vị trí lên sân khấu, ca khúc được xếp thứ tự thứ 16/25. Ca khúc đã đứng hạng 10 chung cuộc. | 1 | null |
Đá khô hay còn gọi là băng khô, đá khói, nước đá khô, băng khói, đá CO2 là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2). Đây là tên gọi thông thường của carbon dioxide ở dạng rắn (đóng băng). Thuật ngữ này được Prest Air Devices tạo ra năm 1925 (công ty thành lập năm 1923 tại thành phố Long Island, New York). Băng khô dưới áp suất thường không nóng chảy thành carbon dioxide lỏng mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí ở -78,5 °C (-109,3 °F).
Vì thế nó được gọi là "băng khô" như là cách gọi để so sánh với băng "ướt" (nước đá thông thường). Băng khô được sản xuất bằng cách nén khí dioxide carbon thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén (xem định luật Charles), và sau đó cho dioxide carbon lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết", sau đó "tuyết" này được nén thành các viên hay khối.
Tiếp xúc.
Do các đặc trưng cụ thể của mình, băng khô đòi hỏi phải có sự phòng ngừa đặc biệt khi tiếp xúc. Nó cực lạnh vì vậy không nên cho tiếp xúc trực tiếp với da (nghĩa là cần đeo găng cách nhiệt thích hợp). Nó thường xuyên thăng hoa thành khí carbonic, vì thế nó không thể lưu trữ trong các thùng chứa có nắp đậy do áp suất tạo ra sẽ nhanh chóng phá vỡ thùng do bị nổ. Khí thăng hoa cần thông gió tốt; nếu không nó có thể tràn ngập không gian quanh đó và làm cho người ta nghẹt thở. Sự quan tâm đặc biệt đối với các thiết bị thông gió là cần thiết. Những người tiếp xúc với băng khô cần phải được cảnh báo là dioxide carbon nặng hơn không khí và sẽ chìm xuống dưới sàn. Một số thị trường đòi hỏi những người mua băng khô phải từ 18 tuổi trở lên.
Cần phải sử dụng đúng cách, nếu không rất dễ gây ngộ độc CO2, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, khi tiếp xúc với đá khô, người sử dụng phải dùng găng tay cách nhiệt thích hợp như bao tay bằng cao su để di chuyển đá, không được chạm tay trực tiếp với loại đá này. Đá khô gây kích thích da và mắt. Tránh tiếp xúc với da, miệng, mắt và quần áo. Nếu trực tiếp cầm loại đá này hoặc nếu đưa cả viên đá khô vào miệng, ngoài nguy cơ bị ngộ độc, người sử dụng có thể bị lột da lưỡi, lột da tay do bị bỏng lạnh. | 1 | null |
Bệnh trypanosoma hay bệnh ngủ là bệnh do ký sinh trùng gây ra ở người và các động vật khác. Bệnh do ký sinh trùng loài "Trypanosoma brucei" gây ra. Hai loại gây bệnh ở người là "Trypanosoma brucei gambiense" (T.b.g) và "Trypanosoma brucei rhodesiense" (T.b.r.). T.b.g gây ra 98% các ca được ghi nhận. Cả hai đều lây truyền qua ruồi Tsetse và phổ biến nhất ở vùng nông thôn.
Khởi đầu, trong giai đoạn 1 của bệnh có sốt, nhức đầu, ngứa, và đau khớp. Giai đoạn này bắt đầu sau khi bị ruồi cắn 1- 3 tuần. Sau nhiều tuần đến nhiều tháng, bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các triệu chứng lẫn, phối hợp động tác kém, tê và rối loạn giấc ngủ. Chẩn đoán bệnh dựa trên xét nghiệm máu hoặc dịch của hạch lympho để tìm ký sinh trùng. Chọc ống sống thắt lưng thường cần để xác định bệnh đang ở giai đoạn 1 hay giai đoạn 2.
Phòng ngừa bệnh nguy hiểm này bằng cách xét nghiệm máu để tìm T.b.g ở những người có nguy cơ mắc bệnh. Việc điều trị dễ dàng hơn khi bệnh được phát hiện sớm và trước khi có triệu chứng thần kinh. Ở giai đoạn 1 của bệnh, điều trị bằng thuốc pentamidine hoặc suramin. Ở giai đoạn 2, điều trị bằng thuốc eflornithine hoặc kết hợp nifurtimox và eflornithine để diệt T.b.g. Trong khi melarsoprol đều hiệu quả ở cả hai giai đoạn, melarsoprol thường chỉ được dùng để diệt T.b.r. do thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm.
Bệnh thường xảy ra ở một số vùng châu Phi cận Sahara, nơi có số người có nguy cơ mắc bệnh khoảng 70 triệu ở 36 nước. Tính đến năm 2010, bệnh gây khoảng 9,000 ca tử vong, giảm từ con số 34,000 ca tử vong vào năm 1990. Ước tính có 30,000 người hiện đang mắc bệnh và 7000 ca nhiễm mới vào năm 2012. Hơn 80% trong số các ca này xảy ra ở nước Cộng hòa Dân chủ Công gô. Có ba dịch lớn từng xảy ra trong lịch sử gần đây: một dịch xảy ra từ năm 1896 đến 1906, chủ yếu ở Uganda và Lưu vực Công gô và 2 dịch vào năm 1920 và năm 1970 ở một số nước châu Phi. Các động vật khác, chẳng hạn như bò, có thể mang truyền bệnh và bị mắc bệnh.
Nguyên nhân.
"Trypanosoma brucei gambiense" chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh ở châu Phi, trong đó con người là ổ chứa chính cần thiết để lây truyền, trong khi Trypanosoma brucei rhodesiense chủ yếu là lây từ động vật sang người, thỉnh thoảng lây nhiễm sang người. Bệnh ngủ châu Phi phụ thuộc vào sự tương tác của ký sinh trùng (trypanosome) với ruồi tsetse (vector truyền bệnh), cũng như vật chủ (con người đối với "Trypanosoma brucei gambiense" và động vật đối với "Trypanosoma brucei rhodesiense"). Nguy cơ lây nhiễm trypanosomiasis ở châu Phi phụ thuộc vào việc tiếp xúc với một con ruồi tsetse bị nhiễm bệnh.
Kí sinh trùng "Trypanosoma brucei".
Có hai phân loài của ký sinh trùng chịu trách nhiệm khởi phát bệnh ở người. "Trypanosoma brucei gambiense" gây bệnh ở tây và trung Phi, trong khi "Trypanosoma brucei rhodesiense" có phạm vi địa lý hạn chế và là nguyên nhân gây ra bệnh ở đông và nam châu Phi. Ngoài ra, một phân loài thứ ba của ký sinh trùng được gọi là Trypanosoma brucei brucei gây ảnh hưởng đến động vật chứ không phải con người.
Con người là ổ chứa chính cho "T. b. gambiense" nhưng loài này cũng có thể được tìm thấy ở lợn và các động vật khác. Động vật hoang dã và gia súc là ổ chứa chính của "T. b. rhodesiense". Những ký sinh trùng này chủ yếu lây nhiễm cho các cá thể ở châu Phi cận Sahara vì đó là nơi có vectơ (ruồi xê xê). Hai dạng bệnh ở người cũng khác nhau rất nhiều về cường độ. "T. b. gambiense" gây ra một tình trạng mãn tính có thể duy trì ở giai đoạn thụ động trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện và bệnh có thể kéo dài khoảng ba năm trước khi tử vong xảy ra.
"T. b. rhodesiense" là dạng cấp tính của bệnh, và tử vong có thể xảy ra trong vài tuần kể từ khi các triệu chứng xuất hiện, và nó có độc lực mạnh hơn và phát triển nhanh hơn "T. b. gambiense". Hơn nữa, trypanosomes được bao quanh bởi một lớp "áo" bao gồm các glycoprotein bề mặt biến thể (VSG). Những protein này hoạt động để bảo vệ ký sinh trùng khỏi bất kỳ yếu tố dung dịch nào có trong huyết tương người. Hệ thống miễn dịch của vật chủ nhận biết các glycoprotein có trên lớp lông của ký sinh trùng dẫn đến sản xuất các kháng thể khác nhau (IgM và IgG).
Các kháng thể này sau đó sẽ hoạt động để tiêu diệt các ký sinh trùng lưu hành xung quanh máu. Tuy nhiên, từ một số ký sinh trùng có trong huyết tương, một số ít ký sinh trùng trong số chúng sẽ thay đổi lớp phủ bề mặt dẫn đến hình thành các VSG mới. Do đó, các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch sẽ không còn nhận ra ký sinh trùng dẫn đến ký sinh trùng tăng sinh cho đến khi các kháng thể mới được tạo ra để chống lại các VSG mới. Cuối cùng, hệ thống miễn dịch sẽ không còn khả năng chống lại ký sinh trùng do VSG liên tục thay đổi và bệnh sẽ phát sinh.
Vector truyền bệnh.
Ruồi Tsetse (chi Glossina) là một loài ruồi lớn, màu nâu, vừa là vật chủ vừa là vật trung gian truyền bệnh cho ký sinh trùng trypanosome. Trong khi hút máu từ vật chủ là động vật có vú, một con ruồi xê xê bị nhiễm ký sinh trùng sẽ tiêm trypomastigotes vào hệ tuần hoàn. Từ vết cắn, ký sinh trùng đầu tiên xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và sau đó đi vào máu. Bên trong vật chủ là động vật có vú, chúng biến đổi thành trypomastigotes trong dòng máu, và được mang đến các vị trí khác khắp cơ thể, tiếp cận các chất lỏng khác của cơ thể (ví dụ, bạch huyết, dịch tủy sống), và tiếp tục tái tạo bằng cách nhân bản vô tính.
Toàn bộ vòng đời của trypanosomes châu Phi được biểu thị bằng các giai đoạn ngoại bào. Một con ruồi tsetse bị nhiễm trypomastigotes trong máu khi hút máu của vật chủ là động vật có vú bị nhiễm bệnh. Trong giai đoạn giữa của ruồi, ký sinh trùng biến đổi thành trypomastigotes vòng, nhân lên bằng cách nhân bản vô tính, rời khỏi giai đoạn giữa và biến đổi thành epimastigotes. Các epimastigotes tiếp cận các tuyến nước bọt của ruồi và tiếp tục nhân lên bằng cách nhân bản vô tính. [ cần dẫn nguồn ]
Toàn bộ vòng đời của ruồi mất khoảng ba tuần. Ngoài vết cắn của ruồi, bệnh có thể lây truyền qua:
Ruồi ngựa (Tabanidae) và ruồi Muscidae có thể đóng một vai trò trong việc lây truyền nagana (dạng bệnh ngủ ở động vật) và dạng bệnh ở người.
Sinh lý bệnh.
Tryptophol là một hợp chất hóa học được tạo ra bởi ký sinh trùng trypanosomal gây bệnh ngủ, nó gây ra sự buồn ngủ ở người.
Các dấu hiệu và triệu chứng.
Các triệu chứng nhiễm trùng trypanosomiasis ở châu Phi xảy ra trong hai giai đoạn: giai đoạn tán huyết (ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tuần hoàn) và giai đoạn thần kinh (giai đoạn sau được đặc trưng bởi sự xâm nhập của ký sinh vào hệ thần kinh trung ương). Tuy nhiên, các triệu chứng thần kinh có thể xảy ra ngay từ giai đoạn đầu, và hai giai đoạn này có thể khó phân biệt nếu chỉ dựa vào các đặc điểm lâm sàng.
Căn bệnh này đã được báo cáo với các triệu chứng không điển hình ở những người bị nhiễm bệnh đến từ các khu vực không lưu hành bệnh (ví dụ: khách du lịch). Lý do cho điều này là không rõ ràng và có thể là do di truyền. Số lượng thấp các trường hợp như vậy cũng có thể tạo ra kết quả sai lệch. Ở những người như vậy, nhiễm trùng được cho là biểu hiện chủ yếu dưới dạng sốt với các triệu chứng tiêu hóa (ví dụ như tiêu chảy và vàng da) với triệu chứng nổi hạch hiếm khi phát triển.
Săng Trypanosomal
Một triệu chứng đôi khi được gọi là do săng trypanosom phát triển tại vị trí bị ruồi truyền nhiễm cắn trong vòng 2 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Săng thường được quan sát thấy ở người nhiễm "T. b. rhodesiense", và hiếm gặp ở người nhiễm "T. b. gambiense" (tuy nhiên, ở người nhiễm T. b. gambiense, săng thường xảy ra hơn ở những người đến từ các khu vực không lưu hành).
Giai đoạn tán huyết.
Thời gian ủ bệnh từ 1–3 tuần đối với "T. b. rhodesiense", và dài hơn (nhưng ít đặc điểm chính xác hơn) ở người nhiễm "T. b. gambiense". Giai đoạn đầu, được gọi là giai đoạn tán huyết, được đặc trưng bởi các triệu chứng tổng quát, không đặc hiệu như: sốt (từng cơn), nhức đầu (nghiêm trọng), đau khớp, ngứa, suy nhược, khó chịu, mệt mỏi, sụt cân, nổi hạch và lá lách to.
Chẩn đoán có thể bị trì hoãn do sự mơ hồ của các triệu chứng ban đầu. Căn bệnh này cũng có thể bị nhầm với bệnh sốt rét (trên thực tế có thể xảy ra như một bệnh đồng nhiễm trùng)
Sốt không liên tục
Sốt không liên tục, các cơn kéo dài từ một ngày đến một tuần, cách nhau vài ngày đến một tháng hoặc lâu hơn. Các đợt sốt trở nên ít thường xuyên hơn trong suốt quá trình của bệnh.
Nổi hạch
Sự xâm lấn của ký sinh trùng vào hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết có liên quan đến việc sưng hạch bạch huyết nghiêm trọng, thường có kích thước lớn. Các hạch bạch huyết sau cổ tử cung thường bị ảnh hưởng nhất, tuy nhiên, các hạch bạch huyết ở nách, bẹn và biểu mô cũng có thể xảy ra. Dấu hiệu Winterbottom, các hạch bạch huyết sưng lên có thể kể đến dọc sau cổ, có thể xuất hiện. Dấu hiệu Winterbottom thường gặp ở người nhiễm "T. b. gambiense".
Các triệu chứng khác
Những người bị ảnh hưởng có thể biểu hiện thêm: phát ban da, thiếu máu do tan máu, gan to và chức năng gan bất thường, lách to, rối loạn nội tiết, liên quan đến tim (ví dụ: viêm màng ngoài tim và suy tim sung huyết), và liên quan đến nhãn khoa
Giai đoạn thần kinh.
Giai đoạn thứ hai của bệnh, giai đoạn thần kinh (còn gọi là "giai đoạn màng não"), bắt đầu khi ký sinh trùng xâm nhập hệ thần kinh trung ương bằng cách đi qua hàng rào máu - não. Tiến triển đến giai đoạn thần kinh xảy ra sau khoảng 21-60 ngày trong trường hợp nhiễm "T. b. rhodesiense", và 300–500 ngày trong trường hợp nhiễm "T. b.gambiense".
Trên thực tế, hai giai đoạn này chồng chéo lên nhau và khó phân biệt nếu chỉ dựa vào các đặc điểm lâm sàng; xác định giai đoạn thực sự của bệnh được thực hiện bằng cách kiểm tra dịch não tủy để tìm sự hiện diện của ký sinh trùng.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn ngủ - thức là một đặc điểm hàng đầu của giai đoạn thần kinh và được dùng để đặt tên chung cho căn bệnh này là "bệnh ngủ châu Phi". Những người bị nhiễm bệnh trải qua một chu kỳ ngủ-thức vô tổ chức và rời rạc. Những người bị ảnh hưởng này trải qua hiện tượng đảo ngược giấc ngủ, dẫn đến ngủ ban ngày và buồn ngủ, và các khoảng thời gian tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Ngoài ra, những người bị ảnh hưởng cũng trải qua các đợt buồn ngủ đột ngột.
