text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Sông Ishim (; , Esil) chảy qua Kazakhstan và Nga. Sông có chiều dài 2.450 km (1.530 mi), lưu lượng dòng chảy trung bình là 56,3 m³/s (1.988 ft³/s). Đây là chi lưu tả ngạn dài nhất của sông Irtysh. Có thể thông hành ở phần hạ lưu của sông Ishim. Phần thượng lưu của sông Ishim chảy qua Astana, thủ đô của Kazakhstan. Tại Nga, sông chảy qua một vùng đầm lầy rộng lớn, với vô số khúc uốn và hồ móng ngựa.
1
null
Đá Núi Mon(tiếng Anh: "Bittern Reef" hoặc "Maralie Reef"; , Hán-Việt: "Thạch Bàn Tử") là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía bắc của đảo Phan Vinh A khoảng 14 hải lý (26,1 km). Đá Núi Mon là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này. Đặc điểm. Có dạng hình tròn với đường kính khoảng 0,3 hải lý (560 m). Đá này chìm hoàn toàn dưới nước và không gây nên sóng vỡ trên mặt biển khiến tàu thuyền khó nhận diện được.
1
null
Đá Núi Trời (tiếng Anh: "Ganges Reef"; , Hán-Việt: "Hằng tiêu") là một rạn đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía bắc của đá Núi Le khoảng 38 hải lý (70 km). Theo ấn phẩm "Doubtful hydrographic data" do Cục Thủy đạc Quốc tế xuất bản năm 1973 thì có sự sai khác về toạ độ của đá này trong các ghi chép hàng hải: hoặc . Đá Núi Trời là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Đá Núi Cô (tiếng Anh: "Cay Marino"; , Hán-Việt: "Ngọc Nặc tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông nam của đá Núi Le và phía tây tây bắc của đá Công Đo. Đá Núi Cô là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.
1
null
Vụ ám sát hụt Tổng thống Andrew Jackson được cho là nỗ lực đầu tiên nhằm giết một Tổng thống Hoa Kỳ đang tại vị đến từ ngoài nước Mỹ và cũng là vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Hoa Kỳ. Vị Tổng thống đó chính là Andrew Jackson, vị Tổng thống thứ 7 (1829-1837) của Hoa Kỳ. Rất may mắn là vị nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ này đã thoát chết một cách ngoạn mục trong vụ ám sát diễn ra vào ngày thứ 6 u ám tháng 1 năm 1835. Kẻ ám sát. Kẻ thực hiện vụ ám sát là một người Anh, tên là Richard Lawrence, một thợ sơn nhưng luôn tin rằng mình là một người thừa kế ngai vàng của nước Anh. Theo tư liệu thì Lawrence là một kẻ bị bệnh hoang tưởng. Nguyên nhân của vụ ám sát. Với điều hoang tưởng rằng, mình là người kế thừa ngôi vị hoàng gia của vương quốc Anh, nên lúc nào Lawrence cũng tìm cách đòi lại quyền lợi của mình và ngài Tổng thống đáng kính Jackson đã cố khuyên và ngăn cản điều này. Vì vậy, anh ta quyết định ám sát Tổng thống. Diễn biến vụ ám sát. Ngày 30.1.1835, Tổng thống Andrew Jackson đến Điện Capitol Hoa Kỳ để viếng lễ tang của đại biểu Nam California Warren R. Davis. Lawrence nấp sau cột, chờ Jackson bước ra từ cổng phía Đông. Tổng thống chỉ đứng cách tên sát nhân hơn 2 m và Lawrence đã lôi khẩu súng được cất trong người ra hướng thẳng Tổng thống mà bắn. Theo phân tích của các chuyên gia, vị trí của tên sát nhân và Tổng thống quá gần nhau, gần đến mức khó mà bắn trượt được, nhưng một điều may mắn là khẩu súng được bóp cò nhưng nó không nổ. Trước sự hãi hùng của mọi người xung quanh, Lawrence đã rút ra khẩu súng thứ hai. Truyền thuyết nói răng Tổng thống Jackson đã quay cây ba toong của mình về phía tên sát nhân và nhào tới tấn công hắn, dù vậy tên sát nhân vẫn hướng khẩu súng về phía Jackson mà bóp cò, nhưng một điều kỳ diệu lại diễn ra, khẩu súng tiếp tục không nổ. Một sĩ quan Hải quân đứng gần đó đã hạ gục Lawrence và vụ ám sát đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ kết thúc. Nhận xét. Theo những tài liệu phân tích sau vụ ám sát hụt này thì hai khẩu súng không có trục trặc gì. Chúng vẫn lên đạn bình thường, chỉ có điều là chúng không khai hỏa được. Sau này người ta ước tính tỉ lệ súng tịt ngòi là 1/125.000. Các sử gia cho rằng thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân khiến súng không nổ. Một người bạn của Tổng thống Andrew Jackson đã viết: "Nếu tôi là người mê tín thì việc thuyết phục tôi rằng sự sống của Tổng thống đã được bàn tay của thượng đế che chở sẽ là điều hấp dẫn không thể cưỡng nổi". Xét xử. Phiên tòa sử tên sát nhân ám sát hụt Tổng thống Andrew Jackson được diễn ra sau đó, hội đồng xét xử chỉ mất năm phút để đưa ra phán quyết cuối cùng là Lawrence vô tội vì hắn ta bị bệnh tâm thần, Lawrence phải sống 26 năm còn lại trong nhà thương điên.
1
null
Chuột chù núi (danh pháp hai phần: Tupaia montana) là một loài động vật thuộc họ Tupaiidae, bộ Scandentia. Loài này được Thomas mô tả năm 1892.. Đây là loài đặc hữu Borneo. Chuột chù núi sinh sống ở rừng trên núi cao. Nó có thân dài 11–15 cm, đuôi dài đến 10–15 cm. Chuột chù núi có mối quan hệ chặt chẽ với một sồ loài cây nắp ấm lớn như "Nepenthes lowii", "Nepenthes macrophylla", và "Nepenthes rajah"; chuột chù núi ị vào bẫy bắt mồi của cây nắp ấm khi nó leo lên nắp ấm để ăn mật ngọt tiết ra từ nắp ấm. Người ta cho rằng điều này là trao đổi lấy mật ngọt, phân của chuột cung cấp cho cây nắp ấm phần lớn lượng ni tơ mà cây cần.
1
null
Kinh thánh của Jefferson là một quyển kinh thánh được viết ra từ vị Tổng thống thứ ba của nước Mỹ. Nhắc đến Thomas Jefferson, mọi công dân của nước Mỹ đều nghĩ đến một nhà chính trị tài năng, cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kỳ một nhà phát minh... Quan điểm luận. Jefferson luôn đấu tranh để bảo vệ tự do tôn giáo, ông từng nói: "Tôi chẳng cảm thấy bị tổn thương nếu hàng xóm của tôi nói rằng có 20 vị chúa hoặc không có vị chúa nào. Nó chẳng tổn hại đến túi tiền của tôi và cũng không làm đau chân tôi". Thomas Jefferson nhận thấy mình xung đột với một số quan điểm trong bốn cuốn Kinh Phúc âm của Matthew, Mark, Luke và John nên ông đã chọn hướng đi độc nhất vộ nhị: tự tạo Kinh thánh cho riêng mình sử dụng. Jefferson đánh giá cao giáo lý của Giesu nhưng ông không đề cao cái mà ông gọi là "những sai lệch trong đạo Thiên chúa". Ông cho rằng các sách Phúc âm Tân ước có quá nhiều nội dung không nên đưa vào. Vì vậy, ông cắt và dán bốn cuốn Phúc âm của Tân ước để tạo ra phiên bản của mình. Ngày nay, nó được biết đến là cuốn Kinh thánh Jefferson. Nội dung. Trong cuốn Kinh thánh của Jefferson, Chúa Giesu không có phép lạ. Ngài không tuyên bố mình là người của Chúa. Và ngài không lên thiên đường sau khi bị đóng đinh trên cây thánh giá. Ngài Tổng thống đáng kính nghĩ rằng tất cả những điều này đã được các tín đồ "ngốc nghếch" và "tinh nghịch" của Giesu thêm vào. Chúa Giesu theo quan điểm của Jefferson là người đàn ông bình thường, có linh hồn và sùng tín. Kinh thánh của Jefferson gồm rất nhiều lời dạy của Chúa Giesu, được kể dưới dạng truyện ngụ ngôn và những bài thuyết pháp. Jefferson xem Giesu là một nhà triết học và có điểm khác biệt với ông: "Tôi là một người theo chủ nghĩa duy vật trong khi chúa lại đứng về phía những người duy tâm". Sự công khai. Jefferson đã giấu công chúng việc viết lại Kinh thánh vì sợ nó sẽ khơi nguồn cho một cuộc tranh cãi lớn. Ông nói với bạn bè rằng: "Tôi không chỉ không viết gì về tôn giáo. Tôi còn hiếm khi cho phép mình nói về nó". Ngài Tổng thống đã thành công trong việc che giấu quan điểm trong suốt cuộc đời. cuốn Kinh thánh Jefferson chỉ được công bố 75 năm sau ngày mất của ông.
1
null
Rattus baluensi (Rattus baluensis) là một loài gặm nhấm trong họ Chuột. Nó chỉ được tìm thấy ở Malaysia. Nó có quan hệ hỗ sinh với loài nắp ấm lớn "Nepenthes rajah". Giống như loài chuột chù núi "Tupaia montana", nó ị phân vào bẫy cây nắp ấm khi nó leo lên ăn mật ngọt trên nắp, nó cung cấp nguồn phân cho cây.
1
null
Nepenthes lowii (), hay Cây nắp ấm Low, là một loài cây nắp ấm bản địa Borneo. Nó được đặt tên theo Hugh Low, người đã phát hiện ra loài này trên núi Kinabalu. Nó là loài khác thường trong chi với "bình" ấp bị thắt mạnh ở giữa. Nepenthes lowii có ít khả năng bắt côn trùng so với các loài "Nepenthes" khác. Quan sát sơ bộ cho thấy loài này đang chuyển từ bản chất "ăn thịt" sang bản chất bắt và hứng phân của các loại chim và chuột chù. Nắp trên tiết ra mật ngọt và có một loài chuột đến ăn mật ngọt và ị phân vào ấm cung cấp dinh dưỡng cho cây nắp ấm này.
1
null
ANF Les Mureaux 110 và các máy bay bắt nguồn từ nó là một dòng máy bay trinh sát của Pháp, được phát triển trong thập niên 1930. Chúng là loại máy bay một tầng cánh đặt cao, làm hoàn toàn bằng kim loại, có hai chỗ ngồi. Dòng máy bay này được sử dụng rộng rãi trong Trận chiến nước Pháp.
1
null
Trận Hagelberg, còn gọi là Trận Hagelsberg hay Trận Lubnitz, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức - một phần của các cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra vào ngày 27 tháng 8 năm 1813. Trong trận đánh này, Quân đội Phổ do tướng Karl Friedrich von Hirschfeld chỉ huy, với sự hỗ trợ của người Cossack Nga do tướng A. I. Černyšëv chỉ huy, đã đánh tan tác Quân đội Đế chế Pháp vốn bị áp đảo về quân số do tướng Jean-Baptiste Girard chỉ huy, buộc Girard phải rút quân về Magdeburg và Wittenberg. Chiến thắng Hagelberg được xem là một thắng lợi vĩ đại của lực lượng dân binh "Landwehr" của Phổ, cũng như là thành quả của công cuộc cải cách mạnh mẽ của tướng Friedrich Wilhelm Freiherr von Bülow nói riêng và người Phổ nói chung trong cuộc hưu chiến trước đó không lâu. Đồng thời, hàng loại trận thắng chủ yếu là của quân đội Phổ trong các trận chiến như Dennewitz, Hagelberg, Kulm, v.v... đã xoay chuyển tình hình chiến tranh sau thất bại của quân đội Liên minh thứ sáu trong trận Dresden, đồng thời củng cố yêu cầu bình đẳng của nước Phổ với Đế quốc Áo. Sau khi quân đội Pháp dưới quyền tướng Nicolas Oudinot bị đè bẹp trong trận Großbeeren vào ngày 23 tháng 7 năm 1813, Sư đoàn của tướng Girard đã kéo vào xứ Brandenburg để hỗ trợ cho quân của Oudinot. Tướng Hirschfeld - vị Tư lệnh của một Sư đoàn dân binh Phổ đã tiến công lực lượng này trong cùng ngày với thắng lợi của Hoàng đế Napoléon Bonaparte của Pháp tại trận Dresden. Giao tranh đã kéo dài trong 5 tiếng đồng hồ giữa quân Pháp với quân đồng minh Phổ - Nga, và Hirschfeld phát động một cuộc tổng tấn công vào Hagelberg. Sau một cuộc hỗn chiến đẫm máu mà trong đó đạn của súng hỏa mai tỏ ra hiệu quả hơn là lưỡi lê, quân của Girard đã gặp bất lợi. Một lỗ hổng được hình thành giữa cánh trái và trung quân của ông, buộc quân đội Pháp phải bỏ lại làng Hagelberg. Ngoài ra, một vài khẩu pháo của quân đội Nga cùng với một số binh sĩ mang súng trường của quân đội Phổ đã nã đạn vào quân Pháp đang triệt thoái. Đội hậu binh của Girard cố thủ tại Klein Glein đến đêm rồi cũng tháo lui. Quân Cossack đã truy kích nhưng Hirschfeld đã giữ lại hầu hết đoàn quân của ông. Cuộc bại trận tại Hagelberg đã mang lại thiệt hại không nhỏ cho quân đội Pháp (trong số đó có chiến lợi phẩm và hàng nghìn người bị bắt làm tù binh), hơn hẳn thiệt hại của liên quân Phổ-Nga. Đây cũng được xem là một trong những thất bại rõ ràng của các thuộc cấp của Napoléon trong việc chỉ huy một đội quân độc lập. Quân Pháp đã tháo chạy thục mạng trên khắp các nẻo đường sau thất bại của mình tại Hagelberg. Chiến thắng Hagelberg được nhìn nhận là một trong những hệ quả của "Kế hoạch Trachenberg" của khối Liên minh thứ sáu. Vốn diễn ra 4 ngày sau chiến thắng Großbeeren và là trận đánh đầu tiên của lực lượng dân quân "Kurmark Landwehr" của Phổ, trận chiến này đã không chỉ tiêu diệt đạo quân của Girard mà còn lên dây cót cho niềm tự tin của người Phổ vốn đang ngày một gia tăng, trước khi quân Pháp lại bị đánh bại trong trận chiến Dennewitz. Đồng thời, đại thắng của liên quân Phổ - Nga tại Hagelberg cũng là cuộc chạm trán đầu tiên giữa lực lượng dân quân mới được canh tân của quân đội Phổ và những binh sĩ được tuyển mộ đã đem lại thắng lợi cho quân đội Pháp trong trận Lützen và trận Bautzen - những lực lượng này vốn không có khác biệt đáng kể về mặt huấn luyện.
1
null
Nepenthes macrophylla (), Cây nắp ấm lá lớn, là một loài cây nắp ấm nhiệt đới chỉ được biết đến ở một độ cao rất hạn chế trên núi Trus Madi ở Sabah, Borneo Malaysia. Tên chi tiết "macrophylla" lấy từ tiếng Latin "macro" (lớn) và "phylla" (lá). "Nepenthes macrophylla" đã từng được cho là một phân loài của "", nhưng khác loài đó ở nhiều khía cạnh của bình ấm và lá. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy rằng hình dạng và kích cỡ của lỗ bình của loài "N. macrophylla" phù hợp chính xác với kích cỡ của loài chuột chù núi ("Tupaia montana"), hai loài hỗ sinh nhau, chuột ị phân vào bình ấm cấp cho cây dinh dưỡng còn cây cung cấp cho chuột dịch ngọt tiết ra trên nắp ấm. Một sự thích nghi tương tự cũng được tìm thấy ở các loài nắp ấm "N. lowii" và "N. rajah", và cũng hiện diện ở "N. ephippiata".
1
null
Bãi Đồng Cam (tiếng Anh: "Third Thomas Shoal"; , Hán-Việt: "Hoà Bình ám sa") là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Rạn này nằm về phía đông bắc của đảo Bình Nguyên cách khoảng 7.5 hải lý. Bãi này trải rộng khoảng 3-4 hải lý. Bãi Đồng Cam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này.
1
null
Armstrong Whitworth Atlas là một loại máy bay hai tầng cánh của Anh, do hãng Armstrong Whitworth Aircraft thiết kế và chế tạo. Nó được Không quân Hoàng gia (RAF) sử dụng phối hợp tác chiến với lục quân vào thập niên 1920 và 1930. Đây là kiểu máy bay được thiết kế đa dụng đầu tiên trang bị cho RAF.
1
null
Đá Đồng Thạnh hay đá Đồng Thanh (tiếng Anh: "Marie Louise Bank"; ; Hán-Việt: "Hùng Nam tiêu") là một rạn đá ngầm thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này tiếp giáp phía bắc của bãi Cỏ Rong và sâu 27 m. Đá Đồng Thạnh là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Tháng 6 năm 1995, Philippines tuyên bố đang xây dựng hải đăng tại "bãi Tổ Muỗi, bãi Cỏ Rong hay đá Đồng Thạnh, bãi Thạch Sa và bãi Hải Sâm để làm cơ sở pháp lý cho đường cơ sở mới của mình". Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá ngầm này.
1
null
The Time of the Oath là album phòng thu thứ 7 của ban nhạc power metal đến từ Đức Helloween, phát hành năm 1996. Album này được dành cho tay trống cũ của ban nhạc, Ingo Schwichtenberg, đã tự tử trước đó một năm. Thông tin. "The Time of the Oath", theo Andi Deris, dựa trên lời tiên tri của Nostradamus, đề cập đến tiên đoán của ông về một "'sự kiện trong khoảng từ năm 1994 đến 2000'". Theo đó, Nostradamus "dự đoán sẽ có Thế chiến thứ 3, tiếp sau đó là một thiên niên kỷ hòa bình nếu con người thực sự muốn điều đó và có những quyết định sáng suốt". The Keeper, hình ảnh xuất hiện trên bìa Keeper of the Seven Keys, "Pt. 1" và "Pt. 2". (Hình ảnh đó có thể là hình ảnh của Chúa). Không giống như bộ đôi "Keeper" với khoảng không vô tận bên trong chiếc mũ trùm đầu, hình ảnh "The Keeper" ở album này, trong chiếc mũ quen thuộc, tràn ngập những ngôi sao và những chiếc nhẫn (Có thể thấy những chiếc nhẫn này giống như nhẫn trên bìa album "Master of the Rings"). Ca khúc "The Time of the Oath" đề cập đến Cảnh V trong Faust Part Two, viết bởi Johann Wolfgang von Goethe. Deris đóng vai Mephistopheles, cố gắng lấy lại linh hồn của Faust. Ba ca khúc trong album được phát hành dưới dạng single: "Power", "The Time of the Oath", và "Forever And One (Neverland)". Đây là album đầu tiên của Helloween mà cả năm thành viên của ban nhạc cùng sáng tác.
1
null
Bãi (cạn) Nam là một bãi cạn/bãi ngầm thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Bãi này nằm về phía nam đá Gò Già. Nằm ở đầu phía đông bắc của cụm bãi cạn Nam có một rạn san hô là đá Chà Và, và ở phần tây nam của bãi này là một rạn san hô khác là đá Tây Nam.. Ngoài ra còn có bãi Hải Yến về phía đông bắc của đá Chà Và. Bãi Nam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát bãi này.
1
null
Focke-Wulf Fw 189 "Uhu" ("Chim cú lớn") là một loại máy bay trinh sát chiến thuật/liên lạc của Đức. Đây là loại máy bay hai động cơ, ba chỗ ngồi. Bay lần đầu năm 1938 (Fw 189 V1), đưa vào trang bị năm 1940 và được sản xuất cho đến giữa năm 1944. Không nên nhầm lẫn với loại máy bay tiêm kích bay đêm Heinkel có cùng tên. Biến thể. Kiểu sản xuất chính là loại trinh sát Fw 189A, được chế tạo phần lớn với hai biến thể là A-1 và A-2. Các máy bay lắp 2 động cơ Argus As 410 công suất 465 PS (459 hp, 342 kW). Fw 189B là máy bay huấn luyện 5 chỗ, chỉ có 13 chiếc được chế tạo. Fw 189C là máy bay cường kích bọc giáp hạng nặng. Có biến thể chi viện trực tiếp.
1
null
Fokker C.VIII là một loại máy bay trinh sát chế tạo tại Hà Lan vào cuối thập niên 1920. Dự định chính là dùng nó làm máy bay trinh sát không ảnh, đây là máy bay lớn nhất trong kiểu máy bay trinh sát do Fokker chế tạo thời kỳ này. Nó có buồng lái dành cho kíp lái ba người. Ngoài ra nó l=còn là máy bay đầu tiên của Fokker thuộc kiểu trinh sát là máy bay một tầng cánh.
1
null
Đá Tây Nam hay còn gọi là bãi Tây Nam (tiếng Anh: Pennsylvania South Reef; ; Hán-Việt: "Đông Pha tiêu") là một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía đông nam của đá Khúc Giác và phía đông bắc của đá Phật Tự. Đá Tây Nam là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này.
1
null
Cụm Đá Bắc hay bãi Đá Bắc là một vùng rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Theo Trần Công Trục (2012), khu vực cụm Đá Bắc gồm đá Cỏ My và đá Gò Già. Vùng này nằm về phía đông cụm Hồ Tràm và ở cực nam của bãi Cỏ Rong. Cụm Đá Bắc là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát rạn san hô này.
1
null
Chiến dịch Hump là một chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam được thực hiện bởi Lữ đoàn Không vận 173 của Quân đội Hoa Kỳ tại khu vực cách Biên Hòa gần 30 km về phía bắc, diễn ra từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 8 tháng 11 năm 1965. Bối cảnh. Ngày 5 tháng 11 năm 1965, Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ phối hợp với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Hoàng gia Úc mở cuộc hành quân tìm diệt Hump, càn quét khu vực Tân Uyên, Biên Hòa. Ngày 8 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn 1/503 Mỹ bị Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 (D3/E1/F9 QGP) phục kích ở khu vực Cao điểm 65, Đất Cuốc. Trận đánh này còn được phía Mỹ gọi là Battle of Hill 65, còn QGP gọi đây là chiến thắng Đất Cuốc. Lực lượng đôi bên. Theo Hoa Kỳ, có tới hơn 1000 QGP tham chiến. Điều này quá phi lý vì Trung đoàn 1 (E1/F9) QGP phải chia 1 tiểu đoàn để dàn trận ở Đồng Xoài, 1 tiểu đoàn phòng thủ bảo vệ sở chỉ huy cấp E/F, vì vậy chỉ có 1 tiểu đoàn được trang bị mạnh tham gia trận này mà thôi. Để đảm bảo chắc thắng, QGP phối hợp với Đại đội 303 tỉnh Phước Thành. Quân số tham chiến trực tiếp rơi vào khoảng 400 bộ đội. Tiểu đoàn 1/503 thuộc Lữ đoàn Không vận 173 Hoa Kỳ tham gia đi càn. Chiến dịch có sự phối hợp của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn Hoàng gia Úc, nhằm mục đích đánh bật lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam đang chiếm giữ một số cao điểm quan trọng tại đây. Diễn biến. Ngày 5 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn 1/503 Mỹ được trực thăng vận đổ bộ xuống càn quét khu vực Tân Uyên. Trong 3 ngày đầu, quân Mỹ lùng sục phá hủy một số vị trí trú quân của QGP nhưng hầu như không có đụng độ. Lúc 6 giờ ngày 8 tháng 11, cuộc hành quân tiếp tục. Đại đội C tiến về phía tây bắc tới Cao điểm 65, Đại đội B tiến về phía đông bắc tới Cao điểm 78, Đại đội A là lực lượng dự bị của tiểu đoàn. Lúc 8 giờ, cánh phải của Đại đội C Mỹ vấp phải hỏa lực của Tiểu đoàn 3 QGP bố trí ở mặt nam Cao điểm 65. QGP tiến đánh vào cánh phải Đại đội C nên đến 9 giờ 30 phút, Đại đội B được lệnh tiến về Cao điểm 65 để hỗ trợ. Sau cuộc giao tranh quyết liệt, Đại đội B giải tỏa được cánh phải của Đại đội C, nhưng ngay sau đó đến lượt cánh phải của đại đội này cũng bị uy hiếp. Để hỗ trợ, quân Mỹ cho Đại đội A dự bị của tiểu đoàn tiến đánh vào cánh trái của QGP. Trong khi đó Đại đội B bị bao vây và phải phá vây 2 lần. Đến trưa, Đại đội A của Mỹ được lệnh rút về khu vực tiểu đoàn bộ ở phía sau khoảng 1 km, đại đội B và C củng cố phòng ngự, hướng dẫn pháo binh và không quân bắn chặn để đẩy lùi các đợt tiến công của QGP. Đến chiều tối, giao tranh trong khu vực giảm xuống, chỉ còn các hoạt động bắn tỉa hay quấy rối. Trong đêm 8 tháng 11 chỉ còn chạm súng lẻ tẻ xảy ra giữa Tiểu đoàn 1/503 Mỹ với các phân đội QGP trên đường rút khỏi khu vực. Đến đây trận đánh Đất Cuốc và Chiến dịch Hump đã chấm dứt. Kết quả. Trong cuộc hành quân Hump (chủ yếu là ở trận Đất Cuốc), quân Mỹ tổn thất 49 chết và 83 bị thương, 4 máy bay yểm trợ tầm thấp bị bắn rơi. Phía Úc cũng có 2 binh sĩ thiệt mạng trong trận đánh ở Cao điểm 82. Tiểu đoàn Úc còn nguyên vẹn. Theo phía Mỹ, QGP có 403 người chết. Thương vong này bị khai khống vì nó vượt quân số tham chiến của QGP. Ngay cả ước lượng quân số thực của đối phương, người Mỹ cũng đoán sai hoàn toàn. Đối với QGP, đây là trận thắng lợi lớn (ngang với trận Tầm Bó) khi một tiểu đoàn tăng cường của QGP đánh bại một tiểu đoàn tăng cường của Hoa Kỳ trong điều kiện hỏa lực và khí tài chênh lệch lớn.
1
null
Tàu ngầm USS Thresher (SSN-593) là một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Năm 1963, khi thử nghiệm lặn sâu ở phía đông nam của vùng Cape Cod, Massachusetts, nó bị sự cố kỹ thuật và chìm sâu xuống lòng đáy biển, gây ra cái chết của toàn bộ thủy thủ đoàn gồm 129 người. Diễn biến. Ngày 10 tháng 4 năm 1963, tàu Thresher đi đến một vùng khoảng 350 km về phía đông của Cape Cod. Nó có chiếc tàu USS Skylark (ASR-20) đi theo yểm trơ. Lúc 9h13 sáng, tàu Skylark nhận được tin báo từ tàu ngầm Thresher rằng nó đang bị một sự cố nhỏ. Đúng 9h18, các nhân viên điều hành sonar trên chiếc Skylark nghe một tiếng ghê rợn như là tiếng gió dồn dập vào một cái bồn không khí. Sau đó không lâu là tiếng tàu bị xé toạc ra và tiếng nó bị đè bẹp dí. Sau đó là im lặng hoàn toàn. Theo cuộc điều tra của quân lực Mỹ thì lý do có lý nhất đã gây ra tai nạn là một chỗ nối trong hệ thống đường ống nước biển bị vỡ ra. Điều này khiến nước phun ra và làm chạm các mạch điện tử. Chuyện này dẫn đến lò năng lượng hạt nhân bị tự động tắt, do dó tàu Thresher chìm luôn xuống lòng đại dương không cách gì chặn lại. Tàu được thiết kế để xuống sâu hơn 400 m một ít, nhưng đáy biển nơi đó sâu đến 2.560 m. Người ta đoán rằng khi tàu bị bóp nát dưới áp lực của nước, cái chết đã xảy ra khá nhanh chóng cho thủy thủ đoàn.
1
null
Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Israel hay Học viện Khoa học và Nhân văn Israel, tiếng Do Thái: האקדמיה הלאומית הישראלית למדעים, tiếng Anh: "Israel Academy of Sciences and Humanities" (viết tắt là IASH), là viện nghiên cứu khoa học hàng đầu của Israel. Viện có trụ sở tại Jerusalem, được thành lập vào năm 1961 bởi Nhà nước Israel để thúc đẩy liên lạc giữa các học giả từ các ngành khoa học và nhân văn ở Israel, để tư vấn cho chính phủ về các dự án nghiên cứu có tầm quan trọng quốc gia. Học viện bao gồm 102 học giả xuất sắc nhất của Israel. Tòa nhà của Học viện tọa lạc ngay bên cạnh nơi ở chính thức của Tổng thống Israel và Hội đồng giáo dục đại học ở Israel trong Quảng trường Albert Einstein ở Jerusalem. Viện là thành viên quốc gia của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) , và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây. Học viện có tư cách quan sát viên tại cơ sở khoa học châu Âu, và có các chương trình trao đổi với hội hoàng gia Anh, viện hàn lâm Anh, viện hàn lâm Thụy Điển, và hội đồng nghiên cứu quốc gia Singapore. Hoạt động. Trong các ngành khoa học tự nhiên, học viện tài trợ kinh phí các dự án về địa chất học, hệ động thực vật của Israel, và tạo điều kiện cho sự tham gia của các nhà khoa học Israel nghiên cứu các dự án quốc tế, chẳng hạn như vật lý năng lượng cao tại CERN) và bức xạ synchrotron tại cơ sở bức xạ synchrotron châu Âu. Israel có mật độ các nhà khoa học và kỹ sư cao nhất trên thế giới ). Trong ngành khoa học nhân văn, các lĩnh vực nghiên cứu được tài trợ gồm có nghiên cứu Tanakh và Talmud, lịch sử người Do Thái, triết học Do Thái, nghệ thuật người Do Thái, và tiếng Do Thái, cũng như thơ văn xuôi và thơ tiếng Do Thái. Học viện quản lý quỹ học bổng Einstein, quỹ để thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới và các cộng đồng học thuật Israel, quỹ khoa học Israel, với một ngân sách hàng năm là 53 triệu USD, và số một quỹ nghiên cứu dựa trên các tài trợ từ quỹ Adler cho nghiên cứu vũ trụ, quỹ Wolf, và quỹ nghiên cứu y học Fulks. Học viện cũng quản lý trung tâm học thuật Israel tại Cairo, giúp các học giả Israel với nghiên cứu về Ai Cập và văn hóa Ai Cập, và tạo điều kiện hợp tác với các học giả Ai Cập.
1
null
Fuerteventura (; nghĩa đen là "may mắn lớn" nhưng có khi được dịch là "gió to") là một đảo thuộc quần đảo Canaria, ở ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi, song về chính trị lại là một phần của Tây Ban Nha. Với diện tích 1.660 km², dài 100 km và rộng 31 km, đây là hòn đảo lớn thứ hai của quần đảo Canaria, sau đảo Tenerife. Đảo được UNESCO tuyên bố là một khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26 tháng 5 năm 2009. Đảo là một phần của tỉnh Las Palmas. Đảo có những bãi biển dài nhất trong quần đảo Canaria, là một điểm đến đối với những người yêu thích ánh nắng mặt trời, bãi biển và thể thao dưới nước. Nhiệt độ của đảo hiếm khi giảm xuống dưới 18 °C hoặc cao trên 32 °C. Năm 2009, hòn đảo có 103.167 cư dân. Trong lịch sử lâu dài của mình, Fuerteventura đã phải trải qua sự suy giảm dân số do tình hình kinh tế và khí hậu, khiến cho nó biến thành một đảo hoang vu. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch vào thập niên 1980 đã khiến cho dân số tăng dần theo các năm, gấp đôi chỉ trong vòng dưới một thập niên. Năm 2005, với 86.642 cư dân đăng ký hộ tịch, thành phần dân cư Fuerteventura như sau: Đảo được chia thành 6 khu tự quản:
1
null
Formentera () là một hòn đảo thuộc cộng đồng tự trị Quần đảo Baleares của Tây Ban Nha. Đảo Formentera dài và nằm cách về phía nam của đảo Ibiza tại Địa Trung Hải. Cụ thể hơn, Formentera là một phần của đường giới hạn biển Balearic, một bộ phận ở phía tây bắc của Địa Trung Hải. Các làng chính của đảo là Sant Francesc Xavier, Sant Ferran de ses Roques, El Pilar de la Mola và La Savina. Formentera gồm một khu tự quản cũng mang tên Formentera, và dân số là 9.962 người (ngày 1 tháng 1 năm 2010). Diện tích của đảo là . Đảo được chia thành một vài giáo xứ dân sự ("parequios"), và được chia tiếp thành các "vendas" ("véndes" tro tiếng Catalan). Phía bắc của Formentera là hòn đảo Espalmador, là hòn đảo lớn thứ hai của khu tự quản, và bản thân đảo này cũng có một số đảo nhỏ ở xung quanh.
1
null
Ibiza ( ; tiếng Phoenicia: אִיבּוֹסִים, "Ibosim") là một hòn đảo ở Địa Trung Hải nằm cách ngoài khơi bờ biển thành phố Valencia tại Tây Ban Nha 79 km. Đây là đảo lớn thứ ba của Quần đảo Baleares, một cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha. Cùng với Formentera, Ibiza là một trong hai đảo chính của quần đảo "Cây Thông" hay "Pityuses". Các đô thị lớn nhất trên đảo là Ibiza (), Santa Eulària des Riu và Sant Antoni de Portmany. Đỉnh cao nhất của đảo được gọi là Sa Talaiassa (hay Sa Talaia), có cao độ 475 m/1.558 ft trên mặt biển. Hòn đảo tương đối nhỏ song các đô thị trên đảo được cả thế giới biết đến nhờ du lịch, sinh hoạt ban đêm, và nhạc điện tử. Đảo cũng được biết đến với các tiệc hội mùa hè thu hút một lượng lớn du khách. Các câu lạc bộ đáng chú ý bao gồm Space, Privilege, Amnesia, DC10, Eden, và Es Paradis. Ibiza cũng là nơi có một "cảng" huyền thoại ở thị trấn Ibiza, một điểm dừng chân thu hút du khách và khu đa dạng sinh học ở Ibiza hiện là một di sản thế giới của UNESCO. Di sản thế giới. Khu đa dạng sinh học ở Ibiza thuộc quần đảo Balearic bao gồm một diện tích lớn hệ sinh thái biển và ven biển Địa Trung Hải, đồng thời cũng là bằng chứng khảo cổ giai đoạn Phoenician-Carthage cùng với kiến trúc Phục hưng trong thời kỳ phát triển các công sự và khu vực định cư. Tự nhiên. Bờ biển Ibiza ví dụ điển hình về sự tương tác giữa sinh vật môi trường biển và ven biển tạo ra sự đa dạng sinh học đáng kể. Phía Nam của hòn đảo là vùng biển có diện tích lớn cỏ biển, (trải dài trên 8 km và có lịch sử lên đến 100.000 năm) một loài đặc hữu chỉ có thể tìm thấy ở lưu vực Địa Trung Hải cùng với một lượng lớn các loài động vật biển. Nơi đây còn có những vùng đầm lầy muối, môi trường sống quan trọng cho các loài chim mặt nước. Văn hóa. Nằm trong khu di sản Ibiza là Upper Town nằm ở mũi đất hướng ra biển, là một công sự điển hình về phòng thủ thời kỳ Phoenician và trong thời gian Ả Rập và Catalan với những bức tường thành bao bọc khu đô thị dân cư và hải cảng sầm uất. Phía Tây nam của Upper Town là nghĩa trang Phoenician Punic của Puig des Molins được sử dụng từ thế kỷ thứ 6 TCN đến hết thời kỳ La Mã và một nghĩa trang Hồi giáo gần đó. Đây là khu khảo cổ Sa Caleta với những bức tường kiên cố, những thành quách, những căn phòng ngầm sâu dưới lòng đất, những ngôi mộ, tượng đài... gần đó là ruộng bậc thang với những cây ô liu được trồng ngăn nắp. Ngoài ra, khu vực còn có nhà thờ Thiên chúa giáo; các bức tường phòng thủ ven biển Dalt Vila; hệ thống canh tác, tưới tiêu Ses Feixes được xây dựng vào bố trí một cách khéo léo và hệ thống kênh mương đê điều trên khu vực ngập nước ở Las Salinas. Hành chính. Ibiza là một phần của vùng hành chính thuộc quần đảo Baleares, với thủ phủ là Palma de Mallorca, trên đảo thuộc Mallorca. Ibiza gồm 5 đô thị trong danh sách đô thị tại Quần đảo Balears. Chiều kim đồng hồ từ bờ biển phía nam, 5 đô thị này là: Khí hậu. Mùa hè của Ibiza thường dao động hơn 20 °C (70s-80s °F), ít khi đạt đến 30 °C, với nhiệt độ ban đêm dưới 21.8 °C. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất khoảng 8.1 đến 14.2 °C.
1
null
Bãi ngầm Nguyệt Sương hay bãi ngầm Nguyệt Xương (tiếng Anh: "Dhaulle Shoal", có nơi ghi "Duvalle Shoal"; , Hán-Việt: "Tiêu Dao ám sa") là một bãi ngầm thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Nằm về phía tây đá Chữ Thập. Bãi ngầm này được ghi nhận vào năm 1826 bởi thuyền buồn Dhaulle khi trên hải trình từ Calcutta đến Trung Quốc. Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát bãi ngầm này.
1
null
Bãi ngầm Mỹ Hải (còn có tên là bãi Ngọc Điền, tiếng Anh: "Jubilee Bank" hay "Jubilee Seamount"; , Hán-Việt: "Chu Ứng than") là một bãi ngầm thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Bãi này nằm về phía tây nam của đá Lát, sâu khoảng 278 m. Bãi ngầm Mỹ Hải là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát bãi ngầm này.
1
null
Đá Hà Tần (tiếng Anh: "Barque Canada Reef (south rock)/Lizzie Webber Reef"; , Hán-Việt: "Đơn Trụ thạch") là một hòn đá nổi nằm tại đầu tây nam của đá Thuyền Chài thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Nơi cao nhất của đá Hà Tần đạt độ cao 4,5 m so với mực nước biển. Đá Hà Tần là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Trung Quốc do là một phần của đá Thuyền Chài. Hiện Việt Nam đang kiểm soát hòn đá này.
1
null
Nepenthes merrilliana là một loài cây nắp ấm nhiệt đới bản địa Philippines. Nó được đặt tên theo Elmer Drew Merrill. Nó có bình ấm thuộc nhóm lớn nhất trong chi, có thể sánh với bình ấm của cây "N. rajah". Đây là loài bản địa bắc bộ và trung bộ Mindanao cũng như Dinagat và đảo Samar. Nó mọc trên sườn dốc của rừng trên núi ở độ cao cho đến 1100 mét trên mực nước biển.
1
null
Hãn quốc Sibir, là một nhà nước của người Đột Quyết nằm ở miền tây Siberia. Trong suốt lịch sử tồn tại của hãn quốc, ngôi vị hãn thường xuyên là vấn đề tranh chấp giữa các thành viên thuộc dòng dõi Shiban (Tích Ban) và các thành viên thuộc dòng dõi Taibuga, song cả hai đều là hậu duệ trực tiếp theo phụ hệ của Thành Cát Tư Hãn thông qua người con trai cả là Truật Xích và người con trai thứ năm là Tích Ban. Lãnh thổ "Hãn quốc Sibir" từng là một bộ phận của đế quốc Mông Cổ, Bạch Trướng hãn quốc và Kim Trướng hãn quốc. Hãn quốc Sibir là một đất nước đa sắc tộc, bao gồm người Tatar Siberi, Khanty, Mansi, Nenets và Selkup. "Hãn quốc Sibir" là nhà nước Hồi giáo xa nhất về phía bắc được ghi chép trong lịch sử. Đây cũng là nhà nước Đột Quyết cực bắc thứ nhì sau Yakut. Hãn quốc Sibir bị Ermac Timofeyevich chinh phục vào năm 1582, và cũng là sự khởi đầu của tiến trình người Nga cuộc chinh phục Sibir. Tầng lớp quý tộc của Hãn quốc. Hãn quốc Sibir do các Mirza quản lý, họ có nguồn gốc từ các bộ lạc Đột Quyết khác nhau. Các lãnh địa của Mirza được tổ chức một cách lỏng lẻo, và đều nằm dưới thẩm quyền trên danh nghĩa của "Hãn" Chimgi-Tura và Qashliq. Các Mirza cũng lãnh đạo các chiến binh của hãn quốc Sibir trong trận chiến và mang lòng trung thành trên danh nghĩa với "Hãn" Chimgi-Tura và Qashliq. Văn hóa. Hồi giáo là quốc giáo của "Hãn quốc Sibir", "Hãn" Chimgi-Tura và Qashliq theo tôn giáo này. Các nhà thờ lớn Hồi giáo, các cung điện và những bức tường kiên cố được xây dựng tại cả Chimgi-Tura và Qashliq. Các lãnh tụ Imam và Mufti của Hãn quốc Sibir còn có một số ảnh hưởng đối với vùng Kazan lân cận và thậm chí là đến cả Samarqand. Hãn quốc Sibir là nhà nước Hồi giáo xa nhất về phía bắc được ghi nhận trong lịch sử, lãnh thổ của nó thậm chí còn bao gồm vùng bờ biển của Bắc Băng Dương. Lịch sử. Hãn quốc Sibir được thành lập vào thế kỷ 15, vào một thời điểm khi dòng dõi hậu duệ của Truật Xích nói chung đang ở trong trạng thái suy sụp. Thủ đô ban đầu của các hãn là Chimgi-Tura. Hãn đầu tiên là Taibuga, song người này không phái là một thành viên của nhà Bác Nhĩ Tể Cát Đặc (Borjigin, gồm những hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn). Kế vị Taibuaga là một người con trai tên là Khoja hay Hoca, và một người con trai của Khoja tên là Mar sau đó lại kế vị cha. Nhà Taibuga kiểm soát thực tế đối với khu vực giữa sông Tobol và trung lưu sông Irtysh. Dòng Tích Ban, tức các hậu duệ của Truật Xích, thường xuyên tuyên bố rằng khu vực đó là của họ. Ibak Khan, một thành viên của một nhánh cất bậc thấp của nhà Tích Ban, đã giết chết Mar và đoạt lấy Chimgi-Tura. Nhà Taibuga lại phục hồi khi cháu nội của Mar là Muhammad chạy trốn đến các lãnh thổ phía đông xung quanh sông Irtysh và giết chết Ibak trong một trận chiến vào năm 1493. Muhammad đã quyết định không tiếp tục ở tại Chimgi-Tura, mà chọn một thủ đô mới tên là Iskar (hay Sibir) nằm ven sông Irtysh. Người Nga chinh phục Kazan vào năm 1552 đã thúc đẩy vị hãn thuộc nhà Taibuga tên là Yadigar tìm kiếm mối quan hệ thân thiện với Moskva. Tuy nhiên, Yadigar, đã bị một thành viên của nhà Tích Ban thay thế, người này là một cháu nội của Ibak tên là Kuchum. Nhiều năm giao tranh (1556–1563) đã kết thúc với cái chết của Yadigar và Kuchum trở thành hãn. Chinh phục Sibir. Kuchum đã nỗ lực để cải đạo người Tatar Siberia (hầu hết theo Shaman giáo) sang Hồi giáo. Quyết định của ông về việc tiến hành một cuộc đột kích vào các trạm thương mại của gia đình Stroganov đã dẫn đến một cuộc chinh phạt do một người Cossack tên Ermac Timofeyevich tiến hành nhằm chống lại Hãn quốc Sibir. Quân của Kuchum đã bị Ermac đánh bại trong trận Mũi Chuvash vào năm 1582 và người Cossack đã tiến vào Iskar cùng năm đó. Kuchum tái tổ chức quân đội, giết chết Ermac trong trận chiến vào năm 1584, và tái khẳng định quyền lực của mình đối với Sibir. Tuy nhiên, 14 năm sau đó, người Nga đã dần dần chinh phục Hãn quốc. Năm 1598, Kuchum bị đánh bại bên bờ sông Obi và buộc phải chạy trốn đến lãnh thổ của hãn quốc Nogai. Danh sách hãn. "Nhà Taibuga": "Nhà Tích Ban:"
1
null
Cổng Ishtar (; ) là cổng thứ tám dẫn vào trung tâm thành phố Babylon. Nó được xây dựng năm 575 TCN theo lệnh của vua Nebuchadnezzar II và nằm về phía bắc của thành phố. Lịch sử. Được xây dựng để tôn vinh nữ thần Babylon Ishtar, công trình này sử dụng gạch tráng men với những dãy phù điêu đắp nổi hình Mušḫuššu (rồng) và bò rừng châu Âu. Theo như tấm bảng ghi công, mái và các cửa của cổng này làm từ cây tuyết tùng.
