text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Ngày 1 tháng 2 năm 2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo.
Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành quyết định sửa đổi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Nhiệm vụ.
Tại Điều 5 Chương II của "Quy định số 32-QĐ/TW" ngày 16/9/2021 quy định Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
Quyền hạn.
Tại Điều 6 Chương II của "Quy định số 32-QĐ/TW" quy định Ban chỉ đạo có quyền hạn:
Nguyên tắc, chế độ làm việc.
Nguyên tắc làm việc.
Tại Điều 4 Chương I của "Quy định số 32-QĐ/TW" quy định nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo:
Chế độ làm việc.
Tại Điều 12 Chương III của "Quy định số 32-QĐ/TW"quy định chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên ban chỉ đạo.
Phó Trưởng ban.
Phó Trưởng ban:.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 7 Quy định này, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.
b) Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số phiên họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền.
c) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo phân công của Trưởng ban.
Phó Trưởng ban thường trực:.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chưong trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng ban.
b) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và triệu tập các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; xử lý công việc hằng ngày, thường xuyên của Ban Chỉ đạo; chủ trì một số cuộc họp và ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng ban.
c) Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực; quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực.
d) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phửc tạp, dư luận xã hội quan tâm.
đ) Làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để nắm nội dung, tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để kịp thời báo cáo Trưởng ban. | 1 | null |
Christoforo Borri (Milano, 1583 – Roma, 24 tháng 5 năm 1632) là một nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam, là một nhà toán học, nhà thiên văn học và nhà hàng hải. Các nguồn tiếng Anh trước đây viết tên ông là Christopher Borrus.
Thân thế và tại Việt Nam.
Christoforo, còn viết là Cristoforo hoặc Christofle, sinh ra trong một gia đình quý tộc tại Milano. Ông còn được gọi là Bruno. Ngày 16 tháng 9 năm 1601, ông gia nhập Dòng Tên. Năm 1616, từ Ma Cao, Borri được gửi đi truyền giáo tại Đàng Trong cùng với linh mục Pedro Marques; hai người đáp thuyền vào năm 1618. Từ Hội An, ông cùng với hai linh mục Francesco Buzomi và Francisco de Pina đến lập cơ sở truyền giáo tại Nước Mặn dưới sự bảo trợ của quan trấn thủ Qui Nhơn Trần Đức Hòa. Ông ở đây tới năm 1622.
Tại châu Âu.
Trở về châu Âu, năm 1631 tại Roma, ông cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng bằng tiếng Ý ghi chép về Đàng Trong "Relatione della nuova missione delli P.P. della Compagnia di Gesù al Regno della Cocincina" (dịch nghĩa: ‘Tường thuật về sứ mạng mới của các cha Dòng Tên tại Vương quốc Đàng Trong’), không lâu sau được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Hà Lan, tiếng Latinh, tiếng Đức và tiếng Anh. | 1 | null |
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 6 là cuộc họp ngoại giao hàng năm lần thứ sáu của BRICS, một nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Hội nghị lần này được tổ chức ở Brasil, khai mạc ngày 15/7/2014 và kéo dài trong 2 ngày. Các nhà lãnh đạo của nhóm này đã ký kết thỏa thuận thành lập Ngân hàng phát triển BRICS dự kiến sẽ có vốn hoạt động lên đến 50 tỷ USD với tỷ lệ góp vốn chia đều cho mỗi thành viên. Còn quỹ dự trữ chung cũng sẽ được thành lập với quy mô ban đầu 100 tỷ USD.
Ngoài vấn đề tăng cường hợp tác nội khối, tình hình chiến sự căng thẳng tại Trung Đông, Ukraina, Iraq và Syria là những nội dung chính được bàn thảo.
Tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 này có tổng thống Brasil Dilma Rousseff, tổng thống Nga Putin, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nam Phi Jacob Zuma. | 1 | null |
Ngân hàng Phát triển mới (, tên viết tắt: NDB) là một ngân hàng phát triển đa phương do các quốc gia thuộc khối BRICS đứng ra thành lập. Theo thỏa thuận Thành lập Ngân hàng NDB, "Ngân hàng sẽ tài trợ các dự án công hoặc tư thông qua các khoản cho vay, bảo lãnh, góp vốn cổ phần và thông qua một số công cụ tài chính khác". Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng "hợp tác với các tổ chức quốc tế và tổ chức tài chính khác, tài trợ cho các dự án mà Ngân hàng hậu thuẫn".
Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc, có tổng vốn xuất phát 100 tỷ USD, trong đó vốn điều lệ là 50 tỷ USD, chia đều cho các nước sáng lập (Ấn Độ, Brazil, CHND Trung Hoa, Nam Phi và Nga). Hiệp ước Ngân hàng Phát triển mới nêu rằng mỗi nước thành viên sẽ có một phiếu biểu quyết và không có nước thành viên nào có quyền phủ quyết.
Lịch sử.
Ý tưởng thành lập Ngân hàng Phát triển mới được Ấn Độ nêu lên tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 4 (2012) tổ chức tại New Delhi. Chủ để chính của Hội nghị năm 2012 xoay quanh việc thành lập một ngân hàng phát triển. Đến tháng 3 năm 2013, lãnh đạo năm nước bao gồm Ấn Độ, Brazil, CHND Trung Hoa, Nam Phi và Nga đã nhất trí thành lập một ngân hàng phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ năm nhóm họp tại thành phố Durban, Nam Phi.
Ngày 15 tháng 7 năm 2014, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 6 được khai mạc tại thành phố Fortaleza, Brazil đánh dấu ngày hiệp ước Thành lập Ngân hàng Phát triển mới được ký kết, trong đó đề ra các điều khoản cơ bản nhằm hình thành một cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của Ngân hàng. Các nước BRICS cũng ký kết một thỏa thuận thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối khẩn cấp () trị giá 100 tỷ USD.
Ngày 11 tháng 5 năm 2015, Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển mới đã bổ nhiệm ông Kundapur Vaman Kamath làm Chủ tịch của Ngân hàng.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 7 (2015) đánh dấu thời điểm hiệp ước Thành lập Ngân hàng phát triển mới bắt đầu có hiệu lực.
Ngày 27 tháng 2 năm 2016, Chủ tịch Ngân hàng NDB Kundapur Vaman Kamath đã cùng với Ngoại trưởng CHND Trung Hoa Vương Nghị và Thị trưởng thành phố Thượng Hải Dương Hùng ký kết Hiệp định Trụ sở chính Ngân hàng và biên bản ghi nhớ về các thỏa thuận liên quan đến Trụ sở chính của Ngân hàng tại Thượng Hải.
Hội đồng quản trị của Ngân hàng đã thông qua phần lớn chính sách và quy trình cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ tại một cuộc họp vào tháng 1 năm 2016.
Ngày 19 tháng 7 năm 2016, Ngân hàng NDB thông báo về việc phát hành lần đầu tiên loại trái phiếu xanh với tổng giá trị huy động là 3 tỷ Nhân dân tệ, kỳ hạn 5 năm trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc.
Ngày 20 tháng 7 năm 2016 tại Thượng Hải diễn ra cuộc họp thường niên lần thứ nhất của Hội đồng Thống đốc Ngân hàng NDB, bàn bạc về các chương trình, triển vọng phát triển trong tương lai và tiến hành đánh giá tích cực hoạt động của Ngân hàng trong quá khứ. Tại cuộc họp trên, đợt phát hành trái phiếu xanh đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ được coi là một cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển của Ngân hàng.
Cũng trong năm 2016, Hội đồng quản trị của Ngân hàng đã thông qua nhiều dự án tại 5 năm quốc gia thành viên.
Ngày 21 tháng 12 năm 2016, Ngân hàng NDB ký kết hợp đồng cho vay đầu tiên cho một dự án điện mặt trời phân tán tại Trung Quốc.
Tháng 8 năm 2018, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm là S&P Global Ratings và Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng NDB lên mức AA+. Nhờ đó Ngân hàng có thể cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính cho tất cả khách hàng thuộc hai khu vực công và tư.
Tháng 4 năm 2020, Ngân hàng NDB đã thành lập một Cơ quan hỗ trợ khẩn cấp với 10 tỷ USD, trong đó 5 tỷ USD được dành ra nhằm tài trợ cuộc đấu tranh chống dịch Coronavirus và 5 tỷ USD còn lại để làm dịu đi các ảnh hưởng tiềm năng từ các tác động kinh tế.
Ngày 3 tháng 3 năm 2022, Ngân hàng đã tạm ngưng các giao dịch mới ở Nga để tránh những rủi ro và hạn chế tiềm tàng.
Tháng 5 năm 2022, Ngân hàng đã khánh thành Văn phòng đại diện khu vực Ấn Độ tại khu tài chính quốc tế GIFT City thuộc bang Gujarat (Ấn Độ) để có thể sớm tài trợ và giám sát các dự án đầu tư của Ngân hàng tại Ấn Độ và Bangladesh.
Cấu trúc và mục tiêu.
Cơ quan quản trị.
Theo Hiệp định Ngân hàng Phát triển mới, các cơ quan chính của NDB bao gồm:
Cán bộ được bầu chọn vào vị trí Chủ tịch Ngân hàng phải là công dân của một trong năm quốc gia sáng lập Ngân hàng và bốn vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng dành cho các cán bộ được bầu chọn, mỗi vị cán bộ thuộc một trong bốn nước còn lại và không có nhiều hơn một vị cán bộ cùng quốc tịch.
Vốn.
Ngân hàng NDB có tổng vốn xuất phát là 100 tỷ USD, trong đó vốn điều lệ là 50 tỷ USD chia đều cho các nước sáng lập. Mỗi nước thành viên chỉ được tăng tỷ trọng vốn của mình khi có sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên còn lại. Ngân hàng NDB có thể kết nạp thành viên là các quốc gia được Liên hợp quốc công nhận nhưng phải đảm bảo một số điều kiện về vốn sau:
Mục tiêu.
Ngân hàng chủ trương góp sức trong việc thực hiện các đề án phát triển thuộc các quốc gia liên quan thông qua các dự án bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó các mục tiêu của Ngân hàng có thể được tổng kết như sau:
Tư cách thành viên.
Sau khi năm nước sáng lập (Ấn Độ, Brasil, Nam Phi, Nga và CHND Trung Hoa) ra thông báo chính thức vào tháng 7 năm 2015, Hiệp ước Ngân hàng Phát triển mới bắt đầu có hiệu lực và quy định tư cách thành viên tiềm năng của Ngân hàng đối với tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
Theo một số chuyên gia, việc mở rộng danh sách các quốc gia thành viên đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển dài hạn của Ngân hàng thông qua việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh doanh.
Ngày 2 tháng 9 năm 2021, Ngân hàng kết nạp thành viên đối với ba nước: Bangladesh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Uruguay.
Ngày 29 tháng 12 năm 2021, Ai Cập trở thành thành viên của Ngân hàng. | 1 | null |
João da Cruz (kh. 1610–1682; Jean de la Croix trong tài liệu tiếng Pháp) là một người lai Bồ Đào Nha đã giúp chúa Nguyễn Đàng Trong phát triển xưởng đúc vũ khí đạn dược phục vụ cho nhu cầu phòng thủ trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài và nhu cầu quân sự phía Nam.
Trường đúc (công xưởng đúc) đặt tại Huế, gần bờ sông Phú Xuân, gần nhà thờ Phường Đúc ngày nay.
Các ghi chép lịch sử.
João da Cruz là người mestizo, cha là người Bồ Đào Nha, mẹ là người Đông Ấn. Theo nghiên cứu của giáo sư Alexei Volkov, nhiều khả năng da Cruz học tập tại Ma Cao, kết hôn tại đó và gia nhập Dòng Chiến sĩ Chúa Kitô của Bồ Đào Nha.
Năm 1631 chúa cho lập hai đội thợ nội pháo tượng và tả hữu pháo tượng. Lấy 60 người ở xã Phan Xá, Hoàng Giang tỉnh Quảng Bình sung vào với đầy đủ cơ cấu chức tước để chế tạo vũ khí.
Ở Thuận Hóa có hai ty đội thợ đúc đều 30 người, có Phường Đúc ở bờ Nam sông Phú Xuân đều là người kiều ngụ ở lộn cũng biết đúc súng, đồng và vạc, chảo, xanh, nồi, cây đèn, cây nến mọi vật.
Một người thợ đúc súng, lai Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha đến đề nghị làm việc cho chúa Nguyễn, đã được chấp nhận và thực hiện ở Thợ Đúc mà ở đó tất cả những người thợ đúc đã sinh sống.
Thời điểm João da Cruz đến Huế được xác định là nửa sau thế kỷ 17:
João da Cruz đã mở đầu một giai đoạn các tu sĩ Dòng Tên làm ngự y và quan thiên văn cho các chúa Nguyễn từ cuối thế kỷ 17 tới giữa thế kỷ 18. | 1 | null |
Dracunculus medinensis hay giun Guinea là một loài giun tròn gây ra bệnh dracunculiasis cũng được biết đến như bệnh giun Guinea. Căn bệnh này gây ra bởi "Dracunculus medinensis" cái lớn, chúng là một trong những loài giun tròn lớn nhất ký sinh ở người. Giun cái lớn hơn nhiều so với giun đực. Năm 2009, con giun cái dài nhất được ghi nhận dài , trong khi giun đực dài nhất chỉ . Tuy nhiên năm 2014, loài này hầu như đã bị diệt trừ hoàn toàn.
Chương trình diệt trừ.
Giun Guinea đã tồn tại hàng trăm ngàn, có thể hàng triệu, năm. Nhưng trong những năm 1980, một chương trình diệt trừ giun Guinea được bắt đầu. Chương trình bao gồm giáo dục người dân trong vùng rằng căn bệnh này gây ra bởi ấu trùng trong nước uống, cách ly và giúp đỡ người bệnh và điều quan trọng nhất là mở rộng việc dùng ống lọc và lưới lọc nước uống, giáo dục về tầm quan trọng của việc sử dụng chúng.
Vào năm 2014, căn bệnh này đã gần như đã được loại trừ, tại các quốc gia gồm Pakistan, Nigeria và ở hầu khắp Trung Phi căn bệnh đã bị xóa bỏ. Chỉ có 126 trường hợp còn lại, tất cả tại Nam Sudan. | 1 | null |
Báo Sài Gòn Tiếp Thị là một tờ báo trực thuộc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Báo thành lập năm 1995 và bị đình bản vào năm 2014. Ở thời điểm đình bản, báo đang ra ba số mỗi tuần, các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu.
Tòa soạn của báo tọa lạc tại số 25 đường Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử.
Đình bản.
Ngày 25 tháng 2 năm 2014, Bộ Thông tin và Truyền thông ký quyết định thu hồi giấy phép trước đây của Sài Gòn Tiếp Thị, với lý do ghi trong quyết định: "Cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính". Hai ngày sau, báo ra thông báo chính thức đình bản.
Ngày 1 tháng 3 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định về việc báo Sài Gòn Tiếp Thị sẽ ngưng hoạt động và sáp nhập vào Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Đánh giá.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: "Sài Gòn Tiếp Thị tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng đã nhanh chóng vươn lên có thị phần đáng kể và được sự tin cậy của độc giả và doanh nghiệp vì khát vọng nói lên sự thật, và tinh thần chia sẻ với bạn đọc và doanh nghiệp. Sài Gòn Tiếp Thị là tờ báo cởi mở, đã vươn cao nhờ đứng trên vai những người khổng lồ. Tờ báo có đội ngũ cộng tác viên có chất lượng trong nước và ngoài nước, đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm về các vấn đề thời sự của đời sống kinh tế, xã hội, quy tụ nhiều người với những suy nghĩ khác nhau. Tờ báo cũng thể hiện trách nhiệm xã hội cao, đã tổ chức quyên góp, cứu trợ người nghèo". | 1 | null |
Trận chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 là trận đấu bóng đá diễn ra ngày 30 tháng 6 năm 2002 tại sân vận động quốc tế Yokohama ở thành phố Yokohama giữa hai đội là Brasil và Đức để xác định nhà vô địch của giải bóng đá vô địch thế giới 2002. Và sau 90 phút đá chính thức, đội Brazil giành chức vô địch với chiến thắng 2–0 nhờ 2 bàn thắng của Ronaldo vào các phút thứ 67 và 79. Đây là lần thứ 5 đội tuyển Brasil giành được chức vô địch của giải bóng đá lớn nhất hành tinh, sau 4 lần vào năm 1958, 1962, 1970 và 1994. | 1 | null |
Trong lý thuyết số, 2 hay nhiều số tự nhiên được goi là các số thân thiện nếu chúng có chung một tỷ lệ abundancy, là tỷ lệ giữa tổng các ước số của một số chia cho chính số đó.
Ví dụ.
30 và 140 tạo thành một cặp số thân thiện vì chúng có cùng abundancy:
Các số 2480, 6200 và 40640 cũng thuộc cùng nhóm số thân thiện này, vì chúng có cùng tỷ lệ abundancy bằng 12/5. | 1 | null |
Đại học Thánh Phaolô (tiếng Bồ: Colégio de São Paulo), còn có tên là Đại học Mẹ Thiên Chúa (Colégio de Madre de Deus) là viện đại học ở Ma Cao do các tu sĩ Dòng Tên thành lập năm 1594 chiếu theo lệ Padroado. Đây là viện đại học Tây phương đầu tiên ở Viễn Đông, hoạt động từ năm 1594 đến 1762.
Lịch sử.
Nguyên thủy đây là trường "Mẹ Thiên Chúa" ("Madre de Deus") dùng làm nơi đào tạo các giáo sĩ Công giáo Rôma khi sang Viễn Đông nhận sứ vụ. Năm 1594, ngôi trường này được Alessandro Valignano tài trợ để khuếch trương, lấy Viện Đại học Coimbra làm kiểu mẫu, mở nhiều phân khoa như thần học, địa lý, triết học, toán học, thiên văn học, tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Hán. Ngoài ra các môn mỹ thuật và nhạc lý cũng được giảng dạy. Đại học Thánh Phaolô là cơ sở quan trọng trong ngành ngữ học các ngôn ngữ Á Đông. Tên tuổi các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Matteo Ricci, Johann Adam Schall von Bell và Ferdinand Verbiest đều gắn bó với học viện này, vốn là nơi nghỉ chân của nhà truyền giáo trên đường sang Nhật Bản và Trung Hoa.
Hải cảng Ma Cao lúc bấy giờ là chặng quan trọng cho các chuyến thương thuyền sang Nagasaki, Nhật Bản. Năm 1645, nhân vụ loạn Shimabara, Mạc phủ Nhật Bản xuống lệnh trục xuất người Bồ Đào Nha và cấm đạo Công giáo. Trường Ma Cao là nơi giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản trốn đến lánh nạn. Năm 1762 khi Bồ Đào Nha có lệnh tống xuất Dòng Tên thì các giáo sĩ lại phải bỏ trường. Năm 1835 trường sở lại bị cháy trong cơn hỏa hoạn lớn, nay chỉ còn phế tích. UNESCO năm 2005 công nhận khu Di tích Nhà thờ Thánh Phaolô của trường Đại học Thánh Phaolô trong Khu lịch sử Ma Cao là Di sản Thế giới.
Vai trò đào tạo ngữ học.
Đối với người Việt thì Đại học Thánh Phaolô là địa điểm quan trọng trong cuộc giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha, tạo nền móng đầu tiên cho ngành ngữ học tiếng Việt và bước đầu của chữ Quốc ngữ. | 1 | null |
Uruguay v Brasil là trận đấu quyết định trong khuôn khổ vòng bảng cuối cùng tại World Cup 1950. Trận đấu được tổ chức tại Sân vận động Maracanã ở Rio de Janeiro, Brasil, vào ngày 16 tháng 7 năm 1950. Không giống như các kỳ World Cup khác, đội vô địch năm 1950 được xác định bởi vòng đấu bảng cuối cùng, với 4 đội bóng xuất sắc nhất thi đấu theo thể thức vòng tròn, thay vì giai đoạn đấu loại trực tiếp. Trước trận đấu, Brasil chỉ cần hòa trước Uruguay, trong khi Uruguay rất cần chiến thắng trước Brasil để lên ngôi vô địch thế giới.
Brasil vượt lên dẫn trước ngay sau hiệp 1 nhờ bàn thắng của Friaça, nhưng Juan Alberto Schiaffino cân bằng tỷ số cho Uruguay ngay sau đó trước khi Alcides Ghiggia ghi bàn thắng quyết định khi trận đấu chỉ còn 11 phút. Kết quả này được coi là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, và thuật ngữ "Maracanazo" (dịch là "Cú sốc ở Maracana", dựa theo tên của sân vận động) được đặt ra để nói lên thất bại cay đắng này của người Brasil. Đây là lần thứ 2 (và cho đến nay cũng là cuối cùng) trận chung kết World Cup diễn ra giữa hai quốc gia Nam Mỹ (lần đầu tiên là vào năm 1930 giữa Uruguay và Argentina, trận đấu mà Uruguay cũng đã giành chiến thắng). | 1 | null |
"Touch a New Day" là ca khúc của nữ ca sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut, được sáng tác bởi Stefan Raab. Nó được phát hành vào ngày 03 tháng 8 năm 2010; và là đĩa đơn maxi thứ hai của Lena trích từ album đầu tay của cô "My Cassette Player".
MV.
MV mở đầu với cảnh một cặp vợ chông đang làm việc tại sân trước nhà, người vợ đang tưới cây còn người chồng thì đang rửa xe. Lena và bạn cô nấp đằng sau bụi cây. Cô gọi vào số điện thoại bàn ở trong nhà, người chồng vội quay vào trong nhấc máy. Tranh thủ, cô và người bạn vội nhảy lên chiếc xe hơi và vào số chuồn đi. Họ phượt rất nhiều nơi, như Pháp, Tây Ban Nha; chụp photobooth và tắm hồ. Sau đó, họ đến tiệm xe cũ của một người đàn ông và nhờ anh này gỡ trần xe. Trong một số tình huống, họ cãi nhau nhưng nhanh chóng làm lành trở lại. Ở đoạn kết, họ gặp một anh chàng bị hư xe và cho anh này đi nhờ. Buổi tối, 3 người nhóm lửa trại tại một sườn dốc gần bãi biển. | 1 | null |
là một loại thép truyền thống có chất lượng cao rất tinh khiết của Nhật. Từ "tama" có nghĩa là quả cầu còn "hagane" có nghĩa là thép, tên này được dùng do nó thường dùng làm đạn súng thần công trông giống như một cục bi sắt khi công nghệ chế tạo pháo bắt đầu phát triền mạnh, nhưng do có nhiều nghĩa nên "tama" cũng có thể hiểu là ngọc khi rèn thành kiếm hay công cụ. Loại này được dùng rất nhiều trong việc chế tạo các loại vũ khí lạnh thời xưa như katana, wakizashi, tantō... cũng như nhiều loại công cụ kim loại khác.
Đặc tính.
Tamahagane được tinh luyện từ cát đen giàu sắt trong các lò luyện thép truyền thống có tên tatara. Việc luyện thép mất khoảng ba ngày ba đêm. Hàm lược cacbon trong thép chỉ khoảng 1- 1,5% với các thành phần tạp chất cực kỳ thấp, có thể xem đây là một trong các loại tinh khiết nhất của vật liệu thép. Thường thì tinh luyện sẽ dùng 10 tấn cát 12 tấn than cho sẽ cho ra 2,5 tấn kim loại gọi Kera (ケラ) chứa các vật liệu dùng làm kiếm, khối này sau đó sẽ được đập ra và thu được một lượng lớn gang, chưa tới một tấn tạo thành tamahagane ở nơi chứa cacbon vừa đủ phần dưới cùng là loại thép hocho-tetsu (包丁鉄) chỉ chứa từ 0,1 đến 0,3% cacbon (thường dùng làm lõi kiếm).
Thú vị là khi so với các loại thép hiện tại thì loại thép này chứa một lượng khá lớn các phân tử oxy (O) trong nó tạo ra nhiều vùng bị oxy hóa trong thép, về lý thuyết thì điều này không tốt với các loại thép khác nhưng trên thực tế với cách rèn truyền thống của Nhật là rèn thành nhiều lớp thì các phần oxy hóa này vốn rất mềm nếu so với các loại thép khác cho phép thép có thể kéo giãn ra sau đó gấp lại và gấp lại nhiều lần giúp công cụ có một cấu trúc nhiều lớp lồng vào nhau độc đáo làm tăng độ cứng cường lực của công cụ và giữ độ bén của kiếm. Nhưng sau mỗi lần gấp, nung và rèn tạp chất sẽ bị đẩy ra ngoài khiến cho nó ngày càng cứng để có thể gấp tiếp những lần sau việc này làm vật dụng có thêm hiệu ứng chống gỉ một cách tự nhiên và sáng bóng cũng như tùy vào cách rèn mà các vân kim loại sẽ khác nhau.
Sử dụng.
Cái tên tamahagane bắt đầu được phổ biến trong thời Minh Trị khi mà công nghệ chế tạo pháo phát triển rất mạnh, ban đầu gang được sử dụng để làm đạn nhưng do bị thấy quá giòn để có thể gây thiệt hại cũng như dễ bị hỏng qua thời gian nên việc làm đạn bắt đầu thay thế bằng thép.
Loại thép này được dùng phổ biến trong việc chế tạo vũ khí lạnh cũng như các loại công cụ kim loại cao cấp và vẫn được dùng cho đến ngày nay như một thành phần trong việc chế tạo các loại thép đặc biệt. Còn loại thép tamahagane nguyên chất được tinh luyện và giám sát bởi Hiệp hội bảo tồn phát triển nghề rèn kiếm nghệ thuật Nhật Bản nó không được bán cho những người không phải trong nghề rèn kiếm vì thế việc mua loại thép này ngoài thị trường là không thể. Đơn vị được chọn để tinh luyện tamahagane cho hiệp hội là Hitachi Metals tại thành phố Yasugi, ngoài ra thì còn một lò luyện truyền thống có thể tinh luyện loại thép này là Nittoho do hiệp hội xây dựng vào năm 1977 tại Shimane. Hiện nay thì việc tinh luyện tamahagane chỉ diễn ra ba đến bốn lần trong năm. | 1 | null |
"What a Man" là một sáng tác của Dave Crawford, bản chính thức được trình bày bởi Linda Lynde, thuộc hãng đĩa Stax Records. Bản thu của Lynde đã giành được No.50 BXH thể loại R&B của Billboard vào năm 1968. Năm 1993, bản phối lại của Salt-n-Pepa và En Vogue với tên mới "Whatta Man" đã giành được nhiều thành công thương mại.
Năm 2011, Lena Meyer-Landrut cover lại bài hát này làm ca khúc chủ đề cho bộ phim Đức "What a Man." Nó được đưa vào bản Platinum của album thứ hai của cô "Good News", đồng thời cũng được đưa vào Soundtrack của bộ phim. Ca khúc được phát hành ngày 02 tháng 9 năm 2011 dưới dạng CD và kĩ thuật số ở Đức.
Thông tin.
Đĩa đơn được phát hành ngày 02 tháng 9 năm 2011 dưới định dạng kĩ thuật số trên iTunes, bao gồm cả bản trực tiếp của ca khúc "Good News". Nó cũng là ca khúc chủ đề của bộ phim Đức "What a Man".
MV.
MV của ca khúc được phát hành trên kênh VEVO của Lena trên Youtube ngày 30 tháng 8 năm 2011 với độ dài là 3 phút. MV có sự tham gia của nam diễn viên Matthias Schweighöfer. | 1 | null |
RVNS Mỹ Tho HQ-800, ban đầu tàu tên là USS LST-821, sau đổi thành USS Harnett County LST-821 (đặt theo tên Harnett County, North Carolina), tiếp nữa đổi thành USS Harnett County AGP-821; thuộc lớp tàu đổ bộ LST-542. USS Harnett County LST-821, phục vụ trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 và Chiến tranh Việt Nam.
Nguồn gốc.
Ngày 12 tháng 10 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao tàu USS Harnett County cho Việt Nam Cộng hòa theo Chương trình Hỗ trợ An ninh và đổi tên thành RVNS Mỹ Tho HQ-800. Sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, RVNS Mỹ Tho là một trong những chiếc tàu của Hải quân Việt Nam Cộng hòa di tản đến Vịnh Subic.
Sau Chiến tranh Việt Nam, vào ngày 05 tháng 4 năm 1976, chính phủ Hoa Kỳ chuyển giao USS Harnett County cho Hải quân Philippines và tàu mang tên mới là BRP Sierra Madre LT-57. Năm 1999, chính phủ Philippines đã cố tình để BRP Sierra Madre bị mắc cạn trên Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm biến con tàu thành một tiền đồn của Thủy quân lục chiến Philippines, để khẳng định chủ quyền của Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc về quyền sở hữu quần đảo Trường Sa. BRP Sierra Madre LT-57 vẫn còn tồn tại vì mục đích đó. Danh sách các tàu của Hải quân Philippines sẽ ko mang tên Sierra Madre nữa, nhằm mục đích vinh danh, tuy nhiên tàu vẫn chưa được chính thức cho ngừng hoạt động.
Hiện nay.
Vào năm 2013, tờ New York Times đưa tin về cuộc sống của một số lính thủy quân lục chiến đóng quân trên tàu Madre Sierra tại Bãi Cỏ Mây và vai trò của tàu trên Biển Đông. | 1 | null |
Patrick Deville (sinh ngày 14 tháng 12 năm 1957) là nhà văn người Pháp.
Cuộc đời.
Sau khi nghiên cứu môn văn học đối chiếu và triết học ở Đại học Nantes, năm 23 tuổi, Patrick Deville làm tùy viên văn hóa ở Vùng Vịnh, hai năm sau ông giảng dạy triết ở hải ngoại.
Trong thập niên 1980, Patrick Deville đến sống ở Trung Đông, Nigeria, và Algérie. Trong thập niên 1990, ông sống ở Cuba trong một thời gian và học tiếng Tây Ban Nha, sau đó đến Uruguay và khu vực Trung Mỹ. Trong thời gian này ông thường xuyên về Pháp để xuất bản sách.
Năm 1996, Deville thành lập Giải Văn học Trẻ Mỹ Latin, và tạp chí Meet "ngôi nhà của những nhà văn ngoại quốc và các dịch giả".
Năm 2011, quyển "Kampuchea" của Deville được tạp chí "Lire" chọn là tiểu thuyết Pháp hay nhất trong năm.
Một tác phẩm khác của Deville, "Peste et Choléra" (tiểu sử Alexandre Yersin), được vào chung khảo Giải Goncourt, Giải của các giải văn học ("Le Prix des Prix littérairs"), Giải tiểu thuyết của tập đoàn Fnac ("Prix du roman Fnac") và đoạt giải "Femina" năm 2012.
Các tác phẩm của Patrick Deville đã được dịch ra hơn mười ngôn ngữ khác nhau. | 1 | null |
Some of the Things That Molecules Do (Những thứ mà phân tử tạo ra) là tập 2 trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu về khoa học ở nước Mỹ: (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được trình chiếu vào năm 2014. Chương trình này dựa theo phim tài liệu trước đó của Carl Sagan được trình chiếu trên PBS(Public Broadcasting Service - "Dịch vụ Truyền thông Công cộng". Có thể nói, đây được coi là một cột mốc quan trọng cho phim tài liệu khoa học. Chương trình được trình bày bởi nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson.
- Đạo diễn: Bill Pope
- Ngày chiếu: 16/3/2014
- Lượng người xem (Ở Mỹ): 4,95 triệu người
- Nội dung:
Tập phim bao gồm một số khía cạnh về nguồn gốc của cuộc sống và tiến hóa. Neil deGrasse Tyson mô tả cả hai lựa chọn nhân tạo qua nhân giống chọn lọc, sử dụng các ví dụ về sự tuần hóa do con người như từ sói thành chó, và cách chọn lọc tự nhiên như loài như gấu trắng bắc cực (xưa là gấu nâu, nhưng do ở Bắc cực càng ngày càng rét, gấu trắng thích nghi tốt hơn nên dần dần thay thế gấu nâu). Tyson sử dụng "Con tàu tưởng tượng" để miêu tả hình dáng, cấu tạo DNA, đột biến gen, và miêu tả sự đa dạng của các loài như cây sự sống (Tree of life), và đưa ví dụ điển hình như cấu tạo mắt của các loài, từ vi khuẩn cho đến cá, động vật trên cạn đầu tiên và cuối cùng là con người.
Tyson mô tả sự tuyệt chủng của các loài và sự kiện tuyệt chủng lớn đã quét sạch nhiều loài trên trái đất, trong khi một số loài, như tardigrade, có thể tồn tại và tiếp tục cuộc sống. Tyson phỏng đoán về khả năng của sự sống trên các hành tinh khác, chẳng hạn như mặt trăng của sao Thổ - Titan (vì có băng) - cũng như cách phát sinh luận thể có nguồn gốc sự sống trên Trái đất. Tập phim kết thúc với một hình ảnh động từ phim để thể hiện sự tiến hóa, phát triển của sinh vật từ một tế bào duy nhất cho đến loài người hiện nay. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách kênh truyền hình tự sản xuất hoặc hợp tác sản xuất trên hệ thống Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (trước ngày 7 tháng 5 năm 2013 là VCTV). Tất cả các kênh thuộc hệ thống VTVCab đều phát sóng 24 giờ mỗi ngày. Danh sách được cập nhật chính xác đến tháng 1 năm 2024. | 1 | null |
Bù hoãn mua (tiếng Anh: Contango) là tình huống trong đó giá tương lai (hay giá kỳ hạn) của một hàng hóa cao hơn giá giao ngay được dự kiến trong tương lai cho hàng hóa đó. Trong thị trường ở tình trạng bù hoãn mua, các nhà phòng hộ (các nhà sản xuất/các nhà sử dụng hàng hóa) hay các nhà cơ lợi/nhà đầu cơ (các nhà đầu tư phi thương mại) "tự nguyện trả nhiều hơn cho hàng hóa ở thời điểm nhất định nào đó trong tương lai so với giá dự kiến thực tế của hàng hóa. Điều này là có thể vì mong muốn của người ta trong việc trả một khoản phụ phí để có được hàng hóa đó trong tương lai thay vì trả các chi phí lưu giữ và tích trữ của việc mua ngay hàng hóa đó".
Điều kiện thị trường trái ngược với bù hoãn mua được biết đến như là bù hoãn bán (tiếng Anh: normal backwardation). Một thị trường hàng hóa nào đó ở trạng thái bù hoãn bán khi giá tương lai hay giá kỳ hạn thấp hơn giá giao ngay được dự kiến trong tương lai cho hàng hóa đó. Điều này tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nắm trường vị (long position) do họ mong muốn và dự đoán là giá tương lai sẽ tăng lên".
Ủy ban châu Âu (CEC & 2008 6) mô tả bù hoãn bán và bù hoãn mua trong mối tương quan với giá tương lai như sau: "Giá tương lai có thể hoặc là cao hơn hoặc là thấp hơn so với giá giao ngay. Khi giá giao ngay cao hơn giá tương lai, thị trường được gọi là ở tình trạng bù hoãn bán. Nó thường được gọi là "bù hoãn bán thông thường" do người mua [hợp đồng] tương lai được tưởng thưởng vì rủi ro mà ông/bà ta gánh lấy thay cho người sản xuất. Nếu giá giao ngay thấp hơn giá tương lai, thị trường ở tình trạng bù hoãn mua".
Đường cong tương lai hay đường cong kỳ hạn sẽ là nghiêng dốc lên phía trên "điển hình" (nghĩa là "thông thường"), do các hợp đồng cho những khoảng thời gian xa hơn thông thường sẽ giao dịch ở các mức giá cao hơn (Các đường cong được đề cập tới vẽ giá thị trường cho các hợp đồng khác nhau với các thời gian đáo hạn khác nhau—xem cấu trúc thời hạn của lãi suất). "Nói khái quát hơn thì bù hoãn bán phản ánh quan điểm của đa số thị trường cho rằng giá giao ngay sẽ giảm, và bù hoãn mua là cho rằng giá giao ngay sẽ tăng. Cả hai tình huống đều cho phép các nhà đầu cơ (các thương nhân phi thương mại) kiếm lợi nhuận".
Bù hoãn mua là thông thường đối với một hàng hóa không mau hỏng có chi phí tích trữ. Các chi phí như vậy bao gồm phí thuê kho tàng và tiền lãi mất đi từ lượng tiền bị giữ lại, trừ đi thu nhập từ cho thuê hàng hóa nếu như có thể (chẳng hạn như vàng). Đối với các hàng hóa mau hỏng, các chênh lệch về giá giữa giao hàng thời gian gần và xa không phải là bù hoãn mua. Trong trường hợp này các ngày giao hàng khác nhau trên thực tế là những mặt hàng khác nhau, chẳng hạn những quả trứng tươi ngày hôm nay thì chắc chắn không còn là tươi trong khoảng thời gian 6 tháng sau đó, hay trái phiếu kho bạc kỳ hạn 90 ngày sẽ đáo hạn v.v.
Mô tả.
Đường cong kỳ hạn thông thường vẽ giá của nhiều loại hợp đồng cho cùng một loại hàng hóa nhưng có kỳ đáo hạn khác nhau, nghiêng hướng lên trên. Chẳng hạn, một hợp đồng kỳ hạn dầu mỏ 12 tháng trong tương lai được bán với giá $100 ngày hôm nay, trong khi giá giao ngay hôm nay là $75. Giá giao ngay được dự kiến cho 12 tháng tới trên thực tế có thể vẫn chỉ là $75. Mua một hợp đồng với mức giá cao hơn $75 coi như là thua lỗ ("khoản lỗ" này sẽ là $25 nếu hợp đồng được mua với giá $100) cho người "mua trước" thay vì chờ đợi thêm 12 tháng để mua với giá giao ngay khi đó khi thực sự cần tới lượng dầu mỏ này. Nhưng ngay cả khi như vậy thì vẫn có sự hữu dụng cho người mua kỳ hạn trong giao dịch này. Kinh nghiệm cho thấy các hộ tiêu dùng cuối lớn của hàng hóa (như các nhà máy lọc dầu, các công ty xay xát sử dụng một lượng lớn ngũ cốc) hiểu rõ rằng giá giao ngay [trong tương lai] là không thể dự đoán được. Chốt giá tương lai ngay từ bây giờ đặt người mua "lên hàng đầu" trong việc nhận hàng mặc dù hợp đồng sẽ hội tụ về giá giao ngay khi đáo hạn như chỉ ra trong biểu đồ. Trong các thị trường không chắc chắn, nơi các hộ tiêu dùng cuối phải luôn luôn có một lượng hàng đầu vào tồn kho nhất định, thì sự kết hợp giữa mua hàng kỳ hạn/tương lai và mua hàng giao ngay làm giảm độ không chắc chắn. Một nhà máy lọc dầu có thể mua 50% hàng giao ngay và 50% hàng giao kỳ hạn, với trung bình giá phải thanh toán là $87,50 trên một thùng (bao gồm một thùng với giá giao ngay là $75 và một thùng với giá kỳ hạn là $100). Chiến lược này cũng có hiệu quả về mặt lợi nhuận không dự kiến trước hay lợi nhuận "trời cho": Nếu hợp đồng kỳ hạn 12 tháng được mua với giá $100 nhưng giá giao ngay vào thời điểm đáo hạn là $150 thì nhà máy lọc dầu sẽ nhận một thùng dầu chỉ với giá $100 và mua một thùng khác với giá giao ngay là $150, hay trung bình là $125 mỗi thùng thay vì phải mua cả hai thùng với giá giao ngay khi đó là $150, và tiền lãi thu được là $25/thùng so với giá giao ngay tại thời điểm đó.
Người bán cũng có thể thích "bán trước" (dân dã gọi là bán lúa non) do điều này giúp họ chốt được luồng thu nhập. Những người nông dân là một ví dụ điển hình: bằng việc bán trước sản phẩm khi nó vẫn còn ở ngoài đồng hay chưa đủ quy chuẩn để xuất chuồng thì họ có thể chốt được giá và có thu nhập, giúp họ trở thành đủ tư cách tại thời điểm hiện tại để có thể có các khoản vay mượn tín dụng.
Biểu đồ "vòng đời một hợp đồng tương lai đơn lẻ" (như chỉ ra trong hình) cho thấy nó hội tụ về phía giá giao ngay. Hợp đồng bù hoãn mua để giao hàng trong tương lai, được bán ra ngày hôm nay, là có một khoản phụ phí cộng thêm vào giá cho việc mua hàng hóa đó ngày hôm nay và thực hiện giao hàng ngay. Hợp đồng bù hoãn bán được bán ra ngày hôm nay và đường biểu diễn giá của nó sẽ hướng lên trên tới mức giá giao ngay vào thời điểm đóng hợp đồng. Các tài sản là giấy tờ cũng không khác biệt: Chẳng hạn, một công ty bảo hiểm có một luồng thu nhập ổn định từ các khoản phí thu được và một luồng chi trả ổn định từ các yêu cầu thanh toán. Thu nhập phải được đầu tư vào các tài sản mới và các tài sản hiện có phải bán đi để chi trả các yêu cầu thanh toán. Bằng việc đầu tư vào mua và bán một số trái phiếu "kỳ hạn" bổ sung cho việc mua và bán giao ngay, công ty bảo hiểm đó có thể làm phẳng các thay đổi trong danh mục đầu tư của mình cũng như trong thu nhập được dự kiến trước.
Bù hoãn mua lưu giữ dầu mỏ được công ty lưu giữ dầu mỏ Thụy Điển Scandinavian Tank Storage AB và người sáng lập ra nó là Lars Jacobsson giới thiệu với thị trường vào đầu thập niên 1990 bằng cách sử dụng các kho tàng khổng lồ của quân đội để hạ các chi phí "tính toán" của việc lưu giữ nhằm tạo ra tình huống bù hoãn mua từ một thị trường "phẳng lặng".
Bù hoãn mua là một cái bẫy tiềm ẩn đối với các thương nhân không cẩn thận. Các quỹ giao dịch trên sàn chứng khoán (ETF) cung cấp một cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ tham gia vào thị trường hàng hóa tương lai, là thị trường quyến rũ trong các thời kỳ lãi suất thấp. Giai đoạn từ năm 2005 tới năm 2010 số lượng các quỹ ETF dựa theo hàng hóa tương lai đã tăng từ 2 lên 95, với tổng tài sản quản lý tăng từ 3,9 tỷ lên gần 98 tỷ USD trong cùng kỳ. Do hành trình thông thường của hợp đồng tương lai trong thị trường bù hoãn mua là suy giảm về giá, một quỹ bao gồm các hợp đồng như vậy mua các hợp đồng ở mức giá cao (mua trước) và sau đó đóng chúng lại theo mức giá giao ngay thường là thấp hơn. Lượng tiền thu được từ việc chốt được giá thấp để đóng lại các hợp đồng sẽ không mua được cùng một lượng các hợp đồng mới ở mức giá cao của mua trước. Các quỹ có thể và đã mất tiền ngay cả trong trường hợp thị trường tương đối ổn định. Có các chiến lược để giảm nhẹ vấn đề này, bao gồm cho phép ETF tạo ra một kho dự trữ kim loại quý phục vụ cho mục đích cho phép các nhà đầu tư đầu cơ trên các dao động về giá trị của nó. Nhưng các chi phí lưu giữ sẽ rất biến động, và các thỏi đồng lại cần nhiều không gian lưu trữ hơn đáng kể, và vì thế là chi phí tích trữ, so với vàng, và sẽ làm cho giá xuống thấp hơn trên thị trường thế giới: người ta vẫn không rõ là mô hình làm việc tốt với vàng liệu có làm được như vậy với các hàng hóa khác hay không. Những người mua ở quy mô công nghiệp các mặt hàng chủ lực, khi so sánh với các nhà đầu tư bán lẻ nhỏ, nắm được ưu thế trong các thị trường tương lai. Chi phí nguyên liệu của hàng hóa chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tài chính và giá cả của họ. Chiến lược giá bù hoãn mua làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ ngạc nhiên lại là hiển nhiên về mặt trực giác đối với các nhà quản lý của các hãng lớn, những người phải quyết định có nhận hàng ngày hôm nay theo giá giao ngay ngày hôm nay và lưu trữ nó cho bản thân họ hay trả nhiều hơn cho hợp đồng kỳ hạn để một ai đó thay họ thực hiện việc lưu giữ hàng.
Bù hoãn mua không được vượt quá chi phí tích trữ, do các nhà sản xuất và các nhà tiêu dùng có thể so sánh giá của hợp đồng tương lai với giá giao ngay cộng chi phí lưu giữ và chọn phương án tốt hơn. Các nhà cơ lợi có thể đồng thời bán ra một hợp đồng và mua lại một hợp đồng khác để thu lợi nhuận không rủi ro về mặt lý thuyết (xem Định giá hợp lý—tương lai). EU mô tả hai nhóm người chơi trên thị trường hàng hóa tương lai, bao gồm các nhà phòng hộ (các nhà sản xuất và các nhà tiêu dùng hàng hóa) và nhóm các nhà cơ lợi/nhà đầu cơ (các nhà đầu tư phi thương mại).
Nếu có sự thiếu hụt kỳ hạn gần thì việc so sánh giá được phân tích chi tiết và bù hoãn mua có thể giảm xuống hay thậm chí đảo ngược hoàn toàn sang trạng thái gọi là bù hoãn bán. Trong trạng thái này, giá kỳ hạn gần lại cao hơn giá kỳ hạn xa do người tiêu dùng ưu ái cho lựa chọn nhận hàng ngay thay vì chờ đợi (xem lợi tức thuận tiện), và do chỉ có ít người nắm giữ hàng có thể kiếm lợi từ thực hiện nghiệp vụ cơ lợi (acbit) bằng cách bán giao ngay và mua lại trong tương lai. Một thị trường nằm sâu trong trạng thái bù hoãn bán—nghĩa là có phụ phí cao cho hàng hóa sẵn có để giao ngay—thường là chỉ ra cảm nhận về "thiếu hụt" hiện tại đối với hàng hóa cơ sở. Cùng một biểu hiện như vậy, một thị trường nằm sâu trong trạng thái bù hoãn mua có thể chỉ ra cảm nhận về "dư thừa" cung hiện tại đối với hàng hóa đó.
Năm 2005 và 2006 cảm nhận về thiếu hụt cung sắp xảy ra đã cho một số các thương nhân nắm lấy ưu thế của bù hoãn mua trong thị trường dầu mỏ. Các thương nhân này đồng thời mua dầu mỏ và bán ra các hợp đồng tương lai. Điều này dẫn đến tình trạng một lượng lớn tàu chở dầu chở đầy dầu mỏ nằm bất động tại các cảng biển như là các kho dầu nổi (xem Thương mại lưu giữ dầu mỏ). Người ta ước tính rằng kết quả của điều này là phụ phí lên tới $10–20 một thùng đã được thêm vào giá giao ngay.
Nếu điều này là đúng thì phụ phí có lẽ đã kết thúc khi dung tích lưu giữ dầu mỏ toàn cầu bị cạn kiệt; bù hoãn mua lẽ ra phải bị trầm trọng hơn do thiếu nguồn cung kho lưu giữ để hấp thụ hết lượng cung dầu dư thừa và gia tăng thêm áp lực lên giá giao ngay. Tuy nhiên, do giá dầu mỏ và xăng vẫn tiếp tục tăng cao trong giai đoạn từ năm 2007 tới năm 2008, thực tiễn này đã gây tranh cãi nhiều tới mức vào tháng 6 năm 2008 Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã quyết định thành lập đội đặc nhiệm để điều tra xem liệu điều này có diễn ra trên thực tế hay không
Bù hoãn mua dầu mỏ lại xảy ra một lần nữa vào tháng 1 năm 2009, với các nhà cơ lợi lưu giữ hàng triệu thùng dầu trong các tàu chở dầu để kiếm lợi từ bù hoãn mua (xem Thương mại lưu giữ dầu mỏ). Nhưng vào mùa hè năm đó thì đường cong giá đã phẳng đi đáng kể. Bù hoãn mua thể hiện trong dầu mỏ năm 2009 giải thích sự khác biệt giữa sự gia tăng giá giao ngay phổ quát (xuống đáy ở mức $35 và lên đỉnh ở mức $80 trong năm) và các công cụ có thể giao dịch khác đối với dầu mỏ (chẳng hạn như các hợp đồng quay vòng hay các hợp đồng tương lai kỳ hạn dài hơn) chỉ ra sự tăng giá thấp hơn nhiều. Quỹ ETF USO cũng thất bại trong việc tái tạo đặc tính của giá giao ngay dầu mỏ.
Lãi suất.
Nếu như lãi suất ngắn hạn được dự kiến là sẽ giảm trong thị trường bù hoãn mua thì điều này sẽ thu hẹp chênh lệch giữa hợp đồng tương lai và tài sản cơ sở trong trạng thái cung cấp tốt. Có điều này là do chi phí tích trữ sẽ giảm vì lãi suất thấp hơn, tới lượt nó tạo ra khác biệt nhỏ hơn giữa giá của hợp đồng tương lai và giá giao ngay của tài sản cơ sở (nghĩa là thu hẹp). Một nhà đầu tư có thể được tư vấn mua chênh lệch trong những hoàn cảnh này: đó là một giao dịch chênh lệch theo lịch trong đó thương nhân mua một công cụ kỳ hạn gần, đồng thời bán ra một công cụ kỳ hạn xa.
Ngược lại, nếu chênh lệch giữa giá tương lai giao dịch theo một tài sản cơ sở và giá giao ngay của tài sản đó giãn rộng ra, có thể là do việc tăng lãi suất ngắn hạn, thì nhà đầu tư có thể được tư vấn bán ra chênh lệch này, trong đó thương nhân bán một công cụ kỳ hạn gần và đồng thời mua một hợp đồng tương lai của tài sản cơ sở đó.
Khủng hoảng giá lương thực thế giới năm 2007–2008.
Trong bài báo đăng năm 2010 tại "Harper's Magazine", Frederick Kaufman cho rằng Chỉ số hàng hóa Goldman Sachs gây ra sốc cầu về lúa mì và thị trường bù hoãn mua trên Sở giao dịch thương mại Chicago (CME), góp phần vào Khủng hoảng giá lương thực thế giới năm 2007–2008.
Trong một bài báo đăng trên "The Economist" năm 2010, một luận cứ cho rằng các quỹ theo dõi chỉ số (mà chỉ số hàng hóa Goldman Sachs có liên kết tới) đã không gây ra bong bóng giá. Nó mô tả một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có sử dụng các dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai để viết ra việc này.
Nguồn gốc của thuật ngữ.
Thuật ngữ contango trong tiếng Anh bắt nguồn từ nước Anh vào khoảng giữa thế kỷ 19 và được người ta cho là sự viết/đọc sai lệch của từ "continuation" (nghĩa là "tiếp tục") hay "contingent" (nghĩa là "tiếp liên"). Trong quá khứ, tại Sở giao dịch chứng khoán London bù hoãn mua là khoản phí do người mua trả cho người bán khi người mua mong muốn chậm thanh toán cho giao dịch mà họ đã đạt được thỏa thuận. Khoản phí này dựa theo số tiền lãi mà người bán đã không nhận được do bị chậm thanh toán.
Mục đích của việc này thuần túy là đầu cơ. Những ngày thanh toán là theo lịch trình cố định (chẳng hạn hai tuần một lần) và người mua đầu cơ đã không thực hiện việc nhận hàng và thanh toán cho lô hàng đó cho tới ngày thanh toán tiếp theo, vào ngày đó đã có thể "chuyển đổi" vị thế của họ sang kỳ kế tiếp bằng cách trả một khoản phí bù hoãn mua. Thực tiễn này là phổ biến trước năm 1930, nhưng ngày càng ít được sử dụng, cụ thể là sau khi quyền chọn được đưa trở lại vào năm 1958. Nó từng khá thịnh hành tại một số sàn giao dịch như Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE), nơi nó được gọi là Badla. Giao dịch tương lai dựa trên kích thước lô hàng định sẵn và ngày thanh toán chốt trước đã chiếm lĩnh BSE để thay thế cho giao dịch kỳ hạn, trong đó bao gồm các hợp đồng linh hoạt.
Khoản phí này là tương tự về đặc trưng như ý nghĩa hiện tại của bù hoãn mua, nghĩa là nhận hàng trong tương lai thì tốn kém hơn so với nhận hàng ngay, và khoản phí này thể hiện và đại diện cho chi phí tích trữ của người nắm giữ hàng.
Lý thuyết kinh tế.
Lý thuyết kinh tế liên quan tới bù hoãn bán và bù hoãn mua gắn liền với John Maynard Keynes và John Hicks.