Các triệu chứng thần kinh/nhận thức thần kinh
Các triệu chứng thần kinh bao gồm: run, yếu cơ nói chung, liệt nửa người, liệt một chi, trương lực cơ bất thường, rối loạn dáng đi, mất điều hòa, rối loạn ngôn ngữ, loạn cảm, loạn cảm, gây mê, rối loạn thị giác, phản xạ bất thường, co giật và hôn mê. Các cử động giống như bệnh Parkinson có thể phát sinh do rối loạn vận động không đặc hiệu và rối loạn ngôn ngữ.
Các triệu chứng tâm thần/hành vi
Các cá nhân có thể biểu hiện các triệu chứng tâm thần mà đôi khi có thể chiếm ưu thế trong chẩn đoán lâm sàng và có thể bao gồm hung hăng, thờ ơ, cáu kỉnh, phản ứng loạn thần và ảo giác, lo lắng, dễ xúc động, lú lẫn, hưng cảm, thiếu tập trung và mê sảng.
Giai đoạn bệnh tiến triển muộn và hậu quả.
Nếu không được điều trị, căn bệnh này luôn gây tử vong, với sự suy giảm thần kinh tiến triển dẫn đến hôn mê, suy các cơ quan toàn thân và tử vong. Nhiễm trùng "T. b. rhodesiense" sẽ gây tử vong trong vòng vài tháng trong khi nhiễm "T. b. gambiense" sẽ gây tử vong sau vài năm. Tổn thương não gây ra trong giai đoạn thần kinh là không thể phục hồi kể cả khi đã khỏi bệnh.
Dịch tễ học.
Năm 2010, bệnh làm khoảng 9.000 người chết, đã giảm nhiều so với 34.000 người vào năm 1990. Tính đến năm 2000, số năm sống được điều chỉnh theo bệnh tật (9 đến 10 năm) bị mất do bệnh ngủ là 2 triệu. Từ năm 2010 đến năm 2014, ước tính có khoảng 55 triệu người có nguy cơ mắc bệnh và hơn 6 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này. Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã báo cáo 3.797 trường hợp nhiễm Trypanosomiasis ở người, trong khi con số dự đoán là 5.000 trường hợp. Tổng số trường hợp được báo cáo trong năm 2014 đã giảm 86% so với tổng số trường hợp được báo cáo trong năm 2000.
Căn bệnh này đã được ghi nhận xảy ra ở 37 quốc gia, tất cả đều ở vùng cận Sahara của châu Phi. Nó xảy ra thường xuyên ở đông nam Uganda và tây Kenya, và giết chết hơn 48.000 người châu Phi vào năm 2008. Cộng hòa Dân chủ Congo là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, chiếm 75% các trường hợp nhiễm "Trypanosoma brucei gambiense". Dân số có nguy cơ vào khoảng 69 triệu người với 1/3 trong số này có nguy cơ từ 'rất cao' đến 'trung bình' và hai phần ba còn lại có nguy cơ từ 'thấp' đến 'rất thấp' Số người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này đã giảm. Với tốc độ này, khả năng loại bỏ bệnh ngủ là hoàn toàn có thể. Tổ chức Y tế Thế giới có kế hoạch xóa sổ bệnh ngủ vào năm 2030.
Lịch sử.
Căn bệnh này đã xuất hiện ở Châu Phi hàng nghìn năm trước. Do không có sự di cư lớn giữa những người bản địa, bệnh ngủ ở người chỉ giới hạn trong các khu vực biệt lập. Điều này đã thay đổi sau khi những người buôn bán nô lệ Ả Rập đi vào trung tâm châu Phi từ phía đông, theo sông Congo, mang theo ký sinh trùng. Bệnh ngủ của người Gambia đã đi lên sông Congo, và sau đó xa hơn về phía đông.
Một nhà văn Ả Rập vào thế kỷ 14 đã để lại mô tả sau đây về trường hợp của một vị vua của Vương quốc Mali: "Kết cục của ông ấy là qua đời bởi chứng bệnh ngủ (illat an-nawm), một căn bệnh thường xuyên xảy ra với cư dân ở đây, đặc biệt là các thủ lĩnh của họ. Giấc ngủ bao trùm một trong số họ theo cách mà khó có thể đánh thức người đó."
Bác sĩ phẫu thuật hải quân người Anh John Atkins đã mô tả căn bệnh này khi ông trở về từ Tây Phi năm 1734:
Bác sĩ phẫu thuật hải quân người Pháp Marie-Théophile Griffon du Bellay đã điều trị và mô tả các trường hợp khi đóng quân trên tàu bệnh viện Caravane ở Gabon vào cuối những năm 1860.
Năm 1901, một trận dịch tàn khốc bùng phát ở Uganda, giết chết hơn 250.000 người, trong đó có khoảng 2/3 dân số ở các khu vực bờ hồ bị ảnh hưởng. Theo Lịch sử Cambridge của Châu Phi, "Người ta ước tính rằng có tới một nửa số người chết vì bệnh ngủ và bệnh đậu mùa ở các vùng đất ở hai bên bờ của hạ lưu sông Congo."
Tác nhân gây bệnh và véctơ truyền bệnh được David Bruce xác định vào năm 1903, và các phân loài của loài động vật nguyên sinh gây bệnh được phân biệt vào năm 1910. Trước đó Bruce đã chỉ ra rằng "T. brucei" là nguyên nhân gây ra một căn bệnh tương tự ở ngựa và gia súc do ruồi tsetse truyền. (Glossina morsitans).
Phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên, atoxyl, một loại thuốc dựa trên thạch tín do Paul Ehrlich và Kiyoshi Shiga phát triển, được giới thiệu vào năm 1910, nhưng gây mù lòa là một tác dụng phụ nghiêm trọng.
Suramin lần đầu tiên được Oskar Dressel và Richard Kothe tổng hợp vào năm 1916. Nó được giới thiệu vào năm 1920 để điều trị giai đoạn đầu của bệnh. Đến năm 1922, Suramin thường được kết hợp với tryparsamide (một loại thuốc asen hữu cơ ngũ bội khác), loại thuốc đầu tiên xâm nhập vào hệ thần kinh và hữu ích trong điều trị giai đoạn hai của dạng gambiense. Tryparsamide đã được công bố trên Tạp chí Y học Thực nghiệm vào năm 1919 và được thử nghiệm tại Congo thuộc Bỉ bởi Louise Pearce thuộc Viện Rockefeller vào năm 1920. Nó được sử dụng trong trận đại dịch ở Tây và Trung Phi trên hàng triệu người và là phương pháp điều trị chính cho đến khi những năm 1960. Nhà truyền giáo y khoa người Mỹ Arthur Lewis Piper đã tích cực sử dụng tryparsamide để điều trị bệnh ngủ ở Congo thuộc Bỉ vào năm 1925.
Pentamidine, một loại thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn đầu của bệnh, đã được sử dụng từ năm 1937. Trong những năm 1950, nó đã được sử dụng rộng rãi như một tác nhân dự phòng ở miền tây châu Phi, dẫn đến tỷ lệ nhiễm trùng giảm mạnh. Vào thời điểm đó, việc diệt trừ căn bệnh này được cho là đã nằm trong tầm tay.
Arsobal được phát triển vào những năm 1940 có hiệu quả đối với những người bị bệnh ngủ giai đoạn hai. Tuy nhiên, 3–10% những người được tiêm đã bị phản ứng não (co giật, hôn mê tiến triển hoặc phản ứng loạn thần), và 10–70% các trường hợp này dẫn đến tử vong; nó có thể gây tổn thương não ở những người sống sót sau căn bệnh. Tuy nhiên, do hiệu quả của nó, melarsoprol vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Tình trạng kháng melarsoprol đang gia tăng và liệu pháp kết hợp với nifurtimox hiện đang được nghiên cứu.
Eflornithine (difluoromethylornithine hoặc DFMO), phương pháp điều trị hiện đại nhất, được phát triển vào những năm 1970 bởi Albert Sjoerdsma và đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng vào những năm 1980. Thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt vào năm 1990. Aventis, công ty chịu trách nhiệm sản xuất, đã ngừng sản xuất vào năm 1999. Năm 2001, Aventis, kết hợp với Médecins Sans Frontières và Tổ chức Y tế Thế giới, đã ký một thỏa thuận dài hạn để sản xuất và tài trợ thuốc. | 1 | null |
Paul McCartney bắt đầu sự nghiệp âm nhạc trong vai trò là thành viên của ban nhạc The Beatles. Sau đó ông bắt đầu sự nghiệp solo với album "McCartney" vào năm 1970, tiếp theo đó là sự nghiệp với ban nhạc Wings. Ngoài ra, Paul McCartney cũng tham gia vào nhiều dự án cá nhân đa dạng và phong phú. | 1 | null |
Burnaby là một thành phố thuộc tỉnh British Columbia, Canada, nằm ngay ở phía đông của Vancouver. Đây là thành phố lớn thứ ba tại British Columbia về dân số, chỉ đứng sau hai thành phố lân cận là Vancouver và Surrey. Burnaby được hợp thành vào năm 1892 và có được vị thế thành phố vào năm 1992. Thành phố là nơi đặt trụ sở của chính quyền khu vực hành chính Đại Vancouver.
Lịch sử.
Khi hợp thành, các thị dân của khu tự quản nhất trí lựa chọn tên gọi theo nhà lập pháp và thám hiểm Robert Burnaby, ông là thư ký riêng của đại tá Richard Moody, ủy viên hội đồng địa phương đầu tiên của Thuộc địa British Columbia vào giữa thế kỷ 19. Năm 1859, Robert Burnaby khảo sát hồ nước ngọt gần nơi mà nay là trung tâm địa lý của thành phố, Moody đặt tên cho hồ là Burnaby.
Trong vòng 30 đến 40 năm sau khi hợp thành, sự phát triển của Burnaby chịu ảnh hưởng do nó có vị trí nằm giữa các trung tâm đô thị đang mở rộng của Vancouver và New Westminster. Đầu tiên, Burnaby là một khu vực nông nghiệp nông thôn cung cấp cho các thị trường lân cận. Sau đó, khu vực là một hành lang giao thông quan trọng giữa Vancouver, Thung lũng sông Fraser và phần Nội lục của tỉnh. Do Vancouver mở rộng và trở thành một đại đô thị, Burnaby trở thành một trong các khu vực ngoại ô nhà ở cấp một của Vancouver, cùng với thành phố North Vancouver và huyện North Vancouver, và Richmond. Burnaby biến đổi đặc điểm theo thời gian từ nông thôn đến ngoại ô rồi đô thị.
Nhân khẩu.
Theo tổng điều tra nhân khẩu Canada năm 2011, dân số Burnaby là 223.218, tăng 10,1% so với năm 2006. Mật độ dân số của thành phố là 2.463,5 người/km². Độ tuổi trung bình của dân cư là 39,8, trong khi độ tuổi trung bình của dân cư Canada là 40,6. Thành phố có 91.383 nhà ở tư hữu, chiếm tỷ lệ 95%. Theo điều tra nhà ở quốc gia năm 2011, giá trung bình một nhà ở tại Burnaby là $600.941, trong khi giá trung bình toàn quốc là $280.552.
Burnaby là một trong tám thành phố trên 100.000 dân tại Canada không có nhóm chủng tộc đa số. Thành phần chủng tộc tại Burnaby là:
Thành phần tôn giáo của dân cư Burnaby:
Địa lý.
Burnaby có diện tích 98,60 km² và nằm tại trung tâm địa lý của khu vực Đại Vancouver. Thành phố nằm giữa Vancouver ở phía tây và Port Moody, Coquitlam, cùng New Westminster ở phía đông, Burnaby giáp với vịnh Burrard và sông Fraser tương ứng ở phía bắc và phía nam. Ba thành phố Burnaby, Vancouver và New Westminster chiếm lớn bán đảo Burrard. Độ cao của Burnaby thay đổi từ mực nước biển đến tối cao là 370 mét (tại đỉnh núi Burnaby. Do độ cao, thành phố Burnaby có nhiều tuyết hơn một chút trong các tháng mùa đông so với Vancouver hay Richmond. Nhìn chung, quang cảnh tự nhiên của Burnaby gồm các đồi, đỉnh, thung lũng và một đồng bằng phù sa. Đặc điểm của đất và vị trí tương đối của chúng có ảnh hưởng đối với các địa điểm, loại hình phát triển trong thành phố.
Burnaby là nơi có nhiều hãng công nghiệp và thương nghiệp. Trung tâm thương nghiệp lớn nhất British Columbia là Metropolis at Metrotown nằm tại Burnaby. Ngoài ra, tỷ lệ đất công viên cho cư dân của Burnaby nằm vào hàng cao nhất Bắc Mỹ, và thành phố vẫn còn một số đất nông nghiệp.
Thành phố anh em.
Burnaby có bốn thành phố anh em (hay thành phố kết nghĩa): | 1 | null |
Đĩa ném thể thao - Frisbee là dạng vật thể khí động học có kết cấu đơn giản nhất để có thể bay lượn êm ái và lướt đi trong không khí với một đường bay ổn định. Bạn có thể chủ động định hình đường bay bằng động tác ném xoay đĩa theo các hướng và góc độ khác nhau. Tùy thuộc vào địa hình, điều kiện gió và kỹ thuật ném mà bạn có thể chủ động được quỹ đạo bay như mong muốn. Bạn có thể sử dụng Frisbee thể thao cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí, thư giãn cùng bàn bè ở các không gian rộng, nâng cao sức khỏe với các bài tập vận động toàn thân, rèn luyện khả năng tư duy và xử lý nhanh nhạy... Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp sử dụng Frisbee với các trò chơi, hoạt động ngoài trời khác hoặc sử dụng để huấn luyện, chơi đùa cùng các con vật nuôi.
Đĩa ném Frisbee là môn thể thao vui nhộn, hấp dẫn mọi người và có tính gắn kết tập thể cao. Môn thể thao ngoài trời này đặc biệt dễ dàng tham gia, dễ dàng tiếp cận bởi mức đầu tư cực kỳ hợp lý, một loại đĩa ném Frisbee thường và đĩa ném Frisbee thể thao loại cao cấp với thiết kế khí động học tối ưu và khả năng chống lại gần như mọi va đập trong phạm vi sức ném của con người.
Thông thường có các loại đĩa ném như sau:
- "Đĩa ném Frisbee" dành cho trẻ em:
Đường kính: 240mm
Độ dày: 25mm
Trọng lượng: 105g
Phương pháp in: Screen Printing
Vật liệu: nhựa PU
- "Đĩa Frisbee" dành cho thiếu niên (Junior):
Đường kính: 240mm
Độ dày: 26mm
Trọng lượng: 135g
Phương pháp in: Foil Printing
Vật liệu: nhựa PE
- "Đĩa Frisbee "dùng luyện tập và thi đấu:
Đường kính: 272mm
Độ dày: 32mm
Trọng lượng: 175g
Phương pháp in: Foil Printing
Vật liệu: nhựa PE | 1 | null |
Hannah Montana là album nhạc phim cho mùa đầu tiên của sê-ri phim truyền hình Hannah Montana được phát hành bởi hãng đĩa Walt Disney vào ngày 24 tháng 10 năm 2006. Bộ phim chính thức lên sóng Disney Channel vào ngày 24 tháng 3 năm 2006; và ngay sau khi gặt hái thành công, quá trình sản xuất nhạc phim được xúc tiến vào tháng sau. 8 trong số 13 ca khúc trong album được thể hiện bởi diễn viên chính của phim Miley Cyrus trong hình tượng của Hannah Montana. 5 bài còn lại do nhóm The Click Five, Everlife, B5 và ca sĩ Jesse McCartney thể hiện, ngoài ra bài hát cuối cùng trong album là một bản song ca giữa Cyrus và cha cô - Billy Ray Cyrus. Album mang chủ yếu chất nhạc teen pop, cũng như sự cộng hưởng từ pop rock và country pop. Nội dung các bài hát chủ yếu xoay quanh về các vấn đề "nữ quyền", những lãng mạn của tuổi teen, và cuộc sống của hai nhân vật mà Cyrus đóng.