1
null
Hawker Hector dự định thay thế cho Hawker Audax trong vai trò hiệp đồng tác chiến với lục quân. Do sự phụ thuộc vào đồng cơ Rolls-Royce Kestrel cần thiết cho chương trình Hawker Hind, một động cơ thay thế khác đã được chỉ định. Do đó động cơ Napier Dagger III đã được sử dụng.
1
null
Heinkel He 46 là một loại máy bay trinh sát và hiệp đồng tác chiến với lục quân của Đức. Nó được thiết kế năm 1931. Khi chiến tranh thế giới II nổ ra thì He 46 chỉ phục vụ trong biên chế "Luftwaffe" một thời gian tại tiền tuyến, đến cuối năm 1943 nó được dùng làm máy bay ném bom bay đêm, sau đó bị thải loại.
1
null
Sụp mí mắt hay còn gọi là xệ mí mắt hay mí mắt chảy xệ hay sụp mi là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi hay da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên, hoặc do da nhăn nheo ở khóe mắt và do tổn thương của dây thần kinh số 3 và hội chứng Horner hay các nguyên nhân tại chỗ gồm tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải của các cơ nâng mi, khối u và nhiễm khuẩn hoặc do bệnh nhược cơ. Bệnh sụp mi mắt cần được phân biệt với các trường hợp sụp mí mắt giả, đó là tình trạng mi mắt trông có vẻ thấp hơn bình thường nhưng do các nguyên nhân khác như lõm mắt hoặc lồi mắt bên đối diện, thừa da mi trên quá mức, nhãn cầu nhỏ hoặc không có nhãn cầu, teo nhãn cầu, lác lên hoặc xuống đối bên, co rút mi trên ở một mắt có thể làm cho mắt bên kia có vẻ sụp và do khuôn mặt không cân đối (mặt lệch, mắt lệch không đối xứng)... Tổng quan. Trong cơ thể con người thì mi mắt là một bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ hệ thị giác và tham gia tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt. Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, việc xệ mí sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng thị giác vì khi mí mắt bị sụp thì mí mắt che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi, hạn chế vùng nhìn thấy, và lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nhược thị. Mí mắt còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tổn thương, mắt và mí mắt có liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi áp lực của mí mắt lên nhãn cầu có thể gây ra một trong những vấn đề thị giác phổ biến nhất. Đối với trẻ em, chứng sụp mi còn có thể khiến trẻ bị vẹo cột sống, xơ các cơ quanh cổ, do luôn phải nhìn trong tư thế ngước lên. Khoảng 19% số ca sụp mi có thị lực kém. Sụp mi có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như 3,5% các trường hợp sụp mi gây ra lác mắt, loạn thị, 63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ. Cơ chế. Mi mắt con người được cấu tạo bởi da, tổ chức mỡ và cơ vòng mi, đặc điểm vùng da này thường yếu, lớp đệm mỏng, không chắc khỏe và các tuyến bài tiết hoạt động kém do tác động của thời gian, tuổi tác và những tác động từ môi trường, lớp đệm của da suy yếu hoặc đứt gãy khiến vùng da quanh mắt ở mí trên bị chùng xuống khiến cho da của mi mắt chảy sệ, che lấp mí trên che tầm nhìn của mắt, hoặc tạo ra túi mỡ thừa (bọng mắt) ở mí dưới. Với những đặc điểm này, đôi mắt trông có vẻ mệt mỏi, khuôn mặt trở nên già nua hơn hoặc trông kém rạng rỡ. Bình thường, những người trẻ tuổi không có hoặc có túi mỡ rất nhỏ, không có da thừa ở mí dưới. Tuy nhiên, ở một số người, khi cười, cơ mặt chuyển động, nâng cơ vòng mi cao lên, nhìn giống như có túi mỡ ở phần mi mắt dưới. Nếu những túi mỡ này chỉ xuất hiện khi cười thì không thể thực hiện phẫu thuật được, do đây là cấu tạo bẩm sinh của mắt. Việc thiếu mỡ ở mí mắt khiến phần da ở đây mỏng hơn và dễ hình thành các nếp nhăn. Nhưng thừa chất béo cũng làm mí mắt chùng xuống. Loại nếp nhăn này đa số xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi tổ chức dưới da và xương khiến cho da bị nhẽo. Thêm vào đó là tác dụng của trọng lực vào những phần gồ lên của xương mặt. Mí mắt trên cũng sẽ nhẽo và sụp xuống, rõ nhất là 1/3 phía ngoài, mí mắt dưới nhẽo thì hình thành bọng mắt. Nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân khiến sụp mi như: nguyên nhân bẩm sinh, do tuổi tác, dính chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay đái tháo đường… Trong đó sụp mi bẩm sinh thường gặp nhất xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm tới 75% trường hợp. Nguyên nhân của sụp mi bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ. Mặt khác, mí mắt sụp xuống theo tuổi, khi tuổi càng cao, cơ nâng mi càng dãn mỏng và yếu vì quá trình lão hóa, chỗ bám của cơ nâng mi bị tuột hoặc cân cơ mi trên bị nhão. Xệ mi biểu hiện rõ nhất ở những người sút cân sau điều trị béo phì hoặc người có cấu tạo da khô, mức độ sụp mi nặng nhẹ tùy từng người. Nhìn chung, thời gian, tuổi tác và môi trường sống là những nguyên nhân khiến lớp da mí mắt kém đàn hồi. Phụ nữ tuổi trung niên thường trăn trở vì mí mắt bị chảy xệ và xuất hiện lớp mỡ dư thừa ở mí trên lẫn mí dưới, khiến đôi mắt trông già nua và thị lực giảm sút. Phân loại. Sụp mí mắt bẩm sinh: Chiếm khoảng 55 - 75% các trường hợp, trong đó sụp mi đơn thuần thường gặp nhất, có thể kết hợp với tật khúc xạ, không gây nhược thị, sụp mi bẩm sinh phối hợp với bất thường vận nhãn. Xệ mí bẩm sinh phối hợp với những dị dạng ở mặt. Sụp mí mắt mắc phải: chiếm khoảng 25% các trường hợp sụp mi và được chia làm 5 nhóm: Triệu chứng. Biểu hiện xệ mí dễ nhận biết nhất là mắt (một bên hoặc cả hai) không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi. Những biểu hiện sau có thể biết được tình trạng sụp mi trên ở người lớn tuổi như: Các dấu hiệu chứng tỏ sụp mi nặng gồm: Điều trị. Sụp mi bẩm sinh. Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Sụp mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi. Tuy có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị sụp mi nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính: Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi. Không do bẩm sinh. Với sụp mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu sụp mi nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi. Một số phương pháp gồm: Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi mắt căng mọng. Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt một đến 2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm. Một phương pháp mới hiện nay là phương pháp tạo mí Hàn Quốc để điều chỉnh mi mắt hai bên được cân đối và rõ ràng. Sau khi thực hiện, mí mắt sưng nề nhẹ và thường hết sau vài ngày. Kỹ thuật thực hiện bằng cách tạo liên kết giữa da và cơ nâng mi nên khi mở mắt sẽ hình thành nếp gấp mi tự nhiên. Đây là kỹ thuật không cắt da, cơ nên không để lại sẹo và có thể điều chỉnh hoặc đưa mắt trở về hình dạng ban đầu. Thời gian thực hiện kỹ thuật 15 phút. Liệu pháp chăm sóc. Để khắc phục chứng sụp mi mắt cần chăm sóc da mặt cẩn thận có thể giữ được khóe mắt trẻ lâu như khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ xuống, người bệnh hằng ngày phải ngủ đủ giấc vì mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng đồng thời tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi.
1
null
Danh sách đĩa nhạc của DJ người Pháp David Guetta bao gồm 6 album phòng thu, 8 album tổng hợp và 31 đĩa đơn. David Guetta ra mắt đĩa đơn đầu tay của anh, "Just a Little More Love", hợp tác với nam ca sĩ người Mỹ Chris Willis, vào tháng 6 năm 2001. Guetta chỉ được biết đến khi album phòng thu đầu tay của anh, "Just a Little More Love", ra mắt tại vị trí #6 trên bảng xếp hạng French Albums Chart của Pháp. Ba đĩa đơn khác từ album cũng được phát hành sau đó: "Love Don't Let Me Go" và "People Come People Go", hai đĩa đơn có sự góp giọng của Chris Willis, và "Give Me Something", hợp tác với Barbara Tucker. "Guetta Blaster", album phòng thu thứ hai của Guetta, được phát hành vào tháng 9 năm 2004, với vị trí #11 trên bảng xếp hạng French Albums Chart. Bốn đĩa đơn từ album được phát hành: "Money", "Stay", hai đĩa đơn có sự góp giọng của Chris Willis, và "The World Is Mine", "In Love with Myself", hai đĩa đơn có sự góp giọng của JD Davis. Guetta đạt được thành công về mặt quốc tế chỉ đến khi "Love Don't Let Me Go (Walking Away)", bản phối giữa ca khúc "Love Don't Let Me Go" của anh và ca khúc "Walking Away" của ban nhạc The Egg được phát hành và đạt được vị trí #3 ở Anh cùng với nhiều vị trí cao trên các bảng xếp hạng của Đức, Ireland, Thụy Điển và Úc.
1
null
Ủng (hay còn gọi là bốt hay hia hay boot) là một loại giày dùng để đi vào bàn chân người để bảo vệ tốt hơn nhiều so với giày thông thường nên được sử dụng trong các trường hợp cần bảo vệ đặc biệt hoặc lao động gắng sức mà không thể sử dụng các loại giày khác. Đặc điểm. Ủng thường được làm bằng cao su, sắt hoặc dạ. Ủng thường cao đến gần đầu gối. Bên trong ủng là lớp vải mềm để không đau chân khi đi. Ủng không có dây buộc hay miếng dính để giữ chặt vào chân. Khi đi ủng, có thể đi kèm với bít tất hoặc đi trực tiếp. Cần phân biệt ủng với giày cao cổ và giày bốt. Tác dụng. Ủng có tác dụng bảo vệ cả bàn chân và ống chân khi phải đi ở những nơi lầy lội, bẩn thỉu, đi trong nước, tuyết, những nơi nhiều sỏi đá... tránh ướt chân, bẩn chân hoặc đau chân; nó cũng được đi nhiều vào mùa lạnh để giữ ấm. Ngày nay, ủng còn được rất nhiều người đi như một loại giày thời trang vừa tránh bẩn, tránh đau chân vừa giữ ấm lại phong cách. Ủng có nhiều loại, có loại chỉ cao đến giữa ống đồng, có loại cao đến đầu gối, có loại gọi là "quần ủng" thì cao đến thắt lưng vì là ủng gắn với quần đều làm từ cao su: có loại chống dính dùng để đi nơi bẩn thỉu, có loại chịu nhiệt để làm việc nơi nhiệt độ cao...
1
null
Tobol (; ) là một sông tại tỉnh Kurgan và Tyumen tại Nga và tỉnh Kostanay của Kazakhstan, Tobol là chi lưu tả ngạn của sông Irtysh. Chiều dài của sông Tobol là 1.591 km. Diện tích lưu vực của sông Tobol là 426.000 km². Lưu lượng dòng chảy trung bình ở cửa sông là 805 m³/s. Phần hạ lưu của sông bị đóng băng từ tháng 10-tháng 11, còn phần thượng lưu bị đóng băng từ tháng 11. Sông bị đóng băng cho đến nửa cuối tháng 4 - đầu tháng 5. Sông Tobol có khả năng thông hành trên đoạn sông có chiều dài 437 km tính từ cửa sông. Sông Tobol là một trong bốn con sông quan trọng của Hãn quốc Sibir. Năm 1428, hãn của Hãn quốc Sibir đã bị giết chết trong trận chiến Tobol với quân của Abu'l-Khayr Khan.
1
null
Edward VI của Anh (tiếng Anh: "Edward VI of England"; tiếng Pháp: "Édouar VI d'Angleterre"; tiếng Tây Ban Nha: "Eduardo VI de Inglaterra"; 12 tháng 10, 1537 – 6 tháng 7, 1553) là Quốc vương của Vương quốc Anh và Ireland từ ngày 28 tháng 1 năm 1547 đến khi băng hà. Đăng quang ngày 20 tháng 2 năm 1547 sau khi cha là Henry VIII của Anh qua đời, lúc ấy Edward mới 9 tuổi. Thời trị vì của Edward nổi bật với những vấn đề kinh tế và bất ổn xã hội, bùng nổ thành bạo động và các cuộc nổi dậy trong năm 1549. Một cuộc chiến với Vương quốc Scotland có những thành công ban đầu rồi kết thúc bằng việc triệt thoái quân đội khỏi Scotland và Boulogne-sur-Mer để có hòa bình. Là con trai của Henry VIII với Jane Seymour, Edward là quân chủ thứ ba thuộc Triều đại Tudor và là nguyên thủ đầu tiên của nước Anh được trưởng dưỡng trong đức tin Kháng Cách. Suốt trong thời trị vì của Edward, chính sự của vương quốc được điều hành bởi Hội đồng Nhiếp chính bởi vì nhà vua chưa đến tuổi trưởng thành. Cậu của nhà vua, Edward Seymour, Công tước Somerset, lãnh đạo hội đồng trong giai đoạn đầu (1547-1549), kế đến là John Dudley, Bá tước Warwick, từ năm 1551 ông được tấn phong Công tước Northumberland (1550-1553). Sự lột xác của Giáo hội Anh để trở thành một giáo hội Kháng Cách diễn ra trong giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Edward VI, người quan tâm đặc biệt đến các vấn đề tôn giáo. Trước đố, dù đã cắt đứt mối quan hệ giữa Giáo hội Anh với Rô-ma, Henry VIII chưa bao giờ cho phép bác bỏ thần học hoặc nghi lễ Công giáo. Song, dưới triều Edward, đức tin Kháng Cách lần đầu tiên được xác lập trên đất nước Anh với những cải cách như hủy bỏ quy định độc thân của hàng giáo phẩm, bãi bỏ lễ Misa, và buộc phải sử dụng Anh ngữ trong các thánh lễ. Kiến trúc sư chính của những quyết sách này là Thomas Cranmer, Tổng Giám mục Canterbury; ông cũng là tác giả Sách Cầu nguyện chung gồm những qui chuẩn về giáo nghi vẫn được Anh giáo sử dụng đến ngày nay. Tháng 2 năm 1553, khi chỉ mới 15 tuổi, Edward lâm bệnh. Khi biết không thể qua khỏi, Edward và Hội đồng Nhiếp chính phác thảo một kế hoạch quy định quyền kế vị nhằm ngăn chặn việc đưa nước Anh trở lại với Công giáo. Edward chọn Lady Jane Grey, cháu họ của nhà vua, làm người kế vị, như vậy, nhà vua loại bỏ hai người chị cùng cha khác mẹ Mary và Elizabeth. Tuy nhiên, tranh chấp bùng phát ngay sau khi Edward băng hà, Jane phải thoái vị sau chín ngày, và Mary trở thành Nữ vương. Những cải cách của Edward, dù bị Mary đảo ngược khi lên ngôi, đã trở thành nền tảng cho Định chế Tôn giáo thời Elizabeth năm 1559. Thiếu thời. Vương tử Edward chào đời ngày 12 tháng 10, 1537 tại phòng của mẹ bên trong Cung Hampton Court ở Middlesex. Cậu là con trai của Vua Henry VIII với Jane Seymour. Trên khắp đất nước, dân chúng đón mừng sự kiện Vương hậu hạ sinh một con trai để nối ngôi "mà họ hằng mong đợi", Bài thánh ca chúc tụng "Te Deums" vang lên trong các nhà thờ, và người dân đốt lửa ăn mừng. Jane, hồi phục mau chóng sau khi sinh, gởi thư thông báo sự ra đời của "một Vương tử, người được hoài thai trong cuộc hôn nhân hợp pháp nhất giữa Nhà vua với ta". Edward được rửa tội ngày 15 tháng 10, Lady Mary, chị cùng cha khác mẹ của cậu, là mẹ đỡ đầu, một người chị khác, Lady Elizabeth, mang bình dầu thánh, cậu bé được tấn phong Công tước Cornwall và Bá tước Chester. Song, đến ngày 23 tháng 10, Jane Seymour lâm bệnh do biến chứng hậu sản,và từ trần trong đêm sau. Henry VIII viết cho Francis I của Pháp rằng "Ơn thần hựu…đã pha trộn vào niềm vui của tôi với nỗi niềm cay đắng bởi cái chết của người phụ nữ đã mang niềm hạnh phúc này đến cho tôi". Edward là đứa bé khỏe mạnh. Cha cậu rất thỏa lòng vì cậu; tháng 5, 1538, người ta thấy Henry "đùa giỡn với đứa bé trên tay…rồi ẵm cậu đến cửa sổ cho dân chúng trông thấy". Tháng 9 năm ấy, quan Tể tướng, Thomas Lord Audley, báo cáo Edward chóng lớn và khỏe mạnh. Ngày nay các sử gia chứng minh rằng, trái với những gì người ta vẫn nghĩ, Edward không phải là cậu bé yếu đuối và bệnh tật. Lúc lên bốn, cậu bé mắc bệnh sốt rét nguy hiểm đến tính mạng, nhưng, dù đôi khi mắc bệnh và thị lực kém, nhìn chung Edward có sức khỏe tốt ngoại trừ sáu tháng cuối đời. Lúc đầu, Margaret Bryan chịu trách nhiệm chăm sóc Vương tử, kế đó là Blanche Herbert. Cho đến khi lên sáu, Edward được chăm sóc và lớn lên "ở giữa những phụ nữ", theo như chính ông thuật lại trong quyển "Chronicle". Vua Henry đòi hỏi những tiêu chuẩn cao về an ninh và vệ sinh trong cung, nhấn mạnh rằng Edward là "viên ngọc quý nhất của đất nước". Từ năm 6 tuổi, Edward bắt đầu học tập dưới sự giảng dạy của Richard Cox và John Cheke, tập trung vào việc "học các ngôn ngữ, Kinh Thánh, triết học, và các môn đại cương", cậu cũng được kèm cặp bởi các giáo tập của Elizabeth như Roger Ascham, và Jean Belmain, học tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Ý. Ngoài ra, cậu còn học địa lý và sử dụng các nhạc cụ như đàn "lute" và đàn "virginals". Cậu cũng sưu tầm bản đồ và quả địa cầu, và phát triển kiến thức trong lĩnh vực tiền tệ. Edward hấp thụ một nền giáo dục thiên về tư tưởng cải cách. Tổng Giám mục Thomas Cranmer, nhà cải cách hàng đầu, định hướng cho những gì được truyền dạy cho Vương tử. Cả Cox và Cheke đều là những người Công giáo có khuynh hướng cải cách. Năm 1549, Edward viết một tiểu luận xem Giáo hoàng là kẻ chống Chúa ("Antichrist"), và viết chú thích cho các cuộc tranh luận thần học, mặc dù nhiều khía cạnh trong đời sống tôn giáo của Edward khi còn bé căn bản là Công giáo như dự lễ Misa, sùng bái ảnh tượng và thánh tích. Cả hai người chị của Edward đều quan tâm đến cậu em, Elizabeth còn tự tay may cho cậu em trai một chiếc áo, Edward rất thích chị Mary dù không đồng ý với sở thích khiêu vũ của chị; "Em yêu chị nhất", Edward đã từng viết cho Mary như thế. Năm 1543, Vua Henry VIII mời các con đến dự Giáng sinh với ông, và tỏ dấu hiệu hòa giải với hai cô con gái ông đã xem là con ngoại hôn. Mùa xuân kế tiếp, qua Đạo luật Kế vị thứ ba, ông phục hồi quyền kế vị cho họ. Sự hòa hợp chưa từng có như thế phần lớn là do ảnh hưởng của người vợ mới của Henry, Catherine Parr, người mà Edward cũng rất yêu quý. Cậu gọi bà là "mẹ yêu dấu nhất", tháng 9, 1546, cậu viết cho bà, "Con nhận được quá nhiều từ mẹ đến nỗi tâm trí con không thể hiểu hết" Những đứa trẻ lớn lên cùng vui đùa với Edward có cháu của quan thị thần của Edward, Sir William Sidney, nhớ lại rằng Vương tử là "một đứa trẻ hết sức đáng yêu, dịu dàng và hào phóng". Edward cùng học với các con trai quý tộc được "chọn lựa để dự học cùng Vương tử" trong khung cảnh như một triều đình thu nhỏ. Trong số họ có Barnaby Fitzpatrick, con trai một nhà quý tộc Ireland, trở thành người bạn thân lâu năm với Edward. Vương tử tỏ ra chăm chỉ và thông minh hơn các bạn học, luôn được thúc đẩy bởi ý thức về "nghĩa vụ" và muốn ganh đua với sự thông tuệ của chị Elizabeth. Ngày 1 tháng 7 năm 1543, Henry VIII ký Hòa ước Greenwich với người Scotland, đồng thời thiết lập hôn ước giữa Edward với Mary, Nữ vương của người Scots, lúc ấy mới bảy tháng tuổi. Sau khi bị đánh bại trong trận Solway Moss, người Scotland phải nhượng bộ, và Henry, muốn thống nhất hai lãnh thổ, yêu cầu họ giao Mary cho ông nuôi dưỡng trên đất Anh. Tháng 12, 1543, khi người Scotland bác bỏ hiệp ước và tái lập liên minh với Pháp, Henry giận dữ. Ông ra lệnh Edward Seymour, Bá tước Hertford (anh của Jane Seymour và là cậu Edward VI) xâm lăng Scotland và "đặt mọi vật trong lửa và gươm, thiêu đốt Edinburgh…bởi vì sự dối trá và bất trung của họ". Seymour thực hiện mệnh lệnh bằng một chiến dịch tàn bạo nhất người Anh từng tiến hành trên đất Scotland. Cuộc chiến tiếp diễn cho đến thời trị vì của Edward. Đăng quang. Ngày 10 tháng 1, 1547, cậu bé Edward chín tuổi viết từ Hertford cảm ơn cha và mẹ kế về quà tặng, những bức chân dung của họ. Đến ngày 28 tháng 1, 1547, Henry VIII băng hà. Các quan cận thần, dưới sự lãnh đạo của Edward Seymour và William Paget, đồng ý dời ngày công bố vua băng hà cho đến khi sắp xếp xong việc kế vị. Seymour và Sir Anthony Browne đón Edward từ Hertford đến Enfield, nơi Lady Elizabeth đang sống. Edward và Elizabeth được báo tin phụ vương băng hà và nghe đọc di chúc. Ngày 31 tháng 1, Tể tướng Thomas Wriothesley thông báo cho Quốc hội đồng thời tuyên bố Edward kế vị. Tân vương được rước đến Tháp Luân Đôn, được chào mừng với tiếng súng vang dội từ tòa tháp và từ những chiếc tàu. Ngày hôm sau, giới quý tộc đến Tháp Luân Đôn để bày tỏ sự thần phục đối với Edward, và Seymour được công bố là "Lord Protector" (tạm dịch là Bảo Quốc công). Ngày 16 tháng 2, Henry được an táng tại Windsor, bên cạnh Jane Seymour, theo ước nguyện của ông. Bốn ngày sau, Chủ nhật ngày 20 tháng 2, 1547 Edward VI làm lễ đăng quang tại Điện Westminster. Nghi lễ được tổ chức ngắn gọn bởi vì "kéo dài lê thê sẽ khiến nhà vua mệt mỏi", cũng vì một số chi tiết bị hủy bỏ do không phù hợp với chuẩn mực cải cách. Thomas Cranmer khẳng định quyền tối thượng của nhà vua và gọi Edward là Josiah thứ hai (Josiah là Vua Judah từ năm 601-609 TCN, lên ngôi lúc tám tuổi, là người khởi phát cuộc phục hưng tôn giáo cho dân Do Thái), và kêu gọi tân vương tiếp tục cuộc cải cách cho Giáo hội Anh, để "giải phóng người dân khỏi sự chuyên chế của các Giám mục Rô-ma, và dời bỏ các ảnh tượng". Sau buổi lễ, Edward chủ tọa tiệc mừng tại Westminster Hall, như nhà vua kể lại trong "Chronicle", ông ăn tối với vương miện trên đầu. Công tước Somerset. Hội đồng Nhiếp chính. Di chúc của Henry VIII chỉ định mười sáu người hợp thành Hội đồng nhiếp chính cho Edward đến khi nhà vua đủ 18 tuổi. Di chúc này không đề cập đến việc bổ nhiệm một Bảo Quốc công, nhưng ấn định rằng Hội đồng hoạt động dựa trên quyết định của đa số, các thành viên đều bình đẳng và có trách nhiệm như nhau. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi Henry băng hà, ngày 4 tháng 2, các thành viên của Hội đồng đã chọn Edward Seymour và trao cho ông quyền lực đặc biệt. Mười ba thành viên (ba người vắng mặt) đồng ý bổ nhiệm Edward Seymour, Công tước Somerset, vào chức vụ Bảo Quốc công. Đã có tiền lệ trong lịch sử nước Anh về sự bổ nhiệm này, hơn nữa, uy tín của Seymour đã được củng cố sau những thành công quân sự ở Scotland và Pháp. Tháng 3, 1547, ông được nhà vua ủy quyền bổ nhiệm các thành viên Hội đồng Cơ mật và nhờ họ tư vấn chỉ khi nào ông thấy cần. Theo sử gia G. R. Elton, "từ thời điểm ấy, hệ thống chuyên chế của ông được hoàn chỉnh". Seymour cai trị chủ yếu bằng sắc lệnh, công việc của Hội đồng Cơ mật chẳng có gì khác hơn là hợp thức hóa các quyết định của ông. Tiến trình thâu tóm quyền lực của Somerset diễn ra êm thắm và hiệu quả. Sứ thần của Đế quốc La Mã thánh, Van der Delft, tường trình rằng Somerset "cai quản mọi sự cách độc đoán", với Paget là thư ký của ông, mặc dù đã tiên liệu những rắc rối có thể xảy ra từ John Dudley, Tử tước Lisle, vừa được tấn phong Bá tước Warwick. Trong những tuần lễ đầu sau khi nhậm chức, chỉ có Tể tướng Thomas Wriothesley thách thức quyền lực của Somerset. Wriothesley chống đối việc Somerset hành xử quyền lực vượt quá Hội đồng, sau đó ông bị bãi nhiệm với những cáo buộc về mua bán chức tước. Thomas Seymour. Somerset lâm vào tình huống khó xử hơn khi gặp sự chống đối từ em trai, Thomas Seymour. Somerset cố mua chuộc em trai bằng cách phong tước Bá, bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Hải quân, và một ghế trong Hội đồng Cơ mật – nhưng Thomas mưu tiếm quyền. Ông bảo nhà vua rằng Somerset kiểm soát tài chính quá chặt chẽ, khiến nhà vua giống như một "ông vua bần hàn". Ông cũng nài xin nhà vua bãi chức Bảo Quốc công và tự nắm quyền như những vua chúa khác; nhưng Edward, quen làm theo ý muốn của Hội đồng, không chịu cộng tác. Trong tháng 4, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Edward, Thomas Seymour bí mật kết hôn với góa phụ của Henry VIII, Catherine Parr, người đang chăm sóc Lady Jane Grey 11 tuổi và Lady Elizabeth 13 tuổi. Mùa hè năm 1548, Catherine Parr, đang mang thai, bắt gặp Thomas Seymour tán tỉnh Lady Elizabeth. Ngay sau đó, Elizabeth được chuyển đến nhà của Sir Anthony Denny. Tháng 9 năm ấy, Catherine Parr từ trần khi sinh con, Thomas Seymour vội vàng gởi thư cho Elizabeth xin cầu hôn, nhưng Elizabeth lưỡng lự. Tháng 1, 1549 Hội đồng ra lệnh bắt giữ Thomas Seymour dựa trên nhiều cáo buộc, trong đó có tội biển thủ. Ngày 20 tháng 3, 1549, Thomas Seymour bị xử chém đầu. Chiến tranh. Không ai có thể nghi ngờ tài năng quân sự của Somerset, điều này được chứng minh trong cuộc chinh phục Scotland và cuộc chiến phòng thủ Boulogne-sur-Mer năm 1546. Ngay từ khi được bổ nhiệm Bảo Quốc công, ông luôn quan tâm đến cuộc chiến chống Scotland. Sau chiến thắng trong trận Pinkie Cleugh tháng 9, 1547, ông cho thiết lập một mạng lưới đồn trại kéo dài theo hướng bắc đến tận Dundee. Tuy nhiên, những chiến thắng đến sớm khiến Somerset mất định hướng, mục tiêu thống nhất hai lãnh thổ bằng quân sự ngày càng trở nên thiếu hiện thực. Người Scotland liên minh với Pháp để được hỗ trợ trong nỗ lực phòng thủ Edinburg năm 1548, trong khi Mary, Nữ vương Scotland, được đưa đến Pháp để đính hôn với Vương tử Pháp. Chi phí duy trì đạo quân đông đảo và binh lính đồn trú ở Scotland trở thành gánh nặng cho ngân sách hoàng gia. Đến tháng 8, 1549, một cuộc tấn công của người Pháp nhắm vào Boulogne buộc Somermet phải rút quân khỏi Scotland. Những cuộc nổi dậy. Từ tháng 4 năm 1549, khắp nước Anh bùng nổ những cuộc nổi dậy có vũ trang, khởi phát từ những bất bình về tôn giáo và nông nghiệp. Có hai cuộc nổi dậy nghiêm trọng nhất diễn ra ở Devon và Cornwall, và tại Norfolk buộc chính quyền phải đưa quân đội đến ổn định. Cuộc nổi dậy thứ nhất chống lại việc bắt buộc cử hành nghi lễ tôn giáo bằng tiếng Anh thay vì tiếng La-tinh. Cuộc nổi dậy thứ hai khởi phát từ sự chống đối các chủ đất lấn chiếm những cánh đồng cỏ chăn thả. Tính phức tạp của những bất ổn xã hội này là những người chống đối tin rằng họ đang hành xử quyền hợp pháp, với sự ủng hộ của Bảo Quốc công, để chống lại những chủ đất đang lấn chiếm những cánh đồng chăn thả, và họ cho rằng các chủ đất là những người vi phạm luật lệ. Người dân tin rằng Công tước Sormeset có thiện cảm với những bất bình của họ một phần do những sắc lệnh do ông ban hành đôi khi có quan điểm tự do, đôi khi mâu thuẫn với nhau. Một số sắc lệnh bày tỏ sự đồng cảm với các nạn nhân của những vụ lấn chiếm và hứa hẹn sẽ có biện pháp, trong khi những sắc lệnh khác lên án những vụ hủy phá đất bị lấn chiếm, rồi lại có những sắc lệnh tuyên bố ân xá những người hành động vì lầm lẫn. Phần khác, do thái độ của các sứ giả được sai đến để điều tra về những than phiền về việc mất đất canh tác, và những vấn đề tương tự. Một đoàn điều tra của Somerset dưới quyền lãnh đạo của một nghị sĩ Tin Lành, John Hales, người thường nói về sự liên hệ giữa các vấn đề đất đai với quan điểm cải cách và với ý niệm về một nước Anh thịnh vượng trong nền đạo đức Cơ Đốc giáo. Cư dân địa phương tin rằng các phát hiện của những đoàn điều tra khuyến khích họ hành động chống lại các chủ đất, "mục tiêu của họ không phải là lật đổ chính quyền, nhưng giúp chỉnh sửa các sai lầm của quan lại địa phương, và nhận diện đường lối cải tổ mà nước Anh nên theo đuổi". Bất kể người dân nghĩ gì về Công tước Somerset, những biến động tai hại năm 1549 được xem là chứng cứ vững chắc về sự thất bại của chính quyền. Hội đồng quy trách nhiệm cho Bảo Quốc công. Đảo chính. Một chuỗi các biến động dẫn đến việc Somerset mất quyền lực thường được xem là một cuộc đảo chính. Ngày 1 tháng 10, 1549, Somerset bị cảnh báo quyền cai trị của ông đang bị thách thức nghiêm trọng. Ông kêu gọi trợ giúp, và đưa nhà vua về trú ẩn ở Lâu đài Windsor kiên cố, ở đó Edward ghi lại, "Ta nghĩ mình đang bị cầm tù". Trong khi đó, Hội đồng công bố bản tường trình chi tiết về sự quản lý chính quyền tồi tệ của Somerset, với tuyên bố rõ ràng rằng quyền lực của Bảo Quốc công là do họ ủy nhiệm, không phải do di chúc của Henry VIII. Ngày 11 tháng 10, Hội đồng cho bắt giữ Somerset và rước nhà vua về Cung Richmond. Trong quyển "Chronicle", Edward tóm tắt những cáo buộc dành cho Somerset, "tham vọng, khoác lác, tham chiến bừa bãi khi ta còn nhỏ tuổi, khinh suất trong việc phòng thủ Boulogne, biển thủ tài sản của ta, tự tiện, và lạm quyền..v..v.." Tháng 2, 1550, John Dudley, Bá tước Warwick, xuất hiện như là nhà lãnh đạo Hội đồng, trong thực tế, ông thay thế vị trí của Somerset. Dù được thả khỏi Tháp Luân Đôn và được phục hồi vị trí trong Hội đồng, sau âm mưu lật đổ Dudley, Somerset bị xử tử trong tháng 2, 1552. Trong khi một số sử gia đánh giá cao Somerset do nhiều sắc lệnh của ông ủng hộ người dân chống lại giai tầng chủ đất tham lam, những người khác xem ông là một nhà cai trị ngạo mạn và xa cách, thiếu kỹ năng quản lý và tầm nhìn chính trị. Northumberland. Trái với Somerset, John Dudley, Bá tước Warwick được tấn phong Công tước Northumberland năm 1551, từng có lúc bị các sử gia xem là kẻ hoạt đầu, tiến thân bằng cách luồn cúi, và bòn rút tiền của nhà vua để làm giàu cho bản thân. Song, từ thập niên 1970, người ta bắt đầu nhận ra những thành quả kinh tế và khả năng quản lý chính quyền của Northumberland, xem ông là người có công phục hồi thẩm quyền của Hội đồng, và ổn định tình thế sau những bất ổn trong thời Somerset. Người cạnh tranh vị trí lãnh đạo của Bá tước Warwick là Thomas Wriothesley, Bá tước Southampton. Những người bảo thủ ủng hộ Wriothesley liên minh với nhóm của Dudley nhằm tạo ra một Hội đồng đồng thuận bởi vì họ, cùng với đại sứ của Hoàng đế Charles V của Đế quốc La Mã thánh, tìm kiếm cơ hội đảo ngược chính sách tôn giáo của Somerset. Tuy nhiên, Warwick, kỳ vọng vào quan điểm kiên định của Edward muốn tiến hành các cải cách theo thần học Kháng Cách, tuyên bố rằng nhà vua đủ tuổi nắm quyền, thúc đẩy dân chúng ủng hộ nhà vua, đồng thời nắm quyền kiểm soát Hội đồng Cơ mật. Paget, sau khi được phong tước Bá, nhận ra rằng theo đuổi chính sách bảo thủ cũng không thể khiến Charles V ủng hộ người Anh trong mặt trận Boulogne, bèn ngả theo Warwick. Southampton chuẩn bị vụ án xét xử Somerset nhằm giảm hạ uy tín của Warwick bởi vì Somerset khai rằng ông đã hành động với sự hợp tác của Warwick. Để phản công, Warwick thuyết phục Quốc hội phóng thích Somerset, điều này được thực hiện ngày 14 tháng 1, 1550. Sau khi trục xuất Southampton và phe nhóm của ông khỏi Hội đồng, Warwick được bổ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng. Mặc dù không có danh hiệu Bảo Quốc công, ông là người lãnh đạo chính quyền. Theo tuổi tác, Edward tạo lập khả năng hiểu biết các nguyên tắc vận hành chính quyền. Mặc dù mức độ tham gia của nhà vua trong các quyết định vẫn còn là vấn đề nhiều tranh cãi, các sử gia thế kỷ 20 đang cố "cân bằng giữa hình tượng một nhân vật bù nhìn có khả năng diễn đạt lưu loát với hình ảnh một quân vương khá trưởng thành, chín chắn, và thông minh trước tuổi", theo cách nói của Stephen Alford. Một định chế đặc biệt, Hội đồng Quốc gia, được thành lập khi Edward mười bốn tuổi, đích thân nhà vua chọn lựa các thành viên của Hội đồng. Trong các buổi họp hằng tuần của Hội đồng, Edward "lắng nghe những tranh luận về các vấn đề hệ trọng nhất". Trong Hội đồng Cơ mật, Edward gần gũi với William Cecil và William Petre, là những bộ trưởng quan trọng. