text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận chính cấu thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam đã không được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. Đến năm 2030, Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng và chính thức thành lập Quân chủng Lục quân, có thể xây dựng theo các mô hình: sư đoàn mạnh, tăng thêm về tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, có thể biên chế trung đoàn bộ binh cơ giới; sư đoàn nhẹ, tổ chức như sư đoàn hiện nay biên chế ở cấp quân khu, nhất là quân khu ở địa hình rừng núi. Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại. Tổ chức. Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc công, công binh, thông tin-liên lạc... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản. Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu: - Lục quân trực thuộc bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh hợp thành được đánh số thứ tự 1,2,3,4, các lữ đoàn trực thuộc các binh chủng của Lục quân. - Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân. Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng chủ yếu báo vệ địa phương. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản: - Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng. - Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực. Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lục quân với bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Quân khu. Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu. Quân đoàn. Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn. Trang bị. Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại. Trải qua thử thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
1
null
Đảo Banks () là một trong các đảo lớn của quần đảo Bắc Cực Canada, đảo nằm tại vùng Inuvik của Các Lãnh thổ Tây Bắc, Canada. Đảo Banks tách biệt với đảo Victoria ở phía đông qua eo biển Prince of Wales và tách biệt với lục địa qua vịnh Amundsen ở phía nam. Biển Beaufort nằm ở phía tây của đảo. Ở phía đông bắc, eo biển M'Clure tách đảo Banks với đảo Prince Patrick và đảo Melville. Hòn đảo được William Edward Parry đặt tên là "Đất Banks" vào năm 1820 để tưởng nhớ tới Joseph Banks. Tuy nhiên, trong chuyến thám hiểm khu vực của Robert McClure (1850–1854) hòn đảo được đánh dấu trên bản đồ của họ với tên gọi "đảo Baring". Điểm định cư thường xuyên duy nhất trên đảo, Sachs Harbour hay Ikhuak là một làng nhỏ của người Inuvialuk, nằm ở bờ biển tây nam. Hai khu bảo tồn chim di trú cấp liên bang của Canada đã được hình thành trên đảo vào năm 1961. Hòn đảo này không có cây, loài thực vật cao nhất, liễu Bắc Cực, đôi khi mọc cao đến đầu gối con người song thường không cao trên . Đảo Banks có diện tích và là đảo lớn thứ 24 trên thế giới và đảo lớn thứ năm tại Canada. Đảo dài khoảng , và ở điểm rộng nhất tại cực bắc, đảo rộng . Điểm cao nhất trên đảo nằm ở phía nam, Durham Heights và có cao độ . Hòn đảo là một phần của Quần đảo Bắc Cực Canada, và có 114 cư dân vào năm 2001, tất cả đều sống tại Sachs Harbour. Đảo Banks là nơi sinh sống của hai phần ba tổng số ngỗng tuyết nhỏ trên thế giới, chúng qua vịnh Amundsen từ đất liền. Có một cuộc săn ngỗng thường niên vào mùa xuân ở bên ngoài Sachs Harbour. Hòn đảo là một phần của quần xã sinh vật lãnh nguyên, có mùa đông rất lạnh. Hòn đảo là nơi sinh sống của Rangifer tarandus groenlandicus (caribou đất cằn), gấu trắng Bắc Cực, bò xạ, và các loài chim như Turdus migratorius (chim két Mỹ) và nhạn. Có trên 68.000 bò xạ sinh sống trên đảo, chiếm phần lớn tổng số loài này trên thế giới. Vườn quốc gia Aulavik của Canada nằm trên đất thấp Bắc Cực ở phía cực bắc của đảo. Công viên là nơi tập trung số bò xạ nhiều nhất trên trái đất, và là nơi sinh sống của loài tuần lộc Rangifer tarandus pearyi có nguy cơ thuyệt chủng. Sông Thomsen chảy qua công viên, và là sông cực bắc có khả năng thông hành (bằng xuồng) tại Bắc Mỹ. Lagopus muta (gà gô trắng xám đá) và quạ thường được cho là những loài chim sống quanh năm duy nhất của vườn, mặc dù có 43 loài sinh sống tại khu vực theo mùa.
1
null
Đảo Devon (, tiếng Inuit: "Tatlurutit"), được tuyên bố là hòn đảo không có người ở lớn nhất trên trái đất. Đảo nằm tại vịnh Baffin, vùng Qikiqtaaluk, lãnh thổ Nunavut, Canada. Devon là một các đảo lớn của quần đảo Bắc Cực Canada, là đảo lớn thứ hai của quần đảo Nữ hoàng Elizabeth, là đảo lớn thứ sáu của Canada, và là đảo lớn thứ 27 trên thế giới. Đảo có diện tích gồm đá phiến ma tiền Cambri và bột kết Đại Cổ Sinh và đá phiến sét. Điểm cao nhất là chỏm băng Devon với cao độ và là một phần của dãy núi Bắc Cực. Đảo Devon có một vài dãy núi nhỏ, như dãy Treuter, dãy Haddington và dãy Cunningham. Do có độ cao tương đối lớn và có vĩ độ nằm gần cực Bắc, đảo chỉ có một số lượng ít ỏi bò xạ cùng các loài chim và động vật có vú nhỏ. Đời sống động vật tập trung tại vùng đất thấp Truelove trên đảo, tại đó có một vi khí hậu thuận lợi và hỗ trợ cho sự phát triển tương đối tươi tốt của thực vật Bắc Cực. Nhiệt độ trong một thời gian ngắn (40 đến 55 ngày) hiếm khi vượt quá , và trong mùa đông có thể giảm tới . Với một hệ sinh thái sa mạc địa cực, đảo Devon nhận được lượng mưa rất thấp. Mũi Liddon là một vùng chim quan trọng (IBA) đáng chú ý với các cá thể Cepphus grylle (chim uria đen) và Fulmarus glacialis (hải âu Fulmar phương Bắc). Mũi Vera, một vùng chim quan trọng khác, cũng được chú ý với số hải âu Filmar phương Bắc tại đó. Đảo Devon cũng được chú ý đến với sự hiện diện của hố va chạm Haughton, được tạo thành từ 39 triệu năm trước khi một thiên thạch với đường kính khoảng đã đâm vào khu rừng tồn tại hồi đó. Cuộc va chạm để lại một hố có đường kính xấp xỉ , với một hồ nước được hình thành từ vài triệu năm. Robert Bylot là người châu Âu đầu tiên đã nhìn thấy hòn đảo vào năm 1616. William Edward Parry đã vẽ bản đồ bờ biển phía nam của đào vào năm 1819-20. Năm 1850, Edwin De Haven đã giong buồm đến eo biển Wellington và đã trông thấy bán đảo Grinnell của đảo. Một tiền đồn đã được thiết lập tại Dundas Harbour vào năm 1924, và nó đã được cho Công ty vịnh Hudson thuê lại chín năm sau đó. Sự sụt giá của lông thú và sự cần thiết phải cắt giảm chi phí đã dẫn đến việc 53 gia đình Inuit từ đảo Baffin phân tán đến đảo Devon vào năm 1934. Điều đó được coi là một thảm họa do điều kiện gió và khí hậu ở đây lạnh hơn nhiều, và người Inuit đã chọn cách rời bỏ vào năm 1936. Dundas Harbour lại có người cư trú vào cuối thập niên 1940, song đến năm 1951 lại bị bỏ hoang. Chỉ còn lại phế tích của vài ngôi nhà.
1
null
Axel Heiberg là một hòn đảo thuộc vùng Qikiqtaaluk, Nunavut, Canada. Đảo nằm tại Bắc Băng Dương, là đảo lớn thứ 31 trên thế giới và đảo lớn thứ bảy của Canada. Theo Cơ quan Thống kê Canada, đảo có diện tích . Axel Heiberg là một trong các đảo lớn của quần đảo Bắc Cực Canada, nó cũng là một thành viên thuộc quần đảo Sverdrup và quần đảo Nữ hoàng Elizabeth. Đảo được biết đến với các khu rừng hóa thạch khác thường của nó, có niên đại từ thế Thủy Tân. Do thiếu sự khoáng hóa trong nhiều mẫu vật rừng, nên việc chúng được mô tả theo truyền thống là "hóa thạch" đã trở nên yếu thế và "ướp xác" có thể là cách mô tả rõ ràng hơn. Một điều rõ ràng là rừng đảo Axel Heiberg trước đây là kiểu rừng đất ngập nước ở vĩ độ cao.
1
null
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Dịch Vụ Học Tập Và Giải Trí Trực Tuyến có tên viết tắt Net2E hay VDC-Net2E là một nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm trò chơi trực tuyến và dịch vụ học tập. VDC-NET2E được thành lập vào tháng 9 năm 2005 bởi các sáng lập viên chính: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Đại diện vốn bởi Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC), Công ty TNHH Kalet Hàn Quốc, Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) và Công ty Cổ phần Điện tử, Công nghiệp và Hoá chất Việt Nam, với số vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ VNĐ.
1
null
P-96 Efa (tiếng Nga: П-96 Эфа) là loại súng ngắn bán tự động do Konstruktorskoe Buro Priborostroeniya (Конструкторское бюро приборостроения) tại Tula thiết kế vào giữa những năm 1990. Loại súng này được thiết kế với ý định đưa vào sử dụng trong quân đội nên sử dụng loại đạn 9×19mm nhưng không được thành công nên nó đã tách ra thành hai loại súng là GSh-18 tiếp tục được phát triển cho quân đội và các biến thể nhỏ hơn là P-96M và P-96S cho lực lượng thi hành công vụ, các lực lượng an ninh hay dùng làm vũ khí tự vệ sử dụng loại đạn 9×18mm và 9×17mm. Thiết kế. P-96M và P-96S sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn và khóa sau nòng với một móc khóa duy nhất. Khung súng được làm bằng nhựa sợi thủy tinh tổng hợp. Khi bắn nòng sẽ xoay khoảng 30 độ ngược chiều kim đồng hồ để mở khóa khối trượt và giật lùi về phía sau đẩy khối trượt để nạp đạn sau đó khi khối trượt trở về vị trí cũ nó sẽ bị khóa lại chuẩn bị bắn viên đạn tiếp theo. Súng chỉ có cơ chế hoạt động kép sau mỗi lần bắn búa điểm hỏa sẽ tự động lên cò khi khối trượt kết thúc chu kỳ chuyển động. Súng không có nút điều chỉnh khóa an toàn, nút khóa an toàn nằm ngay trên cò súng hơi nhô ra khi xạ thủ bóp cò, ngón tay của xạ thủ sẽ ấn vào nút khóa này và nó sẽ mở khóa cho cò súng di chuyển. Súng sử dụng hộp đạn rời 15 viên với mẫu M và 10 viên với mẫu S. Với mẫu S thì hộp đạn dài vừa đủ tay cầm và bàn tay thì với mẫu M thì hộp dạn hơi nhô ra và nó được bọc bởi một lớp nhựa tổng hợp dày. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi.
1
null
Centipeda là một chi thực vật có hoa thuộc về họ cúc (Asteraceae). "Centipeda" được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa và tại đó nó được gọi là 石胡荽 (thạch hồ tuy), tên dược học là Herba Centipeda. Các tinh dầu dễ bay hơi thu được từ "Centipeda" đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh kháng viêm nhờ sự kiềm chế các kích tố tế bào (cytokine) hỗ trợ viêm nhiễm trong mô hình sử dụng chuột cống. Trong một nghiên cứu khác có liên quan, "Centipeda" đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại mô hình phấn hoa cỏ phấn hương ("Ambrosia") bằng cách điều chỉnh sự thâm nhiễm của eosinophil và sự phát triển của tế bào phì đại (mast cell). Các loài. Chi này hiện có 11 loài được công nhận, bao gồm:
1
null
Đảo Melville là một hòn đảo không người ở rộng lớn thuộc quần đảo Bắc Cực Canada, diện tích của đảo là . Đây là đảo lớn thứ 33 trên thế giới và đảo lớn thứ tám của Canada. Đảo Melville được phân chia giữa Các Lãnh thổ Tây Bắc (nửa phía tây) và Nunavut (nửa phía đông). Ranh giới chạy dọc theo kinh tuyến 110° tây. Một vài ngọn núi trên đảo Melville đạt độ cao một nghìn mét. Hòn đảo này ít hoặc không có thảm thực vật. Ở những nơi có thực vật mọc liền kế nhau, chúng thường bao gồm các gò băng gồm rêu, địa y, cỏ và cói. Loài thân gỗ duy nhất là liễu lùn, phát triển thành một tấm thảm dày đặc bò trên mặt đất. Tuy nhiên, đảo có một quần thể động vật đa dạng: gấu trắng Bắc Cực, Rangifer tarandus pearyi, bò xạ, Dicrostonyx groenlandicus, sói Bắc Cực, Cáo Bắc Cực, Thỏ Bắc Cực, và Chồn ecmin. Đảo Melville là một trong hai khu vực sinh sản chính đối với của một loài ngỗng biển nhỏ, ngỗng Branta. Phân tích DNA và quan sát phạm vi đã cho thấy rằng những con chim này có thể khác biệt với các thể quần tập Branta khác. Có 4.000-8.000 con chim, đây có thể là thể quần tập ngỗng hiếm nhất trên thế giới.
1
null
Chiến tranh nô lệ lần ba (73-71 TCN) hay còn được Plutarchus gọi là Chiến tranh đấu sĩ hoặc Chiến tranh Spartacus, là cuộc chiến cuối trong một loạt các cuộc khởi nghĩa nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã được gọi chung là các cuộc chiến tranh nô lệ La Mã. Chiến tranh nô lệ lần ba là lần duy nhất đe dọa trực tiếp đến mảnh đất trung tâm Italia của La Mã. Quân khởi nghĩa nhiều lần làm khiếp sợ dân La Mã vì sự phát triển nhanh chóng của họ cũng như họ đã liên tiếp đánh bại quân đội La Mã giữa các năm 73 và 71 TCN. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng cũng bị dập tắt nhờ sự tăng cường quân sự của Marcus Licinius Crassus; dù rằng sau đó cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục có những tác động gián tiếp đến chính trị La Mã trong nhiều năm. Giữa các năm 73 và 71 TCN, một toán các nô lệ bỏ trốn -bắt đầu từ 78 võ sĩ giác đấu chủ yếu là người Thracia, Gaul, German làm lực lượng nòng cố- đã phát triển thành một lực lượng trên 120.000 người gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em.
1
null
Đá Chữ Thập (tiếng Anh: "Fiery Cross Reef" hoặc "North West Investigator Reef"; tiếng Filipino: "Kagitingan"; , Hán-Việt: "Vĩnh Thử tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm ở vị trí cách biệt với các thực thể khác của quần đảo, nằm về phía tây nam của bãi san hô Tizard ("Tizard Bank") thuộc cụm Nam Yết và về phía đông bắc của cụm Trường Sa. Đá Chữ Thập là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Sau Hải chiến Trường Sa 1988, Trung Quốc đã kiểm soát đá này. Đặc điểm. Đá có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên.<mapframe latitude="9.549884" longitude="112.890015" zoom="14" width="403" height="362" align="center" text="Bản đồ đảo nhân tạo trên đá Chữ Thập" /> Lịch sử. Theo nguồn tin của Trung Quốc, Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ thuộc UNESCO ủng hộ về mặt ngoại giao và giao phó cho Trung Quốc xây dựng trạm quan sát trên biển tại quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1987. Nắm lấy thời cơ này, Trung Quốc bắt đầu khảo sát quần đảo Trường Sa ngay trong tháng 4 năm 1987 và quyết định chọn đá Chữ Thập làm nơi đóng quân vì đá này không những đủ lớn mà còn nằm xa các căn cứ đồn trú của các nước khác. Trong thời gian sau đó, Trung Quốc còn liên tục viếng thăm và tiến hành khảo sát nhiều thực thể địa lý hoang vu khác.. Ngày 31 tháng 1 năm 1988, Hải quân Nhân dân Việt Nam cử hai tàu chở vật liệu từ đá Tây đến xây dựng công trình tại đá Chữ Thập nhưng bị Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chặn lại. Từ cuối tháng 2, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7 cùng năm. Cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, đặt tên là đảo Vĩnh Thử ("永暑岛"). Đảo này có diện tích 2,74 km² (tính đến tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.. Tranh chấp. Ngày 6/11/2014, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo phi pháp trên bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 9/4/2015, bà Hoa Xuân Oánh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết hoạt động cải tạo đất và xây dựng tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là để "xây dựng nơi trú ẩn, hỗ trợ điều hướng, tìm kiếm và cứu hộ, dịch vụ dự báo khí tượng hàng hải, dịch vụ nghề cá cùng thủ tục hành chính cần thiết cho Trung Quốc, các nước láng giềng cũng như chính các tàu đang hoạt động trên Biển Đông". Việc này "là cần thiết do rủi ro từ những cơn bão gây ra với nhiều tuyến hàng hải xa đất liền" và còn "đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự" của Trung Quốc. Ngày 16/4/2015, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 9/4/2015 về việc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc, kể cả ở cấp cao về vấn đề này. Theo ông này, "Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động nêu trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Ngày 28/4/2015, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 ra tuyên bố chia sẻ lo ngại sâu sắc của các lãnh đạo ASEAN về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông; khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, lo ngại Trung Quốc sẽ quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp và tuyên bố một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông để khẳng định yêu sách chủ quyền. Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) 48, ra ngày 06/08/2015, tuyên bố "Chúng tôi ghi nhận lo ngại sâu sắc của một số Bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông". Thông cáo khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các bên trong việc bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ các điều khoản của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế đối với các hành động làm phức tạp và gia tăng các tranh chấp; không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Thông cáo chung cũng nêu rõ các bên trông đợi việc thực hiện hiệu quả các biện pháp đã được nhất trí nhằm tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau cũng như tạo một môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Vũ trang hóa. Đài CNBC của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
1
null
Phaolô Lê Bảo Tịnh là một linh mục, tử đạo Việt Nam. Tiểu sử. Phaolô Lê Bảo Tịnh sinh năm 1793 tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, thuộc Giáo phận Thanh Hóa trong một gia đình Công giáo có sáu người con, ông là con thứ ba. Năm 12 tuổi, Lê Bảo Tịnh đến ở với linh mục tên Ruệ tại giáo xứ Bạch Bát để học chữ Nho, sau đó vào trường Kẻ Vĩnh để học tiếng Latinh. Đến khi được lên đại chủng viện, Lê Bảo Tịnh quyết định vào rừng ở Bạch Bát để ẩn tu, ngày cầu nguyện và ăn chay. Nhưng chỉ sau một năm, Giám mục địa phương khi ấy là Havard buộc ông phải trở về lại đại chủng viện tiếp tục tu học. Về sau, ông được Giám mục Havard tin tưởng phái đi Macao hai lần để tiếp nhận tiền bạc và đồ đạc để lo cho việc truyền giáo trong giáo phận, trong đó có một lần cả đoàn bị cướp hết. Tương truyền, trong khi ở Macao, ông có chiêm bao thấy một phụ nữ xinh đẹp hiện ra nói rằng: "Phaolô, Phaolô, khi về An Nam, con sẽ phải chịu khổ vì đạo"; nhưng ông không tin, tưởng là mỹ nhân kế nên mới hỏi lại ba lần bằng tiếng Latinh, tiếng Việt và tiếng Hoa. Người phụ nữ này trả lời bằng tiếng tương tự: "Ta là Đức Bà Maria". Dù vậy, ông vẫn không tin cho đến khi bị bắt ở Thạch Tổ năm 1841. Năm 1839, ông được phái sang Lào để truyền giáo. Được ít lâu, ông lại về nước xin Giám mục sai thêm người sang cùng. Thời gian này, triều đình đang lùng bắt gắt gao các nhà thừa sai, Giám mục Havard trốn ở rừng Bạch Bát và chết tại đó, Giám mục kế vị là Retord. Năm 1840, Giám mục Retord lại phái Lê Bảo Tịnh sang Macao lần thứ ba để chở đồ và đưa nhà thừa sai Taillandier về Kẻ Vĩnh. Năm 1841, sau khi về nước được vài tháng, trong một lần đi giảng đạo tại, ông bị lý trưởng bắt tại nhà ông Nhiêu Ba và giam ở Hà Nội. Sau 7 năm bị giam ở Hà Nội, ông lại bị đày xuống Phú Yên. Khi vua Tự Đức lên ngai kế vị vua Thiệu Trị, ông ban lệnh ân xá cho tù nhân, Lê Bảo Tịnh cũng được phóng thích và trở về Vĩnh Trị. Năm 1848, ở tuổi 56, Lê Bảo Tịnh được truyền chức linh mục và đặt làm giám đốc chủng viện Vĩnh Trị. Ngày 27 tháng 2 năm 1857, ông bị bắt lần thứ hai tại chủng viện trên. Ông bị giam ở Nam Định chờ ngày vua ra án. Ban đầu, ông chịu án tù chung thân vì tuổi đã cao, nhưng về sau, nhà vua ra án tử hình trảm quyết. Nhận được bản án, quan án cố gắng giải cứu cho linh mục Tịnh bằng cách khuyến dụ ông bỏ đạo Công giáo. Nhưng ông từ tốn đáp lại lời quan rằng: "Tôi xin chân thành cảm ơn quan, vẫn luôn có lòng tốt tìm cách cứu tôi. Thân xác tôi ở trong tay quan, xin làm khổ nó tùy ý, tôi rất vui lòng, không oán than gì. Nó chết đi nhưng mai ngày sẽ sống lại trong vinh quang. Còn linh hồn tôi là của Thiên Chúa, không có gì làm tôi hy sinh nó được, không ai có thể lay chuyển lòng tin tưởng của tôi. Đạo Thiên Chúa là chính đạo, là đạo thật, tôi yêu mến và giữ đạo ấy từ thuở bé, và dù tôi có chết cũng chẳng bỏ được". Ngày 6 tháng 4 năm 1857, linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh bị trảm quyết tại pháp trường Bảy Mẫu (Nam Định). Ngày 2 tháng 5 năm 1909, Giáo hoàng Piô X đã phong linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh lên bậc chân phước. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông lên bậc hiển thánh.
1
null
Bắc Ngụy Văn Thành Đế (chữ Hán: 北魏文成帝; 440–465), tên húy là Thác Bạt Tuấn (), là hoàng đế thứ năm của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Ông đăng cơ sau khi hoạn quan Tông Ái (宗愛) ám sát tổ phụ Thái Vũ Đế và thúc phụ Thác Bạt Dư, ông đã cho phép người dân Bắc Ngụy nghỉ ngơi sau khi họ phải trải qua thời gian áp dụng chính sách bành trướng của tổ phụ, ông cũng tiến hành cải cách luật pháp theo hướng khoan dung hơn. Bối cảnh. Thác Bạt Tuấn sinh năm 440, khi đó cha của ông Thác Bạt Hoảng đang là Thái tử dưới thời phụ hoàng Thái Vũ Đế. Mẹ ông là Uất Cửu Lư tiêu phòng, bà là em gái của tướng Uất Cửu Lư Bì (郁久閭毗), một thành viên của hoàng tộc Nhu Nhiên song đã đầu hàng Bắc Ngụy. Khi còn nhỏ, ông được tổ phụ Thái Vũ Đế rất yêu mến, và thường đi cùng với Thái Vũ Đế thậm chí cả trong các chiến dịch quân sự. Mặc dù không có tước hiệu chính thức nào, Thác Bạt Tuấn được biết đến như là đích hoàng tôn (嫡皇孫). Cha của ông Thác Bạt Hoảng mất vào năm 451 do lâm bệnh vì sợ hãi trước lời vu cáo của hoạn quan Tông Ái. Khoảng tết năm 452, Thái Vũ Đế lập ông là Cao Dương vương, nhưng sau đó đã xem xét lại và tin rằng một tước hiệu hoàng gia không thích hợp với người cháu đích tôn, và do đó đã hủy bỏ tước hiệu, thể hiện một cách mạnh mẽ rằng Thái Vũ Đế định để Thác Bạt Tuấn làm người kế vị mình. Tuy nhiên, Tông Ái lo sợ rằng Thái Vũ Đế sẽ trừng phạt ông ta vì tội vu cáo Thái tử nên đã ra tay ám sát Thái Vũ Đế vào mùa xuân năm 452, sau đó bỏ qua Thác Bạt Tuấn và lập một em trai của Thác Bạt Hoảng là Nam An Vương Thác Bạt Dư lên ngôi hoàng đế. Tông Ái kiểm soát toàn bộ các vấn đề quan trọng của đất nước. Thác Bạt Dư không chịu được sự kiêu ngạo của Tông và đã cố rằng tách Tông ra khỏi quyền lực vào mùa thu năm 452, tuy nhiên, Tông đã lại ám sát Thác Bạt Dư. Tuy nhiên, các quan Độc Cô Ni (獨孤尼), Nguyên Hạ, Bạt Bạt Khát Hầu (拔拔渴侯), và Bộ Lục Cô Li (步六孤麗) sau đó đã lật đổ và giết chết Tông Ái, họ lập Thác Bạt Tuấn làm hoàng đế ở tuổi 12, tức Văn Thành Đế. Thời kỳ đầu trị vì. Ngay sau khi Văn Thành Đế lên ngôi, các triều thần cấp cao đã bắt đầu các cuộc đấu tranh chống đối lẫn nhau, và trong nhiều năm nhiều quan đã bị sát hại. Họ bao gồm các quan cấp cao nắm quyền từ thời Thái Vũ Đế cũng như những người đã đóng góp nhiều trong việc đưa Văn Thành Đế lên ngôi: Thác Bạt Thọ Lạc (拓拔壽樂); Bạt Bạt Khát Hầu, Thổ Hề Bật (吐奚弼), Trương Lê (張黎), Thác Bạt Chu Nữu (拓拔周忸), Độc Cô Hồn Nguyên Bảo (獨孤渾元寶), Thác Bạt Sùng (拓拔崇) thúc tổ của Văn Thành Đế, và con trai ông là Thác Bạt Li (拓拔麗), Uất Cửu Lư Nhược Văn (郁久閭若文), Thác Bạt Nhân (拓拔仁), Thác Bạt Bạt (拓拔拔). Nguyên Hạ và Bộ Lục Cô Ni có vẻ như là những người chiến thắng trong các cuộc đấu tranh này, họ không những không phải chịu những điều tồi tệ trong cuộc đấu tranh nội bộ, mà còn trở nên kỳ được tôn kính trong thời gian trị vì cuối của Văn Thành Đế. Cả hai người và Độc Cô Ni đều được phong vương. Không rõ bản thân Văn Thành Đế có tự mình tham gia vào các cuộc đấu tranh này hay không, song các chiếu chỉ được ban ra có ghi tên ông. Uất Trì Quyến (尉遲眷), là một tướng đã được phong thưởng dưới thời Thái Vũ Đế, nay cũng trở nên mạnh mẽ. Một đặc trưng khác của Văn Thành Đế là ông thường đi kinh lý các châu trên khắp đế quốc của mình. Mùa đông năm 452, mẹ của Văn Thành Đế là Uất Cửu Lư tiêu phòng qua đời, ông truy tôn cha và mẹ là hoàng đế và hoàng hậu. Khoảng tết năm 453, Văn Thành Đế, một Phật tử, đã chính thức kết thúc những luật cấm chống lại Phật giáo mà Thái Vũ Đế đã lập ra vào năm 445 (là điều đầu tiên trong họa Tam Vũ), và đích thân ông đã thực hiện việc cạo đầu cho năm sư tăng. Tuy nhiên, theo truyền thống do Thái Vũ Đế đã lập ra, ông cũng công khai nhận một bùa hộ mệnh Đạo giáo vào mùa xuân năm 454. Vào mùa xuân năm 453, Văn Thành Đế phong cho nhũ mẫu của mình là thái hậu, và đối đãi với các huynh đệ của bà như thể các thúc bác ruột của mình. Mùa thu năm 454, chính thê của Văn Thành Đế là Lý Trường Lạc đã hạ sinh một hoàng tử, được đặt tên là Thác Bạt Hoằng. Lý phu nhân là trưởng nữ của Lý gia phủ thượng thư, là người do mẫu thân Văn Thành Đế lựa chọn năm đó cho ông. Năm 456, ông lập một thê thiếp khác, Phùng Thục Nghi làm hoàng hậu và lập Thác Bạt Hoằng làm thái tử và sau đó, theo đúng truyền thống của Bắc Ngụy, ông đã ra lệnh cho Lý phu nhân phải tự vẫn. Mùa đông năm 458, Văn Thành Đế mở một chiến dịch lớn tấn công Nhu Nhiên, song đã tính đến việc từ bỏ khi quân của ông gặp phải một cơn bão tuyết. Tuy nhiên, do nghe lời thúc giục của Uất Trì Quyến (lập luận rằng rút quân sẽ thể hiện sự yếu đuối trước quân Nhu Nhiên), Văn Thành Đế vẫn tiếp tục chiến dịch. Mặc dù không thể giáng cho Xử khả hãn Uất Cửu Lư Thổ Hạ Chân của Nhu Nhiên một thất bại lớn, song đã có một số thành viên các bộ lạc Nhu Nhiên đầu hàng. Trong khi đó, lúc ông vắng mặt, các tướng Phong Sắc Văn (封敕文) và Bì Báo Tử (皮豹子) của Bắc Ngụy đã giao chiến với quân Lưu Tống gần Tế Thủy (濟水, nay là một phần dòng chảy của Hoàng Hà), kết quả là bất phân thắng bại. Thời kỳ trị vì cuối. Vào mùa hè năm 460, nhũ mẫu của Văn Thành Đế qua đời. Cũng trong mùa hè năm 460, theo lời cố vấn của Định Dương hầu Tào An (曹安), Văn Thành Đế mở một cuộc tấn công lớn nhằm vào vương quốc Thổ Dục Hồn của Mộ Dung Thập Dần (慕容拾寅), Mộ Dung Thập Dần đã khiến Bắc Ngụy nổi giận khi chấp thuận sự bổ nhiệm của cả Bắc Ngụy và Lưu Tống và do ông ta đã phô trương sự giàu có của mình. Các tướng chỉ huy là Thác Bạt Tân Thành (拓拔新成, em trai Văn Thành Đế) và Nam quận công Lý Huệ (李惠). Tuy nhiên, mặc dù quân Bắc Ngụy đã bắt được một số lượng lớn gia súc, song Mộ Dung Thập Dần đã nhận được cảnh báo từ trước và đã chạy kịp vào vùng núi, quân Bắc Ngụy cũng bị mắc bệnh. Năm 464, khi đang kinh lý các vùng khác nhau của đất nước, Văn Thành Đế đã đích thân tham dự một buổi lễ cúng tế thượng đế của bộ lạc Cao Xa, và người dân Cao Xa đã rất hài lòng. Vào mùa hè năm 465, Văn Thành Đế qua đời và Thái tử Thác Bạt Hoằng lên kế vị (tức Hiến Văn Đế). Tuy nhiên, quyền lực đã nhanh chóng rơi vào tay viên quan Ất Phất Hồn (乙弗渾), người này đã cố gắng độc chiếm quyền lực song đã bị các quan khác giết chết, trong số đó có Bộ Lục Cô Li, song đến năm 465, Bộ Lục Cô lại bị Phùng Thái hậu (vợ của Văn Thành Đế) phục kích.
1
null
Giuse Phạm Quang Túc (gọi tắt: Giuse Túc, 1843 - 1862) là một vị thánh tử đạo Việt Nam. Tiểu sử. Anh sinh năm 1843 tại làng Hoàng Xá, xã Hùng Cường, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, thuộc Giáo phận Thái Bình trong gia đình nông dân chất phác, đạo đức. Ngay từ nhỏ, cha mẹ cậu Túc muốn cậu theo đuổi học hành theo nghiệp khoa cử thay vì tiếp tục với công việc ruộng nương, nên cậu đem hết tâm trí học chữ Nôm. Ngày 5 tháng 8 năm 1861, vua Tự Đức ra chiếu chỉ "Phân Sáp", giải tán các làng và gia đình Công giáo và phân tán vào các làng của dân ngoại để họ kiểm soát. Không những thế, họ còn bị bắt, tù đày, tàn sát, thậm chí còn bị gán ghép những tội trạng không có cơ sở làm chứng. Nay cả gia đình anh Túc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Đầu năm 1862, lúc đó Túc mới 19 tuổi, anh bị bắt bị giải lên huyện và giam tại đó trong 4 tháng rồi giải về Đông Khê, Khoái Châu. Tại đó, anh bị giam với một số thanh niên, trong đó có 3 anh tên Phêrô Kiên, Phêrô Ngân và Phêrô Lương. Trong thời gian đó, một số thân hữu lo lót cho quân lính để anh có cơ hội vượt ngục nhưng anh đã từ chối. Khi một người bạn tù lo lắng việc người thân đến lãnh xác sau khi anh bị xử tử thì anh trả lời: "Nếu Thiên Chúa cho tôi đổ máu vì đạo, thì tôi tin chắc sẽ được về trời, còn thân xác này chôn đâu thì chôn, bằng không thì thôi". Cuối tháng 5 năm đó, anh bị giải về Hưng Yên, tại đó, anh thường bị tra tấn, dọa nạt bắt anh phải bước qua thánh giá để bỏ đạo nhưng anh vẫn không thi hành. Sau đó, quan dụ dỗ anh bỏ đạo và ông ta hứa sẽ lo tương lai cho anh nhưng anh đã từ chối. Cuối cùng, các quan kết án xử tử anh và gửi bản án về kinh đô Huế. Ngày 1 tháng 6 năm 1862, anh Túc chịu án trảm quyết tại pháp trường Hưng Yên, sau đó thủ cấp của anh bị tung lên cao. Thi hài anh được chôn cất tại chỗ, về sau cải táng đem về nhà thờ Ngọc Đồng. Giáo hoàng Piô XII suy tôn chân phước cho anh Giuse Túc vào ngày 29 tháng 4 năm 1951. Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn anh lên bậc hiển thánh. Độ tuổi tử đạo. Các sử liệu về thánh Giuse Túc có nhiều sự khác biệt về độ tuổi khi anh bị bắt và tử đạo. Có một số tài liệu cho là anh bị bắt khi mới 9 tuổi, một số cho là 19 hoặc 20. Tuy nhiên, khi xem xét kĩ về chi tiết bắt bớ, giam giữ và xử tử anh, các quan dù dã man thế nào cũng không thể xử quá tàn bạo như thế cho một cậu bé mới 9 tuổi đầu. Vì thế, các quan buộc phải áp dụng những hình phạt trên cho các thanh niên.
1
null
Jason Gibbs (sinh năm 1960) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ trình tấu kèn basson, tiến sĩ âm nhạc người Mỹ. Ông được biết đến và được coi là người có những khảo cứu và tư liệu đầy đủ nhất về nhạc Việt Nam từ thời tiền chiến cho tới nay. Hiện tại, Jason Gibbs làm công tác thư viện ở Thư viện Công cộng San Francisco, California, Hoa Kỳ, chuyên về âm nhạc. Jason Gibbs từng là nhà soạn nhạc, sáng tác khoảng hơn 50 tác phẩm thính phòng và giao hưởng, là nghệ sĩ trình tấu chơi nhạc điện tử trong ban nhạc rock Apes of God và tham gia một số ban nhạc rock, jazz và nhạc ngẫu tác. Tiểu sử. Jason Gibbs sinh tại tiểu bang Tennessee. Ông học nhạc từ lúc 8 tuổi, lớn lên và đi học phổ thông ở tiểu bang Virginia trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vào đại học, ông học âm nhạc, chuyên ngành sáng tác ở trường Đại học William & Mary. Sau khi tốt nghiệp, Gibbs học tiếp về sáng tác và âm nhạc dân tộc rồi lấy học vị tiến sĩ về lý thuyết âm nhạc và sáng tác tại Đại học Pittsburgh. Vào năm 1985, khi đang ăn món canh chua và gà kho sả ớt trong một nhà hàng Việt Nam tại thành phố Pittsburgh, Jason Gibbs được nghe những bài hát mà những người Việt ở hải ngoại rất thích. Ông mua một vài đĩa nhạc về nhà nghe và bắt đầu yêu thích âm nhạc Việt Nam. Jason Gibbs nhờ một người phụ nữ Việt Nam dạy tiếng Việt cho mình và học thêm tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, chuyên tâm nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Năm 1993, Jason Gibbs đến Việt Nam lần đầu tiên. Kể từ đó hầu như năm nào ông cũng đến Việt Nam để khảo cứu về ca khúc Việt Nam và ảnh hưởng của phương Tây trong nhạc Việt. Trong bước khởi sự nghiên cứu âm nhạc Việt, Gibbs đã bỏ ra sáu tháng trong năm 1995 đến nhiều địa phương từ miền Nam tới miền Bắc, tìm tòi các nguồn tài liệu, gặp gỡ những nhạc sĩ lớn tuổi có sáng tác nhạc từ những năm 1930 đến năm 1940, thời kỳ nhạc cải cách và nhạc tiền chiến. Sau đó, Gibbs còn gặp gỡ hoặc liên lạc với nhiều người trong giới âm nhạc am hiểu dòng nhạc này ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc... Không bám vào những biến cố, những sự kiện lớn của thời kỳ hiện đại, nhưng từ góc nhìn này, Jason Gibbs đã khám phá ra những yếu tố bền vững sau nhiều thăng trầm, những tiếp nối ngầm ẩn dưới bề mặt gián đoạn của văn hóa Việt Nam được phản ánh qua đời sống của những ca khúc, những thể loại nhạc và những gương mặt nhạc sĩ. Để tạo sức sống cho các công trình nghiên cứu của mình, Gibbs tổ chức nhiều buổi thuyết trình về truyền thống và cải cách trong âm nhạc Việt Nam trước năm 1945, về âm nhạc của các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước. Đến nay, ông có nhiều bài viết và thuyết trình tại các hội thảo nhạc dân tộc quốc tế cũng như ấn hành trên những tạp chí văn hóa cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Ở Hội nghị quốc tế nghiên cứu về nhạc phổ thông (International association for the study of popular music, 2005), Gibbs đã trình bày chuyên đề "Vai trò đặc biệt của nhịp điệu Boléro trong âm nhạc Việt Nam". Trong chính thời gian lang thang ở Việt Nam nghiên cứu âm nhạc, Jason Gibbs đã gặp và lập gia đình với một phụ nữ Việt. Năm 2008, cuốn sách "Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – Câu chuyện âm nhạc Việt Nam" của Gibbs được nhà xuất bản Tri Thức in, dịch giả Nguyễn Trương Quý, đã gây được nhiều chú ý trong giới âm nhạc Việt Nam. Gần 20 năm hoạt động âm nhạc, Gibbs đã có trong tay một bộ sưu tập phong phú: 33 tác phẩm âm nhạc cho bộ hơi, tiểu phẩm cho piano và concerto cho violon và dàn nhạc, 42 buổi trình diễn kèn bassoon, 21 tác phẩm ghi âm - phát hành và hơn 20 bài viết, bài thuyết trình khảo cứu âm nhạc.
1
null
Đinh Thị Vân (1916-1995), tên thật Đinh Thị Mậu là một Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Thân thế và bước đầu sự nghiệp. Bà tên thật là Đinh Thị Mậu, sinh năm 1916 tại làng Đông An, tổng Cát Xuyên, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (nay là làng Đông An, xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường), tỉnh Nam Định. Bố của bà mất sau khi bà Mậu sinh ra được 6 tháng. Anh em bà được ông nội Đinh Mẫn Cấp nuôi nấng và dạy dỗ. Năm 1933, bà được 2 người anh cùng cha khác mẹ là Đinh Lai Hạp và Đinh Thúc Dự, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, vận động tham gia hoạt động cách mạng. Bà làm giao thông liên lạc, cất giữ tài liệu bí mật của Đảng, tham gia tổ chức nhóm "Ái hữu tương tế", nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương… Thời gian này bà lập gia đình với một người cùng quê, từ đó mọi người thường gọi tên bà theo tên chồng là Vân từ đó bà được gọi bằng tên Đinh Thị Vân. Năm 1940, người chị dâu cả qua đời, bà nuôi ăn học 2 người cháu ruột là Đinh Xuân Mẫn và Đinh Văn Năng. Cả hai về sau đều tích cực tham gia hoạt động cho Mặt trận Việt Minh. Tháng 8 năm 1945, với vai trò là cán bộ Việt Minh huyện Xuân Trường, bà tham gia công tác vận động dân chúng tham gia tổng khởi nghĩa ở hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, bà tham gia công tác xây dựng chính quyền mới ở huyện Xuân Trường. Ngày 30 tháng 6 năm 1946, bà Đinh Thị Vân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, và được cử giữ các chức vụ Huyện ủy viên huyện Xuân Trường, Ủy viên ban Thường vụ Phụ nữ cứu quốc tỉnh Nam Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (1951-1953). Vinh danh. Bà được Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng các danh hiệu: và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác Tên bà được đặt tên cho một đường phố tại phường Hạ Long, thành phố Nam Định và một con đường tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, căn gác số 8 phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi bà sống những năm cuối đời được sử dụng làm nơi tưởng niệm cuộc đời bà. Một số kỷ vật về bà đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
1
null
Trong thần thoại Nhật Bản, là một giống yêu quái có hình dạng như một loài lưỡng cư có đầu là đầu phụ nữ và thân là rắn. Miêu tả về hình dáng của loài yêu quái này có thay đổi đôi chút trong mỗi câu chuyện, chiều dài của nó khoảng 300 thước, mắt như mắt rắn, vuốt dài, nanh nhọn, tóc xõa dài. Nó thường được thấy ở các bồ hồ, bồ sông, khi đang gội đầu. Mục đích của nure-onna vẫn chưa được xác định. Trong một số truyện, cô là 1 sinh vật quái dị đủ mạnh để đè nát cây cối bằng cái đuôi và ăn thịt con người. Cô mang bên mình một cái gói nhỏ, như con của cô ta, để thu hút những nạn nhân tiềm tàng. Nếu 1 người có thiện chí muốn giữ đứa bé cho cô, Nhu Nữ sẽ đưa cho họ. Nếu ai đó cố gắng bỏ cái túi đó, tuy nhiên, đó hiển nhiên không phải là 1 đứa bé. Thay vào đó, cái gói sẽ nặng dần lên và ngăn không cho nạn nhân bỏ chạy. Sau đó, cô dùng chiếc lưỡi dài như con rắn của mình để hút cạn máu nạn nhân. Trong những câu chuyện khác, nure-onna đơn thuần là chỉ tìm kiếm một nơi vắng vẻ khi cô chải tóc và phản ứng kịch liệt với bất kì ai làm phiền cô. Rokurokubi có quan hệ gần gũi với nNure-onna vì bản thân rokurokubi cũng có 1 chiếc cổ dài như rắn.
1
null
Unbinili (tên quốc tế: "unbinilium;" còn được gọi là "eka-radi") là tên gọi tạm thời cho nguyên tố hóa học giả thiết thứ 120 trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu tạm thời là Ubn và có số nguyên tử 120. Vì unbinili được xếp vào nhóm kim loại kiềm thổ nên nó có thể có tính chất tương tự như radi hoặc bari. Những cố gắng để tổng hợp nguyên tố này bằng các phản ứng ở mức năng lượng kích thích thấp không thành công mặc dù có những báo cáo rằng việc phân hạch hạt nhân unbinili ở mức năng lượng kích thích rất cao đã được ghi nhận thành công, cho thấy hiệu ứng lớp vỏ mạnh với số Z=120. Kết hợp bắn phá hạt nhân để cho ra hạt nhân Z=120. Bảng bên dưới gồm những cách kết hơp các hạt nhân trong việc bắn phá để tạo ra hạt nhân có số nguyên tử 120.
1
null
Thanh niên (tiếng Anh: "young adult"), hay còn gọi là người trẻ hoặc người trẻ tuổi, là thuật ngữ chung chỉ một người trong độ tuổi từ khoảng 18-20 cho đến những năm 30 tuổi, mặc dù các định nghĩa và quan điểm về độ tuổi này vốn rất đa dạng, phong phú, ví dụ như lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của nhà tâm lý học Erik Erikson người Mỹ gốc Đức. Tuổi thanh niên trong quá trình trưởng thành của con người là giai đoạn trước khi bước vào tuổi trung niên.
1
null
Potez 540 là một loại máy bay đa năng của Pháp vào thập niên 1930. Nó được thiết kế và chế tạo bởi hãng Potez và được trang bị cho Không quân Pháp làm máy bay ném bom/trinh sát. Ngoài ra nó cũng được trang bị cho Không quân Cộng hòa Tây Ban Nha trong Nội chiến Tây Ban Nha.
1
null
PZL.37 "Łoś" () là một loại máy bay ném bom hạng trung hai động cơ của Ba Lan, nó được dùng để phòng thủ Ba Lan khi quân Đức quốc xã xâm lược Ban Lan vào năm 1939. Đôi khi nó còn được gọi là "PZL P-37" hoặc "PZL P.37", nhưng chữ "P" thường dành cho các máy bay tiêm kích thuộc thiết kế của Zygmunt Pulawski (chẳng hạn như PZL P.11). Định danh đúng phải là PZL.37.
1
null
Bắt chước kiểu Müller là một hiện tượng tự nhiên trong đó hai sinh vật nguy hiểm hay độc hại bắt chước lẫn nhau để de dọa hay cảnh cáo những động vật nào muốn ăn chúng. Khác với bắt chước kiểu Bates, ở đây cả hai loài động vật đều độc hai. Do hai loài giống nhau nên có lợi cho cả hai, khi một sinh vật ăn thịt một con thì nó nhận thức ra rằng nên tránh luôn con kia. Loại bắt chước này được miêu tả và đề xướng bởi Fritz Müller năm 1878.
1
null
Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Campuchia hay còn gọi là Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Khmer (tiếng Pháp: "Front uni national du Kampuchéa" hoặc "Front uni national Khmer", tiếng Anh: "National United Front of Kampuchea" hoặc "Khmer United National Front"), thường được viết tắt là FUNK, là một tổ chức do Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk bị truất phế thành lập vào năm 1970 trong khi ông đang lưu vong ở Bắc Kinh, với mục tiêu giải phóng đất nước và xây dựng lại đất nước sau khi chiến thắng. Lịch sử. Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Campuchia được cho là một tổ chức bảo trợ lực lượng chống đối việc tướng Lon Nol chiếm đoạt quyền lực, thế nhưng Đảng Cộng sản Campuchia/du kích Khmer Đỏ đã kịp thành lập lực lượng quân sự cơ bản do đó thâu tóm toàn bộ mặt trận. Ngoài những người cộng sản, có thêm hai phe phái khác nhau tham gia vào cuộc nổi dậy gồm: phe bảo hoàng thân Sihanouk gọi là Khmer Rumdo chưa bao giờ nắm được quyền hành thực sự ở mặt trận và phe thân Việt Nam đa phần là những cán bộ của Khmer Issarak. Những vùng lãnh thổ do du kích kiểm soát trên danh nghĩa dưới sự lãnh đảo của Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Hoàng gia Campuchia (GRUNK). Chính phủ đặt trụ sở tại Bắc Kinh. Sihanouk vẫn là nguyên thủ quốc gia trong chính phủ đó, Penn Nouth là Thủ tướng và Khieu Samphan là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng GRUNK. Nhờ khả năng lợi dụng sự tôn kính tập tục truyền thống của quần chúng nông dân, Quốc vương Campuchia đã nhiều lần giúp đỡ Khmer Đỏ tuyển mộ thành viên cho mặt trận. Cả Trung Quốc, Liên Xô và Việt Nam đều ủng hộ Chính phủ Hoàng gia, trong khi Việt Nam vẫn giữ lập trường ủng hộ Sihanouk thì Khmer Đỏ đã bắt đầu củng cố vị trí của họ vào năm 1971. Nhà vua bị phế truất vẫn chỉ là một bù nhìn của mặt trận và nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa cho tới khi Khmer Đỏ lật đổ chế độ Lon Nol vào tháng 4 năm 1975.
1
null
Chiến dịch Chenla II (nghĩa là "Chiến dịch Chân Lạp II") là một chiến dịch quân sự lớn do Quân lực Quốc gia Khmer (về sau gọi là FANK) thực hiện trong cuộc nội chiến Campuchia. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 20 tháng 8 và kéo dài cho đến ngày 3 tháng 12 năm 1971. Bối cảnh. Trong suốt thời kỳ Hoàng thân Norodom Sihanouk còn trị vì Campuchia vào thập niên 1960, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã sử dụng các khu vực căn cứ trong lãnh thổ Campuchia để cung cấp sự hỗ trợ hậu cần cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ. Năm 1970, sau cuộc đảo chính do tướng Lon Nol thân Mỹ tiến hành, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tích cực mở rộng quyền kiểm soát vùng đông bắc Campuchia đe dọa vùng gần thủ đô Phnôm Pênh. Ban đầu, Quân lực Quốc gia Khmer chỉ tầm quy mô nhỏ và trang bị yếu kém nên không thể đương đầu nổi, đặc biệt là chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1971, FANK đã phát triển thành một lực lượng hơn 100.000 quân với sự hỗ trợ của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian giữa tháng 9 năm 1970 và tháng 6 năm 1971, FANK đã giành chiến thắng đầu tiên sau khi họ đánh bật thành công các cánh quân của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dọc theo tuyến quốc Lộ 13 và tại vài phần của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Diễn biến. Đến giữa năm 1971 Lon Nol quyết định nối lại các cuộc tấn công chống lại lực lượng Cộng sản, lợi dụng tinh thần chiến đấu tăng cao trong quân đội Quốc gia Khmer sau chiến thắng đầu tiên của họ. Đối với các lực lượng vũ trang Campuchia tất cả mọi thứ đang bị đe dọa cũng như số quân dự phòng và thanh thế dành cho chiến dịch. Mục tiêu chính của FANK là mở lại tuyến quốc lộ 6. Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có: Đoàn BB 205, 201 (các đơn vị này tương đương Trung đoàn); khi bước vào giai đoạn phản công chiến dịch thi Bộ tư lệnh Miền tăng cường Công trường 9 (F9) tham gia chiến dịch lấy phiên hiệu là Đoàn 205B để giữ bí mật. Trong chiến dịch này quân đội Mỹ chi viện Lon Nol một số phi vụ B52 đánh vào rừng cao su (hậu cứ Công trường 9), nhưng lúc đó căn cứ bỏ không. Chỉ có Tiểu đoàn 3 thuộc Đoàn 205 chuyển quân từ hướng Kompong Thom về dừng chân ở đó dính bom và hy sinh 1 chiến sĩ. Ban đầu, Quân lực Quốc gia Khmer đạt được mục tiêu của họ khi các đơn vị của FANK đã tái chiếm Barai vào ngày 26 tháng 8 và Kompong Thmar ngày 1 tháng 9. Nhưng khi đội hình FANK tiến về phía lãnh thổ đối phương dọc theo quốc Lộ 6 thì bị phục kích mà không có một sự bảo vệ thích hợp từ bên sườn. Một trận chiến đấu diễn ra ác liệt khi nhóm Lữ đoàn 5 Quân lực Quốc gia Khmer tiến về phía Phnom Santuk trong khi họ tái chiếm thành công Tang Krasang vào ngày 20 tháng 9. Ngày 5 tháng 10, ba lữ đoàn FANK được điều đi đánh chiếm các khu vực xung quanh Phnom Santuk. Chiến sự ngày càng khốc liệt khi quân đội Quốc gia Khmer và Quân Giải phóng giáp chiến lá cà. Phnom Santuk cuối cùng đã được tái chiếm thành công, giai đoạn đầu tiên của chiến dịch Chenla II chính thức kết thúc vào ngày 25 tháng 10 mặc dù thành công quân sự thực sự không được đảm bảo. Vào đêm ngày 26 tháng 10, vừa đúng giờ bước vào giai đoạn thứ hai của chiến dịch này, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công vào các vị trí của Quân lực Quốc gia Khmer dọc theo quốc Lộ 6 từ các đồn điền cao su Chamkar Andong. Đồng thời, Tiểu đoàn 14 FANK tại Rumlong rơi vào tình trạng bao vây và cô lập. Trong những ngày sau, Tiểu đoàn 118, 211 và 377 Quân lực Quốc gia Khmer buộc phải rút lui khỏi Tang Kauk, trong khi Lữ đoàn bộ binh 61 kéo trở lại Treal do Tiểu đoàn 22 chiếm giữ. Quân lực Quốc gia Khmer tiến hành phản công vào ngày 27 tháng 10 nhưng không thành công và hành lang dọc theo quốc Lộ 6 Campuchia bị quân đội Cộng sản nghiền nát trong những tuần lễ chiến đấu khó khăn. Các cánh quân của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng đã phát động một cuộc tấn công cuối cùng đánh tan nát vài tiểu đoàn quân đối phương, khiến cho quân đội Campuchia phải từ bỏ vị trí chủ chốt vào ngày 1 tháng 12. Họ bỏ tuyến đường 6 chạy xa ra giữa cánh đồng gần Phum Ruột cách Đường 6 khoảng hơn 15 km; việc rút chạy có tổ chức. Khoảng 10h ngày 01/12/1971, quân Giải phóng truy kích gặp đội quân rút chạy này nhưng lực lượng ít nên tiêu diệt không nhiều; trên trời máy bay Lon Nol bay lượn nhưng không dám bỏ bom vì không xác định đâu là đối phương. Chiến dịch chấm dứt hai ngày sau đó. Kết quả. Chiến dịch kết thúc với một chiến thắng quyết định của lực lượng Cộng sản, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và giúp họ có thể giữ vững những tiền đồn của họ ở vùng đông bắc Campuchia mà không cần phải mở rộng quyền kiểm soát vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Như thường lệ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giành chiến thắng trên chiến trường đồng nghĩa với cơ hội để họ tuyên truyền rộng rãi nhằm gây hoang mang tinh thần đối phương. Ngày 8 tháng 12 năm 1971, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên truyền với vẻ tự hào: "Vào tháng 10, chỉ trong vòng hai tháng, chiến dịch (của Lol Nol) đã rơi vào thế bế tắc với khoảng 4.500 quân địch bị tiêu diệt và hơn 100 tên bị bắt giữ. Lữ đoàn 43 và 2 của địch bị thiệt hại nghiêm trọng. Ta đã đánh tơi tả 10 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh và một đại đội chiến xa, đánh chìm và đốt cháy 39 tàu chiến, bắn rơi 9 máy bay và 7 khẩu pháo 105 ly, nhiều loại xe cộ và số lượng lớn trang thiết bị quân sự của địch đã bị phá hủy hoàn toàn". Quả thực cuộc tấn công cuối cùng vào các vị trí của quân đội Campuchia trong suốt tháng 12 hầu như đã bị xóa sổ một số tiểu đoàn. Thiệt hại về mặt quân sự và tâm lý trong chiến dịch Chenla II đã giáng một đòn nặng nề vào FANK khiến họ không bao giờ gượng dậy nổi trước sức tiến công của lực lượng Cộng sản về sau.