"Hannah Montana" nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, những người đánh giá cao phần sản xuất tổng thể của nó. Album ra mắt tại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, với tuần đầu bán được 286.000 bản. Đây là album quán quân đầu tiên của Cyrus, cũng như là nhạc phim truyền hình đầu tiên đạt được vị trí cao nhất tại Mỹ. Đây cũng là album nhạc phim thứ tư của Walt Disney ra mắt trong top 10. Tới nay, nhạc phim "Hannah Montana" đã được chứng nhận 3 đĩa bạch Kim và bán được hơn 3 triệu bản tại Mỹ. Album cũng lọt vào nhiều bảng xếp hạng quốc tế, trong đó lọt vào top 20 ở các quốc gia như Áo, Canada, Na Uy, Tây Ban Nha.
Ca khúc chủ đề, "The Best of Both Worlds" được phát hành như là đĩa đơn duy nhất từ album, và đạt vị trí thứ 92 trên Billboard Hot 100. Sau đó, "Hannah Montana" đã được tái phát hành với phiên bản đặc biệt 2 đĩa vào ngày 20 tháng 3 năm 2007, và phát hành thêm 1 đĩa đơn nữa là "Nobody's Perfect" trích từ mùa 2 của phim. Tuy nhiên "If We Were a Movie" lại xếp hạng cao hơn, ở vị trí thứ 47. Các ca khúc nhạc phim cũng được quảng bá thông qua tour diễn Party's Just Begun Tour của nhóm The Cheetah Girls mà Miley Cyrus biểu diễn như là ca sĩ hát mở màn, và sau đó là tour diễn solo Best of Both Worlds Tour.
Danh sách bài hát.
Thành phần sản xuất được trích từ ghi chú của "Hannah Montana". | 1 | null |
Colette () là bút danh của Sidonie-Gabrielle Colette - nữ tiểu thuyết gia người Pháp (28.1.1873 – 3.8.1954). Bà nổi tiếng về quyển tiểu thuyết "Gigi", mà Alan Jay Lerner và Frederick Loewe đã dựa vào để viết cuốn phim và nhạc kịch mang cùng tên.
Cuộc đời và Sự nghiệp.
Thời niên thiếu.
Colette là con gái của viên sĩ quan nghỉ hưu Jules-Joseph Colette và vợ là Adèle Eugénie Sidonie "Sido" Colette (nhũ danh Landoy). Colette sinh tại Saint-Sauveur-en-Puisaye, Yonne, vùng Bourgogne-Franche-Comté của Pháp. Bà học dương cầm từ khi còn nhỏ và đậu bằng tiểu học với điểm cao về môn toán và chính tả.
Kết hôn lần đầu.
Năm 1893, ở tuổi 20, Colette kết hôn với Henry Gauthier-Villars, bút danh Willy - một nhà văn nổi tiếng thông minh dí dỏm - lớn hơn Colette 15 tuổi.
Bộ truyện đầu tiên của bà gồm 4 tập mang tên "Claudine", được viết do sự khuyến khích của Villars.
Quan hệ đồng tính luyến ái.
Năm 1906, Colette bỏ ông chồng Gauthier-Villars không chung thủy, tới sống chung với nhà văn nữ người Mỹ Natalie Clifford Barney. Hai người có mối quan hệ tình ái ngắn, và họ giữ tình bạn suốt đời.
Colette vào làm việc ở các phòng nhạc Paris, dưới sự bảo trợ của nữ hầu tước Mathilde de Morny, biệt danh Missy, hai người có một mối quan hệ đồng tính lãng mạn. Năm 1907, Colette và Morny cùng diễn xuất trong một vở kịch câm tựa đề "Rêve d'Égypte" (Giấc mộng Ai Cập) ở Moulin Rouge. Nụ hôn trên sân khấu của họ gần như gây ra một cuộc náo loạn, đến nỗi người ta phải gọi cảnh sát tới để lập lại trật tự. Do vụ bê bối này, buổi trình diễn tiếp theo của vở "Rêve d'Égypte" đã bị cấm, và họ đã không có thể sống chung với nhau một cách công khai, mặc dù mối quan hệ của họ vẫn tiếp tục trong 5 năm. Trong thời gian này, Colette cũng có quan hệ tình dục khác giới với nhà văn Ý Gabriele d'Annunzio.
Kết hôn lần thứ hai, dan díu với con trai riêng của chồng.
Năm 1912, Colette tái kết hôn với Henri de Jouvenel, biên tập viên báo Le Matin (Buổi Sáng) . Họ có một con gái tên là Colette de Jouvenel . Colette de Jouvenel sau này nói rằng mẹ cô không muốn có con nên đã trao cô cho một vú nuôi người Anh chăm sóc, họa hiếm lắm mới tới thăm cô.
Năm 1914, Colette được yêu cầu viết một vở Múa Ba lê cho Opéra national de Paris, và bà đã phác thảo dưới tiêu đề "Divertissements pour ma fille". Tuy nhiên, sau khi bà chọn Maurice Ravel để viết phần nhạc, thì Ravel đã hình dung lại tác phẩm này như một vở opera, và bà cũng đã đồng ý. Năm 1918 Ravel đã nhận được bản lời opera tên "L'enfant et les sortilèges" của Colette, và ông đã soạn phần nhạc. Bản opera này được trình diễn lần đầu ngày 21.3.1925.
Trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, Colette biến bất động sản của chồng ở Saint-Malo thành một bệnh viện để chữa trị cho những người bị thương, và bà đã được chính phủ Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh hạng Chevalier năm 1920.
Năm 1924 bà và Henri de Jouvenel ly dị, sau một vụ dan díu yêu đương đầy tai tiếng với Bertrand de Jouvenel, 17 tuổi, con trai riêng của chồng.
Kết hôn lần thứ ba.
Năm 1935, Colette tái kết hôn với Maurice Goudeket, người chú (bác/cậu) của Juliet Goudeket tự Jetta Goudal, và mang tên chính thức là "Sidonie Goudeket". Maurice Goudeket đã xuất bản một quyển sách nói về vợ mình, mang tên "Close to Colette: An Intimate Portrait of a Woman of Genius". Bản dịch tiếng Anh được xuất bản năm 1957 bởi Farrar, Straus & Cudahy, New York.
Tiếp tục viết.
Năm 1920, Colette xuất bản quyển tiểu thuyết "Chéri", nói về sự chấm dứt cuộc tình giữa cô điếm hạng sang lớn tuổi đã nghỉ hưu tên là Léa với một chàng trai trẻ được nuông chiều tên là Chéri.. Sau đó bà viết tiếp quyển "La Fin de Chéri" do nhà Flammarion xuất bản năm 1926. Ngày nay, quyển "Chéri" được coi là một kiệt tác của Colette, tuy nhiên thời đó quyển này đã gây nhiều tranh cãi, vì khung cảnh câu truyện - giới gái điếm quý phái Paris – và cũng bởi sách này mô tả Chéri theo chủ nghĩa khoái lạc.
Sau quyển "Chéri", Colette chuyển sang lĩnh vực thơ xoay quanh Jean Cocteau - người mà sau này là hàng xóm của bà ở Jardins du Palais-Royal. Mối quan hệ và cuộc sống của họ được mô tả sinh động trong các tác phẩm của họ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Colette vẫn ở lại Paris khi Đức Quốc xã chiếm đóng và tiếp tục viết "bởi vì, bà nói rằng bà phải kiếm sống". Quyển "Gigi" được viết trong thời gian này và được đặt trong cùng một khung cảnh Belle Epoque như quyển Chéri, đã trở thành một cuốn sách bán chạy bởi vì nó "đưa độc giả ra khỏi mối quan tâm hàng ngày của họ về những thiếu thốn trong thời kỳ chiến tranh và nguy hiểm". Những năm cuối đời, bà phải di chuyển bằng xe lăn, do Goudeket – mà bà gọi là "một vị thánh" – chăm sóc. Năm 1951 bà đã tham dự buổi chiếu ra mắt cuốn phim tài liệu về cuộc sống của mình, và khi chấm dứt cuốn phim, bà đã nói với Goudeket: "Tôi đã có một cuộc sống tươi đẹp biết bao!".
Khi qua đời, Colette đã để lại tổng cộng 50 tiểu thuyết đã xuất bản, trong đó nhiều quyển có những yếu tố tự truyện.
Quyển tiểu thuyết ngắn "Gigi" của bà đã được chuyển thể thành kịch trên sân khấu Broadway và thành phim mang cùng tên Gigi do Hollywood sản xuất với các ngôi sao Leslie Caron, Louis Jourdan và Maurice Chevalier.
Colette được cho là người có công phát hiện ra một Audrey Hepburn trẻ trung, vô danh - người mà bà đã nhắm chọn để đóng vai chính trong vở kịch Gigi ở sân khấu Broadway. Theo chính Hepburn, thì thời điểm đó cô đang cùng đoàn làm phim Monte Carlo Baby (1952) trú tại một khách sạn ở miền Nam nước Pháp để quay một cảnh ngắn tại địa phương, trong một vai nhỏ được phân công theo hợp đồng. Hepburn lúc đó chưa có tiếng tăm gì. Colette đã tình cờ nhìn thấy Hepburn đi bộ qua tiền sảnh của khách sạn, và ngay lập tức nói với bạn đồng hành của mình: "Đây là Gigi của tôi!".
Năm 2009, một kịch bản chuyển thể của Christopher Hampton gồm cả truyện "Chéri" và" La Fin de Chéri" đã được quay thành phim Chéri do các ngôi sao Michelle Pfeiffer, Rupert Friend và Kathy Bates đóng, và do Stephen Frears đạo diễn.
Một vở nhạc kịch tiền-Broadway, mới được Heidi Thomas chuyển thể ("Call the Midwife, Cranford, Upstairs Downstairs") và do Eric D. Schaeffer đạo diễn ("Follies, Million Dollar Quartet") sẽ được trình diễn ở Trung tâm Kennedy vào tháng 1 năm 2015.
Tác phẩm.
Di cảo | 1 | null |
Sự cải đạo của Phaolô (hoặc Phaolô trở lại) là một sự kiện được nhắc đến trong Tân Ước, nói về việc Phaolô chấm dứt đàn áp các Kitô hữu tiên khởi, ông trở thành một sứ đồ của Chúa Giêsu và hoạt động tích cực cho việc loan truyền Kitô giáo. Sự kiện này được các nhà nghiên cứu ước đoán xảy ra vào khoảng năm 33-36 SCN.
Tân Ước.
Sách Công vụ Tông đồ và các thư tín thuộc Tân Ước là nguồn sử liệu nói về cuộc cải đạo của Phaolô. Theo cả hai nguồn này thì Phaolô chưa bao giờ là môn đệ theo Chúa Giêsu, và thậm chí ông cũng không biết Chúa Giêsu trước khi Chúa Giêsu bị đóng đinh. Về sau đó, ông đã gia tăng sự bách hại các Kitô hữu tiên khởi. Cuộc trải nghiệm cải đạo của Phaolô được mô tả là điều kỳ diệu, siêu nhiên.
Sau khi cải đạo, mặc dù Phaolô tự nhận mình là một "tông đồ" của Chúa Giêsu nhưng thực tế thì ông không phải là một trong số các tông đồ thuộc Nhóm Mười Hai.
Cuộc đời trước khi cải đạo.
Trước khi cải đạo, Phaolô (cũng được gọi là Saolô) là một người Pharisêu "nhiệt thành", ông đã thẳng tay đàn áp những người tin theo Chúa Giêsu. Một số học giả cho rằng Phaolô là thành viên của một nhóm chính trị Do Thái mang tên "Nhiệt thành" (Zealotry). Ông đã nói về chính mình trong Thư gửi tín hữu Galát: "Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do Thái: tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do Thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi: hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông.".
Trong Thư gửi tín hữu Philípphê [3:4-6], Phaolô cũng nói về cuộc sống của ông trước khi cải đạo và kể về vụ ném đá Stêphanô có sự tham gia của ông [Công vụ 7:57-08:03].
Cải đạo.
Theo các thư ông viết, mặc dù trước đó ông không hề biết Chúa Giêsu nhưng ông đã mô tả việc được nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh. Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, ông viết:
Và trong Thư gửi tín hữu Galát, ông xem việc cải đạo của mình là một mặc khải:
Tuy nhiên, Sách Công vụ Tông đồ lại viết về việc Phaolô cải đạo khác với trong thư của Phaolô. Nguồn này viết rằng, khi đang trên đường từ Jerusalem đến Damascus (Đamát) để bắt bớ người theo Chúa Giêsu nhằm đem về Jerusalem thẩm vấn, Phaolô nhìn thấy một luồng ánh sáng chói lòa, và có giao tiếp với giọng nói của Thiên Chúa: | 1 | null |
Badab-e Surt (Persian: باداب سورت) là một bậc thang tự nhiên nằm ở tỉnh Mazandaran, miền bắc Iran. Nó nằm cách thành phố Sari khoảng 95 km (59 dặm) về phía nam. Với cấu tạo đá vôi, các bậc thang tự nhiên Badab-e Surt khiến du khách choáng váng vì vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Thắng cảnh này được hình thành bởi hai con suối nước khoáng chảy từ trên núi xuống. Qua hàng ngàn năm, nơi này trông như một bậc thang khổng lồ với các hồ nước màu cam, đỏ vàng.
Hai con suối nằm ở độ cao 1.840 m so với mực nước biển và có những đặc tính tự nhiên khác biệt. Nước của con suối đầu tiên chứa nhiều muối, được cho là chữa được chứng thấp khớp và các bệnh ngoài da. Con suối thứ hai có vị chua và chủ yếu có màu cam do ảnh hưởng của oxide sắt có trong nước. | 1 | null |
Côn trùng đốt, chích và cắn (hay còn gọi là châm chích) là việc côn trùng tấn công hoặc phản ứng lên con người xảy ra khi một con côn trùng bị kích động và tìm cách tự bảo vệ mình thông qua cơ chế phòng vệ tự nhiên của nó, hoặc khi côn trùng tìm cách tấn công ký sinh, hút máu con người.
Tổng quan.
Một số côn trùng tiêm axit fomic, có thể gây ra một phản ứng ngay lập tức ở da thường dẫn đến tấy đỏ và sưng ở vùng bị thương. Những cú chích, đốt từ kiến lửa, ong, ong bắp cày thường đau đớn, và có thể kích thích một phản ứng theo kiểu dị ứng nguy hiểm được gọi là sốc phản vệ cho bệnh nhân có nguy cơ cao, một số loài ong bắp cày cũng có thể có một vết cắn mạnh mẽ gây đau đớn. Vết cắn của muỗi và bọ chét, chấy, rận có nhiều khả năng gây ngứa hơn đau. Dị ứng da côn trùng cắn và đốt thường kéo dài đến vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phản ứng địa phương có thể kéo dài đến năm. Những vết cắn đôi khi bị chẩn đoán nhầm như các loại tổn thương lành tính hoặc ung thư.
Nhiều loài côn trùng được coi là loài gây hại của con người. Côn trùng được coi là loài gây hại bao gồm những loài ký sinh (muỗi, chí, rệp, rận mu gây bệnh rận mu), truyền bệnh (muỗi, ruồi). Hậu quả do côn trùng đốt và cắn rất đa dạng, từ việc gây khó chịu, ngứa ngáy, mất một ít máu cho đến những dị ứng và dị ứng trúng độc gây tử vong và đặc biệt hơn là một số loại côn trùng chính là tác nhân truyền các căn bệnh truyền nhiễm làm chết, nhiễm bệnh cho hàng triệu người như các loài muỗi, ruồi, bọ... Côn trùng, những sinh vật nhỏ bé nhưng đông đảo chính là tác nhân gây chết người một cách gián tiếp hay trực tiếp nhiều hơn bất kể loài động vật nào.
Một số loài.
Muỗi.