Keynes trong Chuyên khảo về tiền (A Treatise on Money) giả định rằng có 2 "kiểu người tham gia thị trường tương lai: các nhà đầu cơ và các nhà phòng hộ. Keynes cho rằng nếu các nhà phòng hộ là đoản vị ròng thì các nhà đầu cơ phải là trường vị ròng. Các nhà đầu cơ sẽ không chuyển sang trường vị trừ khi giá cả tương lai được dự kiến là sẽ tăng. Keynes gọi tình huống khi giá tương lai thấp hơn giá giao ngay được dự kiến vào thời điểm giao hàng (và vì thế giá tương lai được dự kiến là sẽ tăng lên) là bù hoãn bán (normal backwardation)". Sự ưa thích nắm trường vị hơn là đoản vị của các nhà phòng hộ công nghiệp tạo ra tình huống gọi là bù hoãn bán. Các nhà đầu cơ làm đầy lỗ hổng này bằng cách nắm lấy đoản vị có khả năng sinh lời, với sự bù trừ rủi ro bằng giá giao ngay cao trong thời gian hiện tại.
Hicks đảo ngược học thuyết của Keynes bằng cách chỉ ra rằng có những tình huống mà các nhà phòng hộ là trường vị ròng. Trong tình huống này, gọi là bù hoãn mua, các nhà đầu cơ phải là đoản vị ròng. Các nhà đầu cơ sẽ không chuyển sang đoản vị ròng trừ khi giá tương lai được dự kiến là sẽ giảm. Khi thị trường ở trạng thái bù hoãn mua, giá tương lai được dự kiến là sẽ giảm". Năm 1972 Hicks đã đoạt giải Nobel về kinh tế trên cơ sở của cuốn sách Giá trị và Vốn cũng như lý thuyết cân bằng kinh tế, cụ thể là vấn đề độ ổn định của sự cân bằng trong một hệ thống kinh tế chịu ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài.
Bouchoueva cho rằng theo truyền thống luôn luôn có nhiều nhà sản xuất phòng hộ hơn là những người tiêu dùng trong thị trường dầu mỏ. Thị trường dầu mỏ hiện nay thu hút tiền của giới đầu tư hiện tại vượt xa lỗ hổng giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Bù hoãn mua từng là 'bình thường' đối với thị trường dầu mỏ. Kể từ năm 2008-2009, các nhà đầu tư đã phòng hộ rủi ro "lạm phát, sự suy yếu của đồng dollar Mỹ và các sự kiện địa chính trị có thể xảy ra", thay vì đầu tư vào tiền sảnh của thị trường dầu mỏ. Bouchoueva đã áp dụng các thay đổi trong hành vi của nhà đầu tư vào "thuyết về bù hoãn bán kinh điển của Keynes-Hicks, và thuyết lưu giữ của Kaldor-Working-Brennan, và xem xét về việc các quyền chọn chênh lệch theo lịch (CSO) đã ngày càng trở thành công cụ quản lý rủi ro phổ biến như thế nào".
Tham khảo.
Tham khảo chung: | 1 | null |
"Loving You" là bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Michael Jackson. Bài hát ban đầu được thu âm trong giai đoạn "Bad" (1985-1987). Matt Forger, một kỹ sư âm thanh tin cẩn của Jackson khẳng định, "Bài hát hay, chỉ không được cân nhắc kỹ càng cẩn thận cho album BAD. Một trong nhiều bài thu xong thì lại đem cất." Một bản làm lại của bài hát đã được đưa vào album "Xscape".
Phát hành.
Bài hát ra mắt ngày 6 tháng 5 năm 2014 trên Sony Entertainment Network và cho phép streming đối với các thành viên Sony Unlimited."Loving You" là bài hát ballad có giai điệu vui tươi cho mùa hè nói về việc Michael và bạn gái vì thời tiết xấu mà phải ở nhà chơi thay vì ra phố hẹn hò như dự định. Bản làm lại, sản xuất bởi Timbaland, gợi nhớ nhiều về giai đoạn Motown, với giai điệu có hồn và âm bass dễ chịu. | 1 | null |
Trận động đất Đại Lý năm 1925 xảy ra vào lúc 14:42 UTC ngày 16 tháng 3. Trận động đất này có độ lớn 7,0 theo thang độ lớn sóng mặt và cường độ cảm nhận tối đa ít nhất là cấp IX ("dữ dội") theo thang địa chấn Mercalli. Tâm chấn nằm tại tỉnh Vân Nam miền nam Trung Quốc và giết chết khoảng 5.000 người.
Bối cảnh kiến tạo.
Vân Nam nằm trên một đới kiến tạo phức tạp chịu ảnh hưởng bởi đới biến dạng rộng rãi liên quan đến sự va chạm đang diễn ra của mảng Á-Âu và mảng Ấn Độ. Một khối hình thoi được giới hạn bởi các đứt gãy được gọi là khối Vân Nam-Tứ Xuyên được giới hạn bởi hệ thống các đứt gãy trượt bằng đang hoạt động là hệ thống đứt gãy Tiên Thủy Hà và đới đứt gãy trượt bằng phải sông Hồng và đứt gãy Kim Sa Giang.
Động đất.
Trận động đất gây ra bởi sự chuyển động của phần đông bắc của đứt gãy sông Hồng. Khu vực bị ảnh hưởng rung lắc có cường độ ít nhất cấp VII trên diện tích gần 5.000 km2.
Thiệt hai.
Thành phố Đại Lý bị thiệt hại nghiêm trọng, với 76.000 căn nhà bị phá hủy bởi sự rung lắc hoặc cháy sau đó. Các bức từng của thành phố bị ảnh hưởng nặng, một vài nơi sụp hoàn toàn, hai cửa của các tháp bị phá hủy. Có 3.600 người chết với hơn 7.200 người bị thương, 5.000 gia súc bị chết. Ở Phượng Nghi, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy và hơn 1.2000 người chết, với 550 người bị thương. Ở Di Độ, 159 người chết và 165 người bị thương. Ở Tân Xuyên, hơn 800 người chết và hơn 500 người bị thương. Ngoài ra còn một số người chết ở Đặng Xuyên, Tường Vân và Nguy Sơn. | 1 | null |
Tiểu Thời Đại hay Tiểu Thời Đại 1.0 (小时代) là phim điện ảnh của đạo diễn kiêm biên kịch Quách Kính Minh dựa trên tiểu thuyết cùng tên của chính anh.
Bộ phim thành công về mặt thương mại và nhận được những phản ứng tích cực từ giới chuyên môn. Phần hai có tựa đề "Tiểu Thời Đại 2" được quay song song cùng phần một của bộ phim và dựa trên phần hai của bộ tiểu thuyết đã ra mắt vào ngày 8 tháng 8 năm 2013. "Tiểu Thời Đại 3" cũng đã nhanh chóng khởi quay và ra mắt công chúng vào ngày 17 tháng 7 năm 2014.
Nội dung.
Bộ phim dựa trên bộ truyện có tên là "Tiểu Thời Đại "với 3 phần" 1.0, 2.0, 3.0" xoay quanh tình bạn của bốn cô gái gồm Lâm Tiêu, Cố Lý, Nam Tương và Đường Uyển Như sống giữa thành phố Thượng Hải phồn hoa nhưng đầy rẫy tham vọng, toan tính, khát khao của tuổi trẻ.
Bốn cô gái là bạn cùng lớp thời trung học và bạn cùng phòng khi lên đại học. Trong trường, họ phải đối mặt với áp lực nặng nề, làm quen với cuộc sống sinh viên nội trú, gặp rắc rối với những chuyện tình cảm xảy ra liên tục. Sau khi tốt nghiệp, họ dần thay đổi và vướng vào những mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc sống và dần trở nên nghi kị và hiểu lầm lẫn nhau.
Ra mắt và phản hồi.
Doanh thu phòng vé.
Dù kinh phí sản xuất của bộ phim chưa đến 50 triệu nhân dân tệ, được chia làm 2 phần, mỗi phần vỏn vẹn 25 triệu, nhưng ngay ngày đầu tiên công chiếu, "Tiểu Thời Đại" đã đạt doanh thu hơn 73 triệu Nhân dân tệ
Bộ phim đã thu về US$79.7 triệu tại các phòng vé ở Trung Quốc.
Sau ngày ra mắt, doanh thu phòng vé của Tiểu Thời Đại 3 đạt 150 triệu tệ (~ 525 tỷ đồng), lập kỷ lục phim điện ảnh 2D nội địa ăn khách nhất Trung Quốc. | 1 | null |
Đại học Soongsil (tiếng Hàn 숭실대학교) là một trường đại học tư thục ở Hàn Quốc. Trường khá nổi tiếng về các ngành kỹ thuật liên quan đến máy tính ở Hàn Quốc.
Lịch sử.
Trường đại học Soongsil được thành lập lần đầu vào ngày 10 tháng 10 năm 1897 ở Bình Nhưỡng, khởi đầu là một trường tư thục. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là William M. Baird, một mục sư làm việc cho Hội đồng Phụng Vụ Hải Ngoại thuộc Giáo hội Trưởng Nhiệm Mỹ. Vào năm 1900 trường được mở rộng thành một trường Trung học cơ sở 4 năm. Vào tháng 10 năm 1901 trường được đặt tên là Học viện Soongsil (숭실학당). Tên Soongsil của trường (tiếng Hàn 숭실, tiếng Hán 崇實, hán việt sùng thật) có nghĩa là tôn trọng sự thật, thêm vào đó theo lý giải của trường thì sùng ở đây hàm ý sùng kính chúa bằng sự thật.
Năm 1905 học viện mở thêm vài ngành học. Năm 1906 học viện được phép của các đơn vị thuộc giáo hội cho phép thành lập một trường đại học, học viện đổi tên thành Đại học Tổng hợp Soongsil (합성숭실대학), sau đó trường được chính thức công nhận là một trường đại học bởi chính phủ Triều Tiên vào năm 1907.
Năm 1925 chính quyền chiếm đóng Nhật buộc trường phải giảm quy mô xuống thành một trường kỹ thuật nhân văn và đổi tên là Trường Chuyên môn Soongsil (tiếng Hàn 숭실전문학교, tiếng Nhật 崇實專門學校).
Vào ngày 4 tháng 3 năm 1938 trường tự giải thể để phản đổi việc chính quyền chiếm đóng bắt buộc trường phải theo Đạo Shinto.
Tháng 8 năm 1945, Hàn Quốc được giải phóng khỏi chế độ đô hộ Nhật Bản, nhưng việc khôi phục lại Trường tư thục Soongsil không thành công mãi đến cuối Chiến tranh Triều Tiên. Tháng 4 năm 1954 Trường tư thục Soongsil được tái thành lập ở Hàn Quốc. Tháng 6 năm 1957 trường chuyển đến vị trí hiện tại ở Sangdo đông. Năm 1971 trường được sáp nhập với Đại học Đại Điền (대전대학, 大田大學, không phải Đại học Daejeon ngày nay) để thành lập Đại học Soongjun (숭전대학, 崇田大學).Năm 1971 trường đạt tiêu chuẩn đại học. Tháng 12 năm 1982, khuôn viên ở Daejeon của trường được tách ra thành trường Đại học Nam Hàn (한남대학교).
Tháng 11 Năm 1986, trường đổi tên thành Đại học Soongsil như hiện nay.
Danh tiếng.
Giống như hầu hết các đại học có trụ sở ở Seoul, Đại học Soongsil thuộc vào hàng có danh tiếng ở Hàn Quốc, sinh viên buộc phải đứng đầu trong khoảng 7-12% tổng số thí sinh thi đại học để đỗ vào trường. Các ngành liên quan đến IT và kinh doanh của trường có thế mạnh vượt trội. Khoa khoa học máy tính đầu tiên ở Hàn Quốc được thành lập ở trường này và hiện nay chỉ xếp thứ 2 sau trường Đại học Quốc gia Seoul trong ngành. Theo tờ nhật báo Joongang, vào năm 2011 trường đứng hạng 22 trong danh sách xếp hạng các trường toàn quốc. Năm 2012 và 2013 trường đứng hạng thứ 16 về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp với chứng chỉ CPA. | 1 | null |
Helen Brooke Taussig (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1898 – mất ngày 20 tháng 5 năm 1986) là một bác sĩ tim mạch nhi khoa người Mỹ làm việc tại Baltimore và Boston. Bà là người được xem là người sáng lập ngành tim mạch nhi khoa. Bác sĩ Taussig được công nhận là người đã đưa ra ý tưởng về một phẫu thuật có thể kéo dài đời sống của những trẻ em mắt bệnh tim bẩm sinh Tứ chứng Fallot (là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hội chứng trẻ tím). Ý tưởng cách mạng này đã được thực hiện thành công trong thực tế và được gọi là phẫu thuật tạo cầu nối chủ phổi (shunt Blalock-Taussig). Người thực hiện phẫu thuật này là bác sĩ phẫu thuật lừng danh Alfred Blalock và Vivien Thomas.
Taussig cũng được biết đến với vai trò là người có đóng góp quan trọng trong việc cấm sử dụng thuốc an thần thalidomide vốn gây ra những dị tật bẩm sinh. Bác sĩ Taussig còn được xem là một tấm gương về khả năng lâm sàng trong lĩnh vực tim mạch nhi khoa.
Tuổi trẻ và nghề nghiệp.
Helen Brooke Taussig chào đời tại Cambridge, Massachusetts vào ngày 24 tháng 5 năm 1898 trong gia đình Frank W. Taussig và Edith Thomas Guild. Ngoài Helen thì gia đình này còn có ba con nữa. Cha của ba là một nhà kinh tế tại Đại học Harvard và mẹ là một trong những sinh viên đầu tiên của Trường Radcliffe, một trường đại học nữ. Khi Helen được 9 tuổi, mẹ của cô bị nhiễm bệnh lao. Bản thân Helen cũng bị nhiễm lao và bị bệnh trong vài năm. Căn bệnh đã ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng học tập của cô. Helen cũng gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu đi học vì chứng đọc khó của mình. Helen tốt nghiệp Trường Nữ Sinh Cambridge vào năm 1917, và tiếp tục học hai năm tại Trường Radcliffe trước khi lấy bằng cử nhân của Đại học Berkeley, California vào năm 1921. Sau đó Helen học mô học, vi trùng học, và giải phẫu học ở cả Trường Đại học Y khoa Harvard và Đại học Boston mặc dù không có trường nào trong hai trường này cho phép cô nhận bằng. Helen bị phân biệt đối xử nặng nề trong lớp mô học. Tại đây, cô bị cấm nói chuyện với các bạn học nam do sợ bị "lây nhiễm". Khi còn là sinh viên giải phẫu học tại Đại học Boston năm 1925, Taussig đã công bố bài báo khoa học đầu tiên của mình về cơ tim cùng với Alexander Begg. Taussig sau đó nộp đơn vào Trường Đại học Y Khoa Johns Hopkins và được chấp nhận là sinh viên chính thức. Taussig nhận bằng y khoa năm 1927 tại John Hopkins. Cũng tại đây bà tiếp tục học thêm một năm về tim mạch và hai năm nội trú nhi khoa. Trong thời gian ở Hopkins bà nhận được học bổng Fellow Archibald kéo dài từ năm 1927 đến 1930.
Sau đó, trong quá trình hành nghề của mình, BS Taussig bị mắc chứng điếc. Bà phải học kỹ thuật đọc môi và cần đến các phương tiện trợ thính để có thể giao tiếp với bệnh nhân của mình. Do chứng điếc nên bà sử dụng các ngón tay để cảm nhận nhịp tim nhiều hơn là sử dụng ống nghe.
Thực hành y khoa và nghỉ hưu.
Taussig bắt đầu thực hành y khoa sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thực hành tim mạch với chức danh trưởng khoa thấp tim. Sau đó, Nhà Harriet Lane, là khoa nhi của bệnh viện Johns Hopkins mời bà làm trưởng khoa từ năm 1930 đến năm 1963. Tại đây, Taussig đã nghiên cứu miệt mài chứng thiếu oxy máu gọi là "hội chứng trẻ tím". Qua những nghiên cứu của mình, Taussig nhận diện được nguyên nhân của chứng bệnh này là do tắc nghẽn một phần dòng máu của động mạch phổi đơn độc hoặc phối hợp với lỗ thủng trên vách liên thất. Bà đã cộng tác với phẫu thuật viên nổi tiếng Alfred Blalock và cộng sự của ông là Vivien Thomas nhằm phát triển một kỹ thuật sửa chữa dị tật này. Kỹ thuật mới được gọi là shunt Blalock-Taussig. Đầu tiên, họ thực nghiệm thành công trên chó và vào năm 1946 bắt đầu tiến hành thực hiện ở trẻ em. Vào năm này, Taussig trở thành phó giáo sư tại Đại học Y Khoa Johns Hopkins và sau đó trở thành giáo sư năm 1959. Năm 1947, Taussig cho xuất bản công trình để đời của mình có tên "Những bất thường bẩm sinh ở tim". Đây được xem là cột mốc đánh dấu sự ra đời của tim mạch nhi khoa với tư cách là một lĩnh vực độc lập.
Taussig chính thức nghỉ hưu tại Johns Hopkins vào năm 1963 nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy. Ngoài ra, bà vẫn tiếp tục viết những bào báo khoa học (trong số tổng cộng 129 công trình của mình thì có đến 41 công trình được viết sau khi Taussig nghỉ hưu). Bà thúc đẩy việc sử dụng động vật trong nghiên cứu y khoa cũng như ủng hộ cho phép việc phá thai, điều trị giảm nhẹ và điều dưỡng. Taussig cũng nghiên cứu các tác hại của thuốc thalidomide ở trẻ sơ sinh vào năm 1967 và điều trần trước Quốc hội về vấn để này sau khi bà trở về từ Đức, nơi bà đã nghiên cứu những trẻ nhũ nhi bị chứng bất thường tay chân nặng nề. Với nỗ lực của bác sĩ Taussig, thalidomide đã bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Vào năm 1977, Taussig chuyển đến một cộng đồng người về hưu ở Quảng trường Kennett, Pennsylvania. Tuy nhiên bà vẫn tiếp tục làm việc nên thỉnh thoảng bà vẫn đi đến Đại học Delaware để thực hiện nghiên cứu khoa học. Taussig là người đi tiên phong trong việc sử dụng kỹ thuật X quang và soi X quang để nghiên cứu những thay đổi tim phổi ở trẻ em. Vào thời điểm cuối đời, bà đang tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của di truyền đến các dị tật tim bẩm sinh bằng cách nghiên cứu tim của chim.
Qua đời và di sản.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 1986, chỉ 4 ngày trước sinh nhật lần thứ 88 của mình, Taussig đang lái xe đưa một nhóm bạn đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử địa phương thì đâm vào xe khác trên một giao lộ. Taussig tử vong tại chỗ. Đại học Johns Hopkins đặt tên "Trung tâm Tim mạch Nhi khoa Helen B. Taussig" để vinh danh bà và năm 2005 Trường Đại học Y khoa Johns Hopkins đặt tên bà cho một trong bốn khoa của trường. Đại học Gottingen (Đức) cũng đặt tên Taussig cho khoa tim mạch của mình vào năm 1965.
Những giải thưởng.
Năm 1947, Taussig được phong tước Hiệp Sĩ Danh Dự của Pháp. Năm 1953, bà được trao Huân chương Danh dự của Hiệp hội Thầy thuốc Lồng Ngực Hoa Kỳ. Năm 1953, Taussig được nước Ý trao tặng Giải thưởng Feltrinelli; Và cùng năm đó bà cũng được trao giải Lasker. Năm 1963, Taussig được trao Giải thưởng Trái Tim Vàng. Hiệp hội Tim Hoa Kỳ cũng trao tặng bà giải thưởng công trạng năm 1967. Năm 1964, Tổng thống Lyndon Johnson trao tặng Taussig Huân chương Tự do Tổng thống. Năm sau đó, Taussig trở thành chủ tịch nữ đầu tiên của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ. Năm 1973, Taussig được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và 27 năm sau Blalock cũng được bầu vào viện này nhờ công trình chung của hai người là Shunt Blalock-Taussig. Trong sự nghiệp của mình, Bác sĩ Taussig được phong tặng hơn 20 bằng danh dự.
Blalock và Taussig cũng được trao Giải thưởng Công trạng của quỹ Gairdner ở Canada.
Taussig là thành viên của một số hiệp hội nghề nghiệp danh giá trong suốt sự nghiệp của mình. Bà là thành viên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Nghiên cứu Nhi khoa và Hiệp hội các Thầy thuốc Hoa Kỳ. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ vinh danh Taussig với Giải thưởng Howland vào năm 1971. Trường Đại học Johns Hopkins cũng trao tặng Taussig Huy chương Vàng Milton S. Eisenhower vào năm 1976.
Phim tư liệu.
Trong bộ phim 'Something the Lord Made" năm 2004 của HBO, hình ảnh BS. Taussig được thể hiện bởi Mary Stuart Masterson. | 1 | null |
Vương quốc Tây Ban Nha hiện vẫn còn áp dụng chế độ kế vị theo "Male-preference primogeniture" (con trưởng là nam có quyền ưu tiên hơn). Các thành viên vương tộc nào kết hôn mà phạm phải những điều cấm của Quốc vương và Quốc hội Tây Ban Nha thì họ và hậu duệ của họ sẽ bị loại khỏi danh sách kế vị ngai vàng Tây Ban Nha. Những điều cấm chỉ do Quốc vương đưa ra mà không có sự đồng ý của Quốc hội Tây Ban Nha, hoặc ngược lại, sẽ không ảnh hưởng đến danh sách kế vị. Thứ tự của các thành viên vương thất trong danh sách kế vị sẽ do luật pháp Tây Ban Nha quyết định.
Danh sách kế vị ngai vàng.
Danh sách dưới đây chỉ giới hạn trong phạm vi hậu duệ của Vua Juan Carlos I:
Điều luật kế vị không rõ ràng.
Theo Điều 57 của Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978 quy định, "Ngai vàng của Tây Ban Nha sẽ được truyền cho người kế vị của H.M Vua Juan Carlos I nhà Borbón". Tuy nhiên, Quốc hội Tây Ban Nha cho rằng điều này không rõ ràng, bởi vì "người kế vị" cũng có thể được hiểu là "hậu duệ" của Vua Juan Carlos I. Hai người chị em của Vua Juan Carlos I đã từ bỏ quyền kế vị nhưng Quốc hội lại không chấp nhận chuyện này vì việc này xảy ra trước khi Hiến pháp được thông qua. | 1 | null |
Quách Kính Minh (sinh ngày 6 tháng 6 năm 1983) là biên kịch, đạo diễn, nhà văn theo thể loại giả tưởng người Trung Quốc. Trước khi trở thành nhà văn và doanh nhân, anh từng là thần tượng được giới trẻ yêu mến. Tuy nhiên vào năm 2007, anh được trang Tianya.com, một trong những diễn đàn lớn nhất Đại lục, bầu chọn là "Nam nghệ sĩ bị ghét nhất Trung Quốc" 3 năm liên tiếp. Dù vậy, ba trong số bốn tiểu thuyết của anh đã bán được một triệu bản mỗi cuốn nên đến năm 2007, anh là một trông số các tác giả có sách bán chạy nhất tại Đại lục.
Anh hiện là chủ tịch của Công ty Giải trí Ke Ai do chính anh thành lập vào năm 2004. Ke Ai chủ yếu ra mắt những tạp chí cho thiếu niên như "Tiểu thuyết hàng đầu" và "Hòn đảo". Năm 2008, anh ký hợp đồng với Công ty Giải trí Tian Yu. Không lâu sau thì được Nhà xuất bản Changjiang bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập vào năm 2009.
Quách Kính Minh là thành viên trẻ nhất gia nhập Hội Nhà văn Trung Quốc khi mới 23 tuổi. Anh còn là biên kịch và đạo diễn phim Quách Kính Minh đã làm đạo diễn cho các tác phẩm của anh thành phim "Tiểu Thời Đại" 1, 2, 3, 4 ra mắt và giành nhiều thành công.
Sự nghiệp.
Tuổi thơ.
Quách Kính Minh sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Tư Cống, Tứ Xuyên ở phía tây nam Trung Quốc. Cha anh là ông Cheng Jianwei làm kỹ sư cho một nhà máy tại cùng khu còn mẹ anh là bà Zou Huilan, làm thư ký tại ngân hàng của địa phương. Anh bộc lộ sở thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Mẹ anh đã mua nhiều sách để truyền cảm hứng cho anh, giải thích mọi điều cho đến khi anh hiểu. Anh có thể ghi nhớ những gì mà mình đã nghe được và đọc được, như những câu chuyện mọi người đọc cho anh. Anh có thể kể lại câu chuyện sau khi chỉ nghe một lần. Mẹ anh ủng hộ mạnh mẽ sở thích đọc sách của con và cho anh chọn bất kì quyển sách nào anh thích trong hiệu sách.
Năm 1988, anh vào học tiểu học ở quê nhà Tư Cống và khả năng đọc được cải thiện dần. Dần dần mở rộng khối lượng sách đọc để vun đắp kĩ năng viết và đã trở thành học sinh viết văn giỏi nhất nhất lớp.
Khả năng viết văn đã trở nên nổi bật trong những năm trung học và Quách Kinh Minh tiếp tục đọc nhiều hơn, gồm các danh tác của Trung Quốc, nhất là các tiểu thuyết võ hiệp giả tưởng Kim Dung và Cổ Long. Từ đó giúp anh phát triển khả năng viết của mình nên anh bắt đầu viết bài đăng cho các tạp chí. Năm 1997, anh đăng bài thơ đầu tiên "Nỗi cô đơn" trong tạp chí toàn quốc "Rensheng Shiliuqi". "Nỗi cô đơn" là bài thơ hiện đại, diễn tả nỗi niềm của Quách Kính Minh suốt thời đi học. Anh nhận tiền thưởng là10 nhân dân tệ (xấp xỉ 1.5 đô la) của tạp chí Shiliuqi, điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với Quách Kinh Minh cũng như gia đình anh.
Cuộc thi Khái niệm mới về viết văn.
Được sự ủng hộ của mẹ, anh tham gia Cuộc thi khái niệm mới về viết văn lần thứ 3 và thứ 4 do tập chí "Mengya" tổ chức. Hai tác phẩm của anh là The "Script" và "Bài hát cuối cùng trên giảng đường" đã nhanh chóng giành giải nhất trong các cuộc thi năm 2001 và 2002. Thành công của Quách Kính Minh dần được công chúng trong nước chú ý. Cuộc thi Khái niệm mới này đã giúp đưa anh từ Tư Cống đến Thượng Hải, anh chia sẻ "một thành phố hối hả và thuận lợi", nơi "Tôi có thể dễ dàng tìm được nhiều sách để đọc hơn ở quê nhà".
Viết văn.
Năm sau 2003, anh cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay có tên "Huan Cheng(幻城)". Cuốn sách tiêu thụ 800,000 bản ngay trong những tháng đầu tiên, giúp anh trở thành một trong số các nhà văn nổi tiếng nhất tại Trung Quốc. "Huan Cheng(幻城)" sau đó tiêu tục đạt mức 1.5 triệu bản vào năm ngoái đưa tên tuổi Quách Kính Minh vang danh khắp cả nước.
Học xong trung học, anh vào học đại học tại Thượng Hải và xác định sẽ ở lại đây sau khi ra trường; nhưng dần nhận thấy "mình như mắc kẹt bởi sự đông đúc của thành phố".Tuy vậy anh vẫn quyết định phát triển sự nghiệp ở Thượng Hải mà "chẳng có ai hay bất cứ thứ gì giúp đỡ ngoại trừ chút tiếng tăm có được từ cuộc thi viết văn". Vào ngày Giáng sinh năm 2003, anh cùng với 5 người bạn thân đã cùng họp mặt trong của hàng McDonald mới nhất ở Thượng Hải, cùng thành lập một phòng viết văn goi là "Hòn đảo". Từ đó, anh bắt đầu sự nghiệp viết văn và kinh doanh trong một căn hộ làm văn phòng .
Tác phẩm.
Huyễn Thành.
Cuốn sách đầu tay "Huan Cheng (Huyễn Thành)" (tên đầy đủ "Thành phố kỳ ảo"), xuất bản như truyện dài kỳ trên tạp chí "Meng Ya". Anh đã thành công chỉ sau một đêm vào năm 2003 khi cuốn tiểu thuyết ra mắt trên thị trường sách tại Bắc Kinh. Cuốn sách bán được hơn 1.5 triệu bản, đứng thứ hai trong mục sách bán chạy nhất chỉ sau sách của nhà văn nổi tiếng Trì Lị.
Tiểu Thời Đại.
Loạt sách gồm bốn cuốn tựa đề 1.0, 2.0, 3.0, 4.0.
Tước Tích.
Loạt sách dựa trên ký ức về sự nghiệp viết văn 10 năm của Quách Kính Minh (爵迹).
Tranh cãi về đạo văn.
Trong năm 2004, Quách Kính Minh đã xuất bản cuốn sách thứ hai có tên "Hoa rơi trong giấc mộng" khi còn đang học ở Đại học Thượng Hải. Truyện nói về mối tình tay ba trong đó "nổi bật là sự tranh giành vô hại trong lòng thế giới ngầm của Bắc Kinh". Cuốn sách đã bán được 600,000 bản ngay trong tháng đầu ra mắt. Tuy nhiên, không lâu sau, cuốn sách bị kiện vì "có tới 12 yếu tố về nội dung chính và 57 điểm giống với một tác phẩm khác". Sách của Quách Kính Minh bị tố sao chép ý tưởng từ tác phẩm "Vòng trong vòng ngoài" của tác giả Trang Vũ.
Năm 2006, tòa án ra phán quyết cuối cùng tuyên bố Quách Kính Minh đã vi phạm bản quyền tác phẩm của Trang Vũ và yêu cầu anh bồi thường 200,000 nhân dân tệ (xấp xỉ $25,000) để bồi thường và xin lỗi nữ tác giả. Anh đã nộp phạt nhung từ chối xin lỗi, không thừa nhận đạo văn hay nói thêm về vụ kiện. | 1 | null |
Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines (MH17/MAS17) là chuyến bay quốc tế thường lệ từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị bắn rơi vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 gần Hrabove, tỉnh Donetsk, Ukraina, cách biên giới Ukraina–Nga 40 km. Chiếc Boeing 777-200ER rơi khiến toàn bộ 283 người cùng 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Giới chức Ukraina tuyên bố rằng chiếc máy bay bị bắn rơi ở độ cao 10.000 m bởi một tên lửa đất đối không bằng hệ thống tên lửa Buk, trong đó có dựa theo hai cuộc điện thoại giữa nhóm người ly khai thân Nga với những người thuộc Cơ quan tình báo Nga về việc vừa bắn hạ một chiếc máy bay. Tuy nhiên, phe ly khai phủ nhận đoạn băng ghi âm có liên quan đến vụ việc. Theo trang mạng RT của Nga, bộ Quốc phòng Nga báo cáo rằng ra đa hệ thống tên lửa Buk của Ukraina đang hoạt động trong khu vực tại thời điểm chiếc máy bay Malaysia rơi xuống. Tổng thống Mỹ Barack Obama, dẫn lời các quan chức tình báo Hoa Kỳ, nói rằng chiếc máy bay bị tên lửa bắn hạ, và rằng có những "bằng chứng đáng tin" cho thấy tên lửa này được phóng từ địa điểm nắm giữ bởi quân ly khai thân Nga.
Malaysia đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập một tòa án quốc tế để truy tố những kẻ bị tình nghi đã bắn rơi máy bay nhưng bị Nga bác bỏ. MH17 bị rơi trên lãnh thổ Ukraine trong khu vực do lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát.
Một số thuyết âm mưu về vụ tai nạn kể từ đó đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, bao gồm việc MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa hoặc Su-25 của Ukraine. Chỉ huy không quân Nga, Trung tướng Igor Makushev cho rằng chiếc máy bay đã bị người Ukraine bắn bằng tên lửa hoặc máy bay chiến đấu. Makushev nói tại một cuộc họp báo rằng radar Nga phát hiện một máy bay phản lực gần ngay trước khi vụ tai nạn, và nó có lẽ là một máy bay phản lực chiến đấu Ukraine. Tuy nhiên những bằng chứng tại hiện trường máy bay rơi không ủng hộ lý thuyết máy bay chiến đấu của họ. Các bức ảnh về đống đổ nát với nhiều lỗ thủng đã xuất hiện trên mạng xã hội và các chuyên gia cho rằng điều đó cho thấy máy bay đã bị nhắm mục tiêu bởi một tên lửa phát nổ gần đó. IHS Jane's, một công ty tư vấn quốc phòng, kết luận rằng thiệt hại do hệ thống Buk gây ra.
Ngày 24 tháng 5 năm 2018, Nhóm điều tra chung JIT (joint investigation team) bao gồm Hà Lan, Australia, Bỉ, Ukraine trong kết luận của mình nói rằng: “Tên lửa Buk-Telar bắn rơi MH17 đến từ Lữ đoàn Tên lửa phòng không 53, đóng tại vùng Kursk thuộc Nga" . Dựa vào đó các chính phủ Hà Lan và Úc buộc Nga phải chịu trách nhiệm.
Nhóm JIT từ chối sự tham dự của nước Nga cũng như bằng chứng phản bác của Nga. Trước kết luận như vậy thì nước Nga nhắc lại rằng vụ việc xảy ra ở vùng FIR Ukraina và người Nga "không tham dự vào vụ này" , và đặt câu hỏi về cách thức tiến hành và độ tin cậy của báo cáo .
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke ngày 30/5/2018 , và sau này ngày 31/05/2019 Thủ tướng mới của Malaysia Dr Mahathir Mohamad xác nhận lại rằng (đến thời điểm năm 2019) ""không có bằng chứng về việc Nga có trách nhiệm về vụ MH17" và phàn nàn rằng "...không biết tại sao chúng tôi bị loại khỏi cuộc điều tra, nhưng ngay từ đầu, chúng tôi đã thấy quá nhiều ý đồ chính trị trong đó, và... dường như tập trung vào việc cố gắng gắn nó vào trách nhiệm của người Nga""
Ngày 19/06/2019 Trưởng Công tố Hà Lan thông báo phát các lệnh truy nã quốc tế với những nghi phạm đầu tiên, là 4 nghi can, gồm 3 người Nga và 1 người Ukraina .
Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Malaysia Airlines, tai nạn thảm khốc liên quan đến Boeing 777, đồng thời là vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất kể từ sau Sự kiện 11 tháng 9 với 298 người thiệt mạng.. Đây cũng là vụ tai nạn thứ hai xảy ra cho Malaysia Airlines trong năm 2014 khi trước đó, ngày 8 tháng 3, Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines mất tích khi đang trên đường bay đến Bắc Kinh. Sau hai vụ tai nạn Malaysia Airlines sau đó đã cho nghỉ hưu toàn bộ máy bay Boeing 777-200ER vào ngày 26 tháng 3 năm 2016 và thay thế bằng đội bay Airbus A330 và Airbus A350.
Máy bay.
Chuyến bay 17 sử dụng chiếc máy bay Boeing 777-200ER số sêri 28411, số đăng bạ 9M-MRD. Nó là chiếc Boeing 777 thứ 84 được sản xuất, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 năm 1997, đúng 17 năm trước thời điểm bị tai nạn. Chiếc máy bay được vận chuyển mới cho hãng Malaysia Airlines vào ngày 29 tháng 7 năm 1997. Trước khi vụ tai nạn xảy ra, chiếc máy bay đã thực hiện hơn 9.950 chuyến bay với tổng số giờ bay hơn 43.000 giờ.
Máy bay Boeing 777 lần đầu tiên được sử dụng thương mại ngày 7 tháng 6 năm 1995; và có hơn 1.200 chiếc đang hoạt động tại thời điểm tháng 6 năm 2014. Các chuyên gia hàng không nói rằng nó là một trong những chiếc máy bay dân dụng an toàn nhất. Chỉ có bốn chiếc 777 khác từng bị hư hại quá khả năng sửa chữa: Chuyến bay 38 của British Airways năm 2008; Chuyến bay 667 của EgyptAir bị cháy khoang lái tại Sân bay quốc tế Cairo năm 2011; Chuyến bay 214 của Asiana Airlines gặp tai nạn vào tháng 7 năm 2013 khiến 3 người thiệt mạng ; Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines mất tích vào tháng 3 năm 2014 và vẫn đang được tìm kiếm tại thời điểm Chuyến bay 17 gặp nạn.
Đường bay.
Máy bay khởi hành vào lúc 10:14 giờ UTC tại phi trường Schiphol và bay ngang qua Đức và Ba Lan, trước khi vào không phận Ukraina. Nó bay theo hướng Đông-Đông Nam trước khi biến mất trên màn ảnh ra đa vào lúc 13:21 giờ UTC. Theo như trang mạng "Flightradar24.com" tín hiệu ra đa cuối cùng nằm ở vùng Donetsk cách biên giới Nga khoảng 60 km.
Đường bay này thường được nhiều hãng hàng không sử dụng. Ngay sau khi máy bay của MH bị bắn rơi, máy bay của bốn hãng hàng không khác bay trên cùng tuyến đường và không đổi hướng, gồm Singapore Airlines, Emirates, Kazakhstan Airlines và Etihad Airways.
Sau khi thông tin về tai nạn được loan ra, nhiều hãng hàng không thường sử dụng tuyến đường bay này đã tuyên bố thay đổi bằng tuyến đường bay khác. Trong số đó có Vietnam Airlines, từ sáng sớm 18 tháng 7 đã chuyển hướng, tạm thời bay vòng lên phía bắc qua ngả Belarus.
Hành khách và phi hành đoàn.
Toàn bộ 283 hành khách và 15 nhân viên hãng hàng không đều thiệt mạng. Các nhân viên này đều là người Malaysia.
2/3 số hành khách đến từ Hà Lan . Trong đó có ba mẹ con là Việt kiều Hà Lan, trên hành trình trở về Hà Nội . Di hài ba mẹ con đã về nơi an nghỉ tại Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam
Trong số hành khách có các đại biểu đang trên đường đến Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ 20 tại Melbourne, gồm có Joep Lange, cựu chủ tịch Hiệp hội Quốc tế về AIDS (International AIDS Society). Thượng nghị sĩ Hà Lan Willem Witteveen và gia đình .
Bối cảnh.
Sau đảo chính Ukraina năm 2014 mâu thuẫn quyền lợi nổ ra giữa chính phủ Kiev thân phương tây với vùng phía đông Ukraina có phần lớn cư dân là người sắc tộc Nga và thân với Liên bang Nga. Vùng Krym đã nhanh tay thành lập Cộng hòa Tự trị Krym, và với sự hỗ trợ của Liên bang Nga đã thực hiện Trưng cầu dân ý Krym 2014 rồi sáp nhập vào Nga.
Tại vùng đông Ukraina phe ly khai thân Nga thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk. Chính phủ Ukraina đã coi họ như là những kẻ khủng bố và thực hiện các chiến dịch quân sự. Kiev cáo buộc Nga giúp đỡ vũ khí cho nhóm ly khai và ủng hộ cuộc nổi dậy ở phía đông Ukraina. Cuộc chiến đã làm hàng trăm người chết.
Vùng trời trên vùng đô thị Donetsk đã được đóng bởi Ukraina vào ngày 8 tháng 7 năm 2014 ngoại trừ máy bay quá cảnh bay trên 7.900 m (25.900 ft).
Đã từng có máy bay bị bắn rơi tại vùng trời này. Sự việc được bắt đầu bằng việc máy bay Ilyushin Il-76 bị bắn rơi ngày 14 tháng 6, làm thiệt mạng 49 người. Ngày 17 tháng 7, một máy bay Sukhoi Su-25 của quân đội Ukraina và một máy bay vận tải Antonov An-26 ba ngày trước đó cũng bị bắn rơi. Quan chức chính phủ Ukraina cáo buộc quân đội Nga bắn rơi máy bay, nhưng một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga đã phản bác những lời buộc tội đó.<ref name ="rfe/rl on rejection of accusation"></ref>
Điều tra thủ phạm.
Theo trang mạng đài truyền hình N-TV vào buổi chiều cùng ngày phe ly khai thân Nga loan tin trên Twitter và Facebook, họ đã bắn rớt một máy bay quân đội loại Antonov, sau khi họ đã cảnh cáo là không được phép bay ngang qua vùng này. "Chúng tôi vừa mới bắn rớt một chiếc AN-26", Igor Strelkov, bộ trưởng Quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự phong đã viết như vậy vào buổi chiều. Tuy nhiên phe ly khai từ chối về dính líu tới chiếc máy bay chở hành khách của Malaysia .
Qua một cuộc nói chuyện của phóng viên N-TV Dirk Emmerich với phe ly khai, họ cũng nói là đã bắn rơi một chiếc Antonov. Giữa cuộc nói chuyện đó thì họ mới vỡ lẽ là đó là một chiếc máy bay dân sự .
Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraina Anton Gerashchenko nói rằng chiếc máy bay bị bắn rơi ở độ cao 10.000 m (33.000 ft) bởi một tên lửa đất-đối-không. Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko gọi đó là "hành động khủng bố" . Dịch vụ an ninh Ukraina thì tuyên bố đã chặn hai cuộc nói chuyện điện thoại trong đó ly khai thân Nga thảo luận đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự.
Phe nổi dậy đã tìm ra được hộp đen của máy bay . Ngày 21/7/2014 tại Donetsk chiếc hộp đen đã được lãnh tụ phe nổi dậy Aleksander Borodai trao cho đặc phái viên của Malaysia.
Cáo buộc của truyền thông Nga trong quá trình điều tra MH17.
Theo cuộc thăm dò do Trung tâm Levada thực hiện trong khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng 7 năm 2014, 80% người Nga được khảo sát tin rằng vụ tai nạn của MH17 là do quân đội Ukraine gây ra. Chỉ có 3% số người được hỏi trong cuộc thăm dò cho rằng phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine bắn hạ MH17.
Chỉ huy Dân quân Donbass Igor Strelkov đã tuyên bố trên báo chí Nga rằng một số hành khách trên máy bay đã chết vài ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Âm mưu ám sát Putin.
Chuyên gia an ninh Nga Sergei Sokolov tuyên bố trên tờ báo Komsomolskaya Pravda rằng chiếc máy bay bị rơi xuống trong một chiến dịch có tên 17.17 của CIA và các cơ quan tình báo phương Tây khác. Ông cho rằng Cơ quan Tình báo Mỹ CIA đã giấu chất nổ trên máy bay và kích nổ chúng thông qua một tín hiệu được gửi từ vệ tinh trong không gian.
Tờ báo Nga Pravda đã xuất bản một câu chuyện mang tên "MH17: Một số kết luận – liệu Nato có cố gắng ám sát Putin không?" Bài báo cáo buộc rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang bay cùng một lộ trình như MH17 cùng lúc đó và rằng máy bay của tổng thống Nga và MH17 có "đường nét và màu sắc rất giống nhau". Tuy nhiên, Putin đã không bay vào ngày đó.
Su-25 Ukraine bắn MH17.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/7/2014 tố cáo các chiến đấu cơ của Ukraine có liên quan và đứng sau vụ máy bay MH17 bị bắn hạ ở miền đông Ukraine. Theo trung tướng Igor Makushev thuộc Không quân Nga, hệ thống kiểm soát không lưu phát hiện một máy bay không quân Ukraine, dường như là chiến đấu cơ Su-25, đuổi theo hướng chiếc Boeing của Malaysia. Tờ Komsomolskaya Pravda của Nga dẫn lời nhân chứng giấu tên nói rằng, vào đúng ngày MH17 rơi (17/7/2014), có 3 chiếc máy bay chiến đấu của Ukraine đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở khu vực Dnipropetrovsk, miền đông Ukraine, và trong số đó có một chiếc Su-25 mang theo tên lửa không đối không nhưng khi trở về căn cứ, máy bay không còn tên lửa nữa.
Trong khi đó, các thông tin trên trang web của nhà sản xuất Su-25, nơi cung cấp thông tin từ phiên bản đầu tiên của chiến đấu cơ và khả năng thực tế của loại phương tiện này, lại phản ánh điều ngược lại. Theo đó, việc một chiếc Su-25 của Nga bắn hạ chiếc Boeing 777 là điều gần như không thể về mặt kỹ thuật. Chính Tổng công trình sư chương trình máy bay Su-25 Vladimir Babak cho rằng, khả năng tên lửa không đối không phóng từ máy bay này có thể bắn hạ MH17 là rất thấp. Ông Babak giải thích rằng, sức mạnh của loại tên lửa này không đủ để tiêu diệt được chiếc may bay Boeing-777. Để tiêu diệt được MH17 bằng tên lửa R-60 thì chiếc máy bay Su-25 phải bám theo đuôi nó vì loại tên lửa này sử dụng dẫn đường hồng ngoại. Tuy nhiên, khác biệt về tốc độ giữa Boeing và Su-25 là rất lớn. Tổng công trình sư Vladimir Babak nói "Tôi không tin vào thực tế của kịch bản này và vào việc máy bay Su-25 của Ukraine có thể phóng tên lửa R-60."..
Ảnh giả MiG-29 Ukraine bắn MH17.
Kênh truyền hình Channel 1 của Nga công bố hình ảnh vệ tinh cho rằng chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines đã bị một chiến đấu cơ MiG-29 của Ukraine bắn hạ. Người dẫn chương trình Mikhail Leontiev cho hay, nguồn tin bí mật cung cấp hình ảnh mà họ kết luận là "một chiến đấu cơ Mig-29 phá hủy máy bay chở khách Boeing". Đài này còn khẳng định đã có trong tay những bức ảnh vệ tinh từ một người có tên là George Bilt. Nguồn tin tự nhận là thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã có hơn 2 thập kỉ kinh nghiệm trong ngành công nghiệp hàng không. Ông đã gửi những bức ảnh bằng chứng nói trên tới ông Ivan Andriyevsky – Phó chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư Nga.
Sau khi kênh truyền hình Nga Channel 1 công bố bằng chứng cho thấy máy bay hành khách MH17 của Malaysia bị bắn hạ bởi tiêm kích MiG-29 nói là của không quân Ukraine, lập tức cư dân mạng lên tiếng cho rằng hình ảnh do Channel 1 cung cấp là giả. Theo các blogger tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có blogger Nga, bằng chứng Channel 1 công bố nhiều khả năng là một sản phẩm giả mạo hơn là một bằng chứng vững chắc về thảm kịch MH17. Một Blogger Nga có tên Varlamov khẳng định, đuôi của chiếc máy bay theo hình ảnh Channel 1 công bố là của chiến đấu cơ Su-27, chứ không phải MiG-29. Blogger chỉ ra rằng, địa hình chụp từ vệ tinh do Channel 1 công bố thực chất là bản đồ do Google chụp lại từ năm 2012, tức là trước thời điểm MH17 gặp nạn khoảng 2 năm. Một số cư dân mạng đã chỉ ra rằng logo "Malaysia" trên chiếc máy bay trong hình ảnh vệ tinh … đã đặt sai vị trí. Maksim Kats, một blogger người Nga nói rằng chiếc máy bay trong ảnh giống như kết quả tìm kiếm trên Google khi bất cứ ai đó gõ cụm từ tìm kiếm bằng tiếng Nga “tầm nhìn Boeing từ trên cao”. Thêm vào đó, dường như chiếc máy bay trong ảnh là một chiếc Boeing 767 chứ không phải 777 – loại bị bắn hạ trên bầu trời Ukraine hồi tháng 7. Nhiều người khác cũng đặt câu hỏi với việc công bố MiG-29 bắn MH17 khác xa loại Su-25 vốn được truyền thông Nga khẳng định đã bắn hạ MH17 nhiều lần trước đó.
Báo Guardian dẫn lời kỹ sư Nga Mark Solonin đánh giá trong bức ảnh trên, cả hai máy bay đều có kích thước quá khổ nếu so với những cánh đồng ở phía dưới mặt đất. Ông kết luận rằng đã có kẻ ghép hình máy bay vào bức ảnh vệ tinh. Chiếc máy bay "MH17" trong ảnh cũng không phải là chiếc Boeing 777 mà thực tế là một chiếc Boeing 767. Logo của Malaysia Airlines ở máy bay trong ảnh bị gắn sai vị trí. Nếu tra trên Google dòng chữ "Boeing top view", có thể tìm thấy ngay một bức hình giống hệt chiếc Boeing trong bức ảnh do đài Nga công bố. Cộng đồng mạng nhận định có khả năng đài truyền hình Nga công bố bức ảnh giả mạo này nhằm giảm bớt sức ép lên Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị G-20 ở Brisbane (Australia). Khủng hoảng Ukraine là một trong những chủ đề nóng nhất ở G-20.
Cuộc điều tra của Đội Điều tra chung JIT.
Cuộc điều tra vụ bắn rơi MH17 được cơ quan Truy tố của Bộ Tư pháp Hà Lan chủ trì. Đây là cuộc điều tra lớn nhất trong lịch sử Hà Lan Các thám tử xem xét các mẫu pháp y từ các cơ thể và hành lý, các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng, dữ liệu vệ tinh, thông tin liên lạc bị chặn, và các thông tin trên mạng.
Tham gia vào Đội Điều tra chung (JIT) là bốn thành viên Hà Lan, Bỉ, Ukraina, Úc
Ngày 28/9/2016, JIT tổ chức một cuộc họp báo, qua đó tiết lộ địa điểm tên lửa đã được phóng lên. Nó tìm thấy tên lửa 9M38 Buk đã được bắn ra từ một khu vực phe nổi dậy kiểm soát gần Pervomaisky, về phía Nam của Snizhne Họ cũng tìm ra hệ thống Buk tên lửa sử dụng đã được vận chuyển từ Nga sang Ukraina vào ngày xảy ra vụ tai nạn, và sau đó được đưa trở lại Nga sau vụ tai nạn. Trong cuộc điều tra, JIT phỏng vấn 200 nhân chứng, thu thập nửa triệu hình ảnh và video và phân tích 150.000 cuộc gọi điện thoại nghe lén được.
Ngày 24 tháng 5 năm 2018, JIT đưa ra kết luận rằng: “Tên lửa BUK-TELAR bắn rơi MH17 đến từ Lữ đoàn Tên lửa phòng không 53, đóng tại vùng Kursk thuộc Nga". Người đứng đầu Cơ quan điều tra quốc gia của cảnh sát Hà Lan yêu cầu các nhân chứng và người trong cuộc chia sẻ thông tin về danh tính của các thành viên phi hành đoàn Buk, hướng dẫn các thành viên phi hành đoàn theo dõi và người chịu trách nhiệm triển khai hoạt động của Buk liên quan vào ngày 17 tháng 7 năm 2014. Theo Cục Công tố Hà Lan, ngày 24 tháng 5 năm 2018 "các cơ quan chức năng của Liên bang Nga đã... không báo cáo (?) với JIT rằng một chiếc Buk của Lữ đoàn 53 đã được triển khai ở miền Đông Ukraine và phóng Buk vào chiếc máy bay MH17."
Phản ứng với báo cáo này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga sẽ phân tích kết luận JIT, nhưng chỉ khi Nga trở thành một bên trong cuộc điều tra mới có thể chấp nhận được. Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh không có bất cứ tổ hợp tên lửa nào của nước này được đưa qua biên giới Nga - Ukraine.
Ngày 25/5/2018, chính phủ Hà Lan và Australia đã ban hành một tuyên bố chung, trong đó họ quy trách nhiệm cho Nga đối với vụ tai nạn. Bộ trưởng ngoại giao của Hà Lan và Australia tuyên bố rằng họ sẽ quy kết trách nhiệm pháp lý của Nga khi bắn rơi chiếc máy bay này. Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok nói rằng "chính phủ hiện đang thực hiện bước tiếp theo bằng cách quy trách nhiệm của Nga", và Hà Lan và Australia yêu cầu Nga tham gia đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp đến nỗi đau khổ và thiệt hại to lớn gây ra bởi sự sụp đổ của MH17. Một bước tiếp theo có thể là trình bày vụ án cho một tòa án hoặc tổ chức quốc tế về phán xét của họ. "
Một số quốc gia và tổ chức quốc tế bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các kết luận của JIT và tuyên bố chung của Hà Lan và Úc. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết Vương quốc Anh "hoàn toàn ủng hộ Úc và Hà Lan", kêu gọi Nga hợp tác. Cao ủy Federica Mogherini của EU tuyên bố rằng Liên minh châu Âu "kêu gọi Liên bang Nga chấp nhận trách nhiệm của mình" và hợp tác tốt. Chính phủ Đức kêu gọi Nga "giải thích đầy đủ bi kịch." Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát hành một tuyên bố nói rằng Hoa Kỳ "ủng hộ mạnh mẽ các quyết định của Hà Lan và Australia," đề nghị Nga công nhận đã dính líu vào vụ này và "chấm dứt chiến dịch thông tin giả nhẫn tâm của mình." Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Nga "chấp nhận trách nhiệm và hợp tác đầy đủ... phù hợp với Nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2166."