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của Edward là ở các vấn đề tôn giáo, Hội đồng đã theo đuổi các chính sách Kháng Cách mạnh mẽ mà nhà vua ủng hộ. Cung cách điều hành của Northumberland cũng khác với Somerset. Ông cẩn thận duy trì thế đa số tại Hội đồng, khuyến khích sự năng động và sử dụng Hội đồng để hợp thức hóa thẩm quyền của ông. Không có mối quan hệ huyết thống với nhà vua như Somerset, ông tìm cách đưa thêm thành viên gia đình mình vào hoàng tộc. Warwick tỏ ra thực tiễn hơn Somerset trong việc thiết lập chính sách quốc phòng, vì vậy ông bị chỉ trích là yếu đuối. Năm 1550, ông ký hòa ước với Pháp để triệt thoái quân đội khỏi Boulogne, đồng thời rút quân đồn trú ở Scotland. Năm 1551, Edward hứa hôn với Elizabeth Valois, con gái của Vua Henry II của Pháp. Edward gởi tặng Elizabeth một viên kim cương được chọn từ bộ sưu tập của Catherin Parr. Trong thực tế, nhà vua nhận biết rằng nước Anh không đủ sức đáp ứng chi phí cho chiến tranh. Trong nước, Edward dùng lực lượng cảnh sát để ổn định tình hình, và để ngăn ngừa những cuộc nổi dậy, nhà vua cử các đại diện hoàng gia đến từng địa phương, họ có quyền trên quân đội và báo cáo thường xuyên về chính quyền trung ương. Với sự cộng tác của William Paulet và Walter Mildmay, Warwick cố cứu vãn nền tài chính của vương quốc. Tuy nhiên, lúc đầu do nhắm vào lợi ích tức thời nên chính quyền quyết định hạ giá tiền đồng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khiến Warwick phải giao nhiều quyền hạn cho Thomas Gresham, một chuyên gia tài chính. Đến năm 1552, sự tín nhiệm dành cho tiền đồng được phục hồi, giá cả hạ giảm, và thương mại gia tăng. Mặc dù phải đến thời trị vì của Elizabeth, nền kinh tế mới phục hồi trọn vẹn, chính những khởi xướng trong thời Northumberland đã lập nền cho tiến trình này. Chính quyền cũng dẹp được nạn biển thủ tràn lan trong các hoạt động tài chính công, và tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện hệ thống thuế lợi tức, điều này được xem là "một trong những thành tựu quan trọng của chính quyền Triều đại Tudor. Cải cách tôn giáo. Trong lĩnh vực tôn giáo, Northumberland có chung quan điểm với Somerset, tức là ủng hộ những cải cách đang được tiến hành ngày càng mạnh mẽ. Dù ảnh hưởng thực tế của Edward trên chính quyền là có giới hạn, quyết tâm của nhà vua đã khiến chương trình cải cách phải được xem là điều bắt buộc. Người được Edward tin tưởng nhất là Thomas Cranmer, Tổng Giám mục Canterbury. Ông đề xướng một loạt cải cách làm thay đổi giáo hội Anh, từ một giáo hội – dù đã bác bỏ quyền tối thượng của giáo hoàng – căn bản vẫn là Công giáo - trở thành một giáo hội Kháng Cách. Quyết sách thu hồi tài sản giáo hội bắt đầu từ thời Henry được duy trì dưới thời Edward. Không ai có thể quả quyết về mức độ chân thật của Somerset và Northumberland trong niềm tin tôn giáo, nhưng không ai có thể nghi ngờ về lòng xác tín của Vua Edward – một số người cho là cuồng tín - đối với đức tin Kháng Cách. Mỗi ngày nhà vua đọc mười hai chương trong Kinh Thánh, và chăm chú suy ngẫm các bài giảng luận. Lúc còn sống và sau khi chết, Edward vẫn được xem như là một Josiah mới, một vị vua trong Kinh Thánh đã hủy phá các tượng thần Baal và kêu gọi dân chúng quay trở lại với Thiên Chúa. Đã có lần nhà vua nhờ Catherine Parr thuyết phục Mary ngưng tham dự những buổi khiêu vũ và vui chơi vì không phù hợp với một công chúa Cơ Đốc giáo. Trong những năm đầu đời, Edward thực hành các lễ nghi Công giáo như dự lễ misa, nhưng do ảnh hưởng của Cranmer và các giáo tập trong triều, nhà vua ngày càng tin quyết rằng đạo "thật" cần phải được xác lập trên bờ cõi nước Anh. Được công nhận chính thức là các giáo lý cải cách như xưng nghĩa chỉ bởi đức tin (không bởi công đức), bánh và rượu được ban cho mọi người dự Tiệc Thánh (không phân biệt giữa mục sư và tín hữu). Bộ Chuẩn tắc năm 1550 ủy nhiệm các mục sư rao giảng Phúc âm và cử hành các thánh lễ, khác với trước đây họ có nhiệm vụ "dâng tế và ban lễ misa cho người sống và người chết". Đích thân Cranmer biên soạn quyển Giáo nghi bằng tiếng Anh, quy định các chi tiết trong lễ thờ phượng mỗi ngày, hằng tuần, và các dịp lễ tôn giáo. Sách Cầu nguyện chung năm 1549 với nội dung hòa giải lại bị tấn công từ mọi phía, bị những người chuộng truyền thống chê trách vì xem nhẹ phần nghi thức, bị những nhà cải cách than phiền về việc giữ lại quá nhiều yếu tố cũ, và bị chống đối bởi những tăng lữ Công giáo cao cấp như Stephen Gardiner, Giám mục Winchester, và Edmund Bonner, Giám mục Luân Đôn, cả hai đều bị giam giữ trong Tháp Luân Đôn, những người khác bị buộc phải rời nhiệm sở. Sau năm 1551, cuộc Cải cách tiến xa hơn với sự hậu thuẫn tích cực của Edward. Nhà vua khởi sự hành xử ảnh hưởng cá nhân trong cương vị là nhà lãnh đạo tối cao của giáo hội. Thêm những cải cách như là sự đáp ứng với những yêu cầu của những nhà cải cách như John Hooper, Giám mục Gloucester, và John Knox, nhà lãnh đạo tôn giáo người Scotland, trong thời gian lánh nạn tại Anh được mời thuyết giảng tại Newcastle rồi được chọn làm tuyên úy cho hoàng gia. Cranmer chịu ảnh hưởng của nhà cải cách người Đức Martin Bucer, ông đến tị nạn ở Anh và từ trần tại đây năm 1551, cùng Peter Martyr, giảng dạy tại Oxford, và những nhà thần học khác. Tiến trình cải cách được thúc đẩy mạnh mẽ hơn qua việc chọn thêm những người có khuynh hướng cải cách để tấn phong Giám mục. Trong mùa đông năm 1551-52, Cranmer nhuận chính "Sách Cầu nguyện chung", và chuẩn bị cho bản tuyên tín "Bốn mươi hai tín điều", nhằm làm sáng tỏ thần học Cải cách. Cranmer bác bỏ giáo lý dạy rằng Thiên Chúa thực sự hiện diện trong bánh thánh và rượu thánh, do đó mà hủy bỏ lễ misa. Theo nhận định của Elton, việc ấn hành "Sách Cầu nguyện chung năm 1552" của Cranmer, cùng với sự ban hành Đạo luật Đồng nhất, "đã đánh dấu sự gia nhập cộng đồng Kháng Cách của Giáo hội Anh". Cho đến nay, "Sách Cầu nguyện chung năm 1552" vẫn là nền tảng cho giáo nghi Anh giáo. Khủng hoảng Kế vị. Chúc thư. Tháng 2 năm 1553, Edward lâm bệnh; và đến tháng 6, sau một vài lần chuyển biến tốt rồi lại tái phát thì bệnh tình của nhà vua trở nặng, rơi vào tình trạng vô vọng. Nếu nhà vua băng hà, Mary, người chị theo Công giáo của Edward, sẽ kế vị, và tiến trình cải cách tôn giáo tại Anh có nguy cơ bị đảo ngược. Edward cùng các thành viên trong Hội đồng có nhiều lý do để lo sợ điều này. Bản thân nhà vua chống lại việc Mary kế vị, nhưng lại không có thể nào loại quyền kế vị của Mary mà không làm thế đối với Elizabeth. Nhà vua thảo một văn kiện tựa đề "Chúc thư về kế vị", có lẽ học theo tiền lệ vua cha Henry của ông cũng nhiều lần thay đổi đạo luật Kế vị. Nhà vua tuyên bố truyền ngôi cho người cháu họ 16 tuổi, Lady Jane Grey, người đã thành hôn với Guildford Dudley, con trai thứ của Công tước Northumberland, vào ngày 25 tháng 5 năm 1553. Việc thay đổi quyền kế vị không phù hợp với Đạo luật Kế vị thứ ba năm 1543 do Henry VIII ban hành, vì vậy bị xem là không hợp lý. Trong những tài liệu viết về Edward có trích dẫn rằng, trong trường hợp "trẫm có bề gì" thì ngôi vương sẽ chỉ truyền cho một trong số những người: người thừa kế nam hợp pháp nhà vua, người thừa kế nam của thân mẫu Lady Jane (đều không tồn tại), Jane hoặc chị em của cô. Khi cái chết của nhà vua ngày càng đến gần thì theo lời thuyết phục của Công tước Northumberland, ông sửa đổi nội dung của chúc thư này để Jane và chị em của Jane kế vị. Tuy nhiên Edward thừa nhận quyền thừa kế của Jane chỉ là một ngoại lệ hi hữu, theo yêu cầu của thực tế, ví dụ không được thực hiện theo nếu Jane và chị em của bà chỉ có con gái. Trong tuyên bố cuối cùng thì cả Mary và Elizabeth bị loại vì không hợp pháp dưới thời Henry và không bao giờ được tuyên bố hợp pháp một lần nữa. Những quyết sách nhằm cố tình thay đổi Đạo luật Kế vị thứ ba của vua Henry VIII năm 1543 được thuật lại là "kì lạ và vô lý". Vào đầu tháng 6, Edward đích thân giám sát việc soạn thảo một văn bản chúc thư bởi các luật sư mà ông đã ký tên ở nhiều chỗ. Sau đó, ngày 15 tháng 6, ông triệu tập các đại thần cấp cao đến giường bệnh của mình, ra lệnh cho họ phải trung thành bằng "những ngôn từ rõ ràng và sắc mặt giận dữ" và công bố chúc thư và thông báo rằng ông sẽ sớm thông qua nó tại quốc hội. Hành động tiếp theo của ông là triệu tập một hội đồng và các luật sư ký tên trước sự hiện diện của ông; theo đó họ đã đồng ý một cách trung thực là làm theo ý muốn của Edward sau khi ông qua đời. Vài tháng sau đó, Edward Montagu nhớ lại rằng khi ông và các đồng nghiệp của ông đã phản đối chúc thư, Northumberland đã đe dọa họ: "run rẩy vì tức giận, và... cho biết thêm rằng ông sẽ chiến đấu với bất kỳ người nào dám chống lại. " Montagu cũng nghe được một nhóm các lãnh chúa đứng đằng sau ông kết luận "nếu họ từ chối làm điều đó, họ sẽ bị coi là kẻ phản bội". Cuối cùng ngày 21 tháng 6, hơn hai trăm nhà quý tộc, gồm có thành viên hội đồng, tổng Giám mục, Giám mục, và cảnh sát trưởng ký tên; về sau nhiều người trong số họ nói rằng do bị Northumberland ép buộc, nhưng theo người viết tiểu sử Edward, Jennifer Loach, "chỉ có vài người trong số họ vào lúc ấy tỏ ra miễn cưỡng". Bấy giờ việc Edward sẽ băng hà là chuyện không còn nghi ngờ gì nữa, và các nhà ngoại giao nước ngoài nghi ngờ rằng một kế hoạch để ngăn cản Mary đang được tiến hành. Người Pháp thấy rằng nguy cơ một người họ hàng của hoàng đế Thánh chế La Mã trên ngai vàng Anh (Mary) là bất lợi cho họ và tham gia vào các cuộc đàm phán bí mật với Northumberland, tỏ ý hỗ trợ ông ta. Các nhà ngoại giao đã chắc chắn rằng đa số áp đảo của người Anh ủng hộ Mary, nhưng vẫn tin rằng Jane sẽ kế vị thành công. Trong nhiều thế kỷ, người ta vẫn xem việc thay đổi quyền kế vị là âm mưu của một người, Công tước Northumberland. Song, kể từ thập niên 1970, nhiều sử gia cho rằng nhà vua là người đề xướng và kiên định theo đuổi kế hoạch. Diarmaid MacCulloch tin rằng đó là "giấc mơ của một quân vương trẻ tuổi muốn thành lập một lãnh thổ Tin Lành cho Chúa Cơ Đốc", trong khi David Starkey cho rằng "Edward có vài người cộng tác, nhưng ý chỉ chủ đạo là của nhà vua". Dù sao đi nữa, Edward vững tin rằng lời của ông là luật pháp, và ủng hộ việc truất quyền kế vị của người chị cùng cha khác mẹ của ông, "ngăn cản Mary lên ngôi là chính nghĩa mà nhà vua tin tưởng". Qua đời. Edward bắt đầu mắc bệnh vào tháng 1 năm 1553 với triệu chứng sốt cùng với ho và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, Edward cảm thấy dễ chịu vào đầu tháng 4 khi hít thở khí trời ở công viên Westminster và để di chuyển đến Greenwich, nhưng đến cuối tháng, sức khỏe nhà vua lại tiếp tục suy yếu. Ngày 7 tháng 5, bệnh tình của ngài "có phần hồi phục" và các ngự y của nhà vua không nghi ngờ gì đến việc sức khỏe của Đức vua bình phục. Vài ngày sau đó, nhà vua còn xem tàu thuyền qua lại trên sông Thames từ cửa sổ. Tuy vậy, căn bệnh của nhà vua lại tiếp tục tái phát. Ngày 11 tháng 6, Jean Scheyfve, sứ thần của Đế quốc La Mã thánh và là người đã thông tin cho Hoàng tộc, nói rằng "Thỉnh thoảng, ngài lại nôn ra thứ màu vàng lục và đen, đôi khi là màu hồng, giống như màu máu". Đến bây giờ, ngự y mới tin rằng ông bị một "khối u mưng mủ" trong phổi và phải thừa nhận rằng căn bệnh nan y này vào thời bấy giờ là căn bệnh vô phương cứu chữa. Ngay sau đó, đôi chân của ông sưng phù lên, ông phải nằm liệt trên giường. Ông thì thầm với Gia sư John Cheke của mình: "Ta thấy vui khi được chết". Ngày 1 tháng 7, Edward xuất hiện trước công chúng lần chót tại cửa sổ Cung Greenwich, trông "ốm yếu và tàn tạ". Trong hai ngày kế tiếp những đám đông tụ tập với hi vọng thấy nhà vua lần nữa, nhưng đến ngày thứ ba, họ được bảo cho biết thời tiết quá lạnh nên nhà vua không thể gặp họ. Ngày 6 tháng 7, 1553, Edward băng hà ở tuổi 15 tại Cung Greenwich. Theo John Foxe, lời cuối cùng của nhà vua, "Con suy kiệt; Xin Chúa thương xót con, và tiếp nhận linh hồn con". Ngày 8 tháng 8, 1553, nhà vua được an táng tại Tu viện Westminster theo nghi lễ cải cách với Thomas Cranmer làm chủ lễ. "Những đứa trẻ mặc áo lễ dẫn đầu lễ tang", và người dân Luân Đôn đứng nhìn "khóc lóc và than thở"; trên xe tang phủ khăn vàng và ảnh Edward, vương trượng, và huy hiệu nhà vua. Đồng thời, Nữ vương Mary cũng tham gia vào nhóm quần chúng tiễn đưa Đức Vua về cõi vĩnh hằng. Người ta vẫn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra cái chết của Edward. Có nhiều đồn đại về khả năng nhà vua bị đầu độc, nhưng không có chứng cứ. Các phẫu gia mở lồng ngực thi thể Edward và nhận định "căn bệnh khiến bệ hạ băng hà là bệnh phổi". Sứ thần Venice báo cáo rằng Edward chết vì bệnh lao, và nhiều sử gia chấp nhận ý kiến này. Sử gia Skidmore cho rằng, Edward bị nhiễm lao sau khi mắc bệnh sởi và đậu mùa vào năm 1552, điều này đã khiến hệ miễn dịch bị ức chế. Loach lại đưa ra giả thuyết rằng thay vào đó là những triệu chứng điển hình của người mắc viêm phế quản cấp tính, dẫn đến nhiễm trùng phổi hay áp xe phổi, nhiễm trùng huyết, và suy thận. Nữ vương Jane và Nữ vương Mary. Lady Mary, gặp Edward lần cuối hồi tháng 2, vẫn được báo tin về tình trạng sức khỏe của người em bởi Northumberland và qua mối quan hệ của bà với các sứ thần của Đế quốc La Mã thánh. Hoàng đế Karl V khuyên bà nên chấp nhận ngai vàng ngay cả với điều kiện không thay đổi tôn giáo. Biết Edward sắp chết, Mary rời tòa nhà Hunsdon gần Luân Đôn để đến lãnh địa của bà ở Norfolk, tại đây bà có thể huy động sự ủng hộ của nông dân trong vùng. Northumberland điều động tàu thuyền đến bờ biển Norfolk để ngăn bà trốn thoát cũng như đề phòng một cuộc xâm lăng từ lục địa. Ông trì hoãn việc công bố tin nhà vua băng hà, triệu tập lực lượng, và trong ngày 10 tháng 7, đón Jane Grey đến Tháp Luân Đôn. Cũng trong ngày ấy, Jane Grey được tuyên xưng Nữ vương trong sự đàm tiếu và bất bình. Hội đồng Cơ mật nhận thông điệp từ Mary khẳng định "quyền và danh hiệu" để kế vị, và yêu cầu Hội đồng tuyên xưng bà là Nữ vương. Hội đồng đáp lại rằng Jane được tôn vương theo thẩm quyền của Edward, ngược lại, Mary chỉ là con ngoại hôn. Tuy nhiên, ngay lúc ấy Northumberland nhận ra sai lầm của mình đã không tranh thủ sự ủng hộ của cá nhân Mary trước khi Edward băng hà. Dù nhiều người bảo thủ tụ tập quanh Mary với hi vọng đánh bại người Kháng Cách, nhiều người khác ủng hộ bà vì xem quyền kế vị hợp pháp là quan trọng hơn các dị biệt tôn giáo. Northumberland buộc phải từ bỏ ý định kiểm soát Hội đồng tại Luân Đôn đang trong tình trạng căng thẳng để thực hiện một cuộc truy đuổi Mary trong vùng East Anglia khi tin tức cho biết có nhiều người ủng hộ bà, trong đó có những nhà quý tộc và "các nhóm thường dân đông không đếm xuể". Ngày 14 tháng 7, Northumberland ra khỏi Luân Đôn với ba ngàn quân, hôm sau đến Cambridge. Ngày 19 tháng 7, lực lượng ủng hộ Mary tập hợp tại Lâu đài Framlingham ở Suffolk với gần hai mươi ngàn binh sĩ. Lúc ấy Hội đồng Cơ mật cũng nhận ra rằng họ đã mắc sai lầm lớn. Ngày 19 tháng 1, dưới ảnh hưởng của Bá ước Arundel và Bá tước Pembroke, Hội đồng công khai tuyên bố Mary là Nữ vương, kết thúc chín ngày trị vì của Jane. Khắp Luân Đôn, dân chúng vui mừng hoan hỉ. Bị kẹt ở Cambridge, Northumberland cũng tuyên bố Mary là Nữ vương, sau khi nhận một bức thư từ Hội đồng. William Paget và Bá tước Arundel phi ngựa đến Framlingham để nài xin Mary dung thứ, rồi Arundel bắt giữ Northumberland ngày 24 tháng 7. Ngày 22 tháng 8, Northumberland bị chém đầu, sau khi chối bỏ đức tin Kháng Cách. Hành động này làm đau lòng Jane, con dâu của ông, người vẫn kiên định với niềm tin của mình. Ngày 12 tháng 2, 1554, Nữ vương thoái vị cũng bước lên đoạn đầu đài, sau khi cha cô, Henry Grey, Công tước Suffolk, dính líu đến vụ nổi loạn do Wyatt khởi xướng. Di sản. Mặc dù trị vì chỉ sáu năm và qua đời lúc 15 tuổi, những nỗ lực của Edward có ảnh hưởng lâu dài trên cuộc cải cách tôn giáo tại Anh, và trên cấu trúc tổ chức của Giáo hội Anh. Trong thập niên cuối cùng của triều Henry VIII, cuộc cải cách không những bị chững lại mà còn có phần bị trì kéo trở lại các giá trị bảo thủ. Ngược lại, dưới triều Edward cuộc cải cách có những bước tiến triệt để. Trong sáu năm trị vì của Edward, Giáo hội chuyển đổi mạnh mẽ từ giáo nghi đến cơ cấu tổ chức căn bản vẫn là Công giáo Rô-ma để trở thành một giáo hội Kháng Cách. Các văn kiện như "Sách Cầu nguyện chung", "Bộ Chuẩn tắc năm 1550", và "Bốn mươi bốn Tín điều" của Cranmer đã định hình Giáo hội Anh cho đến ngày nay. Edward triệt để ủng hộ những thay đổi này. Mặc dù đây là thành quả của những nhà cải cách như Thomas Cranmer, Hugh Latimer, Nicholas Ridley, và được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi Hội đồng theo khuynh hướng Tin Lành dưới triều Edward, chính yếu tố Kháng Cách là tôn giáo của nhà vua đã tác động tích cực đến sự phát triển của cuộc cải cách. Nỗ lực của Nữ vương Mary nhằm đảo ngược cuộc cải cách của Edward đã gặp nhiều trở ngại. Mặc dù vẫn xác tín vào quyền tối thượng của Giáo hoàng, Mary phải chấp nhận vị trí hiến định là Lãnh tụ tối cao của Giáo hội Anh. Nữ vương cảm thấy hoàn toàn bất lực khi cố phục hồi lượng tài sản khổng lồ đã được chuyển giao hoặc bán cho các chủ đất tư nhân. Bất kể việc Nữ vương đưa lên giàn hỏa thiêu một số nhân vật Kháng Cách hàng đầu, nhiều nhà cải cách hoặc đào thoát ra nước ngoài hoặc ở lại trong nước và hoạt động chống lại Nữ vương, họ tích cực quảng bá tư tưởng cải cách mà bà không thể ngăn chặn. Tuy nhiên, lúc ấy giáo huấn Kháng Cách vẫn chưa "bắt rễ sâu trong lòng" người dân Anh, và nếu Mary sống đủ lâu, theo quan điểm của một số sử gia, có lẽ bà đã thành công trong nỗ lực tái lập đạo Công giáo. Sau khi Mary băng hà năm 1558, cuộc cải cách tôn giáo tại Anh được phục hồi, hầu hết các biện pháp cải cách được định hình trong thời Edward lại được xác lập dưới triều Elizabeth. Nữ vương Elizabeth thay các Giám mục cũng như các thành viên Hội đồng của Mary bằng những người đã phục vụ dưới triều Edward như William Cecil, từng là thư ký của Northumberland, và Richard Cox, thầy dạy của Edward, người thuyết giảng năm 1559 trước Quốc hội bày tỏ lập trường chống Công giáo. Mùa xuân năm sau, Quốc hội thông qua Đạo luật Đồng nhất nhằm phục hồi, với một vài sửa đổi, "Sách Cầu nguyện chung năm 1552" của Cranmer cùng "Ba mươi chín Tín điều năm 1563", bản tuyên tín này lập nền trên bản "Bốn mươi hai Tín điều" của Cranmer. Những tiến triển trong lĩnh vực thần học dưới triều Edward cũng đã cung ứng nguồn tham khảo dồi dào cho chính sách tôn giáo dưới triều Elizabeth. Trong văn học nghệ thuật. Văn chương. Edward VI là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "The Prince and the Pauper" của Mark Twain, thuật lại câu chuyện trao đổi vị trí giữa vị Vương tử nhỏ với cậu bé nghèo tên Tom Canty, người có ngoại hình giống hệt Edward, đã dẫn hai cậu bé vào những tình huống khó xử. Cuối cùng, một nhà quý tộc, Sir Miles Hendon, giải cứu họ. Trong cuốn tiểu thuyết "Timeless Love" của Judith O’Brien, nhân vật chính, Samantha, trở về quá khứ và gặp gỡ Edward VI. Những nhân vật khác trong cuốn sách có Công nương Jane Grey, Công tước Northumberland, "Công chúa" Elizabeth và Barnaby Fitzpatrick. Điện ảnh. Các diễn viên từng thủ vai Edward trong điện ảnh, chủ yếu là các phiên bản của phim "The Prince and the Pauper": Truyền hình. Các diễn viên từng xuất hiện trên màn ảnh nhỏ trong vai Edward, cũng trong các phiên bản của "The Prince and the Pauper": Liên kết ngoài.
1
null
Henschel Hs 126 là một loại máy bay thám sát và trinh sát hai chỗ của Đức trong Chiến tranh thế giới II, Hs 126 bắt nguồn từ loại Henschel Hs 122. Khung vỏ mẫu thử là một chiếc Hs 122A lắp động cơ Junkers. Hs 126 chỉ cần đường băng cất cánh ngắn, khả năng bay vận tốc thấp tốt. Nó được đưa vào trang bị vài năm, nhưng nhanh chóng bị thay thế bằng loại máy bay đa dụng STOL Fieseler Fi 156 "Storch" và Focke-Wulf Fw 189.
1
null
Meridionali Ro.37 "Lince" (tiếng Ý: "Lynx – Mèo rừng") là một loại máy bay trinh sát hai tầng cánh của Ý, đây là một sản phẩm của hãng "Industrie Meccaniche Aeronautiche Meridionali" (IMAM). Xuất hiện vào năm 1934 và có kết cấu làm bằng gỗ và kim loại. Nó tham chiến lần đầu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, trong Chiến tranh thế giới II nó tham gia ở hầu hết các mặt trận, trừ mặt trận Nga và kênh Anh. Nó kết tiếp Ro.1 làm máy bay trinh sát chủ lực cho lục quân Ý.
1
null
Bài này liệt kê những bảo tàng nghệ thuật được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới vào năm 2021. Nguồn chính là cuộc khảo sát hàng năm của "The Art Newspaper" về số lượng du khách đến các bảo tàng nghệ thuật lớn vào năm 2021, xuất bản ngày 28 tháng 3 năm 2022. Tổng số khách tham quan trong một trăm bảo tàng hàng đầu vào năm 2021 là 71 triệu du khách, tăng từ 54 triệu vào năm 2020, nhưng thấp hơn nhiều so với 230 triệu khách tại một trăm bảo tàng hàng đầu vào năm 2019. Các bảo tàng ở Hoa Kỳ và Tây Âu thường đo lường lượng người tham dự trong năm dương lịch từ tháng 1 đến tháng 12, trong khi nhiều bảo tàng ở Đông Á và Anh đo lường lượng người tham dự cho năm tài chính, từ tháng 4 đến tháng 3.
1
null
Sinh ra tại Los Angeles, California, Laurie Holden là con gái của các diễn viên Larry Holden và Adrienne Ellis. Khi bảy tuổi, Laurie Holden tham gia vào một vai phụ trong The Martian's Chronicles #1980#, một phim do cha cô, Michael Anderson. Cô học tại The Theatre School tại UCLA University, Los Angeles, nơi mà cô đã tốt nghiệp cử nhân Bachelor of Fine Arts vào năm 1993. Vào năm 1995, Laurie đóng vai khách mời trong Due South. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình trong nhà hát, và trở nên nổi tiếng toàn thế giới với vai diễn Đặc vụ Marita Covarrubias trong series phim truyền hình Mỹ The X-Files (1996-2002). Năm 2001, Holden đồng diễn với Jim Carrey trong bộ phim The Majestic. Sự diễn xuất của cô được sự khen ngợi của giới phê bình phim. Năm 2006 và 2007, Laurie xuất hiện trong hai bộ phim: Silent Hill (2006) và Stephen King's The Mist (2007). Năm 2010, cô xuất hiện với vai Andrea trong bộ phim truyền hình Walking Dead (dựa theo tiểu thuyết cùng tên) và được đề cử giải Saturn Award.
1
null
Jeep là một thương hiệu ô tô của Mỹ là nhãn hiệu thuộc Chrysler Group LLC trong liên minh chiến lược toàn cầu với Fiat. Năm 1987, Giám đốc của Tổng công ty Chrysler đã mua lại thương hiệu Jeep, cùng với các tài sản còn lại của American Motors. Xe Jeep là phương tiện gắn liền với quân đội Mỹ trong nhiều cuộc chinh phạt. Và đây cũng chính là loại xe đã giúp cho quân đội các nước Đồng minh chiến thắng trong thế chiến thứ hai. Năm 2021 đánh dấu kỷ niệm 80 năm ra đời của hãng xe Jeep. Mới đây trang báo Military tại Mỹ đã đăng tải bài viết giới thiệu về lịch sử hình thành loại xe quân sự đa năng này. Trong nhiều năm qua, có nhiều người tự nhận mình là cha đẻ của dòng xe Jeep đời đầu. Tuy nhiên thiết kế xe Jeep là sản phẩm được hình thành từ các hợp tác và ý tưởng của nhiều nhà sản xuất ôtô và quân đội. Có thể nói dòng xe Jeep là một trong những điều thú vị nhất trong lịch sử. Nhiều phiên bản xe Jeep được ra đời từ các ý tưởng lớn lại xuất phát từ một mục tiêu chung là phục vụ cho quân đội. "Xe Jeep Bantam nguyên bản" Lịch sử của Jeep Bantam là khởi nguồn từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Do nhu cầu về phương tiện chiến đấu rất lớn và khẩn cấp. Vì vậy quân đội Mỹ đã liên hệ với 136 công ty sản xuất ôtô trong nước. Theo đó quân đội yêu cầu cung cấp các mẫu xe trinh sát gọn nhẹ có hệ thống dẫn động bốn bánh. Đặc biệt là các mẫu xe này phải cơ động, vượt qua được mọi địa hình. Sau khi được duyệt mẫu thiết kế phải sản xuất và giao xe trong vòng 49 ngày. Do đó cuối cùng thì chỉ có công ty đáp ứng yêu cầu là American Bantam Car Company. Giá thầu của hãng xe Bantam được gửi đến cùng với nhiều bản thiết kế hoàn chỉnh vào ngày 22 tháng 7 năm 1940 cho quân đội xem xét lần cuối. Để đáp ứng điều kiện giao xe cực kì cấp bách này, hãng xe Bantam đã mời kỹ sư thiết kế tự do là Karl Probst từ Detroit về làm việc. Thương hiệu của hãng xe Jeep lấy ý tưởng từ đâu? Về nguồn gốc cái tên xe “Jeep” vốn không thể xác định rõ ràng minh bạch. Theo ghi nhận từ các nhà sử học thời điểm lịch sử đã đưa ra vài cách giải thích khác nhau. Thế nhưng hầu hết lý giải này đã không được chấp nhận và gây nhiều tranh cãi. Cái tên Jeep có thể xuất phất từ mẫu xe GP do hãng Ford đặt tên. Và cũng có thể là cách gọi vắn tắt để chỉ công dụng chung của loại xe này. Theo một giả thuyết mới nhất lại cho rằng nguồn gốc cái tên Jeep xuất phát từ một nhân vật trong phim hoạt hình Popeye. Vào năm 1943, hãng xe Willys Overland đã đưa tên “Jeep” trở thành thương hiệu. Từ đó bắt đầu chuỗi giành giật thương hiệu từ các nhà sản xuất khác. Năm 1948, UB thương mại liên bang Mỹ đã ra chỉ thị hãng xe Willys phải giảm bớt quảng cáo cho rằng công ty này đang sản xuất xe Jeep. Cơ quan này cũng đồng thời nhấn mạnh phía quân đội, các hãng xe khác như Bantam, Ford và hãng sản xuất ô tô Spicer đều là các nhà đồng sản xuất. Tuy nhiên bằng cách nào đó, hãng xe Willys vẫn có được thương hiệu “Jeep” vào năm 1950. Hiện tại ở Việt Nam vẫn có nhiều mẫu của hãng xe Jeep Willys được sử dụng khá tốt. Mẫu xe của hãng Ford được đặt tên là GP có thể di chuyển thoải mái nhất và có thể chuyên chở được nhiều đồ vật nhất. Tuy nhiên mẫu xe này có chi phí sản xuất cao và có khả năng dự trữ xăng dầu ít. Trong khi đó, mẫu xe của Willys có ký hiệu số loại là MA có động cơ mạnh nhất. Ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng tăng đáng. Ngoài ra các kỹ sư của hãng xe Jeep Willys đã giảm bớt khối lượng xe so với thiết kế đầu tiên. Hãng xe Bantam sản xuất dòng Reconnaissance được các chuyên gia quânsự đánh giá rất cao. Tuy nhiên nó không đạt các tiêu chí cần thiết theo yêu cầu xe chiến đấu. Cuối cùng quân đội đã kết hợp các thiết kế này lại dựa theo tiêu chí tối ưu thiết kế từ ba mẫu xe. Các thiết kế khung sắt và bình nhiên liệu đặt dưới ghế ngồi từ hãng Ford. Các yếu tố cơ bản của xe Jeep khác được dựa theo thiết kế của Bantam. Và cuối cùng hãng xe Willys-Overland đã giành được hợp đồng sản xuất cho quân đội. Lợi thế của hãng xe Jeep Willys này là nhờ vào sức mạnh của động cơ 4 piston có tên Go Devil. Ý nghĩa của từ Jeep và lịch sử hình thành hãng xe Jeep Vào năm 1941, hãng xe Willys Overland ra mắt mẫu xe Jeep và trình diễn khả năng chinh phục địa hình. Buổi biểu diễn khả năng chạy đa dạng địa hình được tay lái xe chuyên nghiệm là Irving Red Haussman biểu diễn chạy lên xuống các bậc thềm tại điện Capitol. Trước khi biểu diễn, tay lái này cũng mang các dòng xe Jeep của hãng xe Willys đến trung tâm nghiên cứu phát triển và thử nghiệm phương tiện vận tải quân sự Fort Holabird tại Washington DC. Tại đây, Irving nghe nhiều binh sĩ đóng quân tại đây gọi các dòng xe của Willys với cái tên là ”Jeep”. Do đó, trong lúc trả lời phỏng vấn của tờ báo Washington Daily News, Irving đã gọi các loại xe off-road này là xe Jeep. Ngoài ra cũng có một giả thuyết lan truyền rộng rãi hơn về nguồn gốc tên xe Jeep. Thời bấy giờ, quân đội Hoa Kỳ thường sử dụng Government Purposes hay General Purposes viết tắt là GP để nói về các loại xe vận chuyển cho mục đích công vụ nhà nước. Từ GP này phiên âm đọc nhanh là Gee P, nghe rất giống với từ Jeep. Do đó,các dòng xe quân sự của Mỹ được gọi với cái tên Jeep để chỉ các xe hoạt động đa dụng. Mẫu Jeep mà chúng ta biết đến ngày nay có xuất xứ từ dòng xe quân sự ra đời năm 1941. Đây là sản phẩm được hãng xe Willys-Overland và Ford đã xây dựng. Lúc này được gọi là Model MB và Model GPW. Tuy nhiên quân đội Mỹ lại thích gọi tên các mẫu xe này là Jeep hơn. Các giai đoạn lịch sử hành thành hãng xe Jeep như sau: "Các giai đoạn hành thành hãng xe Jeep" Bước ngoặt mang tính lịch sử hình thành và phất triển hãng xe Jeep chính là lại việc hãng xe Chrysler chính thức mua lại American Motors vào năm 1987. Dưới sự điều hành và phát triển định hướng mới của Chrysler, các dòng Jeep Wrangler bước lên ngôi vương ở phân khúc SUV/4×4 tại thị trường Mỹ và lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu.
1
null
Trận Trautenau là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 với cấp độ quân đoàn. Trong trận chiến này, Quân đoàn X của Đế quốc Áo do tướng Nam tước Ludwig von Gablenz chỉ huy với lợi thế về quân số đã giành thắng lợi chiến thuật trước Quân đoàn I của Vương quốc Phổ do tướng Adolf von Bonin chỉ huy và tiêu diệt Quân đoàn I của Phổ. Tuy nhiên, chiến thắng này không mang lại thành quả chiến lược cho Quân đội Áo và có thể được xem là một chiến thắng kiểu Pyrros của họ. Tuy là trận thắng duy nhất của quân đội Áo trên chiến trường Böhmen của cuộc chiến tranh, trận Trautenau cũng chứng tỏ hỏa lực khủng khiếp của súng trường nạp hậu "Dreyse" của quân đội Phổ, hay nói cách khác là những chiến thuật tối tân của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, đã gây cho quân Áo thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với con số thương vong của phía Phổ Điều này đã khiến cho tình hình trở nên trái ngược với một thắng lợi của người Áo như nhiều người dự đoán. Trong khi quân đội Phổ dưới quyền Hoàng thân Karl Friedrich của Phổ đã tiến công vùng Böhmen thuộc Áo qua Liebenau và Podol, lực lượng của Thái tử Friedrich Wilhelm và tướng Adolf von Bonin tiến công về hướng Trautenau (Trutnov ngày nay) về hướng Đông Bắc Königgrätz. Ban đầu, sau một cuộc tấn công dữ dội của một Lữ đoàn Áo, Quân đội Phổ đã đánh lui họ. Tuy nhiên, Bonin không thám sát về phía Nam mà tiếp tục tiến quân, rời bỏ những cứ điểm mà quân đội ông đã giữ được với cái giá đắt. Chớp lấy thời cơ, Gablenz tung hai Lữ đoàn vào trận địa và họ đã đè bẹp tiền tuyến của quân Phổ trong lúc Bonin còn chưa nắm được tình hình và sau đó họ còn tái chiếm các đồi Galgenberg và Johannesberg, cắt ngang đường tiếp tế của đối phương. Bonin đã cố gắng xoay chuyển thế trận nhưng muộn màng và Gablenz đã khôn khéo tận dụng rắc rối của đường tiếp tế của quân Phổ. Dù vậy, các Trung đoàn Áo (có cả người đến từ các dân tộc khác như Ý) cũng bị đánh thiệt hại nặng trong cuộc giao tranh trên vùng núi đồng, mãi đến khi một Lữ đoàn trừ bị của Áo xuất trận thì Hopfenberg đã rơi vào tay họ sau một cuộc chiến đấu đẫm máu. Sau đó, khi Lữ đoàn Grivicic của Áo tiến hành "vận động bọc sườn" xung quanh thị trấn Trautenau, quân Áo thừa thắng đã bắt đầu tiến công từ trên cao. Trước tình hình đó, Bonin phải triệt thoái. Quân đội của ông đã rút lui về khởi điểm của cuộc tiến quân của mình. Trong suốt trận chiến tại Trautenau, một Trung đoàn Áo đã từng bỏ chạy vào rừng và điều này là cho thấy sự nhốn nháo của quân đội Áo khi ấy. Thủ tướng Otto von Bismarck đã nhìn nhận về hậu quả của cuộc bại trận tại Trautenau đối với lực lượng quân đội Phổ, và thực ra trận đánh này đã khiến cho Quân đoàn V của Phổ dưới quyền tướng Karl Friedrich von Steinmetz không được yểm trợ. Song, người Tổng tư lệnh Quân đội Áo là Ludwig von Benedeck đã vuột mất cơ hội của mình, đồng thời tổn thất lớn lao của quân đội của Gablenz trong cuộc tàn sát tại Trautenau đã khiến cho tinh thần của họ suy sụp. Ở cánh trái đoàn quân của Gablenz, Quân đoàn của Steinmetz đã bẻ gãy cuộc tiến công quyết liệt của địch thủ trong trận Nachod cùng ngày, đồng thời Quân đoàn Vệ binh Phổ cũng đang tiến đánh Trautenau. Và, quân của Gablenz đã triệt thoái về Soor, dù để thực hiện điều này ông phải hy sinh gần hết Lữ đoàn Grivilic của mình. Chú thích.
1
null
Tàu ngầm Đề án 667BDR Kalmar (tiếng Nga: Проекта 667БДР Кальмар - Proyekta 667BDR Kalmar) là loại tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo do Liên Xô chế tạo. Với hệ thống phóng tên lửa D-9R có thể mang 16 tên lửa đạn đạo R-29R. NATO gọi loại tàu ngầm này là lớp Delta III. Thiết kế. Tàu được phát triển khi loại tên lửa mới là R-29R sử dụng nhiên liệu lỏng phóng hai giai đoạn và mang nhiều đầu đạn để tấn công cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Một hệ thống phóng mới là D-9R được thiết kế cho tàu để có thể bắn loại tên lửa này và chỉ định vị trí mục tiêu cho các đầu đạn một cách hiệu quả. Ngoài ra các hệ thống khác cũng được nâng cấp như hệ thống sóng âm, hệ thống liên lạc, hệ thống điều khiển tàu, hệ thống tự động... cũng như cải thiện điều kiện sống của các thủy thủ. Đây là một loại tàu ngầm nâng cấp gần như hoàn toàn so với tàu ngầm Đề án 667B và Đề án 667BD về các hệ thống trong tàu. Còn về phần hình dáng bên ngoài thì giống như hai lớp trước với lớp vỏ kép nhưng dài hơn một chút và khoang chứa tên lửa cũng cao hơn. Thân tàu được chia thành 10 phần chống thấm nước. Phần thứ nhất, thứ ba và thứ mười là phần dùng để trú ẩn trong trường hợp khẩn cấp nó có các bộ phận thoát hiểm cũng như được chèn bằng nhiều khung và các thanh ngang để tăng khả năng chịu lực. Trên tàu có thêm vào phòng phơi nắng và phòng tập thể dục để thủ thủ sử dụng. Hệ thống chữa cháy bằng nhiệt độ cực thấp cũng được thêm vào. Hai lò phản ứng nước áp lực VM-4S mới được lắp đặt mỗi lò tạo 90 MW năng lượng cùng hai tua bin hơi nước cung cấp 44700 kW lực đẩy. Các chân vịt được nâng cấp các đặc điểm hình dáng thủy âm được cải thiện để tàu ít ồn hơn nữa khi di chuyển. Hai máy phát điện dự phòng TG-3000 cũng được gắn vào để sử dụng khi cần thiết. Thời gian trung bình để yêu cầu tái nạp nhiên liệu hay đại tu của tàu là 10 năm. Lịch sử. Có 14 tàu trong lớp này được đóng từ năm 1974 đến năm 1982. Chín chiếc phục vụ trong hạm đội Thái Bình Dương và đóng tại cảng dành cho tàu ngầm Rybachiy gần Petropavlovsk-Kamchatsky. Bảy chiếc lặn và di chuyển liên tục dưới lớp băng Bắc Cực còn hai chiếc thì làm nhiệm vụ ở các khu vực biển ở phía Nam. Việc lặn ở Bắc Cực rất khó khăn và gây tâm lý dè năng lên các thành viên trên tàu vì độ sâu ở đây có nơi chỉ khoảng 50 m mà băng thì lại dày 15 m khiến cho các tàu ngầm di chuyển rất khó khăn vì tàu chỉ cách cả hai lớp trên và dưới có vài mét. Năm chiếc phục vụ trong hạm đội biển Bắc, hai chiếc đóng tại cảng dành cho tàu ngầm Gazhiyevo và ba chiếc đóng tại Olenya sau đó cũng đến đóng tại Gazhiyevo. Hơn nửa số các tàu đều được cho ra khỏi biên chế và ngừng hoạt động khi kỳ đại tu những năm 1990 đến do đã có các loại tàu ngầm thay thế. Hiện tại thì còn 4 chiếc đang hoạt động sau khi được đại tu.
1
null
Trận Arcis-sur-Aube là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 21 tháng 3 năm 1814, và là trận đánh lớn cuối cùng của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte trước khi ông thoái vị vào năm đó. Trong trận đánh, quân đội Liên minh thứ sáu do Thống chế Áo là Karl Schwarzenberg chỉ huy đã đánh bại quân đội Đế chế Pháp do Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy, buộc Napoléon phải triệt thoái về hướng Đông. Tuy liên quân bị thiệt hại không nhỏ, trận Arcis-sur-Aube là một thất bại quan trọng của Napoléon, và Liên minh đã tiếp tục hành binh về thủ đô Paris của Pháp sau trận chiến này. Napoléon đã tiến quân về hướng Nam đến Arcis-sur-Aube, nơi được ghi nhận là được một lực lượng yếu ớt của đồng minh trấn giữ. Tưởng rằng Schwarzenberg đang rút quân, Napoléon hy vọng sẽ gây hỗn loạn cho quân đồng minh và giúp cho ông có thêm thời gian. Tuy nhiên, Schwarzenberg đã tập trung binh lực của mình giữa Troyes và Arcis để chuẩn bị phát động một chiến dịch tấn công. Quân đội Nga dưới quyền tướng P. K. Wittgenstein đã tiến công đội hậu binh của đối phương, và trận đánh mở đầu vào buổi trưa ngày 20 tháng 3 năm 1814. Trong ngày hôm ấy, hai bên có quân số ngang ngửa với nhau. Quân Kỵ binh Pháp đã bị đánh bại, song quân Áo và quân Bayern đã không thể chiếm giữ làng Torcy ở cánh trái quân Pháp. Bất chấp những đợt pháo kích của quân Nga cho đến tối, Napoléon đã đứng vững trên trận tuyến của mình. Ngày hôm sau, cả hai phe đều gia tăng quân số của mình, song quân đồng minh giờ đây đã có lực lượng áp đảo đối phương. Tình hình đã trở cho hiểm họa Hoàng đế Pháp: ông gần như là đã có ý định tự sát, cũng như một số người hầu cận của mình. Thậm chí điều này đã suýt nghĩa xảy ra khi từ phía Napoléon, một viên tướng dưới quyền Napoléon đã tiến hành một cuộc tấn công đầy thảm họa của Thương Kỵ binh. Sau một cuộc quyết chiến, Napoléon đã rút lui. Phải hai tiếng đồng hồ sau đó thì Schwarzenberg mới phát động tiến công, và đội hậu binh Pháp đã cầm cự dữ dội cho đến khi bị đẩy lùi vào thị trấn. Tình hình nước Pháp càng thêm bất lợi sau thất bại tại Arcis-sur-Aube, trước sức tấn công của liên quân. Đồng thời, trận chiến này cũng chứng tỏ tài năng chiến thuật của người Tổng tham mưu trưởng Quân đội Áo là Joseph Radetzky von Radetz.