1
null
Yuzhny () là đảo phía nam của quần đảo Novaya Zemlya, nằm ở phía bắc đại lục nước Nga. Đảo có diện tích , nhỏ hơn Severny, và là một trong các đảo lớn nhất thế giới. Đảo nguyên là nơi sinh sống của người Nenets, dân cư trên đảo phần lớn đã được di tản trong thập niên 1950 để mở đường cho các vụ thử hạt nhân. Đảo Yuzhny được biết đến vì có nhiều cá thể chim biển. Thảm thực vật trên đảo phần lớn là lãnh nguyên.
1
null
Đảo Severny () là đảo phía bắc của quần đảo Novaya Zemlya, nằm ở phía bắc lục địa nước Nga. Đảo có diện tích , khiến nó trở thành đảo lớn thứ 30 trên thế giới. Đảo Severny tách biệt với đảo Yuzhny qua eo biển Matochkin. 40% hòn đảo bị chỏm băng đảo Severny bao phủ, đây là sông băng lớn nhất tại châu Âu theo thể tích (nếu đảo được tính là một phần của châu lục này). Đảo Severny được biết đến nhiều với các sông băng. Mũi Flissingsky là cực đông của đảo Severny. Mũi Sukhoy Nos nằm ở cực nam của hòn đảo, từng được sử dụng làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào các năm 1958–1961. Severny nay có một căn cứ của Lục quân Nga và có một bến cảng. Có một trạm khí tượng ở mũi Zhelaniya, cực bắc của Severny.
1
null
Candela là một đơn vị cơ sở SI, là một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng, là năng lượng phát ra 1 nguồn ánh sáng trong 1 hướng cụ thể và được tính như sau: 1 candela là cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1 candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1 cd = 1lm/ 1steradian. Một ngọn nến thông thường phát ra ánh sáng với cường độ sáng khoảng một candela. Nếu phát thải trong một số hướng bị chặn lại bởi một rào mờ, nguồn sáng này vẫn có cường độ khoảng một candela trong các hướng mà không bị che khuất. Candela có nghĩa là ngọn nến trong tiếng Latinh, cũng như trong nhiều ngôn ngữ hiện đại.
1
null
Động đất Tabriz 2012 làai trận động đất mạnh lần lượt có cường độ là 6,2 đ và 6,0 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực gần thành phố Tabriz ở miền tây bắc Iran vào ngày 11 tháng 8 năm 2012. Theo Trung tâm địa chấn học thuộc đại học Tehran, trận động đất xảy ra lúc 16 giờ 43 phút giờ Iran, với chấn tâm nằm cách Tabriz 60 km, chấn tiêu nằm ở độ sâu 10m. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) cũng xác nhận về trận động đất nằm ở gần thành phố Tabriz. Tuy nhiên, số liệu mà USGS đưa ra hơi khác so với số liệu mà phía Iran đưa ra khi cho rằng cường độ dư chấn sau trận động đất đầu tiên có thể còn lớn hơn 6,3 độ Richter. Hai trận động đất này đã khiến hơn 250 người thiệt mạng và 2.000 người khác bị thương sau hai trận động đất ở Tabriz, miền tây Iran. Trận động đất cũng được cảm thấy ở Armenia và Azerbaijan, mặc dù không có báo cáo hư hại lớn. Địa chất. Iran nằm trong khu vực phức tạp của va chạm lục địa giữa các mảng Ả Rập và mảng Á-Âu, kéo dài từ vành đai Bitlis-Zagros ở phía nam dãy núi Kavkaz, Absheron-Balkan Sill và các núi Kopet Dag ở phía bắc.. Va chạm giữa những mảng này làm biến dạng diện tích ~ 3.000.000 km² lớp vỏ lục địa. Đây là một trong những vùng biến dạng hội tụ lớn nhất trên Trái Đất. Ở tây bắc Iran, mảng Ả Rập đang di chuyển về phía bắc khoảng 20 mm mỗi năm so với mảng Á-Âu, hơi xiên vào khu vực ranh giới mảng. Biến dạng ở khu vực gần Tabriz bị chi phối bởi phay Bắc Tabriz, đứt gãy trượt bằng theo hướng bắc tây bắc-đông đông nam, đã gây ra 7 trận động đất lịch sử của cường độ lớn hơn 6 kể từ năm 858. Các phay hoạt động khác gồm có một phay theo hướng tây-đông giữa các thành phố Ahar và Heris. Các trận động đất 6,4 và 6,3 bên trong mảng xảy ra như là một kết quả của đứt gãy thuận-bằng trái trong lớp vỏ cách ranh giới mảng Á Âu-Ả Rập 300 km về phía đông.
1
null
Sự kiện Mayaguez giữa Kampuchea Dân chủ và Hoa Kỳ ngày 12-15 tháng 5 năm 1975 là trận đánh chính thức cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam. Những binh lính Hoa Kỳ bị chết cũng như ba lính thủy bị để lại trên đảo Koh Tang sau trận chiến và rồi sau đó bị Khmer Đỏ sát hại là những cái tên cuối cùng được khắc trên Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam. Mayaguez là tàu chở hàng mang quốc tịch Hoa Kỳ, đã bị Khmer Đỏ chiếm được khi đi qua vùng biển gần đảo Koh Tang. Các thuyền viên trên tàu không hề biết về chiến dịch giải cứu của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cho đến khi lính thủy tấn công. Cuối cùng họ đã được giải cứu thành công trong điều kiện sức khỏe tốt. Khmer Đỏ chiếm tàu Mayaguez. Chiều ngày 12 tháng 5 năm 1975, tàu container Hoa Kỳ SS Mayaguez đã di chuyển trên tuyến đường biển quốc tế gần đảo Poulo Wai để đến Sattahip, Thái Lan. Nhưng Campuchia lại tuyên bố tuyến đường biển này thuộc lãnh hải của mình. Vào lúc 14h18, người ta thấy một chiếc PCF của hải quân Khmer Đỏ đang tiếp cận tàu "Mayaguez". Khmer Đỏ đã nổ súng vào mũi tàu "Mayaguez" và khi thuyền trưởng Charles T. Miller ra lệnh cho tàu chạy chậm lại để tránh làn đạn súng máy, Khmer Đỏ đã bắn rốc két vào mũi tàu. Thuyền trưởng Miller đã ra lệnh phát tín hiệu SOS rồi cho dừng tàu. Bảy binh lính Khmer Đỏ đã nhảy lên tàu "Mayaguez" và người cầm đầu là chỉ huy tiểu đoàn Sa Mean đã chỉ vào bản đồ ra dấu cho tàu đi về phía đông đảo Poulo Wai. Một trong các thuyền viên đã phát tín hiệu Mayday và một chiếc tàu Australia đã bắt được tín hiệu. Tàu "Mayaguez" đã đến Poulo Wai vào khoảng 14h và có thêm 20 lính Khmer Đỏ lên tàu. Sa Mean ra hiệu cho tàu Mayaguez đến Ream nằm trong đất liền của Campuchia nhưng thuyền trưởng Miller đã cho thấy ra-đa của tàu không hoạt động và ra hiệu rằng tàu đang đâm vào đá và đang chìm. Sa Mean đã điện đài cho cấp trên của mình và có lẽ đã được chỉ thị ở lại Poulo Wai. Tàu thả neo lúc 4h55 chiều. Phản ứng của tổng thống Ford. Ngay lập tức, Washington phản ứng dữ dội lại với sự kiện, yêu cầu chính quyền Bắc Kinh hãy kêu gọi Phnompenh trao trả tự do cho Mayaguez, hoặc là sẽ phải trả giá. Sau 24 tiếng đồng hồ không thấy Bắc Kinh hay Phnompenh có phản ứng gì, Trung đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ liền triển khai hai đại đội từ Okinawa đi giải cứu tàu Mayaguez. Có 41 người Mỹ thiệt mạng (trong đó có 15 lính Mỹ hi sinh khi tác chiến, 23 người thiệt mạng khi 3 chiếc trực thăng CH-53 bị bắn hạ) và 3 người mất tích, cùng 50 người bị thương.
1
null
Kopet Dag, Kopet Dagh, hay Koppeh Dagh (, ), cũng gọi là dãy núi Turkmen-Khorasan là một dãy núi tọa lạc ở biên giới giữa Turkmenistan và Iran, kéo dài khoảng 650 km (404 dặm) dọc theo biên giới, phía đông của biển Caspi. Đỉnh cao nhất của dãy núi ở Turkmenistan nằm về phía tây nam Ashgabat và cao 2.940 m. Đỉnh cao nhất Iran cao nhất có độ cao 3.191 m. Dãy núi này có một khu nghỉ mát trượt tuyết chính thức khai trương bởi cựu tổng thống Turkmenistan Saparmurat Niyazov. Mặc dù thiếu tuyết ở núi Kopet Dag, Niyazov đã quyết tâm xây dựng một khu nghỉ mát lớn ở đó.
1
null
Chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học nội sinh dẫn truyền các tín hiệu từ một nơron đến một tế bào đích qua một xi-náp. Các chất dẫn truyền thần kinh được đóng gói trong các cúc xi-náp tập trung thành nhóm nằm dưới màng của đầu tận cùng sợi trục, ở vùng trước xi-náp. Chúng được giải phóng vào và khuếch tán qua khe xi-náp, nơi chúng gắn vào các thụ thể chuyên biệt nằm trên màng sau xi-náp. Sự giải phóng của các chất dẫn truyền thần kinh thường theo sau một điện thế hoạt động được truyền đến xi-náp, nhưng cũng có thể theo sau một điện thế chọn lọc. Sự giải phóng ở mức độ thấp cũng xảy ra ngay cả khi không có kích thích điện. Các chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp từ nhiều tiền chất đơn giản, như các amino acid, có rất nhiều trong thức ăn và chỉ cần một số ít các phản ứng sinh tổng hợp để chuyển hóa thành các chất dẫn truyền thần kinh. Phát hiện. Cho đến đầu thế kỉ 20, các nhà khoa học vẫn cho rằng phần lớn sự liên lạc giữa các xi-náp trong não là do điện. Tuy nhiên, Ramón y Cajal (1852–1934) nhờ sự khảo sát mô học kĩ càng đã phát hiện ra giữa các nơ-ron có một khe hở rộng từ 20 đến 40 nm, mà ngày nay chúng ta gọi là khe xi-náp. Sự tồn tại của khe hở này dẫn đến suy đoán rằng sự liên lạc giữa các xi-náp diễn ra là do các tín hiệu hóa học được truyền qua khe xi-náp, và vào năm 1921 nhà dược lý học người Đức Otto Loewi (1873–1961) xác nhận rằng các nơ-ron có thể liên lạc với nhau bằng cách giải phóng các chất hóa học. Qua một chuỗi các thí nghiệm trên dây thần kinh phế vị (dây thần kinh lang thang) của ếch, Loewi đã làm chậm nhịp tim của ếch bằng cách kiểm soát lượng dung dịch muối hòa tan có mặt xung quanh dây thần kinh phế vị. Trong quá trình hoàn thành thí nghiệm trên, Loewi đã khẳng định rằng sự điều hòa hoạt động của tim của hệ thần kinh giao cảm có thể được thay thế bằng sự thay đổi nồng độ các chất hóa học. Ngoài ra, Otto Loewi được xem là người đã phát hiện ra acetylcholine (ACh)—chất dẫn truyền thần kinh đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, một vài nơ-ron thì liên lạc với nhau qua các xi-náp điện được thông nối với nhau qua các khe tiếp hợp (gap junction), cho phép các ion nhất định khuếch tán trực tiếp từ tế bào này qua tế bào khác. Xác định một chất dẫn truyền thần kinh. Việc xác định bản chất hóa học của một chất dẫn truyền thần kinh thường khó thực hiện bằng các thí nghiệm. Ví dụ, ta có thể dùng một kính hiển vi điện tử để nhận dạng cúc xi-náp nằm ở vùng trước xi-náp, nhưng không dễ để nhận ra chất hóa học được đóng gói trong đó. Khó khăn này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi xem một chất có phải là chất dẫn truyền thần kinh hay không. Với nỗ lực dàn xếp các cuộc tranh cãi này, các nhà hóa học thần kinh đã thiết lập các quy tắc dễ áp dụng trên thực nghiệm. Theo những gì mà người ta tin trong những năm 1960, một chất hóa học được xem là một chất dẫn truyền thần kinh nếu chúng thỏa mãn các điều kiện sau: Các tiến bộ trong dược lý học, di truyền học, và giải phẫu học thần kinh hóa học đã làm giảm đi rất nhiều sự quan trọng của các quy tắc trên. Các thí nghiệm mà trong những năm 1960 phải mất nhiều năm mới hoàn thành thì ngày nay có thể được làm xong trong vài tháng, với độ chính xác cao hơn rất nhiều. Do đó, vào ngày nay, việc xác định một chất hóa học có phải là chất dẫn truyền thần kinh hay không rất hiếm khi là một đề tài tranh cãi trong một quãng thời gian dài. Phân loại. Có nhiều cách phân loại chất dẫn truyền thần kinh. Cách phân loại phổ biến là chia ra làm các amino acid, các peptide, và các monoamin. Các nhóm lớn của chất dẫn truyền thần kinh: Ngoài ra, trên 50 peptid có hoạt tính thần kinh đã được phát hiện, và số lượng trên vẫn còn tiếp tục tăng. Trong đó nhiều chất được giải phóng đồng thời với một chất dẫn truyền tiểu phân tử, nhưng trong phân lớn các trường hợp, peptid mới là chất dẫn truyền chính tại xi-náp. Beta-endorphin là một chất dẫn truyền thần kinh đặc trưng, nó tham gia vào các phản ứng có tính đặc hiệu cao với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương. Các ion đơn nguyên tử, như kẽm được giải phóng từ xi-náp, đôi khi cũng được xem là chất dẫn truyền thần kinh, cũng giống như các phân tử khí như nitric oxid (NO), hydro sulfur (H2S), và carbon monoxid (CO). Các chất trên không phải là các chất dẫn truyền thần kinh nếu được xem xét khắt khe dựa trên định nghĩa, do chúng được chứng minh trong thực nghiệm là được giải phóng từ đầu tận cùng sợi trục một cách chủ động, nhưng chúng không được đóng gói trong các túi. Chất dẫn truyền phổ biến nhất là glutamat, là một chất kích thích tại hơn 90% các xi-náp trong bộ não người. Đứng thứ hai là GABA, là chất ức chế tại hơn 90% các xi-náp không dùng glutamat làm chất dẫn truyền. Mặc dù các chất dẫn truyền khác có mặt tại các xi-náp ít hơn, chúng có thể co chức năng rất quan trọng—phần lớn các thuốc có tác đông đến tâm thần (psychoactive drug) phát huy tác dụng bằng cách thay đổi các hoạt động của một vài hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh, thường là tác động qua các chất dẫn truyền khác glutamat và GABA. Các thuốc gây nghiện (additive drug) như cocain và amphetamin phát huy tác dụng của chúng chủ yếu lên hệ dopamin. Các thuốc gây nghiện họ opiate phát huy tác dụng của chúng tương tự như các peptid opioid, tức là tham gia điều hòa lượng dopamin. Chất kích thích và chất ức chế. Một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng trực tiếp duy nhất là kích hoạt một hoặc nhiều loại thụ thể. Tác dụng này lên tế bào sau xi-náp phần lớn phụ thuộc vào loại thụ thể chịu tác dụng. Các thụ thể quan trọng nhất của một số chất dẫn truyền thần kinh (như glutamat) chỉ có tác dụng kích thích, làm tăng khả năng làm cho tế bào đích phát ra một điện thế hoạt động. Các thụ thể quan trọng nhất của các chất dẫn truyền thần kinh khác (như GABA) chỉ có tác dụng ức chế (mặc dù có bằng chứng cho thấy GABA có tác dụng kích thích trong giai đoạn phát triển sớm của não). Các chất dẫn truyền thần kinh khác, như acetylcholin, vừa có thụ thể kích thích vừa có thụ thể ức chế; và có một số loại thụ thể gây ra các tác động lên tế bào sau xi-náp để hoạt hóa các con đường chuyển hóa phức tạp mà không rõ có tác động kích thích hay ức chế. Do đó, việc phân loại một chất dẫn truyền thần kinh là kích thích hay ức chế thì quá đơn giản—tuy nhiên lại thuận tiện khi nói rằng glutamat có tác dụng kích thích còn GABA có tác dụng ức chế, nên cách phân loại này rất hay được sử dụng.
1
null
Felix Arvers (23 tháng 7 năm 1806 - 7 tháng 11 năm 1850) là thi sĩ Pháp và kịch tác gia. Ông nổi tiếng với bài "Un secret" có được Khái Hưng dịch lai. Sinh ở Paris, Arvers bỏ học luật vào năm 30 tuổi để chú tâm vào kịch trường. Những vở kịch của ông cũng thành công tàm tạm nhưng không vở nào nổi tiếng như bài "Un Secret" viết tặng Marie Nodier là con của nhà văn Charles Nodier. Bài này thuộc tập thơ "Mes heures perdues" mà ông viết năm 25 tuổi. Thương mến nàng Marie đơn phương và không biết làm sao để vơi nổi thống khổ, ông chỉ còn tỏ bày tình cảm của mình trong một bài thơ. Bài này rất bi thiết và rất thành công và phổ biến nhờ đậm chất lãng mạn và tình cảm sâu sắc. Những người trong nhóm văn chương Paris ngâm nga bài này trong nhiều năm và nó trở thành một tác phẩm cổ điển trong thi thơ Pháp sau khi ông chết. "Un Secret" là bài duy nhất được biết đến nhiều trong tập thơ Mes heures perdues. Người ta gọi Arvers là "Thi sỉ một bài thơ ". Người ta còn gọi bài "Un Secret" là "Bài thơ của Arvers". Bản dịch của Khái Hưng:
1
null
Siêu cúp Anh 2012 (Tiếng Anh: FA Community Shield 2012) là trận đấu diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm 2012 giữa đội vô địch Giải bóng đá ngoại hạng Anh 2011-12 Manchester City và đội vô địch cúp FA 2011-12 Chelsea. Kết quả chung cuộc Manchester City thắng 3-2 và đây là danh hiệu vô địch Siêu cúp Anh lần thứ tư của họ. Siêu cúp Anh 2012 đã không diễn ra trên sân vận động Wembley như những năm trước đó vì sân này là nơi diễn ra Thế vận hội Mùa hè 2012 trong cùng thời điểm. Thông tin trước trận đấu. Sân vận động. Thông thường, trận tranh Siêu cúp Anh sẽ diễn ra lúc 15 giờ BST nhưng trận đấu này do trùng vào dịp bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2012 nên diễn ra lúc 13 giờ 30 BST. Sân vận động. Để tránh sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2012, Liên đoàn bóng đá Anh đã đồng ý không cho Siêu cúp Anh 2012 diễn ra tại Luân Đôn như thường lệ. Trong những năm khi sân Wembley không sử dụng được, Sân vận động Thiên niên kỷ tại Cardiff sẽ được choọn tuy nhiên năm nay sân này cũng là nơi diễn ra nhiều trận đấu tại Thế vận hội trước đó. Nhiều sân vận động khác đã được đem ra cân nhắc lựa chọn bao gồm Old Trafford tại Manchester, St James' Park tại Newcastle, Sân vận động Ánh sáng tại Sunderland, Sân vận động Etihad, Anfield tại Liverpool và Villa Park tại Birmingham. Cuối cùng vào ngày 1 tháng 8 năm 2011, sân Villa Park đã được chọn làm địa điểm tổ chức trận đấu. Quyết định này đã được chính thức thông qua sau khi mùa bóng kết thúc và Villa Park là địa điểm trung lập lý tưởng cho hai đội bóng tranh tài từ hai thành phố Luân Đôn và Manchester. Trọng tài. Tổ trọng tài điều khiển trận đấu được công bố ngày 3 tháng 7 năm 2012. Trọng tài Kevin Friend là trọng tài chính của trận đấu. Các trợ lý trọng tài bao gồm Michael McDonough và Richard West, trọng tài thứ tư là Anthony Taylor và Charles Breakspear là trợ lý trọng tài dự bị. Trận đấu. Thông số trận đấu. Nguồn: ITV Sport
1
null
Vượn cáo chuột xám (danh pháp hai phần: "Microcebus murinus") là một loài vượn cáo chuột nhỏ, một loại động vật linh trưởng chỉ được tìm thấy trên đảo Madagascar. Trọng lượng từ 58-67 gram, nó là loài lớn nhất trong các loài vượn cáo chuột (chi "Microcebus"), một nhóm bao gồm các loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới. Loài này được đặt tên như vậy là do kích thước và màu sắc của nó giống chuột nhắt và được biết đến tại địa phương (trong tiếng Malagasy) là tsidy, koitsiky, titilivaha, pondiky, và vakiandry. Gần như không thể phân biệt với nhau bởi bề ngoài, vượn cáo chuột màu xám và tất cả các loài vượn cáo chuột khác trong chi đã được coi là loài bí ẩn. Vì lý do này, vượn cáo chuột màu xám được coi là loài vượn cáo chuột duy nhất trong nhiều thập kỷ cho đến khi các nghiên cứu gần đây đã bắt đầu để phân biệt giữa các loài. Giống như tất cả các loài vượn cáo chuột khác, loài này hoạt động về đêm và sinh sống trên cây. Nó là hoạt động rất tích cực, và mặc dù nó tìm kiếm thức ăn một mình, nhóm gồm các con đực và cái sẽ hình thành các nhóm ngủ và chia sẻ lỗ cây vào ban ngày. Nó biểu hiện một hình thức của thái ngủ mê trong suốt những tháng mùa đông lạnh và khô ráo, và trong một số trường hợp trải qua mùa ngủ mê theo mùa, đây là điều không bình thường đối với động vật linh trưởng. Vượn cáo chuột xám có thể được tìm thấy trong các loại rừng trên khắp miền tây và miền nam Madagascar. Chế độ ăn của nó bao gồm chủ yếu là trái cây, côn trùng, hoa và mật hoa. Trong hoang dã, động vật săn mồi tự nhiên săn bắt nó gồm có cú, rắn, và các động vật ăn thịt động vật có vú đặc hữu. Việc bị săn thịt tạo áp lực cho loài này cao hơn ở bất kỳ loài linh trưởng khác, với tỷ lệ bị săn bắt là 1/4 tổng số cá thể bị các loài săn thịt bắt mỗi năm. Điều này được cân đối lại tỷ lệ sinh sản cao. Sinh sản diễn ra theo mùa, và tiếng kêu có âm riêng biệt được sử dụng để ngăn chặn sự lai giống với các loài có phạm vi phân bố chồng lấn. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 60 ngày, và thường mỗi lứa vượn cáo chuột xám mẹ đẻ hai con non. Các con thông thường sống độc lập sau hai tháng sau khi sinh và có thể sinh sản sau một năm. Vượn cáo chuột màu xám có tuổi thọ sinh sản năm năm, mặc dù các cá thể nuôi nhốt đã được ghi nhận có tuổi thọ lên đến 15 năm.
1
null
Sán dây bò (danh pháp hai phần: "Taenia saginata") là một loài ký sinh trùng. Sán dây hiện diện ở những nơi gia súc được nuôi bởi những người bệnh duy trì vệ sinh kém, phân con người được xử lý không phù hợp, chương trình kiểm dịch thịt tồi, thịt được ăn khi nấu chưa chín kỹ. Là bệnh tương đối phổ biến ở châu Phi, một số phần của Đông Âu, Đông Nam Á, và châu Mỹ La tinh. Loài này dài từ 4 – 12 m, thân có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 – 30 mm. Cùng với sán dây lợn ("Taenia solium") nó là một trong những loài ký sinh ở gia súc và lây qua con người khi ăn phải thịt trâu, bò hoặc thịt lợn có nang ấu trùng sán mà không được đun nấu chín kỹ. Sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non. Trứng sán dây theo đốt già rụng ra khỏi cơ thể sán rồi ra ngoài theo phân. Khi trứng sán dây bò được trâu, bò ăn phải vào trong cơ thể, trứng sán phát triển thành nang ấu trùng sán. Để thực hiện được chu kỳ phát triển của ký sinh trùng, sán dây bò cần phải có vật chủ trung gian là trâu, bò, lợn. Con người gần như là vật chủ chính duy nhất của ký sinh trùng và cũng là nguồn lây nhiễm duy nhất. Ba tháng sau kể từ khi người ăn phải thịt trâu, bò, lợn có nang ấu trùng, ký sinh trùng sán dây trưởng thành về sinh dục và bắt đầu đứt các đốt già. Sán dây có thể sống trong cơ thể con người từ 50 - 70 năm. Bệnh nhân có các triệu chứng như bị đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt...
1
null
Chiến dịch phản công Mozhaysk-Vyazma có tên mã Chiến dịch "Sao Mộc" (10 tháng 1 - 31 tháng 3 năm 1942) là chiến dịch bộ phận trong Cuộc phản công chiến lược đầu năm 1942 của quân đội Liên Xô trên chính diện trung tâm của mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến sự diễn ra giữa Phương diện quân Tây (Liên Xô) với các Tập đoàn quân xe tăng 3 và 4 (Đức Quốc xã). Nó được xem là đòn phản công chính của quân Liên Xô trong hoạt động phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Kalinin trong Cuộc phản công chiến lược mùa đông 1941-1942 trên khu vực Moskva. Đây là một chiến dịch bị bỏ dở vì không đạt mục tiêu ban đầu và phải thay đổi lại toàn bộ kế hoạch; trong đó có kế hoạch giải vây cho Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn đổ bộ đường không 4 bị "mắc kẹt" trong hậu tuyến của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Tình huống mặt trận. Sau các trận phản công thắng lợi vào cuối năm 1941 trên khu vực phía Tây Moskva, Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã chiếm lại một loạt các thành phố và thị trấn quan trọng như Volokolamsk, Zvenigorod, Kubinka, Naro Fominsk, Borovsk, Maloyaroslavets, Aleshkovo, Kaluga, Babynino, Kozelsk, đẩy lùi quân Đức về phía Tây từ 50 đến 120 km. Quân Đức Quốc xã buộc phải vội vã củng cố các tuyến phòng thủ lâm thời trên các tuyến sông Lama, Ruza và Nara. Thay thế thống chế Fedor von Bock chỉ huy Cụm tập đoàn quân, thống chế Günther von Kluge nắm trong tay 76 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn xe tăng và 6 sư đoàn cơ giới. Tuy nhiên, những đơn vị này đã chịu nhiều tổn thất sau cuộc phản công cuối năm 1941 của quân Liên Xô. Lệnh của Hitler yêu cầu các sư đoàn Đức phải chuyển sang phòng ngự đến hết mùa đông nhưng phải giữ vững tuyến đã chiếm lĩnh. Mùa đông năm 1941-1942 ở Nga kéo dài hơn mọi năm với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục trong vòng 10 năm từ năm 1932 đến năm 1942. Ba phương diện quân Liên Xô trấn giữ khu vực Tây Bắc, Tây và Tây Nam Moskva và 6 tập đoàn quân của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đều phải sử dụng những phương tiện và biện pháp đặc biệt để tác chiến trên các cánh đồng tuyết. Quân Liên Xô do chuẩn bị tốt hơn cho tác chiến mùa Đông vẫn tiếp tục phản công trong khi quân Đức Quốc xã gấp rút chuẩn bị các vị trí vừa để phòng thủ, vừa để trú đông. Khu vực phía Tây Moskva có địa hình tương đối cao và bằng phẳng với thế dốc ở hai bên (Moskva và Smolensk), giữa hai thành phố đó là các thung lũng sông Lama, Moskva, Ruza, Nara, Moskva, Gzhat, Vazuza ở phía Đông, thượng nguồn sông Volga xen kẽ với thượng nguồn sông Dniepr, sông Vop và sông Obsha ở phía Tây, sông Ugra và thượng nguồn sông Desna ở phía Nam. Trong khu vực có nhiều thành phố quan trọng như các ngã tư đường sắt Rzhev, Vyazma, Bakhmutovo, Sukhinichi và Kirov. Các thành phố đó nối với nhau bằng các tuyến đường sắt và đường bộ có tầm quan trọng chiến lược đối với việc cơ động các lực lượng. Binh lực và kế hoạch. Quân Liên Xô. Binh lực. Phương diện quân Tây (chỉ huy: Đại tướng G. K. Zhukov, tham mưu trưởng: thiếu tướng V. S. Golushkyevich) Lực lượng dự bị của Đại bản doanh: Kế hoạch. Phối hợp với Phương diện quân Kalinin tấn công từ Bắc xuống Nam, Phương diện quân Tây dự định tổ chức tấn công trên 3 cánh. Cánh Bắc gồm các tập đoàn quân Xung kích 1, 20, 5 và 16 tấn công từ phòng tuyến Volokolamsk - Ruza sang phía Tây, đánh chiếm Mozhaysk, Gzhatsk (Gagarin), tiến ra tuyến Sychyovka - Rzhev. Cánh giữa gồm các tập đoàn quân 33, 43, 49 tấn công từ phòng tuyến Borovsk - Kaluga, đánh chiếm Bereya (???), Medyn, Yukhnov và đột kích đến Vyazma. Cánh Nam gồm các tập đoàn quân 10, 50 từ phòng tuyến sông Oka tấn công đánh chiếm Sukhinichi, Mosalsk, Kirov và phát triển đến Milyatino - Spas Demensk. Do các tập đoàn quân 10 và 50 đã suy yếu, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô yêu cầu Phương diện quân Bryansk điều động Tập đoàn quân 61 phối hợp với cánh trái Phương diện quân Tây tổ chức tấn công trên khu vực Sukhinichi. Cuộc tấn công được lên kế hoạch đại thể bằng mệnh lệnh của Đại bản doanh ngày 5 tháng 1 năm 1942. Các tập đoàn quân phải chuyển sang tấn công chỉ sau sau 3 ngày chuẩn bị. Tham vọng thì rất lớn nhưng lực lượng thì không đủ. Trong tất cả các sư đoàn thuộc Phương diện quân Tây, quân số chỉ còn lại từ 3.000 đế 5.000 người. Khoảng 10 sư đoàn có quân số từ 6.000 đến 7.000 người. Do tiếp tục tấn công một cách vội vã, đạn dược không bảo đảm cơ số yêu cầu. Mỗi khẩu pháo 122 mm chỉ còn 1,17 cơ số đạn, pháo 76 mm: 0,57 cơ số, pháo chống tăng 45 mm: 5,7 cơ số, súng cối 120mm: 0,47 cơ số, súng cối 82 mm: 0,4 cơ số. Tại Hội nghị quân sự ngày 2 tháng 1 năm 1942 của Đại bản doanh Bọ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, trong khi G. K. Zhukov cho rằng nhiệm vụ chính tiếp theo là cần xóa bỏ chỗ lồi nguy hiểm ở khu vực Rzhev - Vyazma, còn các mặt trận khác cần chuyển sang phòng thủ thì I. V. Stalin và các nguyên soái K. E. Voroshilov, S. M. Timoshenko lại đề nghị cần phát động cuộc tổng tấn công. Chỉ thị ngày 10 tháng 1 của Đại bản doanh Liên Xô do I. V. Stalin ký nêu rõ: Về chủ trương chiến lược thì tinh thần liên tục tấn công là phù hợp để phá chiến lược phòng thủ lâm thời của quân Đức. Nhưng những nhận định về tình hình binh lực của hai bên thì chỉ thị này đã thể hiện sự chủ quan. Nước Đức Quốc xã vẫn còn rất nhiều tiềm lực và chưa đến mức kiệt quệ. Quân Đức chỉ cần có thời gian để chuyển các sư đoàn mới từ Pháp, Đan Mạch, Trung Âu và nước Đức sang mặt trận phía Đông, trong khi một phần lớn lực lượng dự bị của quân Liên Xô đã sử dụng hết trong cuộc phản công chiến lược tại khu vực Moskva. Tổng binh lực quân Liên Xô không thể bảo đảm cho cuộc tổng tấn công trên các mặt trận mà chỉ có thể bảo đảm cho một hướng chiến lược. Chính vì vậy, việc chủ trương mở quá nhiều cuộc tấn công đã làm phân tán binh lực của quân Liên Xô trong thời điểm đầu năm 1942. Chủ trương vừa phòng ngự, vừa tấn công là điểm yếu nhất trong kế hoạch tác chiến năm 1942 của quân đội Liên Xô, không chỉ ở khu vực Rzhev-Vyazma nói riêng mà còn trên toàn mặt trận Xô-Đức nói chung. Tuy chiến dịch Sao Mộc được tiến hành cùng thời gian với Chiến dịch phản công Rzhev-Vyazma (1942) nhưng mỗi chiến dịch đều theo một kế hoạch riêng dưới sự điều khiển chung của STAVKA. Quân Đức Quốc xã. Binh lực. Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (chỉ huy: Thống chế Günther von Kluge) Cánh Nam tham gia chiến dịch gồm có: Kế hoạch. Ngày 16 tháng 12 năm 1941, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã ra Chỉ thị số № 442182/41 đặt tất cả các cụm tập đoàn quân Đức trên mặt trận phía Đông vào tư thế phòng thủ và đây là lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu Chiến tranh Xô-Đức, quân Đức quốc xã phải chuyển sang trạng thái này trên toàn mặt trận. Một bức điện gửi riêng cho Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ngày 21 tháng 12 năm 1941 chỉ rõ: Ngoài tuyến phòng thủ đầu tiên hiện đang trấn giữ trên các tuyến sông Lama, Ruza, Nara, Prodva, Zhizdra, quân Đức Quốc xã ở phía Tây Moskva đã thiết lập tuyến phòng thủ thứ hai được gọi là "tuyến Koenigsberg" kéo dài trên 300 km từ Rzhev qua phía đông Zubtsov, phía Đông Gzhatsk đến Yukhnov. Một tuyến phòng thủ thứ ba cũng được thiết lập từ Staraya Russa qua Kholm, Toropets, Ilyino, Yartsevo, Yelnya đến Bryansk. Quân Đức Quốc xã hy vọng chặn đứng các cuộc tấn công của quân Liên Xô trên "tuyến Koenigsberg" với một loạt các cụm cứ điểm phòng ngự đều được đặt tên theo các thành phố ở Đức như "Augsburg", "Bremen", "Coburg", "Dresden"... Quân Đức Quốc xã hy vọng trụ lại qua mùa Đông và củng cố binh lực, trang bị để tiếp tục tấn công trong mùa hè năm 1942. Diễn biến chính. Trên cánh Bắc. Với ý định sử dụng Tập đoàn quân 20 và Tập đoàn quân xung kích 1 làm lực lượng nòng cốt trong cuộc phản công tiếp theo, ngày 6 tháng 1, đại tướng G. K. Zhukov điều chỉnh lại lực lượng trên cánh Bắc của Phương diện quân Tây. Tập đoàn quân xung kích 1 chuyển giao cho Tập đoàn quân 20 các lữ đoàn bộ binh 29 và 56, trung đoàn pháo binh 528. Tập đoàn quân 16 chuyển giao cho Tập đoàn quân 20 các trung đoàn pháo binh 471, 523, các tiểu đoàn xe tăng 138 và 537, các lữ đoàn bộ binh 40 và 49. Sau khi được tăng cường, Tập đoàn quân 20 có 450 khẩu pháo, 395 súng cối và khoảng 100 xe tăng. Tướng A. A. Vlasov đã thành lập 3 cụm cơ động chiến dịch có nhiệm vụ phá vỡ phòng tuyến của Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trên các tuyến sông Lama và Ruza trên hướng tấn công chính đến Shakhovskaya và Gzhatsk: Những biện pháp mới xuất hiện trong chiến thuật của quân đội Liên Xô tại Phương diện quân Tây là sự tập trung hỏa lực pháo binh. Trong các trận tấn công đầu tiên của Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) vào phòng tuyến sông Lama của quân Đức Quốc xã, pháo binh Liên Xô với các loại pháo cỡ nòng từ 76 mm đến 122 mm được phân cấp sử dụng cho tập đoàn quân. Bộ tư lệnh phương diện quân nắm trong tay một lực lượng pháo binh cấp phương diện quân từ 3 đến 5 trung đoàn pháo có cỡ nòng 152 mm và có toàn quyền điều động nó đến các khu vực được xác định là cửa khẩu đột phá. Mật độ pháo binh trên tuyến tấn công đạt từ 60-70 khẩu pháo và súng cối/km chính diện. Với chiến thuật này, ngày 10 tháng 2, Phương diện quân Tây (Liên Xô) khởi động cuộc phản công trên tuyến sông Lama. Trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công, Tập đoàn quân 20 chỉ tiến lên được từ 2 đến 3 km do bão tuyết dày đặc, không quân không thể yểm hộ. Phải đến ngày thứ ba của chiến dịch, Tập đoàn quân 20 mới bẻ gãy sức kháng cự của Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) do tướng Erhard Raus chỉ huy và đột phá sâu vào phòng tuyến của Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) do tướng Wilhelm Wetzel chỉ huy. Ngày 13 tháng 1, các cụm cơ động của Tập đoàn quân 20 (Liên Xô) đánh chiếm Shakhovskaya. Ngày 14 tháng 5, Sư đoàn bộ binh 82 (Tập đoàn quân 5) đánh chiém đầu mối đường sắt Dorokhovo. Ngày 15 tháng 1, Tập đoàn quân 16 của tướng K. K. Rokossovsky cũng bắt đầu vượt sông Ruza ngập tuyết. Ngày 17 tháng 1, Tập đoàn quân 5 của tướng L. A. Govorov đánh chiếm Ruza. Các sư đoàn bộ binh 50, 82 và 108 của tập đoàn quân này đã công kích Mozhaysk từ phía Bắc và phía Nam. Để bảo đảm tiêu diệt cụm quân Đức tại Mozhaysk, tướng G. K. Zhukov ra lệnh đổi hướng tấn công của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 sang phía Tây Mozhaysk thay vì tiến đến Shakhovskaya như đã dự kiến. Nhận thấy Tập đoàn quân 20 và Tập đoàn quân xung kích 1 đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trên hướng Gzhatsk - Mozhaysk, ngày 18 tháng 1, tướng G. K. Zhukov điều Tập đoàn quân 16 sang hướng Sukhinichi với ý đồ khoét sâu chỗ yếu trên cánh phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức), mở một mũi đột kích từ phía Đông Nam vào sau lưng các tập đoàn quân 4 và xe tăng 4 (Đức) trên khu vực phía Nam Vyazma. Tuy nhiên, ngày 19 tháng 1, I. V. Stalin yêu cầu tướng G. K. Zhukov trả Tập đoàn quân xung kích 1 cho lực lượng dự bị của Đại bản doanh để điều nó đến Phương diện quân Tây Bắc. Mặc dù G. K. Zhukov và Bộ chỉ huy Phương diện quân Tây đã trình bày mọi lý do để giữ tập đoàn quân này lại nhưng I. V. Stalin vẫn không thay đổi mệnh lệnh. Tập đoàn quân 20 phải điều các sư đoàn bộ binh 49, 64 và Lữ đoàn bộ binh 28 sang thay thế trên tuyến chính diện của Tập đoàn quân xung kích 1. Sức tấn công của Tập đoàn quân 20 yếu đi. Tối 20 tháng 1, Tập đoàn quân 5 và Tập đoàn quân 43 phối hợp đánh chiếm Mozhaysk. Cùng ngày, Sư đoàn bộ binh 82 (Liên Xô) giải phóng Borodino, nơi đã diễn ra trận đánh lịch sử năm 1812 giữa quân Nga và quân Pháp. Từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 1, các tập đoàn quân trên cánh Bắc của Phương diện quân Tây (Liên Xô) đột phá vào tuyến phòng thủ mệnh danh "Koenigsberg" ở phía Đông Gzhatsk nhưng đều bị đánh bật trở lại. Ở giữa mặt trận. Hướng Yukhnov - Vyazma là hướng chiến lược quan trọng hàng đầu đối với Phương diện quân Tây (Liên Xô) trong cuộc tổng phản công mùa xuân năm 1942. Trước đó 4 tháng, cũng từ hướng chiến lược này, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã khởi binh tấn công trực diện vào Moskva trong Chiến dịch Bão Táp, bao vây Phương diện quân Dự bị và một phần Phương diện quân Tây (Liên Xô). Khu vực tam giác Vyazma - Mozhaysk - Yukhnov là một vùng đất cao tương đối bằng phẳng, là điều kiện tự nhiên để phát huy ưu thế của hỏa lực pháo binh, xe tăng và không quân. Ngày 8 tháng 1, bằng một chiến dịch đệm, Tập đoàn quân 33 của tướng M. G. Yefremov xuất phát từ Naro Fominsk đánh chiếm thành phố Borovsk; Tập đoàn quân 43 của tướng K. D. Golubev vượt sông Protva đánh chiếm Maloyaroslavets. Từ bàn đạp chiến dịch này, Tập đoàn quân 33 đột phá sang phía Tây phối hợp với Tập đoàn quân 43 đánh chiếm Medyn, một điểm phòng thủ mạnh của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) ngày 10 tháng 1. Bên cánh trái họ, Tập đoàn quân 49 của tướng N. G. Zakharkin sau khi tiêu diệt quân Đức tại chốt chặn Tarusa bên bờ sông Protva cũng tấn công song hành sang phía Tây, phối hợp với cánh phải Tập đoàn quân 50 đánh chiếm Tikhonova Pustyn. Ngày 14 tháng 1, Tập đoàn quân 4 (Đức) tung các quân đoàn bộ binh 11, 12 phối hợp với Quân đoàn bộ binh 20 (Tập đoàn quân xe tăng 3) chặn đánh các tập đoàn quân 49, 50 (Liên Xô) trên sông Ugra, một số tiểu đoàn xe tăng Đức đã vượt sông tấn công sang phía Đông với ý đồ chiếm lại Kaluga. Ngày 15 tháng 1, tướng G. K. Zhukov điều Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đến dải tấn công của Tập đoàn quân 50 để hỗ trợ cho tập đoàn quân này tiến công vào sau lưng cánh quân của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) đang phòng ngự trên sông Ugra. Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) đánh chiếm Domanovo hình thành thế vây ép từ phía Bắc. Trước nguy cơ bị bao vây, các quân đoàn bộ binh 12, 13 (Đức) phải rút về "chỗ lồi" Yukhnov, một cứ điểm phòng thủ quan trọng mang mật danh "Dresden" trên "phòng tuyến Koenigsberg" và bố trí phòng ngự nửa vòng tròn nhô sang phía Đông. Ngày 17 tháng 1, các Tập đoàn quân 49, 50 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) đã tiến sát phía Tây Nam đường cao tốc Warsawa; Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) đánh chiếm Shelaki (???) (phía Tây Bắc Yukhov 25 km) áp sát phía Bắc khu vực Yukhnov - Myatlevo từ phía Bắc. Tập đoàn quân 33 sau khi đánh chiếm Temkino đã đột phá đến phía Đông Vyazma. Để thúc đẩy việc tiêu diệt quân Đức tại "chỗ lồi" Yukhnov - Myatlevo - Tyrnovka (???), ngày 19 tháng 1, quân Liên Xô tiến hành chiến dịch đổ bộ đường không mang mật danh "Znamenka". Trọng tâm chiến dịch là ngôi làng Znamenka, nơi có cây cầu đường bộ quan trọng của đường cao tốc Warsawa bắc qua sông Ugra. Tuy nhiên, các đơn vị dù Liên Xô đều được thả xuống không đúng mục tiêu. Tiểu đoàn dù 1 (Lữ đoàn đổ bộ đường không 201) được thả xuống khu vực Lugi, Trung đoàn dù 250 được thả xuống khu vực Zhelanya, Tây Nam Znamenka 8 đến 12 km. Chỉ có Tiểu đoàn dù 2 (Lữ đoàn 201) đổ bộ đúng mục tiêu, đánh chiếm cây cầu Znamenka và làm gián đoạn giao thông của quân Đức trên đường cao tốc Warsawa. Sư xuất hiện của quân dù phía sau lưng Tập đoàn quân 4 (Đức) đã gây ra mối lo ngại cho tướng Gotthard Heinrici. Ngày 21 tháng 1, Các sư đoàn bộ binh 56 và 216 (Đức) được điều từ Milyatino lên phía Bắc để giải tỏa khu vực Znamenka. Tuy nhiên, quân Liên Xô có một kế hoạch khác. Trong khi Tiểu đoàn dừ 2 (Lữ đoàn 201) tiếp tục quấy rối ở phía Tây khu vực Yukhnov thì Trung đoàn dù 250 và Tiểu đoàn dù 2 (Lữ đoàn 201) tấn công xuống Tây Nam, đánh vào sau lưng các sư đoàn bộ binh 52, 98 và 260 (Đức) đang phòng thủ tại khu vực Tyrnovka (???) - Kayuchi (???), phía Tây đường cao tốc Warsawa. Ngày 27 tháng 11, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) từ ngoài đánh vào, phối hộp với quân dù từ trong đánh ra đã chiếm các thị trấn Tyrnovka và Kayuchi. Trước nguy cơ bị bao vây, tướng Gotthard Heinrici buộc phải rút các quân đoàn 12 và 13 khỏi khu vực Yukhnov - Myatlevo và các cụm chốt Klimov Zavod, Sidorovskoye; thiết lập tuyến phòng thủ mới trên sông Ugra. Tiểu đoàn dù 2 (Lữ đoàn 201) bị cô lập ở phía Tây sông Ygra đã phải tiến sang phía Tây con đường sắt Vyazma - Bakhmutovo tổ chức chiến tranh du kích. Nhận thấy tình hình thuận lợi tại khu vực Yukhnov, tướng G. K. Zhukov hạ lệnh: ""Cụm quân của P. A. Belov không dừng lại tại Yukhov mà phải phối hợp với Tập đoàn quân 10 tiêu diệt cánh quân Đức ở Mosalsk, sau đó tiếp tục tấn công lên hướng Tây Bắc, đánh vào Vyazma từ phía Nam.". Thực hiện mệnh lệnh này, ngày 23 tháng 1 năm 1942, Quân đoàn của P. A. Belov đã phối hợp với Tập đoàn quân 10 của tướng F. I. Golikov đánh chiếm Mosalsk. Sau các cuộc đột phá qua đường cao tốc Warshawa vào các ngày 24 và 25 tháng 1 không thành công. Ngày 28 tháng 1, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đã phá vỡ phòng tuyến của các sư đoàn bộ binh 268, 216 (Đức) và bắt đàu đột phá về hướng Vyazma. Tuy nhiên, họ đã phải để lại Lữ đoàn xe tăng 2 ở khu vực Mosalsk và chuyển nó cho Tập đoàn quân 10 trong tình trạng không đủ nhiên liệu và nhiều xe tăng bị mắc lỗi kỹ thuật. Ngày 30 tháng 1 năm 1942, tướng Gotthard Heinrici điều động Quân đoàn cơ giới 40 (được cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 40) phối hợp với quân đoàn bộ binh 43 bịt được cửa mở tại khu vực Kalyuchi, đẩy lùi Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) về Mosalsk, cắt đứt đường tiếp tế của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1. Cuộc tấn công của Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) ban đầu diễn ra khá thuận lợi. Ngày 17 tháng 1, khi tập đoàn này đã tiến đến Tây Bắc Vereya, tướng G. K. Zhukov sửa đổi mục tiêu nhiệm vụ, hủy bỏ cuộc tấn công của Tập đoàn quân 33 vào Yelnya và chuyển nhiệm vụ đó cho Tập đoàn quan 43. Tập đoàn quân 33 có nhiệm vụ mới là từ khu vực Vereya (???) tổ chức đột kích qua Zakharovo, Vyazishchi, Zamytskoye sang phía Tây, phối hợp với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 từ phía Nam lên và Quân đoàn kỵ binh 11 từ phía Bắc xuống đánh chiếm Vyazma. Ngày 26 tháng 1, cụm xung kích của Tập đoàn quân 33 gồm 5 sư đoàn bộ binh, 3 trung đoàn lựu pháo, 2 tiểu đoàn pháo chống tăng và 3 tiểu đoàn súng cối bắt đầu đột kích trên khu vực Zakharovo - Vyazishchi - Zamytskoye. Ngày 27 tháng 1, phòng tuyến "Koenigsberg" của quân Đức ở phía nam Temkino bị chọc thủng. Sau hai lần vượt sông Ugra, ngày 1 tháng 2 năm 1942, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) đã giải phóng 15 điểm dân cư. Ngày 2 tháng 2, đoàn quân của tướng M. G. Yefremov đã gặp Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 của tướng P. A. Belov ở Yastreby phía Nam Vyazma, cắt đứt đường sắt Vyazma - Bakhmutovo và bắt đầu công kích các tuyến phòng thủ phía Nam Vyazma của Tập đoàn quân 4 (Đức). Vào thời điểm đó, cả tướng M. G. Yefremov và tướng P. A. Belov đều đinh ninh rằng cuộc tấn công của họ sẽ được phối hợp từ phía Bắc bởi Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 của Phương diện quân Kalinin. Họ không hề biết rằng Tập đoàn quân 39 đã bị chặn lại ở giữa Osuga và Sychyovka và đang dạt sang phía Tây; còn Quân đoàn kỵ binh 11 thì trước đó ba này đã đơn độc tổ chức tấn công vào phía Bắc Vyazma và bị đánh bật về các khu rừng phía Đông Kholm - Zhirkovsky. Không còn bị đe dọa từ phía Bắc, quân Đức Quốc xã tập trung 3 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 4 sư đoàn bộ binh bố trí phòng thủ chặt chẽ thành một hình vòng cung từ phía Đông sang phía Tây Nam Vyazma. Ngày 3 tháng 2, Quân đoàn bộ binh 20 từ phía Bắc và Quân đoàn cơ giới 57 (Đức) từ phía Nam mở các mũi đột kích hợp điểm vào Zakharovo, bịt được hành lang Zakharovo - Vyazishchi - Zamytskoye, cô lập chủ lực Tập đoàn quân 33 tại phía Tây Nam Vyazma. Tập đoàn quân 43 đã suy yếu và 3 sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân 33 (trong đó có 2 sư đoàn khinh binh) còn ở lại bên này chiến tuyến đã không thể chọc thủng được phòng tuyến vững chắc của Sư đoàn xe tăng 19 và Sư đoàn cơ giới 3 (Đức). Từ ngày 8 đến ngày 16 tháng 2, Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 bắt đầu tấn công trên hướng Lyadovo (???) - Voroshyaka (???), phía Nam Vyazma. Quân Đức huy động các sư đoàn xe tăng 6, 7, Sư đoàn cơ giới 10, các sư đoàn bộ binh 137 và 403 tổ chức phản kích, đánh bật các cuộc tấn công của kỵ binh và bộ binh Liên Xô. Không có xe tăng yểm hộ, cuộc tấn công của Tập đoàn quân 33 không thể vượt qua phòng tuyến Aleksandrovka của quân Đức ở phía Nam Vyazma. Ngày 17 tháng 2, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 cố gắng tổ chức tấn công từ Semlevo vào Tây Nam Vyazma. Ngày 18 tháng 2, Sư đoàn kỵ binh cận vệ 1 và sư đoàn kỵ binh 41 đánh chiếm làng Stogovka (???). Ngày 19 tháng 2, bốn sư đoàn kỵ binh đã đột phá đến phía Bắc Semlevo. Ngày 20 tháng 2, kỵ binh Liên Xô phá hoại 6 đến 7 km đường sắt Smolensk - Vyazma đoạn phía Tây Vyazma. Ngày 23 tháng 2, các sư đoàn kỵ binh cận vệ 2 và 57 đánh chiếm các nhà ga Rebrovo và Alferovo. Khi chỉ còn cách Vyazma 30 km về phía Tây Nam thì Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 phải dừng lại trước tuyến phòng thủ của Sư đoàn xe tăng 5 và các sư đoàn bộ binh 31 và 131 (Đức). Ngày 24 tháng 2, quân Liên Xô tổ chức đổ bộ 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn dù thuộc Quân đoàn đổ bộ đường không 4 xuống khu vực Ozerechnaya (Tây Nam Vyazma). Trong một nỗ lực cuối cùng, ngày 3 tháng 3, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân dù chuyển hướng cuộc tấn công sang Izdeshkovo. Sư đoàn kỵ binh cận vệ 1 và trung đoàn dù 214 được điều sang tấn công trên hướng Dorogobuzh nhằm phòng ngừa một cuộc đột kích của quân Đức từ phía Nam. Do không tập trung được binh lực, thiếu hỏa lực pháo binh và không có xe tăng, cuộc tấn công của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và 2 lữ đoàn dù Liên Xô vẫn bị quân Đức chặn đứng. Sau hai tuần tấn công liên tục, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô cũng bị thiệt hại nặng. Ngày 5 tháng 3, tướng G. K. Zhukov ra lệnh chấm dứt các cuộc tấn công của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 trên khu vực Vyazma. Các sư đoàn còn lại phải bố trí phòng thủ vòng tròn trên khu vực bị bao vây và phối hợp với du kích địa phương tổ chức chiến tranh du kích trong hậu phương quân. Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây (Liên Xô) lập cầu hàng không để tiếp tế cho các đơn vị trong vòng vây. Tại chỗ lồi Sukhinichi. Cuộc phản công cuối năm 1941 của các tập đoàn quân cánh Nam thuộc Phương diện quân Tây và cánh Bắc của Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã tạo được một thế trận có lợi cho quân Liên Xô tại tuyến tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức). Đây cũng là tuyến mặt trận mà quân Liên Xô đột kích sâu hơn cả về phía Tây trong cuộc phản công mùa đông 1941-1942, từ tuyến Stalinogorsk (???) - Yefremov đến tuyến sông Zhizdra - Zusha dài từ 150 dến 250 km. Phía trước các Tập đoàn quân 10, 50 (Phương diện quân Tây) và 61 (Phương diện quân Tây Nam) là phòng tuyến Yukhnov - Sukhinichi - Oryol, là một phần phòng tuyến "Koenigsberg" của Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức). Nhằm tăng cường sức chiến đấu của quân Liên Xô trên hướng này, ngày 24 tháng 12 năm 1941, STAVKA ra lệnh phục hồi Phương diện quân Bryansk và bố trí nó ở giữa Phương diện quân Tây và Phương diện quân Tây Nam. Ngày 12 tháng 1, Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) khởi động cuộc tấn công từ Belyov, vượt sông Oka, phối hợp với cánh trái của Tập đoàn quân 50 đánh sang tuyến sông Zhizdra. Các quân đoàn bộ binh 40 và 47 (Đức) bố trí các cụm phòng thủ mạnh tại Kozelsk và Peremyshl on Zhizdra đã chặn được cuộc tấn công của quân Liên Xô trên tuyến sông Zhizdra trong một tuần. Tập đoàn quân 10 với 6 sư đoàn bộ binh đã không thành công trong các trận đánh vượt sông Zhizdra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 1 năm 1942. Nhận thấy hướng tấn công từ "chỗ lồi" Sukhinichi có khả năng tạo ra một mặt trận đe dọa chủ lực Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang tập trung phòng thủ "chỗ lồi" Rzhev - Sychyovka - Vyazma, ngày 18 tháng 1, đại tướng G. K. Zhukov đã điều động Tập đoàn quân 16 của tướng K. K. Rokossovsky từ khu vực phía Tây Nam Volokolamsk đến Kozensk. Cùng thời điểm này, Bộ Tổng tư lệnh tối cao lục quân Đức cũng tăng cường cho Quân đoàn cơ giới 24 (Đức) các sư đoàn bộ binh 208, 211 rút từ phía Tây, cùng với các sư đoàn xe tăng 4 và 18 lập thành phòng tuyến cắt ngang con đường sắt Bryansk - Sukhinichi. Ngày 20 tháng 1, Tập đoàn quân 61 tổ chức hai mũi đột kích từ khu vực Kholmishchi và Belyov hướng về Bryansk, uy hiếp phía sau Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) đang phòng ngự trên khu vực Oryol. Tướng Rudolf Schmidt phải điều động Quân đoàn bộ binh 47 đang phòng ngự trên tuyến sông Zhizdra rút xuống phía Nam, phối hợp với Quân đoàn bộ binh 53 và Quân đoàn xe tăng 24 đón chặn cuộc tấn công của Tập đoàn quân 61. Lợi dụng tuyến phòng thủ trên sông Zhizdra của quân Đức suy yếu, Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) vượt sông Zhizdra, đánh chiếm Kozelsk và uy hiếp Sukhinichi. Ngày 24 tháng 1 năm 1942, Quân đoàn bộ binh 47 và Quân đoàn xe tăng 24 Đức chặn đứng cuộc tấn công của các tập đoàn quân 16 và 61 (Liên Xô) tại Zanoznaya trên sông Vytebet, buộc Tập đoàn quân 61 (Liên Xô) Kholmishchi và về phía Bắc Bolkhov. Ngày 26 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) mở cuộc đột kích từ Zhizdra dọc theo đường sắt Bryansk - Sukhinichi, thiết lập tuyến phòng thủ cứng rắn ở phía Bắc thành phố - đầu mối đường sắt quan trọng này. Ngày 27 tháng 1, Tập đoàn quân 16 (Liên Xô) đã tập kết ở khu vực phía Đông Sukhinichi. Ngày 29 tháng 1, Tập đoàn quân 16 và Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) mở cuộc tổng công kích vào Sukhinichi. Ngày 1 tháng 2, Tập đoàn quân 16 (Liên Xô) đánh bật Quân đoàn xe tăng 34 (Đức) khỏi thành phố và phát triển tấn công trên toàn tuyến mặt trận. Ngày 5 tháng 2 các tập đoàn quân 10 và 16 vượt sông Ressa, tiến ra tuyến Đông Bakhmutovo, Kirov, Lyudinovo và Zhizdra. Tập đoàn quân 61 giữ được tuyến mặt trận từ Kholmishchi đến phía Bắc Bolkhov. Từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3 năm 1942, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) liên tiếp mở các trận phản kích vào chỗ lồi Sukhinichi. Ngày 26 tháng 2, Sư đoàn xe tăng 4 (Đức) chiếm lại thành phố Lyudinovo. Ngày 8 tháng 3, Sư đoàn bộ binh 339 mới được điều động từ Pháp sang cũng đánh chiếm một nửa thành phố Zhizdra, nửa còn lại vẫn nằm trong tay Tập đoàn quân 16 (Liên Xô). Do tổn thất lớn trong các trận phản kích, Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) không còn đủ lực lượng để xóa bỏ chỗ lồi Sukhinichi. Diễn biến sau chiến dịch. Cuộc đổ bộ đường không lần thứ ba. Sau hai cuộc đổ bộ đường không ngày 3 tháng 1 và ngày 18 tháng 1, Phương diện quân Tây đề nghị STAVKA cho tiến hành cuộc đổ bộ đường không lần thứ ba xuống khu vực Ozerechnya để hỗ trợ cho Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 sau khi cuộc tấn công Vyazma lần thứ nhất không thành công. Ngày 18 tháng 2, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô chuẩn y kế hoạch đổ bộ thêm quân dù xuống khu vực này với hy vọng khi điều kiện chiến trường cho phép, cụm quân bị vây sẽ trở thành một kiểu "con ngựa thành Troa" trong cuộc tấn công sắp tới của Phương diện quân Tây. Từ ngày 19 đến 24 tháng 2, các lữ đoàn dù 8, 9 và trung đoàn dù 214 (thuộc Quân đoàn đổ bộ đường không 4) gồm 3.589 người được thả xuống khu vực Ozerechnya. Cuộc đổ bộ này chỉ thành công một phần. Lữ đoàn dù 9 và Trung đoàn dù 214 bị rải ra trên một diện tích rất rộng, tản mát khắp nơi và hầu như phải chiến đấu ngay khi chạm đất. Đến ngày 5 tháng 3 mới thu thập được 2.343 người, mang theo 1.276 súng trường, 787 tiểu liên, 378 trung liên, 126 đại liên, 39 súng chống tăng, 16 pháo chống tăng từ 37 mm đến 50 mm và hơn 100 súng cối cỡ 81 mm. Chỉ có hơn 2.000 quân dù của Lữ đoàn dù 8 được đổ bộ đúng vị trí theo kế hoạch xuống khu vực Velikopolye - Ugra (cách Yukhnov 48 đến 51 km về phía Tây) lúc 16 giờ ngày 18 tháng 2 và đã tập trung hầu hết quân số, trang bị ngay trong ngày. Ngày 19 tháng 2, Lữ đoàn dù 8 bắt liên lạc được với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và bắt đầu phối hợp tác chiến.[44] Ngày 21 tháng 2, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Lữ đoàn dù 8 (Liên Xô) đã phát động cuộc tấn công vào Dyaglevo, tiêu diệt cơ quan tham mưu Sư đoàn xe tăng 5, làm gián đoạn đường sắt Smolensk - Vyazma một thời gian và bắt liên lạc với nhóm tàn quân của Quân đoàn kỵ binh 11 Liên Xô) đang hoạt động trong các khu rừng ở Azarovo và Chernov, trên thượng nguồn sông Dniepr. Ngày 23 tháng 2, 7.100 quân còn lại của Quân đoàn đổ bộ đường không 4 được đưa lên máy bay ở Ryazan. Tuy nhiên, các máy bay TB-3 của Không quân Liên Xô có tốc độ chậm đã không được sự yểm hộ thích đáng của các phi đội tiêm kích khi thả dù vào ban ngày và đã đổ quân không chính xác. Các máy bay Me-110 của Không quân Đức Quốc xã đã bắn rơi 4 chiếc TB-3. Trong đó có chiếc chở tướng A. F. Levashyev, tư lệnh quân đoàn. Ông đã không kịp nhảy ra khỏi chiếc máy bay bị rơi. Đại tá A. F. Kazankin, tham mưu trưởng quân đoàn tạm quyền tư lệnh. Đêm 24 tháng 2, Lữ đoàn dù 9 của đại tá I. I. Kurishev sau khi tiêu diệt các đội trắc vệ nhỏ của quân Đức đã đánh chiếm các làng Prochistoye (???) và Kurakino nhưng đã bị Sư đoàn bộ binh 23 và 35 Đức chặn lại. Trong ba ngày tiép theo, Lữ đoàn dù 212 của trung tá N. E. Kolobovnikov cũng cố gắng công kích để bám trụ tại khu vực Ivantsevo, Kostinka và Zherdovkoye (???) nhưng không thành công. Chỉ huy của hai lữ đoàn chọn con đường đột phá qua tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) để về với quân nhà. Ngày 28 tháng 2, phân đội trinh sát của Lữ đoàn dù 9 đã vượt qua đường cao tốc Warsawa và bắt liên lạc với Tập đoàn quân 50 nhưng Quân đoàn bộ binh 7 (Đức) đã nhanh chóng bịt lại cửa mở. Các cuộc đột phá về phía Tây của Tập đoàn quân 50 để cứu quân dù Liên Xô đều không thành công. Hoạt động đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô tại khu vực Vyazma đã thất bại mà không đạt được kết quả nào đáng kể. Thảm họa của Tập đoàn quân 33. Sau 3 trận công kích không thành công vào các vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) ở phía Nam Vyazma, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) đã suy yếu và bị cô lập tại khu vực phía Tây Nam Vyazma. Họ cũng không còn liên lạc được với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn đổ bộ đường không 4 đang chiến đấu trên khu vực giữa Ozerechnaya và Semlevo. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3, số phận của Tập đoàn quân 33 trở nên mờ mịt không chỉ trên thực tế mà còn ngay trong lịch sử của cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Từ ngày 3 tháng 2 đến đầu tháng 4, sau khi bịt lại hành lang Zakharovo - Vyazishchi - Zamytskoye, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) không ngừng gây sức ép với các Tập đoàn quân 43, 49 và 50 Liên Xô. Ngày 15 tháng 3, Tập đoàn quân 43 của tướng K. D. Golubev đã chiếm được một đầu cầu nhỏ phía Tây sông Ugra trên khu vực các làng Krasnaya Gorka (???) và Bolsoy Uschye (???). Ngày 18 tháng 3, Quân đoàn bộ binh 9 (Đức) phản công lấy lại căn cứ đầu cầu này. Thương vong của Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) lên đến trên 5.000 người. Trong trận đánh phòng ngự - phản công từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4, Quân đoàn cơ giới 40 (Đức) đã chiếm lại khu đồi Zaitsevo, làm tiêu tan hi vọng cuối cùng của Tập đoàn quân 50 (Liên Xô) trong một nỗ lực để giải cứu cho Tập đoàn quân 33 đang bị vây ở phía Nam Vyazma. Cuối tháng 3 năm 1942, lực lượng của Tập đoàn quân 33 đã kiệt quệ. Cả bốn sư đoàn chỉ còn lại hơn 12.000 người. Pháo các cỡ còn hơn 80 khẩu nhưng không còn đạn. Khả năng tăng viện và tiếp tế không còn vì các sân bay dã chiến đã bị quân Đức phá hủy hoặc đánh chiếm. Trong khi đó, cả thống chế Gunther von Kluge và thượng tướng Walter Model đều nhận thấy rằng nếu không sớm loại bỏ Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) thì nguy cơ đối với Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) là không thể lường trước được. Ngày 10 tháng 4, tướng M. G. Yefremov nhận được một bức điện qua một điện đài chỉ còn liên lạc một chiều (thu tin) của tập đoàn quân: "Từ 13 giờ ngày 10 tháng 4 năm 1942, kẻ thù đã mở cuộc đột kích bằng bộ binh có tăng cường xe tăng vào phòng tuyến của chúng ta... Cần tìm các vị trí phòng thủ thích hợp trên sông Ugra". Do đó, việc dự kiến cho Yefremov vượt qua hệ thống phòng thủ có chiều sâu lớn của đối phương để sang phía Đông về với Phương diện quân Tây tại khu vực của các tập đoàn quân 43 và 49 trong vòng một ngày là không thể thực hiện được. Nhưng sự thực thì các tập đoàn quân 43 (của thiếu tướng K. D. Golubev) và 49 (của thiếu tướng I. G. Zakharkin) đã hành động một cách rời rạc, không phối hợp với nhau, phân tán binh lực dàn đều trên toàn tuyến. Đã xảy ra tình trạng một số sư đoàn phải giao chiến kịch liệt với bộ binh và xe tăng Đức trong khi một số sư đoàn khác trở thành "những quan sát viên ngoài cuộc". Điều nguy hiểm nhất đối với hai tập đoàn quân này là khoảng cách kéo dài giữa cánh trái của Tập đoàn quân 43 và cánh phải của Tập đoàn quân 49 ngày một rộng hơn, đã trở thành "miếng mồi" cho các đòn phản đột kích của Quân đoàn xe tăng 56 (Đức). Ngày 14 tháng 4, Sư đoàn xe tăng 6 và Sư đoàn bộ binh 14 (Đức) chiếm lại Myatlevo, buộc Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) phải chấm dứt cuộc tấn công để đối phó với nguy cơ bị đột kích từ sườn trái. Trong khi đó, tướng M. E. Yefremov vẫn tiếp tục cuộc vượt sông Ugra để trở về Phương diện quân Tây bằng con đường ngắn nhất. Theo nhật ký chiến đấu của Tập đoàn quân 33 được các toán quân thoát vây mang về, đến ngày 11 tháng 4, tập đoàn quân này chỉ còn lại 12.780 người, 9.185 súng trường, 219 tiểu liên, 111 trung liên, 37 đại liên, 112 súng cối, 340 xe ngựa và 3.579 con ngựa. Ngày 13 tháng 4, trinh sát Quân đoàn bộ binh 57 (Đức) phát hiện chủ lực Tập đoàn quân 33 đang tổ chức vượt sông Ugra. Ngày 14 tháng 4, quân Đức tổ chức bao vây cụm quân của Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) tại làng Novo Mikhailovka. Tướng M. G. Efremov ra lệnh cho tập đoàn quân phân tán thành nhiều toán nhỏ để thoát vây. Tối 13 tháng 4, tất cả liên lạc vô tuyến với Tập đoàn quân 33 đều bị mất. Theo các sĩ quan Liên Xô thoát vây kể lại, khi bị Quân đoàn cơ giới 57 (Đức) tập kích, trung tướng M. G. Efremov cùng với thiếu tướng P. N. Afanasyev, chỉ huy pháo binh của tập đoàn quân đã dẫn một toán quân tiến lên phía Đông Bắc. Ngày 17 hoặc 18 tháng 4, trong khi vượt sông Ugra, ông đã bị thương nặng và tự sát cùng với P. N. Afanasyev. Ngày 19 tháng 4, quân Đức tìm thấy xác ông và mai táng theo nghi thức quân đội tại làng Slobodka. Cùng với việc không đánh chiếm được Vyazma, thảm họa của Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) là thất bại lớn nhất của Phương diện quân Tây (Liên Xô) trong Chiến dịch phản công Mozhaysk - Vyazma. Cuộc thoát vây của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1. Các nhà viết sử Liên Xô (cũ) cho rằng tướng P. A. Belov đã chọn con đường rút lui dài hơn nên thành công hơn và đã "cứu sống" Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 cùng gần 2 lữ đoàn dù và một số quân lạc ngũ của Tập đoàn quân 33. Điều đó chỉ đúng một phần. Ngay từ cuối tháng 2, sau khi các cuộc đột kích vào Vyazma của quân đội Liên Xô thất bại, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đã bị đánh bật sang phía Tây Nam Ozerechnaya và hoàn toàn mất liên lạc với Tập đoàn quân 33. Vì vậy, tướng P. A. Belov phải tự mình tìm con đường rút lui theo tình huống thực tế chứ không phải theo một kế hoạch đã định trước. Quân đoàn của P. A. Belov không thể nào vượt qua được tuyến phòng thủ có đủ chiều sâu của các Tập đoàn quân xe tăng 3 và 4 Đức) ở phía Đông Nam Vyazma, điều mà trước đó, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) cũng không thể làm được. Ngày 1 tháng 3, STAVKA đặt toàn bộ quân dù còn lại trong vòng vây thuộc quyền chỉ huy của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1. Ngày 18 tháng 4, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) bị đánh thiệt hại nặng trên bờ sông Ugra trong một cố gắng phá vây để trở lại Phương diện quân Tây. Trong khi đó, tướng P. A. Belov cũng bắt đầu tính dến việc phải rút quân khi cầu hàng không của không quân Liên Xô không thể đảm bảo cung cấp cho các cánh quân trong vòng vây. Điều duy nhất đúng đối với P. A. Belov là dựa vào sức cơ động nhanh của kỵ binh, ông đã dùng chiến thuật luồn tránh các đòn công kích của các sư đoàn Đức đang tiến hành cuộc tảo thanh mang tên "Hannover"; tránh các đòn tấn công trực diện và chỉ tấn công các toán trắc vệ nhỏ lẻ của quân Đức khi tình huống bắt buộc phải giao chiến. Khi buộc phải rút quân xuống phía Nam Yelnya, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 cũng phối hợp rất tốt với các đội du kích trong vùng để vừa chiến đấu, vừa tìm một lỗ hổng trong tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 4 (Đức). Sau khi giải quyết xong Tập đoàn quân 33 (Liên Xô), Tập đoàn quân 4 (Đức) tăng cường sức ép lên cụm quân kỵ binh - dù của tướng P. A. Belov. Ngày 26 tháng 4, các quân đoàn bộ binh 43 và 57 (Đức) đánh bật cụm quân kỵ binh - dù (Liên Xô) khỏi khu vực Yelnya. Tướng P. A. Belov phải rút quân về khu du kích phía nam con đường sắt Smolensk - Spas Demensk. Trên đường rút quân xuống phía nam, tướng P. A. Belov thu thập thêm gần 800 quân (trong đó gần một nửa đã bị thương) của các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân 33 và liên lạc với Trung đoàn du kích Zhabo đang hoạt động tại khu vực phía Bắc Yelnya. Lực lượng của đội quân hỗn hợp này đã tăng lên đến gần 20.000 người, cho phép họ có thể tiến hành các hoạt động tác chiến lớn. Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6 năm 1942, đội quân này đã lật đổ 11 đoàn tàu hỏa Đức, phá hủy 18 cây cầu đường sắt, gần 70 km đường ray, phá hủy 46 toa xe quân sự, làm gián đoạn các tuyến đường sắt Smolensk - Vyazma và Smolensk - Spas Demensk trong gần 50 ngày. Ngày 18 tháng 5 năm 1942, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) lệnh cho Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 4 phải tiêu diệt bằng được cụm kỵ binh - dù của tướng P. A. Belov và các toán du kích Liên Xô trong khu vực tam giác Smolensk. Chiến dịch dự định bắt đầu ngày 24 tháng 5. Tuy nhiên, trong suốt một tháng sau đó, các đơn vị tuần tiễu của Quân đoàn cơ giới 57 (Đức) không thể xác định được vị trí của Quân đoàn bộ binh cận vệ 1, quân dù và các lực lượng kích Liên Xô. Ngày 9 tháng 6, Cụm quân hỗn hợp kỵ binh - dù Liên Xô vượt đường sắt Smolensk - Spas Demensk ở phía Tây Yelnya xuống phía Nam hội quân với Trung đoàn du kích Zhabo (Liên Xô) tại làng Kucherov, phía bắc Roslavl 60 km. Khi Sư đoàn xe tăng 11 (Đức) kéo quân đến nơi thì trên chiến trường chỉ còn lại hai khẩu pháo và xác chết của hơn 300 lính Đức. Ngày 10 tháng 6, trinh sát của Quân đoàn bộ binh 20 (Đức) phát hiện một toán quân hỗn hợp bộ binh và du kích Liên Xô dùng 10 xe bọc thép chiếm được của quân Đức đột phá qua đường sắt Smolensk - Vyazma ở phía Tây Yartsevo 5 km theo hướng Demidovo. Quân Đức lập tức đuổi theo. Thực ra, đó chỉ là một toán quân nhỏ thuộc Sư đoàn bộ binh 160 do đại tá I. P. Orlov chỉ huy. Sử dụng 120 kg thuốc nổ TNT phá hủy cây cầu đường sắt ở phía Tây Yartsevo, nhóm quân của I. P Orlov đã ngăn cản được cuộc truy đuổi của Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) và chạy thoát về khu vực đóng quân của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô). Trong khi đó thì đoàn quân chủ yếu của tướng P. A. Belov đã luồn rừng, men theo sông Desna xuống phía Nam và đột phá sang khu vực đóng quân của Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) tại thị trấn Schelakovsk. Với sự giúp đỡ của các đội du kích khu vực Smolensk và Spas Demensk, sau hai tháng dẫn quân luồn tránh các đòn công kích của bộ binh và xe tăng Đức dọc theo sông Desna. Ngày 24 tháng 6, gần 7.000 quân dù còn lại của Quân đoàn đổ bộ đường không 4 cùng hơn 10.000 quân của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đã về đến tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) ở phía Tây Kirov. Kết quả. Đặc biệt, trong suốt 2 tháng rưỡi chiến đấu (từ ngày 2 tháng 2) Tập đoàn quân số 33 đã tiêu diệt 8.700 quân Đức, phá hủy 24 xe tăng, 29 đại bác và các phương tiện quân sự khác. Thương vong của Tập đoàn quân 33, bao gồm quân số tử trận, bị thương và bị bắt trong cùng giai đoạn đó là 8.000 người. Trong đó có 6.000 binh sĩ và sĩ quan tử trận trong cuộc phá vây. Một số tài liệu cho rằng, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) chỉ còn 889 người thoát vây. Tổn thất của Phương diện quân Tây (Liên Xô) trong chiến dịch, theo các thống kê chính thức gồm 148.940 người chết và mất tích, 286.722 người bị thương.. Tổn thất của các tập đoàn đoàn quân xe tăng 3, 4 và tập đoàn quân 9 (Đức) được cho là thấp hơn hơn nhiều, khoảng 177.000 thương vong, trong đó có 97.968 người chết và mất tích. Đánh giá và ảnh hưởng. Đánh giá. Cuộc tấn công Đông - Xuân 1942 của Phương diện quân Tây (Liên Xô) chỉ đạt được kết quả đáng kể là đẩy lùi Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ra xa Moskva thêm 70 đến 120 km; chủ yếu ở hướng Tây và Tây Nam Moskva. Quân đội Liên Xô chiếm được vị trí có lợi bên sườn trái của Phương diện quân Tây trên khu vực Sukhinichi nhưng không còn lực lượng dự bị để giáng một đòn quyết định vào sườn phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) cũng như vào sau lưng cụm quân Đức đóng tại khu vực Rzhev - Vyazma. Đòn công kích Vyazma của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 cùng 5 Lữ đoàn dù đã uy hiếp hậu phương trực tiếp của các tập đoàn quân xe tăng 3 và 4, các tập đoàn quân 4 và 9 (Đức) nhưng quân Đức đã nhanh chóng bịt được các cửa đột phá, cô lập Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và các đơn vị dù Liên Xô sâu trong vùng phía sau mặt trận và sau đó, đánh thiệt hại nặng hoặc tiêu hao các đơn vị này. Sai lầm lớn nhất của Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây mà trực tiếp là của đại tướng G. K. Zhukov ở chỗ họ vẫn hy vọng vào cuộc đột kích của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 vào Vyazma sẽ làm yếu sức phòng thủ của các tập đoàn quân 4 và các tập đoàn quân xe tăng 3, 4 (Đức) trong khi các sư đoàn Đức đã rút về các vị trí phòng ngự được chuẩn bị trước không những đã đánh lùi các cuộc tấn công của trên "Phòng tuyến Koenigsberg". Các tập đoàn quân 43, 49 và 50 ở hướng trung tâm và các tập đoàn quân 5, 20, 31 ở cánh Bắc đã không hoàn thành nhiệm vụ đánh phối hợp, để quân Đức tự do điều động các lực lượng xe tăng mạnh về phòng thủ Vyazma và chỗ lồi Yukhnov. Các tập đoàn quân 10, 16 và 61 cũng không dám tiến công xa hơn do lo ngại bị hở sườn trái; đặc biệt là khi Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) đã đánh lui cuộc đột kích của Tập đoàn quân 61. Sau khi cuộc công kích Vyazma thất bại, Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã không kịp thời rút Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân dù khỏi vòng vây khi mặt trận của quân đội Đức Quốc xã còn chưa ổn định dẫn đến thiệt hại lớn cho các đơn vị này. Cuối cùng, việc giao cho các phương diện quân Tây và Kalinin tổ chức chiến dịch đột kích thọc sâu nhưng lại thiếu phối hợp đã dẫn đến việc các tập đoàn quân được giao nhiệm vụ thọc sâu đã không đến được Vyazma vào cùng một thời điểm. Do đó, các sư đoàn xe tăng Đức có thể lần lượt bẻ gãy từng mũi đột kích này. Các mũi đột kích của Tập đoàn quân 39, Quân đoàn kỵ binh 11 (Phương diện quân Kalinin) cũng như của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Phương diện quân Tây) do không được yểm hộ chắc chắn từ hai bên sườn đã nhanh chóng trở thành các cuộc tấn công phiêu lưu, mạo hiểm dẫn đến những tổn thất không đáng có. Thành công đáng kể nhất của quân đội Liên Xô sau chiến dịch là cuộc phá vây thành công của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 sau khi quân Đức tiến hành Chiến dịch Hannover nhưng không tiêu diệt được quân đoàn này. Thành công đó do sự kiên trì, chủ động và sáng tạo của tướng P. A. Belov cũng sự trợ giúp đáng kể của Quân đoàn đổ bộ đường không 4 và du kích vùng Smolensk. Trong khi đó, Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây đã thất bại khi sử dụng Tập đoàn quân 50 tạo một cửa mở để cứu quân đoàn này. Việc Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 thoát vây về khu vực của Tập đoàn quân 10 hoàn toàn không nằm trong dự kiến ban đầu của Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây (Liên Xô). Quân đội Đức Quốc xã sau khi thua một trận lớn đấu tiên trước cửa ngõ Moskva đã kịp thời được củng cố lại. Đến đầu tháng 3, mặt trận cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã ổn định trở lại. Các sư đoàn Đức được bố trí lại trên phòng tuyến mới đã bảo đảm giữ vững phòng tuyến này. Tập đoàn quân xe tăng 2 đã kiềm chế được cánh trái của Phương diện quân Tây (Liên Xô) trên hướng Sukhinichi - Kirov, không để cho "chỗ lồi" này phát triển trở thành nguy cơ đe dọa sau lưng Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Tập đoàn quân 4 và xe tăng 3 (Đức) cũng hoàn thành nhiệm vụ chặn đứng các cuộc tấn công của quân đội Liên Xô trên hướng trung tâm mặt trận, tạo ra một vùng đệm an toàn giữa tuyến mặt trận của quân đội Liên Xô với tuyến đường sắt chiến lược Rzhev - Vyazma. Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) được rảnh tay để tung vào các trận đánh đối phó với Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1, quân dù và du kích Liên Xô ở Tây Nam Vyazma. Về chiến thuật, sau khi buộc phải lui quân trước cửa ngõ Moskva, quân Đức tập trung lực lượng để chiếm giữ các trung tâm đô thị, các đầu mối đường sắt quan trọng và các tuyến đường sắt và đường bộ chiến lược, tạo được sự liên thông sống còn giữa các cụm cứ điểm phòng thủ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Quân đội Liên Xô tuy chiếm giữ được các khu rừng và đầm lầy nhưng lại lâm vào thế bị chia cắt, khó yểm hộ, hỗ trợ cho nhau. Đây là thế chiến lược bất lợi cơ bản cho quân đội Liên Xô tại khu vực Rzhev - Vyazma khi diện tích chiếm đóng không mang lại lợi thế về giao thông. Ảnh hưởng. Kết quả của chiến dịch phản công Mozhaysk-Vyazma chứng tỏ quân đội Đức Quốc xã bắt đầu quá trình thoát khỏi cuộc khủng hoảng mùa đông 1941-1942. Quân đội Đức Quốc xã giữ lại được bàn đạp quan trong trên cửa ngõ phía Tây Moskva. Mặc dù phải tiếp tục bố trí đây trên 70 sư đoàn để giữ "phòng tuyến Koenigsberg" nhưng quân đội Liên Xô cũng đã phải để lại tại khu vực Moskva nhiều tập đoàn quân quan trọng, trong đó có Tập đoàn quân xe tăng 5 mới được thành lập, được bố trí phía sau Phương diện quân Bryansk. Vì chờ đợi một cuộc tấn công tiếp theo của quân Đức vào khu vực Moskva nên kế hoạch hành động của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Liên Xô) trong mùa hè năm 1942 là hướng Bryansk - Smolensk chứ không phải hướng Oryol - Voronezh. Do đó, quân đội Liên Xô đã lâm vào thế bị động đối phó trong mùa hè năm 1942, không thể sử dụng có hiệu quả những lực lượng dự bị mạnh để ngăn chặn cuộc tấn công ồ ạt của quân đội Đức Quốc xã trên nửa phía Nam mặt trận Xô-Đức. Thế xen cài của hai bên trên hướng Tây Moskva giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã là điều kiện để các bên tiếp tục tổ chức nhiều chiến dịch nhằm vào bên sườn của nhau. Trong khi quân đội Liên Xô tổ chức các chiến dịch cục bộ nhằm vượt qua "phòng tuyến Koenigsberg" thì quân đội Đức Quốc xã tổ chức các chiến dịch tảo thanh chống lại cuộc chiến tranh du kích trên các khu vực phía sau của Cụm tập đoàn quân Trung tâm trong khi vẫn giữ được tuyến phòng thủ cơ bản từ Rzhev qua Gzhatsk đến Bakhmutovo (thay vì Yukhnov như kế hoạch ban đầu). Giữ quan điểm của Kế hoạch Barbarossa, người Đức cho rằng, nếu không chiếm được Moskva thì họ không thể đánh bại được Liên Xô. Vì vậy, cho dù quân Đức dồn hơn 900.000 quân cùng nhiều Phương tiện chiến tranh về cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) vẫn được duy trì trong biên chế có nó hơn 500.000 quân, khoảng 1.300 xe tăng và trên 6.500 pháo, tạo thành một "khẩu súng ngắn chĩa vào trái tim của đất nước Xô Viết" (theo cách nói của Paul Joseph Göbbels). Sau chiến dịch, Quân đội Liên Xô vẫn còn giữ được chỗ lồi Sukhinichi - Kirov, uy hiếp sườn phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Khác với Phương diện quân Tây Nam, Phương diện quân Tây duy trì bàn đạp này như một mối đe dọa thường trực đối với quân Đức nhưng không mạo hiểm tổ chức tấn công mặc dù về mặt hình thế quân sự, chỗ lồi Sukhinichi khá giống với chỗ lồi Barvenkovo. Trong và sau chiến dịch, một số tướng lĩnh chỉ huy các tập đoàn quân Liên Xô tại Phương diện quân Tây bị thay thế. Tháng 4 năm 1942, thiếu tướng I. I. Fedyuninsky chỉ huy Tập đoàn quân 5 thay trung tướng pháo binh L. A. Govorov được điều đi Phương diện quân Leningrad. Tháng 2 năm 1942, thiếu tướng V. S. Popov chỉ huy Tập đoàn quân 10 thay trung tướng F. I. Golikov được điều đi Phương diện quân Bryansk. Tháng 3 năm 1942, thiếu tướng M. A. Reyter chỉ huy Tập đoàn quân 20 thay trung tướng A. A. Vlasov được điều đi Phương diện quân Volkhov. Tháng 5 năm 1942, thượng tướng K. A. Mereskhov chỉ huy Tập đoàn quân 33 thay trung tướng M. G. Yefremov (tử trận). Sau chiến dịch, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) chỉ còn lại 3 quân đoàn bộ binh. Ngày 29 tháng 4 năm 1942, Tập đoàn quân này được rút về lực lượng dự bị thuộc OKH để củng cố, bổ sung quân số và trang bị lại tại Vitebsk. Ngày 2 tháng 7 năm 1942, nó được đưa vào biên chế Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) để tham gia Trận Stalingrad.
1
null
Lê Hãn (sinh 1929) là một Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân khu 7. Ông là con trai trưởng của cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Thân thế sự nghiệp. Ông còn có tên là Lê Thạch Hãn, sinh năm 1929 tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Năm 1945, ông tham gia giành chính quyền tại Quảng Trị và được chọn làm thư ký cho ông Trần Hữu Dực, Chủ tịch tỉnh Quảng Trị khi mới 16 tuổi. Năm 1946, Lê Hãn gia nhập đoàn quân Nam tiến và được đưa đi học một lớp tình báo của Trung Bộ mở ở Quảng Ngãi. Năm 1951, ông được cử sang Trung Quốc học pháo binh. Cuối năm 1953, Ông được lệnh về nước để tham gia chiến dịch Đông Xuân. ông được phân công làm Chính trị viên, Bí thư chi bộ Đại đội pháo binh 113. Năm 1955, ông được cử sang Liên Xô học ở Học viện Không quân Zhukov (nay là Học viện Phòng thủ Không gian Zhukov), nơi đào tạo các kỹ sư chế tạo máy bay. (Trước đó Lê Hồng Phong cũng học ở học viện này). Sự nghiệp. Có khá ít các tài liệu về Đại tá Lê Hãn, về sự nghiệp của ông có thể tóm lược qua các bài viết về Cha Ông, Cố TBT Lê Duẩn như sau: Ông được đào tạo chính quy trong quân đội ở Trung Quốc và Liên Xô, ông nói được thành thạo 2 ngôn ngữ này. Ông đã tham gia các trận đánh lẫy lừng ở Tây Bắc, thượng Lào và chiến dịch Điện Biên Phủ trong vai trò Bí thư chi bộ Đại đội pháo binh 113. Gia đình. Mẹ ông Lê Hãn là Bà Lê Thị Sương (25 tháng 12 năm 1910 - 6 tháng 8 năm 2008) kết hôn với Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn năm 1929. Năm 1964, ông Lê Hãn kết hôn với bà Nguyễn Khánh Nam (con gái đầu lòng của ông Nguyễn Khánh Mỹ, Vụ trưởng Vụ khu vực I, phụ trách các nước XHCN, Bộ Ngoại thương lúc bấy giờ). Ông bà sinh được 3 người con, 2 trai một gái. Con trai đầu của Lê Hãn là Lê Khánh Hải Ủy viên trung ương Đảng khóa XIII; Chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước kiêm nhiệm Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam), thông gia với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
1
null
Phenylalanin (viết tắt là Phe hoặc F) là một α-amino acid với công thức hóa học C6H5CH2CH(NH2)COOH. Nó là một amino acid thiết yếu không phân cực do nhánh benzyl có tính kị nước.-Phenylalanin (LPA) là một amino acid trung hòa về điện, là một trong 20 amino acid sinh protein được mã hóa bởi DNA. Các codon của -phenylalanin là UUU và UUX. Phenylalanin là tiền chất của tyrosin, dopamin, norepinephrin (noradrenalin), epinephrin (adrenalin), và sắc tố của da melanin. Phenylalanin được tìm thấy trong sữa của động vật có vú. Nó được cho thêm vào thức ăn, đồ uống và thực phẩm bổ sung do nó có tính giảm đau và chống trầm cảm. Nó là tiền chất của chất điều biến thần kinh (neuromodulator) phenylethylamin, một chất thường được cho vào thực phẩm bổ sung. Vai trò sinh học. -Phenylalanin được chuyển hóa thành -tyrosin, một amino acid cũng được mã hóa bởi DNA.-Tyrosin được chuyển hóa thành L-DOPA, rồi sau đó thành dopamin, norepinephrin (noradrenalin), và epinephrin (adrenalin). Ba chất sau cùng được gọi là các catecholamin. Phenylalanin vượt qua hàng rào máu-não nhờ kênh vận chuyển chủ động giống với tryptophan. Với một lượng lớn, phenylalanin ảnh hưởng lên sự tổng hợp của serotonin. Trong thực vật. Phenylalanin là hợp chất đầu tiên trong sinh tổng hợp flavonoid. Lignan là một dẫn xuất của phenylalanin và của tyrosin. Phenylalanin được chuyển hóa thành axit cinnamic nhờ enzyme phenylalanine ammonia-lyase. Bệnh phenylceton niệu. Bệnh phenylceton niệu (phenylketonuria - PKU) là rối loạn di truyền gây mất chức năng chuyển hóa phenylalanin. Người bị bênh này phải kiểm soát lượng phenylalanin trong thức ăn được đưa vào để ngăn ngừa sự tích tụ của phenylceton trong cơ thể. Một dạng hiếm của bệnh này là bệnh tăng phenylalanin máu do bị mất chức năng tổng hợp một coenzym là biopterin. Phụ nữ mang thai bị bệnh tăng phenylalanin máu sẽ có triệu chứng tăng phenylalanin trong máu nhưng triệu chứng này thường mất đi ở cuối kì mang thai. Xét nghiệm máu thường được dùng để kiếm soát lượng phenylalanin trong máu của người bị bệnh phenylceton niệu. Kết quả được đưa ra ở hai dạng đơn vị mg/dL và umol/L. Một mg/dL của phenylalanin gần bằng 60 umol/L. Phenylalanin có trong chất làm ngọt aspartame. Chất này được chuyển hóa trong cơ thể tạo ra nhiều chất, trong đó có phenylalanin. Do đó chất này cũng có ảnh hưởng đến người bị PKU, mặc dù sự ảnh hưởng của nó ít hơn so với lượng proten ăn vào. Tất cả các sản phẩm có chứa aspartame ở Úc, Mĩ và Canada đều được dán nhãn "Chứa aspartame, cẩn thận đối với người bị PKU". Ở Anh, các sản phẩm có chứa aspartame phải được ghi "aspartame" hoặc "E951" trong thành phần cùng với cảnh báo. Các nhà di truyền học gần đây đã nghiên cứu một số gen trong khỉ Macaca và phát hiện thấy trong một số trường hợp, một dạng protein bình thường của khỉ khá giống với dạng protein bệnh lý của người, trong đó có cả dấu hiệu cho thấy bệnh PKU. - và -phenylalanin. Dạng đồng phân lập thể -phenylalanin (DPA) có thể được tổng hợp bởi sinh vật dưới dang một đồng phân đối quang riêng rẽ hoặc trong một hỗn hợp racemic. Nó không tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein, mặc dù nó được tìm thấy với một lượng nhỏ trong protein – nhất là các protein để lâu ngày và các thức ăn đã qua xử lý. Chức năng sinh học của các -amino acid chưa được biết rõ, mặc dù trong đó có một số, kể cả -phenylalanin, có thể có hoạt tính dược lý. -Phenylalanin được công nhận là có khả năng ức chế các enzym phân hủy các endorphin, do đó được coi là có tính giảm đau. -Phenylalanin (DLPA) được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung do được cho rằng là có tính giảm đau và chống trầm cảm.-Phenylalanin là một hỗn hợp của -Phenylalanin và -Phenylalanin. Tính giảm đau của DL-phenylalanin có thể được giải thích là do sự ức chế của -phenylalanin lên tác dụng phân hủy enkephalin (endorphin) của enzym carboxypeptidase A. Tác dụng chống trầm cảm của -phenylalanin được cho là do -phenylalanin có vai trò trong sinh tổng hợp protein để tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin và dopamin. Mức norepinephrin và dopamin cao trong não được cho là có tính chống trầm cảm. Ngoài ra, do DL-phenylalanin ức chế sự phân hủy endorphin, gây ức chế giải phóng GABA ở các nơ-ron mái bụng (ventral tegmental) (nằm trong não giữa), kết quả là sự phóng thích dopamin tăng lên. -Phenylalanin được hấp thu từ ruột non và vận chuyển đến gan qua hệ tuần hoàn tĩnh mạch cửa. Một lượng nhỏ -phenylalanin được chuyển hóa thành -phenylalanin.-Phenylalanin được phân bố đến các mô khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn chung. Nó đi qua hàng rào máu-não kém hơn -phenylalanin, do đó một lượng nhỏ -phenylalanin được đưa vào qua đường tiêu hóa sẽ được thải ra trong nước tiểu mà không đi qua hệ thần kinh trung ương. Tổng hợp trong công nghiệp. -Phenylalanin được tổng hợp để phục vụ cho y khoa, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm bổ sung, như aspartame. Một lượng lớn được tổng hợp nhờ vi khuẩn "Escherichia coli", do chúng sản sinh ra các amino acid thơm trong đó có phenylalanin. Ngày nay lượng -phenylalanin tổng hợp được tăng lên do sử dụng kĩ thuật di truyền, bằng cách thay đổi các promoter điều hòa hoặc khuếch đại số lượng các gen mã hóa các enzym tổng hợp amino acid của "E. coli". Lịch sử. Sự mô tả phenylalanin được thực hiện lần đầu vào năm 1879, khi Schulze và Barbieri xác định được công thức thực nghiệm của một hợp chất có trong mầm cây của hạt đậu vàng (Lupinus luteus) là C9H11NO2. Năm 1882, Erlenmeyer và Lipp lần đầu tiên tổng hợp phenylalanin từ phenylacetaldehyde, hydro cyanide, và amonia. Codon của phenylalanin được phát hiện lần đầu tiên bởi J. Heinrich Matthaei và Marshall W. Nirenberg vào năm 1961. Họ đã chứng minh điều đó bằng cách dùng mRNA để chèn các đoạn lặp lại của uracil vào trong gen của vi khuẩn "E. coli", làm cho vi khuẩn sản xuất ra một polypeptid chỉ gồm các amino acid phenylalanin được lặp đi lặp lại.
1
null
Di tích Lịch sử tiểu bang Các gò đất Cahokia (11 MS 2) là một di chỉ khảo cổ về một thành phố của người Bản địa châu Mỹ. Nó nằm ở phía Nam của bang Illinois, giữa Đông St. Louis và Collinsville, phía Đông bắc của thành phố St.Louis. Khu vực bảo tồn rộng 2.200 mẫu Anh (890 ha), có chứa khoảng 80 gò đất, nhưng thành phố cổ thực sự lớn hơn nhiều. Trong thời kỳ hoàng kim của nó, Cahokia có diện tích khoảng 6 dặm vuông và bao gồm khoảng 120 gò đất nhân tạo với nhiều kích cỡ, hình dạng, và các chức năng khác nhau. Cahokia là đô thị định cư lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong nền văn hóa Mississippi có xã hội phát triển tiên tiến trên phần lớn khu vực bây giờ là Đông Nam Hoa Kỳ, bắt đầu từ hơn 500 năm trước khi người châu Âu xuất hiện, vào khoảng thế kỷ 11 - 12. Cahokia tại thời kỳ đỉnh điểm vào những năm 1200 là một trong số những thành phố có dân lớn nhất trên thế giới, không có thành phố bản địa nào ở Hoa Kỳ bắt kịp cho đến cuối thế kỷ 18. Ngày nay, Cahokia được coi là khu vực khảo cổ lớn nhất và phức tạp nhất trong thời kỳ tiền Colombo phía Bắc Mexico. Các gò đất Cahokia là một Danh lam Lịch sử Quốc gia và được chỉ định là khu vực bảo vệ của quốc gia. Ngoài ra, nó cũng là Di sản thế giới của UNESCO tại Hoa Kỳ. Đó là những gò đất xây dựng thời tiền sử lớn nhất ở Bắc Mỹ. Đây là khu vực khảo cổ mở cửa cho công chúng tham quan và được quản lý bởi Cơ quan Bảo tồn Di tích Lịch sử Illinois, và được hỗ trợ bởi Hiệp hội Bảo tàng Cahokia. Lịch sử. Mặc dù có một số bằng chứng trong giai đoạn cổ xưa muộn (khoảng 1200 TCN) về công cụ nghề nghiệp xung quanh, tuy nhiên Cahokia như hiện nay được xác định là khu định cư trong khoảng năm 600 trong Giai đoạn cuối Woodland. Xây dựng gò tại địa điểm này bắt đầu trong khoảng thời gian thuộc văn hóa Mississippi, khoảng thế kỷ thứ 9. Những cư dân không để lại chữ viết gì ngoài các ký hiệu trên đồ gốm, đồng, gỗ và đá, nhưng các gò và bãi chôn cất cho thấy một xã hội phức tạp và tinh vi của Cahokia. Người ta vẫn chưa rõ tên ban đầu của thành phố. Các Gò đất sau đó đã được đặt theo tên của bộ tộc Cahokia, một bộ lạc lịch sử Illiniwek sống trong khu vực, trước khi các nhà thám hiểm người Pháp là những đầu tiên tới đây vào thế kỷ 17. Vì đây là thế kỷ sau khi Cahokia đã bị bỏ rơi. Nhiều nhóm dân tộc rất có thể đã định cư tại Cahokia. Mặc dù tranh luận rộng rãi, một số nhà khảo cổ kết nối Cahokia với những bộ tộc nói tiếng Dhegihan Siouan. Đó là người Osage, Kaw, Omaha, Ponca và Quapaw. Nhiều bộ lạc người thổ dân châu Mỹ khác di cư qua nhiều thế kỷ và những người sống ở đó tại thời điểm người châu Âu tới đây thường không phải là con cháu của các dân tộc đã từng sống trước đó.
1
null
Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier là công viên hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó được thành lập năm 1932 trên cơ sở của Vườn quốc gia Các hồ Waterton (thuộc tỉnh Alberta, Canada) và Vườn quốc gia Glacier (tiểu bang Montana,Hoa Kỳ). Cả hai đều là khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản thế giới của UNESCO công nhận vào năm 1995. Lịch sử. Sự kết hợp của hai vườn quốc gia để thành lập một công viên hòa bình đạt được thông qua những nỗ lực của Rotary International từ Alberta và Montana vào ngày 18 tháng 6 năm 1932. Địa điểm được đề xuất bởi Charles Arthur Mander. Mô tả. Cả hai vườn quốc gia được quản lý riêng biệt và có phí vào cửa tham quan riêng biệt. Nằm tại biên giới giữa hai quốc gia, công viên có cảnh quan tuyệt đẹp, hệ động thực vật phong phú, những đồng cỏ, khu rừng, núi cao phủ tuyết cộng thêm là một môi trường khí hậu đặc biệt ở Bắc Mỹ (giao hòa giữa núi cao, băng tuyết, đồng cỏ và sông hồ). UNESCO đưa công viên này vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1995 bởi cảnh quan tuyệt đẹp và hệ động thực vật tự nhiên hoang dã vô cùng phong phú, đặc trưng ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
1
null
Các thương quyền vận tải hàng không là một bộ các quyền vận tải hàng không thương mại cấp cho các hãng hàng không của một quốc gia các đặc quyền được bay vào và hạ cánh tại một quốc gia khác, hình thành như là 1 kết quả của các bất đồng về mức độ tự do hóa hàng không trong Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944, được gọi là Công ước Chicago. Hoa Kỳ trước đó đã kêu gọi một bộ các thương quyền hàng không riêng biệt tiêu chuẩn hóa có thể được đàm phán giữa các quốc gia, nhưng hầu hết các quốc gia khác có liên quan đã quan ngại rằng quy mô của các hãng hàng không Hoa Kỳ lúc đó sẽ chiếm hết ngành vận tải hàng không thế giới lúc đó nếu không có quy tắc nghiêm ngặt. Hội nghị đã thành công trong việc xây dựng một thỏa thuận đa phương, trong đó hai quyền tự do đầu tiên, được gọi là Hiệp định quá cảnh dịch vụ hàng không quốc tế (IASTA), hoặc "Hiệp định hai thương quyền", đã được mở cho tất cả các quốc gia ký kết. Tính đến giữa năm 2007, hiệp ước được chấp nhận bởi 129 quốc gia. Trong khi các quốc gia đồng ý rằng các thương quyền 3 đến 5 sẽ được đàm phán giữa các quốc gia, Hiệp định Vận tải hàng không quốc tế (hoặc "Hiệp định năm thương quyền") cũng đã mở ra cho các quốc gia ký kết, bao gồm 5 thương quyền đầu tiên. Một số "thương quyền" khác đã được thêm vào kể từ đó, mặc dù hầu hết thương quyền thêm vào này không chính thức được công nhận theo các điều ước quốc tế song phương, nhưng các thương quyền này đã được sự đồng ý của một số quốc gia. Ví dụ, hãng hàng không Aer Lingus có thương quyền 5 thông từ Manchester tới nhiều điểm đến châu Âu khác nhau trước khi tự do hóa Liên minh châu Âu và hãng Pan Am có các thương quyền thông qua Luân Đôn trong nhiều năm. Các thương quyền cơ bản. Dưới đây là 9 thương quyền cơ bản trong vận tải hàng không quốc tế. Thông thường, các quốc gia khi ký kết hiệp định hàng không song phương hay đa phương thường nhất trí về các thương quyền 1, 2, 3 và 4. Nhưng từ thương quyền 5 đến 9 việc đàm phán, ký kết thường rất khó khăn, phức tạp. Riêng hai thương quyền 8 và 9 (thương quyền khai thác nội địa) hầu như rất hiếm quốc gia nào chấp nhận cho các hãng máy bay nước ngoài vào khai thác các điểm đến nội địa trong nước mình.
1
null
Phan Văn Từ (sinh năm 1940) là nhà thơ, nhà báo sinh sống và làm việc tại Nghệ An. Ông từng làm việc tại đài phát thanh truyền hình Nghệ An, nay đã nghỉ hưu. Ông là hội viên hội nhà báo Việt Nam, hội viên hội văn nghệ Nghệ An. Tiểu sử. Phan Văn Từ sinh năm 1940, mất năm 2014, quê ở làng Liên Trì, xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông có tuổi thơ vất vả. Phan Văn Từ từng học tại trung cấp thương nghiệp (nay là trường Đại học thương mại), sau đó ông công tác tại ti thương nghiệp Yên Bái. Vào những năm 70 thế kỉ XX, lúc đất nước trong thời kì chiến tranh, Phan Văn Từ tham gia nhập ngũ. Sau đó, ông về công tác tại đài Tiếng nói Nghệ An. Tác phẩm. Ông có một số bài thơ như Chim bã trầu và Nhịp cầu nối những bờ vui (đã được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc và trở thành một bài hát nổi tiếng ). Nhìn chung thơ văn của ông cũng được xem là có "thương hiệu" với bạn đọc và ông cũng là một nhà thơ có tiếng trong làng văn học Việt Nam .
1
null
Cu cu đuôi quạt (danh pháp hai phần: "Cacomantis flabelliformis") là một loài chim thuộc họ Cu cu. Nó được tìm thấy ở Australia, Fiji, Indonesia, New Caledonia, New Zealand, Papua New Guinea, quần đảo Solomon, Vanuatu. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng ôn đới, các khu rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới, rừng núi cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm, các mảnh ruộng, vườn cây ăn trái và các khu vườn. Phạm vi của Úc là từ Cape York ở Queensland theo bờ biển phía nam vịnh Shark ở Tây Úc. Dọc theo bờ biển phía tây, phạm vi của nó hơn 1000 km sâu trong nội địa. Tại Nam Úc phạm vi là dọc theo bờ biển, ngoại trừ ở góc phía đông nam quanh núi Gambier và bán đảo Eyre. Nó cũng sinh sống Tasmania. Tại Úc cu cu đuôi quạt sinh sản từ tháng 7 đến tháng 11. Con mái chỉ đẻ một quả trứng màu hoa cà trắng với màu đỏ và/hoặc nâu đốm vào tổ của các loài chim khác.