Đáp lại kết luận của JIT, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc lại rằng vụ việc xảy ra ở vùng FIR Ukraina và người Nga "không tham dự vào vụ này." và đặt câu hỏi về độ tin cậy của báo cáo, nêu rõ trọng tâm của cuộc điều tra Hà Lan về việc chứng minh đầu ra của mình thông qua hình ảnh từ các mạng xã hội bị xử lý máy tính . Ilya Ponomarev, nghị sĩ trong Duma quốc gia Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo "Die Welt" cho rằng quân ly khai đã bắn hạ chiếc máy bay do nhầm lẫn và giờ đây Putin nhận ra rằng ông đã cung cấp vũ khí cho sai người.
Nhóm điều tra do Hà Lan dẫn đầu đã công bố những đoạn ghi âm của cuộc điện đàm cho thấy các thủ lĩnh ly khai ở Ukraine yêu cầu hỗ trợ quân sự và nhận chỉ thị từ Nga trước khi bắn hạ máy bay MH17. Nhân vật được nghe thấy trong cuộc điện đàm gồm Vladislav Surkov, phụ tá chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người được các thủ lĩnh ly khai gọi là "người đàn ông của chúng tôi tại điện Kremlin". Cuộc gọi cũng đề cập đến yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu, nhằm thay đổi hệ thống phân cấp và phối hợp quân sự của Đông Ukraine với giám đốc của Tổng cục An ninh Liên bang Nga FSB Alexander Bortnikov, để cung cấp viện trợ quân sự. Một trong những bản ghi âm tiết lộ Alexander Borodai, cựu lãnh đạo phe ly khai đã nói rằng: "Tôi đã thực hiện mệnh lệnh và bảo vệ lợi ích của một và chỉ một nhà nước Liên bang Nga. Đó là điều quan trọng nhất".
Tòa án Liên Hợp Quốc.
Năm nước điều tra chung trong trường hợp MH17 gồm Hà Lan, Malaysia, Úc, Bỉ và Ukraina đã kêu gọi lập tòa án Liên Hợp Quốc. Trong một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có 11 nước bỏ phiếu thuận, Trung Quốc, Venezuela và Angola bỏ phiếu trắng, duy nhất đại sứ của Nga Vitaly Churkin đã phủ quyết.
Báo Neuer Zürcher Zeitung thì nhận định rằng đối với Moskva thì dễ dàng từ chối làm việc chung với một tòa án không được ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc hơn. Đối với cơ quan tuyên truyền của Nga cũng dễ dàng bôi nhọ một tòa án khác là thiếu trung lập hơn. Với một tòa án mà Nga chấp nhận, thì khó mà từ chối không cho gặp nhân chứng hay phải giao cho tòa án những kẻ bị nghi ngờ. Báo này cũng cho rằng xác suất rất lớn ("sic!") là chiếc máy bay đó đã bị hệ thống hỏa tiễn Buk của Nga bắn rơi.
Phản ứng.
Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke ngày 30/5/2018 cho rằng "cho đến nay chưa có bằng chứng thuyết phục nào trong số bằng chứng Nhóm điều tra quốc tế công bố cho thấy Nga phải chịu trách nhiệm về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ" . Ông cũng nói thêm: "Tất nhiên chúng tôi phải xem xét các mối quan hệ ngoại giao", "mọi hành động tiếp theo sẽ dựa trên bằng chứng thuyết phục"
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tuyên bố sẽ hỗ trợ cho Hà Lan điều tra vụ tai nạn, mà ông gọi là một "hành động khủng bố". Ông đã gửi lời chia buồn cho thảm họa máy bay trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất của mình đến Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người dân Malaysia và thân nhân của các nạn nhân. Ông cho biết trách nhiệm về vụ tai nạn thuộc về ""quốc gia mà máy bay đã bị rơi trong không phận của nó" (Ukraina), và rằng "thảm họa sẽ không xảy ra nếu các hành động quân sự ở vùng Đông Nam của Ukraine đã không được kích hoạt".
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng máy bay đã bị "thổi tung khỏi bầu trời" một cách có chủ ý và đề xuất để Hoa Kỳ hỗ trợ điều tra vụ tai nạn.
Thủ tướng Úc Tony Abbott nói máy bay bị bắn rơi có lẽ do hỏa tiễn được phe nổi dậy thân Nga phóng lên. Bộ trưởng ngoại giao Úc Julie Bishop nói trong một cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình Úc, là phía Nga đã từ chối nói chuyện với bà về vấn đề này. Chính quyền Nga cho là phản ứng của thủ tướng Úc là "không thích đáng" vì "cáo buộc này chỉ căn cứ vào sự phỏng đoán".
Chuyện bên lề.
Với 193 người thiệt mạng Hà Lan là đất nước có nhiều công dân nhất liên quan tới vụ máy bay bị bắn rơi này. Nhiều người quy trách nhiệm cho tổng thống Nga Putin đã viện trợ phe nổi dậy với súng đạn. Thị trưởng của thành phố Hilversum nói trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh địa phương sáng ngày 23/7 đòi trục xuất người con gái 29 tuổi của ông Putin đang sống tại Voorschoten. Tuy nhiên, ông Broertjes sau đó đã xin lỗi cho lời phát biểu, bào chữa đề xuất của ông xuất phát từ "cảm giác bất lực" mà nhiều người Hà Lan đang cảm thấy.
Thông tin khác.
Nhà báo C.J. Chivers của tờ New York Times dẫn lại nguồn tin từ một quan chức hàng không cho biết có sự trùng lặp những con số 7 đáng chú ý xoay quanh thảm họa nhân đạo này. Theo trang Airline Reporter, chiếc máy bay Boeing 777 này được Boeing giao cho Malaysia Airlines vào năm 1997 và chuyến bay đầu tiên của nó là ngày 17 tháng 7 năm 1997, đúng 17 năm trước ngày định mệnh của chiếc máy bay này với chuyến bay MH17, vào ngày 17 tháng 7 năm 2014 (2 lần 7=14 hay 2+1+4=7).
Mô phỏng.
Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines - Mô phỏng tai nạn: https://www.youtube.com/watch?v=EbOkDg_hqow | 1 | null |
Konstantinos VII Porphyrogennetos hay Porphyrogenitus, nghĩa là "Dòng dõi vương giả" (; 2 tháng 9, 905 – 9 tháng 9, 959), là vị Hoàng đế thứ tư thuộc vương triều Makedonia của Đế quốc Đông La Mã, trị vì từ năm 913 đến 959. Ông là con trai của Hoàng đế Leon VI và người vợ thứ tư Zoe Karbonopsina, và cũng là cháu của tiên đế Alexandros.
Hầu hết triều đại của ông đều chịu sự chi phối của các đồng nhiếp chính: từ năm 913 đến 919 là thời kỳ thái hậu Zoe buông rèm nhiếp chính, trong khi từ năm 920 đến 945 Konstantinos phải chia sẻ ngôi báu với người cha vợ Romanos Lekapenos cùng đám con cháu kế cận. Hoàng đế còn được biết đến với bốn tác phẩm nổi tiếng của mình gồm "De Administrando Imperio" (dịch sang tiếng Hy Lạp là Πρὸς τὸν ἴδιον υἱόν Ῥωμανόν), "De Ceremoniis" (Περὶ τῆς Βασιλείου Τάξεως), "De Thematibus" (Περὶ θεμάτων Άνατολῆς καὶ Δύσεως), và "Vita Basilii" (Βίος Βασιλείου).
Biệt danh của ông ám chỉ đến căn phòng màu tím của Cung thất được trang hoàng với pocfia, nơi những đứa trẻ hợp pháp của các hoàng đế trị vì đã được sinh ra bình thường. Konstantinos cũng được sinh ra trong căn phòng này, mặc dù mẹ ông không được kết hôn với Leon tại thời điểm đó. Tuy nhiên, tính ngữ này lại cho phép ông nhấn mạnh đến địa vị của mình là một đứa con hợp pháp, trái với tất cả những người khác đã tuyên bố ngôi vị trong suốt cuộc đời họ. Những đứa con trai sinh ra cho một vị Hoàng đế trị vì thường được ưu tiên xếp vào dòng dõi thừa kế Đông La Mã hơn người con trai trưởng không sinh ra "trong màu áo tía".
Triều đại.
Konstantinos chào đời tại kinh thành Constantinopolis vào ngày 2 tháng 9 năm 905, là một đứa con ngoài giá thú sinh ra trước cuộc hôn nhân thứ tư không hợp quy chuẩn. Để giúp hợp pháp hóa nó, bà mẹ đã lén sinh ông trong căn phòng màu tím của hoàng cung, vì thế mà Konstantinos có biệt danh là "Porphyrogennetos". Ông được phụ hoàng và hoàng thúc chọn lên ngôi mang tính tượng trưng khi mới lên hai tuổi vào ngày 15 tháng 5 năm 908. Sau cái chết của hoàng thúc Alexandros vào năm 913 và sự thất bại trong việc soán ngôi của Konstantinos Doukas, ông chính thức kế thừa ngôi vị ở tuổi lên bảy dưới quyền nhiếp chính của Thượng phụ Constantinopolis, Nicholas Mystikos.
Thượng phụ Nicholas ngay sau đó buộc phải làm hòa với Sa hoàng Simeon của Bulgaria, người mà ông miễn cưỡng công nhận là Hoàng đế Bungaria. Vì sự nhượng bộ không mấy dễ chịu này mà Thượng phụ Nicholas đã bị Thái hậu Zoe đẩy ra khỏi chức nhiếp chính vương. Riêng bà cũng chẳng thành công gì hơn với người Bulgaria vì họ đã đánh bại người ủng hộ chính của mình là tướng quân Leon Phokas vào năm 917. Năm 919, quyền nhiếp chính của bà bị thay thế bởi đô đốc Romanos Lekapenos, người đã gả con gái mình là Helena Lekapene cho Konstantinos. Romanos sử dụng vị trí của mình để thăng tiến lên tới chức "basileopatōr" vào tháng 5 năm 919 và "kaisar" (Caesar) vào tháng 9 năm 919, rồi cuối cùng là đồng hoàng đế vào tháng 12 năm 920. Vì vậy chỉ trong một thơi gian ngắn tới tuổi thành niên trên danh nghĩa, Konstantinos đã bị che khuất bởi một Hoàng đế cấp cao.
Thời niên thiếu của Konstantinos tràn ngập nỗi buồn khôn nguôi do vẻ ngoài khó chịu, tính tình ít nói của mình, cũng như việc ông bị giáng xuống hàng thừa kế thứ ba, chịu đứng sau Christophoros Lekapenos, con trưởng của Romanos I Lekapenos. Tuy vậy Konstantinos lại là một chàng thanh niên rất thông minh với mối quan tâm đến khá nhiều lĩnh vực nhất là văn học, phần lớn thời gian còn lại trong những năm qua ông chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu nghi lễ trong triều đình.
Romanos cố giữ vững và duy trì quyền lực cho đến năm 944 thì bị đám con cháu là đồng hoàng đế Stephanos và Konstantinos lật đổ. Romanos đã dành những năm cuối đời mình sống lưu vong trên đảo Prote như một tu sĩ và qua đời vào ngày 15 tháng 6 năm 948. Với sự trợ giúp đắc lực từ vợ mình, Konstantinos VII đã thành công trong việc loại bỏ người em rể háo danh và trở thành vị Hoàng đế duy nhất ở tuổi 39 vào ngày 27 tháng 1 năm 945, sau những tháng ngày sống trong đêm tối. Vài tháng sau, Konstantinos VII làm lễ đăng quang cho thái tử Romanos II làm đồng hoàng đế. Để khỏi vướng bận đến việc thực hiện quyền hành pháp, Konstantinos dành phần lớn thời giờ cho các mục đích học thuật và giao lại quyền hành cho các quan viên và tướng lĩnh thân cận, cũng như với người vợ tràn đầy sinh lực Helena Lekapene.
Năm 949 Konstantinos đã điều động một hạm đội mới gồm 100 chiến thuyền (20 tàu "dromon", 64 tàu "chelandia" và 10 tàu galley) đến tiêu diệt đám hải tặc Ả Rập ẩn náu ở Crete, nhưng cũng giống như nỗ lực của tiên đế hòng chiếm lại hòn đảo vào năm 911, nỗ lực này cũng thất bại. Trên phòng tuyến phía đông thì việc này lại được làm tốt hơn dù có được thay thế bởi những thành công khác. Năm 949 Đông La Mã chinh phục được xứ Germanicea, nhiều lần đánh bại quân đội của đối phương và vượt qua vùng thượng du sông Euphrates vào năm 952. Nhưng đến năm 953 "amir" Ả Rập là Sayf al-Daula đã tái chiếm Germanicea và tiến quân vào lãnh thổ của đế quốc. Vùng đất phía đông cuối cùng đã được Nikephoros Phokas giành lại, ông cũng chính là người đã chinh phục xứ Hadath ở miền bắc Syria vào năm 958, và bởi viên tướng người Armenia là Ioannes Tzimiskes, người một năm sau đó chiếm được Samosata ở miền bắc Lưỡng Hà. Một hạm đội Ả Rập cũng bị phá hủy bởi ngọn lửa Hy Lạp vào năm 957. Những nỗ lực của Konstantinos để chiếm lại các tỉnh thành (themes) rơi vào tay người Ả Rập là những nỗ lực đầu tiên như vậy dù có được chút ít thành công thực sự.
Konstantinos cũng có mối quan hệ ngoại giao tích cực với triều đình các xứ ngoại quốc gồm caliph của Cordoba Abd ar-Rahman III và Hoàng đế La Mã Thần thánh Otto I. Ngoài ra còn thêm chuyến viếng thăm của nhiếp chính vương Rus Kiev là Olga của Kiev vào mùa thu năm 957. Nguyên nhân của chuyến đi này đến giờ vẫn còn mơ hồ; nhưng bà được rửa tội thành một người Thiên Chúa giáo với cái tên Helena và còn gửi các phái đoàn truyền giáo khuyến khích người dân của mình cải đạo sang Kitô giáo. Theo truyền thuyết thì Konstantinos VII đã phải lòng Olga nhưng bà tìm cách từ chối bằng cách đánh lừa ông trở thành cha đỡ đầu của mình. Sau khi rửa tội xong thì bà nói rằng sẽ thật khó coi nếu một người cha đỡ đầu lại đi cưới cô con gái mà mình đỡ đầu.
Ít lâu sau Konstantinos VII qua đời ở Constantinopolis vào tháng 11 năm 959 và thái tử lên ngôi hiệu là Romanos II. Có tin đồn rằng Konstantinos đã bị người con trai hoặc cô con gái riêng của ông là Theophano đầu độc.
Hoạt động văn học và chính trị.
Konstantinos VII nổi tiếng về khả năng của mình trong vai trò là một nhà văn và học giả. Ông viết hoặc sai người biên soạn các tác phẩm như "De Ceremoniis" ("Lễ Nghi", trong tiếng Hy Lạp, Περί τῆς Βασιλείου Τάξεως), mô tả các loại nghi lễ triều đình (cũng được mô tả sau này trong một cái nhìn tiêu cực hơn của Liutprand xứ Cremona); "De Administrando Imperio" ("Về việc quản lý Đế quốc", dịch sang tiếng Hy Lạp với tựa đề Προς τον ίδιον υιόν Ρωμανόν), đưa ra lời khuyên về sự điều hành trong nội bộ Đế quốc và chiến đấu với kẻ thù bên ngoài; một cuốn lịch sử của Đế quốc bao gồm các sự kiện từ sau cái chết của nhà hiền triết Theophanes the Confessor vào năm 817; và "Excerpta Historica" ("Những trích đoạn Lịch sử"), một tập hợp các trích đoạn từ giới sử học cổ đại (mà nhiều tác phẩm trong số đó giờ đã thất truyền) gồm bốn tập (1. De legationibus. 2. De virtutibus et vitiis. 3. De insidiis. 4. De sententiis.) Ngoài ra trong số các công trình lịch sử của ông là một bộ sử ca tụng về triều đại và những thành tựu của ông nội mình là Hoàng đế Basil I (Vita Basilii, Βίος Βασιλείου). Những quyển sách này có nội dung sâu sắc và quan tâm đến các mặt như sử học, xã hội học, nhân chủng học và đóng vai trò như một nguồn thông tin về các quốc gia láng giềng của Đế quốc Đông La Mã. Chúng còn cung cấp một cái nhìn sâu sắc tốt đẹp về chính Hoàng đế.
Trong tác phẩm "A Short History of Byzantium" (Lược sử Byzantium), John Julius Norwich có nhắc đến Konstantinos VII như một vị "Hoàng đế Học giả" và mô tả ông như sau:
Ông ấy như chúng ta được biết là một nhà sưu tập đam mê—không chỉ sách vở và bản thảo mà còn cả những tác phẩm nghệ thuật của mỗi loại; trông vẫn đáng nổi bật hơn là một người thuộc tầng lớp của mình, ông dường như đã là một họa sĩ tuyệt vời. Ông là người bảo trợ hào phóng nhất đối với giới văn nhân và học giả, nghệ sĩ và thợ thủ công. Cuối cùng, ông là một vị Hoàng đế tuyệt vời: một nhà quản lý tài năng, tỉ mỉ và làm việc chăm chỉ, đồng thời cũng chọn người dựa theo cảm hứng, bổ nhiệm vào các chức vụ trong quân đội, hải quân, giáo hội, dân sự và kinh viện đều giàu trí tưởng tượng và thành công. Ông đã làm nhiều việc để phát triển nền giáo dục đại học và có mối quan tâm đặc biệt đến sự công bằng trong chính quyền.
Năm 947, Konstantinos VII đã ra lệnh hoàn trả lại ngay lập tức tất cả đất đai của nông dân mà không cần phải bồi thường; cho đến cuối triều đại của ông, địa vị của giới nông dân được nâng lên giúp hình thành nền tảng của toàn bộ sức mạnh kinh tế và quân sự của đế quốc, trông tốt hơn nhiều so với trước đó chừng một thế kỷ.
Trong tác phẩm "The Manuscript Tradition of Polybius" (Bản thảo về truyền thống của Polybius), John Michael Moore (CUP, 1965) đã cung cấp một bản tóm tắt sự hữu ích của việc ủy nhiệm bởi Porphyrogenitus trong các trích đoạn về Konstantinos:
Ông cảm thấy rằng việc nghiên cứu lịch sử đã bị lãng quên một cách nghiêm trọng, chủ yếu là do số lượng lớn nguồn sử liệu. Vì thế ông đã quyết định rằng một lựa chọn dưới năm mươi ba tựa sách phải được làm từ tất cả các nhà sử học quan trọng hiện còn ở Constantinopolis; do đó ông hy vọng việc thu thập trong một phạm vi dễ quản lý hơn những phần có giá trị nhất của mỗi tác giả... Trong năm mươi ba tựa sách vào các đoạn trích được chia, chỉ có sáu là còn tồn tại gồm: "de Virtutibus et Vitiis; de Sententiis; de Insidiis; de Strategematis; de Legationibus Gentium ad Romanos; de Legationibus Romanorum ad Gentes". Các tựa sách chỉ khoảng một nửa bốn mươi bảy phần còn lại là còn được biết đến.
Gia đình.
Với hoàng hậu Helena Lekapene, con gái của Hoàng đế Romanos I, Konstantinos VII có với nhau mấy người con gồm: | 1 | null |
Hột Thạch Liệt Chấp Trung (chữ Hán: 纥石烈执中, ? – 1213), tên Nữ Chân là Hồ Sa Hổ (胡沙虎), người bộ tộc Hột Thạch Liệt, dân tộc Nữ Chân, là tướng lĩnh, quan lại nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc.
Thời Thế Tông.
Hồ Sa Hổ là hậu duệ của A Sơ , về sau Hồ Sa Hổ dời nhà đến Mãnh an thuộc Đông Bình lộ. Năm Đại Định thứ 8 (1168), được sùng làm Hộ vệ của Hoàng thái tử, sau đó ra nhận chức Thái tử bộc thừa, đổi làm Ưng Phường trực trưởng, rồi được thăng Ưng Phường sứ, Củng Vệ trực chỉ huy sứ.
Thời Chương Tông.
Kiêu ngạo làm càn.
Năm Minh Xương thứ 4 (1193), trong lúc nghỉ ngơi trên đường đi sứ, Hồ Sa Hổ vì rượu nhạt mà đánh Giám tửu quan Di Lạt Bảo gây thương tích, bị phạt 50 trượng. Không lâu sau, được thăng Hữu phó điểm kiểm, kiêu ngạo không nhận chức, bị giáng làm Triệu Châu phòng ngự sứ. Qua năm, được thăng Hưng Bình quân tiết độ sứ. Sau khi để tang mẹ, được trở lại làm Quy Đức quân tiết độ sứ, đổi làm Khai Viễn quân kiêm Tây Nam lộ chiêu thảo phó sứ. Sau đó được làm Tri Đại Danh phủ sự. Năm Thừa An thứ 2 (1197), được triệu về kinh làm Thiêm Xu mật viện sự. Có chiếu sai Hồ Sa Hổ giúp thừa tướng Hoàn Nhan Tương chinh chiến, ông tâu rằng: "Thần với Tương có hiềm khích, ông ta sẽ giết thần mất thôi!" Đế giận nói năng không kiêng dè, giao xuống cho đình thần định tội, rồi lại tha; được ra làm Vĩnh Định quân tiết độ sứ. Được đổi làm Tây Bắc lộ chiêu thảo sứ, rồi trở lại nắm Vĩnh Định quân, bị kết tội tước đoạt binh mã của người khác sai luật, nên chịu giải chức.
Năm Thái Hòa đầu tiên (1201), được khởi làm Tri Đại Hưng phủ sự. Có chiếu đối với người Khiết Đan lập công sẽ được thưởng như người Nữ Chân, cho phép nuôi ngựa, thuê người giúp việc... Hồ Sa Hổ dẹp chiếu không tuyên, đế trách mắng, buộc ông hạ chiếu thi hành. Sau đó lại kết án oan người Lai Thủy là Ngụy Đình Thực. Ngự sử trung thừa Mạnh Chú đàn hặc, ban đầu đế có ý bao che, cuối cùng phải giao cho Thượng thư tỉnh xét hỏi. Do vậy Hồ Sa Hổ bị đổi làm Vũ vệ quân Đô chỉ huy sứ.
Tham gia đánh Tống.
Năm thứ 6 (1206), Hồ Sa Hổ theo Bình chương chánh sự Bộc Tản Quỹ đánh Tống, lần lượt nhận chức Sơn Đông đông tây lộ thống quân sứ rồi Sơn Đông lưỡng lộ binh mã đô thống. Tháng 4 ÂL, Hồ Sa Hổ chia quân đóng giữ Kim Thành, Cù Sơn, xin phát thêm quân Đông Bình lộ đồn trú Mật, Nghi, Ninh Hải, Đăng, Lai để giữ những nơi xung yếu, có chiếu nghe theo. Tháng 5 ÂL, quân Tống xâm phạm Kim Thành, Hồ Sa Hổ sai Tuần kiểm sứ Chu Nô đưa 300 ngăn chặn. Chu Nô cùng Mưu khắc Tam Hợp giáp kích quân Tống, giết được thống lãnh Lý Tảo cùng hơn 500 quân, bắt sống tướng Trung Nghĩa quân là Lữ Chương.
Tháng 10 ÂL, Hồ Sa Hổ soái 2 vạn quân ra Thanh Khẩu, hơn vạn bộ kỵ quân Tống dàn ở bờ nam, trăm cỗ chiến hạm giữ thượng lưu, giằng co mấy ngày. Hồ Sa Hổ đem 2000 thủy quân đánh rát, ngăn thủy quân Tống, sai Phó thống Di Lạt Cổ Dữ Niết soái 4000 kỵ binh từ hạ lưu vượt sông. Quân Tống trông thấy kỵ binh Kim sang bờ nam, thủy lục đều tan chạy, bị đuổi giết và đuối nước rất nhiều. Quân Kim lấy hết chiến hạm và 300 con ngựa, rồi hạ được Hoài Âm, tiến vây Sở Châu. Hồ Sa Hổ được thăng Nguyên soái tả giám quân, thả cho binh sĩ dưới quyền cướp bóc nhân dân; Đế nghe việc ấy, phạt đòn bộ tướng của ông là Kinh lịch quan A Lý Bất Tôn, buộc họ trả lại những gì đã cướp đi. Không lâu sau, nhà Tống xin hòa, có chiếu bãi binh, được nhận chức Tây nam lộ chiêu thảo sứ, đổi làm Tây Kinh lưu thủ.
Thời Vệ Thiệu vương.
Sợ giặc được thăng quan.
Năm Đại An đầu tiên (1209), được nhận Thế tập Mưu khắc, trở lại làm Tri Đại Hưng phủ sự, rồi ra làm Tri Thái Nguyên phủ; trở lại làm Tây Kinh lưu thủ, Hành Xu mật viện, kiêm An phủ sứ. Hồ Sa Hổ đưa 7000 tinh binh giao chiến với quân Mông Cổ ở phía bắc Định An, chiều tối bỏ trốn trước tiên, khiến quân Kim tan rã. Hồ Sa Hổ chạy đến Úy Châu, chiếm đoạt 5000 lạng bạc trong quan khố cùng các thứ quần áo vật dụng, cướp ngựa của dân; cùng gia quyến chạy vào Tử Kinh quan, đánh đòn đến chết Lai Thủy lệnh. Đến Trung Đô, triều đình không hỏi gì cả; còn được thăng làm Hữu phó nguyên soái, quyền Thượng thư tả thừa. Hồ Sa Hổ càng không e dè, tự xin 2 vạn bộ kỵ đi đồn trú Tuyên Đức Châu; được giao cho 3000, lệnh đi đồn trú Quy Xuyên.
Bãi chức rồi phục chức.
Tháng giêng ÂL năm Sùng Khánh đầu tiên (1212), Hồ Sa Hổ xin dời đồn Nam Khẩu đi chỗ khác, gởi thư cho Thượng thư tỉnh rằng: "Quân Mông Cổ đến thì hẳn là không thể chống lại; tấm thân này không đáng tiếc, nhưng 3000 quân thì làm được gì, 12 cửa quan, 2 cung Kiến Xuân, Vạn Ninh sẽ không giữ được." Triều thần ghét lời ấy, kể ra 15 tội, nên bị bãi chức về vườn.
Năm sau (1213), lại được triệu về Trung Đô, tham gia bàn bạc việc quân. Tả gián nghị đại phu Trương Hành Tín phản đối, Thừa tướng Đồ Đan Dật cũng cho rằng không dùng được, đế bèn thôi. Hồ Sa Hổ kết thân với bọn nội thị, được họ khen ngợi. Tháng 5 ÂL, có chiếu cấp cho một nửa bổng lộc dành cho chức Lưu thủ, được tham gia bàn bạc việc quân. Trương Hành Tín lại can, đế lại thôi. Hồ Sa Hổ rốt cục vẫn được đế sử dụng, ban kim bài, làm quyền Hữu phó nguyên soái, nắm 5000 Vũ Vệ quân đồn trú ở phía bắc Trung Đô.
Dấy binh chiếm hoàng cung.
Hồ Sa Hổ cùng đồng đảng là bọn Kinh lịch quan Văn Tú cục trực trưởng Hoàn Nhan Xú Nô, Đề khống túc trực tướng quân Bồ Sát Lục Cân, Vũ Vệ quân kiềm hạt Ô Cổ Luận Đoạt Lạt mưu làm loạn. Khi ấy, đế phái sứ giả đến trách Hồ Sa Hổ chỉ ham săn bắn, không lo việc quân. Hồ Sa Hổ nổi giận giết chết sứ giả, rồi phao lên rằng Tri Đại Hưng phủ Đồ Đan Nam Bình cùng con trai là Hình bộ thị lang, Phò mã đô úy Một Liệt mưu phản, nên phụng chiếu thảo phạt. Thông gia với Nam Bình là Phúc Hải làm biệt tướng, đang đồn trú ở phía bắc thành, Hồ Sa Hổ lừa Phúc Hải gặp mặt để bắt giữ.
Chưa đến canh 5 ngày 15 tháng 8 ÂL, Hồ Sa Hổ chia quân làm 3 cánh, theo cửa Chương Nghĩa mà vào, tự nắm một cánh theo cửa Thông Huyền mà vào. Trước đó, Hồ Sa Hổ sợ trong thành có quân ra chống lại, bèn sai một kỵ binh đến trước cửa Đông Hoa gọi lớn: "Quân Mông Cổ đã đến, hãy ra đánh giặc!" Đến nay cũng sai một kỵ binh làm như vậy. Hồ Sa Hổ sai Đồ Đan Kim Thọ triệu Tri Đại Hưng phủ Đồ Đan Nam Bình. Nam Bình gặp Hồ Sa Hổ ở Phú Nghĩa phường phía tây cửa Quảng Dương, Hồ Sa Hổ cầm thương đâm ông ta ngã ngựa, Kim Thọ xông đến chém chết ông ta. Lại sai Ô Cổ Luận Đoạt Lạt triệu Một Liệt đến giết đi. Phù bảo chi hậu Thiện Dương, Hộ vệ thập nhân trưởng Hoàn Nhan Thạch Cổ Nãi nghe tin có loạn, vội 500 quân người Hán đến cứu, bị phản quân đánh bại và giết chết. Hồ Sa Hổ đến cửa Đông Hoa, gọi Thân quân bách hộ Đông Nhi, ngũ thập hộ Bồ Sát Lục Cân (cùng tên, khác người), đều không đáp lại; hứa cho làm các chức quan Thế tập Mãnh an, Tam phẩm chức sự, cũng không đáp lại. Gọi đến Đô điểm kiểm Đồ Đan Vị Hà, ông ta trèo thành ra gặp. Hồ Sa Hổ chất củi đốt cửa, đồng thời bắc thang lên thành. Hộ vệ Tà Liệt, Khất Nhi, Thân quân Xuân Sơn mở cửa đón Hồ Sa Hổ vào cung. Hồ Sa Hổ lấy đồng đảng thay hết túc vệ, tự xưng Giám quốc đô nguyên soái, vào ở Đại Hưng phủ, bày quân trấn giữ. Gấp triệu Đô chuyển vận sứ Tôn Xuân Niên đem bạc, tiền thưởng cho Kim Thọ, Đoạt Lạt cùng binh sĩ, kể cả tôi tớ ở Đại Hưng phủ. Đêm ấy, gọi kỹ nữ đến để cùng đồng đảng tiệc tùng. Hôm sau, đem quân bức đế ra giam giữ tại Vệ để (nơi ở của Túc vệ), gọi tả thừa tướng Hoàn Nhan Cương đến mà giết đi. Hồ Sa Hổ chưa biết làm gì, thừa tướng Đồ Đan Dật khuyên lập Hoàn Nhan Tuần, ông đồng ý.
Khi ấy, con trưởng của Tuần là Hoàn Nhan Thủ Trung đang ở Trung Đô, Hồ Sa Hổ dùng nghi lễ dành cho Hoàng thái tử đón ông ta vào Đông cung. Đòi Phù bảo lang đồ Đan Phúc Thọ đem phù bảo bày ngoài thềm Đại Hưng phủ; mượn phù bảo của Hoàng đế để ban chức cho Hoàn Nhan Xú Nô làm Đức Châu phòng ngự sứ, Ô Cổ Luận Đoạt Lạt làm Thuận Thiên quân tiết độ sứ, Bồ Sát Lục Cân làm Hoành Hải quân tiết độ sứ, Đồ Đan Kim Thọ làm Vĩnh Định quân tiết độ sứ, ngoài ra còn có đến vài mươi đồng đảng khác. Đòi Lễ bộ lệnh sử Trương Hảo Lễ đúc ấn Giám quốc nguyên soái, Hảo Lễ nói: "Từ xưa không có Giám quốc khác họ." Bèn thôi. Sai bọn Phụng ngự Hoàn Nhan Hốt Thất Lai 3 người, Hộ vệ Bồ Tiên Ban Để, Hoàn Nhan Xú Nô 10 người đi đón Hoàn Nhan Tuần ở Chương Đức. Sai hoạn quan Lý Tư Trung giết đế ở Vệ để. Rút hết quân đội biên thùy về Bình Châu thuộc Trung Đô, kỵ binh về đồn trú Kế Châu, chẳng còn ai bảo vệ binh thùy nữa!
Thời Tuyên Tông.
Tháng 9 ÂL, Hoàn Nhan Tuần lên ngôi, là Tuyên Tông, Hồ Sa Hổ được bái làm thái sư, Thượng thư lệnh, Đô nguyên soái, Giám tu quốc sử, phong Trạch Vương, thụ Trung Đô lộ và Lỗ Hốt Thổ thế tập mãnh an. Lấy em trai là Đồng tri Hà Nam phủ Đặc Mạt Dã làm Đô điểm kiểm, kiêm Thị vệ thân quân Đô chỉ huy sứ; con trai là Trư Phẩn được nhận chức Bộc vương phó, Binh bộ thị lang; Đô điểm kiểm Đồ Đan Vị Hà làm Ngự sử trung thừa; Ô Cổ Luận Đoạt Lạt diêu thụ làm Tri Chân Định phủ sự, Đồ Đan Kim Thọ diêu thụ làm Tri Đông Bình phủ sự, Bồ Sát Lục Cân diêu thụ làm Tri Bình Dương phủ sự, Hoàn Nhan Xú Nô làm Đồng tri Hà Trung phủ sự, quyền Túc trực tướng quân. Có chiếu đem phủ đệ của Ô Cổ Luận Nghị (bị kết tội mưu nghịch vào đầu năm) ban cho Hồ Sa Hổ, Nghi Loan cục cấp cho cung trướng, vợ của ông được ban xe Tử kết (dây thao tía) ngân đạc (chuông lắc bạc).
Trong tháng ấy, Hồ Sa Hổ vào chầu, được đế cho ngồi, ông không từ chối. Hồ Sa Hổ vô cớ đòi giáng Vệ Thiệu vương làm thứ nhân, tâu lên lần thứ 2, có chiếu cho bá quan bàn bạc ở triều đường, phần lớn triều thần không đồng ý, nhưng rốt cục đế vẫn phải giáng Vệ Thiệu vương làm Đông Hải quận hầu.
Kỵ binh do thám của quân Mông Cổ đến Cao Kiều, các đại thần tâu lên, đế sai người hỏi Hồ Sa Hổ, ông đáp: "Kế hoạch đã định rồi!" sau đó trách các đại thần rằng: "Ta làm Thượng thư lệnh, sao không bàn với ta trước mà lại tâu lên?" các đại thần phải nhún mình nhận lỗi.
Nguyên soái hữu giám quân Thuật Hổ Cao Kỳ nhiều lần thua trận, Hồ Sa Hổ răn đe: "Hôm nay ra quân mà vẫn vô công, sẽ theo quân pháp mà làm việc." Cao Kỳ lại thất bại, tự nghĩ khó thoát tội, vào tháng 10 ÂL, đưa quân bản bộ tiến vào Trung Đô, vây phủ đệ của Hồ Sa Hổ. Hồ Sa Hổ xem chừng không địch nổi, bèn trèo tường ở hậu viên để trốn, vướng áo ngã nhào nên đùi bị thương, bị binh sĩ của Cao Kỳ chém chết. Cao Kỳ đem đầu Hồ Sa Hổ đến trước cửa cung nhận tội, đế tha, còn lấy Cao Kỳ làm Tả phó nguyên soái.
Tả gián nghị đại phu Trương Hành Tín tâu lên đòi trị tội Hồ Sa Hổ, nên đế hạ chiếu tuyên cáo tội trạng của ông, tước đi quan tước. | 1 | null |
là một trường đại học tại Nhật Bản, trường có hai cơ sở: ở Kawagoe và ở Shinjuku. Trường được thành lập vào tháng 4 năm 1965
Kawagoe là thành phố thuộc tỉnh Saitama, Nhật Bản nằm cách quận Shinjuku hoặc Ikebukuro ở Tokyo khoảng 30 phút đi tàu điện. Đây là một đô thị trung tâm vùng của vùng Nam Kantō và cũng đồng thời là một đô thị trung tâm văn phòng của vùng thủ đô Tōkyō.
Trường còn mở các lớp ngoại khóa, nội trú với chủ nghĩa thực học. Về mặt sinh hoạt, tất cả học sinh từ năm 1 đến năm 4 đều có giờ thảo luận riêng. Và thảo luận được coi giống như một môn học bắt buộc, và đã gắn liền như là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của các học sinh trong trường. Số người trong một buổi thảo luận được giới hạn khoảng 15 đến 20 người. Bởi vậy cũng có ý kiến cho rằng nên tạo một môi trường nhiều sinh viên học tập chung với nhau hơn, thì quan hệ giữa học sinh trở nên rộng rãi hơn. Các đại học thực hiện chế độ thảo luận như thế này thì chiếm tỷ lệ khá nhỏ, nên việc tổ chức thảo luận như vậy đã trở thành một đặc trưng của trường. | 1 | null |
Jeon Hye-young (1972 -) là một ca sĩ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và thành viên của Nhạc đoàn Điện tử Pochonbo. Tại Hàn Quốc, Jeon Hye-young được biết đến với biệt danh "Tiếng huýt" (휘파람), theo tên một ca khúc mà cô đã sáng tác và ca diễn rất thành công năm 2001. | 1 | null |
Fernando Recio Comí (tiếng Trung: 列斯奥; sinh ngày 17 tháng 12 năm 1982) là một cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha đang thi đấu cho Kitchee ở giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông, ở vị trí trung vệ hoặc tiền vệ phòng ngự.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sinh ra tại Barcelona, Catalonia, Recio chỉ chơi bóng đá nghiệp dư tại đất nước của mình, đại diện cho Rapitenca và Amposta. Vào tháng 6 năm 2010 anh được thi đấu cho Kitchee tại Hồng Kông, tái hợp với đồng đội cũ - ở cả hai câu lạc bộ - Ubay Luzardo. Quản lý của câu lạc bộ, đồng hương Josep Gombau, đã cố gắng để thuê các cầu thủ trong kỳ chuyển nhượng trước, nhưng không thành công.
Vào ngày 17 tháng 10 năm 2013, tổng giám đốc Ngũ Kiện thông báo rằng Recio đã gia hạn hợp đồng của mình cho đến năm 2016. Ngày 29 tháng 5 năm sau, anh đã giành cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải 2013-14, nhận được một giải thưởng trị giá 35,000 đô la Hồng Kông. | 1 | null |
Shim Eun-kyung (sinh ngày 31 tháng 5 năm 1994) là một nữ diễn viên người Hàn Quốc. Cô từng vào vai chính trong nhiều phim truyền hình và phim điện ảnh, nổi bật trong số đó là các phim điện ảnh có doanh thu phòng vé cao như "Sunny" (2011) và "Miss Granny" (2014).
Tiểu sử.
Cha mẹ cô đã ly dị và Shim là con gái lớn nhất. Cô có hai em trai và một em gái. Sở thích của cô là nghe nhạc, đọc truyện tranh viễn tưởng và taekwondo. Cô là tay chơi trống trong ban nhạc "Chick and Candy" được cô cùng những người bạn thành lập.
Sau khi tốt nghiệp trường tiểu học Eonbuk và trường cấp 2 Cheongdam, năm 2010 Shim Eun-kyung tạm thời từ bỏ công việc diễn xuất để sang Mỹ, cô giải thích "Tôi chọn một nơi không có nhiều người Hàn Quốc và đã quyết định chọn một trường trung học ở Pittsburgh. Mục tiêu là học tập nhưng tôi cũng chọn nơi này bởi tôi đã lớn lên một cách mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần khi đóng phim từ lúc còn nhỏ." Cô hiện đang theo học tại trường Professional Children's School. Cô có bạn tốt là Na Eun (Apink)
Phim đã tham gia.
Điện ảnh.
Truyền hình | 1 | null |
Bơm thủy lực được sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực và có thể là thủy tĩnh hoặc thủy động. Một máy bơm thủy lực là một nguồn cơ năng có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực (tức là dòng chảy (năng lượng thủy động), hay thủy tĩnh tức áp lực (thủy) (áp năng)). Nó tạo ra dòng chảy đủ sức mạnh để vượt qua áp lực gây ra bởi các tải trọng (hay tổn hao áp lực) tại các cửa ra máy bơm.
Các công thức tính toán.
Dòng chảy.
formula_1
Với
Công suất.
formula_3
where
Hiệu dụng kỹ thuật.
formula_5
where
Hiệu dụng thủy lực.
formula_7
where
Phân loại (bơm thể tích).
Bơm Roto.
Gồm "Bơm bánh răng (gear pump)", "Bơm cánh gạt (vane pump)", "Bơm trục vít".
Đặc điểm:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Phạm vi sử dụng:
Bơm Piston.
Nguyên lý làm việc:
Máy nén chất lỏng trong một xy lanh kín nhờ chuyển động tịnh tiến của piston trong xy lanh.
Đặc điểm:
Phân loại
Bơm piston tác dụng đơn, tác dụng kép; bơm piston tác dụng ba (nguyên lý, cấu tạo khác với bơm tác dụng kép)
Bơm Piston - roto.
Đặc điểm:
Phân loại:
Đối với bơm hướng trục chia làm hai loại: Bơm có đĩa nghiêng quay và bơm có khối xy lanh quay | 1 | null |
Watch Dogs (viết cách điệu là WATCH_DOGS) là trò chơi điện tử thuộc thể loại phiêu lưu và hành động góc nhìn thứ ba được phát triển bởi Ubisoft Montreal vào năm 2014. Game được Ubisoft tung ra thị trường ngày 27 tháng 5 năm 2014 cho các nền tảng Microsoft Windows, PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One và Wii U. Phần chơi đơn là câu chuyện về một hacker mũ xám ở thành phố Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ trên con đường đi tìm câu trả lời về cái chết của cô cháu gái và trả thù những thế lực tội phạm có liên quan. Chế độ nhiều người chơi (multiplayer) của game hỗ trợ lên đến 8 người chơi.
Quá trình phát triển của trò chơi bắt đầu vào năm 2009, và kéo dài trong hơn 5 năm. Công việc phát triển của game bao gồm nhiều studio của Ubisoft trên toàn thế giới, với hơn một nghìn người tham gia. Các nhà phát triển đã đến thăm Chicago để tiến hành nghiên cứu thực địa nhằm tăng tính thực tế. Các tính năng hack trong game nhận được sự cố vấn của công ty an ninh mạng Kaspersky Lab và hệ thống điều khiển trong trò chơi dựa trên SCADA.
Trò chơi nhận được những đánh giá tính cực, đặc biệt cho các tính năng đột nhập mạng (hack) và các nhiệm vụ đa dạng. Tuy nhiên Watch Dogs cũng nhận được những phàn nàn về cách chơi và đồ họa có phần kém hơn phiên bản thử nghiệm trước đó.
Watch Dogs là một thành công thương mại, phá kỷ lục về doanh số bán hàng lớn nhất trong ngày đầu tiên của trò chơi Ubisoft và trở thành sự ra mắt lớn nhất của một tài sản trí tuệ mới tại Vương quốc Anh vào thời điểm đó. Trò chơi đã bán được hơn 10 triệu bản trên toàn cầu.
Phiên bản tiếp theo của game, Watch Dogs 2, được ra mắt vào tháng 11 năm 2016. Phiên bản thứ 3 của dòng game, "", đã được phát hành vào tháng 10 năm 2020.
Lối chơi (gameplay).
Trong vai Aiden Pearce, một hacker siêu hạng có khả năng đột nhập vào "ctOS" (hệ thống máy tính trung tâm điều khiển toàn bộ các thiết bị điện tử của Chicago), người chơi có thể vào vai kẻ tội phạm hoặc người thực thi công lý cho toàn thành phố.
Ở góc nhìn thứ ba, người chơi sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính theo hướng tuyến tính. Ngoài ra, Aiden có thể tự do di chuyển trong thành phố để làm rất nhiều nhiệm vụ phụ đa dạng và tùy chọn, bao gồm cả những phi vụ bạo lực như tiêu diệt các tụ điểm gangster, cho đến những trò giải trí nhẹ nhàng như cờ vua hay thi uống rượu. Phương tiện giao thông trong trò chơi cũng có nhiều loại, từ hàng chục loại ô tô xe máy cho đến ca nô, tàu thủy và cả tàu điện.
Đột nhập và can thiệp vào các thiết bị điện tử là kĩ năng cơ bản của Aiden, nó được thực hiện trực tiếp qua điện thoại thông minh của anh và được dùng như vũ khí cơ bản để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ. Qua công cụ này, Aiden có thể chiếm quyền điều khiển các phương tiện giao thông, máy quay an ninh, đèn giao thông, thang máy, máy biến áp, ống dẫn khí, cổng rào, máy tính xách tay, điện thoại di động, máy nghe nhạc… và vô số thiết bị điện tử công cộng cũng như cá nhân khác.
Kĩ năng chiến đấu trong Watch Dogs bao gồm việc cận chiến âm thầm, dùng vũ khí sát thương và không thể thiếu việc hack các thiết bị điện tử. Nó cho phép Aiden gián tiếp tấn công đối phương, đánh lạc hướng kẻ địch, hoặc tạo ra nơi che chắn hay điều kiện lẩn trốn.
Những nhân vật dân thường trong trò chơi cũng có hành động tự nhiên và phản ứng rất thật với những sự kiện diễn ra xung quanh. Nếu người chơi phạm pháp, họ sẽ gọi cảnh sát và lực lượng an ninh có mặt nhanh chóng tìm kiếm cũng như trấn áp Aiden.
Watch Dogs cũng có hệ thống điểm kĩ năng, cho phép người chơi nâng cấp khả năng của Aiden theo tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ chính và phụ.
Ngoài chế độ chơi đơn, chức năng chơi mạng không đồng bộ qua internet cũng được cung cấp. Người chơi có thể tham gia chế độ tương tác một-một, nơi người chơi có thể bí mật xâm nhập thế giới của một người chơi khác và cài virus lên điện thoại của họ.
Nội dung.
Lo lắng cho gia đình mình, Aiden lái xe chở em gái Nicole và hai người con của cô, Jackson cùng Lena rời thành phố. Trên đường đi, họ bị tấn công bởi hai sát thủ giết mướn đuổi theo bằng xe mô tô. Một trong số đó là Maurice Vega, kẻ đã bắn thủng lốp xe của Aiden. Xe của anh bị lật và Lena thiệt mạng khi mới chỉ 6 tuổi.
11 tháng sau, Aiden lần ra Maurice ở một sân vận động bóng chày thuộc quận Parker Square. Tra khảo Maurice bất thành về kẻ chủ mưu vụ tấn công, Aiden bỏ đi để Maurice lại cho Jordi Chin, sát thủ anh thuê làm đồng minh.
Gặp em gái Nicole (Nicky) và cháu trai Jackson trong ngày sinh nhật Jackson, Aiden tình cờ biết được đang có kẻ đe dọa Nicky. Với sự trợ giúp của Clara Lille, một thành viên mang biệt hiệu Badboy17 của nhóm hacker DedSec, Aiden mở khóa hệ thống ctOS và lần ra được chính Damien, người anh đã cắt liên lạc từ sau vụ Merlaut, là kẻ đang đe dọa em gái mình.
Damien đề nghị gặp mặt Aiden, nói rằng có một hacker giấu mặt thứ 2 tham gia trong vụ Merlaut và đề nghị cùng hợp tác để tìm kẻ đó. Vì không muốn dính dáng vào Damien và gợi lại quá khứ đau buồn nên Aiden từ chối thẳng thừng.
Damien không phải tay vừa, hắn bắt cóc Nicky và ép Aiden phải lần ra vị trí một địa chỉ IP mà theo Damien, có chứa thông tin của hacker hắn tìm kiếm. Aiden kịp cứu Jackson trước khi bị bắt cóc, và giết toàn bộ băng nhóm của Robert Racine, kẻ được Damien thuê làm việc này.
Aiden hẹn Clara đến phòng trọ của mình để nói chuyện. Tuy nhiên khi cô vừa có mặt thì cả hai bị tập kích bất ngờ bởi một nhóm giang hồ đông đảo. Sau cuộc đấu súng ác liệt và vất vả, Aiden cùng Clara chạy thoát. Clara thật sự hoang mang không hiểu chuyện gì và có phần sợ Aiden, nhưng vẫn đồng ý hẹn gặp anh sau đó.
Aiden giải thích phần nào về tình trạng của mình và Clara cho anh biết về căn cứ mật của hệ thống ctOS bị Blume bỏ hoang từ lâu, đang nằm đâu đó trên đảo Abott giữa sông, gọi là The Bunker. Qua máy quay anh ninh, Aiden biết Tobias Frewer, cựu nhân viên của Blume, là người vẫn đi sang đảo bằng một cây cầu xoay điều khiển từ xa. Aiden tìm gặp Tobias và được ông trao cho điều khiển này. Anh sang đảo Abott và tìm cách khởi động hệ thống cấp điện cho The Bunker, thứ đã bị Blume vô hiệu hóa trước đó. Nhờ vậy Aiden và Clara tìm được lối vào The Bunker, trong một tòa nhà cao tầng cũ kĩ bỏ hoang.
Bên trong căn cứ bí mật này là hệ thống máy tính trung tâm điều khiển ctOS của toàn Chicago và chúng vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt. Nhờ vậy, Aiden tìm ra vị trí của IP cần biết nằm đâu đó ở Rossi-Fremont, một khu nhà bỏ hoang thuộc quận The Wards. Vì khu vực đã bị ngắt kết nối khỏi ctOS một cách cố ý, Aiden đã phải đến hiện trường để khởi động hệ thống này.
Sau đó, từ The Bunker, Aiden và Clara đã xâm nhập được vào sào huyệt của Black Viceroys thông qua hệ thống máy quay an ninh. Đây là nhóm xã hội đen khét tiếng Chicago do Delford "Iraq" Wade làm thủ lĩnh. Chúng có lực lượng đông đảo tụ họp tại đây để thực hiện những phi vụ phi pháp bao gồm buôn bán ma túy, mại dâm, hối lộ, tống tiền, bắt cóc và hack mạng máy tính. Iraq có văn phòng bí mật ở tầng trên cùng, chính là địa điểm chứa IP mà Damien bắt Aiden tìm kiếm. Tuy nhiên nó được khóa kĩ bởi thẻ từ do Iraq giữ và Aiden chưa xâm nhập được. Aiden đến một ngọn hải đăng và giết Damien. Sau đó, Aiden đến một gara để "giải quyết" Maurice Vega. Game có hai cái kết cho người chơi lựa chọn: một là giết Maurice, hai là cho hắn ta một cơ hội để sửa sai. | 1 | null |
Shin Dong-yup (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1971) là một diễn viên và xướng ngôn viên Hàn Quốc.
Tiểu sử.
Shin Dong-yup tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Seoul và trở nên nổi tiếng từ nhiều chương trình của đài SBS như "Happy Saturday", sitcom "Three Men Three Women" của Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Munhwa. Anh hiện đang dẫn các chương trình "Saturday Night Live Korea", "Hello Counselor", "Immortal Song 2", "TV Animal Farm". | 1 | null |
Keo Fa II (Ang Chea, tiếng Việt: Nặc Ông Đài) (1652-1677) là vua Chân Lạp giai đoạn ngắn ngủi từ 1673 đến 1674.
Tiểu sử.
Ang Chea (Nặc Ông Đài 匿螉苔) là người con trai cả của vua Barom Reachea VIII (Ang Sur). Kế vị sau cái chết của người anh họ đồng thời là vua tiền nhiệm Chey Chettha III.
Trước đó, vua cha của Ang Chea bị con rể là Chey Chettha III ám sát. Chey Chettha III còn cướp cả công chúa Dav Ksatri, người vợ của chú Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan chạy sang cầu viện chúa Nguyễn. Chey Chettha III thì bị thuộc hạ người Hồi giáo của vua trước là Nặc Ông Chân (Ramathipadi I) ám sát.
Ang Chea (Nặc Ông Đài) lên ngôi ở quê nhà Chân Lạp. Khi quyền lực nắm trong tay, Ang Chea đã cho xử tử tất cả những người tham gia vào cuộc ám sát cha ông. Ang Chea cũng giết luôn Dav Ksatri, vợ của người chú ruột Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan (con Ang Em) cầu viện chúa Nguyễn để đánh lại Ang Chea.
Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Ayutthaya (Thái Lan) để đánh Ang Nan (Nặc ông Nộn), và chiếm được thành Sài Gòn. Ang Nan (Nặc Ông Nộn) bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Đồng thời, Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy; làm cầu phao và xích sắt, đắp thành Nam Vang; nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc ông Đài.
Tháng 3 năm 1674, quân tiên phong của Nguyễn Diên đến trước đánh úp lũy Mỗi Xuy, rồi chiếm được lũy, mấy ngày sau quân Cao Miên các nơi họp lại vây đánh rất dữ, nhưng Nguyễn Diên đóng giữ cửa Lũy mà không ra đánh.
Khi đại binh của Nguyễn Dương Lâm ập đến, Diên bèn cùng hợp sức ra đánh, quân Cao Miên tan vỡ, bị chết và thương rất nhiều. Sau đó, đại binh tiến đến Sài Gòn.