Muỗi là các loài đặc biệt nguy hiểm cho con người, bên cạnh việc chích và hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu thì các loài muỗi còn là trung gian truyền những căn bệnh làm chết người hàng loạt như muỗi Anopheles là lây lan bệnh sốt rét, đặc biệt là muỗi Anopheles cái. WHO ước tính có 219 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét hàng năm và 660.000 trường hợp tử vong. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân gây ra bệnh mang virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và sốt vàng da cũng như một số bệnh khác như Viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, sốt thung lũng Rift.
Ruồi.
Ruồi, nhặng, lằng là những tác nhân truyền những vi khẩu bẩn làm mất vệ sinh gây ngộ độc thực phẩm cho con người thông qua việc bâu bám vào thức ăn không được bảo quản sạch sẽ. Bên cạnh đó loài ruồi xê xê lây truyền cho con người và động vật căn bệnh ngủ hay còn gọi là bệnh ngủ châu Phi (gây ra bởi ký sinh trùng mũi khoan Trypanosoma có trên loại ruồi này). Theo ước tính của WHO thì có khoảng 20 nghìn người chết vì căn bệnh này tính từ năm 1996. Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm còn bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn, bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia, bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).
Kiến.
Kiến là loài vật đông đảo, chúng có thể cắn người do phản ứng phòng vệ, kiến đốt rất đau và ngứa lâu dài, vết cắn thường sưng tấy nhất là trúng chỗ mềm thì càng gây hậu quả kiêm trọng. Một số loài như kiến ba khoang (tùy theo từng địa phương mà có các tên như: kiến kim, kiến lác, kiến cong đít, kiến nhốt, kiến cằm cặp...) khi cắn viêm da, thối thịt giống như bị tạt axít. Ngoài ra, kiến lửa là nguyên nhân gây ra khoảng 80 cái chết trên toàn nước Mỹ và làm tiêu tốn khoảng 5 tỷ đô la mỗi năm để chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế, phục hồi hư hỏng, cũng như kiểm soát sức tàn phá của loài kiến này.
Loài kiến khủng khiếp khác được biết đến là Kiến quân đội châu Phi hay kiến lính châu Phi. Kiến quân đội càn quét khắp châu Phi với những đội quân hùng hậu, nuốt trọn bất kỳ sinh vật sống nào trên đường đi của chúng. Chúng sử dụng nọc độc để biến thịt, cơ bắp, gân thành chất lỏng. Thông thường, chúng không có hại đối với con người nếu chúng ta tránh xa con đường di chuyển của chúng. Còn bằng không thì quân đoàn tí hon nhưng hết sức nguy hiểm này có thể lấy đi sinh mạng.
Ong.
Những loài ong được biết đến với những cú chích rất đau và độc từ nọc ong có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Ong sát thủ châu Phi có thể gây ra cái chết cho khoảng 40 người mỗi năm bằng những cuộc đột kích, ong châu Phi đã gây ra khoảng 11 cái chết trên toàn nước Mỹ từ năm 1990. Các loài ong thuộc giống ong bắp cày có thể chích mạnh hơn cả. Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản, có kích thước bằng ngón tay cái của người trưởng thành. Loại ong này đưa chất độc vào cơ thể người qua một kim châm dài khoảng 0.25 inch (6.35 mm). Nó gây ra cái chết của khoảng 40 người mỗi năm.
Đây là loài ong hung dữ và hay tấn công người, mùa giao phối và di trú của ong bắp cày diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10, đây cũng là thời điểm mà chúng hung hãn nhất. Năm 2013, ghi nhận Một loạt các vụ tấn công bất thường của ong bắp cày tại miền trung Trung Quốc đã khiến 41 người tử vong, các vụ tấn công của ong bắp cày xuất hiện ở thị trấn An Khang, khiến 19 người chết và xảy ra ở hai thành phố lân cận, làm 22 người khác thiệt mạng. Theo thống kê, loài ong hung hãn này còn khiến 1.600 người bị thương, khoảng 206 người đang được chữa trị tại bệnh viện và 37 người trong số này hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Bọ xít.
Trong số các loài bọ xít hút máu có nhiều loài trong chi Tritoma là các loài bọ xít hút máu người, trong đó có những loài nguy hiểm là tác nhân truyền bệnh bệnh buồn ngủ (Chagas) như loài Triatoma dimidiate phổ biến ở Trung Mỹ và loài Triatoma infestans phổ biến ở Nam Mỹ. Ngoài ra, loài bọ xít Triatoma rubrofassiata ở Việt Nam còn được gọi là bọ xít hút máu, là loài bọ xít to lớn, lanh lợi đã tấn công người trên diện rộng, gây hoang mang dư luận trong cộng đồng tuy chúng không thực sự truyền những bệnh nguy hiểm như những họ hàng của chúng ở Nam Mỹ.
Có khoảng 8 triệu người bị nhiễm căn bệnh Chagas gây ra bởi một loại côn trùng được gọi là bọ xít hút máu hay bọ ám sát, nó còn có tên tiếng Anh là kissing bug, với chữ "kiss" có nghĩa là "hút máu". Sau khi con bọ hút máu của một đối tượng, thì nó cũng sẽ thải bỏ chất thải trong cơ thể nó vào chỗ gần vết cắn. Khi chất thải này vô tình được chà xát lên vết thương thì một loại ký sinh trùng có trong đó sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì vào năm 2008, có khoảng 11 nghìn người tử vong vì căn bệnh này.
Bọ chét.
Bọ chét lây truyền bệnh dịch hạch là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng triệu người thời Trung Cổ. Vết cắn của bọ chét và chuột là nguyên nhân chủ yếu gây ra đại dịch bệnh vào thời Trung cổ. Bọ chét đóng vai trò truyền mầm bệnh trong cộng đồng chuột cũng như trong cộng đồng con người. Người bị bọ chét cắn sẽ nhiễm bệnh, sau đó bộc phát các triệu chứng dịch hạch và có xu hướng phát triển thành dạng dịch hạch thể phổi nếu như vi khuẩn xâm nhập được vào phổi. | 1 | null |
Muỗi a-nô-phen (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "anophèle" /anɔfɛl/), còn gọi là muỗi sốt rét, muỗi đòn xóc, là một chi muỗi gồm hơn 460 loài trong đó có nhiều loài là tác nhân gây bệnh sốt rét ở người. Có khoảng 60 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét. Một số loài Anopheles khác là trung gian truyền bệnh giun chỉ (Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofti) và các bệnh virus.
Đặc điểm.
Chiều dài của muỗi bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng, muỗi đậu chếch một góc 45o so với giá thể, bụng ngửa lên trên . Anopheles culicifacies một loài truyền bệnh ở Nam Á là một ngoại lệ, khi muỗi đậu thân gần như song song với giá thể. Trứng Anopheles được đẻ từng chiếc, trứng có hai phao ở hai bên, nổi trên mặt nước cho tới khi nở.
Trứng nở sau 2-3 ngày. Ở vùng nhiệt đới, thời gian từ khi trứng nở tới khi muỗi trưởng thành khoảng 11-13 ngày. Bọ gậy Anopheles không có ống xiphông, nằm ngang trên mặt nước. Nơi cư trú của bọ gậy thay đổi theo từng loài, nhưng đa số chúng thích nơi có ánh sáng mặt trời, nước đọng hay chảy chậm, hai bên bờ có cây cỏ, rong rêu.
Đốt người.
Muỗi ưa thích vật chủ, nơi đốt máu, thời gian đốt máu và tập tính trú đậu, tiêu máu khác biệt với các loài muỗi khác. Loài Anopheles dirus sinh sống ở trong rừng chủ yếu đốt máu các loài linh trưởng như khỉ, vượn... Khi có người đi vào rừng và hiện diện tại đây, muỗi Anopheles dirus chuyển sang đốt máu người. Chúng có khả năng đốt máu người cả ở trong nhà và ngoài nhà.
Tại Việt Nam, hoạt động đốt máu người của muỗi Anopheles dirus phổ biến từ khoảng 20 giờ đến 24 giờ. Vùng sốt rét lưu hành nặng ở rừng núi thường có sự hiện diện của Anopheles dirus, tại nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán ngủ màn còn hạn chế. Anopheles dirus thường trú đậu, tiêu máu ở ngoài nhà sau khi đốt máu người. | 1 | null |
Léa Wolman (Léa Inge Dora Wolman, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1951) là vợ của cố Alexandre của Bỉ.
Thiếu thời.
Công nương Léa sinh ngày 2 tháng 12 năm 1951 tại tỉnh Etterbeek thuộc thủ đô Bruxelles của Vương quốc Bỉ. Bà là con gái của Sigismund Wolman và Lisa Bornstein.
Hôn nhân.
Năm 1975, bà kết hôn với Serge Victorovich Spetschinsky nhưng đến năm 1980 thì ly hôn. Năm 1982, bà kết hôn lần thứ hai với Robert Bichara.
Sau khi ly hôn với Robert, bà gặp gỡ Alexandre của Bỉ theo lời giới thiệu của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bỉ "Léon Mundeleer". Hoàng tử Alexandre đã ngỏ lời mời bà cùng đi xem phim. Lúc đầu hơi do dự nhưng rồi, bà cũng chấp nhận lời đề nghị và sau đó cùng nhau ăn tối. Theo lời bà thì Hoàng tử là một người khá sành ăn. Sau đó ít lâu, bà chấp nhận lời cầu hôn của Hoàng tử và lễ cưới của họ được diễn ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1991 tại Debenham thuộc hạt Suffolk của Anh.
Lễ cưới của họ được giữ kín đến tận năm 1998 vì Hoàng tử Alexandre lo sợ mẹ của ông là Lilian, Hoàng phi xứ Réthy sẽ không đồng ý. Cuộc hôn nhân của họ đã vi phạm "điều 85" của "Hiến pháp Bỉ", theo đó, Hoàng tử sẽ bị tước quyền kế vị ngai vàng do kết hôn mà không có sự chấp thuận của Quốc vương.
Năm 2008, bà xuất bản cuốn sách "Le Prince Alexandre de Belgique", bao gồm những bức ảnh của Hoàng tử Alexandre và gia đình để thần dân Bỉ hiểu thêm về Hoàng tử của họ.
Ngày 29 tháng 11 năm 2009, bà trở thành góa phụ sau khi Hoàng tử Alexandre qua đời vì bị thuyên tắc phổi.
Con cái.
Bà và Hoàng tử Alexandre kết hôn nhưng không có con nối dõi.
Tước hiệu.
Theo truyền thống, vì là vợ của Hoàng tử Bỉ, bà sẽ được mang tước hiệu "Léa Wolman". Tuy nhiên, tước hiệu này lại không được Hoàng gia và chính phủ Bỉ sử dụng, thay vào đó là tước hiệu "Công nương Alexandre của Bỉ". Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2008, bà giải thích với tờ "Point de Vue" của Bỉ rằng, "theo Sắc lệnh của Hoàng gia Bỉ ban hành vào ngày 2 tháng 12 năm 1991, các tước hiệu "Hoàng thân" hay "Công nương Bỉ" sẽ không còn được tự do sử dụng nữa mà phải được sự thông qua của Quốc vương. Tuy vậy, chúng tôi sẽ không hối hận, cũng sẽ không căm ghét". | 1 | null |
Thẻ bài quân nhân là tên chính thức cho các thẻ định danh mà được đeo bởi nhân viên quân sự hoặc binh lính. Dạng thẻ này được sử dụng chủ yếu cho việc xác định thông tin về số thương vong và y tế cơ bản cần thiết, ví dụ như nhóm máu và lịch sử tiêm chủng, cùng với việc cung cấp sở thích tôn giáo. Dog tag thường được chế tạo từ kim loại chống ăn mòn dù được làm từ bất cứ thứ gì sẵn có.
Nó có thể chứa hai bản sao của thông tin và được thiết kế để dễ dàng bẻ thành hai mảnh. Một số quốc gia sử dụng hai thẻ giống hệt nhau. Nhờ vậy mà một mảnh có thể được lấy đi từ xác của một chiến binh để thông báo trong khi mảnh còn lại thì ở lại với cái xác khi điều kiện trận chiến không cho phép cái xác được lấy đi hoàn toàn.
Lịch sử.
Thẻ bài quân nhân đã được cung cấp cho những người lính Trung Quốc sớm nhất là vào giữa thế kỷ 19. Trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851–66), cả hai đế quốc (tức các quân nhân thường của Lục quân Đế quốc Trung Quốc) và những phiến quân Thái Bình mặc một bộ đồng phục với một chiếc dog tag bằng gỗ ở thắt lưng, mang tên của người lính, tuổi, nơi sinh, đơn vị, và ngày nhập ngũ.
Trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ vào năm 1861–1865, một số binh sĩ đã gắn một mảnh giấy ghi chú vào đằng sau áo của họ có ghi tên và địa chỉ nhà. Một vài binh sĩ khác đã in thông tin định danh lên ba lô của họ hoặc cào nó đằng sau phần chì mềm của thắt lưng khâu quân đội.
Thế chiến thứ nhất.
Quân đội Anh và quân đội đế quốc của họ ở Canada, Australia và New Zealand được phát những thẻ có ghi thông tin định danh vào thời kì đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất. Những thẻ này được làm từ sợi, một màu đỏ và một màu xanh lá cây, và được treo quanh cổ bằng đoạn dây len. Kiểu mẫu tương tự cũng được mang vào chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Triều Tiên.
Sử dụng theo cách phi quân sự.
Xác định tình trạng sức khỏe.
Một số loại thẻ bài được sử dụng cho người dân để nhận dạng người đeo và xác định tình trạng sức khỏe.
Thời trang.
Thẻ bài quân nhân gần đây đã trở thành một loại hình thời trang của giới trẻ và thường được in lên thông tin của người đeo nó, nickname, câu nói yêu thích, nhóm máu...
Có rất nhiều cách để khắc thẻ hiện nay: | 1 | null |
Danh sách vua Akkad còn gọi là Agade. Akkad là một đế quốc lớn ở vùng Lưỡng Hà cổ đại vào thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Lãnh thổ của vương quốc này nằm trong khu vực mà ngày nay là Iraq, phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Syria. | 1 | null |
Chữ Pallava là một loại chữ viết được phát triển bởi triều đại cùng tên ở miền Trung và Nam Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6.
Chữ Pallava là nguồn gốc của nhiều hệ thống chữ viết ở Đông Nam Á ví dụ như chữ Java, chữ Kawi, Baybayin, chữ Môn, chữ Miến, chữ Khmer, chữ Lanna, chữ Thái chữ Lào, chữ Thái Đen và chữ Tày Lự giản thể.
Bảng chữ cái.
Bảng chữ cái Pallava thế kỷ thứ 7. Những âm đánh dấu hoa thị (*) có độ xác thực không chắc chắn và ít xuất hiện ở Đông Nam Á.
Nguồn: SkyKnowledge.com
Phụ âm.
Mỗi ký tự phụ âm nếu đứng độc lập một mình, không có ký tự nguyên âm kèm theo, thì người ta sẽ đọc nó kèm với nguyên âm /a/. Nếu hai phụ âm đứng kèm nhau và không có nguyên âm nằm giữa chúng, phụ âm đứng sau sẽ viết nhỏ và dưới phụ âm đứng trước. | 1 | null |
Yamada Ryosuke (山田 涼介, やまだ りょうすけ "Sơn Điền Lương Giới") (sinh ngày 9 tháng 5 năm 1993) là một diễn viên, ca sĩ Nhật Bản, thành viên nhóm nhạc Hey! Say! JUMP. Yamada thuộc quản lý của công ty Johnny & Associates.
Sau vai diễn thành công trong bộ phim Tantei Gakuen Q, Yamada thu hút được sự chú ý lớn và bắt đầu trở thành thần tượng tuổi trẻ vào năm 2007. Cùng năm đó, Yamada tham gia vào nhóm nhạc Hey! Say! JUMP và tung ra đĩa nhạc solo đầu tiên của mình năm 2013 - với doanh thu đạt mức kỉ lục, trở thành nghệ sĩ tuổi teen đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ có đĩa đơn ra mắt đứng hạng nhất trong bảng xếp hạng của Oricon cũng như trở thành một trong 2 người duy nhất trong lịch sử ngành giải trí Nhật Bản đạt được doanh số kỉ lục này trong tuần đầu tiên phát hành đĩa.