1
null
Phenylacetaldehyde là một hợp chất thơm được tìm thấy trong kiều mạch, chocolate nhiều loại thức ăn và nhiều loài hoa. Nó có vai trò kháng khuẩn trong liệu pháp ấu trùng và nó cũng có mặt trong các loại chất được thêm vào thuốc lá để làm tăng mùi hương. Nhiều loài côn trùng (như Lepidoptera, Hymenoptera, Coleoptera và Neuroptera) truyền tín hiệu cho nhau bằng chất này. Phenylacetaldehyê tinh khiết có mùi ngọt, giống mật ong, hoa hồng, cỏ xanh. Phenylacetaldehyde thường bị nhiễm polyme polystyren oxid do tính không bền của nguyên tử alpha carbon benzylic và do phản ứng của aldehyde. Phản ứng ngưng tụ aldol của dime đầu tiên tạo nên các chất cho Michael và chất nhận Michael.
1
null
Sten là một trong những khẩu súng tiểu liên rất nổi tiếng được dùng bởi quân đội Anh và tất cả lực lượng kháng chiến ở châu Âu trong suốt thế chiến thứ hai. Loại đạn nó sử dụng là đạn 9x19mm. Đây là một trong những khẩu súng tiểu liên nổi danh trong Thế chiến thứ hai, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam và những trận chiến trên chiến trường khắp Á Âu Phi. Lịch sử chế tạo. Vào năm 1940, khi nước Anh đang tham gia vào trận không chiến quan trọng, đối mặt với quân đội phát xít Đức. Chính phủ Anh lo lắng về việc quân phát xít Đức của Hitler sẽ sớm tổ chức xâm lược nốt nước Anh. Trong khi đó, Quân đội Hoàng gia Anh đang thiếu thốn trầm trọng súng tiểu liên. Những khẩu tiểu liên Lanchester 9mm đã theo những khẩu súng khác của quân đội Anh như Lee-Enfield, Bren, Vickers...vĩnh viễn nằm lại tại Dunkirk sau cuộc tháo chạy trong hỗn loạn khỏi đất Pháp của quân Anh. Các tướng lĩnh Anh đã yêu cầu chính phủ phải đặt hàng thêm thật nhiều súng Thompson từ Mỹ để quân đội có thêm súng tiểu liên để chiến đấu với quân phát xít Đức. Nhưng súng Thompson là một khẩu súng tiểu liên rất đắt tiền thời bấy giờ (giá của 1 khẩu M1928 Thompson Mỹ bán cho Anh cực kì đắt đỏ, 250 đôla) nên quân đội Anh chỉ trang bị những khẩu Thompson cho lực lượng đặc biệt (lính SAS của quân đội Anh ở Chiến trường Bắc Phi) và lính nhảy dù của quân đội Anh mà thôi. Cuộc chiến đang cận kề đến nơi rồi mà quân đội Anh lại đang khan hiếm súng tiểu liên trầm trọng. Nhận thấy điều này, 2 nhà máy sản xuất vũ khí là Royal Small Arms Factory và Enfield quyết định thiết kế một khẩu tiểu liên mới để đồng hành và dần thay thế cho khẩu Thompson. Họ nghĩ rằng nên thiết kế một khẩu tiểu liên có tạo hình giống khẩu tiểu liên Lanchester 9mm. Khẩu Lanchester 9mm là một mẫu súng tiểu liên được quân đội Anh sao chép trực tiếp từ mẫu tiểu liên MP-28 (Mẫu tiểu liên MP-28 chính là mẫu tiểu liên MP 18 được cải tiến sau thế chiến 1) thu được của quân Đức và khẩu tiểu liên mới phải dễ sản xuất. Và thế là chỉ trong vòng 28 ngày, khẩu Sten đã được thiết kế thành công. Điều này làm cho chính phủ Anh rất hài lòng. Tên của khẩu súng đã được đặt tên theo tên của hai người đã bỏ nhiều thời gian và công sức để chế tạo nó, là ông Reginald V. Shepherd (ông là thiếu tá lực lượng hậu cần của Quân đội Hoàng gia Anh) và ông Harold Turpin (một kĩ sư chuyên về mảng sửa chữa và chế tạo súng tại hãng Enfield), chữ S và chữ T được lấy ra từ tên Shepherd và Turpin, còn vần EN là tên nhà máy Enfield. Tiểu liên Sten sau ngay đó đã được chấp nhận sản xuất đại trà và đưa vào sử dụng trong quân đội Anh từ cuối năm 1940. Nó thật sự đã làm thay đổi bộ mặt quân đội nước Anh. Với công nghệ và nhân lực của nhà máy Enfield thì họ cần 5 tiếng (tại những nhà máy khác như Long Branch của Canada là 6-8 tiếng) để cho ra lò 1 cây Sten thành phẩm với giá 2 bảng Anh (đồng bảng Anh theo thời giá 1942), tức là bằng khoảng 10 đôla Mỹ (đôla Mỹ theo thời giá 1942) Trong thế chiến thứ hai. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, tất cả súng tiểu liên được gửi đến cho quân đội Anh ở tất cả các mặt trận và cũng được bán cho những lực lượng kháng chiến ở châu Âu. Những người kháng chiến bảo rằng: " Họ thật may mắn khi họ có được khẩu Sten". Trước khi khẩu Sten ra đời thì họ phải dùng Thompson, MP-40 và một vài khẩu súng trường khác (nhiều nhất là Karabiner 98k thu được của lính Đức và Lee-Enfield do quân đội Anh cấp). Hai khẩu đó tạo ra tiếng ồn rất lớn mà không thể gắn được giảm thanh khiến cho những cuộc phục kích và ám sát những sĩ quan cấp cao Đức bị lính Đức phát hiện rất nhanh, kết quả là hơn một nửa số người đã bị bắt vào các trại tập trung hít hơi ngạt hoặc bị bắn chết ngay tại chỗ. Nhờ mẫu Sten Mk II có thể gắn giảm thanh lẫn cả sự chính xác tương đối cao nên việc ám sát của họ đã diễn ra khá thành công và an toàn. Có rất nhiều người đã nhận xét rằng Sten có hình dạng rất lạ. Nó giống một khẩu súng tự chế tại nhà hơn là một mẫu vũ khí được thiết kế trong chiến tranh. Tuy vậy, khẩu Sten cũng bị coi là thiếu tin cậy hơn nhiều so với khẩu Thompson hay MP-40. Nó không thể hoạt động ổn định trong những môi trường khắc nghiệt như trong rừng nhiệt đới, vùng sa mạc ở Bắc Phi hay vùng có lắm tuyết và bùn. Chính vì điều đó đã khiến cho cuộc ám sát một sĩ quan SS, Reinhard Heinrich của hai lính biệt kích người Anh gốc Séc suýt nữa thất bại chỉ vì khẩu Sten của họ bị kẹt đạn vì trời quá ẩm và họ phải sử dụng đến lựu đạn chày. Quả lựu đạn khiến Reinhard bị thương rất nặng và phải nhập viện. Hắn qua đời sau đó vài ngày tại bệnh viện vì bị nhiễm trùng máu. Còn 2 lính biệt kích kia đều bị quân Đức tra tấn đến chết. Sten đã được dùng bởi rất nhiều lực lượng Anh trên tất cả các chiến trường nhưng ở chiến trường Bắc Phi, số lượng lính Anh sử dụng Sten thì lại ít ỏi vô cùng, trong hàng ngàn binh lính Anh chỉ có vài chục người là dùng khẩu Sten. Họ chủ yếu là lính Úc với mẫu "Austen" (mẫu STEN do Úc sản xuất với sự cho phép của Anh). Họ kể lại rằng khẩu Sten của họ không thể hoạt động được nổi ở vùng khí hậu khô nóng, lắm cát bụi tại sa mạc Sahara trong khi khẩu Thompson (đặt mua của Mỹ) hay MP-40 (tịch thu của Đức) thì vẫn cứ nhả đạn đều đặn mỗi khi bóp cò. Trong năm 1945, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Trong năm 1945, tổ chức OSS đã viện trợ cho quân ta để chống lại quân Nhật. Trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương, rất nhiều vũ khí của thời thế chiến thứ hai được Anh gửi đến cho quân đội Pháp ở Việt Nam để chiến đấu với quân đội Việt Minh, tiểu liên Sten cũng nằm trong số vũ khí đó. Được trang bị chủ yếu cho bộ binh và kỵ binh, nó được nằm trong danh sách những khẩu súng tiểu liên thông dụng nhất của thời chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Về phía quân ta,mặc dù ta tự chế tiểu liên sten, nhưng phần lớn là thu từ quân Pháp. Đến năm 1955, khi quân đội Hoa Kỳ chiến tranh với Việt Nam để chống chủ nghĩa cộng sản lan rộng, Quân đội nhân dân Việt Nam lẫn cả những người lính Giải phóng đều dùng những khẩu tiểu liên Sten và nhiều tiểu liên chiến lợi phẩm khác, M1A1 Thompson, MAT-49...để chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ. Những cuộc chiến khác. Sten đã được bán khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh Việt Nam, nó là một khẩu tiểu liên ưa thích của nhiều lực lượng nổi dậy từ nhiều cuộc chiến trên thế giới. Vì sử dụng loại đạn nổi tiếng thế giới, 9x19mm, nên việc tìm và mua đạn cho khẩu Sten không khó cho lắm. Đáng chú ý nhất là quân du kích Mujahideen và Taliban trong chiến tranh Afghanistan cùng với nhiều lực lượng nổi dậy khác ở châu Phi.
1
null
Gà lôi Satyr, tên khoa học Tragopan satyra, là một loài chim thuộc họ Trĩ. Loài này được tìm thấy ở trong Himalaya ở Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal và Bhutan. Chúng cư trú trong rừng gỗ sồi ẩm và đỗ quyên rừng rậm dày đặc và các cụm tre. Chúng phân bố ở độ cao khoảng từ 8.000 đến 14.000 feet trong mùa hè và 6.000 feet trong mùa đông. Con trống dài khoảng 70 cm.
1
null
Civetone là một ceton vòng và là một trong những thành phần có trong nước hoa xưa nhất từng được biết. Nó là một pheromone chiết xuất từ cầy hương châu Phi. Nó có mùi xạ hương mạnh, nhưng trong dung dịch rất loãng nó có mùi dễ chịu. Civetone khá tương đồng với muscone, chất tạo mùi hương chủ yếu được tìm thấy trong xạ hương, do cả hai đều là ceton vòng lớn. Ngày nay, civetone có thể được tổng hợp từ các tiền chất hóa học có trong dầu cọ .
1
null
Kermanshah (, , also Romanized as Kermânsâh; also known as Bahtaran, Bākhtarān, Kermānshāhān and Qahremānshahr) là một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kermanshah, Iran. Theo điều tra dân số năm 2006, thành phố này có dân số 784.602 người với 198.117 gia đình. Đa số dân cư ở đây là người Kurd Kermanshah và người Ba Tư Kermanshah. Kermanshah có cự ly 525 km so với thủ đô Tehran ở phía tây của Iran. Kermanshah có khí hậu miền núi và ôn hòa. Phần lớn dân cư là tín đồ Hồi giáo Shia.
1
null
Mafia II là một trò chơi bắn súng góc nhìn thứ ba kết hợp với yếu tố phiêu lưu và là phần tiếp theo của . Nó được phát triển bởi 2K Czech (tức Illusion Softworks) và phát hành bởi 2K Games. Được giới thiệu vào tháng 8 năm 2007 tại hội chợ game Leipzig nhưng đến tận ba năm sau Mafia II mới chính thức được phát hành trên các hệ máy PC, XBOX và PS3. Phiên bản Mac OS X của game được phát hành bởi Feral Interactive vào tháng 12 năm 2011. Một phiên bản chơi trên điện thoại được phát triển bởi Twistbox Entertainment và phát hành vào năm 2010 bởi Connect2Media. Mafia II đưa người chơi trở về Empire Bay (một thành phố giả tưởng có nhiều điểm tương đồng với thành phố New York, Chicago và San Francisco) và điều khiển nhân vật chính Vito Scaletta. Bối cảnh trong Mafia II xảy ra sau khi sự kiện Tommy (nhân vật chính bản đầu tiên) khai ra toàn bộ thông tin về gia đình tội phạm nhưng ông trùm chính trong gia đình Salieri là Don được cho là vẫn còn sống. Mafia II vẫn mang trong mình những ưu điểm của phần một như độ sâu sắc của cốt truyện trên nền đồ họa mới tuyệt đẹp. Game có một kết thúc mở (open ending), người chơi không rõ số phận của nhân vật Vito cũng như Joe Barbaro ra sao. Gameplay và đồ họa. Game có bối cảnh vào những năm 40 - 50 ở thành phố Empire Bay (một thành phố viễn tưởng dựa trên các thành phố New York, Chicago và San Francisco). Có tổng cộng 30 - 40 loại xe trong game (45 loại nếu có bản download). Mafia II có khá nhiều loại súng so với bản đầu tiên. Một số loại súng cũ vẫn còn giữ lại như Thompson, Colt M1911 và Winchester Mẫu 12 (súng săn, súng bắn đạn hoa cải, súng bắn đạn ghém - shotgun). Những loại súng mới bao gồm súng săn (shotgun) Remington Model 870, MP-40, M3 Grease Gun, MG-42 và Beretta 38. Hệ thống tương tác trong Mafia II đã phát triển và nâng cấp lên từ bản đầu tiên, từ xe cộ, đồ vật hai bên đường đến những chi tiết nhỏ nhặt như vết tuyết dưới mặt đường, những tia lửa xẹt ra khi nổ xe.Một điều khá mới mẻ trong Mafia II đó chính là hệ thống núp - bắn giống như tựa game nổi tiếng Gears of War, Vito có thể núp vào một góc tường và ló ra bắn.Các góc tường khi bị bắn sẽ nát ra và bay tung tóe, nếu người chơi bắn nhiều cột tường sẽ lòi cả bê tông - cốt thép bên trong ra.Vito có hai cách để mở cửa cũng như mở xe, cách im ắng là mở khóa còn cách bạo lực sẽ là dùng tay đập nát kính để mở cửa.Một điều khá mới mẻ trong Mafia II đó chính là hệ thống đấu cận chiến khi Vito gây sự với ai hoặc phải đánh nhau theo nhiệm vụ, sẽ xuất hiện một cảnh chỉ tập trung vào hai người, Vito chỉ việc né và đấm lại hoặc thực hiện những đòn combo để hạ gục đối thủ. Điều hoàn toàn mới mẻ trong Mafia II đó chính là các đoạn cắt cảnh (cutscene), khi Vito mặc đồ gì, lái xe loại nào hoặc cầm súng nào ở cảnh game trước đoạn cắt cảnh thì khi vào cắt cảnh Vito vẫn mặc bộ đồ đó, mang khẩu súng đó và lái đúng loại ôtô đó. Nhưng có một vài cảnh vẫn được sắp đặt trong game như nhiệm vụ ám sát tên đứng đầu phe gangster đối địch ở khách sạn Empire Arms. Thời tiết trong Mafia II được thiết kế trên nền đồ họa mới của 2K nên thể hiện rất chân thực và sống động khung cảnh trong game (nếu người chơi để ở mức cấu hình cao nhất).Các tia nắng xuyên thấu các tầng mây, tuyết rơi lộp bộp trên đường (trong những nhiệm vụ đầu game).Chỉ có một vài nhiệm vụ trong game có trời mưa, đồ họa của hãng đã đồ họa xuất sắc trần nhà hơi ướt và trơn.Ánh sáng trong game có độ chân thực rất cao, hệ thống bóng (shadow) cũng được đồ họa kỹ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Nếu hệ thống tương tác trong game đã tốt thì mặt nhân vật trong game còn được đồ họa tốt và chi tiết hơn từ những chi tiết chính như khuôn mặt, miệng, mũi đến những chi tiết nhỏ như mái tóc, lông mày, vết tàn nhan... Có ba đài radio trong game, Empire Central, Empire Classic và Delta với những bản tin, nhạc và quảng cáo có bản quyền.Ba đài radio bao gồm nhiều kiều nhạc khác như rock and roll, big band, rhythm and blues, doo-wop được thể hiện bởi các nghệ sĩ như Chuck Berry, The Everly Brothers, Dean Martin, Little Richard, Muddy Waters, Buddy Holly & The Crickets, Bing Crosby, Bill Haley & His Comets, The Chordettes, Bo Diddley, Rick Nelson, Eddie Cochran, The Champs, The Drifters, The Fleetwoods, Screamin' Jay Hawkins, The Andrews Sisters cùng nhiều nghệ sĩ khác. Cốt truyện. Game bắt đầu vào thời điểm tháng 10 năm 1951 khi Vito Scaletta nhìn vào cuốn album gia đình với điếu thuốc trên tay tại căn hộ ở Oyster Bay và với giọng buồn buồn anh kể lại sự việc cũng như cuộc đời sai trái của mình. Vito sinh ra trong một gia đình nghèo ở Sicilia vào năm 1925. Nhận thấy tình hình chiến tranh ở châu Âu ngày càng tồi tệ, cả gia đình Vito bao gồm bố, mẹ và chị gái Francesca quyết định bỏ đất nước và đi theo giấc mơ về chân trời mới ở Mỹ. Cả gia đình đến Empire Bay vào mùa xuân năm 1931. Nhưng tất cả các giấc mộng về một nơi ở cũng như cuộc sống tốt hơn nhanh chóng sụp đổ ngay trước mắt khi bố Vito chỉ kiếm được một công việc nho nhỏ ở bến cảng là chuyển các thùng rượu. Khi Vito lớn lên, anh quen biết và trở thành bạn thân với một tên du côn ở địa phương tên Joe Barbaro. Vào năm 1943, bố Vito bất ngờ chết một cách bí ẩn ở cảng trong ca làm việc của mình, để lại khoản nợ khổng lồ cho cả gia đình gánh chịu, chị gái Francesca đã có công việc nhưng Vito thì vẫn lông bông, vì có Joe đứng phía sau xúi giục, một hôm cả hai cùng đi ăn cướp tiệm đá quý nhưng bất ngờ bị một cảnh sát đi tuần phát hiện, Joe trốn thoát được còn Vito bị bắt. Đúng lúc đó, quân đội Mỹ đang tìm người nhập ngũ biết nói tiếng Ý, Vito có hai lựa chọn, đi tù hoặc nhập ngũ và anh đã quyết định đi nhập ngũ. Vito phục vụ trong sư đoàn nhảy dù số 504. Anh đến Sicilia vào tháng 7 năm 1943, và có nhiệm vụ giải thoát cư dân ở một thị trấn nhỏ khỏi tay bọn phát xít, tuy nhiên đội của Vito đã chết hết trong quá trình làm nhiệm vụ. Sau khi tiêu diệt bọn lính trong ngôi nhà, Vito lên trên ban công và điều khiển súng máy MG-42 bắn chết những tên địch đang cố gắng tiến lại gần. Trong quá trình bắn anh suýt bị bắn chết bởi một chiếc xe tăng. Nhưng không lâu sau đó, Don Calo - tên trùm băng Mafia Sicilia, đến để thuyết phục các tên lính phát xít Ý bỏ súng đầu hàng. Vito tiếp tục cuộc chiến nhưng bị lính Đức bắn bị thương, anh được đưa đến bệnh viện và gửi về lại Mỹ. Vito trở về Empire Bay vào tháng 2 năm 1945, Joe đợi ở nhà ga và lấy xe chở anh ta đến quán bar Freddy, Joe kể anh ta nghe về tình hình ở Mỹ hiện tại và để Vito gọi cho một vài người. Sau đó, Joe chở anh về trước ngõ ở nhà, dặn Vito nhớ gọi cho hắn ngày mai. Khi Vito trở về, các người dân trong khu phố nhận ra ngay lập tức, anh mở cửa nhà trước sự ngỡ ngàng của mẹ và chị gái. Vito ăn bữa tối với gia đình và trở về phòng, anh nhận ra căn phòng chẳng thay đổi mấy từ khi anh ra đi. Sáng hôm sau, trên đường đi bộ đến tìm nhà Joe (nhà Joe cách nhà Vito không xa lắm), Vito bắt gặp một tên côn đồ đang bắt nạt chị anh, Vito nhanh chóng sấn tới và cho hắn một trận nhưng tên côn đồ dọa rằng hắn sẽ còn quay lại. Vito quay sang hỏi chị mình có chuyện gì xảy ra và tại sao tên côn đồ đó lại đến đây nhưng Francesca từ chối trả lời. Sau nhiều lần hỏi dồn cuối cùng Francesca mới chịu khai thật là trước khi chết bố Vito có vay mượn một khoản tiền khổng lồ lên đến $2000 và tên côn đồ đó đến đây là để đòi tiền. Vito nhanh chóng đến căn hộ của Joe, khi đến đó, Vito choáng ngợp trước những gì mà Joe có, nhà xịn, gái đẹp với cả sấp tiền trong túi. Joe giới thiệu Vito với Giusseppe, tên này chính là người làm giấy khám sức khỏe giả để miễn nghĩa vụ quân sự và bày cho Vito cách phá các hệ thống khóa. Sau đó, Joe tiếp tục giới thiệu Vito với Mike Bruski - chủ một cơ sở tiếp nhận phế liệu, Vito có thể đến đây lái chiếc xe ăn cướp được vào máy dập xe của Mike và lấy tiền công. Sau khi Joe dẫn Vito đi làm một vài việc nho nhỏ thì hắn mới nói với Vito rằng để trả được khoản nợ của bố anh, Vito bắt buộc phải nghe theo lời hắn và làm việc cho một số tổ chức xã hội đen. Vito bắt đầu dấn thân vào con đường tội phạm mà về sau anh có muốn cũng không thể rút ra được. Cùng lúc đó, mẹ Vito dặn dò anh là phải kiếm được một công việc chân chính như bố mình mặc dù đồng lương ít ỏi nhưng cũng có thể sống thanh thản. Vito vâng lời mẹ, anh đến cảng gặp Derek Pappalardo - một tên tội phạm đội lốt người chủ cảng, anh được hắn giao cho nhiệm vụ đi thu tiền của những người công nhân và được phép sử dụng vũ lực nếu không nói lời được. Trong nhiệm vụ này, người chơi sẽ chỉ "nói lời" được với một vài công nhân còn số còn lại đều phải sử dụng đến "vũ lực", nguy hiểm nhất chính là tên công nhân da đen to con nhất trong cảng, Vito phải đánh nhau khá lâu mới có thể hạ gục được hắn. Sau khi thu tiền xong, Vito lên gặp Derek và được hắn khen ngợi, tên tay sai Steve Coyne giao cho Vito nhiệm vụ bốc vác những thùng rượu và để vào trong xe. Làm xong và chỉ được trả ít đồng, Derek yêu cầu Vito tiếp tục xuống làm nhiệm vụ bốc vác nhưng anh từ chối một cách giận dữ và nói rằng thà về làm với Joe còn hơn. Khi nghe đến Joe Barbaro, Derek bỗng giật nảy mình và mời Vito ngồi lại để hắn thực hiện một cuốc điện thoại kiểm tra. Sau khi được Joe xác nhận, Derek thay đổi thái độ với Vito và bảo rằng anh có thể quay lại làm một số công việc với đồng lương cao hơn. Công việc bất chính bắt đầu khi Joe giới thiệu Vito với Henry Tomasino - một tên đệ tử chính của băng Clemente, Henry yêu cầu Vito ăn cướp các phiếu xăng từ OPA và mang về cho hắn. Vito đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuy nhiên các phiếu xăng đã gần hết hạn sử dụng và Henry yêu cầu Vito nhanh chóng bán tháo chúng cho những trạm xăng để lấy tiền. Ngày hôm sau, Vito và Joe đi ăn cướp tiệm vàng và bất ngờ đụng độ băng gangster Ai Len do Brian O'Neill cầm đầu, nhưng Vito và Joe đã tìm cách chạy thoát được còn băng của Brian thì bị bắt vào tù. Sau khi đào tẩu và trở về nhà an toàn, ngày hôm sau, Henry nhận lệnh từ Luca Gurino - cánh tay phải của Clemente, là phải giết bằng được Sidney "Fat Man" Pen (tên mập Sidney Pen) - một tên đi đòi nợ cho Clemente và lấy hết số tiền khổng lồ để đầu tư cho riêng mình mà không chịu trả lại cho Clemente. Sidney đã tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của đám gangster nhà Clemente và bây giờ Henry cùng Vito - Joe có nhiệm vụ truy sát hắn. Luca nói rằng nếu hoàn thành nhiệm vụ Vito và Joe có thể gia nhập gia đình Clemente với điều kiện phải trả phí lên đến $5000 (Vito-Joe đều phải miễn cưỡng đồng ý). Đầu tiên để có thể ám sát Sidney, Henry đã thuê một ngôi nhà có cửa sổ nhìn thẳng ra phía Sidney cùng các đàn em sẽ đến nhưng vẫn còn thiếu một thứ vũ khí có hỏa lực mạnh để "giết gọn". Vito được Henry yêu cầu đến tên chợ đen chuyên cung cấp vũ khí Harry, sau khi lấy khẩu MG-42 từ chỗ Harry, Vito mang về lại căn hộ đối diện mà Henry đang chờ sẵn. Trong quá trình chờ đợi Vito khám phá ra rằng Henry cũng là người Ý nhập cư ở Mỹ và có bố bị chết trong chiến tranh. Sidney vừa đến thì cũng là lúc đám đệ tử hắn phát hiện ra Henry, Vito và Joe đang đứng trên ô cửa sổ mai phục. Vito nhanh chóng giết hết đám đệ tử nhưng Sidney đã chạy mất vào trong, sau một hồi giao đấu, Henry bắt được Sidney nhưng không toan giết, khi vừa quay lưng lại Henry bị Sidney rút súng ra bắn vào chân, Vito và Joe nhanh chóng quay lại bắn một loạt đạn vào người Sidney. Vito lái xe chở Henry đến chữa vết thương tại nhà bác sĩ El Greco, bác sĩ riêng của nhà Clemente. Khi đến nơi, Henry trả Vito $2000 vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vito nhanh chóng về đưa tiền cho Francesca để cô trả nợ, Francesca có hỏi đâu ra số tiền lớn như thế này nhưng Vito từ chối trả lời. Ngày hôm sau vừa mới ra khỏi căn hộ của Joe, Vito bị cảnh sát vây bắt vì tội ăn cướp tài sản quốc gia trái phép. Tòa tuyên án Vito 10 năm tù, Clemente có thuê luật sư bào chữa cho Vito nhưng chỉ để bịt miệng Vito ngăn không cho anh khai ra những hoạt động phi pháp của gia đình. Joe được lệnh của Clemente đi điều tra xem kẻ nào đã khai ra Vito, hắn phát hiện và đánh cho tên nhân viên ở trạm xăng một trận đòn thừa sống thiếu chết. Hắn khai ra Stan, Joe đến tìm Stan và trong quá trình rượt đuổi Stan đã khai ra Richie Mazzeo. Joe đuổi theo Richie và giết hắn bằng cách ném xuống hồ băng. Vào tù, Joe dặn dò Vito phải đi tìm một mafia tên là Leo Galante, trên đường đi tìm, Vito đã bất ngờ gặp lại Brian O'Neill và hắn cũng nhận ra Vito ngay lập tức. Vito và Brian đã đánh nhau ngay tại đó, Leo cũng theo dõi. Sau khi bị quản giáo phát hiện và giải tán, Vito được Leo dẫn đến phòng tập thể hình trong tù (gym) để chỉ cách đánh nhau và cho giao đấu với một vài đối thủ "khó chơi" trong tù. Leo kể với Vito rằng ngoài gia đình Clemente còn có hai gia đình khác nữa là Falcone và Vinci. Hàng năm các gia đình thường tổ chức một cuộc họp mặt để gặp gỡ, bàn bạc về việc phân chia địa bàn trong khu vực và giải quyết các mâu thuẫn trong băng nhóm. Một trong những đấu sĩ của Leo là Pepe bị đánh trọng thương bởi Brian, Vito có nhiệm vụ dạy cho hắn một bài học bằng cách bẻ gãy vài cái xương, tuy nhiên Brian lại chơi xấu và dùng con dao thủ sẵn trong người để ra tay với Vito nhưng may mắn là Vito có thể khống chế lại Brian và dùng con dao cắt cổ Brian. Nhờ có Leo bao bọc, Vito không bị truy tố vì tội giết Brian và án tù được giảm xuống còn 6 năm. Ở trong tù, Vito cũng nghe tin rằng chị Francesca đã làm đám cưới và mẹ anh đang bị bệnh nặng. Mặc dù Vito đã để lại tiền để thuê bác sĩ tốt chăm sóc cho mẹ và gửi tiền làm quà cưới cho chị nhưng rốt cuộc tất cả số tiền đó đều được dồn vào để làm đám tang cho mẹ Vito bởi bà ra đi không lâu sau khi Vito nghe tin bà bệnh. Vito mãn hạn tù vào tháng 4 năm 1951. Khi ra tù, giống như mọi lần, Joe đều đợi sẵn để đón. Bây giờ Joe không còn làm việc cho Clemente nữa mà làm việc cho Eddie Scarpa - ông trùm chỉ dưới trướng Falcone. Sau khi gặp gỡ và nói chuyện với Eddie, tên này đã rủ cả Joe và Vito đến một câu lạc bộ khiêu dâm trong vùng để ăn chơi. Trên đường trở về nhà, khi ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên từ chiếc xe, Joe tưởng rằng Eddie đã ói trong xe nhưng không hắn đã giết Frankie Potts. Vito đã dừng xe lại và chôn xác người này bên đường. Sáng hôm sau, Eddie giao cho Joe và Vito một xe hàng chứa đầy thuốc lá, yêu cầu họ đi bán lẻ kiếm lời nhưng phải tránh cảnh sát. Việc buôn bán đang diễn ra suôn sẻ thì bất ngờ Joe và Vito bị một băng gangster chuyên lái xe tốc độ cao đến quấy phá. Quá bực tức Joe đã bắn chết tên cầm đầu, còn bọn gangster thì ném bom lửa molotov đốt xe chở thuốc lá. Khi trở về, Eddie tức giận và yêu cầu hai người phải trả hắn $2000, hắn nhấc máy liên lạc với Steve và bảo Joe - Vito đến đó nhập bọn. Khi đến nơi, Steve cũng đang tức tối muốn kiếm bọn gangster này trả thù bởi bọn chúng đã từng đấm gãy răng của em trai hắn. Cả bọn phá hủy nhà bọn gangster kia và giết sạch toàn bộ. Xong việc, Joe và Vito mỗi người lái một chiếc xe tốc độ cao đi bán lấy tiền về trả cho Eddie. Sáng hôm sau, Eddie gặp Vito ở quán bar và thông báo rằng kế toán tài chính của băng là Harvey "Beans" Epstein cùng bảo vệ của ông ta là Antonio "Tony Balls" Balsamo đã bị bắt cóc. Y nghi ngờ Luca của băng Clemente là nghi can số một và yêu cầu Vito đi theo dõi tên này. Đến nhà máy chế biến thịt động vật, Vito phải chui xuống dưới cống và tìm đường thông lên. Vito nghe thấy có tiếng la ở trong khu phân xưởng phía sau, đoán là hai người cần tìm, anh lẻn vào trong nhưng bất ngờ bị phát hiện. Vito giết tên chặt thịt to cao nhất đám, giải cứu cho Antonio và Harvey. Xong việc, Vito lên xe trở về báo tin cho Eddie để Luca cho Antonio "xử". Vito trở về quán bar báo tin cho Eddie trong tình trạng người dính đầy chất bẩn (trong quá trình đi dưới cống, anh vô tình bị nước cống từ khu nhà máy đổ trúng), Eddie khen ngợi và yêu cầu Vito về thay đồ. Joe gọi điện thông báo cho Vito rằng tối nay sẽ có việc quan trọng, quyết định đến cuộc đời Vito. Buổi tối hôm đó, Vito và Joe đến một nhà hàng sang trọng của Falcone, cả hai được Eddie đưa vào làm một buổi lễ gia nhập tổ chức. Falcone đọc lời thề của nhóm (dã man, tàn bạo đến nỗi nếu kẻ thù là anh, chị, em, bố hay mẹ trong gia đình thì vẫn phải giết), cả hai cắt tay chảy máu và giữ tấm hình Chúa đang cháy. Cả hai chính thức trở thành thành viên trong gia đình Falcone. Buổi tiệc có sự góp mặt của Derek Pappalardo, Frank Vinci và Leo Galante. Leo cảm thấy vui mừng cho Vito nhưng thất vọng vì anh không gia nhập gia đình Vinci. Đoạn cắt cảnh cho thấy từ ngày trở thành một thành viên trong gia đình Falcone, cuộc sống của Vito lên như "diều gặp gió", Vito thực hiện rất nhiều phi vụ có nhiều tiền, nhà cửa và gái đẹp. Nhưng càng nhấn sâu vào anh càng không thể rút ra. Sau nhiều nhiệm vụ thành công, Vito đã có được sự tin tưởng từ Falcone, và bây giờ nhiệm vụ lớn nhất của Vito và Joe được gia đình giao cho là phải giết bằng được Clemente - tên gangster ngáng đường, cản trở mọi hoạt động phi pháp của gia đình Falcone. Để thực hiện nhiệm vụ này, Joe được Eddie giao cho một khối thuốc nổ C-4. Biết được thông tin Clemente sẽ tổ chức một cuộc họp gia đình hàng năm tại khách sạn Empire Arms để bàn bạc chuyện quan trọng, Joe rủ thêm Marty trong khi Vito kịch liệt phản đối. Đến bãi đỗ xe của khách sạn, Joe đưa cho Marty một khẩu súng để phòng thân và yêu cầu cậu phải ở lại xe để trông chừng. Joe và Vito đến phòng thay đồ của công nhân quét dọn, thay đồ và mang một bộ râu giả để tránh bị phát hiện. Trên đường đi đến thang máy, Joe và Vito bị bắt lau dọn bãi nước, cùng lúc này cả hai cùng thấy Henry đang đi xuống áp giải ai đó. Lau dọn xong cả hai lên đến phòng họp của Clemente, mấy tên gangster chỉ định cả hai vào lau dọn bãi ói của một tên, Vito chịu trách nhiệm lau còn Joe thì gắn thuốc nổ dưới gầm bàn. Xong việc cả hai đi lên tầng thượng, xử vài tên gangster, sử dụng máy chở công nhân lên - xuống lau cửa sổ, xuống phòng họp của Clemente để gắn nốt kíp nổ. Cả hai đi lên, ít phút sau, cả phòng họp nổ tung nhưng Clemente may mắn thoát chết vì hắn đang ở trong nhà vệ sinh. Vito và Joe nhanh chóng đuổi theo, sau khi dọn dẹp sạch sẽ khách sạn, cả hai xuống bãi đỗ xe thì phát hiện Marty đã bị bắn chết từ trước. Joe điên cuồng đuổi theo và giết chết Clemente sau một cuộc truy đuổi bằng xe. Xong việc Vito và Joe rời khỏi hiện trường. Tối hôm đó, khi Vito đang ngủ thì một nhân viên quán bar gọi điện đến báo rằng Joe không chịu rời quán và cứ luôn mồm lảm nhảm cái gì đó liên quan đến một người tên là Marty. Sợ Joe nghĩ quẩn, Vito nhanh chóng đến quán thuyết phục Joe quay về, không ngờ anh ta điên cuồng bắn chết luôn người phục vụ bar. Vito phải dìu Joe lên xe chở về nhà, sau khi chở Joe về nhà, Vito lái đến một bãi đất trống để chôn xác người phục vụ bar. Một thời gian sau, Henry bất ngờ liên lạc với Vito và nhờ anh giới thiệu hắn với Eddie để gia nhập gia đình Falcone. Eddie giao cho Henry nhiệm vụ để "thử việc" là đi giết Leo Galante. Vito từ chối tham gia vì đó là ân nhân cứu mạng mình. Mặt khác, Vito tức tốc chạy đến nhà Leo thông báo cho ông này biết, Leo ngạc nhiên tưởng rằng Vito thuê người đến giết mình, sau một hồi giải thích, Leo nói rằng ông chẳng còn gì để sống từ khi người vợ chết và sẵn sàng ra đi. Vito tìm cách thuyết phục Henry là đơn giản để Leo biến mất. Vito chở Leo ra nhà ga đi đến Lost Heaven, Leo biết ơn Vito và đó chính là lý do vì sao về sau Leo cứu mạng Vito. Khi trở về nhà, Vito thấy chị gái Francesca đang khóc, hỏi ra mới biết rằng người chồng Eric Reilly đã ngược đãi Francesca. Tức giận, Vito đến căn hộ của Eric thấy tên này đang ôm gái điếm, nói lời không được Vito cầm nguyên chai rượu phang thẳng vào đầu Eric, với giọng giận dữ Vito dặn Eric rằng hắn phải đối xử tốt với chị gái mình bằng không Vito sẽ lấy mạng hắn. Vito giải tán bữa tiệc, đuổi tất cả mọi người về. Francesca gọi điện báo với Vito rằng Eric đã xin lỗi và hứa không lặp lại những hành động như vậy nữa, Vito nói sẽ giết hắn nếu còn lăng nhăng. Thấy cách ứng xử quá côn đồ của em mình, Francesca sợ hãi và yêu cầu Vito tránh xa vợ chồng chị ta ra. Buồn bã, Vito lên giường ngủ. Đang ngủ thì đến nửa đêm băng gangster Ai Len với người cầm đầu mới là Mickey Desmond - anh họ Brian, đến đốt nhà và đòi giết Vito để trả thù cho em hắn. Chạy thoát ra khỏi đó với tình trạng không quần áo, vũ khí cũng như tiền bạc, Vito đến nhà Joe cầu cứu. Cả hai tức giận lên xe đến quán bar của băng gangster Ai Len giết sạch đám côn đồ và cả Mickey Desmond. Joe đưa cho Vito chìa khóa căn hộ của Marty để ở tạm. Henry biết tình hình hiện tại của Joe và Vito nên đã rủ cả hai người cùng tham gia buôn bán ma túy, y giải thích rằng cuộc thanh trừng Clemente chẳng qua là để che giấu hành vi trái với luật lệ của các gia đình của Falcone bởi vì chính Falcone cũng tham gia bán ma túy. Nhưng Henry có thể buôn bán ma túy cho một băng đảng khác không dính líu tới điều lệ của các gia đình đó chính là hội Tam Hoàng. Cả ba đến gặp Bruno Levine - tên cho vay nặng lãi lớn nhất trong khu vực, Henry mượn Bruno $35,000 và hứa trả lại $55,000 vào cuối tuần. Bộ ba đến gặp Wong - tên đứng đầu băng Tống nằm trong hội Tam Hoàng trong vùng, giao dịch xong bất ngờ Wong trở mặt cho lực lượng cảnh sát giả đến cướp hàng nhưng cả ba đã giết sạch băng Tống ở đó và trốn thoát được. Cả ba bắt đầu đi bán ma túy và trở nên giàu có trở lại, đến trước thời điểm cuối tuần cả ba đã có đủ tiền để trả Bruno. Việc buôn bán đang diễn ra tốt đẹp thì bất ngờ Henry gọi cho Vito và thông báo rằng Falcone đã phát hiện ra hành vi mua bán ma túy trái phép của ba người, hắn ta đã yêu cầu Eddie lấy $60,000 nhưng Henry vẫn chưa khai ra Vito - Joe. Henry hẹn Joe và Vito ra công viên Lincoln để bàn chuyện nhưng khi Vito dừng xe đến nơi thì nghe thấy tiếng la hét thất thanh, phát hiện ra Henry đang bị băng Tam Hoàng chém. Vito và Joe dùng súng bắn đuổi bọn chúng đi; khi đuổi xong thì Henry đã bị chém chết thảm. Đang chuẩn bị rời khỏi công viên thì Vito bất ngờ nhìn thấy Wong - tên gangster đứng đầu băng Tống đang đi xe ngang qua nhìn thấy xác Henry cười đắc ý. Vito rủ Joe lên xe đi theo, Wong vào nhà hàng riêng của hội ở phố Tàu. Quá tức tối Vito và Joe đi vào quậy phá nhà hàng, giết sạch đám gangster có mặt và đến văn phòng của Wong tra hỏi. Joe hỏi vì sao Wong lại thuê người giết Henry và hiện giờ tiền của họ ở đâu, Wong cho biết Henry là mật vụ ngầm của chính phủ và giải thích đó là lý do vì sao hắn ta lại cho người đến cướp lại ma túy hôm đó. Joe tức giận vì Wong không chịu khai ra chỗ giấu tiền và đã bắn thẳng vào đầu Wong, giết chết hắn. Vito về nhà, thức gần như trắng cả đêm và hiểu rằng mình đang ở trong rắc rối hơn bao giờ hết, việc quậy phá và giết người của hội Tam Hoàng đã loan đến những người chủ chốt băng đảng của chúng. Hội Tam Hoàng đổ lỗi cho gia đình Falcone và Vinci gây ra điều này và đòi giết hết cả hai gia đình. Nếu như Falcone hoặc Vinci phát hiện ra Joe và Vito có dính líu đến Henry thì họ cũng hết đời. Nhưng việc quan trọng hơn là phải trả đủ số tiền như đã định cho Bruno vào cuối tuần. Vì vậy Vito và Joe quyết định là phải tìm cách trả tiền cho Bruno trước. Việc đầu tiên Eddie yêu cầu họ phải làm là giết Tommy Angelo (nhân vật chính của bản đầu), có thể lúc này Salieri vẫn chưa chết và đã mãn hạn tù, Falcone là đệ tử dưới trướng của Salieri lúc trước. Eddie giải thích rằng người đàn ông này đã bán đứng cả gia đình và yêu cầu họ phải giết nhanh gọn vì Tommy được liên bang bảo vệ rất nghiêm ngặt. Sau khi giết xong Tommy, Vito được Eddie trả cho một số tiền tương đối lớn nhưng vẫn chưa đủ để trả Bruno. Vito tiếp tục tìm đến bến cảng của Derek để kiếm chút tiền, đúng lúc Vito đến thì các công nhân trong cảng đang nổi loạn đòi đình công. Derek nhờ Vito tham gia đội bảo vệ đi trấn áp đám công nhân nhưng một trong số những công nhân đó đã nhận ra khuôn mặt của Vito rất giống với bố anh, ông ta nói rằng Derek cùng với Steve chính là người giết bố anh. Vito tức giận giết sạch tất cả các tay sai của Derek cùng với hắn. Anh lấy $25,000 tiền tiết kiệm của Derek. Khi đã đủ tiền bỗng nhiên Joe lại biến mất một cách bí ẩn, Vito được Eddie gọi đến Maltese Falcon để thông báo về cái chết của Henry và hỏi cặn kẽ rằng Vito có dính líu gì đến Henry, Vito phải giả vờ nói dối rằng anh ta chẳng biết gì đến cái chết của Henry. Vito đến tìm Giusseppe và biết được rằng người của Vinci đã bắt Joe đi. Vito đến quán bar Mona Lisa của Vinci hỏi chuyện thì bất ngờ bị chúng đánh ngất xỉu. Tỉnh dậy ở một công trường cùng với Joe, Vinci đứng ngay trước mặt họ tra hỏi rằng có phải họ đứng đằng sau vụ tấn công nhà hàng của hội Tam Hoàng không, Joe một mực không khai và nói rằng anh ta chẳng biết Vinci đang nói gì, người của Vinci đánh Joe liên tục để bắt anh ta khai ra nhưng trong lúc chúng sơ ý Vito đã thoát ra được và giải thoát cho Joe. Cả hai tìm cách thoát ra khỏi công trường, Vito chở Joe đến nhà bác sĩ El Greco còn mình thì đi đến chỗ Bruno để trả tiền. Bruno cho biết ông ta rất tiếc về việc Henry bị chém chết, khi Vito rời đi thì bỗng nhiên Bruno hỏi họ tên anh, Vito trả lời tên anh là Vito Scaletta. Bruno nói rằng cái họ Scaletta làm ông ta nhớ đến một người đàn ông vay tiền ông ta nhưng rồi lại để người đàn bà khốn khổ đến trả tiền. Vito tức giận nhận ra Bruno chính là kẻ cho bố mình vay nặng lãi, anh rời đi với vẻ mặt đầy giận dữ. Sáng hôm sau, Vito được Eddie hẹn đến đài quan sát để nói chuyện, trên đường đi thì chiếc limousine của Leo đến rước Vito lên xe để nói chuyện. Leo cho biết ông ta rất tức giận về hành vi của Vito ở nhà hàng của hội Tam Hoàng và nói Henry chính là người của chính phủ. Bây giờ cả thành phố đang náo loạn bởi hành vi của Vito, cả hội Tam Hoàng lẫn Vinci và Falcone đều muốn Vito phải chết và nếu không có Leo thì hội Tam Hoàng đã giết Vito - Joe từ lâu. Nhiệm vụ chính của Vito bây giờ là phải giết Falcone bằng mọi giá để xoa dịu băng Tam Hoàng và làm cho cảnh sát mất đầu mối điều tra. Những việc còn lại sẽ do một trong những người chủ hội Tam Hoàng là Chu - một người bạn của Leo - đứng ra dàn xếp thay Vito. Khi Vito đến nơi, các đệ tử của Falcone đòi tước vũ khí của Vito nhưng anh từ chối và bắn chết chúng. Vito tiếp tục giết sạch các gangster cản đường. Vòng cuối được coi là vòng khó nhất trong game, với số lượng gangster rất nhiều. Vito đến phòng quan sát - cũng là phòng mà Falcone đợi sẵn nhưng điều mà Vito càng khó xử hơn đó chính là Joe - người bạn thân nhất của anh, đã bị Falcone mua chuộc, hắn ra lệnh Joe giết Vito nhưng Joe đã làm ngược lại không nghe theo lời của Falcone. Cả hai giết toàn bộ đám gangster ở phòng quan sát. Cuối cùng, Vito lên đạn khẩu súng và nói "You know something, Carlo? For the last ten years of my life all what I ever done was kill. I killed for my country. I killed for my family. I killed anyone who stand in my way. But this one, this one is for me" (Mày biết gì không, Carlo? Mười năm qua tao đã giết rất nhiều người, tao giết vì đất nước, tao giết vì gia đình, tao giết tất cả những ai cản đường tao nhưng lần này tao giết là vì tao). Nói xong, Vito bắn nhiều phát đạn vào người Falcone, giết chết hắn. Trên đường đi ra ngoài xe của Leo chờ sẵn, Vito có hỏi vì sao Joe lại nghe theo lời của Falcone và Joe giải thích là vì hắn hứa cho nhiều tiền, gái đẹp, nhà cửa nhưng tình bạn của hai người đã khiến Joe không thể phản bội lại Vito. Đi ra ngoài, Joe và Vito mỗi người lên một xe. Vito có hỏi là Leo cho người chở Joe đi đâu, Leo trả lời lạnh lùng "Sorry, kid. Joe wasn't the part of our deal" (Xin lỗi nhưng Joe không nằm trong thỏa thuận của chúng ta). Ám chỉ là Joe sẽ bị chở đi để giết. Bây giờ Vito mới nhận ra cái giá nghiệt ngã mà một mafia phải trả, có tiền bạc, cuộc sống giàu sang nhưng họ mất bạn bè, cuộc đời và luôn phải sống trong lo sợ. Game kết thúc với hình ảnh thành phố Empire Bay đang mờ ảo dần trong cơn mưa tầm tã. Các nhiệm vụ trong game. Có tổng cộng 15 nhiệm vụ trong game, mỗi nhiệm vụ được chia ra làm nhiều đoạn nhỏ: Các bản soundtrack. Dưới đây là tất cả các bài hát mà người chơi có thể nghe được trong suốt quá trình chơi: Tiếp thị và phát hành. Một đoạn trailer ngắn giới thiệu về Mafia II được phát hành vào tháng 8 năm 2007.Đoạn trailer thứ hai được phát trên chương trình Spike VGA vào ngày 14 tháng 12 năm 2008. Một đoạn trailer khác được phát hành vào ngày 15 tháng 1 quay lại 30 giây của đoạn cutscene. Đoạn gameplay đầu tiên được phát trên Gamespot vào ngày 17 tháng 4 năm 2009 cùng với bài phỏng vấn với giám đốc sản xuất Denby Grace. Đoạn gameplay quay lại những cảnh bắn nhau, lái xe cũng như độ chân thật đồ họa.Về sau, đoạn phỏng vấn bị lược bỏ. Đoạn trailer thứ ba được phát hành trên website vào ngày 28 tháng 5 năm 2009.Từ ngày 1 tháng 6 năm 2009 có đến 4 đoạn trailer ngắn được đăng tải lên website của Mafia II.Đoạn trailer đầu tiên trong bốn đoạn này có tên "The Art Of Persuasion" (Bức họa của lòng tin), với nhạc nền là bài "Mercy, Mr Percy" của nghệ sĩ nữ Varetta Dillard. Một đoạn trailer khác cắt một vài cảnh từ nhiệm vụ "The Buzzsaw".Đoạn video cho người chơi biết được số phận của tên mập Sidney. Vào ngày 27 tháng 3 năm 2010, một đoạn trailer khác cho người chơi thấy hệ thống đồ họa và quần áo trong game. Vào ngày 3 tháng 8 năm 2010, Sheridyn Fisher - một khuôn mặt của hãng Playboy, chính thức trở thành đại sứ của Mafia II.Sự tham gia của Sheridyn Fisher đã thúc đẩy việc 2K thỏa thuận với Playboy lấy 50 hình bìa của tạp chí trở thành vật sưu tầm trong game. Bản demo được phát hành vào ngày 10 tháng 8 năm 2010 trên các hệ máy Steam, Xbox Live Marketplace và PlayStation Network. Phần thưởng pre - order (đặt trước). Vào ngày 26 tháng 5 năm 2010, có bốn gói phần thưởng dành cho những ai đã đặt mua game trước ở Mỹ và châu Âu.Gói phần thưởng "Vegas" bao gồm hai chiếc xe mới và bộ đồ cho Vito.Gói phần thưởng "War Hero (anh hùng chiến tranh)" bao gồm hai chiếc xe quân sự và vài bộ đồ có thể tải được từ GameStop và EBGames.Gói phần thưởng "Renegade (kẻ phản đảng)" bao gồm hai xe thể thao và 2 chiếc áo khoác cho Vito có thể tải được từ Amazon.Gói phần thưởng Greaser bao gồm hai chiếc xe tốc độ cao (hot rod) và hai bộ đồ chỉ dành cho khách hàng của Bestbuy. Hiện tại, những gói đặt trước đã có thể mua được từ PlayStation Network, Xbox Live và Steam.Vào ngày 26 tháng 5 năm 2010, một bản thu thập phần thưởng được bổ sung cho Mafia II. Phiên bản trên PS3. Phiên bản trên PS3 trở thành chủ đề tranh luận chính của game thủ trên diễn đàn Mafia II khi giám đốc tiếp thị Elizabeth Tobey chỉ ra rằng phiên bản PS3 có nhiều khuyết điểm về đồ họa so với các phiên bản trên PC, XBOX 360 bao gồm nền đồ họa 3D, vũng máu và độ chân thực của những bộ quần áo. Những chi tiết này được đồ họa trong những giai đoạn đầu của quá trình thiết kế nhưng bị lược bỏ để tăng tốc độ tải khung hình (fps - frame per second). Sau khi được phát hành, phiên bản PS3 nhận được số điểm ngang bằng thậm chí hơn cả phiên bản XBOX 360 từ Destructoid và Nowgamer (trang web chấm điểm game trên nhiều hệ máy hơn là trên một hệ máy). Metacritic chấm cả hai phiên bản cùng số điểm 74/100, GameRankings chấm phiên bản XBOX 360 hơn phiên bản PS3 4 điểm dựa trên nhiều chi tiết. Phiên bản tải xuống từ trên mạng. Ba phiên bản có thể tải xuống từ trên mạng được phát hành.Phiên bản đầu tiên có tên "The Betrayal of Jimmy" (Sự phản bội của Jimmy) được phát hành trên hệ máy PS3 là một phiên bản đặc biệt miễn phí cho những người mới mua game sau này.Sony phát hành phiên bản này vào ngày 15 tháng 3 năm 2010 vào hội chợ E3 2010. Phiên bản thứ hai có tên "Jimmy's Vendetta" được phát hành trên các hệ máy PlayStation Network, Xbox Live Marketplace, và Steam vào ngày 7 tháng 9 năm 2010. Phiên bản thứ ba có tên "Joe's Adventures" (Những chuyến phiêu lưu của Joe) được phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2010.Phiên bản thứ ba này tập trung vào nhân vật Joe trong lúc Vito bị bắt vào tù, Joe đi truy tìm kẻ đã khai ra Vito và làm một số nhiệm vụ nhất định.Phiên bản thứ ba này có độ dài khoảng 8 giờ chơi. Công ty 1C của Nga chính thức phát hành phiên bản mở rộng của Mafia II cho thị trường Nga.Phiên bản này bao gồm bốn gói phần thường (Vegas, Renegade, Greaser và War Hero), ba phiên bản download "The Betrayal of Jimmy", "Jimmy's Vendetta" và "Joe's Adventures".Phiên bản mở rộng này được phát hành vào ngày 3 tháng 12 năm 2010 trên hệ máy PS3 và PC.Phiên bản mở rộng giống của 1C được phát hành ở thị trường châu Âu có tên Mafia II: Director's Cut trên các hệ máy PC, Mac OS X. Phiên bản trên di động. Một phiên bản Mafia II được phát hành trên di động và smartphone bởi Connect2Media.Phiên bản này có một cốt truyện khác hẳn so với Mafia II, phiên bản này tập trung vào nhân vật Marco Russetto - một gangster của gia đình Salieri. Sự tiếp nhận. Phần lớn giới phê bình đánh giá tốt về Mafia II.IGN chấm Mafia II 7/10 và nhận xét "Mafia II là một game có phong cách hành động mạnh mẽ và có chế độ lái xe thú vị - chỉ đừng để ý đến thế giới mở của nó".IGN AU chấm Mafia II 8/10 và nhận xét "Mafia II là một game có cốt truyện sâu sắc, phong cách hành động mạnh mẽ.Tôi mất gần 11 - 12 giờ để chơi Mafia II, và những ai đam mê thế giới ngầm chắc chắn không nên bỏ qua game này".Gamespot chấm Mafia II 8.5/10 và nhận xét "Phong cách hành động và cốt truyện sâu sắc của Mafia II khiến nó trở thành một chuyến phiêu lưu tuyệt vời và bạo lực".Game Informer chấm Mafia II 9.0/10 và nhận xét "Trong một game hay bao giờ cũng có yếu tố cốt truyện và "điện ảnh", Mafia II đã vẽ nên một bức tranh về một thế giới ngầm mà trong đó nổi bật lên tình bạn, gia đình, lòng trung thành, sự phản bội và lợi dụng giữa các gangster". Những ý kiến phê bình phần lớn đến từ Eurogamer, hãng chấm game này chấm Mafia II 4.0/10 và nhận xét "Mafia II kết thúc bằng việc giết chết những ông trùm mafia.Game có một cốt truyện nhàm chán với gameplay lặp lại, thức dậy mỗi sáng rồi lại về nhà", A.V. Club chấm Mafia II D+ và nhận xét "Những hành động và âm mưu chán ngắt trong game đã khiến Mafia II trở thành một game chơi qua đường". Zero Punctuation's Ben Croshaw nhận xét Mafia II là một game chung chung và cho rằng nhân vật Vito chẳng khác gì nhân vật chính trong GTA IV. Mafia còn được đánh giá là game tục nhất, đặc biệt là từ "fuck" bởi trong bất cứ lời nói nào của Vito hay Joe và các nhân vật khác đều có từ này (ví dụ như khi Vito đến cảnh báo Leo thoát khỏi đám đệ tử của Falcone nhưng Leo cứ từ từ thì Vito đã nói lại "What the fuck happen with you").Nó đã đánh đổ kỷ lục chửi tục nhiều nhất của game The House of the Dead: Overkill. Mafia II cũng bị fan của dòng game chỉ trích vì đã lược bỏ rất nhiều chi tiết quan trọng vào những giai đoạn cuối trong quá trình thiết kế game.Tất cả những vũ khí cầm tay trong phiên bản trước như gậy bóng chày, móc sắt, dao...đều bị lược bỏ trong game.Lúc đầu người chơi tưởng rằng có thể đạt được trong quá trình chơi, nhưng về sau Jack Scalici - giám đốc phát triển của 2K chính thức phủ nhận sự tồn tại của vũ khí cận chiến trong game.Bản đồ trong thế giới mở quá nhỏ cũng là một vấn đề đối với Mafia II, toàn bộ Empire Bay chỉ rộng khoảng 10 dặm vuông Anh.