Tháng 4 năm 1674, phá được 3 lũy: Sài Côn (đất trấn Phiên An), Gò Vách và rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của Ang Chea, Nặc Ông Thu (Ang Sor là anh em trai của Ang Chea, sau lên làm vua Chey Chettha IV) ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Long Úc (thành Vũng Luông), để Nặc Ông Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống.
Hậu duệ.
Ang Chea có một người con trai tên Ang Yong, sau này làm vua, xưng là Outey I. | 1 | null |
Hazám, hazám (tiếng Hungary: Tổ quốc tôi) là một bài hát Hungary.
Đây là một bài hát nổi tiếng ở Hungary. Người hát bài này có ảnh hưởng nhất là Joseph Simándy. Vào năm 1996, Placido Domingo hát bài này ở Hungary và lên kế hoạch tổ chức buổi biểu diễn bài hát này ở nhà hát opera ở Washington.
Ninh Đức Hoàng Long.
Năm 2014, Ninh Đức Hoàng Long một du học sinh Việt Nam học khoa Opera Học viện âm nhạc Liszt Ferenc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng dân Hungary và đã được báo chí Hungary đăng tải khi hát trích đoạn bài này và tung lên Youtube.
Cũng với bản này cùng với những tiết mục khác, Hoàng Long đã đoạt giải nhất tuổi 18-25 tại cuộc thi opera quốc tế Simándy József lần thứ 9 diễn ra ở Szeged. | 1 | null |
Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là chức danh cơ quan ngoại giao của Tòa Thánh Công Giáo tại Hoa Kỳ (tương đương Đại sứ quán của một quốc gia này đặt trên lãnh thổ của một quốc gia khác). Vị Sứ thần hiện nay là Tổng giám mục Christophe Pierre, do Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm vào ngày 12 tháng 4 năm 2016.
Sứ thần Tòa Thánh đảm trách công việc ngoại giao (làm đại sứ) của Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, và đại điện cho giáo hoàng tiếp xúc với hàng giáo phẩm Công giáo tại Hoa Kỳ, các liên lạc từ Hội đồng Giám mục lẫn các giáo phận ở Hoa Kỳ sang Tòa Thánh đều thông qua Tòa Sứ thần này. Chức vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ được coi là một vị trí rất quan trọng trong mối Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Tòa Thánh, do đó, thường là một nhà ngoại giao rất có kinh nghiệm của Tòa Thánh. Trong lịch sử, những ai từng đảm trách chức vụ này thường được vinh thăng lên chức hồng y ngay sau khi ông hết nhiệm vụ, và được bố trí vào các chức vụ cao cấp ở Vatican.
Ngoài nhiệm vụ ngoại giao, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ cũng đóng vai trò tham vấn quan trọng trong việc bổ nhiệm các giám mục tại quốc gia này. | 1 | null |
When Knowledge Conquered Fear là tập 3 trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu về khoa học ở nước Mỹ: (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được trình chiếu vào năm 2014. Chương trình này dựa theo phim tài liệu trước đó của Carl Sagan được trình chiếu trên PBS(Public Broadcasting Service - "Dịch vụ Truyền thông Công cộng". Có thể nói, đây được coi là một cột mốc quan trọng cho phim tài liệu khoa học. Chương trình được trình bày bởi nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson.
- Đạo diễn: Brannon Braga
- Ngày chiếu: 23/3/2014
- Lượng người xem (Ở Mỹ): 4.25 triệu người
Mở đầu tập phim, Neil deGrasse Tyson đã mô tả cách nhận dạng mẫu, thể hiện trong nền văn minh sớm nhất là cách sử dụng thiên văn học và chiêm tinh học để dự đoán sự đi qua của các mùa trong năm, kể cả việc thông qua một sao chổi thường được coi như là một điềm báo. Tyson tiếp tục diễn thuyết nguồn gốc của sao chổi chỉ được biết đến trong thế kỷ 20, nhờ Jan Oort và giả thuyết của ông về đám mây Oort trên vũ trụ.
Tyson sau đó tiếp tục đề cập đến sự hợp tác giữa Edmond Halley vàIsaac Newtontrong thời gian cuối thế kỷ 17 ở Cambridge. Sự hợp tác này sẽ cho kết quả trong các ấn phẩm của "Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica" (Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên), công việc quan trọng đầu tiên để mô tả các định luật vật lý trong thuật ngữ toán học, bất chấp sự phản đối về việc ăn cắp ý tưởng mà Robert Hooke nghĩ ra và những khó khăn tài chính của Hội Hoàng gia London. Tyson giải thích cách làm việc này thách thức quan điểm: Chúa đã tạo nên vũ trụ ở trên thiên đường, nhưng sẽ tạo tiền đề cho nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại, bao gồm cả việc bay vào không gian.
Tyson mô tả thêm sự đóng góp của Halley dựa trên công việc của Newton, trong đó có việc xác định khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, chuyển động của các ngôi saovà dự đoánquỹ đạo của sao chổi Halley bằng việc sử dụng định luật Newton. Tyson đối chiếu các phương pháp tiếp cận khoa học để hiểu biết thêm về thiên hà so với những gì mà các nền văn minh trước đó đã được thực hiện, và cho rằng, những tiến bộ này là những bước đi đầu tiên của nhân loạitrên con đường khám phá vũ trụ. Tập phim kết thúc với một hình ảnh động. Đó là hình ảnh hợp nhất của thiên hà Milky Way và các thiên hà Andromeda dựa trên các nguyên tắc định luật Newton. | 1 | null |
Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Rôma. Với hơn 78 triệu tín hữu, đây là giáo hội Kitô giáo lớn nhất ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 25% dân số nước này. Với số lượng tín hữu đó, Hoa Kỳ cũng là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về lượng người Công giáo (sau Brasil, México và Philippines).
Công giáo có mặt tại Hoa Kỳ từ những buổi đầu nơi đây là thuộc địa của người châu Âu. Các nhà thừa sai Công giáo đầu tiên là người Tây Ban Nha, họ đi theo hành trình thứ hai của Christopher Columbus đến Tân Thế giới vào năm 1493. Sau đó, các nhà truyền giáo Tây Ban Nha thiết lập nên các cơ sở truyền giáo tại những nơi mà ngày nay là Florida, Gruzia, Texas, New Mexico, California và Puerto Rico. Đầu thế kỷ 18, người Pháp cũng bắt đầu đến Hoa Kỳ truyền giáo, thành lập Louisiana thuộc Pháp gồm: St. Louis, New Orleans, Biloxi, Mobile, Alabama, Natchez, Yazoo, Natchitoches, Arkansas, Illinois và Michigan.
Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, số lượng người Công giáo dần tăng lên, ban đầu với một tốc độ chậm từ những năm đầu thế kỷ 19 do việc Hoa Kỳ mua lại các vùng lãnh thổ từ Pháp, Tây Ban Nha và México mà dân số chủ yếu theo Công giáo. Giữa thế kỷ này, một làn sóng người nhập cư từ các quốc gia có truyền thống Công giáo như Ireland, Đức, Ba Lan và Ý khiến cho Công giáo là tôn giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ. Sự gia tăng lượng người Công giáo cũng đã gây ra những định kiến và thái độ thù địch của người ngoài Công giáo, thường dẫn đến việc bạo loạn , đốt nhà thờ, tu viện, và chủng viện . Các phong trào chống Công giáo, điển hình là đảng Know Nothing được thành lập bởi Lewis Charles Levin vào giữa thế kỷ 19 bắt đầu nổ ra nhằm để hạn chế lượng người Công giáo nhập cư. Các phong trào này nghĩ rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia của người Kháng Cách (Tin Lành) và dòng người Công giáo làm đe dọa tính thuần khiết và sứ mệnh, thậm chí là cả sự tồn vong của họ.
Từ thập niên 1960, tỷ lệ người Công giáo tại Hoa Kỳ gần khoảng 25% và ổn định cho tới ngày nay, do có một lượng lớn người nói tiếng Tây Ban Nha nhập cư, phần lớn là người Mỹ gốc Mễ.
Cơ cấu tổ chức.
Hoa Kỳ có 195 giáo phận và tổng giáo phận, một tổng giám quản, và một hạt tòng nhân:
Hiện nay, 6 giáo phận/giám quản đông phương đang trống tòa:
Những người Công giáo địa phương được hợp thành các giáo hội địa phương gọi là giáo xứ (trực thuộc một giáo phận hoặc tổng giáo phận), thường do một linh mục phụ trách. Giáo hội Công giáo có lượng đơn vị giáo hội địa phương đứng thứ ba toàn quốc sau Liên hiệp Báp tít Nam phương và Giáo hội Giám Lý Liên hiệp của Tin Lành. Tuy nhiên, mỗi giáo xứ Công giáo lại có lượng tín hữu trung bình lớn hơn so với hai giáo hội nói trên: Công giáo gấp bốn lần Liên hiệp Báp tít Nam phương và gấp tám lần Giáo hội Giám Lý Liên hiệp.
Các giáo sĩ.
Hiện tại Hoa Kỳ có tất cả 451 giám mục và 15 hồng y đương nhiệm và nghỉ hưu.
Có 5 hồng y hiện đang dẫn dắt các tổng giáo phận ở Hoa Kỳ gồm:
Có 3 hồng y đương nhiệm không là giám mục giáo phận:
Còn lại là các Hồng y Hưu dưỡng.
Bê bối lạm dụng tình dục.
Tại Mỹ tôn giáo cũng dính líu đến nhiều vụ bê bối. Năm 2018 Tòa án Tối cao Pennsylvania công bố một báo cáo chi tiết của Đại bồi thẩm đoàn cho thấy hơn 1.000 trẻ em đã bị các thành viên của sáu giáo phận trong tiểu bang Pennsylvania lạm dụng tình dục trong suốt 70 năm. Cuộc điều tra cho thấy có một sự che đậy có hệ thống của Giáo hội. | 1 | null |
Krak des Chevaliers (; ), còn được gọi là Crac des Chevaliers, Ḥoṣn al-Akrād (, nghĩa là "Lâu đài của người Kurd") và trước đây là Crac de l'Ospital, là một lâu đài Thập tự chinh ở Syria và là một trong những lâu đài thời Trung Cổ được bảo tồn quan trọng nhất trên thế giới. Địa điểm này lần đầu tiên có người ở vào thế kỷ 11 bởi một khu định cư của người Kurd như là một đơn vị đồn trú dưới triều đại Mirdasid. Chính vì vậy mà nó được gọi là "Hisn al-Akrad", có nghĩa là "Lâu đài của người Kurd". Vào năm 1142, lâu đài trở thành quà tặng của Raymond II của Bá quốc Tripoli dành cho các Hiệp sĩ Cứu tế. Lâu đài vẫn nằm trong sở hữu của họ cho đến khi nó bị bỏ rơi vào năm 1271. Lâu đài còn được gọi là "Crac de l'Ospital", tên "Krak des Chevaliers" mới chỉ xuất hiện vào thế kỷ 19.
Sau một trận động đất khiến lâu đài bị hư hỏng, các hiệp sĩ Cứu tế bắt đầu xây dựng lại lâu đài trong thập niên 1140 và hoàn thành vào năm 1170 khi một trận động đất phá hủy lâu đài. Dòng này đã kiểm soát một số lâu đài dọc theo biên giới của Bá quốc Tripoli, một nhà nước được thành lập sau Cuộc thập tự chinh thứ nhất. Krak des Chevaliers là một trong số những lâu đài quan trọng nhất và đóng vai trò như một trung tâm hành chính cũng như một căn cứ quân sự. Sau lần xây dựng thứ hai trong thế kỷ 13, Krak des Chevaliers mang hình dáng của một lâu đài đồng tâm. Trong thời gian này, các bức tường bên ngoài được xây dựng lên và đưa lâu đài đến với hình dạng ngày hôm nay. Nửa đầu của thế kỷ 13 được mô tả như là "thời hoàng kim" của Krak des Chevaliers. Vào thời đỉnh cao, Krak des Chevaliers có một đơn vị đồn trú khoảng 2.000 người. Một đơn vị đồn trú như vậy cho phép hiệp sĩ Dòng thu cống vật xung quanh khu vực rộng lớn. Từ những năm 1250, việc thu nạp này ngày càng trở lên kém đi và vào năm 1271, sultan của Mamluk là Baybars I đã chiếm được lâu đài sau một cuộc bao vây kéo dài 36 ngày được cho là xuất phát từ một lá thư giả mạo đầu hàng của Đại thủ lĩnh dòng.
Việc quan tâm đối với các lâu đài Thập tự chinh trong thế kỷ 19 đã dẫn đến cuộc điều tra Krak des Chevaliers, và các kế hoạch kiến trúc đã được vạch ra. Vào cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20, một khu định cư đã được thành lập ngay trong lâu đài khiến cho các kết cấu của nó bị hư hại. Có khoảng 500 cư dân đã chuyển đến lâu đài vào năm 1933, và nó được trao cho Nhà nước Alawite của Pháp, sau đó đã thực hiện một chương trình khai phá và phục hồi. Khi Syria tuyên bố độc lập vào năm 1946, quyền kiểm soát thuộc về quốc gia mới.
Ngày nay, một ngôi làng tên là Al-Husn tồn tại xung quanh lâu đài và có dân số gần 9.000 người. Krak des Chevaliers nằm cách thành phố Homs khoảng về phía tây, là một phần hành chính của tỉnh Homs, gần biên giới với Liban. Từ năm 2006, các lâu đài Krak des Chevaliers và Qal'at Salah El-Din đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Nó đã bị hư hại một phần trong cuộc nội chiến Syria do pháo kích và được chính phủ Syria tái chiếm vào năm 2014. Kể từ đó, công việc tái thiết và bảo tồn trên khu vực này được bắt đầu. | 1 | null |
Vu Chính (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1978) là biên kịch, nhà sản xuất Trung Quốc.
Vu Chính là biên kịch của bộ phim truyên hình ăn khách Cung Tỏa Tâm Ngọc và giành giải Biên kịch xuất sắc nhất tại Giải thưởng Truyền hình châu Á lần thứ 16.
Tiểu sử.
Vu Chính sinh ra và lớn lên tại Hải Ninh, Chiết Giang, Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh chuyển tới Thượng Hải làm sinh viên dự thính tại Học viện Hý kịch Thượng Hải.
Sự nghiệp.
Tháng 8 năm 1998, anh ký hợp đồng với TVB. Năm sau, anh ký hợp đồng với Xưởng phim Lý Huệ Dân (李惠民工作室).
Tháng 7 năm 2003, Vu Chính chuyển sang Công ty Giải trí Ngôi sao Quốc tế Đài Loan (台湾星之国际娱乐公司) và cũng thành lập công ty của riêng là Hãng phim Vu Chính (于正工作室).
Tháng 6 năm 2009, anh thành lập Công ty Điện ảnh và Truyền hình Hưng Thịnh (全盛时代影视公司).
Năm 2018, bộ phim truyền hình hậu cung Diên Hy Công Lược do ông làm biên kịch, được trình chiếu và thu hút một lượng khán giả rất đông đảo, vượt qua cả những bộ phim đã từng làm mưa làm gió điện ảnh Châu Á trước đó.
Vu Chính và mặt trái trong nghề nghiệp.
Vu Chính bắt đầu nổi tiếng và được mọi người biết đến từ năm 1999 với nhiều tác phẩm nổi tiếng do anh biên kịch, và đến năm 2011 anh nhận được giải "nhà biên kịch xuất sắc nhất" trong Liên hoan phim truyền hình châu Á với bộ phim "Cung tỏa tâm ngọc".
Tuy nhiên, ngay lập tức Vu Chính bị chỉ trích vì bộ phim "Cung tỏa tâm ngọc" của anh mang nhiều nét tương đồng với tác phẩm "Bộ bộ kinh tâm" của nữ văn sĩ Đồng Hoa. Năm 2011, bộ phim "Mỹ nhân thiên hạ" cũng có thời gian dậy sóng khi bị tố đạo nhái "Vượt ngục".
Thậm chí, Vu Chính còn bị nghi ngờ đạo lại chính tác phẩm của mình, khi mà năm 2013, "Mỹ nhân của hoàng đế" mới phát sóng được vài tập thì rất nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên vì sự giống nhau của nó với phim "Mai khôi giang hồ" của chính anh được trình chiếu vào 2009.
Đỉnh điểm của việc đạo nhái là bộ phim "Cung tỏa liên thành" (2014), biên kịch Vu Chính đã sao chép cốt truyện "Mai hoa lạc" của nữ văn sĩ Quỳnh Dao, và sau khi nữ văn sĩ Quỳnh Dao thắng kiện, bộ phim Cung tỏa liên thành đã bị cấm chiếu vĩnh viễn.
Ngoài việc đạo nhái, Vu Chính còn cải biên các tác phẩm kinh điển của Kim Dung, khiến dư luận "dậy sóng", với những cải biên đã thay đổi rất nhiều nội dung trong nguyên tác, tiêu biểu là "Tân Tiếu ngạo giang hồ" (2013), "Tân Thần điêu hiệp lữ" (2014). | 1 | null |
Dawn of the Planet of the Apes (tựa Việt: "Sự khởi đầu của hành tinh khỉ") là một bộ phim khoa học viễn tưởng Mỹ công chiếu năm 2014. Phim được đạo diễn bởi Matt Reeves và viết kịch bản bởi Mark Bomback, Rick Jaffa và Amanda Silver. Dàn diễn viên tham gia bao gồm Andy Serkis, Jason Clarke, Gary Oldman, Keri Russell, Toby Kebbell và Kodi Smit-McPhee.
"Dawn of the Planet of the Apes" là phần tiếp theo của "Rise of the Planet of the Apes" (2011), bộ phim đầu tiên của series làm lại từ loạt phim "Hành tinh khỉ" gốc. Đây là bộ phim chiếu rạp thứ 8 của dòng phim. Phim được công chiếu ngày 11 tháng 7 năm 2014 tại Hoa Kỳ, và đã nhận được sự hoan nghênh từ các nhà phê bình về kỹ xảo, cốt truyện, đạo diễn và diễn xuất. Doanh thu phòng vé đạt hơn 710 triệu đô la trên toàn thế giới - vượt xa mức kinh phí 170 triệu đô la, biến "Dawn" trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ tám năm 2014, và là phim có doanh thu cao nhất của series. Phim nhận được đề cử Giải Oscar cho Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất, cũng như 8 giải Saturn - bao gồm Phim khoa học viễn tưởng hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Reeves và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Serkis.
Bối cảnh phim diễn ra 10 năm sau sự kiện của tập đầu tiên, khi một nhóm người sống sót ở San Francisco đang đấu tranh để duy trì sự sống sau khi dịch "cúm khỉ" đã quét sạch phần lớn nhân loại, và Caesar - thủ lĩnh loài khỉ - cố gắng duy trì vị trí lãnh đạo của mình.
Phần tiếp theo, có tựa đề "Đại chiến hành tinh khỉ" ("War for the Planet of the Apes"), được phát hành vào ngày 14 tháng 7 năm 2017.
Nội dung.
Từ năm 2016, virus ALZ-113 bắt đầu làm sụp đổ nền văn minh của loài người, dẫn đến lệnh thiết quân luật, tình trạng bất ổn dân sự và sự sụp đổ kinh tế của mọi quốc gia. Mười năm sau, Caesar trở thành lãnh đạo thế hệ khỉ mới của cộng đồng khỉ sâu trong Rừng Muir. Khi đang dạo chơi trong rừng, con trai của Caesar là Blue Eyes và con trai của Rocket là Ash gặp phải một con người. Người này, tên là Carver, sợ hãi và rút súng bắn Ash, khiến Ash bị thương. Carver gọi nhóm người đi cùng anh ta, dẫn đầu bởi Malcolm (Jason Clarke), trong khi Blue Eyes gọi những con khỉ khác. Caesar yêu cầu nhóm của Malcolm đi khỏi rừng ngay.
Những người sống sót ở San Francisco, do cơ thể miễn dịch tự nhiên với virus, tụ tập trong một tòa tháp được bảo vệ trong lòng thành phố đã bị phá hủy. Bị thúc giục bởi Koba, một con tinh tinh lùn ôm lòng thù hận con người vì sự ngược đãi của họ, Caesar mang một đội quân khỉ nhỏ tới thành phố - để tuyên bố với con người rằng: Loài khỉ không muốn chiến tranh, nhưng sẽ chiến đấu nếu bị buộc phải làm vậy. Caesar yêu cầu loài người ở trong lãnh địa của họ và loài khỉ cũng vậy.
Malcolm thuyết phục người lãnh đạo, đồng thời là bạn lâu năm Dreyfus (Gary Oldman) cho anh 3 ngày hòa giải với loài khỉ, để họ có thể đến được đập thủy điện - nằm trong lãnh thổ loài khỉ, và cung cấp nguồn điện cho thành phố. Dreyfus vốn hay nghi ngờ loài khỉ nên đã cho những người còn lại đi đến một kho vũ khí bị bỏ hoang.
Malcolm đi đến Làng Khỉ nhưng bị Stoned và những con khỉ đột khác bắt. Sau đó, Malcolm được Stoned và Maurice đưa đến gặp Caesar. Malcolm cố gắng đứng lên nói chuyện với Caesar nhưng bị Stoned và Maurice bắt phải quỳ xuống. Sau khi nghe anh trình bày, Caesar cho phép nhóm Malcolm làm việc tại con đập - nhưng phải giao nộp lại toàn bộ súng.
Malcolm cùng vợ Ellie và con trai Alexander cùng làm việc với sự hợp tác của loài khỉ. Mối nghi ngờ giữa hai bên dần lắng xuống - nhưng niềm tin mới hình thành bỗng dập tắt khi Carver chĩa súng vào con trai mới sinh của Caesar. Hai bên đạt được sự hòa giải tạm thời khi Ellie chữa bệnh cho Cornelia, vợ Caesar, bằng thuốc kháng sinh cô mang theo.
Trong khi đó, Koba phát hiện ra kho vũ khí của loài người và sau đó quay lại đe dọa Caesar rằng "Caesar yêu người hơn cả khỉ, hơn cả con trai mình". Tức giận vì câu nói đó, Caesar lao vào tấn công Koba, nhưng rồi quyết định dừng lại và tha thứ cho hắn. Koba quay lại kho vũ khí của loài người, giết 2 tên lính, trộm vũ khí của họ, sau đó giết Carver và lấy bật lửa của anh ta.
Con đập cuối cùng đã được sửa, và nhóm của Malcolm đã thành công trong việc khôi phục lại lưới điện cho thành phố. Trong khi cả làng khỉ đang ăn mừng, Koba lén châm lửa và lấy súng bắn vào ngực Caesar. Khi cả làng khỉ đang hoảng loạn vì bị mất đi thủ lĩnh và đám cháy bất ngờ, Koba trở thành lãnh đạo mới, tuyên bố rằng con người đã giết Caesar và phát lệnh chiến tranh chống lại loài người.
Nhóm Malcolm lẩn trốn trong khi Koba dẫn đoàn quân khỉ tiến về San Francisco, cướp kho vũ khí và xông vào tòa tháp. Mặc dù bị thương vong lớn, đoàn khỉ tàn phá mọi thứ và bắt giữ mọi người chúng tìm thấy, trong khi Dreyfus tẩu thoát xuống dưới đường tàu điện ngầm. Khi Ash không chịu giết một ông già theo lệnh Koba và nhắc lại những lời mà Caesar đã dạy, Koba lôi Ash lên tầng trên rồi thả Ash xuống ban công, sau đó cho giam giữ bất kỳ khỉ nào còn trung thành với Caesar.
Nhóm của Malcolm tìm thấy Caesar đang thoi thóp và đưa đến nhà cũ của Caesar tại San Francisco. Caesar tiết lộ với Malcolm rằng Koba đã bắn mình, và nhận ra rằng mình đã sai lầm khi cho rằng khỉ tốt hơn loài người. Khi Malcolm vào thành phố tìm dụng cụ để Ellie phẫu thuật cho Caesar, anh tìm thấy Blue Eyes và đưa cậu đến gặp Caesar. Caesar tìm thấy đoạn băng ngày xưa của người chủ cũ Will - nhờ đó, Malcolm biết được về quá khứ của Caesar.
Blue Eyes trở về và giải thoát tất cả con người đã bị bắt cùng với những khỉ trung thành với Caesar. Sau đó, nhóm khỉ đã tham gia cùng với Caesar để đối đầu với Koba tại đỉnh tòa tháp. Sau khi dẫn nhóm khỉ đến tòa tháp, Malcolm đến gặp Dreyfus. Dreyfus cho biết ông và đồng đội đã liên lạc được với những người ở doanh trại phía bắc, và đoàn quân chi viện đang trên đường đến. Trong khi Caesar và Koba chiến đấu, Malcolm cố gắng ngăn Dreyfus cho nổ tòa tháp nhưng thất bại. Vụ nổ giết chết Dreyfus và làm sập một phần tòa tháp. Koba bị hất văng khỏi tòa tháp do vụ nổ - và chỉ kịp bám lấy một thanh thép. Hắn van xin Caesar cứu hắn - với lý do "khỉ không giết khỉ". Nhưng Caesar nói với hắn ""Ngươi không phải khỉ"," rồi đẩy hắn xuống, kết liễu hắn.
Malcolm cho Caesar biết rằng quân đội loài người đang tới. Cả hai hiểu rằng cơ hội duy nhất để đạt được hòa bình đã mất. Caesar nói với Malcolm rằng loài người sẽ không bỏ qua cho loài khỉ vì cuộc chiến mà loài khỉ đã khơi mào - và yêu cầu gia đình Malcolm hãy ra đi. Khi Malcolm đã biến mất, Caesar đứng trước bầy khỉ đang quỳ xuống cùng với gia đình mình.
Diễn viên.
Người.
Ngoài ra, James Franco, người vào vai tiến sĩ Will Rodman trong "Rise of the Planet of the Apes", cũng xuất hiện trong đoạn băng ngày xưa của Caesar.
Sản xuất.
Quá trình phát triển.
Sau khi phát hành "Rise of the Planet of the Apes", đạo diễn Rupert Wyatt nhận định về khả năng làm các phần tiếp theo: "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang kết thúc với một số câu hỏi nhất định, điều này khá thú vị. Đối với tôi, tôi có thể nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho phần tiếp theo của phim, nhưng đây mới chỉ là bước khởi đầu." Biên kịch kiêm nhà sản xuất Rick Jaffa cũng nói rằng "Rise" tiết lộ một số gợi ý về các phần tiếp theo trong tương lai: "Tôi hy vọng rằng chúng tôi đang xây dựng nền tảng cho các bộ phim trong tương lai."
Trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại sau khi phát hành "Rise", Wyatt nói, "Chúng tôi muốn mở rộng nội dung so với bản gốc năm 68." Wyatt cũng tuyên bố ông muốn phần tiếp theo diễn ra tám năm sau tập đầu tiên, khi một thế hệ vượn người hoàn toàn mới được sinh ra, cũng như khám phá động cơ của mối quan hệ giữa Caesar và Koba.
Tháng 11 năm 2011, Andy Serkis là người đầu tiên được thông báo đã chốt hợp đồng cho phần tiếp theo của "Rise". Ngày 15 tháng 5 năm 2012, có thông báo rằng Scott Z. Burns đã được thuê viết lại kịch bản gốc. Ngày 31 tháng 5 năm 2012, 20th Century Fox thông báo rằng phần tiếp theo sẽ có tựa là "Dawn of the Planet of the Apes".
Ngày 17 tháng 9 năm 2012, có báo cáo rằng đạo diễn Wyatt đang cân nhắc việc rời bỏ phần tiếp theo do lo ngại ngày phát hành tháng 5 năm 2014 sẽ không giúp ông có đủ thời gian để thực hiện bộ phim như mong muốn. Ngày 1 tháng 10, đạo diễn Matt Reeves của "Cloverfield" được xác nhận sẽ thay thế ông. Ngày 18 tháng 10, Mark Bomback, biên kịch của "Live Free or Die Hard", được thông báo đang viết lại kịch bản cho Reeves.
Chọn diễn viên.
Tháng 12 năm 2012, sau sự ra đi của đạo diễn Wyatt, James Franco cho rằng anh sẽ không trở lại cho phần tiếp theo. Freida Pinto, người đóng vai nhà linh trưởng học Caroline Aranha trong "Rise", xác nhận rằng cô sẽ không quay lại với "Dawn". Tháng 4 năm 2014, khi được IGN hỏi về số phận các nhân vật của Franco và Pinto, nhà sản xuất Dylan Clark nói, "Ý tôi là, họ là những người đã chết... Họ nằm trong số những người đầu tiên bị virus tấn công."
Tháng 2 năm 2013, các diễn viên Gary Oldman, Jason Clarke và Kodi Smit-McPhee được giao vai chính cho phần tiếp theo, lấy bối cảnh mười năm sau các sự kiện từ phần phim đầu tiên. Tháng 3 năm 2013, nữ diễn viên Keri Russell được chọn cho một vai trong phim. Cùng tháng đó, Judy Greer được chọn vào vai Cornelia, vợ của Caesar. Toby Kebbell, Enrique Murciano và Kirk Acevedo sau đó tham gia vào dàn diễn viên trong quá trình quay phim. Ngày 15 tháng 5 năm 2013, Jocko Sims được chọn vào vai đặc vụ quân đội Werner.
Quay phim.
Phim bắt đầu quay vào tháng 4 năm 2013 xung quanh thị trấn Campbell River, British Columbia. Đảo Vancouver được chọn vì cảnh trí giống với các địa điểm được mô tả trong phim. Việc quay phim ở New Orleans bắt đầu vào tháng 5 năm 2013 và tiếp tục vào tháng 7 năm 2013 tại nhiều địa điểm khác nhau.
Hiệu ứng hình ảnh.
Giống như "Rise", phần hiệu ứng hình ảnh cho "Dawn" được phụ trách bởi Weta Digital.
Nhạc phim.
Phần nhạc phim do Michael Giacchino sáng tác, và được Sony Masterworks phát hành vào ngày 8 tháng 7 năm 2014.
Phát hành.
Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Fox thông báo "Dawn of the Planet of the Apes" dự kiến sẽ phát hành vào ngày 23 tháng 5 năm 2014. Tuy nhiên, đến ngày 20 tháng 6 năm 2013, có thông báo rằng "Dawn" sẽ được lùi phát hành hai tháng đến ngày 18 tháng 7 năm 2014. Ngày 10 tháng 12 năm 2013, bộ phim được thông báo sẽ phát hành sớm một tuần - vào ngày 11 tháng 7 năm 2014. Phim được công chiếu lần đầu tại Cung điện Mỹ thuật ở San Francisco, California vào ngày 26 tháng 6 năm 2014, và trở thành bộ phim bế mạc Liên hoan phim Quốc tế Mátxcơva lần thứ 36 vào ngày 28 tháng 6.
Đón nhận.
Doanh thu.
"Dawn of the Planet of the Apes" gặt hái thành công lớn tại phòng vé, thu về 208,545,589 đô-la tại Hoa Kỳ và Canada, và 500,290,000 đô-la ở các quốc gia khác. Tổng doanh thu trên toàn thế giới là 708,835,589 đô-la. Sau khi tính toán tất cả chi phí và doanh thu, "Deadline Hollywood" ước tính rằng bộ phim đã thu về lợi nhuận ròng là 182,18 triệu đô la. Phim có doanh thu mở màn toàn cầu là 103,3 triệu đô la, cao thứ 11 trong năm 2014. Trên toàn thế giới, "Dawn" là phim có doanh thu cao nhất trong loạt phim "Planet of the Apes", và là phim có doanh thu cao thứ tám của năm 2014.
Đánh giá.
Trên trang tổng hợp đánh giá Rotten Tomatoes bộ phim đạt 90% đánh giá tích cực từ 313 bài phê bình, với điểm trung bình là 7,90 / 10. Trên Metacritic, phim đạt điểm số 79/100 dựa trên 48 ý kiến phê bình. Thăm dò của CinemaScore cho thấy khán giả cho điểm trung bình phim là "A−" trên thang điểm A + đến F.
Hậu phim.
Sau thành công của "Dawn", 20th Century Fox và Chernin Entertainment đã ký hợp đồng để Matt Reeves trở lại làm đạo diễn cho phần ba của seroes. Ngày 6 tháng 1 năm 2014, Fox thông báo Reeves sẽ làm đạo diễn và đồng biên kịch cùng với Bomback cho bộ phim thứ ba, dự kiến phát hành vào tháng 7 năm 2016.
Tháng 1 năm 2015, Fox trì hoãn phát hành đến ngày 14 tháng 7 năm 2017. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2015, bộ phim được công bố với tựa đề "War for the Planet of the Apes". Tháng 9 năm 2015, có thông báo rằng Woody Harrelson đã được chọn vào vai phản diện của phim. | 1 | null |
Trận chung kết giải bóng đá vô địch thế giới 1994 là trận đấu bóng đá diễn ra ngày 17 tháng 7 năm 1994 tại sân vận động Rose Bowl ở thành phố Pasadena giữa hai đội là Ý và Brasil để xác định nhà vô địch của giải bóng đá vô địch thế giới 1994. Ở 90 phút đá chính, không có bàn thắng nào được ghi. Ở 30 phút đá hiệp phụ, tỷ số vẫn là 0–0. Brazil đã đánh bại Ý với tỷ số là 3–2 ở loạt sút luân lưu 11m. Đây là lần thứ tư đội tuyển Brasil giành được chức vô địch của giải bóng đá lớn nhất hành tinh, sau ba lần vào năm 1958, 1962 và 1970.
Thông tin quanh trận đấu.
Sút luân lưu 11m.
Hai hiệp phụ đã kết thúc với tỷ số là 0–0. Hai đội phải bước vào màn sút luân lưu cân não để xác định đội đoạt chức vô địch. Brazil đã đánh bại Ý với tỷ số là 3–2, với chỉ một quả sút hỏng của Márcio Santos. Phía đội tuyển Ý, với việc quả sút luân lưu thứ năm của R.Baggio đã đưa bóng đi vọt xà ngang, đội Ý phải chấp nhận nhìn đội bạn dành chức vô địch sau màn sút luân lưu này. | 1 | null |
Ga Gia Lâm là ga liên vận quốc tế đã được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng được đầu tư tại ga Gia Lâm để phục vụ cho tàu khách liên vận quốc tế Hà Nội Nam Ninh hành khách xuất, nhập cảnh đi tàu liên vận quốc tế trên tuyến đường sắt Gia Lâm (Việt Nam) đi Nam Ninh (Trung Quốc). | 1 | null |
Samsula-Spruce Creek là một nơi ấn định cho điều tra dân số ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ.
Khu vực dân này tọa lạc ở phía nam bờ biển Daytona, Florida, và có hơn 5.000 dân, 1.300 ngôi nhà nhưng có hơn 700 nhà chứa máy bay. Toàn bộ khu vực dân cư này được bao quanh bởi đường băng sân bay Spruce Creek. Hầu hết các căn nhà trong thị trấn đều có nhà chứa máy bay riêng, lối dẫn riêng đến đường băng chính với sự chỉ dẫn của GPS. | 1 | null |
Nonhyeon-dong là một phường của Gangnam-gu ở Seoul, Hàn Quốc. Nó nằm tiếp giáp với Apgujeong và Sinsa-dong mở phía Bắc, Samseong-dong ở phía Đông Bắc, và Yeoksam-dong ở phía Nam.
Xem thêm.
Mặc dù chỉ là một phưởng nhỏ, thế nhưng Nonhyeon-dong lại là một địa danh khá nổi tiếng trong mắt nhiều người nước ngoài. Nonhyeon-dong nằm tiếp giáp với Apgujeong-dong, và trở thành một phần của khu thương nhân giàu có ở Seoul. | 1 | null |
Tục tư trị thông giám (chữ Hán: 續資治通鑑), là một quyển biên niên sử Trung Quốc gồm 220 quyển do đại thần nhà Thanh là Tất Nguyên biên soạn.
Quá trình biên soạn.
Tất Nguyên biên soạn và hoàn thành Tục tư trị thông giám trong 20 năm, nội dung nói về lịch sử của bốn triều đại Tống, Liêu, Kim, Nguyên. Trong quá trình biên soạn, Tất Nguyên có lấy tư liệu từ sách Tư trị thông giám tục biên làm cơ sở, tham khảo thêm Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đảo, Kiến Viêm dĩ lai hệ niên yếu lục của Lý Tâm Truyền, Khiết Đan quốc chí của Diệp Long Lễ... cùng nhiều sách khác tổng cộng có thể lên tới 100 sách tham khảo. Tác phẩm kể về các sự việc xảy ra trong triều đình của bốn triều đại, trình bày một cách tường minh, văn tự đơn giản. Tác phẩm được viết theo thể biên niên, khái quát một thời kỳ lịch sử dài 408 năm, bắt đầu từ năm Tống Thái Tổ Kiến Long nguyên niên (960), kết thúc vào năm Nguyên Thuận Đế Chí Chính thứ 28 (1367), trình bày về sự hình thành, phát triển và suy vong của bốn triều Tống, Liêu, Kim, Nguyên. Tác phẩm chia làm hai đoạn: từ năm 960 đến 1279 gọi là Tống kỉ, từ 1280 đến 1367 là Nguyên kỉ, trong đó lịch sử của triều đại nhà Tống được trình bày tinh xác (182 quyển) còn lịch sử nhà Nguyên thì trình bày sơ lược (38 quyển).
Ảnh hưởng.
Cứ liệu sớm nhất nhắc đến nhân vật Khúc Thừa Dụ (曲承裕) là "Tục tư trị thông giám" của tác giả Tất Nguyên triều Càn Long (giữa thế kỉ XVIII), sau được Nguyễn triều Quốc Sử quán "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" chép nguyên văn: ""Năm Đinh Mão [907], (Đường Thiên Hựu thứ 4, Lương Thái Tổ hiệu Khai Bình thứ 1). Khúc Thừa Dụ mất, con là Hạo giữ Giao châu, tự xưng tiết độ sứ. Khúc Hạo nhờ vào cơ nghiệp cũ, giữ lấy La thành, cũng xưng tiết độ sứ. [Ông] chia lộ phủ châu xã các xứ; đặt chính lệnh trưởng và tá lệnh trưởng, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi. Chính trị cốt chuộng khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui. Khi đó, nhà Lương dùng tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm lĩnh chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ và phong tước Nam Bình vương. Lưu Ẩn giữ thành Phiên Ngung. Khúc Hạo giữ Giao châu, [cũng] tự xưng tiết độ sứ, hai bên chực thôn tính lẫn nhau. Lời chua: Khúc Hạo - Theo sách An Nam Kỉ Yếu, Khúc Hạo người Giao Chỉ. Cuối đời Đường, Khúc Hạo làm tiết độ sứ thay Độc Cô Tổn, đổi các hương ở huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế. Khúc Hạo giữ chức tiết độ sứ được bốn năm thì mất. Nay xét việc chép trong An Nam Kỉ Yếu có hơi khác với lời sử cũ, xin ghi cả hai để tham khảo".
Ngoài ra, các thư tịch trước đó đều không chép gì nhân vật này, nên chăng là sự sót lầm của học giả đời Thanh trong quá trình tầm khảo tư liệu. | 1 | null |
Giải vô địch cờ vua châu Á là giải đấu cá nhân cao nhất ở châu Á về môn cờ vua.
Nội dung nữ có truyền thống lâu đời hơn giải nam khi được tổ chức từ năm 1981, trong khi đó giải nam đến năm 1998 mới bắt đầu. Trong những năm gần đây thành tích của giải này được tính để tham dự các Cúp cờ vua thế giới hay Giải vô địch cờ vua nữ thế giới (theo thể thức loại trực tiếp). Thời gian trước giải tổ chức không đều, có thể cách quãng 2, 3 năm, để phù hợp với các giải vô địch thế giới. Tuy nhiên từ năm 2009 giải được tổ chức đều đặn hàng năm. Hiện tại giải nam lấy 5 suất đứng đầu dự Cúp cờ vua thế giới, còn giải nữ chọn ra nhà vô địch dự Giải vô địch cờ vua nữ thế giới.
Trong số các nhà vô địch có những kì thủ sau này trở thành vô địch thế giới như Kasimdzhanov, Hứa Dục Hoa (giải năm 1998).
Danh sách các kì thủ đoạt giải.
1998 đến 2007.
Trong giai đoạn này giải thường được tổ chức 2 năm một lần và hai giải nam nữ (trừ năm 2000) được tổ chức riêng.
2009 đến nay.
Trong giai đoạn này giải được tổ chức thường niên và hai giải nam nữ tổ chức chung địa điểm và thời gian. | 1 | null |
Sân bay Spruce Creek (mã sân bay FAA LID: 7FL6) là một sân bay tư nhân ở Port Orange, bảy dặm (11 km) về phía nam của khu kinh doanh trung tâm của Bãi biển Daytona, trong quận Volusia, Florida, Hoa Kỳ. Ban đầu nó được xây dựng trong Thế chiến II như là một phi trường nằm ngoài (OLF) cho Trạm không quân Hải quân DeLand và NAS Daytona Beach gần đó. OLF Spruce Creek ban đầu có bốn đường băng dài 4.000 foot có bề mặt gia cố và bị Hải quân Hoa Kỳ bỏ hoang sau 1946. Ngày nay, sân bay Spruce Creek chỉ phục vụ cư dân của Cộng đồng Spruce Creek, một khu vực dân cư có hơn 700 chiếc máy bay tư nhân. | 1 | null |
"Stardust" là ca khúc của nữ ca sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut. Được phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2012, ca khúc là sáng tác của Rosi Golan và Tim Myersy, do Swen Meyer sản xuất, và nằm trong album phòng thu thứ ba của Lena "Stardust" (2012).
Thông tin.
"Stardust" được sáng tác bởi ca - nhạc sĩ người Mĩ gốc Do Thái Rosi Golan, và nhạc sĩ người Mĩ Tim Myers, cựu thành viên của nhóm OneRepublic. Golan trước đó đã viết các ca khúc "Bee" và "I Like You", đã được Lena thu âm và trình diễn. Năm 2010, "Bee" là ca khúc bán chạy thứ hai của Lena và giành được No.3 trên BXH đĩa đơn Đức.
Ca khúc được trình bày lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 7,2012 ở Munich, trong một sự kiện quảng bá. Nó được phát trên đài radio vào ngày 08 tháng 8 năm 2012. Ca khúc được trình diễn quốc tế lần đầu tiên tại Kỉ niệm 40 năm của Porsche Design, diễn ra tại Beverly Hills, Los Angeles vào ngày 04 tháng 9. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album cùng tên, cũng là album thứ ba của Lena, phát hành dưới hai dạng CD và kĩ thuật số vào ngày 21 tháng 9 năm 2012 tại Đức, Áo và Thuỵ Sĩ. Đĩa đơn cũng bao gồm ca khúc "Time", nhưng nó lại không nằm trong album chính thức. Ca khúc này một bản cover lại từ Ben's Brother, do Ian Mack và Jamie Hartman sáng tác.
Tháng 12, 2012, ca khúc nhận được chứng nhận Đĩa Vàng ở Đức nhờ bán được hơn 150.000 bản CD và kĩ thuật số. "Stardust" cũng được chọn làm ca khúc chủ đề cho bộ phim "Jesus liebt mich" (Giêsu yêu tôi), được phát hành trên hệ thống rạp chiếu phim ở Đức vào Giáng sinh năm 2012.
Tháng 3, 2014, ca khúc lần đầu tiên được sử dụng làm nhạc quảng cáo bởi kênh truyền hình Anh "ITV", cho chương trình quảng cáo xuân hè của họ.
MV.
MV của ca khúc được quay vào tháng 8 năm 2012 tại một bán hoang mạc ở Tây Ban Nha. Nó được phát hành vào ngày 07 tháng 9 năm 2012. MV được đạo diễn bởi Bode Brodmüller, người từng làm việc với Joy Denalane, Max Herre và Jan Delay. MV tập trung vào Lena, lúc nhảy múa, lúc đứng, lúc chạy, lúc nằm trên nền đất trong nhiều bộ trang phục, hoặc đang tắm. Ngoài ra có sự phụ hoạ của các vũ công nữ được trát bùn đầy người.
Ngày 21 tháng 3 năm 2013, tại ECHO Awards, một giải thưởng âm nhạc của ĐỨc, MV của "Stardust" đã chiến thắng Hạng mục "Video xuất sắc nhất". | 1 | null |
Sam Sam tới rồi (chữ Hán: 杉杉来了, Bính âm: "Shānshān láile"), hay được biết đến với tiêu đề tiếng Anh chính thức "Boss & Me", là bộ phim truyền hình hài, lãng mạn Trung Quốc bấm máy vào tháng 12/2013, hoàn tất vào tháng 3/2014, trình chiếu lần đầu trên kênh BTV của Đài truyền hình Bắc Kinh và kênh truyền hình HTV3, BTV, TN Thái Nguyên Và BRT Và tại Việt Nam. Bộ phim có sự tham gia của Trương Hàn và Triệu Lệ Dĩnh trong vai trò diễn viên chính.
Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm ngôn tình "Sam Sam đến đây ăn nào!" của Cố Mạn. Bài hát chủ đề của bộ phim, "Roll the Dice", được ca sĩ thể hiện Cao San tái phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 17/7/2014.
Bộ phim gồm 34 tập, rating trung bình 1.44%, nằm trong top rating cao năm 2014 của đài Giang Tô.
Phim được chiếu lại trên các đài truyền hình khác hơn 100 lần. Cụm từ "bao thầu ao cá" hot trên mạng xã hội.
Lượt xem đạt hơn 7.8 tỷ view, thuộc top 3 phim nội địa Trung Quốc có lượt xem cao nhất trên nền tảng Youtube. Lượt xem trung bình mỗi tập là 207 triệu view.
Cốt truyện.
Tiết Sam Sam, cô gái ngây thơ, hơi ngốc nghếch, lại háu ăn, mới tốt nghiệp đại học đột nhiên nhận được thông báo trúng tuyển dự bị chức vụ trợ lý tài chính của tập đoàn công nghệ thông tin Phong Đằng tại Thượng Hải dù không mấy hy vọng. Vui mừng khăn gói lên Thượng Hải, Sam Sam tạm ở cùng nhà cô bạn nối khố Lục Song Nghi ở ngoại ô thành phố. Một đêm, cô nhận được một cú điện thoại bất ngờ mời đến bệnh viện cứu sống một sản phụ đang sinh khó có "máu gấu trúc" (máu hiếm) giống như cô. Sam Sam hiền lành chấp nhận ngay. Sản phụ đó chính là Phong Nguyệt, em gái của chủ tịch tập đoàn nơi Sam Sam đang thử việc. Để cảm ơn Sam Sam, Phong Nguyệt ngày nào cũng nhờ đầu bếp gia đình nấu một suất cơm gan lợn bổ máu cho Sam Sam và nhờ Phong Đằng, người anh trai tài hoa nhưng lạnh lùng của cô, mang đi giúp. Sam Sam vì chỉ đang thử việc nhưng lại liên tục nhận được cơm trưa từ chủ tịch trở nên vô cùng đặc biệt, có nhiều người làm thân, cũng có người ghen ghét. Qua tiếp xúc, con người mộc mạc, trong sáng của Sam Sam dần dần thu hút Phong Đằng. Viện đủ lý do, anh muốn được biết nhiều hơn về Sam Sam. Sam Sam tuy thấy nhà họ Phong vô cùng tốt bụng nhưng lại chỉ muốn thoát ra khỏi những rắc rối từ sự "trả ơn" này. Dù vậy, tiếp xúc nhiều với Phong Đằng, cô cũng cảm thấy rung động trước anh. Bạn thân của Phong Đằng, Trịnh Kì, chàng trai vô cùng nổi tiếng với phái nữ, cùng với Phong Nguyệt biết hết chuyện từ từ, nhẹ nhàng vun đắp cho mối quan hệ giữa cả hai đâm hoa, kết trái. Nhưng khi Sam Sam và Phong Đằng vừa mới vượt qua sự bó buộc của bản thân để đến bên nhau, người bạn thân của hai anh em họ Phong, Nguyên Lệ Trữ tài hoa, phong nhã, trở về Thượng Hải và biết chuyện. Lệ Trữ vì thầm yêu Phong Đằng đã bao năm, nay mất đi anh trong tay một cô gái mới gặp, muốn giành lại Phong Đằng từ tay Sam Sam...
Nhạc phim.
Album nhạc phim bao gồm 3 ca khúc, được phát hành trực tuyến vào ngày 8/7/2014:
Phiên bản làm lại.
Trót yêu ông chủ (, ; tựa tiếng Anh: Boss and Me) là phiên bản do Thái Lan làm lại trong năm 2019 và được phát sóng vào ngày 5 tháng 6 năm 2021. Ở phiên bản Thái Lan, nhân vật Sam Sam sẽ có tên là Namking, do "nấm lùn" Aom Sushar thủ vai còn chủ tịch Phong Đằng được đổi tên thành Payu, được Push Puttichai đảm nhiệm. Trong trailer của Sam Sam Đến Rồi phiên bản Thái, nhìn chung nội dung của phim cũng không thay đổi quá nhiều so với bản gốc. Em gái của Payu bị xuất huyết sau sinh nhưng may anh cũng đóng gói thức ăn bổ dưỡng rồi gửi đến cho Namking, có khi còn gọi cô vào phòng làm việc của mình để cùng ăn trưa. Mưa dầm thấm lâu, cả hai cuối cùng cũng nảy sinh tình cảm với đối phương. | 1 | null |
Bay hành trình siêu âm (tiếng Anh: "Supercruise") là khả năng một máy bay đạt được vận tốc siêu âm mà không cần phải bật buồng đốt hậu ("afterburner") vốn gây hao phí rất nhiều nhiên liệu và có hiệu suất thấp. Trong thực tiễn sử dụng, một máy bay có khả năng "bay hành trình siêu âm" chỉ khi nó có thể đạt vận tốc siêu âm trong khi mang một lượng tải trọng được cho là hữu ích.
F-22 là máy bay quân sự đầu tiên được thiết kế để có khả năng duy trì chế độ bay hành trình siêu âm trong một thời gian rất dài, mặc dù một số mẫu máy bay trước đó có thể bay như vậy ở mức độ hạn chế. | 1 | null |
The Freewheelin' Bob Dylan là album phòng thu thứ hai của ca sĩ - nhạc sĩ người Mỹ, Bob Dylan, được phát hành ngày 27 tháng 5 năm 1963 bởi Columbia Records. Nếu như album đầu tay "Bob Dylan" chỉ bao gồm 2 ca khúc do anh sáng tác, "Freewheelin"' là bước đi đầu tiên của Dylan trong việc thể hiện phong cách của riêng mình với 11 trên tổng số 13 ca khúc của album là các sáng tác cá nhân. Ca khúc mở đầu "Blowin' in the Wind" trở thành thánh ca của thập niên 1960 và sau đó trở thành bản hit toàn cầu với bản hát lại của bộ 3 Peter, Paul and Mary. Ngoài ra album cũng bao gồm những sáng tác được coi là xuất sắc nhất của Dylan trong thập niên 1960 như "Girl from the North Country", "Masters of War", "A Hard Rain's a-Gonna Fall" và "Don't Think Twice, It's All Right".
Ca từ của Dylan tập trung về các vấn đề nhân quyền cũng như những lo ngại về chiến tranh hạt nhân. Cân đối giữa các ca khúc chính trị và các bản tình ca, đôi lúc cay đắng và mang tính lên án, màu sắc của album còn mang tính châm biếm siêu thực. "Freewheelin"' cũng lần đầu cho thấy tài năng viết nhạc của Dylan, đưa tên tuổi của anh nổi tiếng toàn nước Mỹ và toàn thế giới. Thành công của album theo kèm là những đánh giá xuất sắc đã đưa Dylan trở thành "người tuyên ngôn của thế hệ" – danh hiệu mà Dylan luôn từ chối.
Dù có được chứng chỉ Bạch kim, "The Freewheelin' Bob Dylan" chỉ có được vị trí số 22 tại Mỹ nhưng là album quán quân tại Anh. Năm 2003, album được xếp ở vị trí số 93 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Năm 2002, "Freewheelin"' là một trong số 50 lưu trữ thu âm đầu tiên được chọn vào danh sách thu âm của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Danh sách ca khúc.
Toàn bộ các ca khúc được viết và biên soạn bởi Bob Dylan, các sáng tác được ghi chú bên.
Những ấn bản đầu tiên phát hành bao gồm 4 ca khúc được thay thế bởi Columbia. Những ca khúc đó bao gồm "Rocks and Gravel", "Let Me Die in My Footsteps," "Gamblin' Willie's Dead Man's Hand" và "Talkin' John Birch Blues". Những ấn bản "gốc" này của "Freewheelin"' (cả ở định dạng mono và stereo) là vô cùng hiếm.