1
null
Erich Alfred Hartmann (19 tháng 4 năm 1922 – 20 tháng 9 năm 1993), biệt danh "Bubi" (tên viết tắt của "chàng trai trẻ") bởi những đồng đội của mình hay "Con quỷ đen" bởi các đối thủ Liên Xô là một phi công chiến đấu cơ người Đức trong Thế chiến thứ hai. Ông là phi công át chủ bài nắm giữ kỷ lục có thành tích cao nhất trong lịch sử hàng không quân sự thế giới với 352 chiến tích (trong đó 345 là thành tích trên các máy bay thuộc Không quân Liên Xô và 260 là chiến đấu cơ) trong tổng số 1.404 phi vụ. Ông đã tham gia 825 trận không chiến, buộc phải hạ cánh 14 lần trong tình trạng chiếc máy bay của ông bị hư hại do trúng phải mảnh vỡ của các máy bay mà ông vừa bắn hạ hay do lỗi kỹ thuật. Hartmann đặc biệt chưa bao giờ bị bắn hạ hay buộc phải hạ cánh do trúng hỏa lực đối phương. Giai đoạn trước Thế chiến thứ hai, Hartmann là một phi công tàu lượn. Ông gia nhập Luftwaffe năm 1940 và hoàn thành khóa huấn luyện phi công chiến đấu cơ vào năm 1942. Được biên chế đến Không đoàn Chiến đấu cơ 52 (Jagdgeschwader 52-JG 52) tại mặt trận Xô-Đức, ông may mắn được sự hướng dẫn của những phi công chiến đấu cơ nhiều kinh nghiệm của Luftwaffe và từ đó đã phát triển những chiến thuật chiến đấu của riêng mình. Ngày 25 tháng 8 năm 1944, sau khi đã có 301 chiến thắng, ông được trao tặng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với Lá sồi, Thanh kiếm và Kim cương (Ritterkreuz mit Eichenlaub, Schwertern und Brillanten). Chiến thắng cuối cùng của ông đến vào ngày 8 tháng 5 năm 1945. Ông và những người còn sống sót của JG 52 đã đến đầu hàng Quân đội Hoa Kỳ nhưng sau đó bị đưa sang phía Hồng quân Liên Xô. Nhằm tạo áp lực để Hartmann gia nhập Không quân Đông Đức (Volksarmee), phía Liên Xô đã kết tội oan ông là tội phạm chiến tranh, mà về sau này được tòa án Nga minh oan. Hartmann bị kết tội 25 năm tù lao động khổ sai và sau 10 năm ở trong các trại tù và gulag của Liên Xô, trước khi được thả ra năm 1955. Năm 1956, Hartmann gia nhập Không quân Tây Đức (Bundesluftwaffe) và trở thành Geschwaderkommodore của Không đoàn Chiến đấu cơ 71 (Jagdgeschwader 71) "Richthofen". Hartmann về hưu sớm năm 1970 do sự chống đối của ông với thượng cấp trong việc Luftwaffe đưa chiến đấu cơ F-104 Starfighter vào biên chế chiến đấu. Sau khi về hưu, ông tiếp tục tham gia huấn luyện bay một thời gian. Ông mất vì bệnh vào ngày 20 tháng 9 năm 1993. Tuổi thơ. Erich Hartmann sinh ngày 19 tháng 4 năm 1922 tại Weissach, Württemberg, con của bác sĩ Alfred Erich Hartmann và bà Elisabeth Wilhelmine Machtholf. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức sau Thế chiến thứ nhất đã buộc gia đình Hartmann phải đến tìm việc làm tại Trường Sa, Trung Quốc và suốt thời niên thiếu của Erich diễn ra tại đây. Gia đình ông trở về Đức năm 1928 khi cuộc chiến tại Trung Quốc nổ ra. Gia đình ông còn người em trai là Alfred về sau cũng là phi công của Luftwaffe, nhưng là xạ thủ trên máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 phục vụ trên chiến trường Bắc Phi. Alfred bị bắt bởi quân Anh và trở thành tù binh chiến tranh suốt bốn năm. Erich tốt nghiệp "Volksschule" tại Weil im Schönbuch (Tháng 4, 1928–Tháng 4, 1932), Gymnasium tại Böblingen (tháng 4 năm 1932–tháng 4 năm 1936), Học viện Giáo dục Chính trị quốc gia tại Rottweil (tháng 4 năm 1936–tháng 4 năm 1937) và Gymnasium tại Korntal (tháng 4 năm 1937–tháng 4 năm 1940), nơi ông nhận được bằng Abitur. Tại Korntal, ông đã gặp người vợ tương lai của mình, bà Ursula "Usch" Paetsch. Sự nghiệp hàng không của Hartmann bắt đầu khi ông tham gia chương trình huấn luyện lái tàu lượn của Luftwaffe và được đích thân mẹ mình, một trong những nữ phi công tàu lượn đầu tiên tại Đức hướng dẫn. Gia đình ông còn sở hữu một máy bay hạng nhẹ nhưng buộc phải bán đi vào năm 1932 do khủng hoảng kinh tế. Khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933 và khuyến khích tàu lượn phát triển, năm 1936, bà Elisabeth Hartmann đã tham gia thành lập một trường huấn luyện bay tại Weil im Schönbuch. Erich khi đó mới 14 tuổi nhưng đã trở thành một huấn luyện viên tại đây. Năm 1939, ông có được bằng phi công và từ đó có quyền lái máy bay có động cơ. Thế chiến thứ hai. Hartmann bắt đầu được huấn luyện quân sự vào ngày 1 tháng 10 năm 1940 tại Trung đoàn bay số 10 ở Neukuhren. Ngày 1 tháng 3 năm 1941, ông chuyển đến "Luftkriegsschule 2" tại Berlin-Gatow, nơi ông bắt đầu bay có sự hướng dẫn của huấn luyện viên và sau đó ba tuần là lần bay một mình đầu tiên. Hartmann hoàn thành khóa huấn luyện bay cơ bản vào tháng 10 năm 1941 và bắt đầu các khóa huấn luyện nâng cao tại Lachen-Speyerdorf từ ngày 1 tháng 11 năm 1941. Tại đây ông được dạy về kỹ năng chiến đấu và tác xạ. Khóa huấn luyện này kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 1942 và từ ngày 1 tháng 3 đến 20 tháng 8 năm 1942, ông học lái kiểu máy bay Messerschmitt Bf 109 tại "Jagdfliegerschule 2" ở Zerbst/Anhalt. Khoảng thời gian học việc của Hartmann cũng đã có những lúc không suôn sẻ. Ngày 31 tháng 3 năm 1942, trong lúc huấn luyện tác xạ trên không, ông đã phớt lờ những chỉ dẫn và thực hiện một số pha nhào lộn trên không sân bay Zerbst. Điều này đưa đến một án phạt ba tháng bị quản thúc tại phòng và trừ ⅔ số lương. Tuy nhiên chính điều này sau đó đã cứu mạng Hartmann. Ông nhớ lại: Khoảng thời gian mà tôi bị nhốt đó đã cứu mạng tôi. Theo lịch trình, tôi sẽ tham gia vào một buổi huấn luyện tác xạ trên không mà thời gian đó tôi lại đang bị phạt. Người bạn cùng phòng đã tham gia chuyến bay đó thay vì tôi và trên chính chiếc máy bay mà đáng lẽ tôi phải lái. Chỉ một lát sau khi anh ấy cất cánh,trong lúc đang chuẩn bị vào tầm tác xạ, động cơ máy bay có vấn đề và chiếc máy bay sau đó đã đâm sầm xuống gần đường ray Hindenburg-Kattowit. Anh ấy đã chết vì cú đâm ấy. Sau đó, Hartmann đã trở lại học tập một cách siêng năng, cần mẫn và bắt đầu áp dụng một bí quyết mà ông luôn nói với các phi công trẻ: "Hãy bay với cái đầu, chứ không phải với cơ bắp." Trong một buổi huấn luyện tác xạ vào tháng 6 năm 1942, ông đã bắn trúng phao mục tiêu với chỉ 24 trên tổng số 50 viên đạn súng máy được cấp phát, một thành tích rất khó để đạt được. Thời gian huấn luyện này cho phép ông có khả năng lái 17 kiểu máy bay khác nhau và sau khi tốt nghiệp, ông được đưa đến "Ergänzungs-Jagdgruppe Ost" tại Gleiwitz, Thượng Silesia vào ngày 21 tháng 8 cho đến ngày 10 tháng 10 năm 1942. Tham gia chiến đấu. Tháng 10 năm 1942, Hartmann được thuyên chuyển đến Không đoàn Tiêm kích 52 ("Jagdgeschwader 52" - JG 52), căn cứ tại Maykop trên Mặt trận Xô-Đức. Không đoàn được trang bị kiểu máy bay Messerschmitt Bf 109G nhưng Hartmann và một số phi công khác lúc đầu được giao nhiệm vụ lái những chiếc Junkers Ju 87 Stuka mới đến Mariupol. Chuyến bay đầu tiên của ông kết thúc với việc thắng lái bị hư và chiếc máy bay đâm sầm vào những nhà gỗ tạm thời cho binh lính. Hartmann sau đó được đưa đến phi đoàn III./JG 52, chỉ huy bởi Gruppenkommandeur Thiếu tá Hubertus von Bonin và có nhiều phi công kinh nghiệm như Oberfeldwebel Edmund "Paule" Roßmann, Alfred Grislawski, Hans Dammers và Josef Zwernemann. Sau một vài ngày tập luyện bay và chiến đấu giả định, Grislawski đã thừa nhận Hartmann mặc dù còn phải học hỏi chiến thuật chiến đấu nhiều nhưng tỏ ra là một phi công có tài năng, Paule Roßmann đã hướng dẫn cho Hartmann những vấn đề cơ bản về chiến thuật tấn công bất ngờ mà về sau được Hartmann phát triển thành chiến thuật chiến đấu đặc trưng của riêng ông. Hartmann có phi vụ chiến đấu đầu tiên vào ngày 14 tháng 10 năm 1942 với vai trò là phi công bên cánh của Roßmann. Khi chạm trán với 10 máy bay địch ở phía dưới, Hartmann quá mong muốn có được chiến thắng đầu tiên đã mở bướm ga hết cỡ và tách khỏi Roßmann. Khi chạm trán máy bay địch, ông đã cho khai hỏa nhưng không trúng phát nào và suýt nữa đã va vào đối phương. Sau đó, ông cho máy bay núp vào một đám mây thấp và buộc phải hạ cánh vội vã sau khi máy bay hết nhiên liệu. Hartmann đã vi phạm hầu hết các nguyên tắc của chiến đấu trên không do đó von Bonin đã phạt ông ba ngày phải làm việc với các nhân viên mặt đất. 22 ngày sau đó Hartmann mới có chiến thắng đầu tiên là một chiếc máy bay cường kích Ilyushin Il-2 thuộc Trung đoàn Không quân Cường kích số 7, nhưng đến cuối năm 1942 ông chỉ có thêm được một chiến thắng nữa. Cũng như nhiều phi công ách chủ bài hàng đầu khác, phải mất một thời gian ông mới có được những chiến thắng liên tiếp với sự ổn định cao. Hartmann có vẻ ngoài trẻ hơn so với tuổi nên ông có biệt danh là "Bubi" (tên viết tắt của "chàng trai trẻ trong tiếng Đức), và phi công ách chủ bài Walter Krupinski, người chọn Hartmann làm phi công bên cánh thường thúc giục ông: "Hây, Bubi, bay gần hơn nào". Ngày 25 tháng 5 năm 1943, ông bắn hạ một chiến đấu cơ Lavochkin La-5 trước khi va vào một chiến đấu cơ Liên Xô khác nhưng vẫn giữ được sự kiểm soát đối với chiếc máy bay đã hư hại của mình. Ngày 7 tháng 7, trong một trận không chiến lớn diễn ra trong trận Kursk, ông đã bắn hạ bảy máy bay Liên Xô. Đầu tháng 8 năm 1943, thành tích của Hartmann lên đến con số 50 và đến cuối tháng thì ông có thêm 48 chiến thắng nữa. Trong tháng 9, ông được bổ nhiệm làm "Staffelkapitän" của phi đoàn 9./JG 52. Một trong những bí quyết để Hartmann có thể đạt được những chiến thắng của mình sau đó được ông kể lại "...hãy để cho máy bay địch hoàn toàn nằm trong tầm hỏa lực của vũ khí mình rồi mới khai hỏa. Nếu đợi cho đến khi nó phủ kín cửa sổ buồng lái, người phi công sẽ không phí bất kì một viên đạn nào." Trong năm đầu tiên tham gia chiến đấu, Hartmann tỏ ra xem thường những phi công Liên Xô đối thủ, những người mà theo ông hầu hết lái những chiến đấu cơ không được trang bị kính ngắm trên do đó buộc họ phải tự vẽ chúng lên kính chắn gió bằng tay. Trong những ngày đầu, thật khó tin một điều là chả có gì phải sợ một chiếc chiến đấu cơ Nga phía sau cả. Với cái "kính ngắm" vẽ bằng tay, viên phi công chả bao giờ có thể bắn trúng bạn. Ngoài ra, trong khi Hartmann đánh giá những kiểu chiến đấu cơ P-39, P-40 và Hawker Hurricane yếu kém hơn kiểu chiến đấu cơ Đức Fw 190 và Bf 109, thực ra chúng có công nghệ kính ngắm tiên tiến hơn. Tuy nhiên người Đức cũng học được một số thủ thuật từ kẻ thù. Như việc dầu động cơ DB 605 của Bf 109G-6 bị đóng băng khiến cho rất khó để khởi động trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt ở Nga. Một tù binh không quân Liên Xô sau đó đã chỉ cách đổ nhiên liệu vào bình hứng dầu để làm tan dầu và giúp cho động cơ có thể khởi động được chỉ sau một lần thử. Một cách khác cũng học hỏi từ người Nga là cho đốt cháy nhiên liệu bên dưới động cơ. Bị bắt sống và trở về. Đến cuối tháng 8 năm 1943, Hartmann đã có 90 chiến thắng. Ngày 19 tháng 8, "Geschwaderkommodore" của Hartmann, Dietrich Hrabak, đã ra lệnh cho đơn vị của Hartmann yểm trợ cho các máy bay ném bom bổ nhào của "Sturzkampfgeschwader 2", chỉ huy bởi phi công cường kích nổi tiếng Hans-Ulrich Rudel trong một trận phản công. Tám chiến đấu cơ của Đức sau đó đã chạm trán với một số lượng lớn chiến đấu cơ Liên Xô Yakovlev Yak-9 và Lavochkin La-5 đang bảo vệ các máy bay cường kích Il-2 Sturmovik trong một phi vụ cường kích. Hartmann đã bắn rơi được hai máy bay đối phương trước khi chiếc máy bay của ông trúng phải mảnh vỡ bật ra từ chúng và buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Theo quy định của Luftwaffe, phi công có nghĩa vụ phải giành lại bảng đồng hồ. Trong khi ông đang làm việc đó, lính Hồng quân bắt đầu tiến gần đến. Nhận thấy chắc chắn sẽ bị bắt, ông giả vờ bị thương. Hành động này của Hartmann đã qua mắt những người lính Hồng quân nên họ đặt ông lên cáng thương rồi đưa vào một chiếc xe tải. Khi trưởng đội bay của Hartmann, Heinz "Bimmel" Mertens, nghe tin này đã lấy một khẩu súng trường đi tìm Hartmann. Hartmann thận trọng đợi thời cơ để tấu thoát. Lợi dụng sự canh gác mất tập trung khi một đợt tấn công của những chiếc "Stuka" ập đến, ông tấn công lính canh của mình, nhảy ra khỏi xe và chạy núp trong một cánh đồng hoa hướng dương lớn. Hartmann đợi cho đến nửa đêm mới ra ra khỏi vị trí ẩn náu. Ông bám theo lính trinh sát Liên Xô để đi về phía tây hướng mặt trận. Khi gần đến vị trí quân Đức, ông bị một lính gác bắn và viên đạn sượt qua quần. Nhận Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với Lá sồi. Tháng 10 năm 1943, Hartmann đã có thêm 33 chiến thắng và đến ngày 29 tháng 10, ông được trao tăng "Ritterkreuz", khi mà thành tích của ông lúc bấy giờ đã lên đến con số 148. Đến cuối năm, số chiến thắng tăng lên đến 159. Trong hai tháng đầu năm 1944, thêm 50 máy bay trở thành nạn nhân của Hartmann. Hartmann tiếp tục "ghi điểm" với một nhịp độ ngày càng cao. Điều này khiến cho cả Bộ tổng chỉ huy của Luftwaffe còn phải nghi ngờ và do đó các chiến thắng của ông đều được kiểm tra hai đến ba lần; mỗi lần chiến đấu ông đều có quan sát viên kiểm tra trong đội hình. Ngày 2 tháng 3, ông đã có 202 chiến thắng. Đến thời điểm này, các phi công Liên Xô đều biết đến tiếng tăm của mật danh Hartmann trên sóng vô tuyến "Karaya 1". Bộ chỉ huy Liên Xô đã ra giá 10.000 rúp cho cái đầu của ông. Chiếc máy bay của Hartmann có một biểu tượng hoa tulip đen quanh nắp che động cơ gần mũi cánh quạt, do đó những người Liên Xô đã đặt cho ông biệt danh "Cherniy Chort" ("Con quỷ Đen"). Mặc dù vậy, mỗi khi phi công Liên Xô nhìn thấy biểu tượng trên thường không dám lao vào chiến đấu do đó chiếc máy bay trên đôi khi được giao cho các phi công học việc lái để đảm bảo an toàn. Ngày 21 tháng 3, chính Hartmann là người đã ghi dấu chiến thắng thứ 3500 trong cuộc chiến của JG 52. Tuy nhiên, việc các phi công Liên Xô "lẩn tránh" Hartmann đã khiến tỉ lệ lập công của ông giảm sút. Cuối cùng ông phải bỏ biểu tượng hoa tulip và sơn máy bay của mình giống những chiếc còn lại trong đơn vị. Hai tháng sau đó, Hartmann lại có thêm 50 chiến thắng. Tháng 3 năm 1944, Erich Hartmann, Gerhard Barkhorn, Walter Krupinski và Johannes Wiese được mời đến Tổng hành dinh của Adolf Hitler, "Berghof" tại Berchtesgaden. Barkhorn được trao tặng Thanh kiếm trong khi Hartmann, Krupinski và Wiese được trao tặng thêm Lá sồi vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ. Trên xe lửa, cả bốn người đã uống rượu say mèm và khi đến Berchtesgaden thì đã rơi vào tình trạng đứng không vững. Thiếu tá Nicolaus von Below, phụ tá của Hitler về Luftwaffe đã sốc khi thấy cảnh này. Hartmann được giải rượu nhưng vẫn chưa tỉnh, ông túm lấy một chiếc mũ sĩ quan Đức gần đó và đội lên đầu nhưng không vừa vì nó quá lớn. Von Below cực kỳ khó chịu và bảo đó là mũ của Hitler, đề nghị Hartmann đưa nó về lại vị trí cũ. Chiến đấu với Không quân Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 5 năm 1944, Hartmann lần đầu tiên chạm trán với máy bay thuộc Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đang bay phía trên yểm trợ cho một tốp chiến đấu cơ khác, Hartmann tấn công một nhóm bốn máy bay P-51 trên vùng trời Bucharest, România và bắn rơi hai chiếc, hai chiếc còn lại trở thành nạn nhân của đồng đội ông. Ngày 1 tháng 6 năm 1944, Hartmann bắn rơi bốn máy bay P-51 trong một phi vụ trên vùng mỏ dầu Ploieşti. Cuối tháng 6, trong phi vụ thứ năm chạm trán máy bay Mỹ, ông đã bắn rơi thêm hai máy bay P-51 nữa trước khi phải nhảy dù thoát ra khi tám chiếc P-51 khác rượt đuổi chiếc Messerschmitt của ông đến cạn nhiên liệu. Sau những pha nhào lộn liên tục, Hartmann đến gần một chiếc P-51 nhưng khi bấm nút khai hỏa ông chỉ nghe một tiếng "clank" tức là đã hết đạn. Khi ông đang nhảy dù xuống đất, những chiếc P-51 bay lượn vòng quanh và Hartmann nghĩ rằng số phận mình sắp được định đoạt. Một chiếc P-51B lái bởi Trung úy Robert J. Goebel thuộc Phi đoàn 308, Không đoàn 31 tách khỏi đội hình và tiến thẳng đến ông. Goebel dùng máy quay phim quay lại cảnh nhảy dù và vẫy tay chào Hartmann khi bay đi. Ngày 17 tháng 8, Hartmann trở thành phi công phi công ách chủ bài hàng đầu, vượt qua người bạn thân cũng thuộc đơn vị JG 52 là Gerhard Barkhorn, người lúc này cũng đã có 274 chiến thắng. Nhận Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ với Kim cương. Ngày 23 tháng 8, ông lại có thêm 8 chiến thắng trong ba phi vụ để đưa thành tích của mình lên 290. Erich Hartmann vượt qua nấc thành tích 300 vào ngày 24 tháng 8 năm 1944, ngày mà ông đã bắn hạ 11 máy bay trong hai phi vụ để đạt đến con số chưa từng có trước đó là 301 chiến thắng. Ngay lập tức, Tham mưu trưởng Luftwaffe Thống chế (Reichsmarschall) Hermann Göring lo sợ rằng nếu Hartmann bị bắn hạ, tinh thần của người Đức sẽ sụt giảm do đó ra lệnh cấm ông chiến đấu. Tuy nhiên Hartmann sau đó đã biết cách vận động hành lang thành công để tiếp tục được bay chiến đấu. Hartmann là một trong số 27 quân nhân Đức trong Thế chiến thứ hai được trao tặng Kim cương vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ. Ông được đưa đến tổng hành dinh quân sự của Hitler, "Führerhauptquartier Wolfsschanze", gần Rastenburg để được đích thân Quốc trưởng trao tặng. Khi đến nơi, ông bị buộc phải bỏ lại vũ khí cá nhân – một biện pháp an ninh được đưa ra sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944. Hartmann từ chối và đe dạo sẽ không nhận Kim cương nếu không được tin tưởng mang khẩu súng lục của ông vào. Sau một hồi điều đình, Nicolaus von Below (giờ đã mang quân hàm Oberst) đồng ý cho Hartmann được giữ lại vũ khí. Khi gặp gỡ Hitler, Hartmann đã thảo luận về vấn đề thiếu hụt huấn luyện của phi công mới. Theo như kể lại, Hitler đã tiết lộ cho Hartmann biết ông tin rằng về mặt quân sự, nước Đức đã thua cuộc chiến này và ông ước gì Luftwaffe có thêm "những người như cậu và Rudel." Song song với việc trao thưởng này, ông được hưởng mười ngày nghỉ phép. Trong thời gian này, ông được lệnh của Adolf Galland đến dự một cuộc họp ở Berlin-Gatow. Tại đây, Galland bày tỏ ý định muốn chuyển Hartmann đến dự án thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên Messerschmitt Me 262. Tuy nhiên Hartmann đã từ chối việc thuyên đổi này vì ông vẫn muốn tiếp tục ở lại JG 52. Galland sau đó đã hủy bỏ việc thuyên chuyển này và đồng thời cả lệnh cấm Hartmann tham gia bay chiến đấu. Galland cũng lệnh Hartmann đến "Jagdfliegerheim" (khu nghỉ dưỡng cho phi công chiến đấu cơ) tại Bad Wiessee. Tại đây vào ngày 10 tháng 9, Hartmann đã kết hôn với người bạn gái lâu năm Ursula "Usch" Paetsch. Tham gia lễ cưới còn có những người bạn phi công của ông bao gồm Gerhard Barkhorn và Wilhelm Batz. Những ngày chiến đấu cuối cùng. Từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 2 năm 1945, Hartmann trở thành "Gruppenkommandeur" của phi đoàn I./JG 53 cho đến khi được thay thế bởi Helmut Lipfert. Tháng 3 năm 1945, số chiến thắng của Hartmann đã lên đến con số 336 và lần thứ hai ông được Adolf Galland mời gia nhập đơn vị chiến đấu cơ phản lực Me-262. Hartmann đã tham gia chương trình chuyển đổi chiến đấu cơ phản lực do Heinrich Bär chỉ đạo. Galland mời Hartmann gia nhập phi đoàn JV 44 nhưng Hartmann lại từ chối cũng với lý do muốn tiếp tục ở lại JG 52. Nhiều nguồn tài liệu cho biết quyết định của Hartmann ở lại đơn vị là do nhận được một bức điện tín gửi bởi Oberstleutnant Hermann Graf. Sau khi trở thành "Gruppenkommandeur" của phi đoàn I./JG 52, Erich Hartmann đã có chiến thắng thứ 350 ngày 17 tháng 4 tại Chrudim. Tấm ảnh cuối cùng của Hartmann trong cuộc chiến này được chụp trong dịp chiến thắng trên. Cuối chiến tranh, Erich Hartmann đã bất tuân thượng lệnh của tướng Hans Seidemann là ông cùng Hermann Graf phải bay về phía quân Anh để tránh bị Hồng quân bắt giữ. Hartmann sau đó đã giải thích: Trong suốt cuộc chiến, tôi chưa bao giờ bất tuân thượng lệnh, cho đến khi tướng Seidemann ra lệnh Graf và tôi bay về phía quân Anh để tránh bị Hồng quân bắt, trong khi những người còn lại của phi đoàn sẽ đầu hàng Liên Xô. Tuy nhiên, tôi không thể rời khỏi những người đồng đội của mình. Đó là một người chỉ huy tồi nếu làm thế. Chiến thắng cuối cùng của Hartmann diễn ra tại Brno, Tiệp Khắc ngày 8 tháng 5, ngày kết thúc chiến tranh tại châu Âu. Sáng sớm ngày hôm đó, ông được bay một phi vụ trinh sát và báo cáo lại vị trí Hồng quân. Hartmann cất cánh cùng phi công bên cánh của mình lúc 8 giờ 30 sáng và phát hiện ra vị trí các đơn vị Hồng quân chỉ cách đó chừng 40 km. Khi bay qua khu vực này, Hartmann phát hiện hai chiến đấu cơ Yak-9 đang nhào lộn trên đội hình Hồng quân. Quyết tâm vào "phá hỏng bữa tiệc", Hartmann nhào xuống từ vị trí thuận lợi 12.000 ft (3.700 m) và bắn hạ một chiếc ở độ cao 200 ft (61 m). Trong khi đang chuẩn bị tiêu diệt chiếc còn lại, Hartmann trông thấy nhiều chấm sáng ở phía trên vị trí của ông từ phía tây; đó là những chiếc chiến đấu cơ P-51. Để tránh bị những chiếc máy bay Liên Xô và Mỹ bắt kịp, Hartmann và phi công bên cánh lẩn tránh dưới màn khói lúc này đang phủ quanh Brno. Sau khi hạ cánh, Hartmann biết được sân bay đang trong tầm pháo kích của Hồng quân nên JG 52 đã phá hủy chiếc "Karaya One" của ông, 24 chiếc Bf 109 khác và một lượng lớn đạn dược. Hartmann sau đó nhớ lại hành động cuối cùng của mình trong cuộc chiến: Chúng tôi phá hủy máy bay và tất cả đạn dược, mọi thứ. Tôi ngồi trên chiếc máy bay của mình, khai hỏa vào khu rừng nơi chất xăng dầu và nhảy khỏi nó. Tổng cộng chúng tôi đã phá hủy 25 chiếc chiến đấu cơ đang ở trong tình trạng tuyệt vời. Đáng lẽ bây giờ chúng đã có thể có một vị trí đẹp ở bảo tàng. Hartmann sau cùng đã lựa chọn cho toàn đơn vị của mình đầu hàng Sư đoàn Bộ binh 90 Hoa Kỳ. Tù binh sau chiến tranh. Đầu hàng. Sau khi đầu hàng, Hartmann đã bị quân Mỹ chuyển giao cho Hồng quân Liên Xô vào ngày 24 tháng 5, theo thỏa thuận tại Hội nghị Yalta rằng mọi quân nhân Đức đã tham gia chiến đấu chống Hồng quân đều phải đầu hàng trực tiếp Liên Xô. Hartmann và đơn vị của mình được người Mỹ dẫn đến một khu đất rào kín ngoài trời để chờ việc chuyển giao. Tổng số tù nhân lên đến 50.000 người. Điều kiện sinh hoạt rất tệ do đó nhiều lính canh Mỹ đã phớt lờ cho tù binh Đức trốn thoát. Trong một số trường hợp, họ còn cung cấp lương thực và bản đồ. Hartmann kể lại những ngày đầu sau khi bị chuyển sang Hồng quân: Việc đầu tiên bọn Nga làm là tách phụ nữ và đàn ông Đức ra. Sau đó, họ bắt đầu chè chén say sưa và cưỡng hiếp. Khi nhiều lính Mỹ tìm cách ngăn chặn, bọn Nga bắn chỉ thiên và tuyên bố sẽ giết bất kỳ ai can dự vào. Những vụ cưỡng hiếp diễn ra suốt đêm. Ngày hôm sau, một vị tướng Nga đến khu trại và ngay lập tức ra lệnh thiết quân luật. Sau đó, khi một số lính Nga vi phạm quân lệnh và tấn công một cô gái Đức, cô này được phép chỉ ra ai đã làm việc đó trong hàng quân. Không có thủ tục nào hay tòa án binh nào cả. Những kẻ vi phạm ngay lập tức bị treo cổ trước mặt các đồng chí của mình. Công lý đã được thực thi. Ban đầu, phía Liên Xô cố gắng thuyết phục Hartmann hợp tác với họ. Ông được đề nghị làm mật vụ theo dõi những người sĩ quan bạn ông và trở thành một "stukatch", hay "bồ câu chỉ điểm". Ông từ chối và kết quả lãnh mười ngày giam giữ trong một căn phòng chật hẹp, phải nằm trên nền bê tông và chỉ được phát bánh mì và nước. Trong một lần khác, những người Nga đe dọa sẽ giết vợ và con trai ông (cái chết của con trai ông đến giữ vẫn giữ kín). Ngoài ra, người Nga còn thẩm vấn, dò hỏi Hartmann về những gì ông biết đối với chiến đấu cơ Me 262. Khi bị một sĩ quan Liên Xô đánh bằng gậy, Hartmann đã mau lẹ dùng một cái ghế đập vào đầu ông này đến bất tỉnh. Nghĩ rằng sẽ bị bắn, ông được đưa về chỗ cũ. Hartmann sau đó đã tuyệt thực vì theo ông làm như vậy còn hơn phải tuân theo lệnh của Liên Xô. Những người lính Hồng quân đã cho phép ông tuyệt thực bốn ngày trước khi cưỡng ép ông phải ăn. Nhiều nỗ lực để biến ông thành một người cộng sản cũng thất bại. Ông cũng được đề nghị tham gia vào Không quân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Đức ("Luftstreitkräfte der Nationalen Volksarmee") vừa mới thành lập nhưng ông lần nữa từ chối: Nếu tôi trở về Tây Đức, tôi được mời ký vào một hợp đồng bình thường, một thương vụ như bao nhiêu người trên thế giới vẫn làm hàng ngày thì khi tôi cảm thấy thích lời đề nghị đó, tôi sẽ đến làm việc như những gì nội dung hợp đồng. Tuy nhiên nếu tôi bị cưỡng bức lao động dưới bất cứ hình thức nào, tôi sẽ kháng cự đến hơi thở cuối cùng. Tù giam. Vì sự chống đối của mình, Hartmann đã bị truy tố là tội phạm chiến tranh với cáo buộc đã bắn vào 780 dân làng Briansk, tấn công một "nhà máy bánh mì" ngày 23 tháng 5 năm 1943 và phá hủy 345 máy bay "đắt giá" của Liên Xô. Ông từ chối thú tội trước những cáo buộc cũng như bào chữa vì đó là việc chỉ tốn thời gian. Bị kết án 25 năm lao động khổ sai, Hartmann đã từ chối làm việc. Ngay sau đó, ông bị giam cầm một cách khắc nghiệt và điều này khiến cho những người bạn của ông cực kì căm phẫn. Họ tiến hành một cuộc nổi loạn, áp chế lực lượng bảo vệ và thả ông ta. Hartmann khiếu nại đến văn phòng "Kommandant", đề nghị có người có người đại diện từ Moscow và một cuộc điều tra quốc tế cũng như tòa án để tha bổng ông trước những cáo buộc sai trái. Tuy nhiên điều này đã không được chấp nhận và ông bị chuyển đến trại tù ở Novocherkassk, nơi ông chịu 5 tháng trong cảnh ngục tù gian khổ. Mặc dù sau đó Hartmann được xét xử lần nữa nhưng bản án vẫn được giữ nguyên. Sau đó ông lại bị chuyển trại một lần nữa đến Diaterka tại Ural. Năm 1955, mẹ của Hartmann viết thư đến thủ tướng mới của Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) Konrad Adenauer để xin sự tự do cho con trai. Một thỏa thuận giữa Tây Đức và Liên Xô đã đạt được theo đó Hartmann sẽ được thả cùng với 16.000 tù binh quân nhân Đức khác. Sau 10 năm rưỡi trong các trại tù binh của Liên Xô, ông là một trong số những tù binh cuối cùng được thả về Đức và đoàn tụ với người vợ Ursula, người mà ông đã viết thư hằng ngày trong suốt cuộc chiến. Tháng 1 năm 1997, chính quyền Liên bang Nga đã minh oan cho Hartmann khi khẳng định việc kết án ông là tội phạm chiến tranh là sai trái. Trở về Đức. Tham gia Không quân Tây Đức. Sau khi trở về Tây Đức, Hartmann lại gia nhập quân đội lần nữa, lần này là quân đội Tây Đức (Bundeswehr) và trở thành sĩ quan trong lực lượng không quân mới (Bundesluftwaffe), được giao chỉ huy đơn vị toàn bộ là máy bay phản lực đầu tiên của Tây Đức, "Jagdgeschwader 71" "Richthofen" (gồm các chiến đấu cơ Canadair Sabre và sau đó là Lockheed F-104 Starfighter). Ông cũng đã đi đến Hoa Kỳ một vài lần, nơi mà ông được huấn luyện bởi trang thiết bị của Không quân Hoa Kỳ. Ông có một chiếc máy bay thuộc JG 71 sơn giống như chiếc "Karaya 1" của ông với một bông hoa tulip đen. Hartmann đánh giá F-104 là một chiến đấu cơ nhiều khiếm khuyết và thiếu an toàn, do đó ông phản đối việc biên chế nó vào Bundesluftwaffe. Mặc dù đã có những sự việc chứng minh cho nhận định trên của ông (282 vụ tai nạn và 115 phi công chết trong các phi vụ chưa phải là chiến đấu và vụ scandal của Lockheed), những chỉ trích của Hartmann không được thượng cấp của ông tán thành. Tướng Werner Panitzki, người kế nhiệm tướng Josef Kammhuber làm "Inspekteur der Luftwaffe" đã nói, "Erich là một phi công giỏi, nhưng không phải là sĩ quan giỏi." Hartmann sau đó bị ép nghỉ hưu sớm vào năm 1970. Những năm cuối đời. Trong thời gian ở tù, con trai của Hartmann là Erich-Peter, sinh năm 1945 đã chết khi mới ba tuổi vào năm 1948, và ông chưa bao giờ thấy con một lần nào. Sau đó, vợ chồng ông có một người con gái, Ursula Isabel, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1957. Sau khi nghỉ hưu, tiếp tục làm huấn luyện viên bay tại Hangelar, gần Bonn từ năm 1971–1974 và ngoài ra còn tham gia một đội bay biểu diễn với Adolf Galland. Tuy nhiên vào năm 1980, ông bị cảm lạnh từ đó phát triển thành bệnh đau thắt ngực, căn bệnh đã giết chết cha ông ở tuổi 58. Năm 1983, ông hồi phục và có thể huấn luyện bay trở lại. Tuy nhiên lo sợ tái phát bệnh, ông trở nên thận trọng hơn và hạn chế xuất hiện trước công chúng. Ông nói: "Tôi đã về hưu và là một công dân bình thường, tôi muốn an nghỉ trong bình yên. Tôi không muốn sống như một vật trưng bày." Erich Hartmann mất ngày 20 tháng 9 năm 1993, ở tuổi 71 tại Weil im Schönbuch. Tổng kết sự nghiệp và thành tích. Erich Hartmann đã bay tổng cộng 1.404 phi vụ, tham gia tổng cộng 825 trận không chiến nhưng chưa bao giờ bị bắn hạ. Ông chưa bao giờ bị thương cũng như phải nhảy dù thoát ra vì phi công đối phương bắn trúng. Các chiến thắng của ông bao gồm khoảng 200 chiến đấu cơ một động cơ của Liên Xô, hơn 80 chiến đấu cơ P-39 của Mỹ, 15 cường kích Il-2 và 10 máy bay ném bom hai động cơ. Mặc dù ông thường tự hào là chưa từng mất một phi công bên cánh nào hơn là số chiến thắng của ông, nhưng thực tế đã có một phi công bên cánh của ông bị bắn hạ. Thiếu tá Günther Capito gia nhập đơn vị vào mùa xuân năm 1943. Capito vốn là một phi công lái máy bay ném bom và được tái huấn luyện lái chiến đấu cơ. Sau khi có chiến thắng thứ 5, Capito xin được làm phi công bên cánh của Hartmann. Hartmann ban đầu từ chối vì cho rằng Capito chưa được huấn luyện đầy đủ để lái kiểu Messerschmitts. Trong phi vụ đầu tiên của họ, đối thủ là những chiếc P-39 Airacobras: Tôi bảo anh ta ngoặt về phía đối diện để tôi có thể xen giữa hai chiếc chiến đấu cơ Liên Xô. Nhưng vì không thông thạo lái chiến đấu cơ, anh ta lãnh đạn lúc ngoặt. Tôi ngay lập tức ra lệnh anh ta bổ nhào xuống và nhảy dù khỏi máy bay.Tôi trông thấy anh ta nhảy khỏi máy bay và cánh dù của anh ta. Tôi vui sướng khi hạ được chiếc Airacobra, nhưng tôi phát điên với chính mình vì không tin vào giác quan bản thân là không nên bay cùng với Günther Capito. Kỹ thuật chiến đấu. Không giống như Hans-Joachim Marseille, một phi công thiện xạ, Hartmann lại là bậc thầy trong chiến thuật lén lút và truy kích. Theo như ông tính toán, ông khẳng định 80% số phi công trở thành nạn nhân của ông còn không biết được cái gì đã tấn công họ. Ông dựa vào động cơ mạnh của kiểu Bf-109 để tiếp cận nhanh chóng, bất ngờ bổ nhào vào đội hình đối phương để gây sự hỗn loạn dẫn đến tản ra. Khi phi công thử nghiệm người Anh, Đại úy Eric Brown hỏi Hartmann bí quyết để ông đạt được 352 chiến thắng, ông thuật lại: Bạn có thể không tin, nhưng những chiếc cường kích Sturmovik của Hồng quân bay hệt như đội hình oanh tạc cơ B-17 và không hề có sự bay tránh né nào. Đằng sau mỗi chiếc có một súng máy 12,7 mm và một số trường hợp phi công là phụ nữ. Khẩu súng máy ấy không là gì trừ khi hên lắm nó mới bắn trúng. Tôi không bao giờ khai hoả cho đến khi nào máy bay địch chưa phủ kín kính buồng lái của tôi. Khi tôi làm vậy, tôi không phí một viên đạn nào cả. Phương pháp mà ông ưa thích là không khai hỏa cho đến tận cự li cực gần (20 m (66 ft) hoặc ít hơn), sau đó sẽ bắn từng loạt ở khoảng cách có thể bắn thẳng – một kỹ thuật ông học được khi còn là phi công bên cánh của Walter Krupinski. Kỹ thuật này trái ngược với khai hỏa tầm xa, giúp ông: Tuy nhiên khai hỏa ở tầm gần cũng có một nguy hiểm là không kịp tránh những mảnh vỡ từ chiếc máy bay bị thương hay nổ tung, khiến cho chiến đấu cơ của ông dễ bị hư hại (nguyên nhân chính khiến Hartmann phải hạ cánh khẩn cấp). Nếu bị đe dọa, ông sẽ rời khỏi cuộc không chiến và dù sao cũng đã có một chiến thắng. Chiến thuật này gọi là "Nhìn – Quyết định – Tấn công – Thoát ra": quan sát đối thủ, quyết định tấn công thế nào, tấn công và thoát ra để đánh giá tình hình. Số chiến thắng. Một sử gia Liên Xô, Dimitri Khazanov, đã nỗ lực để khẳng định Hartmann không thể nào có 352 chiến thắng. Khazanov cho rằng Hartmann chỉ bắn hạ khoảng 70-80 máy bay Liên Xô. Tuy nhiên Khazanov đã bị các sử gia hàng không chỉ trích nặng nề như Jean-Yves Lorant và Hans Ring do khiếm khuyết trong nghiên cứu. Ring và Lorant chỉ ra những phi vụ mà Khazonov khẳng định Hartmann tuyên bố sai lại bị bẻ lại là thông tin sai và nhầm lẫn. Ví dụ như Khazonov nói phi vụ ngày 20 tháng 8 năm 1943, Hartmann khẳng định hai chiến thắng ở phía tây Millerowo nhưng không có máy bay Liên Xô nào bị mất ở khu vực này. Nhưng báo cáo của quân Đức không phải ở khu vực này mà chiến thắng của Hartmann được ghi nhận phía đông Kuteinikowo, cách đó 160 km. Ngày 29 tháng 5 năm 1944, Khazanov khẳng định Hartmann đã báo cáo bắn hạ ba chiếc La-5 tại Roman, Romania nhưng điều này cũng sai vì thực tế Hartmann đã khẳng định là một chiếc P-39 tại Iaşi. Hans Ring cho rằng những sai lầm của Khazanov cho thấy "sự thiển cận trong cách đánh giá của Khazanov và rõ ràng mục đích hạ bệ danh tiếng và thành tích của Hartmann." Thậm chí chính Khazanov cũng nói trong bài viết của mình trong phiên tòa xử Hartmann, một trong các tội danh phía Liên Xô đưa ra là Hartmann đã phá hủy 352 (thực ra là 345) máy bay Liên Xô.
1
null
USS Scorpion (SSN-589) là một tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Nó được chính thức tuyên bố bị đắm vào ngày 5 tháng 6 năm 1968. Tất cả 99 nhân viên thủy thủ đoàn đều tử nan. USS Scorpion thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Skipjack, là tàu ngầm Mỹ đầu tiên chế tạo sau Thế chiến 2 với thiết kế mới, bề ngoài trông giống như giọt nước khổng lồ. Tàu hạ thủy tháng 8.1958 và biên chế vào hải quân Mỹ vào tháng 7.1960. Tàu ngầm lớp Skipjack nhỏ hơn các tàu ngầm hạt nhân ngày nay, với lượng giãn nước chỉ 3.075 tấn, dài 76 mét và rộng 9,4 mét. Tàu có 99 người, bao gồm 12 sĩ quan và 77 thủy thủ. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên sử dụng lò phản ứng hạt nhân Westinghouse S5W, đạt tốc độ 15 hải lý/giờ và 33 hải lý/giờ khi lặn. Vũ khí chính trên tàu ngầm Skipjack là ngư lôi Mk-37, với hệ thống radar chủ động gắn riêng trong ngư lôi. Mk-37 có thể phát hiện chính xác mục tiêu trong phạm vi 9 km, tốc độ 26 hải lý/giờ và trang bị đầu đạn 150 kg chứa đầy thuốc nổ HBX-3. Diễn biến. Ngày 27 tháng 5 năm 1968, các gia đình của thủy thủ đoàn chiếc Scorpion đang mong đợi nó trở về sau 3 tháng công tác. Khoảng 1 giờ trưa khi không thấy nó xuất hiện mọi người bắt đầu lo lắng. Tối hôm đó thì các đài truyền hình Hoa Kỳ báo tin tàu ngầm Scorpion đã bị mất tích Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra nhưng kết quả của cuộc điều tra được giữ kín cho đến năm 1993 mới được công bố. Theo một thuyết thì một chiếc ngư lôi bắn ra từ chiếc Scorpion đã quay ngược đầu và bắn vào chính nó. Năm 1970, một cuộc điều tra mới kết luận rằng Scorpion bị đắm vì chiếc pin điện khổng lồ trên tàu nổ khiến cho nước tràn vào. Các thủy thủ trên các tàu ngầm khác đã giải ngũ đã cho rằng Scorpion bị đắm do một tàu ngầm Liên Xô để trả thù cho một tàu ngầm của Nga mang tên K-129 mà Nga cho rằng bị Mỹ làm đắm. Ngày 17 tháng 5 năm 1968, Scorpion nhận được nhiệm vụ từ phó đô đốc Arnold Schade phải tiến nhanh tới vùng quần đảo Canaria để theo dõi một nhóm tàu Liên Xô đang hiện diện ở phía đông Đại Tây Dương gần vùng đảo. Trong khi đó, lực lượng Liên Xô có mặt tại khu vực bao gồm một tàu ngầm hạt nhân lớp Echo-II, tàu cứu hộ tàu ngầm, hai tàu khảo sát thủy văn, một tàu khu trục và một tàu chở dầu được cho là đang đo đạc, theo dõi dấu hiệu của tàu nổi và tàu ngầm NATO. Sau đó đúng một ngày, tàu Scorpion báo cáo qua radio, thông báo vị trí, dự kiến trở về Norfolk vào ngày 27/5. Bản báo cáo nói không phát hiện thấy điều gì bất thường. Không thấy tàu ngầm quay trở về, Hải quân Mỹ nhận ra rằng có điều gì đó bất thường. Thiết bị do thám dưới nước, vốn được sử dụng để phát hiện tàu ngầm Liên Xô đã phát hiện ra tiếng nổ lớn dưới biển.Sau vụ nổ hơn 5 tháng, xác của con tàu ngầm USS Scorpion được người ta phát hiện dưới đáy Đại Tây Dương, nằm sâu dưới mặt nước tới 3.000 mét. Toàn bộ 99 thủy thủ trên tàu đều thiệt mạng. Chuyện gì xảy ra sau đó vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Theo tờ báo Seattle Post-Intelligencer, cả hai phe Mỹ và Liên Xô đều đồng ý giữ kín miệng về chuyện gì đã xảy ra cho chiếc Scorpion.