1
null
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp các tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sekong của Lào. Lịch sử tổ chức hành chính. Trước khi thành lập tỉnh. Thời Nhà Trần. Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành. Năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông thì vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới; người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1402, Nhà Hồ thay thế Nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị. Năm 1408, Trần Ngỗi khởi nghĩa ở Nghệ An, hai viên quan Đặng Tất ở Hóa Châu (Huế) và Nguyễn Cảnh Chân ở Thăng Hoa (Quảng Nam). Tháng Giêng âm lịch năm 1408, Trần Ngỗi đánh 4 vạn quân Trương Phụ ở Bô Cô (Nam Định). Các nông dân Phạm Tất Đại, Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Lê Ngã kéo về theo quân Trần Ngỗi. Nhưng có người gièm pha với Trần Ngỗi rằng hai viên quan kia là con hoàng xà đã biến thành nên Trần Ngỗi giết chết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đưa con Trần Ngạc là Trần Quý Khoáng tiếm quyền. Thời Lê. Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây. Thời Chúa Nguyễn. Sang thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được nhà chúa chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi vùng đất này là "Quảng Nam Quốc". Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: "Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn". Đến giữa thế kỷ XVII, việc triều chính xứ Đàng Trong suy đồi. Thuế thì nặng; quan lại thì lợi dụng địa vị, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, dân Quảng Nam cũng nổi dậy. Mùa thu năm 1773 khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Hoa, Quảng Nam) đánh bại quân của Chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Hữu Sách chỉ huy. Nhà Tây Sơn tuy vậy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Thời Nhà Nguyễn. Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh. Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 phủ Thăng Bình (升平) (trước là Thăng Hoa (gồm các huyện Lễ Dương (醴陽) Tam Kỳ (三岐), Hà Đông (河東), Quế Sơn (桂山)) và Điện Bàn 奠磐 (với các huyện Hòa Vang (和榮), Duy Xuyên (濰川), Diên Phúc (延福) (sau đổi là Diên Phước), Đại Lộc (大祿)). Thời Pháp thuộc. Năm 1888, dưới triều vua Thành Thái, Đà Nẵng bị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp. Thời Việt Nam Cộng hòa. Sau Hiệp định Genève, tỉnh Quảng Nam thời Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1956 lại chia thành hai tỉnh mới lấy sông Rù Rì (tên gọi khác của sông Ly Ly) làm ranh giới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm chín quận và Quảng Tín ở phía Nam gồm sáu quận. Chín quận của Quảng Nam là: Tỉnh lỵ đóng tại Hội An thuộc quận Hiếu Nhơn (Hội An) . Tỉnh Quảng Tín, từ sông Ly Ly vào đến Dốc Sỏi (ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi), gồm 5 quận: Dân số Quảng Tín lúc đó là 353.752 người; tỉnh lỵ đóng tại Tam Kỳ.  Sau năm 1975. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định hợp nhất hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín với Đặc khu Quảng Đà và Thành phố Đà Nẵng để thành lập tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với Thành phố Đà Nẵng là tỉnh lị. Sau khi thành lập tỉnh, có những thay đổi hành chính như sau: chuyển thị xã Đà Nẵng thành thành phố Đà Nẵng, hợp nhất thị xã Tam Kỳ và 2 huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có 14 đơn vị hành chính gồm thành phố Đà Nẵng (tỉnh lị), thị xã Hội An và 12 huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hòa Vang, Phước Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My. Năm 1978, thành lập một số xã thuộc thị xã Hội An và huyện Hiên. Năm 1979, điều chỉnh địa giới huyện Trà My và huyện Tam Kỳ; hợp nhất một số xã thuộc huyện Tam Kỳ. Năm 1981, chia tách một số xã thuộc các huyện Quế Sơn, Thăng Bình, Điện Bàn, Giằng, Trà My, Tiên Phước, Phước Sơn, Hòa Vang; điều chỉnh địa giới huyện Tiên Phước và huyện Trà My. - Thành lập xã Quế Long trên cơ sở một phần xã Quế Phong. - Thành lập xã Quế Trung trên cơ sở một phần xã Quế Lộc. - Thành lập xã Quế Ninh và xã Quế Lâm trên cơ sở một phần xã Quế Phước. - Thành lập xã Quế Bình và xã Quế Lưu trên cơ sở một phần xã Quế Tân. - Thành lập thị trấn Trà My trên cơ sở một phần xã Tiên Trà. - Thành lập xã Trà Giang trên cơ sở phần còn lại xã Tiên Trà, một phần xã Trà Liên và xã Trà Giác. - Thành lập xã Trà Tân trên cơ sở một phần xã Trà Giác - Thành lập thị trấn Tiên Kỳ trên cơ sở toàn bộ xã Tiên Kỳ. - Giải thể xã Tiên Quang. Thành lập xã Tiên Cẩm và xã Tiên Hà trên cơ sở toàn bộ xã Tiên Quang. - Thành lập xã Hòa Bắc trên cơ sở một phần xã Hòa Liên. - Thành lập xã Hòa Ninh trên cơ sở một phần xã Hòa Sơn. Năm 1982, thành lập huyện đảo Hoàng Sa trên cơ sở quần đảo Hoàng Sa hiện nay đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép kể từ năm 1974 đến nay. Năm 1983, chia tách một số xã thuộc các huyện Tam Kỳ, Quế Sơn, Trà My.. Cùng năm, chia huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Năm 1984, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc và Thăng Bình. Năm 1985, chia tách một số xã thuộc thị xã Tam Kỳ. Cùng năm, thành lập huyện Hiệp Đức trên cơ sở tách 2 xã thuộc huyện Thăng Bình, 4 xã thuộc huyện Quế Sơn và 2 xã thuộc huyện Phước Sơn. - Thành lập xã Tam Lộc trên cơ sở một phần xã Tam Phước. - Thành lập xã Tam Vinh trên cơ sở một phần xã Tam Dân. Năm 1986, chia tách một số xã, thị trấn thuộc các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Hòa Vang, Phước Sơn, Duy Xuyên và Trà My. Năm 1988, chia tách một số xã thuộc các huyện Trà My và Quế Sơn. Năm 1990, chia tách một số xã thuộc huyện Hiệp Đức. Năm 1994, chia tách, điều chỉnh địa giới một số xã và đổi tên thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hiên, Quế Sơn, Núi Thành và thị xã Tam Kỳ. Năm 1996, tại kỳ họp thứ X của Quốc hội, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Hiên, Hiệp Đức, Núi Thành, Phước Sơn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà My và 2 thị xã: Tam Kỳ (tỉnh lị), Hội An. Năm 1998, thành lập xã Trà Vinh thuộc huyện Trà My trên cơ sở một phần xã Trà Vân. Xã Trà Vinh có 3.851 ha diện tích tự nhiên và 1.328 nhân khẩu. Năm 1999, thành lập một số phường, xã thuộc thị xã Hội An và huyện Hiên; huyện Giằng được đổi tên thành huyện Nam Giang. Năm 2002, chia tách một số phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ và các huyện Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn. Năm 2003, chia huyện Trà My thành 2 huyện: Bắc Trà My và Nam Trà My; chia huyện Hiên thành 2 huyện: Đông Giang và Tây Giang. Năm 2004, thành lập một số phường, xã thuộc thị xã Hội An và các huyện Đại Lộc, Quế Sơn. Năm 2005, thành lập một số phường, xã thuộc thị xã Tam Kỳ và thành lập huyện Phú Ninh. Cùng năm, chia tách một số xã thuộc các huyện Núi Thành và Điện Bàn. - Thành lập phường Hòa Thuận trên cơ sở một phần phường Tân Thạnh và xã Tam Đàn. Phường Hòa Thuận có 557,50 ha diện tích tự nhiên và 5.781 nhân khẩu. - Thành lập xã Tam Đại trên cơ sở một phần xã Tam Thái. Xã Tam Đại có 2.760,50 ha diện tích tự nhiên và 6.149 nhân khẩu. - Giải thể xã Tam Mỹ. Thành lập xã Tam Mỹ Đông và xã Tam Mỹ Tây trên cơ sở toàn bộ xã Tam Mỹ. Xã Tam Mỹ Đông có 1.727 ha diện tích tự nhiên tự nhiên và 6.400 nhân khẩu. Xã Tam Mỹ Tây có 5.104 ha diện tích tự nhiên và 5.869 nhân khẩu. - Giải thể xã Tam Anh. Thành lập xã Tam Anh Bắc và xã Tam Anh Nam trên cơ sở toàn bộ xã Tam Anh. Xã Tam Anh Bắc có 2.100 ha diện tích tự nhiên và 6.409 nhân khẩu. Xã Tam Anh Nam có 2.191 ha diện tích tự nhiên và 9.316 nhân khẩu. - Giải thể xã Điện Nam. Thành lập xã Điện Nam Bắc, xã Điện Nam Trung và xã Điện Nam Đông trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam. Xã Điện Nam Bắc có 814,45 ha diện tích tự nhiên và 5.065 nhân khẩu. Xã Điện Nam Trung có 767,50 ha diện tích tự nhiên và 6.728 nhân khẩu. Xã Điện Nam Đông có 842,25 ha diện tích tự nhiên và 6.256 nhân khẩu. - Giải thể xã Điện Thắng. Thành lập xã Điện Thắng Bắc, xã Điện Thắng Trung và xã Điện Thắng Nam trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng. Xã Điện Thắng Bắc có 357,20 ha diện tích tự nhiên và 5.792 nhân khẩu. Xã Điện Thắng Trung có 378,60 ha diện tích tự nhiên và 7.260 nhân khẩu. Xã Điện Thắng Nam có 506,20 ha diện tích tự nhiên và 6.122 nhân khẩu. Năm 2006, thành lập thành phố Tam Kỳ trên cơ sở toàn bộ thị xã Tam Kỳ. Thành phố Tam Kỳ có 9.263,56 ha diện tích tự nhiên và 123.662 nhân khẩu; có 13 đơn vị hành chính, gồm các 9 phường và 4 xã. Năm 2007, thành lập một số xã, phường, mở rộng thị trấn thuộc thị xã Hội An và các huyện Đại Lộc, Bắc Trà My, Thăng Bình. Năm 2008, thành lập thành phố Hội An. Cùng năm, thành lập một số xã thuộc các huyện Quế Sơn, Phước Sơn và thành lập huyện Nông Sơn. - Thành lập xã Hương An trên cơ sở một phần xã Quế Phú và xã Quế Cường. Xã Hương An có 1.035 ha diện tích tự nhiên và 6.450 nhân khẩu. - Thành lập xã Sơn Viên trên cơ sở một phần xã Quế Lộc. Xã Sơn Viên có 2.517 ha diện tích tự nhiên và 3.215 nhân khẩu. - Thành lập xã Phước Ninh trên cơ sở một phần xã Quế Phước và xã Quế Ninh. Xã Phước Ninh có 12.228 ha diện tích tự nhiên và 3.586 nhân khẩu. Năm 2009, thành lập thị trấn Phú Thịnh thuộc huyện Phú Ninh. Năm 2011, chia tách một số xã thuộc huyện Nam Giang. Năm 2015, thành lập thị xã Điện Bàn và thành lập các phường thuộc thị xã Điện Bàn. - Thành lập phường Vĩnh Điện trên cơ sở toàn bộ thị trấn Vĩnh Điện. Phường Vĩnh Điện có 205,35 ha diện tích tự nhiên và 8.244 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện An trên cơ sở toàn bộ xã Điện An. Phường Điện An có 1.014,85 ha diện tích tự nhiên và 14.464 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Ngọc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Ngọc. Phường Điện Ngọc có 2.121,60 ha diện tích tự nhiên và 31.392 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Nam Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Bắc. Phường Điện Nam Bắc có 750,97 ha diện tích tự nhiên và 10.159 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Nam Trung trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Trung. Phường Điện Nam Trung có 803,74 ha diện tích tự nhiên và 9.273 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Nam Đông trên cơ sở toàn bộ xã Điện Nam Đông. Phường Điện Nam Đông có 879,98 ha diện tích tự nhiên và 8.879 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Dương trên cơ sở toàn bộ xã Điện Dương. Phường Điện Dương có 1.563,97 ha diện tích tự nhiên và 19.039 nhân khẩu. Năm 2020, hợp nhất và thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Hiệp Đức, Nông Sơn, Quế Sơn. - Thành lập xã Quế Mỹ trên cơ sở toàn bộ xã Quế Cường và xã Phú Thọ. Xã Quế Mỹ có 39,45 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.430 người. - Thành lập thị trấn Hương An trên cơ sở toàn bộ xã Hương An. Thị trấn Hương An có 11,17 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.267 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Quế Sơn có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 02 thị trấn. - Thành lập xã Ninh Phước trên cơ sở toàn bộ xã Quế Ninh và xã Quế Phước. Xã Ninh Phước có 61,61 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.847 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Nông Sơn có 06 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã. - Thành lập thị trấn Tân Bình trên cơ sở toàn bộ thị trấn Tân An và xã Quế Bình. Thị trấn Tân Bình có 23,17 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.249 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Hiệp Đức có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn. Năm 2023, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Điện Bàn và huyện Nông Sơn. - Thành lập phường Điện Thắng Bắc trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Bắc. Phường Điện Thắng Bắc có 3,79 km² diện tích tự nhiên và 7.670 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Thắng Trung trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Trung. Phường Điện Thắng Trung có 3,78 km² diện tích tự nhiên và 8.553 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Thắng Nam trên cơ sở toàn bộ xã Điện Thắng Nam. Phường Điện Thắng Nam có 5,38 km² diện tích tự nhiên và 7.480 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Minh trên cơ sở toàn bộ xã Điện Minh. Phường Điện Minh có 7,57 km² diện tích tự nhiên và 11.558 nhân khẩu. - Thành lập phường Điện Phương trên cơ sở toàn bộ xã Điện Phương. Phường Điện Phương có 9,94 km² diện tích tự nhiên và 15.129 nhân khẩu.
1
null
Một ngày (hay còn được gọi là Tóc ngắn Acoustic) là album phòng thu thứ sáu của nữ ca sĩ Mỹ Linh. Album được phát hành ngày 11 tháng 7 năm 2011 sau một thời gian dài tới 5 năm kể từ album trước đó của cô, "Để tình yêu hát" (2006). Album là sản phẩm của Mỹ Linh cùng ban nhạc Anh Em trong một dự án kéo dài suốt 3 năm với nhiều cầu kỳ trong ý tưởng cũng như sản xuất. Đây là album mà Mỹ Linh quyết định tạo nên một bước đột phá mới trong làng nhạc Việt Nam khi tiến hành thu âm toàn bộ các ca khúc với chất liệu acoustic. Đây là một trong những album nằm trong dự án "Tóc ngắn" của Mỹ Linh, mở đầu với album cùng tên năm 1998, tiếp đó là "Vẫn mãi mong chờ" năm 2002. "Một ngày" cũng đánh dấu sự tham gia ấn tượng của Mỹ Linh khi cô viết lời tới 7 trong 9 ca khúc của album. Qua đây, cô đã bộc bạch với người nghe về gia đình và những trải nghiệm từ cuộc sống. Album cũng có sự tham gia của 2 người con gái, Anna và Mỹ Anh. Với chất liệu acoustic, "Một ngày" chủ yếu bao gồm những ca khúc mang phong cách jazz và R&B. Nếu như R&B vốn là dòng nhạc quen thuộc của Mỹ Linh thì jazz lại là một sự thử nghiệm lớn từ sự góp mặt của thành viên mới của ban nhạc Anh Em, Tuấn Nam. Album cũng tạo tiếng vang nhờ sự cộng tác của chuyên gia âm thanh nổi tiếng Hollywood, Doug Sax. Ngoài các ấn bản CD, nhạc kỹ thuật số trên Amazon và iTunes, đây chính là album đầu tiên của Việt Nam phát hành dưới cả hai dạng CD và đĩa than. Tại Giải Cống hiến 2011, "Một ngày" vinh dự nhận giải thưởng "Album của năm" còn nhạc sĩ Anh Quân nhận giải "Nhạc sĩ của năm". Thu âm và sản xuất. Nhạc sĩ Anh Quân và ban nhạc Anh Em chính là những người đề xuất ý tưởng thực hiện album mới cho Mỹ Linh "bằng micro chứ không phải bằng máy tính". Nếu như "Tóc ngắn I" và "Tóc ngắn II" nói về tình yêu và tuổi trẻ, "Made in Vietnam" là những ký ức về tuổi thơ còn "Để tình yêu hát" là những ca từ về tình yêu của một người từng trải, chủ đề chính của "Một ngày" lại là những ca khúc nói về gia đình. Chủ đề này lấy từ bước ngoặt từ chính cuộc sống của gia đình Mỹ Linh – Anh Quân: năm 2009, họ cùng chuyển nhà tới Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội – trụ sở của Anh Em Studio và AE Records. Đây là một sự thay đổi lớn đối với cô về suy nghĩ, công việc và phong cách sống, đem tới cho cô một thế giới quan vô cùng mới mẻ: Mỹ Linh thậm chí còn biết chữa cúm cho đàn gà, biết tự tay trồng một vườn hoa và rau sạch. R&B kết hợp cùng soul và jazz tiếp tục là những phong cách mà Mỹ Linh theo đuổi. Khi đề cập tới việc khán giả chờ đợi những điều mới ở album này, cô cho rằng mình tiếp tục "đào sâu chứ không hẳn là cứ thay đổi phong cách liên tục" vì điều đó "không thể coi là chuyên nghiệp". Tất cả ê-kíp cùng thu âm tại phòng thu của ban nhạc Anh Em. Tay trống Quốc Bình cùng với nhạc sĩ Anh Quân đã phải mất tới vài buổi chỉ để thực hiện mỗi công việc căn chỉnh, căng mặt trống, thu thử để tìm ra được âm sắc thích hợp cho từng ca khúc trong album, việc mà với một người làm phối âm trên máy tính chỉ thực hiện trong 10 phút. Phần chọn lọc âm thanh cũng như sắp đặt micro cũng vô cùng cầu kỳ, "dù chỉ là nhạc cụ tham gia một vài nốt, cho đến những nhạc cụ chủ đạo tham gia cả một album". Trong "Một ngày", ngoài ê kíp thực hiện là ban nhạc Anh Em, Mỹ Linh còn mời nhóm M4U tới cộng tác trong ca khúc "Nhớ mưa" của Huy Tuấn. Album còn có sự tham gia của 2 cô con gái Anna và Mỹ Anh. ""Mỹ Anh thu nhanh hơn Mỹ Linh gấp 10 lần. Bài "Cơn bão" song ca cùng mẹ, Mỹ Anh thu chỉ trong 2-3 tiếng"", nhạc sĩ Anh Quân chia sẻ. Nhạc sĩ Hoài Sa cũng được ê-kíp mời tới cộng tác trong vai trò hỗ trợ hòa âm. Ngoài Anh Quân và Huy Tuấn, album còn có sự đóng góp sáng tác của saxophone Hồng Kiên với ca khúc quan trọng "Cơn bão". Dàn dây được nhạc sĩ Anh Quân mời từ Nhạc viện Hà Nội. Ngoài AE Records, Viettel Telecom cũng tham gia vào quá trình sản xuất album. Phần chỉnh âm được thực hiện một phần ở Mỹ với chuyên gia tới từ Hollywood, Doug Sax. Ông cũng là người hoàn thiện quá trình ghi âm cho album dưới dạng đĩa than. Dấu ấn nghệ sĩ. Sáng tác. Mỹ Linh đã trở thành một phần của ban nhạc khi tự mình viết lời cho 7 trong số 9 ca khúc của album. Đó là lời tâm sự của cô dành riêng cho chồng, trong đó có cả những yêu thương và hờn trách, Đó cũng là những lời mà Mỹ Linh viết tặng con và gia đình. "Mùa cũ" là ca khúc duy nhất viết cô cho người cũ với mong muốn ngày xưa mãi ngủ yên. Mỹ Linh tự tin chia sẻ "mình đã đủ độ chín trong cảm xúc cũng như trong cách diễn đạt chúng để viết ra những suy nghĩ của mình". Cũng chính vì lý do này mà Mỹ Linh đã chọn tên album là "Một ngày", cô cho biết: Với chất liệu acoustic, tính thính phòng là điểm nhấn của album. Tuy nhiên, việc hát và bè R&B trên nền dàn dây là một công việc khó, đòi hỏi rất nhiều chất xám của ê-kíp. Hơn nữa, thành viên mới của ban nhạc Anh Em, Tuấn Nam, đã mang tới chất jazz cho album. Tính thính phòng cũng khiến album mang nhiều hình ảnh của "Chat với Mozart" qua cách hát thiên về kỹ thuật của Mỹ Linh cũng như dàn nhạc thính phòng được tận dụng trong nhiều ca khúc. Một số giai điệu, như "Cơn bão", "Mãi bên con"... được viết để khai thác triệt để tầm cữ giọng của Mỹ Linh. Cũng vì acoustic, những nhạc cụ quen thuộc của ban nhạc như keyboard và guitar điện (trừ bass) đều bị giảm thiểu, và piano trở thành nhạc cụ quan trọng cho hầu hết các ca khúc. Ca khúc "Cơn bão" được Hồng Kiên và Mỹ Linh viết khi đang có cơn bão Chanchu ở vùng biển Phú Yên. Bài hát kể lại câu chuyện về mất mát của một em bé mất mẹ trong cơn bão. Sự tham gia của con gái Mỹ Anh là chủ ý của Anh Quân nhằm đưa ca khúc thêm phần xúc động. "Tiếng dương cầm" vốn được Anh Quân sáng tác cho Hồ Ngọc Hà từng nằm trong album "24 giờ 7 ngày" (2004) của cô và được Mỹ Linh lựa chọn cho album theo một bản phối mới. Bìa đĩa. Với bìa album, Mỹ Linh quyết định chọn nhiếp ảnh gia K. Hiory. Cô (cùng Anh Quân và Huy Tuấn) đã phải bay sang tận Nhật Bản để chụp cho mình những hình ảnh giản dị và ra chất "acoustic" trong album bằng cách trang điểm nhẹ nhàng và để tóc ngắn suôn thẳng. Ê-kíp của K. Hiory (We Planner) đã phụ trách hoàn toàn phần chụp và thiết kế các bức ảnh bìa trước, bìa sau và phụ lục cho album. Danh sách ca khúc. Ngoài "Tiếng dương cầm" và "Mãi bên con", toàn bộ phần lời được viết chủ yếu bởi Mỹ Linh. Phát hành. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, trong một buổi họp báo chính thức tại Hà Nội, ê-kíp Mỹ Linh và ban nhạc Anh Em đã giới thiệu và cho phát hành "Một ngày" trước công chúng. 5 năm mới cho ra đời một album, thậm chí Mỹ Linh đã phải đi xem ngày ra mắt rất cẩn thận. Buổi họp báo có sự xuất hiện của nhiều nghệ sĩ như Tùng Dương, Uyên Linh... Trong ngày ra mắt, Mỹ Linh cũng thổ lộ ao ước thực hiện một tour diễn quanh Việt Nam để giới thiệu album. Album được phát hành tại Việt Nam bởi Viết Tân Studio và Hãng phim Phương Nam. Ngoài ấn bản CD, Mỹ Linh cũng cho phát hành album trên trang web trực tuyến iTunes cùng ngày và đưa album lên trang mạng Amazon ngày 17 tháng 8 năm 2011. Tính đột phá của album là ở chỗ "Một ngày" là album đầu tiên của Việt Nam được phát hành dưới dạng đĩa than. Phần chỉnh âm và kỹ thuật máy được Doug Sax thực hiện tại Mỹ sau khi chính ông viết e-mail cho nhạc sĩ Anh Quân để ca ngợi ê-kíp, đồng thời động viên phát hành đĩa than. Mỹ Linh nói đây là một cách làm quan trọng mà cô muốn gợi ý tới các nhà sản xuất nhằm tuyên chiến với nạn băng đĩa lậu. Với "Một ngày", Mỹ Linh đã thực hiện 3 video clip theo kèm. Video đầu tiên là ca khúc "Lời mẹ hát" được phát hành độc quyền trên YanTV từ ngày 8 tháng 3 năm 2011 như một lời quảng bá đầy hứa hẹn cho album. Trong video có sự góp mặt của các con của Mỹ Linh là Anna và Mỹ Anh. Ca khúc tiếp theo "Nhớ mưa" được ra mắt vào tháng 4 năm 2012 (thực hiện bởi ê-kíp của đạo diễn Triệu Quang Huy) quay Mỹ Linh và M4U cùng ban nhạc Anh Em tại Nhà hát Lớn Hà Nội. MV cho bài hát "Mùa cũ" ra mắt vào tháng 1 năm 2013. Trong vai trò nhạc sĩ và nhà sản xuất, Huy Tuấn cũng gửi lời cảm ơn tới Doug Sax và các thành viên tham gia thực hiện album. Thành công của "Một ngày" cũng đã khiến Anh Quân ấp ủ kế hoạch thực hiện một liveshow hoàn toàn "acoustic". Đánh giá. Trước và ngay cả khi mới ra mắt, "Một ngày" phải đối mặt với rất nhiều hoài nghi từ giới chuyên môn. Những hoài nghi đó đơn thuần tới từ tính "kén tai" của album. Tuy nhiên, trái lại album nhận được nhiều phản hồi rất tích cực từ dư luận. Nhiều nhà báo và công chúng đánh giá album bằng cụm từ "giản dị, đỉnh cao và gắn bó". Về giai điệu, album vẫn giữ được những nét đặc trưng của ban nhạc Anh Em với những phần đảo phách và chuyển nhịp quen thuộc. Với phong cách jazz đổi mới, "Một ngày" được đánh giá cao về phần hòa âm với sự kết hợp hài hòa giữa dàn nhạc dây, giọng hát, piano và dàn hơi. Trang web chính thức của Hội nhạc sĩ Việt Nam bình luận album ""đầy màu sắc phong phú khiến người nghe có thể nghe đi, nghe lại rất nhiều lần mà vẫn có thể tìm thấy sự mới mẻ của từng lần nghe khác nhau." Báo "Thể thao & Văn hóa" thì cho rằng nhận xét "sự sáng tạo trong hòa âm phối khí, đặc biệt là xử lý dàn nhạc dây [đã khiến album] toát lên sự tinh tế đầy chất trữ tình, thể hiện được "đẳng cấp" của giọng hát và được xem là một khám phá mang chiều sâu đối với acoustic."" Tạp chí "Đẹp" bình luận về sự "chia tay" với các nhạc cụ điện tử của ê-kíp Mỹ Linh để "quay trở lại những ngón đàn mang tâm hồn con người", "thứ mà máy móc không bao giờ có thể thay thế được." Có rất nhiều lời khen cho phần ca từ của album. Nhà báo Khánh Chi đề cao đóng góp của Mỹ Linh bên cạnh các nhạc sĩ Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên trong vai trò đồng tác giả. "Điều này khẳng định sự chắc chắn của con đường cô chọn. Sự chắc chắn đó giờ đây khiến cô bình thản. Sự bình thản len lỏi trong từng câu hát nhưng vẫn nồng nàn, sự bình thản trong ca từ làm bài hát tự nhiên không sáo." Báo "Sài Gòn tiếp thị" cũng đánh giá "ca từ nữ tính như thế này quả hiếm và cũng quý lắm trong làng nhạc Việt", cùng với đó đề cao vai trò của ca sĩ "hát chính điều mình viết, điều đó khiến Mỹ Linh không phải dụng quá nhiều kỹ thuật cho mỗi bài hát mà vẫn khiến người nghe chia sẻ được với chị từng ca khúc." Tờ báo cũng đặc biệt khen ngợi phần tham gia của thành viên mới Tuấn Nam, góp phần tạo nên "chất jazz rất Tây" và "cái chất acoustic rõ nhất trong đĩa nhạc". Báo "Nhân dân" ca ngợi chất acoustic đã "thể hiện được đẳng cấp của một giọng ca được tôn xưng là diva nhạc Việt". Mặt khác, tờ báo cũng khẳng định album là "của hiếm của nhạc Việt" khi dám sản xuất dưới dạng đĩa than, cũng như phân phối qua các trang nhạc kỹ thuật số quốc tế. Trên báo "Lao động", nhà báo đã khẳng định funk và soul vẫn luôn là thế mạnh của Mỹ Linh, và album chứng minh cô cùng ê-kíp mang "bản lĩnh của những người tiên phong". Còn báo điện tử Vietnamnet đã nhấn mạnh Mỹ Linh đi ngược lại những kỳ vọng lớn lao của khán giả bằng "sự giản dị và những tâm sự của một người đàn bà trẻ vừa hạnh phúc". Tờ báo cũng cho rằng đây "chính là cơ hội để cô và mọi người nghe nhạc Mỹ Linh nhìn lại một giọng ca hàng đầu của nền nhạc nhẹ Việt Nam vừa cán đích chặng đường dài 15 năm sự nghiệp". Trong khi đó, báo "Dân trí" lại đề cao "kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc riêng biệt" của phần âm nhạc, đặc biệt ấn tượng với giọng hát Mỹ Linh "như một nhạc cụ trong dàn nhạc".
1
null
Chiến dịch Hong Kil Dong được coi là chiến dịch lớn nhất của Quân đội Hàn Quốc trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch kéo dài 48 ngày này đã ngăn cản được các cuộc xâm nhập của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào các vùng, khu vực do phe liên quân bao gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa cùng Hàn Quốc kiểm soát.
1
null
Valin (viết tắt là Val hoặc V) là một α-amino acid với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH(CH3)2. -Valin là một trong 20 amino acid sinh protein. Các codon của nó là GUU, GUC, GUA, và GUG. Nó là một amino acid thiết yếu không phân cực. Nguồn thức ăn chứa valin gồm pho mát, cá, thịt gia cầm, đậu phộng, đậu lăng... Giống như leucin và isoleucin, valin là một amino acid mạch nhánh. Nó được đặt theo tên của cây nữ lang (Valerian). Trong bệnh hồng cầu hình liềm, valin thay thế cho amino acid ưa nước là axit glutamic trong phân tử hemoglobin. Do valin có tính kị nước, hemoglobin trở nên bất thường và dễ kết dính với nhau Sinh tổng hợp. Valin là một amino acid thiết yếu, do đó phải được lấy từ thức ăn, chủ yếu là protein. Trong các loài thực vật, nó được tổng hợp từ axit pyruvic qua nhiều giai đoạn. Một phần đầu của quá trình chuyển hóa cũng tạo ra leucin. Chất trung gian α-cetoisovalerat tham gia phản ứng khử amin với glutamat. Các enzym tham gia quá trình sinh tổng hợp này gồm: Điều chế. Hỗn hợp racemic của valin có thể được điều chế bằng phản ứng brom hóa axit isovaleric, tiếp theo đó bằng phản ứng amin hóa dẫn xuất α-bromo mới thu được
1
null
Đá Suối Ngọc là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, cách đá Vành Khăn 28,3 hải lý (52,4 km) về phía nam. Đá Suối Ngọc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả của chiến tranh thế giới thứ II. Phần lớn của nó đã được phát triển trong những năm giữa cuộc chiến 1940-1945, một số đã được phát triển đáp ứng với nhu cầu trong chiến tranh, và một số mới bắt đầu được phát triển khi chiến tranh kết thúc. Ảnh hưởng của chiến tranh. Hầu như tất cả các loại công nghệ được sử dụng trong chiến tranh, nhưng các loại dưới đây phát triển chủ yếu: Đây có lẽ là cuộc chiến tranh đầu tiên mà các hoạt động quân sự nhằm vào các nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu đối phương Hoạt động quân sự cũng được tiến hành để có được thông tin tình báo ví dụ nghiên cứu công nghệ của đối phương như Raid Bruneval đối với radar Đức và việc Armia Krajowa của Ba Lan cung cấp thông tin quan trọng về tên lửa V-2. Giữa cuộc chiến. Tại Anh, Quy tắc Mười Năm (thông qua trong tháng 8 năm 1919), tuyên bố chính phủ không tham gia vào chiến tranh trong vòng mười năm. Do đó, họ tiến hành rất ít hoạt động nghiên cứu quân sự. Mặt khác, Đức và Liên Xô không hài lòng sức mạnh của mình vì những lý do khác nhau nên đã hợp tác với nhau về quân sự. Liên Xô cung cấp cơ sở cho Đức để sản xuất và thử nghiệm vũ khí và huấn luyện quân sự. Đổi lại, Liên Xô yêu cầu tiếp cận kỹ thuật Đức, và được hỗ trợ trong việc tạo ra một Tổng tham mưu Hồng quân Liên Xô. Nhà sản xuất pháo Krupp sớm hoạt động ở phía nam của Liên Xô, gần Rostov-on-Don. Năm 1925, một trường học bay được thành lập tại Vivupal, gần Lipetsk, để đào tạo các phi công đầu tiên cho Không quân Đức trong tương lai. Từ năm 1926, Reichswehr đã có thể sử dụng một trường huấn luyện xe tăng tại Kazan (tên mã là Kama) và cơ sở vũ khí hoá học ở Samara Oblast (tên mã là Tomka). Trong đó, Hồng quân đã đạt được quyền tiếp cận vào các cơ sở đào tạo, cũng như công nghệ quân sự và lý thuyết từ chính quyền Weimar Đức. Vào cuối những năm 1920, Đức đã giúp Liên Xô ngành công nghiệp bắt đầu hiện đại hóa, và hỗ trợ trong việc thành lập các cơ sở sản xuất xe tăng tại Nhà máy Bolshevik Leningrad và Nhà máy Locomotive Kharkov. Sự hợp tác này bị phá vỡ khi Hitler lên cầm quyền vào năm 1933. Sự thất bại của Hội nghị Giải trừ quân bị thế giới đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chạy đua vũ trang dẫn đến chiến tranh. Tại Pháp, bài học của Thế chiến I đã được xây dựng thành Tuyến phòng phủ Maginot với nhiệm vụ phải tổ chức một đường biên giới với Đức. Tuyến Maginot đã đạt được mục tiêu chính trị của nó là đảm bảo rằng bất kỳ cuộc xâm lược Đức phải đi qua Bỉ và rằng Pháp sẽ có Anh là một đồng minh quân sự. Pháp đã có nhiều hơn, và tốt hơn nhiều xe tăng hơn so với Đức như trong trận chiến nước Pháp năm 1940. Như trong chiến tranh thế giới thứ I, các tướng Pháp cho rằng lực lượng thiết giáp chủ yếu là để giúp bộ binh phá vỡ các phòng tuyến và các ổ súng máy. Do đó họ truyền bá học thuyết thiết giáp của họ cho các sư đoàn bộ binh, bỏ qua các học thuyết mới của Đức là Blitzkrieg dựa trên sự cơ động bằng cách sử dụng các cuộc tấn công tăng thiết giáp tập trung, Pháp chủ yều dựa vào súng trường chống tăng bộ binh không có hiệu quả chống lại xe tăng hạng trung và không có pháo chống tăng hiệu quả chống lại xe tăng hạng nặng. Không quân là một mối quan tâm lớn của Đức và Anh trong các cuộc chiến tranh. Sự mua bán các động cơ máy bay vẫn tiếp tục, với việc Anh bán hàng trăm động cơ tốt nhất của mình cho các công ty Đức sử dụng chúng trong máy bay thế hệ thứ nhất của mình, và sau đó được cải tiến chúng để sử dụng trong máy bay Đức sau này. Những phát minh mới này dẫn đến thành công lớn cho người Đức trong Thế chiến II. Vũ khí. Công nghệ vũ khí quân sự có sự tiến bộ nhanh chóng trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II, và hơn sáu năm, có một tỷ lệ thay đổi lớn trong chiến đấu trong tất cả mọi thứ từ máy bay đến vũ khí bộ binh. Thật vậy, cuộc chiến bắt đầu với hầu hết các quân đội sử dụng công nghệ thay đổi rất ít từ chiến tranh thế giới thứ I, và trong một số trường hợp, vẫn không thay đổi kể từ thế kỷ 19. Ví dụ đối với kỵ binh, chiến hào, và kỷ nguyên tàu chiến trong chiến tranh thế giới thứ I bình thường trở lại vào năm 1940, tuy nhiên trong vòng sáu năm, quân đội trên khắp thế giới đã phát triển máy bay phản lực, tên lửa đạn đạo, và thậm chí cả vũ khí nguyên tử như của Hoa Kỳ. Các máy bay chiến đấu tốt nhất cho đến cuộc chiến kết thúc có thể dễ dàng bay cao hơn bất kỳ máy bay hàng đầu vào năm 1939, chẳng hạn như Spitfire Mark I. Vào đầu chiến tranh các máy bay ném bom sớm gây ra cuộc tàn sát nhưng gần như tất cả đều có thể bị bắn hạ vào năm 1945, với thứ,1 bởi radar, nhằm mục đích tìm thấy mục tiêu, đạn phòng không hiện đại máy bay, cũng giống như "Máy bay chiến đấu bất khả chiến bại" năm 1941, Zero, nhưng vào năm 1944 trở thành "gà tây" của trận chiến biển Philippine. Xe tăng tốt nhất vào cuối chiến tranh, chẳng hạn như tăng hạng nặng IS-3 của Liên Xô hay tăng hạng trung Panther của Đức, dễ dàng đánh bại xe tăng tốt nhất năm 1939 như Panzer III. Các thiết giáp hạm của hải quân, từ lâu được xem như là yếu tố chiếm ưu thế trên biển, đã được nhường chỗ phạm vi hoạt động lớn và sức mạnh nổi bật của các tàu sân bay. Tầm quan trọng việc đổ bộ kích thích các nước Đồng minh phương Tây phát triển tàu đổ bộ Higgin, tàu đổ bộ bộ binh; DUKW, một chiếc xe tải đổ bộ sáu bánh, lội nước để cho phép các cuộc tấn công đổ bộ lên bãi biển và tàu đổ bộ cho phép xe tăng đổ bộ lên biển. Tăng cường tổ chức và điều phối các cuộc tấn công đổ bộ kết hợp với nguồn lực cần thiết để duy trì gây ra sự phức tạp của kế hoạch tăng các loại tàu xe đổ bộ, do đó đòi hỏi tính hệ thống chính thức và phương pháp quản lý hiện đại, quản lý dự án mà gần như tất cả các kỹ thuật hiện đại, xây dựng và phát triển phần mềm được lực lượng. Máy bay. Ở mặt trận phía Tây, không quân đã trở thành một phần rất quan trọng trong suốt cuộc chiến, vừa trong các hoạt động chiến thuật và chiến lược. Sự vượt trội máy bay Đức, được hỗ trợ bằng cách thay đổi liên tục thiết kế và đổi mới công nghệ, cho phép quân đội Đức tràn ngập Tây Âu với tốc độ tuyệt vời trong năm 1940, phần lớn do thiếu sự hỗ trợ của máy bay Đồng minh, bởi việc tụt hậu trong thiết kế và phát triển kỹ thuật do quá trình sụt giảm trong nghiên cứu đầu tư sau cuộc Đại khủng hoảng. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới I, lực lượng không quân Pháp đã bị ảnh hưởng nặng và gần như đã bị lãng quên, như các nhà lãnh đạo quân sự ưa thích chi tiền cho bộ binh và công sự tĩnh để chống lại phong cách chiến tranh ở chiến tranh thế giới thứ nhất. Kết quả là, năm 1940, Không quân Pháp chỉ có 1.562 máy bay và cùng với 1.070 máy bay của không quân Hoàng gia Anh phải đối mặt với 5.638 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của không quân Đức. Hầu hết các sân bay Pháp đã được đặt ở phía đông bắc nước Pháp, và đã nhanh chóng bị tàn phá trong giai đoạn đầu của chiến dịch. Không quân Hoàng gia của Vương quốc Anh sở hữu một số máy bay chiến đấu tiên tiến, chẳng hạn như Spitfire và Hurricane, nhưng không thích hợp cho việc tấn công các lực lượng mặt đất trên chiến trường, và số lượng nhỏ các máy bay được phái đến Pháp với lực lượng viễn chinh Anh đã bị phá hủy khá nhanh chóng. Sau đó, Không quân Đức đã có thể để đạt được ưu thế trên không trước Pháp vào năm 1940, cho quân đội Đức là một lợi thế to lớn về trinh sát và tình báo. Đức máy bay nhanh chóng đạt được ưu thế trên không đối với Pháp vào đầu năm 1940, cho phép Không quân Đức bắt đầu chiến dịch ném bom chiến lược trên các thành phố của Anh. Với việc loại Pháp ra khỏi chiến tranh, máy bay ném bom của Đức có căn cứ gần eo biển Anh đã có thể khởi động các cuộc tấn công London và các thành phố khác trong chiến dịch Blitz, với mức độ thành công khác nhau. Sau chiến tranh thế giới thứ I, khái niệm sự đông đảo trên không với máy bay ném bom là "Các máy bay ném bom sẽ luôn luôn vượt qua" đã trở nên rất phổ biến với các chính trị gia và các nhà lãnh đạo quân sự đang tìm kiếm một thay thế cho các cuộc tàn sát của chiến tranh chiến hào, và như là một kết quả, các lực lượng không quân của Anh, Pháp, và Đức đã phát triển phi đội máy bay ném bom để làm điều này. (máy bay ném bom của Pháp đã bị lãng quên, trong khi máy bay ném bom của Đức đã phát triển trong bí mật vì họ rõ ràng bị cấm bởi Hiệp ước Versailles). Các vụ ném bom Thượng Hải của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 28 tháng 1 năm 1932 và tháng 8 năm 1937 và các vụ đánh bom trong thời gian Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), đã chứng minh sức mạnh của ném bom chiến lược, và không lực ở châu Âu và Hoa Kỳ xem máy bay ném bom là vũ khí vô cùng mạnh mẽ, trong lý thuyết, có thể ném bom một quốc gia kẻ thù vào theo trình tự của họ. Kết quả là, sự sợ hãi máy bay ném bom kích hoạt việc phát triển chủ yếu trong công nghệ máy bay. Đức Quốc xã đã đặt loại máy bay lớn, tầm hoạt động xa cho máy bay ném bom chiến lược (Heinkel He 177 Greif, với sự chậm chạm và nhiều các vấn đề) vào sản xuất, trong khi khái niệm Amerika Bommer chỉ có kết quả trong nguyên mẫu. Nội chiến Tây Ban Nha đã chứng minh rằng sử dụng chiến thuật ném bom bổ Stuka là một cách rất hiệu quả tiêu diệt kẻ thù đông đúc, và do đó, nguồn lực và tiền bạc đã được dành cho sự phát triển của máy bay ném bom nhỏ hơn. Kết quả là, quân Đức đã buộc phải tấn công London vào năm 1940 với rất nhiều máy bay quá tải như Heinkel và máy bay ném bom hạng trung Dornier, và thậm chí không phù hơp như các máy bay Junkers Ju 87. Các máy bay ném bom này là có tốc độ chậm, kỹ sư người Ý đã không thể phát triển động cơ pittong máy bay đủ lớn (những cái đã được sản xuất có xu hướng dễ dàng phát nổ cực kỳ khi quá nóng), và do đó, các máy bay ném bom được sử dụng cho trận chiến của Anh được cỡ nhỏ hơn bình thường. Khi các máy bay ném bom của Đức đã không được thiết kế cho nhiệm vụ chiến lược tầm xa, họ không bảo vệ đầy đủ. Máy bay hộ tống Messerschmitt Bf 109 đã không được trang bị đủ nhiên liệu để thực hiện bảo vệ các máy bay ném bom trên cả hành trình đi và trở lại, và còn máy bay BF 110 chỉ có thể qua mặt các máy bay chiến đấu tầm ngắn Anh. Phòng không được tổ chức tốt và được trang bị với radar hiệu quả và sống sót sau vụ đánh bom. Kết quả là, các máy bay ném bom của Đức đã bị bắn rơi với số lượng lớn, và không thể gây thiệt hại cho các thành phố và các mục tiêu công nghiệp, quân sự để buộc nước Anh ra khỏi chiến tranh vào năm 1940 để chuẩn bị cho cuộc xâm lược quy mô. Máy bay máy bay ném bom tầm xa của Anh như Short Stirling đã được thiết kế trước năm 1939 cho các chuyến bay chiến lược và mang được lượng vũ khí lớn, nhưng công nghệ của họ vẫn bị sai sót nhiều. Loại nhỏ hơn và ngắn hơn Bristol Blenheim, máy bay ném bom được sử dụng nhiều nhất của Không lực Hoàng gia, đã được bảo vệ bởi chỉ một tháp pháo súng máy, và trong khi điều này xuất hiện đầy đủ, nó đã được sớm tiết lộ rằng tháp pháo là một cách phòng thủ thảm hại đối với phi đội máy bay chiến đấu Đức. Máy bay ném bom Mỹ như pháo đài bay B-17 Flying Fortress đã được chế tạo trước khi chiến tranh như một máy bay ném bom tầm xa thích hợp trên thế giới, được thiết kế để tuần tra bờ biển Mỹ. Bảo vệ bởi sáu tháp súng máy có thể quay 360 ° xung quanh, B-17 vẫn còn dễ bị tổn thương nều không cần sự bảo vệ của máy bay chiến đấu ngay cả khi được sử dụng trong các đội hình lớn. Bất chấp khả năng của máy bay ném bom Đồng minh, các cuộc không kích của Đồng minh đã không thể nhanh chóng làm tê liệt quân Đức.Khi bắt đầu của cuộc chiến tranh phần lớn bom rơi xa mục tiêu của họ, các khu công nghiệp được chuyển tới vùng nông thôn để đảm bảo rằng không quân Đồng Minh không thể tìm thấy mục tiêu của họ. Các quả bom được sử dụng bởi quân Đồng minh là rất thiết bị công nghệ cao, và sản xuất hàng loạt có nghĩa rằng các quả bom thường được ném cẩu thả và do đó không phát nổ. Sản xuất công nghiệp Đức tăng liên tục vào các năm 1940-1945, bất chấp những nỗ lực của lực lượng không quân Đồng minh để làm tê liệt ngành công nghiệp. Đáng chú ý, cuộc tấn công máy bay ném bom bắt giữ tàu ngầm Kiểu XXI của Đức mang tính cách mạng vào đi vào phục vụ trong thời kỳ chiến tranh. Hơn nữa, không kích của quân Đồng minh đã có một tác động nghiêm trọng đối với chính phủ Đức, tất cả người Đức thúc đẩy để bắt đầu phát triển công nghệ phòng không dưới hình thức của máy bay tiêm kích. Thời đại máy bay phản lực bắt đầu trong cuộc chiến tranh với sự phát triển của Heinkel He 178, động cơ phản lực thật sự đầu tiên. Cuối cuộc chiến tranh người Đức đã đưa vào các máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên hoạt động, các Messerschmitt Me 262. Tuy nhiên, bất chấp lợi thế công nghệ, máy bay Đức đã bị áp đảo bởi lực lượng không quân Đồng minh vượt trội, khiến các máy bay này thường xuyên bị phá hủy trên hoặc gần đường băng. Các máy bay phản lực khác, chẳng hạn như Gloster Meteor của Anh, bay đi làm nhiệm vụ nhưng không bao giờ nhìn thấy chiến đấu, có nghĩa không thể phân biệt nó với máy bay cánh quạt. Máy bay đã thấy phát triển nhanh chóng và rộng rãi trong chiến tranh để đáp ứng nhu cầu của chiến đấu trên không và các bài học được rút ra từ kinh nghiệm chiến đấu. Từ máy bay buồng lái mở các máy bay tiêm kích phản lực, nhiều loại khác nhau được sử dụng, được thiết kế cho các nhiệm vụ rất cụ thể. Trong chiến tranh người Đức sản xuất nhiều loại bom Glide khác nhau, các quả bom thông minh đầu tiên, bom bay V-1, là tên lửa hành trình đầu tiên, tên lửa V-2, tên lửa đạn đạo đầu tiên. Cuối cùng là bước đầu tiên vào thời đại không gian thông qua tầng bình lưu, cao hơn và nhanh hơn so với bất kỳ loại máy bay nào. Điều này sau đó đã dẫn đến sự phát triển của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Wernher Von Braun người đã lãnh đạo nhóm phát triển V-2 và sau đó di cư sang Hoa Kỳ, nơi ông đã đóng góp vào sự phát triển của tên lửa Saturn V, đưa con người lên mặt trăng vào năm 1969. Nền tảng lý thuyết. Các phòng thí nghiệm của Ludwig Prandtl tại Göttingen là trung tâm chính của lý thuyết khí động học và toán học và nghiên cứu động lực học chất lỏng từ ngay sau khi năm 1904 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Prandtl đặt ra thuật ngữ lớp biên và thành lập thuyết khí động lực học hiện đại (toán học). Phòng thí nghiệm bị mất vị thế thống trị khi các nhà nghiên cứu đã phân tán sau chiến tranh. Phương tiện. Hiệp ước Versailles đã áp đặt các hạn chế nghiêm trọng về việc Đức sản xuất phương tiện cho mục đích quân sự, và như vậy trong suốt những năm 1920 và những năm 1930, các nhà sản xuất đắc lực của Đức và Wehrmacht đã bắt đầu bí mật phát triển xe tăng. Khi những chiếc xe này được sản xuất trong bí mật, thông số kỹ thuật của họ và tiềm năng chiến trường chủ yếu là không được các nước Đồng minh châu Âu biết đến cho đến khi cuộc chiến thực sự bắt đầu. Khi quân đội Đức xâm chiếm Bỉ và Pháp tháng 5 năm 1940, công nghệ vũ khí của Đức đã chứng minh là vô cùng vượt trội so với quân Đồng minh. Quân đội Pháp bị thiếu hụt nghiêm trọng kỹ thuật xe tăng. Năm 1918, xe tăng Renault FT-17 của Pháp là loại xe tăng tiên tiến nhất trên thế giới thời bấy giờ, mặc dù nhỏ, có khả năng đến nay vượt qua các đối thủ chậm chạp và vụng về của Anh, Đức, hay Mỹ. Tuy nhiên, sau sự vượt trội này là việc phát triển xe tăng trong tình trạng trì trệ sau chiến tranh thế giới thứ I. năm 1939, xe tăng Pháp đã có rất ít thay đổi từ năm 1918.Tướng lĩnh Anh và Pháp tin rằng một cuộc chiến tranh với Đức trong tương lai sẽ được chiến đấu dưới điều kiện tương tự như những năm 1914-1918. Xe tăng cả hai nước đều được thiết kế với giáp dày vũ trang hạng nặng được thiết kế để phá lớp lô cốt, công sự và tấn công lực lượng mặt đất vượt qua giao thông hào dưới hỏa lực. Đồng thời cũng phát triển loại xe tăng hành trình(tăng hạng trung) tốc độ nhanh của Anh tấn công đằng sau kẻ thù. Ngược lại, Wehrmacht có tốc độ nhanh sự cơ động cao, xe tăng hạng nhẹ được thiết kế để vượt qua bộ binh. Các xe này tốt hơn xe tăng Anh và Pháp trong trận chiến cơ động. Xe tăng Đức theo thiết kế của Renault FT-17 của Pháp năm 1918 với thiết kế giáp vừa phải với một tháp pháo quay trên đầu gắn một khẩu pháo. Điều này đã cho tất cả các xe tăng Đức tiềm năng để tham chiến với các xe bọc thép khác. Ngược lại, khoảng 35% của xe tăng Pháp chỉ được đơn giản là trang bị với súng máy (một lần nữa được thiết kế cho chiến tranh chiến hào), có nghĩa là khi Pháp và Đức gặp nhau trong trận chiến, một phần ba các xe tăng chiến đấu của Pháp sẽ không có thể tham gia tấn công vào xe tăng địch, súng máy bắn vào giáp của xe tăng Đức chỉ nẩy ra mà thôi. Chỉ có một số ít xe tăng Pháp là có radio, và chúng thường trang bị trên chiến trường một cách không đồng đều theo kiểu chiếc có chiếc không. Xe tăng Đức, trái lại, tất cả đều được trang bị radio, cho phép họ liên lạc với nhau trong suốt cuộc chiến, trong khi chỉ huy xe tăng Pháp hiếm khi có thể liên lạc với xe khác. Xe tăng Matilda Mk I của quân đội Anh cũng được thiết kế để hỗ trợ bộ binh và được bảo vệ bởi giáp dày.