Danh sách ca khúc trong ấn bản "gốc" bao gồm: | 1 | null |
SATB là từ viết tắt từ chữ đầu của soprano, alto, tenor và bass, tức những giọng hát mà dàn hợp xướng cần có khi muốn biểu diễn một tác phẩm âm nhạc nhất định. Đối tượng biểu diễn các tác phẩm viết cho SATB có thể là hợp xướng đông người gồm cả nam lẫn nữ, hoặc một hợp xướng gồm toàn nam giới trưởng thành và chưa trưởng thành, hoặc một bộ tứ tạo thành từ bốn nghệ sĩ đơn.
Khi xem xét âm nhạc thời sơ khai - đặc biệt âm nhạc thời Phục hưng - thì không nên hiểu các thuật ngữ soprano, alto, tenor và bass theo cách hiểu hiện đại mang tính rạch ròi giọng nào ứng với phần hát nào. Đó là vì đa phần thanh nhạc dành cho bốn giọng thời kỳ này có quãng giọng nam hẹp hơn, xét trên toàn thể. Cần để ý việc dịch giọng một cách phù hợp dựa trên bộ khóa.
Trong khí nhạc, SATB có thể chỉ bốn loại nhạc cụ cùng một bộ, chẳng hạn saxophone (soprano, alto, tenor và baritone) hoặc recorder. | 1 | null |
Tiết nhịp (hay trường canh, nhịp; tiếng Anh: "bar", "measure") là những khoảng cách thời gian được chia đều trong tác phẩm âm nhạc. Trong ký âm, nhịp được định ra bởi vạch nhịp và ô nhịp. Ô nhịp là một phần của khuông nhạc được xác định bởi số phách cho trước; mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Về hình thức, mỗi ô nhịp được giới hạn bởi các vạch nhịp. Thường thì các ô nhịp (không xét ô đầu và ô cuối tác phẩm) có tổng giá trị trường độ của các hình nốt và dấu lặng là bằng nhau, dù về mặt thị giác chúng có thể dài ngắn khác nhau. Trong phương pháp ký hiệu nhạc hiện đại, số phách trong mỗi ô nhịp được quy định ngay từ đầu bản nhạc bởi tử số của số chỉ nhịp, còn mẫu số của số chỉ nhịp thì chỉ giá trị của một phách.
Việc phân chia khuông nhạc thành các ô nhịp có ý nghĩa tạo nên các mốc tham chiếu đều đặn trong bản nhạc nhằm xác định các vị trí trong tác phẩm. Nó cũng giúp người đọc nhạc dễ theo dõi bản nhạc hơn.
Hình thức và chức năng của vạch nhịp.
Về hình thức, ô nhịp được phân định bởi các đoạn thẳng đứng vạch trong khuông nhạc, và những vạch đó được gọi là vạch nhịp hoặc gạch nhịp ("barline"). Có hai loại vạch nhịp:
Nhịp lấy đà.
Những tác phẩm mà ô nhịp đầu tiên của bản nhạc không đủ số phách theo quy định khi đó ô này được gọi là ô nhịp lấy đà, còn được gọi là nhịp thiếu. Ô nhịp cuối cùng của bản nhạc đó cũng sẽ có số phách không đầy đủ, nhưng nếu cộng ô nhịp đầu tiên với ô nhịp cuối cùng thì đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp và bằng một ô nhịp bình thường trong bản nhạc đó.
Lịch sử.
Vạch nhịp xuất hiện trong âm nhạc từ thế kỷ 15, 16, nhưng khi đó không phản ánh nhịp độ ("metre") đều đặn mà chỉ có ý nghĩa phân chia, hoặc trong một vài trường hợp là phân tách các phách.
Cuối thế kỷ 16, vạch nhịp bắt đầu xuất hiện trong nhạc đồng diễn nhưng một thời gian sau đó vẫn chưa có cách dùng chính quy. Phải đến giữa thế kỷ 17, vạch nhịp mới được dùng theo phong cách hiện đại, tức phân định các ô nhịp có cùng tổng trường độ, và vạch nhịp từ đó cũng đồng hành với loại nhịp của tác phẩm. | 1 | null |
Hiệp ước Utrecht, thiết lập Hoà ước Utrecht, là một loạt các hiệp ước hòa bình riêng lẻ, chứ không phải là một tài liệu duy nhất, có chữ ký của các bên tham chiến trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, ký tại thành phố Hà Lan Utrecht vào tháng ba và tháng 4 năm 1713. Các hiệp ước giữa một số quốc gia châu Âu, bao gồm Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Savoy và Cộng hòa Hà Lan, đã giúp chấm dứt chiến tranh. Các điều ước quốc tế được ký kết giữa đại diện của Louis XIV của Pháp và cháu trai của ông Felipe V của Tây Ban Nha là một bên, và các đại diện của Anne, nữ hoàng của Vương quốc Anh, Công tước của Savoy, vua của Bồ Đào Nha và các Các tỉnh thống nhất của Hà Lan là bên kia. Các hiệp ước đánh dấu sự kết thúc của những tham vọng bá quyền của Pháp ở châu Âu thể hiện trong các cuộc chiến tranh của Louis XIV và duy trì hệ thống châu Âu trên cơ sở cân bằng quyền lực. | 1 | null |
(đôi khi được viết là với vần æ) là một trong những tác phẩm chính của nhà thực vật học, động vật học và bác sĩ người Thụy Điển Carolus Linnaeus (1707-1778) và sách này giới thiệu về phân loại học Linnaean. Mặc dù hệ thống này, hiện được gọi là danh pháp hai phần, đã được phát triển một phần bởi hai anh em Gaspard và Johann từ 200 năm trước đó, Linnaeus là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này một cách nhất quán trong suốt quyển sách của ông. Quyển sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1735. Tên đầy đủ của lần tái bản thứ 10 (1758) có tên là "" tạm dịch là: "Hệ thống về tự nhiên qua cách nhìn về 3 giới của tự nhiên, theo lớp, bộ, chi và loài, với các đặc điểm, sự khác biệt, tên đồng nghĩa, nơi chốn".
Lần tái bản thứ 10 (1758) được xem là điểm khởi đầu cho danh pháp động vật. Năm 1766–1768 Linnaeus đã tái bản quyển sách lần thứ 12 với nhiều cải tiến, là phiên bản cuối mà ông đứng tên tác giả. Một công trình khác có cùng phong cách và có tên gọi là "" đã được Johann Friedrich Gmelin xuất bản trong khoảng 1788 và 1793. Ít nhất là từ đầu thập niên 1900, các nhà động vật học công nhận quyển sách này rộng rãi đây là bản cuối cùng trong loạt sách này. Nó cũng được International Commission on Zoological Nomenclature chính thức công nhận trong Opinion 296 (26 tháng 10 năm 1954) là phiên bản thứ 13 của "Systema Naturae".
Phân loại học.
Trong quyển sách của ông ', Linnaeus đã đưa ra 3 giới ', ' và '. Theo cách tiếp cận này, hệ thống phân loại gồm 3 giới là Animal (động vật), Vegetable (thực vật) và Minera, đã tồn tại phổ biến trong nhận thức cho đến ngày nay. Hệ thống phân loại chia thành 5 cấp: Giới, lớp, bộ, chi và loài. Trong khi nhiều loài và chi được xem là "của trời cho" (tự nhiên), còn 3 cấp trên đó được cho là do Linnaeus thành lập. Quan niệm đằng sau sự sắp xếp có hệ thống này được áp dụng cho tất cả các nhóm tạo thành một hệ thống dễ nhớ và định hướng, và đây được xem là một thành công lớn của ông.
Công trình của Linnaeus đã có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học; nó là một nền tảng không thể thiếu đối với danh pháp khoa học, hiện được quy định bởi Nomenclature Codes. Hai trong số các công trình của ông gồm, phiên bản đầu tiên của quyển ' (1753) về thực vật và phiên bản thứ 10 của quyển "Systema Naturæ" (1758) được công nhận là những điểm khởi đầu của danh pháp khoa học. Hầu hết tên loài và chi do ông đặt đã được công bố rất sớm và do đó có sự ưu tiên sử dụng tên này trong các công trình sau đó. Trong động vật học có một ngoại lệ, là một chuyên khảo về nhện Thụy Điển, ', được Carl Clerck công bố năm 1757, vì vậy những tên gọi được công bố trong công trình này có sự ưu tiên hơn so với tên gọi của Linnus. Tuy nhiên, ảnh hưởng về khoa học của ông phải về giá trị về phân loại học của ông. Tài năng của ông là để thu hút sinh viên trẻ khéo léo hơn và gửi ra nước ngoài để thu thập dữ liệu để thực hiện công việc của ông hơn là ảnh hưởng của nó so với thời của ông. Vào gần cuối thế kỷ 18, hệ thống của ông đã có hiệu quả trở thành hệ thống tiêu chuẩn để phân loại sinh học.
Giới Động vật.
Chỉ trong giới Động vật, các cấp phân loại cao hơn của Linnaeus vẫn ít nhiều được công nhận và một số trong các tên gọi này vẫn còn được sử dụng, nhưng thường không hoàn toàn cho các nhóm giống nhau như Linnaeus đã sử dụng. Ông chi giới Động vật thành 6 lớp trong phiên bản thứ 10 (1758), gồm:
Giới Thực vật.
Các lớp và bộ thực vật do ông xếp theo ' không bao giờ có dự định thể hiện các nhóm tự nhiên (như trái ngược với ' trong quyển "") nhưng chỉ sử dụng trong việc xác định. Chúng đã được sử dụng trong ngữ cảnh đó phù hợp trong thế kỷ 19.
Các lớp thực vật của Linnaean trong "Sexual System" gồm:
Giới Khoáng vật.
Phân loại của Linnaeus về khoáng vật đã không được sử dụng từ lâu. Trong phiên bản thứ 10 (1758) của quyển "", các lớp của Linnaean gồm: | 1 | null |
Iga Nimpō-chō (伊賀忍法帖), tạm dịch: "bí kiếp nhẫn pháp của Ninja Iga" là tên một tác phẩm truyền kỳ, tiểu thuyết thời đại của nhà văn Nhật Bản Yamada Fūtarō. Tác phẩm này còn được thành phim Jidaigeki vào năm 1982 và là tác phẩm thứ 11 trong series "Nimpō-chō" nói về thuật thần thông biến hóa của các Ninja trong thời chiến loạn. Tác phẩm này cùng với Kōga Nimpō-chō (Basilisk Kōga Nimpō-chō) là được biết đến nhiều nhất trong series Nimpō-chō của Yamada.
Tác phẩm này mang đậm hơi hướm, phong cách của Yamada Fūtarō là thần quái, tàn khốc và dâm tình.
Nội dung.
Tác giả Yamada Fūtarō mượn hình tượng của Quả Tâm cư sĩ, nhân vật kỳ bí xuất hiện thời Chiến quốc để kể lại câu chuyện tranh đấu tàn khốc của chàng Ninja phái Iga với các ma nhân của Quả Tâm. Câu chuyện mở đầu khi Quả Tâm cư sĩ được võ tướng Matsunaga Danjō gọi đến, yêu cầu phải làm cho phu nhân của đại tướng Miyoshi Yoshioki say đắm mình. Và Quả Tâm cư sĩ đã vạch ra kế hoạch "dâm thạch", là thứ thuốc khiến nữ nhân nổi dục tình mà say đắm nam nhân. Để thực hiện kế hoạch, đám La sát tăng dưới quyền của Quả Tâm cho bắt bớ, cưỡng hiếp nhiều nữ nhân để tạo ra dâm thạch. Trong số đó có Kagaribi, vị hôn thê của một Ninja trẻ phái Iga là Fuefuki Jōtarō...
Các nhân vật chủ yếu.
Nhân vật chính trong tác phẩm, Ninja xuất thân từ làng Tsuba-gakure ở xứ Iga, cháu trai của đầu lãnh Hattori Hanzō. Trong một lần đi công chuyện, Jōtarō gặp gỡ du nữ Kagaribi ở khu phố hoa liễu rồi cùng nhau bỏ trốn. Câu chuyện mở đầu khi Jōtarō đang trên đường trở về Iga để được thừa nhận mối quan hệ với Kagaribi rồi bị các Ninja Negoro tập kích.
Vốn là du nữ ở khu phố hoa liễu, say mê Jōtarō rồi cùng bỏ trốn. Để được thừa nhận quan hệ với Jōtarō, Kagaribi đã cố công tu luyện Nhẫn thuật, đang trên đường về Iga cùng Jōtarō thì bị đám Ninja Negoro bắt cóc...
Chánh thất của Miyoshi Yoshioki, chủ nhân của Matsunaga Danjō, được ca tụng là tuyệt thế mỹ nhân và giống hệt với du nữ Kagaribi. Chính vì sắc đẹp này mà Matsunaga say mê, bày mưu lập kế để chiếm đoạt nàng.
Huyễn thuật sư không rõ hành trạng, được nhắc đến nhiều trong các câu chuyện dân gian, văn kiện. Quả Tâm cư sĩ xuất hiện trong tác phẩm này với tư cách người giúp Matsunaga Danjō thực hiện dục vọng.
Gồm 7 Ninja xuất thân từ Negoro, đồ đệ dưới trướng Quả Tâm cư sĩ. Phục sức như tăng lữ, sở hữu sức mạnh siêu nhiên. Gồm Phong Thiên Phường (Fūten-bō), Hư Không Phường (Kokū-bō), La Sát Phường (Rasetsu-bō), Kim Cang Phường (Kongō-bō), Thủy Chú Phường (Suiju-bō), Không Ma Phường (Kūma-bō) và Phá Quân Phường (Hagun-bō).
Phiên bản điện ảnh.
Bộ phim cùng tên được công chiếu vào ngày 18 tháng 12 năm 1982 do hãng Tōei phân phối. Đây là bộ phim Jidaigeki thứ hai dựng từ nguyên tác của Yamada Fūtarō, sau Makai Tenshō (Ma giới chuyển sanh).
Bộ phim do nam tài tử Sanada Hiroyuki thủ vai chính, nữ nhân vật chính do Watanabe Noriko thủ diễn. Ngoài ra, diễn viên Strong Kobayashi cũng tỏ ra yêu thích vai diễn Kim Cang Phường nên sau đổi tên thành Strong Kongō. Bộ phim này đã tiêu tốn 1,5 tỷ En chi phí mỹ thuật chỉ cho cảnh đốt cháy Đông Đại tự. Tượng Đại Phật ở Đông Đại tự cũng được dựng với tỷ lệ 1/6 ở hồ Biwa cùng với mô hình của ngôi chùa này.
Bộ phim kéo dài 100 phút và thu được 16 tỷ En tiền vé. | 1 | null |
Trong địa lý sinh học, loài bản địa hay giống địa phương là một loài có nguồn gốc địa phương trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định và sự tồn tại của loài này ở đó là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên chứ không có sự can thiệp của con người. Mọi sinh vật tự nhiên (trái ngược với một sinh vật được thuần hóa) có phạm vi tự nhiên riêng của mình, trong lãnh địa đó, nó được coi là bản địa. Bên ngoài phạm vi bản địa này, một loài có thể được du nhập bởi hoạt động của con người nó sau đó được gọi là một loài du nhập trong các khu vực mà nó được đưa vào.
Cây bản địa là là những loài cây có phân bố tự nhiên tại địa phương, nó còn là những loài cây được quy hóa trong nội bộ một quốc gia. Thậm chí có lúc còn được hiểu bao gồm cả những loài cây nhập nội nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và hòa nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn tại chỗ. Một loài cây bản địa không nhất thiết phải là loài đặc hữu. Trong sinh học và sinh thái học, phương tiện đặc hữu độc quyền nguồn gốc từ các sinh vật của một địa điểm cụ thể. Một loài cây bản địa có thể xảy ra trong các khu vực khác hơn. Thuật ngữ loài đặc hữu và loài bản địa không có nghĩa là một sinh vật nhất thiết phải có nguồn gốc hoặc phát triển ở nơi nó được tìm thấy.
Về mặt tự nhiên, sự phân bố của các loài sinh vật (động vật, thực vật) phụ thuộc vào phân bố địa lý của nhiều loài và được giới hạn bởi các hàng rào tự nhiên do chính các yếu tố môi trường và khí hậu. Các đại dương, sa mạc, đỉnh núi, và những dòng sông đều là những hàng rào ngăn cản sự di chuyển phát tán của các loài. Do sự cách ly địa lý, quá trình tiến hóa được phân ly theo nhiều hướng khác nhau tại các vùng của Trái Đất. Các hòn đảo, những nơi cư trú biệt lập cách ly hoàn toàn có xu hướng phát triển các loài đặc hữu. | 1 | null |
Felipe V của Tây Ban Nha (, ; 19 tháng 12 năm 1683 – 9 tháng 7 năm 1746) là Vua của Tây Ban Nha. Felipe lên ngôi hai lần. Lần thứ nhất từ ngày 1 tháng 11 năm 1700 đến 15 tháng 1 năm 1724 rồi nhường ngôi cho con là Luis I. Khi Luis I mất, Felipe trở lại ngai vàng, trị vì và từ 6 tháng 9 năm 1724 đến khi mất vào ngày 9 tháng 7 năm 1746.
Trước khi lên ngôi, Philippe nắm giữ một vị trí cao trong hoàng tộc Pháp, ông là cháu nội của Đức vua Louis XIV. Phụ thân ông, Louis, Đại Thái tử, là người có tư cách kế vị ngai vàng ở Tây Ban Nha sau khi ngôi vua bỏ trống vào năm 1700. Tuy nhiên, vì Đại thái tử và con trai trưởng của ông, đồng thời là hoàng huynh của Philip, Louis, Công tước xứ Bourgogne, không được sự ủng hộ để nắm ngôi vua của cả Pháp và Tây Ban Nha, nên vua Carlos II của Tây Ban Nha đề nghị Philippe là người kế nhiệm trong di chúc của ông ta. Tuy nhiên ý thức được khả năng nối ngôi ở Pháp của Philippe là rất cao, các cường quốc châu Âu đã lo sợ về sự mất cân bằng quyền lực ở châu Âu khi Pháp và Tây Ban Nha hợp nhất, vì thế họ tìm cách ngăn chặn nó bằng cuộc chiến tranh kéo dài 14 năm, tức Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, kết thúc với Hiệp ước Utrecht nhằm ngăn chặn sự thống nhất của hai ngai vàng.
Felipe là thành viên đầu tiên trong gia tộc Bourbon cai trị Tây Ban Nha. Thời gian cai trị tổng cộng của ông, 45 năm và 21 ngày, là kỉ lục trong lịch sử Tây Ban Nha mấy trăm năm nay.
Thời niên thiếu.
Philippe chào đời ở Cung điện Versailles tại Pháp. Ông là con trai thứ hai của Louis, Đại Thái tử, người thừa kế ngai vàng Pháp, với Thái tử phi Maria Anna Victoria xứ Bavaria, "Dauphine Victoire". Huynh trưởng của ông Louis, Công tước Burgundy, phụ thân nhà vua Louis XV của Pháp. Khi đầy tuổi, Philippe được tấn phong Công tước xứ Anjou, danh hiệu truyền thống dành cho người con thứ trong hoàng gia Pháp. Ông thường được gọi với tên gọi này trước khi trở thành vua Tây Ban Nha. Bởi vì hoàng huynh của ông, Công tước Burgundy, là người đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngôi vua ở Pháp sau phụ thân ông, nên rất ít hi vọng để cho cả ông và hoàng đệ, Charles, Công tước Berry, có thể kế vị ở Pháp.
Philip cùng với các anh em của ông được giáo dưỡng bởi gia sư François Fénelon, Đại Giám mục Cambrai. Ba người cũng có một gia sư khác là Paul de Beauvilliers.
Tuyên bố ngôi vua Tây Ban Nha.
Năm 1700, Nhà vua Carlos II của Tây Ban Nha chết không có con cái. Khi đó Philippe không có nhiều cơ hội làm vua Tây Ban Nha, vì bà nội ông, Trưởng Công chúa Tây Ban Nha, con gái vua Felipe IV với người vợ đầu tiên, Isabel de Bourbon, đã từ bỏ quyền kế vị. Marie Elisebeth là chị gái cùng cha khác mẹ của vua Carlos II. Trên thực tế, tổ phụ của ông, vua Louis XIV cùng các quân vương khác ở châu Âu đã đồng ý rằng ngai vàng sẽ thuộc về José Fernando. Hiệp ước đầu tiên phân chia Tây Ban Nha, được ký tại The Hague trong năm 1698 theo đóo José Fernando sẽ là vua của toàn bộ Tây Ban Nhao trừ Guipuzcoa - và Sardinia, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và các lãnh thổ ở Bắc Mĩ. Pháp được trao Guipuzcoa, Naples và Sicily, trong khi Áo sẽ chiếm Milanesado.
Cái chết của José Fernando làm thất bại kế hoạch. Lúc đó ý muốn của nhà vua là truyền ngôi cho Philippe, cháu nội của người chị cùng cha khác mẹ của ông, María Teresa của Tây Ban Nha bà là vương hậu của vua Louis XIV. Nếu như ông từ chối, ngai vàng Tây Ban Nha sẽ được trao cho em trai của Felipe, Công tước Berry, và tiếp đó là Đại Công tước Karl của Áo, về sau ông trở thành hoàng đế Karl VI của Đế chế. Felipe có căn cứ tuyên bố chủ quyền đối với ngôi vua Tây Ban Nha tốt hơn đối thủ người Áo, bởi cả tổ mẫu và tằng tổ mẫu đều lớn tuổi hơn so với Đại Công tước Karl của Áo. Tuy nhiên, phe Áo tuyên bố rằng bà của Felipe đã từ bỏ ngai vàng cho bà và con cháu khi thành hôn với vua Pháp. Phe Pháp phản đối khi tuyên bố rằng của hồi môn của cuộc hôn nhân không bao giờ được trả.
Hiệp ước phân chia Tây Ban Nha lần thứ hai được ký kết năm 1700, theo đó toàn bộ vương quốc, thuộc Tây Ban Nha, Naples, Sicily và Tuscany sẽ cho Thái tử Pháp, trong khi Hoàng đế Leopold, Công tước xứ Lorraine, nhận Milanesado để đổi lấy việc nhượng Lorraine và Bar để cho Thái tử Pháp. Nhưng nếu cả hai Hà Lan và Anh đã hài lòng với thỏa thuận này, hoàng đế không đồng tình và tuyên bố toàn bộ thừa kế Tây Ban Nha. Carlos quyết định chọn Felipe vì ông cho rằng Louis XIV sẽ có thể giúp vương quốc của ông không bị phân chia sau này
Sau khi Hội đồng Hoàng gia họp ở Pháp mà tại đó Thái tử đã tuyên bố ủng hộ quyền kế vị của con trai mình, và Felipe đã được công nhận là người nối ngôi ở Tây Ban Nha, nhưng phải từ bỏ quyền kế vị ở Pháp cho chính ông và con cháu của ông.
Sau khi Hội đồng Hoàng gia quyết định chấp nhận Felipe là người nối ngôi Carlos ở Tây Ban Nha, đại sứ Tây Ban Nha được triệu đến để gặp vị tân vương của họ. Viên đại sứ, cùng với con trai của Felipe, quỳ trước Felipe và đọc một bài phát biểu dài bằng tiếng Tây Ban Nha mà Philippee không hiểu ông ta nói gì, mặc dù Louis XIV (con trai và chồng của một công chúa Tây Ban Nha) có thể hiểu được. Philippe về sau mới học tiếng Tây Ban Nha.
Ngày 1 tháng 11 năm 1700, Carlos II băng hà ở Marrid. Tin tức truyền về Versailles, ngày 16 tháng 11, vua Louis XIV đưa cháu trai của ông đến Tây Ban Nha và tuyên bố: "Thưa các ngài, đây là vua Tây Ban Nha". Sau đó ông nói với Felipe
"Hãy cai trị thật tốt xứ Tây Ban Nha, đó là nhiệm vụ đầu tiên của mày, nhưng hãy nhớ rằng mày chào đời ở Pháp, và phải duy trì mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, đây là cách để làm cho thần dân hạnh phúc và gìn giữ hòa bình ở châu Âu"
Sau đó, tất cả các nước châu Âu đều công nhận vua Felipe, trừ Hoàng đế nhà Habsburg. Felipe V rời Versailles vào ngày 4 và đặt chân lên Tây Ban Nha ngày 22 tháng 1 năm 1701, ca khải hoàn vào thành Marrid ngày 18 tháng 12.
Hôn nhân thứ nhất.
Ngày 2 tháng 11 năm 1701, Felipe thành hôn với công chúa 13 tuổi Maria Luisa xứ Savoy, người được ông nội ông lựa chọn. Bà là con gái của Victor Amadeus II, Công tước Savoy, và dì họ của ông là Anne Marie d'Orléans, họ cũng là cha mẹ của Công nương Burgundy, chị dâu của Felipe. Họ tổ chức lễ kết hôn thông qua đại diện tại Turin, thủ đô của Công quốc Savoy, và một buổi lễ khác ở Versailles ngày 11 tháng 9.
Là Hoàng hậu Tây Ban Nha, Maria Luisa rất được lòng thần dân. Bà làm Nhiếp chính cho chồng nhiều lần. Lần thành công nhất là khi Felipe viễn chinh ở Ý trong 9 tháng năm 1702. Năm 1714, Hoàng hậu qua đời ở tuổi 26 vì bệnh lao, khiến chồng bà suy sụp về tinh thần.
Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.
Những hành động của Louis XIV gây ra nỗi sợ hãi cho người Anh, người Hà Lan và người Áo. Tháng 2 năm 1701, Louis XIV triệu tập "Pháp viện" ở Paris để thông cáo một sắc lệnh rằng nếu anh trai của Felipe, "Hoàng tôn" Louis, chết mà không có con cái, thì Felipe sẽ rời bỏ ngai vàng Tây Ban Nha để kế vị ở Pháp, đảm bảo sự liên tục cho triều đại lớn nhất ở châu Âu lúc đó.
Tuy nhiên, một đạo luật thứ hai của nhà vua Pháp "biện minh một cách giải thích thù địch": theo một hiệp ước với phía Tây Ban Nha, Louis chiếm giữ nhiều vùng trên đất Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (nay thuộc Bỉ và Nord-Pas-de-Calais). Đó là ngòi kích nổ cho những vấn đề chưa được giải quyết trong Chiến tranh Liên minh Augsburg (1689–97) và sự chấp nhận việc thừa kế ở Tây Ban Nha của Louis cho đứa cháu trai.
Gần như ngay lập tức Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha bùng nổ. Lo lắng việc Pháp-Tây Ban Nha hợp nhất dưới vương triều Bourbon sẽ phá vỡ thế cân bằng quyền lực và một đế quốc rộng lớn sẽ nuốt chửng châu Âu của các cường quốc Anh, Hà Lan và Áo là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến.
Bên trong Tây Ban Nha, các quý tộc Castile ủng hộ Philip của Pháp. Trái lại, các quý tộc Aragon ủng hộ Karl của Áo, con trai Hoàng đế Leopold I và tuyên bố ngai vàng Tây Ban Nha đáng lý phải truyền cho hậu duệ Công chúa Maria Anna của Tây Ban Nha. Karl được tôn làm Vua của Aragon với vương hiệu Carlos III.
Cuộc chiến tranh diễn ra ở trung tâm và miền tây châu Âu (đặc biệt là Vùng đất thấp), với chiến trường chính là Đức và Ý. Hoàng thân Eugene xứ Savoy và Công tước Marlborough là chỉ huy lực lượng hai phe ở Vùng đất thấp. Tại các thuộc địa Bắc Mỹ, cuộc xung đột chủ yếu là thực dân Anh chiến đấu chống Pháp và Tây Ban Nha trong cuộc chiến gọi là Chiến tranh Nữ hoàng Anne. Trong suốt cuộc chiến, có tới hơn 400,000 người đã thiệt mạng.
Đối mặt với cuộc chiến, từ năm 1707, Felipe ban hành Sắc lệnh Nueva Planta, theo đó tập trung thống trị Tây Ban Nha dưới mô hình chính trị và hành chính xứ Castilia và bãi bỏ điều lệ các vương quốc được tự trị thuộc Tây Ban Nha như Vương quốc Aragon, nơi ủng hộ Karl VI trong cuộc chiến—ngoại trừ Vương quốc Navarre và phần còn lại của xứ Basque, những nơi ủng hộ Felipe là vua của họ trong cuộc chiến tranh, và họ được quyền bán tự trị. Các chính sách này phỏng theo mô hình ở Pháp dưới thời Louis XIV và được ủng hộ bởi các chính trị gia như Joseph de Solís và sự ra đời của Sardinia, triết học chính trị Vicente Bacallar.
Tại một vài thời điểm năm 1712, Felipe được đề nghị từ bỏ ngôi vua Tây Ban Nha để trở thành thái tử Pháp, nhưng ông từ chối.
Felipe quyết định từ bỏ quyền kế vị ở Pháp với một điều kiện: sự ra đời của Đạo luật bán-Salic ở Tây Ban Nha. Theo luật này, ngai vàng của Tây Ban Nha chỉ giới hạn trong con cháu dòng nam của ông trước khi nó được trao cho phụ nữ, một điều kiện mà ông đã trình bày trong Hiệp ước Utrecht. Nó không được đồng ý cho đến khi Hiệp ước được ký kết (10 tháng 5 năm 1713) theo đó Tây Ban Nha và Liên hiệp Anh thiết lập hòa bình với Hiệp ước Utrecht thứ 2 (thêm Đạo luật mới vào Hiệp ước). Theo các điều khoản của Hiệp ước Utrecht nhằm chấm dứt chiến tranh, Tây Ban Nha buộc phải cắt nhường Minorca và Gibraltar cho Liên hiệp Anh; Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, Naples, Milan, và Sardinia cho nhà Habsburg; và Sicily và một phần Milan cho Savoy.
Tây Ban Nha phải hứng chịu những tổn thất rất lớn, làm địa vị của đế quốc này đã suy yếu lại càng suy yếu hơn. Trong suốt thời gian cai trị, Felipe tìm cách giành lại địa vị cho đế quốc Tây Ban Nha. Cố gắng để đảo ngược các điều khoản của Hiệp ước Utrecht, ông tái tuyên bố chủ quyền của người Tây Ban Nha ở Ý, gọi là Chiến tranh Liên minh bốn bên (1718-1720) mà Tây Ban Nha phải chiến đấu với 4 cường quốc. Felipe V phải chấp nhận lập lại hòa bình.
Felipe V hỗ trợ thương mại với tài sản của Tây Ban Nha ở lục địa Mỹ. Vào thời điểm này, những nhân vật quan trọng của lịch sử hải quân Tây Ban Nha xuất hiện, trong số đó có tên cướp biển Amaro Pargo mà nhà vua được hưởng lợi trong các cuộc xâm lược thương mại và cướp biển của mình.
Hôn nhân thứ hai.
Không lâu sau cái chết của hoàng hậu Maria Luisa năm 1714, Nhà vua quyết định tái hôn. Vợ thứ hai của ông là Elisabeth xứ Parma, con gái Odoardo Farnese, Hoàng thân kế vị Parma, và Dorothea Sophie xứ Palatinate. Ở tuội 21, ngày 24 tháng 12 năm 1714, bà kết hôn thông qua đại diện ở Parma. Chủ hôn là Hồng y Alberoni, với sự đồng ý của Công nương Ursins, "Camarera mayor de Palacio" ("quản gia") của Nhà vua Tây Ban Nha.
Thoái vị.
Ngày 14 tháng 1 năm 1724, Felipe thoái vị và nhường ngôi cho hoàng trưởng tử 17 tuổi là Louis, lý do của hành động này còn đang bị tranh cãi. Một giả thuyết cho rằng Philip V, người đã biểu hiện nhiều yếu tố bất ổn về tinh thần trong suốt triều đại của ông, không muốn cai trị do đầu óc căng thẳng.
Giả thuyết thứ hai cho rằng sự thoái vị này đến từ nội bộ gia tộc Bourbon. Các thành viên trong hoàng gia Pháp gần dây tử vong rất nhiều do bệnh tật. Thật vậy, Felipe thoái vị chỉ một tháng sau cái chết của Công tước Orléans, người nhiếp chính cho vua Louis XV. Việc thiếu người thừa kế có thể dẫn đến nguy cơ về cuộc chiến tranh mới trên lục địa. Felipe là một hậu duệ hợp pháp của Louis XIV, nhưng vấn đề trở nên phức tạp bởi Hiệp ước Utrecht, cấm một liên minh cá nhân giữa Pháp và Tây Ban Nha. Giả thuyết giả định rằng Felipe V hy vọng rằng bằng cách thoái vị ở Tây Ban Nha, ông có thể phá vỡ Hiệp ước và được quyền lên ngôi vua ở Pháp..
Tuy nhiên, Louis chết ngày 31 tháng 8 năm 1724 ở Madrid vì bệnh đậu mùa, chỉ trị vì 7 tháng và không có con nối. Felipe buộc phải lên ngôi lần thứ hai vì hoàng tử thứ hai của ông, về sau là vua Ferdinand VI, chưa đến tuổi trưởng thành.
Thời kì cuối.
Felipe giúp đỡ vương tộc Bourbon của ông mở rộng lãnh thổ trong Chiến tranh Kế vị Ba Lan và Chiến tranh Kế vị Áo bằng cách chinh phục Naples và Sicily từ Áo và Oran từ Đế chế Ottoman. Cuối cùng, vào cuối triều đại của ông quân Tây Ban Nha cũng đã bảo vệ thành công thuộc địa Mĩ sau một cuộc xâm lược lớn của Anh trong Chiến tranh Jenkins' Ear.
Dưới thời Felipe, Tây Ban Nha bắt đầu phục hồi từ sự trì trệ mà nó đã phải gánh chịu trong suốt vương triều Habsburg thống trị. Mặc dù dân số Tây Ban Nha tăng lên, hệ thống tài chính và thuế quá lạc hậu và ngân sách vị thâm hụt. Những người hầu hạ trong cung được trả lương cao không phải vì có công cai trị đất nước, mà là vì chăm sóc hoàng gia. Quân đội và quan liêu không có đủ lương và ngân khố lại dựa vào các lô bạc từ Tân Thế giới. Tây Ban Nha bị đình chỉ thanh toán nợ năm 1739-dâu hiệu của sự vỡ nợ..
Cái chết.
Vào cuối đời, Felipe bị chứng trầm cảm và ngày càng rơi vào trạng thái u uất. Bà vợ thứ hai của ông, Elizabeth Farnese, đã kiểm soát hoàn toàn người chồng thụ động. Bà ta sinh một số hoàng tử nữa, bao gồm người kế vị thứ ba của ông, Carlos III của Tây Ban Nha. Từ tháng 8 năm 1737, bệnh tình của ông dịu đi khi ca sĩ castrato Farinelli, trở thành ""Musico de Camara" của Đức vua Bệ hạ." Farinelli hát tám đến chín ca khúc cho vua và hoàng hậu mỗi đêm, thường là với 3 nhạc sĩ.
Felipe băng hà ngày 9 tháng 7 năm 1746 tại El Escorial, thuộc Madrid, nhưng ông được an táng ở Cung điện hoàng gia La Granja de San Ildefonso, gần Segovia. Fernando VI của Tây Ban Nha, con trai ông với đệ nhất hoàng hậu Maria Luisa xứ Savoy, lên nối ngôi.
Con cái.
Felipe V kết hôn hai lần. Cuộc hôn nhân đầu tiên với người em họ Maria Luisa của Savoia (17 tháng 9 năm 1688 – 14 tháng 2 năm 1714) vào ngày 3 tháng 11 năm 1701 và họ có bốn người con:
Con cái của Felipe V và Maria Luisa Gabriela của Savoia.
Ông tái hôn với Elisabeth Farnese (25 tháng 10 năm 1692 – 11 tháng 7 năm 1766) ngày 24 tháng 12 năm 1714, Họ có sáu người con
Con cái của Felipe V và Esabetta Farnese.
Di sản.
Các sử gia đã không đánh giá cao nhà vua. Lynch cho biết chính phủ của Felipe V chỉ nhỉnh hơn người tiền nhiệm của ông, vị vua bất lực Carlos II. Khi có xung đột nảy ra giữa Tây Ban Nha và Pháp, ông thường ủng hộ Pháp. Tuy nhiên Felipe cũng đã thực hiện một số cải cách trong chính phủ, và củng cố quyền lực của chính quyền trung ương so với địa phương. Dù có một số người thuộc tầng lớp trung lưu có thể vào triều, nhưng hầu hết các vị trí cao cấp vẫn trao cho tầng lớp quý tộc. Nhũng nhiễu và tham nhũng tồn tại dưới Carlos đã gia tăng dưới thời Felipe V. Các cuộc cải cách bắt đầu bởi chính ông tiếp tục phát triển đến đỉnh cao dưới thời Carlos III.. Nhìn về tổng thể nền kinh tế, tiến bộ hơn so với nửa thế kỷ trước, với năng suất kinh tế cao hơn, ít đói kém và dịch bệnh.
Để tưởng nhớ về sự sỉ nhục mà nhà vua đã dành cho thành phố Xàtiva; trong một lần quân Tây Ban Nha giành chiến thắng tại trận Almansa trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Felipe đã hạ lệnh thiêu rụi thành phố và đổi tên nơi đây thành San Felipe; người dân nơi đây đã dựng lên một bức chân dung lộn ngược của nhà vua, hiện nay nó được trưng bày ở bảo tàng L'Almodí.
Tất cả các con cháu hợp pháp còn sống sót của Louis XIV ngày hôm nay đều là hậu duệ của Felipe V. | 1 | null |
It's Okay, That's Love () là bộ phim truyền hình Hàn Quốc với sự tham gia của Jo In-seong và Gong Hyo-jin. Phim được phát sóng trên SBS vào thứ tư và thứ năm lúc 21:55 gồm 16 tập bắt đầu vào 23 tháng 7 năm 2014.
Nội dung.
Bộ phim khắc hoạ cuộc sống và tình yêu của những người có chứng bệnh lo âu trong cuộc sống hiện đại. Phim nhằm mục đích trả lời câu hỏi, "Bạn làm gì khi trái tim mình dần ghẻ lạnh, hoặc bị ung thư, hoặc bị bệnh tiểu đường?"
Jang Jae-yeol là nhà văn viết tiểu thuyết bí ẩn và là một radio DJ, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ji Hae-soo đang trải qua học bổng năm đầu tiên của cô nghiên cứu về tâm thần học tại một bệnh viên đại học. Một khi họ gặp nhau, họ cố chữa lành vết thương cho nhau và yêu nhau.
Diễn viên.
Các nhân vật chính.
Bộ phim được nhóm Đạt Phi lồng tiếng và được chiếu trên HTV3 vào năm 2014 | 1 | null |
Hệ động vật ở Úc là các quần thể động vật bản địa hay du nhập tại lục địa Úc hợp thành hệ động vật tại đây. Úc là nơi có hệ động vật rất phong phú và đa dạng, sự cách biệt về địa lý tự nhiên cũng như xã hội làm hệ sinh thái khu vực này phát triển theo khuynh hướng riêng biệt. Ở lục địa này có hơn 378 loài động vật có vú, 828 loài chim, 4500 loài cá, 700 loài thằn lằn, 140 loài rắn, 2 loài cá sấu và khoảng hơn 50 loài động vật có vú biển. Trong đó hơn 83% các loài động vật, động vật có vú, bò sát và ếch là đặc trưng của Úc mà không nơi nào có. Một số động vật được biết đến nhiều như chuột túi kangaroo, thú có túi gấu koala, thú lông nhím, chó hoang dingo, thú mỏ vịt, chuột túi Wallaby...
Tổng quan.
Mặc dù hầu hết lãnh thổ là bán khô hạn hoặc hoang mạc, song Úc sở hữu các môi trường sống đa dạng từ những bãi hoang núi cao đến rừng mưa nhiệt đới và được công nhận là một quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp. Do là lục địa có tuổi lâu năm, các hình thái thời tiết thay đổi cực độ, và cô lập lâu dài về địa lý, phần lớn quần thể sinh vật của Úc có sự khác biệt và đa dạng. Xấp xỉ 84% loài thú, trên 45% loài chim, và 89% loài cá ven bờ và vùng ôn đới là loài đặc hữu. Úc là quốc gia có số loài bò sát lớn nhất thế giới, với 755 loài.
Trong số các động vật nổi tiếng của Úc có các loài đơn huyệt (như thú mỏ vịt và thú lông nhím); các loài thú có túi bao gồm kangaroo, koala, và "Vombatidae" (gấu túi), và các loài chim như đà điểu Emu và chim bói cá kookaburra. Úc là nơi có nhiều loại động vật nguy hiểm, bao gồm một số loài rắn độc nhất trên thế giới. Người Nam Đảo đưa chó Dingo đến Úc- giống người này trao đổi mậu dịch với thổ dân Úc- khoảng năm 3000 TCN. Nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng ngay sau khi những người đầu tiên đến định cư, bao gồm quần thể động vật cỡ lớn Úc (Australian megafauna); nhiều loài khác biến mất sau khi người châu Âu đến định cư, trong số đó có "Thylacinus cynocephalus" (sói túi).
Chim.
Hơn 800 loài chim được liệt kê ở Úc, thì có khoảng 50% số loài là không có ở các nơi khác. Chúng bao gồm các loài hút mật từ nhỏ đến lớn, đà điểu không biết bay, đứng cao gần hai mét, đà điểu trong tự nhiên là trên các đồng cỏ, các khu rừng khô sclerophyll và trên các thảo nguyên. Rất nhiều loài chim nước, chim biển và các loài chim cư ngụ trong các khu rừng và các khu rừng sinh thái mở. Ví dụ như đà điểu đầu mào, thiên nga đen, chim cánh cụt, bói cá, thiên cầm (chim trời) và các loài chim tước currawong. Ngoài ra còn chim cánh cụt trên Đảo Kangaroo ở miền Nam Australia và Đảo Philip ở bang Victoria.
Có thể nhìn thấy thiên cầm Albert ở Công Viên Quốc gia Mt Warning và rừng mưa Gondwana quanh vùng nội địa Golden Coast. Quan sát loài thiên cầm phổ biến hơn ở Dãy Dandenong, Công Viên Quốc gia Kinglake quanh Melbourne, Công Viên Quốc gia Royal và vùng Illawarra ở phía nam Sydney, ngoài ra còn ở bang Victoria và một số các công viên quốc gia dọc theo bờ biển phía đông nước Úc.
Chim bói cá, được biết đến nhiều nhất với tiếng kêu giống như tiếng cười ngặt nghẻo của con người, thường thấy nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh. Có 55 loài vẹt ở Úc, chúng có màu sắc sặc sỡ, bao gồm một loạt các loài chim đẹp lộng lẫy thuộc cùng họ như vẹt có mào, vẹt có cựa, vẹt lorikeet, vẹt xám, vẹt đuôi dài và yến phụng.
Bò sát.
Úc có 20 trong tổng số 25 loài rắn độc nhất thế giới. Loài rắn độc nhất thế giới là rắn taipan nội địa là loài bản địa của Úc.
Lục địa Úc cũng có rất nhiều loài thằn lằn, ‘rồng’ và con nhông (thằn lằn chúa), bao gồm loài kỳ thú như Thằn Lằn Da Xếp và Rồng Có Râu. Công viên quốc gia Kimberley có 178 loài bò sát với loài đáng chú ý hơn cả là Thằn Lằn Cổ Xếp và Thằn Lằn ‘ta ta’ ở khắp mọi nơi, thằn lằn gai sống trong môi trường sống sa mạc. Nhiều các loài bò sát bao gồm rồng có râu, thằn lằn lưỡi xanh ở Cao Nguyên Australia và Dải Flinders ở miền Nam Úc.
Động vật biển.
Môi trường biển của nước Úc là nơi sinh sống của khoảng 4000 trong tổng số 22.000 loài cá, cũng như 30 trong số 58 loại tảo biển trên thế giới. Nơi đây cũng có hệ san hô rộng lớn nhất trên thế giới, rặng san hô Great Barrier Reef nằm trong danh sách di sản thế giới, ở đó có rất nhiều loài cá nhiều màu sắc, bao gồm cả loài cá hề và có khoảng 1700 loại san hô khác nhau.
Các loài sinh vật biển lớn hơn có thế kể đến là loài cá mập trắng, cá voi lưng gù, cá voi orca, bò biển, rất nhiều loài cá heo và một số loài cá mập. Cá heo sống dọc các bãi biển ở bờ đông và bờ tây từ Tháng Năm đến Tháng Mười Một. Rặng san hô Ningaloo ở miền Tây Úc là một trong những nơi sống của cá voi. Đảo Kangaroo là nơi hải cẩu Úc sống trong tự nhiên.
Thú.
Nước Úc không có những loài động vật ăn thịt to lớn, chó dingo, hay chó hoang, là loài động vật ăn thịt lớn nhất ở đây, đặc biệt là Quỷ Tasmania. Những loài động vật ăn thịt khác gồm có thú ăn kiến có túi, chồn đốm, nhưng không có loài nào trong số này lớn hơn kích thước trung bình của một con mèo nuôi. Người ta có thể thấy chó hoang dingo khắp nước Úc, trừ vùng Tasmania. Nơi có thể thấy chúng nhiều nhất là Đảo Fraser ở Queensland, Kimberly ở Tây Úc và trên các sa mạc của Vùng Tự Trị Miền Bắc và Nam Úc.
Thú ăn kiến có túi có ở miền Tây Úc. Thú Tasmanian trong tự nhiên ở vùng Tasmania. Rất khó để quan sát loài chồn đốm đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng chúng sinh sống trong những khu rừng ẩm ướt ở vùng đông nam nước Úc và khu vực Tasmania, và một khu vực nhỏ ở miền bắc Queensland. Ngoài ra còn chuột túi Bilby, một thành viên của gia đình chuột túi ở Tây Úc.
Nước Úc có hơn 140 loài thú có túi, như kangaroo, wallaby, koala, và wombat, với hơn 55 loài kangaroo và wallaby bản địa khác nhau. Kangaroo và wallaby có kích thước và trọng lượng rất khác nhau, dao động từ nửa kilôgram đến 90 kilôgram. Sự khác biệt chính giữa chúng là kích thước — wallaby thường nhỏ hơn. Ước tính số kangaroo của Úc nằm trong khoảng từ 30 đến 60 triệu con.
Có thể dễ dàng thấy kangaroo trong tự nhiên ở hầu hết các vùng nông thôn nước Úc. Ở Victoria, Wallaby có mặt ở khắp nơi trên đất nước Úc, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, vùng núi đá và vùng có địa hình gồ ghề. Thú có túi koala không phải là một con gấu, sống ở dọc theo bờ biển phía đông. Wombat là loài động vật đào hang to khỏe, có cân nặng lên đến 36 kilôgram. Cũng rất khó thấy chúng trong tự nhiên.
Một nhóm động vật khác chỉ có ở Úc là động vật đơn huyệt, hay còn gọi là các loài động vật có vú đẻ trứng. Loài đặc biệt nhất là loài thú mỏ vịt, một loài động vật sống ở dưới sông với cái mỏ giống như mỏ vịt, lông không thấm nước và bàn chân có màng. Thủ mỏ vịt thường sống trong những hang đào ở bờ sông. Chúng rất nhút nhát và rất khó nhìn thấy chúng, chúng ở các bờ biển phía đông trong các dòng suối nhỏ và các con sông tĩnh lặng. thú lông nhím, hay loài ăn kiến, là một loài đơn huyệt khác, có lưỡi dài và dính và bộ lông đầy gai giống như con nhím | 1 | null |
Bốn mùa (; ) là một bộ bốn concerto cho violin của Antonio Vivaldi sáng tác năm 1725. "Bốn mùa" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi, và là một trong những tác phẩm phổ biến nhất trong các tiết mục âm nhạc cổ điển. Kết cấu của mỗi concerto được thay đổi, giống như mỗi mùa tương ứng.
Các concerto được xuất bản lần đầu năm 1725 như một phần của một tập hợp mười hai concerti, Op. 8, mang tên Il Cimento dell'armonia e dell'inventione (Cuộc thi giữa Harmony và Invention).
Trình bày của Wichita State University Chamber Players.
Các bản thu sau được thu ngày 6 tháng 2 năm 2000, trình bày bởi Wichita State University Chamber Players. Nghệ sĩ solo là John Harrison.
Concerto No. 1 giọng Mi trưởng, "La primavera" (Mùa xuân)
Concerto No. 2 giọng Son thứ, "L'estate" (Mùa hạ)
Concerto No. 3 giọng Pha trưởng, "L'autunno" (Mùa thu)
Concerto No. 4 giọng Pha thứ, "L'inverno" (Mùa đông) | 1 | null |
Các tỉnh Thống nhất Hà Lan, hoặc Các tỉnh thống nhất , Các tỉnh liên hiệp (tiếng Hà Lan: "Republiek der Zeven Verenigde Nederlanden") hay Cộng hoà Hà Lan Thống nhất, Cộng hoà Bảy Tỉnh Thống nhất (tiếng Hà Lan: "Republiek der Zeven Provinciën Verenigde"), thường được giới sử học gọi ngắn gọn là Cộng hoà Hà Lan, là một nước cộng hoà liên bang tồn tại từ năm 1588, sau Cách mạng Hà Lan đến năm 1795 sau Cách mạng Batavia. Đây là nhà nước tiền thân của Vương quốc Hà Lan hiện tại và là nhà nước Hà Lan độc lập và thống nhất đầu tiên.
Nước cộng hoà được thành lập sau khi một tỉnh của Hà Lan nổi dậy chống lại sự cai trị của Đế quốc Tây Ban Nha tại thuộc địa Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Các tỉnh đồng lòng đứng cạnh nhau để lập ra một liên minh chống lại Tây Ban Nha vào năm 1579 (Liên minh Utrecht) và tuyên bố độc lập vào năm 1581 qua Đạo luật Abjuration. Lãnh thổ của nhà nước này bao gồm Groningen, Friesland, Overijssel, Gelderland , Utrecht, Holland và Zeeland.
Mặc dù nhà nước liên bang này có diện tích khiêm tốn và dân số chỉ khoảng 1,5 triệu người, nhưng nó lại kiểm soát một mạng lưới các tuyến đường biển thương mại trên toàn thế giới. Thông qua các công ty thương mại của mình, Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và Công ty Tây Ấn Hà Lan (GWC), đã tiến hành thành lập một Đế chế thuộc địa của Hà Lan. Thu nhập vô cùng lớn từ thương mại đã giúp Cộng hoà Hà Lan có thể cạnh tranh quân sự được với các nước hùng mạnh ở Châu Âu. Nó có một hạm đội khổng lồ gồm 2.000 tàu, lớn hơn cả các hạm đội của Vương quốc Anh và Vương quốc Pháp cộng lại. Các cuộc xung đột lớn đã xảy ra trong cuộc Chiến tranh Tám Mươi Năm chống lại Đế quốc Tây Ban Nha (từ khi thành lập Cộng hoà Hà Lan cho đến năm 1648), Chiến tranh Hà Lan-Bồ Đào Nha (1602 - 1663), bốn cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan chống lại Vương quốc Anh (1652 - 1654, 1665 - 1667, 1672 - 1674 và 1780 - 1784), Chiến tranh Pháp-Hà Lan (1672 - 1678) và Chiến tranh Chín Năm (1688 - 1697) chống lại Vương quốc Pháp.
Nếu so với các quốc gia đương thời, Cộng hoà Hà Lan khoan dung hơn với các tôn giáo và tư tưởng, cho phép cư dân tự do tư tưởng. Các loại hình nghệ thuật phát triển mạnh mẽ dưới chế độ này, điển hình như các hoạ sĩ Rembrandt, Johannes Vermeer và nhiều nhân vật khác. Cộng hoà Hà Lan cũng là miền đất tốt ươm mầm nên các nhà khoa học như Hugo Grotius, Christiaan Huygens và Antonie van Leeuwenhoek. Bởi vì thương mại, khoa học, quân sự và nghệ thuật của Hà Lan đi đầu và phát triển rực rỡ bậc nhất thế giới trong phần lớn thế kỷ XVII, thời kỳ này được Lịch sử Hà Lan gọi là Thời kỳ hoàng kim Hà Lan.
Nước cộng hoà được tạo ra từ một liên minh của các tỉnh, vì thế mỗi tỉnh có mức độ độc lập cao với Hội đồng liên bang, được gọi là States General. Trong Hòa ước Westphalia (1648), nước cộng hoà đã giành được thêm 20% lãnh thổ, nằm bên ngoài Hà Lan, được cai trị trực tiếp bởi chính phủ trung ướng gọi là Vùng đất Chung. Mỗi tỉnh được lãnh đạo bởi một quan chức được gọi là "Stadtholder" (tiếng Hà Lan có nghĩa là người quản lý); Vị trí này dành cho bất kỳ ai, nhưng hầu hết ở các tỉnh đều bổ nhiệm người của Nhà Orange. Vị trí này dần trở thành cha truyền con nối, với việc Hoàng thân Orange đồng thời nắm giữ hầu hết hoặc tất cả các chức tước cấp cao nhất, khiến người Nhà Orange trở thành Nguyên thủ quốc gia. Điều này đã tạo ra sự căng thẳng giữa các phe phái chính trị, gây ra bất ổn quốc gia và chấm dứt địa vị Cường quốc của Hà Lan.