1
null
Đền Khê Khẩu là một tại phường Văn Đức, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, thờ Phó nguyên soái Đại tướng quân Trần Hiển Đức, người có công trong cuộc kháng chiến Chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ thứ XIII. Thông tin chung. Khu di tích lịch - sử văn hóa đền Khê Khẩu thuộc thôn Khê Khẩu, xã Văn Đức, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là nơi tôn thờ Trần Hiển Đức, danh tướng thời Trần (Thế kỷ XIII). Tương truyền, khu di tích được hình thành sau khi tướng quân qua đời. Cùng với việc xây dựng đền thờ Trần Hiển Đức nhân dân trang Khê Khẩu còn xây dựng thêm: Lăng Cố Phụ, lăng Cố Mẫu và Nghè Hạ để phối thờ: Cha, mẹ và hai phu nhân của ông tạo thành quần thể Di tích Lịch sử Văn hóa đền Khê Khẩu. Quá trình hình thành và phát triển. Theo sách: "Đại Nam nhất thống chí" vùng đất Chí Linh từ thời Trần về trước thuộc xứ Bàng Châu; đến thời thuộc Minh (1414- 1427) mới đặt tên huyện Chí Linh, châu Nam Sách, phủ Lạng Giang; thời Lê Quang Thuận đổi lệ thuộc vào phủ Nam Sách. Vào đầu thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) Khê Khẩu là một xã thuộc tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, để phục vụ cho yêu cầu cách mạng, tổng Vĩnh Đại được chia tách thành hai xã: Đức Chính và Văn Hoá. Xã Đức Chính gồm 3 thôn: Bích Nham, Đông Xá, Kênh Mai; xã Văn Hoá cũng có 3 thôn: Vĩnh Đại, Khê Khẩu, Bích Thủy. Tháng 4 năm 1947, hai xã Đức Chính và Văn Hoá sáp nhập, lấy tên là xã Văn Đức. Xã Văn Đức lúc đó gồm 7 thôn: Vĩnh Đại, Đông Xá, Bích Nham, Khê Khẩu, Vĩnh Long, Bích Thủy và Kênh Mai. Do quá trình phát triển, hiện nay xã Văn Đức có 10 thôn: Khê Khẩu, Vĩnh Đại 7, Vĩnh Đại 10, Vĩnh Long, Bích Thủy, Đông Xá, Bến Đò, Bích Nham, Kênh Mai 1, Kênh Mai 2, thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Điều kiện tự nhiên của xã Văn Đức có những nét đặc thù với 2/3 diện tích là đồi núi. Trên địa bàn xã có cao điểm 92 - đỉnh núi Đại Hàn, thôn Đông Xá- nơi diễn ra chiến công oanh liệt của quân và dân Văn Đức trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn Đức có mỏ than với trữ lượng lớn thuộc 2 thôn Kênh Mai và Khê Khẩu, đây là nguồn tài nguyên quý của quốc gia. Lịch sử. Căn cứ vào nội dung tấm bia "Thần tích bi ký" do Lễ bộ thượng thư Đông các Đại học sĩ Nguyễn An khởi soạn vào năm Hồng Đức tam niên (1472) và được khắc dựng năm Bảo Đại thập tứ niên (1939) hiện còn bảo lưu tại di tích thì thân thế và sự nghiệp của tướng quân Trần Hiển Đức được tóm tắt như sau: Trần Hiển Đức sinh ngày 2 tháng 2 năm Nhâm Dần (?) tại huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Cha là Trần Hiển Công, là người giỏi nghề bốc thuốc chữa bệnh và dạy học. Mẹ là Lê Thị Đạt là người nổi tiếng đoan trang, tiết hạnh. Cả hai ông bà đều nhân hậu, chăm lo việc làm thiện tâm. Sinh thời, Trần Hiển Đức là người khoẻ mạnh, thông thái, văn võ kiêm toàn. Năm ông 18 tuổi cha, mẹ đều qua đời. Ba năm sau đoạn tang, gặp buổi đất nước bị giặc Nguyên Mông xâm lược. Trần Hiển Đức đã theo "Chiếu cầu hiền" của vua Trần, tình nguyện ứng tuyển và gia nhập cùng đội quân trai tráng hơn một ngàn người ra trận. Được tin, vua cho gọi thử tài văn võ và thừa nhận Trần Hiển Đức là người toàn tài, liền gia phong làm phó nguyên soái Đại tướng quân. Nhận trọng trách triều đình vừa giao phó, ông trở về quê mở đại tiệc khao mừng quân sĩ. Trên đường về tới trang Khê Khẩu, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tình cờ tướng quân gặp hai chị em bán quán xinh đẹp. Như đã hẹn ước, Trần Hiển Đức cùng kết duyên cầm sắt với hai nàng. Ngắm xem phong cảnh Khê Khẩu, núi sông bao bọc, địa thế hiểm trở.Trần Hiển Đức truyền cho quân sĩ dựng đồn binh lấy tên là "Ứng Nguyên". Tại đây, ông đã được nhân dân bản trang hết lòng ủng hộ. Ít lâu sau, ông nhận lệnh triều đình về kinh cùng các văn võ, bách quan bàn định kế sách giữ nước. Vua Trần Nhân Tôn phong tước Đại Vương cho Trần Quốc Tuấn và giao quyền tổng chỉ huy quân đội; Trần Quang Khải làm nguyên soái Đại tướng quân và Trần Hiển Đức làm Phó nguyên soái. Các tướng chia quân làm nhiều mũi cùng tiến công quân Nguyên. Chẳng bao lâu, quân giặc thua chạy toán loạn, tướng cầm đầu là Toa Đô bị bắt tại Hàm Tử Quan. Ô Mã Nhi bị chém tại sông Bạch Đằng... Thây chất cao như núi. Quân ta đại thắng; Đất nước trở lại thanh bình, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xa giá về kinh lập biểu tâu vua về công trạng của Trần Hiển Đức. Vua Trần xuống chiếu hồi quân, tổ chức ban thưởng cho các sĩ tướng và cho Trần Hiển Đức hưởng bổng lộc ở ấp ông cai quản thuộc đạo Hải Dương. Cuối đời ông đã sống cùng hai phu nhân và mất tại đây, tục truyền vào ngày 16 tháng 10 âm lịch. Biết tin ông qua đời, Vua Trần ban sắc phong Đại Vương và giao cho nhân dân trang Khê Khẩu lập đền thờ cúng lâu dài, cùng cha, mẹ và nhị vị phu nhân ngay tại khu doanh đồn cũ của tướng quân. Lễ hội. Hàng năm, tại khu di tích, nhân dân địa phương thường tổ chức lễ hội mùa xuân từ ngày 30 tháng Giêng đến ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, đây là lễ hội lớn nhất trong năm. Ngoài ra, còn tổ chức tế lễ một ngày 16 tháng 10 (Ngày thánh hoá). Trước ngày 30 tháng 2 cả làng Khê Khẩu đã chuẩn bị chu đáo cho lễ hội. Sáng ngày 30, cả ba giáp (giáp cụ Tạo, giáp cụ Thứ và giáp cụ Yên) khiêng ba con lợn tạ (cân đủ) ra đền và làm thịt. Chiều cả làng tập trung tại đền rước sắc phong xuống Nghè Hạ- nơi thờ nhị vị phu nhân làm lễ. Sau đó rước về đền tế xin được mở lễ hội, trên đường đi qua miếu Cố Phụ và miếu Cố Mẫu, kiệu rước quay tròn để bái vọng (vì đường hẹp không rước vào được). Lễ hội chủ yếu diễn ra tại đền. Tại đây, các thành viên của làng đều có trách nhiệm trong việc tổ chức lễ. Trước đây các giáp có ruộng công cho giáp cấy để lấy hoa lợi làm lễ đám trong năm. Đền Khê Khẩu có tục tế "Tam sinh". Trong các ngày lễ hội, tại đền có diễn ra nhiều trò chơi dân gian như: Vật, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đi cầu thùm... buổi tối có hát chèo, tuồng cổ. Hiện trạng di tích. Từ thời hậu Lê (Thế kỷ XVIII) đến thời Nguyễn (Thế kỷ XIX) đền Khê Khẩu đã qua 4 lần trùng tu vào các năm: Vĩnh Hựu thứ 3(1737), Gia Long thứ 7 (1808), Tự Đức thứ 4(1851), Bảo Đại thứ 14(1939). Đền Khê Khẩu có quy mô khá lớn, kiến trúc chữ Đinh (J) gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung. Riêng hậu cung kết cấu kiểu phương đình chồng diêm cổ các gồm 2 lớp mái. Khu di tích có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Năm 1952, thực dân Pháp thiết lập hành lang Đông - Tây, nhằm chia cắt chiến khu Việt Bắc với Liên khu I và II. Trong bối cảnh đó, xã Văn Đức nói riêng và Chí Linh, Đông Triều nói chung bị giặc tàn phá nhiều lần nhằm triệt phá các cơ sở kháng chiến của ta. Vì vậy đền Khê Khẩu cũng bị đạn pháo của quân Pháp san bằng, chỉ còn lại ban thờ lộ thiên và một số bia đá. Đền Khê Khẩu hiện nay được nhân dân khôi phục lại vào năm 2002, kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm tiền tế 5 gian và 2 gian hậu cung. + Toà tiền tế dài 8,45m, rộng 7,43m, phần mộc của toà nhà có kết cấu khá đơn giản. + Hậu cung dài 5,5m, rộng 3,95m nối liền với toà tiền tế, kiến trúc tre nứa, địa phương đang có phương án xây dựng lại. Lăng Cố phụ mới được xây dựng năm 1993, nguyên trước kia chỉ có dấu tích ngôi mộ cụ Trần Hiển Công, nằm trên sườn đồi núi Lăng. Kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung rất đơn giản, lợp ngói tây. Phần mộ đặt sau lăng được xây bó vỉ gạch xi măng bao tròn lộ thiên. Lăng Cố mẫu được khôi phục năm 1992. Kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế nhỏ và 1 gian hậu cung xây cuốn xi măng. Nghè Hạ được khôi phục năm 1992. Kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung, lợp ngói tây. Công trình có kiến trúc khá đơn giản. Khi chưa bị phá dỡ, di tích có khá nhiều cổ vật, trải qua chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, một số cổ vật được nhân dân cất dấu, giữ gìn, nay là những cổ vật có giá trị của di tích. Từ sau lần tái tạo vào năm 2002 đến nay, di tích còn đang quy hoạch và tiếp tục trùng tu, đặc biệt là hậu cung đền, lăng Cố Phụ, lăng Cố Mẫu, nghè Hạ đang bị xuống cấp. Chính quyền và nhân dân địa phương đã tôn tạo được khá nhiều hạng mục như nghi môn, khu phụ, lát sân, trồng cây. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, khu di tích được xếp hạng cấp tỉnh, từ đó địa phương có cơ sở tu sửa di tích, ngày càng khang trang đẹp đẽ, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
1
null
Vladimir Filat (sinh ngày 6/5/1969) là một nhà chính trị Moldova, là thủ tướng Moldova từ ngày 25/9/2009. Vlad là con thứ hai của Maria và Vasile Filat, Vlad sinh ngày 6/5/1969 ở Lăpuşna, một xã ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Moldova. Cùng với hai em gái (Ala và Valentina) và anh trai Ion, Vlad lớn lên ở một phần của Lăpuşna gọi là "Talcioc". Năm 1986, Vlad tốt nghiệp trung học ở quê mình. Giữa năm 1986-1987, ông làm ở một trạm radio trường cho đến khi nhập ngũ. Ông thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong quân đội Xô Viết (8/5/1987-15/8/1989) ở Simferopol và Sevastopol. Từ 1989 đến 1990, ông học tại trường Cao đẳng Hợp tác ("Kooperativny technikum") Chişinău, tiếp tục học luật tại Đại học Iaşi (1990-1994). Khi còn là một sinh viên, ông là lãnh đạo của "Liên đoàn sinh viên từ Bessarabia ở Romania", một tổ chức được hình thành bởi các sinh viên Moldova tại România. Tại Iaşi, trong số các bạn học của ông có Alexandru Tănase. Trong khi ông là sinh viên tại Iaşi, ông gặp Sanda sau này là vợ vào mùa thu năm 1991, họ hẹn hò chỉ có ba tháng trước khi kết hôn.
1
null
Dubăsari (phát âm tiếng România: [dubəsar ʲ]; tiếng Nga: Дубоссары, tiếng Ukraina: Дубоссари, đôi khi chuyển tự thành Dubossary trong tiếng Anh) là một thành phố ở Transnistria, với dân số 23.650 người. Thành phố này thuộc sự quản lý của chính quyền ly khai của "Cộng hòa Moldova Transnistria", và là thủ phủ của phó huyện Dubăsari, Transnistria, Moldova. Lịch sử. Dubăsari là địa điểm của một trong những khu định cư lâu đời nhất ở Moldova, và khu vực Transnistrian. Hiện vật thời kỳ đồ đá đã được tìm thấy trong khu vực, và có một số kurgan (được cho là của Scythia) xung quanh thành phố. Các tài liệu đề cập đầu tiên về Dubăsari hiện đại có đầu thế kỷ 16. Khu định cư đã trở thành một phần của Đế chế Nga vào năm 1792, và đã trở thành thành phố vào năm 1795. Năm 1924-1940, Dubăsari là một phần của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Moldova được lập thời Xô Viết. Thành phố được công công nghiệp hóa cao thời kỳ trước thế chiến 2. Trong quá trình diễn ra chiến tranh thế giới thứ II, vào năm 1940, khi Bessarabia bị chiếm đóng bởi Liên Xô, thành phố đã trở thành một phần của Cộng hòa XHCN Xô Viết Moldova mới được thành lập. Ngày 27 tháng 6 năm 1941, thành phố bị chiếm đóng bởi quân đội Đức và Romania. Thành phố bị chiếm trở lại bởi các lực lượng quân Liên Xô vào mùa hè năm 1944. Năm 1951-1954, đập Dubăsari, và một đập có nhà máy thủy điện công suất 48 MW Dubossarskaya GES được xây dựng, và hồ chứa nước Dubăsari đã được hình thành. Dubăsari và các vùng ngoại ô của nó là địa điểm của cuộc xung đột lớn trong thời gian 1990-1992, mà cuối cùng bị suy thoái trong cuộc chiến tranh Transnistria (1992). Kể từ đó, nó đã được kiểm soát của chính quyền ly khai Transnistria. Nền kinh tế của thành phố đã bị thiệt hại đáng kể trong cuộc chiến tranh năm 1992.
1
null
Chi Mẫu đơn (đôi khi có tài liệu gọi là chi Bạch thược, danh pháp khoa học: Paeonia) là chi duy nhất trong họ Mẫu đơn (Paeoniaceae). Các loài trong chi này có nguồn gốc ở châu Á, miền nam châu Âu và miền tây Bắc Mỹ. Đặc điểm. Cây bụi hoặc cây thảo sống lâu năm, cao đến 3,5m. Rễ nhiều thịt, mập nhưng thu nhỏ dần về phía chóp, hoặc có dạng củ. Thân (ở cây thảo) hoặc cành con của năm hiện tại (ở cây bụi) thon búp măng, với một số vảy bền ở gốc. Lá mọc cách, lá kép; 1-3 lá ở đầu gần phát triển tốt nhất, 1-3- lá chét 3 hoặc 1- hoặc 2-lá chét 2; các chét lá nguyên hoặc chia nhỏ. Hoa đơn độc và ở đầu cành, hoặc 2 hoặc nhiều hơn trên mỗi chồi và cả đầu cuối và cả ở nách lá, đường kính trên 4 cm. Lá bắc 1-6, dạng lá, thay đổi về hình dạng và kích thước, dần biến thành lá đài. Lá đài 2-9, thay đổi về hình dạng và kích thước. Cánh hoa 4-13, thay đổi về màu sắc. Nhị tới 230; chỉ nhị và bao phấn thay đổi về màu sắc. Đĩa (tiết mật hoặc không) dạng da hoặc mọng thịt, hình khuyên (ở cây thảo) hoặc kéo dài thành bẹ và bao lấy 1/3 đến toàn bộ lá noãn (ở cây bụi). Lá noãn 1-5(- 8), rời, nhẵn nhụi hoặc có lông; noãn nhiều, xếp thành hai hàng dọc theo đường khớp ở mặt bụng. Vòi nhụy có hoặc không; đầu nhụy dẹt bên, uốn ngược, có mào. Quả là quả đại. Hạt màu đen hoặc nâu sẫm, hình cầu hoặc hình trứng-hình cầu, đường kính tới 1,3 cm. Phần lớn các loài là cây thân thảo thường xanh, cao khoảng 0,5–1,5 m, nhưng một số loài là cây bụi thân gỗ cao tới 1,5–3 m. Chúng có các lá kép, xẻ thùy sâu và hoa lớn, thường có mùi thơm, có màu từ đỏ tới trắng hay vàng, hoa nở vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè. Trong quá khứ, các loài mẫu đơn / thược dược này đã được phân loại trong họ Mao lương (Ranunculaceae), cùng với các loài cỏ chân ngỗng và lê lư. Các loài. Hiện tại người ta ghi nhận 35 loài và 6 loài lai ghép trong "Paeonia". Phân chia dưới đây sắp xếp theo từng tổ và phân tổ. Tổ "Paeoniae". Toàn bộ các loài thân thảo chủ yếu ở đại lục Á-Âu. Tổ "Moudan". Tổ "Moudan" bao gồm 8 loài cây bụi thân gỗ, được chia tiếp thành 2 phân tổ là "Vaginatae" và "Delavayanae". Tây Tạng tới Vân Nam và tây Tứ Xuyên). Biểu tượng và sử dụng. Hoa mẫu đơn là một trong số các hoa đã được sử dụng lâu nhất trong văn hóa trang trí và là một trong các biểu trưng quốc gia của Trung Quốc. Cùng với hoa mai, nó là biểu tượng thực vật truyền thống của quốc gia này, tại đây người ta gọi nó là 牡丹 (mẫu đơn). Từ đời nhà Tống, hoa mẫu đơn đã được phong là "hoa vương". Năm 1903, nhà Thanh tuyên bố rằng mẫu đơn là quốc hoa. Hiện nay, Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan đã chọn hoa mai ("Prunus mume") là quốc hoa, trong khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quốc hoa chính thức. Năm 1994, hoa mẫu đơn đã được đề nghị làm quốc hoa sau một cuộc trưng cầu dân ý khắp toàn quốc, nhưng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã thất bại trong việc thông qua sự lựa chọn này. Năm 2003, một quá trình lựa chọn khác cũng đã được bắt đầu, nhưng cho tới năm 2006 thì vẫn chưa có sự chọn lựa nào được đưa ra. Tuy nhiên đến năm 2010, loại hoa này đã được công nhận chính thức là "quốc hoa" của Trung Quốc. Thành phố cổ nổi tiếng Lạc Dương của Trung Quốc có danh tiếng như là trung tâm nuôi trồng các loài mẫu đơn. Trong lịch sử Trung Quốc, mẫu đơn của Lạc Dương luôn được coi là đẹp nhất. Hàng loạt các cuộc triển lãm hoa mẫu đơn cũng được tổ chức ở đây hàng năm. Tại Nhật Bản, "Paeonia lactiflora" đã từng được gọi là "ebisugusuri" ("y học ngoại quốc"). Trong "hán phương" (sự sửa đổi lại của y học cổ truyền Trung Hoa cho thích hợp với Nhật Bản), rễ của các loài mẫu đơn được dùng để điều trị chứng co giật. Nó cũng được trồng làm cây cảnh. Người ta cũng cho rằng "Paeonia lactiflora" là "vua của các loài hoa". Mẫu đơn cũng là loài hoa biểu trưng của bang Indiana, Mỹ. Năm 1957, Quốc hội bang Indiana đã thông qua một đạo luật để cho hoa mẫu đơn trở thành hoa biểu trưng của bang. Nó thay thế cho cúc zinnia là loài hoa biểu trưng của bang này từ năm 1931. Các loài mẫu đơn có xu hướng thu hút kiến tới các nụ hoa. Đó là do mật hoa được tạo ra ở bên ngoài các nụ hoa này.
1
null
Lublin R-XIII là một loại máy bay thám sát và liên lạc hiệp đồng tác chiến với lục quân, thiết kế vào đầu thập niên 1930 tại nhà máy Plage i Laśkiewicz ở Lublin. Nó là máy bay hiệp đồng tác chiến với lục quân chính trong cuộc xâm lược Ba Lan. Biến thể Lublin R-XIV là một máy bay huấn luyện quân sự. Xem thêm. Máy bay cùng sự phát triển: Máy bay tương đương: Chuỗi định danh: R-VIII - R-IX - R-X - R-XI - R-XII - R-XIII - R-XIV - R-XVI - R-XIX - R-XX
1
null
Renard R.31 là một loại máy bay trinh sát của Bỉ trong thập niên 1930. Nó có cánh đặt cao, có 32 chiếc R.31 chế tạo cho Không quân Bỉ. Renard R.31 là máy bay quân sự duy nhất được thiết kế và chế tạo hoàn toàn tại Bỉ trong Chiến tranh thế giới II.
1
null
Bắc Địch () là thuật ngữ mang ý miệt thị trong lịch sử Trung Quốc từ thời nhà Chu để chỉ các bộ lạc dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại ở phía Bắc Trung Quốc. Cho đến khi triều đại nhà Chu kết thúc, các tộc "Bắc Địch" gần như đã bị chinh phục và đồng hóa vào Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này lại xuất hiện các bộ tộc du mục mới tại phía Bắc Trung Quốc như Hung Nô, Tiên Ti, Khiết Đan, Nữ Chân (nguồn gốc từ Trung Á di cư tới hoặc dân bản địa sinh sôi đông dần lên)... Các bộ tộc này luôn là mối đe dọa lớn đối với các vương triều Trung Quốc vì họ có đội kị binh đông và tinh nhuệ. Lý thuyết vũ trụ quan "Trung Hoa" (Sinocentric) có từ thời nhà Chu (cỡ 1046–256 TCN) đưa ra khái niệm "trời tròn đất vuông", coi "thiên hạ" (天下) là bao trùm gồm Hoa Hạ (華夏) là "nước ở trung tâm thế giới" tức "Trung Quốc", là nước của "người đã giáo hóa văn minh", và bao quanh là các dân tộc Tứ Di ("man di mọi rợ") không phải người Trung Quốc, gồm Đông Di (東夷), Bắc Địch (北狄), Tây Nhung (西戎), và Nam Man (南蠻). Các chữ tượng hình chỉ các nhóm này đều có phần biểu thị "sâu bọ thú vật" . Ngày nay chữ Hán đã lược bỏ phần biểu tượng này đi, nên trong các chữ Hán dẫn ra ở trên chỉ còn có "bộ khuyển" (chó) 犭 ở chữ "Địch" (狄). Lịch sử. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, tổ tiên nhà Chu đã sống ở vùng đất gần chỗ người Nhung và Địch mười bốn đời, cho đến khi Cổ Công Đản Phủ dẫn dắt bộ tộc Chu dời sang châu thổ sông Vị, nơi mà sau này họ đã xây dựng cơ nghiệp của chính họ gần Kỳ Sơn. Năm 676-651 TCN, Tấn Hiến công đã chinh phục một số tộc người Nhung và Địch. Năm 662 TCN, người Địch đã xua đuổi người Nhung ra khỏi Thái Nguyên. Năm 662-659 TCN, nước Hình gần như đã bị người Xích Địch tiêu diệt nếu không được nước Tề cứu nguy. Năm 660 TCN, người Xích Địch tấn công kinh đô nước Vệ, giết chết quân chủ nước Vệ là Vệ Ý công nhưng bị nước Tề đẩy lui. Từ 660 đến 507 TCN, nước Tấn đã nhiều lần đánh nhau với người Địch, năm 594 TCN đã tiêu diệt nước Lộ Thị (潞氏) của người Xích Địch, khuất phục họ năm 541 TCN và cuối cùng bị người Tiên Ngu đánh bại thảm hại năm 507 TCN. Năm 640 TCN, người Địch liên minh với các nước Kỷ và Hình chống lại nước Vệ. Năm 636 TCN, người Địch giúp vua Chu chống nước Trịnh. Năm 531 TCN, Tấn đã tấn công người Tiên Ngu và người Phí. Cho đến khoảng 400 TCN, hầu như người Địch và người Nhung đã không còn là những chính thể độc lập. Năm 406 TCN, nước Trung Sơn của người Tiên Ngu bị nước Ngụy xâm chiến, giành được độc lập năm 377 TCN rồi lại bị nước Triệu thôn tính năm 295 TCN. Khoảng 283-265 TCN, Điền Đan nước Tề đem quân đánh những người Địch sống ở nước Kỷ.
1
null
Ixora foliosa là loài thực vật bụi nhỏ thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Loài mẫu đơn này được tìm thấy ở tây Cameroon và đông Nigeria. Nó có phân bổ tự nhiên vùng cận nhiệt đới có rừng đất thấp nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới có rừng núi thấp nhiệt đới ẩm. Hiện tại môi trường sống trong tự nhiên của loài này đang bị đe dọa.
1
null
VL E.30 Kotka () là một loại máy bay tuần tra biển hai tầng cánh của Phần Lan, do Kurt Berger thiết kế tại Nhà máy chế tạo máy bay nhà nước ("Valtion lentokonetehdas"). Nó thay thế cho loại Blackburn Ripon trong biên chế Không quân Phần Lan. Mẫu thử bay chuyến đầu ngày 30/9/1930. Năm 1931, Nhà máy chế tạo máy bay nhà nước bắt đầu sản xuất 5 chiếc. Chúng được dùng làm máy bay liên lạc cho đến tận năm 1944. 1 chiếc (số 4, KA-147) hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Päijät-Häme.
1
null
Vought O2U Corsair là một loại máy bay trinh sát/thám sát hai tầng cánh của Hoa Kỳ trong thập niên 1920. Do hãng Vought Corporation chế tạo, được Hải quân Hoa Kỳ đặt mua (USN) năm 1927. Sử dụng động cơ Pratt & Whitney R-1340 Wasp công suất 400 hp (298 kW). Chủ yếu là phiên bản thủy phi cơ hoặc lưỡng cư.
1
null
Trần Tiến Đại (sinh năm 1966) là huấn luyện viên bóng đá . Ông cũng là nhà môi giới cầu thủ có tiếng với biệt danh cò Đại. Từng có thời gian ngắn thi đấu cho đội hình B Đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Cò Đại sau đó chuyển qua công việc kinh doanh và được nhiều người biết đến với tư cách là nhà quản lý. Ông từng làm Giám đốc điều hành của đội Xi măng The Vissai Ninh Bình, Sài Gòn Xuân Thành và là Giám đốc thể thao cho Sông Lam Nghệ An. Trong vai trò huấn luyện viên ông giúp đội Sài Gòn Xuân Thành giành hạng 3 V-League 2012 và vô địch Cúp bóng đá Việt Nam 2012
1
null
Lưu Tống Thiếu Đế (chữ Hán: 劉宋少帝; 406–424), cũng được biết đến với tước hiệu sau khi bị phế truất là Doanh Dương Vương (營陽王), tên húy Lưu Nghĩa Phù (), biệt danh Xa Binh (車兵), là một hoàng đế của Triều đại Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai cả của vị hoàng đế sáng lập nên Triều đại là Võ Đế, và trở thành hoàng đế sau khi cha của ông qua đời vào năm 422. Tuy nhiên, những bá quan của triều đình lại cho rằng ông không đủ thích hợp để quản lý đất nước, và do đó họ đã lật đổ rồi sát hại ông vào năm 424, và họ lập hoàng đệ có tài hơn của ông là Lưu Nghĩa Long làm hoàng đế (tức Văn Đế). Dưới thời Đông Tấn. Lưu Nghĩa Phù sinh năm 406, khi đó cha của ông Lưu Dụ đang là một tướng lĩnh tối cao của Đông Tấn và trên thực tế đóng vai trò là người nhiếp chính. Mẹ của ông là một thê thiếp của Lưu Dụ tên là Trương Khuyết (張闕). Ông là con trai cả của Lưu Dụ. Khi Lưu Dụ củng cố quyền lực của mình, ông ta bắt đầu trao cho người con trai cả thêm nhiều thẩm quyền trên danh nghĩa, song trên thực tế Lưu Dụ lệnh cho các thuộc hạ của mình đảm nhiệm các bổn phận mà lẽ ra Lưu Nghĩa Phù phải thực hiện. Năm 415, Lưu Dụ chính thức lập Lưu Nghĩa Phù làm người kế tự và phong làm thứ sử Duyện Châu (兗州, nay là trung bộ Giang Tô). Năm 416, Lưu Nghĩa Phù được phong làm Dự Châu (豫州, nay là trung bộ An Huy). Cũng trong năm đó, ông lại được phong làm Duyện Châu, song đồng thời cũng là thứ sử của Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ Giang Tô). Sau đó, vào mùa thu, khi Lưu Dụ tiến hành một chiến dịch lớn chống lại Hậu Tần, Lưu Nghĩa Phù được cha phong làm người trấn thủ kinh thành Kiến Khang, song quyền lực thực tế nằm trong tay của Lưu Mục Chi (徐州). Năm 417, sau khi Lưu Dụ tiêu diệt được Hậu Tần rồi thôn tính được lãnh thổ của nước này, Lưu Mục Chi qua đời. Lưu Dụ sau đó rút lui, để cố đô Trường An của Hậu Tần vào tay em trai của Lưu Nghĩa Phù là Quế Dương huyện công Lưu Nghĩa Chân (劉義真), song quyền lực thực tế nằm trong tay một số bá quan văn võ. Năm 418, sau khi Lưu Dụ đến Bành Thành (彭城, nay thuộc Từ Châu, Giang Tô), ông ta đã tính đến việc phong cho Lưu Nghĩa Phù làm thứ sử Kinh Châu (荊州, nay gần tương ứng với Hồ Bắc), song Trương Thiệu (張邵) lại cho rằng Lưu Nghĩa Phù [đang là người kế tự] không nên được đưa đi xa khỏi Kiến Khang, vì thế vị trí này đã được trao cho Lưu Nghĩa Long. Khi Lưu Dụ chấp thuận tước hiệu Tống công vào cùng năm đó, Lưu Nghĩa Phù trở thành thế tử của Tống công, và đến năm 419, sau khi Lưu Dụ trở thành Tống vương, Lưu Nghĩa Phù được ban một tước hiệu vinh dự đặc biệt là Tống vương Thái tử. Cũng trong khoảng thời gian này, Lưu Nghĩa Phù kết hôn với con gái của Tấn Cung Đế là Hải Diêm công chúa Tư Mã Mậu Anh (司馬茂英). Dưới thời Võ Đế. Sau khi Lưu Dụ cướp ngôi của Cung Đế và lập nên Triều đại Lưu Tống (và trở thành Võ Đế) vào năm 420, Lưu Nghĩa Phù trở thành hoàng thái tử. Năm 422, Võ Đế lâm bệnh. Quyền thần Tạ Hối (謝晦) đã nhận thấy rằng Hoàng thái tử thường giành nhiều thời gian cùng những người thiếu khả năng và đức hạnh, nên đã cảnh báo Võ Đế về điều này. Võ Đế đã tính đến việc lập Lư Lăng vương Lưu Nghĩa Chân làm thái tử thay thế. Tuy nhiên, Tạ Hối sau khi gặp Lưu Nghĩa Chân, lại đánh giá còn thấp hơn về Lưu Nghĩa Chân, và Võ Đế đã dừng kế hoạch của mình. Khi bệnh tình của Võ Đế thêm nặng, ông đã giao phó Hoàng thái tử cho Từ Tiện Chi (徐羨之), Phó Lượng (傅亮), Tạ Hối, và Đàn Đạo Tế (檀道濟). Tuy nhiên, cũng trong lúc đó, Võ Đế đã bí bật cảnh báo Hoàng thái tử Lưu Nghĩa Phù rằng không nên quá tin tưởng vào Tạ Hối. Võ Đế băng hà sau đó, Hoàng thái tử Lưu Nghĩa Phù lên ngôi và trở thành Thiếu Đế. Trị vì. Thiếu Đế phong cho bà kế là Thái hậu Tiêu Văn Thọ (蕭文壽) là Thái hoàng thái hậu, và phong cho Thái tử phi Tư Mã Mậu Anh làm Hoàng hậu. Việc triều chính phần lớn nằm trong tay của Từ Thiện Chi, Phó Lượng và Tạ Hối. Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế hay tin về cái chết của Võ Đế, đã nhân thờ cơ phát động một cuộc tấn công lớn nhằm vào Lưu Tống và băng qua Hoàng Hà. Đến mùa đông năm 422, quân Bắc Ngụy chiếm được Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hà Nam). Đến mùa xuân năm 423, Bắc Ngụy chiếm được Lạc Dương. Đàn Đạo Tế được phái đi để cố gắng ứng cứu các thành miền bắc, và ông ta đã có thể giữ được bán đảo Sơn Đông khỏi bị rơi vào tay Bắc Ngụy. Song đến mùa hè năm 423, tiền đồn chính cuối cùng của Lưu Tống bên Hoàng Hà là Hổ Lao (虎牢, nay thuộc Trịnh Châu, Hà Nam) đã thất thủ cùng với Hứa Xương. Chỉ đến khi này, Bắc Ngụy mới dừng việc tiến quân. Đến mùa thu năm 423, Thiếu Đế phong cho Trương phu nhân làm thái hậu. Năm 424, Từ, Phó, và Tạ ngày càng không hài lòng với Thiếu Đế trong vai trò hoàng đế, do Thiếu Đế đã không thực hiện các hành vi thích hợp trong thời gian ba năm để tang cha, song lại giành hầu hết thời gian của mình vào những trò tiêu khiển thay vì nghiên cứu văn hiến hay suy nghĩ việc chính sự, bất chấp lời khích lệ từ quyền thần Phạm Thái (范泰). Do đó, những đại thần này đã xem xét đến việc phế truất Thiếu Đế, song họ cũng không hài lòng với người con trai thứ hai của Võ Đế là Lưu Nghĩa Chân, người này có tài năng song thậm chí còn phù phiếm hơn cả Thiếu Đế, và thường dành thời gian cùng những người cũng thông minh song phù phiếm khác như Tạ Linh Vận (謝靈運) và Nhan Diên Chi (顏延之) và thường yêu cầu triều đình ban cho mình nhiều tiền bạc. Do vậy, bọn họ đã thúc đẩy sự kình địch đã có sẵn Thiếu Đế với Lưu Nghĩa Chân và sau đó cáo buộc Lưu Nghĩa Chân phạm tội, Thiếu Đế đã giáng Lưu Nghĩa Chân làm thường dân và đưa đi lưu đày tại quận Tân An (新安, nay gần tương ứng với Hàng Châu, Chiết Giang). Lưu Nghĩa Chân đã bị loại bỏ, Từ, Phó và Tạ đã sẵn chuẩn bị để loại bỏ Thiếu Đế. Do họ e ngại về những đội quân hùng mạnh của Đàn Đạo Tế và Vương Hoằng (王弘), họ triệu hai người này về kinh rồi thông báo về âm mưu. Các đại thần này sau đó cử binh lính vào hoàng cung bắt giữ Thiếu Đế sau khi thuyết phục được cận binh hoàng cung không kháng cự. Trước khi Thiếu Đế có thể thức dậy trên giường vào buổi sáng, các binh sĩ đã ở sẵn trong phòng ngủ của hoàng đế, và mặc dù đã thực hiện một nỗ lực vô ích để chống lại song Thiếu Đế đã bị bắt giữ. Thiếu Đế bị đưa trở lại cung Thái tử trước đây. Các đại thần sau đó lấy danh của Trương Thái hậu để bố cáo về lỗi của Thiếu Đế và giáng xuống làm Doanh Dương vương, trao ngai vàng cho Nghi Đô vương Lưu Nghĩa Long. Sau khi bị phế. Lưu Nghĩa Phù bị đày đến Ngô quận (吳郡, nay gần tương ứng với Tô Châu, Giang Tô) và bị đặt dưới sự canh gác nghiêm ngặt. Một tháng sau đó, Từ Tiện Chi đã cử thích khách Hình An Thái (邢安泰) để ám sát cựu hoàng đế. Lưu Nghĩa Phù là một người khỏe mạnh, ông đã chiến đấu để thoát khỏi thủ phủ của Võ quận song cuối cùng đã bị đuổi kịp rồi bị giết.
1
null
Trần Thành công (chữ Hán: 陳成公; trị vì: 598 TCN-569 TCN), tên thật là Quy Ngọ (媯午), là vị vua thứ 21 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Giữa Tấn và Sở. Trần Thành công là con của Trần Linh công – vua thứ 19 nước Trần. Năm 599 TCN, Linh công bị Hạ Trưng Thư giết chết và giành ngôi. Quy Ngọ bỏ chạy sang nước Tấn. Sở Trang vương bèn mang quân sang đánh, bắt giết Trưng Thư. Sở Trang vương định lập nước Trần thành một huyện của nước Sở, nhưng sau đó nghe Thân Thúc Thời can ngăn nên thôi, đón thế tử Ngọ về lập lên ngôi, tức là Trần Thành công. Hai đại phu Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ được trở về chức vụ cũ. Năm 597 TCN, Tống Văn công mang quân đánh Trần, vì Trần theo Sở. Vệ Mục công dù đã cùng thề với nước Tống, vẫn mang quân cứu Trần. Quân Tống phải rút lui. Nước Trần thần phục nước Sở. Sau khi Sở Trang vương mất, năm 570 TCN, Trần Thành công lại bỏ không thần phục nước Sở, ngả theo nước Tấn. Năm 569 TCN, Sở Cung vương mang quân đánh Trần. Giữa lúc đang chiến sự thì Trần Thành công qua đời. Ông ở ngôi được 30 năm. Vì nước Trần có tang, Sở Cung vương bèn bãi binh rút quân về nước. Con Thành công là Quy Nhược lên nối ngôi, tức là Trần Ai công.
1
null
Chaunacops coloratus là một loài cá thuộc họ Chaunacidae. Loài cá này sinh sống ở biển sâu dưới độ sâu hơn 1000 mét trong Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Con cá trưởng thành có da màu hồng, còn những con nhỏ hơn có da màu xanh dương. Chiều dài thân tối đa của chúng vào khoảng 20 cm, ngắn nhất là 7 cm. Loài cá này thường nằm ở một chỗ chờ con mồi tới gần. Sau khi phát hiện mồi, nó từ từ tiến tới gần bằng cách đẩy những vây ngực và vây bụng xuống đáy. Ngoài ra chúng còn có thể bơi như những loài cá khác bằng cách quẫy vây đuôi.
1
null
Trần Ai công (chữ Hán: 陳哀公; trị vì: 568 TCN-534 TCN), tên thật là Quy Nhược (媯弱), là vị vua thứ 22 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Chiến tranh với nước Sở. Quy Nhược là con của Trần Thành công – vua thứ 21 nước Trần. Năm 569 TCN, Thành công mất, Quy Nhược lên nối ngôi, tức là Trần Ai công. Sở Cung vương đang đánh nước Trần, vì Trần Thành công mất nên bãi binh. Sang năm sau vua Sở lại mang quân đánh Trần, qua nước Đốn vốn là một nước rất nhỏ. Trần Ai công thấy nước Đốn theo nước Sở bèn mang quân vây nước Đốn. Quân Sở tấn công nước Trần. Trần Ai công cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu công bèn hội quân chư hầu các nước Lỗ, Tống, Tề, Vệ, Trịnh cùng đi cứu Trần. Quân Sở giải vây rút về. Năm 565 TCN, Sở cung vương lại sai công tử Trinh đi đánh nước Trần. Nước Trần lại cầu cứu nước Tấn. Nước Tấn lại họp các nước Tống, Lỗ, Vệ, Tào, Chu ở nước Trịnh, bàn việc đi cứu Trần. Trần Ai công cũng theo lệnh triệu tập, giao cho em là công tử Hoàng lo phòng giữ quân Sở, còn mình đến hội với Tấn Điệu công ở nước Trịnh. Tuy nhiên trong khi quân Sở vây gấp nước Trần, Tấn Điệu công vẫn không quả quyết tiến quân. Hai tướng Khánh Dần và Khánh Hổ sai người gọi gấp Trần Ai công trở về. Trần Ai công bèn bỏ hội nghị với nước Tấn, trở về giữ nước. Ông phải xin giảng hòa với Sở để được giải vây. Năm 557 TCN, Tống Bình công mang quân đánh Trần vì Trần ngả theo Sở. Tướng Trần là Tư đồ Ngang ra nghênh chiến nhưng chủ quan, bị quân Tống bắt sống. Chiến tranh với nước Trịnh. Năm 549 TCN, Trần Ai công mang quân họp với Sở Khang vương cùng các nước Sái, Hứa đi đánh Trịnh. Các chư hầu bèn quay về cứu Trịnh. Quân Sở rút lui. Quân Trần khi tiến vào nước Trịnh đã chặt nhiều cây và lấp giếng nước Trịnh, khiến người nước Trịnh rất căm giận. Tướng quốc Trịnh là Tử Sản bèn mang 700 cỗ xe sang đánh Trần. Quân Trần không chống nổi, Trần Ai công và thế tử Yển Sư phải cùng nhau chạy vào khu nghĩa địa trốn. Quân Trịnh tiến vào thành, Trần Ai công phải ra hàng, xin quy phục và dâng đồ quý trong nước. Tử Sản mới rút quân. Sau đó tướng Trịnh là Công Tôn Hạ lại mang quân đánh Trần lần thứ 2. Trần Ai công phải xin giảng hòa, quân Trịnh mới rút. Năm 536 TCN, Trần Ai công theo sự huy động của Sở Linh vương, cùng các chư hầu Sái, Hứa, Thẩm, Từ và Việt cùng đi đánh nước Ngô. Vua Sở thấy quân Ngô đã phòng bị, bèn lui binh. Tự sát. Trần Ai công có ba người con: người vợ đầu sinh được thế tử Quy Yển Sư, một người vợ thứ sinh ra công tử Quy Lưu, một người vợ thứ nữa sinh ra công tử Thắng. Trần Ai công yêu mẹ công tử Lưu nên giao Lưu cho 2 người em cùng mẹ là công tử Chiêu và công tử Quá chăm sóc. Năm 534 TCN, Trần Ai công ốm nặng. Công tử Chiêu và công tử Quá bèn giết thế tử Yển Sư, lập công tử Lưu làm thế tử. Tháng 4 năm đó, Trần Ai công nghe tin công tử Chiêu tự ý giết thế tử Yển Sư, muốn trị tội. Công tử Chiêu bèn mang quân chống lại. Trước sự chuyên quyền của công tử Chiêu và công tử Quá, Trần Ai công phẫn uất thắt cổ tự vẫn. Ông ở ngôi được 35 năm. Công tử Chiêu và công tử Quá lập Quy Lưu lên ngôi.