Điều này là khá lý tưởng cho chiến tranh chiến hào, nhưng xe tăng loại này rất chậm chạp trong trận đánh có chiến trường rộng. Đại bác và súng máy hạng nhẹ của họ thường không thể gây thiệt hại nghiêm trọng lên xe Đức. Các bánh xích dễ dàng bị phá vỡ bởi pháo, và kíp lái xe tăng Matilda có khả năng sống sót thấp nếu trúng đạn, như bình xăng được đặt trên đỉnh của thân. Ngược lại, bộ binh xe tăng Matilda Mk II là một trong số ít bất khả xâm phạm bởi pháo xe tăng Đức và khẩu pháo của nó là có thể sẵn sàng xuyên giáp các xe tăng của Đức. Tuy nhiên xe tăng Anh và Pháp vào thế bất lợi về việc không quân hỗ trợ so với xe tăng Đức, và thiếu xe tăng đóng góp đáng kể vào sự sụp đổ nhanh chóng của Đồng Minh vào năm 1940. Chiến tranh thế giới thứ II đánh dấu cuộc chiến tranh quy mô đầy đủ đầu tiên và các phương tiện cơ giới đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các quốc gia tham chiến cuộc chiến đều không trang bị ngay từ đầu. Ngay cả các đơn vị Panzer của Đức ban đầu cũng chủ yếu hỗ trợ bộ binh bên cánh trong các chiến dịch lớn. Trong khi Đức công nhận và chứng minh giá trị của việc sử dụng tập trung lực lượng cơ giới, nhưng họ không bao giờ có đủ các đơn vị này với số lượng lớn để thay thế các đơn vị ban đầu. Tuy nhiên, người Anh cũng đã nhìn thấy giá trị trong cơ giới hóa. Đối với họ đó là một cách để tăng cường hạn chế nhân lực. Mỹ cũng tìm cách tạo ra một đội quân cơ giới. Đối với Hoa Kỳ, nó không phải là một vấn đề hạn chế của quân đội, nhưng thay vào đó họ có cơ sở công nghiệp mạnh mẽ mà có thể đủ trang thiết bị để sản xuất trên một quy mô lớn. Các phương tiên dễ thấy nhất trong chiến tranh là xe tăng, hình thành các mũi nhọn thiết giáp của chiến tranh cơ giới. Hỏa lực và giáp ấn tượng của nó làm cho xe tăng trở thành cỗ máy chiến đấu hàng đầu của chiến tranh mặt đất. Tuy nhiên, số lượng lớn xe tải và xe vận chuyển bộ binh, pháo binh, và vận chuyển hàng tiếp tế cũng không ít. Tàu chiến. Chiến tranh trên biển thay đổi đáng kể trong chiến tranh thế giới thứ II, với xuất hiện của các hạm đội tàu sân bay tàu, và sự tác động lớn của tàu ngầm trong quá trình chiến tranh. Sự phát triển của tàu mới trong thời gian chiến tranh đã phần nào bị hạn chế do thời gian kéo dài cần thiết cho sản xuất, nhưng phát triển quan trọng thường được trang bị thêm cho tàu cũ. Loại tàu ngầm tiên tiến của Đức đưa vào sử dụng quá muộn và sau khi gần như tất cả các đội giàu kinh nghiệm đã bị mất. Các tàu ngầm U-boat của Đức được sử dụng chủ yếu để ngăn chặn / phá hủy các nguồn tiếp tế từ Hoa Kỳ và Canada qua Đại Tây Dương. Tàu ngầm cũng rất quan trọng ở Thái Bình Dương cũng như ở Đại Tây Dương. Lực lượng phòng thủ Nhật Bản chống lại tàu ngầm của Đồng minh không hiệu quả. Phần lớn các đội thương thuyền của Đế quốc Nhật Bản, cần thiết để cung cấp lực lượng tiếp viện và mang lại nguồn cung cấp chẳng hạn như dầu và thực phẩm cho các đảo bị Nhật Bản chiếm đóng, bị chìm. Điều này khiến cho họ đào tạo thay thế đầy đủ cho thủy thủ đoàn của họ bị mất và thậm chí còn buộc hải quân đóng quân gần nguồn cung cấp dầu. Trong số các tàu chiến bị đánh chìm bởi tàu ngầm là tàu sân bay lớn nhất trong chiến tranh Shinano. Các tiến bộ về tàu chiến quan trọng nhất là trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm. Thúc đẩy bởi sự cần thiết và thiếu thốn về hàng tiếp tế khiến Anh phát triển công nghệ cho việc phát hiện và phá hủy tàu ngầm tiên tiến ở mức ưu tiên cao. Việc sử dụng ASDIC (SONAR) trở nên phổ biến và do đó đã làm việc cài đặt trên tàu và radar trên không. Tuy nhiên, cũng có một số dự án không khả thi ví dụ như Dự án Habakkuk trong việc chống tàu ngầm U-boat. Vũ khí. Các loại vũ khí như súng, súng cối, đạn pháo, bom, và các thiết bị khác, cũng nhiều như những nước tham gia chiến tranh và mục đích của nó. Một loạt các loại vũ khí đã được phát triển trong chiến tranh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể nảy sinh, nhưng nhiều nước đã bắt đầu phát triển trước khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Ngư lôi bắt đầu sử dụng kíp nổ, la bàn định hướng, hệ thống dẫn đường được lập trình sẵn và thậm chí cả giảm tiếng ồn và động cơ đẩy cải tiến. Hệ thống điều khiển hỏa lực tiếp tục phát triển cho pháo tàu chiến và đưa vào sử dụng cho ngư lôi và súng phòng không. Ngư lôi có điều khiển và bom chống tàu ngầm cũng được phát triển. Phát triển vũ khí bộ binh. Phương pháp sản xuất mới cho vũ khí như đóng dấu, tán đinh, và hàn được đưa vào là để sản xuất số lượng vũ khí cần thiết. Trong khi điều này đã được sử dung trước đó trong chiến tranh thế giới thứ I, nó đã dẫn đến súng hoàn toàn có thể được chấp nhận bởi quân đội: súng máy máy hạng nhẹ Chauchat của Pháp. Thiết kế và phương pháp sản xuất đã đủ tiến bộ để sản xuất vũ khí của độ tin cậy hợp lý như PPSh-41, PPS-42, Sten, MP 40, M3 Grease, Gewehr 43, súng tiểu liên Thompson và súng trường M1 Garand. Một số loại vũ khí khác thường được thấy Trong chiến tranh thế giới thứ II bao gồm súng máy hạng nhẹ BAR của Mỹ, súng trường M1 Carbine, cũng như Colt M1911; súng tiểu liên kiểu 100 của Nhật, súng máy kiểu 99, súng trường Arisaka kiểu 99 tất cả là những vũ khí quan trọng được sử dụng trong chiến tranh. Chiến tranh Thế giới II đã chứng kiến sự thành lập của súng trường bán tự động đáng tin cậy, chẳng hạn như M1 Garand của Mỹ và, quan trọng hơn, các súng trường tấn công lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi, được đặt tên tiếng Đức là Sturmgewehrs trong chiến tranh. Trước đó lồng vào cốt ám chỉ ý tưởng này của việc sử dụng BAR và Fedorov Avtomat trong một chiến thuật vừa chạy vừa bắn, trong đó người đàn ông sẽ tiến vào vị trí kẻ thù với một trận mưa đạn. Người Đức lần đầu tiên phát triển FG 42 cho lính nhảy dù của họ trong các cuộc tấn công và sau đó là Sturmgewehr 44 (STG 44), súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới, bắn đạn 7.92×33mm Kurz; cùng loại với FG 42. Những phát triển trong công nghệ súng máy lên đến đỉnh cao khi Maschinengewehr 42 (MG 42) ra đời. MG 42 là một thiết kế tiên tiến chưa từng có vào thời điểm đó. Nó thúc đẩy phát triển súng máy sau chiến tranh trên cả hai phe của cuộc chiến tranh lạnh và vẫn được sử dụng bởi một số quân đội cho đến ngày nay, bao gồm MG 3 của Bundeswehr Đức. Heckler & Koch G3, và nhiều thiết kế khác của Heckler & Koch, đến từ hệ thống hoạt động của nó. Quân đội Hoa Kỳ kết hợp hệ thống hoạt động của FG 42 với hệ thống nạp đạn bằng băng đạn của MG42 để tạo ra khẩu súng máy M60 được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Mặc dù bị lu mờ bởi các súng trường bán tự động/tự động và súng máy, súng lên đạn thủ công vẫn là vũ khí bộ binh chủ lực của nhiều quốc gia trong Thế chiến II. Khi Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh thế giới thứ II, có không đủ súng trường M1 Garand cho các quân đội Mỹ buộc Mỹ bắt đầu sản xuất súng trường M1903 nhiều hơn để làm như một biện pháp "ngăn khoảng chênh lệch" cho đến khi đủ số lượng M1 Garands được sản xuất. Trong cuộc xung đột, nhiều mô hình mới của súng trường nạp đạn thủ công đã được sản xuất như là một kết quả của bài học kinh nghiệm từ Chiến tranh thế giới thứ nhất với thiết kế của một số súng trường bộ binh nạp đạn thủ công được sửa đổi để tăng tốc độ sản xuất cũng như để làm cho súng nhỏ gọn hơn và dễ dàng hơn để xử lý. Ví dụ về các khẩu súng trường lên đạn thủ công đã được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II bao gồm Mauser Kar98k của Đức, Lee-Enfield No.4 của Anh, và Springfield M1903của Mỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ II, súng trường nạp đạn thủ công đã được sửa đổi hơn nữa để đáp ứng các hình thức mới của chiến tranh quân đội của các quốc gia nhất định phải đối mặt ví dụ như chiến tranh đô thị và chiến tranh trong rừng. Ví dụ như Mosin-Nagant Model 1944 của Liên Xô, được phát triển bởi Liên Xô như là một kết quả của kinh nghiệm của Hồng quân với chiến tranh đô thị ví dụ như Trận Stalingrad, và Enfield- Lee No.5 của Anh, đã được phát triển cho lực lượng Anh và Khối thịnh vượng chung chống Nhật ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945, vũ khí bộ binh được sử dụng trong thế chiến vẫn còn nhìn thấy trong tay của các lực lượng vũ trang của các quốc gia khác nhau và các phong trào du kích trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các quốc gia như Liên Xô và Hoa Kỳ cải tiến bổ sung thêm nhiều vũ khí trong thời thế chiến thứ 2 để cho một số quốc gia và các phong trào chính trị trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như là một cái cớ để cung cấp vũ khí bộ binh hiện đại hơn. Bên cạnh việc tham gia các cuộc xung đột sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, các vũ khí bộ binh trong chiến tranh thế giới thứ II được coi là mặt chiến lợi phẩm của nhiều chủ sở hữu súng dân sự và sử dung trên khắp thế giới do tính chất lịch sử của nó, giá rẻ (do các vũ khí này xuất hiện trên thị trường vũ khí với số lượng lớn), và độ bền của nó. Bom hạt nhân. Các nghiên cứu và phát triển bom hạt nhân trong chiến tranh bao gồm dự án Manhattan, nỗ lực để nhanh chóng phát triển một quả bom nguyên tử, hoặc đầu đạn hạt nhân phân hạch. Nó có lẽ là sự phát triển quân sự trong chiến tranh có tính chất sâu xa nhất, và đã có một tác động lớn đến cộng đồng khoa học, trong số những thứ khác tạo ra một mạng lưới các phòng thí nghiệm quốc gia tại Hoa Kỳ. Phát triển đã được hoàn thành quá muộn để sử dụng tại chiến trường châu Âu của Chiến tranh thế giới thứ II. Phát minh của nó có nghĩa rằng chỉ cần một máy bay ném bom duy nhất có thể mang theo vũ khí đủ mạnh để tàn phá toàn bộ thành phố, làm cho chiến tranh thông thường chống lại một quốc gia với một quân đội vượt trội đầu hàng. Tầm quan trọng chiến lược của bom hạt nhân thậm chí còn lớn hơn thiết kế dựa trên phản ứng nhiệt hạch, đã không hoàn toàn rõ ràng cho đến khi Hoa Kỳ bị mất độc quyền về vũ khí trong thời kỳ hậu chiến tranh. Liên Xô phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ vào năm 1949, một phần dựa trên thông tin thu được từ hoạt động tình báo Liên Xô tại Hoa Kỳ. Cạnh tranh giữa hai siêu cường hạt nhân đóng một phần lớn trong sự phát triển của Chiến tranh Lạnh. Các ý nghĩa chiến lược của vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn còn rất quan trọng trong thế kỷ 21. Cũng có một dự án của Đức để phát triển vũ khí nguyên tử. Điều này không thành công bởi một loạt các lý do như vụ phá hủy nhà máy nước nặng Vermork, đáng chú ý nhất là chủ nghĩa bài Do Thái. Tầng đầu tiên của vật lý năng lượng cao (Einstein, Bohr, Fermi, và Robert Oppenheimer) đã làm nhiều nghiên cứu ở Đức, đều là người Do Thái hay trong trường hợp của Enrico Fermi, kết hôn với người Do Thái. Robert Oppenheimer, một người Mỹ gốc Do Thái, cũng bởi niềm xác tín và đi theo xã hội chủ nghĩa, và đã liên kết với Đảng Cộng sản. Khi họ rời Đức, chỉ có một nhà vật lý nguyên tử còn lại ở Đức là Werner Heisenberg. Ông đã thực hiện một số lỗi tính toán cho thấy rằng Đức sẽ cần nước nặng nhiều hơn đáng kể. Dự án sau đó bị hủy do không đủ nguồn lực. Đế quốc Nhật Bản cũng phát triển bom nguyên tử, tuy nhiên, nó khá loạng choạng do thiếu các nguồn tài nguyên mặc dù đạt được ủng hộ từ chính phủ. Thiết bị điện tử, thông tin liên lạc và tình báo. Thiết bị điện tử điện tử tăng lên một cách nhanh chóng và nổi bật trong Thế chiến II. Các thiết bị chiến tranh điện tử đã được xem như là phần quan trọng của khí tài quân sự, vào giữa của cuộc chiến tranh các thiết bị như radar và ASDIC (sóng siêu âm) đã chứng minh giá trị của nó. Ngoài ra, thiết bị được thiết kế cho truyền thông và đánh chặn và giải mã của những thông tin liên lạc đã trở nên quan trọng. Công nghệ công nghiệp. Trong khi sự phát triển của thiết bị mới một cánh nhanh chóng, nó cũng quan trọng để có thể sản xuất những công cụ này và nhận được chúng với quân đội với số lượng thích hợp. Những quốc gia đã có thể để tối đa hóa năng lực công nghiệp của họ và huy động cho nỗ lực chiến tranh đã thành công trong trang bị quân đội của họ trong một cách kịp thời với chất liệu đầy đủ. Một sự đổi mới của Đức nổi bật là Jerrycan(một loại can thép). Một trong những phát triển lớn nhất là khả năng sản xuất cao su nhân tạo. Cao su thiên nhiên chủ yếu được thu hoạch ở Nam Thái Bình Dương và Đồng minh đã bị mất nguồn cung từ một số lượng lớn của nó do Nhật Bản xâm chiếm. Vì vậy, sự phát triển của cao su nhân tạo cho phép bộ máy chiến tranh của Đồng minh tiếp tục phát triển, tạo cho Mỹ một lợi thế kỹ thuật quan trọng trong khi chiến tranh thế giới thứ II tiếp tục. Đối với người Đức, sự phát triển của nhiên liệu thay thế như hydro peroxide là một tiền đề cho sự phát triển của công nghệ tế bào nhiên liệu và công nghệ nhiên liệu tổng hợp.
1
null
Bãi Suối Ngà là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách đá Suối Ngọc 26 hải lý (48,2 km) về phía đông. Bãi Suối Ngà là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Hàn Quốc Quang phục Quân hay Đại Hàn Quang phục Quân được thành lập vào ngày 17 tháng 9 năm 1940 tại Trùng Khánh, Trung Hoa Dân Quốc bởi chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc, chỉ huy bởi các tướng Ji Cheong-cheon và Lee Beom-seok - một người anh hùng trong trận chiến Thanh Sơn Lý chống lại Đế quốc Nhật Bản đồng thời là thủ tướng tương lai của Hàn Quốc. Đây là lực lượng tiền thân của quân đội Hàn Quốc sau này.
1
null
Oscar dos Santos Emboaba Júnior (; sinh ngày 9 tháng 9 năm 1991), thường gọi là Oscar, là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Cảng Thượng Hải tại Chinese Super League. Oscar khởi đầu sự nghiệp của mình tại São Paulo trước khi đến Internacional do tranh chấp về lương. Tháng 7 năm 2012, anh chính thức trở thành cầu thủ của Chelsea với phí chuyển nhượng khoảng 25 triệu bảng Anh. Sau bốn năm rưỡi thi đấu cho Chelsea với hai chức vô địch Premier League, một chức vô địch League Cup và một chức vô địch UEFA Europa League, Oscar chuyển đến Cảng Thượng Hải với mức phí 60 triệu bảng Anh. Ở cấp độ đội tuyển, Oscar đã cùng U-20 Brasil giành chức vô địch Giải vô địch U-20 thế giới 2011 trong đó anh lập hat-trick trong trận chung kết để trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử ghi được hat-trick trong một trận chung kết bóng đá U-20 thế giới. Tháng 7 năm 2012, anh được triệu tập vào đội tuyển Brasil và có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển vào năm 2013 là chức vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục. Oscar thi đấu cho Chelsea được 4 năm thì anh chuyển đến thi đấu cho CLB Thượng Hải SIPG của Trung Quốc. Nhưng ở đây anh ko thể cải thiện kĩ năng chơi bóng của mình, vì vậy anh không được gọi lên đội tuyển bóng đá quốc gia Brazil đá World Cup 2018. Đây là thiệt thòi lớn cho anh. Hè năm 2018, Oscar có ý muốn trở lại Chelsea và đang chờ ý kiến từ ban lãnh đạo câu lạc bộ nhưng không được chấp thuận. Sự nghiệp câu lạc bộ. São Paulo và Internacional. Oscar sinh ra và lớn lên ở Americana, thành phố nhỏ thuộc bang São Paulo của Brasil. Anh gia nhập học viện bóng đá trẻ União Barbarense trước khi đến São Paulo FC vào năm 2004 ở tuổi 13. Năm 2008, Oscar lên chơi ở đội một và giúp đội bóng này giành chức vô địch quốc gia thứ ba liên tiếp. Năm 2009, São Paulo đã từ chối chi trả khoản tiền lương hứa trước đó cho Oscar. Do đó, anh đã kiện đội bóng Brasil ra tòa án trước khi quyết định đến Internacional vào tháng 11 năm 2009. Người đại diện của anh cho rằng hợp đồng giữa anh và São Paulo vô hiệu khi Oscar đã ký hợp đồng trên ba năm khi mới chỉ 16 tuổi. Tuy nhiên, Oscar đã không thể thi đấu đến tận tháng 6 năm 2010 do bị São Paulo ngăn cản và phải đến ngày 30 tháng 5 năm 2010, hai câu lạc bộ mới đạt được thỏa thuận giúp anh có thể ra sân trở lại. Trong khoảng thời gian này, anh đã vắng mặt trong một trận đấu quan trọng của Internacional ở Copa Libedatores. Oscar là trụ cột trong đội hình cùng Internacional giành cú đúp vô địch bang Campeonato Gaúcho 2011 và 2012 cùng siêu cúp Nam Mỹ, Recopa Sudamericana. Mùa giải 2011, anh ghi 13 bàn và kiến tạo 10 đường chuyền thành bàn trong 44 trận. Trong mùa giải 2012, anh tiếp tục ghi 6 bàn và có 10 đường kiến tạo sau 20 trận. Chelsea. Mùa giải 2012-13. Ngày 21 tháng 7 năm 2012, Oscar xác nhận rằng anh đã hoàn tất kiểm tra y tế tại câu lạc bộ Chelsea tuy nhiên vẫn chưa ký kết hợp đồng chính thức và đợi đến khi Thế vận hội Mùa hè 2012 kết thúc để quyết định tương lại của mình. Ngày 26 tháng 7, Chelsea thông báo họ đã chính thức có được Oscar với bản hợp đồng 5 năm, giá chuyển nhượng không được tiết lộ nhưng ước tính vào khoảng 25 triệu £. Tại Chelsea, anh khoác áo số 11, số áo trước đây thuộc về Didier Drogba. Oscar có trận đấu chính thức đầu tiên cho Chelsea khi vào sân thay cho Eden Hazard ở phút 64 trong trận thắng Wigan Athletic 2-0 ngày 19 tháng 8 năm 2012. Anh cũng được vào sân từ băng ghế dự bị trong trận siêu cúp châu Âu 2012 với Atletico Madrid nhưng Chelsea đã để thua 4–1 trong trận này. Ngay 19 tháng 9, Oscar có trận đấu chính thức đầu tiên cho Chelsea tại UEFA Champions League và là lần đầu tiên anh có mặt trong đội hình xuất phát của Chelsea. Anh đã lập một cú đúp trước Juventus giúp Chelsea dẫn trước 2-0 trong đó bàn thắng thứ hai của anh được đánh giá là hoàn hảo từ động tác đỡ bóng cho đến dứt điểm. Tuy nhiên Chelsea cuối cùng lại để Juventus cầm hòa với tỷ số 2-2 và Oscar phải rời sân vì chấn thương mắt cá chân phải. Oscar đã được UEFA đã trao danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất trận" và Goal.com cũng chấm điểm anh cao nhất trận. Trong hai trận đấu lượt đi và về với Shakhtar Donetsk tại vòng bảng UEFA Champions League, Oscar đã có hai bàn thắng, trong đó có một pha bắt volley thành bàn vào lưới trống từ khoảng cách hơn 40 m. Oscar sau đó cũng ghi bàn trong trận đấu cuối cùng của Chelsea tại Champions League 2012-13 khi đội bóng này đã bị loại sau vòng bảng, trong chiến thắng 6-1 trước Nordsjælland. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Chelsea tại Premier League trong chiến thắng 8-0 trước Aston Villa từ chấm phạt đền ngày 23 tháng 12. Ngày 14 tháng 2 năm 2013, khi vừa vào sân mới hơn một phút thay thế Juan Mata, Oscar đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu với Sparta Praha tại vòng 1/32 Europea League 2012-13. Anh kết thúc mùa giải bằng danh hiệu vô địch đầu tiên với Chelsea là UEFA Europa League. Sau đó một ngày, bàn thắng của Oscar trong trận đấu với Juventus được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất mùa giải của Chelsea. Mùa giải 2013-14. Oscar trở thành cầu thủ đầu tiên của Chelsea ghi bàn tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2013-14 bằng bàn thắng mở tỉ số 1-0 trong chiến thắng trước Hull City ngày 18 tháng 8. Ngày 18 tháng 9, Oscar có mùa giải thứ hai liên tiếp ghi bàn thắng mở màn cho Chelsea tại UEFA Champions League với bàn mở tỉ số trong trận đấu với Basel nhưng sau đó Chelsea đã để thua ngược 2-1. Tại vòng đấu tiếp theo của Giải Ngoại hạng Anh, anh ghi bàn mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Fulham. Ngày 23 tháng 11, Oscar có bàn thắng thứ năm tại Premier League mùa giải này trong chiến thắng 3-0 trước West Ham United. Trong trận đấu đầu tiên của năm 2014, Oscar vào sân từ băng ghế dự bị đã ghi dấu ấn với một bàn thắng và hai đường kiến tạo đem về chiến thắng 3-0 trước Southampton. Tại vòng 4 Cúp FA 2014, anh có pha sút phạt trực tiếp thành bàn đẹp mắt đem về chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Stoke City. Trong trận đấu kỷ niệm tròn 1000 trận huấn luyện viên Arsène Wenger dẫn đắt Arsenal, Oscar đã lập cú đúp đem về chiến thắng 6-0 cho Chelsea. Mùa giải 2014-15. Sau khi tiền đạo Didier Drogba trở lại Chelsea trong kỳ chuyển nhượng hè 2014, Oscar đã nhường lại đàn anh số áo 11 và nhận số áo 8 do Frank Lampard để lại. Ngày 24 tháng 9 năm 2014, từ khoảng cách 25m, Oscar có cú sút xa ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 của Chelsea trước Bolton Wanderers tại vòng ba League Cup 2014-15. Anh có bàn thắng đầu tiên tại Giải ngoại hạng Anh 2014-15 ba ngày sau đó với pha đệm bóng cận thành mở tỉ số trong chiến thắng 3-0 trước Aston Villa. Đến trận đấu vòng 8 Giải ngoại hạng Anh với Crystal Palace, Oscar mở tỉ số từ quả đá phạt trực tiếp ở khoảng cách 25m và có pha kiến tạo cho Cesc Fàbregas giúp Chelsea giành thắng lợi 2-1. Tại hai vòng đấu 21 và 22 của Giải ngoại hạng Anh 2014-15, anh đều là người ghi bàn thắng mở tỉ số cho Chelsea, giúp Chelsea lần lượt đánh bại Newcastle United 2-0 và Swansea City 5-0.. Ngày 18 tháng 4 năm 2015, trong trận đấu với Manchester United, Oscar đã có một pha đánh gót tinh tế, vừa tầm để Eden Hazard băng lên ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Cuối mùa giải 2014-2015, anh nhận được giải thưởng bàn thắng của năm - cho bàn thắng vẩy má ngoài đẳng cấp vào lưới QPR - do ban lãnh đạo Chelsea trao tặng. Oscar đã cùng Chelsea vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2014-2015 nhưng phong độ của anh trong nửa sau mùa giải 2014-15 là thất vọng khi không được đá chính đủ 90 phút trong tất cả các trận đấu của Chelsea từ cuối tháng 1 và đặc biệt là bị huấn luyện viên José Mourinho nói đã có màn trình diễn không đủ tốt khi bị thay ra chỉ sau 45 phút trận gặp Stoke City ngày 4 tháng 4. Mùa giải 2015-16. Oscar trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho Chelsea trong mùa giải 2015-2016 với pha đá phạt thành bàn mở tỉ số trong trận hòa 2-2 với Swansea City. Ngày 16 tháng 9, anh ghi bàn từ chấm phạt đền trong chiến thắng 4-0 trước Maccabi Tel Aviv, trận đấu đầu tiên của Chelsea tại vòng bảng Champions League 2015-16. Trong chuỗi phong độ tệ hại của Chelsea khiến huấn luyện viên José Mourinho mất việc, phong độ của Oscar cũng không được tốt khiến anh phải thường xuyên ngồi ghế dự bị. Trong trận đấu đầu tiên của Chelsea kể từ khi Mourinho bị sa thải, Oscar là người ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 3-0 trong chiến thắng trước Sunderland. Tuy nhiên một tuần sau đó, trong trận đấu đầu tiên dưới thời tân huấn luyện viên Guus Hiddink, anh trượt ngã đá hỏng quả phạt đền cuối trận khiến Chelsea phải chịu chia điểm với Watford. Tháng 5 năm 2017. Chelsea giành chức vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2016–17 và Oscar dù đã rời câu lạc bộ vẫn đủ điều kiện nhận huy chương do đã ra sân thi đấu chín trận tại Ngoại hạng Anh cho Chelsea trước khi đến Trung Quốc. Thượng Hải SIPG. Ngày 23 tháng 12 năm 2016, đội bóng đang thi đấu tại Chinese Super League là Thượng Hải SIPG đi đến thỏa thuận chuyển nhượng Oscar với phí chuyển nhượng vào khoảng 60 triệu £. Trong trận đấu chính thức đầu tiên trong màu áo mới, Oscar đã có được một pha lập công trong chiến thắng 3-0 trước đội bóng Thái Lan Sukhothai tại vòng play-off AFC Champions League 2017. Anh có trận đấu đầu tiên tại Chinese Super League trong trận thắng 5-1 trước Trường Xuân Á Thái, trận đấu mà anh đã đem về cho đội bóng của mình một quả phạt đền. Tại vòng bảng AFC Champions League 2017, Oscar ghi được một bàn thắng trong trận thắng đậm Western Sydney Wanderers 5-1 nhưng bỏ lỡ hai quả phạt đền trong trận thua 1-0 trước Urawa Red Diamonds. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Các đội trẻ. Với phong độ xuất sắc tại Internacional, Oscar được triệu tập vào đội tuyển U-20 Brasil tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2011 tại Colombia. U-20 Brasil giành chức vô địch sau khi đánh bại U-20 Bồ Đào Nha trong trận chung kết ngày 20 tháng 8 trong đó Oscar lập một hat-trick. Anh cũng trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử ghi được hat-trick trong một trận chung kết bóng đá U-20 thế giới và thành tích này được báo giới so sánh với cú hat-trick của Geoff Hurst tại World Cup 1966. Olympic 2012. Oscar được triệu tập vào đội tuyển U-23 Brasil tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn. Trong trận mở màn thắng U-23 Ai Cập 3-2, anh đã kiến tạo cho Rafael da Silva và Leandro Damião ghi bàn. Trận đấu tiếp theo với U-23 Belarus, Oscar ghi bàn ấn định chiến thắng 3-1 ở những phút bù giờ để đưa Brasil vào tứ kết. Đến trận bán kết với U-23 Hàn Quốc ngày 7 tháng 8, anh tiếp tục có hai pha kiến tạo thành bàn, lần này là cho Rômulo và Leandro Damião. Tuy nhiên, trong trận chung kết, U-23 Brasil đã để thua U-23 Mexico 1-2 trong đó Oscar bỏ lỡ cơ hội gỡ hòa khi đánh đầu trượt trong tư thế trống trải ở phút bù giờ cuối cùng. Đội tuyển quốc gia. Oscar đã có trận đấu ra mắt đội tuyển quốc gia khi được vào thay người trong trận hòa 0-0 với Argentina vào tháng 9 năm 2011. Anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển trong trận giao hữu thua 3-4 trước Argentina. Ngày 10 tháng 9 năm 2012, trong trận giao hữu thắng Trung Quốc 8-0, Oscar đã có ba đường chuyền thành bàn và ghi bàn ấn định tỉ số trên chấm 11m. Confederations Cup 2013. Oscar đã cùng đội tuyển Brasil vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 sau khi giành chiến thắng 3-0 trước Tây Ban Nha trong trận chung kết, trận đấu mà anh đã có một đường kiến tạo cho tiền đạo Neymar ghi bàn thắng thứ hai. World Cup 2014. Oscar được huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari triệu tập tham dự World Cup 2014 ngay tại quê hương. Ngày 12 tháng 6, trong trận khai mạc của giải đấu và cũng là trận đấu đầu tiên trong sự nghiệp của Oscar tại giải vô địch bóng đá thế giới, anh đã ghi bàn ở những phút cuối của trận đấu, ấn định chiến thắng 3-1 của Brasil trước đội tuyển Croatia. Trong trận bán kết với đội tuyển Đức, Oscar đã vượt qua sự truy cản của Jérôme Boateng để ghi bàn thắng danh dự cho đội chủ nhà Brasil trong trận thảm bại 7-1 trước Đức. Anh là một trong hai cầu thủ của Brasil có tên trong đội hình tiêu biểu của World Cup 2014 do FIFA bầu chọn. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Internacional Chelsea Cảng Thượng Hải Cuộc sống gia đình. Oscar mồ côi cha từ năm anh ba tuổi. Cha anh, ông Oscar dos Santos Emboaba Sr vốn là một cầu thủ nghiệp dư và nghề nghiệp chính thức của ông là một nhân viên bán hàng đồ nội thất. Vợ của Oscar là Ludmila, một người phụ nữ gốc Nhật Bản và hai người kết hôn vào năm 2011. Hai vợ chồng sinh được cô con gái tên là Júlia vào ngày 5 tháng 6 năm 2014 và một cậu con trai tên Caio sinh ngày 11/4/2016
1
null
Lee Beom-seok (Hangul: 이범석, 1900–1972) là nhà hoạt động cách mạng và vận động độc lập dân tộc người Triều Tiên đồng thời là thủ tướng đầu tiên của Hàn Quốc; tại nhiệm từ năm 1948 đến năm 1950. Bên cạnh đó, ông từng là lãnh đạo của Liên đoàn Thanh niên dân tộc Hàn Quốc với bí danh "Chulgi".
1
null
Bãi Phù Mỹ là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách bãi Trăng Khuyết 17,7 hải lý (32,8 km) về phía đông bắc. Bãi Phù Mỹ là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Bãi Đồi Mồi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm cách bãi Cái Mép 28,1 hải lý (52 km) về phía tây nam và cách bãi Phù Mỹ 12,9 hải lý (23,9 km) về phía đông nam. Bãi Đồi Mồi là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Đá Phật Tự là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này cách bãi Hải Sâm 29,3 hải lý (54,3 km) về phía đông nam. Đá Phật Tự là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Threonin (viết tắt là Thr hoặc T) là một α-amino acid với công thức hóa học HO2CCH(NH2)CH(OH)CH3. Các codon của nó là ACU, ACA, ACC, và ACG. Threonin là một amino acid thiết yếu có phân cực. Giống như serin, threonin là một trong hai amino acid sinh protein mang một nhóm alcohol (tyrosin không phải là một alcohol mà là một phenol do nhóm hydroxyl của nó gắn trực tiếp vào vòng thơm, làm cho nó có tính oxy hóa và tính axit-base khác hẳn). Nó cũng là một trong hai amino acid thiết yếu mang nhánh bên đối xứng (giống với isoleucin). Vị trí của các amino acid threonin trong một phân tử protein thường là nơi diễn ra các sửa đổi sau dịch mã. Tại nhánh bên hydroxyl có thể xảy ra phản ứng glycosyl hóa. Ngoài ra, threonin có thể bị phosphoryl hóa nhờ một threonin kinase. Dạng phosphoryl hóa của nó còn được gọi là phosphothreonin. Lịch sử. Ttrong 20 loại amino acid sinh protein, threonin là amino acid được phát hiện cuối cùng bởi William Cumming Rose. amino acid này được đặt tên là Threonine vì nó tương tự như trong cấu trúc để Threose (C4H8O4) Đồng phân lập thể. Threonin là một trong hai trên hai mươi amino acid sinh protein có hai tâm đối xứng. Threonin có thể tồn tại dưới bốn dạng đồng phân lập thể với các cấu hình sau: (2"S",3"R"), (2"R",3"S"), (2"S",3"S") và (2"R",3"R").-Threonin được dùng để chỉ đồng phân không đối quang, axit (2"S",3"R")-2-amino-3-hydroxybutanoic. Đồng phân lập thể thứ hai (2"S",3"S") hiếm khi có mặt trong tự nhiên, được gọi là -"allo"-threonin. Hai đồng phân lập thể axit (2"R",3"S")- và (2"R",3"R")-2-amino-3-hydroxybutanoic có vai trò không đáng kể. Sinh tổng hợp. Do là một amino acid thiết yếu, threonin không được tổng hợp trong cơ thể, do đó phải lấy từ thức ăn chưa threonin. Trong các loài thực vật và vi sinh vật, threonin được tổng hợp từ axit aspartic, qua α-aspartyl-semialdehyde và homoserin. Homoserin trải qua sự "O"-phosphoryl hóa tạo thành một este phosphat, phản ứng thủy phân xảy ra ngay sau đó cùng với sự dịch chuyển nhóm OH. Các enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp threonin gồm: Chuyển hóa. Threonin được chuyển hóa qua hai con đường: Nguồn thức ăn. Các loại thức ăn giàu threonin gồm có pho mát, thịt gia cầm, cá, thịt, đậu lăng, hạt mè... Điều chế. Hỗn hợp racemic của threonin có thể được điều chế từ axit crotonic và thủy ngân(II) acetat.
1
null
Bãi Cỏ Mây (có nơi ghi là "bãi Cò Mây"; tiếng Anh: "Second Thomas Shoal"; tiếng Filipino: "Ayungin"; , Hán-Việt: "Nhân Ái tiêu.") là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn vòng này nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn và cách bãi Sa Bin 35 hải lý (64,8 km) về phía tây. Bãi Cỏ Mây là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện Philippines đang kiểm soát rạn vòng này và dùng xác tàu BRP "Sierra Madre" mắc cạn tại đây vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác bãi Cỏ Mây. Đặc điểm. Rạn san hô Bãi Cỏ Mây có hình dạng giống củ cà rốt với chiều dài tính theo trục chính bắc-nam là 9 hải lý (16,7 km) và chiều rộng tối đa là 3 hải lý (5,6 km) ở gần đầu mút phía bắc. Diện tích của rạn vòng này vào khoảng 60 km².
1
null
Đá Long Điền là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách bãi Sa Bin 18 hải lý (33,3 km) về phía tây nam. Đá Long Điền là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Savoia-Marchetti SM.79 "Sparviero" (Chim ưng) là một loại máy bay ném bom hạng trung ba động cơ của Ý, nó được làm từ gỗ và kim loại. Ban đầu nó được thiết kế làm máy bay chở khách, giai đoạn 1937–39, nó đã thiết lập 26 kỷ lục thế giới, đôi khi các kỷ lục này còn tương đương với các loại máy bay ném bom nhanh nhất trên thế giới lúc đó. Lần đầu tiên nó tham chiến là trong Nội chiến Tây Ban Nha và tất cả các mặt trận mà Ý tham gia trong Chiến tranh thế giới II. Nó trở thành máy bay nổi tiếng và thành công trên chiến trường Địa Trung Hải với nhiệm vụ máy bay ném bom thả ngư lôi. SM.79 là một máy bay nổi tiếng và chắc chắn nó là máy bay nổi tiếng nhất của Ý trong Chiến tranh thế giới II. Nó còn là máy bay ném bom được xuất khẩu rộng rãi nhất của Ý trong Chiến tranh thế giới II, với trên 1300 chiếc được chế tạo, và Ý vẫn còn sử dụng chúng cho đến năm 1952.
1
null
Đá Khúc Giác là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông - đông nam của đảo Vĩnh Viễn và về phía đông - đông bắc của bãi Hải Sâm. Đá Khúc Giác là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Đá Ba Cờ là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông của đảo Vĩnh Viễn và cách đá Khúc Giác 3,8 hải lý (7 km) về phía bắc. Đá Ba Cờ là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Đá Hợp Kim là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Bình Nguyên 15,9 hải lý (29,4 km) về phía đông, cách đá Ba Cờ và đá Khúc Giác lần lượt là 6,7 và 10,3 hải lý (12,4 và 19 km) về phía bắc tây bắc. Đá Hợp Kim là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Kollasmosoma sentum là một loài ong wasp mới được tìm ra trong năm 2012 ở Âu châu. Nó là loài ong ký sinh đẻ trứng vào thân những con kiến. Khi con cái muốn sinh trứng nó tìm một con kiến và phóng xuống thật nhanh và đặt trứng vào con kiến này. Sự việc diễn ra chỉ trong 0,052 giây đồng hồ. Khi ấu trùng nở ra nó sẽ ăn thịt con kiến đó
1
null
Chuột lang Brasil (danh pháp khoa học: "Cavia aperea") là một loài chuột thuộc chi Chuột lang, họ Chuột lang ở Nam Mỹ. Nó được tìm thấy ở Argentina, Brasil, Colombia, Ecuador, Paraguay và Uruguay. Chuột lang Brasil đã giao phối thành công với chuột lang nhà "Cavia porcellus", dù nhiều con cái trở nên vô sinh trong các thế hệ sau.
1
null
Chiến dịch Quyết Thắng 202 là một chiến dịch của Quân đội Việt Nam Cộng hòa vào năm 1964 có sự yểm trợ của Không quân Hoa Kỳ. Biệt kích VNCH đã được trực thăng Hoa Kỳ không vận đến các vị trí cố thủ của Quân Giải phóng miền Nam tại làng Đỗ Xá nằm sâu trong dãy Trường Sơn tại giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Ngãi và Quảng Tín, tấn công QGP bằng tên lửa vác vai và súng phun lửa. Sau đó, các toán bắn tỉa VNCH đã truy kích theo lực lượng đối phương rút lui và giao chiến. Chiến dịch kéo dài một tháng kết thúc với tổn thất nặng nề cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Theo thống kê của QLVNCH thì phía đối phương có 62 chết, 17 bị bắt, mất 2 súng phòng không 12,7 ly, 1 súng đại liên 7,62 ly, 69 súng cá nhân và một số lượng lớn mìn và lựu đạn, các dụng cụ công binh, chất nổ, thuốc men và tài liệu; phá hủy 185 căn nhà, 17 tấn lương thực và 292 mẫu mùa màng.
1
null
Chuột lang Patagon (danh pháp hai phần: Dolichotis patagonum) là một loài động vật gặm nhấm thuộc họ Chuột lang. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780. Đây là một trong những loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, với trọng lượng trung bình 8 kg, với các mẫu vật lên đến 16 kg. Nó là loài động vật có vú đặc hữu lớn nhất ở Argentina. Nó có chân dài, mạnh mẽ và chạy ở tốc độ cao khi gặp nguy hiểm.
1
null
Nguyễn Viết Thanh (1931-1970) nguyên là Thiếu tướng Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ những khóa đầu tại trường Võ bị Liên quân do Quốc gia Việt Nam mở ra ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Thời gian tại ngũ, ông bắt đầu từ chức vụ Trung đội trưởng và theo hệ thống chỉ huy cao dần, ông đã lên đến chỉ huy cấp Quân đoàn. Ông là một chỉ huy tài năng, đức độ, được binh sĩ thuộc cấp quý mến và kính phục. Ông cũng là một trong 4 tướng lĩnh của Việt Nam Cộng hòa được đánh giá tài giỏi, thanh liêm và trong sạch. Được giới quân nhân đương thời truyền tụng: "Nhất Thắng, Nhì Chinh, Tam Thanh, Tứ Trưởng". Năm 1970, đương nhiệm Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4, ông bị tử nạn trực thăng trong khi đang trực tiếp chỉ huy tại chiến trường, được truy thăng Trung tướng. Tiểu sử & Binh nghiệp. Ông sinh ngày 30 tháng 3 năm 1931 trong một gia đình khá giả tại Tân An, Long An, miền Đông Nam phần Việt Nam. Thân phụ là một Công chức chính ngạch của Chính quyền Thuộc địa Pháp. Do gia đình có điều kiện kinh tế tốt nên từ nhỏ ông đã được học ở các trường danh tiếng và chuyên về chương trình giáo khoa của Pháp. Ông là học sinh của trường La San Taberd và Lycée Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Quân đội Quốc gia Việt Nam. Cuối tháng 3 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/121.318. Theo học khóa 4 Lý Thường Kiệt tại trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 4 năm 1951. Ngày 1 tháng 12 cùng năm mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông được giữ chức vụ Trung đội trưởng Trung đội 12 thuộc Đại đội 51 của Tiểu đoàn 15 Việt Nam đồn trú tại Rạch Giá. Cuối năm 1952, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 51, Tiểu đoàn 15. Tháng 6 năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Tháng 12 cuối năm, ông chuyển đi giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 707 địa phương. Đầu năm 1955, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Tháng 4 cùng năm, ông được cử theo học khoa Trung đoàn trưởng tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự tại Sài Gòn. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm 1955, sau khi Thủ tướng Diệm đổi tên Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông mãn khóa học, chuyển biên chế sang cơ cấu quân đội mới. Đầu năm 1956, chuyển công tác sang lãnh vực Quân huấn, ông được giữ chức vụ Tham mưu trưởng trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Giữa năm, ông được cử đi du học khóa Bộ binh cao cấp tại trường Võ bị Lục quân Fort Benning, hạt Columbus, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Đầu năm 1957 mãn khóa học về nước, ông được chuyển về Liên trường Võ khoa Thủ Đức giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn khóa sinh khóa 6 Cộng Hòa sĩ quan trừ bị. Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Đầu năm 1960, chuyển về Trung ương, ông đảm trách chức vụ Chánh Sự Vụ Sở Kế Hoạch Tổng Nha Bảo An. Tháng 2 năm 1961, chuyển sang lãnh vực Hành chính Quân sự, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Long An thay thế Thiếu tá Mai Ngọc Dược. Giữa năm 1962, bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Long An lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Xinh, chuyển ra đơn vị Bộ binh ông được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12, Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế Thiếu tá Nguyễn Văn Xuân Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 20 tháng 12 ông lại chuyển sang lãnh vực hành chính và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Gò Công vừa được tái lập. Tháng 2 năm 1964, sau Cuộc Chỉnh lý nội bộ (30/1/1964) do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, hạ bệ các tướng lãnh đạo trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để lên cầm quyền. Nhân dịp này ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Tháng 4 năm 1965, ông được lệnh bàn giao tỉnh Gò Công lại cho Thiếu tá Trần Thanh Xuân. Giữa năm ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 10 cùng năm, trở lại đơn vị Bộ binh ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh thay thế Thiếu tướng Nguyễn Bảo Trị. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Tháng 10, ông được cử làm Trưởng đoàn cùng với Chuẩn tướng Phạm Quốc Thuần (Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh) hướng dẫn phái đoàn du hành thăm viếng Đài Loan. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Cuối tháng 6 bàn giao Sư đoàn 7 Bộ binh lại cho Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng. Đầu tháng 7, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật thay thế Trung tướng Nguyễn Đức Thắng. Tử nạn. Ngày 2 tháng 5 năm 1970, trong khi đang bay trực thăng thị sát mặt trận trên không phận hai tỉnh Kiến Phong và Kiến Tường cùng với viên Đại tá Cố vấn Hoa Kỳ, chiếc trực thăng bị sự cố kỹ thuật rớt xuống đất khiến cả phi hành đoàn không còn ai sống sót, ông tử nạn khi mới hưởng dương 39 tuổi. Ngày 3 tháng 5, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng phu nhân đến viếng linh cữu ông tại Cần Thơ. Đồng thời truy thăng cho ông cấp bậc Trung tướng và truy tặng Đệ nhị đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu. Chiều ngày 8 tháng 5, tang lễ được cử hành trọng thể theo lễ nghi Quân cách và an táng tại Nghĩa trang Đô thành Mạc Đĩnh Chi, Sài Gòn.
1
null
Quân đoàn IV là một đơn vị cấp Quân đoàn, được tổ chức hỗn hợp gồm cả Hải – Lục – Không quân, là một trong bốn quân đoàn chủ lực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và là Quân đoàn được thành lập sau cùng. Đây là Quân đoàn có nhiệm vụ kiểm soát địa bàn gồm các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vào giai đoạn cuối tháng 4 năm 1975, khi các Quân đoàn khác đã bị tan rã hoặc không còn sức chiến đấu thì lực lượng của Quân đoàn IV gần như vẫn còn khá nguyên vẹn. Chỉ huy Quân đoàn này đã lập ra "Kế hoạch mật khu", theo đó sẽ cố thủ vùng đồng bằng sông Cửu Long nếu Sài Gòn thất thủ, tuy nhiên kế hoạch này đã phá sản do phần lớn sỹ quan cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền. Quân đoàn đã buông súng sau khi có lệnh đầu hàng từ Tổng thống Dương Văn Minh. Một số sĩ quan của quân đoàn đã tự sát, trong đó có cả Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn. Lịch sử hình thành. Tiền thân của Vùng IV chiến thuật là Đệ ngũ Quân khu, được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1956. Địa bàn của Đệ ngũ Quân khu bấy giờ gồm các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, An Xuyên và Đặc khu Côn Sơn. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14 tháng 2 năm 1957, Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới ký Công vụ lệnh số 146/TTM/VP chỉ định Chỉ huy trưởng 3 Quân khu kể trên, gồm: Trung tướng Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng Quân khu Thủ đô; Đại tá Nguyễn Văn Y, Chỉ huy trưởng Đệ nhất quân khu; Đại tá Nguyễn Văn Là, Chỉ huy trưởng Đệ ngũ Quân khu. Trung tướng Dương Văn Minh đồng thời kiêm nhiệm chức Tư lệnh 3 quân khu trên. Ngày 1 tháng 6 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra sắc lệnh cải tổ các Quân khu thành các Vùng chiến thuật, theo đó Đệ nhất và Đệ ngũ Quân khu được sáp nhập để thành lập Vùng 3 chiến thuật. Tỉnh Côn Sơn được tách ra, trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân.. Tuy nhiên, do lãnh thổ của Vùng 3 chiến thuật khi đó tương ứng với địa bàn rộng lớn của Nam Bộ, gây ra rất nhiều khó khăn trong kiểm soát địa bàn. Do nhu cầu cần có thêm các đơn vị chủ lực nữa để hỗ trợ và chia sẻ vùng hoạt động, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập thêm Sư đoàn 9 vào ngày 1 tháng 1 năm 1962) và Sư đoàn 25 Bộ binh vào ngày 1 tháng 7 năm 1962. Như vậy, trên địa bàn của Đệ ngũ Quân khu cũ có các Sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và Sư đoàn 21 phụ trách. Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật từ phần lãnh thổ miền tây Nam phần, với nòng cốt là các Sư đoàn 7, 9 và 21. Đại bản doanh của Quân đoàn được đặt tại Cần Thơ và Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao làm Tư lệnh đầu tiên. Phần lãnh thổ trách nhiệm của Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật gồm 16 tỉnh và một Đặc khu thuộc miền tây Nam phần, tổ chức thành 3 Khu chiến thuật: Khu 41 chiến thuật (gồm các tỉnh Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình); Khu 42 chiến thuật (gồm các tỉnh Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên); Khu 43 chiến thuật (gồm các tỉnh Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Gò Công). Ngoài ra, còn có Biệt khu 44 chiến thuật bán tự trị làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam–Campuchia (giải thể năm 1973). Riêng Đặc khu Phú Quốc trực thuộc vào Bộ Tư lệnh Hải quân. Mỗi khu chiến thuật là địa bàn hoạt động của một Sư đoàn. Các tỉnh cũng được tổ chức về mặt quân sự thành các Tiểu khu chiến thuật, đứng đầu là một sĩ quan cấp Đại tá hoặc Trung tá với chức danh Tỉnh trưởng (hoặc Thị trưởng) kiêm Tiểu khu trưởng, trực tiếp chỉ huy và điều động các đơn vị Địa phương quân và các Chi khu (trong đó có các Trung đội Nghĩa quân). Quân số của mỗi Tiểu khu tương đương với quân số từ một đến hai Trung đoàn bộ binh nhưng về mặt trang bị không bằng các đơn vị chủ lực. Vì vậy khi cần thiết sẽ được sự hỗ trợ của các sư đoàn chủ lực. Do đó, khi phối hợp tác chiến Tiểu khu trưởng dưới quyền của Tư lệnh Sư đoàn. Mậu Thân 1968. Ngày ngày 1 tháng 7 năm 1970, Vùng 4 chiến thuật được đổi tên thành Quân khu 4. Biên chế tổ chức. Dưới đây là biên chế tổ chức của Quân đoàn III vào đầu năm 1975. Bộ Tham mưu<br>Sở An ninh Quân đội<br>Phòng 1 Tổng Quản trị<br>Phòng 2 Tình báo -Phòng 3 Tác chiến<br>Bộ chỉ huy Tiếp vận<br>Bộ chỉ huy Pháo binh<br>Bộ tư lệnh Chiến đoàn đặc nhiệm Sư đoàn 7 Bộ binh: Trách nhiệm địa bàn các tỉnh Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa, Kiến Tường và Sa Đéc<br>Sư đoàn 9 Bộ binh: Trách nhiệm địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Đốc, Kiến Phong, Vĩnh Bình và Vĩnh Long<br>Sư đoàn 21 Bộ binh: Trách nhiệm địa bàn các tỉnh An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Chương Thiện, Kiên Giang và Phong Dinh.<br>Địa phương quân và Nghĩa quân Hải quân Vùng 4 Duyên hải<br>Hải quân Vùng 5 Duyên hải<br>Hải quân Vùng 4 Sông ngòi Sư đoàn 4 Không quân<br>Lữ đoàn 4 Kỵ binh Tiểu khu An Giang: Các Chi khu "(Quận)" Châu Thành, Chợ Mới, Huệ Đức, Thốt Nốt và Yếu khu Thị xã Long Xuyên<br>Tiểu khu An Xuyên: Các Chi khu Đầm Dơi, Hải Yến, Năm Căn, Sông Đốc, Thới Bình và Yếu khu Thị xã Quản Long<br>Tiểu khu Ba Xuyên: Các Chi khu Hòa Trị, Kế Sách, Lịch Hội, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm, Thạnh Trị, Thuận Hòa và Yếu khu Thị xã Khánh Hưng<br>Tiểu khu Bạc Liêu: Các Chi khu Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Châu, Vĩnh Hội và Yếu khu Thị xã Bạc Liêu<br>Tiểu khu Châu Đốc: Các Chi khu An Phú, Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và Yếu khu Thị xã Châu Đốc<br>Tiểu khu Chương Thiện: Các Chi khu Đức Long, Hưng Long, Kiên Long, Kiên Lương, Kiến Thiện, Long Mỹ và Yếu khu Thị xã Vị Thanh<br>Tiểu khu Định Tường: Các Chi khu Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Giáo Đức, Hậu Mỹ, Sầm Giang và Yếu khu Thị xã Mỹ Tho "(1 Quận)"<br>Tiểu khu Gò Công: Các Chi khu Hòa Bình, Hòa Đồng, Hòa Lạc, Hòa Tân và Yếu khu Thị xã Gò Công<br>Tiểu khu Kiên Giang: Các Chi khu Hà Tiên, Hiếu Lê, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Lương, Kiên Tân, Kiên Thành và Yếu khu Thị xã Rạch Giá (Gồm 1 Quận)<br>Tiểu khu Kiến Hòa: Các Chi khu Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Hàm Luông, Hương Mỹ, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú và Yếu khu Thị xã Trúc Giang<br>Tiểu khu Kiến Phong: Các Chi khu Cao Lãnh, Đồng Tiến, Hồng Ngự, Kiến Văn, Mỹ An, Thanh Bình và Yếu khu Thị xã Cao Lãnh<br>Tiểu khu Kiến Tường: Các Chi khu Châu Thành, Kiên Bình, Tuyên Bình, Tuyên Nhơn và Yếu khu Thị xã Mộc Hóa<br>Tiểu khu Phong Dinh: Các Chi khu Châu Thành, Phong Điền, Phong Phú, Phong Thuận, Phụng Hiệp, Thuận Nhơn, Thuận Trung và Yếu khu Thị xã Cần Thơ "(1 Quận)"<br>Tiểu khu Sa Đéc: Các Chi khu Đức Thành, Đức Thịnh, Đức Tôn, Lấp Vò và Yếu khu Thị xã Sa Đéc<br>Tiểu khu Vĩnh Bình: Các Chi khu Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Long Toàn, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm và Yếu khu Thị xã Phú Vinh<br>Tiểu khu Vĩnh Long: Các Chi khu Bình Minh, Châu Thành, Chợ Lách, Minh Đức, Tam Bình và Yếu khu Thị xã Vĩnh Long<br>Đặc khu Phú Quốc: "(Bao gồm quần đảo An Thới)
1
null
Đá Mỏ Vịt (tiếng Anh: "Hirane Shoal"; ; Hán-Việt: "An Đường tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Bãi này nằm cách đá Ba Cờ 18 hải lý (33,3 km) về phía đông bắc và có độ sâu dưới 1,8 m. Đá Mỏ Vịt là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Chồn ecmine (danh pháp hai phần: "Mustela erminea") là một loài động vật thuộc họ Chồn bản địa Âu Á và Bắc Mỹ. Loài này được phân biệt với chiếc bụng trắng bởi kích thước lớn hơn và đuôi dài với một đầu màu đen nổi bật. Phạm vi phân bố của chồn đã mở rộng kể từ cuối thế kỷ XIX bao gồm New Zealand và là nơi loài này gây ra sự suy giảm các quần thể chim bản địa. Chồn ecmine được IUCN xếp vào nhóm loài ít quan tâm do phạm vi phân bố rộng quanh vùng cực vì loài này không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa đáng kể với sự sống còn. Loài được liệt kê trong số "100 loài loài xâm lấn tồi tệ nhất thế giới".