Lịch sử.
Cho đến thế kỷ XVI, Các quốc gia vùng đất thấp—tương ứng với Hà Lan, Bỉ và Luxembourg ngày nay—bao gồm một số công quốc, bá quốc và giáo phận vương quyền, hầu hết tất cả đều nằm dưới quyền tối cao của Đế chế La Mã thần thánh, ngoại trừ Bá quốc Flanders, phần lớn thuộc Vương quốc Pháp.
Hầu hết Vùng đất thấp nằm dưới sự cai trị của Nhà Burgundy và sau đó là thuộc Nhà Habsburg. Năm 1549, Hoàng đế La Mã Thần thánh Karl V ban hành Lệnh trừng phạt thực dụng, tiếp tục thống nhất Mười bảy tỉnh dưới sự cai trị của ông. Karl được kế vị bởi con trai ông, Philip II của Tây Ban Nha. Năm 1568, các tỉnh Hà Lan, do William I xứ Orange lãnh đạo, cùng với Philip de Montmorency, Bá tước xứ Hoorn, và Lamoral, Bá tước xứ Egmont nổi dậy chống lại Philip II vì thuế cao, chính phủ đàn áp người Tin lành và nỗ lực hiện đại hóa của Philip và tập trung hóa các cấu trúc chính quyền trung cổ được phân cấp của các tỉnh. Đây là sự khởi đầu của Chiến tranh Tám mươi năm. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cuộc nổi dậy phần lớn không thành công. Tây Ban Nha giành lại quyền kiểm soát hầu hết các tỉnh nổi dậy. Giai đoạn này được gọi là "Cơn thịnh nộ của người Tây Ban Nha" do số lượng lớn các vụ thảm sát, các trường hợp cướp bóc hàng loạt và sự phá hủy hoàn toàn nhiều thành phố, đặc biệt là Antwerp trong khoảng thời gian từ 1572 đến 1579.
Năm 1579, một số tỉnh phía Bắc của Vùng đất thấp đã ký kết Liên minh Utrecht, trong đó họ cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc phòng thủ chống lại Quân đội Flanders. Tiếp theo là Đạo luật Abjuration vào năm 1581, tuyên bố độc lập của các tỉnh khỏi sự cai trị của Philip II. Chủ nghĩa thực dân Hà Lan bắt đầu vào thời điểm này, vì Hà Lan đã có thể đánh chiếm một số thuộc địa của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sau vụ ám sát William xứ Orange vào ngày 10 tháng 7 năm 1584, cả Henri III của Pháp và Elizabeth I của Anh đều từ chối các đề nghị về chủ quyền. Tuy nhiên, sau này đã đồng ý biến Các tỉnh thống nhất thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh (Hiệp ước Nonsuch, 1585), và cử Bá tước xứ Leicester làm thống đốc. Điều này đã không thành công và vào năm 1588, các tỉnh đã trở thành một liên minh. Liên minh Utrecht được coi là nền tảng của Cộng hòa Bảy tỉnh Thống nhất, không được Tây Ban Nha công nhận cho đến Hòa ước Westphalia năm 1648.
Chính trị.
Nước cộng hoà Hà Lan là một liên minh của 7 tỉnh, mỗi tỉnh đều có chính phủ riêng và rất độc lập. Ngoài ra nước cộng hoà còn được quản lý một số lãnh thổ nằm ngoài gọi là Vùng đất chung/Generality Lands, được quản lý trực tiếp bởi chính phủ trung ương của Hà Lan. Cơ quan cao nhất của nhà nước là States General, nơi tập trung các đại diện từ 7 tỉnh, trụ sở được đặt tại The Hague. Các tỉnh của nước cộng hoà, theo thứ tự phong kiến chính thức:
Trên thực tế Công hoà Hà Lan có tỉnh thứ tám, đó là Bá quốc Drenthe, nhưng lãnh thổ này vô cùng nghèo, đến mức nó được miễn nộp thuế liên bang, do đó tỉnh này không có người đại diện trong States General. Mỗi tỉnh được quản lý bởi chính quyền tỉnh, đứng đầu bởi một quan chức hành pháp, chức danh này được gọi là "raadspensionaris". Trong thời chiến, stadtholder có nhiều quyền lực hơn những raadspensionaris.
Về lý thuyết, các stadtholder được bầu chọn một cách độc lập bởi các tỉnh, tuy nhiên, thực tế thì các Thân vương xứ Orange thuộc Nhà Orange-Nassau, bắt đầu từ thời William the Silent, luôn được chọn vào ghế "Stadtholder" của hầu hết các tỉnh. Zeeland và Utrecht thường có cùng stadtholder với Holland. Có một cuộc tranh giành quyền lực liên tục giữa phe Orangists, những người ủng hộ các thế hệ của Thân vươn xứ Orange và phe Cộng hòa, những người ủng hộ Tướng quốc (States General), với hy vọng thay đổi bản chất chính thể "cha truyền con nối" sang cơ cấu cộng hoà thực sự.
Sau Hòa ước Westfalen, một số lãnh thổ ở biên giới Hà Lan-Đức đã được giao lại cho Cộng hoà Hà Lan. Những lãnh thổ này được quản lý bởi "Generality Lands" (Các vùng đất chung). Đó là Staats-Brabant, Staats-Vlaanderen, Staats-Overmaas, và (sau Hiệp ước Utrecht) Staats-Opper-Gelre. Tướng quốc (States General) của Cộng hoà Hà Lan thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Tây Ấn Hà Lan, nhưng một số cuộc thám hiểm vận tải biển đã được khởi xướng bởi một số tỉnh, chủ yếu là Holland và Zeeland.
Những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã ảnh hưởng từ Hiến pháp của Cộng hòa Hà Lan, điều này thế hiện trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ảnh hưởng như vậy có vẻ mang tính chất tiêu cực, như James Madison mô tả "Liên minh Hà Lan" thể hiện "Sự yếu kém trong chính phủ; sự bất hòa giữa các tỉnh; ảnh hưởng của nước ngoài và sự thù địch; tồn tại bấp bênh trong hòa bình và những tai họa đặc biệt từ chiến tranh". Ngoài điều này ra, Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ tương tự như Đạo luật Hủy bỏ, về cơ bản là tuyên bố độc lập của Các Tỉnh Thống nhất, nhưng bằng chứng cụ thể cho thấy cái sau ảnh hưởng trực tiếp đến cái trước là không có.
Kinh tế.
Trong Thời kỳ hoàng kim Hà Lan vào thế kỷ XVI và XVII, Cộng hoà Hà Lan thống trị nền thương mại toàn cầu, chinh phục các vùng đất ngoài châu Âu để tạo lập nên một thuộc địa rộng lớn cũng như vận hành đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Lãnh thổ của 7 tỉnh Hà Lan được xem là khu vực giàu có nhất và đô thị hoá nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. Năm 1650, dân số thành thị của Cộng hoà Hà Lan tính theo phần trăm tổng dân số là 31,7%, trong khi đó của Hà Lan thuộc Tây Ban Nha là 20,8%, của Bồ Đào Nha là 16,6% và của Ý là 14%.
Tinh thần thương mại tự do vào thời điểm đó được tăng cường nhờ sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện đại. Hà Lan có sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất trên thế giới, được thành lập vào năm 1602 bởi Công ty Đông Ấn Hà Lan, trong khi Rotterdam có sàn giao dịch lâu đời nhất Hà Lan.
Hà Lan được ví như Florence trong thế kỷ XIV về những hoạt động tài chính và ngân hàng. Khi Nam Âu đang trải qua mùa màng thất bát, lượng ngũ cốc dư thừa của Ba Lan đã được thương nhân Hà Lan mua lại và bán đi với giá cao ngất trời.
Tiền tệ.
Sau khi nền cộng hòa liên hiệp được thành lập, năm 1659 các tỉnh của Hà Lan bắt đầu cho đúc tiền để thay cho đồng tiền của Hà Lan thuộc Tây Ban Nha, những xu bạc này gọi là ducaton, vấn đề đúc tiền được tự chủ và độc lập bởi các tỉnh. Tuy mẫu tiền ducaton giống nhau với mặt trước của xu là "Hiệp sĩ cưỡi ngựa" và mặt sau là quốc huy của Công hòa Hà Lan nhưng phía dưới hình tượng Hiệp sĩ cưỡi ngựa sẽ có "huy hiệu" của tỉnh đúc xu.
Ducaton bạc Hà Lan được xem là loại tiền tệ dùng để thanh toán trong thương mại quốc tế thời bấy giờ, cạnh tranh với xu bạc Đô la Tây Ban Nha và Thaler Maria Theresa của Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhưng ducaton có phần lợi thế hơn vì tỷ lệ bạc trong xu lên đến 94,1% và trọng lượng xu lên đến 32,779 gam. Xu bạc ducaton Hà Lan được đúc cho đến năm 1798. Trong giai đoạn 1726 - 1751, những xu bạc ducaton mặt sau đều đúc biểu tượng của Công ty Đông Ấn Hà Lan. | 1 | null |
Chuột túi wallaby là loài chuột túi cỡ nhỏ có ngoại hình giống như Kangaroo nhưng có kích thước nhỏ hơn. Đây loài chuột túi giống như Kangaroo nhưng không được gọi là Kangaroo mà tách riêng thành loài chuột và có kích cỡ nhỏ hơn một con Kangaroo thông thường. Wallaby có kích thước khá nhỏ, con lớn nhất cao khoảng 1.8 m tính từ đầu đến đuôi với cân nặng khoảng 30 kg. Kangaroo và wallaby có kích thước và trọng lượng rất khác nhau, dao động từ nửa kilôgram đến 90 kilôgram. Wallaby là loài bản địa của nước Úc, có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, vùng núi đá và vùng có địa hình gồ ghề.
Các loài.
Wallaby không phải là một nhóm di truyền riêng biệt. Tuy nhiên, chúng được chia thành nhiều loại rộng. Những con chuột túi thuộc chi "Notamacropus "như chuột túi nhanh nhẹn ("Notamacropus agilis)" và những Wallaby cổ đỏ ("Notamacropus rufogriseus"), có quan hệ họ hàng gần nhất với kangaroo và "wallaroo", ngoài kích thước của chúng, chúng còn trông rất giống nhau. Đây là những loài thường xuyên được nhìn thấy nhất, đặc biệt là ở các bang phía nam.
Có 8 loài:
Tập tính.
Chúng thực hiện việc giao tiếp với đồng loại bằng cách ra dấu bằng thị giác và khứu giác là phương thức giao tiếp phổ biến của loài Wallaby. Ngoài ra còn có ngôn ngữ hình thể, khi một con Wallaby cảm nhận thấy nguy hiểm, chúng sẽ đứng yên rồi làm động tác nhịp chân sau giống như đang đánh trống để cảnh báo những con khác trong bầy về mối đe dọa tiềm tàng. Việc nhịp chân còn kết hợp với tiếng rít khẽ và khịt mũi. Và nếu gặp nguy hiểm thực sự, chúng sẽ dùng chân làm vũ khí. Chúng có khả năng dùng hai chân sau để thực hiện những cú nhảy mạnh mẽ và việc chúng mang con theo trong chiếc túi ở trước bụng. Trên đất liền, chúng chỉ có thế di chuyển bằng cách phải sử dụng cả hai chân sau cùng một lúc nhưng khi bơi chúng có thể sử dụng mỗi bên chân một cách linh hoạt.
Chúng là loài thích ăn cây thuốc phiện, những con chuột túi chạy vòng quanh tại chỗ sau khi đánh chén cây anh túc trên cánh đồng tại Australia. Chuột túi cỡ nhỏ thường xuyên đột nhập vào những cánh đồng để ăn cây anh túc. Tác dụng của chất morphine trong cây anh túc khiến chúng bước loạng choạng, quay vòng tại chỗ hoặc chạy lung tung. Tình trạng chuột túi cỡ nhỏ xâm nhập các cánh đồng anh túc đã trở thành một vấn đề lớn. Sau khi ăn cây anh túc, chúng xoay vòng tại chỗ rồi ngã. Rất nhiều khoảng lõm hình tròn trên những cánh đồng cây thuốc phiện do chuột túi tạo nên. Điều đặc biệt là Wallaby không sinh ra loại khí methane trong ống tiêu hóa của chúng do sự có mặt của một nhóm vi khuẩn riêng biệt có mặt ở loài này (một loài vi khuẩn ruột được gọi là Wallaby nhóm 1) Khi nuôi trồng chúng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, vi khuẩn này sinh ra chất succinate thay vì methane là sản phẩm cuối cùng.
Sinh trưởng.
Ở giai đoạn phôi thai, Wallaby con còn đỏ hỏn không có lông lại còn bị mù và chỉ bé bằng cỡ hạt đậu. Sau chừng 4 đến 5 tuần thai nghén, chúng được chuyển vào túi của con mẹ và bắt đầu được cho bú sữa mẹ trong 6 đến 8 tháng. Chúng phải ở trong túi cho đến khi phát triển cứng cáp, lông bắt đầu mọc, nhìn thấy được và có khả năng nhảy thì mới có thể xuất hiện. Thời gian đầu, các Wallaby con dành phần lớn thời gian ở bên ngoài để ăn cỏ và tích lũy các kĩ năng sống cần thiết, chúng chỉ chui vào trong túi để ngủ hoặc khi cảm thấy bị đe dọa. Ở một số loài, con con vẫn ở nguyên trong túi chừng một năm nữa hoặc cho đến khi con khác được sinh ra đời. Tuy nhiên, hầu hết chúng bắt đầu phải sống tự lập sau khi sinh 9 tháng.
Một con Wallaby cái có khả năng tiết ra hai loại sữa khác nhau cùng một lúc. Có loại sữa dành riêng cho những con non đang thời kì phát triển còn chúng sẽ tiết ra loại sữa khác thích hợp với những con Wallaby đã bắt đầu rời khỏi túi. Các con Wallaby con sẽ bú các núm vú khác nhau để chọn được đúng loại sữa dành cho mình. Mỗi loại sữa chứa các thành phần khác nhau về chất béo, carbohydrate và protein. Sữa cho các con lớn hơn sẽ chứa hàm lượng chất béo cao hơn. Do sự phức tạp này nên hiếm khi Wallaby cái có thể xoay xở với ba đứa con cùng một lúc vì cơ thể sẽ phải điều tiết chất rất nhiều để đảm bảo dinh dưỡng cho từng thời kì phát triển của một chú Wallaby con. Người ta chưa phát hiện được ở bất cứ loài động vật nào cùng một lúc tiết ra hai loại sữa như loài Wallaby.
Thiên địch.
Chúng có một số lượng lớn những loài thiên địch như cáo Âu châu, chó rừng, chó hoang, đại bàng đuôi nêm, quỷ Tasmania là loài thú lớn có túi chuyên ăn thịt, chó, mèo và con người. Những con non rất dễ gặp nguy hiểm với loài đại bàng đuôi nêm và rắn hoa. Còn với những con đã trưởng thành, ngoài nguy hiểm từ loài chó rừng và quỷ Tasmanian, mối đe dọa lớn nhất với chúng là con người và loài cáo Âu châu. Nhiều con chuột bị cán chết trên đường. Người ta ước tính loài Wallaby và Kangaroo chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loài động vật hoang dã bị chết trên đường tại Úc. Do điều kiện thuận lợi nên tại đây, số lượng của loài này đang tăng đột biến, gây ảnh hưởng xấu đến việc chăn thả gia súc và trồng trọt. Cách đối phó với tình trạng này mà con người lựa chọn đó là chọn lọc tự nhiên. Trong vòng một năm, đã có hơn một triệu loài Wallaby và Pademelon bị bắn tại Tasmania trong một chiến dịch bảo vệ nông trại và rừng. | 1 | null |
Thỏa ước Matignon (tiếng Pháp: "Accords de Matignon") là một văn kiện được ký tắt giữa Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Phúc Bửu Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel ngày 4 tháng 6 năm 1954.
Hiệp ước Matignon bao gồm 2 hiệp ước con: Thứ nhất là Hiệp ước về việc Quốc gia Việt Nam độc lập trong Liên hiệp Pháp, hiệp ước thứ 2 là về vấn đề việc Quốc gia Việt Nam tồn tại trong Liên hiệp Pháp. Hiệp ước cần được ký chính thức để có hiệu lực, tuy nhiên Hiệp định Geneve (giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) diễn tiến quá nhanh và đã được ký vào ngày 20/7/1954. Do vậy, Hiệp ước Matignon không bao giờ được hoàn thành.
Lịch sử.
Giai đoạn 1950 - 1954 chứng kiến sự phá sản của kế hoạch chiến tranh chống lại lực lượng Việt Minh. Sau trận Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp đồng ý trả lại toàn bộ chủ quyền cho người bản xứ, chấp nhận cho Việt Nam trở thành nước hoàn toàn độc lập trong Liên hiệp Pháp để rút quân ra khỏi Việt Nam, chấm dứt mọi liên hệ đối với tình hình chính trị tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 6 năm 1954, tại Dinh Matignon, đại diện chính phủ Quốc gia Việt Nam và đại diện chính phủ Pháp đã cùng nhau ký kết một văn kiện nhằm xác lập tình trạng chính trị mới cho Việt Nam. Hiệp ước xác định Quốc gia Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thuộc Liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chính, quốc phòng - an ninh cho phía Việt Nam.
Hiệp ước Matignon chỉ được ký dưới dạng ghi nhớ giữa 2 Thủ tướng chứ không phải nguyên thủ cao nhất của 2 bên (Tổng thống Pháp René Coty và Quốc trưởng Bảo Đại). Nhiều người đổ lỗi cho Quốc gia Việt Nam vì họ không có chữ ký trong Hiệp định, nhưng chính Pháp cũng từ chối ký vào Hiệp ước đã được thương thảo xong. Bảo Đại đã đến Pháp từ tháng 4 và dự định rằng vấn đề chữ ký chính thức sẽ được giải quyết trong 2-3 tuần, nhưng dự định này đã tắt ngấm khi Hiệp định Geneve diễn tiến quá nhanh. Sau khi Hiệp định Geneva được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoàn thành. Đặc biệt, khi Chính quyền của Thủ tướng Joseph Laniel đưa vấn đề trao trả độc lập cho Quốc gia Việt Nam thì bị Quốc hội Pháp kịch liệt phản đối. Theo Điều 27, mọi hiệp ước liên quan đến việc chuyển nhượng, đánh đổi hay sáp nhập thêm những vùng lãnh thổ đều không hiệu lực nếu không có sự đồng ý của người dân trên lãnh thổ đó. Theo Điều 31, Hiến pháp Cộng hòa Pháp (1946), chỉ có Tổng thống Pháp mới có quyền ký và phê chuẩn các hiệp ước ngoại giao của Cộng hòa Pháp.
Đánh giá.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ sự tồn tại của Quốc gia Việt Nam ngay từ khi Quốc gia Việt Nam mới thành lập năm 1949. Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pháp đã tự nguyện từ bỏ quyền đại diện trên trường quốc tế ngay từ khi Pháp trao quyền kiểm soát Việt Nam cho Phát xít Nhật vào năm 1945. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu lên bởi cuộc tổng tuyển cử tháng 1 năm 1946 nên Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là người đại diện chính danh duy nhất của toàn bộ nhân dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Chính phủ Quốc gia Việt Nam không đủ cơ sở pháp lý và thực tế để trở thành người đại diện cho nhân dân Việt Nam. Do cả Chính phủ Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam không phải người đại diện chính danh của nhân dân Việt Nam nên bất kỳ văn kiện pháp lý liên quan tới nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam được ký bởi Chính phủ Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam đều vô giá trị, bao gồm cả Hiệp ước Matignon.
Theo sử gia Daniel Grandclément thì dù Hiệp ước này được hoàn thành thì Pháp cũng không hề trao trả toàn bộ nền độc lập cho Việt Nam. | 1 | null |
Hiệp định Élysée (tiếng Pháp: "Accords de l'Elysée") là một văn kiện được ký kết ngày 8 tháng 3 năm 1949 giữa Bảo Đại và Tổng thống Pháp, theo đó công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam là một thành viên độc lập một phần nằm trong Liên hiệp Pháp, và Bảo Đại là quốc trưởng của chính phủ này.
Phản ứng trước việc này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố bản hiệp định này là bất hợp pháp (chính phủ Pháp không có tư cách pháp lý đối với đất nước Việt Nam, Bảo Đại đã thoái vị nên cũng chỉ còn là một công dân bình thường, không có tư cách đại diện cho nước Việt Nam). Đây chỉ là một chiêu bài của thực dân Pháp nhằm hợp thức hóa việc xâm lược Việt Nam
Nội dung và mục đích.
Hiệp ước quy định Quốc gia Việt Nam có cơ quan ngoại giao riêng, có tài chính và quân đội riêng mặc dù Hiệp ước không đem lại một nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Đặc biệt, về mặt ngoại giao, Quốc gia Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp khi người Pháp có quyền bổ nhiệm Đại diện ngoại giao của Quốc gia Việt Nam, chấp nhận hoặc không chấp nhận việc thiết lập quan hệ ngoại giao của Quốc gia Việt Nam. Chính sách đối ngoại của Quốc gia Việt Nam được xem xét và phối hợp dưới sự chỉ đạo và trách nhiệm của Chính phủ Pháp. Hoàng Đế Việt Nam sẽ liên kết hoạt động ngoại giao của mình với hoạt động ngoại giao của Liên Hiệp Pháp. Các quốc gia mà Việt Nam được đại diện bởi một cơ quan ngoại giao sẽ được quyết định với sự đồng ý của Chính phủ Pháp. Hiệp ước cũng nhằm thu hút sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến chống lực lượng Việt Minh và khiến Mỹ chuyển từ quan điểm trung lập sang ủng hộ Quốc gia Việt Nam.
Qua hiệp ước này, Pháp đã chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam cho Quốc gia Việt Nam với tư cách là quốc gia thừa kế của Pháp. Với sự vận động của Pháp, Quốc gia Việt Nam đã được gia nhập nhiều tổ chức quốc tế thuộc hệ thống của Liên hiệp Quốc như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - tháng 6.1950), Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO - tháng 11.1950), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp Quốc (UNESCO - tháng 6.1951), … Quốc gia Việt Nam đã tham dự Hội nghị San Francisco 1951, tại đây chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó đã tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ tay Pháp với tư cách quốc gia thừa kế..
Phần lớn các nước phương Tây, trong khi không công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi Đại sứ với Quốc gia Việt Nam. Họ coi Quốc gia Việt Nam là nhà nước đại diện cho Việt Nam. Tuy nhiên, theo Điều 3 của Công ước Montevideo việc công nhận chỉ làm phát sinh quan hệ ngoại giao chứ không tạo ra một quốc gia mới.
Đánh giá.
Theo một phân tích pháp lý thì Hiệp định Élysée là bất hợp pháp từ cả 2 bên ký kết vì những lý do sau:
Phản ứng trước hành động của Pháp và Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới chỉ có Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Tuyên bố trên nhanh chóng nhận được sự ủng hộ khi vào ngày 18-1-1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tiếp sau đó là Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi trả lời điện phỏng vấn của Dân quốc Nhật báo (Trung Hoa Dân Quốc) ngày 3/4/1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời câu hỏi về hiệp định Elysée như sau:
Theo Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, sau này, khi trả lời phỏng vấn với Daniel Grandclément về giai đoạn làm quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, Bảo Đại đã tự công nhận: "Tôi mới là con điếm đích thực". | 1 | null |
Minh Nguyên hoàng hậu (chữ Hán: 明元皇后; ? - 263), họ Quách, là Hoàng hậu thứ hai của Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ, và là Hoàng thái hậu dưới thời Tào Ngụy Phế Đế Tào Phương, Tào Ngụy Thiếu Đế Tào Mao và Tào Nguỵ Nguyên đế Tào Hoán.
Thân thế.
Nguyên quán của bà ở quận Tây Bình (西平郡; nay là Tây Ninh, Thanh Hải). Dòng họ Quách là gia tộc quyền lực trong vùng. Cha bà là Quách Mãn (郭满), có chú là Quách Lập (郭立) cùng chú họ Quách Chi (郭芝). Dưới thời Hoàng Sơ của Ngụy Văn Đế Tào Phi, chiến sự loạn lạc ở Tây Bình, Tào Phi sai Toàn Thành Thái thú đến bình loạn, Quách thị do đó bị nạp vào hậu cung ở Lạc Dương. Quách thị dung mạo xinh đẹp, thông minh, tính tình hiền dịu, Văn Đế rất đỗi yêu mến. Cũng trong thời gian đó, bà đã gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với Hoàng trưởng tử của Văn Đế, Bình Nguyên vương Tào Duệ.
Năm Hoàng Sơ thứ 7 (226), Tào Phi qua đời, Bình Nguyên vương Tào Duệ kế vị, lập Quý tần Mao thị làm Hoàng hậu. Về sau, Tào Duệ dần rất sủng ái vị Quách thị dung mạo xinh đẹp lại biết cử chỉ khiêm nhường, phong làm Phu nhân và dần sủng ái vượt xa Mao hoàng hậu. Cha của bà qua đời sớm, vì thế người chú Quách Lập được phong "Kị đô úy" (骑都尉), Quách Chi làm "Dũng Sĩ Trung lang tướng" (虎贲中郎将). Sau khi được sủng ái khoảng 1 năm, bà sinh ra con gái Tào Thục (曹淑), phong hiệu Bình Nguyên công chúa (平原公主), con gái thứ hai của Tào Duệ. Nhưng đứa bé chỉ sống vài năm thì mất. Bà còn sinh cho Minh Đế thêm 3 vị hoàng tử nhưng đều chết yểu.
Năm Cảnh Sơ nguyên niên (237), Tào Duệ mang Quách phu nhân cùng nhiều tài tử, phi tần ở hậu uyển nghe hát, Quách thị thuyết phục nên mời Mao hoàng hậu, Tào Duệ không cho phép, đặc biệt dặn dò tùy tùng không cho Mao hoàng hậu biết. Nhưng ngày thứ hai, Mao hoàng hậu liền biết nên hỏi Tào Duệ, hôm qua tiệc du lịch ở vườn bắc vườn phải chăng khoái hoạt. Tào Duệ giận dữ, đem tả hữu hơn mười người cùng lúc xử tử. Tháng 9, Tào Duệ đem Mao hoàng hậu ban chết.
Năm Cảnh Sơ thứ 2 (238), tháng 12, Quách phu nhân được Tào Duệ lập làm Hoàng hậu.
Tấn tôn Thái hậu.
Năm Cảnh Sơ thứ 3 (239), ngày 1 tháng 1 (âm lịch), Tào Duệ bạo bệnh, Tề vương Tào Phương mới 8 tuổi được chiếu vị làm Hoàng thái tử, mệnh Thái úy Tư Mã Ý và Đại tướng quân Tào Sảng phụ chính. Cùng ngày đó, Tào Duệ băng hà.
Sau khi Tào Phương kế vị, Quách hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, cư Vĩnh Ninh cung (永寧宮). Cha bà Quách Mãn được truy tặng làm "Tây Đô Định hầu" (西都定侯), mẹ Đỗ thị làm "Cáp Dương quân" (郃阳君), con Quách Lập là Quách Kiến (郭建) tập phong Tây Đô hầu; Quách Chi do thời trẻ có công, nên đã phong Tán kỵ Thường thị (散骑常侍), kiêm Trưởng thủy Giáo úy (长水校尉), nay cùng Tuyên Đức tướng quân Quách Lập cùng gia phong Liệt hầu. Anh của Quách Kiến là Quách Đức (郭德) vốn do nhà họ Chân nuôi (nên còn có tên Chân Đức), cùng Quách Kiến làm Trấn hộ Tướng quân (镇护将军), gia phong Liệt hầu, lại kiêm chưởng quân Túc vệ.
Năm Chính Thủy thứ 8 (247), Đại tướng quân Tào Sảng nghe theo Hà Yến, Đặng Dương cùng Đinh Mịch mà tước giam lỏng Thái hậu vào Vĩnh Ninh cung, độc bá triều cương. Năm Gia Bình nguyên niên (249), Thái phó Tư Mã Ý mượn ý chỉ của Quách Thái hậu, phát động Sự biến lăng Cao Bình, lật đổ Tào Sảng.
Năm Gia Bình thứ 6 (254), con trai Tư Mã Ý là Tư Mã Sư ép Quách Thái hậu phế bỏ Tào Phương, lập chú của Ngụy Minh Đế Tào Duệ là Bành Thành vương Tào Cư (曹据), nhưng Quách Thái hậu phản đối do Tào Cư là chú, nếu lên ngôi thì Ngụy Minh Đế sẽ không còn ai tôn thờ phụng tự, và bản thân Quách Thái hậu cũng mất địa vị của mình. Bà cố gắng chuyển hướng sang con trai của Đông Hải vương Tào Lâm (曹霖) - em trai Ngụy Minh Đế tên là Tào Mao.
Tư Mã Sư vì để lấy lòng Thái hậu, đem con gái gả cho đường đệ của bà là Bình Nguyên hầu Quách Đức. Sau này Tư Mã Chiêu chuyên chính, lại ép Quách Thái hậu ban chỉ phế bỏ Tào Mao. Con gái Tư Mã Sư chết sớm, Tư Mã Chiêu lại dùng kế này của anh trai, đem con gái của chính mình (tức Kinh Triệu công chúa (京兆公主)) gả cho Quách Đức làm vợ kế. Vô Khâu Kiệm, Chung Hội về sau phản, đều mượn danh nghĩa Quách Thái hậu. Tư Mã Chiêu sau khi bình định Gia Cát Đản, đã bắt ép Quách Thái hậu lên xe cùng Tào Mao xuất chinh.
Năm Cảnh Nguyên thứ 4 (264), tháng giêng, Quách Thái hậu bệnh mất. Tháng 3, dâng thụy hiệu Minh Nguyên hoàng hậu (明元皇后), cùng Ngụy Minh Đế an táng ở Cao Bình lăng (高平陵). | 1 | null |
Ruồi giấm (Danh pháp khoa học: Drosophilidae) là một phức hợp họ ruồi bao gồm cả các loài ruồi trái cây. Đây là một họ ruồi được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về sinh học, nhất là loài ruồi giấm thường (Drosophila melanogaster) trong chi Drosophila. Ruồi giấm được sử dụng để thí nghiệm và minh họa cho đột biến sinh học ở dạng đột biến nhiễm sắc thể.
Tập tính.
Ruồi giấm rất ít ký sinh ở cơ thể người, ngoại lệ ở vài một số trường hợp hiếm gặp. Lúc sợ hãi hay trong tình trạng khẩn cấp, phản ứng của ruồi giấm là nhanh bất thường. Chúng sẽ liệng cánh, nghiêng mình và xoay tròn trên không. Ruồi giấm chứa bộ "cảm biến" đặc biệt giúp chúng tránh được các chướng ngại vật trên đường bay. Vận tốc đập cánh của ruồi giấm thường là khoảng 200 lần/giây. Tuy nhiên, khi bị đe dọa, chúng có thể tăng tốc và liệng chuyển hướng bay chỉ trong 1/100 giây, nhanh gấp 50 lần so với một chớp mắt của con người.
Loại ruồi giấm có tên khoa học là Drosophila hydei với kích thước bằng hạt vừng nhưng có hệ thống thị giác phi thường giúp chúng tồn tại trong một thế giới nhiều kẻ thù. Não của ruồi giấm cấu tạo hết sức tinh vi, giúp chúng có thể nhanh chóng xác định mối nguy hiểm và tìm đường thoát thân. Dù não bộ của loài ruồi giấm chỉ bé bằng một hạt muối nhưng đây lại là một cỗ máy hoạt động phức tạp tương tự não của các loài động vật lớn như chuột.
Ruồi giấm có suy nghĩ khi hành động, chúng mất nhiều thời gian hơn với các quyết định khó khăn. Ruồi giấm không hoạt động một cách bản năng hoặc bốc đồng. Gene FoxP, một loại gen hoạt động ở một nhóm nhỏ khoảng 200 nơron thần kinh, có tác động vào quá trình đưa ra quyết định trong não ruồi giấm. Ruồi giấm có các đột biến trong gene FoxP mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định hơn so với những con ruồi giấm thông thường khi khó phân biệt mùi vị.
Sinh vật mô hình.
Bắt đầu từ Charles W. Woodworth, loài này là một sinh vật mô hình được dùng phổ biến tại nghiên cứu sinh học gen, sinh lý học, sinh bệnh học vi khuẩn và tiến hóa lịch sử sự sống. Ruồi giấm hay được sử dụng bởi vì nó là một loài là dễ dàng để chăm sóc, sinh sản một cách nhanh chóng, và đẻ trứng nhiều.
Theo những thí nghiệm trên ruồi giấm về đột biến sinh học thì ruồi giấm mất một đoạn nhỏ trong đột biến nhiễm sắc thể theo hình thức mất đoạn không làm giảm sức sống kể cả thể đồng hợp, nếu đột biến theo hình thức thêm đoạn lặp đoạn 16A hai lần trên NST X là cho mắt hình cầu thành mắt dẹt. Nếu đột biến theo hình thức đảo đoạn, ruồi giấm có 12 đảo đoạn trên NST số 3 thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi trường.
Ngoài ra, người ta cũng sử kỹ năng cảm nhận mùi của ruồi giấm để phân biệt (tìm ra) các loại tế bào ung thư so với tế bào bình thường và có khả năng phân loại các tế bào ung thư khác nhau, tận dụng khứu giác của loài ruồi giấm Drosophilae biến đổi gen để phân biệt các loại tế bào. Râu của ruồi sẽ cảm thụ mùi kế tiếp là chuỗi phản ứng đối với tế bào thần kinh rồi dưới kính hiển vi sẽ cho ra hình ảnh kỹ thuật huỳnh quang để phân biệt tế bào lành hoặc bệnh.
Lợi hại kinh tế.
Ruồi giấm thường được coi là loài gây phiền toái hơn là loài gây hại vì hầu hết các loài sinh nở trong vật liệu mục nát. Các trường hợp ngoại lệ là Zaprionus Indianus, sống nhờ quả sung ở Brazil, và Drosophila Suzukii, loài sống từ những trái cây vỏ mỏng như mâm xôi như quả mâm xôi đỏ và anh đào.
Người ta thường cho rằng ruồi giấm lây lan vi khuẩn axit và theo cách này làm xáo trộn quá trình lên men rượu bằng cách kích thích lên men axit axetic. | 1 | null |
Đây là một thời gian biểu của các trình duyệt web từ đầu những năm 1990 đến nay. Trước khi có trình duyệt, nhiều công nghệ và hệ thống tồn tại để xem thông tin và truyền tải dữ liệu qua mạng toàn cầu. Đối với một lịch sử sâu trong các trình duyệt web trước đó xem các bài viết về trình duyệt web.
1993–2014.
Bảng dưới đây ghi chép lại những ngày phát hành chính thức từ năm 1993 cho các trình duyệt web phổ biến. | 1 | null |
Belka và Strelka (tên Tiếng Nga Белка, Стрелка) - là hai chú chó của Liên Xô, là những sinh vật đầu tiên sống sót trở về Trái Đất sau khi bay vào vũ trụ vào năm 1960. Trước đó, vào năm 1957 chú chó Laika của Liên Xô cũng được đưa vào quỹ đạo bằng tàu Sputnik 2, nhưng rất tiếc con tàu đã không được thiết kế cơ cấu chống cháy và hạ cánh để thu hồi về Trái Đất, vì thế Laika đã được dự định trước sẽ chết trên chuyến bay. Chuyến bay được thực hiện trên tàu vũ trụ "Sputnik-5" vào ngày 19 tháng 8 năm 1960, chuyến bay kéo dài hơn 25 giờ, trong thời gian đó tàu đã thực hiện 17 vòng hoàn chỉnh quay Trái Đất.
Mục đích chính của việc phóng tàu vũ trụ thứ 2 này là để nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố trong không gian lên cơ thể động vật và các đối tượng sinh học khác, nghiên cứu về tác động của bức xạ vũ trụ trên cơ thể động vật và thực vật, trạng thái cơ thể của chúng trên chuyến bay, về sự an toàn và trở về Trái Đất an toàn. Cũng như việc thực hiện một số thí nghiệm y sinh học và những khảo sát khoa học về không gian vũ trụ.
Belka và Strelka là những chú chó dự bị của Chaica và Lixichka, mà đã chết trong vụ tai nạn của một chiếc tàu tương tự khi nó khởi hành thất bại ngày 28 tháng 7 năm 1960 (tên lửa đẩy của chiếc tàu này bị hỏng bộ phận bên hông của tầng đầu tiên, và sau đó phát nổ)
Tàu Sputnik 5.
"Sputnik-5" - chiếc tàu thứ năm của loại tàu "Sputnik", khởi hành ngày 19 tháng 8 năm 1960 từ sân bay vũ trụ Baikonur. Để giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật phát sinh trong khi chế tạo con tàu, đã có sự góp mặt của các tổ chức khoa học và kỹ thuật trong cả nước.
Tàu bao gồm hai phần - cabin và khoang máy. Trong cabin có đặt thức ăn và các thiết bị bảo đảm cho sinh hoạt của sinh vật (hệ thống tự động cung cấp thức ăn cho Belka và Strelka hai lần mỗi ngày), các thiết bị cho các thí nghiệm sinh học và nghiên cứu khoa học (ví dụ như các thiết bị đo bức xạ...), các thiết bị về thông số kỹ thuật (vận tốc, gia tốc, nhiệt độ, tiếng ồn, vv), hệ thống truyền dữ liệu về Trái Đất. Ngoài chó, trên tàu còn có 12 con chuột, côn trùng, thực vật, nấm, hạt ngô, lúa mì, đậu Hà Lan, hành tây, một số loại vi trùng và các đối tượng sinh học khác. Trọng lượng tàu không có tên lửa đẩy là 4600 kg.
Chuyến bay.
Chuyến bay chính thức khởi hành lúc 11 giờ 44 phút theo giờ Moccow ngày 19/08/1960.
Các thông số về tình trạng cơ thể của hai chú chó (như nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể) được theo dõi sát sao. Theo đó, các bác sĩ nhận định, sau lúc căng thẳng khi tàu cất cánh, Belka và Strelka đã khá bình tĩnh. Hệ thống cung cấp thức ăn hoạt động bình thường. Và đặc biệt, khi vào môi trường không trọng lượng thì hệ tuần hoàn của hai chú chó bị ảnh hưởng không đáng kể. Nhiệt độ cơ thể của chúng không thay đổi trong suốt thời gian bay. Tuy nhiên sau vòng thứ tư quanh Trái Đất, Belka vì lý do nào đó đã rất mất bình tĩnh, nó cố gắng muốn thoát khỏi đây và sủa.
Sau khi thực hiện 17 vòng chung quanh Trái Đất, vào lúc 13 giờ 32 phút theo giờ GMT tàu bắt đầu hạ cánh, và sau một khoảng thời gian sau tàu đã tiếp đất an toàn tại một vị trí (thuộc khu vực tam giác Orsk Kustanai-Amangeldi) cách vị trí tính toán 10 km. Ngay sau đó, các chuyên gia nhìn Belka và Strelka từ xa trong tình tạm ổn. Con tàu đã hạ cánh từ quỹ đạo an toàn. Một đội cứu nạn được thành lập trong đó có cả các chuyên gia huấn luyện của Belka và Strelka, để kiểm tra tình trạng sức khỏe của hai chú chó.
Ý nghĩa.
Chuyến bay thành công của Belka và Strelka vào vũ trụ đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa con người lên vũ trụ. Nó đã khẳng định rằng, con người hoàn toàn có thể bay vào vũ trụ. Một năm sau đó, Liên Xô đã phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông, đưa nhà du hành Yuri Alekseievich Gagarin vào không gian vũ trụ. Trong chuyến bay của Belka và Strelka, các nhà khoa học đã thu thập được những dữ liệu quan trọng về sự tác động của không gian vũ trụ lên hệ thống sinh lý, sinh hóa, di truyền và tế bào học của động vật (bao gồm cả động vật có vú) và thực vật.
Phản ứng của thế giới.
Tin tức về chuyến bay thành công của Belka và Strelka không gian ngay lập tức lan truyền khắp thế giới. Ngày hôm sau, sau khi trở về từ không gian, hai chú chó đã trở thành nhân vật chính trong cuộc họp báo tại TACC.
Sau đó Belka và Strelka được viết vào sách, quay nhiều phim tài liệu và phim hoạt hình, ban hành tem bưu chính kỷ niệm với hình ảnh của chúng.
Sau chuyến bay.
Sau chuyến bay, Belka và Strelka được nuôi dưỡng tại Viện Y học hàng không vũ trụ. Một vài tháng sau "cặp vợ chồng" này đã sinh ra 6 chú chó con. Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev sau đó đã chọn một con đẹp nhât để tặng cho phu nhân tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Belka và Strelka sống rất thọ và sau đó chết một cách tự nhiên. Hiện nay những bức tượng nhồi bông của Belka và Strelka được trưng bày tại bảo tàng vũ trụ tại Moccow. | 1 | null |
Gà sao nhà hay gà sao nuôi là giống gia cầm được thuần hóa từ gà sao trong tự nhiên. Gà Sao nhà bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Điểu cầm, họ Phasiani, giống Numidiae. Gà sao nhà đã được thuần hóa để lấy thịt và đây cũng là loại thịt được ưa chuộng trên thị trường với chất lượng thịt thơm ngon.
Đặc điểm.
Mô tả.
Các dòng gà sao có ngoại hình đồng nhất. Lúc 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có hai hàng vẩy. Giai đoạn trưởng thành gà sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân gà có hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5–2 cm.
Mào tích của gà sao màu trắng hồng và có hai loại gồm một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân gà sao khô, đặc biệt con gà trống không có cựa. Thịt thơm và ngon hơn so với gà truyền thống, ăn ngon và ngọt thịt hơn do nguồn gốc nó từ gà rừng.
Gà sao rất khó phân biệt trống mái. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng giống hệt nhau về ngoại hình. Nhìn vào một đàn gà sao, khó có thể phân biệt được con trống và con mái. Chúng chỉ khác nhau ở tiếng kêu khi con trống kêu 1 tiếng, con mái kêu 2 tiếng. Ở lúc ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau.
Phân biệt được giới tính của gà sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.
Sức khỏe.
Gà sao nhà là loại gia cầm có nhiều ưu điểm như sức sống cao, ít bệnh tật, hao hụt không đáng kể, với tỉ lệ sống bình quân đạt 95,6%. Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy có sự khác biệt giữa các dòng, trong đó cao nhất (98%) và thấp nhất (92%), nhìn chung thì tỷ lệ sống của gà sao cao hơn so với các giống gà thả vườn. Tuy sức đề kháng mạnh, nhưng nếu không phòng và chăm sóc kỹ thì gà sao vẫn bị một số bệnh, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh nấm mỏ két, dù có điều trị tốt thì tỉ lệ khỏi cũng không quá 10%.
Tập tính.
Gà sao tuy là loài đã được thuần hóa và nuôi nhốt nhưng nó vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã đặc biệt là việc chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt, ngoài ra chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu. Bản tính hoang dã của gà sao rất lớn vì thế muốn giữ chân gà thì cho ăn đúng giờ Gà sao có tập tính bầy đàn cao, ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy. Trong hoang dã gà sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Việc cung cấp thức ăn vào cuối ngày là cần thiết, vừa để cho gà không bị đói vào ban đêm, lại còn kích thích sự thèm ăn và tính ngon miệng vào ban ngày.
Mổ.
Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích và hay mổ những vật lạ chẳng hạn như những sợi dây nylon, que nhỏ, cát, đá nhỏ, đinh con, sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng cho nên rất dễ tổn thương đến niêm mạc miệng.
Nhạy cảm.
Gà sao rất nhút nhát, dễ sợ hãi, dễ hoảng loạn, hay cảnh giác, và rất nhạy cảm với những tiếng động như mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Hễ có tiếng động mạnh hoặc người lạ xuất hiện là chúng bỏ chạy hỗn loạn, vừa chạy vừa kêu rất lớn. Gà sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Ban đêm chúng càng cảnh giác. Nếu không có đèn là nhiều khi có một tín hiệu lạ là chúng hét lên và chạy chồng đống lên nhau.
Vận động.
Gà sao rất thích vận động vì gà sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Nó vận động liên tục và luôn luôn kêu. Gà bay giỏi, chúng có thể bay cao trung bình lên tới 10m, khả năng bay giỏi như chim, với độ cao cách mặt đất từ 6-12m nhất là khi hoảng loạn, chúng bay khoẻ nhất. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà sao đã có thể bay. Gà có đặc tính thích kêu, chúng rất ồn ào, không ngủ ban ngày như các loài gà khác. Gà sao rất thích tắm nắng, chúng thường kéo ra tắm nắng. Khi tắm nắng mỗi con gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình mình xuống hố vào đó. Chúng vùi cát lên người, cọ lông vào cát rồi nằm phơi nắng.
Sinh sản.
Chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao, trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó. Gà sao đẻ ít trứng hơn gà khác. Mỗi năm nó đẻ chừng 80-100 quả. Gà có thể tự ấp nhưng nuôi con kém. Trứng được thu 3-4 lần trong ngày, để tránh bị dập vỡ và bẩn. | 1 | null |
Tiểu Thời Đại 2 hay Tiểu Thời Đại: Thanh Mộc Thời Đại (小时代:青木时代) là phim điện ảnh tình cảm Trung Quốc được viết kịch bản và đạo diễn bởi Quách Kính Minh và là phần tiếp theo của phim điện ảnh "Tiểu Thời Đại" năm 2013.
Phim được quay cùng với phần một được dựa trên phần hai của cuốn tiểu thuyết cùng tên của đạo diễn Quách Kính Minh và ra mắt khán giả tại Trung Quốc vào ngày 8 tháng 8 năm 2013. "Tiểu Thời Đại 3" cũng nhanh chóng khởi quay và ra mắt khán giả vào ngày 17 tháng 7 năm 2014.
Kế hoạch quảng bá.
Tuyên truyền.
Đạo diễn Quách Kính Minh đã công bố ý tưởng cho phần tiếp theo của Tiểu Thời Đại là "Bóng tối vô biên xung quanh bạn" trên mạng đã gây chú ý đối với khán giả và ngay sau đó đã tung ra loạt poster với chủ đề nước mắt, trong đó các diễn viên chính đều đang rơi lệ.
Phát hành sớm.
Bộ phim dự định ra mắt vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2013 nhưng trước đó Tiểu Thời Đại 1.0 lại phát hành trước vào cuối tháng 6 đã có doanh thu ấn tượng nên đành phải hủy bỏ lịch chiếu vào dịp Tết. Phim được đổi lại ngày ra mắt vào ngày 9 tháng 8 năm 2013 nhưng cuối cùng ngày công chiếu lại đổi là 8 tháng 8 năm 2013
Doanh thu phòng vé.
Phim ra rạp tại Trung Quốc ngày 8 tháng 8 năm 2013, và thu về 54 triệu Nhân dân tệ (tính trong ngày đầu tiên), đứng thứ 4 về doanh thu trong năm cho các phim nội địa (các bộ phim đứng trong top 3 có "Đại náo thiên cung 2013", "Tiểu Thời Đại", "Họa bì 2").
Ngày đầu tiên hôm thứ 5 tại phòng vé là 172 triệu Nhân dân tệ, đứng hạng thứ hai của phòng vế trong tuần đó.
Đến ngày 1 tháng 9 tổng doanh thu là 297 triệu Nhân dân tệ Doanh thu tại Đài Bắc là 2, 76 triệu Đài tệ. | 1 | null |
Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ngọc (sinh ngày 31 tháng 1 năm 1933 tại Saint-Denis, Réunion) còn có tên là Guy Georges Vĩnh San là một trong những người con ngoài giá thú của vua Duy Tân. Ông sinh tại Saint-Denis, đảo Reunion.
Tiểu sử.
Hoàng tử Bảo Ngọc là hậu duệ trực tiếp của ba vị hoàng đế của triều đại nhà Nguyễn tại Việt Nam: ông cố là Vua Dục Đức, ông nội Vua Thành Thái, và cha ông là Vua Duy Tân.
Sau khi học tiểu học và Trung học tại Trường trung học Leconte-de-Lisle, Reunion và Lycée Chasseloup-Laubat, Sài Gòn, hoàng tử tham gia quân đội thực dân Pháp. Bảo Ngọc đã hành quân đến nhiều nơi ở Pháp, bao gồm Paris, Toulouse, Fréjus và Martinique, nơi ông kết hôn với vợ ông tên là Monique vào tháng năm, 1954, như thị trưởng thành phố Fort-de-France.
Ông ở thành phố Marseille vào tháng 7 năm 1956. Sau một thời gian ngắn tại Marseille, ông đã đi đến Madagascar và định cư tại Tamatave trên bờ biển phía đông của hòn đảo, nhưng chỉ kéo dài một vài tháng. Con quân sự, ông được gọi về Pháp để tham gia đơn vị của mình ở Marseille, bắt đầu từ Algérie để chiếm khu vực Creek Monkey, bên Mouzailla.
Năm 1963, ông được giao cho một đơn vị pháo binh ở Melun trong Seine-et-Marne. Đây là nơi mà Bảo Ngọc kết thúc sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1967.
Trở về đời sống dân sự, một công việc tại công ty Continental-Pháp-xuất nhập khẩu của các hạt được tổ chức cho đến năm 1969, khi ông quyết định để vượt qua một kỳ thi để đi đến Bộ Tài chính. Ông được nhận và được đưa lên Tổng cục Hải quan và Thuế.
Liên quan đến điều kiện về đạo đức và vật chất của người hải quan, ông gia nhập công đoàn Force ouvrière và được bầu vào năm 1975, một thành viên thường trực của Văn phòng Quốc gia FO, cho đến năm 1988.
Hoàng tử Bảo Ngọc tìm thấy các dịch vụ hải quan trong việc chuyển nhượng Hải quan Interregion Île-de-France và ở đó cho đến năm 1991. Một đột biến ở đảo Reunion, sân bay vận chuyển hàng hóa Gillot trong Saint-Denis, trở lại hòn đảo quê hương của năm 1991 đến năm 1996.
Khi nghỉ hưu, luôn luôn đi kèm với vợ Monique, hoàng tử Bảo Ngọc trở về Pháp và chi phí thời gian của mình để nghiên cứu lịch sử về người cha của mình, Hoàng đế Duy Tân, ông đi đến Đại nội Huế hoặc California tại Hoa Kỳ và thường tham các nghi lễ của triều đại nhà Nguyễn.
Ông và vợ ông, Monique Vĩnh San, có bốn người con: Patrick Vĩnh San, Chantal Vĩnh San, Annick Vĩnh San, Pascale Vĩnh San, và có chín cháu và hai chắt. | 1 | null |
Sân bay Roland Garros (tiếng Pháp: Aéroport de la Réunion Roland Garros) (mã sân bay IATA: RUN, mã sân bay bay ICAO: FMEE) là một sân bay nằm ở Sainte-Marie, Saint-Denis, Réunion. Sân bay 7 km về phía đông của Saint-Denis; nó được đặt tên theo phi công Pháp Roland Garros người sinh ra tại Saint-Denis. Sân bay Roland Garros là trung tâm của hãng Air Austral và đã phục vụ 2.067.764 lượt khách trong năm 2012. | 1 | null |
Prix des Deux Magots là giải thưởng văn học Pháp dành cho các tác giả trẻ có triển vọng, được thiết lập năm 1933 — trong cùng ngày trao giải Goncourt cho nhà văn André Malraux — tại thềm tiệm cà phê Les Deux Magots, Paris – do đó mang tên này - theo sáng kiến của M. Martine, thủ thư của Trường Mỹ thuật Paris
Ban giám khảo ban đầu gồm 13 người bạn của Raymond Queneau, trong đó có: André de Richaud, Jean Puyaubert, Roger Vitrac, Georges Ribemont-Dessaignes, Alejo Carpentier, Jacques Baron, Robert Desnos, Saint-Pol-Roux, Paul Georges Klein và Georges Bataille.
Các khách hàng của tiệm cà phê Les Deux Magots đã đóng góp 1.300 francs Pháp vào tiền thưởng lần đầu, số còn lại do chủ tiệm cà phê tặng. Khoản tiền thưởng hiện nay là 7.750 euro (tức khoảng 50.000 francs cũ). | 1 | null |
Ủy ban Quốc phòng và An ninh là cơ quan chuyên trách của Quốc hội Việt Nam,cơ quan giám sát pháp lệnh liên quan tới An ninh và Quốc phòng.
Thành viên của Ủy ban có quyền giám sát ngân sách chi tiêu Quốc phòng của Việt Nam, cắt giảm hoặc đề xuất tăng chi tiêu nếu thấy cần thiết.