Tiểu sử.
Yamada Ryosuke sinh ngày 9 tháng 5 năm 1993 tại Kiryu và lớn lên tại Tokyo, Nhật Bản.
Sự nghiệp.
2004-2005: Bắt đầu sự nghiệp.
Yamada tham gia vào công ty Johnny and Associates năm 10 tuổi. Mẹ Yamada là người hâm mộ nhóm KinKi Kids (Johnny & Associates), bà đã gửi đơn đăng ký tham gia cuộc thi tuyển thành viên thay cho Yamada. Cuộc thi được tổ chức trong suốt mùa hè năm 2004 và được chiếu trên chương trình Ya-Ya-yah.
Yamada xuất hiện lần đầu tiên trên TV vào tháng 8 năm này.
Anh bắt đầu sự nghiệp làm vũ công dự bị cho , NEWS (JE), và xuất hiện thường xuyên trên The Shounen Club từ mùa thu năm 2004.
Trong 2 năm đầu, Yamada phải chiến đấu để giành được chỗ đứng giữa rất nhiều những ứng viên khác. Anh thường bị xếp đứng ở hàng sau, với hơn 50 người đằng trước. Năm 2005, những ứng viên cùng tham gia cuộc thi thử giọng với anh đã có được những thành công của riêng mình, đứng ở hàng trước và được chọn làm thành viên nhóm J.J.Express (một nhóm nhạc gồm 9 người). Yamada tâm sự rằng anh đã sụp đổ khi biết rằng mình không được chọn và đã nghĩ đến việc rời khỏi công ty. Với sự động viên của mẹ và những ứng viên khác, anh quyết định ở lại.
Mùa thu năm 2005, Yamada được chọn làm một trong số những vũ công dự bị chính cho một nhóm nhạc tạm thời gồm 2 thành viên Shuji và Akira. Đây là lần đầu tiên anh nhảy ở trên hàng trước, một bước ngoặt trong sự nghiệp của anh. Anh tiếp tục làm vũ công chính trong 2 năm tiếp theo, cho đến khi debut vào năm 2007.
2006-2007: Tantei Gakuen Q và Hey! Say! JUMP.
Tiếp nối thành công trong lĩnh vực nhảy, Yamada bắt đầu sự nghiệp diễn xuất. Năm 2006, anh ra mắt lần đầu tiên trong tập phim Tantei Gakuen Q SP với vai Ryuu Amakusa.
Tháng 4 năm 2007, anh được chọn làm thành viên của nhóm nhạc tạm thời Hey! Say! 7 cùng với Arioka Daiki, Takaki Yuya, Nakajima Yuto and Chinen Yuuri. Nhóm phát hành CD đầu tay ngày 1 tháng 8 cùng năm mang tên "Hey! Say!". Nhóm nhạc này hoạt động trong 6 tháng, đến tháng 9 năm 2007.
Từ tháng 7 năm 2007, loạt phim Tantei Gakuen Q được công chiếu và thành công lớn, thu hút được sự chú ý của những cô gái, khiến cho Yamada nhanh chóng trở thành một thần tượng tuổi trẻ sau đó.
Tháng 9 năm 2007, Hey! Say! 7 tan rã. Johnny and Associates thông báo về nhóm nhạc mới của họ, Hey! Say! JUMP (Johnny's Ultra Music Power) với 10 thành viên, chia làm 2 nhóm nhỏ: Hey! Say! BEST (Boys Excellent Select Team) 5 thành viên và Hey! Say! 7 5 thành viên do Yamada làm trưởng nhóm.
Hey! Say! JUMP debut vào 14 tháng 11 năm 2007 với single "Ultra Music Pơwer", bài hát được sử dụng làm nhạc nền cho Thế vận hội Bóng chuyền năm 2007 ở Nhật Bản.
2008-2009: Đóng phim và nhóm nhạc NYC boys.
Năm 2008, Yamada đã tiến xa trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Từ tháng 1 đến tháng 3, anh tham gia bộ phim One-Pound Gospel cùng với đàn anh Kazuya Kamenashi (trưởng nhóm KAT-TUN).
Ngày 12 tháng 4, anh thủ vai chính trong drama Sensei wa Erai. Ngày 14 tháng 6, anh đóng vai chính trong "Furuhata Chuugakusei," phần tiếp theo của "Furuhata Ninzaburo", một series phim Nhật rất nổi tiếng quay năm 1994. Tác giả Koki Mitani đã lên kế hoạch cho phần tiếp theo này trong gần 10 năm nhưng không thể tìm được một diễn viên trẻ nào có thể diễn vai Ninzaburo Furuhata. Mitani đã nhắm Yamada trong One-Pound Gospel và liên lạc với Johnny để đề nghị Yamada diễn vai này.
Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2008, Yamada quay bộ phim Scrap Teacher: Kyoushi Saitei, thủ vai chính Koichi Takasugi cùng với 3 thành viên Hey! Say! JUMP: Chinen Yuuri, Nakajima Yuto và Arioka Daiki.
Tháng 6 năm 2009, Yamada trở thành trưởng nhóm nhạc NYC boys, Ngày 31 tháng 12 năm 2009, nhóm nhạc xuất hiện trên Kohaku Uta Gassen. Mùa hè năm 2009, Yamada tiếp tục sự nghiệp diễn xuất trong phim Niini no koto wo Wasurenaide.
2010-2012: NYC, The Smurfs, Risou no Musuko (Perfect son) và Johnnys' World.
Ngày 3 tháng 10, Yamada nhận vai chính trong series phim Hidarime Tantei Eye. Single thứ năm của Hey! Say! JUMP, "Hitomi no Screen" được dùng làm nhạc chủ đề cho bộ phim này.
Tháng 3 năm 2010, ba thành viên chủ chốt của NYC Boys là Nakayama Yuma, Yamada Ryosuke và Chinen Yuri được tách riêng thành NYC. NYC ra single "Yuuki 100%" vào ngày 7 tháng 4 năm 2010.
Tháng 9 năm 2011, anh lồng tiếng cho Clumsy trong phim The Smurfs phiên bản Nhật. Đĩa đơn thứ 8 của Hey! Say! JUMP được dùng làm nhạc nền của bộ phim.
Năm 2012, sau 2 năm tạm ngừng việc đóng phim, Yamada nhận vai chính trong phim Yamada Akiyoshi Mônogatari.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012, anh đóng vai chính trong series phim Perfect son - Risou no Musuko. Ca khúc chủ đề của phim là "SUPER DELICATE" - single thứ 9 của Hey! Say! JUMP.
Từ tháng 11/2012 đến 1/2013, Yamada giữ vai trò chỉ đạo trong show âm nhạc Johnnys' World. Trong suốt 3 tháng, tổng cộng 103 show đã được biểu diễn tại nhà hát Imperial Garden. CD solo đầu tiên của Yamada được thông báo vào tuần đầu của show này, Thông tin này đã khiến cho rất nhiều fan shock và lo lắng về việc Yamada sẽ rời khỏi Hey! Say! JUMP và NYC. Anh đã bác bỏ tin đồn này và tuyên bố sẽ vẫn là thành viên của cả hai nhóm nhạc, đồng thời cố gắng trong sự nghiệp solo của mình.
2013-nay: Mystery Virgin và Kindaichi Case Files.
Ngày 9-1-2013, Yamada tung ra CD solo đầu tiên của mình, "Mystery Virgin". Khi đó anh mới gần 20 tuổi, còn rất trẻ, nhưng single này đã đạt được vị trí đứng đầu trong tuần đầu tiên phát hành theo bảng xếp hạng của Oricon, khiến Yamada trở thành nghệ sĩ trẻ (chưa đến 20 tuổi) đầu tiên trong vòng 32 năm 1 tháng có được single ra mắt xếp hạng nhất cũng như một trong 2 ca sĩ duy nhất trong lịch sử có doanh số single ra mắt cao kỉ lục như vậy (87 555 đĩa trong ngày đầu và 189 000 đĩa trong tuần đầu). Anh cũng là nghệ sĩ nam duy nhất sinh thời Heisei có single xếp hạng nhất. Ở Nhật Bản, mặc dù có rất nhiều bạn nhạc trẻ thường đứng hạng nhất nhưng lại luôn thiếu nhưng nam ca sĩ trẻ solo trong vòng hơn 2 thập kỉ qua. Điều này càng khiến cho thành công của Yamada trở nên ấn tượng.
Ngày 12/1/2013, Yamada quay phim đặc biệt cho bộ truyện nổi tiếng Thám tử Kindaichi, "Kinda'ichi Shōnen no Jikenbo, "vụ án "Kindaichi Shonen no Jikenbo Hong Kong Kowloon Zaihou Satsujin Jiken ("Án mạng Kho báu Cửu Long). Anh thủ vai nhân vật chính - thám tử học sinh Hajime Kindaichi. Bộ phim được quay nhân dịp kỉ niệm 60 năm Công ty Truyền thông Nhật Bản NTV. Bài hát solo của Yamada - Mystery Virgin là ca khúc chủ đề của bộ phim.
Tác giả của series Kindaichi và Tantei Gakuen Q - Shin Kibayashi sau ấy đã khiến tất cả mọi người vô cùng ngạc nhiên khi tiết lộ rằng ông đã có dự định xây dựng series Kindaichi mới do Yamada Ryosuke thủ vai Hajime Kindaichi từ 5 năm nay, sau khi ông gặp Yamada trong khi quay Tantei Gakuen Q vào năm 2006-2007. Kibayashi khi ấy đã hỏi Yamada liệu có thể diễn vai Kindaichi trong tương lai được không vì lúc đó Yamada mới chỉ 14 tuổi, quá nhỏ để có thể diễn vai một học sinh trung học.
Đầu năm 2014, Yamada bắt tay vào quay phim mới trong series Kindaichi - "Kindaichi Shonen no Jiken bo Gokumonjuku Satsujin Jiken (The Prison School Murder Case)"
Tiếp sau 2 phim này, Yamada lại một lần nữa vào vai cậu thám tử trung học Kindaichi trong series mới "Kindaichi Shonen no Jikenbo N (neo) kh"ởi chiếu trên NTV vào 19-7-2014. Ca khúc chủ đề của phim là single mới của Hey! Say! JUMP - "Weekender".
Sản phẩm phát hành.
Album & Single.
Với những bài hát cùng với nhóm, xin vào NYC, Hey! Say! JUMP để biết rõ hơn.
Solo.
CD Mystery Virgin (ミステリーヴァージン) [9/1/2013] | 1 | null |
Chu Thục Chân (chữ Hán: 朱淑真, 1135 - 1180), hiệu là U Thê cư sĩ (幽栖居士), là một nữ tác gia nổi tiếng thời nhà Tống, giai đoạn Tống Cao Tông, Tống Hiếu Tông.
Bà được đánh giá ngang hàng với Lý Thanh Chiếu, người được xem là "Đệ nhất nữ thi nhân" trong lịch sử Trung Quốc.
Cuộc đời.
Chu Thục Chân người Hấp Châu (nay là huyện Hấp, tỉnh An Huy); lại có thuyết nói bà là người Tiền Đường, hoặc là người thôn Đào, Hải Ninh, thuộc Chiết Giang, Hàng Châu. Truyền kì lưu lại Chu Thục Chân xuất thân con nhà quan, gia cảnh hết sức giàu có. Từ nhỏ Thục Chân đã thông thạo thơ, từ, phú, có biệt danh "Tài nữ" (才女).
Đến tuổi cập kê, bà được gả cho một thương nhân, tuy nhiên về sau lại có kiểm khảo cho rằng đó là một quan chức hạng nhỏ trong vùng. Người chồng này không biết tiếp thu thi thơ, tranh vẽ của bà, vợ chồng bất hòa hợp, cuộc sống của bà trở nên u sầu, tẻ nhạt. Hôn nhân không lâu sau, Chu Thục Chân từng ca thán:"Âu lộ uyên ương tác nhất trì, tu tri vũ dực bất tương y. Đông quân bất dữ hoa vi chủ, hà dĩ hưu sinh liên lý chi?"
Bà vì thế ưu sầu dần mà mất, mộ phần tại Hàng Châu.
Tác phẩm.
Sau khi bà qua đời, tương truyền những tác phẩm của Chu Thục Chân đã bị cha mẹ bà đem đi đốt hết.
Khoảng năm Thuần Hi (1182), Nguỵ Thuỵ Lễ ở Uyển Lăng tập hợp các tác phẩm thi từ biên thành "Đoạn trường tập" (斷腸集) và "Đoạn trường từ" (斷腸詞), thanh danh được đánh giá không thua kém Lý Thanh Chiếu. Tác phẩm nổi tiếng nhất là "Điệp luyến hoa" (蝶戀花) và "Cung sầu" (供愁). | 1 | null |
Vương quốc Pháp (tiếng Pháp: "Royaume de France", tiếng Latin: "Regnum Francia", Hán-Việt: 法蘭西王國 / Pháp-lan-tây Vương-quốc), hoặc Quân chủ lập hiến Pháp (tiếng Pháp: "Monarchie constitutionnelle française", tiếng Latin: "Monarchia constitutionalis francica", Hán-Việt: 法蘭西君主立宪國 / Pháp-lan-tây Quân-chủ Lập-hiến Quốc) là một giai đoạn quân chủ lập hiến ngắn ngủi từ 1791 đến 1792 tại Pháp. | 1 | null |
Monte Albán là một địa điểm khảo cổ lớn thời tiền Columbo trong khu tự quản Santa Cruz Xoxocotlan ở bang phía nam của Mexico Oaxaca (tọa độ 17,043 ° Bắc, 96,767 ° Tây). Địa điểm mày nằm trên một dãy núi thấp vươn lên giữa đồng bằng trong phần trung tâm của thung lũng Oaxaca, các nhánh Bắc sau Etla, Đông Tlacolula, và Nam Zimatlán & Ocotlán (hoặc Valle Grande) gặp nhau. Địa điểm khảo cổ này cách thủ phủ bang Oaxaca 9 km về phía đông.
Khu vực trung tâm Monte Albán hành chính nghi lễ đã được khai quật một phần nằm trên một sườn núi được san phẳng nhân tạo, với độ cao khoảng 1.940 m (6.400 ft) trên mực nước biển và cao 400 m so với lòng thung lũng, là một địa điểm phòng thủ tốt.
Khu vực này đã từng là trung tâm của văn minh Zapotec. Địa điểm này được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1987. | 1 | null |
Far Cry 3 là trò chơi điện tử phiêu lưu hành động và bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển chủ yếu bởi Ubisoft Montreal kết hợp với Ubisoft Massive, Ubisoft Red Storm, Ubisoft Thượng Hải, và Ubisoft Reflections. Trò chơi được xuất bản cho các nền tảng Microsoft Windows, Xbox 360 và PlayStation 3. Far Cry 3 được phát hành vào ngày 29 tháng 11 năm 2012 tại Úc, 30 tháng 11 ở châu Âu, và 4 tháng 12 tại Bắc Mỹ. Một phiên bản mở rộng độc lập mang tên Far Cry 3: Blood Dragon được phát hành vào ngày 30 tháng 4 năm 2013.
Bối cảnh của trò chơi diễn ra trên một hòn đảo nhiệt đới giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhân vật chính Jason Brody phải chiến đấu để bảo vệ bạn bè của mình, chống lại quân cướp biển và thoát khỏi hòn đảo chết chóc.
Far Cry 3 nhận được nhiều khen ngợi từ giới phê bình, với những nhận xét tích cực về thiết kế bối cảnh, cách chơi mở và cốt truyện hấp dẫn; trong khi chế độ chơi mạng lại bị chê bai. Sau sự thành công của trò chơi, Ubisoft đã công bố phần tiếp theo, Far Cry 4, sẽ không khiến người hâm mộ chờ đợi lâu.
Cách chơi.