1
null
Đá Long Hải là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông bắc của cụm Sinh Tồn, phía đông của cụm Nam Yết và phía tây nam của đảo Vĩnh Viễn. Đá Long Hải là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát rạn vòng này.
1
null
Đá Lục Giang là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Long Hải 3 hải lý (5,6 km) về phía đông bắc. Đá Lục Giang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào kiểm soát đá này.
1
null
Thỏ rừng châu Âu (danh pháp hai phần: "Lepus europaeus"), Còn được gọi là Thỏ nâu, Thỏ rừng phương Đông và Thỏ đồng cỏ phương Đông, là một loài thỏ bản địa miền bắc, trung, và tây Âu và Tây Á. Nó là một loài động vật có vú thích nghi với khí hậu ôn đới, xứ mở. Nó có liên quan đến loài thỏ trông bề ngoài tương tự cùng họ nhưng khác chi. Nó sinh sản trên mặt đất thay vì sinh trong một cái hang và dựa vào tốc độ chạy để thoát khỏi kẻ thù. Bình thường nó là một loài nhút nhát, thỏ rừng thay đổi hành vi của chúng vào mùa xuân, ban ngày có thể nhìn thấy chúng rượt đuổi nhau quanh đồng cỏ. Trong thời kỳ điên cuồng vào mùa xuân, chúng có thể "đấm bốc", thỏ rừng dùng bàn chân tấn công thỏ khác. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng nó là cuộc tranh đấu giữa các con đực, nhưng các quan sát gần hơn đã tiết lộ thông thường, một con thỏ cái đánh một con thỏ đực để biểu hiện thỏ cái chưa sẵn sàng để giao phối hoặc là một thử nghiệm sự quyết tâm của thỏ đực. Thỏ rừng châu Âu giảm sút ở Trung Âu do thay đổi trong tập quán canh tác. Động vật săn mồi tự nhiên săn bắt thỏ rừng châu Âu gồm có đại bàng vàng, cáo đỏ và sói xám. Thỏ rừng nhỏ hơn có nguồn gốc từ Nam Âu với trước đây xem như thỏ rừng châu Âu nhưng đã được tách ra trong những năm gần đây loài riêng biệt, Lepus castroviejoi ở miền bắc Tây Ban Nha.
1
null
Đại bàng vàng (danh pháp hai phần: "Aquila chrysaetos") là một trong những loài chim săn mồi nổi tiếng ở Bắc bán cầu. Loài này thuộc họ "Accipitridae". Từng phân bố rộng rãi ở Holarctic (Bắc giới), nó đã biến mất khỏi một số khu vực đông dân cư hơn. Mặc dù đã biến mất khỏi hay không phổ biến trong một số phạm vi phân bố trước đây vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục, loài này vẫn còn khá phổ biến, có mặt tại Âu Á, Bắc Mỹ, và các khu vực của châu Phi. Mật độ cao nhất của đại bàng làm tổ trên thế giới nằm ở phía nam quận Alameda, tiểu bang California. Đại bàng vàng có màu nâu sẫm, với bộ lông nâu vàng nhẹ trên đầu và cổ. Sải cánh của loài này dài từ 1,8-2,3m. Trong khi những con chim đực nặng từ 7–11 kg thì con cái chỉ có cân nặng bằng một nửa con đực: từ 3,5–6 kg. Đại bàng vàng sử dụng sự nhanh nhẹn và tốc độ của kết hợp với móng vuốt cực kỳ mạnh mẽ để chộp một loạt các con mồi, bao gồm thỏ, marmota, sóc đất, và các động vật có vú lớn như cáo và các động vật móng guốc non. Chúng cũng ăn xác thối nếu con mồi sống khan hiếm, cũng như các loài bò sát. Các loài chim, bao gồm cả các loài lớn lên đến kích thước của thiên nga và sếu đã được ghi nhận là con mồi của loài đại bàng này. Trong nhiều thế kỷ, loài này là một trong những loài chim được đánh giá cao nhất được sử dụng làm chim nuôi đi săn, với các phân loài Á-Âu đã được sử dụng để săn và giết chết con mồi như sói xám ("Canis lupus") trong một số cộng đồng bản địa. Do tính can đảm săn mồi, đại bàng vàng được một số nền văn hóa bộ lạc, cổ xưa xem là loài tôn kính thần bí.
1
null
là bộ light novel viết bởi Kamino Okina và minh họa bởi Eizō Hōden và Nishieda. Loạt tiểu thuyết này đã được phát hành trực tiếp thành các tập dưới nhãn MF Bunko J của Media Factory từ ngày 25 tháng 10 năm 2003 đến ngày 25 tháng 2 năm 2015. Cốt truyện xoay quanh Kakazu Kio một nam sinh trung học khá bình thường cho đến khi cô gái tên Eris người ngoài hành tinh có tai cũng như đuôi giống mèo xuất hiện và biến cả ngôi nhà của cậu thành lãnh sự quán để thiết lập mối quan hệ giữa chủng tộc của cô và Trái Đất. Cuộc sống của Kakazu trở nên sôi động hơn khi các phe phái muốn bài xích người ngoài hành tinh cũng như các lực lượng giấu mặt kể cả một chủng tộc người ngoài hành tinh khác muốn bắt cóc Eris để chủng tộc của cô không thể thiết lập được mối quan hệ với Trái Đất vì thế Kakazu và các bạn của mình trong thành phố đã cùng nhau bảo vệ cô chống lại các mối nguy hiểm này. Cũng như qua các cuộc phiêu lưu các tình cảm giữa các nhân vật cũng bắt đầu hình thành. Bộ tiểu thuyết đã được chuyển thể thành nhiều loại hình truyền thông khác như một trò chơi điện tử có tựa "Asobi ni Iku yo! ~Chikyuu Pinchi no Konyaku Sengen~" (あそびにいくヨ!~ちきゅうぴんちのこんやくせんげん~) đã phát hành vào ngày 27 tháng 6 năm 2006. Chuyển thể drama CD cũng đã được phát hành. Một loạt manga cũng do Kamino Okina thực hiện và đăng trên tạp chí Monthly Comic Alive của Media Factory từ ngày 26 tháng 8 năm 2006. AIC PLUS+ đã thực hiện chuyển thể anime của và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010. Một tập OVA cũng đã được thực hiện và phát hành khi phát hành phiên bản DVD/BD của bộ anime. Truyền thông. Light novel. Bộ light novel được viết bởi Kamino Okina và minh họa bởi Eizō Hōden và Nishieda. Loạt tiểu thuyết này đã được phát hành trực tiếp thành các tập bunkobon dưới nhãn MF Bunko J của Media Factory từ ngày 25 tháng 10 năm 2003 đến ngày 25 tháng 2 năm 2015. Tổng cộng có 20 tập được phát hành. Eizō Hōden chịu trách nhiệm minh họa 14 tập đầu còn Nishieda thì bắt đầu minh họa tập thứ 15. Drama CD. Geneon Entertainment đã phát hành một loạt drama CD gồm 4 đĩa từ ngày 22 tháng 2 năm 2006 đến ngày 24 tháng 8 năm 2007. Trò chơi điện tử. Idea Factory đã phát hành một trò chơi điện tử có tên "Asobi ni Iku yo! ~Chikyuu Pinchi no Konyaku Sengen~" (あそびにいくヨ!~ちきゅうぴんちのこんやくせんげん~) vào ngày 27 tháng 6 năm 2006 thuộc thể loại visual novel cho hệ máy PlayStation 2. Manga. Kamino Okina cũng đã thực hiện chuyển thể manga của bộ tiểu thuyết và người có nghệ danh 888 lo việc minh họa, loạt manga bắt đầu đăng trên tạp chí dành cho seinen là Monthly Comic Alive của Media Factory từ ngày 26 tháng 8 năm 2006. Media Factory sau đó đã tập hợp các chương lại để phát hành thành các tankōbon, tính đến tháng 7 năm 2012 thì đã có 8 tập được phát hành. Anime. AIC PLUS+ đã thực hiện chuyển thể anime của bộ tiếu thuyết và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 25 tháng 9 năm 2010 với 12 tập. Một tập OVA cũng đã được thực hiện và phát hành khi phát hành phiên bản DVD/BD của bộ anime. Funimation Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ còn Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc. Âm nhạc. Bộ anime có 7 bài hát chủ đề với 1 bài hát mở đầu và 6 bài hát kết thúc. Bài hát mở đầu là bài "Now loading...SKY!!" do Sphere trình bày, bài hát này còn được dùng làm bài hát kết thúc cho tập 2, đĩa đơn chứa bài hát này đã phát vào ngày 28 tháng 7 năm 2010 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, bản giới hạn có đính kèm một DVD chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc thứ nhất là bài "Kokoro no Madobe nite" (心の窓辺にて) do Hanazawa Kana trình bày dùng trong các tập 1, 5 và 8. Bài hát kết thúc thứ hai là bài "Omoide ga Jama o Suru" (想い出がジャマをする) do Tomatsu Haruka trình bày dùng trong các tập 3, 6 và 10. Bài hát mở đầu thứ ba là bài "Happy Sunshine" do Itō Kanae trình bày dùng trong các tập 4, 7 và 11. Ba đĩa đơn chứa ba bài hát này đã phát hành vào ngày 11 tháng 8 năm 2010. Bài hát kết thúc thứ tư là bài "Oira wa Sabishii Spaceman" (おいらは淋しいスペースマン) trình bày bởi Chihara Minori dùng trong tập 9, bài hát này được phát hành chung với album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime vào ngày 22 tháng 9 năm 2010. Bài hát kết thúc cuối là bài "Smile☆Peace" do Itō Kanae, Tomatsu Haruka và Hanazawa Kana cùng trình bày dùng cho tập 12 của bộ anime, bài hát này đã phát hành chung với album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày vào ngày 08 tháng 9 năm 2010, album này cũng chứa các đoạn drama ngắn.
1
null
là một nhân vật hư cấu có mặt trong trò chơi điện tử và các phương tiện liên quan do Nintendo phát hành. Được tạo ra bởi nhà thiết kế trò chơi điện tử Nhật Bản Shigeru Miyamoto, Luigi được miêu tả là người anh em song sinh và cộng sự của Mario, linh vật của Nintendo. Luigi xuất hiện trong nhiều trò chơi trong suốt loạt "Mario", đôi khi đi cùng anh trai của mình. Luigi xuất hiện lần đầu trong trò chơi Game & Watch năm 1983 "Mario Bros.", trong đó anh là nhân vật do người chơi thứ hai điều khiển. Anh giữ vai trò này trong nhiều trò chơi sau đó, bao gồm "Mario Bros.", "Super Mario Bros.", "Super Mario Bros. 3", "Super Mario World". Anh ấy lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một nhân vật chính trong "Super Mario Bros. 2". Trong những lần xuất hiện gần đây, vai trò của Luigi ngày càng bị hạn chế trong các phần phụ, chẳng hạn như loạt "Mario Party" và "Mario Kart"; tuy nhiên, anh đã được đóng vai chính trong "Luigi's Hammer Toss", "Mario is Missing", "Luigi's Mansion", "," "Dr. Luigi," "New Super Luigi U," "Luigi's Mansion Arcade," và "Luigi's Mansion 3". Trong hầu hết các trò chơi đó, anh được kêu gọi đóng vai anh hùng vì Mario đang cần được giải cứu. Luigi cũng xuất hiện trong mọi tập của ba loạt phim truyền hình DiC dựa trên trò chơi NES và Super NES. Ban đầu được phát triển như một phiên bản hoán đổi bảng màu của Mario với phối màu xanh thay vì đỏ, Luigi kể từ đó đã phát triển một cá tính và phong cách của riêng mình. Khi vai diễn của anh trong loạt "Mario "tiến triển, Luigi cũng phát triển thành một nhân vật khác biệt về thể chất, cao hơn và gầy hơn so với anh trai của mình. Nintendo gọi khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 là "Năm của Luigi" để kỷ niệm 30 năm sự tồn tại của nhân vật này. Tương ứng, các trò chơi được phát hành vào năm 2013 đều nhấn mạnh đến Luigi. Một phiên bản theo chủ đề Luigi có thể mở khóa trong "Mario Bros." có tên "Luigi Bros.," cũng tích hợp trong "Super Mario 3D World". Khái niệm và sáng tạo. Các sự kiện dẫn đến việc tạo ra Luigi bắt đầu vào năm 1982, trong quá trình phát triển "Donkey Kong", Shigeru Miyamoto đã tạo ra Mario (khi đó gọi là "Jumpman"), hy vọng rằng anh ấy sẽ có thể thể hiện lại nhân vật trong nhiều vai trò khác nhau trong các trò chơi trong tương lai. Miyamoto đã lấy cảm hứng từ "Joust" để tạo ra một trò chơi với chế độ hai người chơi đồng thời, dẫn đến việc ông phát triển trò chơi "Mario Bros." vào năm 1983. Trong trò chơi đó, Luigi được giao vai trò là em trai của Mario và là nhân vật thứ hai có thể điều khiển được. Miyamoto quan sát thấy từ tiếng Nhật "ruiji" có nghĩa là "tương tự", do đó giải thích sự tương đồng về kích thước, hình dạng và cách chơi của Luigi với Mario. Diễn viên đóng vai. Giống như vẻ ngoài của anh ấy, giọng nói của Luigi cũng thay đổi sau nhiều. "Mario Kart 64" là tựa game có nhiều nhân vật được lồng tiếng lần đầu tiên, một số nhân vật, bao gồm cả Luigi, có hai giọng khác nhau; phiên bản Bắc Mỹ và Châu Âu của trò chơi thì Luigi có giọng nói trầm do Charles Martinet, người cũng lồng tiếng cho Mario, Wario, Waluigi và Toadsworth. Phiên bản tiếng Nhật sử dụng giọng falsetto the thé, do được lồng tiếng bởi nhân viên phiên dịch tiếng Pháp thời bấy giờ tại Nintendo là Julien Bardakoff. Lồng tiếng của Luigi không nhất quán trong suốt nhiều trò chơi Nintendo 64; tất cả các phiên bản của "Mario Party" đều có chất giọng cao của Bardakoff từ "Mario Kart 64". Luigi đã giữ lại giọng này trong "Mario Party 2." Trong "Mario Golf", "Mario Tennis", và "Mario Party 3", giọng anh trở lại trầm hơn. Kể từ đó, ngoại trừ "" và "Super Smash Bros. Melee", Luigi luôn có giọng trung bình do Martinet lồng. Trong "Mario Kart: Super Circuit", giọng của Luigi giống với giọng the thé của phiên bản tiếng Nhật của "Mario Kart 64". Trong "Super Smash Bros." và "Super Smash Bros. Melee", giọng của Luigi được tạo thành từ các đoạn giọng cao ở quãng cao của Mario, lấy từ "Super Mario 64". Trong " Super Smash Bros. Brawl " và Super Smash Bros. Ultimate, anh có giọng nói của riêng (ở mức trung bình) thay vì phiên bản cao vút của Mario. Charlie Day sẽ lồng tiếng cho Luigi trong bộ phim chuyển thể năm 2022 sắp tới. Đặc điểm nhân vật. Luigi được miêu tả là người em trai cao, trẻ hơn của Mario và thường được nhìn thấy mặc áo xanh, quần yếm xanh đậm và một chiếc mũ xanh lục có phù hiệu chữ "L" xanh lục. Mặc dù Luigi cũng là thợ sửa ống nước như Mario, các khía cạnh khác trong tính cách của anh thay đổi theo từng trò chơi; Luigi luôn tỏ ra lo lắng và rụt rè, nhưng tốt bụng và giữ được bình tĩnh hơn anh trai. Một phiên bản trẻ em của anh tên là Baby Luigi đã ra mắt trong ', trong đó anh bị Kamek bắt giữ. Anh cũng xuất hiện trong ' với tư cách là một nhân vật có thể chơi được cùng với Baby Mario. Vì là em song sinh của Mario, Luigi được cho là cũng 24 tuổi. Họ. Ban đầu Nintendo không đặt họ cho Luigi. Việc sử dụng "Luigi Mario" đáng chú ý đầu tiên của là trong chuyển thể phim người thật đóng năm 1993. Vào tháng 9 năm 2015, tại lễ hội kỷ niệm 30 năm "Super Mario Bros.", Miyamoto nói tên đầy đủ của Mario là Mario Mario. Do đó, điều này gián tiếp xác nhận tên đầy đủ của Luigi là Luigi Mario. Xuất hiện. Lần xuất hiện đầu tiên của Luigi là trong trò chơi arcade "Mario Bros." năm 1983 là nhân vật do người chơi thứ hai điều khiển. Anh vẫn giữ vai trò này trong "Wrecking Crew". Sau đó anh xuất hiện trong "Super Mario Bros." cho NES và một lần nữa trong ', "Super Mario Bros. 2", "Super Mario Bros. 3", và "Super Mario World". "Super Mario Bros. 2" giới thiệu Luigi là người cao hơn trong số hai anh em, cũng như nhảy giỏi hơn. Luigi quay trở lại trong vai trò ghép với Mario trong "Super Mario Bros. 3", và "Super Mario World". Anh xuất hiện lúc nhỏ ở dạng trẻ sơ sinh trong '. Luigi vắng mặt trong "Super Mario 64" và "Super Mario Sunshine". Tuy nhiên, bản làm lại trên Nintendo DS của" Super Mario 64 " đưa anh ta vào vai một nhân vật có thể chơi được cùng với Mario, Yoshi và Wario. Anh đóng vai chính trrong trò chơi "Luigi's Mansion "trên GameCube, nơi anh sở hữu một dinh thự từ một cuộc thi mà anh chưa bao giờ tham gia, và cứu Mario khỏi King Boo. "Luigi's Mansion "đã gây được tiếng vang lớn đến nỗi Nintendo đã làm phần tiếp theo của trò chơi gần một thập kỷ sau ngày phát hành bản gốc. Phần tiếp theo có tên là "" và có thể chơi được trên Nintendo 3DS. Anh quay trở lại trong trò chơi thứ ba, "Luigi's Mansion 3", trên Nintendo Switch. Phương tiện khác. Luigi xuất hiện lần đầu trong phim hoạt hình " "năm 1986. Trong phim,Yū Mizushima lồng tiếng cho Luigi, anh vẫn chưa được phối màu nhất quán, mặc áo vàng, đội mũ xanh và quần yếm. Trong phim, Luigi là một nhân vật tham lam, thậm chí có lúc còn bỏ rơi Mario để kiếm tiền. Anh cũng nghiêm túc hơn một chút, nhưng kém can đảm hơn anh trai Mario vốn luôn mơ mộng về Công chúa Peach. Luigi sau đó đã xuất hiện trong phần ba của bộ ba OVA mang tên " "phát hành vào năm 1989, trong đó các nhân vật Mario diễn xuất câu chuyện Snow White. Anh ta xuất hiện ở cuối video để cứu Mario và Peach khỏi Nữ hoàng độc ác giống như Koopa. Luigi thường xuyên xuất hiện trong "The Super Mario Bros. Super Show!", Phát sóng từ năm 1989 đến 1990, bộ phim đã chọn Danny Wells vừa đóng vai vừa là người lồng tiếng. Giống như anh trai, diễn viên lồng tiếng Luigi đã thay đổi trong các phim hoạt hình sau này, chẳng hạn như Tony Rosato. Mặc dù anh không phải là nhân vật chính trong chương trình, nhưng Luigi đã xuất hiện trong tất cả 91 tập của ba loạt phim hoạt hình DiC Mario, trong đó một số tập người anh trai anh không xuất hiện ("Life's Ruff" từ "The Adventures of Super Mario Bros. 3"). Năm của Luigi. Ngày 19 tháng 3 năm 2013, Nintendo bắt đầu "Năm của Luigi". Điều này bao gồm một năm của các trò chơi theo chủ đề Luigi như ', "Dr. Luigi", ', và "New Super Luigi U". Một bức tượng "Luigi's Mansion" đã được phát hành cho Club Nintendo. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2014, Năm Luigi kết thúc. Tháng Luigi. Ngày 4 tháng 10 năm 2019, Nintendo tuyên bố rằng cả tháng 10 sẽ là Tháng của Luigi. Điều này là nhằm để kỷ niệm "Luigi's Mansion 3", phát hành ngày 31 tháng 10 năm 2019. Tháng Luigi kết thúc ngày 1 tháng 11 năm 2019. Tiếp nhận. Kể từ khi xuất hiện trong "Super Mario Bros.", Luigi đã nhận được sự đón nhận tích cực. Nintendo Power đã liệt kê Luigi là anh hùng yêu thích thứ năm của họ, trích dẫn sự đáng tin cậy của anh trong khi mô tả anh là một kẻ yếu hơn. Họ cũng liệt kê anh là một trong những người có bộ ria mép đẹp nhất. GameDaily liệt kê "anh chàng bị bỏ rơi" là một trong 25 nguyên mẫu trò chơi điện tử hàng đầu của họ, lấy Luigi làm ví dụ và nói rằng anh thiếu sức hút của người anh trai Mario và rằng anh nên đóng vai chính riêng. Họ cũng liệt kê Poltergust 3000 của Luigi từ "Luigi's Mansion" là một trong 25 mánh lới quảng cáo hàng đầu của Nintendo. UGO Networks xếp Luigi ở vị trí thứ 16 trong danh sách "25 người Ý đáng nhớ nhất trong trò chơi điện tử", cao hơn cả Mario.
1
null
Chuột nâu, tên khoa học Rattus norvegicus, là một trong những loài chuột cống phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất. Được John Berkenhout mô tả năm 1769, chuột nâu là một trong những loài chuột lớn nhất, nó có màu nâu hoặc màu xám với chiều dài cơ thể 25 cm, và một cái đuôi dài tương tự, con đực nặng trung bình 350 g còn con cái nặng 250 g. Được cho là loài có nguồn gốc ở miền bắc Trung Quốc, loài động vật gặm nhấm này đã lan sang tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực, và là loài chuột thống trị ở châu Âu và Bắc Mỹ làm cho nó là động vật có vú thành công thứ nhì trên thế giới chỉ sau con người. Thật vậy, với hiếm có trường hợp ngoại lệ, hầu như toàn bộ các loài chuột nâu sống ở bất cứ nơi nào con người sống, đặc biệt là ở các khu vực đô thị. Việc sinh sản chọn lọc nhóm loài chuột nâu phổ biến nhất "Rattus norvegicus" đã tạo ra loài chuột thí nghiệm, một mô hình một sinh vật quan trọng trong nghiên cứu sinh học, cũng như con chuột làm con vật cưng.
1
null
Trần Văn Minh (1923-2009) nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Chính quyền thuộc địa Pháp mở ra tại miền Bắc Việt Nam với mục đích đào tạo sĩ quan người Việt để phục vụ cho Quân đội thuộc địa Pháp và Quân đội Liên hiệp Pháp sau này. Ông là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1955). Ông cũng là một chính khách, từng giữ chức vụ đứng đầu về lĩnh vực Quốc phòng trong Nội các Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm (1963-1967) khi Quân đội đứng ra chấp chính, ông từng được đảm nhiệm chức vụ đứng đầu Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tiểu sử & Binh nghiệp. Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1923 tại Sài Gòn trong một gia đình khá giả theo đạo Công giáo, ông có quốc tịch Pháp và có tên Pháp là Sylvain. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường trung học Lycée Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Năm 1941, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Cùng năm là sinh viên Trường Đại học Luật khoa Hà Nội. Quân đội Pháp. Giữa năm 1942 ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp, mang số quân: 43/301923, theo học tại trường Võ bị Tông Sơn Tây. Tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường, ông được điều động đi phục vụ ở Trung đoàn 5 Bộ binh với chức vụ Trung đội trưởng, sau đó ông chuyển qua Trung đoàn 9 Bộ binh đóng quân tại Sa Pa, Lào Cai. Tháng giêng năm 1945, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Khi Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3 cùng năm, ông tham gia đoàn quân của Tướng Alessandri rút lui về tỉnh Vân Nam, Trung Hoa. Năm 1946, khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông chuyển sang phục vụ Trung đoàn 22 Bộ binh, tham gia Lực lượng đổ bộ của Pháp chiếm lại cứ điểm Điện Biên Phủ. Giữa năm 1948, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Chánh Văn phòng của Quốc vụ khanh kiêm Tổng trấn Bắc Việt Nghiêm Xuân Thiện. Năm 1949 ông được cử làm Trưởng phòng Nhân viên Bộ Quốc phòng của Quân đội Quốc gia, thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tháng 5 năm 1950, chính thức chuyển sang phục vụ Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Đại úy và được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp tại trường Tham mưu Paris, Pháp. Mãn khóa học trở về tiếp tục phục vụ trong Bộ Quốc phòng. Tháng 6 năm 1952 chuyển sang phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội Quốc gia, đồng thời ông được thăng cấp Thiếu tá, giữ chức vụ Tham mưu trưởng Đệ nhất Quân khu thay thế Thiếu tá Dương Văn Minh được đi du học khóa 14 Tham mưu cao cấp tại Pháp. Tháng 12 cùng năm ông được thăng cấp Trung tá. Đến ngày 1 tháng 6 năm 1953, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 21 tháng 1 năm 1954, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Chiến dịch Atlante. Tháng 5 cùng năm, tham dự Hội nghị Genève. Cuối năm, bàn giao chức Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Phạm Xuân Chiểu, ông được cử làm Tư lệnh Đệ nhất Quân khu Nam Việt thay thế Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh bị Quốc trưởng Bảo Đại triệu hồi về Pháp. Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tháng 4 năm 1955 ông được Thủ tướng Ngô Đình Diệm thăng cấp Thiếu tướng. Tháng 5 ông được trao tặng Bảo quốc Huân chương đệ Tứ đẳng kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu. Tháng 10 cùng năm ông được chỉ định làm Tổng Chỉ huy cuộc duyệt binh của Quân đội Quốc gia. Đến đầu năm 1957, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Đầu tháng 8 năm 1958 ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Tháng 12 cùng năm mãn khóa về nước, ông được cử giữ chức vụ Tổng Thư ký Bộ Quốc phòng. Tháng 6 năm 1959 ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Đại học Quân sự. Năm 1960, ông được cử làm Tổng thanh tra Bộ quốc phòng. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Diệm. Sau đó ông làm Ủy viên Kinh tế trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch. Tháng 10 năm 1964 ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân thay thế Thiếu tướng Cao Văn Viên đi làm Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 Chiến thuật. Đầu năm 1965 ông được chỉ định giữ chức vụ Tổng trưởng Quân lực (Tổng trưởng Quốc phòng) thay thế Thủ tướng Trần Văn Hương kiêm nhiệm. Trung tuần tháng 2, bàn giao chức vụ Tổng trưởng Quân lực lại cho Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm nhiệm. Cuối tháng 2 ông được cử làm Tổng Tư lệnh Quân lực (Tổng Tham mưu trưởng) thay thế Đại tướng Nguyễn Khánh (tháng 5 cùng năm, chức danh Tổng Tư lệnh Quân lực đổi lại như cũ là Tổng Tham mưu trưởng). Trong giai đoạn này ông được ân thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Nhị đẳng. Tháng 7 cùng năm, ông bàn giao chức vụ Tổng Tham mưu trưởng lại cho Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. Đến năm 1967 ông được cử đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Cộng hòa Tunisia và sau đó tại Cộng hòa Tchad. Tháng 3 năm 1974 mãn nhiệm kỳ về nước, ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ quân đội trên 20 năm. 1975. Ngày 30 tháng 4 ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó, ông được đi định cư tại Thành phố Nice, miền Nam nước Pháp. Ngày 28 tháng 5 năm 2009 ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 86 tuổi. Huy chương. -Đệ nhị và đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương<br>-Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu<br>-Lục quân Huân chương và một số Huy chương khác<br>-Chevalier de la Légion d'honneur (Pháp)<br>-Croix de Guerre TOE
1
null
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp các tỉnh Khăm Muộn và Savannakhet của Lào. Lịch sử tổ chức hành chính. Trước khi thành lập tỉnh. Các khai quật khảo cổ ở khu vực đã chứng tỏ rằng đã có loài người sinh sống ở khu vực này từ thời kỳ đồ đá. Nhiều hiện vật như bình sử, sành, công cụ lao động đã được phát hiện ở đây. Năm 1926, một vị nữ khảo cổ người Pháp Madeleine Colani đã phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình. Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện của văn hóa Hòa Bình ở khu vực này. Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận Nhật Nam. Sau khi Champa giành được độc lập và lập nước Lâm Ấp (thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đất từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập. Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Đông Hà, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069. Thời Lê sơ, Quảng Bình thuộc xứ Thuận Hoá (bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, bắc Quảng Nam ngày nay). Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604, đổi tên là Quảng Bình. Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm). Sau khi thành lập tỉnh. Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch. Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tỉnh Quảng Bình có 1 thị xã Đồng Hới và 6 huyện: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Năm 1966, thành lập thị trấn nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch và thị trấn nông trường Lệ Ninh thuộc huyện Lệ Thủy. Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1977, thành lập xã Quảng Tiến thuộc huyện Quảng Trạch. Cùng năm, hợp nhất huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh thành một huyện lấy tên là huyện Lệ Ninh; hợp nhất huyện Minh Hóa và huyện Tuyên Hóa thành một huyện lấy tên là huyện Tuyên Hóa; điều chỉnh địa giới huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch Năm 1979, điều chỉnh địa giới thị xã Đồng Hới và huyện Lệ Ninh. Cùng năm, thành lập một số xã thuộc các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch. Năm 1981, thành lập xã Trường Xuân thuộc huyện Lệ Ninh. Năm 1983, chia tách một số xã thuộc huyện Lệ Ninh. Năm 1985, điều chỉnh địa giới thị xã Đồng Hới và huyện Lệ Ninh. Năm 1986, thành lập một số xã, thị trấn thuộc thị xã Đồng Hới và các huyện Bố Trạch, Lệ Ninh. Năm 1989, tái lập tỉnh Quảng Bình. Khi tách ra, tỉnh Quảng Bình có 5 đơn vị hành chính gồm thị xã Đồng Hới và 4 huyện: Bố Trạch, Lệ Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa. Năm 1990, chia huyện Lệ Ninh thành 2 huyện: Lệ Thủy và Quảng Ninh; tái lập huyện Minh Hóa từ huyện Tuyên Hóa; điều chỉnh địa giới thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; điều chỉnh địa giới huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch. Năm 1991, thành lập một số phường thuộc thị xã Đồng Hới. Năm 1992, thành lập một số phường thuộc thị xã Đồng Hới. Năm 1998, thành lập xã Thuận Đức thuộc thị xã Đồng Hới trên cơ sở một phần phường Đồng Sơn, phường Bắc Lý và xã Đức Ninh. Xã Thuận Đức có 4.528 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu. Năm 1999, thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Quảng Ninh và Tuyên Hóa. Năm 2000, thành lập thị trấn Quy Đạt thuộc huyện Minh Hóa trên cơ sở một phần xã Quy Hóa, xã Yên Hóa và xã Xuân Hóa. Thị trấn Quy Đạt có 757,95 ha diện tích tự nhiên và 5.126 nhân khẩu. Năm 2001, thành lập xã Lâm Thủy thuộc huyện Lệ Thủy trên cơ sở một phần xã Ngân Thủy. Xã Lâm Thủy có 24.100 ha diện tích tự nhiên và 1.069 nhân khẩu. Năm 2003, thành lập một số xã thuộc các huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa. Năm 2004, thành lập và đổi tên một số phường, xã thuộc thị xã Đồng Hới và huyện Lệ Thủy. Cùng năm, thành lập thành phố Đồng Hới. - Đổi tên xã Ngư Thủy thành xã Ngư Thủy Nam. - Đổi tên xã Hải Thủy thành xã Ngư Thủy Trung. - Đổi tên xã Ngư Hòa thành xã Ngư Thủy Bắc. Năm 2013, thành lập thị xã Ba Đồn và thành lập các phường thuộc thị xã Ba Đồn. - Thành lập phường Ba Đồn trên cơ sở toàn bộ thị trấn Ba Đồn. Phường Ba Đồn có 200,81 ha diện tích tự nhiên và 10.357 nhân khẩu. - Thành lập phường Quảng Long trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Long. Phường Quảng Long có 911,61 ha diện tích tự nhiên và 7.011 nhân khẩu. - Thành lập phường Quảng Phong trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Phong. Phường Quảng Phong có 470,04 ha diện tích tự nhiên và 6.705 nhân khẩu. - Thành lập phường Quảng Thọ trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Thọ. Phường Quảng Thọ có 916,74 ha diện tích tự nhiên và 13.788 nhân khẩu. - Thành lập phường Quảng Thuận trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Thuận. Phường Quảng Thuận có 771,08 ha diện tích tự nhiên và 8.628 nhân khẩu. - Thành lập phường Quảng Phúc trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Phúc. Phường Quảng Phúc có 1.435,46 ha diện tích tự nhiên và 10.144 nhân khẩu. Năm 2020, sắp xếp và thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Bình (trừ thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Ninh). - Thành lập xã Ngư Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Ngư Thủy Trung và xã Ngư Thủy Nam. Xã Ngư Thủy có 23,40 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.105 người. - Sáp nhập toàn bộ xã Văn Thủy vào xã Trường Thủy. Xã Trường Thủy có 35,60 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.480 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Lệ Thủy có 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 xã và 02 thị trấn. - Thành lập phường Đồng Hải trên cơ sở toàn bộ phường Đồng Mỹ và phường Hải Đình. Phường Đồng Hải có 1,93 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.957 người. - Sau khi sắp xếp, thành phố Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 06 xã. - Thành lập xã Hải Phú trên cơ sở toàn bộ xã Hải Trạch và xã Phú Trạch. Xã Hải Phú có 14,60 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.898 người. - Sáp nhập toàn bộ xã Hoàn Trạch vào thị trấn Hoàn Lão. Thị trấn Hoàn Lão có 13,04 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.493 người. - Thành lập thị trấn Phong Nha trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Trạch. Thị trấn Phong Nha có 99,48 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.475 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Bố Trạch có 28 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 xã và 03 thị trấn. - Thành lập xã Liên Trường trên cơ sở toàn bộ xã Quảng Liên và xã Quảng Trường. Xã Liên Trường có 25,80 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.910 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Quảng Trạch có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã. - Sáp nhập toàn bộ xã Nam Hóa vào xã Thạch Hóa. Xã Thạch Hóa có 74,70 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.649 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Tuyên Hóa có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 18 xã và 01 thị trấn. - Sáp nhập toàn bộ xã Quy Hóa vào thị trấn Quy Đạt. Thị trấn Quy Đạt có 15,27 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.608 người. - Sau khi sắp xếp, huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 01 thị trấn.
1
null
Điện thoại phổ thông (), còn gọi là điện thoại "cục gạch", điện thoại cơ bản hay điện thoại đời cũ (old phone), để phân biệt với điện thoại thông minh, là loại điện thoại di động tại thời điểm sản xuất và do giới hạn công nghệ thời đó nên không được coi là điện thoại thông minh, tuy nhiên vẫn có các chức năng bổ sung và dịch vụ di động. Nó được dành cho người dùng muốn có một chiếc điện thoại giá thành thấp hơn và đơn giản hơn so điện thoại thông minh. Tại năm 2011, điện thoại phổ thông chiếm 60% tổng số lượng điện thoại di động tại Hoa Kỳ và 70% điện thoại di động được bán trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dự kiến năm 2015, điện thoại phổ thông sẽ hoàn toàn bị điện thoại thông minh áp đảo về thị phần. Dẫu vậy, thị trường điện thoại phổ thông vẫn là một ẩn số khi 2/3 dẫn số toàn cầu chưa được sử dụng internet và Facebook đang nỗ lực mang miễn phí internet đến phần còn lại của thế giới qua dự án http://internet.org/ (dự án này chỉ chấp nhận các website chạy được trên các dòng điện thoại phổ thông để đảm bảo lưu lượng internet là thấp nhất). Sự khác biệt giữa điện thoại phổ thông và điện thoại thông minh. Điện thoại phổ thông là một thuật ngữ để mô tả một thiết bị di động cấp thấp, khác với điện thoại thông minh mô tả một thiết bị di động cao cấp của thế hệ mới hơn do tích hợp vi xử lý mạnh mẽ và nhiều tính năng bảo mật cao như cảm biến vân tay, cảm biến mống mắt, cảm biến nhận diện khuôn mặt (Face ID)... Một biến chứng trong việc phân biệt giữa điện thoại thông minh và điện thoại phổ thông là theo thời gian các mô hình mới của điện thoại phổ thông có thể tăng lên vượt quá những điện thoại đã được quảng cáo là điện thoại thông minh trong quá khứ. Bởi vì thay đổi công nghệ nhanh chóng, những gì là điện thoại thông minh trong vòng 10 năm trước đây có thể chỉ được xem xét một điện thoại phổ thông ngày hôm nay. Ví dụ: Điện thoại phổ thông ngày nay thường cũng phục vụ như là một trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA) và máy nghe nhạc phương tiện truyền thông di động và có khả năng như camera, màn hình cảm ứng, định vị GPS, hệ điều hành điện thoại di động, Wifi và truy cập băng rộng di động GPRS, 3G. Một sự khác biệt đáng kể giữa các điện thoại thông minh và điện thoại phổ thông là cải tiến giao diện ứng dụng lập trình (API) trên điện thoại thông minh chạy ứng dụng bên thứ ba có thể cho phép những ứng dụng để có tích hợp tốt hơn với hệ điều hành của điện thoại và phần cứng hơn là điển hình với các điện thoại phổ thông. Trong khi đó, điện thoại phổ thông thường chạy trên phần mềm sở hữu độc quyền, với sự hỗ trợ phần mềm của bên thứ ba thông qua các nền tảng như Java ME hoặc BREW. Trong khi nâng cao các API xuất hiện trên điện thoại thông minh đầu tiên, họ đang dần chuyển sang điện thoại phổ thông. Độ bền. So với điện thoại thông minh (đa số chúng có màn hình cảm ứng) vốn có khả năng vỡ màn hình và hỏng vi mạch rất cao do va đập và có thể bị hư hỏng các tính năng như GPS, Wifi, Bluetooth, cũng như các chương trình do lỗi phần mềm..; thì điện thoại phổ thông có độ bền cao hơn do cấu tạo đơn giản có ít bộ mạch và các chip nên khi rơi hoặc va đập mạnh sẽ hiếm khi xảy ra vấn đề gì mặc dù một số khả năng hiếm xảy ra như tự tắt máy do rơi pin ra ngoài.
1
null
Kỉ Băng Hà (tiếng Anh: Ice Age) là một bộ phim hoạt hình đồ hoạ máy tính được sản xuất bởi Blue Sky Studios và hãng 20th Century Fox của điện ảnh Hoa Kỳ năm 2002. Bộ phim được đạo diễn bởi Carlos Saldanha và Chris Wedge, từ câu chuyện của Michael J. Wilson. Các diễn viên lồng tiếng cho phim gồm Ray Romano, John Leguizamo, và Denis Leary. Bộ phim từng được đề cử cho hạng mục phim hoạt hình xuất sắc tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 75. Bộ phim nhận được nhiều phản ứng tốt từ giới phê bình và khán giả, khởi nguồn loạt phim Kỷ băng hà, tính tới thời điểm năm 2016, bộ phim đã có 5 phần đã được công chiếu. Bốn phần tiếp theo đã được công chiếu gồm ' (Kỉ băng hà 2: Băng tan), ' (Kỉ băng hà 3: Khủng long thức giấc"), "" (Kỉ băng hà 4: Lục địa trôi dạt) và (Kỉ băng hà 5: Trời sập)." Nội dung. Giữa thời điểm sắp chuyển sang kỉ băng giá, mọi con vật đều đi kiếm nơi ấm áp để sống. Manny, Sid, Diego phải theo bước chân con người để đưa 1 cậu bé bị lạc trở về với gia đình... nhưng Diego lại có một âm mưu khác để bắt chú bé đi vì Diego là 1 chú cọp nhận nhiệm vụ bắt sống đứa bé về cho Soto... Nhưng suốt quá trình trải qua những khó khăn cùng nhau 3 người bạn đã có được những tình cảm thật thân thiết để rồi cùng nhau chống lại đàn cọp gian ác. Kỉ băng hà 1
1
null
Bồi âm (còn gọi là bội âm, hài âm hoặc họa âm) là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Sóng âm chính và các bồi âm đều gọi chung là các sóng thành phần. Những sóng hài là những sóng thành phần có tần số dao động là bội số nguyên của tần số sóng âm chính (bao gồm cả sóng âm chính). Những nghiên cứu trên các âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát cho thấy những âm này không phải là các đơn âm (pure tone) mà chúng là tổ hợp gồm âm chính và nhiều bồi âm kết hợp vào nhau. Do đó, tùy thuộc vào nguồn phát ra âm thanh mà các sóng thành phần của bồi âm rất cụ thể, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói/hát của con người và tiếng kêu của động vật. Thuật ngữ trong âm nhạc. Trong âm nhạc, tần số dao động của bồi âm có thể là bội số nguyên của tần số âm chuẩn hoặc là bội số không phải là số nguyên của tần số âm chuẩn. Sở dĩ có độ lệch như thế là do cấu tạo của từng loại nhạc cụ mà thành. Dưới đây là hình biểu diễn các bồi âm bằng nốt nhạc, tuy nhiên không phải tất cả các bồi âm đều tương ứng đúng với tần số dao động âm chuẩn của nốt nhạc (được ký hiệu bằng chữ "x").
1
null
Thỏ núi (danh pháp hai phần: Lepus timidus), còn được gọi là Thỏ tuyết. Phân bố. Thỏ tuyết là loài thỏ rừng phần lớn được thích nghi với môi trường sống cực và miền núi. Loài phân bố từ Fennoscandia với miền Đông Xibia, Ngoài ra còn có quần thể bị cô lập trong dãy núi Alps, Ireland, Ba Lan, Scotland và Hokkaidō. Nó cũng đã được du nhập đến Shetland và quần đảo Faroe. Mô tả. Thỏ núi là một loài lớn, mặc dù nó hơi nhỏ hơn so với thỏ rừng châu Âu. Nó phát triển đến chiều dài 45–65 cm, với một cái đuôi dài 4–8 cm, và khối lượng 2-5,3 kg, con cái là hơi nặng hơn con đực. Trong mùa hè, đối với tất cả các quần thể thỏ rừng núi, màu lông có các sắc thái khác nhau của màu nâu. Để chuẩn bị cho mùa đông hầu hết quần thể thỏ núi thay bộ lông màu trắng (hoặc phần lớn là màu trắng). Đuôi vẫn hoàn toàn trắng quanh năm, phân biệt thỏ núi với thỏ rừng châu Âu ("Lepus europaeus"), trong đó có một mặt đen trên đuôi. Phân loài "Lepus timidus hibernicus" (thỏ núi Ailen) có bộ lông màu nâu quanh năm và các cá thể hiếm khi có bộ lông có màu trắng. Giống thỏ núi Ireland cũng có thể có mặt trên màu xám/tối trên đuôi, mà trong các quần thể khác luôn luôn có màu trắng. Màu đuôi này kết hợp với kích thước lớn của nó (so với hầu hết các quần thể khác của thỏ núi) và các sắc thái khác nhau của màu nâu ở thỏ Ireland, có thể khiến một người quan sát thiếu kinh nghiệm nhầm thỏ núi Ireland là con thỏ rừng châu Âu. Hành vi. Thỏ núi ở một số vùng là con mồi yêu thích của đại bàng vàng và có thể bị cú Á Âu "Bubo bubo" và cáo đỏ săn bắt. Chồn ermine có thể săn bắt thỏ núi non. Trong khu vực phía bắc của Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển, thỏ rừng núi và thỏ rừng châu Âu cạnh tranh với nhau môi trường sống. Thỏ rừng châu Âu có kích thước lớn hơn, thường là có thể đẩy bật thỏ rừng ra khỏi môi trường sống trong cuộc tranh đua nhưng lại ít thích nghi hơn để sống trong vùng tuyết: đôi chân của nó nhỏ và lông vào mùa đông của nó là một hỗn hợp của màu trắng và nâu. Trong khi lông mùa đông màu lông thực sự là một cách ngụy trang rất tốt trong các khu vực ven biển của Phần Lan, nơi tuyết bao phủ các cây bụi nhưng trong một thời gian ngắn, thỏ núi thích nghi tốt hơn đối với điều kiện tuyết nhiều hơn ở khu vực nội địa. Thỏ Bắc Cực ("Lepus arcticus") đã từng được coi là một phân loài thỏ rừng núi, nhưng nay nó được coi là một loài riêng biệt. Tương tự như vậy, một số nhà khoa học tin rằng các thỏ núi Ireland được coi là một loài riêng biệt. Thỏ núi có 14 phân loài được công nhận.
1
null
Gáo trắng hay gáo tàu, cà tôm, cà đam (danh pháp khoa học: Neolamarckia cadamba, nhiều tài liệu đã từng sử dụng sai lầm là "Anthocephalus chinensis"). Cụm từ "lamarckia" trong tên chi bắt nguồn từ tên của nhà tự nhiên học người Pháp Jean-Baptiste Lamarck). Các tên gọi từ các quốc gia khác như kadam "(", "", ). Vấn đề phân loại. Tên khoa học của loài này đã từng là chủ đề gây tranh cãi trong phân loại, bắt đầu từ thập niên 1930. Vấn đề phát sinh là do các tên khoa học đều dựa theo các mẫu vật điển hình. Năm 1785, Jean-Baptiste Lamarck miêu tả một mẫu vật dưới tên gọi "Cephalanthus chinensis" và thông báo rằng thu được nó từ Madagascar. Năm 1830, Achille Richard tạo ra tên gọi "Anthocephalus indicus" và thông báo rằng loài đến từ châu Á và rằng miêu tả của ông cũng dựa theo cùng một mẫu vật như "Cephalanthus chinensis" của Lamarck. (Theo các quy tắc của ICN thì đúng ra Richard nên sử dụng tên gọi "A. chinensis" thay vì "A. indicus", do ông không nên thay đổi phần tên định danh loài.) Vấn đề là ở chỗ cho dù Richard quả thật có sử dụng cùng một mẫu vật như Lamarck hay không thì nguồn gốc địa lý được coi là khác biệt và miêu tả cũng không phù hợp; chẳng hạn trong "Cephalanthus chinensis" của Lamarck thì các cụm hoa mọc ở nách lá trong khi ở "Anthocephalus" của Richard thì chúng lại mọc ở đầu cành. Nếu các mẫu vật chỉ là một thì "Anthocephalus" là đồng nghĩa của "Cephalanthus" có ở Madagasca và không thể là tên chi cho gáo trắng ở châu Á. Nếu chúng là khác biệt (mặc cho tuyên bố của Richard rằng chúng là một) thì "Anthocephalus" có thể là tên chi cho gáo trắng. Dựa theo quan điểm sau, tên gọi "Anthocephalus chinensis" đã từng được sử dụng rộng rãi cho gáo trắng. Quan điểm hiện tại mà phần lớn các nguồn phân loại công nhận cho rằng "Anthocephalus indicus" của Richard hay "Anthocephalus chinensis" là đồng nghĩa của "Cephalanthus chinensis" (hiện nay đã được chuyển sang chi "Breonia" với danh pháp "Breonia chinensis" ), và như thế thì việc sử dụng rộng rãi tên gọi "Anthocephalus chinensis" để chỉ gáo trắng là một sai sót. (Ý nghĩa sai sót này của tên khoa học được chỉ ra bằng cách viết "A. chinensis" auct., trong đó "auct." là viết tắt của cụm từ tiếng Latinh để chỉ "của [các] tác giả", nghĩa là không phải của người có thẩm quyền hiệu chỉnh.) Nếu công nhận tên khoa học của Richard cho gáo trắng là không chính xác thì tên gọi sớm nhất là "Nauclea cadamba" của William Roxburgh năm 1824. Năm 1984, Jean Marie Bosser tạo ra tên chi mới "Neolamarckia" nhằm vinh danh Lamarck để chỉ chi thực vật châu Á phù hợp với miêu tả của Richard cho "Anthocephalus" của ông, chuyển "Nauclea cadamba" thành "Neolamarckia cadamba" . Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn thực vật học đều chấp nhận phân tích phân loại này và tên gọi "Anthocephalus" vẫn còn được sử dụng để chỉ chi thực vật châu Á này. Miêu tả. Là cây gỗ thường xanh quanh năm thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Cây thuộc nhóm gỗ lớn, trong tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy cây cao tới 30–45 m, thuộc tầng cây vượt tán rừng. Thân cây thuộc nhóm thân đơn trục, có các cành nhánh đâm ngang. Vỏ thân cây màu xám, gỗ giác màu trắng, gỗ lõi màu cam nhạt. Lá cây có phiến hình bầu dục dài , đầu lá có mũi nhọn, đuôi lá có thể tròn hoặc tà. Mặt dưới lá có lớp lông mịn. Lá kèm sớm rụng, dạng lá kèm thon nhọn dài 1,5–2 cm. Thường bắt đầu ra hoa khi 3-4 năm tuổi. Hoa mọc ở đầu cành nhánh, có mùi thơm, màu từ đỏ tới cam. Quả dạng phức kép hình cầu đường kính 2-4,5 cm. Phân bố. Sinh thái cây thường thấy ở rừng lầy có thể bị ngập, các bình nguyên. Loài cũng thường còn sót lại trong các tổ thành tái sinh rừng thứ sinh thuộc khu vực có lượng mưa và độ ẩm cao. Gáo trắng có phân bố tự nhiên trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Nam Trung Hoa, Nam Á, Đông Nam Á tới vùng đảo Papua. Sử dụng. Lá và vỏ cây có thể được dùng để chiết xuất chất chống viêm. Ở Ấn Độ và một số nước có tôn giáo theo Hindu và Ấn giáo thì loài này thường được trồng như là một loài cây tôn nghiêm, hoa của nó có thể được dùng trong công nghệ tinh chiết các hoạt chất dùng là nước hoa. Gỗ gáo trắng có tính chất cơ học không cao, có thể dễ dàng gia công cắt gọt, dùng đóng các vật gia dụng sau khi được xử lý bảo quản. Gáo trắng là loài có ý nghĩa lâm học, được quan tâm nghiên cứu như là loài thúc đẩy quá trình tái sinh lỗ trống rừng mưa nhiệt đới, phục hồi rừng thứ sinh nghèo kiệt từ giai đoạn diễn thế rừng thảm lau sậy, tre nứa. Có thể trồng ở vùng ven bán ngập của các hồ thủy điện, tăng sinh khối gỗ cho mô hình trồng rừng kết hợp tre-gỗ. Tuy nhiên hạn chế dùng cây làm cây xanh đô thị do sinh trưởng loài nhanh, gỗ mềm dễ gãy đổ.