Chức năng và nhiệm vụ.
1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh;
3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
4. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về chính sách quốc phòng và an ninh, những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 16 tháng 5 năm 2018, tại buổi họp cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân sửa đổi của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV, trước việc có nhiều ý kiến khác nhau đối với đề xuất Giám đốc Công an cấp tỉnh có quân hàm cấp tướng, ông Võ Trọng Việt, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam cho rằng "đây là vấn đề hệ trọng nên đề nghị báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến".
Tổ chức Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội.
Chủ nhiệm: 1 người (thượng tướng quân đội hoặc công an)
Phó Chủ nhiệm: 4 người (trung tướng quân đội và công an)
Ủy viên thường trực: 5 người (thiếu tướng quân đội và công an)
Ủy viên: 23 - 32 người
Danh sách thành viên.
Khóa XV.
Tiểu ban Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng Tiểu ban
Tiểu ban An ninh do Trung tướng Trần Ngọc Khánh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng Tiểu ban
Tiểu ban Trật tự an toàn xã hội do Trung tướng GS.TS Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng Tiểu ban
Tiểu ban Biên giới biển đảo và đối ngoại do Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng Tiểu ban
Khóa XIV.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 gồm có 42 thành viên sau đây:
Sơ đồ.
Sơ đồ tổ chức từ năm 2020 | 1 | null |
Sói đen hay hắc lang là những con sói đột biến màu lông có sắc tố đen và mang trên mình bộ lông màu đen. Thực chất, sói đen chính là loài sói xám (Canis lupus). Sói đen là một trong những kẻ săn mồi biến đổi di truyền đầu tiên. Sói đen được phản ánh qua nhiều tiểu thuyết, phim ảnh, truyện tranh như là những cá thể đặc biệt trong đàn sói. Hình tượng những con ma sói thông thường là những con sói có lông đen.
Màu lông phổ biến của loài sói xám là màu trắng và xám, tuy nhiên trong số đó có một số ít con có bộ lông màu đen vô cùng đặc biệt. Sự thật đây không phải màu sắc tự nhiên của chúng. Một nghiên cứu năm 2008 của Đại học Stanford cho thấy một bộ gen đặc biệt quy định màu lông đen chỉ xuất hiện trên loài chó, do đó loài sói đen dường như là kết quả của sự lai tạo. Gen quy định màu đen của bộ lông này là gen trội, do đó nó được di truyền hầu hết cho các đời con. Tuy rằng loài sói đen không thể hiện là một thợ săn xuất sắc, nhưng chúng lại có hệ miễn dịch tốt hơn. Loài sói đen hầu như chỉ xuất hiện ở vùng lạnh giá của Bắc Mỹ.
Nguồn gốc.
Sự lai tạp.
Sói đen thực chất là một loài chó sói lai với những con chó nhà (wolf-dog hybridisation). Trong một sự kiện biến đổi tiến hóa khác thường, chó giao phối với chó sói từ ngàn năm trước đã truyền lại một đột biến gen mã hóa màu sắc lông đen cho tổ tiên của loài sói. Kết quả là, sói xám hay không còn mang màu lông xám nữa. Những con chó của những người Mỹ bản địa đầu tiên, đã góp phần vào sự đa dạng di truyền của những cá thể cùng họ hàng hoang dã theo một phương thức ảnh hưởng đến cả diện mạo cũng như sự tồn tại của cá thể nhận đột biến. Chó sói và chó nhà có chung con đường di truyền quyết định màu lông đen. Sói đen sẽ đổi sang màu xám khi về già.
Phân tích.
Gen chịu trách nhiệm sản sinh màu lông đen ở chó có tên beta-defensin thuộc về một họ gen trước đây từng được cho là có liên quan trong việc chống lại sự nhiễm trùng. Một biến thể của gen khiến những con chó hay sói có màu lông vàng hoặc màu lông sáng, một đột biến làm mất 3 nucleotide khiến các con vật có màu lông đen. Protein quy định sự khác biệt trong màu sắc lông có liên quan đến sự viêm hay nhiễm trùng, do đó nó mang lại cho những con vật lông đen một lợi thế khác biệt so với tác động về mặt sắc tố của nó. Gen quy định lông đen mang bằng chứng về chọn lọc tích cực ở loài sói sống trong rừng, gen này là gen trội, con vật dù chỉ có một bản sao của gen đó cũng có lông đen. Trong số 14 con của cặp giao phối giữa sói đen và sói xám thì có 10 con sói nhỏ mang gen trội và có màu lông đen.
Kết quả.
Tác động của hiện tượng này không chỉ đơn giản như là là sự hình thành những con sói đen, gần như trở thành đặc trưng của vùng Bắc Mỹ. Sự kiện cũng mang lại lợi thế chọn lọc so với những con sói màu lông sáng hơn ở các vùng có rừng rậm. Những con sói màu lông đen khá phổ biến ở các vùng rừng rậm tại Bắc Cực thuộc Canada so với số lượng sói lông đen ở các đài nguyên băng giá với tỷ lệ 62% và 7% trên tổng số quần thể.
Việc có lông đen mang lại lợi thế đặc biệt cho những con sói sống trong rừng, Sói đen chiếm số đông trong bầy đàn tại những cánh rừng Bắc Mỹ, trong khi sói trắng lại có số lượng nhiều hơn ở các lãnh nguyên trơ trụi vì chó sói phần lớn dựa vào khả năng ngụy trang để bảo vệ mình hay để gia tăng tỷ lệ đi săn thành công.
Đây là một đột biến đã được con người nuôi dưỡng dưới dạng chó nhà trong suốt hàng ngàn năm, nó không những đã xâm nhập vào quần thể hoang dã mà còn mang lại lợi ích cho chúng. Sự mất đi môi trường sống lãnh nguyên của loài sói có lẽ sẽ còn khuyến khích sự phát triển ngày một lan rộng của gen quy định lông đen.
Đột biến mang lại lợi ích cho những con sói vùng rừng rậm. Tiến hóa có thể bao gồm cả những hiện tượng trong đó đặc điểm được truyền lại theo những con đường không ngờ đến. Với môi trường lãnh nguyên được dự tính sẽ thu hẹp trong những năm tới đây do hiện tượng mở rộng rừng phương bắc liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, màu lông đen có thể giúp sói xám thích nghi với sự thay đổi môi trường.
Thời điểm.
Đột biến có khả năng được đưa vào gen chó sói nhờ chó nhà vào khoảng 10.000 đến 15.000 năm trước, tương đương với thời điểm những người Mỹ đầu tiên di cư qua eo biển Bering. Những người này có lẽ đã mang chó đi cùng, một vài con trong số đó có đột biến lông đen xuất hiện cách đây 50.000 năm. Việc chó nhà tiếp xúc với sói ở Bắc Mỹ đơn giản hơn là ở châu Âu. Lúc đó mật độ sói nhiều hơn còn những con chó nhà, giống như người, sống di trú.
Đột biến xảy ra ở quần thể chó sói trước khi chó nhà được thuần hóa cách đây khoảng 15.000 đến 40.000 năm và sau đó những con sói đen đã chết. Hoặc gen đột biến xuất hiện đầu tiên ở chó nhà và không xâm nhập vào quần thể hoang dã cho đến khi người Mỹ bản địa di cư từ châu Âu. Chưa thể biết được liệu có tồn tại con sói đen nào trước giai đoạn thuần chủng chó nhà hay không. | 1 | null |
Paul-Jacques Curie (1856-1941) là nhà vật lý người Pháp. Ông là giáo sư khoáng vật học tại Đại học Montpellier. Ông là anh trai của nhà khoa học Pierre Curie. Hai anh em nhà Curie là những người đã phát hiện ra hiện tương áp điện. Nhờ có phát hiện này, Jacques Curie có thể biết được tác dụng của một loại khoáng vật có tên thạch anh. | 1 | null |
Abd al-Rahman al-Sufi (tiếng Ba Tư: عبدالرحمن صوفی), (7 tháng 12 năm 903 tại Rey, Iran - 25 tháng 5 năm 986 tại Shiraz, Iran) còn được biết đến với những cái tên như Abd ar-Rahman của Sufi, Abd al-Rahman Abu al-Husayn, Abdul Rahman Sufi, Abdurrahman Sufi hay Azophi (tên Latin hóa) là nhà thiên văn học người Ba Tư. Ông là người lập ra danh mục các sao đầy đủ hpn Ptolemey, kèm với đó là hình vẽ mô tả vị trí của chúng. Ông còn là người có quan sát sớm nhất về thiên hà Tiên Nữ và mô tả nó là một đám mây nhỏ. | 1 | null |
Tiểu Thời Đại 3 hay Tiểu Thời Đại: Thời Đại Vàng Châm () là phần 3 của loạt phim điện ảnh tình cảm lãng mạn "Tiểu Thời Đại" năm 2013 do Quách Kính Minh làm đạo diễn kiêm biên kịch dựa trên bộ tiểu thuyết cùng tên.
Bộ phim khai máy tại thủ đô Roma, Ý vào ngày 10 tháng 12 năm 2013 và chính thức hoàn thành vào ngày 23 tháng 3 năm 2014. Phim ra mắt khán giả Trung Quốc vào lúc 0h ngày 17 tháng 7 năm 2014.
Thay đổi diễn viên.
Ngày 27 tháng 11 năm 2013, đạo diễn Quách Kính Minh thông báo trên trang weibo cá nhân: "Tôi xin lỗi phải thông báo điều này, dù rất tiếc nhưng tôi vẫn phải nói rằng, tôi không thể quy tụ được đầy đủ dàn diễn viên như lúc trước, dù đã cố hết sức nhưng vẫn thất bại. Có vài diễn viên trong Tiểu Thời Đại sẽ được thay thế. Nam diễn viên Phượng Tiểu Nhạc vai Cung Minh bị vướng lịch trình nên nam diễn viên Cẩm Vinh người Đài Loan sẽ đảm nhận vai này."
Doanh thu.
Ngày công chiếu đầu tiên của bộ phim Tiểu Thời Đại đã đạt doanh thu 3,21 triệu Nhân dân tệ và đứng hạng nhất của tuần tại phòng vé. | 1 | null |
Almagest, tên nguyên bản là Mathematike Syntaxis là tác phẩm thiên văn học nổi tiếng của nhà thiên văn học người Hy Lạp Ptolemey. Trong tác phẩm này Ptolemey đã đưa ra danh mục 48 chòm sao (đây là danh mục các chòm sao đầu tiên trong lịch sử thiên văn học, trước đó Hipparchus đưa ra danh mục 1000 ngôi sao, danh mục các vì sao riêng rẽ đầu tiên của nhân loại). Nhưng đáng chú ý hơn cả là trong tác phẩm này, Ptolemey đã đưa ra mô hình địa tâm Ptolemey nổi tiếng, thứ mô hình thống trị suy nghĩ của nhiều người về chuyển động của các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh thứ mô hình đã được tôn giáo xây cho cái thành trì quá vững chãi trước những ý kiến phản bác suôt hơn 1000 năm, cho đến khi Nicolaus Copernicus xuất hiện và bác bỏ hoàn toàn. Sau đó, vào năm 813, tác phẩm được dịch ra tiếng Ả Rập là Al-Majitsi, cái tên được Latin hóa là Almagest. | 1 | null |
"Neon (Lonely People)" là đĩa đơn thứ sáu của nữ ca sĩ người Đức Lena Meyer-Landrut. Nó được phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2013. Phiên bản đĩa đơn của ca khúc được remix không lâu sau khi bản chính thức nằm trong album "Stardust", được phát hành vào ngày 12 tháng 10 năm 2012.
Thông tin.
"Neon (Lonely People)" được sáng tác bởi Lena cùng với ca sĩ - nhạc sĩ người Anh Mathew Benbrook và Pauline Taylor, người từng cộng tác với Paolo Nutini, Dido, và Faithless. Bản remix được tạo vào đầu năm 2013 bởi Jochen Naaf, một nhà sản xuất đến từ Cologne, người trước đó đã remix những ca khúc của ban nhạc Klee, Polarkreis 18, và Lady Gaga.
Lena lần đầu tiên trình diễn ca khúc này trong một sự kiện quảng bá tại Munich vào ngày 30 tháng 7 năm 2012. Ca khúc lần đầu tiên được chiếu trên TV là chương trình buổi sáng của đài Sat.1 vào ngày 12 tháng 10 năm 2012. Phiên bản đĩa đơn được phát trên radio vào ngày 18 tháng 01, 2013 và trình diễn trực tiếp lần đầu tiên trước một lượng lớn khác giả là chương trình truyền hình Unser Song für Malmö, một chương trình nhằm tìm kiếm tài năng đại diện cho Đức tại Eurovision Song Contest 2013, tại Hanover, 14 tháng 02, 2013.
Trong bài phỏng vấn cho Universal, Lena mô tả bài hát này như sau:
Vào ngày 22 tháng 02, 2013, bản kĩ thuật số trên iTunes và Amazon.de đưa ra một phiên bản mới của album "Stardust" với phiên bản đĩa đơn của Neon (Lonely People).
MV.
MV được quay vào đầu tháng 02, 2013 tại Rathenau-Hallen ở thủ đô Berlin. MV được đạo diễn bởi Bode Brodmüller, người từng đạo diễn MV cho ca khúc Stardust của Lena năm ngoái. MV được ra mắt vào ngày 01 tháng 3 năm 2013. Khung cảnh là một nhà kho trống, tập trung vào Lena với các tư thế khác nhau, khi nhảy múa, lúc nằm, khi đứng yên, lúc ngồi trên xích đu. Thỉnh thoảng có một số vũ công trình diễn các động tác trông như balê. Dải đèn treo trần trần nhà nhằm minh hoạ cho ánh sáng neon trong ca từ. | 1 | null |
Tập thể lãnh đạo được xem là một hình thức chia sẻ quyền lực dân chủ, mọi người đều có quyền lực bình đẳng ngang nhau trong quá trình ra quyết định. Hệ thống chính trị "tập thể lãnh đạo" được áp dụng trong các nhà nước, đảng phái, tổ chức...
Trong khi “lãnh đạo” thường bao hàm hình ảnh một nhà lãnh đạo duy nhất, với mối quan hệ trao đổi giữa một số tác nhân gắn liến với mạng lưới lãnh đạo và cấp dưới phục tùng. Ý tưởng về tập thể lãnh đạo thách thức các quan niệm truyền thống trong đó các cá nhân là nguồn lãnh đạo. Quan điểm này bao hàm ý tưởng rằng nhiều cá nhân trong một hệ thống có thể lãnh đạo hoặc các nhóm, cấu trúc và quy trình có thể thực hiện vai trò lãnh đạo để giúp tiến tới mục tiêu chung.
Định nghĩa.
Lãnh đạo tập thể mô tả các quá trình mà mọi người cùng nhau theo đuổi sự thay đổi. Trong quá trình này, những người tham gia cùng nhau hình dung thế giới quan sẽ như thế nào, hiểu ý nghĩa những trải nghiệm và tương tác của họ, đồng thời định hình các quyết định và hành động của họ để tạo ra kết quả mong muốn. Các quy trình lãnh đạo nâng cao năng lực hợp tác và tạo điều kiện cho các thành viên trong tập thể có giá trị bình đẳng, tạo động lực đóng góp cho các mục tiêu chung.
Tamara L. Friedrich Phó Giáo sư Đại học Oklahoma giải thích trong một bài viết về lãnh đạo tập thể trên tờ Leadership Quarterly giải thích: "Nhiều cá nhân trong nhóm có thể đóng vai trò là người lãnh đạo ở cả hai vị trí chính thức và không chính thức", và "sự thay đổi trách nhiệm lãnh đạo thường bắt nguồn từ chuyên môn của cá nhân nào phù hợp nhất với vấn đề nhất định".
Các nguyên tắc tập thể lãnh đạo bắt nguồn từ khái niệm "quy luật việc làm" năm 1924 của nhà lý thuyết tổ chức Mary Parker Follett, trong đó khuyên mọi người nên đi theo người có hiểu biết nhất về tình hình hiện tại hơn là cơ quan chính thức. Cassandra O'Neill và Monica Brinkerhoff viết: "Lãnh đạo tập thể dựa trên giả định rằng mọi người đều có thể và nên lãnh đạo".
Tựu chung "tập thể lãnh đạo" là:
Các nước Xã hội chủ nghĩa.
Tại các đảng cộng sản đây là hình thức chính trị lý tưởng cầm quyền, cả trong và ngoài nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Marx-Lenin trên con đường xây dựng và phát triển xã hội cộng sản chủ nghĩa bên cạnh nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhiệm vụ chính của nó là để phân phối quyền hạn và chức năng từ cá nhân đến một nhóm duy nhất. Ví dụ ở Việt Nam, khi Lê Duẩn lãnh đạo đất nước, quyền hạn đã được phân phối từ văn phòng Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản và chia sẻ với Bộ Chính trị trong khi vẫn giữ lại một người cai trị. Ngày nay, ở Việt Nam không có một lãnh đạo tối cao, và quyền lực được chia sẻ bởi Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc Hội cùng với các cơ quan như Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương đảng.
Trung Quốc.
Lãnh đạo tập thể ở Trung Quốc thường được xem là đã bắt đầu với Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970, những người đã cố gắng khuyến khích Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị thống trị bằng sự đồng thuận để ngăn chặn chủ nghĩa độc tài cai trị Maoist. Giang Trạch Dân chính thức coi chính mình như là "người đứng đầu tiên trong số các lãnh đạo ngang nhau". Thời đại lãnh đạo tập thể này được cho là kết thúc với Tập Cận Bình, sau khi bãi bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ vào năm 2018 dưới quyền hạn của ông.
Hiện nay, chính quyền trung ương của chính phủ Trung Quốc tập trung tại Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, gồm 7 thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và do Tổng bí thư Trung ương Đảng đứng đầu.
Việt Nam.
Tại Việt Nam nguyên tắc tập thể lãnh đạo còn được gọi là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam gần như không có 1 lãnh đạo tối cao bởi quyền lực được san sẻ tập trung cho bốn vị trí cao nhất trong chính quyền là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng với các tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Trong "Cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách (ngày 23 tháng 9 năm 1948)" của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung." (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.619 - 621)
Trong bài viết này chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng một người dù khôn ngoan đến đâu, cũng chỉ trông thấy một số mặt của vấn đề; vì vậy cần tổng hợp sự xem xét của nhiều người để xét rõ mọi mặt của vấn đề, cho nên mới cần lãnh đạo tập thể. Không lãnh đạo tập thể sẽ dẫn đến "bao biện, độc đoán, chủ quan". Sau khi định rõ kế hoạch rồi cần giao công việc cho một hoặc một số ít người thi hành theo kế hoạch đó, gọi là cá nhân phụ trách. Nếu không có cá nhân phụ trách thì người ta sẽ đùn đẩy lẫn nhau, không ai thi hành, như câu nói "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa", sinh ra sự "bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ". Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải đi kèm với nhau.
Nguyên tắc được áp dụng triệt để vào công việc tổ chức hành chính của Việt Nam, như Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, các Ban ngành... Quyền lực tối cao của Nhà nước không tập trung về một người nhất định mà thông qua nhóm, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao của Việt Nam, Tổng Bí thư được coi là người phụ trách tập thể.
Liên Xô.
Theo tài liệu của Liên Xô, Lênin được xem là một ví dụ hoàn hảo của việc ủng hộ sự lãnh đạo của tập thể. Stalin là đặc trưng bởi quyền thống trị được tập trung vào một người, và đó là một sự vi phạm sâu sắc của nguyên tắc tập thể lãnh đạo, điều này làm sự lãnh đạo của ông gây nhiều tranh cãi ở Liên Xô sau cái chết của ông vào năm 1953. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20, triều đại Stalin đã bị chỉ trích là "sùng bái cá nhân". Nikita Khrushchev, người kế nhiệm của Stalin, hỗ trợ lý tưởng của tập thể lãnh đạo nhưng càng ngày càng cai trị một cách độc đoán. Năm 1964, Khrushchev bị lật đổ và thay thế bằng Leonid Brezhnev là Bí thư thứ nhất và Alexei Kosygin như Thủ tướng. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo được củng cố trong thời Brezhnev và các triều đại sau này của Yuri Andropov và Konstantin Chernenko. Cải cách dưới thời Mikhail Gorbachev đã gây nhiều tranh luận trong giới lãnh đạo Liên Xô, và các thành viên của phe Gorbachev công khai không đồng ý với ông về nhiều vấn đề chính. Các phe phái thường không đồng ý về cách ít hoặc bao nhiêu cải cách là cần thiết để trẻ hóa hệ thống Xô Viết.
Chính quyền Ủy ban.
Ở một quốc gia thực hiện chế độ đốc chính, quyền lực hành chính cao nhất trong quốc gia do một cơ quan thực hiện. Cơ quan bao gồm một số thành viên nhất định, Chủ tịch cơ quan do các thành viên bầu ra, chỉ là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa và giám sát điều hành, không có quyền hạn đặc biệt. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp cao nhất của mình dưới hình thức lãnh đạo tập thể.
Nhà nước Đốc chính nổi tiếng nhất thời kỳ cận đại là Đốc Chính phủ Pháp (1795-1799). Trong Chiến tranh Cách mạng Pháp, các quốc gia châu Âu bị Pháp chinh phục, chẳng hạn như Đệ nhất Cộng hòa Tây Ban Nha, cũng thành lập các hội đồng khu vực để cai trị sau khi lật đổ hoàng gia Tây Ban Nha.
Hiện tại còn một số quốc gia theo chế độ đốc chính như Thụy Sĩ với Hội đồng Liên bang, San Marino Với Đại chấp chính, Bosnia và Herzegovina với Hội đồng Tổng thống Bosnia và Herzegovina, Liên minh châu Âu với Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu.
Một số Đảng phái.
Các Đảng Xanh và Xã hội chủ nghĩa thường thực hành lãnh đạo tập thể, thông qua các đồng lãnh đạo nam và nữ hoặc thông qua một số đồng phát ngôn viên. Thực tiễn này thường được chứng minh bằng sự nhấn mạnh phong trào Xanh vào việc ra quyết định đồng thuận và cân bằng giới tính. | 1 | null |
Săn bò rừng là việc thực hành săn bắn các loại bò rừng mà đặc biệt là việc săn bắn bò rừng bizon Bắc Mỹ. Đây là một hoạt động cơ bản của nền kinh tế và xã hội của các dân tộc da đỏ bản địa sinh sống vùng đồng cỏ rộng lớn trên vùng bình nguyên của Bắc Mỹ theo hình thức truyền thống săn bắt và hái lượm của họ, trước khi động vật gần tuyệt chủng vào cuối thế kỷ XIX do sự xuất hiện của người da trắng với việc săn bắn, tàn sát khủng khiếp đã cướp đi nguồn sống của họ.
Việc suy giảm đáng kể quần thể bò rừng Bizon là kết quả của sự mất mát môi trường sống do việc mở rộng của chăn nuôi và nuôi trồng ở miền tây Bắc Mỹ, săn bắn quy mô công nghiệp được thực hiện bởi những thợ săn chuyên nghiệp không phải là người bản địa, tăng áp lực săn bắn bản địa do nhu cầu không phải của người bản địa cho việc lấy da bò rừng bizon và thịt và thậm chí cả trường hợp trong chính sách có chủ ý của các chính quyền định cư để tiêu diệt các nguồn thức ăn của các dân tộc bản địa da đỏ ở Bắc Mỹ.
Cả hai loài thuộc Bò rừng bizon đã từng bị săn bắn đến mức cận kề với nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ 19 và 20, nhưng sau này đã được hồi phục trở lại, mặc dù bò rừng bizon châu Âu vẫn được đánh giá ở tình trạng đang nguy cấp. Ngược dòng lịch sử trở lại cuối thế kỉ thứ 19 đầu thế kỉ thứ 20, hàng triệu con bò rừng Bizon Bắc Mỹ bị giết chết bởi những kẻ đi săn lành nghề với những lý do khác nhau. Xác chết của chúng chất thành một đống lớn giống một núi xương trắng khổng lồ. Chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng của bò rừng chỉ còn lại 2.000 cá thể.
Tổng quan.
Trong lịch sử sinh thái, những con bò rừng đã thống trị cả một vùng đồng bằng rộng lớn Bắc Mỹ, từ Canada đến Mexico, cho tới tận ranh giới phía Tây của dãy núi Appalachian. Hơn 10.000 năm về trước, bò rừng Bizon Bắc Mỹ xuất hiện để thay thế cho loài anh em to lớn hơn của chúng là bò rừng Bizon thảo nguyên (bison priscus) đã tuyệt chủng vì những sự thay đổi môi trường. Tuy nhỏ hơn song bò rừng Bizon Mỹ vẫn là loài động vật có vú lớn nhất ở Bắc Mỹ. Chúng gồm hai loại là bò rừng đồng bằng và bò rừng athabascae.
Những người từng nhìn thấy chúng di cư hàng năm đã kinh hoàng kể rằng, đó giống như một biển bò màu đen kịt, di chuyển rầm rầm làm rung cả mặt đất. Thuộc họ móng guốc chúng đã từng là loài động vật có vú với số lượng cá thể lớn nhất thế giới, lên tới 50 triệu con trước khi người châu Âu di cư tới châu Mỹ. Chúng đã thống trị Bắc Mỹ trong một thời gian dài. Số lượng loài lớn tới mức năm 1842, một miêu tả cho thấy đợt di cư của chúng một cơn lốc đen sì chạy qua làm mặt đất rung lên ầm ầm.
Đây là một bò rừng bizon Bắc Mỹ rằng đã từng hiện diện khắp các đồng cỏ Bắc Mỹ trong những đàn đông đảo, đã trở thành gần như tuyệt chủng bởi sự kết hợp săn bắn thương mại và giết mổ trong thế kỷ 19 và việc du nhập các bệnh bò từ gia súc nuôi, và đã thực hiện một sự hồi sinh gần đây phần lớn giới hạn trong một vài vườn quốc gia và khu bảo tồn. Giống như các họ hàng trâu bò khác, bò rừng bizon là các động vật gặm cỏ sống du cư và di chuyển theo bầy đàn, ngoại trừ một số con đực sống riêng lẻ (hay hợp thành nhóm nhỏ) trong phần lớn thời gian trong năm.
Việc săn bò rừng từng diễn ra rất lâu trong lịch sử loài người, kể từ thời kỳ người thượng cổ. Bò rừng với vóc dáng to lớn và nhiều thịt có thể là một nguồn thực phẩm quan trọng và dồi dào cho người cổ xưa. Những người tiền sử trên sinh sống trong một khu vực khá rộng và thường xuyên lui tới Tjonger để săn bò rừng. Bò rừng hẳn đã là loại thức ăn tốt nhưng không phải là phổ biến đối với những nguyên thủy ưa ăn thịt. Có thể do bò rừng là loài vật khổng lồ và thợ săn không phải lúc nào cũng giết được chúng. Khi những người nông dân đầu tiên tới châu Âu khoảng 7500 năm trước đây, họ đã sử dụng địa bàn sinh sống của bò rừng để làm nơi cư ngụ và canh tác khiến chúng dần dà mất đi môi trường sống thích hợp và dẫn đến tuyệt chủng.
Có những bằng chứng về một bữa ăn thịt bò rừng nướng ngoài trời có niên đại 7.700 năm của người tiền sử tại thung lũng Tjonger, Hà Lan. Sau khi giết được một con bò rừng Á Âu khổng lồ (aurochs), những người đi săn lang thang đã xẻ thịt bằng một lưỡi đá, rồi đem nướng. Các thành viên bữa tiệc đã hút phần tủy sống ở xương con vật trước khi họ ăn thịt sườn chín. Có khả năng con vật này đã sập vào một cái bẫy chông và rồi những người đi săn lấy đá nhọn đập vào đầu cho đến chết, hoặc là nó đã bị nhóm người bắn cung với mũi tên bằng đá cho đến chết, Sau khi giết chết con bò rừng, nhóm thợ săn đã cắt chân nó và hút tủy sống, sau đó, nhóm thợ săn lột lấy bộ da và xẻ thịt thành những tảng lớn để dành mang về nơi cư trú gần đó, thịt được xẻ, tách khỏi xương một cách rất cẩn thận, tiếp đến, nhóm người đi săn nướng phần xương sườn dính thịt còn lại và có lẽ cả những miếng thịt nhỏ trên một đống lửa ngoài trời. Rồi họ ăn chúng ngay tại chỗ đây là phần thưởng cho cuộc săn bắn thành công của họ.
Người da đỏ.
Trước khi người châu Âu khám phá ra châu Mỹ, người da đỏ nơi đây coi bò rừng Mỹ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chẳng hạn như các tộc người Blackfeet, Cheyenne, Sioux, Comanche… Bò rừng Bizon là thức ăn chính của thổ dân, là nguồn cung cấp nguyên liệu và thực phẩm dường như là vô tận phục vụ cuộc sống thiết yếu như máu, sữa, thịt, xương, sừng bò được người da đỏ sử dụng làm mũi tên, nẹp, xẻng, thuốc. Xà phòng, nến cũng được nấu lên từ chất béo của bò, thịt, cơ ngoài dùng để ăn, phần còn lại để nấu keo. Đuôi bò cũng được tận dụng triệt để làm roi da trang trí hay bàn chải. Chính vì những lý do này mà bò rừng châu Mỹ bị thổ dân nơi đây săn bắt. Sinh sống ở vùng đồng bằng rộng lớn là các nhóm Blackfoot, Cree, Ojibwa, Sarcee và Assiniboine – mỗi nhóm có ngôn ngữ riêng nhưng gắn bó với nhau bởi sự phụ thuộc vào bò rừng. Họ săn bò rừng để lấy thịt, da và long. Sự phụ thuộc vào bò rừng đã làm cho những nhóm người đồng bằng này thành dân du mục sống trong những túp lều da gọi là teepee – vừa dễ tháo dựng, di chuyển mà lại ấm và đủ vững để chống lại những cơn gió mạnh.
Cách thức săn bắt của người bản địa theo kiểu truyền thống thực sự đáng khâm phục. Họ có thể tổ chức săn đơn lẻ từng con một hoặc thậm chí nhiều con một lúc. Cách đơn giản nhất để người thợ săn đánh gục một con bò mộng đó là mặc bộ quần áo giống như một con sói, giả vờ nhặt rác rồi từ từ tiến lại gần. Con bò rừng hầu như sẽ không để ý vì bị lầm tưởng và rồi, ở một khoảng cách đủ gần, không có gì khó để người thợ săn phóng tên và hạ gục con mồi. Ngoài ra, người da đỏ còn sử dụng thành thạo chiến thuật ngựa, họ cưỡi trên lưng ngựa tấn công làm rối loạn đội hình của đàn bò, sau đó tách mục tiêu và áp sát, hạ gục những con bò lạc bầy. Những cách săn này tuy hiệu quả nhưng đặt trên toàn cục thì số lượng bò rừng giai đoạn này vẫn còn ổn định và chưa có sự thay đổi nhiều.
Một phương pháp khác được họ sử dụng để bẫy con thú là một đoàn người cùng lùa con bò vào bẫy hố đã giăng sẵn hay chỗ địa hình mềm, trơn trượt. Sau đó, họ sẽ dễ dàng tóm gọn con vật hoảng loạn không còn đường thoát. Trong hàng trăm năm, những người thổ dân Mỹ và các bộ tộc đã sử dụng hình thức lùa các đàn bò rừng rơi từ các vách đá xuống đất để giết lấy thịt và da. Hầu hết các con bò rừng khổng lồ đều bị chết khi rơi từ trên cao xuống, những con còn sống sốt cũng không thoát khỏi các tay thợ săn chờ đợi sẵn bên dưới. Tại vùng đất dành riêng cho người da đỏ ở bang Montana phía Tây Bắc đã phát hiện thấy một quần thể săn bắn rộng lớn trước đây, nơi mà những đàn bò rừng Bizon bị xua rơi khỏi những vách đá cách đây ít nhất 1.000 năm. khu vực dài 9 dặm (14,5 km) này vẫn còn giữ được một hệ thống đường săn được bảo quản tốt dùng để lùa những đàn bò rừng rơi từ các vách đá xuống. Địa điểm này có thể trở thành một trong những điểm di sản lớn nhất và quan trọng nhất của người thổ dân da đỏ ở trong khu vực này.
Người da trắng.
Bước ngoặt đến sau khi người châu Âu di cư sang châu Mỹ hàng loạt. Với những tham vọng chủ nghĩa tư bản cực kì lớn trong giai đoạn này, những thợ săn châu Âu đã tìm cách săn bắt, triệt hạ tàn khốc cộng đồng bò rừng. Từ phương xa đến, điều đầu tiên người châu Âu đã mang lại cho châu Mỹ chính là dịch bệnh tổng hợp và đó là lý do đầu tiên mà lũ bò rừng bị sát hại. Lý do thứ hai có lẽ là quan trọng nhất, đó chính là tham vọng làm bá chủ một vùng đất rộng lớn màu mỡ phì nhiêu. Sự xâm chiếm này của dân da trắng đối với họ cũng đồng nghĩa là ngày tàn của loài bò rừng bison, chúng sẽ bị diệt chủng để đáp ứng các nhu cầu về thịt của các công nhân đường sắt.
Người châu Âu có lẽ không hề muốn chia sẻ mảnh đất ấy với những thổ dân da đỏ. Biết bò rừng Bizon là nguồn sống của họ, người châu Âu đã tìm cách săn bắt tiêu diệt càng nhiều bò rừng càng tốt, làm cạn dần nguồn sống của thổ dân da đỏ, đẩy họ vào sâu trong rừng, người da đỏ càng lúc càng thấy mình bị thiếu hụt về thực phẩm, về da (được dùng để may quần áo), về sừng và về xương (mà họ dùng để chế tạo các vũ khí). Nguyên nhân trực tiếp này đã khiến số lượng bò giảm đi trông thấy. Thậm chí, nhiều nhà tư bản và những kẻ mạo hiểm còn coi săn bò rừng là một thú vui tiêu khiển, một trò giải trí thượng lưu mạo hiểm.
Sự tham lam và chạy đua theo lợi nhuận thúc đẩy những thợ săn lành nghề với vũ khí hiện đại vào cuộc. Với các loại súng, người thợ săn hạ gục con mồi một cách dễ dàng. Họ săn, bắn chết bò rừng Bizon rồi lột da và để lại xác thối giữa thảo nguyên. Người ta thường săn, bắn chết bò rừng Bizon rồi lột da và để lại xác thối giữa thảo nguyên. Kết quả là số lượng bò rừng cũng từ đây sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt trong giai đoạn 1867 - 1884 bởi da bò Bizon rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp da ở châu Âu. Trong khoảng 2 năm 1872 - 1874, đã có hơn 7,5 triệu con bò rừng Bizon bị sát hại. Trong số những người thợ săn, có Buffalo Bill một người săn bò rừng bison nổi tiếng.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa được cho là gây ra cho sự tiêu diệt bò rừng Bizon chính là sự phát triển hệ thống đường sắt. Sau khi chiếm châu Mỹ, người châu Âu, nhất là tầng lớp tư bản đã nhanh chóng phát triển hệ thống giao thông vận tải mà chủ yếu là đường sắt dẫn tới các mỏ, các lò mổ gia súc… Vì vậy, sự có mặt của bò rừng trên thảo nguyên rất nguy hiểm cho giao thông, thế nên chúng bị tàn sát không thương tiếc, ngoài ra, bò rừng còn dùng làm nguồn thực phẩm cung cấp cho các công nhân đường sắt đang thi công một cách tiện lợi.
Nhìn chung, quá trình mở rộng về phía tây trong suốt thế kỷ 19 gần như xóa sổ bò rừng bizon khỏi vùng đại bình nguyên Bắc Mỹ. Những người định cư sát hại 50 triệu con bò để lấy thức ăn và săn bắn giải trí. Bò rừng bizon đứng ở bờ vực biến mất hoàn toàn. Năm 1800, số bò bizon theo ước tính là 40 triệu con. Năm 1883, chỉ còn một vài con bò rừng bizon hoang dã sinh sống ở Mỹ và phần lớn tập trung ở công viên quốc gia Yellowstone. Năm 1900, toàn Bắc Mỹ có chưa đến 1.000 con bò. Cuộc thảm sát làm mất đi nguồn tài nguyên quan trọng nhất của người Mỹ bản xứ. Cuộc thảm sát của những người bản xứ và di cư từng khiến số lượng bò rừng bizon giảm từ 60 triệu xuống còn chưa đầy 1.000 con.
Ngày nay.
Những việc làm trên đã để lại hậu quả cho tới ngày nay, số lượng cá thể bò rừng quý hiếm ở Mỹ đã giảm sút đi trông thấy. Hầu hết chúng giờ không còn sống trong một môi trường tự nhiên đúng nghĩa mà bị đưa vào các vườn thú hay công viên bảo tồn trước sự đe dọa của loài người. Ngoài ra, ngay ở châu Âu, Tình trạng giảm mạnh số lượng bizon những con vật to lớn thuộc loài có vú trên mặt đất phần châu Âu - khiến các nhà môi trường học phải suy tính đến khâu chăn nuôi giúp bò rừng sinh sản.
Quần thể bò hoang dã ở châu Âu cuối cùng của loài này đã bị tiêu diệt ngay từ hồi đầu thế kỷ trước. Bizon đã có tên trong Sách Đỏ của Nga. Chỉ có thể thấy được con bò rừng này trong những khu bảo tồn. Trong những năm 90, số lượng bò hoang dã duy nhất ở toàn châu lục Âu chỉ còn chừng nghìn rưởi cá thể, 1/3 trong số đó sinh sống trên địa bàn Nga. Ngày nay, do nạn săn trộm, bò rừng cả thảy có chưa đầy 200 con. Trại nhân giống bò rừng ở Khu bảo tổn thiên nhiên Oka nằm cách thủ đô Matxcơva 200 km. Từ đó những con bò bizon được đưa đến Bắc Kavkaz.
Ở Mỹ, Nhờ nỗ lực tập thể của những người chăn nuôi, các nhà bảo tồn, nhiều bộ lạc và nhà chức trách, bò rừng bizon đã hồi sinh từ bờ vực tuyệt chủng với số lượng hiện nay vào khoảng 500.000 con. Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật xếp hạng bò rừng bizon, loài thú lớn nhất trên đất liền của Mỹ, vào danh sách quốc vật. Đạo luật do hai đảng thống nhất soạn thảo này đang chờ quyết định phê duyệt hoặc phủ quyết của tổng thống Obama.
Bò tót.
Không riêng gì bò rừng Bizon, các quần chủng bò tót trên thế giới đang đứng trước nguy cơ báo động cao về sự tuyệt chủng bởi nạn săn bắn và thực trạng rừng đang dần biến mất trên bề mặt trái đất. Giá trị hữu hình và vô hình đã khiến bò tót bị săn đuổi đến kiệt cùng. Hạ bò tót từng được xem như một chiến tích lẫy lừng của những kẻ hiếu danh, hám lợi và thích ra oai. Thịt bò tót cung cấp nguồn protein có hàm lượng đạm cao. Y học cổ truyền cho rằng Lê ngưu giác (sừng bò tót) tinh hầu, không độc, giải nhiệt, chữa động kinh, trào huyết nóng. Lê ngưu giác mát lạnh, không độc, giải nhiệt, chữa hôn mê, hoảng hốt. Cặp sừng bò tót cũng là mặt hàng có giá trị mỹ nghệ cao cấp, hấp dẫn thú sưu tập xa xỉ..
Từ giữa năm 2009, số lần cá thể bò tót xuất hiện tại rừng Ma Nới và Vườn Quốc gia Phước Bình, ngày một nhiều hơn, kéo theo đó, hàng loạt kẻ hám lợi cũng rình rập chờ cơ hội để hạ sát loài vật của rừng. Nhiều đối tượng cầm đầu đã dùng súng AK xâm phạm rừng giáp ranh bắn hạ một con bò tót và tiến hành giết thịt trong rừng. Một con một con bò tót ước nặng hơn 500 kg ở tuổi trưởng thành đã bị bắn hạ bằng súng Carbin, sau khi bắn gục chú bò tót, tay thợ săn phải xẻ thịt và sấy cả tuần mới khô hết số thịt con vật.
Trước đây, bò tót nhiều nhưng chỉ những toán thợ săn giỏi nhất mới dám đương đầu. Lúc đó rừng còn dày. Những nhà giàu trong tổng thường khoe đầu bò tót, ngà voi, da hổ trong nhà để biểu thị sự sang trọng và dũng mãnh. Người Rắc Lây không quan niệm bò tót là con vật thiêng nhưng họ tránh chạm trán. Năm 1973, có một trường hợp bộ đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm nhiệm vụ đã gặp phải một con bò tót đực. Ở cự ly quá gần, để tự vệ đã nổ một loạt đạn AK vào nó. Trước khi gục chết, nó đã thu hết sức tàn vươn dậy và húc thẳng vào người, thân xác người du kích đã tan nát. Cả người và vật cùng gục chết.
Nay bò tót đã gần cạn kiệt, áng chừng chỉ còn vài chục cá thể lẩn quất đâu đó dưới những cánh rừng, với nguy cơ bị săn đuổi đến kiệt cùng. Cá thể bò tót sót lại ở rừng Ma Nới không nhiều nhưng không gian hoạt động và di chuyển của chúng thì lại rất rộng trong khoảng diện tích trên 10.000 ha. Bò tót là loài cực kỳ thính hơi và rất nhạy cảm với ánh lửa. Chỉ cần một tiếng động nhỏ là chúng sẵn sàng lao vào tấn công hoặc biến vào rừng sâu, loài thú này luôn phản kháng đến cùng khi cảm thấy bị đe dọa.
Với người Rắc Lây, min không phải là loài vật thiêng như voi hay cọp nhưng họ tránh săn bắn vì nó quá hung dữ và đó là loài vật luôn phản kháng mãnh liệt đến hơi thở cuối cùng khi bị tấn công bất ngờ. đã từng có người Rắc Lây phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Từng có một du kích có tên là Đá Mài Phân, trên đường từ chiến khu về làng đã bị min húc chết sau khi đã nổ súng bắn một con min trưởng thành. Sau khi phát hiện một con min đực lớn đi lẻ đàn, một thợ săn đã nổ súng nhưng không bắn trúng đầu con min. Sau một phút gục xuống, con mãnh thú bỗng vùng dậy và lao thẳng vào ông. Trong tích tắc, nạn nhân đã bị con vật hung hãn tột độ dùng cặp sừng hất tung lên trời rồi quần nát.
Trâu rừng.
Ở Việt Nam tại vùng Tây Nguyên, người ta có tập tục nuôi trâu thả rông và trở thành trâu rừng (trâu Langbiang), Có những đàn trâu trải hàng chục năm thả rông, chúng dường như đã thành trâu rừng, rất dữ tợn, không lùa về được nữa mà phải đặt bẫy để bắt. Khi dò được đường đi ăn của con trâu dữ, đội săn đào hầm và giăng dây thòng lọng, sau đó la hét, huýt chó, khua chiêng, gõ mõ từ ba phía để dồn đuổi cho thú sập hầm, mắc vào thòng lọng. Đợi đến lúc trâu mệt nhoài thì trói chân bắt sống. Trong trường hợp trâu quá khỏe, quá hung tợn, thợ săn đành phải bắn chết bằng cung, ná hoặc phóng lao rồi mổ thịt tại trận.
Theo kinh nghiệm của người săn tìm trâu, nếu nhìn thấy vết chân trâu là có thể đoán biết đàn trâu đang di chuyển về đâu. Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhìn thấy chúng trong rừng, có những con trâu rất dữ dằn, chúng có thể tấn công người khi nhìn thấy những màu áo bắt màu. Nhiều đàn trâu đốn gãy nhiều thông và cà phê non gần bìa rừng, bị người dân ném đá, xua đuổi nên giờ chúng khá nhát và hay lẩn trốn. Ở những nơi cỏ tranh ngập đầu người và cây cối rậm rạp rất khó tiếp cận chúng.
Trong đàn có một con trâu cái sắp sinh nên có thể cả đàn nằm lì trong rừng chưa chịu ra. Khi tìm được trâu, cả chục thanh niên tản ra khua chiêng, gõ mõ để lùa trâu xuống nơi đặt sẵn rào dựng lên để dụ chúng. Khi trâu vào bẫy thì quăng thòng lọng, quàng cổ, trói chân bắt từng con. Nhiều trường hợp phải dùng trâu mồi kéo gỗ để dụ lũ trâu về nhà. Đôi khi lùa cả mấy ngày trâu vẫn không chịu vô rào. Cách nhẹ nhàng nhất là phải thường xuyên thăm trâu nhà để chúng biết mặt chủ và bớt tính hung hãn. | 1 | null |
Ang Nan (tiếng Việt: Nặc Ông Nộn, Nặc Nộn 匿嫩) (1654-1691) là phó vương của Chân Lạp, hiệu là Padumaraja, làm vua Chân Lạp dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn từ năm 1682 đến năm 1689.
Tiểu sử.
Ang Nan là con trai của Ang Em (hoặc Ang Im, trùng tên với con trai của Ang Nan sau này. Ang Em lại là con trai của nhiếp chính vương Outey).
Trước đó, vua bác của Ang Nan bị con rể là Chey Chettha III ám sát. Chey Chettha III còn cướp cả công chúa Dav Ksatri, người vợ của chú Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan chạy sang cầu viện chúa Nguyễn. Chey Chettha III thì bị thuộc hạ người Hồi giáo của vua trước là Nặc Ông Chân (Ramathipadi I) ám sát.
Ang Chea (Nặc Ông Đài) lên ngôi ở quê nhà Chân Lạp. Khi quyền lực nắm trong tay, Ang Chea đã cho xử tử tất cả những người tham gia vào cuộc ám sát cha ông. Ang Chea cũng giết luôn Dav Ksatri, vợ của người chú ruột Ang Tan.
Ang Tan và cháu là Ang Nan (con Ang Em) cầu viện chúa Nguyễn để đánh lại Ang Chea.
Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Ayutthaya (Thái Lan) để đánh Ang Nan (Nặc ông Nộn), và chiếm được thành Sài Gòn. Ang Nan (Nặc Ông Nộn) bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Đồng thời, Ông Đài cho đắp thành lũy ở địa đầu Mỗi Xuy; làm cầu phao và xích sắt, đắp thành Nam Vang; nhờ Xiêm cứu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc ông Đài.
Tháng 3 năm 1674, quân tiên phong của Nguyễn Diên đến trước đánh úp lũy Mỗi Xuy, rồi chiếm được lũy, mấy ngày sau quân Cao Miên các nơi họp lại vây đánh rất dữ, nhưng Nguyễn Diên đóng giữ cửa Lũy mà không ra đánh.
Khi đại binh của Nguyễn Dương Lâm ập đến, Diên bèn cùng hợp sức ra đánh, quân Cao Miên tan vỡ, bị chết và thương rất nhiều. Sau đó, đại binh tiến đến Sài Gòn.
Tháng 4 năm 1674, phá được 3 lũy: Sài Côn (đất trấn Phiên An), Gò Vách và rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của Ang Chea, Nặc Ông Thu (Ang Sor là anh em trai của Ang Chea) ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương (hiệu Chey Chettha IV) đóng ở Long Úc (thành Vũng Luông), để Nặc Ông Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống.
Năm 1679, có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền xin làm dân Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần chuẩn y và sai đi khai phá đất đai.
Bọn tướng Long Môn họ Dương đem binh thuyền tiến vào cửa Xoài Rạp (nay gọi là Lôi Lạp (Soi Rạp)) và cửa Đại cửa Tiểu (thuộc trấn Định Tường) dừng trú tại xứ Mỹ Tho (là trấn lỵ của Định Tường) (Peam Mesar). Bọn tướng các xứ Cao, Lôi, Liêm họ Trần thì đem binh thuyền tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai (là lỵ sở trấn Biên Hòa) (Kâmpéâp Srêkatrey), đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai thuộc Biên Hòa).
Chính vương Nặc Thu sau đó thỉnh cầu sự trợ giúp của triều Narai của vương quốc Ayutthaya để đánh phó vương Nặc Nộn nhằm giành quyền. Vua Narai đã cho cả thủy binh và bộ binh cùng với quân của Nặc Ông Thu tiến đánh phó vương Ang Nan (Ông Nộn) năm 1679. Ang Nan lại nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn.
Trước sự xâm lấn không gian sống của những người Hoa, người Khmer chủ động rút khỏi 2 tỉnh "Kau Kan" (Basak) and "Trapeang" (Trà Vinh) và sau đó bất ngờ trở lại tấn công năm 1684 dưới sự hỗ trợ của người Xiêm.
Năm Mậu Thìn (1688), tức 9 năm sau kể từ khi Dương Ngạn Địch sang đất Việt, ông bị phó tướng Hoàng Tiến giết chết ở cửa biển Mỹ Tho. Rồi dời đến đóng ở xứ Rạch Năn (thuộc huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường - nay là sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang), chiếm cứ vùng hiểm yếu, đóng thuyền chiến, đúc thêm súng lớn, không cho thương nhân qua lại, quấy nhiễu cướp bóc người Cao Miên.
Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, bỏ việc triều cống và đắp ba lũy Bích Đôi (Gò Vách), Cầu Nam (Cầu Đôi) và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ.
Ang Nan đang đóng giữ Sài Côn vội tâu lên hết mọi chuyện. Tháng 10, triều đình sai Phó tướng dinh Thái Khang là Vạn Long hầu làm Thống suất, Thắng Long hầu và Tân Lễ hầu làm Tả hữu vệ trận, Vị Xuyên hầu làm Tham mưu cầm quân đi chinh phạt Hoàng Tiến, đồng thời ủy cho quyền mưu tính việc mở mang biên cương.
Quan quân kéo đến đóng ở Rạch Gầm (thuộc thôn Kim Sơn, huyện Kiến Đăng, trấn Định Tường) rồi nói thác là đi đánh Nặc Thu, giả bộ ra lệnh cho Hoàng Tiến làm tiên phong, dụ quân Hoàng Tiến ở giữa sông rồi cho phục binh xông ra bắt và phá hết đồn trại của hắn. Hoàng Tiến thoát chạy rồi bị chết. Quan quân chiêu dụ đội quân Long Môn, những kẻ bị Tiến bắt ép phải theo đều được tha thứ.
Quan quân thừa thế tiến đánh Nặc Thu, ủy cho tướng Cao Lôi Liêm là Thắng Tài hầu (tức Trần Thượng Xuyên) kiêm quản tướng sĩ đội quân Long Môn làm tiên phong, bắt chước như Vương Tuấn đời Tấn hồi xưa đốt hết dây thép chắn ngang sông, tiến công chiếm được ba lũy Cầu Nôm, Nam Vang và Gò Vách.
Nặc Thu rút quân lui về Vũng Luông rồi lập mưu sai nữ sứ giả là Chiêm Luật đến xin hàng và đề nghị quan quân rút lui để họ chuẩn bị lễ vật cống hiến. Thực ra ấy là mưu kế để họ kịp mộ binh tiếp viện tính việc chống cự. Vạn Long hầu nhẹ dạ tin theo rồi cho lui quân về đóng ở Bến Nghé (nay là chợ Điều Khiển). Đã hơn một năm trôi qua mà Nặc Thu không chịu tiến cống, lúc ấy lại bỗng xảy ra bệnh dịch, quân sĩ nhiều người bị bệnh và chết, các tướng cùng nhau làm tờ tấu đàn hạch Vạn Long hầu về tội chần chừ làm hỏng quân cơ.
Mùa đông năm 1689, triều đình sai Cai đội Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào (con của Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật) làm thống suất, Hòa Tín hầu làm Tham mưu, Cai đội Thắng Sơn hầu làm Tiên phong, tuyển lựa tinh binh ở các xứ Phú Yên, Thái Khang và Bình Thuận để tiến đánh Cao Miên, rồi cho bắt trói bọn Vạn Long hầu cùm đưa về kinh sư. Sau đó triều đình miễn chức Vạn Long hầu cho về làm thường dân, giáng Vị Xuyên hầu xuống làm tướng thần thuộc lại.
Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào sau đó cũng không hạ được Nặc Thu, bị giáng chức.
Năm 1699, Nặc Thu lại đem quân tiến công Đại Việt. Chúa Nguyễn Phúc Chu lại cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh, cùng với Phó tướng Phạm Cẩm Long, Tham tướng Nguyễn Hữu Khánh đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Thủy binh của Nguyễn Hữu Cảnh đã tiến thẳng đến thành La Bích (Longvek).
Nặc Ông Thu bỏ chạy, con trai Ang Nan là Ang Em (Ông Yêm) mở của thành ra hàng. Nặc Ông Thu sau đó cũng qui hàng.
Ang Nan được phép trở về Srey Santhor, cũng là nơi ông mất ở tuổi 37 năm 1691.
Hậu duệ.