1
null
Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (chữ Hán: 惠武大王陳國瑱; 1281 - 1328) là một nhân vật chính trị, quan viên và là hoàng thân của triều đại nhà Trần. Ông được đánh giá là một trong những nhân vật chính trị kiệt xuất của nhà Trần, trở thành trụ cột chính của triều đại này khi ông vừa là chú vừa là cha vợ của Trần Minh Tông. Cái chết của ông liên quan đến vấn đề kế vị, khi ông phản đối ý định của Minh Tông lúc muốn lập Trần Hiến Tông, và điều này dẫn đến việc ông bị kết tội phản nghịch và bị bỏ đói đến chết. Việc Ông qua đời để lại rất nhiều chỉ trích của các sử gia đối với Trần Minh Tông. Thân thế. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 (âm lịch) năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của Trần Nhân Tông, em của Thái tử Trần Thuyên, người sau là Trần Anh Tông. Sử sách không ghi chép chính xác mẹ của ông là ai, có lẽ là chính thê của Nhân Tông, Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu, hoặc em gái bà là Tuyên Từ hoàng hậu, cả hai đều là con gái Trần Hưng Đạo. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được Nhân Tông và Anh Tông yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Tham dự triều chính. Năm Trùng Hưng thứ 9, Quý Tị (1293), Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, sử gọi Trần Anh Tông. Mùa thu năm đó, khi mới 13 tuổi, ông đã được phong là Huệ Vũ đại vương (惠武大王). Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức "Nhập nội Bình chương", tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Năm Đại Khánh thứ 7 (1320), mùa đông, Trần Anh Tông băng hà. Trước đây, khi Thái thượng hoàng Trần Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa. Năm Đại Khánh thứ 10 (1323), con gái ông là Huy Thánh công chúa thành hôn với Trần Minh Tông, tức Lệ Thánh hoàng hậu. Do có nhiều công lao với triều đình, hơn nữa lại là cha vợ của Minh Tông, vào năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ Lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận, Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Cái chết. Năm Khai Thái thứ 5 (1328), mùa xuân, tháng 3, Quốc phụ thượng tể Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn bị giết. Trần Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Huệ Vũ vương Quốc Chẩn có ý đợi Lệ Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ, Cương Đông Văn Hiến hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Thái sư Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Hẳn là lúc bấy giờ Lệ Thánh Hoàng hậu đang mang thai nên phe Cương Đông Văn Hiến hầu và Trần Khắc Chung, đứng đằng sau là Lê Nguyên phi mẹ Hoàng tử Vượng mới lo lắng ra tay trước như vậy (rốt cuộc năm đó Hoàng hậu chỉ sinh ra một công chúa, tức Thiên Ninh Công chúa Trần Thị Ngọc Tha) Trần Minh Tông tin cho là thật, liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy Thái tử Vượng, liền trả lời: "Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó". Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lệ Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Triều đình bắt bớ đến hơn trăm người liên can. Mỗi khi xử án, bị can phần nhiều đều kêu oan. Về sự việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: Minh oan. Về sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc "Chí Linh bát cổ" nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1344), thời Trần Dụ Tông (cháu ngoại của ông), vụ án Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức" Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể" cho ông. Khi đến Chí Linh thăm đền thờ ông, tương truyền Minh Tông đã viết bài thơ "Dạ vũ" để tỏ nỗi lòng:
1
null
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một doanh nghiệp quân đội trực thuộc Quân chủng Hải quân được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1989 với 3 trụ cột kinh doanh gồm: khai thác cảng; dịch vụ logistics; vận tải và dịch vụ biển. Tân Cảng Sài Gòn quản lý kinh doanh, khai thác cảng chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước với các dịch vụ: xếp dỡ hàng hóa, hậu cần, hàng hải, cứu hộ, hoa tiêu, địa ốc, xây dựng công trình dân sự, quân sự... và vận tải đa phương thức. Lịch sử phát triển. Trong 20 năm qua, Quân Cảng Sài Gòn đã trải qua 4 giai đoạn:
1
null
Vượn cáo cổ khoang đen trắng (danh pháp hai phần: "Varecia variegata") là một trong hai loài vượn cáo cổ khoang nguy cấp đặc hữu đảo Madagascar. Dù có phạm vi phân bố rộng hơn loài vượn cáo cổ khoang đỏ, nó có số lượng ít hơn nhiều và phân tán có mật độ thấp hơn và cô lập về sinh sản.
1
null
Vượn cáo cổ khoang đỏ (danh pháp hai phần: Varecia rubra) là một loài động vật có vú trong họ Lemuridae, bộ Linh trưởng. Loài này được É. Geoffroy mô tả năm 1812. Vượn cáo cổ khoang đỏ là một trong hai loài vượn cáo cổ khoang nguy cấp đặc hữu đảo Madagascar. Loài này chỉ sinh sống ở rừng mưa nhiệt đới ở Masoala, đông bắc đảo. Nó là một trong những loài linh trưởng lớn nhất ở Madagascar với thân dài 53 cm, đuôi dài 60 cm và cân nặng 3,3–3,6 kg. Bộ lông dày và mềm có màu đó và đen.
1
null
CGTN tiếng Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: "CGTN Español"; trước đây là "CCTV Español)" là một kênh truyền hình giải trí và tin tức bằng tiếng Tây Ban Nha của CGTN. Kênh truyền hình này phục vụ cho khán giả quốc tế. Tất cả các chương trình đều có phụ đề tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra, cũng các chương trình tin tức với các tường thuật bằng tiếng Tây Ban Nha. Chương trình này cung cấp cả tin tức về Trung Quốc và quốc tế. Hầu hết các chương trình trên CGTN tiếng Tây Ban Nha kéo dài trong 30 phút. Các chương trình có nội dung rất đa dạng, ví dụ như tin tức, giáo dục, và các chương trình dài kỳ của Trung Quốc, cũng như giới thiệu về du lịch hay các nghệ sĩ Trung Quốc. Lịch sử. CCTV-E. CCTV-E phát sóng từ ngày 1 tháng 10 năm 2007, thay thế kênh truyền hình song ngữ Tây Ban Nha/Pháp CCTV E&F, tức ba năm sau khi kênh truyền hình song ngữ này phát sóng vào ngày 1 tháng 10 năm 2004.
1
null
Danh sách đầy đủ các chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Nếu tên cho được dùng chung duy nhất cho một chi thì nó sẽ được viết thành chữ đậm nghiêng, phía sau sẽ là tên của nhà khoa học mô tả đặt tên. Nếu tên là đồng nghĩa thì nó sẽ được viết thành chữ "nghiêng" đằng sau dấu (=) sẽ là tên được chấp nhận đồng nghĩa với nó. Chi tiết, cập nhật thêm thông tin có thể được xem thêm tại Danh sách thống kê các loài thực vật họ Rubiaceae trên thế giới.
1
null
"Repeat" là một ca khúc của nam DJ người Pháp David Guetta, hợp tác với nữ ca sĩ thu âm người Anh Jessie J. Được sáng tác bởi Jessie J, The Invisible Men, Ali Tennant, David Guetta, Giorgio Tuinfort, Frédéric Riesterer và sản xuất bởi Guetta, Tuinfort, Riesterer, ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng UK Singles Chart tại vị trí thứ 108. Các nhà phê bình âm nhạc đánh giá cao ca khúc này, đặc biệt là giọng hát của Jessie. Thực hiện. "Repeat" được sáng tác bởi Jessie J, The Invisible Men, Ali Tennant, David Guetta, Giorgio Tuinfort, Frédéric Riesterer và được sản xuất bởi Guetta. Trong ca khúc này có sự góp giọng của nữ ca sĩ/nhạc sĩ người Anh Jessie J. Guetta đã giải thích với tờ The Sun của Anh Quốc rằng, để hoàn thành ca khúc anh đã phải mất một thời gian khá là căng thẳng. DJ người Pháp nói: "Chúng tôi không hề gặp nhau trong phòng thu, vì thế nên chúng tôi phải dành khá nhiều thời gian trên laptop để gửi e-mail qua lại cho nhau. Album đã hoàn thành, nhưng Jessie lại muốn nói chuyện với tôi về việc hợp tác này, vì thế nên tôi gọi cho cô ấy và nói, 'Dừng tất cả mọi thứ lại. Album không thể thiếu được ca khúc này.'." Tham gia thực hiện. Phần ê-kíp thực hiện được lấy từ ghi chú trong album.
1
null
"The Alphabeat" là một ca khúc nhạc house không lời được biểu diễn bởi DJ người Pháp David Guetta trích từ album phòng thu thứ năm của anh, David Guetta, "Nothing but the Beat" (2011). Ca khúc được sáng tác bởi Guetta, Giorgio Tuinfort, trong khi việc sản xuất được hoàn thành bởi Guetta, Tuinfort và Black Raw. "The Alphabeat" được phát hành kĩ thuật số vào ngày 26 tháng 3 năm 2012, và là đĩa đơn quảng bá thứ tư của album, sau "Titanium", "Lunar" và "Night of Your Life", ba ca khúc này được phát hành trong phần đếm ngược đến thời điểm phát hành album trên iTunes. Đĩa đơn này đồng thời cũng quảng bá cho "Nothing but the Beat: The Electronic Album" ở Mỹ. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho "The Alphabeat" được đạo diễn bởi So Me. Video được đăng tải trên tài khoản Youtube chính thức của Guetta vào ngày 2 tháng 4 năm 2012. Vợ của Guetta, Cathy Guetta, cũng xuất hiện trong video. Danh sách thực hiện. Phần ê-kíp thực hiện được lấy từ ghi chú trong album "Nothing but the Beat".
1
null
Julius Bernhard Friedrich Adolph Wilbrand (22 tháng 8 năm 1839 – 22 tháng 6 năm 1906) là một nhà hóa học người Đức, sinh ở Gießen. Ông phát minh ra Trinitrotoluene (TNT) vào năm 1863, nhưng việc dùng TNT như chất nổ chỉ được phát triển sau này. Wilbrand tạo ra trinitrotoluene bằng cách thêm nhóm nitro vào toluene.
1
null
Nam Hải phong vân () là một bộ phim Trung Quốc do Trương Dũng Thủ và Cảnh Mộ Quỳ đồng đạo diễn, Lục Trụ Quốc viết kịch bản, lấy bối cảnh cuộc Hải chiến Hoàng Sa. Phim được xưởng phim Bát Nhất thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sản xuất năm 1976, vào cuối thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Bối cảnh. Cuối thập niên 1960, Trung Quốc lao vào một cuộc Cách mạng Văn hóa. Tứ nhân bang lúc đó đang nổi lên giành ảnh hưởng. Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, lúc đó muốn sử dụng tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) để kích động quần chúng. Năm 1970, bà từng đến đảo Hải Nam rồi ra lệnh tấn công các đảo mà quân lực Việt Nam Cộng hòa đang chiếm giữ, tuy nhiên lệnh bà không được chấp hành vì bà không có quyền. Ngay sau cuộc hải chiến năm 1974, Giang Thanh đã lợi dụng cơ hội để tuyên truyền chính trị với người dân trong nước, đồng thời đánh bóng tên tuổi mình. Trên cương vị lãnh đạo bộ phận tuyên truyền nhà nước, bà đã chỉ thị tuyên truyền rằng Tây Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa. Bà đã cử Trương Vĩnh Mai đến quần đảo để chào đón các quân nhân đang đóng trên đảo; Trương cũng viết bài thơ "Tây Sa chi chiến" () nhằm đề cao vai trò của Giang. Bà cũng yêu cầu nhà văn Hạo Nhiên viết tiểu thuyết "Tây Sa nhi nữ" () một phần nói về xung đột trên quần đảo, với một đoạn được Bộ trưởng Văn hóa Vu Hội Vịnh yêu cầu đưa vào nhằm đề cao vai trò của Giang Thanh. Bà cũng cho tổ chức một cuộc triển lãm nhiếp ảnh hình ảnh trên đảo. Bộ phim "Nam Hải phong vân" cũng ra đời trong một phần của nỗ lực này. Vào thời điểm này, phần lớn các tác phẩm và bài báo của Trung Quốc nói về tranh chấp biển đảo đều hướng về khán giả và độc giả trong nước, do lúc đó Trung Quốc chưa muốn làm lớn chuyện tranh chấp trên phương diện quốc tế — theo Trung Quốc vào lúc đó chính quyền Hà Nội đang công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo. Trong suốt 10 năm thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976), chỉ có khoảng 70 bộ phim được phát hành tại Trung Quốc, trong đó hơn một nửa (36) là phim từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em (Albania, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trong số còn lại 6 phim là phim làm lại, và 12 liên quan đến các ca kịch cách mạng. Số phim nguyên tác do Trung Quốc sản xuất trong thời kỳ này rất hiếm và chịu rất nhiều chi phối từ Tứ nhân bang. Nội dung. Bộ phim nói về cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Hải quân Việt Nam Cộng hòa trên quần đảo Tây Sa vào năm 1974. Trong thập niên 1960, tàu thuyền của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thường xuyên quấy nhiễu khu vực Nam Hải. Một hôm, trong lúc gia đình Vu Hóa Long sinh sống ở quần đảo Tây Sa ra biển gặp phải tàu hiệu số 10 của Việt Nam Cộng hòa đang xâm phạm lãnh hải, nên đã tìm cách đối phó tàu xâm phạm. Thuyền của Vu Hóa Long đã bị tàu số 10 làm lật đổ, nhưng họ được hải quân và các ngư dân cứu vớt. Vu Hóa Long gia nhập hải quân và thăng tiến binh nghiệp. 10 năm sau, Vu Hóa Long đã trở thành hạm trưởng. Chính quyền Sài Gòn tiếp tục đưa tàu số 10 đến khu vực. Trong cuộc hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng hòa, gia đình của Vu Hóa Long được đoàn tụ — cha anh chính là thuyền trưởng của tàu đánh cá, còn em gái của anh cũng quản lý thuyền. Ba người đã tham gia cuộc hải chiến giành lại lãnh thổ tổ quốc. Sau hải chiến, quân đội và nhân dân cùng nhau sửa chữa tàu bị bắn. Quân Trung Quốc giành lại được đảo Điềm Thủy (tức đảo Cam Tuyền) và giết chết hạm trưởng tàu số 10. Cuối cùng cờ đỏ năm sao tung bay phấp phới trên đảo. Sản xuất. Kịch bản. Ngay sau khi Hải chiến Hoàng Sa kết thúc năm 1974, nhà biên kịch Lục Trụ Quốc đã được giao nhiệm vụ đi phỏng vấn tại đảo để đưa câu chuyện hải chiến lên màn ảnh. Từ xưởng phim Bát Nhất, ông phải đi tàu lửa đến Trạm Giang, rồi theo Hạm đội Nam Hải ra Căn cứ hải quân Tam Á, rồi từ đó theo tàu cung cấp nước ngọt ra đảo Vĩnh Hưng để phỏng vấn quân nhân và nhân dân trên đảo. Trong chuyến đi ra đảo, ông đã gặp sóng gió lớn, khiến ông và nhiều người trên thuyền phải nôn mửa. Theo Lục, các chi tiết trong phim được trung thực và cảm động là nhờ ông phỏng vấn các nhân chứng ngay trên đảo và tình hình thật sự trong trận chiến đã được thể hiện trong bộ phim. Điều thú vị nhất mà ông biết được qua phỏng vấn là khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, họ không có cờ trắng nên đã vẫy bộ quần trắng để đầu hàng. Việc này đã khiến quân Trung Quốc càng tức giận. Lục đã ở lại trên đảo khoảng một tuần để phỏng vấn, rồi trở về Tam Á để chuẩn bị viết kịch bản. Kịch bản được hoàn tất trong hơn 10 ngày với tên gọi ban đầu là "Phi tường ba, hải yến!" (). Sau này, giới lãnh đạo của xưởng phim đổi lại thành "Nam Hải phong vân". Quay phim. Đoàn làm phim theo chân Lục Trụ Quốc để đến đảo Vĩnh Hưng quay phim. Năm 1976, có hai phim được quay cùng lúc tại đó, là "Tây Sa nhi nữ" và "Nam Hải phong vân". Hai đoàn làm phim đã đến quần đảo vào cuối năm 1975, rồi sử dụng chung tòa nhà chính ở đảo. Trong lúc đang quay ở đảo, đoàn nghe tin Chu Ân Lai qua đời nhưng vẫn tiếp tục quay, đến mùa hè thì xong và trở lại Bắc Kinh cho khâu hậu kỳ. Trong khi đó, đoàn phim "Tây Sa nhi nữ" chưa quay xong đã phải giải thể do bị thẩm tra khi Tứ nhân bang bị hạ bệ nên phim phải bị hủy. Thái Kế Vị là người phụ trách quay phim. Nhiều phân cảnh trong phim được quay với sự hợp tác của Hạm đội Nam Hải, nhất là cảnh hải chiến và cảnh trên tàu. Một cảnh quay tàu đổ bộ lên đảo khi đem về lại Bắc Kinh để in âm bản cho phim thì gặp lỗi nên phải hủy bỏ phân cảnh này. Hầu hết các phân cảnh trong phim đều được quay trên đảo, kể cả cảnh quay các trận đánh, tập trận và cảnh trên tàu, trừ một ngoại lệ là cảnh quay hoàng hôn. Đoàn phim tốn 7-8 ngày quay tại Vịnh Thanh Lan ở Văn Xương nằm cực Đông đảo Hải Nam mới lấy được cảnh vừa ý. Phân vai. Đạo diễn Trương Dũng Thủ cũng thủ một vai chính trong phim. Đây là vai diễn điện ảnh đầu tiên của Đường Quốc Cường kể từ khi ông tham gia hãng phim Bát Nhất. Diễn viên Lưu Hiểu Khánh đáng lẽ cũng tham gia phim này với vai chị hoặc em của nhân vật do Đường Quốc Cường thủ vai, nhưng do bà lúc đó được giao nhiệm vụ đóng phim "Nam Hải trường thành" của hãng (cũng quay tại Hải Nam) nên không thể tham gia. Sau này Đường và Lưu đóng chung trong phim "Tiểu hoa" (1979), cũng trong vai anh em. Phát hành. Đêm trước ngày dự kiến ra mắt xảy ra trận Động đất Đường Sơn khiến cho buổi ra mắt bị hoãn. Đánh giá. Trận hải chiến Hoàng Sa là lần đầu tiên tàu chiến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đối đầu với hải quân ngoại quốc từ khi được thành lập và được xem là một chiến công vẻ vang trong lịch sử hải quân Trung Quốc. "Nam Hải phong vân" có ý nghĩa giáo dục và tác dụng cổ vũ, nhất là đối với giới trẻ Trung Quốc. Qua sự trưởng thành của nhân vật Vu Hóa Long, bộ phim được cho là đã biểu hiện "lòng yêu nước và cách mạng anh hùng của quân dân ta trong công cuộc bảo vệ các đảo trên Nam Hải của tổ quốc." Vì thế, bộ phim này thường được chiếu trong các hoạt động truyền bá chủ nghĩa ái quốc. Chính quyền thành phố Tam Sa thành lập trên quần đảo cũng tổ chức những buổi chiếu phim trong các hoạt động giáo dục đảng viên và cán bộ thành phố. Nhạc phim. Bài hát chủ đề của phim, "Tây Sa, ngã khả ái đích gia hương" (), trở nên thịnh hành và trở thành một bài hát ái quốc ở Trung Quốc. Bài hát được nhà soạn nhạc quân đội Lữ Viễn sáng tác và do các ca sĩ Lữ Văn Khoa và Biện Tiểu Trinh thể hiện. Theo Lữ Viễn, ông đã đến tỉnh Hải Nam ba lần để hoàn tất bài hát, lần đầu là đến Tây Sa ngay sau trận hải chiến để phỏng vấn các nhân chứng trong trận đánh.
1
null
Thược dược Brown (danh pháp hai phần: Paeonia brownii) là một loài thực vật trong họ Paeoniaceae, bản địa tây Hoa Kỳ, mọc ở xứ có Artemisia tridentata và thông Ponderosa khô ráo. Ngoại trừ "Paeonia californica", đôi khi được coi là một phân loài của loài này, đây là loài "Paeonia" duy nhất bản địa Bắc Mỹ. Là loài bản địa tây Hoa Kỳ, "P. californica" mọc ở nam California, và phân loài "brownii" bản địa Wyoming và Utah. Cây cao 24–50 cm với hoa có màu nâu sẫm tối đường kính 2–3 cm. Cây nở hoa tháng 4 đến tháng 6. Loài này mọc ở khu vực có cao độ cao và trải qua mùa đông dài và lạnh và không có tuyết rơi hay ít tuyết rơi. Nó được đặt tên theo nhà thực vật học người Scotland Robert Brown.
1
null
Chim dầu (danh pháp hai phần: Steatornis caripensis), tên gọi ở địa phương là guácharo, là một loài chim được tìm thấy trong các khu vực phía bắc của Nam Mỹ (bao gồm cả đảo Trinidad tại Cộng hòa Trinidad và Tobago). Chúng ăn vào ban đêm, ăn quả của loài cây dầu cọ và nguyệt quê nhiệt đới, và là loài chim ăn trái cây ban đêm duy nhất trên thế giới. Chúng tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, điều hướng bằng cách định vị bằng tiếng vang như loài dơi, nhưng với một âm thanh lách cách có âm vực cao trong khoảng xung quanh 2 kHz mà con người có thể nghe được. Alexander von Humboldt đã phát hiện ra loài này khi leo lên đỉnh núi lửa Teide và tới Cumaná, Venezuela ngày 16 tháng 7. von Humboldt tới thăm hội truyền giáo ở Caripe và phát hiện ra loài chim dầu (Steatornis caripensis, tên Latinh do chính von Humboldt đặt).
1
null
Lưu Tống Văn Đế (chữ Hán: 劉宋文帝; 407–453), tên húy là Lưu Nghĩa Long (), tiểu tự Xa Nhi (車兒), là một hoàng đế của triều Lưu Tống thời Nam-Bắc triều. Ông là con trai thứ ba của hoàng đế sáng lập nên triều đại là Vũ Đế Lưu Dụ. Sau cái chết của phụ hoàng vào năm 422, huynh trưởng của Lưu Nghĩa Long là Lưu Nghĩa Phù kế vị, tức Thiếu Đế. Năm 424, một nhóm đại thần cho rằng Thiếu Đế không đủ năng lực để làm hoàng đế nên phế Thiếu Đế rồi lập Lưu Nghĩa Long làm hoàng đế. Trong 29 năm trị vì, Văn Đế phần lớn vẫn tiếp tục các kế hoạch lớn của cha và một số chính sách điền địa của nhà Tấn. Thời kỳ này được gọi là Nguyên Gia chi trị (元嘉之治), và được coi là một thời kỳ phồn vinh và hùng mạnh, Văn Đế rất cố gắng tìm những người có năng lực và trung thực để phục vụ trong chính quyền của ông. Tuy nhiên, Văn Đế không thành công trong các cuộc tấn công chống lại Bắc Ngụy do sai lầm về chiến thuật, điều này khiến cho Lưu Tống trở nên suy yếu trong cuối thời gian trị vì của ông. Năm 453, tức giận trước việc Thái tử Lưu Thiệu dùng yêu thuật để yểm bùa phụ hoàng, Văn Đế lên kế hoạch phế truất Lưu Thiệu; khi kế hoạch bị lộ, Lưu Thiệu tiến hành chính biến và ám sát phụ hoàng rồi lên ngôi hoàng đế. Trước khi trở thành hoàng đế. Lưu Nghĩa Long sinh năm Nghĩa Hi thứ 3 (407) tại Kinh Khẩu (京口, nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô), ông là con trai thứ ba của Lưu Dụ, mẹ của ông là Hồ Đạo An (胡道安). Đương thời, Lưu Dụ là một tướng lĩnh tối cao của triều Đông Tấn. Ông được mô tả là dài 7 thước 5 tấc. Năm Nghĩa Hy thứ 5 (409), Lưu Dụ ban chết cho Hồ Đạo An. Bà ngoại của Lưu Nghĩa Long là Tô phu nhân trở thành người dạy dỗ ông, ông đặc biệt gần gũi với bà ngoại khi lớn lên. Năm 410, khi quân phiệt Lư Tuần tấn công kinh thành Kiến Khang của Đông Tấn, Lưu Dụ lệnh cho thuộc hạ là Tư nghị tham quân Lưu Túy (劉粹) phụ Lưu Nghĩa Long trấn thủ Kinh Khẩu. Năm Nghĩa Hi thứ 11 (415), Lưu Nghĩa Long được phong làm Bành Thành huyện công. Xuân năm Đinh Tị (417), Thái úy Lưu Dụ dẫn thủy quân dời Bành Thành tấn công Hậu Tần, Lưu Dụ để Lưu Nghĩa Long [với sự hỗ trợ của thuộc hạ] ở trấn thủ Bành Thành, hạ chiếu cho Lưu Nghĩa Long làm Giám Từ-Duyện-Thanh-Ký tứ châu chư quân sự, Từ châu(徐州, nay là bắc bộ Giang Tô và An Huy) thứ sử, bảo vệ hậu phương cho Lưu Dụ. Xuân năm Mậu Ngọ 418, sau khi chinh phục được Hậu Tần, Lưu Dụ muốn cho Lưu Nghĩa Phù trấn thủ nơi trọng yếu là Kinh châu (荊州, nay là Hồ Bắc và Hồ Nam) và cho Lưu Nghĩa Long làm Ty châu thứ sử, trấn thủ Lạc Dương, song do Trung quân tư nghị Trương Thiệu can gián nên Lưu Dụ cho Lưu Nghĩa Long làm Đô đốc Kinh-Ích Ninh-Ung-Lương-Tần lục châu chư quân sự, Tây trung lang tướng, Kinh châu thứ sử. Những người phụ tá cho Lưu Nghĩa Long bao gồm Đáo Ngạn Chi (到彥之), Trương Thiệu (張邵), Vương Đàm Thủ (王曇首), Vương Hoa (王華), và Thẩm Lâm Tử (沈林子), trong đó Trương Thiệu là người quyết định mọi phủ sự do Lưu Nghĩa Long còn nhỏ tuổi. Năm Canh Thân (420), Lưu Dụ soán Đông Tấn, lập ra triều Lưu Tống, tức Lưu Tống Vũ Đế Lưu Nghĩa Long được phong làm Nghi Đô vương, thực ấp 3000 hộ, tiến hiệu Trấn Tây tướng quân. Trong khoảng thời gian này, ông chăm chỉ học tập kinh sử, giỏi lệ thư. Lưu Tống Vũ Đế mất năm 422, Thái tử Lưu Nghĩa Phù kế vị, tức là Lưu Tống Thiếu Đế. Năm 424, cho rằng Thiếu Đế phù phiếm bất tài, các đại thần như Từ Tiện Chi (徐羨之), Phó Lượng (傅亮), và Tạ Hối (謝晦) tiến hành chính biến phế truất Thiếu Đế [trước đó họ cũng khiến cho người con trai thứ hai của Vũ Đế là Lư Lăng vương Lưu Nghĩa Chân (劉義真) bị giết]. Các đại thần này cho rằng Lưu Nghĩa Long có tiếng tốt, có nhiều điềm lành nên nhân danh Thái hậu phế Thiếu Đế cho Lưu Nghĩa Long kế thừa đại thống. Phó Lượng cùng một số bá quan khác đến đại bản doanh của Lưu Nghĩa Long tại Giang Lăng. Chư tướng của Lưu Nghĩa Long sau khi biết tin Thiếu Đế và Lưu Nghĩa Chân bị giết thì phần lớn đều nghi ngờ và đề nghị Lưu Nghĩa Long không đông hạ [đến kinh thành Kiến Khang] để lên ngôi. Tuy nhiên, Tư mã Vương Hoa chỉ ra rằng những người lãnh đạo cuộc chính biến là một tập thể lãnh đạo, và cán cân quyền lực sẽ đảm bảo rằng họ không thể phản nghịch. Vương Đàm Thủ và Đáo Ngạn Chi cũng đồng ý, vì thế Lưu Nghĩa Long quyết định chấp thuận. Ngày Giáp Tuất (15) tháng 7 (25 tháng 8), Lưu Nghĩa Long dời Giang Lăng. Ngày Bính Thân (8) tháng 8 (16 tháng 9), Lưu Nghĩa Long đến Kiến Khang, quần thần nghênh bái ở tân đình. Ngày Đinh Dậu (9) tháng 8 (17 tháng 9), Lưu Nghĩa Long đến Sơ Ninh lăng rồi trở về Trung đường, bá quan dâng tỉ, Lưu Nghĩa Long từ chối bốn lần theo nghi lễ rồi mới tức hoàng đế vị. Thời kỳ đầu trị vì. Ban đầu, Văn Đế làm yên lòng các đại thần tham gia vào việc phế truất Thiếu Đế [Từ Tiện Chi, Phó Lượng, Tạ Hối, Vương Hoằng và Đàn Đạo Tế] bằng cách ban thêm cho họ nhiều quyền lực và còn phong cho chức quan cao hơn. Ông ban đầu để Từ Tiện Chi và Phó Lượng nắm hầu hết các công việc của đất nước, song làm quen dần với các công việc này. Ông cũng ám chỉ rằng mình không chấp thuận các hành động của các đại thần này bằng cách triệu hồi thê tử và mẹ của Thiếu Đế và Lưu Nghĩa Chân đến kinh thành và đối i tốt với họ. Ông truy tôn cho mẹ của mình là Chương hoàng hậu, và lập chính thất Viên Tề Quy làm hoàng hậu. Năm 425, Từ Tiện Chi và Phó Lượng đề nghị từ nhiệm, Văn Đế chấp thuận và bắt đầu tự mình xử lý các vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, cháu trai của Từ Tiện Chi là Từ Bội Chi (徐佩之) cùng thuộc hạ Vương Thiều Chi (王韶之) thuyết phục ông ta rằng không cần phải từ nhiệm, và do đó Từ Tiện Chi lấy lại chức vụ của mình. (Mặc dù không được mô tả rõ ràng trong sử sách, song Phó Lượng sau đó cũng làm như vậy.) Tuy nhiên, Văn Đế do phẫn uất trước việc Từ Tiện Chi và Phó Lượng sát hại hai huynh trưởng của mình, nên vào cuối năm 425 lên kế hoạch tiêu diệt họ, đặc biệt là do sự thúc giục của Vương Hoa và tướng Khổng Ninh Tử (孔寧子). Do đó, ông huy động quân lính và công khai tuyên bố rằng mình sẽ tiến đánh Bắc Ngụy, song lại bí mật chuẩn bị bắt giữ Từ Tiện Chi và Phó Lương và mở chiến dịch chống lại Tạ Hối (đang là thứ sử Kinh Châu). Đến mùa xuân năm 426, tin đồn về kế hoạch bị rò rỉ, vì thế Tạ Hối bắt đầu chuẩn bị cho cuộc kháng chiến vũ trang. Ngay sau đó, Văn Đế công khai ban hành một chiếu chỉ ra lệnh rằng phải bắt giữ và giết chết Từ Tiện Chi, Phó Lượng và Tạ Hối; và ban hành một chiếu chỉ riêng biệt triệu tập Từ và Phó vào cung. Cho rằng Vương Hoằng và Đàn Đạo Tế không tham gia vào âm mưu chống lại Thiếu Đế ngay từ ban đầu, Văn Đế triệu hồi cả hai vào kinh và ban quân cho Đàn Đạo Tế để đi đánh Tạ Hối và cho Vương Hoằng quản lý triều đình. Trong khi đó, Tạ Hối công khai than khóc cho Từ và Phó và tuyên bố tất cả những gì họ làm là vì Lưu Tống, đổ tội rằng Vương Hoằng, Vương Đàm Thủ và Vương Hoa vu cáo họ, và yêu cầu hành hình ba người này. Tạ Hối có một đội quân hùng mạnh, song thứ sử các châu khác từ chối tham gia nổi dậy cùng Tạ. Tạ Hối ban đầu có thể đánh bại được quân của Đáo Ngạn Chi, song khi Đàn Đạo Tế đến, Tạ Hối lo sợ và không biết phải làm gì. Đàn Đạo Tế nhanh chóng tấn công và đánh bại quân của Tạ Hối, Tạ Hối phải chạy về Giang Lăng, và sau đó cùng đệ là Tạ Độn (謝遯) chạy trốn, song do Tạ Độn quá béo nên không thể cưỡi ngựa, vì thế họ không thể chạy nhanh và bị bắt. Tạ Hối sau đó bị giải đến Kiến Khang và bị hành quyết cùng với Tạ Tước (謝嚼) và Tạ Độn, cũng như tất cả các cháu trai và các cộng sự chính, song cũng có nhiều cộng sự của Tạ Hối được tha tội. Văn Đế được người đời biết đến vì tính mẫn cán trong quản lý đất nước, lối sống thanh đạm, cũng như sự quan tâm của ông dành cho phúc lợi của bá tính. Văn Đế lập một hệ thống mà trong đó các quan chức cả ở kinh thành và các châu đều có nhiệm kỳ tương đối dài, song theo dõi cẩn thận tiến triển công việc của họ. Văn Đế đặc biệt chú ý tới khả năng quản lý của các hoàng đệ, chỉ bảo nhiều cho họ và bồi dưỡng kinh nghiệm thích hợp cho họ. Một trong số các em trai ông là Bành Thành vương Lưu Nghĩa Khang nhanh chóng trở nên nổi danh khi quản lý Kinh Châu một cách khôn khéo (là người thay thế Tạ Hối). Đến năm 428, Vương Hoằng do lo sợ trước viễn cảnh bị tấn công vì giữ chức cao nhất trong triều đình quá lâu, nên đề xuất từ nhiệm và nhường vị trí của mình cho Lưu Nghĩa Khang. Lúc này, Văn Đế từ chối, song cũng chuyển hầu hết thẩm quyền của Vương Hoằng cho Lưu Nghĩa Khang vào năm 429. Cũng trong năm 429, Văn Đế lập người con trai cả với Hoàng hậu là Lưu Thiệu làm thái tử. Cùng năm, Tô thị qua đời, và ông thương tiếc bà rất nhiều, muốn truy tôn tước hiệu cho bà, song do phản đối của trọng thành Ân Cảnh Nhân (殷景仁) nên Văn Đế không làm như vậy. Khoảng thời gian này, Văn Đế cũng bắt đầu chuẩn bị một chiến dịch chống lại kình địch Bắc Ngụy, tìm cách lấy lại một số châu bị mất cho Bắc Ngụy trong thời gian trị vì của Thiếu Đế. Vào mùa xuân năm 430, Văn Đế lệnh cho Đáo Ngạn Chi dẫn theo 5 vạn quân đi đánh Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Thái Vũ Đế khi được thông báo rằng Văn Đế chỉ muốn lấy lại quyền kiểm soát các châu ở phía nam của Hoàng Hà, tức Hà Nam, đáp lại một cách giận dữ rằng ông ta sẽ rút quân song sẽ trở lại vào mùa đông khi Hoàng Hà bị đóng băng, và ông ta cho rút quân từ bờ nam sang bờ bắc, cho phép Lưu Tống khôi phục được quyền kiểm soát với bốn thành trọng yếu là Lạc Dương, Hổ Lao, Hoạt Đài (滑台, nay thuộc An Dương, Hồ Nam), và Nghiêu Ngao (碻磝, nay thuộc Liêu Thành, Sơn Đông) mà không cần phải đánh một trận nào. Thay vì tiến xa hơn về phía bắc để chống lại Bắc Ngụy, Văn Đế dừng lại, và trải lực lượng mình ra để phòng thủ Hoàng Hà, thậm chí ngay cả khi liên minh với hoàng đế Hách Liên Định của nước Hồ Hạ để chinh phục và phân chia Bắc Ngụy. Do quân của Văn Đế không có động tĩnh gì, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy có thể tiến đánh Hách Liên Định và gây thiệt hại nặng nề cho Hồ Hạ (nước này bị tiêu diệt vào năm 431), trong khi đó các tướng Bắc Ngụy chuẩn bị phản công ngay cả khi Thái Vũ Đế vắng mặt. Đến mùa đông năm 430, tướng Đỗ Ký (杜驥) của Lưu Tống không thể bảo vệ được Lạc Dương nên bỏ thành. Hổ Lao cũng sớm thất thủ. Khi hay tin, Đáo Ngạn Chi rút lui, chỉ để lại tướng Chu Tu Chi (朱脩之) trấn thủ Hoạt Đài. Mùa xuân năm 431, Văn Đế cử Đàn Đạo Tế tiến về phía bắc để cố giải vây cho Chu tại Hoạt Đài, song do quân Bắc Ngụy cắt đứt đường tiếp tế của Đàn Đạo Tế, Đàn không thể tiếp cận Hoạt Đài và buộc phải rút lui. Chu Tu Chi không có cứu viện, bị bắt sau khi Hoạt Đài thất thủ. Nỗ lực đầu tiên của Văn Đế nhằm lấy lại các châu phía nam Hoàng Hà thất bại. Năm 432, Vương Hoằng qua đời, và Lưu Nghĩa Khang trở thành người duy nhất đứng đầu triều đình sau thời điểm này. Cũng trong năm 432, căm giận trước sự cai trị tồi của Lưu Đạo Tế (劉道濟), thứ sử Ích châu (益州, nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh), người dân Ích châu nổi dậy, dưới sự chỉ huy của Hứa Mục Chi (許穆之), người đổi tên thành Tư Mã Phi Long (司馬飛龍) và tự tuyên bố là một hậu duệ của hoàng tộc nhà Tấn. Lưu Nghĩa Khang nhanh chóng đánh bại và giết chết Tư Mã Phi Long, song một sư tăng tên là Trình Đạo Dưỡng (程道養) ngay sau đó nổi dậy và đe dọa thủ phủ Thành Đô của Ích châu, và mặc dù tướng Bùi Phương Minh (裴方明) có thể bao vây quân nổi loạn, Trình vẫn còn là một mối đe dọa trong vài năm, ông ta tự xưng tước hiệu là Thục vương. Trong khi chiến dịch đang được tiến hành, Dương Nan Đương (楊難當) người cai trị của Cừu Trì [một nước chư hầu trên danh nghĩa của cả Lưu Tống và Bắc Ngụy], cũng tấn công và chiếm giữ Lương châu (梁州, nay là nam bộ Thiểm Tây) vào năm 433. Thời kỳ trị vì giữa. Mùa xuân năm 434, tướng Lưu Tống là Tiêu Tư Thoại (蕭思話) có thể đánh bại quân của Dương Nan Đương và tái chiếm Lương châu. Ngay sau đó, Dương Nan Đương bày tỏ tạ lỗi, và cũng do không sẵn lòng để mất đi một đồng minh tiềm tàng trong việc chống lại Bắc Ngụy, Văn Đế chấp thuận lời tạ lỗi của Cừu Trì. Năm 435, hoàng đế Phùng Hoằng của Bắc Yên [là nước bị Bắc Ngụy tấn công không ngớt] xin làm chư hầu của Lưu Tống để tìm kiếm hỗ trợ, và Văn Đế phong cho Phùng Hoằng là Yên vương. Tuy nhiên, Văn Đế không thể cung cấp hỗ trợ thực tế cho Bắc Yên, và Phùng Hoằng phải di tản nhà nước và chạy trốn đến Cao Câu Ly