1
null
Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Marx – Lenin hay còn gọi là Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Chủ nghĩa Marx – Lenin là hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Marx – Lenin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói riêng. Tập trung vào phân tích nguồn gốc và bản chất của nhà nước, Lý luận của những người Marxist đi sâu nghiên cứu về nhà nước một cách tổng thể những vấn đề chung nhất về bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước, hình thức nhà nước, bộ máy nhà nước và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng kiến trúc chính trị – pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Marx – Lenin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Những nội dung cơ bản ban đầu về học thuyết này được phản ánh thông qua tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, chế độ sở hữu và của nhà nước" của F. Engels. Qua tác phẩm này, Engels đã phân tích các vấn đề về gia đình, nguồn gốc của giai cấp và của nhà nước và những quy luật tiếp tục phát triển và biến đổi sau này của chúng. F. Engels đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chức năng giai cấp cơ bản của nhà nước. Sau đó lý luận này được những người Marxist tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong điều kiện mới. Lý luận về nhà nước và pháp luật là một môn học bắt buộc trong chương trình học Đại học đối với các ngành khoa học xã hội như Luật học, chính trị, hành chính, khoa học xã hội và nhân văn ở các Trường Đại học tại Việt Nam. Nguồn gốc. Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào. Sự ra đời của nhà nước. F. Engels đã mô tả sự ra đời của nhà nước trên cơ sở sự tan rã của chế độ thị tộc. Theo đó xã hội loài người qua quá trình phát triển đã dẫn đến sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Vào thời cổ đại đã diễn ra ba lần phân công lao động xã hội. Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự "phân hóa giàu nghèo", giữa người có của và người không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng "phân tầng xã hội", phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến "phân chia giai cấp" đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình. Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước. "Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội… và giữa cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự". Và như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư sản và sau cùng là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là "mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được". V. I. Lenin nhận định: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được". Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa. Hình thức xuất hiện. Sự xuất hiện nhà nước ở các vùng và của các dân tộc khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau về kinh tế, xã hội và ngoại cảnh. Theo F. Engels có ba hình thức xuất hiện điển hình: Bản chất giai cấp. Nhà nước ra đời tựa hồ đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ giai cấp có thế lực nhất - giai cấp thống trị về kinh tế mới có đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị, và do đó có thêm những phương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp khác. Vì thế, về bản chất "Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác", là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Theo chủ nghĩa Marx thì không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp. Cũng theo những người Marxist, tất cả những hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù có bị khúc xạ qua những lăng kính phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp, nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định hoặc nhà nước cũng có thể thực hiện sự thỏa hiệp về quyền lợi tạm thời giữa những giai cấp để chống lại một giai cấp khác (theo kiểu khế ước xã hội). Những trường hợp trên là có tính chất ngoại lệ và tạm thời. Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và của cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các giai cấp thù địch với nhau, sẽ phá vỡ sự thoả hiệp tạm thời giữa các giai cấp với nhau và tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhất định. Đặc trưng. Các nhà nước được tổ chức một cách khác nhau. Song, theo Chủ nghĩa Marx – Lenin thì bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau: Quản lý dân cư theo lãnh thổ. Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống. Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định. Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát và để cho công dân thực hiện nhưng quyền và nghĩa vụ xã hội của họ theo nơi cư trú, không kể họ thuộc thị tộc và bộ lạc nào. Thiết lập quyền lực công cộng. Nhà nước lúc này đã tách phần nào khỏi xã hội và không còn hòa nhập với dân cư nữa, quyền lực trong xã hội không thuộc về xã hội và thuộc về giai cấp thống trị. Và để thực hiện quyền lực công cộng cần có một lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý và cưỡng chế. Điều này dẫn đến Nhà nước tổ chức một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội, khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù, v.v.) và bộ máy quản lý hành chính mà xã hội (cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quan lại nha sai...) mà xã hội thị tộc, bộ lạc không hề biết đến trước đó. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế (tổ chức) bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế quản lý. Hệ thống thuế khóa. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị. Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức mà được luật lệ định ra để nuôi sống bộ máy cai trị, chi cho các hoạt động thường xuyên hay đột xuất của nhà nước. Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức. Sỡ dĩ nhà nước phải đặt ra các loại thuế vì bộ máy của nhà nước bao gồm những người đặc biệt, tách khỏi lao động sản xuất để thực hiện chức năng quản lý, bộ máy đó phải được nuôi dưỡng từ nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp (vì Nhà nước và nhân viên của nó đã tách hẳn khỏi sản xuất nên không thể có thu nhập). Nếu thiếu thuế thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại được và mặt khác chỉ có nhà nước mới có quyền đặt ra thuế và thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã hội. Chức năng. Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa của một nền kinh tế vì nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế. Thống trị và xã hội. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất. F. Engels viết: Đối nội và đối ngoại. Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại. Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác (bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội. Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị. Chức năng đối ngoại là sự liên tục của chức năng đối nội. Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế (toàn cầu hóa, thế giới phẳng) thì việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa, theo quan điểm Marxist thì cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đối ngoại của nhà nước ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội. Kiểu nhà nước. Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Khác với kiểu nhà nước, hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước... Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế-xã hội phong kiến và hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất "giai cấp vô sản", nhưng lại là một kiểu nhà nước đặc biệt. Nhà nước Chiếm hữu nô lệ. Nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô là hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người và được coi là được coi là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc...). Các nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên xuất hiện khoảng 4000 - 5000 năm trước công nguyên ở châu Á và Bắc Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập...) và ở châu Âu (Hy Lạp, La Mã)... Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô chính là quan hệ sản xuất được đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, chủ nô có toàn quyền bóc lột nô lệ, nô lệ phải hoàn toàn phục tùng chủ nô, và trở thành "những công cụ biết nói". Về tổ chức nhà nước, đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như "chính thể quân chủ" và "chính thể cộng hoà", "chính thể quý tộc" và "chính thể dân chủ". Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ. Nhà nước Phong kiến. Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Tiền đề hình thành nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân (chế độ tô, địa tô, sưu dịch...) về cơ sở xã hội, tồn tại hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, cùng nhiều tầng lớp khác nhau nhưng lực lượng sản xuất chính chính là nông dân (nông dân, tá điền, nông nô) và đây là một xã hội có kinh tế chủ đạo là tự cung tự cấp. Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước khá phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Mỗi lãnh chúa phong kiến (hay chúa đất phong kiến) là một ông vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Nhưng sau đó nhà nước này dần dần chuyển biến từ phân quyền đến tập quyền chuyên chế, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến. Ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn Độ, Ba Tư), hình thức quân chủ tập quyền (quân chủ chuyên chế tập quyền) là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Hình thức này còn được tìm thấy ở các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô. Về mặt từ nguyên, phong kiến là từ ghép của "phong tước" và "kiến địa" hay "phong hầu" và "kiến ấp". Các vua chúa thời kỳ này thường phong tước cho những người thân thích, đồng thời chia (ban thưởng) đất đai cho những người này để hình thành các nước chư hầu. Việc phân phong đất đai ở châu Á chủ yếu lại diễn ra ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với điển hình là thời kỳ Xuân Thu ở Trung Quốc. Vua nhà Chu phân đất cho các con em trong họ và các quan lại, hình thành nên hơn 100 nước chư hầu và đó là mầm mống loạn lạc trong những thời kỳ sau này. Nhà nước phong kiến thường lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (như các học thuyết thiên mệnh, học thuyết của Thiên Chúa giáo, Bà La Môn...). Nhà nước Tư sản. Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức "cộng hoà" và hình thức "quân chủ lập hiến". Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như Cộng hoà Đại nghị, Cộng hoà Tổng thống, Cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính) trong đó hình thức cộng hoà Đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các. Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó - đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. V. I. Lenin đã phát biểu rằng: Tuy nhiên có thể thấy trước khi có nền dân chủ vô sản thì nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền dân chủ trong lịch sử. Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của nhà nước. Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó là những nhân tố nội tại dẫn tới phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Chuyên chính vô sản. Chuyên chính vô sản là một giai đoạn cách mạng quan trọng để giành chính quyền tư sản về tay những người vô sản. Karl Marx khẳng định rằng: Theo lý thuyết của chủ nghĩa Marx – Lenin thì giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình, ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế – xã hội. Khi đề cập tới vấn đề này, V. I. Lenin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử, đó là "nhà nước không còn nguyên nghĩa", là nhà nước "nửa nhà nước". Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước tư sản không phải bằng con đường "thủ tiêu", "xóa bỏ" mà bằng con đường "tự tiêu vong". Sự tiêu vong của nhà nước tư sản được dự báo là một quá trình rất lâu dài. Và cũng do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản. Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở. Nhà nước vô sản. Theo Chủ nghĩa Marx – Lenin thì Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này được cho là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước - đó là nền tảng liên minh công - nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và ngày càng củng cố với những người lao động khác. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. "Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v.". là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản. Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới. Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là một tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản Nhà nước vô sản có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Công xã Paris năm 1871 đã sản sinh ra nhà nước vô sản kiểu Công xã (hình thức này làm tiền đề cho các kiểu tổ chức sau đó như Công xã Quảng Châu ở Trung Quốc. Hình thức thứ hai của chuyên chính vô sản là Xô viết (ở Liên Xô và các nước Đông Âu sau cách mạng tháng 10 Nga, Xô viết Nghệ Tĩnh từng tồn tại trong thời gian ngắn ở Việt Nam...), ở một số nước, nhà nước vô sản còn tồn tại dưới hình thức nhà nước dân chủ nhân dân (như Mông Cổ, Triều Tiên, Lào...). Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nước vô sản nhiều hình thức mới. Tính đa dạng của nhà nước đó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của thời điểm xác lập nhà nước ấy, tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước, tùy thuộc vào nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, tùy thuộc vào truyền thống chính trị của dân tộc. Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kỳ quá độ có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Đó là một trong những tổ chức chính trị cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà giai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx – Lenin cũng quan niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa là thống nhất về căn bản với nhà nước chuyên chính vô sản cả về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đã là một loại hình nhà nước dân chủ thì nó có kế thừa và phát huy các thành quả chung - những giá trị của quá trình phát triển dân chủ mà nhân loại đã sản sinh ra. Ví dụ, dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa khái niệm và thuật ngữ "dân chủ", với bản chất nhất là "quyền lực của dân". Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng do nhân dân bầu cử ra và có thể bãi miễn nó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của nhà nước dân chủ tư sản: cũng có các cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện...), hành pháp (Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng) và tư pháp (Toà án, Viện kiểm sát, Viện Công tố...). Tất nhiên, về bản chất, mục tiêu, quyền lực, lợi ích... thì khác về căn bản so với nhà nước ""Tam quyền phân lập tư sản". Bản chất, chức năng. Theo chủ nghĩa Marx – Lenin, bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội (ví dụ: nhà nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà nước dân chủ tư sản...). Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa (nhà nước chuyên chính vô sản) do đó trước hết nó mang bản chất giai cấp công nhân. Nhưng giai cấp công nhân lại là giai cấp thuộc nhân dân lao động mà ra, đại biểu phương thức sản xuất mới, hiện đại, gắn với và đại biểu cho lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc, do vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc (giống như bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa). Chức năng giai cấp của nhà nước vô sản được thực hiện cả bằng việc thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, cả bằng việc sử dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó. Khi đề cập tới sự cần thiết phải sử dụng phương thức thứ hai vừa nêu, C.Mác cho rằng sở dĩ giai cấp vô sản cần sử dụng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng của mình vì chính giai cấp tư sản không cần đắn đo trong việc sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất nhằm khôi phục lại trật tự tư bản chủ nghĩa của chúng. Tiếp tục phát triển lý luận về chuyên chính vô sản trong thời kỳ trực tiếp lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới trong điều kiện có sự chống đối mạnh mẽ tới mức nội chiến do lực lượng phản cách mạng gây ra, V. I. Lenin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cưỡng bức như là lý do tồn tại của nhà nước nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. V. I. Lenin nhấn mạnh bạo lực của chuyên chính vô sản là vì cách mạng Nga nổ ra và tồn tại trong hoàn cảnh có sự chống đối dữ dội của bọn bóc lột, thêm vào đó, 14 nước đế quốc liên kết với nhau để đàn áp chính quyền Xô viết. Trước sự tấn công của đối thủ, V. I. Lenin đương nhiên phải gắn chuyên chính vô sản với tình thế một cuộc đấu tranh, hơn nữa, đó lại là một cuộc đấu tranh ác liệt, lâu dài và dai dẳng hơn nhiều so với bất kỳ một cuộc đấu tranh nào trước đây. Việc chú ý tới bối cảnh lịch sử như vậy cho phép chúng ta khẳng định rằng, đặc điểm đó của chuyên chính vô sản do V.I.Lênin nêu ra không phải là phổ biến. Bạo lực, trấn áp là cái vốn có của mọi chính sách, do đó, nó cũng là cái vốn có của nhà nước vô sản. Cả Marx, Engels và Lenin đều xem tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải tiến trật tự chủ nghĩa tư bản và hình thành trật tự chủ nghĩa cộng sản là cái căn bản hơn trong chức năng của chuyên chính vô sản. Đặt mối tương quan với chức năng tổ chức – xây dựng, thì chức năng trấn áp chỉ là việc "quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng" mà chưa phải là bản thân việc xây dựng. Nhiệm vụ. Ngay từ năm 1847, F. Engels đã nêu ra 12 nhiệm vụ mà giai cấp công nhân phải thực hiện sau khi giành được chính quyền, thì tất cả các nhiệm vụ đó đều trực tiếp liên quan tới tổ chức, xây dựng xã hội mới. Sau đó một năm, khi xác định những nấc thang, những giai đoạn của cuộc cách mạng công nhân nhằm đi tới giải phóng và phát triển toàn diện con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng xem việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực nhà nước mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Sau đó phải sử dụng quyền lực nhà nước để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất. Lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga làm cách mạng, sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, V. I. Lenin đã trực tiếp giải quyết, xây dựng xã hội mới. Đó là thời kỳ chủ nghĩa cộng sản không còn chỉ là cương lĩnh hay học thuyết, mà đã trở thành công việc xây dựng hằng ngày. Bởi vậy, V. I. Lenin đã có sự phát triển mới về mặt lý luận liên quan tới chức năng tổ chức và xây dựng của chuyên chính vô sản. Ông xem việc tích cực xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo ra những quan hệ kinh tế mới, sáng tạo ra một xã hội mới là nhiệm vụ bức bách, quan trọng hơn là đập tan sự phản kháng của tư sản. Không dừng lại ở việc khẳng định nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức, xây dựng so với nhiệm vụ trấn áp, V. I. Lenin còn làm rõ nội dung, biện pháp của nhiệm vụ đó trên nhiều bình diện khác nhau. "Trong lĩnh vực kinh tế": để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, nhà nước vô sản phải hoàn thành việc tước đoạt giai cấp tư sản, phát triển mạnh các lực lượng sản xuất, củng cố kỷ luật lao động mới: nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ cơ bản... "Trong lĩnh vực xã hội": phải tạo ra quan hệ xã hội mới, tạo ra những tổ chức lao động mới có khả năng phối hợp những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật với sự tập hợp đông đảo những người lao động: cải tạo dần tầng lớp tiểu sản xuất hàng hoá thông qua một công tác tổ chức lâu dài. Đề cập chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước chuyên chính vô sản, V. I. Lenin dành sự chú ý đặc biệt cho nhiệm vụ quản lý. Sau khi giành được chính quyền, theo V. I. Lenin, vũ khí duy nhất mà nhờ đó giai cấp vô sản có thể chiến thắng giai cấp tư sản là quản lý. "Trong nhiệm vụ quản lý toàn diện đời sống xã hội", V. I. Lenin xem quản lý nhà nước trong thời kỳ chuyên chính vô sản thực chất là quản lý kinh tế. Nhìn nhận nhiệm vụ này từ góc độ đấu tranh giai cấp, góc độ chính trị, V. I. Lenin quan niệm: "nhiệm vụ căn bản của mọi xã hội quá độ chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa là ở chỗ giai cấp vô sản thống trị... phải chiến thắng giai cấp tư sản... tức là chúng ta phải đạt được chiến thắng đó trong lĩnh vực tổ chức kinh tế quốc dân, tổ chức sản xuất, trong lĩnh vực kiểm kê và kiểm soát có tính chất toàn dân". Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Việt Nam, học thuyết về nhà nước của Chủ nghĩa Marx – Lenin hay còn gọi là lý luận về nhà nước và pháp luật đã được Hồ Chí Minh việt hóa thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt Nam cũng như thực tiễn đấu tranh giành, giữ chính quyền cộng sản cộng với những năm tháng quản lý, chỉ đạo điều hành miền Bắc Việt Nam và một số vùng miền cộng sản kiểm soát tại miền Nam Việt Nam. Những tư tưởng này được tập hợp và được cộng sản Việt Nam khái quát đặt tên thành "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân", một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, một nhà nước trong sạch, vững mạnh và được coi là tài liệu tuyên truyền bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, công chức, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng đưa vào các trường Đại học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng và học tập những lý luận bên ngoài, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh thể hiện trong Chánh cương vắn tắt của Đảng khi thành lập Đảng đầu năm 1930. Hồ Chí Minh đã từng có chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong bài báo Dân vận (năm 1949), Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Nhà nước nhân dân. Nhà nước của dân: Nhà nước theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước của dân, ngay từ năm 1927, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, ông có ghi chú rằng: "Nhà nước Việt Nam dân chủ kiểu mới là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cơ sở xã hội của nhà nước đó là toàn thể dân tộc Việt Nam, dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam". Và từ năm 1941, ông cũng đã có chủ trương rằng: "Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới, không phải thuộc quyền riêng của giai cấp nào mà là của chung, của toàn thể dân tộc, chỉ trừ bọn tay sai của đế quốc Pháp Nhật và những bọn phản quốc…, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam, hết thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy"". Theo như cách hiểu mà ông đã thể hiện thì quan điểm của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã chủ trì lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Quan điểm trên của ông được thể hiện trong các bản Hiến pháp đó. Điều 1 của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 nêu rõ: ""Tất cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" hay "Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết"." Nhân dân lao động mà làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Như thế, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí cao. Điều này có ý nghĩa thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là "đứng trên nhân dân", "coi khinh nhân dân", "cậy thế làm càn" với dân, "quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân" mà ông hay quở trách. Nhà nước do dân: Nội dung này có thể nói ngắn gọn là nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh thẳng thừng tuyên bố rằng: "việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần", "quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ". Ông cũng đưa ra những câu nhận định đại loại như: "Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân" hay như ý kiến: "Lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết" nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, và "dân như nước, mình như cá", phải "đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân". Nhà nước vì dân: Theo những người nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh thì họ cho rằng Hồ Chí Minh coi nhân dân là chủ thể quyền lực, nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ Nhà nước không phải là nơi để "thăng quan, phát tài", chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc. "Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra"... Nhà nước vì dân theo ông này là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước trong sạch, không có bất kỳ một đặc quyền, đặc lợi nào. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân", "việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh". Và nhiệm vụ của nhà nước là phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. Nhà nước vì dân cũng theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải "làm quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân" như dưới thời đế quốc thực dân. Ngay như chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Nhà nước Pháp quyền. Những nhà soạn thảo môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho rằng: Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý xã hội. Điều này thể hiện trong bản Yêu sách 19 điểm của nhân dân An Nam do ông ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919 nhưng đã bị phớt lờ. Sau này, khi nắm quyền lực, Hồ Chí Minh càng để ý đến việc xây dựng và điều hành nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Trên thực tế cho thấy, chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã hối thúc tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của Nhà nước mới. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành gấp rút và chóng vánh vào ngày 06 tháng 1 năm 1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu và lần đầu tiên ở Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong một diễn biến tiếp theo vào ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội Khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây chính là Chính phủ đã được dựng lên và tự tuyên bố là có đầy đủ giá trị pháp lý để thay chính quyền của Pháp và chính phủ Trần Trọng Kim quản lý, cai trị chính thống ở Việt Nam. Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã cho thấy. Cũng từ năm 1919, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề "thần linh pháp quyền" trong đời sống xã hội. Có Hiến pháp và pháp luật nhưng không đưa được vào trong cuộc sống thì xã hội cũng sẽ bị rối loạn. Trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh chú ý và bỏ công xây dựng pháp chế để bảo đảm quyền làm chủ của dân chúng. Ông cũng tự mình làm gương về lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tự giác khép mình chấp hành kỷ luật. Ông cũng cho rằng công tác giáo dục pháp luật (tuyên truyền) cho mọi người là quan trọng. Đội ngũ công bộc. Đây cũng là một nội dung quan trọng và thường được Hồ Chí Minh nhắc nhiều trong tư tưởng của mình về xây dựng nhà nước. Một nhà nước chỉ có thể có hiệu lực, thực thi được quyền lực của mình thông qua nhân tố quan trọng chính là cán bộ, công chức, lính tráng, thừa lại. Để chủ trương chính sách và lợi ích của Đảng cầm quyền được thực thi thì phải thông qua từng vị trí cán bộ, công chức, viên chức cụ thể. Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mà ông cho là lý tưởng để sử dụng hiệu quả: Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Bắc Việt, Hồ Chí Minh rất phật ý và thường xuyên đề cập đến những tiêu cực trong Chính quyền của ông, những cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp dưới quyền của ông thay vì tỏ ra là những nô tài trung thành và cúc cung tận tụy với nhân dân thì thực tế họ hay gặp phải những tiêu cực như:
1
null
Gáo vàng hay còn gọi vàng kiên, gáo nam (danh pháp hai phần: Nauclea orientalis) là một loài thực vật thuộc họ Thiến thảo. Trong rừng mưa nhiệt đới loài này thuộc tầng gỗ cao hoặc tầng vượt tán. Trong tên gọi latin của nó thì "orientalis" còn có nghĩa là phương Đông. Tên chi "Nauclea" được cho là có nguồn gốc từ tiếng Hy Lap "naus" nghĩa là "tàu", còn "kleio" có nghĩa là "gần". Loài này trong tự nhiên rất dễ nhầm lẫn với loài Gáo trắng, tuy nhiên phân bổ tự nhiên của loài này hẹp hơn khi không vươn tới vùng Ấn Độ và Nam Trung Hoa, chỉ phân bổ vùng Nam Á, Đông Nam Á, đảo Papua New Guinea, và Australia. Cây gỗ lớn nhanh ưa đất ẩm, có thể sinh trưởng được ở vùng bán ngập, ven sông suối. Sinh trưởng trong tự nhiên Gáo vàng có thể cao tới 30-35m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 100 cm. Tán cây hình tháp, tương tự như dáng thông, tùng. Hoa mọc thành cụm màu vàng và có mùi thơm. Gỗ màu vàng hoặc cam, giải phẫu cấu tạo gỗ cho thấy mạch gỗ có sợi to và dài (đặc điểm này khiến cho gỗ dễ dàng sấy khô hoặc ngâm tẩm hóa chất), có thể đóng đồ gia dụng bình thường, nhưng dễ mối mục nếu không được ngâm tẩm xử lý bằng hóa chất.
1
null
Lai Châu là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía nam giáp các tỉnh Điện Biên và Sơn La, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía tây giáp tỉnh Điện Biên. Giai đoạn 1945-2003. Năm 1948, Lai Châu thuộc Khu tự trị Thái trong Liên bang Đông Dương, đến năm 1950 thì gộp vào Hoàng triều Cương thổ của Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1948, tỉnh Lai Châu hợp nhất với tỉnh Sơn La thành liên tỉnh Sơn La - Lai Châu, hay còn được gọi là tỉnh Sơn Lai. Từ ngày 12/1/1952, tỉnh Sơn Lai tách ra thành hai tỉnh Sơn La và Lai Châu theo nghị định của Thủ tướng Chính phủ. Thời kỳ 1953-1955, khi chính quyền cách mạng tiếp quản thì tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Năm 1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo. Cùng năm, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay. Năm 1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị. Năm 1965, thành lập thị trấn Tuần Giáo thuộc huyện Tuần Giáo. Năm 1967, chia tách một số xã thuộc huyện Tuần Giáo. Năm 1971, thành lập thị xã Lai Châu từ một phần huyện Mường Lay (từ năm 2004, thị xã Lai Châu nhập về tỉnh Điện Biên và từ năm 2005 đổi thành thị xã Mường Lay). Năm 1975, chia tách và điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Điện Biên. Cùng năm, điều chỉnh địa giới huyện Than Uyên của tỉnh Hoàng Liên Sơn và huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu. Năm 1977, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Mường Lay và Sìn Hồ. Cùng năm, điều chỉnh địa giới huyện Tuần Giáo và huyện Tủa Chùa. Năm 1987, thành lập thị trấn Mường Tè thuộc huyện Mường Tè. Năm 1988, chia tách một số xã thuộc huyện Điện Biên. Năm 1989, thành lập thị trấn Tủa Chùa thuộc huyện Tủa Chùa. Năm 1992, thành lập thị xã Điện Biên Phủ và một số phường thuộc thị xã Điện Biên Phủ; dời tỉnh lị Lai Châu từ thị xã Lai Châu về thị xã Điện Biên Phủ. Năm 1995, chia huyện Điện Biên thành hai huyện: Điện Biên và Điện Biên Đông. Năm 1997, thành lập một số xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Phong Thổ, Mường Lay và thị xã Điện Biên Phủ. Năm 2000, thành lập một số xã, phường thuộc huyện Mường Lay và thị xã Điện Biên Phủ. Năm 2002, chia huyện Phong Thổ thành 2 huyện: Phong Thổ và Tam Đường; thành lập huyện Mường Nhé từ một phần các huyện Mường Tè và Mường Lay. Năm 2003, thành lập thành phố Điện Biên Phủ; điều chỉnh địa giới thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; thành lập một số phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ.. - Thành lập phường Nam Thanh trên cơ sở toàn bộ thị trấn Mường Thanh. Phường Nam Thanh có 356,25 ha diện tích tự nhiên và 8.520 nhân khẩu. - Thành lập phường Thanh Trường trên cơ sở một phần xã Thanh Luông và xã Thanh Nưa. Phường Thanh Trường có 532 ha diện tích tự nhiên và 5.774 nhân khẩu. - Thành lập phường Noong Bua trên cơ sở toàn bộ xã Noong Bua. Phường Noong Bua có 1.800 ha diện tích tự nhiên và 5.200 nhân khẩu. Giai đoạn 2003-nay. Cuối năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh: Lai Châu và Điện Biên, cùng lúc đó, chuyển huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Tỉnh Lai Châu mới có diện tích tự nhiên là 906.512,30 ha và dân số vào thời điểm 2003 là 313.511 người, bao gồm huyện Phong Thổ; huyện Tam Đường; huyện Mường Tè; huyện Sìn Hồ; xã Pú Đao, xã Chăn Nưa, xã Nậm Hàng, bản Thành Chử thuộc xã Xá Tổng của huyện Mường Lay; phường Lê Lợi của thị xã Lai Châu; huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai. Tỉnh lị đặt tại thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Tam Đường. Năm 2004, điều chỉnh địa giới các huyện Sìn Hồ và Mường Tè; thành lập xã Lê Lợi thuộc huyện Sìn Hồ. Cùng năm, thành lập thị xã Lai Châu (mới) và một số phường thuộc thị xã Lai Châu; thành lập thị trấn huyện lị thuộc các huyện Tam Đường, Phong Thổ - Thành lập phường Quyết Thắng trên cơ sở một phần thị trấn Phong Thổ và xã Nậm Loỏng. Phường Quyết Thắng có 608,30 ha diện tích tự nhiên và 5.065 nhân khẩu. - Thành lập phường Tân Phong trên cơ sở một phần thị trấn Phong Thổ và xã Nậm Loỏng. Phường Tân Phong có 523 ha diện tích tự nhiên và 4.392 nhân khẩu. - Thành lập phường Đoàn Kết trên cơ sở một phần thị trấn Phong Thổ và xã Sùng Phài. Phường Đoàn Kết có 403 ha diện tích tự nhiên và 3.627 nhân khẩu. - Sáp nhập phần còn lại xã Sùng Phài vào xã Nậm Loỏng - Đổi tên xã Tam Đường thành xã Sàn Thàng. Năm 2006, thành lập và điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ và Than Uyên. Năm 2008, thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Than Uyên, Tam Đường, Mường Tè. Cùng năm, chia huyện Than Uyên thành 2 huyện: Than Uyên và Tân Uyên Năm 2011, thành lập và điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc huyện các Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên. Năm 2012, thành lập một số xã thuộc các huyện Sìn Hồ và Mường Tè; cùng năm, thành lập huyện Nậm Nhùn từ một phần các huyện Sìn Hồ và Mường Tè. Năm 2013, thành lập thành phố Lai Châu trên cơ sở toàn bộ thị xã Lai Châu. Thành phố Lai Châu có 7.077,44 ha diện tích tự nhiên, 52.557 nhân khẩu, 7 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường và 2 xã. Năm 2020, hợp nhất một số xã thuộc thành phố Lai Châu và các huyện Phong Thổ, Tam Đường.
1
null
Ahar () là thành phố huyện lỵ huyện Ahar, tỉnh Đông Azerbaijan, Iran. Theo điều tra dân số năm 2006, thành phố có dân số 85.782 người trong 20.844 người. Thành phố được biết đến với chợ bán thảm Ahar. Vào thế kỷ 12-13, Ahar đã là kinh đô của một tiểu vương quốc nhỏ và tồn tại trong thời gian ngắn được trị vì bởi triều đại Pishteginid có nguồn gốc Gruzia. (1155-1231).
1
null
Savoia-Marchetti SM.81 "Pipistrello" (tiếng Italy: dơi) là một loại máy bay vận tải/ném bom ba động cơ trang bị cho Không quân Italy (Regia Aeronautica). Khi xuất hiện vào năm 1935, nó là một bước tiến của hàng không quân sự Italy: tốc độ cao, vũ trang tốt và khả năng bay xa. Nó đã chứng minh được tính hiệu quả trong chiến tranh với Ethiopia và trong Nội chiến Tây Ban Nha.
1
null
Savoia-Marchetti SM.84 là một loại máy bay ném bom của Italy trong Chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế bởi hãng Savoia-Marchetti như một sự thay thế cho loại máy bay ném bom SM.79 thành công của hãng, SM.84 có ba động cơ giống với SM.79. Tuy nhiên, dù được đưa vào trang bị của Không quân Italy (Regia Aeronautica) vào năm 1941, nó không bao giờ thay thế được cho SM.79, và bị thải loại trước cả SM.79. Quốc gia sử dụng. "Regia Aeronautica": Tính năng kỹ chiến thuật (SM.84). World Encyclopedia of Military Aircraft
1
null
Rory McIlroy (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1989) là một golf thủ chuyên nghiệp người Bắc Ireland quê ở Holywood trong hạt Down là thành viên của cả European Tour và PGA Tour. Tại thời điểm tháng 8 năm 2012, anh tay golf số một thế giới, anh đã hai lần giành ngôi vô địch giải lớn. McIlroy giành chức vô địch đầu tiên khi anh mới 19 tuổi tại giải Dubai Desert Classic 2009 và Honda Classic là danh hiệu thứ 6 trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của anh. Kể từ giải USPGA Championship tháng 8 năm 2011, anh đã chơi ở 11 giải đấu xếp hạng và chỉ một lần kết thúc ngoài Top 5. Năm 2007, McIlroy tham dự giải lớn đầu tiên giải Open Championship. Anh khởi đầu bằng 68 gậy, và sau đó giành Huy chương Bạc cho vị trí số một trong nhóm nghiệp dư. Ở tuổi 19, anh đã có danh hiệu đầu tiên của European Tour, khi vô địch Dubai Desert Classic 2009. Năm 2010, McIlroy khởi đầu ấn tượng ở Open Championship với vòng đầu tiên đánh 63 gậy. Tuy nhiên, anh sa sút bất ngờ ở ngày thứ hai, với 80 gậy và kết thúc giải ở vị trí thứ ba. Ở Masters 2011, McIlroy bước vào vòng đấu cuối cùng với vị trí dẫn đầu và cách biệt bốn gậy. Tuy nhiên, anh sử dụng đến 80 gậy và lỡ cơ hội lần đầu tiên giành một danh hiệu lớn (major). Năm 2012, anh giành danh hiệu giải lớn đầu tiên ở giải US Open và sau đó chiến thắng tại Hong Kong Open. Anh đã được trích dẫn là người trẻ có triển vọng trong môn golf thú vị nhất và có tiềm năng trở thành một trong những người có thu nhập cao nhất trong thể thao tính theo endorsement. "SportsPro" đã xếp hạng McIlroy là vận động viên xuất sắc thứ nhì trên thế giới còn tạp chí Hiệp hội các nhà quản lý câu lạc bộ golf xếp hạng anh là người có quyền lực thứ nhì ở môn golf Anh.
1
null
"Here Comes the Sun" là ca khúc của George Harrison viết cho The Beatles trong album cuối cùng của họ, "Abbey Road" (1969). Sáng tác. Đây là một trong 3 ca khúc nổi tiếng nhất mà Harrison từng viết cho The Beatles, cùng với "Something" và "While My Guitar Gently Weeps". Năm 1969 là năm đầy biến động của Harrison: anh bị tạm giam vì tàng trữ cần sa, sau đó là một cuộc phẫu thuật amidan và cuối cùng là một chuỗi những tranh cãi khiến anh quyết định rời nhóm tạm thời vào đầu năm. Harrison bộc bạch trong hồi ký: """Here Comes the Sun" được viết khi mà Apple tự biến mình thành một trường học, nơi mà tôi đến chỉ để làm một nhiệm vụ duy nhất: 'Ký vào đây', và 'Ký vào đây'. Nó như kiểu mùa đông bất tận thường thấy ở nước Anh, và mùa xuân thật đáng mong chờ. Vậy nên một ngày tôi quyết định không tới đó nữa mà qua nhà của Eric Clapton. Cái cảm giác không phải nhìn thấy những đống giấy tờ thật tuyệt vời, tôi đi dạo trong vườn của Eric với cây đàn guitar, và thế là "Here Comes the Sun"."" Trong "Anthology 3", người ta có thể thấy Harrison đang thể hiện ca khúc này với capo kẹp ở phím thứ 7. Theo Eric Clapton, căn nhà có trong ca khúc có tên là 'Hurtwood'. Cấu trúc. Ca khúc được viết ở giọng La thứ, với phần đệm ở giọng La trưởng. Phần điệp khúc dùng chuyển IV (giọng Rê trưởng) tới V (giọng Mi trưởng) ("Eight Days a Week" và "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" dùng đoạn chuyển ngược lại). Toàn bộ giai điệu chạy theo một ngũ cung từ Mi tới Đô thăng (các quãng cung 5, 6, 1, 2, 3). Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là giọng hát. Phần guitar chơi flatpick ở hợp âm E7 khoảng từ phút 2.03 tới 2.11 tôn nên giọng ca ở giọng A "Little darlin'". Đoạn nối với ♭III-♭VII-IV-I-V7 với 3 lần hạ giọng quãng 4 cùng với giọng hát, từ "Sun" (♭III hay hợp âm C) "sun" (♭VII hay hợp âm G) "sun" (IV hay hợp âm D) tới "comes" (I hay hợp âm A) và cuối cùng thêm một lần hạ xuống hợp âm V7 (E7). Câu hát ở đay ("Sun, sun, sun, here it comes") được miêu tả là "lời chân kinh khi thiền". Với ảnh hưởng của âm nhạc Ấn Độ, Harrison có thêm một lần đảo phách với thêm một lần 4/4 và 7/8 cùng 11/8. Ở lần lời thứ 2 (0.59–1.13), máy chỉnh âm Moog đã nhân đôi tiếng guitar và ở lần thứ ba, máy Moog đã thêm một obligato của quãng tám. Đoạn kết (2.54–3.04) lặp lại tiếng guitar từ đoạn nối. Thu âm. Ngày 7 tháng 7 năm 1969, Harrison, Paul McCartney và Ringo Starr tiến hành thu âm ca khúc này với 13 phần. John Lennon không tham gia buổi thu vì bị tai nạn ô tô. Sau đó, Harrison còn ở lại tự mình ghi lại phần chơi guitar acoustic. Anh kẹp capo vào phím thứ 7 để chọn hợp âm A chuẩn. Đây là cách anh từng làm với ca khúc năm 1965 "If I Needed Someone", một ca khúc có hợp âm tương tự. Ngày hôm sau, anh tiến hành thu âm phần hát chính, rồi anh và McCartney cùng thu phần hát nền 2 lần với những giọng nhẹ nhàng hơn. Tiếng harmonium và tay vỗ được cho thêm vào ngày 16 tháng 7. Harrison cho thêm tiếng guitar điện qua bộ chuyển âm Leslie vào ngày 6 tháng 8, và sau đó là dàn nhạc (của Martin thêm 2 piccolo, 2 flute, 2 flute alto và 2 clarinet) được bổ sung vào ngày 15. Ca khúc được hoàn thiện vào 2 ngày sau với phần sửa bằng máy chỉnh âm Moog của Harrison. Phần guitar solo của Harrison không được cho vào bản sửa cuối cùng. Thành phần tham gia sản xuất. Theo Ian MacDonald. Các bản hát lại. Ca khúc từng được hát lại bởi Peter Tosh vào năm 1970, thậm chí là đã phát hành dưới dạng đĩa đơn, song chỉ được biết đến trong album năm 2004 "Can't Blame The Youth". Danh ca nhạc folk Richie Havens cũng từng hát lại ca khúc này vào năm 1971 và đạt vị trí số 16 tại Mỹ. Bản hát lại thành công nhất là của Steve Harley khi nó đạt vị trí thứ 10 tại Anh vào năm 1976. Ban nhạc Thụy Điển Ghost cũng từng hát lại ca khúc này trong album "Opus Eponymous". We Five cũng đã từng hát ca khúc này trong album năm 1970 của họ, "Catch the Wind". Nina Simone thậm chí còn thực hiện ca một album có tên là "Here Comes the Sun". Năm 2012, Gary Barlow đã hát ca khúc này trong phần quảng cáo cho hãng Marks & Spencer, sau này cũng được anh cho vào album "Sing".
1
null
Cú đại bàng Á Âu (danh pháp hai phần: Bubo bubo), còn gọi là cú đại bàng, là một loài cú lớn cư trú ở đại lục Á Âu. Đây là một trong những loài chim lớn nhất thuộc họ Cú mèo. Mô tả. "Cú đại bàng Á Âu" là một loài cú lớn và mạnh mẽ. Nó nhỏ hơn đại bàng vàng nhưng lớn hơn cú trắng. Đôi khi nó được gọi là cú lớn nhất thế giới dù cú bắt cá Blakiston ("B. blakistoni") trung bình hơi nặng hơn và cú xám lớn ("Strix nebulosa") trung bình hơi dài hơn. Cú đại bàng Á Âu có sải cánh dài , với các cá thể lớn nhất có sải cánh dài đến . Tổng chiều dài của loài cú này có thể dao động trong khoảng . Con mái cân nặng và con trống cân nặng . Trong khi đó, cú lợn lưng xám ("Tyto alba"), loài cú phân bố rộng rãi nhất thế giới, có cân nặng khoảng 500 gram và Cú sừng lớn ("B. virginianus"), là loài điền vào vai trò sinh thái của Cú đại bàng Á Âu ở Bắc Mỹ, cân nặng khoảng 1,4 kg. Theo các kích thước chuẩn của Cú đại bàng Á Âu, chúng có đuôi dài xương cổ chân dài và mỏ dài . Môi trường sống. "Cú đại bàng Á Âu" phân bố rải rác ở vùng núi đá nhưng có thể sống trong một loạt các môi trường sống. Chúng được tìm thấy trong các môi trường sống đa dạng như rừng cây lá kim phương Bắc và rìa của sa mạc rộng lớn. Cú đại bàng thường được thấy nhiều nhất trong khu vực vách đá và khe núi được bao bọc bởi một tán cây và bụi cây. Trong rừng taiga, các bờ biển đá, thảo nguyên và đồng cỏ, cũng có thể tìm thấy chúng, chủ yếu là trong khi chúng đi săn trong vùng lãnh thổ rộng lớn của mình. Do sở thích đối với vùng núi đá, chúng thường được tìm thấy trong khu vực miền núi và có thể được tìm thấy ở độ cao đến 2.000 m (6.600 ft) tại châu Âu và 4.500 m (14.800 ft) ở châu Á. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được tìm thấy ở mực nước biển. Mặc dù được tìm thấy nhiều nhất trong khu vực thưa thớt dân cư của con người, đôi khi cú đại bàng cũng sinh sống trong vùng đất nông nghiệp và thậm chí chúng đã được quan sát thấy trong các công viên như trong các thành phố châu Âu. =Thức ăn và con mồi= Như hầu hết các loài cú, cú đại bàng phần lớn hoạt động về đêm. Chúng ăn chủ yếu các động vật có vú nhỏ cỡ 200 g - 2 kg (0,44-4,4 lb), chẳng hạn như chuột đồng, chuột cống, chuột nhắt, thỏ và thỏ rừng. Tuy nhiên, con mồi bị giết có thể lên đến kích thước của cáo trưởng thành và chuột marmota hay hươu nhỏ (đến 17 kg), nếu bị bắt bất ngờ. Trong trung tâm châu Âu, nhím chuột cũng là một con mồi ưa thích. Cú đại bàng có thể thường xuyên ghé thăm bãi rác để bắt chuột. Nhóm quan con mồi trọng khác của cú đại bàng Á-Âu là các loài chim khác. Hầu hết các loại chim là con mồi tiềm năng bao gồm quạ, gà rừng, gõ kiến, diệc, đặc biệt ở khu vực ven biển là vịt, chim biển và ngỗng. Chim ăn thịt khác, bao gồm các loài lớn như diều hâu phương Bắc (Accipiter gentilis), cắt lớn (Falco Peregrinus) và diều mướp lớn, cũng thường xuyên là con mồi cũng như hầu hết các loại của cú khác. Khi có cơ hội, chúng cũng bắt cả bò sát, kể cả rắn độc lớn, ếch nhái, cá và thậm chí côn trùng lớn và giun đất. Cú đại bàng thường quan sát hoạt động của con mồi từ trên một cành cây, sau đó sà nhanh xuống chóng một khi con mồi bị phát hiện. Con mồi thường thiệt mạng một cách nhanh chóng bởi móng vuốt mạnh mẽ của cú đại bàng mặc dù đôi bị giết chết khi bị cắn vào đầu. Sau đó, chúng nuốt toàn bộ con mồi hoặc xé thành miếng bằng mỏ. Đôi khi, chúng có thể bắt các loài chim khác khi đang bay, bao gồm cả chim di cư ban đêm bị chặn vào giữa chuyến bay. Con mồi lớn hơn (trên 3,5 kg (7.7 lb)) được ăn trên mặt đất khiến cho cú đại bàng dễ bị mất con mồi hoặc thậm chí bị ăn thịt bởi các động vật ăn thịt như cáo. Chế độ ăn uống của chúng thường trùng với đại bàng vàng lớn hơn nhưng cạnh tranh trực tiếp là không phổ biến do khác nhau về thời gian hoạt động giữa chúng. Sinh sản và sinh sống. Cú đại bàng thường làm tổ trên những gờ vách đá, đường nứt và hang động. Đôi khi, chúng cũng có thể chiếm một tổ của một loài chim lớn như quạ đen (Corvus Corax) hoặc đại bàng vàng. Sự sinh sản thường bắt đầu vào cuối mùa đông, đôi khi muộn hơn. Con mái đẻ từ 1-6 trứng trong khoảng 3 ngày và ấp trứng một mình, bắt đầu từ quả trứng đầu tiên trong 30-36 ngày. Trong suốt thời gian này con mái được con trống cung cấp thức ăn tại tổ. Chim non mở mắt vào khoảng 2 ngày tuổi và được ấp trong khoảng 2 tuần. Con mái ở lại với con non tại tổ trong 4-5 tuần. Trong 2-3 tuần đầu tiên con trống mang thức ăn đến tổ hoặc để nó ở gần, và con mái mớm những miếng thức ăn nhỏ cho con non, hoặc con trống cho con non ăn trực tiếp. Sau 3 tuần chim non bắt đầu tự ăn được và bắt đầu nuốt những con mồi nhỏ. Sau 5 tuần con non có thể đi lại xung quanh khu vực làm tổ, và sau 52 ngày có thể bay vài mét. Chúng có thể rời khỏi tổ trên mặt đất sớm khi được 22-25 ngày tuổi, trong khi ở tổ trên cao là từ 5-7 tuần tuổi. Con non được chăm sóc bởi cả chim bố lẫn chim mẹ trong khoảng 20-24 tuần. Chúng trở thành độc lập vào giữa tháng chín và tháng 11 ở châu Âu, và rời khỏi lãnh thổ của cha mẹ (hoặc bị đuổi đi). Tại thời điểm này con trống bắt đầu kiểm tra các vị trí làm tổ tiềm năng trong tương lai. Con non trưởng thành giới tính vào năm sau, nhưng thường không phối giống cho đến khi chúng có thể thiết lập một lãnh thổ vào khoảng 2-3 tuổi. Cú đại bàng có thể sống đến 20 năm trong tự nhiên. Tuy nhiên, như nhiều loài chim khác trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống lâu hơn nữa do không cần phải chịu đựng điều kiện tự nhiên khó khăn, và có thể tồn tại tới 60 năm trong sở thú. Con trưởng thành mạnh khỏe bình thường không có kẻ thù tự nhiên và do đó được coi là động vật ăn thịt đỉnh. Nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với các loài này là do nhân tạo: Điện giật, tai nạn giao thông và săn bắn. Các phân loài. Có tất cả 13 phân loài, bao gồm:
1
null
Cao độ là một đặc tính của tri giác cho phép người ta có thể sắp xếp những âm thanh khác nhau thành một chuỗi những âm có mối tương quan với nhau về tần số dao động, tức cao độ là độ "cao", "thấp" của âm thanh phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động càng lớn thì âm thanh càng "cao" và ngược lại. Cao độ cùng với trường độ, cường độ và âm sắc là 4 thuộc tính chính của âm thanh có nhạc tính. Cao độ có thể được định lượng như tần số, nhưng nó không phải là một tính chất thuần túy khách quan thuộc vật lý, mà nó là một thuộc tính chủ quan thuộc tâm lý âm học (tâm thính học; psychoacoustic) của âm thanh. Việc nghiên cứu về cao độ và sự nhận thức về cao độ đã từng là một vấn đề trọng tâm trong ngành tâm lý âm học, và nó từng được dùng làm phương tiện trong sự định hình và kiểm nghiệm những nguyên lý về đặc tả âm thanh, về quá trình xử lý và nhận thức trong hệ thống thính giác. Cảm âm. Cao độ và tần số. Cao độ là một cảm giác của thính giác, trong đó người nghe có thể ấn định được những âm thanh vào các vị trí tương đối trên một thước đo chủ yếu dựa vào tần số rung. Cao độ có quan hệ chặt chẽ với tần số, nhưng không phải là một mối quan hệ tương đương. Tần số là một khái niệm khoa học khách quan, trong khi cao độ là một phạm trù mang tính chủ quan. Bản chất của các sóng âm không có cao độ, và dao động của chúng có thể được đo đạc với kết quả là tần số. Nhưng tần số này khiến não bộ của con người sắp đặt thành những tiêu chuẩn chủ quan về cao độ. Các cao độ thường được xác định như là những tần số (số dao động trong 1 giây hoặc hertz) bằng cách so sánh những âm này với những đơn âm là những âm có chu kỳ và dạng sóng như sóng sin. Có thể xác định cao độ của những sóng âm có dạng phức tạp và không tuần hoàn bằng cách này. Trong hầu hết các trường hợp, cao độ của những âm thanh phức tạp như giọng nói hoặc nốt nhạc gần giống như tần số của những âm thanh có chu kỳ tuần hoàn hoặc gần tuần hoàn. Cao độ của những âm phức tạp có thể được cảm nhận rất mơ hồ, có nghĩa là tùy vào người nghe mà có thể cảm nhận được sự khác nhau giữa hai hoặc nhiều nốt nhạc. Tuy tần số cơ bản thực tế (tần số chính của âm) có thể được xác định bằng các dụng cụ đo đạc, nhưng nó vẫn gây ra những cảm nhận khác nhau về cao độ, nguyên nhân là do những bồi âm, sóng hài hay những nguyên do khác. Sự cảm nhận của hệ thống thính giác của con người có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt các tần số khác nhau của các nốt nhạc trong những hoàn cảnh nhất định nào đó. Cao độ phụ thuộc vào mức độ lớn nhỏ của âm thanh (cường độ, âm lượng), đặc biệt là ở tần số dưới 1000 Hz và trên 2000 Hz. Cao độ của âm trầm sẽ cảm thấy thấp dần khi tăng áp lực âm thanh (tăng âm lượng). Ví dụ, một âm thanh có tần số 200 Hz nếu nghe trong điều kiện âm lượng lớn sẽ cảm thấy cao độ của nó thấp hơn bán cung so với cao độ khi nghe âm này với âm lượng vừa đủ nghe. Trên 2000 Hz, cao độ sẽ cao hơn khi âm lượng lớn hơn. Ngưỡng phân biệt. Ngưỡng phân biệt (just-noticeable difference/jnd: ngưỡng của sự thay đổi mà có thể cảm nhận được) phụ thuộc vào lượng thay đổi của tần số âm thanh. Dưới 500 Hz, ngưỡng phân biệt nằm ở khoảng 3 Hz đối với sóng sin, và 1 Hz đối với âm thanh phức tạp, trên 1000 Hz thì ngưỡng phân biệt đối với sóng sin là khoảng 0.6% (khoảng 10 cent). Ngưỡng phân biệt thường được thử nghiệm bằng cách phát 2 âm liên tiếp xem người nghe có thể cảm nhận được sự khác biệt của cao độ hay không. Ngưỡng phân biệt trở nên nhỏ hơn nếu hai âm được phát cùng một lúc vì khi đó người nghe có thể phân biệt được hiện tượng phách. Tổng số cao độ có thể cảm nhận được trong phạm vi ngưỡng nghe của con người là khoảng 1400, tổng số nốt nhạc trong âm giai điều hòa âm từ 16 đến 16000 Hz là 120 nốt. Cao độ: cao và thấp. Theo Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, cao độ là thuộc tính thính giác của âm thanh, theo đó âm thanh có thể được đặt trên một thang đo từ thấp đến cao. Kể từ khi cao độ được xem như là một đại lượng liên quan chặt chẽ đến tần số thì nó gần như được xác định bằng tốc độ dao động của không khí gây ra bởi sóng âm và hầu như không liên quan gì với cường độ, hoặc biên độ của sóng. Cao độ "cao" có nghĩa là dao động rất nhanh, và cao độ "thấp" tương ứng với dao động chậm hơn. Mặc dù vậy ở phần lớn các ngôn ngữ đều dùng những đặc ngữ liên quan đến "độ cao" của âm thanh để chỉ "cao độ". Có bằng chứng chứng minh rằng con người thật sự cảm nhận được một nguồn âm thanh phát ra từ vị trí cao hơn hoặc thấp hơn theo chiều không gian thẳng đứng khi tần số âm thanh tăng hoặc giảm.
1
null