Là một trò chơi hành động góc nhìn thứ nhất, Far Cry 3 còn có những đặc điểm của thể loại trò chơi nhập vai, với hệ thống điểm kinh nghiệm, các kĩ năng và khả năng tự tạo vật phẩm trang bị. Người chơi có thể tận dụng môi trường tự nhiên để lẩn trốn kẻ địch. Jason cũng có khả năng tung ra những đòn cận chiến hạ gục đối phương một cách âm thầm từ phía trên, dưới hoặc phía sau. Không gian trong trò chơi rất rộng lớn, người chơi có thể khảo sát rồi đưa ra những phương án chiến đấu đa dạng, bao gồm đánh dấu kẻ địch qua máy ảnh, kết hợp những đòn đánh âm thầm với nhiều loại vũ khí đa dạng.
Một điểm thú vị của Far Cry 3 là Jason có thể săn bắn nhiều loại thú rừng, lột da chúng để tự tạo những trang thiết bị tăng cường khả năng chiến đấu. Anh còn hái được nhiều loại thực vật để bào chế thành các loại thuốc đem lại những khả năng đặc biệt khác nhau.
Các kĩ năng được mở sau mỗi nhiệm vụ chính hoặc phụ hoàn thành. Chúng được chia thành ba nhánh, mang tên Cá mập, Diệc và Nhện. Mỗi nhánh kĩ năng có một đặc điểm riêng để người chơi tùy chọn cách chơi ưa thích của mình.
Nội dung.
Trò chơi bắt đầu khi người chơi vào vai Jason Brody, người đang tham gia kỳ nghỉ với một nhóm bạn ở Bangkok mừng em trai Riley vừa lấy bằng lái máy bay. Họ chơi dù lượn và đáp xuống đảo Rook, một hòn đảo giả tưởng nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Không may họ bị lực lượng cướp biển trên đảo bắt làm con tin. Vaas Montenegro, tên trùm nhóm cướp biển, lên kế hoạch để đòi tiền chuộc từ gia đình họ, sau đó sẽ bán họ đi làm nô lệ.
Với sự giúp đỡ của anh trai mình là Grant Brody, hai anh em Jason thoát được khỏi lồng giam, tuy nhiên Grant bị Vaas bắn hạ trên đường chạy trốn. Jason chạy thoát, rơi xuống sông và được cứu bởi Dennis Rogers, người thuộc bộ tộc Rakyat bản xứ, cũng đang chiến đấu chống lại bọn cướp biển. Nhìn thấy tiềm năng đặc biệt ở Jason, Dennis thuyết phục anh rằng cách duy nhất để cứu bạn bè của mình là trở thành một chiến binh Rakyat và cùng họ chống lại bọn cướp biển. Jason đồng ý và được Dennis dạy cho một số kỹ năng sinh tồn và chiến đấu với tự nhiên (bao gồm kĩ năng chống lại thú dữ cũng như sử dụng các cây cỏ có ích). Sau đó Jason tìm thấy người bạn đầu tiên trong nhóm, Daisy Lee, người trốn thoát thành công và được cứu bởi bác sĩ Alec Earnhardt, nhà khoa học lập dị nghiên cứu nấm rừng.
Ấn tượng với năng lực và sự dũng cảm của Jason trong những trận chiến với quân cướp biển, người Rakyat cho phép anh vào ngôi đền thiêng của họ. Tại đây Jason được gặp thủ lĩnh Citra Talugmai Montenegro và được kếp nạp vào bộ lạc. Citra cũng yêu cầu Jason đi tìm cho cô con dao găm khắc hình rồng có nguồn gốc Trung Quốc, vật quý của người Rakyat. Dennis giao cho Jason một số nhiệm vụ giúp người Rakyat chống lại cướp biển. Trong chuỗi nhiệm vụ thứ hai này, Jason được bác sĩ Earnhardt và điệp viên CIA Willis Huntley nhiều lần giúp đỡ trong việc giải cứu được những người còn lại.
Đầu tiên Jason cứu thoát bạn gái Liza Snow ngay trước khi Vaas định thiêu sống cô. Sau cuộc đuổi bắt bằng xe, 2 người trốn thoát và Liza được đưa về trốn trong hang gần nhà bác sĩ Earnhardt. Người tiếp theo được giải cứu là Oliver Carswell, sắp bị Vaas bán cho kẻ mua nô lệ. Jason phục kích buổi giao hàng, tấn công nhóm cướp biển bằng súng ngắm và trốn thoát cùng Oliver trên xuồng cao tốc.
Việc giải cứu Keith Ramsay có vẻ vất vả hơn cả. Khi anh bị bán từ tay Vaas sang Hoyt Volker, trùm buôn bán nô lệ sống trên đảo kế cận, và lại sang Bambi "Buck" Hughes, một sát thủ giết mướn. Keith bị giam và phải làm nô lệ tình dục đồng tính cho Buck. Buck yêu cầu Jason tìm cho mình con dao hình rồng, chính là thứ Citra muốn, để trao đổi lấy Keith. Jason xâm nhập vào phế tích lăng mộ Trung Hoa cổ và tìm thấy con dao quý. Tuy nhiên Buck phản bội lời hứa, định bắt cả Jason và Keith sau khi đã có được con dao. Hai người đánh nhau và Jason hạ gục Buck bằng một nhát dao.
Jason khám phá ra rằng Vaas chính là anh trai của Citra, và là kẻ dưới quyền Hoyt. Từ một người ghê sợ sự giết chóc, Jason ngày càng trở nên khát máu và háo hức trong việc sử dụng bạo lực để hoàn thành những nhiệm vụ Dennis giao, với trái tim đầy niềm căm hận dành cho Vaas và bây giờ thêm cả Hoyt. Người Rakyat bắt đầu tôn kính anh như một chiến binh đầy quyền uy. Jason cãi nhau với Liza về kế hoạch về nhà. Liza nói rằng Jason đã thay đổi quá nhiều và hy vọng anh sẽ trở về với họ. Khi được Keith cho biết em trai Riley Brody đã bị sát hại, anh càng thêm quyết tâm từ chối chuyến trở về đất liền cùng bạn bè, và nói sẽ ở lại chiến đấu với người Rakyat, hy vọng giết Vaas và Hoyt để trả thù.
Jason cùng các chiến binh Rakyat thực hiện một cuộc tấn công vào căn cứ của quân cướp biển. Sau cuộc đấu súng đẫm máu, Jason đối mặt Vaas và hạ gục hắn bằng nhát đâm chí mạng với con dao khắc hình rồng. Anh tỉnh giấc trong ngôi đền của người Rakyat, Citra đang ở đó và đổ lỗi cho Hoyt việc biến em trai mình thành tên cướp biển khát máu. Vì thế Jason càng quyết tâm hơn trong việc tiêu diệt Hoyt. Anh liên lạc với Willis và được giới thiệu về Sam Becker, đặc vụ bí mật nằm vùng trong lực lượng của Hoyt.
Willis lái máy bay đưa Jason đến hòn đảo kế bên, nơi Hoyt đóng quân. Jason bắt liên lạc với Sam, giả dạng thành người trong quân của Hoyt và cùng lên kế hoạch lấy được sự tin tưởng của Hoyt, hòng đến gần và sẽ ám sát hắn. Họ phát hiện một âm mưu làm phản chống lại Hoyt của một nhóm người dưới trướng hắn. Sau khi Jason thu thập đủ bằng chứng và giết chết những kẻ chủ mưu, Sam tiến cử anh lên với Hoyt. Hoyt rất hài lòng và mời cả hai đến tham gia một buổi đánh bài xì phé vào tối hôm đó. Hắn cũng yêu cầu Jason tra tấn một tù nhân để thử lòng. Vào phòng giam, Jason nhận ra tù binh chính là em trai mình, Riley. Rất bất ngờ nhưng vì biết đang bị theo dõi qua máy quay an ninh nên Jason vẫn tra tấn Riley như thật.
Câu chuyện được đẩy lên kịch tính cao trào khi đang tham gia buổi đánh bài, Sam bất ngờ bị Hoyt rút dao đâm chết. Hoyt nói rằng thực ra đã biết Sam và Jason là những kẻ phản bội, và lao vào đánh nhau với Jason. Sau một vật lộn dữ dội, Hoyt bị Jason hạ sát bằng dao. Jason giải cứu Riley và trốn thoát về đảo Rakyat bằng trực thăng của Hoyt. Họ tìm đến bác sĩ Earnhardt nhưng thấy căn nhà của ông bốc cháy dữ dội và bác sĩ đang hấp hối. Với những lời cuối cùng, Earnhardt cho biết ông bị tấn công bởi các chiến binh Rakyat.
Jason và Riley đến đền thờ Rakyat và thấy Citra, Dennis cùng rất đông người Rakyat đang ở đó. Citra đã bắt giữ nhóm bạn của Jason trước khi họ rời đảo và thuyết phục anh giết họ trong một nghi thức để trở thành thủ lĩnh của người Rakyat và dẫn dắt họ đến những vinh quang tiếp theo. Tại đây người chơi trong vai Jason có thể lựa chọn cứu bạn bè của mình hoặc gia nhập nhóm của Citra.
Với lựa chọn 1, Jason cắt dây trói để cứu bạn. Ngay khi đó Dennis gọi anh là kẻ phản bội và lao vào định đâm anh nhưng bất ngờ Citra xông đến che cho Jason và dính trọn nhát dao. Citra sau đó chết trong tay Jason và thì thầm rằng cô yêu anh. Kết thúc, khung cảnh cuối cùng là con dao báu vật cắm lại trên bãi biển và con tàu chở Jason và nhóm bạn của anh rời đi ở phía xa, cùng những lời tự sự của Jason, tuy anh giết nhiều người nhưng đâu đó bên trong anh vẫn còn lại nhân tính.
Nếu Jason lựa chọn giết chết bạn bè của mình, tiếp theo, anh sẽ làm tình với Citra trong một nghi lễ địa phương huyền bí. Tuy nhiên ngay sau khi kết thúc cuộc mây mưa, Citra bất ngờ đâm chết Jason rồi nói rằng anh chết như một chiến binh và con của họ sẽ trở thành thủ lĩnh Rakyat. | 1 | null |
Emily Irene VanCamp (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1986) là một diễn viên người Canada, được biết đến qua những vai chính trong: loạt phim ""Everwood" của WB (2002-2006), loạt phim "Brothers & Sisters" của ABC (2006–2010), "Revenge" của ABC (2011-2015) và vai mật vụ Agent 13/Sharon Carter trong """
Tiểu sử.
Vancamp sinh ra tại Port Perry, Ontario bởi mẹ là bà Cindy và ba là ông Robert VanCamp. Cô là con thứ ba trong gia đình có 4 chị em gái. Cha cô là một chuyên gia dinh dưỡng cho động vật và công việc đầu tiên của cô là phụ giúp cha mình, cung cấp thực phẩm cho các khách hàng trong và xung quanh thành phố quê hương của cô.
VanCamp bắt đầu học nhảy từ năm 3 tuổi và ước muốn trở thành một vũ công chuyên nghiệp. Năm 11 tuổi, cô đã thuyết phục cha mẹ để được tham dự một chương trình đào tạo mùa hè ở Montreal. Năm 12 tuổi, cô được nhận vào École supérieure de ballet du Québec, một chương trình đào tạo của Les Grands Ballets Canadiens, và chuyển đến sống với một gia đình địa phương người Canada gốc Pháp.
Sự nghiệp.
1999-2002: Bắt đầu sự nghiệp.
Năm 1999, VanCamp bắt đầu quan tâm đến diễn xuất sau khi đến thăm chị Katie của cô trên phim trường trong bộ phim "Ladies Room". Cô bắt đầu tham gia các lớp học diễn xuất vào các ngày thứ Bảy, gặp một quản lý tài năng và sau khi làm việc trong một vài mẫu quảng cáo, cô đã được thử vai ở phần thứ hai trong ba phần buổi ra mắt của bộ phim truyền hình tuyển tập kinh dị trẻ em của Canada "Are You Afraid of the Dark? "mùa 7. Nhân vật của cô đã có mặt trong một cảnh phim và không có đối thoại, diễn cùng Elisha Cuthbert.
VanCamp đi theo chiều hướng như một Jackie Bouvier tuổi teen trong bộ phim truyền hình được đề cử giải Emmy của CBS "Jackie Bouvier Kennedy Onassis" và khách mời chính trong loạt phim "Radio Active "của YTV. Một năm sau khi phát hành nét đặc trưng trên sân khấu lần đầu của cô, Vancamp tham gia bộ phim đồng tính nữ theo chủ đề "Lost and Delirious", trong đó cô thủ vai phụ như chị gái của Jessica Paré. Cô cũng là khách mời chính trong một chương trình truyền hình khác, xuất hiện trên một tập của loạt phim kinh dị y tế ngắn "All Souls", nơi cô đóng vai một nạn nhân bị trúng đòn và chạy với chấn thương cột sống. VanCamp cũng có một vai trong loạt phim ngắn "Dice", đạo diễn bởi Rachel Talalay và cũng xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Redeemer", đạo diễn bởi Graeme Clifford, được phát sóng vào đầu năm 2002.
2002-2010: Đột phá và tác phẩm truyền hình.
VanCamp với sự giàu kinh nghiệm của cô, ở tuổi 15 cô được chọn vào vai Sam Dolan trong "Glory Days" (được biết đến ở châu Âu với tên "Demontown") một nửa mùa phim của WB, bộ phim truyền hình thứ ba từ "Dawson's Creek" của tác giả Kevin Williamson. Những yếu tố bí ẩn kinh dị của phim nhận được sự đánh giá tích cực nhưng lại là một sự thất vọng về tỉ lệ người xem và đã bị hủy bỏ sau chín tập phim. Diễn xuất của Vancamp trong vai em gái của nhân vật chính lọt vào mắt xanh của nhà biên kịch bộ phim "Dawson's Creek" là Greg Berlanti Her performance reminded him of Katie Holmes, and he "desperately wanted to work with her".. Diễn xuất của cô khiến ông nhớ đến Katie Holmes và ông nói "khao khát muốn làm việc với cô ấy". Ông mời cô thử vai trong bộ phim đầu tiên sắp tới của mình, "Everwood", cũng của WB. VanCamp thủ vai Amy, con gái của tiến sĩ Abbott, người mà ngay lập tức tạo nên một tình bạn với con trai của tiến sĩ Brown Ephram, thủ vai bởi Gregory Smith. Một phần quan trọng của chương trình được dành cho các mối quan hệ giữa hai gia đình, và đặc biệt là hai nhân vật Amy và Ephram. Nữ diễn viên trẻ đã đạt được một số lượng nhất định sự công nhận cho vai diễn của cô, trong đó nhân vật của cô đã phải đối mặt với các loại thuốc, trầm cảm và xa lánh gia đình. Vancamp nhận được bốn đề cử của Teen Choice Awards và một đề cử cho Young Artist Awards trong quá trình bộ phim đang chiếu.
Trong khi nghỉ ngơi từ sau "Everwood", VanCamp đóng vai chính trong một vài dự án phim, bao gồm cả các phim kinh dị "No Good Deed" và "A" "Different Loyalty" cũng như phim "Rings", một bộ phim ngắn kinh dị là cầu nối giữa hai bộ phim "The Ring" và "The Ring Two" và có mối quan hệ trực tiếp với sự xuất hiện của cô trong những cảnh mở màn của bộ phim thứ hai.
VanCamp đóng trong bộ phim kinh dị hậu tận thế "Carriers" vào mùa hè năm 2006. Đầu năm 2007, mùa 8 của bộ phim "Law & Order:" "Special Victims Unit "phát sóng, trong phim cô thủ vai nhân vật Charlotte Truex nghiện ma túy không thể nhớ lại hành động của cô trong đêm mẹ mình bị giết chết. Và sự ra mắt của bộ phim độc lập "Black Irish", nơi nhân vật Kathleen McKay do cô thủ vai, em gái của nhân vật nam chính Cole thủ vai bởi diễn viên Michael Angarano, đối phó với thời kỳ mang thai tuổi teen.