vào năm 436. Khoảng thời gian này, một cuộc đấu tranh chính trị nội bộ bắt đầu phát triển trong phạm vi quản lý của Văn Đế. Ghen tị với việc Văn Đế ban quyền lực rất lớn cho Ân Cảnh Nhân, Lưu Trạm (劉湛) cố gắng bêu xấu Ân Cảnh Nhân, Lưu Trạm cố lấy lòng Lưu Nghĩa Khang để có thể dùng quyền lực của tể tướng nhằm trục xuất Ân ra khỏi triều đình. Ân Cảnh Nhân không sẵn sàng để tranh đấu với Lưu Trạm nên quyết định cáo bệnh xin từ nhiệm, song Văn Đế từ chối và chỉ cho Ân nghỉ phép dưỡng bệnh tại gia. Tuy nhiên, triều đình phân chia thành hai phe, một phe do Lưu Trạm đứng đầu và ủng hộ Lưu Nghĩa Khang, trong khi phe còn lại chống Lưu Nghĩa Khang. Năm 436, Văn Đế bị bệnh rất nặng. Trong lúc dưỡng bệnh, Lưu Trạm thuyết phục Lưu Nghĩa Khang rằng nếu Văn Đế băng hà thì sẽ không còn một ai kiểm soát được Đàn Đạo Tế, và do đó Lưu Nghĩa Khang triệu hồi Đàn Đạo Tế [đang giữ chức tại Giang Châu (江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến)]. Sau khi Đàn Đạo Tế đến Kiến Khang, Văn Đế cảm thấy bệnh tình tiến triển theo chiều hướng tốt hơn và cho Đàn Đạo Tế trở về vị trí trấn thủ, song bệnh tình Văn Đế sau lại đột ngột xấu đi. Lúc này, Đàn Đạo Tế ở trên bến tàu để sẵn sàng khởi hành đi Giang Châu, Lưu Nghĩa Khang lại giả chiếu triệu Đàn Đạo Tế trở về Kiến Khang và cho bắt giữ. Lưu Nghĩa Khang và thuộc hạ nhân danh Văn Đế hạ chiếu thư khép Đàn Đạo Tế vào tội tụ tập bọn người xấu để toan làm phản rồi xử tội chết cùng với các con trai, song các cháu nội được tha. (Khi Đàn Đạo Tế bị bắt giữ, Đàn Đạo Tế phẫn nộ tột cùng, trợn mắt, lột khăn trên đầu ném xuống đất và nói một cách cay đắng, "Các ngươi đang phá hoại Vạn Lý Trường Thành của mình." Khi các tướng lĩnh Bắc Ngụy hay tin về việc Đàn Đạo Tế bị giết, họ vui mừng chúc tụng nhau. Các sử sách truyền thống giảm thiểu sự tham gia của Văn Đế đối với cái chết của Đàn Đạo Tế, nhưng các sự kiện tiếp theo cho thấy rằng Lưu Nghĩa Khang hành động với sự chấp thuận hoàn toàn của Văn Đế.) Mùa xuân năm 437, Văn Đế nghiêm túc xem xét về đề nghị của Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, đầu tiên là vào năm 431 và sau đó vào năm 433, rằng hai hoàng tộc nên có một mối quan hệ hôn nhân đặc biệt, theo đó sẽ một con gái của Văn Đế sẽ được gả cho Thái tử Thác Bạt Hoảng của Thái Vũ Đế. Văn Đế cử Lưu Hi Bá (劉熙伯) đến Bắc Ngụy để thương lượng về các điều khoản của cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, ngay sau đó, vị công chúa này qua đời nên đề nghị này cũng bị ngưng lại. Đến năm 437, Thục vương Trình Đạo Dưỡng cuối cùng bị bắt và bị giết chết, chấm dứt cuộc nổi loạn kéo dài bảy năm. Năm 438, Văn Đế cho xây một học đường để khuyến khích các thư sinh học các tác phẩm nổi tiếng. Ông lập ra bốn môn học trong học đường này: Sử gia Tư Mã Quang, tác giả của "Tư trị thông giám", bình luận về tình hình Lưu Tống vào thời điểm này: Có thể thấy được sự chú ý của Văn Đế đến năng lực của các quan chức triều đình vào năm 439, khi đó, theo một chiếu chỉ mà Vũ Đế để lại thì các con trai của Vũ Đế sẽ luân phiên làm thứ sử Kinh Châu (theo độ tuổi), Nam Tiếu vương Lưu Nghĩa Tuyên (劉義宣) sẽ trở thành thứ sử Kinh Châu. Tuy nhiên, do Văn Đế tin rằng Lưu Nghĩa Tuyên bất tài, nên từ chối và bỏ qua hoàng đệ này để trao vị trí thứ sử cho một hoàng đệ khác có tài hơn là Hành Dương vương Lưu Nghĩa Quý (劉義季). (Bảy năm sau đó, sau cái chết của Lưu Nghĩa Quý, và do thúc giục mạnh mẽ từ hoàng tỉ là Hội Kê Tuyên trưởng công chúa Lưu Hưng Đệ (劉興弟), ông cuối cùng phong cho Lưu Nghĩa Tuyên làm thứ sử Kinh Châu, song chỉ bảo cho hoàng đệ này rất nhiều về việc quản lý châu.) Tuy nhiên, đến năm 440, Lưu Nghĩa Khang [một phần lớn trong thành công của chính quyền Văn Đế có sự đóng góp của ông ta] bị Lưu Trạm xu nịnh rằng ông làm lu mờ sự khác biệt giữa quân và thần. Khi Văn Đế lại lâm bệnh, Lưu Trạm và các thuộc hạ của Lưu Nghĩa Khang là Lưu Bân (劉斌), Vương Lý (王履), Lưu Kính Văn (劉敬文), và Khổng Dận Tú (孔胤秀) bí mật âm mưu để Lưu Nghĩa Khang kế vị Văn Đế, chống lại ước nguyện của Văn Đế về việc Thái tử Thiệu kế vị và Lưu Nghĩa Khang phụ chính. Khi bệnh tình của Văn Đế tốt lên, ông bắt đầu nghi ngờ Lưu Nghĩa Khang muốn thoán nghịch. Vào mùa đông năm 440, Văn Đế ra lệnh quản thúc tại phủ đối với Lưu Nghĩa Khang, đồng thời bắt giữ và hành quyết Lưu Trạm và một số cộng sự khác của Lưu Nghĩa Khang. Sau đó, Văn Đế loại bỏ Lưu Nghĩa Khang khỏi vị trí trong triều đình và đưa đi làm làm thứ sử Giang Châu, và phục hồi quyền lực cho Ân Cảnh Nhân. Ông thay thế Lưu Nghĩa Khang bằng một hoàng đệ khác là Giang Hạ vương Lưu Nghĩa Cung (劉義恭), song Lưu Nghĩa Cung nhận thấy sẽ gặp nguy hiểm nếu nắm giữ quá nhiều quyền lực, nên cố ý không để liên quan nhiều đến việc ra quyết định thực tế. Cũng trong năm đó, Ân Cảnh Nhân qua đời và các trách nhiệm quan trọng được phân cho một vài quan chức. Năm 441, Dương Nan Đương không sẵn lòng từ bỏ thèm muốn với Lương châu và Ích châu nên tấn công Lưu Tống. Văn Đế cử Bùi Phương Minh và một tướng khác là Lưu Chân Đạo (劉真道) đi đánh Cừu Trì, và đó là lần duy nhất mà Nam triều chiếm đóng Cừu Trì, diễn ra vào năm 442, buộc Dương Nan Đương phải chạy chốn đến Bắc Ngụy. Tuy nhiên, đến năm 443, lãnh địa Cừu Trì rơi vào tay Bắc Ngụy, Bùi Phương Minh và Lưu Chân Đạo bị xử tử vì biển thủ kho báu và ngựa từ Cừu Trì trong chiến dịch từ năm 441 đến 442. Thời kỳ trị vì cuối. Năm 445, trong bữa tiệc để tiễn hoàng đệ Lưu Nghĩa Quý đi nhậm chức thứ sử Nam Duyện Châu (南兗州, nay là trung bộ Giang Tô), Văn Đế lệnh cho các con trai không được ăn cho đến khi bữa tối được dọn ra, song cố ý để bữa ăn tối được dọn ra muộn khiến cho các con trai của ông bị đói, và rồi ông bảo với họ rằng, "Các con lớn lên trong một gia đình giàu có và không thấy những người dân nghèo. Trẫm dự định rằng việc để các con hiểu được sự đau khổ của việc bị đói sẽ khiến các con học được cách sống thanh đạm và quan tâm đến người dân." Việc này nói chung được các sử gia khen ngợi, song có một số người như Bùi Tử Dã (裴子野), người viết dẫn giải của "Tống thư", lại cho rằng điều này là giả nhân giả nghĩa vì Văn Đế phong chức vụ cao cho các con ngay từ khi họ còn trẻ trong khi họ vẫn chưa được đào tạo thích hợp. Sau bữa tiệc đó, một âm mưu bị cáo buộc có liên quan đến viên quan Phạm Diệp bị phơi bày, theo như cáo buộc thì Phạm Diệp âm mưu cùng với cháu trai là Tạ Tống (謝綜) và cựu Tán kỵ thị lang Khổng Hy Tiên (孔熙先) để ám sát Văn Đế vào tiệc tiễn Lưu Nghĩa Quý và sau đó lập Lưu Nghĩa Khang làm hoàng đế. Một trong các chủ mưu là cháu trai của Văn Đế tên là Từ Trạm Chi (徐湛之), sau khi nỗ lực ám sát thất bại hắn thông báo cho các đồng mưu khác, và ngoại trừ Từ Trạm Chi thì tất cả những kẻ chủ mưu khác đều bị hành quyết. (Sử gia Vương Minh Thịnh (王鳴盛) thì cho rằng đây là một cáo buộc sai trái, và tin rằng Phạm Diệp là nạn nhân của những lời vua cáo đến từ Từ, Dữu Bỉnh Chi (庾炳之) và Hà Thượng Chi.) Sau đó, Lưu Nghĩa Khang bị tước danh hiệu của mình và bị giáng làm thứ dân, và cũng bị quản thúc tại gia. (Một số người khác sau đó lại âm mưu đưa Lưu Nghĩa Khang lên ngôi, và đến năm 451, lo sợ rằng một âm mưu như vậy sẽ lại diễn ra trong lúc Bắc Ngụy xâm chiếm, Văn Đế bội ước lời hứa với hoàng tỉ Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Hưng Đệ khi giết chết Lưu Nghĩa Khang.) Năm 446, khi Bắc Ngụy phải đối mặt với một cuộc nổi loạn đến từ tộc Hung Nô do Cái Ngô (蓋吳) lãnh đạo, Văn Đế ban tước công và chức tướng cho Cái Ngô, song trên thực tế không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Cái Ngô. Tuy nhiên, việc này chọc tức Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, và sau khi Bắc Ngụy đàn áp được cuộc nổi loạn của Cái Ngô, mối quan hệ giữa hai triều trở nên xấu đi, đặc biệt là trong bối cảnh quân Bắc Ngụy tiến hành tấn công vào các châu Thanh (青州, nay là trung bộ và đông bộ Sơn Đông), Ký (冀州, nay là tây bắc bộ Sơn Đông), và Duyện (兗州, nay là tây bộ Sơn Đông) cũng trong năm đó. Năm 449, Văn Đế chuẩn bị một chiến dịch thứ hai để khôi phục lại quyền kiểm soát đối với các châu Hà Nam, và nhiều bá quan văn võ gửi kế hoạch tác chiến, và trong đó kế hoạch của tướng Vương Huyền Mô (王玄謨) được Văn Đế đặc biệt tán đồng. Để chuẩn bị, Văn Đế di chuyển quân đồn trú và nguồn cung nhu yếu phẩm từ các châu nội địa đến các châu biên giới. Tuy nhiên, trước khi ông có thể mở chiến dịch, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế tiến hành xâm lược vào mùa xuân năm 450, quân Bắc Ngụy bao vây Huyền Hồ (懸瓠, nay thuộc Trú Mã Điếm, Hà Nam) trong 42 ngày, và sau đó cả hai bên đều thiệt hại nặng, Thái Vũ Đế rút lui khi chưa chiếm được Huyền Hồ. Điều này khiến cho Văn Đế tin rằng sức mạnh quân sự của Bắc Ngụy bị suy yếu, và ông quyết định khởi động cuộc tấn công của mình vào năm 450, bất chấp phản đối của Lưu Khang Tổ (懸瓠) [người này cho rằng nên bắt đầu chiến dịch vào mùa xuân năm 451], Thẩm Khánh Chi (沈慶之) [người này phát biểu rằng Lưu Tống chưa ở trong trạng thái thích hợp để lao vào một cuộc chiến với Bắc Ngụy], Tiêu Tư Thoại, và Thái tử Thiệu. Quân Lưu Tống dưới quyền chỉ huy của Tiêu Bân (蕭斌) và Vương Huyền Mô nhanh chóng chiếm được Nghiêu Ngao và Lạc An (樂安, nay thuộc Đường Sơn, Hà Bắc) do quân Bắc Ngụy bỏ hai thành này, quân Lưu Tống sau đó bao vây Hoạt Đài. Người Hán xung quanh Hoạt Đài ban đầu sẵn sàng ủng hộ chiến dịch của Lưu Tống, song Vương Huyền Mô ra lệnh cho họ phải nộp một lượng lớn quả lê, khiến dân chúng trở nên tức giận và quay sang chống lại Lưu Tống. Quân Lưu Tống do đó không thể nhanh chóng chiếm được Hoạt Đài. Đến mùa đông năm 450, Thái Vũ Đế vượt qua Hoàng Hà, quân của Vương tan rã và Vương buộc phải chạy về Nghiêu Ngao. Tiêu Bân vẫn dự định sẽ phòng thủ Nghiêu Ngao chống lại cuộc tấn công của Bắc Ngụy, song Thẩm Khánh Chi thuyết phục Tiêu Bân rằng đó là hành động vô ích, và bất chấp việc Văn Đế có lệnh bảo vệ Nghiêu Ngao, Tiêu Ban dẫn đại quân quay trở lại Lịch Thành (歷城, nay thuộc Tế Nam, Sơn Đông) để bảo tồn lực lượng. Trong khi đó, do thất bại của Vương Huyền Mô ở Hoạt Đài nên mặc dù tướng Liễu Văn Cảnh (柳文景) có thể chiếm được Đồng quan ở phía tây và đe dọa vùng Quan Trung của Bắc Ngụy, Văn Đế quyết định triệu hồi Liễu và do đó cũng từ bỏ các tiến bộ đạt được ở phía tây. Để trả đũa cuộc tấn công của Lưu Tống, Thái Vũ Đế phát động một cuộc tấn công toàn lực chống lại các châu phía bắc của Lưu Tống. Cháu trai của Thái Vũ Đế là Thác Bạt Nhân (拓拔仁) nhanh chóng chiếm được Huyền Hồ và Hạng Thành (項城, nay thuộc Chu Khẩu, Hà Nam) và cướp phá trên đường đến Thọ Dương. Thái Vũ Đế tiến đến Bành Thành, song không thể vây hãm thành vì nó quá vững chắc; thay vào đó, ông ta tiến về phía nam, tuyên bố rằng sẽ vượt Trường Giang và phá hủy kinh thành Kiến Khang của Lưu Tống. Cả đại quân của Thái Vũ Đế và các đạo quân nhánh mà ông cử đi đều tiến hành tàn sát và đốt phá nghiêm trọng, khiến cho vùng Hoài Hà của Lưu Tống trở nên hoang tàn. Khoảng tết năm 451, Thái Vũ Đế đến Qua Bộ (瓜步, nay thuộc Nam Kinh, Giang Tô), đối diện với Kiến Khang qua Trường Giang, song vào lúc này Thái Vũ Đế lại đề xuất về vấn đề thông hôn, theo đó thì nếu Văn Đế gả một con gái của mình cho cháu nội của Thái Vũ Đế, Thái Vũ Đế sẽ sẵn lòng gả một con gái cho một con trai của Văn Đế là Lưu Tuấn (người khi đó đang trấn thủ Bành Thành), để thiết lập hòa bình lâu dài. Thái tử Thiệu ủng hộ đề xuất này, song Giang Đam (江湛) lại phản đối, và đề xuất thông hôn không được Lưu Tống chấp thuận. Vào mùa xuân năm 451, lo ngại rằng quân lính của mình quá căng thẳng và sẽ bị quân Lưu Tống đồn trú tại Bành Thành và Thục Dương tấn công ở phía sau, Thái Vũ Đế bắt đầu rút quân. Trên đường hành quân, do bị tướng Tang Chí (臧質) của Lưu Tống xúc phạm nên Thái Vũ Đế cho bao vây Hu Dị (盱眙, nay thuộc Hoài An, Giang Tô), và sau khi cả hai bên chịu thấy bại nặng nề, quân Bắc Ngụy nhanh chóng rút lui. Chiến dịch này làm suy yếu cả hai đế chế và chứng minh sự tàn ác của Thái Vũ Đế. Sử gia Tư Mã Quang quy các thất bại quân sự của Văn Đế cho phong cách chỉ huy của ông: Như một sử gia khác là Thẩm Ước chỉ ra, Văn Đế noi theo kế sách quân sự của Hán Quang Vũ Đế, song thiếu khả năng chỉ huy quân đội giống như Hán Quang Vũ Đế, và do đó không thể soạn thảo các kế hoạch đúng theo cách mà Quang Vũ Đế thực hiện. Năm 452, sau khi hay tin rằng Bắc Ngụy Thái Vũ Đế bị một hoạn quan tên là Tông Ái (宗愛) ám sát, Văn Đế chuẩn bị cho một chiến dịch mới, giao cho tướng Tiêu Hi Hoa cầm quân, song vẫn không nhận ra rằng cách quản lý vi mô của mình góp phần rất lớn vào các thất bại trước đây. Nhưng sau khi cánh quân do Trương Vĩnh (張永) chỉ huy bị thất bại tại Kiều Áo, ông từ bỏ chiến dịch. Trong khi đó, bản thân Văn Đế phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong hoàng tộc. Ông khám phá ra rằng Thái tử Thiệu và một người con trai khác là Thủy Hưng vương Lưu Tuấn (có Hán tự khác với Lưu Tuấn đề cập ở trên), bí mật thuê pháp sư tên là Nghiêm Đạo Dục (嚴道育) để yểm cho Văn Đế chết [để cho Thái tử Thiệu có thể đăng cơ]. Văn Đế mặc dù tức giận song chỉ khiến trách mạnh mẽ các con trai và không dự định có các hành động trừng phạt hơn nữa. Tuy nhiên, đến năm 453, hy vọng các con trai sẽ tự sửa đổi bản thân của Văn Đế tan vỡ khi ông phát hiện ra họ vẫn tiếp tục liên kết với Nghiêm Đạo Dục ngay cả sau khi bị trách mắng. Do đó, Văn Đế thảo luận với các đại thần cao cấp gồm Từ Đam Chi, Giang Đam, và Vương Tăng Xước (王僧綽) về kế hoạch phế truất Thái tử Thiệu và buộc Lưu Tuấn phải tự vẫn. Tuy nhiên, ông mắc phải sai lầm khi thảo luận về các kế hoạch với mẹ của Lưu Tuấn là Phan thục nghi, và Phan thục nghi nhanh chóng thông tin cho Lưu Tuấn, Tuấn lại báo cho Thái tử Thiệu. Ngày Giáp Tý tháng 2 năm Quý Tị (16 tháng 3 năm 453), Thái tử Thiệu tiến hành chính biến, cử cận binh của mình siết chặt hoàng cung và cử thân tín là Trương Siêu Chi (張超之) ám sát Văn Đế. Khi Trương Siêu Chi vào phòng ngủ của Văn Đế với một thanh kiếm, các cận binh của Văn Đế đang ngủ, và Văn Đế cố gắng giữ một chiến bàn nhỏ để chống trả Trương Siêu Chi. Tuy nhiên, nhát kiếm đầu tiên của Trương cắt đứt các ngón tay của Văn Đế, và nhát kiếm sau đó giết chết Văn Đế. Sau một số rối loạn, Lưu Thiệu cũng giết chết Từ Đam Chi và Giang Đam, rồi vu cáo rằng Từ và Giang ám sát Văn Đế. Lưu Thiệu sau đó đăng cơ, song cũng trong năm đó ông ta bị đánh bại rồi bị giết dưới tay một hoàng đệ khác là Vũ Lăng vương Lưu Tuấn (có Hán tự khác với Lưu Tuấn liên minh với Lưu Thiệu), Lưu Tuấn lên ngôi, tức là Hiếu Vũ Đế. Lưu Thiệu ban đầu truy thụy hiệu cho cha là Cảnh Đế (景帝) và truy miếu hiệu là Trung Tông (中宗). Sau khi Hiếu Vũ Đế đăng cơ, đổi thụy hiệu thành Văn Đế và đổi miếu hiệu thành Thái Tổ (太祖).
1
null
"Just a Little More Love" là đĩa đơn đầu tay của nam DJ người Pháp David Guetta. Ca khúc cũng xuất hiện trong album phòng thu đầu tay cùng tên của anh. Trong album này có hai phiên bản của ca khúc: bản chỉnh sửa "Just a Little More Love (Elektro Edit)" và bản phối khí "Just a Little More Love (Wally López Remix Edit)" xuất hiện trong "MoS: Clubbers Guide 2004" và album nhạc phim "The Football Factory". Video âm nhạc. Có một video âm nhạc cho "Just a Little More Love". Trong video có xuất hiện David Guetta.
1
null
"Love Don't Let Me Go" là một ca khúc nhạc house được biểu diễn bởi DJ người Pháp David Guetta hợp tác với Chris Willis. Đây là đĩa đơn thứ hai trích từ album phòng thu đầu tay của Guetta, "Just a Little More Love". Bản phối khí của ca khúc cũng được phát hành như một đĩa đơn dưới cái tên "Love Don't Let Me Go (Walking Away)" vào năm 2006. Video âm nhạc. Video âm nhạc được phát hành lần đầu tiên trên YouTube vào ngày 23 tháng 5 năm 2007 với tổng độ dài là hai phút và năm mươi lăm giây.
1
null
"People Come People Go" là một ca khúc nhạc house được biểu diễn bởi DJ người Pháp David Guetta hợp tác với Chris Willis. Đây là đĩa đơn thứ ba trích từ album phòng thu đầu tay của Guetta, "Just a Little More Love". Video âm nhạc. Có một video âm nhạc cho "People Come People Go", nhưng trong video này không có sự xuất hiện của David Guetta hay Chris Willis.
1
null
"Just for One Day (Heroes)" là một ca khúc nhạc house được biểu diễn bởi DJ người Pháp David Guetta hợp tác với Bowie. Ca khúc được chọn làm đĩa đơn cho album tổng hợp của Guetta, Fuck Me I'm Famous 2003, vào tháng 6 năm 2003. Trong ca khúc có sử dụng một đoạn giai điệu của "Heroes", một ca khúc năm 1977 của Bowie. "Just for One Day (Heroes)" nhanh chóng đạt được vị trí thú73 tạim bảng xếp hạng UK Singles Chart vào tháng 7 năm 2003. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho "Just for One Day (Heroes)" có thể dễ dàng được tìm thấy trên YouTube.
1
null
Apple Records là hãng thu âm được thành lập bởi The Beatles vào năm 1968 và là công ty con của Apple Corps. Tên tuổi của hãng chủ yếu gắn liền với The Beatles, thực hiện trong vai trò ban nhạc hay cá nhân từng thành viên, ngoài ra cũng sản xuất cho nhiều nghệ sĩ khac như Mary Hopkin, James Taylor, Badfinger và Billy Preston. Thực tế trong những năm 1970, hãng đĩa đã thống trị các bảng xếp hạng khi cho phát hành các sản phẩm từ các Beatle sau khi ban nhạc tan rã. Allen Klein quản lý hãng đĩa vào năm 1969, sau đó là Neil Aspinall bên cạnh 4 thành viên của The Beatles và gia đình của họ. Aspinall nghỉ hưu vào năm 2007 và được thay thế bởi Jeff Jones.
1
null
Westland Lysander là một loại máy bay liên lạc và hiệp đồng tác chiến với lục quân, do hãng Westland Aircraft chế tạo trước và trong Chiến tranh thế giới II. Sau khi trở nên lỗi thời trong nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với lục quân, nhờ khả năng cất hạ cánh trên đường băn ngắn nên nó được sử dụng trong các nhiệm vụ bí mật trên vùng đất Pháp bị chiếm đóng. Giống như các loại máy bay hiệp đồng tác chiến với lục quân, loại máy bay này được đặt theo tên của một vị tướng, đó là tướng Lysander của Sparta.
1
null
Westland Wapiti là một loại máy bay đa dụng quân sự hai chỗ của Anh, nó là máy bay hai tầng cánh có một động cơ. Do hãng Westland Aircraft Works thiết kế chế tạo trong thập niên 1920, nhằm thay thế cho loại Airco DH.9A trong biên chế Không quân Hoàng gia.
1
null
Trận hồ Masuren lần thứ nhất là một trận đánh tiêu biểu trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 9 cho đến ngày 14 tháng 9 năm 1914. Trong trận chiến này, Tập đoàn quân số 8 của Đế quốc Đức do "Thượng tướng Bộ binh" Paul von Hindenburg chỉ huy đã giành thắng lợi quyết định trước Tập đoàn quân số 1 của Đế quốc Nga do tướng Paul von Rennenkampf chỉ huy, tạo thêm một cú sốc nữa cho bộ chỉ huy quân đội Nga ngay sau chiến thắng vang dội của quân đội Đức trong trận Tannenberg vào tháng 8 năm 1914. Trận Tannenberg và trận Masurian lần thứ nhất được xem là hai trong số những chiến thắng vẻ vang nhất của nước Đức trong cuộc chiến tranh, đã lên dây cót cho thanh danh của Hindenburg cùng với Tổng tham mưu trưởng của ông Erich Ludendorff - người đã góp phần vạch ra kế hoạch cho hai đại thắng này. Họ đã trở thành những anh hùng dân tộc lớn của nước Đức trong chiến tranh. Đồng thời, hai trận thắng này cũng đã giải nguy cho vùng Đông Phổ cũng như nước Đức, đồng thời mang lại quyền chủ động chiến lược cho người Đức trên Mặt trận phía Đông của cuộc chiến. Mặc dù không bị tiêu diệt, Tập đoàn quân số 1 của Rennenkampf thật sự là đã bị loại khỏi vòng chiến trong trận hồ Masuren. Sau khi đại thắng Tập đoàn quân số 2 của Nga trong trận chiến Tannenberg, quân đội Đức dưới quyền Hindenburg đã tiến đánh quân đội Nga dưới quyền Rennenkampf. Khi ấy, Tập đoàn quân số 8 của Đức đã được tăng viện, mặc dù quân Nga vẫn còn nắm giữ lợi thế về quân số. Tin tức về thảm họa Tannenberg đã buộc Rennenkampf, vốn đang tiến quân qua lỗ hổng Insterburg, phải rút quân về một cứ điểm kéo dài từ hướng Đông Nam biển Baltic cho đến Angerburg. Cuộc tiến công ban đầu của quân Đức đã mở đầu vào ngày 7 tháng 9 năm 1914 từ các hồ ở hướng Nam và kéo dài trong vòng hai ngày, tuy ban đầu quân Đức gặp khó khăn nhưng Quân đoàn I do tướng Hermann von François đã vãn hồi tình hình, và quân Nga bị phân rã. Quân đội Đức tiếp tục bắc tiến để truy kích quân chủ lực của đối phương. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1914, cuộc giao chiến đã lan rộng. Do sự yếu kém của cánh Nam của quân ông, Rennenkampf đã thực hiện một cuộc triệt thoái dưới sự yểm trợ của một cuộc phản kích do hai Sư đoàn thực hiện, ngăn ngừa một cuộc hợp vây. Quân của François đã xé lẻ một phần của quân của Rennenkampf vào ngày 10 tháng 9 năm 1914, và cho đến ngày 13 tháng 9 năm ấy các lực lượng thất trận của ông đã vượt qua sông Niemen và về đến biên giới Nga. Tuy nhiên, cuộc rút lui này chứng tỏ quân Nga đã không còn ở Đông Phổ, trong khi họ bị quân Đức đánh thiệt hại nặng trong trận chiến này, mặc dù chiến thắng này đối với quân đội Đức không rực rỡ như trận Tannenberg. Là những đòn giáng nặng nề vào tâm lý của người Nga, hai chiến thắng của quân Đức tại Tannenberg và hồ Masuren đã bảo đảm sự sống còn của quân đội Đức trong những tháng đầu của Mặt trận phía Đông. Cơ hội cho quân Nga giành thắng lợi chóng vánh trước quân Đức và quân Áo-Hung đã không còn. Đồng thời, hai trận chiến này cũng hình thành cục diện cân bằng lực lượng giữa hai khối Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và hạ thấp vai trò của nước Nga trong cuộc chiến. Vào tháng 2 năm 1915, người Đức đã tiếp nối hai thắng lợi to lớn của mình bằng trận hồ Masuren lần thứ hai bẻ gãy cuộc tiến công của một Tập đoàn quân khác của Nga vào vùng Đông Phổ và gây cho họ thiệt hại nặng nề.
1
null
Nadech Kugimiya (tiếng Thái: ณเดชน์ คูกิมิยะ, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1991) còn có nghệ danh là Barry (แบร์รี), là một diễn viên và người mẫu người Thái Lan. Anh nổi tiếng với các vai diễn trong "Duang Jai Akkanee" (2010), "Game Rai Game Rak" (2011), "Hoàng hôn ở Chaophraya" (2013), "The Rising Sun Series" (2014), "Leh Lub Salub Rarng" (2017) và "Likit Ruk" (2018). Tiểu sử và học vấn. Nadech có tên khai sinh là Chonlathit Yodprathum, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1991 ở tỉnh Khon Kaen, Thái Lan. Cha của anh là người Áo và mẹ là người Thái Lan. Anh được nuôi dưỡng bởi dì ruột Sudarat Kugimiya và người chồng Nhật Bản tên là Yoshio Kugimiya nên họ của anh là Kugimiya. Biệt danh "Barry" của anh xuất phát từ biệt danh ban đầu là "Brand". Anh tốt nghiệp Cử nhân Đại học Rangsit, ngành Nghệ thuật truyền thông năm 2015 và sau đó tốt nghiệp Thạc sĩ cùng chuyên ngành vào tháng 5, năm 2020. Nadech sống cùng khu với Sukollawat Kanarot (Weir), một diễn viên và người mẫu Thái Lan và được phát hiện bởi người quản lý của Weir. Sự nghiệp. Nadech bắt đầu sự nghiệp người mẫu từ năm mười bảy tuổi. Năm 2010, anh đóng phim truyền hình đầu tiên với vai chính "Nawa Gamtornpuwanat" trong phim "Ngao Rak Luang Jai". Anh trở nên nổi tiếng sau vai diễn "Fai Akkanee Adisuan" trong phim "Duang Jai Akkanee" và vai "Saichon / Charles Makovich" trong "Game Rai Game Rak", đóng cặp cùng Urassaya Sperbund (Yaya). Anh cũng là thành viên của nhóm "4+1 Channel 3 Superstar" cùng với Mario Maurer, Prin Suparat, Pakorn Chatborirak, và Phupoom Pongpanu. Anh ký hợp đồng độc quyền với đài Channel 3. Người quản lý của anh tên là Suphachai Srivijit. Nadech Kugimiya là cái tên bảo chứng rating cho những bộ phim mà anh tham gia. Liên tiếp những bộ phim như "Trang trại tình yêu" (Duang Jai Akkanee), "Trò chơi tình yêu" (Game Rai Game Rak), "Series Ánh dương tình yêu" (Roy Ruk Hak Liam Tawan / Roy Fun Tawan Duerd), "Sự hoán đổi diệu kỳ" (Leh Lub Salub Rarng), "Duyên trời định" (Likit Ruk) đều trở thành những bộ phim ăn khách và có rating cao ngất ngưởng trên màn ảnh nhỏ. Ngoài ra hai bộ phim điện ảnh mà anh tham gia là "Hoàng hôn ở Chaophraya" (Koo Gum) và "Nữ thần rắn 2" (Nakee 2) đều là những tác phẩm thắng lớn trên địa hạt màn ảnh rộng. Quả thật nếu nói về công việc diễn xuất, nếu Nadech nhận khó tính thứ 2 sẽ hiếm có ai nhận mình số 1 trong làng giải trí Thái. Chính anh đã chia sẻ rằng: "Lúc đóng phim tôi sẽ tham khảo ý kiến của đạo diễn và những người xung quanh. Tôi ít khi xem phim của bản thân mình đóng, vì sẽ nhận ra những khuyết điểm của bản thân nhiều hơn bất kỳ ai. Vì thế lúc làm việc, tôi luôn xác định rõ mục tiêu của mình. Vậy nên nếu làm không hết mình, thì chính tôi sẽ tự biết kết quả như thế nào". Bằng tài năng cùng nhân cách hoàn hảo, chẳng khó gì khi Nadech có thể rinh về tận 136 giải thưởng trong 9 năm hoạt động, và vẫn còn tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp, trở thành nam diễn viên được yêu thích của mọi nhà.
1
null
Kế hoạch Mincemeat là một kế hoạch Nghi binh của Anh quốc nhằm lừa Đức Quốc xã trong Chiến dịch Husky thuộc thế chiến thứ hai. Âm mưu thành công khiến đưa đến chiến thắng của Quân Đồng Minh ở Sicilia. Câu chuyện. Ngày 30 tháng 4 năm 1943, xác người đàn ông chết đuối được phát hiện ở thị trấn Huelva bên vùng bờ biển phía nam Tây Ban Nha . Xác chết được mặc quân phục và đeo hàm thiếu tá (Cấp bậc thiếu tá được lựa chọn bởi người mang cấp bậc này đủ nhận được sự tin tưởng của cấp trên khi giao cho anh ta chuyển tài liệu mật, và cũng không phải là người có vị trí quá cao để nhiều người có thể biết đếên n) tWilliam Bill Martin của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh. Giấy tờ tùy thân của thiếu tá Martin chứng thực anh ta sinh năm 1917 ở Cardiff, xứ Wales, có vị hôn thê được gọi tên thân mật là Pam. Bằng chứng cho liên hệ thân thiết giữa Pam và Martin là bức ảnh chân dung của Pam (thực tế là ảnh của nữ nhân viên Nancy Jean Leslie) nằm trong túi áo của Martin cùng hai bức thư tình và cả một hóa đơn mua nhẫn đính hôn giấu trong thi thể. Như thế vẫn chưa đủ, Cơ quan tình báo Anh còn thêm vào bên trong quần áo của Martin các vật chứng đời thường khác như hai cuống vé xem kịch, một vé xe buýt đã qua sử dụng, một hóa đơn mua áo mới, một hóa đơn nghỉ 4 đêm tại Câu lạc bộ Quân đội và Hải quân, một thư ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản chi 79,97 Bảng Anh, tất cả đều được in với ngày tháng cận kề thời điểm Martin mất tích. Điểm mấu chốt của toàn bộ kế hoạch này là những "tài liệu mật" trong chiếc cặp được xích vào tay xác chết: các bức thư giới thiệu thật, có chữ ký của những chỉ huy ngoài đời thật và một loạt các thông tin liên quan đến các vấn đề nhạy cảm. Những thư giới thiệu và thư trao đổi giữa các thượng cấp của Martin được bỏ vào trong một chiếc cặp nhỏ để người Đức tin rằng Martin đang mang theo tài liệu này bên mình. Chiếc cặp sau đó được cột vào cổ tay của Martin bằng một sợi dây xích để chắc chắn nó không bị trôi đi và sẽ được vớt cùng thi thể. Ban đầu, người Anh định thả thi thể này từ trên máy bay xuống vùng bờ biển Tây Ban Nha cùng một chiếc dùkhông nguyên vẹn. Tuy nhiên, ý tưởng này bị hủy bỏ vì quân Đức sẽ không tin rằng, quân Đồng minh lại liều lĩnh cho một sĩ quan mang thứ "tài liệu quan trọng" nhảy dù vào vùng lãnh thổ địch. Phương án cuối cùng được đưa ra là thi thể viên thiếu tá trên sẽ được thả trôi dạt vào bờ biển, như thể anh ta bị chết do tai nạn bất ngờ rơi xuống biển. Theo đó, thi thể "thiếu tá Martin" được đưa lên tàu ngầm HMS Seraph thả xuống biển cách bờ khoảng 1,6 km. Thậm chí, những ngày sau đó, các báo của Anh còn đăng cáo phó về cái chết của viên sĩ quan tên Martin để củng cố chuyện tai nạn xảy ra là hoàn toàn có thật. Tuy mang danh nghĩa trung lập, nhưng chính quyền Tây Ban Nha dưới thời nhà độc tài Francisco Franco vẫn nghiêng về Phe Trục nên lập tức số tài liệu nói trên được chuyển cho Đức trong đó có một lá thứ có nội dung cho biết: quân đội Đồng minh trong mùa hè năm 1943 sẽ tấn công Sardinia và đảo Corse (tức về hướng Hy Lạp chứ không phải đảo Sicilia). Tác giả kế hoạch. Để thực hiện nghi binh, cơ quan tình báo Anh đã tận dụng lấy các ý tưởng "kỳ quặc" từ thông điệp của Ian Fleming (cha đẻ của nhân vật James Bond) và tiến hành kế hoạch gây nhiễu thông tin mang tên Thịt băm - Mincemeat nhằm khiến phe Phát xít tưởng rằng lực lượng Đồng minh sẽ tiến chiếm Hy Lạp thay vì đảo Sicilia. Có thông tin cho rằng người nghĩ ra kế hoạch này chính là sĩ quan tình báo Anh Ewen Montagu. Ai là cái xác của người sĩ quan Anh. Nhiều nghi vấn về ai là cái xác đóng vai sĩ quan Anh trôi ngoài khơi Tây Ban Nha.
1
null
Trận Limanowa-Lapanów là một trận đánh trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 6 cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1914. Trong trận đánh này, dưới sự chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Áo là Franz Graf Conrad von Hötzendorf, Tập đoàn quân số 4 của Đế quốc Áo-Hung dưới quyền Đại Công tước Joseph Ferdinand cùng với Lê dương Ba Lan của Józef Piłsudski và một Sư đoàn trừ bị của Đế quốc Đức đã giành thắng lợi quyết định trước Tập đoàn quân số 3 của Đế quốc Nga dưới quyền tướng Radko Dimitriev. Chiến thắng của quân Áo-Hung và Đức trong trận Limanowa đã khiến cho kế hoạch tấn công Đức thông qua Áo-Hung của tướng Nga N. J. Ivanov bị phá sản. Tướng Erich Ludendorff của Đức đã đánh giá cao thắng lợi của quân đội Áo-Hung tại Limanowa, đồng thời trận chiến này cũng cho thấy sự hợp tác thành công giữa quân đội Đức và Áo-Hung. Quân Nga đã chiếm giữ sông Wisla ở Ivangorod và Dimitriev đã tiến quân về hướng Tây Nam để vây hãm Kraków. Vào ngày 3 tháng 12 năm 1915, Conrad phát động phản công bên sườn trái của quân Nga. Cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1915, cuộc tiến công của các Sư đoàn của tướng Joseph Roth đã chặn đứng quân của Dimitriev và buộc ông này phải gọi viện binh. Tướng Aleksei Brusilov - Tư lệnh Tập đoàn quân số 8 của Nga - đã đem hai quân đoàn đến đánh bọc sườn phải của quân đội Roth và giai đoạn hai của trận chiến mở đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 1915: quân Nga đã thất bại và sự vắng mặt của hai quân đoàn đã khiến cho quân đoàn còn lại của Brusilov phải đương đầu với Tập đoàn quân số 3 của Áo. Ngày hôm đó, Tập đoàn quân số 3 cũng tấn công, đập tan mối đe dọa của Brusilov vào Hungary và giảm áp lực cho Roth do hai quân đoàn kia buộc phải triệt thoái. Quân Áo, Đức đã tiến được 64 km và vào ngày 15 tháng 12 năm 1915, quân đội Nga đã triệt thoái về một chiến tuyến dọc theo sông Dunajec. Quân Nga bị thiệt hại không nhỏ, trong khi quân đội Áo-Hung đã thể hiện khả năng của mình trong trận chiến này, mặc dù họ sẽ không còn chiến đấu tốt như thế nữa trong những trận đánh về sau. Thắng lợi của quân Áo-Hung trong cuộc phản kích tại Limanowa-Lapanów đã cải thiện tình hình cho họ: Kraków đã được giải nguy và cuộc thọc sâu của quân đội Nga về cực tây trong cuộc chiến tranh cũng bị bẻ gãy.