Ang Nan có một người con trai tên Ang Em, sau này làm vua. | 1 | null |
Chey Chettha IV (tên húy là Ang Sor hoặc Ang Saur. Tiếng Việt gọi là Nặc Ông Thu, Nặc Thu, Ông Thu) (1656-1725) là chính vương của Chân Lạp, nắm ngôi vua các giai đoạn 1675 - 1695, 1696 - 1699, 1701 - 1702, 1703 - 1706
Tiểu sử.
Ang Sor (Nặc Thu 匿秋), hiệu là Chey Chettha IV, là con trai của Barom Reachea VIII. Ang Sor lên ngôi lúc 19 tuổi.
1675 - 1695.
Tháng 4 năm 1674, chúa Nguyễn phá được 3 lũy: Sài Côn (đất trấn Phiên An), Gò Vách và rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài (Ang Chea - anh của Nặc Thu) phải bỏ thành chạy vào rừng, bị thuộc hạ giết chết.
Sau cái chết của anh trai Ang Chea, Nặc Thu (Ang Sor) ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên được cho lập làm chính quốc vương đóng ở Long Úc (thành Vũng Luông - Longvek), để Nặc Nộn (Ang Nan) làm đệ nhị quốc vương (dưới sự bảo trợ của Chúa Nguyễn), đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống.
Chính vương Nặc Thu sau đó thỉnh cầu sự trợ giúp của triều Narai của vương quốc Ayutthaya để đánh phó vương Nặc Nộn nhằm giành quyền. Vua Narai đã cho cả thủy binh và bộ binh cùng với quân của Nặc Ông Thu tiến đánh phó vương Ang Nan (Ông Nộn) năm 1679. Ang Nan lại nhờ sự giúp đỡ của chúa Nguyễn.
Trước sự xâm lấn không gian sống của những người Hoa, người Khmer chủ động rút khỏi 2 tỉnh "Kau Kan" (Basak - Ba Thắc hoặc Sóc Trăng) và "Trapeang" (Trà Vinh) và sau đó bất ngờ trở lại tấn công năm 1684 dưới sự hỗ trợ của người Xiêm.
Năm Mậu Thìn (1688), tức 9 năm sau kể từ khi Dương Ngạn Địch sang đất Việt, ông bị phó tướng Hoàng Tiến giết chết ở cửa biển Mỹ Tho. Hoàng Tiến dời đến đóng ở xứ Rạch Năn (thuộc huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường; còn gọi là Thuận Cảng, nay là sông Vàm Nao, thuộc tỉnh An Giang), chiếm cứ vùng hiểm yếu, đóng thuyền chiến, đúc thêm súng lớn, không cho thương nhân qua lại, quấy nhiễu cướp bóc người Cao Miên.
Sách "Đại Nam thực lục Tiền biên" chép:"Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu (Chey Chettha IV) oán giận, bỏ việc triều cống và đắp ba lũy Bích Đôi (Gò Vách), Cầu Nam (Cầu Đôi) và Nam Vang, rồi chằng xích sắt ngăn cửa sông, làm kế cố thủ."
"Nặc Nộn biết mưu ấy, cho chạy báo với dinh Trấn Biên. Phó tướng Mai Vạn Long liền gửi trạm dâng thư [của Nặc Nộn]. Chúa giận lắm, bèn triệu các quan bàn việc xuất binh."
"Lấy Vạn Long làm thống binh, Nguyễn Thắng Long và Nguyễn Tân Lễ làm tả hữu vệ trận, Thủ hợp Văn Vỵ làm tham mưu, đem quân đánh Chân Lạp. Sai Hoàng Tiến làm tiên phong, dưới quyền tiết chế của Vạn Long."
"1689, Mai Vạn Long kéo quân đến cửa biển Mỹ Tho, đóng ở Sầm Khê(1. Tức là Rạch Gầm. 1) (nay thuộc huyện Kiến Đăng tỉnh Định Tường), sai người đến Nan Khê triệu Hoàng Tiến đem quân sở bộ đến."
"Nặc Thu nghe quân ta đến gần bờ cõi rất sợ hãi, cùng với bề tôi là Oc Nha Da Trình mưu dùng kế hoãn binh, bèn chọn một người con gái đẹp có tài biện luận tên là Chiêm Dao Luật, sai đem của báu đến dinh Hoàng Tiến nói rằng: “Tướng quân ở đất Chân Lạp đã lâu năm. Người xưa ăn một bữa cơm cũng phải báo ơn. Nay nghe tướng quân vâng mệnh đánh Chân Lạp, trộm nghĩ không khen tướng quân đâu”. Tiến nói rằng: “Vạn Long ngày nay triệu ta, không phải là có thành tâm, chỉ là muốn bắt ta trước, rồi sau sẽ diệt Nặc Thu thôi. Lẽ nào ta lại bị nó đánh lừa. Về nói với chúa mày đừng ngờ !”. Tiến bèn đóng quân giữ chỗ hiểm. Vạn Long giục mãi không đến, biết Tiến quả có chí khác rất lấy làm lo. Trong quân có Văn Thông (người Quảng Ngãi, không rõ họ) có tài biện luận, vốn hiểu tiếng các nước, nhân nói với Vạn Long rằng: “Thống binh như muốn bắt Tiến, nếu không làm cho hắn lìa bỏ chỗ hiểm thì không được. Tôi nghe người Long Môn có một ông già họ Trương rất có tiếng tăm, Tiến nghe tiếng vẫn hâm mộ mà chưa biết mặt. Tôi xin giả làm ông già Trương đến phân trần lợi hại để dỗ hắn tới hội. Thống binh nhân chụp đánh thì bắt được Tiến ngay”. Vạn Long mừng và sai đi."
"Văn Thông bèn cải trang tự xưng là Trương lão gia, đến dinh Tiến xin yết kiến. Tiến mừng, mời ngồi. Văn Thông thong thả nói: “Tôi từ khi quân Long Môn thua trận vong mệnh đến miền Nam, nhờ thiên vương cho làm cai đội, nay theo quyền điều khiển cửa thống binh Trấn Biên, cho nên lại đây gặp nhau, để bày tỏ chút tình hương lý”. Tiến tin lắm. Văn Thông nhân bảo Tiến rằng: “Tướng quân chịu mệnh lệnh đi đánh Chân Lạp, cớ sao đã lâu mà không đến gặp Thống binh ?” Tiến nói: “Tôi nghĩ cái thân lưu lạc, nhờ tiên vương cho ở đất này, bao giờ dám quên ơn ? Nhưng tôi xem sự ăn mặc của tôi được nhờ đều là sản vật của Chân Lạp, nay đem quân đánh họ thì là bất nghĩa, nhưng vì Chân Lạp mà chống mệnh vua thì là bất trung, tiến thoái hai đàng đều khó. Còn muốn đóng quân tự thủ, chờ xem tình thế ra sao”. Văn Thông nói: “Bất nghĩa là lỗi nhỏ, bất trung là tội lớn, tướng quân còn phải chọn gì ? Tôi nghĩ tướng quân bây giờ không gì bằng đến gặp Thống binh một lần để cởi mối ngờ, rồi sau sẽ dần tính kế, như thế tốt hơn”. Tiến nói: “Tiên sinh đã dạy tôi nên gặp Thống binh, nhưng lúc gặp thì chả biết Thống binh có ra thành đón tôi không ? cùng chia ngôi tả hữu với tôi không ? có cho đem quân tới hội mà không ngờ không ?”. Văn Thông nói: “Nhường chiếu để đãi kẻ sĩ, đó là bản tâm của Thống binh. Tôi về nói với Thống binh, ắt được như ước. Chỉ mong tướng quân đừng thất tín thôi”. Bèn từ biệt về. Mưu sĩ của Tiến là Hoắc Sinh bảo Tiến rằng: “Tôi nghe tiếng Trương lão gia là người ít nói, nay người này ăn nói liến thoắng, có lẽ là thuyết khách của Vạn Long, xin đừng nên tin”. Tiến không nghe."
"Văn Thông về báo cáo với Vạn Long. Vạn Long lại sai Văn Thông đi mời Tiến, mà đặt phục binh ở chỗ hiểm yếu để chờ. Quả nhiên Tiến đi thuyền ra sông đến hội. Phục binh vùng dậy, bốn mặt đánh vào, Tiến bỏ thuyền chạy, nhắm lẩn về phía cửa biển Lôi Lạp. Vạn Long vào lũy, bắt được vợ con Tiến đều chém cả, chiêu tập dư chúng quân Long Môn, sai bộ tướng của Dương Ngạn Địch là Trần Thượng Xuyên quản lãnh để làm tiên phong. Thừa thắng, Vạn Long tiến đánh Nặc Thu, đốt đứt xích sắt ngang sông, liên tiếp lấy được ba lũy Bích Đôi, Cầu Man và Nam Vang. Nặc Thu lui giữ thành Long úc. Cai đội Nguyễn Thắng Quyền khinh địch ham tiến, bị Nặc Thu đánh bại. Cai cơ Nguyễn Thắng Sơn đem quân đến cứu, xông trận đánh hăng. Nặc Thu lùi chạy vào thành cố thủ. Gặp mưa gió sấm sét nổi lớn. Vạn Long muốn đóng quân ở sông Cái, Thắng Sơn can rằng: “Chân Lạp đất nhiều rừng rú, nước sông chảy xiết, ta đóng quân ở đấy, lỡ khi quân địch kết bè ở thượng lưu thả xuống thì ta lấy gì mà chống ? Chẳng bằng rút quân về bản dinh để chứa oai nuôi sức. Họ thấy quân ta đã rút ắt sinh trễ nải, ta thừa lúc không phòng bị mà đánh một trận là diệt được”. Vạn Long theo lời. Quân ta đã lùi, Nặc Thu cùng các tướng bàn mưu, bèn sai Nặc Sa đưa lễ đến dinh Vạn Long để cầu hoãn binh. Vạn Long giận bắt giam lại. Nặc Thu lại sai nữ sứ là Chiêm Dao Luật đem vàng lụa đến hiến. Vạn Long hỏi vặn rằng: “Nước mày không chịu cống hiến, lại đắp thành lũy, đóng chiến thuyền, muốn làm gì thế ?” Dao Luật nói: “Tiểu quốc ngày trước dâng cống đều bị Hoàng Tiến cướp hết. Lại khổ vì họ cướp bóc quấy phá, cho nên phải mưu giữ mình thôi, chứ có dám làm phản đâu”. Vạn Long tin lời và sai Dao Luật cùng Nặc Sa đem hịch về báo với Nặc Thu, bắt phải nộp cống. Dao Luật về nước đã được hơn một tháng mà không thấy lễ cống đến. Vạn Long ngờ, họp các tướng lại bàn. Nguyễn Tân Lễ nói: “Quân chúa đi dẹp loạn, cốt yếu là bắt cho kẻ làm phản phải phục. Nay nước sông đang chảy mạnh, chiến thuyền đi ngược không tiện, chưa có thể khinh tiến được. Huống quân ta lại không quen thủy thổ. Hãy cứ đóng quân để đợi nó đến, đó là thượng sách”. Vạn Long khen là phải. Thắng Sơn nói: “Chân Lạp hay phản Phước dối trá, không gì bằng đánh gấp đi, há nên ngồi đợi để cho già quân đi à ?” Vạn Long nói: “Làm tướng cốt lấy ân tín làm trọng, không phải lấy chém giết là oai. Ta muốn đem thành tín để phục người Man, họ đã hàng phục thì còn chiến đấu làm gì ?”. Bấy giờ các tướng chia binh vỡ đất cày cấy, không lo phòng bị chiến tranh."
"Chúa sai Hữu Hào làm Thống binh, văn chức Hòa Tín làm Tham mưu, thủ hợp Diệu Đức (không rõ họ) làm Thị chiến, Nguyễn Thắng Sơn làm tiên phong, kén thêm quân ở Phú Yên, Thái Khang và Phan Rí để tiến đánh Chân Lạp. Bãi Vạn Long làm thứ nhân, giáng Văn Vị làm tướng thần lại."
"Nguyễn Hữu Hào" "tiến quân đóng ở Bích Đôi, chia bày dinh lũy, thủy bộ tiếp nhau để làm thế dựa nhau, quân lệnh nghiêm chỉnh, chư tướng đều khen tài năng."
"Mùa hạ, tháng 4, thao diễn thủy quân, định các hạng hơn kém, thưởng bạc tiền theo thứ bực."
"Tháng 5, chúa sai trung sứ(1. Trung sứ: Sứ ở trong triều đi ra địa phương.1) đến dụ Nguyễn Hữu Hào rằng: “Nặc Thu nước Chân Lạp nếu muốn chuộc tội thì phải hiến 50 con voi đực, 500 lạng vàng, 2.000 lạng bạc, 50 tòa tê giác, đủ lễ vật đến tạ thì mới rút quân về. Nếu không thì phải tiến đánh gấp”. Hữu Hào sai người đến bảo cho Nặc Thu. Nặc Thu lại sai Dao Luật đem dê vàng lụa đến hiến. Hữu Hào thấy thế cười rằng: “Nay mày lại muốn đến làm thuyết khách nữa ư ? Ta không phải như Vạn Long đâu ? Về nói cho Nặc Thu phải sớm cống hiến, không thì đại quân kéo đến, thành quách của chúng mày sẽ tan nát hết”. Dao Luật nói: “Nước nhỏ thờ nước lớn cũng như con thờ cha, đâu dám có lòng gì khác. Bữa nọ nước tôi đương sửa soạn lễ cống thì chợt thiên sứ đến nên chưa sắm đủ thôi. Xin tướng quân rộng cho một tuần nữa, đâu dám trái lệnh”. Hữu Hào muốn cho. Bọn Hòa Tín, Thắng Sơn đều nói rằng: “Chân Lạp lừa dối, nhiều mánh khóe không thể tin được, gương Vạn Long không xa. Chẳng bằng đánh đi”."
"Hữu Hào nói: “Họ đã về với ta mà ta lại đánh, đó là bắt chẹt người trong lúc nguy, không phải là võ. Huống chi Nặc Thu ngày nay như thỏ đã ra hầm, chim đã mắc lưới, còn lo gì nó lừa dối ?”; bèn thả cho Dao Luật về. Nặc Thu liền sai sứ là ốc Nha A Lặc Thi đem 20 thớt voi nhỏ, 100 lạng vàng, 500 lạng bạc, đến hiến. Hữu Hào thu nhận. Từ đó Nặc Thu thường khiến Dao Luật tới quân trung van lơn. Hữu Hào tin lời, thường cùng với các tướng ở trong quân say sưa hát xướng làm vui, tự cho rằng không" "mất một mũi tên mà Chân Lạp tự quy phục, dù các danh tướng thời xưa cũng không hơn thế. Các tướng đều cười thầm. Thị chiến Diệu Đức nói: “Vàng bạc tê tượng đều là thổ sản của Chân Lạp, nay hiến bằng ấy, thực không phải chân tình, chi bằng cứ đánh”. Hữu Hào nói: “Yên vỗ người xa, quý lễ mà không quý vật. Người xưa chỉ cống cỏ tranh, nào có phẩm vật gì ?” Diệu Đức không trả lời nữa. Từ đó Hữu Hào cùng các tướng không được hòa hiệp."
"Tháng 6, ngày Bính tý, cầu vồng trắng hiện ngang trời."
"Nặc Thu lại sai Dao Luật đem 10 thớt voi nhỏ, 6 tòa tê giác, 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, đến hiến. Hữu Hào lại nhận. Hòa Tín nói: “Chúng ta ra quân, chỉ cần đánh địch. Nay tới chỗ địch mà lại không đánh, thì đợi cái" "gì ?”. Thắng Sơn và các tướng cũng xin trước chém Dao Luật, sau bắt Nặc Thu, không để cho họ đùa cợt. Hữu Hào quát nói rằng: “Việc ở biên khổn, trách nhiệm là ở đại tướng. Ta từ tuổi nhỏ, theo cha đánh trận kể biết bao nhiêu, nay há lại sợ bọn tiểu man này ư ? Nhưng ta đã có kế sẵn, các ngươi chớ nên hùa nhau ầm lên”. Bèn sai rút quân về. Hòa Tín và Thắng Sơn ngầm đem việc báo lên. Chúa cả giận nói: “Hữu Hào cũng tội như Vạn Long, hãy đợi đem quân về sẽ hỏi tội."
"Mùa thu, tháng 8, quân về tới nơi. Bọn Hòa Tín kể hết sự trạng Nguyễn Hữu Hào lần chần làm hỏng việc quân. Chúa sai tước bỏ quan chức của Hữu Hào, truất làm thứ dân""."Năm 1695, sau khi ổn định và cải cách triều đình, Ông Thu thoái vị để truyền ngôi cho cháu là Outey I (Ang Yong), con của vua anh đã mất là Keo Fa II (Ang Chea - Nặc Ông Đài).
1696 - 1699.
Tuy nhiên, sau một năm, Outey I mất. Nặc Ông Thu lại lên làm vua một lần nữa.
Năm 1699, Ông Thu lại đem quân tiến công Đại Việt.
Sách Đại Nam thực lục chép:"Kỷ mão, năm thứ 8 [1699], mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Trần Thượng Xuyên đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên."
"Mùa đông, tháng 10, lại sai Nguyễn Hữu Kính làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lãnh quân hai dinh Bình Khang, Trấn Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi đánh."
"Canh thìn năm thứ 9 [1700]," t"háng 2, Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê(2. Ngư Khê: Rạch Cá. 2), sai người dò xét thực hư, chia đường tiến quân."
"Tháng 3, Thống binh Trần Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc các quân đánh gấp, tiếng súng vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. Nặc Yêm (con vua thứ hai Nặc Nộn) ra hàng, Hữu Kính vào thành, yên vỗ dân chúng."
"Mùa hè, tháng 4, Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lý việc biên giới""."
1701-1702.
Nặc Ông Thu truyền ngôi lại cho người con mới 12 tuổi là Thommo Reachea III (Nặc Thâm) nhưng thực tế ông vẫn nắm quyền. Sau khi Ang Nan (Nặc Nộn) chết, Nặc Ông Thu phong chức phó vương (Tham Đích Sá Giao Chùy) cho con của Ang Nan là Ang Em (Nặc Yêm), đồng thời gả con gái cho Ang Em.
Giai đoạn cuối đời, Ông Thu chứng kiến cảnh tranh giành quyền lực giữa con trai mình là chính vương Nặc Thâm và người cháu phó vương Nặc Yêm. Nặc Ông Thu mất năm 1725. | 1 | null |
Mặt nạ là một vật thể thường được phủ hay đeo lên mặt người dùng để hóa trang hay ngụy trang trong các hoạt động tế lễ, trình diễn, giải trí, hay trong hoạt động nhạy cảm mà người ta muốn dấu mặt thật. Sau này những phương tiện bảo vệ khuôn mặt tránh các chấn thương khi phải làm việc ở vùng có nguy hiểm hoặc trong chiến tranh cũng được gọi là mặt nạ.
"Mặt nạ" trong các tiếng ở châu Âu (tiếng Anh: Mask, tiếng Đức: Maske, tiếng Pháp: Masque) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập "maskharat" có nghĩa là "trêu chọc", "nói đùa".
Lịch sử.
Vào thời cổ đại mặt nạ được dùng cho các mục đích lễ nghi hoặc thực hành hoặc giải trí.
Các dạng mặt nạ.
Lễ và hội.
Việc dùng mặt nạ trong các nghi lễ hay buổi tưởng niệm là thói quen rất cổ xưa của con người
Trong các lễ hội như Trung thu tại Việt Nam, hay các lễ hội trên thế giới như Carneval (hội giả trang), Halloween... đều dùng đến mặt nạ để trang trí và biểu diễn.
Một số mặt nạ nghi lễ hay trang trí không được làm để đeo lên khuôn mặt. Mặc dù việc dùng mặt nạ trong các tôn giáo đã ít phổ biến, đôi khi chúng vẫn được dùng trong các bộ phim trị liệu hay phép chữa bằng tâm lý.
Bảo vệ mặt.
Mặt nạ bảo vệ mặt thường làm bằng sắt thép đủ cứng để bảo vệ mặt trong cuộc cận chiến thời cổ. Ngày nay một số môn thể thao có va chạm cao như khúc côn cầu, đấu kiếm... sử dụng mặt nạ tích hợp với mũ bảo vệ đầu.
Mặt nạ chống hơi độc.
"Mặt nạ chống hơi độc" là quân trang ra đời khi chiến tranh hóa học xuất hiện. Đó là hệ thống các hợp phần che mặt và lọc khí độc, đôi khi là cấp khí thở từ bình khí nén, trang bị cho các chiến binh.
Hiện nay việc sử dụng chất độc vào chiến tranh đã bị cấm, nhưng các Mặt nạ chống hơi độc thì vẫn còn sử dụng.
Mặt nạ trị bệnh.
"Mặt nạ trị bệnh" là tên gọi sản phẩm của việc dùng các dạng vật liệu chứa thuốc để đắp lên vùng mặt với mục đích chữa bệnh hay chăm sóc, cải thiện tình trạng da và lớp dưới da mặt.
Công dụng khác.
Con người đang lấn lãnh thổ của thú hoang dã, làm thu hẹp môi trường sống của chúng và dẫn đến xung đột thú dữ với người. Để giảm bớt sự tấn công của các loài như hổ Bengal, cư dân ở vùng rừng Sundarbans khi vào rừng đã đeo mặt nạ vào "sau đầu" để đánh lừa. Mặt nạ có màu và dạng giống với mặt người thật.
Nghĩa bóng.
Mặt nạ theo nghĩa bóng dùng để chỉ "sự giả dối trong hành xử" của những cá nhân hay nhóm có mức độ "nổi tiếng" nhất định, trong quan hệ với cộng đồng khác. Nó ít dùng trong quan hệ dân sự bình thường, vì nhu cầu bóng bẩy không cao.
Việc dùng đến thuật ngữ "mặt nạ" gần như gắn liền với việc đã xác định rõ bộ mặt thật phía sau mặt nạ, và thường diễn đạt bẳng mô tả "mặt nạ rơi", nặng hơn thì là "lột mặt nạ". | 1 | null |
Chi Cá sấu caiman (tên khoa học Caiman) là một chi cá sấu trong họ Cá sấu mõm ngắn (Alligatoridae). Có ba loài vẫn còn tồn tại và hai loài đã tuyệt chủng thuộc chi này. Chúng là các loài cá sấu tương đối nhỏ, chỉ dài khoảng một vài mét và cân nặng khoảng vài chục kg. Các loài cá sấu caiman chính là con mồi ưa thích của báo đốm Mỹ, dù là cá sấu nhưng với kích thước khá nhỏ, chúng dễ dàng bị báo đốm tấn công với một cú cắn thủng sọ. | 1 | null |
HMS "Marne" (G35) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1959 và được đổi tên thành Mareşal Fevzi Çakmak. Nó bị loại bỏ và tháo dỡ vào năm 1970.
Thiết kế và chế tạo.
"Marne" được đặt hàng cho xưởng tàu High Walker của hãng Vickers-Armstrongs ở Newcastle-upon-Tyne, Anh Quốc. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 10 năm 1939; được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 12 năm 1941.
Lịch sử hoạt động.
HMS "Marne" đã nằm trong thành phần Đoàn tàu vận tải PQ-15, và đã cùng với tàu chị em giúp vào việc cứu vớt 169 người sống sót của chiếc , sau khi nó bị chìm do va chạm với thiết giáp hạm .
và cùng với các tàu hộ tống và HMS "Marne" đã nằm trong thành phần một đoàn tàu vận tải trong Chiến dịch Torch về phía Tây Gibraltar. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1942, tàu ngầm U-boat Đức "U-515" đã phóng ngư lôi đánh chìm HMS "Hecla", và chỉ vài phút sau đã phóng thêm hai quả ngư lôi khác nhắm vào HMS "Marne", gây hư hại nặng cho nó và làm nổ tung mũi tàu. Nó được kéo quay trở lại Gibraltar để sửa chữa.
HMS "Marne" được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1959 và được đổi tên thành "Mareşal Fevzi Çakmak", theo tên Fevzi Çakmak (1876–1950), một Thống chế và là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ. Nó phục vụ cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1970, khi nó bị loại bỏ và tháo dỡ. | 1 | null |
HMS "Martin" (G44) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ tàu ngầm U-boat Đức "U-431" ngoài khơi Algiers vào ngày 10 tháng 11 năm 1942.
Thiết kế và chế tạo.
"Martin" được đặt hàng cho xưởng tàu Tyneside của hãng Vickers-Armstrongs ở Newcastle-upon-Tyne, Anh Quốc. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 10 năm 1939; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 12 năm 1940, và được đưa ra hoạt động năm 1941.
Lịch sử hoạt động.
"Martin" nằm trong thành phần hộ tống của Hạm đội Nhà trong chuyến đi của Đoàn tàu vận tải PQ 17. Nó khởi hành từ Scapa Flow vào ngày 30 tháng 6, di chuyển ngoài khơi đảo Bear và quay trở về Scapa Flow vào ngày 11 tháng 7.
"Martin" rời Scapa Flow vào ngày 15 tháng 7 để đi Seidisfjord, và khởi hành từ đây vào ngày 20 tháng 7 cùng với , và "Blankney" để đi Archangel, chất đầy tiếp liệu cho các tàu hộ tống và tàu buôn. Chúng đi đến bán đảo Kola vào ngày 24 tháng 7 và đến Archangel vài ngày sau đó. Nó khởi hành từ Archangel vào ngày 14 tháng 8, gia nhập cùng tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ . Sau khi ghé qua bán đảo Kola, nó khởi hành vào ngày 24 tháng 8, cùng với "Marne" và "Onslaught", nó đã đánh chìm chiếc tàu rải mìn Đức "Ulm" và bắt giữ 54 tù binh. Nó về đến Scapa Flow vào ngày 30 tháng 8, bị hư hại nhẹ do va chạm với chiếc cùng ngày hôm đó.
"Martin" khởi hành từ Scapa Flow vào ngày 4 tháng 9 để tham gia hộ tống Đoàn tàu PQ 18, nằm trong thành phần của Lực lượng B, và gia nhập đoàn tàu cùng với tàu tuần dương và tàu sân bay hộ tống về phía Tây Nam đảo Jan Meyen vào ngày 9 tháng 9. Đoàn tàu PQ 18 bị không kích dữ dội, bị mất mười tàu do các cuộc tấn công của máy bay ném bom-ngư lôi và hai chiếc khác bởi tàu ngầm U-boat, trong tổng số 40 tàu ban đầu. Đến ngày 16 tháng 9, "Martin" cùng với "Scylla" và các tàu khu trục còn lại chuyển sang hộ tống đoàn tàu vận tải PQ 14 đi về hướng Tây. Chúng thoát được không kích, nhưng bị mất ba tàu trong tổng số 15 tàu bởi U-boat, vốn còn đánh chìm thêm hai tàu hộ tống và một tàu chở dầu hạm đội. "Martin" về đến Scapa Flow vào ngày 27 tháng 9 với những người sống sót của bốn tàu buôn.
"Martin" được điều động sang đội hộ tống của Lực lượng H tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ chính của Đồng Minh lên Bắc Phi. Nó khởi hành từ Scapa Flow vào ngày 30 tháng 10 trong thành phần hộ tống cho Lực lượng H, và sau khi được tiếp nhiên liệu tại Gibraltar vào ngày 5 tháng 11, đã gia nhập trở lại Lực lượng H, lực lượng hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại Algiers và Oran vào ngày 8 tháng 11. Nhiệm vụ của Lực lượng H là bảo vệ chống lại các hoạt động của Hạm đội Ý trong quá trình đổ bộ. "Martin" bị trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-431" vào sáng ngày 10 tháng 11; kết quả là nó bị nổ tung và chìm ở tọa độ . Bốn sĩ quan và 59 thủy thủ sống sót được chiếc cứu vớt. | 1 | null |
HMS "Matchless" (G52) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị vào tháng 4 năm 1946. Chiếc tàu khu trục được bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16 tháng 7 năm 1959 và đổi tên thành TCG "Kılıç Ali Paşa" (D350), và phục vụ cho đến năm 1971 trước khi bị tháo dỡ.
Thiết kế và chế tạo.
"Matchless" được đặt hàng cho xưởng tàu của hãng Alexander Stephen and Sons ở Linthouse, Scotland vào ngày 7 tháng 7 năm 1939 trong Dự toán Ngân sách Hải quân 1938. Nó được đặt lườn vào ngày 14 tháng 9 năm 1940; được hạ thủy vào ngày 4 tháng 9 năm 1941, nhập biên chế vào ngày 12 tháng 2 năm 1942 và hoàn tất vào ngày 26 tháng 2 năm 1942.
Cộng đồng Maidenhead Borough ở Berkshire đã chính thức đỡ đầu cho "Matchless" sau khi tổ chức một Tuần lễ Tàu chiến vào tháng 3 năm 1942 vốn đã vận động gây quỹ được 550.296 Bảng Anh. Một biểu trưng của con tàu được tặng cho cộng đồng vào tháng 9 năm 1942. Hãng Associated Motor Cycles ở Đông Nam London, vốn sản xuất xe mô-tô Matchless, đã đỡ đầu con tàu một cách không chính thức vào năm 1943. Sau Trận chiến mũi North vào tháng 12 năm 1943, lá cờ chiến trận của nó cùng những vật lưu niệm khác được trao tặng cho công ty.
Lịch sử hoạt động.
"Matchless" tiến hành chạy thử máy ngoài khơi Firth of Clyde, rồi gia nhập Hạm đội Nhà tại Scapa Flow để huấn luyện tác xạ và tấn công ngư lôi cho thủy thủ đoàn. Hoạt động đầu tiên của nó là hộ tống một Đoàn tàu vận tải Bắc Cực đi Murmansk và bán đảo Kola. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1942, nó là một trong số bốn tàu khu trục đã hộ tống cho chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ , vốn bị hư hại trong một chuyến đi vận tải trước đó và được sửa chữa tạm thời, trên đường quay trở về nhà. Đến ngày 15 tháng 5, 20 máy bay ném bom Junkers Ju 88 đã tấn công hải đội, và một quả bom ném trúng đã khiến "Trinidad" bốc cháy và chết đứng. "Matchless" đã cứu vớt trên 200 người sống sót rồi đánh đắm chiếc tàu tuần dương bằng ngư lôi.
Vào tháng 6 năm 1942 tham gia Chiến dịch Harpoon, một đoàn tàu vận tải tiếp liệu lớn nhằm tăng viện cho Malta đang bị phong tỏa. Đoàn tàu khởi hành từ Gibraltar vào ngày 12 tháng 6, và "Matchless" bị hư hại do trúng một quả mìn ngoài khơi Malta vào ngày 15 tháng 6, buộc nó phải đi vào Malta để sửa chữa, và sống sót qua rất nhiều cuộc không kích nhắm vào Malta. Đến tháng 8, nó rời Malta ngụy trang như một tàu chiến Ý, và đi đến Gibraltar vừa kịp lúc để tham gia Chiến dịch Pedestal, đoàn tàu vận tải tiếp liệu tiếp theo nhằm giải vây cho Malta.
Sau Chiến dịch Pedestal, "Matchless" hộ tống thành công hai đoàn tàu vận tải Bắc Cực đi từ Loch Ewe đến bán đảo Kola: Đoàn tàu JW 51A trong tháng 12 năm 1942 và Đoàn tàu JW 51B trong tháng 12 và tháng 1 năm 1943. Đến tháng 5 và tháng 6, nó hộ tống cho chiếc trong chặng đầu của hành trình vượt Đại Tây Dương khi chiếc tàu biển chở hành khách này đưa Thủ tướng Winston Churchill đi sang Hoa Kỳ. Nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực: Đoàn tàu JW 54B vào tháng 11 và Đoàn tàu JW 55A vào tháng 12 năm 1943.
"Matchless" đang quay trở về từ bán đảo Kola cùng với Đoàn tàu JW 55A vào cuối tháng 12, khi nó cùng với ba tàu khu trục khác được lệnh tách ra khỏi đoàn tàu để trợ giúp cho thiết giáp hạm đối đầu với thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst", sau khi đối phương bị Hải đội Tuần dương 10, bao gồm , và dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Robert Burnett phát hiện. Chiếc tàu chiến Đức bị tấn công vào ngày 26 tháng 12 trong khuôn khổ Trận chiến mũi North; thoạt tiên bị làm yếu sức bởi hải pháo của "Duke of York", rồi bởi ngư lôi phóng từ tàu tuần dương và các tàu khu trục Anh và Na Uy. Cuối cùng các tàu khu trục tách ra từ Đoàn tàu JW 55A, bao gồm "Matchless", đã tiếp cận và kết liễu "Scharnhorst" với thêm 19 quả ngư lôi khác. Chỉ có 36 người sống sót, và "Matchless" đã vớt sáu người trong số họ.
Sau trận chiến, "Matchless" quay trở về Scapa Flow tiếp nối nhiệm vụ cùng Hạm đội Nhà, và thực hiện nhiệm vụ hộ tống bao gồm các chuyến vận tải Bắc Cực cho đến tháng 8 năm 1944. Sau khi được sửa chữa và tái trang bị tại Hull, nó tiếp tục phục vụ tại Địa Trung Hải cho đến năm 1945, và được cho xuất biên chế vào tháng 4 năm 1946.
"Matchless" sau đó bị bỏ không tại Portchester Castle thuộc Hampshire, nơi nó ở trong thành phần dự bị ít nhất cho đến năm 1957. Chiếc tàu khu trục sau cùng được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ và đưa vào hoạt động như là chiếc TCG "Kılıç Ali Paşa" (D-350), tên được đặt theo tên vị Đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ sinh tại Ý vào thế kỷ 16 Uluç Ali Reis (1519–1587). Nó phục vụ cùng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1971, khi nó được cho rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân và bị tháo dỡ.
Di sản.
Sau chiến tranh, một Hiệp hội HMS "Matchless" được thành lập quy tụ những nhân sự từng phục vụ trên con tàu. Biểu trưng con tàu vốn được tặng cho cộng đồng Maidenhead Borough vào năm 1942 đã bị thất lạc. Trong một thời gian, lá cờ chiến trận của con tàu trong trận chiến mũi North được treo trong văn phòng giám đốc của hãng Associated Motor Cycles tại Plumstead. Lá cờ cùng với một bức ảnh của con tàu và một lá thư của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. Mowlam, đã bị mất khi Associated Motor Cycles bị phá sản vào năm 1966. | 1 | null |
Phân họ Linh dương (Danh pháp khoa học: Antilopinae) là một phân họ của Họ Trâu bò (Bovidae) bao gồm các loài có tên là linh dương cũng như một số loài có tên là sơn dương và dê. Phân họ này bao gồm các loài Linh dương Gazelle, Linh dương đen Ấn Độ, Linh dương nhảy, Linh dương Gerenuk, Ammodorcas clarkei (đã tuyệt chủng), và linh dương ở vùng Trung Á thường được gọi là linh dương thật sự.
Các loài Linh dương thực thụ phân bố ở phần lớn các vùng thuộc châu Phi và châu Á, với sự phân bố mật độ tập trung cao nhất của các loài linh dương diễn ra ở Đông Phi, chẳng hạn như ở Sudan, Eritrea, Ethiopia, Somalia, Kenya, và Tanzania. Các loài Linh dương Saiga và linh dương Tây Tạng có ít nhiều liên quan đến các loài linh dương thật sự (Antilopinae) và dê (Caprinae), nhưng thường được đặt trong phân họ riêng của chúng là Saiginae.
Nhiều loài động vật thuộc họ linh dương sinh sống nhiều miền Trung và Tây Á. Các loài linh dương lùn đôi khi được đặt trong một phân họ riêng biệt với tên gọi là bộ Linh dương lùn (Neotraginae) và sống hoàn toàn ở vùng cận Sahara thuộc châu Phi. Đại đa số linh dương trên thế giới sinh sống ở Phi châu. Số nhỏ hơn có bản địa ở Á châu. Nhìn chung các loài linh dương trong phân họ này có đặc trưng chung là tốc độ và sự lanh lợi, phù hợp với những cuộc đua tốc độ sinh tử với các loài ăn thịt.
Loài linh dương có sừng của Bắc Mỹ (còn gọi là linh dương châu Mỹ), mặc dù theo cách thông tục cũng có từ linh dương, nhưng không phải là một thành viên của họ Bovidae mà là loài duy nhất thuộc họ Antilocapridae, chúng có sừng phân nhánh và rụng hàng năm.
Các loài.
Họ Trâu bò (Bovidae)
Đặc điểm.
Nhìn chung các loài trong phân họ linh dương rất đa dạng với nhiều loài khác nhau với những đặc trưng khác nhau về ngoại hình, màu sắc, kích thước, tập tính. Nhìn chung, bên cạnh sự khác biệt của một số loài về ngoại hình như linh dương cổ dài, linh dương lùn... thì nhìn chung các loài thuộc phân họ linh dương đề có cấu tạo chung là cơ thể thon gọn, mảnh dẻ với bốn chân dài và khẳng khiu giống như hươu nai để phù hợp với môi trường sống trên thảo nguyên hoặc đồng cỏ trơ trụi, phù hợp cho những cuộc đua tốc độ sinh tử với những kẻ săn mồi.
Tốc độ.
Một đặc điểm chung của các loài trong phân họ linh dương chính là tốc độ và sự lanh lợi. Có nhiều chiến thuật quan trọng của chúng khi thoát khỏi nguy hiểm từ kẻ thù là những kẻ ăn thịt đói khát, một trong nhiều cách đó chính là tốc độ. Dùng tốc độ cao và sự bền bỉ để tạo nên sức rướn mạnh và tốc độ tối đa chạy thoát khỏi hiểm nguy, chạy thoạt khỏi kẻ thù của mình Một số loài linh dương cố gắng chạy thoát bằng cách đột ngột thay đổi hướng di chuyển, trong khi các loài linh dương khác, như linh dương hoẵng vùng vịnh, chạy nhanh theo đường thẳng.
Ở thảo nguyên châu Phi chứng kiến những cuộc rượt đổi của báo săn và linh dương, báo săn đặc biệt nhắm vào những con con tơ, những con chậm chạp và thiếu cảnh giác, khi nó và linh dương lao vào trận chiến rượt đuổi thì sự khác biệt giữa sống và chết không chỉ là tốc độ mà còn là tầm nhìn. Tầm nhìn càng quan trọng hơn với con linh dương con linh dương giống như hầu hết các con mồi khác thì mắt được cấu trúc ở hai bên hộp sọ do đó trong khi thì việc bố trí hai mắt ở hai bên đầu của linh dương giúp nó giúp nó có tầm nhìn lên đến 270 độ, chỉ cần xoay nhẹ đầu nó có thể quan sát được 360 độ xung quanh. Ngoài ra mắt của chúng rất nhạy cảm ngay cả với những chuyển động nhỏ nhất. Linh dương là những con mồi có khứu giác rất nhạy do đó báo săn thường tiếp cận linh dương theo chiều người gió và con báo từ từ tiến lại, nó dồn tập trung vào những con linh dương lạc đàn, mải mê gặm cỏ và không cảnh giác.
Thông thường khi rượt đuổi những con linh dương báo săn sẽ tấn công và rượt theo những con linh dương trong địa hình trống trải và trơn tru vì những con linh dương có thể chạy hơn 80 km/h nhưng linh dương có thể duy trì tốc độ trong thời gian dài chúng giống như những vận động viên chạy đua đường trường trong khi báo săn chỉ có thể chạy nước rút ngoài ra con linh dương còn có một chiến lược quan trọng khác là vừa chạy vừa nhảy lên nhảy xuống theo kiểu nhảy tưng tưng, chúng vừa chạy, vừa bật nhảy thật cao vào không trung lên đến gần 3 m điều này làm con linh dương liên tục vào trong và ra ngoài tầm nhìn của con báo làm nó mất phương hướng và nhiều khi buộc phải bỏ cuộc.
Con linh dương có thể vừa chạy vừa di chuyển sang hai phía theo kiểu chạy lạng lách và mỗi lần chuyển hướng con linh dương buộc báo phải thay đổi hướng chạy nếu chuyển hướng 10 lần trong một cuộc rượt đuổi thì con linh dương sẽ đẩy con báo tới tốc độ giới hạn của sự chịu đựng. Con linh dương có thể chậm hơn con báo nhưng trong quá trình tiến hóa đã cung cấp cho nó một vụ khí phòng vệ tiềm năng đó là sự lanh lợi. Những con linh dương lại ít khi vượt quá ngưỡng nhiệt độ khi chạy với tốc độ cao do nó có hệ thống làm mát tự nhiên, trước khi đến não, máu được đi qua một nhóm mạch máu và được làm lạnh nhanh chóng bằng một lượng khí từ khoang mũi rộng giống như bộ phận tản nhiệt trong xe hơi, nó ngăn những chất lỏng quan trọng không bị quá nhiệt cho nên dù nhiệt độ con linh dương chạm đến mức 42 độ thì bộ não nó vẫn được bảo vệ và được làm mát mặc dù đang chịu áp lực.
Sừng.
Ngoài ra nhiều con linh dương dù nhỏ nhưng con linh dương với sừng nhọn hoát trên đầu sẽ bị đâm chết kẻ thù, những con linh dương lớn hoặc linh dương mẹ có thể tấn công lại và đuổi kẻ ăn thịt, có trường hợp ghi nhận một con linh dương Gemsbok mẹ đã đánh đuổi một đàn báo săn khi những con báo này, nó dùng sừng nhọn tấn công báo săn khi cả hai đang khống chế con con Bên cạnh đó báo săn còn phải tháo chạy trước sự to khỏe của các con linh dương đầu bò trong trường hợp bị báo săn tấn công, các con linh dương đầu bò có thể liều lĩnh chống trả và đuổi báo săn đi. | 1 | null |
Linh dương lùn châu Phi (Danh pháp khoa học: Neotragini) là một tông linh dương trong phân họ Linh dương bao gồm các loài linh dương cỡ nhỏ và có ngoại hình thấp lùn. Một số nhà thú học (Haltenorth, 1963) còn xếp nó vào một nhóm khác như là một phân họ (Neotraginae). | 1 | null |
Khích Chính (chữ Hán: 郤正, ? – 278), có tài liệu chép là Khước Chính (却正), một số bản dịch là Khước Chánh, tự Lệnh Tiên, người Yển Sư, Hà Nam, quan viên nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông nội của Chính là Khích Kiệm, cuối thời Hán Linh Đế làm Thứ sử Ích Châu, bị quân nổi dậy Khăn Vàng giết chết. Cha là Khích Ấp, vì Trung Nguyên đại loạn nên vẫn ở lại đất Thục, làm tướng quân dưới quyền Mạnh Đạt, theo Đạt hàng Ngụy, làm Trung thư lệnh sử.
Khích Chính vốn tên Toản, từ nhỏ cha mất, mẹ tái giá, nên phải sống tự lập, tuy nghèo nhưng hiếu học, đọc khắp các sách. Khi trưởng thành nhờ văn tài, được vào triều làm Bí thư lại, chuyển làm Lệnh sử, thăng chức Lang, rồi làm Lệnh. Khích Chính tính lạnh nhạt với vinh lợi, nhưng ưa thích văn chương, đương thời sách gì nổi tiếng, có thể tìm thấy ở Ích Châu, dù vất vả đến đâu cũng tìm đọc cho bằng được. Khích Chính ở triều đình Thục Hán 30 năm, gặp gỡ hoạn quan Hoàng Hạo từ lúc ông ta còn thấp kém, đến khi Hạo lộng quyền; không được Hạo ưa thích, cũng không bị ganh ghét; tuy lương bổng không quá 600 thạch một năm nhưng tránh được những thứ gây phiền não.
Năm 263, Khích Chính nhận lệnh viết thư xin hàng gửi tướng Ngụy là Đặng Ngải. Năm sau, Hậu Chủ Lưu Thiện theo Tư Mã Chiêu về Lạc Dương, khi ấy tình hình hỗn loạn, lòng người hoang mang, chỉ có Khích Chính và Điện trung đốc Trương Thông (người Nhữ Nam), bỏ lại vợ con, đi theo hầu vua cũ. Trên đường Hậu Chủ được Chính chỉ dẫn, hành vi không có lầm lỡ nào, nên than thở rằng biết nghe ông thì đã muộn; người đương thời khen ngợi Chính vì việc này.
Ở Lạc Dương, Khích Chính được ban tước Quan nội hầu, trong những năm Thái Thủy nhà Tấn được nhận chức An Dương lệnh, rồi được thăng Thái thú Ba Tây. Năm 273, có chiếu thư rằng: "Chính xưa ở Thành Đô, giữa buổi nhiễu nhương mà vẫn giữ nghĩa, không mất trung tiết, đến khi được dùng, tận tâm làm việc, có thành tích trị lý, nên lấy Chính làm Ba Tây thái thú."
Năm 278, Chính mất, để lại trước tác có vài trăm thiên văn chương. | 1 | null |
Một dong là đơn vị hành chính thấp nhất của quận ("gu" ) và trong thành phố ("si" 시/市) nó không được chia thành phường trên khắp Hàn Quốc. Đơn vị này thường được dịch là khu phố và đã được sử dụng trong cả hai đơn vị hành chính của Triều Tiên và Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc.
Một "dong" là cấp nhỏ nhất của chính quyền đô thị phải có văn phòng và nhân viên của mình ở Hàn Quốc. Trong một vài trường hợp,
"dong" hợp pháp duy nhất (, "beopjeong-dong") được chia thành nhiều "dong" hành chính (, "haengjeong-dong"). Trong trường hợp này, mỗi "dong" hành chính có văn phòng và nhân viên của mình. Dong hành chính thường được phân biệt với nhau bằng số (như trong trường hợp của Myeongjang 1-dong và Myeongjang 2-dong).
Các bộ phận chính của một "dong" là "tong" (), nhưng bộ phận ở cấp độ này và dưới nó ít khi được sử dụng trong cuộc sống thường ngày. Một vài "dong" đông dân được chia thành "ga" (), nó không phải là một bộ phân riêng của chính phủ, nhưng chỉ tồn tại để sử dụng trong địa chỉ. Nhiều tuyến thành phố chính trong Seoul, Suwon, và một số thành phố khác được chia thành nhiều "ga". | 1 | null |
Antilopini là một tông linh dương trong phân họ Linh dương gồm các loài Linh dương cỡ trung bình và nhỏ trong nhóm các loài linh dương Gazelle và Linh dương lùn châu Phi, gồm các loài linh dương sống trong và xung quanh vùng sa mạc Sahara, vùng Sừng châu Phi và lục địa Á-Âu.
Đặc điểm.
Những con linh dương cái có sừng rất ngắn so với những con đực, và chúng còn có bộ lông màu nâu và trắng mịn, trông bóng loáng. Phần lớn các loài linh dương trong bộ này đều có sọc đen và một dấu hiệu là vệt đen trên khuôn mặt. Những con đực thường chiếm cứ một lãnh thổ khá rộng lớn như một con đầu đàn lãnh chúa thống trị theo bầy đàn và đôi khi nhóm với các loài khác, chẳng hạn như Linh dương Grant cùng với con linh dương Thomson
Đây là những con linh dương đặc trưng với tốc độ là sự lanh lợi, là những con linh dương rất có tốc độ chúng có tốc độ lên đến 50 mphs (80 km/giờ) và có khả năng nhảy rất tốt và thực hiện được nhiều bước nhảy lần lượt liên tiếp (nhảy tưng tưng) một cách mạnh mẽ. Chúng đã thích nghi tốt với các môi trường mở. Các loài linh dương trong bộ này là con mồi ưa thích của báo săn, cũng là loài săn mồi dựa vào tốc độ. Sự rượt đuổi giữa báo săn và linh dương trong những cuộc đua tốc độ nước rút sinh tử là một trong những cảnh ngoạn mục trên thảo nguyên châu Phi.
Tập tính lãnh thổ.
Tập tính lãnh thổ là một trong những đặc điểm chung của loài linh dương thuộc bộ này. Trong suốt mùa mưa, khi nguồn thức ăn dồi dào, những con linh dương đực trưởng thành tạo lập một lãnh thổ riêng và xua đuổi những con đực còn non, gọi là nhóm độc thân, ra khỏi lãnh thổ của chúng. Trong khi đó, những con cái sẽ hợp thành những nhóm "di cư", di chuyển từ vùng lãnh thổ này sang vùng khác, thông thường là những vùng có nguồn thức ăn dồi dào nhất. Khi những nhóm "di cư" này đi ngang qua một vùng lãnh thổ để tìm kiếm thức ăn, con đực sẽ tìm cách quây chúng lại, và thường thì chúng sẽ giữ lại được một vài con cái cho mình.
Trong mùa sinh sản, những con đực mới lớn cố gắng tìm cách chứng tỏ ưu thế của mình qua các trận chiến, còn những con đực trưởng thành thích phô trương sức mạnh với nhau hơn là lao vào những trận chiến này. Nếu một con đực trong "nhóm độc thân" đi ngang qua lãnh thổ của một con đực trưởng thành, kẻ thống trị sẽ đuổi nó ra khỏi lãnh thổ của mình. Một con đực trưởng thành thường sẽ không xâm phạm lãnh thổ của những con đực khác. Cuộc tán tỉnh của linh dương đực với linh dương cái sẽ dừng lại nếu con cái chạy sang lãnh thổ của tên hàng xóm, nhưng tất nhiên là gã hàng xóm sẽ tiếp tục cuộc cuộc vui này.
Một số loài.
Linh dương Thomson.
Trong số các loài linh dương thuộc bộ này, loài Linh dương Thomson hay còn gọi là tommie là loài loài linh dương phổ biến nhất tại khu vực Đông Phi với khoảng hơn 500 nghìn cá thể trên toàn bộ châu Phi. Môi trường sống lý tưởng của loài Thomson là các khu vực cỏ thấp với nền đất khô và cứng. Chúng là nguồn thức ăn chủ yếu của loài báo săn. Thông thường, báo săn có tốc độ nhanh hơn linh dương Thomson nhưng bù lại linh dương có thể duy trì tốc độ trên một quãng đường dài và đổi hướng đột ngột. Linh dương Thomson sở hữu một tốc độ đáng kinh ngạc, từ , tới 96 km/h (60 mph) trong khi vẫn di chuyển zigzag. Khả năng phi thường này đã nhiều lần cứu thoát chúng khỏi móng vuốt những con thú săn mồi. Một hành vi vô cùng đặc biệt ở loài linh dương Thomson là những bước nhún nhảy của chúng dùng để đánh lạc hướng kẻ thù hoặc phô diễn sức mạnh.
Linh dương Grant.
Linh dương Grant thì phân bố từ phía bắc Tanzania đến miền nam Sudan và Ethiopia, và từ bờ biển Kenya đến Hồ Victoria. Linh dương Grant là loài cực kỳ nhanh chóng, chúng có thể chạy 80 km/h (50 mph) nhưng những con đực to lớn hơn thường không vượt quá 72 km/h (45 mph). Chúng là động vật di cư, nhưng đi theo hướng ngược lại của hầu hết các động vật móng guốc khác, chẳng hạn như linh dương Thompson, ngựa vằn, linh dương đầu bò, phụ thuộc vào nơi nhiều nước hơn. Chúng cũng có thể tồn tại trên thảm thực vật trong có nước, khu vực bán khô cằn nơi chúng phải đối mặt với sự cạnh tranh ít khốc liệt hơn. Những kẻ săn mồi phổ biến nhất của con linh dương Grant là loài báo săn và những con chó hoang.
Linh dương Gazelle.
Linh dương Gazel khá nhỏ, hầu hết khi đứng chúng cao đến 2-3,5 ft (61–110 cm) cao đến vai. Chúng có thể bị đe dọa bởi những kẻ săn mồi tốc độ, như Loài báo săn. Trên khoảng không gian rộng lớn ở các đồng cỏ, loài linh dương gazelle có thể chạy với vận tốc 70 km/h. Mặc dù có tốc độ chạy nhanh như vậy, nhưng linh dương gazelle vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa đến từ loài báo săn bởi linh dương là món ăn báo yêu thích nhất. Đối với những con báo, khoảng cách lý tưởng nhất để bắt con mồi là 50 met, nhưng nó phải xuất phát khi con mồi cách khoảng 80 met. Điều may mắn cho những con linh dương là chúng có giác quan rất nhạy và phản ứng cơ thể rất nhanh nhẹn mỗi khi biết mình bị tấn công. Trong quá trình rượt đuổi, linh dương thường hay thay đổi hướng chạy khiến kẻ săn mồi luôn gặp khó khăn. | 1 | null |
Mia-dong là một "dong", phường của Gangbuk-gu ở Seoul, Hàn Quốc. Từ 30 tháng 6 năm 2008, Mia-dong được chia thành Mia-dong (Mia 3-dong), Samgaksan-dong (Mia 6 và 7-dong), Samyang-dong (Mia 1 và 2-dong), Songcheon-dong (Mia 5 và 8-dong) và Songjung-dong (Mia 4 và 9-dong). Giữ nguyên Mia-dong trước đây là Mia 3-dong. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.