Vai diễn lớn tiếp theo của VanCamp đến khi cô ở tuổi 20, tác giả Greg Berlanti của "Everwood" đã mời cô vào mùa đầu tiên của bộ phim truyền hình "Brothers & Sisters "của đài ABC, nơi mà ông trong đội ngũ sản xuất, cung cấp cho cô một vai diễn trực tiếp.
Cuộc sống cá nhân.
VanCamp có hai người chị gái, là Katie và Alison, em gái tên Molly. Chị gái lớn nhất Katie sống tại với chồng, trước từng là một vũ công, hiện tại cô ấy là một nhà văn viết sách thiếu nhi.
VanCamp nói tiếng Pháp trôi chảy, cô cảm thấy như ở nhà khi nghe chúng. Cô ấy cũng từng học tiếng Tây Ban Nha và là một vũ công tài năng, từng
học ballet, jazz, hip hop và tap khi còn nhỏ - điều đó giúp đỡ khá nhiều cho những cảnh diễn của cô ấy trong "Revenge". Cô tin rằng nếu không đặt chân vào nghề diễn xuất, có lẽ cô ấy sẽ là một vũ công hoặc làm những thứ liên quan đến nấu ăn.
Vancamp đã từng hẹn hò với bạn diễn Chris Pratt khoảng một thời gian, rồi Joseph Morgan (trong "The Originals"), Dave Annable (trong "Brothers & Sisters").
Vancamp bắt đầu hẹn hò với bạn diễn Josh Bowman (trong "Revenge") từ năm 2011. Ngày 11/05/2017, họ đã đính hôn và chính thức cử hành hôn lễ vào ngày 15/12/2018 ở Bahamas. | 1 | null |
Standing Up in the Milky Way là tập một trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu về khoa học ở nước Mỹ: (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được trình chiếu lần đầu tiên vào ngay 9 tháng 3 năm 2014, trên kênh Fox ở Mỹ và kênh National Geographic Channel(Địa lý quốc gia) vào buổi đêm tiếp theo với nội dung bổ sung[4]. Chương trình đã được trình chiếu ở một số quốc gia trên thế giới trên kênh Fox ở Mỹ và kênh National Geographic Chanel. Người dẫn chương trình là nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson, đạo diễn Brannon Braga, được sản xuất bởi Livia Hanich và Steven Holtzman, và được viết bởi Ann Druyan và Steven Soter.
Tập phim này nằm trong bộ phim tiếp theo của bộ phim truyền hình trình chiếu vào năm 1980 "Cosmos: A Personal Voyage" của Carl Sagan. Nhà thiên văn học Neil deGrasse Tyson là tác giả. Bộ phim chuyên sâu khám phá thiên văn học, không gian và thời gian, vật lý thiên văn, sinh học và các lĩnh vực khác của khoa học. Trong tập phim này, Tyson ngồi lên "Chiếc tàu tưởng tượng", khám phá Hệ mặt trời và dải Ngân Hà, tìm hiểu cuộc sống của triết gia thời Phục Hưng Giordano Bruno, khám phá tầm nhìn về vũ trụ qua lịch vũ trụ từ thuở hồng hoang của vũ trụ cho đến nay, và kết thúc tập phim là lời tưởng nhớ đến Carl Sagan - người đã truyền cảm hứng cho ông để làm bộ phim này. Tập phim lần đầu tiên được trình bày băng lời giới thiệu ngắn gọn của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Tập phim được các nhà phê bình đánh giá cao, nhưng đã bị chỉ trích về các vấn đề như sự chính xác về mặt lịch sử trong việc trình bày cuộc sống triết gia Giordano Bruno. Tập phim cũng được đề cử và giành được giải thưởng Primetime Emmy cho Sáng Tác Nhạc nổi bật cho một tập phim tại giải thưởng Primetime Emmy lần thứ 66.
Nhà làm phim.
Ann Druyan, Steven Soter, và vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson đã lập kế hoạch về sản xuất mới, cập nhật phần tiếp theo của Carl Sagan của Cosmos: A Voyage cá nhân và tiếp tục bày các ý tưởng cho các đài truyền hình khác nhau ngay cả sau khi cái chết của Sagan. Năm 2008 sản xuất Seth MacFarlane gặp Tyson tại Sở giao dịch Khoa học & Entertainment, nơi Tyson nói với ông về khởi động lại loạt Cosmos. MacFarlane đã quan tâm đến các ý tưởng và trình bày nó với mạng truyền hình Fox Broadcasting Company.
Standing Up in the Milky Way được đạo diễn bởi Brannon Braga, và được viết bởi Druyan và Soter. Trình tự tường thuật của tập phim giới thiệu cuộc đời của triết gia Giordano Bruno lồng tiếng bởi loạt 'điều hành sản xuất Seth MacFarlane, và các nhân vật phụ khác lồng tiếng bởi MacFarlane và nam diễn viên Paul Telfer. Các hiệu ứng đặc biệt cho các tập phim đã được thực hiện bởi studio DIVE VFX từ New York bao gồm "dimensionalization các cụm sao, các thiên hà và tinh vân" cho chương trình. Các tập phim cũng giới thiệu một "tàu của sự tưởng tượng" mới được thiết kế lại bởi khái niệm nghệ sĩ Ryan Giáo hội, được mô tả bởi The Verge là "Doanh nghiệp JJ Abrams '." Các trình tự động của các tập phim được sản xuất bởi Kara Vallow.
Nội dung.
Mở đầu chương trình là ghi lại lời giới thiệu tóm tắt của vị Tổng thống nước Mỹ Barack Obama về cái gọi là "tinh thần khám phá" ("spirit of discovery") mà bộ phim mong muốn cung cấp cho người xem.
Mở đầu tập phim, Tyson đã nêu tầm quan trọng của phim Cosmos cũ của Carl Sagan, từ đó nêu lên mục đích của những tập phim này. Như phim cũ, mở đầu, Tyson đã giới thiệu cho người xem phương tiện di chuyển "Con tàu tưởng tượng". Con tàu này có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, có thể nhìn về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tyson đã giới thiệu cho người xem vị trí Trái Đất của ta trong vũ trụ quan sát được. Ngoài ra, ông còn giải thích tại sao loài người đã không luôn luôn nhìn thấy vũ trụ theo cách này, và mô tả những khó khăn của những con người như Giordano Bruno, đã thách thức thuyết địa tâm hiện hành được tổ chức bởi Giáo hội Công giáo thời Phục Hưng Ý lúc đương thời như Giordano Bruno.
Tiếp theo, về phạm vi thời gian, Tyson đã sử dụng lịch vũ trụ (Cosmic Calendar). Lịch vũ trụ đã ghi lại lịch sử của vũ trụ, với thời gian mà vụ nổ Big Bang xảy ra là vào ngày 1 tháng 1, còn tất cả lịch sử của nhân loại sẽ được "ghi" trong những giây cuối cùng của phút cuối cùng vào ngày 31/12 (4 giây cuối cùng, từ khi con người từ thủa sơ khai cho đến hiện nay). Phần cuối tập phim, Tyson đã kể lại rằng Carl Sagan - đạo diễn phim "Cosmos: A Personal Voyage -" đã gây cảm hứng cho ông khi ông là một sinh viên cũng như những đóng góp của Sagan cho cộng đồng khoa học. | 1 | null |
Châu Ấn Thuyền (朱印船 Shuinsen) là loại thuyền buồm thương mại của Nhật Bản có trang bị vũ trang, được cấp châu ấn trạng (shuinjô) của Mạc phủ Tokugawa cho phép họ xuất ngoại sang các thương cảng Đông Nam Á vào đầu thế kỷ 17 khi Nhật Bản chủ trương kiểm soát ngoại thương chặt chẽ hơn. Khoảng từ năm 1600 đến 1635 Mạc phủ cấp cho hơn 350 Châu Ấn Thuyền ra khơi buôn bán với các nước lân bang.
Khởi phát.
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, hải thuyền Nhật Bản dưới dạng Oa khấu hoạt động khá tích cực tại vùng biển Đông Á và Đông Nam Á, chủ trương cướp phá các thương thuyền dọc ven biển Trung Hoa và Triều Tiên. Trong số đó cũng có cũng có vài phái đoàn giao thương của triều đình Nhật gửi đi như Tenryūji-bune được phái sang Trung Hoa năm 1341. Sang cuối thế kỷ 16 sau thời Chiến quốc thì chính trường Nhật Bản dần ổn định. Quyền bính về tay lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi. Để kiểm soát ngoại thương Nhật triều xuống lệnh ngăn cấm thần dân Nhật xuất ngoại.
Ngả giao thương chính bấy giờ của Nhật Bản là qua Vương quốc Lưu Cầu. Okinawa với vị trí thuận lợi trở thành nơi trao đổi hàng hóa Nhật (kim thuộc), Hoa (lụa) và các nước Đông Nam Á (lâm sản). Sổ sách trong cổ tịch Lưu Cầu ghi lại rằng trong số 150 chuyến thuyền buôn ra khơi từ Lưu Cầu thì 61 trực chỉ Đại Việt, 10 đến Malacca, 10 đến Pattani, 8 đến Java... Tuy nhiên thương trường phần lớn do người Hoa chiếm lĩnh. Đến năm 1570 thì thương thuyền Tây phương của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng xuất hiện và cạnh tranh trong ngành buôn. Bước ngoặt chính là năm 1609 khi Vương quốc Lưu Cầu bị Nhật Bản thôn tính; sự việc làm gián đoạn ngôi vị mấu chốt trong chuỗi hải hành của các tàu buôn ở Á Đông.
Trước đó khoảng năm 1593, Tướng quân Tokugawa Ieyasu đã có ý định thông sứ với các nước lân cận, một phần để thông thương, một phần để ra oai bá cáo cho các lân bang biết rằng ông đã thống nhất nước Nhật. Tokugawa Ieyasu cho ban hành giấy "Goshuinjo" (Ngự châu ấn trạng) tức giấy phép thông hành đặc biệt của Mạc phủ cho phép các tàu thuyền ra ngoại quốc đi buôn. Nhật triều cũng đòi các tàu thuyền đến Nhật cũng phải có giấy phép của Mạc phủ. Tàu thuyền nào không có giấy thì triệt để cấm ngặt. Về mặt hình thức "Goshuinjo" rất dễ nhận diện vì dấu son đỏ đóng trên giấy; còn con tàu có cấp giấy đó thì gọi là "Shuinsen" (Châu ấn thuyền). Sự kiện đó đánh dấu "Thời đại Châu ấn thuyền." Dưới sự kiểm soát của chính quyền, nạn hải tặc vốn hoành hành ở Đông Á giảm nhiều. Theo đó lưu thương nhân Nhật xuất hiện trên thương trường khắp Đông Á kể cả Việt Nam. | 1 | null |
Canaan, một vùng ở Cận Đông cổ đại, trong suốt cuối thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Theo mô tả trong Kinh Thánh, tương ứng với vùng Levant. Ngày nay là Liban, Israel, Palestine, phần phía Tây Jordan và Tây Nam Syria. Nó còn được hiểu là Ngã tư Tây Á.
Tên Canaan được sử dụng phổ biến trong Kinh thánh Hebrew, với định nghĩa cụ thể được đề cập đến trong Sách Sáng thế ký chương 10 và Sách Dân số chương 34, nơi "đất Canaan" kéo dài từ phía nam Lebanon vào "Sách của Ai Cập" và phía đông giáp thung lũng sông Jordan. Sự tham chiếu đến Canaan trong Kinh Thánh thường nhìn về quá khứ, đề cập đến một khu vực mà đã trở thành một cái gì đó khác (ví dụ như đất của Israel). Thuật ngữ "Canaan" đến nay là hạn dân tộc thường xuyên nhất được sử dụng trong Kinh Thánh, trong đó chúng thường được mô tả như một dân tộc đã bị tiêu diệt.
Chứng thực khảo cổ về tên gọi Canaan trong các nguồn Cận Đông Cổ đại là gần như hoàn toàn trong giai đoạn mà trong đó khu vực là một thuộc địa của Vương quốc Ai Cập mới, với việc sử dụng tên gọi gần như biến mất sau sự sụp đổ cuối thời kỳ đồ đồng. Các nguồn dẫn cho rằng trong thời gian này, thuật ngữ rất quen thuộc với các nước láng giềng trong khu vực trên tất cả các bên, mặc dù còn tranh cãi đến mức độ nào tham chiếu như cung cấp một mô tả mạch lạc về vị trí và ranh giới của nó, và liên quan đến việc người dân sử dụng thuật ngữ này để mô tả bản thân. | 1 | null |
Đại học Colorado Denver là một trường đại học nghiên cứu công lập trong tiểu bang Colorado. Đây là một trong ba trường trong hệ thống Đại học Colorado. Trường này có hai cơ sở - một cơ sở trong trung tâm thành phố Denver tại Auraria, và cơ sở y tế Anschutz tọa lạc ở Aurora. Trường đại học này là kết quả hợp nhất của hai trường đại học năm 2004: Đại học Colorado ở Denver và Đại học Trung tâm Khoa học Y tế Colorado. Đại học Colorado Denver là tổ chức nghiên cứu lớn nhất ở Colorado, thu hút hơn 375 triệu đô la Mỹ tài trợ nghiên cứu hàng năm, và cấp bằng đại học nhiều hơn bất kỳ cơ sở giáo dục đại học nào khác trong tiểu bang Colorado. | 1 | null |
Bánh sâm panh là một loại bánh xốp ngọt và nhẹ, có hình dạng như một ngón tay lớn. Nó thường được dùng là thành phần trong nhiều món tráng miệng như bánh xốp kem, bánh charlotte và tiramisu. Nó cũng thường được nhúng vào siro hoặc rượu mùi. Bánh sâm panh cũng là một món dành cho trẻ nhỏ vì nó mềm, phù hợp cho răng mới mọc, dễ dàng cầm nắm và không bị vỡ vụn.
Tên gọi.
Tiếng Việt.
Tên gọi của loại bánh này phiên âm không chính xác từ "champagne" trong tiếng Pháp (sâm panh), do vậy nó còn có tên bánh săm pa, bánh sâm panh, bánh sâm pan hay bánh champagne.
Trên thế giới.
Loại bánh này có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới.
Lịch sử.
Bánh sâm panh có nguồn gốc từ cuối thế kỉ 15 từ triều đình của Lãnh chúa vùng Savoy và được làm nhân chuyến thăm của vua nước Pháp.
Sau đó nó có tên gọi "Savoiardi" ("từ Savoy") và được công nhận là món bánh chính thức của cung đình. Các thanh niên trong triều đình ưa thích loại bánh này. Khách đến thăm được mời loại bánh này, như một biểu tượng của ẩm thực địa phương.
Nguyên liệu.
Như các loại bánh xốp khác, bánh sâm panh thường không có bột nở hóa học và nhờ không khí vào trong trứng để tạo được độ xốp. Tuy nhiên, một vài nhãn hiệu bánh sâm panh có chứa bột khai. Lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng trộn với đường thường được đánh riêng rẽ và sau đó hòa cùng với bột mì. Bột mì trong bánh sâm panh thường nhiều hơn mức trung bình của bánh xốp. Hỗn hợp này sẽ được đưa qua túi làm bông kem để tạo ra hình dạng sau cùng.
Sau khi nướng, đường bột thường được rắc lên bề mặt bánh để tạo một lớp vỏ mềm. | 1 | null |
Shirahama Kenki (白濱顯貴, Việt: Bạch Tân Hiển Quý) là 1 cướp biển người Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, là một trong những người Nhật Bản đầu tiên thiết lập mối quan hệ với triều đình Đàng Trong của Chúa Nguyễn.
Shirahama Kenki đã đến bờ biển Việt Nam năm 1585, với 5 tàu, và bắt đầu tiến hành cướp bóc trên biển và cướp phá các vùng ven biển. Kenki phải bỏ chạy khi 1 hạm đội có ít nhất khoảng 10 tàu, chỉ huy bởi Nguyễn Phúc Nguyên, công tử thứ sáu của chúa Nguyễn Hoàng. 2 tàu đã bị đánh chìm và Kenki đã chạy thoát được. Người ta nói rằng Kenki bị nhầm lẫn là người phương Tây khi chạm trán người Việt vào lúc đó.