1
null
Victor Moses (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1990) là cầu thủ bóng đá chuyên Nghiệp người Nigeria đang chơi cho câu lạc bộ Spartak Moscow tại Russian Premier League. Vị trí sở trường của anh là tiền vệ cánh và anh có thể chơi ở cả vị trí hậu vệ cánh. Moses bắt đầu sự nghiệp tại Crystal Palace trước khi chuyển đến Wigan Athletic và có cơ hội thi đấu tại Premier League từ năm 2010. Đến năm 2012, anh chuyển đến Chelsea và có được danh hiệu vô địch UEFA Europa League ngay trong mùa giải đầu tiên. Sau đó anh lần lượt được Chelsea đem cho mượn tại Liverpool, Stoke City và West Ham United trước khi trở lại Chelsea vào mùa giải 2016-17 và cùng Chelsea giành chức vô địch Premier League. Từ tháng 1 năm 2019, anh lại chuyển đến Fenerbahçe, Inter Milan và Spartak Moscow theo các hợp đồng cho mượn trước khi chinh thức trở thành cầu thủ của Spartak Moscow vào tháng 7 năm 2021. Sinh ra ở Nigeria, anh bắt đầu sang Anh năm 11 tuổi và đã chơi cho các đội U-16, U-17, U-19 và U-21 của Anh nhưng anh đã chọn Nigeria làm đội tuyển quốc gia của mình. Anh cùng đội tuyển Nigeria giành chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2013 và tham dự World Cup 2014 cùng World Cup 2018. Anh tuyên bố chia tay đội tuyển quốc gia ở tuổi 27 vào năm 2018. Sự nghiệp câu lạc bộ. Crystal Palace. Moses sinh ra tại Lagos, Nigeria. Năm 11 tuổi, cha mẹ anh trở thành nạn nhân của các cuộc bạo động tôn giáo ở Nigeria và sau đó anh phải tị nạn đến Anh. Anh học trường Trung học Kỹ thuật Stanley tại South Norwood, sau đó được các tuyển trách viên của câu lạc bộ Crystal Palace phát hiện và Moses đã đồng ý vào học viện đào tạo trẻ của câu lạc bộ. Một thời gian ngắn sau khi gia nhập học viện, Palace đã đề nghị anh chuyển đến học tại trường Whitgift ở Croydon, nơi có huấn luyện viên Steve Kember và cựu danh thủ Colin Pates đang tham gia huấn luyện đội bóng trường này, với hi vọng cơ sở vật chất và huấn luyện viên của Whitgift sẽ phút phát triển tài năng của Moses. Moses ở tuổi 14 đã ghi 50 bàn cho đội trẻ U-14 của Palace và giúp Whitgift vô địch nhiều giải đấu trường, trong đó có Giải Quốc gia, trong đó có 5 bàn trong trận chung kết với trường Healing tại ở sân vận động Walkers, Leicester. Anh có trận đấu tiên tại Giải hạng Nhất vào ngày 6 tháng 11 năm 2007 trong trận sân khách với Cardiff. Trong đội hình chính của Palace, Moses đã ghi ba bàn trong mùa giải 2007-08. Tháng 7 năm 2008, anh gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ đến năm 2012. Tuy nhiên mùa giải sau đó anh chỉ ghi được hai bàn. Wigan Athletic. Ngày 31 tháng 1 năm 2010, Moses hoàn tất vụ chuyển nhượng trị giá 2,5 triệu £ đến câu lạc bộ tại Premier League là Wigan Athletic. Ngày 6 tháng 2 năm 2010, anh có trận đấu đầu tiên cho Wigan khi vào sân thay người trong trận hòa Sunderland 1–1. Ngày 20 tháng 3 năm 2010, Moses vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu với Burnley và có đường chuyền thành bàn đầu tiên cho Hugo Rodallega trong những phút bù giờ. Bàn thắng đầu tiên của anh cho Wigan đến vào ngày 3 tháng 5 năm 2010 trong trận hòa 2-2 với Hull City. Moses đã gặp phải hai chấn thương vào đầu mùa giải 2010-11 và gặp khó khăn trong việc cạnh tranh suất đá chính sau đó. Anh có bàn thắng đầu tiên trong Giải ngoại hạng mùa này khi ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu ngày 13 tháng 11 năm 2010 với West Bromwich Albion. Khi Charles N'Zogbia ra đi, Moses trở thành cầu thủ đá chính thường xuyên cho Wigan trong mùa giải 2011-12. Chelsea. Ngày 23 tháng 8 năm 2012, cuộc đàm phán giữa Wigan và Chelsea về việc chuyển nhượng Moses đã thành công sau bốn lần đàm phán bất thành trước đó. Ước tính phí chuyển nhượng của anh là 9 triệu bảng. Ngày 24 tháng 8]], anh chính thức là cầu thủ của câu lạc bộ Chelsea sau khi hoàn tất thủ tục kiểm tra y tế. Tại Chelsea, Moses khoác áo số 13, số áo trước đây thuộc về tiền vệ người Đức Michael Ballack. 2012-13. Ngày 15 tháng 9, Moses có trận đấu đầu tiên cho Chelsea tại Premier League trên sân Loftus Road của QPR khi vào sân từ băng ghế dự bị. Trận đấu đã kết thúc với tỷ số 0-0. Bàn thắng đầu tiên của anh cho The Blues đến trong chiến thắng 6-0 tại vòng 3 Cúp Liên đoàn trước Wolverhampton Ngày 31 tháng 10 năm 2012, anh được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu vòng 4 Cúp liên đoàn giữa Chelsea và Manchester United, trận đấu mà Chelsea đã thắng 5-4. Ngày 3 tháng 11, Moses có bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong màu áo Chelsea khi ghi bàn mở tỉ số trong trận hòa 1-1 với Swansea City. 4 ngày sau đó, anh trở thành người hùng của Chelsea khi ghi bàn thắng ở những phút bù giờ để đem lại chiến thắng 3-2 trước Shakhtar Donetsk tại lượt trận thứ tư vòng bảng UEFA Champions League 2012-13. Moses có bàn thắng đầu tiên trong năm 2013 trong chiến thắng 5-1 trước Southampton tại vòng 3 cúp FA 2013. Ngày 5 tháng 4 năm 2013, anh có bàn thắng đầu tiên tại Cúp UEFA Europa League với bàn thắng nâng tỉ số lên 2-0 trong chiến thắng 3-1 trước Rubin Kazan ở lượt đi và tiếp tục ghi bàn ở lượt về. Tại bán kết Europa League, Moses tiếp tục ghi bàn trong cả hai trận lượt đi và về vào lưới đội bóng Thụy Sĩ FC Basel. Tuy nhiên anh đã không được ra sân trong trận chung kết tại Amsterdam với Benfica vào ngày 15 tháng 5, trận đấu mà các đồng đội của anh đã giành chiến thắng 2-1. Liverpool. Sự có mặt của các tân binh Willian và André Schürrle ở mùa giải 2013-14 đã khiến cho vị trí của Moses tại Chelsea không còn được bảo đảm. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Liverpool đã chính thức mượn được Moses trong thời hạn một mùa giải với khoản phí 1 triệu £. Ngay trong trận đầu tiên ra mắt Liverpool vào ngày 16 tháng 9 gặp Swansea, anh đã có pha lập công nâng tỉ số lên 2-1. Ngày 25 tháng 1 năm 2014, anh ghi bàn mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Bournemouth tại vòng 4 Cúp FA. Moses không có nhiều cơ hội thể hiện tại Liverpool, với chỉ 22 lần ra sân và có 2 bàn thắng. Stoke City. Ngày 16 tháng 8 năm 2014, Moses chính thức gia nhập câu lạc bộ Stoke City theo dạng cho mượn cho đến hết mùa giải 2014-15. Anh có trận đấu đầu tiên cho Stoke tại Giải Ngoại hạng Anh vào ngày 30 tháng 8 năm 2014, trong chiến thắng 1–0 trước Manchester City. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Stoke vào ngày 1 tháng 11 năm 2014 trong trận hòa 2-2 với West Ham United. Moses dính phải chấn thương đùi trong trận đấu với Burnley vào ngày 22 tháng 11 năm 2014 khiến anh phải nghỉ thi đấu 8 tuần. Ngày 17 tháng 1 năm 2015, anh trở lại đội hình chính trong trận thắng 1-0 trước Leicester City. Anh có pha lập công từ chấm phạt đền ở phút thứ 90 để đem về chiến thắng 2-1 của Stoke trước kình địch Aston Villa ngay tại Villa Park vào ngày 21 tháng 2. Đến ngày 4 tháng 3, anh ghi bàn trong chiến thắng 2–0 trước Everton. Trở lại Chelsea (2015). Sau mùa giải cho mượn thi đấu thành công tại Stoke City, Moses trở lại câu lạc bộ chủ quản Chelsea và có mặt trong tất cả các trận giao hữu đầu mùa, ngoài ra còn ghi được bàn thắng trong trận đấu với PSG. Moses được vào sân ở phút thứ 82 trận tranh Siêu cúp Anh 2015 gặp Arsenal thay cho John Terry và chung cuộc Chelsea đã thua 1–0. West Ham United. Ngày 1 tháng 9 năm 2015, Moses tiếp tục được đem cho một câu lạc bộ khác mượn, lần này là West Ham United cho đến cuối mùa giải 2105-16. Ngay trước khi đến West Ham, Moses đã gia hạn hợp đồng thêm 4 năm với đội chủ sân Stamford Bridge đến năm 2019. Anh ghi được bàn thắng đầu tiên cho West Ham vào ngày 19 tháng 9 từ một cú sút xa, giúp đội bóng của mình giành thắng lợi 2-1 trước Manchester City. Trở lại Chelsea (2016-17). Tân huấn luyện viên của Chelsea Antonio Conte đã tạo điều kiện cho Moses trở lại Chelsea trong mùa giải 2016-17. Ngày 15 tháng 8 năm 2016, Moses có trận đấu đầu tiên tại Premier League cho Chelsea sau ba năm khi vào sân từ ghế dự bị thay cho Hazard ở những phút cuối trận thắng West Ham United 2–1. Ngày 23 tháng 8, Moses vào sân ngay từ đầu và ghi được 1 bàn thắng trong chiến thắng 3-2 trước Bristol Rovers tại vòng 2 Cúp Liên đoàn. Ngày 1 tháng 10, sau hơn ba năm kể từ tháng 5 năm 2013, Moses mới lần đầu tiên có tên trong đội hình xuất phát của Chelsea tại Premier League, trong trận đấu với Hull City và đã có một màn trình diễn ấn tượng góp phần vào chiến thắng 2-0 của Chelsea. Trong sơ đồ 3-4-3 mới của huấn luyện viên Antonio Conte, Moses có được một suất đá chính ở vị trí bên cánh phải. Ngày 15 tháng 10, anh có được bàn thắng thứ hai tại Giải Ngoại hạng, ấn định chiến thắng 3-0 trước Leicester City. 2017-18. Moses là người ghi bàn mở tỉ số trận đấu Siêu cúp Anh 2017 với Arsenal nhưng sau đó Chelsea đã để thua đối thủ trên loạt sút luân lưu. Đến ngày 20 tháng 1 năm 2018, anh mới có bàn thắng đầu tiên tại Premier League mùa giải 2017-18 trong chiến thắng 4-0 trước Brighton & Hove Albion. Ngày 12 tháng 2, anh có được bàn thắng thứ hai trong mùa giải ở trận thắng 3-0 trước West Bromwich Albion. Ngày 19 tháng 4, anh ghi dấu ấn cá nhân trong cả hai bàn thắng, trong đó có pha ấn định tỉ số 2-1, giúp Chelsea lấy trọn ba điểm tại Turf Moor trước Burnley. Đến ngày 6 tháng 5, anh có pha tạt bóng để tiền đạo Olivier Giroud ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Liverpool để duy trì hi vọng có được cơ hội tham dự Champions League mùa giải sau. Vào cuối mùa giải, Moses cùng Chelsea giành được danh hiệu vô địch Cúp FA sau khi đánh bại Manchester United. Sau khi Chelsea có huấn luyện viên mới là Maurizio Sarri, Moses không còn được trọng dụng và nửa đầu mùa giải 2018-19 anh chỉ được ra sân 6 trận, trong đó chỉ có 26 phút tại Premier League. Fenerbahçe. Cuối tháng 1 năm 2019, Moses được Chelsea đem cho đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ Fenerbahçe mượn với thời hạn 18 tháng. Ngày 28 tháng 1 năm 2019, anh có trận đấu đầu tiên cho Fenerbahçe tại Süper Lig khi được vào sân từ phút 66 trận thắng Yeni Malatyaspor 3-2. Đến ngày 1 tháng 2, anh có được bàn thắng đầu tiên cho đội bóng mới ấn định chiến thắng 2-0 trước Göztepe tại Süper Lig. Inter Milan. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Moses chuyển đến Ý thi đấu cho Inter Milan theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 6 tháng kèm điều khoản có thể mua đứt và tại đây anh được tái hợp người thầy cũ Antonio Conte Anh có trận ra mắt 6 ngày sau đó, vào sân từ ghế dự bị trong trận thắng 2-1 trước Fiorentina tại Coppa Italia quarter-finals. Moses có tổng cộng 20 trận thi đấu cho Inter Milan và đóng góp 5 đường chuyền thành bàn nhưng Inter Milan quyết định không kích hoạt điều khoản mua đứt. Spartak Moscow (mượn). Ngày 15 tháng 10 năm 2020, Moses gia nhập đội bóng Nga Spartak Moscow theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 mùa bóng kèm điều khoản có thể mua đứt. Hai ngày sau đó, anh có trận đấu đầu tiên trên đất Nga khi vào sân thay người trong trận thắng 3-2 trước Khimki. Ngày 24 tháng 10, trong trận đá chính đầu tiên cho Spartak Moscow, Moses có cho mình bàn thắng đầu tiên trong màu áo mới, góp công vào chiến thắng 3-1 trước Krasnodar. Ngày 16 tháng 5 năm 2021, Moses ghi bàn gỡ hòa 2-2 ở phút 85 của trận đấu với Akhmat Grozny đem về 1 điểm giúp Spartak Moscow cán đích Giải bóng đá Ngoại hạng Nga 2020–21 ở vị trí thứ hai và giành quyền tham dự UEFA Champions League mùa giải sau. Những đóng góp của Moses với 4 bàn thắng và 2 kiến tạo trong 19 trận tại Giải bóng đá Ngoại hạng Nga đã khiến Spartak Moscow đồng ý kích hoạt điều khoản mua đứt anh từ Chelsea với phí chuyển nhượng 3,9 triệu £. Moses có 9 năm thuộc biên chế Chelsea sau khi chuyển đến từ Wigan vào năm 2012, ra sân tổng cộng 128 lần cho the Blues, ghi được 18 bàn thắng và vô địch Premier League, Cúp FA và Europa League. Spartak Moscow. Ngày 2 tháng 7 năm 2021, Spartak Moscow ký hợp đồng có thời hạn hai năm với Moses sau khi chính thức mua đứt anh từ Chelsea. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Các đội trẻ Anh. Mặc dù sinh ra tại Nigeria, Moses đã chọn thi đấu cho đội trẻ U-16 của Anh và giành danh hiệu Victory Shield năm 2005. Năm 2007, anh cùng đội tuyển U-17 Anh tham dự Giải vô địch U-17 châu Âu tại Bỉ. Tại giải đấu này anh ghi được 3 bàn (cú đúp trong trận gặp U-17 Hà Lan và bàn thắng duy nhất trong trận bán kết với U-17 Pháp), giành được danh hiệu Chiếc giày Vàng và đội tuyển U-17 Anh đứng thứ hai giải đấu sau U-17 Tây Ban Nha. Cùng năm đó, anh tiếp tục cùng U-17 Anh tham dự Giải vô địch U-17 thế giới, ghi được 3 bàn ở vòng bảng nhưng U-17 Anh bị loại ở tứ kết. Moses sau đó tiếp tục được gọi vào đội tuyển U-19 Anh, tham dự Giải vô địch U-19 châu Âu nhưng U-19 Anh bị loại ngay vòng bảng. Đầu mùa giải 2010-2011, anh được gọi vào đội tuyển U-21 Anh và có trận đầu tiên gặp U-21 Uzbekistan. Nigeria. Moses được gọi vào Nigeria cho trận đấu với Guatemala vào tháng 2 năm 2011, nhưng trận giao hữu này đã bị hoãn. 1 tháng sau, anh lại được triệu tập cho các trận đấu với Ethiopia và Kenya. Tuy nhiên, anh không được thi đấu do việc đăng ký đổi quốc tịch của anh với FIFA chưa hoàn tất. Phải đến ngày 1 tháng 11 năm 2011, FIFA chính thức cho Moses và Shola Ameobi khoác áo Nigeria. Anh có trận đấu đầu tiên cho Nigeria vào ngày 29 tháng 2 năm 2012 trong trận gặp Rwanda. Ngày 13 tháng 10 năm 2012, anh có bàn thắng đầu tiên cho Nigeria với một cú đúp trong chiến thắng 6-1 trước Liberia và đưa đội bóng chính thức giành vé tham dự Cúp bóng đá châu Phi 2013 (CAN 2013). Moses được triệu tập vào danh sách đội tuyển Nigeria tham dự CAN 2013, giải đấu chính thức đầu tiên của anh trong màu áo đội tuyển quốc gia Nigeria. Ngày 29 tháng 1, trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Ethiopia, anh đã lập cú đúp đều từ chấm phạt đền giúp Nigeria lọt vào vòng sau ở vị trí nhì bảng. Chung cuộc, Nigeria đã giành chức vô địch châu lục lần đầu tiên kể từ năm 1994 và Moses cũng giành được danh hiệu Cầu thủ thi đấu Fair Play nhất giải đấu. Ngày 16 tháng 11, Moses ghi bàn thắng mở tỉ số trong chiến thắng 2-0 trước Ethiopia tại lượt về vòng loại World Cup khu vực châu Phi lượt đấu cuối cùng, chính thức đưa Nigeria tham dự World Cup 2014 tại Brasil. Thành tích xuất sắc trong màu áo đội tuyển và câu lạc bộ trong năm 2013 đã giúp anh giành danh hiệu Cầu thủ Nigeria xuất sắc nhất năm vào ngày 27 tháng 11. Sau khi nhận giải thưởng, Moses đã chia sẻ trên Twitter rằng: "Đó là giấc mơ trở thành sự thật khi chơi cho đất nước của mình, tôi rất cảm ơn các bạn." Tháng 6 năm 2014, Moses được triệu tập vào đội hình đội tuyển Nigeria tham dự World Cup 2014 tại Brasil. Tại giải đấu này, anh được ra sân trong trận đấu vòng bảng với Iran và trận thua 2-0 trước Pháp ở vòng 1/16. Moses tiếp tục có cơ hội tham dự World Cup 2018 tại Nga. Anh ra sân trong cả ba trận vòng bảng bảng D, có một đường chuyền thành bàn trong trận thắng 2-0 trước Iceland và ghi được một bàn thắng từ chấm phạt đền trong trận thua 1-2 trước . Chung cuộc đội tuyển Nigeria rời giải với vị trí thứ 3 bảng đấu. Sau giải đấu đó, Victor Moses tuyên bố chia tay đội tuyển Nigeria sau 6 năm gắn bó để tập trung cho sự nghiệp câu lạc bộ, tổng cộng anh đã thi đấu 37 trận và ghi được 12 bàn thắng.
1
null
Miletus (mī lē' təs) (tiếng Hy Lạp cổ: Μίλητος, "Milētos"; Latin: "Miletus") là một thành phố của Hy Lạp cổ đại nằm trên bờ biển phía tây Tiểu Á (ngày nay là tỉnh Aydin của Thổ Nhĩ Kỳ), gần của sông Büyük Menderes ở Caria cổ đại. Trước khi bị Đế quốc Achaemenid của Ba Tư xâm chiếm vào giữa thế kỷ 6 TCN, Miletus được coi là thành phố giàu có nhất và lớn nhất của Hy Lạp. Rất khó kiếm được bằng chứng về những cư dân đầu tiên trên mảnh đất này vì nước biển dâng cũng như sự lắng đọng phù sa từ con sông Maeander. Bằng chứng có giá trị đầu tiên là của thời đại đồ đá mới. Vào đầu và giữa thời kỳ đồ sắt, những khu định cư ở đây nằm dưới ảnh hưởng của người Minoan. Theo truyền thuyết, người Crete (Crettans) đã tràn tới đây và thay thế người Leleges bản địa. Cái tên Miletus được đặt theo một địa danh của Crete.
1
null
Trường Đại học Dược khoa Sài Gòn là cơ sở giáo dục phụ thuộc Viện Đại học Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa. Trường Dược khoa hoạt động từ năm 1961 đến 1975 thì giải thể. Lịch sử. Trường Dược khoa từ năm 1954 là một cơ sở tổng hợp chung của y khoa lẫn dược khoa. Tháng Tám năm 1961 thời Đệ Nhất Cộng hòa, chính phủ cho tách phân khoa dược khỏi y khoa và lập trường Đại học Dược khoa Sài Gòn, lấy trụ sở chính ở số 169 đường Công lý. Tháng Tư năm 1964, trường sở chuyển về Thành Cộng hòa, số 41 đường Cường Để. Trường có ba khoa trưởng trong thời gian 1961-1975. Học trình. Sinh viên nhập học phải có bằng Tú tài II thuộc ban A (khoa học) hoặc B (toán học). Chương trình học kéo dài 5 năm. Khi tốt nghiệp, sinh viên lãnh bằng "Dược sĩ Quốc gia" ("Diplôme de Pharmacien d’État").
1
null
Cullinan (Cullinan Diamond), là viên kim cương thô lớn nhất thế giới từng được tìm thấy trên Trái Đất cho đến nay. Nó có khối lượng lên đến . Vào tháng 4 năm 1905, viên kim cương được mang đến Luân Đôn, dù rất được công chúng quan tâm, nhưng sau 2 năm vẫn không có ai chịu mua nó. Năm 1907, chính phủ Thuộc địa Transvaal mua lại viên kim cương Cullinan và Thủ tướng Louis Botha đã tặng nó cho Edward VII, Vua của Vương quốc Anh. Sau đó viên kim cương được đẽo gọt thành 9 viên đá nhỏ hơn. Trong đó viên kim cương lớn nhất là viên Cullinan I hay còn gọi là "Ngôi sao sáng nhất châu Phi", có khối lượng lên đến , cũng chính là viên kim cương qua tạo tác lớn nhất thế giới cho đến nay. Nó được gắn trên cây vương trượng của Quốc chủ Anh. Ngoài ra còn 8 viên nhỏ hơn và gần 100 viên nhỏ khác được tạo tác từ những viên vụn khi đẽo gọt từ Cullinan. Sự tìm thấy và tên gọi. Viên kim cương Cullinan được tìm thấy ngày 26-1-1905 tại mỏ Premier thuộc tỉnh Gauteng, cách thủ đô chính của nước Cộng hoà Nam Phi là Pretoria 40 km. Câu chuyện được kể rằng, người quản lý mỏ kim cương Premier là Frederick Wells sẩy chân suýt ngã vì vấp phải hòn đá to bằng nắm tay. Hòn đá to đến nỗi ông cho rằng là mảnh thủy tinh được chôn như một trò đùa. Sau đó người ta mới phát hiện ra nó không phải là mảnh thủy tinh mà là một viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy, nặng đến 3.106,75 carat và viên kim cương được gọi là Cullinan theo tên của chủ tịch công ty, ngài Thomas Cullinan. Có tài liệu cho rằng một người thợ mỏ tên là Thomas Evan Powell đã tìm thấy nó. Sở hữu và tạo tác. Sau khi được phát hiện năm 1905, viên kim cương Cullinan được chính quyền thuộc địa Transvaal mua lại để dâng tặng nhà vua Anh lúc bấy giờ là Edward VII nhân ngày sinh nhật để thể hiện lòng trung thành của chính quyền thuộc địa sau khi họ thất bại trong cuộc chiến Boer. Quốc hội thuộc địa đã bỏ phiếu dâng tặng, nhưng lòng tự trọng buộc vua Anh từ chối món quà. Nhưng nhà chính trị trẻ đang nổi là Winston Churchill, cựu chiến binh của cuộc chiến Boer đã thuyết phục nhà vua nhận viên kim cương này. Việc vận chuyển viên kim cương rời Nam Phi đến Anh cũng là một câu chuyện đầy kịch tính. Nhà chức trách thuộc địa đã tìm cách nghi binh để đánh lừa những đối tượng có ý định chiếm đoạt viên kim cương trong lúc vận chuyển. Họ để viên kim cương giả trong một chiếc két sắt và mang lên tàu, xung quanh có lính đứng canh cả ngày lẫn đêm. Trong khi đó khối kim cương thật được gửi bằng thư đảm bảo và đến phòng thư cung điện Buckingham một tháng sau đó. Viên kim cương Cullinan được giao cho nhà tạo tác Joseph Asscher, được xem như là thợ cắt kim cương điêu luyện nhất thời bấy giờ. Ông đã bỏ ra hàng tháng để nghiên cứu mọi góc cạnh để quyết định nhát cắt đầu tiên, vì công nghệ thời bấy giờ còn thô sơ và việc cắt gọt kim cương là một việc đòi hỏi công phu và nguy hiểm, chỉ một sai sót nhỏ sẽ phá huỷ mọi thứ. Cuối cùng ông đã quyết định gài một thanh kiếm và dùng cái vồ để đập, nhưng thanh kiếm đã vỡ vụn. Khi nhát cắt thành công, ông vui sướng đến nỗi ngất đi. Khi tỉnh lại ông mất đến 38 ngày để cắt viên kim cương. Ban đầu nó được cắt ra làm 3 phần lớn rồi sau đó đẽo gọt thành 9 viên và gần 100 viên nhỏ từ những phần vỡ vụn. Tất cả những viên đá này đều thuộc quyền sở hữu của Vương thất Anh. Viên lớn nhất được gắn trên vương trượng vua Anh được gọi là Cullinan I hay viên kim cương "Ngôi sao sáng nhất châu Phi".
1
null
Voi đồng cỏ châu Phi hoặc còn gọi là Voi bụi rậm châu Phi, Voi xavan ("Loxodonta africana") là một trong hai loài trong Chi Voi châu Phi (Loxodonta) cùng với Voi rừng châu Phi ("Loxodonta cyclotis"). Đây là loài lớn nhất còn sống của Bộ Có vòi (Probosidea) và là loài động vật lớn nhất trên mặt đất (trên cạn) ngày nay. Một dạng đặc thù của loài này là những con voi sa mạc sống trong các vùng sa mạc khô cằn. Đặc điểm. Những con voi đực to lớn có thể có khối lượng cơ thể lên tới 7,5 tấn và cao trên 4 m. Những con voi cái nhỏ nhất thì chỉ cao 2,7 m và nặng 3 tấn. Nhìn chung với tầm vóc khổng lồ của mình, trên thảo nguyên châu Phi hầu như voi rừng không bị động vật nào gây hấn, kể cả những mãnh thú săn mồi, tuy nhiên voi rừng cũng có thể bị đàn sư tử giết chết nếu đi lạc vào lãnh địa của sư tử. Voi đồng cỏ châu Phi có tai to nhất trong các loài voi. Vòi của chúng có 2 ngón tay chứ không phải 1 như ở Voi châu Á (Elephas maximus). Ngà Voi đồng cỏ châu Phi dài tới 3 m và nặng khoảng 15–20 kg. Cả voi đực và voi cái đều có ngà. Chúng có bốn cái răng hàm lớn, mỗi hàm có hai cái, mỗi cái có đường kính 10 cm và dài 30 cm. Voi có một trí tuệ xếp vào hàng đứng đầu trong số các loài vật. Chúng có khả năng ghi nhớ rất tốt. Voi đầu đàn thường dùng khả năng này để dẫn đàn di chuyển tìm nguồn nước và thức ăn. Voi giao tiếp bằng việc phát ra hạ âm. Tập tính. Voi sống thành đàn tại những xavan và đồng cỏ. Mỗi đàn gồm có một voi đầu đàn là con voi cái già nhất trong đàn, các con voi cái và con của chúng. Voi đực non sẽ rời đàn khi 10-15 tuổi. Chúng gia nhập các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng. Tương xứng với kích thước của chúng, voi ăn mỗi ngày hết 225 kg cỏ, lá cây và uống hết 200 lít nước. 4 răng hàm to lớn của chúng giúp việc nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn. Dạ dày voi không có lông thúc đẩy chúng phát triển kích thước khổng lồ để chứa đựng một chiếc bao tử vĩ đại. Voi dùng chiếc vòi của mình để vơ cỏ đưa lên miệng để ăn hoặc hút nước rồi phun vào miệng khi uống. Với những cành cây ở cao, voi dùng vòi bẻ cành hoặc dùng ngà húc đổ cây. Voi cũng có thể ăn quả trên ngọn cây bằng cách đứng dưới gốc và để các loại khỉ trên cây ném quả xuống. Người ta còn phát hiện những con voi ở vùng hồ Kariba ăn cả thực vật thủy sinh. Trong điều kiện nuôi nhốt hành vi xã hội của voi trong điều kiện nuôi nhốt bắt chước hành vi của voi trong tự nhiên. Sinh sản. Vào mùa sinh sản, voi cái phát đi những tín hiệu đến voi đực. Ngay lập tức những con voi đực tập trung gần đàn voi và bắt đầu đánh nhau. Con voi chiến thắng sẽ được voi cái cọ xát thân vào thân voi đực, đó là tín hiệu đồng ý giao phối, sau đó mỗi con một ngả nhưng vẫn giữ liên lạc. Khi mang thai, voi cái rời đàn đẻ con và nuôi con một thời gian trước khi trở lại đàn. Trải qua quá trình mang thai tới 22 tháng (dài nhất trong số động vật có vú), voi cái sinh ra một chú voi con chỉ cao 1 m và nặng 100 kg. Voi con bú sữa mẹ trong suốt 5 năm đầu đời và trưởng thành sau 10-15 năm.
1
null
Michael Myers tên đầy đủ là Michael Audrey Myers (hay còn có biệt danh Sát nhân đêm Halloween, Ông kẹ miền Trung Tây và The Shape) là một nhân vật hư cấu đồng thời cũng là nhân vật phản diện chính trong loạt phim kinh dị "Halloween". Hắn được biết là một trong những nhân vật sát nhân bị chứng tâm thần phân liệt trong nền điện ảnh Hoa Kỳ. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1963, vì vụ giết chị gái ruột Judith Myers nên Michael đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần. 15 năm sau hắn trốn về thị trấn Haddonfield để tìm giết người em gái Laurie Strode của hắn, hắn đeo mặt nạ và giết tất cả những người nào hắn gặp bằng con dao bếp. Hung khí kinh điển của kẻ thủ ác này là một con dao bếp. Tiểu sử. Theo dòng thời gian Halloween gốc, Michael Myers sinh ngày 19 tháng 10 năm 1957 tại thị trấn hư cấu Haddonfield, tiểu bang Illinois, nước Mỹ. Michael có một chị gái tên là Judith và một em gái tên Cynthy (sau đổi tên là Laurie Strode). Vào một đêm Halloween năm 1963, khi bố, mẹ đi vắng, Michael ở nhà với chị gái Judith, người được cho là trông trẻ cho Michael, nhưng lại quan tâm nhiều hơn đến việc dành khoảnh khắc thân mật với bạn trai của cô ấy. Sau khi bạn trai chị gái rời đi, Michael đã mặc trang phục chú hề, bước vào phòng và đâm chết Judith nhiều nhát bằng con dao làm bếp. Sau đó Michael lặng lẽ đi xuống cầu thang và đứng trước cửa và đợi cha mẹ và cảnh sát đến bắt mình. Michael nhanh chóng được đưa đến Viện điều dưỡng Smith's Grove, nơi Michael trở thành bệnh nhân của một bác sĩ tâm thần là Samuel Loomis. Mãi đến 15 năm sau, Michael Myers giờ đây trở thành một người đàn ông khỏe mạnh, với chiều cao 1m90; miệng vẫn không nói một lời nào. Sau khi trốn khỏi Smith's Grove, hắn lái xe về thị trấn Haddonfield để tìm giết đứa em gái của mình. Hắn về lại căn nhà xưa nay đã bị bỏ hoang để lấy con dao bếp cùng chiếc mặt nạ bằng da có khắc hình khuôn mặt của William Shatner để tìm giết đứa em gái hoặc giết sạch những ai hắn gặp hay có ý định cản trở hắn. Michael không biết rằng sau đêm Halloween kinh hoàng 15 năm trước thì đứa em gái bé bỏng của hắn đã được cảnh sát trưởng giao lại cho gia đình Strode nuôi nấng nên họ cũng đổi tên đứa bé thành Laurie Strode. Tiến sĩ Loomis biết được chuyện Michael đang trên đường về Haddonfield liền quyết định bảo vệ Laurie Strode thoát khỏi kẻ sát nhân tâm thần. Kể từ Halloween 1978 cho đến phần Halloween Ends, trải qua hơn 12 phần phim Halloween (bao gồm cả hai phần Remake) thì Michael Myers đã sát hại 170 nạn nhân, Michael Myers cũng vượt qua Jason Voorhees (với số lượng 163 nạn nhân trong loạt phim kinh dị Thứ sáu ngày 13), trở thành kẻ giết nhiều người nhất trong dòng phim kinh dị giết người hàng loạt. Nếu như những tên sát nhân nổi tiếng khác như Jason Voorhees, Leatherface hay Freddy Krueger chỉ thường truy đuổi và tìm cách giết hại những thanh thiếu niên với mục đích trả thù cá nhân hay đơn thuần là sở thích bệnh hoạn thì Michael Myers lại tìm mọi cách giết hết người thân của chính mình, trong số những nạn nhân ruột thịt mà Michael đã giết hại gồm có Judith Myers, Laurie Strode hay Jamie Lloyd. Vào đêm (3 năm sau đêm ) thì Michael đã tìm gặp Laurie Strode và đã đâm cô một dao rồi ném cô rơi từ sân thượng bệnh viện xuống đất. Sang năm 2002, Michael còn sát hại thêm nhiều người khác tại chính căn nhà bỏ hoang nhiều năm của hắn, sau đó hắn đã bị điện giật đến chết trong đám cháy nhưng khi được đưa vào nhà xác trong bệnh viện thì hắn bất ngờ mở mắt ra. Đến Halloween năm 2018, tức là tròn 40 năm sau những vụ giết người đầu tiên của mình, Michael Myers thêm một lần nữa tìm cách sát hại Laurie Strode (nhân vật này được các nhà làm phim "cho sống lại". Nhưng trong phần Halloween 2018, thì Laurie và Michael không có quan hệ anh em ruột thịt) và những người thân của cô. Michael đã cố gắng giết hại Laurie, nhưng với ý chí bảo vệ sự sống cho người thân và chính bản thân mình cộng với sự lường trước sự xuất hiện của Michael, sau cùng Laurie cũng đã thoát khỏi tay tên sát nhân tâm thần. Michael bị mắc kẹt lại trong đám lửa đang cháy ngun ngút nơi chính căn phòng bí mật của Laurie, nhưng hắn ta vẫn không chết. Năng lực. Bắt đầu từ phần hai tức là "Halloween II" (1981) trở đi, nhiều khán giả đã khẳng định rằng Michael Myers là một nhân vật bất tử, có sức khỏe lẫn sức mạnh hơn hẳn người bình thường. Michael đã từng bị bắn nhiều phát vào đầu, vào tim, bị đâm, xe tông, điện giật, lửa thiêu cháy... nhưng địa ngục sẽ không bao giờ chấp nhận một con quỷ dữ như Michael. Ngoài khả năng bất tử, chịu đựng được đa chấn thương thì Michael còn sở hữu một sức mạnh siêu nhiên như: đập vỡ hay đi xuyên thủng một cánh cửa, có thể dùng một tay nhấc bổng một người trưởng thành, vặn đứt lìa cổ nạn nhân, kéo một tấm bia mộ lên khỏi mặt đất, ngoài ra Michael còn có khả năng dùng hai tay ép vỡ sọ nạn nhân cho đến chết... Trong phần phim "Halloween 6: The Curse of Michael Myers" (tạm dịch: "Lời nguyền của Michael Myers"), điều này đã được giải thích rằng Michael bị ảnh hưởng bởi một lời nguyền cổ xưa tên là "The Curse of Thorn". Lời nguyền của Thorn xuất hiện lần đầu tiên vào phần phim Halloween 5 và được giải thích khá rõ ràng trong Halloween 6, và đó cũng được cho là do Tiến sĩ Terence Wynn, vốn là một người đồng nghiệp cũ của Tiến sĩ Loomis tại bệnh viện tâm thần Smith's Grove đã "nguyền" Michael vào một đêm Halloween, cũng chính điều đó đã giúp Michael sau này trở thành tên sát nhân không bao giờ chết và vào mỗi đêm Halloween hắn sẽ trở về và giết sạch tất cả người thân, họ hàng của chính mình như một sự hiến tế cho "Thorn". Tiến sĩ Samuel Loomis nhiều lần nói rằng Michael Myers là "hiện thân của cái ác", còn Jamie Lloyd luôn khẳng định rằng "Michael sẽ không bao giờ chết" và địa ngục sẽ không dành chỗ cho một con ác quỷ như Michael. Michael Myers được xem là kẻ sát nhân đứng thứ hai trong danh sách những kẻ sát nhân bất tử trong điện ảnh Mỹ, trong đó còn có Jason Voorhees trong loạt phim "Friday the 13th", Freddy Krueger trong loạt phim "A Nightmare on Elm Street". Michael Myers thường thích giết người bằng con dao bếp của hắn, nhưng đôi khi Michael còn sử dụng búa, rìu, dụng cụ y tế hoặc bất cứ vật sắt nhọn nào gây sát thương mà hắn tìm thấy, thậm chí Michael còn dùng cả tay không để giết hại những nạn nhân khi không có vũ khí trong mình. Trong mỗi phần phim "Halloween" dù Michael bước đi hết sức chậm rãi nhưng ít có một nạn nhân nào có thể thoát khỏi tay hắn.
1
null
Cửa sông là nơi dòng sông chảy ra và đổ vào biển hoặc hồ lớn. Theo Xamoilov I.B. (1952), các vùng cửa sông (Устья рек) gồm hai loại cơ bản là châu thổ (Дельта – delta) và vùng cửa sông hình phễu (Эстуарий - Estuary). Pritchard (1967) có một định nghĩa riêng cho vùng cửa sông hình phễu – estuary: “đó là một thủy vực nửa kín ven bờ thông với biển khơi, trong đó có sự hoà trộn nhất định giữa nước biển và nước ngọt đưa đến từ lục địa” Đến nay, vùng cửa sông hình phễu (estuary) được hiểu là một vùng hạ lưu sông bị ngập chìm không đền bù trầm tích và ở đó thủy triều thường có vai trò quan trọng (gốc từ Latin aestus là thủy triều). Những Estuary điển hình của thế giới gồm: Xen, Jironda (Pháp), Thame, Mersey (Anh), Rein, Maas (Hà Lan), Potomac (Hoa Kỳ) v.v. Châu thổ là thuật ngữ do Herodotus (485 – 425 trước CN) đưa ra để mô tả hình dạng tam giác của vùng cửa sông Nil, nó được tạo ra tại vùng cửa sông, nơi tốc độ bồi tụ vượt tốc độ bào mòn, xâm thực do sóng, thủy triều và dòng chảy. Châu thổ được phân loại thành: châu thổ sông thống trị như Mississippi, Hoàng Hà, Pô, Đanup v.v.; châu thổ sóng thống trị như Nil, Rone, Sanfrancisco, Xêngan, Nigeria v.v.; châu thổ triều thống trị, ví dụ Mê Kông, Trường Giang, Ganga – Brachmaputra v.v . Về địa lý học và sinh thái học vùng cửa sông nói chung được dùng với từ estuarine zone hay estuarine area (Устья рек), có thể gồm một hoặc một số cửa sông nhánh (river mouths). Ví dụ, vùng (cửa sông) châu thổ Mê Kông (delta) có tới 9 cửa sông (river mouths). Vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (estuary) có 3 cửa sông (river mouths - Cửa Cấm, Nam Triệu và Lạch Huyện). Cửa sông tạo ra sự chuyển đới giữa môi trường của sông và môi trường của biển và cả hai đều có khả năng ảnh hưởng đến thành phần của biển như thủy triều, sóng và độ mặn của nước. Nó còn ảnh hưởng đến thành phần của sông như sức chảy của nước sạch và trầm tích. Với sự tiếp xúc của cả hai loại nước, nước biển và nước sông (thường là nước sạch không mặn) do đó vùng cửa sông cung cấp một nguồn chất dinh dưỡng cao trong nước và trầm tích. Điều này đã làm cho cửa sông trở thành một trong những nơi có môi trường sống tự nhiên sinh sôi nhất trên thế giới. Đa số các cửa sông hiện nay được hình thành trong thế Holocen trong biển tiến sau băng hà lần cuối cùng làm ngập các thung lũng ven bờ từ khoảng 10.000-12.000 năm về trước. Cửa sông thường được phân loại tùy theo đặc trưng của địa mạo hoặc sự lưu thông của nước dưới một quá trình nhất định nào đó. Do đó cửa sông còn có thể gọi bằng nhiều cái tên khác nhau tùy theo đặc thù của nó. Cửa sông là một trong những môi trường sinh thái đông đảo nhất trên thế giới. Nó chứa tới khoảng 60% các sinh vật trên toàn thế giới. Do đó cửa sông đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự đóng cặn do quá trình mòn đất, là hậu quả của phá hoại rừng hay gặm cỏ bừa bãi của gia súc hoặc những cách trồng cây hại đất. Đánh bắt cá quá mức, hệ thống cống rãnh dơ bẩn đều có thể làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của cửa sông. Nếu như có quá nhiều chất dinh dưỡng từ nước cống và phân của động vật thì sẽ làm sinh sôi nảy nở những thực vật có hại cho vùng nước đó. Những thực vật có hại có thể lấy hết oxygen và cá sẽ không đủ oxygen để sống. Các loại chất độc hai như các chất kim loại nặng, nuclit phóng xạ, PCB, hydrocarbon. Đê cũng nắm vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cửa sông.
1
null
Giêrađô Maiella (tiếng Ý: "Gerardo Maiella"; 6 tháng 4 năm 1726 - 16 tháng 10 năm 1755) là một thánh của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông là quan thầy của trẻ em (đặc biệt là thai nhi), thai phụ, người làm mẹ, những người bị vu cáo và Muro Lucano (Ý). Tiểu sử. Giêrađô Maiella sinh tại Muro Lucano, Basilicata, người cha là một thợ may qua đời khi Giêrađô 12 tuổi, để lại một gia đình nghèo khó. Sau đó, Giêrađô ngừng học văn hóa, được mẹ gửi đến người chú để học nghề mở tiệm may. Trong thời gian này, Giêrađô bị một người dạy nghề của chú ngược đãi nhưng vẫn im lặng chịu đựng vì muốn giống Chúa Giêsu chịu khổ nạn. Giêrađô từng cố gắng để gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin, nhưng sức khỏe yếu và thất học nên không thể. Cho đến năm 1749, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đến Murano giảng "Đại Phúc" thì Giêrađô đã giúp việc cho họ một cách siêng năng. Nhưng đến khi bày tỏ ý định xin nhập dòng thì các linh mục và mẹ anh đều từ chối. Mẹ Giêrađô đã nhốt anh rất kỹ trong nhà nhưng anh đã tìm cách trốn thoát ra ngoài. Cuối cùng Giêrađô cũng được một linh mục gửi vào nhà Dòng Chúa Cứu Thế tại Deliceto vào năm ấy kèm theo lá thư: "Con xin gửi đến cha Bề Trên một kẻ vô dụng". Trong nhà dòng, Giêrađô làm việc rất siêng năng, những năm sau đó ngài làm đủ thứ việc: làm vườn, ông từ nhà nguyện, thợ may, khuân vác, đầu bếp, thợ mộc, đốc công coi việc xây dựng nhà ở Caposele. Có một thời gian, Giêrađô nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ các cô gái muốn đi tu. Thường thì anh giúp một số tiền đủ để những cô gái nhà nghèo được nhận vào tu viện, trong đó có một cô tên là Neria Caggiano. Nhưng chỉ ở tu viện được ba tuần thì cô ấy chán và bỏ về nhà. Để khỏi bị mang tiếng và biện minh cho hành động của mình, Neria gởi một lá thư cho bề trên tu viện của Giêrađô là Alfonso Maria de' Liguori tố cáo rằng Giêrađô đã lỗi đức khiết tịnh để ăn nằm với mình. Khi bị bề trên chất vấn, anh không phản bác nhưng im lặng rút lui vì muốn giữ thể diện cho cô gái. Một thời gian sau, Neria lâm bệnh nguy kịch, cô viết một lá thư cho Alfonso thú nhận tội vu khống của mình để giải oan cho Giêrađô. Giêrađô qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 1755 tại Caposele, Campania vì bị bệnh lao.
1
null
Vua Ả Rập Xê Út là nguyên thủ quốc gia và cũng là quốc vương của Ả Rập Xê Út. Nhà vua đóng vai trò là người đứng đầu nhà nước quân chủ Saudi - Nhà Saud. Vua Ả Rập Xê Út còn được gọi là Người bảo hộ hai Thánh Đường Hồi Giáo linh thiêng (خادم الحرمين الشريفين). Danh hiệu này có nghĩa là thẩm quyền của Ả Rập Xê Út trên nhà thờ Hồi giáo Masjid al Haram ở Mecca và Masjid al-Nabawi tại Medina, thay cho Bệ hạ (صاحب الجلالة) vào năm 1986. Lịch sử. Vua Abdul-Aziz (còn gọi là Ibn Saud) bắt đầu chinh phục lãnh thổ ngày nay là Ả Rập Xê Út vào năm 1902, bằng cách khôi phục gia đình mình trở thành emir (tiểu vương) của Riyadh. Sau đó, ông tiếp tục chinh phục các tiểu quốc đầu tiên là Nejd (1922) và sau đó là Hejaz (1925). Ông tiến triển từ Sultan của Nejd, đến Vua Hejaz và Nejd, và cuối cùng là Vua Ả Rập Xê Út vào năm 1932. Kế vị. Các đời vua kể từ sau cái chết của Ibn Saud đều do các con trai của ông nắm giữ, và tất cả những người thừa kế ngay lập tức đương kim Quốc vương Salman sẽ từ thế hệ con cháu của mình. Những người con trai của Ibn Saud được xem là có tuyên bố chính thức về ngôi vua Ả Rập Xê Út. Điều này làm cho chế độ quân chủ Saudi khá khác biệt với chế độ quân chủ phương Tây, mà thường có điểm đặc trưng lớn, xác định rõ ràng hoàng tộc và thứ tự kế vị. Địa vị pháp lý. Ả Rập Xê Út được cai trị bởi luật Hồi giáo và hàm ý là một nhà nước Hồi giáo, nhưng nhiều người Hồi giáo nhìn thấy chế độ quân chủ cha truyền con nối như là một hệ thống thoái chí của chính phủ trong đạo Hồi. Cương vị khác. Vua Ả Rập Xê Út cũng được coi là người đứng đầu Nhà Saud và Thủ tướng Chính phủ. Thái tử cũng là "Phó Thủ tướng Chính phủ." Các đời vua từ sau thời Faisal đã bổ nhiệm một "Phó Thủ tướng thứ hai" làm người thừa kế tiếp theo sau Thái tử. Hoàng kỳ. Hoàng kỳ bao gồm một lá cờ màu xanh lá cây, với một dòng chữ Ả Rập và một thanh kiếm màu trắng, với một quốc huy thêu vàng ở góc dưới bên phải. Dòng chữ in trên lá cờ được viết là chữ Thuluth. Đây là "shahada" hoặc tuyên bố của đức tin Hồi giáo:
1
null
Tẩy chay (tiếng Anh: boycott) là một động từ nhằm chỉ "như không biết gì đến, không mua, không dùng, không tham gia, không có quan hệ, để tỏ thái độ phản đối". Khái niệm. Tẩy chay là một hành động tự nguyện về việc sử dụng, mua, hoặc đối phó với một tổ chức, cá nhân, hoặc quốc gia như là một biểu hiện của cuộc biểu tình, thường là vì lý do chính trị. Nó có thể là một hình thức của những hoạt động của người tiêu dùng. Tẩy chay có thể hiểu như là một sự đấu tranh bất bạo động. Lịch sử thuật ngữ tẩy chay. Trong tiếng Anh, tẩy chay được biết đến với từ "boycott", từ này cũng như toàn bộ ý nghĩa của nó ra đời trong thời kỳ "chiến tranh đất đai" tại Anh vào nữa sau thế kỷ XIX. Boycott vốn là tên của một chủ đất - Charles Cunning Boycott - người Anh tại thị trấn Mayo, hạt Mayo, Ireland. Những tá điền Ireland bất bình vì số tiền thuê đất quá cao mà điền chủ đặt ra. Vì thế năm 1880, họ thành lập một tổ chức gọi là Liên đoàn Đất đai, và phong trào nhanh chóng đã lan nhanh trong toàn quốc. Quá trình đó đã sản sinh ra chiến thuật mới và trở thành yếu tố chính cho những tổ chức bất bạo động qua nhiều thế kỷ. Một trong những mục tiêu đầu tiên và tai tiếng nhất là viên quản lý điền trang người Anh ở thị trấn Mayo. Liên đoàn Đất đai yêu cầu ông ta giảm giá thuê đất vì mùa vụ thất bát. Không những không hoà giải, ông ta còn đưa cảnh sát đến đuổi những người tá điền. Liên đoàn Đất đai phản ứng theo cách mà sau đó trở thành một cách cư xử trên thế giới. Những cư dân địa phương từ chối bán hàng, thu hoạch mùa vụ và thậm chí không thèm nói chuyện với ông ta. Họ la ó và cười nhạo mỗi khi ông ta xuất hiện. Ông ta bị suy sụp tinh thần và bỏ chạy khỏi vùng đất này. Người đàn ông đó là Charles Cunning Boycott. Việc tẩy chay ông ta bắt đầu từ tháng 9 nhưng đến tháng 10 những câu chuyện trên báo chí ở Vương quốc Anh và ở Mỹ đã đề cập đến việc này là (boycotting - Sự tẩy chay) và kể từ đó từ "Boycott" được dùng và biết đến với cái nghĩa là "tẩy chay". Boycott buộc phải nhờ vợ và con gái thu hoạch mùa màng trong sự giám sát của Sở cảnh sát. Những cuộc tẩy chay đáng chú ý. Thuật ngữ "tẩy chay" chính thức ra đời vào năm 1880, và những cuộc tẩy chay mới quay lại từ năm 1930 với việc người da đen trên các thuộc địa tẩy chay các hàng hoá do nô lệ sản xuất; Người Mỹ gốc Phi tẩy chay việc đi xe bus ở Montgomery chống lại việc phân biệt đối xử của người Mỹ da trắng; Tẩy chay hàng hoá của Anh ở Mỹ thời cách mạng ở 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ; Người Ấn Độ tẩy chay hàng hoá của Anh do Mohandas Gandhi khởi xướng; Người Do Thái thành công khi tổ chức tẩy chay Henry Ford ở Mỹ, vào những năm 1920; Người Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm của Nhật sau phong trào Ngũ Tứ, Người Do Thái tẩy chay hàng hoá của Đức Quốc xã ở Lithuania, Mỹ, Anh và Ba Lan trong 1933; Năm 1973, các nước Ả Rập đã ban hành một lệnh cấm vận dầu thô chống lại phương Tây, khủng hoảng dầu mỏ 1973; Mỹ dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Liên Xô. Liên Xô dẫn đầu cuộc tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1984 ở Mỹ; Cuộc tẩy chay chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi...
1
null
Tiếng Piemonte (, tiếng Piemonte: "Piemontèis") là ngôn ngữ Romance được khoảng 700.000 người nói tại vùng Piemonte tây bắc nước Ý. Một số nhà ngôn ngữ châu Âu và Bắc Mỹ (ví dụ như, Einar Haugen, Gianrenzo P. Clivio, Hans Göbl, Helmut Lüdtke, George Bossong, Klaus Bochmann, Karl Gebhardt, và Guiu Sobiela Caanitz) thừa nhận đây là một ngôn ngữ riêng biệt nhưng nó vẫn được xem nó là một phương ngữ. Ngôn ngữ này được chính quyền vùng Piemonte xem là chính thức ở mức độ nào đó tại vùng Piemonte, nhưng không được chính quyền quốc gia công nhận. Ngôn ngữ này dùng chữ cái Latin. Trong bách khoa toàn thư mở, ngôn ngữ này viết tắt là pms. Ngôn ngữ này về mặt địa lý và ngôn ngữ bao gồm trong nhóm các ngôn ngữ bắc Ý (với tiếng Lombard, tiếng Emiliano Romagnolo, tiếng Liguria, và tiếng Venezia). Nó là một phần của nhóm ngôn ngữ phía tây rộng lớn hơn của các ngôn ngữ Romance, bao gồm tiếng Pháp, tiếng Occitan, và tiếng Catalan. Tiếng Piemonte đã là ngôn ngữ đầu tiên của người di cư, trong giai đoạn từ 1850 đến 1950, rời Piedmonte đến các quốc gia như Pháp, Argentina và Uruguay.
1
null