14 năm sau, năm 1599, tàu của Kenki đã bị phá vụn tại cảng Thuận An. Viên quan địa phương, thấy Kenki là cướp biển, đã tấn công Kenki, và đã bị Kenki giết chết. Kenki sau đó bị bỏ tù, Chúa Nguyễn Hoàng đã gửi thư cho Tokugawa Ieyasu, vị Shōgun mới của Nhật Bản, hỏi cách đối phó với các thủ thủy người Nhật Bản trong các sự việc tương lai. Đây là liên hệ chính thức đầu tiên giữa 2 chính phủ và đánh dấu một mối quan hệ hữu nghị trong vài thập kỷ.
Vụ của Shirahama Kenki, trong sách Đại Nam thực lục tiền biên, có ghi sự kiện như sau:
<br>(乙酉二十八年時西洋國賊帥號顯貴者,顯貴乃番酋所推尚,以為號非人名乘巨舟五艘泊于越海口劫掠沿海。上命皇六子領戰船十餘艘直抵海口擊破戰船。二船顯貴驚走)
GS. Kawamoto Kunie căn cứ theo Ngoại phiên thông thư (Gaiban Tsuusho. 外藩通書) đã cho rằng Hiển Quý chính là Bạch Tân Hiển Quý (Shirahama Kenki): | 1 | null |
Cung điện Blenheim (phát âm , phiên âm: "BLEN-im") là một nhà ở nông thôn nằm tại Woodstock, hạt Oxfordshire, Anh. Đây là chỗ cư ngụ của Công tước xứ Marlborough và là tòa nhà nông thôn duy nhất ở Anh không thuộc hoàng gia, hay giám mục nào nhận được danh hiệu "Cung điện". Cung điện là một trong những ngôi nhà lớn nhất của Anh được xây dựng từ năm 1705 đến năm 1722 và đã được UNESCO công nhận Di sản thế giới vào năm 1987.
Cung điện được đặt tên theo trận Blenheim năm 1704, và do đó cuối cùng là nó được đặt theo tên của Blindheim (còn được gọi là Blenheim) ở Bayern, nơi diễn ra trận chiến. Ban đầu nó được dự định là phần thưởng cho John Churchill, Công tước Marlborough thứ nhất vì chiến thắng quân sự của ông trước người Pháp và Tuyển hầu quốc Bayern trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, đỉnh cao là trận Blenheim. Khu đất được tặng như một món quà và việc xây dựng bắt đầu vào năm 1705, cùng với sự hỗ trợ tài chính từ Nữ vương Anne I. Nhưng quan hệ sóng gió giữa vợ ông với Nữ hoàng, khiến bà này bị đuổi khỏi cung đình, một lần nữa khiến sự nghiệp của ông vào chỗ suy vong, với việc nữ hoàng hủy bỏ hỗ trợ tài chính. Bị Anne thất sủng và mắc kẹt giữa các đảng Tory và Whig, Marlborough bị cách chức và bị buộc phải tự lưu đày đến Lục địa châu Âu, mất quyền lực tại công quốc của mình và tổn hại đến danh tiếng của kiến trúc sư Sir John Vanbrugh.
Cung điện được thiết kế theo phong cách Baroque Anh hiếm, sự đánh giá về kiến trúc của cung điện ngày nay vẫn được phân chia như những năm 1720. Nó là công trình duy nhất sử dụng kết hợp như một dinh thự gia đình, lăng mộ và đài tưởng niệm quốc gia. Cung điện được chú ý khi là nơi sinh và nhà tổ của Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Sau khi hoàn thành cung điện, nó trở thành nhà của gia đình Churchill (sau này là Spencer-Churchill) trong 300 năm tiếp theo, và các thành viên khác nhau của gia đình đã thay đổi nội thất, công viên và khu vườn. Vào cuối thế kỷ 19, cung điện đã được cứu thoát khỏi đống đổ nát nhờ số tiền thu được từ cuộc hôn nhân của Charles Spencer-Churchill, Công tước Marlborough thứ 9 với Consuelo Vanderbilt, người thừa kế của gia tộc Vanderbilt nổi tiếng trong vận tải biển và đường sắt.
Gia đình Churchill.
John Churchill sinh ra ở Devon. Mặc dù gia đình ông ta có quan hệ quý tộc, nhưng chỉ là giới quý tộc cấp thấp. Năm 1678, Churchill làm hôn thú với Sarah Jennings, và vào tháng 4 năm đó, vua Charles II đã gởi ông tới The Hague để thương lượng một thỏa hiệp hầu có thể đóng quân Anh tại Flanders. Nhưng dự định này sớm thất bại. Vào tháng 5 năm đó, Churchill được bổ nhiệm làm Chuẩn tướng bộ binh, nhưng cuộc chiến tranh ở lục địa Âu châu có thể xảy ra đã bị ngăn chận khi các đảng phái Hà Lan quyết định hòa đàm với Pháp, dẫn tới Hiệp ước Nijmegen.
Khi Churchill trở lại Anh vào cuối năm 1678 ông phải đi theo Công tước York James, người mà vì cái gọi là Âm mưu Giáo hoàng nhằm loại trừ Công tước York theo Công giáo ra khỏi dòng kế vị ngôi vua, phải đi lưu đày trong gần 3 năm. Chỉ tới năm 1682, khi Charles đánh bại đảng Whig thì Công tước York mới được quay lại London. Trong thời kỳ này Churchill đảm nhận một số nhiệm vụ ngoại giao, trong đó có chuyến đi tới Paris để xin viện trợ cho Charles II, đảm bảo tài chính cho nhà vua đương đầu với Nghị viện. Những phục vụ này được tưởng thưởng với tước hiệu quý tộc: ngày 21 tháng 12 năm 1682 ông trở thành Lãnh chúa của Eyemouth ở Scotland và 1 năm sau đó được bổ nhiệm làm đại tá trong Trung đoàn Long kỵ binh Ngự lâm quân.
Tình trạng hiện tại.
Cung điện Blenheim vẫn là nhà của Công tước Marlborough, người đương nhiệm hiện tại là Công tước thứ 12 của Marlborough, Jamie Spencer-Churchill. Ông kế vị danh hiệu Công tước sau cái chết của cha mình (Marlborough thứ 11) vào ngày 16 tháng 10 năm 2014.
Cung điện, khu vườn và trang viên mở cửa cho công chúng tham quan, với khoảng 24,9 Bảng Anh. Xếp sau Cung điện Buckingham và Lâu đài Windsor, Blenheim thu hút khoảng 500.000 du khách mỗi năm. | 1 | null |
Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah là một trong những diễn văn nổi tiếng nhất của Muhammad Ali Jinnah, người sáng lập và là lãnh đạo đầu tiên của Pakistan. Nó được Jinnah đọc vào ngày 11 tháng 8 năm 1947 trước Hội đồng Lập hiến Pakistan, và nội dung của nó miêu tả khái quát viễn kiến của Jinnah về tương lai của Nhà nước Pakistan sau này. Ông đề cao một chính phủ thống nhất, toàn diện và khách quan, tự do tôn giáo, pháp quyền, và khái niệm bình đẳng trước pháp luật.
Tranh cãi về vai trò của Hồi giáo.
Diễn văn của Jinnah có những phần nội dung nhấn mạnh về tự do tôn giáo và nhà nước thế tục. Một số đoạn lược dịch của các nội dung này như sau:
Đây là đoạn văn gây nhiều tranh cãi và nhiều vấn đề cho giới quan chức Cộng hòa Hồi giáo Pakistan cũng như giới lãnh đạo của Liên đoàn Hồi giáo, lý do là nó gây phương hại đến đặc tính và bản chất của Nhà nước Pakistan, một Nhà nước với nền tảng cốt lõi là đạo Hồi. Chính vì vậy đã có những nỗ lực nhằm kiểm duyệt và cắt bỏ phần nội dung trên, hoặc biện giải rằng đó chỉ là lời hứa nhằm trấn an cộng đồng thiểu số, hoặc cho rằng đó là "lời nói của ma quỷ" và được đưa ra khi Jinnah đang trong tình trạng sức khỏe rất yếu kém, hoặc cho rằng lời nói đó không đáng tin vì dầu sao Jinnah không phải là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa thế tục ở Pakistan đã thường xuyên sử dụng văn kiện của Jinnah để đả phá các đảng phái Hồi giáo bảo thủ và trong nhiều trường hợp khiến phe bảo thủ phải ở thế bị động đối phó. Viễn kiến của Jinnah về bản chất của Pakistan là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi tại đất nước này, ở đây mặc dù Pakistan được hình thảnh bởi phong trào của những người theo Hồi giáo, bản thân Jinnah từng là người đóng vai trò sứ giả của sự đoàn kết Ấn-Hồi.
Vào năm 2007, kỷ niệm 60 năm ngày Jinnah đọc bài diễn văn 11 tháng 8, đại diện các cộng đồng tôn giáo thiểu số như người Ấn giáo, Kitô giáo và Sikh đã đứng ra tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại tháp Pakistan nhằm tuyên dương và yêu cầu chính phủ thực thi các ý tưởng của Jinnah trong bài diễn văn này.
Một số phản ứng của phía Ấn Độ.
Lal Krishna Advani, một chính trị gia cánh hữu Ấn Độ từng bị cáo buộc âm mưu ám sát Jinnah, đã có hành động khen ngợi ông này trong một chuyến thăm Pakistan và đánh giá cao bài diễn văn ngày 11 tháng 8. Tại Lăng Jinnah, Advani viết:
Phát biểu này đã gây tranh cãi và nhận nhiều chỉ trích dữ dội từ Đảng Nhân dân Ấn Độ ("Bharatiya Janata Parti") mà Advani đang giữ vị trí lãnh đạo vốn xem Jinnah là kẻ đã gây chia cắt đất nước Ấn Độ. | 1 | null |
là bộ phim Nhật Bản trình chiếu năm 2001 do Shunji Iwai biên kịch và đạo diễn. Bộ phim khắc họa cuộc sống của lứa học sinh vừa bước qua tuổi 14 tại một trường trung học Nhật Bản, và ảnh hưởng từ âm nhạc của nữ ca sĩ Lily Chou-Chou đến một vài cá nhân trong số này. | 1 | null |
Fabiola, Vương hậu Bỉ (Fabiola de Mora y Aragón; 11 tháng 6 năm 1928 – 5 tháng 12 năm 2014) là vợ của Vua Baudouin của Bỉ. Bà là Hoàng hậu Bỉ từ năm 1960 đến khi Vua Baudouin băng hà năm 1993. Do bà và Vua Baudouin không có con nối dõi nên ngai vàng được truyền lại cho em trai của ông là Vua Albert II.
Thiếu thời.
Hoàng hậu Fabiola sinh ngày 11 tháng 6 năm 1928 tại lâu đài của gia đình de Mora y Aragón ở Calle Zurbano thuộc thành phố Madrid của Tây Ban Nha. Bà là con gái thứ tư của Gonzalo de Mora y Fernández, Riera del Olmo, Comte de Mora, Hầu tước thứ tư của Casa Riera, Bá tước thứ 2 xứ Mora (1887 – 1957) và Blanca de Aragón y Carrillo de Albornoz, Barroeta-Aldamar y Elío (1892 – 1981). Bà cũng là chị gái của nam diễn viên người Tây Ban Nha Jaime de Mora y Aragón. Mẹ đỡ đầu của bà là Hoàng hậu Victoria Eugenia của Tây Ban Nha.
Trước khi kết hôn, bà đã từng phát hành album "Los doce cuentos maravillosos" bao gồm 12 câu chuyện cổ tích, trong đó, câu chuyện "Cây bông súng Ấn Độ" đã được trang trí thành một lều riêng biệt trong công viên giải trí Efteling ở Hà Lan năm 1966.
Theo nhiều nguồn tin chính thức thì bên cạnh tiếng Tây Ban Nha, Hoàng hậu Fabiola còn có thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Pháp, Hà Lan, Anh, Đức và Ý.
Hôn nhân.
Ngày 15 tháng 12 năm 1960, Fabiola kết hôn với Vua Baudouin của Bỉ. Hôn lễ được cử hành tại Thánh đường St. Michael và St. Gudula thuộc Vương quốc Bỉ. Tại lễ cưới, cô dâu Fabiola đội chiếc vương miện Art Deco - quà cưới của Chính phủ Bỉ dành cho Hoàng hậu Astrid khi bà kết hôn với Vua Léopold III. Váy cưới của cô dâu được làm từ lụa satin và lông chồn ermine của nhà thiết kế Cristóbal Balenciaga. Tạp chí TIME ngày 26 tháng 9 năm 1960 đã gọi Hoàng hậu Fabiola là "Cô bé Lọ Lem" vì trước khi kết hôn, bà không phải là một thành viên của gia đình Hoàng gia mà chỉ là một nữ y tá bình thường. Bên cạnh đó, tờ TIME còn miêu tả bà là "một thiếu nữ yếu đuối nhưng rất thu hút". Cũng nhân dịp lễ cưới, để tôn vinh Hoàng hậu Fabiola, các thợ làm bánh Tây Ban Nha đã tạo ra một loại bánh mì mới và đặt tên là "Bánh mì fabiola". Loại bánh này đến nay vẫn còn được sản xuất và tiêu thụ mỗi ngày tại nhiều thành phố ở Tây Ban Nha.
Năm 1961, nhà thám hiểm Guido Derom đã đặt tên cho ngọn núi vừa mới được phát hiện thuộc dãy núi ở châu Nam Cực là "Núi Hoàng hậu Fabiola". Ngoài ra, tên của bà còn được đặt cho nhiều loài cây cảnh khác.
Sau 5 lần sảy thai, Hoàng hậu Fabiola được chẩn đoán là không thể có thai được nữa. Năm 2008, khi nói về những lần sảy thai của mình, Hoàng hậu Fabiola đã nói rằng, "Bạn biết đấy, tôi đã từng mất đi những 5 đứa con. Qua những lần trải nghiệm, bạn sẽ học được rất nhiều thứ. Tôi không thể mang thai, nhưng tôi nghĩ cuộc sống này vẫn rất tươi đẹp".
Góa phụ.
Vua Baudouin băng hà năm 1993 vì một cơn đau tim. Do không có con nối dõi, ngai vàng được truyền lại cho em trai của ông là Vua Albert II. Hoàng hậu Fabiola phải rời khỏi cung điện Hoàng gia ở Laeken để đến sống tại lâu đài Stuyvenbergh và hạn chế xuất hiện trước công chúng để không làm lu mờ vị Hoàng hậu mới của Bỉ, Hoàng hậu Paola.
Bà là một người luôn trung thành với Giáo hội Công giáo Rôma và luôn quan tâm đến các vấn đề y tế cộng đồng. Năm 2001, bà được nhận Huy chương Ceres do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc trao tặng vì những đóng góp to lớn nhằm cải thiện đời sống của những người phụ nữ nông thôn ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, bà còn là Chủ tịch danh dự của Quỹ Vua Baudouin.
Tình trạng sức khỏe.
Ngày 16 tháng 1 năm 2009, Hoàng hậu Fabiola đã phải nhập viện trong tình trạng viêm phổi cấp. Tuy nhiên, sau đó, sức khỏe của bà dần được hồi phục. Tháng 7 năm 2009, báo chí Bỉ đã đăng tin về tình trạng nguy kịch của Hoàng hậu Fabiola sau khi bà bị một cây nỏ vô tình bắn trúng. Để tránh cho thần dân Bỉ phải lo lắng, vào ngày 21 tháng 7 năm 2009, tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Bỉ, bà đã dí dỏm cầm một quả táo và vẫy trước đám đông – gợi nhớ đến câu chuyện dân gian Thụy Sĩ về người anh hùng Wilhelm Tell, người đã bắn rơi quả táo đặt trên đầu con trai mình.
Tổ tiên.
<figure class="mw-default-size">[./Tập_tin:Reine_Fabiola_&_Chev._Jacques_Beruck.JPG ]<figcaption></figcaption></figure> | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.